Ngày 13-10-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi người là một ‘đồng xu’ của Chúa
Lm Jude Siciliano, OP
05:35 13/10/2011
CHÚA NHẬT 29 MÙA THƯỜNG NIÊN A
Isaia 45: 4-6; Tv 96; I Thêxalônica 1: 1-5b; Matthêu 22: 15-21
Bài đọc thứ nhất trích từ sách Isaia là một ví dụ khá hay giúp ta biết đôi chút về bối cảnh lịch sử của đoạn Kinh Thánh và có thể làm sáng tỏ ý nghĩa của bản văn. Thoạt nhìn, có vẻ như dân Israel, đang bị lưu đày ở Babylon, sau cùng cũng sắp được tự do. Có vẻ như Thiên Chúa chọn một người trong số họ để dẫn đưa dân thoát khỏi cảnh nô lệ. Ngôn ngữ và hình ảnh này làm tăng thêm cảm tưởng rằng người lãnh đạo này, được gọi là vua Kyrô, là người được chọn, đặc biệt được chọn để thực hiện kế hoạch giải phóng của Thiên Chúa. Ông được gọi là “người được xức dầu”, được dịch từ chữ “Mesia” trong tiếng Dothái. Chữ “Mesia” trong tiếng Hylạp là “christos” – một danh hiệu mà chúng ta dịch là “Kitô”.
Kyrô là người được Thiên Chúa sức dầu tấn phong làm vua, như Đavit. Thiên Chúa nắm lấy tay phải vua, một cử truyền thống ngụ ý rằng Thiên Chúa đã ban cho vua quyền cao trọng trên dân Israel. Như Thiên Chúa gọi đích danh Giacóp - Israel thế nào, thì giờ đây Người cũng gọi đích danh Kyrô như thế (“Ta đã gọi ngươi đích danh”). Thế nhưng vị vua lãnh đạo Israel vĩ đại này là ai? Chúng ta sẽ nhầm lẫn nếu chúng ta cho là Thiên Chúa chỉ dùng một người trong dân Israel để mang lại tự do cho họ.
Kyrô không phải là một người Israel, ông là vua Ba Tư và Thiên Chúa sẽ dùng ông như một công cụ để giải phóng dân Israel. Ông đã đánh bại Babylon, dân tộc đã bắt Israel lưu đày. Sau khi chiến thắng, ông đã cho phép Israel trở về quê hương. Những gì Israel mong mỏi thì Thiên Chúa đã hoàn tất qua một thủ lãnh dân ngoại! Nếu Thiên Chúa chỉ hoạt động qua người Israel thì những dân tộc khác sẽ xem Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa của Israel mà thôi. Còn nếu Thiên Chúa của họ cũng có thể tác động qua những người khác nữa, thì Thiên Chúa của Israel cũng là Thiên Chúa của mọi dân tộc.
Chắc Israel đã làm được những điều lớn lao nên Thiên Chúa đã đáp lời họ, và thậm chí dùng một thủ lãnh dân ngoại để thực hiện thay cho họ. Không phải thế! Họ vô dụng và chẳng thể làm gì để được Thiên Chúa can thiệp. Vì thế, Thiên Chúa đã chủ động đi bước trước và giải đến thoát họ một lần nữa.
Tôi không nhớ có bao lần Thiên Chúa đã giúp tôi qua những người chẳng ăn nhập gì? Biết bao lần có một người (hay một đoàn thể) thuộc tôn giáo khác, hoặc ngay cả một người vô thần nói hay làm những điều mang lại cho tôi nhiều ý nghĩa; hướng dẫn tôi khi tôi phân vân; nâng đỡ khi tôi gặp khó khăn; giúp đỡ tôi ở buổi giao thời; khiến tôi ý thức về những nhu cầu xã hội,…? Một lần nữa ngôn sứ Isaia nhắc chúng ta đừng đóng khung Thiên Chúa vào trong thế giới quan nhỏ bé của mình hay quan niệm cố hữu Thiên Chúa là ai và Ngài hoạt động như thế nào. Chỉ có một Thiên Chúa là Đấng mang lại điều tốt lành cho chúng ta qua nhiều người và đôi khi thật bất ngờ, qua cả những công cụ nữa.
Hai tuần tới, chúng ta sẽ được tiếp tục được nghe bài đọc trích từ thư thứ I của thánh Phaolô gửi tín hữu Thêxalônica. Hôm nay, chúng ta nghe phần mở đầu của thư. Thánh Phaolô mở đầu thư theo kiểu Hylạp truyền thống: ngài giới thiệu mình (cùng với Xinvanô và Timôthê) và những ai người viết thư cho. Rồi người có lời chào và bày tỏ lòng biết ơn. Thông điệp của bức thư như sau: Thánh Phaolô và các bạn của ngài đã thiết lập giáo đoàn Thêxalônica. Ngài nhắc nhở rằng họ giờ đã là những Kitô hữu được rửa tội, sống trong sự sống của Thiên Chúa. Theo lời chào của thánh Phaolô, những người trở lại đạo thuộc giáo đoàn Thêxalônica đã sống mẫu mực. Nhưng cũng cho thấy các tín hữu Thêxalônica đang phải chịu những đau khổ vì niềm tin của họ và thánh Phaolô biết họ đang “nhẫn nại chịu đựng trong niềm hy vọng vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”.
Nếu tôi thuộc về một Giáo hội đang phải chịu thử thách, thì một lá thư khen ngợi từ một người như thánh Phaolô sẽ tiếp tục nâng đỡ tinh thần và sự nhẫn nại của tôi trong những lúc khó khăn. Thánh Phaolô nhắc tín hữu Thêxalônica rằng Tin Mừng đến với “quyền năng của Thánh Thần” và khuyên họ không chỉ nghe lời của Tin Mừng mà còn thấy những tác động của Tin Mừng lên cuộc sống của con người. Nếu chúng ta đang bị thử thách thì thật là hay khi có người biết chuyện xưa của chúng ta, và nhắc ta biết trước đây Thiên Chúa đã trợ giúp chúng ta thế nào. Điều nhắc nhở như thế có thể giúp củng cố niềm hy vọng và khiến chúng ta thêm kiên vững.
Trong ánh sáng của những gì Phaolô đã làm cho tín hữu Thêxalônica, chúng ta có thể tự hỏi: Liệu có ai đang cần đến lời khích lệ của chúng ta không? Khi tôi cố giúp họ, liệu tôi có chỉ đơn giản an ủi họ rằng “nào, nào, anh sẽ ổn mà”? Hoặc nếu họ là những tín hữu, thì tôi có nhắc họ về niềm tin họ đã lãnh nhận và Thiên Chúa là nguồn sức mạnh và sự nhẫn nại của họ, như thánh Phaolô đã làm cho tín hữu Thêxalônica khi xưa hay không? Tôi có nói những lời khích lệ, không phải của riêng tôi nhưng là được quyền năng Thiên Chúa là sứ điệp Tin Mừng nâng đỡ? Dù họ không phải là những người tín hữu, tôi cho rằng họ cũng sẽ được an ủi vì tính nhạy cảm của chúng ta đối với hoàn cảnh khó khăn của họ, sự hiện diện của chúng ta với họ trong lúc khó khăn và cả những lời nguyện xác tín của chúng ta nữa.
Chúng ta vẫn thường nghe nói đến sự chết và thuế. Những ngày này ở trong nước, người ta bàn luận sôi nổi về việc ai sẽ phải nộp thuế và nộp bao nhiêu. Và cũng nóng bỏng không kém, cuộc tranh luận giữa những người Dothái thời Đức Giêsu về thuế. Khi các môn đệ phái Pharisêu và những người phe Hêrôđê chất vấn Đức Giêsu về việc họ có phải nộp thuế hay không, là họ đang cố dồn Ngài vào bước đường cùng bằng việc đưa ra một vấn đề đang gây chia rẽ sâu sắc giữa những người Dothái.
Dân Dothái oằn vai vì phải đóng hai loại thuế: “thuế đền thờ” cho chức sắc Dothái và thuế cho người Rôma. Người Rôma thu thuế đất, thuế bảo hộ và thuế thu nhập. Hêrôđê đại đế thu thuế nông nghiệp và bất kỳ hàng hóa dù được mua hay bán. Thuế cũng tùy vào tài sản và chức vụ và phải nộp ngay tại cổng thành. Để thêm phần sỉ nhục, những đồng tiền nộp thuế phải có khắc hình của hoàng đế Xêda, với danh hiệu ám chỉ tư cách thần linh của vua. Đây là một sự lăng mạ đối với dân độc thần Dothái, những người cấm bất cứ hình ảnh thần thánh nào.
Hai nhóm người đương đầu với Đức Giêsu đại diện cho hai vị thế đương thời và đối lập. Người Pharisêu không tán thành luật dân ngoại áp đặt lên người Dothái, trong khi những người thuộc phía Hêrôđê lại cộng tác với người Rôma. Thuế đang được bàn đến có thể là thuế thân phải nộp cho người Rôma. Đóng thứ thuế đó là một nhắc nhớ không ngừng về sự áp bức của Rôma. Nếu Đức Giêsu đồng ý nộp thuế thì Ngài sẽ đánh mất lòng tin của dân Dothái đối với Ngài; còn nếu Đức Giêsu không đóng thuế thì người Rôma sẽ bắt giữ Ngài vì tội cổ xúy cho sự chống lại chính quyền.
Đức Giêsu chỉ đơn giản xin đồng tiền họ đang cầm trên tay. Trên đồng tiền có hình của hoàng đế Xêda, với tước hiệu của quyền lực chính trị và tước vị thần thánh. Nếu những kẻ chống đối Đức Giêsu có đồng tiền đó, có lẽ họ dùng nó để nộp thuế cho người Rôma. Vì thế Ngài gọi họ là những kẻ đạo đức giả - và quả thực là như thế.
Làm thế nào chúng ta có thể “trả về Xêda cái của Xêda, trả về Thiên Chúa cái của Thiên Chúa”? Chúng ta can dự vào cuộc sống của một đất nước không chỉ bằng cách đóng thuế. Chúng ta không tự chuẩn miễn cho mình không phẩi tham gia vào việc thăng tiến các thành phần trong cộng đồng dân sự của chúng ta. Chúng ta không thể sống một đời sống tôn giáo biệt lập – nhất định là không, nếu chúng ta tin rằng nước Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta. Như Thiên Chúa sức dầu tấn phong Kyrô thế nào, thì chúng ta cũng được mời gọi trở nên những đầy tớ và khí cụ của Thiên Chúa vì tự do của các dân tộc thế ấy. Mỗi chúng ta phải định lấy cách thức tham gia vào việc mang lại tự do ấy. Một số trong chúng ta được mời gọi trở nên tiếng nói và khí cụ sống động của Chúa trong đời sống dân sự. Những người khác sẽ có vai trò cụ thể hơn và, như thánh Phaolô khuyên nhủ các tín hữu Thêxalônica, chia sẻ niềm tin của mình cho người khác với “niềm xác tín hơn”.
Tôi nghe có vài người quá ái quốc nói rằng: “Đất nước tôi đúng hoặc sai”. Nhưng khi luật quốc gia mâu thuẫn với luật Thiên Chúa thì việc chọn lựa của chúng ta phải thật rõ ràng. Chúng ta “trả về” cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài bằng cách tham gia vào việc xây dựng vương quốc Thiên Chúa trên trần gian: bảo vệ các quyền con người; cổ võ sự tôn trọng và phúc lợi của mỗi người trong cộng đoàn chúng ta và hoạt động cho hòa bình trong gia đình nhân loại. Chúng ta có thể “trả về Xêda” bằng việc hoạt động vì thiện ích chung. Chẳng lẽ đó không phải là điều chính quyền nhân loại có bổ phận phải làm sao? Khi chính quyền không thực hiện trách nhiệm của mình thì lòng trung thành căn bản chúng ta dành cho Thiên Chúa và chúng ta làm những gì mình phải làm để giúp cộng đồng nhân loại phản chiếu phẩm vị mà Thiên Chúa đã ban tặng cho các thành viên của cộng đồng nhân loại đó.
Mỗi người là một “đồng xu của Chúa”. Chúng ta thuộc về Thiên Chúa và Ngài đã in dấu thiêng liêng vào mỗi chúng ta. Đức Giêsu sẽ nói với những người đến hỏi Ngài rằng: “Hãy trả về Xêda những đồng tiền các ông có, nhưng nhớ rằng mỗi người trong các ông đều đáng giá đối với Thiên Chúa và các ông có bổn phận tuyệt đối trung thành với Thiên Chúa”. Khi hình ảnh thiêng liêng trong một người hay nhiều người bị xúc phạm thì mỗi chúng ta có bổn phận đến giúp đỡ những ai đang cần đến chúng ta. Khi làm như thế, chúng ta đang “trả về” Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa.
Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp

29th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Isaiah 45: 4-6; Psalm 96; I Thessalonians 1: 1-5b; Matthew 22: 15-21

Our first reading from Isaiah is a good example that knowing a little bit about the historical background of a scriptural passage can help illumine the meaning of the text. At first glance, it seems that the Israelites, taken into Babylonian captivity, are finally about to receive their freedom. It sounds like God has again chosen one of them to lead the people out of slavery. The language and imagery reinforce the impression that this leader, called Cyrus, is the chosen one, specially selected to accomplish God’s plan of liberation. He is called "anointed" which, translated from Hebrew, yields our word "messiah." The Greek of "messiah" is "christos"–a title we translate as "Christ."
This Cyrus is to be God’s anointed, the way David, the king was. God grasps Cyrus by the right-hand, a traditional gesture which would signify that God has given Cyrus royal authority over the Israelites. Just as God called Jacob-Israel by name, so now God calls Cyrus. ("I called you by your name.") Who is this great Israelite leader Cyrus anyway? There is our mistake... if we presume God will only use one of the Israelites to bring about their freedom.
Cyrus isn’t an Israelite, he is a Persian king and God is going to use him as an instrument to free the Israelite people. Cyrus had defeated the Babylonians, who had taken the Israelites into exile. After his victory he allowed the Israelites to return home. What the Israelites had longed for, God accomplished through a pagan ruler! If God only worked through the Israelites, other nations would have seen God as only the God of the Israelites. But if their God could work through others, then the God of Israel is also the God of all peoples.
Well, Israel must have done some wonderful things to have gotten God to respond to them, even going so far as to use a pagan ruler on their behalf. Wrong! They were helpless and could do nothing to earn God’s intervention. So, God had taken the initiative and chosen to come to their rescue–again.
I wonder how many times God has helped me through the most unlikely people? How many times has a person (or an institution) of another religion, or even an unbeliever, said or done something that brought me to my senses; guided me when I was confused; supported me as I worked through a problem; helped me in a time of transition; made me aware of a social need, etc.? The prophet Isaiah is reminding us once again that we can’t box God into our little world view or fixed expectations about who God is and how God acts. There is one God who chooses to bring about good for us through many human and sometimes surprising, instruments.
For the next two weeks we will be hearing a continual reading from Paul’s First Letter to the Thessalonians. Today we hear the letter’s opening greeting. Paul begins in the traditional Hellenistic way: he identifies himself (along with Silvanus and Timothy) and those to whom he is writing. Then he has a greeting and a statement of thanksgiving. The letter’s message follows.
Paul and his companions founded the Thessalonian church. He reminds them that they are now, as baptized Christians, living in God’s life. Judging from Paul’s greeting the Thessalonians converts must have been living an exemplary life. But there is a suggestion that the Thessalonians are undergoing some suffering for their faith and Paul acknowledges their "endurance in hope of our Lord Jesus Christ."
If I were a member of a church undergoing one or another form of testing a congratulatory letter from someone like Paul would go a long way towards bolstering my morale and endurance in hard times. Paul reminds the Thessalonians that the gospel came with "power in the Holy Spirit" and suggests that the Thessalonians not only heard the word of the gospel, but saw its effects on people’s lives. If we are going through a testing time it’s good to have someone who knows our history remind us how God helped us in the past. Such a reminder can build hope and enable endurance.
In the light of what Paul did for the Thessalonians we can ask ourselves: Is there someone who needs to hear an encouraging word from us? When I try to give that support will I merely just reassure them, "There, there, you’ll be fine"? Or, if they are believers, do I, as Paul does to the Thessalonians, remind them of the faith they have received and how God was their source of power and endurance in the past? Will I speak strengthening words, not on my own, but supported by the divine power that is the message of the gospel? Even if they are not believers, I’m sure they will be comforted by our sensitivity to their plight, our presence with them in their struggles and even our assurance of prayers.
Death and taxes, we are told, are inevitable. There is a lot of heat in the nation these days about who should be taxed and how much taxes people should pay. But as hot as that topic is, it isn’t anywhere near the white-hot debate about taxes among the Jews in Jesus’ time. When he was asked by the Pharisees’ disciples and the Herodians whether or not they should pay taxes, they were trying to back Jesus into a corner by raising a issue of deep division among the Jewish people.
The Jews were burdened by having to pay two taxes: a "temple tax" to the Jewish authorities and the tax to the occupying Romans. The Romans taxed lands, harbors and imports. Herod the Great taxed agriculture and any merchandise bought or sold. Taxes were also laid on property and duties were collected at the gates of cities. To add insult to injury the coins used for the taxes had an imprint of Caesar on them, with an inscription implying his divinity. This was an insult to the monotheistic Jews who forbade any images to the gods.
The two groups who confronted Jesus represented two current and contrary positions. The Pharisees didn’t approve of the Gentile rule over the Jewish people, while Herodians collaborated with the Romans. The tax in question was probably the poll tax paid to the Romans. To pay that tax was a constant reminder of the Roman oppression. If Jesus agreed that tax should be paid he would have lost any credibility he had with the Jews; if he favored not paying the tax, the Romans would have seized him for promoting insubordination.
Jesus quite simply asks for the coin they were carrying. It had Caesar’s image on it, with the titles of political power and divine status. If Jesus’ opponents had the coin, they must have been using it to pay the Roman tax. Hence he calls them hypocrites–and so they were.
How can we "repay to Caesar what belongs to Caesar and to God what belongs to God?" Our involvement in the life of a nation, for example, means more than just paying taxes. We cannot exempt ourselves from involvement in the betterment of members of our civic community. We cannot live isolated religious lives–not if we believe that the reign of God is in our midst. As God anointed Cyrus, so are we called to be God’s servants and instruments for the freedom of all people. Each of us has to decide how we can participate in bringing about this freedom. Some of us are called to be God’s active instruments and voices in civic life. Others might have a more personal role and, as Paul suggests to the Thessalonians, share our faith with others with "much conviction."
I have heard some super-nationalistic people say, "My country right or wrong." But when the rule of the nation conflicts with the rule of God then our choices are quite plain. We "repay" to God what belongs to God by participating in the building up of God’s kingdom on earth: preserving the rights of all people; promoting respect and the well-being of each person in our community and working for peace in the human family. We can "repay to Caesar" by working for the common good. Isn’t that what human government is supposed to do? When government fails in its duty then our primary loyalty is to God and we do what we must to help the human community reflect the dignity God has bestowed on its members.
Each person is a "coin of God." We belong to God and God has stamped the divine image into each of us. Jesus might be saying to his inquisitors: "Give to Caesar the few coins you have, but remember that each of you is a treasure to God and you owe God your primary and total loyalty." When the divine image in a person or people is violated each of us has the obligation to come to the aid of the ones in need. In doing so, we are "repaying" to God what is God’s. (For more applications, cf. "Justice Bulletin Board" below)

 
Con người và hình ảnh Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:04 13/10/2011
Chúa nhật 29 thường niên A

Trong Phật giáo có câu chuyện nổi tiếng.

Một người đàn ông cao ngạo chẳng biết sợ ai, luôn coi thường đạo lý. Nghe Ðức Phật dạy rằng đừng bao giờ lấy ác báo ác, một ngày kia hắn đến gặp Ðức Phật và dự tính xem Phật có sống được điều Ngài giảng không. Hắn bắt đầu tuôn ra đủ mọi lời thóa mạ Ngài và gọi Ngài là tên đần độn. Trong khi hắn liên tục xổ ra đủ thứ lời lăng mạ thì Ðức Phật vẫn kiên nhẫn lắng nghe. Chờ hắn mỏi miệng không nói thêm lời nào nữa, Ngài mới lên tiếng: "Này con, nếu một người không chịu nhận món quà mà kẻ khác biếu cho thì món qùa ấy sẽ đi về đâu"? Gã cay cú đáp: "Thằng điên nào mà chẳng biết, dĩ nhiên là món ấy sẽ trở về lại với người đem cho". Ðức Phật liền nói: "Hỡi con, con vừa tặng ta rất nhiều lời thóa mạ nhưng ta chẳng nhận đâu nhé". Gã kia câm miệng không thốt ra lời nào nữa. Ðoạn Ðức Phật nói tiếp: "Kẻ nào lăng mạ một người thánh thiện thì cũng giống như hắn ta khạc nhổ lên trời. Những thứ hắn khạc nhổ ra không làm nhơ bẩn bầu trời, trái lại sẽ rơi xuống làm nhơ bẩn gương mặt của chính hắn. Cũng thế kẻ nào thóa mạ một người nhân đức thì khác nào tung bụi ngược chiều gió, bụi sẽ chỉ bay vào mắt hắn mà thôi." (Trích tuyển tập chuyện hay, Giấc mộng vàng trang 167)

Câu chuyện trên là một minh họa cho cuộc tranh luận nổi tiếng giữa các Pharisiêu, Luật sĩ và Chúa Giêsu qua bài Tin mừng hôm nay.

Nhóm Biệt phái bàn mưu để làm cho Ðức Giêsu lỡ lời mắc bẩy. Họ hợp tác với phe Hêrôđê để chất vấn Người về vấn đề nộp thuế. Nhóm Biệt phái ghét cay ghét đắng người Rôma đang đô hộ Israel, còn phe Hêrôđê thì lại nịnh bợ các quan bảo hộ để được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi. Dù không ưa nhau nhưng họ lại liên kết với nhau để chống lại Ðức Giêsu. Một mình đối nghịch với Ðức Giêsu trong lãnh vực tôn giáo, nhóm Biệt phái không làm được gì đến Người, họ muốn nhờ bàn tay chính quyền là phe Hêrôđê để gài bẫy Người trong vấn đề chính trị. "Chúng tôi có được nộp thuế cho Xêda hay không?". Câu hỏi đặt Ðức Giêsu trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, bẫy gài sắc như con dao hai lưỡi. Trả lời có cũng mắc bẫy, không có cũng mắc bẫy. Nếu Ðức Giêsu bảo không thì nhóm Hêrôđê tố cáo là không trung thành với Hoàng đế. Còn nếu Người bảo có thì sẽ bị nhóm Pharisiêu tố cáo là không trung thành với dân tộc. Hai đàng, đàng nào cũng trọng tội. Trước gọng kềm đang siết chặt, Ðức Giêsu rất bình tĩnh, rất tự chủ, không ngạo mạn khiêu khích nhưng cũng không khúm núm sợ sệt. Người bảo họ đưa cho xem đồng tiền và hỏi: “hình và danh hiệu này là của ai?”. Khi được trả lời là "của Xêda", Ðức Giêsu liền tuyên bố "thế thì của Xêda trả về Xêda;của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa". Câu trả lời của Người làm cho 2 phe nhóm bẽ bàng hụt hẫng. Ðức Giêsu phân biệt đâu ra đó: của Hoàng đế hãy trả cho Hoàng đế, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa. Ðức Giêsu không dùng miệng lưỡi mình để kết án họ, nhưng bắt chính họ phải tự tuyên án cho mình như có lời chép rằng: Vì nhờ lời nói của anh mà anh sẽ được trắng án và cũng tại lời nói của anh mà anh sẽ bị kết án (Mt 12, 37).

Sứ mạng của Ðức Giêsu khi đến trần gian là sứ mạng tôn giáo, là đưa nhân loại về với Thiên Chúa chứ không phải là chính trị. Chính Người đã từ chối làm vua, làm Messia đánh đông dẹp bắc theo mong đợi của người Do Thái. Câu trả lời của Ðức Giêsu làm nổi bật chân lý ấy. Với sứ mạng tôn giáo, Ðức Giêsu nhắc cho họ nghĩa vụ phải trở về với Thiên Chúa, trả cho Thiên Chúa những gì là của Thiên Chúa. Những kẻ chất vấn muốn nhìn Ðức Giêsu dưới gốc độ chính trị thì Người làm cho những kẻ có lập trường chính trị phải thấy Người là con người tôn giáo.

Một cuộc đối thoại giữa thần quyền và thế quyền, giữa Thiên Chúa và Xêda. Cũng như sau này trong cuộc đối thoại với Philatô, Ðức Giêsu trịnh trọng tuyên bố: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì thuộc hạ của tôi sẽ chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái, nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này”. Qua lời tuyên bố này, Ðức Giêsu khẳng định vương quyền của mình, một vương quyền mà Philatô chưa có thể hiểu thấu.

Mối tranh chấp giữa thần quyền và thế quyền, giữa đạo và đời đã xảy ra từ muôn thưở. Ðức Giêsu không muốn được coi như vị cứu tinh chính trị theo ý của người Do thái. Người không đến để nắm lấy chính quyền, thống trị như một vị hoàng đế Xêda hay như vua Hêrôđê. Trong thực tế, Người phân biệt rõ thần quyền và thế quyền, tuy công nhận quyền hành chính trị như một điều tất nhiên nhưng Người tự đặt mình vào mức độ khác. Nước Trời mà Người đang rao giảng, đang thể hiện hoàn toàn khác biệt và không cạnh tranh với đế quốc của Xêda. Nước Trời là vương quốc trường tồn của Thiên Chúa dành cho tất cả, nơi đó không có áp chế, không có thống trị, chỉ có niềm vui, bình an và hạnh phúc miên trường.

Những gì của Xêda hãy trả cho Xêda. Xêda là hiện thân cho một đế quốc hùng mạnh và giàu có của một thời lịch sử đã qua. Xêda cũng còn là biểu tượng cho thế lực tiền bạc, tham vọng quyền bính và danh lợi dưới mọi hình thức trong xã hội ngày nay đối với mọi người.

Những gì của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa. Ðức Giêsu đã khéo léo nhắc đến bổn phận của con người đối với Thiên Chúa. Có cái gì ngoài Thiên Chúa mà lại không phải là thụ tạo của Ngài? Phải trả cho Thiên Chúa những gì mang hình ảnh Ngài, những gì được khắc ghi tên Ngài trên đó. Hình ảnh nổi bật nhất là con người (St 1, 26). Toàn bộ con người mang dấu ấn Thiên Chúa và cả vũ trụ cũng tiềm tàng dấu ấn của Thiên Chúa. Trả con người lại cho Thiên Chúa là dâng nó cho Ngài, là nhìn nhận chủ quyền của Ngài. Trả vũ trụ trong lành cho Thiên Chúa cũng là trả lại cho con người món quà lớn lao mà Ngài đã trao tặng.

Mỗi người Kitô hữu luôn hãnh diện vì mang trong bản thân mình hình ảnh cao quý của Thiên Chúa và luôn sống phong cách của Ngài: quảng đại chia sẻ, yêu thương trao hiến, bao dung tha thứ, khiêm tốn phục vụ. Ðược như thế, mỗi người chúng ta sẽ luôn làm cho hình ảnh Thiên Chúa ngày càng rõ nét trong cuộc đời mình.
 
Sự ngay chính
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:05 13/10/2011
Chúa nhật 29 thường niên A

Người bảo họ rằng: "Vậy, cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa". (Mt 22,21).

Các người Biệt Phái cho dù không mến chuộng Chúa Giêsu nhưng họ cũng phải công nhận rằng Chúa Giêsu là người ngay chính, dậy bảo sự thật và không thiên tư tây vị ai. Chúa Giêsu hạ thân làm người để rao giảng tin mừng cứu độ của Nước Trời. Chúa Giêsu hoàn toàn độc lập trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Chúa không bị một tôn giáo, trường phái hay đảng phái chính trị xã hội nào chi phối. Chúa hoàn toàn tự do trong cách suy tư và giảng dạy. Sứ mệnh của Chúa khởi đi từ trái tim yêu thương. Chúa dùng những hình ảnh thân thương như chủ chăn vác chiên con trên vai và như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh để nói lên lòng yêu thương săn sóc tận tình của Chúa: "Giêrusalem, Giêrusalem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi! Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu (Lc 13,34).

Dù tự do độc lập trong cách giảng dạy, Chúa Giêsu vẫn chu toàn mọi bổn phận của người con dân trong dòng tộc và công dân trong nuớc. Là con dân Do-thái, Chúa Giêsu lên đền thờ hằng năm để mừng lễ Vượt Qua. Chúa còn chu toàn bổn phận đóng thuế cho đền thờ: Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu; con cá nào câu được trước hết, thì bắt lấy, mở miệng nó ra: anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy đồng tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh."(Mt 17,27). Đối với nhà nước, vì là công dân của một Nước bị trị, Chúa Giêsu cũng tuân theo các luật lệ thuế má: Người bảo họ rằng: "Vậy, cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa" (Mt 22,21). Bị chất vấn về vấn đề thuế má, Chúa Giêsu trả lời một cách khôn ngoan vô cùng và không ai có thể bắt bẻ được.

Đối với chúng ta, bàn về thuế má là một trong những đề tài rất tế nhị và nhức nhối. Không khéo lại đụng chạm tứ bề. Nói về việc đóng thuế, ít người trong chúng ta có thể nói rằng mình là người ngay chính. Vì đồng tiền nối liền khúc ruột, tiền do công lao mồ hôi nước mắt kiếm được và tiền là tiên mà. Tiền bạc thu lượm vào thì dễ, cho ra rất khó. Trong thời buổi kinh tế thị trường đang đổ dốc. Tìm việc làm đã khó, có việc còn khó hơn. Làm nhiều thì đóng thuế nhiều. Có người nói rằng: Làm được bao nhiêu, chính phủ ăn hết rồi còn gì. Đây là lời than van của dân khiên. Cái gì cũng phải đóng thuế. Ở Hoa Kỳ, tiền thu vào hay tiền chi ra đều phải đóng thuế cả. Các công nhân phải trừ thuế trước khi được lãnh lương. Khi mua hàng ai cũng phải trả thuế. Khi trả lương bằng ngân phiếu (check), người ta không thể trốn tránh đóng thuế, nhưng nếu nhận lương bổng bằng tiền mặt (cash) thì không hẳn thế. Khai báo tiền thu nhập nhiều hay ít còn tùy thuộc lương tâm mỗi người. Trong xã hội thương mại buôn bán qua lại, có biết bao nhiêu người dùng tiền mặt (cash) để trao đổi. Bởi thế con số tiền thâu nhập hay chi tiêu của họ, có giời mà biết.

Khi có việc làm và có tiền lương, chúng ta được đóng thuế góp phần với chính phủ để lo việc chung, đó là một vinh dự. Nhìn quanh, có biết bao nhiêu người đang thất nghiệp, muốn có việc làm để kiếm tiền và đóng thuế cũng chẳng được. Có biết bao người đang khổ công lao động với đồng lương tối thiểu. Còn nhiều người bệnh hoạn tinh thần và thể xác dầu có muốn lao động cũng chẳng làm được việc. Vậy mà trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người khá giả, có tiệm, có nguồn thu nhập cao nhưng lại không muốn đóng góp phần mình cho xã hội. Họ chỉ mong thu vào mà không muốn bỏ ra. Đôi khi còn khai báo không thật thà để được hưởng phúc lợi của xã hội. Khả năng thì có thừa, sức khỏe thì không thiếu, cuộc sống ung dung nhưng lại bám víu vào trợ giúp của chính phủ. Xét về mặt công bằng ngay thẳng có lẽ không được ổn. Thật ra, không mấy ai trong chúng ta muốn nhắc đến vấn đề này và nghĩ rằng cứ để nó âm thầm lặng lẽ thì tốt hơn. Tiền bạc chi thu qúa tế nhị, nhắc đến làm chi cho lương tâm bị áy náy và phiền toái.

Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta cần chu toàn cả hai bổn phận. Bổn phận đối với chính phủ và bổn phận đối với Thiên Chúa. Đối với chính phủ công quyền: Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê. Ai cũng có bổn phận xây dựng một xã hội tốt đẹp. Chúng ta đang được thừa hưởng những phúc lợi về mọi mặt trong cuộc sống. Sống trong bất cứ đất nước nào, người công dân được hưởng lợi mọi khía cạnh từ văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, an ninh trật tự, môi trường sinh thái, y tế, thực phẩm, kinh tế, giao thông, quân đội bảo vệ và chiến đấu…Nếu nhà nước không chu toàn trách nhiệm, người dân có quyền lên tiếng đòi hỏi. Mỗi người có bổn phận và trách nhiệm của người công dân để xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Chúa Giêsu cũng lưu ý về bổn phận đối với Thiên Chúa: Cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa. Đây là cả một triết lý sống. Có rất nhiều người đã nhận ơn nhưng chẳng bao giờ biết trả ơn. Con người đã nhận ơn gì từ Thiên Chúa? Thưa là tất cả. Chúng ta nhận lãnh cả bầu trời vũ trụ muôn loài, cả sự sống và cả con người riêng biệt. Ấy thế mà có nhiều người phủ nhận ơn Chúa một cách phũ phàng. Người ta dựa vào trí năng thông minh mà Chúa đã ban để quay lưng lại chối bỏ quyền Chủ Tể muôn loài. Họ tìm cách loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống và nói rằng mọi sự tự nhiên mà có đó. Rồi cùng nhau tranh dành chém giết để chiếm hữu làm sở hữu chủ và muốn mọi người, mọi sự quy phục mình. Họ đã nhận hão quyền.

Biết rằng không phải ngẫu nhiên mà chúng ta hiện hữu nơi đây. Mỗi người có ơn gọi vào đời và sống kiếp người. Mỗi người được Thiên Chúa trao ban một số vốn, một khả năng và tài khiếu riêng biệt: Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người (Mt 25,15). Tùy theo số vốn đã được trao ban, mỗi người có bổn phận và trách nhiệm làm sinh xôi nẩy nở. Không có khả năng nào được hoang phí. Chúng ta không thể lãnh nhận để rồi đem chôn vùi nhưng phải phát triển và sinh lời. Sinh lời cho cuộc sống, cho tha nhân, cho xã hội và cho cả Nước Chúa. Công sức của chúng ta sẽ được phần thưởng lớn hơn: Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh! "(Mt 25,21).

Ân lộc của Chúa ban giống như những giọt mưa rơi thấm xuống đất và làm cho mảnh đất phì nhiêu và cây cối sinh bông hạt. Con người cũng thế, ân huệ trời ban phải được trau dồi và chăm sóc cẩn thận để sinh hoa kết quả: Khi mảnh đất nào được thấm mưa thường xuyên đổ xuống và sinh ra những loại cây có ích cho người canh tác, thì mảnh đất ấy nhận được phúc lành của Thiên Chúa (Dt 6,7). Ai trồng cây mà không mong cây trổ sinh hoa trái. Chúa ban sự sống cho con người, Chúa cũng mong con người cộng tác vào công trình sáng tạo của Chúa để sinh xôi nẩy nở và làm cho cuộc sống xã hội thêm tươi đẹp. Con người là thụ tạo cao qúy được tặng ban biết bao nhiêu tài năng tiềm ẩn. Chúng ta phải phát triển tài năng và sinh lợi để có thể đáp đền những hồng ân Chúa ban.

Thiên Chúa là Cha rất nhân từ và độ lượng. Ngài là Đấng chân thật và công bằng vô cùng. Chúa không đòi hỏi qúa sức của chúng ta. Chúa ban nhiều, Chúa sẽ đòi hỏi lại nhiều. Tùy theo công sức, kẻ đã có Chúa lại ban cho dư dật. Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi (Mt 25,29). Đúng như câu nói: Xởi lởi Trời lại ban cho. Chúng ta đã lãnh nhận qúa nhiều ân lộc, chúng ta hãy đáp trả cho công bằng để phục vụ Chúa và tha nhân. Chung qui mọi sự trên trời dưới đất cũng đều thuộc về Thiên Chúa. Tất cả đều là hồng ân qua sự quan phòng, từ nguồn phú túc dưới lòng đất cho tới những nguồn sống từ trời cao. Không có sự gì hiện hữu mà không do quyền năng của Ngài.

Sau mọi sự, con người phải là đầy tớ trung tín biết dùng mọi nguồn tài nguyên và tài lực để sinh lợi cho xã hội loài người. Ai trung tín trong việc nhỏ sẽ được giao phó cho việc lớn. Nếu chúng ta không thể tín trung ngay trong những việc tầm thường nhỏ nhặt hằng ngày, ai dám trao phó những gia sản quý giá cho chúng ta quản lý.: Vậy thì ai là người đầy tớ trung tín và khôn ngoan mà ông chủ đã đặt lên coi sóc gia nhân, để cấp phát lương thực cho họ đúng giờ đúng lúc? (Mt 24,45) Chúng ta có thể sống đạo tốt, tuân giữ giới răn, chuyên tâm cầu nguyện, tham dự phụng vụ, sinh hoạt hội hè và tổ chức nhóm họp… nhưng nhớ rằng, cùng lúc chúng ta vẫn chu toàn bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm của người công dân trong một nước. Chu toàn bổn phận góp công, góp sức, góp tài năng giúp đỡ cho Giáo Hội và Xã Hội. Không ai được miễn trừ. Không nên dối gian, lừa lọc hay lạm dụng trợ cấp để tìm lợi riêng. Sự ngay chính rất cần để lãnh nhận ơn cứu độ.

Lạy Chúa, xin mở rộng bàn tay mà thi ân cho chúng con. Chúng con dâng lời tạ ơn Chúa mọi ngày suốt đời con. Chúng con chỉ là tạo vật, sinh ra với đôi bàn tay trắng rồi ra đi cũng với đôi bàn tay thõng xuông. Vậy mà có nhiều lúc chúng con cứ nghĩ mọi sự chúng con đang có là do công khó, sức lực và khả năng của chúng con tạo nên. Xin cho chúng con biết dùng thời gian, khả năng, sức khỏe, tiền tài của cải thế gian để sinh ích cho chúng con, cho xã hội đời này và sinh hoa kết qủa đời sau. Để tất cả mọi sự được quy về làm sáng danh Chúa muôn đời . Amen
 
Phải trả về cho ai?
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
16:26 13/10/2011
CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN A
+++
A. DẪN NHẬP

Thiên Chúa có thể dùng mọi phương tiện để thực hiện ý định của Ngài. Ngài dùng ngay cả vua ngoại đạo để giải thoát dân Ngài. Mọi sự đều ở trong tay Chúa. Chúa muốn thế nào thì được như vậy, không ai có thể phá bỏ được kế hoạch của Thiên Chúa.

Người Kitô hữu sống trên trần thế có hai nhiệm vụ song song : nhiệm vụ đối với Thiên Chúa và đối với Tổ quốc. Trên nguyên tắc, hai nhiệm vụ này độc lập với nhau, nhưng trong thực tế, khi thi hành những nhiệm vụ này, đôi lúc chúng ta gặp không ít khó khăn, đôi lúc làm cho chúng ta lo lắng. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào vừa phụng sự Thiên Chúa vừa phụng sự Tổ quốc mà không xung đột nhau ? Làm sao có thể sống tốt đạo đẹp đời một cách hài hoà trong cuộc sống hằng ngày ?

Chúa Giêsu cũng là một công dân của nước Do thái. Ngài cũng có lý lịch rõ ràng và một Tổ quốc để phụng sự. Ngài đã chu tòan nhiệm vụ của một người công dân của một nước bị trị (x. Mt 17,26; Lc 23,22) theo nguyên tắc “Của César thì trả cho César”. Chúng ta cũng phải theo cách sống của Chúa Giêsu : chu tòan nhiệm vụ đối với Thiên Chúa và Tổ quốc. Dĩ nhiên, trong những trường hợp có sự va chạm giữa chính quyền và tôn giáo thì chúng ta hãy theo nguyên tắc này : không luật lệ nào được chống lại luật của Thiên Chúa, vì như thế là cũng phạm đến con người.

Nhiệm vụ của Kitô hữu là phải cầu nguyện và khôn khéo thế nào để tạo ra sự hòa hợp giữa Giáo hội và quốc gia để cả hai cùng phục vụ con người một cách tốt đẹp.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Is 45,1.46.6

Thiên Chúa có thể dùng bất cứ phương tiện nào để thực hiện ý định của Ngài : bằng chứng là Ngài đã dùng Cyrô, vua ngoại đạo, để giải thoát dân Ngài.

Theo lịch sử, năm 587 trước công nguyên, đế quốc Babylon xâm chiếm Giêrusalem, dân chúng bị bắt đi đầy. Gần 50 năm sau, đế quốc Babylon sụp đổ và đế quốc Ba tư chiếm ngôi bá chủ. Năm 538, vua Ba tư là Cyrô, sau khi chiến thắng Babylon, đã ra sắc chỉ cho dân Do thái được hồi hương.

Mặc dầu vua là người không biết Thiên Chúa nhưng Ngài đã dùng vua để thực hiện chương trình của Ngài. Chính vua Cyrô cũng không ngờ rằng ông là khí cụ của Thiên Chúa : chính Thiên Chúa trao quyền cho ông. Thiên Chúa cho ông thống trị các dân, và Thiên Chúa xúi lòng ông cho dân Chúa được hồi hương. Vì thế tiên tri Isaia đã không ngại gọi ông là “Đấng xức dầu của Thiên Chúa”.

+ Bài đọc 2 : Tx 1,1-5b

Thánh Phaolô đã thành lập giáo đoàn Thessalonica vào năm 50 trong chuyến truyền giáo lần thứ hai . Trong khi gặp rất nhiều khó khăn : người Do thái muốn ám hại, nên Ngài phải bỏ trốn trước khi hoàn thành việc đào tạo và tổ chức giáo đoàn. Khi được tin tốt về giáo đoàn non trẻ này, Ngài vô cùng sung sướng vì họ có một đức tin vững vàng, một lòng cậy trông và một đức ái sống động. Ngài viết thư này để khuyến khích họ và cảm tạ Chúa vì tất cả những thành quả mà giáo đoàn này đã thu lượm được :”Chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những nỗi khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi”.

+ Bài Tin mừng : Mt 22, 15-21

Bình thường nhóm biệt phái và nhóm Hêrôđê không thuận nhau vì, một đàng nhóm biệt phái là người ái quốc chống lại chính quyền Rôma đang đặt ách đô hộ trên quê hương họ; đàng khác nhóm Hêrôđê thì ủng hộ chính quyền Rôma để trục lợi. Hai khuynh hướng mâu thuẫn nhau nhưng hôm nay cùng liên minh với nhau để gài bẫy Chúa Giêsu.

Họ chất vấn Chúa bằng một cầu rất hóc búa :”Có được phép nộp thuế cho César không”? Nếu trả lời “có” thì nhóm biệt phái cho Ngài là phản quốc vì tiếp tay với ngoại bang ; nếu trả lời “không” thì sẽ bị nhóm Hêrôđê tố cáo là Ngài phản động và chắc chắn Ngài sẽ bị chính quyền bắt giữ.

Nhưng, Chúa Giêsu giội cho họ một gáo nước lạnh khi trả lời :”Của César trả cho César, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa”. Chúa Giêsu đã thoát khỏi cạm bẫy thâm độc của họ ; đồng thời dạy cho họ một bài học thực hành : có sự khác biệt giữa tôn giáo và chính trị. Tôn giáo không phải là để phục vụ cho chính trị, và chính trị cũng không để phục vụ cho tôn giáo.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Res clamat domino
Của đòi về chủ
I. BỐI CẢNH CÂU CHUYỆN

Từ trước tới nay chúng ta thấy Chúa Giêsu ở thế công. Ngài đã dùng ba dụ ngôn để chỉ trích những nhà lãnh đạo truyền thống Do thái : dụ ngôn đứa con trai bất hiếu không chịu nghe lời cha, dụ ngôn người làm vườn gian ác đã giết đầy tớ vua, dụ ngôn tiệc cưới của nhà vua vì họ không đến dự.

Bây giờ chúng ta thấy họ đưa ra đòn phản công để đưa Chúa Giêsu vào thế gọng kìm bằng một câu hỏi hóc búa, nhằm hai mục đích : một là bị nhà cầm quyền bắt, hai là mất uy tín với dân chúng vì là người phản quốc.

Cũng nên biết, chúng ta đang ở vào năm 30 dưới thời hoàng đế César Tiberius, và quân đội ông đang chiếm xứ Do thái gây nhiều nhiễu nhương cho dân chúng, phong trào chống đối đang âm ỉ lan rộng. Họ có hai tầng lớp người lãnh đạo chống đối nhau : nhóm biệt phái ái quốc chống nhà cầm quyền và nhóm Hêrôđê thân chính quyền đô hộ để trục lợi. Bình thường, hai nhóm này chống đối nhau, nhưng hôm nay cùng nhau tìm phương thế ám hại Chúa Giêsu với một câu hỏi hóc búa về vấn đề nộp thuế.

Dân Do thái phải nộp thuế cho chính quyền Rôma. Có ba thứ thuế :
- thuế điền thổ.
- thuế lợi tức.
- thuế thân.
Luật thuế thân qui định mọi người nam nữ từ 14 đến 65 tuổi đều phải đóng một denier, tương đương với lương công nhật của một người. Thuế ở trong câu hỏi đây là thuế thân.

Người dân các nước bị trị bao giờ cũng phải nộp thuế cho chính quyền bảo hộ. Năm 1920, ông Gandhi hô hào dân chúng Ấn không đóng thuế cho đế quốc Anh để tranh đấu cho nước được độc lập. Đóng thuế là nghĩa vụ của dân đối với chính quyền. Dân Ấn không đóng thuế là không công nhận người Anh là chính quyền của mình, là chống lại đế quốc xâm lăng để giải phóng đất nước thoát cảnh thực dân.

Vậy, Chúa Giêsu có theo đường lối của ông Gandhi không hay phải theo một đường lối nào để giải quyết cho ổn thỏa ? Câu trả lời xẩy ra như sau theo Tin mừng của Luca :“Hôm ấy, nhóm biệt phái và nhóm Hêrôdê sai mấy môn đệ đến hỏi thử Chúa Giêsu :”Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. Vậy xin Thầy cho biết ý kiến :”Có được phép nộp thuế cho César hay không” ?

Hỏi như vậy là họ đã đưa Chúa Giêsu vào thế gọng kìm, mà triết học gọi là cái thế “luỡng đao luận”, nghĩa là con dao hai lưỡi, nói thế nào cũng chết : chối cũng chết mà nhận cũng chết. Nếu Chúa Giêsu bảo nên nộp thuế là lệ thuộc vào ngoại bang, là phản quốc, do đó mất uy tín với dân chúng. Nếu Chúa bảo là không thì bị liệt vào loại phản động, chống chính quyền, thế nào cũng bị bắt.

Nhưng Chúa Giêsu lại có một cách xử lý rất khéo léo, rất tinh vi :”Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế”. Họ đưa cho Ngài một quan tiền. Người hỏi họ :”Hình và danh hiệu này là của ai” ? Họ đáp :”Của César”. Bấy giờ, Người bảo họ :”Thế thì của César, trả về cho César ; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa”.

II. BÀI HỌC CHÚA DẠY TA

1. Chúa Giêsu, một người công dân

Chúa Giêsu có một lý lịch rõ ràng. Ngài là một công dân Do thái nên Ngài phải thi hành mọi nhiệm vụ đối với một công dân Do thái đang bị người Rôma đô hộ. Bản thân Ngài sống như mọi người không có gì khác, cả gia đình Ngài cũng vậy. Kinh thánh cũng cung cấp cho chúng ta một số chi tiết chứng tỏ gia đình Thánh gia thất đã chu toàn nghĩa vụ công dân :
- Cha mẹ Ngài đã vâng lệnh nhà vua để về Belem khai hộ khẩu (Lc 2,4).
- Chính Ngài đã sai Phêrô đi câu cá để lấy tiền nộp thuế cho mình và cho Phêrô nữa (Mt 17,26).
- Chính quyền ra lệnh bắt và giết Chúa, Ngài vẫn vui lòng tuân lệnh dù Ngài biết lệnh ấy bất công, mà chính Philatô, người lên án giết Chúa cũng phải nhận là Ngài vô tội (Lc 23,22).

Câu nói của Ngài :”Của César thì trả cho César” đã phản ảnh một cách hết sức trung thực những công việc Ngài đã làm, đúng như Thánh kinh đã viết về Ngài :”Chúa làm trước, rồi mới dạy người ta làm sau” (Cv 1,1).

2. Kitô hữu, một người công dân

Một người công dân phải có giấy khai sinh và có một hộ khẩu thường trú. Không ai ở trên trời rơi xuống, không ai sống lơ lửng trên không trung. Mỗi người phải có một quốc tịch, mặc dù có thể thay đổi được quốc tịch ấy. Đã là công dân của một nước nào thì phải chấp hành những luật lệ của nước ấy. Mọi công dân phải góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tránh những hành vi làm tổn thương đến Tổ quốc ấy.

Về điểm này, ta có bằng chứng về cách sống của những cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Một tác giả vô danh hồi thế kỷ thứ ba đã viết trong tác phẩm “Thư gửi cho Diognetus” như sau :

“Người Kitô hữu không khác với những người khác về cư trú, về ngôn ngữ hay về lối sống. Bởi vì họ không cư ngụ một thành nào riêng biệt, cũng không dùng ngôn ngữ nào khác thường và nếp sống của họ chẳng có chi khác biệt. Không phải do suy tư hay bận tâm tra cứu mà họ khám phá được các giáo thuyết. Họ không chủ trương một giáo điều nào của loài người như một số người nọ.

Họ ở rải rác trong các thành phố Hy lạp lẫn trong các thành của người Man di, tùy theo số phận dun dủi. Họ sống theo tập tục của kẻ bản xứ trong cách phục sức, ăn uống và cách sống, nhưng bộc lộ một thái độ sống khiến nhiều người cho là lạ lùng. Họ sống trong quê hương của họ mà như những kẻ ở đâu. Họ tuân thủ mọi cái chung như các công dân khác và chịu gánh nặng dường như ngoại kiều. Miền xa lạ cũng là quê hương của họ nhưng mọi quê hương chỉ là đất khách cho họ mà thôi. Họ cũng dựng vợ gả chồng như ai và sinh đẻ con cái, nhưng chẳng hề bỏ con. Họ đồng bàn nhưng chẳng đồng sàng”.
(Cap.V.VI PG 21173 B.117 C , Các Bài đọc 2 Mùa PS, tr 84)

Chúng ta phải khẳng định rằng trước khi là một Kitô hữu ta đã là người của một quốc gia nào đó, ví dụ, trước khi là người Công giáo, tôi đã là người Việt nam. Nhờ phép rửa tội, chúng ta trở thành người Việt nam công giáo. Giữa người công dân Việt nam và người công dân Công giáo Việt nam không có gì khác nhau, không có gì mâu thuẫn nhau. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi người đều có bổn phận và quyền lợi như nhau đối với đất nước.

3. Tương quan giữa tôn giáo và chính trị

Vấn đề tương quan giữa tôn giáo và chính trị, giữa Giáo hội và quốc gia là một vấn đề tế nhị và đôi khi, thật gai góc, nhiều khi có nhiều lấn cấn. Chúng ta có thể đưa ra đây mấy nguyên tắc cho chúng ta hành xử trong đời sống thực tế không thể tránh được :

a) Nguyên tắc thứ nhất :

Xã hội dân sự và xã hội tôn giáo, quốc gia và Giáo hội là hai vấn đề độc lập với nhau. Dù là cả hai phục vụ cho ơn gọi cá nhân và xã hội của con người ; nhưng quan điểm và cách hành động của họ vẫn khác nhau.

b) Nguyên tắc thứ hai :

Với tư cách là công dân, thành viên của một đoàn thể thế gian, người Kitô hữu phải chấp nhận sống theo luật lệ của đoàn thể đó và làm trọn bổn phận như đóng thuế, vâng phục chính quyền hợp pháp trong mọi việc mà chính quyền đòi hỏi. Người Kitô hữu sẽ dùng mọi phương tiện hợp pháp : bỏ phiếu, báo chí, nghiệp đoàn để góp phần xây dựng một xã hội công bằng và nhân đạo hơn.


c) Nguyên tắc thứ ba :

Người Kitô hữu cố giữ giá trị hướng thượng và tư cách tuyệt đối những quyền của Thiên Chúa, vì biết rằng khi những giá trị này bị xâm phạm thì con người cũng bị xâm phạm, nhất là kẻ hèn yếu. Chúng ta không bao giờ chấp nhận một luật lệ nào chống lại luật của Thiên Chúa. Người Kitô hữu cố gắng làm sao để tạo ra sự hoà hợp giữa Giáo hội và quốc gia, và như thế cả hai sẽ phục vụ tốt biết bao cho con người.
(Cf Cử hành Phụng vụ Chúa nhật, tr 215)

III. SỰ CHỌN LỰA CỦA CHÚNG TA

Người Kitô hữu chúng ta có hai quyên công dân đi đôi với nhau. Chúng ta là công dân của thế giới, tức trần thế này và công dân thiên quốc. Chúng ta phải phụng sự Thiên Chúa và Tổ quốc, hai nhiệm vụ này phải đi sánh đôi. Như thế chúng ta kính trọng và tôn kính đối với những đòi hỏi của hai bên.

Thiên Chúa có thể dùng mọi phương tiện để giúp ích cho con người và cho dân Chúa. Trong bài đọc thứ nhất, ta thấy Thiên Chúa đã dùng vua Cyrô để giải phóng dân Chúa. Như thế, dân Chúa đã phải tùng phục chính quyền trong những công việc về chính trị, mà không thể làm khác vì đó là đường lối của Thiên Chúa.

Thánh Phêrô trong thư thứ nhất đoạn 2 câu 17 đã bảo các Kitô hữu :”Hãy tôn kính Thiên Chúa và hãy kính trọng Hoàng đế”. Và trong thư gửi tín hữu Rôma đoạn 13, câu 1 và 7, thánh Phaolô bảo các Kitô hữu :”Hãy vâng phục các vị cầm quyền. Hãy nộp cho họ những gì các ngươi mắc nợ họ, hãy nộp thuế thân, thuế tài sản và hãy tỏ lòng kính trọng họ”.

Mong ước rằng hai loại quyền công dân này của chúng ta không bao giờ xung đột nhau. Tuy nhiên, lỡ có xẩy ra xung đột, thì người Kitô hữu phải biết cách giải quyết. Các Kitô hữu đã từng phải giải quyết như thế ngay từ thời Chúa Giêsu. Họ đã phải giải quyết như thế suốt thời kỳ đế quốc Rôma bách hại Giáo hội. Họ đã phải giải quyết như thế suốt thời trung cổ. Họ đã phải giải quyết như thế trong thế kỷ 16 và 17 khi hàng chục ngàn Kitô hữu phải chạy trốn sang Mỹ châu để giữ đạo mà không bị nhà nước can thiệp.

Có lẽ chúng ta có thể minh hoạ tất cả những điều trên bằng trường hợp của thánh Thomas More, vị thánh tử đạo người Anh. Robert Bolt đã làm nổi bật cuộc xung đột của More – liên quan đế những gì thuộc César và những gì thuộc về Thiên Chúa – trong cuốn sách nhan đề “A man for all seasons”(Người của mọi mùa).

Truyện : Thánh Thomas More
Vua Henry VIII nước Anh đã kết hôn hợp thức với bà Catherine d’Aragon, nhưng ông nại đến tòa thánh Rôma xin hủy bỏ cuộc hôn nhân đó. Toà thánh đã từ chối. Henry liền tự mình giải quyết vấn đề và tái kết hôn. Thế là ông ta ra lệnh cho bạn bè và các chức sắc ký vào một văn bản tuyên bố đồng ý nhìn nhận hành động của ông là đứng đắn. Nhiều bạn bè của More đã ký vào, nhưng More thì từ chối. Henry yêu cầu More ký vào, nếu không sẽ bị bắt giam và xử tội tạo phản theo luật nhà nước. More vẫn khăng khăng từ chối. Ngài bị giằng co giữa hai bổn phận : một đối với Chúa, một đối với Tổ quốc. Khi chúng xung đột nhau, thì More không còn chọn lựa nào ngoài sự trung tín với luật Chúa (M. Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm A, tr 305).

Như thế, bài Tin mừng hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến hai bổn phận đi đôi với nhau của chúng ta. Chúng ta là công dân trần thế, đồng thời cũng là công dân Nước Trời. Chúng ta có bổn phận phải trung tín với cả hai Tổ quốc. Chúng ta hy vọng các bổn phận này không bao giờ xung đột nhau. Nhưng nếu lỡ có xung đột thì chúng ta phải giải quyết chúng giống như thánh Thomas More đã làm, nghĩa là không gây thương tổn cho Thiên Chúa hoặc cho lương tâm ta.

Cuộc sống của Kitô hữu tại thế là như vậy, chúng ta không thể làm khác được. Nhiều lúc chúng ta hay than vãn là chúng ta phải mang hai gánh trên vai : vừa phải chu toàn bổn phận ở đời lại vừa lo tròn nghĩa vụ trong đạo. Đối với những ai có tâm hồn đạo đức thánh thiện thì sự khó khăn đó không đến nỗi quá băn khoăn lo lắng ; trái lại, đối với những ai mang nặng ích kỷ trần tục nếu chẳng may đạo hay đời đòi hỏi phải chịu khó hy sinh làm một điều gì đó, tức khắc họ lên tiếng phàn nàn kêu trách và nại đủ lý do để từ chối. Đây chính là vấn đề mà người biệt phái đã thắc mắc với Chúa và Chúa đã giãi bầy cho họ cũng như cho chúng ta hiểu để biết mà sống cho tốt đạo đẹp đời. Trong mọi trường hợp chúng ta phải đặt quyền lợi của Chúa trên hết, đôi lúc vì thế mà phải bị thiệt thòi. Lời Chúa vẫn còn yên ủi chúng ta khi chúng ta gặp phải những trường hợp éo le như thế :”Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì ích lợi gì”.

Truyện : Mọi sự thuộc về Chúa.
Hoàng đế Frédéric đi tham quan một trường học nhỏ miền quê. Đúng lúc học trò đang học môn địa lý. Vua hỏi một em nhỏ tuổi :
- Làng con ở đâu ?
- Tâu hoàng thượng, làng con ở trong nuớc Phổ.
- Nước Phổ ở đâu ?
- Tâu hoàng thượng, nước Phổ ở trong đế quốc Đức.
- Đế quốc Đức ở đâu ?
- Tâu hoàng thượng, đế quốc Đức ở trong châu Âu.
- Châu Âu ở đâu ?
- Tâu hoàng thượng, châu Âu ở trong thế giới.
- Thế giới ở đâu ?
Suy nghĩ một lát em bé dõng dạc trả lời :
- Tâu hoàng thượng, thế giới ở trong tay Chúa.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân tộc mình theo lời của Thomas Jefferson :

Lạy Thiên Chúa tối cao,
Ngài ban cho chúng con mảnh đất tốt tươi này làm gia nghiệp. Xin hãy chúc lành cho mảnh đất chúng con, xin hãy cứu chúng con khỏi bạo lực, và mọi đường lối xấu xa, xin hãy bảo vệ sự tự do của chúng con...

Xin ban thần trí khôn ngoan xuống trên những kẻ mà nhân danh Ngài, chúng con đã ủy thác quyền cai trị... Trong thời thịnh vượng, xin đổ tràn xuống lòng chúng con niềm tri ân, và trong ngày gian truân, xin đừng để niềm tin của chúng con vào Ngài bị suy giảm.

Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:08 13/10/2011
TIẾNG THỞ DÀI CỦA KHỔNG TỬ
N2T

Có một lần Khổng tử bị vây khốn nơi đất Trần Tề, trong bảy ngày không ăn được hột cơm nào cả.
Một buổi trưa nọ, đệ tử của ông là Nhan Hồi xin được gạo về nấu cháo. Khi cơm sắp chín, Khổng tử nhìn thấy Nhan Hồi dùng tay bốc cơm trong nồi mà ăn. Khổng tử cố ý làm bộ không thấy, nên khi Nhan Hồi đến mời ông ta ăn cơm, thì ông ta đứng dậy nói: “Vừa rồi mơ thấy tổ tiên về báo cho ta biết, thức ăn thì nên để tôn trưởng ăn trước rồi mới ăn sau, sao lại có thể tự mình ăn trước ?”
Nhan Hồi vừa nghe xong thị vội vàng giải thích: “Phu tử hiểu lầm rồi, vừa rồi con thấy có chút than rời vào trong nồi, cho nên lấy hột cơm bẩn ấy mà ăn”.
Khổng tử thở dài nói: “Cái con người có thể tin là con mắt, mà con mắt thì cũng có lúc không thể đáng tin được, cho nên có thể tin được là cái tâm, nhưng cái tâm cũng có lúc không đủ để tin. Các đệ tử phải nhớ lấy, biết người thật không phải là chuyện dễ dàng đâu nhé”.

Suy tư:
Sống ở đời, con người ta quý nhất là cái tâm yêu thương, trân trọng nhất là cái tâm tín thành, mất đi hai cái tâm đó thì coi như không còn là người quân tử nữa. Khổng tử chỉ lấy con mắt để phán đoán cái tâm của đệ tử mình nên cảm thấy không đúng, thế là nghiệm ra một điều để dạy đệ tử: “Biết người thật không phải là chuyện dễ”.
Người Ki-tô hữu quý nhất là đức tin, mất đi đức tin thì coi như không phải là người Ki-tô hữu, dù họ là người đã được lãnh bí tích Rửa Tội.
Người Ki-tô hữu không lấy con mắt xác thịt của mình để phán đoán người khác, nhưng lấy con mắt đức tin để thông cảm và tha thứ; không lấy cái tâm ích kỷ của mình để răn dạy người khác, nhưng lấy cái tâm trung tín với Lời Chúa để cải thiện mình và giúp người khác sống tốt, tức là sống Lời Chúa trong cuộc đời mình.
Hãy để cho Thiên Chúa phán đoán, còn mình thì cứ đơn sơ vui vẻ sống với tha nhân, dù họ đang tìm cách loại bỏ mình.
Đó chính là yêu thương và trung tín vậy.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:11 13/10/2011
N2T

41. Linh hồn ơi, mày nên nhớ: Đấng tạo dựng của ngươi, ngoài việc ban cho ngươi tồn tại ra, thì lại ban cho ngươi rất đẹp, muôn đời tồn tại, ban cho ngươi sự sống, trí giác và năng lực phân biệt phải trái.

(Thánh Bernard)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican chuẩn bị chuyến tàu cho cuộc gặp gỡ Assisi
Tiền Hô
08:02 13/10/2011
Sáng Thứ Ba 11 Tháng Mười vừa qua, Vatican đã chạy thử nghiệm chuyến tàu sẽ đưa Đức Thánh Cha đến Assisi vào ngày Thứ Năm 27 Tháng Mười sắp tới. Đại diện các tôn giáo khác nhau trên thế giới sẽ đi cùng đoàn với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tới thành phố của Thánh Phanxicô trong một ngày của gặp gỡ, đối thoại, cầu nguyện cho công lý và hòa bình trên thế giới. Cuộc gặp gỡ năm nay với chủ đề: "Hành hương của Sự Thật, Hành hương của Hòa Bình" đã được Đức Giáo Hoàng mời gọi nhân kỷ niệm 25 năm Ngày Thế Giới Hòa Bình ra đời. Ngày này do Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sáng lập và tổ chức lần đầu tiên tại Assisi ngày 27 Tháng Mười năm 1986.

Chuyến tàu Assisi là model tàu cao tốc "ETR" mới nhất của Ý, với 2 toa hạng nhất (first class) và 5 toa hạng nhì (second class). Đức Thánh Cha sẽ ngồi ở toa hạng nhất thứ hai tính từ đầu tàu, toa này không thay đổi chi tiết nào cả cho chuyến đi này. Cùng đi trên tàu còn có viên chỉ huy và người lái tàu, hai giám đốc và bảy trợ lý đến từ công ty tàu lửa Trenitalia của Ý.

Do Vatican không có hệ thống điện trên cao nên đoàn tàu sẽ được một đầu máy diesel kéo đến nhà ga gần Đền Thánh Phêrô từ đó sẽ kết nối với mạng lưới điện quốc gia. Giovanni Amici, người đứng đầu nhà ga Vatican, sẽ vinh dự là người "phát lệnh" đầu tiên để đoàn tàu khởi hành.

Chuyến đi đến Assisi theo lịch trình mất một giờ năm mươi phút. Trên đường đi, đoàn tàu sẽ đi chậm lại khi qua các nhà ga ở Terni, Foligno và Spoleto. (News.va)
 
Brazil: Kỷ niệm 80 năm Tượng đài Chúa Kitô Cứu Thế
Tiền Hô
08:03 13/10/2011
Rio de Janeiro (Brazil), 12 Tháng Mười 2011 (CNA) - Ngày 12 Tháng Mười là lễ Đức Mẹ Aparecida - bổn mạng của người Công giáo Brazil, đây cũng là ngày mà quốc gia này kỷ niệm 80 năm tượng đài "Chúa Kitô Cứu Thế" (tượng Chúa dang tay).

Đức Tổng Giám Mục João Orani Tempesta của thành phố Rio nói rằng: "Tượng đài này là một biểu tượng của Rio de Janeiro". Ngài cho biết bức tượng "đại diện cho công dân Brazil, là người đã theo Chúa Giêsu Kitô đón chào những người khác, như chính vòng tay rộng mở của bức tượng vậy".

Không chỉ có cư dân thành phố Rio de Janeiro kỷ niệm 80 năm tượng đài này, mà nhiều tín hữu trên khắp Brazil cũng đều cảm thấy hãnh diện về tượng đài Chúa Cứu Thế trên đỉnh núi Corcovado.

Tượng đài cao 130 feet, hai tay Chúa Kitô dang rộng 98 feet, nặng 635 tấn và đứng ở điểm cao nhất trong Vườn Rừng quốc gia Tijuca, nhìn về phía thành phố.

Brazil hiện là quốc gia có số lượng người Công Giáo lớn nhất thế giới, các giáo xứ trên khắp đất nước đã đóng góp vào kinh phí xây dựng công trình này. Tượng Chúa Kitô Cứu Thế cũng là một trong số "Bảy Kỳ quan Thế giới Hiện đại", chính thức trở thành nơi thờ phượng tôn nghiêm của người Công giáo vào ngày 12 Tháng Mười năm 2006.

Giờ đây, hàng ngàn khách hành hương có thể đến tham dự Thánh lễ, Chầu Thánh Thể, tôn kính Đức Mẹ và các nghi lễ Công Giáo khác tại một nhà nguyện dâng riêng cho Đức Mẹ Aparecida ngay chân của bức tượng.

Khi kỷ niệm sự kiện này, cư dân Rio de Janeiro cũng mong chờ đến năm 2013 vì thành phố sẽ đăng cai Đại hội Giới trẻ Thế giới. Đức Tổng Giám Mục Tempesta nói: "Kỷ niệm 80 năm tượng đài Chúa Kitô Cứu Thế đang khi chúng tôi bắt đầu chuẩn bị cho Đại hội Giới trẻ Thế giới là một món quà lớn lao và là ân sủng cao trọng. Tại Đại hội Giới trẻ Thế giới, các bạn trẻ đã giới thiệu về Chúa Kitô, và ở đây, ngay tại Rio de Janeiro này, họ sẽ được gặp Đấng mà họ đã giới thiệu tại một điểm tham quan của thành phố chúng tôi".
 
Ấn Độ: Sáu Kitô hữu bang Karnataka bị giam vì bị cáo buộc ép người trở lại đạo
Phạm Kim An
08:31 13/10/2011
Ấn Độ: Sáu Kitô hữu bang Karnataka bị giam vì bị cáo buộc ép người trở lại đạo

Mumbai - Trong huyện Coorg (bang Karnataka), sáu thành viên của Hội thánh Phúc Âm Toàn Vẹn (một phái Tin lành) bị giam tù, vì bị cáo buộc ép người trở lại đạo.

Cảnh sát địa phương bắt giữ các người này, theo một đơn khiếu nại của một nhóm các nhà hoạt động thuộc Sangh Parivar (phong trào dân tộc cực đoan Ấn giáo), nhóm đã tấn công các Kitô hữu khi những người này đang cầu nguyện.

Ông Sajan K George, chủ tịch của Hội đồng toàn cầu của Kitô hữu Ấn Độ (GCIC) cho biết: "Đây là vụ thứ 37 chống Kitô hữu ở Karnataka, kể từ đầu năm đến nay - nó phản ánh chủ nghĩa cực đoan ngày càng tăng ở trong nước, và nó là một sự bối rối cho nước Ấn Độ thế tục".

Theo một báo cáo của Hội đồng toàn cầu của Kitô hữu Ấn Độ (GCIC), sáu Kitô hữu – là Appacchu, 30 tuổi; Sharanu, 22 tuổi; Ganesh, 22 tuổi; Mani, 26 tuổi; Raghu, 27 tuổi; Mani, 45 tuổi – đang ở trong nhà riêng để cầu nguyện, thì một nhóm các nhà hoạt động xông vào nhà. Sau khi nhục mạ họ và phá hủy xe máy của họ, nhóm ấy gọi cảnh sát. Cảnh sát đến bắt giữ các Kitô hữu và dẫn đến đồn cảnh sát Siddapura.

Theo ông Sajan K George, "hiện nay cảnh sát thông đồng với các kẻ cực đoan, để khủng bố các Kitô hữu và nhanh chóng bắt giữ họ về các cáo buộc sai lạc. Tình hình chính sách công cộng này gây bất ổn cho hòa bình và hòa hợp trong xã hội".

Hơn nữa, ông nói: “Sáu Kitô hữu đều làm việc trong đồn điền cà phê: họ là người nghèo và thường xuyên bị bóc lột. Tuy nhiên, sức mạnh của Tin Mừng mang lại hy vọng cho cuộc sống của họ, và tạo cho họ lòng tự trọng. Điều này gây tức giận cho các kẻ cực đoan, vì mục đích duy nhất của các kẻ này là khuất phục họ và khai thác họ vì lợi ích của mình”.

Một thẩm phán đã đăng ký đơn khiếu nại theo Điều 295 / A của Bộ luật hình sự Ấn Độ (các hành vi có chủ ý và độc hại, có ý định xúc phạm đến tình cảm tôn giáo hoặc giai cấp, bằng cách lăng nhục tôn giáo hoặc tín ngưỡng). Nếu lời tố cáo được xác nhận, sáu người đàn ông này phải đối mặt với ba năm tù giam và một khoản tiến phạt. (AsiaNews 11-10-2011)

Phạm Kim An
 
Cuốn sách về thời kỳ công tác của Đức Cha Roncalli ở Istanbul và tình bạn của Ngài với Thổ Nhĩ Kỳ
Nguyễn Trọng Đa
08:33 13/10/2011
Cuốn sách về thời kỳ công tác của Đức Cha Roncalli ở Istanbul và tình bạn của Ngài với Thổ Nhĩ Kỳ

Istanbul (AsiaNews) – “Istanbul incontro of due Mondi” (Istanbul, cuộc gặp gỡ của hai thế giới) là nhan đề cuốn sách của Rinaldo Marmara, phát ngôn viên của Hội đồng giám mục Thổ Nhĩ Kỳ, viết dành riêng cho thời kỳ Đức Cha Angelo Roncalli công tác tại Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1935 đến năm 1944.

Mục đích của cuốn sách là để kỷ niệm thời gian công tác của Ngài ở thành phố này, và đề cao các mối quan hệ thân thiện của ĐTC tương lai Gioan XIIII với tư cách là Khâm sứ Toà thánh, mà Ngài đã biến thành quan hệ ngoại giao chính thức.

Cuốn sách được giới thiệu trong bữa tiệc cocktail được tổ chức tại Şişli, một quận của Istanbul, nơi Đức Cha Roncalli đã từng sống. Toà nhà cũ của Ngài nay là Toà Sứ thần. Nhan đề cuốn sách nói lên vai trò của Đức Cha Roncalli như một cây cầu nối hai thế giới, các nền văn hóa và tôn giáo, vốn phản ảnh tính cách của chính thành phố.

Rinaldo Marmara là một sử gia chính thức của Hạt đại diện tông toà Istanbul và là Giám đốc Kho văn khố của Hạt.

Trong mười năm vị Giáo hoàng tương lai sống ở Istanbul với tư cách là Khâm sứ Toà thánh, Ngài đã thiết lập quan hệ thân thiện với các giới chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, mà sau này Ngài đã củng cố dưới triều đại Giáo hoàng của Ngài. Sau một chuyến thăm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Celal Bayar ngày 1-6-1959 với ĐTC Gioan XXIII mới được bầu, Vatican và Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21-1-1961 khi sứ thần đầu tiên là Đức Cha Francesco Lardone đến Ankara.

Marmara nói: "Đức Cha Roncalli biết rằng Ngài có thể không giữ vai trò đại diện, và rằng Ngài chỉ có thể theo đuổi sứ mệnh tinh thần và mục vụ của mình. Tuy nhiên, Ngài đã làm cho sự hiện diện của Ngài được cảm nhận khắp nơi, do đó Ngài có thể thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn của mình với chính quyền. Bằng cách này, Ngài giành được sự ngưỡng mộ chân thành của các quan chức hàng đầu trong Bộ Ngoại giao".

Đức Cha Roncalli đã không phát triển tình hữu nghị vì lợi ích riêng của mình, nhưng bày tỏ ước muốn thực hiện nguyên tắc tình huynh đệ phổ quát, vốn được Chúa Giêsu tán thành, với lòng khiêm tốn và sự thận trọng, vốn là đặc trưng cho toàn bộ cuộc sống của Ngài.

Ngày 10-10, "Bạn tốt của người Thổ Nhĩ Kỳ", như ĐTC Gioan XXIII đã được trìu mến gọi tại Istanbul và các nơi khác, có thể qui tụ bên bờ biển Bosporus nhiều nhân vật chính trị, ngoại giao và tôn giáo.

Tổng Lãnh sự của Ý Gianluca Alberini nói: “Trong thời gian công tác mười năm, một con người đức tin và một nhà ngoại giao, như Đức Cha Angelo Roncalli, đã có thể phát triển quan hệ quan trọng với tất cả các bên tham gia trong chiến tranh thế giới. Ngài cũng làm việc không ngừng nhân danh người tị nạn và người bị đàn áp, và duy trì một sự liên kết mạnh mẽ với cộng đồng người Ý địa phương, như được thể hiện bởi các chuyến thăm thường xuyên của Ngài đến các nhà tù, trường học và Hội Società Artigiana, một tổ chức từ thiện địa phương của người Ý".

Ngài đã làm điều này trong sự tôn trọng đối với xã hội Thổ Nhĩ Kỳ. Thật ra, Ngài ý thức tầm quan trọng của việc học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và sử dụng nó trong việc tông đồ của mình, để phù hợp ở xã hội sở tại, giao tiếp với các thành viên của xã hội này, và hiểu được cách suy nghĩ và tâm hồn của người dân, mà Ngài sống ở giữa họ. Với tinh thần này, và với sự chăm chỉ và tính kiên trì, Ngài đã học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và đã dịch nhiều kinh nguyện qua ngôn ngữ này.

Những lời Ngài thốt ra ngày 18-5-1944 tìm thấy một tiếng vang trong dịp ra mắt cuốn sách. Đức Cha Roncalli đã nói: “Chúa Giêsu đã phá vỡ các rào cản. Chúa đã chết để công bố tình huynh đệ phổ quát; điểm trung tâm này của giáo huấn của Chúa là đức ái, nghĩa là, tình yêu liên kết tất cả mọi người với Chúa như là anh cả, và liên kết tất cả chúng ta với Ngài đến Chúa Cha. Tôi biết ngay rằng các khó khăn có thể xuất hiện tại địa phương, vốn có thể đi ngược lại sự phát triển tự do của linh hồn của mỗi tín hữu, trong việc truyền đạt sự thật và ân sủng của anh em mình. Nhưng các bạn biết rất rõ rằng có rất nhiều quan hệ, có vô số quan hệ và sự tiếp xúc cung cấp các khả năng để truyền tải thông điệp của Thiên Chúa".

Ông quận trưởng của Şişli, người đứng đằng sau sáng kiến này, nói rằng tất cả các điều này "cung cấp một bài học tốt chống lại những người tin vào các cuộc đụng độ của các nền văn minh, và giúp chúng ta hy vọng rằng sự tôn trọng và tình hữu nghị có thể truyền cảm hứng cho mọi người, để chấp nhận các niềm tin tôn giáo khác nhau, và các nền văn hóa khác nhau, với sự khoan dung lớn và trong sự chung sống hoà bình".

Vị Đại Diện Tông Tòa ở Istanbul, Đức Cha Luis Pelatre, vị Đại Diện Tòa Thượng phụ của người Công giáo Syro ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Cha Yusuf Sag, vị Đại Diện giáo phận Bergamo, Đức Cha Maurizio Gervasoni và Giám đốc Caritas giáo phận Bergamo, Cha Claudio Visconti, đã có mặt tại sự kiện này. Hiện diện còn có nhiều linh mục, nữ tu và Kitô hữu thuộc nhiều giáo phái khác nhau, cũng như các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, quan chức nước ngoài, đại diện của nhiều hội và cơ quan của các tín hữu và Hồi giáo.

Cuốn sách, viết bằng ba ngôn ngữ (tiếng Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp), là một nghiên cứu quan trọng. Nó cung cấp một phác thảo thú vị cho các hoạt động quan trọng và phức tạp của những năm đó. Tiếng nói của Đức Cha Roncalli có thể nghe thấy nhờ nhiều trích dẫn từ các bài viết của Ngài, hiện được lưu giữ bởi Phủ Quốc vụ khanh Toà thánh và Thánh bộ các Giáo Hội Đông Phương, cũng như nhiều lá thư của Ngài, cuốn “Nhật ký một linh hồn” và cuốn nhật ký của Ngài.

Cuốn sách này, sẽ được giới thiệu lần nữa bởi Viện nghiên cứu chính sách Thánh Piô V vào ngày 21-11 ở Roma, là một cây con, mà người ta hy vọng rằng sẽ “tạo ra tình huynh đệ, cơ sở hòa bình, một điều mà thế giới ngày nay khẩn thiết cần có". (AsiaNews 12-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
ĐTC Bênêđictô XVI - Suy Niệm Thánh Vịnh 126
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:13 13/10/2011
“Điều quan trọng là đừng đánh mất những kỷ niệm về sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta”

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười lăm về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêdictô XVI ban hành tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Thứ Tư ngày 12 tháng 10, năm 2011. ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Cầu Nguyện. Lần này ngài nói về Thánh Vịnh 126.

* * *

Anh chị em thân mến,

Trong những bài giáo lý trước, chúng ta đã suy niệm về một số các Thánh Vịnh than thở và tin tưởng. Hôm nay tôi muốn cùng anh chị em suy niệm về một Thánh Vịnh đặc biệt vui mừng, một kinh nguyện hát lên với niềm vui để chúc tụng những sự kỳ diệu của Thiên Chúa, là Thánh Vịnh 126 hay Thánh Vịnh 125 theo cách đếm La-Hy – tán dương những điều trọng đại mà Chúa đã làm cùng với dân Ngài và còn tiếp tục làm cùng với mọi tín hữu.

Thay mặt cho tất cả dân Israel, tác giả Thánh Vịnh mở đầu lời cầu nguyện của ông bằng cách nhắc lại những kinh nghiệm cảm động về ơn cứu độ:

"Khi Chúa phục hồi số phận Xion,

ta tưởng như là một giấc mơ.

Và miệng vang vang rộn tiếng cười,

lưỡi lứu lon những tiếng vui mừng."
(cc. 1-2a).

Thánh Vịnh nói về "gia nghiệp được phục hồi", được trở về tình trạng nguyên thủy của nó, trong tất cả sự tốt đẹp trước kia của nó. Như thế nó mở đầu bằng một tình trạng đau khổ cùng sự thiếu thốn mà Thiên Chúa đáp lời bằng cách đem lại ơn cứu độ và làm cho người cầu nguyện được trở lại tình trạng trước kia của ông; thực ra, là một tình trạng được phong phú hoá và thậm chí được thay đổi tốt hơn. Đó là điều xảy ra cho ông Gióp, khi Chúa phục hồi tất cả những gì ông đã mất, tăng gấp đôi và còn ban cho ông một phúc lành lớn hơn (X. Gióp 42:10-13), và đó cũng là những gì dân Israel kinh nghiệm khi trở về quê hương sau cuộc Lưu Đầy ở Babylon.

Thánh Vịnh này phải được giải thích trong tương quan với việc chấm dứt cuộc phát lưu ở đất khách quê người: thuật ngữ "phục hồi số phận Xion" được đọc và hiểu theo truyền thống như "dẫn tù nhân của Xion trở về." Thực ra, trở về từ lưu đầy là mô hình của mọi can thiệp cứu độ của Thiên Chúa, vì sự sụp đổ của Giêrusalem và cuộc lưu đày sang Babylon là một kinh nghiệm tang thương cho Dân Được Tuyển Chọn, không những chỉ về diện chính trị và xã hội, mà còn và đặc biệt về diện tôn giáo và tâm linh. Việc mất đất, việc chấm dứt nền quân chủ của nhà Đavít, và việc phá huỷ Đền Thờ được coi như một sự phủ nhận những lời hứa của Thiên Chúa, và Dân Giao Ước, bị phân tán giữa các dân ngoại, đớn đau thắc mắc về một Thiên Chúa là Đấng dường như đã bỏ rơi họ.

Cho nên, việc chấm dứt cuộc phát lưu và hồi hương được cảm nghiệm như một sự trở lại tuyệt vời với đức tin, với niềm tín thác, với sự hiệp thông cùng Chúa; nó là một " cuộc phục hồi số phận", cũng bao gồm cả việc hoán cải tâm hồn, tha thứ, tìm lại tình bằng hữu với Thiên Chúa, ý thức về lòng thương xót của Ngài và tái lập khả năng ca ngợi Ngài (x. Gr 29:12-14, 30:18-20, 33:6-11; Ed 39:25-29). Đó là một kinh nghiệm tràn đầy niềm vui, nụ cười và những tiếng la hò mừng rỡ, quá đẹp đến nỗi "tưởng như một giấc mơ." Những sự can thiệp của Thiên Chúa thường có những hình thức bất ngờ, vượt quá những gì con người có thể tưởng tượng được; do đó sự kinh ngạc và niềm vui được diễn tả trong lời Thánh Vịnh này là: "Chúa đã làm nhiều điều vĩ đại." Đây là những gì chư dân nói lên, và cũng là những gì dân Israel công bố:

"Bấy giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán:

‘Chúa đã làm cho họ nhiều điều vĩ đại.’

Chúa đã làm cho ta biết bao điều trọng đại:

ta thấy mình chan chứa niềm vui"
(cc. 2b-3).

Thiên Chúa có làm phép lạ trong lịch sử nhân loại. Trong việc thực hiện ơn cứu độ, Ngài tỏ lộ cho mọi người biết rằng Ngài là Chúa đầy quyền năng và thương xót, nơi trú ẩn của những người bị áp bức. Ngài đã không quên tiếng than khóc của những người nghèo khổ (x. Tv 9:10,13), Đấng yêu chuộng công lý cùng sự ngay thẳng và tình yêu của Ngài tràn ngập trái đất (x. Tv 33:5). Vì thế, đứng trước cuộc giải phóng của dân Israel, muôn dân phải công nhận những điều cao cả và tuyệt vời mà Thiên Chúa đã làm cho dân Ngài và chúc mừng Chúa trong thực trạng của Ngài như Đấng Cứu Độ. Dân Israel vang vọng lại lời công bố của muôn dân, bằng cách dùng nó và lập lại nó, nhưng như nhân vật chính, như người trực tiếp đón nhận hành động của Thiên Chúa: "Chúa đã làm cho chúng ta những điều trọng đại", "cho chúng ta", hay chính xác hơn, "cùng với chúng ta", trong tiếng Do Thái là 'immanu, như thế xác định mối liên hệ đặc biệt mà Thiên Chúa đã có với Dân Riêng của Ngài, và sự liên hệ này được tìm thấy trong danh hiệu Immanuel, "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", là tên dđược đặt cho Chúa Giêsu, là tột đỉnh và sự biểu hiện trọn vẹn của liên hệ này (x. Mt 1:23).

Anh chị em thân mến, trong những kinh nguyện của chúng ta, chúng ta nên nhìn vào các biến cố của cuộc đời mình, xem Chúa đã bảo vệ, hướng dẫn cùng giúp đỡ chúng ta thường xuyên cách nào, và ngợi khen Ngài vì tất cả những gì Ngài đã làm cho chúng ta. Chúng ta phải chú ý nhiều hơn đến những điều tốt lành mà Chúa ban cho mình. Chúng ta luôn để ý đến những trở ngại và những khó khăn, mà hầu như không muốn nhận thức rằng có những điều tốt đẹp đến từ Chúa. Việc chú ý này, sẽ trở thành lòng biết ơn, là điều rất quan trọng đối với chúng ta; nó tạo ra trong chúng ta một ký ức về những điều tốt lành và cũng giúp chúng ta trong những giờ phút đen tối. Thiên Chúa làm những điều trọng đại, và những ai cảm nghiệm được điều này – để tâm đến sự tốt lành của Chúa bằng sự chú ý của tâm hồn - được đầy tràn niềm vui. Phần thứ nhất của bài Thánh Vịnh được kết thúc ở cung điệu vui mừng này. Được cứu độ và hồi hương từ lưu đầy cũng giống như được hồi sinh: cuộc giải phóng mở ra những nụ cười, nhưng kỳ vọng về một thành quả vẫn còn phải mong ước và cầu xin. Đây là phần thứ nhì của Thánh Vịnh này, được đọc tiếp như sau:

"Lạy Chúa, xin tái lập số phận của chúng con,

như những dòng suối trong sa mạc.

Ai gieo trong nước mắt sẽ gặt trong niềm vui.

Người than khóc mang hạt giống đi gieo,

nhưng bù lại, sẽ vui mừng

khi thu về những bó lúa tốt tươi"
(cc. 4-6).

Nếu ở phần đầu của kinh nguyện này, tác giả Thánh Vịnh đã cử hành niềm vui vì được Chúa đã phục hồi số phận, thì giờ đây ông lại cầu xin như một điều gì vẫn chưa được thể hiện. Nếu chúng ta áp dụng Thánh Vịnh này vào việc hồi hương từ lưu đầy, điều dường như mâu thuẫn này có thể được giải thích qua kinh nghiệm lịch sử mà dân Israel đã trải qua, một cuộc hồi hương khó khăn và chỉ một phần, là điều làm cho người cầu nguyện cầu khẩn một sự trợ giúp nhiều hơn của Thiên Chúa để đưa cuộc phục hồi dân tộc đến hoàn thành.

Nhưng Thánh Vịnh này vượt trên những bình diện thuần túy lịch sử mở ra những bình diện lớn hơn, bình diện thần học. Kinh nghiệm được giải thoát khỏi Babylon là điều an ủi dù vẫn chưa hoàn tất, "đã" xảy ra, nhưng "chưa" đánh dấu sự viên mãn cuối cùng. Vì vậy, trong khi cử hành niềm vui nhận được ơn cứu độ, lời cầu nguyện mở ra kỳ vọng về việc được thực hiện trọn vẹn. Vì thế Thánh Vịnh này sử dụng những hình ảnh đặc biệt, với sự phức tạp của chúng để nói về thực tại bí ẩn của ơn cứu độ, trong đó có xen lẫn hồng ân đã nhận được với việc vẫn đợi chờ, sự sống với sự chết, niềm vui với những giấc mơ đầy nước mắt đau thương.

Hình ảnh đầu tiên được đề cập đến những dòng suối khô cạn của hoang địa Negev, khi được nước mưa ào ạt đổ tràn, phục hồi sức sống cho vùng đất khô cằn và làm cho nó nở hoa. Như vậy, lời cầu xin của tác giả Thánh Vịnh là xin phục hồi số phận của dân và xin cho việc trở về từ lưu đầy được giống như những dóng nước ấy, tràn đầy cùng không thể ngăn cản được, và có khả năng biến sa mạc thành cánh đồng rộng lớn đầy cỏ xanh và nở hoa.

Hình ảnh thứ nhì được di chuyển từ những ngọn đồi khô cằn sỏi đá của vùng Negev đến những cánh đồng mà nông dân trồng trọt để có thực phẩm. Để nói về ơn cứu độ, chúng ta nhắc đến kinh nghiệm được lập lại mỗi năm trong thế giới nông nghiệp: thời gian khó khăn và mệt nhọc khi gieo giống và tiếp theo là niềm vui không thể đè nén được khi mùa gặt. Đó là việc gieo trồng trong nước mắt, bởi vì người ta gieo những gì chưa có thể trở thành bánh, để mặc nó trong thời gian chờ đợi đầy bất trắc: các công việc của nông dân, cầy quốc, gieo hạt giống, nhưng, như dụ ngôn người gieo giống minh họa, họ không biết hạt giống này sẽ rơi vào đâu, nó có bị chim trời có ăn mất không, nó có mọc rễ không, nếu có thì nó có thành những dé lúa không (x. Mt 13:3-9, Mc 4:2-9, Lc 8:4-8).

Gieo hạt giống là một hành động của đức tin và đức cậy, cần đến sự chăm chỉ của con người, nhưng sau đó người ta phải chờ đợi một cách bất lực, ý thức rằng có nhiều yếu tố sẽ định đoạt sự thành công của vụ mùa, và nguy cơ thất bại luôn rình rập. Tuy nhiên, hết năm này qua năm khác, người nông dân lặp lại động tác này và gieo hạt giống. Khi những hạt này trở thành những dé lúa, và cánh đồng đầy hoa lợi, đây là niềm vui của người được đứng trước một điều kỳ diệu phi thường.

Chúa Giêsu biết rõ kinh nghiệm này và Người nói về nó với những kẻ thuộc về Người: “Người nói: ‘Vậy Nước Thiên Chúa cũng giống như một người kia gieo hạt giống xuống đất. Và người ấy ngủ hay thức, đêm hay ngày, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, người ấy không biết bằng cách nào.’" (Mc 4:26-27). Đó là mầu nhiệm tiềm ẩn của cuộc đời, đó là "những điều trọng đại" tuyệt vời của ơn cứu độ mà Chúa làm trong lịch sử con người và là bí mật mà con người không biết.

Sự can thiệp của Thiên Chúa, khi được biểu lộ trong sự trọn vẹn của nó, cho thấy một chiều kích tràn đầy, như những dòng suối trong vùng Negev và như những cánh đồng lúa mì, điều sau này cũng gợi lên đặc tính chênh lệch trong những điều điển hình về Thiên Chúa: sự chênh lệch giữa việc trồng cấy mệt mỏi và 'niềm vui khôn tả’ khi thu hoạch, giữa sự lo lắng chờ đợi và việc nhìn ngắm cách bình an kho lẫm tràn đầy, giữa những hạt giống được gieo trên những gò đất nhỏ và những bó lúa vàng rất lớn dưới ánh mặt trời. Vào mùa gặt, mọi sự đều biến đổi, lời than khóc biến đi nhường chỗ cho những tiếng reo hò hân hoan.

Đó là những điều mà tác giả Thánh Vịnh nhắc đến khi nói về ơn cứu độ, về việc giải phóng và phục hồi số phận, về việc trở về từ lưu đầy. Thực ra, Thánh Vịnh của chúng ta nói rằng, việc phát lưu sang Babylon, cũng như mọi hoàn cảnh đau thương và khủng hoảng khác, với thực trạng đau khổ đầy tối tăm, với những ghi ngờ và vẻ xa cách của Thiên Chúa, cũng giống như thời gian gieo hạt giống. Trong Mầu Nhiệm của Đức Kitô, trong ánh sáng của Tân Ước, sứ điệp này trở nên dứt khoát và rõ ràng hơn: người tín hữu đi qua bóng tối này giống như một hạt lúa mì rơi xuống đất bị chết đi, nhưng để nảy sinh nhiều hoa trái (x. Ga 12: 24 ), hoặc dùng một hình ảnh khác thân thương với Chúa Giêsu, thì người ấy giống như một người phụ nữ đau đớn khi sinh con để đạt được niềm vui khi sinh ra một sự sống mới (x. Ga 16:21).

Anh chị em thân mến, Thánh Vịnh này dạy chúng ta rằng, trong lời cầu nguyện của mình, chúng ta phải luôn tiếp tục mở lòng ra để hy vọng, và vững vàng trong đức tin vào Thiên Chúa của mình. Lịch sử cá nhân của chúng ta, dù thường bị đánh dấu bởi đau khổ, thiếu chắc chắn, và những giây phút khủng hoảng, là một lịch sử cứu độ và "phục hồi số phận." Trong Chúa Giêsu, cuộc lưu đầy của chính chúng ta được kết thúc, và mọi dòng nước mắt đều được lau khô trong mầu nhiệm Thập Giá của Người, [mầu nhiệm] sự chết biến đổi thành sự sống, như hạt lúa mì nằm trong lòng đất để trở thành những dé lúa. Ngay cả đối với chúng ta, khám phá này của Chúa Giêsu Kitô là niềm vui lớn lao đối với câu trả lời "có" của Thiên Chúa, với việc phục hồi số phận của chúng ta. Tuy nhiên, như những người hồi hương từ Babylon với đầy niềm vui đã tìm thấy một vùng đất khô cằn, bị tàn phá, cùng sự khó khăn trong việc gieo giống và than khóc, họ đã phải chấp nhận việc không biết chắc rằng cuối cùng họ sẽ thực sự được mùa hay không, chúng ta cũng thế, sau khám phá vĩ đại của Đức Chúa Giêsu Kitô, sự sống, sự thật và đường của chúng ta, chúng ta bước vào mảnh đất đức tin trong "vùng đất đức tin", chúng ta cũng thường thấy rằng cuộc đời đầy tăm tối, khô cằn, khó khăn, như gieo trong nước mắt, nhưng chúng ta tin chắc rằng cuối cùng ánh sáng của Đức Kitô thực sự ban cho chúng ta một mùa gặt vĩ đại.

Và chúng ta phải biết điều này là đừng quên rằng có ánh sáng ngay cả trong đêm tối, rằng Thiên Chúa đã ở giữa cuộc đời chúng ta, và chúng ta có thể gieo giống với niềm tin chắc chắn rằng câu trả lời "có" của Thiên Chúa còn mạnh hơn tất cả chúng ta. Điều quan trọng là đừng đánh mất những kỷ niệm về sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta, đừng đánh mất niềm vui sâu thẳm này là Thiên Chúa đã bước vào cuộc đời mình, và như thế giải thoát chúng ta: Đó là cách tỏ lòng biết ơn đối với khám phá của Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đến với chúng ta. Và lòng biết ơn này được biến đổi thành hy vọng. Đó là một vì sao hy vọng đem lại cho chúng ta niềm xác tín, là ánh sáng, bởi vì đớn đau trong việc gieo giống là khởi đầu của sự sống mới, của niềm vui lớn lao và cuối cùng của Thiên Chúa.
 
Đức Thánh Cha nói với vị lãnh đạo Hondura ngài vui mừng vì tình hình chính trị đã ổn định
Bùi Hữu Thư
16:24 13/10/2011
VATICAN (CNS) – Trong một buổi tiếp kiến vị tổng thống được bầu lên lần đầu tiên tại Honduras sau khi quân đội đảo chánh, cướp chính quyền năm 2009, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói ngài vui mừng vì quốc gia Miền Trung Mỹ này đã tìm được sự ổn định.

Ông Porfirio Lobo Sosa, 63 tuổi, một đảng viên của Đảng Bảo Thủ Quốc Gia, đã được tiếp kiến riêng trong 23 phút với Đức Thánh Cha ngày 13 tháng 10 tại Vatican. Ông Lobo đã đắc cử trong cuộc bầu cử mới đây.

Vào tháng 11, năm 2009, năm tháng sau khi quân đội Honduras đảo chánh, cướp chính quyền và buộc tổng thống Manuel Zelaya thuộc đảng Dân Chủ vừa đắc cử phải bị trục xuất ra hải ngoại.

Trước khi tổng thống Lobo và Đức Thánh Cha bắt đầu cuộc đối thoại kín, Đức Thánh Cha nói với tổng thống, “Tôi vui mừng vì sau nhiều vần đề của hai năm qua, quý vị đã tìm lại được sự ổn định” tại Honduras.

Tổng thống ly di vợ đã tặng Đức Thánh Cha một bức tượng bằng bạc tạc hình Bữa Tiệc Ly, ông nói là các nghệ gia Hoduras đã tạo tác nên bức tượng bằng các vật liệu điạ phương.

Ông Lobo cũng tiếp kiến Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh, và Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, giới chức cap cấp của bộ Ngoại Giao Vatican.

Sau đó, tổng thống Lobo khoản đãi một bữa trưa cho Đức Hồng Y tại “Điện Thánh Piô IV” trong Công Viên Vatican.

Theo một thông cáo của Vatican sau buổi tiếp kiến, cuộc đàm thoại giữa tổng thống và Đức Thánh Cha cho thấy mối bang giao của Honduras với các quốc gia khác đã “sáng sủa,” so vói các tương quan căng thẳng chính phủ tạm thời đã gặp phải sau cuộc đảo chánh.
 
Đi trong nước mắt về trong tiếng cười
Vũ Văn An
21:43 13/10/2011
Trong buổi yết kiến chung vừa qua tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã dạy về ý nghĩa của Thánh Vịnh 126 để nhấn mạnh rằng ta nên nghĩ tới các chúc phúc của Chúa hơn là các khó khăn ở đời.

Ngài cho hay sau khi đề cập tới các thánh vịnh thở than và tín thác, hôm nay, ngài muốn nói tới thánh vịnh niềm vui, một thánh vịnh hân hoan ca tụng các kỳ công của Thiên Chúa, tức thánh vịnh 126, mà theo cách đánh số của Hy Lạp và La Tinh là Thánh Vịnh 125.

Theo Đức Thánh Cha, thánh vịnh gia khởi đầu lời ca tụng của mình nhân danh toàn thể nhà Israel bằng việc gợi nhớ kỳ công cứu rỗi diệu vời: “Khi Chúa phục hồi gia nghiệp Xi-on trở lại, ta tưởng mình như giữa giấc mơ. Vang vang ngoài miệng câu cười nói, rộn rã trên môi khúc nhạc mừng” (các câu 1-2a).

Thánh vịnh nói tới việc “phục hồi gia nghiệp”; nghĩa là phục hồi nó trở lại trạng thái nguyên thủy trong nét huy hoàng cũ của nó. Như thế, thánh vịnh muốn nói tới tình huống khổ đau và khốn quẫn được Thiên Chúa đáp ứng bằng cách đem ơn cứu độ tới và phục hồi người cầu nguyện trở lại tình trạng cũ của họ; thực vậy, người cầu nguyện được phong phú hóa và được thay đổi trở nên tốt hơn. Đó là điều đã xẩy ra với Gióp, khi Thiên Chúa phục hồi cho ông tất cả những gì ông đã đánh mất, nhân đôi chúng và ban cho ông sự chúc phúc còn lớn hơn trước nữa (xem Gióp 42:10-13), và đó cũng là điều dân Isael cảm nhận được khi trở về cố hương sau cuộc lưu đày ở Babylon.

Thánh vịnh này cần được giải thích bằng cách nghĩ tới việc kết thúc cảnh bị đày ải qua vùng đất lạ: thành ngữ “phục hồi gia nghiệp Xi-on” vốn được thánh truyền đọc và hiểu là “việc hồi hương của các tù nhân Xi-on”. Thực thế, việc hồi hương từ lưu đày là mô hình cho mọi can thiệp thần linh và cứu độ, vì việc thất thủ Giêrusalem và việc bị đày qua Babylon quả là những kinh nghiệm tan nát cõi lòng đối với Dân Chúa Chọn, không những trên bình diện chính trị và xã hội, mà còn và trên hết trên bình diện tôn giáo và tâm linh nữa. Việc đánh mất lãnh thổ, việc kết liễu nền quân chủ Đavít và việc phá hủy Đền Thờ có vóc dáng của một tước bỏ các hứa hẹn thần linh, và Dân Giao Ước, bị tứ tán nơi dân ngoại, đành đau đớn cất lời chất vấn một Thiên Chúa xem ra đã bỏ rơi họ.

Bởi thế, việc kết thúc lưu đày và trở về cố hương của họ được cảm nghiệm như cuộc trở về của đức tin kỳ diệu, của tín thác, của hiệp thông với Chúa; cuộc “phục hồi gia nghiệp” này bao hàm việc hồi hướng tâm hồn, ơn tha thứ, tình bạn tìm lại với Thiên Chúa, nhận biết lòng từ tâm của Người và một khả thể tươi mới được ca tụng Người (xem Giêrêmia 29:12-14; 30:18-20; 33:6-11; Êdêkien 39:25-29). Đây là cảm nghiệm của niềm vui tràn trề, của tiếng cười và tiếng hét hân hoan, đẹp đến độ “như giữa giấc mơ”. Sự phù trợ thần linh thường mặc những hình thức kỳ diệu vượt quá mọi điều con người có thể tưởng nghĩ; do đó, sự thán phục và niềm hân hoan đã được thánh vịnh gia phát biểu như thế này: “Thiên Chúa đã làm những điều cao cả”. Đây là điều các dân tộc đã phát biểu và đây là điều Israel đã tuyên xưng: “Bấy giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán: ‘Việc Chúa làm cho họ, vĩ đại thay!’ Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại! ta thấy mình chan chứa một niềm vui” (các câu 2b-3).

Thiên Chúa thực hiện nhiều kỳ công trong lịch sử con người. Khi đem đến ơn cứu độ, Người tự tỏ mình ra như một vị Chúa đầy uy lực và từ tâm, nơi trú ẩn của kẻ bị áp chế, Đấng không quên tiếng kêu cứu của người nghèo (xem Tv 9:10, 13), Đấng quí yêu công lý và lẽ phải và là Đấng phủ đầy địa cầu bằng tình yêu của Người (Xem Tv 33:5). Như thế, đứng trước ơn giải thoát của Dân Israel, mọi dân tộc đều nhìn nhận các kỳ công vĩ đại mà Thiên Chúa đã thực hiện cho Dân Người, và họ cử hành Thiên Chúa trong thực tại Cứu Độ của Người.

Phần Israel, họ vang dội lại lời tuyên xưng của các dân tộc, tiếp nhận và lặp lại lời tuyên xưng ấy một lần nữa, lần này, như những người chủ đạo, những người trực tiếp thụ hưởng hành động thần linh: “Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại!”; “cho ta” hay đúng hơn “với ta”, vì trong tiếng Hípri người ta dùng chữ ‘immanû’, là để khẳng định mối liên hệ đầy đặc ân mà Thiên Chúa vốn dành cho những kẻ Người chọn, mối liên hệ tìm thấy trong thánh danh Emmanuel, “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, thánh danh mà Chúa Giêsu sẽ được gọi, nói lên trọn vẹn và đầy đủ phẩm vị của Người (xem Mátthêu 1:23).

Đức Thánh Cha mời gọi mọi người rằng: khi cầu nguyện, ta nên tập chú nhiều hơn vào việc Thiên Chúa đã che chở, đã hướng dẫn và phù trợ ta ra sao giữa mọi biến cố đời ta, và nên ca ngợi Người về những điều Người đã làm và còn đang làm cho ta. Ta nên tập chú nhiều hơn vào những điều tốt lành Chúa đã ban cho ta. Khổ một điều, ta thường chỉ chú ý tới các vấn nạn và khó khăn, gần như không nhận ra rằng có những điều tốt đẹp xuất phát từ Thiên Chúa. Việc nhận ra này rất quan trọng đối với ta, vì nó chính là lòng biết ơn; nó làm ta nhớ tới điều thiện và giúp ta rất nhiều lúc gặp gian nan. Thiên Chúa đang thực hiện những điều lớn lao, và bất cứ ai cảm nghiệm được điều đó, nghĩa là biết chú ý tới sự tốt lành của Thiên Chúa bằng sự chú ý của trái tim, sẽ được tràn ngập niềm vui. Phần đầu của Thánh Vịnh đã kết thúc với niềm vui ấy. Được cứu độ và được trở về cố hương sau cuộc lưu đày giống như được trở về với sự sống: tự do mở cửa cho tiếng cười, nhưng nó chỉ làm được thế khi biết chờ mong một thành toàn còn đang được mơ ước và khẩn nài. Đó là phần thứ hai của Thánh Vịnh đang bàn.

Thánh Vịnh tiếp: “Lạy Chúa, xin dẫn tù nhân chúng con về, như mưa dẫn nước về suối cạn miền Nam. Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (các câu 4-6).

Nếu lúc bắt đầu cầu nguyện, thánh vịnh gia ca tụng niềm vui được Thiên Chúa phục hồi gia nghiệp, thì giờ đây, ông xin điều ấy như một điều chưa được thực hiện. Nếu ta áp dụng thánh vịnh này vào việc hồi hương sau cuộc lưu đày, thì sự mâu thuẫn biểu kiến này phải được giải thích bằng trải nghiệm lịch sử của Israel đối với cuộc trở về cố hương đầy khó khăn và chỉ có một phần, một cuộc trở về khiến người cầu nguyện khẩn nài Thiên Chúa phù trì đem sự phục hồi của Dân đến chỗ trọn vẹn.

Nhưng Thánh Vịnh còn đi xa hơn giờ phút chỉ có tính lịch sử ấy và mở ra nhiều chiều kích thần học rộng rãi hơn. Dù sao, cảm nghiệm đầy an ủi được tự do thoát khỏi Babylon cũng vẫn chưa hoàn toàn, nó “đã” xẩy ra rồi, nhưng “vẫn chưa” được viên mãn. Như thế, dù lời cầu nguyện hân hoan cử hành ơn cứu độ đã nhận được, nhưng nó hy vọng chờ mong ơn này được thực hiện trọn vẹn. Bởi thế, Thánh Vịnh sử dụng nhiều hình ảnh biệt loại và phức tạp, giúp ta ý thức được thực tại đầy mầu nhiệm của ơn cứu cuộc, một thực tại trong đó, hồng phúc nhận được kia vẫn còn phải được chờ mong, sự sống và sự chết, niềm vui mơ ước và nước mắt đau thương, luôn quện chặt vào nhau.

Hình ảnh thứ nhất nói tới những dòng suối khô cạn của sa mạc Negeb, nhưng rồi mưa rơi đã đổ tràn nước xuống hồi sinh đất khô giúp nó mầu mỡ trở lại. Như thế, lời cầu của thánh vịnh gia là xin cho gia nghiệp Dân Chúa được phục hồi và việc họ trở về cố hương từ cảnh lưu đày sẽ như những thác nước mưa kia, ào ạt và không ngừng, đầy khả năng biến sa mạc thành những đồng xanh hoa lá bao la ngút ngàn.

Hình ảnh thứ hai chuyển từ sườn đồi khô cằn và sỏi đá của Negeb qua những cánh đồng được nông phu cày sới lấy của ăn. Ở đây, để mô tả ơn cứu chuộc, kinh nghiệm đổi mới hàng năm trong thế giới nông nghiệp đã được sử dụng: thời gian khó khăn và mệt nhọc của gieo vãi, tiếp theo mới là niềm vui trào dâng của gặt hái. Gieo trong nước mắt, vì đã ném xuống đất điều còn phải chờ mới thành cơm bánh, phải chường nó ra cho một thời gian đợi chờ đầy bất trắc: người nông phu làm lụng, chuẩn bị đất đai, gieo vãi hạt giống, nhưng như dụ ngôn Người Gieo Giống từng cho thấy, người ta không bao giờ biết chắc hạt giống ấy sẽ rơi vào đâu, liệu chim trời có tha mất nó, liệu nó có đâm rễ, có trở thành hạt lúa hay không (xem Mátthêu 13:3-9; Máccô 4:2-9; Luca 8:4-8). Gieo vãi hạt giống là một hành vi tín thác và hy vọng; sự cần cù của con người là điều cần phải có, nhưng sau đó, họ buộc phải bước vào thời gian bất lực của chờ đợi, vì biết rõ rằng nhiều nhân tố có tính quyết định sẽ xác định sự thành công của mùa gặt, và nguy cơ thất bại là điều luôn có đó, rình rập. Ấy thế nhưng, hết năm này qua năm nọ, người nông phu vẫn lặp đi lặp lại cử chỉ của ông, và tiếp tục gieo vãi hạt giống. Và khi hạt giống ấy thành bông lúa, cánh đồng vàng ánh với vụ thu, niềm vui quả là tràn trề cho người được chứng kiến điều diệu kỳ ngoại mức.

Chúa Giêsu biết rõ cảm nghiệm đó, và Người nói tới điều đó bằng chính lời quen thuộc của Người: “Người nói: ‘Nước Thiên Chúa giống như người kia gieo hạt giống xuống đất, rồi đi ngủ và thức giấc hết ngày này qua đêm nọ, không hề biết hạt giống đâm chồi và triển nở ra sao’” (Máccô 4:26-27). Cuộc đời luôn có những mầu nhiệm dấu ẩn, ơn cứu độ có rất nhiều những “điều cao cả” đầy kỳ diệu được Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử con người mà con người không biết hết các mầu nhiệm của nó.

Khi ơn phù trợ của Chúa được tỏ hiện trong cái viên mãn tròn đầy của nó, nó có một chiều kích trào dâng, như suối nước ở Negeb và như hạt lúa ở cánh đồng. Hình ảnh sau còn gợi cho ta một đặc điểm về tính bất cân xứng trong các sự việc của Chúa: sự bất cân xứng giữa cố gắng gieo vãi và niềm vui mênh mông của mùa gặt; giữa niềm khắc khoải trông chờ và cảnh tượng đầy phấn khích của kho lẫm đầy tràn; giữa những hạt giống tí hon ném xuống đất và những bông lúa óng ánh dưới nắng mặt trời. Lúc hái gặt, tất cả đều biến đổi; tiếng khóc chấm dứt, nhường chỗ cho tiếng hét hân hoan.

Đó là điều thánh vịnh gia muốn nói khi ông đề cập tới ơn cứu độ, đến giải thoát, đến việc phục hồi gia nghiệp và trở về cố hương. Thánh Vịnh cho hay, giống như bất cứ tình huống đau khổ, khủng hoảng nào khác với bóng tối đớn đau của hoài nghi và Thiên Chúa xa vắng, cảnh lưu đày qua Babylon, trong thực tế, giống như thời gieo vãi. Dưới ánh sáng Tân Ước, trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô, sứ điệp trên còn trở nên rõ ràng và minh nhiên hơn nữa: tín hữu nào bước qua bóng tối cũng giống như hạt lúa rơi xuống đất và chết đi, nhưng rồi họ sẽ trổ sinh hoa trái (xem Gioan 12:24); hay, nói theo một hình ảnh khác rất thân thương với Chúa Giêsu, tín hữu ấy giống người đàn bà trong cơn đau đẻ, phải đau như thế mới đạt được niềm vui khôn tả là đem một sự sống mới vào ánh sáng mặt trời (xem Gioan 16:21).

Để kết luận, Đức Thánh Cha cho hay: thánh vịnh này dạy ta rằng: trong khi cầu nguyện, ta phải luôn mở lòng mình ra cho hy vọng, và vững tin vào Thiên Chúa. Lịch sử bản thân ta, dù đầy rẫy khổ đau, bất trắc và khủng hoảng, vẫn là một lịch sử của cứu độ và của “phục hồi gia nghiệp”. Trong Chúa Giêsu, mọi lưu đày của ta rồi sẽ chấm dứt, mọi nước mắt của ta rồi sẽ được lau khô trong mầu nhiệm Thập Giá của Người, trong mầu nhiệm cái chết biến thành sự sống, như hạt lúa rơi vào lòng đất sẽ trổ sinh ra mùa gặt. Đối với chúng ta, việc khám phá ra Chúa Giêsu Kitô này cũng là niềm vui lớn lao được Thiên Chúa nói “yes” (có) để phục hồi gia nghiệp ta. Nhưng giống như những người, sau khi từ Babylon hân hoan trở về, thấy cả mảnh đất khô cằn, tan hoang lẫn cái khó khăn của gieo vãi, của khóc than, không biết cuối cùng liệu có mùa gặt hay không, chúng ta cũng thế, sau khám phá vĩ đại về Chúa Giêsu Kitô, Đấng vốn là sự sống, sự thật và là đường của ta, được bước vào lãnh địa đức tin, vào “mảnh đất đức tin”, ta cũng thường thấy rằng đời là đen tối, cứng cỏi, khó sống, quả là gieo trong nước mắt. Nhưng ta biết chắc rằng cuối cùng, ánh sáng của Chúa Kitô thực sự sẽ đem lại cho ta một mùa gặt lớn.

Theo Đức Thánh Cha, ta phải học điều đó ngay trong những đêm đen; đừng quên rằng ánh sáng đang ở kia, rằng Thiên Chúa đã đang ở giữa đời ta và ta có thể gieo vãi với niềm tín thác vào sự kiện này: Lời “yes” (có) của Thiên Chúa mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Điều quan trọng là không quên rằng Thiên Chúa đang hiện diện trong đời ta, không quên niềm vui sâu xa này là Thiên Chúa đã bước vào đời ta, và qua đó đã giải thoát ta: Đó chính là lòng biết ơn vì đã khám phá ra Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đến giữa chúng ta. Và lòng biết ơn này sẽ biến thành niềm hy vọng; nó là ngôi sao hy vọng sẽ đem tín thác lại cho ta; nó là ánh sáng, vì cái đau của gieo vãi chính là khởi điểm của sự sống mới, của niềm vui vĩ đại và dứt khoát nơi Thiên Chúa.
 
Top Stories
Pope appoints Mgr. Tagle Archbishop of Manila
AsiaNews
11:20 13/10/2011
Mgr. Luis Antonio Tagle was born in 1957 in the Philippine capital, of which he now assumes pastoral leadership. Since 1997 he has been a part of the International Theological Commission.

Vatican City (AsiaNew) - Benedict XVI today named Mgr. Luis Antonio Tagle, Archbishop of Manila. Mgr. Tagle, currently Bishop of Imus, takes over from Card. Gaudencio B. Rosales, who resigned on having reached the age limit. The bishop has long been appreciated in the Church and in particular among PIME missionaries.

Bishop Luis Antonio Tagle was born in Manila June 21, 1957. After attending elementary and secondary schools at Saint Andrew's School (Parañaque), he studied philosophy at St. Jose Seminary in Manila and theology at Manila University. He attended courses in theology at the Catholic University of America (1987 - 1991) obtaining his doctorate in theology "summa cum laude". He also attended courses at the Paul VI Institute.

He was ordained a priest for the Archdiocese of Manila on February 27, 1982.

After ordination he held the following positions: parochial vicar of St. Augustine Parish (1982-1983), spiritual director of the diocesan seminary of Imus (1982-1983), rector of the same (1983-1985).

After having gone to Rome to study (1985-1992), he was appointed episcopal vicar for religious (1993-1995), then pastor of the Cathedral of Imus (1998-2001), member of the College of consulters; the council of priests, the consultant for the Commission for the Doctrine of the Faith in the local Episcopal Conference. Since 1997 he has been a member of the International Theological Commission.

On 22 October 2001 he was appointed Bishop of Imus by Blessed John Paul II. He received his episcopal consecration the following December 12. Within the Episcopal Conference of the Philippines he is president of the Commission for the Doctrine of the Faith.

Fr. Giulio Mariani, a missionary of the Pontifical Institute for Foreign Missions in Zamboanga told AsiaNews: "Mgr Tagle is a great pastor, loved and listened to by the people. His appointment will bring good results to the whole Church in the Philippines. "

He stresses the great qualities of the new archbishop, who in recent years has contributed to the formation of young missionaries at the PIME Seminary in Tagaytay. "Many consider him too young for an assignment of such responsibility - he says - but during his episcopate, the bishops have often turned to him to solve problems in their dioceses. Bishop Tagle has left a big mark in his diocese, for his great humanity, simplicity and attention to young people. "
 
Pontiff entrusts Youth to Our Lady of Fatima
Vatican
11:22 13/10/2011
VATICAN CITY, OCT. 12, 2011 - Benedict XVI is recalling that Thursday is the anniversary of the last apparition of Our Lady of Fatima, as he entrusted youth to her so that they might respond to God's call.

The Pope mentioned the anniversary during his customary concluding remarks at today's general audience.

Our Lady appeared on the 13th day of six consecutive months in 1917, from May to October.

"To the heavenly Mother of God I entrust you, dear young people, so that you might generously respond to the Lord's call," the Holy Father said. "May Mary be for you, dear sick, comfort in your suffering, and may she accompany you, dear newlyweds, in the journey of family life you are now beginning."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Bổn Mạng Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney
Diệp Hải Dung
08:10 13/10/2011
SYDNEY - Sáng thứ Năm 13/10/2011 rất đông đảo mọi người đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima Bổn Mạng Ban Mục Vụ Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly.

Xem hình Lễ Bổn Mạng

Cha Đặng Đình Nên Tuyên uý Đặc trách Ban Mục Vụ Trung Tâm Bringelly xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ Fatima đồng thời mời gọi tất cả mọi người hôm nay cầu nguyện dâng Ban Tuyên Úy, dâng Ban Mục Vụ Các Giáo Đoàn, Các Ban Ngành Đoàn Thể trong Cộng Đồng và Ban Mục Vụ Trung Tâm Bringelly lên cho Đức Mẹ để xin Mẹ phù trì che chở và ban ơn lành, kế tiếp là kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ Fatima từ tượng đài Đức Mẹ về hội trường Trung Tâm, cuộc kiệu rất trang nghiêm và long trọng, mọi người sốt sắng dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Mừng nguyện xin Mẹ đoái thương đến con cái Mẹ nơi hải ngoại và Giáo Hội Việt Nam. Khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ về đến hội truờng an vị trên bàn thờ, và mọi ngưòi dâng lên Mẹ kinh Thánh Mẫu La Vang cầu nguyện cho Trung tâm, quý Cha Đặng Đình Nên, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Mai Đào Hiền và Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.

Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi nói về kỷ niệm 94 năm Đức Mẹ hiện ra ngày 13/10/1917 với 3 trẻ mục đồng. Mẹ đã làm phép lạ cho Mặt Trời đâm xuống và nhảy múa với sự chứng kiến hơn 70 ngàn người hiện diện tại Fatima trong cơn mưa tầm tã, mọi người đều khiếp sợ kinh hãi cùng cầu nguyện. Khoảng một vài phút, Mẹ đưa mặt trời về nguyên vị, đường xá đều khô ráo. Mẹ cho chúng ta biết là hãy sám hối ăn năn để tránh cơn thịnh nộ xử phạt của Thiên Chúa và Mẹ đưa ra 3 mệnh lệnh cho nhân loại :

Hãy Cải Thiện Đời Sống – Hãy Năng Lần Hạt Mân Côi – Hãy Tôn Sùng Mẫu Tâm Mẹ.

Sau đó là nghi thức Xức Dầu Thánh cho các vị Cao Niên già yếu bệnh tật, xin Thiên Chúa chữa lành phần hồn cũng như phần xác. Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Đinh Kiên Giang Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly, đặc biệt chúc mừng Ban Mục Vụ Trung Tâm đã đóng góp rất nhiều công sức chăm sóc Trung Tâm ngày thêm khang trang và tiến triển. Sau cùng ông Trương Văn Hơn Phó Nội Vụ Trung Tâm ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã dành thì giờ quý báu đến tham dự ngày Lễ mừng kính Bổn Mạng của Trung Tâm, đặc biệt cám ơn Ca đoàn Monica và quý ân nhân đã đóng góp trợ giúp công của để tổ chức buổi Lễ được trang trọng và tốt đẹp mỹ mãn.

Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự tiệc tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng bên nhà ăn của Trung Tâm.
 
Tam Nhật Mừng Kính Mẹ Maria tại Trung tâm Hành hương Thánh Mẫu Tàpao
Hòng Hương
09:59 13/10/2011
TAPAO từ 11-13.10.2011 -Hòa với niềm vui chung của Giáo hội mừng biến cố kỉ niệm 94 năm ngày Mẹ hiện ra lần cuối với 3 em nhỏ Phanxicô, Giaxinta và Lucia tại Fatima (Bồ Đào Nha), đặc biệt là niềm vui Giáo Phận Phan Phan Thiết được Đức TGM Leopoldo Girelli, đại diện của Đức Thánh Cha Bênêđictô, viếng thăm, Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu (TTHH TM) Tàpao tổ chức Tam Nhật Mừng kính Đức Trinh Nữ Maria từ ngày 11-13.10.2011.Khoảng hơn 60 ngàn lượt khách hành hương đến với Tàpao để tham dự trong 3 ngày này.

Ngày Thứ Nhất: Thánh lễ Khai mạc do Đức TGM Leopoldo Girelli chủ sự.
Xem hình ảnh

Lúc 9h00 ngày 11.10.2011, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện của Đức Thánh Cha Bênêđictô, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục Phan Thiết và Linh Mục đoàn đã dâng Thánh Lễ khai mạc tuần Tam Nhật Mừng Kính Mẹ Maria rất trọng thể tại Quảng trường Tàpao. Khoảng 40 ngàn khách hành hương và giáo dân Gp Phan Thiết đã quy tụ cùng dâng Thánh Lễ và chào mừng Đức TGM.

Bài chia sẻ của Đức TGM thật vừa dễ hiểu nhưng rất sâu sắc. Đặc biệt nhất là ngay trong lời mở đầu, ngài đã bảy tỏ niềm vui vì được hiện diện tại Tàpao để bày tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ. Ngài ưu ái dâng Giáo phận Phan Thiết và khách hành hương cho Mẹ Tàpao. Tiếp theo, Ngài nói về tràng chuỗi Mân Côi “như phương thế tuyệt vời giúp các tín hữu đi vào đời sống cầu nguyện tạ ơn”. Qua chuỗi mân côi, việc cầu nguyện thể hiện không những qua môi miệng, tâm trí mà cả thân xác, qua xâu chuỗi trên tay tín hữu với nhiều cảm xúc. Chuỗi Mân Côi thuận tiện kịp thời đỡ nâng tín hữu trong mọi tình huống. Kinh Mân Côi còn là nhịp thở tiếp sức sống cho cơ thể. Vì các mầu nhiệm của kinh mân côi như lương thần nuôi dưỡng tâm hồn. Mẹ hướng dẫn tín hữu đi theo chân Chúa Giêsu, vì chính Mẹ đã cảm nghiệm, để cùng Mẹ tạ ơn và ở lại trong tình yêu Thiên Chúa. Như thế, Kinh Mân Côi là sức mạnh cho niềm Tin - Cậy - Mến. Các Thánh đã sống kinh mân côi. Các Thánh Tử Đạo đã lấy sức mạnh từ kinh mân côi để trung thành đến hơi thở cuối cùng. Qua kinh mân côi, Mẹ dạy chúng ta cầu nguyện mở lòng ra với TC và với anh chị em của mình. Xin Mẹ dạy chúng ta siêng năng lần chuỗi mân côi.

Đức TGM và Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã lên Linh đài kính viếng và cầu nguyện với Mẹ Tàpao. Từng đoàn khách hành hương hoan hỷ hiệp lời với đại diện của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cùng dâng biết bao lời tạ ơn và khấn nguyện lên Mẹ.

Ngày Thứ Hai: Cùng Mẹ cầu nguyện với Thánh Thể Chúa

Từ chiều ngày 12.10.2011, ngày thứ hai của Tuần Tam Nhật, các đoàn khách hành hương từ muôn phương đã nô nức tìm về với Mẹ Tàpao. Các thánh lễ, các giờ khấn liên tục được dâng lên Thiên Chúa trên Linh đài của Mẹ. Trời mưa tầm tã như một chút thử thách với khách hành hương. Nhưng lòng yêu mến Mẹ đã vượt thắng tất cả, với dù, với áo mưa, mọi người vẫn tìm về bên Mẹ để thân thưa muôn tâm tình.

Chiều xuống nơi miền rừng núi trong mưa mang lại không khí lạnh. Thế nhưng giờ Chầu Thánh Thể và lần Chuỗi chung do Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống chủ sự, dù trong mưa bay, lời kinh làm ấm nồng của muôn con tim trào dâng niềm khát khao tình yêu Thiên Chúa vẫn cùng Đức Mẹ cất cao lời kinh Mân Côi và cung chiêm Thánh Thể.

Kết thúc giờ kinh, người còn ngồi lại khấn nguyện, người lên Linh đài viếng Mẹ, người trở về nhà trọ nghỉ ngơi, nhưng tấm lòng thì luôn hướng về Mẹ và mong đợi bình minh để mừng kỉ niệm Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima lần thứ 94.

Ngày Thứ Ba: Thánh Lễ kỉ niệm 94 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.

Từ tờ mờ sáng ngày 13.10.2011, đường vào cổng Trung Tâm Tàpao đã chật kín xe và khách hành hương, nhưng dòng người vẫn đổ về không dứt. Chưa đến 6h00, Quảng trưởng đã chật kín người, đến giờ lễ thì khách hành hương đã chật ngồi chật kín vườn điều và các lối kéo dài đến Văn phòng trung tâm. Những ai không tham dự sự kiện đón tiếp Đức TGM Leopoldo Girelli thì hôm nay vẫn còn hiệp thông được qua các bức ảnh sống động ghi lại được trưng bày dọc theo quảng trường. (Nhiều khách hành hương tranh thủ chụp hình “chung” với Đức TGM và Đức Cha Giuse).

Giờ khấn Đức Mẹ và Thánh Lễ trọng thể do Đức Cha Giuse chủ sự.
Xem hình ảnh

Thánh Lễ mừng kính Mẹ Maria hôm nay, bên cạnh Đức Cha Nicôla, có Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám mục phụ tá GP Xuân Lộc, Đức ông GB Lê Xuân Hoa, Cha Tổng đại diện Phan Thiết, Quý linh mục, tu sĩ và khoảng 20 ngàn khách hành hương dâng thánh lễ.

Mở đầu bài giảng, Đức Cha Giuse nhắc đến 3 người phụ nữ được giải Nobel Hòa bình trong ngày 07/10 vừa qua vì này đã góp phần vào việc giải phóng nữ quyền ở Châu Phi và cũng góp phần kiến tạo hòa bình cho thế giới. Từ đó ngài dẫn vào giới thiệu một gương mặt phụ nữ trổi vượt, một tượng đài, cũng như một tên tuổi Rất Thánh và cũng tuyệt vời, gần gũi với đời sống nhân loại, đó chính là Đức Mẹ Mân Côi mà trong tâm tình sùng mộ của mọi tín hữu là Nữ Vương Hòa Bình. Đức Cha Giuse dẫn giải vì sao nhân loại lại muốn xưng tụng Đức Mẹ Mân Côi là Nữ Vương Hòa Bình? hay là Nữ Vương Ban Sự Bình An với 3 lý do: Vì Mẹ đã đóng góp cả cuộc đời mình cùng với Chúa Giêsu mà giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi; vì Mẹ cũng hỗ trợ con người trong công cuộc xây dựng hòa bình với nhau và vì Mẹ còn khuyên tất cả mọi tín hữu siêng năng lần hạt và coi chuỗi kinh Mân Côi như là phuong tiện để hun đúc hòa bình.

Đức Cha Giuse nhắc lại vài nét sự kiện đón Đức TGM Leopoldo Girelli, đại diện của Đức Thánh Cha Bênêđictô, viếng thăm TTHH TM Tàpao và tâm tình của Đức TGM với Đức Mẹ trong thánh lễ và khi lên viếng Linh đài của Mẹ.

Khi Đức Cha Giuse nhắc đến bài thơ dễ thương “Sao em không lần chuỗi” cổ động các tín hữu năng lần chuỗi mân côi của Nhà thơ Xuân Ly Băng (Đức ông GB Lê Xuân Hoa) được phổ nhạc và nhóm Tam Ca Áo Trắng trình bày mà nhiều người yêu thích thì hôm nay, một sự ngẫu nhiên cả tác giả và ca sĩ đều có mặt trong thánh lễ. Tam Ca Áo Trắng theo sự yêu cầu của cộng đoàn đã hát ca khúc này với cả tâm hồn để kết thúc phần chia sẻ bài giảng.

Sau Thánh Lễ, Cha Tổng đại diện có lời tri ân Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Nam Nữ tu sĩ và Quý khách hành hương đã vì lòng yêu mến Đức Mẹ mà đến với TTHH Tàpao này. Ngài chúc mừng Đức Cha Tôma nhân 2 năm thụ phong Giám mục và cầu chúc cộng đoàn nhiều điều tốt đẹp. Thánh lễ kết thúc với phần làm phép nước, ảnh tượng và phép lành cuối lễ.

“Tháng mười bên Mẹ Tà Pao,
câu kinh chuỗi hạt xôn xao núi đồi.
Hồn con một đóa Mân Côi,
kính dâng về Mẹ hợp lời ngợi khen”.


Vần thơ của Đức Cha Giuse kết thúc bài chia sẻ cũng chính là tâm tình của tất cả khách hành hương về với Mẹ hôm nay. Qua tràng chuỗi Mân Côi, xin Mẹ Maria nối kết chúng ta với Chúa và với nhau để cùng nhau đọc và cùng sống Tin Mừng của Chúa qua các mầu nhiệm Vui-Sáng-Thương-Mừng trong suốt cuộc đời mỗi người.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sự thật đem lại tự do
Hà Minh Thảo
15:19 13/10/2011
Tựa đề này được trích ý từ Tin Mừng Thánh Gioan câu 8,32 : « các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông».

I.- WIKILEAKS LÀ GÌ ?

Sau vụ khủng bố ngày 11.09.2001, chính phủ Tổng thống George W. Bush ra lệnh cho các cơ quan quân đội, ngoại giao, tình báo phải chia sẻ tài liệu mật cho nhau với mục đích để các cơ quan công quyền có đầy đủ thông tin chống khủng bố. Nhờ đó, Trung sĩ Bradley Manning, sau bị giáng xuống binh nhì, một trong hàng ngàn quân nhân có nhiệm vụ đọc các công điện mật của ngành ngoại giao trong mạng lưới tài liệu mật ‘SIPRnet.’ của quân đội Hoa kỳ Mỹ, đã tải toàn bộ các văn kiện này về máy điện tính mình và, sau đó, chuyển qua cho Wikileaks.

Wikileaks là một tổ chức bất vụ lợi hoạt động đòi chính quyền phải minh bạch bằng cách công bố các tài liệu mật do các nguồn vô danh cung cấp, nổi danh nhờ những tiết lộ bí mật về chiến tranh Iraq. Phối hợp với bốn tờ báo lớn El País (Tây Ban Nha), Der Spiegel (Đức), Le Monde (Pháp), The Guardian (Anh) và The New York Times (Hoa kỳ), Wikileaks đã tiết lộ 251,287 công điện, sau khi xóa bớt tên những giới chức cần được bảo vệ. Đây là những công điện do các tòa đại sứ, lãnh sự Mỹ toàn cầu gởi về Bộ Ngoại giao. Dĩ nhiên, trong đó, có lối 5.000 công điện liên quan tới Việt Nam.

II. TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM ?

Từ năm 1963, các chánh phủ Hoa kỳ tự cho mình cái quyền cho điểm về tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Ngày 20.12.1960, cộng sản Miền Bắc dựng nên Mặt trận giải phóng miền Nam để bắn giết đồng bào Việt Nam Cộng hòa. Lý luận để chống lại chúng, ngày 09.05.1961, trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam, Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson đề nghị gởi quân Mỹ sang tham chiến, Tổng thống Ngô đình Diệm đã cương quyết từ chối: «Nếu Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào với dân tộc tôi ? Với người Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội viễn chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện của quân Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ tin theo những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự hiện diện của bất cứ quân đội ngoại quốc nào tại Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến chúng tôi mất chính nghĩa.» Không thể lung lay được lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia của ông Diệm, ‘người bạn’ Hoa kỳ bắt đầu đội cho ông những chiếc nón : tham nhũng, độc tài, gia đình trị và đàn áp Phật giáo.

Tổng thống hết mực kính trọng Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, nên không chấp nhận Quốc kỳ ngang hàng với các Đạo kỳ, Vatican (chứ không của Công giáo vì biểu tượng của Công giáo là Thánh giá) hay Phật giáo.

Trong một chuyến đi kinh lý tỉnh Kiến tường. Phi cơ đến nơi, Tổng thống thấy cờ vàng trắng nhiều hơn cờ Việt Nam. Ông nện gậy xuống sàn phi cơ và ra lệnh trở về: «Đây không phải xứ Vatican, đây là xứ Việt Nam, vậy cờ Việt Nam đâu ? ». Trung tá Sang thưa : « Thưa Cụ, đồng bào già trẻ lớn bé đợi Cụ từ sáng sớm, bây giờ Cụ bỏ về thì họ sẽ buồn biết mấy ». Tổng thống bớt giận sau khi Thiếu tá Tỉnh trưởng bước lên nhận lỗi. Nửa giờ sau, cờ Việt Nam Cộng hòa phất phới bay, Tổng thống bước khỏi phi cơ, chào đáp trả đồng bào, hớn hở và vui vẻ.

Khi đọc ‘Le courrier du Viêtnam’, Tổng thống thấy hình Phật Đài lớn đẹp chỉ có cờ Phật giáo mà không có cờ quốc gia, nên nói: «Mình khuyến khích xây Phật Đài to lớn để thế giới qua lại ngoài khơi nhận thức giá trị tâm linh của dân tộc Việt Nam, thế mà không thấy một lá cờ quốc gia biểu tượng Việt Nam, nước này là nước nào đây ? ». Ông Diệm viết trên một miếng giấy lớn : « … bất kỳ tôn giáo nào, khi treo cờ tôn giáo phải treo cờ quốc gia, theo đúng nghị định Bộ Nội vụ đã ban hành… » và giao cho Sĩ quan tùy viên để trao cho ông Đổng lý hầu gởi văn thư nhắc nhở. Không bao lâu sau đó, xảy ra vụ cờ Phật giáo ở Huế và vụ nổ ở Đài phát thanh…

[Phúc trình của Phái đoàn Liên hiệp quốc tìm hiểu sự thật tại Việt Nam (Report of the United Nation Facts-Finding Mission to South Vietnam) về ‘đàn áp’ Phật giáo, không được công bố vì chính phủ Ngô đình Diệm đã chấm dứt ngày 01.11.1963 và phái đoàn rời Việt Nam ngày 03.11.1963, cho thấy khó có thể nói có một chính sách kỳ thị tôn giáo nơi giới lãnh đạo. Nếu có, chỉ là những lạm dụng quyền hành ở mức địa phương, tại bốn tỉnh miền Trung. Theo ông Ngô đình Nhu, số công chức thuộc giới Phật tử và thờ Ông Bà chiếm tỉ lệ 75% toàn thể. 14 trong 17 tướng lãnh là phật tử, không được rõ là phật tử thuần túy hay không và 3 Kytô hữu.]

Từ đó, chính phủ Kennedy gắn cho Tổng thống Ngô đình Diệm tội ‘đàn áp Phật giáo’ và, sau cùng, đã thuê mướn các tướng lãnh giết vị Tổng thống khai sáng nền Cộng hòa Việt Nam, độc lập và tự do. Vị lãnh tụ vị quốc vong thân, qua đời trong sự nghèo nàn so với các ‘linh mục quốc doanh’ đảng viên cộng sản ngày nay.

Năm 2004, trước cuộc bầu cử Tổng thống, chính phủ Hoa kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách ‘các quốc gia đặc biệt quan tâm’ (Countries of Particular Concern, CPC). Năm 2006, trước khi đến Hà nội, Tổng thống Bush bôi Việt Nam khỏi danh sách này. Do đó, linh mục đầu Đàn két Nguyễn công Danh hót : « Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã chính thức đưa VN ra khỏi danh sách các nước ‘đặc biệt quan tâm’ về tôn giáo ».

Đại sứ Michael Michalak cho rằng việc giáo sĩ và giáo dân Tổng Giáo phận Hà nội đòi lại đất mà Tòa Tổng Giám mục cho Tòa Khâm sứ mượn để Hội đồng Giám mục có nơi làm việc là tranh chấp dân sự. Ông đã không nói Sự Thật vì ông dư biết tại Việt Nam, luật đất đai chia làm ba loại đất : công, tư và tôn giáo hầu phân biệt đối xử tôn giáo theo cơ chế xin/cho. Tại các quốc gia pháp quyền, luật chỉ phân biệt đất công và đất tư. Tôn giáo không phải là nhà nước hay ‘quốc doanh’, mà chỉ đơn thuần là tư nhân.

III.- MỘT CÔNG ĐIỆN ĐƯỢC TIẾT LỘ.

Ngày 20.09.2011, VietCatholic đã cho đăng công điện ngày 25.11.2009 mà Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội gởi về Bộ Ngoại giao :

1/ Công điện ghi: «Phụ tá ngoại giao Liên hệ với các Quốc gia của Tòa Thánh là Tổng Giám Mục Pietro Parolin (nay là đại diện Tòa Thánh tại Venezuela) đã ‘chỉ trích mạnh mẽ’ cựu Tổng Giám mục Ngô quang Kiệt trong việc xử lý quyền lợi việc tranh chấp với các quan chức thành phố ».
Với nhiệm vụ Đặc trách vùng Đông Nam Á châu về các vấn đề quan hệ với các quốc gia, phủ Quốc vụ khanh, Đức ông Phanxicô Cao minh Dung tham gia Phái đoàn Tòa Thánh đến Việt Nam lần này ;

2/ Công điện cho rằng: «các buổi thắp nến cầu nguyện thu hút đến 15.000 người mục đích cứu vãn đất đai của giáo hội - nơi cư trú cũ của các Sứ thần Tòa Thánh – bị Nhà nước tịch thu. Tuy nhiên, các cuộc tụ họp đã buộc phải giải tán vì cảnh sát và lực lượng an ninh giả làm các băng đảng nhà nước bảo trợ đến phá ». Sự thật, các buổi thắp nến cầu nguyện tại Tòa Khâm sứ cũ không phải giải tán vì cảnh sát và lực lượng an ninh giả làm các băng đảng nhà nước bảo trợ đến phá mà do Kitô hữu đáp lời Đức Cha Ngô quang Kiệt, sau khi nhận thư của Đức Hồng y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhân danh Đức Thánh Cha, ngày 30.01.2008 ;

3/ Giới chức Tòa Đại sứ viết: «Cuối năm đó các giám mục Việt Nam đến thăm Vatican, và Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã chỉ thị cho các giám mục nên ‘hy sinh cá nhân, tỏ sự hạn chế trong những bất đồng với chính phủ và tuân thủ luật pháp’ ».

Thật sự, trong năm 2009, các giám mục Việt Nam đến Vatican nhân dịp Ad limina từ 22.06 đến 03.07.2009 và gặp Đức Thánh Cha ngày 27.06.2009. Khi ban Huấn từ, Người nói:

«Cũng như tôi, Anh Em biết rằng một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị là điều có thể. Về vấn đề này, Giáo hội mời gọi mọi phần tử của mình hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng. Giáo hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân. Khi tích cực tham dự vào chỗ đứng của mình và theo ơn gọi đặc thù, Giáo hội không bao giờ có thể châm chước cho mình việc thực thi Bác ái trong tư cách là một hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và mặt khác, sẽ không bao giờ có một tình trạng trong đó người ta không cần lòng Bác ái của mỗi Kitô hữu, vì con người, ngoài sự công bằng, vẫn luôn cần tình thương"(Deus caritas est, số 29).

Như vậy, thì làm gì có chuyện ‘hy sinh cá nhân, tỏ sự hạn chế trong những bất đồng với chính phủ và tuân thủ luật pháp’!

IV.- XIN TỔNG GIÁM MỤC NGÔ QUANG KIỆT THA THỨ !

Đó là tựa đề bài ông Hà văn Thịnh gởi đăng trên ‘Dân Luận’ http://danluan.org/node/10065#comment-42916 ngày 27.09.2011 để nói rõ ‘vụ’ ông đã đăng trên báo ‘Lao động’ ngày 22.09.2008 bài ‘Đáng rủa sả thay!’ http://laodong.com.vn/Home/Dang-rua-sa-thay/20089/107307.laodong để chê trách Đức Tổng Giám mục Hà nội Ngô quang Kiệt, sau khi Đức cha tuyên bố tại phiên họp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà nội ngày 20.09.2008 và bị cắt xén chỉ còn "Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam".

Ông xác nhận bài đó là « một sai lầm và, ở mức độ nào đó, có thể coi là một tội ác khó có thể biện minh. Tôi muốn cầu xin một sự thứ tha nhưng chắc chắn rằng sự day dứt của lương tâm thì chẳng thể nào nguôi ngoai được... ».

Tiếp theo, ông cho biết lý do: «Hồi ấy, tôi là cộng tác viên thường xuyên của báo Lao Động. Viết với đam mê và trách nhiệm thực sự của nghĩ suy là mình luôn bảo vệ cái đúng, chống lại những điều sai (ấu trĩ, ngây ngô, ngu dốt...; để cho độc giả và quý vị xa gần phán xét, mặc nhiên tôi không phàn nàn hay khiếu nại). Một lần, tôi nhận được điện thoại của ông Tô Quang Phán, Phó TBT (nay là Tổng BT Hà Nội Mới), nói rằng Tổng GM Ngô Quang Kiệt tuyên bố cầm hộ chiếu Việt Nam thấy nhục nhã, hãy viết ngay một bài bình luận về sự kiện trên.... ».

Cuối cùng, ông viết : « Bây giờ, tôi biết tôi xứng đáng bị rủa sả bởi những lời tàn tệ. Ừ và ề Lỗi lầm và đau xót đang được đo bằng sự ê chề. Tôi chỉ còn biết sùng kính ngước nhìn lên và nói tới hai chữ: Cầu Xin! ».

Cám ơn ông Hà văn Thịnh đã nói Sự Thật cho chúng tôi được biết.
 
Kiến nghị dừng dự án xây dựng trạm xử lý nước thải bệnh viện Đống Đa tại khu đất thuộc Gx Thái Hà
Lm. Giuse Nguyễn Văn Phượng
15:19 13/10/2011
TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI
DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM
GIÁO XỨ THÁI HÀ
180/2 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Số 01/2011/DCCTHN


Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2011

KIẾN NGHỊ
V/v Dừng dự án xây dựng trạm xử lý nước thải bệnh viện Đống Đa tại khu đất
thuộc Giáo xứ Thái Hà – Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội


Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội
Đồng kính gửi: Chủ tịc Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Chúng tôi: Linh mục Nguyễn Văn Phượng
Chính xứ Nhà thờ Thái Hà
kiêm Phó Bề trên Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội
Địa chỉ: 180/2 Nguyễn Lương Bằng – Đống Đa – Hà Nội

Trân trọng trình bày:

1. Trong mấy ngày vừa qua, loa phóng thanh công suất lớn của UBND phường Quang Trung, nằm ngay cổng Nhà thờ Thái Hà (cách cửa Nhà thờ khoảng 8m) liên tục chĩa vào Nhà thờ để “Thông báo về việc triển khai xây dựng trạm xử lý nước thải Bệnh viện Đống Đa”.

2. Về việc này, chúng tôi có ý kiến sau:

2.1. Trước hết, chúng tôi phản đối hành động chĩa loa phóng thanh công suất lớn vào khu vực Nhà thờ và Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế để phát thanh bất kể giờ giấc, nơi chốn tôn nghiêm. Việc làm này là trái pháp luật, vì lẽ:

(i) Điều 3 Luật Báo chí xếp chương trình phát thanh là loại hình báo nói với nhiệm vụ: tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước… (khoản 2 Điều 6 Luật Báo chí) phải được cấp phép (Điều 19). Cũng vậy, Thông tư 07/2011/TT-BTTTT quy định tổ chức phát thanh phải có giấy phép phát thanh (khoản 1, khoản 2 Điều 3). Như vậy, trường hợp UBND phường phát thanh mà không có giấy phép là trái pháp luật.

(ii) Điều 12 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP quy định phạt tiền và buộc khắc phục hậu quả đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép.

(iii) Điều 4 Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo quy định các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Theo đó, Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng (ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP (“Quy chế hoạt động văn hoá”)) xếp cơ sở tôn giáo thuộc các địa điểm cùng với trường học, bệnh viện, di tích văn hoá, cơ quan hành chính nhà nước. Và từ đó, xác định tính tôn nghiêm, cần sự yên tĩnh, tránh ồn ào, nên đã quy định vũ trường phải cách cơ sở tôn giáo từ 200m trở lên, phòng khiêu vũ trong vũ trường phải đảm bảo các điều kiện về cách âm… (khoản 1 Điều 24 Quy chế hoạt động văn hoá). Hoặc nữa, địa điểm hoạt động karaoke cũng phải cách cơ sở tôn giáo 200m trở lên (khoản 4 Điều 30 Quy chế hoạt động văn hoá).

Như vậy, việc loa phóng thanh công suất lớn chĩa thẳng vào cơ sở tôn giáo (bao gồm Nhà thờ và Tu viện) là không phù hợp. Chưa kể việc thông báo xây dựng trên khu đất thuộc Nhà thờ và Tu viện được loa phóng thanh chĩa thẳng vào khu vực Nhà thờ, Tu viện còn mang tính chất khiêu khích, khủng bố tinh thần giáo dân...

2.2. Về pháp lý, khu đất dự định triển khai xây dựng trạm xử lý nước thải là của Nhà thờ Thái Hà và Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội:

(i) Năm 1928, Đức Giám mục Francois Chaize, Giám quản Tông Tòa giáo phận Hà Nội đã đứng tên mua giúp Dòng Chúa Cứu Thế khu đất ở ấp Thái Hà, nằm cạnh quốc lộ 6, tổng diện tích ban đầu là 61.455 m2 (xin xem sơ đồ của Consevation de la Proprité Foncière de Ha Noi - Sở Quản thủ Điền thổ Hà Nội, ngày 16/08/1944).

Ngày 22/5/1944, Đức Giám mục Francois Chaize đã làm giấy tuyên bố nhượng quyền sở hữu đất đai và toàn bộ bất động sản trên khu đất này cho các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Linh mục Edmond Dionne, Bề Trên Giám Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã đứng ra tiếp nhận sự chuyển nhượng này (xin xem tài liệu Ac de Cession de Proprité).

Các tu sĩ, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế bắt đầu sử dụng và cư trú liên tục trên khu đất này từ ngày 26/9/1928 đến ngày hôm nay. Năm 1930 tòa nhà thứ nhất của Tu viện được xây dựng. Năm 1939 tòa nhà thứ hai được xây dựng nối tiếp vào tòa nhà thứ nhất. Năm 1935 Tu viện cũng xây dựng một ngôi nhà thờ tạm thời mà ngay nay vẫn còn đang sử dụng.

(ii) Từ năm 1954, nhà đất thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng của Giáo xứ Thái Hà – Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội dần dần bị các tập thể và cá nhân lấn, chiếm trái phép với sự hậu thuẫn của Nhà nước; trong số ấy có Bệnh viện Đống Đa.

Năm 1959 quận Đống Đa, bất chấp sự phản đối của các linh mục, tu sĩ, giáo dân, đã ngang nhiên chiếm ngôi nhà chính của Tu viện - ngôi nhà xây dựng năm 1928 - làm trường học. Một thời gian sau, đã dùng ngôi nhà này làm Bệnh xá Đống Đa.

Năm 1970 thành phố Hà Nội quyết định nâng cấp Bệnh xá Đống Đa thành Bệnh viện Đống Đa và hai năm sau, năm 1972, nhà nước đã chiếm bất hợp pháp tòa nhà còn lại của Tu viện - tòa nhà xây dựng năm 1939 - để nhập chung vào Bệnh viện.

Sau đó, Bệnh viện Đống Đa đã xây tường bao ngăn cách phần nhà đất Tu viện và Nhà thờ đang sử dụng với Bệnh viện và chiếm luôn cái ao của Nhà thờ. Tổng diện tích đất của khu vực mà hiện nay Bệnh viện Đống Đa chiếm của Nhà thờ - Tu viện vào khoảng 12.107 m2, trong khi hiện tại Nhà nước chỉ thừa nhận là có 10.755,7 m2 .

Trong quá trình lấn, chiếm trái phép kể trên, bất chấp sự phản đối của các linh mục, tu sĩ và giáo dân, Bệnh viện Đống Đa đã tự ý xây dựng thêm một số công trình trong khu vực Tu viện. Những năm 1996-1997, Bệnh viện xây thêm ngôi nhà thứ ba ở bên phải cổng Nhà thờ. Trước sự phản đối mạnh mẽ của giáo dân, tòa nhà này mới chỉ xây dựng được tầng trệt rồi dừng lại.

Cũng trong năm 1996, Nhà thờ Thái Hà – Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội đã làm đơn đề nghị UBND TP Hà Nội trả lại Tu viện và Nhà thờ một trong những tòa nhà mà Nhà nước đã chiếm bất hợp pháp, để Nhà thờ Thái Hà có thể đáp ứng phần nào nhu cầu của giáo dân, nhưng không được các cơ quan thẩm quyền giải quyết.

2.3. Việc sử dụng khu đất thuộc Nhà thờ và Tu viện để xây dựng trạm xử lý nước thải Bệnh viện Đống Đa là trái pháp luật, vì lẽ:

(i) Sắc lệnh số 234 của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà năm 1955 quy định ruộng đất của cơ sở tôn giáo sử dụng sau cải cách ruộng đất được Nhà nước công nhận và chiếu cố… (Điều 10, Điều 12). Điều 70 Hiến pháp 1992 quy định “những nơi thờ tự của tôn giáo được pháp luật bảo hộ”. Và Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định “tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó” và “đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng… được sử dụng ổn định lâu dài” (Điều 26 và khoản 1 Điều 27). Việc xâm phạm tài sản, đất có công trình nhà thờ, tu viện như kể trên là trái pháp luật.

(ii) Điều 5 Luật Đất đai năm 1987 “nghiêm cấm việc mua bán, lấn chiếm đất đai… dưới mọi hình thức” và Điều 6 Luật Đất đai năm 1993 quy định “nghiêm cấm việc lấn chiếm đất đai, chuyển quyền sử dụng đất trái phép…”. Cũng vậy, Điều 15 Luật Đất đai 2003 quy định “Nhà nước nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai…”. Như vậy, mọi hành vi lấn, chiếm, và ngay cả mua, bán trước năm 1993 đất đai thuộc Nhà thờ Thái Hà và Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội đều là bất hợp pháp. Nay, sử dụng đất bất hợp pháp này để triển khai xây dựng công trình là trái phép.

Kiến nghị:

Vì những lẽ trên, chúng tôi yêu cầu:
(i) Chấm dứt ngay hành vi phát thanh bằng loa phóng thanh chĩa thẳng vào cơ sở tôn giáo (Nhà thờ và Tu viện) Thái Hà – Hà Nội.
(ii) Dừng việc triển khai thực hiện dự án xây dựng trạm xử lý nước thải Bệnh viện Đống Đa trên khu đất thuộc Nhà thờ và Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà bị lấn, chiếm trái phép.
(iii) Xem xét xử lý và giao trả khu đất cho Nhà thờ và Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế để sử dụng đúng vào mục đích tôn giáo.

Trân trọng,

TM. CÁC LINH MỤC TU SĨ VÀ GIÁO DÂN THÁI HÀ
 
Văn Hóa
"Tree of Life" ở Disney World, Florida: Điêu khắc độc đáo
Trầm Thiên Thu
15:24 13/10/2011
Nhìn từ xa thấy rất bình thường, nhưng càng nhìn gần càng thấy độc đáo. Không ai biết ai là nghệ sĩ điêu khắc khéo léo như vậy! Đúng là một tâm hồn nghệ sĩ theo trường phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”!

Đây chính là "Tree of Life" trong Animal Kingdom tại Disney World, Orlando, Florida. Cây này là cây giả làm bằng fiberglass và lá cây cũng giả.

Tạ ơn Chúa đã linh hứng cho các nghệ sĩ để có những tác phẩm nghệ thuật. Những nét điêu khắc này khiến chúng ta nhớ tới Thiên Chúa, Nhà Điêu Khắc “Đệ Nhất” và Nghệ Sĩ Siêu Nhiên: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1, 27). Nhưng điều Ngài muốn là “hãy hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng toàn thiện”.

Những hình ảnh độc kia khiến chúng ta không khỏi trầm trồ khen ngợi và thán phục, bao tác phẩm của Thiên Chúa còn độc đáo gấp bội! Thánh Phanxicô Assisi đã có “Bài ca Vạn vật” để chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa. Thật vậy, Chúa đáng chúc tụng và tôn vinh muôn đời!

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Tím
Diệp Hải Dung
21:26 13/10/2011
HOA TÍM
Ảnh của Diệp Hải Dung, (Australia, Hình chụp tại Canley Vale - Sydney)
Hoa tím là màu tôi vẫn thương
Vì hoa gợi nhớ nỗi buồn vương
Hoa tàn lại nở theo năm tháng
Hoa tím tôi yêu mọc cuối đường.
(Trích thơ của Nguyễn Vạn Thắng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền