Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 16/10: Tuyên xưng hay từ chối Đức Giêsu. Suy Niệm: Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
03:00 15/10/2021
PHÚC ÂM: Lc 12, 8-12
“Trong giờ ấy, Thánh Thần sẽ dạy các con phải nói thế nào”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Hễ ai xưng nhận Thầy trước mặt người đời, thì Con Người cũng sẽ xưng nhận nó trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa; nhưng ai chối bỏ Thầy trước mặt người đời, thì sẽ bị chối bỏ trước mặt thiên thần của Thiên Chúa. Và hễ kẻ nào nói phạm đến Con Người, thì nó sẽ được tha. Nhưng kẻ nào nói phạm thượng đến Thánh Thần, thì sẽ không được tha. “Khi người ta điệu các con vào các hội đường, đến trước mặt vua quan và chính quyền, các con chớ lo lắng phải thưa làm sao, hay phải nói thế nào, vì trong giờ ấy, Thánh Thần sẽ dạy các con phải nói thế nào”.
Ðó là lời Chúa.
Lễ cầu cho các đẳng linh hồn vừa qua đời vì vi rút, cầu bình an giữa đại dịch 15/10/2021
Giáo Hội Năm Châu
03:03 15/10/2021
Bước theo Đức Ki-tô trên con đường hy sinh - phục vụ
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
09:39 15/10/2021
Bước theo Đức Ki-tô trên con đường hy sinh - phục vụ
(Suy niệm Chúa nhật 29 TNB)
Câu Chuyện: Gương Hy Sinh Phục Vụ Của Đôi Tân Hôn:
Một câu chuyện phục vụ Mẹ TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA hay kể lại như sau:
“Vào năm 1982, một hôm có đôi thanh niên nan nữ tới nhà chúng tôi tại Can-quýt-ta đến trao tặng một món tiền lớn giúp bữa ăn cho người nghèo. Thấy họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi: “Do đâu mà hai con có món tiền lớn vậy?” Họ trả lời: “Chúng con vừa tổ chức lễ cưới được hai ngày nay. Trước lễ cưới, chúng con bàn nhau sẽ thuê áo cưới thay vì đi may, cũng không liên hoan linh đình, mà dùng khoản tiền ấy trao tặng cho những người kém may mắn. Vì chúng con yêu nhau và muốn có một kỷ niệm đẹp nhân ngày cưới nhau”.
Ðể biết rõ thêm, mẹ Têrêsa hỏi: “Tại sao chúng con quyết định táo bạo như thế? Chúng con không sợ việc làm như vậy sẽ làm cha mẹ và họ hàng buồn lòng hay sao?” Hai bạn trẻ ấy trả lời: “Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống bằng một sự hy sinh mà cả hai đều cùng nhau thực hiện”.
Mẹ Tê-rê-sa kết luận: “Thật là tuyệt vời khi nghĩ đến một tình yêu cao quí như vậy. Tôi luôn cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho những người trẻ ơn thánh và sức mạnh, để trong ngày thành hôn, họ có thể trao cho nhau trái tim trong sạch, trái tim trinh khiết, thân xác trong trắng… là món quà lớn lao của tình yêu nhau”.
Ai trong chúng ta có lẽ cũng đồng ý với nhau rằng con người ngày nay thích ‘ăn trên ngồi trốc’, thích chọn ‘được phục vụ và hưởng thụ’ hơn là hy sinh dấn thân để phục vụ người khác. Vì lối sống ích kỷ và ham danh lợi dục, nên con người hôm nay chẳng mấy ai quan tâm hay để ý đến chuyện phục vụ tha nhân, xã hội hay Giáo hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy không ít người đã dám từ bỏ chính mình, bỏ đi ý riêng để sống cho tha nhân ngang qua con đường hy sinh và phục vụ. Đây là con đường mà Đức Giê-su, Con Thiên Chúa làm người đã dạy cho các môn đệ trong Bài Tin mừng Chúa nhật 29 thường niên năm B hôm nay.
1/ Đức Giê-su, mẫu gương phục vụ
Trước sự tranh dành và đòi hỏi vị trí của hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gioan khi nghĩ rằng Đức Giê-su lên làm vua, nhân cơ hội này, Đức Giê-su đã dạy cho các môn đệ nói riêng và mọi người ki-tô chúng ta nói chung một bài học hết sức ý nghĩa và đúng đắn: “Con người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10, 45). Quả thật, Đức Giê-su là Thiên Chúa nhưng vì yêu thương con người tội lỗi và để cứu độ con người, Ngài đã chấp nhận rời ngài toà cao sang để đến với thế gian lấm bụi trần. Ngài không chỉ sinh ra và hiện diện cho có mặt trên trần gian, nhưng Ngài đến là để yêu thương và phục vụ con người. Ngài dùng mọi lời giảng dạy kèm theo những phép lạ đầy quyền năng nhằm giúp con người nhận biết rằng Thiên Chúa luôn luôn yêu thương và muốn cho con người được ơn cứu độ. Đức Giê-su đã trở nên gương mẫu về lối sống hy sinh phục vụ tất cả mọi người, nhất là những hoàn cảnh khổ đau bệnh tật, những người bị loại ra khỏi lề xã hội, những người tội lỗi, bị coi là ô uế, những người thu thuế, ngay cả kẻ chết cũng được hồi sinh. Cách phục vụ của Đức Giê-su là dấn thân, là ra đi rao giảng và thi thố các dấu lạ để tỏ uy quyền của Thiên Chúa mong cho mọi người đón nhận được ân sủng của Người. Cách phục vụ đỉnh cao của Đức Giê-su là dám tự nguyện chết cách nhục nhằn trên thập giá để cứu chuộc muôn người. Vậy thì, chúng ta được mời gọi học noi gương Đức Giê-su để phục vụ như Ngài.
2/ Phục vụ là yêu thương và dấn thân
Theo Đức Giê-su, chúng ta không chỉ được mời gọi từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo Ngài, nhưng chúng ta được mời gọi đi theo Ngài trên con đường phục vụ và hy sinh. Phục vụ và hy sinh cho tha nhân, nhất là cho những hoàn cảnh khó khăn và bệnh hoạn tật nguyền là điều kiện để kết nạp thành viên gia đình Giê-su. Thật vậy, ai ai cũng thích được người khác hầu hạ và phục vụ mình, nhưng theo Đức Giê-su, chúng ta không phải như thế. Theo Đức Giê-su, chúng ta phải chấp nhận khiêm tốn và phục vụ anh chị em đồng loại như chính Ngài. Như Đức Giê-su là hiện thân của Chúa Cha ở cùng nhân loại, chúng ta cũng phải trở nên hiện thân của Đức Giê-su, là ‘Alter Christus’ (là Đức Ki-tô thứ hai) cho mọi người trong mọi nơi và mọi lúc. Hơn nữa, là thành viên thuộc gia đình Giê-su, chúng ta được mời gọi sống yêu thương hơn là giận hơn và ghen ghét, quảng đại trao ban hơn là tham lam ích kỷ, vui vẻ dâng hiến hơn là chỉ lo cho bản thân, sẵn sàng dấn thân và mong cho mọi người được bình an – hạnh phúc hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối và thoả mãn nhu cầu danh lợi dục cho mình.
Quả thật, Bác sĩ TOM DOLLY đã nói như sau: “Không ai quá nghèo đến độ không có một cái gì đó để trao tặng cho người khác”. Dù là người bất tài, xấu xí hay bệnh tật đến đâu, không ai trong họ là người hoàn toàn vô dụng”. Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, dù chúng ta là ai đi chăng nữa, chúng ta không được phép sống vô cảm và keo kiệt, nhưng chúng ta được mời gọi hãy yêu thương chừng nào có thể và sẵn sàng phục vụ anh chị em mọi nơi mọi lúc mà không phân biệt lương giáo hay sắc tộc. Ví dụ chúng ta có thể là người bán hàng, khi nói với khách hàng: “Tôi có thể giúp gì được cho bạn?”. Là bác sĩ hay y tá bệnh viện, chúng ta có thể ân cần phục vụ bệnh nhân; Là linh mục, tu sĩ hay giáo dân, chúng ta có thể phục vụ người nghèo, bệnh tật và những hoàn cảnh bị bỏ rơi như câu chuyện về Mẹ Tê-rê-sa Calcutta vừa kể trên. Có thể nói rằng xung quanh chúng ta đầy dẫy những hoàn cảnh đang phải đối diện với nghèo đói về vật chất, về tinh thần và về Tin mừng, nhiều hoàn cảnh già cả neo đơn, bệnh tật và bị bỏ rơi,…chúng ta có muốn hay có thật sự dám sẵn sàng dấn thân, hy sinh và phục vụ họ theo tinh thần Giê-su không?
Tóm lại, sống giữa xã hội mọi người thích chạy theo danh vọng, thích được hưởng thụ và thích được người khác phục vụ mình, là người ki-tô hữu, chúng ta được mời gọi phải đi ngược lại với lối sống đó bằng việc sống khiêm tốn, dám hy sinh, dám dấn thân, dám bỏ mình, dám phục vụ tất cả anh chị em đồng loại, nhất là những hoàn cảnh đặc biệt mà chúng ta gặp gỡ trên đường đời theo tinh thần của Thầy Giê-su. Để làm được như thế, tiên vàn, chúng ta được mời gọi hãy tìm gặp Giê-su để được biến đổi để biết sống như Đức Giê-su Ki-tô và yêu như Đức Giê-su. Nhờ đó, Thầy Giê-su sẽ không bao giờ bỏ quên chúng ta vì khi chúng ta phục vụ những người nghèo là chúng ta đang thật sự phục vụ Ngài.
Câu hỏi hồi tâm:
1/ Tôi có dám chấp nhận theo Đức Giê-su trên con đường phục vụ và hy sinh không?
2/ Mỗi sáng mai thức dậy của mỗi ngày sống, tôi đã sống tinh thần nào: ích kỷ - tham lam hay quảng đại phục vụ anh chị em?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 29 TNB)
Câu Chuyện: Gương Hy Sinh Phục Vụ Của Đôi Tân Hôn:
Một câu chuyện phục vụ Mẹ TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA hay kể lại như sau:
“Vào năm 1982, một hôm có đôi thanh niên nan nữ tới nhà chúng tôi tại Can-quýt-ta đến trao tặng một món tiền lớn giúp bữa ăn cho người nghèo. Thấy họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi: “Do đâu mà hai con có món tiền lớn vậy?” Họ trả lời: “Chúng con vừa tổ chức lễ cưới được hai ngày nay. Trước lễ cưới, chúng con bàn nhau sẽ thuê áo cưới thay vì đi may, cũng không liên hoan linh đình, mà dùng khoản tiền ấy trao tặng cho những người kém may mắn. Vì chúng con yêu nhau và muốn có một kỷ niệm đẹp nhân ngày cưới nhau”.
Ðể biết rõ thêm, mẹ Têrêsa hỏi: “Tại sao chúng con quyết định táo bạo như thế? Chúng con không sợ việc làm như vậy sẽ làm cha mẹ và họ hàng buồn lòng hay sao?” Hai bạn trẻ ấy trả lời: “Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống bằng một sự hy sinh mà cả hai đều cùng nhau thực hiện”.
Mẹ Tê-rê-sa kết luận: “Thật là tuyệt vời khi nghĩ đến một tình yêu cao quí như vậy. Tôi luôn cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho những người trẻ ơn thánh và sức mạnh, để trong ngày thành hôn, họ có thể trao cho nhau trái tim trong sạch, trái tim trinh khiết, thân xác trong trắng… là món quà lớn lao của tình yêu nhau”.
Ai trong chúng ta có lẽ cũng đồng ý với nhau rằng con người ngày nay thích ‘ăn trên ngồi trốc’, thích chọn ‘được phục vụ và hưởng thụ’ hơn là hy sinh dấn thân để phục vụ người khác. Vì lối sống ích kỷ và ham danh lợi dục, nên con người hôm nay chẳng mấy ai quan tâm hay để ý đến chuyện phục vụ tha nhân, xã hội hay Giáo hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy không ít người đã dám từ bỏ chính mình, bỏ đi ý riêng để sống cho tha nhân ngang qua con đường hy sinh và phục vụ. Đây là con đường mà Đức Giê-su, Con Thiên Chúa làm người đã dạy cho các môn đệ trong Bài Tin mừng Chúa nhật 29 thường niên năm B hôm nay.
1/ Đức Giê-su, mẫu gương phục vụ
Trước sự tranh dành và đòi hỏi vị trí của hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gioan khi nghĩ rằng Đức Giê-su lên làm vua, nhân cơ hội này, Đức Giê-su đã dạy cho các môn đệ nói riêng và mọi người ki-tô chúng ta nói chung một bài học hết sức ý nghĩa và đúng đắn: “Con người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10, 45). Quả thật, Đức Giê-su là Thiên Chúa nhưng vì yêu thương con người tội lỗi và để cứu độ con người, Ngài đã chấp nhận rời ngài toà cao sang để đến với thế gian lấm bụi trần. Ngài không chỉ sinh ra và hiện diện cho có mặt trên trần gian, nhưng Ngài đến là để yêu thương và phục vụ con người. Ngài dùng mọi lời giảng dạy kèm theo những phép lạ đầy quyền năng nhằm giúp con người nhận biết rằng Thiên Chúa luôn luôn yêu thương và muốn cho con người được ơn cứu độ. Đức Giê-su đã trở nên gương mẫu về lối sống hy sinh phục vụ tất cả mọi người, nhất là những hoàn cảnh khổ đau bệnh tật, những người bị loại ra khỏi lề xã hội, những người tội lỗi, bị coi là ô uế, những người thu thuế, ngay cả kẻ chết cũng được hồi sinh. Cách phục vụ của Đức Giê-su là dấn thân, là ra đi rao giảng và thi thố các dấu lạ để tỏ uy quyền của Thiên Chúa mong cho mọi người đón nhận được ân sủng của Người. Cách phục vụ đỉnh cao của Đức Giê-su là dám tự nguyện chết cách nhục nhằn trên thập giá để cứu chuộc muôn người. Vậy thì, chúng ta được mời gọi học noi gương Đức Giê-su để phục vụ như Ngài.
2/ Phục vụ là yêu thương và dấn thân
Theo Đức Giê-su, chúng ta không chỉ được mời gọi từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo Ngài, nhưng chúng ta được mời gọi đi theo Ngài trên con đường phục vụ và hy sinh. Phục vụ và hy sinh cho tha nhân, nhất là cho những hoàn cảnh khó khăn và bệnh hoạn tật nguyền là điều kiện để kết nạp thành viên gia đình Giê-su. Thật vậy, ai ai cũng thích được người khác hầu hạ và phục vụ mình, nhưng theo Đức Giê-su, chúng ta không phải như thế. Theo Đức Giê-su, chúng ta phải chấp nhận khiêm tốn và phục vụ anh chị em đồng loại như chính Ngài. Như Đức Giê-su là hiện thân của Chúa Cha ở cùng nhân loại, chúng ta cũng phải trở nên hiện thân của Đức Giê-su, là ‘Alter Christus’ (là Đức Ki-tô thứ hai) cho mọi người trong mọi nơi và mọi lúc. Hơn nữa, là thành viên thuộc gia đình Giê-su, chúng ta được mời gọi sống yêu thương hơn là giận hơn và ghen ghét, quảng đại trao ban hơn là tham lam ích kỷ, vui vẻ dâng hiến hơn là chỉ lo cho bản thân, sẵn sàng dấn thân và mong cho mọi người được bình an – hạnh phúc hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối và thoả mãn nhu cầu danh lợi dục cho mình.
Quả thật, Bác sĩ TOM DOLLY đã nói như sau: “Không ai quá nghèo đến độ không có một cái gì đó để trao tặng cho người khác”. Dù là người bất tài, xấu xí hay bệnh tật đến đâu, không ai trong họ là người hoàn toàn vô dụng”. Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, dù chúng ta là ai đi chăng nữa, chúng ta không được phép sống vô cảm và keo kiệt, nhưng chúng ta được mời gọi hãy yêu thương chừng nào có thể và sẵn sàng phục vụ anh chị em mọi nơi mọi lúc mà không phân biệt lương giáo hay sắc tộc. Ví dụ chúng ta có thể là người bán hàng, khi nói với khách hàng: “Tôi có thể giúp gì được cho bạn?”. Là bác sĩ hay y tá bệnh viện, chúng ta có thể ân cần phục vụ bệnh nhân; Là linh mục, tu sĩ hay giáo dân, chúng ta có thể phục vụ người nghèo, bệnh tật và những hoàn cảnh bị bỏ rơi như câu chuyện về Mẹ Tê-rê-sa Calcutta vừa kể trên. Có thể nói rằng xung quanh chúng ta đầy dẫy những hoàn cảnh đang phải đối diện với nghèo đói về vật chất, về tinh thần và về Tin mừng, nhiều hoàn cảnh già cả neo đơn, bệnh tật và bị bỏ rơi,…chúng ta có muốn hay có thật sự dám sẵn sàng dấn thân, hy sinh và phục vụ họ theo tinh thần Giê-su không?
Tóm lại, sống giữa xã hội mọi người thích chạy theo danh vọng, thích được hưởng thụ và thích được người khác phục vụ mình, là người ki-tô hữu, chúng ta được mời gọi phải đi ngược lại với lối sống đó bằng việc sống khiêm tốn, dám hy sinh, dám dấn thân, dám bỏ mình, dám phục vụ tất cả anh chị em đồng loại, nhất là những hoàn cảnh đặc biệt mà chúng ta gặp gỡ trên đường đời theo tinh thần của Thầy Giê-su. Để làm được như thế, tiên vàn, chúng ta được mời gọi hãy tìm gặp Giê-su để được biến đổi để biết sống như Đức Giê-su Ki-tô và yêu như Đức Giê-su. Nhờ đó, Thầy Giê-su sẽ không bao giờ bỏ quên chúng ta vì khi chúng ta phục vụ những người nghèo là chúng ta đang thật sự phục vụ Ngài.
Câu hỏi hồi tâm:
1/ Tôi có dám chấp nhận theo Đức Giê-su trên con đường phục vụ và hy sinh không?
2/ Mỗi sáng mai thức dậy của mỗi ngày sống, tôi đã sống tinh thần nào: ích kỷ - tham lam hay quảng đại phục vụ anh chị em?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Hãy tin tưởng và cầu xin
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:41 15/10/2021
Hãy tin tưởng và cầu xin
Suy niệm Tin Mừng Thánh lễ cầu xin ơn chữa lành
(Mc 4, 35 – 41)
Làn sóng Covid
Thế giới nói chung đã, đang và sẽ còn trải qua những ngày chết chóc kinh hoàng với đại dịch Covid-19 lây lan phủ kín phần lớn địa cầu không trừ quốc gia nào, giàu hay nghèo, công nghiệp hóa hay đang phát triển. Trung Quốc bị nhiễm đại dịch đầu tiên, nhưng Italia, rồi Tây Ban Nha, Pháp, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil… ngụp lặn trong khủng hoảng bởi Covid-19 tiến công, hiện đang chống chọi với sự biến thể của nó. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho thấy hơn 7 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm trên toàn thế giới kể từ khi đại dịch bùng phát. Con người vẫn đang từng ngày từng giờ gồng mình giành giật sự sống chống chọi với con virus gây chết chóc này.
Từ tháng 4 đến nay, châu Á trở thành điểm nóng với một Ấn Độ, một Indonesia, một Sài Gòn hoa lệ tang thương. Hệ thống y tế quốc gia Nam Á trong tình trạng sụp đổ, không thể tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, không đủ ô xy, thiết bị y tế. Tại Ấn Độ, người chết vì Covid-19 không có chỗ để hỏa táng, có hàng trăm hàng ngàn người bị thả trôi trên sông Hằng. Tại miền Nam Việt Nam, người chết không người tiễn người thân đưa tiễn, khi đi khỏe mạnh khi về hũ tro. Bao trẻ em phải lâm cảnh mồ côi cút quắt. Số người tử vong mỗi ngày ở mức cao chưa từng có trên toàn cầu. Cảnh tượng không khác gì địa ngục.
Dại dịch Covid 19 làm cả thế giới điêu đứng, mấy triệu người chết, con số vẫn chưa dừng. Phải thừa nhận rằng, đây là những trận cuồng phong bão táp đổ vào thế giới chúng ta có thể thấy bằng con mắt giác quan, còn có những trận cuồng phong vô hình đã và đang từng ngày đổ ập vào người ta, sóng gió hữu hình đến với các môn đệ Chúa Giêsu, và chắc chắn có sóng cả ba đào đổ ập vào đời ta.
Sóng cả ba đào tạt thuyền các môn đệ
Tin Mừng Thánh Marcô thuật lại, Chúa Giêsu truyền các môn đệ rằng : "Chúng ta hãy sang bên kia biển hồ" (Mc 4, 35 ) mà không nói lý do như trong Tin Mừng Matthêu sang bờ bên kia vì "đám đông" (Mt 8, 18). Marcô còn ghi rõ : "Cũng có nhiều thuyền khác theo Người" (Mc 4, 36), nhưng không nói rõ liệu các thuyền kia có đi vào trung tâm của bão lớn hay không? Chỉ biết rằng " Chợt có một cơn bão lớn và những lớp sóng ùa vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước" (Mc 4, 37). Các môn đệ quả thực sợ hãi, sợ chết, có khi sợ Thầy đang ở trong thuyền của họ cũng chết nữa ! Cái chết thể xác không thể cưỡng lại nổi, nếu gió to sóng lớn đánh tan thuyền. Rồi các môn đệ than như một lời trách móc cay đắng "Mà Thầy không quan tâm đến sao?" (Mc 4, 38).
Chúng ta tự hỏi : Chúa Giêsu đã làm gì trong lúc con thuyền vượt biển? Thưa : Người tận dụng thời giờ để nghỉ ngơi và ngủ. Nhưng không phải là Người vắng mặt. Tư tưởng của Người vượt trên chúng ta qua sự nhập thể làm người.
Sau một ngày giảng dạy, khi chiều đến Chúa Giêsu muốn tránh ra xa đám đông. Mệt mỏi, Người nghỉ ngơi đôi chút. Người ngủ trên chiếc thuyền của các môn đệ, dựa gối vào đàng lái mà ngủ. Chìm vào giấc ngủ, bão tố cuồng phong không thể nào làm người tỉnh giấc. Khiến các môn đệ phải hét vào tai đánh thức Người. Chúng ta đọc được những lời thật lo âu của các môn đệ: "Thưa Thầy, chúng con chết mất" (Mc 4, 38). Người chỗi dậy.
Chúa Giêsu đã thức dậy, can thiệp đúng lúc và truyền cho gió bão : "Hãy im đi, hãy lặng đi" ( Mc 4, 39 ). Tức thì, gió bão im lặng. Các môn đệ cảm thấy nhẹ nhõm vì không còn hoang mang, sợ hai và lo lắng nữa. Biển lặng tượng trưng cho lòng con người được an bình, được yên lặng. Sau đó, Người đã quở các môn đệ rằng : "Sao các con sợ hãi thế, các con không có đức tin ư?" (Mc 4, 40).
Chúng ta đặt mình vào trong tình huống này, cuồng phong nổi lên, sóng khiến nước ập vào thuyển, trong khi đó Chúa Giêsu vẫn ngủ. Một bên là gió rít sóng gào, bên kia là hơi thở nhẹ nhàng và đều đặn của Chúa Giêsu. Một bên là các môn đệ chạy lên chạy xuống kêu la hốt hoảng đến mất lòng tin. Bên kia là tư thế nghỉ ngơi bình an hoàn toàn thoải mái ngay ở đàng lái mạn thuyền của Chúa Giêsu. Như thế, ở giữa sức mạnh của phong ba bão táp, con thuyền được lèo lái, không phải bởi một sức mạnh lớn hơn, nhưng bằng một giấc ngủ ngon lành của Chúa Giêsu, vì Người là Thiên Chúa. Chúa Giêsu muốn là các môn đệ không được hoảng hốt, kêu la và đánh thức Thầy, với sự hiện diện của Thầy lẽ ra các ông phải yên tâm mới phải. Cứ để biển động, gió gào, sóng thét và nhất là cứ để Chúa Giêsu ngủ trong thuyền của các ông.
Con thuyền Giáo hội, thuyền của đời ta
Trong lịch sử, truyền thống Kitô giáo vẫn nhìn nhận con thuyền tròng trành vì bão tố, một hình ảnh của Giáo hội. Khi Marcô viết Tin Mừng, có lẽ Phêrô đã chịu tử đạo và giáo đoàn Rôma bị bách hại tàn bạo : "Chúng ta hãy sang bờ biên kia" (Mc 5, 35) có ý nghĩa. Mặc dù bão tố, Giáo hội phải sống và phát triển trong thế giới ngoại giáo này và không chỉ trong cộng đoàn Kitô giáo gốc Do thái mà thôi, nhưng còn từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, khắp muôn dân trở về với Giáo hội Chúa. Và sự im lặng của Thiên Chúa hiển nhiên có thể làm chúng ta quên đi tình yêu biểu lộ cho nhân loại nơi Đức Giêsu Con Thiên Chúa làm người.
Đời người ai mà chẳng có lúc sóng gió. Có lúc sóng gió tấn công vào chiếc thuyền nhỏ trong thân phận mỏng manh của đời ta. Ðau khổ bệnh tật, thất bại, cô đơn, nghèo đói, hiểu lầm, ghen ghét, tai nạn, rủi ro đó là những bão táp của đưa đẩy cuộc đời. Ðứng trước những cơn phong ba ấy, chúng ta thường hốt hoảng, lo sợ và thậm trí có khi mất niềm tin. Thế nhưng khi nghe Lời Chúa hôm nay, chúng ta thấy đó chính là sứ điệp đầy hy vọng mời gọi ta hãy tin tưởng vào Chúa vì Người là Đấng quyền năng. Không những Chúa có thể dẹp yên sóng gió của biển động, mà còn đem lại sự bình an cho tất cả những ai luôn biết tin tưởng và gắn bó với Chúa.
Trong cơn đại dịch, vô phương cứu chữa khiến hy vọng tiêu tan nơi nhiều người, thì lòng tin và lời kêu cầu vang lên tới Chúa thật cần thiết. Lời van xin của người cha: “Xin Ngài đến… để nó được khỏi và được sống!“ không nhận được một lời đáp trả nào của Chúa Giêsu, lời trấn an Giairô cũng không. Đôi lúc Chúa vẫn im lặng đối với lời van xin của chúng ta, khi chúng ta cầu nguyện. Nhưng Chúa vẫn luôn đồng hành và ở với chúng ta, ngay cả khi chưa nhận lời chúng ta. Vậy, chúng ta hãy giục lòng tin và cầu xin Chúa cứu giúp.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa ủ ấp những trẻ mô côi, người già mất nơi nương tựa và cho những người đã qua đời được hưởng nhan thánh Chúa. Xin Chúa mở lòng các nhà lãnh đạo, các vị hảo tâm, các y bác sĩ để họ trợ giúp những người bị ảnh hưởng vì Covid. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Thánh lễ cầu xin ơn chữa lành
(Mc 4, 35 – 41)
Làn sóng Covid
Thế giới nói chung đã, đang và sẽ còn trải qua những ngày chết chóc kinh hoàng với đại dịch Covid-19 lây lan phủ kín phần lớn địa cầu không trừ quốc gia nào, giàu hay nghèo, công nghiệp hóa hay đang phát triển. Trung Quốc bị nhiễm đại dịch đầu tiên, nhưng Italia, rồi Tây Ban Nha, Pháp, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil… ngụp lặn trong khủng hoảng bởi Covid-19 tiến công, hiện đang chống chọi với sự biến thể của nó. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho thấy hơn 7 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm trên toàn thế giới kể từ khi đại dịch bùng phát. Con người vẫn đang từng ngày từng giờ gồng mình giành giật sự sống chống chọi với con virus gây chết chóc này.
Từ tháng 4 đến nay, châu Á trở thành điểm nóng với một Ấn Độ, một Indonesia, một Sài Gòn hoa lệ tang thương. Hệ thống y tế quốc gia Nam Á trong tình trạng sụp đổ, không thể tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, không đủ ô xy, thiết bị y tế. Tại Ấn Độ, người chết vì Covid-19 không có chỗ để hỏa táng, có hàng trăm hàng ngàn người bị thả trôi trên sông Hằng. Tại miền Nam Việt Nam, người chết không người tiễn người thân đưa tiễn, khi đi khỏe mạnh khi về hũ tro. Bao trẻ em phải lâm cảnh mồ côi cút quắt. Số người tử vong mỗi ngày ở mức cao chưa từng có trên toàn cầu. Cảnh tượng không khác gì địa ngục.
Dại dịch Covid 19 làm cả thế giới điêu đứng, mấy triệu người chết, con số vẫn chưa dừng. Phải thừa nhận rằng, đây là những trận cuồng phong bão táp đổ vào thế giới chúng ta có thể thấy bằng con mắt giác quan, còn có những trận cuồng phong vô hình đã và đang từng ngày đổ ập vào người ta, sóng gió hữu hình đến với các môn đệ Chúa Giêsu, và chắc chắn có sóng cả ba đào đổ ập vào đời ta.
Sóng cả ba đào tạt thuyền các môn đệ
Tin Mừng Thánh Marcô thuật lại, Chúa Giêsu truyền các môn đệ rằng : "Chúng ta hãy sang bên kia biển hồ" (Mc 4, 35 ) mà không nói lý do như trong Tin Mừng Matthêu sang bờ bên kia vì "đám đông" (Mt 8, 18). Marcô còn ghi rõ : "Cũng có nhiều thuyền khác theo Người" (Mc 4, 36), nhưng không nói rõ liệu các thuyền kia có đi vào trung tâm của bão lớn hay không? Chỉ biết rằng " Chợt có một cơn bão lớn và những lớp sóng ùa vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước" (Mc 4, 37). Các môn đệ quả thực sợ hãi, sợ chết, có khi sợ Thầy đang ở trong thuyền của họ cũng chết nữa ! Cái chết thể xác không thể cưỡng lại nổi, nếu gió to sóng lớn đánh tan thuyền. Rồi các môn đệ than như một lời trách móc cay đắng "Mà Thầy không quan tâm đến sao?" (Mc 4, 38).
Chúng ta tự hỏi : Chúa Giêsu đã làm gì trong lúc con thuyền vượt biển? Thưa : Người tận dụng thời giờ để nghỉ ngơi và ngủ. Nhưng không phải là Người vắng mặt. Tư tưởng của Người vượt trên chúng ta qua sự nhập thể làm người.
Sau một ngày giảng dạy, khi chiều đến Chúa Giêsu muốn tránh ra xa đám đông. Mệt mỏi, Người nghỉ ngơi đôi chút. Người ngủ trên chiếc thuyền của các môn đệ, dựa gối vào đàng lái mà ngủ. Chìm vào giấc ngủ, bão tố cuồng phong không thể nào làm người tỉnh giấc. Khiến các môn đệ phải hét vào tai đánh thức Người. Chúng ta đọc được những lời thật lo âu của các môn đệ: "Thưa Thầy, chúng con chết mất" (Mc 4, 38). Người chỗi dậy.
Chúa Giêsu đã thức dậy, can thiệp đúng lúc và truyền cho gió bão : "Hãy im đi, hãy lặng đi" ( Mc 4, 39 ). Tức thì, gió bão im lặng. Các môn đệ cảm thấy nhẹ nhõm vì không còn hoang mang, sợ hai và lo lắng nữa. Biển lặng tượng trưng cho lòng con người được an bình, được yên lặng. Sau đó, Người đã quở các môn đệ rằng : "Sao các con sợ hãi thế, các con không có đức tin ư?" (Mc 4, 40).
Chúng ta đặt mình vào trong tình huống này, cuồng phong nổi lên, sóng khiến nước ập vào thuyển, trong khi đó Chúa Giêsu vẫn ngủ. Một bên là gió rít sóng gào, bên kia là hơi thở nhẹ nhàng và đều đặn của Chúa Giêsu. Một bên là các môn đệ chạy lên chạy xuống kêu la hốt hoảng đến mất lòng tin. Bên kia là tư thế nghỉ ngơi bình an hoàn toàn thoải mái ngay ở đàng lái mạn thuyền của Chúa Giêsu. Như thế, ở giữa sức mạnh của phong ba bão táp, con thuyền được lèo lái, không phải bởi một sức mạnh lớn hơn, nhưng bằng một giấc ngủ ngon lành của Chúa Giêsu, vì Người là Thiên Chúa. Chúa Giêsu muốn là các môn đệ không được hoảng hốt, kêu la và đánh thức Thầy, với sự hiện diện của Thầy lẽ ra các ông phải yên tâm mới phải. Cứ để biển động, gió gào, sóng thét và nhất là cứ để Chúa Giêsu ngủ trong thuyền của các ông.
Con thuyền Giáo hội, thuyền của đời ta
Trong lịch sử, truyền thống Kitô giáo vẫn nhìn nhận con thuyền tròng trành vì bão tố, một hình ảnh của Giáo hội. Khi Marcô viết Tin Mừng, có lẽ Phêrô đã chịu tử đạo và giáo đoàn Rôma bị bách hại tàn bạo : "Chúng ta hãy sang bờ biên kia" (Mc 5, 35) có ý nghĩa. Mặc dù bão tố, Giáo hội phải sống và phát triển trong thế giới ngoại giáo này và không chỉ trong cộng đoàn Kitô giáo gốc Do thái mà thôi, nhưng còn từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, khắp muôn dân trở về với Giáo hội Chúa. Và sự im lặng của Thiên Chúa hiển nhiên có thể làm chúng ta quên đi tình yêu biểu lộ cho nhân loại nơi Đức Giêsu Con Thiên Chúa làm người.
Đời người ai mà chẳng có lúc sóng gió. Có lúc sóng gió tấn công vào chiếc thuyền nhỏ trong thân phận mỏng manh của đời ta. Ðau khổ bệnh tật, thất bại, cô đơn, nghèo đói, hiểu lầm, ghen ghét, tai nạn, rủi ro đó là những bão táp của đưa đẩy cuộc đời. Ðứng trước những cơn phong ba ấy, chúng ta thường hốt hoảng, lo sợ và thậm trí có khi mất niềm tin. Thế nhưng khi nghe Lời Chúa hôm nay, chúng ta thấy đó chính là sứ điệp đầy hy vọng mời gọi ta hãy tin tưởng vào Chúa vì Người là Đấng quyền năng. Không những Chúa có thể dẹp yên sóng gió của biển động, mà còn đem lại sự bình an cho tất cả những ai luôn biết tin tưởng và gắn bó với Chúa.
Trong cơn đại dịch, vô phương cứu chữa khiến hy vọng tiêu tan nơi nhiều người, thì lòng tin và lời kêu cầu vang lên tới Chúa thật cần thiết. Lời van xin của người cha: “Xin Ngài đến… để nó được khỏi và được sống!“ không nhận được một lời đáp trả nào của Chúa Giêsu, lời trấn an Giairô cũng không. Đôi lúc Chúa vẫn im lặng đối với lời van xin của chúng ta, khi chúng ta cầu nguyện. Nhưng Chúa vẫn luôn đồng hành và ở với chúng ta, ngay cả khi chưa nhận lời chúng ta. Vậy, chúng ta hãy giục lòng tin và cầu xin Chúa cứu giúp.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa ủ ấp những trẻ mô côi, người già mất nơi nương tựa và cho những người đã qua đời được hưởng nhan thánh Chúa. Xin Chúa mở lòng các nhà lãnh đạo, các vị hảo tâm, các y bác sĩ để họ trợ giúp những người bị ảnh hưởng vì Covid. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Văn Là Người
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:42 15/10/2021
Văn Là Người
(Lễ Thánh sử Luca – 18/10)
Được xem như là tác giả sách Tin mừng thứ ba và sách Công vụ Tông đồ, thánh sử Luca vốn là một lương y. Ngài là một trong những cộng sự viên tháp tùng thánh Phaolô trong các chuyến đi truyền giáo (x.Cl 4,14; 2Tm 4,10; Plm 24). Nhân ngày lễ kính nhớ ngài Luca xin mạn bàn đôi nét qua cụm từ “văn là người”.
Văn là người. Một cụm từ diễn tả hiện thực cảnh nhân sinh. Qua cung cách tiếp xúc ăn nói, nhất là qua các tác phẩm văn chương, nghệ thuật người ta có thể một cách nào đó vẽ được chân dung của tác giả. Không chỉ là nguồn gốc xuất xứ mà cả tính cách, khuynh hướng, những mặt mạnh và mặt hạn chế của tác giả thường được biểu lộ qua các dòng thơ, trang sách, khúc ca, bức họa…của chính họ. Tác phẩm như là một phóng ảnh của chính tác giả. Người sao thì văn vậy. Chính vì thế khi xem văn thì chúng ta có thể biết người. Theo viễn kiến này, qua các trang của Tin mừng thứ ba và sách Công vụ Tông đồ chúng ta cùng vẽ đôi nét về chân dung người được xem là tác giả, thánh sử Luca.
1.Lòng thương cảm với người nghèo, người đau yếu bệnh tật, kẻ cô thế cô thân. Tin mừng Luca tường thuật khá rõ nét về tấm lòng của Chúa Giêsu dành cho đối tượng kém phận trong xã hội. Ngoài những câu chuyện song song với hai Tin mừng Matthêu và Maccô chữa lành bệnh tật cho người đau yếu thì thánh sử Luca lại tường thuật thêm các dữ kiện Chúa Giêsu tỏ lòng thương xót tội nhân, cảm thông với nhiều phụ nữ bất hạnh đồng thời đón nhận sự trợ giúp của họ cho công cuộc loan báo Tin mừng (x. Lc 8,1-3). Chân dung một lương y như từ mẫu của thánh Luca ghi đậm trong văn phong và trước tác của ngài. Thi sĩ Dante gọi ngài là “tác giả Tin mừng về tình thương dịu dàng của Thiên Chúa”.
2.Tính hiện sinh, cụ thể: Khi so sánh các đoạn song song giữa Tin mừng Luca và Matthêu, nhiều nhà nghiên cứu Tin mừng đồng thuận rằng các bản tường thuật của Luca xem ra sát với hoàn cảnh cụ thể hơn trong khi thánh Matthêu dường như đã công thức hóa lời giảng dạy của Chúa Cứu Thế. Bản tường thuật về “Các mối phúc thật” và “kinh Lạy Cha” là những đan cử (x.Mt 5,1-12; Lc 6,20-23). Đã là nghề y, nhất là nghề y ngày xưa thì việc tiếp cận lâm sàng bệnh nhân là điều tối quan trọng. Vì sức khỏe và tính mạng người bệnh các lương y không thể hành nghề kiểu phỏng đoán từ xa hay xem mặt qua hình.
3.Truy nguồn, tìm gốc cẩn thận: Nghề y xưa kia, cách riêng Đông y luôn chú tâm đến việc “chữa bệnh chữa tận gốc” và thường chữa cách từ từ, cẩn thận. Nét lương y Luca đã hiện rõ trong trước tác của ngài. Khi tường thuật gia phả Chúa Cứu Thế, không như thánh Matthêu kể từ trên xuống khởi đi từ tổ phụ Abraham, thì thánh Luca lại bắt đầu từ dưới đi lên và dẫn đển nguồn gốc tổ tiên loài người là Ađam, con của Thiên Chúa (x.Mt 1,1-17; Lc 3,23-38). Chính thánh sử cũng đã nói rõ việc truy cứu tận nguồn cách cẩn thận của mình trong việc trước tác Tin mừng qua những dòng đầu Tin mừng của ngài: “Thưa ngài Thêôphilô….Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để tặng ngài…” (Lc 1,1-4). Sự cẩn thận này cũng rõ nét trong sách Công vụ Tông đồ khi tường thuật bối cảnh Giáo Hội thời sơ khai, cách riêng hoạt động truyền giáo của thánh Phaolô. Chính nhờ một trong những tính cách tốt của nghề y này mà chúng ta có được những dữ liệu về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, đặc biệt nhiều dữ liệu liên quan đến Mẹ Maria.
Xin cám ơn thánh sử Luca đã biết tận dụng nén bạc Thiên Chúa trao ban là khả năng y học của mình để làm sáng Danh Người. Danh Chúa cả sáng không chỉ qua việc ngài đem lại sức khỏe và sự bình an cho nhiều bệnh nhân, mà nhất là ngài đã góp phần làm rực sáng chân dung Thiên Chúa đầy lòng xót thương. Nhờ cây bút của ngài mà nhân loại thêm xác tín rằng Thiên Chúa yêu thương hết mọi người, nhất là những người bé mọn. Nhờ ngài mà chúng ta cảm nhận rằng tình Chúa dành cho mỗi người thật cụ thể, và riêng có, không ai giống ai. Nhờ ngài đã tường thuật câu chuyện “người trộm lành” giúp chúng ta thêm vững lòng tin vào quyền năng của tình yêu Thiên Chúa để biết giữ vững niềm hy vọng trong mọi cảnh huống của cuộc đời (x.Lc 23,39-43). Có nhiều trường hợp, đối với loài người thì dường như không thể, không thể đạt được hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng đối với Thiên Chúa thì moi sự đều là có thể (x.Lc 18,27).
Mừng kính lễ thánh sử Luca, thiển nghĩ rằng lời tri ân cảm tạ dâng lên thánh sử đẹp lòng ngài là mỗi người chúng ta hãy chuyên chăm khám phá chân dung Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót qua văn phong và ngòi bút của ngài. Và hơn nữa cần biết sử dụng ân ban là nén bạc Thiên Chúa trao ban cho mỗi người để làm vinh danh Thiên Chúa và làm cho Nước Chúa hiển trị hết sức có thể. Văn là người. Nhưng văn cũng góp phần lớn làm nên con người, nên người con cái Thiên Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Lễ Thánh sử Luca – 18/10)
Được xem như là tác giả sách Tin mừng thứ ba và sách Công vụ Tông đồ, thánh sử Luca vốn là một lương y. Ngài là một trong những cộng sự viên tháp tùng thánh Phaolô trong các chuyến đi truyền giáo (x.Cl 4,14; 2Tm 4,10; Plm 24). Nhân ngày lễ kính nhớ ngài Luca xin mạn bàn đôi nét qua cụm từ “văn là người”.
Văn là người. Một cụm từ diễn tả hiện thực cảnh nhân sinh. Qua cung cách tiếp xúc ăn nói, nhất là qua các tác phẩm văn chương, nghệ thuật người ta có thể một cách nào đó vẽ được chân dung của tác giả. Không chỉ là nguồn gốc xuất xứ mà cả tính cách, khuynh hướng, những mặt mạnh và mặt hạn chế của tác giả thường được biểu lộ qua các dòng thơ, trang sách, khúc ca, bức họa…của chính họ. Tác phẩm như là một phóng ảnh của chính tác giả. Người sao thì văn vậy. Chính vì thế khi xem văn thì chúng ta có thể biết người. Theo viễn kiến này, qua các trang của Tin mừng thứ ba và sách Công vụ Tông đồ chúng ta cùng vẽ đôi nét về chân dung người được xem là tác giả, thánh sử Luca.
1.Lòng thương cảm với người nghèo, người đau yếu bệnh tật, kẻ cô thế cô thân. Tin mừng Luca tường thuật khá rõ nét về tấm lòng của Chúa Giêsu dành cho đối tượng kém phận trong xã hội. Ngoài những câu chuyện song song với hai Tin mừng Matthêu và Maccô chữa lành bệnh tật cho người đau yếu thì thánh sử Luca lại tường thuật thêm các dữ kiện Chúa Giêsu tỏ lòng thương xót tội nhân, cảm thông với nhiều phụ nữ bất hạnh đồng thời đón nhận sự trợ giúp của họ cho công cuộc loan báo Tin mừng (x. Lc 8,1-3). Chân dung một lương y như từ mẫu của thánh Luca ghi đậm trong văn phong và trước tác của ngài. Thi sĩ Dante gọi ngài là “tác giả Tin mừng về tình thương dịu dàng của Thiên Chúa”.
2.Tính hiện sinh, cụ thể: Khi so sánh các đoạn song song giữa Tin mừng Luca và Matthêu, nhiều nhà nghiên cứu Tin mừng đồng thuận rằng các bản tường thuật của Luca xem ra sát với hoàn cảnh cụ thể hơn trong khi thánh Matthêu dường như đã công thức hóa lời giảng dạy của Chúa Cứu Thế. Bản tường thuật về “Các mối phúc thật” và “kinh Lạy Cha” là những đan cử (x.Mt 5,1-12; Lc 6,20-23). Đã là nghề y, nhất là nghề y ngày xưa thì việc tiếp cận lâm sàng bệnh nhân là điều tối quan trọng. Vì sức khỏe và tính mạng người bệnh các lương y không thể hành nghề kiểu phỏng đoán từ xa hay xem mặt qua hình.
3.Truy nguồn, tìm gốc cẩn thận: Nghề y xưa kia, cách riêng Đông y luôn chú tâm đến việc “chữa bệnh chữa tận gốc” và thường chữa cách từ từ, cẩn thận. Nét lương y Luca đã hiện rõ trong trước tác của ngài. Khi tường thuật gia phả Chúa Cứu Thế, không như thánh Matthêu kể từ trên xuống khởi đi từ tổ phụ Abraham, thì thánh Luca lại bắt đầu từ dưới đi lên và dẫn đển nguồn gốc tổ tiên loài người là Ađam, con của Thiên Chúa (x.Mt 1,1-17; Lc 3,23-38). Chính thánh sử cũng đã nói rõ việc truy cứu tận nguồn cách cẩn thận của mình trong việc trước tác Tin mừng qua những dòng đầu Tin mừng của ngài: “Thưa ngài Thêôphilô….Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để tặng ngài…” (Lc 1,1-4). Sự cẩn thận này cũng rõ nét trong sách Công vụ Tông đồ khi tường thuật bối cảnh Giáo Hội thời sơ khai, cách riêng hoạt động truyền giáo của thánh Phaolô. Chính nhờ một trong những tính cách tốt của nghề y này mà chúng ta có được những dữ liệu về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, đặc biệt nhiều dữ liệu liên quan đến Mẹ Maria.
Xin cám ơn thánh sử Luca đã biết tận dụng nén bạc Thiên Chúa trao ban là khả năng y học của mình để làm sáng Danh Người. Danh Chúa cả sáng không chỉ qua việc ngài đem lại sức khỏe và sự bình an cho nhiều bệnh nhân, mà nhất là ngài đã góp phần làm rực sáng chân dung Thiên Chúa đầy lòng xót thương. Nhờ cây bút của ngài mà nhân loại thêm xác tín rằng Thiên Chúa yêu thương hết mọi người, nhất là những người bé mọn. Nhờ ngài mà chúng ta cảm nhận rằng tình Chúa dành cho mỗi người thật cụ thể, và riêng có, không ai giống ai. Nhờ ngài đã tường thuật câu chuyện “người trộm lành” giúp chúng ta thêm vững lòng tin vào quyền năng của tình yêu Thiên Chúa để biết giữ vững niềm hy vọng trong mọi cảnh huống của cuộc đời (x.Lc 23,39-43). Có nhiều trường hợp, đối với loài người thì dường như không thể, không thể đạt được hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng đối với Thiên Chúa thì moi sự đều là có thể (x.Lc 18,27).
Mừng kính lễ thánh sử Luca, thiển nghĩ rằng lời tri ân cảm tạ dâng lên thánh sử đẹp lòng ngài là mỗi người chúng ta hãy chuyên chăm khám phá chân dung Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót qua văn phong và ngòi bút của ngài. Và hơn nữa cần biết sử dụng ân ban là nén bạc Thiên Chúa trao ban cho mỗi người để làm vinh danh Thiên Chúa và làm cho Nước Chúa hiển trị hết sức có thể. Văn là người. Nhưng văn cũng góp phần lớn làm nên con người, nên người con cái Thiên Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Quyền bính là để phục vụ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
13:30 15/10/2021
CHÚA NHẬT XXIX MÙA THƯỜNG NIÊN B
Is 53,2a.3a.10-11; Hr 4,14-16; Mc 10,35-45
Quyền bính là để phục vụ
Nếu Tin Mừng Chúa Nhật vừa rồi nói về tiền của, thì Tin Mừng Chúa Nhật này lại cung cấp cho chúng ta quan điểm của Chúa Giêsu về một trong những thần tượng lớn nhất của thế gian: đó là quyền lực.
1. Khát vọng quyền bính
Cũng giống như tiền bạc, quyền lực tự thân không phải là xấu xa và tội lỗi. Thiên Chúa cũng được miêu tả như là “Đấng Toàn Năng” và Kinh Thánh quả quyết rằng: “Mọi quyền lực đều thuộc về Thiên Chúa” (Tv 62,11).
Khát vọng quyền lực, làm lớn vẫn là một khát vọng sâu thẳm, cố hữu trong con người. Theo các nhà tâm lý học, đó là một trong những nhu cầu tâm lý mạnh mẽ của con người, nhu cầu thống trị. Là người ai cũng có nhu cầu này. Cả những môn đệ Chúa Giêsu và những ai đi theo Chúa cũng luôn đeo đẳng khát khao này. Phần đầu bài Tin Mừng hôm nay minh chứng điều đó: Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Chúa Giêsu và xin Người: “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang.”
Chúa Giêsu trả lời: “Các anh không biết các anh xin gì… Việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được” (Lc 10,37.40).
Quyền bính được ban để phục vụ cộng đồng và thăng tiến xã hội. Tuy nhiên, khi Thiên Chúa ban quyền lực cho con người, thay vì để phục vụ tha nhân, con người đã lạm dụng quyền lực, nhiều người đã sử dụng nó để điều khiển, trục lợi, áp bức người khác, nhất là những người yếu thế và thấp cổ bé họng trong xã hội. Thiên Chúa đã làm gì? Để ban cho chúng ta một mẫu gương đối với quyền lực, Thiên Chúa đã tự trút bỏ khỏi mọi thứ quyền năng của Người, từ “Đấng Toàn Năng,” trở thành “kẻ mọn hèn,” Người “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ” (Pl 2,7). Người không dùng quyền lực để thống trị, nhưng để phục vụ con người.
Bài đọc I hôm nay chứa đựng những diễn tả đầy tính ngôn sứ về “người Tôi Tớ đau khổ”:
“Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh, như khúc rễ trên đất khô cằn… Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật… Đức Chúa đã muốn người tôi trung phải bị nghiền nát vì đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn, và nhờ người, ý muốn của Đức Chúa sẽ thành tựu” (Is 53,2.3.10).
2. Cuộc cách mạng quyền bính
Những lời ngôn sứ này được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu, Người chính là người Tôi Tớ đau khổ đã gánh lấy mọi tội lỗi loài người và chết trên thập giá để cứu độ chúng ta. Như thế, một thứ quyền lực mới được mạc khải, đó là quyền lực thập giá, mà thánh Phaolô quả quyết:
“Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh” (1 Cr 1,27).
Trong kinh Magnificat, Đức Maria tiên báo về cuộc cách mạng thầm lặng này được thực hiện khi Chúa Giêsu đến: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52).
Ai là người bị lên án bởi lời cáo trạng này về quyền lực? Phải chăng chỉ những kẻ độc tài và những tên bạo chúa? Lời này muốn nhắm đến những kẻ độc tài, chuyên quyền. Còn chúng ta không có liên quan gì chăng?
Không, quả thật lời này cũng tác động đến tất cả chúng ta. Bởi lẽ, quyền lực được ví như con bạch tuộc với vô số những cánh tay chằng chịt, hiện diện mọi nơi, vươn tới mọi người, hay như cát ở sa mạc Sahara bị gió nóng thổi bay đi khắp nơi. Bệnh quyền lực hiện diện trong gia đình, ngoài xã hội và trong Giáo Hội. Quyền đi với lợi, nên vì quyền lợi mà người ta tranh giành, tranh chấp và sẵn sàng tấn công người khác, hạ bệ họ để mình nắm quyền.
Đức Maria nói rằng: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng” (Lc 1,51).
Với lời này, Người nói đến một thứ quyền lực cần phải tranh đấu, đó là lòng người, nơi phát xuất những tham vọng quyền lực.
Thật đáng buồn, từ trong lòng người phát xuất những ước muốn thống trị và có những lạm quyền, đã là nguyên nhân gây ra biết bao đau khổ cho người cấp dưới, cho con cái hay những người vợ, người mẹ, trẻ em vốn là những nạn nhân của những kẻ mạnh.
3. Quyền bính để phục vụ
Vậy, Chúa Giêsu muốn chúng ta sử dụng quyền bính để làm gì? Xin thưa, quyền bính là để phục vụ: quyền bính được ban để phục vụ người khác, chứ không phải để ở “trên” người khác! Chúa Giêsu nói:
“Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà thống trị dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10,42-43).
Như thế, quyền bính là để phục vụ chứ không phải để thống trị người khác. Trong Giáo Hội, có quyền bính, có chức vụ, nhưng chúng là phương tiện để phục vụ dân Chúa.
Tin Mừng cũng chống lại sự lạm quyền bằng sự hiếu hòa, nghĩa là bằng sức mạnh của tình yêu, sự thật và sự thánh thiện, chứ không phảỉ bằng sức mạnh cơ bắp, sức mạnh quân đội. Chúa Giêsu nói rằng Người có thể xin Chúa Cha “cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh thiên thần!” (Mt 25,53) để hủy diệt những tên bạo quyền, nhưng Người đã không làm như thế, mà Người chỉ đối xử nhân hậu đối với họ. Và đó là cách thức mà Người chiến thắng khải hoàn.
Tuy nhiên, tuân phục quyền bính không có nghĩa là phải luôn im lặng trước bạo quyền. Nhiều lúc chúng ta được mời gọi phải lên tiếng chống lại những lạm dụng quyền lực. Đây là điều Chúa Giêsu đã làm. Trong thời đại Người, Chúa Giêsu đã chứng kiến những lạm dụng của những người lãnh đạo chính trị, tôn giáo và xã hội. Đó là tại sao Người chọn gần gũi với tất cả những ai vốn là nạn nhân của sự loại trừ, kỳ thị và áp bức bởi những thứ quyền lực này.
Với ơn Chúa nâng đỡ và theo tinh thần Tin Mừng, mọi sự đều có thể trong cuộc đấu tranh chống lại những hình thức lạm quyền và độc tài với phương châm, “đừng để cho sự ác thắng được mình,” như Chúa đã làm, nhưng hơn thế, “hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12,21). Amen!
ĐCViện Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Is 53,2a.3a.10-11; Hr 4,14-16; Mc 10,35-45
Quyền bính là để phục vụ
Nếu Tin Mừng Chúa Nhật vừa rồi nói về tiền của, thì Tin Mừng Chúa Nhật này lại cung cấp cho chúng ta quan điểm của Chúa Giêsu về một trong những thần tượng lớn nhất của thế gian: đó là quyền lực.
1. Khát vọng quyền bính
Cũng giống như tiền bạc, quyền lực tự thân không phải là xấu xa và tội lỗi. Thiên Chúa cũng được miêu tả như là “Đấng Toàn Năng” và Kinh Thánh quả quyết rằng: “Mọi quyền lực đều thuộc về Thiên Chúa” (Tv 62,11).
Khát vọng quyền lực, làm lớn vẫn là một khát vọng sâu thẳm, cố hữu trong con người. Theo các nhà tâm lý học, đó là một trong những nhu cầu tâm lý mạnh mẽ của con người, nhu cầu thống trị. Là người ai cũng có nhu cầu này. Cả những môn đệ Chúa Giêsu và những ai đi theo Chúa cũng luôn đeo đẳng khát khao này. Phần đầu bài Tin Mừng hôm nay minh chứng điều đó: Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Chúa Giêsu và xin Người: “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang.”
Chúa Giêsu trả lời: “Các anh không biết các anh xin gì… Việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được” (Lc 10,37.40).
Quyền bính được ban để phục vụ cộng đồng và thăng tiến xã hội. Tuy nhiên, khi Thiên Chúa ban quyền lực cho con người, thay vì để phục vụ tha nhân, con người đã lạm dụng quyền lực, nhiều người đã sử dụng nó để điều khiển, trục lợi, áp bức người khác, nhất là những người yếu thế và thấp cổ bé họng trong xã hội. Thiên Chúa đã làm gì? Để ban cho chúng ta một mẫu gương đối với quyền lực, Thiên Chúa đã tự trút bỏ khỏi mọi thứ quyền năng của Người, từ “Đấng Toàn Năng,” trở thành “kẻ mọn hèn,” Người “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ” (Pl 2,7). Người không dùng quyền lực để thống trị, nhưng để phục vụ con người.
Bài đọc I hôm nay chứa đựng những diễn tả đầy tính ngôn sứ về “người Tôi Tớ đau khổ”:
“Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh, như khúc rễ trên đất khô cằn… Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật… Đức Chúa đã muốn người tôi trung phải bị nghiền nát vì đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn, và nhờ người, ý muốn của Đức Chúa sẽ thành tựu” (Is 53,2.3.10).
2. Cuộc cách mạng quyền bính
Những lời ngôn sứ này được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu, Người chính là người Tôi Tớ đau khổ đã gánh lấy mọi tội lỗi loài người và chết trên thập giá để cứu độ chúng ta. Như thế, một thứ quyền lực mới được mạc khải, đó là quyền lực thập giá, mà thánh Phaolô quả quyết:
“Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh” (1 Cr 1,27).
Trong kinh Magnificat, Đức Maria tiên báo về cuộc cách mạng thầm lặng này được thực hiện khi Chúa Giêsu đến: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52).
Ai là người bị lên án bởi lời cáo trạng này về quyền lực? Phải chăng chỉ những kẻ độc tài và những tên bạo chúa? Lời này muốn nhắm đến những kẻ độc tài, chuyên quyền. Còn chúng ta không có liên quan gì chăng?
Không, quả thật lời này cũng tác động đến tất cả chúng ta. Bởi lẽ, quyền lực được ví như con bạch tuộc với vô số những cánh tay chằng chịt, hiện diện mọi nơi, vươn tới mọi người, hay như cát ở sa mạc Sahara bị gió nóng thổi bay đi khắp nơi. Bệnh quyền lực hiện diện trong gia đình, ngoài xã hội và trong Giáo Hội. Quyền đi với lợi, nên vì quyền lợi mà người ta tranh giành, tranh chấp và sẵn sàng tấn công người khác, hạ bệ họ để mình nắm quyền.
Đức Maria nói rằng: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng” (Lc 1,51).
Với lời này, Người nói đến một thứ quyền lực cần phải tranh đấu, đó là lòng người, nơi phát xuất những tham vọng quyền lực.
Thật đáng buồn, từ trong lòng người phát xuất những ước muốn thống trị và có những lạm quyền, đã là nguyên nhân gây ra biết bao đau khổ cho người cấp dưới, cho con cái hay những người vợ, người mẹ, trẻ em vốn là những nạn nhân của những kẻ mạnh.
3. Quyền bính để phục vụ
Vậy, Chúa Giêsu muốn chúng ta sử dụng quyền bính để làm gì? Xin thưa, quyền bính là để phục vụ: quyền bính được ban để phục vụ người khác, chứ không phải để ở “trên” người khác! Chúa Giêsu nói:
“Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà thống trị dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10,42-43).
Như thế, quyền bính là để phục vụ chứ không phải để thống trị người khác. Trong Giáo Hội, có quyền bính, có chức vụ, nhưng chúng là phương tiện để phục vụ dân Chúa.
Tin Mừng cũng chống lại sự lạm quyền bằng sự hiếu hòa, nghĩa là bằng sức mạnh của tình yêu, sự thật và sự thánh thiện, chứ không phảỉ bằng sức mạnh cơ bắp, sức mạnh quân đội. Chúa Giêsu nói rằng Người có thể xin Chúa Cha “cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh thiên thần!” (Mt 25,53) để hủy diệt những tên bạo quyền, nhưng Người đã không làm như thế, mà Người chỉ đối xử nhân hậu đối với họ. Và đó là cách thức mà Người chiến thắng khải hoàn.
Tuy nhiên, tuân phục quyền bính không có nghĩa là phải luôn im lặng trước bạo quyền. Nhiều lúc chúng ta được mời gọi phải lên tiếng chống lại những lạm dụng quyền lực. Đây là điều Chúa Giêsu đã làm. Trong thời đại Người, Chúa Giêsu đã chứng kiến những lạm dụng của những người lãnh đạo chính trị, tôn giáo và xã hội. Đó là tại sao Người chọn gần gũi với tất cả những ai vốn là nạn nhân của sự loại trừ, kỳ thị và áp bức bởi những thứ quyền lực này.
Với ơn Chúa nâng đỡ và theo tinh thần Tin Mừng, mọi sự đều có thể trong cuộc đấu tranh chống lại những hình thức lạm quyền và độc tài với phương châm, “đừng để cho sự ác thắng được mình,” như Chúa đã làm, nhưng hơn thế, “hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12,21). Amen!
ĐCViện Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Chức vụ để phục vụ
Lm. Nguyễn Xuân Trường
13:35 15/10/2021
CHỨC VỤ ĐỂ PHỤC VỤ
Danh vọng quyền uy luôn là niềm khao khát của nhiều người. Danh vọng quyền uy mang lại phúc hay họa là do người ta dùng chúng nhằm mục đích gì, thống trị hay phục vụ con người.
1. Ghế ngồi thống trị. Không chỉ những quan chức làm chính trị muốn kiếm ghế, mà Phúc Âm tuần này kể chuyện hai tông đồ Giacôbê và Gioan cũng mong kiếm ghế ngồi bên hữu bên tả Chúa Giêsu vinh quang. Có ghế là có quyền thế thống trị, ghế đem lại danh lợi. Với não trạng thống trị, người ta ngồi ghế để có kẻ hầu người hạ, để đè đầu cưỡi cổ người khác. Khi thống trị thì nhà cầm quyền ưu tiên lo giữ ghế cho bản thân mình chứ không lo cho phúc lợi nhân dân.
2. Chức vụ phục vụ. Chúa không bảo tông đồ nào sẽ giành được ghế, nhưng Chúa đã xoay đổi vị thế của ghế khi công bố: “Ai muốn làm lớn thì phải làm người phục vụ, ai muốn làm đầu thì phải làm đầy tớ mọi người, vì Chúa đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống cứu chuộc muôn người.” Từ nay, chức vụ để phục vụ. Như trái tim bơm máu phục vụ các cơ quan toàn thân thể thì Chúa là tình yêu cũng muốn các môn đệ của Ngài phục vụ như trái tim yêu thương. Điều này mới hiểu tại sao Đức Thánh Cha đứng đầu Giáo Hội Công Giáo lại nhận mình là tôi tớ của các tôi tớ.
Chúa Giêsu không hô khẩu hiệu kiểu mị dân, nhưng Ngài đã dấn thân phục vụ chữa lành những đau thương của nhân loại, Ngài đã hạ mình quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ để dạy bài học khiêm nhường phục vụ, Ngài đã hy sinh cả mạng sống để cứu chữa nhân loại đang chìm trong đau đớn chết chóc vì tội lỗi. Thế nên, đạo Công Giáo không tôn thờ Chúa trong hình ảnh ngồi ghế thuyết giáo, mà là hình ảnh Chúa Giêsu hy sinh phục vụ đến độ hiến dâng cả mạng sống trên thánh giá để chữa lành những thương đau của nhân loại. Amen.
Quyền lực và phục vụ
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
13:47 15/10/2021
CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN NĂM B
QUYỀN LỰC VÀ PHỤC VỤ
Một trong những thèm thuồng mà khi có thể, con người ra sức chiếm bằng được là chức quyền. Khi đã có được chức quyền trong tay, họ sẽ bằng mọi giá để giữ lấy nó. Để tiếm quyền và giữ quyền, thậm chí họ đánh đổ và đánh đổi nhiều phận người, dẫu tàn độc nhất, thâm hiểm nhất, phi nhân nhất...
Chính trị ngày nay khéo léo hơn, nên cảnh tắm máu đối thủ ít cơ hội phơi bày hơn. Tuy nhiên, để có quyền lực trong tay, sự ác luôn có cơ hội hiện diện. Vì thế, không ai dám chắc, những nguyên tắc cơ bản của quyền lực, của tham vọng đã có thể thay đổi...
Thực tế thời nay, các chính trị gia và những người leo lên địa vị lãnh đạo, dù chức lớn hay nhỏ, mấy ai thực sự nghĩ, quyền lực là nhằm phục vụ quyền và sự sống con người. Nhưng điều luôn có thật là, tất cả những nhà lãnh đạo (dù có lương tâm hay không) đều nấp dưới chiêu bài phục vụ để củng cố, thâu tóm quyền lực và tạo ảnh hưởng, chỗ đứng, dáng hình cá nhân mình...
Các tông đồ đi bên Chúa, sống với Chúa, nhưng họ chưa hiểu đường lối của Chúa. Họ vẫn tham quyền, tranh địa vị. Dẫu không tàn khốc như các chính trị gia, họ vẫn cho thấy nỗi tham quyền, sự thèm thuồng được ở "chiếu trên", anh em mình phải ngồi "chiếu dưới", phải lệ thuộc mình, là điều rất thực.
Cả nhóm Mười Hai, từ người lên tiếng: "Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy" đến những người "nghe chuyện đó liền bực tức", đều ham muốn quyền lực không trừ một ai, chỉ khác ở chỗ người này dám mở miệng xin, còn người kia thì không...
Thái độ của các tông đồ, dẫu họ chỉ là ngư dân bình thường, chất phác, thô kệch đã cho thấy sức hút của quyền lực mạnh mẽ, thì biết bao nhiêu kẻ có bằng cấp, có đầy đủ tính toán, đầy đủ sự hiểu rộng, đêm ngày chỉ ôm giấc mộng quyền lực, còn kinh khủng, dữ dội và bạo tàn đến mức nào.
Còn Chúa Giêsu, Đấng là chính Thiên Chúa, xuất phát từ Thiên Chúa, quyền của Ngài là quyền trên khắp vũ trụ, trên cõi trời, cõi đất, trên muôn vật hữu hình và vô hình, qua mọi thời đại và vĩnh cửu, lại tự nói về mình: "Ta không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người".
Để chứng minh cho mọi người về tình yêu phục vụ, Chúa thể hiện sự chan hòa, đồng cảm với hết mọi người, nhất là người nghèo, người thân cô thế cô. Chúa không ngừng thông ban nỗi lòng của mình trước những hoàn cảnh khổ đau, những khó khăn mà con người phải trải qua.
Chúa chạnh lòng thương đám đông bơ vơ tất tưởi. Chúa hóa bánh ra nhiều nuôi những người đang đói, đó là phép lạ biểu tượng cho bí tích Thánh Thể là bí tích Chúa thực sự hiến mình thành tấm bánh nuôi dưỡng linh hồn chúng ta.
Chúa cho đi tất cả, cho cả bản thân và mạng sống khi hiến dâng mình làm lễ tế đời đời cứu chuộc trần gian. Chúa trao ban đến cùng của kiếp người nơi trần thế. Nay thống trị bên Chúa Cha, Chúa tiếp tục ban ơn cứu độ và đón nhận chúng ta, để từng người được hạnh phúc muôn đời hưởng gia nghiệp của Chúa.
Bài học về phục vụ theo gương Chúa Giêsu là bài học lớn trong cuộc đời người tín hữu. Có nhiều cách để phục vụ. Chẳng hạn, ta giúp đỡ anh em mình về kinh tế, nâng cao tri thức, ủy lạo vật chất và tinh thần.
Ta có thể ban phát thực phẩm hoặc các vật dụng khác cho người cần chúng; giúp người túng thiếu bằng đóng góp sự hy sinh của chính ta. Ta có thể làm bạn với người mới đến. Hoặc ta đến thăm, thu dọn nhà cửa, trồng trọt, làm vườn cho người lớn tuổi. Hay chăm sóc người đau yếu, giúp tắm rửa người không còn khả năng tự chăm sóc. Có khi ta giảng dạy Lời Chúa, nói về giáo lý đức tin cho người cần biết lẽ thật hoặc an ủi người đau buồn...
Không chỉ phục vụ người nghèo, người yếu thế, người cần sự phục vụ rõ rệt mà còn phải phục vụ nhau. Chúa Giêsu dạy: "Ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người".
Trong Tin Mừng theo thánh Gioan, Chúa Giêsu cũng nói cùng một nội dung: "Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho cáqc con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,14).
Điều quan trọng là tất cả chúng ta phải sẵn lòng phục vụ, và phục vụ trong vui tươi, không đòi hỏi thu nhập, địa vị xã hội, không nhen nhúm thói tham quyền, hoặc tìm kiếm hư danh.
Người tín hữu tuyệt đối không cấu kết với bất cứ quyền lực nào của thế gian, không bao giờ được phép tham gia quyền lực chính trị để quay mặt với anh em, tìm cách trả thù hay củng cố quyền hành chính trị của mình bằng sự bạo tàn với người khác...
Sống giả dối, hai mặt, thâm độc, lời nói như thánh nhân nhưng lòng như quỷ dữ, tìm mưu mô để trút nỗi hờn, trút sự ghen tương, những kiểu thâm thù hoặc tư thù, "ném đá dấu tay"... luôn luôn là điều xa lạ và đi ngược giáo huấn của Chúa Kitô và của Hội Thánh.
Chia sẻ niềm vui
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
15:15 15/10/2021
Cuộc đổi đời ngoạn mục
Năm 1953, một thanh niên da đen ở Cộng hòa Trung Phi tham gia quân đội viễn chinh Pháp tham chiến tại Việt Nam, tên là Bokassa. Anh nầy có nhiệm vụ canh gác cầu Gành ở Cù lao Phố, Biên Hòa. Tại đây, trung sĩ Bokassa làm quen với một cô gái quê tên là Nguyễn Thị Huệ.
Năm 1954, sau hiệp định Genève, Bokassa chia tay cô Huệ, lúc nầy đã có thai với anh, theo đoàn quân viễn chinh về Pháp. Ít lâu sau, cô Huệ sinh đứa con gái đen ngòm, môi dày, tóc quăn, được đặt tên là Nguyễn Thị Martine.
Lớn lên, Martine giúp mẹ kiếm sống qua ngày bằng việc bán đậu phộng, bánh mì, trà đá… Đầu năm 1972, cô vào làm phu khuân vác trong nhà máy xi măng Hà Tiên, cuộc đời lam lũ khó khăn, tương lai đen tối.
Một ngày cuối năm 1972, khi Martine đang bốc vác xi măng, bụi bặm đầy người, thì cậu của cô bất thần chạy đến reo lên: “Martine! Đi về thay đồ chuẩn bị đi gặp ba mầy làm tổng thống!”
Martine bàng hoàng ngơ ngác chẳng hiểu gì. Hóa ra, dịp may ngàn năm một thuở đã đến: Cha cô là ông Bokassa, người lính da đen gác cầu trước đây ở Biên Hoà, nay đã trở thành Tổng thống nước Cộng hoà Trung Phi, một đất nước khai thác được nhiều kim cương. Ông Bokassa đã cậy nhờ chính phủ Việt Nam Cộng hoà thời đó tìm kiếm đứa con lai của mình tại Việt Nam và rước cô này về Trung Phi, cho ở trong dinh tổng thống.
Thế là Martine, từ thân phận một cô gái lọ lem, trở thành công chúa trong vương quốc kim cương. Thật là một cuộc đổi đời ngoạn mục, hiếm có và tuyệt vời!
Đối với Martine, lời thông báo từ người cậu: “Martine! Đi về chuẩn bị đi gặp ba mầy làm tổng thống!” là tin vui trọng đại, là tin mừng tuyệt vời nhất trong đời cô.
Tuy nhiên, tin vui đó chỉ liên quan đến thân phận một người. Hôm nay, Chúa Giê-su truyền cho chúng ta phải loan báo một Tin mừng rất hệ trọng liên quan đến vận mệnh cả loài người. Ngài nói: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo.” Nếu Tin mừng của Chúa Giê-su được loan báo khắp nơi, muôn dân sẽ biết mình có một Người Cha rất tuyệt vời là Thiên Chúa, được nhận biết mọi người là anh chị em một nhà và được cùng nhau vui hưởng hạnh phúc Thiên đàng.
Giờ đây ta tự hỏi:
- Nếu cậu của Martine, sau khi nắm bắt được tin vui liên quan đến vận mệnh người cháu mà không báo tin cho cô biết, để mặc cô sống trong lam lũ lầm than, không biết gì về người cha cao sang quyền quý của mình, thì có đáng trách không?
Rất đáng trách và cũng đáng lên án. Không có người cậu nào trên thế gian lại tệ bạc với đứa cháu đáng thương của mình như thế.
- Còn chúng ta, khi chúng ta biết Thiên Chúa là Cha của mình và cũng là Cha của mọi người, mà chúng ta cứ lặng im, không nói cho những người chung quanh biết tin vui lớn lao trọng đại này, thì chúng ta có đáng trách không?
Chắc chắn là đáng trách hơn nhiều. Làm như vậy mang tội đối với Cha trên trời và lỗi đức ái cách nghiêm trọng đối với bao người chung quanh.
Lạy Chúa Giê-su,
Chúa luôn thúc giục chúng con lên đường báo tin vui cho những người chung quanh nhận biết Cha trên trời là Người Cha tuyệt vời, giàu lòng yêu thương, đang khắc khoải chờ mong muôn dân về đoàn tụ trong gia đình Thiên Chúa. Nếu chúng con không đáp lời Chúa mời gọi thì chúng con có lỗi nặng với Chúa cũng như với anh chị em mình.
Xin ban ơn giúp sức để chúng con nhiệt thành chu toàn bổn phận nầy cách tốt đẹp, để Chúa được mừng vui vì có nhiều người nhận biết Ngài là Cha và để cho muôn dân được tràn trề hạnh phúc vì biết mình là con yêu quý của Cha trên trời. Amen.
Tín thác vào Đấng Chữa Lành
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
21:51 15/10/2021
Chúa nhật cầu nguyện xin ơn chữa lành
Tín thác vào Đấng Chữa Lành
Mặc dù được sống cùng với Chúa Giêsu và đã được thấy biết bao nhiêu phép lạ Thầy mình làm trước mắt, thế nhưng các tông đồ vẫn luôn lo sợ: sợ không có gì ăn, sợ bão táp làm cho thuyền chìm, sợ quân dữ đến bắt Thầy nên đã bỏ chạy hết, sợ đến nỗi chối Thầy, sợ bị liên lụy nên không dám đi theo Thầy đến tận núi Sọ. Vì thế, chúng ta có thể gọi nhóm Mười Hai này là nhóm “Sợ”. Mãi sau này, khi Chúa Phục Sinh thổi hơi ban Thánh Thần thì nhóm Mười Hai được gọi là nhóm “Không Sợ”.
1. Sợ
Trong thánh lễ “Ngày Toàn Quốc cầu nguyện xin Ơn Chữa lành”, Giáo Hội chọn bài Tin Mừng Maccô kể chuyện các Tông đồ sợ hãi khi đối diện với bão tố.
Sau một ngày giảng dạy dân chúng, Chúa Giêsu bảo các môn đệ chèo thuyền đưa Ngài sang bên kia Biển Hồ. Biển Galilê dài 21km, rộng 12km, xung quanh có những rặng núi bao bọc. Nhiệt độ ở Galilê thuộc miền Bắc Israel và ở Biển Chết thuộc miền Nam chênh lệch nhau, thỉnh thoảng tạo ra những cơn gió mạnh. Biển Galilê nổi sóng dữ dội vì hình thể lòng chảo với núi non bao quanh. Vì thế, người xưa quan niệm rằng, biển là biểu hiện cho những gì nguy hiểm, tối tăm và sợ hãi. Biển động sóng gào biểu trưng cho một thế giới hỗn loạn và phường tội lỗi (x. Is 57, 20). Ý định băng qua bên kia Biển hồ lúc trời đã về chiều quả là một ý định táo bạo, liều lĩnh, bất chấp hiểm nguy.
Tuy vậy, Chúa Giêsu quyết định ra đi và thực hiện phép lạ trên biển với mục đích củng cố đức tin cho các môn đệ, đồng thời biểu lộ uy quyền của Thiên Chúa vượt trên mọi thế lực sự dữ. Chúa Giêsu cùng với các môn đệ và có một số thuyền khác vượt biển giữa trời đêm. Thuyền lướt sóng ra khơi giữa màn đêm. Bão tố cuồng phong bỗng dưng ập đến. Các môn đệ, dù nhiều trải nghiệm về biển cả vẫn hốt hoảng lo lắng hoang mang. Chỉ mình Chúa Giêsu vẫn an nhiên tự tại, vẫn ngủ như không có gì xảy đến. Đêm nay các môn đệ hốt hoảng và trách Thầy: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?”.
Gần 2 năm trước đây, Đức Thánh Cha Phanxicô và cả Giáo Hội Công Giáo cầu nguyện xin Chúa cho đại dịch mau chấm dứt. Dù Giáo Hội đã cầu nguyện sốt sắng nhưng dịch bệnh vẫn bùng phát và lan rộng khắp thế giới. Vì thế, nhiều người đã đặt vấn nạn: phải chăng Chúa không nhận lời cầu nguyện? Trong buổi cầu nguyện chiều ngày thứ Sáu, 27-3-2020, Đức Thánh Cha trả lời: Nhân loại đang đi trên một chiếc thuyền, giống như các môn đệ đi trên chiếc thuyền ở biển hồ Galilê. Sóng gió bão táp nổi lên làm mọi người lo sợ. Chính lúc đó, Chúa Giêsu đang tựa gối mà ngủ. Các môn đệ trách Chúa: chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? (x. Mc 4,35-41). Trước sự dữ do đại dịch gây ra, cũng có người trách Chúa như vậy. Chúa đã quở trách các môn đệ: sao kém lòng tin! và Ngài đã ra lệnh cho bão táp phải dừng ngay. Chúa có chương trình của Ngài. Ngài hành động theo ý Ngài muốn, vào lúc Ngài muốn và với phương pháp Ngài muốn. Lịch sử đã chứng minh điều ấy. Hãy cầu nguyện. Chúa Giêsu đã nói với chúng ta: “Hãy xin thì sẽ được; hãy tìm thì sẽ thấy và hãy gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9). Hãy xin Chúa đoái thương nhân loại khổ đau. Hãy tìm sự công chính và gõ cửa lòng thương xót của Chúa.
Cuộc sống hàng ngày lắm vất vả, nhiều khó khăn, dễ làm chúng ta sợ, đó là sự sợ hãi của kiếp nhân sinh mà ai ai cũng phải đối mặt khi sống giữa thế gian...Người môn đệ trong thân phận của con người cũng cảm thấy mình yếu đuối, không đủ sức mạnh để đối mặt với gian nan cuộc đời và sợ hãi khi tự mình đương đầu trước những bách hại trên hành trình rao giảng.
2. Không sợ
“Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: Im đi! Câm đi!”. Hiệu quả tức khắc “Gió liền tắt, và biển lặng như tờ”. Quát nạt sóng gió xong thì Người nhẹ nhàng trách các ông: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?”.
“Ngài là ai mà cả đến gió và biển cũng phải vâng lệnh?”. Đặt câu hỏi như thế cũng có nghĩa là các môn đệ đã nhận ra Thầy của các ông là Đấng quyền năng trên mọi sức mạnh thiên nhiên, Ngài chỉ cần ra lệnh là sóng yên biển lặng. Thầy của các ông còn là Đấng quyền năng trên mọi sự dữ. Người Do thái cho rằng, biển không chỉ là nơi có sóng gió tự nhiên, mà còn là nơi cư ngụ của thủy thần, của ma quỷ và thần dữ, là kẻ chuyên làm hại con người qua những trận cuồng phong. Vậy mà hôm nay, đứng trước phong ba dữ dội, Chúa Giêsu chỉ cần ra lệnh “Im đi ! Câm đi !” giông bão liền im lặng. Điều này có nghĩa: Chúa Giêsu là Đấng có quyền năng trên ma quỷ và các thứ thủy thần, Ngài buộc nó im là nó phải im; Ngài ra lệnh câm miệng là nó phải vâng theo, không còn dám há miệng để nuốt chửng con người nữa. Uy quyền ấy chỉ có nơi Thiên Chúa mà thôi, như thế, Thầy phải là một vị Thiên Chúa.
Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy can đảm đối mặt với mọi gian nan. Chính lúc đó, người môn đệ tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người, ngay cả trước những kẻ dữ mà không sợ bị bách hại. Người môn đệ ý thức mình yếu đuối, nên luôn tín thác vào Chúa, sống gắn bó với Người. Nhờ đó, sự yếu hèn của người môn đệ sẽ trở nên sức mạnh của Thiên Chúa như thánh Phaolô khẳng định: “Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2Cr 12,10).
Sợ sệt có thể làm con người chùn bước trước nghịch cảnh giăng mắc. Chúa căn dặn các tông đồ ‘đừng sợ”. Chúa luôn can thiệp kịp thời những biến cố xảy ra trong lịch sử cứu độ, trong đời sống riêng tư của con người.
Kitô hữu không phải là người không biết sợ, hay không dám khiêm tốn thú nhận là mình sợ. Nhưng họ là người không để nỗi sợ chi phối đời mình, không vì sợ mà không dám sống cho chân lý.
3. Tín thác vào Đấng Chữa Lành
Trong bối cảnh nhân loại đang hoang mang lo sợ bởi đại dịch Covid 19 trên toàn thế giới: hàng trăm triệu người đã bị nhiễm bệnh, hàng triệu người đã tử vong, dường như con người đã cảm thấy mỏi mệt và bất lực trước sức hoành hành của con virút quái ác này. Nhưng dưới nhãn quan đức tin, người kitô hữu tin tưởng vào quyền năng của Chúa Giêsu, Đấng Chữa Lành. Khi đến trong trần gian để khai mở Nước Trời, Ngài đã tỏ mình ra là Con Thiên Chúa, Đấng mà Chúa Cha sai đến để thực hiện sứ mạng cứu độ. Để thi hành sứ mạng đó, Ngài đã chứng tỏ uy quyền trên sự dữ, bệnh tật và ma quỷ. Ngài chỉ phán một lời là bệnh tật tan biến, ma quỷ phải lui xa.
Giữa cơn đại dịch Covid 19, nhiều người cảm thấy mất phương hướng, bị khủng hoảng khi phải sống trong cảnh túng thiếu, đau khổ, mất mát người thân.... Hãy cầu nguyện với Chúa Giêsu để xin ơn chữa lành thể xác tâm hồn, hầu giữ vững đức tin và hy vọng vào Ngài.
Tình yêu giải phóng con người khỏi sợ hãi. Thánh Gioan viết: “Tình yêu không biết đến sợ hãi, trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo”. Tình yêu giúp chúng ta vượt thắng sợ hãi, để không còn sợ hãi nữa. Tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân có thắng vượt được sợ hãi mới chứng tỏ là tình yêu chân thực. Thắng vượt được nỗi sợ càng lớn bao nhiêu thì tình yêu của chúng ta càng chứng tỏ được là lớn lao bấy nhiêu. Tình yêu càng tăng thì sợ hãi càng giảm.
Đại dịch Covid 19 làm cả thế giới điêu đứng. Đây là những trận cuồng phong bão táp đổ bộ vào thế giới, ai cũng thấy bằng con mắt thể lý. Vẫn còn đó những trận cuồng phong vô hình, những sang chấn tâm lý, những hệ quả xã hội đã và đang từng ngày tác động vào con người và xã hội hậu Covid.Tâm trạng dân chúng là lo âu sợ hãi vì nhiễm bệnh, nhiều người đã chết và nhiều người thoát chết. Mọi sinh hoạt bị tê liệt, mất việc làm, mất nơi cư trú, mất người thân yêu, con cái mất cha mẹ trở nên mồ côi, mất niềm tin, mất hy vọng vào tương lai … Nhiều người dân đã tháo chạy thoát thân để về quê tìm đường sống cho bản thân và gia đình. Hệ quả kéo theo là trầm cảm, tâm thần, là cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội bị xáo trộn, bị mất thăng bằng. Đó cũng là tình cảnh của những người nghèo trong xã hội Việt Nam trong những ngày qua và những ngày tới.
Trong cơn đại dịch, lòng tin và lời cầu xin vang lên tới Thiên Chúa thật khẩn thiết. Hãy tín thác vào Chúa Giêsu Đấng Chữa Lành. Chúa vẫn luôn đồng hành và ở với chúng ta, ngay cả khi chưa nhận lời chúng ta. Vậy, chúng ta hãy giục lòng tin và cầu xin Chúa cứu giúp.
Những bài học trong mùa dịch bệnh: yêu thương liên đới, tiết kiệm, sống vì cộng đồng, cùng nhau vươn lên vượt khó…như những kinh nghiệm sống hậu Covid cho mọi người.
Hôm nay, tại tất cả nhà thờ, nhà nguyện ở Việt Nam, đều hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện xin ơn chữa lành. Chúng ta tin rằng lời cầu xin tha thiết của mọi tín hữu sẽ chạm đến lòng thương xót Chúa. Cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường, trẻ em được đến trường, công nhân được đến công xưởng, người nông dân tiếp tục ra đồng… niềm vui và bình an sẽ trở lại với mọi người.
Lạy Giêsu - Đấng Chữa Lành, xin cho chúng con luôn mang trong mình trái tim, đôi mắt và đôi tay của Chúa, để chúng con biết nhìn mà chạnh lòng thương xót, để biết đưa tay ra chữa lành, để biết đồng hành với con người hôm nay trong chính hoàn cảnh của họ. Amen.
Tín thác vào Đấng Chữa Lành
Mặc dù được sống cùng với Chúa Giêsu và đã được thấy biết bao nhiêu phép lạ Thầy mình làm trước mắt, thế nhưng các tông đồ vẫn luôn lo sợ: sợ không có gì ăn, sợ bão táp làm cho thuyền chìm, sợ quân dữ đến bắt Thầy nên đã bỏ chạy hết, sợ đến nỗi chối Thầy, sợ bị liên lụy nên không dám đi theo Thầy đến tận núi Sọ. Vì thế, chúng ta có thể gọi nhóm Mười Hai này là nhóm “Sợ”. Mãi sau này, khi Chúa Phục Sinh thổi hơi ban Thánh Thần thì nhóm Mười Hai được gọi là nhóm “Không Sợ”.
1. Sợ
Trong thánh lễ “Ngày Toàn Quốc cầu nguyện xin Ơn Chữa lành”, Giáo Hội chọn bài Tin Mừng Maccô kể chuyện các Tông đồ sợ hãi khi đối diện với bão tố.
Sau một ngày giảng dạy dân chúng, Chúa Giêsu bảo các môn đệ chèo thuyền đưa Ngài sang bên kia Biển Hồ. Biển Galilê dài 21km, rộng 12km, xung quanh có những rặng núi bao bọc. Nhiệt độ ở Galilê thuộc miền Bắc Israel và ở Biển Chết thuộc miền Nam chênh lệch nhau, thỉnh thoảng tạo ra những cơn gió mạnh. Biển Galilê nổi sóng dữ dội vì hình thể lòng chảo với núi non bao quanh. Vì thế, người xưa quan niệm rằng, biển là biểu hiện cho những gì nguy hiểm, tối tăm và sợ hãi. Biển động sóng gào biểu trưng cho một thế giới hỗn loạn và phường tội lỗi (x. Is 57, 20). Ý định băng qua bên kia Biển hồ lúc trời đã về chiều quả là một ý định táo bạo, liều lĩnh, bất chấp hiểm nguy.
Tuy vậy, Chúa Giêsu quyết định ra đi và thực hiện phép lạ trên biển với mục đích củng cố đức tin cho các môn đệ, đồng thời biểu lộ uy quyền của Thiên Chúa vượt trên mọi thế lực sự dữ. Chúa Giêsu cùng với các môn đệ và có một số thuyền khác vượt biển giữa trời đêm. Thuyền lướt sóng ra khơi giữa màn đêm. Bão tố cuồng phong bỗng dưng ập đến. Các môn đệ, dù nhiều trải nghiệm về biển cả vẫn hốt hoảng lo lắng hoang mang. Chỉ mình Chúa Giêsu vẫn an nhiên tự tại, vẫn ngủ như không có gì xảy đến. Đêm nay các môn đệ hốt hoảng và trách Thầy: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?”.
Gần 2 năm trước đây, Đức Thánh Cha Phanxicô và cả Giáo Hội Công Giáo cầu nguyện xin Chúa cho đại dịch mau chấm dứt. Dù Giáo Hội đã cầu nguyện sốt sắng nhưng dịch bệnh vẫn bùng phát và lan rộng khắp thế giới. Vì thế, nhiều người đã đặt vấn nạn: phải chăng Chúa không nhận lời cầu nguyện? Trong buổi cầu nguyện chiều ngày thứ Sáu, 27-3-2020, Đức Thánh Cha trả lời: Nhân loại đang đi trên một chiếc thuyền, giống như các môn đệ đi trên chiếc thuyền ở biển hồ Galilê. Sóng gió bão táp nổi lên làm mọi người lo sợ. Chính lúc đó, Chúa Giêsu đang tựa gối mà ngủ. Các môn đệ trách Chúa: chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? (x. Mc 4,35-41). Trước sự dữ do đại dịch gây ra, cũng có người trách Chúa như vậy. Chúa đã quở trách các môn đệ: sao kém lòng tin! và Ngài đã ra lệnh cho bão táp phải dừng ngay. Chúa có chương trình của Ngài. Ngài hành động theo ý Ngài muốn, vào lúc Ngài muốn và với phương pháp Ngài muốn. Lịch sử đã chứng minh điều ấy. Hãy cầu nguyện. Chúa Giêsu đã nói với chúng ta: “Hãy xin thì sẽ được; hãy tìm thì sẽ thấy và hãy gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9). Hãy xin Chúa đoái thương nhân loại khổ đau. Hãy tìm sự công chính và gõ cửa lòng thương xót của Chúa.
Cuộc sống hàng ngày lắm vất vả, nhiều khó khăn, dễ làm chúng ta sợ, đó là sự sợ hãi của kiếp nhân sinh mà ai ai cũng phải đối mặt khi sống giữa thế gian...Người môn đệ trong thân phận của con người cũng cảm thấy mình yếu đuối, không đủ sức mạnh để đối mặt với gian nan cuộc đời và sợ hãi khi tự mình đương đầu trước những bách hại trên hành trình rao giảng.
2. Không sợ
“Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: Im đi! Câm đi!”. Hiệu quả tức khắc “Gió liền tắt, và biển lặng như tờ”. Quát nạt sóng gió xong thì Người nhẹ nhàng trách các ông: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?”.
“Ngài là ai mà cả đến gió và biển cũng phải vâng lệnh?”. Đặt câu hỏi như thế cũng có nghĩa là các môn đệ đã nhận ra Thầy của các ông là Đấng quyền năng trên mọi sức mạnh thiên nhiên, Ngài chỉ cần ra lệnh là sóng yên biển lặng. Thầy của các ông còn là Đấng quyền năng trên mọi sự dữ. Người Do thái cho rằng, biển không chỉ là nơi có sóng gió tự nhiên, mà còn là nơi cư ngụ của thủy thần, của ma quỷ và thần dữ, là kẻ chuyên làm hại con người qua những trận cuồng phong. Vậy mà hôm nay, đứng trước phong ba dữ dội, Chúa Giêsu chỉ cần ra lệnh “Im đi ! Câm đi !” giông bão liền im lặng. Điều này có nghĩa: Chúa Giêsu là Đấng có quyền năng trên ma quỷ và các thứ thủy thần, Ngài buộc nó im là nó phải im; Ngài ra lệnh câm miệng là nó phải vâng theo, không còn dám há miệng để nuốt chửng con người nữa. Uy quyền ấy chỉ có nơi Thiên Chúa mà thôi, như thế, Thầy phải là một vị Thiên Chúa.
Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy can đảm đối mặt với mọi gian nan. Chính lúc đó, người môn đệ tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người, ngay cả trước những kẻ dữ mà không sợ bị bách hại. Người môn đệ ý thức mình yếu đuối, nên luôn tín thác vào Chúa, sống gắn bó với Người. Nhờ đó, sự yếu hèn của người môn đệ sẽ trở nên sức mạnh của Thiên Chúa như thánh Phaolô khẳng định: “Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2Cr 12,10).
Sợ sệt có thể làm con người chùn bước trước nghịch cảnh giăng mắc. Chúa căn dặn các tông đồ ‘đừng sợ”. Chúa luôn can thiệp kịp thời những biến cố xảy ra trong lịch sử cứu độ, trong đời sống riêng tư của con người.
Kitô hữu không phải là người không biết sợ, hay không dám khiêm tốn thú nhận là mình sợ. Nhưng họ là người không để nỗi sợ chi phối đời mình, không vì sợ mà không dám sống cho chân lý.
3. Tín thác vào Đấng Chữa Lành
Trong bối cảnh nhân loại đang hoang mang lo sợ bởi đại dịch Covid 19 trên toàn thế giới: hàng trăm triệu người đã bị nhiễm bệnh, hàng triệu người đã tử vong, dường như con người đã cảm thấy mỏi mệt và bất lực trước sức hoành hành của con virút quái ác này. Nhưng dưới nhãn quan đức tin, người kitô hữu tin tưởng vào quyền năng của Chúa Giêsu, Đấng Chữa Lành. Khi đến trong trần gian để khai mở Nước Trời, Ngài đã tỏ mình ra là Con Thiên Chúa, Đấng mà Chúa Cha sai đến để thực hiện sứ mạng cứu độ. Để thi hành sứ mạng đó, Ngài đã chứng tỏ uy quyền trên sự dữ, bệnh tật và ma quỷ. Ngài chỉ phán một lời là bệnh tật tan biến, ma quỷ phải lui xa.
Giữa cơn đại dịch Covid 19, nhiều người cảm thấy mất phương hướng, bị khủng hoảng khi phải sống trong cảnh túng thiếu, đau khổ, mất mát người thân.... Hãy cầu nguyện với Chúa Giêsu để xin ơn chữa lành thể xác tâm hồn, hầu giữ vững đức tin và hy vọng vào Ngài.
Tình yêu giải phóng con người khỏi sợ hãi. Thánh Gioan viết: “Tình yêu không biết đến sợ hãi, trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo”. Tình yêu giúp chúng ta vượt thắng sợ hãi, để không còn sợ hãi nữa. Tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân có thắng vượt được sợ hãi mới chứng tỏ là tình yêu chân thực. Thắng vượt được nỗi sợ càng lớn bao nhiêu thì tình yêu của chúng ta càng chứng tỏ được là lớn lao bấy nhiêu. Tình yêu càng tăng thì sợ hãi càng giảm.
Đại dịch Covid 19 làm cả thế giới điêu đứng. Đây là những trận cuồng phong bão táp đổ bộ vào thế giới, ai cũng thấy bằng con mắt thể lý. Vẫn còn đó những trận cuồng phong vô hình, những sang chấn tâm lý, những hệ quả xã hội đã và đang từng ngày tác động vào con người và xã hội hậu Covid.Tâm trạng dân chúng là lo âu sợ hãi vì nhiễm bệnh, nhiều người đã chết và nhiều người thoát chết. Mọi sinh hoạt bị tê liệt, mất việc làm, mất nơi cư trú, mất người thân yêu, con cái mất cha mẹ trở nên mồ côi, mất niềm tin, mất hy vọng vào tương lai … Nhiều người dân đã tháo chạy thoát thân để về quê tìm đường sống cho bản thân và gia đình. Hệ quả kéo theo là trầm cảm, tâm thần, là cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội bị xáo trộn, bị mất thăng bằng. Đó cũng là tình cảnh của những người nghèo trong xã hội Việt Nam trong những ngày qua và những ngày tới.
Trong cơn đại dịch, lòng tin và lời cầu xin vang lên tới Thiên Chúa thật khẩn thiết. Hãy tín thác vào Chúa Giêsu Đấng Chữa Lành. Chúa vẫn luôn đồng hành và ở với chúng ta, ngay cả khi chưa nhận lời chúng ta. Vậy, chúng ta hãy giục lòng tin và cầu xin Chúa cứu giúp.
Những bài học trong mùa dịch bệnh: yêu thương liên đới, tiết kiệm, sống vì cộng đồng, cùng nhau vươn lên vượt khó…như những kinh nghiệm sống hậu Covid cho mọi người.
Hôm nay, tại tất cả nhà thờ, nhà nguyện ở Việt Nam, đều hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện xin ơn chữa lành. Chúng ta tin rằng lời cầu xin tha thiết của mọi tín hữu sẽ chạm đến lòng thương xót Chúa. Cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường, trẻ em được đến trường, công nhân được đến công xưởng, người nông dân tiếp tục ra đồng… niềm vui và bình an sẽ trở lại với mọi người.
Lạy Giêsu - Đấng Chữa Lành, xin cho chúng con luôn mang trong mình trái tim, đôi mắt và đôi tay của Chúa, để chúng con biết nhìn mà chạnh lòng thương xót, để biết đưa tay ra chữa lành, để biết đồng hành với con người hôm nay trong chính hoàn cảnh của họ. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo phận Saltillo tổ chức một loạt hội nghị về nạn mê tín trong anh chị em giáo dân
Đặng Tự Do
03:11 15/10/2021
Giáo phận Saltillo sẽ tổ chức một loạt hội nghị để công khai đối đầu với các hoạt động tà giáo như phù thủy, bói toán, cầu cơ và sự sùng kính đối với các thần tượng như Santa Muerte, nghĩa là Thần Chết, và Niño Fidencio.
Cha David López cho biết đã có sự gia tăng các tập tục tà giáo được báo cáo trong hàng ngũ anh chị em giáo dân với những hậu quả nghiêm trọng nhất về kinh tế, rối loạn tâm thần và nạn tự tử.
“Nó không chỉ ảnh hưởng đến các tín hữu Công Giáo, mà cón ảnh hưởng đến nhiều người khác cả những người có niềm tin, lẫn những người không tin. Nó làm tăng sự từ chối tiếp nhận một giáo lý Kitô, và khiến nhiều người dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề huyền bí và ma thuật. Nó là một vấn đề ảnh hưởng đến mọi cấp độ xã hội và nghề nghiệp”.
“Từ những người tìm cách loại bỏ ai đó khỏi cơ hội cạnh tranh với mình, và tìm đến những thầy 'phù thủy' hoặc các 'pháp sư' để tìm ra một giải pháp dễ dàng, nhưng cuối cùng lại khiến họ chìm sâu hơn vì nó ảnh hưởng đến con người và gia đình”.
Ngài nói thêm: “Chúng ta cũng thấy điều này phản ánh rõ nét qua những rối loạn, sợ hãi hoặc ám ảnh mà các chuyên gia sức khỏe tâm thần xác định là nền tảng gây ra chứng lo âu hoặc trầm cảm”.
Trong khi Giáo Hội tìm cách cảnh báo các giáo dân của mình về các hoạt động phù thủy, thì trong thành phố ngày càng có nhiều cơ sở kinh doanh chuyên bán các vật phẩm phục vụ cho việc thực hành phù thủy.
Trong số các hình thái mê tín dị đoan, hoạt động kinh doanh liên quan đến “Santa Muerte” phát triển mạnh nhất. Hàng ngày có hàng chục người tìm kiếm bùa hộ mệnh. Cũng có những người yêu thích “Santa Muerte” hoặc “Niño Fidencio” và làm bàn thờ cho những thứ ma quỷ này bên cạnh các bàn thờ Chúa và Đức Mẹ.
Source:Vanguadia
Đài Bắc nhận định Bắc Kinh có thể xâm lược hòn đảo vào năm 2025
Đặng Tự Do
03:13 15/10/2021
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Triệu Quốc Thành (Chiu Kuo-cheng,赵国成) đã cảnh báo Quốc hội hôm thứ Ba 12 tháng 10 rằng Trung Quốc đã có đủ năng lực để xâm lược Đài Loan và sẽ có thể phát động một cuộc tấn công “quy mô lớn” nhằm vào hòn đảo này vào năm 2025. Một số nhà quan sát tin rằng viễn cảnh này có thể còn đến sớm hơn.
Đề cập đến những căng thẳng ngày càng gia tăng với Bắc Kinh, Ông Triệu cho biết tình hình hiện tại là nghiêm trọng nhất kể từ khi ông gia nhập Lực lượng Vũ trang cách đây 40 năm. Bộ trưởng giải thích rằng một đánh giá sai lầm có thể dẫn đến một cuộc xung đột ngay lập tức dọc theo eo biển Đài Loan.
Ông đang đề cập đến các cuộc xâm nhập lặp đi lặp lại của không quân Trung Quốc vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Bắc. Trong 5 ngày qua, máy bay quân sự của Trung Quốc đã thực hiện 150 lần xuất kích, với mức cao kỷ lục là 56 lần vào ngày 4/10.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một 'tỉnh nổi dậy' và chưa bao giờ loại trừ việc tái chiếm nó bằng vũ lực. Trên thực tế, hòn đảo này đã độc lập khỏi Trung Quốc kể từ năm 1949, khi những người theo chủ nghĩa dân tộc của Tưởng Giới Thạch tìm thấy nơi ẩn náu ở đó sau khi thất bại trong cuộc nội chiến trên đất liền với những người cộng sản. Từ đó, Đài Loan đã trở thành người thừa kế của Trung Hoa Dân Quốc được thành lập vào năm 1912.
Các nhà phân tích Đài Loan cho rằng các cuộc không kích của Trung Quốc nhằm chứng tỏ khả năng tác chiến chung của lực lượng không quân nước này.
Lyle Goldstein, giám đốc của Khu vực Á Châu về các ưu tiên quốc phòng, tin rằng còn nhiều điều nguy hiểm hơn thế nữa. Chuyên gia quân sự này nói với AsiaNews, “Quân Trung Quốc rõ ràng đang cố gắng kiểm tra và làm căng các tuyến phòng thủ của Đài Loan.” Tuy nhiên, Goldstein nói thêm rằng còn có một động cơ đen tối hơn: “Một khi người dân Đài Loan và các nơi khác đã quen với các cuộc xâm nhập không quân lớn của quân Trung Quốc, điều đó sẽ giúp che giấu một cuộc tấn công thực sự. Động thái cổ điển để che giấu một cuộc tấn công thực sự là ngụy trang nó dưới hình thức của một cuộc tập trận lớn”.
Chính phủ Đài Loan gần đây thừa nhận rằng trong một nỗ lực xâm lược, Trung Quốc có thể nhanh chóng đánh sập hệ thống liên lạc của hòn đảo. Trong một bài báo của Foreign Affairs, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn viết rằng chính phủ của bà đã đưa ra một loạt sáng kiến nhằm hiện đại hóa và tổ chức lại các lực lượng vũ trang của mình.
Source:Asia News
Vương Cung Thánh Đường Colorado bị xúc phạm với dòng chữ Satan sống ở đây
Đặng Tự Do
03:14 15/10/2021
Những kẻ phá hoại đã xúc phạm Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Denver, Colorado, vào hôm Chúa Nhật với các thông điệp của giáo phái Satan ngay trước Thánh lễ buổi sáng.
Denver 7, chi nhánh địa phương của ABC News cho biết: Cửa trước bằng đồng và cột đá của nhà thờ đã bị vẽ bậy với các thông điệp chế nhạo Chúa Giêsu, coi các linh mục Công Giáo là “kẻ hiếp dâm trẻ em” và tuyên bố “Satan sống ở đây”.
Trong một tham chiếu rõ ràng đến cụm từ lan truyền trên mạng xã hội sau khi hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa vào năm 2015, dòng chữ “tình yêu chiến thắng” được vẽ nguệch ngoạc trên một bức tượng gần đó của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Một linh mục đã nói với phóng viên Patrick Perez của Denver 7 rằng một nhân chứng đã trình báo cảnh sát.
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Denver đã từng bị phá hoại tương tự vào năm 2020 trong các cuộc biểu tình dữ dội sau cái chết của George Floyd.
Vào cùng ngày xảy ra vụ vẽ bậy tại Denver, một đám cháy đã xảy ra tại nhà xứ của Nhà thờ Thánh Gioan của Anh Giáo, ở Quảng trường Lafayette ở Washington, DC, những kẻ phá hoại đã phun sơn vào tài sản của nhà thờ những dòng chữ như “Không có Chúa” hay “Chúa đã chết.”
Theo Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, ít nhất 97 hành động phá hoại đã xảy ra đối với các nhà thờ Công Giáo tại 29 tiểu bang kể từ cái chết của George Floyd vào tháng 5 năm 2020.
Vào tháng 7 năm 2020, các Tổng Giám mục Thomas Wenski của Miami và Paul Coakley của Thành phố Oklahoma đã đưa ra một tuyên bố cảnh báo về những gì các ngài tin rằng sự phá hoại ngày càng tăng chỉ ra những đau yếu trong sức khỏe tinh thần của xã hội.
Hai vị Tổng Giám Mục viết: “Cho dù những người thực hiện những hành vi này là những cá nhân gặp rắc rối kêu cứu hay những kẻ thù ghét đang tìm cách đe dọa, các cuộc tấn công là dấu hiệu của một xã hội cần được chữa lành”.
“Trong những vụ việc mà hành động của con người là rõ ràng, người ta vẫn chưa hiểu rõ động cơ của họ. Khi chúng ta tìm cách để hiểu được sự hủy diệt những biểu tượng thiêng liêng của tình yêu vị tha và lòng sùng kính này, chúng ta hãy cầu nguyện cho bất kỳ ai đã gây ra các vụ phá hoại và chúng ta phải cảnh giác nhiều hơn nữa”.
Source:Fox News
Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Jerusalem lên án quyết định của Israel cho phép người Do Thái cầu nguyện trong yên lặng tại Al-Haram Al-Sharif
Đặng Tự Do
03:14 15/10/2021
Hôm thứ Ba 12 tháng 10, Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh và các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô khác ở Jerusalem đã lên án quyết định của Tòa án Sơ thẩm Israel cho phép người Do Thái cầu nguyện “thầm lặng” ở Al-Haram Al-Sharif, nơi có Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa, là địa điểm linh thiêng thứ ba của Hồi giáo. Các ngài coi quyết định này là một sự xúc phạm đến các quyền của người Hồi giáo trong toàn bộ khu đất, và trực tiếp đe dọa hòa bình trong vùng.
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 12 tháng 10, Đức Thượng Phụ và các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô khác tuyên bố rằng quyết định như vậy ảnh hưởng đến quyền của người Hồi giáo đối với Thánh địa của họ và rằng các Giáo Hội ở Jerusalem và anh chị em giáo dân đứng về phía anh chị em Hồi giáo của họ chống lại sự bất công này.
Các ngài đặc biệt cảnh cáo rằng quyết định bất công này sẽ đem lại các hậu quả nguy hiểm với mức độ nghiêm trọng cao nhất tại Al-Haram Al-Sharif, Thánh Địa, cũng như hiện trạng lịch sử và pháp lý hiện có ở Jerusalem.
Source:Wafa
10 điều người Công Giáo cần biết về tác động của Phép lạ mặt trời nhảy múa tại Fatima
Đặng Tự Do
17:08 15/10/2021
Kỷ niệm biến cố mặt trời nhảy múa tại Fatima hôm 13 tháng 10 vừa qua, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài “10 things you need to know about how Fatima's 'Miracle of the sun' ended an Atheist regime”, nghĩa là “10 điều bạn cần biết về cách thế ‘Phép lạ mặt trời’ ở Fatima đã kết thúc một chế độ vô thần”.
Ngày 13 tháng 10 năm 1917 đánh dấu lần hiện ra cuối cùng của Đức Mẹ ở Fatima, và là ngày mà hàng ngàn người được chứng kiến phép lạ mặt trời nhảy múa; một phép lạ không chỉ chứng minh giá trị các cuộc hiện ra của Đức Mẹ ở Fatima, mà còn làm tan vỡ niềm tin thịnh hành lúc bấy giờ rằng Thiên Chúa không còn liên quan đến cuộc sống của con người nữa.
Tiến sĩ Marco Daniel Duarte, nhà thần học và giám đốc bảo tàng Đền Fatima nói với CNA 10 điều chúng ta cần biết về tác động của phép lạ trong những ngày đó ở Bồ Đào Nha.
1) Nếu một người mở sách triết học trong thời kỳ đó ra, họ có thể sẽ đọc một cái gì đó tương tự như khái niệm mà nhà triết học người Đức Friedrich Nietzsche đưa ra. Ông ta đã mạnh dạn khẳng định vào cuối những năm 1800 rằng “Chúa đã chết”.
2) Ngoài ra, vào năm 1917, Bồ Đào Nha, giống như phần lớn thế giới, bị lôi kéo vào chiến tranh. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất hoành hành khắp Âu Châu, Bồ Đào Nha nhận thấy mình không thể duy trì vị thế trung lập ban đầu và gia nhập lực lượng Đồng minh. Hơn 220,000 thường dân Bồ Đào Nha đã chết trong chiến tranh; hàng nghìn người khác chết do thiếu lương thực, hàng nghìn người khác do dịch cúm Tây Ban Nha.
3) Vài năm trước đó, vào năm 1910, một cuộc cách mạng đã dẫn đến việc thành lập Cộng hòa Bồ Đào Nha đầu tiên vào năm 1910 và một hiến pháp cấp tiến mới được soạn thảo dưới ảnh hưởng của Hội Tam điểm, vốn tìm cách triệt hạ đức tin khỏi đời sống công cộng.
4) Các nhà thờ và trường học Công Giáo đã bị chính quyền tịch thu, và việc mặc y phục giáo sĩ ở nơi công cộng, rung chuông nhà thờ và cử hành các lễ hội tôn giáo công cộng đều bị cấm. Trong khoảng thời gian từ năm 1911 đến năm 1916, gần 2,000 linh mục, tu sĩ và nữ tu đã bị giết bởi các nhóm bài Kitô Giáo.
5) Đây là bối cảnh mà Đức Maria, vào năm 1917, đã xuất hiện với ba trẻ chăn cừu - Lucia dos Santos, 10 tuổi, và hai anh em Francisco Marto và Jacinta Marto, 9 tuổi và 7 tuổi - tại một cánh đồng ở Fatima, Bồ Đào Nha, mang theo những yêu cầu của Đức Mẹ về việc đọc kinh Mân Côi, để hy sinh đền tội cho những người tội lỗi, và một bí mật liên quan đến số phận của thế giới.
6) Để chứng minh rằng những lần hiện ra là sự thật, Đức Maria đã hứa với các trẻ em rằng trong sáu lần hiện ra cuối cùng, Mẹ sẽ đưa ra một “dấu chỉ” để mọi người tin vào những lần hiện ra và thông điệp của Đức Mẹ. Những gì đã xảy ra vào ngày đó - ngày 13 tháng 10 năm 1917 - được gọi là “Phép lạ Mặt trời”, hay “ngày mặt trời nhảy múa.”
7) Theo nhiều lời kể khác nhau, một đám đông khoảng 70,000 người - cả những người tin và những người hoài nghi - đã tụ tập để xem phép lạ mà Đức Maria đã hứa: mưa lúc đầu tưởng như không dứt đã tạnh. Một tấm màn trong suốt phủ lên mặt trời, giúp mọi người dễ dàng quan sát mà không bị chói mắt và những ánh sáng nhiều màu được rải khắp cảnh quan. Sau đó, mặt trời bắt đầu quay, xoay tròn trên bầu trời, và tại một thời điểm dường như nhào xuống mặt đất trước khi lùi trở lại vị trí của nó trên bầu trời.
8) Phép lạ gây kinh ngạc là một mâu thuẫn trực tiếp và rất thuyết phục đối với các chế độ vô thần vào thời điểm đó, được chứng minh bằng thực tế là tờ báo đầu tiên đưa tin về phép lạ trên trang nhất là một tờ báo chống Công Giáo, một tờ báo của Tam Điểm ở Lisbon có tên là O Seculo.
9) Phép lạ Mặt trời, được mọi người hiểu là “con dấu, là sự bảo đảm rằng ba đứa trẻ đã nói sự thật”.
10) Ngay cả ngày nay, “Fatima làm cho mọi người thay đổi nhận thức của họ về Thiên Chúa,” vì “một trong những thông điệp quan trọng nhất của các cuộc hiện ra là ngay cả khi con người đã tách Thiên Chúa ra khỏi hiện sinh của mình, Thiên Chúa vẫn hiện diện trong lịch sử nhân loại và không bo giờ bỏ rơi nhân loại”.
Source:Catholic News Agency
Trước đây là nghệ sĩ vô gia cư, hiện đang ở cung điện Vatican, vẽ tem Giáng sinh
Đặng Tự Do
17:09 15/10/2021
Tem Giáng sinh của Vatican là một trong những tem bưu chính dễ nhận biết nhất trên thế giới. Năm nay Thánh Gia và các đạo sĩ được giới thiệu trên các Yuletide francobollo đặc biệt. Yuletide francobollo là tiếng Ý có nghĩa là “con tem”. Những con tem này có một câu chuyện rất đặc biệt đằng sau chúng, vì chúng được vẽ bởi một họa sĩ sống tại cung điện Vatican, mà chỉ mới một năm trước vẫn còn là một người vô gia cư.
Adam Piekarski là một người Ba Lan 42 tuổi sống ở Rôma trong 6 năm nay. Anh ngủ trên đường phố cho đến khi một Linh mục Dòng Chúa Cứu thế Ba Lan, là Cha Leszek Pyś, phát hiện ra anh biết vẽ.
“Hơn một năm trước, Cha Pyś đã nhìn thấy tôi vẽ và hỏi tôi liệu tôi có thể vẽ một bức chân dung cho nhà nguyện của ngài không, và đó là cách mọi sự bắt đầu,” Piekarski nói.
Tin tức nhanh chóng lan truyền rằng các bức tranh Piekarski là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, và vào ngày 19 tháng 4 năm 2021, Đức Hồng Y người Ba Lan Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, đã đề nghị Piekarski thành lập một xưởng vẽ trên gác của Palazzo Migliore, một cung điện đã được biến thành nơi trú ẩn cho người vô gia cư chỉ cách hàng cột nổi tiếng của Bernini tại Vatican vài bước chân.
“Nó giống như một món quà sinh nhật, vì sinh nhật của tôi chỉ một ngày trước khi tôi bước vào xưởng mới của mình,” Piekarski nói với Crux.
“Tôi có thể làm việc và sáng tạo nhờ những người tốt,” anh nói. “Sau hai đơn đặt hàng ban đầu, mọi người bắt đầu đến và yêu cầu tôi vẽ gia đình, trẻ em và thậm chí cả con chó của họ!”
Vào cuối mùa xuân, một mệnh lệnh đặc biệt của Đức Giáo Hoàng đã được đưa ra. Ngài muốn vẽ một hình ảnh cho loạt tem ngày lễ nổi tiếng thế giới do Vatican phát hành hàng năm, được gọi là “Christmas 2021”.
Piekarski nói: “Chuyện này đối với tôi vẫn không có thật, và tôi vẫn không tin vinh dự này là của mình. Tôi là một thợ thủ công đơn giản, và điều này hoàn toàn khiến tôi ngạc nhiên”.
Piekarski cho biết anh hy vọng niềm vui không làm mình choáng ngợp.
“Tôi không muốn kết thúc trong trạng thái hưng phấn, bởi vì điều này có thể kết thúc tồi tệ đối với tôi,” anh nói, và giải thích rằng anh là một người nghiện rượu.
Piekarski nói: “Cơn nghiện vẫn còn đó và Satan đang làm việc chăm chỉ để đưa tôi vào những khoảnh khắc chiến thắng. Nhưng tôi cố gắng tiếp tục, công việc giúp tôi rất nhiều”.
Hai con tem mà Adam đã vẽ hiện tại là Thánh Gia và Ba đạo sĩ.
Đức Hồng Y Krajewski nói với tờ Crux: “Đó là một cuộc cách mạng ở Vatican khi một người vô gia cư đã vẽ hình ảnh cho những con tem nổi tiếng của chúng tôi. Và họ đã trả công xứng đáng cho anh ấy!”
Các Magis do Adam vẽ có khuôn mặt của những người đàn ông vô gia cư từ Palazzo Migliore, nơi trú ẩn dành cho người vô gia cư của Vatican.
Piekarski cho biết anh biết rõ những khuôn mặt như vậy, vì anh đã tự mình sống trên đường phố trong gần hai mươi năm.
“Tôi đã ở tận cùng của sự tồn tại, tôi đã nghĩ rằng mình sẽ sớm kết thúc cuộc sống khốn khổ này. Nhưng Chúa đã có những kế hoạch khác cho tôi và đã gửi đến với tôi Cha Leszek, người đã giúp đỡ tôi”.
Source:Crux
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm vị Chưởng Nghi cho các nghi lễ của Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
17:09 15/10/2021
Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Ông Diego Giovanni Ravelli vào chức vụ Chưởng Nghi cho các nghi lễ của Đức Giáo Hoàng, thay thế cho Đức Ông Guido Marini, là người đã giữ chức vụ này trong 14 năm qua.
Đức Ông Ravelli cũng được chỉ định là người đứng đầu Dàn hợp xướng Nhà nguyện Sistina của Đức Giáo Hoàng.
Là một linh mục 56 tuổi đến từ miền bắc nước Ý, Đức Ông Ravelli là một trong số những vị phụ trách các nghi lễ Giáo Hoàng tại Vatican. Ngài cũng phục vụ trong văn phòng phát chẩn của Vatican trong 15 năm trước khi được thăng chức quản lý văn phòng này vào năm 2013.
Đức Ông Ravelli thay thế cho Đức Ông Guido Marini, người vào ngày 29 tháng 8 đã được thăng chức Giám Mục Tortona, một giáo phận ở miền bắc nước Ý gần với Genova. Đức Ông Guido Marini đã phụ trách các nghi lễ của Giáo hoàng kể từ khi được Đức Bênêđíctô 16 bổ nhiệm làm Chưởng Nghi vào năm 2007.
Đức Ông Guido Marini, 56 tuổi, sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong giám mục tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào ngày 17 tháng 10.
Chưởng Nghi cho các nghi lễ của Đức Giáo Hoàng chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát tất cả các buổi cử hành phụng vụ của Đức Giáo Hoàng. Vị này thường ở bên cạnh Đức Giáo Hoàng trong các buổi cử hành phụng vụ ở Rôma và ở nước ngoài.
Đức Ông Ravelli được phong chức linh mục trong Hiệp hội các linh mục của Chúa Giêsu chịu đóng đinh, một phần của hiệp hội Opera Don Folci, vào năm 1991; sau đó ngài phục vụ tại Giáo phận Velletri-Segni, nằm ngay phía đông nam của Rôma.
Năm 2010, ngài nhận bằng tiến sĩ tại Học viện Phụng vụ Giáo hoàng. Luận án của ngài, được xuất bản vào năm 2012, là một nghiên cứu về lịch sử-phụng vụ của Lễ Trọng Kính Ngai Tòa Thánh Phêrô được cử hành tại Vatican. Nghiên cứu bao gồm phân tích về Lectionarium và Sacramentarium, tức là các bài đọc và các lời đối đáp trong Thánh lễ.
Đức Ông Ravelli cũng là một phụ tá phụ trách các nghi lễ Giáo Hoàng trước khi được bổ nhiệm vào năm 2006 với tư cách là một người chính thức phụ trách các nghi lễ Giáo Hoàng.
Đức Ông Ravelli được đồn đại là người có thể thay thế Đức Ông Guido Marini vào năm 2017, trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô xác nhận Đức Ông Marini tại vị trong bốn năm nữa.
Cũng trong ngày 11 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Cristiano Antonietti, người từng làm việc trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh với tư cách là thư ký trong Phân bộ Thường Vụ, để thay thế vị trí của Đức Ông Ravelli.
Source:Catholic News Agency
J.D. Flynn: Chuyến nghỉ hè của Pelosi tại Rôma
J.B. Đặng Minh An dịch
17:13 15/10/2021
Như chúng tôi đã đưa tin, hôm thứ Bẩy 9 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào hôm thứ Bảy.
JD Flynn, tổng biên tập của tờ The Pillar có bài nhận định sau nhan đề “Pelosi’s Roman Holiday”, nghĩa là “Chuyến nghỉ hè của Pelosi tại Rôma”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đã đến thăm Rôma trong tháng này, và chắc chắn rất thích một số điều đó. Nhưng chuyến thăm cũng thuận tiện về mặt chính trị cho nữ Dân biểu, và báo hiệu mối quan hệ tam giác đã trở nên căng thẳng như thế nào giữa Tòa thánh, các chính trị gia Công Giáo Hoa Kỳ phò phá thai và các giám mục giáo phận chịu trách nhiệm chăm sóc linh hồn của họ.
Chuyến thăm của bà Chủ tịch cũng báo trước quan hệ giữa các nhà lãnh đạo giáo hội sẽ căng thẳng như thế nào trong vài tuần tới, trước cuộc tranh luận của hội đồng giám mục Hoa Kỳ về một tài liệu có tựa đề “tính thống nhất của Thánh Thể” tại cuộc họp tháng 11 của các ngài.
Chuyến đi của Pelosi - bao gồm các buổi chụp ảnh với Đức Hồng Y Peter Turkson và chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô - sẽ gây khó khăn cho nỗ lực liên tục của một số giám mục nhằm kêu gọi các chính trị gia Công Giáo phò phá thai phải hoán cải về vấn đề này; và đáp lại bằng kỷ luật giáo hội đối với các nhà lập pháp Công Giáo đang đưa ra các đề xuất pháp lý nhằm bảo vệ cho việc phá thai ở Hoa Kỳ
Giám mục giáo phận của chính bà, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone, trong những tháng gần đây đã thẳng thắn nói về khả năng cấm Pelosi rước lễ, đồng thời đưa ra nhiều phản đối công khai nhắm vào bà ta.
Vào cuối tháng 9, vị tổng giám mục đã công bố một chiến dịch cầu nguyện và ăn chay, yêu cầu người Công Giáo giữ chay hàng tuần để “hoán cải trái tim” của Pelosi, lần hạt Mân Côi cho bà ta, và ghi danh tại một trang web để gửi một bông hồng đến Pelosi cho mỗi người đã cam kết ăn chay và cầu nguyện cho bà ấy.
Đức Tổng Giám Mục Cordileone cũng là một trong những người ủng hộ chính cho văn bản đề xuất của các giám mục về Bí tích Thánh Thể, và đã thúc giục rằng phần về “sự thống nhất trong Thánh Thể” phải nói thẳng về sự bất hợp lý giữa việc thúc đẩy sự bảo vệ hợp pháp cho việc phá thai trong khi lại rước Thánh Thể.
Tóm lại, giám mục của Pelosi đã trở thành người lãnh đạo phong trào của các giám mục Hoa Kỳ muốn đối phó với chương trình nghị sự phá thai của chính quyền Biden bằng sự tham gia trực tiếp về mục vụ và kỷ luật mạnh hơn so với các giám mục khác trong những thập kỷ gần đây.
Với suy nghĩ đó, một số người Công Giáo sẽ tự hỏi liệu những tấm ảnh chụp chung giữa Pelosi với Đức Phanxicô có phải là một sự quở trách có chủ ý của Đức Giáo Hoàng đối với đường lối của Đức Tổng Giám Mục Cordileone hay không, vì nó diễn ra ngay sau khi Đức Tổng Giám Mục phát động chiến dịch cầu nguyện và ăn chay cho bà ấy, và viết trên tờ Washington Post về tầm quan trọng của kỷ luật bí tích.
Thật khó để nói điều đó một cách dứt khoát. Nhưng có vẻ như chắc chắn rằng các giám mục của cả hai bên trong vấn đề này sẽ coi chuyến thăm như một thông điệp từ Đức Phanxicô, đặc biệt là vì cuộc gặp gỡ giữa Pelosi với Đức Giáo Hoàng không phải là một dịp cá biệt. Nó xảy ra ngay sau khi bà ta gặp Đức Hồng Y Peter Turkson, một nhà lãnh đạo trong Giáo triều Rôma, là người đã nói với Axios vào tuần trước rằng ngài không nghĩ rằng Tổng thống Joe Biden nên bị từ chối Bí tích Thánh Thể - một viễn cảnh được các giám mục Hoa Kỳ thảo luận, nhưng không thực sự nằm trong quyền lực quyết định của Hội Đồng Giám Mục.
Một quan chức của Giáo triều Rôma nói với The Pillar trong tuần này rằng Hồng Y Turkson dường như đang “ra oai” trước cuộc họp các giám mục Hoa Kỳ vào tháng 11, nhằm mục đích đẩy lùi khả năng có một tài liệu về hạn chế Thánh Thể.
Hơn nữa, có vẻ khó tưởng tượng rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã không được thông báo tóm tắt về những nỗ lực của Đức Tổng Giám Mục Cordileone trước khi ngài gặp Pelosi.
Tất nhiên, Đức Giáo Hoàng gặp gỡ các nhà lãnh đạo nước ngoài thường xuyên, vì vậy có thể tin một cách chính đáng rằng cuộc gặp gỡ của ngài với Chủ tịch Hạ viện tại Vatican hôm thứ Bảy không phải là một nỗ lực nhằm tạt một gáo nước lạnh vào cuộc tranh luận của hội đồng giám mục Mỹ.
Nhưng ít nhất phải nói rằng thời điểm xảy ra cuộc gặp gỡ này là đáng chú ý.
Dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô có ý định gì hay không, rõ ràng đây là một chiến lược chính trị của cả Biden và Pelosi nhằm đánh lạc hướng xung đột với các giám mục Hoa Kỳ bằng cách hướng đến mối quan hệ thân thiện hơn với Vatican và Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Không thể nào mà cả Đức Giáo Hoàng lẫn các cố vấn của ngài lại không biết về sự thật đó, cho nên, câu hỏi thực sự là liệu mối quan hệ tam giác chỉ là chiến lược của Nữ dân biểu, có lẽ với sự giúp đỡ từ Hồng Y Turkson, hay liệu Đức Giáo Hoàng đang đưa ra dấu hiệu cho thấy sự không hài lòng của ngài với Đức Tổng Giám Mục Cordileone và những Giám Mục anh em của ngài trước cuộc họp tháng 11 của họ.
Nếu Đức Giáo Hoàng có ý nghĩ về việc sửa sai đối với các giám mục Hoa Kỳ về bí tích Thánh Thể và phá thai, mọi thứ sẽ trở nên ít mơ hồ hơn trong vài tuần tới. Có vẻ như Đức Phanxicô sẽ không ngồi yên lặng bên lề cuộc họp tháng 11, nếu ngài muốn thấy tài liệu của các giám mục được xếp lại trước khi thông qua, hoặc thấy tài liệu ấy không có bất kỳ ám chỉ nào có thể có về chủ trương của các chính trị gia.
Có thể sứ thần Tòa thánh Hoa Kỳ sẽ gặp riêng các giám mục trước khi cuộc họp tháng 11 của các ngài bắt đầu. Cũng có thể Đức Phanxicô sẽ đưa ra chỉ thị rõ ràng cho Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez, chủ tịch USCCB, trong cuộc gặp trực tiếp của hai vị trước cuộc họp của hội đồng giám mục. Nếu Đức Tổng Giám Mục Gomez, người đầu tiên đưa ra ý tưởng về một tài liệu thống nhất về Thánh Thể, công khai bỏ rơi ý tưởng này, thì sẽ là hợp lý khi cho rằng Đức Giáo Hoàng đã can thiệp.
Một bước lùi so trong suy đoán về đường đi nước bước và thông điệp được mã hóa giữa Rôma và Hoa Kỳ là một câu hỏi đơn giản: Nếu Đức Giáo Hoàng muốn can thiệp vào quá trình soạn thảo tài liệu của các giám mục Hoa Kỳ, thì tại sao ngài lại làm như thế?
Trong tháng này, Đức Phanxicô đã đưa ra những bình luận mà nhiều người đã khẳng định rằng việc khuyến khích phá thai nằm ngoài sự hiệp thông của Giáo hội. Và cả Quốc hội và Tòa Bạch Ốc, do người Công Giáo lãnh đạo, đang tăng gấp đôi cam kết của đảng của họ trong việc mở rộng, chứ không chỉ chống đỡ, các biện pháp bảo vệ hợp pháp cho việc phá thai.
Hơn nữa, các giám mục quảng bá tài liệu về Thánh Thể nói rằng các ngài hy vọng nó sẽ chủ yếu là một cuốn giáo lý về Bí tích Thánh Thể. Và về kỷ luật bí tích, nó sẽ mượn ngôn ngữ từ một văn bản mà chính Đức Phanxicô đã giúp viết khi ngài còn là Tổng Giám mục của Buenos Aires.
Tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô lại không khuyến khích một điều như thế?
Câu hỏi đó sẽ xuất hiện trong tâm trí của một số giám mục Hoa Kỳ trong những tuần tới. Một số vị sẽ nói rằng đó là vấn đề thận trọng, tránh đối đầu trực tiếp với các chính trị gia, những vị khác sẽ nói rằng đó là sự củng cố một chiến lược mục vụ thích nghi đã được chứng minh là thất bại. Trong cả hai trường hợp, cũng sẽ rõ ràng rằng chính trị cũng đang diễn ra dưới nhiều hình thái trong giáo hội.
Trong khi tất cả điều này mở ra, các giám mục không phải là những người duy nhất theo dõi các động thái của Vatican đối với Pelosi. Những người Công Giáo bình thường cũng đang theo dõi, cũng như các mục tử của họ. Đối với một số người, tháng 11 là một câu hỏi về việc Giáo hội bảo vệ cho điều gì, và Giáo Hội đứng bên cạnh ai.
Source:The Pillar Catholic
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh thầy cả thượng phẩm- Pontifiocem magnum.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:44 15/10/2021
Hình ảnh thầy cả thượng phẩm- Pontifiocem magnum.
Trong thư Do Thái ( 4,14) viết: “ Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm- Thầy cả thượng phẩm- (pontificem magnum- high priest) đã băng qua các tầng trời, là Đức Giê-su, Con Thiên Chúa.”.
Thầy cả thượng phẩm là ai?
Danh xưng này nhắc nhớ đến hình ảnh Thầy cả thượng phẩm Caipha, người đã đưa ra đề nghị lên án tử hình Chúa Chúa Giêsu Kitô. ( Phúc âm thánh Gioan 18, 12-13).
Ngày xưa Thầy cả thượng phẩm có phận vụ vào những ngày lễ trọng đại của Do Thái giáo vào đền thờ xông hương dâng tiến lễ vật là con chiên bị giết lên Giave Thiên Chúa. Mỗi năm vào ngày lễ Hòa giải, Thầy cả thượng phẩm được phép vào cung thánh đền thờ nơi cực thánh, cử hành nghi lễ cầu xin ơn tha thứ cùng Giave Thiên Chúa cho toàn dân.
Khi cử hành nghi lễ trong đền thờ, ông phải sống theo luật truyền, giữ đời sống thanh sạch. Ông là người phàm và cũng là người có tội lỗi. Nên ông cầu xin cùng Giave Thiên Chúa ơn xá tội tha thứ làm hòa cho dân chúng và cùng cho cả chính mình nữa.
Chức vị Thầy cả thượng phẩm thờ xa xưa trong Do Thái giáo không chỉ thuần túy mặt văn hóa tôn giáo, nhưng ông cũng có cả quyền trong lãnh vực chính trị như một quan tòa nữa, và có khi ông dùng, hay có khi lợi cùng lạm dụng nghiêng về quyền hành chính trị nhiều hơn là bổn phận của một thầy cả lo về tâm linh đạo giáo, như trong trường hợp thầy cả thượng phẩm Caipha đã đưa đề nghị tuyên án xử giết Chúa Giêsu Kitô.
Còn hình ảnh thầy cả thượng phẩm, thời tân ước, như tác gỉa viết trong thư gửi dân Do Thái hoàn toàn khác: “ Vị Thầy cả thượng phẩm của chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của chúng ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội.”( Thư Do Thái 4,15).
Như thế tác gỉa trình bày hình ảnh thầy cả thượng phẩm Giesu Kitô, Con Thiên Chúa, thuần túy về tôn giáo tâm linh không pha lẫn vào công việc chính trị quyền hành, cùng cá nhân Ngài không vướng mắc vào tội lỗi. Ngài chỉ thực thi phận sự tâm linh tôn giáo, mà Thiên Chúa đã trao cho Ngài đến trong trần gian: Mang ơn tha thứ hòa giải của Thiên Chúa sự cứu rỗi cho linh hồn con người.
Thầy cả thượng phẩm Giesu Kito là người mang ơn tha thứ hòa giải của Thiên Chúa cho con người trần gian. Và chính thầy cả thượng phẩm Giesu Kito đã trở thành lễ vật hiến dâng, chứ không phải của lễ tế là các con vật chiên bò, kéo xin ơn tha thứ hòa giải cho con người trước tòa Thiên Chúa.
Danh xưng chức vị Thầy cả thượng phẩm có trong văn hóa tôn giáo của Do Thái giáo thời xa xưa. Nhưng không có trong văn hóa đạo Kitô giáo.
Thời khởi đầu lúc đạo Công Giáo được loan truyền vào xã hội bên Việt Nam hồi thế kỷ 17., các vị thừa sai được người giáo hữu gọi là Thầy cả.
“ Những năm đầu truyền giáo, các thừa sai ngần ngại không biết xưng mình với anh chị em bổn đạo thế nào cho phải. Sau cùng, các ông xưng là “thầy”…Từ 1630 trở đi, vì có các thầy giảng, nên gọi các thừa sai là “thầy cả” tức là “thầy lớn hơn các thầy (giảng)” (Linh mục -Cha? – Simonhoadalat.com)
Và “ Chúng ta chỉ có một vị Thượng Tế siêu phàm- (Thầy cả thượng phẩm- pontificem magnum- high priest) đã băng qua các tầng trời, là Đức Giê-su, Con Thiên Chúa.”.
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Trong thư Do Thái ( 4,14) viết: “ Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm- Thầy cả thượng phẩm- (pontificem magnum- high priest) đã băng qua các tầng trời, là Đức Giê-su, Con Thiên Chúa.”.
Thầy cả thượng phẩm là ai?
Danh xưng này nhắc nhớ đến hình ảnh Thầy cả thượng phẩm Caipha, người đã đưa ra đề nghị lên án tử hình Chúa Chúa Giêsu Kitô. ( Phúc âm thánh Gioan 18, 12-13).
Chức vị Thầy cả thượng phẩm ngày xưa có trong nền văn hóa Do Thái giáo. Nhưng từ khi đền thờ Jerusalem bị quân đội đế quốc Roma phá hủy năm 70. sau Chúa giáng sinh, chức vị danh xưng phẩm trật này không còn.
Ngày xưa Thầy cả thượng phẩm có phận vụ vào những ngày lễ trọng đại của Do Thái giáo vào đền thờ xông hương dâng tiến lễ vật là con chiên bị giết lên Giave Thiên Chúa. Mỗi năm vào ngày lễ Hòa giải, Thầy cả thượng phẩm được phép vào cung thánh đền thờ nơi cực thánh, cử hành nghi lễ cầu xin ơn tha thứ cùng Giave Thiên Chúa cho toàn dân.
Khi cử hành nghi lễ trong đền thờ, ông phải sống theo luật truyền, giữ đời sống thanh sạch. Ông là người phàm và cũng là người có tội lỗi. Nên ông cầu xin cùng Giave Thiên Chúa ơn xá tội tha thứ làm hòa cho dân chúng và cùng cho cả chính mình nữa.
Chức vị Thầy cả thượng phẩm thờ xa xưa trong Do Thái giáo không chỉ thuần túy mặt văn hóa tôn giáo, nhưng ông cũng có cả quyền trong lãnh vực chính trị như một quan tòa nữa, và có khi ông dùng, hay có khi lợi cùng lạm dụng nghiêng về quyền hành chính trị nhiều hơn là bổn phận của một thầy cả lo về tâm linh đạo giáo, như trong trường hợp thầy cả thượng phẩm Caipha đã đưa đề nghị tuyên án xử giết Chúa Giêsu Kitô.
Còn hình ảnh thầy cả thượng phẩm, thời tân ước, như tác gỉa viết trong thư gửi dân Do Thái hoàn toàn khác: “ Vị Thầy cả thượng phẩm của chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của chúng ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội.”( Thư Do Thái 4,15).
Như thế tác gỉa trình bày hình ảnh thầy cả thượng phẩm Giesu Kitô, Con Thiên Chúa, thuần túy về tôn giáo tâm linh không pha lẫn vào công việc chính trị quyền hành, cùng cá nhân Ngài không vướng mắc vào tội lỗi. Ngài chỉ thực thi phận sự tâm linh tôn giáo, mà Thiên Chúa đã trao cho Ngài đến trong trần gian: Mang ơn tha thứ hòa giải của Thiên Chúa sự cứu rỗi cho linh hồn con người.
Thầy cả thượng phẩm Giesu Kito là người mang ơn tha thứ hòa giải của Thiên Chúa cho con người trần gian. Và chính thầy cả thượng phẩm Giesu Kito đã trở thành lễ vật hiến dâng, chứ không phải của lễ tế là các con vật chiên bò, kéo xin ơn tha thứ hòa giải cho con người trước tòa Thiên Chúa.
Danh xưng chức vị Thầy cả thượng phẩm có trong văn hóa tôn giáo của Do Thái giáo thời xa xưa. Nhưng không có trong văn hóa đạo Kitô giáo.
Thời khởi đầu lúc đạo Công Giáo được loan truyền vào xã hội bên Việt Nam hồi thế kỷ 17., các vị thừa sai được người giáo hữu gọi là Thầy cả.
“ Những năm đầu truyền giáo, các thừa sai ngần ngại không biết xưng mình với anh chị em bổn đạo thế nào cho phải. Sau cùng, các ông xưng là “thầy”…Từ 1630 trở đi, vì có các thầy giảng, nên gọi các thừa sai là “thầy cả” tức là “thầy lớn hơn các thầy (giảng)” (Linh mục -Cha? – Simonhoadalat.com)
Và “ Chúng ta chỉ có một vị Thượng Tế siêu phàm- (Thầy cả thượng phẩm- pontificem magnum- high priest) đã băng qua các tầng trời, là Đức Giê-su, Con Thiên Chúa.”.
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Văn Hóa
Tiểu luận III của Edith Stein về Phụ nữ: Linh đạo Phụ nữ Kitô giáo, tiếp
Vũ Văn An
19:05 15/10/2021
II. VIỆC ĐÀO TẠO PHỤ NỮ
Thiên hướng tâm linh đặc thù mà chúng ta đã và đang nói tới là bản thể phải được hình thành: những khả năng căn bản, vốn hiện hữu từ ban đầu, rất độc đáo về mức độ và kiểu loại đối với mỗi linh hồn con người. Nó không phải là vật liệu vô tri vô giác cần được phát triển hoặc hình thành hoàn toàn theo cách bên ngoài, như đất sét bởi bàn tay của nghệ nhân hoặc đá bởi các lực mạnh mẽ của thời tiết; đúng hơn nó là một gốc rễ sống để hình thành mang sẵn trong mình năng lực thúc đẩy (mô thức bên trong) (2) hướng tới việc phát triển theo một hướng đặc thù; hạt giống phải mọc lên và chín mùi thành cấu trúc [gestalt] hoàn hảo, một sáng tạo hoàn hảo. Hình dung như thế, việc đào tạo tinh thần là một diễn trình phát triển tương tự như diễn trình phát triển của thực vật. Tuy nhiên, việc mọc lên và phát triển hữu cơ của cây cối không hoàn toàn xuất phát từ bên trong: cũng có những ảnh hưởng bên ngoài phối hợp với nhau để xác định sự hình thành của nó, chẳng hạn như khí hậu, đất đai, v.v.; vì vậy, cả nhân tố bên trong và bên ngoài đều đóng một vai trò trong việc đào tạo linh hồn. Chúng ta đã thấy linh hồn chỉ có thể được phát triển nhờ việc kích hoạt các khả năng của nó; và các khả năng này phụ thuộc vào vật chất phải được kích hoạt (và, quả thực, phụ thuộc vào vật chất thích hợp với chúng): các giác quan, qua các ấn tượng chúng tiếp nhận và xử lý, trí hiểu qua hoạt động của tâm trí, ý chí qua các thành tựu đặc trưng đối với nó, các cảm xúc qua nhiều loại cảm quan, tâm trạng và thái độ. Các động cơ rõ ràng, vốn đưa các khả năng vào hoạt động, là điều cần thiết cho tất cả những điều này.
Tiếp xúc đơn giản với những người khác và với môi trường xung quanh mình thường đủ để kích thích một số đáp ứng nào đó. Cuộc hiện hữu bình thường hàng ngày tạo điều kiện cho việc đào tạo tinh thần. Tuy nhiên, cần có việc giáo huấn và hướng dẫn cho các đáp ứng khác, đặc biệt là những đáp ứng liên quan đến các khả năng cao hơn. Nên dành chỗ cho sự tự phát cũng như việc làm và giáo huấn có kế hoạch. Việc đào tạo đòi phải tạo ra các chủ đề giáo dục, một việc sẽ tạo nhiệm vụ cho trí hiểu và ý chí, khuấy động các cảm xúc và làm linh hồn nên trọn [fulfill]. Nhưng ở đây chúng ta bước vào lĩnh vực các giá trị - điều tốt, điều đẹp, điều cao thượng, điều thánh thiêng - các giá trị chuyên biệt, vốn độc đáo cho từng linh hồn và cho phẩm tính cá thể của nó.
Công việc nhận thức và thành tựu của ý chí là những hành động tự do; cũng thế, việc chiều theo hoặc bác bỏ các kích thích cảm xúc ban đầu, không cố ý, tự điều khiển cũng là một vấn đề của tự do. Như thế, hữu thể nhân bản, nhờ được tự do đánh thức, không đơn giản phó mình cho các ảnh hưởng đào tạo bên ngoài; nhưng ngược lại, họ có thể phó mình cho chúng hoặc bác bỏ chúng khi họ tìm kiếm hoặc xa tránh các ảnh hưởng đào tạo khả hữu. Và như vậy, hoạt động tự do của cá nhân cũng là một nhân tố đào tạo tinh thần.
Tất cả các nhân tố giáo dục bên ngoài — cuộc sống hàng ngày, có kế hoạch cũng như tự do, việc làm tự phát triển—về phương diện hữu hiệu của chúng, đều bị ràng buộc vào nhân tố đầu tiên, thiên hướng tự nhiên; chúng không thể đem lại cho người đó các phẩm tính mà do bản chất, vốn không có ở nơi họ. Nền giáo dục của con người chỉ có thể cung cấp chủ đề và làm cho nó trở nên “dễ nuốt”; nó có thể dẫn đường và “chứng minh” để kích thích hoạt động, nhưng nó không thể buộc người ta chấp nhận hoặc mô phỏng. Bản chất đặt ra các giới hạn cho công việc đào tạo bản thân. Bản chất và ý chí tự do của chủ thể đặt ra các giới hạn cho việc đào tạo tinh thần. Nhưng có một Nhà giáo dục mà đối với Người những giới hạn này không hiện hữu: Thiên Chúa, Đấng đã ban tặng bản chất, có thể biến đổi nó bằng cách làm nó không phát triển theo diễn trình tự nhiên của nó (cũng như Người có thể can thiệp bằng phép lạ của Người trong diễn trình bình thường của các hiện tượng tự nhiên bên ngoài). Và mặc dù Người cũng đã loại trừ một quy luật tất yếu có tính máy móc khỏi ý chí con người bằng cách ban cho nó ơn phúc tự do của Người, nhưng Người có thể mang khuynh hướng bên trong của ý chí đến một quyết định thi hành điều đã được trình bày cho nó.
Như vậy chúng ta đã đạt được một cái nhìn sâu sắc nào đó về bản chất của giáo dục: diễn trình đào tạo thiên hướng tâm linh tự nhiên. Trong cách sử dụng thông thường, hạn từ “giáo dục” cũng biểu thị kết quả của những diễn trình này – dạng [gestalt] mà linh hồn mang lấy, có lẽ cũng là linh hồn đã được đào tạo như thế, và thậm chí cả những vấn đề tâm linh mà nó tiếp nhận.
Trong việc cố gắng khuôn định một chương trình giáo dục phù hợp cho phụ nữ, người ta thường nhấn mạnh đến các vấn đề về phương pháp. Bất cứ ai quan tâm đến việc giáo dục tinh thần của phụ nữ, trước hết, phải nhận thức được chất liệu mà họ đang xử lý, tức là thiên hướng của con người mà họ phải giáo dục. Họ phải đặc biệt hiểu phẩm tính độc đáo của linh đạo nữ giới và bản chất cá nhân của người học trò. Họ cũng phải ý thức được những ảnh hưởng trước đó, chẳng hạn như môi trường gia đình, vốn đã ảnh hưởng và vẫn còn ảnh hưởng đến học trò của họ. Họ phải biết liệu chúng có hòa hợp hay không với mục tiêu và các mục đích riêng của mình hoặc nếu chúng không hòa hợp, thì cần phải cố gắng loại bỏ chúng. Nhà giáo dục phải hoàn toàn ý thức được các mục tiêu mà họ đã đặt ra cho chính mình và cho những người khác, một điều, tất nhiên, lệ thuộc vào viễn kiến tổng thể của họ về thế giới. Và cần phải nỗ lực liên tục để phân biệt giữa các mục tiêu chung cho tất cả hữu thể nhân bản, các mục tiêu giáo dục đặc biệt nữ giới và các mục tiêu cá nhân. Không thể thiết lập những điều này một cách tùy tiện mà phải được chính Thiên Chúa ấn định. Kinh Thánh khuyên chúng ta về số phận của con người nói chung và của người phụ nữ nói riêng. Truyền thống của Giáo hội và các giáo huấn đức tin giúp chúng ta giải thích giáo huấn Kinh thánh này (3). Dụ ngôn các nén bạc đề cập đến ơn phúc độc đáo được ban cho mỗi cá nhân; lời lẽ của Thánh Tông đồ mô tả vô số ơn phúc được ban cho trong Nhiệm thể của Chúa Kitô. Cá nhân phải khám phá ra ơn phúc độc đáo của riêng mình.
Thiên Chúa đã ban cho mỗi con người một số phận ba chiều: phát triển nên giống như Thiên Chúa qua việc phát triển các khả năng của mình, sinh sản ra hậu duệ và làm chủ trái đất. Ngoài ra, có lời hứa rằng một đời sống đức tin và sự kết hợp bản thân với Đấng Cứu Chuộc sẽ được ban thưởng bằng việc được chiêm ngưỡng Thiên Chúa vĩnh viễn. Những số phận này, tự nhiên và siêu nhiên, giống hệt nhau đối với cả nam lẫn nữ. Nhưng trong lĩnh vực nghĩa vụ, các dị biệt được xác định bởi giới tính. Quyền thống trị trái đất là nghề nghiệp chính của đàn ông: vì việc này, người phụ nữ được đặt bên cạnh họ như một người giúp đỡ. Ơn gọi chính của người phụ nữ là sinh sản và nuôi dạy con cái; vì điều này, người đàn ông được ban cho nàng như một người bảo vệ. Vì vậy, thật là thích hợp khi những ơn phúc giống nhau diễn ra ở cả hai, nhưng với tỷ lệ và mối liên hệ khác nhau. Trong trường hợp người đàn ông, các ơn phúc đấu tranh, chinh phục và thống trị là đặc biệt cần thiết: sức mạnh thể xác để chiếm hữu điều ở bên ngoài họ, trí hiểu để dùng nhận thức hiểu thấu thế giới, sức mạnh của ý chí và hành động để làm các công việc có bản chất sáng tạo. Với người phụ nữ, có các khả năng chăm sóc, bảo vệ và thúc đẩy điều đang trở thành và lớn lên. Do đó, nàng có ơn phúc sống trong một la bàn ràng buộc thân thiết về thể lý và thu thập lực lượng của mình trong im lặng; mặt khác, nàng được tạo ra để chịu đựng đau đớn, để thích nghi và từ bỏ mình. Về mặt tâm hồn, nàng hướng về điều cụ thể, điều cá thể và bản vị: nàng có khả năng nắm bắt điều cụ thể trong tính cá thể của nó và tự thích nghi với nó, và nàng khao khát được giúp tính đặc thù này phát triển. Một thiết bị tương đương với thiết bị của người đàn ông được bao gồm trong khả năng thích ứng này, cũng như khả năng thực hiện cùng một công việc giống như chàng, chung với chàng hoặc thay thế chàng.
Trong Cựu ước, những chứng từ từ cuộc Sa ngã trở đi, tức là những chứng từ cho rằng với bản chất sa ngã, hôn nhân và chức phận làm mẹ được trình bày phần nào như số phận chuyên nhất của người phụ nữ. Những điều này thậm chí còn là những phương tiện để hoàn thành mục tiêu siêu nhiên của họ: Họ phải sinh con cái và nuôi dạy chúng trong đức tin vào Đấng Cứu Chuộc để một ngày kia, họ sẽ được nhìn thấy ơn cứu rỗi của mình trong chúng. (Thỉnh thoảng, cách giải thích này cũng được nói đến trong các thư của Thánh Phaolô).
Tân Ước đặt lý tưởng đồng trinh bên cạnh điều trên. Thay cho sợi dây hôn phối, sự hiệp thông bản thân mật thiết nhất với Đấng Cứu Rỗi, sự phát triển mọi khả năng để phục vụ Người, và chức phận làm mẹ thiêng liêng - tức là việc chiếm các linh hồn và đào tạo họ cho Thiên Chúa - đã được đề nghị. Người ta không nên giải thích sự khác biệt về ơn gọi này như thể trong trường hợp này, đó chỉ là mục tiêu tự nhiên được xem xét, còn trong trường hợp kia, đó chỉ là mục tiêu siêu nhiên. Người phụ nữ hoàn thành số phận làm vợ và làm mẹ cũng có nhiệm vụ đối với vương quốc Thiên Chúa — khởi đầu, việc truyền sinh các hữu thể nhân bản được định cho vương quốc này, nhưng sau đó cũng hoạt động để cứu rỗi các linh hồn; chỉ có điều đối với họ, điều này trước hết nằm trong vòng gia đình. Mặt khác, ngay trong đời sống hoàn toàn hiến dâng cho Thiên Chúa, cũng cần có sự phát triển các sức mạnh tự nhiên, ngoại trừ việc lúc này chúng có thể được dành một cách chuyên nhất hơn vào các vấn đề liên quan đến vương quốc Thiên Chúa và do đó thậm chí có thể mang lại lợi ích cho nhóm người rộng lớn hơn. Những công việc cho vương quốc Thiên Chúa này không xa lạ với bản chất nữ giới mà trái lại, là sự hoàn tất cao cả nhất của nó và cũng là sự thăng tiến cao nhất có thể quan niệm được của con người. Điều này đúng bao lâu hành động của mối liên hệ bản thân được phát sinh từ tình yêu đối với Thiên Chúa và người lân cận, hoạt động qua tình yêu thương Thiên Chúa và người lân cận, và dẫn đến tình yêu Thiên Chúa và người lân cận.
Do đó, việc giáo dục người phụ nữ Kitô giáo có một mục tiêu kép: dẫn họ đến điều khiến họ có thể làm tròn bổn phận làm vợ và làm mẹ theo nghĩa tự nhiên và siêu nhiên hoặc hiến dâng mọi năng lực của họ cho vương quốc Thiên Chúa trong đức khiết trinh dành cho Người. (Không nên đặt hôn nhân và đời sống tu trì như những lựa chọn thay thế. Các dấu chỉ cho thấy thời đại của chúng ta cần những người biết sống cuộc sống hiến mình cho Thiên Chúa “trong thế gian”; tuy nhiên, điều này chắc chắn không có nghĩa là cuộc sống tu trì đã “lỗi thời”).
Chúng ta có thể làm gì để nhắm tới mục tiêu này? Chúng ta đã chỉ ra rằng người phụ nữ được tạo nên cho mục đích này; Tuy nhiên, trong bản chất sa ngã, có những động lực hoạt động cùng một lúc đối lập với nó. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cung cấp các chủ đề giáo dục cần thiết và có lợi cho sự phát triển trong sáng của linh hồn và đủ sức để ngăn chặn những động cơ không lành mạnh. Và những vấn đề này phải được trình bày một cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận chúng phù hợp với tính tiềm năng.
Các cảm xúc vốn được coi như trung tâm của linh hồn phụ nữ. Vì lý do này, việc đào tạo cảm xúc phải được đặt ở vị trí trung tâm trong việc đào tạo người phụ nữ. Cảm xúc hiện hữu trong các tình cảm như vui và buồn, các tâm trạng như hân hoan và u sầu, các thái độ như nhiệt tình và phẫn nộ, và các thái độ như yêu và ghét. Những phản ứng cảm xúc như vậy chứng tỏ sự xung đột của cá nhân với thế giới và cả với bản thân họ. Chỉ người nào gắn bó sâu sắc với cuộc sống mới có cảm xúc sôi nổi. Bất cứ ai muốn khơi dậy cảm xúc phải đưa nó tiếp xúc với điều gì đó có thể thúc đẩy việc tham gia này. Trên hết, đây là số phận con người và hành động của con người như lịch sử và văn học từng trình bầy chúng với giới trẻ - dĩ nhiên, đây cũng sẽ là những biến cố đương thời. Nó là vẻ đẹp trong mọi hệ quả của nó và mọi phạm trù thẩm mỹ khác. Đó là sự thật thúc đẩy tinh thần của con người theo đuổi việc tìm kiếm không ngừng. Đó là mọi điều hoạt động trong thế giới này bằng sức mạnh mầu nhiệm và sự lôi kéo của một thế giới khác. Các môn đặc biệt có tính cảm giới trong việc đào tạo cảm xúc là tôn giáo, lịch sử, tiếng Đức, và có thể các ngôn ngữ khác nếu người học thành công trong việc vượt qua các khó khăn về ngữ học nước ngoài và có khả năng đào sâu nội dung tâm linh.
Nhưng nói chung, chỉ khuấy động cảm xúc thôi là không đủ. Có một nhân tố đánh giá trong mọi phản ứng xúc cảm. Những gì cảm xúc nắm bắt được đều được coi là có ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực, một là đối với cá nhân liên hệ hai là, được xem xét theo ý nghĩa đối tượng trong chính nó, độc lập với họ. Do đó, các phản ứng cảm xúc có thể được đánh giá là “đúng” hoặc “sai”, “thích hợp” hoặc “không thích hợp”. Đó là vấn đề đánh thức cảm xúc tươi vui đối với vẻ đẹp và điều tốt chân chính và ghê tởm đối với những gì thấp hèn và thô tục. Điều quan trọng là hướng dẫn giới trẻ tri nhận điều đẹp và điều tốt, nhưng như thế vẫn không đủ. Thông thường, đứa trẻ đầu tiên được đánh thức trước giá trị của mọi sự bằng việc nó ý thức được phản ứng của người lớn — trên hết là phản ứng của thầy cô — sự nhiệt tình truyền cảm hứng cho sự nhiệt tình. Việc hướng dẫn các thái độ cùng một lúc là phương pháp rèn luyện khả năng biện phân. Người ta không thể chỉ giới thiệu cho em điều tốt và điều đẹp: cuộc sống cũng sẽ đưa em tiếp xúc với điều xấu, và lúc đó đứa trẻ đã phải học được cách phân biệt giữa tích cực và tiêu cực, cao quý và đê tiện, và học cách thích ứng bản thân theo những cách thích hợp. Phương pháp hữu hiệu nhất là trải nghiệm các thái độ đối với môi trường. Thái độ của một cá nhân đang phát triển đối với thế giới phụ thuộc rất nhiều vào những ảnh hưởng của môi trường, vốn có tính tùy hứng và theo bản năng. Và do đó, điều có ý nghĩa hết sức ngoại thường là việc giáo dục trẻ em phải được đặt trong tay những người từng nhận được sự đào tạo cảm xúc thích đáng.
Tuy nhiên, song hành với phương pháp đào tạo tình cảm chủ yếu nhất, thậm chí không thể thiếu này qua các phán đoán về giá trị luôn có một nguy cơ nào đó: các cảm quan và các thái độ xúc cảm có tính “lây lan”; chúng dễ dàng được lãnh hội bởi người này từ người khác. Những thái độ này, thực sự, chỉ là các thiên hướng thuần túy trong linh hồn bị ảnh hưởng. Đầu tiên, tâm trí không cởi mở đối với các giá trị được trình bày; và những tình cảm này, hơn nữa, không phải là nhất thời hay chung chung. Do đó, một nền giáo dục thực sự không đạt được vì ảo tưởng đã được cho là thực tại. Do đó, cần có sự giáo dục liên quan đến tính chân chính của tình cảm, sự phân biệt vẻ ngoài với thực tại cả trong môi trường lẫn linh hồn riêng của người ta. Điều này bất khả nếu không được đào tạo đầy đủ về tri thức. Trí hiểu và cảm xúc phải hợp tác một cách đặc thù để chuyển hóa các thái độ thuần túy xúc cảm thành việc nhận thức được các giá trị. (Ở đây, chúng ta không quan tâm đến việc chứng minh phương pháp hợp tác này). Bất cứ ai biết chính xác lý do tại sao một điều gì đó tốt hay đẹp sẽ không chỉ theo các thái độ của người khác. Và sau đó, việc thi hành khả năng phê bình trí thức này sẽ phát triển khả năng phân biệt giữa sự thật và sự giả tâm linh. Các phản ứng cảm xúc dẫn đến hành động. Người yêu nghệ thuật chân chính sẽ vui lòng hy sinh sự thoải mái vì mục đích thưởng thức nghệ thuật. Những ai thực sự yêu thương người lân cận sẽ không vô cảm và thờ ơ với nhu cầu của người lân cận. Lời nói nên truyền cảm hứng cho hành động; nếu không, lời nói chỉ là những lời hoa mỹ ngụy trang cho hư vô, che giấu những cảm xúc và ý kiến trống rỗng hoặc ảo tưởng.
Trong những thập niên trước, các môn học rèn luyện cảm xúc đã trở thành mục tiêu chính của việc giáo dục các phụ nữ trẻ. Việc đào tạo như thế tương ứng với bản chất nữ giới. Nhưng đã có sự bỏ quên một bổ sung không thể thiếu, đó là việc rèn luyện thực tế và kích hoạt trí hiểu. Kiểu giáo dục này đã tạo ra một kiểu phụ nữ sống ảo tưởng, một người phụ nữ hoặc từ chối các nhiệm vụ thực tế hoặc buông xuôi bản thân một cách bất lực trước những cảm xúc và tâm trạng dao động, không ngừng tìm kiếm sự phấn khích. Một người phụ nữ như vậy chỉ là người được đào tạo yếu ớt cho cuộc sống và không tạo được việc làm hữu hiệu nào. Trường học hiện đại tìm cách khắc phục những khiếm khuyết đó. Nó đã đưa vào nhiều môn học hơn được thiết kế để rèn luyện tâm trí — toán học, khoa học tự nhiên và các môn cổ điển. Để trí hiểu nắm được nội dung có chủ đề, việc chỉ học thuộc lòng không được nhấn mạnh và người ta khuyến khích tính tự phát. Nhờ cách này, cả trí hiểu và ý chí đều được rèn luyện và chuẩn bị cho những nhiệm vụ thích hợp của họ. Giáo dục hiện đại cũng nhấn mạnh đến đời sống cộng đồng và sự tham gia thực tế vào đó qua các phương tiện như câu lạc bộ trường học, các chuyến đi bộ, các cuộc cử hành và các sinh hoạt nhóm. Những sinh hoạt như vậy chắc chắn chứa đựng những hạt giống hữu hiệu, bất chấp nhiều “căn bệnh trẻ con” luôn gây nguy hiểm cho những đổi mới cấp tiến. Điều nguy hiểm lớn là việc cải cách có thể không xét đầy đủ đến bản chất độc đáo của phụ nữ và kiểu giáo dục mà họ cần, trong khi chỉ giới hạn hẹp hòi trong mô hình các định chế giáo dục dành cho nam giới. Những đòi hỏi thay đổi của cuộc sống thực tiễn làm cho mối nguy này trở nên hiển nhiên.
Trước đây, điều được coi như tất nhiên là việc giáo dục của một cô gái sẽ giúp cô trở thành một người vợ, một người mẹ hoặc một nữ tu. Trong nhiều thế kỷ, hầu như người ta không biết đến bất cứ ơn gọi phụ nữ nào khác. Người ta mong các cô gái được khai tâm vào các sinh hoạt nội trợ và các thực hành tu trì hoặc trong cuộc sống gia đình hoặc tu viện, và do đó được chuẩn bị cho ơn gọi sau này của họ. Cuộc cách mạng kỹ nghệ thế kỷ 19 đã cách mạng hóa cuộc sống gia đình trung bình để nó không còn là một lĩnh vực đủ để thu hút mọi tiềm năng của phụ nữ. Đồng thời, đời sống đức tin ngày càng giảm sút đã loại bỏ đời sống tu viện như một sự cân nhắc nghiêm túc đối với hầu hết người ta. Nơi những người có bản tính thụ động, bầu khí này đã dẫn đến việc dìm mình vào một cuộc sống quá nhục dục hoặc những giấc mơ và những lời tán tỉnh trống rỗng. Nơi những người có bản tính hoạt động mạnh mẽ, nó đã dẫn đến việc quay lưng lại với tổ ấm để hướng về sinh hoạt nghề nghiệp. Do đó, phong trào duy nữ đã ra đời.
Trong nhiều thế kỷ, các nghề nghiệp khác với công việc nội trợ hầu như chỉ được thực hiện bởi nam giới. Do đó, lẽ tự nhiên, những nghề nghiệp này mang một dấu ấn nam tính và việc đào tạo dành cho họ đã được điều chỉnh cho phù hợp với bản chất nam giới. Phong trào duy nữ cấp tiến đòi mọi chuyên nghề và ngành giáo dục phải mở cửa cho phụ nữ. Trước sự chống đối gay gắt, phong trào chỉ có thể tiến rất từ từ cho đến khi, gần như đột ngột, nó đạt được gần như mọi đòi hỏi của họ sau một cuộc cách mạng. Lúc khởi đầu phong trào, các phụ nữ bước vào đời sống chuyên nghiệp chủ yếu là những người có năng khiếu và thiên hướng cá nhân đi theo hướng này; và có thể nói một cách tương đối, họ dễ dàng thích nghi. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây đã buộc nhiều phụ nữ phải bước vào đời sống chuyên nghiệp, ngược với ý muốn của họ (4). Do đó đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nhưng cũng đã có những kinh nghiệm quý báu. Và chúng ta đã tới điểm có thể đặt ra những câu hỏi mà, theo đúng lý lẽ, lẽ ra phải được giải đáp trước khi phong trào bắt đầu. Có những ngành nghề đặc biệt của nữ giới không? Chúng là những nghề nào? Phụ nữ có yêu cầu nền giáo dục khác với nền giáo dục dành cho nam giới không? Nếu có thì việc giáo dục như vậy phải được tổ chức như thế nào?
Bây giờ chúng ta hãy tóm tắt ngắn gọn những phương thức khác nhau về giáo dục phụ nữ mà chúng ta đã thảo luận. Bản chất và số phận của người phụ nữ đòi hỏi một nền giáo dục có thể truyền cảm hứng cho những công việc thuộc tình yêu hữu hiệu. Như vậy, việc huấn luyện xúc cảm là yếu tố quan trọng nhất cần có trong việc đào tạo người phụ nữ; tuy nhiên, sự đào tạo đích thực đó có liên hệ tới sự minh mẫn của trí hiểu và năng lực cũng như khả năng thực hành. Nền giáo dục này đào tạo một thiên hướng đúng đắn cho linh hồn phù hợp với các giá trị khách quan, và nó giúp thực hiện một cách thực tế thiên hướng này. Việc đặt các giá trị siêu nhiên lên trên mọi giá trị trần thế, tuân theo một phẩm trật giá trị khách quan. Việc khai tâm thái độ này cũng cho thấy một sự tương tự so với ơn gọi tương lai của việc đào tạo con người cho vương quốc Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao yếu tính của mọi nền giáo dục nữ giới (cũng như giáo dục nói chung) phải là giáo dục tôn giáo, một nền giáo dục có thể truyền đạt các chân lý đức tin một cách có thể khêu gợi cảm xúc và gây hứng cho hành động. Việc đào tạo như vậy được thiết kế để thực hiện cùng một lúc các hoạt động thực tiễn bằng đời sống đức tin. Cá nhân sẽ quan tâm đến những hoạt động này trong suốt cuộc đời của họ: phát triển đời sống đức tin và cầu nguyện với Giáo hội qua phụng vụ, cũng như tạo ra một mối liên hệ bản thân mới với Chúa, nhất là qua sự hiểu biết về Thánh Thể và một đời sống Thánh Thể thực sự. Tất nhiên, giáo dục tôn giáo như vậy chỉ có thể được truyền đạt bởi những nhân cách mà bản thân họ tràn đầy tinh thần đức tin và cuộc sống của họ được nó tạo hình.
Cùng với việc giáo dục tôn giáo này, cần phải ý thức và phản ứng đối với nhân tính. Các môn học có thể đóng góp vào ý thức này là lịch sử, văn học, sinh học, tâm lý học và sư phạm; tất nhiên, các môn học này nên được trình bày dưới dạng đơn giản hóa để đáp ứng tiềm năng của người học. Nhưng sự dạy dỗ này chỉ có hiệu quả khi có sự hướng dẫn thích đáng và nếu có cơ hội để áp dụng nó vào đời sống thực tiễn. Cần thiết cho sự phát triển trí hiểu là các môn học chủ yếu có tính giáo dục chính thức - toán học, khoa học tự nhiên, ngữ học và văn phạm. Nhưng không nên quá nhấn mạnh tới chúng đến gây hại cho năng lực của người học hoặc các yếu tố chủ yếu hơn của nền giáo dục nữ giới.
Phương pháp giảng dạy phải tự do và uyển chuyển để không những chỉ tính đến những người có năng khiếu đặc biệt mà còn tạo cơ hội cho mọi người học các môn lý thuyết và trau dồi năng khiếu kỹ thuật và nghệ thuật. Sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của mỗi cá nhân phải được lưu ý. Hiển nhiên, khi làm tất cả những điều này, bản thân các nhà giáo phải được đào tạo kỹ lưỡng về lĩnh vực liên hệ của họ. Và, tất nhiên, để phụ nữ được lên khuôn phù hợp với bản chất và số phận đích thực của họ, họ phải được giáo dục bởi những người phụ nữ chân chính.
Nhưng ngay cả những giáo viên giỏi nhất và những phương pháp tốt nhất cũng không thể bảo đảm thành công vì sức người có hạn. Tuy nhiên, nền giáo dục chính thức chỉ là một phần của diễn trình giáo dục toàn diện. Giáo dục chính thức phải tính đến các năng lực của người học và đến những tác động bên ngoài mà người học phải chịu; nhưng nó không có khả năng nhận diện được tất cả các nhân tố này cũng như đối phó hữu hiệu với chúng. Hơn nữa, giáo dục chính thức kết thúc rất lâu trước khi toàn bộ diễn trình giáo dục được hoàn tất. Người giảng dậy thậm chí có thể coi việc học là thành công nếu người học đã được chuẩn bị để tiếp tục việc giáo dục của họ một cách độc lập theo hướng đã được khai tâm. Nhưng các hoàn cảnh của đời sống hàng ngày thường can thiệp và tạo điều kiện cho những động lực hoàn toàn tự nhiên chiếm ưu thế.
Sự không chắc chắn bao trùm toàn bộ diễn trình giáo dục con người, và nhà giáo dục có xu hướng luôn khiêm tốn trong việc tính toán phần đóng góp của mình vào thành quả. Tuy nhiên, họ không nên để mình rơi vào hoài nghi hoặc tuyệt vọng. Nhà giáo dục nên xác tín rằng nỗ lực của họ là điều quan trọng, mặc dù họ không luôn đo lường được kết quả của các nỗ lực của mình, mặc dù đôi khi họ không bao giờ ý thức được chúng. Họ đừng bao giờ quên rằng, trên hết, Nhà giáo dục đệ nhất đẳng và thiết yếu nhất không phải là con người mà là chính Thiên Chúa. Người ban bản chất cũng như các hoàn cảnh sống trong đó nó phát triển; Người cũng có quyền năng biến đổi bản chất từ bên trong và bằng các công trình của Người, Người can thiệp vào các công việc trong đó sức lực của con người không thành công. Nếu việc giáo dục tôn giáo thành công trong việc phá vỡ sự phản kháng đối với giáo huấn thần linh, thì người ta có thể chắc chắn về mọi điều khác. Chúng ta cũng nên xác tín rằng, trong nhiệm cục cứu rỗi của Thiên Chúa, không có nỗ lực chân thành nào là không có kết quả dù mắt người không tri nhận được gì ngoài những thất bại.
Còn tiếp
VietCatholic TV
Đau lòng: Ngay trước thánh lễ Vương Cung Thánh Đường bị xúc phạm với dòng chữ Satan sống ở đây
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:09 15/10/2021
1. Giáo phận Saltillo tổ chức một loạt hội nghị về nạn mê tín trong anh chị em giáo dân
Giáo phận Saltillo sẽ tổ chức một loạt hội nghị để công khai đối đầu với các hoạt động tà giáo như phù thủy, bói toán, cầu cơ và sự sùng kính đối với các thần tượng như Santa Muerte, nghĩa là Thần Chết, và Niño Fidencio.
Cha David López cho biết đã có sự gia tăng các tập tục tà giáo được báo cáo trong hàng ngũ anh chị em giáo dân với những hậu quả nghiêm trọng nhất về kinh tế, rối loạn tâm thần và nạn tự tử.
“Nó không chỉ ảnh hưởng đến các tín hữu Công Giáo, mà cón ảnh hưởng đến nhiều người khác cả những người có niềm tin, lẫn những người không tin. Nó làm tăng sự từ chối tiếp nhận một giáo lý Kitô, và khiến nhiều người dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề huyền bí và ma thuật. Nó là một vấn đề ảnh hưởng đến mọi cấp độ xã hội và nghề nghiệp”.
“Từ những người tìm cách loại bỏ ai đó khỏi cơ hội cạnh tranh với mình, và tìm đến những thầy 'phù thủy' hoặc các 'pháp sư' để tìm ra một giải pháp dễ dàng, nhưng cuối cùng lại khiến họ chìm sâu hơn vì nó ảnh hưởng đến con người và gia đình”.
Ngài nói thêm: “Chúng ta cũng thấy điều này phản ánh rõ nét qua những rối loạn, sợ hãi hoặc ám ảnh mà các chuyên gia sức khỏe tâm thần xác định là nền tảng gây ra chứng lo âu hoặc trầm cảm”.
Trong khi Giáo Hội tìm cách cảnh báo các giáo dân của mình về các hoạt động phù thủy, thì trong thành phố ngày càng có nhiều cơ sở kinh doanh chuyên bán các vật phẩm phục vụ cho việc thực hành phù thủy.
Trong số các hình thái mê tín dị đoan, hoạt động kinh doanh liên quan đến “Santa Muerte” phát triển mạnh nhất. Hàng ngày có hàng chục người tìm kiếm bùa hộ mệnh. Cũng có những người yêu thích “Santa Muerte” hoặc “Niño Fidencio” và làm bàn thờ cho những thứ ma quỷ này bên cạnh các bàn thờ Chúa và Đức Mẹ.
Source:Vanguadia
2. Đài Bắc nhận định Bắc Kinh có thể xâm lược hòn đảo vào năm 2025
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Triệu Quốc Thành (Chiu Kuo-cheng,赵国成) đã cảnh báo Quốc hội hôm thứ Ba 12 tháng 10 rằng Trung Quốc đã có đủ năng lực để xâm lược Đài Loan và sẽ có thể phát động một cuộc tấn công “quy mô lớn” nhằm vào hòn đảo này vào năm 2025. Một số nhà quan sát tin rằng viễn cảnh này có thể còn đến sớm hơn.
Đề cập đến những căng thẳng ngày càng gia tăng với Bắc Kinh, Ông Triệu cho biết tình hình hiện tại là nghiêm trọng nhất kể từ khi ông gia nhập Lực lượng Vũ trang cách đây 40 năm. Bộ trưởng giải thích rằng một đánh giá sai lầm có thể dẫn đến một cuộc xung đột ngay lập tức dọc theo eo biển Đài Loan.
Ông đang đề cập đến các cuộc xâm nhập lặp đi lặp lại của không quân Trung Quốc vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Bắc. Trong 5 ngày qua, máy bay quân sự của Trung Quốc đã thực hiện 150 lần xuất kích, với mức cao kỷ lục là 56 lần vào ngày 4/10.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một 'tỉnh nổi dậy' và chưa bao giờ loại trừ việc tái chiếm nó bằng vũ lực. Trên thực tế, hòn đảo này đã độc lập khỏi Trung Quốc kể từ năm 1949, khi những người theo chủ nghĩa dân tộc của Tưởng Giới Thạch tìm thấy nơi ẩn náu ở đó sau khi thất bại trong cuộc nội chiến trên đất liền với những người cộng sản. Từ đó, Đài Loan đã trở thành người thừa kế của Trung Hoa Dân Quốc được thành lập vào năm 1912.
Các nhà phân tích Đài Loan cho rằng các cuộc không kích của Trung Quốc nhằm chứng tỏ khả năng tác chiến chung của lực lượng không quân nước này.
Lyle Goldstein, giám đốc của Khu vực Á Châu về các ưu tiên quốc phòng, tin rằng còn nhiều điều nguy hiểm hơn thế nữa. Chuyên gia quân sự này nói với AsiaNews, “Quân Trung Quốc rõ ràng đang cố gắng kiểm tra và làm căng các tuyến phòng thủ của Đài Loan.” Tuy nhiên, Goldstein nói thêm rằng còn có một động cơ đen tối hơn: “Một khi người dân Đài Loan và các nơi khác đã quen với các cuộc xâm nhập không quân lớn của quân Trung Quốc, điều đó sẽ giúp che giấu một cuộc tấn công thực sự. Động thái cổ điển để che giấu một cuộc tấn công thực sự là ngụy trang nó dưới hình thức của một cuộc tập trận lớn”.
Chính phủ Đài Loan gần đây thừa nhận rằng trong một nỗ lực xâm lược, Trung Quốc có thể nhanh chóng đánh sập hệ thống liên lạc của hòn đảo. Trong một bài báo của Foreign Affairs, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn viết rằng chính phủ của bà đã đưa ra một loạt sáng kiến nhằm hiện đại hóa và tổ chức lại các lực lượng vũ trang của mình.
Source:Asia News
3. Vương Cung Thánh Đường Colorado bị xúc phạm với dòng chữ 'Satan sống ở đây'
Những kẻ phá hoại đã xúc phạm Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Denver, Colorado, vào hôm Chúa Nhật với các thông điệp của giáo phái Satan ngay trước Thánh lễ buổi sáng.
Denver 7, chi nhánh địa phương của ABC News cho biết: Cửa trước bằng đồng và cột đá của nhà thờ đã bị vẽ bậy với các thông điệp chế nhạo Chúa Giêsu, coi các linh mục Công Giáo là “kẻ hiếp dâm trẻ em” và tuyên bố “Satan sống ở đây”.
Trong một tham chiếu rõ ràng đến cụm từ lan truyền trên mạng xã hội sau khi hôn nhân đồng tính được hợp pháp hóa vào năm 2015, dòng chữ “tình yêu chiến thắng” được vẽ nguệch ngoạc trên một bức tượng gần đó của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Một linh mục đã nói với phóng viên Patrick Perez của Denver 7 rằng một nhân chứng đã trình báo cảnh sát.
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Denver đã từng bị phá hoại tương tự vào năm 2020 trong các cuộc biểu tình dữ dội sau cái chết của George Floyd.
Vào cùng ngày xảy ra vụ vẽ bậy tại Denver, một đám cháy đã xảy ra tại nhà xứ của Nhà thờ Thánh Gioan của Anh Giáo, ở Quảng trường Lafayette ở Washington, DC, những kẻ phá hoại đã phun sơn vào tài sản của nhà thờ những dòng chữ như “Không có Chúa” hay “Chúa đã chết.”
Theo Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, ít nhất 97 hành động phá hoại đã xảy ra đối với các nhà thờ Công Giáo tại 29 tiểu bang kể từ cái chết của George Floyd vào tháng 5 năm 2020.
Vào tháng 7 năm 2020, các Tổng Giám mục Thomas Wenski của Miami và Paul Coakley của Thành phố Oklahoma đã đưa ra một tuyên bố cảnh báo về những gì các ngài tin rằng sự phá hoại ngày càng tăng chỉ ra những đau yếu trong sức khỏe tinh thần của xã hội.
Hai vị Tổng Giám Mục viết: “Cho dù những người thực hiện những hành vi này là những cá nhân gặp rắc rối kêu cứu hay những kẻ thù ghét đang tìm cách đe dọa, các cuộc tấn công là dấu hiệu của một xã hội cần được chữa lành”.
“Trong những vụ việc mà hành động của con người là rõ ràng, người ta vẫn chưa hiểu rõ động cơ của họ. Khi chúng ta tìm cách để hiểu được sự hủy diệt những biểu tượng thiêng liêng của tình yêu vị tha và lòng sùng kính này, chúng ta hãy cầu nguyện cho bất kỳ ai đã gây ra các vụ phá hoại và chúng ta phải cảnh giác nhiều hơn nữa”.
Source:Fox News
4. Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Jerusalem lên án quyết định của Israel cho phép người Do Thái cầu nguyện trong yên lặng tại Al-Haram Al-Sharif
Hôm thứ Ba 12 tháng 10, Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh và các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô khác ở Jerusalem đã lên án quyết định của Tòa án Sơ thẩm Israel cho phép người Do Thái cầu nguyện “thầm lặng” ở Al-Haram Al-Sharif, nơi có Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa, là địa điểm linh thiêng thứ ba của Hồi giáo. Các ngài coi quyết định này là một sự xúc phạm đến các quyền của người Hồi giáo trong toàn bộ khu đất, và trực tiếp đe dọa hòa bình trong vùng.
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 12 tháng 10, Đức Thượng Phụ và các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô khác tuyên bố rằng quyết định như vậy ảnh hưởng đến quyền của người Hồi giáo đối với Thánh địa của họ và rằng các Giáo Hội ở Jerusalem và anh chị em giáo dân đứng về phía anh chị em Hồi giáo của họ chống lại sự bất công này.
Các ngài đặc biệt cảnh cáo rằng quyết định bất công này sẽ đem lại các hậu quả nguy hiểm với mức độ nghiêm trọng cao nhất tại Al-Haram Al-Sharif, Thánh Địa, cũng như hiện trạng lịch sử và pháp lý hiện có ở Jerusalem.
Source:Wafa
Fatima: 10 điều người Công Giáo cần biết về Phép Lạ Mặt Trời Nhảy Múa. Cảnh giác thủ đoạn của Pelosi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:06 15/10/2021
1. 10 điều người Công Giáo cần biết về tác động của Phép lạ mặt trời nhảy múa tại Fatima
Kỷ niệm biến cố mặt trời nhảy múa tại Fatima hôm 13 tháng 10 vừa qua, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài “10 things you need to know about how Fatima's 'Miracle of the sun' ended an Atheist regime”, nghĩa là “10 điều bạn cần biết về cách thế ‘Phép lạ mặt trời’ ở Fatima đã kết thúc một chế độ vô thần”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Ngày 13 tháng 10 năm 1917 đánh dấu lần hiện ra cuối cùng của Đức Mẹ ở Fatima, và là ngày mà hàng ngàn người được chứng kiến phép lạ mặt trời nhảy múa; một phép lạ không chỉ chứng minh giá trị các cuộc hiện ra của Đức Mẹ ở Fatima, mà còn làm tan vỡ niềm tin thịnh hành lúc bấy giờ rằng Thiên Chúa không còn liên quan đến cuộc sống của con người nữa.
Tiến sĩ Marco Daniel Duarte, nhà thần học và giám đốc bảo tàng Đền Fatima nói với CNA 10 điều chúng ta cần biết về tác động của phép lạ trong những ngày đó ở Bồ Đào Nha.
1) Nếu một người mở sách triết học trong thời kỳ đó ra, họ có thể sẽ đọc một cái gì đó tương tự như khái niệm mà nhà triết học người Đức Friedrich Nietzsche đưa ra. Ông ta đã mạnh dạn khẳng định vào cuối những năm 1800 rằng “Chúa đã chết”.
2) Ngoài ra, vào năm 1917, Bồ Đào Nha, giống như phần lớn thế giới, bị lôi kéo vào chiến tranh. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất hoành hành khắp Âu Châu, Bồ Đào Nha nhận thấy mình không thể duy trì vị thế trung lập ban đầu và gia nhập lực lượng Đồng minh. Hơn 220,000 thường dân Bồ Đào Nha đã chết trong chiến tranh; hàng nghìn người khác chết do thiếu lương thực, hàng nghìn người khác do dịch cúm Tây Ban Nha.
3) Vài năm trước đó, vào năm 1910, một cuộc cách mạng đã dẫn đến việc thành lập Cộng hòa Bồ Đào Nha đầu tiên vào năm 1910 và một hiến pháp cấp tiến mới được soạn thảo dưới ảnh hưởng của Hội Tam điểm, vốn tìm cách triệt hạ đức tin khỏi đời sống công cộng.
4) Các nhà thờ và trường học Công Giáo đã bị chính quyền tịch thu, và việc mặc y phục giáo sĩ ở nơi công cộng, rung chuông nhà thờ và cử hành các lễ hội tôn giáo công cộng đều bị cấm. Trong khoảng thời gian từ năm 1911 đến năm 1916, gần 2,000 linh mục, tu sĩ và nữ tu đã bị giết bởi các nhóm bài Kitô Giáo.
5) Đây là bối cảnh mà Đức Maria, vào năm 1917, đã xuất hiện với ba trẻ chăn cừu - Lucia dos Santos, 10 tuổi, và hai anh em Francisco Marto và Jacinta Marto, 9 tuổi và 7 tuổi - tại một cánh đồng ở Fatima, Bồ Đào Nha, mang theo những yêu cầu của Đức Mẹ về việc đọc kinh Mân Côi, để hy sinh đền tội cho những người tội lỗi, và một bí mật liên quan đến số phận của thế giới.
6) Để chứng minh rằng những lần hiện ra là sự thật, Đức Maria đã hứa với các trẻ em rằng trong sáu lần hiện ra cuối cùng, Mẹ sẽ đưa ra một “dấu chỉ” để mọi người tin vào những lần hiện ra và thông điệp của Đức Mẹ. Những gì đã xảy ra vào ngày đó - ngày 13 tháng 10 năm 1917 - được gọi là “Phép lạ Mặt trời”, hay “ngày mặt trời nhảy múa.”
7) Theo nhiều lời kể khác nhau, một đám đông khoảng 70,000 người - cả những người tin và những người hoài nghi - đã tụ tập để xem phép lạ mà Đức Maria đã hứa: mưa lúc đầu tưởng như không dứt đã tạnh. Một tấm màn trong suốt phủ lên mặt trời, giúp mọi người dễ dàng quan sát mà không bị chói mắt và những ánh sáng nhiều màu được rải khắp cảnh quan. Sau đó, mặt trời bắt đầu quay, xoay tròn trên bầu trời, và tại một thời điểm dường như nhào xuống mặt đất trước khi lùi trở lại vị trí của nó trên bầu trời.
8) Phép lạ gây kinh ngạc là một mâu thuẫn trực tiếp và rất thuyết phục đối với các chế độ vô thần vào thời điểm đó, được chứng minh bằng thực tế là tờ báo đầu tiên đưa tin về phép lạ trên trang nhất là một tờ báo chống Công Giáo, một tờ báo của Tam Điểm ở Lisbon có tên là O Seculo.
9) Phép lạ Mặt trời, được mọi người hiểu là “con dấu, là sự bảo đảm rằng ba đứa trẻ đã nói sự thật”.
10) Ngay cả ngày nay, “Fatima làm cho mọi người thay đổi nhận thức của họ về Thiên Chúa,” vì “một trong những thông điệp quan trọng nhất của các cuộc hiện ra là ngay cả khi con người đã tách Thiên Chúa ra khỏi hiện sinh của mình, Thiên Chúa vẫn hiện diện trong lịch sử nhân loại và không bo giờ bỏ rơi nhân loại”.
Source:Catholic News Agency
2. Trước đây là nghệ sĩ vô gia cư, hiện đang ở cung điện Vatican, vẽ tem Giáng sinh
Tem Giáng sinh của Vatican là một trong những tem bưu chính dễ nhận biết nhất trên thế giới. Năm nay Thánh Gia và các đạo sĩ được giới thiệu trên các Yuletide francobollo đặc biệt. Yuletide francobollo là tiếng Ý có nghĩa là “con tem”. Những con tem này có một câu chuyện rất đặc biệt đằng sau chúng, vì chúng được vẽ bởi một họa sĩ sống tại cung điện Vatican, mà chỉ mới một năm trước vẫn còn là một người vô gia cư.
Adam Piekarski là một người Ba Lan 42 tuổi sống ở Rôma trong 6 năm nay. Anh ngủ trên đường phố cho đến khi một Linh mục Dòng Chúa Cứu thế Ba Lan, là Cha Leszek Pyś, phát hiện ra anh biết vẽ.
“Hơn một năm trước, Cha Pyś đã nhìn thấy tôi vẽ và hỏi tôi liệu tôi có thể vẽ một bức chân dung cho nhà nguyện của ngài không, và đó là cách mọi sự bắt đầu,” Piekarski nói.
Tin tức nhanh chóng lan truyền rằng các bức tranh Piekarski là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, và vào ngày 19 tháng 4 năm 2021, Đức Hồng Y người Ba Lan Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, đã đề nghị Piekarski thành lập một xưởng vẽ trên gác của Palazzo Migliore, một cung điện đã được biến thành nơi trú ẩn cho người vô gia cư chỉ cách hàng cột nổi tiếng của Bernini tại Vatican vài bước chân.
“Nó giống như một món quà sinh nhật, vì sinh nhật của tôi chỉ một ngày trước khi tôi bước vào xưởng mới của mình,” Piekarski nói với Crux.
“Tôi có thể làm việc và sáng tạo nhờ những người tốt,” anh nói. “Sau hai đơn đặt hàng ban đầu, mọi người bắt đầu đến và yêu cầu tôi vẽ gia đình, trẻ em và thậm chí cả con chó của họ!”
Vào cuối mùa xuân, một mệnh lệnh đặc biệt của Đức Giáo Hoàng đã được đưa ra. Ngài muốn vẽ một hình ảnh cho loạt tem ngày lễ nổi tiếng thế giới do Vatican phát hành hàng năm, được gọi là “Christmas 2021”.
Piekarski nói: “Chuyện này đối với tôi vẫn không có thật, và tôi vẫn không tin vinh dự này là của mình. Tôi là một thợ thủ công đơn giản, và điều này hoàn toàn khiến tôi ngạc nhiên”.
Piekarski cho biết anh hy vọng niềm vui không làm mình choáng ngợp.
“Tôi không muốn kết thúc trong trạng thái hưng phấn, bởi vì điều này có thể kết thúc tồi tệ đối với tôi,” anh nói, và giải thích rằng anh là một người nghiện rượu.
Piekarski nói: “Cơn nghiện vẫn còn đó và Satan đang làm việc chăm chỉ để đưa tôi vào những khoảnh khắc chiến thắng. Nhưng tôi cố gắng tiếp tục, công việc giúp tôi rất nhiều”.
Hai con tem mà Adam đã vẽ hiện tại là Thánh Gia và Ba đạo sĩ.
Đức Hồng Y Krajewski nói với tờ Crux: “Đó là một cuộc cách mạng ở Vatican khi một người vô gia cư đã vẽ hình ảnh cho những con tem nổi tiếng của chúng tôi. Và họ đã trả công xứng đáng cho anh ấy!”
Các Magis do Adam vẽ có khuôn mặt của những người đàn ông vô gia cư từ Palazzo Migliore, nơi trú ẩn dành cho người vô gia cư của Vatican.
Piekarski cho biết anh biết rõ những khuôn mặt như vậy, vì anh đã tự mình sống trên đường phố trong gần hai mươi năm.
“Tôi đã ở tận cùng của sự tồn tại, tôi đã nghĩ rằng mình sẽ sớm kết thúc cuộc sống khốn khổ này. Nhưng Chúa đã có những kế hoạch khác cho tôi và đã gửi đến với tôi Cha Leszek, người đã giúp đỡ tôi”.
Source:Crux
3. Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm vị Chưởng Nghi cho các nghi lễ của Đức Giáo Hoàng
Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Ông Diego Giovanni Ravelli vào chức vụ Chưởng Nghi cho các nghi lễ của Đức Giáo Hoàng, thay thế cho Đức Ông Guido Marini, là người đã giữ chức vụ này trong 14 năm qua.
Đức Ông Ravelli cũng được chỉ định là người đứng đầu Dàn hợp xướng Nhà nguyện Sistina của Đức Giáo Hoàng.
Là một linh mục 56 tuổi đến từ miền bắc nước Ý, Đức Ông Ravelli là một trong số những vị phụ trách các nghi lễ Giáo Hoàng tại Vatican. Ngài cũng phục vụ trong văn phòng phát chẩn của Vatican trong 15 năm trước khi được thăng chức quản lý văn phòng này vào năm 2013.
Đức Ông Ravelli thay thế cho Đức Ông Guido Marini, người vào ngày 29 tháng 8 đã được thăng chức Giám Mục Tortona, một giáo phận ở miền bắc nước Ý gần với Genova. Đức Ông Guido Marini đã phụ trách các nghi lễ của Giáo hoàng kể từ khi được Đức Bênêđíctô 16 bổ nhiệm làm Chưởng Nghi vào năm 2007.
Đức Ông Guido Marini, 56 tuổi, sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong giám mục tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào ngày 17 tháng 10.
Chưởng Nghi cho các nghi lễ của Đức Giáo Hoàng chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát tất cả các buổi cử hành phụng vụ của Đức Giáo Hoàng. Vị này thường ở bên cạnh Đức Giáo Hoàng trong các buổi cử hành phụng vụ ở Rôma và ở nước ngoài.
Đức Ông Ravelli được phong chức linh mục trong Hiệp hội các linh mục của Chúa Giêsu chịu đóng đinh, một phần của hiệp hội Opera Don Folci, vào năm 1991; sau đó ngài phục vụ tại Giáo phận Velletri-Segni, nằm ngay phía đông nam của Rôma.
Năm 2010, ngài nhận bằng tiến sĩ tại Học viện Phụng vụ Giáo hoàng. Luận án của ngài, được xuất bản vào năm 2012, là một nghiên cứu về lịch sử-phụng vụ của Lễ Trọng Kính Ngai Tòa Thánh Phêrô được cử hành tại Vatican. Nghiên cứu bao gồm phân tích về Lectionarium và Sacramentarium, tức là các bài đọc và các lời đối đáp trong Thánh lễ.
Đức Ông Ravelli cũng là một phụ tá phụ trách các nghi lễ Giáo Hoàng trước khi được bổ nhiệm vào năm 2006 với tư cách là một người chính thức phụ trách các nghi lễ Giáo Hoàng.
Đức Ông Ravelli được đồn đại là người có thể thay thế Đức Ông Guido Marini vào năm 2017, trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô xác nhận Đức Ông Marini tại vị trong bốn năm nữa.
Cũng trong ngày 11 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Cristiano Antonietti, người từng làm việc trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh với tư cách là thư ký trong Phân bộ Thường Vụ, để thay thế vị trí của Đức Ông Ravelli.
Source:Catholic News Agency
4. Nước cờ cao của Nancy Pelosi và Joe Biden
Như chúng tôi đã đưa tin, hôm thứ Bẩy 9 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào hôm thứ Bảy.
JD Flynn, tổng biên tập của tờ The Pillar có bài nhận định sau nhan đề “Pelosi’s Roman Holiday”, nghĩa là “Chuyến nghỉ hè của Pelosi tại Rôma”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tháng 10 có thể là tháng tốt nhất để đến thăm Rôma. Cái nóng mùa hè đã trôi qua, và thời tiết thật hoàn hảo. Màu sắc bắt đầu thay đổi. Và thực phẩm - nấm, nấm cục, bí đỏ, và broccoletti đang vào mùa, và thật tuyệt vời.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đã đến thăm Rôma trong tháng này, và chắc chắn rất thích một số điều đó. Nhưng chuyến thăm cũng thuận tiện về mặt chính trị cho nữ Dân biểu, và báo hiệu mối quan hệ tam giác đã trở nên căng thẳng như thế nào giữa Tòa thánh, các chính trị gia Công Giáo Hoa Kỳ phò phá thai và các giám mục giáo phận chịu trách nhiệm chăm sóc linh hồn của họ.
Chuyến thăm của bà Chủ tịch cũng báo trước quan hệ giữa các nhà lãnh đạo giáo hội sẽ căng thẳng như thế nào trong vài tuần tới, trước cuộc tranh luận của hội đồng giám mục Hoa Kỳ về một tài liệu có tựa đề “tính thống nhất của Thánh Thể” tại cuộc họp tháng 11 của các ngài.
Chuyến đi của Pelosi - bao gồm các buổi chụp ảnh với Đức Hồng Y Peter Turkson và chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô - sẽ gây khó khăn cho nỗ lực liên tục của một số giám mục nhằm kêu gọi các chính trị gia Công Giáo phò phá thai phải hoán cải về vấn đề này; và đáp lại bằng kỷ luật giáo hội đối với các nhà lập pháp Công Giáo đang đưa ra các đề xuất pháp lý nhằm bảo vệ cho việc phá thai ở Hoa Kỳ
Giám mục giáo phận của chính bà, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone, trong những tháng gần đây đã thẳng thắn nói về khả năng cấm Pelosi rước lễ, đồng thời đưa ra nhiều phản đối công khai nhắm vào bà ta.
Vào cuối tháng 9, vị tổng giám mục đã công bố một chiến dịch cầu nguyện và ăn chay, yêu cầu người Công Giáo giữ chay hàng tuần để “hoán cải trái tim” của Pelosi, lần hạt Mân Côi cho bà ta, và ghi danh tại một trang web để gửi một bông hồng đến Pelosi cho mỗi người đã cam kết ăn chay và cầu nguyện cho bà ấy.
Đức Tổng Giám Mục Cordileone cũng là một trong những người ủng hộ chính cho văn bản đề xuất của các giám mục về Bí tích Thánh Thể, và đã thúc giục rằng phần về “sự thống nhất trong Thánh Thể” phải nói thẳng về sự bất hợp lý giữa việc thúc đẩy sự bảo vệ hợp pháp cho việc phá thai trong khi lại rước Thánh Thể.
Tóm lại, giám mục của Pelosi đã trở thành người lãnh đạo phong trào của các giám mục Hoa Kỳ muốn đối phó với chương trình nghị sự phá thai của chính quyền Biden bằng sự tham gia trực tiếp về mục vụ và kỷ luật mạnh hơn so với các giám mục khác trong những thập kỷ gần đây.
Với suy nghĩ đó, một số người Công Giáo sẽ tự hỏi liệu những tấm ảnh chụp chung giữa Pelosi với Đức Phanxicô có phải là một sự quở trách có chủ ý của Đức Giáo Hoàng đối với đường lối của Đức Tổng Giám Mục Cordileone hay không, vì nó diễn ra ngay sau khi Đức Tổng Giám Mục phát động chiến dịch cầu nguyện và ăn chay cho bà ấy, và viết trên tờ Washington Post về tầm quan trọng của kỷ luật bí tích.
Thật khó để nói điều đó một cách dứt khoát. Nhưng có vẻ như chắc chắn rằng các giám mục của cả hai bên trong vấn đề này sẽ coi chuyến thăm như một thông điệp từ Đức Phanxicô, đặc biệt là vì cuộc gặp gỡ giữa Pelosi với Đức Giáo Hoàng không phải là một dịp cá biệt. Nó xảy ra ngay sau khi bà ta gặp Đức Hồng Y Peter Turkson, một nhà lãnh đạo trong Giáo triều Rôma, là người đã nói với Axios vào tuần trước rằng ngài không nghĩ rằng Tổng thống Joe Biden nên bị từ chối Bí tích Thánh Thể - một viễn cảnh được các giám mục Hoa Kỳ thảo luận, nhưng không thực sự nằm trong quyền lực quyết định của Hội Đồng Giám Mục.
Một quan chức của Giáo triều Rôma nói với The Pillar trong tuần này rằng Hồng Y Turkson dường như đang “ra oai” trước cuộc họp các giám mục Hoa Kỳ vào tháng 11, nhằm mục đích đẩy lùi khả năng có một tài liệu về hạn chế Thánh Thể.
Hơn nữa, có vẻ khó tưởng tượng rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã không được thông báo tóm tắt về những nỗ lực của Đức Tổng Giám Mục Cordileone trước khi ngài gặp Pelosi.
Tất nhiên, Đức Giáo Hoàng gặp gỡ các nhà lãnh đạo nước ngoài thường xuyên, vì vậy có thể tin một cách chính đáng rằng cuộc gặp gỡ của ngài với Chủ tịch Hạ viện tại Vatican hôm thứ Bảy không phải là một nỗ lực nhằm tạt một gáo nước lạnh vào cuộc tranh luận của hội đồng giám mục Mỹ.
Nhưng ít nhất phải nói rằng thời điểm xảy ra cuộc gặp gỡ này là đáng chú ý.
Dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô có ý định gì hay không, rõ ràng đây là một chiến lược chính trị của cả Biden và Pelosi nhằm đánh lạc hướng xung đột với các giám mục Hoa Kỳ bằng cách hướng đến mối quan hệ thân thiện hơn với Vatican và Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Không thể nào mà cả Đức Giáo Hoàng lẫn các cố vấn của ngài lại không biết về sự thật đó, cho nên, câu hỏi thực sự là liệu mối quan hệ tam giác chỉ là chiến lược của Nữ dân biểu, có lẽ với sự giúp đỡ từ Hồng Y Turkson, hay liệu Đức Giáo Hoàng đang đưa ra dấu hiệu cho thấy sự không hài lòng của ngài với Đức Tổng Giám Mục Cordileone và những Giám Mục anh em của ngài trước cuộc họp tháng 11 của họ.
Nếu Đức Giáo Hoàng có ý nghĩ về việc sửa sai đối với các giám mục Hoa Kỳ về bí tích Thánh Thể và phá thai, mọi thứ sẽ trở nên ít mơ hồ hơn trong vài tuần tới. Có vẻ như Đức Phanxicô sẽ không ngồi yên lặng bên lề cuộc họp tháng 11, nếu ngài muốn thấy tài liệu của các giám mục được xếp lại trước khi thông qua, hoặc thấy tài liệu ấy không có bất kỳ ám chỉ nào có thể có về chủ trương của các chính trị gia.
Có thể sứ thần Tòa thánh Hoa Kỳ sẽ gặp riêng các giám mục trước khi cuộc họp tháng 11 của các ngài bắt đầu. Cũng có thể Đức Phanxicô sẽ đưa ra chỉ thị rõ ràng cho Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez, chủ tịch USCCB, trong cuộc gặp trực tiếp của hai vị trước cuộc họp của hội đồng giám mục. Nếu Đức Tổng Giám Mục Gomez, người đầu tiên đưa ra ý tưởng về một tài liệu thống nhất về Thánh Thể, công khai bỏ rơi ý tưởng này, thì sẽ là hợp lý khi cho rằng Đức Giáo Hoàng đã can thiệp.
Một bước lùi so trong suy đoán về đường đi nước bước và thông điệp được mã hóa giữa Rôma và Hoa Kỳ là một câu hỏi đơn giản: Nếu Đức Giáo Hoàng muốn can thiệp vào quá trình soạn thảo tài liệu của các giám mục Hoa Kỳ, thì tại sao ngài lại làm như thế?
Trong tháng này, Đức Phanxicô đã đưa ra những bình luận mà nhiều người đã khẳng định rằng việc khuyến khích phá thai nằm ngoài sự hiệp thông của Giáo hội. Và cả Quốc hội và Tòa Bạch Ốc, do người Công Giáo lãnh đạo, đang tăng gấp đôi cam kết của đảng của họ trong việc mở rộng, chứ không chỉ chống đỡ, các biện pháp bảo vệ hợp pháp cho việc phá thai.
Hơn nữa, các giám mục quảng bá tài liệu về Thánh Thể nói rằng các ngài hy vọng nó sẽ chủ yếu là một cuốn giáo lý về Bí tích Thánh Thể. Và về kỷ luật bí tích, nó sẽ mượn ngôn ngữ từ một văn bản mà chính Đức Phanxicô đã giúp viết khi ngài còn là Tổng Giám mục của Buenos Aires.
Tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô lại không khuyến khích một điều như thế?
Câu hỏi đó sẽ xuất hiện trong tâm trí của một số giám mục Hoa Kỳ trong những tuần tới. Một số vị sẽ nói rằng đó là vấn đề thận trọng, tránh đối đầu trực tiếp với các chính trị gia, những vị khác sẽ nói rằng đó là sự củng cố một chiến lược mục vụ thích nghi đã được chứng minh là thất bại. Trong cả hai trường hợp, cũng sẽ rõ ràng rằng chính trị cũng đang diễn ra dưới nhiều hình thái trong giáo hội.
Trong khi tất cả điều này mở ra, các giám mục không phải là những người duy nhất theo dõi các động thái của Vatican đối với Pelosi. Những người Công Giáo bình thường cũng đang theo dõi, cũng như các mục tử của họ. Đối với một số người, tháng 11 là một câu hỏi về việc Giáo hội bảo vệ cho điều gì, và Giáo Hội đứng bên cạnh ai.
Source:The Pillar Catholic