Ngày 25-10-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:36 25/10/2011
Chương 38:

SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI



“Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người”. (1 Cr 2, 9)


N2T


1. Để được hạnh phúc đời đời thì không có một chuyện nào có thể nói là khó, không có một thời khắc nào có thể nói là dài.

(Thánh Jerome)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 25/10/2011
VẪN CÒN THIẾU MỘT VẠN NHÂN MÃ

N2T


Có một người làm bánh phồng, lò bánh đặt bên đường phố lớn, anh ta một mình vừa chiên bánh vừa bán bánh. Bên cạnh lò bánh có một hội trường kể chuyện, ở trong đó người ta đang kể chuyện “tam quốc”, khi kể đến hồi Tào Tháo điều khiển nhân mã đi xuống Giang Nam, người kể chuyện đem chuyện Tào Tháo điều khiển tám mươi ba vạn binh kể thành tám mươi hai vạn binh.

Người nướng bánh phồng đang nướng bánh đột nhiên nghe người kể chuyện kể sai, bèn tạm ngưng nướng bánh đi vào đính chính: Tào Tháo điều khiển tám mươi ba vạn binh chứ không phải là tám mươi hai vạn; nhưng người kể chuyện khăng khăng không nhận sai mà vẫn cứ nói là tám mươi hai vạn, do đó mà hai người cãi nhau to tiếng. Người nướng bánh kiên trì nói tám mươi ba vạn, người kể chuyện vẫn cứ nói tám mươi hai vạn, cả hai người không ai chịu nhường ai, càng cãi càng kịch liệt.

Người nghe kể chuyện thấy hai người cãi nhau không ngừng, bèn lên tiếng khuyên người bán bánh phồng:

- “Bỏ qua đi, đừng tranh cao thấp với ông ta, mau đi coi lò bánh của anh, bánh thành hồ cả rồi kìa !”

Người nướng bánh phồng vẫn cứ cố chấp nói:

- “Không được, cho nó thành hồ luôn, một cái lò bánh nướng được bao nhiêu, ở đây vẫn có thiếu một vạn nhân mã !”

Suy tư:

Các thầy đại chủng viện đi giúp xứ thì giống như làm dâu trăm họ, được lòng cha sở thì mất lòng giáo dân, được lòng giáo dân thì cha sở không vui, làm được việc cũng bị phê bình, không làm gì cũng bị giáo dân nói thế này thế nọ, thấy giáo dân làm sai sửa cho họ cũng bị nói, không sửa sai cho họ cũng bị họ cho là người ngoài…

Làm người bàng quan thì rất khó, nhất là những người có chút chức quyền, có chút địa vị, bởi vì họ cảm thấy mình có bổn phận phải dạy bảo, nhắc nhở người khác, thế là họ bị cho là hung thần của bề dưới và là người khó tính của tập thể; bởi vì tính tình bộc trực nên thấy chuyện không thuận mắt thì can thiệp, thế là họ bị phê bình, bị chửi và bị trù dập…

Các thầy đại chủng viện phải tập làm người bàng quan khi đi giúp xứ, không nên trực tiếp giải quyết mọi chuyện vì đã có cha sở; cha sở tập làm người bàng quan khi giữa giáo dân có chuyện bất bình riêng tư với nhau, để ngài có cơ hội suy tư, đoán xét, nếu cần thì họ sẽ nhờ ngài giải quyết; hoặc là ngài nên tập làm người bàng quan khi để giáo dân chủ động công việc của giáo xứ.

Làm người bàng quan không có nghĩa là bỏ mặc sự việc, nhưng có nghĩa là không vội vàng giải quyết vấn đề, mà nên có thời gian quan sát, cân nhắc chin mùi, đó chính là sự khôn ngoan của những người “làm dâu trăm họ” vậy.

---------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:36 25/10/2011
N2T


2. Hành trình cuộc sống của con người chính là hướng về cõi phúc.

(Thánh Basil)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Assisi 2011: Lòng đạo châu Á, theo gương Thánh Phanxicô
Nguyễn Trọng Đa
08:45 25/10/2011
Ngày Assisi 2011: Lòng đạo châu Á, theo gương Thánh Phanxicô

Colombo - "Tinh thần Átxidi (Assisi) là một tinh thần của sự thật, tình yêu, hòa bình, tự do, công lý và khiêm nhường vô hạn. Đây là tinh thần của lòng đạo đích thực" theo ý kiến của ông Anton Meemana, giáo sư Công Giáo tại Viện thần học Thánh Joseph Vaz thuộc Đại học Colombo và Kelaniya, nhân ngày Suy tư, đối thoại, và cầu nguyện cho hòa bình tại Átxidi, sẽ được tổ chức ngày 27-10. Cuộc hành hương này sẽ là dịp kỷ niệm 25 năm ngày Átxidi đầu tiên, đã được cử hành bởi ĐTC Gioan Phaolô II và các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới ngày 27-10-1986.

Theo giáo sư, Thánh Phanxicô thành Átxidi đại diện cho một "mẫu gương thực sự", bởi vì "mỗi ngày thách thức chúng ta hãy chọn truyền thống tốt nhất của mình và sống với nó một cách mạnh mẽ”. Meemana nói rằng chỉ có một người như vậy "có thể trở thành phước lành cho toàn thể nhân loại".

Giáo sư đã nêu ra: "Hòa bình và sự thật liên kết sâu sắc với nhau. Việc tìm kiếm sự thật là nền tảng của tất cả các nỗ lực xây dựng hòa bình. Các căng thẳng tín lý làm cho chân trời tâm linh của chúng ta mở rộng hơn...". Trong ý nghĩa này, giáo sư tin rằng "một Kitô hữu đích thực là một phước lành và một thách thức cho tất cả nhân loại, nhưng không bao giờ là một gánh nặng hay một sự ô nhục. Những người ngoài Kitô giáo không nên sợ các Kitô hữu đích thực".

Ông Meeman kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo hãy quan tâm đến vấn đề bách hại tôn giáo trên thế giới, đặc biệt là chống lại cộng đồng Kitô hữu: "Người nào giết chết một Kitô hữu, hoặc bất kỳ một người nào, là làm nhục tôn giáo của mình. Công bằng xã hội phải đến từ trái tim. Sự thức tỉnh tinh thần của châu Á phải canh tân bộ mặt thế giới, đốt cháy tâm hồn mọi người và làm phấn chấn linh hồn của nhân loại".

Cuối cùng, giáo sư đưa ra bốn gợi ý cho các nhà lãnh đạo tôn giáo tham dự Ngày Átxidi: "Tăng cường chương trình về công bằng xã hội, đoàn kết hơn với các nước thế giới thứ ba, làm chứng các giá trị cầu nguyện, và giải quyết công bằng kinh tế và sinh thái". (AsiaNews 24-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đức Hồng y Gracias: Giáo Hội và giới trẻ châu Á có thể giúp đỡ phương Tây suy đồi
Nguyễn Trọng Đa
08:48 25/10/2011
Đức Hồng y Gracias: Giáo Hội và giới trẻ châu Á có thể giúp đỡ phương Tây suy đồi

Mumbai – Đức Hồng y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục tổng giáo phận Mumbai, và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Độ, đã được bầu làm Tổng thư ký của Liên Hội đồng Giám mục châu Á (FABC). Liên Hội đồng Giám mục châu Á là cơ quan đại diện cho 19 Hội đồng Giám mục quốc gia, bao gồm 28 nước thành viên ở châu Á. FABC phối hợp công việc của Giáo Hội tại các nước này, và liên lạc với Vatican và các chính phủ. Ban Thư ký Trung ương của FABC làm việc tại Hong Kong và là cơ quan phục vụ chính của FABC, một cơ quan phối hợp công việc trong FABC và với các văn phòng bên ngoài và các cơ quan ở các nước châu Á khác.

Nhiệm vụ của Liên Hội đồng Giám mục châu Á (FABC) bao gồm: trao đổi thông tin và kinh nghiệm; thúc đẩy sự học hỏi và nghiên cứu về các vấn đề chung cho các thành viên của FABC, đặc biệt là trong các lĩnh vực truyền giáo, công lý, hòa bình, thích nghi văn hóa và các khía cạnh khác của phát triển con người; thiết lập liên lạc với các tổ chức liên quan của Toà thánh và hội nghiên cứu quốc tế; tổ chức hội nghị, các cuộc họp và hội thảo về các chủ đề có liên quan; và thúc đẩy đối thoại với các Kitô hữu khác, với thành viên của các tôn giáo châu Á khác, và mọi người thiện chí, sự hiểu biết lẫn nhau và đối mặt với vấn đề chung ở châu Á.

Dưới đây, hãng tin AsiaNews độc quyền phỏng vấn Đức Hồng y Oswald Gracias, Tổng thư ký mới của FABC.

Hỏi: Thưa Hồng y, đâu là tầm nhìn của Liên Hội đồng Giám mục châu Á?

Đáp: Liên Hội đồng Giám mục châu Á (FABC) nên hỗ trợ tất cả các Hội Đồng Giám Mục khác ở châu Á, ngoài việc phối hợp, FABC phải là một kênh để trao đổi về công tác tông đồ, và đặc biệt để giúp đỡ các Hội đồng Giám mục yếu như như Lào, Campuchia, Kazakhstan, trong khi các nước mạnh hơn như Ấn Độ có thể chia sẻ nhân viên, chuyên môn và nguồn lực.

Trong công việc và nhiệm vụ của họ, FABC phải tập trung vào các thực tại của châu Á hôm nay: thực tại lịch sử, văn hóa, tôn giáo, chính trị - xã hội và kinh tế.

Hỏi: Thưa Hồng y Gracias, Ngài là một nhà vô địch về tự do tôn giáo ở Ấn Độ, châu Á và thế giới. Là Tổng thư ký của FABC, làm thế nào Ngài sẽ giải quyết các thách thức của tự do tôn giáo và sự bất khoan dung và trào lưu chính thống ngày càng tăng?

Đáp: Châu Á cũng là cái nôi của các tôn giáo lớn của thế giới: Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo và Ấn giáo. Đây là nơi sinh của nhiều truyền thống tâm linh khác như Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Bái hoả giáo (Zoroastrianism), Kỳ na giáo (Jainism), đạo Sikh và Thần đạo.

Tự do tôn giáo là một Quyền Phổ Quát và chắc chắn là một trong các vai trò của FABC, để chứng tỏ cho thế giới thấy cách thức các Tôn giáo hoạt động và làm việc hướng tới đối thoại liên tôn và đối thoại liên văn hóa. Cộng tác với nhau vì lợi ích của nhân loại, khẳng định các giá trị tôn trọng lẫn nhau, đoàn kết và hòa bình. Tất cả chúng ta đều kiếm tìm Chân Lý, và do đó chúng ta có một mục tiêu chung và chúng ta có các điều chung nhiều hơn những điều chia cách chúng ta. Châu Á có thể dạy cho xã hội toàn cầu về tầm quan trọng của đối thoại liên tôn và các cách thức hiệu quả của đối thoại.

Đáng buồn thay, trong khi chủ nghĩa chính thống đang gia tăng là nguyên nhân của sự quan ngại, cầu nguyện và đối thoại, cũng có các câu chuyện của chứng tá, nơi đó sự thiện vượt qua sự dữ, những câu chuyện của hy vọng, vì châu Á có một di sản văn hóa phong phú và với xã hội đa văn hóa và đa tôn giáo của mình, châu Á đã là một mô hình cho sự chung sống hòa hợp và hòa bình của các bộ tộc, dân tộc và cộng đồng khác nhau.

Xây dựng các cầu nối hiểu biết, thúc đẩy đối thoại liên tôn, và làm việc hướng tới xây dựng Vương quốc của Chúa là Vương quốc tình thương, hòa bình, sự thật và hòa hợp công lý, hiểu biết lẫn nhau cách chân thành, và cùng nhau duy trì và cổ vũ công bằng xã hội và các giá trị đạo đức, cũng như hòa bình và tự do cho tất cả mọi người.

Châu Á là phong phú về văn hóa; chúng tôi có thể đóng góp cho Giáo Hội phổ quát và có vị trí xứng đáng trong xã hội.

Hỏi: Làm thế nào châu Á đối mặt với các thách thức của chủ nghĩa thế tục và là một biểu tượng cho phương Tây thế tục?

Đáp: Châu Á là một lục địa của sức sống tâm linh. Chúng tôi người châu Á có một cảm thức về Thiên Chúa, và Thiên Chúa là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của chúng tôi và gia đình của chúng tôi. Do đó, châu Á có thể đóng góp vào tầm quan trọng của Thiên Chúa và gia đình trong cuộc sống của chúng tôi, để chống lại các lực lượng của thế giới thế tục.

Trong gia đình châu Á, con cái được yêu thương như là quà tặng của Thiên Chúa. Các gia đình có một vị trí quan trọng trong nền văn hóa của chúng tôi. Các giá trị như lòng thảo hiếu, yêu thương và chăm sóc người già và người yếu, yêu mến và hoà hợp với trẻ em, được đề cao trong tất cả các nền văn hóa và truyền thống tôn giáo của châu Á.

Chúng tôi biết rằng sự thế tục hóa dẫn đến sự loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống và sự tan rã ngày càng tăng của gia đình. Đây là sự đóng góp của châu Á với thế giới thế tục: tầm quan trọng của Thiên Chúa và gia đình.

Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự suy giảm kinh tế của thế giới phương Tây. Thông điệp ‘Bác ái trong sự thật’ (Caritas in Veritate) của Đức Thánh Cha thân yêu của chúng ta yêu cầu đưa đạo đức vào trong đời sống chính trị và kinh tế của chúng ta: châu Á cho thấy rằng nó có thể làm như vậy.

Chúng tôi, những người dân châu Á, thấm nhuần các giá trị tôn giáo và văn hóa, chúng tôi có thể cho thế giới thấy cách thức mang Thiên Chúa từ góc cạnh của cuộc sống và xã hội vào trung tâm của cuộc sống chúng tôi, gia đình chúng tôi, xã hội và thế giới.

Hỏi: Thưa Hồng y, Ngài là một nhà lãnh đạo trẻ, đang dẫn dắt một lục địa trẻ. Đâu là các hy vọng của Ngài cho giới trẻ châu Á?

Đáp: Các người trẻ tuổi là hiện tại, và châu Á là một lục địa trẻ, với khoảng 60% các người trẻ tuổi của thế giới, đầy sức sống và có năng lực cho sự đổi mới.

Thanh niên là sức mạnh lớn nhất của chúng tôi, và chúng tôi hy vọng củng cố thanh thiếu niên của chúng tôi, tạo cho họ niềm hy vọng và các kỹ năng: làm việc với các chính phủ, làm cho họ trở thành các nhà lãnh đạo của ngày mai, và với các giá trị đạo đức và tầm nhìn, vốn có thể tạo nên một sự khác biệt tích cực trong tất cả các lĩnh vực của xã hội, vì lợi ích chung.

Chúng tôi biết rằng hạt giống của đức tin đang hiện diện trong giới trẻ châu Á, và chúng tôi muốn nuôi dưỡng đức tin này, bằng cách gây tính lạc quan và hy vọng trong các người trẻ của chúng tôi.

Giới trẻ châu Á giải quyết vấn đề văn hóa sự chết với một cam kết sự sống, một tầm nhìn của hy vọng và một luân lý đổi mới của công bình và trách nhiệm: thúc đẩy một nền văn hóa sự sống, trở nên người xây dựng một nhân loại mới. (AsiaNews 24-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Một Hội đồng Toà thánh đề xuất một Cơ quan tài chính toàn cầu
Phạm Kim An
08:49 25/10/2011
Một Hội đồng Toà thánh đề xuất một Cơ quan tài chính toàn cầu

Vatican - Hội đồng Toà thánh về Công lý và Hòa bình kêu gọi thành lập một cơ quan toàn cầu mới, mà Hội đồng hy vọng nó có thể đưa ra các quyết định kinh tế, dựa vào công ích quốc tế hơn là lợi ích của quốc gia.

Tài liệu về kinh tế, được công bố ngày 24-10 tại một cuộc họp báo ở Vatican, đã được soạn thảo nhằm đóng góp cho hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới, vốn sẽ tập trung vào hệ thống tiền tệ quốc tế và tăng cường các quy định tài chính.

Đức Giám Mục Mario Toso, Dòng Don Bosco (SDB), Tổng thư ký Hội đồng Toà thánh về Công lý và Hòa bình, đã nói với báo giới: “Tài liệu này nhằm đề nghị một sự suy tư về các cách thức có thể hướng tới trước - phù hợp với giáo huấn xã hội mới nhất của Giáo hội – vốn là hiệu quả và có tính đại diện ở cấp độ toàn cầu, và tìm kiếm sự phát triển con người đích thực của mọi cá nhân và dân tộc".

Tài liệu dài 20 trang có tựa đề "Hướng tới cải cách hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế trong bối cảnh của một Cơ quan tài chính toàn cầu".

Tài liệu này lưu ý làm thế nào sự toàn cầu hóa kinh tế đã có nghĩa là "từ năm 1900 đến năm 2000, dân số thế giới tăng gần gấp bốn lần, và tài sản được sản xuất trên toàn thế giới đã tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều”, trong khi cùng một thời điểm "sự phân phối của cải không trở nên công bằng hơn, nhưng trong nhiều trường hợp đã trở nên tồi tệ hơn".

Tài liệu nói thêm rằng "ngày nay các phương tiện truyền thông hiện đại đã làm cho các bất bình đẳng kinh tế, xã hội và văn hóa được biết đến rõ ràng cho tất cả mọi người, giàu cũng như nghèo", làm tăng sự căng thẳng quốc tế và di cư hàng loạt”.

Tài liệu phản ánh các gốc rễ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, và đặt ra thông số đạo đức cho một sự phục hồi bền vững, trước khi kết luận với một số đề nghị chính sách thực tiễn.

Về lịch sử, tài liệu đổ lỗi ba dòng tư tưởng cho cuộc khủng hoảng hiện nay: chủ nghĩa tự do kinh tế, chủ nghĩa vị lợi và việc kỹ trị.

Hội đồng Toà thánh viết rằng chủ nghĩa tự do kinh tế "bác bỏ quy tắc và sự kiểm soát” được đặt trên thị trường tự do, nhưng đã gặp rắc rối khi các "luật phát triển tư bản chủ nghĩa" như thế không phản ánh hoặc không giải thích các thực tại kinh tế. Một hệ thống như vậy “có nguy cơ trở thành một công cụ trực thuộc lợi ích của các quốc gia, vốn hưởng một vị trí có lợi thế kinh tế và tài chính".

Tư duy vị lợi tin rằng "những gì là hữu ích cho cá nhân dẫn đến lợi ích của cộng đồng". Tuy nhiên, tài liệu nhận xét rằng đôi khi "lợi ích cá nhân - ngay cả khi nó là hợp pháp - không phải luôn luôn ủng hộ lợi ích chung".

Trong sự kỹ trị, tất cả các vấn đề cần giải quyết được xem là "độc quyền về bản chất kỹ thuật", vốn dẫn đến các vấn đề thoát khỏi "sự phân định cần thiết và sự lượng giá đạo đức".

Tuy nhiên, các thị trường toàn cầu đòi hỏi đạo đức toàn cầu, nếu chúng hoạt động đúng cách, theo Hội đồng Toà thánh.

Tài liệu này gợi ý rằng cuộc khủng hoảng hiện nay đã phát hiện “các lối hành xử như sự ích kỷ, sự tham lạm tập thể và sự tích trữ của cải ở mức độ lớn”. Cảnh tượng như thế có thể tác động mọi người hành động như là “không ai có thể hài lòng khi nhìn thấy con người sống như ‘một con sói đối với đồng bào của mình’, theo khái niệm được giải thích chi tiết bởi ông Hobbes".

Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Toà thánh về Công lý và Hòa bình, phản ánh về tình hình toàn cầu hiện nay trong lời nói đầu của tài liệu. Ngài nói: “Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, mà thế giới đang trải qua, kêu gọi tất cả mọi người, cá nhân và các dân tộc, hãy kiểm tra theo chiều sâu các nguyên tắc và các giá trị văn hóa và đạo đức trên cơ sở sống chung xã hội”.

Tài liệu này nhắc lại ĐTC Gioan XXIII đã hy vọng biết bao, trong điệp "Pacem trong Terris" (Hòa bình trên trái đất) năm 1963, rằng một ngày nào đó "một cơ quan chính trị thế giới thật sự” sẽ được thành lập.

Tài liệu nói: “Một Cơ quan siêu quốc gia của loại hình này nên có một cơ cấu thật sự và được thiết lập dần dần".

Tuy nhiên, thông điệp cũng cảnh báo rằng "một cơ quan ở cấp độ toàn cầu không thể được áp đặt bởi sức mạnh, sự cưỡng ép hoặc bạo lực", nhưng chỉ thông qua "sự thoả thuận tự do và chia sẻ" về nhu cầu của "lợi ích thế giới".

Và, Hội đồng Toà thánh cho biết, phù hợp với nguyên tắc bổ trợ, vốn luôn ủng hộ việc giải quyết các vấn đề ở cấp chính quyền thấp nhất hoặc cấp chính quyền địa phương, cơ quan này nên can thiệp vào các vấn đề toàn cầu chỉ khi nào “các quan chức cá nhân, xã hội hay tài chính thiếu năng lực, hoặc không thể tự quản lý để làm những gì được yêu cầu nơi họ".

Các gợi ý của Hội đồng Toà thánh nhìn nhận rằng "một con đường dài vẫn cần phải đi qua, trước khi đi đến việc thành lập một cơ quan công cộng với thẩm quyền toàn cầu", và đề nghị rằng sự cải cách hoặc sự tăng cường của các tổ chức hiện nay như Liên hiệp quốc (UN), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể là một điểm khởi đầu.

Về các ưu tiên chính sách, Hội đồng gợi ý rằng cơ quan toàn cầu này nên ưu tiên "các vấn đề liên quan công bằng xã hội toàn cầu", bao gồm cả việc soạn thảo "các chính sách tài chính và tiền tệ, vốn sẽ không gây thiệt hại cho các nước yếu nhất; và các chính sách nhằm đạt được các thị trường tự do và ổn định, và phân phối sự giàu có của thế giới cách công bằng".

Tài liệu đưa ra ba ý tưởng thực tế để xem xét: thuế giao dịch tài chính, làm cho nhà nước ủng hộ các ngân hàng có điều kiện hành vi "đạo đức", và sự phân tách lớn hơn giữa ngân hàng bán lẻ và ngân hàng đầu tư.

Tài liệu cũng kêu gọi việc đào tạo đạo đức cho những người làm việc trong các ngành tài chính, bởi vì "khoảng cách giữa đào tạo đạo đức và chuẩn bị kỹ thuật cần được lấp đầy".

Tài liệu kết thúc bằng cách nói rằng "đã đến lúc quan niệm các định chế với thẩm quyền phổ quát, vì hiện nay các hàng hoá quan trọng được chia sẻ bởi toàn bộ gia đình nhân loại đang bị đe dọa, các hàng hóa mà các quốc gia riêng lẻ không có thể cổ vũ và tự bảo vệ được”. (CNA/EWTN News 24-10-2011)

Phạm Kim An
 
Sức mạnh cầu nguyện, đại kết và tinh thần Assisi
Vũ Văn An
16:06 25/10/2011
Cuộc gặp gỡ liên tôn tại Assisi để cầu nguyện cho hòa bình lần này gây được nhiều chú ý, vì đây là buổi gặp gỡ kỷ niệm 25 năm sáng kiến đầu tiên của Đức Gioan Phaolô II, người đã mang cuộc đối thoại liên tôn lên đỉnh cao suốt trong triều đại của ngài. Nhân dịp này, một chuyên viên về liên tôn, Đức Tổng Giám Mục hưu trí Kevin McDonald của giáo phận Southwark và là nguyên chủ tịch Ủy Ban Đối Thoại và Hợp Nhất của Hội Đồng Giám Mục Anh và Wales, có đọc một bài diễn văn tựa là “Cầu Nguyện cho Hòa Bình: Linh Đạo và Đối Thoại Liên Tôn” tại Đại Học Canterbury Christ Church hôm thứ năm vừa qua. Bài diễn văn được Tập San The Tablet lấy làm chủ đề cho số báo mới nhất của họ.

Tinh thần Assisi

Được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II triệu tập tại Assisi năm 1986, Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình là một biến cố có một không hai, và cả Kitô hữu lẫn những người thuộc các tôn giáo khác vẫn tiếp tục dấn thân vào diễn trình suy tư về nó, lượng giá ý nghĩa của nó và đẩy mạnh điều đã xẩy ra tại đó. Đức Bênêđíctô sẽ triệu tập một Ngày Assisi nữa vào Thứ Năm tới để đem lại một cơ hội nhìn lại con đường đã đi kể từ cuộc gặp gỡ đầu tiên, đồng thời nhìn tới tương lai.

Cuộc tụ tập đầu tiên tại Assisi hoàn toàn là sáng kiến riêng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và nếu cẩn thận đọc lại những gì ngài từng nói cả trước lẫn sau biến cố ấy ta sẽ có được những lời giải đáp cho nhiều âu lo và vấn nạn người ta vốn có về nó. Lời của ngài cũng mở ra nhiều câu hỏi bao quát hơn về ý nghĩa văn hóa cũng như lịch sử của ngày này.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô công bố cuộc gặp gỡ này trong bài giảng tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành ở Rôma nhân dịp cử hành thánh lễ kết thúc tuần tám ngày Cầu Nguyện cho sự Hợp Nhất Kitô Giáo vào ngày 25 tháng Giêng năm 1986. Ngài nhắc lại rằng năm 1986 đã được Liên Hiệp Quốc công bố là Năm Hòa Bình Quốc Tế. Đức Giáo Hoàng rõ ràng muốn đáp ứng sáng kiến đó và mời gọi Kitô hữu và mọi người thiện chí cầu nguyện cho hồng ân hòa bình.

Thuật ngữ “hồng ân hòa bình” sẽ trở thành trung tâm đối với mọi điều Đức Giáo Hoàng sau đó nói về ngày này. Ngài nói tiếp: “Tòa Thánh muốn đóng góp vào việc làm nổi lên một phong trào thế giới cầu nguyện cho hòa bình, một phong trào vượt mọi biên giới quốc gia và bao hàm mọi tín hữu các tôn giáo, đến độ bao trùm khắp thế giới”.

Như thế, Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình tại Assisi hoàn toàn là điều bất ngờ. Hồi đó, Đức TGM McDonald đang làm việc tại Văn Phòng Hợp Nhất Kitô Giáo tại Rôma và ngài cho hay việc ấy làm mọi người rất bỡ ngỡ. Ngài không đi Assisi, nhưng các vị bề trên của ngài, như Đức Hồng Y Johannes Willebrands và Cha Pierre Duprey, đều có mặt ở đó và hợp tác gần gũi vào việc tổ chức ngày ấy. Đối với những người tham dự cuộc đối thoại đại kết hay liên tôn nhân danh Tòa Thánh, ai cũng có cảm tưởng mình đang bước vào một vùng đất mới, khai phá những mảnh đất lạ.

Dĩ nhiên, ngay từ đầu, người ta đã tỏ ra nhiều quan ngại và vấn nạn về việc này. Đức Gioan Phaolô II cũng rất hiểu tình thế ấy, nên ngài đã dùng bài nói chuyện trong buổi triều yết chung vào ngày 22 tháng 10 năm đó, chỉ 5 ngày trước khi diễn ra cuộc gặp gỡ, để giải thích và biện minh cho sáng kiến của mình. Ngài nói rằng: các tham dự viên sẽ “chỉ dấn thân vào việc khẩn xin Thiên Chúa ban cho hồng ân hòa bình”. Ngài đưa ra một nghị trình và một quan điểm về ý nghĩa của công trình liên tôn, hai điều vẫn còn gây ảnh hưởng lớn lao cả trong Giáo Hội Công Giáo lẫn các định chế khác.

Ngài tiếp tục nói rằng đối với người Công Giáo, ngài muốn sáng kiến này “được mọi chi thể Giáo Hội nhìn và giải thích dưới ánh sáng Công Đồng Vatian II và các giáo huấn của Công Đồng này”. Như thế, đây không hẳn chỉ là một đáp ứng đối với năm hòa bình của LHQ nhưng phải nhìn nó trong ngữ cảnh các sáng kiến trước đây của Đức GH, như cuộc viếng thăm của ngài tại Hội Đường Do Thái Giáo tại Rôma và bài diễn văn của ngài trước giới trẻ Hồi Giáo tại Morocco. Cả hai đều là hoa trái của Vatican II.

Như Đức Gioan Phaolô II sẽ nói sau này trong một diễn văn quan trọng vào dịp cuối năm: “Như thế, có thể nhìn biến cố Assisi như một minh họa rõ ràng, một điển hình cụ thể, một bài giáo lý, khả niệm đối với mọi người, về nội dung và ý nghĩa của dấn thân đại kết và đối thoại liên tôn từng được Công Đồng Vatican II khuyến cáo và cổ vũ”.

Điều đó rất quan trọng đối với ý nghĩa lịch sử của biến cố này vì cả hai cuộc đối thoại đại kết và liên tôn đều được các văn kiện của Công Đồng trình bày như là thành phần cấu tạo ra sinh hoạt của Giáo Hội, đúng hơn, là thành phần tạo ra cái hiểu của ta về bản chất Giáo Hội. Điều này được phát biểu một cách rất minh nhiên trong chương hai của Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, Lumen Gentium, và được giải thích chi tiết trong các sắc lệnh về đại kết và mối tương quan với các tôn giáo không phải là Kitô Giáo.

Hai mươi năm sau Vatican II, dưới thừa tác vụ của Đức Gioan Phaolô II, điều cũng hiển nhiên là ý thức lớn lao về trách nhiệm bản thân đối với các chia rẽ trong nội bộ Kitô Giáo, các chia rẽ giữa các tôn giáo và mọi cuộc tranh chấp nằm dưới cội rễ gây ra đau khổ cho nhân loại. Việc giải quyết các chia rẽ này trở thành nghị trình cho Giáo Hội Công Giáo hiện nay, theo nghĩa cụ thể nhất của nó.

Trong bài nói chuyện vào ngày 22 tháng 10 nói trên, Đức Gioan Phaolô II cũng đã nhắc nhở rằng: Công Đồng Vatican II đã nại tới các giáo phụ sơ khai để quả quyết rằng trong các tôn giáo khác vốn có “hạt giống Lời Chúa” và “tia sáng sự thật duy nhất”. Đây quả là một cái nhìn tích cực đối với các tôn giáo khác. Ngải tỏ lòng tôn kính đối với việc cầu nguyện của các tôn giáo khác nhưng ngài tiếp tục đưa ra lời giải thích hết sức chủ yếu để biện minh cho Ngày Assisi: “Điều sắp xẩy ra tại Assisi chắc chắn sẽ không phải là chủ nghĩa chiết trung tôn giáo nhưng là một thái độ thành thực cầu nguyện cùng Thiên Chúa trong một bầu khí tôn trọng lẫn nhau. Vì lý do này, công thức chọn cho cuộc tụ tập tại Assisi là: hiện diện với nhau để cầu nguyện. Điều chắc chắn là ta không thể ‘cầu nguyện với nhau’, tức thực hiện lời cầu nguyện chung, nhưng ta có thể hiện diện trong khi người khác cầu nguyện”.

Sau đó, Đức Gioan Phaoloô II bác bỏ ý nghĩ cho rằng sáng kiến của ngài giảm thiểu hóa các dị biệt hay gợi ý rằng mọi tôn giáo đều như nhau. Công thức được ngài đưa ra chỉ nói lên một phương châm lâu đời: lex orandi, lex credendi (luật cầu là luật tin). Cầu nguyện là phát biểu đức tin, nên ta chỉ có thể cầu nguyện với những người chia sẻ cùng một đức tin như ta. Nhưng ta vẫn có thể hiện diện trước mặt người khác khi họ cầu nguyện, và có thái độ tích cực đối với việc cầu nguyện ấy. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô cũng đã làm rất nhiều để đặt cơ sở và biện minh cho quan điểm này, nhất là một cách rất sâu sắc và thận trọng khi nhiều lần nói tới hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống của các tín hữu thuộc các tôn giáo khác.

Sau cùng, Đức Gioan Phaolô II nói rằng bất chấp nhiều dị biệt, các tôn giáo hoàn cầu “đều được mời gọi đóng góp vào việc khai sinh ra một thế giới nhân bản hơn, công bình hơn và huynh đệ hơn. Sau khi đã là nguyên nhân thường xuyên của chia rẽ, nay, tất cả các tôn giáo đều muốn đóng một vài trò quyết định trong việc xây dựng nền hòa bình thế giới”. Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng vẽ ra một cái nhìn vĩ đại về ý nghĩa của sáng kiến này. Nhưng điều cũng hiển nhiên là một khai triển đầy ý nghĩa về chính việc thừa hành ngôi vị giáo hoàng. Đây là một khai triển về vai trò lãnh đạo và việc dấn thân vào vấn đề tôn giáo nói chung, một khai triển chưa từng có trước đó.

Như thế, lời mời đã được gửi đi và đáp ứng quả là tích cực cả từ các nhà lãnh đạo Kitô Giáo lẫn từ các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác. Tuy thế vẫn có người từ khước và bác bỏ. Có người cho rằng cuộc tụ họp như thế trước nhất nên tiến hành vì công lý và nhân quyền trước khi đến với nhau vì hòa bình… Nhưng các tôn giáo chính đã đồng ý tham dự, và cuối cùng có 71 đại biểu các tôn giáo không phải là Kitô Giáo hiện diện tại Assisi, đại diện cho 26 phái đoàn khác nhau.

Vào chính ngày cầu nguyện tại Assisi, Đức Giáo Hoàng nói với quí khách mời rằng cuộc tụ họp này chứng minh cho thế giới thấy: có một chiều kích nữa cho hòa bình và một đường lối nữa để cổ vũ nó mà không cần đến thương thảo, đến thỏa hiệp chính trị hay mặc cả kinh tế. Đúng hơn, ngài nói, đó chính là “kết quả của cầu nguyện, một việc, giữa cảnh đa nguyên tôn giáo, nói lên mối tương quan với quyền lực tối cao vốn vượt quá các khả năng nhân bản của chúng ta”.

Ngài kêu gọi cả đại diện các hiệp thông Kitô Giáo khác lẫn đại diện các tôn giáo khác đang có mặt chia sẻ cái nhìn của ngài về vai trò độc đáo và quan yếu mà tôn giáo vốn đóng trong việc mưu cầu hòa bình cho thế giới. Đây cũng là một khẳng nhận về giá trị của cầu nguyện nơi các tôn giáo khác, một sự khẳng nhận tiếp tục được xác nhận bởi Giáo Hội Công Giáo, nhất là bởi Đức GH Bênêđíctô XVI trong bài diễn văn của ngài với đại diện các tôn giáo khác tại Học Viện St Mary ở Twickenham, trong chuyến tông du Anh Quốc một năm trước đây. Trong dịp này, ngài kêu gọi tín hữu các tôn giáo khác chia sẻ kinh nghiệm của họ về tình yêu thần thiêng.

Nhưng Đức Gioan Phaolô II cũng minh xác rằng cuộc gặp gỡ này không liên hệ gì tới việc đi tìm sự đồng thuận về tôn giáo hay thương lượng về các xác tín của niềm tin. Đây cũng không phải là chuyện tương nhượng đối với chủ nghĩa tương đối dưới bất cứ hình thức nào. Dĩ nhiên, một số người vốn cho rằng cuộc tụ họp tại Assisi cho người ta cảm nghĩ mọi tôn giáo đều ngang nhau hay đều như nhau, nhưng nếu nghiên cứu lời lẽ của Đức Giáo Hoàng một cách cẩn thận sẽ thấy điều đó không đúng.

Trong chính ngày tụ họp, các Kitô hữu đã cùng cầu nguyện với nhau, còn đại diện các tôn giáo khác cầu nguyện tại nhiều địa điểm khác nhau tại Assisi. Ăn chay và thống hối cũng là thành phần trong ngày. Trong khi đó, Đức Giáo Hoàng ngỏ lời với cả các nhà lãnh đạo Kitô Giáo lẫn đại diện các tôn giáo khác. Tại buổi gặp gỡ sau cùng, họ đều đã lên tiếng và làm chứng cho hòa bình. Quả là một ngày đặc biệt.

Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo lúc đó, Tiến Sĩ Robert Runcie, xúc động rõ ràng vì cuộc gặp gỡ này. Ngài nói rằng chỉ có một Giáo Hội và chỉ có một con người có thể triệu tập được cuộc gặp gỡ này. Tiến Sĩ Runcie chắc chắn là người quan tâm tới việc thăm dò sự phát triển nơi thừa tác vụ của Giám Mục Rôma trong tương quan với các Kitô hữu của các hiệp thông khác. Điều đáng lưu ý là 9 năm sau, trong thông điệp Ut Unum Sint, công bố năm 1995, của ngài, Đức GH Gioan Phaolô II đã mời gọi tín hữu các hiệp thông khác đóng góp ý kiến vào việc làm thế nào thừa tác vụ của Giám Mục Rôma có thể vừa duy trì đươc tính nguyên vẹn của nó vừa “cởi mở đối với tình thế mới”.

Đức GH Gioan Phaolô đã đưa ra một suy tư nhiều chất lượng về ngày cầu nguyện trên trong bài nói chuyện cuối năm với Giáo Triều ngày 22 tháng 12 năm 1986. Trong bài nói chuyện này, ngài mạnh mẽ nói tới việc cuộc gặp gỡ Assisi đã tập trung nói ra sao về tính đơn nhất có tính nền tảng của nhân loại. Ngài cho rằng cuộc gặp gỡ ấy là một biểu thức hữu hình của tính đơn nhất dấu ẩn nhưng căn để mà Ngôi Lời Thiên Chúa từng thiết dựng giữa mọi người nam nữ trên thế giới. Ngài nói tới mối liên hệ giữa căn tính cũng như sứ mệnh của Giáo Hội với tính đơn nhất của nhân loại như sau: “Các dị biệt trở thành yếu tố kém quan trọng khi đối diện với tính đơn nhất hết sức căn để, nền tảng và có tính quyết định”.

Tất cả những điều trên phát xuất từ một con người từng chu du khắp thế giới và coi đó như một phần trong vai trò của mình. Ngài minh xác rằng ngài coi mọi người đều được sắp đặt cho sự hợp nhất trong Chúa Giêsu Kitô. Tuyệt đối không còn mơ hồ gì nữa về điều đó, nhưng trong cái nhìn của ngài, cũng có sự đại lượng và cởi mở về cách Thiên Chúa thể hiện các mục đích của Người.

Trong số các đáp ứng có ý nghĩa, đại diện nhà vua Morocco nhiệt liệt chúc tụng Đức GH Gioan Phaolô II về sáng kiến của ngài và lên tiếng cầu xin cho mọi người biết theo đuổi con đường hòa bình, công lý và tình yêu huynh đệ. Sau đó, theo yêu cầu của nhà vua, một buổi cử hành liên tôn đã được tổ chức tại Nhà Thờ Chính Tòa Công Giáo ở Rabat. Một đại biểu khác là Thượng Tọa Etai Yamada, vị chủ trì 86 tuổi của tu viện Phật Giáo lâu đời nhất ở Nhật. Ngài Thượng Tọa quyết định tổ chức một buổi gặp gỡ tương tự ở Nhật và buổi gặp gỡ này nay trở thành thường niên gần ngày kỷ niệm biến cố Hiroshima.

Nhưng thử hỏi tương lai của ngày này ra sao? Hai ngày tương tự đã được tổ chức tiếp theo nhau, một vào năm thánh 2000 và một vào năm 2002, không sau ngày 11 tháng 9 bao lâu, ngày có cuộc tấn công khủng bố vào Trung Tâm Thương Mãi Quốc Tế tại New York. Trong các tháng và năm kế tiếp, người ta bắt đầu nói tới “tinh thần Assisi”. Hai mươi năm sau, Đức Tổng Giám Mục Luigi Celata, tổng thư ký của cơ quan lúc ấy có tên Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, nhân một cuộc gặp gỡ giới trẻ liên tôn tại Assisi, có phát biểu: “Cuộc gặp gỡ năm 1986 thực sự đã tạo ra một năng động tính, gần như một phong trào, được biết dưới tên ‘tinh thần Assisi’, một tinh thần từng gợi hứng và vẫn tiếp tục gợi hứng cho nhiều sáng kiến khác nhau nhằm suy nghĩ liên tôn và cầu nguyện cho hòa bình, không những chỉ ở thành phố này, mà còn ở nhiều nơi trên thế giới”.

Vậy tinh thần Assisi là gì? Mười năm sau biến cố này, Viện Khoa Học và Thần Học Tôn Giáo (ISTR) tại Marseille có tổ chức một hội nghị về Ngày Assisi và các bài tham luận tại hội nghị này đã được đăng trên tập san của Viện. Giám đốc của ISTR, Cha Christian Salenson, đã nhấn mạnh tới 6 xác tín mà theo ngài đã tạo nên tinh thần Assisi. Ngài liệt kê chúng như sau: mọi người đều có liên hệ với nhau cách nào đó trong Chúa Kitô; mọi tôn giáo đều chứa đựng “hạt giống Lời Chúa; mọi tôn giáo đều đóng một vài trò đặc thù trong lịch sử nhân loại; gặp gỡ liên tôn là một đóng góp cho Nước Trời mau đến; cầu nguyện, vì nói lên sự cởi mở đối với Thiên Chúa, nên có một vị trí trung tâm trong cuộc đối thoại này; hiện đang rất cần một cuộc đối thoại liên tôn.

Sự phân tích trên cho ta thấy rõ một nghị trình đang được đặt ra cho mọi tôn giáo trên thế giới ngày nay. Biến cố Assisi, vì thế, quả có tính tiên tri và theo một nghĩa mạnh mẽ, có tính biểu tượng đến độ người ta vẫn còn thể rút tỉa được điều gì đó từ tinh thần của nó khi các Kitô hữu và đại diện mọi tôn giáo tiếp tục cùng lên tiếng và suy nghĩ với nhau.

Mô thức Phanxixô

Trong khi đó, theo AsiaNews, tại Tích Lan, Anton Meemana, một giáo sư Công Giáo tại Viện Thần Học Chân Phúc Joseph Vaz ở Colombo và tại Viện Đại Học Kelaniya, cho rằng để kỷ niệm 25 năm ngày Đức Gioan Phaolô II cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Assisi cùng đại diện các giáo hội Kitô Giáo và đại diện các tôn giáo hoàn cầu, các nhà lãnh đạo tôn giáo nên “chú ý tới vấn đề bách hại người Kitô hữu” vì “người Kitô hữu chân thực là một chúc phúc và là một thách thức cho toàn thể nhân loại, chứ không bao giờ là một gánh nặng hay một nhục nhã”.

Ông cũng cho hay: “tinh thần Assisi là một tinh thần chuộng chân lý, hòa bình, tự do, công lý và hết sức khiêm nhu. Đó là tinh thần tôn giáo tính đích thực”. Theo Giáo Sư Meemana, Thánh Phanxicô thành Assisi cho ta một “mô thức đích thực” vì “hàng ngày, ngài thách thức ta nghiêm túc tiếp nhận những điều hay nhất trong truyền thống ta và sống chúng hết mình”. Chỉ có những người như thế mới “trở nên một chúc phúc cho toàn thể nhân loại”.

Theo ông, “Hòa bình và chân lý liên kết chặt chẽ với nhau. Tìm kiếm chân lý là nền tảng cho mọi cố gắng xây dựng hòa bình. Các căng thẳng về học thuyết làm cho các chân trời linh đạo của ta mở rộng hơn”. Theo chiều hướng này, “người Kitô hữu chân thực là một chúc phúc và là một thách thức cho toàn thể nhân loại, chứ không bao giờ là một gánh nặng hay một nhục nhã. Những người không phải là Kitô hữu không nên sợ sệt những người Kitô hữu chân thực”.

Meeman sau đó thúc giục các nhà lãnh đạo tôn giáo lưu ý tới vấn đề bách hại trên hế giới, nhất là chống lại cộng đồng Kitô Giáo: “Ai sát hại một Kitô hữu, hay bất cứ một con người nhân bản nào, đều làm tôn giáo mình ra ô nhục. Công bình xã hội phải xuất từ trái tim. Việc Á Châu bừng tỉnh về linh đạo phải đổi mới được bộ mặt thế giới, làm trái tim con người bừng cháy và chiếu sáng linh hồn nhân loại”.

Sau cùng, Giáo Sư Meemana đưa ra 4 gợi ý cho các nhà lãnh đạo tôn giáo tham dự Ngày Assisi năm nay: “tăng cường nghị trình công bằng xã hội, liên đới hơn với các quốc gia của Thế Giới Thứ Ba, làm chứng cho giá trị của cầu nguyện, giải quyết công bằng kinh tế và môi sinh”.
 
Chi tiết phép lạ mới của Chân Phước Gioan Phaolô II tại Mexico
Trần Mạnh Trác
20:20 25/10/2011
(EWTN) Tổng Giáo Phận Yucatan, Mexico sẽ nghiên cứu trường hợp của một phụ nữ Mexico đã được chữa lành qua sự cầu bầu của Chân Phước Gioan Phaolô II.

Cha Jorge Oscar Herrera Vargas, phát ngôn viên của Tổng Giáo Phận Yucatan, cho biết sự lành bệnh lạ lùng của bà Sara Guadalupe Fuentes sẽ được một ủy ban giáo phận nghiên cứu để thu thập thêm tài liệu và gửi tới Đức Ông Slawomir Oder, thỉnh nguyện viên việc phong thánh của đức cố Giáo Hoàng, tại Vatican.

Theo các trang web thì bà Fuentes đã được "chữa khỏi một khối u gây tắc nghẽn cổ họng đến 80% " và cần phải mổ.

"Tuy nhiên, qua sự cầu bầu của Chân Phước Gioan Phaolô II, mà di tích đang được 'thánh du' qua các địa phận của Mexico, bà Fuentes đã được chữa khỏi một cách thình lình."

Theo trang web Sipse.com, "Câu chuyện của bà Sara bắt đầu vào ngày 20 tháng 8, khi một bác sĩ khám yết hầu của bà vì bà ta kêu đau. Bác sĩ đã khuyến cáo cần phải mổ để cắt bỏ một khối u."

Trường hợp bệnh lý của bà được xếp vào loại "khẩn cấp" và được xếp ca mổ vào ngày 28 tháng 9.

Ba ngày trước khi mổ, vì một máy soi của bệnh viện bị hư cho nên người ta đã dời lại đến ngày 30 tháng 9.

Bà Sara và gia đình đã tìm đến một phòng khám khác, tại đó, bác sĩ cũng thực hiện một cuộc soi dò bên trong cổ họng và đã tìm ra một khám phá tuyệt vời. Vị bác sĩ nói với bà "Tôi có một tin tốt và một tin xấu cho bà...Tin xấu là tôi không làm gì được cả, và tin tốt là bà đã được chữa lành, vì không có gì ở đó cả."

"Tôi bắt đầu khóc", bà Sara nhớ lại. "Sau đó, ông ta cho chúng tôi coi đoạn video và tôi không thể nhìn thấy (khối u) nữa. Chồng tôi cũng nhìn lại cuốn video và không tìm thấy gì, khối u đã biến mất."

Bà Sara cho biết ngay trước khi di tích của chân phước John Paul II đến Yucatan, bà đã bắt đầu cầu nguyện và đặt một hình của Đức Giáo Hoàng trên ngực và cổ họng của mình. Hai ngày trước khi di tích được rước đến Yucatan, khối u của bà biến mất.
 
Top Stories
Hanoi: réveil du conflit entre les autorités municipales et la paroisse rédemptoriste de Thai Ha
Eglises d'Asie
03:40 25/10/2011
Eglises d'Asie, 25 octobre 2011 -La paroisse de Thai Ha est de nouveau entrée en conflit ouvert avec les autorités municipales de la capitale. Au début de l’année 2008 (1), peu après l’organisation de manifestations de prière dans le quartier de l’archevêché de Hanoi pour récupérer une propriété abritant autrefois la Délégation apostolique, les fidèles de cette paroisse avaient, eux aussi, ...


... tenté de recouvrer par des moyens pacifiques un terrain spolié par l’Etat. L’affaire s’était terminée par la transformation brutale des lieux contestés en jardin public et par un procès qui avait condamné huit fidèles à des peines de prison. Une récente décision de l’administration municipale vient de faire repartir la contestation et de réveiller les anciennes revendications.

Un long texte, publié le 17 octobre 2011, intitulé « Appel des pasteurs à la prière » (2) résume ce nouveau développement du conflit et le situe dans un contexte plus général. Après avoir rappelé comment l’Etat avait prétendument « emprunté », sans jamais les rendre, un terrain et des constructions dont les rédemptoristes étaient propriétaires depuis 1928, les auteurs de l’article rapportent les événements les plus récents.

Le 7 octobre dernier, le curé de la paroisse, convoqué au siège du quartier de Quang Trung (arrondissement de Dong Da), apprend que, sur le terrain appartenant à la congrégation, va être construite une station de traitement des eaux usées de l’hôpital de Dông Da. Avertis de la décision, une cinquantaine de paroissiens vient manifester sur ces lieux. Le curé de la paroisse adresse alors une lettre au Comité populaire de l’arrondissement, lui demandant de renoncer immédiatement au projet de construction de la station de traitement des eaux et de restituer la totalité de la propriété à la congrégation. Le 11 octobre, le directeur de l’hôpital accompagné d’une délégation vient à la paroisse où il défend son projet devant les prêtres et une centaine de fidèles. Il lui est répondu que la paroisse attend la restitution de l’intégralité de ces propriétés et, que pendant ce temps-là, elle ne peut accepter aucune construction nouvelle. La paroisse expose à la délégation l’ensemble des motifs qui justifient la restitution de la propriété. La délégation de l’hôpital, après avoir refusé de signer le procès-verbal de la réunion, dressé par le représentant de la paroisse, appose cependant sa signature sur un autre compte rendu consignant ce refus de signature. Trois jours plus tard, le 14 octobre 2010, seize prêtres du doyenné viennent concélébrer dans la paroisse pour manifester leur communion.

Le 15 octobre, une lettre du supérieur provincial des rédemptoristes du Vietnam, envoyée à tous les membres de la congrégation, vient renforcer la résolution de la paroisse. Le supérieur y affirme : « L’ensemble du couvent des rédemptoristes de Thai Ha est l’héritage de nos ancêtres, non seulement un héritage matériel, mais aussi un précieux legs spirituel (…). Il est le berceau où la génération de nos frères aînés a vu le jour et a grandi. » Une seule solution est concevable pour la communauté de Thai Ha, conclut la lettre du provincial : « Que soit abandonné le projet de construction de la station de traitement des eaux et que la propriété soit restituée aux rédemptoristes de Hanoi. »

Avant de préciser ainsi les derniers développements de ce conflit, cet « appel des pasteurs à la prière » avait pris soin de replacer l’affaire dans le contexte de la campagne des responsables de l’Eglise pour la récupération des propriétés spoliées, une campagne menée surtout au cours des quatre dernières années. Est ainsi rappelée la tentative du cardinal archevêque de Saigon, Jean-Baptiste Pham Minh Mân, pour récupérer l’ancienne maison régionale des Missions Etrangères de Paris au 11 rue Nguyên Du, à Saigon, en décembre 2007, tentative qui s’est soldée par un échec. Dans la lettre (3) envoyée aux fidèles à cette occasion, le cardinal avait appelé à la prière. C’est à la même époque, le 15 décembre 2007 (4), que l’archevêque de Hanoi invitait les catholiques à venir prier auprès de l’ancienne Délégation apostolique, alors récemment transformée en parking d’un grand magasin voisin. Comme on le sait, aucune concession ne fut consentie par le gouvernement vietnamien qui, en fin de compte, par un coup de force inattendu, transforma la propriété en jardin public.

Le texte a rappelé aussi que la Conférence épiscopale du Vietnam, lors de l’affaire de la Délégation apostolique de Hanoi, avait émis des principes généraux grâce auxquels ce type de problèmes aurait pu être réglé (5). A cette époque, les évêques avaient publié un communiqué intitulé « Point de vue de la Conférence épiscopale » où étaient énoncés certains principes permettant de régler sans violence ces questions de propriété. Les évêques demandaient, entre autres choses, une révision profonde de la loi sur les terres et le rétablissement du droit de propriété privée. Enfin, « l’appel des passeurs à la prière » rappelle qu’il existe une doctrine sociale de l’Eglise qui serait d’une grande utilité pour régler ses problèmes.

(1) On trouvera le premier article sur la paroisse de Thai Ha dans EDA 477.
(2) Le texte a été mis enligne le 17 octobre 2011 sur : http://vietcatholic.net/News/Html/93398.htm
(3) Voir EDA 477
(4) Voir EDA 476
(5) Voir ‘Pour approfondir’ dans EDA 492

(Source: Eglises d'Asie, 25 octobre 2011)
 
Pope's Address to John Paul II Foundation
Vatican Press
03:44 25/10/2011
VATICAN CITY, OCT. 24, 2011 - Here is the text of an address that Benedict XVI gave today to the John Paul II Foundation, which is marking its 30th anniversary.

Dear Cardinals,
Dear Brother Bishops and Priests,
Brothers and Sisters in Christ,

Thirty years ago, at the request of "some brothers and sisters who live in Poland or have emigrated from there but retain strong links with their land of origin", my Predecessor Blessed John Paul II instituted in Vatican City a Foundation bearing his name, with the object of "promoting through their support, material and otherwise, initiatives of a religious, cultural, pastoral and charitable nature, and cultivating and reinforcing the traditional links between them and the Holy See" (Decree of Institution).

Today, members of the Foundation and friends from all over the world have chosen to celebrate this anniversary, giving thanks to the Lord for all the fruits that the various activities have produced in the course of three decades. I am pleased to be able to join you in this thanksgiving. I warmly greet all of you here today, especially Cardinal Stanisław Dziwisz, former Secretary of the beloved Holy Father and one of the promoters of the Foundation, now its ex officio head as Archbishop of Cracow. I extend a cordial welcome to Cardinal Stanisław Ryłko, President of the Council of Administration, and I thank him for the words that he addressed to me. I greet Archbishop Szczepan Wesoły, former President, as well as the distinguished Members of the Council, and together with them the Directors of the individual Institutions of the Foundation. Finally I extend a cordial greeting to all the members of the Circle of Friends of the Foundation dispersed throughout the continents. All who are present here represent the thousands of benefactors who continue to support the work of the Foundation financially and spiritually. I ask you to convey to all of them my greetings and my thanks.

As we read in the premise of the Statutes, "conscious of the greatness of the gift that the person and work of the Polish Pope represent for the Church, for the homeland and for the world, the Foundation seeks to conserve and develop this spiritual heritage, which it aims to transmit to future generations." I know that this object is realized above all through the "Centre for the Documentation and Study of the Pontificate of John Paul II", which not only collects archives, bibliographical material and museum items, but also promotes publications, exhibitions, congresses and other scientific and cultural events, in order to disseminate the teaching and the pastoral and humanitarian activity of the Blessed Pontiff. I trust that, through daily study of the sources and cooperation with bodies of similar character both in Rome and elsewhere, this Centre will become an ever more important point of reference for all who seek to know and appreciate the vast and rich heritage that he left us.

Affiliated to the Foundation, the Casa Giovanni Paolo II here in Rome, in collaboration with the noble Hospice of Saint Stanislaus, offers practical and spiritual assistance to pilgrims who come to the tombs of the Apostles so as to reinforce their faith and their union with the Pope and the universal Church. The Blessed Pontiff sought at every moment to bind the faithful not to himself, but ever more to Christ, to the Apostolic Tradition and to the Catholic community united to the episcopal college with the Pope as its head. I myself can experience the efficacy of these efforts, as I receive the love and spiritual support of so many people from all over the world who welcome me with affection as the Successor of Peter, called by the Lord to confirm them in the faith. I am grateful that the Foundation continues to cultivate this spirit of love that unites us in Christ.

One task of great human and cultural value, explicitly desired by John Paul II and undertaken by the Foundation, is that of assisting the "formation of the clergy and the laity, especially those from the countries of Central and Eastern Europe". Every year, students arrive in Lublin, Warsaw and Cracow from countries which, in former times, suffered the ideological oppression of the Communist regime, in order to pursue studies in the various branches of science, so as to live new experiences, to encounter different spiritual traditions, and to broaden their cultural horizons. Then they return to their own countries, enriching the various sectors of social, economic, cultural, political and ecclesial life. More than 900 graduates is a precious gift for those nations. All this is possible thanks to the study bursaries and the spiritual and professional assistance guaranteed by the generosity of the Foundation. I hope that this work will continue, develop and bear abundant fruits.

My dear friends, one could list many more successes and many accomplishments of your Foundation. Yet I would like to underline one aspect of primary importance, over and above its immediate and visible effects. In association with the Foundation, there has evolved a spiritual union of thousands of people in various continents who not only support it materially, but constitute the Circles of Friends, communities of formation based on the teaching and the example of Blessed John Paul II. They do not limit themselves to a sentimental memory of the past, but they discern the needs of the present, they look to the future with solicitude and confidence, and they commit themselves to imbue the world more deeply with the spirit of solidarity and fraternity. Let us thank the Lord for the gift of the Holy Spirit who unites, enlightens and inspires you.

With a grateful heart, through the intercession of your Patron, Blessed John Paul II, I entrust the future of your Foundation to Divine Providence and I bless you from my heart.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Hồ Thu
Thérésa Nguyễn
21:20 25/10/2011
BÊN HỒ THU
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Thu xưa bến hẹn đã luôn chờ
Sóng nước soi hình lòng khắc khoải
Mây trời vẽ bóng dạ ngẩn ngơ
Vẻ đẹp gieo vần đôi ý nguyện
Đường duyên thả chữ mấy lời mơ..
(Trích thơ của Thanh Thanh Khiết)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền