Ngày 23-10-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 24/10: Lời Chúa Sao Gây Chia Rẽ? – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP.
Giáo Hội Năm Châu
01:33 23/10/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!

“Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng.”

Đó là lời Chúa
 
Niềm vui có Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
14:01 23/10/2024
CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN B
(Mc 10, 46-52)
Niềm vui có Chúa

Đặt mình vào hoàn cảnh của nhà Giacóp, cụ thể là dân Israel và Ephraim, hay của chính anh Bartimê con ông Timê trong Tin Mừng Marcô hôm nay, chúng ta sẽ cảm nghiệm được niềm vui có Chúa. Có Chúa là Cha, chúng ta là con, Cha lo cho con cái. Có Chúa mọi sự sẽ trở nên tốt lành.

Chúa là niềm vui của Israel

Khi dân Israel bị bắt đi lưu đày ở Babylon trở về, người trung thành với Chúa chỉ còn là số ít, họ quá yếu đuối, nghèo nàn và dễ bị tổn thương, đến nỗi không có phương tiện trở về, từ phương Bắc không thể tự giải thoát. Họ là những kẻ trở về để xây dựng đất nước : "trong chúng có kẻ đui, người què, kẻ mang thai, người ở cữ". Bàn tay xây dựng lại Israel là những kẻ đui mù, chứ không phải các thanh niên cường tráng! Làm thế nào họ có được khả năng xây dựng lại quốc gia? Thanh niên, người khoẻ mạnh đã bị đế quốc tiêu diệt trong các lao động khổ sai. Họ phải cáng đáng công việc xây dựng lại quê hương.

Trong lúc cùng đường bế tắc như thế Giêrêmia tuyên sấm : Đây Chúa phán: Hỡi Giacóp, hãy hân hoan vui mừng! " (Gr 31, 7). Không thể vui mừng sao được khi mình đang đui mù, què quặt, mang thai nay có được Thiên Chúa toàn năng trợ giúp dẫn dắt trở về : "Đây, Ta sẽ dẫn dắt chúng từ đất bắc trở về, sẽ tụ họp chúng lại từ bờ cõi trái đất: trong bọn chúng sẽ có kẻ đui mù, què quặt, mang thai và sinh con đi chung với nhau, hợp thành một cộng đoàn thật đông quy tụ về đây" (Gr 31, 8). Theo Dianne Bergant: "Phụ nữ mang thai và các bà mẹ tuy yếu ớt, dễ bị tổn thương nhưng cũng là biểu tượng của phong phú và hy vọng. Họ nắm giữ tương lai trong bản thân mình. Khi họ rời bỏ chốn lưu đày về đất hứa, họ mang theo khả năng sinh sản và khởi sự một tương lai mới".

Đúng là người công chính, đạo đức thực thi công bình, bác ái, sống thánh thiện siêu nhiên, mặc cho thế giới này sa đoạ đến đâu, mặc cho gièm pha độc ác của kẻ giả hình, những vẫn khao khát tìm gặp và cậy dựa vào Chúa, người ấy sẽ có được niềm vui lớn lao. Anh mù thành Giêricô, tên là Bartimê trong Tin Mừng hôm nay là một bằng chứng.

Chúa Giêsu là niềm vui của anh Bartimê

Anh Bartimeê mù loà, nghèo khổ, gặp được hạnh phúc thật nhờ Chúa Giêsu. Anh thiếu hai điều : cái nhìn thể lý và khả năng tìm kiếm công ăn việc làm để kiếm sống, nên buộc anh phải đi ăn xin. Anh cần sự giúp đỡ và anh ngồi bên vệ đường lối vào thành Giêricô, nơi có nhiều người qua lại.

May mắn cho anh, một hôm chính Đức Giêsu cùng với các môn đệ và một số người khác đã đi ngang qua đó. Chắc chắn anh mù đã từng nghe nói về Chúa Giêsu, là Đấng đã làm nhiều phép lạ, Đấng ấy đang đến gần anh ta, chớp thời cơ, anh kêu lên : "Hỡi Con vua Davít, xin thương xót tôi!" (Mc 10, 47). Đối với những người đang đi theo Chúa thì tiếng kêu của anh mù thật khó chịu. Nhưng lời kêu xin lớn tiếng của anh chứng tỏ anh khao khát gặp Chúa lắm. Lời ấy vang tới tai và động đến tâm hồn Chúa Giêsu. Người muốn đáp ứng lời van xin của anh mù ăn mày này, nên truyền gọi anh đến đến và chữa lành anh ta.

Lập tức anh mù được đối diện với Con vua Đavít. Giây phút quyết định là sự khát khao gặp gỡ cá nhân, trực tiếp, giữa Chúa với người đang đau khổ. Hai người đối diện nhau : Thiên Chúa với ý muốn chữa lành và con người với ước ao được chữa lành. Hai sự tự do và hai ý chí đều huớng về một điểm. Cuộc đối thoại bắt đầu kẻ hỏi người thưa, "Chúa Giêsu nói với anh: " Anh muốn Ta làm gì cho anh? "Người mù đáp : "Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy" Chúa ra lệnh: "Con hãy đi! Ðức Tin con đã cứu chữa con!" (Mc 10,51) Lập tức Chúa Giêsu cho anh thấy, anh hết sức vui mừng và đi theo Chúa.

Anh đã đổi đời khi quyết định chọn cho mình một lối đi mới là đi theo Chúa Giêsu trên chính con đường của Chúa chứ không còn theo con đường của anh từ nhà đến vệ đường mà anh đã gắn chặt nhiều năm để làm kế sinh nhai. Anh buông bỏ vệ đường, áo choàng, bỏ lại sự bám víu vào lòng hảo tâm của người qua kẻ lại… để bám chặt lấy Chúa Giêsu. Động lực đời anh không còn ngồi ăn nữa nhưng là vui bước bên Giêsu.

Gặp gỡ Đức Ki-tô biến đổi cuộc đời mình

Anh Batimê đã gặp gỡ Giêsu, một cuộc gặp gỡ tuyệt đẹp và đáng giá vì làm thay đổi tận căn cuộc đời anh. Anh có nhiều khát vọng, nhưng một khát vọng trung tâm và chủ đạo chi phối đời anh là gặp Chúa Giêsu. Đời sống của chúng ta cũng vậy, khát vọng Thiên Chúa của ta phải là khát vọng hướng dẫn mọi khát vọng khác. Nếu không, thân xác, tâm trí, tâm hồn và linh hồn ta sẽ trở thành kẻ thù của nhau và đời sống nội tâm của ta trở nên hồn độn, đưa ta tới chỗ thất vọng.

Nếu ta chúng ta nuôi dưỡng khát vọng gặp Chúa Giêsu, thì khao khát đó sẽ được chạm đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Chỉ có lòng khao khát gặp gỡ và sự chờ đợi lâu ngày mới cảm nhận niềm vui có Chúa và để Chúa biến đổi đời ta.
 
Thiếu kiên nhẫn thần thánh
Lm. Minh Anh
14:53 23/10/2024
HIẾU KIÊN NHẪN THẦN THÁNH

“Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng hôm nay cho thấy Chúa Giêsu xem ra cũng mang trong mình một kỳ vọng quá lớn - nếu không nói là ‘tham vọng’ - “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!”. Qua đó, có thể nói, Ngài cũng thiếu kiên nhẫn, một sự ‘thiếu kiên nhẫn thần thánh!’.

Chúa Giêsu muốn thấy ngọn lửa tình yêu và đức hạnh bùng cháy. Ngài nói như thể chính ngọn lửa ấy đang thiêu đốt Ngài, đang cháy bỏng trong trái tim Ngài! Ngài phải chịu phép rửa, tức là thử thách của thập giá, và cảm thấy khắc khoải cho đến khi mọi chuyện kết thúc. Điều này cũng dễ hiểu, vì Ngài có những kế hoạch và nóng lòng muốn thấy chúng được hoàn thành, “Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất”. Có thể nói, Chúa Giêsu không thể kiên nhẫn, kiên nhẫn của một vị Thiên Chúa.

Với chúng ta, chúng ta cũng có những ý tưởng và dự án riêng và cũng muốn thấy chúng hoàn thành tức khắc. Nhưng thời gian sẽ luôn cản trở! Đó là sự căng thẳng của cuộc sống, một sự căng thẳng vì lo lắng mà bất kỳ ai cưu mang những dự án lớn đều cảm thấy. Mặt khác, không có tham vọng, chúng ta như đứng yên một chỗ, chết lặng, bị kiềm chế; hậu quả sẽ là buồn bã, cay đắng. Chúa Giêsu, “Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới” - bài đọc một - như một người đang di chuyển khiến người khác di chuyển; một người đang tiến về phía trước khiến người khác tiến về phía trước. Như vậy, rõ ràng, Ngài đang mất kiên nhẫn bởi những tham vọng tốt lành!

Hãy có những khát vọng lớn để rèn luyện mục tiêu của bạn hướng tới và hướng lên cao hơn! Hãy tìm kiếm sự hoàn thiện cá nhân, sự hoàn thiện của gia đình, sự hoàn thiện của cộng đoàn, của công việc; sự hoàn thiện của những việc làm, của những nhiệm vụ bạn nhận được. Các thánh luôn khao khát những mục tiêu cao cả nhất. Họ không sợ phải đối mặt với những nỗ lực và căng thẳng. Họ đã di chuyển! Hãy tiếp tục, di chuyển nữa! Hãy nhớ lời của Augustinô, “Nếu bạn nói, ‘Đủ rồi, thế là xong!’ thì bạn - thậm chí - đã chết!”.

Anh Chị em,

“Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!”. Như Chúa Giêsu, bạn hãy có cho mình một sự ‘thiếu kiên nhẫn thần thánh!’. “Đừng dừng lại trên đường, đừng quay lại nhưng cứ đi tiếp, cũng đừng đi lạc khỏi đường. Khi dừng lại, bạn không còn tiến về phía trước và sẽ quay lại. Và nếu bạn quay lại với những gì bạn đã bỏ lại phía sau, bạn sẽ lạc lối vì đã bội giáo! Thà là người què trên đường còn hơn là người chạy nước rút rời khỏi đường! Vì thế, hãy luôn không hài lòng với những gì bạn đang có nếu bạn muốn đạt được những gì bạn chưa có. Bởi vì bất cứ nơi nào bạn hài lòng với chính mình, thì ở đó bạn đã bị kẹt. Luôn luôn thêm một chút nữa, luôn luôn tiếp tục bước đi, luôn luôn tiến về phía trước!” - Augustinô.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con đang tiến tới hay đã dừng lại? Con thà làm người què còn hơn là ‘quán quân’ rời khỏi đường! Lạy Trinh Nữ Maria, Mẹ của niềm hy vọng, xin giúp con!”, Amen.

( Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Chúa Thánh Thần và bí tích hôn nhân.
Vũ Văn An
13:30 23/10/2024

Theo tin Tòa Thánh, sáng nay, 23 tháng Mười, 2024, trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phê-rô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Chúa Thánh Thần và Cô dâu. Chúa Thánh Thần hướng dẫn dân Chúa đến với Chúa Giêsu, hy vọng của chúng ta. 10. “Chúa Thánh Thần, ân huệ của Thiên Chúa”, với việc nhấn mạnh tới khía cạnh: Chúa Thánh Thần và bí tích hôn nhân. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý tuần này của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:



Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Lần trước, chúng ta đã giải thích những gì chúng ta tuyên bố về Chúa Thánh Thần trong Kinh Tin Kính. Tuy nhiên, sự suy gẫm của Giáo hội không dừng lại ở lời tuyên xưng đức tin ngắn ngủi đó. Nó tiếp tục, cả ở phương Đông và phương Tây, thông qua công trình của các Giáo phụ và Tiến sĩ vĩ đại. Hôm nay, nói riêng, chúng ta muốn thu thập một vài mẩu nhỏ của giáo lý về Chúa Thánh Thần được khai triển trong truyền thống Rôma, để xem cách nó soi sáng toàn bộ đời sống Kitô hữu và đặc biệt là bí tích hôn nhân ra sao.

Người khởi xướng chính của học thuyết này là Thánh Augustinô, người đã khai triển học thuyết về Chúa Thánh Thần. Ngài bắt đầu từ sự mặc khải này “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8). Bây giờ tình yêu giả định một người yêu, một người được yêu và chính tình yêu kết hợp họ. Chúa Cha, trong Ba Ngôi, là Đấng yêu thương, là nguồn gốc và khởi nguyên của mọi sự; Chúa Con là Đấng được yêu thương, và Chúa Thánh Thần là tình yêu kết hợp các vị. [1] Do đó, Thiên Chúa của các Kitô hữu là một Thiên Chúa “duy nhất”, nhưng không đơn độc; Người là sự hiệp nhất của sự hiệp thông và tình yêu. Theo hướng này, một số người đã đề nghị gọi Chúa Thánh Thần không phải là “ngôi thứ ba số ít” của Ba Ngôi, mà là “ngôi thứ nhất số nhiều”. Nói cách khác, Người là Chúng ta, là Chúng ta thiêng liêng của Chúa Cha và Chúa Con, là mối dây hiệp nhất giữa những ngôi vị khác nhau, [2] chính là nguyên tắc hiệp nhất của Giáo hội, thực sự là một “thân thể duy nhất” xuất phát từ nhiều ngôi vị.

Như tôi đã nói, hôm nay tôi muốn cùng anh chị em suy gẫm đặc biệt về những gì Chúa Thánh Thần phải nói về gia đình. Ví dụ, Chúa Thánh Thần có thể liên quan gì đến hôn nhân? Rất nhiều, có lẽ là điều cốt yếu, và tôi sẽ cố gắng giải thích lý do tại sao! Hôn nhân Kitô giáo là bí tích tự hiến, một cho một, của người nam và người nữ. Đây là cách Đấng Tạo Hóa muốn khi Người nói “Vì vậy, Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của Người … Người đã dựng nên nam và nữ” (St 1:27). Do đó, cặp đôi con người là việc hiện thực hóa đầu tiên và cơ bản nhất của sự hiệp thông tình yêu vốn là Ba Ngôi.

Các cặp đôi đã kết hôn cũng nên tạo thành một ngôi thứ nhất số nhiều, một “chúng ta”. Đứng trước nhau như một “anh” và một “em”, và đứng trước phần còn lại của thế giới, bao gồm cả trẻ em, như một “chúng ta”. Thật đẹp biết bao khi nghe một người mẹ nói với con mình: “Cha các con và mẹ...”, như Đức Maria đã nói với Chúa Giêsu khi họ tìm thấy Người ở tuổi mười hai trong đền thờ, đang giảng dạy cho các Luật sĩ (x. Lc 2:48), và nghe một người cha nói: “Mẹ các con và cha”, như thể họ là một. Trẻ em cần sự hiệp nhất này biết bao - mẹ và cha với nhau - sự hiệp nhất của cha mẹ, và chúng đau khổ biết bao khi thiếu sự hiệp nhất này! Những đứa con của những bậc cha mẹ ly thân đau khổ biết bao, chúng đau khổ biết bao.

Tuy nhiên, để tương xứng với ơn gọi này, hôn nhân cần sự hỗ trợ của Đấng vốn là Hồng ân, thực sự là Đấng ban tặng tinh túy. Nơi nào Chúa Thánh Thần ngự vào, khả năng tự hiến được tái sinh. Một số Giáo phụ của Giáo hội La tinh khẳng định rằng, với tư cách là hồng ân hỗ tương của Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Ba Ngôi, Chúa Thánh Thần cũng là lý do cho niềm vui ngự trị giữa các vị, và khi nói về điều đó, các ngài không ngại sử dụng hình ảnh những cử chỉ phù hợp với đời sống hôn nhân, chẳng hạn như nụ hôn và cái ôm. [3]

Không ai nói rằng sự hiệp nhất như vậy là một nhiệm vụ dễ dàng, nhất là trong thế giới ngày nay; nhưng đây là sự thật của mọi sự như Đấng Tạo Hóa đã thiết kế, và do đó, nó nằm trong bản chất của chúng. Chắc chắn, có vẻ dễ dàng và nhanh chóng hơn khi xây dựng trên cát hơn là trên đá; nhưng Chúa Giêsu cho chúng ta biết kết quả là gì (x. Mt 7:24-27). Trong trường hợp này, chúng ta thậm chí không cần dụ ngôn, vì hậu quả của những cuộc hôn nhân được xây dựng trên cát, thật không may, là ở đó để mọi người nhìn thấy, và chủ yếu là những đứa trẻ phải trả giá. Trẻ em đau khổ vì sự chia ly hoặc thiếu tình yêu của cha mẹ! Đối với rất nhiều cặp vợ chồng, người ta phải nhắc lại những gì Đức Maria đã nói với Chúa Giêsu, tại Cana ở Galilê: "Họ hết rượu rồi" (Ga 2:3). Chúa Thánh Thần là Đấng tiếp tục thực hiện, ở bình diện tâm linh, phép lạ mà Chúa Giêsu đã làm vào dịp đó; cụ thể là, biến nước của thói quen thành niềm vui mới khi được ở bên nhau. Đây không phải là một ảo tưởng ngoan đạo: đó là những gì Chúa Thánh Thần đã làm trong rất nhiều cuộc hôn nhân, khi những người phối ngẫu quyết định cầu khẩn Người.

Do đó, sẽ không phải là điều tồi tệ nếu bên cạnh thông tin về bản chất pháp lý, tâm lý và đạo đức được đưa ra trong quá trình chuẩn bị cho các cặp đôi sắp kết hôn, chúng ta đào sâu sự chuẩn bị “tâm linh” này, Chúa Thánh Thần tạo nên sự hiệp nhất. Một câu tục ngữ Ý nói rằng, “Đừng bao giờ đặt ngón tay, đừng bao giờ can thiệp, giữa chồng và vợ”. Trên thực tế, có một “ngón tay” được đặt giữa chồng và vợ, “ngón tay của Chúa”: nghĩa là Chúa Thánh Thần!

_____________________________________

[1] Cfr St. Augustine, De Trinitate, VIII,10,14
[2] Cfr H. Mühlen, Una mystica persona. La Chiesa come il mistero dello Spirito Santo, Città Nuova, 1968.
[3] Cfr S. Ilario di Poitiers, De Trinitate, II,1; St. Augustine, De Trinitate, VI, 10,11.

_____________________________________

Lời kêu gọi

Thưa anh chị em, chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình! Hôm nay, sáng sớm nay, tôi đã nhận được số liệu thống kê về số người chết ở Ukraine: thật khủng khiếp! Chiến tranh không tha thứ; chiến tranh là một thất bại ngay từ đầu. Chúng ta hãy cầu nguyện với Chúa cho hòa bình, xin Người ban hòa bình cho tất cả mọi người, cho tất cả chúng ta. Và chúng ta đừng quên Myanmar; chúng ta đừng quên Palestine, nơi đang phải chịu những cuộc tấn công vô nhân đạo; chúng ta đừng quên Israel, và chúng ta đừng quên tất cả các quốc gia đang trong chiến tranh.

***

Có một con số, thưa anh chị em, khiến chúng ta phải sợ hãi: các khoản đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất hiện nay là vào các nhà máy vũ khí. Kiếm lợi từ cái chết! Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình.
 
Hồng Y Ambongo cho biết: Radcliffe phủ nhận việc đưa ra những phát biểu về các giám mục châu Phi và vấn đề đồng tính luyến ái.
Vũ Văn An
14:05 23/10/2024

Hãng tin Catholic World News ngày 23 tháng 10 năm 2024, đưa tin: Hồng Y được chỉ định Timothy Radcliffe, OP, đã phủ nhận việc đưa ra một tuyên bố, được công bố ba lần dưới tên của ngài, liên kết những lo ngại của các giám mục châu Phi về vấn đề đồng tính luyến ái với áp lực từ những người theo đạo Tin lành, Moscow và người Hồi giáo, vị giám mục hàng đầu của châu Phi cho biết tại một cuộc họp báo của Vatican.

Thực vậy, Hồng Y Fridolin Ambongo Besungu, OFM Cap, chủ tịch Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục châu Phi và Madagascar (SECAM), đã kể lại lời phủ nhận đáng ngạc nhiên của Hồng Y được chỉ định Radcliffe tại cuộc họp báo của thượng hội đồng vào ngày 22 tháng 10 (video).

Trong một bài báo được công bố vào ngày 12 tháng 10 trên tờ L’Osservatore Romano (Catholic World News đã đưa tin), Cha Radcliffe đã nhiều lần phản đối những tuyên bố của Hồng Y Ambongo và liên kết những lo lắng của các giám mục châu Phi về vấn đề đồng tính luyến ái với áp lực tài chính “mạnh mẽ” từ những người theo đạo Tin lành Mỹ, từ Moscow và từ người Hồi giáo.

Trên trang 10 của ấn bản hàng ngày của tờ báo, bài báo xuất hiện dưới tiêu đề màu đỏ “Thượng hội đồng giám mục”. Trong một thanh bên, các biên tập viên của tờ báo đã giải thích về lịch sử xuất bản trước đây của bài báo, giới thiệu bài báo bằng những từ sau:

Cởi mở với những tình bạn mới và bất ngờ, rời bỏ chủ nghĩa giáo sĩ trị và vùng an toàn của bản thân và mở lòng với tất cả các nền văn hóa nhân danh chủ nghĩa phổ quát của Ki-tô giáo. Đây là những cách mà Chúa Thánh Thần hoạt động trong Thượng hội đồng, “và mỗi cách này đều mời gọi chúng ta đến với một kiểu chết nào đó để chúng ta có thể sống”. Đây là những suy nghĩ của học giả Kinh thánh và nhà thần học Đa Minh Timothy Peter Joseph Radcliffe—người mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tấn phong Hồng Y trong công nghị sắp tới—về tiến trình ba năm của Thượng hội đồng về tính đồng nghị, được phát biểu trong một hội nghị được tổ chức vào Thứ Sáu Tuần Thánh vừa qua tại Cao đẳng Stonyhurst, Vương quốc Anh...

Bản văn đã được chuyển thể, xuất hiện trên tạp chí tiếng Anh The Tablet vào tháng 4 năm 2024 và được Vita e Pensiero, một tạp chí hai tháng một lần của Đại học Công Giáo Thánh Tâm, tái bản trong số 4 của tháng 7/tháng 8 bằng bản dịch tiếng Ý—do Simona Plessi biên tập—mà chúng tôi sẽ công bố trên các trang của mình.

Tại cuộc họp báo ngày 22 tháng 10, nhà báo Michael Haynes đã hỏi Đức Hồng Y Ambongo về bài báo—khiến phó giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh chỉ trích nhẹ, người tuyên bố rằng bài báo không liên quan gì đến Thượng hội đồng, mặc dù tờ báo Vatican, trong tiêu đề và phần phụ, đã liên kết rõ ràng bài báo của Hồng Y được chỉ định Radcliffe với Thượng hội đồng.

“Đây không phải là chủ đề của buổi họp báo hôm nay, vì chúng ta đang nói về Thượng hội đồng,” Cristiane Murray nói (video, 0:53), trước khi cho phép Hồng Y Ambongo trả lời câu hỏi của Haynes.

Hồng Y Ambongo trả lời:

Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải làm rõ mọi sự; nếu không, mọi người có thể nghĩ rằng chúng ta đang che giấu điều gì đó. Chúng tôi cũng đã đọc bài báo này trong đó chúng tôi bị cáo buộc đã nhận tiền từ Nga, từ các nước vùng Vịnh và từ Hoa Kỳ, thông qua các nhà thờ Ngũ Tuần. Vì vậy, chúng tôi tự đọc bài báo đó.

Nhưng chúng tôi đang ở Thượng hội đồng, và chúng tôi tuân theo lời dạy của Cha Radcliffe, và tôi hoàn toàn không nhận ra những gì Cha Radcliffe đã nói trong bài báo mà bạn đang đề cập, và tôi có thể nói với bạn rằng hôm nay Cha Radcliffe đã đến gặp tôi trước khi chúng tôi bắt đầu vì ngài cũng chỉ mới đọc bài báo đó vào ngày hôm qua, và ngài rất sốc khi những điều như vậy có thể được viết ra để quy những điều này cho ngài. Và tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của các bạn là làm rõ mọi điều với tư cách là nhà báo.

Cha Radcliffe chưa bao giờ nói những điều này, và điều này hoàn toàn không phù hợp với tính cách của ngài, nếu ngài đã nói như vậy, hoặc những điều này ở nơi khác—nhưng ngài đã ở đó với chúng tôi, và không ai cảm thấy bị buộc tội, và tôi có thể đảm bảo với bạn rằng đây là điều hoàn toàn không đúng sự thật. Điều này không liên quan gì đến những gì Cha Radcliffe đã nói, tôi không biết ai đã viết bài báo này, nhưng tôi nghĩ rằng mục đích của bài báo này là tạo ra một sự cố, nhưng may mắn thay, điều này đã không xảy ra.

Trong bài báo tiếp theo về cuộc họp báo ngày 22 tháng 10, L'Osservatore Romano đã tóm tắt ngắn gọn những phát biểu của Hồng Y Ambongo và nhắc lại lịch sử xuất bản của bài báo được xuất bản ba lần dưới tên của Hồng Y được chỉ định Radcliffe. Lorena Leonardi và Edoardo Giribaldi đã tường thuật:

Một câu hỏi khác sau đó liên quan đến suy nghĩ của nhà thần học Timothy Radcliffe, được xuất bản trên The Tablet vào tháng 4, được dịch sang tiếng Ý trong ấn bản tháng 7 của tạp chí Vita e pensiero và được tái bản trên tờ báo của chúng tôi vào ngày 12 tháng 10 năm ngoái, trong đó ngài đã trích dẫn một "áp lực mạnh mẽ từ những người theo đạo Tin lành, với tiền của Mỹ; từ Chính thống giáo Nga, với tiền của Nga; và người Hồi giáo, với tiền từ các nước vùng Vịnh giàu có" mà "các giám mục châu Phi" sẽ phải chịu. "Tôi không nhận ra Cha Radcliffe chút nào trong những gì đã viết", Đức Hồng Y nói Ambongo Besungu, tường thuật về một cuộc họp mà nhà thần học này cho biết ngài "bị sốc" trước việc công bố "những thứ kiểu này được cho là của ngài. Cha Radcliffe không bao giờ nói như vậy", vị Hồng Y người Phi này nhắc lại.

Vatican News, hãng thông tấn của Bộ Truyền thông, đã đăng lại bằng tiếng Anh hầu hết bài báo của L'Osservatore Romano về cuộc họp báo, nhưng đã bỏ qua đoạn dành riêng cho những nhận xét của Hồng Y Ambongo về Hồng Y được chỉ định Radcliffe—gợi ý một nỗ lực có thể nhằm kiểm soát thiệt hại. Vatican News cũng đã xóa đoạn văn trong phạm vi đưa tin bằng tiếng Đức và tiếng Bồ Đào Nha về cuộc họp báo, nhưng vẫn giữ nguyên trong phạm vi đưa tin bằng tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha.
 
Thượng Hội đồng bầu các thành viên mới cho Hội đồng Thường vụ
Thanh Quảng sdb
15:13 23/10/2024
Thượng Hội đồng bầu các thành viên mới cho Hội đồng Thường vụ

Các đại biểu Thượng Hội đồng đã bầu các thành viên mới vào Hội đồng Thường vụ của Ban Thư ký Tổng quát của Thượng Hội đồng Giám mục.

(Tin Vatican)

Đại hội đồng lần thứ 15 của Thượng Hội đồng Giám mục vào thứ Tư (23/10/2024), đã bầu các thành viên mới vào Hội đồng Thường vụ của Ban Thư ký Tổng quát của Thượng Hội đồng.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã sửa đổi Chỉ thị hiện hành quản trị công việc của Đại hội đồng, tăng tổng số thành viên lên 17, theo một tuyên bố do Ban Thư ký Thượng Hội đồng đề ra.

Trong số này, mười hai người đã được bầu vào buổi chiều thứ Tư (23/102024) từ các giám mục giáo phận/giáo phận chính thống hoặc tương đương là thành viên của Đại hội: 1 từ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, 1 từ Châu Đại Dương và 2 từ Bắc Mỹ, Châu Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Phi và Châu Á.

Ngoài những vị này, Đức Giáo Hoàng còn bổ nhiệm 4 thành viên, cũng như, theo đúng thời hạn, người đứng đầu Bộ Giáo triều Rôma chịu trách nhiệm về chủ đề của Thượng Hội đồng kế tiếp.

Như đã nêu trong Tông hiến Episcopalis Communio (số 24, 1-3), Hội đồng thường trực của Ban thư ký chung chịu trách nhiệm chuẩn bị và thực hiện Thượng hội đồng thường trực.

Các thành viên của Hội đồng thường trực bắt đầu nhiệm kỳ của mình vào cuối Đại hội đồng thường trực đã bầu họ, họ là thành viên của Đại hội đồng thường trực tiếp theo và nhiệm kỳ của họ kết thúc khi Đại hội đồng đó bị giải tán.

Do Đức Thánh Cha chủ trì, Hội đồng là một phần thiết yếu của Ban thư ký chung.

Hội đồng thường trực mới sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện tiến trình Thượng Hội đồng này về tính công nghị và chuẩn bị cho Thượng hội đồng tiếp theo.

Đức Hồng Y Mario Grech, chúc các thành viên mới được bầu vào các vai trò, cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các thành viên sắp mãn nhiệm vì sự hợp tác quý báu của họ trong việc đưa tiến trình công nghị hiện tại đến thành công.

Các thành viên được bầu là:

- ĐẠI DIỆN CÁC Giáo Hội Công Giáo PHƯƠNG ĐÔNG

Đức Hồng Y Youssef ABSI, Thượng phụ Antioch của người Melkite Hy Lạp, Trưởng Hội đồng Giáo Hội Công Giáo Melkite Hy Lạp

- ĐẠI DIỆN CHÂU ĐẠI DƯƠNG

Đức Tổng Giám Mục Timothy John COSTELLOE, S.D.B., Tổng giám mục Perth (Úc)

- ĐẠI DIỆN BẮC MỸ

Đức Hồng Y Daniel Ernest FLORES, Giám mục Brownsville (Hoa Kỳ)

Đức Hồng Y Alain FAUBERT, Giám mục Valleyfield (Canada)

- ĐẠI DIỆN MỸ LA TINH

Đức Hồng Y Luis José RUEDA APARICIO, Tổng giám mục Bogotá (Colombia)

Đức Hồng Y José Luis AZUAJE AYALA, Tổng Giám mục Maracaibo (Venezuela)

- ĐẠI DIỆN CHÂU ÂU

Đức Hồng Y Jean-Marc AVELINE, Tổng Giám mục Marseille (Pháp) Đức ông Gintaras GRUŠAS, Tổng Giám mục Vilnius (Lithuania)

- ĐẠI DIỆN CHÂU PHI

Đức Hồng Y Dieudonné NZAPALAINGA, C.S.Sp., Tổng Giám mục Bangui (Cộng hòa Trung Phi)

H.E. Đức ông Andrew FUANYA NKEA, Tổng Giám mục Bamenda (Cameroon)

- ĐẠI DIỆN CHÂU Á

Đức Hồng Y Filipe Neri António Sebastião DO ROSÁRIO FERRÃO, Tổng Giám mục Goa và Damão (Ấn Độ)

Đức Giám Mục Pablo Virgilio S. DAVID, Giám mục Kalookan (Philippines)

Trong danh sách này, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bổ nhiệm 4 thành viên khác nữa.

Các thành viên kết thúc nhiệm kỳ tại đại hội lần thứ mười sáu là:

Đức Hồng Y Ignace Youssif III YOUNAN, Thượng phụ Antioch của người Syria, Trưởng Thượng hội đồng Giáo Hội Công Giáo Syria (Liban)

Đức Hồng Y Christoph SCHÖNBORN, O.P., Tổng giám mục Vienna (Áo)

Đức Hồng Y Oswald GRACIAS, Tổng giám mục Bombay, Chủ tịch Hội đồng Giám mục (Ấn Độ)

Đức Hồng Y Gérald Cyprien LACROIX, I.S.P.X., Tổng giám mục Quebec, (Canada)

Đức Hồng Y Charles Maung BO, S.D.B., Tổng giám mục Yangon (Myanmar)

Đức Hồng Y Daniel Fernando STURLA BERHOUET, S.D.B., Tổng giám mục Montevideo (Uruguay)

Đức Hồng Y Dieudonné NZAPALAINGA, C.S.Sp., Tổng giám mục Bangui (Cộng hòa Trung Phi)

Đức Hồng Y Sérgio da ROCHA, Tổng Giám mục Brasilia (Brazil) Đức Hồng Y Joseph William TOBIN, C.S.R., Tổng Giám mục Newark (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ)

Đức Hồng Y Juan José OMELLA OMELLA, Tổng Giám mục Barcelona (Tây Ban Nha)

Đức Hồng Y Joseph COUTTS, Tổng Giám mục Karachi (Pakistan) Đức Hồng Y Matteo Maria ZUPPI, Tổng Giám mục Bologna (Ý)

H.E. Đức Tổng Giám Mục Gabriel MBILINGI, C.S.Sp., Tổng Giám mục Lubango (Angola) H.E.

Đức Tổng Giám Mục Anthony Colin FISHER, O.P., Tổng Giám mục Sydney (Úc)

H.E. Đức Tổng Giám Mục Jaime CALDERÓN CALDERÓN, Giám mục Tapachula (Mexico)

H.E. Mon. Andrew FUANYA NKEA, Tổng Giám mục Bamenda (Cameroon)
 
Đức Thánh Cha nhắn gửi những người trẻ từ Thượng hội đồng: Hãy tiếp tục tiến về phía trước
Thanh Quảng sdb
15:36 23/10/2024
Đức Thánh Cha nhắn gửi những người trẻ từ Thượng hội đồng: 'Hãy tiếp tục tiến về phía trước'

Trong những ngày cuối cùng của Thượng hội đồng về tính đồng nghị, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video đến những người trẻ tham gia Thượng Hội đồng, mời gọi họ "hãy tiến về phía trước một cách can đảm".

(Tin Vatican - Kielce Gussie)

Thượng hội đồng đang trong những ngày cuối cùng tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video vào thứ Tư (23/10/2024) đến những thành viên trẻ tham gia Thượng hội đồng thường kỳ lần thứ 16.

Trong video, Đức Thánh Cha so sánh những người trẻ như nước. "Khi nước chảy, điều đó tốt", ĐTC nói, "nhưng khi nước ngừng chảy, điều đó sẽ kết thúc một cách tồi tệ".

Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo rằng, "giống như nước tù đọng gây ô nhiễm bởi "những vi sinh nhỏ bé", "người trẻ mệt mỏi là người đầu tiên bị hư hỏng".

Để tránh điều này, ĐTC nhấn mạnh đến nhu cầu phải tiếp tục tiến về phía trước và tiếp tục bước đi với lòng can đảm và niềm vui.

Những người trẻ trong Thượng hội đồng

Có 368 tham dự viên có thể bỏ phiếu trong Thượng hội đồng và họ đến từ nhiều hoàn cảnh khác nhau - từ các Hồng Y và nhà thần học đến giáo sư và sinh viên đại học.

Trong số đó, 272 người là giám mục và 96 người không phải là Giám mục. Một số là giáo dân, với hai người trẻ tham dự ở độ tuổi 20.
 
Palestine đang phải gánh chịu những cuộc tấn công vô nhân đạo
Thanh Quảng sdb
16:41 23/10/2024
'Palestine đang phải gánh chịu những cuộc tấn công vô nhân đạo'

Đức Thánh Cha kêu gọi hòa bình cho thế giới, ĐTC cho hay số liệu thống kê về tử vong từ Ukraine thật là "khủng khiếp" và Palestine đang phải chịu "những cuộc tấn công vô nhân đạo".

(Tin Vatian - Kielce Gussie)

Vào cuối buổi Tiếp kiến chung hôm thứ Tư, ĐTC một lần nữa đưa ra lời kêu gọi hòa bình trên thế giới. ĐTC cho hay ngài đã nhận được số liệu thống kê về số người chết ở Ukraine, thật là "khủng khiếp". Tháng trước, tờ Wall Street Journal đã công bố thông tin cho biết số người tử vong đã lên tới một triệu người - cả người Ukraine và người Nga. Các quan chức Ukraine cho hay chỉ riêng trong tháng 6 đã có hơn 12.000 thường dân thiệt mạng.

ĐTC kêu gọi đừng quên các quốc gia đang phải đối diện với bạo lực. Trong lời kêu gọi của mình, Đức Giáo Hoàng đã nhắc lại rằng “chiến tranh là một thất bại ngay từ đầu” và nó “không được tha thứ”.

"Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa ban cho hòa bình; xin Người ban hòa bình cho tất cả mọi người, cho tất cả chúng ta", ngài nói. "Và chúng ta đừng quên Myanmar; chúng ta đừng quên Palestine, nơi đang phải gánh chịu những cuộc tấn công vô nhân đạo; chúng ta đừng quên Israel, và chúng ta đừng quên tất cả các quốc gia đang có chiến tranh."

Hơn 43.000 người Palestine đã chết kể từ ngày 7 tháng 10 năm 2023. Phó Tổng thư ký phụ trách các vấn đề nhân đạo và điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của Liên hợp quốc báo cáo rằng không có thực phẩm nào được đưa vào Gaza kể từ ngày 2 tháng 10, đồng thời cho biết thêm rằng nguồn cung thực phẩm đang cạn kiệt. Đức Giáo Hoàng cũng than thở về khoản chi tài chính khổng lồ cho sản xuất vũ khí, mà ngài biết nó "mang lại lợi nhuận lớn nhất hiện nay". ĐTC cho biết, đây "là một thống kê khiến chúng ta phải sợ hãi". Theo dữ liệu mới nhất có sẵn, thương mại vũ khí toàn cầu đạt được giá gần 100 tỷ euro vào năm 2021.
 
Phóng sự lễ phong thánh ngày 20 tháng 10 2024 tại Vatican
Trần Mạnh Trác
18:34 23/10/2024
Xem hình ảnh

Đi dự lễ phong thánh:
Chúng tôi xuống bến Civitavecchia vào lúc 8:30 sáng và được người em của Sơ Maria Yến (Nguyễn) chở gấp về Rome, làm sao cho đến được Vatican trước 10:30 sáng là lúc bắt đầu buổi lễ phong thánh.

Sơ Yến cảnh báo rằng chúng tôi ít có hy vọng đến kịp giờ, tuy nhiên đây là cơ hội một đời chỉ có một lần mà bỏ qua thì uổng quá, cùng lắm là phải đứng ngoài mà thông công trên máy TV thì cũng đáng công lắm.

Người ta đã giới hạn di chuyển ở Rome từ lúc Cuối Tuần vì biến cố phong thánh, và tin tức cho biết nhiều người đã xếp hàng chờ vào công trường Th. Phêrô từ đêm hôm trước...

Tuy nhiên việc giới hạn cũng đem lại cho chúng tôi một cái may đó là số lượng xe cũng giảm, và nhờ đó mà chúng tôi đã đến điểm hẹn với Sơ Yến trước 10g rồi lập tức đi nhanh vào công trường Th. Phêrô.

Người ta nói “Phúc bất trùng lai – họa vô đơn chí” có nghĩa là cái may thì không đến 2 lần, nhưng vì hôm nay là ngày phong thánh cho nên có thể là qui luật trên không áp dụng chăng? Chúng tôi đã là cái đuôi khi xếp hàng đi qua cổng kiểm soát, nhưng các anh cảnh sát đã đón tiếp chúng tôi bằng những những nụ cười nhẹ nhõm, nghĩa là chỉ cần phất lên cái giấy mời là các canh ấy phất tay cho mình qua ngay.

Nói tới giấy mời thì những lần trước đây chúng tôi đã phải xin trước nhiều ngày, vậy mà lần này không rõ Sơ Yến có cái “chiêu thức bí mật” nào không mà chỉ mới bàn luận 2 ngày mà chúng tôi đã có đủ 6 ‘vé’ cho cả nhóm, không những vậy, chúng tôi còn được Sơ hướng dẫn tới một địa điểm có nhiều hy vọng thấy Đức Giáo Hoàng đi ngang lúc sau lễ...Kết quả là, ĐGH đã di qua nơi đó không những 1 lần, mà lại đi vòng trở lại lần thứ hai.

Lễ Phong Thánh:

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ trì Thánh lễ tuyên thánh cho 14 vị Thánh mới, gồm 11 vị tử đạo ở Syria vì đã từ chối không cải đạo qua Hồi Giáo để được tha mạng.

Trong bài giảng, ĐGH nói “Những vị thánh mới này đã sống theo cách của Chúa Giêsu là phục vụ.”

“Đức tin và hoạt động tông đồ mà họ thực hiện không để thỏa mãn những ham muốn trần tục và những khát vọng quyền lực, nhưng ngược lại, họ trở thành người phục vụ anh chị em mình, sáng tạo trong việc làm điều thiện, kiên định trong khó khăn và quảng đại đến cùng”, Đức Thánh Cha nói.

Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng chứng tá của họ mời gọi các Kitô hữu chú ý đến lời mời gọi phục vụ của Chúa Giêsu, chứ không phải tìm kiếm vinh quang.

'Các ngươi có thể uống được chén mà Ta uống không?'

Lấy ý từ đoạn Phúc âm theo thánh Mác Cô, Đức Giáo Hoàng mời gọi Ki tô hữu suy ngẫm về những câu hỏi sâu sắc mà Chúa Giêsu đã hỏi các tông đồ Giacôbê và Gioan: "Các con muốn Thầy làm gì cho các con?" và "Các con có thể uống chén Thầy sắp uống không?" Đức Thánh Cha giải thích rằng thông qua những câu hỏi này, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta tiến tới mối quan hệ sâu sắc hơn với Ngài.

Ngài nói rằng Giacôbê và Gioan, mặc dù là những môn đồ trung thành, đã đến với Chúa Jesus với những kỳ vọng bắt nguồn từ vinh quang trần gian, tìm kiếm danh dự và địa vị quyền lực.

Họ khao khát một vị trí bên phải và bên trái của Chúa trong vinh quang, tưởng tượng một Đấng Messiah chiến thắng sẽ trị vì với quyền năng. Nhưng, Đức Giáo Hoàng tiếp tục, sự hiểu biết của họ có sai sót.

“Chúa Giêsu không dừng lại trước lời yêu cầu của họ,” Đức Giáo Hoàng nói, “Người đào sâu hơn, tiết lộ những mong muốn đằng sau lời nói của họ. Người thách thức họ, cũng như Người thách thức chúng ta, để nhìn xa hơn tham vọng của con người.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại rằng Đấng Messia đích thực không phải là một vị vua quyền lực và thống trị mà là một vị Vua Tôi Tớ đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ, thậm chí đến mức hiến dâng mạng sống mình trên thập giá.

"Bên phải và bên trái Ngài sẽ không có ngai vàng, nhưng có hai tên trộm bị đóng đinh bên cạnh Ngài, cùng chịu đau khổ và chết với Ngài trong sự ô nhục."

Đức Giáo Hoàng nói rằng cái chết này chính là chén mà Chúa Giêsu nói đến - một cuộc sống yêu thương, một phép rửa trong đau khổ và phục vụ.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ ra rằng con đường đích thực của người môn đệ không phải là tìm cách thống trị mà là học cách phục vụ.

“Những ai theo Chúa Kitô, nếu muốn trở nên vĩ đại, thì phải phục vụ,” ngài nói.

Đức Giáo Hoàng kết luận bằng cách nêu bật tấm gương của 14 vị thánh mới, họ là những người nam và nữ không sống vì vinh quang của riêng mình mà vì vinh quang của Chúa, biến mình thành người phục vụ cho anh chị em mình.


Nhửng vị Thánh mới:

Mẹ Elena Guerra (1835–1914)

Được biết đến như là “tông đồ của Chúa Thánh Thần”, Chân phước Elena Guerra đã góp phần thuyết phục Đức Giáo Hoàng Leo XIII khuyên nhủ tất cả người Công Giáo cầu nguyện chín ngày với Chúa Thánh Thần trước Lễ Hiện Xuống năm 1895.

Mẹ Guerra sáng lập Dòng Tận hiến Chúa Thánh Linh (Oblates of the Holy Spirit,) một hội dòng nữ tu được Giáo hội công nhận vào năm 1882 và hiện vẫn tiếp tục hoạt động ở Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ.

Là bạn của Giáo hoàng Leo XIII và là giáo viên của Thánh Gemma Galgani, Mẹ Guerra được nhớ đến vì các tác phẩm tâm linh và lòng sùng kính nồng nhiệt đối với Chúa Thánh Thần.


Cha Giuseppe Allamano (1851–1926)
Chân phước Giuseppe Allamano suốt đời chỉ là một linh mục giáo phận ở Ý nhưng đã để lại di sản toàn cầu bằng cách thành lập hai dòng tu truyền giáo — Dòng Truyền giáo Consolata và Dòng Nữ tu Truyền giáo Consolata — tiếp tục truyền bá Phúc âm ở Kenya, Ethiopia, Brazil, Đài Loan, Mông Cổ và hơn hai chục quốc gia khác.

Cha Allamano nói với các linh mục trong dòng của ngài rằng họ cần phải “trước tiên là những vị thánh, sau đó mới là những nhà truyền giáo”.

Ngài chịu ảnh hưởng sâu sắc tinh thần của các tu sĩ Salêdiêng và Thánh Gioan Bosco, là cha linh hướng của ngài.


Mẹ Marie-Léonie Paradis (1840–1912)

Nữ tu người Canada, Chân phước Marie-Léonie Paradis, là người sáng lập Dòng Tiểu muội Thánh gia.

Sinh ra tại vùng Acadian của Quebec, Mẹ Paradis đã thành lập 1 học viện với mục đích hợp tác và hỗ trợ các tu sĩ dòng Thánh Giá trong công tác giáo dục vào năm 1880 tại New Brunswick.

Trước khi thành lập dòng tu, Mẹ Paradis cũng đã dành tám năm ở New York để phục vụ Cô nhi viện St. Vincent de Paul vào những năm 1860 trước khi chuyển đến Indiana vào năm 1870 để dạy tiếng Pháp và thêu kim tại Học viện St. Mary.

Theo yêu cầu của giám mục Montreal, Mẹ Paradis đã thành lập Dòng Tiểu Muội vào năm 1880. Một phần quan trọng trong linh đạo và đặc sủng của dòng là hỗ trợ các linh mục thông qua lời cầu nguyện liên tục và sốt sắng, nhưng cũng thông qua việc nấu ăn và giặt giũ trong các chủng viện và nhà xứ trong “sự phục vụ khiêm nhường và vui tươi” để noi gương “Chúa Kitô Người Tôi Tớ” đã rửa chân cho các môn đệ của mình.

Ngày nay, các nữ tu của dòng làm việc tại hơn 200 cơ sở giáo dục và truyền giáo ở Canada, Hoa Kỳ, Ý, Brazil, Haiti, Chile, Honduras và Guatemala.

Đức Giáo Hoàng John Paul II gọi Mẹ Paradis là “người khiêm nhường giữa những người khiêm nhường” khi ngài phong chân phước cho bà trong chuyến viếng thăm Montreal năm 1984, là lễ phong chân phước đầu tiên diễn ra trên đất Canada.


Những vị tử đạo ở Damascus, Syria (m. 1860)

Giáo hội cũng sẽ có thêm 11 vị thánh tử đạo bị giết vì từ chối cải đạo sang đạo Hồi. “Những vị tử đạo của Damascus” đã bị sát hại “vì lòng căm thù đức tin” tại Nhà thờ Thánh Phaolô của dòng Phanxicô ở Damascus, Syria, vào ngày 10 tháng 7 năm 1860.

Tám vị là tu sĩ dòng Phanxicô — sáu linh mục và hai tu sĩ khấn trọn — tất cả đều là những nhà truyền giáo đến từ Tây Ban Nha, ngoại trừ Cha Engelbert Kolland đến từ Salzburg, Áo.

Ba người khác là giáo dân cũng bị giết trong đêm đó: Francis, Mooti và Raphael Massabki, là các anh em trong một gia đình Công Giáo Maronite.

Francis Massabki, người anh cả, là cha của tám người con. Mooti là cha của năm người con, đến Nhà thờ St. Paul hàng ngày để cầu nguyện và dạy giáo lý. Người em út, Raphael, còn độc thân và được biết đến là dành nhiều thời gian cầu nguyện trong nhà thờ và giúp đỡ các tu sĩ.

Sự tử đạo của họ diễn ra trong cuộc đàn áp những người theo đạo Thiên chúa của người Hồi giáo và người Druze vào năm 1860, khiến hàng ngàn người thiệt mạng.

Vào đêm khuya, những kẻ cực đoan đã đột nhập vào tu viện Phanxicô, ở Thành phố cổ Damascus, và thảm sát các tu sĩ: Cha Manuel Ruiz, Cha Carmelo Bolta, Cha Nicanor Ascanio, Cha Nicolás M. Alberca y Torres, Cha Pedro Soler, Kolland, ThàyFrancisco Pinazo Peñalver và Thày Juan S. Fernández.

Ba anh em nhà Massabki, cũng có mặt tại nhà thờ vào đêm hôm đó: Những kẻ tấn công nói với Francis Massabki rằng mạng sống của anh và các em sẽ được tha với điều kiện là anh phải từ bỏ đức tin Cơ đốc và theo đạo Hồi, Francis trả lời: "Chúng tôi là những người theo đạo Cơ đốc, và trong đức tin của Chúa Kitô, chúng tôi sẽ chết. Là những người theo đạo Cơ đốc, chúng tôi không sợ những kẻ giết chết thân xác, như Chúa Jesus đã nói."

Sau đó, ông nhìn hai người em của mình và nói: “Hãy can đảm và đứng vững trong đức tin, vì vương miện chiến thắng đã được chuẩn bị trên trời cho những ai bền chí đến cùng.” Ngay lập tức, họ tuyên bố đức tin của mình vào Chúa Kitô bằng những lời này: “Chúng tôi là những người theo đạo Thiên Chúa, và chúng tôi muốn sống và chết như những người theo đạo Thiên Chúa.”
 
Diễn từ của Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia Sứ thần Tòa thánh và Quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên Hiệp Quốc về Vũ Khí Hạt Nhân
J.B. Đặng Minh An dịch
18:42 23/10/2024

Trong khi cả Nga và Bắc Hàn đang phô diễn sức mạnh hạt nhân, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức một buổi hội thảo tại New York vào ngày 22 tháng 10. Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia Sứ thần Tòa thánh và Quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên Hiệp Quốc đã có bài phát biểu sau.

Thưa bà chủ tịch,

Phái đoàn của tôi tin tưởng vào nhu cầu cấp thiết phải thúc đẩy việc theo đuổi giải trừ vũ khí hạt nhân vào thời điểm mà mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân đang ở mức cao nhất trong nhiều thế hệ.

Thật đáng lo ngại sâu sắc khi thế giới hiện đang phải đối mặt với nguy cơ xung đột hạt nhân chưa từng có, đặc trưng bởi các mối đe dọa đáng báo động và cuộc chạy đua vũ trang không ngừng. Sự leo thang này không chỉ làm gia tăng căng thẳng toàn cầu mà còn làm tăng nguy cơ triển khai hạt nhân cố ý và vô tình. Một kịch bản như vậy có thể có tác động bất lợi sâu sắc đến nhân loại và ngôi nhà chung của chúng ta, với khả năng hủy diệt thảm khốc và không thể đảo ngược.

Thật đáng tiếc là, trong bối cảnh bất ổn, cộng đồng quốc tế đã bỏ qua các hiệp ước quan trọng về kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị và minh bạch, thay vì chấp nhận tinh thần anh em, đã lựa chọn chia rẽ. Do đó, khuôn khổ giải trừ quân bị quốc tế vẫn bị mắc kẹt trong tình trạng bế tắc, cản trở tiến trình và làm trầm trọng thêm các rủi ro toàn cầu. Điều cấp thiết là phải vượt qua những trở ngại này và đổi mới cam kết nỗ lực hợp tác, qua đó tiến tới một thế giới an toàn và ổn định hơn, không có vũ khí hạt nhân.

Để đạt được những mục tiêu đầy tham vọng này, và để bác bỏ logic của sự sợ hãi và ngờ vực, điều bắt buộc là phải xóa bỏ một quan niệm sai lầm lớn: không thể có hòa bình thông qua sự răn đe. “Hòa bình và ổn định quốc tế không tương thích với những nỗ lực xây dựng trên nỗi sợ hãi về sự hủy diệt lẫn nhau hoặc mối đe dọa hủy diệt hoàn toàn”. [1]

Hơn nữa, việc sở hữu và sản xuất vũ khí hạt nhân không chỉ là vô đạo đức, mà còn làm chệch hướng các nguồn lực có thể được sử dụng để đạt được an ninh toàn cầu thực sự.[2] Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói: “Có bao nhiêu nguồn lực bị lãng phí vào chi tiêu quân sự, mà hậu quả là tình hình hiện tại, thật đáng buồn là vẫn tiếp tục tăng! Tôi chân thành hy vọng rằng cộng đồng quốc tế hiểu rằng giải trừ quân bị trước hết và trên hết là một nghĩa vụ: giải trừ quân bị là một nghĩa vụ đạo đức. Chúng ta hãy ghi nhớ điều này một cách rõ ràng trong tâm trí. Và điều này đòi hỏi lòng can đảm từ tất cả các thành viên của đại gia đình quốc gia, để chuyển từ trạng thái cân bằng của nỗi sợ hãi sang trạng thái cân bằng của lòng tin”.[3]

Về vấn đề này, Tòa thánh bày tỏ sự thất vọng trước sự phân cực và ngờ vực ngày càng gia tăng được quan sát thấy trong Phiên họp thứ hai của Ủy ban chuẩn bị cho Hội nghị rà soát lần thứ 11 về Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) có thể cản trở tiến trình hướng tới sự đồng thuận tại Hội nghị rà soát tiếp theo vào năm 2026. Bất chấp những khó khăn này, Tòa thánh hy vọng rằng Phiên họp thứ ba của Ủy ban chuẩn bị sẽ thúc đẩy một môi trường đối thoại, tin tưởng và tôn trọng, cho phép các cuộc đàm phán mang tính xây dựng và mở đường cho một thỏa thuận đồng thuận tại Hội nghị rà soát tiếp theo.

Trong tinh thần hy vọng này, Tòa thánh mong đợi cuộc họp lần thứ ba của các quốc gia tham gia Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) và khuyến khích sự tham gia rộng rãi của các quốc gia chưa tham gia hiệp ước. Đoàn đại biểu của tôi hy vọng rằng 3MSP sẽ thông qua một chương trình làm việc toàn diện và đầy tham vọng dựa trên Kế hoạch hành động Vienna. Một chương trình như vậy sẽ đóng vai trò là khuôn khổ chỉ đạo để thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân và củng cố chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân, mở đường cho một thế giới không còn mối đe dọa của vũ khí hạt nhân.

Cảm ơn bà Chủ tịch.

[1] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Diễn văn về Vũ khí Hạt nhân, Công viên Hypocenter Bom Nguyên tử (Nagasaki), ngày 24 tháng 11 năm 2019.

[2] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Diễn văn gửi tới các thành viên của Đoàn ngoại giao được công nhận tại Tòa thánh, ngày 8 tháng 1 năm 2024.

[3] Đức Thánh Cha Phanxicô, Kinh Truyền Tin, ngày 3 tháng 3 năm 2024.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Đại Trào Bế Mạc Đại Hội Thánh Mẫu - CĐCG Việt Nam TGP Sydney 2024
Khanh Lai
02:57 23/10/2024
Thánh Lễ Đại Trào Bế Mạc Đại Hội Thánh Mẫu - CĐCG Việt Nam TGP Sydney 2024

Xem thêm hình:

Chúa Nhật ngày 20/10/2024, từ sáng lúc 8.30am sáng Giáo Dân khắp Sydney đã đoàn tựu về trung tâm Hành Hương Thánh Mẫu tại Bringelly để tham dự ngày Thánh Mẫu năm nay với chủ đề “Cùng Mẹ Maria, Lữ Hành Trong Hy Vọng.” Cộng Đoàn Dân Chúa cùng Lần Chuỗi Mân Côi trong Hội Trường Chúa Chiên Lành trước giờ thảo luận đề tài 3: “Cùng Mẹ Maria, vượt qua đau khổ tới Phục sinh.”

Sau 30 phút giải lao, bắt đầu mọi người lại quy tụ về lều Hội Thảo trước Lễ Đài để nghe thuyết giảng đề tài 4. Trong đề tài 4 này: “Cùng Mẹ Maria, loan báo Tin Mừng hy vọng” với Sứ mạng truyền giáo. Giáo Hội mời gọi sử dụng phương tiện truyền thông để loan báo Tin Mừng. Hình ảnh Mẹ đi thăm viếng Thánh Elisabeth, sự kiên tiệc cưới Cana, hình ảnh Mẹ cùng các Tông Đồ chuẩn bị đón nhận Chúa Thánh Thần để ra đi Truyền Giáo. Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng với khuôn mặt đáng kính và lời chào hỏi trong sự khiêm nhường của Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng làm cho mọi người hân hoan và tin tưởng khi ngài nói về những Đức tính đăc biệt của Mẹ Maria. Ngài mời gọi mọi người hãy đi loan báo Tin Mừng và học hỏi thêm về giáo lý đức tin để lên đường loan báo Tin Mừng.

Sau phần thuyết giảng 4 là giờ nghỉ giảo lao và ăn cơm trưa. Trong lúc ăn cơm trưa có phần giúp vui do các Ca Sĩ Sydney hát thánh ca về Mẹ. Lúc 1.15 chiều, mọi người lại quy tụ trở lại lều Hội Thảo để nghe Hội Thảo Chung và đúc kết. Cha Paul Văn Chi điều hành Hội Thảo chung cùng với ĐTGM Giuse Nguyễn Năng và Quý Cha. Trong phần thảo luận chung này có rất đông giáo dân đặt câu hỏi cho Đức Tổng và Quý Cha đã trả lời một cách thỏa đáng. Sau đó, Quý Cha giúp Bí Tích Hòa Giải để Giáo Dân Xưng tội tích cực tham dự Thánh Lễ Đại Trào.

Đúng 3 chiều, mọi người tập trung tại đài Đức Mẹ để Khấn Nguyện và Đền Tạ Đức Mẹ. Ngàn ngàn giáo dân Cung Nghinh Thánh tượng Đức Mẹ Fatima từ đài Đức Mẹ về Lễ đài chính để dâng Thánh Lễ Đại Trào. Đoàn cung nghinh Thánh Tượng Mẹ Fatima khá dài… Mỗi người trên tay lần hạt kính Mẹ Mân Côi… Những lá cờ đầy mầu sắc rực rỡ với cờ các hội đoàn, cờ Giáo Hội, cờ Quốc Gia Australia và Việt Nam Cộng Hòa. Thánh Giá nến cao hướng dẫn cuộc cung nghinh với giàn trống chiêng, Hội Tây Nhạc Cecilia trình tấu những nhạc khúc về Mẹ Fatima. Năm 2024, ghi dấu kỷ niệm 50 năm Mẹ Fatima hiện diện tại Trung Tâm Hành Hương Thánh mẫu Bringelly.Trong Thánh Lễ Đại Trào chiều nay, ĐTGM Giuse Nguyễn Năng TGP Sàigòn chủ tế và 10 Quý Cha đồng tế với khoảng trên 5000 Giáo Dân tham dự....

Trước Thánh Lễ, đoàn Dâng Hoa kính Đức Mẹ do giáo đoàn Panania phụ trách, tay cầm bó hoa dâng lên Mẹ Fatima. Sau khi dâng hoa, các em cắm hoa dưới chân tương Đức Mẹ Fatima. Kiệu Đức Mẹ được đưa lên Bàn Thờ bên phải trước lễ đài. Thánh Lễ Đại Trào diễn ra trong bầu khí trang nghiêm.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cộng Đồng trao quà lưu niệm cho ĐTGM Giuse Nguyễn Năng, Ông Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam cám ơn Đức Tổng, quý Cha và toàn thể Cộng Đồng đã tích cực đóng góp cho chương trình Đại Hội Thánh Mẫu năm nay được thành công tốt đẹp

Sau Thánh Lễ ĐTGM Giuse Nguyễn Năng và Quý Cha. Chụp hình lưu niệm ghi dấu Đại Hội Thánh Mẫu Năm 2024 tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly.

Khanh Lai tường trình







 
Hình ảnh 2024 Hành Trình Emmaus X
Thanh Nguyen
14:11 23/10/2024
Đại Hội Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ đã diễn ra tại
Christ Cathedral - Diocese of Orange, Calif. Vào 3 ngày
14-17/10/2024, với sự thm dự của 200 linh mục và quí đức cha:

ĐC Tôma Nguyễn Thái Thành
ĐC Giuse Nguyễn Thế Phương
ĐC Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu
ĐC Micae Phạm Minh Cường
ĐC Gioan Trần Văn Nhàn

Xem hình ảnh
 
Hình ảnh Cộng Đoàn Đức Mẹ Mân Côi TGP/LA mừng 45 năm thành lập
VietCatholic TV
TT Zelensky: Hai Lữ Đoàn Bắc Hàn tiến đánh Kursk. Putin cho Kadyrov tha hồ cướp bóc nhà máy Mariupol
VietCatholic Media
03:15 23/10/2024


1. Zelenskiy kêu gọi các đồng minh tăng cường áp lực lên Bắc Hàn

Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Ba, 22 Tháng Mười, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi các đồng minh của Ukraine gây áp lực lên Bắc Hàn, đồng thời kêu gọi “phản ứng cụ thể” trước sự gia tăng hỗ trợ quân sự của nước này đối với cuộc chiến toàn diện của Nga.

Trích dẫn các báo cáo tình báo quân sự, Tổng thống cho biết hiện có hai lữ đoàn Bắc Hàn, mỗi lữ đoàn có tới 6.000 quân nhân, đang được huấn luyện tại Nga.

“Nhưng chúng tôi biết cách ứng phó với thách thức này”, ông nói.

“Và điều quan trọng là các đối tác của chúng tôi cũng không né tránh thách thức này. Tất cả các đối tác.”

Tình báo quân sự Ukraine đưa tin rằng Mạc Tư Khoa đang có kế hoạch lôi kéo Bình Nhưỡng vào cuộc chiến tranh toàn diện chống lại Ukraine trong những tháng tới, với khoảng 10.000 binh lính Bắc Hàn chuẩn bị tham gia quân đội Nga.

Tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, cho biết vào tối Thứ Ba, 22 Tháng Mười, rằng quân đội Bắc Hàn dự kiến sẽ đến Tỉnh Kursk vào ngày Thứ Tư, 23 Tháng Mười, để hỗ trợ quân đội Nga chống lại cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine vào khu vực.

“Nếu Bắc Hàn có thể can thiệp vào cuộc chiến ở Âu Châu, thì áp lực lên chế độ này chắc chắn không đủ mạnh”, Zelenskiy nói.

Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết vào ngày 21 tháng 10 rằng sự tham gia của quân đội Bắc Hàn sẽ đánh dấu một “sự leo thang đáng kể” trong cuộc chiến của Nga, nhưng không xác nhận trực tiếp các báo cáo.

Hoa Kỳ cũng cho biết họ “lo ngại” trước các báo cáo về sự tham gia ngày càng tăng của Bắc Hàn, khi một phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc nói rằng động thái như vậy sẽ cho thấy “mức độ tuyệt vọng mới” từ phía Mạc Tư Khoa.

Chính phủ Nam Hàn đã bày tỏ sự lo ngại và được cho là đang cân nhắc việc cử một nhóm giám sát đến Ukraine. Sự tham gia trực tiếp của Bắc Hàn cũng có thể khiến Hán Thành xem xét lại lập trường cung cấp vũ khí cho Kyiv.

Trong bài phát biểu của mình, Zelenskiy đã kêu gọi các đối tác quốc tế “ngăn chặn Nga và các đồng minh” mở rộng phạm vi chiến tranh.

“Những kẻ xâm lược phải bị ngăn chặn. Chúng tôi mong đợi một phản ứng kiên quyết, cụ thể từ thế giới. Hy vọng, không chỉ bằng lời nói.”

[Kyiv Independent: Zelensky urges allies to increase pressure on North Korea]

2. Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm 800 triệu đô la cho Ukraine để tăng cường năng lực tầm xa trong nước, Zelenskiy cho biết

Hoa Kỳ đang có kế hoạch cung cấp cho Ukraine một gói viện trợ trị giá 700-800 triệu đô la để sản xuất trong nước các khả năng tầm xa, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói với các nhà báo vào ngày 22 tháng 10.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã công bố hôm Thứ Hai, 21 Tháng Mười, gói viện trợ quân sự mới trị giá 400 triệu đô la trong chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv. Ngoài ra, cũng có thông báo rằng Washington đang chuẩn bị cung cấp 800 triệu đô la cho việc sản xuất máy bay điều khiển từ xa của Ukraine.

“Sau đó, cũng có khoản tiền tiếp theo trị giá 700-800 triệu đô la”, Zelenskiy phát biểu tại một cuộc họp liên quan đến gói dành cho năng lực tầm xa.

Zelenskiy và Austin cũng thảo luận về việc bao nhiêu trong số 8 tỷ đô la viện trợ mà Hoa Kỳ công bố vào cuối tháng 9 có thể được dành cho sản xuất của Ukraine vào cuối năm nay.

Vũ khí tầm xa sản xuất trong nước đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quốc phòng của Ukraine, vì các đối tác phương Tây từ chối cho phép tấn công sâu vào Nga bằng hỏa tiễn do nước ngoài sản xuất.

Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết vào ngày 21 tháng 10 rằng Ukraine đã đầu tư hơn 4 tỷ đô la vào hoạt động sản xuất quốc phòng và kêu gọi các đối tác quốc tế đầu tư nhiều hơn nữa, đồng thời nhắc lại những thành công gần đây của các chuyên gia Ukraine trong lĩnh vực sản xuất máy bay điều khiển từ xa.

Bất chấp lời kêu gọi của Zelenskiy tới Washington trong chuyến thăm Tòa Bạch Ốc gần đây, Hoa Kỳ vẫn chưa thay đổi chính sách tấn công tầm xa.

[Kyiv Independent: US to provide Ukraine with another $800 million to boost domestic long-range capabilities, Zelensky says]

3. Putin giao nhà máy thép Mariupol cho các cộng sự của thủ lĩnh Chechnya tha hồ cướp bóc

Nhắm không thể giữ được thành phố Melitopol, Putin giao nhà máy thép cho các cộng sự của thủ lĩnh Chechnya tha hồ cướp bóc.

Tờ Wall Street Journal đưa tin hôm Thứ Ba, 22 Tháng Mười, rằng Mạc Tư Khoa đang làm giàu cho nhà lãnh đạo Chechnya thân Điện Cẩm Linh Ramzan Kadyrov bằng cách cho phép ông này cướp phá Nhà máy sắt thép Illich, trước đây thuộc sở hữu của Rinat Akhmetov.

Illich Iron and Steel Works đã bị những người thân cận với Ramzan Kadyrov tiếp quản. Ruslan Geremeyev nằm trong số đó những người được trùm mafia Vladimir Putin cho trúng số độc đắc.

Ruslan Geremeyev và Vakhit Geremeyev, phó giám đốc Bộ Xây dựng và Nhà ở Chechnya, là họ hàng của Thượng nghị sĩ Suleiman Geremeyev, một đồng minh của Kadyrov. Con trai của ông là Valid đã nhận được một nửa cổ phần tại Mariupol Illich Iron and Steel Works LLC, hiện đang kiểm soát nhà máy.

Người ta nhận thấy rằng tình trạng cướp bóc nhà máy đang diễn ra rầm rộ. Những chiếc xe tải chở sản phẩm tíu tít rời khỏi khuôn viên nhà máy và hướng về phía Nga.

Người Nga đã tháo dỡ và vận chuyển về Nga một dây chuyền sản xuất trị giá 220 triệu đô la Mỹ được lắp đặt ngay trước Thế chiến thứ nhất.

Ngay từ tháng 9 năm 2022, một công ty thương mại có trụ sở tại Mạc Tư Khoa đã xuất khẩu các sản phẩm thép trị giá 380.000 đô la Mỹ từ nhà máy. Các công ty Nga khác sau đó thường xuyên bán than và các sản phẩm khác còn lại tại nhà máy. Vào Tháng Giêng năm 2023, một lô sản phẩm thép trị giá 50.000 đô la Mỹ đã được xuất khẩu sang Uzbekistan.

Sau một thời gian, cổ phần của Valid Korchagin được chuyển nhượng cho một người khác, cũng có liên quan đến Ramzan Kadyrov, nhà lãnh đạo câu lạc bộ chiến đấu Akhmat có trụ sở tại Mạc Tư Khoa, Alash Dadashov.

Tuy nhiên, gia đình Geremeyev vẫn tiếp tục điều hành nhà máy. “Có rất nhiều xác chết ở đây; mọi thứ đều là mìn,” Vakhit Geremeyev nói với một hãng truyền thông thân Nga ở Mariupol vào đầu năm nay khi ông đi bộ qua khuôn viên nhà máy trong bộ quân phục. Theo Geremeyev, ông đã yêu nhà máy này và “gần như trở thành một nhà luyện kim”, dự định mở cửa lại vào năm 2026, nhưng trong thời gian chờ đợi, ông muốn bảo vệ nhà máy khỏi nạn cướp bóc.

Alash Dadashov vận chuyển khí công nghiệp từ nhà máy đến Nga thông qua một công ty khác có trụ sở tại Mariupol là Technical Materials, công ty mà ông đồng sở hữu với một cư dân địa phương, cựu phó giám đốc cửa hàng oxy của Azovstal là Stanislav Komarovsky.

Bối cảnh: Tại thành phố Mariupol tạm thời bị tạm chiếm, tỉnh Donetsk, người Nga đã phá hủy các công trình của nhà máy sắt thép Illich có trụ sở tại Mariupol để lấy phế liệu.

[Ukrainska Pravda: Putin gives Mariupol steel plant to Chechen leader's associates for looting]

4. Zelenskiy nói Bắc Hàn giúp Nga ở Ukraine ‘vì tiền’

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu với các nhà báo vào ngày 22 tháng 10 rằng Bắc Hàn đang hỗ trợ cuộc chiến của Nga ở Ukraine vì lợi ích tài chính.

Trong cuộc họp, Zelenskiy được hỏi về sự ủng hộ ngày càng tăng của Bình Nhưỡng đối với Mạc Tư Khoa, vốn trong những ngày gần đây được cho là đã phát triển từ chỉ có vũ khí thành lực lượng bộ binh.

“Tôi nghĩ đó là vì tiền,” ông nói và nói thêm: “Tôi nghĩ Bắc Hàn rất nghèo, vì vậy họ sẽ gửi người ra tiền tuyến.”

Putin và nhà độc tài Bắc Hàn Kim Chính Ân đã ký một thỏa thuận an ninh, cam kết hỗ trợ lẫn nhau nếu một trong hai bên bị tấn công.

Trong bối cảnh kho vũ khí quân sự của Nga đang cạn kiệt và năng lực sản xuất trong nước đồng thời bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, Bắc Hàn đang dần trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Nga.

Theo báo cáo, Mạc Tư Khoa đã nhận được các gói hàng quân sự lớn từ Bình Nhưỡng, bao gồm hỏa tiễn đạn đạo và hàng triệu quả đạn pháo.

Chi tiết tài chính của thỏa thuận này không được công khai, nhưng để đổi lấy đạn dược đã cung cấp, Nga được cho là đã cung cấp cho Bắc Hàn công nghệ giúp nước này triển khai vệ tinh do thám cũng như xe tăng và máy bay.

Zelenskiy cũng cho biết ông tin rằng quân đội Bắc Hàn sẽ gặp khó khăn trong việc hoạt động hiệu quả khi chiến đấu cho Nga.

“Chúng tôi đã bố trí các sĩ quan và nhân viên kỹ thuật tại các vùng lãnh thổ tạm thời bị tạm chiếm (của Ukraine),” ông nói và nói thêm, “Tôi nghĩ họ đã cử các sĩ quan đến vì các sĩ quan của họ sẽ hiểu được những gì đang diễn ra trước, rồi sau đó mới cử nhóm đến.

“Nhưng làm sao bạn quản lý họ? Làm sao bạn chỉ huy họ? Tôi đang nói về ngôn ngữ. Tôi nghĩ đây là những khó khăn nghiêm trọng.”

[Kyiv Independent: North Korea helping Russia in Ukraine 'for money,' Zelensky says]

5. Tổng thống Biden ‘rất quan ngại’ về tài liệu bị rò rỉ về kế hoạch tấn công Iran của Israel

Theo phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Joe Biden “rất quan ngại” sau khi các tài liệu mật được công bố trái phép, nêu chi tiết về kế hoạch tấn công trả đũa tiềm tàng của Israel nhằm vào Iran.

Hôm thứ Bảy, Axios đưa tin rằng hai tài liệu tình báo Hoa Kỳ bị cáo buộc có thông tin chi tiết về việc Israel chuẩn bị trả đũa Iran đã xuất hiện trên một kênh liên kết với Tehran trên ứng dụng nhắn tin Telegram. Các quản trị viên của kênh này cho biết trong một tuyên bố vào Chúa Nhật rằng kênh này không liên quan đến Iran mà được điều hành bởi “một nhóm các nhà báo hoàn toàn độc lập và gắn bó chặt chẽ”.

Các tài liệu được đánh dấu là “tuyệt mật” và có ngày từ 15 đến 16 tháng 10. Các tài liệu này có mục đích cho thấy “hoạt động chuẩn bị đạn dược quan trọng và hoạt động UAV hay phương tiện bay điều khiển từ xa bí mật” và được mô tả là có liên quan đến một cuộc tấn công có thể xảy ra của Israel vào Iran.

Theo các quan chức cho biết vào hôm thứ Bảy, việc công bố trái phép các tài liệu mật đã thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ mở cuộc điều tra chính thức.

Phát ngôn nhân an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby đã nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình hình trong một cuộc họp báo, tuyên bố rằng vẫn chưa rõ liệu thông tin này bị rò rỉ hay có được thông qua tin tặc. Ông nói thêm rằng các quan chức hiện không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy “các tài liệu bổ sung như thế này sẽ được công khai”.

“Chúng tôi rất lo ngại, và tổng thống vẫn rất lo ngại về bất kỳ vụ rò rỉ thông tin mật nào vào phạm vi công cộng. Điều đó không được phép xảy ra, và không thể chấp nhận được khi nó xảy ra”, Kirby nói, đồng thời cho biết Ngũ Giác Đài đang đầu tư vào vấn đề này.

Các tài liệu được đăng lên Telegram được cho là của Cơ quan Tình báo Địa không gian Quốc gia và Cơ quan An ninh Quốc gia. Thông tin có thể chia sẻ giữa các thành viên của liên minh tình báo Five Eyes—bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Úc và New Zealand.

Các tài liệu này phác thảo các động thái quân sự chiến lược của Israel để chuẩn bị cho một cuộc tấn công được cho là nhằm đáp trả cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo của Iran vào ngày 1 tháng 10.

Trong cuộc tấn công đó, Tehran đã tiến hành cuộc tấn công hỏa tiễn lớn nhất từ trước đến nay vào Israel, dường như đã bị hệ thống phòng thủ của Israel ngăn chặn phần lớn nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và các đồng minh.

Quân đội Israel cho biết Iran đã phóng khoảng 180 hỏa tiễn về phía Israel, các cảnh quay trên truyền hình Israel dường như cho thấy một số vũ khí bay qua khu vực Tel Aviv ngay trước 7:45 tối giờ địa phương ngày 1 tháng 10. Một quan chức cao cấp của Iran nói với Reuters rằng Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei đã ra lệnh tấn công.

Sau vụ tấn công ngày 1 tháng 10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Iran đã “phạm sai lầm lớn vào đêm nay và sẽ phải trả giá”, dẫn đến mối lo ngại ngày càng tăng về một cuộc xung đột trong khu vực.

Giám đốc Trung Đông của Defense Priorities, Rosemary Kelanic, nhà phân tích trước đây đã nói với Newsweek rằng sự kiện này đánh dấu “sự leo thang nguy hiểm” trong cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng giữa Israel và các lực lượng dân quân Hezbollah và Hamas do Iran hậu thuẫn.

Trong khi đó, Ngũ Giác Đài vẫn tiếp tục điều tra vụ rò rỉ tài liệu mật gần đây, làm dấy lên lo ngại về tính dễ bị tấn công của dữ liệu nhạy cảm của chính phủ.

[Newsweek: Biden 'Deeply Concerned' About Leaked Docs on Israel's Iran Attack Plan]

6. Em gái Kim Chính Ân gọi Ukraine và Nam Hàn là ‘những con chó hư đốn do Hoa Kỳ nuôi dưỡng’

Hôm Thứ Tư, 23 Tháng Mười, Kim Dữ Chính, hay còn gọi là Kim Yo Jong, em gái của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân, đã chỉ trích Ukraine và Nam Hàn sau khi có báo cáo rằng Bình Nhưỡng sẽ gửi quân tới Nga, gọi hai nước này là “những con chó hư đốn do Hoa Kỳ nuôi dưỡng” và đe dọa sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trong tuyên bố gửi tới Hãng thông tấn Trung ương Bắc Hàn, em gái của nhà độc tài đã cảnh báo rằng “hành động khiêu khích quân sự chống lại một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân” có thể dẫn đến tình huống “khủng khiếp” và “không thể tưởng tượng nổi”.

Bà ta khinh thường những “phát biểu liều lĩnh” của Hán Thành và Kyiv về các quốc gia có vũ khí hạt nhân - mà bà liên tục nói rằng Bắc Hàn có - và mô tả hai quốc gia này là “những kẻ điên” có nguy cơ “hủy diệt toàn bộ bọn cặn bã”.

“Không ai biết sự trả thù và báo thù của chúng ta sẽ được thực hiện như thế nào”, bà ta nói.

Tuyên bố giận dữ này xuất hiện sau các báo cáo từ Kyiv và Hán Thành rằng Bắc Hàn đang gửi quân lính của mình đến chiến đấu cùng Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine. Cả hai nước đều cho biết khoảng 10.000 quân đã được triển khai đến Nga, với các blogger quân sự ủng hộ Điện Cẩm Linh bị cáo buộc đã quay phim quân đội tại một căn cứ quân sự.

Bình Nhưỡng và Mạc Tư Khoa đã tăng cường hợp tác quân sự kể từ khi nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân và Putin ký hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 6.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Bắc Hàn ủng hộ Nga vì tiền.

“Tôi nghĩ Bắc Hàn rất nghèo. Họ sẽ gửi người của họ ra tiền tuyến. Thành thật mà nói, chúng tôi đã phát hiện ra các sĩ quan, nhân viên kỹ thuật ở các vùng lãnh thổ tạm thời bị tạm chiếm”, Zelenskiy nói với một số phóng viên tại Kyiv.

“Tôi nghĩ họ đã cử các sĩ quan đến vì các sĩ quan của họ sẽ hiểu những gì đang diễn ra trước rồi mới cử nhóm đến. Bởi vì làm sao để quản lý họ, làm sao để chỉ huy họ? Tôi đang nói về ngôn ngữ. Tôi nghĩ đây là những khó khăn nghiêm trọng”, Tổng thống Ukraine cho biết.

Đại diện thường trực của Nam Hàn tại Liên Hiệp Quốc Hoàng Chung Quốc (Hwang Joon-kook) cho biết ngoài tiền bạc, Nga có thể đền bù cho Bắc Hàn vì đã hỗ trợ công nghệ vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến.

Trong khi Bắc Hàn phủ nhận sự liên quan của mình đến cuộc chiến bằng cách gọi các báo cáo là “tin đồn vô căn cứ” vào thứ Ba, phát ngôn nhân của Putin là Dmitry Peskov đã không xác nhận hoặc phủ nhận những tuyên bố này và cho biết Nga có quyền hợp tác với Bắc Hàn vì sự hợp tác này không hướng đến các nước thứ ba.

[Politico: Kim Jong Un’s sister calls Ukraine and South Korea ‘bad dogs bred by the US’]

7. G7 có kế hoạch đóng băng tài sản của Nga sau khi chiến tranh ở Ukraine kết thúc, Nikkei đưa tin

Hãng thông tấn Nhật Bản Nikkei đưa tin vào ngày 22 tháng 10, trích dẫn nguồn tin giấu tên từ nhóm bẩy cường quốc trên thế giới, thường được gọi là G7, rằng khối này có kế hoạch tiếp tục đóng băng tài sản của Nga ngay cả sau khi cuộc chiến của Nga với Ukraine kết thúc.

Các nước Âu Châu nắm giữ khoảng hai phần ba trong số 300 tỷ đô la tài sản có chủ quyền của Nga bị bất động sau khi cuộc chiến toàn diện nổ ra. Trong khi do dự không muốn tịch thu tài sản ngay lập tức, Liên minh Âu Châu đã đưa ra một kế hoạch sử dụng lợi nhuận bất ngờ để tài trợ cho nhu cầu tái thiết và quốc phòng của Ukraine.

Theo dự thảo do Ý, nước chủ nhà của năm nay, chuẩn bị, các nhà lãnh đạo G7 sẽ đưa ra tuyên bố chung vào tháng 10 rằng “tài sản có chủ quyền của Nga sẽ vẫn bị phong tỏa cho đến khi Nga chấm dứt hành động xâm lược và đền bù thiệt hại cho Ukraine”.

Theo Nikkei trích dẫn bản dự thảo, khối này cũng sẽ bảo lãnh khoản vay 50 tỷ đô la cho Kyiv.

Trong hội nghị thượng đỉnh G7 tháng 6 tại Ý, các nhà lãnh đạo G7 đã công khai xác nhận thỏa thuận cung cấp cho Ukraine khoản vay 50 tỷ đô la vào cuối năm. Khoản vay sẽ được trả bằng lãi suất từ hàng tỷ đô la tài sản bị đóng băng của Nga.

Vào tháng 9, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen đã công bố khoản vay lên tới 35 tỷ euro, hay 39 tỷ đô la, như một phần của cam kết đó. Vào tháng 10, ủy ban điều hành của Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt việc thành lập một quỹ mới để giúp thực hiện khoản vay 50 tỷ đô la của G7.

Ước tính về thiệt hại mà sự xâm lược của Nga gây ra cho cơ sở hạ tầng của Ukraine trong thập niên qua là khác nhau. Ngân hàng Thế giới cho biết vào tháng 2 rằng con số này có thể lên tới 486 tỷ đô la.

Theo kế hoạch của G7, lợi nhuận từ các tài sản bị đóng băng của Nga sẽ dần được sử dụng để trả nợ. Các quan chức Liên Hiệp Âu Châu cho biết khoản vay sẽ “không chỉ định” và “không có mục tiêu”, cho phép Ukraine có sự linh hoạt tối đa trong cách chi tiêu tiền. Liên Hiệp Âu Châu dự kiến sẽ bắt đầu phân phối tiền vào đầu năm sau.

[Kyiv Independent: G7 plans to keep Russian assets frozen after war in Ukraine ends, Nikkei reports]

8. Ukraine ký thỏa thuận tài trợ 200 triệu euro với Pháp

Hôm thứ Hai, ngày 21 tháng 10, Phó Thủ tướng thứ nhất của Ukraine, Yuliia Svyrydenko, và Đại sứ Pháp tại Ukraine, Gaël Veyssière, đã ký một thỏa thuận tài trợ trị giá 200 triệu euro để khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ các ngành kinh tế của Ukraine.

Veyssière đã phát biểu trong buổi lễ ký kết rằng thỏa thuận này quy định khoản tài trợ 200 triệu euro, “có thể được các công ty ở Pháp và Ukraine, cũng như chính quyền địa phương, sử dụng để duy trì cơ sở hạ tầng quan trọng và hoạt động khai thác mỏ tại Ukraine”.

Nhà ngoại giao cũng tuyên bố rằng việc thực hiện các dự án theo thỏa thuận có thể bắt đầu trong vài tuần nữa.

Yuliia Svyrydenko, Phó Thủ tướng thứ nhất của Ukraine, tuyên bố rằng tất cả các sáng kiến theo các điều khoản của thỏa thuận với Pháp sẽ hướng tới mục tiêu rà phá bom mìn trên lãnh thổ Ukraine, cũng như các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bảo trì cơ sở hạ tầng thiết yếu, cung cấp nước và năng lượng.

Svyrydenko cho biết: “Theo thỏa thuận của các bên, xét đến tất cả những thách thức liên quan đến năng lượng, chúng tôi muốn ít nhất 60 triệu euro trong số tiền này được chi cho việc duy trì năng lượng và thực hiện các dự án cung cấp nước”.

Vào ngày 7 tháng 6 tại Paris, Tổng thống Ukraine và Pháp Volodymyr Zelenskiy và Emmanuel Macron đã ký các thỏa thuận cung cấp viện trợ cho việc sửa chữa cơ sở hạ tầng thiết yếu của Ukraine.

Các thỏa thuận đã ký bao gồm việc cung cấp 650 triệu euro cho Ukraine dưới hình thức các khoản vay và viện trợ để hỗ trợ, đặc biệt là các đối tượng cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng đang là mục tiêu tấn công của Nga.

[Ukrainska Pravda: Ukraine signs €200 million grant agreement with France]

9. Putin tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga nhưng các nhà lãnh đạo Brazil và Cuba hủy bỏ sự tham dự

Các nhà lãnh đạo của Brazil và Cuba đều hủy tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS tuần này, được tổ chức tại Nga bởi nhà độc tài Vladimir Putin.

“Thật đáng tiếc, như đã biết hôm nay, Tổng thống Brazil Lula da Silva và Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel sẽ không thể đến do những tình huống bất khả kháng”, Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói hôm Thứ Ba, 22 Tháng Mười.

Lula, 78 tuổi, được cho là đã bị xuất huyết não nhẹ sau khi ngã tại nhà riêng vào cuối tuần và thay vào đó sẽ xuất hiện qua cuộc họp trực tuyến.

Truyền thông nhà nước Nga đưa tin Diaz-Canel đang gặp phải “vấn đề nghiêm trọng về năng lượng”.

BRICS, bao gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các quốc gia khác, là một nhóm các nền kinh tế mới nổi thường được coi là đối trọng với thế giới do phương Tây dẫn đầu.

Bốn thành viên mới – Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất – đã gia nhập tổ chức quốc tế này vào đầu năm 2024. Đây là lần đầu tiên nhóm mở rộng kể từ tháng 12 năm 2010, khi Nam Phi trở thành thành viên.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Cuba cho biết vào ngày 8 tháng 10, Cuba đã yêu cầu được gia nhập nhóm BRICS với tư cách là “quốc gia đối tác” trong một bức thư chính thức gửi tới Putin.

Trong bối cảnh Nga ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế và buộc phải nhờ đến sự hỗ trợ của các quốc gia như Bắc Hàn, Mạc Tư Khoa hy vọng hội nghị thượng đỉnh này có thể gửi đi thông điệp tới các quốc gia phương Tây rằng nước này vẫn có thể tạo ra được ảnh hưởng nhất định.

Điện Cẩm Linh mô tả cuộc họp kéo dài ba ngày bắt đầu vào ngày 22 tháng 10 là một trong những “sự kiện chính sách đối ngoại có quy mô lớn nhất từ trước đến nay” ở Nga.

[Kyiv Independent: Putin hosts BRICS summit in Russia but Brazilian and Cuban leaders cancel attendance]

10. Putin, Tập thảo luận về chiến tranh ở Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nga

Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thảo luận về Ukraine trong cuộc gặp ngày 22 tháng 10 tại hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan, Nga.

Liên minh BRICS, một khối các quốc gia hiện bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đang họp tại Kazan cho hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày từ ngày 22 đến 24 tháng 10. Theo Mạc Tư Khoa, có 36 nhà lãnh đạo thế giới tham gia hội nghị.

Theo truyền thông nhà nước Nga, Putin và Tập đã nói chuyện trong khoảng một giờ. Các nhà lãnh đạo đã thảo luận về cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine, chương trình nghị sự của BRICS và quan hệ song phương.

“Thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc chưa từng thấy trong một thế kỷ và tình hình quốc tế đang hỗn loạn và đan xen”, Tập Cận Bình phát biểu.

Theo phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov, trong cuộc gặp, Tập Cận Bình và Putin đã “vạch ra các thông số chính cho các cuộc tiếp xúc tiếp theo để tiếp tục đối thoại”.

Ông Putin cho biết Nga hy vọng sẽ tăng cường hợp tác với Trung Quốc trên “mọi nền tảng quốc tế”.

Tập Cận Bình và Putin đồng thanh rằng quan hệ song phương đang ở thời kỳ đỉnh cao lịch sử và cùng nhau bảo vệ “sự yên bình và ổn định của khu vực”.

Mặc dù Trung Quốc chính thức giữ lập trường trung lập về cuộc chiến toàn diện của Nga ở Ukraine và phủ nhận việc cung cấp viện trợ sát thương, Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa vẫn tiếp tục củng cố quan hệ kinh tế và chính trị. Tại một cuộc họp trước đó ở Kazakhstan vào tháng 7, Tập Cận Bình và Putin đồng thanh rằng quan hệ song phương đang ở đỉnh cao lịch sử.

Các công ty Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ trừng phạt vì sản xuất máy bay điều khiển từ xa được sử dụng trong chiến tranh của Nga. Nhiều quốc gia đã cáo buộc Trung Quốc hỗ trợ Nga bằng cách cung cấp máy công cụ, công nghệ vũ khí, hình ảnh vệ tinh, chất bán dẫn và các công nghệ sử dụng kép khác.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 17 tháng 10 rằng dữ liệu tình báo chỉ ra rằng “Trung Quốc đang tích cực giúp Nga kéo dài cuộc chiến này”.

[Kyiv Independent: Putin, Xi discuss war in Ukraine at BRICS summit in Russia]

11. Zelenskiy nói: Đức ‘hoài nghi’ về tư cách thành viên NATO của Ukraine

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu với các nhà báo rằng Đức vẫn “hoài nghi” về việc Ukraine gia nhập NATO vì lo ngại phản ứng của Nga.

Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh rằng phần lớn các nước NATO đã đạt được sự đồng thuận về lời mời Ukraine gia nhập liên minh, sẽ được chấp thuận trong phạm vi biên giới được quốc tế công nhận của quốc gia này.

“Hôm nay chúng ta thấy sự ủng hộ từ Pháp. Chúng tôi hiểu rằng người Anh sẽ ủng hộ chúng tôi, và chúng tôi tin rằng người Ý sẽ ủng hộ chúng tôi,” tổng thống nói.

Nhưng ông nói thêm rằng lập trường của một số quốc gia bao gồm cả Đức vẫn còn hạn chế.

“Nhưng Hoa Kỳ vẫn sẽ tác động đến vấn đề này... Chúng tôi tin rằng họ đang củng cố quan điểm của mình về NATO và điều này sẽ tác động đến Hung Gia Lợi và Slovakia chẳng hạn,” Zelenskiy nói thêm.

Tổng thống bày tỏ hy vọng rằng phản ứng của Washington sẽ “tích cực hơn” sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào đầu tháng 11.

Phát biểu với các nhà báo, Zelenskiy không loại trừ khả năng “một số đối tác” có thể cân nhắc việc Ukraine gia nhập NATO để đổi lấy các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.

“Chúng tôi không thảo luận về điều này,” ông nói. “Tôi tin rằng lời mời này không phụ thuộc vào ý kiến của Nga. Khi một số đối tác khác tin rằng họ mạnh hơn Nga, thì chúng tôi sẽ có kết quả tích cực theo nghĩa này.”

Ông Zelenskiy cho biết lời mời gia nhập NATO cũng được mở rộng đến các biên giới được quốc tế công nhận của đất nước.

“Đây không chỉ là lời mời, mà là lời mời trong khi chiến tranh vẫn đang tiếp diễn. Và việc gia nhập như thế nào, sẽ diễn ra như thế nào, trong bao lâu — đây là bước tiếp theo, ngoại giao.”

Những phát biểu của Zelenskiy được đưa ra vài ngày sau khi ông công khai tiết lộ kế hoạch chiến thắng gồm năm điểm của mình, trong đó có lời mời Kyiv gia nhập NATO được đưa lên đầu danh sách. Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO Julianne Smith cho biết liên minh hiện không có kế hoạch như vậy.

Kyiv đã nộp đơn xin gia nhập vào tháng 9 năm 2022 và vào tháng 7 năm 2024, liên minh đã khẳng định “con đường không thể đảo ngược của Ukraine hướng tới sự hội nhập hoàn toàn vào Euro-Đại Tây Dương, bao gồm cả tư cách thành viên NATO” - mặc dù Ukraine chưa nhận được bất kỳ tin tức chắc chắn nào về việc gia nhập trong tương lai.

Theo thông tin mà tờ Kyiv Independent có được, Kyiv đã có kế hoạch xin gia nhập NATO trong vòng vài tháng, chứ không phải vài năm.

[Kyiv Independent: Germany 'skeptical' about Ukraine's NATO membership, Zelensky says]
 
Mỹ có bằng chứng lính Bắc Hàn ở Nga. Trận Bắc Hàn–Ukraine sẽ kịch liệt. UAV tấn công đế chế rượu Nga
VietCatholic Media
16:04 23/10/2024


1. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ xác nhận: Quả thực quân đội Bắc Hàn đang ở Nga

Có bằng chứng cho thấy quân đội Bắc Hàn đang ở Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết tại Rôma hôm Thứ Tư, 23 Tháng Mười, Reuters đưa tin.

Bình luận của Austin được đưa ra như là xác nhận công khai đầu tiên của Hoa Kỳ về các tuyên bố trước đó của Ukraine và Nam Hàn. Hai quốc gia này cho biết Nga đang có kế hoạch đưa hàng ngàn quân đội Bắc Hàn vào cuộc chiến tranh toàn diện của mình.

“Có bằng chứng cho thấy có quân đội Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Bắc Hàn đang ở Nga. Họ đang làm gì? Còn phải chờ xem. Đây là những điều chúng ta cần phải giải quyết”, nhà lãnh đạo Ngũ Giác Đài cho biết.

Austin không nêu rõ số lượng quân đội Bắc Hàn đã đến Nga.

Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, cho biết các đơn vị đầu tiên của Bắc Hàn đã đến Kursk vào ngày 23 tháng 10. Ukraine đã bắt đầu một cuộc xâm nhập xuyên biên giới vào tháng 8 và vẫn nắm giữ một vùng lãnh thổ đáng kể ở đó.

Đầu tháng 10, Budanov cho biết nhóm đầu tiên sẽ bao gồm 2.600 binh sĩ.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết hai lữ đoàn Bắc Hàn, mỗi lữ đoàn có tới 6.000 quân nhân, hiện đang được huấn luyện tại Nga. Theo tình báo quân sự, một số sĩ quan Bắc Hàn đã có mặt ở các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine, ông cho biết vào ngày 17 tháng 10.

Bắc Hàn đã phủ nhận các báo cáo, trong khi một phát ngôn viên của Điện Cẩm Linh đã đưa ra câu trả lời né tránh về vấn đề này.

Một nguồn tin tình báo quân sự nói với tờ Kyiv Independent vào ngày 21 tháng 10 rằng chính quyền Nga đã bắt giữ 18 binh lính Bắc Hàn đã bỏ vị trí của họ ở Kursk sau khi có tin một nhóm 18 binh lính Bắc Hàn khác đã xin tị nạn. Một đoạn video cũng đã được lưu hành với mục đích cho thấy quân đội Bắc Hàn tại một trại huấn luyện quân sự của Nga.

Truyền thông Nam Hàn đưa tin vào ngày 22 tháng 10 rằng Bình Nhưỡng đã cử các phi công có thể lái chiến binh của Nga tham gia cuộc chiến ở Ukraine. Hãng thông tấn Yonhap của Nam Hàn cũng cho biết Nam Hàn đang cân nhắc việc cử nhân sự đến Ukraine để giám sát quân đội Bắc Hàn.

[Kyiv Independent: North Korean troops are in Russia, US defense secretary confirms]

2. Đế chế rượu của Nga chịu đòn tàn phá gấp bốn lần

Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã ném bom bốn nhà máy chưng cất khác nhau ở Nga vào sáng sớm Thứ Ba, 22 Tháng Mười, trong vụ việc được một kênh truyền thông Telegram đưa tin là cuộc tấn công lớn nhất vào các dây chuyền sản xuất rượu hiện có khả năng được sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa.

Vào khoảng 2 giờ sáng ngày 22 tháng 10, tiếng nổ vang lên khi máy bay điều khiển từ xa bay đến vùng Tula và tấn công một nhà máy chưng cất ở thị trấn Efremov và một nhà máy khác ở Luzhkovsky, Mash cho biết. Vài giờ sau, lúc 5 giờ sáng, có báo cáo về một máy bay điều khiển từ xa tấn công một nhà máy rượu ở vùng Tambov, gây ra hỏa hoạn.

Tại quận Novokhopersky của vùng Voronezh, một nhà máy chưng cất khác, được cho là nhà máy lớn nhất trong vùng, đã bị tấn công. Một máy bay điều khiển từ xa đã làm hỏng một trong những xưởng nhưng không có thương vong, theo báo cáo.

Theo một báo cáo gần đây, các nhà máy sản xuất rượu ở Nga đang được sử dụng để sản xuất nhiên liệu phục vụ nhu cầu quân sự và thuốc nổ, bên cạnh việc sản xuất rượu cho nhu cầu dân dụng.

Theo báo cáo từ hãng thông tấn Ukraine Ukrainska Pravda, người ta cũng nghe thấy tiếng nổ ở thị trấn Yefremov tại Tula, gần Nhà máy cao su tổng hợp Yefremov và một nhà máy nhiệt điện ở quận Suzemka thuộc Bryansk cũng bị tấn công.

Bộ Quốc phòng Nga báo cáo rằng lực lượng của họ đã phá hủy được 11 máy bay điều khiển từ xa ở khu vực Bryansk, ba máy bay ở Belgorod, hai máy bay ở Kursk và một máy bay ở cả Tula và Orel, hãng tin Kosovo telegrafi.com đưa tin.

“Khu vực nhà máy chưng cất Yefremov và nhà máy chưng cất ở làng Luzhkovsky, quận Suvorov đã bị hư hại. Các báo cáo ban đầu cho biết không có thương vong. Các dịch vụ khẩn cấp đang làm việc tại hiện trường. Tình hình đã được kiểm soát”, Dmitry Milyaev, thống đốc Tula cho biết, theo telegrafi.com.

Andriy Kovalenko, nhà lãnh đạo Trung tâm Chống thông tin sai lệch, được RBC Ukraine trích dẫn rằng các nhà máy sản xuất rượu ở Nga đang được sử dụng để sản xuất nhiên liệu và thuốc nổ phục vụ nhu cầu quân sự, cũng như để sản xuất rượu, điều này giải thích tại sao Ukraine nhắm vào các nhà máy công nghiệp.

Cũng có báo cáo về hoạt động của máy bay điều khiển từ xa trước đó vào sáng sớm ngày 20 tháng 10. Thị trưởng Mạc Tư Khoa, Sergei Sobyanin, đã cho biết rằng lực lượng phòng không Nga ở quận Ramensky đã “đẩy lùi một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa bay về phía Mạc Tư Khoa”.

Ông nói thêm rằng “không có sự phá hủy hay thương vong nào” và các chuyên gia dịch vụ khẩn cấp đang làm việc tại hiện trường.

Thống đốc Lipetsk Igor Artamonov cho biết trên Telegram rằng “UAV đã bị tiêu diệt trên bầu trời Lipetsk và Khu vực Mạc Tư Khoa Lipetsk. Các dịch vụ đặc biệt đang làm việc tại địa điểm máy bay rơi

[Newsweek: Russia's Alcohol Empire Suffers Devastating Quadruple Blow]

3. Anh sẽ cung cấp cho Ukraine khoản vay quân sự trị giá 2,9 tỷ đô la, được hoàn trả bằng số tiền thu được từ các tài sản bị đóng băng của Nga

Chính phủ Anh thông báo vào ngày 22 tháng 10 rằng Luân Đôn sẽ cung cấp cho Ukraine khoản vay trị giá 2,26 tỷ bảng Anh, hay 2,9 tỷ đô la, được bảo đảm bằng lợi nhuận từ các tài sản bị đóng băng của Nga.

Số tiền này là đóng góp của Vương quốc Anh vào sáng kiến của Nhóm Bảy nước (G7) nhằm cung cấp cho Kyiv khoản vay 50 tỷ đô la trước cuối năm, khoản vay này sẽ được trả bằng tiền lãi từ hàng tỷ đô la tài sản bị đóng băng của Nga.

Khoản vay của Anh sẽ được phân bổ cho chi tiêu quân sự của Ukraine. Kyiv sẽ có thể đầu tư vào các thiết bị quan trọng để chống lại Nga, chẳng hạn như pháo binh, phòng không và hỗ trợ thiết bị rộng hơn, tuyên bố cho biết.

Rachel Reeves, Bộ trưởng Ngân khố Anh, cho biết: “Số tiền mới này vì lợi ích quốc gia của Anh vì tuyến đầu phòng thủ của chúng tôi - bảo vệ nền dân chủ và các giá trị chung - nằm ở chiến hào Ukraine”.

“Một Ukraine an toàn và vững mạnh là một Vương quốc Anh an toàn và vững mạnh.”

Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey cho biết số tiền này có thể được sử dụng để giúp Kyiv phát triển máy bay điều khiển từ xa tầm xa có khả năng bay xa hơn một số hỏa tiễn.

Khoản viện trợ này được thực hiện ngoài khoản viện trợ hiện có là 3 tỷ bảng Anh, hay 3,9 tỷ đô la, mỗi năm của Anh dành cho Ukraine.

Các nước Âu Châu nắm giữ khoảng hai phần ba trong số 300 tỷ đô la tài sản có chủ quyền của Nga bị bất động sau khi cuộc chiến toàn diện nổ ra. Trong khi do dự không muốn tịch thu tài sản ngay lập tức, Liên Hiệp Âu Châu đã đưa ra một kế hoạch sử dụng lợi nhuận bất ngờ để tài trợ cho nhu cầu tái thiết và quốc phòng của Ukraine.

Theo kế hoạch của G7, lợi nhuận từ các tài sản bị đóng băng của Nga sẽ dần được sử dụng để trả khoản vay trị giá nhiều tỷ euro. Các quan chức Liên Hiệp Âu Châu cho biết khoản vay 35 tỷ euro sẽ là “không chỉ định” và “không có mục tiêu”, cho phép Ukraine có sự linh hoạt tối đa trong cách chi tiêu các khoản tiền.

Liên Hiệp Âu Châu dự kiến sẽ bắt đầu phân phối tiền vào đầu năm sau.

[Kyiv Independent: UK to provide Ukraine with $2.9 billion military loan, to be repaid with proceeds from frozen Russian assets]

4. Tình báo Nam Hàn tiết lộ ngày quân lính của Kim tham gia cuộc chiến của Putin

Hôm Thứ Tư, 23 Tháng Mười, hãng thông tấn Nam Hàn Yonhap đưa tin rằng có tới ba ngàn quân Bắc Hàn đã bị điều động tới Nga và sẽ có thêm mười ngàn quân nữa tới nước này vào tháng 12.

Bản báo cáo nêu rõ “Khoảng 3.000 quân lính Bắc Hàn di chuyển đến Nga; 10.000 quân sẽ bị điều sang Nga trước tháng 12.”

Trong khi đó, Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine cho biết quân Bắc Hàn đã được điều động đến Kursk vào hôm Thứ Tư, 23 Tháng Mười. Chính xác là bao nhiêu quân Bắc Hàn ở chiến trường này vẫn đang được làm rõ.

[Newsweek: South Korean Intel Reveals Date Kim's Soldiers Will Join Putin's War]

5. Nhà lãnh đạo Ngũ Giác Đài bảo đảm với Zelenskiy khi Cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong các cuộc thăm dò bầu cử

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã đưa ra lời bảo đảm toàn diện rằng Washington “sẽ cung cấp cho Ukraine những gì nước này cần” để tiếp tục cuộc chiến chống lại Nga.

Ông đưa ra những bình luận này trong chuyến thăm không báo trước tới Kyiv—nhưng không bày tỏ sự ủng hộ đối với các yếu tố chính trong “kế hoạch chiến thắng” của Volodymyr Zelenskiy, mà tổng thống Ukraine đã trình bày với các nhà lãnh đạo thế giới khác trong tuần qua.

Austin đã tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ trong việc cung cấp hỗ trợ thiết yếu cho sự tồn tại và an ninh của Ukraine.

Kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 58 tỷ đô la viện trợ an ninh, củng cố vai trò là đồng minh chính của Kyiv.

Thỏa thuận bao gồm gói viện trợ quân sự mới trị giá 400 triệu đô la được công bố vào thứ Hai, bao gồm đạn dược cho hệ thống hỏa tiễn, pháo binh, hệ thống súng cối, xe thiết giáp và vũ khí chống tăng.

Thông báo này được đưa ra sau cam kết viện trợ quân sự trị giá 425 triệu đô la gần đây.

Bất chấp sự hậu thuẫn từ chính quyền Tổng thống Biden hiện tại, Zelenskiy vẫn thúc giục các đồng minh phương Tây thực hiện các bước tiếp theo, bao gồm mời Ukraine gia nhập NATO và cho phép sử dụng hỏa tiễn tầm xa để nhắm vào các cơ sở quân sự của Nga sâu trong lãnh thổ nước này.

Tuy nhiên, những yêu cầu này đã nhận được phản ứng thận trọng từ các đồng minh.

Trong khi Ukraine đang vật lộn với cuộc tấn công không ngừng nghỉ của Nga dọc theo mặt trận phía đông, tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi lực lượng Kyiv phải vật lộn để giữ quyền kiểm soát các thị trấn và làng mạc quan trọng.

Thêm vào đó, mùa đông đang đến gần, cộng thêm các cuộc tấn công của Nga vào lưới điện của nước này, đặt ra thêm nhiều thách thức cho nỗ lực phòng thủ của Ukraine.

Tuyên bố của Austin đáng chú ý là thiếu sự ủng hộ đối với tư cách thành viên NATO hoặc bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Hoa Kỳ sẽ ủng hộ các chiến lược quân sự mạnh mẽ hơn liên quan đến các cuộc tấn công trên lãnh thổ Nga.

Khi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đang đến gần chỉ sau hai tuần nữa, các quan chức đang tiến hành một cách thận trọng.

Tổng thống Joe Biden đã bày tỏ sự miễn cưỡng trong việc áp dụng các biện pháp có thể làm gia tăng căng thẳng giữa NATO và Nga.

“Không có viên đạn bạc nào cả. Không có khả năng đơn lẻ nào có thể đảo ngược tình thế”, Austin tuyên bố, nhấn mạnh tầm quan trọng của các chiến lược phòng thủ của Ukraine. “Đừng nhầm lẫn. Hoa Kỳ không tìm kiếm chiến tranh với Nga”.

Bình luận của ông được đưa ra sau khi cựu Tổng thống Hoa Kỳ và ứng cử viên đảng Cộng hòa Ông Donald Trump trả lời phỏng vấn tờ The Wall Street Journal rằng ông đã cảnh báo Putin không được tham chiến ở Ukraine nếu không ông sẽ “tấn công” Mạc Tư Khoa.

Ông nói trong cuộc phỏng vấn: “Tôi đã nói, 'Vladimir, 'nếu anh theo đuổi Ukraine, tôi sẽ đánh anh thật mạnh, anh thậm chí sẽ không tin được. Tôi sẽ đánh anh ngay giữa Mạc Tư Khoa chết tiệt.'“

Phân tích bầu cử gần đây cho thấy Ông Trump đã giành được một số lợi thế trước ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris trong tuần qua trong một cuộc cạnh tranh quyết liệt.

Trang web phân tích thăm dò ý kiến 538 cho biết lần đầu tiên kể từ ngày 7 tháng 8, mô hình của họ cho thấy ứng cử viên của Đảng Cộng hòa là ứng cử viên được yêu thích nhất để giành chiến thắng - với 51 phần trăm cơ hội chiến thắng so với 49 phần trăm của Harris.

Trong bài phát biểu trên video vào Chúa Nhật, Zelenskiy báo cáo rằng “kế hoạch chiến thắng” của ông đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều đồng minh Âu Châu, bao gồm Pháp và Lithuania.

Trong khi ông đề cập đến việc nhận được “những tín hiệu rất tích cực” từ Hoa Kỳ, ông không khẳng định có sự ủng hộ chắc chắn cho kế hoạch của mình.

Tính cấp thiết của việc cần có thêm hỗ trợ quân sự đã được nhấn mạnh sau các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn gần đây của Nga, nhắm vào các thành phố bao gồm Kyiv, Odesa và Zaporizhzhia.

Một cuộc không kích ở Zaporizhzhia đã khiến hai người tử vong và 15 người khác bị thương, gây thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng dân sự, bao gồm các tòa nhà dân cư và một trường mẫu giáo.

Tại quê hương Kryvyi Rih của Zelenskiy, ba ngày liên tiếp xảy ra các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đã làm tổng cộng 21 người bị thương và phá hủy nhiều công trình.

Suốt đêm, Kyiv liên tục nghe thấy tiếng súng và tiếng động cơ máy bay điều khiển từ xa, trong khi chính quyền báo cáo có thiệt hại nhỏ đối với cơ sở hạ tầng dân sự do các mảnh vỡ rơi xuống.

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng ba hỏa tiễn và hơn 100 máy bay điều khiển từ xa vào Ukraine trong đêm.

Trong diễn biến ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tại Ankara để tăng cường hợp tác song phương.

Cuộc thảo luận của họ tập trung vào việc tăng cường quan hệ chiến lược, hợp tác quốc phòng và giải quyết vấn đề an ninh lương thực toàn cầu thông qua các chuyến hàng ngũ cốc từ Ukraine đi qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan muốn duy trì lập trường cân bằng trong mối quan hệ giữa nước này với cả Ukraine và Nga, trước đó đã đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai quốc gia.

[Newsweek: Pentagon Chief Assures Zelensky as Donald Trump Gains in Election Polls]

6. Nga triển khai lực lượng hạt nhân chiến lược như bộ binh thường ở Ukraine

Mạc Tư Khoa đang điều động binh lính thuộc Lực lượng Hỏa tiễn Chiến lược, là lực lượng chuyên vận hành vũ khí hạt nhân, tới Ukraine chiến đấu như một đơn vị bộ binh thông thường.

Việc điều động diễn ra khi Nga phải đối mặt với tình trạng quân số suy giảm trong cuộc tấn công vào nước láng giềng. Theo Militarnyi, một kênh truyền thông Ukraine đưa tin về quân đội, những người lính này dự kiến bị buộc phải chiến đấu như bộ binh trong cuộc xâm lược của Nga.

Trích dẫn lời một nhóm hoạt động người Nga đã trang bị cho đơn vị mới thành lập các thiết bị cho chiến tranh, Militarnyi đưa tin rằng đơn vị này được cấp các đài phát thanh dân sự của Trung Quốc vì không được cung cấp các phương tiện liên lạc cần thiết.

Việc Nga triển khai các thành viên của Lực lượng Hỏa tiễn Chiến lược để tăng cường nỗ lực chiến tranh diễn ra trong bối cảnh có báo cáo, trích dẫn dữ liệu từ Bộ Quốc phòng Ukraine, về tổn thất nặng nề của quân Nga.

William Freer, nghiên cứu viên về an ninh quốc gia tại tổ chức tư vấn Hội đồng Địa chiến lược, trước đây đã nói với Newsweek rằng: “Cả Nga và Ukraine đều đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về số lượng nhân sự”.

Freer cho biết: “Sau việc cung cấp đạn dược, việc thay thế thương vong là khía cạnh quan trọng thứ hai đối với cả hai bên để giành chiến thắng trong một cuộc chiến tiêu hao”.

Các quan chức Ukraine báo cáo vào chiều Thứ Tư, 23 Tháng Mười, rằng lực lượng Nga đã mất 1.460 quân trong vòng 24 giờ, nâng tổng số quân nhân thiệt mạng của Mạc Tư Khoa kể từ tháng 2 năm 2022 lên 683.040. Trong khoảng thời gian này, Nga cũng đã mất 9 xe tăng, 30 xe thiết giáp, 51 hệ thống pháo, và một con số kinh hoàng lên đến 106 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Vladimir Grubnik, một sĩ quan trong quân đội Cộng hòa Nhân dân Donetsk và là người tổ chức một trong những quỹ tình nguyện lớn nhất hỗ trợ cho nước cộng hòa ly khai này, đã chỉ ra rằng Lực lượng Hỏa tiễn Chiến lược đang hoạt động ở Kursk - một vùng lãnh thổ biên giới của Nga mà Kyiv đã tiến hành một cuộc phản công bất ngờ vào tháng 8, đánh dấu lần đầu tiên quân đội nước ngoài chiếm giữ lãnh thổ Nga kể từ Thế chiến II.

Vào tháng 8, Newsweek đưa tin rằng Nga đã triển khai “lực lượng vũ trụ”—một trung đoàn của Lực lượng Không gian Vũ trụ—để bảo vệ khu vực Kursk trong bối cảnh thiếu hụt nhân sự. Đơn vị này, được thành lập vào tháng 5 và tháng 6, bao gồm nhân sự từ các công ty an ninh và hậu cần, kỹ sư, thợ máy, sĩ quan và quân nhân từ một cảng vũ trụ của Nga.

[Newsweek: Russia Deploying Strategic Nuclear Forces as Regular Infantry in Ukraine]

7. Nhóm phi công Ukraine thứ ba hoàn thành khóa đào tạo tại Anh; Đại sứ Ukraine tham dự lễ tốt nghiệp

Nhóm phi công thứ ba của Quân đội Ukraine đã hoàn thành khóa đào tạo tại Vương quốc Anh.

Valerii Zaluzhnyi, cựu Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine và là đại sứ đương nhiệm của Ukraine tại Vương quốc Anh, cho biết như trên.

Đại Sứ Zaluzhnyi viết rằng buổi lễ tốt nghiệp mà ông tham dự diễn ra tại căn cứ Không quân Hoàng gia ở Cranwell.

Ông nói: “Một lần nữa, tôi muốn cảm ơn chính phủ và người dân Anh vì sự ủng hộ liên tục của họ đối với Ukraine. Chính vì sự ủng hộ này mà chúng tôi tiếp tục chiến đấu. Nhờ có Vương quốc Anh, chúng tôi có cơ hội giành Chiến thắng...

Tôi thực sự biết ơn tất cả các nhân viên đã đào tạo phi công của chúng tôi. Tôi hy vọng họ đã làm hết sức mình và các giảng viên không thất vọng.”

Đại sứ nói thêm rằng “rất sớm thôi, những anh hùng này sẽ lao vào trận chiến”.

[Ukrainska Pravda: Third cohort of Ukrainian pilots completes training in UK; Ukraine's ambassador attends graduation – photo]

8. Ba Lan đóng cửa lãnh sự quán Nga tại Poznań

Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski đã tuyên bố đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga tại Poznań.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Sikorski nhấn mạnh rằng Nga đang tiến hành một cuộc chiến tranh hỗn hợp và đang cố gắng phá hoại lãnh thổ Ba Lan, đòi hỏi phải đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga tại Poznań.

“Là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, tôi có nhiệm vụ phải phản ứng quyết liệt. Bước đầu tiên là đóng cửa Lãnh sự quán Nga tại Poznań. Chúng tôi sẽ không lùi bước dù chỉ một bước. Chúng tôi bảo vệ Cộng hòa, chúng tôi bảo vệ người Ba Lan,” Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan nói thêm.

Ngoài Poznań, Ba Lan còn có ba lãnh sự quán Nga: Krakow và Gdansk.

Trước đó, Sikorski đã ám chỉ đến việc đóng cửa lãnh sự quán Nga, tuyên bố đây là giải pháp chống lại hành động phá hoại của Mạc Tư Khoa trên lãnh thổ Ba Lan.

Vào tháng 7 năm 2023, Nga quyết định đóng cửa lãnh sự quán Ba Lan tại Smolensk.

[Ukrainska Pravda: Poland closes Russian consulate in Poznań]

9. Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan cân nhắc trục xuất đại sứ Nga khỏi đất nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan, Radosław Sikorski, không loại trừ khả năng trục xuất đại sứ Nga để đáp trả các hành vi phá hoại của Nga.

Ngoại trưởng Sikorski đưa ra lập trường trên trong buổi phát sóng trên TVP Info của Ba Lan.

Bộ trưởng tuyên bố rằng Nga đang tiến hành một cuộc chiến tranh hỗn hợp chống lại Ba Lan, bao gồm các chiến dịch thông tin sai lệch, tấn công mạng vào các tổ chức và công ty, vượt biên trái phép và các hoạt động phá hoại trên khắp cả nước.

Sikorski nhắc lại rằng Warsaw đã áp đặt các hạn chế đối với việc đi lại của các nhà ngoại giao Nga để gây khó khăn cho họ trong việc tham gia vào các hoạt động không phù hợp với tư cách ngoại giao của họ.

Ông nói: “Nếu chúng ta trục xuất đại sứ của họ, họ chắc chắn sẽ làm như vậy. Điều này vẫn chưa xảy ra, nhưng nếu hành động phá hoại vẫn tiếp diễn, thì không thể loại trừ khả năng đó”, Sikorski nói thêm.

Ngoại trưởng Ba Lan bày tỏ hy vọng rằng Nga sẽ xem xét lại hành động của mình và phản ứng cứng rắn của Ba Lan sẽ ngăn chặn các hoạt động chiến tranh hỗn hợp tiếp theo.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Ba Lan đã tuyên bố đóng cửa một trong ba lãnh sự quán của Nga tại Ba Lan – ở Poznań – để đáp trả các hành động phá hoại của Nga.

[Kyiv Independent: Poland's Foreign Minister considers expelling Russian ambassador from country]

10. Phi công Nga để lại lời cảnh báo đáng ngại cho Putin trên quả bom sắp ném xuống Kursk

Theo một hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, các phi công của một chiến đấu cơ Nga được sử dụng trong chiến dịch chống lại cuộc tấn công của Ukraine vào Kursk đã để lại một thông điệp viết trên một quả bom phàn nàn về vấn đề lương bổng.

Kể từ khi Putin bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, đã có rất nhiều báo cáo về tinh thần sa sút của quân đội Nga, khi nhiều người bày tỏ sự không hài lòng về phẩm chất chỉ huy và chiến thuật quân sự của họ.

Trong khi chính phủ Nga đưa ra các gói lương hậu hĩnh để thu hút nhân sự, trong suốt gần ba năm chiến tranh, một số binh lính và gia đình họ đã phàn nàn về việc không nhận được mức lương như đã hứa.

Trong tuyên bố mới nhất được đưa tin, @wartranslated, một tài khoản ủng hộ Ukraine trên X, đã đăng một hình ảnh về một quả bom lượn kèm theo thông điệp từ các phi công Nga đang chiến đấu chống lại Ukraine.

“Vâng, đó là một điều mới”, tài khoản X viết, đồng thời nói thêm rằng các phi công đã viết đơn kháng cáo lên cấp trên của họ trên một quả bom lượn trong đó họ phàn nàn “về việc thiếu tiền thưởng khi ném bom vào đất nước của họ”.

Hình ảnh trong bài đăng cho thấy loại đạn dược có một thông điệp được viết trên đó. Thông điệp bắt đầu bằng, “Kính gửi Bộ Quốc phòng, tôi là một FAB của UMPK.” Trong chiến tranh, Nga đã sử dụng FAB-500—bom thả từ trên không 1.100 pound do Liên Xô thiết kế được dẫn đường bởi hệ thống có cánh UMPK.

“Sớm thôi, tôi sẽ bay để tiêu diệt quân xâm lược ở Kursk. Tôi buồn cho phi hành đoàn của mình, họ không nhận được tiền thưởng cho các hoạt động chống khủng bố kể từ tháng 8. Hãy giải quyết đi! Tái bút: Bạn có thể mắc lỗi, nhưng bạn không thể nói dối.”

Vào ngày 6 tháng 8, Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công vào khu vực Kursk của Nga và tuyên bố đã có thể nhanh chóng chiếm được 1.300km vuông lãnh thổ.

Mặc dù phản ứng ban đầu của Mạc Tư Khoa khá chậm, nhưng theo báo cáo, nước này đã bố trí 50.000 quân từ các khu vực khác trên tiền tuyến của Ukraine.

Hôm Thứ Tư, 23 Tháng Mười, lực lượng Nga đã giao tranh với lực lượng tiền phương Kursk, với các cảnh quay định vị địa lý cho thấy sự gia tăng quân Nga về phía đông nam Korenevo, nơi đã xảy ra giao tranh dữ dội và các cuộc phản công của Ukraine.

Trong khi đó, các nguồn tin Ukraine cho biết lực lượng Kyiv đã sử dụng xe tăng M1 Abrams do Mỹ cung cấp ở khu vực của Nga lần đầu tiên trong các cuộc tấn công gần Novoivanovka, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh.

[Newsweek: Russian Pilots Leave Ominous Warning to Putin on Bomb Bound for Kursk]

11. Công tố viên hàng đầu của Ukraine xin từ chức

Tổng Công Tố Ukraine, Andriy Kostin, đã nộp đơn xin từ chức vào hôm Thứ Ba, 22 Tháng Mười, sau vụ tai tiếng chấn động trong đó các quan chức nhà nước bị cáo buộc đã sử dụng giấy chứng nhận khuyết tật giả để nhận được khoản lương hưu hậu hĩnh hơn từ nhà nước và có thể trốn tránh việc phải tham gia chiến đấu với quân đội Nga.

Ví dụ, tại vùng Khmelnytskyi ở miền tây Ukraine, khoảng 50 công tố viên được cho là đã lấy được giấy chứng nhận khuyết tật gian lận từ một viên chức của hội đồng y khoa nhà nước, che chở họ khỏi việc gia nhập quân đội đang gặp khó khăn của đất nước. Viên chức này đã bị bắt và bị buộc tội tham nhũng — kế hoạch giúp trốn nghĩa vụ quân dịch đã giúp bà kiếm được hàng trăm ngàn đô la.

Sau khi truyền thông Ukraine đưa tin về vụ tai tiếng vào tuần trước, Văn phòng Tổng công tố đã tiến hành một cuộc điều tra nội bộ dẫn đến làn sóng thanh tra trên toàn bộ khu vực công của Ukraine.

Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, một cơ quan tình báo trong nước, đã bắt giữ một viên chức y tế khác từ vùng Mykolaiv với 450.000 đô la tiền mặt không khai báo. Bà cũng đã cấp giấy chứng nhận khuyết tật cho chính mình và cho con trai bà, người mang hộ chiếu Nga, SBU cho biết.

Nhìn chung, khoảng 64 ủy viên y tế nhà nước đã được liệt vào hàng “nghi ngờ”, tương đương với cáo buộc hình sự của Ukraine vẫn chưa được xét xử tại tòa án. Khoảng 4.000 giấy chứng nhận khuyết tật đã bị hủy sau cuộc kiểm toán, giám đốc SBU Vasyl Malyuk cho biết hôm thứ Ba.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy yêu cầu Kostin chịu trách nhiệm chính trị về vụ bê bối. Tổng công tố viên đã tự nguyện xin từ chức.

“Nhiều sự thật đáng xấu hổ về lạm dụng đã được thiết lập trong hệ thống của văn phòng công tố Ukraine,” Kostin cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba. “Tổng thống đã đúng... không chỉ tất cả các quyết định bất hợp pháp liên quan đến việc cấp trợ cấp khuyết tật, lương hưu tương ứng và các khoản thanh toán khác phải bị hủy bỏ. Nhưng những thay đổi rõ ràng về mặt lập pháp và tổ chức cũng nên có, cũng như trách nhiệm chính trị.

“Tôi biết ơn Tổng thống Ukraine và Quốc hội Ukraine vì sự tin tưởng của họ. Nhưng trong tình hình này, tôi nghĩ rằng việc tôi tuyên bố từ chức Tổng công tố là đúng đắn”, ông nói thêm.

Kostin đã từ chức sau cuộc họp của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia, tại đó Zelenskiy cam kết sẽ xem xét kỹ lưỡng tất cả các giấy chứng nhận khuyết tật cũng như quy trình cấp giấy chứng nhận khuyết tật.

“Những quyết định này bao gồm việc số hóa các thủ tục cho tất cả các giai đoạn của ủy ban chuyên gia y tế và xã hội; kiểm tra kỹ lưỡng các tuyên bố của các thành viên ủy ban y tế; xác minh và sửa đổi các quyết định không có căn cứ về tình trạng khuyết tật của các quan chức; và kiểm toán các khoản tích lũy lương hưu có liên quan”, Zelenskiy cho biết.

[Politico: Ukraine’s top prosecutor falls on sword amid fake disabilities scam]

12. Putin sử dụng Hội nghị thượng đỉnh BRICS để gửi thông điệp tới Hoa Kỳ

Trong động thái có thể được coi là thể hiện sức mạnh trước các lệnh trừng phạt và sự tẩy chay về mặt địa chính trị liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, Nga đang đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 tại Kazan từ thứ Ba đến thứ Năm.

Vào giữa tháng 10, Putin cho biết sự kiện năm nay sẽ xem xét “các thông số tương tác trong thế giới đa cực đang nổi lên” và khả năng xây dựng “một trật tự thế giới mới”.

Sự kiện diễn ra trong bối cảnh lo ngại gia tăng về các mối đe dọa từ Nga, Trung Quốc và Iran đối với Hoa Kỳ và các đồng minh, có khả năng sẽ đóng vai trò là diễn đàn để các quốc gia này khẳng định sự bất chấp liên tục của họ đối với sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ và tìm ra những con đường thay thế cho các vấn đề thế giới.

Liên minh kinh tế BRICS là gì?

Liên minh BRICS được thành lập nhằm đoàn kết các quốc gia đang phát triển hàng đầu thế giới để thách thức sự thống trị về chính trị và kinh tế của các quốc gia giàu có hơn ở Bắc Mỹ và Tây Âu.

Kể từ khi thành lập bên lề một hội nghị của Liên Hiệp Quốc năm 2006, nhóm này đã tự định hình mình là lời đáp trả cho tính chất bá quyền kinh tế toàn cầu của Hoa Kỳ.

Chủ yếu tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên, liên minh này hướng đến mục tiêu thúc đẩy thương mại, đầu tư lẫn nhau và tăng trưởng kinh tế. Liên minh đã thành lập các tổ chức như Ngân hàng Phát triển Mới và Thỏa thuận Dự trữ Dự phòng để tài trợ cho các dự án như vậy và bảo vệ nền kinh tế của họ trước áp lực tài chính toàn cầu.

Tại hội nghị thượng đỉnh năm 2023 ở Johannesburg, liên minh cũng đưa ra đề xuất tạo ra một loại tiền tệ chung mới để cạnh tranh với đồng đô la Mỹ.

Thông qua việc tập hợp sức mạnh kinh tế và chính trị chung của các thành viên, nhóm này tìm cách củng cố vị thế của mình trong các vấn đề toàn cầu và ủng hộ cải cách tại các tổ chức do phương Tây thống trị như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, gọi tắt là IMF và Ngân hàng Thế giới để phản ánh tốt hơn lợi ích của các nền kinh tế mới nổi.

Theo Callum Fraser, nghiên cứu viên tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Anh, BRICS là “kết quả tất yếu của việc loại một số nền kinh tế đang phát triển lớn nhất khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và G7”.

“Các quốc gia trong BRICS không phải là một khối thống nhất, nhưng họ chia sẻ một ưu tiên phát triển,” Fraser nói với Newsweek. “BRICS được thành lập nhằm cố gắng định hình hệ thống quốc tế để phù hợp với mục đích này.”

Những quốc gia nào thuộc khối BRICS?

Thuật ngữ “BRICS” xuất phát từ chữ viết tắt tên của bốn thành viên sáng lập: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, những nước gia nhập khối một năm sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên năm 2009 tại Yekaterinburg, Nga.

Bốn quốc gia nữa—Ai Cập, Ethiopia, Iran và UAE—đã gia nhập liên minh BRICS vào Tháng Giêng năm 2024. Fraser cho biết mặc dù sự mở rộng này không làm tăng đáng kể sức mạnh kinh tế chung của khối, vốn chủ yếu dựa vào Trung Quốc, nhưng nó “là dấu hiệu của một phong trào tập thể rời xa phương Tây, một minh chứng cho sự thay đổi cơ bản trong trật tự thế giới đang tìm cách thách thức quyền bá chủ kinh tế của phương Tây “.

Một số quốc gia đã nộp đơn xin gia nhập BRICS, trong khi hàng chục quốc gia khác bày tỏ mong muốn tham gia liên minh.

Liên minh BRICS mạnh mẽ đến mức nào?

Nền kinh tế chung của các quốc gia thành viên BRICS đã chiếm một thị phần ngày càng lớn trong sức mạnh kinh tế thế giới kể từ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của liên minh, hiện chiếm khoảng một phần ba tổng sản phẩm quốc nội, gọi tắt là GDP toàn cầu.

Tuy nhiên, liệu nó có thực sự có thể định vị mình là giải pháp thay thế cho hệ thống tài chính toàn cầu hiện tại hay không vẫn còn là điều chưa chắc chắn.

Do đối tác thương mại chính của hai nền kinh tế lớn nhất là Trung Quốc và Ấn Độ là Hoa Kỳ, và thực tế là quan hệ thương mại với Hoa Kỳ vẫn quan trọng đối với hầu hết các thành viên, điều này hạn chế khả năng liên minh tách biệt hoàn toàn khỏi phương Tây.

Ai sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024?

Ngoại trừ Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, người đã rút lui vì chấn thương ở đầu, các nguyên thủ quốc gia BRICS đều dự kiến sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Kazan.

Mặc dù chưa phải là thành viên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng sẽ tham dự.

Yuri Ushakov, trợ lý chính sách đối ngoại của Putin, tuyên bố rằng 36 quốc gia đã xác nhận tham dự, trong đó có hơn 20 quốc gia có kế hoạch cử nguyên thủ quốc gia của mình, hãng tin Associated Press đưa tin.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ thảo luận những gì?

Hội nghị thượng đỉnh năm 2024 diễn ra trùng với các cuộc họp thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới, hai tổ chức Bretton-Woods mà BRICS tự coi mình là phương án thay thế.

Fraser nói với Newsweek rằng: “Do bản chất hình thành và sự hiện diện của Nga, Iran và Trung Quốc, chắc chắn sẽ có những cuộc thảo luận về việc tách tổ chức này khỏi sự phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế phương Tây”.

“Sẽ có các cuộc đàm phán về việc giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la và khả năng giới thiệu một hệ thống giao dịch tài chính thay thế”, ông nói. “Chúng ta có thể mong đợi các cuộc đàm phán lớn về cải cách hệ thống quốc tế, nhưng chúng ta sẽ phải đợi sự kiện kết thúc để xem liệu có bất kỳ điều gì cụ thể được thống nhất hay không”.

Nga cũng có thể sẽ sử dụng vai trò chủ trì sự kiện này như một diễn đàn để chứng minh sức mạnh liên tục của mình trước các lệnh trừng phạt của phương Tây và sự tẩy chay chính trị sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

[Newsweek: Putin Uses BRICS Summit To Send Message to the US]
 
TS George Weigel: Tập có chỗ ngồi tại bàn của ĐGH. Sự cần kíp phải cầu nguyện cho các đẳng linh hồn
VietCatholic Media
18:10 23/10/2024

1. Tiến Sĩ George Weigel: Chủ tịch Tập Cận Bình có được một chỗ ngồi tại bàn của Đức Giáo Hoàng

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Chairman Xi Gets a Seat at the Pope’s Table”, nghĩa là “Chủ tịch Tập Cận Bình có được một chỗ ngồi tại bàn của Đức Giáo Hoàng”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Trong số 368 vị tham dự Thượng hội đồng về tính đồng nghị trong tháng này, có 272 vị là giám mục. Các ngài là một nhóm tiêu biểu đáng chú ý của nhân loại, chứng minh rằng Giáo Hội Công Giáo là cộng đồng tôn giáo đa văn hóa nhất trên thế giới. Giữa sự đa dạng đó, hai tham dự viên nổi bật một cách đặc biệt: đó là Giám mục Vinh Sơn Chiêm Tư Lộc (Zhan Silu, 詹思祿) của Giáo phận Phúc Ninh/Mân Đông và Giám mục Giuse Dương Vĩnh Cường (Yang Yongqiang, 杨永强) của Giáo phận Hàng Châu đến từ Trung Quốc, nơi đang có một nỗ lực tàn bạo nhằm “Hán hóa” các cộng đồng tôn giáo, ép họ phải thay đổi cho phù hợp với “Tư tưởng Tập Cận Bình”.

Nhà cầm quyền Trung Quốc đã bổ nhiệm Giám mục Chiêm Tư Lộc vào giáo phận Mân Đông vào năm 2000. Giám mục này đã bị vạ tuyệt thông vì chấp nhận việc tấn phong giám mục mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng, là một tội nghiêm trọng trong Giáo Hội. Sau đó, ông đã được hòa giải với Giáo Hội vào năm 2018. Tuy nhiên, một năm sau đó đã công khai tuyên thệ “sẽ quyết tâm thực hiện việc Hán hóa tôn giáo” và “tiếp tục theo đuổi con đường phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Giám mục Dương Vĩnh Cường là phó chủ tịch của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, một công cụ của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản, được thành lập năm 1957 để chia rẽ Giáo Hội Công Giáo. Vatican chưa bao giờ công nhận nhóm này là một cơ quan Công Giáo hợp pháp. Trong một lá thư gửi cho người Công Giáo Trung Quốc năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 cho biết mục đích của nhóm này “không phù hợp với giáo lý Công Giáo”. Vị trí của Giám mục Dương trong Hiệp hội Công Giáo Yêu nước càng làm sâu sắc thêm hố sâu ngăn cách giữa Giáo Hội do chế độ kiểm soát ở Trung Quốc và Giáo Hội thầm lặng đang bị bao vây, vốn vẫn trung thành với Rôma ngay cả khi các giáo sĩ và giáo dân của họ bị bỏ tù hoặc bị tử đạo.

Vậy thì tại sao hai người đàn ông này, những người có lòng trung thành cuối cùng không rõ ràng, lại dành tháng 10 ở Rôma theo lời mời cá nhân của Đức Thánh Cha Phanxicô? Lịch sử hiện đại về ngoại giao Vatican gợi ý một câu trả lời.

Các nhà ngoại giao cao cấp của Vatican từ lâu đã bị ám ảnh bởi việc đạt được quan hệ ngoại giao toàn diện giữa Tòa thánh và Trung Quốc. Khuôn mẫu chiến lược của họ cho nỗ lực này là chính sách Ostpolitik của Giáo Hội vào cuối những năm 1960 và 1970. Chính sách đó tìm cách hòa giải với các chế độ cộng sản ở Trung và Đông Âu để tìm cho Giáo Hội một modus non moriendi, hay một “cách không chết”, cho đến khi các chế độ đó tự do hóa đến mức khoan dung tôn giáo, nếu không phải là tự do tôn giáo hoàn toàn, trở thành chuẩn mực.

Theo bất kỳ thước đo nghiêm chỉnh nào, chính sách này là một thất bại thảm hại. Trong thời kỳ Ostpolitik, các cuộc đàn áp đằng sau Bức màn sắt thường gia tăng. Những người Công Giáo kiên định đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và các quyền cơ bản khác của con người cảm thấy bị Vatican phản bội. Các cơ quan tình báo bí mật của Khối hiệp ước Warsaw đã sử dụng Ostpolitik để thâm nhập sâu hơn vào các tổ chức tôn giáo và chính Vatican.

Khi được bầu vào năm 1978, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã âm thầm xóa bỏ Ostpolitik và biến giáo hoàng thành người ủng hộ mạnh mẽ nhân quyền, có ảnh hưởng đáng kể ở Ba Lan, Tiệp Khắc và Lithuania do Liên Xô xâm lược.

Những thất bại rõ ràng của Ostpolitik có thể đã khiến Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh phải suy nghĩ lại một cách tỉnh táo, nhưng có một phẩm chất Bourbon trong bộ máy quan liêu đó: Không có gì bị lãng quên và không có gì được học. Do đó, các nhà ngoại giao trẻ của Vatican đang được đào tạo ngày nay tại Trường Ngoại Giao Tòa Thánh được dạy rằng chính sách này là một thành công lớn, đỉnh cao của ngoại giao Vatican thế kỷ 20. Thái độ đó, cộng với sự thiếu kinh nghiệm toàn cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô khi được bầu vào năm 2013, đã giải thích rất nhiều lý do tại sao các Giám mục Chiêm Tư Lộc và Dương Vĩnh Cường lại tham dự hội nghị.

Năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô, người dường như vô tư không quan tâm đến dự án “Hán hóa” của ông Tập, đã chấp thuận thỏa thuận mà các nhà ngoại giao Vatican bị ám ảnh bởi Trung Quốc đã tìm kiếm từ lâu. Văn bản của thỏa thuận đó, được tái khẳng định vào năm 2021 và có khả năng sẽ sớm được tái khẳng định một lần nữa, chưa bao giờ được công khai. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng thỏa thuận này trao cho Bắc Kinh tiếng nói mạnh mẽ trong việc đề cử các giám mục Công Giáo tại Trung Quốc: đó là một sự nhượng bộ phớt lờ giáo huấn của Công đồng Vatican II, từ 1962-65, và vi phạm trắng trợn Bộ Giáo luật, trong đó nêu rõ rằng “không có quyền hoặc đặc quyền bầu cử, bổ nhiệm, đề cử hoặc chỉ định Giám mục nào được trao cho các chính quyền dân sự”.

Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI hoàn toàn có thể thực hiện một thỏa thuận như vậy. Nhưng cả hai vị đều không làm như thế, vì các ngài biết rằng điều đó sẽ làm tổn hại đến sự độc lập của Giáo Hội và rằng một chế độ toàn trị không thể tin cậy được. Có vẻ như Đức Thánh Cha Phanxicô đã đồng ý với thoả thuận này vì các nhà ngoại giao của ngài đã thuyết phục ngài rằng việc chấp nhận thỏa thuận đó—và sau đó chào đón những người như Giám mục Chiêm Tư Lộc và Dương Vĩnh Cường vào nhóm Thượng Hội Đồng—là một bước tiến tới quan hệ ngoại giao toàn diện. Đổi lại, điều đó sẽ mang lại cho ngoại giao Vatican một vị trí tại bàn đàm phán về tương lai của thế giới với một thế lực bá quyền toàn cầu tiềm tàng.

Tại sao bá quyền Trung Quốc lại chú ý đến những người đã cúi mình trước nó là một câu hỏi không bao giờ được trả lời. Trong khi đó, việc theo đuổi tưởng tượng ngoại giao này đã làm im tiếng nói của Vatican thay mặt cho tất cả các tín hữu bị đàn áp ở Trung Quốc, để bảo vệ Jimmy Lai, một người Công Giáo ngoan đạo, và để ủng hộ Đức Hồng Y đáng kính Giuse Trần Nhật Quân, giám mục danh dự của Hương Cảng.

Đức Giáo Hoàng cho biết ngài “hài lòng với cuộc đối thoại” và kết quả đạt được là rất “tốt”. Trên thực tế, đó là một sự ô nhục.


Source:Wall Street Journal


2. Giáo Hội Công Giáo Ba Lan có 1.662 thừa sai tại nước ngoài

Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan hiện có 1.662 thừa sai nam nữ đang hoạt động truyền giáo tại 99 nước năm châu.

Theo thống kê được phổ biến trên trang mạng Ekai, Công Giáo Ba Lan, nhân Ngày Thế giới Truyền giáo, Chúa nhật, ngày 20 tháng Mười tới đây, các thừa sai Ba Lan hoạt động đông nhất tại Phi châu và Madagascar, với 660 vị, gồm 66 linh mục giáo phận, 257 nam tu sĩ và 322 nữ tu, 15 giáo dân. Đứng đầu trong số các nước có đông thừa sai Ba Lan là Cameroon, với 101 vị, tiếp đến là 65 vị tại Tanzania.

Mỗi năm, vào ngày 01 tháng Mười, Ủy ban Giám mục Ba Lan về truyền giáo, công bố các thống kê về các nhân sự và các hoạt động thừa sai của Giáo hội nước này. Tại Mỹ châu Latinh, có 646 thừa sai Ba Lan, đứng đầu là tại Brazil với 193 vị.

Tại Á châu, có 280 thừa sai Ba Lan hoạt động. Từ nhiều năm nay, quốc gia có số thừa sai Ba Lan đông nhất vẫn là Kazachstan, với 97 vị. Nhật Bản có 24 và Philippines có 23 thừa sai Ba Lan.

Có 23 thừa sai Ba Lan là giám mục, hầu hết thuộc các dòng tu, đông nhất tại Mỹ châu Latinh và Caraibí, với 11 vị. Tiếp đến là 5 vị tại Phi châu, 2 tại Á châu và 3 vị tại Úc châu, 2 giám mục tại Bắc Mỹ.

Con số trên đây tuy có vẻ nhiều, nhưng thực ra số thừa sai Ba Lan tại nước ngoài liên tục giảm sút, vì số ơn gọi linh mục và nữ tu trong nước tiếp tục suy giảm, nên cũng không gửi các thừa sai ra nước ngoài. Trung tâm đào tạo thừa sai ở thủ đô Varsava, những năm trước đây thường có khoảng 30 học viên, năm ngoái chỉ có 15 người và năm nay còn 7 người.

3. Sự cần kíp phải cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.

Truyền thống cầu nguyện cho những người đã qua đời có nguồn gốc từ Cựu Ước:

Sách Macabêô quyển thứ hai ghi lại như sau:

“Ông Giuđa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2 Mcb 12,43-46).

Giáo Hội từ những thế kỷ đầu, cũng đã có cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.

Thánh Augustinô, thế kỷ IV, đã nói: “Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ.”

Các dòng tu đặc biệt quan tâm đến việc này. Thánh Ôđilô, Tu viện trưởng Dòng Cluny, vào giữa thế kỷ XI (1048) đã có sáng kiến cho dòng của ngài cầu nguyện cho những người đã qua đời vào ngày 2/11, ngay sau lễ Các Thánh. Sáng kiến này được Giáo Hội đưa vào lịch Phụng vụ Rôma.

Công Đồng Triđentinô (1545-1563) nhấn mạnh rằng lời cầu nguyện của người sống có thể rút bớt thời gian thanh luyện của linh hồn người chết.

Vì thế, Giáo Hội dùng cả tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn, được bắt đầu bằng Lễ Các Đẳng Linh Hồn vào ngày 2 tháng 11. Nhiều nơi trên thế giới vẫn gọi tháng 11 là tháng cầu cho các đẳng linh hồn.

Đức Tin của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng, con người sau khi chết sẽ xảy ra ba tình trạng; lên Thiên Đàng, xuống Hoả Ngục hay vào Luyện Ngục.

Khi một người sống theo luân lý Công Giáo, luôn kính sợ Thiên Chúa và sống theo giới răn của Ngài. Thiên Đàng là phần thưởng Thiên Chúa dành cho họ vì công trạng và sự mong ước khi họ còn sống. Thiên Đàng là hạnh phúc bất diệt, là sự sống đời đời và là sự hiệp thông trọn hảo với Thiên Chúa, các Thiên Thần, và các Thánh.

Khi còn sống những ai đã từ chối ân sủng của Thiên Chúa, những ai biết tỏ tường điều tốt xấu nhưng vẫn phạm tội chống lại Thiên Chúa và tha nhân để chọn điều xấu thì hỏa ngục là nơi dành cho họ.

Sách Giáo Lý Công Giáo định nghĩa Luyện Ngục là nơi dành cho “những người chết trong ân sủng và tình thân nghĩa với Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, thì tuy họ chắc chắn sẽ được cứu độ muôn đời, họ còn phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết hầu tiến vào hưởng niềm vui thiên đàng” (số 1030).

Có một điều là những linh hồn nơi luyện hình không thể cầu nguyện cho chính họ, và họ phải cậy nhờ hoàn toàn vào lòng thương xót và lời cầu nguyện của những người đang còn sống.

Ngay từ thuở đầu, Giáo Hội luôn cầu nguyện cho những người qua đời, đặc biệt trong Thánh Lễ và các phụng vụ chung. Tất cả các Kinh Nguyện Thánh Thể đều có phần cầu nguyện cho các linh hồn. Chẳng hạn, Kinh Nguyện Thánh Thể ghi rằng: “Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng Tôn Nhan Chúa.”

Cha Piô năm dấu thánh kể câu chuyện sau cho thấy sự cần kíp phải cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.

Một buổi tối lúc cầu nguyện một mình nơi nhà nguyện bỗng tôi trông thấy một thầy trẻ tuổi đứng nơi bàn thờ chính. Thầy có vẻ như đang lau chùi các chân nến và sửa lại các bình hoa. Lúc ấy là giờ ăn tối. Tôi đinh ninh người lo bàn thánh chính là thầy Leone nên tôi tiến lại gần và nói:

– Thầy Leone à, đang giờ ăn tối, thầy xuống phòng ăn đi, chứ đâu phải giờ lau bụi và sửa soạn bàn thánh!

Nhưng một giọng nói – không phải của thầy Leone – trả lời:

– Con không phải thầy Leone!

Tôi hỏi lại:

– Vậy thầy là ai?

Tiếng nói trả lời:

– Con là tu sĩ cùng dòng với Cha và từng là tập sinh sống ở Tu Viện này. Đức vâng lời dạy con phải luôn luôn giữ gìn bàn thánh thật sạch và thật ngăn nắp. Đáng tiếc, con thường bê trễ trong bổn phận và thiếu lòng tôn kính đối Chúa Giêsu Thánh Thể trong Nhà Tạm. Chính vì tội thiếu tôn thờ cách trầm trọng này mà cho đến nay con vẫn còn bị hình phạt trong Lửa Luyện Hình. Nhưng giờ đây Thiên Chúa Từ Nhân, trong lòng thương xót vô biên của Ngài, cho phép con hiện về với Cha. Chính Cha là người có thể thu ngắn thời gian con phải chịu giam cầm trong Lửa Luyện Ngục. Xin Cha vui lòng giúp con.

Tôi nghĩ mình quả thật quảng đại đối với Linh Hồn đang đau khổ nơi Lửa Luyện Tội khi nhanh nhẹn hứa rằng: “Anh sẽ chỉ còn ở trong Lửa Luyện Tội cho đến sáng mai lúc dâng Thánh Lễ”. Nào ngờ Linh Hồn này thét lên: “Thật là tàn nhẫn!”. Thét xong câu đó Linh Hồn biến đi. Tiếng than khóc kinh khiếp của Linh Hồn như lưỡi gươm đâm xuyên trái tim tôi. Tôi thật đau đớn và mãi mãi như nghe tiếng thét vang vọng bên tai. Tôi, nhờ sự ủy quyền đặc biệt của Thiên Chúa, có thể giúp Linh Hồn đi thẳng về Trời, trái lại, tôi đã kết án giam giữ Linh Hồn ở lại trong Lửa Luyện Ngục thêm một đêm nữa cho tới sáng mai!

4. Cuộc gặp gỡ lạ lùng giữa Cha Thánh Piô thành Pietrelcina và một linh hồn từ luyện ngục

Philip Kosloski của tờ Aleteia có một bài viết nhan đề “When Padre Pio was visited by a soul from purgatory” nghĩa là “Khi Cha Thánh Piô được một linh hồn từ luyện ngục thăm viếng”. Câu chuyện thật là đánh động vì nó nhắc nhở chúng ta những lời cầu nguyện và thánh lễ thật hữu ích dường nào để cứu các linh hồn trong luyện ngục. Xin mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch của Như Ý.

Cha Pio Năm Dấu Thánh nổi tiếng với nhiều kinh nghiệm huyền bí trong khi cầu nguyện. Ngài thường xuyên được nhìn thấu qua bức màn thiên đàng khi vẫn còn đang tại thế. Một thí dụ tiêu biểu cho các kinh nghiệm này liên quan đến một cuộc gặp gỡ bất ngờ với một linh hồn từ luyện ngục.

Một ngày nọ khi đang cầu nguyện một mình, Cha Pio mở mắt ra và thấy một ông già đang đứng trước mặt ngài. Cha Pio không chút sợ hãi nhưng rất ngạc nhiên trước sự hiện diện của một người khác trong phòng và ngài giải thích trong chứng từ của mình như sau: “Tôi không thể tưởng tượng được làm thế nào ông ta có thể bước vào nhà thờ vào lúc này vì tất cả các cửa đều bị khóa lại.”

Tìm cách làm sáng tỏ bí ẩn này, Cha Pio hỏi người đàn ông “Bạn là ai? Bạn muốn gì?”

Người đàn ông trả lời Cha Pio: “Tôi là Pietro Di Mauro, con trai của Nicola, biệt danh là Precoco. Tôi đã chết trong căn nhà này vào ngày 18 tháng 9 năm 1908, tại phòng số 4, khi đó nơi đây vẫn còn là một viện tế bần. Một đêm nọ, khi đang ở trên giường, tôi ngủ thiếp đi với một điếu xì gà đang hút dở. Điếu xì gà làm cháy nệm và tôi chết vì nghẹt thở và bị đốt cháy. Tôi vẫn còn trong luyện ngục. Tôi cần một thánh lễ để được giải thoát. Chúa cho phép tôi đến và nhờ Cha giúp đỡ tôi.”

Pio an ủi linh hồn tội nghiệp này “Hãy yên tâm tôi bắt đầu cầu nguyện cho ông ngay, và ngày mai tôi sẽ cử hành thánh lễ cầu sự giải thoát của bạn.”

Người đàn ông biến đi và ngày hôm sau Cha Pio đã thực hiện một số công việc điều tra và phát hiện ra tính chân thực của câu chuyện. Sổ bộ của tòa thị chính Rotondo ghi nhận có người đàn ông cùng tên chết vào ngày đó năm 1908 vì biến cố cháy nhà như đã kể. Mọi thứ đã được xác nhận và Cha Pio đã cử hành nhiều Thánh lễ cho linh hồn của người quá cố.

Đây không phải là sự xuất hiện duy nhất của một linh hồn từ luyện ngục yêu cầu Cha Pio cầu nguyện cho. Cha Pio cho biết: “Số linh hồn những người đã chết đến tu viện này xin cầu nguyện cũng đông như linh hồn những người còn sống đến đây xin cầu nguyện cho sự giải thoát khỏi các đam mê và tính hư nết xấu.”

Nhiều lần các linh hồn xin ngài cử hành một Thánh lễ cầu cho họ. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của một Thánh lễ và cho chúng ta thấy cách thức những lời cầu nguyện và Thánh lễ có thể giúp giảm bớt thời gian một người phải trải qua trong luyện ngục trước khi được hưởng vinh quang thiên đàng.