Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 18/10: Tư cách của nhà Truyền Giáo – Kính Thánh Luca, TĐ, Thánh Sử – Sơ Têrêsa Phùng Thị Yến
Giáo Hội Năm Châu
01:41 17/10/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Chúa Giê-su chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. Người bảo các ông: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: ‘Bình an cho nhà này!’ Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em. Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ : ‘Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông’.”
Đó là lời Chúa
Làm đầy tớ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
05:24 17/10/2024
LÀM ĐẦY TỚ
(Chúa Nhật XXIX TN B)
Hai anh em nhà Giêbêđê đã to gan đến xin Chúa Giêsu cho xí phần tả hữu khi Chúa được vinh quang, theo mộng tưởng của họ là Chúa sẽ làm vua. Không riêng gì hai vị nhà Giêbêđê vốn được đặt biệt danh là “con của sấm sét” (hay thiên lôi con) mà cả mười vị còn lại đã chưng hửng trước lời của thầy Giêsu: “Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống, phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được”(Mc 10,39-40).
Cái lầm căn bản của cả nhóm đó là mong sẽ được có chức vị cao trọng ngoài xã hội, và dĩ nhiên sẽ được hưởng vinh hoa phú quý khi đi theo Thầy Giêsu. Vị tôn sư người Nagiarét đủ đầy quyền năng trong lời nói lẫn hành động hẳn phải là Đấng Thiên Sai, và chắc chắn Người sẽ giải phóng dân tộc mình khỏi ách nô lệ ngoại bang và sẽ được phong làm vua. Ngay cả trước khi Chúa về trời thì các ngài cũng còn hỏi: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Israel không?” (Cvtđ 1,6). Các vị lầm thì cũng dễ hiểu vì chưa được nghe lời khẳng định của Thầy trước mặt Philatô rằng Người là vua nhưng nước Người không thuộc về thế gian này (x.Ga 18,33-38).
Nơi con người, song hành với tính xã hội thì có đó bản năng thống trị. Ở giữa một tập thể, người ta có khuynh hướng tìm cách làm đầu kẻ khác. Dẫu sao đi nữa, làm đầu con tôm cũng hơn là làm đuôi con rồng. Dù lớn hay bé, khi đã được làm đầu thì không chỉ sẽ được kính trọng mà còn được cung phụng. Vì thế, chúng ta không mấy ngạc nhiên khi thấy đây là một chủ đề thường xuyên trở thành nguyên cớ tranh luận giữa tập thể nhóm Mười Hai.
“Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em, ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10,44). Lời khẳng định của Chúa Giêsu là một mệnh lệnh. Thế nhưng, thực tế minh chứng cho thấy chúng ta vẫn còn đặt để mệnh lệnh ấy trên giấy cách nào đó. Không riêng gì người theo Chúa, quý vị nắm trọng trách ngoài xã hội cũng khẳng định rằng chính quyền là đầy tớ nhân dân. Thế mà chuyện đầy tớ ăn trên ngồi trước, còn các ông chủ thì khép nép tìm các hạt cơm thừa; đầy tớ thì chễm chệ ghế salon nệm dày, sở hữu nhà cao cửa rộng còn ông chủ lại vất vưởng trong các căn chòi ọp ẹp…đã trở thành “chuyện tử tế” của một thời qua các thước phim của đạo diễn Trần Văn Thủy và hình như là của nhiều thời, nhiều nơi.
Có thể có nhiều lý do để biện minh về việc các ngài đầy tớ sở hữu cũng như sử dụng các phương tiện sang trọng. Các vị ấy cần có phương tiện thích ứng để làm đầy tớ tốt hơn, hữu hiệu hơn. Các vị ấy không chỉ cần có tác phong tương xứng, mà còn cần có những cái bên ngoài như y phục, đồ dùng, phương tiện đi lại…cách nào đó cho phù hợp với vai vế hay chức vụ đảm nhận mà thôi (noblesse oblige). Đây có thể là lời giải thích khá hữu lý và hợp tình. Thế thì đâu là dấu chỉ một người làm đầu đang thực sự làm đầy tớ?
Chúa Giêsu đã cho chúng ta một dấu chỉ bằng chính cuộc sống, cung cách hành động của Người: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45). Có thể nói việc hiến dâng mạng sống làm giá chuộc cho muôn người là bằng chứng của việc làm đầy tớ. Tác giả thư Do Thái triển khai việc làm đầy tớ qua hình ảnh vị Thượng Tế biết “cảm thương” nỗi yếu hèn của nhân loại (x.Dt 4,13). Ngôn sứ Isaia lại tiên báo việc làm đầy tớ bằng hình ảnh người tôi tớ trung thành chịu đau khổ để gánh lấy hậu quả tội lỗi con người (x.Is 53,10-11).
Số người được làm đầu con rồng trong Giáo hội hay ngoài xã hội quả là không nhiều, nhưng số người làm đầu con tôm, tôm to, tôm vừa, tôm bé hay các loại tép thì đếm không xuể. Có một vài người thuộc quyền của chúng ta, dưới quyền của chúng ta, trong trách vụ của chúng ta thì chúng ta đang được đặt làm đầu. Đó là đàn chiên chúng ta đang chăn dắt, đó là con cái mà ta đã sinh thành, đó là nhóm học sinh ta đang dạy dỗ, đó là những người cô thân, bé phận ngoài xã hội hay trong Giáo hội, đó là những người yếu đuối, tội lỗi đang cần chúng ta nâng đỡ, dìu dắt, chỉ lối, dẫn đường…Như thế, có thể nói hầu hết chúng ta đã được đặt làm đầu. Đã làm đầu thì phải làm đầy tớ.
Để thực sự làm đầy tớ, tiên vàn cần phải có sự đồng cảm, đồng thân, chung phận một cách nào đó. Chúa Kitô đã nêu gương cho chúng ta khi “vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế…” (Pl 2,6-11).
Xã hội có ngày càng công bằng, văn minh, thịnh vượng hay không, Giáo hội có ngày càng tinh tuyền, thánh thiện hay không, chắc hẳn phụ thuộc rất nhiều vào việc những người đứng đầu có thực sự sống tôn chỉ “làm đầy tớ nhân dân”, “làm tôi tớ của đàn chiên” hay không. Mong sao tôn chỉ ấy không dừng lại ở khẩu hiệu hay ở các bài phát biểu hùng hồn, nhưng được hiện thực hóa bằng việc làm và thái độ sống của những người làm đầu. Ngoài việc các đầy tớ phải hiến dâng mạng sống vì chủ, thì có thể nói một trong những tiêu chí để thẩm định các vai vế chủ - tớ có chính hiệu không, thì hãy xem các ông chủ tức là người dân, các con chiên, có được phép và được quyền mạnh dạn mở miệng nói lên suy nghĩ, nhận định của mình hay trình bày các nhu cầu chính đáng của mình trước các vị “đầy tớ” hay không, và dĩ nhiên không thể thiếu sự chân thành lắng nghe của các vị này.
Ban Mê Thuột.
(Chúa Nhật XXIX TN B)
Hai anh em nhà Giêbêđê đã to gan đến xin Chúa Giêsu cho xí phần tả hữu khi Chúa được vinh quang, theo mộng tưởng của họ là Chúa sẽ làm vua. Không riêng gì hai vị nhà Giêbêđê vốn được đặt biệt danh là “con của sấm sét” (hay thiên lôi con) mà cả mười vị còn lại đã chưng hửng trước lời của thầy Giêsu: “Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống, phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được”(Mc 10,39-40).
Cái lầm căn bản của cả nhóm đó là mong sẽ được có chức vị cao trọng ngoài xã hội, và dĩ nhiên sẽ được hưởng vinh hoa phú quý khi đi theo Thầy Giêsu. Vị tôn sư người Nagiarét đủ đầy quyền năng trong lời nói lẫn hành động hẳn phải là Đấng Thiên Sai, và chắc chắn Người sẽ giải phóng dân tộc mình khỏi ách nô lệ ngoại bang và sẽ được phong làm vua. Ngay cả trước khi Chúa về trời thì các ngài cũng còn hỏi: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Israel không?” (Cvtđ 1,6). Các vị lầm thì cũng dễ hiểu vì chưa được nghe lời khẳng định của Thầy trước mặt Philatô rằng Người là vua nhưng nước Người không thuộc về thế gian này (x.Ga 18,33-38).
Nơi con người, song hành với tính xã hội thì có đó bản năng thống trị. Ở giữa một tập thể, người ta có khuynh hướng tìm cách làm đầu kẻ khác. Dẫu sao đi nữa, làm đầu con tôm cũng hơn là làm đuôi con rồng. Dù lớn hay bé, khi đã được làm đầu thì không chỉ sẽ được kính trọng mà còn được cung phụng. Vì thế, chúng ta không mấy ngạc nhiên khi thấy đây là một chủ đề thường xuyên trở thành nguyên cớ tranh luận giữa tập thể nhóm Mười Hai.
“Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em, ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10,44). Lời khẳng định của Chúa Giêsu là một mệnh lệnh. Thế nhưng, thực tế minh chứng cho thấy chúng ta vẫn còn đặt để mệnh lệnh ấy trên giấy cách nào đó. Không riêng gì người theo Chúa, quý vị nắm trọng trách ngoài xã hội cũng khẳng định rằng chính quyền là đầy tớ nhân dân. Thế mà chuyện đầy tớ ăn trên ngồi trước, còn các ông chủ thì khép nép tìm các hạt cơm thừa; đầy tớ thì chễm chệ ghế salon nệm dày, sở hữu nhà cao cửa rộng còn ông chủ lại vất vưởng trong các căn chòi ọp ẹp…đã trở thành “chuyện tử tế” của một thời qua các thước phim của đạo diễn Trần Văn Thủy và hình như là của nhiều thời, nhiều nơi.
Có thể có nhiều lý do để biện minh về việc các ngài đầy tớ sở hữu cũng như sử dụng các phương tiện sang trọng. Các vị ấy cần có phương tiện thích ứng để làm đầy tớ tốt hơn, hữu hiệu hơn. Các vị ấy không chỉ cần có tác phong tương xứng, mà còn cần có những cái bên ngoài như y phục, đồ dùng, phương tiện đi lại…cách nào đó cho phù hợp với vai vế hay chức vụ đảm nhận mà thôi (noblesse oblige). Đây có thể là lời giải thích khá hữu lý và hợp tình. Thế thì đâu là dấu chỉ một người làm đầu đang thực sự làm đầy tớ?
Chúa Giêsu đã cho chúng ta một dấu chỉ bằng chính cuộc sống, cung cách hành động của Người: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45). Có thể nói việc hiến dâng mạng sống làm giá chuộc cho muôn người là bằng chứng của việc làm đầy tớ. Tác giả thư Do Thái triển khai việc làm đầy tớ qua hình ảnh vị Thượng Tế biết “cảm thương” nỗi yếu hèn của nhân loại (x.Dt 4,13). Ngôn sứ Isaia lại tiên báo việc làm đầy tớ bằng hình ảnh người tôi tớ trung thành chịu đau khổ để gánh lấy hậu quả tội lỗi con người (x.Is 53,10-11).
Số người được làm đầu con rồng trong Giáo hội hay ngoài xã hội quả là không nhiều, nhưng số người làm đầu con tôm, tôm to, tôm vừa, tôm bé hay các loại tép thì đếm không xuể. Có một vài người thuộc quyền của chúng ta, dưới quyền của chúng ta, trong trách vụ của chúng ta thì chúng ta đang được đặt làm đầu. Đó là đàn chiên chúng ta đang chăn dắt, đó là con cái mà ta đã sinh thành, đó là nhóm học sinh ta đang dạy dỗ, đó là những người cô thân, bé phận ngoài xã hội hay trong Giáo hội, đó là những người yếu đuối, tội lỗi đang cần chúng ta nâng đỡ, dìu dắt, chỉ lối, dẫn đường…Như thế, có thể nói hầu hết chúng ta đã được đặt làm đầu. Đã làm đầu thì phải làm đầy tớ.
Để thực sự làm đầy tớ, tiên vàn cần phải có sự đồng cảm, đồng thân, chung phận một cách nào đó. Chúa Kitô đã nêu gương cho chúng ta khi “vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế…” (Pl 2,6-11).
Xã hội có ngày càng công bằng, văn minh, thịnh vượng hay không, Giáo hội có ngày càng tinh tuyền, thánh thiện hay không, chắc hẳn phụ thuộc rất nhiều vào việc những người đứng đầu có thực sự sống tôn chỉ “làm đầy tớ nhân dân”, “làm tôi tớ của đàn chiên” hay không. Mong sao tôn chỉ ấy không dừng lại ở khẩu hiệu hay ở các bài phát biểu hùng hồn, nhưng được hiện thực hóa bằng việc làm và thái độ sống của những người làm đầu. Ngoài việc các đầy tớ phải hiến dâng mạng sống vì chủ, thì có thể nói một trong những tiêu chí để thẩm định các vai vế chủ - tớ có chính hiệu không, thì hãy xem các ông chủ tức là người dân, các con chiên, có được phép và được quyền mạnh dạn mở miệng nói lên suy nghĩ, nhận định của mình hay trình bày các nhu cầu chính đáng của mình trước các vị “đầy tớ” hay không, và dĩ nhiên không thể thiếu sự chân thành lắng nghe của các vị này.
Ban Mê Thuột.
Cùng cõi địa cầu
Lm. Minh Anh
14:06 17/10/2024
CÙNG CÕI ĐỊA CẦU
“Khi ấy, Chúa Giêsu chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật đáng kinh ngạc - dù chỉ là một tân tòng - thánh Luca Giáo Hội mừng kính hôm nay là một nhà truyền giáo lớn, một sử gia và là tác giả của hơn một phần tư sách Tân Ước. Như một công cụ sắc bén, Luca mang thông điệp cứu độ của Thiên Chúa đến mọi dân nước, mọi thế hệ; đã tác động và thay đổi cuộc sống của bao người ở ‘cùng cõi địa cầu’.
Là thầy thuốc, Luca say mê Phaolô; tại Troa, Luca xin trở lại. Như một đồ đệ trung tín, Luca được Phaolô nhắc đến, “Chỉ một mình Luca ở với tôi” - bài đọc một. Đồ đệ này đã cống hiến hai công trình nền tảng là Tin Mừng thứ ba và Công Vụ Tông Đồ - ‘nhật ký đầu tiên’ của Giáo Hội. Không thể hiện sự am tường về niềm tin và tập tục, Luca chú tâm vào những gì cần thiết cho anh em lương dân: một Thiên Chúa xót thương, chữa lành. Chỉ Luca đề cập con số “72”; các Phúc Âm khác chỉ nói “Nhóm 12”; và dẫu nhiều người trong họ đã đến các lãnh thổ Do Thái, nhưng hẳn một số đã đến các lãnh địa không Do Thái. Vì thế, “Nhóm 72” là biểu tượng cho sự chuẩn bị mọi lương dân ở ‘cùng cõi địa cầu’.
Chỉ với Luca, chúng ta nợ ngài về những kiến thức của mầu nhiệm Nhập Thể; các khoản nợ rõ ràng như kinh Magnificat, Benedictus và Nunc dimittis Giáo Hội hát mỗi ngày. Với biến cố Truyền Tin - như thể Luca thấp thỏm sau khuê phòng của một Maria trẻ trung xinh đẹp - nơi sứ thần Gabriel báo cho biết, cô sẽ là Mẹ Chúa Cứu Thế. Và cũng chỉ với Luca, chúng ta nợ ngài về những gì đã xảy ra ở Lễ Ngũ Tuần; và sau đó, các hoạt động của Chúa Thánh Thần trong buổi đầu sơ sinh của Hội Thánh.
Khoa khảo cổ và các học giả thế giới đánh giá cao Luca. Nhà khảo cổ Sir William Ramsay gọi “Luca là nhà sử học hạng nhất với những tuyên bố thực tế đáng tin cậy... Luca đáng được xếp với những nhà sử học vĩ đại nhất!”; E. M. Blaiklock, “Luca, một sử gia xuất sắc, ngang hàng với các nhà văn vĩ đại của Hy Lạp!”; N. L. Geisler cho biết, “Luca kể tên 32 miền, 54 thành phố và 9 hòn đảo mà không một sai sót!”. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong sự nghiệp cầm bút, Luca không viết với tư cách một sử gia mà là một nhà truyền giáo công bố sứ điệp của Thiên Chúa và lòng thương xót của Ngài. Có truyền thống còn cho Luca là một hoạ sĩ; một tác phẩm nổi tiếng về Đức Maria được gán cho Luca. Vì thế, Luca được coi là thánh bảo trợ các nghệ sĩ và các bác sĩ.
Anh Chị em,
“Chúa Giêsu chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác!”. Bạn và tôi là những “môn đệ khác” được chỉ định và sai đi. Thánh Vịnh đáp ca báo trước, “Kẻ hiếu trung với Chúa được biết triều đại Ngài rực rỡ vinh quang”. Hãy là những “kẻ hiếu trung”, chúng ta làm cho những người khác nhận biết triều đại rực rỡ vinh quang Nước Chúa! Hãy cầu nguyện cho một ai đó, một số người nào đó. Đừng ngần ngại trở thành một nhà truyền giáo với những phương tiện tuyệt vời ‘sẵn trên tay!’. Khi làm vậy, chúng ta có thể tạo nên ‘một sự khác biệt vĩnh viễn’ trong cuộc sống của một ai đó, một nhóm nào đó, ở một góc trời nào đó. Với Luca, bạn và tôi tiếp tục ra đi loan Tin Mừng cứu độ cho đến ‘cùng cõi địa cầu!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, chớ để con lơi lỏng trong việc chuyển trao Lời Chúa cho anh em con tận mút cùng trái đất. Lạy Quan Thầy các nghệ sĩ, đừng quên truyền cảm hứng cho con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Khi ấy, Chúa Giêsu chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật đáng kinh ngạc - dù chỉ là một tân tòng - thánh Luca Giáo Hội mừng kính hôm nay là một nhà truyền giáo lớn, một sử gia và là tác giả của hơn một phần tư sách Tân Ước. Như một công cụ sắc bén, Luca mang thông điệp cứu độ của Thiên Chúa đến mọi dân nước, mọi thế hệ; đã tác động và thay đổi cuộc sống của bao người ở ‘cùng cõi địa cầu’.
Là thầy thuốc, Luca say mê Phaolô; tại Troa, Luca xin trở lại. Như một đồ đệ trung tín, Luca được Phaolô nhắc đến, “Chỉ một mình Luca ở với tôi” - bài đọc một. Đồ đệ này đã cống hiến hai công trình nền tảng là Tin Mừng thứ ba và Công Vụ Tông Đồ - ‘nhật ký đầu tiên’ của Giáo Hội. Không thể hiện sự am tường về niềm tin và tập tục, Luca chú tâm vào những gì cần thiết cho anh em lương dân: một Thiên Chúa xót thương, chữa lành. Chỉ Luca đề cập con số “72”; các Phúc Âm khác chỉ nói “Nhóm 12”; và dẫu nhiều người trong họ đã đến các lãnh thổ Do Thái, nhưng hẳn một số đã đến các lãnh địa không Do Thái. Vì thế, “Nhóm 72” là biểu tượng cho sự chuẩn bị mọi lương dân ở ‘cùng cõi địa cầu’.
Chỉ với Luca, chúng ta nợ ngài về những kiến thức của mầu nhiệm Nhập Thể; các khoản nợ rõ ràng như kinh Magnificat, Benedictus và Nunc dimittis Giáo Hội hát mỗi ngày. Với biến cố Truyền Tin - như thể Luca thấp thỏm sau khuê phòng của một Maria trẻ trung xinh đẹp - nơi sứ thần Gabriel báo cho biết, cô sẽ là Mẹ Chúa Cứu Thế. Và cũng chỉ với Luca, chúng ta nợ ngài về những gì đã xảy ra ở Lễ Ngũ Tuần; và sau đó, các hoạt động của Chúa Thánh Thần trong buổi đầu sơ sinh của Hội Thánh.
Khoa khảo cổ và các học giả thế giới đánh giá cao Luca. Nhà khảo cổ Sir William Ramsay gọi “Luca là nhà sử học hạng nhất với những tuyên bố thực tế đáng tin cậy... Luca đáng được xếp với những nhà sử học vĩ đại nhất!”; E. M. Blaiklock, “Luca, một sử gia xuất sắc, ngang hàng với các nhà văn vĩ đại của Hy Lạp!”; N. L. Geisler cho biết, “Luca kể tên 32 miền, 54 thành phố và 9 hòn đảo mà không một sai sót!”. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong sự nghiệp cầm bút, Luca không viết với tư cách một sử gia mà là một nhà truyền giáo công bố sứ điệp của Thiên Chúa và lòng thương xót của Ngài. Có truyền thống còn cho Luca là một hoạ sĩ; một tác phẩm nổi tiếng về Đức Maria được gán cho Luca. Vì thế, Luca được coi là thánh bảo trợ các nghệ sĩ và các bác sĩ.
Anh Chị em,
“Chúa Giêsu chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác!”. Bạn và tôi là những “môn đệ khác” được chỉ định và sai đi. Thánh Vịnh đáp ca báo trước, “Kẻ hiếu trung với Chúa được biết triều đại Ngài rực rỡ vinh quang”. Hãy là những “kẻ hiếu trung”, chúng ta làm cho những người khác nhận biết triều đại rực rỡ vinh quang Nước Chúa! Hãy cầu nguyện cho một ai đó, một số người nào đó. Đừng ngần ngại trở thành một nhà truyền giáo với những phương tiện tuyệt vời ‘sẵn trên tay!’. Khi làm vậy, chúng ta có thể tạo nên ‘một sự khác biệt vĩnh viễn’ trong cuộc sống của một ai đó, một nhóm nào đó, ở một góc trời nào đó. Với Luca, bạn và tôi tiếp tục ra đi loan Tin Mừng cứu độ cho đến ‘cùng cõi địa cầu!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, chớ để con lơi lỏng trong việc chuyển trao Lời Chúa cho anh em con tận mút cùng trái đất. Lạy Quan Thầy các nghệ sĩ, đừng quên truyền cảm hứng cho con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 19/10: Chúa Thánh Thần và Chứng Nhân Tin Mừng – Lm. Phao-lô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
23:33 17/10/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thầy nói cho anh em biết: phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì sẽ bị chối trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa.
“Bất cứ ai nói phạm đến Con Người, thì còn được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì sẽ chẳng được tha.
“Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao, hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói.”
Đó là lời Chúa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đề xuất của Thượng Hội đồng về Tản quyền thẩm quyền tín lý đã gặp phải sự chống đối quyết liệt
J.B. Đặng Minh An dịch
04:35 17/10/2024
Giáo sư Jonathan Liedl của National Catholic Register cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Synod Proposal to ‘Decentralize’ Doctrinal Authority Met With Major Pushback”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ.
Một đề xuất phân cấp thẩm quyền tín lý trong Giáo Hội Công Giáo đã gặp phải sự phản đối dữ dội vào hôm Thứ Tư, 16 Tháng Mười, trong Thượng hội đồng về tính đồng nghị. Ba người khác nhau tham gia Thượng Hội Đồng đã nói với Register.Sự phản kháng diễn ra khi các tham dự viên xem xét một đề xuất trong tài liệu làm việc của Thượng hội đồng, hay còn gọi là instrumentum laboris, nhằm công nhận các hội đồng giám mục “là những chủ thể trong giáo hội được trao thẩm quyền về tín lý, tính đến sự đa dạng về mặt xã hội - văn hóa trong khuôn khổ của một Giáo hội đa diện”.
Theo nguồn tin của Thượng hội đồng, một số tham dự viên từ nhiều nhóm ngôn ngữ và địa lý khác nhau đã bày tỏ lo ngại rằng động thái này sẽ làm rạn nứt sự hiệp nhất của Giáo hội và tương đối hóa giáo lý Công Giáo.
Một thành viên của hội đồng đã mô tả mức độ phản kháng là “kịch liệt”.
“Rõ ràng là đa số phản đối. Hoàn toàn áp đảo”, tham dự viên này cho biết, khi phát biểu với điều kiện giấu tên, do các quy tắc bảo mật nghiêm ngặt của hội đồng.
Một tham dự viên khác nói với Register rằng mối quan ngại mà hội đồng bày tỏ liên quan đến đề xuất này là mối quan ngại mạnh mẽ nhất trong phiên họp thượng hội đồng năm nay, bắt đầu vào ngày 2 tháng 10 và kết thúc vào ngày 27 tháng 10.
Kể từ khi văn kiện làm việc được công bố vào tháng 7, các nhà quan sát thần học và tham dự viên thượng hội đồng đã nói với tờ Register rằng họ coi đề xuất trao thẩm quyền tín lý cho các hội đồng giám mục là một trong những chủ đề quan trọng nhất trong toàn bộ chương trình nghị sự.
Việc phân cấp thẩm quyền về tín lý, có nghĩa là một số vấn đề tín lý sẽ được quyết định ở cấp địa phương thay vì ở cấp toàn cầu. Nó được coi là bước đi then chốt đối với những người muốn tạo ra những thay đổi mạnh mẽ đối với giáo lý Công Giáo.
Ví dụ, nhu cầu về phi tập trung quyền lực thường xuyên được những người ủng hộ Tiến Trình Công Nghị Đức đưa ra. Những người này thúc đẩy việc thay đổi giáo lý của Giáo hội về tình dục và bãi bỏ kỷ luật truyền thống là chức thánh chỉ dành cho nam giới.
Lời chỉ trích về đề xuất của instrumentum laboris lần đầu tiên xuất hiện vào ngày 16 tháng 10 khi năm nhóm ngôn ngữ của hội đồng trình bày tóm tắt các cuộc thảo luận nhóm nhỏ của họ. Các nguồn tin cho biết mối quan tâm về việc phân cấp thẩm quyền tín lý được thể hiện rõ nhất trong số một nhóm tiếng Pháp và hai nhóm tiếng Anh, so với các nhóm tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý.
Những lời chỉ trích vẫn tiếp tục xuất hiện trong các “cuộc can thiệp tự do” hoặc các bài phát biểu của từng thành viên hội đồng trước toàn thể hội nghị sáng Thứ Năm, 17 Tháng Mười.
Các nguồn tin cho biết rằng các tham dự viên đã nói về nhu cầu tránh rơi vào chủ nghĩa tương đối khi trình bày đức tin cho các nền văn hóa khác nhau; tránh bất cứ điều gì có thể gây tổn hại đến sự hiệp nhất của đức tin. Thực tế là giáo hoàng và giám mục được thiết lập bởi Chúa, trong khi các hội đồng giám mục thì không; và rằng sự hiệp nhất và tính Công Giáo của Giáo hội bị đe dọa nếu hôn nhân đồng giới được chấp nhận ở nơi này nhưng lại không được chấp nhận ở nơi khác.
Truyền thông Công Giáo Đức cũng đưa tin về sự phản kháng này, trích lời một tham dự viên của hội đồng phát biểu rằng “Một đức tin bị chia rẽ cũng có nghĩa là một Giáo hội bị chia rẽ!”
Một tham dự viên khác phát biểu với Register, “phần lớn các biện pháp can thiệp của những người tổ chức đều không đạt được mong muốn”
Sự phản kháng này quá lớn đến nỗi dường như đã thúc đẩy những người tổ chức Thượng hội đồng phải thực hiện động thái chưa từng có là mời một chuyên gia thần học tại Thượng hội đồng, Cha Gilles Routhier, trình bày ngẫu hứng sau giờ nghỉ buổi sáng trước toàn thể hội nghị nhằm làm rõ đề xuất và xoa dịu những lo ngại.
Một tham dự viên gọi đây là “điều rất bất thường” và nói rằng “điều đó khiến tôi ngạc nhiên” vì các giám mục và các tham dự viên khác của thượng hội đồng đã bày tỏ quan điểm của họ về vấn đề này.
Các tham dự viên phát biểu với Register cho biết bài thuyết trình của nhà thần học người Pháp-Canada dường như đã làm hài lòng một số người trong Thượng Hội Đồng, nhưng họ vẫn còn lo ngại.
Một nguồn tin của Thượng hội đồng cho biết lập luận của Cha Routhier rằng các Giám Mục địa phương luôn có thẩm quyền về giáo lý trong truyền thống của Giáo hội. Tuy nhiên, lập luận của Cha Routhier càng gây lo ngại thêm về lý do tại sao lại phải có đề xuất mở rộng thẩm quyền đó cho các hội đồng giám mục. Một thành viên khác của Thượng hội đồng bày tỏ mối lo ngại rằng Cha Routhier dường như ngụ ý rằng thẩm quyền về giáo lý mà một hội đồng giám mục sẽ có sẽ “dựa trên hệ thống phân cấp tín lý”, có thể ngụ ý rằng trong khi một số tín điều trung tâm sẽ được duy trì bởi thẩm quyền giảng dạy phổ quát của Giáo hội tại Rôma, các hội đồng địa phương sẽ có thể giảng dạy một cách có thẩm quyền ở các lĩnh vực khác.
Tham dự viên này cho biết họ mong đợi những người tổ chức sẽ tính đến sự phản đối đề xuất này khi soạn thảo văn bản cuối cùng của hội đồng. Nếu không, “thì tôi sẽ cảm thấy, thành thật mà nói, rằng chúng ta đang bị những nhà thần học này thao túng”.
Tài liệu cuối cùng sau đó sẽ được trình lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người có thể tham khảo khi ban hành văn bản giáo huấn của riêng mình hoặc thậm chí có thể chấp nhận văn bản như hiện tại, trao cho nó thẩm quyền giáo huấn.
Các cuộc tranh luận trong ngày về việc phân cấp thẩm quyền tín lý đã được nhắc đến trong cuộc họp báo hàng ngày của Thượng hội đồng. Phát ngôn nhân lưu ý rằng những lời kêu gọi tránh sự chia rẽ trong Giáo hội đã được nêu ra trong cuộc họp.
Chủ đề này cũng được đề cập tại một diễn đàn thần học buổi tối về mối quan hệ giữa các Giáo hội địa phương và Giáo hội hoàn vũ. Đức Hồng Y Robert Prevost, Tổng trưởng Bộ Giám mục, phát biểu về nhu cầu phân biệt giữa loại phân quyền nào có thể được phép thực hiện để hội nhập văn hóa cần thiết và loại nào là thiết yếu cho sự hiệp nhất của Giáo hội.
Mối quan tâm ngày càng tăng về sự tản quyền
Chủ đề về sự hiệp nhất trong giáo huấn của Giáo hội dường như cũng nằm trong tâm trí của các tham dự viên bên ngoài hội trường Thượng hội đồng — và trong Giáo hội nói chung — trong những ngày trước cuộc thảo luận ngày 16 tháng 10.
Đức Cha Stefan Oster của Passau, Đức, một nhà phê bình Tiến Trình Công Nghị Đức, đã nói với tờ Register vào ngày 14 tháng 10 rằng một số người ở quê hương ngài tìm cách “địa phương hóa” tín lý, đặc biệt là về các vấn đề giới tính và đạo đức tình dục.
Vị giám mục xứ Bavaria cho biết những đường lối này không xem xét đến “tính bí tích của con người”, vốn kêu gọi mọi người “truyền đạt tình yêu của Chúa cho thế giới”, kể cả thông qua dấu chỉ là thân xác được tạo dựng của họ.
“Không thể nào nói rằng ở Phi Châu, bạn giải quyết theo cách khác với những câu hỏi về đạo đức tình dục. Điều đó không thể đúng”, Đức Giám Mục Oster nói, lưu ý rằng có thể có những khác biệt trong đường lối mục vụ.
Ngày hôm sau, Tổng giám mục Anthony Fisher của Sydney nói với EWTN News rằng Giáo hội “không thể dạy các đạo Công Giáo khác nhau ở những quốc gia khác nhau”.
“Ví dụ, chúng ta có thể hình dung ra một Giáo hội nơi bạn có thể truyền chức cho phụ nữ ở một số quốc gia nhưng không có ở các quốc gia khác, hoặc bạn có hôn nhân đồng giới ở một số quốc gia nhưng không có ở các quốc gia khác. Liệu bạn có thể có một Kitô học Arian ở một số quốc gia và một Kitô học Nicê ở những quốc gia khác không?” Tổng giám mục Úc hỏi một cách hùng biện. “Bạn có thể đoán, 'Tôi nghĩ là Không.'“
Và Đức Hồng Y người Hòa Lan Willem Jacobus Eijk, trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Tư trên tạp chí thần học Communio phiên bản tiếng Đức, đã cảnh báo rằng việc theo đuổi các giải pháp khu vực cho các vấn đề gây tranh cãi có thể gây tổn hại sâu sắc đến Giáo hội.
Đức Tổng Giám Mục Utrecht cho biết: “Nếu mất đi sự hiệp nhất trong việc công bố, Giáo hội sẽ mất đi uy tín”.
Source:National Catholic Register
Vượt qua ngưỡng cửa hy vọng sau ba mươi năm
J.B. Đặng Minh An dịch
04:38 17/10/2024
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Crossing the Threshold of Hope After Thirty Years”, nghĩa là “Vượt qua ngưỡng cửa hy vọng sau ba mươi năm”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 1994, một điều chưa từng có trong lịch sử hiện đại của các vị giáo hoàng đã diễn ra: vị Giáo hoàng đương kim đã xuất bản một cuốn sách không phải là một hành động huấn quyền của một vị giáo hoàng mà những suy tư cá nhân về đức tin Kitô giáo, lời cầu nguyện, thiên tính của Chúa Giêsu, vấn đề về sự dữ, ơn cứu rỗi và sự sống vĩnh cửu, các tôn giáo trên thế giới, chủ nghĩa đại kết Kitô giáo, sự cần thiết của Công đồng Vatican II, quyền được sống, Đức Mẹ Maria và các chủ đề khác. Cuốn sách có tựa đề là “Crossing the Threshold of Hope” hay “Vượt qua ngưỡng hy vọng”, và trong bốn năm, nó đã bán được hàng triệu bản bằng bốn mươi ngôn ngữ. Với những gì các biên tập viên của tạp chí Time đã viết về nó, Vượt qua ngưỡng hy vọng có thể đã góp phần đưa Đức Gioan Phaolô II trở thành Nhân Vật Năm 1994 của tạp chí Time: “Trong một năm mà rất nhiều người than thở về sự suy thoái các giá trị đạo đức hoặc đưa ra lời bào chữa cho các hành vi xấu xa, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã mạnh mẽ đưa ra tầm nhìn của mình về cuộc sống tốt đẹp và thúc giục thế giới noi theo”.Thật kỳ lạ (hoặc, như Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh, là ơn Chúa quan phòng), Vượt qua ngưỡng hy vọng được sinh ra từ một điều chưa bao giờ xảy ra. Người ta đã lên kế hoạch cho cuộc phỏng vấn trực tiếp đầu tiên trên truyền hình của Đức Giáo Hoàng, trong đó Đức Giáo Hoàng sẽ thảo luận về mười lăm năm trong triều đại giáo hoàng lịch sử của mình với nhà báo Vittorio Messori. Nhưng lịch trình không ngừng nghỉ của Đức Giáo Hoàng đã cản trở, cuộc phỏng vấn không thể được quay phim và biên tập kịp cho lễ kỷ niệm mười lăm năm, và Messori, người đã gửi cho Đức Giáo Hoàng những câu hỏi mà ông sẽ nêu ra, nghĩ rằng đó là kết thúc của vấn đề.
Không phải vậy.
Vài tháng sau, phát ngôn nhân báo chí của Đức Gioan Phaolô II, Tiến Sĩ Joaquín Navarro-Valls, đã gọi cho Messori với thông điệp này từ Đức Giáo Hoàng, đáng được trích dẫn đầy đủ vì nó tiết lộ những gì về Đức Karol Wojtyła, sự tôn trọng của ngài đối với quyền tự do của người khác, sự tò mò không ngừng của ngài, và niềm đam mê của ngài trong việc giúp thời kỳ hiện đại muộn tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra:
Ngay cả khi không có cách nào để trả lời anh trực tiếp [tức là trong cuộc phỏng vấn truyền hình bị hủy], tôi vẫn giữ các câu hỏi của anh trên bàn làm việc của mình. Chúng khiến tôi quan tâm. Tôi không nghĩ rằng sẽ khôn ngoan nếu để những câu hỏi ấy bị lãng phí. Vì vậy, tôi đã nghĩ về những câu hỏi này và sau một thời gian, trong những khoảnh khắc ngắn ngủi khi tôi không có các nghĩa vụ phải thực hiện ngay, tôi đã trả lời những câu hỏi ấy bằng văn bản. Anh đã hỏi tôi những câu hỏi, do đó anh có quyền được biết những câu trả lời. Tôi đang đề cập đến những câu hỏi ấy. Tôi sẽ cho anh những câu trả lời. Sau đó, hãy làm những gì anh nghĩ là phù hợp.
Vào dịp kỷ niệm 30 năm ra mắt, Vượt qua ngưỡng hy vọng vẫn là tác phẩm đáng đọc như một nguồn tư liệu đáng suy ngẫm. Xem xét những tranh cãi và xung đột đương thời, một trong những đoạn văn sâu sắc nhất của tác phẩm này nằm ở phần thảo luận của Đức Giáo Hoàng về Hồi Giáo. Đức Gioan Phaolô II đã ca ngợi tính đều đặn của lời cầu nguyện của người Hồi giáo và thúc giục các Kitô hữu đã sa ngã, “những người đã rời bỏ các nhà thờ lớn tráng lệ của mình, những ai chỉ cầu nguyện một chút hoặc không cầu nguyện gì cả”, hãy noi theo tấm gương đạo đức đó. Tuy nhiên, ngài cũng đưa ra một sự phân biệt rõ ràng:
Trong Hồi giáo, mọi sự phong phú về sự tự mặc khải của Chúa, tạo nên di sản của Cựu Ước và Tân Ước, chắc chắn đã bị gạt sang một bên. Một số tên gọi đẹp nhất trong ngôn ngữ loài người được dành cho Chúa của Kinh Koran, nhưng cuối cùng, Người là một Chúa ở ngoài thế giới, một Chúa chỉ đơn thuần là Đấng Tối Cao, không bao giờ là Emmanuel, Chúa ở cùng chúng ta. Hồi giáo không phải là tôn giáo cứu chuộc. Không có chỗ cho Thập giá và Sự phục sinh. Chúa Giêsu được nhắc đến, nhưng chỉ như một nhà tiên tri chuẩn bị cho nhà tiên tri cuối cùng, là Muhammad. Cũng có đề cập đến Đức Maria, Mẹ Đồng trinh của Người, nhưng bi kịch cứu chuộc hoàn toàn không có. Vì lý do này, không chỉ thần học mà cả nhân học của Hồi giáo đều rất xa rời Kitô giáo.
Và sau đó có điều này về Kitô giáo và Do Thái giáo: “Giao ước Mới phục vụ để hoàn thành tất cả những gì bắt nguồn từ ơn gọi của Abraham, trong giao ước của Thiên Chúa với Israel tại Sinai, và trong toàn bộ di sản phong phú của các Tiên tri được linh hứng, những người, hàng trăm năm trước khi hoàn thành giao ước đó, đã chỉ ra trong Kinh thánh về Đấng mà Thiên Chúa sẽ sai đến vào 'thời điểm viên mãn' (x. Galat 4:4).”
Trong tác phẩm Vượt qua ngưỡng hy vọng, Đức Gioan Phaolô II đã nói với thế giới như một người, qua cả cuộc đời suy ngẫm, đã tìm thấy chân lý khiến những chân lý khác trở nên có ý nghĩa trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng là sự hoàn thành việc tự mặc khải của Chúa với thế giới. Ngài không nói như một nhà tiên tri có quan điểm về các vấn đề của thời đại có tầm quan trọng đặc biệt, nhờ vào chức vụ mà ngài nắm giữ, bởi vì ngài biết rằng việc đóng vai nhà tiên tri sẽ làm giảm giá trị chứng ngôn truyền giáo của ngài. Và việc trở thành một nhân chứng cho phúc âm mới là chỉ thị chính mà Chúa đã ban cho Phêrô và những người kế nhiệm ngài.
Source:First Things
Đức Tổng Giám Mục Úc: Thượng hội đồng về tính đồng nghị không thể tái phát minh đức tin Công Giáo
J.B. Đặng Minh An dịch
04:39 17/10/2024
Đức Tổng Giám Mục người Úc Anthony Fisher, của Sydney và là tham dự viên tại Thượng hội đồng về tính đồng nghị cho biết trong một cuộc phỏng vấn tuần này rằng chúng ta không thể “tái phát minh đức tin Công Giáo” hoặc “dạy một đạo Công Giáo khác ở các quốc gia khác nhau”.
Trong khi thượng hội đồng tranh luận về phần 3 của Tài Liệu Làm Việc, các giám mục và giáo dân đang cân nhắc những câu hỏi như tương lai của tính đồng nghị và vai trò cũng như thẩm quyền của các hội đồng giám mục quốc gia, Đức Tổng Giám Mục trả lời “EWTN News Nightly” vào ngày 15 tháng 10 trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào thứ sáu.
Đức Tổng Giám Mục Fisher nói với Nhà sản xuất liên kết của “EWTN News Nightly” Bénédicte Cedergren rằng tại Thượng đồng về tính đồng nghị các tham dự viên tranh cãi về việc các hội đồng giám mục có nên “có thẩm quyền giảng dạy các hệ thống đức tin Công Giáo khác nhau ở các quốc gia khác nhau hoặc quyết định một phụng vụ khác nhau ở các quốc gia khác nhau hoặc Thánh lễ khác nhau cho các quốc gia khác nhau không? Họ có đưa văn hóa địa phương của mình vào các câu hỏi trong lĩnh vực đạo đức không?”
“Ví dụ, chúng ta có thể hình dung ra một Giáo hội nơi bạn có thể truyền chức cho phụ nữ ở một số quốc gia nhưng không được truyền chức cho phụ nữ ở các quốc gia khác, hoặc bạn có hôn nhân đồng giới ở một số quốc gia nhưng không có ở các quốc gia khác, hoặc bạn có một Kitô học Arian ở một số quốc gia và một Kitô học Nicê ở những quốc gia khác không? Bạn có thể đoán, nhưng tôi nghĩ là không thể được.”
Vị Tổng giám mục dòng Đaminh lãnh đạo một trong những tổng giáo phận lớn nhất của Úc về số lượng người Công Giáo. Sydney phục vụ khoảng 590.000 người Công Giáo và có dân số gần 5,3 triệu người.
Là một trong 15 giám mục trong hội đồng thường lệ của Thượng hội đồng giám mục về tính đồng nghị, Đức Cha Fisher đã tham dự phiên họp đầu tiên của hội đồng công đồng vào tháng 10 năm 2023 và đã trở lại Rôma vào tháng này để tham dự phiên họp thứ hai.
Sau ba năm tham vấn ở cấp địa phương và toàn cầu, vào cuối tháng này, Giáo Hội Công Giáo sẽ kết thúc quá trình phân định về cách thức trở nên công đồng hơn và truyền giáo hơn.
Đức Tổng Giám Mục Fisher nói với “EWTN News Nightly” rằng ngài “rất lo ngại” trước những lời chỉ trích nhắm vào những người Công Giáo “vẫn giữ chặt kho tàng đức tin, truyền thống tông đồ,” coi họ là những kẻ cứng nhắc. Trong khi đó, trong sự phù phiếm của thời đại này, người ta hô hào rằng chúng ta sẽ phát minh lại đức tin Công Giáo và Giáo Hội Công Giáo”.
“Trên thực tế, kho tàng đức tin là một kho tàng to lớn mà chúng ta đã nhận được từ thế hệ này qua thế hệ khác trước chúng ta, từ Chúa Giêsu Kitô và các tông đồ của Người. Và chúng ta ở đây để truyền đạt điều đó một cách trung thành cho các thế hệ tiếp theo sau chúng ta,” ngài nói.
Đức Tổng Giám Mục thừa nhận rằng sự hiểu biết của chúng ta về kho tàng đức tin đã phát triển theo thời gian và sẽ tiếp tục phát triển, và nói thêm rằng ngài nghĩ rằng một đặc điểm thú vị của Giáo hội là “chúng ta đã cố gắng có nhiều nền văn hóa đa dạng, nhiều cách cầu nguyện và nhiều cách truyền giáo khác nhau, nhưng chúng ta vẫn đoàn kết như một trong Chúa Kitô”.
“Đó là cùng một đức tin, và điều đó quan trọng với tôi, một người đến từ vùng ngoại vi của Giáo hội tại Úc, nơi xa nhất có thể so với Rôma trên thế giới. Đó là một Giáo hội, đó là một đức tin và chúng tôi muốn tiếp tục tôn vinh điều đó ngay cả trong bối cảnh đa dạng văn hóa của chúng tôi.”
Đức Hồng Y Fisher cho biết một trong những câu hỏi quan trọng mà Thượng hội đồng đang tranh luận trong tuần này là “phạm vi và giới hạn của địa phương và văn hóa” trong Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ là gì.
Thượng Hội đồng về tính Thượng Hội đồng đang thảo luận phần thứ ba và cũng là phần cuối cùng của Instrumentum Laboris, hay tài liệu làm việc, từ ngày 15 đến 18 tháng 10. Tuần cuối cùng của cuộc họp, kết thúc vào ngày 27 tháng 10, sẽ dành cho việc soạn thảo và sửa đổi tài liệu cuối cùng.
Trong đoạn 91 của phần thứ ba, tài liệu lưu ý rằng có những cơ cấu như hội đồng giáo xứ, giáo hạt và giáo phận đã được quy định trong lgiáo luật “có thể chứng minh là phù hợp hơn nữa để đưa ra một hình thức cụ thể cho đường lối đồng nghị”.
“Những hội đồng này có thể trở thành chủ thể của sự phân định của giáo hội và việc ra quyết định của hội đồng…,” tài liệu nói tiếp. “Do đó, đây là một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất để hành động nhằm thực hiện nhanh chóng các đề xuất và định hướng của thượng hội đồng, dẫn đến những thay đổi có tác động hiệu quả và nhanh chóng.”
Xa hơn một chút trong cùng phần của tài liệu làm việc, nó cũng nói rằng: “Các hội đồng giám mục là công cụ cơ bản để tạo ra mối liên kết và chia sẻ kinh nghiệm giữa các Giáo hội và để phân cấp quản trị và lập kế hoạch mục vụ.”
“Từ tất cả những gì đã thu thập được cho đến nay trong quá trình công đồng này, các đề xuất sau đây nổi lên: (a) công nhận các hội đồng giám mục là các chủ thể giáo hội được trao thẩm quyền về tín lý, đảm nhận sự đa dạng về mặt xã hội văn hóa trong khuôn khổ của một Giáo hội đa diện và ủng hộ việc đánh giá cao các biểu hiện phụng vụ, kỷ luật, thần học và tâm linh phù hợp với các bối cảnh xã hội văn hóa khác nhau “, văn bản nêu trong đoạn 97.
Trong bối cảnh của những ý tưởng này, Đức Tổng Giám Mục Fisher cho biết ngài nghĩ rằng “chúng ta cần có cùng một đức tin, cùng một chuẩn mực đạo đức, cùng một trật tự Giáo hội và về cơ bản là cùng một nghi lễ”.
“Nhưng chúng ta dành không gian cho các truyền thống nghi lễ khác nhau trong Giáo hội và cho những thích nghi văn hóa khác nhau và cho các cách truyền giáo khác nhau ở những nơi khác nhau”
Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng, ví dụ, tại Tổng giáo phận Sydney của ngài, có nhiều truyền thống nghi lễ Công Giáo khác nhau, chẳng hạn như Maronite, Melkite, Chaldean, Ukraine và Syro-Malabar.
“Chúng tôi biết họ mang đến những nền linh đạo khác nhau... một Thánh lễ khác nhau và những hình thức cầu nguyện khác nhau, nhưng thường cũng có sự hiểu biết khác nhau về tính đồng nghị, về vai trò của các giám mục, về cách bạn chọn giám mục, họ có giáo luật khác nhau và một trật tự Giáo hội khác nhau nhưng vẫn là một phần của một Giáo Hội Công Giáo duy nhất,” ngài nhấn mạnh.
“Và tôi nghĩ rằng, một phần trong sự phấn khích của Giáo hội là bạn có thể tham dự Thánh lễ Maronite và nó rất khác biệt, nhưng bạn cũng biết rằng chúng là như nhau: Đó là Chúa đến với chúng ta dưới hình bánh và rượu, nhưng Người thực sự hiện diện, nhân tính và thiên tính của Người, vì chúng ta.”
Source:Catholic News Agency
Buổi họp báo Thượng hội đồng – Ngày 11: Tập trung vào người khuyết tật, phụ nữ và khủng hoảng khí hậu
Vũ Văn An
13:56 17/10/2024
Lorena Leonardi và Roberto Paglialonga của Vatican News tường trình tổng quát rằng: Trong buổi họp báo hàng ngày tại Văn phòng Báo chí Tòa thánh về những diễn biến mới nhất của Thượng hội đồng, các nhà báo được biết rằng Phiên họp Thượng hội đồng tập trung vào nhiều chủ đề, bao gồm việc bao gồm người khuyết tật, vai trò của phụ nữ và mức độ nghiêm trọng của tình trạng khẩn cấp về khí hậu ở Brazil.
Điều đáng chú ý là phiên họp Thượng hội đồng sáng thứ Ba, được tổ chức tại Hội trường Phaolô VI của Vatican vào ngày 15 tháng 10, bắt đầu bằng việc tưởng nhớ nhà thơ người Brazil José Carlos de Sousa, một người đàn ông vô gia cư sống dưới hàng cột của Quảng trường Thánh Phê-rô và đã qua đời vào tháng 8. Lễ tang của ông đã được cử hành vào thứ Ba bởi Hồng Y Konrad Krajewski, Tổng trưởng Bộ Phục vụ Bác ái và Hồng Y người Brazil Leonardo Steiner tại Nhà nguyện Santa Monica ở Vatican.
Tiến sĩ Paolo Ruffini, Tổng trưởng Bộ Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban Thông tin của Thượng hội đồng, đã chia sẻ tin tức trong buổi họp báo Thượng hội đồng tại Văn phòng Báo chí Tòa thánh.
Ông nhắc lại việc người đàn ông vô gia cư đã được Bộ của Hồng Y Krajewski giúp đỡ ra sao trong quá khứ và cách ông được biết đến không phải vì xin tiền khách du lịch, mà đôi khi xin những cuốn sổ tay để có thể viết thơ.
Hơn nữa, ông thông báo rằng vào tối thứ Ba, lúc 6:30 chiều, bộ phim Io Capitano, do Matteo Garrone đạo diễn, sẽ được chiếu tại Hội trường New Synod, với sự tham dự của một số diễn viên. Buổi chiếu phim là sáng kiến của Bộ Văn hóa và Giáo dục.
Tiến sĩ Ruffini báo cáo thêm rằng có 347 người tham gia vào công việc của các nhóm làm việc nhỏ vào cả chiều thứ Hai và thứ Ba.
Không gian liên hệ như những nơi gặp gỡ
Trong khi đó, Sheila Pires, Thư ký Ủy ban Thông tin của Thượng hội đồng, đã nhấn mạnh những điểm chính từ buổi cầu nguyện và suy niệm buổi sáng, do Sơ Maria Ignazia Angelini, Dòng Biển Đức, và Hồng Y Hollerich chủ trì.
Tiến sĩ Pires nhớ lại rằng bài suy niệm của Sơ Angelini tập trung vào “gốc rễ giáo hội” của Giáo hội, nhấn mạnh rằng “Giáo hội phải nhập thể trong một bối cảnh cụ thể” và suy gẫm về tính năng động của Tin Mừng.
Bà lưu ý rằng không gian tương tác của con người mang đến cơ hội để Tin Mừng được sống và công bố.
Viễn kiến năng động
Trong báo cáo của mình, Đức Hồng Y Hollerich nhấn mạnh tầm quan trọng của Phần III trong Instrumentum Laboris, dành riêng cho “Địa điểm”.
Như Tiến sĩ Pires đã lưu ý, cuộc thảo luận tập trung vào bối cảnh truyền giáo, đặc biệt các thành phố và siêu đô thị, trong một viễn kiến năng động chứ không tĩnh tại, cũng xem xét đến vấn đề di dân.
Suy gẫm về các lãnh thổ cùng nhau bước đi và các mối liên kết định hình nên sự hiệp nhất của Giáo hội, Đức Hồng Y Hollerich đã mời các đại biểu xem xét các bối cảnh đời thực, đồng thời cảnh cáo về chủ nghĩa phổ quát trừu tượng.
Đức Hồng Y cũng lưu ý rằng Giáo hội không thể được hiểu nếu không bắt nguồn từ một địa điểm và một nền văn hóa, đồng thời nhấn mạnh đến sự kết nối qua lại giữa các địa điểm và nền văn hóa.
Hướng tới tương lai: Tiếp tục hành trình
Sơ Nirmala Alex Maria Nazareth, Bề trên Tổng quyền của Dòng Nữ tu Carmel Tông đồ, mô tả Thượng Hội đồng như một “trải nghiệm độc đáo”, một cơ hội để giao lưu với các đại diện của Giáo hội trên toàn thế giới.
Sơ gọi những suy niệm của Hồng Y Timothy Radcliffe và Sơ Maria Ignazia Angelini là "truyền cảm hứng".
Nhìn về tương lai, Sơ Nirmala nhấn mạnh đến nhu cầu kết nối với các Giáo hội địa phương khi trở về nhà, nhưng cũng gợi ý rằng Sơ cảm thấy hy vọng, lưu ý rằng khi đã bắt đầu hành trình đồng nghị, chúng ta không thể quay lại mà chỉ có thể tiến về phía trước.
Một Giáo hội bắt nguồn từ nơi chốn và văn hóa
Đức Hồng Y Steiner, Tổng giám mục Manaus, Brazil, cũng nằm trong số những diễn giả tại buổi họp báo hôm thứ Ba.
Đặc biệt, ngài đã nêu bật những con đường mới xuất hiện từ Thượng Hội đồng, đặc biệt là cách chúng minh họa ý nghĩa thực tế của tính đồng nghị.
Đức Hồng Y lưu ý rằng tại Brazil, quá trình này đã diễn ra, với nhiều phụ nữ và phó tế vĩnh viễn đang tích cực lãnh đạo các cộng đồng ở Amazon. “Những gì chúng ta đang sống ở đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tính đồng nghị trong giáo hội địa phương của mình”, Đức Hồng Y người Brazil cho biết.
Ngài nhấn mạnh rằng tính liên văn hóa và liên tôn là chìa khóa cho một Giáo hội phải bắt nguồn từ môi trường của mình.
Vai trò của phụ nữ trong Giáo hội tại Brazil
Trong Tổng giáo phận Manaus rộng lớn, trải dài hơn 90,000 km vuông, Đức Hồng Y Steiner lưu ý rằng phụ nữ đã đóng vai trò quan trọng trong hơn 100 năm khi không có linh mục.
Ngài nhận thấy rằng nhiều phụ nữ lãnh đạo cộng đồng, phục vụ trong các thừa tác vụ và tham gia sâu vào công tác từ thiện và mục vụ nhà tù.
Phụ nữ, ngài nhấn mạnh, đại diện cho một yếu tố thiết yếu của Giáo hội, và nói thêm rằng nếu không có họ, Giáo hội sẽ không còn như vậy.
Liên quan đến chủ đề gây tranh cãi về các nữ phó tế, Đức Hồng Y Steiner thừa nhận rằng nhiều phụ nữ ở các cộng đồng xa xôi đã hoạt động như các phó tế trên thực tế.
Ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với công việc của họ, cho rằng việc khôi phục chức phó tế nữ có thể phù hợp với tiền lệ lịch sử của nó. “Tại sao không khôi phục lại chức phó tế nữ?” ngài hỏi, lưu ý rằng vai trò này có thể bổ sung cho vai trò của các phó tế nam.
Ngài nói, vấn đề không phải là về giới tính mà là về ơn gọi.
Khủng hoảng môi trường ở Brazil
Những người tham gia Thượng hội đồng cũng thảo luận về tình trạng khẩn cấp về môi trường ở Brazil, đặc biệt là Amazon, nơi hạn hán kéo dài một tháng đã khiến các con sông không thể đi lại được, cô lập nhiều cộng đồng.
Đức Hồng Y Steiner mô tả tình hình là rất tồi tệ, với tình trạng thiếu nước ảnh hưởng đến các khu vực ngoài Amazon. Ngài than thở về tác động của nạn đánh bắt cá săn mồi và ô nhiễm thủy ngân đối với hệ sinh thái mỏng manh của khu vực.
Mặc dù Thượng hội đồng không đề cập rõ ràng đến các vấn đề về môi trường, nhưng Đức Hồng Y Steiner nhấn mạnh rằng Tông huấn Querida Amazonia sau Thượng hội đồng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cung cấp một khuôn khổ để hiểu môi trường như một phần không thể thiếu của tính đồng nghị.
Ngài nói: “Tính đồng nghị mà chúng ta đang trải qua là một phần trong sứ mệnh của chúng ta với tư cách là một Giáo hội, và chúng ta phải tiếp tục hành trình này ngay cả sau khi Thượng hội đồng kết thúc”.
Câu hỏi về độc thân của linh mục
Trả lời câu hỏi về độc thân của linh mục, một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất năm 2019 tại Thượng hội đồng đặc biệt cho khu vực Panama, Đức Hồng Y người Brazil thừa nhận khó khăn khi chỉ làm việc với 172 linh mục cho một nghìn cộng đồng, và cần phải làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa cộng đồng và thừa tác vụ.
Về cùng quan điểm này, Đức Hồng Y tân cử Roberto Repole, Tổng giám mục Turin, nói thêm rằng ngay tại phiên họp thượng hội đồng, nhờ sự hiện diện của các giám mục của các Giáo hội Đông phương, "đã có rất nhiều hình thức thừa tác vụ".
Sơ Nirmala cũng đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này, bày tỏ rằng đối với một số vấn đề, ở đất nước của bà, có thể cần thêm thời gian.
Phản ảnh Giáo hội hoàn cầu
Đức Hồng Y tân cử Repole cũng nói về tầm quan trọng của tiến trình đồng nghị đối với giáo phận của ngài.
Chiều sâu tâm linh của những người tham gia và tinh thần đồng chí ngày càng gia tăng giữa họ đã để lại ấn tượng mạnh mẽ cho ngài.
Tổng giám mục Turin nhấn mạnh cách Thượng hội đồng phản ảnh bản chất phổ quát của Giáo hội, kết hợp tiếng nói từ nhiều nền văn hóa khác nhau trong khi truyền bá Tin Mừng.
Trả lời câu hỏi của các nhà báo, Tiến sĩ Ruffini cũng đề cập đến việc bao gồm những người khuyết tật, thừa nhận rằng chủ đề này đã được nêu ra trong một số nhóm và gần gũi với trái tim của mọi người.
"Ít nhất là trong nhóm làm việc của tôi", ông nói, "nó đang được thảo luận, chúng ta sẽ xem trong những ngày tới liệu nó có được thảo luận trong phiên họp toàn thể hay không. Chắc chắn chủ đề này gần gũi với trái tim của mọi người và có thể làm được nhiều hơn nữa. Nhưng khi chúng ta nói về những người nhỏ bé, những người bị thiệt thòi, chúng ta cũng nói về những người khuyết tật".
Buổi họp báo Thượng hội đồng - Ngày 12: Tầm quan trọng của việc phân định sự đồng thuận
Vũ Văn An
14:43 17/10/2024
Alessandro Di Bussolo và Roberto Paglialonga của Vatican News tường trình rằng tại buổi họp báo Thượng hội đồng vào ngày 16 tháng 10, điều phối viên của các chuyên gia thần học, Cha Dario Vitali nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của các nhóm làm việc gồm các nhà thần học và chuyên gia giáo luật là “luôn lắng nghe Chúa Thánh Thần”, trong khi Phiên họp giải quyết các chủ đề như sự hiệp nhất của Giáo hội và thẩm quyền của các Hội đồng Giám mục.
Sự hiệp nhất của Giáo hội và thẩm quyền của các Hội đồng Giám mục, theo phong cách ngày càng mang tính đồng nghị, là một trong những chủ đề được giải quyết vào ngày 15 và 16 tháng 10, trong các cuộc họp tại Hội trường Yết kiến Phaolô VI cho phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng về tính đồng nghị.
Bốn diễn giả tại cuộc họp báo tại Văn phòng Báo chí Tòa thánh vào thứ Tư đã nhấn mạnh vai trò của các chuyên gia thần học và chuyên gia giáo luật trong phiên họp thứ hai này, cùng với tầm quan trọng của việc phân định sự đồng thuận thúc đẩy Giáo hội tiến lên trong khi lắng nghe Chúa Thánh Thần.
Các đề xuất ban đầu từ các báo cáo của bàn ngôn ngữ
Tiến sĩ Paolo Ruffini, Tổng trưởng Bộ Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban Thông tin, cùng với Tiến sĩ Sheila Pires, Thư ký Ủy ban, đã cung cấp thông tin cập nhật về phiên họp.
Trong hai ngày qua, “chúng tôi đã thảo luận về phần cuối của Instrumentum laboris,” Tiến sĩ Ruffini cho biết, “và các nhóm nhỏ đã làm việc để trình bày, với những diễn giả từ các bàg ngôn ngữ, một đề xuất ban đầu” về các vấn đề cần giải quyết.
Thế giới kỹ thuật số và các giáo xứ
Tại Hội trường Phaolô VI, Ông Bộ trưởng nhấn mạnh, “Giáo hội luôn nhắc đến thành phố, đến những nơi mà Giáo hội sinh sống, được giám mục hướng dẫn trong mối quan hệ chặt chẽ với lãnh thổ”.
Ông cũng quả quyết, “Giáo hội phải sống trong thế giới kỹ thuật số”, có tính đến “những nguy hiểm hiện hữu”. Từ các nhóm, “sự chú ý đến các giáo xứ như những nơi gặp gỡ đã xuất hiện”, Tiến sĩ Ruffini nói tiếp. “Nhưng cũng cần phải sáng tạo và tưởng tượng, để mở rộng các địa điểm của Giáo hội chúng ta sang các lĩnh vực khác”, đặc biệt là lĩnh vực kỹ thuật số.
Hơn nữa, những người tham gia Thượng hội đồng đã nhấn mạnh “nhu cầu xác định và củng cố các cấu trúc đồng nghị hiện có, trong quá trình trao đổi hồng ân giữa các Giáo hội địa phương và lục địa”. Về các Hội đồng Giám mục, Tiến sĩ Ruffini lưu ý, các đại biểu cho biết “chúng thúc đẩy sự hiệp thông, nhưng vẫn cần phải định nghĩa rõ hơn địa vị của chúng.”
Vai trò đồng nghị của các Hội đồng Giám mục
Tiến sĩ Ruffini cũng báo cáo rằng “vấn đề có nên ủy nhiệm các thẩm quyền về giáo lý cho các Hội đồng Giám mục hay không đã được giải quyết, cũng như tầm quan trọng của việc khám phá vẻ đẹp của các nền văn hóa đa dạng, tuy nhiên, bản thân chúng là không đủ.”
Ông nói thêm rằng “các Hội đồng Giám mục lục địa được coi là nơi thích hợp để đan xen tính đồng nghị ở bình diện lục địa” và “cách nâng cao các Hội đồng Giám mục như các bình diện hợp đoàn trung gian.” Vị Bộ trưởng lưu ý rằng những người phát biểu đều nhất trí công nhận “tầm quan trọng của việc duy trì sự hiệp nhất của Giáo hội.”
Thừa tác vụ Phêrô phục vụ cho sự hiệp nhất
Tiến sĩ Ruffini tiếp tục “Đã thảo luận về thừa tác vụ của Đức Giáo Hoàng trong thời đại hoàn cầu hóa, “và việc ngài phục vụ cho sự hiệp nhất không chỉ của Giáo Hội Công Giáo mà còn đối với các Kitô hữu khác, với tư cách là thẩm quyền đạo đức và tinh thần cao nhất.”
Khi xác định các chủ đề thảo luận và các ưu tiên của chúng, các nhóm bắt đầu bằng cách xem xét “Các Hội đồng Giám mục trong chìa khóa đồng nghị và truyền giáo: bản chất thần học, năng lực và thẩm quyền trong các lĩnh vực giáo lý, phụng vụ, mục vụ, kỷ luật và hành chính”. Về cơ bản, câu hỏi là “làm thế nào để định hình lại sự tham gia vào chìa khóa truyền giáo trong bối cảnh thay đổi theo thời đại, dưới góc độ hiện tượng di động của con người, văn hóa và môi trường kỹ thuật số”.
Hơn nữa, “làm thế nào để duy trì tính đồng nghị, tính hợp đoàn và quyền tối thượng trong sự hiệp nhất; vai trò của Giáo triều La Mã dưới góc độ tông hiến Praedicate Evangelium; thượng hội đồng hoàn cầu, các phiên họp giáo hội lục địa, các thượng hội đồng và các công đồng đặc thù”. Các chủ đề tiếp theo sẽ bao gồm: “tiêu chuẩn để xác định sự phân quyền lành mạnh, Giáo hội của các Giáo hội, trao đổi các hồng ân, sự kết nối địa phương-phổ quát, tính bổ trợ và các Giáo hội độc lập (sui iuris)”.
Tin mừng hóa thế giới văn hóa
Trong bài phát biểu của mình, Tiến sĩ Pires nhấn mạnh đến việc tin mừng hóa văn hóa, thừa nhận rằng mọi người đều là một phần của vùng đất truyền giáo và lưu ý vai trò của các cộng đồng cơ sở nhỏ có thể làm cho các giáo xứ trở nên sôi động hơn.
Tiến sĩ Pires tuyên bố, “Thượng hội đồng đã nhấn mạnh đến nhu cầu thích ứng với những thay đổi về văn hóa và kỹ thuật số, thúc đẩy một Giáo hội truyền giáo và có tính đồng nghị hơn: cuộc thảo luận nhấn mạnh đến sự hiệp nhất của đức tin và khả năng của Giáo hội trong việc ứng phó với những thách thức đương thời”.
Bốn diễn giả tại buổi họp báo
Ban thuyết trình bao gồm một linh mục và nhà thần học người Ý, Cha Dario Vitali, điều phối viên của các nhà thần học chuyên gia của Thượng hội đồng và giáo sư về giáo hội học tại Đại học Giáo hoàng Gregorianô; linh mục người Tây Ban Nha, Cha José San José Prisco, giáo sư Luật Giáo hội và Trưởng khoa Đại học Giáo hoàng Salamanca, thành viên của Hội các Công nhân Linh mục Giáo phận, một chuyên gia về đào tạo và ơn gọi; Klára Antonia Csiszàr, người gốc Romania, Trưởng khoa Thần học và Phó Viện trưởng Đại học Công Giáo Linz ở Áo; và linh mục người Úc, Cha Ormond Rush, cố vấn thần học cho Văn Phòng Thượng hội đồng và giảng viên tại Đại học Công Giáo Úc ở Brisbane.
Cha Vitali: Công tác hợp đoàn của bốn nhóm thần học gia
Trong bài phát biểu của mình, Cha Vitali nhấn mạnh việc nhiệm vụ của bốn nhóm ngôn ngữ thần học gia mà ngài điều phối (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha, tiếng Ý) là “đọc lại các đề xuất của Phiên họp bằng cách xác định các yếu tố đồng thuận mới xuất hiện” và tạo ra các báo cáo hợp đoàn chỉ ra “cho những người phải soạn thảo văn bản cuối cùng các điểm hội tụ và những điểm có vấn đề”.
Điều quan trọng trong hành trình của Giáo hội, khi lắng nghe Chúa Thánh Thần, là sự đồng thuận. Không cần thiết phải tìm kiếm và nêu bật các yếu tố bất hòa. Đó là trách nhiệm của các nhà thần học, Cha. Vitali giải thích rõ ràng, “để nhận ra loại đồng thuận trưởng thành trong Phiên họp, để văn bản nhất quán với những gì đã được chia sẻ giữa những người tham gia và với những gì Chúa Thánh Thần đang chỉ ra cho Giáo hội”.
Công việc của bốn nhóm ngôn ngữ là một ví dụ về phong cách đồng nghị, ngài lưu ý, là kết quả của công việc hợp tác giữa các nhà thần học bắt đầu vào năm 2021, cùng với hành trình đồng nghị. Trong các thượng hội đồng trước, các nhà thần học đã tương tác riêng với Ban thư ký Công đồng.
Cha Prisco: Các nhà giáo luật và các đề xuất của thượng hội đồng
Là một thành viên của ủy ban giáo luật của thượng hội đồng, Cha Prisco nhấn mạnh rằng công việc của các chuyên gia giáo luật trong thượng hội đồng này là một nỗ lực hợp tác với các nhà thần học, “trong khi trước đây, thần học và luật giáo luật thường đi trên hai đường thẳng song song”. Thay vào đó, cần phải có sự bổ sung và hợp tác.
Cha Prisco tiếp tục, công việc của thượng hội đồng liên quan đến “đặc biệt là sách thứ hai của Bộ Giáo luật, dành riêng cho dân Chúa”. Ủy ban giáo luật, ngài nhấn mạnh, được thành lập do nhu cầu mà những người tham gia bày tỏ: một nhóm chuyên gia về luật giáo luật để đồng hành và đánh giá các đề xuất của Thượng hội đồng, “để xác định khả năng sửa đổi hoặc các chuẩn mực mới có thể cải thiện luật giáo luật, cả tiếng La tinh và tiếng Đông phương.”
Csiszàr: Trong các diễn đàn, “giai điệu của tính đồng nghị”
Nhà thần học mục vụ Klára Antonia Csiszàr nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đóng góp thần học của các Diễn đàn, “cũng bao gồm việc hiểu biết lẫn nhau và cho phép điều chỉnh văn hóa đồng nghị trong Giáo hội.” Năm ngoái, khi kết thúc công việc đồng nghị, một người tham gia đã chỉ ra rằng “thần học không nhận được nhiều sự chú ý.”
Tuy nhiên, trong các Diễn đàn thần học-mục vụ, bà Csiszàr lưu ý, “Rõ ràng là ngày nay thần học đang học được vai trò của mình trong Giáo hội đồng nghị và đóng góp vào phong cách đồng nghị.” Những cuộc họp này “giúp điều chỉnh giai điệu cơ bản của tính đồng nghị, thần học của dân Chúa.” Bởi vì cộng đồng học thuật thần học, bà kết luận, “muốn hỗ trợ sự ra đời của một Giáo hội đồng nghị.”
Cha Rush: Phản hồi về việc công bố Tin Mừng trong bối cảnh mới
Nhà thần học người Úc Cha Ormond Rush đã dựa trên khái niệm truyền thống sống. Ngài nói, “mặc khải sống động không chỉ là những chân lý tĩnh mà là cuộc đối thoại liên tục giữa Thiên Chúa và nhân loại.” Trong bài phát biểu của mình, ngài giải thích rằng trong phiên họp thứ hai này, người ta đang bước vào “tiến trình truyền thống sống động của Giáo hội, để hiện thực hóa sứ điệp của Tin Mừng.”
Ngài nhấn mạnh rằng thần học có nhiệm vụ giúp Giáo hội truyền đạt sứ điệp của Thiên Chúa đến mọi người, đồng thời lắng nghe Sensus fidei [cảm thức đức tin] của mỗi người. Đối với Cha Rushy, Giáo hội ngày nay phải diễn giải “các dấu chỉ, dụ ngôn và cách Chúa Giêsu kết nối với thế kỷ 21” với sự trợ giúp của thần học, “cũng nhờ Công đồng Vatican II, vẫn là ánh sáng cho chúng ta.”
Ngài kết luận, có thể đọc được các dấu chỉ của thời đại “là nền tảng cho một sự hiểu biết mới về tầm nhìn của Thiên Chúa liên quan đến cuộc sống con người ngày nay. Cần có những phản ứng mới để cho phép Giáo hội công bố Tin Mừng một cách thuyết phục trong bối cảnh mới mà Giáo hội đang sống.”
Năng lực giáo lý của các giám mục và hội đồng giám mục
Các nhà báo tại buổi họp báo tập trung câu hỏi của họ vào một số điểm, bao gồm khả thể chuyển giao các chức năng tín lý cho các Hội đồng Giám mục, nghiên cứu và phê duyệt các sửa đổi trong luật giáo luật, và vai trò của các nhà thần học.
Cha Vitali nhắc lại rằng “ngay cả tài liệu cũng xem xét những hạn chế nhất liên quan đến khả thể chuyển giao các chức năng giáo lý” từ trung tâm ra ngoại vi, “cụ thể là tự sắc Apostolos suos của Đức Gioan Phaolô II năm 1998, thực sự nêu ở số 21 rằng 'các giám mục là những người thầy và tiến sĩ đức tin đích thực đối với các tín hữu được giao phó cho các vị chăm sóc', và xác định các năng lực cụ thể cho các vị, chẳng hạn như giám sát việc công bố giáo lý cho các vùng lãnh thổ của các vị, chắc chắn là sau khi 'được Tòa thánh chấp thuận'. Hơn nữa, cũng có một điều khoản quan trọng trong Praedicate Evangelium của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về vấn đề này.”
Cha. Vitali nhắc lại rằng “mặc dù các vị không thể tạo ra giáo điều, các giám mục có thể giải quyết mọi vấn đề liên quan đến giáo lý, luôn đảm bảo họ hành động trong sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng”.
Cập nhật các chuẩn mực giáo luật
Cha San José Prisco nhấn mạnh rằng, theo quan điểm giáo luật, “có thể có một số điểm mới”. Một số điểm—chẳng hạn như các hội đồng mục vụ hoặc các hội đồng về các vấn đề kinh tế, hoặc các cơ quan dự kiến sự hợp tác tích cực giữa các mục tử, tu sĩ và giáo dân—“mà Phiên họp đã tìm thấy sự đồng thuận, sẽ được trình lên Đức Giáo Hoàng trong tài liệu cuối cùng và có thể thấy một bản cập nhật có lẽ vào mùa hè tới”. Tuy nhiên, đối với các chủ đề khác, “sẽ thận trọng hơn vì chúng sẽ cần phải tham vấn thêm”.
Không có sự đồng thuận về một số vấn đề; cuộc tranh luận vẫn chưa kết thúc
Có những câu hỏi, đặc biệt là từ quan điểm thần học, có khả năng sẽ không có câu trả lời chắc chắn khi kết thúc Thượng hội đồng này, chẳng hạn như các vấn đề liên quan đến giới tính hoặc các thừa tác vụ của phụ nữ.
“Nhưng điều chúng ta phải luôn xem xét”, Cha Rush giải thích, “là khả thể tìm ra sự đồng thuận. Khi không có vấn đề nào được nêu ra, điều đó có nghĩa là cuộc thảo luận phải tiếp tục, không nhất thiết là nó sẽ khép lại mãi mãi.”
Cha Vitali đồng tình với quan điểm này, nhấn mạnh rằng “phiên họp thượng hội đồng đưa ra những chỉ dẫn về đường chân trời, được thể hiện thông qua sự đồng thuận,” và rằng “quyền hạn và uy tín của Thượng hội đồng phải được phân biệt với nghĩa vụ tự do nghiên cứu của các nhà thần học, điều này có thể dẫn đến sự đồng thuận trong tương lai.”
Một văn bản cuối cùng mà tất cả mọi người đều hiểu được
Điều “được hiểu rõ ràng và hiện diện giữa các cha và mẹ của Thượng hội đồng,” Tiến sĩ Ruffini tuyên bố, “là sự chú ý đến ngôn ngữ: tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta được kêu gọi soạn thảo một văn bản cuối cùng không chỉ để đệ trình lên Đức Giáo Hoàng mà còn phải dễ hiểu đối với toàn thể dân Chúa.”
Phát biểu từ kinh nghiệm của mình, Csiszàr chỉ ra tầm quan trọng của thần học trong Thượng hội đồng và trong “sự trao đổi ân sủng” giữa các truyền thống và kinh nghiệm của Tây Âu và Đông Âu.
“Luôn luôn phải ghi nhớ sensus fidei”, tìm cách “biến đổi giáo lý thành thực hành và coi trọng vai trò đồng hành và bênh vực phẩm giá con người mà Giáo hội có thể có đối với dân Chúa.”
Về vấn đề này, Cha Rush—trích dẫn Công đồng Vatican II—tái khẳng định “mặc khải là cuộc đối thoại liên tục giữa Thiên Chúa và nhân loại” và các nhà thần học “có thể giúp Giáo hội tiếp tục truyền thống sống động của mình.”
Ana Finat — quý tộc, người có sức ảnh hưởng và người cải đạo: Tin tưởng vào Chúa mang lại sự tự do to lớn
Đặng Tự Do
18:16 17/10/2024
Người có ảnh hưởng và là quý tộc người Tây Ban Nha Ana Finat, hậu duệ của Thánh Francis Borgia, vừa công bố câu chuyện cải đạo của cô, trong đó cô mô tả cách cô đã đi từ não trạng thế tục và sợ hãi Chúa đến việc giành lại tự do bằng cách tin vào lòng thương xót của Người.
Trong cuốn sách tiếng Tây Ban Nha “When I Met the God of Love: How the Love of Christ Freed Me from the Chains of the World,” nghĩa là “Khi tôi gặp gỡ Chúa tình yêu: Tình yêu của Chúa Kitô đã giải phóng tôi khỏi xiềng xích của thế gian như thế nào?” Finat chia sẻ câu chuyện về cuộc đời mình, khá khác biệt so với cuộc đời của những người phàm trần bình thường vì môi trường gia đình của cô — đặc biệt là trong thời thơ ấu — nhưng đồng thời, cũng rất giống nhau về tính thế tục và sự xa lánh đức tin giống như phần lớn những người cùng thế hệ với cô.
“Khi lớn lên, tôi đã xa lánh Chúa, vì điều đó làm tôi khó chịu và vì tôi nổi loạn,” cô thừa nhận trong một cuộc trò chuyện với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA. Trong thời gian đó, cô đã sống giống như rất nhiều người trẻ cùng thế hệ với mình: “Tôi đã hút điếu thuốc đầu tiên, tôi đã trải nghiệm điếu cần sa đầu tiên, chúng tôi đã đi uống rượu rất nhiều, và tôi đã dành nhiều thời gian trên đường phố để trốn học hơn là ở trường,” cô giải thích trong cuốn sách.
Cô cũng không sống trong sạch, điều này khiến cô bất ngờ mang thai ở tuổi 20. Ngoài ra, sau này cô sử dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản trái ngược với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo.
May mắn thay, cô ấy đã không khuất phục trước sự cám dỗ phá thai: “Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc phá thai. Việc mang thai khiến tôi lo lắng; tôi biết rõ rằng điều đó sẽ không dễ dàng, bởi vì mối quan hệ của cô ấy với người bạn trai khi đó không tốt, nhưng tôi rất phấn khích về sự sống sắp đến. Ngay từ đầu, tôi đã chào đón đứa trẻ với sự nhiệt tình lớn lao. Đối với tôi, đó là một món quà, bởi vì tôi biết điều gì sẽ đến với mình, ngay từ đầu, bởi vì tôi cũng rất non nớt”, cô giải thích.
'Điều duy nhất khiến bạn dừng lại, vì nó thực sự lấp đầy bạn, là Chúa Kitô'
Mọi chuyện diễn ra như vậy cho đến khi Finat tham dự Hội thảo Cuộc sống trong Thánh thần, một cuộc tĩnh tâm đầy sức lôi cuốn do Tổng giáo phận Toledo ở Tây Ban Nha tổ chức, sau đó cô đã trao mạng xã hội của mình cho Chúa (hiện cô có hơn 30.000 người theo dõi trên Instagram). Trong cuốn sách, cô nói rằng, sau trải nghiệm đó, “Cuối cùng tôi đã được tự do”.
Finat giải thích rằng, sau cuộc gặp gỡ với Chúa Thánh Thần, cô hiểu rằng “việc từ bỏ mọi lo lắng, mọi phiền muộn và tin tưởng vào Chúa mang lại sự tự do vô biên. Biết rằng có một người vĩ đại hơn, người đang chăm sóc bạn, người yêu bạn như một người cha, như người cha tốt nhất, người không tách mình ra khỏi bạn. Hãy từ bỏ chính mình cho Chúa Thánh Thần, rằng Chúa Thánh Thần dẫn dắt bạn… tất cả những điều đó mang lại rất nhiều sự tự do.”
Người có sức ảnh hưởng cũng cảm thấy được giải thoát khỏi cách cô ấy nhìn nhận bản thân: “Tôi hoàn toàn đắm chìm trong thế giới ngày nay, trong phương tiện truyền thông xã hội, với sự phù phiếm, ích kỷ của nó,” và, tách biệt khỏi Chúa, cô ấy nhận ra rằng “Tôi đã làm bất cứ điều gì tôi muốn. Tôi không quan tâm. Tôi chỉ nghĩ đến bản thân mình. Trước tiên là tôi và sau đó là mọi thứ khác.”
Tuy nhiên, lối sống thế tục này không đáp ứng được những khát vọng sâu sắc nhất của cô: “Bạn nghĩ rằng nó đã đáp ứng được bạn, nhưng rồi bạn nhận ra rằng không phải vậy. Cuối cùng, điều duy nhất khiến bạn dừng lại, vì nó thực sự đáp ứng được bạn, là Chúa Kitô,” cô chia sẻ.
Viết câu chuyện cải đạo của mình “rất đáng sợ”, cô thừa nhận, đặc biệt là vì những hàm ý đối với chồng và các con gái của cô và vì không dễ để “kể lại mọi chuyện một cách tế nhị, mà không có thái độ bệnh hoạn”. May mắn thay, sau khi nhận được lời đề nghị từ nhà xuất bản, Finat cũng đã trông cậy vào sự hỗ trợ của Cha Santiago Arellano, một linh mục của Tổng giáo phận Toledo, người là cha hướng dẫn tinh thần của cô.
Cũng không dễ để thay đổi cuộc sống của cô ấy, vì những người thân thiết nhất với cô ấy “hoàn toàn không hiểu gì cả” và kết quả là “có rất nhiều xung đột”. Tuy nhiên, theo thời gian, mọi thứ đã thay đổi: “Khi họ thấy rằng mọi thứ bạn đang trải qua đều khiến bạn trở nên tốt hơn với họ, yêu họ nhiều hơn, làm tốt hơn cho họ, sống nhiều hơn vì họ, và sự thay đổi đó là tốt, thì thật vô lý khi họ đấu tranh, vì tất cả đều vì lợi ích của chính họ. Bây giờ, tất cả họ đều vui mừng”, cô chia sẻ với một nụ cười.
Cũng rất khó để thay đổi hướng đi của phương tiện truyền thông xã hội của cô ấy, vì cô ấy nghĩ rằng nếu cô ấy bắt đầu nói về Chúa chứ không phải về các sự kiện cô ấy được mời đến hoặc về một số thương hiệu quần áo và mỹ phẩm, cô ấy sẽ mất người theo dõi. Vì vậy, cô ấy đã cân nhắc việc rời khỏi Instagram.
Tuy nhiên, sau khi trao mạng xã hội của mình cho Chúa, cô quyết định tiếp tục bất chấp những cuộc tấn công mà cô nhận được, “đặc biệt là khi tôi đăng những thứ về phá thai. Mọi người thực sự tức giận ở đó”, hoặc khi cô nói về an tử. Cô cũng đã nhận được sự ủng hộ, đến mức “Tôi đã tiếp tục tăng số lượng người theo dõi một cách kỳ diệu”, Finat vui vẻ bình luận.
'Chúng ta có những cuộc đấu tranh giống nhau' như Thánh Phanxicô Borgia và Thánh Teresa thành Ávila
Từ khi còn nhỏ, Finat đã nghe những câu chuyện ở nhà về mối quan hệ gia đình của cô với Thánh Phanxicô Borgia, Thánh Teresa thành Ávila và Thánh Louis Gonzaga. Đặc biệt là với Borgia, người là bề trên tổng quyền của Dòng Tên và người con trai cả của ông, Juan, là bá tước đầu tiên của Mayalde, một danh hiệu do cha mẹ của Ana nắm giữ.
Sau khi cải đạo, Ana đào sâu vào câu chuyện của họ và giải thích rằng “ngay cả trong một thời đại khác, họ cũng phải đấu tranh như tôi”. Đặc biệt, cô tin rằng Thánh Teresa sẽ bị thu hút bởi “những cuộc trò chuyện và sự phù phiếm với giới thượng lưu ở Ávila” và Thánh Francis Borgia sẽ bị cám dỗ bởi “quyền lực của thế giới”. Không phải vô cớ mà ông là phó vương xứ Catalonia phục vụ cho Hoàng đế Carlos I của Tây Ban Nha.
Cuối cùng, Finat cho biết cô cảm thấy “siêu đồng nhất với họ” và cô tự khen ngợi mình với những vị thánh này theo một cách đặc biệt. Đồng thời, điều đó cũng là một thách thức đối với cô: “Có những tổ tiên như vậy trong gia đình đặt ra tiêu chuẩn rất cao. Một mặt, bạn cảm thấy kinh khủng, nhỏ bé, bé nhỏ… Nhưng mặt khác, nó cũng khơi dậy mong muốn bắt chước họ”.
Kể từ khi cải đạo, Finat, cùng với chị gái Casilda, đã tham gia vào hai hoạt động tông đồ rất cụ thể tại Tổng giáo phận Toledo: Pueblo de Alabanza (Những người ngợi khen), nơi thúc đẩy việc cầu nguyện ngợi khen cùng với các Hội thảo Cuộc sống trong Thánh linh, và Gia đình Anawim, nơi tìm cách phục vụ những người có nhu cầu.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình Ảnh Mùa lễ Tạ Ơn tại Canada, giáo xứ Thánh vinh Sơn Liêm
Lm JB Nguyễn Đức Vượng o.p
02:48 17/10/2024
Hình Ảnh Mùa lễ Tạ Ơn tại Canada, giáo xứ Thánh vinh Sơn Liêm, cùng ra viếng đất thánh, tham dự thánh lễ và bữa cơm gia đình
Photos:
Photos:
Kính Đức Bà Mân Côi_Gx Lý Nhân Tgp Hà Nội
Giáo Xứ Lý Nhân
06:30 17/10/2024
GIÁO XỨ LÝ NHÂN TGP. HA NỘI SÙNG KÍNH ĐỨC BÀ MÂN CÔI 13/10
Xem hình
Kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima ngày 13/10/1917. Dưới sự hướng dẫn của Cha xứ An-tôn Nguyễn Văn Độ. Cộng đoàn dân Chúa tại giáo xứ Lý Nhân Tgp. Hà Noi đã cùng nhau làm việc sùng kính Đức Mẹ, lần hạt Mân Côi, đọc Kinh Cầu Đức Bà, Kinh Thánh Giuse, Chầu Thánh Thể, và rước Đức Mẹ Fatima tại nhà thờ giáo xứ Lý Nhân, tại họ Phú Cốc và họ Duyên Hà từ thứ Bẩy 12/10 đến Chúa nhật 13/10/2024.
Chúng ta biết, ngày 13 tháng 5 năm 2017, Đức Mẹ đã hiện ra tại Fatima, nước Bồ Đào Nha với 3 em nhỏ Lucia (10 tuổi), Jacinta (9 tuổi), và Francisco (7 tuổi) khi các em đang chăn cừu trên đồi.
Sứ điệp chính yếu mà 3 em nhỏ đã nhận được mỗi khi diện kiến sự hiển hiện của Đức Mẹ là: Hãy ăn năn sám hối và cầu nguyện luôn.
Ngày 13/5/1917 là ngày 3 em được Đức Mẹ hiện đến lần đầu tiên. Tiếp sau đó có 5 lần nữa Đức Mẹ hiện ra với các em vào mỗi ngày 13 trong tháng.
Ngày 13/6/1917 Đức Mẹ cho biết sẽ đưa Jacinta và Francisco về Thiên Đàng sớm, còn Lucia sẽ ở lại thế gian để loan truyền về “Trái tim vô nhiễm nguyên tội” của Mẹ.
Ngày 13/7/1917 Đức Mẹ đã trao cho các em 3 bí mật. Hai trong ba bí mật đó đã được công khai vào năm 1941 liên quan đến thị kiến về Hỏa ngục và việc kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II. Bí mật thứ 3 được các em viết lại và gửi về Tòa thánh. Năm 2000, bí mật thứ ba này đã được Tòa thánh công bố và giải thích liên quan đến việc ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II năm 1981.
Ngày 19/8/1917 Đức Mẹ cho biết sẽ có phép lạ cả thể vào ngày 13/10/1917 và việc xây một nhà nguyện tại nơi đây.
Ngày 13/9/1917 Đức Mẹ tiếp tục mời gọi các em hãy cầu nguyện bằng Chuỗi Mân Côi cho nhân loại sớm kết thúc chiến tranh.
Ngày 13/10/1917 Đức Mẹ hiện ra với các em lần cuối và hàng chục ngàn người hiện diện tại đây đã chứng kiến phép lạ “Mặt trời nhảy múa”. Đức Mẹ xưng mình là Đức Bà Mân Côi và khuyên mọi người : Hãy tiếp ăn năn sám hối, năng ngắm Phép Mân Côi. Đức Mẹ cũng loan báo thế chiến thứ nhất sẽ sớm chấm dứt và yêu cầu những kẻ có tội hãy mau hồi tâm.
Sau Thánh lễ, Cha xứ trao tượng Đức Mẹ Fatima cho gia đình rước về khởi sự việc đọc kinh liên gia trong toàn giáo xứ.
Lạy Đức Mẹ Fatima, xin cầu cho chúng con.
Xem hình
Kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima ngày 13/10/1917. Dưới sự hướng dẫn của Cha xứ An-tôn Nguyễn Văn Độ. Cộng đoàn dân Chúa tại giáo xứ Lý Nhân Tgp. Hà Noi đã cùng nhau làm việc sùng kính Đức Mẹ, lần hạt Mân Côi, đọc Kinh Cầu Đức Bà, Kinh Thánh Giuse, Chầu Thánh Thể, và rước Đức Mẹ Fatima tại nhà thờ giáo xứ Lý Nhân, tại họ Phú Cốc và họ Duyên Hà từ thứ Bẩy 12/10 đến Chúa nhật 13/10/2024.
Chúng ta biết, ngày 13 tháng 5 năm 2017, Đức Mẹ đã hiện ra tại Fatima, nước Bồ Đào Nha với 3 em nhỏ Lucia (10 tuổi), Jacinta (9 tuổi), và Francisco (7 tuổi) khi các em đang chăn cừu trên đồi.
Sứ điệp chính yếu mà 3 em nhỏ đã nhận được mỗi khi diện kiến sự hiển hiện của Đức Mẹ là: Hãy ăn năn sám hối và cầu nguyện luôn.
Ngày 13/5/1917 là ngày 3 em được Đức Mẹ hiện đến lần đầu tiên. Tiếp sau đó có 5 lần nữa Đức Mẹ hiện ra với các em vào mỗi ngày 13 trong tháng.
Ngày 13/6/1917 Đức Mẹ cho biết sẽ đưa Jacinta và Francisco về Thiên Đàng sớm, còn Lucia sẽ ở lại thế gian để loan truyền về “Trái tim vô nhiễm nguyên tội” của Mẹ.
Ngày 13/7/1917 Đức Mẹ đã trao cho các em 3 bí mật. Hai trong ba bí mật đó đã được công khai vào năm 1941 liên quan đến thị kiến về Hỏa ngục và việc kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II. Bí mật thứ 3 được các em viết lại và gửi về Tòa thánh. Năm 2000, bí mật thứ ba này đã được Tòa thánh công bố và giải thích liên quan đến việc ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II năm 1981.
Ngày 19/8/1917 Đức Mẹ cho biết sẽ có phép lạ cả thể vào ngày 13/10/1917 và việc xây một nhà nguyện tại nơi đây.
Ngày 13/9/1917 Đức Mẹ tiếp tục mời gọi các em hãy cầu nguyện bằng Chuỗi Mân Côi cho nhân loại sớm kết thúc chiến tranh.
Ngày 13/10/1917 Đức Mẹ hiện ra với các em lần cuối và hàng chục ngàn người hiện diện tại đây đã chứng kiến phép lạ “Mặt trời nhảy múa”. Đức Mẹ xưng mình là Đức Bà Mân Côi và khuyên mọi người : Hãy tiếp ăn năn sám hối, năng ngắm Phép Mân Côi. Đức Mẹ cũng loan báo thế chiến thứ nhất sẽ sớm chấm dứt và yêu cầu những kẻ có tội hãy mau hồi tâm.
Sau Thánh lễ, Cha xứ trao tượng Đức Mẹ Fatima cho gia đình rước về khởi sự việc đọc kinh liên gia trong toàn giáo xứ.
Lạy Đức Mẹ Fatima, xin cầu cho chúng con.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Nữ vương hoà bình Medjugorie
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
02:58 17/10/2024
Hình ảnh Nữ vương hoà bình Medjugorie (Mễ Du)
Ngoài thánh địa Đức Mẹ Lourdes bên nước Pháp,và thánh địa Đức Mẹ Fatima bên Portugal, còn có nơi hành hương Đức Mẹ Medjugorie đã được Giáo Hội Công Giáo chính thức công nhận hôm 19.09.2024 : Nữ vương hòa bình!
Về địa lý Medjugorie một làng quê nhỏ nằm ở nước Bosnia Herzegovina. Nhưng từ 1981 trở thành nổi tiếng là trung tâm hành hương quốc tế Đức Mẹ Medjugorie.
Trong lịch sử Giáo Hội Đức Mẹ đã hiện ra nhiều nơi trên thế giới. Nơi nào Mẹ cũng chỉ đặt chân đến một thời gian thật ngắn ngủi. Nhưng lần này Mẹ đến Mễdu không như đến các linh địa khác. Ở Mễdu, Mẹ đã hiện ra cả hàng chục ngàn lần. Việc hiện ra xảy ra hằng ngày, hằng tuần, hầng tháng ròng rã từ 1981 và cho tới bây giờ cũng vẫn còn đang tiếp diễn.
Cũng như những lần hiện ra Fatima, Lộ Đức, Đức Mẹ hiện ra ở Mễdu cũng vẫn kêu gọi nhân loại hoán cải đời sống, trở về với Thiên Chúa, là điều kiện để thế giới có được hòa bình. Mễdu là chương trình hòa bình nối tiếp con đường Fatima bao năm trước. Theo tường thuật kể lại, ngay những ngày đầu hiện ra ở Mễdu, trên bầu trời xuất hiện một chữ “MIR” (tiếng Croatia) có nghĩa “HÒA BÌNH”, chữ này được viết bằng ánh sáng trên núi Krizevac. Trên ngọn núi này, giáo xứ Mễdu xây một cây Thánh Giá rất lớn.
Về sứ điệp hòa bình, Đức Mẹ nói: “Các con yêu dấu! Bữa nay như chưa bao giờ, Mẹ kêu gọi các con cầu nguyện cho hòa bình, hòa bình trong trái tim các con, trong gia đình các con và hòa bình trên toàn thế giới, bởi Satan muốn chiến tranh, nó không muốn hòa bình, nó muốn hủy diệt tất cả những gì tốt lành trên trái đất này. Bởi vậy, hỡi các con nhỏ! Cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện. Mẹ cám ơn các con đã hưởng ứng lời kêu gọi của Mẹ.”
Mễdu là một ngôi làng nhỏ bé nằm giữa vùng đồi núi miền Tây nước Bosnia Herzigovina (Nam Tư cũ). Ngày 24.06.1981, tức ngày Lễ Thánh Gioan Tẩy giả, Đức Mẹ đã hiện ra trên ngọn đồi Podbrdo (Pônđô) với sáu thanh thiếu niên nam nữ thuộc giáo xứ Thánh Giacôbê. Tên của 6 thị nhân vào lớp lứa tuổi thanh thiếu niên năm 1981:
1. Ivanka Ivankovic, 16 tuổi 2. Mirjana Dragicevic, 16 tuổi 3. Vicka Ivankovic, 17 tuổi
4. Ivan Dragicevic, 16 tuổi, 5. Marija Pavlovic, 16 tuổi và. Jacov Colo, 10 tuổi
Từ năm 1981 tới bây giờ, Đức Mẹ tới với họ để dạy dỗ, bảo ban, huấn luyện họ trở thành những công cụ đắc lực của Mẹ, và để rao truyền những sứ điệp của Mẹ cho thế giới. Sáu người, mỗi người đều có một sứ mạng riêng của mình. Ivanka được trao sứ mạng cầu nguyện cho các gia đình; Mirjana, cầu nguyện cho những người không biết đến tình yêu Thiên Chúa; Vicka cầu nguyện cho các bệnh nhân; Ivan, cầu cho các linh mục. Họ đã trở thành những nhân vật tên tuổi trên thế giới, nhất là trong lịch sử Giáo Hội, dù rằng trước đó chẳng một ai biết đến họ. Không có ai trong họ đi vào sống trong tu viện nhà Dòng, như trường hợp của Thánh Benadette bên Lourdes, của Sơ Lucia bên Fatima. Họ tất cả sống đời sống lập gia đình có con cái.
Ngôi thánh đường Giacôbê, nơi là trung tâm hành hương Mễdu, thuộc xứ đạo này được cất lên năm 1969, rất đẹp, nằm giữa những cánh đồng thuốc lá và những vườn nho. Đối diện với thánh đường, cách chừng một cây số là ngọn núi Krizevac (Núi Thánh Giá). Ngôi thánh đường này trở thành trung tâm của thánh địa Đức Mẹ Mễ Du. Khu sân phía sau thánh đường rộng lớn cho cả hàng ngàn người tham dự thánh lễ đồng tế có hàng chục linh mục mỗi buổi chiều, cùng giờ chầu Thánh Thể ba lần trong tuần. Hai bên thánh đường có nhiều tòa giải tội bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau.
Theo lời đức cha Palic của giáo phận Mostar, thánh đường Thánh Giacobê ở Medjugorie vẫn là một thánh đường xứ đạo thuộc giáo phận Mostar. Dù Medjugorie đã được Giáo Hội chính thức công nhận là địa điểm hành hương sùng kính Đức Mẹ Nữ vương hoà bình, nhưng vẫn chưa được nâng lên hàng thánh địa.
Đức Hồng Y Victor Manuel Fernandez, Bộ trưởng bộ Giáo lý đức tin, cắt nghĩa thêm vào: Giáo Hội vừa công nhận chính thức cung cách lòng sùng kính Đức Mẹ ở nơi hành hương Medjugorie Nữ vương Hòa bình, và không nói đến những phép lạ Đức Mẹ đã hiện ra theo cách siêu nhiên. Nhưng cũng đang được khảo cứu tìm hiểu, để có thể một ngày nào đó có quyết định công nhận của Giáo hội nữa.
Xưng tụng Đức Mẹ Maria là nữ vương hòa bình, như nơi kinh cầu Đức Mẹ có câu ca tụng khấn cầu: Nữ vương ban sự bằng an! Hình ảnh, như kinh thánh thuật lại, Đức Mẹ Maria là người mẹ đã hạ sinh, nuôi dưỡng Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng là vua hòa bình từ trời cao mang ánh sáng tình yêu xuống cho trần gian
Nơi tiệc cưới Cana Đức Mẹ Maria chỉ là khách được mời tham dự, nhưng đã nhìn thấy sự khốn khó của đôi hôn nhân. Vì giữa tiệc cưới ngày vui mừng của họ bỗng cạn hết rượu đãi khách. Và Đức Mẹ đã âm thầm can thiệp, nói với Chúa Giêsu cứu giúp họ trong cơn khốn khó lúng túng bối rối lúc này. Như thế Đức Mẹ Maria khác nào là nữ trạng sư bầu cử cho con người trong cảnh khốn cùng, để có được bằng an.
Kinh thánh thuật lại Đức Mẹ Maria trong suốt cuộc đời mình hằng cùng đồng hành theo dõi đời sống Chúa Giêsu Kitô con mình từ lúc thụ thai, sinh con, nuôi dưỡng giáo dục con, và rồi cả trong những bước đường Chúa Giêsu ra đi truyền giáo rao giảng nước tình yêu Thiên Chúa trong đất nước Do Thái, sau cùng đứng dưới chân thập gía nhìn Chúa Giêsu, vị vua hòa bình, chết tức tưởi khổ nhục trên thập gía. Với Đức Mẹ tình yêu sự hòa bình mạnh hơn sự chết.
Và trong ngày lễ Ngũ Tuần, theo tập tục phụng vụ Do Thái, Đức Mẹ Maria cùng với các Tông đồ Chúa Giesu cầu nguyện, chờ đợi đón nhận Đức Chúa Thánh Thần, thần khí của Thiên Chúa, nguồn sự hiệp nhất và hòa bình xuống trên trần gian, trên Giáo Hội.
Theo đức tin Đức Mẹ Maria đã luôn gắn bó chặt chẽ với Chúa Giesu Kitô trong suốt đời sống mình. Và như thế Đức Mẹ Maria trở thành sứ gỉa cùng là nhịp đầu cây cầu hòa bình.
Hằng năm có khoảng hơn kém một triệu người khắp nơi trên thế giới hành hương về Mễ Du kính viếng Đức Mẹ nữ vương hòa bình. Cũng hằng năm vào tháng Tám hàng chúc ngàn bạn trẻ kéo về hành hương Đức Mẹ nơi đây, tổ chức lễ hội giới trẻ sống cầu nguyện theo tinh thần nữ vương hòa bình tiếp nhận ơn thống hối cải thiện đời sống, cầu xin ơn bình an cho bản thân và cho thế giới.
“ Khi Đức Mẹ kêu gọi: Hãy sám hối, hãy hy sinh, hãy đền tội, hãy cầu nguyện kinh Mân Côi để tránh thảm họa, tôi hiểu tình hình là hết sức nghiêm trọng. Xem ra nơi chính chúng ta, chính đức tin cũng đang cần được cứu độ.” ( Cố Giám mục GB. Bùi Tuần)
Tháng Mân côi kính Đức Mẹ Maria
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ngoài thánh địa Đức Mẹ Lourdes bên nước Pháp,và thánh địa Đức Mẹ Fatima bên Portugal, còn có nơi hành hương Đức Mẹ Medjugorie đã được Giáo Hội Công Giáo chính thức công nhận hôm 19.09.2024 : Nữ vương hòa bình!
Về địa lý Medjugorie một làng quê nhỏ nằm ở nước Bosnia Herzegovina. Nhưng từ 1981 trở thành nổi tiếng là trung tâm hành hương quốc tế Đức Mẹ Medjugorie.
Trong lịch sử Giáo Hội Đức Mẹ đã hiện ra nhiều nơi trên thế giới. Nơi nào Mẹ cũng chỉ đặt chân đến một thời gian thật ngắn ngủi. Nhưng lần này Mẹ đến Mễdu không như đến các linh địa khác. Ở Mễdu, Mẹ đã hiện ra cả hàng chục ngàn lần. Việc hiện ra xảy ra hằng ngày, hằng tuần, hầng tháng ròng rã từ 1981 và cho tới bây giờ cũng vẫn còn đang tiếp diễn.
Cũng như những lần hiện ra Fatima, Lộ Đức, Đức Mẹ hiện ra ở Mễdu cũng vẫn kêu gọi nhân loại hoán cải đời sống, trở về với Thiên Chúa, là điều kiện để thế giới có được hòa bình. Mễdu là chương trình hòa bình nối tiếp con đường Fatima bao năm trước. Theo tường thuật kể lại, ngay những ngày đầu hiện ra ở Mễdu, trên bầu trời xuất hiện một chữ “MIR” (tiếng Croatia) có nghĩa “HÒA BÌNH”, chữ này được viết bằng ánh sáng trên núi Krizevac. Trên ngọn núi này, giáo xứ Mễdu xây một cây Thánh Giá rất lớn.
Về sứ điệp hòa bình, Đức Mẹ nói: “Các con yêu dấu! Bữa nay như chưa bao giờ, Mẹ kêu gọi các con cầu nguyện cho hòa bình, hòa bình trong trái tim các con, trong gia đình các con và hòa bình trên toàn thế giới, bởi Satan muốn chiến tranh, nó không muốn hòa bình, nó muốn hủy diệt tất cả những gì tốt lành trên trái đất này. Bởi vậy, hỡi các con nhỏ! Cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện. Mẹ cám ơn các con đã hưởng ứng lời kêu gọi của Mẹ.”
Mễdu là một ngôi làng nhỏ bé nằm giữa vùng đồi núi miền Tây nước Bosnia Herzigovina (Nam Tư cũ). Ngày 24.06.1981, tức ngày Lễ Thánh Gioan Tẩy giả, Đức Mẹ đã hiện ra trên ngọn đồi Podbrdo (Pônđô) với sáu thanh thiếu niên nam nữ thuộc giáo xứ Thánh Giacôbê. Tên của 6 thị nhân vào lớp lứa tuổi thanh thiếu niên năm 1981:
1. Ivanka Ivankovic, 16 tuổi 2. Mirjana Dragicevic, 16 tuổi 3. Vicka Ivankovic, 17 tuổi
4. Ivan Dragicevic, 16 tuổi, 5. Marija Pavlovic, 16 tuổi và. Jacov Colo, 10 tuổi
Từ năm 1981 tới bây giờ, Đức Mẹ tới với họ để dạy dỗ, bảo ban, huấn luyện họ trở thành những công cụ đắc lực của Mẹ, và để rao truyền những sứ điệp của Mẹ cho thế giới. Sáu người, mỗi người đều có một sứ mạng riêng của mình. Ivanka được trao sứ mạng cầu nguyện cho các gia đình; Mirjana, cầu nguyện cho những người không biết đến tình yêu Thiên Chúa; Vicka cầu nguyện cho các bệnh nhân; Ivan, cầu cho các linh mục. Họ đã trở thành những nhân vật tên tuổi trên thế giới, nhất là trong lịch sử Giáo Hội, dù rằng trước đó chẳng một ai biết đến họ. Không có ai trong họ đi vào sống trong tu viện nhà Dòng, như trường hợp của Thánh Benadette bên Lourdes, của Sơ Lucia bên Fatima. Họ tất cả sống đời sống lập gia đình có con cái.
Ngôi thánh đường Giacôbê, nơi là trung tâm hành hương Mễdu, thuộc xứ đạo này được cất lên năm 1969, rất đẹp, nằm giữa những cánh đồng thuốc lá và những vườn nho. Đối diện với thánh đường, cách chừng một cây số là ngọn núi Krizevac (Núi Thánh Giá). Ngôi thánh đường này trở thành trung tâm của thánh địa Đức Mẹ Mễ Du. Khu sân phía sau thánh đường rộng lớn cho cả hàng ngàn người tham dự thánh lễ đồng tế có hàng chục linh mục mỗi buổi chiều, cùng giờ chầu Thánh Thể ba lần trong tuần. Hai bên thánh đường có nhiều tòa giải tội bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau.
Theo lời đức cha Palic của giáo phận Mostar, thánh đường Thánh Giacobê ở Medjugorie vẫn là một thánh đường xứ đạo thuộc giáo phận Mostar. Dù Medjugorie đã được Giáo Hội chính thức công nhận là địa điểm hành hương sùng kính Đức Mẹ Nữ vương hoà bình, nhưng vẫn chưa được nâng lên hàng thánh địa.
Đức Hồng Y Victor Manuel Fernandez, Bộ trưởng bộ Giáo lý đức tin, cắt nghĩa thêm vào: Giáo Hội vừa công nhận chính thức cung cách lòng sùng kính Đức Mẹ ở nơi hành hương Medjugorie Nữ vương Hòa bình, và không nói đến những phép lạ Đức Mẹ đã hiện ra theo cách siêu nhiên. Nhưng cũng đang được khảo cứu tìm hiểu, để có thể một ngày nào đó có quyết định công nhận của Giáo hội nữa.
Xưng tụng Đức Mẹ Maria là nữ vương hòa bình, như nơi kinh cầu Đức Mẹ có câu ca tụng khấn cầu: Nữ vương ban sự bằng an! Hình ảnh, như kinh thánh thuật lại, Đức Mẹ Maria là người mẹ đã hạ sinh, nuôi dưỡng Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng là vua hòa bình từ trời cao mang ánh sáng tình yêu xuống cho trần gian
Nơi tiệc cưới Cana Đức Mẹ Maria chỉ là khách được mời tham dự, nhưng đã nhìn thấy sự khốn khó của đôi hôn nhân. Vì giữa tiệc cưới ngày vui mừng của họ bỗng cạn hết rượu đãi khách. Và Đức Mẹ đã âm thầm can thiệp, nói với Chúa Giêsu cứu giúp họ trong cơn khốn khó lúng túng bối rối lúc này. Như thế Đức Mẹ Maria khác nào là nữ trạng sư bầu cử cho con người trong cảnh khốn cùng, để có được bằng an.
Kinh thánh thuật lại Đức Mẹ Maria trong suốt cuộc đời mình hằng cùng đồng hành theo dõi đời sống Chúa Giêsu Kitô con mình từ lúc thụ thai, sinh con, nuôi dưỡng giáo dục con, và rồi cả trong những bước đường Chúa Giêsu ra đi truyền giáo rao giảng nước tình yêu Thiên Chúa trong đất nước Do Thái, sau cùng đứng dưới chân thập gía nhìn Chúa Giêsu, vị vua hòa bình, chết tức tưởi khổ nhục trên thập gía. Với Đức Mẹ tình yêu sự hòa bình mạnh hơn sự chết.
Và trong ngày lễ Ngũ Tuần, theo tập tục phụng vụ Do Thái, Đức Mẹ Maria cùng với các Tông đồ Chúa Giesu cầu nguyện, chờ đợi đón nhận Đức Chúa Thánh Thần, thần khí của Thiên Chúa, nguồn sự hiệp nhất và hòa bình xuống trên trần gian, trên Giáo Hội.
Theo đức tin Đức Mẹ Maria đã luôn gắn bó chặt chẽ với Chúa Giesu Kitô trong suốt đời sống mình. Và như thế Đức Mẹ Maria trở thành sứ gỉa cùng là nhịp đầu cây cầu hòa bình.
Hằng năm có khoảng hơn kém một triệu người khắp nơi trên thế giới hành hương về Mễ Du kính viếng Đức Mẹ nữ vương hòa bình. Cũng hằng năm vào tháng Tám hàng chúc ngàn bạn trẻ kéo về hành hương Đức Mẹ nơi đây, tổ chức lễ hội giới trẻ sống cầu nguyện theo tinh thần nữ vương hòa bình tiếp nhận ơn thống hối cải thiện đời sống, cầu xin ơn bình an cho bản thân và cho thế giới.
“ Khi Đức Mẹ kêu gọi: Hãy sám hối, hãy hy sinh, hãy đền tội, hãy cầu nguyện kinh Mân Côi để tránh thảm họa, tôi hiểu tình hình là hết sức nghiêm trọng. Xem ra nơi chính chúng ta, chính đức tin cũng đang cần được cứu độ.” ( Cố Giám mục GB. Bùi Tuần)
Tháng Mân côi kính Đức Mẹ Maria
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Mạn bàn về truyền giáo tại Việt Nam
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
05:28 17/10/2024
MẠN BÀN VIỆC TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM
Một hiện thực của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: Giữ đạo thì xem ra khá kỷ, khá nghiêm, còn truyền giáo thì hình như bị xem nhẹ nếu không muốn nói là xao nhãng không chỉ ở một vài nơi mà có thể là tại nhiều giáo phận. Kết thúc năm thánh truyền giáo 2004, văn phòng Thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã từng làm bản thống kê về các hoạt động truyền giáo và con số người tòng giáo trên toàn quốc và đã kết luận: “Qua những số liệu trên chúng con thấy rằng kết quả của Năm Thánh Truyền giáo vừa qua còn hạn chế, chưa gây được ý thức truyền giáo cho nhiều người, số người theo đạo còn thấp, số người lớn được rửa tội năm vừa qua chưa được 30.000 người, những hoạt động xã hội còn ít…(Hiệp Thông số 26-27- trang 118). Trong số chưa được 30.000 người trên thử hỏi có được bao nhiêu người vào Công Giáo không vì lý do hôn nhân?
Nhiều lý do để bào chữa được đưa ra nào là bà con quá gắn bó với truyền thống tổ tiên và còn hiểu lầm rằng theo Công Giáo là bỏ ông bỏ bà; nào là các tôn giáo khác chẳng hạn như Phật giáo đã bám rễ sâu trong lòng người dân; nào là một số người vì vô tri mà hiểu lầm hoặc cố tình xuyên tạc đạo Công Giáo là phản khoa học, là dính dáng với đế quốc…Những lý do được đưa ra thường mang tính khách quan, nghĩa là phía người ngoài Công Giáo. Còn các lý do về phía chủ quan tức là người Công Giáo thì có lẽ chưa được phân tích nhiều và đầy đủ.
Có người biện bạch rằng truyền giáo hiện nay chủ yếu là Phúc Âm hoá, nghĩa là làm dậy men Tin Mừng môi trường sống. Điều này hẳn không sai nhưng có lẽ chưa đủ. Khi truyền dạy các môn đệ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”(Mt 28,19-20), thì chắc chắn Chúa Kitô không chỉ muốn người ta được “dậy men Tin Mừng” mà con muốn quy tụ mọi người vào một ràn chiên, nghĩa là mọi người được vào làm con cái Thiên Chúa trong một cộng đoàn cụ thể, để sống tình huynh đệ, được hưởng nhận ân lộc thánh thiêng qua Lời Chúa và các Bí tích…Không dám mạn bàn đến những lý do thần học cao siêu, chỉ xin có một vài nhận định qua các dữ kiện thực tiễn của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.
Phải chăng các chương trình cũng như hoạt động truyền giáo chưa được quan tâm đúng mức? Xét trên bình diện các giáo phận thì có thể nói rằng ngoại trừ một vài giáo phận vùng cao, có nhiều anh chị em sắc tộc, thì vẫn có đó nhiều giáo phận chưa đặt nặng công cuộc truyền giáo, cụ thể là qua các chương trình và hành động cụ thể mang tính ưu tiên, liên tục và lâu dài. Cũng có thể là do hoàn cảnh lịch sử, do những luật lệ xã hội bất cập và còn tồn tại tính hạn chế tôn giáo (lại đổ lỗi cho khách quan), nên giáo hội Việt Nam, đặc biệt là các đấng bậc có trách nhiệm đã một thời gian khá dài chỉ loay hoay lo chuyện giữ đạo hơn là truyền đạo. Khi thời thế có vẻ “dễ thở” hơn một chút thì xứ xứ, dòng tu dòng tu, giáo phận giáo phận lại chăm chú chuyện củng cố nội bộ, xây dựng cơ sở vật chất hoặc tự bằng lòng với những cuộc “lễ lạc-rước xách” hay “hội nghị” này nọ mang tính hoành tráng bên ngoài. Những hoạt động này dẫu sao cũng đem lại chút khích lệ cho tín hữu giáo dân, nhưng hình như chỉ mang tính “lưu hành nội bộ”. Xin đừng quên rằng các hoạt động “hoành tráng” bên ngoài có khi lại trở nên nguyên cớ nảy sinh sự hiểu lầm, lòng ganh tương đố kỵ nơi anh chị em lương dân và bà con khác đạo.
Sẽ là bất cập hay thái quá và chắc chắn là không thể chính xác khi nhận định đúng sai, hợp lý hay không về chương trình của các đấng bậc hữu trách. Thế nhưng cần nhìn nhận một thực tế, đó là đang còn tồn tại cái tâm lý tự mãn chen lẫn sự tự ti nơi cả hàng mục tử lẫn đàn chiên Công Giáo Việt Nam.
Tâm lý tự mãn: Trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn mà còn giữ được các sinh hoạt tôn giáo là tốt rồi. So với thời gian trước đây, đặc biệt sau năm 1975, thì hôm nay các cơ sở thờ tự, các sơ sở tôn giáo như là nhà thờ, chủng viện, dòng tu được xây cất to lớn, hiện đại là tốt rồi. Vì nhu cầu sinh kế, tín hữu giáo dân tủa đi nhiều nơi và đã hình thành thêm nhiều giáo họ, giáo xứ mới. Con số người gia nhập các hội dòng, các chủng viện trên dưới mười năm trước đây đã tăng vọt, cho dù hiện nay như có chửng lại, nhưng xét về con số tuyệt đối thì khó có nơi nào bì, nhất là so với các nước Âu- Mỷ. Các đại hội tại nơi này hay linh địa kia vẫn diễn ra cách “hoành tráng”, cả về số lượng người tham dự lẫn quy mô tổ chức. Nhiều cuộc lễ như tấn phong giám mục, truyền chức linh mục, khấn dòng, kỷ niệm ngân khánh, kim khánh, lễ tạ ơn…vẫn diễn ra với mật độ quá dày đến nỗi nếu ta có chút vai vế hay chút liên hệ mà tham dự thì dù vắt chân lên cổ cũng không thể xuễ và dĩ nhiên là sẽ bỏ bê nhiều công việc bổn phận khác.
Mình đâu có chủ động, tình thế là vậy, chắc Chúa sẽ thông cảm. Thời giờ khít rịt, nhiều khi phải chạy sô. Được mặt này thì mất mặt kia. Việc đi đến với anh em lương dân, với bà con khác đạo có bị chễnh mảng đôi chút thì chịu vậy. Ai lại không muốn chu toàn nghĩa vụ truyền giáo, nhưng lực bất tòng tâm! Và biết đâu những việc mình đang làm cũng là truyền giáo rồi vậy? Thiếu vắng hồn tông đồ thì khi hoàn cảnh đổi thay như trường hợp dịch bệnh đang xảy ra thì đa số đều co cụm trong sự thụ động trên mức bình thường.
Mặc cảm tự ti: Trong khi bà con tín hữu giáo dân hồ hởi, có khi là hãnh diện qua các lễ hội “trong khuôn viên cơ sở thờ tự”, trong khi các mục tử lại tự hài lòng về những tổ chức “đình đám và cả hoành tráng” dịp này dịp kia…thì vẫn còn đó tâm lý tự ti nơi các thành phần dân Chúa khi ra ngoài xã hội. Cụ thể như sau:
Các em học sinh, sinh viên Công Giáo chưa mạnh dạn tỏ bày căn tính Công Giáo của mình nơi môi trường học đường. Các công viên chức thì sao đây? Đã từng thử làm thống kê với khoảng trên hai trăm thầy cô giáo, thì biết được sự thật này: Còn đó một thiểu số quý thầy cô giáo ngần ngại tỏ lộ căn tính Công Giáo của mình nơi môi trường học đường. Những vị trong ngành giáo dục với mặt bằng tri thức không kém chút nào, với chức năng và công việc cao quý và đáng trân trọng mà vẫn còn tồn tại biểu hiện mặc cảm tự ti thì những người ở các ngành, các lãnh vực khác chắc sẽ không khá hơn bao nhiêu.
Một hình thức “tốt đời –đẹp đạo”: Đã là con dân đất Việt thì không xa lạ gì cụm từ “tốt đời – đẹp đạo”. Đây là cụm từ mà chính quyền Việt Nam đã không ngừng tuyên truyền và chắc chắn có hậu ý đằng sau. Một khi đã không còn tính thuyết phục và hữu hiệu với chủ trương và chính sách xem “tôn giáo là thuốc phiện”, vì hai từ thưốc phiện dễ gây phản cảm, thì người ta muốn biến niềm tin tôn giáo, đúng hơn là các sinh hoạt tôn giáo trở thành một mảng văn hoá nghệ thuật, cho dù có thể ở cấp độ cao hơn chút nào đó. Người ta muốn biến sinh hoạt tôn giáo thành một hình thức lễ hội hay một nghệ thuật giải trí, giải tâm mang tính phụ thêm cho các sinh hoạt khác của cuộc nhân sinh cũng như thể thao, hội hoạ, điện ảnh… Như thế niềm tin tôn giáo của người dân sẽ bị giới hạn nơi các sinh hoạt tôn giáo và rồi sẽ ít có liên hệ đến cuộc sống đời thường.
Đời sống đạo của Kitô hữu Việt Nam vì thế cũng dường như bị giới hạn nơi các hình thức “kinh, lễ, rước xách”. Khi trở về với đời thường, người ta sao thì tôi vậy. Lắm khi người ta làm bậy, tôi làm thinh mà có khi cũng làm theo. Cuộc sống vì thế như bị tách hai phần, phần đời và phần đạo khá rõ rệt và ít có liên hệ đến nhau. Cái phần đạo dường như ít mang tính nhu cầu nghĩa là cần thiết liên lĩ cho cuôc sống, ngoại trừ những khi gặp nghịch cảnh hay tai ương hoạn nạn. Niềm tin tôn giáo, qua các sinh hoạt bên ngoài như trên đã trở thành một phần phụ thêm cho người có tín ngưỡng và vì thế nó mang tính vị kỷ. Và khi tính vị kỷ chen vào thì nhu cầu chia sẻ, yêu cầu truyền giáo sẽ ít đi, vì các hình thức lễ lạc, hội hè, rước xách như đã đáp ứng nhu cầu vị kỷ ấy.
Dấn thân vì một nền hoà bình trong công lý và sự thật: Một trong vài Uỷ Ban thuộc Hội Đồng Giám Mục xem ra rất khiêm tốn về quy mô hoạt động cũng như các chương trình cụ thể, chưa kể là những cuộc hội họp báo cáo hay tổng kết...đó là Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình. Men, muối mà vón cục thì không chỉ mất hiệu năng mà thậm chí không còn lý do để tồn tại. Xã hội trần thế này chính là môi trường mà men muối phải tan mình đi cho nó mặn lên và dậy men. Phải chăng trong hoàn cảnh nước nhà hiện nay thì lãnh vực này xem như là nhạy cảm và vì thế chúng ta quá dè dặt đến độ chỉ biết làm kiểu như không làm hay làm cách chiếu lệ bổn phận xây dựng một nền hoà bình trong công lý và sự thật? Lịch sử cho thấy mỗi khi dấn thân vào lãnh vực này thì luôn có đó mầu nhiệm thập giá cách nhãn tiền.
Chúng ta hãnh diện và tôn vinh các bậc cha ông anh hùng tử đạo là điều chính đáng và phải đạo. Thế nhưng khi nỗ lực làm cho dòng máu ấy tươi thắm theo dòng thời gian bằng chính cuộc sống không quản ngại gian nguy của chúng ta thì đẹp lòng cha ông hơn nhiều. Chắc chắn đã từng có đó nhiều vị thánh tử đạo không phải trả giá bằng cái chết công khai mà chỉ bằng những hy sinh cách này cách khác vì danh Chúa Kitô (vì công lý, vì sự thật, vì tinh yêu…).
Nếu giáo hội Việt Nam có càng nhiều vị thánh tử đạo bằng hình thức này hay hình thức khác thì công cuộc truyền giáo sẽ phát triển không ngừng. “Máu các thánh tử đạo là hạt giống làm phát sinh người có đạo”. Câu nói của Tertulianô là một chân lý mà các vị mục tử hàng đầu trong giáo hội thường nhắc đi nhắc lại. Có thể nói không sợ sai lầm rằng sống tinh thần tử đạo là cách thế truyền giáo tốt đẹp và hữu hiệu hơn nhiều chiến dịch với khẩu hiệu, bích chương hoành tráng bên ngoài.
Không ai có thể trao ban điều mình không có: Thử hỏi có được bao nhiêu Kitô hữu Việt Nam, từ người giáo dân đến hàng tu sĩ, linh mục, giám mục xác tín rằng niềm tin Kitô chính là lẽ sống của mình, là kim chỉ nam chi phối, đúng hơn là hướng dẫn mọi hành vi, mọi chương trình hoạt động của mình? Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta cần xem xét các hành vi, các chương trình hoạt động và việc làm của chúng ta mang tính Kitô được bao nhiêu phần trăm. Chúng ta có chân nhận hồng ân đức tin như là kho tàng vô giá chôn dấu trong ruộng hay như viên ngọc quý để rồi sẵn sàng bán đi tất cả hầu chiếm hữu cho kỳ được chưa? (x.Mt 13,44-46). Sự thường tốt thì khoe, xấu thì che. Một khi vẫn còn mặc cảm tự ti một cách nào đó về căn tính Công Giáo của mình thì chúng ta phải đấm ngực thú nhận mình chưa trân trọng, chưa quý trọng cách đúng đắn và đầy đủ hồng ân đức tin đã lãnh nhận.
Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng (1Cr 9,16). Một thực tế mà chúng ta phải đón nhận như lời Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Thầy sai anh em đi như chiên con đi giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị giày dép…”(Lc 10,3-4). Thế mà chúng ta lại thích được sai đi với xiêm y lộng lẫy, với trống kèn, rước xách đón đưa. Đã có tinh thần truyền giáo thì luôn có đó những việc nên làm và phải làm dù khi thuận tiện hay lúc gặp khó khăn (x.2Tm 4,2).
Ban Mê Thuột
Một hiện thực của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: Giữ đạo thì xem ra khá kỷ, khá nghiêm, còn truyền giáo thì hình như bị xem nhẹ nếu không muốn nói là xao nhãng không chỉ ở một vài nơi mà có thể là tại nhiều giáo phận. Kết thúc năm thánh truyền giáo 2004, văn phòng Thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã từng làm bản thống kê về các hoạt động truyền giáo và con số người tòng giáo trên toàn quốc và đã kết luận: “Qua những số liệu trên chúng con thấy rằng kết quả của Năm Thánh Truyền giáo vừa qua còn hạn chế, chưa gây được ý thức truyền giáo cho nhiều người, số người theo đạo còn thấp, số người lớn được rửa tội năm vừa qua chưa được 30.000 người, những hoạt động xã hội còn ít…(Hiệp Thông số 26-27- trang 118). Trong số chưa được 30.000 người trên thử hỏi có được bao nhiêu người vào Công Giáo không vì lý do hôn nhân?
Nhiều lý do để bào chữa được đưa ra nào là bà con quá gắn bó với truyền thống tổ tiên và còn hiểu lầm rằng theo Công Giáo là bỏ ông bỏ bà; nào là các tôn giáo khác chẳng hạn như Phật giáo đã bám rễ sâu trong lòng người dân; nào là một số người vì vô tri mà hiểu lầm hoặc cố tình xuyên tạc đạo Công Giáo là phản khoa học, là dính dáng với đế quốc…Những lý do được đưa ra thường mang tính khách quan, nghĩa là phía người ngoài Công Giáo. Còn các lý do về phía chủ quan tức là người Công Giáo thì có lẽ chưa được phân tích nhiều và đầy đủ.
Có người biện bạch rằng truyền giáo hiện nay chủ yếu là Phúc Âm hoá, nghĩa là làm dậy men Tin Mừng môi trường sống. Điều này hẳn không sai nhưng có lẽ chưa đủ. Khi truyền dạy các môn đệ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”(Mt 28,19-20), thì chắc chắn Chúa Kitô không chỉ muốn người ta được “dậy men Tin Mừng” mà con muốn quy tụ mọi người vào một ràn chiên, nghĩa là mọi người được vào làm con cái Thiên Chúa trong một cộng đoàn cụ thể, để sống tình huynh đệ, được hưởng nhận ân lộc thánh thiêng qua Lời Chúa và các Bí tích…Không dám mạn bàn đến những lý do thần học cao siêu, chỉ xin có một vài nhận định qua các dữ kiện thực tiễn của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.
Phải chăng các chương trình cũng như hoạt động truyền giáo chưa được quan tâm đúng mức? Xét trên bình diện các giáo phận thì có thể nói rằng ngoại trừ một vài giáo phận vùng cao, có nhiều anh chị em sắc tộc, thì vẫn có đó nhiều giáo phận chưa đặt nặng công cuộc truyền giáo, cụ thể là qua các chương trình và hành động cụ thể mang tính ưu tiên, liên tục và lâu dài. Cũng có thể là do hoàn cảnh lịch sử, do những luật lệ xã hội bất cập và còn tồn tại tính hạn chế tôn giáo (lại đổ lỗi cho khách quan), nên giáo hội Việt Nam, đặc biệt là các đấng bậc có trách nhiệm đã một thời gian khá dài chỉ loay hoay lo chuyện giữ đạo hơn là truyền đạo. Khi thời thế có vẻ “dễ thở” hơn một chút thì xứ xứ, dòng tu dòng tu, giáo phận giáo phận lại chăm chú chuyện củng cố nội bộ, xây dựng cơ sở vật chất hoặc tự bằng lòng với những cuộc “lễ lạc-rước xách” hay “hội nghị” này nọ mang tính hoành tráng bên ngoài. Những hoạt động này dẫu sao cũng đem lại chút khích lệ cho tín hữu giáo dân, nhưng hình như chỉ mang tính “lưu hành nội bộ”. Xin đừng quên rằng các hoạt động “hoành tráng” bên ngoài có khi lại trở nên nguyên cớ nảy sinh sự hiểu lầm, lòng ganh tương đố kỵ nơi anh chị em lương dân và bà con khác đạo.
Sẽ là bất cập hay thái quá và chắc chắn là không thể chính xác khi nhận định đúng sai, hợp lý hay không về chương trình của các đấng bậc hữu trách. Thế nhưng cần nhìn nhận một thực tế, đó là đang còn tồn tại cái tâm lý tự mãn chen lẫn sự tự ti nơi cả hàng mục tử lẫn đàn chiên Công Giáo Việt Nam.
Tâm lý tự mãn: Trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn mà còn giữ được các sinh hoạt tôn giáo là tốt rồi. So với thời gian trước đây, đặc biệt sau năm 1975, thì hôm nay các cơ sở thờ tự, các sơ sở tôn giáo như là nhà thờ, chủng viện, dòng tu được xây cất to lớn, hiện đại là tốt rồi. Vì nhu cầu sinh kế, tín hữu giáo dân tủa đi nhiều nơi và đã hình thành thêm nhiều giáo họ, giáo xứ mới. Con số người gia nhập các hội dòng, các chủng viện trên dưới mười năm trước đây đã tăng vọt, cho dù hiện nay như có chửng lại, nhưng xét về con số tuyệt đối thì khó có nơi nào bì, nhất là so với các nước Âu- Mỷ. Các đại hội tại nơi này hay linh địa kia vẫn diễn ra cách “hoành tráng”, cả về số lượng người tham dự lẫn quy mô tổ chức. Nhiều cuộc lễ như tấn phong giám mục, truyền chức linh mục, khấn dòng, kỷ niệm ngân khánh, kim khánh, lễ tạ ơn…vẫn diễn ra với mật độ quá dày đến nỗi nếu ta có chút vai vế hay chút liên hệ mà tham dự thì dù vắt chân lên cổ cũng không thể xuễ và dĩ nhiên là sẽ bỏ bê nhiều công việc bổn phận khác.
Mình đâu có chủ động, tình thế là vậy, chắc Chúa sẽ thông cảm. Thời giờ khít rịt, nhiều khi phải chạy sô. Được mặt này thì mất mặt kia. Việc đi đến với anh em lương dân, với bà con khác đạo có bị chễnh mảng đôi chút thì chịu vậy. Ai lại không muốn chu toàn nghĩa vụ truyền giáo, nhưng lực bất tòng tâm! Và biết đâu những việc mình đang làm cũng là truyền giáo rồi vậy? Thiếu vắng hồn tông đồ thì khi hoàn cảnh đổi thay như trường hợp dịch bệnh đang xảy ra thì đa số đều co cụm trong sự thụ động trên mức bình thường.
Mặc cảm tự ti: Trong khi bà con tín hữu giáo dân hồ hởi, có khi là hãnh diện qua các lễ hội “trong khuôn viên cơ sở thờ tự”, trong khi các mục tử lại tự hài lòng về những tổ chức “đình đám và cả hoành tráng” dịp này dịp kia…thì vẫn còn đó tâm lý tự ti nơi các thành phần dân Chúa khi ra ngoài xã hội. Cụ thể như sau:
Các em học sinh, sinh viên Công Giáo chưa mạnh dạn tỏ bày căn tính Công Giáo của mình nơi môi trường học đường. Các công viên chức thì sao đây? Đã từng thử làm thống kê với khoảng trên hai trăm thầy cô giáo, thì biết được sự thật này: Còn đó một thiểu số quý thầy cô giáo ngần ngại tỏ lộ căn tính Công Giáo của mình nơi môi trường học đường. Những vị trong ngành giáo dục với mặt bằng tri thức không kém chút nào, với chức năng và công việc cao quý và đáng trân trọng mà vẫn còn tồn tại biểu hiện mặc cảm tự ti thì những người ở các ngành, các lãnh vực khác chắc sẽ không khá hơn bao nhiêu.
Một hình thức “tốt đời –đẹp đạo”: Đã là con dân đất Việt thì không xa lạ gì cụm từ “tốt đời – đẹp đạo”. Đây là cụm từ mà chính quyền Việt Nam đã không ngừng tuyên truyền và chắc chắn có hậu ý đằng sau. Một khi đã không còn tính thuyết phục và hữu hiệu với chủ trương và chính sách xem “tôn giáo là thuốc phiện”, vì hai từ thưốc phiện dễ gây phản cảm, thì người ta muốn biến niềm tin tôn giáo, đúng hơn là các sinh hoạt tôn giáo trở thành một mảng văn hoá nghệ thuật, cho dù có thể ở cấp độ cao hơn chút nào đó. Người ta muốn biến sinh hoạt tôn giáo thành một hình thức lễ hội hay một nghệ thuật giải trí, giải tâm mang tính phụ thêm cho các sinh hoạt khác của cuộc nhân sinh cũng như thể thao, hội hoạ, điện ảnh… Như thế niềm tin tôn giáo của người dân sẽ bị giới hạn nơi các sinh hoạt tôn giáo và rồi sẽ ít có liên hệ đến cuộc sống đời thường.
Đời sống đạo của Kitô hữu Việt Nam vì thế cũng dường như bị giới hạn nơi các hình thức “kinh, lễ, rước xách”. Khi trở về với đời thường, người ta sao thì tôi vậy. Lắm khi người ta làm bậy, tôi làm thinh mà có khi cũng làm theo. Cuộc sống vì thế như bị tách hai phần, phần đời và phần đạo khá rõ rệt và ít có liên hệ đến nhau. Cái phần đạo dường như ít mang tính nhu cầu nghĩa là cần thiết liên lĩ cho cuôc sống, ngoại trừ những khi gặp nghịch cảnh hay tai ương hoạn nạn. Niềm tin tôn giáo, qua các sinh hoạt bên ngoài như trên đã trở thành một phần phụ thêm cho người có tín ngưỡng và vì thế nó mang tính vị kỷ. Và khi tính vị kỷ chen vào thì nhu cầu chia sẻ, yêu cầu truyền giáo sẽ ít đi, vì các hình thức lễ lạc, hội hè, rước xách như đã đáp ứng nhu cầu vị kỷ ấy.
Dấn thân vì một nền hoà bình trong công lý và sự thật: Một trong vài Uỷ Ban thuộc Hội Đồng Giám Mục xem ra rất khiêm tốn về quy mô hoạt động cũng như các chương trình cụ thể, chưa kể là những cuộc hội họp báo cáo hay tổng kết...đó là Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình. Men, muối mà vón cục thì không chỉ mất hiệu năng mà thậm chí không còn lý do để tồn tại. Xã hội trần thế này chính là môi trường mà men muối phải tan mình đi cho nó mặn lên và dậy men. Phải chăng trong hoàn cảnh nước nhà hiện nay thì lãnh vực này xem như là nhạy cảm và vì thế chúng ta quá dè dặt đến độ chỉ biết làm kiểu như không làm hay làm cách chiếu lệ bổn phận xây dựng một nền hoà bình trong công lý và sự thật? Lịch sử cho thấy mỗi khi dấn thân vào lãnh vực này thì luôn có đó mầu nhiệm thập giá cách nhãn tiền.
Chúng ta hãnh diện và tôn vinh các bậc cha ông anh hùng tử đạo là điều chính đáng và phải đạo. Thế nhưng khi nỗ lực làm cho dòng máu ấy tươi thắm theo dòng thời gian bằng chính cuộc sống không quản ngại gian nguy của chúng ta thì đẹp lòng cha ông hơn nhiều. Chắc chắn đã từng có đó nhiều vị thánh tử đạo không phải trả giá bằng cái chết công khai mà chỉ bằng những hy sinh cách này cách khác vì danh Chúa Kitô (vì công lý, vì sự thật, vì tinh yêu…).
Nếu giáo hội Việt Nam có càng nhiều vị thánh tử đạo bằng hình thức này hay hình thức khác thì công cuộc truyền giáo sẽ phát triển không ngừng. “Máu các thánh tử đạo là hạt giống làm phát sinh người có đạo”. Câu nói của Tertulianô là một chân lý mà các vị mục tử hàng đầu trong giáo hội thường nhắc đi nhắc lại. Có thể nói không sợ sai lầm rằng sống tinh thần tử đạo là cách thế truyền giáo tốt đẹp và hữu hiệu hơn nhiều chiến dịch với khẩu hiệu, bích chương hoành tráng bên ngoài.
Không ai có thể trao ban điều mình không có: Thử hỏi có được bao nhiêu Kitô hữu Việt Nam, từ người giáo dân đến hàng tu sĩ, linh mục, giám mục xác tín rằng niềm tin Kitô chính là lẽ sống của mình, là kim chỉ nam chi phối, đúng hơn là hướng dẫn mọi hành vi, mọi chương trình hoạt động của mình? Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta cần xem xét các hành vi, các chương trình hoạt động và việc làm của chúng ta mang tính Kitô được bao nhiêu phần trăm. Chúng ta có chân nhận hồng ân đức tin như là kho tàng vô giá chôn dấu trong ruộng hay như viên ngọc quý để rồi sẵn sàng bán đi tất cả hầu chiếm hữu cho kỳ được chưa? (x.Mt 13,44-46). Sự thường tốt thì khoe, xấu thì che. Một khi vẫn còn mặc cảm tự ti một cách nào đó về căn tính Công Giáo của mình thì chúng ta phải đấm ngực thú nhận mình chưa trân trọng, chưa quý trọng cách đúng đắn và đầy đủ hồng ân đức tin đã lãnh nhận.
Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng (1Cr 9,16). Một thực tế mà chúng ta phải đón nhận như lời Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Thầy sai anh em đi như chiên con đi giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị giày dép…”(Lc 10,3-4). Thế mà chúng ta lại thích được sai đi với xiêm y lộng lẫy, với trống kèn, rước xách đón đưa. Đã có tinh thần truyền giáo thì luôn có đó những việc nên làm và phải làm dù khi thuận tiện hay lúc gặp khó khăn (x.2Tm 4,2).
Ban Mê Thuột
Từ Kinh Cầu Đức Bà đến Đền Thánh Mẫu Thi Kinh
Francis Assisi Lê Đình Bảng
14:03 17/10/2024
TỪ KINH CẦU ĐỨC BÀ ĐẾN THÁNH MẪU THI KINH
1. Có một sự thật rõ ràng, rất kinh điển và diệu kỳ, là kinh sách, lễ lạy, nguyện ngắm, thi ca, vè vãn và các nghi thức diễn tả lòng mến mộ, sùng kính Đức Mẹ Maria thì nhiều vô kể.
Tuỳ thời gian và không gian, tuỳ tâm thức và điều kiện, hoàn cảnh của mỗi đất nước, con người. Lòng đạo và đức tin thật muôn vẻ, muôn màu, phong phú và đa dạng. Đặc biệt, kinh nguyện trong tháng Đức Mẹ Mân Côi đã trở thành một trong những nguồn cảm hứng bao la, bất tận trong đời sống cầu nguyện của người Công Giáo Việt Nam ta. Không phải là chuyện mới đây, bây giờ. Mà đã có một lịch sử khá sớm, ngay từ khi mới đón nhận tin mừng đạo Chúa ở thế kỷ 17. Cứ mở lại từng trang bút ký truyền giáo thấm đẫm cảm xúc của những giáo sĩ dòng Tên, dòng Đa Minh, Thừa sai Paris (M.E.P) thì đủ rõ.
Kinh Mân Côi, khi đến với người con Chúa ở miền đất Viễn Đông xa lắc xa lơ này, không chỉ còn thuần tuý là kinh, để đọc chiều hôm sớm mai thường ngày. Nhưng kinh đã thành thơ, thành thi ca, chảy vào tận đáy thẳm của tâm thức, của bậc tầng ký ức dạt dào thiêng liêng. Như vậy, người ta vừa có kinh để đọc xuôi, đọc buông ra cửa miệng, ở bất cứ đâu, làm việc gì;trong nhà, ngoài ngõ, chợ búa, gồng gánh, bán buôn, mùa màng, thời vụ;đồng thời, lại cũng sẵn có kinh, để ngâm vịnh, ngân nga luyến láy, trọng vọng, nhịp nhàng, theo một bài bản ước lệ ở chốn cung đình.
Thế mới biết, tổ tiên, cha ông mình khéo léo, tài tình. Nói, làm việc gì cũng văn vẻ, gấm hoa, những văn chương, thi phú. Mà cũng không thiếu phần sốt sắng, đạo đức, thánh thiện. Nghĩa là đủ cả thần học, triết lý y hệt ngọn nguồn (1). Lại còn chữ nghĩa, phong cách, văn bài, khoa cử nữa kia. Bởi vì, chỉ một Thánh Vịnh, một lời Chúa hoặc một câu kinh - từ nguyên bản La Tinh, Pháp, Bồ, Hán văn - đã sinh sôi nảy nở, đã tiếp biến thành một chương khúc, một ca vãn, một trường thiên có bố cục, có chương hồi, phân cảnh, có vần điệu, cung giọng và dung chứa cả một chiều sâu của mầu nhiệm đức tin.
Tự dưng, chúng tôi chợt nghĩ đến trường hợp 3254 câu lục bát Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã thay da đổi thịt một cách thần tình như thế nào, so với cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân? Đúng như chỉ dẫn, bảo ban nghiêm túc của Hội Thánh:”Kinh Mân Côi là một trong những kinh đẹp nhất, được cảm hứng từ trong Thánh Kinh và hướng về việc chiêm niệm các biến cố của ơn Cứu độ biểu hiện trong cuộc đời Chúa Ki tô mà Đức Trinh Nữ Maria đã kết hợp chặt chẽ vào... Kinh Mân Côi là một kinh nguyện, chủ yếu mang tính chiêm niệm, vì việc suy niệm kinh ấy đòi hỏi nhịp điệu phải bình thản và người ta phải bỏ thời giờ ra, để đắm mình vào đó. ” (2)
2. Hằng năm, vâng, cứ vào tháng 10 dương lịch, nhà đạo mình vẫn thường gọi là Tháng Đức Bà Mân Côi.
Một năm, hai tháng Đức Bà
Một là hoa phượng, hai là Mân Côi.
Làm sao tôi quên được, những chiều về chạng vạng quê thôn. Mẹ tôi và bao bà mẹ khác, trong Hội Rosa của giáo họ, quỳ trước bàn thờ Đức Mẹ sáng trưng đèn nến và thơm phức hương hoa, tay lần tràng hạt, miệng ngân nga rộn ràng những lời kinh thơ vang rền nền nảy của bản trường ca Thánh Mẫu Thi Kinh, chuyển thể từ Kinh Cầu Đức Bà.
“Lạy ơn Đức Mẹ Chúa Dêu (3)
Chúng tôi trông cậy, cùng kêu van Bà
Xin hằng bầu cử trước toà
Tỏ ra lòng Mẹ rất là yêu con
Trong nơi khổ ải, chon von
Cách xa mặt Mẹ, hãy còn lầm than... ”
“Chúng con còn chốn long đong
Như người vượt biển mênh mông giữa vời
Mẹ như sao ngự giữa trời
Chính bên phương Bắc, các ngôi sao chầu... ”
( Thánh Mẫu Thi Kinh, câu 99-104 và câu 117-120)
Những lời Kinh Thơ vừa đẹp, vừa hàm súc trên, chỉ là một, hai trích đoạn nho nhỏ, rời rạc trong toàn văn bài trường ca Thánh Mẫu Thi Kinh gồm 130 câu thơ lục bát, viết bằng chữ Nôm, của cụ Cử Thiện.(4) Theo chỗ chúng tôi sưu tầm - nghiên cứu và giới thiệu (5), đây chính là Kinh Cầu Đức Bà đã được diễn ca, với bố cục rất chặt chẽ, mạch lạc như sau :
- Phần Mở :Kính lạy Thiên Chúa Ba Ngôi, xin thương xót chúng con ( từ câu 1 đến câu 6).
“Chúa Cha ngự trị trên trời
Chúa Con chuộc tội, cứu loài người ta
Thánh Thần Thiên Chúa Ngôi ba
Thiêng liêng, sáng láng, thật là khoan thay... ”
- Phần Thân :Kinh Cầu Đức Bà diễn ca. Ngợi khen Đức Bà đầy ơn phước ( từ câu 7 đến câu 98).
“Nữ Vương trọn tốt, trọn lành...
“Nữ Vương sinh Chúa cầm quyền...
“Đức Bà nghĩa đức treo gương
“Sáng soi chói lọi thiên lương mọi loài...
“Đức Bà như thể hoa thơm..
“Đức Bà như thể lầu đài...
“Đức Bà như thể tháp ngà...
“Đức Bà là cửa thiên đường...
“Nữ Vương khỏi tội tổ tông...
“Đức Bà là Mẹ Chúa Trời...
“Nữ Vương Rất Thánh Rosa
Ngạt ngào hoa trái, rum ra lá cành... ”
- Phần Kết :Xin Đức Bà chuyển cầu cùng Chúa xót thương ( từ câu 99 đến câu 130).
“Liền đem vào cửa thiên đàng
Được xen thấy Chúa cực sang, cực lành
Cùng xem thấy Mẹ đồng trinh
Hưởng muôn muôn phúc, thần hình thảnh thơi
Gồm đầy mọi sự tốt tươi
Chẳng cùng, chẳng hết, đời đời, amen. ”
3. Trở lại với Kinh Cầu Đức Bà.
Như trên đã nói, đây là bản kinh văn được chuyển ra thơ lục bát hoặc song thất lục bát phức hợp (diễn ca) mà ta dễ dàng gặp thấy không ít trong dòng văn học Việt Nam ở thời kỳ trung và cận đại. Khác nào, một nỗ lực vượt thoát ra khỏi sợi dây ràng buộc khắt khe hàng nghìn năm của Hán học, của Đường thi. Đó là hàng loạt tác phẩm thuộc thể loại :Từ, Vãn, Ca, Thi, Hành, Trường, Khúc. Chẳng hạn, Cảm Tạ Niệm Từ, Ngoạ Long Cương Vãn, Ai Tư Vãn, Quỳnh Uyển Cửu Ca, Côn Sơn Ca, Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, Hạnh Thục Ca, Tỳ Bà Hành, Hồ Trường, Chinh Phụ Ngâm Khúc, Cung Oán Ngâm Khúc...
Nói chi đâu xa. Xin tạm dừng chân một chút, để ngẫm nghĩ và tâm phục khẩu phục người xưa khi chuyển kinh từ La ngữ sang Việt ngữ.
Chúng tôi muốn nói đến ở đây, là giá trị về mặt lịch sử và ngôn ngữ văn chương của Kinh Cầu Đức Bà bản chữ Nôm, đã được chuyển sang quốc ngữ trong sách Toàn Niên Kinh Nguyện mà chúng ta vẫn thường đọc mỗi chiều hôm sớm mai. Nên nhớ rằng, bản kinh La ngữ này đã được Toà Thánh chuẩn nhận (Nihil obstat / Imprimatur)năm 1587, bằng tuổi với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Cái tài tình của người xưa làm công việc này, không chỉ lột tả được nội dung, chắt lọc được ý tứ của từ ngữ từ nguyên văn, mà còn dựa vào truyền thống thi ca giàu vần điệu của dân tộc ta. Nói một cách khác, người chuyển dịch đã vận dụng được tất cả các biện pháp tu từ, từ nghệ thuật sáng tạo, biến hoá đến cách ví von, đối đăng, bổng trầm, bằng trắc, nhịp nhàng của ngôn ngữ văn tự rất giàu âm nhạc của Việt Nam. Đọc và nghe, do đó, cứ như thơ, bén giọt thông đồng, nhớ lâu, mau thuộc nằm lòng, hễ mở miệng ra, trăm người như một, cứ xuôi chảy đi một mạch. Từng cặp, từng cặp 6, 7, 8 từ, được sắp xếp lớp lang, đầu cuối. Xin trình làng vài ba dẫn chứng để minh hoạ :
“Đức Mẹ thông ơn Thiên Chúa/Đức Mẹ cực thanh cực thịnh/“Đức Mẹ tuyền vẹn mọi đàng (6 từ );Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn/Đức Bà bầu chữa kẻ có tội/Đức Bà yên ủi kẻ âu lo (7 từ);”Đức Bà là đấng sốt mến lạ lùng/Đức Bà như hoa hường mầu nhiệm vậy/ Đức Bà như lầu đài Đa Vít vậy/ Đức Bà như hòm bia Thiên Chúa vậy ( 8 từ).
Xin mời độc giả đi tiếp, nhé. Tài hoa biết mấy, trong khi ở bản kinh La ngữ, các danh hiệu của Đức Mẹ ở dạng danh ngữ ( danh từ) đã được chuyển dịch bằng những mệnh đề Việt ngữ với trọn vẹn ý nghĩa :Mater boni consilii =Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành;Mater, consolatrix afflictionem=Đức Bà yên ủi kẻ âu lo; Mater, domus aurea = Đức Bà như đền vàng vậy... Đặt một giả thiết, nếu phiên dịch những mệnh đề trên theo đúng văn phạm, từng chữ thì... hẳn là sẽ... rất chói tai, khó nghe, máy móc và vô cả, vô hồn!
Còn nhiều, rất nhiều phát hiện có giá trị khác nữa trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu kho tàng kinh sách Công Giáo Việt Nam xưa. Bởi, kinh sách là gì, nếu không phải là tao phách và hồn cốt của tổ tiên? Và do khuôn khổ của một bài báo có hạn, không cho phép người viết dài dòng thêm.
Xin tạm chia tay ở đây. Hẹn bạn đọc ở một dịp khác vậy. Chuyện văn hoá Công Giáo Việt Nam thì bao la, bát ngát, chả bao giờ vơi cạn.
Chú thích:
(1) Tham khảo các Kinh sách : Officium, Sub tuum Praesidium, Nativitae Mariae; De Dormitione Mariae v. v.
(2) Hướng Dẫn về Lòng Đạo đức Bình dân và Phụng vụ. Uỷ ban Văn hoá. Hội đồng Giám mục Việt Nam, 2003, tr. 222.
(3) Deus : Thiên Chúa, Chúa Trời, Chúa. Trường hợp này xuất hiện khá nhiều trong kinh sách cũ. Chẳng hạn : Đức thánh Pha pha ( Giáo hoàng); Đức thánh An giô ( Angelus/ Thiên Thần); Đức Mẹ đầy ga ra xia ( gratia/ ơn phước); I- ghê -xa ( Ecclesia/ Giáo hội, Hội thánh)...
(4) Phê rô Phạm Trạch Thiện, còn gọi là Cụ Cử Thiện, một danh sĩ Công Giáo, gốc làng Trà Lũ, Nam Định (1818-1902). Đỗ á nguyên khoa thi hương 1852, dưới triều vua Tự Đức. Nhưng vì theo đạo Công Giáo, nên bị truất tịch ( đánh rớt xuống cuối bảng, không được ra làm quan). Ông về quê, đọc sách, làm thơ, tác giả của mảng thi ca rất giá trị về Chúa, Đức Mẹ : Kinh Cao Sang (90 câu thơ lục bát diễn nôm bản kinh nguyện giỗ Cảm Tạ Niệm Từ bằng chữ Hán của Thầy giảng Phan chi cô, thế kỷ 17);Văn Côi Thánh Nguyệt Tán Tụng Thi Ca (Vãn Tháng Đức Bà Văn Côi, 252 câu thơ lục bát và song thất lục bát phức hợp);Nghinh Hoa Tụng Kỳ Chương (Vãn Dâng Hoa Đức Bà, 112 câu thơ lục bát, song thất phức hợp). Khi có dịp, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu.
(5) Tham khảo Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo Việt Nam - Miền Thơ Trong Kinh Nguyện, tr. 125-174, của Lê Đình Bảng đã xuất bản và ra mắt công chúng tại Nhà Sách Đức Mẹ, 38 Kỳ Đồng, Sài gòn, ngày 4. 10. 2009. Đây là 1 trong toàn bộ 7 Tập, gần 5000 trang.
1. Có một sự thật rõ ràng, rất kinh điển và diệu kỳ, là kinh sách, lễ lạy, nguyện ngắm, thi ca, vè vãn và các nghi thức diễn tả lòng mến mộ, sùng kính Đức Mẹ Maria thì nhiều vô kể.
Tuỳ thời gian và không gian, tuỳ tâm thức và điều kiện, hoàn cảnh của mỗi đất nước, con người. Lòng đạo và đức tin thật muôn vẻ, muôn màu, phong phú và đa dạng. Đặc biệt, kinh nguyện trong tháng Đức Mẹ Mân Côi đã trở thành một trong những nguồn cảm hứng bao la, bất tận trong đời sống cầu nguyện của người Công Giáo Việt Nam ta. Không phải là chuyện mới đây, bây giờ. Mà đã có một lịch sử khá sớm, ngay từ khi mới đón nhận tin mừng đạo Chúa ở thế kỷ 17. Cứ mở lại từng trang bút ký truyền giáo thấm đẫm cảm xúc của những giáo sĩ dòng Tên, dòng Đa Minh, Thừa sai Paris (M.E.P) thì đủ rõ.
Kinh Mân Côi, khi đến với người con Chúa ở miền đất Viễn Đông xa lắc xa lơ này, không chỉ còn thuần tuý là kinh, để đọc chiều hôm sớm mai thường ngày. Nhưng kinh đã thành thơ, thành thi ca, chảy vào tận đáy thẳm của tâm thức, của bậc tầng ký ức dạt dào thiêng liêng. Như vậy, người ta vừa có kinh để đọc xuôi, đọc buông ra cửa miệng, ở bất cứ đâu, làm việc gì;trong nhà, ngoài ngõ, chợ búa, gồng gánh, bán buôn, mùa màng, thời vụ;đồng thời, lại cũng sẵn có kinh, để ngâm vịnh, ngân nga luyến láy, trọng vọng, nhịp nhàng, theo một bài bản ước lệ ở chốn cung đình.
Thế mới biết, tổ tiên, cha ông mình khéo léo, tài tình. Nói, làm việc gì cũng văn vẻ, gấm hoa, những văn chương, thi phú. Mà cũng không thiếu phần sốt sắng, đạo đức, thánh thiện. Nghĩa là đủ cả thần học, triết lý y hệt ngọn nguồn (1). Lại còn chữ nghĩa, phong cách, văn bài, khoa cử nữa kia. Bởi vì, chỉ một Thánh Vịnh, một lời Chúa hoặc một câu kinh - từ nguyên bản La Tinh, Pháp, Bồ, Hán văn - đã sinh sôi nảy nở, đã tiếp biến thành một chương khúc, một ca vãn, một trường thiên có bố cục, có chương hồi, phân cảnh, có vần điệu, cung giọng và dung chứa cả một chiều sâu của mầu nhiệm đức tin.
Tự dưng, chúng tôi chợt nghĩ đến trường hợp 3254 câu lục bát Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã thay da đổi thịt một cách thần tình như thế nào, so với cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân? Đúng như chỉ dẫn, bảo ban nghiêm túc của Hội Thánh:”Kinh Mân Côi là một trong những kinh đẹp nhất, được cảm hứng từ trong Thánh Kinh và hướng về việc chiêm niệm các biến cố của ơn Cứu độ biểu hiện trong cuộc đời Chúa Ki tô mà Đức Trinh Nữ Maria đã kết hợp chặt chẽ vào... Kinh Mân Côi là một kinh nguyện, chủ yếu mang tính chiêm niệm, vì việc suy niệm kinh ấy đòi hỏi nhịp điệu phải bình thản và người ta phải bỏ thời giờ ra, để đắm mình vào đó. ” (2)
2. Hằng năm, vâng, cứ vào tháng 10 dương lịch, nhà đạo mình vẫn thường gọi là Tháng Đức Bà Mân Côi.
Một năm, hai tháng Đức Bà
Một là hoa phượng, hai là Mân Côi.
Làm sao tôi quên được, những chiều về chạng vạng quê thôn. Mẹ tôi và bao bà mẹ khác, trong Hội Rosa của giáo họ, quỳ trước bàn thờ Đức Mẹ sáng trưng đèn nến và thơm phức hương hoa, tay lần tràng hạt, miệng ngân nga rộn ràng những lời kinh thơ vang rền nền nảy của bản trường ca Thánh Mẫu Thi Kinh, chuyển thể từ Kinh Cầu Đức Bà.
“Lạy ơn Đức Mẹ Chúa Dêu (3)
Chúng tôi trông cậy, cùng kêu van Bà
Xin hằng bầu cử trước toà
Tỏ ra lòng Mẹ rất là yêu con
Trong nơi khổ ải, chon von
Cách xa mặt Mẹ, hãy còn lầm than... ”
“Chúng con còn chốn long đong
Như người vượt biển mênh mông giữa vời
Mẹ như sao ngự giữa trời
Chính bên phương Bắc, các ngôi sao chầu... ”
( Thánh Mẫu Thi Kinh, câu 99-104 và câu 117-120)
Những lời Kinh Thơ vừa đẹp, vừa hàm súc trên, chỉ là một, hai trích đoạn nho nhỏ, rời rạc trong toàn văn bài trường ca Thánh Mẫu Thi Kinh gồm 130 câu thơ lục bát, viết bằng chữ Nôm, của cụ Cử Thiện.(4) Theo chỗ chúng tôi sưu tầm - nghiên cứu và giới thiệu (5), đây chính là Kinh Cầu Đức Bà đã được diễn ca, với bố cục rất chặt chẽ, mạch lạc như sau :
- Phần Mở :Kính lạy Thiên Chúa Ba Ngôi, xin thương xót chúng con ( từ câu 1 đến câu 6).
“Chúa Cha ngự trị trên trời
Chúa Con chuộc tội, cứu loài người ta
Thánh Thần Thiên Chúa Ngôi ba
Thiêng liêng, sáng láng, thật là khoan thay... ”
- Phần Thân :Kinh Cầu Đức Bà diễn ca. Ngợi khen Đức Bà đầy ơn phước ( từ câu 7 đến câu 98).
“Nữ Vương trọn tốt, trọn lành...
“Nữ Vương sinh Chúa cầm quyền...
“Đức Bà nghĩa đức treo gương
“Sáng soi chói lọi thiên lương mọi loài...
“Đức Bà như thể hoa thơm..
“Đức Bà như thể lầu đài...
“Đức Bà như thể tháp ngà...
“Đức Bà là cửa thiên đường...
“Nữ Vương khỏi tội tổ tông...
“Đức Bà là Mẹ Chúa Trời...
“Nữ Vương Rất Thánh Rosa
Ngạt ngào hoa trái, rum ra lá cành... ”
- Phần Kết :Xin Đức Bà chuyển cầu cùng Chúa xót thương ( từ câu 99 đến câu 130).
“Liền đem vào cửa thiên đàng
Được xen thấy Chúa cực sang, cực lành
Cùng xem thấy Mẹ đồng trinh
Hưởng muôn muôn phúc, thần hình thảnh thơi
Gồm đầy mọi sự tốt tươi
Chẳng cùng, chẳng hết, đời đời, amen. ”
3. Trở lại với Kinh Cầu Đức Bà.
Như trên đã nói, đây là bản kinh văn được chuyển ra thơ lục bát hoặc song thất lục bát phức hợp (diễn ca) mà ta dễ dàng gặp thấy không ít trong dòng văn học Việt Nam ở thời kỳ trung và cận đại. Khác nào, một nỗ lực vượt thoát ra khỏi sợi dây ràng buộc khắt khe hàng nghìn năm của Hán học, của Đường thi. Đó là hàng loạt tác phẩm thuộc thể loại :Từ, Vãn, Ca, Thi, Hành, Trường, Khúc. Chẳng hạn, Cảm Tạ Niệm Từ, Ngoạ Long Cương Vãn, Ai Tư Vãn, Quỳnh Uyển Cửu Ca, Côn Sơn Ca, Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, Hạnh Thục Ca, Tỳ Bà Hành, Hồ Trường, Chinh Phụ Ngâm Khúc, Cung Oán Ngâm Khúc...
Nói chi đâu xa. Xin tạm dừng chân một chút, để ngẫm nghĩ và tâm phục khẩu phục người xưa khi chuyển kinh từ La ngữ sang Việt ngữ.
Chúng tôi muốn nói đến ở đây, là giá trị về mặt lịch sử và ngôn ngữ văn chương của Kinh Cầu Đức Bà bản chữ Nôm, đã được chuyển sang quốc ngữ trong sách Toàn Niên Kinh Nguyện mà chúng ta vẫn thường đọc mỗi chiều hôm sớm mai. Nên nhớ rằng, bản kinh La ngữ này đã được Toà Thánh chuẩn nhận (Nihil obstat / Imprimatur)năm 1587, bằng tuổi với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Cái tài tình của người xưa làm công việc này, không chỉ lột tả được nội dung, chắt lọc được ý tứ của từ ngữ từ nguyên văn, mà còn dựa vào truyền thống thi ca giàu vần điệu của dân tộc ta. Nói một cách khác, người chuyển dịch đã vận dụng được tất cả các biện pháp tu từ, từ nghệ thuật sáng tạo, biến hoá đến cách ví von, đối đăng, bổng trầm, bằng trắc, nhịp nhàng của ngôn ngữ văn tự rất giàu âm nhạc của Việt Nam. Đọc và nghe, do đó, cứ như thơ, bén giọt thông đồng, nhớ lâu, mau thuộc nằm lòng, hễ mở miệng ra, trăm người như một, cứ xuôi chảy đi một mạch. Từng cặp, từng cặp 6, 7, 8 từ, được sắp xếp lớp lang, đầu cuối. Xin trình làng vài ba dẫn chứng để minh hoạ :
“Đức Mẹ thông ơn Thiên Chúa/Đức Mẹ cực thanh cực thịnh/“Đức Mẹ tuyền vẹn mọi đàng (6 từ );Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn/Đức Bà bầu chữa kẻ có tội/Đức Bà yên ủi kẻ âu lo (7 từ);”Đức Bà là đấng sốt mến lạ lùng/Đức Bà như hoa hường mầu nhiệm vậy/ Đức Bà như lầu đài Đa Vít vậy/ Đức Bà như hòm bia Thiên Chúa vậy ( 8 từ).
Xin mời độc giả đi tiếp, nhé. Tài hoa biết mấy, trong khi ở bản kinh La ngữ, các danh hiệu của Đức Mẹ ở dạng danh ngữ ( danh từ) đã được chuyển dịch bằng những mệnh đề Việt ngữ với trọn vẹn ý nghĩa :Mater boni consilii =Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành;Mater, consolatrix afflictionem=Đức Bà yên ủi kẻ âu lo; Mater, domus aurea = Đức Bà như đền vàng vậy... Đặt một giả thiết, nếu phiên dịch những mệnh đề trên theo đúng văn phạm, từng chữ thì... hẳn là sẽ... rất chói tai, khó nghe, máy móc và vô cả, vô hồn!
Còn nhiều, rất nhiều phát hiện có giá trị khác nữa trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu kho tàng kinh sách Công Giáo Việt Nam xưa. Bởi, kinh sách là gì, nếu không phải là tao phách và hồn cốt của tổ tiên? Và do khuôn khổ của một bài báo có hạn, không cho phép người viết dài dòng thêm.
Xin tạm chia tay ở đây. Hẹn bạn đọc ở một dịp khác vậy. Chuyện văn hoá Công Giáo Việt Nam thì bao la, bát ngát, chả bao giờ vơi cạn.
Chú thích:
(1) Tham khảo các Kinh sách : Officium, Sub tuum Praesidium, Nativitae Mariae; De Dormitione Mariae v. v.
(2) Hướng Dẫn về Lòng Đạo đức Bình dân và Phụng vụ. Uỷ ban Văn hoá. Hội đồng Giám mục Việt Nam, 2003, tr. 222.
(3) Deus : Thiên Chúa, Chúa Trời, Chúa. Trường hợp này xuất hiện khá nhiều trong kinh sách cũ. Chẳng hạn : Đức thánh Pha pha ( Giáo hoàng); Đức thánh An giô ( Angelus/ Thiên Thần); Đức Mẹ đầy ga ra xia ( gratia/ ơn phước); I- ghê -xa ( Ecclesia/ Giáo hội, Hội thánh)...
(4) Phê rô Phạm Trạch Thiện, còn gọi là Cụ Cử Thiện, một danh sĩ Công Giáo, gốc làng Trà Lũ, Nam Định (1818-1902). Đỗ á nguyên khoa thi hương 1852, dưới triều vua Tự Đức. Nhưng vì theo đạo Công Giáo, nên bị truất tịch ( đánh rớt xuống cuối bảng, không được ra làm quan). Ông về quê, đọc sách, làm thơ, tác giả của mảng thi ca rất giá trị về Chúa, Đức Mẹ : Kinh Cao Sang (90 câu thơ lục bát diễn nôm bản kinh nguyện giỗ Cảm Tạ Niệm Từ bằng chữ Hán của Thầy giảng Phan chi cô, thế kỷ 17);Văn Côi Thánh Nguyệt Tán Tụng Thi Ca (Vãn Tháng Đức Bà Văn Côi, 252 câu thơ lục bát và song thất lục bát phức hợp);Nghinh Hoa Tụng Kỳ Chương (Vãn Dâng Hoa Đức Bà, 112 câu thơ lục bát, song thất phức hợp). Khi có dịp, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu.
(5) Tham khảo Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo Việt Nam - Miền Thơ Trong Kinh Nguyện, tr. 125-174, của Lê Đình Bảng đã xuất bản và ra mắt công chúng tại Nhà Sách Đức Mẹ, 38 Kỳ Đồng, Sài gòn, ngày 4. 10. 2009. Đây là 1 trong toàn bộ 7 Tập, gần 5000 trang.
VietCatholic TV
Moscow sững sờ: Biệt kích hạ Đại Tá tình báo hàng đầu của Putin giữa ban ngày. 8 tỷ của Nga tan tác
VietCatholic Media
03:37 17/10/2024
1. Ngay giữa Mạc Tư Khoa, Đại Tá tình báo quân sự hàng đầu của GRU Nga bị ám sát trong xe hơi của mình vài ngày sau khi trở về từ tiền tuyến Ukraine
Một sĩ quan tình báo quân sự cao cấp của Nga đã bị ám sát trong xe hơi của mình chỉ vài ngày sau khi ông ta trở về từ tiền tuyến Ukraine.
Hôm Thứ Năm, 17 Tháng Mười, Thông tấn xã Tass của nhà nước Nga cho biết nạn nhân là Đại Tá Nikita Klenkov, 44 tuổi, đã bị bắn chết vào hôm Thứ Tư, 16 Tháng Mười, trong một vụ việc được cho là do Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine tổ chức ở khu vực Mạc Tư Khoa.
Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, cho biết “Theo Ủy ban điều tra, vào sáng ngày 16 tháng 10, một người đàn ông không rõ danh tính ở làng Melenki gần Mạc Tư Khoa đã bắn ít nhất ba phát từ một chiếc xe hơi vào cửa sổ bên tài xế của một chiếc xe hơi khác do Đại Tá Klenkov lái”.
Klenkov chết ngay tại chỗ, trong khi chiếc xe vẫn tiếp tục di chuyển cho đến khi đâm vào hàng rào. May mắn là không có ai khác bị thiệt mạng hay bị thương khi chiếc xe vẫn tiếp tục di chuyển với tốc độ cao.
Phát ngôn nhân của Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết một chiếc Mitsubishi Outlander màu xám đang bị truy tìm và tài xế của chiếc xe này bị tình nghi là thủ phạm giết người, nhưng động cơ đằng sau vụ ám sát vẫn chưa được làm rõ.
Kênh Telegram VChK-OGPU xác nhận Klenkov là chỉ huy phó của lực lượng đặc biệt 43292 và từng được mô tả là “tuổi trẻ tài cao”, được đích thân Putin gắn huy chương vì các thành tích lẫy lừng trong cuộc xâm lược Ukraine.
Địa điểm Klenkov bị sát hại cách Trung tâm Huấn luyện Tác chiến Đặc biệt nơi anh ta làm việc chưa đầy 20 phút lái xe. Klenkov đã phục vụ ở Ukraine và chỉ mới quay trở lại Trung tâm này một tuần trước đó.
Các phương tiện truyền thông địa phương trích dẫn nguồn tin từ lực lượng thực thi pháp luật tin rằng kẻ giết người đã đợi xe của viên Đại Tá đi ngang qua trước khi bóp cò. Hung thủ sau đó lái xe bỏ đi.
TASS cho biết có ít nhất ba phát súng bắn vào cửa sổ bên hông xe của nạn nhân khi anh ta đang lái xe, và chiếc xe vẫn tiếp tục di chuyển cho đến khi đâm vào hàng rào của một ngôi nhà.
Đây không phải là lần đầu tiên Đại Tá Nikita Klenkov là mục tiêu của một cuộc tấn công. Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, cho biết vào ngày 22 Tháng Chín, 2023, quân Ukraine đã phóng hỏa tiễn Storm Shadow vào một cuộc họp để nghe các tin tức tình báo của Klenkov.
Ít nhất chín binh sĩ hoặc thủy thủ Nga đã thiệt mạng và 16 người bị thương trong cuộc tấn công bằng hỏa tiễn Storm Shadow vào trụ sở Hạm đội Hắc Hải ở Crimea bị Nga tạm chiếm.
Trong số những người bị thương nghiêm trọng có Thượng Tướng Alexander Romanchuk, chỉ huy lực lượng của Điện Cẩm Linh ở miền nam Ukraine, và Trung tướng Oleg Tsekov, chỉ huy lực lượng bộ binh thường đóng tại Bắc Cực của Nga. Cả hai vị Tướng đều phải nằm nhà thương trong nhiều tháng. Tuy nhiên, nhân vật chính mà quân Ukraine muốn nhắm đến là Klenkov lại không hề hấn gì.
Vụ ám sát diễn ra trong bối cảnh Nga tiếp tục tăng cường chiến thuật biển người, nhưng người Nga không gọi là biển người nhưng dùng một thuật ngữ kinh hoàng hơn là chiến thuật “máy xay thịt” - một thuật ngữ dùng để mô tả cách Mạc Tư Khoa tàn nhẫn điều động các đợt quân tiến lên nhằm cố gắng làm suy yếu các vị trí phòng thủ của Ukraine.
Mặc dù Nga đã đạt được những thành quả ổn định ở miền Đông Ukraine trong 14 tháng qua, nhưng chiến thuật tàn bạo này đã khiến Nga phải trả giá, khi các nhà phân tích chỉ ra rằng những phương pháp này là lý do khiến tỷ lệ thương vong cao.
Số liệu về tử vong và thương tích trong tháng 9 tăng so với tỷ lệ thương vong hằng ngày cao nhất trước đó đối với binh lính Nga được ghi nhận vào tháng 5, với trung bình 1.262 binh lính tử vong hoặc bị thương mỗi ngày.
Theo Bộ Quốc phòng, 'tỷ lệ thương vong gia tăng kể từ tháng 5 năm 2024 gần như chắc chắn là do việc mở rộng khu vực chiến sự để bao gồm cả các hoạt động quân sự ở Kharkiv và Kursk, cũng như cường độ tăng lên dọc theo tuyến đầu'.
Tháng 9 cũng là tháng thứ năm liên tiếp mà thương vong của Nga trung bình vượt quá 1.000 binh sĩ mỗi ngày.
Theo BBC, Nga đã mất hơn 70.000 binh sĩ kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Thương vong của quân đội Mạc Tư Khoa trung bình từ 172 đến 559 người mỗi ngày vào năm 2022 và đạt đỉnh là 967 người vào năm 2023.
[Daily Mail: Top Russian GRU military intelligence officer is assassinated in his car days after returning from Ukrainian frontline]
2. Úc sẽ cung cấp cho Ukraine gần 50 xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất
Úc sẽ tặng cho Ukraine 49 xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất “sắp ngừng hoạt động”, ABC News cho biết hôm Thứ Năm, 17 Tháng Mười, trích dẫn Bộ trưởng Công Nghệ Quốc phòng Pat Conroy.
Việc chuyển giao diễn ra sau một cuộc tranh cãi nổ ra vào đầu năm 2024 khi các phương tiện truyền thông đưa tin rằng quân đội Úc đã quyết định âm thầm tháo rời và chôn phi đội trực thăng đa năng Taipan của mình, mặc dù Kyiv đã gửi yêu cầu chính thức về việc chuyển giao chúng cho Ukraine.
Conroy nói với các phóng viên rằng đã “đến lúc bỏ qua câu chuyện” về trực thăng Taipan và không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy quyết định cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine có liên quan đến phản ứng dữ dội vì không giao các máy bay trực thăng Taipan cho Ukraine.
Những chiếc xe tăng này sẽ được chuyển giao như một phần của gói viện trợ quân sự lớn hơn trị giá 245 triệu đô la Úc, hay 163 triệu đô la.
“Những chiếc xe tăng này sẽ cung cấp thêm hỏa lực và khả năng cơ động cho Quân đội Ukraine, đồng thời bổ sung cho sự hỗ trợ mà các đối tác của chúng tôi dành cho các lữ đoàn thiết giáp của Ukraine — Úc vẫn kiên định trong việc hỗ trợ Ukraine”, Conroy cho biết.
Đại sứ Ukraine tại Úc, Vasyl Myroshnychenko, cho biết việc cung cấp xe tăng là một “đóng góp quan trọng” và sẽ là “một phần thiết yếu trong hệ thống phòng thủ trên bộ của chúng tôi”.
Kể từ khi cuộc chiến toàn diện bắt đầu, Úc đã cung cấp cho Ukraine hơn 1 tỷ đô la viện trợ, bao gồm 866 triệu đô la hỗ trợ quân sự.
[Kyiv Independent: Australia to give Ukraine almost 50 US-made Abrams tanks]
3. Ukraine im lặng về vụ Đại tá tình báo quân sự Nga bị ám sát gần Mạc Tư Khoa
Đại tá Nikita Klenkov, một sĩ quan Nga, đã bị bắn chết gần Mạc Tư Khoa chỉ một tuần sau khi trở về từ cuộc chiến ở Ukraine. Các báo cáo cho biết ông từng là chỉ huy phó của lực lượng đặc biệt 43292, và trung tâm huấn luyện Lực lượng đặc biệt của GRU.
Tình báo Ukraine và Cơ quan An ninh, gọi tắt là SBU thường xuyên nhận trách nhiệm ám sát các sĩ quan cao cấp của Nga và những người cộng tác với Ukraine tại Nga. Các mục tiêu đáng chú ý bao gồm cựu nghị sĩ Ukraine Ilia Kyva và blogger quân sự Nga Vladlen Tatarsky. Các hoạt động này nhằm mục đích làm suy yếu sự lãnh đạo của quân đội Nga và ngăn chặn sự hợp tác với Mạc Tư Khoa.
Tuy nhiên, trong vụ ám sát mới nhất đang gây chấn động Mạc Tư Khoa chưa có ai nhận trách nhiệm về vụ ám sát và cơ quan tình báo Ukraine vẫn giữ im lặng về vấn đề này.
Theo Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, kẻ tấn công đã lái xe ngay sau xe Klenkov, bất ngờ vượt lên và bắn 3 phát vào Klenkov. Cả 3 phát đều trúng đích cho thấy hung thủ là một tay thiện xạ.
Tuy nhiên, theo Vazhnye Istorii, hay những câu chuyện quan trọng, hung thủ đã ngồi chờ sẵn và nổ súng khi chiếc chiếc Hyundai Palisade của Klenkov đi ngang qua.
[Euromaidan: Russian colonel linked to military intelligence shot dead near Mạc Tư Khoa – Ukraine silent]
4. Michel của Hội đồng Âu Châu mời Zelenskiy trình bày kế hoạch chiến thắng tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel tuyên bố hôm Thứ Tư, 16 Tháng Mười, rằng ông đã mời Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trình bày kế hoạch chiến thắng đánh bại Nga tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu vào tuần này.
Zelenskiy đang tập hợp sự ủng hộ từ các đồng minh phương Tây của Ukraine khi cuộc xâm lược của Nga đã bước sang năm thứ ba và lực lượng Nga tiếp tục giành được nhiều thắng lợi dọc theo mặt trận phía đông Ukraine.
Tại cuộc họp ở Brussels, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu từ 27 quốc gia sẽ thảo luận về viện trợ quân sự cho Kyiv và các biện pháp tăng cường cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, nơi đã bị Nga tấn công nặng nề.
Tuần trước, Zelenskiy đã có chuyến công du chớp nhoáng đến các thủ đô Âu Châu, ghé thăm Berlin, Luân Đôn, Paris và Rôma, khi Ukraine chuẩn bị cho mùa đông thứ ba đầy thách thức trong chiến tranh. Các chuyến thăm của ông diễn ra sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hoãn chuyến đi đến Đức để giải quyết công tác chuẩn bị cho cơn bão Milton đang tiến về Florida.
Zelenskiy đang thúc đẩy sự hỗ trợ quân sự và tài chính mới từ Âu Châu trong bối cảnh lo ngại rằng sự hỗ trợ có thể yếu đi nếu cựu Tổng thống Hoa Kỳ Ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng tới. Trong khi đó, lực lượng Nga tiếp tục giành được lợi thế dọc theo mặt trận phía đông của Ukraine và nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng khi mùa đông đang đến gần.
5. Hoa Kỳ cảnh báo về sự ủng hộ ngày càng tăng của Bắc Hàn đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine
Hoa Kỳ đã bày tỏ mối quan ngại ngày càng tăng về việc Bắc Hàn tăng cường hỗ trợ quân sự cho Nga trong cuộc chiến đang diễn ra với Ukraine.
Hôm Thứ Tư, 16 Tháng Mười, Thứ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell cho biết Washington và các đồng minh đang lo ngại trước các mối đe dọa hạt nhân của Bình Nhưỡng và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Bắc Hàn đang cung cấp nhân lực và vật lực, như pháo binh và hỏa tiễn, để hỗ trợ Mạc Tư Khoa.
Campbell đã nói chuyện với các phóng viên sau khi thảo luận với các quan chức Nam Hàn và Nhật Bản về việc gia tăng áp lực quốc tế lên Bắc Hàn. Bình luận của ông được đưa ra khi căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên vẫn ở mức cao, với việc Bình Nhưỡng tăng cường thử vũ khí và đe dọa Nam Hàn.
Sự gia tăng hỗ trợ quân sự của Bắc Hàn cho Nga đã trở thành vấn đề đáng lo ngại đối với Hoa Kỳ và các đồng minh.
Trong khi đề cập đến các tuyên bố của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy rằng Bình Nhưỡng đang gửi quân đến chiến đấu ở Ukraine, Campbell cho biết Hoa Kỳ đang “theo dõi chặt chẽ tình hình” và rất lo ngại về sự tham gia của Bắc Hàn.
Truyền thông Ukraine đưa tin sáu binh sĩ Bắc Hàn đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào ngày 3 tháng 10, làm dấy lên câu hỏi về khả năng Putin điều động lực lượng quân sự của Bình Nhưỡng ra tiền tuyến.
Các báo cáo này được đưa ra sau tuyên bố của các quan chức Ukraine rằng quân đội Bắc Hàn đã đào ngũ ngay sau khi đến Ukraine, cho thấy tinh thần xuống thấp hoặc quản lý yếu kém.
Mối quan hệ giữa Nga và Bắc Hàn đã phát triển kể từ khi cuộc chiến tranh Ukraine nổ ra vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, đặc biệt là khi Mạc Tư Khoa phải đối mặt với sự cô lập ngày càng tăng của quốc tế. Vào tháng 3, Nga đã phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trên thực tế đã chấm dứt việc giám sát quốc tế đối với các lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn.
Các nước phương Tây cáo buộc Mạc Tư Khoa cố gắng che giấu việc mua vũ khí từ Bình Nhưỡng để duy trì các cuộc tấn công vào Ukraine.
Hôm Thứ Tư, 16 Tháng Mười, Hoa Kỳ, Nam Hàn, Nhật Bản và tám chính phủ phương Tây khác đã công bố kế hoạch thành lập một nhóm đa quốc gia để giám sát việc thực thi lệnh trừng phạt của Bắc Hàn. Động thái này nhằm mục đích chống lại việc Bắc Hàn bán vũ khí cho Nga, mà Campbell cho biết đang góp phần gây bất ổn ở Âu Châu.
“Chúng tôi lo ngại về họ và chúng tôi đã đồng thanh rằng chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình,” Campbell cho biết.
Sự tham gia của Bắc Hàn vào cuộc chiến tranh Nga-Ukraine cũng diễn ra khi nước này tiếp tục đe dọa Nam Hàn. Bình Nhưỡng đã cáo buộc Hán Thành sử dụng máy bay điều khiển từ xa để thả tờ rơi tuyên truyền trên lãnh thổ của mình và đe dọa sẽ trả đũa nếu những hành động như vậy tiếp tục.
Trong một động thái mang tính biểu tượng vào thứ Ba, Bắc Hàn đã phá hủy một số tuyến đường bộ và hỏa xa không sử dụng từng kết nối nước này với Nam Hàn. Cuộc biểu tình nhằm thể hiện sự thất vọng của nước này với chính quyền bảo thủ của Nam Hàn, nhấn mạnh thêm tình hình căng thẳng gia tăng trên bán đảo.
Từ năm 2022, nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân đã lợi dụng sự mất tập trung do cuộc chiến của Nga ở Ukraine gây ra để đẩy nhanh việc thử vũ khí. Đáp lại, Washington, Hán Thành và Tokyo đã tăng cường các cuộc tập trận quân sự chung và củng cố các chiến lược răn đe hạt nhân của họ.
Sau cuộc hội đàm với Campbell và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Masataka Okano, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Hàn Kim Hong Kyun đã lên án hành động khiêu khích của Bắc Hàn.
“Chúng tôi đã đồng thanh duy trì tư thế chung vững chắc giữa Nam Hàn và Hoa Kỳ để phản ứng kiên quyết với các hành động khiêu khích của Bắc Hàn”, Kim nói.
[Newsweek: U.S. Warns of North Korea's Growing Support for Russia's War in Ukraine]
6. Hoa Kỳ công bố viện trợ an ninh trị giá 425 triệu đô la cho Ukraine, Zelenskiy cho biết gói này bao gồm vũ khí tầm xa
Tổng thống Biden và Zelenskiy đã nói chuyện qua điện thoại sau khi tổng thống Hoa Kỳ hủy các chuyến công du nước ngoài để giải quyết hậu quả của các cơn bão liên tiếp ở trong nước.
Tòa Bạch Ốc cho biết trong một tuyên bố rằng gói hỗ trợ mới sẽ bao gồm “năng lực phòng không bổ sung, đạn dược không đối đất, xe thiết giáp và đạn dược quan trọng để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Ukraine”.
Tòa Bạch Ốc cho biết, trong những tháng tới, Hoa Kỳ cũng sẽ cung cấp cho Ukraine “một loạt các năng lực bổ sung, bao gồm hàng trăm máy bay đánh chặn phòng không, hàng chục hệ thống phòng không chiến thuật, các hệ thống pháo binh bổ sung, số lượng lớn đạn dược, hàng trăm xe thiết giáp chở quân và xe chiến đấu bộ binh, cùng hàng ngàn xe thiết giáp bổ sung”.
Tổng thống Zelenskiy đã cảm ơn Hoa Kỳ về gói hỗ trợ mới và cho biết nó cũng bao gồm “vũ khí tầm xa”. Ông không nêu rõ đó là loại vũ khí nào và không đề cập đến cuộc tranh luận đang diễn ra về việc cho phép sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công tầm xa vào Nga.
Tổng thống Biden và Zelenskiy cũng thảo luận về kế hoạch chiến thắng, được trình bày cho từng nhà lãnh đạo, bao gồm cả Tổng thống Biden, trong cuộc họp kín vào tháng 9 nhưng đã được công bố trước đó vào ngày 16 tháng 10.
[Kyiv Independent: US announces $425 million in security aid for Ukraine, Zelenskiy says package includes long-range weapons]
7. Trong năm 2024, cho đến nay Nga đã mất 8 tỷ đô la cho các hệ thống pháo
Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, tính đến nay, tổn thất liên quan đến các hệ thống pháo của Nga đã lên đến hơn 8 tỷ đô la chỉ trong năm 2024.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 17 Tháng Mười, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết 10.373 hệ thống pháo của Nga đã bị phá hủy trong năm nay, “tương đương với sự phá hủy của 144 lữ đoàn pháo binh”.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết: “Một trong những ngày tổn thất đáng kể nhất của lực lượng Nga xảy ra vào ngày 22 tháng 9, khi lực lượng Ukraine vô hiệu hóa 81 hệ thống pháo chỉ trong một ngày”.
Trước đó vào hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Ukraine báo cáo rằng quân đội Nga đã mất 1.450 binh sĩ cũng như gần 200 thiết bị quân sự trong một trong những ngày đẫm máu nhất đối với lực lượng Mạc Tư Khoa kể từ khi cuộc xâm lược năm 2022 bắt đầu.
Theo số liệu của Ukraine, tổn thất hệ thống pháo binh của Nga đạt mức cao kỷ lục vào tháng 7 và tháng 8. Vào tháng 7, Nga mất 1.520 hệ thống pháo, tiếp theo là 1.517 hệ thống vào tháng 8. Tháng trước, có thông tin cho biết 1.219 hệ thống đã bị phá hủy.
Giai đoạn này cũng chứng kiến mức tổn thất về quân sự cao nhất của Nga cho đến nay, với 35.680 người vào tháng 7, 36.810 người vào tháng 8 và 38.130 người vào tháng 9.
Theo Bộ Tài chính Ukraine, dựa trên tính toán của Forbes Ukraine, tổng chi phí thiết bị mà Nga mất tại Ukraine hiện lên tới hơn 73 tỷ đô la.
Tháng 5 là tháng tồi tệ nhất của Nga về tổn thất xe tăng trong năm nay, với 428 xe bị phá hủy. Đây là tháng chết chóc thứ hai trong cuộc chiến đối với các đội xe tăng Nga, sau tháng 10 năm 2023, với 521 xe.
Những tháng tiếp theo chứng kiến 359 vụ mất mát vào tháng 6, 300 vụ vào tháng 7, 193 vụ vào tháng 8 và 291 vụ vào tháng 9.
Những cập nhật mới nhất của Kyiv được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy chuẩn bị tiết lộ “kế hoạch chiến thắng” được mong đợi từ lâu của mình trước Quốc hội vào thứ Tư, trong đó ông công khai thừa nhận rằng các đồng minh phương Tây của Ukraine đang gia tăng áp lực để đàm phán với Nga.
Zelenskiy được cho là đã nói rằng kế hoạch của ông có thể mang lại hòa bình vào năm tới, nhưng cũng nêu rõ mục tiêu của Ukraine là gia nhập NATO - điều mà nhiều nhà lãnh đạo phương Tây không muốn cân nhắc vì sợ leo thang xung đột với Mạc Tư Khoa.
[Newsweek: Russia Loses $8 Billion Worth of Artillery So Far in 2024: Kyiv]
8. Người đàn ông Nga bị bỏ tù sau khi con gái vẽ bức tranh Ukraine được thả sau 22 tháng
Một người đàn ông Nga bị kết án tù vì làm mất uy tín của quân đội sau khi con gái ông vẽ một bức tranh chỉ trích cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã được thả khỏi tù sau 22 tháng thụ án.
Theo OVD-Info, một nhóm giám sát các vụ giam giữ chính trị, Alexei Moskalyov đã được trả tự do sau khi chấp hành xong bản án giảm nhẹ là 22 tháng.
Moskalyov bị kết án vào tháng 3 năm 2023 vì những bài đăng trên mạng xã hội, sau khi cô con gái 13 tuổi của ông vẽ một bức tranh phản đối chiến tranh. Bản án ban đầu là hai năm của ông đã được giảm xuống còn một năm 10 tháng, nhưng trước đó ông đã trốn sang Belarus trong một thời gian ngắn. Ông đã bị bắt và bị dẫn độ trở lại Nga ngay sau đó.
Theo nhóm OVD-Info đưa tin về việc ông được thả, Moskalyov đã nói với nhóm này rằng các đặc vụ của Cơ quan An ninh Liên bang đã thẩm vấn các tù nhân trong cùng phòng giam của ông trước khi ông được thả, cho biết họ đã cố tìm lý do để đưa ra thêm cáo buộc chống lại ông.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Mạc Tư Khoa đã nỗ lực hết sức để truy tố những cá nhân chỉ trích cuộc chiến. Những người bất đồng chính kiến nổi tiếng đã phải đối mặt với những bản án nghiêm khắc, một số nhân vật nổi tiếng đã bị đưa ra nước ngoài như một phần của cuộc trao đổi tù nhân gần đây với các nước phương Tây.
Ngoài ra, việc bắt giữ vì tội làm gián điệp và thu thập dữ liệu nhạy cảm ngày càng diễn ra thường xuyên hơn ở Nga và hệ thống pháp luật bị chính trị hóa mạnh mẽ của nước này kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Gần đây, một tòa án Nga đã kết tội và tuyên án nhà nghiên cứu người Pháp Laurent Vinatier ba năm tù vì cáo buộc thu thập dữ liệu quân sự.
Vinatier, 48 tuổi, đã bị bắt tại Mạc Tư Khoa vào tháng 6 và thừa nhận tội lỗi, đẩy nhanh phiên tòa xét xử. Các công tố viên cáo buộc ông đã không ghi danh là “điệp viên nước ngoài” trong khi thu thập dữ liệu về các hoạt động quân sự của Nga, mà chính quyền tuyên bố là gây nguy cơ cho an ninh quốc gia.
Các cáo buộc chống lại Vinatier xuất phát từ một loạt các cuộc họp với công dân Nga từ năm 2021 đến năm 2022. Mặc dù bản cáo trạng không nêu tên những người cộng sự của ông, nhưng tuyên bố thông tin ông thu thập được có thể được sử dụng để chống lại lợi ích an ninh của Nga.
Ban đầu, các công tố viên đề nghị mức án 3 năm 30 phút tù cho Vinatier, sau đó giảm nhẹ vì ông đã hợp tác và thú nhận ngay lập tức.
Các cáo buộc của Vinatier liên quan đến luật về đại lý nước ngoài của Nga, yêu cầu các cá nhân và tổ chức tham gia nghiên cứu hoặc thu thập dữ liệu liên quan đến quân sự phải ghi danh với chính quyền.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng luật này, cùng với các biện pháp pháp lý gần đây khác, là một phần trong chiến dịch đàn áp rộng lớn hơn của Điện Cẩm Linh nhằm kiềm chế bất đồng chính kiến và kiểm soát các diễn biến xung quanh sự can dự của Nga vào Ukraine.
[Newsweek: Russian Man Jailed After Daughter Drew Ukraine Picture Freed After 22 Months]
9. Kyiv muốn Hoa Kỳ bắn hạ hỏa tiễn của Nga, nhưng “câu trả lời cứng rắn” cho Ukraine là Nga có vũ khí hạt nhân, trong khi Iran thì không.
Tuần này, Hoa Kỳ đã triển khai một hệ thống phòng không tiên tiến và hàng chục binh sĩ để bảo vệ Israel khỏi hỏa tiễn đạn đạo của Iran, nhưng không có sự hỗ trợ nào tương đương với mức độ đó dành cho Ukraine mặc dù nước này hàng ngày phải đối mặt với các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa, hỏa tiễn và bom của Nga.
Ở Kyiv, điều đó bị coi là tiêu chuẩn kép.
“Nếu các đồng minh cùng nhau bắn hạ hỏa tiễn trên bầu trời Trung Đông, tại sao vẫn chưa có quyết định bắn hạ máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn trên bầu trời Ukraine?” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đặt câu hỏi vào tháng trước.
Khi các hệ thống phòng không cùng chiến đấu cơ của Hoa Kỳ và Anh giúp bắn hạ hàng trăm hỏa tiễn của Iran vào ngày 1 tháng 10, Bộ ngoại giao Ukraine đã tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi các đồng minh của Ukraine bảo vệ không phận Ukraine với quyết tâm tương tự và không do dự trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga, đồng thời thừa nhận rằng mạng sống con người cũng quý giá như nhau ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.”
Các nước đồng minh cũng đã can thiệp vào tháng 4.
Lý do tại sao Hoa Kỳ hành động mạnh mẽ ở Israel và thận trọng ở Ukraine là rõ ràng: Nga có vũ khí hạt nhân còn Iran thì không.
“Câu trả lời cứng rắn mà người Ukraine có thể không thích nghe nhưng thật không may sự thật là chúng tôi có thể chấp nhận rủi ro bắn hạ hỏa tiễn Iran trên bầu trời Israel mà không gây ra chiến tranh trực tiếp với Tehran có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân”, Phụ tá phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Sabrina Singh cho biết như trên hôm Thứ Tư, 16 Tháng Mười.
“Sẽ có nhiều rủi ro hơn khi thử làm điều đó với Nga”.
Hai quan chức chính quyền Tổng thống Biden, yêu cầu giấu tên để thảo luận thẳng thắn về vấn đề này, đã đưa ra quan điểm tương tự.
Việc gửi lực lượng Hoa Kỳ qua Ukraine để bắn hạ hỏa tiễn của Nga có thể gây ra một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới trong bối cảnh cuộc chiến tranh lớn nhất ở Âu Châu kể từ Thế chiến II — với hậu quả có khả năng là tận thế. Trong khi ở Trung Đông, Hoa Kỳ có thể bắn hạ hỏa tiễn qua Israel mà không gây ra chiến tranh với một đối thủ có vũ khí hạt nhân.
Iran đã tinh chế vật liệu hạt nhân đến mức gần đạt tới cấp độ vũ khí nhưng chưa thử chế tạo bom nguyên tử.
Mykola Bielieskov, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine, cho biết: “Thật đáng buồn khi nhìn vào tất cả những điều này với tư cách là một công dân bình thường của Ukraine — khi trong một thỏa thuận nhằm ngăn chặn sự leo thang từ phía Mạc Tư Khoa, đất nước và công dân của bạn lại đang bị hy sinh”.
Luôn có sự tham gia tích cực - nhưng ở khoảng cách xa - của đồng minh bất cứ khi nào Nga tấn công Ukraine.
“Các đối tác thường báo hiệu cho chúng tôi về sự di chuyển của máy bay ném bom Nga đến các vị trí bắn. Họ cho chúng tôi biết khi nào và ở đâu người Nga đang chuẩn bị tấn công”, Yuriy Ihnat, phát ngôn viên tạm thời của không quân Ukraine cho biết.
Sau khi được cảnh báo, hàng ngàn binh lính từ các đơn vị trinh sát, liên lạc và phòng không cơ động sẽ vào cuộc hành động.
Các phi công của Ukraine cũng tăng cường trong trường hợp các cuộc tấn công rất lớn. Một trong số họ, phi công F-16 Oleksiy Mes, được gọi là “Moonfish”, đã tử nạn trong một vụ tai nạn ngày 26 tháng 8 khi Nga bắn hơn 230 hỏa tiễn vào các cơ sở năng lượng của Ukraine.
Máy bay điều khiển từ xa của Nga cũng đã bay lạc qua Ba Lan và Rumani. Hai quốc gia này — thành viên của cả Liên Hiệp Âu Châu và NATO — đã điều máy bay phản lực để đáp trả, nhưng cho đến nay chỉ quan sát vũ khí của Nga mà không bắn hạ chúng.
Kyiv muốn Ba Lan và Rumani can thiệp tích cực, cả trên không phận của họ và cả trên miền tây Ukraine. Kyiv và Warsaw đã đồng ý thảo luận về khả năng này trong một thỏa thuận an ninh chung gần đây, nhưng cho đến nay Ba Lan vẫn chưa thay đổi chính sách.
Warsaw đã nói rõ rằng họ sẽ không hành động nếu không có sự ủng hộ toàn diện của toàn bộ liên minh NATO, và Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Władysław Kosiniak-Kamysz đã nói rằng sự ủng hộ như vậy là không đủ. Ông nói thêm rằng Washington cũng đã chỉ ra rằng họ không muốn leo thang xung đột với Nga.
Kyiv hy vọng rằng việc bắn hạ hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa trên bầu trời Ukraine cuối cùng sẽ được đồng thanh, giống như pháo binh, xe tăng, hỏa tiễn và chiến binh của phương Tây cuối cùng đã được bàn giao mặc dù trước đó lo ngại rằng việc làm như vậy sẽ vượt qua ranh giới đỏ của Putin.
“Có một cuộc thảo luận sôi nổi về vấn đề này, cả ở Ba Lan và NATO,” Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski trả lời POLITICO trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
“Biên giới NATO đang ở trạng thái trung gian, giữa các quy tắc thời bình và khủng hoảng”, ông nói, đồng thời nói thêm rằng ý định của Điện Cẩm Linh vẫn chưa rõ ràng. “Một số trong những điều này gây nguy hiểm cho công dân của chúng tôi và một số người suy đoán rằng người Nga đang thử nghiệm các phản ứng của chúng tôi, nhưng tôi nghi ngờ rằng với số lượng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn này, họ chỉ mất quyền kiểm soát chúng”.
Trong khi Kyiv muốn các đồng minh của mình hành động như họ đã làm với Israel, hai sĩ quan phòng không Ukraine, phát biểu với điều kiện giấu tên, cho biết làm như vậy dễ hơn với Israel so với Ukraine.
Israel là một quốc gia nhỏ, nghĩa là Hoa Kỳ có thể sử dụng hệ thống phòng không gắn trên tàu của mình. Trong khi đó, Ukraine lại rộng lớn và không thể tiếp cận được với hải quân phương Tây: Các đồng minh của nước này sẽ cần phải bố trí hệ thống phòng không ở biên giới phía tây của quốc gia này, từ đó họ chỉ có thể bảo vệ lãnh thổ gần đó.
“Các thành viên NATO tham gia phòng thủ trên không của Ukraine sẽ cần phải đóng góp nhiều hơn, trên một khu vực rộng hơn, với rủi ro lớn hơn là 'tham gia trực tiếp vào chiến tranh' để giành được những lợi ích không chắc chắn”, Matthew Savill, giám đốc khoa học quân sự tại Viện Royal United Services của Luân Đôn cho biết. “Chi phí cũng sẽ lớn hơn, vì tần suất các cuộc tấn công của Nga lớn hơn nhiều so với các nỗ lực đáng kể nhưng mang tính phản ứng của Iran nhằm tấn công trực tiếp vào Israel”.
Các nước NATO cũng có thể phải điều chiến đấu cơ bay qua Ukraine, điều này có thể dẫn đến đụng độ trực tiếp với Nga — đây chính xác là điều mà Tòa Bạch Ốc đang cố gắng tránh.
“Để tối đa hóa hiệu quả của nỗ lực như vậy, các lực lượng phương Tây có thể muốn tấn công trực tiếp vào máy bay Nga đang tiến hành các cuộc tấn công hoặc ngăn chặn các radar và hỏa tiễn phòng không tầm xa của Nga”, Cavill cho biết. “Do đó, điều đó liên kết việc phòng thủ chống lại hỏa tiễn với sự tham gia trực tiếp hơn, ngay cả khi chỉ trên không”.
Nó cũng liên quan đến cảm xúc và lịch sử.
Trong khi nhiều quốc gia tự nhận là bạn tốt nhất hoặc đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ, Israel lại chiếm một vị trí độc nhất trong chính trị và chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ. Các quan chức Hoa Kỳ chỉ ra mối quan hệ được xây dựng trong nhiều thập niên — mối quan hệ khiến Washington sẵn sàng điều động quân đội trực tiếp để bảo vệ Israel.
Tuy nhiên, những lời cáo buộc về tiêu chuẩn kép được nhận thức phản ánh sự thất vọng rộng hơn ở Ukraine rằng chính quyền Tổng thống Biden không làm đủ để giúp Kyiv ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga. Điều đó bao gồm việc chậm chạp trong việc cung cấp vũ khí lớn hơn và ngăn Ukraine sử dụng đạn dược tầm xa của Hoa Kỳ để tấn công lãnh thổ Nga.
Shelby Magid, phó giám đốc Hội đồng Đại Tây Dương, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington, cho biết: “Hoa Kỳ vẫn có thể làm nhiều hơn nữa để giúp Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga”.
“Thật không may, đây là sự phân biệt mà chính quyền đã chọn thực hiện hết lần này đến lần khác, đến mức chúng ta đang cản trở lợi ích an ninh quốc gia của mình trong việc giúp Ukraine đánh bại Nga,” Magid nói. “Có một nỗi sợ hãi gần như tê liệt về việc không muốn tấn công trực tiếp vào vũ khí do Nga bắn ra vì chính quyền coi đó là trực tiếp chiến đấu với Nga.”
Các quan chức Hoa Kỳ thừa nhận họ nhận thức được sự thất vọng ngày càng gia tăng ở Ukraine, nhưng cho biết họ đang tiến hành các chuyến hàng vũ khí mới mà họ hy vọng sẽ xoa dịu những lo ngại này.
“Chúng tôi thực sự tập trung vào việc cung cấp cho Ukraine mọi thứ có thể để giúp họ tự vệ”, một trong những quan chức chính quyền cho biết. “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là giúp tăng cường khả năng phòng không của họ”.
Nhưng Bielieskov, nhà phân tích người Ukraine, cảnh báo rằng việc đối xử với Nga một cách tế nhị sẽ gửi đi một thông điệp quốc tế rằng các cường quốc hạt nhân được tôn trọng trong khi các quốc gia bình thường không được tôn trọng.
Điều đó làm tăng nguy cơ các quốc gia như Iran sẽ quyết định sở hữu vũ khí hạt nhân, phá hủy chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân nhằm hạn chế số lượng các cường quốc hạt nhân.
Bielieskov cho biết: “Kết luận mà chúng tôi rút ra từ đường lối khác nhau đối với Israel và Ukraine là tốt hơn là bạn có vũ khí hạt nhân, không có vũ khí hạt nhân bạn chịu lắm thiệt thòi”.
[Politico: Kyiv wants the US to down Russian rockets, but the “tough answer” for Ukraine is that Russia has nuclear weapons, while Iran does not.]
10. Zelenskiy công bố kế hoạch chiến thắng của Ukraine, nói rằng nó khả thi nhưng ‘phụ thuộc vào các đối tác của chúng tôi’
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã trình bày kế hoạch chiến thắng gây nhiều tranh cãi của Ukraine tại quốc hội vào ngày 16 tháng 10, mặc dù một số phần vẫn được giữ bí mật.
Đề xuất này bao gồm năm điểm: lời mời gia nhập NATO, khía cạnh quốc phòng, ngăn chặn sự xâm lược của Nga, tăng trưởng và hợp tác kinh tế, và kiến trúc an ninh sau chiến tranh.
Kế hoạch bao gồm ba phụ lục bí mật đã được chia sẻ với các đối tác quốc tế. David Arakhamia, lãnh đạo quốc hội của đảng cầm quyền, cho biết các phần được giữ bí mật sẽ được tiết lộ cho các nhà lãnh đạo các đảng phái.
“Nếu kế hoạch được ủng hộ, chúng ta có thể chấm dứt chiến tranh chậm nhất là vào năm sau”, Zelenskiy phát biểu tại quốc hội trước sự chứng kiến của Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi, giám đốc tình báo quân sự Kyrylo Budanov và các nhà ngoại giao phương Tây.
“Kế hoạch chiến thắng của Ukraine là một kế hoạch củng cố nhà nước và vị thế của chúng ta. Để đủ mạnh để chấm dứt chiến tranh. Để bảo đảm rằng Ukraine có đủ sức mạnh”, Zelenskiy nói.
“Kế hoạch này có thể được thực hiện. Nó phụ thuộc vào các đối tác của chúng ta. Tôi nhấn mạnh: vào các đối tác. Nó chắc chắn không phụ thuộc vào Nga.”
Lời mời gia nhập NATO của Ukraine được đưa lên hàng đầu trong danh sách. Kyiv đã nộp đơn xin gia nhập vào tháng 9 năm 2022 nhưng vẫn chưa nhận được tín hiệu rõ ràng từ các đồng minh.
“Chúng ta hiểu rằng tư cách thành viên NATO là vấn đề của tương lai, không phải của hiện tại”, Zelenskiy nói, nhưng nói thêm rằng lời mời được đưa ra ngay lập tức sẽ cho Putin thấy sai lầm trong “những tính toán địa chính trị của hắn ta”.
“Chúng ta là một quốc gia dân chủ đã chứng minh được rằng nó có thể bảo vệ lối sống chung của chúng ta.”
Điểm thứ hai nhấn mạnh đến nhu cầu đưa chiến tranh vào lãnh thổ Nga, chẳng hạn như trong cuộc xâm nhập Kursk xuyên biên giới được phát động vào đầu tháng 8. Điều này sẽ ngăn chặn việc tạo ra các “vùng đệm” có thể có trên lãnh thổ Ukraine.
Mục này cũng kêu gọi dỡ bỏ các hạn chế về các cuộc tấn công tầm xa vào Nga, cung cấp thêm các khả năng tấn công tầm xa và sự hỗ trợ của phương Tây trong việc bắn hạ hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga trên bầu trời Ukraine.
Tổng thống cho biết sự hỗ trợ bổ sung trong việc xây dựng lực lượng bộ binh, phòng không, đầu tư quốc phòng, hỗ trợ tình báo và các viện trợ quân sự khác của Ukraine sẽ giúp củng cố Ukraine và ngăn chặn người dân Nga khỏi “ý thức hệ chiến tranh” của họ.
Điểm thứ ba đề cập đến sự răn đe phi hạt nhân, một phần trong số đó sẽ vẫn được phân loại. Ukraine đang đề xuất một “gói răn đe chiến lược phi hạt nhân toàn diện trên lãnh thổ của mình” nhằm bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược trong tương lai.
Điểm này đã được nêu chi tiết với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp và Ý.
Phần thứ tư đề cập đến việc Ukraine sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình, chẳng hạn như uranium, titan và lithium, vốn mang lại tiềm năng tăng trưởng kinh tế cho Kyiv và Liên Hiệp Âu Châu. Ukraine đang đưa ra một thỏa thuận đặc biệt về đầu tư chung và sử dụng các nguồn tài nguyên này với Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ
Phần này còn kêu gọi tăng cường các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga để làm suy yếu khả năng duy trì hành động xâm lược của nước này.
Phần thứ tư này cũng bao gồm một phần được giữ bí mật và chia sẻ với các đối tác phương Tây.
Phần thứ năm liên quan đến kiến trúc an ninh hậu chiến của Ukraine. Zelenskiy cho biết Kyiv tự hào có lực lượng quân sự lớn và giàu kinh nghiệm có thể củng cố NATO và an ninh của lục địa Âu Châu.
“Nếu các đối tác đồng ý, thì sau chiến tranh, chúng tôi hình dung việc thay thế một số lực lượng quân sự Hoa Kỳ đang đồn trú tại Âu Châu bằng các đơn vị Ukraine”, tổng thống cho biết.
“Nếu Putin đạt được các mục tiêu địa chính trị, quân sự, tư tưởng và kinh tế điên rồ của mình, điều đó sẽ tạo ra ấn tượng mạnh mẽ cho những kẻ xâm lược tiềm tàng khác, đặc biệt là ở khu vực Vịnh, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Phi Châu, rằng các cuộc chiến tranh xâm lược cũng có thể mang lại lợi nhuận cho họ”, tổng thống nói với các nhà lập pháp.
Zelenskiy lưu ý rằng “liên minh tội phạm” của Putin hiện bao gồm cả Bắc Hàn, quốc gia không chỉ cung cấp vũ khí mà còn cả nhân sự cho các nhà máy và quân đội Nga.
“Về cơ bản, đây là sự tham gia của một quốc gia thứ hai vào cuộc chiến chống lại Ukraine về phía Nga.” Tổng thống cũng nhấn mạnh đến sự hỗ trợ từ Iran và Trung Quốc.
“Chúng ta phải thực hiện kế hoạch chiến thắng để buộc Nga phải tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình và sẵn sàng chấm dứt chiến tranh.”
[Kyiv Independent: Zelenskiy unveils Ukraine's victory plan, says it's doable but 'depends on our partners']
Dân Nga mừng hụt: Putin vẫn còn sống. Quân Nga trúng HIMARS khi đang tập hợp, thương vong nặng nề
VietCatholic Media
15:38 17/10/2024
1. Điện Cẩm Linh vội vã đưa ra tuyên bố chưa từng có khẳng định Putin vẫn còn sống và KHÔNG có vấn đề về sức khỏe sau khi chính nhà độc tài tiết lộ ông đang đi khám bác sĩ
Hôm Thứ Năm, 17 Tháng Mười, trong một động thái chưa từng có, Điện Cẩm Linh đã nhanh chóng phủ nhận thông tin cho rằng sức khỏe của Vladimir Putin đang có vấn đề nghiêm trọng.
Sự việc xảy ra sau khi nhà độc tài Nga, 72 tuổi, thừa nhận trong một cuộc họp được truyền hình trực tiếp rằng ông sẽ đi khám sức khỏe trong ngày tại một bệnh viện hàng đầu ở Mạc Tư Khoa.
“Các bác sĩ tại Bệnh viện lâm sàng trung ương, nơi tôi trải qua đủ loại kiểm tra thường xuyên, cũng khuyến cáo nên tiêm vắc-xin bằng thuốc sản xuất trong nước”, Putin cho biết trong cuộc họp.
Cuộc họp còn có sự tham gia của Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko, người ủng hộ lời kêu gọi tiêm vắc-xin của cấp trên.
Tuy nhiên, mọi người nhanh chóng chú ý đến bình luận của nhà độc tài sau nhiều năm đồn đoán về sức khỏe của ông. Chắc người Nga cũng đang mong đợi nhà độc tài sớm giã từ thế giới cho nên chỉ trong một vài giờ sau đó nước Nga của ngày Thứ Năm, 17 Tháng Mười, đã tràn ngập các lời bình luận, các tin đồn, thậm chí có cả những khẳng định cho rằng Putin đã chết rồi.
Các phụ tá của Putin đã nhanh chóng dập tắt mọi lo ngại liên quan đến tình trạng của Tổng thống.
Hãng thông tấn nhà nước TASS khẳng định nhà lãnh đạo Nga vẫn còn sống, vẫn khoẻ mạnh, “không gặp vấn đề gì về sức khỏe” đồng thời nhắc lại rằng các chuyến thăm khám bệnh của Putin chỉ là lịch hẹn thường lệ mà thôi.
Phát ngôn nhân của Putin, Dmitry Peskov đã minh xác tuyên bố của nhà lãnh đạo Nga.
“Ý ông ấy là các cuộc kiểm tra y tế định kỳ”.
Tin đồn về sức khỏe của Putin đã lan truyền trong nhiều năm sau khi hình ảnh “người đàn ông mạnh mẽ” của tổng thống bị ảnh hưởng do những thay đổi lớn về ngoại hình.
Người ta nhìn thấy ông trông kiệt sức, thở hổn hển, đi lại khó khăn và nhăn mặt một cách kỳ lạ.
Cũng có những lúc Putin dường như bị đau đớn vì ông nắm chặt bàn trong lúc họp, làm dấy lên tin đồn ông bị bệnh Parkinson.
Cùng thời điểm năm 2022, các chuyên gia bắt đầu nhận thấy vẻ ngoài “phù nề” và “yếu ớt” của ông và một số người cho rằng ông có thể bị ung thư tuyến giáp.
Ban đầu có ý kiến cho rằng quyết định xâm lược Ukraine của Putin vào ngày 24 tháng 2 có thể xuất phát từ tình trạng sức khỏe yếu của ông ta khiến nhà độc tài không thể phán đoán đúng tình hình.
Các quy tắc cách ly nghiêm ngặt của nhà lãnh đạo trong suốt thời kỳ đại dịch cũng làm dấy lên ý kiến cho rằng nhà độc tài phải trải qua thời gian dài cách ly là do lo lắng về việc mắc Covid trong khi đang điều trị các thứ bệnh nghiêm trọng khác.
Vào giai đoạn cuối của đại dịch, khi các hạn chế được dỡ bỏ trên toàn thế giới, bàn họp lớn bất thường của Putin xuất hiện trước công chúng đã bị chế giễu rộng rãi và tiếp tục gây lo ngại.
Gần đây nhất, một đoạn phim ghi lại cảnh nhà lãnh đạo dường như đang gãi mặt mình trong một cuộc họp được truyền hình trực tiếp vào hôm Thứ Tư, 16 Tháng Mười.
Có tin đồn rằng trùm mafia Vladimir Putin đã trải qua nhiều lần điều trị bằng botox, có thể gây ngứa.
Trước đó, tờ The Sun đã nhận được thông tin từ các chuyên gia và bác sĩ rằng không còn nghi ngờ gì nữa về việc sức khỏe của ông đã suy yếu.
Thậm chí còn có tin đồn rằng tên bạo chúa này có người đóng thế để cố gắng bám víu quyền lực càng lâu càng tốt.
Keir Giles, chuyên gia về Nga tại Chatham Hous trước đây đã nói với The Sun rằng: “Nếu bạn theo dõi Putin chặt chẽ, bạn sẽ khó tránh khỏi nghi ngờ rằng nhiều lần bạn thấy một số lần xuất hiện thực tế không phải là cùng một người”.
“Bạn cũng nhận thấy xu hướng sức khỏe của ông ta theo thời gian. Sức khỏe của ông ta có vẻ được cải thiện rồi lại xấu đi trong những lần xuất hiện trước công chúng khác nhau.
“Có lúc ông ấy trông thực sự yếu ớt, phù nề, run rẩy, phải bám vào bàn và chỉ có những bài phát biểu rất ngắn chỉ năm phút ngay cả trong các sự kiện công cộng lớn.
“Và sau đó có những lúc ông ta dường như trở lại thành một người khỏe mạnh hơn nhiều khi có thể đứng lên và phát biểu trong 40 phút.
“Nhưng thực sự điều gì không ổn với ông ấy vẫn là một điều bí ẩn đối với tất cả chúng ta.”
Tuy nhiên, trùm mafia Vladimir Putin dường như không có ý định chậm lại khi tiếp tục lãnh đạo đất nước và tấn công vào Ukraine.
Vào tháng 3, nhà lãnh đạo lớn tuổi này đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử gian lận để tiếp tục nắm quyền cho đến năm 2030, khi ông 77 tuổi.
[The Sun: Kremlin rushes out unprecedented statement insisting Putin does NOT have health issues as Vlad reveals he’s seeing docs]
2. Lần thứ sáu trong tám tháng, quân đội Nga tập trung huấn luyện trong phạm vi hỏa tiễn tốt nhất của Ukraine—và bị bắn phá
Ít nhất là lần thứ sáu trong tám tháng, quân đội Nga tập trung ngoài trời để huấn luyện hoặc kiểm tra trong phạm vi của hỏa tiễn pháo binh do Mỹ sản xuất của Ukraine. Và ít nhất là lần thứ sáu trong tám tháng, các khẩu đội pháo binh Ukraine đã tấn công quân Nga tập trung bằng hỏa tiễn chứa hàng trăm đầu đạn con cỡ lựu đạn—gây ra cảnh tàn sát khủng khiếp.
Cuộc tấn công gần đây nhất dường như diễn ra hôm Thứ Tư, 16 Tháng Mười, tại một trường bắn ngoài trời ở Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine. Một máy bay điều khiển từ xa giám sát của Ukraine đã quan sát thấy hàng trăm binh sĩ Nga luyện tập với vũ khí của họ—và chuyển tọa độ cho các thành phần của Lữ đoàn Pháo binh Hỏa tiễn số 27, đơn vị duy nhất của quân đội Ukraine vận hành các bệ phóng Hệ thống Pháo binh Cơ động Cao do Mỹ sản xuất.
HIMARS bánh xe đã khai hỏa với ít nhất một quả rocket M30/31 chứa 400 quả bom bi cỡ lựu đạn. Quả rocket đầu tiên đã bắn trúng đích. Máy bay điều khiển từ xa đã quan sát thấy ít nhất một quả bom bi phát nổ ngay tại nơi một học viên người Nga đang đứng. Số người chết có thể là thảm họa đối với đơn vị Nga.
Quân đội Nga thường xuyên tiến hành huấn luyện ngoài trời trong phạm vi của các loại hỏa tiễn do Mỹ sản xuất tốt nhất của Ukraine, bao gồm cả M30/31 dẫn đường bằng GPS. Thực hành mạo hiểm này phản ánh sự thiếu chuyên nghiệp trong một đội quân đang mất trung bình hơn một ngàn người mỗi ngày ở Ukraine, và để các tiêu chuẩn của mình trượt dốc khi phải đưa 30.000 tân binh ra tiền tuyến mỗi tháng.
Vào giữa tháng 9, một cuộc đột kích của HIMARS vào một cơ sở đào tạo của Nga tại quận Petrovskiy của Donetsk, miền đông Ukraine, cách tiền tuyến 24 km, đã khiến ít nhất hàng chục người Nga thiệt mạng. HIMARS đã tấn công các bãi tập của Nga tại cùng khu vực ít nhất hai lần trước đó kể từ tháng 2, khiến khoảng 100 người thiệt mạng. Hai cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine trong cùng thời kỳ—mỗi cuộc ở miền nam và đông bắc Ukraine—đã khiến ít nhất 150 học viên người Nga thiệt mạng.
Máy bay điều khiển từ xa giám sát luôn có mặt ở khắp mọi nơi dọc theo tuyến đầu dài 1130 km của cuộc xâm lược Ukraine kéo dài 31 tháng của Nga. Và toàn bộ Ukraine bị Nga tạm chiếm đều nằm trong phạm vi 90 km của hỏa tiễn M30/31 nặng 650 pound hoặc phạm vi 300 km của hỏa tiễn M39 nặng 3.700 pound—hỏa tiễn sau được bắn bằng bệ phóng M270 có bánh xích của Ukraine. Bất cứ khi nào người Nga tụ tập ngoài trời trong lãnh thổ Ukraine bị Nga tạm chiếm, rất có thể lực lượng Ukraine đang theo dõi… và ngắm bắn.
Động thái này cũng chống lại người Ukraine. Toàn bộ Ukraine nằm trong tầm bắn của máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Nga. Một cuộc tấn công của Nga vào một căn cứ huấn luyện của Ukraine ở Poltava, miền bắc Ukraine, cách biên giới Nga-Ukraine 113 km, đã giết chết 53 người vào tháng trước. Nhưng có nhiều bằng chứng hơn về các cuộc tấn công của Ukraine vào các binh sĩ Nga bị lộ hơn là bằng chứng về các cuộc tấn công của Nga vào các binh sĩ Ukraine bị lộ.
Các chỉ huy Nga cẩu thả và thiếu kinh nghiệm có thể phải chịu trách nhiệm. Nhưng cũng có thể các chỉ huy chỉ không quan tâm đến việc binh sĩ của họ có gặp nguy hiểm hay không. Viện Nghiên cứu Chiến tranh tại Washington, DC đã ghi nhận “một sự coi thường vô cảm đối với mạng sống của chính những người lính Nga trong suốt cuộc chiến cho đến nay, cả trong nước Nga và giữa các binh lính Nga trên chiến trường”.
[Forbes: For The Sixth Time In Eight Months, Russian Troops Gathered For Training Within Range Of Ukraine’s Best Rockets—And Got Blasted]
3. Kyiv báo cáo Nga mất 1450 quân, 148 xe trong một ngày
Quân đội Nga được cho là đã mất 1.450 binh sĩ cũng như gần 200 thiết bị quân sự trong một trong những ngày đẫm máu nhất và tốn kém nhất đối với lực lượng của Vladimir Putin kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu.
Hôm Thứ Năm, 17 Tháng Mười, Bộ Quốc phòng Ukraine đã công bố ước tính mới nhất về thiệt hại mà “quân xâm lược Nga ở Ukraine” phải gánh chịu, dựa trên các báo cáo do Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine cung cấp.
Giao tranh vẫn tiếp diễn ở cả hai bên tiền tuyến, khi lực lượng Nga gần đây đã giành được ưu thế khi chiếm được Vuhledar, một thành trì của Ukraine ở Donetsk, và thành công trong việc đẩy lùi lực lượng Kyiv khỏi khu vực Kursk.
Tuy nhiên, những tổn thất liên tục mà Mạc Tư Khoa phải gánh chịu - cả về nhân lực và vật lực - đặt ra câu hỏi về việc Nga có thể chịu đựng được thêm bao nhiêu lâu nữa cuộc chiến tranh tiêu hao này.
Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, Nga đã mất 1.450 quân từ thứ Tư đến thứ Năm, đây là một trong những số thương vong trong một ngày cao nhất kể từ khi nước này tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022.
Mặc dù thấp hơn nhiều so với con số kỷ lục 1.740 người được báo cáo thiệt mạng vào ngày 12 tháng 5, trong bối cảnh giao tranh dữ dội ở khu vực Kharkiv, đây vẫn là con số cao nhất kể từ ngày 17 tháng 9, hay 1.470 người, và đưa tổng số thương vong của quân Nga theo ước tính của Kyiv lên 672.850 người.
Ngoài việc chịu thương vong đáng kể về quân lính, Nga còn được cho là đã mất 177 thiết bị quân sự, bao gồm 78 xe và thùng nhiên liệu, 31 máy bay điều khiển từ xa, 29 hệ thống pháo, 30 xe chiến đấu bọc thép và chín xe tăng.
Theo Bộ Tài chính Ukraine, dựa trên tính toán của Forbes Ukraine, điều này khiến tổng chi phí thiết bị mà Nga mất tại Ukraine lên tới hơn 73 tỷ đô la.
Các bộ của Ukraine thừa nhận rằng những con số này chỉ là ước tính gần đúng và vượt xa ước tính của các nhà nghiên cứu độc lập khác.
Vào ngày 20 tháng 9, BBC đã công bố ước tính về số người Nga tử vong tại Ukraine, được xác nhận bởi gia đình hoặc chính quyền địa phương, đưa ra con số lên tới hơn 70.000 kể từ tháng 2 năm 2022.
Mặc dù con số thực tế có thể nằm giữa những ước tính này, nhưng thương vong ở cả hai bên đã lên đến mức đáng kinh ngạc sau 900 ngày xung đột.
Tháng trước, tờ The Wall Street Journal trích dẫn nguồn tin tình báo phương Tây và Ukraine giấu tên đưa tin rằng Ukraine và Nga đã mất lần lượt 80.000 và 200.000 quân kể từ khi giao tranh nổ ra.
Như đã thừa nhận, việc xác định số người tử vong chính xác là một nhiệm vụ khó khăn, vì cả hai nước đều từ chối công bố số liệu chính thức về tổn thất của nước mình.
Tuy nhiên, Ukraine đã phủ nhận số người Ukraine tử vong do The Wall Street Journal công bố, với Roman Kostenko, một chính trị gia ở Kyiv và là Đại tá An ninh, nói với Đài phát thanh Svoboda: “Tôi nghĩ đây là số liệu phóng đại”. Ông cho rằng ngay cả con số ước tính 50.000 cũng có thể bị thổi phồng quá mức.
[Newsweek: Russia Loses 1450 Troops, 148 Vehicles in One Day: Kyiv]
4. SBU bắt giữ giám đốc an ninh Ukrenergo vì cáo buộc biện minh cho cuộc chiến của Nga, ủng hộ việc giết hại thường dân
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU đã bắt giữ một trong những nhà lãnh đạo bộ phận an ninh của công ty năng lượng nhà nước Ukrenergo vì cáo buộc biện minh cho cuộc xâm lược toàn diện của Nga, đặt câu hỏi về sự tồn tại của một nhà nước Ukraine độc lập và ủng hộ việc giết hại thường dân Ukraine.
Phát ngôn nhân của SBU Artem Dekhtiarenko, cho biết như trên hôm Thứ Năm, 17 Tháng Mười.
Hãng truyền thông RBC-Ukraine đưa tin, trích dẫn nguồn tin giấu tên, rằng cá nhân được đề cập là Oleh Hrybenko, người được cho là chịu trách nhiệm duy trì an ninh cho các cơ sở hạ tầng quan trọng.
Ngoài lời lẽ chống Ukraine và ủng hộ Nga của nghi phạm, SBU cho biết anh ta cũng đã tiết lộ thông tin về hậu quả của các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng.
Trong bài đăng trên Telegram, Ukrenergo cho biết họ đã đình chỉ một nhân viên của mình liên quan đến vụ việc.
“Bất kỳ biểu hiện nào biện minh cho hành động xâm lược của Nga đều không thể chấp nhận được đối với Ukrenergo”, báo cáo cho biết.
Ukrenergo cho biết thêm rằng chín nhân viên của công ty đã thiệt mạng do các cuộc tấn công của Nga khi đang làm nhiệm vụ, và 11 người khác đã thiệt mạng khi chiến đấu trong quân đội.
Nếu bị kết tội, nghi phạm có thể phải đối mặt với mức án lên tới tám năm tù. Oleh Hrybenko là người Ukraine gốc Nga, hậu duệ của những người được Liên Xô di dân sang Ukraine trong mưu toan xâm lược lâu dài.
Trong tổng số 35,7 triệu dân, có đến 17.3% dân số là người gốc Nga.
[Kyiv Independent: SBU arrests Ukrenergo security head for allegedly justifying Russia's war, supporting murder of civilians]
5. Hải quân cho biết tàu chiến Nga không hiệu quả trong các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, được sử dụng để đánh lạc hướng phòng không của Ukraine
Nga buộc phải sử dụng tàu chiến để đánh lạc hướng hệ thống phòng không của Ukraine trong các cuộc tấn công hỏa tiễn hàng loạt vì các tàu này không thực sự hiệu quả trong việc thực hiện các cuộc tấn công, Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân của Hải quân Ukraine, cho biết hôm Thứ Năm, 17 Tháng Mười.
Nga đã bắn hỏa tiễn vào Ukraine từ các tàu chiến đồn trú ở Hắc Hải và Biển Azov. Trong những tuần gần đây, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng cảng và tàu dân sự ở phía nam Tỉnh Odessa, phát động các cuộc tấn công từ Crimea bị tạm chiếm.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Pletenchuk cho biết khi Nga bố trí một số tàu mang hỏa tiễn hành trình ra biển, điều đó không có nghĩa là chúng sẽ được sử dụng để tấn công.
Ông cho biết: “Do hiệu quả thấp của các hệ thống vũ khí trên các chiến hạm này nên Nga hiện buộc phải sử dụng chúng nhiều hơn để nghi binh trong các cuộc tấn công hỏa tiễn hàng loạt”.
Theo phát ngôn nhân, khi một hoặc hai tàu ngầm Nga hoạt động trên biển, chúng thường không thực hiện nhiệm vụ liên quan đến phóng hỏa tiễn mà là để bảo vệ căn cứ.
Ukraine đã nhiều lần tấn công tàu của Nga kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu. Theo quân đội Ukraine, khoảng 30% Hạm đội Hắc Hải của Nga bị mất hoặc bị vô hiệu hóa.
Các cuộc không kích thành công của Ukraine vào Crimea bị tạm chiếm đã buộc Mạc Tư Khoa phải rút phần lớn lực lượng hải quân của mình khỏi bán đảo này đến thành phố Novorossiysk của Nga, nơi trở thành cảng quan trọng của Hạm đội Hắc Hải của Nga.
[Kyiv Independent: Russian ships ineffective for missile strikes, used to distract Ukraine's defenses, Navy says]
6. Thủ tướng Scholz cho biết ông sẵn sàng đàm phán với Putin về hòa bình ở Ukraine
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu với các nhà lập pháp tại Berlin vào ngày 16 tháng 10 rằng ông sẵn sàng đàm phán với Putin về một “hòa bình công bằng” ở Ukraine.
Scholz nhấn mạnh rằng ông sẽ nói chuyện với Putin “nếu được yêu cầu” nhưng nhấn mạnh rằng sẽ không có quyết định nào được đưa ra nếu không có ý kiến đóng góp của Ukraine hoặc các đồng minh phương Tây khác.
Trong những tuần gần đây, truyền thông Đức đã đưa tin về việc Scholz ngày càng cởi mở hơn trong việc nói chuyện với Putin về việc chấm dứt chiến tranh toàn diện ở Ukraine. Hai nhà lãnh đạo đã không nói chuyện kể từ tháng 12 năm 2022, cùng năm mà các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Pháp và Anh có cuộc tiếp xúc trực tiếp gần đây nhất.
Đầu tháng 10, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov tuyên bố rằng Mạc Tư Khoa chưa nhận được đề xuất đàm phán giữa Scholz và Putin.
Tuyên bố này được đưa ra hai ngày sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cho biết Putin không muốn nói chuyện với Scholz về việc làm trung gian hòa bình ở Ukraine.
“Ông ta từ chối chấp nhận hòa bình và mỗi ngày lại gửi đi một tín hiệu ủng hộ chiến tranh và hủy diệt. Ngày nay, ông ta thậm chí còn không sẵn sàng nói chuyện với (Scholz) qua điện thoại nữa”, Bộ trưởng ngoại giao Đức cho biết.
Không rõ liệu có diễn biến nào liên quan đến cuộc trò chuyện tiềm năng giữa Scholz và Putin kể từ những bình luận của Baerbock và Peskov hay không.
[Kyiv Independent: Scholz says he is open to talk to Putin about peace in Ukraine]
7. Zelenskiy sẽ đến Brussels để họp với Liên Hiệp Âu Châu và NATO
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tới Brussels vào hôm Thứ Năm, 17 Tháng Mười.
Zelenskiy sẽ đến thăm trụ sở NATO vào chiều thứ năm. Ông và Tổng thư ký NATO Mark Rutte dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp báo chung.
Hội đồng NATO-Ukraine sẽ họp tại trụ sở chính vào cùng ngày. Danh tính của đại diện Ukraine tại cuộc họp vẫn chưa được tiết lộ.
Tổng thống cũng dự kiến sẽ trình bày Kế hoạch Chiến thắng của mình cho các nguyên thủ quốc gia và chính phủ Liên Hiệp Âu Châu trong hội nghị thượng đỉnh. Định dạng bài phát biểu của tổng thống - có thể là trực tuyến hoặc trực tiếp - vẫn chưa được công bố.
Vào ngày 17 tháng 10, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ bắt đầu cuộc họp kéo dài hai ngày tại Brussels.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã trình bày Kế hoạch Chiến thắng của mình, bao gồm năm điểm và ba phụ lục bí mật, lên Verkhovna Rada.
Cụ thể, nội dung đầu tiên của kế hoạch là yêu cầu gia nhập NATO hiện tại của Ukraine.
[Ukrainska Pravda: Zelenskiy to visit Brussels for meeting with the Liên Hiệp Âu Châu and NATO]
8. Kyiv nói: Putin tập hợp quân đội Bắc Hàn để chiến đấu chống Ukraine
Một quan chức tình báo quân sự cao cấp của Ukraine nói với tờ POLITICO rằng Nga đang tập hợp một số lượng lớn người Bắc Hàn để chiến đấu ở Ukraine.
“Họ được gọi là Tiểu đoàn Buryat... có khoảng 3.000 người Bắc Hàn ở đó”, vị quan chức này cho biết khi được phép giấu tên để thảo luận thẳng thắn về chủ đề nhạy cảm này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Tư cho biết Ukraine hiện đang chiến đấu chống lại hai quốc gia.
“Liên minh tội phạm cùng với Putin hiện bao gồm Bắc Hàn — gia tộc Kim, nô dịch hơn 20 triệu người dân Bắc Hàn. Tình báo của chúng ta ghi nhận không chỉ việc chuyển vũ khí từ Bắc Hàn sang Nga mà còn cả việc chuyển người,” Zelenskiy nói trong khi trình bày kế hoạch chiến thắng của mình trước quốc hội Ukraine.
“Đây là những công nhân cho các nhà máy của Nga — thay cho những công nhân Nga thiệt mạng trong chiến tranh. Và nhân sự cho quân đội Nga. Đây là sự tham gia của quốc gia thứ hai trong cuộc chiến chống lại Ukraine về phía Nga,” Tổng thống Zelenskiy nói thêm.
Tờ Kyiv Independent dẫn lời một quan chức phương Tây giấu tên cho biết, cho đến nay Bình Nhưỡng đã thực sự gửi 10.000 binh lính tới Nga để tăng cường nỗ lực chiến tranh ở Ukraine.
Ukraine trước đó từng tuyên bố Bắc Hàn đã cung cấp hỏa tiễn và đạn dược cho Nga kể từ đầu năm 2024, khi lực lượng của Mạc Tư Khoa tiến quân trên chiến trường.
Vào tháng 6, Putin và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân đã ký một hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện, cam kết cả hai nước sẽ hỗ trợ quân sự cho nhau nếu một trong hai nước bị tấn công.
Về phần mình, Điện Cẩm Linh đã mô tả các báo cáo về việc quân đội Bắc Hàn chuẩn bị tham chiến là “một tin giả khác”.
[Politico: Putin amasses North Koreans to fight Ukraine, Kyiv says]
9. Ukraine muốn được NATO mời trước khi Tổng thống Joe Biden rời nhiệm sở
Theo một báo cáo mới, Ukraine đang tìm kiếm lời mời gia nhập NATO trước khi Tổng thống Joe Biden rời Tòa Bạch Ốc vào tháng Giêng.
Một nhà ngoại giao cao cấp của Ukraine đã phát biểu với Reuters rằng tư cách thành viên NATO sẽ là di sản phù hợp cho Tổng thống Biden.
Ukraine lần đầu tiên tuyên bố ý định gia nhập NATO vào năm 2002. Ukraine giành được độc lập từ Liên Xô vào năm 1991 và ban đầu theo đuổi chính sách trung lập. Nhưng ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga đã thúc đẩy nước này thúc đẩy tư cách thành viên NATO, đặc biệt là sau khi sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Nga luôn phản đối việc Ukraine gia nhập NATO. Vào tháng 12 năm 2021, Nga đã ra tối hậu thư cho cả NATO và Hoa Kỳ, yêu cầu liên minh này dừng mở rộng và rút quân khỏi Đông Âu. Nga yêu cầu cấm Ukraine gia nhập NATO.
Những cái gọi là “ranh giới đỏ” này từ Nga đã bị từ chối và căng thẳng leo thang. Nga đã phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Nga từ lâu đã cảnh báo rằng họ sẽ đáp trả nghiêm khắc nếu Ukraine gia nhập NATO.
“Việc đưa ra lời mời cho Ukraine vào thời điểm này là một tín hiệu chính trị”, Nataliia Galibarenko, đại sứ NATO của Kyiv nói với Reuters. “Chúng tôi chân thành tin rằng điều này có thể là một phần di sản của chính quyền Mỹ hiện tại”.
Lời mời chính thức gia nhập NATO là một phần trong “kế hoạch chiến thắng” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, mà ông đã trình lên quốc hội ở Kyiv. Kế hoạch này cũng bao gồm việc dỡ bỏ các hạn chế đối với khả năng sử dụng các cuộc tấn công tầm xa của Ukraine vào Nga, tiếp tục cuộc xâm nhập Kursk và từ chối nhượng lại bất kỳ lãnh thổ nào của Ukraine, theo BBC.
Cuộc bầu cử tổng thống, hiện chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, gây ra sự bất ổn cho tương lai của Ukraine. Washington là nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine, đã quyên góp được 175 tỷ đô la, theo báo cáo tháng 9 của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.
Trong khi Phó Tổng thống Kamala Harris cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine, vẫn chưa rõ sự hỗ trợ này sẽ như thế nào dưới thời cựu tổng thống Donald Trump.
Cựu tổng thống đã tuyên bố rằng ông là “người duy nhất” có thể ngăn chặn chiến tranh và nói rằng ông có thể “kết thúc chiến tranh trong vòng một ngày”.
[Newsweek: Ukraine Wants NATO Invitation Before Tổng thống Joe Biden Leaves Office]
10. Hoa Kỳ cho biết Ukraine sẽ không được mời tham gia NATO “trong thời gian ngắn”
NATO không có kế hoạch mời Ukraine gia nhập Liên minh “trong thời gian ngắn”, mặc dù đây là điểm đầu tiên trong Kế hoạch Chiến thắng do Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đưa ra.
Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO Julianne Smith cho biết như trên trong một bình luận với các nhà báo,
Khi được hỏi về khả năng chính thức mời Ukraine gia nhập NATO, đại sứ Hoa Kỳ đã nhắc lại lập trường chính thức của Liên minh về “con đường không thể đảo ngược để trở thành thành viên” của Kyiv.
Smith cho biết Liên minh chưa ở giai đoạn xem xét lời mời trong ngắn hạn. Tuy nhiên, bà nhận xét rằng họ sẽ giữ liên lạc với bạn bè ở Ukraine về các cách thức tiến tới gia nhập Liên minh.
Trước đó vào thứ Tư, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã công bố Kế hoạch Chiến thắng của Ukraine tại quốc hội, với điểm đầu tiên nhấn mạnh đến nhu cầu phải ngay lập tức mời Ukraine gia nhập NATO.
Đại sứ Ukraine tại NATO, Nataliia Halibarenko, tuyên bố rằng Ukraine muốn nhận được lời mời gia nhập NATO trước khi Tổng thống Joe Biden rời Tòa Bạch Ốc, nhấn mạnh rằng đây sẽ là di sản xứng đáng cho tổng thống Hoa Kỳ.
11. Tòa Bạch Ốc cho biết cuộc họp Ramstein ở cấp lãnh đạo sẽ diễn ra vào tháng 11
Một cuộc họp theo định dạng Ramstein ở cấp lãnh đạo dự kiến diễn ra vào tháng 11. Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết như trên hôm Thứ Tư, 16 Tháng Mười.
Ông cho biết tổng thống Ukraine và Tổng thống Hoa Kỳ sẽ có cuộc điện đàm, trong đó họ sẽ thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có việc lập kế hoạch cho cuộc họp theo định dạng Ramstein ở cấp lãnh đạo.
“Hai nhà lãnh đạo cũng sẽ thảo luận về Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine cấp lãnh đạo, sẽ được tổ chức vào tháng tới, để tiếp tục mang đến cho Ukraine sự hỗ trợ cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc xung đột này”
Được biết, ngày 12 tháng 10, Tổng thống Joe Biden được cho là sẽ chủ trì cuộc họp của Nhóm tiếp xúc quốc phòng Ukraine ở cấp lãnh đạo và nhà lãnh đạo chính phủ theo định dạng Ramstein. Tuy nhiên, do cơn bão Milton đang tiến gần đến bờ biển Florida, ông đã hủy chuyến đi đến Âu Châu.
Sau đó, có thông báo rằng cuộc họp của Ramstein sẽ bị hoãn lại cho đến ngày không xác định.
[Ukrainska Pravda: Ramstein meeting at leaders' level to take place in November – White House]
12. Các mảnh vỡ hỏa tiễn được tìm thấy ở Moldova gần biên giới Ukraine
Cảnh sát biên giới nước này báo cáo hôm Thứ Năm, 17 Tháng Mười, rằng họ đã tìm thấy các mảnh vỡ hỏa tiễn gần làng Lencauti của Moldova, cách biên giới Ukraine chỉ 4 km, hay 2,5 dặm.
Cảnh sát biên giới cho biết hiện trường đang được điều tra nhưng không bình luận về nguồn gốc của các mảnh vỡ.
Đây không phải là lần đầu tiên mảnh vỡ hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa được tìm thấy trên lãnh thổ Moldova.
Sau khi các mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa loại Shahed được phát hiện trên lãnh thổ Moldova vào tháng 2 năm 2024, Tổng thống Maia Sandu cho biết, “Cuộc chiến của Nga với Ukraine lại một lần nữa tấn công vào Moldova. Việc phát hiện ra các mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa Shahed ở miền nam Moldova hôm nay là một lời nhắc nhở rõ ràng khác về thực tế nghiệt ngã mà chúng ta đang phải đối mặt.”
“cuộc xâm lược của Nga gây nguy hiểm cho toàn bộ lục địa. Sự hỗ trợ cho Ukraine phải tiếp tục.”
Trước đó, các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga vào Tỉnh Odessa đã dẫn đến việc tìm thấy mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa trên đất Rumani vào mùa thu năm 2023. Để ứng phó, Bucharest đã thiết lập các biện pháp an ninh bổ sung ở khu vực biên giới, bao gồm xây dựng nơi trú ẩn và hệ thống phòng không.
[Kyiv Independent: Missile fragments found in Moldova by Ukrainian border]
Gương hoán cải của nữ quý tộc Ana Finat. Tranh cãi quanh lá thư ĐTC gởi các tín hữu Trung Đông
VietCatholic Media
18:15 17/10/2024
1. Ana Finat — quý tộc, người có sức ảnh hưởng và người cải đạo: Tin tưởng vào Chúa mang lại sự tự do to lớn
Người có ảnh hưởng và là quý tộc người Tây Ban Nha Ana Finat, hậu duệ của Thánh Francis Borgia, vừa công bố câu chuyện cải đạo của cô, trong đó cô mô tả cách cô đã đi từ não trạng thế tục và sợ hãi Chúa đến việc giành lại tự do bằng cách tin vào lòng thương xót của Người.
Trong cuốn sách tiếng Tây Ban Nha “When I Met the God of Love: How the Love of Christ Freed Me from the Chains of the World,” nghĩa là “Khi tôi gặp gỡ Chúa tình yêu: Tình yêu của Chúa Kitô đã giải phóng tôi khỏi xiềng xích của thế gian như thế nào?” Finat chia sẻ câu chuyện về cuộc đời mình, khá khác biệt so với cuộc đời của những người phàm trần bình thường vì môi trường gia đình của cô — đặc biệt là trong thời thơ ấu — nhưng đồng thời, cũng rất giống nhau về tính thế tục và sự xa lánh đức tin giống như phần lớn những người cùng thế hệ với cô.
“Khi lớn lên, tôi đã xa lánh Chúa, vì điều đó làm tôi khó chịu và vì tôi nổi loạn,” cô thừa nhận trong một cuộc trò chuyện với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA. Trong thời gian đó, cô đã sống giống như rất nhiều người trẻ cùng thế hệ với mình: “Tôi đã hút điếu thuốc đầu tiên, tôi đã trải nghiệm điếu cần sa đầu tiên, chúng tôi đã đi uống rượu rất nhiều, và tôi đã dành nhiều thời gian trên đường phố để trốn học hơn là ở trường,” cô giải thích trong cuốn sách.
Cô cũng không sống trong sạch, điều này khiến cô bất ngờ mang thai ở tuổi 20. Ngoài ra, sau này cô sử dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản trái ngược với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo.
May mắn thay, cô ấy đã không khuất phục trước sự cám dỗ phá thai: “Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc phá thai. Việc mang thai khiến tôi lo lắng; tôi biết rõ rằng điều đó sẽ không dễ dàng, bởi vì mối quan hệ của cô ấy với người bạn trai khi đó không tốt, nhưng tôi rất phấn khích về sự sống sắp đến. Ngay từ đầu, tôi đã chào đón đứa trẻ với sự nhiệt tình lớn lao. Đối với tôi, đó là một món quà, bởi vì tôi biết điều gì sẽ đến với mình, ngay từ đầu, bởi vì tôi cũng rất non nớt”, cô giải thích.
'Điều duy nhất khiến bạn dừng lại, vì nó thực sự lấp đầy bạn, là Chúa Kitô'
Mọi chuyện diễn ra như vậy cho đến khi Finat tham dự Hội thảo Cuộc sống trong Thánh thần, một cuộc tĩnh tâm đầy sức lôi cuốn do Tổng giáo phận Toledo ở Tây Ban Nha tổ chức, sau đó cô đã trao mạng xã hội của mình cho Chúa (hiện cô có hơn 30.000 người theo dõi trên Instagram). Trong cuốn sách, cô nói rằng, sau trải nghiệm đó, “Cuối cùng tôi đã được tự do”.
Finat giải thích rằng, sau cuộc gặp gỡ với Chúa Thánh Thần, cô hiểu rằng “việc từ bỏ mọi lo lắng, mọi phiền muộn và tin tưởng vào Chúa mang lại sự tự do vô biên. Biết rằng có một người vĩ đại hơn, người đang chăm sóc bạn, người yêu bạn như một người cha, như người cha tốt nhất, người không tách mình ra khỏi bạn. Hãy từ bỏ chính mình cho Chúa Thánh Thần, rằng Chúa Thánh Thần dẫn dắt bạn… tất cả những điều đó mang lại rất nhiều sự tự do.”
Người có sức ảnh hưởng cũng cảm thấy được giải thoát khỏi cách cô ấy nhìn nhận bản thân: “Tôi hoàn toàn đắm chìm trong thế giới ngày nay, trong phương tiện truyền thông xã hội, với sự phù phiếm, ích kỷ của nó,” và, tách biệt khỏi Chúa, cô ấy nhận ra rằng “Tôi đã làm bất cứ điều gì tôi muốn. Tôi không quan tâm. Tôi chỉ nghĩ đến bản thân mình. Trước tiên là tôi và sau đó là mọi thứ khác.”
Tuy nhiên, lối sống thế tục này không đáp ứng được những khát vọng sâu sắc nhất của cô: “Bạn nghĩ rằng nó đã đáp ứng được bạn, nhưng rồi bạn nhận ra rằng không phải vậy. Cuối cùng, điều duy nhất khiến bạn dừng lại, vì nó thực sự đáp ứng được bạn, là Chúa Kitô,” cô chia sẻ.
Viết câu chuyện cải đạo của mình “rất đáng sợ”, cô thừa nhận, đặc biệt là vì những hàm ý đối với chồng và các con gái của cô và vì không dễ để “kể lại mọi chuyện một cách tế nhị, mà không có thái độ bệnh hoạn”. May mắn thay, sau khi nhận được lời đề nghị từ nhà xuất bản, Finat cũng đã trông cậy vào sự hỗ trợ của Cha Santiago Arellano, một linh mục của Tổng giáo phận Toledo, người là cha hướng dẫn tinh thần của cô.
Cũng không dễ để thay đổi cuộc sống của cô ấy, vì những người thân thiết nhất với cô ấy “hoàn toàn không hiểu gì cả” và kết quả là “có rất nhiều xung đột”. Tuy nhiên, theo thời gian, mọi thứ đã thay đổi: “Khi họ thấy rằng mọi thứ bạn đang trải qua đều khiến bạn trở nên tốt hơn với họ, yêu họ nhiều hơn, làm tốt hơn cho họ, sống nhiều hơn vì họ, và sự thay đổi đó là tốt, thì thật vô lý khi họ đấu tranh, vì tất cả đều vì lợi ích của chính họ. Bây giờ, tất cả họ đều vui mừng”, cô chia sẻ với một nụ cười.
Cũng rất khó để thay đổi hướng đi của phương tiện truyền thông xã hội của cô ấy, vì cô ấy nghĩ rằng nếu cô ấy bắt đầu nói về Chúa chứ không phải về các sự kiện cô ấy được mời đến hoặc về một số thương hiệu quần áo và mỹ phẩm, cô ấy sẽ mất người theo dõi. Vì vậy, cô ấy đã cân nhắc việc rời khỏi Instagram.
Tuy nhiên, sau khi trao mạng xã hội của mình cho Chúa, cô quyết định tiếp tục bất chấp những cuộc tấn công mà cô nhận được, “đặc biệt là khi tôi đăng những thứ về phá thai. Mọi người thực sự tức giận ở đó”, hoặc khi cô nói về an tử. Cô cũng đã nhận được sự ủng hộ, đến mức “Tôi đã tiếp tục tăng số lượng người theo dõi một cách kỳ diệu”, Finat vui vẻ bình luận.
'Chúng ta có những cuộc đấu tranh giống nhau' như Thánh Phanxicô Borgia và Thánh Teresa thành Ávila
Từ khi còn nhỏ, Finat đã nghe những câu chuyện ở nhà về mối quan hệ gia đình của cô với Thánh Phanxicô Borgia, Thánh Teresa thành Ávila và Thánh Louis Gonzaga. Đặc biệt là với Borgia, người là bề trên tổng quyền của Dòng Tên và người con trai cả của ông, Juan, là bá tước đầu tiên của Mayalde, một danh hiệu do cha mẹ của Ana nắm giữ.
Sau khi cải đạo, Ana đào sâu vào câu chuyện của họ và giải thích rằng “ngay cả trong một thời đại khác, họ cũng phải đấu tranh như tôi”. Đặc biệt, cô tin rằng Thánh Teresa sẽ bị thu hút bởi “những cuộc trò chuyện và sự phù phiếm với giới thượng lưu ở Ávila” và Thánh Francis Borgia sẽ bị cám dỗ bởi “quyền lực của thế giới”. Không phải vô cớ mà ông là phó vương xứ Catalonia phục vụ cho Hoàng đế Carlos I của Tây Ban Nha.
Cuối cùng, Finat cho biết cô cảm thấy “siêu đồng nhất với họ” và cô tự khen ngợi mình với những vị thánh này theo một cách đặc biệt. Đồng thời, điều đó cũng là một thách thức đối với cô: “Có những tổ tiên như vậy trong gia đình đặt ra tiêu chuẩn rất cao. Một mặt, bạn cảm thấy kinh khủng, nhỏ bé, bé nhỏ… Nhưng mặt khác, nó cũng khơi dậy mong muốn bắt chước họ”.
Kể từ khi cải đạo, Finat, cùng với chị gái Casilda, đã tham gia vào hai hoạt động tông đồ rất cụ thể tại Tổng giáo phận Toledo: Pueblo de Alabanza (Những người ngợi khen), nơi thúc đẩy việc cầu nguyện ngợi khen cùng với các Hội thảo Cuộc sống trong Thánh linh, và Gia đình Anawim, nơi tìm cách phục vụ những người có nhu cầu.
Source:Catholic News Agency
2. Lá thư Đức Phanxicô gửi tín hữu Trung Đông có thể gợi lên những câu hỏi đáng lo ngại
John L. Allen Jr. của tạp chí Crux, ngày 13 tháng 10 năm 2024, nhận định rằng Từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Gaza, Israel và Vatican thỉnh thoảng thấy mình bất đồng quan điểm. Đôi khi, Israel phản đối những gì họ coi là sự tương đương đạo đức sai lầm của Vatican giữa hành động xâm lược của khủng bố và quyền tự vệ của Israel, trong khi Vatican phàn nàn về phản ứng “không cân xứng” của Israel, theo họ, gây nguy hiểm cho những người vô tội và đe dọa châm ngòi cho một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở khu vực hoặc thậm chí là hoàn cầu.
Những khác biệt như vậy có lẽ là không thể tránh khỏi, khi Israel tiến hành chiến tranh trong khi Tòa thánh cố gắng đứng ngoài cuộc chiến, lo ngại về hậu quả nhân đạo cho tất cả các bên. Không ai cho rằng lời lẽ của Vatican phản ảnh tình cảm bài Do Thái hoặc bài Do Thái rõ ràng, mà đúng hơn là hậu quả của các quan điểm trái ngược và các ưu tiên địa chính trị.
Nghĩa là, cho đến nay, không ai cho rằng có thành kiến bài Do Thái.
Vào ngày 7 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi một lá thư cho những người Công Giáo ở Trung Đông vào đúng ngày kỷ niệm một năm ngày bắt đầu cuộc chiến ở Gaza, than thở về “ngòi nổ hận thù” được thắp lên một năm trước và kêu gọi các Kitô hữu trong khu vực không nên “bị nhấn chìm bởi bóng tối bao quanh các bạn”.
Ở một mức độ nào đó, lá thư đã gợi lên sự mơ hồ tương tự từ nhiều người Israel và người Do Thái giống như những tuyên bố khác của Vatican về cuộc chiến ngay từ đầu.
Ví dụ, một số người lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô không bao giờ nhắc đến ngày 7 tháng 10 thực sự kỷ niệm điều gì, đó là cuộc tấn công vô cớ của Hamas vào Israel và việc bắt giữ con tin Israel. Những người khác phàn nàn rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố “người dân Gaza” luôn trong suy nghĩ và lời cầu nguyện hàng ngày của ngài, nhưng lại không nói gì về người dân Israel.
Về vấn đề đó, các nhà phê bình phàn nàn, đây rõ ràng là một lá thư gửi cho những người Công Giáo ở Trung Đông, nhưng không hề đề cập đến những người Công Giáo bên trong nhà nước Israel cũng đang phải chịu đau khổ - mặc dù thực tế là tổng dân số Công Giáo trước chiến tranh ở Gaza chỉ có vài trăm người, trong khi có ít nhất 200,000 người Công Giáo ở Israel.
Những phản đối như vậy, cho đến nay, đã tương đối quen thuộc, nhưng có một yếu tố mới trong lá thư này đã gây ra sự báo động đặc biệt.
Có điểm, vị giáo hoàng này đã lên án “linh hồn của sự dữ gây ra chiến tranh”, trích dẫn Gioan 8:44 với ý nghĩa cho rằng tinh thần này “giết người ngay từ đầu” và “là kẻ nói dối và là cha của sự dối trá”.
Ngôn ngữ có vẻ khá vô hại, trừ khi bạn biết lịch sử của câu kinh thánh đặc thù này. Nơi các chuyên gia, Gioan 8:44 được coi là một trong những đoạn văn có vấn đề nhất đối với mối quan hệ Do Thái-Kitô giáo trong tất cả các tài liệu Kinh thánh.
Trong phiên bản Kinh thánh Mỹ mới, đây là toàn bộ câu kinh thánh, trong đó có cảnh Chúa Giêsu nói với người Do Thái: “Các ngươi thuộc về cha mình là ma quỷ, và các ngươi cố tình thực hiện những ham muốn của cha mình. Ngay từ đầu, hắn đã là kẻ giết người và không đứng trong sự thật, vì không có sự thật trong hắn. Khi hắn nói dối, hắn nói theo tính cách, vì hắn là kẻ nói dối và là cha của sự dối trá.”
Phải thừa nhận rằng, các học giả Kinh thánh nhấn mạnh rằng những đoạn văn như vậy phải được đọc trong bối cảnh. Các chuyên gia này chỉ ra rằng Chúa Giêsu và tất cả những người theo Người ban đầu đều là người Do Thái, vì vậy rõ ràng Chúa Giêsu không có ý định chỉ trích tất cả người Do Thái hoặc Do Thái giáo. Thay vào đó, những đoạn văn đối kháng này phản ảnh một cuộc tranh luận trong Do Thái giáo và chỉ nhắm vào một nhóm nhỏ thù địch với Chúa Giêsu và thông điệp của Người.
Tuy nhiên, sắc thái như vậy phần lớn đã bị những kẻ cố chấp và bài Do Thái ở mọi thành phần bỏ qua trong nhiều thế kỷ, những kẻ đã sử dụng Gioan 8:44 để biện minh cho sự đàn áp, áp bức và bạo lực. Ví dụ, văn chương thiếu nhi ở Đức Quốc xã đã trích dẫn Gioan 8:44 để giải thích và biện minh cho chính sách bài Do Thái của Hitler. Gần đây hơn, Robert Bowers, tay súng chịu trách nhiệm cho vụ thảm sát năm 2018 tại một giáo đường Do Thái ở Pittsburgh khiến 11 người thiệt mạng và sáu người bị thương, đã phát biểu “Người Do Thái là con của Satan”, trích dẫn Gioan 8:44, trong hồ sơ của mình trên nền tảng truyền thông xã hội Gab.
Ethan Schwartz, giáo sư Kinh thánh Do Thái tại Villanova, đã viết về Gioan 8:44 trong một bài viết cho Religion News Service rằng “sẽ không vô lý khi suy đoán rằng không có bản án nào gây ra nhiều cái chết và đau khổ hơn cho người Do Thái. Nó đã thúc đẩy vô số cuộc đàn áp, cuộc tàn sát và theo cách riêng của nó, là cuộc diệt chủng Holocaust”. Do đó, Schwartz cho biết khi trích dẫn câu này trong bức thư của Đức Giáo Hoàng rằng “không thể cường điệu về thảm họa này đối với mối quan hệ Do Thái-Công Giáo”.
Trong số 7,957 câu Tân Ước, việc chọn câu đặc thù này trong bối cảnh cuộc chiến tranh ở Gaza đã truyền đi một thông điệp có vẻ rõ ràng: Người Do Thái là đối phương của hòa bình và sự thật, và do đó phải chịu trách nhiệm cho cuộc tàn sát.
Vậy, làm sao mà câu kinh thánh này lại xuất hiện trong một lá thư của Đức Giáo Hoàng vào đúng ngày kỷ niệm một năm cuộc tấn công chết chóc nhất vào người Do Thái kể từ sau cuộc diệt chủng Holocaust – và không có bất cứ bối cảnh hay chú thích nào có thể làm giảm bớt những hàm ý bài Do Thái thô thiển?
Về mặt luận lý học, chỉ có hai khả thể, và thành thật mà nói, rất khó để biết khả thể nào là điều đáng lo ngại hơn. Lựa chọn thứ nhất là việc sử dụng câu này là cố ý, một loại phát súng kinh thánh nhằm vào Israel và thế giới Do Thái, cảnh báo họ về sự thất vọng ngày càng tăng với đường lối của Israel đối với cuộc chiến. Nếu vậy, người ta phải nghiêm chỉnh đặt câu hỏi về sự phán đoán liên quan đến việc sử dụng một đoạn văn đầy rẫy lịch sử như vậy để nêu quan điểm, đặc biệt là vì nó dường như liên kết Vatican với một dòng bài Do Thái thường kết thúc trong nỗi kinh hoàng. Lựa chọn thứ hai là việc sử dụng Gioan 8:44 là vô tình, một trường hợp bất cứ ai chuẩn bị bản thảo cho Đức Giáo Hoàng đều không biết lịch sử của đoạn văn hoặc phản ứng mà nó có thể gây ra. Nếu đó là sự thật, thì nó đặt ra những câu hỏi đáng lo ngại về mức độ nhạy cảm trong Vatican đối với mối quan hệ Do Thái-Kitô giáo - điều này đặc biệt đáng lo ngại khi năm tới sẽ đánh dấu kỷ niệm 60 năm Nostra Aetate, văn kiện mang tính đột phá của Công đồng Vatican II dường như báo hiệu sự thay đổi theo kiểu Copernicus trong mối quan hệ của Giáo hội với người Do Thái và Do Thái giáo. Nếu bằng cách nào đó có thể một viên chức Vatican được giao nhiệm vụ soạn thảo một lá thư của giáo hoàng - một lá thư, theo hồ sơ có ghi chép, mà mọi người đều biết sẽ rất được Israel và người Do Thái quan tâm - thực sự có thể không biết về quá khứ đầy biến động của Gioan 8:44, thì điều đó sẽ đặt ra những câu hỏi thực sự về mức độ mà Công Giáo đã ghi nhớ Nostra Aetate.
Cho đến nay, tương đối có ít phản ứng dữ dội của công chúng về lá thư của Đức Giáo Hoàng, một phần vì nhiều viên chức Israel và các nhà lãnh đạo Do Thái có thể vẫn còn sửng sốt và cố gắng hiểu xem điều này có thể xảy ra như thế nào. Phản ứng chậm trễ này mang đến cho Vatican một khoảnh khắc cơ hội: Vẫn có thể đi trước một điểm bùng phát khác trong quan hệ Do Thái-Công Giáo bằng cách giải thích cách thức điều này xảy ra và bằng cách xin lỗi vì sự tổn thương và bối rối mà nó không thể không gây ra. Nếu không, nhiều người Israel và người Do Thái có thể khó mà không kết luận rằng Vatican thờ ơ với những bóng ma lịch sử mà lá thư của Giáo hoàng đã đánh thức – và việc gọi kết luận như vậy là một “thất bại” tiềm tàng trong mối quan hệ với Do Thái giáo sẽ là một sự đánh giá không đúng một cách nghiêm trọng.
3. Tổng giám mục Úc kêu gọi bác bỏ Dự luật bình đẳng ở New South Wales
Charles Collins của tạp chí CruxNow, ngày 12 tháng 10 năm 2024, tường trình việc Đức Tổng Giám Mục người Úc Anthony Fisher của Sydney cho biết một dự luật được đề xuất tại tiểu bang New South Wales “sẽ có tác động trực tiếp đến những người có đức tin, cũng như phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương”.
Dự luật Bình đẳng được dân biểu đợc lập Alex Greenwich đưa ra vào tháng 8 năm 2023 và sẽ chấm dứt các quy tắc hiện hành cho phép các trường học và tổ chức tôn giáo sử dụng đức tin của họ trong các chính sách tuyển dụng.
Dự luật được đề xuất này được các tổ chức ủng hộ người đồng tính và người chuyển giới ủng hộ mạnh mẽ.
“Đảng Lao động [đảng cầm quyền tại New South Wales] đã cam kết thực hiện các cải cách này trước khi lên nắm quyền nhưng tình trạng phân biệt đối xử với học sinh và nhân viên vẫn đang diễn ra trên khắp cả nước do những lỗ hổng trong luật pháp của chúng ta cho phép các trường học tôn giáo hoạt động theo các quy tắc riêng của họ”, Anna Brown, Tổng giám đốc điều hành của Equality Australia CEO, cho biết.
Tuy nhiên, ĐC Fisher – người hiện đang ở Rôma để tham dự Thượng hội đồng về tính đồng nghị – cho biết trong khi Giáo hội thông cảm với mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn hoặc cấm phân biệt đối xử bất công đối với những người LGBT, thì “có một luồng phản đối tôn giáo tiềm ẩn đáng lo ngại trong dự luật”.
“Ví dụ, dự luật đề xuất xóa bỏ một số biện pháp bảo vệ hiện có đối với các tổ chức tôn giáo khỏi cuộc chiến pháp lý chống phân biệt đối xử, bao gồm trường học, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc người già, phúc lợi và dịch vụ mục vụ, trong khi không đưa ra bất cứ biện pháp bảo vệ nào cho những cá nhân có đức tin”, vị tổng giám mục cho biết vào đầu năm nay.
Sydney là thủ phủ của tiểu bang, với dân số khoảng 8.3 triệu người, trở thành tiểu bang đông dân nhất của Úc.
Viết từ Rôma vào tuần này, Đc Fisher lưu ý rằng nếu dự luật được thông qua, thì “sẽ có một số thay đổi đáng kể đối với luật pháp của chúng ta, có tác động trực tiếp đến những người có đức tin, cũng như phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương”.
“Hơn 13,000 người đã trả lời cuộc điều tra của quốc hội NSW về dự luật. Trong số đó, hơn 85 phần trăm yêu cầu các đại biểu quốc hội của chúng ta bác bỏ hoàn toàn. Ngoài ra, bản kiến nghị trực tuyến lớn nhất từng được trình lên Hội đồng Lập pháp cũng yêu cầu bỏ phiếu bác bỏ dự luật này”, ngài viết.
“Thật không may, sau khi nghe thấy tiếng 'không' áp đảo từ các cử tri của mình nhiều hơn một lần, một cuộc điều tra toàn quốc và hơn một năm để có thể xem xét những tác động gây tổn hại của nó, chính phủ bác bỏ việc phản đối dự luật”, vị giám mục nói thêm.
Ngài tuyên bố, “trong những trường hợp bình thường”, một dự luật của các thành viên tư nhân tại quốc hội sẽ hết hạn từ nhiều tháng trước “nhưng, đáng chú ý là nó vẫn nằm trên bàn và bây giờ có vẻ như nó sẽ được tranh luận sớm nhất là vào tuần tới”.
Trong những bình luận trước đó của ngài, ĐC Fisher lưu ý rằng New South Wales và Nam Úc là hai tiểu bang duy nhất ở Úc “mà việc phân biệt đối xử với một người trên cơ sở tín ngưỡng hoặc hoạt động tôn giáo của họ vẫn hoàn toàn hợp pháp”.
“Khi đề xuất xóa bỏ các biện pháp bảo vệ tôn giáo duy nhất, dự luật sẽ chỉ mở rộng phạm vi phân biệt đối xử với những người có đức tin”, vị tổng giám mục cho biết.
Ngài cũng cho biết mặc dù mại dâm từ lâu đã được coi là hợp pháp ở tiểu bang này, nhưng vẫn có một số hạn chế nhất định để “bảo vệ sự đàng hoàng nơi công cộng”, nhưng dự luật được đề xuất sẽ cho phép một người tham gia vào hoạt động chào mời ngay cả bên ngoài nhà thờ hoặc trường học tôn giáo.
ĐC Fisher cũng lưu ý rằng dự luật cho phép “tự xác định giới tính” trên các tài liệu chính thức như giấy khai sinh.
“Điều này không chỉ khiến những không gian 'chỉ dành cho phụ nữ' gặp rủi ro mà còn khiến các cộng đồng tôn giáo gần như không thể duy trì các phong tục liên quan đến việc tách biệt giới tính trong khi cầu nguyện, chỉ kết hôn với những người khác giới, chỉ thụ phong cho nam giới hoặc dạy riêng con gái với con trai”, vị tổng giám mục cho biết.
“Một chuyện là không đồng tình với các tôn giáo trên thế giới về những vấn đề như vậy, nhưng lại là chuyện khác khi bác bỏ quyền thực hành đức tin của họ bằng cách làm cho các tài liệu chính thức có nội dung lừa dối về giới tính sinh học hoặc giới tính khi sinh của mọi người”, ngài cho biết.
Đc Fisher cho biết dự luật cũng đặt những nhóm dễ bị tổn thương vào tình thế nguy hiểm.
“Những đề xuất của dự luật xung quanh việc mang thai hộ có tính thương mại có nguy cơ khai thác phụ nữ, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo hơn; trong khi các đề xuất của nó xung quanh sự đồng ý y tế cho phép trẻ em trải qua các phương pháp điều trị y tế thay đổi cuộc sống mà không cần sự đồng ý của cha mẹ, khiến trẻ em phải tiếp xúc với các biện pháp can thiệp mà sau này chúng có thể hối hận. Đúng lúc một số khu vực pháp lý ở nước ngoài và các chuyên gia địa phương đang khuyến cáo thận trọng về việc đối xử có sự khẳng định giới tính đối với trẻ vị thành niên và thậm chí là lệnh cấm hoàn toàn, thì tiểu bang này lại bật đèn xanh cho điều đó”, ngài nói.
“Thực tế của dự luật này là, nhân danh sự bình đẳng cho một số ít người, nó đề xuất giảm quyền của rất nhiều người một cách có đức tin và gây nguy hiểm cho một số người dễ bị tổn thương nhất”, ĐC Fisher nói.
Hannah Brockhaus của CNA, ngày 12 tháng 10 năm 2024, tường trình rằng Trong một lá thư hôm thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ mong muốn rằng mỗi vị trong số 21 tân Hồng Y được bổ nhiệm vào tháng 12 sẽ là một “người phục vụ” hơn là một “người cao trọng”.