Ngày 17-10-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống tự do như con cái Thiên Chúa
Lm Jude Siciliano OP
04:29 17/10/2014
Chúa Nhật XXIX THƯỜNG NIÊN A
Isaia 45: 4-6; T.vịnh95; I Thêxalônica 1: 1-5b;Mátthêu 22: 15-21


SỐNG TỰ DO NHƯ CON CÁI Thiên Chúa

Thiên Chúa không là người Mỹ. Một trong những nguyên tắc điều hành đất nước Mỹ là sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước. Chúng ta, những người của Giáo Hội không muốn chính phủ can thiệp vào các thực hành tôn giáo, và chúng tôi cũng không muốn chính quyền ưu đãi hay bị chi phối bởi một tôn giáo đặc thù nào. Chúng ta nói “hãy giữ tôn giáo độc lập với chính quyền”.

Tuy nhiên, khi nhìn lại cách Thiên Chúa sử dụng bàn tay của một người dân ngoại, vua Kyrô xứ Persia, để giải phóng dân Israel thoát cảnh nô lệ, chúng ta nhận ra lằn ranh giữa hai thế giới, chính quyền và tôn giáo, đã bị xóa nhòa. Vua Kyrô trở thành khí cụ của Thiên Chúa để đưa dân Israel thoát cảnh lưu đày ở Babylon và trở về quê cha đất tổ. Xưa kia, khi Thiên Chúa giải thoát Israel khỏi Ai Cập thì Môsê đã được Thiên Chúa chọn từ trong dân để lãnh đạo Dân Người. Giờ đây, Thiên Chúa đã chọn một vị vua dân ngoại để hoàn thành kế hoạch của Người.

Điều đáng ngạc nhiên hơn là Thiên Chúa chọn vua Kyrô như là “kẻ được xức dầu” – hạn từ dành cho “Đấng Thiên Sai”. Vua được Thiên Chúa xức dầu để hoàn tất công trình giải phóng vĩ đại của Thiên Chúa. Người đảm bảo rằng vua sẽ giành được những thắng lợi quân sự và giúp vua hoàn thành sứ mạng. Quả thế, vua đã đánh bại Babylon và cho những người lưu đày trở về Israel, thậm chí còn giúp họ tái thiết vương quốc nữa.

Dân Israel có thể sẽ chống lại ngôn sứ Isaia bởi họ xác tín rằng chỉ có Thiên Chúa là Đấng cai trị cả về tôn giáo lẫn chính thể quốc gia của họ. Thử hỏi, Thiên Chúa là Chúa của Israel, thì làm sao Người có thể cậy nhờ thế lực ngoại bang để mang lại hạnh phúc cho Dân Người? Ngôn sứ Isaia đã gặp phải sự kháng cự của các thủ lãnh tôn giáo lẫn chính trị. Họ tự cho mình là trổi vượt hơn các dân tộc khác. Do vậy, làm sao một ông vua ngoại bang lại có thể trở thành “kẻ được xức dầu” để giải thoát họ?

Trong thế giới tràn ngập hỗn loạn do những nhóm quá khích tôn giáo gây ra, liệu chúng ta cũng giống như dân Israel xưa mà cho rằng Thiên Chúa đứng về phía chúng ta để chống lại họ? Chẳng phải Thiên Chúa cũng là Chúa của các quốc gia và tôn giáo khác hay sao? Họ có thể không tin vào Người hay không phụng thờ Người theo cách thức như chúng ta, nhưng điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa đặt họ ra ngoài tình yêu và ảnh hưởng của Người.

Ngôn sứ Isaia nói: Khi dân Israel được giải thoát khỏi cảnh lưu đày, họ sẽ phải thừa nhận rằng công trình của Thiên Chúa vượt ra khỏi văn hóa, tôn giáo và ranh giới quốc gia của họ. Thiên Chúa nói với vua Kyrô điều mà dân Israel đã được nghe biết: “Ta là Đức Chúa, không còn Chúa nào khác”. Không một ai hay điều gì nằm ngoài Thiên Chúa. Thiên Chúa có thể hoàn tất ý định của Người qua một dân mà không ai nghĩ đến, thậm chí qua một vị vua ngoại lai của vùng đất dân ngoại.

Trong những tuần qua, chúng ta đã được nghe những đoạn Tin Mừng theo thánh Mátthêu về sự đối đầu giữa các thượng tế, kỳ mục và nhóm Pharisêu với Đức Giêsu. Kể từ khi Đức Giêsu vào thành Giêrusalem (21,1tt), các cuộc tranh luận diễn ra thường xuyên và gay gắt hơn. Đoạn Tin Mừng hôm nay cũng nằm trong bối cảnh đó. Nhóm Pharisêu bày mưu với những người thuộc nhóm Hêrôđê vốn là kẻ thù của họ để chống đối Đức Giêsu. Câu hỏi mà họ đặt cho Người mang nặng tính thực tiễn: “Có được phép nộp thuế cho Xêda hay không?”

Nộp thuế không phải là bổn phận của công dân Rôma. Nhưng người Do Thái phải chịu gánh nặng này. Trước hết, họ phải nộp “thuế Đền Thờ” cho những nhà cầm quyền Do Thái. Bên cạnh đó, họ còn phải nộp nhiều loại thuế khác cho đế quốc Rôma: thuế đất, thuế hải cảng, thuế nhập khẩu hàng hóa, thuế cho các sản phẩm nông nghiệp và mỗi món hàng được mua bán. Hơn nữa, họ phải nộp thuế tại các cổng thành. Và để làm tăng khoảng cách bất công và sự xỉ nhục, những đồng tiền để nộp thuế phải mang một dấu hiệu cùng với tước hiệu thể hiện tính thần linh của hoàng đế Xêda. Người Do thái vốn không làm ra những hình tượng con người cũng như cố gắng làm ra hình tượng của một vị Thiên Chúa. Bởi thế, đối với họ, đồng tiền biểu trưng tính thiêng liêng của hoàng đế Xêda là một sự báng bổ thần thánh.

Nhóm Pharisêu và phe Hêrôđê hợp thành một thế lực chống lại Đức Giêsu. Phe Hêrôđê trung thành với vua Hêrôđê và ủng hộ chính quyền Rôma. Họ đạt được nhiều lợi ích nhờ mối liên minh này. Nếu Đức Giêsu phản đối việc nộp thuế, phe này sẽ trao Người cho chính quyền vì tội mưu phản. Nhóm Pharisêu vốn chống lại chính quyền Rôma, nhưng tạm thời bỏ qua mọi hiềm khích để cộng tác với phía Rôma.

Đức Giêsu biết họ có ác ý bởi rõ ràng là khi Người yêu cầu họ cho xem đồng tiền nộp thuế thì họ đã có ngay, tức là họ đã chuẩn bị sẵn hòng đưa Người vào bẫy. Đức Giêsu nhận thấy những hệ quả mà sự cai trị của chính quyền Rôma có thể đem lại. Vì thế, Người trả lời họ: “Của Xêda, trả về cho Xêda; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa”. Đây là một thách đố đối với những kẻ chống lại Người. Liệu họ có quan tâm đến đường lối của Thiên Chúa như họ quan tâm đến đường lối cai trị của chính quyền Rôma hay không?

Đức Giêsu tránh được cái bẫy do nhóm Pharisêu và phe Hêrôđê bày ra. Đồng thời, Người đưa ra những thách thức cho họ và cho cả chúng ta nữa. Mỗi người phải quyết định làm thế nào để “trả cho Xêda” và “trả cho Thiên Chúa”. Nếu đồng tiền mang hình ảnh của Xêda thì cái gì hay ai sẽ mang hình ảnh của Thiên Chúa? Đức Giêsu không cho thấy rõ lằn ranh giữa thế giới của Xêda và thế giới của Thiên Chúa. Chúng ta sẽ phải quyết định và chọn lựa. Xêda bắt nộp thuế, chúng ta phải trả nhưng Xêda không thể sở hữu “đồng tiền” vô giá là chính con người chúng ta. Hình ảnh của ông có thể đúc trên những đồng tiền nhưng hình ảnh của Thiên Chúa lại ở trong mỗi con người. Mang trong mình hình ảnh thần linh, mỗi người cần phải được đối xử xứng với hình ảnh vốn là hình ảnh của Thiên Chúa.

Đức Giêsu không đặt ra những quy phạm tuân thủ và thực hành tôn giáo nghiêm ngặt. Người đòi hỏi chúng ta phải phản tỉnh với điều mà Người đã nói với những kẻ chống đối Người. Mỗi người phải nhận ra được ý nghĩa cho đời sống bản thân về việc “trả cho Xêda” và “trả cho Thiên Chúa”. Có lẽ Thiên Chúa đang ở hàng ghế sau khi chúng ta loay hoay với cuộc sống thường nhật nơi gia đình, trong cộng đồng, quốc gia. Là công dân của quốc gia trần thế này, làm cách nào tôi nhận ra được “điều gì thuộc về Thiên Chúa”?

Chúng ta phải “trả cho Xêda”; chính quyền có thẩm quyền. Nhưng đó là một thẩm quyền có giới hạn trên cuộc sống chúng ta. Trong khi đó, việc “trả cho Thiên Chúa” thì không có giới hạn và chi phối mọi bổn phận của chúng ta. Đôi khi nhà nước xem ra chen chân vào lãnh vực tôn giáo, chẳng hạn, trên những đồng tiền có in dòng chữ “chúng tôi tin vào Thiên Chúa”. Phải chăng chính phủ đang cho thấy một thực tế là nước Mỹ tin Thiên Chúa? Nhưng để làm gì? Để duy trì đất nước luôn hùng mạnh và thịnh vượng ư? Để chứng tỏ rằng Hoa Kỳ là một cộng đồng khăng khít luôn quan tâm đến quyền lợi của công dân ư? Để thúc giục chúng ta đi ra và đến với những lãnh thổ, dân tộc cần sự giúp đỡ ư? Chúng ta có thể giải thích câu này bằng vô vàn cách khác nhau hay đưa nó vào những cuộc chiến nảy lửa. Chúng ta cũng có thể bị đánh động để rồi đi đến xóa bỏ những xung đột trong gia đình, hay thậm chí giảm thiểu đầu đạn hạt nhân bởi “chúng tôi tin vào Thiên Chúa”.

Cũng giống như những người thuộc phe Hêrôđê, đôi lúc ta đã cộng tác và đắm chìm trong thế giới của Xêda. Khi đó, ta nhận thấy rằng mình đã “trả cho Xêda” vượt quá cái mà ta nên trả, đồng thời trở về với Thiên Chúa để “trả cho Người những gì thuộc về Người”, đó là cả con người của ta nữa.

Chuyển ngữ: AE. HV.Đaminh Gò Vấp


29th SUNDAY (A) -
Isaiah 45: 4-6; Psalm 96; I Thessalonians 1: 1-5b; Matthew 22: 15-21

God is not very American. One of our nation’s guiding principles is the separation of church and state. We church people don’t want the government interfering in our religious practice, nor do we want our government favoring or being guided by a particular religion. We say, "Keep religion out of government."

But then we read how God used a pagan, Cyrus the King of Persia, to free the enslaved Israelites – and the dividing lines between the political world and the religious world get blurred. Cyrus will be God’s instrument to bring the exiled Israelites back to their homeland from their Babylonian captivity. Previously when God had freed the enslaved Israelites from Egypt Moses, one of their own, was God’s chosen leader. But now God is choosing a pagan king to accomplish God’s task.

What would be even more startling to the pious is that God refers to Cyrus as God’s "anointed" – a term for "messiah." Cyrus is anointed to accomplish God’s great deed of liberation and God assures him that he will have military success to help him accomplish the task. Cyrus did defeat Babylon and then permitted the exiles to return to Israel and even helped them in the task of reconstruction.

The Israelites would disagree with their prophet because they identified their religion and nation as one with God as their ruler. How could God possibly accomplish good for them through a foreign power? God is the God of the Israelites – period! Isaiah would face resistance from the people’s religious and political leaders. They saw themselves as above the other nations. How could the outsider, Cyrus, be the "anointed one" to set them free?

With all the turmoil in our world caused by religious extremists are we getting like those ancient Israelites, presuming that God favors us against "them"? Isn’t God the God of those other nations and religions as well? They may not believe in God as we do, or worship the way we do, still, that does not put them outside God’s love and influence.

When the Israelites gain their freedom, Isaiah says, they will have to acknowledge their God working beyond their culture, religion and borders. God says to Cyrus – with the Israelites listening in and learning – "I am the Lord and there is no other." No one, nothing lies beyond the reach of God. God can accomplish God’s will through even the most unlikely people, even a pagan king of a pagan land.

For weeks we have been hearing passages from Matthew’s gospel about the chief priests, elders and Pharisees’ antagonism towards Jesus. Since Jesus entered Jerusalem (21:1 ff) the opposing arguments have gotten more intense and frequent. Today’s passage is no exception. The Pharisees collude with their enemies, the Herodians, in their challenge to Jesus. The question they posed to him was not a hypothetical one, "Is it lawful to pay the census tax to Caesar or not?"

Taxes are never popular with a citizenry. But the Jews were particularly burdened by them. One was the "temple tax" to the Jewish authorities. Others were to their conquerors: they had to pay taxes to the Romans on lands, harbors and imports; as well as on agricultural products and every piece of purchased merchandise. Plus, they had to pay tax at the gates of cities. To add insult to injury the coins required to pay the tax had an imprint of the Emperor on them, with a title implying Caesar’s divinity. The Jews did not make images of people, nor would they attempt one of God. For them the coin attributing divinity to Caesar was blasphemous.

The Pharisees and Herodians formed a powerful front against Jesus. They came at him from two opposite directions. The Herodians supported Herod and loyalty to Rome. They prospered in this alliance. If Jesus had rejected the tax the Herodians would have him before the government on charges of treason. The Pharisees were opposed to Rome, but they tolerated collaboration with Rome, for the time being.

Jesus sees the hypocrisy beneath the question the two parties posed to him. It was obvious, when he asked for the coin, that they had already settled the question for themselves since they had on them the coin used to pay the tax. Both parties were already caught up in the Roman system. Jesus understood the consequences of the Roman occupation. Still, his response, "Then repay to Caesar what belongs to Caesar and to God what belongs to God." – is an implied challenge to his opponents. Were they as concerned with the ways of God as they were with the ways of Rome?

Jesus avoids the trap set for him and throws the challenge back on his adversaries – and on us. Each of us will have to decide how we "give to Caesar… give to God." If the coin has the image of Caesar on it, what and who bears God’s image? Jesus hasn’t drawn a neat dividing line between Caesar’s world and God’s. We will have to decide. Cesar imposes taxes and we have to pay. But Caesar cannot claim to possess the true "coinage" of our lives. His likeness might be on his coins, but God’s image is on each person. Each person bears the divine image and must be treated in that way – as an image, "icon," of God.

Jesus doesn’t lay down strict rules of proper observance and religious customs for us. But he does ask us to reflect on what he tells his opponents; each of us has to figure out what it means for our lives to "give to Caesar... give to God." Perhaps God gets a back-row seat as we go about the details of daily living in our worlds of family, community and nation. As a citizen of this country how do I observe "what belongs to God"?

We do have to "give to Caesar"; our government does have an authority. But it is a limited authority over our lives. While "give to God" has no limits and affects all our commitments. Sometimes the state seems to step over into the area we normally identify as religion. For example, we carry bills in our wallets and purses that say, "In God we trust." Is the state naming a fact – our nation trusts God? To do what? Keep us powerful and prosperous? Make us a close-knit community of caring citizens? Move us to reach out to other lands and peoples who need our help? We can interpret these words in numerous ways, carry them into battle or be moved by them enough to put down the cache of weapons in our homes and reduce our nuclear stockpiles. "In God we trust."

Sometimes, like the Herodians, we have collaborated with and been immersed in Caesar’s world. When we have, we admit we have given more than we should to Caesar and we turn back to God and "give to God what belongs to God" – which is all that we are.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng về Gia Đình: phiên họp chung mười hai
Vũ Văn An
00:12 17/10/2014
Trong cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Toàn Thánh chiều ngày 16 tháng Mười, Cha Federico Lombardi, Cha Thomas Rosica, và TGM Vienna, Đức HY Christoph Schonborn đã nói tới công việc đang tiếp diễn của THĐ về Gia Đình.

Cuộc họp báo

Cha Lombardi nhấn mạnh rằng bất cứ bản văn nào được công bố cũng chỉ là những “bước” cho thấy “chúng đang tiến tới trên hành trình đang tiếp diễn và vẫn còn sẽ tiếp diễn”. Chúng “không phải là các thành quả dứt khoát” mà đúng hơn chỉ là “các đóng góp”.

Cha Rosica thì cho biết: các ngài mới trở lại từ cuộc trình bày của các các nhóm nhỏ theo ngôn ngữ. Cha cho hay: “đang khi chúng tôi nói ở đây, thì các bản văn đang được sao chép cho các bạn nên các bạn sẽ có chúng vào cuối cuộc họp báo này.”

Ngài cho biết tiếp: nhóm soạn thảo sẽ tổng hợp tất cả các bản văn này, rồi các nghị phụ sẽ bỏ phiếu cho bản tổng hợp này vào sáng thứ Bẩy, sau đó, các ngài còn thảo luận thêm về nó vào chiều thứ Bẩy.

Sau khi cho biết đây là lần thứ ba tham dự một THĐ, Cha Rosica trình bày 3 nhận xét riêng. Trước nhất, THĐ lần này quả là một THĐ đúng nghĩa, nơi người ta được nói một cách thoải mái, nhờ thế diễn trình của THĐ sẽ được canh tân hẳn. Thứ hai, cha yêu cầu các nhà báo khi nhận được các bản văn nên đọc chúng một cách trọn vẹn. “Đây là những bản văn đầy suy tư; chúng ta có được một điều gì đó để học hỏi từ chúng… Có những dòng bỗng từ các bản văn này ‘nhẩy ra’ với một tầm quan trọng cực kỳ lớn”. Thứ ba, những bản văn này cho thấy chiều sâu sắc của công việc vẫn còn đang tiếp diễn trong các nhóm nhỏ. Những gợi ý trong các bản văn này rất hữu ích và có ý nghĩa lớn. “Nên, thay vì chơi trò điều này tốt điều kia nên bỏ v.v…, xin qúy bạn đọc chúng với nhau như một toàn bộ”.

Phiên nhóm chung mười hai

"Liên quan tới các hoàn cảnh gia đình khó khăn, Các Nhóm Nhỏ làm nổi bật điều này: Giáo Hội nên là tổ ấm chào đón mọi người, ngõ hầu không ai cảm thấy bị từ khước”.

Phiên họp chung thứ mười hai của THĐ đặc biệt về Gia Đình đã nghe phần trình bày các Phúc Trình của 10 nhóm nhỏ, phân chia theo ngôn ngữ: hai nhóm tiếng Pháp, ba nhóm tiếng Anh, ba nhóm tiếng Ý và hai nhóm tiếng Tây Ban Nha. Nói chung, các nhóm nhỏ trình bày cả việc đánh giá “Bản Tường Trình Sau Thảo Luận” (RPD), tức tài liệu tạm thời công bố vào giữa khóa họp của THĐ, lẫn các đề nghị để tổng hợp vào trong “Bản Tường Trình của THĐ” (RS), tức văn kiện dứt khoát và có tính kết luận của THĐ.

Trước nhất, có việc lên tiếng tỏ ra bối rối trước việc công bố, dù hợp lệ, Bản RPD, vì cho rằng đây chỉ là tài liệu để làm việc, chưa nói lên ý kiến nhất thống của mọi nghị phụ THĐ. Do đó, sau khi phát biểu sự đánh giá của mình đối với công việc soạn thảo bản văn và cấu trúc của nó, các nhóm nhỏ đã trình bày các gợi ý của họ.

Đầu tiên có sự nhấn mạnh cho rằng trong RPD, có sự tập chú quan tâm tới các gia đình đang khủng hoảng, mà không nhắc một cách bao quát hơn tới sứ điệp tích cực của Tin Mừng gia đình hay tới sự kiện này: gia đình trong tư cách một bí tích, một sự kết hợp bất khả tiêu giữa người đàn ông và người đàn bà vẫn giữ được giá trị rất hợp thời trong đó nhiều cặp vợ chồng vẫn tin tưởng. Do đó, hy vọng rằng bản RS sẽ chứa đựng một sứ điệp khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho Giáo Hội và cho các cặp vợ chồng tín hữu.

Ngoài ra, cũng có nhận định cho rằng điều chủ yếu là phải làm nổi bật một cách rõ ràng hơn nữa tín lý về hôn nhân, nhấn mạnh rằng đây là hồng ơn của Thiên Chúa. Cũng có đề nghị thêm cho rằng các yếu tố không có trong bản RPD phải được lồng vào bản RS, như vấn đề nhận con nuôi, hy vọng rằng các thủ tục giấy tờ được đơn giản hóa, cả trên bình diện quốc gia lẫn trên bình diện quốc tế, cả vấn đề kỹ thuật sinh học nữa và việc truyền bá văn hóa qua ngả liên mạng (internet), một việc có thể có tác động qui định cuộc sống gia đình, đồng thời các nhóm cũng nhận định về tầm quan trọng của các chính sách phò gia đình.

Thêm vào đó, các nhóm cho rằng phải chú ý nhiều hơn tới sự hiện diện của người cao niên trong gia đình, và các gia đình đang sống trong cảnh nghèo cùng cực. Các vấn đề nghiêm trọng về đĩ điếm, cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ và việc khai thác các vị thành niên cho các mục tiêu tính dục và lao động đã được kịch liệt lên án. Điều quan trọng là phải làm nổi bật vai trò chủ yếu của các gia đình trong việc phúc âm hóa và lưu truyền đức tin, bằng cách nhấn mạnh tới ơn gọi truyền giáo của họ. Tóm lại, mục đích là đưa ra một ý niệm cân bằng và có tính hoàn cầu về gia đình theo chiều hướng Kitô Giáo.

Liên quan tới các hoàn cảnh gia đình khó khăn, các nhóm nhỏ nhấn mạnh rằng Giáo Hội nên là một mái ấm chào đón mọi người, để không ai cảm thấy bị từ khước. Tuy nhiên, cần có sự rõ ràng hơn để tránh mơ hồ, do dự và các uyển ngữ (euphemisms), thí dụ như liên quan tới luật tiệm tiến, sao cho nó đừng trở thành tính tiệm tiến của luật (gradualness of the law). Ngoài ra, nhiều nhóm còn cho biết rất bối rối trước việc so sánh với đoạn 8 của Lumen Gentium, vì việc so sánh này có thể khiến người ta có cảm tưởng Giáo Hội sẵn sàng hợp pháp hóa các hoàn cảnh gia đình bất bình thường, cho dù các gia đình này có thể tượng trưng cho một giai đoạn của cuộc hành trình tiến tới bí tích hôn nhân. Các nhóm khác bày tỏ hy vọng có được sự tập chú sâu sắc hơn đối với ý niệm “rước lễ thiêng liêng”, để ý niệm này được đánh giá và cuối cùng được cổ vũ và phổ biến.

Liên quan tới khả thể cho phép người ly dị và tái hôn được tham dự bí tích Thánh Thể, hai viễn tượng đã được nêu lên: một đàng, có đề nghị cho rằng không được thay đổi tín lý, phải duy trì nó như hiện nay; đàng khác, nên mở ra khả thể truyền đạt (communication) với một phương thức đặt căn bản trên cảm thông và xót thương, nhưng chỉ trong một số điều kiện nhất định. Ngoài ra, trong các trường hợp khác, có gợi ý cho rằng nên để vấn đề này cho một Ủy Ban đặc nhiệm liên khoa (intredisciplinary) nghiên cứu thêm. Một nền chăm sóc mục vụ lớn hơn đã được gợi ý liên quan tới những người ly dị nhưng không tái hôn và là các chứng tá anh hùng của lòng thủy chung phu phụ. Đồng thời, việc làm nhanh chóng hơn các thủ tục để tuyên bố hôn nhân vô hiệu và xác nhận tính thành hiệu của hôn nhân đã được cổ vũ; ngoài ra, có nhấn mạnh cho rằng con cái không phải là gánh nặng mà là ơn phúc của Thiên Chúa, hoa trái của tình yêu vợ chồng.

Một xu hướng qui Kitô hơn đã được đề nghị, cũng như phải nhấn mạnh rõ ràng hơn tới mối liên hệ giữa các bí tích hôn phối và rửa tội. Viễn kiến về thế giới phải là viễn kiến băng qua lăng kính của Tin Mừng, để khuyến khích mọi người nam nữ hồi tâm.

Ngoài ra, các nhóm nhấn mạnh rằng bất chấp việc không thể coi các cuộc kết hợp đồng tính ngang hàng với cuộc hôn nhân giữa 1 người đàn ông và 1 người đàn bà, nhưng những người có xu hướng này phải nhận được sự đồng hành mục vụ và phẩm giá của họ phải được che chở, tuy nhiên không nên ngụ ý rằng điều này là một hình thức Giáo Hội chấp thuận xu hướng và lối sống của họ. Liên quan tới vấn đề đa thê, nhất là những người đa thê trở lại đạo Công Giáo và muốn tham dự các bí tích, một nghiên cứu thấu đáo đã được đề nghị.

Các nhóm nhỏ yêu cầu phải suy tư nhiều hơn về khuôn mạo Đức Maria và Thánh Gia, khuôn mạo này cần được cổ vũ nhiều hơn như là kiểu mẫu noi theo của mọi đơn vị gia đình. Cuối cùng, có yêu cầu phải nhấn mạnh rằng bản RS dù sao cũng chỉ là tài liệu chuẩn bị cho THĐ bình thường dự tính cho tháng Mười năm 2015.
 
ĐGH danh dự Bênêđíctô thứ 16 sẽ tham dự lễ phong chân phước cho ĐGH Phaolô Đệ Lục
Đặng Tự Do
19:30 17/10/2014
Hôm thứ Sáu 17 tháng 10, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 sẽ tham dự lễ phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vào ngày Chúa Nhật 19 Tháng Mười.

Vị Giáo Hoàng đã nghỉ hưu là một trong ba giám mục còn sống tới ngày nay đã được Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục tấn phong Hồng Y. Hai vị kia là Đức Hồng Y Paulo Evaristo Arns, Tổng Giám Mục về hưu của Sao Paulo; và Đức Hồng Y William Baum, nguyên Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao. Cả hai vị được dự kiến sẽ tham dự lễ phong chân phước.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ trì buổi lễ phong chân phước, được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô vào sáng Chúa Nhật. Vào ngày thứ Hai 20 tháng 10, Đức Hồng Y Angelo Scola của Milan – nơi Đức Phaolô VI đã là chủ chăn của tổng giáo phận từ năm 1954 cho đến khi ngài được bầu vào ngôi giáo hoàng năm 1963- sẽ cử hành một thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành ở Rôma.
 
Đức Hồng Y George Pell: “Chúng ta không chiều theo áp lực của thế gian”
Đặng Tự Do
19:59 17/10/2014
Đức Hồng Y George Pell nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 16 tháng 10 rằng việc công bố những chỉ trích của các nghị phụ đối với phúc trình tạm thời của Thượng Hội Đồng do Đức Hồng Y Peter Erdo chịu trách nhiệm là một điều tốt vì đã mang đến cho các tín hữu một hình ảnh thực sự về quan điểm của đa số các nghị phụ tham dự Thượng Hội Đồng.

Ngài nói với Catholic News Service:
"Chúng tôi muốn những người Công Giáo trên toàn thế giới biết thực tế những gì đang diễn ra trong Thượng Hội Đồng về hôn nhân và gia đình và, nói chung, tôi nghĩ rằng mọi người sẽ vô cùng yên tâm"

"Chúng tôi không chiều theo áp lực của thế gian; chúng tôi không bị xô nhào. Chúng tôi không có ý định chạy theo những yếu tố cấp tiến trong các Giáo Hội Kitô khác, hay hùa theo một số trào lưu cấp tiến của Giáo Hội Công Giáo ở một hoặc hai quốc gia, và tách ra khỏi đường lối của mình."

Ngài nói thêm: "Ý kiến muốn cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ là rất ít, chắc chắn không phải là ý kiến của đa số các nghị phụ tại Thượng Hội Đồng -- nó chỉ là phần thấy được của tảng băng ngầm, đó là một khúc dạo đầu. Thực ra, họ muốn thay đổi rộng lớn hơn, muốn công nhận mọi thứ kết hiệp dân sự, công nhận cả hôn nhân đồng tính ".

"Giáo Hội không thể đi theo hướng đó", Đức Hồng Y Pell nói. "Nó sẽ là một sự nhượng bộ mà chung cục đánh mất đi vẻ đẹp và sức mạnh của truyền thống Công Giáo, là điều mà hàng hàng lớp lớp các tín hữu đã sẵn sàng hy sinh bảo vệ từ hàng trăm, hàng ngàn năm nay... nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là yêu cầu mọi người dừng lại, để cầu nguyện, để nắm được nhịp thở của mình, để ý thức rằng chúng ta sẽ không từ bỏ giáo lý Công Giáo, và để hợp tác với nhau giảm bớt sự chia rẽ và ngăn chặn mọi trào lưu cực đoan của những phe phái hoặc những quan điểm khác nhau. "
 
Nước Trời ở ngay trong tầm tay
Bùi Hữu Thư
20:08 17/10/2014
Huấn từ của Đức Thánh Cha ngày 17 tháng 10, 2014

ROME, 17 tháng 10, 2014 (Zenit.org) – Trong Thánh Lễ sáng thứ sáu hôm nay tại nhà nguyện Thánh Mác Ta, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: Ân sủng của Thánh Thần cho con người là “Khởi đầu của nước Trời: chúng ta đã có nước Trời ngay trong tầm tay.”

Đức Thánh Cha đã giảng về bài đọc thứ nhất, trong đó Thánh Phaolô viết: “một khi đã tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đã hứa. Thánh Thần là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, chờ ngày dân riêng của Thiên Chúa được cứu chuộc, để ngợi khen vinh quang Thiên Chúa. (Ep 1, 11-14).

Nhờ ân sủng này, Thiên Chúa đã ban cho các Kitô hữu “một phương cách, một lối sống, một căn tính”; đó là “quyền năng của Thánh Thần được tiếp nhận khi chịu phép rửa tội” luôn đồng hành với con người và là biểu tượng cho “những kho báu” của di sản Kitô.

Thực vậy, cùng với Thánh Thần, “Khởi đầu của nước Trời: Dấu ấn của Thánh Thần là khởi đầu của nước Trời. Chúng ta đã có nước Trời ngay trong tầm tay”

Nhưng Đức Thánh Cha lưu ý chúng ta phải chống lại chước cám dỗ là muốn làm “mất đi căn tính” Kitô, như một Kitô hữu “hâm hấp”. Người này là một Kitô hữu, đúng, có đi lễ mỗi Chúa Nhật, nhưng trong đời sống không thấy có căn tính. Người này sống như một người vô thần.”

Một cám dỗ thứ hai được Chúa Giê su lên án trong Phúc Âm (Lc 12, 1-7): “Anh em phải coi chừng men Pha-ri-sêu, tức là thói đạo đức giả.”

“Đạo đức giả là làm như mình là một Kitô hữu, nhưng không phải như vậy. Người này không ngay thẳng, nói một đằng – ‘phải, phải tôi là một Kitô hữu’ nhưng lại làm một nẻo khác y như người không phải là Kitô hữu.”

Đức Thánh Cha nhắc rằng: Một đời sống Kitô chân chính tiếp tục mang lại nhiều hoa trái: “Tình yêu, niềm vui, sự bình an, sự rộng lượng, lòng xót thương, sự tốt lành, trung thành, dịu hiền, và tự chủ.”

Ngài kết luận: “Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ân sủng biết chú tâm đến dấu chỉ này, đến căn tính Ki tô, không chỉ là một lời hứa, mà là những gì chúng ta đã có trong tay.”
 
Tránh để cho lối tiếp cận “chào đón” và thương xót lấn át nghĩa vụ của Giáo Hội là kêu gọi con người từ bỏ con đường tội lỗi.
Đặng Tự Do
20:27 17/10/2014
Hơn 500 ý kiến của các nghị phụ đã được nêu ra để yêu cầu sửa chữa bản phúc trình giữa khóa mà Đức Hồng Y Peter Erdoe, người Hung Gia Lợi, trình bày. Bản phúc trình bị phê phán mạnh mẽ như vậy một phần đáng kể vì đoạn thứ 58 dưới tiêu đề “Chào đón những người đồng tính”.

Đức Tổng Giám mục Bruno Forte, một nhà thần học người Ý, thư ký của một ủy ban được thành lập bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô để soạn thảo một báo cáo tạm thời cho Thượng Hội Đồng Giám Mục, là tác giả đã viết ra đoạn văn này trong đó có đoạn:

"Các nghị phụ Thượng Hội Đồng nhận định rằng những người đồng tính cũng có những ơn phúc và tài năng để cống hiến cho cộng đồng Kitô hữu và việc vươn tới họ về mục vụ là một thách đố có tính giáo dục quan trọng”

Cha Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh, nói với các phóng viên rằng trong số 265 phát biểu trong các phiên họp khoáng đại của Thượng Hội Đồng, chỉ có một ý kiến đề cập đến vấn đề đồng tính luyến ái.

Các nghị phụ do đó, cảm thấy kinh ngạc, vì Đức Tổng Giám Mục Forte đã cố ý giới thiệu suy nghĩ riêng của mình vào báo cáo tạm thời để lèo lái thành ý kiến chung của “các nghị phụ Thượng Hội Đồng”.

Trong phiên khoáng đại thứ 14 sáng thứ Bẩy 18 tháng 10, từ 9 giờ đến 12 giờ rưỡi, các nghị phụ sẽ nghe đọc dự thảo Bản tường trình kết thúc công nghị Giám Mục thế giới này, và bỏ phiếu chấp thuận văn bản chung kết Sứ điệp Thượng Hội Đồng Giám Mục gửi cộng đồng dân Chúa.

Ban chiều từ 4 giờ rưỡi đến 7 giờ, có phiên khoáng đại thứ 15 và là phiên cuối cùng. Các nghị phụ sẽ bỏ phiếu thông qua Bản tường trình Thượng Hội Đồng Giám Mục để đệ lên Đức Thánh Cha. Văn kiện này chưa phải là quyết định chung kết nhưng sẽ được dùng làm Tài Liệu làm việc cho Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới khóa thường lệ sẽ diễn ra từ 4 đến 25 tháng 10 năm 2015.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Tạ ơn 9 năm thành lập Mái Ấm Tình Thương Lagi
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:01 17/10/2014
Chiều ngày 16.10.2014, lễ kính Thánh Giêrađô bổn mạng Mái Ấm Tình Thương, cha Hạt Trưởng Hạt Hàm Tân Antôn Lê Minh Tuấn đã đến chủ tế thánh lễ tạ ơn; cùng đồng tế có Cha Hạt Trưởng Hạt Hàm Thuận Nam FX Đinh Tiên Đường, cha Giám đốc Caritas Phan Thiết Phêrô Nguyễn Đình Sáng và 7 cha từ các giáo xứ trong giáo phận. Đông đảo quý Tu sĩ, nhóm thiện nguyện Phanxicô, quý ân nhân và thân nhân chung lời tạ ơn Chúa.

Hình ảnh

Thánh Giêrađô Majella (1726-1755), tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Ngài hay làm phép lạ giúp người, luôn được khẩn cầu như Vị Thánh bảo vệ sự sống. Mừng 110 năm ngày Ngài được tôn phong hiển thánh (1904-2014) và 259 năm ngày Ngài qua đời (1755-2014). Ngay từ khi còn niên thiếu, cậu Giêrađô đã luôn dành cho Chúa Giêsu Thánh Thể một chỗ rất đặc biệt trong trái tim mình. Cậu thường xuyên nghĩ về Chúa Giêsu Thánh Thể. Lòng yêu mến Thánh Thể ngày càng thấm sâu trong lòng Giêrađô. Trong ký ức của mọi người, Giêrađô thường biểu lộ trạng thái xuất thần, say mê ở trước nơi tôn nghiêm thánh thiện, và lúc ấy ngài chẳng còn chú tâm gì nữa về thời gian trôi qua.Thánh Giêrađô yêu mến Chúa Giêsu ngự trong Bí tích Thánh Thể. Đó là tất cả sức sống nội tâm phong phú giúp Ngài nên thánh qua cuộc sống đời thường.

Giêrađô Majella xuất thân từ một gia đình nghèo ở phố núi Muro Lucano, miền Nam nước Ý. Khi mới sinh ra Ngài đã là một đứa trẻ èo uột yếu đuối, và đó là lý do tại sao Ngài được rửa tội ngay sau khi sinh, ngày 06/04/1726. Năm lên 12 tuổi cha của Ngài qua đời. Giêrađô đã phải bỏ học để đi phụ việc cho một thợ may. Bước vào tuổi 23, Giêrađô quyết tâm vào DCCT “để làm thánh”, dù bị gia đình cản trở và bị chính Nhà Dòng từ chối. Cuối cùng, cha Cafaro cũng đã miễn cưỡng chấp nhận chàng thanh niên yếu đuối nhưng giàu nghị lực này vào Dòng với lời phê: “một ông thầy vô dụng”! Thế nhưng, Thiên Chúa lại thích dùng những điều nhỏ bé tưởng chừng như “vô dụng” ấy để làm nên những kỳ công của Người.Giêrađô được Chúa cất về ngày 16/10/1755, với vỏn vẹn 29 năm tuổi đời và 6 năm tuổi Dòng, nhưng để nói về Ngài thì hơn 2 thế kỷ đã qua vẫn chưa đủ.

Ngay lúc sinh thời, Giêrađô đã được biết đến như một Thầy Dòng thương người và hay làm phép lạ. Dường như Ngài là một trong số các vị thánh đụng tới đâu là phép lạ xảy ra tới đó. Nhưng Giêrađô không làm phép lạ để chuyển núi dời sông, mà làm phép lạ để cứu giúp con người, nhất là những ai đang gặp khó khăn và bị bỏ rơi hơn cả. Nơi Giêrađô người ta có cảm giác như sờ đụng được quyền năng và lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa. Kể về các phép lạ của Giêrađô thì cần có nhiều giờ, nhưng điều làm cho nhiều Kitô hữu ngày nay muốn chọn Ngài làm Đấng Bảo Trợ các bà mẹ và trẻ sơ sinh, trước tiên, có lẽ bắt nguồn từ câu chuyện sau: Chuyện về chiếc khăn tay của Thầy Giêrađô. Lúc còn sống cũng như khi đã qua đời, Giêrađô là Vị Thánh Bảo Trợ của các bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh. Thánh Giêrađô là hiện thân của lòng Chúa xót thương cho những người bé mọn và ít được quan tâm hơn hết, mà trong bất kỳ xã hội nào, phụ nữ và trẻ con chính là đối tượng thường ít được quan tâm và bảo vệ hơn cả! Chính vì thế, xưa cũng như nay, Giêrađô được biết đến như Vị Thánh Bảo Trợ đặc biệt của các thai phụ và trẻ sơ sinh.

Quý Nữ Tu MTG Nha Trang đã thành lập Mái Ấm Tình Thương Lagi và đã chọn thánh Giêrađô làm Quan Thầy. Nhân dịp kỷ niệm 9 năm thành lập chương trình “Bảo Vệ Sự Sống” và “ Nồi Cháo Tình Thương”, Mái ấm đã tổ chức lễ tạ ơn, đồng thời chia tay cơ sở cũ để chuyển sang cơ sở mới vừa xây dựng xong.

Nữ Tu Maria Nguyễn Thị Thanh Thanh Mai, Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang, thay mặt Mái ấm bày tỏ những tâm tình tri ân.

Chín năm dấu ấn thời gian
Dựng xây Mái Ấm ngút ngàn yêu thương.
Chín năm nồi cháo nhà thương
Góp phần cứu giúp đoạn trường bệnh nhân.


- Trọng Kính Quý Cha Hạt Trưởng
- Quý Cha, quý Thầy
- Chị Tổng - Quý chị Ban Cố Vấn - Qúy chị em các cộng đoàn Mến Thánh Giá Nha
Trang Vùng Hàm Tân
- Quý ân và Thân nhân
- Quý anh chị em nhóm thiện nguyện Phanxicô xavie
- Quý anh chị em các nhóm thợ.

Trong tâm tình cảm tạ Thiên Chúa và cám ơn quý ân nhân thân nhân, nhân dịp mừng lễ Thánh Giêrađô, quan thầy Mái Ấm, được tổ chức lần sau cùng tại nơi nầy, chúng con có đôi lời tóm kết về sự hình thành Mái Ấm và Nồi Cháo Tình Thương Bệnh Viện Lagi trong suốt 9 năm qua.

Mối duyên huyền diệu được Chúa Quan Phòng, và chị em MTG chúng con ấp ủ trong trái tim, từ những năm của thời bao cấp.

Dấu ấn ấy, là một ngày mùa đông giá lạnh năm 2003, trong lúc cùng những cháu học sinh phổ cập tiểu học tình thương tại làng kinh tế Tân An, đi lượm bao nilong, rác thải, chúng con nhìn tận mắt những túi thai nhi bị cắt ra từng mảnh vứt bỏ … thật đau lòng xót dạ…Chúa Thánh Linh thổi vào tâm hồn chị em nữ tu chúng con hơi ấm tình thương, nên chúng con đã liên lạc các điểm phá thai, đem thai nhi về chôn cất tử tế, mỗi tuần 3 lần…

Sau 2 năm miệt mài công việc chôn cất thai nhi xấu số, được một vị Linh mục góp ý: Cứu sống thai nhi thì tốt hơn là để bị giết chết, rồi lại lo chôn cất !!!! Từ đó, chị em tìm cách thuyết phục các người “mẹ lầm lỡ” giúp giữ lại những thai nhi vô tội, để các cháu được diễm phúc làm người sinh ra đời. Vậy là trải qua trăm ngàn khó khăn gian khổ, vất vả thể xác, cô đơn tâm hồn, lại ngỡ ngàng trong công việc mới.

Với Ơn Chúa chúc phúc, Thánh Cả Giuse, Mẹ Maria và thánh Giêrađô trợ lực, ngày 01/04/2006, cô nhi viện Mái Ấm Tình Thương ra đời.

Trải dài suốt 9 năm hoạt động, trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa nhân lành, chúng con đem về chôn cất trên 22.000 cháu bị giết chết từ trong thai mẫu, cứu sống 167 cháu, giao cháu lại cho mẹ và hòa nhập cộng đồng, hiện nay Mái ấm đang nuôi dưỡng gần 100 cháu cô nhi, cưu mang 9 mẹ bầu ẩn mình. Mái ấm là nơi sinh hoạt hàng tháng cho hơn 200 - 300 người khuyết tật, là khuôn viên sinh hoạt cho nhóm thiện nguyện Phanxicô dọc dài 9 năm.

Như một liên khúc tình yêu, duyên lại tiếp nối duyên, từ việc chăm sóc cho các mẹ bầu lúc lâm bồn, đến việc chạy chữa thuốc men, bệnh tật cho các cháu cô nhi tại bệnh viện Lagi, chúng con bắt gặp nhiều bệnh nhân đau khổ khác. Họ thiếu tiền lo thuốc uống, không cơm cháo lót lòng !!!

Ngày 22/08/2006, nồi cháo tình thương tại bệnh viện Đa khoa Lagi chính thức thành lập, với sự động viên tinh thần của cha cựu quản xứ Phanxicô Đinh Tiên Đường, cùng sự chung lòng chung sức, góp một bàn tay của anh chị em nhóm Thiện Nguyện thuộc 4 giáo xứ: Đồng tiến, Phước an, Thanh xuân và Vinh tân.

Công tác quý anh chị em đảm nhận là: Phục vụ hằng ngày: nước sôi + tô cháo nóng lót dạ cho bệnh nhân tại bệnh viện Lagi - Phục vụ người tàn tật già cả neo đơn - giặt ủi áo quần khăn tả các cháu mỗi sáng tại Mái Ấm, quét dọn, chăm sóc, cắm hoa, nhang nghĩa trang hằng tuần cho những ngôi mộ vô danh và thai nhi.

Thấm thoát thoi đưa cũng đã qua 9 mùa xuân, gieo hạt nắng yêu thương, chia ngọn gió mát lành, nồi cháo tình thương của chị em Mái Ấm, với sự cộng tác quyên góp của nhóm thiện nguyện Phanxicô và quý chị em cộng đoàn MTG Thanh Xuân đang phục vụ rất tốt, và tiếp tục phục vụ, mỗi ngày có khoảng 140 đến 160 bệnh nhân nhận nước sôi và tô cháo nóng, hằng tuần vào sáng Chúa Nhật, chị em MTG Mái Ấm tình Thương thay phiên trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân tại bệnh viện.

Trọng kính Quý Cha và Qúy Vị.

Cái ăn, chốn ở là nhu cầu tối thiểu của một con người bình thường, đó cũng chính là điều thiết yếu nhất cho những trẻ cô nhi, các mẹ lầm lỡ và những người tàn tật đau yếu, neo đơn ! Hơn ai hết, họ cần được xoa dịu, cần được quan tâm yêu thương, cần được bao bọc chở che!!!

Mỗi ngày các cháu càng lớn khôn thêm, số lượng cháu tăng theo ngày tháng. Song song đó, có thêm nhiều người tàn tật đau khổ tìm đến với Mái Ấm. Do đó, cơ sở Mái Ấm cũng phải chuyển mình thay đổi để đủ rộng, đủ thoáng và thích hợp hơn ! Thời gian qua tuy khó khăn rất nhiều.

Nhờ ơn Chúa, sự góp sức của quý ân nhân, cùng với sự nổ lực góp sức của từng chị em MTG phục vụ tại Mái Ấm, ngôi nhà ước mơ của các cháu sắp hoàn thành. Thế là lại sắp phải gạt lệ xao xuyến, giã biệt cơ sở Mái Ấm thân thương nơi đây, đã đong đầy bao mồ hôi nước mắt, của thuở ban đầu tạo lập để dời qua cơ sở mới tại 145 A Ngô Quyền.

Đây là một vài nét chấm phá về Mái Ấm và Nồi cháo tình thương ở bệnh viện. Qua 9 năm hoạt động, chúng con xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sa đến quý ân nhân không phân biệt tôn giáo, đã hy sinh, đóng góp một cách nhiệt tình từ sự ủng hộ những món tiền lớn đến những món tiền nhỏ của người già đến trẻ em... đặc biệt số chị em thiện nguyện Thanh Xuân vất vả ngược xuôi làm cầu nối giữa quý ân nhân tại chợ Lagi.Tất cả được thêu dệt bởi mồ hôi và nước mắt của quý ân nhân, hầu giúp nồi cháo phát triển tốt đẹp cho đến hôm nay…

Chúng con trân trọng ghi nhớ sự hy sinh cao vời của quý Đức Cha, quý cha quản xứ Giáo xứ Đồng tiến qua các nhiệm kỳ, cha linh hướng, quý chị em Nữ tu được nhà dòng sai đến phục vụ, những bảo mẫu, nhóm thiện nguyện, quý ân nhân xa gần trong và ngoài vùng đất nước xa xôi.

Cách riêng các Nữ tu chúng tôi muốn nói cảm ơn đến: Gia đình kỹ sư Lê Tấn Hòa, Anh phó phòng Quản lý đô thị, các nhà thầu: Anh Võ Thắng cùng quý anh chị em tổ xây dựng, Anh Diệm, quý anh em tổ điện nước, Anh Hoàng, quý anh em tổ thợ sơn, Anh Phương quý anh em thợ sắt, anh chị Dũng Lan vật liệu Tân Bình đã nhiệt tâm hy sinh chung sức, hoàn thành dự án đúng tiến độ và chất lượng, đảm bảo an toàn và môi trường thi công, trong hành trình suốt 2 năm chung một tấm lòng gánh vác.

Xin cám ơn ca đoàn Thánh gia Giáo xứ Đồng tiến đã hy sinh vất vả tập dợt, dàn âm thanh điện tử 123, nhà hàng Kim Hương đã nhiệt tâm giúp đỡ để thánh lễ Tạ Ơn và Bữa cơm họp mặt diễn ra tốt đẹp. Nguyện xin Thánh Giêrađô Quan Thầy luôn bầu cử cùng Chúa tuôn đổ tràn đầy phúc lành trên quý cha, quý ân, thân nhân và quý khách mời. Thành tâm tri ân, xin thêm lời cầu nguyện cho chúng con.

Bữa tiệc liên hoan với chương trình văn nghệ “cây nhà lá vườn” do các cháu cô nhi trình bày mang lại nhiều tán thưởng và cảm xúc cho mọi người.

Chung lời tạ ơn với gia đình Mái Ấm Tình Thương. Chia vui với quý Nữ Tu và các cháu cô nhi có cơ sở mới rộng rãi thoáng mát. Cầu chúc Mái Ấm luôn là nơi chan chứa tình thương cho những phận đời kém may mắn.
 
Thông Báo
Facebook mang danh linh mục nhà văn Nguyễn Tầm Thường là giả mạo
VietCatholic Network
07:05 17/10/2014
VietCatholic vừa nhận được email của linh mục nhà văn Nguyễn Tầm Thường, trong đó ngài viết như sau:

“Hiện có một facebook mang tên lm Nguyễn Tầm Thường trên internet. Facebook này đăng hình và các bài viết của lm Nguyễn Tầm Thường. Đồng thời kẻ mạo danh này cũng đăng những bài khác không phải của tác giả Nguyễn Tầm Thường, nhưng vẫn ký tên Nguyễn Tầm Thường.

Tôi xin thông báo: Linh mục Nguyễn Tầm Thường, tác giả các sách suy niệm như Nước Mắt và Hạnh Phúc, Con Biết Con Cần Chúa, Mùa Chay và Con Sâu Bướm. . . là linh mục Dòng Tên hiện ở Denver, Hoa Kỳ không có facebook. Tôi cũng không gởi bài và cho phép facebook lm Nguyễn Tầm Thường đăng hình và bài của tôi. Xin quý vị phổ biến rộng rãi thông báo này để tránh những sai lầm, mạo danh.”

Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin lưu ý quý vị và anh chị em: Trong vài tháng gần đây chúng tôi nhận được rất nhiều những thông tin cảnh giác từ các cơ quan truyền thông Công Giáo trên thế giới lưu ý về những trường hợp lường gạt để quyên góp tiền bạc và cả những trường hợp lường gạt anh chị em giáo dân xưng tội qua Facebook. Vì thế nhân dịp này, xin mạnh mẽ minh xác cùng quý vị và anh chị em:

“Thực tại ảo không thể thay thế cho sự Hiện Diện Thật Sự của Ðức Kitô trong Thánh Thể, cho thực tại bí tích của các bí tích khác, và cho việc chia sẻ thờ phượng trong một cộng đoàn nhân loại máu thịt. Không có bí tích nào trên Internet cả” (9) - Tài liệu Giáo Hội và Internet, của Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội (http://www.vietcatholic.net/News/Read.aspx?id=24159)

Giáo Hội không chấp nhận việc xưng tội qua điện thoại hoặc qua email. Đầu tiên, bí tích hoà giải là một cuộc gặp gỡ cá vị với Chúa Giêsu. Người đích thân nói với từng tội nhân: “Này con, con đã được tha tội rồi” (Mc 2,5); Người là thầy thuốc cúi mình trên từng bệnh nhân đang cần Người chữa lành; Người nâng họ dậy và dẫn họ về hiệp thông lại với anh em. Vì vậy, việc xưng tội riêng là hình thức có ý nghĩa nhất trong việc giao hoà với Thiên Chúa và với Hội Thánh (Sách giáo lý Giáo Hội Công Giáo 1484)

Hơn thế nữa, khi cử hành bí tích Thống Hối, tư tế chu toàn thừa tác vụ của vị Mục tử nhân lành đi tìm chiên lạc, của người Samaritanô nhân hậu băng bó các vết thương, của người Cha chờ đợi đứa con hoang đàng và đón nhận nó khi nó trở về, của vị thẩm phán công chính không thiên vị ai, và xét xử vừa công bằng vừa hay thương xót. Tắt một lời, tư tế là dấu chỉ và là dụng cụ của tình yêu thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân. (Sách giáo lý Giáo Hội Công Giáo 1465)

Vì sự thánh thiêng và cao cả rất hiển nhiên của thừa tác vụ này và vì sự tôn trọng phải có đối với con người, Hội Thánh tuyên bố rằng mọi tư tế nghe xưng tội, bắt buộc phải giữ bí mật tuyệt đối về các tội mà hối nhân đã xưng với họ, nếu lỗi phạm sẽ bị những hình phạt nghiêm khắc nhất. (Sách giáo lý Giáo Hội Công Giáo 1467). E-mail, Internet, và điện thoại không bao giờ hoàn toàn riêng tư và không ai có thể khẳng định sự bảo mật tuyệt đối mà ấn tín giải tội đòi buộc.
 
Văn Hóa
Suy tư nhân ngày Khánh Nhật Truyền Giáo: ''Cái đạo ấy hay thật''
PM. Cao Huy Hoàng
08:42 17/10/2014
Đêm qua, 16-10, tôi nhận một email chuyển tiếp, nội dung được chép lại từ một trang facebook với tựa đề “Cái Đạo Ấy Hay Thật”. Nội dung như sau:

“Xin cầu cho linh hồn Maria mới qua đời. Maria Nguyễn Thị Liên. Sinh năm 1982. Thôn Tân Mỹ, Xã Nghĩa An, Huyện Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi. Chiều nay đúng 17h15 ngày 16-10-2014 em đã trút hơi thở cuối cùng về với Chúa sau hai năm dài đằng đẳng sống chung với bệnh tật. Xin mọi người hãy hiệp ý cầu nguyện cho em.

CÁI ĐẠO ẤY HAY THẬT !!!

“Cái đạo ấy hay thật !”. Đó là câu nói của Dì em Liên, bởi gia đình em không có đạo. Liên sinh ra, được lớn lên trên miền biển đầy gió, nắng và cát. Gia đình khó khăn, em là con gái lớn, nên phải xa quê vào thành phố kiếm tiền phụ bố mẹ lo cho đàn em bốn đứa ở quê nhà. Em may mắn xin được một chân làm công nhân trong một xí nghiệp may giầy da xuất khẩu ở Bình Dương. Tiền lương cũng tạm ổn đủ lo cho bản thân còn dư chút ít gởi về cho mẹ. Em chăm chỉ làm việc lại ngoan hiền nên không mấy lâu đã có người để ý và rồi hai người ấy đã yêu nhau, chàng thanh niên có đạo chính dân sài thành lại không chê cô gái quê đen đúa. Họ yêu nhau đến 7 năm mới tính đến chuyện kết hôn, vì em ấy phải đợi các em mình khôn lớn mới dám nghĩ đến hạnh phúc của mình. Nào ngờ, vừa học xong giáo lý, chịu phép rửa tội để chuẩn bị làm lễ đính hôn thì em ấy phát hiện mình bị bệnh nan y: phải cắt bỏ toàn bộ tử cung, không thể sinh con được, nhưng chàng thanh niên ấy và gia đình anh vẫn không thay đổi việc cưới hỏi…Nhưng rồi, bệnh em vẫn không qua khỏi. Hai năm điều trị, gia đình em khó khăn nên em phải phụ thuộc hoàn toàn vào bạn trai. Mẹ và bà ngoại của người yêu vẫn luôn đồng hành ủng hộ hai đứa mặc dù biết em bệnh tật, có chữa khỏi cũng không thể sinh con…Nhưng mọi cố gắng đều vô nghĩa, con vi rút đã phá hủy toàn bộ trong cơ thể em. Em quằn quại đau đớn và trút hơi thở cuối trên tay người yêu. Cha chánh xứ Giuse Trương Đình Hiền biết được, nên cho người đến lo toàn bộ đám tang cho em, từ cái ly nhang, bàn thờ, đèn cho đến hòm, đồ tang, liệm…v..v…Mấy đêm liền trước ngày em mất, giáo xứ lại đến đọc kinh, mặc dù nhà em ấy cách nhà thờ cả mười cây số. Thế nên Dì em ấy và gia đình em ấy mới nói “cái đạo ấy hay thật”.

Lạy Chúa, xin thương xót linh hồn Maria mới qua đời, xin dẫn đưa em về nước trời vĩnh cửu, nơi chỉ có tiếng cười và niềm hạnh phúc… và cũng xin cho chúng con luôn ý thức thực tại trần gian là cõi vô thường để chúng con học theo gương Chúa sống khiêm nhường, yêu thương, bác ái như chính gia đình của người bạn trai em ấy để cho mọi người xung quanh đều thốt lên rằng: CÁI ĐẠO ẤY HAY THẬT. Amen.”


Tôi bỗng nhớ một câu chuyện khác ở Xuân Lộc. Cũng hai người yêu nhau, chàng là quí tử của một gia đình hôn nhân dị giáo. Bố chàng là một cán bộ. Mẹ chàng là một Ki-tô hữu đạo dòng, sốt sắng. Nàng là một lương dân. Hai người yêu nhau đã ba năm trời. Và khi họ định kết hôn với nhau thì chuyện không vui xảy đến: nàng có dấu hiệu ung thư… Buồn vời vợi. Mẹ chàng nói với con trai yêu quí: “Đây chính là lúc mà con phải yêu em nhiều nhất, để chứng tỏ mình là người có đạo”. Thế là chàng đã lên kế hoạch dắt nhau khấn xin Mẹ Tapao hằng tháng. Suốt ba năm viếng Mẹ Tapao, cùng với ba năm chạy thầy chạy thuốc cho người yêu… cô nàng không còn dấu hiệu bịnh ung thư nữa vào lần khám cuối cùng tháng 7 năm 2013. Và họ đã nên vợ thành chồng trước mặt Chúa và Giáo Hội vào tháng Mân Côi 2013. Phép lạ của niềm tin, của tình yêu khởi đầu từ việc anh dũng làm chứng cho Tình Yêu Thiên Chúa, để một cán bộ trong nhà mình, một đại gia đình lương dân nhận ra rằng: “Cái đạo ấy hay thật”.

Tôi muốn hiểu từ “hay” trong câu nói của Dì em Liên, và của dân gian, mang nghĩa “tốt”, “lạ lùng”, “khác thường”. Và câu chuyện “Cái Đạo Ấy Hay Thật” đến với tôi trong những ngày chuẩn bị cho ngày “Khánh Nhật Truyền Giáo” gợi lên cho tôi nhiều niềm vui nhưng cũng nhiều thao thức.

-Vui, vì vẫn đang có rất nhiều anh chị em Giáo Dân sống giữa đời thường đang anh dũng làm chứng về Thiên Chúa bằng một tình yêu thương “lạ lùng”, “khác thường”, đến nỗi có thể có một vài lời ra tiếng vào cho là ngu dại! Thiết nghĩ, Thiên Chúa luôn ủng hộ cho những ai yêu ngu dại theo kiểu ấy. Và những ai ủng hộ cho một tình yêu hết lòng, hết sức, hết mình vì hạnh phúc của người mình yêu, ấy là những người đang sống đẹp lòng Thiên Chúa và làm chứng cho Thiên Chúa trước mắt người đời.

Vui, vì không thiếu những tình cảnh oái ăm trở nên thách đố nặng nề lớn lao cho người giáo dân trong thời đại gian dối này, nhưng các tín hữu Chúa vẫn tin tưởng và vượt qua. Có một chị ở đâu mới đến đây hơn năm nay. Chị nghèo khổ, nuôi ba đứa con dại. Ai thấy cũng thương. Kẻ ít, người nhiều giúp vốn cho chị để chị bán bánh xèo qua ngày. Quán bánh xèo của chị mỗi ngày mỗi đông khách. Khoảng 3 tháng trở lại đây, chị có chơi hụi và vay mượn của nhiều người để thêm vốn liếng làm ăn. Bất ngờ, chị biến mất. Nghe đâu số nợ của chị giựt đi khoảng hai, ba trăm triệu. Trong số những người cho chị vay mượn, không ít là người Công Giáo. Sau giờ kinh Mân Côi tại nhà nọ, sẵn câu chuyện chị bánh xèo giựt hụi, quịt nợ bỏ đi, mấy người đang nói chuyện với nhau về việc giữ “mười bốn mối thương người”: biết ai thực mà thương, biết ai gian mà tránh! Chẳng biết ai thực, chẳng biết ai gian, nhưng chính mình phải là người sống thực. Có một bà già đã cho chị ấy mượn 12 triệu nói: “Tiền để dành uống thuốc, cho ả mượn. Hồi cho mượn thì tui nghĩ vì thương ả, giúp ả làm ăn nuôi mấy đứa nhỏ. Ngờ đâu… Nhưng cũng không sao. Đã thương thì thương cho trót. Biết đâu mà đòi. Chúa cho cái khác”.

“Chúa cho cái khác”. “Cái đạo ấy hay thật”

Có người nói vui: “Cho kẻ đói ăn. Cho kẻ khát uống. Cho kẻ rách rưới ăn mặc. Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc. Cho khách đỗ nhờ. Chuộc kẻ làm tôi. Chôn xác kẻ chết”… may ra, chỉ có chôn xác kẻ chết là không bị lừa trong thời này thôi.

Có người lại nói: “Chúa bảo cứ cho”. Chúa không có dặn trước khi cho phải hỏi xem người ta đói thật hay đói giả, đỗ nhờ thật hay giả vờ đỗ nhờ để rồi khuya khoắt cuỗm hết của cải nhà ta đi mất”.

-Thao thức, vì chúng ta đang sống trong một xã hội nghiêng lún về tiền bạc, vật chất, dẫn con người ta dần dần đến chỗ vô cảm, và còn tệ hơn thế nữa, dẫn đến chỗ tham lam, ác độc, có thể làm bất cứ chuyện bất nhân bất nghĩa miễn sao cho mình có lợi, có lộc, có dư giả, thoải mái, sung sướng.

Thao thức vì, liệu mỗi chúng ta có đứng vững trước trào lưu duy vật mỗi ngày mỗi cuốn chúng ta vào chỗ vô cảm với nhau, cuốn vào tình trạng không còn biết chạnh lòng xót thương những mảnh đời nghiệt ngả, hoặc cuốn vào chỗ từ chối sự hiện diện của Thiên Chúa và Tình Yêu Quan Phòng của Ngài.

Thao thức vì chúng ta phải lội ngược dòng chảy của những xu hướng vật chất để sống “tốt”, sống “khác thường”, sống “lạ lùng” như Con Thiên Chúa đã sống và đã yêu, để mọi người có thể nói “CÁI ĐẠO ẤY HAY THẬT !”.

Lạy Chúa, Tình Yêu luôn có một tiếng vọng xa ngàn. Xin cho chúng con biết sống yêu như Chúa đã yêu, để làm chứng cho mọi người về một Thiên Chúa Quyền Năng nhưng Giàu Lòng Thương Xót. A men.
 
Viết cho tình nguyện viên của dịch bệnh Ebola
Phạm Đình Ngọc, S.J.
09:29 17/10/2014
Viết cho tình nguyện viên của dịch Ebola

Bạn thân mến,

Lên đường đến miền đất xa để phục vụ những con người trong vùng dịch bệnh Ebola là một hành động đòi hỏi nhiều can đảm, sự hy sinh và lòng bác ái. Nhìn thấy cả thế giới đang bị dịch bệnh Ebola hoành hành và đe dọa, bạn được thôi thúc để đóng góp một phần nhỏ bé trong vai trò là một y tá, để tiếp cận trực tiếp với họ, thăm hỏi họ, chăm sóc họ. Với tôi, đó là một sứ mạng cao cả vô cùng. Trong khi ai ai cũng muốn xa lánh những bệnh nhân ấy, muốn đi khỏi vùng đất ấy, thì bạn lại muốn đến gần, muốn tiến vào, bằng một sự tự nguyện lớn lao, mang theo một tấm lòng thật to lớn. Làm như thế, bạn đánh đổi cả mạng sống, cả tương lai của mình. Bạn thật sự khiến tôi khâm phục và ngưỡng mộ quá chừng.

Bạn may mắn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cử vào đoàn tình nguyện đến ổ dịch tại Châu Phi. Tôi đánh liều gọi đây là “may mắn” vì tôi thấy hiển lộ trên gương mặt của bạn một niềm vui sướng khi được chọn, chứ không phải một thái độ ủ rũ buồn sầu. Một trong những lý do bạn dấn thân nơi ngành y là để có thể cứu giúp những bệnh nhân xấu số. Lao mình vào nơi khốn khó, chấp nhận chịu thiệt thòi, vậy mà bạn vẫn vui, lại còn cho đó là một điều “may mắn”. Tấm lòng của một “lương y” như bạn hệt như một người mẹ hiền từ tâm như trong câu thành ngữ mà người ta vẫn nói. Bạn ân cần với từng bệnh nhân. Họ là những con người cần được chăm sóc ân cần, được quan tâm giúp đỡ và được yêu thương đón nhận hơn lúc nào hết. Bạn đã không xa cách họ, luôn dành cho họ một chỗ đặc biệt khi bạn cúi xuống băng bó từng vết thương trên cơ thể, xoa dịu những vết thương trong tâm hồn. Nơi bạn bừng lên một tinh thần hăng say phục vụ, một trái tim yêu thương rộng mở đón nhận những tâm tư của từng con người. Tình yêu và lòng dũng cảm ấy hệt như một bản hùng ca khiến cho nhiều người phải khâm phục và trân trọng.

Bạn thân mến,,

Thiên chức là một y tá của bạn càng có ý nghĩa hơn khi bạn phục vụ nơi đất khách quê người. Những bệnh nhân ấy có liên hệ máu mủ gì đến bạn đâu. Mảnh đất ấy có kỷ niệm gì thắm tình với bạn đâu. Họ sống hay chết cũng đâu làm thiệt hại gì đến bạn hay gia đình bạn đâu. Ở nơi ấy, cũng chẳng ai biết bạn là ai, họ không là ân nhân của bạn và bạn cũng chẳng nợ nần gì họ cả. Bạn có quyền làm ngơ nỗi đau của họ và vui hưởng những ngày sống an nhàn của mình như bao bạn trẻ khác với những trò vui, nơi rạp cinê, quán café hay bãi biển đầy nắng. Thế nhưng, lương tâm, tinh thần hy sinh và quả cảm đã không cho phép bạn làm điều đó. Bạn lên đường, đến những biên cương xa xôi, đánh liều tất cả, để rồi chẳng mang lại điều gì cho mình, ngoài một niềm vui dấn thân và phục vụ.

Khi cả thế giới đang lo lắng thiếu hụt những nhân viên y tế so với nhu cầu của hàng ngàn con người thoi thóp chống chọi với vi rút chết người này, bạn và nhiều nhân viên y tế khác đã mang trong mình ngọn lửa của tình yêu hân hoan, góp một bàn tay cứu giúp người khác. Bạn biết không, tôi là một người trẻ cũng có lúc sôi sục trong mình tinh thần dấn thân phục vụ, nhưng có khi lại ngại ngùng và chùn bước vì những thách đố lớn lao rình chờ phía trước. Tấm gương của bạn đã làm tôi cảm thấy thật hổ thẹn, nhưng chính nó cũng thắp lên trong tôi một ngọn lửa của lòng hăng say đến với con người đang cần tôi giúp đỡ. Mong rằng ngọn lửa vui tươi phục vụ của bạn cũng khơi lên trong lòng mọi người nhiều ngọn lửa dấn thân vì cộng đồng.

Có đôi khi, tôi vẫn thường nhủ rằng Thượng Đế dựng nên những con người tài năng khoẻ mạnh là để kề vai san sẻ gánh nặng của anh chị em mình. Những nạn nhân trong đại dịch Ebola mà bạn đang phục vụ cần biết bao những con người xả thân phục vụ như bạn! Bạn cũng như các nhân viên ý tế khác đã và đang nỗ lực hết mình trong một tinh thần đầy trách nhiệm. Với bạn, được phục vụ người khác là nghĩa cử đáp lại tiếng gọi yêu thương của Thượng Đế. Buồn thay, đâu đó còn nhiều người cứ thủ thế tìm chỗ an toàn cho riêng mình, ngại dấn thân và chỉ sống ích kỷ nhỏ nhen. Họ chọn lối sống “mắc kê nô”! Cuộc sống như thế đối với bạn thật là nghèo nàn vô nghĩa, phải không? Với hành vi can trường của mình, bạn đã làm chứng cho con người hôm nay nhận biết một Thượng Đế luôn yêu thương và chăm sóc từng người. Vì tình yêu cao thượng, bạn sẵn lòng đưa vai chia sẻ sức nặng của các bệnh nhân. Ước chi nhiều người cũng có được thái độ dấn thân phục vụ để mang lại chút an ủi cho những người xung quanh.

Bạn thân mến,

Tôi muốn kết thúc bằng những lời cầu chúc tốt đẹp nhất gửi đến bạn và nhiều tình nguyện viên khác đang dấn bước vào một cuộc chiến sống còn này. Xin Thiên Chúa tiếp tục gìn giữ các tình nguyện viên, soi sáng và trợ giúp các tổ chức y tế có thể tìm ra những phương án tốt nhất để chữa lành những nạn nhân Ebola. Xin cho mọi người khác cũng liên đới với họ trong những lời cầu nguyện chân thành và thực thi bác ái trong hoàn cảnh hiện tại của mình.

Cám ơn bạn đã cho tôi và mọi người một tinh thần phục vụ hết mình!

Việt Nam, 17-10-2014

Phạm Đình Ngọc, S.J.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thu Về
Tấn Đạt
21:49 17/10/2014
THU VỀ
Ảnh của Tấn Đạt
Suối Ngọc rừng thu sương phủ mờ
Màn sương mỏnh mảnh buổi vào thu
Lá đang chuyển đổi sang sắc mới
Gió se se lạnh thật như thơ.
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)