Ngày 27-10-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mọi người được mời gọi nên thánh
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:33 27/10/2008
LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ, ngày 01/11

Mt 5, 1-12a

Lễ các thánh nam nữ mang lại niềm hân hoan, phấn khởi cho mọi Kitô hữu, đem lại hạnh phúc, niềm vui cho Giáo Hội. Bởi vì, Hội Thánh vén mở cho tất cả các môn đệ Chúa thấy nên thánh là bổn phận của mọi Kitô hữu. Thánh Gioan trong sách Khải huyền đọan 7,2-4.9-14 đã viết: ” Tôi thấy: Kìa một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ “. Điều này khiến chúng ta phải vững tin và hy vọng, cậy trông. Bởi vì các Thánh là những người đã sống như chúng ta ở trần gian này, bây giờ họ được vinh quang nơi Thiên Quốc. Bổn phận của chúng ta và nhiệm vụ của chúng ta là phải trở nên giống các Ngài. Đó là trở nên Thánh.

CÁC THÁNH LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ SỐNG LÒNG TIN :

Các thánh là những người đã sống như chúng ta, đã giữ đạo, đã sống đạo. Họ dám sống đức tin, dám dấn thân vì đức tin. Các Ngài có thể là những người thuộc gia đình, họ hàng, thân thuộc của chúng ta, có khi họ là những người sống trong làng, xóm, láng giềng của chúng ta. Đọc lại hạnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta thấy rất rõ điều này, các Ngài thuộc đủ lớp người trong xã hội, các Ngài đã kiên cường giữ vững đức tin, các Ngài đã trung kiên làm chứng cho Chúa dẫu phải hy sinh mạng sống của mình. Thời đại chúng ta sống,chúng ta đã chứng kiến các vị Thánh sống giữa đời một cách rất thoải mái, rất đời thường như Mẹ Têrêsa Calcutta, Cha Padre Piô, Đức Thánh Cha Gioan XXIII, Đức Thánh Cha Phaolô VI, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vv…Tất cả những vị này đều đã sống Lời của Chúa, đều đã giữ và sống đạo.Họ đã như sách Khải huyền nói là thuộc mọi thành phần xã hội. Họ đã đến từ mọi dân, mọi nước, không phân biệt ngôn ngữ, mầu da, không phân biệt biên giới, lãnh thổ. Họ đã dám hy sinh vì đức tin và đã hoàn toàn sống cho đức tin.Họ đã vược thắng tất cả những yếu đuối của mình và họ đã toàn thắng nhờ ân sủng tuyệt vời của Chúa.

NÊN THÁNH LÀ BỔN PHẬN CỦA MỖI KITÔ HỮU:

Con người được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa. Do đó, con người được mời gọi sống sự sống của Thiên Chúa như thánh Phaolô tông đồ quả quyết: ” Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “. Mặc lấy Đức Kitô là sống sự sống của Ngài. Mọi Kitô hữu dù sống trong chức phận nào, địa vị nào cũng được mời gọi sống thánh. Chúng ta đừng tưởng sống thánh chỉ dành độc quyền cho các Đấng, các Bậc trong Hội Thánh như Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, các Linh mục, các tu sĩ nam nữ vv…Không, nên thánh là bổn phận của mọi Kitô hữu. Chúng ta được lãnh nhận bí tích rửa tội, được làm con cái của Chúa, con cái của Giáo Hội, chúng ta sống giữa đời nhưng được mời gọi sống thánh giữa đời. Vì thực ra, đã là con cái Chúa, là đã phải nên thánh. Bởi vì, con cái của Chúa là con cái của sự sáng, mà đã là con cái của sự sáng, nghĩa là đã trở nên thánh. Bổn phận của Kitô hữu là được mời gọi nên thánh và sống thánh.

NÊN THÁNH LÀ NHIỆM VỤ CỦA TẤT CẢ KITÔ HỮU:

Thánh là để Chúa soi dọi mọi ngõ ngách con người của mình. Thánh là trần trụi trước mặt Chúa để Người định đoạt tất cả đời mình. Nhiệm vụ của người môn đệ là phải lắng nghe Lời của Chúa và thực hành Lời của Chúa giữa biển đời trần gian. Mọi Kitô hữu là bạn của Chúa, là con của Chúa, là con cái của Giáo Hội hãy hiểu rõ rằng: ” Hết thảy mọi người chúng ta, từng cấp bậc và cách thức khác nhau, đều hiệp thông trong cùng một đức mến Chúa, yêu người, cùng hát lên một bài ca chúc tụng vinh quang Thiên Chúa chúng ta “.

“Vì tất cả những ai thuộc về Chúa Kitô và nhận lãnh Thánh Thần của Ngài, đều họp thành một Hội Thánh duy nhất và liên kết với nhau trong Ngài (Ep 4, 16 ) “.Chính vì thế, tất cả mọi môn đệ của Chúa đều phải noi gương cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi: ” Họ chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng…Tất cả các tín hữu hiệp nhất với nhau, để mọi sự làm của chung “ (Cv 2, 42-44 ). Sống như thế quả thực đã trở nên thánh. Chúa mời gọi người tín hữu hãy làm lợi vốn liếng Chúa trao và tỉnh thức, sẵn sàng đón Chúa đến một cách đột xuất, bí mật và bất ngờ. Tỉnh thức và sẵn sàng để khi cửa Trời mở, tất cả đều hân hoan đi vào Nước Trời với Chúa.

ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:

Cuộc đời là một biển khơi. Biển có lúc im, có lúc sóng to, gió lớn. Người tín hữu luôn tin tưởng Chúa đang có mặt tại đó, can thiệp vào đời sống con người bất cứ lúc nào như Chúa đã có mặt kịp thời khi các môn đệ trên thuyền ngoài khơi trước sóng to, gió lớn, biển động. Chúng ta là con của Chúa, chúng ta luôn phải sẵn sàng và tỉnh thức. Đời sống đạo đức và thánh thiện là một đời sống đảm bảo cho phần thưởng Nước Trời. chúng ta phải mạnh dạn nói như thánh Phaolô: ” Tôi coi mọi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được nhận biết Đức Kitô “. Nên thánh là để cho Chúa định liệu về cuộc đời mình và cuộc đời mình thuộc trọn về Chúa.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:

1) Các Thánh là ai ?

2) Chúng ta phải làm gì để được nên thánh ?

3) Hội Thánh mời gọi chúng ta làm gì ?

4) Thế nào là thánh ?
 
Cầu nguyện cho những người đã khuất
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:36 27/10/2008
LỄ CÁC ĐẲNG, ngày 02/11

Ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Hội Thánh lữ hành đã hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã qua đời, vì cầu nguyện để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩ lành mạnh ( 2 Mcb 12-45 ). Thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn và đặc biệt suốt cả tháng 11 là một việc làm tốt lành, thánh thiện. Hội Thánh mỗi năm luôn dành riêng tháng 11 để mọi Kitô hữu dâng lễ, làm việc bố thí, bác ái, các việc lành, để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.

NGƯỜI SỐNG VÀ NGƯỜI CHẾT KHÔNG HỀ BỊ GIÁN ĐỌAN:

Sách Giáo lý Công Giáo từ số 0946 đến 0962 viết: ” Hết thảy mọi người chúng ta, từng cấp bậc và cách thức khác nhau, đều hiệp thông trong cùng một đức mến Chúa yêu người, cùng hát lên một bài ca chúc tụng vinh quang Thiên Chúa chúng ta “. “ Vì tất cả những ai thuộc về Chúa Kitô và nhận lãnh Thánh Thần của Ngài, đều họp thành một Hội Thánh duy nhất và liên kết với nhau trong Ngài ( Ep 4, 16 ). Bởi vậy sự hiệp nhất giữa những người còn sống trên dương thế với các anh em đã an nghỉ trong bình an của Chúa Kitô không hề bị gián đoạn “ ( GH 49 ). Mọi Kitô hữu đều tin rằng qua cuộc lữ hành trần gian, họ sẽ có một nơi nhà ở vĩnh viễn, Chúa đã dọn trước cho họ.Trong Kinh Tiền tụng I cầu cho kẻ qua đời có viết:” Vì, lạy, Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian này bị hủy diệt tiêu tan, thì lại được một chỗ cư ngụ vĩnh viễn trên trời “. Do vậy, có sinh, ắt có tử. Đó là định luật tất yếu của con người. Nhưng, người tín hữu hữu rõ rằng sự chết và sự sống như một ngăn cách không thể nào vượt qua ranh giới; tuy nhiên, đối với Kitô hữu, sự sống và sự chết như có một cái gì rất liên kết, rất gắn bó, đến nỗi trong lòng tin người sống và kẻ chết như đang ở gần kề. Và đó là điều, người tín hữu luôn xác tín mạnh mẽ và hết sứ yên tâm, bởi vì người sống và kẻ chết luôn liên kết với chúa. Mọi Kitô hữu sẽ ý thức và tin tưởng sâu xa vào lời Chúa: ” Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, sẽ được sống đời đời, và không bị xét xử, nhưng sẽ được từ cõi chết mà qua cõi sống “ ( Ga 11, 25; 3, 36; 5, 24).

Chính vì thế, người tín hữu luôn vững dạ an lòng, bởi vì họ được hiệp thông trong Hội Thánh, cùng liên kết với Chúa Kitô trong phép rửa. Như thế, người đã chết luôn nhận được nhiều lời cầu nguyện, các việc lành phúc đức và các thánh lễ do những người còn sống dành cho họ, miễn họ không phải lìa xa Chúa muôn đời.

SỰ SỐNG THAY ĐỔI CHỨ KHÔNG MẤT ĐI:

Mọi Kitô hữu đều sống liên kết với nhau trong Hội Thành bởi vì qua bí tích rửa tội, họ được làm con Chúa và con của Hội Thánh. Nên, họ luôn sống kết hiệp với nhau trong tình yêu thương của Thiên Chúa và sống hiệp thông trong thân thể của Chúa Kitô. Kitô hữu xác tín mạnh mẽ: ” Sự sống thay đổi chứ không mất đi “. Vâng, trong cùng một Giáo Hội “ có những kẻ còn tiếp tục cuộc hành trình nơi trần thế, có những kẻ đã hoàn tất cuộc sống này, và đang được tinh luyện, và có những kẻ được hiển vinh, đang chiêm ngưỡng rõ ràng chính Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi như Ngài hằng có “ ( GH 49 ).Quả vậy, mọi Kitô hữu đều xác tín cách mạnh mẽ lời Chúa phán: ” Ta là sự sống lại và là sự sống.Ai tin Ta, sẽ được sống đời đời, và không bị xét xử, nhưng sẽ được từ cõi chết mà qua cõi sống “( Ga 11, 25; 3, 36; 5, 21 ). Hoặc như Sách Khải Huyền viết: ” Thiên Chúa sẽ lau khô mọi giọt lệ nơi mắt họ, sự chết chóc sẽ không còn nữa, cũng không còn than khóc, không còn kêu la và không còn đau khổ nữa, vì các việc cũ đã qua đi “ ( Kh 21, 4 ). Người tín hữu yên tâm bởi vì cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ và đời sống mai sau mới vĩnh cửu trường tồn. Chúa Kitô qua sự chết đã đánh bại tử thần, người tín hữu là con Chúa, họ cũng đánh bại sự chết vì sự sống của họ sẽ thay đổi và nhận lấy cuộc sống mới của Chúa trao ban.

CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT LÀ VIỆC LÀM LÀNH THÁNH. ĐÂY LÀ MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH: Ngưòi tín hữu hướng tâm hồn lên Chúa Giêsu Kitô, lên Đức Mẹ và các Thánh để “ ngắm nhìn đời sống những người đã trung thành bước theo Chúa Kitô và khám phá ra một lý do mới thúc đẩy ta tìm thành Thánh tương lai “( GH 50 ). Đồng thời để xin các Thánh cầu thay nguyện giúp vì: ” Các Thánh không ngừng cầu bàu cho ta bên Chúa Cha…Các Ngài đã phục vụ Chúa trong mọi sự và hoàn tất trong thân xác mình những gì còn thiếu sót trong cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, hầu mưu ích cho Thân thể Ngài là Hội Thánh ( Cl 1, 24 ). Do đó, với tình huynh đệ các Ngài lo lắng giúp đỡ chúng ta rất nhiều vì chúng ta yếu hèn “ ( GH 49 ).

Tháng 11 hằng năm, Hội Thánh dành riêng cầu nguyện cho các linh hồn. Điều này, chứng tỏ lòng thương vô bờ của Hội Thánh đối với những người đã khuất, đồng thời Hội Thánh cũng thúc giục, cảnh tỉnh mỗi Kitô hữu hãy nhớ tới mình, bởi vì một ngày nào đó mình cũng sẽ qua đi như biết bao nhiêu người đã khuất bóng.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho các linh hồn được an nghỉ muôn đời và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy.
 
Vinh quang và hư danh
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:40 27/10/2008
CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN, năm A

Mt 23, 1-12

Con người đi vào đời bằng tay không và khi ra đi cũng tay không tất cả. Thế mà cái trớ trêu vẫn là con người thường thích được đề cao, được khen ngợi, được tôn vinh. Ít người thích im lìm, khiêm nhượng, an phận, chấp nhận cuộc sống hiện tại với khả năng, với điều mình đang có được. Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta không khỏi ngạc nhiên và nhiều khi cảm thấy những hành động lố bịch của nhóm giả hình Pharisiêu và biệt phái. Những hạng người này luôn làm ra vẻ mình là đạo đức, thánh thiện vì thế họ nới dài tua áo, nới rộng thẻ kinh, mặc quần áo xúng xính tỏ vẻ đạo mạo và họ thích được người khác bái chào ngoài đường, đi ăn tiệc thì thích được ngồi chỗ nhất. Chúa Giêsu lại khác hẳn, Ngài dạy: ” Ai muốn làm lớn phải làm đầy tớ mọi người. Ai hạ mình xuống sẽ được nhắc lên “.

TIN MỪNG HÔM NAY MUỐN NÓI GÌ ?:

Chúa Giêsu muốn dạy cho các môn đệ và mọi người bài học rất tương phản: ” Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống và ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên “. Đây quả thực là cái nghịch lý của Tin Mừng. Ở đây, Chúa Giêsu nói tới Kinh sư và Pharisiêu, bởi vì đã nhiều lần Chúa cảnh cáo họ và khuyến cáo mọi người đề phòng họ. Sở dĩ Chúa cảnh cáo họ vì họ giả hình, họ làm bộ, đặt ra đủ thứ luật lệ chi li, tỉ mỉ nhưng họ không thực hành mà họ lại chất lên đầu lên cổ những người khác.Chúa Giêsu rất ghét thái độ giả hình của họ và lên án họ nặng nề. Họ tự coi họ là những người đạo đức, khinh chê và không tiếp xúc với những người mà họ cho là tội lỗi.Chúa mời gọi các môn đệ và nhân loại cảnh giác đối những người ấy. Đó là những hạng người háo danh, kiêu căng, tự mãn và hết sức cầu kỳ giả hình.Nhưng bên trong tâm hồn thì rỗng tuếch, trái tim khô cằn, lời nói không đi đôi với việc làm. Chúa mời gọi môn đệ Chúa và mọi Kitô hữu hãy sống chân thực, khiêm nhượng và phục vụ. Để làm gương cho mọi người, Chúa đã sống cả cuộc đời hiến thân phục vụ trong khiêm nhượng. Thánh Phalô trong thư gửi tín hữu Philipphê đã nói rõ: ” Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.”( Pl 2,6-8 ).Thập giá của Chúa Giêsu là bằng chứng hiển nhiên và không thể nào chối cãi được.

CHÚA MUỐN GÌ NƠI NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA ?:

Người môn đệ Chúa không được tìm hư danh, không được sống giả hình, không được tự kiêu, tự mãn, không được khinh chê bất cứ ai dù họ là những người tội lỗi. Con đường của Chúa đi là con đường người môn đệ Chúa cũng phải đi qua. Chỉ mình Chúa là người chỉ đạo và là người thầy duy nhất ở trần gian. Bởi vì, Ngài đã tự hủy mình ra không, cúi xuống rửa chân cho các môn đệ của Ngài như một tên nô lệ. Ngài cũng mời gọi chúng ta, những Kitô hữu hãy noi gương mẹ của Ngài là Maria và cha của Ngài là thánh cả Giuse. Cả cha mẹ của Chúa đều sống tự hạ. Mẹ đã tự coi mình là nữ tì của Thiên Chúa. Mẹ đã tự hạ phục vụ bà chị họ Êlisabét khi mẹ nói lời xin vâng làm mẹ chúa Giêsu. Mẹ luôn coi mình là người âm thầm phục vụ như trong đám cưới Cana, lúc Chúa đã nổi danh. Mẹ âm thầm hiện diện giữa các tông đồ sau khi Chúa sống lại về trời để cầu nguyện cùng với các ông. Thánh cả Giuse luôn sống khiêm tốn, âm thầm phục vụ gia đình Nagiarét. Ngài đã làm gương cho mọi người về sự vâng lời Thiên Chúa, về sự khiêm nhượng và khó nghèo. Còn biết bao nhiêu của các vị thánh nhưng chúng ta không thể trưng hết được. Chúng ta hãy noi gương Chúa, Mẹ Maria, thánh cả Giuse và các thánh để biết sống khiêm tốn hơn với mọi người, và để được Chúa xót thương.

ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ :

Cuộc đời ai cũng muốn người khác chú tâm tới mình. Đó là tâm lý tự nhiên của con người. Ai cũng muốn nói nhiều, tạo ảnh hưởng nhiều nhưng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói:” Con người ngày nay không cần những thầy dạy nói suông, nhưng cần những chứng nhân sống điều họ nói “. Chúng ta chỉ thành công ở đời khi chúng ta vui vẻ, nói và làm song song, tự hạ và chân thành trong cuộc sống, thật tình với người khác. Chúa đã cho chúng ta một quan điểm rất quí hóa: ” Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em” ( Mt 23, 11 ). Bởi vậy, mỗi người chúng ta hãy soi đời mình vào gương Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse, để tìm cho mình một hướng đi, một cách sống tốt đẹp nhất.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:

1.Biệt phái và Pharisiêu thường tỏ ra thế nào ?

2.Muốn có một phong cách tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta phải noi gương ai ?

3.Ngày nay, người ta thích được nghe nói suông hay là thích người sống chứng nhân ?

4.Thế nào là tự hạ ?
 
Niềm vui truyền giáo
+ GM JB Bùi Tuần
15:27 27/10/2008
NIỀM VUI TRUYỀN GIÁO

Mỗi người có một lịch sử. Lịch sử ấy thường là một bí nhiệm. Bí nhiệm lớn nhất là nhữngniềm vui. Có nhữngniềm vui nói ra được. Có nhữngniềm vui không diễn tả được.

Riêng lịch sử những môn đệ Chúa nhiều năm loan báo Tin Mừng càng chứa ẩn nhiều niềm vui bí nhiệm.

Hôm nay tôi xin phép chia sẻ đôi chút về những niềm vui ấy.

Những niềm vui này rải rác ở từng cá nhân. Nhưng chúng có thể tóm lại trong hai loại dưới đây:

1/ Những niềm vui do niềm tin

Người truyền giáo ra đi vì niềm tin.

- Tôi tin Thiên Chúa là tình yêu. Chúa yêu thương tôi. Chúa yêu thương nhân loại.

- Để đem ánh sáng tình thương vào cảnh u tối của sự chết, Thiên Chúa đã sai Con Một Người xuống trần gian. Đức Kitô đã hạ mình xuống mặc lấy thân phận khó nghèo, đến độ chết trên thánh giá. Nhưng Đức Kitô đã phục sinh. Người là Đấng cứu độ, hằng sống. Người ban cho tất cả những ai tin vào Người được trở nên con Thiên Chúa.

- Đức Kitô quy tụ mọi con cái Thiên Chúa vào Hội Thánh. Trong đó, họ được thông hiệp vào sự sống của Người, nhờ lời Chúa, và các bí tích.

- Đức Kitô sai các môn đệ Người đi khắp thế gian làm chứng cho Người.

Trên đây là một số những niềm tin căn bản của người truyền giáo. Đó là nguồn vui lớn lao. Nguồn vui này là động lực thúc đẩy, là lửa nhiệt tình nung nấu tâm can, khiến họ cầu nguyện liên lỉ, và tìm mọi cách để loan báo Tin Mừng.

Niềm vui sâu xa ấy cho họ một cái nhìn lạc quan. Mọi lạc quan đều xuất phát ở niềm tin:

- Thiên Chúa là tình yêu.

- Tin Mừng là tình yêu,

- Người con Chúa là người sống cho tình yêu,

- Nhà truyền giáo phải là ngành nho gắn chặt vào cây nho là Đức Kitô, Đấng Cứu thế vô cùng hiền lành, khiêm nhường và nhân hậu.

Những niềm vui trên đây do niềm tin sẽ được tăng lên do kinh nghiệm loan báo Tin Mừng.

2/ Những niềm vui do kinh nghiệm

Khi hoạt động truyền giáo, nhiều người đã khám phá ra một lộ trình mới. Lộ trình mới đó thường có những bất ngờ, khiến họ càng vui.

Nhiều bất ngờ gây nên niềm vui khoai khoái nhẹ nhàng. Xin kể vài trường hợp sau đây:

a) Trước khi lên đường, nhà truyền giáo thường nhìn người ngoại đạo và vùng ngoại đạo với cái nhìn chủ quan. Nhưng ngay những tiếp xúc đầu tiên đã cho thấy họ là những tiềm năng tốt.

Nhà truyền giáo lúc đó sẽ nói mà không sợ sai: Trước khi tôi đến với họ, Chúa đã đến với họ lâu rồi.

Họ có những đức tính tốt, hồn nhiên. Họ tạo nên giữa họ và tôi một môi trường dễ chịu, thanh thoát. Môi trường đó nhiều khi nhẹ nhàng hơn môi trường giữa người công giáo với nhau.

Từ kinh nghiệm đó, người truyền giáo tự thấy mình có trách nhiệm khám phá những điều tốt nơi những người ngoại. Họ sẽ chứng kiến nhiều sự lạ lùng. Họ sẽ cảm tạ ơn Chúa vô vàn. Từ đó họ coi bổn phận đầu tiên của họ là biết tiếp tục những sự tốt lành ấy. Chứ không phải xoá hết, để làm mới lại hoàn toàn.

b) Trước khi lên đường, nhà truyền giáo cứ tưởng ưu tiên phải đưa mọi người trở nên con Chúa. Nhưng những tiếp xúc thực tế cho họ thấy: Nhu cầu ưu tiên là làm cho mọi người nên người nhiều hơn.

Nên người nhiều hơn là hãy biết quên mình hơn, để phục vụ người khác nhiều hơn.

Kinh nghiệm cho thấy: Nên người nhiều hơn là một đòi hỏi căn bản và thuyết phục.

Không thiếu người công giáo rất quan tâm đến việc thờ phượng Chúa bằng nghi thức, mà không quan tâm đến việc phục vụ con người bằng việc làm. Hiện tượng đó đang gây nên dị ứng đối với người ngoài công giáo. Nhất là thời nay, nền văn minh nặng về nhân bản thường rất nhạy bén với những tôn giáo hay ý thức hệ coi thường con người.

Nhận ra điều đó, nhà truyền giáo, đang khi giới thiệu con đường trở nên con Chúa, sẽ rất tỉnh táo với việc xây dựng nhân bản. Chính người rao giảng Tin Mừng phải làm gương nhân bản ở chính mình.

Nhận thức điều đó sẽ giúp người truyền giáo coi trách nhiệm đối với việc thăng tiến con người là lớn lao. Trách nhiệm đó, khi đem ra thực hành, sẽ gây nên một niềm vui rộng mở. Giữ đạo lúc đó sẽ là việc thường ngày giữa các liên hệ, và trong mọi phục vụ rất thường.

c) Trước khi lên đường, nhiều người truyền giáo đã chuẩn bị cho mình một lô hành trang, như phải biết tìm ra tiền, phải biết xây cất, phải biết tổ chức, phải biết giới thiệu những hoành tráng của cơ sở, phải biết phác hoạ một tương lai có nhiều phương tiện đồ sộ, v.v..

Nhưng khi đã đi sâu vào việc truyền giáo, người ta sẽ thấy hành trang tối cần thiết sẽ là cầu nguyện. Với những phương tiện nghèo, nhưng nếu có cầu nguyện, nhà truyền giáo sẽ thu lượm được nhiều kết quả thiêng liêng lạ lùng, đem lại những niềm vui đầy khích lệ. Nếu bỏ cầu nguyện, mọi mơ tưởng truyền giáo sẽ chỉ là ảo.

Họ cũng không quên tỉnh thức khôn ngoan. Nhiều khi việc truyền giáo được giải quyết tốt, nếu biết khôn ngoan đón nhận một cơ hội hay một con người, cũng như biết giới thiệu một Hội Thánh khiêm tốn phục vụ, chứ không phải một Hội Thánh quyền lực.

Chia sẻ vắn tắt trên đây về niềm vui truyền giáo không có nghĩa là nhà truyền giáo không phải chịu những đớn đau. Kinh nghiệm cho thấy: Họ phải sống mầu nhiệm thánh giá. Niềm tin cũng cho họ nhận ra: truyền giáo là việc phải gắn kết với Chúa Giêsu chịu chết và sống lại.

Nhưng dưới những đau đớn vẫn có niềm vui sâu lắng. Đó là niềm vui của sự phó thác.

Xin chúc tụng lòng thương xót Chúa đến muôn đời.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:14 27/10/2008
TRỞ VỀ SỰ THẬT

N2T


- “Đời sống tu đức của con người được phân chia làm ba giai đoạn.” Đại sư nói: “Đó là vật chất, tinh thần và thần thánh.”

- “Thế nào là giai đoạn vật chất ?”
Các đệ tử nhao nhao hỏi.

- “Đó là giai đoạn nhìn núi là núi, nhìn nước là nước.”

- “Còn giai đoạn tinh thần ?”

- “Khi con người quan sát sự vật mà đánh trúng sự thắc mắc, nhìn núi không phài núi, nhìn nước không phải nước.”

- “Còn giai đoạn thần thánh thì sao ?”


- “Đó là biên giới của giác ngộ triệt để.” Đại sư cười cười nói: “Khi nhìn núi lại là núi, nhìn nước lại là nước.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Giai đoạn vật chất là thấy núi là núi, thấy nước là nước, thấy tiền là tiền, thấy gáo đẹp là gái đẹp, thấy rượu là rượu.v.v...cho nên con người ta thường đau khổ trong cái vật chất, bởi vì có ai hưởng thụ vật chất mà được hạnh phúc vui vẻ mãi mãi ! Cho nên người yêu thích vật chất, sống vì vật chất thì chỉ thấy tiền là tiền nên yêu thích, thấy gái đẹp là gái đẹp nên đam mê sắc dục, thấy rượu là rượu nên đắm mình trong chè chén say sưa...

Giai đoạn tinh thần là thấy núi mà không phải là núi, thấy nước mà không phải là nước, thấy tiền là không p[hải là tiền, thấy gái đẹp mà không phải gái đẹp, thấy rượu mà không phải rượu, là ý nghĩa gì ? Đó là những người luôn suy tư về nguyên nhân của sự vật và sự việc: thấy núi thấy nước nhưng suy đến Thiên Chúa tạo dựng nên núi nên biển, thấy tiền là suy nghĩ đến việc giúp đỡ những người nghèo khó bất hạnh, thấy gái đẹp là suy đến kỳ công tạo dựng của Thiên Chúa thật vĩ đại và thật yêu thương, thấy rượu là suy nghĩ đến niềm vui chân thành với bè bạn mà không say sưa.v.v...

Giai đoạn cuối củng là thần thánh, tức là thấy núi thấy nước là thấy núi và nước, rõ ràng như hai với hai là bốn, cũng có nghĩa là Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ với tất cả vinh quang của Ngài. Tinh thần làm cho vật chất có ý nghĩa và sống động, núi có cái hùng vĩ của núi, nước có cái sức mạnh của nước.

Cho nên người Ki-tô hữu khi thấy núi thấy nước hay thấy bất kỳ vật chất nào, thì cũng đều mặc cho nó cái tinh thần của Phúc Âm: yêu thương và cảm tạ.

Đó chính là quy về cho Thiên Chúa là sự thật vậy.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:16 27/10/2008
N2T


28. Kẻ thù luôn chuẩn bị lừa dối những người không bao giờ dùng sự cầu nguyện để tự vệ.

(Thánh Gioan Kim Khẩu)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tân Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng
Francesco Trần, SDB
05:09 27/10/2008
ROMA - Tổng Tu Nghị lần thứ 22 của Dòng Nữ Salêdiêng (Các Nữ Tử Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu) đang nhóm họp tại Nhà Mẹ của Dòng ở Roma. Tổng Tu Nghị đã khai mạc ngày 18 tháng 09 năm 2008 tại Nhà Trung Ương, trước đó các thành viên của Tổng Tu Nghị đã có cuộc tĩnh tâm hành hương trở về nguồn tại Mornese, Cha Pascual Chávez Bề Trên Trên Tổng Quyền Dòng Don Bosco đã giảng trong tuần Tĩnh tâm này. Hôm thứ sáu 25 tháng 10 năm 2008 vừa qua, các thành viên của tổng tu nghị đã bầu chọn Sơ Yvonne Reungoat quốc tịch Pháp làm Bề Trên Tổng quyền của Dòng, được biết sau 136 năm của những nhiệm kỳ Bề Trên Tổng Quyền là người Ý, đây là lần đầu tiên một Nữ Tu người Pháp đã được bầu chọn làm Bề Trên Tổng Quyền. Mẹ Tân Bề Trên Quyền Yvonne Reungoat năm nay 63 tuổi, tốt nghiệp ngành Lịch sử và Địa lý tại Đại học Lyon (Pháp), Mẹ đã làm việc 12 năm trong ban Tổng Cố Vấn, và trong Tổng Tu Nghị lần thứ 21 cách đây 6 năm (năm 2002) Mẹ Yvonne Reungoat đã được bầu làm Phó Bề Trên Tổng Quyền. Trong Tổng Tu Nghị lần thứ 22 này Mẹ được bầu làm Bề Trên Tổng Quyền. Khi số phiếu được kiểm tra cho biết các thành viên đã bầu chọn Mẹ Yvonne Reungoat làm Bề Trên Tổng Quyền thì Cựu Bề trên Tổng Quyền Mẹ Marinella đã hỏi Mẹ Yvonne Reungoat có đồng ý làm Bề Trên Tổng Quyền không thì Mẹ rất xúc động và trả lời: “Con xin vâng với sự trợ giúp của Mẹ Maria Domenica Mazzarello và tất cả các chị em trong Dòng”

Đón tiếp ĐHY Oscar Rodriguez Maradiaga SDB
Tân Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng lần này là người kế vị thứ 9 của Mẹ Maria Domenica Mazzarello từ khi bắt đầu Tu Hội vào năm 1872. Cha Bề Trên Tổng Quyền và Cha Phó Bề Trên Tổng Quyền Dòng Don Bosco đã đến chúc mừng Mẹ Bề Trên Tổng Quyền mới.

Được biết cách đây 6 năm, Cha Pascual Cha1vez Villanueva Bề Trên Tổng Quyền Dòng Don Bosco đã trao cho Cựu Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng Sơ Antonia Colombo một bức tượng Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu làm bằng gốm sứ khi Sơ khi Sơ Antonia Colombo được bầu là Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng. Ngày thứ sáu 25 tháng 10 vừa qua khi công bố tên Tân Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng thì cựu Bề Trên Tổng Quyền Sơ Antonia Colombo đã chuyển giao bức tượng Đức Mẹ Phù Hộ cho vị Tân Bề Trên Tổng Quyền, cử chỉ này nhắc nhở các Nữ Tu con Đức Mẹ Phù Hộ về thái độ phục vụ quyền bính trong Tu Hội. Vào năm 1872 khi bắt đầu khởi sự Tu Hội các Nữ Tử Mẹ Phù Hộ thì chính Cha Thánh Gioan Bosco đã xin các chị em “đón nhận Mẹ Maria Mazzarello làm Bề Trên của mình, để lắng nghe và vâng phục Me” và trong ký sự của Dòng cũng nêu rõ: “Mẹ Mazzarello mang danh hiệu là Phụ tá, vì Bề Trên đích thực của Tu hội chính là Đức Trinh Nữ Maria”. Kể tử đó về sau, vi65c lắng nghe, đối thoại, sẵn sàng, mở ra trước những dấu chỉ của thời đại, chú tâm, khiêm tốn và chia sẻ là những yếu tố gắn liền với việc phục vụ quyền bính trong vai trò Bề Trên Tổng Quyền.

Tượng Đức Mẹ Phù hộ các Tín hữu
Sau khi đã bầu Tân Bề Trên Tổng Quyền, Tổng Tu Nghị đã tiếp tục bầu chọn Phó Bề Trên Tổng Quyền.

Sơ Emilia Musatti được bầu làm Mẹ Phó Bề Trên Tổng Quyền, Mẹ Phó Bề Trên Tổng Quyền cũng là người đầu tiên trong Ban Tổng Cố Vấn. Mẹ Phó Bề Trên Tổng Quyền mang quốc tịch Italia, sinh ngày 21 tháng 11 năm 1943 tại Ome (Brescia). Khi Mẹ Tổng Quyền hỏi Sơ Emilia Musatti có chấp thuận nhiệm vụ Phó Tổng Quyền không, Sơ đã trả lời: “Vâng, con ở đây để phục vụ. Mẹ Yvonne đã từng là Phó Bề Trên Tổng Quyền, vì thế con sẽ có một người thầy rất tốt”. Năm 1972 Mẹ Phó Tổng Quyền kết thúc khóa học về Đời sống thánh hiến tại Học viện Thần học Regina Mundi và khóa linh đạo tại Teresianum ở Roma. Mẹ Phó Tổng Quyền Emilia Musatti đã đảm nhận những chức vụ như: Tập sư vào năm 1988 tại Novara. Năm 1995 Mẹ được bầu làm Giám Tỉnh của Tỉnh Dòng “Thánh Gia Thất” ở Lombarda. Trong Tổng Tu Nghị 20 (năm 1996) Mẹ được bầu làm Kinh lý viên của Tu hội, trong thời kỳ 6 năm đó, Mẹ đã thăm viếng 4 Tỉnh Dòng Brasil, 6 Tỉnh Dòng Ấn Độ, Slovenia và Tây Ban Nha.

Tiếp đến Tổng Tu Nghị đã bầu các Tổng Cố Vấn đặc trách các lãnh vực phục vụ như sau:

Sơ Maria Amerrico Rolim tái đắc cử Tổng Cố Vấn đào Luyện, những lời đầu tiên của Sơ Tổng Cố vấn đào luyện đã nói: “Tôi chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ làm cho chúng ta có khả năng đảm nhận những thách đố của việc đào luyện, đây là một yếu tố rất quan trọng của Tu hội chúng ta”. Sơ Tổng Cố Vấn Đào Luyện mang quốc tịch Brasil, sinh ngày 04 tháng 10 năm 1950 tại Barro (Ceara – Brasile), năm nay 58 tuổi. Sơ khấn lần đầu năm tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ và văn chương Tây ban Nha, cử nhân sư phạm với chuyên ngành quản lý sư phạm, quản trị trường học và hướng dẫn giáo dục.

Sơ Maria del Carmen Canales tái đắc cử chức vụ Tổng Cố Vấn đặc trách Mục Vụ Giới Trẻ. Cách đây 6 năm Sơ Maria del Carmen Canales đã được bầu làm Tổng Cố Vấn Mục Vụ Giới Trẻ trong Tổng Tu Nghị lần thứ 21(năm 2006). Sơ Maria del Carmen Canales mang quốc tịch Tây ban Nha, sinh ngày 27 tháng 11 năm 1944 tại Seville Tây ban Nha, Sơ khấn lần đầu năm 1965 tại Casanova, Torino và sau đó theo học ngành khoa học giáo dục tại phân khoa Auxilium. Đáp lời mời gọi của Mẹ Bề Trên Tổng Quyền khi được hỏi có chấp nhận chức vụ Tổng Cố Vấn Mục Vụ Giới Trẻ không? Sơ Maria del Carmen Canales đã nói: “Con xin dấn thân trọn vẹn hơn để phục vụ Thiên Chúa và với sự trợ giúp của Đức Maria, con sẽ tiếp tục làm việc để người trẻ có thể yêu Chúa Giêsu nhiều hơn”.

Sơ Lusia Miranda được bầu chọn làm Tổng Cố Vấn đặc trách Gia Đình Salêdiêng, Sơ Maria Lusia mang quốc tịch Mexico, sinh năm 1951 tại Puebla Mexico, Sơ tốt nghiệp Ngôn ngữ học và văn chương Tây Ban Nha, dạy học trong các trường trung học và đã từng là hiệu trưởng. Sơ cũng đã làm Giám Tỉnh từ năm 1993 – 1999.

Sơ Vilma Tallone được bầu chọn làm Tổng Quản Lý của Tu hội. Sau khi Mẹ Bề Trên Tổng Quyền hỏi Sơ Vilma Tallone có chấp thuận làm Tổng Quản Lý không, Sơ Vilma đã thưa “Với một hành động của Đức Tin, con xin thưa vâng” và Mẹ Bề Trên Tổng Quyền đã ngỏ lời cám ơn Sơ Candida Aspesi người đã phục vụ chức vụ Tổng Quản lý trong 12 năm qua.

Sơ Vilma Tallone mang quốc tịch Italia, Sơ sinh tại Cavallermaggiore – Cuneo Italia năm 1948, Sơ đã tốt nghiệp cử nhân văn chương và dạy học tại các trường Đại Học và là sinh động viên của Trung tâm trẻ. Sơ cũng đã làm việc truyền giáo 12 năm tại Gabon miền Tây Châu Phi (AFO)

Sơ Alaide Deretti được bầu chọn làm Tổng Cố Vấn Truyền giáo. Sơ Alaide Deretti mang quốc tịch Brasil, sinh ngày 25 tháng 04 năm 1950 tại (Itajai – Brasil), khi Mẹ Tổng Quyền hỏi Sơ có chấp thuận với nhiệm vụ Tổng Cố Vấn Truyền Giáo khôngSơ Alaide Deretti đã trả lời: “Theo gương của Mẹ Tổng Quyền, con xin vâng để làm môn đệ và nhà truyền giáo, bởi vì khốn cho con nếu con không rao giảng Ti Mừng”. Mẹ Tổng Quyền đã ngỏ lời cám ơn Sơ Ciri Hermández nguyên Tổng Cố Vấn Truyền Giáo đã phục vụ trong chức vụ Tổng Cố Vấn Truyền giáo trong 12 năm qua. Sơ theo học và tốt nghiệp cử nhân khoa sư phạm giáo dục tại Đại Học Giáo hoàng ở Porto Alegre. Trong những năm 1985 – 1987 Sơ đã theo học Khóa linh đạo tại Đại Học Giáo trong phân khoa Khoa học Giáo dục Auxilium (Roma). Trong Tổng Tu Nghị 21 (cách đây 6 năm) Sơ Alaide Deretti được bầu chọn vào chức vụ Kinh Lý viên, trong suốt thời gian này Sơ Alaide Deretti đã đi thăm được 7 Tỉnh Dòng Châu Mỹ latinh, hai Tỉnh Dòng Châu Âu và 2 Tỉnh Dòng Châu Phi.

Sơ Giuseppina Teruggi tái đắc cử nhiệm vụ Tổng Cố Vấn Truyền Thông xã hội. Khi Mẹ Tổng Quyền hỏi Sơ có chấp thuận với nhiệm vụ này không, Sơ đã trả lời: “Với ơn Chúa giúp, tôi sẽ tiếp tục trải rộng Tin Mừng”. Sơ Giuseppina Teruggi mang quốc tịch Italia, Sơ sinh ngày 04 tháng 12 năm 1947 tại Fontaneto d’Agogna (Novara – Italia). Sau khi khấn dòng năm 1976 Sơ học cử nhân giáo dục (chuyên ngành tâm lý) tại phân khoa Giáo dục Torino và năm 1989 tốt nghiệp tâm lý Đại học La Sapienza ở Roma. Sơ đã đảm nhận nhiệm vụ Phó Giám Tỉnh của Tỉnh Dòng “Đức Mẹ Núi Thánh” của Lombardy, Varese. Tổng Tu Nghị 20, Sơ được chọn làm Tổng Thư ký của Tu hội. Cách đây 6 năm, khi tham dự Tổng Tu Nghị 21 Sơ được bầu vào chức vụ Tổng Cố Vấn Truyền Thông xã hội (năm 2002), lần này Sơ Giuseppina Teruggi tái đắc cử lại chức vụ này.

Các Thành Viên Tổng Tu nghị còn đang tiếp tục bầu các Tổng Cố Vấn khác đặc trách phục vụ khác nhau của Tu Hội trong những ngày tới..
 
Đức Thánh Cha: Khoa Học và Đức Tin sẽ giúp ta đến với sứ điệp của Thiên Chúa
Bùi Hữu Thư
10:18 27/10/2008

Đức Thánh Cha: Khoa Học và Đức Tin sẽ giúp ta đến với sứ điệp của Thiên Chúa



VATICAN CITY, ngày 26, tháng 10, 2008
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, cả những chú giải khoa học và cách đọc Thánh Kinh trong cầu nguyện đều cần thiết để đưa chúng ta đến được với sứ điệp Thiên Chúa muốn gửi cho chúng ta qua Thánh Kinh hôm nay.

Hôm nay Đức Thánh Cha khẳng định điều này trước khi đọc kinh Truyền Tin buổi trưa với đám đông tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô. Ngài vừa bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội.

Ngài nói, "Tất cả các phiên họp khoáng đại của hội Đồng Giám Mục đều là một kinh nghiệm vững vàng về sự hiệp thông trong Giáo Hội, nhưng lần này lại còn đúng hơn vì tại trọng tâm, nơi được chú ý đến để soi sáng và hướng dẫn Giáo Hội là Lời Chúa, chính là Đức Kitô.”

Đức Thánh Cha ghi nhận là sắc thái đã được xem xét là mối tương quan giữa Lời Chúa và lời người, “nghiã là giữa Lời Thánh, và Thánh Kinh diễn tả lời này.”

Trích dẫn Công Đồng Vatican II, Đức Thánh Benedict XVI khẳng định rằng “một chú giải Thánh Kinh tốt đẹp cần có cả phương pháp phê bình lịch sử lẫn thần học, vì Thánh Kinh là Lời Chúa được diễn tả bằng lời của con người.”

Ngài tiếp, “Điều này có nghĩa là mọi văn bản phải được đọc trong khi chú ý đến sự kết hợp của tất cả Kinh Thánh với truyền thống sống động của Giáo Hội và ánh sáng của đức tin. Nếu sự thật là Thánh Kinh cũng là một tác phẩm văn chương, và hơn nữa, là bộ luật cao cả của nền văn hóa vũ hoàn, thì sự thật cũng đúng là Thánh Kinh không được tước bỏ mất yếu tố thiêng liêng, mà phải được đọc với cùng một tinh thần như khi được viết xuống.

"Vì vậy các chú giải khoa học, và lectio divina, cả hai đều cần thiết và bổ túc cho nhau để tìm kiếm, qua nghiã đen, ý nghiã thiêng liêng, mà Thiên Chúa muốn truyền ban cho chúng ta hôm nay.”
 
ĐTC sẽ thăm Châu Phi vào tháng ba tới để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Phi
Trần Hoàn Chỉnh
21:22 27/10/2008
Vatican (CNS) – Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã loan báo về chuyến thăm của ngài đến Châu Phi vào tháng ba tới. Ngài sẽ thăm 2 quốc gia là Cameroon và Angola.

Được biết, chuyến tông du đến Châu Phi của Đức Thánh Cha là để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2009 và đánh dấu việc kỷ niệm 500 Tin Mừng được loan báo tại Angola.

Đức Thánh Cha đã nói về chuyến viếng thăm này tại Thánh Lễ bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới ngày 26 tháng 10 vừa qua. Ngài cũng lặp lại thông tin này trong một cuộc tiếp kiến khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô và đã nhận được một tràng pháo tay lớn từ đám đông.

Được biết vùng Hạ Sahara Châu Phi chưa có cơ hội nghênh đón một vị Giáo hoàng nào kể từ năm 1998 sau khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thăm Nigeria.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng nói rằng mục đích của ngài là để gặp các vị đại diện từ các Hội đồng Giám Mục của Phi Châu tại Cameroon để trao cho các giám mục “tài liệu làm việc”

Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu lần II sẽ diễn ra tại Rôma với chủ đề “Giáo hội tại Phi Châu trong việc phục vụ Hòa giải, Công lý và Hòa bình”

Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Phi đầu tiên đã được tổ chức tại Vatican năm 1994. Mười năm sau, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói rằng một thượng hội đồng giám mục khác sẽ được tổ chức để cho phép các lãnh đạo giáo hội bàn về tình hình biến đổi chính trị, xã hội, tôn giáo của lục địa Phi Châu.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói rằng ngài sẽ đi Cameroon sau đó sẽ đến Angola để kỷ niệm 500 Tin Mừng được rao giảng tại nước này. Được biết Giáo hội Angola đã tổ chức nhiều hoạt động khác nhau nhân dịp kỷ niệm 500 năm này từ nhiều năm nay, bắt đầu từ sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến đây năm 1992.

Thời gian chính thức chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha chưa được thông báo. Tuy nhiên, đội ngũ chuyên gia của Vatican đã có mặt tại Châu Phi vào giữa tháng 10 này để lên kế hoạch cho chuyến viếng thăm.

Đức Thánh Cha Bênêđictô đã thực hiện 10 cuộc tông du nước ngoài kể từ khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng năm 2005. Được biết, chuyến thăm Châu Phi là chuyến tông du duy nhất trong lịch trình của ngài năm 2009.
 
Thượng Hội Đồng đề nghị thừa tác vụ đọc sách Thánh cho phụ nữ
Bùi Hữu Thư
22:26 27/10/2008

Thượng Hội Đồng đề nghị thừa tác vụ đọc sách Thánh cho phụ nữ



Các giám mục coi đây là việc công nhận phụ nữ cũng loan truyền Lời Chúa.

VATICAN CITY, ngày 27, tháng 10, 2008
(Zenit.org).- Trong số 55 đề nghị được đệ trình lên Đức Thánh Cha Benedict XVI vào lúc bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa, là đề nghị thành lập một thừa tác vụ chính thức về việc đọc sách Thánh cho phụ nữ.

Đề nghị này đứng hàng thứ 17 trong danh sách và trích dẫn lời Đức Thánh Cha Phaolô VI sau Công Đồng Vatican II về các thừa tác vụ được “tổ chức”, nhưng không được “phong chức.”

Một bản dịch đề nghị này như sau: “Các giáo phụ của Thượng Hội Đồng công nhận và khuyến khích việc phục vụ của giáo dân trong việc chuyển tiếp đức tin. Đặc biệt là giới phụ nữ, về phương diện này đã đóng một vai trò quan trọng, trên hết trong gia đình và trong việc dậy giáo lý. Thực vậy, phụ nữ biết cách thúc đẩy việc lắng nghe Lời Chúa và nuôi dưỡng mối tương quan của các cá nhân với Thiên Chúa, và truyền thông ý nghĩa của sự tha thứ, và khả năng chia sẻ của Phúc Âm.

"Xin đề nghị thừa tác vụ đọc sách Thánh cũng được mở ra cho phụ nữ, để cho trong các cộng đồng Kitô, vai trò của họ như những người loan truyền Lời Chúa cũng được công nhận.”

Đề nghị này được chấp thuận, nghĩa là có ít nhất hai phần ba các tham dự viên đã bỏ phiếu thuận.

Điều 230 của Giáo Luật nói rằng chỉ có những người nam có khả năng mới được bổ nhiệm trên một căn bản vững chắc vào thừa tác vụ đọc sách thánh và giúp lễ.” Bộ Giáo Luật thêm là “các giáo dân có thể thi hành nhiệm vụ đọc sách Thánh trong các nghi thức phụng vụ qua việc bổ nhiệm tạm thời,” chính vì thế mà hiện nay phụ nữ đang đọc sách Thánh trong các Thánh Lễ trên khắp thế giới.

Thừa tác vụ giúp lễ và đọc sách Thánh không phải là các thừa tác vụ được “phong chức”, khác với các chức phó tế, linh mục và giám mục.

Trong "Ministeria Quaedam" năm 1972, Đức Thánh Cha Phaolô VI cải cách các tác vụ được coi là “các chức nhỏ”, chỉ giữ lại thừa tác vụ đọc sách thánh và giúp lễ. Thông thường các chủng sinh được chính thức bổ nhiệm vào hai thừa tác vụ này trong thể thức dẫn đưa đến việc truyền chức linh mục cho họ.
 
Top Stories
Parishioners to be put on trial for protesting at Thai Ha
J.B. An Dang
18:23 27/10/2008
Hanoi Catholics have reacted angrily after a government’s announcement to trial parishioners who had protested for months at Thai Ha.

Praying for parishioners to be put on trial
Thousands of Catholics at Thai Ha
Thousands of Catholics have gathered at Hanoi Redemptorist Monastery at Thai Ha to put their support behind eight parishioners who will soon to go on trial. Some special services have been held to pray for four men and four women of Thai Ha parish who were charged with numerous offenses by Dao Van Cuong, chief procurator of Bureau of Investigation of Dong Da district.

In a 16-page report, published on Monday, Cuong argued that the land in dispute at Thai Ha parish is a state-owned property and praying at such a state site is illegal and disturbing public order. However, for Thai Ha parishioners, the claim is baseless. They have challenged the local government to provide any documents to support its claim. So far, it has failed to do so. Nevertheless, the report insists on the claim and charges parishioners of destroying state property.

The report will be used as a legal document to trial the eight parishioners according to the Vietnam Criminal Code. Yet, it dedicates most of its 16 pages to denounce Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet and Redemptorist priests at Thai Ha for something that quite irrelevant to the trial.

Firstly, it echoes an accusation against Hanoi Archbishop by Nguyen The Thao, chairman of Hanoi People’s Committee charging the prelate of “smearing the nation.” The blame was based on a prelate’s comment that was tailored and pulled out of context in order to condemn him.

Cuong then uses the allegation to justify for the attack at Thai Ha church on Sunday Sept. 21 when a street gang attacked a chapel at the church from late Sunday night through early Monday morning.

According to local Redemptorist priests, during the attack, the gang “yelled out slogans calling for the head of the Archbishop of Hanoi and Father Matthew Vu Khoi Phung, the religious superior of Thai Ha monastery.”

The ruffians took their fury out on Church property. “All statues of Our Lady where protestors pray every day were completely destroyed. They left pieces of the statues inside the yard of the monastery,” the Redemptorists at the monastery added.

Cuong, a procurator, argues that the “furious people” had their rights to do so and insists that the police did their best to protect Catholic faithful. His statement again seems to contradict with Father Matthew Vu Khoi Phung’s letter of complaint, which was released immediately on the next day and addressed to the People’s Committee of Hanoi City and police agencies of Hanoi and Dong Da district.

“The gang yelled out slogans threatening to kill priests, religious, faithful and even our archbishop,” the monastery’s superior clergyman wrote.

Father Matthew Vu continued, saying “everything happened clearly in front of a large number of officials, police, security personnel, anti-riot police, and mobile police – those who are in charge of keeping security and safety in the region.

The report concludes that the parishioners must be punished severely for “destroying state property, assembling and praying illegally in public areas, and disturbing public order.” It attributes the offenses of the parishioners for "a certain number of priests, under the guidance of Archbishop Ngo Quang Kiet" had "taken advantage of religion, of faith and the lack of understanding of the law among the Catholic demonstrators in order to violate the law intentionally.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Tạ Ơn của một Tân Linh Mục Dòng Sa-lê-diêng Don Bosco tại Hố Nai
Giuse Khổng Hữu Nguồn
04:47 27/10/2008
HỐ NAI - Sáng thứ Bẩy 25.10.2008 Tại nhà thờ giáo xứ Bắc Hải, Hạt Hố Nai, Gp.Xuân Lộc. Cha Giuse Phạm Trường Vĩnh thuộc dòng Sa-lê-diêng Don Bosco (SDB), là người con thân yêu của giáo họ Vinh Sơn - giáo xứ Bắc Hải, sau bao năm xa cách, hôm nay Ngài có dịp về thăm lại Quê Hương, thăm giáo xứ, và cùng với cộng đoàn dâng lời Tạ ơn Thiên Chúa vì Ơn Linh Mục Ngài đã lãnh nhận.

Đến dâng lễ đồng tế có Cha cựu giám Tỉnh Dòng Saledieng Don Bosco Gioan Bt Nguyễn Văn Ty, Cha Phó giám Tỉnh Dòng, và hơn hai mươi Cha.

Tham dự lễ có Qúy Soeur Dòng Mến Thánh Gía Bắc Hải Xuân Lộc, các thân nhân nội ngoại, người đồng hương Kẻ Sặt, Qúy Ban Hành giáo, các bạn bè của Ngài và cộng đoàn trong giáo xứ.

Mở đầu thánh lễ, Cha Đaminh Bùi Văn Án Chánh xứ Bắc Hải, thay mặt cộng đoàn giáo xứ dâng lời chào mừng Qúy Cha, quý Tu Sỹ nam nữ và cộng đoàn, cách riêng chào mừng Cha Giuse Phạm Trường Vĩnh và cùng hòa vang với những tràng pháo tay của cộng đoàn, những lẵng hoa tươi thắm dâng tặng Cha Giuse.

Cha Giuse Phạm Trường Vĩnh SDB, sinh ngày 07.3.1967 tại Hố Nai, thời thiếu niên, Ngài tích cực tham gia hoạt động tông đồ như dậy hát ca đoàn thiếu nhi trong xứ nhiều năm. Ngài chịu chức Linh Mục ngày 03.7.2004 bởi tay Đức Hồng Y Joseph ZEN SDB – Giám Mục Hong Kong và hiện nay Ngài đang phục vụ tại giáo xứ Gioan Bosco, Đài Bắc, Đài Loan.

Với khẩu hiệu linh mục của Cha Giuse Phạm Trường Vĩnh SDB là: “Ta sẽ ở cùng con luôn mãi”. Cộng đoàn phụng vụ hiệp thông cùng cầu nguyện cho Cha trong sứ vụ mục tử, xin Thiên Chúa luôn đồng hành nâng đỡ Cha trong công cuộc tông đồ và truyền giáo, yêu mến và giáo dục thanh thiếu niên theo đoàn sủng của Thánh Gioan Bosco.

Trong dịp Lễ Tạ Ơn hôm nay, Cha Giuse Phạm Trường Vĩnh SDB cũng kính xin Qúy Cha, Qúy Tu Sỹ, Qúy thân nhân nội ngoại, quý vị đồng hương Kẻ Sặt, Qúy Cộng Đoàn, cùng hiệp ý với Ngài cầu nguyện cho ông bà cố Giuse Phạm Quang Minh – Maria Chu Thị Lương, là Bố Mẹ đã sinh thành ra Ngài.
 
Phát học bổng khuyến học cho học sinh và sinh viên tại Trà Kiệu
Phạm cảnh Đáng
23:49 27/10/2008
TRÀ KIỆU - Chiều nay thứ bảy ngày 25-10-2008, tại Đền Đức Mẹ Trà Kiệu, Hội Trà kiệu Foundation đã tiến hành việc trao học bổng Khuyến học lần thứ 8 (niên khoá 2008-2009) cho 68 Sinh viên tại giáo xứ Trà Kiệu.

Đúng 15 giờ,mặc dù trời mưa gió, thời tiết trở ngại, nhưng gần 70 em sinh viên và phụ huynh, cũng đã tập trung đầy đủ. Như thường lệ, khai mạc buổi phát học bổng bằng những phút cầu nguyện: trước là cám tạ Chúa và Mẹ Trà Kiệu vẫn còn đồng hành với Trà Kiệu Foundation, và sau là xin Mẹ ban những ơn lành Hồn xác cho quí Ân nhân đã hy sinh giúp đở cho các em sinh viên Trà Kiệu.

Sau phần cầu nguyện, anh Đáng, Ban điều hành, đã thông báo tình hình kinh tế tài chánh năm nay có nhiều khó khăn... nhưng cuối cùng Mẹ Trà Kiệu vẩn còn tiếp tục nâng đở nên đã mở rộng tấm lòng của quí ân nhân, để quí ân nhân còn cố gắng hy sinh một phần chi tiêu của mình, gởi về giúp cho các em. Có khó khăn chúng ta mới thấy được giá trị quí báu của những tấm lòng nhân ái, những tâm tình tha thiết với quê hương. Năm nay Trà Kiệu Foundation đã gởi về 3.500 USD để giúp cho 68 sinh viên Trà kiệu.

Trong phần phát biểu của Phụ huynh và Sinh viên, một phụ huynh đã phát biểu: Tôi được cái may mắn là khi Hội khuyến học Trà kiệu ra đời thì đứa con thứ nhất của tôi được vào Đại học, rồi sau đó đến đứa con thứ hai, cho nên hôm nay là lần thứ 8 tôi được nhận học bổng cho con. Tôi rất biết ơn quí Ân nhân, và cũng rất khâm phục tấm lòng nhân ái, yêu mến giáo xứ Trà kiệu của quí ân nhân qua việc theo dỏi và hằng năm đã hy sinh bớt phần chi tiêu cho gia đình,cho bản thân để gởi về giúp cho các em Sinh viên,đúng hơn là giúp cho phụ huynh chúng tôi. Nói mỗi em 50 USD thì chúng ta thấy nhỏ, nhưng nói 3.500 USD mà quí ân nhân gởi về cho các em trong năm này,thì quả là con số quá lớn,là cả cái gia tài của tôi. Sáu bảy chục triệu đồng Việt nam chứ ít gì. Đúng là một sự hy sinh lớn lao, một nghĩa cử cao đẹp, một hành động thiết thực... Nghỉ vậy, cho nên tôi càng khâm phục những tấm lòng quảng đại “ cho mà không cần tính toán “ “ không cần ơn nghĩa “. Xin Mẹ Trà Kiệu thương đến những người con Trà Kiệu yêu quí này.

Nhiều phụ huynh khác cũng đồng cảm với những suy nghỉ này trong phần phát biểu của mình. Sau phần tâm tình chia sẻ tâm tình, anh Đáng và thầy Thiên đã trao tận tay cho các em và phụ huynh, cứ hai người một tờ 100USD, sau khi đã ký nhận (vì chỉ có tờ 100,không có tờ 50 USD)

Sau phần phát học bổng mọi người chuẩn bị tham dự Thánh lễ cầu nguyện cách riêng cho quí ân nhân và cho các em sinh viên bắt đầu một năm học mới tốt lành. Thánh lễ do Hội Trà Kiệu Foundation xin. Cha phó xứ Trà kiệu dâng Thánh lễ ngay tại Đền Mẹ Bửu Châu Trà kiệu. Thánh lễ kết thúc vào lúc 18 giờ cùng ngày, cũng là kết thúc Lể phát học bổng. “Nguyện xin Mẹ hảy trông coi. .. con hết tình nỉ non".
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Người Công Giáo Việt Nam và Học thuyết Xã hội Công giáo
Gioan Lê Quang Vinh
04:10 27/10/2008
Người Công Giáo Việt Nam và Học thuyết Xã hội Công giáo

Quá nhiều biến cố dồn dập xảy ra có thể làm cho con người mỏi mệt và chai lì, đến độ một số người, kể cả Công giáo, bảo thôi thì cứ làm ăn, sống qua ngày là được rồi, còn trong xã hội ai sống chết thì cũng mặc. Nhưng con người là một “cây sậy biết suy nghĩ” (Pascal), không phải ai cũng vô tình, và cây sậy ấy khi đã suy nghĩ thì không thể không nhớ đến Lời Đấng Tạo Hoá trong sách Xuất Hành: “Ta biết các ngươi được đối xử thế nào bên Ai cập”.

Đất Toà Khâm Sứ và Linh Địa Đức Bà biến thành vườn cây, trong khi rừng cây thiên nhiên ở thành phố sương mù bị chặt sạch. Người ta muốn đào tạo con người, trong khi người tài cao đức trọng thì bị vây đánh bằng đủ thứ phương tiện truyền thông. Nhiều người muốn làm trong sạch thế gian, trong khi thế gian lại tự dấn bước thản nhiên, và còn hằn học với họ. Thế giới ngày nay quá nghiêng về vật chất, đạo đức ngã nghiêng, nhưng những người đạo đức, lặng lẽ nguyện cầu thì bị kết án là phá rối. Tất cả những nghịch lý ấy đại diện cho hàng hàng lớp lớp những nghịch lý mà trần gian phơi bày như khiêu khích khối óc con tim của bao người thời đại. Những người trí thức và những tâm hồn thiện chí có lúc lại phải tìm nhau, cũng chẳng làm gì, nhưng ánh nhìn và sự im lặng đồng cảm bên nhau cũng là cách thúc đẩy nhau vững tin mà sống, cũng là cách giúp nhau đặt hết tin tưởng vào Đấng đã phán: “Thầy đã thắng thế gian”. Các Tông đồ tưởng Chúa thắng thế gian nghĩa là Chúa đánh cho giặc cỏ tan tành, Chúa để quân dữ ngã lăn ra đất nằm chết dí luôn ở đó. Nhưng Chúa không dùng bạo lực, bởi một lẽ đơn giản: Chúa mà ra tay thì thế gian chỉ còn là tro bụi. Mà Chúa thì không nỡ huỷ diệt công trình Ngài sáng tạo. Nên Chúa thắng bằng một cách khác, nhân ái hơn nhiều, vinh quang hơn nhiều và tuyệt vời vô cùng: Chúa cho kẻ ngã xuống được đứng lên, Chúa tha cho kẻ bắt giết Chúa, Chúa nhìn người chối Chúa bằng đôi mắt yêu thương. Và khi những con người yếu đuối ấy quay trở về, ấy là khi tình yêu Chúa chiến thắng. Khi kẻ ác lên án Tông đồ của Chúa, khi những khí cụ ghê rợn làm con cái Chúa bị thương tích và khi thế gian nhếch môi cười, thì tất cả những tâm hồn chính trực vang lên lời ca ngợi Chúa. Ấy là quyền lực Chúa chiến thắng trong bình an. Khi một người lãnh đạo nhóm người hằn học với dân Chúa bỗng dưng quay lại “khấn Đức Mẹ”, thật hư thế nào chưa rõ, nhưng cứ nhìn cung cách bên ngoài của con người ấy thì biết Chúa đã thắng thế gian.

Một nhóm anh em trí thức ngồi lại. Họ đứng lên chào kính Cha Bề Trên Chánh Xứ Thái Hà bằng lời chào kính cẩn và trìu mến. Họ nói về Đức Tổng Giám Mục Giuse với những lời trân trọng và đầy niềm kính yêu. Họ nhìn Dòng Chúa Cứu Thế với cái nhìn tin tưởng và thán phục. Họ nói về những vấn đề xã hội dưới lăng kính sáng rực của Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công giáo. Tất cả cũng không ảnh hưởng gì đến xã hội này, nhưng họ tin chắc từ đó thái độ của Tin Mừng sẽ được chuyền cho nhau.

Một bác sĩ có tiếng, là đàn anh của nhiều người trí thức, vẫn nhắc đi nhắc lại những thao thức của Giáo Hội, và anh muốn cho những người cùng thế hệ với anh, cũng như các thế hệ sau, biết làm ngọn lửa bùng lên để soi vào tận ngõ ngách nhỏ bé nhất của trần gian. Và có những bạn còn rất trẻ,, trẻ tuổi đời và mới đi làm ít lâu, nhưng những thao thức và suy tư về xã hội thì không hề non trẻ. Họ bảo người Công giáo phải nắm vững học thuyết của Giáo Hội. Và cuốn Học Thuyết Xã Hội của GHCG được đề nghị đọc để nắm được tư tưởng các vị lãnh đạo Hội Thánh qua nhiều thế hệ, nhiều thời đại khác nhau. Như thế, Chúa Giêsu đã chiến thắng các tâm hồn nhỏ, và chính Ngài sẽ là ngọn lửa hồng cho thế hệ này. Xã hội nhiều trắc trở giúp các bạn không thể suy nghĩ cứng nhắc như những gì nhà trường cố gắng nhét vào đầu óc họ thời sinh viên.

Như vậy, xét theo nghĩa nào đó, những biến cố đau thương mà thế gian tạo nên cho Hội Thánh lại là những cơ hội xây dựng lại đền thờ Thiên Chúa nơi tâm hồn con người. Thế gian có thể chiến thắng con cái Chúa nhất thời, nhưng chiến thắng ấy sẽ phải dừng bước trước một thành luỹ nó không thể vượt qua, nó phải đứng lại và bực tức nhìn vào rồi lập tức thoái lui, ấy là căn phòng Tiệc Ly, nơi đó chỉ có Tình Yêu và những lời căn dặn yêu thương…
 
Cộng Ðồng người Việt tại Sacramento, California, hiệp thông cầu nguyện cho Công lý tại Việt Nam
Nguyễn Văn Tấn
04:23 27/10/2008
Sacramento – CA - Trong những ngày này, ở Tòa Khâm Sứ, ở Linh Địa Đức Bà của Thái Hà, giáo dân Việt Nam không có thể tập trung hàng mấy ngàn người thắp nến sáng mà cầu nguyện nữa. Thế nhưng, “ngọn nến Thái Hà” đã được thắp sáng tại những cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới; thắp nến lên để cầu nguyện cho giáo xứ Thái Hà.

Hiệp thông với Giáo Xứ Thái Hà, Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội nói riêng và giáo hội Công giáo cũng như các tôn giáo khác tại Việt Nam nói chung, tối ngày 24 tháng 10, cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Sacramento, thủ phủ của tiểu bang California đã tổ chức một buổi thắp nến nguyện cầu cho công lý, hòa bình được thể hiện tại quê hương Việt Nam.

Khoảng hơn 400 người đã tập trung tại khu thương mại vừa được xây dựng trên đại lộ Stockton, thành phố Sacramento. Buổi thắp nến cầu nguyện diễn ra trong tình liên đới giữa các tôn giáo và các tổ chức, đoàn thể người Việt yêu tự do tại địa phương. Ðặc biệt có sự hiện diện của Dân Biểu tiểu bang California, ông Trần Thái Văn. Sau khi Linh Mục Nguyễn Ngọc Ban và đại diện các tôn giáo lên niệm hương, mọi người thắp sáng nến và đi kiệu trong khu thương mại. Với sự yểm trợ của ca đoàn Hy Vọng, mọi người đồng hát vang các bài thánh ca Kính Mừng Nữ Vương, Mẹ Ơi, Ðoái Thương Xem Nước Việt Nam. Tất cả tha thiết trong lời kinh tiếng hát tiến bước dưới ánh nến lung linh.

Sau cuộc rước, đại diện các tôn giáo và đoàn thể cũng đã tuyên bố ủng hộ tinh thần đấu tranh ôn hòa của giáo xứ Thái Hà. Dân biểu Trần thái Văn cũng trình bày những nỗ lực vận động chính giới Hoa Kỳ, cũng như cuộc gặp gỡ Sứ Thần Tòa Thánh tại thủ đô Washington.

Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Tân tuy là một người không công giáo, nhưng đồng cảm với giáo dân Thái Hà đã sáng tác và trình bày nhạc phẩm “Từ Ngọn Nến Thái Hà.”

“…Cùng một nỗi xót xa, uất nghẹn lòng dân Thái Hà
Nhiều ngọn nến thắp lên, sớt chia đau thương ngày qua.
Lời nguyện cầu rền vang sông núi,
Niềm tin bền vững mãi trong tim.
Rằng những gì Chúa đã cho con,
Sẽ là muôn đời của Chúa cho con...”


Kết thúc buổi thắp nến, tất cả mọi người đã đồng thanh hát bài ca “Kinh Hòa Bình” của Thánh Phan-xi-cô.
 
Giáo xứ Thượng Bình (Gp. Vinh) thắp nến cầu nguyện cho công lý và hoà bình
Thượng Bình
04:35 27/10/2008
VINH - Những sự kiện xảy ra trong thời gian qua ở Toà Khâm Sứ Hà Nội, ở giáo xứ Thái Hà cũng như biết bao sự kiện khác đã và đang xảy ra trên đất nước Việt Nam đã làm lộ rõ bộ mặt (vốn không đẹp) của chế độ cộng sản Việt Nam. Công lý, sự thật, tự do tôn giáo, nhân quyền… đã bị chà đạp một cách nghiêm trọng. Người ta đã dùng vũ lực, dùng dùi cui, roi điện, hơi cay, chó, cảnh sát cơ động… để đàn áp những giáo dân đang cầu nguyện một cách ôn hoà. Hơn nữa, nhà nước còn dùng mọi thủ đoạn để đánh cắp niềm tin của hàng triệu người Việt Nam khi cho đăng tải những thông tin một chiều xuyên tạc, bóp méo sự thật để che đậy những hành vi bất chính, dã man và vô lương tâm của mình.

Hình ảnh thắp nến

Trước tình hình đó, giáo dân khắp nơi đã tổ chức những buổi thắp nến cầu nguyện cho công lý được thực thi. Trong ý nguyện đó, thời gian qua giáo xứ Thượng Bình đã không ngừng hiệp thông cầu nguyện cho công lý và hoà bình qua thánh lễ mỗi ngày.

Giáo xứ Thượng Bình (Gp. Vinh) là một giáo xứ nằm bên đường Trường Sơn, thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Giáo xứ có khoảng hơn 2000 giáo dân, do các linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tâm (thuộc DCCT) phụ trách. Mặc dù đây là giáo xứ thuộc vùng đồi núi, nghèo nàn, thiếu thốn những điều kiện để có thể tiếp cận với những thông tin đa chiều từ mạng internet.., nhưng không vì thế mà giáo dân để cho những thông tin một chiều của nhà nước qua các phương tiện truyền thông đánh cắp niềm tin của mình. Bảng thông tin của giáo xứ thường xuyên được cập nhật những thông tin về Toà Khâm sứ và Thái Hà để giúp cho giáo dân hiểu đúng về những sự việc đang xảy ra. Những tài liệu cũng như những bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt được giáo dân chuyền tay nhau xem.

Ngay sau khi từ Mỹ về, cha xứ Phêrô Nguyễn Văn Tâm (DCCT) liền tổ chức một đêm thắp nến cầu nguyện cách long trọng để hiệp thông với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, với Tổng giáo phận Hà Nội cũng như các tu sĩ, linh mục DCCT - Giáo xứ Thái Hà Hà Nội cũng như hiệp thông với những anh chị em đang là nạn nhân của một chế độ không biết tôn trọng sự thật và những quyền căn bản của con người…

Đêm cầu nguyện được tổ chức vào lúc 19 giờ, tối thứ Bảy ngày 25.10.2008. Mặc dù trời mưa nhưng khoảng 2000 giáo dân thuộc các giáo xứ Thượng Bình, Tri Bản, Làng Truông, Ninh Cường đã quy tụ về nhà thờ giáo xứ Thượng Bình để tham dự đêm cầu nguyện đặc biệt cho công lý và hoà bình được thực thi trên đất nước Việt Nam.

Đêm cầu nguyện được bắt đầu bằng thánh lễ đồng tế lúc 19 giờ. Chủ tế thánh lễ là cha Bề Trên cộng đoàn Cửa Lò Micaen Nguyễn Tuấn Hồng, đoàn đồng tế gồm có cha Phêrô Nguyễn Văn Tâm, cha GB. Nguyễn Công Duyệt, cha Alp. Đinh Khắc Phú, cha Gioakim Nguyễn Chí Công và cha Phaolô Lê Xuân Lộc (đều thuộc DCCT).

Trong bài giảng cha chánh xứ Phêrô Nguyễn Văn Tâm (DCCT) cho biết trong chuyến đi Mỹ vừa qua, ngài rất là đau lòng khi theo dõi những sự kiện xảy ra ở quê nhà và ngài rất cảm động khi đi nơi đâu cũng thấy người ta thắp nến cầu nguyện cho đất nước Việt Nam và ký các thỉnh nguyện thư gửi cho các tổng thống, thủ tướng các nước, các tổ chức quốc tế về nhân nguyền, tự do báo chí… để mong có sự can thiệp để cho các nhà lãnh đạo Việt Nam sớm biết tôn trọng những giá trị căn bản về quyền con người.

Cha giảng còn chia sẻ về những thực trạng đau lòng đang xảy ra ở Việt Nam, đó là tình trạng nghèo đói, tham nhũng, chính quyền không biết tôn trọng sự thật, chà đạp nhân phẩm, tự do tôn giáo….đồng thời cha giảng cũng nêu lên nguyên nhân là do người ta tìm cách loại trừ tôn giáo, phủ nhận Thượng Đế và những giá trị thiêng liêng của đời sống con người…

Sau thánh lể, đoàn đồng tế cùng với giáo dân thắp nến tiến ra đài Đức Mẹ, vừa đi vừa hát vang kinh Hoà Bình.

Trước đài Đức Mẹ, qua một màn hình lớn, giáo dân được xem lại những hình ảnh xảy ra ở Thái Hà và Toà Khâm Sứ. Nhiều người đã rơi lệ khi xem những hình ảnh về việc chính quyền Hà Nội dùng mọi thủ đoạn để đàn áp giáo dân cầu nguyện ôn hoà ở Hà Nội.

Tiếp theo là phần cầu nguyện kèm theo những hình ảnh được chiếu lên màn hình lớn làm cho buổi cầu nguyện thật sinh động và sốt sắng:

1. Kính thưa cộng đoàn, chắc hẳn trong thời gian qua, cộng đoàn đã được nghe và chứng kiến việc các báo đài và truyền hình nhà nước đã bịa đặt tin tức, dựng đứng sự kiện, chế tạo ra các nhân chứng, cắt xén lời phát biểu của Đứt Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, vu khống các linh mục, tu sĩ DCCT, xuyên tạc sự thật liên quan đến Toà Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà.

Trong tâm tình hiệp thông với Đức TGM Giuse, các linh mục và tu sĩ DCCT cùng với các tín hữu tại giáo phận Hà Nội đang bị đàn áp. Đêm nay chúng ta quy tụ về đây, không quản ngại mưa gió, với ngọn nến trong tay, chúng ta cầu xin Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, thương xót Giáo hội, đất nước và quê hương Việt Nam của chúng ta. Một đất nước đang tiến đến bên bờ vực thẳm vì lợi nhuận và bạo lực đang hiên ngang chà đạp công lý, tôn giáo, đạo đức, chính nghĩa và lương tâm con người.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con tin Chúa đang hiện diện nơi đây, để lắng nghe từng ý nguyện và tâm tình của mỗi người chúng con. Chúng con xin dâng lên Chúa nền công lý và hoà bình trên đất nước Việt Nam chúng con. Dù là người khác niềm tin, hay vô thần nhưng chúng con đều là anh em chung một mái nhà, có chung một ước nguyện là mong cho dân tộc Việt Nam được vẻ vang rạng ngời, trên thuận dưới hoà, tự do hạnh phúc và chan hoà ấm no trong tình Chúa, tình người.

2. Ngày 21.09, linh địa Đức Bà đã bị đập phá, mấy cụ già canh giữ linh địa bị đánh. Đám người phá rối đã hoành hành dưới sự bảo kê của cảnh sát cơ động và công an quận Đống Đa. Đám người này kéo đến trước cửa Tu viện của các tu sĩ DCCT Thái Hà để uy hiếp các tu sĩ và họ đã hô vang: “Giết, giết, giết GM Kiệt và linh mục Phụng phải giết đi!”

Ngày xưa, khi đáp lại câu hỏi của Philatô, đám dân chúng cũng hô vang: “Giết, giết ông Giêsu…” Vậy mà đã hơn hai ngàn năm qua, câu khẩu hiệu đó lại được các nhà lãnh đạo dạy cho con em của mình: “Hãy giết tất cả những ai dám nói lên sự thật…” Đúng là họ đã mất hết tính người.

Lạy Chúa, chúng con tin Chúa cũng đang có mặt bên cạnh Đức Cha Giuse và các linh mục DCCT, Chúa đang an ủi và ôm các ngài trong vòng tay của Chúa để vỗ về yêu thương. Chúng con xin Chúa ban Thánh Thần xuống trên các ngài để các ngài luôn kiên vững trong đức tin, can đảm và vui lòng đón nhận mọi sỉ nhục, vu khống và cả những cú đánh lén mà đảng cộng sản cũng như lớp đàn em của nó đã làm với các ngài. Chúng con tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng con những vị chủ chăn dám xả thân mình đứng lên để làm chứng và bảo vệ sự thật trong một xã hội, một đất nước gian dối, ác độc.

3. Khoảng 18giờ ngày 21.09, có rất nhiều người trong trang phục đoàn thanh niên và có nhiều thanh niên uống rượu chửi bậy bạ, tục tỉu xếp hàn dọc phố Đức Bà. Cảnh sát cơ động đưa hàng rào sắt di động chắn ngang đường khiến cho lối đi chật hẹp. Các giáo dân đi trên phố Đức Bà bị chửi bới, bị nhổ nước bọt và bị đánh lén. Các tu sĩ mang tu phục cũng bị đánh lén và bị chửi bới lăng nhục. Các phụ nữ, trẻ em cũng bị lăng nhục và mạt sát, nhiều thiếu nữ đã khóc.

Chúa ơi! Xã hội và đất nước chúng con đang sống là thế đó. Một đất nước luôn hô vang câu khẩu hiệu: “Độc lập – tự do – hạnh phúc”, thứ tự do và hạnh phúc mà chúng con đang có không phải là thứ tự do của con cái trong một gia đình đất nước mà là thứ tự do của nô lệ, của sự lăng nhục và đánh đập…

Chúng con tha thiết nài xin Chúa thương đồng hành, an ủi và tăng thêm lòng tin, cậy, mến cho những anh chị em của chúng con đang là nạn nhân của sự chửi bới, lăng nhục, mạt sát và đánh đập. Xin cho anh chị em của chúng con luôn vui mừng va tự hào khi chịu những đòn roi vì chính nghĩa, vì sự thật, vì công lý và hoà bình. Chúng con tin rằng chỉ có sự thật mới làm cho chúng con được tự do và hạnh phúc. Như lời Chúa đã nói: “Các con sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải tháot các con”.

4. Bên cạnh đó, ngày 28 và 31.08.2008, chính quyền còn cho công an tới xịt hơi cay, dùng roi điện và dùi cui đánh đập gây thương tích cho giáo dân và bắt giữ nhiều người trong khi họ ôn hoà cầu nguyện. Tệ hơn nữa là vào ngày 19.9 có hai thanh niên du côn hắt một xô dầu mỡ trộn lẫn với mắm tôm lên tượng đài Đức Mẹ, còn công nhân xí nghiệp may Chiến Thắng thì đổ giấy vệ sinh quanh tượng đài Đức Mẹ.

Lạy Chúa, bất kỳ một quốc gia, một tôn giáo và ngay cả con người chúng con với những gì chúng con đang có hôm nay đều là quà tặng của Chúa. Cũng như trong lời phát biểu, Đức TGM Giuse đã nói: “Tôn giáo là cái quyền, chứ không phải là cái ân huệ mà Đảng và nhà nước ban cho”. Ấy vậy ma những nhà lãnh đạo chính quyền họ không biết ân huệ ấy là của Trời lại cứ nghĩ la họ ban phát cho chúng con, rồi họ muốn làm gì cũng được. Khi mọi người đang cầu nguyện họ dám quấy phá và hắt những đồ bẩn thỉu, rác rưởi lên tượng đài Đức Mẹ. Họ không biết rằng làm như thế là họ đã xúc phạm nặng nề đến Thiên Chúa và Đức Mẹ. Họ cũng không biết rằng cái linh thiêng, cái tâm linh ấy không thể điều khiển theo ý muốn bởi bàn tay con người. Vậy mà chính quyền của chúng con đã dám làm, dám bày ra những trò bỉ ổi ấy.

5. “Xin Cha tha tội cho chúng vì chúng chẳng biết việc chúng làm”.

Lạy Chúa Giêsu, trong giờ cầu nguyện hôm nay, chúng con đặc biệt xin dâng lên Chúa các nhà lãnh đạo cũng như những quan chức của đất nước. Những anh công an, những chàng thanh niên khoác màu áo cộng sản… Chúng nghĩ rằng họ là những con người đáng thương. Bởi thế họ là những người cần chúng con yêu thương, cầu nguyện và tha thứ. Vì họ biết tất cả sự thật, biết việc gì nên làm và không nên làm. Nhưng rồi họ lại không làm theo lương tâm mách bảo. Chỉ vì chức quyền, địa vị, đồng tiền, vì phải bảo vệ cái gọi là đạo đức cộng sản mà họ đã bán rẻ lương tâm của mình, cố gắng tìm mọi thủ đoạn bóp méo sự thật, bóp méo chính nghĩa và bóp méo cả cái lương tâm sẵn có trong con người của họ nữa. Họ bất chấp sự đau đớn dày xéo của lương tâm đang cắn xé lòng họ.

6. Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa biến đổi trái tim những nhà lãnh đạo của chúng con, để họ biết tìm về với sự thật, với chính nghĩa và với lương tâm của họ để nhờ đó họ biết yêu chuộng công lý và hoà bình, họ ý thức trách nhiệm phải yêu thương đồng loại, sẵn sàng đón lấy những nỗi khổ cực của nghèo túng và mọi nhu cầu cần thiết của nhân dân. Nhờ đó đất nước bớt đi cảnh túng đói, đau thương, hận thù và trở nên nhịp cầu yêu thương đem lại cho đất nước ấm no hạnh phúc.

7. Chúng con cũng xin Chúa tha thứ cho những việc làm bất nhân, tàn ác và những trò bỉ ổi mà chính quyền đã gây nên cho Đức Cha Giuse, cho các linh mục và tu sĩ DCCT cũng như anh chị em tín hữu ở Thái Hà và Hà Nội. Bởi điều mà tất cả chúng con mong muốn chính là việc những kẻ thù, những người gian ác, dối trá… được quay trở về với Chúa. Và nhờ Chúa soi sáng hướng dẫn, họ biết tìm đến với chân lý, với sự thật và để khi tìm biết rồi họ tha thiết sống và làm chứng cho điều ấy. Có như thế thì đất nước của chúng con mới được đổi mới, mọi nhà, mọi người đều cảm nhận được tình thương và hạnh phúc.

8. Lạy Chúa Giêsu, trong giờ cầu nguyện này đây, mỗi chúng con là linh mục, là tu sĩ, là giáo dân, là những bậc làm cho làm mẹ, là giới trẻ, là trẻ thơ, chúng con xin sám hối chính mình chúng con, bởi đã thờ ơ để sự thật bị bỏ qua và sám hối cho dân tộc, cho đất nước, cho những nhà lãnh đạo, những nhà cầm quyền vì đã để cho sự dữ hoành hành mà không phản kháng. Chúng con cũng nài xin Chúa ban Thánh Thần của Ngài cho từng người, cho dân tộc, cho những người bị áp bức để mọi người sẵn sàng chấp nhận mọi đau thương, thiệt thòi và sỉ nhục để làm chứng cho sự thật hầu cho nước Chúa được vinh quang.

9. Lạy Chúa, quanh tượng đài Mẹ Maria, Đấng được Chúa Giêsu trao ban cho chúng con, chúng con khấn xin Mẹ tiếp tục tỏ vinh quang ở mọi nơi, đặc biệt ở Thái Hà. Xin Mẹ tiếp tục làm cho dân Chúa ở Hà Nội và khắp mọi nơi được vững tin nguyện cầu, can đảm đón nhận mọi sỉ nhục và gian ác để đến một ngày chúng con được cùng Mẹ tôn vinh danh thánh Chúa Giêsu, vì trong Chúa Giêsu, chúng con luôn được Thần Khí của Chúa Cha bảo vệ và cùng với chúng con làm chứng cho sự thật, cho công lý và hoà bình.
 
Nhân nghe bài ''Khóc Mẹ Dân Oan''
Minh Vũ
12:19 27/10/2008
Nhân nghe bài "Khóc Mẹ Dân Oan"

Bao nhiêu năm ấy, dẫu là bao
Hiểm nguy, thử thách có ngại nào
Cho bằng phải sống trong nhục nhã:
Tự do, dân chủ xin thì cho !

Luật pháp trong tay, quan lợi thế,
Thấp cổ bé họng, lũ dân đen.
Sinh ra đâu phải nhầm thế kỷ
Làm dân một nước đảng trị vì !

Rủng rỉnh tiền ta, quan bỏ túi,
Cơm no ấm cật, lại đỏ đen.
Thời ai lên tiếng, quan "toàn trị"
Quyền bính trong tay, chúng dập liền !

Mẹ Anh Hùng, chỉ than với khóc,
Kêu oan ức lắm, mãi mà chi
Chúng không đếm xỉa, còn lên lớp:
"Tổ quốc ghi công" chẳng thiếu gì !

Bao nhiêu năm ấy gẫm là bao
Những toàn lận đận với lao đao.
Đời ta mấy kiếp làm dân nước
Chỉ một lần thôi, đủ té nhào !

Quan trên quan dưới, một bè phái
Cùng nhau khoe tiếng "chủ" là dân.
Nhưng quan quản lý cho khỏi mất
Bởi chúng cho ta, chẳng biết "mần" !

Thế nên quy hoạch là phải lẽ
Rồi đem chia chác, sắm nhà sang.
Rạng rỡ "tiền đồ" nhà ông đã,
Còn đám dân kia mặc chúng than !

Không thì dâng cúng thầy phương bắc,
Mua lấy chút phận hưởng an nhàn.
Người dân thống khổ, kêu trời hỡi,
Đất đai sở hữu (của) toàn dân !

Dân thời làm "gốc", "ngọn" quan hưởng
Ngàn đời thương "Khóc Mẹ Dân Oan".
 
Cộng Đồng Người Việt tại Đức cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình Việt Nam.
Nguyễn Vy
12:31 27/10/2008
KOLN, Đức quốc - Ngày 25.10.2008 tại thành phố Köln thuộc miền Tây nước Đức, cộng đồng người Việt tại CHLB Đức đã tổ chức một buổi lễ Hiệp Thông với Giáo dân thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội trong việc cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại Việt Nam.

Xem hình ảnh

Bắt đầu từ 14 giờ là buỗi thánh lễ được diễn ra tại nhà thờ Saint Michael thuộc Tổng giáo phận Köln do Linh mục Chánh sứ Dr. Hammel Beck và Linh mục Phêrô Nguyễn Đức Minh đến từ Hòa Lan đồng tế.

Tham dự buỗi thánh lễ còn có một số đồng bào thuộc các tôn giáo khác cùng đại diện các tổ chức hội đoàn tại CHLB Đức.

Trước khi buỗi lễ chánh thức bắt đầu là nghi thức rước tượng đức mẹ La Vang Maria.

Sau đó những ngọn nến lung linh đã được thắp sáng lên dưới chân đức mẹ để cầu xin an bình cho đồng bào giáo dân đang bị nạn tại Giáo xứ Thái Hà và cầu xin Đức Mẹ quan phòng cho Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cùng các linh mục, tu sĩ thuộc TGP Hà Nội.

Trong bài giảng Linh mục Hammel Beck đã dâng lời cầu nguyện cho giáo hội CGVN. Linh mục Nguyễn Đức Minh trong bài giảng cũng đã đề cập đến tôn giáo và chính trị và cho rằng vì hiễu chưa thấu đáo hoặc sai lệch nên có người luôn dị ứng với hai chử chính trị.

Các giáo dân đã dâng lời cầu nguyện cho quê hương và giáo hội cùng đồng bào sớm tìm thấy hòa bình và công lý.

Buỗi thánh lễ cầu nguyện cho công lý và Hòa Bình tại nhà thờ Saint Michael kết lúc 15g30 sau khi ông Nguyễn Văn Rị, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo VN tại CHLB Đức lên cám ơn đồng bào và đại diện các tổ chức, hội đoàn tham dự. Ông cũng không quên kêu gọi mọi người cầu nguyên cho các tôn giáo khác, các nhà dân chủ hiện bị nạn và cho đồng bào dân oan tại VN.

Sau buổi thánh lễ đồng bào đã di chuyễn về trước nhà thờ chính tòa Köln (Dom) để tham dự buổi xuống đường thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại VN.

16 giờ sau nghi thức chào cờ Đức và Việt, ông Nguyễn Thanh Văn và ông Phạm Công Hoàng, đại diện BTC - Ủy Ban Điều Hợp Công Tác của CĐNV tại CHLB Đức đã tuyên bố lý do và mục đích buổi xuống đường này bằng 2 ngôn ngữ Việt - Đức.

Sau đó mọi người đã thắp nến và đặt trên tấm bản đồ Việt Nam phía trước bàn thờ tổ quốc.

Khuôn viên nhà thờ Dom vào ngày thứ bảy và nhất là thời tiết thuận lợi, trời không mưa mặc dù có mây, là một nơi có rất nhiều người qua lại; vì thế họ đã dừng lại để tìm hiểu sự việc.

Có những người Đức sau khi biết được lý do cũng đã cầu nguyện và thắp cho Việt Nam một ngọn nến.

Hàng ngàn tờ truyền đơn nói về sự kiện Tòa Khâm Sứ Hà Nội - Giáo xứ Thái Hà đã được phân phát cho những người Đức qua lại; qua đó đã thu thập được hàng trăm chử ký để gởi đến Thủ Tướng Đức cùng Hội Đồng Giám Mục Đức.

2 tấm bảng triển lãm hình ảnh sự kiện TKS Hà Nội và Thái Hà đã được thu hút được nhiều người chú ý xem và sau đó biểu đồng tình với việc xuống đường của người Việt hôm nay.

Lễ cầu nguyện ngoài trời theo nghi thức Phật Giáo do bà Lê Nhất Hiền và các ông Trần Văn Các, Phạm Công Hoàng đãm trách, theo nghi thức Công Giáo do Ban Chấp Hành Liên Đoàn Công Giáo VN tại CHLBĐức đãm trách và nghi thức theo Phật Giáo Hòa Hảo do ông Lê Công Tắc đãm trách. Dù có khác tôn giáo nhưng mọi người đều dâng lời cầu nguyện cho và công lý và hòa bình sớm đến với Tổng Giáo Phận Hà Nội nói riêng và trên quê hương VN nói chung.

Nhân dịp này đại diện Liên Đoàn CGVN tại CHLB Đức đã đọc tuyên cáo của Liên Đoàn về sự hiệp thông với Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Một đoạn phim dương ảnh với đầy đủ chi tiết từ lúc bắt đầu xảy sự kiện Thái Hà cho đến lúc nhà nước CSVN cho xây dựng công viên 1 – 6 tại khu Linh Địa Đức Bà với phụ đề bằng 2 ngôn ngữ cũng được trình chiếu và đã thu hút được rất nhiều người Đức xem. Qua đó người ta mới biết về sự thật của cái gọi là nhà nước pháp quyền hiện nay tại VN mà chế độ CSVN vẫn thường rêu rao.

Tiếp sau phần chiếu phim, mỗi người trên tay là một ngọn nến vừa di hành vừa hát Kinh Hòa Bình chung quanh khuôn viên nhà thờ Dom.

Buổi xuống đường chấm dứt vào lúc 18giờ 30 cùng ngày.

Các tổ chức, hội đoàn tham dự:Tổ Chức Sinh Hoạt Người Việt tại CHLB Đức, Hội Phụ Nữ Việt Nam Tự Do tại CHLB Đức, Liên Đoàn Công Giáo VN tại CHLB Đức, Hội Phật Tử VN Tỵ Nạn tai CHLB Đức, Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo tại CHLB Đức, Liên Hội NVTNCS tại CHLB Đức, Đảng Việt Tân, các Cộng đoàn và Hội NVTNCS tại: Köln, Krefeld, Mönchengladbach, Aachen, Troisdorf, Bonn, Düsseldorf, Nettetal, Frankfurt, Bergkamen, Bremen…
 
Sự thật ở đâu?
LS Trần Quốc Dũng
12:56 27/10/2008
SỰ THẬT Ở ĐÂU?

Vào buổi chiều trời trở gió, những hạt nắng yếu ớt chiếu xuống sân tòa. 13g30 ngày 15/10/2008, xe bít bùng chở bốn bị cáo Thành, Luân, Hướng, Khánh đậu giữa sân, mười đồng chí Cảnh sát tư pháp hùng hậu dẫn giải bốn bị cáo xanh xao, yếu ớt bước lên những bậc thềm Tòa án một cách đầy khó khăn nhưng đầu cố ngoảnh lại nhìn cha mẹ và người thân với những đôi mắt đỏ hoe. Mỗi người một tâm trạng âu lo trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm.

Đúng 14g00, Tòa án Nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử bốn bị cáo với tội danh “Hiếp dâm trẻ em” mà Tòa án TP. Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm ngày 23/6/2008, tuyên phạt bị cáo Thành 17 năm, Luân 17 năm, Khánh 12 năm và Hướng 9 năm tù giam. Các bị báo đồng loạt chống án kêu oan vì cho rằng mình không phạm tội hiếp dâm mà chỉ phạm tội “mua dâm trẻ chưa thành niên”. Đặc biệt, ngay cả người bị hại trong vụ án hiếp dâm này cũng có đơn kêu oan cho các bị cáo và khẳng định các bị cáo không phạm tội hiếp dâm như tòa cấp sơ thẩm đã tuyên, thực chất đó là sự thỏa thuận và đồng ý thực hiện việc mua bán dâm.

Như tại cấp sơ thẩm, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo vẫn bảo lưu quan điểm truy tố bốn bị cáo với tội danh “hiếp dâm trẻ em”. Theo cáo trạng, vào khoảng 24g ngày 25 tháng 11 năm 2006, sau khi uống rượu, Vũ Minh Thành rủ Nguyễn Thế Luân, Nguyễn Thế Hướng, Trịnh Duy Khánh, Nguyễn Vũ Huy Hoàng (đã bỏ trốn) và N.C.T (sau đó bỏ về, không tham gia) hùn tiền kiếm gái mua dâm. T chở Thành tới khu vực Bưu điện quận 5 thì gặp người môi giới tên Tâm cùng thỏa thuận giá qua đêm cho 3 người là 200.000 đồng. Tâm đồng ý nhận tiền và dẫn người bán dâm tên L giao cho Thành và T. Khi về tới bãi đất trống khu đài Liệt sỹ thuộc phường 7, quận 8, thì L thấy không đúng số người thỏa thuận ban đầu nên không chịu và yêu cầu chở về đổi người khác. Cả bọn không đồng ý và đề nghị được quan hệ. Lợi dụng lúc sơ hở, L bỏ chạy ra đường Phạm Thế Hiển, cả bọn đuổi theo bắt được và một người trong số họ đã dùng vũ lực ép L trở lại chỗ cũ để quan hệ. Đang khi quan hệ, bất ngờ Công an phường 7, quận 8 tuần tra phát hiện và L vùng bỏ chạy kêu cứu.

Một lần nữa tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo đều khai nhận khi L thấy đông người có từ chối quan hệ và bỏ chạy, các bị cáo đã thỏa thuận lại “trước làm sao thì giờ cứ vậy, có thêm ai thì trả thêm tiền”. L đã đồng ý và lên xe quay về chỗ cũ. Lúc bị bắt, do sợ hãi nên thấy L khai bị Hoàng đánh nên các bị cáo đã khai theo, thực tế họ đều không tận mắt chứng kiến việc này. Họ khẳng định không có việc đe dọa hay dùng vũ lực với L. Tại phiên tòa, bị hại L cũng khai việc bị Hoàng đánh là xảy ra trước và sau đó bốn bị cáo ra tới nơi thì cùng thỏa thuận lại như trên và L đồng ý. Điểm lưu ý là các bị cáo đều không biết L chưa đủ tuổi thành niên. Khi Viện kiểm sát đặt câu hỏi nếu tự nguyện thực hiện việc mua bán thì sao lại kêu cứu… L đã thật thà trả lời: “Vì sợ mấy chú công an biết được con bán dâm nên phạt con và thông báo cho cha mẹ nên con phải kêu cứu. Giờ thì con xin khai đúng lại sự việc để mấy anh không phải đi tù oan vì lời khai gian dối của con ngay từ đầu” .

Nhìn mái tóc nhuộm đỏ, dáng vẻ phong trần và già dặn ít ai biết rằng L chưa đến tuổi vị thành niên, mới tròn 16 tuổi (sinh 1992) nhưng đã sớm bước vào con đường bán thân kiếm sống. Thật xót xa và đau lòng! Có lẽ tại phiên tòa này, L thực sự ân hận và xót xa vì mình mà bốn bị cáo phải đi tù oan sai. Có lẽ tận lương tâm mình đã thức tỉnh mà L - người bị hại mạnh mẽ và quyết liệt chống lại những lời buộc tội của Viện kiểm sát đối với các bị cáo. Đây là điều hiếm khi, thậm chí chưa từng thấy trong các vụ án hiếp dâm. Viện kiểm sát ra sức buộc tội các bị cáo nhằm bảo vệ quyền bất khả xâm phạm tình dục trẻ em trong khi trẻ em – người bán dâm ấy lại đang cố sức bảo vệ sự thật nhằm minh oan cho các bị cáo.

Tranh tụng tại tòa, các luật sư bảo vệ cho bị cáo đều nhận định việc tòa án cấp sơ thẩm đã xử oan sai. Tòa đã không xem xét một cách toàn diện hồ sơ, chưa làm làm rõ những mâu thuẫn trong lời khai giữa người bị hại, người làm chứng và các bị cáo. Đặc biệt tòa đã không xem xét tới những tình tiết, lời khai của bị hại và các bị cáo tại tòa mà chỉ căn cứ lời khai ban đầu có trong hồ sơ để tuyên buộc tội các bị cáo. Hơn nữa, tại phiên xử ngày 10.4.2008, Tòa án cấp sơ thẩm đã hoãn phiên tòa và ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung với yêu cầu cần làm rõ “lấy lời khai người bị hại L phải có người giám hộ chứng kiến; đối chất giữa các bị cáo với người bị hại và người làm chứng”, thế nhưng Viện kiểm sát đã không chấp nhận yêu cầu của tòa án mà vẫn bảo lưu quan điểm truy tố. Trong suốt gần một năm xét xử sơ thẩm, với 4 lần mở phiên tòa, vẫn còn nhiều điều chưa được làm rõ nhưng cuối cùng Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên buộc tội như trên. Vì vậy các luật sư đồng loạt kiến nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét hủy án sơ thẩm và trả hồ sơ điều tra bổ sung, xét xử đúng người đúng tội, đúng bản chất thật vụ việc.

Tuy nhiên, tất cả chỉ dừng lại đó, Tòa phúc thẩm – Tóa án nhân dân tối cao vẫn tuyên y án sơ thẩm. Bốn bị cáo tuổi đời còn quá trẻ, chỉ vì rượu bia và tính khí bốc đồng đã phải trả một giá quá đắt và nghiệt ngã. Bình thường họ là những đứa con ngoan, trò giỏi, sống lương thiện. Những người dân địa phương đã làm đơn xác nhận về nhân thân và xin pháp luật khoan hồng, cho họ cơ hội làm lại cuộc đời nhưng cũng không xoay chuyển được bản án. Sự tuyệt vọng thể hiện rõ trên nét mặt mọi người dự khán ở phiên tòa. Có lẽ do tiếng kêu oan nhỏ bé của mình chưa thấu được? Và sự thật ở đâu, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy?.

Phiên tòa kết thúc, mỗi người trong họ đều cúi đầu tra tay vào còng và nuốt tiếng nấc nghẹn vào lòng. Họ chỉ còn niềm tin duy nhất vào tòa án lương tâm mà đạo Thiên Chúa đã dạy, họ tin gia đình và người thân sẽ hiểu và tha thứ cho họ.

Tất cả cùng nghẹn ngào trong tiếng khóc òa của các bà mẹ chạy theo con ra tận xe tù chờ sẵn. Không ai được một lời nói mà chỉ đáp lại bằng những cặp mắt đỏ hoe, nét mặt ân hận như muốn nhắn gửi lời xin lỗi, lời “chào ba mẹ con đi”, hay “chờ con mẹ nhé”.

(Saigòn, ngày 15 tháng 10 năm 2008)
 
Vai trò của của luật sư vẫn còn bị xem nhẹ
Thanh Phương
12:57 27/10/2008
Vai trò của của luật sư vẫn còn bị xem nhẹ

Việc chính quyền vẫn cứ muốn áp đặt nhân sự lãnh đạo lên Liên đoàn luật sư toàn quốc cho thấy là ở Việt Nam, ngành tư pháp vẫn chưa được độc lập và khi nào mà quyền lực vẫn còn đứng trên luật pháp, thì vai trò giới luật sư vẫn chưa thể được coi trọng. Trên đây là nhận định của luật sư Lê Trần Luật, trưởng Văn phòng luật sư Pháp Quyền ở Sài Gòn.

Theo số liệu của Bộ Tư pháp ở Việt Nam hiện nay chỉ mới có hơn 4000 luật sư chính thức và 2000 luật sư tập sự. So với dân số 84 triệu dân thì là rõ ràng tỷ lệ luật sư còn rất thấp, tính trung bình là 20 ngàn dân mới có một luật sư. Tại Singapore, tỷ lệ này là 1000 dân, ở Pháp là 500 dân.

Trong khi đó, nhu cầu về luật sư rất cao, bởi vì trong xã hội hiện nay, những mối quan hệ dân sự ngày càng phức tạp, ấy là chưa kể Việt Nam ngày càng hội nhập vào kinh tế thế giới. Bộ Tư pháp Việt Nam gần đây đã phải đề nghị lên chính phủ một đề án đào tạo cấp tốc 100 luật sư và chuyên gia pháp luật để phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế, vì số luật sư am hiểu về luật lệ tranh chấp thương mại quốc tế vẫn còn rất ít. Nhưng không chỉ có số lượng quá ít và đa số trình độ còn yếu, giới luật sư ở Việt Nam vẫn còn hoạt động trong môi trường rất khó khăn và vai trò của họ rất ít khi được coi trọng, nhất là trong một hệ thống tư pháp chưa được hoàn toàn độc lập.

Trước hết, chúng ta hãy nghe lời kể của một luật sư đã hành nghề lâu năm tại Việt Nam, đó là luật sư Bùi Quang Nghiêm tại Sài Gòn SON Tại kỳ Đại hội nhiệm kỳ 8 của Đoàn Luật sư Hà Nội trong hai ngày 27 và 28 tháng 9 vừa qua, các luật sư vẫn than phiền là họ bị phân biệt đối xử và không được tôn trọng khi hành nghề, mặc dù Luật Luật sư đã được ban hành và có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2007. Cơ chế để bảo đảm quyền của luật sư thực thi pháp luật vẫn còn thiếu.

Báo cáo của Đoàn luật sư Hà Nội cũng cho biết trong các vụ án mà bị can bị tạm giam, 99 % luật sư không được cấp giấy chứng nhận bào chữa trong thời hạn 3 ngày theo luật định, trừ trường hợp luật sư chỉ định.

Đặc biệt, trong giai đoạn điều tra, luật sư hầu như không bao giờ được gặp bị can. Trong một cuộc phỏng vấn đăng trên tờ báo điện tử Vietnam Net, luật sư Trần Đình Triền, trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân cho rằng, chính vì luật sư không được tham gia quá trình tố tụng ngay từ đầu, cho nên vẫn còn rất nhiều vụ oan sai.

Ngoài ra, theo luật sư Trần Đình Triền, vẫn còn có nhiều trường hợp thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên họp riêng với nhau để định đoạt về vụ xử, rồi tòa cứ thế mà ra phán quyết, bất kể luật sư bào chữa như thế nào. Không những bị phân biệt đối xử, bị xem thường khi hành nghề, một số luật sư còn bị hành hung ngay tại tòa, như trường hợp của chính luật sư Trần Đình Triền. Trong một phiên xử vào đầu tháng 4 vừa qua tại tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội, luật sư Trần Đình Triền đã bị một bị đơn đánh ngay tại tòa mà cảnh sát chẳng hề can thiệp. Cũng theo ông Trần Đình Triền, rất nhiều luật sư ở Việt Nam vẫn bị vu khống, đe doạ, kể cả đe doạ tính mạng của bản thân và người thân của họ.

Hiện giờ, ngoài những Đoàn luật sư ở các địa phương, như Đoàn Luật sư Hà Nội hay Đoàn Luật sư Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam chưa có Liên đoàn Luật sư toàn quốc. Gần đây, một Hội đồng Lâm thời Luật sư toàn quốc đã được thành lập để chuẩn bị cho việc thành lập một Liên đoàn Luật sư toàn quốc, dự kiến vào cuối năm 2008. Thế nhưng, Bộ Tư pháp lại giao cho một nhân vật không phải là luật sư lên làm chủ tịch Hội đồng này, đó là ông Lê Thúc Anh. Nguyên là một thẩm phán, ông Lê Thúc Anh sau đó đã làm đơn xin gia nhập Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đã từ chối đơn của ông Lê Thúc Anh, còn chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đăng Trừng đã tỏ thái độ bất mãn bằng cách rút tên khỏi Hội đồng lâm thời Luật sư toàn quốc.

Ngoài ông Lê Thúc Anh, hai nhân vật khác chưa hề làm luật sư bao giờ cũng được cử là phó chủ tịch Hội đồng lâm thời Luật sư toàn quốc. Việc chỉ định những nhân vật nói trên hoàn toàn trái ngược với đề án thành lập Tổ chức luật sư toàn quốc do chính thủ tướng Việt Nam phê duyệt vào đầu năm nay. Đề án này ghi rõ là Hội đồng lâm thời Luật sư toàn quốc phải bao gồm đại diện của các đoàn luật sư. Ông Lê Thúc Anh được chỉ định làm chủ tịch của Hội đồng, rồi mới lật đật xin gia nhập Đoàn luật sư TP HCM. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đã nói mỉa rằng, xét cho ông Lê Thúc Anh gia nhập Đoàn luật sư chẳng khác gì ''con sinh ra cha''! Chính vì rắc rối này mà việc thành lập Liên đoàn Luật sư toàn quốc đã bị chậm trễ.

Việc chính quyền vẫn cứ muốn áp đặt nhân sự lãnh đạo lên Liên đoàn luật sư toàn quốc cho thấy là ở Việt Nam, ngành tư pháp vẫn chưa được độc lập và khi nào mà quyền lực vẫn còn đứng trên luật pháp, thì vai trò giới luật sư vẫn chưa thể được coi trọng, đó là nhận định chung của luật sư Lê Trần Luật. Là trưởng văn phòng luật sư Pháp Quyền ở Sài Gòn ông Lê Trần Luật là một trong số hiếm hoi các luật sư dũng cảm dám đảm nhận việc bào chữa cho các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

(Nguồn: Wikipedia, Thanh Phương http://www.rfi.fr/actuvi/articles/106/article_1205.asp)
 
Phiên tòa ''lành ít dữ nhiều''
Hiếu Minh
12:58 27/10/2008
PHIÊN TÒA “LÀNH ÍT DỮ NHIỀU”

Vụ việc xảy ra cho giáo phận Hà Nội và giáo xứ Thái Hà tưởng chừng như đã yên lặng thì giờ đây lại bắt đầu nóng lên do việc tòa án CSVN chuẩn bị đưa 8 giáo dân ra hầu tòa.

Ai cũng biết rất rõ rằng đây là một phiên tòa bất công và bất nhân. Bất công ở chỗ nếu cáo trạng tòa đã nêu là đúng, tức là việc tập trung cầu nguyện của giáo dân trở thành việc “gây rối trật tự công cộng”. Tòa án sẽ trả lời thế nào về việc này? Tòa sẽ lấy đâu ra bằng chứng về việc những giáo dân này “gây rối trật tự công cộng”? Việc này không hề có trong bất cứ một điều luật nào trong hệ thống luật pháp Việt Nam hiện nay. Hay nhà nước vừa chế ra một cụm từ có nghĩa mới? Nếu không có bằng chứng thì chỉ có áp đặt một cách bất công. Bất nhân ở chỗ những người đang cầm trịch “vụ án” này thừa biết rằng họ đang chà đạp lên luật pháp và xúc phạm đến đời sống và hạnh phúc của 8 con người vô tội kia, nhưng họ vẫn giả điếc làm ngơ, vẫn nhẫn tâm bảo vệ cho sự gian dối và độc ác của một nhóm người có quyền lực.

Ai cũng biết rằng ở Việt Nam hiện nay không có sự thật trong các phiên tòa. Tòa án không phải là nơi thực thi công lý, vì quyền lực của đảng cs vẫn nằm trên luật pháp. Ngành tư pháp ở Việt Nam không có sự độc lập, vai trò của các luật sư chẳng có một tí nào. Nếu muốn có ví dụ về những điều trên thì vô số…, khỏi cần người viết phải liệt kê (xin xem thêm bài “Vai trò của luật sư vẫn còn bị xem nhẹ” tại http://www.rfi.fr/actuvi/articles/106/article_1205.asp).

Có người cho rằng chính quyền sẽ làm ngơ, xử cho qua vụ truy tố các giáo dân này để tránh sự bức xúc của dư luận trong nước và thế giới, vì cả thế giới đang theo dõi sát sao từng động thái của họ. Thế nhưng việc hủy bỏ tội danh “phá hoại tài sản” không đủ để tin rằng chính quyền csvn sẽ xử qua loa vụ này. Việc thay đổi tội danh của hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải vừa qua cho thấy điều đó. Chỉ có hình thức thay đổi, còn nội dung chẳng có gì khác. Ngoài ra, bản cáo trạng của viện kiểm sát quận Đống Đa cho thấy không có dấu hiệu của sự giảm nhẹ, mà còn cố tình gán ghép những giáo dân này vào tội hình sự.

Tất cả các tòa án của Việt Nam đều do đảng nắm gọn trong tay và chi phối hoàn toàn. Vì thế, cho dù luật sư có giỏi đến đâu cũng không thể vượt qua được quyền lực mafia này để bảo vệ công lý và sự thật. Mọi án đều đã được tuyên trước khi xử dưới chế độ độc tài đảng trị này (xin xem thêm bài “Sự thật ở đâu!” của luật sư Trần Quốc Dũng).

Có thể nói phiên tòa xử các giáo dân Thái Hà sắp tới sẽ không có công lý, không có sự thật. Chắc chắn sẽ có nhiều trò cười ra nước mắt của hệ thống tòa án csvn khi xử vụ án này. Chúng ta hãy chờ xem…

Về phần những người có đức tin Công giáo và kể cả những người tuy không phải Công giáo nhưng lại có niềm tin vào sự thật, tất cả chúng ta hãy hiệp thông và cầu nguyện cách đặc biệt cho những anh chị em đang gánh chịu bất công của chế độ hư hỏng này. Chúng ta cũng cầu xin Chúa cho xuất hiện trong hàng ngũ chính quyền, hàng ngũ những người “cầm cân nẩy mực” những khuôn mặt can đảm dám nói sự thật, để bảo vệ những người dân lành thấp cổ bé họng không ai che chở.

Phiên tòa sắp tới là một phiên tòa “lành ít dữ nhiều”.

Chúng ta cần phải cầu nguyện nhiều hơn nữa.
 
Giáo dân thắp nến cầu nguyện tại Tượng Đức Mẹ Hòa Bình ở Saigòn
Hiếu Minh
13:02 27/10/2008
SAIGÒN - Tối thứ Bảy 25/10/2008 có dịp đưa 2 người khách ở Hà Nội đi dạo khu vực Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tôi tình cờ thấy cảnh một nhóm khoảng 30 người, già trẻ lớn bé tụ tập nhau trước tượng Đức Mẹ Hòa Bình trước Nhà thờ Đức Bà.

Những giáo dân này đang thắp nến cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ Hòa Bình để khẩn xin công lý và hòa bình cho quê hương Việt Nam. Những lời kinh thống thiết và cử điệu thành tâm của họ bày tỏ một sự đau khổ trước những bất công, bạo tàn trong xã hội Việt Nam hôm nay. Lẽ ra, một buổi tối cuối tuần đẹp trời như thế này họ có thể vui chơi giải trí ở một nơi nào đó như bao nhiêu người khác. Thế nhưng họ đã hy sinh những cuộc vui đó để đến đây cầu nguyện. Có một số bạn trẻ đứng xung quanh khu vực vườn hoa Đức Mẹ cũng khoanh tay cầu nguyện hiệp thông với nhóm người này, những con người đang khát khao một xã hội nhân bản hơn, có nhân quyền hơn. Vì chỉ là dân thấp cổ bé miệng nên họ chỉ còn biết cậy dựa vào Thiên Chúa mà cầu nguyện và cầu nguyện mà thôi.

Tôi cũng thấy một chiếc xe cảnh sát đậu trước mặt Nhà thờ Đức Bà để “canh chừng cho giáo dân cầu nguyện”. Bên trong xe, một anh tài xế ngồi mà như nằm trên chiếc ghế của mình và ba anh cảnh sát mặc sắc phục; bên ngoài xe có một anh cảnh sát đứng quan sát. Tất cả họ đang trò chuyện, đùa giỡn với nhau. Một bạn trong nhóm tôi lân la đến hỏi thăm anh cảnh sát đứng bên ngoài xe:

- Nhóm người kia đang làm gì thế hở chú?
- Họ đang cầu nguyện.
- Ngày nào họ cũng cầu nguyện như thế hở chú?
- Ừ, ngày nào cũng như thế.

Tôi và hai người khách tiến lại gần và hiệp thông cầu nguyện với họ khoảng 10 phút rồi tiếp tục đi. Vừa đi tôi vừa ước mong thầm trong bụng: làm sao để ‘người người cầu nguyện, nhà nhà cầu nguyện’, để mong cho Việt Nam sớm có công bằng sự thật và hòa bình.

(Xin xem hình ảnh tại đây: http://picasaweb.google.com/hieudoan158/CauNguyenTruocTuongDucMeHoaBinh?authkey=j50SP3KSGX4# )
 
Phải biết nhục nhã hôm nay, mới có vinh quang ngày mai
Đỗ Văn Phúc
13:08 27/10/2008
Phải Biết Nhục Nhã Hôm Nay, Mới Có Vinh Quang Ngày Mai

Có lần, một người bạn Mỹ, tưởng tôi là người Tàu, đã chào tôi bằng câu chào tiếng Tàu học lóm đâu đó. Tôi bỗng thấy bất mãn, lên tiếng đính chính: Tôi là người Việt Nam, Miền Nam Việt Nam! Bốn chữ Miền Nam Việt Nam, tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi là người Việt của một nước Việt Nam Cộng Hoà, chứ không dính dấp gì đến nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đương thời.

Dù rằng trong thời gian chiến tranh, bọn phản chiến, báo chí truyền thông khuynh tả tại Mỹ đã gán cho chế độ miền Nam những điều xấu xa nhất, chúng ta vẫn mang niềm tự hào của một dân tộc có văn hiến, có sức sống vươn lên và có khả năng thành đạt. Những năm sau chiến tranh, với sự trưởng thành của người Việt hải ngoại, và sự lộ diện bản chất của chế độ Cộng sản Việt Nam; người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, đã thay đổi rất nhiều trong cách nhìn về chế độ Cộng Hoà trước đây và chế độ Cộng sản hiện nay. Do đó, khi Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt phát biểu rằng ông cảm thấy nhục nhã khi ra nước ngoài mà cầm trong tay tấm thông hành của nước CHXHCN; đó là ông đã can đảm nói lên tâm tư tình cảm chung của những người Việt biết tự trọng, có nhân cách.

Thế sự có lúc thăng, lúc trầm. Quốc gia có lúc thịnh, lúc suy. Thời hưng thịnh là thời có các vị minh quân, các nhà lãnh đạo các cấp có tài đức, biết chăm lo cho an sinh của toàn dân., phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng. Nhờ đó, bên ngoài thì yên, bên trong thì ấm. Thời suy vong là thời mà các cấp lãnh đạo u mê, ích kỷ, tham tàn chỉ lo phục vụ quyền lợi cá nhân bè đảng; mà người dân lại yếu hèn không dám phản kháng đấu tranh quyết liệt. Hậu quả là bị ngoại bang chèn ép, khinh khi; đất nước bị tụt hậu nghèo đói. Người công dân phải biết ý thức từng hoàn cảnh mà có những phản ứng thích nghi cũng như quyết tâm để phục hồi. Đã biết ngẩng cao đầu khi đất nước vinh quang; thì cũng biết cúi đầu nhục nhã khi đất nước suy vi. Cúi đầu nhục nhã không phải là chấp nhận nó, mà phải làm sao cho thoát nỗi nhục này. Những thời kỳ nước ta bị Tàu, Pháp đô hộ, nhục nhã trăm điều. Nhưng cha ông ta đã thấm thía nỗi nhục mà chấp nhận chiến đấu hy sinh để đất nước thoát vòng nô lệ; phục hồi quyền độc lập tự quyết, vươn lên trong cộng đồng thế giới.

Trong bài Hịch Tướng Sĩ của Đức Trần Hưng Đạo, và Bình Ngô Đại Cáo của Quân sư Nguyễn Trãi, hai vị anh hùng đã nêu lên nỗi nhục nhã của quan dân Việt trước sự hống hách tàn bạo của sứ nhà Nguyên (Thế kỷ 12) và nhà Minh (Thế kỷ 15) để khích động tinh thần dân tộc trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ đánh đuổi quân Tàu xâm lăng. Dưới sự cai trị của một tập đoàn gồm những con người kém cỏi về tri thức, khả năng; thấp kém về tư cách đạo đức, nước Việt mấy chục năm nay đã suy thoái một cách nghiêm trọng về mọi mặt. Trong tất cả các bảng xếp hạng về phát triển, văn minh, tự do dân chủ… do các cơ quan quốc tế thực hiện, thì hai chữ Việt Nam lúc nào cũng đứng ở những vị trí áp chót của hơn 170 quốc gia. Trong nước thì toàn những tin về tham nhũng, hối lộ, truy đồi về đạo đức, sa sút về giáo dục. Nhà nước Cộng Sản mấy chục năm qua chỉ biết đàn áp, cướp bóc và sa đoạ. Quốc phòng thì yếu kém, chính trị thì độc tài, dựa dẫm vào quan thầy Trung Hoa, nên càng ngày càng bị bắt bí, mất đất, mất biển.

Khi các lãnh đạo nhà nước ra ngoại quốc, thì chỉ một luận điệu ăn xin rất hèn hạ. Đi đến đâu cũng thì bị đồng bào mình la ó, tẩy chay, lên án, xua đuổi. Ngoài nước, qua các cơ quan truyền thông quốc tế, chỉ nghe đến hai chữ Việt Nam với những tin tức phóng sự đáng buồn – nói rõ hơn, ô nhục. Ngoại trừ những người Việt định cư tại hải ngoại, con dân từ trong nước Việt Nam đi ra ngoài thì bị nhà nước bán làm là lao nô, làm gái điếm, buôn lậu, trộm cắp, mánh mung… Đã có những bản tin từ Malaysia về những đoàn du khách Việt Nam (mà hầu hết là cán bộ Cộng Sản hay vợ con họ) khi đến các siêu thị đã ăn cắp nhiều món hàng từ nhỏ đến lớn. Lao nô ở các nước hậu Cộng Sản thì mánh mung, đĩ điếm, băng đảng. Dân lao nô trốn ở lại qua các nước tư bản thì trồng, chế biến, mua bán ma túy ngay trong nhà. Phần lớn du học sinh là con cái cán bộ thì chỉ biết ăn chơi phung phí do có đồng tiền bóc lột mà cha anh họ tuồn qua. Ngay chính người Việt hải ngoại cũng thấy xấu hổ lây.

Vậy trách chi người ngoại quốc có cái nhìn nghi ngờ, bất thiện (có thể nói là khinh khi) đối với những người đến nước họ bằng tấm thông hành của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.Chỉ có những người Cộng Sản là không biết thấm thía nỗi nhục này, nên vẫn cứ vênh váo, khoác lác, phô trương. Giống như hình ảnh các cán binh Việt Cộng vào các thành phố miền Nam sau ngày 30 tháng Tư, 1975. Chúng tôi không muốn nhắc ra đây chuyện đã xảy ra từ hơn ba mươi năm trước. Nhưng có lẽ không ai có thể quên được cái nhìn vừa thương hại vừa coi rẻ của nhân dân miền Nam trước các cán binh khoác lác, ngông nghênh, tự đắc của những người tự cho là "chiến thắng" mà thực chất thì quá thấp kém mọi mặt so với đồng bào miền Nam. Không, người dân không xấu hổ, nhục nhã nếu chỉ vì nghèo đói, lạc hậu, kém tri thức. Vì đó là nỗi nhục của nhà cầm quyền, là hệ quả của chính sách phản động của họ. Không phải lỗi người dân. Chỉ xấu khi không biết đó là nhục mà vẫn cứ huyênh hoang. Đây là trường hợp bọn cầm quyền. Chỉ xấu khi biết đó là nhục mà cúi đầu chấp nhận, không một ý hướng phản kháng để đạt đến điều vinh. Đây là trường hợp của những người dân thiếu ý thức dân tộc, thiếu lòng tự trọng. Qua rất nhiều bài báo gửi ra từ trong nước hay các buổi tham luận trên các diễn đàn online; chúng tôi đã nghe rất nhiều thanh niên, trí thức Việt Nam trong nước đã tỏ ra vô cùng ray rứt trước hiện trạng nước nhà.

Và đây là lần đầu tiên, một người Việt Nam yêu nuớc có lòng tự trọng, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, đã chính thức nói ra sự thật trước mặt nhà cầm quyền Cộng Sản tại Hà Nội: "Tôi cảm thấy nhục nhã khi mang tấm hộ chiếu Việt Nam" (phải được hiểu là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam). Nỗi nhục nhã này, hoàn toàn do tội lỗi của Hồ Chí Minh và tập đoàn đảng Cộng Sản Việt Nam.

(Nguồn: Michael Do, webpage: www.michaelpdo.com)
 
Con đường dấn thân của Cha cố Giuse Trần Hữu Thanh là con đường đấu tranh Công Lý và Sự Thật
Jos Trần Hải Đằng
14:40 27/10/2008
Con đường dấn thân của Cha cố Giuse Trần Hữu Thanh là con đường đấu tranh Công Lý và Sự Thật

Nhân ngảy giỗ của Cha Giuse Trần Hữu Thanh, một người Cha suốt đời tận tụy đấu tranh Công lý và sự thật cho dân tộc. Được nghe bài giảng của Cha Phụng về cuộc đời của Cha Cố Giuse Thanh rất xúc tích làm xao động lòng người khiến tôi suy nghĩ, cầu nguyện thêm cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, cho Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thân yêu và cho Giáo Xứ Thái Hà đang trong cơn thử thách. Trong tâm tình hiệp thông cách riêng cho Cha Cố Giuse, con xin bày tỏ vài cảm nghĩ, mong tinh thần đấu tranh của Cha tỏa khắp trên mỗi người tín hữu chúng con trên mọi miền Tổ Quốc.

Tôi chỉ gặp được Cha Giuse vỏn vẹn ba lần ở ba nơi khác nhau rất xa, nhưng ba lần gặp ấy là ba ấn tượng cũng rất khác nhau trong cuộc đời tôi cũng như trong cuộc đời Ngài.Ba hình ảnh khiến tôi ngưỡng mộ Ngài như bao người có dịp gặp Cha.

Nhà Thuyết Giảng tài ba của Chúa Kitô. Một Phaolô thời đại

Khi còn là một cậu giúp lễ nhỏ tại một giáo xứ nghèo trên quốc lộ 1 miền trung, cái thời đất nước mới trải qua cuộc chiến và thành quả của nó là chia đôi Nam Bắc, cả triệu người phải bỏ quê hương vào nam chạy trốn gông cùm cộng sản. Xứ đạo tôi còn nghèo mọi thứ, công ăn việc làm chưa ổn định, nhà cửa còn tạm bợ chòi tranh, mái lá. Nhưng cũng có một nhà thờ mái tranh vách đất với mấy chục gia đình, mà cha xứ thì kiêm nhiệm cả năm, sáu nơi xa xôi hẻo lánh. Vất vả là thế mà cuộc sống bình yên, hài hòa, thương yêu gắn bó trong xóm Đạo thân thương.

Tôi còn nhớ buổi chiều hôm ấý, sau giờ lễ bỗng nhiên xứ tôi có khách, chuyến xe tốc hành Phi Long chạy Saigon-Huế thả xuống sân nhà thờ một đoàn khách với cơ man độ đạc, cứ từng thùng, từng thùng to nhỏ đủ thứ….? Thì ra chúng tôi đang được vinh dự đón tiếp một đoàn các cha các Thầy Dòng Chúa Cứu Thế đến giúp cho một Tuần Đại Phúc trong hành trình tứ Sài Gòn ra Huế. Giáo xứ rộn rã hẳn lên, chúng tôi kẻ khiêng người vác mọi thứ vào gian nhà chung –gọi là nhà chung vì nó là nơi duy nhất để sử dụng vào mọi việc,là nơi tập hát buổi tối,là phòng họp của Legio, là trường học chung cho đủ các lớp của thầy Bốn….và bây giờ là chỗ cho các Cha Thầy dòng CCT vừa ở vửa để đồ đạc vừa là văn phòng điều hành. Bố tôi là ông trùm xứ nên lo việc ăn uống, sinh hoạt và phương tiện đi lại cho đoàn. Ngay tối hôm đó, cuộc họp khẩn cấp lên kế hoạch, phân công và lập ban Tuần Đại Phúc. Tôi được Cha xứ gọi lên trưc nhật xem các Cha cần gì thì …chạy việc.Từ đó tôi được gần gũi các Cha Trần Hữu Thanh, Cha Vàng, Cha Tự Do và một số thầy nữa, nhưng Cha Thanh là người gần như tôi được gần Ngài nhất trong suốt tuần lễ. Công việc chia làm hai phần: Tuần Đại Phúc sáng chiều cho các đoàn thể và toàn giáo xứ, cầu nguyện Mẹ Hằng Cứu Giúp xin Chúaban cho Tuần Đại Phúc gặt được nhiều Lúa linh hồn, phần thứ hai các Cha và các Thầy cùng giáo dân chia nhau đi thăm hỏi khắp các nhà không kể lương giáo. Công việc ấy cùng lúc làm cho cả 5 nhà thờ mà Cha xứ quản nhiệm. Các Cha và các Thầy đi về như thoi đưa và đi gần như suốt ngày bằng xe đạp (cả làng chỉ có 5 chiếc ), còn gần thì đi bộ.

Ấn tượng Cha Thanh nơi tôi là sự năng nổ, nhiệt tình quán xuyến hết mọi công việc không mệt nghỉ.Cứ đúng giờ Cha lên bục giảng, dù trưa nắng oi ả, người nghe cũng không chán bởi những món ăn tinh thần rất hợp khẩu vị, không cao lương mỹ vị,nhưng rất gần gũi, dung dị như cùng đi với Đức Kitô trong cuộc sống. Rời bục giảng chỉ vội uống hớp nước lạnh là Cha đi ngay tới điểm khác, trên đường đi bao giờ Cha cũng bảo tôi cho Cha ghé thăm một nhà có đạo, sau chào hỏi vấn an là Cha đề nghị chủ nhà dẫn Cha thăm một nhà bên lương. Cứ thế mỗi lần mỗi xóm, các Cha các Thầy khác cũng như vậy, tối về ghi chép tổng kết,lên danh sách cho các đoàn thể tiếp nối mời gọi…để ngày cuối cùng thu hoạch.

Năm ngày trôi qua,bên cạnh nhà thở có khu đất trống, các Cha làm một cái chói cao như tháp canh rồi bắc giàn loa lên đấy, đúng giờ các xóm kéo đến chật kín sân cả lương lẫn giáo tới nghe các Cha giảng lời Chúa. Ngày hôm sau còn đông hơn vì các nơi xa hơn cũng kéo nhau tới nghe giảng Lời Chúa. Con số chuc người ghi tên học đạo đã thành ngót nghét hai trăm ngày chia tay đoàn Tuần Đại Phúc. Ơn Chúa ban từ đó giáo xứ Phước Tường chúng tôi sau này trở thành một giáo xứ lớn nhất nhì Giáo Phận Đà Nẵng có thời điểm lên tới gần 10 ngàn giáo dân.

Chỉ một tuần gần gũi Cha thôi, chúng tôi học được ở Cha rất nhiều nhân đức qua cách sống và làm việc của Cha.Một Phaolô mới của Đức Kitô.

Người dấn thân đấu tranh Công Lý sự thật.

Khi vào nam học Đại học, tôi lại có dịp gặp lại Cha ngay nơi ở mới, Cha về giáo xứ Hà Nội ( Xóm mới-Sàigòn )công bố bản cáo trạng số 3 chống tham nhũng. Có mặt hôm ấy cũng có rất nhiều an ninh chìm nổi, Cha giới thiệu tên và xin anh em cứ làm nhiệm vụ nhưng nếu có bắt thì TÔI là người chịu trách nhiệm, đừng bắt những người tham dự…Một hình ảnh can trường trước sóng gió ba đào, và Cha cũng mời gọi cầu nguyện cho Công lý Hòa bình.

Người Cha đồng hành cùng bà con nghèo khổ lầm than.

Sau năm 75, tôi có nghe Ngài bị đi tù, tưởng như không gặp nữa thì cơ may lại đến.Nhân ngày Kim Khánh Linh Mục của Cha Nguyễn Cao Lộc, trước mặt hàng trăm khách quí, có cả chính quyền trên dưới,Cha giới thiệu một người bạn thân cùng đồng tế và giảng trong thánh lễ Tạ Ơn hôm nay: Cha TRẦN HỮU THANH, dòng Chúa Cứu Thế. Mọi người sửng sốt lặng đi trong giây lát rồi tiếng vỗ tay kéo dài…vui sướng. Càng sửng sốt hơn khi trên giảng đài, Cha giới thiệu vẫn ở trong tù, phải có cái cớ về đám tang người thân mới có mặt ở đây…Cha khẳng định “sau mười mấy năm cách ly, tôi trở lại thấy tất cả đều thay đổi, thay đổi một cách tồi tệ….xuống cấp??? “. Cha xót thương cho những người nghèo khổ, lầm than. Chịu đủ thứ bất công đày đọa…Cha xin mọi người Cầu Nguyện và Cầu nguyện, bám chặt vào cột buồm vững trãi là Đức Kitô mà chiến đấu!...Chúng tôi bùi ngùi xúc động,vẫn con người ấy,vẫn tinh thần bất khuất kiên trì ấy, Người Cha già hôm nay toát lên một hào hùng Công Lý. Trong đầu tôi hiện lên rất rõ hình ảnh của Cha những lần đến với từng gia đình bần hàn cơ cực nơi xóm nghèo thuở ấy.

Ngày giỗ đầu của Cha Giuse cũng là ngày một số anh chị em giáo dân sắp phải ra trước đầu ngọn sóng, tôi viết lên nhừng điều sự thật mắt thấy tai nghe về cuộc đời Cha Thanh, như sự đồng cảm với Cha Matthêu, cùng các Cha các Thầy Dòng CCT như món quà kính dâng cho Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thân yêu, xin mượn lời kết của Cha: “Con đường của Cha Giuse Trần Hữu Thanh và con đường của chúng ta là một".
 
Cáo trạng kết tội giáo dân Thái Hà (phần 4)
Viện Kiểm Sát Đống Đa
16:44 27/10/2008
 
Cáo trạng kết tội giáo dân Thái Hà (phần 3)
Viện Kiểm Sát Đống Đa
16:46 27/10/2008
 
Cáo trạng kết tội giáo dân Thái Hà (phần 2)
Viện Kiểm Sát Đống Đa
16:47 27/10/2008
 
Cáo trạng kết tội giáo dân Thái Hà (phần 1)
Viện Kiểm Sát Đống Đa
16:49 27/10/2008
 
Người Việt tại Đan Mạch thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình cho Việt Nam
Vương Nhi
21:18 27/10/2008
Người Việt tại Đan Mạch thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình cho Việt Nam

Hỡi Cô Bác, hỡi Anh Em, hỡi Chị ! Hãy kiên cường ta nói tiếng lòng ta ! Quê ta chờ ta dấn bước xông pha để đem lại Tự Do cho dân nước … (NMH)

Hình ảnh Buổi Cầu Nguyện và tại Århus, Đan Mạch

Như lời kêu gọi của một anh thư nước Việt, đương kim chủ tịch Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam – Århus - Chị Nguyễn Kim Hương hòa cùng với những tiếng nói của Quý Cha Nguyễn Minh Quang và Nguyễn Ngọc Tuyến, Thượng Toạ Thích Giác Thanh và thêm sự hỗ trợ của Cha Xứ Meister, Cha Herbert, Cha Bernardo, Thầy David De Nigris, ban Hội Đồng Giáo Xứ Công Giáo Århus… đã đồng lòng hưởng ứng việc tổ chức Buổi lễ thắp nến cầu nguyện cho Công Lý – Nhân Quyền trên quê hương Việt Nam vào ngày 24 – 10 - 2008. Một chiều thứ sáu vào thu với khí trời se lạnh. Từng lớp người Việt từ khắp nơi tiến về ngôi Thánh đường Giáo Xứ Công Giáo (Vor Frue Kirkker) tại Rygesgade 26 – 8000 Århus C.

Theo lời của Chủ tịch Cộng Đoàn - Chị Hương cho biết có đến hơn 95 % các đoàn thể người Việt trên toàn Đanmark ủng hộ và tham gia.

Riêng Hội Văn Hoá Việt Nam – Århus tuyên bố trực tiếp với TNT-VietMedia chúng tôi là không tham dự với lý do: Không tham gia hoạt động Chính Trị và Tôn Giáo, (qua lời của Chủ Tịch HVHVN Đinh Nam Hoà ); và được tin Võ đường VoViNam cũng không tham gia qua lời của Võ Sư Trần Ngọc Thành tuyên bố không tham gia vì sợ Cộng Sản bắt bỏ tù.

Vào lúc 15 giờ xe bắt đầu chở biểu ngữ, plakat đến. Mọi nét mặt hiện rõ lòng hăng hái và hoạt động hăng say với công việc của mình…. Đến khoảng 15.45 nhà thờ đã gần kín chỗ. Điều này cũng nói lên được số người tham dự khoảng trên 300 người.

Chương trình được bắt đầu lúc 16.00 giờ với lời nói đầu của Chủ tịch Cộng Đoàn Nguyễn Kim Hương, kế đến là lời dẫn nguyện của Cha Quang và Cha Tuyến giúp mọi người hướng lòng lên cùng Chúa hiệp thông và cầu nguyện cho Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam. Ngoài những bài thánh ca được ca đoàn tấu lên, những khúc phim ngắn, lời phát biểu của Cha Phan Văn Lợi cũng được chiếu lên cho mọi người theo dõi. Nến trên tay cũng được thắp sáng làm không khí trong thánh đường thêm phần long trọng và sốt sắng. Kế đến là nghi thức cầu nguyện của Chi Hội Phật Giáo do Thượng Toạ Thích Giác Thanh chủ trách. Mọi đạo hữu Phật Giáo đều đồng thanh theo tiếng tụng lời kinh … đã chứng minh tinh thần đoàn kết dân tộc và tình yêu thương quê hương đồng bào đã vượt qua ranh giới tôn giáo…

Kết thúc phần cầu nguyện trong thánh đường bằng bài hát quen thuộc ”Lời nguyện cầu cho quê hương”. Nến trên tay vẫn cháy sáng khi mọi người dần dần rời chỗ… Mọi người từ từ di chuyển ra ngoài và sắp thành hàng tiến bước trên đường phố đi bộ (Gågade). Những bước chân nhịp nhàng tiến bước trên đường theo những tiếng hát Kinh Hoà Bình và Lời nguyện cho quê hương, cùng những tiếng hô to những khẩu hiệu đòi Dân Chủ, Tự Do, Công Lý và Sự Thật cho quê hương VN.

Những biểu ngữ được viết với 3 thứ tiếng: Việt, Anh Đan, hầu cho người bản xứ và tất cả các sắc dân hiểu rõ được mục tiêu và ý nghĩa cuộc diễn hành, đồng thời cũng vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chế độ độc tài CS và đưa ra ánh sáng thực trạng của Việt Nam hiện thời.

Qua những cử chỉ hỏi thăm, với những câu hỏi tìm hiểu, những ánh mắt ngạc nhiên, những phút giây chờ đợi đoàn diễn hành qua những ngã tư đường đã tạo nên chiếc cầu cảm thông và chia sẻ của người bản xứ đối với người Việt tha phương…

Trạm dừng đầu tiên tại nhà thờ chính toà ( Dom Kirkker), vòng qua Magasin và tiến trên đường Frederiksgade đến Tòa Thị Sảnh. Trước sân Tòa Thị Sảnh tất cả đã được chuẩn bị từ âm thanh, máy chiếu đến cả bản đồ VN được xếp bằng những ngọn nến lung linh…

Trời đã dần sụp tối càng làm nổi bật ánh sáng từ những ngọn nến trên tay của mọi người. Các bạn trẻ không ngừng hô to những khẩu hiệu đòi hỏi Công Lý và Hòa Bình…. Bên cạnh những lời phát biểu của các vị đại diện, Ban tổ chức cũng cho trình chiếu bài hát Nguyện Cầu… và những lời ca để mọi người cùng cất cao tiếng hát như xé tan bóng đêm và xua đi cơn rét trời thu Bắc Âu.

Trước khi kết thúc chương trình, mọi người đồng ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư, sẽ được gửi đến: Thủ Tướng Đan Mạch, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Vụ DK, Tòa đại Sứ DK tại VN và hội Hữu Nghị Việt – Đan.

Chương trình được kết thúc với lời cám ơn của ban tổ chức và sự tiếp đãi ẩm thực ân cần với bánh mì và nước uống…

Trời càng tối - nến càng sáng trên tay mọi người … vừa cầm nến vừa ăn bánh mì và vừa trò chuyện với đồng hương… Những câu chuyện quê hương không bao giờ dứt, những ngọn nến lòng không bao giờ tàn và sẽ hoà cùng với lửa Chúa Thánh Thần đốt cháy Cộng Sản thành tro bụi và rọi sáng tương lai VN thật huy hoàng với những ngọn nến công lý, công bằng, nhân quyền, dân chủ tự do….
 
Nhạc bản: Maria, Nữ Vương Công Lý và Hòa Bình
Kim Ân
23:31 27/10/2008
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hãy nghiệm và nghĩ suy xem Hôn Nhân Đồng Tính đã và đang làm thiệt hại các thế hệ trẻ như thế nào ngay chính tại tiểu bang MA!
Paul Anh
11:31 27/10/2008
Hãy ngó xem Hôn Nhân Đồng Tính đã và đang làm thiệt hại các thế hệ trẻ như thế nào ngay chính tại tiểu bang Massachusetts!

Boston (MA)-. Một Tổ Chức Phò Gia Đình có tên là MassResistance trong bản báo cáo đặc biệt do Brian Camenker - một chuyên gia hành động rất có nguyên tắc trong cổ võ rất mạnh mẽ cho các giá trị truyền thống của gia đình, đã nêu ra những hậu quả về mặt xã hội lẫn tinh thần, một cách rất tàn bạo và nguy hiểm, vốn đang mạnh mẽ tấn công vào các thế hệ trẻ ở Hoa Kỳ, và hệ quả này còn khủng khiếp hơn cả những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng ra được.

Đối với những ai nghĩ và cho rằng: Hôn Nhân Đồng Tính Luyến Ái không có ảnh hưởng gì cả đến những người hết sức bình dị trong xã hội, thì nay sẽ phải xem lại sự nhận thức của mình về vấn đề này, khi biết được những tai hại tàn khốc mà nó đã gây ra với những người thuộc tiểu bang Massachusetts.



Chuyện Hôn Nhân Đồng Tính giờ đây đã trở thành một sức nặng, vốn ép buộc tất cả mọi người phải chấp nhận và xem chuyện Đồng Tính Luyến Ái như là chuyện bình thường trong xã hội, và khuynh hướng này càng gia tăng rất mạnh mẽ, nếu như Obama và các ứng cử viên của Đảng Dân Chủ ở mọi cấp được bầu chọn vào các chức vụ công quyền.

Khi đó, nếu có hối tiếc, thì e rằng đã muộn màn, vì chính chúng ta đã bỏ phiếu tiếp sức cho "ma quỷ" được sức mà bạo hành và thao túng cả nền Đạo Đức và Luân Lý Truyền Thống của cả nước Mỹ lẫn thế giới.

Vào ngày 18 tháng 11 năm 2003, Tòa Án Tối Cao của tiểu bang Massachusetts đã công bố ra quyết định công nhận tính hợp hiến của Hôn Nhân Đồng Tính. Thì sáu tháng sau, những cuộc Hôn Nhân Đồng Tính tại tiểu bang này bắt đầu nở rộ, với tốc độ chóng mặt.

Không những thế mà Hôn Nhân Đồng Tính đã tấn công một cách hết sức mạnh bạo vào các trường học công cộng trên khắp cả tiểu bang này ngay sau khi Tòa Án ra quyết định công nhận Hôn Nhân Đồng Tính, cụ thể là:

A. Về mặt Giáo Dục nơi Học Đường:

+ Ngay trong môi trường học đường của các trẻ em, đặc biệt là tại các trường Trung Học, nhà trường đã dành riêng ra một ngày mỗi năm để tổ chức hội thảo, đón chào, và ăn mừng Ngày Hôn Nhân Đồng Tính, mà ngày ăn mừng đầu tiên là vào đầu tháng 12/2003 mãi cho đến nay. Hàng loạt các thầy/cô giáo công bố công khai cho học trò biết là Ông A sẽ cưới Ông B, và Bà C sẽ cưới Bà D, và họ sẽ bắt đầu một gia đình mới bằng cách nhận con nuôi, hay qua việc thụ tinh nhân tạo (vốn trái ngược với giảng dạy về Đạo Đức và Luân Lý của Giáo Hội Công Giáo). Các tờ bích chương thông tin nói về Hôn Nhân Đồng Tính được phân phát hết cho các em học sinh, vốn tuổi hãy còn non dại và chưa mấy hiểu biết về đời sống thực tế như thế nào.

+ Cũng không lâu sau đó, vào tháng 9/2004, Hôn Nhân Đồng Tính được đem vào lịch trình giáo dục cho các em học sinh từ Lớp 6 đến Lớp 9. Một nữ giáo viên dạy lớp 8 cho đài phát thanh NPR biết rằng: "Giờ đây, tôi có thể bàn đến chuyện ái ân, dục tính trong cuộc Hôn Nhân Đồng Tính của tôi, cho các học trò đang cố theo khuynh hướng Đồng Tính, hay không Đồng Tính mà không còn phải lo ngại, ngượng ngùng hay e sợ gì nữa. Vì nếu có ai dám thách thức tôi về điều này, thì tôi sẽ nói với người đó rằng: chuyện đó giờ đã trở thành luật và hợp pháp rồi Ông/Bà ạ!"

Cụ thể là người nữ giáo viên này nói với các em học sinh, tuổi hãy còn non nớt, của Bà rằng: hai người phụ nữ lấy nhau và có thể quan hệ tình dục với nhau qua âm hộ bằng việc dùng đến các dụng cụ đồ chơi dùng trong việc giao cấu tình dục (sex toys).

+ Cũng cùng năm đó, việc giáo dục về Hôn Nhân Đồng Tính được chính thức đưa vào chương trình giảng dạy cho các em học sinh tiểu học, từ Lớp 1 đến Lớp 5. Các trẻ em non nớt này được các thầy/cô giáo cho nhìn thấy những hình ảnh hai người đàn ông và hai người đàn bà, đang ôm ấp và làm tình lẫn nhau, và họ giáo dục cho các trẻ em non nớt này rằng: các cặp Hôn Nhân Đồng Tính chính là một dạng khác của gia đình, giống như dạng gia đình của Ba và Mẹ của chính các em vậy.

Vào năm 2005, khi Ông David Parker thuộc thành phố Lexington, MA phụ huynh của một em học sinh - mạnh mẽ yêu cầu nhà trường rằng: khi nào các thầy/cô giáo nói về chuyện Hôn Nhân Đồng Dục cho con của Ông, thì nhà trường phải báo trước cho Ông biết. Thế là nhà trường đã cho cảnh sát đến bắt Ông và Ông bị bỏ tù qua đêm.

Các em học sinh lớp 2 của cùng trường đem về nhà đọc cuốn sách có nhan đề "Vua và Vua" (King and King) nói về hai ông tự dưng đem lòng yêu và quyết định cưới nhau, với bức hình hai ông này đang ôm hôn nhau. Khi Cha và Mẹ của một em học sinh nó có tên là Rob và Robin Wirthlin than phiền, thì họ được nhà trường báo rằng, nhà trường chẳng có bổn phận gì cả trong việc báo cho họ biết về cách giáo dục của nhà trường.

+ Vào năm 2006, hai gia đình Parkers và Wirthlins kiện lên Tòa Án Liên Bang về Quyền Dân Sự, vốn buộc nhà trường phải báo trước cho các bậc phụ huynh biết cũng như cho phép họ có thể loại bỏ con cái của họ ra khỏi kiểu giáo dục bệnh hoạn và suy đồi như thế này.

Kết quả là vụ kiện của họ bị Tòa Án Liêng Bang bác bỏ vì luật lệ của tiểu bang Massachusetts công nhận chuyện Hôn Nhân Đồng Tính là hợp pháp, và vì hợp pháp, nên nhà trường phải có nhiệm vụ giáo dục cho tất cả mọi em học sinh biết đây là chuyện bình thường, và việc phụ huynh học sinh cũng như chính các em học sinh, chấp nhận chuyện Hôn Nhân Đồng Tính, chính là cách thể hiện việc họ là những người công dân tốt trong xã hội. Như vậy có nghĩa là: mặc cho sự phản đối của Cha-Mẹ, chuyện giáo dục về Hôn Nhân Đồng Tính phải là nghĩa vụ của mọi công dân.

+ Các Thư Viện trong môi trường học đường giờ cũng đã thay đổi một cách trầm trọng theo chiều hướng xấu từ cấp tiểu học cho tới cấp trung học. Giờ đây có rất nhiều kệ sách nói về chuyện Hôn Nhân Đồng Tính và cách sống của các cặp Hôn Nhân Đồng Tính, và thậm chí còn có những sách minh họa ra các hình vẽ về chuyện Hôn Nhân Đồng Tính nữa là chuyện khác! Những bậc Cha-Mẹ nào lên tiếng than phiền, tức sẽ bị kẻ thù "vô hình" khủng bố, tấn công và bị sách nhiễu bởi những bọn côn đồ, giống y hệt chiêu bài của bọn Cộng Sản tại Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà vậy! Người ngay lành, chân thật, bổng chốc trở thành "kẻ thù" của cộng đồng nhân loại!

+ Trong vòng hơn 6 năm qua, các nhóm Đồng Tính Luyến Ái đã dùng rất nhiều khoản tiền thuế của người dân tại tiểu bang này để phân phát, in ấn, các loại sách bìa cứng nhằm vinh danh chuyện Hôn Nhân Đồng Tính, có nhan đề "Ve Vãn cho Sự Bình Đẳng" (Courting Equality) vào tất cả mọi Thư Viện trong khắp cả tiểu bang Massachusetts.

+ Giờ đây, trong môi trường học đường ở tiểu bang Massachusetts, các thầy/cô giáo và hiệu trưởng đã mạnh bạo khoe khoan cho học trò của họ thấy hình ảnh của người bạn tình đồng phái của họ, và thậm chí còn mang theo cả những người này, vào trong các hoạt động của trường học, để giới thiệu cho các em học sinh.

+ Hầu hết các trường học tại tiểu bang này có ngày "Gay Day" (Ngày Đồng Tính), vốn được ráo riết chuẩn bị và tổ chức hằng năm rất lớn. Vào ngày này, có trên hàng ngàn các cặp đồng dục nam và nữ, đến nhà trường, hun hít, và thậm chí còn làm tình với nhau, trước mặt các em học sinh, khiến cho các em học sinh, không còn chú trọng gì cả đến chuyện học hành, hay chuyện nghĩ đến người khác phái, như là đối tượng để yêu thương của mình nữa!

B. Về mặt Sức Khỏe Công Cộng:

+ Ông Ủy Viên Hội Đồng đặc trách Sức Khỏe Công Cộng của tiểu bang Massachusetts rất tự hào khi cưới một ông khác làm vợ của mình, và Ông ta tuyên bố với đám đông giới trẻ và các trẻ em rằng: thật là tuyệt với khi cưới người đồng phái, và Ông ta muốn bảo đảm rằng: có đủ mọi kiểm nghiệm về bệnh SIDA (hay HIV) cho tất cả các cặp đồng tính luyến ái.

+ Vì chuyện Hôn Nhân Đồng Tính đã hợp lệ tại tiểu bang này, do đó, mức độ bị nhiễm HIV riêng tại tiểu bang này không thôi, đã gia tăng lên một cách khủng khiếp, còn hơn cả Châu Phi và một số nước Châu Âu gộp lại, và chi phí tiền thuế của người dân để điều trị HIV/AIDS giờ đây đã lên tới $500,000 mỗi năm.

+ Bộ Y Tế Công Cộng của tiểu bang này cũng cho phát hành ra cuốn sách có nhan đề "The Little Black Book, Queer in the 21st Century" qua đó có các hình ảnh khỏa dục, vốn được trao cho các em học sinh ở trường Trung Học Brookline vào ngày 30 tháng 4 năm 2005, trong số đó có đưa ra những lời khuyên cho các em học sinh nam biết về cách thực hiện tình dục bằng miệng lên trên các em trai khác, cách thực hiện việc thủ dâm với các em trai khác, và cách để "tiểu" tiện lên người cùng phái để có được cái cảm giác "khoái dục". Sách cũng còn liệt kê danh sách những nơi mà các em nam có thể tìm đến để "làm tình" một cách bí ẩn với những em trai hay những "thằng" đàn ông tội lỗi khác.

C. Về mặt Bạo Hành trong Gia Đình:

+ Vì sự bất bình thường trong các mối quan hệ dục tính của những người đồng dục, hiến pháp tại tiểu bang này đã bỏ ra từ $350,000 đến $100,000 (và con số này đang trên đà gia tăng một cách kinh khủng) tiền thuế của người dân để xử lý đến tình trạng bạo hành giữa các cặp đồng tính, vì quan hệ dục tính quá đau đớn, nên có một số người trong hoàn cảnh này, đã không chịu nổi, nên bị sự đàn áp và tấn công của ngay chính bạn đồng dục của mình.

D. Về mặt Kinh Doanh Thương Mại:

+ Tất cả mọi công ty bảo hiểm và các dịch vụ kinh doanh bị buộc phải chấp nhận các cặp Hôn Nhân Đồng Giới. Riêng ngành kỷ nghệ đám cưới, giờ phải tổ chức ra các dịch vụ cưới hỏi cho các cặp Hôn Nhân Đồng Giới, vì nếu không, họ sẽ bị rút giấy phép kinh doanh, hay bị bỏ tù vì tội kỳ thị.

+ Các nhà hàng phải chấp nhận cảnh các cặp Hôn Nhân Đồng Tính vào ăn, và việc họ vừa ăn vừa hôn hít, lẫn đùa giỡn với nhau.

E. Về mặt Luật Pháp:

+ Các cuộc thi lấy bằng / giấy phép hành Luật tại tiểu bang này đòi hỏi các Luật Sư phải có kiến thức về các vấn đề có liên quan đến Hôn Nhân Đồng Tính. Stephen Dunne vào năm 2007 đã bị đánh rớt kỳ thi này vì dám từ chối trả lời những câu hỏi có liên quan đến Hôn Nhân Đồng Tính.

+ Các Văn Phòng Luật tại tiểu bang này, giờ phải bắt ép các Luật Sư của họ học hỏi và tham gia vào các cuộc hội thảo nói về chuyện bảo vệ cho các cặp Hôn Nhân Đồng Tính.

F. Về chuyện Xin Con Nuôi:

+ Vào năm 2006, Bộ đặc trách về Dịch Vụ Xã Hội của tiểu bang này đã tôn vinh hai ông cưới nhau là mẫu "Cha-Mẹ của Năm" (Parents of the Year). Đứa trẻ mà hai ông này nhận làm con nuôi mặc cho sự phản đối của chính người mẹ và người cha đã sinh ra đứa trẻ.

+ Tổ Chức Từ Thiện Công Giáo tại tiểu bang này đã phải hủy bỏ dịch vụ Xin Con Nuôi, vì không thể chấp nhận cho các cặp Hôn Nhân Đồng Tính đón nhận con nuôi được. Thử nghĩ xem, tác hại sẽ kinh khủng đến chừng nào, nếu như đứa trẻ đó không có Mẹ hay không có Cha?

G. Về mặt Quy Định của Chính Phủ:

+ Vào năm 2004, dưới thời của cựu Thống Đốc Mitt Roomey (người đã từng ra tranh cử dưới lớp vỏ của Đảng Cộng Hòa, nhưng bị thất bại) đã ra lệnh cho các Chánh Án thực hiện các cuộc Hôn Nhân Đồng Tính, nếu không thì họ sẽ bị sa thải. Kết quả là có 1 vị Chánh Án đã phải từ chức.

+ Cũng chính nhờ vào Ông cựu Thống Đốc tội lỗi này, mà các Giấy Phép Hôn Phối của tiểu bang này giờ đây có thêm phần được gọi là: "Bên A và Bên B" thay vì "Bên Chồng và Bên Vợ." Ông này không có phép của pháp luật để làm như vậy, thế nhưng Ông vẫn cứ làm theo ý của Ông.

+ Vì giờ đây, chuyện Hôn Nhân Đồng Tính đã hợp lệ tại tiểu bang này, do đó, Quốc Hội tại tiểu bang này đã ban tiền thuế của người dân cho những nhóm hoạt động, ủng hộ và cổ võ cho chuyện Hôn Nhân Đồng Tính, và dĩ nhiên hoạt động của những nhóm này là nhắm vào các môi trường học đường trên khắp cả tiểu bang. Riêng trong năm nay, các nhóm này nhận được $700,000 tiền thuế của người dân để vào giáo dục cho các em học sinh tại các trường học công cộng về tính cấp thiết và quan trọng của Hôn Nhân Đồng Tính trong xã hội và nơi học đường.

+ Hệ thống Medicare của tiểu bang này, giờ bị cắt bớt đi vì phải lo trả tiền y tế cho các cặp Hôn Nhân Đồng Giới Tính.

H. Về sự bành trướng Nơi Quãng Trường Công Cộng:

+ Hằng năm các cuộc diễn hành "Gay Parade", của các cặp Hôn Nhân Đồng Tính đã trở nên một cách rõ ràng và lấn lướt hơn tất cả mọi ngày lễ xã hội khác, như ngày: Chiến Sĩ Trận Vong, Ngày Cựu Chiến Binh, Ngày Giáng Sinh, vân vân... và chi phí dành để tổ chức những cuộc diễu hành này rất cao.

Những người nữ, chuyển đổi giới tính, khỏa thân, không có "ngực" của nữ giới, những phần duới vẫn còn là của nữ giới, và cũng tương tự như vậy với nam giới, tạo ra một cảnh bát nháo và hết sức suy đồi của Đạo Đức và Luân Lý.

I. Về mặt Truyền Thông Công Cộng:

+ Tờ "The Boston Globe" giờ đây thay vào những mẩu chuyện của các cặp vợ-chồng thành những mẩu chuyện của các cặp Hôn Nhân Đồng Giới Tính.

+ Hàng loạt các thông tín viên truyền hình, truyền thanh lẫn báo chí, khoe khoang người bạn đồng dục của mình trên các phương tiện truyền thông, hay cùng tham gia vào những cuộc diễu hành của những người Đồng Giới Tính mà không còn cảm thấy xấu hổ, mà trái lại rất tự hào nữa là đằng khác!

* Kết Luận:

Và phải chăng, nước Mỹ sắp đến thời kỳ bị xóa sổ nếu như các ứng cử viên của Đảng Dân Chủ được bầu vào các chức vụ công quyền?

Câu trả lời đã quá rõ!

Nên nhớ rằng, người Việt chúng ta không phải vì sự kỳ thị của "màu da," mà vì những giá trị Đạo Đức và Luân Lý cao nhất của tổ tông, cho dẫu chúng ta có là Đạo Kitô Giáo, Đạo Công Giáo hay Đạo Phật, đi chăng nữa!

Thật là quá ấu trĩ và ngu dốt không thể nào tưởng tượng được khi nghĩ và cho rằng: với những gì mà Obama hứa hẹn về Giáo Dục, về Kinh Tế, về Sức Khỏe Cộng Đồng, vân vân....., sẽ mang lại một tương lai tươi sáng cho đất nước và giới trẻ Hoa Kỳ, đặc biệt là giới trẻ gốc Việt của chúng ta ở Hoa Kỳ?

Một tâm thức bệnh hoạn, với một nền tảng Đạo Đức, và Luân Lý yếu kém và suy tàn thì làm sao có thể cải cách được Giáo Dục, Kinh Tế, Sức Khỏe Cộng Đồng, vân vân... cho được?

Người Việt chúng ta, phải chăng, chưa nhìn thấy được những tác hại mà nền giáo dục của Cộng Sản, đã áp đặt lên cho bao thế hệ?

Nếu so sánh cho thật kỹ và mở mắt cho thật to, thì những cải cách về giáo dục mà Obama sẽ đưa ra, cũng chẳng khác gì mấy so với kiểu giáo dục của Việt Cộng, một điều hết sức cơ bản, phải chăng chúng ta không kịp nhận thức ra sao?

Chúng ta đã hiểu được sức mạnh tàn phá của việc "diệt chủng" nhân loại qua việc Hợp Pháp Hóa Chuyện Phá Thai (Abortion), nay chúng ta mới biết sơ qua những gì đang tàn phá tiểu bang Massachusetts, và cả nước Hoa Kỳ, nếu như chuyện Hôn Nhân Đồng Tính được công nhận trên khắp cả nước Hoa Kỳ!

Có lẽ đã đến lúc các bậc làm cha-mẹ nên di dời khỏi các tiểu bang như: California, New York và Connecticut khi chuyện Hôn Nhân Đồng Giới Tính đã được Hợp Pháp Hóa!

Mẹ ơn, xin hãy đoái thương nhân loại đang lỗi lầm và trên con đường bị diệt vong!
 
Tin Đáng Chú Ý
Chích ngừa bệnh cúm
BS Tâm Đoan
12:10 27/10/2008
Chích ngừa bệnh cúm

Cách đề phòng bệnh cúm hữu hiệu nhất là chích ngừa cúm. Mỗi năm, bệnh cúm thường xuất hiện vào cuối mùa thu và đầu mùa đông. Vì là bệnh lây, lan rất rộng rãi và mau lẹ nên thường gây ra dịch cúm. Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có chừng 226,000 người phải nhập viện vì bị cúm và 36,000 trường hợp tử vong do các biến chứng của cúm như xưng phổi. Đa số những trường hợp tử vong là những người lớn tuổi, những người có thể chất yếu đuối, và những người mang sẵn triệu chứng tim mạch và hô hấp.

Hàng năm, cứ vào tháng 10 hoặc tháng 11 là chương trình chích ngừa cúm được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, bất cứ lúc nào trong năm, khi có người bị bệnh cúm, chúng ta nên chích ngừa lại. Thông thường, chích ngừa cúm mỗi năm một lần là đủ. Các trẻ em dưới 9 tuổi mới chích ngừa lần đầu, hoặc trẻ em mới chích ngừa năm ngoái, nhưng chỉ chích một lần, thì năm nay cần chích hai lần, mỗi lần cách nhau khoảng 4 tuần lễ.

Bệnh cúm là gì?

Cúm là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn influenza. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua mũi, vào miệng, rồi theo cổ họng và xuống phổi. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hoặc chảy mũi. Những đờm dãi có chứa vi khuẩn văng tung toé ra ngoài. Người chung quanh hít các vi khuẩn này vào mũi, vào miệng, hoặc rờ tay vào chúng, rồi đưa tay lên mũi hoặc lên miệng là tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Triệu chứng: Sốt, ho, đau cổ họng, nhức đầu, ớn lạnh, đau nhức, mỏi mệt.

Thông thường, bệnh nhân hồi phục sau vài ngày, và không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị biến chứng xưng phổi. Triệu chứng xưng phổi là sốt cao, khó thở, xanh sao, khạc ra máu và có thể đưa đến tử vong trong vòng 48 giờ nếu không cứu chữa kịp thời. Ở trẻ em, bệnh cúm có thể gây ra tiêu chảy, sốt cao, và làm kinh phong (co giật)

Người mang bệnh cúm có khả năng truyền bệnh một ngày trước và năm ngày sau khi phát bệnh.

Thuốc chích ngừa: Vi khuẩn influenza biến thái rất nhanh, bởi vậy thuốc chích ngừa được điều chế riêng cho từng năm, tuỳ theo tình trạng biến thái của vi khuẩn năm đó. Mỗi năm, ta nên chích ngừa cúm lại một lần. Có hai loại thuốc ngừa:

1. Thuốc dùng vi khuẩn đã chết còn gọi là “flu shot”: được chích thẳng vào bắp thịt, thuốc này được dùng cho trẻ em trên 6 tháng và người lớn trên 50 tuổi, kể cả những người già; và cũng dùng để chích ngừa cho những phụ nữ có kế hoạch mang thai vào mùa đông, những người có các bệnh kinh niên như: bệnh tim, phổi, suyễn, bệnh gan, thận, bệnh thiếu máu,bệnh tiểu đường…v.v…; và những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân như bác sĩ, y tá, nhân viên trong nhà dưỡng lão, v.v…

Sau khi chích ngừa, cơ thể cần hai tuần lễ để tạo ra kháng thể miễn nhiễm. Kháng thể này chỉ có thể tồn tại được một năm và sau đó, chúng ta cần chích lại. Thuốc chích ngừa cúm có thể chích chung với các loại thuốc chích ngừa khác.

2. Vi khuẩn còn sống, nhưng suy yếu: thuốc ngừa được xịt vào mũi, tuy nhiên loại này chỉ dùng cho trẻ em khoẻ mạnh, trên hai tuổi và người lớn dưới 50 tuổi. Thuốc không dung cho phụ nữ mang thai, các người có bệnh kinh niên như: tim mạch, suyễn, phổi, gan, thận, máu, tiểu đường, những người có hệ thống miễn nhiễm suy yếu, những người có bệnh mũi, những người bị dị ứng với trứng (vi khuẩn chích ngừa nuôi trong môi trường trứng), và những người đã có phản ứng trong lần dung thuốc trước.

Những ai không nên dung thuốc ngừa cúm:

Những người nhạy cảm, dễ bị phản ứng nguy kịch với thuốc, những người bị phản ứng với trứng, những người đang đau yếu, và những người bị bệnh Guillain-Barre Syndrone (suy yếu vận động và kém cảm giác)

Phản ứng của thuốc chích ngừa:

Chích ngừa cúm có thể gây ra phản ứng như xưng, đỏ, đau nhức ở nơi chích thuốc, sốt nhẹ và đau mình mẩy. Những triệu chứng này sẽ biến mất sau một, hai ngày. Tuy nhiên đôi khi cũng có những phản ứng nặng: suy hô hấp, khó thở, khò khè, nổi mề đai, tim đập nhanh, chóng mặt. Cần được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ đưa đến tử vong.

Ở Hoa Kỳ, chính phủ Liên Bang có chương trình giúp đỡ những người bị phản ứng nặng do chích ngừa.

Chúng ta có thể tìm hiểu thêm chi tiết bằng cách liên lạc với:

National Vaccine Injury Compensation Program TEL: 1-800-338-2382; hoặc website:

http://www.hrsa.gov/vaccinecompensation/
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Song Đôi
Diệp Hải Dung
00:08 27/10/2008

SONG ĐÔI



Ảnh của Diệp Hải Dung (Hình chụp tại Port Kembla Wollongong. Australia)

Yêu:

Nếu ai đếm được bao nhiêu cát biển

Bằng ấy lần anh nói chữ yêu em !

(Trích thơ Tornado)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền