Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:19 24/10/2016
53. GIÃ, DŨ CƯỜI NHAU.
Phụ thân của Dũ Thuần đã có lần làm lính gác cổng, ba của Giã Sung đã làm nghề buôn bán giới thiệu sản phẩm, Dũ Thuần và Giã Sung là đôi bạn thân.
Một hôm, Giã Sung chuẩn bị rượu để mời Dũ Thuần cùng các bạn khác uống, đợi rồi đợi, Dũ Thuần gần tối mới đến, Giã Sung liền chế giễu, nói:
- “Thường ngày anh hay đi trước người khác, hôm nay sao lại lọt phía sau người ta chứ ?”
Dũ Thuần cũng không kém, nói:
- “Vừa đúng lúc gặp chuyện buôn bán, cho nên đến chậm một bước.”
(Thiện Huyết tập)
Suy tư 53:
Thời đại công nghiệp, cái quý nhất chính là thời giờ, và cái người ta lãng phí nhất cũng chính là thời giờ.
Không có gì bực mình và khó chịu khi thức ăn đã dọn sẵn mà khách chưa tới, như thế khách đã lãng phí thời giờ của chủ nhà và những người khách khác, có khi làm ngưng trệ các công việc khác của người ta.
Có người đã chửi thề vì đến tham dự trễ một buổi hòa tấu nhạc thính phòng; có người chép miệng tiếc rẻ vì thời gian đi quá nhanh khi cuộn phim đang coi xuất hiện chữ “The end”; lại có người coi xong cuộn phim thì vò đầu giựt tóc nói ngày mai đi coi lại vì thời giờ đi mau quá coi không đã...
Thánh lễ là một bữa tiệc vui vẻ của Nước Trời, thức ăn ngon (Thánh Thể và Lời Chúa) đã dọn sẵn, nhưng có rất nhiều giáo hữu đến trễ: có người đến khi linh mục đã giảng xong, có người đến khi đang dâng lễ vật và thậm chí có người đến khi chuẩn bị rước lễ.v.v...những người giáo hữu này đã lãng phí vô ích thời giờ quý báu mà các linh hồn trong luyện ngục rất ước ao mà không được.
Một thánh lễ trung bình là một giờ, một giờ có sáu mươi phút, sáu mươi phút chỉ là một chớp mắt khi coi một cuộn phim hay, nhưng đối với những giáo hữu coi thánh lễ như là một giờ ép buộc, thì đối với họ, sáu mươi phút của một thánh lễ thì dài như sáu năm !
Họ không biết phân biệt đâu là thời giờ của hạnh phúc và đâu là thời giờ của đau khổ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Phụ thân của Dũ Thuần đã có lần làm lính gác cổng, ba của Giã Sung đã làm nghề buôn bán giới thiệu sản phẩm, Dũ Thuần và Giã Sung là đôi bạn thân.
Một hôm, Giã Sung chuẩn bị rượu để mời Dũ Thuần cùng các bạn khác uống, đợi rồi đợi, Dũ Thuần gần tối mới đến, Giã Sung liền chế giễu, nói:
- “Thường ngày anh hay đi trước người khác, hôm nay sao lại lọt phía sau người ta chứ ?”
Dũ Thuần cũng không kém, nói:
- “Vừa đúng lúc gặp chuyện buôn bán, cho nên đến chậm một bước.”
(Thiện Huyết tập)
Suy tư 53:
Thời đại công nghiệp, cái quý nhất chính là thời giờ, và cái người ta lãng phí nhất cũng chính là thời giờ.
Không có gì bực mình và khó chịu khi thức ăn đã dọn sẵn mà khách chưa tới, như thế khách đã lãng phí thời giờ của chủ nhà và những người khách khác, có khi làm ngưng trệ các công việc khác của người ta.
Có người đã chửi thề vì đến tham dự trễ một buổi hòa tấu nhạc thính phòng; có người chép miệng tiếc rẻ vì thời gian đi quá nhanh khi cuộn phim đang coi xuất hiện chữ “The end”; lại có người coi xong cuộn phim thì vò đầu giựt tóc nói ngày mai đi coi lại vì thời giờ đi mau quá coi không đã...
Thánh lễ là một bữa tiệc vui vẻ của Nước Trời, thức ăn ngon (Thánh Thể và Lời Chúa) đã dọn sẵn, nhưng có rất nhiều giáo hữu đến trễ: có người đến khi linh mục đã giảng xong, có người đến khi đang dâng lễ vật và thậm chí có người đến khi chuẩn bị rước lễ.v.v...những người giáo hữu này đã lãng phí vô ích thời giờ quý báu mà các linh hồn trong luyện ngục rất ước ao mà không được.
Một thánh lễ trung bình là một giờ, một giờ có sáu mươi phút, sáu mươi phút chỉ là một chớp mắt khi coi một cuộn phim hay, nhưng đối với những giáo hữu coi thánh lễ như là một giờ ép buộc, thì đối với họ, sáu mươi phút của một thánh lễ thì dài như sáu năm !
Họ không biết phân biệt đâu là thời giờ của hạnh phúc và đâu là thời giờ của đau khổ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:21 24/10/2016
2. Rước lễ là đường tắt an toàn nhất để lên thiên đàng.
(Thánh Pius X)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video ĐTC tiếp kiến chung Năm Thánh ngày 22/10/2016: cổ võ đối thoại
VietCatholic Network
10:17 24/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm nay thứ Bảy lúc 9 giờ sáng ngày 22 tháng 10 năm 2016, trong buổi tiếp kiến đoàn người từ khắp nơi về Roma, có tới 100 ngàn tín hữu hành hương, trong đó có nhiều phái đoàn từ các giáo phận Italia và Ba Lan, vì ngày 22-10 hôm nay, cũng là lễ kính thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng. Nhiều Giám mục Italia và Ba Lan cùng với chính quyền địa phương liên hệ đã tháp tùng các tín hữu về dự buổi tiếp kiến này.
Trong buổi tiếp kiến hôm nay, ĐTC cổ võ đối thoại và gọi đây là một khía cạnh quan trọng của lòng thương xót.
Trong bài huấn dụ, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Gioan, đoạn thứ 4, câu 6 đến câu 15 thuật lại cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với người phụ nữ xứ Samaria và ngài nhận xét rằng:
“Trước tiên, đối thoại là một dấu chỉ rất tôn trọng, vì nó đặt con người trong thái độ lắng nghe và đón nhận những khía cạnh tốt nhất của người đối thoại. Tiếp đến đối thoại là một biểu hiện của đức bác ái, vì tuy không làm ngơ trước những khác biệt, nó giúp tìm kiếm và chia sẻ ích chung. Ngoài ra, đối thoại mời gọi chúng ta đặt mình trước người khác, coi họ như một hồng ân của Thiên Chúa, Đấng đang gọi hỏi và yêu cầu chúng ta nhìn nhận Ngài”.
ĐTC cũng than phiền rằng: “Nhiều khi chúng ta không gặp gỡ người anh em, tuy sống cạnh họ, nhất là khi chúng ta đề cao lập trường của mình hơn lập trường của người khác. Chúng ta không đối thoại khi chúng ta không lắng nghe đủ hoặc có xu hướng ngắt lời người khác để chứng tỏ mình có lý. Trái lại, sự đối thoại đòi phải có những lúc thinh lặng, trong đó chúng ta đón nhận hồng ân đặc biệt là sự hiện diện của Thiên Chúa nơi người anh em”.
ĐTC nói thêm rằng: “Anh chị em thân mến, đối thoại giúp con người nhân bản hóa các tương quan và vượt thắng những hiểu lầm. Đối thoại rất cần thiết trong gia đình chúng ta, và chúng ta có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề dường nào nếu ta học cách lắng nghe nhau! Cũng vậy trong tương quan giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các con cái. Bao nhiêu điều ích lợi cũng có thể đạt được nhờ đối thoại giữa giáo chức và học sinh, giữa các giới lãnh đạo và công nhân, để khám phá những đói hòi tốt nhất của công việc”.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Tất cả mọi hình thức đối thoại đều nói lên một đòi hỏi lớn của tình yêu Thiên Chúa, Đấng đến gặp tất cả mọi người và đặt nơi mỗi người một hạt giống tốt lành lòng từ nhân của Ngài, để họ có thể cộng tác vào công trình sáng tạo của Ngài. Đối thoại phá đổ các bức tường chia cách và hiểu lầm, nó kiến tạo những nhịp cầu đả thông và không để cho ai tự cô lập mình, khép kín mình trong thế giới nhỏ hẹp của mình.
”Chúa Giêsu biết rõ tâm hồn của người phụ nữ xứ Samaria; dầu vậy Ngài không chối bỏ quyền của bà được biểu phát biểu và dần dần Ngài đi vào mầu nhiệm cuộc sống của bà. Bài học này cũng có giá trị đối với chúng ta. Qua đối thoại, chúng ta có thể làm tăng trưởng những dấu hiệu từ bi thương xót của Thiên Chúa và biến những dấu hiệu ấy thành phương thế đón tiếp và tôn trọng”.
Sau bài huấn dụ, trong phần chào thăm các phái đoàn hành hương, ĐTC đặc biệt nhắc đến lễ kính thánh Gioan Phaolô 2 và cám ơn sự tiếp đón của Giáo Hội và nhân dân Ba Lan đã dành cho ngài hồi cuối tháng 7 năm nay nhân dịp Đại Hội Giới trẻ Công Giáo thế giới ở Cracovia. Ngài cũng nhắc lại rằng:
”Cách đây đúng 38 năm, cũng vào giờ này tại quảng trường này vang lên những lời được gửi đến con người toàn thế giới: ”Anh chị em đừng sợ!. . Hãy mở toan các cánh cửa cho Chúa Kitô”. Những lời này Đức Gioan Phaolô 2 đã xướng lên vào đầu triều đại Giáo Hoàng của Người, một vị Giáo Hoàng có linh đạo sâu xa, được nhào nặn nhờ gia sản ngàn năm của lịch sử và văn hóa Ba Lan được thông truyền trong tinh thần đức tin, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia sản này đối với Người là nguồn hy vọng, sức mạnh và can đảm, qua đó Người nhắn nhở thế giới mở rộng cửa cho Chúa Kitô. Lời mời gọi này biến thành một lời công bố liên lỷ Tin Mừng Lòng Thương Xót cho thế giới và con người, được tiếp tục trong Năm Thánh Lòng thương xót này”.
Tôi có nên đi bầu trong kỳ bầu cử này không?
Phaolô Phạm Xuân Khôi
07:12 24/10/2016
Kỳ bầu cử này là kỳ bầu cử khó quyết định nhất trong đời tôi vì cả hai ứng cử viên tổng thống đều có quá nhiều khuyết điểm. Nhiều người tự hỏi có nên bầu cho một ứng cử viên hoặc không bầu cho ai cả. Một cha sở của một giáo xứ lớn ở Spring, Houston, Texas, thậm chí còn nói đùa là điền tên "Mickey Mouse" hoặc "Thiên Chúa" và chỗ tổng thống của lá phiếu. Vậy, tôi có thể làm như thế không hoy tôi thực sự phải bỏ phiếu? Nếu tôi phải bỏ phiếu, thì tôi nên bỏ phiếu như thế nào?
1. Tôi có được phép không tham gia bầu cử không?
Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo trả lời rằng việc thực thi quyền bỏ phiếu nghĩa vụ luân lý của chúng ta (x # 2240). Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng nói trong văn kiện Sống Tin Mừng Sự Sống: Một Thách thức đối với người Công Giáo Hoa Kỳ rằng, "Mỗi tiếng nói đều quan trọng nơi diễn đàn công cộng. Mỗi lá phiếu đều có giá trị. Mỗi hành động của công dân có trách nhiệm là một sự thực thi quyền hành quan trọng của cá nhân. Chúng ta phải thực thi quyền hành đó để bảo vệ sự sống con người, đặc biệt là những con cái của Thiên Chúa chưa ra đời, những người tàn tật hoặc dễ bị tổn thương. ... Vì thế, chúng tôi kêu gọi đồng bào của chúng tôi hãy có một cái nhìn vượt trên chính trị đảng phái, để phân tích những lập luận trong cuộc tranh cử một cách có phán đoán và lựa chọn nhà lãnh đạo chính trị của mình theo nguyên tắc, chứ không phải theo đảng phái hoặc theo tư lợi"(# 34).
Theo LifesiteNews, Đức Hồng Y Raymond Burke đã cảnh báo người Công Giáo về việc không bỏ phiếu cho ai cả kể cả việc viết tên của một ứng cử viên khác mà mình thích trên lá phiếu, vì vô tình chúng ta có thể làm cho một ứng cử viên không tôn trọng sự sống, gia đình, và tự do đắc cử.
2. Những vấn đề quan trọng nhất trong cuộc bầu cử này là gì?
Một số người Công Giáo nghĩ rằng vấn đề di dân, môi trường và thương yêu người nghèo là những vấn đề quan trọng nhất bởi vì Đức Thánh Cha Phanxicô đã thường xuyên nói về chúng. Thực ra, những vấn đề này rất quan trọng, nhưng chúng không phải là vấn đề quan trọng nhất. Vấn đề quan trọng và cơ bản nhất luôn luôn là quyền sống, vì khi nó không được bảo vệ, tất cả các quyền khác trở nên không chính đáng và ảo tưởng như Thánh Gioan Phaolô II khẳng định trong Christifideles Laici số 38: "Trên hết, lời la ó phổ biến, là lời được kêu một cách công bình nhân danh nhân quyền – chẳng hạn, quyền về y tế, gia cư, việc làm, gia đình và văn hóa – đều là quyền không chính đáng và ảo tưởng nếu quyền sống, quyền căn bản và nền tảng nhất và là điều kiện cho tất cả các quyền cá nhân khác, không được bảo vệ với một quyết tâm tối đa." Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI coi nó như một trong những vấn đề không thể thương lượng được trong Sacramentum Caritatis # 83. Gần đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng gọi phá thai là “một tội ác" và "sự dữ tuyệt đối" trên chuyến bay trở về từ Mexico đầu năm nay.
Nói cách khác, khi một đảng chính trị không tôn trọng quyền sống cơ bản này, thì việc cổ võ các quyền khác của con người chỉ là những tấm bình phong để đánh lừa các cử tri nhẹ dạ. Điển hình là Đạo Luật Affordable Care (Obamacare), chỉ là tấm bình phong che giấu Sắc Lệnh Bảo Hiểm Ngừa Thai (Contraceptive Mandate) mà thôi. Nếu chúng ta để cho mình bị lừa dối bởi những tấm bình phong này, thì cuối cùng, họ sẽ buộc Hội Thánh của chúng ta phải đài thọ việc phá thai như họ đã làm ở California.
3. Làm sao việc bỏ phiếu của tôi có thể giúp phò sự sống và bảo vệ tự do tôn giáo?
Kể từ quyết định của Tối Cao Pháp Viện về Roe v. Wade năm 1973 đến nay, gần 59 triệu trẻ em chưa sinh ra đã bị tàn sát ở đất nước này. Đạo Luật Obamacare, với sự giúp đỡ của Tối Cao Pháp Viện, đã bắt buộc các tổ chức và cá nhân Công Giáo phải hỗ trợ việc ngừa thai và các thuốc phá thai với Sắc Lệnh Bảo Hiểm Ngừa Thai. Gần đây, Tối Cao Pháp Viện với chỉ 5-4 phiếu, đã buộc chúng ta phải chấp nhận một định nghĩa mới về hôn nhân bất chấp sự phản đối của đa số cử tri.
Trong cuộc bầu cử này, chúng ta không những chỉ bỏ phiếu cho một tổng thống, mà cho cả một chính phủ, đặc biệt là Tối Cao Pháp Viện và các Toà án Liên Bang. Tổng thống mới có thể sẽ chỉ định bốn đến năm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện mới. Nếu ứng cử viên ủng hộ phá thai thắng cử, sẽ có bảy thẩm phán phò phá thai và hai thẩm phán phò sự sống. Thêm vào đó, tất cả 13 Tòa án Phúc Thẩm Lưu Động (Circuit Courts of Appeals) sẽ có đa số thẩm phán phò sự chết. Nếu ứng cử viên phò sự sống thắng, Tối Cao Pháp Viện sẽ thiên hữu với từ năm đến bảy thẩm phán phò sự sống. Như thế, những lời cầu nguyện của chúng ta về việc lật đổ Roe v. Wade, Sắc Lệnh Ngừa Thai và Hôn Nhân Đồng Tính có thể đã được Thiên Chúa nhận lời.
Chúng ta có thể bỏ phiếu để loại trừ một tổng thống xấu trong cuộc bầu cử tổng thống tới, nhưng chúng ta không thể loại trừ các thẩm phán xấu. Nhiệm kỳ của các thẩm phán này là suốt đời, trừ khi họ từ chức hoặc bị Hạ viện tố án và bị kết án bởi Thượng viện, một tiến trình hầu như không thể xảy ra được. Ảnh hưởng của Tối Cao Pháp Viện mới này sẽ kéo dài trong thời gian rất dài, từ 20 năm đến 40 hoặc thậm chí 80 năm sau khi cuộc bầu cử này.
Với quyết định của chúng ta, chúng ta có thể giúp lật đổ Roe v. Wade, Sắc Lệnh Ngừa Thai và Hôn Nhân Đồng Tính một lần cho xong, hoặc chúng ta sẽ giúp các kẻ thù của Hội Thánh thăng tiến nền văn hóa sự chết của họ. Điều quan trọng là chúng ta phải nhìn vào lập trường của mỗi ứng cử viên và đảng của họ về các vấn đề trên và bỏ phiếu dựa theo phán quyết của của lương tâm.
Kết luận
Tình trạng của chúng ta trong cuộc bầu cử này chẳng khác nào tình trạng của những người ở trên mái nhà, chờ đợi Thiên Chúa cứu trong một trận lụt, nhưng họ đã không chịu lên các tàu thuyền và trực thăng mà Thiên Chúa gửi đến. Chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội lật đổ Roe v. Wade, Sắc Lệnh Ngừa Thai và Hôn Nhân Đồng Tính với thái độ tương tự như những người trên mái nhà ấy. Giữa những điều xấu xa và bôi lọ lẫn nhau trong cuộc bầu cử này, Thiên Chúa vẫn yêu thương chúng ta và chăm sóc chúng ta bằng cách cho chúng ta một hy vọng có một Tối Cao Pháp Viện tốt hơn để ngăn chặn ngọn nước thủy triều đang tràn dâng của nền văn hóa sự chết.
Các chính sách của chính phủ hiện tại của chúng ta, không những chỉ trong việc phá thai và hạn chế quyền tự do tôn giáo, mà còn cả trong việc giáo dục và quan hệ ngoại giao, đã biến đất nước chúng ta và cả thế giới này thành một "cơ cấu tội lỗi" với tiền thuế của chính chúng ta. Đều này rất phương hại cho phần rỗi của nhiều linh hồn trong nhiều thế hệ tới, trừ khi chúng ta ngăn chặn chúng lại ngay từ bây giờ. Cuộc bầu cử này cho chúng ta một cơ hội hiếm có để làm điều đó nếu chúng ta chọn một chính phủ với một Tối Cao Pháp Viện phò sự sống.
Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa có một óc khôi hài khi chọn ông Giacob, một người chuyên lừa đảo, làm Cha của Dân Riêng của Ngài, Matthêu, một người thu thuế, làm tác giả Tin Mừng đầu tiên của Ngài và Phaolô, một người bắt đạo, làm Tông Đồ Dân Ngoại. Tôi tin rằng Thiên Chúa cũng đang làm như thế trong cuộc bầu cử này. Chúng ta hãy tin tưởng vào Thiên Chúa và hợp tác với Ngài. Không có gì mà Thiên Chúa không thể làm được! Amen
Một số tài liệu để tìm hiểu về lập trường của hai ứng cử viên (Bằng Anh ngữ):.
National Democratic Party Platform
National Republican Party Platform
Hillary Clinton and Donald Trump have very Different Visions for the Supreme Court
Forecasting the Circuit Courts: How the Presidential Election Will Affect the Federal Courts of Appeals
Presidential Candidates Positions: This one-page document offers Catholics a quick reference for the positions of major party candidates for president, including statements and voting records on 12 issues. This resource was collaboratively produced by the Florida Catholic Conference, the Virginia Catholic Conference, and the Pennsylvania Catholic Conference (this description is from ).
Kansas Bishops Reflect on Election Year Responsibilities.
Donald Trump’s full letter to the Catholic Leadership Conference
1. Tôi có được phép không tham gia bầu cử không?
Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo trả lời rằng việc thực thi quyền bỏ phiếu nghĩa vụ luân lý của chúng ta (x # 2240). Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng nói trong văn kiện Sống Tin Mừng Sự Sống: Một Thách thức đối với người Công Giáo Hoa Kỳ rằng, "Mỗi tiếng nói đều quan trọng nơi diễn đàn công cộng. Mỗi lá phiếu đều có giá trị. Mỗi hành động của công dân có trách nhiệm là một sự thực thi quyền hành quan trọng của cá nhân. Chúng ta phải thực thi quyền hành đó để bảo vệ sự sống con người, đặc biệt là những con cái của Thiên Chúa chưa ra đời, những người tàn tật hoặc dễ bị tổn thương. ... Vì thế, chúng tôi kêu gọi đồng bào của chúng tôi hãy có một cái nhìn vượt trên chính trị đảng phái, để phân tích những lập luận trong cuộc tranh cử một cách có phán đoán và lựa chọn nhà lãnh đạo chính trị của mình theo nguyên tắc, chứ không phải theo đảng phái hoặc theo tư lợi"(# 34).
Theo LifesiteNews, Đức Hồng Y Raymond Burke đã cảnh báo người Công Giáo về việc không bỏ phiếu cho ai cả kể cả việc viết tên của một ứng cử viên khác mà mình thích trên lá phiếu, vì vô tình chúng ta có thể làm cho một ứng cử viên không tôn trọng sự sống, gia đình, và tự do đắc cử.
2. Những vấn đề quan trọng nhất trong cuộc bầu cử này là gì?
Một số người Công Giáo nghĩ rằng vấn đề di dân, môi trường và thương yêu người nghèo là những vấn đề quan trọng nhất bởi vì Đức Thánh Cha Phanxicô đã thường xuyên nói về chúng. Thực ra, những vấn đề này rất quan trọng, nhưng chúng không phải là vấn đề quan trọng nhất. Vấn đề quan trọng và cơ bản nhất luôn luôn là quyền sống, vì khi nó không được bảo vệ, tất cả các quyền khác trở nên không chính đáng và ảo tưởng như Thánh Gioan Phaolô II khẳng định trong Christifideles Laici số 38: "Trên hết, lời la ó phổ biến, là lời được kêu một cách công bình nhân danh nhân quyền – chẳng hạn, quyền về y tế, gia cư, việc làm, gia đình và văn hóa – đều là quyền không chính đáng và ảo tưởng nếu quyền sống, quyền căn bản và nền tảng nhất và là điều kiện cho tất cả các quyền cá nhân khác, không được bảo vệ với một quyết tâm tối đa." Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI coi nó như một trong những vấn đề không thể thương lượng được trong Sacramentum Caritatis # 83. Gần đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng gọi phá thai là “một tội ác" và "sự dữ tuyệt đối" trên chuyến bay trở về từ Mexico đầu năm nay.
Nói cách khác, khi một đảng chính trị không tôn trọng quyền sống cơ bản này, thì việc cổ võ các quyền khác của con người chỉ là những tấm bình phong để đánh lừa các cử tri nhẹ dạ. Điển hình là Đạo Luật Affordable Care (Obamacare), chỉ là tấm bình phong che giấu Sắc Lệnh Bảo Hiểm Ngừa Thai (Contraceptive Mandate) mà thôi. Nếu chúng ta để cho mình bị lừa dối bởi những tấm bình phong này, thì cuối cùng, họ sẽ buộc Hội Thánh của chúng ta phải đài thọ việc phá thai như họ đã làm ở California.
3. Làm sao việc bỏ phiếu của tôi có thể giúp phò sự sống và bảo vệ tự do tôn giáo?
Kể từ quyết định của Tối Cao Pháp Viện về Roe v. Wade năm 1973 đến nay, gần 59 triệu trẻ em chưa sinh ra đã bị tàn sát ở đất nước này. Đạo Luật Obamacare, với sự giúp đỡ của Tối Cao Pháp Viện, đã bắt buộc các tổ chức và cá nhân Công Giáo phải hỗ trợ việc ngừa thai và các thuốc phá thai với Sắc Lệnh Bảo Hiểm Ngừa Thai. Gần đây, Tối Cao Pháp Viện với chỉ 5-4 phiếu, đã buộc chúng ta phải chấp nhận một định nghĩa mới về hôn nhân bất chấp sự phản đối của đa số cử tri.
Trong cuộc bầu cử này, chúng ta không những chỉ bỏ phiếu cho một tổng thống, mà cho cả một chính phủ, đặc biệt là Tối Cao Pháp Viện và các Toà án Liên Bang. Tổng thống mới có thể sẽ chỉ định bốn đến năm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện mới. Nếu ứng cử viên ủng hộ phá thai thắng cử, sẽ có bảy thẩm phán phò phá thai và hai thẩm phán phò sự sống. Thêm vào đó, tất cả 13 Tòa án Phúc Thẩm Lưu Động (Circuit Courts of Appeals) sẽ có đa số thẩm phán phò sự chết. Nếu ứng cử viên phò sự sống thắng, Tối Cao Pháp Viện sẽ thiên hữu với từ năm đến bảy thẩm phán phò sự sống. Như thế, những lời cầu nguyện của chúng ta về việc lật đổ Roe v. Wade, Sắc Lệnh Ngừa Thai và Hôn Nhân Đồng Tính có thể đã được Thiên Chúa nhận lời.
Chúng ta có thể bỏ phiếu để loại trừ một tổng thống xấu trong cuộc bầu cử tổng thống tới, nhưng chúng ta không thể loại trừ các thẩm phán xấu. Nhiệm kỳ của các thẩm phán này là suốt đời, trừ khi họ từ chức hoặc bị Hạ viện tố án và bị kết án bởi Thượng viện, một tiến trình hầu như không thể xảy ra được. Ảnh hưởng của Tối Cao Pháp Viện mới này sẽ kéo dài trong thời gian rất dài, từ 20 năm đến 40 hoặc thậm chí 80 năm sau khi cuộc bầu cử này.
Với quyết định của chúng ta, chúng ta có thể giúp lật đổ Roe v. Wade, Sắc Lệnh Ngừa Thai và Hôn Nhân Đồng Tính một lần cho xong, hoặc chúng ta sẽ giúp các kẻ thù của Hội Thánh thăng tiến nền văn hóa sự chết của họ. Điều quan trọng là chúng ta phải nhìn vào lập trường của mỗi ứng cử viên và đảng của họ về các vấn đề trên và bỏ phiếu dựa theo phán quyết của của lương tâm.
Kết luận
Tình trạng của chúng ta trong cuộc bầu cử này chẳng khác nào tình trạng của những người ở trên mái nhà, chờ đợi Thiên Chúa cứu trong một trận lụt, nhưng họ đã không chịu lên các tàu thuyền và trực thăng mà Thiên Chúa gửi đến. Chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội lật đổ Roe v. Wade, Sắc Lệnh Ngừa Thai và Hôn Nhân Đồng Tính với thái độ tương tự như những người trên mái nhà ấy. Giữa những điều xấu xa và bôi lọ lẫn nhau trong cuộc bầu cử này, Thiên Chúa vẫn yêu thương chúng ta và chăm sóc chúng ta bằng cách cho chúng ta một hy vọng có một Tối Cao Pháp Viện tốt hơn để ngăn chặn ngọn nước thủy triều đang tràn dâng của nền văn hóa sự chết.
Các chính sách của chính phủ hiện tại của chúng ta, không những chỉ trong việc phá thai và hạn chế quyền tự do tôn giáo, mà còn cả trong việc giáo dục và quan hệ ngoại giao, đã biến đất nước chúng ta và cả thế giới này thành một "cơ cấu tội lỗi" với tiền thuế của chính chúng ta. Đều này rất phương hại cho phần rỗi của nhiều linh hồn trong nhiều thế hệ tới, trừ khi chúng ta ngăn chặn chúng lại ngay từ bây giờ. Cuộc bầu cử này cho chúng ta một cơ hội hiếm có để làm điều đó nếu chúng ta chọn một chính phủ với một Tối Cao Pháp Viện phò sự sống.
Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa có một óc khôi hài khi chọn ông Giacob, một người chuyên lừa đảo, làm Cha của Dân Riêng của Ngài, Matthêu, một người thu thuế, làm tác giả Tin Mừng đầu tiên của Ngài và Phaolô, một người bắt đạo, làm Tông Đồ Dân Ngoại. Tôi tin rằng Thiên Chúa cũng đang làm như thế trong cuộc bầu cử này. Chúng ta hãy tin tưởng vào Thiên Chúa và hợp tác với Ngài. Không có gì mà Thiên Chúa không thể làm được! Amen
Một số tài liệu để tìm hiểu về lập trường của hai ứng cử viên (Bằng Anh ngữ):.
National Democratic Party Platform
National Republican Party Platform
Hillary Clinton and Donald Trump have very Different Visions for the Supreme Court
Forecasting the Circuit Courts: How the Presidential Election Will Affect the Federal Courts of Appeals
Presidential Candidates Positions: This one-page document offers Catholics a quick reference for the positions of major party candidates for president, including statements and voting records on 12 issues. This resource was collaboratively produced by the Florida Catholic Conference, the Virginia Catholic Conference, and the Pennsylvania Catholic Conference (this description is from ).
Kansas Bishops Reflect on Election Year Responsibilities.
Donald Trump’s full letter to the Catholic Leadership Conference
Video Kinh Truyền Tin với ĐTC ngày Chúa Nhật 23/10/2016: kêu gọi cầu nguyện cho hoà bình tại Iraq
VietCatholic Network
09:43 24/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm nay Chúa Nhật 23 tháng 10 năm 2016, Đức Thánh Cha chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin, với khoảng 60.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu, ĐTC đã mời mọi người hợp ý cầu nguyện cho dân nước Iraq. Ngài nói:
Trong các giờ thê thảm này, tôi gần gũi toàn dân Iraq, đặc biệt dân thành Mossul. Tâm hồn chúng ta bị rúng động bởi các hành động bạo lực người ta đang vi phạm từ quá lâu chống lại dân chúng vô tội, hồi giáo cũng như kitô, thuộc các chủng tộc và các tôn giáo khác nhau.
Tôi đau đớn nghe tin việc sát hại lạnh lùng nhiều người con của vùng đất thân yêu này, trong đó có biết bao nhiêu là trẻ em. Sự tàn ác này khiến cho chúng ta khóc và không nói lên lời. Cùng với tình liên đới là việc bảo đảm của tôi nhớ tới họ trong lời cầu nguyện, để Iraq, tuy bị đánh phá khốc liệt, nhưng mạnh mẽ và vững vàng trong niềm hy vọng có thể tiến tới một tương lai an ninh, hoà giải và hoà bình. Vì thế xin tất cả mọi người hiệp ý cầu nguyện trong thinh lặng.
Sau một chút thinh lặng ĐTC đã cùng tín hữu đọc một kinh Kính Mừng cầu nguyện theo ý chỉ này. Ngài cũng chào các tín hữu Ba Lan về hành hương Roma trong ngày lễ nhớ thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II 22 tháng 10, và dịp mừng 1.050 năm ngày Ba Lan lãnh nhận Tin Mừng. ĐTC cũng chào các ca viên tham dự Năm Thánh các ca đoàn Italia, các bạn trẻ thành viên các huynh đoàn các giáo phận Italia, cũng như cộng đoàn Perù sống tại Roma với hình Đức Bà de los Milagros.
Trước đó ĐTC đã giải thích thư thứ 2 thánh Phaolô gửi Timôthê, cộng sự viên thân tín và là con của ngài, trong đó thánh nhân suy tư về cuộc sống tông đồ của ngài đã hoàn toàn thánh hiến cho việc truyền giáo. Ngài nói:
Khi thấy việc kết thúc cuộc sống dương thể của ngài đã tới gần, thánh Phaolô miêu tả nó bằng cách quy chiếu về ba thời điểm: hiện tại, quá khứ và tương lai. Thánh Phaolô giải thích hiện tại với ảm tỷ hy lễ: “Tôi sắp đổ máu ra làm lễ tế” (câu 6). Với quá khứ thánh nhân chỉ cho thấy cuộc đời đã sống với các hình ảnh của “trận chiến đấu tốt” và “cuộc chạy đua” của một người trung thực với các dấn thân và trách nhiệm của mình (câu 7), và đối với tương lai ngài tín thác cho sự thừa nhận của Thiên Chúa, là thẩm phán “công bằng” (câu 8).
Nhưng sứ mệnh của thánh Phaolô được hữu hiệu, đúng đắn và trung thành chỉ nhờ sự gần gũi và sức mạnh của Chúa, là Đấng đã làm cho ngài trở thành một người loan báo Tin Mừng cho tất cả các dân tộc. Thánh nhân nói: “Nhưng có Chúa đứng bên cạnh và đã ban sức mạnh cho tôi, để tôi có thể hoàn thành việc loan báo Tin Mừng và để tất cả mọi người được lắng nghe Tin Mừng” (câu 17).
Trong trình thuật này của thánh Phaolô phản ánh Giáo Hội, đặc biệt hôm nay là Ngày Quốc Tế Truyền Giáo có đề tài là “Giáo Hội truyền giáo, chứng nhân của lòng thương xót”. Nơi thánh Phaolô cộng đoàn kitô tìm thấy mẫu gương của mình trong xác tín rằng chính sự hiện diện của Chúa khiến cho công tác tông đồ và công việc rao giảng Tin Mừng được hữu hiệu. Kinh nghiệm của Tông Đồ dân ngoại nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta phải dấn thân trong các hoạt động mục vụ và truyền giáo, một đàng như kết quả tùy thuộc nơi các cố gắng của chúng ta với tinh thần hy sinh của lực sĩ không dừng lại cả trước các thất bại; nhưng đàng khác biết rằng sự thành công đích thực trong sứ mệnh của chúng ta là món quà của Ơn Thánh: chính Chúa Thánh Thần khiến cho việc truyền giáo của Giáo Hội trong thế giới được hữu hiệu.
Ngày nay là thời của việc truyền giáo và thời của lòng can đảm! Can đảm củng cố các bước chân chao đảo, can đảm lấy lại khẩu vị của việc tiêu hao cho Tin Mừng, tái chiếm lại sự tin tưởng nơi sức mạnh, mà việc truyền giáo có trong chính nó. Đây là thời can đảm, cả khi can đảm không có nghĩa là có bảo đảm và thành công.
Chúng ta được đỏi hỏi có can đảm để chiến đấu, không nhất thiết để chiến thắng; để loan báo, không nhất thiết để hoán cải. Chúng ta được đòi hỏi có can đảm để là các giải pháp khác cho thế giới, nhưng không trở thành tranh cãi hay hiếu chiến. Chúng ta được đòi hỏi có can đảm rộng mở cho tất cả mọi người, mà không bao giờ giảm thiểu sự tuyệt đối và tính cách duy nhất của Chúa Kitô, là Đấng cứu độ duy nhất của tất cả mọi người. Chúng ta được đòi hỏi có can đảm để kháng cự lại sư nghi ngờ, mà không trở thành ngạo mạn. Chúng ta cũng được đỏi hỏi có lòng can đảm của người thu thuế trong Tin Mừng hôm nay, khiêm tốn không dám hướng mắt lên trời, nhưng đấm ngực nói: “Lậy Chúa xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Hôm nay là thời điểm của lòng can đảm! Ngày nay cần lòng can đảm!
Xin Đức Trinh Nữ Maria, mẫu gương của Giáo Hội “đi ra” và ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần, giúp chúng ta tất cả là môn đệ truyền giáo, nhờ sức mạnh Bí tích Rửa Tội của chúng ta, để đem sứ điệp cứu rỗi tới cho toàn gia đình nhân loại.
Tiếp đến ĐTC đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.
Top Stories
Thailande: Ceci n’est pas une église
P. Camille Rio, MEP
10:40 24/10/2016
Le P. Camille Rio, 33 ans, est membre de la Société des Missions Etrangères de Paris. Ordonné prêtre en juin 2013, il a été envoyé en Thaïlande où, après un temps d’apprentissage de la langue thaïe, il est depuis décembre 2015 en poste dans un village karen des montagnes situées dans la province de Tak (nord-ouest du pays). Durant le temps d’apprentissage de la langue thaïe, à Bangkok, il s’est aussi immergé dans la culture locale, au sein d’un pays très majoritairement bouddhiste. Ayant travaillé à la restauration du Wat Niwet, il en a tiré les réflexions que nous publions ici, réflexions qui ont trait autant à la singularité de l’architecture des édifices religieux qu’au sens de la mission et de l’annonce de l’Evangile dans une terre façonnée par le bouddhisme.
Le texte du P. Rio est initialement paru dans la Revue MEP (n° 511) du mois de décembre 2015.
Jean-Paul II, dans sa lettre encyclique Slavorum apostoli, qualifiait ainsi le concept d’inculturation : « Incarnation de l’Evangile dans les cultures autochtones, et en même temps introduction de ces cultures dans la vie de l’Eglise ». Pour le missionnaire, il s’agit non seulement de faire en sorte que la foi puisse s’exprimer dans les langues et cultures des peuples convertis, mais encore qu’elle féconde ces cultures. Aussi l’inculturation est-elle aussi vieille que les missions : le missionnaire qui pose le pied sur une terre nouvelle s’emploiera à en connaître la langue, la culture, les coutumes et les rites, pour exprimer la foi dans les mots, les images et les usages des peuples rencontres.
A la vue des églises visitées en Orient, on peut pourtant s’interroger sur la fidélité du missionnaire aux directives de 1659 du pape Alexandre VII aux premiers vicaires apostoliques : « Ne faites aucune tentative, ni ne cherchez aucunement à persuader ces peuples de changer leurs coutumes, leur façon de vivre, leurs usages, quand ils ne sont pas manifestement contraires à la religion et à la morale. Il n’y a rien de plus absurde que de vouloir apporter en Chine la France, ou l’Espagne, ou l’Italie, ou quelque autre partie de l’Europe. N’apportez rien de tout cela, mais la foi. » Si le travail de la langue force l’admiration (traductions, dictionnaires, etc.), on s’étonne du peu d’efforts déployés envers la culture, l’architecture et les arts : chapelles néo-gothiques, cathédrales néo-romanes, au mobilier liturgique importé directement de France via nos procures de Hongkong, Singapour ou Saigon, de l’harmonium au confessionnal, les vases liturgiques et jusqu’aux chemins de croix (stations en plâtre, en provenance de Saint-Sulpice), missels, cantiques, etc., tout dans nos églises est « comme a la maison », semblable à nos « églises de mission » de Pontoise ou de Landerneau ! Le dix-neuvième siècle, surtout, est le plus consternant, la prodigieuse expansion des missions coïncidant alors avec la plus navrante époque de l’art religieux. Les églises aux toits relevés « en pagode » ou les vierges de Lourdes aux yeux bridés ne font pas exception : il s’agit la moins d’un authentique art autochtone que d’un exotisme en vogue à la fin du XIXème et au début du XIème siècle. C’est le temps des expositions universelles, des salons d’art des missions. On bâtit un pavillon indochinois et une réplique d’Angkor-Wat dans le bois de Vincennes ! Et la France entière de chanter « Ma tonkiki, ma Tonkinoise ».
Un emprunt architectural sans volonté aucune de conversion au christianisme
Vision colonialiste gentiment paternaliste, chant de triomphe d’une civilisation éducatrice des peuples… On en revient brusquement lorsque l’on découvre que le « barbare », de son côté, agissait exactement de même ! Ainsi, à quelque temps de nos expositions coloniales, le roi du Siam Chulalongkorn s’offre-t-il le luxe d’un petit pavillon occidental privé, dans les jardins de son palais d’été du Ban-Pa-In, au sud de Ayutthaya. Alors que l’Europe s’enthousiasme pour l’Asie, la Thaïlande connaît une vogue similaire : on adopte l’habit occidental, et les princes font appel à des architectes italiens pour bâtir leurs palais. C’est un certain Joachim Grassi (1) qui est choisi en 1878 par le roi, qui lui adresse les recommandations suivantes : « Je voudrais bâtir un humble temple pour acquérir des mérites à proximité de mon palais quand j’y viens séjourner. J’ai fait élever les terres pour dominer les hautes eaux, et désire que l’on bâtisse ce temple selon les canons de l’Occident. Je veux un bâtiment exceptionnel qui témoigne auprès de mon peuple des constructions singulières qui existent dans vos pays. » C’est le style néo-gothique, sensé représenter le plus parfaitement cette singularité, qui est retenu pour le bâtiment central du monastère : la salle des ordinations. Le prince prend bien soin cependant de préciser : « Je n’ai pas la moindre intention de suivre toute autre religion que le bouddhisme de mes pères. »
Le résultat est des plus surprenant : sur une petite île de quelques kilomètres carrés, c’est un étrange complexe mêlant petits pavillons coloniaux, au faux air de village italien, chedi (stupa) bouddhistes dans leur écrins gothiques, et donc, l’étonnant temple-église. Celui-ci est bâti rigoureusement sur le modèle d’une église catholique : façade à compartiments, contreforts, pinacles, large nef, tour clocher. L’intérieur, très décoré (motifs végétaux en stuc, plafond à caissons), poursuit l’illusion, avec ses vitraux, sa chaire et jusqu’au maitre-autel tridentin, couronné non par la croix, mais par un imposant Bouddha d’or que coiffe, en guise de baldaquin, le parasol à neuf étages. L’ameublement est à l’avenant : bougeoirs de bronze, lustres de cristal, et tout un bric-à-brac de marché aux puces qui n’a d’autre raison d’être que son origine occidentale (deux chevaliers en armure montent ainsi la garde à l’entrée du cœur, et deux pendules rococo viennent meubler les bas-côtés). Au sommet du clocher, sous d’imposantes cloches d’importation, une horloge monumentale, de fabrication italienne, anime trois cadrans et sonne les heures et les quarts. Dans la chaire, le bonze de permanence accueille les pèlerins et recueille les offrandes. Deux fois par jours, c’est toute la communauté qui s’y réunit pour les offices.
Des sanctuaires comme suspendus dans l’air
On peut s’étonner de la facilité avec laquelle moines et fidèles s’approprient un espace qui diffère en tout d’avec les temples traditionnels. Si la « géographie sacrée » du sanctuaire catholique n’est en aucune façon un obstacle à la dévotion, c’est que, dans le temple bouddhiste, l’espace n’est pas ritualisé, et qu’il n y a pas de « réelle présence » : dans le bouddhisme, c’est l’image (et, d’une certaine façon – et souvent elles se confondent – la relique) qui fait le sacré. De sorte que le « sacré » n’est pas dépendant du lieu, mais de l’image qui l’habite. Pourvu que l’on ait un toit (ou une toile) sur sa tête, et sur celle du Bouddha, c’est bien assez. La pagode, et c’est très évident en Thaïlande, c’est d’abord un toit, comme suspendu au ciel par les quatre coins, supprimant, pour ainsi dire, les murs. L’architecture gothique, au contraire, investit les murs, épais comme ceux d’une forteresse (héritage de son passé militaire), qui se dressent, à force d’adresse dans l’art d’élever les voutes, à des hauteurs prodigieuses.
Le Thaï, qui ne s’inquiète ni de circonscrire le sanctuaire (ni le dogme, du reste), ni d’attaque ennemie ni des rigueurs du climat, ouvre ses édifices aux quatre vents, faisant ainsi l’économie de coûteuses enceintes et fenêtres. C’est bien vrai qu’aux antipodes la gravitation suspend ses lois : les sanctuaires semblent ici suspendus dans l’air, sans autres attaches que ces fils invisibles qui relient les encorbellements au ciel. Les « racines du ciel » : ce qui vaut pour les banians vaut aussi pour les pagodes, quand nos églises sont un constant effort d’élévation, toujours contrariée d’une pesante gravitation. Ici, c’est plutôt le ciel qui étend son ombre, comme l’arbre de la Bodhi sur le Bouddha méditant. Rien de plus étranger donc à la piété bouddhique que ces solides vaisseaux de pierre que sont les églises catholiques. On comprend cependant pourquoi l’architecture gothique a retenu la préférence du roi : c’est que les mille flèches effilées qui couronnent le faîte de nos cathédrales parlent au cœur thaï, familier des chedi pointus, des toits aux arêtes acérées. Mais c’est ici encore un malentendu : si la pointe de la pagode est une sorte d’apostrophe, comme suspendue dans l’air, la flèche gothique, au contraire, est le suprême effort d’une architecture tellurique, le couronnement d’une pénible ascension. L’architecture gothique en Thaïlande, on le voit, est une incongruité sans autre justification historique, climatique ou religieuse que le goût pour l’exotisme de son commanditaire.
Aussi que l’on juge de la surprise du visiteur français qui, abordant ces rivages, se retrouve dans une situation similaire à ce navigateur anglais, héros d’une nouvelle de Chesterton, qui, ayant fait le tour de la terre, se reconnaît, par un extraordinaire hasard, devant sa terre et sa masure, son village et son clocher. Qu’en conclure ? Qu’à l’évidence la terre est ronde, et qu’au fond on ne s’éloigne de chez soi que pour mieux revenir sur ses pas ; que l’exotisme n’est en définitive qu’une façon de se trouver partout chez soi (les origines siamoises de notre église prouvant d’ailleurs que l’exote n’est pas toujours celui qu’on croit...) ; que le « dialogue » de nos cultures souffre enfin d’un persistant malentendu : ce que l’on aime chez l’autre n’est souvent que la projection fantasmée de nos propres canons esthétiques et moraux. Ainsi du goût des bouddhistes thaïs pour la cérémonie du mariage catholique, sans éprouver pour autant le moindre intérêt pour sa doctrine. Ainsi aussi sans doute, et c’est autrement plus grave, du caractère tellement « romain » des chrétientés asiatiques, qui se font souvent plus latines que les latins.
Capacité du bouddhisme à se fondre dans le décor
En visitant cet étrange temple-église, on est soudain traversé d’un soupçon : et si nos églises de Thaïlande n’étaient pas, elles aussi, que d’autres Wat Niwet ? Et si, au fond, nos missions ne devaient leur relatif succès qu’au goût prononcé des Asiatiques pour l’exotisme que véhiculent nos costumes et nos rites ? La réserve du roi à ses sympathies occidentales (« Je n’ai pas la moindre intention de suivre toute autre religion que le bouddhisme de mes pères. ») ne doit pas être prise à la légère. Car elle trahit en fait toute une métaphysique, cette capacité du bouddhisme, qui se joue des apparences, à se fondre dans n’importe quel décor (d’ailleurs on s’interroge : est-ce le décor qui informe la doctrine, ou la doctrine le décor, ou alors on ne saurait donner de « forme » à la doctrine ? – tant il est vrai que le bouddhisme est aussi insaisissable dans son culte que dans ses croyances). Tel n’est pas le cas du catholicisme, qui, Lex orandi, lex credendi, expose dans son culte (et, conséquemment ses églises et ses images) l’entièreté de sa foi. Aussi le dialogue est-il biaisé dès l’abord, sauf à se satisfaire de ce chassé-croisé des exotismes, qui n’est au fond qu’un mutuel jeu de dupes.
« Il n’y a rien de plus absurde que de vouloir apporter en Chine la France, ou l’Espagne, ou l’Italie, ou quelque autre partie de l’Europe... » Force est de constater que l’on a par le passé superbement ignoré ces instructions. Mais il serait par trop facile d’accuser le seul dix-neuvième siècle, puisque l’on bâti aujourd’hui des églises de style « néo-gothique-néo-colonial», autrement dit un gothique modernisé d’exportation, refrancisé puis de nouveau asiatisé. Ce qui contribue encore davantage à faire du « chemin de la foi » en Asie une inextricable corde à nœuds. On ne saurait nier, pour autant, la médiation occidentale (esthétique comprise !) dans l’annonce de la foi en Asie, car c’est bien le propre de l’incarnation (et par conséquent de l’inculturation) que de s’inscrire dans une histoire humaine, toujours mélangée d’intérêts séculiers, pour qu’advienne enfin, et souvent malgré elle, la naissance du Christ sauveur. Le fiat généreux de la Vierge jaillit du plus profond de son être, de sa foi, de sa culture et de son histoire (sauf à supposer qu’il ne s’agisse là aussi que d’un tragique malentendu). En ce sens, le missionnaire est véritablement un accoucheur, en plus d’être un « annonceur ». C’est qu’il n y a d’inculturation que réciproque : à l’annonce de l’Evangile répond sans réserve le génie d’une culture, et on reconnaît un peuple chrétien à la naissance en son sein d’un art tout à la fois authentiquement chrétien et authentiquement autochtone (art qui, sans renier ses origines étrangères, lui est pourtant spécifique : en témoignent l’art byzantino-slave ou le baroque mexicain). Si l’on s’émerveille de sa ferveur, on éprouve un persistant malaise au spectacle d’une Eglise thaïe qui ne connaît pour exprimer sa foi d’autre art qu’une très médiocre imitation d’un art étranger en tout au génie thaï (2). A l’évidence, l’annonce de l’Evangile, sans avoir tout à fait échoué ici, est loin encore d’avoir atteint son but. Reste encore à poursuivre l’immense effort d’évangélisation, commencé déjà avec la langue, pour qu’advienne enfin un art et une culture authentiquement thaïs et authentiquement chrétiens. Assister la naissance d’une culture chrétienne, existe-t-il défi plus exaltant pour un missionnaire ?
P. Camille Rio, MEP
N.B. : Je dois les informations sur le Wat Niwet à la science généreuse et à la gentillesse de M. Robert Bougrain-Dubourg, restaurateur du patrimoine royal, qui m’a permis de travailler pendant un mois dans ses ateliers à la restauration de l’horloge monumentale du temple. Qu’il en soit ici vivement remercié. (eda/ra)
(1) Remarquable ironie : c est au même architecte italien, Joachim Grassi, que l’on doit la reconstruction, en 1883, de l’église Saint-Joseph d’Ayutthaya, première église de la mission du Siam (et, par conséquent, de toutes nos missions d’Asie) et qui abrite les tombes de Pierre Lambert de la Motte (l’un des fondateurs de la société des Missions Etrangères de Paris) et de Louis Laneau (premier vicaire apostolique). Ainsi l’église-mère des Missions Etrangères en Asie a-t-elle immédiatement suivi le temple du Ban-Pa-In dans le carnet de commandes de notre architecte, manifestant, en ce « stupide dix-neuvième siècle », la parfaite interchangeabilité de ces édifices « néo-gothiques », « néo-romans », « néo-byzantins », « néo-Dieu-sait quoi-encore » (Saint-Joseph est du « néo-baroque-espagnol »), en églises, gares de chemins de fer, établissements de bains, bourses du commerce ou, donc, temple bouddhiste.
(2) Ce qui n’aide évidemment pas à percevoir le christianisme autrement que conne une religion d’importation : dans mon village, les chrétiens désignent les bouddhistes voisins comme « les Thaïs ». C’est assez dire qu’en adoptant une religion étrangère, ils se sont faits étrangers à leur propre culture. Cruel aveu d’échec pour le missionnaire !
(Source: Eglises d'Asie, le 24 octobre 2016
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 20 năm Vietcatholic tại Melbourne
Trần Văn Minh và Thầy Phùng Đạt
11:14 24/10/2016
Melbourne, vào lúc 5 giờ chiều Chúa Nhật 23 Tháng 10 Năm 2016. Tại Thánh đường Giáo xứ Saint Margaret Mary, vùng Brunswick. Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Sri Lanka, Đức Tổng Giám mục Phê Rô Nguyễn Văn Tốt đã dâng Thánh lễ đồng tế cùng Linh mục Anthony Nguyễ Hữu Quảng Phó Giám Đốc Vietcatholic, để tạ ơn Thiên Chúa và mừng kỷ niệm 20 năm Vietcatholic được phát trên mạng lưới toàn cầu.
Mời xem hình
Đây cũng là Thánh lễ tạ ơn 30 năm linh mục của Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB, Chánh xứ Giáo xứ St Margaret Mary, Phó Giám đốc Vietcatholic và chủ nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu. Thánh lễ do ca đoàn của giáo xứ phụ trách Thánh ca, một ca đoàn có nhiều các xướng ngôn viên, ca sĩ đang phục vụ tại studio Melbourne phụ trách phát chương trình Giáo Hội Năm Châu.
Nhân dịp Ngày Khánh nhật truyền giáo. Sau Thánh lễ là phần tri ân đến tất cả các cộng tác viên làm công tác truyền giáo, qua truyền thông báo chí với một chương trình giới thiệu đến cộng đồng, ký giả, xướng ngôn viên, ca sĩ, kỹ thuật viên của Vietcatholic.
Sau phần chúc mừng của ông Nguyễn Ngọc Trúc, Trưởng ban mục vụ TGP Melbourne, ông trưởng ban mục vụ giáo xứ và tăng quà Đức Khâm Sứ và Cha Phó Giám đốc. Mọi người được mời ngồi lại để thưởng thức một chương trình Thánh Ca và giới thiệu các cộng tác viên của ngành truyền thông Công Giáo Việt Nam qua một chương trình do Thầy Phùng Đạt hướng dẫn và điều khiển như sau:
Chương Trình Tri Ân 20 năm VietCatholic - Melbourne
Kính thưa Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và quý cộng đoàn.
Trong những ngày tháng gần đây, VietCatholic đã và đang tổ chức nhiều chương trình văn nghệ, thánh ca để mừng kỷ niệm 20 năm hoạt động tông đồ truyền giáo, và cũng là cơ hội để cám ơn các cộng tác viên về những đóng góp của họ cho vietcatholic.
Hôm nay tại ngôi thánh đường nhỏ này, chúng con cũng có một chương trình Thánh ca ngắn gọn để ca ngợi Chúa, và cũng là dịp để tri ân các cộng tác viên của vietcatholic, đặc biệt là nhóm Giáo Hội Năm Châu, và nhóm ký giả Dân Chúa Melbourne.
Trước hết con xin giới thiệu một vài nét về VietCatholic.
VietCatholic được phát trên mạng lưới toàn cầu từ ngày 1 tháng 11 năm 1996, dưới hình thức một thông tấn xã bao gồm tin tức Giáo Hội Hoàn Vũ, Giáo Hội Việt Nam, những bài Suy Niệm Tin Mừng, các chương trình Văn Hoá, Điện Toán và chuyên mục đấu tranh cho tự do và nhân quyền tại Việt Nam.
VietCatholic là một cơ quan thông tin trong khối Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo bao gồm thông tấn xã VietCatholic, Radio Veritas, và các báo Dân Chúa Úc Châu, Âu Châu và Mỹ Châu.
Giám đốc thông tấn xã VietCatholic là cha Gioan Trần Công Nghị, thuộc tổng giáo phận Los Angeles Hoa Kỳ. Bên cạnh đó còn có 5 vị Phó Giám Đốc là: LM Anothony Nguyễn Hữu Quảng, chủ nhiệm báo Dân Chúa Úc Châu của tổng giáo phận Melbourne; LM Bùi Thượng Lưu, chủ nhiệm Dân Chúa Âu châu, cự ngụ tại Germany; LM nhạc sĩ Văn Chi của tổng giáo phận Sydney; kỹ sư Đặng Minh An từ tổng giáo phận Perth, và giáo sư Nguyễn Long Thao, San José, USA.
Hiện nay VietCatholic có 7 studio chủ yếu ở Mỹ và Australia. Studio Melbourne là một trong 7 Studio này.
Studio ở Melbourne được thành lập vào tháng 12 năm 2014 do cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng trực tiếp điều hành chương trình Giáo Hội Năm Châu phát hình mỗi tuần vào ngày thứ 2 trên trang Web của VietCatholic và trên Youtube. Bên cạnh đó, studio ở Melbourne còn đảm trách mục Thánh Ca và các phóng sự đặc biệt liên quan đến các chuyến tông du của Đức Thánh Cha, các sinh hoạt đặc biệt và các chương trình phỏng vấn các Đức Giám Mục Việt Nam và hải ngoại.
Ngoài studio này chúng con còn có nhóm Ký Giả Dân Chúa. Nhóm gồm các nhiếp ảnh gia, ký giả, luôn luôn có mặt trên từng cây số để tường thuật và đưa những hình ảnh nóng hổi vể các sự kiện như Đại hội LaVang, Lễ các Thánh tử đạo, các buổi thắp nến cầu nguyện... lên trang Web của VietCatholic và báo Dân Chúa.
Và sau đây con xin giới thiệu đến Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn các khuôn mặt của các xướng ngôn viên, kỹ thuật viên, ca sĩ, nhiếp ảnh gia và ký giả của Melbourne.
Nhóm 1: Thanh Thủy, Anh Hài, Như Mai, Minh Hoàng, Thanh Thúy, Thảo Đinh, Lauraine Nguyễn
Nhóm 2: Cẩm Yến, Bích Hạnh, Sr Thùy Linh, Khắc Thái, Nat Nguyễn, Karen Nguyễn
Nhóm 3: Thùy Loan, Mai Hương, Minh Nguyệt, Thủy Tiên, Minh Trung
Nhóm 4: Phương Thảo, Đình Trinh, Thủy Tiên, Kim Ngân, Hoàng Ly, Vicky Le
Nhóm Ký Giả Dân Chúa: Trần Minh, Trần Vũ Trụ, Lê Hải, Lê Miện, An Lực, Huy Hoàng.
Chương trình Thánh ca.
1. Trong Trái Tim Chúa, sáng tác: Phanxico, hòa âm: Minh Trung, Trình bày: Thùy Loan, Mai Hương, Thủy Tiên, Minh Nguyệt, Minh Trung
2. Peità, sáng tác: Hoa Cỏ, Hòa âm: Thế Phong, Trình bày: Sr. Thùy Linh, Bích Hạnh
3. Khúc Hát Tạ Ơn, sáng tác: Đinh Công Huỳnh, Hòa âm: Quang Phúc, Trình bày: Đình Trinh, Phương Thảo, Cẩm Yến
Cha Quảng đã cám ơn và kết thúc chương trình Thánh ca thật đặc sắc. Mọi người được mời qua bên hội trường giáo xứ để dự tiệc mừng những sự kiện trọng đại của lãnh vực truyền thông Công Giáo Việt Nam tại Tổng Giáo phận Melbourne, trong niềm hân hoan hội ngộ.
Mời xem hình
Đây cũng là Thánh lễ tạ ơn 30 năm linh mục của Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB, Chánh xứ Giáo xứ St Margaret Mary, Phó Giám đốc Vietcatholic và chủ nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu. Thánh lễ do ca đoàn của giáo xứ phụ trách Thánh ca, một ca đoàn có nhiều các xướng ngôn viên, ca sĩ đang phục vụ tại studio Melbourne phụ trách phát chương trình Giáo Hội Năm Châu.
Nhân dịp Ngày Khánh nhật truyền giáo. Sau Thánh lễ là phần tri ân đến tất cả các cộng tác viên làm công tác truyền giáo, qua truyền thông báo chí với một chương trình giới thiệu đến cộng đồng, ký giả, xướng ngôn viên, ca sĩ, kỹ thuật viên của Vietcatholic.
Sau phần chúc mừng của ông Nguyễn Ngọc Trúc, Trưởng ban mục vụ TGP Melbourne, ông trưởng ban mục vụ giáo xứ và tăng quà Đức Khâm Sứ và Cha Phó Giám đốc. Mọi người được mời ngồi lại để thưởng thức một chương trình Thánh Ca và giới thiệu các cộng tác viên của ngành truyền thông Công Giáo Việt Nam qua một chương trình do Thầy Phùng Đạt hướng dẫn và điều khiển như sau:
Chương Trình Tri Ân 20 năm VietCatholic - Melbourne
Kính thưa Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và quý cộng đoàn.
Trong những ngày tháng gần đây, VietCatholic đã và đang tổ chức nhiều chương trình văn nghệ, thánh ca để mừng kỷ niệm 20 năm hoạt động tông đồ truyền giáo, và cũng là cơ hội để cám ơn các cộng tác viên về những đóng góp của họ cho vietcatholic.
Hôm nay tại ngôi thánh đường nhỏ này, chúng con cũng có một chương trình Thánh ca ngắn gọn để ca ngợi Chúa, và cũng là dịp để tri ân các cộng tác viên của vietcatholic, đặc biệt là nhóm Giáo Hội Năm Châu, và nhóm ký giả Dân Chúa Melbourne.
Trước hết con xin giới thiệu một vài nét về VietCatholic.
VietCatholic được phát trên mạng lưới toàn cầu từ ngày 1 tháng 11 năm 1996, dưới hình thức một thông tấn xã bao gồm tin tức Giáo Hội Hoàn Vũ, Giáo Hội Việt Nam, những bài Suy Niệm Tin Mừng, các chương trình Văn Hoá, Điện Toán và chuyên mục đấu tranh cho tự do và nhân quyền tại Việt Nam.
VietCatholic là một cơ quan thông tin trong khối Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo bao gồm thông tấn xã VietCatholic, Radio Veritas, và các báo Dân Chúa Úc Châu, Âu Châu và Mỹ Châu.
Giám đốc thông tấn xã VietCatholic là cha Gioan Trần Công Nghị, thuộc tổng giáo phận Los Angeles Hoa Kỳ. Bên cạnh đó còn có 5 vị Phó Giám Đốc là: LM Anothony Nguyễn Hữu Quảng, chủ nhiệm báo Dân Chúa Úc Châu của tổng giáo phận Melbourne; LM Bùi Thượng Lưu, chủ nhiệm Dân Chúa Âu châu, cự ngụ tại Germany; LM nhạc sĩ Văn Chi của tổng giáo phận Sydney; kỹ sư Đặng Minh An từ tổng giáo phận Perth, và giáo sư Nguyễn Long Thao, San José, USA.
Hiện nay VietCatholic có 7 studio chủ yếu ở Mỹ và Australia. Studio Melbourne là một trong 7 Studio này.
Studio ở Melbourne được thành lập vào tháng 12 năm 2014 do cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng trực tiếp điều hành chương trình Giáo Hội Năm Châu phát hình mỗi tuần vào ngày thứ 2 trên trang Web của VietCatholic và trên Youtube. Bên cạnh đó, studio ở Melbourne còn đảm trách mục Thánh Ca và các phóng sự đặc biệt liên quan đến các chuyến tông du của Đức Thánh Cha, các sinh hoạt đặc biệt và các chương trình phỏng vấn các Đức Giám Mục Việt Nam và hải ngoại.
Ngoài studio này chúng con còn có nhóm Ký Giả Dân Chúa. Nhóm gồm các nhiếp ảnh gia, ký giả, luôn luôn có mặt trên từng cây số để tường thuật và đưa những hình ảnh nóng hổi vể các sự kiện như Đại hội LaVang, Lễ các Thánh tử đạo, các buổi thắp nến cầu nguyện... lên trang Web của VietCatholic và báo Dân Chúa.
Và sau đây con xin giới thiệu đến Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn các khuôn mặt của các xướng ngôn viên, kỹ thuật viên, ca sĩ, nhiếp ảnh gia và ký giả của Melbourne.
Nhóm 1: Thanh Thủy, Anh Hài, Như Mai, Minh Hoàng, Thanh Thúy, Thảo Đinh, Lauraine Nguyễn
Nhóm 2: Cẩm Yến, Bích Hạnh, Sr Thùy Linh, Khắc Thái, Nat Nguyễn, Karen Nguyễn
Nhóm 3: Thùy Loan, Mai Hương, Minh Nguyệt, Thủy Tiên, Minh Trung
Nhóm 4: Phương Thảo, Đình Trinh, Thủy Tiên, Kim Ngân, Hoàng Ly, Vicky Le
Nhóm Ký Giả Dân Chúa: Trần Minh, Trần Vũ Trụ, Lê Hải, Lê Miện, An Lực, Huy Hoàng.
Chương trình Thánh ca.
1. Trong Trái Tim Chúa, sáng tác: Phanxico, hòa âm: Minh Trung, Trình bày: Thùy Loan, Mai Hương, Thủy Tiên, Minh Nguyệt, Minh Trung
2. Peità, sáng tác: Hoa Cỏ, Hòa âm: Thế Phong, Trình bày: Sr. Thùy Linh, Bích Hạnh
3. Khúc Hát Tạ Ơn, sáng tác: Đinh Công Huỳnh, Hòa âm: Quang Phúc, Trình bày: Đình Trinh, Phương Thảo, Cẩm Yến
Cha Quảng đã cám ơn và kết thúc chương trình Thánh ca thật đặc sắc. Mọi người được mời qua bên hội trường giáo xứ để dự tiệc mừng những sự kiện trọng đại của lãnh vực truyền thông Công Giáo Việt Nam tại Tổng Giáo phận Melbourne, trong niềm hân hoan hội ngộ.
Giáo xứ Vĩnh Hòa Sàigòn mừng Khánh nhật Truyền giáo
Văn Minh
08:58 24/10/2016
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng Khánh nhật Truyền giáo
Bản tính của Hội Thánh là Truyền giáo, việc Truyền giáo không chỉ dành cho hàng Giám mục, linh mục hay tu sĩ nam nữ, mà là của mọi thành phần Kitô hữu khi đã chịu bí tích Rửa Tội và được trở nên con cái của Đức Kitô.
Xem Hình
Trên đây là lời chia sẻ của cha Đaminh Vũ Văn Phú – Dòng Đaminh linh mục Thánh Tâm, trong Thánh lễ diễn ra lúc 5g00 sáng Chúa Nhật ngày 23.10.2016, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, cha Đaminh Vũ Văn Phú cùng đông đảo cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa hiệp dâng Thánh lễ Chúa Nhật XXX Thường Niên, đây cũng là ngày thế giới Truyền giáo. ĐTC gởi đến toàn thể dân Chúa trên khắp địa cầu và ngài mời gọi mỗi người Kitô hữu hãy là những người Truyền giáo đích thực, và là những chứng nhân của Tin Mừng giữa lòng cuộc sống hôm nay.
Đầu lễ, cha Đaminh mời gọi cộng đoàn luôn ý thức thân phận yếu đuối của mình, và cầu nguyện với Chúa mỗi ngày để trở nên xứng đáng là con cái của Đức Kitô.
Sau bài công bố Tin Mừng, cha Đaminh chia sẻ cho cộng đoàn câu ca dao: “Khiêm nhường bao nhiêu cũng chưa đủ, kiêu ngạo một tý cũng là thừa”. Sứ điệp Tin Mừng của Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta phải sống khiêm nhường, nhỏ bé trước mặt Thiên Chúa và anh chị em của mình. Trong cuộc sống, theo lẽ thông thường thì người ta hay phán xét và đánh giá người khác qua dáng vẻ bên ngoài, và kết án họ là người tội lỗi, xấu xa. Ngược lại, khi thấy một người khác nhìn bên ngoài có vẻ đạo đức, thánh thiện, thì tỏ ra đáng khen và kính trọng trước mặt mọi người. Nhưng trước mặt Thiên Chúa thì Ngài chỉ đón nhận những con người sống khiêm nhường, nhỏ bé, và thực thi theo thánh ý của Ngài mà thôi.
Nhân ngày Khánh nhật Truyền giáo hôm nay, Chúa mời gọi mỗi người chúng ta hãy luôn ý thức và làm tròn trách nhiệm của mình, hăng say ra đi loan báo Tin Mừng của Chúa đến cho muôn dân bằng chính đời sống của mình ngay trong gia đình và môi trường ngoài xã hội. “Việc Truyền giáo không chỉ dành cho hàng Giám mục, linh mục hay tu sỹ nam nữ, mà là của mọi thành phần dân Chúa khi đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội, và trở nên con cái của Đức kitô”.
Sau phần hiệp lễ, cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, thay mặt giáo xứ giới thiệu cho cha chủ tế cùng cộng đoàn giáo xứ trang thông tin điện tử của giáo xứ (Web) hôm nay chính thức đi vào hoạt động trên trang mạng intenet. Qua trang thông tin này, mọi người có thể truy cập thông tin của giáo xứ, qua các Thánh lễ, cử hành các bí tích, Rửa Tội, Rước lễ lần đầu, Thêm Sức, Hôn Phối, Sức dầu bệnh nhân, An táng, đăng ký Dự tòng, và cáo phó. Ngoài ra, còn có bài Tin Mừng và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày cùng các sinh hoạt cần thiết khác. Nhân dịp này, cha xứ ngỏ lời cảm ơn ông cố Giuse Phạm Văn An, anh Giuse Trần Vĩnh Phát, Ban Truyền thông giáo xứ đã hy sinh đóng góp cách này cách khác để giáo xứ có được trang thông tin điện tử này.
Đúng 6g00, cha Gioakim nhấn nút ra mắt trang thông tin điện tử (web) gxvinhhoa.com. gxvinhhoa.org. gxvinhhoa.net. gxvinhhoa.info.
Thánh lễ kết thúc lúc 6g15, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận Ơn Toàn Xá từ cha chủ tế và cùng nhau cất vang bài hát “Năm Thánh yêu thương”.
Được biết, lúc 9g00 sáng cùng ngày, cha Gioakim Lê Hậu Hán - Tuyên úy đoàn thiếu nhi Thánh Thể, quý thầy, các anh chị huynh trưởng cùng gần 400 các em thiếu nhi trong các lớp giáo lý có giờ Chầu Thánh Thể từ 9g00 – 9g20. Sau đó, quý thầy đại diện lên giới thiệu sơ lược về hàng Giáo phẩm, linh mục, tu sĩ nam nữ, các Dòng tu, và nhiệm vụ mà Chúa trao phó qua đoạn Video clip, nhằm giúp cho các em phần nào hiểu và ý thức hơn trong công việc Truyền giáo của các em khi đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội để giới thiệu Chúa đến cho mọi người. Kế đó, cha Gioakim mời một em trong ngành Nghĩa lên chia sẻ về bản thân của em. Trong lớp học kiến thức tại nhà trường, có một bạn gái khác tôn giáo học cùng lớp tâm sự với em trong giờ ra chơi: Hằng đêm, trong giấc ngủ bạn thường mơ thấy những điều ác mộng, gặp toàn sự dữ, làm bạn bất an và hoảng loạn. Nghe xong câu chuyện, em đã đem câu chuyện đó về kể lại cho cha xứ và được cha hướng dẫn, em đã viết lời kin Mân Côi ra cuốn tập và đưa cho bạn và nói rằng; trước khi đi ngủ bạn hãy đọc một kinh lạy Cha, ba kinh Kính Mừng, và một kinh Sáng Danh. Và bạn đã thực hiện như lời em nói, từ đó về sau bạn đã không còn mơ thấy ác mộng nữa. Qua đây, cha xứ ước mong các em thiếu nhi nêu gương bạn mình để cùng nhau góp phần vào việc loan báo Tin mừng của Chúa đến cho mọi người ngày một lớn mạnh hơn nữa.
Bản tính của Hội Thánh là Truyền giáo, việc Truyền giáo không chỉ dành cho hàng Giám mục, linh mục hay tu sĩ nam nữ, mà là của mọi thành phần Kitô hữu khi đã chịu bí tích Rửa Tội và được trở nên con cái của Đức Kitô.
Xem Hình
Trên đây là lời chia sẻ của cha Đaminh Vũ Văn Phú – Dòng Đaminh linh mục Thánh Tâm, trong Thánh lễ diễn ra lúc 5g00 sáng Chúa Nhật ngày 23.10.2016, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, cha Đaminh Vũ Văn Phú cùng đông đảo cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa hiệp dâng Thánh lễ Chúa Nhật XXX Thường Niên, đây cũng là ngày thế giới Truyền giáo. ĐTC gởi đến toàn thể dân Chúa trên khắp địa cầu và ngài mời gọi mỗi người Kitô hữu hãy là những người Truyền giáo đích thực, và là những chứng nhân của Tin Mừng giữa lòng cuộc sống hôm nay.
Đầu lễ, cha Đaminh mời gọi cộng đoàn luôn ý thức thân phận yếu đuối của mình, và cầu nguyện với Chúa mỗi ngày để trở nên xứng đáng là con cái của Đức Kitô.
Sau bài công bố Tin Mừng, cha Đaminh chia sẻ cho cộng đoàn câu ca dao: “Khiêm nhường bao nhiêu cũng chưa đủ, kiêu ngạo một tý cũng là thừa”. Sứ điệp Tin Mừng của Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta phải sống khiêm nhường, nhỏ bé trước mặt Thiên Chúa và anh chị em của mình. Trong cuộc sống, theo lẽ thông thường thì người ta hay phán xét và đánh giá người khác qua dáng vẻ bên ngoài, và kết án họ là người tội lỗi, xấu xa. Ngược lại, khi thấy một người khác nhìn bên ngoài có vẻ đạo đức, thánh thiện, thì tỏ ra đáng khen và kính trọng trước mặt mọi người. Nhưng trước mặt Thiên Chúa thì Ngài chỉ đón nhận những con người sống khiêm nhường, nhỏ bé, và thực thi theo thánh ý của Ngài mà thôi.
Nhân ngày Khánh nhật Truyền giáo hôm nay, Chúa mời gọi mỗi người chúng ta hãy luôn ý thức và làm tròn trách nhiệm của mình, hăng say ra đi loan báo Tin Mừng của Chúa đến cho muôn dân bằng chính đời sống của mình ngay trong gia đình và môi trường ngoài xã hội. “Việc Truyền giáo không chỉ dành cho hàng Giám mục, linh mục hay tu sỹ nam nữ, mà là của mọi thành phần dân Chúa khi đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội, và trở nên con cái của Đức kitô”.
Sau phần hiệp lễ, cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, thay mặt giáo xứ giới thiệu cho cha chủ tế cùng cộng đoàn giáo xứ trang thông tin điện tử của giáo xứ (Web) hôm nay chính thức đi vào hoạt động trên trang mạng intenet. Qua trang thông tin này, mọi người có thể truy cập thông tin của giáo xứ, qua các Thánh lễ, cử hành các bí tích, Rửa Tội, Rước lễ lần đầu, Thêm Sức, Hôn Phối, Sức dầu bệnh nhân, An táng, đăng ký Dự tòng, và cáo phó. Ngoài ra, còn có bài Tin Mừng và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày cùng các sinh hoạt cần thiết khác. Nhân dịp này, cha xứ ngỏ lời cảm ơn ông cố Giuse Phạm Văn An, anh Giuse Trần Vĩnh Phát, Ban Truyền thông giáo xứ đã hy sinh đóng góp cách này cách khác để giáo xứ có được trang thông tin điện tử này.
Đúng 6g00, cha Gioakim nhấn nút ra mắt trang thông tin điện tử (web) gxvinhhoa.com. gxvinhhoa.org. gxvinhhoa.net. gxvinhhoa.info.
Thánh lễ kết thúc lúc 6g15, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận Ơn Toàn Xá từ cha chủ tế và cùng nhau cất vang bài hát “Năm Thánh yêu thương”.
Được biết, lúc 9g00 sáng cùng ngày, cha Gioakim Lê Hậu Hán - Tuyên úy đoàn thiếu nhi Thánh Thể, quý thầy, các anh chị huynh trưởng cùng gần 400 các em thiếu nhi trong các lớp giáo lý có giờ Chầu Thánh Thể từ 9g00 – 9g20. Sau đó, quý thầy đại diện lên giới thiệu sơ lược về hàng Giáo phẩm, linh mục, tu sĩ nam nữ, các Dòng tu, và nhiệm vụ mà Chúa trao phó qua đoạn Video clip, nhằm giúp cho các em phần nào hiểu và ý thức hơn trong công việc Truyền giáo của các em khi đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội để giới thiệu Chúa đến cho mọi người. Kế đó, cha Gioakim mời một em trong ngành Nghĩa lên chia sẻ về bản thân của em. Trong lớp học kiến thức tại nhà trường, có một bạn gái khác tôn giáo học cùng lớp tâm sự với em trong giờ ra chơi: Hằng đêm, trong giấc ngủ bạn thường mơ thấy những điều ác mộng, gặp toàn sự dữ, làm bạn bất an và hoảng loạn. Nghe xong câu chuyện, em đã đem câu chuyện đó về kể lại cho cha xứ và được cha hướng dẫn, em đã viết lời kin Mân Côi ra cuốn tập và đưa cho bạn và nói rằng; trước khi đi ngủ bạn hãy đọc một kinh lạy Cha, ba kinh Kính Mừng, và một kinh Sáng Danh. Và bạn đã thực hiện như lời em nói, từ đó về sau bạn đã không còn mơ thấy ác mộng nữa. Qua đây, cha xứ ước mong các em thiếu nhi nêu gương bạn mình để cùng nhau góp phần vào việc loan báo Tin mừng của Chúa đến cho mọi người ngày một lớn mạnh hơn nữa.
Khóa họp thứ 6 của Phái đoàn Tòa Thánh và Việt Nam
LM. G. Trần Đức Anh OP
10:19 24/10/2016
Khóa họp thứ 6 của Phái đoàn Tòa Thánh và Việt Nam
VATICAN. Phái đoàn Nhà Nước Việt Nam sẽ đến Vatican để làm việc với Phái đoàn Tòa Thánh từ ngày 24 đến 26-10-2016.
Trong thông cáo công bố hôm 22-10-2016 tại Vatican, Ông Greg Burke, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết:
”Như thỏa thuận, trong những ngày 24 đến 26-10 tới đây, sẽ diễn ra tại Vatican cuộc gặp gỡ thứ 6 của Nhóm Làm Việc (Tổ Công Tác) giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt nam, để phát triển và đào sâu các quan hệ song phương. Phái đoàn Tòa Thánh sẽ do Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng ngoại giao, làm trưởng đoàn; Phái đoàn Việt Nam sẽ do Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao hướng dẫn”.
LM. G. Trần Đức Anh OP
VATICAN. Phái đoàn Nhà Nước Việt Nam sẽ đến Vatican để làm việc với Phái đoàn Tòa Thánh từ ngày 24 đến 26-10-2016.
Trong thông cáo công bố hôm 22-10-2016 tại Vatican, Ông Greg Burke, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết:
”Như thỏa thuận, trong những ngày 24 đến 26-10 tới đây, sẽ diễn ra tại Vatican cuộc gặp gỡ thứ 6 của Nhóm Làm Việc (Tổ Công Tác) giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt nam, để phát triển và đào sâu các quan hệ song phương. Phái đoàn Tòa Thánh sẽ do Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng ngoại giao, làm trưởng đoàn; Phái đoàn Việt Nam sẽ do Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao hướng dẫn”.
LM. G. Trần Đức Anh OP
Thông Báo
Việt Tộc: Nhịp cầu yêu thương & Niềm Tin tạ ơn
Lm Trần Công Vang, CSsR
10:09 24/10/2016
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sen Thu
Mỹ Lê
20:25 24/10/2016
Ảnh của Mỹ Lê
Hạ qua Thu tới sen tàn
Hẹn Hè năm tới dịu dàng liên hương.
(nđc)
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 18– 25/10/2016: Câu chuyện Gương hoán cải của Edith Stein
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:37 24/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Khiêm tốn, hiền lành, rộng lượng, đây là ba điều quan trọng để xây dựng sự hiệp nhất trong Hội Thánh. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng thứ Sáu 21 tháng 10 tại nhà nguyện thánh Marta.
“Bình an cho anh em.” Đây là chào của Chúa, lời chào tạo nên một mối dây liên kết, mối dây hòa bình. Lời chào này nối kết chúng ta trong sự hiệp nhất, nên một trong Chúa Thánh Thần. Nếu không có hòa bình, nếu chúng ta không thể chào nhau với nghĩa rộng nhất của từ hòa bình, nếu chúng ta không mở lòng cho tinh thần hòa bình, thì không bao giờ chúng ta có được sự hiệp nhất.
Ác tâm thì gieo rắc chiến tranh, người Kitô hữu tránh những cuộc chiến
Để có thể có sự hiệp nhất trong thế giới, cần có sự hiệp nhất trong những tỉnh thành, trong xóm làng, trong gia đình. Ác tâm thì luôn gieo rắc chiến tranh. Ghen ghét, xung đột, nói hành nói xấu… hủy hoại hòa bình và do đó không thể hiệp nhất. Các Kitô hữu có thể hành xử cách nào để kiến tạo sự hiệp nhất? Thánh Phaolô nói rất rõ: “Anh em hãy ăn ở cho xứng đáng, với lòng khiêm nhường, hiền lành và nhẫn nại.” Đây chính là ba thái độ. Khiêm nhường: bạn không thể trao tặng hòa bình nếu thiếu khiêm nhường. Ở đâu có ngạo mạn, ở đó có chiến tranh, vì người ta luôn muốn thắng người khác, muốn hơn người. Nếu không có khiêm tốn, sẽ không có hòa bình, không có sự hiệp nhất.
Tái khám phá sự hiền lành để nâng đỡ nhau
Ngày nay chúng ta quên đi khả năng ăn nói dịu hiền, lời lẽ của chúng ta quá khô cứng và chua chát. Chúng ta hay nói xấu người khác… Như thế, thánh Phaolô nói là chúng ta cần chịu đựng lẫn nhau, cần kiên nhẫn, cần chịu đựng những lỗi lầm của người khác, những điều mà chúng ta không thích.
Thứ nhất là khiêm tốn. Thứ hai là hiền lành. Hai điều này hỗ tương cho nhau. Thứ ba là nhẫn nại với trái tim bao dung, rộng lượng, cao thượng, có khả năng đón nhận tất cả mà không kết án, không đóng khung với những thứ lặt vặt nhỏ nhặt. Trái tim cần đủ rộng để đón lấy tất cả. Điều ấy làm nên mối dây hòa bình. Đây là cách thức cần để xây dựng hòa bình, và từ đó tạo nên sự hiệp nhất. Đấng làm nên sự hiệp nhất là chính Chúa Thánh Thần, nhưng Ngài thúc đẩy chúng ta chuẩn bị cho sự kiến tạo ấy.
Cùng nhau xây dựng sự hiệp nhất trong mối dây hòa bình
Đây chính là đời sống xứng đáng với mầu nhiệm ơn kêu gọi mà chúng ta đã lãnh nhận, mầu nhiệm Hội Thánh. Mầu nhiệm Hội Thánh là mầu nhiệm Thân Mình Chúa Kitô: Một đức tin, Một phép rửa, Một Thiên Chúa là Cha tất cả mọi người, Đấng hoạt động nơi mọi người và ở trong mọi người. Đây là sự hiệp nhất mà Chúa Giêsu đã xin Chúa Cha ban cho chúng ta, và chúng ta phải cùng nhau xây dựng trong mối dây hòa bình. Mối dây hòa bình sẽ lớn mạnh với lòng khiêm nhường, hiền lành, cùng với lòng cao thượng.
Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần để Ngài ban cho chúng ta ơn không chỉ hiểu mà còn sống mầu nhiệm Hội Thánh, đó là mầu nhiệm của sự hiệp nhất.
2. Gương hoán cải của Edith Stein
Edith Stein là ai?
Kính thưa quý vị và anh chị em, Edith Stein là tên của một phụ nữ Do Thái, được nhắc đến nhiều lần nhân chuyến viếng thăm lần thứ hai Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Tây Ðức vào năm 1987.
Stein theo tiếng Ðức có nghĩa là đá. Ðây không phải là một viên đá tầm thường, nhưng là một viên ngọc quý đã được tôi luyện giữa lò lửa của hận thù, chiến tranh. Viên ngọc quý Stein đã được gọt đẽo và nung nấu trước tiên trong sự dửng dưng vô tôn giáo của những trào lưu tục hóa sau đệ nhất thế chiến.
Lên 14 tuổi, Edith Stein đã mất hòa toàn niềm tin vào Thiên Chúa của tổ phụ Arbaham. Nhưng cho dù con người có chối bỏ Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn tiếp tục theo đuổi con người. Cuộc săn đuổi kỳ diệu ấy đã đưa con người đến ngõ cụt của cuộc sống. Nhưng chính khi đứng trước bức tường tưởng chừng như khôg thể vượt qua được, Thiên Chúa đã đưa cánh tay của Ngài ra để nâng con người lên. Ðó là điều đã xảy ra cho Edith Stein khi cô chứng kiến gương kiên nhẫn của một người thiếu phụ Công Giáo. Chiến tranh đã cướp đi người chồng thân yêu, người đàn bà ấy vẫn lấy Ðức Tin vào Chúa Kitô để vượt thắng mọi đau khổ, thử thách... Edith Stein thú nhận: Thập giá của Ðức Kitô đã đem lại sức mạnh kiên cường cho người phụ nữ và do đó, cũng phá vỡ bức tường cứng lòng tin của cô.
Trong ánh sáng của thập giá Ðức Kitô, Edith Stein đã tìm lại được niềm tin vào chính Thiên Chúa của người Do Thái... Nhưng ánh sáng đó đã gắn liền với cả cuộc đời còn lại của cô như một định mệnh: Giữa những đổ vỡ và tàn ác của chiến tranh, Edith đã tìm lại được định hướng cho cuộc đời. Thánh giá đã được gắn liền với tên cô từ đó: Têrêxa Benedicta Della Croce, Têrêxa được thập giá chúc lành.
Thập giá của Ðức Kitô mà cô đã vác lấy qua cái chết đau đớn trong lò hơi ngạt tại trại tập trung Auschwitz đã biến cô trở thành một viên ngọc quý có giá trị cứu rỗi cho cả một dân tộc mà cô hằng yêu mến.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Ở đâu và bất cứ lúc nào cũng có thập giá. Ðã mang tiếng khóc vào đời, con người tiến bước trong cuộc sống với tất cả gánh nặng của thập giá... Tại sao Thiên Chúa đã để cho con người phải đau khổ? Mãi mãi dường như con người sẽ không bao giờ tìm được câu giải đáp cho vấn đề đau khổ. Chúa Giêsu không bao giờ đặt vấn đề và cũng không bao giờ đem lại một giải đáp cho vấn đề.
Trong thinh lặng, Ngài đã vác lấy thập giá và khi sống lại, Ngài cho chúng ta thấy rằng thập giá là con đường dẫn đến sự sống. “Hãy vác lấy thập giá và theo Ta”, đó là lệnh truyền của Ngài. Mang lấy thập giá với tinh thần chấp nhận và mến yêu, chúng ta sẽ thấy ánh sáng bừng lên trong cuộc sống. Mang lấy thập giá, chúng ta sẽ thấy Tình Yêu mạnh hơn sự chết. Mang lấy thập giá, chúng ta sẽ chiến thắng được hận thù và thất vọng.
3. Chỉ bằng giáo lý thì không đủ để biết Chúa Giêsu, chúng ta cần cầu nguyện
Chỉ với giáo lý thì không đủ để biết Chúa Giêsu cách chân thực, và như thế chúng ta cần cầu nguyện, phụng thờ và nhận ra chính chúng ta là những tội nhân. Đức Thánh Cha đã chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng thứ Năm 20 tháng 10 tại nhà nguyện thánh Marta.
Đức Thánh Cha quảng diễn bài giảng của ngài, khởi đi từ thư của thánh Phaolô Tông đồ gửi giáo đoàn Êphêsô. Trong đó, thánh Phaolô cầu nguyện cho cộng đoàn được mạnh sức nhờ Chúa Thánh Thần và nhờ Chúa Kitô ngự trong lòng họ.
Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: Bằng cách nào chúng ta có thể biết Đức Kitô? Bằng cách nào chúng ta có thể hiểu tình yêu mến của Người, một tình yêu vượt quá trí hiểu loài người?
Biết Chúa Kitô không chỉ bằng giáo lý, mà cần cầu nguyện
Chúa Kitô hiện diện trong Tin Mừng và chúng ta biết Chúa Kitô nhờ việc đọc Tin Mừng. Tất cả chúng ta đã làm điều ấy, ít ra là chúng ta nghe Tin Mừng khi tham dự thánh lễ. Việc học hỏi giáo lý cũng dạy cho chúng ta biết Chúa Kitô là ai. Nhưng như thế là chưa đủ. Để hiểu được mọi chiều dài rộng cao sâu của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta cần đi vào chiều sâu của thói quen, trước hết là bằng cầu nguyện, như thánh Phaolô đã làm khi quỳ gối thân thưa: “Lạy Cha, xin sai Thánh Thần tới để Ngài dạy cho con biết Chúa Giêsu.”
Tôn thờ Chúa Kitô trong thinh lặng
Để biết Chúa Kitô cách chân thực, thì chỉ việc cầu nguyện cũng chưa đủ, thánh Phaolô nói thêm rằng, ngài “quỳ gối tôn thờ mầu nhiệm này”, một mầu nhiệm vượt quá trí hiểu loài người, và trong tinh thần thờ phượng này, ngài nài xin ân sủng từ Thiên Chúa.
Chúng ta không thể biết Chúa nếu chúng ta không quen với cách thờ phượng này, tôn thờ trong thinh lặng. Nếu tôi không lầm, tôi tin rằng đây là cách cầu nguyện mà chúng ta ít biết đến, đó là một trong những điều chúng ta ít làm nhất. Xin cho phép tôi nói thế này, hãy sẵn lòng lãng phí thời gian để hiện diện trước mặt Chúa, trước mầu nhiệm về Chúa Giêsu Kitô. Tôn thờ Người. Thinh lặng, tôn thờ trong thinh lặng. Người là Đấng Cứu Độ và tôi tôn thờ Người.
Để đi sâu vào mầu nhiệm Chúa Kitô, cần nhận ra lỗi lầm của bản thân
Điều thứ ba, để biết Chúa Kitô, chúng ta cần biết chính mình, biết chính mình với những bất toàn và tội lỗi. Chúng ta không thể cầu nguyện mà lại thiếu suy xét về chính bản thân mình.
Như thế, để đi vào chiều sâu vô biên của mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, chúng ta cần ba điều. Thứ nhất là cầu nguyện: “Lạy Cha, xin sai Chúa Thánh Thần đến, để Ngài dạy cho con biết Chúa Giêsu”. Thứ hai là tôn thờ mầu nhiệm này, đi vào chiều sâu của mầu nhiệm và tôn thờ Người. Thứ ba là suy xét chính mình: ‘Tôi là người đầy bợn nhơ’. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng mà thánh Phaolô cầu xin cho cộng đoàn Êphêsô, đó là ân ủng được biết Chúa Kitô và biết kiếm tìm Người.
4. Người mục tử thành tín bị bỏ rơi nhưng không bao giờ cay đắng
Người mục tử tốt lành là người đi theo Chúa Giêsu và không mang theo túi tiền, bao bị, giày dép, thậm chí khi bị mọi người bỏ rơi thì người ấy vẫn luôn có Chúa ở bên, sẽ có nhiều sầu khổ nhưng người ấy không bao giờ cay đắng. Đó là điều Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ sáng thứ Ba 18 tháng 10 tại nhà nguyện thánh Marta.
Giải nghĩa bài đọc trích thư của thánh Phaolô gửi ông Timôthê, Đức Thánh Cha tập trung vào giai đoạn cuối đời của các tông đồ, như của thánh Phaolô, vị thánh đã kinh nghiệm sự cô đơn, bị bỏ rơi, trở thành nạn nhân của những vu cáo, phải xin ăn từ người khác:
Bị đơn độc, phải ăn xin, bị vu cáo, bị bỏ rơi, nhưng là một Phaolô vĩ đại, vì là người nghe thấy lời Chúa, nghe được tiếng gọi của Chúa. Ngài phải đau khổ nhiều và gặp nhiều thử thách trên bước đường loan báo Tin Mừng. Điều này thật hiển nhiên với các tông đồ, vì Chúa muốn rằng dân ngoại cũng được hiệp thông trong Giáo Hội. Phaolô cầu nguyện và được nâng lên tầng trời thứ bảy, được nghe những điều chưa ai từng nghe. Phaolô ở trong căn phòng đó, tại Roma, chờ đợi kết quả của cuộc tranh luận giữa một bên là những người Dothái bảo thủ với bên kia là những môn đệ của ngài. Phaolô đã kết thúc cuộc đời trong sự buồn khổ, trống trải nhưng không cay đắng, không oán giận.
Những điều ấy cũng xảy ra với Phêrô, với Gioan Tẩy Giả. Khi Gioan trong cảnh tù đày cô đơn và đau khổ, ông sai môn đệ đi hỏi Chúa Giêsu xem Ngài có phải là Đấng Mesia không. Kết thúc cuộc đời, Gioan bị chém đầu chỉ là “do ý thích của cô vũ công do bà mẹ là dâm phụ sai khiến”. Thánh Maximilian Kolbe cũng là người tông đồ nhiệt thành với kết thúc bi thảm như thế. Vị ngôn sứ chân chính chẳng mong gì hơn. Vì như Chúa Giêsu nói: nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không chết đi, thì nó sẽ không sinh hoa trái. Sau cái chết, sẽ là sự sống lại. Có nhà thần học của các thế kỷ đầu đã nói: máu của các vị tử đạo là hạt giống làm nảy sinh các Kitô hữu.
Khi chết đi vì làm chứng cho Chúa Giêsu như thế, thì trở nên hạt giống làm nảy sinh các Kitô hữu trên khắp mặt đất. Khi người mục tử sống điều ấy trong đời mình thì không có gì là cay đắng, có lẽ là đơn côi và trống trải nhưng chắc chắn có Chúa luôn ở cùng. Nhưng nếu người mục tử có rất nhiều điều gắn bó với cuộc sống mình mà những điều ấy không là các tín hữu, ví dụ người mục tử ấy gắn bó với tiền bạc, quyền lực và nhiều thứ khác, cuối cùng họ sẽ không phải cô đơn mà có lẽ cháu chắt của họ sẽ mong họ chết đi để lấy được gia tài.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài như sau:
Khi tôi đi thăm các nhà hưu dành cho các linh mục già, tôi thấy rất nhiều người tốt, nhiều điều tốt, tôi thấy những người đã dâng hiến cả cuộc đời cho các tín hữu. Có những người nằm bệnh, có người không đi lại được, có người ngồi xe lăn, nhưng có những nụ cười ở đó. ‘Thật tốt, lạy Chúa’, ‘Rất tốt, thưa Chúa’, họ nói như thế bởi vì họ cảm thấy Chúa ở cùng họ ở bên họ. Có những ánh mắt sáng lên với câu hỏi: “Giáo Hội sao rồi? Giáo phận thế nào rồi? Những ơn gọi dạo này thế nào?”. Họ là những người cha. Họ đã hy sinh cho người khác. Chính Phaolô đã trở nên người ăn xin, nạn nhân của những tranh cãi, bị tất cả bỏ rơi, nhưng vẫn còn một điều: Chúa luôn bên tôi. Người mục tử tốt phải là người có được điều này: đi trên con đường của Chúa và Chúa là điểm tới.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các mục tử trong giai đoạn cuối đời, những người đang chờ đợi Chúa đến dẫn đưa. Cầu nguyện để Chúa trở thành sức mạnh, thành chốn nương ẩn cho các ngài, cho dù các ngài cảm thấy yếu đau và đơn côi, nhưng Chúa ở cùng các ngài, ở bên các ngài. Xin Chúa ban cho các ngài sức mạnh ấy.
5. Đối thoại là một khía cạnh quan trọng của lòng thương xót.
Trong buổi tiếp kiến chung Năm Thánh sáng thứ Bẩy, 22-10, Đức Thánh Cha cổ võ đối thoại và gọi đây là một khía cạnh quan trọng của lòng thương xót.
Hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô có tới 100 ngàn tín hữu hành hương, trong đó có nhiều phái đoàn từ các giáo phận Italia và Ba Lan, vì 22-10 cũng là lễ kính thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng. Nhiều Giám Mục Italia và Ba Lan cùng với chính quyền địa phương liên hệ đã tháp tùng các tín hữu về dự buổi tiếp kiến này.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Gioan, đoạn thứ 4 (4,6-15) thuật lại cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với người phụ nữ xứ Samaria và ngài nhận xét rằng:
“Trước tiên, đối thoại là một dấu chỉ rất tôn trọng, vì nó đặt con người trong thái độ lắng nghe và đón nhận những khía cạnh tốt nhất của người đối thoại. Tiếp đến đối thoại là một biểu hiện của đức bác ái, vì tuy không làm ngơ trước những khác biệt, nó giúp tìm kiếm và chia sẻ ích chung. Ngoài ra, đối thoại mời gọi chúng ta đặt mình trước người khác, coi họ như một hồng ân của Thiên Chúa, Đấng đang gọi hỏi và yêu cầu chúng ta nhìn nhận Ngài”.
Đức Thánh Cha cũng than phiền rằng: “Nhiều khi chúng ta không gặp gỡ người anh em, tuy sống cạnh họ, nhất là khi chúng ta đề cao lập trường của mình hơn lập trường của người khác. Chúng ta không đối thoại khi chúng ta không lắng nghe đủ hoặc có xu hướng ngắt lời người khác để chứng tỏ mình có lý. Trái lại, sự đối thoại đòi phải có những lúc thinh lặng, trong đó chúng ta đón nhận hồng ân đặc biệt là sự hiện diện của Thiên Chúa nơi người anh em”.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Anh chị em thân mến, đối thoại giúp con người nhân bản hóa các tương quan và vượt thắng những hiểu lầm. Đối thoại rất cần thiết trong gia đình chúng ta, và chúng ta có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề dường nào nếu ta học cách lắng nghe nhau! Cũng vậy trong tương quan giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các con cái. Bao nhiêu điều ích lợi cũng có thể đạt được nhờ đối thoại giữa giáo chức và học sinh, giữa các giới lãnh đạo và công nhân, để khám phá những đói hòi tốt nhất của công việc”.
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Tất cả mọi hình thức đối thoại đều nói lên một đòi hỏi lớn của tình yêu Thiên Chúa, Đấng đến gặp tất cả mọi người và đặt nơi mỗi người một hạt giống tốt lành lòng từ nhân của Ngài, để họ có thể cộng tác vào công trình sáng tạo của Ngài. Đối thoại phá đổ các bức tường chia cách và hiểu lầm, nó kiến tạo những nhịp cầu đả thông và không để cho ai tự cô lập mình, khép kín mình trong thế giới nhỏ hẹp của mình.
“Chúa Giêsu biết rõ tâm hồn của người phụ nữ xứ Samaria; dầu vậy Ngài không chối bỏ quyền của bà được biểu phát biểu và dần dần Ngài đi vào mầu nhiệm cuộc sống của bà. Bài học này cũng có giá trị đối với chúng ta. Qua đối thoại, chúng ta có thể làm tăng trưởng những dấu hiệu từ bi thương xót của Thiên Chúa và biến những dấu hiệu ấy thành phương thế đón tiếp và tôn trọng”.
Trong phần chào thăm các phái đoàn hành hương, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến lễ kính thánh Gioan Phaolô 2 và cám ơn sự tiếp đón của Giáo Hội và nhân dân Ba Lan đã dành cho ngài hồi cuối tháng 7 năm nay nhân dịp Đại Hội Giới trẻ Công Giáo thế giới ở Cracovia. Ngài cũng nhắc lại rằng:
“Cách đây đúng 38 năm, cũng vào giờ này tại quảng trường này vang lên những lời được gửi đến con người toàn thế giới: “Anh chị em đừng sợ! .. Hãy mở toang các cánh cửa cho Chúa Kitô”. Những lời này Đức Gioan Phaolô 2 đã xướng lên vào đầu triều đại Giáo Hoàng của Người, một vị Giáo Hoàng có linh đạo sâu xa, được nhào nặn nhờ gia sản ngàn năm của lịch sử và văn hóa Ba Lan được thông truyền trong tinh thần đức tin, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia sản này đối với Người là nguồn hy vọng, sức mạnh và can đảm, qua đó Người nhắn nhở thế giới mở rộng cửa cho Chúa Kitô. Lời mời gọi này biến thành một lời công bố liên lỷ Tin Mừng Lòng Thương Xót cho thế giới và con người, được tiếp tục trong Năm Thánh Lòng thương xót này”
Mừng 20 năm hoạt động tông đồ truyền giáo của VietCatholic tại Melbourne, Australia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:15 24/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây