Phụng Vụ - Mục Vụ
Câu truyện vườn nho - cậu truyện đời ta
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
02:53 01/10/2008
Suy niệm Chúa nhật 27 Thường Niên
CÂU CHUYỆN VƯỜN NHO – CÂU CHUYỆN ĐỜI TA
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA (Mt 21, 33-43)
Các ông hãy nghe một dụ ngôn khác: "Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: "Chúng sẽ nể con ta." Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: "Đứa thừa tự đây rồi ! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó !" Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. Vậy xin hỏi: Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?" Họ đáp: "Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông." Đức Giê-su bảo họ: "Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.
Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Vườn nho là một hình ảnh quen thuộc đối với người Do Thái. Chúa đã dùng hình ảnh quen thuộc này để thính giả dễ hiểu điều Chúa nói về Nước Trời. Ý nghĩa dụ ngôn này như sau. Thiên Chúa là chủ vườn nho. Vườn nho thọat tiên được dùng để chỉ dân Do Thái. Dân Do Thái được Chúa chọn làm dân riêng. Lịch sử dân Do Thái là lịch sử tình yêu thương của Chúa. Vì yêu thương Chúa đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai Cập. Vì yêu thương Chúa đã dành sẵn cho họ một đất nước. Vì yêu thương Chúa bảo vệ họ khỏi sự quấy phá của các nước lân bang. Vì yêu thương Chúa đã sai các tiên tri đến dạy dỗ họ. Quả thật dân Do Thái là một vườn nho được Chúa trồng, chăm sóc từng li từng tí. Từ rào dậu chung quanh đến xây tháp canh giữ. Từ xây bồn ép nho đến tưới bón cắt tỉa. Nhưng sự thương yêu của Chúa được đáp lại bằng sự phản bội. Người Do Thái không công nhận quyền làm chủ của Chúa. Họ giết các tiên tri được sai đến dạy dỗ họ. Họ còn giết cả Chúa Giêsu là Con Một Thiên Chúa để chiếm lấy vườn nho làm của riêng họ. Nhưng họ có biết đâu rằng nếu để Chúa làm chủ thì vườn nho còn được bảo vệ, được chăm sóc và họ còn được hưởng hoa lợi. Nhưng từ chối quyền làm chủ của Chúa, vườn nho rơi vào cảnh hoang tàn, đổ nát, không còn hoa trái. Và vì thế cuộc đời họ cũng bị diệt vong.
Câu chuyện vườn nho không chỉ nói với người Do Thái mà còn nói với tất cả chúng ta, đặc biệt các sinh viên học sinh nhân dịp đầu năm học mới. Sinh viên học sinh là những cây nho được Chúa ưu ái trồng trong vườn nho của Chúa. Vườn nho đó là Nước Chúa, là Giáo Hội, là gia đình, là trường học. Các cháu thiếu nhi, các bạn thanh niên, học sinh, sinh viên trẻ trung là những cây nho non mơn mởn được Chúa chăm sóc tưới bón trong tình thương bao la của cha mẹ, trong sự tận tâm của thày cô giáo, trong sự nhiệt thành quên mình của các linh mục, tu sĩ nam nữ. Chúa đặt lương tâm như tháp canh để cảnh báo những nguy cơ đe dọa tàn phá vườn nho. Để ngăn chặn thú dữ tàn phá, trẻ con nghịch ngợm, kẻ thù quấy phá, Chúa cẩn thận rào dậu vườn nho. Rào dậu là đặt ra những qui tắc luật lệ. Kỷ luật là phên dậu vững chắc bảo vệ những cây nho còn non yếu, bảo vệ hoa lợi khỏi kẻ thù đến phá hoại. Kỷ luật giúp bảo vệ cuộc đời của các con. Không chỉ bảo vệ sự sống mà còn tất cả những hoa trái tốt đẹp của sự sống. Bảo vệ tương lai của các con. Chúa xây bồn ép nho. Bồn ép nho là nơi làm việc. Quả nho phải trải qua quá trình ép, lọc, ủ mới lên men thành thứ rượu nho thơm lừng làm đẹp cho xã hội. Cũng vậy các con phải lao động vất vả qua nhiều công đọan mới trở nên hữu ích cho Giáo Hội và cho xã hội. Có thể nói cuộc đời của mỗi người các con là một kỳ quan về tình yêu thương của Chúa. Chúa tạo dựng nên các con để các con được hạnh phúc. Chúa đã định sẵn cho các con một định mệnh tốt đẹp cao quí trong thánh ý Chúa.
Tiếc là có nhiều người không hiểu được điều đó, nên đã chối bỏ quyền Chúa làm chủ đời mình. Vì xua đuổi Chúa nên ma quỉ đã xâm nhập cuộc đời họ. Có nhiều người đã phá bỏ tháp canh lương tâm nên không còn tỉnh thức trước những nguy cơ đe dọa tàn phá sự sống. Có nhiều người đã phá đổ những phên dậu kỷ luật, biến vườn nho tâm hồn thành bãi đất hoang mặc cho mọi người chà đạp, tàn phá. Có nhiều người đã bỏ quên bồn ép nho, không chịu làm việc, chỉ rong chơi ngày tháng nên cả cuộc đời tiêu tốn biết bao sự thương yêu, tiền bạc, công sức của cha mẹ, thày cô giáo, các bề trên trong Giáo Hội mà không sinh được hoa trái gì cho cuộc đời.
Ngỏ lời nhân dịp lễ khai giảng năm học mới cho sinh viên – giáo viên Công Giáo:
Các con sinh viên học sinh thân mến,
Đầu năm học mới là dịp các con chỉnh đốn lại vườn nho tâm hồn của các con. Hãy để Chúa làm chủ cuộc đời các con. Hãy tin tưởng định mệnh Chúa dành cho các con là định mệnh tốt đẹp nhất. Tương lai Chúa dọn sẵn cho các con là tương lai tươi sáng không gì có thể so sánh được. Hãy đón nhận tình yêu thương của cha mẹ, thày cô giáo, và các bề trên trong Giáo Hội. Tình yêu thương chăm sóc của các ngài là nước mát tưới cho cây đời các con xanh tươi. Hãy tuân theo sự hướng dẫn của tháp canh lương tâm để các con biết phân biệt thật giả, trắng đen, thiện ác giữa lúc vàng thau lẫn lộn, biết chọn lựa con đường tốt đẹp cho tương lai. Hãy sống theo sự hướng dẫn của luật lệ, luật xã hội, luật học đường, luật sự sống, luật Giáo Hội. Đó chính là cách tự bảo vệ trước những lực lượng sự xấu, trước những cơn cám dỗ ngọt ngào đang rình chờ trói chặt những cuộc đời ẻo lả, mềm yếu, buông tuồng. Hãy làm việc trong bồn ép nho. Sự siêng năng chăm chỉ, lòng say mê học tập chính là chìa khóa của sự thành công.
Năm học mới là một ân huệ nhưng cũng là một trách nhiệm. Các con được ban nhiều, các con sẽ bị đòi hỏi nhiều. Năm học mới được ban tặng để các con sinh lợi. Sinh lợi để xứng đáng với tình thương của Chúa. Sinh lợi để xứng đáng với xã hội, quê hương đất nước. Sinh lợi chính là thăng tiến bản thân, làm lợi cho chính các con trước hết.
Xin Chúa ban phúc lành cho năm học mới để các thày cô giáo, các học sinh sinh viên thu lượm được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần thăng tiến bản thân, gia đình, Giáo Hội và xã hội. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Chúa đã ban cho bạn sự sống và còn đặt biết bao người, biết bao phương tiện, hoàn cảnh để nuôi dưỡng và phát triển sự sống đó. Bạn có nhận biết điều này không?
2- Bạn có nhìn nhận Chúa làm chủ đời mình và có thái độ xứng hợp không?
3- Phát triển là một trách nhiệm. Bạn có chu toàn trách nhiệm đó không?
CÂU CHUYỆN VƯỜN NHO – CÂU CHUYỆN ĐỜI TA
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA (Mt 21, 33-43)
Các ông hãy nghe một dụ ngôn khác: "Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: "Chúng sẽ nể con ta." Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: "Đứa thừa tự đây rồi ! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó !" Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. Vậy xin hỏi: Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?" Họ đáp: "Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông." Đức Giê-su bảo họ: "Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.
Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Vườn nho là một hình ảnh quen thuộc đối với người Do Thái. Chúa đã dùng hình ảnh quen thuộc này để thính giả dễ hiểu điều Chúa nói về Nước Trời. Ý nghĩa dụ ngôn này như sau. Thiên Chúa là chủ vườn nho. Vườn nho thọat tiên được dùng để chỉ dân Do Thái. Dân Do Thái được Chúa chọn làm dân riêng. Lịch sử dân Do Thái là lịch sử tình yêu thương của Chúa. Vì yêu thương Chúa đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai Cập. Vì yêu thương Chúa đã dành sẵn cho họ một đất nước. Vì yêu thương Chúa bảo vệ họ khỏi sự quấy phá của các nước lân bang. Vì yêu thương Chúa đã sai các tiên tri đến dạy dỗ họ. Quả thật dân Do Thái là một vườn nho được Chúa trồng, chăm sóc từng li từng tí. Từ rào dậu chung quanh đến xây tháp canh giữ. Từ xây bồn ép nho đến tưới bón cắt tỉa. Nhưng sự thương yêu của Chúa được đáp lại bằng sự phản bội. Người Do Thái không công nhận quyền làm chủ của Chúa. Họ giết các tiên tri được sai đến dạy dỗ họ. Họ còn giết cả Chúa Giêsu là Con Một Thiên Chúa để chiếm lấy vườn nho làm của riêng họ. Nhưng họ có biết đâu rằng nếu để Chúa làm chủ thì vườn nho còn được bảo vệ, được chăm sóc và họ còn được hưởng hoa lợi. Nhưng từ chối quyền làm chủ của Chúa, vườn nho rơi vào cảnh hoang tàn, đổ nát, không còn hoa trái. Và vì thế cuộc đời họ cũng bị diệt vong.
Câu chuyện vườn nho không chỉ nói với người Do Thái mà còn nói với tất cả chúng ta, đặc biệt các sinh viên học sinh nhân dịp đầu năm học mới. Sinh viên học sinh là những cây nho được Chúa ưu ái trồng trong vườn nho của Chúa. Vườn nho đó là Nước Chúa, là Giáo Hội, là gia đình, là trường học. Các cháu thiếu nhi, các bạn thanh niên, học sinh, sinh viên trẻ trung là những cây nho non mơn mởn được Chúa chăm sóc tưới bón trong tình thương bao la của cha mẹ, trong sự tận tâm của thày cô giáo, trong sự nhiệt thành quên mình của các linh mục, tu sĩ nam nữ. Chúa đặt lương tâm như tháp canh để cảnh báo những nguy cơ đe dọa tàn phá vườn nho. Để ngăn chặn thú dữ tàn phá, trẻ con nghịch ngợm, kẻ thù quấy phá, Chúa cẩn thận rào dậu vườn nho. Rào dậu là đặt ra những qui tắc luật lệ. Kỷ luật là phên dậu vững chắc bảo vệ những cây nho còn non yếu, bảo vệ hoa lợi khỏi kẻ thù đến phá hoại. Kỷ luật giúp bảo vệ cuộc đời của các con. Không chỉ bảo vệ sự sống mà còn tất cả những hoa trái tốt đẹp của sự sống. Bảo vệ tương lai của các con. Chúa xây bồn ép nho. Bồn ép nho là nơi làm việc. Quả nho phải trải qua quá trình ép, lọc, ủ mới lên men thành thứ rượu nho thơm lừng làm đẹp cho xã hội. Cũng vậy các con phải lao động vất vả qua nhiều công đọan mới trở nên hữu ích cho Giáo Hội và cho xã hội. Có thể nói cuộc đời của mỗi người các con là một kỳ quan về tình yêu thương của Chúa. Chúa tạo dựng nên các con để các con được hạnh phúc. Chúa đã định sẵn cho các con một định mệnh tốt đẹp cao quí trong thánh ý Chúa.
Tiếc là có nhiều người không hiểu được điều đó, nên đã chối bỏ quyền Chúa làm chủ đời mình. Vì xua đuổi Chúa nên ma quỉ đã xâm nhập cuộc đời họ. Có nhiều người đã phá bỏ tháp canh lương tâm nên không còn tỉnh thức trước những nguy cơ đe dọa tàn phá sự sống. Có nhiều người đã phá đổ những phên dậu kỷ luật, biến vườn nho tâm hồn thành bãi đất hoang mặc cho mọi người chà đạp, tàn phá. Có nhiều người đã bỏ quên bồn ép nho, không chịu làm việc, chỉ rong chơi ngày tháng nên cả cuộc đời tiêu tốn biết bao sự thương yêu, tiền bạc, công sức của cha mẹ, thày cô giáo, các bề trên trong Giáo Hội mà không sinh được hoa trái gì cho cuộc đời.
Ngỏ lời nhân dịp lễ khai giảng năm học mới cho sinh viên – giáo viên Công Giáo:
Các con sinh viên học sinh thân mến,
Đầu năm học mới là dịp các con chỉnh đốn lại vườn nho tâm hồn của các con. Hãy để Chúa làm chủ cuộc đời các con. Hãy tin tưởng định mệnh Chúa dành cho các con là định mệnh tốt đẹp nhất. Tương lai Chúa dọn sẵn cho các con là tương lai tươi sáng không gì có thể so sánh được. Hãy đón nhận tình yêu thương của cha mẹ, thày cô giáo, và các bề trên trong Giáo Hội. Tình yêu thương chăm sóc của các ngài là nước mát tưới cho cây đời các con xanh tươi. Hãy tuân theo sự hướng dẫn của tháp canh lương tâm để các con biết phân biệt thật giả, trắng đen, thiện ác giữa lúc vàng thau lẫn lộn, biết chọn lựa con đường tốt đẹp cho tương lai. Hãy sống theo sự hướng dẫn của luật lệ, luật xã hội, luật học đường, luật sự sống, luật Giáo Hội. Đó chính là cách tự bảo vệ trước những lực lượng sự xấu, trước những cơn cám dỗ ngọt ngào đang rình chờ trói chặt những cuộc đời ẻo lả, mềm yếu, buông tuồng. Hãy làm việc trong bồn ép nho. Sự siêng năng chăm chỉ, lòng say mê học tập chính là chìa khóa của sự thành công.
Năm học mới là một ân huệ nhưng cũng là một trách nhiệm. Các con được ban nhiều, các con sẽ bị đòi hỏi nhiều. Năm học mới được ban tặng để các con sinh lợi. Sinh lợi để xứng đáng với tình thương của Chúa. Sinh lợi để xứng đáng với xã hội, quê hương đất nước. Sinh lợi chính là thăng tiến bản thân, làm lợi cho chính các con trước hết.
Xin Chúa ban phúc lành cho năm học mới để các thày cô giáo, các học sinh sinh viên thu lượm được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần thăng tiến bản thân, gia đình, Giáo Hội và xã hội. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Chúa đã ban cho bạn sự sống và còn đặt biết bao người, biết bao phương tiện, hoàn cảnh để nuôi dưỡng và phát triển sự sống đó. Bạn có nhận biết điều này không?
2- Bạn có nhìn nhận Chúa làm chủ đời mình và có thái độ xứng hợp không?
3- Phát triển là một trách nhiệm. Bạn có chu toàn trách nhiệm đó không?
Maria, Người Nữ Thánh Thể
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
02:55 01/10/2008
Lễ Đức Mẹ Mân Côi
MARIA, NGƯỜI NỮ THÁNH THỂ
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA (Lc 1, 26-38)
Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà." Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."
Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng !"
Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."
Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Bài Tin Mừng tường thuật cuộc truyền tin kết thúc bằng hai tiếng “XinVâng” của Đức Mẹ. Với hai tiếng “Xin Vâng”, cuộc đời Đức Mẹ hoàn toàn thay đổi. Từ nay Mẹ không còn sống cho mình nhưng hoàn toàn sống cho Thiên Chúa. Mẹ kết hiệp chặt chẽ với Thiên Chúa qua Chúa Giêsu. Và vì thế, Mẹ trở thành gương mẫu của lòng tôn sùng và thực hành bí tích Thánh Thể.
Thật vậy, với hai tiếng “Xin Vâng”, Mẹ là gương mẫu trong việc đón nhận Thánh Thể. Khi đón nhận Ngôi Hai Thiên Chúa vào lòng, Mẹ hoàn toàn tin tưởng thịt máu của bào thai Mẹ được diễm phúc cưu mang trong lòng chính là Thiên Chúa. Như thế, Mẹ khuyên dạy ta khi đón nhận Mình Thánh Chúa, hãy tin vững vàng ta đã đón nhận Thịt Máu của Chúa Giêsu.
Với hai tiếng “Xin Vâng”, tâm hồn Mẹ trở nên ngôi nhà chầu đầu tiên được đón tiếp, cất giữ Chúa Giêsu Thánh Thể. Đây chính là ngôi nhà chầu xinh đẹp nhất vì cung lòng thanh khiết của Mẹ là một đền thờ nguy nga lộng lẫy. Hơn nữa việc luôn ghi nhớ và suy niệm những điều thiên thần nói, giúp Mẹ luôn hướng về Chúa Giêsu trong lòng, biến Mẹ thành một người chầu Mình Thánh liên tục. Như thế Mẹ khuyên dạy ta hãy năng chầu Mình Thánh Chúa.
Sau khi thưa “Xin Vâng”, Mẹ vội vã lên đường đi viếng bà thánh Elizabeth. Đây chính là cuộc rước kiệu Thánh Thể đầu tiên. Cuộc rước kiệu thật đơn sơ, không kèn trống, không đông đảo, nhưng đầy sốt sắng, đầy cung kính nên đã đem lại lợi ích phi thường: đem ơn cứu độ đến cho ông thánh Gioan Baotixita còn trong lòng mẹ, làm cho mọi người tràn đầy niềm vui. Như thế Mẹ nhắn nhủ ta kiệu Thánh Thể sốt sắng sẽ đem lại nhiều ơn ích thiêng liêng.
Nhưng cũng với hai tiếng “Xin Vâng”, Mẹ luôn hướng về Chúa Giê su. Từ khi còn trong bào thai cho đến khi sinh ra trong hang đá Bê lem. Từ khi ấu thơ cho đến khi họat động công khai. Việc Mẹ tất tả đi tìm Chúa Giêsu trong đền thờ Giêrusalem nói lên sự gắn bó mật thiết. Mẹ coi Chúa Giêsu là lẽ sống. Mẹ không thể sống nếu thiếu vắng Chúa. Với lòng tha thiết tìm kiếm Chúa, Mẹ khuyên dạy ta hãy yêu mến đến khao khát Chúa. Vì Thánh Thể Chúa chính là nguồn sự sống của ta.
Với hai tiếng “Xin Vâng”, không những Mẹ vâng lời Thiên Chúa hoàn toàn, mà còn dạy mọi người biết vâng lời Chúa. Nên tại tiệc cưới Cana, Mẹ khuyên nhủ gia nhân: “Người bảo gì các con hãy cứ làm theo”(Ga 2, 5). Thái độ hoàn toàn vâng phục đã được Chúa thưởng công bằng phép lạ “nước lã hóa thành rượu ngon”. Hôm nay Mẹ cũng nhắc nhủ ta: Nếu Chúa đã dặn dò: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày”Lc, 22, 19), thì hãy vâng lời Chúa, siêng năng tham dự thánh lễ, chầu MTC, chịu lễ, chắc chắn Chúa sẽ làm phép lạ đổi mới đời các con như biến nước lã thành rượu ngon.
Với hai tiếng “Xin Vâng”, Mẹ hoàn toàn kết hiệp với Chúa Giêsu, theo Chúa trên đường lên Núi Sọ và đứng dưới chân thánh giá để nên một với Chúa Giêsu trong việc dâng hiến chính bản thân mình, dâng những đau đớn khổ cực làm của lễ đền tội cho nhân loại. Ở đây Mẹ đã sống mầu nhiệm Thánh Thể, mầu nhiệm tự hiến mình cho nhân loại. Như Chúa Giêsu, tấm lòng tan nát của Mẹ đã trở thành tấm bánh bẻ ra ban cho nhân loại sự sống mới. Như thế Mẹ dạy ta hãy biết hiến thân chịu mọi đau đớn, vất vả trong đời sống để nên một với Chúa Giêsu Thánh Thể. Việc kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể để hiến dâng thân mình sẽ đem lại hạnh phúc cho bản thân và cho tha nhân.
Và với hai tiếng “Xin Vâng”, một lần cuối cùng Mẹ vâng lời Chúa, nhận thánh Gioan làm con. Thánh Gioan đại diện cho nhân loại. Nhận thánh Gioan là nhận cả nhân loại làm con. Vì thế Mẹ đã sống mầu nhiệm Thánh Thể khi hiệp nhất với tất cả mọi người, nhận tất cả nhân loại vào gia đình mình, đón tiếp mọi người vào đồng bàn trong bữa tiệc Thánh Thể, và trong bữa tiệc Nước Trời. Hôm nay, Mẹ nhắn nhủ ta khi chịu lễ rồi hãy biết yêu thương đoàn kết vì tất cả chúng ta được đồng bàn với Chúa, cùng ăn một bánh, cùng uống một chén với nhau.Và tất cả chúng ta đều là các chi thể trong thân thể của Chúa.
Tuy Năm Thánh Thể đã kết thúc, nhưng việc yêu mến sùng kính và nhất là việc sống bí tích Thánh Thể vẫn tiếp diễn. Đặc biệt trong tháng Mân Côi, nếu ta yêu mến Đức Mẹ, ta càng phải yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, vì Mẹ chính là mẫu gương yêu mến Thánh Thể, đến nỗi Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã gọi Mẹ là “Người Nữ Thánh Thể”. Nếu chúng ta siêng năng lần hạt Mân Côi, chăc chắn Đức Mẹ sẽ hướng dẫn ta đến yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, vì tất cả các mầu nhiệm trong kinh Mân Côi đều hướng về Chúa Giêsu. Và mầu nhiệm 5 Sự Sáng đưa ta trực tiếp tới bí tích Thánh Thể. Thật đẹp khi ta lần hạt trước Thánh Thể. Vì như Đức Mẹ đã khẩn cầu cho tiệc cưới Cana được ơn phúc thế nào, hôm nay, trước Thánh Thể, Đức Mẹ cũng khẩn cầu ơn phúc cho chúng ta như vậy.
Lạy Mẹ Mân Côi, xin dạy con biết yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể và xin Mẹ khẩn cầu cho con bên tòa Chúa. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Lời “Xin vâng” của Đức Mẹ biểu lộ niềm tin. Bạn có giữ vững được niềm tin trong những lúc gặp thử thách để thưa “Xin vâng” với Chúa trong đau khổ không?
2- Gia nhân đã vâng lời Đức Mẹ “Người bảo gì cứ làm theo” nên đã múc nước lã mà không hiểu gì. Bạn có sẵn sàng vâng lời Chúa làm những việc mà bạn không hiểu?
3- Khi hiện ra ở Fatima, Đức Mẹ đã mời gọi ta thực hiện 3 điều. Bạn có sẵn sàng “Xin vâng” để thực hiện không?
MARIA, NGƯỜI NỮ THÁNH THỂ
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA (Lc 1, 26-38)
Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà." Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."
Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng !"
Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."
Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Bài Tin Mừng tường thuật cuộc truyền tin kết thúc bằng hai tiếng “XinVâng” của Đức Mẹ. Với hai tiếng “Xin Vâng”, cuộc đời Đức Mẹ hoàn toàn thay đổi. Từ nay Mẹ không còn sống cho mình nhưng hoàn toàn sống cho Thiên Chúa. Mẹ kết hiệp chặt chẽ với Thiên Chúa qua Chúa Giêsu. Và vì thế, Mẹ trở thành gương mẫu của lòng tôn sùng và thực hành bí tích Thánh Thể.
Thật vậy, với hai tiếng “Xin Vâng”, Mẹ là gương mẫu trong việc đón nhận Thánh Thể. Khi đón nhận Ngôi Hai Thiên Chúa vào lòng, Mẹ hoàn toàn tin tưởng thịt máu của bào thai Mẹ được diễm phúc cưu mang trong lòng chính là Thiên Chúa. Như thế, Mẹ khuyên dạy ta khi đón nhận Mình Thánh Chúa, hãy tin vững vàng ta đã đón nhận Thịt Máu của Chúa Giêsu.
Với hai tiếng “Xin Vâng”, tâm hồn Mẹ trở nên ngôi nhà chầu đầu tiên được đón tiếp, cất giữ Chúa Giêsu Thánh Thể. Đây chính là ngôi nhà chầu xinh đẹp nhất vì cung lòng thanh khiết của Mẹ là một đền thờ nguy nga lộng lẫy. Hơn nữa việc luôn ghi nhớ và suy niệm những điều thiên thần nói, giúp Mẹ luôn hướng về Chúa Giêsu trong lòng, biến Mẹ thành một người chầu Mình Thánh liên tục. Như thế Mẹ khuyên dạy ta hãy năng chầu Mình Thánh Chúa.
Sau khi thưa “Xin Vâng”, Mẹ vội vã lên đường đi viếng bà thánh Elizabeth. Đây chính là cuộc rước kiệu Thánh Thể đầu tiên. Cuộc rước kiệu thật đơn sơ, không kèn trống, không đông đảo, nhưng đầy sốt sắng, đầy cung kính nên đã đem lại lợi ích phi thường: đem ơn cứu độ đến cho ông thánh Gioan Baotixita còn trong lòng mẹ, làm cho mọi người tràn đầy niềm vui. Như thế Mẹ nhắn nhủ ta kiệu Thánh Thể sốt sắng sẽ đem lại nhiều ơn ích thiêng liêng.
Nhưng cũng với hai tiếng “Xin Vâng”, Mẹ luôn hướng về Chúa Giê su. Từ khi còn trong bào thai cho đến khi sinh ra trong hang đá Bê lem. Từ khi ấu thơ cho đến khi họat động công khai. Việc Mẹ tất tả đi tìm Chúa Giêsu trong đền thờ Giêrusalem nói lên sự gắn bó mật thiết. Mẹ coi Chúa Giêsu là lẽ sống. Mẹ không thể sống nếu thiếu vắng Chúa. Với lòng tha thiết tìm kiếm Chúa, Mẹ khuyên dạy ta hãy yêu mến đến khao khát Chúa. Vì Thánh Thể Chúa chính là nguồn sự sống của ta.
Với hai tiếng “Xin Vâng”, không những Mẹ vâng lời Thiên Chúa hoàn toàn, mà còn dạy mọi người biết vâng lời Chúa. Nên tại tiệc cưới Cana, Mẹ khuyên nhủ gia nhân: “Người bảo gì các con hãy cứ làm theo”(Ga 2, 5). Thái độ hoàn toàn vâng phục đã được Chúa thưởng công bằng phép lạ “nước lã hóa thành rượu ngon”. Hôm nay Mẹ cũng nhắc nhủ ta: Nếu Chúa đã dặn dò: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày”Lc, 22, 19), thì hãy vâng lời Chúa, siêng năng tham dự thánh lễ, chầu MTC, chịu lễ, chắc chắn Chúa sẽ làm phép lạ đổi mới đời các con như biến nước lã thành rượu ngon.
Với hai tiếng “Xin Vâng”, Mẹ hoàn toàn kết hiệp với Chúa Giêsu, theo Chúa trên đường lên Núi Sọ và đứng dưới chân thánh giá để nên một với Chúa Giêsu trong việc dâng hiến chính bản thân mình, dâng những đau đớn khổ cực làm của lễ đền tội cho nhân loại. Ở đây Mẹ đã sống mầu nhiệm Thánh Thể, mầu nhiệm tự hiến mình cho nhân loại. Như Chúa Giêsu, tấm lòng tan nát của Mẹ đã trở thành tấm bánh bẻ ra ban cho nhân loại sự sống mới. Như thế Mẹ dạy ta hãy biết hiến thân chịu mọi đau đớn, vất vả trong đời sống để nên một với Chúa Giêsu Thánh Thể. Việc kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể để hiến dâng thân mình sẽ đem lại hạnh phúc cho bản thân và cho tha nhân.
Và với hai tiếng “Xin Vâng”, một lần cuối cùng Mẹ vâng lời Chúa, nhận thánh Gioan làm con. Thánh Gioan đại diện cho nhân loại. Nhận thánh Gioan là nhận cả nhân loại làm con. Vì thế Mẹ đã sống mầu nhiệm Thánh Thể khi hiệp nhất với tất cả mọi người, nhận tất cả nhân loại vào gia đình mình, đón tiếp mọi người vào đồng bàn trong bữa tiệc Thánh Thể, và trong bữa tiệc Nước Trời. Hôm nay, Mẹ nhắn nhủ ta khi chịu lễ rồi hãy biết yêu thương đoàn kết vì tất cả chúng ta được đồng bàn với Chúa, cùng ăn một bánh, cùng uống một chén với nhau.Và tất cả chúng ta đều là các chi thể trong thân thể của Chúa.
Tuy Năm Thánh Thể đã kết thúc, nhưng việc yêu mến sùng kính và nhất là việc sống bí tích Thánh Thể vẫn tiếp diễn. Đặc biệt trong tháng Mân Côi, nếu ta yêu mến Đức Mẹ, ta càng phải yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, vì Mẹ chính là mẫu gương yêu mến Thánh Thể, đến nỗi Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã gọi Mẹ là “Người Nữ Thánh Thể”. Nếu chúng ta siêng năng lần hạt Mân Côi, chăc chắn Đức Mẹ sẽ hướng dẫn ta đến yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, vì tất cả các mầu nhiệm trong kinh Mân Côi đều hướng về Chúa Giêsu. Và mầu nhiệm 5 Sự Sáng đưa ta trực tiếp tới bí tích Thánh Thể. Thật đẹp khi ta lần hạt trước Thánh Thể. Vì như Đức Mẹ đã khẩn cầu cho tiệc cưới Cana được ơn phúc thế nào, hôm nay, trước Thánh Thể, Đức Mẹ cũng khẩn cầu ơn phúc cho chúng ta như vậy.
Lạy Mẹ Mân Côi, xin dạy con biết yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể và xin Mẹ khẩn cầu cho con bên tòa Chúa. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Lời “Xin vâng” của Đức Mẹ biểu lộ niềm tin. Bạn có giữ vững được niềm tin trong những lúc gặp thử thách để thưa “Xin vâng” với Chúa trong đau khổ không?
2- Gia nhân đã vâng lời Đức Mẹ “Người bảo gì cứ làm theo” nên đã múc nước lã mà không hiểu gì. Bạn có sẵn sàng vâng lời Chúa làm những việc mà bạn không hiểu?
3- Khi hiện ra ở Fatima, Đức Mẹ đã mời gọi ta thực hiện 3 điều. Bạn có sẵn sàng “Xin vâng” để thực hiện không?
Được hay là mất tất cả
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:05 01/10/2008
CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN A
Mt 21, 33 – 43
Đã làm việc, bất cứ là người lao động chân tay hay người làm việc lao động trí thức đều muốn mình có được kết quả khả quan. Người nông dân muốn thu hoạch được vụ lúa hoặc vụ trà, cà phê bội thu. Người kinh doanh cũng mong mình được nhiều lợi nhuận, làm ăn phát tài, phát lộc vv…Người trí thức muốn mình tạo ra được các tác phẩm giá trị, để đời. Thiên Chúa cũng vậy, Ngài trao cho ai mười nén, ngài cũng muốn họ làm lợi thêm được mười nén khác. Người năm nén, người ba nén, người hai nén, người một nén, tất cả Chúa đều muốn họ làm ăn sinh lời. Dụ ngôn hôm nay: ” Những người thợ làm vườn nho “ mà thánh Matthêu tường thuật cũng không nằm ra ngoài ý muốn của Chúa. Chúng ta đi vào cốt lõi của trình thuật của thánh Matthêu 21, 33 – 43 để tìm ra ý Chúa muốn dạy nhân loại, dạy con người, dạy loài người.
TIN MỪNG HÔM NAY MUỐN NÓI GÌ ?:
Trình thuật của thánh Matthêu được đọc trong Chúa nhật XXVII thường niên, năm A, nói về “ Những người thợ làm vườn nho “. Những người thợ làm vườn nho nếu chỉ là bình thường như mọi người thợ làm nông, chúng ta chẳng cần nói để làm gì, nhưng ở đây dụ ngôn muốn nói rằng mỗi người thợ vườn nho là một tá điền, Thiên Chúa trao cho làm sở hữu một vườn nho, là trí khôn, khả năng, tài năng, của cải, vật chất, để mỗi người đem hoa lợi, đem lợi nhuận về cho Chúa. Ngài luôn tôn trọng con người, luôn để cho mỗi người có quyền định đoạt, sắp xếp, bố trí công việc tùy theo tài trí Thiên Chúa đã ban cho mỗi người. Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do, luôn để con người, mỗi người phát triển tài năng, tỏ rõ ràng sáng kiến. Do đó, Ngài không canh chừng, không kiểm soát công việc của con người. Tin Mừng viết thật rõ và cảm động: ” Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa “ ( Mt 21, 33 ). Rõ ràng Thiên Chúa luôn để con người hoàn toàn tự do định liệu cuộc đời, làm lợi cho Ngài tùy sự khôn ngoan, lanh lợi của mỗi người. Mặc dù, Thiên Chúa ban tự do cho mỗi người, nhưng có những tá điền lại lợi dụng lòng tốt của Ngài, ham mê trục lợi riêng tư, không màng gì đến lời của Ngài đã chỉ vẽ trước. Chính họ đã bội tín với chủ, với Thiên Chúa, đã ngược đãi và tru diệt những đầy tớ của chủ sai tới. Họ không nghĩ, cũng chẳng suy, cái trớ trêu là ngay người con trai duy nhất của chủ được sai đến vì chủ tưởng họ sẽ nể vì con trai của chủ mà vâng lời, mà làm theo ý của chủ. Nhưng thật thảm thiết, họ đã nhẫn tâm, đánh đập và giết chết người con trai duy nhất và yêu dấu của ông chủ. Sở dĩ họ có hành động tàn ác như thế bởi vì họ chiếm toàn bộ gia tài của ông chủ. Do đó: ” …Ông chủ sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông “ ( Mt 21, 41 ).
CHÚA DẠY CHÚNG TA BÀI HỌC GÌ ?:
Được sinh ra vào đời, mỗi người chúng ta là một gia tài vô giá Chúa trao ban cho nhân loại. Mỗi con người đều có chỗ đứng trong trái tim của Chúa. Mỗi người đều được Chúa gọi tên riêng. Ngài không gọi chung chung theo đám đông mà gọi tên từng người. Chúa tôn trọng con người, tôn trọng mỗi người và ban cho mỗi người muôn vàn ơn lộc cao quí để con người ca tụng, phục vụ Chúa và phục vụ anh em. Chúa không trao ban ơn huệ để con người tìm tư lợi cá nhân, danh vọng và thú vui riêng lẻ cho mình. Thiên Chúa luôn trung thành, luôn kiên nhẫn trước những lỗi phạm, sai trót và tội lỗi của con người, của mỗi người. Ngài luôn kiên nhẫn chờ đợi mỗi người hoán cải, trở về với Ngài khi con người lỡ lầm sa ngã, phản nghịch cùng Thiên Chúa. Thiên Chúa trao ban cho con người tài năng để con người sinh lợi cho phần hồn của mình, chứ không được dùng tài năng đó để sa lầy vào trong bùn lầy tội lỗi.Con người phải biết dùng tài năng vào những công việc tốt đẹp, nếu không Thiên Chúa lại cất đi và trao cho người khác như Tin Mừng đã nói:” Người có sẽ được cho thêm…Kẻ mười nén sẽ được ban cho mười nén khác. Kẻ năm nén sẽđược trao thêm năm nén vv…”.Điều đó, tùy thuộc vào tấm lòng và thái độ đón nhận của con người.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI:
Thiên Chúa ban cho con người, mỗi người tài năng, gia tài. Nhưng rồi Ngài cũng đòi hỏi con người về công việc vườn nho mà Ngài đã trao cho con người sinh lợi. Ngài cũng sẽ hỏi con người về huê lợi mà Ngài trông đợi khi trao khoán vườn nho. Con người chúng ta được hay mất là do sự định đoạt hoàn toàn tự do của chúng ta trong cuộc sống hôm nay. Đời sống của chúng ta hoàn toàn do Chúa ban, chúng ta có biết dùng thời giờ, khả năng để làm lợi cho Chúa hay không ? Tất cả đều tùy thuộc vào sự tự do của mỗi người chúng ta.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1) Ông chủ trong dụ ngôn hôm nay là ai ?
2) Mỗi người chúng ta là gì đối với Chúa ?
3) Chúa ban cho con người những gì ? Chúng ta phải làm gì trước những hồng ân lớn lao của Thiên Chúa ?
4) Con trai duy nhất của ông chủ là ai ?
5) Ông bà anh chị em nghĩ sao về thân phận của mình ?
Mt 21, 33 – 43
Đã làm việc, bất cứ là người lao động chân tay hay người làm việc lao động trí thức đều muốn mình có được kết quả khả quan. Người nông dân muốn thu hoạch được vụ lúa hoặc vụ trà, cà phê bội thu. Người kinh doanh cũng mong mình được nhiều lợi nhuận, làm ăn phát tài, phát lộc vv…Người trí thức muốn mình tạo ra được các tác phẩm giá trị, để đời. Thiên Chúa cũng vậy, Ngài trao cho ai mười nén, ngài cũng muốn họ làm lợi thêm được mười nén khác. Người năm nén, người ba nén, người hai nén, người một nén, tất cả Chúa đều muốn họ làm ăn sinh lời. Dụ ngôn hôm nay: ” Những người thợ làm vườn nho “ mà thánh Matthêu tường thuật cũng không nằm ra ngoài ý muốn của Chúa. Chúng ta đi vào cốt lõi của trình thuật của thánh Matthêu 21, 33 – 43 để tìm ra ý Chúa muốn dạy nhân loại, dạy con người, dạy loài người.
TIN MỪNG HÔM NAY MUỐN NÓI GÌ ?:
Trình thuật của thánh Matthêu được đọc trong Chúa nhật XXVII thường niên, năm A, nói về “ Những người thợ làm vườn nho “. Những người thợ làm vườn nho nếu chỉ là bình thường như mọi người thợ làm nông, chúng ta chẳng cần nói để làm gì, nhưng ở đây dụ ngôn muốn nói rằng mỗi người thợ vườn nho là một tá điền, Thiên Chúa trao cho làm sở hữu một vườn nho, là trí khôn, khả năng, tài năng, của cải, vật chất, để mỗi người đem hoa lợi, đem lợi nhuận về cho Chúa. Ngài luôn tôn trọng con người, luôn để cho mỗi người có quyền định đoạt, sắp xếp, bố trí công việc tùy theo tài trí Thiên Chúa đã ban cho mỗi người. Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do, luôn để con người, mỗi người phát triển tài năng, tỏ rõ ràng sáng kiến. Do đó, Ngài không canh chừng, không kiểm soát công việc của con người. Tin Mừng viết thật rõ và cảm động: ” Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa “ ( Mt 21, 33 ). Rõ ràng Thiên Chúa luôn để con người hoàn toàn tự do định liệu cuộc đời, làm lợi cho Ngài tùy sự khôn ngoan, lanh lợi của mỗi người. Mặc dù, Thiên Chúa ban tự do cho mỗi người, nhưng có những tá điền lại lợi dụng lòng tốt của Ngài, ham mê trục lợi riêng tư, không màng gì đến lời của Ngài đã chỉ vẽ trước. Chính họ đã bội tín với chủ, với Thiên Chúa, đã ngược đãi và tru diệt những đầy tớ của chủ sai tới. Họ không nghĩ, cũng chẳng suy, cái trớ trêu là ngay người con trai duy nhất của chủ được sai đến vì chủ tưởng họ sẽ nể vì con trai của chủ mà vâng lời, mà làm theo ý của chủ. Nhưng thật thảm thiết, họ đã nhẫn tâm, đánh đập và giết chết người con trai duy nhất và yêu dấu của ông chủ. Sở dĩ họ có hành động tàn ác như thế bởi vì họ chiếm toàn bộ gia tài của ông chủ. Do đó: ” …Ông chủ sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông “ ( Mt 21, 41 ).
CHÚA DẠY CHÚNG TA BÀI HỌC GÌ ?:
Được sinh ra vào đời, mỗi người chúng ta là một gia tài vô giá Chúa trao ban cho nhân loại. Mỗi con người đều có chỗ đứng trong trái tim của Chúa. Mỗi người đều được Chúa gọi tên riêng. Ngài không gọi chung chung theo đám đông mà gọi tên từng người. Chúa tôn trọng con người, tôn trọng mỗi người và ban cho mỗi người muôn vàn ơn lộc cao quí để con người ca tụng, phục vụ Chúa và phục vụ anh em. Chúa không trao ban ơn huệ để con người tìm tư lợi cá nhân, danh vọng và thú vui riêng lẻ cho mình. Thiên Chúa luôn trung thành, luôn kiên nhẫn trước những lỗi phạm, sai trót và tội lỗi của con người, của mỗi người. Ngài luôn kiên nhẫn chờ đợi mỗi người hoán cải, trở về với Ngài khi con người lỡ lầm sa ngã, phản nghịch cùng Thiên Chúa. Thiên Chúa trao ban cho con người tài năng để con người sinh lợi cho phần hồn của mình, chứ không được dùng tài năng đó để sa lầy vào trong bùn lầy tội lỗi.Con người phải biết dùng tài năng vào những công việc tốt đẹp, nếu không Thiên Chúa lại cất đi và trao cho người khác như Tin Mừng đã nói:” Người có sẽ được cho thêm…Kẻ mười nén sẽ được ban cho mười nén khác. Kẻ năm nén sẽđược trao thêm năm nén vv…”.Điều đó, tùy thuộc vào tấm lòng và thái độ đón nhận của con người.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI:
Thiên Chúa ban cho con người, mỗi người tài năng, gia tài. Nhưng rồi Ngài cũng đòi hỏi con người về công việc vườn nho mà Ngài đã trao cho con người sinh lợi. Ngài cũng sẽ hỏi con người về huê lợi mà Ngài trông đợi khi trao khoán vườn nho. Con người chúng ta được hay mất là do sự định đoạt hoàn toàn tự do của chúng ta trong cuộc sống hôm nay. Đời sống của chúng ta hoàn toàn do Chúa ban, chúng ta có biết dùng thời giờ, khả năng để làm lợi cho Chúa hay không ? Tất cả đều tùy thuộc vào sự tự do của mỗi người chúng ta.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1) Ông chủ trong dụ ngôn hôm nay là ai ?
2) Mỗi người chúng ta là gì đối với Chúa ?
3) Chúa ban cho con người những gì ? Chúng ta phải làm gì trước những hồng ân lớn lao của Thiên Chúa ?
4) Con trai duy nhất của ông chủ là ai ?
5) Ông bà anh chị em nghĩ sao về thân phận của mình ?
Kính mừng Maria đầy ơn phước
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:13 01/10/2008
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI
Lc 1, 26 – 38
Đời sống của Đức Mẹ là một lời cầu nguyện liên lỉ không ngừng. Mẹ Maria đã nêu gương cho nhân loại, cho con người, cho mỗi người về cách cầu nguyện. Lời kinh Magnificat là lời kinh tạ ơn tuyệt hảo của Đức Mẹ. Mẹ cầu nguyện để cảm tạ tri ân Thiên Chúa đã đoái đến phận nữ tỳ hèn mọn của Chúa. Mẹ cầu nguyện để nối kết con người với Thiên Chúa và nối kết đất trời. Kinh Mân Côi là phương cách cầu nguyện bình dân, dễ đọc, dễ nhớ, dễ cầu nguyện nhất. Hôm nay, mừng lễ Mẹ Mân Côi, chúng ta hãy chiêm ngắm Mẹ cầu nguyện và hãy học cách cầu nguyện của Mẹ.
CHUỖI MÂN CÔI LÀ GÌ ?: Chuỗi Mân Côi là một xâu hạt gồm một trăm năm chục hạt, gồm một trăm năm mươi kinh kính mừng chia thành mười lăm chục kinh, mỗi chục suy niệm về một mầu nhiệm cuộc đời của Chúa Giêsu. Bắt đầu mỗi chục là một kinh Lạy Cha và kết thúc bằng một kinh Sáng Danh ( Từ Điển Đức Mẹ. Chuỗi Mân Côi trg 62 ). Ngày nay, người ta nghĩ ra nhiều loại chuỗi Mân Côi để tiện việc để trong túi, trong bóp xách tay hay đeo ngay ở ngón tay. Chuỗi Mân Côi có thể làm bằng gỗ mỗi chuỗi có mười kinh nhỏ gọn dễ mang theo người. Có chuỗi làm bằng bạc để đeo vào ngón tay đi đường dễ dùng để cầu nguyện. Có xâu chuỗi làm bằng vải, bằng nylon. Nghĩa là chuỗi Mân Côi được những người có có mỹ thuật, những nghệ nhân nghĩ ra cách làm những xâu chuỗi sao cho tiện lợi để mọi Kitô hữu có thể dùng lần hạt, cầu nguyện và tạ ơn. Tuy nhiên, xâu chuỗi năm chục hạt, tương đương với một mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng là thông dụng hơn cả.
Chuỗi Mân Côi là danh từ dùng để gọi xâu chuỗi hạt có từng cụm mười hạt một. Chuỗi này có từ thế kỷ XIV, giống như một loại chuỗi các tín hữu trước kia vẫn sử dụng để đọc kinh Lạy Cha. Tuy nhiên, tín đồ các tôn giáo khác cũng sử dụng các loại xâu chuỗi khác hoặc dụng cụ tương tự để đếm các lời kinh của họ ( Xem sách đã dẫn, trg 62 ).
KINH MÂN CÔI ÍCH LỢI RA SAO ?:
Kitô hữu từ ngàn xưa đã biết dùng kinh Mân Côi để cầu nguyện và hình thức lần chuỗi Mân Côi xem ra rất bình dân nhưng lại mang lại biết bao lợi ích cho các tín hữu của Chúa. Ở đâu Kitô hữu cũng có thể lần chuỗi trong nhà thờ, nơi gia đình, đi đường, trên xe, đông hoặc một mình. Kinh Mân Côi vẫn là hình thức cầu nguyện dễ dàng nhưng lại giúp Kitô hữu cầu nguyện sốt sắng và đem lại lợi ích thiêng liêng rất nhiều. Thánh Đa Minh một vị thánh đã truyền bá kinh Mân Côi rất tích cực vào thế kỷ 13 để chống lại bè rối Albigeois và thánh nhân đã lập ra Dòng Nữ Đa Minh để truyền bà tràng chuỗi Mân Côi. Thực tế, từ thế kỷ XII đã xuất hiện hình thức đọc kinh với xâu chuỗi Mân Côi, nhưng từ đó đến ngày nay, kinh Mân Côi đã trở thành lời kinh mà mọi Kitô hữu đều vui sướng cầu nguyện. Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết: ” Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện mà tôi yêu thích nhất. Đó là kinh tuyệt vời.Tuyệt vời trong sự đơn giản và sâu sắc. Với lời kinh này chúng ta lập lại nhiều lần những lời mà Đức Trinh Nữ đã nghe sứ thần Ga-bri-en và người chị họ Ê-li-sa-bét nói với Ngài. Toàn thể Giáo Hội cùng liên kết với những lời kinh ấy. Người ta cũng có thể nói rằng: Kinh Mân Côi là kinh chú giải chương cuối cùng trong Hiến Chế “ Lumen Gentium “ của Công Đồng Vatican II, chương bàn đến sự tuyệt vời của Đức Mẹ trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội. Vì qua những lời trong kinh Mân Côi, những biến cố chính của cuộc đời Chúa Kitô diễn ra trước mắt linh hồn. Những biến cố ấy bao gồm toàn bộ các mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng và chúng giúp hiệp thông sống động với Chúa Kitô và có thể nói là qua trái tim của Mẹ Ngài. Đồng thời, với những chục kinh của tràng hạt Mân Côi, tâm hồn chúng ta có thể nhớ lại những sự kiện tạo nên đời sống của cá nhân, gia đình, quốc gia, Giáo Hội và nhân loại…Như thế, kinh Mân Côi đơn sơ này là tất cả nhịp sống của cuộc đời con người “.( Tông thư: ” Tiến tới thiên niên kỷ thứ ba “).
Kinh Mân Côi rất ích lợi cho người Kitô hữu khi họ biết áp dụng mỗi mầu nhiệm của Chúa Giêsu vào đời sống hằng ngày của mình. Những kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Thánh Maria và Sáng Danh sẽ đan kết thành chuỗi ngọc đầy hương thơm hy sinh, bác ái dâng lên Thiên Chúa và qua Mẹ Maria con người sẽ đến với Chúa.
LỄ MÂN CÔI NÓI GÌ CHO CHÚNG TA ? :
Lễ Mân Côi giúp chúng ta hiểu rằng Mẹ Maria là người đầy ơn phước. Mẹ đã là người diễm phúc hơn mọi người nữ và Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương, tuyển chọn làm Mẹ Thiên Chúa, làm Mẹ của Đức Giêsu Kitô và làm Mẹ nhân loại. Mẹ đã yêu thương nhân loại, yêu thương từng người, yêu thương mỗi người và như thế Mẹ xứng đáng là Mẹ Nữ Vương trời đất.Mẹ Maria trong ngày 13 tháng 10 năm 1917 tại Fatima nước Bồ Đào Nha, đã hiện ra với ba trẻ nhỏ Lucia, Phanxicô và Giacinta, Mẹ đã nói với ba em: ” Ta là Đức Mẹ Mân Côi…Ta muốn người ta xây một nhà nguyện tại đây để kính nhớ Ta. Các con hãy tiếp tục lần hạt mỗi ngày “. Trước đó vào tháng năm, năm 1917, Đức Mẹ cũng nói với ba em: ” Các con hãy cầu nguyện kinh Mân Côi hằng ngày, để xin được hòa bình và chấm dứt chiến tranh “.
Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi để nói cho mọi Kitô hữu trên thế giới biết “chuỗi Mân Côi là xâu chuỗi quí hóa biết bao” bởi vì chuỗi này và kinh đọc để lần chuỗi Mân Côi có nền tảng vững chắc trong Kinh Thánh. Kinh”Lạy Cha” do chính Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ, kinh “ Kính Mừng “ là lời chào của sứ thần Gabrien và lời chào của bà Ê-li-sa-bét. Kinh “ Thánh Maria” là lời kinh của Giáo Hội và của mỗi người chúng ta. Kinh “ Sáng Danh “ kết thúc mỗi mầu nhiệm để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi. Do đó, Đức Mẹ khi hiện ra với ba trẻ ở Fatima đã xác nhận danh hiệu Mẹ là Mẹ Mân Côi. Mẹ yêu mến kinh Mân Côi và Mẹ cũng muốn nhân loại dùng tràng chuỗi Mân Côi để cầu nguyện hằng ngày và trong suốt cuộc đời của mình.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:
Kinh Mân Côi là lời kinh dễ đọc, dễ cầu nguyện, ai cũng có thể dùng chuỗi Mân Côi để cầu nguyện. Đây là phương pháp cầu nguyện bình dân và dễ dàng đối với mọi người. Còn gì ấm cúng và đẹp đẽ khi gia đình quây quần bên nhau trước bàn thờ để lần chuỗi Mân Côi mỗi buổi tối hoặc giáo dân đọc kinh Mân Côi chung trong nhà thờ. Mẹ Maria luôn mời gọi nhân loại, mời gọi mỗi người chúng ta sám hối, siêng năng cầu nguyện với kinh Mân Côi. Chắc chắn, khi siêng năng lần chuỗi với tâm tình sốt sắng, Mẹ Maria sẽ rất hài lòng và nài van Chúa đổ muôn ơn lành xuống cho chúng ta.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con biết yêu mến kinh Mân Côi để nhờ Mẹ đưa chúng con tới với Chúa Giêsu, Con của Mẹ.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1)Mẹ Maria đã xưng mình là Mẹ Mân Côi ở đâu ? Với những ai ? Và khi nào ?
2)Kinh Mân Côi có nền tảng ở đâu ?
3)Kinh Mân Côi là phương cách cầu nguyện thế nào ?
4)Cần đọc kinh Mân Côi ở đâu ?
Lc 1, 26 – 38
Đời sống của Đức Mẹ là một lời cầu nguyện liên lỉ không ngừng. Mẹ Maria đã nêu gương cho nhân loại, cho con người, cho mỗi người về cách cầu nguyện. Lời kinh Magnificat là lời kinh tạ ơn tuyệt hảo của Đức Mẹ. Mẹ cầu nguyện để cảm tạ tri ân Thiên Chúa đã đoái đến phận nữ tỳ hèn mọn của Chúa. Mẹ cầu nguyện để nối kết con người với Thiên Chúa và nối kết đất trời. Kinh Mân Côi là phương cách cầu nguyện bình dân, dễ đọc, dễ nhớ, dễ cầu nguyện nhất. Hôm nay, mừng lễ Mẹ Mân Côi, chúng ta hãy chiêm ngắm Mẹ cầu nguyện và hãy học cách cầu nguyện của Mẹ.
CHUỖI MÂN CÔI LÀ GÌ ?: Chuỗi Mân Côi là một xâu hạt gồm một trăm năm chục hạt, gồm một trăm năm mươi kinh kính mừng chia thành mười lăm chục kinh, mỗi chục suy niệm về một mầu nhiệm cuộc đời của Chúa Giêsu. Bắt đầu mỗi chục là một kinh Lạy Cha và kết thúc bằng một kinh Sáng Danh ( Từ Điển Đức Mẹ. Chuỗi Mân Côi trg 62 ). Ngày nay, người ta nghĩ ra nhiều loại chuỗi Mân Côi để tiện việc để trong túi, trong bóp xách tay hay đeo ngay ở ngón tay. Chuỗi Mân Côi có thể làm bằng gỗ mỗi chuỗi có mười kinh nhỏ gọn dễ mang theo người. Có chuỗi làm bằng bạc để đeo vào ngón tay đi đường dễ dùng để cầu nguyện. Có xâu chuỗi làm bằng vải, bằng nylon. Nghĩa là chuỗi Mân Côi được những người có có mỹ thuật, những nghệ nhân nghĩ ra cách làm những xâu chuỗi sao cho tiện lợi để mọi Kitô hữu có thể dùng lần hạt, cầu nguyện và tạ ơn. Tuy nhiên, xâu chuỗi năm chục hạt, tương đương với một mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng là thông dụng hơn cả.
Chuỗi Mân Côi là danh từ dùng để gọi xâu chuỗi hạt có từng cụm mười hạt một. Chuỗi này có từ thế kỷ XIV, giống như một loại chuỗi các tín hữu trước kia vẫn sử dụng để đọc kinh Lạy Cha. Tuy nhiên, tín đồ các tôn giáo khác cũng sử dụng các loại xâu chuỗi khác hoặc dụng cụ tương tự để đếm các lời kinh của họ ( Xem sách đã dẫn, trg 62 ).
KINH MÂN CÔI ÍCH LỢI RA SAO ?:
Kitô hữu từ ngàn xưa đã biết dùng kinh Mân Côi để cầu nguyện và hình thức lần chuỗi Mân Côi xem ra rất bình dân nhưng lại mang lại biết bao lợi ích cho các tín hữu của Chúa. Ở đâu Kitô hữu cũng có thể lần chuỗi trong nhà thờ, nơi gia đình, đi đường, trên xe, đông hoặc một mình. Kinh Mân Côi vẫn là hình thức cầu nguyện dễ dàng nhưng lại giúp Kitô hữu cầu nguyện sốt sắng và đem lại lợi ích thiêng liêng rất nhiều. Thánh Đa Minh một vị thánh đã truyền bá kinh Mân Côi rất tích cực vào thế kỷ 13 để chống lại bè rối Albigeois và thánh nhân đã lập ra Dòng Nữ Đa Minh để truyền bà tràng chuỗi Mân Côi. Thực tế, từ thế kỷ XII đã xuất hiện hình thức đọc kinh với xâu chuỗi Mân Côi, nhưng từ đó đến ngày nay, kinh Mân Côi đã trở thành lời kinh mà mọi Kitô hữu đều vui sướng cầu nguyện. Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết: ” Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện mà tôi yêu thích nhất. Đó là kinh tuyệt vời.Tuyệt vời trong sự đơn giản và sâu sắc. Với lời kinh này chúng ta lập lại nhiều lần những lời mà Đức Trinh Nữ đã nghe sứ thần Ga-bri-en và người chị họ Ê-li-sa-bét nói với Ngài. Toàn thể Giáo Hội cùng liên kết với những lời kinh ấy. Người ta cũng có thể nói rằng: Kinh Mân Côi là kinh chú giải chương cuối cùng trong Hiến Chế “ Lumen Gentium “ của Công Đồng Vatican II, chương bàn đến sự tuyệt vời của Đức Mẹ trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội. Vì qua những lời trong kinh Mân Côi, những biến cố chính của cuộc đời Chúa Kitô diễn ra trước mắt linh hồn. Những biến cố ấy bao gồm toàn bộ các mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng và chúng giúp hiệp thông sống động với Chúa Kitô và có thể nói là qua trái tim của Mẹ Ngài. Đồng thời, với những chục kinh của tràng hạt Mân Côi, tâm hồn chúng ta có thể nhớ lại những sự kiện tạo nên đời sống của cá nhân, gia đình, quốc gia, Giáo Hội và nhân loại…Như thế, kinh Mân Côi đơn sơ này là tất cả nhịp sống của cuộc đời con người “.( Tông thư: ” Tiến tới thiên niên kỷ thứ ba “).
Kinh Mân Côi rất ích lợi cho người Kitô hữu khi họ biết áp dụng mỗi mầu nhiệm của Chúa Giêsu vào đời sống hằng ngày của mình. Những kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Thánh Maria và Sáng Danh sẽ đan kết thành chuỗi ngọc đầy hương thơm hy sinh, bác ái dâng lên Thiên Chúa và qua Mẹ Maria con người sẽ đến với Chúa.
LỄ MÂN CÔI NÓI GÌ CHO CHÚNG TA ? :
Lễ Mân Côi giúp chúng ta hiểu rằng Mẹ Maria là người đầy ơn phước. Mẹ đã là người diễm phúc hơn mọi người nữ và Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương, tuyển chọn làm Mẹ Thiên Chúa, làm Mẹ của Đức Giêsu Kitô và làm Mẹ nhân loại. Mẹ đã yêu thương nhân loại, yêu thương từng người, yêu thương mỗi người và như thế Mẹ xứng đáng là Mẹ Nữ Vương trời đất.Mẹ Maria trong ngày 13 tháng 10 năm 1917 tại Fatima nước Bồ Đào Nha, đã hiện ra với ba trẻ nhỏ Lucia, Phanxicô và Giacinta, Mẹ đã nói với ba em: ” Ta là Đức Mẹ Mân Côi…Ta muốn người ta xây một nhà nguyện tại đây để kính nhớ Ta. Các con hãy tiếp tục lần hạt mỗi ngày “. Trước đó vào tháng năm, năm 1917, Đức Mẹ cũng nói với ba em: ” Các con hãy cầu nguyện kinh Mân Côi hằng ngày, để xin được hòa bình và chấm dứt chiến tranh “.
Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi để nói cho mọi Kitô hữu trên thế giới biết “chuỗi Mân Côi là xâu chuỗi quí hóa biết bao” bởi vì chuỗi này và kinh đọc để lần chuỗi Mân Côi có nền tảng vững chắc trong Kinh Thánh. Kinh”Lạy Cha” do chính Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ, kinh “ Kính Mừng “ là lời chào của sứ thần Gabrien và lời chào của bà Ê-li-sa-bét. Kinh “ Thánh Maria” là lời kinh của Giáo Hội và của mỗi người chúng ta. Kinh “ Sáng Danh “ kết thúc mỗi mầu nhiệm để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi. Do đó, Đức Mẹ khi hiện ra với ba trẻ ở Fatima đã xác nhận danh hiệu Mẹ là Mẹ Mân Côi. Mẹ yêu mến kinh Mân Côi và Mẹ cũng muốn nhân loại dùng tràng chuỗi Mân Côi để cầu nguyện hằng ngày và trong suốt cuộc đời của mình.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:
Kinh Mân Côi là lời kinh dễ đọc, dễ cầu nguyện, ai cũng có thể dùng chuỗi Mân Côi để cầu nguyện. Đây là phương pháp cầu nguyện bình dân và dễ dàng đối với mọi người. Còn gì ấm cúng và đẹp đẽ khi gia đình quây quần bên nhau trước bàn thờ để lần chuỗi Mân Côi mỗi buổi tối hoặc giáo dân đọc kinh Mân Côi chung trong nhà thờ. Mẹ Maria luôn mời gọi nhân loại, mời gọi mỗi người chúng ta sám hối, siêng năng cầu nguyện với kinh Mân Côi. Chắc chắn, khi siêng năng lần chuỗi với tâm tình sốt sắng, Mẹ Maria sẽ rất hài lòng và nài van Chúa đổ muôn ơn lành xuống cho chúng ta.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con biết yêu mến kinh Mân Côi để nhờ Mẹ đưa chúng con tới với Chúa Giêsu, Con của Mẹ.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1)Mẹ Maria đã xưng mình là Mẹ Mân Côi ở đâu ? Với những ai ? Và khi nào ?
2)Kinh Mân Côi có nền tảng ở đâu ?
3)Kinh Mân Côi là phương cách cầu nguyện thế nào ?
4)Cần đọc kinh Mân Côi ở đâu ?
Câu chuyện vườn nho - Câu chuyện đời ta
+ TGM. Ngô Quang Kiệt
10:06 01/10/2008
Chúa nhật 27 TN
CÂU CHUYỆN VƯỜN NHO - CÂU CHUYỆN ĐỜI TA
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Mt 21, 33-43
Các ông hãy nghe một dụ ngôn khác: "Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: "Chúng sẽ nể con ta." Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: "Đứa thừa tự đây rồi ! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó !" Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. Vậy xin hỏi: Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia ?" Họ đáp: "Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông." Đức Giê-su bảo họ: "Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao ? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.
Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Vườn nho là một hình ảnh quen thuộc đối với người Do Thái. Chúa đã dùng hình ảnh quen thuộc này để thính giả dễ hiểu điều Chúa nói về Nước Trời. Ý nghĩa dụ ngôn này như sau. Thiên Chúa là chủ vườn nho. Vườn nho thọat tiên được dùng để chỉ dân Do Thái. Dân Do Thái được Chúa chọn làm dân riêng. Lịch sử dân Do Thái là lịch sử tình yêu thương của Chúa. Vì yêu thương Chúa đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai Cập. Vì yêu thương Chúa đã dành sẵn cho họ một đất nước. Vì yêu thương Chúa bảo vệ họ khỏi sự quấy phá của các nước lân bang. Vì yêu thương Chúa đã sai các tiên tri đến dạy dỗ họ. Quả thật dân Do Thái là một vườn nho được Chúa trồng, chăm sóc từng li từng tí. Từ rào dậu chung quanh đến xây tháp canh giữ. Từ xây bồn ép nho đến tưới bón cắt tỉa. Nhưng sự thương yêu của Chúa được đáp lại bằng sự phản bội. Người Do Thái không công nhận quyền làm chủ của Chúa. Họ giết các tiên tri được sai đến dạy dỗ họ. Họ còn giết cả Chúa Giêsu là Con Một Thiên Chúa để chiếm lấy vườn nho làm của riêng họ. Nhưng họ có biết đâu rằng nếu để Chúa làm chủ thì vườn nho còn được bảo vệ, được chăm sóc và họ còn được hưởng hoa lợi. Nhưng từ chối quyền làm chủ của Chúa, vườn nho rơi vào cảnh hoang tàn, đổ nát, không còn hoa trái. Và vì thế cuộc đời họ cũng bị diệt vong.
Câu chuyện vườn nho không chỉ nói với người Do Thái mà còn nói với tất cả chúng ta, đặc biệt các sinh viên học sinh nhân dịp đầu năm học mới. Sinh viên học sinh là những cây nho được Chúa ưu ái trồng trong vườn nho của Chúa. Vườn nho đó là Nước Chúa, là Giáo Hội, là gia đình, là trường học. Các cháu thiếu nhi, các bạn thanh niên, học sinh, sinh viên trẻ trung là những cây nho non mơn mởn được Chúa chăm sóc tưới bón trong tình thương bao la của cha mẹ, trong sự tận tâm của thày cô giáo, trong sự nhiệt thành quên mình của các linh mục, tu sĩ nam nữ. Chúa đặt lương tâm như tháp canh để cảnh báo những nguy cơ đe dọa tàn phá vườn nho. Để ngăn chặn thú dữ tàn phá, trẻ con nghịch ngợm, kẻ thù quấy phá, Chúa cẩn thận rào dậu vườn nho. Rào dậu là đặt ra những qui tắc luật lệ. Kỷ luật là phên dậu vững chắc bảo vệ những cây nho còn non yếu, bảo vệ hoa lợi khỏi kẻ thù đến phá hoại. Kỷ luật giúp bảo vệ cuộc đời của các con. Không chỉ bảo vệ sự sống mà còn tất cả những hoa trái tốt đẹp của sự sống. Bảo vệ tương lai của các con. Chúa xây bồn ép nho. Bồn ép nho là nơi làm việc. Quả nho phải trải qua quá trình ép, lọc, ủ mới lên men thành thứ rượu nho thơm lừng làm đẹp cho xã hội. Cũng vậy các con phải lao động vất vả qua nhiều công đọan mới trở nên hữu ích cho Giáo Hội và cho xã hội. Có thể nói cuộc đời của mỗi người các con là một kỳ quan về tình yêu thương của Chúa. Chúa tạo dựng nên các con để các con được hạnh phúc. Chúa đã định sẵn cho các con một định mệnh tốt đẹp cao quí trong thánh ý Chúa.
Tiếc là có nhiều người không hiểu được điều đó, nên đã chối bỏ quyền Chúa làm chủ đời mình. Vì xua đuổi Chúa nên ma quỉ đã xâm nhập cuộc đời họ. Có nhiều người đã phá bỏ tháp canh lương tâm nên không còn tỉnh thức trước những nguy cơ đe dọa tàn phá sự sống. Có nhiều người đã phá đổ những phên dậu kỷ luật, biến vườn nho tâm hồn thành bãi đất hoang mặc cho mọi người chà đạp, tàn phá. Có nhiều người đã bỏ quên bồn ép nho, không chịu làm việc, chỉ rong chơi ngày tháng nên cả cuộc đời tiêu tốn biết bao sự thương yêu, tiền bạc, công sức của cha mẹ, thày cô giáo, các bề trên trong Giáo Hội mà không sinh được hoa trái gì cho cuộc đời.
Ngỏ lời nhân dịp lễ khai giảng năm học mới cho sinh viên – giáo viên Công Giáo:
Các con sinh viên học sinh thân mến,
Đầu năm học mới là dịp các con chỉnh đốn lại vườn nho tâm hồn của các con. Hãy để Chúa làm chủ cuộc đời các con. Hãy tin tưởng định mệnh Chúa dành cho các con là định mệnh tốt đẹp nhất. Tương lai Chúa dọn sẵn cho các con là tương lai tươi sáng không gì có thể so sánh được. Hãy đón nhận tình yêu thương của cha mẹ, thày cô giáo, và các bề trên trong Giáo Hội. Tình yêu thương chăm sóc của các ngài là nước mát tưới cho cây đời các con xanh tươi. Hãy tuân theo sự hướng dẫn của tháp canh lương tâm để các con biết phân biệt thật giả, trắng đen, thiện ác giữa lúc vàng thau lẫn lộn, biết chọn lựa con đường tốt đẹp cho tương lai. Hãy sống theo sự hướng dẫn của luật lệ, luật xã hội, luật học đường, luật sự sống, luật Giáo Hội. Đó chính là cách tự bảo vệ trước những lực lượng sự xấu, trước những cơn cám dỗ ngọt ngào đang rình chờ trói chặt những cuộc đời ẻo lả, mềm yếu, buông tuồng. Hãy làm việc trong bồn ép nho. Sự siêng năng chăm chỉ, lòng say mê học tập chính là chìa khóa của sự thành công.
Năm học mới là một ân huệ nhưng cũng là một trách nhiệm. Các con được ban nhiều, các con sẽ bị đòi hỏi nhiều. Năm học mới được ban tặng để các con sinh lợi. Sinh lợi để xứng đáng với tình thương của Chúa. Sinh lợi để xứng đáng với xã hội, quê hương đất nước. Sinh lợi chính là thăng tiến bản thân, làm lợi cho chính các con trước hết.
Xin Chúa ban phúc lành cho năm học mới để các thày cô giáo, các học sinh sinh viên thu lượm được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần thăng tiến bản thân, gia đình, Giáo Hội và xã hội. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Chúa đã ban cho bạn sự sống và còn đặt biết bao người, biết bao phương tiện, hoàn cảnh để nuôi dưỡng và phát triển sự sống đó. Bạn có nhận biết điều này không ?
2- Bạn có nhìn nhận Chúa làm chủ đời mình và có thái độ xứng hợp không?
3- Phát triển là một trách nhiệm. Bạn có chu toàn trách nhiệm đó không?
CÂU CHUYỆN VƯỜN NHO - CÂU CHUYỆN ĐỜI TA
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Mt 21, 33-43
Các ông hãy nghe một dụ ngôn khác: "Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: "Chúng sẽ nể con ta." Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: "Đứa thừa tự đây rồi ! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó !" Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. Vậy xin hỏi: Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia ?" Họ đáp: "Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông." Đức Giê-su bảo họ: "Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao ? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.
Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Vườn nho là một hình ảnh quen thuộc đối với người Do Thái. Chúa đã dùng hình ảnh quen thuộc này để thính giả dễ hiểu điều Chúa nói về Nước Trời. Ý nghĩa dụ ngôn này như sau. Thiên Chúa là chủ vườn nho. Vườn nho thọat tiên được dùng để chỉ dân Do Thái. Dân Do Thái được Chúa chọn làm dân riêng. Lịch sử dân Do Thái là lịch sử tình yêu thương của Chúa. Vì yêu thương Chúa đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai Cập. Vì yêu thương Chúa đã dành sẵn cho họ một đất nước. Vì yêu thương Chúa bảo vệ họ khỏi sự quấy phá của các nước lân bang. Vì yêu thương Chúa đã sai các tiên tri đến dạy dỗ họ. Quả thật dân Do Thái là một vườn nho được Chúa trồng, chăm sóc từng li từng tí. Từ rào dậu chung quanh đến xây tháp canh giữ. Từ xây bồn ép nho đến tưới bón cắt tỉa. Nhưng sự thương yêu của Chúa được đáp lại bằng sự phản bội. Người Do Thái không công nhận quyền làm chủ của Chúa. Họ giết các tiên tri được sai đến dạy dỗ họ. Họ còn giết cả Chúa Giêsu là Con Một Thiên Chúa để chiếm lấy vườn nho làm của riêng họ. Nhưng họ có biết đâu rằng nếu để Chúa làm chủ thì vườn nho còn được bảo vệ, được chăm sóc và họ còn được hưởng hoa lợi. Nhưng từ chối quyền làm chủ của Chúa, vườn nho rơi vào cảnh hoang tàn, đổ nát, không còn hoa trái. Và vì thế cuộc đời họ cũng bị diệt vong.
Câu chuyện vườn nho không chỉ nói với người Do Thái mà còn nói với tất cả chúng ta, đặc biệt các sinh viên học sinh nhân dịp đầu năm học mới. Sinh viên học sinh là những cây nho được Chúa ưu ái trồng trong vườn nho của Chúa. Vườn nho đó là Nước Chúa, là Giáo Hội, là gia đình, là trường học. Các cháu thiếu nhi, các bạn thanh niên, học sinh, sinh viên trẻ trung là những cây nho non mơn mởn được Chúa chăm sóc tưới bón trong tình thương bao la của cha mẹ, trong sự tận tâm của thày cô giáo, trong sự nhiệt thành quên mình của các linh mục, tu sĩ nam nữ. Chúa đặt lương tâm như tháp canh để cảnh báo những nguy cơ đe dọa tàn phá vườn nho. Để ngăn chặn thú dữ tàn phá, trẻ con nghịch ngợm, kẻ thù quấy phá, Chúa cẩn thận rào dậu vườn nho. Rào dậu là đặt ra những qui tắc luật lệ. Kỷ luật là phên dậu vững chắc bảo vệ những cây nho còn non yếu, bảo vệ hoa lợi khỏi kẻ thù đến phá hoại. Kỷ luật giúp bảo vệ cuộc đời của các con. Không chỉ bảo vệ sự sống mà còn tất cả những hoa trái tốt đẹp của sự sống. Bảo vệ tương lai của các con. Chúa xây bồn ép nho. Bồn ép nho là nơi làm việc. Quả nho phải trải qua quá trình ép, lọc, ủ mới lên men thành thứ rượu nho thơm lừng làm đẹp cho xã hội. Cũng vậy các con phải lao động vất vả qua nhiều công đọan mới trở nên hữu ích cho Giáo Hội và cho xã hội. Có thể nói cuộc đời của mỗi người các con là một kỳ quan về tình yêu thương của Chúa. Chúa tạo dựng nên các con để các con được hạnh phúc. Chúa đã định sẵn cho các con một định mệnh tốt đẹp cao quí trong thánh ý Chúa.
Tiếc là có nhiều người không hiểu được điều đó, nên đã chối bỏ quyền Chúa làm chủ đời mình. Vì xua đuổi Chúa nên ma quỉ đã xâm nhập cuộc đời họ. Có nhiều người đã phá bỏ tháp canh lương tâm nên không còn tỉnh thức trước những nguy cơ đe dọa tàn phá sự sống. Có nhiều người đã phá đổ những phên dậu kỷ luật, biến vườn nho tâm hồn thành bãi đất hoang mặc cho mọi người chà đạp, tàn phá. Có nhiều người đã bỏ quên bồn ép nho, không chịu làm việc, chỉ rong chơi ngày tháng nên cả cuộc đời tiêu tốn biết bao sự thương yêu, tiền bạc, công sức của cha mẹ, thày cô giáo, các bề trên trong Giáo Hội mà không sinh được hoa trái gì cho cuộc đời.
Ngỏ lời nhân dịp lễ khai giảng năm học mới cho sinh viên – giáo viên Công Giáo:
Các con sinh viên học sinh thân mến,
Đầu năm học mới là dịp các con chỉnh đốn lại vườn nho tâm hồn của các con. Hãy để Chúa làm chủ cuộc đời các con. Hãy tin tưởng định mệnh Chúa dành cho các con là định mệnh tốt đẹp nhất. Tương lai Chúa dọn sẵn cho các con là tương lai tươi sáng không gì có thể so sánh được. Hãy đón nhận tình yêu thương của cha mẹ, thày cô giáo, và các bề trên trong Giáo Hội. Tình yêu thương chăm sóc của các ngài là nước mát tưới cho cây đời các con xanh tươi. Hãy tuân theo sự hướng dẫn của tháp canh lương tâm để các con biết phân biệt thật giả, trắng đen, thiện ác giữa lúc vàng thau lẫn lộn, biết chọn lựa con đường tốt đẹp cho tương lai. Hãy sống theo sự hướng dẫn của luật lệ, luật xã hội, luật học đường, luật sự sống, luật Giáo Hội. Đó chính là cách tự bảo vệ trước những lực lượng sự xấu, trước những cơn cám dỗ ngọt ngào đang rình chờ trói chặt những cuộc đời ẻo lả, mềm yếu, buông tuồng. Hãy làm việc trong bồn ép nho. Sự siêng năng chăm chỉ, lòng say mê học tập chính là chìa khóa của sự thành công.
Năm học mới là một ân huệ nhưng cũng là một trách nhiệm. Các con được ban nhiều, các con sẽ bị đòi hỏi nhiều. Năm học mới được ban tặng để các con sinh lợi. Sinh lợi để xứng đáng với tình thương của Chúa. Sinh lợi để xứng đáng với xã hội, quê hương đất nước. Sinh lợi chính là thăng tiến bản thân, làm lợi cho chính các con trước hết.
Xin Chúa ban phúc lành cho năm học mới để các thày cô giáo, các học sinh sinh viên thu lượm được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần thăng tiến bản thân, gia đình, Giáo Hội và xã hội. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Chúa đã ban cho bạn sự sống và còn đặt biết bao người, biết bao phương tiện, hoàn cảnh để nuôi dưỡng và phát triển sự sống đó. Bạn có nhận biết điều này không ?
2- Bạn có nhìn nhận Chúa làm chủ đời mình và có thái độ xứng hợp không?
3- Phát triển là một trách nhiệm. Bạn có chu toàn trách nhiệm đó không?
Maria Người Nữ Thánh Thể
+ TGM. Ngô Quang Kiệt
10:09 01/10/2008
Lễ Đức Mẹ Mân Côi: MARIA, NGƯỜI NỮ THÁNH THỂ
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Lc 1, 26-38
Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà." Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."
Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng !"
Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."
Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Bài Tin Mừng tường thuật cuộc truyền tin kết thúc bằng hai tiếng “XinVâng” của Đức Mẹ. Với hai tiếng “Xin Vâng”, cuộc đời Đức Mẹ hoàn toàn thay đổi. Từ nay Mẹ không còn sống cho mình nhưng hoàn toàn sống cho Thiên Chúa. Mẹ kết hiệp chặt chẽ với Thiên Chúa qua Chúa Giêsu. Và vì thế, Mẹ trở thành gương mẫu của lòng tôn sùng và thực hành bí tích Thánh Thể.
Thật vậy, với hai tiếng “Xin Vâng”, Mẹ là gương mẫu trong việc đón nhận Thánh Thể. Khi đón nhận Ngôi Hai Thiên Chúa vào lòng, Mẹ hoàn toàn tin tưởng thịt máu của bào thai Mẹ được diễm phúc cưu mang trong lòng chính là Thiên Chúa. Như thế, Mẹ khuyên dạy ta khi đón nhận Mình Thánh Chúa, hãy tin vững vàng ta đã đón nhận Thịt Máu của Chúa Giêsu.
Với hai tiếng “Xin Vâng”, tâm hồn Mẹ trở nên ngôi nhà chầu đầu tiên được đón tiếp, cất giữ Chúa Giêsu Thánh Thể. Đây chính là ngôi nhà chầu xinh đẹp nhất vì cung lòng thanh khiết của Mẹ là một đền thờ nguy nga lộng lẫy. Hơn nữa việc luôn ghi nhớ và suy niệm những điều thiên thần nói, giúp Mẹ luôn hướng về Chúa Giêsu trong lòng, biến Mẹ thành một người chầu Mình Thánh liên tục. Như thế Mẹ khuyên dạy ta hãy năng chầu Mình Thánh Chúa.
Sau khi thưa “Xin Vâng”, Mẹ vội vã lên đường đi viếng bà thánh Elizabeth. Đây chính là cuộc rước kiệu Thánh Thể đầu tiên. Cuộc rước kiệu thật đơn sơ, không kèn trống, không đông đảo, nhưng đầy sốt sắng, đầy cung kính nên đã đem lại lợi ích phi thường: đem ơn cứu độ đến cho ông thánh Gioan Baotixita còn trong lòng mẹ, làm cho mọi người tràn đầy niềm vui. Như thế Mẹ nhắn nhủ ta kiệu Thánh Thể sốt sắng sẽ đem lại nhiều ơn ích thiêng liêng.
Nhưng cũng với hai tiếng “Xin Vâng”, Mẹ luôn hướng về Chúa Giê su. Từ khi còn trong bào thai cho đến khi sinh ra trong hang đá Bê lem. Từ khi ấu thơ cho đến khi họat động công khai. Việc Mẹ tất tả đi tìm Chúa Giêsu trong đền thờ Giêrusalem nói lên sự gắn bó mật thiết. Mẹ coi Chúa Giêsu là lẽ sống. Mẹ không thể sống nếu thiếu vắng Chúa. Với lòng tha thiết tìm kiếm Chúa, Mẹ khuyên dạy ta hãy yêu mến đến khao khát Chúa. Vì Thánh Thể Chúa chính là nguồn sự sống của ta.
Với hai tiếng “Xin Vâng”, không những Mẹ vâng lời Thiên Chúa hoàn toàn, mà còn dạy mọi người biết vâng lời Chúa. Nên tại tiệc cưới Cana, Mẹ khuyên nhủ gia nhân: “Người bảo gì các con hãy cứ làm theo”(Ga 2, 5). Thái độ hoàn toàn vâng phục đã được Chúa thưởng công bằng phép lạ “nước lã hóa thành rượu ngon”. Hôm nay Mẹ cũng nhắc nhủ ta: Nếu Chúa đã dặn dò: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày”Lc, 22, 19), thì hãy vâng lời Chúa, siêng năng tham dự thánh lễ, chầu MTC, chịu lễ, chắc chắn Chúa sẽ làm phép lạ đổi mới đời các con như biến nước lã thành rượu ngon.
Với hai tiếng “Xin Vâng”, Mẹ hoàn toàn kết hiệp với Chúa Giêsu, theo Chúa trên đường lên Núi Sọ và đứng dưới chân thánh giá để nên một với Chúa Giêsu trong việc dâng hiến chính bản thân mình, dâng những đau đớn khổ cực làm của lễ đền tội cho nhân loại. Ở đây Mẹ đã sống mầu nhiệm Thánh Thể, mầu nhiệm tự hiến mình cho nhân loại. Như Chúa Giêsu, tấm lòng tan nát của Mẹ đã trở thành tấm bánh bẻ ra ban cho nhân loại sự sống mới. Như thế Mẹ dạy ta hãy biết hiến thân chịu mọi đau đớn, vất vả trong đời sống để nên một với Chúa Giêsu Thánh Thể. Việc kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể để hiến dâng thân mình sẽ đem lại hạnh phúc cho bản thân và cho tha nhân.
Và với hai tiếng “Xin Vâng”, một lần cuối cùng Mẹ vâng lời Chúa, nhận thánh Gioan làm con. Thánh Gioan đại diện cho nhân loại. Nhận thánh Gioan là nhận cả nhân loại làm con. Vì thế Mẹ đã sống mầu nhiệm Thánh Thể khi hiệp nhất với tất cả mọi người, nhận tất cả nhân loại vào gia đình mình, đón tiếp mọi người vào đồng bàn trong bữa tiệc Thánh Thể, và trong bữa tiệc Nước Trời. Hôm nay, Mẹ nhắn nhủ ta khi chịu lễ rồi hãy biết yêu thương đoàn kết vì tất cả chúng ta được đồng bàn với Chúa, cùng ăn một bánh, cùng uống một chén với nhau.Và tất cả chúng ta đều là các chi thể trong thân thể của Chúa.
Tuy Năm Thánh Thể đã kết thúc, nhưng việc yêu mến sùng kính và nhất là việc sống bí tích Thánh Thể vẫn tiếp diễn. Đặc biệt trong tháng Mân Côi, nếu ta yêu mến Đức Mẹ, ta càng phải yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, vì Mẹ chính là mẫu gương yêu mến Thánh Thể, đến nỗi Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã gọi Mẹ là “Người Nữ Thánh Thể”. Nếu chúng ta siêng năng lần hạt Mân Côi, chăc chắn Đức Mẹ sẽ hướng dẫn ta đến yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, vì tất cả các mầu nhiệm trong kinh Mân Côi đều hướng về Chúa Giêsu. Và mầu nhiệm 5 Sự Sáng đưa ta trực tiếp tới bí tích Thánh Thể. Thật đẹp khi ta lần hạt trước Thánh Thể. Vì như Đức Mẹ đã khẩn cầu cho tiệc cưới Cana được ơn phúc thế nào, hôm nay, trước Thánh Thể, Đức Mẹ cũng khẩn cầu ơn phúc cho chúng ta như vậy.
Lạy Mẹ Mân Côi, xin dạy con biết yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể và xin Mẹ khẩn cầu cho con bên tòa Chúa. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Lời “Xin vâng” của Đức Mẹ biểu lộ niềm tin. Bạn có giữ vững được niềm tin trong những lúc gặp thử thách để thưa “Xin vâng” với Chúa trong đau khổ không?
2- Gia nhân đã vâng lời Đức Mẹ “Người bảo gì cứ làm theo” nên đã múc nước lã mà không hiểu gì. Bạn có sẵn sàng vâng lời Chúa làm những việc mà bạn không hiểu?
3- Khi hiện ra ở Fatima, Đức Mẹ đã mời gọi ta thực hiện 3 điều. Bạn có sẵn sàng “Xin vâng” để thực hiện không?
Kinh Mân Côi: Số Cell Phone của Bạn
Phan Hoàng Phú Qúy
19:15 01/10/2008
Kinh Mân Côi: Số Cell Phone của Bạn
Có thể nói được rằng trong thời đại tinh học hiện nay, vấn đề truyền thông là phương tiện quảng bá những tin tức, những sản phẫm nhanh chóng và hữu hiệu nhất, như các kênh truyền hình, truyền thanh, báo chí, hệ thống vi tính toàn cầu, và nhất là qua hệ thống điện thoại di động cầm tay, người ta có thể nói chuyện, chụp hình, quay phim, gởi điện thư cho nhau bất cứ nơi nào và vào thời gian nào.
Do những phương tiên lợi ích nêu trên, trong tháng Mười này, tháng Mân Côi, tôi mời bạn cài Kinh Mân Côi vào cell phone của bạn rồi gởi đi cho bạn bè, người thân, từ nay ai hỏi số phone của bạn, bạn trả lời 10 số: “KINH MÂN CÔI”
Vâng ! hơn bao giờ hết, trong thời điểm này, mỗi người chúng ta hãy cùng nhau truyền bá Mệnh Lệnh Fatima: Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống và siêng năng lần hạt Mân Côi.
Thế giới năm 1917 là một thế giới đang tự huỷ vì chiến tranh, tại Âu Châu, nước Áo va Hunggari tuyên chiên với Secvia, Đức tuyên chiên với Nga va Pháp, Anh va Hoa Ký cũng nhảy vào vòng chiên để ngăn chặn sự bành trướng của Đức, Giáo Hội công giáo thời bấy giờ hết sức băng khoăn trong vai trò lãnh đạo tinh thần và cổ võ Hoà Bình của mình. Đức Thánh Cha Bênêđictô XV nhiều lần kêu gọi các nước lâm chiến giải hòa, chấm dứt cuộc chiến, nhưng những lời kêu gọi của Ngài đã không đem lại kết qủa nào. Sau cùng Đức Thánh Cha đã kêu gọi thế giới hãy cấu xin Đức Mẹ Maria can thiệp vì Đức Mẹ có nhiều quyền năng và phép tắc. Và cũng trong năm 1917 này Đức Mẹ đã tuyển chọn 3 trẻ ở Fatima đó là Lucia, Jacintô và Phanxicô để trao ban cho thế giới 3 mệnh lệnh: Cải thiện đời sống, Tôn sùng Mẫu Tâm và siêng năng lần hạt Mân Côi.
Năm 2008 thế giới cũng có nhiều tai ương, bão lụt, chiến tranh, khủng bố và bách hại, nhất là sự khủng hoảng về kinh tế và tài chánh như hiện nay trên toàn thế giới, đặc biệt tại Việt Nam, sự bất công và đàn áp của chính quyền cọng sản đối với người dân cũng như đối với các nhà đấu tranh chính trị và các lãnh đạo các tôn giáo, chúng ta cần phải chú tâm thực hiện 3 mệnh lệnh của Đức Mẹ, để cùng cọng tác với Mẹ trong công cuôc xây dựng Hoà Bình cho bản thân, cho gia đình, cho tổ quốc và cho toàn thể nhân loại
Đức Mẹ đã hứa ban 15 ơn lành cho những ai siêng năng đọc Kinh Mân Côi như sau:
1- Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách đọc kinh Mân Côi sẽ được những ơn cao cả
2- Mẹ hứa sẽ phù trợ đặc biệt và ban nhiều đặc ân, cho những ai đọc kinh Mân Côi
3- Kinh Mân Côi sẽ là áo mã giáp chống lại hỏa ngục, kinh mân Côi tiêu diệt thói xấu, giảm thiểu tội lỗi
4- Kinh mân Côi giúp nhân đức và các việc lành triển nở, kéo nhiều tình thương của Chúa xuống trên các linh hồn
5- Linh hồn đến với Mẹ bằng kinh Mân Cội sẽ không hư mất
6- Những ai đọc kinh Mân Côi sốt sáng và áp dụng những mầu nhiệm của kinh Mân Côi vào đời sống mình sẽ không sợ rủi ro,Chúa sẽ nhân từ với họ và họ sẽ không phải chết bất tử
7- Những ai thực sự tôn sung mầu nhiệm mân Côi sẽ được ơn chịu các phép Bí tích trước giờ chết
8- Những ai trung thành lần hạt Mân Côi, khi sống và nhất là trong giờ chết, sẽ được ánh sáng Chúa soi dẫn, cùng với đầy dẫy những ân huệ của Ngài
9- Mẹ sẽ cứu khỏi luyện tội những ai tôn sùng pháp lần hạt Mân Côi
10- Những con cái trung thành của phép làn hạt Mân Côi, sẽ được thừa hưởng vinh quang lớn lao trên trời
11- Nhờ lần hạt Mân Côi, các con sẽ được hết những gì mình xin
12- Những ai truyền bá Kinh mân Côi sẽ được Mẹ giúp đỡ trong lúc gian truân khốn khó
13- Mẹ đã xin Con Chí Thánh Mẹ ơn này cho những ai truyền bá phép lần hạt Mân Côi là họ sẽ được cả Triều đình Thiên Quốc cầu bàu cho khi sống và trong giờ lâm tử
14- Những ai đọc kinh Mân Côi đều là con cái Mẹ và là anh em với Con Một Mẹ là Chúa Giêsu Kitô
15- Tôn sùng phép lần hạt Mân Côi là dấu chắc chắn được ơn tiền định cứu rỗi.
Xin dâng lên Mẹ lời kinh Mân Côi
Ngàn lời yêu mến, vạn tiếng hoan ca
Tung hô danh Mẹ, Mẹ Maria.
Xin dâng lên Mẹ cành hoa tươi xinh
Dịu dàng tiếng hát, tỏa ngát hương hoa
Xin dâng lên Mẹ, Mẹ hãy thương tình.
Có thể nói được rằng trong thời đại tinh học hiện nay, vấn đề truyền thông là phương tiện quảng bá những tin tức, những sản phẫm nhanh chóng và hữu hiệu nhất, như các kênh truyền hình, truyền thanh, báo chí, hệ thống vi tính toàn cầu, và nhất là qua hệ thống điện thoại di động cầm tay, người ta có thể nói chuyện, chụp hình, quay phim, gởi điện thư cho nhau bất cứ nơi nào và vào thời gian nào.
Do những phương tiên lợi ích nêu trên, trong tháng Mười này, tháng Mân Côi, tôi mời bạn cài Kinh Mân Côi vào cell phone của bạn rồi gởi đi cho bạn bè, người thân, từ nay ai hỏi số phone của bạn, bạn trả lời 10 số: “KINH MÂN CÔI”
Vâng ! hơn bao giờ hết, trong thời điểm này, mỗi người chúng ta hãy cùng nhau truyền bá Mệnh Lệnh Fatima: Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống và siêng năng lần hạt Mân Côi.
Thế giới năm 1917 là một thế giới đang tự huỷ vì chiến tranh, tại Âu Châu, nước Áo va Hunggari tuyên chiên với Secvia, Đức tuyên chiên với Nga va Pháp, Anh va Hoa Ký cũng nhảy vào vòng chiên để ngăn chặn sự bành trướng của Đức, Giáo Hội công giáo thời bấy giờ hết sức băng khoăn trong vai trò lãnh đạo tinh thần và cổ võ Hoà Bình của mình. Đức Thánh Cha Bênêđictô XV nhiều lần kêu gọi các nước lâm chiến giải hòa, chấm dứt cuộc chiến, nhưng những lời kêu gọi của Ngài đã không đem lại kết qủa nào. Sau cùng Đức Thánh Cha đã kêu gọi thế giới hãy cấu xin Đức Mẹ Maria can thiệp vì Đức Mẹ có nhiều quyền năng và phép tắc. Và cũng trong năm 1917 này Đức Mẹ đã tuyển chọn 3 trẻ ở Fatima đó là Lucia, Jacintô và Phanxicô để trao ban cho thế giới 3 mệnh lệnh: Cải thiện đời sống, Tôn sùng Mẫu Tâm và siêng năng lần hạt Mân Côi.
Năm 2008 thế giới cũng có nhiều tai ương, bão lụt, chiến tranh, khủng bố và bách hại, nhất là sự khủng hoảng về kinh tế và tài chánh như hiện nay trên toàn thế giới, đặc biệt tại Việt Nam, sự bất công và đàn áp của chính quyền cọng sản đối với người dân cũng như đối với các nhà đấu tranh chính trị và các lãnh đạo các tôn giáo, chúng ta cần phải chú tâm thực hiện 3 mệnh lệnh của Đức Mẹ, để cùng cọng tác với Mẹ trong công cuôc xây dựng Hoà Bình cho bản thân, cho gia đình, cho tổ quốc và cho toàn thể nhân loại
Đức Mẹ đã hứa ban 15 ơn lành cho những ai siêng năng đọc Kinh Mân Côi như sau:
1- Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách đọc kinh Mân Côi sẽ được những ơn cao cả
2- Mẹ hứa sẽ phù trợ đặc biệt và ban nhiều đặc ân, cho những ai đọc kinh Mân Côi
3- Kinh Mân Côi sẽ là áo mã giáp chống lại hỏa ngục, kinh mân Côi tiêu diệt thói xấu, giảm thiểu tội lỗi
4- Kinh mân Côi giúp nhân đức và các việc lành triển nở, kéo nhiều tình thương của Chúa xuống trên các linh hồn
5- Linh hồn đến với Mẹ bằng kinh Mân Cội sẽ không hư mất
6- Những ai đọc kinh Mân Côi sốt sáng và áp dụng những mầu nhiệm của kinh Mân Côi vào đời sống mình sẽ không sợ rủi ro,Chúa sẽ nhân từ với họ và họ sẽ không phải chết bất tử
7- Những ai thực sự tôn sung mầu nhiệm mân Côi sẽ được ơn chịu các phép Bí tích trước giờ chết
8- Những ai trung thành lần hạt Mân Côi, khi sống và nhất là trong giờ chết, sẽ được ánh sáng Chúa soi dẫn, cùng với đầy dẫy những ân huệ của Ngài
9- Mẹ sẽ cứu khỏi luyện tội những ai tôn sùng pháp lần hạt Mân Côi
10- Những con cái trung thành của phép làn hạt Mân Côi, sẽ được thừa hưởng vinh quang lớn lao trên trời
11- Nhờ lần hạt Mân Côi, các con sẽ được hết những gì mình xin
12- Những ai truyền bá Kinh mân Côi sẽ được Mẹ giúp đỡ trong lúc gian truân khốn khó
13- Mẹ đã xin Con Chí Thánh Mẹ ơn này cho những ai truyền bá phép lần hạt Mân Côi là họ sẽ được cả Triều đình Thiên Quốc cầu bàu cho khi sống và trong giờ lâm tử
14- Những ai đọc kinh Mân Côi đều là con cái Mẹ và là anh em với Con Một Mẹ là Chúa Giêsu Kitô
15- Tôn sùng phép lần hạt Mân Côi là dấu chắc chắn được ơn tiền định cứu rỗi.
Xin dâng lên Mẹ lời kinh Mân Côi
Ngàn lời yêu mến, vạn tiếng hoan ca
Tung hô danh Mẹ, Mẹ Maria.
Xin dâng lên Mẹ cành hoa tươi xinh
Dịu dàng tiếng hát, tỏa ngát hương hoa
Xin dâng lên Mẹ, Mẹ hãy thương tình.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:16 01/10/2008
TRẦM MẶC YÊN TĨNH
Một đệ tử khi trời chạng vạng tối thì đi ngủ, nằm mơ thấy mình ở trên thiên đàng. Anh ta rất kinh ngạc, nhưng mà sư phụ và các sư huynh sư đệ của anh ta cũng ở nơi đây, và đang trầm mặc yên lặng.
- “Đây chính là sự tưởng thưởng của thiên đàng sao ?” anh ta lớn tiếng nói: “Tại sao ranh giới giữa thiên đàng và thế gian chúng ta không có gì là khác nhau ?”
Anh ta nghe được một tiếng nói rất lớn vọng lại: “Ngốc tử, mày cho rằng những người đang trầm mặc yên lặng đó là ở trên thiên đàng sao ? Đúng là tương phản, thiên đàng ở trong lòng những người đang trầm mặc yên lặng đó.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Khi chúng ta hỏi một em bé: “Thiên Chúa ở đâu”, thì nhất định em sẽ trả lời: “Chúa ở trên thiên đàng và ở khắp mọi nơi”, câu trả lời của em thật chính xác 99%, còn 1% nữa nhưng rất quan trọng mà các em chưa nghĩ tới, hoặc chưa được các anh chị giáo lý viên hoặc cha mẹ dạy, 1% đó là Thiên Chúa ở trong tâm hồn của chúng ta.
Ở đâu có Thiên Chúa là ở đó trở thành thiên đàng, thiên đàng không ở đâu xa xôi trên trời hay dưới đất, nhưng ở ngay trong tâm hồn của chúng ta, bởi vì tâm hồn chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa ngự trị. Biết suy tư và luôn trò chuyện với Chúa Giê-su trong tâm hồn mình, thì chắc chắn cuộc sống chung quanh chúng ta –người Ki-tô hữu- sẽ thay đổi, bởi vì chúng ta đang sống đời sống của thiên đàng ngay tại thế gian này, và bởi vì Chúa Giê-su đang ngự trong tâm hồn chúng ta.
Để cho thân xác trầm mặc và tâm hồn yên tĩnh thì dễ dàng tìm gặp được Thiên Chúa trong tâm hồn mình, bởi vì Thiên Chúa tuy rằng hiện diện khắp nơi, nhưng rất ít người thấy và nghe tiếng của Ngài, bởi vì nơi tâm hồn họ không có Thiên Chúa hoặc họ không nhìn thấy Ngài ở trong tâm hồn mình.
Lắng đọng tâm hồn, thân xác trầm tĩnh để suy tư thì dễ dàng thấy và nghe tiếng của Thiên Chúa hơn, đó chính là thiên đàng ở trong tâm hồn của mỗi người chúng ta vậy.
N2T |
Một đệ tử khi trời chạng vạng tối thì đi ngủ, nằm mơ thấy mình ở trên thiên đàng. Anh ta rất kinh ngạc, nhưng mà sư phụ và các sư huynh sư đệ của anh ta cũng ở nơi đây, và đang trầm mặc yên lặng.
- “Đây chính là sự tưởng thưởng của thiên đàng sao ?” anh ta lớn tiếng nói: “Tại sao ranh giới giữa thiên đàng và thế gian chúng ta không có gì là khác nhau ?”
Anh ta nghe được một tiếng nói rất lớn vọng lại: “Ngốc tử, mày cho rằng những người đang trầm mặc yên lặng đó là ở trên thiên đàng sao ? Đúng là tương phản, thiên đàng ở trong lòng những người đang trầm mặc yên lặng đó.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Khi chúng ta hỏi một em bé: “Thiên Chúa ở đâu”, thì nhất định em sẽ trả lời: “Chúa ở trên thiên đàng và ở khắp mọi nơi”, câu trả lời của em thật chính xác 99%, còn 1% nữa nhưng rất quan trọng mà các em chưa nghĩ tới, hoặc chưa được các anh chị giáo lý viên hoặc cha mẹ dạy, 1% đó là Thiên Chúa ở trong tâm hồn của chúng ta.
Ở đâu có Thiên Chúa là ở đó trở thành thiên đàng, thiên đàng không ở đâu xa xôi trên trời hay dưới đất, nhưng ở ngay trong tâm hồn của chúng ta, bởi vì tâm hồn chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa ngự trị. Biết suy tư và luôn trò chuyện với Chúa Giê-su trong tâm hồn mình, thì chắc chắn cuộc sống chung quanh chúng ta –người Ki-tô hữu- sẽ thay đổi, bởi vì chúng ta đang sống đời sống của thiên đàng ngay tại thế gian này, và bởi vì Chúa Giê-su đang ngự trong tâm hồn chúng ta.
Để cho thân xác trầm mặc và tâm hồn yên tĩnh thì dễ dàng tìm gặp được Thiên Chúa trong tâm hồn mình, bởi vì Thiên Chúa tuy rằng hiện diện khắp nơi, nhưng rất ít người thấy và nghe tiếng của Ngài, bởi vì nơi tâm hồn họ không có Thiên Chúa hoặc họ không nhìn thấy Ngài ở trong tâm hồn mình.
Lắng đọng tâm hồn, thân xác trầm tĩnh để suy tư thì dễ dàng thấy và nghe tiếng của Thiên Chúa hơn, đó chính là thiên đàng ở trong tâm hồn của mỗi người chúng ta vậy.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:18 01/10/2008
N2T |
2. Người nào vì người khác mà cầu nguyện, thì trong khi cầu nguyện có thể đạt được rất nhiều lợi ích.
(Thánh Gregory Pope)Tháng Mân Côi - Lời Me Nhắn Nhủ
Lm Jos Tạ Duy Tuyên
21:23 01/10/2008
THÁNG MÂN CÔI: NHỚ LỜI ĐỨC MẸ NHẮN NHỦ
Quan sát những gì đang xảy ra trong thế giới hôm nay, chúng ta nhận thấy điều gì? Tội ác gia tăng. Cá nhân cũng nhiều và tập thể cũng không ít. Đạo đức ngày một suy thoái dẫn đến một đời sống của giới trẻ suy đồi trầm trọng. Khoa học tiến bộ thực sự nhưng dường như lại tiếp tay cho sự ác hoành hành. Nguy cơ giết người hàng loại luôn ở mức báo động cao. Con người hôm nay đang tự hủy chính mình và hủy hoại cuộc đời nhau bằng nhiều phương tiện rất tối tân và hiện đại. Trong suốt thời gian từ đầu năm 2008 đến nay, công an đã tịch thu hàng ngàn, hàng triệu viên thuốc lắc tổng hợp đang được giới trẻ buôn bán, chuyền tay nhau. Kẻ có tiền thì tìm đến để rửa tiền, để sống thác loạn, nhằm thỏa mãn thú tính của mình. Kẻ không có tiền thì buôn bán trao đổi nhằm vun quén những đồng tiền bất chính. Nhiều gia đình đang có nguy cơ tan rã vì chẳng ai tin tưởng nhau, chẳng ai chịu nhường nhịn nhau. Quyền uy của cha mẹ trong gia đình đang lu mờ dần. Câu phong dao “chồng xướng vợ tùy” dường như đã không còn. Sự ác xem ra đã thắng sự thiện. Người ta vì tiền, vì tình và vì danh vọng mà sẵn sàng làm tay sai cho ma quỷ, bán linh hồn mình cho quỷ dữ sai khiến, miễn sao mình có được những danh lợi thú trần gian.
Trước viễn cảnh bi đát của thế giới, những ai có đạo đức không khỏi những lo âu trăn trở. Làm sao cứu được thế giới khỏi sự diệt vong bởi suy đồi đạo đức? Làm sao đẩy lùi sự ác ra khỏi thế gian?
Phải chăng lịch sử của những năm đầu thế kỷ 20 đang được lặp lại nơi những năm đầu thế kỷ 21 này? Nếu đúng vậy thì những thị kiến mà Đức Mẹ Fatima đã cho ba 3 trẻ nhỏ được xem thấy cũng đang lập lại trong thế giới hôm nay! Thị kiến đó đã được chị nữ tu Lucia kể lại như sau:
“Đức Mẹ cho chúng con thấy một biển lửa lớn lao xem ra như là nằm dưới lòng đất. Nhào lặn trong biển lửa này là các quỉ dữ và các linh hồn mang hình dạng con người, giống như những cục than hồng đang cháy trong suốt, tất cả đều đen đủi hay mầu đồng đánh bóng, đang vật vờ trôi nổi giữa vùng hỏa hoạn, lúc thì bị tung lên không trung do những ngọn lửa hồng phát ra tự chính bản thân họ cùng với những đám khói khổng lồ, lúc thì té xuống tứ phía như những đốm lửa trong một biển lửa vĩ đại, không trọng lượng cũng chẳng thăng bằng, và giữa những tiếng la hét và rên siết của đau đớn và tuyệt vọng làm chúng con kinh hoàng và khiến chúng con run rẩy vì sợ hãi.
Rồi chúng con nhìn lên Đức Mẹ, Ngài đã nói với chúng con bằng một giọng rất êm đềm và buồn bã:
" Chúng con đã nhìn thấy hỏa ngục nơi các linh hồn của những tội nhân khốn nạn phải tới. Để cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc tôn sùng Trái-tim Vô-nhiễm Nguyên-tội của Mẹ.
Thực vậy, những lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, tại Fatima, Đức Mẹ đều báo trước những tai hoạ khủng khiếp sẽ xảy ra do tội lỗi chồng chất của thế giới gây nên. Và để làm nhẹ đi những tai hoạ này, Đức Mẹ nhắn bảo các con cái Mẹ hai điều:
Một là hãy siêng năng cầu nguyện bằng kinh Mân Côi
Hai là hãy ăn năn sám hối.
Nhưng xem ra nhiều người vẫn coi thường lời cảnh báo. Họ không những không cầu nguyện mà còn coi thường việc cầu nguyện. Có những người cầu nguyện nhưng lại đòi Thiên Chúa làm theo ý mình chứ không phải là cầu nguyện để tìm ra ý Chúa. Có những người cầu nguyện nhưng lại không cải thiện đời sống. Họ cầu nguyện nhưng vẫn chất chứa trong lòng biết bao mối tội đầu như: dâm ô, ghen ghét, gian dối và kiêu căng tự mãn.
Cầu nguyện thường đưa đến sự cải thiện đời sống. Vì cầu nguyện là đỉnh cao của đời sống đức tin. Tin vào Thiên Chúa. Người có đức tin tất sẽ ăn ngay ở lành. Họ sống và làm việc dưới cái nhìn của Thiên Chúa. Họ không thể sống phật ý Thiên Chúa hay đi ngược với giới răn và giáo huấn của Chúa.
Hệ quả của cầu nguyện không chỉ giúp ta biết ăn năn sám hối mà còn khơi dậy trong ta tinh thần đền tội. Chính nhờ sự nhận ra sự gớm ghê của tội lỗi là xúc phạm đến Chúa, là hủy diệt mình trong cõi trầm luân, sẽ giúp chúng ta gia tăng việc hy sinh hãm mình, tránh xa mọi thói hư tật xấu, những ước muốn tội lỗi. Như thế, cầu nguyện sẽ giúp chúng ta đứng vững trước những cám dỗ và cải thiện đời sống theo tinh thần phúc âm.
Người ta kể rằng: “Một hôm Satan đem bày bán những dụng cụ làm việc của hắn. Có rất nhiều món, được dán nhãn hiệu rõ ràng: nào là giận hờn, ganh ghét, dâm dục, nào là kiêu ngạo, nói dối, tham lam v.v. Và món nào cũng có ghi giá. Nhưng có một món được để riêng một bên, không dán nhãn nhưng giá lại cao nhất. Một người hỏi:
- Đó là cái gì mà cao giá dữ vậy ?
- Đó là sự ngã lòng.
- Tại sao nó cao giá thế ?
- Vì nó hữu hiệu hơn tất cả những dụng cụ khác: khi tôi không thể dùng những dụng cụ kia để đến gần người ta thì tôi dùng nó để xâm nhập tận cõi lòng người ta. Một khi tôi đã đặt nó vào lòng người ta rồi thì tôi có thể xúi người ta làm bất cứ điều gì tôi muốn. Mà đặt nó vào lòng ta rất dễ, bởi vì ít ai biết dụng cụ đó là của tôi”.
Trong tháng Mân côi, giáo hội mời gọi chúng ta hãy siêng năng cầm lấy Tràng chuỗi Mân Côi là khí giới, là thuẫn đỡ trong đời sống. Khi đọc kinh Mân côi chúng ta cậy nhờ lời bầu cử của Mẹ, xin Chúa ban cho những kẻ tội lỗi được ơn trở lại, xin cho chúng ta ơn can đảm để chống lại những cám dỗ của ma quỉ, và theo gương Mẹ sống gắn bó và tuân hành thánh ý Chúa.
Vì thế trong tháng Mân Côi và Tháng Các linh hồn, xin mỗi gia đình hãy dâng chuỗi Mân Côi hằng ngày của gia đình mình cầu nguyện cho một gia đình đang bất hòa, đang rối đạo hay nguội lạnh được ơn trở về. Xin mỗi một cá nhân hãy chọn lấy một người bạn để cầu nguyện cho họ sớm ăn năn sám hối và tin phục Thiên Chúa. Ước gì mỗi người trong giáo xứ chúng ta biết dâng những hy sinh, những lời kinh Mân côi để đền bù lại những tội lỗi của con người hôm nay. Amen.
Quan sát những gì đang xảy ra trong thế giới hôm nay, chúng ta nhận thấy điều gì? Tội ác gia tăng. Cá nhân cũng nhiều và tập thể cũng không ít. Đạo đức ngày một suy thoái dẫn đến một đời sống của giới trẻ suy đồi trầm trọng. Khoa học tiến bộ thực sự nhưng dường như lại tiếp tay cho sự ác hoành hành. Nguy cơ giết người hàng loại luôn ở mức báo động cao. Con người hôm nay đang tự hủy chính mình và hủy hoại cuộc đời nhau bằng nhiều phương tiện rất tối tân và hiện đại. Trong suốt thời gian từ đầu năm 2008 đến nay, công an đã tịch thu hàng ngàn, hàng triệu viên thuốc lắc tổng hợp đang được giới trẻ buôn bán, chuyền tay nhau. Kẻ có tiền thì tìm đến để rửa tiền, để sống thác loạn, nhằm thỏa mãn thú tính của mình. Kẻ không có tiền thì buôn bán trao đổi nhằm vun quén những đồng tiền bất chính. Nhiều gia đình đang có nguy cơ tan rã vì chẳng ai tin tưởng nhau, chẳng ai chịu nhường nhịn nhau. Quyền uy của cha mẹ trong gia đình đang lu mờ dần. Câu phong dao “chồng xướng vợ tùy” dường như đã không còn. Sự ác xem ra đã thắng sự thiện. Người ta vì tiền, vì tình và vì danh vọng mà sẵn sàng làm tay sai cho ma quỷ, bán linh hồn mình cho quỷ dữ sai khiến, miễn sao mình có được những danh lợi thú trần gian.
Trước viễn cảnh bi đát của thế giới, những ai có đạo đức không khỏi những lo âu trăn trở. Làm sao cứu được thế giới khỏi sự diệt vong bởi suy đồi đạo đức? Làm sao đẩy lùi sự ác ra khỏi thế gian?
Phải chăng lịch sử của những năm đầu thế kỷ 20 đang được lặp lại nơi những năm đầu thế kỷ 21 này? Nếu đúng vậy thì những thị kiến mà Đức Mẹ Fatima đã cho ba 3 trẻ nhỏ được xem thấy cũng đang lập lại trong thế giới hôm nay! Thị kiến đó đã được chị nữ tu Lucia kể lại như sau:
“Đức Mẹ cho chúng con thấy một biển lửa lớn lao xem ra như là nằm dưới lòng đất. Nhào lặn trong biển lửa này là các quỉ dữ và các linh hồn mang hình dạng con người, giống như những cục than hồng đang cháy trong suốt, tất cả đều đen đủi hay mầu đồng đánh bóng, đang vật vờ trôi nổi giữa vùng hỏa hoạn, lúc thì bị tung lên không trung do những ngọn lửa hồng phát ra tự chính bản thân họ cùng với những đám khói khổng lồ, lúc thì té xuống tứ phía như những đốm lửa trong một biển lửa vĩ đại, không trọng lượng cũng chẳng thăng bằng, và giữa những tiếng la hét và rên siết của đau đớn và tuyệt vọng làm chúng con kinh hoàng và khiến chúng con run rẩy vì sợ hãi.
Rồi chúng con nhìn lên Đức Mẹ, Ngài đã nói với chúng con bằng một giọng rất êm đềm và buồn bã:
" Chúng con đã nhìn thấy hỏa ngục nơi các linh hồn của những tội nhân khốn nạn phải tới. Để cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc tôn sùng Trái-tim Vô-nhiễm Nguyên-tội của Mẹ.
Thực vậy, những lần Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, tại Fatima, Đức Mẹ đều báo trước những tai hoạ khủng khiếp sẽ xảy ra do tội lỗi chồng chất của thế giới gây nên. Và để làm nhẹ đi những tai hoạ này, Đức Mẹ nhắn bảo các con cái Mẹ hai điều:
Một là hãy siêng năng cầu nguyện bằng kinh Mân Côi
Hai là hãy ăn năn sám hối.
Nhưng xem ra nhiều người vẫn coi thường lời cảnh báo. Họ không những không cầu nguyện mà còn coi thường việc cầu nguyện. Có những người cầu nguyện nhưng lại đòi Thiên Chúa làm theo ý mình chứ không phải là cầu nguyện để tìm ra ý Chúa. Có những người cầu nguyện nhưng lại không cải thiện đời sống. Họ cầu nguyện nhưng vẫn chất chứa trong lòng biết bao mối tội đầu như: dâm ô, ghen ghét, gian dối và kiêu căng tự mãn.
Cầu nguyện thường đưa đến sự cải thiện đời sống. Vì cầu nguyện là đỉnh cao của đời sống đức tin. Tin vào Thiên Chúa. Người có đức tin tất sẽ ăn ngay ở lành. Họ sống và làm việc dưới cái nhìn của Thiên Chúa. Họ không thể sống phật ý Thiên Chúa hay đi ngược với giới răn và giáo huấn của Chúa.
Hệ quả của cầu nguyện không chỉ giúp ta biết ăn năn sám hối mà còn khơi dậy trong ta tinh thần đền tội. Chính nhờ sự nhận ra sự gớm ghê của tội lỗi là xúc phạm đến Chúa, là hủy diệt mình trong cõi trầm luân, sẽ giúp chúng ta gia tăng việc hy sinh hãm mình, tránh xa mọi thói hư tật xấu, những ước muốn tội lỗi. Như thế, cầu nguyện sẽ giúp chúng ta đứng vững trước những cám dỗ và cải thiện đời sống theo tinh thần phúc âm.
Người ta kể rằng: “Một hôm Satan đem bày bán những dụng cụ làm việc của hắn. Có rất nhiều món, được dán nhãn hiệu rõ ràng: nào là giận hờn, ganh ghét, dâm dục, nào là kiêu ngạo, nói dối, tham lam v.v. Và món nào cũng có ghi giá. Nhưng có một món được để riêng một bên, không dán nhãn nhưng giá lại cao nhất. Một người hỏi:
- Đó là cái gì mà cao giá dữ vậy ?
- Đó là sự ngã lòng.
- Tại sao nó cao giá thế ?
- Vì nó hữu hiệu hơn tất cả những dụng cụ khác: khi tôi không thể dùng những dụng cụ kia để đến gần người ta thì tôi dùng nó để xâm nhập tận cõi lòng người ta. Một khi tôi đã đặt nó vào lòng người ta rồi thì tôi có thể xúi người ta làm bất cứ điều gì tôi muốn. Mà đặt nó vào lòng ta rất dễ, bởi vì ít ai biết dụng cụ đó là của tôi”.
Trong tháng Mân côi, giáo hội mời gọi chúng ta hãy siêng năng cầm lấy Tràng chuỗi Mân Côi là khí giới, là thuẫn đỡ trong đời sống. Khi đọc kinh Mân côi chúng ta cậy nhờ lời bầu cử của Mẹ, xin Chúa ban cho những kẻ tội lỗi được ơn trở lại, xin cho chúng ta ơn can đảm để chống lại những cám dỗ của ma quỉ, và theo gương Mẹ sống gắn bó và tuân hành thánh ý Chúa.
Vì thế trong tháng Mân Côi và Tháng Các linh hồn, xin mỗi gia đình hãy dâng chuỗi Mân Côi hằng ngày của gia đình mình cầu nguyện cho một gia đình đang bất hòa, đang rối đạo hay nguội lạnh được ơn trở về. Xin mỗi một cá nhân hãy chọn lấy một người bạn để cầu nguyện cho họ sớm ăn năn sám hối và tin phục Thiên Chúa. Ước gì mỗi người trong giáo xứ chúng ta biết dâng những hy sinh, những lời kinh Mân côi để đền bù lại những tội lỗi của con người hôm nay. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp của Cha Thánh Pio
Linh Tiến Khải
00:04 01/10/2008
Sứ điệp của Cha Thánh Pio
Phỏng vấn Đức Cha Domenico Umberto D'Ambrogio, Tổng Giám Mục Manfredonia-Vieste-San Giovanni Rotondo, về sứ điệp thánh Pio thành Pietrelcina nhắn gửi con người ngày nay
Ngày 23-9-2008 là lễ nhớ thánh Pio thành Pietrelcina, cũng là ngày kỷ niêm 40 năm thánh nhân qua đời. Trước đó 20-9 là ngày kỷ niệm 90 năm thánh nhân được ơn mang năm dấu thánh Chúa trên thân xác. Nhân dịp này Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã viếng thăm San Giovanni Rotondo để chủ sự thánh lễ kính thánh Pio và làm phép khánh thành các khu vực mới của nhà thương ”Thoa Dịu Khổ Đau” do cha Pio thành lập.
Giảng trong thánh lễ tại nhà thờ mới kính thánh Pio trước sự hiện diện của hơn 10.000 tín hữu, Đức Hồng Y Bertone nhăc đến biết bao ơn lành tín hữu đã nhận được nhờ lời bầu cử của thánh Pio. Thánh nhân thực là máng nước tuôn chảy dồi dào từ nguồn mạch, mà tất cả đều có thể đến uống nước mát của chân lý và tình thương Chúa rộng ban cho mọi người. Cha thánh Pio là một linh mục đã không tìm kiếm sự gì khác ngoài việc tận tụy tiêu hao chính mình trong tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Những ngày dài cha ngồi giải tội cho các hối nhân, và những đêm dài cầu nguyện với Chúa chịu đóng đanh làm chứng cho điều đó. Cha Pio là người con chân thành của Giáo Hội; cả trong những hoàn cảnh đau thương nhất, cha đã không muốn tự hiện hộ cho chính mình, mà chỉ chết đi và chôn vùi mình trong thinh lặng, khiêm tốn và vâng phục, tuy đau thương nhưng phong phú.
Sau khi nhắc lại một số biến cố trong cuộc đời thánh Pio đặc biệt là biến cố Chúa cho tim của thánh nhân bị một vết thương thần bí chiều ngày mùng 5 tháng 8 năm 1918, và năm dấu thánh in trên thân xác của thánh nhân sau thánh lễ ngày 20 tháng 9 năm 1918, Đức Hồng Y Bertone khẳng định: thánh lễ là tổng luận toàn cuộc sống của người. Qua hiến tế thánh thể, được đồng hóa và nhập thể nơi thánh nhân qua các dấu thánh, cha Pio diễn tả lại một cách hữu hình hình ảnh của Chúa Chịu Đóng Đinh.
Vào lúc 4 giờ rưỡi chiều cùng ngày 23-9-2008 Đức Hồng Y Bertone đã làm phép khánh thành các khu vực mới của nhà thương ”Thoa Dịu Khổ Đau”.
Ngỏ lời với các bác sĩ, y tá, nhân viên và các bệnh nhân hiện diện Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã nêu bật lòng yêu thương của thánh Pio đối với các bệnh nhân. Đức Hồng Y nói: ”Cha Pio đã muốn rằng các bệnh nhân không chỉ được săn sóc thuốc men, nhưng cũng phải nhận được hơi ấm tình người và sự trợ giúp tinh thần nữa. Sứ điệp này ngày nay vẫn còn giá trị và phải linh hoạt thế giới săn sóc người bệnh. Không bao giờ có thể giản lược nhà thương trở thành nơi chỉ săn sóc thuốc men, dù có giá trị chuyên môn và tân tiến đến mức nào đi nữa. Nếu thiếu hơi ấm tình người cần thiết cho mọi tương quan với mỗi một người và nhất là với các người bệnh tật, thì nhà thương thiếu sót một khía cạnh nòng cốt trong sứ mệnh của mình. Chính vì thế Cha Pio muốn biến ”Nhà Thoa Dịu Khổ Đau” không phải chỉ là một cơ cấu trợ giúp, mà là một ”Nhà thờ chính tòa thoa dịu khổ đau”, với tình liên đới đích thật và các trợ giúp vật chất tinh thần, qua các dâng cúng tài chánh của giáo dân toàn thế giới và sự trợ lực tinh thần của ”các nhóm cầu nguyện”. Việc săn sóc bệnh nhân phải có tính cách toàn diện. Bác ái và cầu nguyện là lời nhắn nhủ Cha Pio lập lại với chúng ta hôm nay.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qùy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Domenico Umberto D'Ambrogio, Tổng Giám Mục Manfredonia-Vieste-San Giovanni Rotondo, về sứ điệp thánh Pio thành Pietrelcina nhắn gửi con người ngày nay.
Hỏi: Thưa Đức Cha, kể từ ngày 24 tháng 4 năm nay xác thánh Pio thành Pietrelcina đã được trưng bầy cho tín hữu kính viếng, và đã có 2 triệu tín hữu tuốn về San Giovanni Rotondo hành hương. Ngoài con số kể trên, đâu là ý nghĩa tinh thần của việc trưng bầy này, thưa Đức Cha?
Đáp: Rất nhiều người chỉ đến trong lúc này thôi, nhưng có nhiều người khác đến và dừng lại lâu hơn để cầu nguyện, và gặp gỡ các tu sĩ capuchino để tìm hiểu cuộc sống của cha thánh Pio, và để hiểu đâu là sứ điệp cha nhắn gửi con người ngày nay. Chính người đã nói là người sẽ gây nhiều tiếng vang khi đã chết hơn là khi còn sống.
Hỏi: Đức Cha giải thích tiếng vang này như thế nào?
Đáp: Cha Pio kể lại mầu nhiệm của Chúa Giêsu chịu đóng đanh và Thập Giá là trung tâm điểm cuộc sống của chúng ta. Ai kêu gọi chúng ta quy chiếu về biến cố cứu độ lớn lao này của chúng ta, thì không thể không tạo ra chung quanh mình các vấn nạn, các chú ý, thiện cảm, sự sùng mộ và lời khẩn cầu. Biết bao nhiêu tín hữu đã kể lại cho tôi nghe sự cảm động của họ, và một số người đã kể lại cho tôi biết ơn hoán cải nhận được khi dừng lại chốc lát bên hòm đựng di hài thánh nhân. Có cái gì đó không thể tin được và không thể giải thích được trên mọi bình diện. Đó là một dòng người tuốn đến kính viếng di hài cha thánh Pio.
Hỏi: Tại sao Giáo Hội lại lại muốn trưng bầy thi hài các thánh cho giáo dân kính viếng thưa Đức Cha?
Đáp: Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta có xác có hồn. Thân xác của chúng ta tham dự một cách vẹn toàn vào mầu nhiệm trung thành với lời, mà qua đó Chúa đã mời gọi chúng ta. Giáo Hội đã luôn luôn kính trọng thân xác phải chết, bởi vì nếu chúng ta đạt đến sự thánh thiện, thì đó là vì chúng ta đã đem theo tất cả thực tại đã nâng đỡ chúng ta, trong đó có thân xác.
Đàng khác, chính trong thân xác phải chết của người mà cha thánh Pio cho thấy các dấu vết cuộc Khổ Nạn của Chúa. Với các dấu chỉ này người đã tạo ra nơi nhiều người sự nghi ngờ, tâm tình ước mong và lòng hoán cải. Không có sự phô trương hay ước muốn tạo ra sự kinh hoảng hay ngạc nhiên nào cả, mà chỉ có ước muốn nói rằng: Chúa cũng dùng thân xác phải chết của chúng ta để tạo ra một tác phẩm tuyệt vời của sự thánh thiện.
Hỏi: Ngày nay tín hữu xin gì với thánh Pio, nhân loại xin gì với thánh nhân qua các tín hữu đến kính viếng cha thánh Pio, đại diện cho các dân tộc toàn thế giới này?
Đáp: Cha Pio là vị thánh đặc biệt tiếp đón các anh chị em giòn mỏng yếu đuối trên thân xác cũng như trong tinh thần. Biết bao nhiêu người xin thánh nhân bầu cử cho được ơn thay đổi cuộc sống, được ơn hoán cải triệt để và sâu đậm. Và có biết bao nhiêu người phải khổ đau trên thân xác cũng như phải sống các hoàn cảnh bất an. Cha Pio là vị thánh của đại chúng. Dân chúng xác tín rằng thánh nhân có thể bầu cử cho tất cả mọi người, vì thánh nhân đã là một người đơn sơ. Thánh Pio đã sinh ra trong một gia đình nông dân bé nhỏ nghèo nàn làng Sannio, và đã sống và làm lụng vất vả trên một thửa đất khô cằn, với tất cả những nỗi nghèo túng và bất ổn của cuộc sống thường ngày.
Thế rồi có những người được đặc ân hiểu sứ điệp của Cha thánh Pio trong hai chiều kích: thứ nhất là người vén mở cho thấy tình yêu thương từ bi của Thiên Chúa và thứ hai là người đại diện cho mầu nhiệm của Chúa Chịu Đóng Đanh. Cha Pio diễn tả ước mong sự toàn thiện và khơi dây sự nuối tiếc nơi nhiều người. Đó là sự toàn thiện mà bạn cảm thấy phải tiến tới; bạn có thể đạt tới sự thánh thiện nhưng với sự mệt nhọc, vì bạn phải tính sổ với cuộc sống thường ngày, với sự bần cùng và bất ổn của cuộc sống.
Hỏi: Cha thánh Pio đã không cho mọi người sự toàn thiện, nhưng ngài cho tất cả mọi người cơ may được săn sóc trong nhà thương do cha thành lập, đó là nhà thương ”Thoa dịu khổ đau”. Đây lại không phải là công việc của các thánh hay sao, thưa Đức Cha?
Đáp: Đây là một phép lạ khác nữa của cha thánh Pio. Nó tiếp tục vượt qua các khó khăn và các vấn đề, mà một cơ cấu to lớn như thế phải đương đầu mỗi ngày. Cha Pio đã muốn có một nơi thoa dịu các khổ đau của thân xác cũng như tâm hồn. Ngài đã không gọi nó là nhà thương, nhưng là ”nhà” và đã định nghĩa nó như là nơi của lời cầu nguyện và của khoa học. Nó là đền thờ, là nơi thánh, trong đó khoa học thành hôn với lời cầu nguyện và lời cầu nguyện yểm trợ khoa học để khoa học có thể trợ giúp người bệnh trong đó có Chúa Giêsu ngự trị. Cha Pio cũng từng nói khi người bệnh đó nghèo nàn, thì Chúa Giêsu hiện diện nơi họ hai lần.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong những ngày này tín hữu mừng hai biến cố: biến cố 90 năm ngày Cha Pio được in 5 dấu thánh cuộc Khổ Nạn của Chúa và 40 năm ngài qua đời. Đâu là sứ điệp cha Pio để lại cho xã hội ngày nay, là một xã hội rất khác với thời của thánh nhân?
Đáp: Sứ điệp đó là Thánh Giá được cắm trong tâm lòng của từng người trong chúng ta và chúng ta không thể làm khác được. Trong các lời của Cha Pio có một sứ điệp nền tảng: đó là liên lỉ nhắc nhở mọi người quay trở về với Thiên Chúa Cha từ bi, Đấng tiếp đón mọi con cái để họ trở về với Người.
Cha Pio đã trao ban cho lời cầu nguyện nhiệm vụ chịu đựng gánh nặng của lịch sử và gánh nặng của thế giới. Cha đã thành lập các nhóm cầu nguyện và năm 2006 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã trao ban cho các nhóm cầu nguyện ấy cho một sứ mệnh, khi nói rằng chúng ta là một đạo binh của những người cầu bầu gõ cửa tâm lòng của Thiên Chúa.
Có lễ cưới giữa việc bầu cử và thực thi bác ái. Và đó là năng động được trao phó cho các nhóm cầu nguyện: giơ tay lên trời khẩn nài Chúa, nhưng đồng thời cũng giơ tay ra và cúi mình xuống để vực lên, để nâng đỡ và trợ giúp các anh chị em khác.
Cầu nguyện và bác ái là hai điều mà chúng ta sống mỗi ngày trong ”Nhà Thoa Dịu Khổ Đau”.
(Avvenire 20-9-2008)
Phỏng vấn Đức Cha Domenico Umberto D'Ambrogio, Tổng Giám Mục Manfredonia-Vieste-San Giovanni Rotondo, về sứ điệp thánh Pio thành Pietrelcina nhắn gửi con người ngày nay
Ngày 23-9-2008 là lễ nhớ thánh Pio thành Pietrelcina, cũng là ngày kỷ niêm 40 năm thánh nhân qua đời. Trước đó 20-9 là ngày kỷ niệm 90 năm thánh nhân được ơn mang năm dấu thánh Chúa trên thân xác. Nhân dịp này Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã viếng thăm San Giovanni Rotondo để chủ sự thánh lễ kính thánh Pio và làm phép khánh thành các khu vực mới của nhà thương ”Thoa Dịu Khổ Đau” do cha Pio thành lập.
Giảng trong thánh lễ tại nhà thờ mới kính thánh Pio trước sự hiện diện của hơn 10.000 tín hữu, Đức Hồng Y Bertone nhăc đến biết bao ơn lành tín hữu đã nhận được nhờ lời bầu cử của thánh Pio. Thánh nhân thực là máng nước tuôn chảy dồi dào từ nguồn mạch, mà tất cả đều có thể đến uống nước mát của chân lý và tình thương Chúa rộng ban cho mọi người. Cha thánh Pio là một linh mục đã không tìm kiếm sự gì khác ngoài việc tận tụy tiêu hao chính mình trong tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Những ngày dài cha ngồi giải tội cho các hối nhân, và những đêm dài cầu nguyện với Chúa chịu đóng đanh làm chứng cho điều đó. Cha Pio là người con chân thành của Giáo Hội; cả trong những hoàn cảnh đau thương nhất, cha đã không muốn tự hiện hộ cho chính mình, mà chỉ chết đi và chôn vùi mình trong thinh lặng, khiêm tốn và vâng phục, tuy đau thương nhưng phong phú.
Sau khi nhắc lại một số biến cố trong cuộc đời thánh Pio đặc biệt là biến cố Chúa cho tim của thánh nhân bị một vết thương thần bí chiều ngày mùng 5 tháng 8 năm 1918, và năm dấu thánh in trên thân xác của thánh nhân sau thánh lễ ngày 20 tháng 9 năm 1918, Đức Hồng Y Bertone khẳng định: thánh lễ là tổng luận toàn cuộc sống của người. Qua hiến tế thánh thể, được đồng hóa và nhập thể nơi thánh nhân qua các dấu thánh, cha Pio diễn tả lại một cách hữu hình hình ảnh của Chúa Chịu Đóng Đinh.
Vào lúc 4 giờ rưỡi chiều cùng ngày 23-9-2008 Đức Hồng Y Bertone đã làm phép khánh thành các khu vực mới của nhà thương ”Thoa Dịu Khổ Đau”.
Ngỏ lời với các bác sĩ, y tá, nhân viên và các bệnh nhân hiện diện Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã nêu bật lòng yêu thương của thánh Pio đối với các bệnh nhân. Đức Hồng Y nói: ”Cha Pio đã muốn rằng các bệnh nhân không chỉ được săn sóc thuốc men, nhưng cũng phải nhận được hơi ấm tình người và sự trợ giúp tinh thần nữa. Sứ điệp này ngày nay vẫn còn giá trị và phải linh hoạt thế giới săn sóc người bệnh. Không bao giờ có thể giản lược nhà thương trở thành nơi chỉ săn sóc thuốc men, dù có giá trị chuyên môn và tân tiến đến mức nào đi nữa. Nếu thiếu hơi ấm tình người cần thiết cho mọi tương quan với mỗi một người và nhất là với các người bệnh tật, thì nhà thương thiếu sót một khía cạnh nòng cốt trong sứ mệnh của mình. Chính vì thế Cha Pio muốn biến ”Nhà Thoa Dịu Khổ Đau” không phải chỉ là một cơ cấu trợ giúp, mà là một ”Nhà thờ chính tòa thoa dịu khổ đau”, với tình liên đới đích thật và các trợ giúp vật chất tinh thần, qua các dâng cúng tài chánh của giáo dân toàn thế giới và sự trợ lực tinh thần của ”các nhóm cầu nguyện”. Việc săn sóc bệnh nhân phải có tính cách toàn diện. Bác ái và cầu nguyện là lời nhắn nhủ Cha Pio lập lại với chúng ta hôm nay.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qùy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Domenico Umberto D'Ambrogio, Tổng Giám Mục Manfredonia-Vieste-San Giovanni Rotondo, về sứ điệp thánh Pio thành Pietrelcina nhắn gửi con người ngày nay.
Hỏi: Thưa Đức Cha, kể từ ngày 24 tháng 4 năm nay xác thánh Pio thành Pietrelcina đã được trưng bầy cho tín hữu kính viếng, và đã có 2 triệu tín hữu tuốn về San Giovanni Rotondo hành hương. Ngoài con số kể trên, đâu là ý nghĩa tinh thần của việc trưng bầy này, thưa Đức Cha?
Đáp: Rất nhiều người chỉ đến trong lúc này thôi, nhưng có nhiều người khác đến và dừng lại lâu hơn để cầu nguyện, và gặp gỡ các tu sĩ capuchino để tìm hiểu cuộc sống của cha thánh Pio, và để hiểu đâu là sứ điệp cha nhắn gửi con người ngày nay. Chính người đã nói là người sẽ gây nhiều tiếng vang khi đã chết hơn là khi còn sống.
Hỏi: Đức Cha giải thích tiếng vang này như thế nào?
Đáp: Cha Pio kể lại mầu nhiệm của Chúa Giêsu chịu đóng đanh và Thập Giá là trung tâm điểm cuộc sống của chúng ta. Ai kêu gọi chúng ta quy chiếu về biến cố cứu độ lớn lao này của chúng ta, thì không thể không tạo ra chung quanh mình các vấn nạn, các chú ý, thiện cảm, sự sùng mộ và lời khẩn cầu. Biết bao nhiêu tín hữu đã kể lại cho tôi nghe sự cảm động của họ, và một số người đã kể lại cho tôi biết ơn hoán cải nhận được khi dừng lại chốc lát bên hòm đựng di hài thánh nhân. Có cái gì đó không thể tin được và không thể giải thích được trên mọi bình diện. Đó là một dòng người tuốn đến kính viếng di hài cha thánh Pio.
Hỏi: Tại sao Giáo Hội lại lại muốn trưng bầy thi hài các thánh cho giáo dân kính viếng thưa Đức Cha?
Đáp: Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta có xác có hồn. Thân xác của chúng ta tham dự một cách vẹn toàn vào mầu nhiệm trung thành với lời, mà qua đó Chúa đã mời gọi chúng ta. Giáo Hội đã luôn luôn kính trọng thân xác phải chết, bởi vì nếu chúng ta đạt đến sự thánh thiện, thì đó là vì chúng ta đã đem theo tất cả thực tại đã nâng đỡ chúng ta, trong đó có thân xác.
Đàng khác, chính trong thân xác phải chết của người mà cha thánh Pio cho thấy các dấu vết cuộc Khổ Nạn của Chúa. Với các dấu chỉ này người đã tạo ra nơi nhiều người sự nghi ngờ, tâm tình ước mong và lòng hoán cải. Không có sự phô trương hay ước muốn tạo ra sự kinh hoảng hay ngạc nhiên nào cả, mà chỉ có ước muốn nói rằng: Chúa cũng dùng thân xác phải chết của chúng ta để tạo ra một tác phẩm tuyệt vời của sự thánh thiện.
Hỏi: Ngày nay tín hữu xin gì với thánh Pio, nhân loại xin gì với thánh nhân qua các tín hữu đến kính viếng cha thánh Pio, đại diện cho các dân tộc toàn thế giới này?
Đáp: Cha Pio là vị thánh đặc biệt tiếp đón các anh chị em giòn mỏng yếu đuối trên thân xác cũng như trong tinh thần. Biết bao nhiêu người xin thánh nhân bầu cử cho được ơn thay đổi cuộc sống, được ơn hoán cải triệt để và sâu đậm. Và có biết bao nhiêu người phải khổ đau trên thân xác cũng như phải sống các hoàn cảnh bất an. Cha Pio là vị thánh của đại chúng. Dân chúng xác tín rằng thánh nhân có thể bầu cử cho tất cả mọi người, vì thánh nhân đã là một người đơn sơ. Thánh Pio đã sinh ra trong một gia đình nông dân bé nhỏ nghèo nàn làng Sannio, và đã sống và làm lụng vất vả trên một thửa đất khô cằn, với tất cả những nỗi nghèo túng và bất ổn của cuộc sống thường ngày.
Thế rồi có những người được đặc ân hiểu sứ điệp của Cha thánh Pio trong hai chiều kích: thứ nhất là người vén mở cho thấy tình yêu thương từ bi của Thiên Chúa và thứ hai là người đại diện cho mầu nhiệm của Chúa Chịu Đóng Đanh. Cha Pio diễn tả ước mong sự toàn thiện và khơi dây sự nuối tiếc nơi nhiều người. Đó là sự toàn thiện mà bạn cảm thấy phải tiến tới; bạn có thể đạt tới sự thánh thiện nhưng với sự mệt nhọc, vì bạn phải tính sổ với cuộc sống thường ngày, với sự bần cùng và bất ổn của cuộc sống.
Hỏi: Cha thánh Pio đã không cho mọi người sự toàn thiện, nhưng ngài cho tất cả mọi người cơ may được săn sóc trong nhà thương do cha thành lập, đó là nhà thương ”Thoa dịu khổ đau”. Đây lại không phải là công việc của các thánh hay sao, thưa Đức Cha?
Đáp: Đây là một phép lạ khác nữa của cha thánh Pio. Nó tiếp tục vượt qua các khó khăn và các vấn đề, mà một cơ cấu to lớn như thế phải đương đầu mỗi ngày. Cha Pio đã muốn có một nơi thoa dịu các khổ đau của thân xác cũng như tâm hồn. Ngài đã không gọi nó là nhà thương, nhưng là ”nhà” và đã định nghĩa nó như là nơi của lời cầu nguyện và của khoa học. Nó là đền thờ, là nơi thánh, trong đó khoa học thành hôn với lời cầu nguyện và lời cầu nguyện yểm trợ khoa học để khoa học có thể trợ giúp người bệnh trong đó có Chúa Giêsu ngự trị. Cha Pio cũng từng nói khi người bệnh đó nghèo nàn, thì Chúa Giêsu hiện diện nơi họ hai lần.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong những ngày này tín hữu mừng hai biến cố: biến cố 90 năm ngày Cha Pio được in 5 dấu thánh cuộc Khổ Nạn của Chúa và 40 năm ngài qua đời. Đâu là sứ điệp cha Pio để lại cho xã hội ngày nay, là một xã hội rất khác với thời của thánh nhân?
Đáp: Sứ điệp đó là Thánh Giá được cắm trong tâm lòng của từng người trong chúng ta và chúng ta không thể làm khác được. Trong các lời của Cha Pio có một sứ điệp nền tảng: đó là liên lỉ nhắc nhở mọi người quay trở về với Thiên Chúa Cha từ bi, Đấng tiếp đón mọi con cái để họ trở về với Người.
Cha Pio đã trao ban cho lời cầu nguyện nhiệm vụ chịu đựng gánh nặng của lịch sử và gánh nặng của thế giới. Cha đã thành lập các nhóm cầu nguyện và năm 2006 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã trao ban cho các nhóm cầu nguyện ấy cho một sứ mệnh, khi nói rằng chúng ta là một đạo binh của những người cầu bầu gõ cửa tâm lòng của Thiên Chúa.
Có lễ cưới giữa việc bầu cử và thực thi bác ái. Và đó là năng động được trao phó cho các nhóm cầu nguyện: giơ tay lên trời khẩn nài Chúa, nhưng đồng thời cũng giơ tay ra và cúi mình xuống để vực lên, để nâng đỡ và trợ giúp các anh chị em khác.
Cầu nguyện và bác ái là hai điều mà chúng ta sống mỗi ngày trong ”Nhà Thoa Dịu Khổ Đau”.
(Avvenire 20-9-2008)
Khi tiền bạc thống trị con người
Linh Tiến Khải
00:05 01/10/2008
Khi tiền bạc thống trị con người
Phỏng vấn giáo sư Régis Debray về sự kiện tiền bạc khống chế con người và cuộc sống xã hội
Từ mấy tuần qua cuồng phong tài chánh đã đẩy Hoa Kỳ vào một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy, khiến cho bốn nhà băng lớn của Mỹ là Freddie Marc, Fannie Mae, Lehman Brothers và Aig đã phải phá sản. Cuộc khủng hoàng tài chánh này đã khiến cho thị trường chứng khoán quốc tế rối loạn và thua lỗ hằng trăm tỷ mỹ kim. Theo ước tính của Ngân Qũy Tiền Tệ Quốc Tế số tiền mất đi lến tới 1.300 tỷ mỹ kim.
Nhưng ông Strauss Kahn Tổng giám đốc của tổ chức này cho biết các thua lỗ sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa, và ông đã báo động giới tài chánh Âu châu là có thể lại xảy ra một tình trạng khẩn trương mới cuốn hút cả thị trường tài chánh Âu châu vào cơn cuồng phong ác nghiệt này. Để cứu vãn tình thế và tránh cho Hoa Kỳ khỏi phải rơi vào một cuộc suy thoái kéo dài đau đớn cũng như đánh mất đi hàng triệu công ăn việc làm, tổng thống Bush đã công khai thỉnh cầu Quốc Hội Mỹ thông qua ngân khoản 700 tỷ mỹ kim, trong buổi nói chuyện với quốc dân trên đài truyền hình. Nếu chương trình cứu vãn thị trường chứng khoán Wall Street thất bại, thì các nhà băng toàn nước đều có nguy cơ phá sản, nạn thất nghiệp gia tăng, người dân sẽ không thể vay vốn cho các kinh doanh của mình hay mua xe cộ và gửi con đi học nữa. Nhưng dự án cứu cuộc khủng hoảng tài chánh này lại càng khiến cho số tiền nợ của công qũy gia tăng qúa đáng, và nó không được đa số dân Mỹ ủng hộ. Ngày 29-9-2008 vừa qua Quốc Hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chống, đa số phiếu chống đến từ đảng Cộng Hòa và cánh tả của đảng Dân Chủ. Thị trường chứng khoán Wall Street lại choáng váng chao đảo như chưa từng thấy trong lịch sử tài chánh Hoa Kỳ.
Trong khi đó cảnh sát liên bang bắt đầu điều tra bốn nhà băng bị phá sản nói trên, để xem họ có cung cấp các tin tức sai lạc, bịa đặt cho các cơ quan kiểm soát nhằm mục đích lừa đảo, hầu có cớ mà khai phá sản và ăn cướp tiền của hàng triệu khách hàng hay không. Để có tiền bạc người ta có thể làm tất cả mọi sự.
Ngày 13-9-2008 giảng trong thánh lễ cử hành cho 260 ngàn tín hữu tại bãi đất trống trước Điện Les Invalides trong thủ đô Paris, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mời gọi mọi người xa lánh việc tôn thờ các thần giả và xây dựng đời mình trên Đá Tảng là Chúa Giêsu Kitô. Lý do là vì các ngẫu tượng gây lạc hướng, khiến cho con người xa rời đích điểm của mình là được sống hạnh phúc vĩnh cửu bên Thiên Chúa. Ngày nay các thần giả đó là tiền của, quyền bính, và cả sự hiểu biết nữa. Chúng khiến cho con người bị tha hóa và cản ngăn con người nhận biết Chúa Kitô là Đấng cứu độ duy nhất.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của giáo sư Régis Debray, chuyên viên kinh tế về tiền bạc, tay độc tài mới đang khống chế con người trên thế giới ngày nay.
Hỏi: Thưa giáo sư Debray, có thật là chúng ta đang sống trong một xã hội bị tiền bạc thống trị hay không?
Đáp: Cho tới thời gian gần đây, tiền bạc đã là một phương tiện. Nhưng hiện nay nó là mục đích cho chính nó. Tên đầy tớ đã trở thành chủ nhân. Trước đây sự tiến bộ và giàu có được xây dựng trên việc sản xuất các đồ vật để con người sử dụng. Nhưng vì tài chánh thắng thế nên việc sản xuất đã bị tùy thuộc lợi nhuận kinh tế và sự luân lưu của tiền bạc.
Hỏi: Nói cho cùng thì ông chủ tiền bạc không thiếu đầy tớ, có đúng thế không, thưa giáo sư?
Đáp: Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nền văn minh của chúng ta, người mẫu không phải là người vô vị lợi nữa. Nhà hiệp sĩ của thời Trung Cổ, nhà qúy tộc của thế kỷ XIX, cha xứ của nhà văn Bernanos, hay người đấu tranh chính trị... tất cả các mẫu người này đều là những người xa lánh tiền bạc. Trái lại, kể từ khi các gương mặt và mẫu người này biến mất, danh tiếng của con người được đo lường duy nhất bằng mức độ giầu sang. Con người gương mẫu bậc nhất thời nay là dân làm ăn. Họ không phải nhà kinh tế, mà là người truyền thông làm tiền qua hệ thống liên mạng. Thứ hạng lợi tức đã trở thành bậc thang các giá trị xã hội.
Hỏi: Như thế chúng ta lại không phải vui mừng vì đã chấm dứt một sự giả hình nào đó hay sao thưa giáo sư?
Đáp: Nước Pháp già nua của chúng tôi thường bị chế nhạo vì khuynh hướng luân lý dậy đời của nó trong lãnh vực này. Tuy nhiên nó cũng có được một công nghiệp: tiền bạc đã không được coi như là một giá trị và nhà tài chánh chỉ phục vụ việc quản trị tiền bạc mà thôi. Nhưng tiền bạc đã đánh mất đi liêm sỉ của nó, và nó đã trở thành người chỉ huy các sự lịch lãm, tự do, và lợi ích xã hội. Tôi thấy đây là một xã hội bước đi chân chổng chân lên trời, đầu ngược xuống đất. Tiền bạc là chủ nhân ông chỉ có một luật lệ duy nhất: đó là lợi nhuận tối đa. Nó không quan tâm gì tới luân lý. Chúng ta phải hướng dẫn con ngựa hoang này đang phi trên tất cả mọi bảng quảng cáo, bằng cách đối chọi cái tốt lành hơn với sự chiếm hữu nhiều hơn, đối chọi phẩm chất với số lượng.
Hỏi: Thưa giáo sư, sự kiện vương quốc tiền bạc là chủ nhân ông có nghĩa là Kitô giáo đang suy đồi hay sao?
Đáp: Không cần phải tổng quát hóa điều này. Tại Hoa Kỳ có khuynh hướng tin mừng của sự giầu có và các anh chị em tin lành cởi mở hơn đối với đề tài này, nhưng họ cũng âu lo hơn, và như thế họ chờ đợi sự tuyển chọn từ trên cao. Đối với người dân Mỹ, sự giầu có do công ăn việc làm tạo ra là do Thiên Chúa ban cho. Bên Âu châu này thì người ta ít nhiều cho đó là của ăn cắp. Hoa Kỳ đã xây dựng căn tính mỹ trên lợi lộc kinh tế cũng như trên một nền thần học của dân được tuyển chọn. Khẩu hiệu viết trên đồng mỹ kim ”Chúng ta tin cậy nơi Chúa” diễn tả một chiều kích cách chung được dùng như nền tảng cho khẩu hiệu ”Hãy làm giầu”. Điều kinh khủng nhất của hiện tượng ”mỹ hóa Âu châu” đó là chúng ta du nhập đồng tiền xanh - diễn tả việc tôn thờ sự tin tưởng - mà không có lòng tin nơi Thiên Chúa, diễn tả chủ thuyết duy vật không có tinh thần. Như thế người ta đang chứng kiến khoảng cách ngày càng lớn giữa người giầu và người nghèo và cuộc chiến đấu của các giai tầng xã hội trong việc duy trì các đặc quyền đặc lợi của mình. Chúng ta đang ở trong tình trạng, mà nhà xã hội Émile Durkheim đã gọi là tình trạng vô luật lệ được tập thể chấp nhận, sự khước từ để cho các lợi nhuận cá nhân tùy thuộc thiện ích chung.
Hỏi: Nhưng mà một xã hội có thể tự giải thoát khỏi luật lệ và quyền bính luân lý không, thưa giáo sư?
Đáp: Nền văn minh đòi buộc phải có sự đàn áp bản năng một cách có tổ chức. Nền văn minh là niềm hạnh phúc được chế ngự, được chỉ huy, được thăng hoa, là sự khước từ phun ra các giao động bạo dâm, ích kỷ và hiếu chiến. Khi con người coi hạnh phúc - được hiểu như là việc thỏa mãn tột độ cái tôi của mình - là lý tưởng, thì người ta đi tới tình trạng rừng rú. Chúng ta sẽ lầm, nếu quên rằng nền văn minh luôn luôn đòi buộc một sự giàn xếp hay một sự chuyển dời giữa sức mạnh sinh động là các giao động của chúng ta và sức mạnh cấm đoán của luân lý. Nền văn minh là nghệ thuật biến đổi một khổ đau thành sự thỏa mãn, biến đổi một sự trừng phạt thành phần thưởng. Nền văn minh cộng hòa mang tính cách đời đã thăng hoa các giao động thành tình yêu quê hương tổ quốc, thành việc tôn kính lợi ích chung, thành giáo dục học đường. Nhưng tất cả những điều này không còn nữa. Chúng ta đã bước vào một tiến trình triệt thoái nền văn minh.
Hỏi: Thưa giáo sư, có phải giáo sư cũng cho rằng các biến cố người trẻ nổi loạn hồi tháng 5 năm 1968 cũng có một phần trách nhiệm trong cuộc cách mạng này, có đúng thế không?
Đáp: Các người nổi loạn năm 1968 đã muốn có một xã hội không có luật lệ. Đó là điều không thể được. Thủ bản đầu tiên của cộng đoàn Qumran là luật cộng đoàn. Trong hướng tích cực của nó hiện tượng tháng 5 năm 1968 có nghĩa là sự thoát ly của nữ giới và của xã hội dân sự. Nhưng trong hướng tiêu cực nó đã đưa vào luật của kẻ mạnh hơn, và chiến tranh của mọi người chống lại mọi người. Không thể xây dựng nền văn minh trên việc cống hiến mọi sự cho cái tôi, trên ý tưởng về hạnh phúc như là thỏa mãn vô tận các ước muốn riêng tư của mình.
Hỏi: Một nền luân lý chung có thể thành lập cái gì thưa giáo sư?
Đáp: Đó là vấn nạn lớn của thế kỷ XXI, mà không thể trả lời một cách hời hợt nhẹ dạ được. Thế kỷ mới bắt đầu sẽ là thế kỷ của sự bộ tộc hóa, thế kỷ của các nhóm thiểu số, thế kỷ của các khuynh hướng tách rời. Như thế vấn đế sẽ là việc hiểu biết cái gì sẽ có thể hiệp nhất các bộ lạc này, có thể biến chúng trở thành liên bang. Việc bộ tộc hóa là giá cả chính trị văn hóa của sự toàn cầu hóa kinh tế. Và hiện nay chúng ta đang chứng kiến một chuyển động ly tâm ngoại thường. Tất cả các khuynh hướng lấy chủng tộc làm trung tâm, lấy cộng đoàn làm trung tâm, đang chiếm đất. Chúng ta có thể đưa ra câu hỏi liệu chúng ta có trở về thời Trung Cổ hay không? Một vài người tự trấn an bằng cách quay ra bỏ phiếu cho ”tôn giáo dân sự”, cho các quyền con người, nhưng tôi không tin những điều đó. Hơn các tôn giáo khác, thứ tôn giáo dân sự này có nhiều thừa sai hơn là người thực hành, có nhiều nhà hùng biện hơn là các diễn viên. Nhưng mà vì không có gì hay đẹp hơn nên nó đang trở thành tín điều chung của nền văn minh tây phương.
Hỏi: Như thế thì còn có thể hướng tới luật lệ Môshê như là khuôn mẫu của một nền luân lý chung hay không, thưa giáo sư?
Đáp: Còn có thể chứ, nhưng với một điều kiện là đừng biến nó thành một luật bộ tộc: dĩ nhiên giới răn là ”Chớ giết người”. Nhưng trong nguồn gốc nó có nghĩa là ”Đừng giết người đồng đạo, đừng giết người anh em cùng huyết thống”... Việc giải thích mười điều răn trong khynh hướng làm mềm lòng và đại kết ban đầu đã là một loại ”y đạo học” nội tại, vẫn còn là một lý tưởng tốt đẹp. Nhưng chúng ta cũng đừng quên là ngay sau giới răn ”Chớ giết người” của chương 20 sách Xuất Hành, là hình phạt xử tử các tội phạm thánh và tội ”sodomít” tức tội giao hợp đồng tính qua ngã hậu môn như thói quen dâm dật của nam giới thành Sodoma. Châm ngôn đại đồng duy nhất từ thời Đức Khổng Tử cho tới truyền thống do thái Kitô là luật ”Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều mình không muốn thì cũng đừng làm cho người khác”.
(Avvenire 25-9-2008)
Phỏng vấn giáo sư Régis Debray về sự kiện tiền bạc khống chế con người và cuộc sống xã hội
Từ mấy tuần qua cuồng phong tài chánh đã đẩy Hoa Kỳ vào một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy, khiến cho bốn nhà băng lớn của Mỹ là Freddie Marc, Fannie Mae, Lehman Brothers và Aig đã phải phá sản. Cuộc khủng hoàng tài chánh này đã khiến cho thị trường chứng khoán quốc tế rối loạn và thua lỗ hằng trăm tỷ mỹ kim. Theo ước tính của Ngân Qũy Tiền Tệ Quốc Tế số tiền mất đi lến tới 1.300 tỷ mỹ kim.
Nhưng ông Strauss Kahn Tổng giám đốc của tổ chức này cho biết các thua lỗ sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa, và ông đã báo động giới tài chánh Âu châu là có thể lại xảy ra một tình trạng khẩn trương mới cuốn hút cả thị trường tài chánh Âu châu vào cơn cuồng phong ác nghiệt này. Để cứu vãn tình thế và tránh cho Hoa Kỳ khỏi phải rơi vào một cuộc suy thoái kéo dài đau đớn cũng như đánh mất đi hàng triệu công ăn việc làm, tổng thống Bush đã công khai thỉnh cầu Quốc Hội Mỹ thông qua ngân khoản 700 tỷ mỹ kim, trong buổi nói chuyện với quốc dân trên đài truyền hình. Nếu chương trình cứu vãn thị trường chứng khoán Wall Street thất bại, thì các nhà băng toàn nước đều có nguy cơ phá sản, nạn thất nghiệp gia tăng, người dân sẽ không thể vay vốn cho các kinh doanh của mình hay mua xe cộ và gửi con đi học nữa. Nhưng dự án cứu cuộc khủng hoảng tài chánh này lại càng khiến cho số tiền nợ của công qũy gia tăng qúa đáng, và nó không được đa số dân Mỹ ủng hộ. Ngày 29-9-2008 vừa qua Quốc Hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chống, đa số phiếu chống đến từ đảng Cộng Hòa và cánh tả của đảng Dân Chủ. Thị trường chứng khoán Wall Street lại choáng váng chao đảo như chưa từng thấy trong lịch sử tài chánh Hoa Kỳ.
Trong khi đó cảnh sát liên bang bắt đầu điều tra bốn nhà băng bị phá sản nói trên, để xem họ có cung cấp các tin tức sai lạc, bịa đặt cho các cơ quan kiểm soát nhằm mục đích lừa đảo, hầu có cớ mà khai phá sản và ăn cướp tiền của hàng triệu khách hàng hay không. Để có tiền bạc người ta có thể làm tất cả mọi sự.
Ngày 13-9-2008 giảng trong thánh lễ cử hành cho 260 ngàn tín hữu tại bãi đất trống trước Điện Les Invalides trong thủ đô Paris, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mời gọi mọi người xa lánh việc tôn thờ các thần giả và xây dựng đời mình trên Đá Tảng là Chúa Giêsu Kitô. Lý do là vì các ngẫu tượng gây lạc hướng, khiến cho con người xa rời đích điểm của mình là được sống hạnh phúc vĩnh cửu bên Thiên Chúa. Ngày nay các thần giả đó là tiền của, quyền bính, và cả sự hiểu biết nữa. Chúng khiến cho con người bị tha hóa và cản ngăn con người nhận biết Chúa Kitô là Đấng cứu độ duy nhất.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của giáo sư Régis Debray, chuyên viên kinh tế về tiền bạc, tay độc tài mới đang khống chế con người trên thế giới ngày nay.
Hỏi: Thưa giáo sư Debray, có thật là chúng ta đang sống trong một xã hội bị tiền bạc thống trị hay không?
Đáp: Cho tới thời gian gần đây, tiền bạc đã là một phương tiện. Nhưng hiện nay nó là mục đích cho chính nó. Tên đầy tớ đã trở thành chủ nhân. Trước đây sự tiến bộ và giàu có được xây dựng trên việc sản xuất các đồ vật để con người sử dụng. Nhưng vì tài chánh thắng thế nên việc sản xuất đã bị tùy thuộc lợi nhuận kinh tế và sự luân lưu của tiền bạc.
Hỏi: Nói cho cùng thì ông chủ tiền bạc không thiếu đầy tớ, có đúng thế không, thưa giáo sư?
Đáp: Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nền văn minh của chúng ta, người mẫu không phải là người vô vị lợi nữa. Nhà hiệp sĩ của thời Trung Cổ, nhà qúy tộc của thế kỷ XIX, cha xứ của nhà văn Bernanos, hay người đấu tranh chính trị... tất cả các mẫu người này đều là những người xa lánh tiền bạc. Trái lại, kể từ khi các gương mặt và mẫu người này biến mất, danh tiếng của con người được đo lường duy nhất bằng mức độ giầu sang. Con người gương mẫu bậc nhất thời nay là dân làm ăn. Họ không phải nhà kinh tế, mà là người truyền thông làm tiền qua hệ thống liên mạng. Thứ hạng lợi tức đã trở thành bậc thang các giá trị xã hội.
Hỏi: Như thế chúng ta lại không phải vui mừng vì đã chấm dứt một sự giả hình nào đó hay sao thưa giáo sư?
Đáp: Nước Pháp già nua của chúng tôi thường bị chế nhạo vì khuynh hướng luân lý dậy đời của nó trong lãnh vực này. Tuy nhiên nó cũng có được một công nghiệp: tiền bạc đã không được coi như là một giá trị và nhà tài chánh chỉ phục vụ việc quản trị tiền bạc mà thôi. Nhưng tiền bạc đã đánh mất đi liêm sỉ của nó, và nó đã trở thành người chỉ huy các sự lịch lãm, tự do, và lợi ích xã hội. Tôi thấy đây là một xã hội bước đi chân chổng chân lên trời, đầu ngược xuống đất. Tiền bạc là chủ nhân ông chỉ có một luật lệ duy nhất: đó là lợi nhuận tối đa. Nó không quan tâm gì tới luân lý. Chúng ta phải hướng dẫn con ngựa hoang này đang phi trên tất cả mọi bảng quảng cáo, bằng cách đối chọi cái tốt lành hơn với sự chiếm hữu nhiều hơn, đối chọi phẩm chất với số lượng.
Hỏi: Thưa giáo sư, sự kiện vương quốc tiền bạc là chủ nhân ông có nghĩa là Kitô giáo đang suy đồi hay sao?
Đáp: Không cần phải tổng quát hóa điều này. Tại Hoa Kỳ có khuynh hướng tin mừng của sự giầu có và các anh chị em tin lành cởi mở hơn đối với đề tài này, nhưng họ cũng âu lo hơn, và như thế họ chờ đợi sự tuyển chọn từ trên cao. Đối với người dân Mỹ, sự giầu có do công ăn việc làm tạo ra là do Thiên Chúa ban cho. Bên Âu châu này thì người ta ít nhiều cho đó là của ăn cắp. Hoa Kỳ đã xây dựng căn tính mỹ trên lợi lộc kinh tế cũng như trên một nền thần học của dân được tuyển chọn. Khẩu hiệu viết trên đồng mỹ kim ”Chúng ta tin cậy nơi Chúa” diễn tả một chiều kích cách chung được dùng như nền tảng cho khẩu hiệu ”Hãy làm giầu”. Điều kinh khủng nhất của hiện tượng ”mỹ hóa Âu châu” đó là chúng ta du nhập đồng tiền xanh - diễn tả việc tôn thờ sự tin tưởng - mà không có lòng tin nơi Thiên Chúa, diễn tả chủ thuyết duy vật không có tinh thần. Như thế người ta đang chứng kiến khoảng cách ngày càng lớn giữa người giầu và người nghèo và cuộc chiến đấu của các giai tầng xã hội trong việc duy trì các đặc quyền đặc lợi của mình. Chúng ta đang ở trong tình trạng, mà nhà xã hội Émile Durkheim đã gọi là tình trạng vô luật lệ được tập thể chấp nhận, sự khước từ để cho các lợi nhuận cá nhân tùy thuộc thiện ích chung.
Hỏi: Nhưng mà một xã hội có thể tự giải thoát khỏi luật lệ và quyền bính luân lý không, thưa giáo sư?
Đáp: Nền văn minh đòi buộc phải có sự đàn áp bản năng một cách có tổ chức. Nền văn minh là niềm hạnh phúc được chế ngự, được chỉ huy, được thăng hoa, là sự khước từ phun ra các giao động bạo dâm, ích kỷ và hiếu chiến. Khi con người coi hạnh phúc - được hiểu như là việc thỏa mãn tột độ cái tôi của mình - là lý tưởng, thì người ta đi tới tình trạng rừng rú. Chúng ta sẽ lầm, nếu quên rằng nền văn minh luôn luôn đòi buộc một sự giàn xếp hay một sự chuyển dời giữa sức mạnh sinh động là các giao động của chúng ta và sức mạnh cấm đoán của luân lý. Nền văn minh là nghệ thuật biến đổi một khổ đau thành sự thỏa mãn, biến đổi một sự trừng phạt thành phần thưởng. Nền văn minh cộng hòa mang tính cách đời đã thăng hoa các giao động thành tình yêu quê hương tổ quốc, thành việc tôn kính lợi ích chung, thành giáo dục học đường. Nhưng tất cả những điều này không còn nữa. Chúng ta đã bước vào một tiến trình triệt thoái nền văn minh.
Hỏi: Thưa giáo sư, có phải giáo sư cũng cho rằng các biến cố người trẻ nổi loạn hồi tháng 5 năm 1968 cũng có một phần trách nhiệm trong cuộc cách mạng này, có đúng thế không?
Đáp: Các người nổi loạn năm 1968 đã muốn có một xã hội không có luật lệ. Đó là điều không thể được. Thủ bản đầu tiên của cộng đoàn Qumran là luật cộng đoàn. Trong hướng tích cực của nó hiện tượng tháng 5 năm 1968 có nghĩa là sự thoát ly của nữ giới và của xã hội dân sự. Nhưng trong hướng tiêu cực nó đã đưa vào luật của kẻ mạnh hơn, và chiến tranh của mọi người chống lại mọi người. Không thể xây dựng nền văn minh trên việc cống hiến mọi sự cho cái tôi, trên ý tưởng về hạnh phúc như là thỏa mãn vô tận các ước muốn riêng tư của mình.
Hỏi: Một nền luân lý chung có thể thành lập cái gì thưa giáo sư?
Đáp: Đó là vấn nạn lớn của thế kỷ XXI, mà không thể trả lời một cách hời hợt nhẹ dạ được. Thế kỷ mới bắt đầu sẽ là thế kỷ của sự bộ tộc hóa, thế kỷ của các nhóm thiểu số, thế kỷ của các khuynh hướng tách rời. Như thế vấn đế sẽ là việc hiểu biết cái gì sẽ có thể hiệp nhất các bộ lạc này, có thể biến chúng trở thành liên bang. Việc bộ tộc hóa là giá cả chính trị văn hóa của sự toàn cầu hóa kinh tế. Và hiện nay chúng ta đang chứng kiến một chuyển động ly tâm ngoại thường. Tất cả các khuynh hướng lấy chủng tộc làm trung tâm, lấy cộng đoàn làm trung tâm, đang chiếm đất. Chúng ta có thể đưa ra câu hỏi liệu chúng ta có trở về thời Trung Cổ hay không? Một vài người tự trấn an bằng cách quay ra bỏ phiếu cho ”tôn giáo dân sự”, cho các quyền con người, nhưng tôi không tin những điều đó. Hơn các tôn giáo khác, thứ tôn giáo dân sự này có nhiều thừa sai hơn là người thực hành, có nhiều nhà hùng biện hơn là các diễn viên. Nhưng mà vì không có gì hay đẹp hơn nên nó đang trở thành tín điều chung của nền văn minh tây phương.
Hỏi: Như thế thì còn có thể hướng tới luật lệ Môshê như là khuôn mẫu của một nền luân lý chung hay không, thưa giáo sư?
Đáp: Còn có thể chứ, nhưng với một điều kiện là đừng biến nó thành một luật bộ tộc: dĩ nhiên giới răn là ”Chớ giết người”. Nhưng trong nguồn gốc nó có nghĩa là ”Đừng giết người đồng đạo, đừng giết người anh em cùng huyết thống”... Việc giải thích mười điều răn trong khynh hướng làm mềm lòng và đại kết ban đầu đã là một loại ”y đạo học” nội tại, vẫn còn là một lý tưởng tốt đẹp. Nhưng chúng ta cũng đừng quên là ngay sau giới răn ”Chớ giết người” của chương 20 sách Xuất Hành, là hình phạt xử tử các tội phạm thánh và tội ”sodomít” tức tội giao hợp đồng tính qua ngã hậu môn như thói quen dâm dật của nam giới thành Sodoma. Châm ngôn đại đồng duy nhất từ thời Đức Khổng Tử cho tới truyền thống do thái Kitô là luật ”Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều mình không muốn thì cũng đừng làm cho người khác”.
(Avvenire 25-9-2008)
Đức Thánh Cha nói, Thánh Têrêsa có thể giúp cho giới trẻ trung thành
Bùi Hữu Thư
21:27 01/10/2008
Đức Thánh Cha nói, Thánh Têrêsa có thể giúp cho giới trẻ trung thành.
VATICAN CITY, 1 tháng 10, 2008 (Zenit.org).- Trong khi Giáo Hội mừng lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Đức Thánh Cha Benedict XVI giới thiệu chị thánh như một đấng hỗ trợ cho giới trẻ.
Vào cuối buổi tiếp kiến chung ngày hôm nay tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đón chào giới trẻ, các bệnh nhân và nhiều cặp vợ chồng mới cưới. Ngài nhắc lại về chị Thánh Têrêsa thành Lisieux, một nữ tu Camêlô qua đời năm 24 tuổi, và bây giờ là một Tiến Sĩ của Hội Thánh và là quan thầy của các giáo xứ truyền giáo.
Ngài nói, "Chớ gì chứng tá Phúc Âm của chị Thánh hỗ trợ cho quý anh chị giới trẻ yêu mến, trong sự cam kết trung thành với Chúa Kitô hàng ngày.” Nói với các bệnh nhân, Đức Thánh Cha bầy tỏ ước vọng của ngài là vị Thánh trẻ sẽ khuyến khích cho họ “theo chân Chúa Giêsu trên đoạn đường thử thách và đau khổ.”
Cuối cùng, khi chào mừng các cặp hôn nhân mới cưới, ngài nói về niềm hy vọng rằng Thánh Têrêsa sẽ “giúp cho gia đình của họ trở thành một nơi chốn để họ tăng trưởng trong tình yêu Thiên Chúa và tha nhân.”
Ông bà Louis và Marie-Zélie Martin, song thân của Thánh Têrêsa sẽ được phong Chân Phước vào ngày Chúa Nhật Truyền Giáo tại Nhà Thờ Chánh Tòa Lisieux. Năm nay Chúa Nhật Truyền Giáo được cử hành vào ngày 19 tháng 10.
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu |
Hình chị Thánh lúc 15 tuổi, trước khi vào dòng Carmel |
Ông Louis Martin |
Bà Zélie Martin |
Tình yêu thương người nghèo là phụng vụ
Linh Tiến Khải
22:34 01/10/2008
Tình yêu thương người nghèo là phụng vụ
Buổi tiếp kiến chung của ĐTC vào sáng thứ tư 1-10-2008
Tình yêu thương dành cho người nghèo và phụng vụ của Chúa gắn liền nhau, yêu thương người nghèo là phụng vụ. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ hàng tuần với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô, sáng thứ tư 1-10-2008.
Bên cạnh các đoàn hành hương Tây âu và Bắc Mỹ, có các đoàn hành hương đến từ các nước Đông Âu như Ba Lan, Slovackia, Slovevia, Croazia, Bosnia Erzegovina và Cộng Hòa Tchèques. Từ châu Mỹ Latinh có các nhóm hành hương Mehicô, Colombia và Chile. Từ châu Á có các nhóm Nhật Bản, Hồng Kôong và Nam Hàn. Từ Phi châu có nhóm Ai cập, trong khi từ Đại Dương châu có nhóm Australia.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích hai biến cố trong cuộc đời thánh Phaolô chứng minh cho thấy thánh nhân tôn trọng các tông đồ khác, nhưng cũng tự do đối với tông đồ Phêrô và các tông đồ khác: đó là trong dịp tham dự Công Đồng đầu tiên tại Giêrusalem và trong vụ đụng độ với Phêrô và Barnaba tại Antiokia, như được kể lại trong thư gửi tín hữu Galát chương 2. Liên quan tới Công Đồng triệu tập tại Giêrusalem Đức Thánh Cha nói:
Mỗi Công Đồng và Công Nghị của Giáo Hội là ”biến cố của Thần Khí” và bao gồm các vấn đề khẩn thiết của toàn thể dân Chúa. Những ai đã có vinh dự tham dự Công Đồng Chung Vaticăng II đều kinh nghiệm được điều này. Chính vì thế khi cho tin về Công Đồng đầu tiên của Giáo Hội diễn ra tại Giêrusalem, thánh sử Luca đã mở đầu thư các Tông Đồ quyết định gửi cho các giáo đoàn Kitô hải ngoại như sau: ”Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định...” (Cv 15,28). Chúa Thánh Thần hoạt động trong toàn Giáo Hội cầm tay hướng dẫn các Tông Đồ dấn thân trên các nẻo đường mới để thực hiện các dự án của Người: chính Người là tác nhân chính trong việc xây dựng Giáo Hội.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha khẳng định rằng Công Đồng Giêrusalem diễn ra trong một thời điểm có căng thẳng lớn trong lòng Giáo Hội khai sinh. Nó liên quan tới vấn đề có phải xin các anh em ngoài do thái tin theo Chúa Giêsu Kitô chịu phép cắt bì, hay để cho họ được tự do không phải tuân giữ luật lệ Môshê, cần thiết để là người công chính, và nhất là các luật lệ thanh tẩy phụng tự, các thực phẩm trong sạch và ô uế và ngày sabát.
Công Đồng Giêrusalem cũng được thánh Phaolô nhắc tới trong chương 2 thư gửi tín hữu Galát. Sau 14 năm kể từ cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô phục sinh trên đường đến thành Damasco, Phaolô đã cùng Barnaba và Tito từ Antiokia về Giêrusalem. Trong dịp này thánh nhân đã trình bầy cho các Tông Đồ Tin Mừng sự tự do khỏi Luật Lệ (x. Gl 2,6). Dưới ánh sáng cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô phục sinh, thánh nhân hiểu rằng các luật về cắt bì, ăn uống và ngày nghỉ thứ bẩy như dấu chỉ sự công chính, không cần thiết đối với các anh chị em ngoại giáo theo Kitô giáo: Chúa Kitô là sự công chính của chúng ta và tất cả những gì phù hơp với Người đều ”công chính”. Trong thư thánh nhân cũng cho biết là Tin Mừng của sự tự do khỏi Luật Lệ đã được các Tông Đồ Giacôbê, Kepha và Gioan, ”các cột trụ” của Giáo Hội, thừa nhận bằng cách bắt tay thánh nhân và Barnaba như dấu chỉ sự hiệp thông giáo hội trong Chúa Kitô (x. Gl 2,9). Nếu đối với thánh Luca Công Đồng Giêrusalem diễn tả hoạt động của Chúa Thánh Thần, thì đối với Phaolô nó diễn tả việc thừa nhận định đoạt sự tự do được chia sẻ giữa tất cả mọi tham dự viên: tự do khỏi các bó buộc của việc cắt bì và lề luật: ”Chúa Kitô đã giải phóng chúng ta để chúng ta được tự do” khỏi ách nô lệ. Hai kiểu miêu tả Công Đồng Giêrusalem đều có cùng yếu tố chung là hoạt động giải phóng của Chúa Thánh Thần, ”vì ở đâu có Thần Khí Chúa, thì ở đó có tự do”, như thánh Phaolô sẽ viết trong thư thứ II gửi tín hữu Côrintô (x. 3,17).
Tuy nhiên như thấy rõ trong các thư của thánh Phaolô, sự tự do Kitô không đồng nghĩa với sự phóng đãng hay muốn làm gì thì làm. Nó hiện thực trong sự phù hợp với Chúa Kitô và vì thế trong việc phục vụ tha nhân, đặc biệt là những anh chị em cần được trợ giúp nhất. Do đó thánh Phaolô kết thúc với lời các Tông Đồ nhắn nhủ ngài và Barnaba là đừng quên người nghèo (Gl 2,10). Mỗi Công Đồng nảy sinh từ Giáo Hội và trở về với Giáo Hội: trong dịp đó là chú ý tới người nghèo, là các anh chị em Kitô của giáo đoàn Giêrusalem. Trong thư thứ II gửi tín hữu Côrintô (cch. 8-9) và trong phần kết thư gửi giáo đoàn Roma (Rm 15) thánh Phaolô cho thấy sự trung thành của người với các quyết định đã chín mùi trong Công Đồng.
Sáng kiến quyên góp để trợ giúp các Kitô hữu nghèo Giêrusalem đã là một sáng kiến hoàn toàn mới mẻ trong các hoạt động tôn giáo: nó không bắt buộc nhưng tự do và tự phát. Mọi giáo đoàn do Phaolô thành lập bên Tây phương đều tham dự việc quyên góp. Đức Thánh Cha giải thích giá trị to lớn của sáng kiến này như sau:
Thánh Phaolô cho cử chỉ chia sẻ này giá trị to lớn, đến độ ít khi ngài gọi nó là cuộc quyên góp, mà đối với ngài nó là việc ”phục vụ”, là ”phước lành”, là ”tình yêu thương”, là ”ân sủng”, và còn hơn thế nữa nó là ”phụng vụ” (2 Cr 9). Thật là điều đáng kinh ngạc, khi từ cuối cùng này trao ban cho việc quyên góp tiền bạc một gía trị phụng vụ: một đàng nó là cử chỉ phụng vụ hay ”phục vụ”, do một cộng đoàn dâng lên cho Thiên Chúa, đàng khác nó là hành động của tình yêu thương đối với dân Chúa. Tình yêu thương dành cho người nghèo và phụng vụ của Chúa gắn liền nhau, yêu thương người nghèo là phụng vụ. Cả hai chiều kích đều hiện diện trong mọi phụng vụ do Giáo Hội cử hành và
sống. Tự bản chất nó chống lại việc tách rời giữa phụng tự và cuộc sống, giữa lòng tin và việc làm, giữa lời cầu nguyện và tình bác ái đối với tha nhân. Như thế Công Đồng Giêrusalem nảy sinh để giải quyết vấn đề liên quan tới các anh chị em ngoại giáo theo Kitô giáo, bằng cách lựa chọn sự tự do khỏi việc cắt bì và tuân giữ các điều Luật buộc, và giải quyết vấn đề mục vụ khẩn thiết lấy trọng tâm là lòng tin nơi Chúa Giêsu Kitô và tình yêu thương đối với các anh chị em nghèo của giáo đoàn Giêurusalem và của toàn Giáo Hội.
Biến cố thứ hai chứng minh cho sự tự do nội tâm của thánh Phaolô là vụ đụng độ với thánh Phêrô tại Antiokia, liên quan tới việc dùng bữa chung giữa tín hữu Kitô gốc do thái và các anh chị em ngoại giáo.
Ban đầu Kepha ngồi ăn chung với các anh chị em ngoai giáo theo Kitô giáo. Nhưng khi thấy vài Kitô hữu thân cận với Giacôbê, ”người anh em của Chúa” tới, thì Kepha và Barnaba bắt đầu tránh không dùng bữa chung với họ nữa, vì sợ gây vấp phạm cho những người này, là những người tiếp tục tuân giữ luật về thực phẩm trong sạch. Sự lựa chọn này gây chia rẽ sâu đậm giữa các Kitô hữu gốc ngoại giáo và các Kitô hữu gốc do thái, và nó đe dọa sự hiệp nhất và tự do của Giáo Hội. Nó khiến cho Phaolô mạnh mẽ tố cáo sự giả hình của Phêrô và các tín hữu do thái khác: ”Nếu anh là người Do thái mà còn sống như dân ngoại, chứ không như người Do thái, thì làm sao anh lại ép dân ngoại phải xử sự như người Do thái? (Gl 2,14). Thật ra các lo lắng của hai phía khác nhau. Đối với Phêrô và Barnaba việc tách rời người ngoại giáo diễn tả một kiểu bảo vệ và không gây vấp phạm cho các tín hữu gốc do thái; trong khi đối với Phaolô nó diễn tả một hiểu lầm nguy hiểm đối với ơn cứu độ đại đồng nơi Chúa Kitô, được cống hiến cho dân ngoại cũng như cho người do thái. Nếu việc công chính hóa được hiện thực chỉ nhờ lòng tin nơi Chúa Kitô, nhờ sự đồng hình đồng dạng với Người, mà không do công việc làm của Lề Luật, thì việc tuân giữ thực phẩm trong sạch khi cùng chia sẻ bữa ăn với nhau đâu có còn ý nghĩa gì nữa? Chắc chắn các viễn tượng của Phêrô và Phaolô đã khác nhau: đối với Phêrô là đừng mất các anh em Do thái đã tin nhận Phúc Âm, đối với Phaolô là đừng giảm thiểu giá trị đại đồng cái chết của Chúa Kitô cho tất cả mọi người.
Tuy nhiên vài năm sau đó, khi viết thư cho tín hữu Roma Phaolô đã đứng trước một trường hợp tương tự, và ngài khuyên các tín hữu có lòng tin mạnh mẽ đừng dùng thực phẩm ô uế để đừng đánh mất hay gây vấp phạm cho các người yếu đuối: ”Tốt nhất là đừng ăn thịt, uống rượu, và tránh những gì có thể gây cớ cho anh em mình vấp ngã” (Rm 14,21). Như thế vụ xảy ra tại Antiokia đã là một bài học cho cả Phêrô lẫn Phaolô. Chỉ có đối thoại chân thành, cởi mở cho sự thật của Tin Mừng mới có thể hướng dẫn con đường của Giáo Hội mà thôi: ”Thật thế, Nước Thiên Chúa không phải là chuyện đồ ăn thức uống, nhưng là công chính, bình an hoan lạc trong Chúa Thánh Thần” (Rm 14,17).
Đó cũng là bài học cho chúng ta: hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn khi tìm sống sự tự do trong lòng tin nơi Chúa Kitô, được cụ thể hóa nơi việc phục vụ tha nhân. Chỉ như thế chúng ta mới thật sự tự do và diễn tả được nõi tủy của Luật Lệ mến Chúa yêu người.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Buổi tiếp kiến chung của ĐTC vào sáng thứ tư 1-10-2008
Tình yêu thương dành cho người nghèo và phụng vụ của Chúa gắn liền nhau, yêu thương người nghèo là phụng vụ. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ hàng tuần với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô, sáng thứ tư 1-10-2008.
Bên cạnh các đoàn hành hương Tây âu và Bắc Mỹ, có các đoàn hành hương đến từ các nước Đông Âu như Ba Lan, Slovackia, Slovevia, Croazia, Bosnia Erzegovina và Cộng Hòa Tchèques. Từ châu Mỹ Latinh có các nhóm hành hương Mehicô, Colombia và Chile. Từ châu Á có các nhóm Nhật Bản, Hồng Kôong và Nam Hàn. Từ Phi châu có nhóm Ai cập, trong khi từ Đại Dương châu có nhóm Australia.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích hai biến cố trong cuộc đời thánh Phaolô chứng minh cho thấy thánh nhân tôn trọng các tông đồ khác, nhưng cũng tự do đối với tông đồ Phêrô và các tông đồ khác: đó là trong dịp tham dự Công Đồng đầu tiên tại Giêrusalem và trong vụ đụng độ với Phêrô và Barnaba tại Antiokia, như được kể lại trong thư gửi tín hữu Galát chương 2. Liên quan tới Công Đồng triệu tập tại Giêrusalem Đức Thánh Cha nói:
Mỗi Công Đồng và Công Nghị của Giáo Hội là ”biến cố của Thần Khí” và bao gồm các vấn đề khẩn thiết của toàn thể dân Chúa. Những ai đã có vinh dự tham dự Công Đồng Chung Vaticăng II đều kinh nghiệm được điều này. Chính vì thế khi cho tin về Công Đồng đầu tiên của Giáo Hội diễn ra tại Giêrusalem, thánh sử Luca đã mở đầu thư các Tông Đồ quyết định gửi cho các giáo đoàn Kitô hải ngoại như sau: ”Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định...” (Cv 15,28). Chúa Thánh Thần hoạt động trong toàn Giáo Hội cầm tay hướng dẫn các Tông Đồ dấn thân trên các nẻo đường mới để thực hiện các dự án của Người: chính Người là tác nhân chính trong việc xây dựng Giáo Hội.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha khẳng định rằng Công Đồng Giêrusalem diễn ra trong một thời điểm có căng thẳng lớn trong lòng Giáo Hội khai sinh. Nó liên quan tới vấn đề có phải xin các anh em ngoài do thái tin theo Chúa Giêsu Kitô chịu phép cắt bì, hay để cho họ được tự do không phải tuân giữ luật lệ Môshê, cần thiết để là người công chính, và nhất là các luật lệ thanh tẩy phụng tự, các thực phẩm trong sạch và ô uế và ngày sabát.
Công Đồng Giêrusalem cũng được thánh Phaolô nhắc tới trong chương 2 thư gửi tín hữu Galát. Sau 14 năm kể từ cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô phục sinh trên đường đến thành Damasco, Phaolô đã cùng Barnaba và Tito từ Antiokia về Giêrusalem. Trong dịp này thánh nhân đã trình bầy cho các Tông Đồ Tin Mừng sự tự do khỏi Luật Lệ (x. Gl 2,6). Dưới ánh sáng cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô phục sinh, thánh nhân hiểu rằng các luật về cắt bì, ăn uống và ngày nghỉ thứ bẩy như dấu chỉ sự công chính, không cần thiết đối với các anh chị em ngoại giáo theo Kitô giáo: Chúa Kitô là sự công chính của chúng ta và tất cả những gì phù hơp với Người đều ”công chính”. Trong thư thánh nhân cũng cho biết là Tin Mừng của sự tự do khỏi Luật Lệ đã được các Tông Đồ Giacôbê, Kepha và Gioan, ”các cột trụ” của Giáo Hội, thừa nhận bằng cách bắt tay thánh nhân và Barnaba như dấu chỉ sự hiệp thông giáo hội trong Chúa Kitô (x. Gl 2,9). Nếu đối với thánh Luca Công Đồng Giêrusalem diễn tả hoạt động của Chúa Thánh Thần, thì đối với Phaolô nó diễn tả việc thừa nhận định đoạt sự tự do được chia sẻ giữa tất cả mọi tham dự viên: tự do khỏi các bó buộc của việc cắt bì và lề luật: ”Chúa Kitô đã giải phóng chúng ta để chúng ta được tự do” khỏi ách nô lệ. Hai kiểu miêu tả Công Đồng Giêrusalem đều có cùng yếu tố chung là hoạt động giải phóng của Chúa Thánh Thần, ”vì ở đâu có Thần Khí Chúa, thì ở đó có tự do”, như thánh Phaolô sẽ viết trong thư thứ II gửi tín hữu Côrintô (x. 3,17).
Tuy nhiên như thấy rõ trong các thư của thánh Phaolô, sự tự do Kitô không đồng nghĩa với sự phóng đãng hay muốn làm gì thì làm. Nó hiện thực trong sự phù hợp với Chúa Kitô và vì thế trong việc phục vụ tha nhân, đặc biệt là những anh chị em cần được trợ giúp nhất. Do đó thánh Phaolô kết thúc với lời các Tông Đồ nhắn nhủ ngài và Barnaba là đừng quên người nghèo (Gl 2,10). Mỗi Công Đồng nảy sinh từ Giáo Hội và trở về với Giáo Hội: trong dịp đó là chú ý tới người nghèo, là các anh chị em Kitô của giáo đoàn Giêrusalem. Trong thư thứ II gửi tín hữu Côrintô (cch. 8-9) và trong phần kết thư gửi giáo đoàn Roma (Rm 15) thánh Phaolô cho thấy sự trung thành của người với các quyết định đã chín mùi trong Công Đồng.
Sáng kiến quyên góp để trợ giúp các Kitô hữu nghèo Giêrusalem đã là một sáng kiến hoàn toàn mới mẻ trong các hoạt động tôn giáo: nó không bắt buộc nhưng tự do và tự phát. Mọi giáo đoàn do Phaolô thành lập bên Tây phương đều tham dự việc quyên góp. Đức Thánh Cha giải thích giá trị to lớn của sáng kiến này như sau:
Thánh Phaolô cho cử chỉ chia sẻ này giá trị to lớn, đến độ ít khi ngài gọi nó là cuộc quyên góp, mà đối với ngài nó là việc ”phục vụ”, là ”phước lành”, là ”tình yêu thương”, là ”ân sủng”, và còn hơn thế nữa nó là ”phụng vụ” (2 Cr 9). Thật là điều đáng kinh ngạc, khi từ cuối cùng này trao ban cho việc quyên góp tiền bạc một gía trị phụng vụ: một đàng nó là cử chỉ phụng vụ hay ”phục vụ”, do một cộng đoàn dâng lên cho Thiên Chúa, đàng khác nó là hành động của tình yêu thương đối với dân Chúa. Tình yêu thương dành cho người nghèo và phụng vụ của Chúa gắn liền nhau, yêu thương người nghèo là phụng vụ. Cả hai chiều kích đều hiện diện trong mọi phụng vụ do Giáo Hội cử hành và
sống. Tự bản chất nó chống lại việc tách rời giữa phụng tự và cuộc sống, giữa lòng tin và việc làm, giữa lời cầu nguyện và tình bác ái đối với tha nhân. Như thế Công Đồng Giêrusalem nảy sinh để giải quyết vấn đề liên quan tới các anh chị em ngoại giáo theo Kitô giáo, bằng cách lựa chọn sự tự do khỏi việc cắt bì và tuân giữ các điều Luật buộc, và giải quyết vấn đề mục vụ khẩn thiết lấy trọng tâm là lòng tin nơi Chúa Giêsu Kitô và tình yêu thương đối với các anh chị em nghèo của giáo đoàn Giêurusalem và của toàn Giáo Hội.
Biến cố thứ hai chứng minh cho sự tự do nội tâm của thánh Phaolô là vụ đụng độ với thánh Phêrô tại Antiokia, liên quan tới việc dùng bữa chung giữa tín hữu Kitô gốc do thái và các anh chị em ngoại giáo.
Ban đầu Kepha ngồi ăn chung với các anh chị em ngoai giáo theo Kitô giáo. Nhưng khi thấy vài Kitô hữu thân cận với Giacôbê, ”người anh em của Chúa” tới, thì Kepha và Barnaba bắt đầu tránh không dùng bữa chung với họ nữa, vì sợ gây vấp phạm cho những người này, là những người tiếp tục tuân giữ luật về thực phẩm trong sạch. Sự lựa chọn này gây chia rẽ sâu đậm giữa các Kitô hữu gốc ngoại giáo và các Kitô hữu gốc do thái, và nó đe dọa sự hiệp nhất và tự do của Giáo Hội. Nó khiến cho Phaolô mạnh mẽ tố cáo sự giả hình của Phêrô và các tín hữu do thái khác: ”Nếu anh là người Do thái mà còn sống như dân ngoại, chứ không như người Do thái, thì làm sao anh lại ép dân ngoại phải xử sự như người Do thái? (Gl 2,14). Thật ra các lo lắng của hai phía khác nhau. Đối với Phêrô và Barnaba việc tách rời người ngoại giáo diễn tả một kiểu bảo vệ và không gây vấp phạm cho các tín hữu gốc do thái; trong khi đối với Phaolô nó diễn tả một hiểu lầm nguy hiểm đối với ơn cứu độ đại đồng nơi Chúa Kitô, được cống hiến cho dân ngoại cũng như cho người do thái. Nếu việc công chính hóa được hiện thực chỉ nhờ lòng tin nơi Chúa Kitô, nhờ sự đồng hình đồng dạng với Người, mà không do công việc làm của Lề Luật, thì việc tuân giữ thực phẩm trong sạch khi cùng chia sẻ bữa ăn với nhau đâu có còn ý nghĩa gì nữa? Chắc chắn các viễn tượng của Phêrô và Phaolô đã khác nhau: đối với Phêrô là đừng mất các anh em Do thái đã tin nhận Phúc Âm, đối với Phaolô là đừng giảm thiểu giá trị đại đồng cái chết của Chúa Kitô cho tất cả mọi người.
Tuy nhiên vài năm sau đó, khi viết thư cho tín hữu Roma Phaolô đã đứng trước một trường hợp tương tự, và ngài khuyên các tín hữu có lòng tin mạnh mẽ đừng dùng thực phẩm ô uế để đừng đánh mất hay gây vấp phạm cho các người yếu đuối: ”Tốt nhất là đừng ăn thịt, uống rượu, và tránh những gì có thể gây cớ cho anh em mình vấp ngã” (Rm 14,21). Như thế vụ xảy ra tại Antiokia đã là một bài học cho cả Phêrô lẫn Phaolô. Chỉ có đối thoại chân thành, cởi mở cho sự thật của Tin Mừng mới có thể hướng dẫn con đường của Giáo Hội mà thôi: ”Thật thế, Nước Thiên Chúa không phải là chuyện đồ ăn thức uống, nhưng là công chính, bình an hoan lạc trong Chúa Thánh Thần” (Rm 14,17).
Đó cũng là bài học cho chúng ta: hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn khi tìm sống sự tự do trong lòng tin nơi Chúa Kitô, được cụ thể hóa nơi việc phục vụ tha nhân. Chỉ như thế chúng ta mới thật sự tự do và diễn tả được nõi tủy của Luật Lệ mến Chúa yêu người.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Top Stories
Telecamere, intercettazioni e manifestanti pagati per intimidire l’arcivescovo di Hanoi
Asia-News
05:35 01/10/2008
Nessuno può entrare o uscire dall’arcivescovado senza essere filmato. Le autorità agiscono in modo palese, con l’evidente obiettivo di costringere mons. Kiet a dimettersi. Ancora un raid in una chiesa.
Hanoi (AsiaNews) – Telecamere, apparecchi per intercettazioni telefoniche, manifestazioni “spontanee” dalle quali si levano insulti e minacce, un altro raid in una chiesa. Le autorità di Hanoi ce la stanno mettendo tutta per intimidire l’arcivescovo Joseph Ngo Quang Kiet con l’obiettivo, neanche mascherato, di costringerlo a dimettersi o di ottenerne la rimozione.
Così, in modo palese sono stati posti telecamere e strumenti per le intercettazioni sul terrazzo della scuola elementare Hoan Kiem (nella foto), che sorge a destra dell’ufficio dell’arcivescovo, e su quelli vicini. In pratica, nessuno può entrare o uscire senza essere ripreso e di fatto l’arcivescovo è bloccato in casa. Alcuni programmi e celebrazioni sono stati rinviati o annullati. Intorno all’arcivescovado, gruppi di anziani vengono pagati 20mila dong (circa 1.2 dollari) per fingersi cattolici e gridare a mons. Kiet di dimettersi. Il fine intimidatorio di tali misure è evidente.
Con lo stesso obiettivo, un raid è stato compiuto contro la piccola chiesa di Mac Thuong a Ly Nhan. Centinaia di picchiatori sono entrati nell’edificio gridando oscenità e minacciando i fedeli che la loro vita non sarà facile, finché l’arcivescovo sarà al suo posto.
Su un altro piano, il presidente del Comitato del popolo del distretto di Hoan Kiem. Hoang Cong Khoi, ha comunicato all’arcivescovo una sanzione di 1.750.000 dong (circa 105 dollari) per aver collocato all’interno dell’edifico della ex delegazione apostolica una statua della Pietà, che è stata confiscata. Alla sanzione padre John Le Trong Cung, vicecancelliere della diocesi ha replicato protestando, in quanto “il complesso della ex delegazione non è proprietà statale, ma è un bene della Chiesa. I cattolici non hanno fatto nulla di sbagliato collocandoci una Pietà”. Ed inoltre, la sanzione “è illegale, in quanto viola il punto 4 dell’Ordinanza sulle credenze e le religioni”.
Hanoi (AsiaNews) – Telecamere, apparecchi per intercettazioni telefoniche, manifestazioni “spontanee” dalle quali si levano insulti e minacce, un altro raid in una chiesa. Le autorità di Hanoi ce la stanno mettendo tutta per intimidire l’arcivescovo Joseph Ngo Quang Kiet con l’obiettivo, neanche mascherato, di costringerlo a dimettersi o di ottenerne la rimozione.
Così, in modo palese sono stati posti telecamere e strumenti per le intercettazioni sul terrazzo della scuola elementare Hoan Kiem (nella foto), che sorge a destra dell’ufficio dell’arcivescovo, e su quelli vicini. In pratica, nessuno può entrare o uscire senza essere ripreso e di fatto l’arcivescovo è bloccato in casa. Alcuni programmi e celebrazioni sono stati rinviati o annullati. Intorno all’arcivescovado, gruppi di anziani vengono pagati 20mila dong (circa 1.2 dollari) per fingersi cattolici e gridare a mons. Kiet di dimettersi. Il fine intimidatorio di tali misure è evidente.
Con lo stesso obiettivo, un raid è stato compiuto contro la piccola chiesa di Mac Thuong a Ly Nhan. Centinaia di picchiatori sono entrati nell’edificio gridando oscenità e minacciando i fedeli che la loro vita non sarà facile, finché l’arcivescovo sarà al suo posto.
Su un altro piano, il presidente del Comitato del popolo del distretto di Hoan Kiem. Hoang Cong Khoi, ha comunicato all’arcivescovo una sanzione di 1.750.000 dong (circa 105 dollari) per aver collocato all’interno dell’edifico della ex delegazione apostolica una statua della Pietà, che è stata confiscata. Alla sanzione padre John Le Trong Cung, vicecancelliere della diocesi ha replicato protestando, in quanto “il complesso della ex delegazione non è proprietà statale, ma è un bene della Chiesa. I cattolici non hanno fatto nulla di sbagliato collocandoci una Pietà”. Ed inoltre, la sanzione “è illegale, in quanto viola il punto 4 dell’Ordinanza sulle credenze e le religioni”.
Video cameras, surveillance, paid demonstrations to intimidate the archbishop of Hanoi
Asia-News
07:57 01/10/2008
No one can enter or leave the archbishop's residence without being videotaped. The authorities are acting openly, with the clear objective of forcing Archbishop Kiet to resign. Another church raided.
Hanoi (AsiaNews) - Video cameras, telephone surveillance equipment, "spontaneous" demonstrations with insults and threats, another raid on a church. The Hanoi authorities are doing everything they can to intimidate Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, with the unconcealed objective of forcing his resignation or removal.
Video cameras and telephone surveillance equipment have been placed openly on the terrace of the Hoan Kiem elementary school (in the photo), to the right of the archbishop's residence, and on neighboring buildings. In practice, no one can enter or leave without being filmed, and the archbishop is essentially confined to his residence. Some appointments and celebrations have been rescheduled or canceled. Around the archbishop's residence, groups of elderly people are paid 20,000 dong (about 1.2 dollars) to pretend to be Catholic and shout at Archbishop Kiet to resign. The measures clearly have the purpose of intimidation.
The same objective was behind a raid carried out against the little church of Mac Thuong in Ly Nhan. Hundreds of thugs entered the building shouting obscenities and threatening the faithful, telling them their lives will not be easy as long as the archbishop remains at his post.
On another front, the president of the people's committee of the district of Hoan Kiem, Hoang Cong Khoi, has fined the archbishop 1,750,000 dong (about 105 dollars) for placing a statue of the Pietà inside the building of the former apostolic delegation. The statue has been confiscated. The vice chancellor of the diocese, Fr John Le Trong Cung, has protested against the fine, saying that "the nunciature and its land are not state properties. They are Church properties. Hanoi Catholics did nothing wrong when they placed the statue on the grounds of the building". He also calls the fine "unlawful, as it violates section four of the ordinance on belief and religion".
Hanoi (AsiaNews) - Video cameras, telephone surveillance equipment, "spontaneous" demonstrations with insults and threats, another raid on a church. The Hanoi authorities are doing everything they can to intimidate Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, with the unconcealed objective of forcing his resignation or removal.
Video cameras and telephone surveillance equipment have been placed openly on the terrace of the Hoan Kiem elementary school (in the photo), to the right of the archbishop's residence, and on neighboring buildings. In practice, no one can enter or leave without being filmed, and the archbishop is essentially confined to his residence. Some appointments and celebrations have been rescheduled or canceled. Around the archbishop's residence, groups of elderly people are paid 20,000 dong (about 1.2 dollars) to pretend to be Catholic and shout at Archbishop Kiet to resign. The measures clearly have the purpose of intimidation.
The same objective was behind a raid carried out against the little church of Mac Thuong in Ly Nhan. Hundreds of thugs entered the building shouting obscenities and threatening the faithful, telling them their lives will not be easy as long as the archbishop remains at his post.
On another front, the president of the people's committee of the district of Hoan Kiem, Hoang Cong Khoi, has fined the archbishop 1,750,000 dong (about 105 dollars) for placing a statue of the Pietà inside the building of the former apostolic delegation. The statue has been confiscated. The vice chancellor of the diocese, Fr John Le Trong Cung, has protested against the fine, saying that "the nunciature and its land are not state properties. They are Church properties. Hanoi Catholics did nothing wrong when they placed the statue on the grounds of the building". He also calls the fine "unlawful, as it violates section four of the ordinance on belief and religion".
Background: Church property issues in Vietnam under Communism
Catholic World News
08:25 01/10/2008
VietCatholic News Agency, which is directed by a Vietnamese priest in Claremont, California, has published a lengthy analysis of recent disputes in Vietnam between the Church and the Communist government. Back in Hanoi, a Vietnamese Catholic priest cites the Universal Declaration of Human Rights to back Church pleas for recovery of confiscated property: “Everyone has the right to own property alone as well as in association with others,” and “No one shall be arbitrarily deprived of his property.”
Source(s): these links will take you to other sites, in a new window.
Vietnamese Catholics under Communist iron grip (VietCatholic News)
Source(s): these links will take you to other sites, in a new window.
Vietnamese Catholics under Communist iron grip (VietCatholic News)
Vietnam land dispute: clergy did not violate Church laws
UCAN
08:31 01/10/2008
BANGKOK (UCAN) -- Vietnam's bishops have affirmed that local clergy engaged in land disputes with the government in Ha Noi have not violated canon law, after the government petitioned them to deal with those clergy.
Nguyen The Thao, head of the People's Committee of Ha Noi, petitioned the Vietnam Bishops' Conference to "deal strictly and according to Church regulations with" Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Ha Noi and Fathers Pierre Nguyen Van Khai, John Nguyen Ngoc Nam Phong, Matthew Vu Khoi Phung and Joseph Nguyen Van That, Redemptorist priests stationed at Thai Ha parish.
On Sept. 23, Thao asked the country's bishops to "transfer" Archbishop Kiet and the Redemptorists to places outside the archdiocese. The government official also accused the five of instigating other clergy and Catholics to violate laws, cause social disorder and hold illegal religious activities.
Earlier on Sept. 21 and 22, Thao issued statements warning Archbishop Kiet and the Redemptorists to "stop immediately their activities against the law." If not, they would be dealt with according to the law, he threatened.
On Sept. 25 the People's Committee of Hoan Kiem district, where the contested former apostolic nunciature is located, fined the archbishop's house 1,750,000 dong (US$106) for having placed a cross and a Pieta statue in the nunciature compound. The government removed the religious items from the site that same evening.
After taking the cases into consideration, "we see that these clergy have not acted against current Canon Law of the Catholic Church," the bishops affirmed in their Sept. 25 letter to the Ha Noi People's Committee.
The letter, issued during the biennial bishops' conference meeting, was signed by Bishop Pierre Nguyen Van Nhon of Da Lat, conference president. The meeting was held Sept. 22-26 at the Xuan Loc bishop's house in Long Khanh, 1,630 kilometers south of Ha Noi.
The bishops also presented their views on various problems in the country in a two-page statement attached to their letter. They highlighted property laws that do not honor private ownership, corruption, dishonesty in state-run media, and the spread of deceitfulness in many fields, even in education. They also warned about the increasing use of force in resolving land disputes and other problems, which they said will cause more injustice in society.
They suggested laws regarding property should be amended so that people have the right to possess what is theirs, while recognizing their social responsibilities. "That will be the basic premise of fully resolving people's land and property disputes, and developing the country," they said.
The Church leaders maintained information on the contested nunciature has been distorted by local media, and they urged communications workers to respect the truth and be highly cautious about reporting news and publishing photos, especially when these relate to the honor and prestige of individuals and communities. "Only when respecting the truth do media really fulfill their function of communication and education so as to build a society of justice, democracy and civilization," they added.
Noting that Vietnamese people traditionally appreciate mutual affection and harmony, the bishops expressed their desire that all people end violence in their actions and words. People also should not look at the property disputes from a political or criminal standpoint, they said.
"A satisfactory solution would be reached only through frank, open and sincere dialogue, in peace and mutual respect for one another," they stated.
The bishops also sent their letter and statement to the premier, the president, the government committee for religious affairs, the Ministry of Foreign Affairs and local Redemptorists. These reportedly were read during Sunday Masses on Sept. 28 at all churches throughout the country, and copies distributed among local Catholics.
Many priests and Catholics from the south told UCA News they appreciated their bishops' clear and positive views and will continue to pray for the local Church and the government to seek a proper solution to solve these cases in the near future.
Franciscan Father Guy Marie Nguyen Hong Giao, 71, told UCA News on Sept 30 that the bishops offered constructive, positive and practical suggestions. "If the government takes them into serious consideration, they surely will help bring sustainable, stable and quick development for the country."
Nguyen The Thao, head of the People's Committee of Ha Noi, petitioned the Vietnam Bishops' Conference to "deal strictly and according to Church regulations with" Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Ha Noi and Fathers Pierre Nguyen Van Khai, John Nguyen Ngoc Nam Phong, Matthew Vu Khoi Phung and Joseph Nguyen Van That, Redemptorist priests stationed at Thai Ha parish.
On Sept. 23, Thao asked the country's bishops to "transfer" Archbishop Kiet and the Redemptorists to places outside the archdiocese. The government official also accused the five of instigating other clergy and Catholics to violate laws, cause social disorder and hold illegal religious activities.
Earlier on Sept. 21 and 22, Thao issued statements warning Archbishop Kiet and the Redemptorists to "stop immediately their activities against the law." If not, they would be dealt with according to the law, he threatened.
On Sept. 25 the People's Committee of Hoan Kiem district, where the contested former apostolic nunciature is located, fined the archbishop's house 1,750,000 dong (US$106) for having placed a cross and a Pieta statue in the nunciature compound. The government removed the religious items from the site that same evening.
After taking the cases into consideration, "we see that these clergy have not acted against current Canon Law of the Catholic Church," the bishops affirmed in their Sept. 25 letter to the Ha Noi People's Committee.
The letter, issued during the biennial bishops' conference meeting, was signed by Bishop Pierre Nguyen Van Nhon of Da Lat, conference president. The meeting was held Sept. 22-26 at the Xuan Loc bishop's house in Long Khanh, 1,630 kilometers south of Ha Noi.
The bishops also presented their views on various problems in the country in a two-page statement attached to their letter. They highlighted property laws that do not honor private ownership, corruption, dishonesty in state-run media, and the spread of deceitfulness in many fields, even in education. They also warned about the increasing use of force in resolving land disputes and other problems, which they said will cause more injustice in society.
They suggested laws regarding property should be amended so that people have the right to possess what is theirs, while recognizing their social responsibilities. "That will be the basic premise of fully resolving people's land and property disputes, and developing the country," they said.
The Church leaders maintained information on the contested nunciature has been distorted by local media, and they urged communications workers to respect the truth and be highly cautious about reporting news and publishing photos, especially when these relate to the honor and prestige of individuals and communities. "Only when respecting the truth do media really fulfill their function of communication and education so as to build a society of justice, democracy and civilization," they added.
Noting that Vietnamese people traditionally appreciate mutual affection and harmony, the bishops expressed their desire that all people end violence in their actions and words. People also should not look at the property disputes from a political or criminal standpoint, they said.
"A satisfactory solution would be reached only through frank, open and sincere dialogue, in peace and mutual respect for one another," they stated.
The bishops also sent their letter and statement to the premier, the president, the government committee for religious affairs, the Ministry of Foreign Affairs and local Redemptorists. These reportedly were read during Sunday Masses on Sept. 28 at all churches throughout the country, and copies distributed among local Catholics.
Many priests and Catholics from the south told UCA News they appreciated their bishops' clear and positive views and will continue to pray for the local Church and the government to seek a proper solution to solve these cases in the near future.
Franciscan Father Guy Marie Nguyen Hong Giao, 71, told UCA News on Sept 30 that the bishops offered constructive, positive and practical suggestions. "If the government takes them into serious consideration, they surely will help bring sustainable, stable and quick development for the country."
Little Saigon candlelight vigil brings religions together
The Orange County Register
08:34 01/10/2008
Buddhist monks, Catholic priests and Christian ministers from the Vietnamese American community pray for religious freedom in Vietnam.
By DEEPA BHARATH and WAYNE MAH
WESTMINSTER At least 5,000 people from local Vietnamese American religious and community groups came together in Little Saigon Friday night to participate in a candlelight vigil protesting religious persecution and human rights violations in North Vietnam.
The vigil took place in the parking lot of the Vien Dong supermarket at the corner of Brookhurst Street and Westminster Avenue.
The dispute in Hanoi is over a piece of land purchased by the parish in 1928 in a town called Thai Ha. When the Communists took over in 1954, most of the clergy was imprisoned or deported, according to news report in Asia News. Only a Father Joseph Vu was left in charge of the 15 acres of land and the parish church.
But, the report states, the Communist government slowly seized the property, which has now been reduced to half an acre. Vu has stated verbally and in letters that he never donated or sold any land. Now, the members of the Thai Ha parish are fighting to get their land and religious freedom back.
Friday night's vigil saw the coming together of Buddhists and Christians in the Vietnamese American community to pray in solidarity for the Thai Ha parish and their religious freedom.
By DEEPA BHARATH and WAYNE MAH
WESTMINSTER At least 5,000 people from local Vietnamese American religious and community groups came together in Little Saigon Friday night to participate in a candlelight vigil protesting religious persecution and human rights violations in North Vietnam.
The vigil took place in the parking lot of the Vien Dong supermarket at the corner of Brookhurst Street and Westminster Avenue.
The dispute in Hanoi is over a piece of land purchased by the parish in 1928 in a town called Thai Ha. When the Communists took over in 1954, most of the clergy was imprisoned or deported, according to news report in Asia News. Only a Father Joseph Vu was left in charge of the 15 acres of land and the parish church.
But, the report states, the Communist government slowly seized the property, which has now been reduced to half an acre. Vu has stated verbally and in letters that he never donated or sold any land. Now, the members of the Thai Ha parish are fighting to get their land and religious freedom back.
Friday night's vigil saw the coming together of Buddhists and Christians in the Vietnamese American community to pray in solidarity for the Thai Ha parish and their religious freedom.
录像监视、电话监听、雇人示威恐吓河内总主教
Asia-News
14:25 01/10/2008
目前,任何人都别想出进入河内总主教区总主教公署而不被摄像机拍到。当局动用此类手段,无疑是为了强迫吴光杰辞职。继续对圣堂进行突然袭击
河内(亚洲新闻)—越南首都河内总主教区公署前架起了摄像机、电话被安装了监听装置、所谓“自发的”示威者不断侮辱谩骂吴光杰总主教;又一所圣堂遭到了突然袭击。河内当局正在动用各种手段,甚至毫不掩饰其目的——威胁吴光杰总主教、强迫他辞职或者逼迫教会当局将吴总主教撤换。
当局在位于总主教区公署前的一所小学校前安装监视和监听的所有必需装置。换言之,任何人都别想出进入河内总主教区总主教公署而不被摄像机拍到。许多总主教区的活动和礼仪被迫取消、延期。总主教公署周围,许多当局用大约1.2美元雇来的老年人伪装成天主教徒,高喊要吴总主教下台。而此类威胁手段的最终目的,是再清楚不过了。
同样,一所圣堂遭到歹徒袭击也是此类威胁行径的组成部分。百名打手闯进了圣堂,高喊着充满敌意的口号,威胁在场的教友们说,只要吴总主教一天不辞职,他们的日子就一天都好过不了。
此外,河内市政府人大主任通知总主教公署,因在前宗座大使馆旧址内矗立圣母像被罚款大约105美元。河内总主教区副秘书长对此表示,“前宗座大使馆旧址绝非国家财产,而是教会的财产。天主教徒在这里矗立圣母哀悼耶稣像没有错”。此外,此类罚款是“非法的,违反了宗教法规第四条”。
河内(亚洲新闻)—越南首都河内总主教区公署前架起了摄像机、电话被安装了监听装置、所谓“自发的”示威者不断侮辱谩骂吴光杰总主教;又一所圣堂遭到了突然袭击。河内当局正在动用各种手段,甚至毫不掩饰其目的——威胁吴光杰总主教、强迫他辞职或者逼迫教会当局将吴总主教撤换。
当局在位于总主教区公署前的一所小学校前安装监视和监听的所有必需装置。换言之,任何人都别想出进入河内总主教区总主教公署而不被摄像机拍到。许多总主教区的活动和礼仪被迫取消、延期。总主教公署周围,许多当局用大约1.2美元雇来的老年人伪装成天主教徒,高喊要吴总主教下台。而此类威胁手段的最终目的,是再清楚不过了。
同样,一所圣堂遭到歹徒袭击也是此类威胁行径的组成部分。百名打手闯进了圣堂,高喊着充满敌意的口号,威胁在场的教友们说,只要吴总主教一天不辞职,他们的日子就一天都好过不了。
此外,河内市政府人大主任通知总主教公署,因在前宗座大使馆旧址内矗立圣母像被罚款大约105美元。河内总主教区副秘书长对此表示,“前宗座大使馆旧址绝非国家财产,而是教会的财产。天主教徒在这里矗立圣母哀悼耶稣像没有错”。此外,此类罚款是“非法的,违反了宗教法规第四条”。
Vietnam: Archbishop under virtual house arrest
Independent Catholic News
21:12 01/10/2008
Vietnam: Archbishop under virtual house arrest
London, Oct 1, 2008, Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet is virtually under house arrest with phone spying equipment and cameras deployed openly from buildings near his residence.
VietCatholic reports that the archbishop's office must remain closed while he is required to limit his outside activities.
From the rooftop of Hoan Kiem primary school, right after the archbishop's office and from nearby buildings, a network of spy equipment deployed overtly to spy telephone conversations, and monitor all activities of the office.
The overt deployment of spy equipment is also used as a tactic of intimidation threatening anyone who wants to contact with the archbishop, the agency says.
Other measures to isolate Archbishop Ngo have also been employed. A church at Mac Thuong in Ly Nhan, Ha Nam province, was raided by a hundred thugs yesterday who went inside the church shouting obscenities at those who were praying there.
The thugs threatened that parishioners' lives would not be easy until the archbishop is removed.
Mac Thuong pastor Fr Phuong said that his parish had no means to defend themselves. Mac Thuong is a small parish with only 300 faithful and most men in the parish have to work far away from home.
Meanwhile, correspondents in Hanoi reported that a number of elderly people have been hired at 20,000 VND (AUD $1.30) per day to go to the archbishop's office masquerading as Catholics to call for his resignation.
Elsewhere, seven Degar Montagnard Christians are among those being held in a Vietnamese prison after they were detained as part of a major government backed crackdown on "illegal" house churches in Vietnam's Central Highlands, BosNewsLife reports.
Among those arrested is 41 year old church leader Pinh who was taken from his home in the village of H'Luk in the province of Gia Lai on 10 August this year, said the Montagnard Foundation Incorporated (MFI) which has close contacts with relatives of the believers.
"Upon their arrival to the police station the security police force punched Pinh in the head trying to intimidate him," MFI told BosNewsLife. "They informed him that he was being arrested for illegally conducting worship services every Sunday in his home."
Seven days later six other Christians were arrested in Gia Lai province, MFI said.
MFI said it was concerned about the situation of the detained Christians as "no criminal charges have been made and no due process has been given." The group has said the Vietnamese authorities have stepped up efforts to arrest Christian leaders and other believers who refuse to join the Communist government's backed churches.
London, Oct 1, 2008, Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet is virtually under house arrest with phone spying equipment and cameras deployed openly from buildings near his residence.
VietCatholic reports that the archbishop's office must remain closed while he is required to limit his outside activities.
From the rooftop of Hoan Kiem primary school, right after the archbishop's office and from nearby buildings, a network of spy equipment deployed overtly to spy telephone conversations, and monitor all activities of the office.
The overt deployment of spy equipment is also used as a tactic of intimidation threatening anyone who wants to contact with the archbishop, the agency says.
Other measures to isolate Archbishop Ngo have also been employed. A church at Mac Thuong in Ly Nhan, Ha Nam province, was raided by a hundred thugs yesterday who went inside the church shouting obscenities at those who were praying there.
The thugs threatened that parishioners' lives would not be easy until the archbishop is removed.
Mac Thuong pastor Fr Phuong said that his parish had no means to defend themselves. Mac Thuong is a small parish with only 300 faithful and most men in the parish have to work far away from home.
Meanwhile, correspondents in Hanoi reported that a number of elderly people have been hired at 20,000 VND (AUD $1.30) per day to go to the archbishop's office masquerading as Catholics to call for his resignation.
Elsewhere, seven Degar Montagnard Christians are among those being held in a Vietnamese prison after they were detained as part of a major government backed crackdown on "illegal" house churches in Vietnam's Central Highlands, BosNewsLife reports.
Among those arrested is 41 year old church leader Pinh who was taken from his home in the village of H'Luk in the province of Gia Lai on 10 August this year, said the Montagnard Foundation Incorporated (MFI) which has close contacts with relatives of the believers.
"Upon their arrival to the police station the security police force punched Pinh in the head trying to intimidate him," MFI told BosNewsLife. "They informed him that he was being arrested for illegally conducting worship services every Sunday in his home."
Seven days later six other Christians were arrested in Gia Lai province, MFI said.
MFI said it was concerned about the situation of the detained Christians as "no criminal charges have been made and no due process has been given." The group has said the Vietnamese authorities have stepped up efforts to arrest Christian leaders and other believers who refuse to join the Communist government's backed churches.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một giấc mơ có thật
Phạm Tự Phong
01:45 01/10/2008
Một giấc mơ có thật
Tôi là một giáo dân gần 70 tuổi, sống ở Sài Gòn. Từ cuối năm 2007, khi giáo dân Hà Nội và giáo dân Thái Hà cầu nguyện cho Công Lý, Sự thật,và Hòa bình thì tôi cũng hòa mình vào trong cái niềm “thao thức” đó. Trong gia đình, tôi và các con theo dõi hằng ngày, sáng,trưa, chiều, tối, tất cả các tin tức liên quan trên đủ mọi phương tiện truyền thông, thuận cũng như nghịch. Chúng tôi mổ xẻ, chia sẻ,mọi tin tức, lo âu,và hy vọng.Chúng tôi tham gia các buổi canh thức cầu nguyện ở Nhà Thờ DCCT, và trong các thánh lễ Chúa nhật tại nhà thờ giáo xứ. Chúng tôi cầu nguyện trong gia đình trong các buổi kinh sáng tối. Có khi một mình, tôi cũng hướng lòng về TGP Hà Nội, về giáo xứ Thái Hà, về Đức TGM Ngô Quang Kiệt và miệng lẩm nhẩm bài hát “Kinh Hòa Bình”, và kinh “Lạy Mẹ Xin yên ủi chúng con”. Mỗi khi tiếp xúc với những anh em đồng đạo thiếu hiểu biết về “sự việc” đang xảy ra ở Hà Nội, ở Thái Hà, hay về lời phát biểu của Đức TGM Giuse, tôi cố gắng giải thích cho họ hiểu. Một số những anh em ngoài CG mà tôi có dịp tiếp xúc cũng “chia sẻ” niềm thao thức với tôi.
Kể từ ngày 15.08.2008 ở giáo xứ Thái Hà, và nhất là từ 19.09.2008 ở Tòa Khâm sứ, buổi tối tôi không thể nào đi ngủ sớm được vì phải “canh thức” để theo dõi tin tức trên các mạng Internet. Đi ngủ khoảng 11, 12 giờ khuya, nhưng giấc ngủ cứ chập chờn mà đến 3,4 giờ sáng đã bật dậy để tiếp tục “canh thức” tiếp vì thời gian đó vận tốc Internet nơi chỗ tôi ở mới tạm dùng được.
Đêm vừa rồi,lúc gần 2 giờ sáng ngày 01.10.2008, tôi cũng giật mình thức giấc. Tôi vào ngay www.VietCatholic.net và sau đó www.dcctvn.net. Và tin tức đầu tiên lôi kéo sự chú ý của tôi là Một mạng lưới những máy nghe trộm, máy ghi âm, máy quay đang quây kín Tòa Giám Mục Hà Nội . Kèm theo đó là những hình ảnh do phóng viên cung cấp, có cả những hình ảnh về công viên TKS chưa thi công xong đã “khởi công làm lại”.
Sau khi “lướt” qua tất cả các bài mới trên 2 trang web này, và trang www.conggiaovietnam.net và một số các comments trên một số diễn đàn khác có liên quan đến sự việc, tôi buồn chán vô cùng. Tôi đến trước bàn thờ và đọc 1 kinh “Lạy Cha” (theo giao ước của một nhóm anh em chúng tôi, mỗi ngày đọc 1 kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho GHVN), và kinh “Khấn cùng Thánh Giuse” (do cộng đoàn CG ở Canada đề nghị, đã được sửa lại cho phù hợp với hoàn cảnh) để cầu cho TGP Hà Nội,cho Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, và kinh “Lạy Mẹ xin yên ủi” và 3 câu Lạy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Xin ban bình an cho: 1.GHVN – 2.Tổng Giáo phận Hà Nội – 3.Cho DCCT và Giáo xứ Thái Hà.
Tôi uể oải lên giường lúc gần 4 giờ sáng và chìm vào giấc ngủ.
Khoảng 5g30 sáng tôi choàng thức dậy, như có ai lay động. Và như một cuốn phim đang chạy ngay trước mặt mình, tôi nhớ lại những gì vừa xảy ra trong giấc mơ của giấc ngủ muộn vừa qua. Những chi tiết trong giấc mơ hiện rõ mồn một trước “trí nhớ” của tôi, chứ không như những lần mơ khác, các chi tiết chỉ thoáng qua, mơ hồ, và không có lớp lang thứ tự. Tôi thấy cần phải chia sẻ ngay với mọi người về “Giấc mơ có thật” này.
Tôi đã nằm mơ như thế này: Tôi đang dạo chơi trong công viên Tòa Khâm sứ,lúc này đã được hoàn chỉnh, đường đi sạch đẹp, hoa cỏ tươi thắm. Trong công viên có rất nhiều người ăn mặc sạch đẹp, phần lớn là người lớn tuổi. Nam thì chemise,quần tây. Nữ thì áo dài đủ màu sắc.Họ cũng đang dạo chơi trong công viên, nhưng nét mặt có vẻ ưu tư không lộ ra vẻ vui tươi hớn hở.Không thấy có trẻ em. (Trong một bài của PV VietCatholic mà tôi mới đọc lúc 2 giờ sáng có nói đến là các ông,bà cán bộ, đảng viên đã về hưu và “nhân dân” sống ở chung quanh khu vực Tòa TGM va Tòa Khâm sứ được vận động, có trả tiền, đi tham dự biểu tình để chống đối Tòa TGM, nhưng nói là đi dự lễ khánh thành công viên.Có lẽ vì vậy mà nó in vào tiềm thức chăng? PV có quả quyết là đã phỏng vấn 2 người 1 bà, và 1 ông, có thu băng cuộc phỏng vấn và sẽ công bố một ngày gần đây).Tôi đang lang thang trên các lối đi thì tự nhiên tôi chú ý đến một bồn hoa, hình tròn, trồng toàn hoa hồng đỏ thắm. Giữa bồn hoa là một cột xi măng giống như những cột (bệ) đặt những tượng điêu khắc thường thấy trong các công viên. Ngước mắt nhìn lên, trên đỉnh bệ này là một tượng “bán thân” cao chừng 30,40cm Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu, không phai là tượng Đức Mẹ Sầu Bi, mà là Chúa Giêsu Hài đồng. Nét mặt Đức Mẹ và Chúa Hài đồng tươi vui và như đang mỉm cười với tôi. Tôi tiếp tục đi trong công viên và nhìn quanh. Ô, kìa, khắp nơi, ở giữa tất cả các bồn hoa đều có bệ tượng như vậy và trên bệ nào cũng có một tượng “bán thân” nhỏ Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu Hài đồng.Không thấy có một tượng ảnh nào khác.Đến một lối hơi khuất, có một bồn hoa hình bán nguyệt. Hoa, cảnh trong bồn này cũng khoe sắc muôn màu.Chỉ khác là phiá vòng cung có xây một bức tường cao che khuất tầm nhìn.Tôi đi vòng vào phía trước, ỡ chính giữa bức tường hình bán nguyệt,phía trên bồn hoa, không phải là một bệ tượng như những bồn hoa khác mà là một bàn xi măng dài, như bàn thờ, và ở giữa cũng có một tượng bán thân Đức Mẹ bồng Chúa Hài đồng. Cúi xuống nhìn ở chân “bàn thờ” tôi thấy có một tượng như vậy được “vất” lăn lóc. Tôi cúi xuống nâng lên. Vừa khi đó tôi nghe có một tiếng la lớn, như có người nói với tôi: Để nguyên đó ! Tôi bỗng òa khóc (Trong giấc mơ thôi) Và tôi nhìn lại, không phải là tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài đồng mà là tượng “bán thân” Thánh Giuse bồng Chúa Hài nhi và tay cằm cành hoa huệ.
Tôi vừa nức nở vừa nâng tượng Thánh Giuse lên và đem đặt lên bàn thờ bên cạnh tượng Đức Mẹ.
Vừa lúc này thì tôi tỉnh giấc. Và như nói ở trên, cuốn phim trong giấc mơ hiện ra rõ rệt như tôi vừa mô tả. Tôi nghĩ ngay đến việc tìm người “giải mộng”.
Trong lúc vừa đi bộ tập thể dục, vừa đọc kinh sáng, tôi cứ băn khoăn không biết giấc mộng này sẽ cho biết “điềm” gì đây.
Tôi là một giáo dân gần 70 tuổi, sống ở Sài Gòn. Từ cuối năm 2007, khi giáo dân Hà Nội và giáo dân Thái Hà cầu nguyện cho Công Lý, Sự thật,và Hòa bình thì tôi cũng hòa mình vào trong cái niềm “thao thức” đó. Trong gia đình, tôi và các con theo dõi hằng ngày, sáng,trưa, chiều, tối, tất cả các tin tức liên quan trên đủ mọi phương tiện truyền thông, thuận cũng như nghịch. Chúng tôi mổ xẻ, chia sẻ,mọi tin tức, lo âu,và hy vọng.Chúng tôi tham gia các buổi canh thức cầu nguyện ở Nhà Thờ DCCT, và trong các thánh lễ Chúa nhật tại nhà thờ giáo xứ. Chúng tôi cầu nguyện trong gia đình trong các buổi kinh sáng tối. Có khi một mình, tôi cũng hướng lòng về TGP Hà Nội, về giáo xứ Thái Hà, về Đức TGM Ngô Quang Kiệt và miệng lẩm nhẩm bài hát “Kinh Hòa Bình”, và kinh “Lạy Mẹ Xin yên ủi chúng con”. Mỗi khi tiếp xúc với những anh em đồng đạo thiếu hiểu biết về “sự việc” đang xảy ra ở Hà Nội, ở Thái Hà, hay về lời phát biểu của Đức TGM Giuse, tôi cố gắng giải thích cho họ hiểu. Một số những anh em ngoài CG mà tôi có dịp tiếp xúc cũng “chia sẻ” niềm thao thức với tôi.
Kể từ ngày 15.08.2008 ở giáo xứ Thái Hà, và nhất là từ 19.09.2008 ở Tòa Khâm sứ, buổi tối tôi không thể nào đi ngủ sớm được vì phải “canh thức” để theo dõi tin tức trên các mạng Internet. Đi ngủ khoảng 11, 12 giờ khuya, nhưng giấc ngủ cứ chập chờn mà đến 3,4 giờ sáng đã bật dậy để tiếp tục “canh thức” tiếp vì thời gian đó vận tốc Internet nơi chỗ tôi ở mới tạm dùng được.
Đêm vừa rồi,lúc gần 2 giờ sáng ngày 01.10.2008, tôi cũng giật mình thức giấc. Tôi vào ngay www.VietCatholic.net và sau đó www.dcctvn.net. Và tin tức đầu tiên lôi kéo sự chú ý của tôi là Một mạng lưới những máy nghe trộm, máy ghi âm, máy quay đang quây kín Tòa Giám Mục Hà Nội . Kèm theo đó là những hình ảnh do phóng viên cung cấp, có cả những hình ảnh về công viên TKS chưa thi công xong đã “khởi công làm lại”.
Sau khi “lướt” qua tất cả các bài mới trên 2 trang web này, và trang www.conggiaovietnam.net và một số các comments trên một số diễn đàn khác có liên quan đến sự việc, tôi buồn chán vô cùng. Tôi đến trước bàn thờ và đọc 1 kinh “Lạy Cha” (theo giao ước của một nhóm anh em chúng tôi, mỗi ngày đọc 1 kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho GHVN), và kinh “Khấn cùng Thánh Giuse” (do cộng đoàn CG ở Canada đề nghị, đã được sửa lại cho phù hợp với hoàn cảnh) để cầu cho TGP Hà Nội,cho Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, và kinh “Lạy Mẹ xin yên ủi” và 3 câu Lạy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Xin ban bình an cho: 1.GHVN – 2.Tổng Giáo phận Hà Nội – 3.Cho DCCT và Giáo xứ Thái Hà.
Tôi uể oải lên giường lúc gần 4 giờ sáng và chìm vào giấc ngủ.
Khoảng 5g30 sáng tôi choàng thức dậy, như có ai lay động. Và như một cuốn phim đang chạy ngay trước mặt mình, tôi nhớ lại những gì vừa xảy ra trong giấc mơ của giấc ngủ muộn vừa qua. Những chi tiết trong giấc mơ hiện rõ mồn một trước “trí nhớ” của tôi, chứ không như những lần mơ khác, các chi tiết chỉ thoáng qua, mơ hồ, và không có lớp lang thứ tự. Tôi thấy cần phải chia sẻ ngay với mọi người về “Giấc mơ có thật” này.
Tôi đã nằm mơ như thế này: Tôi đang dạo chơi trong công viên Tòa Khâm sứ,lúc này đã được hoàn chỉnh, đường đi sạch đẹp, hoa cỏ tươi thắm. Trong công viên có rất nhiều người ăn mặc sạch đẹp, phần lớn là người lớn tuổi. Nam thì chemise,quần tây. Nữ thì áo dài đủ màu sắc.Họ cũng đang dạo chơi trong công viên, nhưng nét mặt có vẻ ưu tư không lộ ra vẻ vui tươi hớn hở.Không thấy có trẻ em. (Trong một bài của PV VietCatholic mà tôi mới đọc lúc 2 giờ sáng có nói đến là các ông,bà cán bộ, đảng viên đã về hưu và “nhân dân” sống ở chung quanh khu vực Tòa TGM va Tòa Khâm sứ được vận động, có trả tiền, đi tham dự biểu tình để chống đối Tòa TGM, nhưng nói là đi dự lễ khánh thành công viên.Có lẽ vì vậy mà nó in vào tiềm thức chăng? PV có quả quyết là đã phỏng vấn 2 người 1 bà, và 1 ông, có thu băng cuộc phỏng vấn và sẽ công bố một ngày gần đây).Tôi đang lang thang trên các lối đi thì tự nhiên tôi chú ý đến một bồn hoa, hình tròn, trồng toàn hoa hồng đỏ thắm. Giữa bồn hoa là một cột xi măng giống như những cột (bệ) đặt những tượng điêu khắc thường thấy trong các công viên. Ngước mắt nhìn lên, trên đỉnh bệ này là một tượng “bán thân” cao chừng 30,40cm Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu, không phai là tượng Đức Mẹ Sầu Bi, mà là Chúa Giêsu Hài đồng. Nét mặt Đức Mẹ và Chúa Hài đồng tươi vui và như đang mỉm cười với tôi. Tôi tiếp tục đi trong công viên và nhìn quanh. Ô, kìa, khắp nơi, ở giữa tất cả các bồn hoa đều có bệ tượng như vậy và trên bệ nào cũng có một tượng “bán thân” nhỏ Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu Hài đồng.Không thấy có một tượng ảnh nào khác.Đến một lối hơi khuất, có một bồn hoa hình bán nguyệt. Hoa, cảnh trong bồn này cũng khoe sắc muôn màu.Chỉ khác là phiá vòng cung có xây một bức tường cao che khuất tầm nhìn.Tôi đi vòng vào phía trước, ỡ chính giữa bức tường hình bán nguyệt,phía trên bồn hoa, không phải là một bệ tượng như những bồn hoa khác mà là một bàn xi măng dài, như bàn thờ, và ở giữa cũng có một tượng bán thân Đức Mẹ bồng Chúa Hài đồng. Cúi xuống nhìn ở chân “bàn thờ” tôi thấy có một tượng như vậy được “vất” lăn lóc. Tôi cúi xuống nâng lên. Vừa khi đó tôi nghe có một tiếng la lớn, như có người nói với tôi: Để nguyên đó ! Tôi bỗng òa khóc (Trong giấc mơ thôi) Và tôi nhìn lại, không phải là tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài đồng mà là tượng “bán thân” Thánh Giuse bồng Chúa Hài nhi và tay cằm cành hoa huệ.
Tôi vừa nức nở vừa nâng tượng Thánh Giuse lên và đem đặt lên bàn thờ bên cạnh tượng Đức Mẹ.
Vừa lúc này thì tôi tỉnh giấc. Và như nói ở trên, cuốn phim trong giấc mơ hiện ra rõ rệt như tôi vừa mô tả. Tôi nghĩ ngay đến việc tìm người “giải mộng”.
Trong lúc vừa đi bộ tập thể dục, vừa đọc kinh sáng, tôi cứ băn khoăn không biết giấc mộng này sẽ cho biết “điềm” gì đây.
Công giáo Việt Nam tại Hòa Lan tổ chức Cầu nguyện Hiệp thông với TGM Hà Nội
Đ.Ô. Phêrô Trần Văn Hòa
01:50 01/10/2008
Thư Mời Tham Dự.
Cầu Nguyện Hiệp Thông Tòa Khâm Sứ Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà
Kính gửi: Quí vị lãnh đạo các Tôn Giáo,
qúi vị lãnh đạo các Hội Đoàn, và toàn thể Giáo dân Việt Nam.
Cùng chung lời Nguyện Hiệp thông với Tòa Khâm sứ Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà nhằm mục đích giành lại công lý và công bằng. Ban Mục Vụ và cha Quản nhiệm Giáo xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Hòa Lan quyết định tổ chức Thánh lễ Đồng Tế cùng cha Quản Hạt Tổng Giáo Phận Utrecht Hiệp thông Cầu nguyện với Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà vào:
Ngày: Chúa Nhật ngày 05 tháng 10 năm 2008
Thời gian: Lúc 14 giờ tới 17 giờ
Địa điểm: Tại Thánh đường San Salvator, St. Rocchusstraat 43 's Hertogenbosch.
Ban Mục Vụ Trân trọng kính mời tòan thể qúi Hội Đòan qúi ông bà và các anh chị em không phân biệt chủng tộc và Tôn Giáo hãy cùng nhau qui tụ về tham dự cho thật đông đủ.
Thay mặt Ban Tổ chức Kính mời.
Linh mục quản nhiệm giáo xứ
Đức ông Phêrô Trần Văn Hòa
Cầu Nguyện Hiệp Thông Tòa Khâm Sứ Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà
Kính gửi: Quí vị lãnh đạo các Tôn Giáo,
qúi vị lãnh đạo các Hội Đoàn, và toàn thể Giáo dân Việt Nam.
Cùng chung lời Nguyện Hiệp thông với Tòa Khâm sứ Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà nhằm mục đích giành lại công lý và công bằng. Ban Mục Vụ và cha Quản nhiệm Giáo xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Hòa Lan quyết định tổ chức Thánh lễ Đồng Tế cùng cha Quản Hạt Tổng Giáo Phận Utrecht Hiệp thông Cầu nguyện với Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà vào:
Ngày: Chúa Nhật ngày 05 tháng 10 năm 2008
Thời gian: Lúc 14 giờ tới 17 giờ
Địa điểm: Tại Thánh đường San Salvator, St. Rocchusstraat 43 's Hertogenbosch.
Ban Mục Vụ Trân trọng kính mời tòan thể qúi Hội Đòan qúi ông bà và các anh chị em không phân biệt chủng tộc và Tôn Giáo hãy cùng nhau qui tụ về tham dự cho thật đông đủ.
Thay mặt Ban Tổ chức Kính mời.
Linh mục quản nhiệm giáo xứ
Đức ông Phêrô Trần Văn Hòa
Cảm xúc từ một Lời Kinh
Nguyên Khánh
09:52 01/10/2008
Cảm xúc từ một Lời Kinh
Chúa Nhật hôm nay 28/09/08 các giáo đoàn tại Sydney đã đồng loạt cùng nhau bày tỏ sự hiệp thông và cầu nguyện cho hàng giáo phẩm Việt Nam, đặc biệt cách riêng, cầu nguyện cho Đức Tổng G iám Mục giáo phận Hà nội, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt cùng tất cả các giáo sĩ và giáo dân Hà nội, những người đang trong cơn sóng gió ba đào, chỉ vì muốn bày tỏ cái khát vọng đòi hỏi Công lý và Sự thật trên chính mảnh đất của cha ông mình.
Lời thánh vịnh 24 của Chúa nhật hôm nay: “ Xin chỉ cho con đường đi của Chúa. Xin dạy bảo con nước bước của Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý. Xin dạy bảo con những điều cao quý. Vì Chúa là đấng cứu độ con, là đấng ngày đêm con cậy trông…”. Là ca trưởng của môt trong những giáo đoàn, tôi đã chọn bài Thánh vịnh của Hùng Lân với những ý tưởng đặc thù rất thích hợp khi nghĩ về tình hình hiện tại ở quê nhà, để cùng với cộng đoàn cầu nguyện cho Hội đồng Giám mục Việt Nam được sáng suốt và can đảm trong vai trò là những chủ chăn của một cộng đồng Dân Chúa đang trong cơn bách hại; cầu nguyện cho Đức Tổng Hà Nội cùng các giáo sĩ, giáo dân biết nhận ra được “con đường và nước bước” mà Chúa đã chỉ ra trong giai đoạn vô vàn khó khăn này.
Và cũng thật bất ngờ, trong phiên khúc 3 của bài Thánh vịnh hôm nay, đã nảy bật ra cái hình ảnh lồ lộ nơi những kẻ đã coi thường Công Lý, Sự Thật và lòng Tín Trung, rõ là một lời cảnh báo rất nghiêm khắc từ Đấng Toàn năng: “Xin đừng để kẻ hại con, ngày nào reo mừng chiến thắng. Thẹn thay, khốn thay cho bọn thất tín, làm sao thoát tay Thiên Chúa Toàn năng.”
Giây phút lắng đọng sau phần hiệp lễ chính là đỉnh điểm của sự hiệp thông và cầu nguyện, cha Paul Văn Chi đã mời gọi mọi người cùng quỳ xuống, cùng hướng lòng về quê Mẹ, nơi mà Công Lý và Sự Thật đang bị nhà cầm quyền CS chà đạp một cách trắng trợn đầy thô bạo; nơi mà Niềm tin đang bị thách đố trước những bạo lực và sự giả dối của những kẻ vô thần. Tiếng nhạc an bình được trổi lên nhè nhẹ, trầm buồn, lời Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxico được mọi người hoà nối một cách trang trọng và đầy xúc động. Lời Kinh chan hoà tính nhân bản, đầy ắp những ý tưởng vị tha; Lời Kinh cổ xúy cho Hòa bình và Công Lý khắp mọi nơi; Lời Kinh nêu cao lòng yêu thương và sự tha thứ; Lời Kinh mở ra một hạnh phúc muôn đời cho những kẻ tuẫn đạo.
Qua biến cố này, Lời Kinh Hòa Bình vang rền từ Bắc chí Nam và lan ra khắp toàn thế giới, nơi có những hội tụ của Niềm Tin và Niềm Hy vọng cho một tương lai tươi sáng của Dân tộc và của Giáo hội. Lòi Kinh đang làm lung lay tận gốc rễ cái ý thức hệ vô thần của người cộng sản, một ý thức hệ được xây dựng trên nền tảng của sự giả dối, của đấu tranh giai cấp và của bạo lực. Người cộng sản đã bối rối trước sức mạnh vô hình của Lời Kinh, bởi lẽ trong tư duy của họ hoàn toàn vắng bóng những ý niệm đầy tính cao thượng và vị tha ấy. Họ đã có những biểu hiện thật điên cuồng, rồ dại;
đã có những động thái tàn độc đi ngược lại cách suy nghĩ của một con người có lương tâm chính trực. Họ đã trả giá quá đắt cho những ngu xuẩn nhất thời ấy, bởi vì, mặt nạ của kẻ cướp đang nhè nhẹ được bóc trần từng giây từng phút một.
Lời Kinh cũng đã lay động tâm thức của những kẻ thờ ơ, cầu an, tự tại trước nỗi thống khổ của tha nhân. Những khuôn mặt đầy xúc động của tất cả mọi người khi phải đối diện với Chân Lý của Lời Kinh đã nói lên điều ấy. Sự thôi thúc của Thánh Linh trong giây phút trang trọng này đang len lỏi và làm dậy sóng nơi những tâm hồn nguội lạnh khô khan ấy. Mỗi người phải tự vấn lương tâm của mình và sắn tay áo lên để trở thành khí cụ bình an của Ngài. Phúc thay!
Để kết thúc, cha Văn Chi đã mời gọi mọi người cùng tiếp tục hiêp thông bằng một bài thánh ca “vượt thời gian”, đó là bài “Lời nguyện cho quê hương”. Đây là nhạc phẩm nói lên rõ nhất hiện tình của người Công giáo trên quê hương Việt nam suốt mấy chục năm qua, một bài hát cầu nguyện rất phổ thông trước năm 75, vì hoàn cảnh chính trị của đất nước, nó đã trở nên nhậy cảm và cấm kỵ, bài hát đã trôi nổi theo những thăng trầm của người giáo dân Việt suốt từ đó đến nay. Chính bài hát này, hôm nay, tự nó đã khép lại nỗi sợ hãi đăng đẳng những 33 năm của người giáo dân nơi quê nhà. Lần đầu tiên, bài hát lại được người tín hữu can đảm cất cao cho những khát vọng ngàn đời. Họ đã để lại sau lưng một trang sử đầy máu, nước mắt và sự sợ hãi, nơi cái đất nước mà Công Lý, Tự Do và Sự Thật chỉ là những cái “bánh vẽ” không hơn không kém!
Một cảm xúc dạt dào chạy lướt theo sóng lưng của tôi khi bài hát được đồng vang cất cao: “Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám chiến tranh điêu tàn…” Lời lẽ bài hát thật đơn giản, giai điệu thật sơ sài, nhưng nó lại ẩn chứa một tấm lòng tha thiết van xin một cách mãnh liệt, khẩn cầu nơi Mẹ Maria, Nữ Vương của sự Hòa Bình. Xin Mẹ đơái hoài trước những gian nan khốn khó mà con dân Việt đang cầu nguyện trong an bình để mong Công Lý được thực thi, để mong Sự Thật được tỏa sáng trên chính mảnh đất mà cha ông đã dầy công tạo dựng và họ phải có trách nhiệm để bảo tồn, gìn giữ.
Sau thánh lễ, trở về cái không gian lắng đọng của phòng làm việc, những cảm xúc từ Lời Kinh và những suy tư về biến cố đã giúp tôi viết lên những dòng này. Tôi tin chắc, Công Lý và Sự Thật là vĩnh cửu, không có một điều gì dấu được dưới ánh mặt trời này. Đêm đen rồi cũng sẽ qua đi để bình minh được ló dạng.
“Xin Chúa cho con trở nên khí cụ bình an của Chúa,
Xin thương ban cho những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình”
Sydney 28/09/08
Vài nhận định sơ kết chiến dịch đấu tố
Hồng Nhâm
12:32 01/10/2008
VÀI NHẬN ĐỊNH SƠ KẾT CHIẾN DỊCH ĐẤU TỐ
Một hãng bảo hiểm lớn của Việt Nam vừa thua một keo đau: số là có một doanh nghiệp Nhật đã đồng ý mua bảo hiểm, hợp đồng đã thảo xong, chỉ chờ ký thôi. Đột nhiên phía Nhật đổi ý, không chịu ký nữa, và đi tìm một hãng bảo hiểm khác. Phía Việt Nam gặn hỏi mãi, cuối cùng tay đại diện người Nhật, rất thông thạo tiếng việt, rất quen thuộc với các phương tiện truyền thông, mới chịu nói ra lý do: hắn đã theo dõi kỹ vụ Giám mục Kiệt, cả những đấu tố trên báo đài lẫn các nguồn tin trên mạng. Hắn kết luận: câu nói của người ta như thế, mà các ông có thể bóp méo để biến người ta thành kẻ phản quốc được, thì lấy gì bảo đảm khi hữu sự các ông không đổi trắng thay đen hợp đồng. Phía Việt Nam cố gắng hết sức để thuyết phục rằng báo đài là báo đài, chúng tôi là chúng tôi. Rằng chúng tôi lâu nay vẫn làm ăn đàng hoàng, giữ được tín nhiệm với các đối tác quốc tế. Đối tác Nhật vẫn nằng nặc, hắn bảo doanh nghiệp hắn lớn quá, hợp đồng bảo hiểm giá trị những 50 tỷ, hắn không thể liều được. Hôm nay, tay người Nhật đã ký hợp đồng với một hãng Đài Loan.
Thế ra không phải chỉ có Giám mục Kiệt, mà còn có cả các doanh nghiệp nữa, chẳng phải đầu lại phải tai, cũng trở thành nạn nhân của chiến dịch đấu tố. Thế ra không phải chỉ mang hộ chiếu đi nước ngoài, ta mới bị người ta săm soi. Bây giờ ta còn bị người ta săm soi ngay trên đất nước mình. Mà nguyên nhân vẫn do cái máu không biết nói thật, chỉ thích nói gian. Nếu bảo người Việt Nam chuyên nói dối thì quả là xúc phạm đến dân tộc. Nhưng mà con sâu làm rầu nồi canh. Và không biết thời tiết kỳ này thế nào mà sâu nảy nở hơi nhiều.
Người Việt Nam bây giờ, trong đó có giới Công giáo đã kinh nghiệm, muốn nấu nồi canh của mình phải hết sức đề phòng sâu. Nghe nói những “con sâu” chuyên viết bài cho báo đài Hà Nội có lúc đã phải đổi số điện thoại khác, bởi vì bị nhiều người đọc báo xem đài phản ứng dữ quá. Còn ở Sài Gòn, sau khi Hồng y Phạm Minh Mẫn cho phổ biến toàn văn lời phát biểu của Giám mục Kiệt để đọc trong các nhà thờ, thì giáo dân lại photo thêm thật nhiều phân phát tứ tung. Rồi gặp công an thì phản ứng với công an, gặp mặt trận phản ứng với mặt trận, gặp chính quyền ở cấp nào thì phản ứng ở cấp nấy, dù là phường, quận hay thành phố. Ở Miền Nam, cả quan lẫn dân đều có khuynh hướng bộc trực hơn ở Miền Bắc, sự thông tin càng rộng mở hơn. Mấy ông chính quyền ở xa Hà Nội tít mù tự nhiên lại phải gánh chịu búa rìu dư luận. Chứng cớ đành rằng trên giấy trắng mực đen, không sao chối được tội vu khống. Chính quyền từ cấp quận trở lên phải tìm cách xuê xoa. Cách xuê xoa đơn giản hơn cả là tìm cách đổ hết mọi tội lên đầu các đồng cấp ở Hà Nội. Các đồng chí với nhau khi đã phê bình nhau thì cũng ác liệt lắm. Thế là đồng chí Nguyễn Thế Thảo lãnh đủ. Các đồng chí Sài Gòn chửi đồng chí Thảo là vừa hẹp hòi vừa ngu dốt, vừa độc ác vừa đê tiện, vừa lạc hậu vừa bất tài, v.v... không biết đấy là cách để nuốt cơn giận chính đáng của người dân, hay các đồng chí Sài Gòn thành thực nghĩ thế. Có thể là cả hai, một đàng phải làm dân vận, đàng khác, như người ta thường nói: “Không có lửa thì làm sao có khói”…
Giống như một vùng bảo lớn vừa đi qua, người ta có một cảm giác tan hoang, mất mát. Cái đã tan, đã mất là ước mơ về một cuộc sống hài hoà, về sự có thể tin nhau, về một giá trị chung nào đó có thể cùng nhau xây dựng được. Dân Công giáo bây giờ có thói quen tối tối tụ họp nhau thắp nến. Những vừng nến cháy, những vừng hoa lửa trong đêm sáng rực Nhà Chung Hà Nội hay giáo xứ Thái Hà, nở ra từng đám lớn ở Vinh, ở Hà Tĩnh, ở Sài Gòn. Hình như đó là một nhu cầu sưởi ấm vì đã khám phá khuôn mặt lạnh lùng vô nhân của một xã hội nào đó. Người ta đi tìm sự hàn gắn và xây dựng, vì đã thấy những kẻ thích huỷ diệt, thích tàn phá.
Nhưng những phản ứng như thế cũng nhắc ta chớ vội mừng. Đường đi còn dài, còn gian nan. Vì thế ở đây, tôi muốn chia sẻ cảm nghiệm và suy nghĩ về ba lãnh vực:
1. Những tác hại có thực của cuộc đấu tố vừa qua.
2. Có những giá trị nào trong xã hội vẫn tồn tại cho phép ta hy vọng?
3. Thái độ người Công giáo và dự cảm tương lai.
(còn tiếp)
Một hãng bảo hiểm lớn của Việt Nam vừa thua một keo đau: số là có một doanh nghiệp Nhật đã đồng ý mua bảo hiểm, hợp đồng đã thảo xong, chỉ chờ ký thôi. Đột nhiên phía Nhật đổi ý, không chịu ký nữa, và đi tìm một hãng bảo hiểm khác. Phía Việt Nam gặn hỏi mãi, cuối cùng tay đại diện người Nhật, rất thông thạo tiếng việt, rất quen thuộc với các phương tiện truyền thông, mới chịu nói ra lý do: hắn đã theo dõi kỹ vụ Giám mục Kiệt, cả những đấu tố trên báo đài lẫn các nguồn tin trên mạng. Hắn kết luận: câu nói của người ta như thế, mà các ông có thể bóp méo để biến người ta thành kẻ phản quốc được, thì lấy gì bảo đảm khi hữu sự các ông không đổi trắng thay đen hợp đồng. Phía Việt Nam cố gắng hết sức để thuyết phục rằng báo đài là báo đài, chúng tôi là chúng tôi. Rằng chúng tôi lâu nay vẫn làm ăn đàng hoàng, giữ được tín nhiệm với các đối tác quốc tế. Đối tác Nhật vẫn nằng nặc, hắn bảo doanh nghiệp hắn lớn quá, hợp đồng bảo hiểm giá trị những 50 tỷ, hắn không thể liều được. Hôm nay, tay người Nhật đã ký hợp đồng với một hãng Đài Loan.
Thế ra không phải chỉ có Giám mục Kiệt, mà còn có cả các doanh nghiệp nữa, chẳng phải đầu lại phải tai, cũng trở thành nạn nhân của chiến dịch đấu tố. Thế ra không phải chỉ mang hộ chiếu đi nước ngoài, ta mới bị người ta săm soi. Bây giờ ta còn bị người ta săm soi ngay trên đất nước mình. Mà nguyên nhân vẫn do cái máu không biết nói thật, chỉ thích nói gian. Nếu bảo người Việt Nam chuyên nói dối thì quả là xúc phạm đến dân tộc. Nhưng mà con sâu làm rầu nồi canh. Và không biết thời tiết kỳ này thế nào mà sâu nảy nở hơi nhiều.
Người Việt Nam bây giờ, trong đó có giới Công giáo đã kinh nghiệm, muốn nấu nồi canh của mình phải hết sức đề phòng sâu. Nghe nói những “con sâu” chuyên viết bài cho báo đài Hà Nội có lúc đã phải đổi số điện thoại khác, bởi vì bị nhiều người đọc báo xem đài phản ứng dữ quá. Còn ở Sài Gòn, sau khi Hồng y Phạm Minh Mẫn cho phổ biến toàn văn lời phát biểu của Giám mục Kiệt để đọc trong các nhà thờ, thì giáo dân lại photo thêm thật nhiều phân phát tứ tung. Rồi gặp công an thì phản ứng với công an, gặp mặt trận phản ứng với mặt trận, gặp chính quyền ở cấp nào thì phản ứng ở cấp nấy, dù là phường, quận hay thành phố. Ở Miền Nam, cả quan lẫn dân đều có khuynh hướng bộc trực hơn ở Miền Bắc, sự thông tin càng rộng mở hơn. Mấy ông chính quyền ở xa Hà Nội tít mù tự nhiên lại phải gánh chịu búa rìu dư luận. Chứng cớ đành rằng trên giấy trắng mực đen, không sao chối được tội vu khống. Chính quyền từ cấp quận trở lên phải tìm cách xuê xoa. Cách xuê xoa đơn giản hơn cả là tìm cách đổ hết mọi tội lên đầu các đồng cấp ở Hà Nội. Các đồng chí với nhau khi đã phê bình nhau thì cũng ác liệt lắm. Thế là đồng chí Nguyễn Thế Thảo lãnh đủ. Các đồng chí Sài Gòn chửi đồng chí Thảo là vừa hẹp hòi vừa ngu dốt, vừa độc ác vừa đê tiện, vừa lạc hậu vừa bất tài, v.v... không biết đấy là cách để nuốt cơn giận chính đáng của người dân, hay các đồng chí Sài Gòn thành thực nghĩ thế. Có thể là cả hai, một đàng phải làm dân vận, đàng khác, như người ta thường nói: “Không có lửa thì làm sao có khói”…
Giống như một vùng bảo lớn vừa đi qua, người ta có một cảm giác tan hoang, mất mát. Cái đã tan, đã mất là ước mơ về một cuộc sống hài hoà, về sự có thể tin nhau, về một giá trị chung nào đó có thể cùng nhau xây dựng được. Dân Công giáo bây giờ có thói quen tối tối tụ họp nhau thắp nến. Những vừng nến cháy, những vừng hoa lửa trong đêm sáng rực Nhà Chung Hà Nội hay giáo xứ Thái Hà, nở ra từng đám lớn ở Vinh, ở Hà Tĩnh, ở Sài Gòn. Hình như đó là một nhu cầu sưởi ấm vì đã khám phá khuôn mặt lạnh lùng vô nhân của một xã hội nào đó. Người ta đi tìm sự hàn gắn và xây dựng, vì đã thấy những kẻ thích huỷ diệt, thích tàn phá.
Nhưng những phản ứng như thế cũng nhắc ta chớ vội mừng. Đường đi còn dài, còn gian nan. Vì thế ở đây, tôi muốn chia sẻ cảm nghiệm và suy nghĩ về ba lãnh vực:
1. Những tác hại có thực của cuộc đấu tố vừa qua.
2. Có những giá trị nào trong xã hội vẫn tồn tại cho phép ta hy vọng?
3. Thái độ người Công giáo và dự cảm tương lai.
(còn tiếp)
Tê tái quá...! Đồng chí ơi...!
Nắng Sài Gòn
12:55 01/10/2008
TÊ TÁI QUÁ..! ĐỒNG CHÍ ƠI..!
Kính gởi các anh em Cựu Chiến Binh tham gia vào cuộc đàn áp tại Tòa Khâm Sứ - Hà Nội ngày 25/9/2008 vừa qua.
Kính thưa anh em Cựu Chiến Binh!
Lời đầu tiên tôi xin gởi lời chúc sức khỏe đến tất cả anh em, và xin phép anh em cho tôi được xưng hô với các anh em bằng hai tiếng “Đồng Chí” cho thân mật nhé, vì hiện nay tôi cũng là một Cựu Chiến Binh đang sinh hoạt tại địa phương, bằng không ít là cho tôi được gọi hai tiếng thân thương đó trong lá thơ này, để chúng ta cùng cởi mở với nhau một cách chân tình hơn.
Kính thưa các Đồng Chí!
Để được gọi là Cựu Chiến Binh mỗi người chúng ta ai cũng đã phải trải qua những năm tháng tuổi trẻ của đời mình cống hiến cho sứ mạng “Bảo Vệ Tổ Quốc”, trong cuộc chiến đấu gìn giữ quê hương, để mong rằng sẽ đem lại cho Đất Nước và Nhân Dân một cuộc sống độc lập, tự do và hạnh phúc.
Trong những ngày tháng sống trong môi trường quân đội, chắc hẳn chúng ta cũng đều thuộc những bài hát truyền thống của quân đội trong đó có một bài mà mỗi khi chúng ta hát lên đã đem lại cho chúng ta một tinh thần dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh chính bản thân mình, đó là bài “Vì Nhân Dân Quên Mình” , hôm nay chúng ta cùng nhau hát lại để hâm nóng lại tinh thần đó nhé.
Vì Nhân Dân quên mình, vì Nhân Dân hy sinh.
Anh em ơi! Vì Nhân Dân quên mình.
Đoàn Vệ Quốc chúng ta ở Nhân Dân mà ra, được dân mến, được dân tin muôn phần.
Thề vì dân suốt đời, thề tranh đấu không ngừng, vì Đất Nước thân yêu mà hy sinh.
Thề diệt hết đế quốc kia, giành tự do, hòa bình.
Đoàn Vệ Quốc quên mình vì Nhân Dân.
Vâng! Kính thưa các Đồng Chí!
Chúng ta sẵn sàng ra đi hy sinh cuộc sống mình để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân, vì sự tự do và hòa bình của nhân dân mà chúng ta ra đi, như trong những vần thơ “Tây Tiến” của mình, Quang Dũng đã thổn thức:
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Ý chí quyết tâm của người lính chúng ta là hình ảnh “Mắt trừng” là dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thẳng vào tình hình của đất nước đang lâm nguy, sẵn sàng tiến thẳng ra biên giới, nhưng tâm hồn của những người lính luôn hướng lòng về Hà Nội, nơi đó có những người thân yêu đang gởi trọn niềm tin vào các anh, những người thân yêu đó là những người cha, người mẹ, người anh, người chị, người em và trong những người thân yêu đó chắc hẳn phải có hình dáng của một người thiếu nữ Hà Nội mà anh đã từng ấp ủ yêu thương mà hằng đêm anh vẫn thường mơ về dáng kiều thân yêu đó.
Vâng! Vì hạnh phúc, vì tự do của những người thân yêu mà các anh can đảm ra đi, chấp nhận mọi tình huống cho dầu:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Cũng như Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ trong vần thơ “Đất Nước”:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Lòng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Các anh em là những chàng trai Hà Nội đã ra đi và đã nung nấu trong lòng một ý chí, một quyết tâm chiến đấu và mục đích của cuộc chiến đấu đó là gì?
Nếu không phải là để cho cánh đồng quê hương được thơm ngát mùi hương lúa mới, để cho ánh nắng chiều hoàng hôn êm dịu chiếu rọi trên khắp nẻo đường, để mọi người được đón nhận niềm hạnh phúc ngọt ngào trong một bầu khí của trời mới, đất mới và đặc biệt là để cho các đôi bạn trẻ được đón nhận tình yêu trên một đất nước thanh bình và tự do, trong đó có một tình yêu nhỏ bé của riêng các anh.
Vâng! Thưa các anh em Cựu Chiến Binh quý mến!
Chỉ vì không chấp nhận cảnh bất công, cảnh cướp bóc của giặc ngoại xâm đang ngày đêm dày xéo quê hương, chúng ta đã ra đi để giành lại cho nhân dân sự tự do và hạnh phúc, nhưng cuộc chiến nào cũng phải trải qua những đau thương, mất mát, và trong đồng đội của chúng ta có những người đã phải nằm lại một nơi nào đó trên chiến trường, mà chúng ta đã từng gặp thấy trên các bước đường hành quân “rải rác biên cương mồ viễn xứ” và có khi ngay chính lúc đang hành quân có người đã lặng lẽ “gục trên súng mũ bỏ quên đời” các đồng chí đó đã gởi lại thân xác mình ở một nơi nào đó giữa lòng đất mẹ.
Còn chúng ta, được may mắn trở về với gia đình, với những người thân yêu, có người còn lành lặn, nhưng cũng có người đã gởi lại một phần thân thể của mình ở một nơi nào đó trên quê hương (như các đồng chí chẳng hạn), trở về với gia đình chúng ta lại hội nhập vào đời sống xã hội tùy theo điều kiện, hoàn cảnh sống của mỗi người, chúng ta chấp nhận sự thiệt thòi khi tuổi trẻ của chúng ta đã qua đi, chúng ta an lòng khi nhìn thấy cuộc sống của đồng bào, của nhân dân trên khắp đất nước được an vui, hạnh phúc.
Còn chúng ta, những người Cựu Chiến Binh, chúng ta đã không đòi hỏi gì cho chính chúng ta…
Nhưng hôm nay, ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội này đã có cảnh “Dây thép gai đâm nát trời chiều” để rồi “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội – Những phố dài xao xác hơi may” những điều mà nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận khi nhân dân ta đang sống trong cảnh nô lệ mà hôm nay đang được tái diễn sống động ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội yêu dấu này.
Các Đồng Chí có thấy và tin rằng:
- Những cảnh cướp bóc trắng trợn đang xảy ra giữa lòng Hà Nội hôm nay không?
- Những hình ảnh của người người cha, người mẹ, người anh, người chị, người em Hà Nội đã bị tấn công bằng dùi cui, bị chà đạp bằng giày đinh khi đòi công lý không?
- Những người em nhỏ Hà Nội bị xịt hơi cay khi đang cầu nguyện không?
- Những bà mẹ già Hà Nội yếu đuối bước thấp bước cao đã bị đám côn đồ gạt chân té khi đi cầu nguyện không?
- Những ảnh tượng linh thiêng của tôn giáo đã bị bọn mất hết lương tri tạt bằng dầu nhớt trộn mắm tôm không?
- Những hình ảnh của đám côn đồ hung hãn giữa đêm la ó, đập phá, đòi chém, đòi giết những người dân lành vô tội, những bậc tu hành trước mắt các công an đang làm nhiệm vụ không?
Tất cả những điều này đang diễn ra ngay giữa trung tâm thủ đô Hà Nội được mệnh danh là 4.000 năm văn hiến.
Và cả các Đồng Chí nữa, chính các Đồng Chí cũng đã tham gia đàn áp những người dân lành Hà Nội đang cầu nguyện ôn hòa trước Tòa Giám Mục, các Đồng Chí đã la lối đập phá cổng và đòi đốt Tòa Giám Mục.
Vậy thử hỏi các Đồng Chí:
- Những người giáo dân Thái Hà nói riêng và tất cả giáo dân Hà Nội nói chung phạm tội gì, mà bị đàn áp, dã man, bất công như vậy?
- Đức TGM Ngô Quang Kiệt và các Linh mục DCCT phạm tội gì, mà đòi chém, đòi giết?
Phải chăng là Đức TGM Ngô Quang Kiệt, các Linh mục DCCT và các giáo dân Hà Nội đã phạm tội là dám mạnh mẽ nói lên những sự thật, những bất công, những hành vi mờ ám của một số cán bộ cao cấp hầu muốn chiếm đoạt hai mảnh đất tại 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng?
Vì không dám đối diện với sự thật mà các vị ấy đã dùng quyền của mình để đàn áp, bằng dui cui, roi điện, hơi cay hầu dập tắt tinh thần đấu tranh đòi công lý trong ôn hòa của những người dân lành Hà Nội.
Nghe tin hành lang không biết hư thực thế nào cho biết rằng: Những kẻ côn đồ hung hãn mặc áo xanh kia được thuê mướn 70.000đồng /1 ngày, các chị em trong hội phụ nữ thì được 100.000 đến 200.000 đồng/1 ngày, có một anh công an còn cho biết cuộc đàn áp dân lành ngày 28/8/2008 tại quận Đống Đa được thưởng 5.000.000 đồng. Còn các Đồng Chí là Cựu Chiến Binh các Đồng Chí được trả bao nhiêu … chắc có lẽ phải cao giá hơn?
Những người mà các Đồng Chí đàn áp, chửi bới, đòi giết đó là ai?
Có phải là những người cha, người mẹ, người anh, người chị, người em Hà Nội mà các Đồng Chí đã hy sinh đời mình cho họ trong những năm tháng kháng chiến không?
Các đồng Chí có biết rằng trong những người dân lành đang cầu nguyện kia cũng có cả những người là Cựu Chiến Binh như chúng ta hay không?
Tôi thật đau đớn và chua xót khi nhìn thấy cảnh những người anh em Cựu chiến Binh của tôi hôm nay lại nhẫn tâm đàn áp những người cha, người mẹ, người anh, người chị, người em Hà Nội của tôi.
Các Đồng Chí có đứng về phía chính nghĩa, có tìm hiểu sự thật, nhìn thẳng vào sự thật để đứng về phía sự thật, và bảo vệ sự thật hay không? Hay là vì một món tiền hay một lời hứa hão huyền nào đó mà các Đồng Chí đã đánh mất cả lương tri của mình?
Sau cuộc đàn áp này, các Đồng Chí được những gì? và mất những gì?
Tôi xin các Đồng Chí hãy thức tỉnh, đừng nhúng tay vào chàm, hãy bênh vực sự thật và bảo vệ sự thật để máu của những người dân lành Hà Nội không bị đổ oan uổng như đã bị đổ oan ức tại Thái Hà trong những ngày vừa qua..
Cho dù hai mảnh đất 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng có trở thành công viên gì đi chăng nữa, khi mà công lý và sự thật chưa được sáng tỏ thì cuộc đấu tranh đòi công lý của người Công Giáo Hà Nội vẫn còn tiếp tục cho dù thời gian có kéo dài bao lâu …
Tôi cũng nói cho các Đồng Chí biết rằng, người Công Giáo cũng có một bài hát mà mỗi khi cất lên làm cho tinh thần của người Công Giáo thật hăng say, can đảm, tin tưởng và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình để làm chứng cho sự thật, đó là bài “Bài Ca Ngàn Trùng”, tôi hát cho các Đồng Chí nghe nhé.
Đây bài ca ngàn trùng, đây bài ca ngàn trùng
Bài ca thắm nhuộm máu hồng
Từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu.
Không có tình yêu nào trọng đại cho bằng chết vì yêu.
Nhìn Chúa đẫm máu trên đồi cao
Từng đoàn người anh dũng tiến lên pháp trường.
Người Công giáo có một thủ lãnh tối cao, vị thủ lãnh đó chính là Đức Giêsu KiTô, luôn trung thành và sẵn sàng bước theo con đường mà vị thủ lãnh đó đã đi, đó là tiến về Giêrusalem không phải để tìm cái chết mà là để chứng minh cho tình yêu. Người Công Giáo Hà Nội nói riêng và người Công Giáo trên toàn cõi Việt Nam và ở hải ngoại nói chung ánh mắt luôn hướng thẳng về Thánh giá sẵn sàng tiến về Tòa Khâm Sứ và Thái Hà cho dầu có gặp bao nhiều cản trở và thử thách, người Công Giáo không điên rồ đi tìm cái chết vô nghĩa, nhưng sẵn sàng hy sinh mạng sống mình để làm chứng cho sự thật và công lý.
Trong những ngày qua cũng đã chứng minh cho thấy điếu đó, người Công Giáo trên khắp miền Bắc, cả miền Trung và miền Nam nữa, những người nông dân thật thà, chất phát, tâm hồn hiền hậu như gốc lúa, bờ tre cũng đã bật lên những nỗi nhục nhằn, căm phẫn …cùng nhau đứng dậy tiến về Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, dẫu biết rằng nguy hiểm, dẫu biết rằng gian lao, dẫu bị ngăn chặn từ mọi ngã đường, nhưng không gì có thể ngăn cản được tinh thần hiệp nhất, tấm lòng yêu chuộng công lý của những con người bé nhỏ nhưng lại mang một trái tim anh hùng ấy.
Máu dân lành đã đổ, hình ảnh của những người cha, người mẹ, người anh, người chị, người em Hà Nội, đã và đang bị xúc phạm và đàn áp, ai có thể cam lòng nhìn thấy những hình ảnh đó mà lòng dạ chẳng tái tê, đau xót, như Hoàng Cầm đã từng cảm nghiệm khi đứng bên kia bờ sông Đuống …khi biết làng quê mình đang sống trong vòng khổ nhục, tang thương …
Sao xót xa như rụng bàn tay.
Nghe tiếng hát lời kinh của các mẹ, các chị, các em Hà Nội cất lên mọi lúc, mọi nơi, cả trong màn đêm tĩnh mịch để đấu tranh cho sự thật, để đòi công lý đã làm quặn thắt lòng những con người còn chút lương tri.
Em ơi! Đừng hát nữa lòng anh đau
Mẹ ơi! Đừng hát nữa dạ con sầu.
Nhưng làm sao ngăn được được tiếng hát lời kinh của các mẹ, các chị, các em khi mà nỗi bất công, gian trá, đàn áp vẫn còn hiện diện trên quê hương, khi mà công lý và sự thật chưa được thật sự sáng tỏ nơi cộng đồng xã hội và nơi mỗi lòng người.
Các mẹ, các chị và các em vẫn tiếp tục đấu tranh trong tinh thần bất bạo động, đấu tranh bằng lời kinh tiếng hát nhẹ nhàng, êm dịu và vút cao như lời ru thưở nào mà mẹ đã hát ru đưa anh vào đời.
Ôi! Thật ý nghĩa làm sao những vần thơ của các nhà thơ Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi và Hoàng Cầm, những vần thơ mà các vị ấy đã viết ra từ thời kháng chiến, khi đất nước đang sống trong cảnh nô lệ, khói lửa đao binh, nhưng sao những vần thơ ấy lại hồi sinh một cách sống động giữa lòng thủ đô Hà Nội hôm nay.
Kính thưa các Đồng Chí Cựu Chiến Binh quý mến!
Xin các Đồng Chí thinh lặng vài phút để gẫm suy, để nhìn lại những giá trị cao đẹp mà các Đồng Chí đã sống trong suốt thời tuổi trẻ: “Vì Nhân Dân quên mình, vì Nhân dân hy sinh” , lý tưởng cao đẹp này có còn đọng lại chút nào trong lòng các Đồng Chí hay không?
Kính chào các Đồng Chí.
(Một Cựu Chiến Binh)
Kính gởi các anh em Cựu Chiến Binh tham gia vào cuộc đàn áp tại Tòa Khâm Sứ - Hà Nội ngày 25/9/2008 vừa qua.
Kính thưa anh em Cựu Chiến Binh!
Lời đầu tiên tôi xin gởi lời chúc sức khỏe đến tất cả anh em, và xin phép anh em cho tôi được xưng hô với các anh em bằng hai tiếng “Đồng Chí” cho thân mật nhé, vì hiện nay tôi cũng là một Cựu Chiến Binh đang sinh hoạt tại địa phương, bằng không ít là cho tôi được gọi hai tiếng thân thương đó trong lá thơ này, để chúng ta cùng cởi mở với nhau một cách chân tình hơn.
Kính thưa các Đồng Chí!
Để được gọi là Cựu Chiến Binh mỗi người chúng ta ai cũng đã phải trải qua những năm tháng tuổi trẻ của đời mình cống hiến cho sứ mạng “Bảo Vệ Tổ Quốc”, trong cuộc chiến đấu gìn giữ quê hương, để mong rằng sẽ đem lại cho Đất Nước và Nhân Dân một cuộc sống độc lập, tự do và hạnh phúc.
Trong những ngày tháng sống trong môi trường quân đội, chắc hẳn chúng ta cũng đều thuộc những bài hát truyền thống của quân đội trong đó có một bài mà mỗi khi chúng ta hát lên đã đem lại cho chúng ta một tinh thần dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh chính bản thân mình, đó là bài “Vì Nhân Dân Quên Mình” , hôm nay chúng ta cùng nhau hát lại để hâm nóng lại tinh thần đó nhé.
Vì Nhân Dân quên mình, vì Nhân Dân hy sinh.
Anh em ơi! Vì Nhân Dân quên mình.
Đoàn Vệ Quốc chúng ta ở Nhân Dân mà ra, được dân mến, được dân tin muôn phần.
Thề vì dân suốt đời, thề tranh đấu không ngừng, vì Đất Nước thân yêu mà hy sinh.
Thề diệt hết đế quốc kia, giành tự do, hòa bình.
Đoàn Vệ Quốc quên mình vì Nhân Dân.
Vâng! Kính thưa các Đồng Chí!
Chúng ta sẵn sàng ra đi hy sinh cuộc sống mình để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân, vì sự tự do và hòa bình của nhân dân mà chúng ta ra đi, như trong những vần thơ “Tây Tiến” của mình, Quang Dũng đã thổn thức:
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Ý chí quyết tâm của người lính chúng ta là hình ảnh “Mắt trừng” là dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thẳng vào tình hình của đất nước đang lâm nguy, sẵn sàng tiến thẳng ra biên giới, nhưng tâm hồn của những người lính luôn hướng lòng về Hà Nội, nơi đó có những người thân yêu đang gởi trọn niềm tin vào các anh, những người thân yêu đó là những người cha, người mẹ, người anh, người chị, người em và trong những người thân yêu đó chắc hẳn phải có hình dáng của một người thiếu nữ Hà Nội mà anh đã từng ấp ủ yêu thương mà hằng đêm anh vẫn thường mơ về dáng kiều thân yêu đó.
Vâng! Vì hạnh phúc, vì tự do của những người thân yêu mà các anh can đảm ra đi, chấp nhận mọi tình huống cho dầu:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Cũng như Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ trong vần thơ “Đất Nước”:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Lòng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Các anh em là những chàng trai Hà Nội đã ra đi và đã nung nấu trong lòng một ý chí, một quyết tâm chiến đấu và mục đích của cuộc chiến đấu đó là gì?
Nếu không phải là để cho cánh đồng quê hương được thơm ngát mùi hương lúa mới, để cho ánh nắng chiều hoàng hôn êm dịu chiếu rọi trên khắp nẻo đường, để mọi người được đón nhận niềm hạnh phúc ngọt ngào trong một bầu khí của trời mới, đất mới và đặc biệt là để cho các đôi bạn trẻ được đón nhận tình yêu trên một đất nước thanh bình và tự do, trong đó có một tình yêu nhỏ bé của riêng các anh.
Vâng! Thưa các anh em Cựu Chiến Binh quý mến!
Chỉ vì không chấp nhận cảnh bất công, cảnh cướp bóc của giặc ngoại xâm đang ngày đêm dày xéo quê hương, chúng ta đã ra đi để giành lại cho nhân dân sự tự do và hạnh phúc, nhưng cuộc chiến nào cũng phải trải qua những đau thương, mất mát, và trong đồng đội của chúng ta có những người đã phải nằm lại một nơi nào đó trên chiến trường, mà chúng ta đã từng gặp thấy trên các bước đường hành quân “rải rác biên cương mồ viễn xứ” và có khi ngay chính lúc đang hành quân có người đã lặng lẽ “gục trên súng mũ bỏ quên đời” các đồng chí đó đã gởi lại thân xác mình ở một nơi nào đó giữa lòng đất mẹ.
Còn chúng ta, được may mắn trở về với gia đình, với những người thân yêu, có người còn lành lặn, nhưng cũng có người đã gởi lại một phần thân thể của mình ở một nơi nào đó trên quê hương (như các đồng chí chẳng hạn), trở về với gia đình chúng ta lại hội nhập vào đời sống xã hội tùy theo điều kiện, hoàn cảnh sống của mỗi người, chúng ta chấp nhận sự thiệt thòi khi tuổi trẻ của chúng ta đã qua đi, chúng ta an lòng khi nhìn thấy cuộc sống của đồng bào, của nhân dân trên khắp đất nước được an vui, hạnh phúc.
Còn chúng ta, những người Cựu Chiến Binh, chúng ta đã không đòi hỏi gì cho chính chúng ta…
Nhưng hôm nay, ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội này đã có cảnh “Dây thép gai đâm nát trời chiều” để rồi “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội – Những phố dài xao xác hơi may” những điều mà nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận khi nhân dân ta đang sống trong cảnh nô lệ mà hôm nay đang được tái diễn sống động ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội yêu dấu này.
Các Đồng Chí có thấy và tin rằng:
- Những cảnh cướp bóc trắng trợn đang xảy ra giữa lòng Hà Nội hôm nay không?
- Những hình ảnh của người người cha, người mẹ, người anh, người chị, người em Hà Nội đã bị tấn công bằng dùi cui, bị chà đạp bằng giày đinh khi đòi công lý không?
- Những người em nhỏ Hà Nội bị xịt hơi cay khi đang cầu nguyện không?
- Những bà mẹ già Hà Nội yếu đuối bước thấp bước cao đã bị đám côn đồ gạt chân té khi đi cầu nguyện không?
- Những ảnh tượng linh thiêng của tôn giáo đã bị bọn mất hết lương tri tạt bằng dầu nhớt trộn mắm tôm không?
- Những hình ảnh của đám côn đồ hung hãn giữa đêm la ó, đập phá, đòi chém, đòi giết những người dân lành vô tội, những bậc tu hành trước mắt các công an đang làm nhiệm vụ không?
Tất cả những điều này đang diễn ra ngay giữa trung tâm thủ đô Hà Nội được mệnh danh là 4.000 năm văn hiến.
Và cả các Đồng Chí nữa, chính các Đồng Chí cũng đã tham gia đàn áp những người dân lành Hà Nội đang cầu nguyện ôn hòa trước Tòa Giám Mục, các Đồng Chí đã la lối đập phá cổng và đòi đốt Tòa Giám Mục.
Vậy thử hỏi các Đồng Chí:
- Những người giáo dân Thái Hà nói riêng và tất cả giáo dân Hà Nội nói chung phạm tội gì, mà bị đàn áp, dã man, bất công như vậy?
- Đức TGM Ngô Quang Kiệt và các Linh mục DCCT phạm tội gì, mà đòi chém, đòi giết?
Phải chăng là Đức TGM Ngô Quang Kiệt, các Linh mục DCCT và các giáo dân Hà Nội đã phạm tội là dám mạnh mẽ nói lên những sự thật, những bất công, những hành vi mờ ám của một số cán bộ cao cấp hầu muốn chiếm đoạt hai mảnh đất tại 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng?
Vì không dám đối diện với sự thật mà các vị ấy đã dùng quyền của mình để đàn áp, bằng dui cui, roi điện, hơi cay hầu dập tắt tinh thần đấu tranh đòi công lý trong ôn hòa của những người dân lành Hà Nội.
Nghe tin hành lang không biết hư thực thế nào cho biết rằng: Những kẻ côn đồ hung hãn mặc áo xanh kia được thuê mướn 70.000đồng /1 ngày, các chị em trong hội phụ nữ thì được 100.000 đến 200.000 đồng/1 ngày, có một anh công an còn cho biết cuộc đàn áp dân lành ngày 28/8/2008 tại quận Đống Đa được thưởng 5.000.000 đồng. Còn các Đồng Chí là Cựu Chiến Binh các Đồng Chí được trả bao nhiêu … chắc có lẽ phải cao giá hơn?
Những người mà các Đồng Chí đàn áp, chửi bới, đòi giết đó là ai?
Có phải là những người cha, người mẹ, người anh, người chị, người em Hà Nội mà các Đồng Chí đã hy sinh đời mình cho họ trong những năm tháng kháng chiến không?
Các đồng Chí có biết rằng trong những người dân lành đang cầu nguyện kia cũng có cả những người là Cựu Chiến Binh như chúng ta hay không?
Tôi thật đau đớn và chua xót khi nhìn thấy cảnh những người anh em Cựu chiến Binh của tôi hôm nay lại nhẫn tâm đàn áp những người cha, người mẹ, người anh, người chị, người em Hà Nội của tôi.
Các Đồng Chí có đứng về phía chính nghĩa, có tìm hiểu sự thật, nhìn thẳng vào sự thật để đứng về phía sự thật, và bảo vệ sự thật hay không? Hay là vì một món tiền hay một lời hứa hão huyền nào đó mà các Đồng Chí đã đánh mất cả lương tri của mình?
Sau cuộc đàn áp này, các Đồng Chí được những gì? và mất những gì?
Tôi xin các Đồng Chí hãy thức tỉnh, đừng nhúng tay vào chàm, hãy bênh vực sự thật và bảo vệ sự thật để máu của những người dân lành Hà Nội không bị đổ oan uổng như đã bị đổ oan ức tại Thái Hà trong những ngày vừa qua..
Cho dù hai mảnh đất 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng có trở thành công viên gì đi chăng nữa, khi mà công lý và sự thật chưa được sáng tỏ thì cuộc đấu tranh đòi công lý của người Công Giáo Hà Nội vẫn còn tiếp tục cho dù thời gian có kéo dài bao lâu …
Tôi cũng nói cho các Đồng Chí biết rằng, người Công Giáo cũng có một bài hát mà mỗi khi cất lên làm cho tinh thần của người Công Giáo thật hăng say, can đảm, tin tưởng và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình để làm chứng cho sự thật, đó là bài “Bài Ca Ngàn Trùng”, tôi hát cho các Đồng Chí nghe nhé.
Đây bài ca ngàn trùng, đây bài ca ngàn trùng
Bài ca thắm nhuộm máu hồng
Từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu.
Không có tình yêu nào trọng đại cho bằng chết vì yêu.
Nhìn Chúa đẫm máu trên đồi cao
Từng đoàn người anh dũng tiến lên pháp trường.
Người Công giáo có một thủ lãnh tối cao, vị thủ lãnh đó chính là Đức Giêsu KiTô, luôn trung thành và sẵn sàng bước theo con đường mà vị thủ lãnh đó đã đi, đó là tiến về Giêrusalem không phải để tìm cái chết mà là để chứng minh cho tình yêu. Người Công Giáo Hà Nội nói riêng và người Công Giáo trên toàn cõi Việt Nam và ở hải ngoại nói chung ánh mắt luôn hướng thẳng về Thánh giá sẵn sàng tiến về Tòa Khâm Sứ và Thái Hà cho dầu có gặp bao nhiều cản trở và thử thách, người Công Giáo không điên rồ đi tìm cái chết vô nghĩa, nhưng sẵn sàng hy sinh mạng sống mình để làm chứng cho sự thật và công lý.
Trong những ngày qua cũng đã chứng minh cho thấy điếu đó, người Công Giáo trên khắp miền Bắc, cả miền Trung và miền Nam nữa, những người nông dân thật thà, chất phát, tâm hồn hiền hậu như gốc lúa, bờ tre cũng đã bật lên những nỗi nhục nhằn, căm phẫn …cùng nhau đứng dậy tiến về Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, dẫu biết rằng nguy hiểm, dẫu biết rằng gian lao, dẫu bị ngăn chặn từ mọi ngã đường, nhưng không gì có thể ngăn cản được tinh thần hiệp nhất, tấm lòng yêu chuộng công lý của những con người bé nhỏ nhưng lại mang một trái tim anh hùng ấy.
Máu dân lành đã đổ, hình ảnh của những người cha, người mẹ, người anh, người chị, người em Hà Nội, đã và đang bị xúc phạm và đàn áp, ai có thể cam lòng nhìn thấy những hình ảnh đó mà lòng dạ chẳng tái tê, đau xót, như Hoàng Cầm đã từng cảm nghiệm khi đứng bên kia bờ sông Đuống …khi biết làng quê mình đang sống trong vòng khổ nhục, tang thương …
Sao xót xa như rụng bàn tay.
Nghe tiếng hát lời kinh của các mẹ, các chị, các em Hà Nội cất lên mọi lúc, mọi nơi, cả trong màn đêm tĩnh mịch để đấu tranh cho sự thật, để đòi công lý đã làm quặn thắt lòng những con người còn chút lương tri.
Em ơi! Đừng hát nữa lòng anh đau
Mẹ ơi! Đừng hát nữa dạ con sầu.
Nhưng làm sao ngăn được được tiếng hát lời kinh của các mẹ, các chị, các em khi mà nỗi bất công, gian trá, đàn áp vẫn còn hiện diện trên quê hương, khi mà công lý và sự thật chưa được thật sự sáng tỏ nơi cộng đồng xã hội và nơi mỗi lòng người.
Các mẹ, các chị và các em vẫn tiếp tục đấu tranh trong tinh thần bất bạo động, đấu tranh bằng lời kinh tiếng hát nhẹ nhàng, êm dịu và vút cao như lời ru thưở nào mà mẹ đã hát ru đưa anh vào đời.
Ôi! Thật ý nghĩa làm sao những vần thơ của các nhà thơ Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi và Hoàng Cầm, những vần thơ mà các vị ấy đã viết ra từ thời kháng chiến, khi đất nước đang sống trong cảnh nô lệ, khói lửa đao binh, nhưng sao những vần thơ ấy lại hồi sinh một cách sống động giữa lòng thủ đô Hà Nội hôm nay.
Kính thưa các Đồng Chí Cựu Chiến Binh quý mến!
Xin các Đồng Chí thinh lặng vài phút để gẫm suy, để nhìn lại những giá trị cao đẹp mà các Đồng Chí đã sống trong suốt thời tuổi trẻ: “Vì Nhân Dân quên mình, vì Nhân dân hy sinh” , lý tưởng cao đẹp này có còn đọng lại chút nào trong lòng các Đồng Chí hay không?
Kính chào các Đồng Chí.
(Một Cựu Chiến Binh)
Làm ngày không đủ…
Người Thái Hà
13:02 01/10/2008
Làm ngày không đủ…
Nhân vụ hai vườn hoa được hoả tốc thi công tại Toà Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà, cắm đầu cắm cổ đến nỗi quên làm cống thoát nước, chỉ một trận mưa ngập úng toàn vườn hoa, cỏ hoa mới đươc vùi vội vã nay ngậm nước, trốc rễ và úa vàng. Công trình 42 phố Nhà Chung (Toà Khâm Sứ) phải hoãn ngày khánh thành và huy động nhân công đến… làm lại, tôi bỗng sực nhớ trước năm 1975, khi còn là học sinh, sinh viên ở Hà Nội, khi bị huy động tham gia các công trình gọi là xã hội chủ nghĩa, chúng tôi thường bị thôi thúc bởi các khẩu hiệu có vần có điệu hẳn hoi:
Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm
Làm đêm chưa êm làm thêm ngày nghỉ…
Sau năm 1975, tốt nghiệp đại học được chuyển vào công tác ở Sài Gòn, tôi giật mình khi nghe câu khẩu hiệu của chúng tôi được người Nam Bộ viết tiếp một cách rất… Nam Bộ:
Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm
Làm đêm chưa êm làm thêm ngày nghỉ
Làm thí mạng cùi
Làm đui con mắt
Làm oắt cần câu
Làm đâu hỏng đấy
Làm quấy làm lại…
Mèng đéc ơi! sao mà đã trên ba chục năm trôi qua mà vẫn còn thời như vậy?
Ông Nam Bộ ơi! tôi phục ông quá xá. chuyện gì ông cũng nhìn với con mắt dễ dàng, thoải mái, ung dung. Khẩu hiệu nào của chúng tôi cũng được các ông nam bộ hoá một cách…lạc quan:
Lao động là vinh quang
Lang thang là chết đói
Hay nói thì đi cải tạo
Hết gạo thì đi kinh tế
Bí kế lại về Sài Gòn…
Hai khu đất ở phố Nhà Chung và phố Nguyễn Lương Bằng, trong Sài Gòn này người Nam Bộ gọi là khu đất vàng, bị đặt vào tầm nhắm của các “đầy tớ” bây giờ bị giới Công Giáo lật tẩy, các đầy tớ gặm không xong, bèn chuyển qua làm vườn hoa. Hồi còn học ở Hà Nội tôi đã rành sáu câu tâm tính các “đày tớ” của chúng tôi:
Đầy tớ thì đi Volga,
Cha con ông chủ ra ga đợi tàu.
Đầy tớ thì ở nhà lầu,
Cha con ông chủ gầm cầu Long Biên.
Nhân nhắc đến phố Nhà Chung, một thời đã là nơi đặt cửa hàng dành riêng cho các quan cấp “trung” còn các quan cấp “đại” thì đã có cửa hàng ở Tôn Đản. Người Hà Nội chúng tôi chả bao giờ quên các địa chỉ đỏ này:
Tôn Đản là các vua quan
Nhà Chung là của Trung gian nịnh thần
Tiểu thương ăn chợ Đồng Xuân
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng.
Ấy chết ! không hiểu tại sao nhân cái sự kiện vườn hoa 42 phố Nhà Chung phải làm lại mà đã sống dậy trong tôi những câu ca dao một thời xa vắng. Nghĩ mà rùng mình!
Nhân vụ hai vườn hoa được hoả tốc thi công tại Toà Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà, cắm đầu cắm cổ đến nỗi quên làm cống thoát nước, chỉ một trận mưa ngập úng toàn vườn hoa, cỏ hoa mới đươc vùi vội vã nay ngậm nước, trốc rễ và úa vàng. Công trình 42 phố Nhà Chung (Toà Khâm Sứ) phải hoãn ngày khánh thành và huy động nhân công đến… làm lại, tôi bỗng sực nhớ trước năm 1975, khi còn là học sinh, sinh viên ở Hà Nội, khi bị huy động tham gia các công trình gọi là xã hội chủ nghĩa, chúng tôi thường bị thôi thúc bởi các khẩu hiệu có vần có điệu hẳn hoi:
Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm
Làm đêm chưa êm làm thêm ngày nghỉ…
Sau năm 1975, tốt nghiệp đại học được chuyển vào công tác ở Sài Gòn, tôi giật mình khi nghe câu khẩu hiệu của chúng tôi được người Nam Bộ viết tiếp một cách rất… Nam Bộ:
Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm
Làm đêm chưa êm làm thêm ngày nghỉ
Làm thí mạng cùi
Làm đui con mắt
Làm oắt cần câu
Làm đâu hỏng đấy
Làm quấy làm lại…
Mèng đéc ơi! sao mà đã trên ba chục năm trôi qua mà vẫn còn thời như vậy?
Ông Nam Bộ ơi! tôi phục ông quá xá. chuyện gì ông cũng nhìn với con mắt dễ dàng, thoải mái, ung dung. Khẩu hiệu nào của chúng tôi cũng được các ông nam bộ hoá một cách…lạc quan:
Lao động là vinh quang
Lang thang là chết đói
Hay nói thì đi cải tạo
Hết gạo thì đi kinh tế
Bí kế lại về Sài Gòn…
Hai khu đất ở phố Nhà Chung và phố Nguyễn Lương Bằng, trong Sài Gòn này người Nam Bộ gọi là khu đất vàng, bị đặt vào tầm nhắm của các “đầy tớ” bây giờ bị giới Công Giáo lật tẩy, các đầy tớ gặm không xong, bèn chuyển qua làm vườn hoa. Hồi còn học ở Hà Nội tôi đã rành sáu câu tâm tính các “đày tớ” của chúng tôi:
Đầy tớ thì đi Volga,
Cha con ông chủ ra ga đợi tàu.
Đầy tớ thì ở nhà lầu,
Cha con ông chủ gầm cầu Long Biên.
Nhân nhắc đến phố Nhà Chung, một thời đã là nơi đặt cửa hàng dành riêng cho các quan cấp “trung” còn các quan cấp “đại” thì đã có cửa hàng ở Tôn Đản. Người Hà Nội chúng tôi chả bao giờ quên các địa chỉ đỏ này:
Tôn Đản là các vua quan
Nhà Chung là của Trung gian nịnh thần
Tiểu thương ăn chợ Đồng Xuân
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng.
Ấy chết ! không hiểu tại sao nhân cái sự kiện vườn hoa 42 phố Nhà Chung phải làm lại mà đã sống dậy trong tôi những câu ca dao một thời xa vắng. Nghĩ mà rùng mình!
Đau nhất là khi không còn biết đau
Jos Trần Tiến
13:50 01/10/2008
Đau nhất là khi không còn biết đau
Chắc là sau khi đọc tiêu đề này ai cũng phải phì cười, bởi vì khi không còn biết đau nữa thì sao có thể gọi là đau nhất được, mà phải là không đau chút nào nữa mới đúng chứ? Vâng suy nghĩ như vậy cũng không sai, và xét một mặt nào đó thì nó cũng có phần đúng.
Nhưng điều này thì lại hoàn toàn đúng với xã hội Việt Nam ngày nay, một xã hội mà bất cứ ai còn thao thức cho sự phát triển của nó thì đang cảm thấy rất đau. Song một phần không nhỏ quần chúng trong xã hội và nhất là những nhà lãnh đạo lại không cảm thấy đau, không nhận ra được cái đau của đất nước. Chính trong lúc xã hội Việt Nam đang phải đau đớn quằn quại nhất, thì các nhà lãnh đạo lại ngộ nhận rằng mình đây rất khỏe và cứ thế đi khoe với thiên hạ rằng ta là “vô địch”.
Ở phương diện một con người.
Khi chúng ta mắc một chứng bệnh nào đó, hay vì một lý do nào đó mà thân thể chúng ta bị đau. Lúc đầu chúng ta còn cảm nhận được sự đau đớn, và chúng ta còn kêu than, song dần dần căn bệnh ngày càng nặng hơn và chúng ta không còn đủ sức đề kháng nữa, chúng ta không thể cảm nhận được cái đau nữa và khi đó thì người nhà chỉ còn chờ để lo “hậu sự” mà thôi.
Xã hội Việt Nam ngày nay cũng vậy thôi. Khi mà chúng ta chẳng làm được cái gì ra hồn nhưng chúng ta lại cứ lầm tưởng rằng chúng ta thành công tất cả. Xã hội này deo dắc vào đầu óc tầng lớp trẻ những suy nghĩ “ăn sẵn”, làm cho tầng lớp những người chủ tương lai của đất nước không còn chí hướng phấn đấu nữa.
Nhìn sang nước Nhật ta thấy, người Nhật ngay tứ lúc đi học họ đã dạy cho học sinh của họ biết những khó khăn của đất nước, để từ đó tầng lớp này luôn có chí hướng phải cố gắng phấn đấu để vượt qua những khó khăn ấy. Và ngày nay thì đất nước Nhật như thế nào thì mọi người đều rõ.
Còn Việt Nam chúng ta thì ngược lại, ngay từ khi đi học, học sinh của chúng ta đã được nhồi nhét nào là: “đất nước ta rừng vàng, biền bạc”. Thế thì cần gì phải làm việc nữa, cứ ngồi đấy mà ăn…. Và giờ đây đất nước chúng ta như thế nào thì ai cũng rõ.
Chúng ta cứ mãi tự lừa dối mình thì không bao giờ chúng ta phát triển được, phải biết nhìn vào sự thật đang tồn tại ngay trong chính chúng ta.
Có bệnh thì chúng ta phải chữa, để đến khi nó nặng quá cho đến lúc ta không còn biết gì nữa thì cũng là lúc chấm hết.
Chúng ta thấy thời gian vừa qua báo đài nhà nước đã tập chung mọi cố gắng của mình để công kích Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Bởi vì nhà nước đã xuyên tạc, cắt xén đi cái phần chính bài phát biểu của Ngài với UBND TP Hà Nội.
Nhà nước đã không chịu nhận ra cái đau của mình.
Đất nước cần phải có những người biết nhận ra đau cái đau của đất nước, và nhất là can đảm nói nên cái đau ấy. Đó là những người như Đức TGM Ngô Quang Kiệt.
Chúng ta phải biết chân trọng những người dám nói thẳng và nói thật như Đức TGM Ngô Quang Kiệt thì đất nước mới có thể phát triển được. Phải nhìn vào những cái ung nhọt mà xã hội đang mang, để từ đó chúng ta có cách chữa trị nó. Đừng để đến khi nó nặng quá và chúng ta không còn sức đề kháng để chống lại nó nữa.
Thiết nghĩ các nhà lãnh đạo phải biết nhìn vào sự thật tồn tại những “cái đau” của đất nước, để từ đó mình có phương hướng phát triển cho đúng.
Ước mong đất nước ngày càng có nhiều người can đảm như Đức TGM Ngô Quang Kiệt khi nhìn ra được “cái đau” trước khi không còn “biết đau”.
Chắc là sau khi đọc tiêu đề này ai cũng phải phì cười, bởi vì khi không còn biết đau nữa thì sao có thể gọi là đau nhất được, mà phải là không đau chút nào nữa mới đúng chứ? Vâng suy nghĩ như vậy cũng không sai, và xét một mặt nào đó thì nó cũng có phần đúng.
Nhưng điều này thì lại hoàn toàn đúng với xã hội Việt Nam ngày nay, một xã hội mà bất cứ ai còn thao thức cho sự phát triển của nó thì đang cảm thấy rất đau. Song một phần không nhỏ quần chúng trong xã hội và nhất là những nhà lãnh đạo lại không cảm thấy đau, không nhận ra được cái đau của đất nước. Chính trong lúc xã hội Việt Nam đang phải đau đớn quằn quại nhất, thì các nhà lãnh đạo lại ngộ nhận rằng mình đây rất khỏe và cứ thế đi khoe với thiên hạ rằng ta là “vô địch”.
Ở phương diện một con người.
Khi chúng ta mắc một chứng bệnh nào đó, hay vì một lý do nào đó mà thân thể chúng ta bị đau. Lúc đầu chúng ta còn cảm nhận được sự đau đớn, và chúng ta còn kêu than, song dần dần căn bệnh ngày càng nặng hơn và chúng ta không còn đủ sức đề kháng nữa, chúng ta không thể cảm nhận được cái đau nữa và khi đó thì người nhà chỉ còn chờ để lo “hậu sự” mà thôi.
Xã hội Việt Nam ngày nay cũng vậy thôi. Khi mà chúng ta chẳng làm được cái gì ra hồn nhưng chúng ta lại cứ lầm tưởng rằng chúng ta thành công tất cả. Xã hội này deo dắc vào đầu óc tầng lớp trẻ những suy nghĩ “ăn sẵn”, làm cho tầng lớp những người chủ tương lai của đất nước không còn chí hướng phấn đấu nữa.
Nhìn sang nước Nhật ta thấy, người Nhật ngay tứ lúc đi học họ đã dạy cho học sinh của họ biết những khó khăn của đất nước, để từ đó tầng lớp này luôn có chí hướng phải cố gắng phấn đấu để vượt qua những khó khăn ấy. Và ngày nay thì đất nước Nhật như thế nào thì mọi người đều rõ.
Còn Việt Nam chúng ta thì ngược lại, ngay từ khi đi học, học sinh của chúng ta đã được nhồi nhét nào là: “đất nước ta rừng vàng, biền bạc”. Thế thì cần gì phải làm việc nữa, cứ ngồi đấy mà ăn…. Và giờ đây đất nước chúng ta như thế nào thì ai cũng rõ.
Chúng ta cứ mãi tự lừa dối mình thì không bao giờ chúng ta phát triển được, phải biết nhìn vào sự thật đang tồn tại ngay trong chính chúng ta.
Có bệnh thì chúng ta phải chữa, để đến khi nó nặng quá cho đến lúc ta không còn biết gì nữa thì cũng là lúc chấm hết.
Chúng ta thấy thời gian vừa qua báo đài nhà nước đã tập chung mọi cố gắng của mình để công kích Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Bởi vì nhà nước đã xuyên tạc, cắt xén đi cái phần chính bài phát biểu của Ngài với UBND TP Hà Nội.
Nhà nước đã không chịu nhận ra cái đau của mình.
Đất nước cần phải có những người biết nhận ra đau cái đau của đất nước, và nhất là can đảm nói nên cái đau ấy. Đó là những người như Đức TGM Ngô Quang Kiệt.
Chúng ta phải biết chân trọng những người dám nói thẳng và nói thật như Đức TGM Ngô Quang Kiệt thì đất nước mới có thể phát triển được. Phải nhìn vào những cái ung nhọt mà xã hội đang mang, để từ đó chúng ta có cách chữa trị nó. Đừng để đến khi nó nặng quá và chúng ta không còn sức đề kháng để chống lại nó nữa.
Thiết nghĩ các nhà lãnh đạo phải biết nhìn vào sự thật tồn tại những “cái đau” của đất nước, để từ đó mình có phương hướng phát triển cho đúng.
Ước mong đất nước ngày càng có nhiều người can đảm như Đức TGM Ngô Quang Kiệt khi nhìn ra được “cái đau” trước khi không còn “biết đau”.
Được kêu mời để làm ''nhân chứng''
Minh Ân
13:54 01/10/2008
ĐƯỢC KÊU MỜI ĐỂ LÀM NHÂN CHỨNG
Xin ghi lại một phần nào nội dung cuộc nói chuyện giữa một nhóm bạn trẻ với một linh mục về sự kiện Thái Hà và Tòa Khâm Sứ như là để chia sẻ với bạn đọc một trong những cách nhìn và phản ứng khác nhau trước biến cố này.
Thưa cha, chắc lâu nay cha cũng theo dõi những sự kiện đang xảy ra ở Thái Hà –Tòa Khâm Sứ. Chúng con nhiều người cũng băn khoăn, không rõ thực hư thế nào. Cha có thể chia sẻ với chúng con một vài cảm nghĩ?
- Tôi cũng như anh em ở xa và thông tin trên báo đài thì khác, trên mạng thì khác. Tôi nghĩ các thắc mắc của bà con chúng ta đã được giải đáp đầy đủ qua bài quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mà chúng tôi vừa chuyển đến anh chị em. Riêng tôi, tôi xin có vài ý muốn chia sẻ. Có người khép tội là làm loạn, theo nghĩa “làm mất trật tự công cộng ở số nhà 178 Nguyễn Lương Bằng,... .” để khởi tố. Chuyện ‘lỗi phải’ là chuyện dài và rắc rối, xin nhường cho những chuyên gia về pháp luật. Thật sự, khi theo dõi diễn biến sự việc, càng ngày tôi càng thấy hình thành nên chứng từ của một tập thể. Trong nhà thờ chúng ta rao giảng nhiều về bổn phận phải làm chứng cho Tin Mừng, làm chứng nhân cho Chúa, nay có dịp, giáo sĩ, giáo dân trong nước ngoài nước cùng làm chứng chung với nhau trước một sự kiện.
Xin cha có thể nói rõ hơn về việc ‘làm chứng’này...
‘Làm chứng’ (martyria), cùng với các yếu tố khác như phục vụ (diakonia), và rao giảng (keryma), ... là những yếu tố không thể thiếu trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội. Nếu GH không làm chứng cho Chúa Kitô và những giá trị của Tin Mừng, Giáo Hội không còn là giáo hội nữa, Giáo Hội đã trở thành như men muối đã lạt, như đèn không còn tỏa sáng. Giáo Hội Việt Nam ngay từ đầu đã có hàng trăm ngàn chứng nhân trên khắp ba miền. Giáo xứ Thái Hà và cộng đồng Dân Chúa xa gần đang hướng về cùng cầu nguyện, âm thầm hi sinh, thăm viếng, im lặng, lên tiếng, khiếu nại, tổ chức đời sống cộng đòan, tập trung, bày tỏ hiệp thông, động viên, trưng dẫn pháp luật...tất cả đang làm nên một cộng đòan Giáo hội Chứng Nhân của Chúa Kitô thật là sống động. Tôi luôn hiệp nhất với mọi người ở đó trong tinh thần làm chứng đó.
Cha nhìn sự kiện như vậy, nhưng nhiều người thấy giáo dân tập trung trước đây ở Tòa Khâm Sứ, rồi bây giờ ở Thái Hà để cầu nguyện, xem ra có vẻ lạm dụng việc cầu nguyện, hay là cầu nguyện không đúng nơi, đúng lúc, gây gai chướng cho người ngoài hay các tín đồ trong các tôn giáo khác?
- Đúng ra nên nói thế này: nhà thờ là nơi tốt đẹp nhất để cử hành việc thờ phượng Thiên Chúa của Hội Thánh. Nhưng có thể cầu nguyện luôn, cầu nguyện mọi lúc, mọi nơi. Tập trung ở chỗ nào đó để cầu nguyện là việc bình thường. Riêng việc cầu nguyện ở Tòa Khâm Sứ hay ở Thái Hà làm tôi liên tưởng đến việc xưa cũng như nay các tín hữu đã đến tại các chặng trên đường khổ nạn của Chúa ở Giêrusalem để suy ngắm và cầu nguyện. Và đấy là gốc tích việc ngắm đàng Thánh Giá trong Giáo Hội ngày nay. Chúng ta nhìn Chúa hoài trên bàn thờ trong Nhà Chầu, rước Chúa vào lòng hay nghe Lời Chúa trong Thánh Kinh. Giờ đến lúc chúng ta ngắm nhìn Ngài trong thực tế, trong những nỗi đau của con người, những người nghèo, những người yếu thế, những người thấp cổ bé miệng, bị gạt ra bên lề xã hội. Có những khóa học hay cuộc hội họp về truyền giáo hay mục vụ, trước khi đi vào hội nghị chính thức, các tham dự viên đi tới những vùng nghèo khổ, ô nhiễm, đói rách để chứng kiến tận mắt nỗi đau của con người để nhắc họ đừng quá lí tưởng, đừng trốn chạy thực tế nhưng biết đau xót, biết cảm thông để cùng nhau tìm cách chia sẻ, đồng hành với những người đau khổ. Khi mời gọi giáo dân đến - và chính mình cũng đến - để cầu nguyện ở Tòa Khâm Sứ hay ở đền Mẹ ở Thái Hà, các vị chủ chăn kêu mời mọi người chúng ta cúi xuống trên một nỗi đau có thật của một cộng đòan. Một ‘nạn nhân’ ‘bị cướp đánh dở sống dở chết’ đang nằm bên vệ đường ở Tòa Khâm Sứ, ở Thái Hà. Lời kêu mời này trước khi gởi tới với ai đó bên ngoài đã nhắm đến chính những các thành phần Dân Chúa bên trong Giáo Hội. Các xứ đạo chúng ta vốn bị phê phán là quá chuộng lối giữ đạo theo lễ bái, hội hè, đình đám, tập trung nơi cơ chế, những vấn đề cục bộ, nhưng thiếu phần dấn thân cho công bằng xã hội. Trong truyền giáo chúng ta nói nhiều về phục vụ (diakonia) mà thiếu làm chứng (martyria). Thì đây là cơ hội tốt để thức tỉnh tinh thần tông đồ trong việc dấn thân cho công bằng xã hội và làm một cái gì cụ thể. Anh có công nhận rằng Tòa Khâm Sứ và Thái Hà là một nỗi đau không?
Thưa cha, đúng là một nhức nhối chung của tòan xã hội, nhất là của những ai tâm huyết muốn xây dựng một xã hội Việt Nam với truyền thống tôn trọng nhân nghĩa...
Và không phải ở Tòa Khâm Sứ hay Thái Hà mà còn biết bao nhiêu nơi khác ở Việt Nam và trên thế giới. Chúa Kitô hôm nay còn đang chịu đóng đinh ở nơi nào mà con người đang bị đóng đinh, đang bị bị áp bức bất công, có nhân phẫm không được tôn trọng, có đất bị chiếm dụng vô cớ, có suối, sông, có không khí bị bị làm ô nhiễm không uống được, không hít thở được. Phải dừng lại chiêm ngắm một điểm rõ rệt cụ thể để đừng quên những thực tế phũ phàng về một nhân loại tiến bộ về khoa học kỹ thuật nhưng thụt lùi lại về những giá trị đạo đức. Người Kitô tỉnh thức không để những áp phích quảng cáo màu mè hay những thành tích ảo làm mờ mắt mình. Khi kêu gọi dừng lại ở những chỗ nhức nhối như thế, Giáo Hội muốn nói lên rằng: GH đồng cảm với người nghèo, chia sẻ thân phận của họ theo gương con đường nhập thể của Chúa Giêsu. ‘Con đường của con người là con đường của Hội Thánh.’ Đức Gioan Phaolô II đã nói như thế. Nếu việc chiêm ngắm Chúa chịu khổ nạn dẫn ta tới thâm hiểu mầu nhiệm Thập Giá Chúa Kitô và lòng sám hối cũng thì đây cũng thế, ai cũng phải thấy mình liên lệ trước nỗi thống khổ của tha nhân và được kêu mời phải sám hối ăn năn.
Thưa cha, nếu thế thì sự việc ‘làm chứng’ chỉ là việc đạo đức cá nhân và không tác dụng xã hội bao nhiêu?
- Lịch sử nào cũng đan xen những ‘bóng tối’ và ‘ánh sáng,’ xã hội nào cũng đầy dẫy những chuỗi thiện - ác. Khi Kitô hữu làm chứng, họ không chống lại cơ cấu xã hội hợp pháp, nhưng chống lại những biểu hiện tội lỗi, những cái thối nát bên trong những cơ cấu đó. Họ không nhân danh Giáo Hội để làm chính trị theo nghĩa chiếm lấy quyền hành chính trị, nhưng họ có bổn phận làm cho quyền hành đó thấm nhuần những giá trị của Tin Mừng. Anh nghĩ sao: nếu ai cũng lên tiếng về tham nhũng, giáo dục lạc hậu, ô nhiễm môi trường, mãi dâm, phá thai, xì ke ma túy, HIV,... mà cả giáo sĩ lẫn giáo dân của ta đều bình chân như vại? Ở đây ‘Thái Hà’ ‘Tòa Khâm Sứ’ đòi hỏi một yếu tố làm nền tảng của xã hội dân sự là ‘công lý và sự thât;’ ‘công lý và sự thật càng được tôn trọng, xã hội càng vững mạnh. Tôi nghĩ đây là động lực của lòng yêu nước tiềm ẩn đã qui tụ ý chí mọi người xa gần. Chính vì thế mà khi các thứ báo đài loan tin bịa đặt, hay các viên chức liên hệ hành xử bất chấp pháp luật hay không trúng chức năng của mình thì lại càng làm cho giáo sĩ, giáo dân khắp nơi càng thấy việc mình làm chứng là chính đáng và càng đoàn kết với nhau hơn; khắp nơi người ta đang lắng nghe và đang thấy rõ những gì mà những giáo dân không súng ống, không cơ quan truyền thông muốn làm chứng cho họ. Anh nói không có tác dụng gì, tôi không nghĩ như thế. Khi ai đó làm một chút gì đó cho công lý, cho sự thật thì một hạt giống Tin Mừng đã gieo xuống và chờ ngày Thánh Thần cho nẩy mầm lên...
Có báo đài nói những chuyện không đúng về sự kiện Thái Hà Tòa Khâm sứ hay là coi đó là quấy rối an ninh trật tự công cộng, cha nghĩ sao?
- Chúng ta biết lễ bái, giáo điều, tín ngưỡng, phép lạ,... trong các tôn giáo là bồn nhiên liệu cho hoạt động cá nhân và tập thể và là thứ làm mồi rất tốt cho ngọn lửa căng thẳng, mâu thuẫn và bạo lực với các nhóm khác bên ngoài. Tại Thái Hà hay 42 Nhà Chung, cho đến lúc này: các vị chủ chăn và giáo dân Thái Hà đã rất kiềm chế, rất bình tỉnh khi từng bước trình bày các ý kiến và thái độ của mình. Riêng với các phương tiện truyền thông, tôi thấy ‘Thái Hà’ ‘Tòa Khâm Sứ’ là cơ hội tốt để họ đổi mới nếu họ muốn là tiếng nói trung thực của Đảng, của Nhà Nước, đóng góp cho công cuộc đổi mới và phát triển vũng bền của đất nước. Cần chấm dứt ngay những lối đưa tin bịa đặt, đánh lạc hướng dư luận không còn thích hợp trong thời buổi thông tin mạng bùng nổ. Không chừng những báo đài này mới là những tác nhân đang làm loạn bởi vì họ gây hoang mang chia rẻ, làm cho dư luận không rõ thực hư thế nào. Thách đố cho giới truyền thông là dám vào cuộc với tất cả lương tâm và trách nhiệm thông tin đầy đủ và chính xác về sự kiện. Sự việc sẽ chuyển biến theo hướng tích cực cho cả đôi bên nếu các kênh truyền thông của chúng ta dám làm sáng tỏ vụ việc trước dư luận trong nước và trên thế giới.
Nhưng xin thưa cha, đâu phải ai cũng có cái nhìn tích cực như vậy...
- Đúng vậy, nhất là đối với những người thấy mình bị mất quyền lợi hay những ai muốn tận dụng thời cơ này để lèo lái dư luận hay đường lối chính trị theo hướng có lợi cho mình hay phe nhóm mình. Đảng và Nhà Nước và chính chúng ta cần tỉnh thức để cân nhắc chọn lựa ai là người nên tin nên dùng. Họ quen thói gian dối với người ngoài thì họ cũng sẽ gian dối, phản bội Đảng và Nhà Nước thôi. Nếu ‘Thái Hà’ là cơ hội để GH làm chứng thì đồng thời là cơ hội để mọi người yêu nước thương nòi cùng nhau làm vững mạnh, làm trong sạch các cơ chế xã hội, không phải bằng cách lạm dụng sức mạnh quân sự hay truyền thông nhưng bằng tôn trọng công lý và sự thật, biết khách quan rà xét, chỉnh sửa lại các khung luật pháp, các cách hiểu và áp dụng luật, cũng như xử lý nghiêm minh các cá nhân tập thể làm sai luật. Việc này là chuyện nên và phải làm biết bao nhiêu luật lệ, thủ tục hành chính, chương trình giáo dục, tài chính trong xã hội chúng ta đang được cải cách để hướng tới một đất nước Việt Nam thái bình, ổn định trong đó nhu cầu vật chất tinh thần của người dân được quan tâm đúng mức. Tôi mong thế hệ các bạn được sống trong một đất nước như thế. Chúng ta hãy hiệp thông với các lời kinh đã và đang vang lên từ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ để cầu nguyện cho cho ngày mai tươi sáng đó.
Con xin chân thành cám ơn cha.
Xin ghi lại một phần nào nội dung cuộc nói chuyện giữa một nhóm bạn trẻ với một linh mục về sự kiện Thái Hà và Tòa Khâm Sứ như là để chia sẻ với bạn đọc một trong những cách nhìn và phản ứng khác nhau trước biến cố này.
Thưa cha, chắc lâu nay cha cũng theo dõi những sự kiện đang xảy ra ở Thái Hà –Tòa Khâm Sứ. Chúng con nhiều người cũng băn khoăn, không rõ thực hư thế nào. Cha có thể chia sẻ với chúng con một vài cảm nghĩ?
- Tôi cũng như anh em ở xa và thông tin trên báo đài thì khác, trên mạng thì khác. Tôi nghĩ các thắc mắc của bà con chúng ta đã được giải đáp đầy đủ qua bài quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mà chúng tôi vừa chuyển đến anh chị em. Riêng tôi, tôi xin có vài ý muốn chia sẻ. Có người khép tội là làm loạn, theo nghĩa “làm mất trật tự công cộng ở số nhà 178 Nguyễn Lương Bằng,... .” để khởi tố. Chuyện ‘lỗi phải’ là chuyện dài và rắc rối, xin nhường cho những chuyên gia về pháp luật. Thật sự, khi theo dõi diễn biến sự việc, càng ngày tôi càng thấy hình thành nên chứng từ của một tập thể. Trong nhà thờ chúng ta rao giảng nhiều về bổn phận phải làm chứng cho Tin Mừng, làm chứng nhân cho Chúa, nay có dịp, giáo sĩ, giáo dân trong nước ngoài nước cùng làm chứng chung với nhau trước một sự kiện.
Xin cha có thể nói rõ hơn về việc ‘làm chứng’này...
‘Làm chứng’ (martyria), cùng với các yếu tố khác như phục vụ (diakonia), và rao giảng (keryma), ... là những yếu tố không thể thiếu trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội. Nếu GH không làm chứng cho Chúa Kitô và những giá trị của Tin Mừng, Giáo Hội không còn là giáo hội nữa, Giáo Hội đã trở thành như men muối đã lạt, như đèn không còn tỏa sáng. Giáo Hội Việt Nam ngay từ đầu đã có hàng trăm ngàn chứng nhân trên khắp ba miền. Giáo xứ Thái Hà và cộng đồng Dân Chúa xa gần đang hướng về cùng cầu nguyện, âm thầm hi sinh, thăm viếng, im lặng, lên tiếng, khiếu nại, tổ chức đời sống cộng đòan, tập trung, bày tỏ hiệp thông, động viên, trưng dẫn pháp luật...tất cả đang làm nên một cộng đòan Giáo hội Chứng Nhân của Chúa Kitô thật là sống động. Tôi luôn hiệp nhất với mọi người ở đó trong tinh thần làm chứng đó.
Cha nhìn sự kiện như vậy, nhưng nhiều người thấy giáo dân tập trung trước đây ở Tòa Khâm Sứ, rồi bây giờ ở Thái Hà để cầu nguyện, xem ra có vẻ lạm dụng việc cầu nguyện, hay là cầu nguyện không đúng nơi, đúng lúc, gây gai chướng cho người ngoài hay các tín đồ trong các tôn giáo khác?
- Đúng ra nên nói thế này: nhà thờ là nơi tốt đẹp nhất để cử hành việc thờ phượng Thiên Chúa của Hội Thánh. Nhưng có thể cầu nguyện luôn, cầu nguyện mọi lúc, mọi nơi. Tập trung ở chỗ nào đó để cầu nguyện là việc bình thường. Riêng việc cầu nguyện ở Tòa Khâm Sứ hay ở Thái Hà làm tôi liên tưởng đến việc xưa cũng như nay các tín hữu đã đến tại các chặng trên đường khổ nạn của Chúa ở Giêrusalem để suy ngắm và cầu nguyện. Và đấy là gốc tích việc ngắm đàng Thánh Giá trong Giáo Hội ngày nay. Chúng ta nhìn Chúa hoài trên bàn thờ trong Nhà Chầu, rước Chúa vào lòng hay nghe Lời Chúa trong Thánh Kinh. Giờ đến lúc chúng ta ngắm nhìn Ngài trong thực tế, trong những nỗi đau của con người, những người nghèo, những người yếu thế, những người thấp cổ bé miệng, bị gạt ra bên lề xã hội. Có những khóa học hay cuộc hội họp về truyền giáo hay mục vụ, trước khi đi vào hội nghị chính thức, các tham dự viên đi tới những vùng nghèo khổ, ô nhiễm, đói rách để chứng kiến tận mắt nỗi đau của con người để nhắc họ đừng quá lí tưởng, đừng trốn chạy thực tế nhưng biết đau xót, biết cảm thông để cùng nhau tìm cách chia sẻ, đồng hành với những người đau khổ. Khi mời gọi giáo dân đến - và chính mình cũng đến - để cầu nguyện ở Tòa Khâm Sứ hay ở đền Mẹ ở Thái Hà, các vị chủ chăn kêu mời mọi người chúng ta cúi xuống trên một nỗi đau có thật của một cộng đòan. Một ‘nạn nhân’ ‘bị cướp đánh dở sống dở chết’ đang nằm bên vệ đường ở Tòa Khâm Sứ, ở Thái Hà. Lời kêu mời này trước khi gởi tới với ai đó bên ngoài đã nhắm đến chính những các thành phần Dân Chúa bên trong Giáo Hội. Các xứ đạo chúng ta vốn bị phê phán là quá chuộng lối giữ đạo theo lễ bái, hội hè, đình đám, tập trung nơi cơ chế, những vấn đề cục bộ, nhưng thiếu phần dấn thân cho công bằng xã hội. Trong truyền giáo chúng ta nói nhiều về phục vụ (diakonia) mà thiếu làm chứng (martyria). Thì đây là cơ hội tốt để thức tỉnh tinh thần tông đồ trong việc dấn thân cho công bằng xã hội và làm một cái gì cụ thể. Anh có công nhận rằng Tòa Khâm Sứ và Thái Hà là một nỗi đau không?
Thưa cha, đúng là một nhức nhối chung của tòan xã hội, nhất là của những ai tâm huyết muốn xây dựng một xã hội Việt Nam với truyền thống tôn trọng nhân nghĩa...
Và không phải ở Tòa Khâm Sứ hay Thái Hà mà còn biết bao nhiêu nơi khác ở Việt Nam và trên thế giới. Chúa Kitô hôm nay còn đang chịu đóng đinh ở nơi nào mà con người đang bị đóng đinh, đang bị bị áp bức bất công, có nhân phẫm không được tôn trọng, có đất bị chiếm dụng vô cớ, có suối, sông, có không khí bị bị làm ô nhiễm không uống được, không hít thở được. Phải dừng lại chiêm ngắm một điểm rõ rệt cụ thể để đừng quên những thực tế phũ phàng về một nhân loại tiến bộ về khoa học kỹ thuật nhưng thụt lùi lại về những giá trị đạo đức. Người Kitô tỉnh thức không để những áp phích quảng cáo màu mè hay những thành tích ảo làm mờ mắt mình. Khi kêu gọi dừng lại ở những chỗ nhức nhối như thế, Giáo Hội muốn nói lên rằng: GH đồng cảm với người nghèo, chia sẻ thân phận của họ theo gương con đường nhập thể của Chúa Giêsu. ‘Con đường của con người là con đường của Hội Thánh.’ Đức Gioan Phaolô II đã nói như thế. Nếu việc chiêm ngắm Chúa chịu khổ nạn dẫn ta tới thâm hiểu mầu nhiệm Thập Giá Chúa Kitô và lòng sám hối cũng thì đây cũng thế, ai cũng phải thấy mình liên lệ trước nỗi thống khổ của tha nhân và được kêu mời phải sám hối ăn năn.
Thưa cha, nếu thế thì sự việc ‘làm chứng’ chỉ là việc đạo đức cá nhân và không tác dụng xã hội bao nhiêu?
- Lịch sử nào cũng đan xen những ‘bóng tối’ và ‘ánh sáng,’ xã hội nào cũng đầy dẫy những chuỗi thiện - ác. Khi Kitô hữu làm chứng, họ không chống lại cơ cấu xã hội hợp pháp, nhưng chống lại những biểu hiện tội lỗi, những cái thối nát bên trong những cơ cấu đó. Họ không nhân danh Giáo Hội để làm chính trị theo nghĩa chiếm lấy quyền hành chính trị, nhưng họ có bổn phận làm cho quyền hành đó thấm nhuần những giá trị của Tin Mừng. Anh nghĩ sao: nếu ai cũng lên tiếng về tham nhũng, giáo dục lạc hậu, ô nhiễm môi trường, mãi dâm, phá thai, xì ke ma túy, HIV,... mà cả giáo sĩ lẫn giáo dân của ta đều bình chân như vại? Ở đây ‘Thái Hà’ ‘Tòa Khâm Sứ’ đòi hỏi một yếu tố làm nền tảng của xã hội dân sự là ‘công lý và sự thât;’ ‘công lý và sự thật càng được tôn trọng, xã hội càng vững mạnh. Tôi nghĩ đây là động lực của lòng yêu nước tiềm ẩn đã qui tụ ý chí mọi người xa gần. Chính vì thế mà khi các thứ báo đài loan tin bịa đặt, hay các viên chức liên hệ hành xử bất chấp pháp luật hay không trúng chức năng của mình thì lại càng làm cho giáo sĩ, giáo dân khắp nơi càng thấy việc mình làm chứng là chính đáng và càng đoàn kết với nhau hơn; khắp nơi người ta đang lắng nghe và đang thấy rõ những gì mà những giáo dân không súng ống, không cơ quan truyền thông muốn làm chứng cho họ. Anh nói không có tác dụng gì, tôi không nghĩ như thế. Khi ai đó làm một chút gì đó cho công lý, cho sự thật thì một hạt giống Tin Mừng đã gieo xuống và chờ ngày Thánh Thần cho nẩy mầm lên...
Có báo đài nói những chuyện không đúng về sự kiện Thái Hà Tòa Khâm sứ hay là coi đó là quấy rối an ninh trật tự công cộng, cha nghĩ sao?
- Chúng ta biết lễ bái, giáo điều, tín ngưỡng, phép lạ,... trong các tôn giáo là bồn nhiên liệu cho hoạt động cá nhân và tập thể và là thứ làm mồi rất tốt cho ngọn lửa căng thẳng, mâu thuẫn và bạo lực với các nhóm khác bên ngoài. Tại Thái Hà hay 42 Nhà Chung, cho đến lúc này: các vị chủ chăn và giáo dân Thái Hà đã rất kiềm chế, rất bình tỉnh khi từng bước trình bày các ý kiến và thái độ của mình. Riêng với các phương tiện truyền thông, tôi thấy ‘Thái Hà’ ‘Tòa Khâm Sứ’ là cơ hội tốt để họ đổi mới nếu họ muốn là tiếng nói trung thực của Đảng, của Nhà Nước, đóng góp cho công cuộc đổi mới và phát triển vũng bền của đất nước. Cần chấm dứt ngay những lối đưa tin bịa đặt, đánh lạc hướng dư luận không còn thích hợp trong thời buổi thông tin mạng bùng nổ. Không chừng những báo đài này mới là những tác nhân đang làm loạn bởi vì họ gây hoang mang chia rẻ, làm cho dư luận không rõ thực hư thế nào. Thách đố cho giới truyền thông là dám vào cuộc với tất cả lương tâm và trách nhiệm thông tin đầy đủ và chính xác về sự kiện. Sự việc sẽ chuyển biến theo hướng tích cực cho cả đôi bên nếu các kênh truyền thông của chúng ta dám làm sáng tỏ vụ việc trước dư luận trong nước và trên thế giới.
Nhưng xin thưa cha, đâu phải ai cũng có cái nhìn tích cực như vậy...
- Đúng vậy, nhất là đối với những người thấy mình bị mất quyền lợi hay những ai muốn tận dụng thời cơ này để lèo lái dư luận hay đường lối chính trị theo hướng có lợi cho mình hay phe nhóm mình. Đảng và Nhà Nước và chính chúng ta cần tỉnh thức để cân nhắc chọn lựa ai là người nên tin nên dùng. Họ quen thói gian dối với người ngoài thì họ cũng sẽ gian dối, phản bội Đảng và Nhà Nước thôi. Nếu ‘Thái Hà’ là cơ hội để GH làm chứng thì đồng thời là cơ hội để mọi người yêu nước thương nòi cùng nhau làm vững mạnh, làm trong sạch các cơ chế xã hội, không phải bằng cách lạm dụng sức mạnh quân sự hay truyền thông nhưng bằng tôn trọng công lý và sự thật, biết khách quan rà xét, chỉnh sửa lại các khung luật pháp, các cách hiểu và áp dụng luật, cũng như xử lý nghiêm minh các cá nhân tập thể làm sai luật. Việc này là chuyện nên và phải làm biết bao nhiêu luật lệ, thủ tục hành chính, chương trình giáo dục, tài chính trong xã hội chúng ta đang được cải cách để hướng tới một đất nước Việt Nam thái bình, ổn định trong đó nhu cầu vật chất tinh thần của người dân được quan tâm đúng mức. Tôi mong thế hệ các bạn được sống trong một đất nước như thế. Chúng ta hãy hiệp thông với các lời kinh đã và đang vang lên từ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ để cầu nguyện cho cho ngày mai tươi sáng đó.
Con xin chân thành cám ơn cha.
Lời nói không đi đôi với việc làm
Sơn Ca
14:05 01/10/2008
Lời nói không đi đôi với việc làm
Trong Tin Mừng Nhất Lãm, Chúa Giêsu đã chỉ thẳng mặt những kẻ có chức quyền mà bảo rằng: “các ông tưởng các ông ngon lành, các ông chỉ là đồ mồ mã tô vôi, ở ngòai hào nhoáng, ở trong thối hoắc”. Vâng, câu giáo huấn của Chúa đối vơi những kẻ tai to mặt bự sao mà đúng thế.
Liên tưởng đến thời cuộc ngày nay, ta sẽ nhận ra ngay lời Chúa ứng nghiệm cho đến ngàn sau.
Bề ngòai hào nhoáng
Trong cuộc họp của Hội đồng bảo an về chủ đề “Hòa giải và Giải quyết tranh chấp”, ông Lê Văn Lương, đại sứ cao cấp của Việt Nam lúc nào cũng nhấn mạnh rằng: nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, mọi hoạt động hòa giải phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm nguyên tắc không ép buộc và được sự đồng ý của các bên tham gia.
Ở trong thối hoắc
Chắc cũng không cần nói lại vì mọi người đều đã rõ sự việc diễn ra như thế nào, chỉ xin nhắc sơ lại diễn biến thôi vì tất cả những điều này ai cũng biết rồi.
Sáng sớm ngày 19/09/2008, chính quyền Hà Nội đã đưa hàng trăm công an và cảnh sát, cơ động, chó ngiệp vụ, trang bi đến tận răng bao vây khu vực tòa Tổng và phố Nhà Chung, sau đó thì san bằng khu đất của tòa Khâm sứ đang thương thuyết thành 1 công trường xây dựng vô cùng hỗn độn. Vậy xin hỏi ông Đại sứ Lê Văn Lương, cái nguyên tắc mà ông nhấn mạnh đấy "tôn trọng, không ép buộc, và được sự đồng ý của các bên tham gia” đâu ? hay là các ông, những nhà lãnh đạo cao cấp của thủ đô 4.000 năm văn hiến đã biến cuộc thương thuyết thành cuộc ăn cướp, các ông đã biến thành phố Hà nội đang ở trạng thái tĩnh là hòa bình, sang 1 trạng thái động là chiến tranh, và đó là 1 cuộc chiến thực sự khi các ông với sức mạnh của nhà cầm quyền đã lôi kéo tất cả lực lượng vũ trang, truyền thông, tâm lý chiến, thanh niên du đãng, cựu chiến binh... để chống lại những người dân hiền hòa, chỉ biết lấy lời kinh, tiếng hát, và sự cầu nguyện để đòi lại mảnh đất mà nó thuộc về tổ tiên mình Và tôi đang tự hỏi các ông đã đưa ra tôn chỉ gì cho cuộc chiến này, bảo vệ ĐẤT nứơc ư? Ừ thì cũng là ĐẤT nhưng là đất ăn cướp, mà đã là ăn cướp thì làm sao có chính nghĩa được và với 1 cuộc chiến phi nghĩa như vậy thì phải dùng trò bẩn, trò đểu cùng tất cả mọi thủ đọan hèn hạ khác như chụp mũ, qui kết, xuyên tạc, đánh lén… để duy trì nó thôi.
Đã thối lại càng thối
Đối với giáo xứ Thái Hà thì nhà cầm quyền còn bộc lộ rõ hơn sự thối nát cuả mình khi sử dụng những thủ đọan hèn hạ như sử dụng dùi cui đánh đập đòan giáo dân, xịt hơi cay vào đòan người đang cầu nguyện, lăng nhục và khạc nhổ vào các linh mục và giáo dân, cho quân vô lại lấy mắm tôm và dầu nhớt để xúc pham tượng Thánh, rồi dùng những kẻ xì ke ma túy để phá đền Giarađo và đe dọa đến tính mạng của cac tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế. Cuối cùng bổn cũ sọan lai, đưa lực lượng cảnh sát, công an, chó nghiệp vụ đến để chiếm lấy mảnh đất của xứ Thái Hà.
Cuối cùng thì họ, những nhà cầm quyền mất hết lương tri cũng có được cái mà mình muốn cho dù phải bất chấp đạo lý, bất chấp danh dự, bất chấp lòng tự trọng mà một con người phải có.
Họ không hiểu rằng, các tu sĩ và giáo dân không phải đòi đất cho 1 dòng tu, 1 Giáo xứ, hay 1 Giáo hội công giáo. Họ cũng không tranh đấu để bảo vệ quyền lợi, tài sản, hoặc địa vị của 1 cá nhân hay 1 tổ chức. Nhưng cái mà họ đòi là SỰ THẬT, CHÂN LÝ, HÒA BÌNH $ SỰ TÔN TRỌNG.
Có thể bây giờ bóng tối đang che phủ và lấn áp ánh sáng nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, cuối cùng thì sự thật và công lý sẽ chiến thắng, quyền lực của thế gian thì chẳng thể nào trấn áp được. Rồi đây công lý sẽ được thự hiện và an bình sẽ đươc tái lập.
Trong Tin Mừng Nhất Lãm, Chúa Giêsu đã chỉ thẳng mặt những kẻ có chức quyền mà bảo rằng: “các ông tưởng các ông ngon lành, các ông chỉ là đồ mồ mã tô vôi, ở ngòai hào nhoáng, ở trong thối hoắc”. Vâng, câu giáo huấn của Chúa đối vơi những kẻ tai to mặt bự sao mà đúng thế.
Liên tưởng đến thời cuộc ngày nay, ta sẽ nhận ra ngay lời Chúa ứng nghiệm cho đến ngàn sau.
Bề ngòai hào nhoáng
Trong cuộc họp của Hội đồng bảo an về chủ đề “Hòa giải và Giải quyết tranh chấp”, ông Lê Văn Lương, đại sứ cao cấp của Việt Nam lúc nào cũng nhấn mạnh rằng: nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, mọi hoạt động hòa giải phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm nguyên tắc không ép buộc và được sự đồng ý của các bên tham gia.
Ở trong thối hoắc
Chắc cũng không cần nói lại vì mọi người đều đã rõ sự việc diễn ra như thế nào, chỉ xin nhắc sơ lại diễn biến thôi vì tất cả những điều này ai cũng biết rồi.
Sáng sớm ngày 19/09/2008, chính quyền Hà Nội đã đưa hàng trăm công an và cảnh sát, cơ động, chó ngiệp vụ, trang bi đến tận răng bao vây khu vực tòa Tổng và phố Nhà Chung, sau đó thì san bằng khu đất của tòa Khâm sứ đang thương thuyết thành 1 công trường xây dựng vô cùng hỗn độn. Vậy xin hỏi ông Đại sứ Lê Văn Lương, cái nguyên tắc mà ông nhấn mạnh đấy "tôn trọng, không ép buộc, và được sự đồng ý của các bên tham gia” đâu ? hay là các ông, những nhà lãnh đạo cao cấp của thủ đô 4.000 năm văn hiến đã biến cuộc thương thuyết thành cuộc ăn cướp, các ông đã biến thành phố Hà nội đang ở trạng thái tĩnh là hòa bình, sang 1 trạng thái động là chiến tranh, và đó là 1 cuộc chiến thực sự khi các ông với sức mạnh của nhà cầm quyền đã lôi kéo tất cả lực lượng vũ trang, truyền thông, tâm lý chiến, thanh niên du đãng, cựu chiến binh... để chống lại những người dân hiền hòa, chỉ biết lấy lời kinh, tiếng hát, và sự cầu nguyện để đòi lại mảnh đất mà nó thuộc về tổ tiên mình Và tôi đang tự hỏi các ông đã đưa ra tôn chỉ gì cho cuộc chiến này, bảo vệ ĐẤT nứơc ư? Ừ thì cũng là ĐẤT nhưng là đất ăn cướp, mà đã là ăn cướp thì làm sao có chính nghĩa được và với 1 cuộc chiến phi nghĩa như vậy thì phải dùng trò bẩn, trò đểu cùng tất cả mọi thủ đọan hèn hạ khác như chụp mũ, qui kết, xuyên tạc, đánh lén… để duy trì nó thôi.
Đã thối lại càng thối
Đối với giáo xứ Thái Hà thì nhà cầm quyền còn bộc lộ rõ hơn sự thối nát cuả mình khi sử dụng những thủ đọan hèn hạ như sử dụng dùi cui đánh đập đòan giáo dân, xịt hơi cay vào đòan người đang cầu nguyện, lăng nhục và khạc nhổ vào các linh mục và giáo dân, cho quân vô lại lấy mắm tôm và dầu nhớt để xúc pham tượng Thánh, rồi dùng những kẻ xì ke ma túy để phá đền Giarađo và đe dọa đến tính mạng của cac tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế. Cuối cùng bổn cũ sọan lai, đưa lực lượng cảnh sát, công an, chó nghiệp vụ đến để chiếm lấy mảnh đất của xứ Thái Hà.
Cuối cùng thì họ, những nhà cầm quyền mất hết lương tri cũng có được cái mà mình muốn cho dù phải bất chấp đạo lý, bất chấp danh dự, bất chấp lòng tự trọng mà một con người phải có.
Họ không hiểu rằng, các tu sĩ và giáo dân không phải đòi đất cho 1 dòng tu, 1 Giáo xứ, hay 1 Giáo hội công giáo. Họ cũng không tranh đấu để bảo vệ quyền lợi, tài sản, hoặc địa vị của 1 cá nhân hay 1 tổ chức. Nhưng cái mà họ đòi là SỰ THẬT, CHÂN LÝ, HÒA BÌNH $ SỰ TÔN TRỌNG.
Có thể bây giờ bóng tối đang che phủ và lấn áp ánh sáng nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, cuối cùng thì sự thật và công lý sẽ chiến thắng, quyền lực của thế gian thì chẳng thể nào trấn áp được. Rồi đây công lý sẽ được thự hiện và an bình sẽ đươc tái lập.
Chuyến đi vận động cho Thái Hà
Trà Mi/ RFA
14:20 01/10/2008
Chuyến đi vận động cho Thái Hà
WASHINGTON DC - Một phái đoàn người Việt ở Mỹ có mặt tại thủ đô Washington DC hôm 30/9/2008 trong chuyến đi vận động sự quan tâm của chính giới Hoa Kỳ, các tổ chức nhân quyền, và cả Toà Khâm Sứ của Vatican tại Mỹ trước diễn tiến căng thẳng ở Giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ ở Hà Nội.
Một phái đoàn người Việt ở Mỹ có mặt tại thủ đô Washington DC hôm 30/9/2008 trong chuyến đi vận động sự quan tâm của chính giới Hoa Kỳ, các tổ chức nhân quyền, và cả Toà Khâm Sứ của Vatican tại Mỹ trước diễn tiến căng thẳng ở Giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ ở Hà Nội.
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi khi đang thực hiện chuyến đi này vào trưa 30/9, một thành viên trong đoàn là linh mục Vũ Ngọc An, Chánh xứ giáo xứ Mẹ Việt Nam ở Maryland, thuộc Tổng Giáo phận Washington DC, cho biết thêm chi tiết:
Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF)
LM Nguyễn Ngọc An: Hôm nay anh Trần Thái Văn, một dân biểu của Cộng Đồng Việt Nam ở bên California, dẫn qua một phái đoàn ở bên đấy gồm có 8 người, và anh Văn có mời tôi tham dự vào. Trước tiên, chúng tôi gặp đại diện của United States Commission on International Religious Freedom (USCIRF), đó là ông Scott Flipse.
Trà Mi: Linh Mục nói là chặng dừng chân đầu tiên là tại Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ phải không ?
LM Nguyễn Ngọc An: Dạ.
Trà Mi: Dạ, và trong cuộc trao đổi với ông Scott Flipse là người đại diện của Uỷ Ban đó, những gì mình trình bày cũng như nguyện vọng mình đệ đật thì họ ghi nhận như thế nào, họ phản hồi ra sao ạ ?
LM Nguyễn Ngọc An: Tôi thấy họ hiểu rất rành rẽ về cái vấn đề ở Việt Nam. Họ trình bày rằng họ rất là quan tâm. Họ chỉ hỏi mình thêm xem cái ý của mình rồi họ nhận cái ý của mình.
Toà Khâm Sứ của Vatican tại Mỹ
LM Nguyễn Ngọc An: Cái điểm thứ hai chúng tôi tới là gặp Đức Khâm Sứ - Đại Diện Hội Thánh ở toàn nước Mỹ này, tức là Đức Khâm Sứ Pietro Sambi. Đức Khâm Sứ cũng rất là rành rẽ về những chuyện đang xảy ra (ở Việt Nam). Và lời của Đức Khâm Sứ là hiện bây giờ cái tình trạng ở Việt Nam là một vấn đề quan tâm hàng đầu của Giáo Hội La Mã, của Đức Giáo Hoàng.
Đức Khâm Sứ có nói là: "Chúng tôi không bỏ quên các bạn đâu. Chúng tôi rất quan tâm về vấn đề đấy và chúng tôi biết hết mọi sự đang xảy ra."
Trà Mi: Như vậy là phái đoàn đã đến hai nơi và có những buổi tiếp xúc như vậy?
LM Nguyễn Ngọc An: Vâng.
Trà Mi: Sau hai chặng dừng chận trong chuyến đi vận động này, theo chỗ Linh Mục ghi nhận, có những đề đạt nguyện vọng nào của phái đoàn đưa lên trình bày trong các cuộc tiếp xúc đó mà đáng chú ý nhất?
LM Nguyễn Ngọc An: Một số vị trong nhóm chúng tôi có trình bày với Đức Khâm Sứ xin Ngài liên hệ với bên Toà Thánh Vatican để can thiệp và ủng hộ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Và Đức Khâm Sứ đã chấp nhận đề nghị đấy và Ngài nói là Ngài sẽ làm như vậy. Tôi rất là mừng khi Đức Khâm Sứ nói rằng: "Chúng tôi luôn luôn đứng đàng sau Hội Đồng Giám Mục Việt Nam".
Trà Mi: Thế họ có cho biết là có một tín hiệu nào khả quan từ phía Vatican cho tới thời điểm này chưa ạ?
Toà Khâm Sứ của Vatican tại Mỹ
LM Nguyễn Ngọc An: Lời của Đức Khâm Sứ thì: “Các bạn yên tâm. Lối làm việc của Vatican, chúng tôi sau bao nhiêu năm kinh nghiệm thì chúng tôi thấy cái lối làm việc êm dịu, không có ồn ào là cái lối làm việc hữu hiệu nhất.”
Dân Biểu Ed Royce cũng có mặt ở đấy và ông ta cũng trình bày cho Đức Khâm Sứ cũng như cho tất cả mọi người biết là Hạ Viện Hoa Kỳ cũng rất là quan tâm về cái vấn đề đấy.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Trà Mi: Theo lịch trình thì phái đoàn sẽ tiếp tục đi đến những đâu khác nữa không ạ ?
LM Nguyễn Ngọc An: Theo lịch trình thì ngay sau lúc này, 2 giờ rưỡi chúng tôi có cái hẹn với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và đấy là trạm cuối cùng. Chúng tôi sẽ gặp họ trong một tiếng đồng hồ, từ 2 giờ rưỡi cho tới 3 giờ rưỡi.
Trà Mi: Ngoài chuyến đi vận động lần này thì không biết Linh Mục có ghi nhận cái lịch trình sắp tới hay một kế hoạch sắp tới của Cộng Đồng Công Giáo tại Hoa Kỳ nói chung cũng như là tại Tổng Giáo Phận Washington nói riêng ? Có những kế hoạch nào cụ thể hơn nữa để tiếp tục ủng hộ Giáo Xứ Thái Hà không ạ?
LM Nguyễn Ngọc An: Hàng tuần chúng tôi xin với mọi người ký vào những thỉnh nguyện thư để chúng tôi gửi lên những vị lãnh đạo như Tổng Thống Bush hay là Tổng Thống Pháp, hay là Thủ Tướng Úc để xin can thiệp cùng với chúng tôi.
Trà Mi: Những bức thỉnh nguyện thư đó hiện bây giờ đã gửi đi chưa ạ ?
LM Nguyễn Ngọc An: Những thỉnh nguyện thư mà họ ký cách đây hơn một tuần thì đã gửi rồi.
Trà Mi: Và đã được sự phản hồi như thế nào chưa, thưa Linh Mục ?
LM Nguyễn Ngọc An: Tôi cũng chưa có nhận được sự phản hồi của họ.
Trà Mi: Dạ. Cảm ơn Linh Mục rất nhiều về thời gian dành cho cuộc trao đổi này.
LM Nguyễn Ngọc An: Dạ vâng. Cảm ơn chị Trà Mi.
WASHINGTON DC - Một phái đoàn người Việt ở Mỹ có mặt tại thủ đô Washington DC hôm 30/9/2008 trong chuyến đi vận động sự quan tâm của chính giới Hoa Kỳ, các tổ chức nhân quyền, và cả Toà Khâm Sứ của Vatican tại Mỹ trước diễn tiến căng thẳng ở Giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ ở Hà Nội.
LM Nguyễn Ngọc An (Photo Dzung Dolinh) |
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi khi đang thực hiện chuyến đi này vào trưa 30/9, một thành viên trong đoàn là linh mục Vũ Ngọc An, Chánh xứ giáo xứ Mẹ Việt Nam ở Maryland, thuộc Tổng Giáo phận Washington DC, cho biết thêm chi tiết:
Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF)
LM Nguyễn Ngọc An: Hôm nay anh Trần Thái Văn, một dân biểu của Cộng Đồng Việt Nam ở bên California, dẫn qua một phái đoàn ở bên đấy gồm có 8 người, và anh Văn có mời tôi tham dự vào. Trước tiên, chúng tôi gặp đại diện của United States Commission on International Religious Freedom (USCIRF), đó là ông Scott Flipse.
Trà Mi: Linh Mục nói là chặng dừng chân đầu tiên là tại Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ phải không ?
LM Nguyễn Ngọc An: Dạ.
Trà Mi: Dạ, và trong cuộc trao đổi với ông Scott Flipse là người đại diện của Uỷ Ban đó, những gì mình trình bày cũng như nguyện vọng mình đệ đật thì họ ghi nhận như thế nào, họ phản hồi ra sao ạ ?
LM Nguyễn Ngọc An: Tôi thấy họ hiểu rất rành rẽ về cái vấn đề ở Việt Nam. Họ trình bày rằng họ rất là quan tâm. Họ chỉ hỏi mình thêm xem cái ý của mình rồi họ nhận cái ý của mình.
Toà Khâm Sứ của Vatican tại Mỹ
LM Nguyễn Ngọc An: Cái điểm thứ hai chúng tôi tới là gặp Đức Khâm Sứ - Đại Diện Hội Thánh ở toàn nước Mỹ này, tức là Đức Khâm Sứ Pietro Sambi. Đức Khâm Sứ cũng rất là rành rẽ về những chuyện đang xảy ra (ở Việt Nam). Và lời của Đức Khâm Sứ là hiện bây giờ cái tình trạng ở Việt Nam là một vấn đề quan tâm hàng đầu của Giáo Hội La Mã, của Đức Giáo Hoàng.
Đức Khâm Sứ có nói là: "Chúng tôi không bỏ quên các bạn đâu. Chúng tôi rất quan tâm về vấn đề đấy và chúng tôi biết hết mọi sự đang xảy ra."
Trà Mi: Như vậy là phái đoàn đã đến hai nơi và có những buổi tiếp xúc như vậy?
LM Nguyễn Ngọc An: Vâng.
Trà Mi: Sau hai chặng dừng chận trong chuyến đi vận động này, theo chỗ Linh Mục ghi nhận, có những đề đạt nguyện vọng nào của phái đoàn đưa lên trình bày trong các cuộc tiếp xúc đó mà đáng chú ý nhất?
LM Nguyễn Ngọc An: Một số vị trong nhóm chúng tôi có trình bày với Đức Khâm Sứ xin Ngài liên hệ với bên Toà Thánh Vatican để can thiệp và ủng hộ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Và Đức Khâm Sứ đã chấp nhận đề nghị đấy và Ngài nói là Ngài sẽ làm như vậy. Tôi rất là mừng khi Đức Khâm Sứ nói rằng: "Chúng tôi luôn luôn đứng đàng sau Hội Đồng Giám Mục Việt Nam".
Trà Mi: Thế họ có cho biết là có một tín hiệu nào khả quan từ phía Vatican cho tới thời điểm này chưa ạ?
Toà Khâm Sứ của Vatican tại Mỹ
LM Nguyễn Ngọc An: Lời của Đức Khâm Sứ thì: “Các bạn yên tâm. Lối làm việc của Vatican, chúng tôi sau bao nhiêu năm kinh nghiệm thì chúng tôi thấy cái lối làm việc êm dịu, không có ồn ào là cái lối làm việc hữu hiệu nhất.”
Dân Biểu Ed Royce cũng có mặt ở đấy và ông ta cũng trình bày cho Đức Khâm Sứ cũng như cho tất cả mọi người biết là Hạ Viện Hoa Kỳ cũng rất là quan tâm về cái vấn đề đấy.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Trà Mi: Theo lịch trình thì phái đoàn sẽ tiếp tục đi đến những đâu khác nữa không ạ ?
LM Nguyễn Ngọc An: Theo lịch trình thì ngay sau lúc này, 2 giờ rưỡi chúng tôi có cái hẹn với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và đấy là trạm cuối cùng. Chúng tôi sẽ gặp họ trong một tiếng đồng hồ, từ 2 giờ rưỡi cho tới 3 giờ rưỡi.
Trà Mi: Ngoài chuyến đi vận động lần này thì không biết Linh Mục có ghi nhận cái lịch trình sắp tới hay một kế hoạch sắp tới của Cộng Đồng Công Giáo tại Hoa Kỳ nói chung cũng như là tại Tổng Giáo Phận Washington nói riêng ? Có những kế hoạch nào cụ thể hơn nữa để tiếp tục ủng hộ Giáo Xứ Thái Hà không ạ?
LM Nguyễn Ngọc An: Hàng tuần chúng tôi xin với mọi người ký vào những thỉnh nguyện thư để chúng tôi gửi lên những vị lãnh đạo như Tổng Thống Bush hay là Tổng Thống Pháp, hay là Thủ Tướng Úc để xin can thiệp cùng với chúng tôi.
Trà Mi: Những bức thỉnh nguyện thư đó hiện bây giờ đã gửi đi chưa ạ ?
LM Nguyễn Ngọc An: Những thỉnh nguyện thư mà họ ký cách đây hơn một tuần thì đã gửi rồi.
Trà Mi: Và đã được sự phản hồi như thế nào chưa, thưa Linh Mục ?
LM Nguyễn Ngọc An: Tôi cũng chưa có nhận được sự phản hồi của họ.
Trà Mi: Dạ. Cảm ơn Linh Mục rất nhiều về thời gian dành cho cuộc trao đổi này.
LM Nguyễn Ngọc An: Dạ vâng. Cảm ơn chị Trà Mi.
Về Quê
Hồi Tưởng
14:28 01/10/2008
Về Quê
Ngày lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần (29/9) tôi về quê. Quê tôi nhận thiên thần Raphael là quan thầy. Tôi định bụng mang mấy văn bản xung quanh vụ việc tại Hà Thành để có ai hỏi thì trưng ra. Cứ phải phòng trước là thế.
Về tới quê, có người bảo tôi họ vừa đọc thư ngỏ của HĐGMVN trên loa nén cho cả xóm nghe. Họ khoe Chúa nhật vừa rồi lễ ở nhà thờ đông lạ thường, hiếm khi đông như vậy.
Tôi hỏi lý do, họ bảo vì cả tuần ngóng tin trên Hà Nội. Nay Cha Xứ dâng lễ chắc chắn sẽ được nghe tin mới nhất từ Hà Nội. Cha xứ chả mới đi Hà nội về mà.
Ngồi với mấy anh trung tuổi sau mấy tuần rượu rồi đến mấy tuần chè. Có anh hưng phấn kể:
“Hôm đài VTV1 nói về Đức Tổng lần đầu tiên, một ông đảng viên cạnh nhà sang chơi phán một lời: Ngài nói thế là dại rồi".
Tôi liền phát thanh luôn: Chẳng biết thế nào chứ cháu thấy Ngài nói như chưa hết ý. Mình phải nghe hết câu nói thì mới hiểu được. Mà cháu thấy Ngài nói là chí lý. Cứ như cháu nghĩ, nếu nhà mình mà bố mẹ thì đánh chửi nhau suốt ngày, tham ô, hối lộ, anh chị thì nghiện hút thì chắc cháu ra ngòai cũng chẳng dám nhìn mặt ai. Hỏi con nhà ai mình còn không dám nói nữa đấy chứ lại. Cho nên Ngài nói nhục là phải.
Một anh khác ngồi bên thêm câu chuyện:
“Hôm đó ông … là người bên lương mà cũng nói chí lý. Ông ấy bảo vầy: Ông Giám mục có học đâu phải đùa. Tôi thấy ông ấy xếp vào cỡ chủ tịch nước đấy chứ. Một người như thế nói câu nào là suy nghĩ chán, hai ba lần mới nói chứ đâu có nói bừa như mình. Tôi đoán chắc ý ông ấy nói khác đấy.”
Tôi cứ miên man ngồi trầm ngâm. Mấy tờ giấy trong cặp kia thì cũng chỉ giúp họ nhận thức đến thế là cùng. Họ đã biết rồi. Họ là những người học chưa hết cấp II. Họ làm ruộng ở nhà.
Tối về tôi ngồi với mấy anh đạo đức nói chuyện. Anh bảo:
“Đến mình mà hôm đó nghe nói nhiều quá cũng không chịu được mà phải sùng lên phản ứng mấy ông đang nói lung tung. Nhưng giật mình nghĩ: Đức Tổng còn bị thế thì mình ăn thua gì. Từ hôm ấy đến nay lại ngộ ra được nhiều điều hay hay chú ạ.”
Quả thực, tôi không biết nói sao. Dân mình giờ khác nhiều.
Lạy Đức Mẹ Sầu Bi, xin dạy chúng con biết giá trị của những lưỡi gươm đâm thâu trái tim.
Ngày lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần (29/9) tôi về quê. Quê tôi nhận thiên thần Raphael là quan thầy. Tôi định bụng mang mấy văn bản xung quanh vụ việc tại Hà Thành để có ai hỏi thì trưng ra. Cứ phải phòng trước là thế.
Về tới quê, có người bảo tôi họ vừa đọc thư ngỏ của HĐGMVN trên loa nén cho cả xóm nghe. Họ khoe Chúa nhật vừa rồi lễ ở nhà thờ đông lạ thường, hiếm khi đông như vậy.
Tôi hỏi lý do, họ bảo vì cả tuần ngóng tin trên Hà Nội. Nay Cha Xứ dâng lễ chắc chắn sẽ được nghe tin mới nhất từ Hà Nội. Cha xứ chả mới đi Hà nội về mà.
Ngồi với mấy anh trung tuổi sau mấy tuần rượu rồi đến mấy tuần chè. Có anh hưng phấn kể:
“Hôm đài VTV1 nói về Đức Tổng lần đầu tiên, một ông đảng viên cạnh nhà sang chơi phán một lời: Ngài nói thế là dại rồi".
Tôi liền phát thanh luôn: Chẳng biết thế nào chứ cháu thấy Ngài nói như chưa hết ý. Mình phải nghe hết câu nói thì mới hiểu được. Mà cháu thấy Ngài nói là chí lý. Cứ như cháu nghĩ, nếu nhà mình mà bố mẹ thì đánh chửi nhau suốt ngày, tham ô, hối lộ, anh chị thì nghiện hút thì chắc cháu ra ngòai cũng chẳng dám nhìn mặt ai. Hỏi con nhà ai mình còn không dám nói nữa đấy chứ lại. Cho nên Ngài nói nhục là phải.
Một anh khác ngồi bên thêm câu chuyện:
“Hôm đó ông … là người bên lương mà cũng nói chí lý. Ông ấy bảo vầy: Ông Giám mục có học đâu phải đùa. Tôi thấy ông ấy xếp vào cỡ chủ tịch nước đấy chứ. Một người như thế nói câu nào là suy nghĩ chán, hai ba lần mới nói chứ đâu có nói bừa như mình. Tôi đoán chắc ý ông ấy nói khác đấy.”
Tôi cứ miên man ngồi trầm ngâm. Mấy tờ giấy trong cặp kia thì cũng chỉ giúp họ nhận thức đến thế là cùng. Họ đã biết rồi. Họ là những người học chưa hết cấp II. Họ làm ruộng ở nhà.
Tối về tôi ngồi với mấy anh đạo đức nói chuyện. Anh bảo:
“Đến mình mà hôm đó nghe nói nhiều quá cũng không chịu được mà phải sùng lên phản ứng mấy ông đang nói lung tung. Nhưng giật mình nghĩ: Đức Tổng còn bị thế thì mình ăn thua gì. Từ hôm ấy đến nay lại ngộ ra được nhiều điều hay hay chú ạ.”
Quả thực, tôi không biết nói sao. Dân mình giờ khác nhiều.
Lạy Đức Mẹ Sầu Bi, xin dạy chúng con biết giá trị của những lưỡi gươm đâm thâu trái tim.
Thắng hay Thua
Ngày Mới
14:32 01/10/2008
THẮNG HAY THUA
Vụ đòi đất tại TKS và GxTH đã dần chìm xuống. Không mảnh đất nào được trả cho Toà Tổng Giám Mục Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà. Hai mảnh đất nhanh chóng biến thành hai “công viên cây xanh”. Nhiều người nói: Công giáo đã thua trắng, đất chẳng đòi được lại còn bị bêu xấu trên các phương tiện truyền thông nhà nước như những kẻ phạm pháp. Tuy nhiên, đối với ai đã quan tâm theo dõi vụ việc thì nhận ra rằng, cuộc đấu tranh không hề bị thua, nếu không muốn nói là đã có những thắng lợi. Ở đây tôi xin đưa ra vài cái thắng lợi hiển nhiên:
• Thắng lợi đầu tiên là nhờ có các linh mục, giáo dân lên tiếng làm cho các “quan tham” không thể nuốt trôi ngon lành hai mảnh đất. Nhớ rằng, trước cuộc đấu tranh, mảnh đất tại TKS chuẩn bị thành nơi xây Trung Tâm Thương Mại và dĩ nhiên là các “quan tham” nhà ta sẽ vớ bở nhờ dự án này. Tương tự, khu đất tại Giáo xứ Thái Hà đã bị phân lô bán cho tư nhân xây nhà ở. Nếu vụ việc trót lọt, các “quan tham” đã nuốt trôi ngon lành hàng trăm tỷ đồng. Nhờ có cuộc đấu tranh, hai mảnh đất tưởng như đã “mất tích” nay biến thành hai “công viên cây xanh” cho bà con vui chơi giải trí. Đây không phải là thắng lợi sao? Thiết nghĩ mai mốt ai có ra hai “công viên cây xanh” này hóng mát, tập thể dục trước tiên phải thầm cảm ơn mấy vị linh mục và bà con giáo dân đã đứng lên chặn họng các “quan tham” để chúng không nuốt đất.
• Thắng lợi kế tiếp là đã lột trần được bộ mặt thật của chính quyền. Qua vụ việc này, một lần nữa bộ mặt chính quyền hiện rõ là kẻ dối trá, lừa lọc, bỉ ổi.
Chính quyền dối trá, lừa lọc, họ không hề giữ lời hứa. Suốt ngày rêu rao đối thoại nhưng thực chất là họ chỉ muốn áp đặt kế hoạch của mình lên người khác, nhất là kẻ thấp cổ bé miệng. Họ lên án người này vi phạm pháp luật, người kia đi ngược chủ trương nhà nước nhưng chính họ mới là kẻ vi phạm, không tuân theo: Chính quyền Hà nội không hề dựa vào pháp luật để giải qưyết vụ việc. Họ lý sự cùn, đánh người, bắt người trái pháp luật, làm chứng cứ giả mạo, thậm chí ông chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội còn cưỡi lên pháp luật khi đưa ra hai văn bản cảnh cáo Đức Giáo mục Giuse Ngô Quang Kiệt và các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế.
Chiêu dối trá của chính quyền còn bị vặt mặt rõ hơn qua các phương tiện truyền thông độc quyền của nhà nước. Trong thời gian diễn ra vụ việc, truyền thông trong nước- một công cụ của chính quyền ra sức bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt để vu khống nhằm chia rẽ nhân dân. Nhưng không may cho chính quyền là người dân ngày nay đã biết sử dụng internet, một phương tiện thông tin mà chính quyền không lường hết được sự lợi hại của nó.
Chính quyền không chỉ dối tra, lừa lọc mà còn bỉ ổi. Họ dùng cái gọi là”nhân dân” để trấn áp vụ việc. Chính quyền thuê đội quân “đoàn viên thanh niên” và ép một số người dân đến quấy rối hòng có cớ giải tán những buổi cầu nguyện. Họ thuê những tên côn đồ đến đập phá, năng mạ, khiêu khích các linh mục và giáo dân… Thiết nghĩ qua vụ việc này, người dân đặc biệt là người trẻ Việt nam biết rõ hơn bộ mặt thật của chính quyền.
• Có lẽ thắng lợi lớn hơn mà cuộc đấu tranh của các linh mục và bà con giáo dân tại TKS và GxTH là việc họ đã vượt qua sợ hãi dám nói lên sự thật, đấu tranh cho sự thật. Ngay từ những ngày đầu đòi đất, các linh mục và người giáo dân đã nói rõ: miếng đất chỉ là biểu tượng của sự công bằng, chân lý, sự thật. Các linh mục và người giáo dân đấu tranh đòi đất tại TKS và GxTH không chỉ thuần tuý là đòi lại hai miếng đất cho dù nó có giá trị như thế nào đi nữa. Điều này làm ta dễ hiểu tại sao Đức Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt không chấp nhận lấy một trong ba mảnh đất mà chính quyền đã đưa ra: đòi đất chứ không phải xin đất, đó là công bằng và sự thật. Sự thật cần được làm rõ, đó là các linh mục và người giáo dân đấu tranh đòi đất tại TKS và GXTH nhắm tới.
• Mặt khác vụ việc đòi đất tại TKS và GxTH cũng là tiếng nói liên đới, ủng hộ những người thấp cổ bé miệng đang bị chính quyền cướp đất. Chính quyền bảo kê cho các công ty to nhỏ cướp đất của dân với giá rẻ mạt để làm nhà máy, khu vui chơi giải trí, sân golf…Chúng ta vẫn thấy có những người từ các tỉnh xa xôi về Hà Nội tố các các “quan tham” cướp đất nhưng chẳng có ai ngó ngàng tới họ. Dân oan thấy sự liên đới đứng về phía họ trong cuộc đấu tranh đòi đất tại TKS và GxTH. Điều này giải thích tại sao có nhiều người không phải dân Công giáo cũng đứng lên ủng hộ việc đòi đất này. Do vậy, cho dù vụ việc tại TKS và Gx TH có bị chìm xuống nhưng dân oan mất đất thấy được an ủi khi có những linh mục, và đông đảo bào con giáo dân đã can đảm dám đướng lên đấu tranh, không chịu khuất phục trước “các ông quan tham ăn đất”. Đó là một thắng lợi không nhỏ cho các linh mục và bà con giáo dân tại TKS và GxTH.
Trên đây là vài thắng lợi (chắc chắn còn những cái thắng khác nữa ) mà cuộc đấu tranh đòi đất tại TKS và GxTH đã đem lại cho dù bề ngoài tưởng như đã thất bại hoàn toàn. Do đó, khi đất nước còn có nhiều “quan tham ăn đất “ như hiện nay thiết nghĩ lại càng cần những con người can đảm, bất chấp nguy hiểm, thiệt thòi dám đứng lên nói sự thật, đòi lại công bằng cho mình và cho người khác.
Sai gòn, 30/09/2008
Vụ đòi đất tại TKS và GxTH đã dần chìm xuống. Không mảnh đất nào được trả cho Toà Tổng Giám Mục Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà. Hai mảnh đất nhanh chóng biến thành hai “công viên cây xanh”. Nhiều người nói: Công giáo đã thua trắng, đất chẳng đòi được lại còn bị bêu xấu trên các phương tiện truyền thông nhà nước như những kẻ phạm pháp. Tuy nhiên, đối với ai đã quan tâm theo dõi vụ việc thì nhận ra rằng, cuộc đấu tranh không hề bị thua, nếu không muốn nói là đã có những thắng lợi. Ở đây tôi xin đưa ra vài cái thắng lợi hiển nhiên:
• Thắng lợi đầu tiên là nhờ có các linh mục, giáo dân lên tiếng làm cho các “quan tham” không thể nuốt trôi ngon lành hai mảnh đất. Nhớ rằng, trước cuộc đấu tranh, mảnh đất tại TKS chuẩn bị thành nơi xây Trung Tâm Thương Mại và dĩ nhiên là các “quan tham” nhà ta sẽ vớ bở nhờ dự án này. Tương tự, khu đất tại Giáo xứ Thái Hà đã bị phân lô bán cho tư nhân xây nhà ở. Nếu vụ việc trót lọt, các “quan tham” đã nuốt trôi ngon lành hàng trăm tỷ đồng. Nhờ có cuộc đấu tranh, hai mảnh đất tưởng như đã “mất tích” nay biến thành hai “công viên cây xanh” cho bà con vui chơi giải trí. Đây không phải là thắng lợi sao? Thiết nghĩ mai mốt ai có ra hai “công viên cây xanh” này hóng mát, tập thể dục trước tiên phải thầm cảm ơn mấy vị linh mục và bà con giáo dân đã đứng lên chặn họng các “quan tham” để chúng không nuốt đất.
• Thắng lợi kế tiếp là đã lột trần được bộ mặt thật của chính quyền. Qua vụ việc này, một lần nữa bộ mặt chính quyền hiện rõ là kẻ dối trá, lừa lọc, bỉ ổi.
Chính quyền dối trá, lừa lọc, họ không hề giữ lời hứa. Suốt ngày rêu rao đối thoại nhưng thực chất là họ chỉ muốn áp đặt kế hoạch của mình lên người khác, nhất là kẻ thấp cổ bé miệng. Họ lên án người này vi phạm pháp luật, người kia đi ngược chủ trương nhà nước nhưng chính họ mới là kẻ vi phạm, không tuân theo: Chính quyền Hà nội không hề dựa vào pháp luật để giải qưyết vụ việc. Họ lý sự cùn, đánh người, bắt người trái pháp luật, làm chứng cứ giả mạo, thậm chí ông chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội còn cưỡi lên pháp luật khi đưa ra hai văn bản cảnh cáo Đức Giáo mục Giuse Ngô Quang Kiệt và các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế.
Chiêu dối trá của chính quyền còn bị vặt mặt rõ hơn qua các phương tiện truyền thông độc quyền của nhà nước. Trong thời gian diễn ra vụ việc, truyền thông trong nước- một công cụ của chính quyền ra sức bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt để vu khống nhằm chia rẽ nhân dân. Nhưng không may cho chính quyền là người dân ngày nay đã biết sử dụng internet, một phương tiện thông tin mà chính quyền không lường hết được sự lợi hại của nó.
Chính quyền không chỉ dối tra, lừa lọc mà còn bỉ ổi. Họ dùng cái gọi là”nhân dân” để trấn áp vụ việc. Chính quyền thuê đội quân “đoàn viên thanh niên” và ép một số người dân đến quấy rối hòng có cớ giải tán những buổi cầu nguyện. Họ thuê những tên côn đồ đến đập phá, năng mạ, khiêu khích các linh mục và giáo dân… Thiết nghĩ qua vụ việc này, người dân đặc biệt là người trẻ Việt nam biết rõ hơn bộ mặt thật của chính quyền.
• Có lẽ thắng lợi lớn hơn mà cuộc đấu tranh của các linh mục và bà con giáo dân tại TKS và GxTH là việc họ đã vượt qua sợ hãi dám nói lên sự thật, đấu tranh cho sự thật. Ngay từ những ngày đầu đòi đất, các linh mục và người giáo dân đã nói rõ: miếng đất chỉ là biểu tượng của sự công bằng, chân lý, sự thật. Các linh mục và người giáo dân đấu tranh đòi đất tại TKS và GxTH không chỉ thuần tuý là đòi lại hai miếng đất cho dù nó có giá trị như thế nào đi nữa. Điều này làm ta dễ hiểu tại sao Đức Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt không chấp nhận lấy một trong ba mảnh đất mà chính quyền đã đưa ra: đòi đất chứ không phải xin đất, đó là công bằng và sự thật. Sự thật cần được làm rõ, đó là các linh mục và người giáo dân đấu tranh đòi đất tại TKS và GXTH nhắm tới.
• Mặt khác vụ việc đòi đất tại TKS và GxTH cũng là tiếng nói liên đới, ủng hộ những người thấp cổ bé miệng đang bị chính quyền cướp đất. Chính quyền bảo kê cho các công ty to nhỏ cướp đất của dân với giá rẻ mạt để làm nhà máy, khu vui chơi giải trí, sân golf…Chúng ta vẫn thấy có những người từ các tỉnh xa xôi về Hà Nội tố các các “quan tham” cướp đất nhưng chẳng có ai ngó ngàng tới họ. Dân oan thấy sự liên đới đứng về phía họ trong cuộc đấu tranh đòi đất tại TKS và GxTH. Điều này giải thích tại sao có nhiều người không phải dân Công giáo cũng đứng lên ủng hộ việc đòi đất này. Do vậy, cho dù vụ việc tại TKS và Gx TH có bị chìm xuống nhưng dân oan mất đất thấy được an ủi khi có những linh mục, và đông đảo bào con giáo dân đã can đảm dám đướng lên đấu tranh, không chịu khuất phục trước “các ông quan tham ăn đất”. Đó là một thắng lợi không nhỏ cho các linh mục và bà con giáo dân tại TKS và GxTH.
Trên đây là vài thắng lợi (chắc chắn còn những cái thắng khác nữa ) mà cuộc đấu tranh đòi đất tại TKS và GxTH đã đem lại cho dù bề ngoài tưởng như đã thất bại hoàn toàn. Do đó, khi đất nước còn có nhiều “quan tham ăn đất “ như hiện nay thiết nghĩ lại càng cần những con người can đảm, bất chấp nguy hiểm, thiệt thòi dám đứng lên nói sự thật, đòi lại công bằng cho mình và cho người khác.
Sai gòn, 30/09/2008
Ta đã trách oan? Cần đến phép ''trừ qủi'' của Công giáo
Nhã Nam
14:37 01/10/2008
Ta đã trách oan? Cần đến phép "trừ qủi"
Tôi vừa kịp nhận ra mình đã trách oan những nhà lãnh đạo Tp Hà Nội. Ngay cả công luận, cùng những phương tiện thôn tin trong và ngoài nước cũng ngộ nhận như tôi. Có phải thế không?
Ai cũng biết, để ngồi được vào cái ghế lãnh đạo của một thành phố lớn nhất nước là Hà Nội, lại được toạ lạc tại trung tâm của thủ đô, không phải là điều đơn giản. Phải là người trí thức tầm cao, có đức độ bao dung, có cái “tâm” và cả cái “tầm”. Cái “tâm” thể hiện sự trong sáng, hết lòng vì nước vì dân phục vụ, không thiên tư thiên vị, không hám danh hám lợi… Cái “tầm” thể hiện sự nhìn xa trông rộng, thấy trước những gì nên làm và không nên làm để mang lại ích nước, lợi dân. Ngoài ra, người ấy còn phải liêm khiết hơn người, hiểu biết và thượng tôn pháp luật cũng hơn người. Nói chung, đó phải là một đảng viên, là một cán bộ mẫn cán, mẫu mực mới xứng đáng với vai trò “phụ mẫu chi dân” (cha mẹ của dân). Nào đã hết, họ còn được sự dìu dắt của đảng, mà tiêu biểu là Bộ Chính Trị để không phạm sai lầm trong đường lối, trong việc đối nội lẫn đối ngoại. Như thế là quá rõ, với sự sàng lọc khắt khe ấy, thì những người lãnh đạo TP.Hà Nội hiện nay đã quá xứng đáng với chiếc ghế của mình.
Tố chất là thế, nhưng hà cớ làm sao họ lại xổ toẹt vào cái ghế của mình khi để xảy ra vụ ô nhục Thái Hà và Toà Khâm Sứ, khiến cho dư luận trong nước và quốc tế bàng hoàng, không thể tin nổi vào điều mắt thấy, tai nghe? Thế thì với những hành vi: chà đạp pháp luật, khủng bố tinh thần, vu khống công dân, đánh đập phóng viên ngoại quốc, chiếm đất tôn giáo, kích động bạo lực, ngăn cản tự do tín ngưỡng, phát hành những văn bản ngớ ngẩn, ăn nói lật lọng… như đang diễn ra, họ có còn xứng đáng với vai trò “cha mẹ của dân” nữa không? Xin thưa, họ vẫn xứng đấy! Vậy ư?
Hãy hiểu cho, họ cũng là một con người như chúng ta. Mà, trong mỗi con người ai cũng có hai thái cực vô hình ngự trị là thiên thần và ác quỷ. Khi thiên về thiên thần: hành động xuất ra sẽ tốt đẹp, cao thượng, hiền hoà… Khi thiên về ác quỷ: hành động xuất ra sẽ tàn ác, dã man, trí trá… Do vậy ta mới thấy cũng một con người ấy: lúc ngồi họp thì dễ thương, ăn nói dịu dàng. Lúc đứng dậy lại quá đáng ghét, nói năng thô bỉ. Hiện nay, nhìn vào tư cách lãnh đạo Tp Hà Nội, ta ngay lập tức nhận ra rằng ác quỷ đang lồng lộng sai khiến họ.
Theo tôi được biết, chức sắc cao trọng của công giáo có tài trừ quỷ rất giỏi và rất có bản lĩnh. Do vậy, chẳng hề bị nao núng trước những trò ma quỷ lộng hành giữa ban ngày dưới hình hài lãnh đạo Tp Hà Nội. Nếu vậy, xin các ngài hãy mạnh tay làm việc bác ái như giáo lý của đạo dạy đi! Hãy xua trừ, trục xuất con quỷ trong họ ra, để trả lại cho đảng, cho nhân dân những cán bộ chân chính như ngày nào. Được vậy, họ vẫn xứng đáng tại vị trên cái ghế lãnh đạo và được giải oan.
Tôi vừa kịp nhận ra mình đã trách oan những nhà lãnh đạo Tp Hà Nội. Ngay cả công luận, cùng những phương tiện thôn tin trong và ngoài nước cũng ngộ nhận như tôi. Có phải thế không?
Ai cũng biết, để ngồi được vào cái ghế lãnh đạo của một thành phố lớn nhất nước là Hà Nội, lại được toạ lạc tại trung tâm của thủ đô, không phải là điều đơn giản. Phải là người trí thức tầm cao, có đức độ bao dung, có cái “tâm” và cả cái “tầm”. Cái “tâm” thể hiện sự trong sáng, hết lòng vì nước vì dân phục vụ, không thiên tư thiên vị, không hám danh hám lợi… Cái “tầm” thể hiện sự nhìn xa trông rộng, thấy trước những gì nên làm và không nên làm để mang lại ích nước, lợi dân. Ngoài ra, người ấy còn phải liêm khiết hơn người, hiểu biết và thượng tôn pháp luật cũng hơn người. Nói chung, đó phải là một đảng viên, là một cán bộ mẫn cán, mẫu mực mới xứng đáng với vai trò “phụ mẫu chi dân” (cha mẹ của dân). Nào đã hết, họ còn được sự dìu dắt của đảng, mà tiêu biểu là Bộ Chính Trị để không phạm sai lầm trong đường lối, trong việc đối nội lẫn đối ngoại. Như thế là quá rõ, với sự sàng lọc khắt khe ấy, thì những người lãnh đạo TP.Hà Nội hiện nay đã quá xứng đáng với chiếc ghế của mình.
Tố chất là thế, nhưng hà cớ làm sao họ lại xổ toẹt vào cái ghế của mình khi để xảy ra vụ ô nhục Thái Hà và Toà Khâm Sứ, khiến cho dư luận trong nước và quốc tế bàng hoàng, không thể tin nổi vào điều mắt thấy, tai nghe? Thế thì với những hành vi: chà đạp pháp luật, khủng bố tinh thần, vu khống công dân, đánh đập phóng viên ngoại quốc, chiếm đất tôn giáo, kích động bạo lực, ngăn cản tự do tín ngưỡng, phát hành những văn bản ngớ ngẩn, ăn nói lật lọng… như đang diễn ra, họ có còn xứng đáng với vai trò “cha mẹ của dân” nữa không? Xin thưa, họ vẫn xứng đấy! Vậy ư?
Hãy hiểu cho, họ cũng là một con người như chúng ta. Mà, trong mỗi con người ai cũng có hai thái cực vô hình ngự trị là thiên thần và ác quỷ. Khi thiên về thiên thần: hành động xuất ra sẽ tốt đẹp, cao thượng, hiền hoà… Khi thiên về ác quỷ: hành động xuất ra sẽ tàn ác, dã man, trí trá… Do vậy ta mới thấy cũng một con người ấy: lúc ngồi họp thì dễ thương, ăn nói dịu dàng. Lúc đứng dậy lại quá đáng ghét, nói năng thô bỉ. Hiện nay, nhìn vào tư cách lãnh đạo Tp Hà Nội, ta ngay lập tức nhận ra rằng ác quỷ đang lồng lộng sai khiến họ.
Theo tôi được biết, chức sắc cao trọng của công giáo có tài trừ quỷ rất giỏi và rất có bản lĩnh. Do vậy, chẳng hề bị nao núng trước những trò ma quỷ lộng hành giữa ban ngày dưới hình hài lãnh đạo Tp Hà Nội. Nếu vậy, xin các ngài hãy mạnh tay làm việc bác ái như giáo lý của đạo dạy đi! Hãy xua trừ, trục xuất con quỷ trong họ ra, để trả lại cho đảng, cho nhân dân những cán bộ chân chính như ngày nào. Được vậy, họ vẫn xứng đáng tại vị trên cái ghế lãnh đạo và được giải oan.
Vườn hoa Đức Mẹ không ai mượn làm cả!
Hồn Nước
14:42 01/10/2008
Vườn hoa Đức Mẹ không ai mượn làm cả!
Con cái Chúa nguyện cầu trong vũng lệ
Dưới trời mưa, thầm kể lể nỗi lòng:
Bạo quyền tàn ác, Chúa có biết không?
Chúng huyênh hoang: nào ta sợ gì Chúa!
Chúng nghênh ngang dân Chúa tràn lệ ứa
Chúng hỗn hào hỏi: Chúa nó ở đâu?
Ta có dùi cui, mặc dân họ nguyện cầu
Ta cứ cướp, Chúa làm gì ta chứ?
Bạo quyền lộng hành, chúng liều mình thử
Cướp mạnh tay để chúng nhử bắt người!
Không bắt nổi, chúng rở trò đười ươi:
Lời đức Tổng: cắt xén; cười đắc chí.
Mặt nạ rơi, lộ nguyên hình bầy khỉ
Người văn minh ai cũng chỉ lắc đầu:
Trâu lấm mình, tránh nó có sao đâu?
Bọn nịnh thần lo tìm mưu tính kế?
Lũ quỷ gộc, mưu mô nhiều vô kể
Vượt hoả ngục nhập đoàn để hại dân:
Tivi, báo chí, gian dối, bất cần
Thuê cai nghiện nói là “dân tự phát”
Ném dất giấu tay, lũ bạo quyền hèn nhát:
700 ngàn thuê một nhóm 10 tên,
Vào quấy rối giả đò chửi điên lên….
Cài máy quay, khắp nơi bên Toà Tổng…
Thế giới văn minh người ta thừa biết tỏng
Lũ trò hề đang ngượng ngọng bao che..
An cướp la làng mà cũng chẳng thấy ghê,
Phạt vi cảnh giương oai, thề quyết thắng…
Chúa Giêsu chết, hai bàn tay trắng
Nhục nhã trên đồi, dân chửi thẳng không e,
Chôn huyệt đá thật thất bại ê chề …
Nhưng rồi Chúa đã phục sinh sáng láng…
Bọn lính canh sợ run lên loạng quạng
Nói làm sao với Tổng Trấn cho yên?
Bày xảo kế: Chúng tôi ngủ trong đêm,
Chúng lấy xac rồi phao lên: Sống Lại!
Toà Khâm Sứ, quân bạo quyền đồi bại
Nuốt không xuôi đành lại phải ói ra
Mấy chục tỷ buộc phải trả người ta,
Còn vài tỷ làm vườn hoa muối mặt!
Tưởng thế oai phong lừng trái đất
Cả loài người phỉ nhổ thật tởm kinh
Bộ mặt man rợ đã lộ nguyên hình
Chui vào địa ngục vẫn còn kinh còn hãi!
Tội bạo quyền chất ngập đầu con cái
Muôn thế hệ vẫn còn phải báo đền
Bạo quyền giẫy chết cũng không yên:
“Của Bụt cướp một đền mười,
Bụt vẫn còn cười, Bụt chưa nhận cho”.
Đêm thức trắng, ngày ra: lộ mặt mo,
Bọn bạo quyền mong phải lo chết sớm
Nhớ tới vụ này, thế giới đều tởm lợm:
Bọn ngươi là lũ tốt phải thí thôi
Thế giới văn minh lên án đã đủ rồi
Toà Khâm Sứ trước sau đòi phải trả,
Vườn hoa Đức Mẹ không ai mượn làm cả
Lũ bạo quyền phải trả giá suốt đời
Đức Kitô chiến thắng tử thần rồi,
Ngài sẽ đạp ngươi xuống tận gầm địa ngục…
Bạo quyền nói đi: Ai là kẻ ô nhục?
Mở mắt nhìn xem ai thắng ai thua?
Đạp mũi nhọn, ngươi lãnh trọn cho vừa?
Ngươi sẽ chết trong tội ngươi mà chớ!
Lịch sử Giáo Hội muôn đời ai cũng nhớ
Lũ Hưởng Nhanh: loài cầm thú làm người!
Quỷ địa ngục sống trong kiếp đười ươi
Hại Giáo Hội làm muôn người đau khổ
Tội bọn ngươi muôn đời còn ghi đó:
Linh địa Thái Hà gây sóng gió vì ai?
Sám hối đi Thiên Chúa còn nương tay
Liệu mà sống sắp đến ngày trả giá!
Con cái Chúa nguyện cầu trong vũng lệ
Dưới trời mưa, thầm kể lể nỗi lòng:
Bạo quyền tàn ác, Chúa có biết không?
Chúng huyênh hoang: nào ta sợ gì Chúa!
Chúng nghênh ngang dân Chúa tràn lệ ứa
Chúng hỗn hào hỏi: Chúa nó ở đâu?
Ta có dùi cui, mặc dân họ nguyện cầu
Ta cứ cướp, Chúa làm gì ta chứ?
Bạo quyền lộng hành, chúng liều mình thử
Cướp mạnh tay để chúng nhử bắt người!
Không bắt nổi, chúng rở trò đười ươi:
Lời đức Tổng: cắt xén; cười đắc chí.
Mặt nạ rơi, lộ nguyên hình bầy khỉ
Người văn minh ai cũng chỉ lắc đầu:
Trâu lấm mình, tránh nó có sao đâu?
Bọn nịnh thần lo tìm mưu tính kế?
Lũ quỷ gộc, mưu mô nhiều vô kể
Vượt hoả ngục nhập đoàn để hại dân:
Tivi, báo chí, gian dối, bất cần
Thuê cai nghiện nói là “dân tự phát”
Ném dất giấu tay, lũ bạo quyền hèn nhát:
700 ngàn thuê một nhóm 10 tên,
Vào quấy rối giả đò chửi điên lên….
Cài máy quay, khắp nơi bên Toà Tổng…
Thế giới văn minh người ta thừa biết tỏng
Lũ trò hề đang ngượng ngọng bao che..
An cướp la làng mà cũng chẳng thấy ghê,
Phạt vi cảnh giương oai, thề quyết thắng…
Chúa Giêsu chết, hai bàn tay trắng
Nhục nhã trên đồi, dân chửi thẳng không e,
Chôn huyệt đá thật thất bại ê chề …
Nhưng rồi Chúa đã phục sinh sáng láng…
Bọn lính canh sợ run lên loạng quạng
Nói làm sao với Tổng Trấn cho yên?
Bày xảo kế: Chúng tôi ngủ trong đêm,
Chúng lấy xac rồi phao lên: Sống Lại!
Toà Khâm Sứ, quân bạo quyền đồi bại
Nuốt không xuôi đành lại phải ói ra
Mấy chục tỷ buộc phải trả người ta,
Còn vài tỷ làm vườn hoa muối mặt!
Tưởng thế oai phong lừng trái đất
Cả loài người phỉ nhổ thật tởm kinh
Bộ mặt man rợ đã lộ nguyên hình
Chui vào địa ngục vẫn còn kinh còn hãi!
Tội bạo quyền chất ngập đầu con cái
Muôn thế hệ vẫn còn phải báo đền
Bạo quyền giẫy chết cũng không yên:
“Của Bụt cướp một đền mười,
Bụt vẫn còn cười, Bụt chưa nhận cho”.
Đêm thức trắng, ngày ra: lộ mặt mo,
Bọn bạo quyền mong phải lo chết sớm
Nhớ tới vụ này, thế giới đều tởm lợm:
Bọn ngươi là lũ tốt phải thí thôi
Thế giới văn minh lên án đã đủ rồi
Toà Khâm Sứ trước sau đòi phải trả,
Vườn hoa Đức Mẹ không ai mượn làm cả
Lũ bạo quyền phải trả giá suốt đời
Đức Kitô chiến thắng tử thần rồi,
Ngài sẽ đạp ngươi xuống tận gầm địa ngục…
Bạo quyền nói đi: Ai là kẻ ô nhục?
Mở mắt nhìn xem ai thắng ai thua?
Đạp mũi nhọn, ngươi lãnh trọn cho vừa?
Ngươi sẽ chết trong tội ngươi mà chớ!
Lịch sử Giáo Hội muôn đời ai cũng nhớ
Lũ Hưởng Nhanh: loài cầm thú làm người!
Quỷ địa ngục sống trong kiếp đười ươi
Hại Giáo Hội làm muôn người đau khổ
Tội bọn ngươi muôn đời còn ghi đó:
Linh địa Thái Hà gây sóng gió vì ai?
Sám hối đi Thiên Chúa còn nương tay
Liệu mà sống sắp đến ngày trả giá!
Chuyện vườn hoa Nhà Chung
Tuấn Lê
14:46 01/10/2008
Chuyện vườn hoa Nhà Chung
Phúc thay cho cái Phố-Nhà-Chung,
Bổng dưng lại được một vườn bông,
Bao nhiêu nơi ước mà không được,
Nhà Chung không muốn, chúng vẫn trồng.
Nghe đâu là đất của Nhà Thờ,
Chúng vào Hà Nội, chúng hưởng chùa.
Đuổi cha, đuổi thầy, rồi cướp lấy,
Chúng chia, chúng chác, chúng bán, mua.
Chúng mở kinh doanh thật ngang tàng,
Quán bar, quán phở, lại ngân hàng,
Bao năm chịu đựng không đặng nữa,
Nhà Thờ đòi đất, chúng bẽ bàng.
Giáo dân thắp nến, hát kinh cầu,
Bao nhiêu đường mật chẳng thấm đâu,
Bao nhiêu dọa nạt không lay chuyển,
Họ vẫn cầu xin một phép mầu.
Lúc này mà giống với lúc xưa,
Chúng đem súng máy chúng bắn bừa.
Người chết thì coi như là hết,
Người sống từ nay cũng phải chừa.
Thời thế bây giờ đã đổi thay,
Thông tin như súng bắn, tên bay.
Làm gì cũng phải so hơn thiệt.
Làm càn. Thế giới biết. Không hay.
Nhục nhằn, chúng phải nuốt cục tham.
Trả đất cho người cũng không cam.
Nửa đêm, nhà nước trồng cây cảnh
Xưa nay chưa thấy có ai làm.
Tuồng chèo có dở cũng thế thôi.
Bớ ông Chủ Tịch Hà Nội ơi,
Già đầu mà cứ như con trẻ,
Giành ăn không được phá cho hôi.
Thôi thì âu cũng cái lương duyên,
Vườn hoa thì để đãi người hiền,
Còn chuyện quan tham ăn cướp đất,
Muôn đời hậu thế sẽ không quên.
Phúc thay cho cái Phố-Nhà-Chung,
Bổng dưng lại được một vườn bông,
Bao nhiêu nơi ước mà không được,
Nhà Chung không muốn, chúng vẫn trồng.
Nghe đâu là đất của Nhà Thờ,
Chúng vào Hà Nội, chúng hưởng chùa.
Đuổi cha, đuổi thầy, rồi cướp lấy,
Chúng chia, chúng chác, chúng bán, mua.
Chúng mở kinh doanh thật ngang tàng,
Quán bar, quán phở, lại ngân hàng,
Bao năm chịu đựng không đặng nữa,
Nhà Thờ đòi đất, chúng bẽ bàng.
Giáo dân thắp nến, hát kinh cầu,
Bao nhiêu đường mật chẳng thấm đâu,
Bao nhiêu dọa nạt không lay chuyển,
Họ vẫn cầu xin một phép mầu.
Lúc này mà giống với lúc xưa,
Chúng đem súng máy chúng bắn bừa.
Người chết thì coi như là hết,
Người sống từ nay cũng phải chừa.
Thời thế bây giờ đã đổi thay,
Thông tin như súng bắn, tên bay.
Làm gì cũng phải so hơn thiệt.
Làm càn. Thế giới biết. Không hay.
Nhục nhằn, chúng phải nuốt cục tham.
Trả đất cho người cũng không cam.
Nửa đêm, nhà nước trồng cây cảnh
Xưa nay chưa thấy có ai làm.
Tuồng chèo có dở cũng thế thôi.
Bớ ông Chủ Tịch Hà Nội ơi,
Già đầu mà cứ như con trẻ,
Giành ăn không được phá cho hôi.
Thôi thì âu cũng cái lương duyên,
Vườn hoa thì để đãi người hiền,
Còn chuyện quan tham ăn cướp đất,
Muôn đời hậu thế sẽ không quên.
Ý kiến độc giả đề nghị: Tuần Tam Nhật và Cửu Nhật hiệp thông cầu nguyện
Linh Giang
15:01 01/10/2008
TUẦN TAM NHẬT VÀ CỬU NHẬT CẦU NGUYỆN
VÀ HÀNH HƯƠNG LINH ĐỊA THÁI HÀ VÀ TÒA KHÂM SỨ HÀ NỘI
I. HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI.
Có một số người cho rằng: "Tụ tập cầu nguyện như thế thì được gì?". Nhà nước vẫn cứ chiếm, cứ làm, ai làm được gì chứ ? Hai công viên chiếm đất Tòa Khâm Sứ và Linh Địa Thái Hà được xây dựng đạt kỷ lục thế giới sắp hoàn tất, đáng ghi vào sách Guiness về thời gian thi công nhanh nhất thế giới, về hàng rào kẽm gai cảnh sát và chó bảo vệ đông chưa từng có trên thế giới để xây dựng một công viên, về một công viên vẫn cứ được xây dựng dù có cả chục ngàn người dân tụ tập tại chỗ và gần chục triệu người dân khắp nước phản đối ! Rồi đâu sẽ vào đó, rồi một thời gian không lâu giáo dân cũng ngán cũng chán rồi sẽ hết tụ tập cầu nguyện thôi, lúc đó đâu cần cảnh sát cơ động và chó nghiệp vụ làm gì ! Các quan chức nhà nước hoan hỉ ăn mừng chiến thắng !
Chúng tôi cho rằng đó là không cần nản chí, phải tiếp tục cầu nguyện. Các tham quan và đồng bọn vì nuốt không trôi 2 mảnh đất trên, nên phá cho bỏ ghét và để hù dọa cảnh báo:
Hù dọa cảnh báo rằng tất cả những kẻ khiếu kiện đòi đất khắp nước và tất cả những kẻ thao thức đòi hỏi nhân quyền (quyền tự do tôn giáo, quyền được tôn trọng và bảo vệ tài sản, quyền tự do ngôn luận báo chí thông tin…vốn là "đất" sống của con người), là từ nay đừng đòi đất Trường Sa và Hoàng Sa hoặc đất biên giới nữa vì Đảng CSVN đã "lỡ" dâng cho Quan Thầy Trung Quốc rồi (do Thủ Tướng Phạm văn Đồng ký xác nhận ).
Hù dọa cảnh báo rằng chúng mày từ nay không được đòi hoặc đòi lại bất cứ đất đai tài sản nào của cá nhân hay của tôn giáo nếu các quan nhà nước từ khắp các tỉnh thành có ý muốn chiếm hoặc bồi thường dù bằng giá rẻ mạt, vì đất là nhà nước quản lý mà, Đảng là nhân dân làm chủ mà!
Hù dọa cảnh báo rằng chúng mày mà lộn xộn thì chó nghiệp vụ, quan chức các cấp, bọn côn đồ, cảnh sát cơ động… sẽ đưa hàng rào kẽm gai cô lập chúng mày, bắt nhốt chúng mày, đập xịt máu đầu chúng mày, xịt hơi độc hơi cay tất cả chúng mày bất kể già trẻ lớn bé…để chúng tao làm bất cứ những gì chúng tao muốn.
Thưa quý vị Công giáo Hà Nội, quý vị Công giáo khắp nước, tất cả quý vị thuộc các tôn giáo khác, quý vị bị cướp bóc đất đai tài sản và nhân quyền, xin quý vị hãy nhớ lời ông bà tổ tiên đã nói: "Quan nhất thời, Dân Vạn Đại". Các quan ác bá sẽ chỉ là nhất thời thôi, chẳng bao lâu nữa chúng sẽ qua đi, có thể chỉ vài tháng nữa là họ cũng chẳng tại chức nữa theo luật nhân quả, luật loại trừ vì họ hành xử quá tệ và vô văn hóa… Xin quý vị cứ chờ mà xem. Vũ lực, quyền uy và tàn bạo như Hitler, rồi cuối cùng chẳng mấy chốc chỉ là một cái chết cô đơn thảm khốc. Một khối Cộng Sản bạo tàn liên kết chặt chẽ như mạng lưới bao trùm khắp Liên Bang Xôviết và khối Đông Âu rồi cũng đã tan rã hết. Ác bá sẽ có Ác Bá diệt, họ chỉ là con tốt thí cho quyền lực cao hơn thôi, quyền lực nhất chính là Satan, mà "bản tính nó là dối trá và là cha sự gian dối" (Phúc âm Gioan 8.44), gian dối là chỗ dựa của quyền lực mà. - Về phần dân, dân vạn đại mà, vì dân không chấp nhận gian dối, vì dân chỉ chấp nhận chân lý và yêu chuộng công bằng và nhân nghĩa. Vì thế, rồi cái gì của quý vị sẽ trở về với quý vị.
II. LÊN ĐƯỜNG VÀ CẦU NGUYỆN – TAM NHẬT VÀ CỬU NHẬT
Người Công giáo tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện, vì những gì đang xảy ra cũng như những gì sẽ tỏ hiện thì không phải là bởi sức mạnh của vũ lực nhưng là Thiên Ý. Xưa dân Israel ra khỏi ách nô lệ Ai Cập thì đâu có phải dùng, phải mất một mũi tên hay viên đạn nào đâu, họ chỉ có MỘT VIỆC DUY NHẤT LÀ LÊN ĐƯỜNG VÀ CẦU NGUYỆN, thế mà họ đã vượt qua cảnh nô lệ diệt chủng, đã chiến thắng oai hùng. Cả đoàn hùng binh Ai Cập bị chôn vùi đau thương dưới lòng Biển Đỏ.
Người Công Giáo Việt Nam khắp nước cũng chỉ có một việc như thế đó là LÊN ĐƯỜNG VÀ CẦU NGUYỆN. Giáo dân Giáo Phận Hà Nội đã làm. Giáo dân tất cả các Giáo Phận Miền Bắc, Giáo Phận Vinh và Thanh Hóa cũng đã lên đường và cầu nguyện. Giáo dân miền Trung và miền Nam cũng đang tha thiết cầu nguyện và trong tư thế lên đường.
Tháng ĐỨC MẸ MÂN CÔI sắp bắt đầu. Đây là cơ hội cho hàng triệu người Công Giáo HÀNH HƯƠNG LÊN ĐƯỜNG VÀ CẦU NGUYỆN nơi LINH ĐỊA ĐỨC MẸ VÀ TÒA KHÂM SỨ. Tuy người ta đã cướp mất Thánh Giá và Tượng Đức Mẹ Sầu Bi nhưng Chúa và Đức Mẹ vẫn đã và đang hiển linh ở đó. Như xưa khi Chúa chết trên Thánh Giá thì người đại đội trưởng Roma, trước mặt Đức Mẹ Sầu Bi, đã phải thốt lên tuyên xưng rằng "Quả thật Người này là Đấng Công Chính, là Con Thiên Chúa", ngày nay tại Linh Địa Đức Bà và Tòa Khâm sứ, rất nhiều người Công giáo và không công giáo đều đã chứng kiến sự hiển linh của Mầu nhiệm Thâp giá nơi Giáo Hội Giáo Phận Hà Nội. Hàng ngày, hàng tuần, hàng chục hàng trăm ngàn người, đặc biệt là giới trẻ rất đông và rất nhiệt tình, bất chấp xa xôi, gian khổ, đe dọa và cấm cách, vẫn lên đường và cầu nguyện bất bạo động tại Linh Địa với nến trong tay thắp sáng niềm tin vào Thiên Chúa là Toàn Năng và Thượng Trí, là Chân Lý và Tình Yêu, là Công Lý và Hòa Bình. Tòa Khâm Sứ biểu tượng cho sự hiêp nhất và sự thông hiệp của các tín hữu Công giáo Việt Nam với nhau và với Giáo Hội toàn cầu. Nơi tòa thánh đây, tất nhiên vẫn có sự hiện diện linh thánh của Chúa và Đức Mẹ, nay được gọn ghẽ khang trang và tươi xanh, hẳn là nơi lý tưởng cho các tín hữu Công giáo hành hương về trung tâm đức tin này để cầu nguyện và cảm tạ tri ân.
TUẦN TAM NHẬT từ Thứ Bảy 4.10 đến 6.10 mừng Kính ĐỨC MẸ MÂN CÔI (ngày 7.10), HÀNH HƯƠNG LÊN ĐƯỜNG VÀ CẦU NGUYỆN tại LINH ĐỊA VÀ TÒA KHÂM SỨ cho Đức Tổng Giám Mục và các linh mục tu sĩ cũng như giáo dân toàn Tổng giáo phận Hà Nội..
TUẦN CỬU NHẬT từ Thứ Bảy 4.10 đến 12.10 mừng kỷ niệm ngày ĐỨC MẸ HIỆN RA Ở FATIMA (ngày 13.10), HÀNH HƯƠNG LÊN ĐƯỜNG VÀ CẦU NGUYỆN tại LINH ĐỊA VÀ TÒA KHÂM SỨ để cầu nguyện cho Nước Việt Nam ăn năn trở lại, như Đức Mẹ đã hứa và đã làm cho nước Nga Cộng sản Vô thần ăn năn trở lại.
Dù ở Trung, Nam hay Bắc, Dù bạn ở bất cứ Tôn giáo nào, chỉ cần lòng nhiệt thành và thiện chí, CHÚNG TA CÙNG LÊN ĐƯỜNG HÀNH HƯƠNG VÀ CẦU NGUYệN CHO CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH, CHO QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM THÂN YÊU.
VÀ HÀNH HƯƠNG LINH ĐỊA THÁI HÀ VÀ TÒA KHÂM SỨ HÀ NỘI
I. HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI.
Có một số người cho rằng: "Tụ tập cầu nguyện như thế thì được gì?". Nhà nước vẫn cứ chiếm, cứ làm, ai làm được gì chứ ? Hai công viên chiếm đất Tòa Khâm Sứ và Linh Địa Thái Hà được xây dựng đạt kỷ lục thế giới sắp hoàn tất, đáng ghi vào sách Guiness về thời gian thi công nhanh nhất thế giới, về hàng rào kẽm gai cảnh sát và chó bảo vệ đông chưa từng có trên thế giới để xây dựng một công viên, về một công viên vẫn cứ được xây dựng dù có cả chục ngàn người dân tụ tập tại chỗ và gần chục triệu người dân khắp nước phản đối ! Rồi đâu sẽ vào đó, rồi một thời gian không lâu giáo dân cũng ngán cũng chán rồi sẽ hết tụ tập cầu nguyện thôi, lúc đó đâu cần cảnh sát cơ động và chó nghiệp vụ làm gì ! Các quan chức nhà nước hoan hỉ ăn mừng chiến thắng !
Chúng tôi cho rằng đó là không cần nản chí, phải tiếp tục cầu nguyện. Các tham quan và đồng bọn vì nuốt không trôi 2 mảnh đất trên, nên phá cho bỏ ghét và để hù dọa cảnh báo:
Hù dọa cảnh báo rằng tất cả những kẻ khiếu kiện đòi đất khắp nước và tất cả những kẻ thao thức đòi hỏi nhân quyền (quyền tự do tôn giáo, quyền được tôn trọng và bảo vệ tài sản, quyền tự do ngôn luận báo chí thông tin…vốn là "đất" sống của con người), là từ nay đừng đòi đất Trường Sa và Hoàng Sa hoặc đất biên giới nữa vì Đảng CSVN đã "lỡ" dâng cho Quan Thầy Trung Quốc rồi (do Thủ Tướng Phạm văn Đồng ký xác nhận ).
Hù dọa cảnh báo rằng chúng mày từ nay không được đòi hoặc đòi lại bất cứ đất đai tài sản nào của cá nhân hay của tôn giáo nếu các quan nhà nước từ khắp các tỉnh thành có ý muốn chiếm hoặc bồi thường dù bằng giá rẻ mạt, vì đất là nhà nước quản lý mà, Đảng là nhân dân làm chủ mà!
Hù dọa cảnh báo rằng chúng mày mà lộn xộn thì chó nghiệp vụ, quan chức các cấp, bọn côn đồ, cảnh sát cơ động… sẽ đưa hàng rào kẽm gai cô lập chúng mày, bắt nhốt chúng mày, đập xịt máu đầu chúng mày, xịt hơi độc hơi cay tất cả chúng mày bất kể già trẻ lớn bé…để chúng tao làm bất cứ những gì chúng tao muốn.
Thưa quý vị Công giáo Hà Nội, quý vị Công giáo khắp nước, tất cả quý vị thuộc các tôn giáo khác, quý vị bị cướp bóc đất đai tài sản và nhân quyền, xin quý vị hãy nhớ lời ông bà tổ tiên đã nói: "Quan nhất thời, Dân Vạn Đại". Các quan ác bá sẽ chỉ là nhất thời thôi, chẳng bao lâu nữa chúng sẽ qua đi, có thể chỉ vài tháng nữa là họ cũng chẳng tại chức nữa theo luật nhân quả, luật loại trừ vì họ hành xử quá tệ và vô văn hóa… Xin quý vị cứ chờ mà xem. Vũ lực, quyền uy và tàn bạo như Hitler, rồi cuối cùng chẳng mấy chốc chỉ là một cái chết cô đơn thảm khốc. Một khối Cộng Sản bạo tàn liên kết chặt chẽ như mạng lưới bao trùm khắp Liên Bang Xôviết và khối Đông Âu rồi cũng đã tan rã hết. Ác bá sẽ có Ác Bá diệt, họ chỉ là con tốt thí cho quyền lực cao hơn thôi, quyền lực nhất chính là Satan, mà "bản tính nó là dối trá và là cha sự gian dối" (Phúc âm Gioan 8.44), gian dối là chỗ dựa của quyền lực mà. - Về phần dân, dân vạn đại mà, vì dân không chấp nhận gian dối, vì dân chỉ chấp nhận chân lý và yêu chuộng công bằng và nhân nghĩa. Vì thế, rồi cái gì của quý vị sẽ trở về với quý vị.
II. LÊN ĐƯỜNG VÀ CẦU NGUYỆN – TAM NHẬT VÀ CỬU NHẬT
Người Công giáo tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện, vì những gì đang xảy ra cũng như những gì sẽ tỏ hiện thì không phải là bởi sức mạnh của vũ lực nhưng là Thiên Ý. Xưa dân Israel ra khỏi ách nô lệ Ai Cập thì đâu có phải dùng, phải mất một mũi tên hay viên đạn nào đâu, họ chỉ có MỘT VIỆC DUY NHẤT LÀ LÊN ĐƯỜNG VÀ CẦU NGUYỆN, thế mà họ đã vượt qua cảnh nô lệ diệt chủng, đã chiến thắng oai hùng. Cả đoàn hùng binh Ai Cập bị chôn vùi đau thương dưới lòng Biển Đỏ.
Người Công Giáo Việt Nam khắp nước cũng chỉ có một việc như thế đó là LÊN ĐƯỜNG VÀ CẦU NGUYỆN. Giáo dân Giáo Phận Hà Nội đã làm. Giáo dân tất cả các Giáo Phận Miền Bắc, Giáo Phận Vinh và Thanh Hóa cũng đã lên đường và cầu nguyện. Giáo dân miền Trung và miền Nam cũng đang tha thiết cầu nguyện và trong tư thế lên đường.
Tháng ĐỨC MẸ MÂN CÔI sắp bắt đầu. Đây là cơ hội cho hàng triệu người Công Giáo HÀNH HƯƠNG LÊN ĐƯỜNG VÀ CẦU NGUYỆN nơi LINH ĐỊA ĐỨC MẸ VÀ TÒA KHÂM SỨ. Tuy người ta đã cướp mất Thánh Giá và Tượng Đức Mẹ Sầu Bi nhưng Chúa và Đức Mẹ vẫn đã và đang hiển linh ở đó. Như xưa khi Chúa chết trên Thánh Giá thì người đại đội trưởng Roma, trước mặt Đức Mẹ Sầu Bi, đã phải thốt lên tuyên xưng rằng "Quả thật Người này là Đấng Công Chính, là Con Thiên Chúa", ngày nay tại Linh Địa Đức Bà và Tòa Khâm sứ, rất nhiều người Công giáo và không công giáo đều đã chứng kiến sự hiển linh của Mầu nhiệm Thâp giá nơi Giáo Hội Giáo Phận Hà Nội. Hàng ngày, hàng tuần, hàng chục hàng trăm ngàn người, đặc biệt là giới trẻ rất đông và rất nhiệt tình, bất chấp xa xôi, gian khổ, đe dọa và cấm cách, vẫn lên đường và cầu nguyện bất bạo động tại Linh Địa với nến trong tay thắp sáng niềm tin vào Thiên Chúa là Toàn Năng và Thượng Trí, là Chân Lý và Tình Yêu, là Công Lý và Hòa Bình. Tòa Khâm Sứ biểu tượng cho sự hiêp nhất và sự thông hiệp của các tín hữu Công giáo Việt Nam với nhau và với Giáo Hội toàn cầu. Nơi tòa thánh đây, tất nhiên vẫn có sự hiện diện linh thánh của Chúa và Đức Mẹ, nay được gọn ghẽ khang trang và tươi xanh, hẳn là nơi lý tưởng cho các tín hữu Công giáo hành hương về trung tâm đức tin này để cầu nguyện và cảm tạ tri ân.
TUẦN TAM NHẬT từ Thứ Bảy 4.10 đến 6.10 mừng Kính ĐỨC MẸ MÂN CÔI (ngày 7.10), HÀNH HƯƠNG LÊN ĐƯỜNG VÀ CẦU NGUYỆN tại LINH ĐỊA VÀ TÒA KHÂM SỨ cho Đức Tổng Giám Mục và các linh mục tu sĩ cũng như giáo dân toàn Tổng giáo phận Hà Nội..
TUẦN CỬU NHẬT từ Thứ Bảy 4.10 đến 12.10 mừng kỷ niệm ngày ĐỨC MẸ HIỆN RA Ở FATIMA (ngày 13.10), HÀNH HƯƠNG LÊN ĐƯỜNG VÀ CẦU NGUYỆN tại LINH ĐỊA VÀ TÒA KHÂM SỨ để cầu nguyện cho Nước Việt Nam ăn năn trở lại, như Đức Mẹ đã hứa và đã làm cho nước Nga Cộng sản Vô thần ăn năn trở lại.
Dù ở Trung, Nam hay Bắc, Dù bạn ở bất cứ Tôn giáo nào, chỉ cần lòng nhiệt thành và thiện chí, CHÚNG TA CÙNG LÊN ĐƯỜNG HÀNH HƯƠNG VÀ CẦU NGUYệN CHO CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH, CHO QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM THÂN YÊU.
CSVN cố trám cái lỗ làm rung chuyển cả hệ thống
Hồng Lĩnh
15:23 01/10/2008
CSVN CỐ TRÁM CÁI LỖ LÀM RUNG CHUYỂN CẢ HỆ THỐNG
Bọn cướp cạn CSVN bi bắt qủa tang trong thế trần truồng
CSVN đã hoán đổi trắng trợn các bất động sản của các tôn giáo và hội đoàn hay của tư nhân vào tay các đảng viên. Sự kiện nầy không chỉ riêng cho Tòa Khâm Sứ hay Giáo xứ Thái Hà mà thôi. Một vấn nạn cho cả toàn quốc và toàn dân. Một bất công được tạo dựng bằng vụ lực và dan dối. Một lối hoán đổi không có tính cách phục vụ chung. Trái lại chỉ phục vụ cho một số đàng viên. Do đó. Nó không có căn bản thuyết phục khã dĩ biện hộ hay biện minh cho cái lối ăn cướp ấy.
Trong qúa khứ, CSVN đã tạo ra biết bao tội ác và cướp bóc qua các chiêu bài đao to búa lớn lừa phỉnh như: «Độc lập, giài phóng và thống nhất». Để cuối đường tạo ra cái quái thai đảng CSVN bóc lột tồi tàn qua giá trị thặng dư, chống luôn hô hào trong “Tư Bản Luận » của Marx vào thế kỷ XIX và chuyên nghề ăn cướp. Tệ hại hơn bất cứ thực dân hay độc tài nào mà nhân loại đã biết đến.
CSVN hiện nay không thể ngụy tạo được một chiêu bài nào nữa. Cho nên đã tự tạo cho chúng một hình ảnh chỉ là bọn chuyên nghề cướp cạn với tất cả trần truồng của bạo lực. Vấn đề nầy toàn dân đã thấy rõ. Nhưng đành chịu ngậm đắng nuốt cay trong sợ sệt, hay chỉ đòi hỏi trong thầm lặng qua các đơn xin cho, tuy là của mình. Họa chăng đã có một vài biểu dương lẽ tẻ khiếu kiện. Để rồi bị dùi cui và đánh đập và đi vào quên lãng của cuộc sống đầy vật lộn.
Đâu là ý nghiã của các buổi cầu nguyện tại TKS và Thái Hà?
Nếu trong qúa khừ vừa qua. Các giáo phận hay các dân oan từ khắp nơi đã nộp đơn khiếu nại các bất động sãn đã bị cưỡng đoạt. Vấn đề chỉ giới hạn vào việc lấy lại chủ quyền và có tính cách vật chất giới hạn. Nhưng nay qua cầu nguyện. Tụ tập nhiều giáo dân và tất cả các giới lãnh đạo tinh thần của giáo phận với hiệp thông từ muôn phương về cầu nguyện hay thông cáo từ năm Châu gửi về trong tinh thần hiệp thông toàn vũ.
Về hình thức. Phải nói đây là một phong trào quần chúng đứng lên, ngoài hai sự kiện thực tế TKS và đất của DCCT Thái Hà, có ý nghiã đòi công lý và đặt vấn đề cần phải có một giài pháp toàn diện do trung ương và đúng đắn để giải tỏa vấn đề cưỡng chiếm cho toàn dân cả nước, bao gồm các tôn giáo, hội đoàn nạn nhân và tất cả dân oan. Lời phát biểu của Giám Mục địa phận Vinh: «Chuyện đòi lại đất đai là chuyện của tất cả các giáo phận, không chỉ riêng cho Thái Hà. Nên tôi về đây chia sẻ và cầu nguyện» là một điển hình của toàn thể.
Hai tình thế, nhưng CSVN luôn vẫn dùng một sa bàn vũ lực và điêu ngoa
Từ năm 2000 tới nay, CSVN đã tạo ra ba vụ đàn áp phong trào đòi dân chủ vào các năm 2001, 2004 và 2007. Các bài bãn chúng đã học được của Staline của nhũng năm 30 tạo gần 20.000.000 nạn nhân tại Nga và Mao với một số nạn nhân khoàng 50.000.000 dân Tàu. Từ các bài bản ấy, chúng lập một số sa bàn định sẵn và chỉ viêc thi hành với bạo lực. Một bọn chỉ có khả năng của chiến thuật sa bàn. Nếu là đơn khiếu nại. Chúng làm thinh. Nếu là nhóm họp khiếu kiện. Chúng đem xe chở về địa phương với sách lược nhận chìm con cá trong nước.
Nhưng tại TKS và Thái Hà. Quần chúng tham gia ở ngay tại địa phương hay tới từ các nơi khác về hiệp thông. Ngoài sự kiện đông đảo cầu nguyện có trật tự, căn bản là niềm tin vào chính nghiã sẽ thắng bạo tàn. Niềm tin vào Đấng Chí Linh với chịu đựng và hy sinh ngay cả tính mạng vì công lý, cho danh Chúa cả và Mẹ Maria, và cuối cùng là cho toàn thể dân Việt sống dưới gông cùm CSVN. Nhất định hết sợ sệt và bất chấp tù đày, giết chóc. Không một chút vụ lợi cho bản thân. Tất cả các yếu tố ấy tạo ra sức mạnh và bộ mặt mới đòi công lý trong tư thế mỗi cá nhân phục vụ cho toàn thể.
Một tình thế mới nặng về sức mạnh tinh thần và tuợng trưng mà bọn đầu trộm đuôi cướp CSVN chưa có sa bàn bằng vũ lực. Nên chúng đâm hoảng và áp dụng ngay sa bàn cũ mà chúng đã áp dụng vào dân oan khếu kiện tại Sài Gòn năm qua. Tại nơi đây CSVN đã dùng vũ lực tàn bạo để chống lại một tổng hợp niềm tin và hy sinh. Cách đây 2000 năm. Chính Phi La Tô, toàn quyền của La Mã tại Palestine, sau khi Chúa đã lên trời, ông ta đã ăn năn và xỉ vả vị tướng cầm quân La Mã bách chiến và bách thắng thời đó rằng: «Đồ ngu! Ông tưởng là khí giới có thể tiêu diệt đuợc niềm tin vô hình?» . Sau đó ông đã trở về La Mã trong hối hận và khóc lóc đến cuối đời. Đó là kết qủa sức mạnh của vũ khí! Nay CSVN, qua các cuộc phá phách và tịch thâu tượng ảnh, đang tuyên chiến không những với một niềm tin sắt đá và cả với Thánh Linh cao siêu nhiệm mầu!
Từ đó TKS và Thái Hà là hành trình cụt lối của tội ác CSVN và cũng là bất khuất của niềm tin vô tin vô địch của giáo dân cũng như các vị lãnh đạo con chiên. Tất cả đã tạo ra niềm tin cho đại chúng và sự sợ sệt do thể chế tạo ra nay như bóng xế chiều.
Ma quỷ CSVN gào thét truớc linh hồn của cầu nguyện và ánh sáng TGM Ngô Quang Kiệt
Nhà bác học có một không hai của nhân loại từ truớc tới nay là Albert Einstein đã phải thốt lên: “Một thực nghiệm huy hoàng nhất và khó tả cho tôi là khi được giao tiếp đuợc với nhiệm mầu không tả nổi. Cho nên tôi là là người mộ đạo» . Tuy không biết ông có qua phép rửa tội hay không! Và cũng là một nhiệm mầu. Khi chàng trai Ngô Quang Kiệt, nhất định tử bỏ tất cả của trần thế, nếu muốn thời dư sức, để khoác vào bộ áo dài đen. Nay tiên phong đòi công lý cho toàn dân tộc và các tôn giáo. Ngài vỏn vẹn chỉ có niềm tin vào Chúa Cả Ba Ngôi và công bằng cho dân gian với cây thánh giá trước ngực. Nhưng CSVN đã phải tung ra toàn lực luợng đi từ vũ lực tới du đãng nghiện ngập và bộ máy tuyền truyền đề trấn áp Ngài. Nhưng CSVN đã lầm to. Tiếng nói của Ngài đã thấm tận lòng dân và có Thánh Linh phù hộ và ở bên cạnh. Một tiến trình sẽ kết liễu tàn ác và điêu ngoa của loài qũy dữ CSVN. Một phong trào quần chúng đang lên.
Lời kết
Ngay chính trên độc đạo chiêu bài phát triển kinh tế để tiếp tục cai trị. Con tàu CSVN ra đi khỏi xứ Việt đang tàn tã vời lãm phát hai con số. Trong một môi truờng độc hại cho tương lại sinh tồn của 85 triệu dân không biết phải làm ra sao! Một xã hội điêu linh vì các gía trị đạo giáo và luân lý điêu linh. Dân gian điêu đứng.
Thêm vào đó, CSVN nay đã cho thế giới và toàn dân, qua đàn áp và khủng bố giáo dân, nhất là tạo bao cực hình đối với ánh sáng Ngô Quang Kiệt, biết bộ mặt muôn thuở của tàn ác và điêu ngao. Trốn đâu cho khỏi nắng? CSVN đã dốc toàn lực, trám hai cái lỗ TKS và Thái Hà, đã làm rung chuyển cả hệ thống của chúng. Bao gian dối che lấp đàn áp tôn giáo nay rơi mặt nạ. Nghị quyết lừa đảo 36 thành mây khói. Bạo lực CSVN đã tạo ra ý thức quần chúng: “Một thể chế không còn lý do để tồn tại tại xứ sở Việt Nam nữa! CSVN bị bánh lái đánh trả lại. Tinh thần Ngô Quang Kiệt đã trở thành bất diệt! Muôn đời sử sách sẽ ghi danh.
Những ngày thu khóc dân TKS và dân Thài Hà
Thụy-Sĩ, ngày 01/10/2008
Bọn cướp cạn CSVN bi bắt qủa tang trong thế trần truồng
CSVN đã hoán đổi trắng trợn các bất động sản của các tôn giáo và hội đoàn hay của tư nhân vào tay các đảng viên. Sự kiện nầy không chỉ riêng cho Tòa Khâm Sứ hay Giáo xứ Thái Hà mà thôi. Một vấn nạn cho cả toàn quốc và toàn dân. Một bất công được tạo dựng bằng vụ lực và dan dối. Một lối hoán đổi không có tính cách phục vụ chung. Trái lại chỉ phục vụ cho một số đàng viên. Do đó. Nó không có căn bản thuyết phục khã dĩ biện hộ hay biện minh cho cái lối ăn cướp ấy.
Trong qúa khứ, CSVN đã tạo ra biết bao tội ác và cướp bóc qua các chiêu bài đao to búa lớn lừa phỉnh như: «Độc lập, giài phóng và thống nhất». Để cuối đường tạo ra cái quái thai đảng CSVN bóc lột tồi tàn qua giá trị thặng dư, chống luôn hô hào trong “Tư Bản Luận » của Marx vào thế kỷ XIX và chuyên nghề ăn cướp. Tệ hại hơn bất cứ thực dân hay độc tài nào mà nhân loại đã biết đến.
CSVN hiện nay không thể ngụy tạo được một chiêu bài nào nữa. Cho nên đã tự tạo cho chúng một hình ảnh chỉ là bọn chuyên nghề cướp cạn với tất cả trần truồng của bạo lực. Vấn đề nầy toàn dân đã thấy rõ. Nhưng đành chịu ngậm đắng nuốt cay trong sợ sệt, hay chỉ đòi hỏi trong thầm lặng qua các đơn xin cho, tuy là của mình. Họa chăng đã có một vài biểu dương lẽ tẻ khiếu kiện. Để rồi bị dùi cui và đánh đập và đi vào quên lãng của cuộc sống đầy vật lộn.
Đâu là ý nghiã của các buổi cầu nguyện tại TKS và Thái Hà?
Nếu trong qúa khừ vừa qua. Các giáo phận hay các dân oan từ khắp nơi đã nộp đơn khiếu nại các bất động sãn đã bị cưỡng đoạt. Vấn đề chỉ giới hạn vào việc lấy lại chủ quyền và có tính cách vật chất giới hạn. Nhưng nay qua cầu nguyện. Tụ tập nhiều giáo dân và tất cả các giới lãnh đạo tinh thần của giáo phận với hiệp thông từ muôn phương về cầu nguyện hay thông cáo từ năm Châu gửi về trong tinh thần hiệp thông toàn vũ.
Về hình thức. Phải nói đây là một phong trào quần chúng đứng lên, ngoài hai sự kiện thực tế TKS và đất của DCCT Thái Hà, có ý nghiã đòi công lý và đặt vấn đề cần phải có một giài pháp toàn diện do trung ương và đúng đắn để giải tỏa vấn đề cưỡng chiếm cho toàn dân cả nước, bao gồm các tôn giáo, hội đoàn nạn nhân và tất cả dân oan. Lời phát biểu của Giám Mục địa phận Vinh: «Chuyện đòi lại đất đai là chuyện của tất cả các giáo phận, không chỉ riêng cho Thái Hà. Nên tôi về đây chia sẻ và cầu nguyện» là một điển hình của toàn thể.
Hai tình thế, nhưng CSVN luôn vẫn dùng một sa bàn vũ lực và điêu ngoa
Từ năm 2000 tới nay, CSVN đã tạo ra ba vụ đàn áp phong trào đòi dân chủ vào các năm 2001, 2004 và 2007. Các bài bãn chúng đã học được của Staline của nhũng năm 30 tạo gần 20.000.000 nạn nhân tại Nga và Mao với một số nạn nhân khoàng 50.000.000 dân Tàu. Từ các bài bản ấy, chúng lập một số sa bàn định sẵn và chỉ viêc thi hành với bạo lực. Một bọn chỉ có khả năng của chiến thuật sa bàn. Nếu là đơn khiếu nại. Chúng làm thinh. Nếu là nhóm họp khiếu kiện. Chúng đem xe chở về địa phương với sách lược nhận chìm con cá trong nước.
Nhưng tại TKS và Thái Hà. Quần chúng tham gia ở ngay tại địa phương hay tới từ các nơi khác về hiệp thông. Ngoài sự kiện đông đảo cầu nguyện có trật tự, căn bản là niềm tin vào chính nghiã sẽ thắng bạo tàn. Niềm tin vào Đấng Chí Linh với chịu đựng và hy sinh ngay cả tính mạng vì công lý, cho danh Chúa cả và Mẹ Maria, và cuối cùng là cho toàn thể dân Việt sống dưới gông cùm CSVN. Nhất định hết sợ sệt và bất chấp tù đày, giết chóc. Không một chút vụ lợi cho bản thân. Tất cả các yếu tố ấy tạo ra sức mạnh và bộ mặt mới đòi công lý trong tư thế mỗi cá nhân phục vụ cho toàn thể.
Một tình thế mới nặng về sức mạnh tinh thần và tuợng trưng mà bọn đầu trộm đuôi cướp CSVN chưa có sa bàn bằng vũ lực. Nên chúng đâm hoảng và áp dụng ngay sa bàn cũ mà chúng đã áp dụng vào dân oan khếu kiện tại Sài Gòn năm qua. Tại nơi đây CSVN đã dùng vũ lực tàn bạo để chống lại một tổng hợp niềm tin và hy sinh. Cách đây 2000 năm. Chính Phi La Tô, toàn quyền của La Mã tại Palestine, sau khi Chúa đã lên trời, ông ta đã ăn năn và xỉ vả vị tướng cầm quân La Mã bách chiến và bách thắng thời đó rằng: «Đồ ngu! Ông tưởng là khí giới có thể tiêu diệt đuợc niềm tin vô hình?» . Sau đó ông đã trở về La Mã trong hối hận và khóc lóc đến cuối đời. Đó là kết qủa sức mạnh của vũ khí! Nay CSVN, qua các cuộc phá phách và tịch thâu tượng ảnh, đang tuyên chiến không những với một niềm tin sắt đá và cả với Thánh Linh cao siêu nhiệm mầu!
Từ đó TKS và Thái Hà là hành trình cụt lối của tội ác CSVN và cũng là bất khuất của niềm tin vô tin vô địch của giáo dân cũng như các vị lãnh đạo con chiên. Tất cả đã tạo ra niềm tin cho đại chúng và sự sợ sệt do thể chế tạo ra nay như bóng xế chiều.
Ma quỷ CSVN gào thét truớc linh hồn của cầu nguyện và ánh sáng TGM Ngô Quang Kiệt
Nhà bác học có một không hai của nhân loại từ truớc tới nay là Albert Einstein đã phải thốt lên: “Một thực nghiệm huy hoàng nhất và khó tả cho tôi là khi được giao tiếp đuợc với nhiệm mầu không tả nổi. Cho nên tôi là là người mộ đạo» . Tuy không biết ông có qua phép rửa tội hay không! Và cũng là một nhiệm mầu. Khi chàng trai Ngô Quang Kiệt, nhất định tử bỏ tất cả của trần thế, nếu muốn thời dư sức, để khoác vào bộ áo dài đen. Nay tiên phong đòi công lý cho toàn dân tộc và các tôn giáo. Ngài vỏn vẹn chỉ có niềm tin vào Chúa Cả Ba Ngôi và công bằng cho dân gian với cây thánh giá trước ngực. Nhưng CSVN đã phải tung ra toàn lực luợng đi từ vũ lực tới du đãng nghiện ngập và bộ máy tuyền truyền đề trấn áp Ngài. Nhưng CSVN đã lầm to. Tiếng nói của Ngài đã thấm tận lòng dân và có Thánh Linh phù hộ và ở bên cạnh. Một tiến trình sẽ kết liễu tàn ác và điêu ngoa của loài qũy dữ CSVN. Một phong trào quần chúng đang lên.
Lời kết
Ngay chính trên độc đạo chiêu bài phát triển kinh tế để tiếp tục cai trị. Con tàu CSVN ra đi khỏi xứ Việt đang tàn tã vời lãm phát hai con số. Trong một môi truờng độc hại cho tương lại sinh tồn của 85 triệu dân không biết phải làm ra sao! Một xã hội điêu linh vì các gía trị đạo giáo và luân lý điêu linh. Dân gian điêu đứng.
Thêm vào đó, CSVN nay đã cho thế giới và toàn dân, qua đàn áp và khủng bố giáo dân, nhất là tạo bao cực hình đối với ánh sáng Ngô Quang Kiệt, biết bộ mặt muôn thuở của tàn ác và điêu ngao. Trốn đâu cho khỏi nắng? CSVN đã dốc toàn lực, trám hai cái lỗ TKS và Thái Hà, đã làm rung chuyển cả hệ thống của chúng. Bao gian dối che lấp đàn áp tôn giáo nay rơi mặt nạ. Nghị quyết lừa đảo 36 thành mây khói. Bạo lực CSVN đã tạo ra ý thức quần chúng: “Một thể chế không còn lý do để tồn tại tại xứ sở Việt Nam nữa! CSVN bị bánh lái đánh trả lại. Tinh thần Ngô Quang Kiệt đã trở thành bất diệt! Muôn đời sử sách sẽ ghi danh.
Những ngày thu khóc dân TKS và dân Thài Hà
Thụy-Sĩ, ngày 01/10/2008
Điểm nhận diện chung của tập đoàn cộng sản Việt Nam là gian trá và xảo quyệt
Thanh Sơn
17:02 01/10/2008
Điểm nhận diện chung của tập đoàn cộng sản VN là gian trá và xảo quyệt
Trong khi Tòa Giám Mục Hà Nội và giáo xứ Thái Hà bị bọn công an và dân quân quận Hoàn Kiếm vừa cướp đất cách trắng trợn và hành hạ dân chúng vô tội một cách tàn bạo, vừa la làng và tuyên truyền bịp bợm trên các phương tiện truyền thông của nhà nước, thì Đức TGM Ngô Quang Kiệt, các Linh Mục Dòng CCT và bà con giáo dân giáo xứ Thái Hà đã hết sức tin tưởng chạy đến kêu cứu nơi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vì các ngài hy vọng rằng hai ông đứng đầu nhà nước và chính phủ Triết-Dũng có trình độ hiểu biết và có tư cách hơn nhóm người trong UBND quận Hoàn Kiếm, sẽ chẳng những cứu xét và chấp nhận đơn khiếu nại đúng đắn và khẩn cấp của mình, nhưng còn lên án những hành động bất công và hạ cấp của nhóm UBND quận Hoàn Kiếm này.
Nhưng tiếc thay, Đức TGM Hà Nội, các LM Dòng CCT và bà con giáo dân Thái Hà đã quá lầm lẫn khi còn tin tưởng vào sự liêm chính, sự ngay thẳng và tinh thần trách nhiệm nơi các cấp lãnh đạo cao nhất này của nhà nước cộng sản Việt Nam. Bởi vì, các ngài đã quên rằng toàn bộ tập đoàn cộng sản Việt Nam, bắt đầu từ Tổng bí thư đảng CS, Chủ tịch nhà nước, Thủ tướng chính phủ, v.v… cho đến viên công an hay nhân viên hành chánh tại một quận huyện và thôn xóm, đều là đảng viên cộng sản cả, nên cũng đều có chung một đặc tính như nhau đó là gian trá và xảo quyệt.
Đó là điều được chứng minh cách rõ ràng qua lời tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng với tư cách là Thủ tướng chính phủ cộng sản VN trong cuộc gặp gỡ chiều hôm nay, 1.10.2008, với các vị đại diện của Hội Đồng Giám Mục VN. Đúng vậy, sau cuộc họp thường niên của các Giám Mục VN ở Xuân Lộc, các ngài đã đề cử một số các vị ra Hà Nội thăm viếng xã giao Thủ tướng VN và ông này đã thẳng thừng kết án:
• Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã có những lời nói và hành động trái pháp luật, đã lạm dụng sự tự do tôn giáo để coi thường luật pháp quốc gia là đã triệu tập đông người cầu nguyện nơi công cộng.
• Các LM Dòng CCT và bà con giáo dân giáo xứ Thái Hà đã phá hoại tàn sản của nhà nước, đã hành hạ các nhân viên công an.
Ngoài ra ông Dũng con khuyên các Giám Mục nên giúp đỡ Đức TGM Ngô Quang Kiệt tuân thủ luật pháp quốc gia và có những lời nói tích cực hơn.
Rõ ràng trong hai vụ việc TKS và Gx Thái Hà là Ông Nguyễn Văn Dũng đã trắng trợn biến nạn nhân thành thủ phạm và thủ phạm thành nạn nhân:
• Trong khi công an và dân quân quận Hoàn Kiếm cướp đất TKS và Dòng CCT cũng như chửi bới, thoá mạ Đức TGM Hà Nội cách bất công, khạc nhổ vào các vi LM Dòng CCT một cách vô học thức, thì ngược lại, ông Dũng đã phê bình và kết án Đức TGM, các vị LM và giáo dân Hà Nội.
• Trong khi công an và dân thổ phỉ được thuê mướn đánh đập giáo dân đến chảy máu đầu và xịt hơi cay vào đám đông đang cầu nguyện, thì ông Dũng lại kết án giáo dân đã hành hung công an.
Thực ra những gì ông Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong cuộc gặp gỡ các GMVN chiều nay, đều không có gì mới lạ cả. Đó cũng chính là những lời bịa đặt và gian dối đã được đám công an và các quan chức thiếu tình trạng hiểu biết của quận Hoàn Kiếm, cũng như các báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình nhà nước rêu rao tuyên truyền cách bịp bơm từ cả tháng nay.
Nhưng qua những lời phát biểu của ông Thủ tướng với các vị đại diện HĐGM Việt Nam, ông Nguyễn Tấn dũng đã đánh mất nhân cách không những của một thủ lãnh quốc gia mà còn của một con người bình thường:
• Vì nếu ông biết những hành động sai trái và vô nhân đạo của nhóm UBND quận Hoàn Kiếm mà không dám kết án các thủ phạm và nhất là không lên tiếng bênh vực cho các nạn nhân đáng thương như là Đức TGM Ngô Quang Kiệt, các LM Dòng CCT và giáo dân Thái Hà, thì ông đã không làm tròn trách nhiệm của một vị Thủ tướng.
• Nhưng nếu ông không biết được những hành động sai trái và vô nhân đạo của nhóm UBND quận Hoàn Kiếm, nhưng chỉ nghe và tin vào những tường trình xảo trá, bưng bít của cấp dưới mà thôi, thì rõ ràng chiếc ghế Thủ tướng của một nhà nước không phải là chỗ của ông.
Nói tóm, tất cả những sự kiện đó đã nói lên một điều duy nhất này là: Điểm nhận diện chung của toàn bộ tập đoàn cộng sản Việt Nam là gian trá và xảo quyệt, dù cho họ có học vấn hay không và dù cho họ đứng vào bất cứ cấp bậc nào trong guồng máy nhà nước. Thật là đáng buồn và đáng xấu hổ biết bao!
Trong khi Tòa Giám Mục Hà Nội và giáo xứ Thái Hà bị bọn công an và dân quân quận Hoàn Kiếm vừa cướp đất cách trắng trợn và hành hạ dân chúng vô tội một cách tàn bạo, vừa la làng và tuyên truyền bịp bợm trên các phương tiện truyền thông của nhà nước, thì Đức TGM Ngô Quang Kiệt, các Linh Mục Dòng CCT và bà con giáo dân giáo xứ Thái Hà đã hết sức tin tưởng chạy đến kêu cứu nơi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vì các ngài hy vọng rằng hai ông đứng đầu nhà nước và chính phủ Triết-Dũng có trình độ hiểu biết và có tư cách hơn nhóm người trong UBND quận Hoàn Kiếm, sẽ chẳng những cứu xét và chấp nhận đơn khiếu nại đúng đắn và khẩn cấp của mình, nhưng còn lên án những hành động bất công và hạ cấp của nhóm UBND quận Hoàn Kiếm này.
Nhưng tiếc thay, Đức TGM Hà Nội, các LM Dòng CCT và bà con giáo dân Thái Hà đã quá lầm lẫn khi còn tin tưởng vào sự liêm chính, sự ngay thẳng và tinh thần trách nhiệm nơi các cấp lãnh đạo cao nhất này của nhà nước cộng sản Việt Nam. Bởi vì, các ngài đã quên rằng toàn bộ tập đoàn cộng sản Việt Nam, bắt đầu từ Tổng bí thư đảng CS, Chủ tịch nhà nước, Thủ tướng chính phủ, v.v… cho đến viên công an hay nhân viên hành chánh tại một quận huyện và thôn xóm, đều là đảng viên cộng sản cả, nên cũng đều có chung một đặc tính như nhau đó là gian trá và xảo quyệt.
Đó là điều được chứng minh cách rõ ràng qua lời tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng với tư cách là Thủ tướng chính phủ cộng sản VN trong cuộc gặp gỡ chiều hôm nay, 1.10.2008, với các vị đại diện của Hội Đồng Giám Mục VN. Đúng vậy, sau cuộc họp thường niên của các Giám Mục VN ở Xuân Lộc, các ngài đã đề cử một số các vị ra Hà Nội thăm viếng xã giao Thủ tướng VN và ông này đã thẳng thừng kết án:
• Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã có những lời nói và hành động trái pháp luật, đã lạm dụng sự tự do tôn giáo để coi thường luật pháp quốc gia là đã triệu tập đông người cầu nguyện nơi công cộng.
• Các LM Dòng CCT và bà con giáo dân giáo xứ Thái Hà đã phá hoại tàn sản của nhà nước, đã hành hạ các nhân viên công an.
Ngoài ra ông Dũng con khuyên các Giám Mục nên giúp đỡ Đức TGM Ngô Quang Kiệt tuân thủ luật pháp quốc gia và có những lời nói tích cực hơn.
Rõ ràng trong hai vụ việc TKS và Gx Thái Hà là Ông Nguyễn Văn Dũng đã trắng trợn biến nạn nhân thành thủ phạm và thủ phạm thành nạn nhân:
• Trong khi công an và dân quân quận Hoàn Kiếm cướp đất TKS và Dòng CCT cũng như chửi bới, thoá mạ Đức TGM Hà Nội cách bất công, khạc nhổ vào các vi LM Dòng CCT một cách vô học thức, thì ngược lại, ông Dũng đã phê bình và kết án Đức TGM, các vị LM và giáo dân Hà Nội.
• Trong khi công an và dân thổ phỉ được thuê mướn đánh đập giáo dân đến chảy máu đầu và xịt hơi cay vào đám đông đang cầu nguyện, thì ông Dũng lại kết án giáo dân đã hành hung công an.
Thực ra những gì ông Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong cuộc gặp gỡ các GMVN chiều nay, đều không có gì mới lạ cả. Đó cũng chính là những lời bịa đặt và gian dối đã được đám công an và các quan chức thiếu tình trạng hiểu biết của quận Hoàn Kiếm, cũng như các báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình nhà nước rêu rao tuyên truyền cách bịp bơm từ cả tháng nay.
Nhưng qua những lời phát biểu của ông Thủ tướng với các vị đại diện HĐGM Việt Nam, ông Nguyễn Tấn dũng đã đánh mất nhân cách không những của một thủ lãnh quốc gia mà còn của một con người bình thường:
• Vì nếu ông biết những hành động sai trái và vô nhân đạo của nhóm UBND quận Hoàn Kiếm mà không dám kết án các thủ phạm và nhất là không lên tiếng bênh vực cho các nạn nhân đáng thương như là Đức TGM Ngô Quang Kiệt, các LM Dòng CCT và giáo dân Thái Hà, thì ông đã không làm tròn trách nhiệm của một vị Thủ tướng.
• Nhưng nếu ông không biết được những hành động sai trái và vô nhân đạo của nhóm UBND quận Hoàn Kiếm, nhưng chỉ nghe và tin vào những tường trình xảo trá, bưng bít của cấp dưới mà thôi, thì rõ ràng chiếc ghế Thủ tướng của một nhà nước không phải là chỗ của ông.
Nói tóm, tất cả những sự kiện đó đã nói lên một điều duy nhất này là: Điểm nhận diện chung của toàn bộ tập đoàn cộng sản Việt Nam là gian trá và xảo quyệt, dù cho họ có học vấn hay không và dù cho họ đứng vào bất cứ cấp bậc nào trong guồng máy nhà nước. Thật là đáng buồn và đáng xấu hổ biết bao!
HĐGMVN gặp Thủ tướng Dũng, nhưng không có gì ''đột phá'' mà vẫn là luận điệu cũ
PV VietCatholic
17:02 01/10/2008
HÀ NỘI - Tối nay 01 tháng 10,trong bản tin Thời sự lúc 19g có đưa tin Hội Đồng Giám Mục do Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn dẫn đầu, sau cuộc họp đã vào gặp thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bà con rất vui mừng vì Hội Đồng Giám Mục sau cuộc họp đã có sự nhất trí cao qua bản tỏ bày Quan Điểm, bây giờ là lúc gặp gỡ đối thoại cao cấp giữa Giáo Hội và Nhà nước cộng sản. Những người cùng coi TV với chúng tôi, trong lòng ai nấy lúc đầu cũng lóe lên tia hy vong và chú ý lắng nghe.
Ông Thủ tướng trước hết nói Ông tỏ ý vui mừng cuộc gặp gỡ này và bắt đầu những câu nói như Vẹt, nghĩa là không có gì mới, chẳng qua chỉ là khẳng định lại những gì nhà nước làm trong vụ Tòa Khâm sứ và Thái Hà là hoàn toàn đúng.
Theo tin tức từ Cổng Trang Tin Điện Tử Chính phủ (cổng TTĐT Chính phủ) thì Ông Thủ tướng cho rằng: "những lời nói và hành vi của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã làm giảm sút lớn uy tín của ông trong cộng đồng Công giáo Việt Nam và trong xã hội, ảnh hưởng không tốt đến quan hệ tốt đẹp giữa Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và chính quyền Hà Nội, giữa Nhà nước và Hội đồng Giám mục Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt nghiêm túc tự xem xét lại những hành vi của mình để có cử chỉ sửa mình và hành động thiết thực để khắc phục những sai trái vừa qua, và mong muốn Hội đồng Giám mục Việt Nam với tinh thần đồng đạo và vì lợi ích chung hỗ trợ và giúp đỡ Tổng Giám mục Kiệt nhiều hơn nữa, trước hết là chấp hành đúng pháp luật." (Trích theo Cổng TTĐT Chính phủ). Chúng tôi không biết Cổng TTĐT Chính phủ có trích dẫn đúng lại lời ông Thủ tướng hay không, hay đó lại cũng chỉ là lối tuyên truyền được vạch sẵn. (VietCatholic đang cố xác minh lại những gì mà HĐGMVN trình bầy và những gì được nghe biết trong cuộc gặp gỡ hôm nay)
Nếu quả là Ông Thủ tướng có nói như vậy, thì điều này thực là một điều đáng buồn và đáng trách. Chẳng những Ông Thủ tướng không nhận ra sự thực, hoặc đã nhận ra, nhưng cứ tiếp tục như con đà điểu chui đầu xuống cát tránh né sự thật tỏ tường -- được nhiều tiếng nói báo chí quốc tế và nhiều diễn đàn đã lên án -- Ông thủ tướng còn tiếp tục cố chấp trong lập trường cà hành động của mình. Nhận định của ông Thủ tướng đối với uy tín của ĐTGM Ngô Quang Kiệt là hoàn toàn sai với nhận định của những người hiểu biết (trừ ra là những người dân không Công giáo chất phác bị chính quyền dùng truyền thông khóet láo vu oan). Nó hoàn toàn sai sự thật. Nhận định và lời khuyên của ông Thủ tướng chắc chắn là gáo nước lạnh tạt vào mặt các cụ trong HĐGM, làm tắt ngúm niềm tin không phải của những người theo đạo Công Giáo mà cho tất cả nhân dân cả nước, trừ bọn đảng viên cs và bọn xôi thịt.
Lộ mặt gian trá- cắt đứt con đường đối thoại chân thành
Trong đêm Giáo dân Thái Hà cầu nguyện bị xịt hơi cay, một số người đã thấy một quan chức cao cấp đạ đậu xe ngoài đường, dùng điện thoại di dộng liên tục chỉ đạo từ xa cho bọn du côn đàn áp và hành hạ giáo dân đang cầu nguyện lúc đó. Nhưng với áp lực và bằng chứng của Giáo dân quá mạnh, người này đã phải xuất đậu lộ diện, ấm ớ một tí rồi tìm cách chuồn cửa sau.
Trong chuyện hôm nay, còn trơ trẽn hơn trên tất cả những sự trơ trẽn trên đời, chúng ta thử lật lại toàn bộ sự việc qua mới thấy bộ mặt lật lọng của các quan chức chính quyền.
Trước những bằng chứng không thể chối cãi, cùng sự quyết tâm của bà con Giáo dân hồi cuối năm 2007, ông Thủ tướng đã đến tận nơi gặp Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và CSVN đã phải dùng chiêu bài ngoại giao với Tòa Thánh Vatican can thiệp. Cũng chính TT Dũng đã đích thân sang tận Roma yết kiến Đức Giáo Hoàng để Giáo dân vâng lời Tòa Thánh mà tạm chờ hắn thực hiện lời hứa. Ông Thủ tướng đã hứa với Vatican là sẽ giải quyết vào thời điểm tháng 2 nghĩa là sau Tết âm lịch. Nhưng mãi đến tháng 8 lời hứa cũng không thực hiện và đã xảy ra vụ Thái Hà (15 tháng 8)
Rồi bạo lực đã xảy ra với dùi cui,roi điện, hơi cay… người ta đã có thể nghĩ địa phương làm bậy, bao nhiêu đơn gởi lên cấp cao nhất của cái gọi là nhà nước vẫn như mém vào hư không? Giáo dân vẫn thiện chí trông chờ. Rồ cả truyền thông xúm vô chửi bới. Cuối cùng là bạo lực cưỡng chiếm đất làm 2 công viên, phá vỡ cuộc đối thoại để tìm hướng giải quyết.
Cả thế giới lên tiếng, đài Vatican công bố nhà nước VN phản bội lời hứa. Các Giáo phận lên tiếng, Hội Đồng Giám Mục lên tiếng, rồi bà con các nước lên tiếng Hiệp Thông với Giáo Phận Hà Nội. Người ta vẫn tự hỏi ai đứng đằng sau chỉ thị cho UBND Hà Nội và Quận Hoàn Kiếm áp bức Nhân Dân? Câu trả lời đã có từ lâu thế này:
-Trước khi truyền thông Nhà nước lên tiến đồng loạt bóp méo sự thất, chính Ngài Thủ Tướng đã đến thăm Đái Truyền Hình và có chỉ thị riêng bật đèn xanh cho bọn bồi bút nên chúng mới hung hăng trơ trẽn như vậy.
-Khi công bố kế hoạch công viên Tòa Khâm Sứ, nhà đài mở đầu bằng câu “Được sự chỉ đạo của thủ tướng chính phủ”... Vì thế nay bộ mặt giả nhân giả nghĩa của ông Thủ tướng Dũng đã rõ ràng phơi bày trước Nhân Dân.
Mất hết niềm tin
Khi triều đại mới của Thủ tướng Dũng bắt đầu, nhân dân cả nước lóe lên niềm hy vọng có luồng gió mới qua cái mả trẻ hơn các ông lão thành bảo thủ đi trước. Nhưng điểm lại cho đến bây giờ ông Thủ Tướng đã làm được những gì qua các con số thống kê đi xuống. Ông Thủ tướng nói nhiều nhưng lại vẫn một luận điệu cũ. Ngay trong cuộc họp hôm nay, ông thủ tướng lại một đàng khen rằng: "Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp trong tinh thần cùng chung lo việc đạo, việc đời, vì lợi ích chung của đất nước", nhưng đàng khác vẫn một luận điệu cũ rích: "Quan điểm của Nhà nước Việt Nam về vấn đề đất đai là: Theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam hiện hành, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai, đồng thời, theo Nghị quyết 23 của Quốc hội khóa XI, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại cũng như không xem xét lại chủ trương và thực hiện chính sách về nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí, sử dụng từ ngày 01/7/1991 trở về trước".
Những lời hứa cuội và dối trá giờ đây hết còn ma lực đánh lừa được Nhân Dân cả nước nữa rồi! Người ta còn nhớ gần đây thôi, trước biến động thị trường ông Thủ tướng lên TV tuyên bố giá xăng không tăng và… hôm sau tăng lên một cách khốn nạn hơn bao giờ hết: lên hơn 5000 đồng một lít –có phải lời nói đánh lừa dân chúng không???? Rồi khi xăng Thế giới xuống hắn cũng thanh minh “đáng lẽ xuống 2500 d /lít nhưng để bù lỗ cho các Cty Xăng dầu nên chỉ xuống 1000đ/lít thôi". Mặc kệ nhân dân khốn khổ.
Còn nhiều và rất nhiều nữa, nhưng trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ kết hợp những gì xảy ra trên TV tối nay để thấy rằng không còn một chút gì tin vào lời nói của ông Thủ tương Dũng nữa.
Tối nay như một lời khẳng định, đảng cầm quyền CSVN đã đẩy những người đang tranh đấu cho Công lý vào chân tường, đưa họ vào thế phải đối kháng và tự vệ trước bạo quyền cộng sản!
TT Dũng tiếp Đại diện HĐGMVN: ĐC Nhơn, ĐHY Mẫn, TGM Thể (Ảnh Cổng TTĐT Chính phủ) |
Theo tin tức từ Cổng Trang Tin Điện Tử Chính phủ (cổng TTĐT Chính phủ) thì Ông Thủ tướng cho rằng: "những lời nói và hành vi của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã làm giảm sút lớn uy tín của ông trong cộng đồng Công giáo Việt Nam và trong xã hội, ảnh hưởng không tốt đến quan hệ tốt đẹp giữa Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và chính quyền Hà Nội, giữa Nhà nước và Hội đồng Giám mục Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt nghiêm túc tự xem xét lại những hành vi của mình để có cử chỉ sửa mình và hành động thiết thực để khắc phục những sai trái vừa qua, và mong muốn Hội đồng Giám mục Việt Nam với tinh thần đồng đạo và vì lợi ích chung hỗ trợ và giúp đỡ Tổng Giám mục Kiệt nhiều hơn nữa, trước hết là chấp hành đúng pháp luật." (Trích theo Cổng TTĐT Chính phủ). Chúng tôi không biết Cổng TTĐT Chính phủ có trích dẫn đúng lại lời ông Thủ tướng hay không, hay đó lại cũng chỉ là lối tuyên truyền được vạch sẵn. (VietCatholic đang cố xác minh lại những gì mà HĐGMVN trình bầy và những gì được nghe biết trong cuộc gặp gỡ hôm nay)
Nếu quả là Ông Thủ tướng có nói như vậy, thì điều này thực là một điều đáng buồn và đáng trách. Chẳng những Ông Thủ tướng không nhận ra sự thực, hoặc đã nhận ra, nhưng cứ tiếp tục như con đà điểu chui đầu xuống cát tránh né sự thật tỏ tường -- được nhiều tiếng nói báo chí quốc tế và nhiều diễn đàn đã lên án -- Ông thủ tướng còn tiếp tục cố chấp trong lập trường cà hành động của mình. Nhận định của ông Thủ tướng đối với uy tín của ĐTGM Ngô Quang Kiệt là hoàn toàn sai với nhận định của những người hiểu biết (trừ ra là những người dân không Công giáo chất phác bị chính quyền dùng truyền thông khóet láo vu oan). Nó hoàn toàn sai sự thật. Nhận định và lời khuyên của ông Thủ tướng chắc chắn là gáo nước lạnh tạt vào mặt các cụ trong HĐGM, làm tắt ngúm niềm tin không phải của những người theo đạo Công Giáo mà cho tất cả nhân dân cả nước, trừ bọn đảng viên cs và bọn xôi thịt.
Lộ mặt gian trá- cắt đứt con đường đối thoại chân thành
Trong đêm Giáo dân Thái Hà cầu nguyện bị xịt hơi cay, một số người đã thấy một quan chức cao cấp đạ đậu xe ngoài đường, dùng điện thoại di dộng liên tục chỉ đạo từ xa cho bọn du côn đàn áp và hành hạ giáo dân đang cầu nguyện lúc đó. Nhưng với áp lực và bằng chứng của Giáo dân quá mạnh, người này đã phải xuất đậu lộ diện, ấm ớ một tí rồi tìm cách chuồn cửa sau.
Trong chuyện hôm nay, còn trơ trẽn hơn trên tất cả những sự trơ trẽn trên đời, chúng ta thử lật lại toàn bộ sự việc qua mới thấy bộ mặt lật lọng của các quan chức chính quyền.
Trước những bằng chứng không thể chối cãi, cùng sự quyết tâm của bà con Giáo dân hồi cuối năm 2007, ông Thủ tướng đã đến tận nơi gặp Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và CSVN đã phải dùng chiêu bài ngoại giao với Tòa Thánh Vatican can thiệp. Cũng chính TT Dũng đã đích thân sang tận Roma yết kiến Đức Giáo Hoàng để Giáo dân vâng lời Tòa Thánh mà tạm chờ hắn thực hiện lời hứa. Ông Thủ tướng đã hứa với Vatican là sẽ giải quyết vào thời điểm tháng 2 nghĩa là sau Tết âm lịch. Nhưng mãi đến tháng 8 lời hứa cũng không thực hiện và đã xảy ra vụ Thái Hà (15 tháng 8)
Rồi bạo lực đã xảy ra với dùi cui,roi điện, hơi cay… người ta đã có thể nghĩ địa phương làm bậy, bao nhiêu đơn gởi lên cấp cao nhất của cái gọi là nhà nước vẫn như mém vào hư không? Giáo dân vẫn thiện chí trông chờ. Rồ cả truyền thông xúm vô chửi bới. Cuối cùng là bạo lực cưỡng chiếm đất làm 2 công viên, phá vỡ cuộc đối thoại để tìm hướng giải quyết.
Cả thế giới lên tiếng, đài Vatican công bố nhà nước VN phản bội lời hứa. Các Giáo phận lên tiếng, Hội Đồng Giám Mục lên tiếng, rồi bà con các nước lên tiếng Hiệp Thông với Giáo Phận Hà Nội. Người ta vẫn tự hỏi ai đứng đằng sau chỉ thị cho UBND Hà Nội và Quận Hoàn Kiếm áp bức Nhân Dân? Câu trả lời đã có từ lâu thế này:
-Trước khi truyền thông Nhà nước lên tiến đồng loạt bóp méo sự thất, chính Ngài Thủ Tướng đã đến thăm Đái Truyền Hình và có chỉ thị riêng bật đèn xanh cho bọn bồi bút nên chúng mới hung hăng trơ trẽn như vậy.
-Khi công bố kế hoạch công viên Tòa Khâm Sứ, nhà đài mở đầu bằng câu “Được sự chỉ đạo của thủ tướng chính phủ”... Vì thế nay bộ mặt giả nhân giả nghĩa của ông Thủ tướng Dũng đã rõ ràng phơi bày trước Nhân Dân.
Mất hết niềm tin
HĐGMVN và Chính phủ thảo luận (Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ) |
Những lời hứa cuội và dối trá giờ đây hết còn ma lực đánh lừa được Nhân Dân cả nước nữa rồi! Người ta còn nhớ gần đây thôi, trước biến động thị trường ông Thủ tướng lên TV tuyên bố giá xăng không tăng và… hôm sau tăng lên một cách khốn nạn hơn bao giờ hết: lên hơn 5000 đồng một lít –có phải lời nói đánh lừa dân chúng không???? Rồi khi xăng Thế giới xuống hắn cũng thanh minh “đáng lẽ xuống 2500 d /lít nhưng để bù lỗ cho các Cty Xăng dầu nên chỉ xuống 1000đ/lít thôi". Mặc kệ nhân dân khốn khổ.
Còn nhiều và rất nhiều nữa, nhưng trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ kết hợp những gì xảy ra trên TV tối nay để thấy rằng không còn một chút gì tin vào lời nói của ông Thủ tương Dũng nữa.
Tối nay như một lời khẳng định, đảng cầm quyền CSVN đã đẩy những người đang tranh đấu cho Công lý vào chân tường, đưa họ vào thế phải đối kháng và tự vệ trước bạo quyền cộng sản!
Nhận diện về cơ chế và các vai kịch trong guồng máy Nhà nước VN
Đồng Nhân
18:19 01/10/2008
NHẬN DIỆN CÁC VAI KỊCH TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN NGỤY QUYỀN LỰC NHÂN DÂN
Vụ việc đòi tài sản đòi công lý của Tổng Giáo Phận Hà Nội đã lôi kéo rất nhiều sự chú ý của công luận. Có rất nhiều bài viết đưa tin, phân tích tình hình, đặc biệt là phân tích về nội bộ của bộ máy nhà nước cộng sản ngụy quyền lực nhân dân. Có nhiều hướng phân tích suy luận nhưng nhìn chung ngay cả người Công Giáo cũng cho rằng có nhóm quyền lực thiên về "trả tài sản, từng bước trả lại công lý" - Họ gọi là nhóm cấp tiến, đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Có nhóm bảo thủ, nhất định không trả tài sản đồng thời thẳng tay dùng bạo lực đàn áp - Họ gọi là nhóm bảo thủ ở Hà Nội đứng đầu là ông Phạm quang Nghị và ông Nguyễn Thế Thảo, cùng những tướng công an khét tiếng như ông Nguyễn Văn Hưởng và ông Nguyễn đức Nhanh.
Những giả thiết chia phe cấp tiến và bảo thủ trong hàng ngũ lãnh đạo CSVN
• Các phân tích thậm chí tìm cách lý giải hộ cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về lời hứa của ông ta với các giám mục Công Giáo hồi đầu 2008: "Hãy ngưng cầu nguyện tại Tòa Khâm sứ, nhà nước sẽ trả lại tài sản", cho là ông ta thực tình, nhưng rồi đã bị phe bảo thủ vô hiệu hoá. Ông Dũng muốn trả nhưng phe bảo thủ không cho trả. Rồi họ còn so sánh thời kỳ "Công Thần" Võ Văn Kiệt làm thủ tướng, chính ông Kiệt nói công khai trong một hội nghị nội bộ đảng, hứa bảo vệ Nguyễn Hộ (Nguyễn Hộ là một đảng viên lão thành cách mạng một công thần theo cộng sản từ những năm 1930 Sau nhận ra bản chất lưu manh của cộng sản mà quay lưng lại), nhưng sau đó phe bảo thủ bắt giam Nguyễn Hộ - như một cát tát vào mặt thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ngay như vậy ông Thủ tướng Kiệt cũng chẳng làm gì nổi! Phương chi là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bây giờ!
• Hay có phân tích cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đã tự đánh mất uy tín của mình qua việc không thể giữ được lời hứa, chứng tỏ vai trò của thủ tướng Dũng chẳng là gì đối với phe bảo thủ. Phe cấp tiến của ông Dũng còn rất mong manh trước phe bảo thủ... Thậm chí có người còn lập luận dù phe cấp tiến "nuốt lời" hay chưa làm được việc gì hữu ích cho quốc gia dân tộc, nhưng vẫn phải "hỗ trợ, nuôi dưỡng" sự cấp tiến. Vì phe cấp tiến cộng sản có thể tạo ra một tương lai sáng sủa hơn của dân tộc... nhất là những người trong miền Nam sau biến cố Tòa Khâm Sứ và Thái Hà -- nay tỏ ra cản đảm hơn và cũng không biết sợ nữa; họ sẽ ủng hộ ông Dũng và ông Triết là người Nam kỳ và cho rằng 2 ông này cấp tiến hơn là quan chức Bắc kỳ thủ cựu! Vì vậy họ suy luận có thể ủng hộ cho cánh Dũng-Triết của Nam Kỳ và hãy dựa vào 2 ông này mà phát triển đường lối cởi mở với các nhà dân chủ, các phong trào dân chủ. Rồi khi phong trào lớn mạnh thì tính tiếp.
Đoán xa đoán gần như vậy cũng chỉ là phỏng đoán. Cộng sản vẫn là thứ cộng sản độc tài đảng trị, họ nói mà không giữ lời, không thực hiện lời hứa bao giờ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân của họ và của đảng mà thôi!
Việc lập luận cộng sản nói không giữ lời là do "cơ chế rối rắm của quyền lực cộng sản" chứ không phải cá nhân những tên cộng sản cấp tiến hay bảo thủ. Thiếu hiểu biết về cộng sản về xã hội cộng sản sẽ đưa đến tình trạng bị mắc bẫy cộng sản. Đây là hình thức tung hoả mù ra công luận, một hình thức giải cứu nhau, phân lập các thông tin không cho liên kết với nhau, đánh lạc hướng chú ý cộng sản vẫn hay dùng. Trong giới lưu manh gọi là "kẻ cướp đồ ném cho kẻ khác cầm chạy". Bắt được người thì cũng không còn tang vật mà luận tội.
Nên nhớ cơ chế là do con người tạo ra, nên nó có thể thay đổi. Thực tế cộng sản đã thay đổi rất nhiều cơ chế chính sách, thậm chí nó thay đổi cả những nguyên lý căn bản mang tính quyết định bản chất của chủ thuyết cộng sản như nguyên lý kinh tế chính trị Mác-Lê-nin.
Trong cơ chế quyền lực có người gọi là "rối rắm" của cộng sản, việc đưa chủ tịch nước hay tổng bí thư, hay thủ tướng đi Trung quốc, đi Mỹ, hay đi Âu châu, đều trong tính toán và bàn thảo quyết định chung của bộ chính trị, với những cuộc họp rất mất thời gian. Đi sang đâu, đi sang rồi đi những đâu, khi đi làm những gì, nói cái gì... đều được Bộ Chính Tri sắp đặt trước như một biên đạo kịch.
Cộng sản vốn là những kẻ không có truyền thống học hành, không được học hành chính qui, cũng không có khả năng học hành bài bản, nhưng lại rất giỏi học lỏm, học mót. Họ rất sợ bị hớ, bị lộ tẩy là những kẻ thiếu học, không có khả năng bổ sung về nội dung, họ tìm cách bổ sung về hình thức. Đặc biệt đối với lãnh tụ cộng sản, đánh bóng hình ảnh là một việc làm cộng sản không tiếc tiền bạc, không từ thủ đoạn (lịch sử đã chứng minh).
Khi xem lại băng hình cuộc gặp mặt giữa Phan Văn Khải và TT Mỹ G.Bush, người ta sẽ thấy ông Thủ tướng Khải phải cầm một tờ giấy (tay không hề cầm bút, vì chẳng có gì phải viết), vừa nói vừa liếc mắt nhìn vào. Cho nên không thể có chuyện mấy ông chủ tịch quận, chủ tịch thành phố Hà nội dám qua mặt Thủ tướng mà tấn công Tổng Giáo Phận Hà Nội. Họ chỉ là những con Robot được lập trình và điều khiển từ xa mà thôi. Nhưng khi cần, họ sẽ thành "Phe bảo thủ" ngăn cản nỗ lực đổi mới đầy tâm huyết của ông Thủ tướng cấp tiến. Họ trở thành những con tốt thí để đánh bóng hình ảnh cho một lãnh tụ cộng sản nào đó.
Đúng là về mặt hình thức có những chuyện tranh giành quyền lực, tranh ăn, mà các nhóm cộng sản hành sử như "đá vào mặt nhau". Nhưng cộng sản là từ đầu đã chứng minh họ là những lưu manh, luôn lợi dụng mọi tình huống, tình tiết để thủ lợi. Ngay cả những việc "đấu đá" như trên, nếu thủ được lợi, nếu qua đó có thể đổ vấy trách nhiệm, thoái thác trách nhiệm. Vỡ truyện ra thì họ tuyên bố: "bất lực vì đã làm hết cách" hay "vì không muốn gà nhà đánh nhau"... Các diễn biến này nếu trúng ý họ, họ cứ để diễn tiến... và không chỉ để "tự diễn biến" cộng sản còn tìm cách tạo ra các sự kiện các diễn biến này.
Kinh nghiêm cho thấy: người cộng sản nếu thấy các diễn biến mà họ không thủ được lợi gì, hay gây thiệt hại thì họ sẽ làm gì? Họ sẽ ra lệnh cho diễn biến đấy phải "đi vào lề bên phải" hay "bắt bỏ tù tội " với tội danh: "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân" hoặc "làm lộ bí mật công tác", v.v... Cao hơn, họ có thể giết người bằng một tai nạn, như vụ Thượng tướng thứ trưởng quốc phòng cộng sản Lê Trọng Lịch bị "tai nạn" rơi máy bay trực thăng ở Lào.
Vậy tại sao ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại hứa lèo?
Một vị thủ tướng hứa lèo về một vụ việc vài ngàn mét vuông đất có đáng không? Nên nhớ đầu 2008 Việt cộng đang phải chuẩn bị chuyến sang Mỹ cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Lúc đó cộng sản không thể để vụ việc diễn tiến, cũng không thể đàn áp. Chuyến đi của ông Nguyễn Tấn Dũng phải được diễn ra bằng mọi giá nên đảng cộng sản sẽ hành động bằng mọi giá mà có người nói: "họ sẵn sàng đốt cả toà nhà chỉ nhằm mục đích có lửa để hút điếu thuốc lào mà thôi!"
Học thuyết cộng sản là một học thuyết gian trá, ai theo nó bắt buộc phải đóng kịch, các chính trị gia cộng sản dù lớn dù nhỏ đều là những kịch sĩ "tài năng". Họ triệt để lợi dụng các vai kịch để lừa bịp cho dù cách kệch cỡm đến đâu, như chính ông Hồ chí Minh khóc sau khi bị ta thán về chiến dịch "cải cách ruộng đất". Để cho các vai kịch được hoàn hảo, cộng sản đề cao công tác bảo mật. Có thể nói xã hội cộng sản là xã hội của thâm cung bí sử. Nó phát triển không chỉ trên triều đình, mà lan xuống tận các phủ quận huyện... đâu đâu cũng toàn là "thâm cung bí sử". Thậm chí trong một gia tộc vùng quê nào đó cũng thấy bóng dáng của "thâm cung bí sử"... Chính vì thiếu thông tin mà các vai kịch của cộng sản đã lừa bịp được khá nhiều người. Đến tận ngày nay còn khối người vẫn còn bị mắc lừa!
Trong thực tế, cộng sản đã không biết bao nhiêu lần đóng kịch "quân xanh quân đỏ". Thậm chí trong các vở kịch có cả máu chảy đầu rơi: Vụ Việt Minh cướp tầu chở vũ khí của quân Tưởng trên sông Hồng năm 1945 bị bại lộ thì chính Hồ chí Minh đã xin lỗi quân Đồng Minh và trao mấy tên Việt minh cho quân Tưởng xử trảm. Rồi sau đó lại chính Hồ chí Minh ký bằng "Tổ quốc ghi công" cho mấy tay cướp bị lộ kia. Vụ việc này, thậm chí cộng sản họ còn ghi cả vào chính sử đảng của CSVN.
Cho nên không có phe bảo thủ cũng không có phe cấp tiến nào trong bộ máy cộng sản cả! Tất cả họ đều cùng một giuộc. Phe này, phe kia, người này, người kia, phát biểu này nọ... đều trong một chương trình, trong một nghị quyết ma quỉ nào đó của họ. Đồng bào Việt Nam, đồng hương, đồng đạo, đồng nhân tâm: đừng mắc mưu cộng sản.
Không thể dùng tướng quỉ để trừ quỉ. Cái cần nuôi dưỡng là quần chúng đang chịu bao đau khổ, là những chí sĩ, những giáo sĩ dũng cảm uy phong dám lên tiếng, dám đối đầu với cộng sản chứ không phải phe cấp tiến cộng sản. Còn người cộng sản phản tỉnh ư? Vẫn có cửa chào đón họ đấy chứ: Hãy phản tỉnh bằng hành động.
Ghi chú: Xin xem thêm bài:
1) Nguyễn Tấn Dũng lại đã tự đánh mất uy tín và chỉ còn là hình bóng của nhóm cầm đầu bảo thủ và độc tài ! – Âu Dương Thệ (http://www.hungviet.org/auduongthe/auduongthe0908.html)
2) Trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - ML & NG (http://www.hungviet.org/tinvietnam/mlng260908.html)
Vụ việc đòi tài sản đòi công lý của Tổng Giáo Phận Hà Nội đã lôi kéo rất nhiều sự chú ý của công luận. Có rất nhiều bài viết đưa tin, phân tích tình hình, đặc biệt là phân tích về nội bộ của bộ máy nhà nước cộng sản ngụy quyền lực nhân dân. Có nhiều hướng phân tích suy luận nhưng nhìn chung ngay cả người Công Giáo cũng cho rằng có nhóm quyền lực thiên về "trả tài sản, từng bước trả lại công lý" - Họ gọi là nhóm cấp tiến, đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Có nhóm bảo thủ, nhất định không trả tài sản đồng thời thẳng tay dùng bạo lực đàn áp - Họ gọi là nhóm bảo thủ ở Hà Nội đứng đầu là ông Phạm quang Nghị và ông Nguyễn Thế Thảo, cùng những tướng công an khét tiếng như ông Nguyễn Văn Hưởng và ông Nguyễn đức Nhanh.
Những giả thiết chia phe cấp tiến và bảo thủ trong hàng ngũ lãnh đạo CSVN
• Các phân tích thậm chí tìm cách lý giải hộ cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về lời hứa của ông ta với các giám mục Công Giáo hồi đầu 2008: "Hãy ngưng cầu nguyện tại Tòa Khâm sứ, nhà nước sẽ trả lại tài sản", cho là ông ta thực tình, nhưng rồi đã bị phe bảo thủ vô hiệu hoá. Ông Dũng muốn trả nhưng phe bảo thủ không cho trả. Rồi họ còn so sánh thời kỳ "Công Thần" Võ Văn Kiệt làm thủ tướng, chính ông Kiệt nói công khai trong một hội nghị nội bộ đảng, hứa bảo vệ Nguyễn Hộ (Nguyễn Hộ là một đảng viên lão thành cách mạng một công thần theo cộng sản từ những năm 1930 Sau nhận ra bản chất lưu manh của cộng sản mà quay lưng lại), nhưng sau đó phe bảo thủ bắt giam Nguyễn Hộ - như một cát tát vào mặt thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ngay như vậy ông Thủ tướng Kiệt cũng chẳng làm gì nổi! Phương chi là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bây giờ!
• Hay có phân tích cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đã tự đánh mất uy tín của mình qua việc không thể giữ được lời hứa, chứng tỏ vai trò của thủ tướng Dũng chẳng là gì đối với phe bảo thủ. Phe cấp tiến của ông Dũng còn rất mong manh trước phe bảo thủ... Thậm chí có người còn lập luận dù phe cấp tiến "nuốt lời" hay chưa làm được việc gì hữu ích cho quốc gia dân tộc, nhưng vẫn phải "hỗ trợ, nuôi dưỡng" sự cấp tiến. Vì phe cấp tiến cộng sản có thể tạo ra một tương lai sáng sủa hơn của dân tộc... nhất là những người trong miền Nam sau biến cố Tòa Khâm Sứ và Thái Hà -- nay tỏ ra cản đảm hơn và cũng không biết sợ nữa; họ sẽ ủng hộ ông Dũng và ông Triết là người Nam kỳ và cho rằng 2 ông này cấp tiến hơn là quan chức Bắc kỳ thủ cựu! Vì vậy họ suy luận có thể ủng hộ cho cánh Dũng-Triết của Nam Kỳ và hãy dựa vào 2 ông này mà phát triển đường lối cởi mở với các nhà dân chủ, các phong trào dân chủ. Rồi khi phong trào lớn mạnh thì tính tiếp.
Đoán xa đoán gần như vậy cũng chỉ là phỏng đoán. Cộng sản vẫn là thứ cộng sản độc tài đảng trị, họ nói mà không giữ lời, không thực hiện lời hứa bao giờ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân của họ và của đảng mà thôi!
Việc lập luận cộng sản nói không giữ lời là do "cơ chế rối rắm của quyền lực cộng sản" chứ không phải cá nhân những tên cộng sản cấp tiến hay bảo thủ. Thiếu hiểu biết về cộng sản về xã hội cộng sản sẽ đưa đến tình trạng bị mắc bẫy cộng sản. Đây là hình thức tung hoả mù ra công luận, một hình thức giải cứu nhau, phân lập các thông tin không cho liên kết với nhau, đánh lạc hướng chú ý cộng sản vẫn hay dùng. Trong giới lưu manh gọi là "kẻ cướp đồ ném cho kẻ khác cầm chạy". Bắt được người thì cũng không còn tang vật mà luận tội.
Nên nhớ cơ chế là do con người tạo ra, nên nó có thể thay đổi. Thực tế cộng sản đã thay đổi rất nhiều cơ chế chính sách, thậm chí nó thay đổi cả những nguyên lý căn bản mang tính quyết định bản chất của chủ thuyết cộng sản như nguyên lý kinh tế chính trị Mác-Lê-nin.
Trong cơ chế quyền lực có người gọi là "rối rắm" của cộng sản, việc đưa chủ tịch nước hay tổng bí thư, hay thủ tướng đi Trung quốc, đi Mỹ, hay đi Âu châu, đều trong tính toán và bàn thảo quyết định chung của bộ chính trị, với những cuộc họp rất mất thời gian. Đi sang đâu, đi sang rồi đi những đâu, khi đi làm những gì, nói cái gì... đều được Bộ Chính Tri sắp đặt trước như một biên đạo kịch.
Cộng sản vốn là những kẻ không có truyền thống học hành, không được học hành chính qui, cũng không có khả năng học hành bài bản, nhưng lại rất giỏi học lỏm, học mót. Họ rất sợ bị hớ, bị lộ tẩy là những kẻ thiếu học, không có khả năng bổ sung về nội dung, họ tìm cách bổ sung về hình thức. Đặc biệt đối với lãnh tụ cộng sản, đánh bóng hình ảnh là một việc làm cộng sản không tiếc tiền bạc, không từ thủ đoạn (lịch sử đã chứng minh).
Khi xem lại băng hình cuộc gặp mặt giữa Phan Văn Khải và TT Mỹ G.Bush, người ta sẽ thấy ông Thủ tướng Khải phải cầm một tờ giấy (tay không hề cầm bút, vì chẳng có gì phải viết), vừa nói vừa liếc mắt nhìn vào. Cho nên không thể có chuyện mấy ông chủ tịch quận, chủ tịch thành phố Hà nội dám qua mặt Thủ tướng mà tấn công Tổng Giáo Phận Hà Nội. Họ chỉ là những con Robot được lập trình và điều khiển từ xa mà thôi. Nhưng khi cần, họ sẽ thành "Phe bảo thủ" ngăn cản nỗ lực đổi mới đầy tâm huyết của ông Thủ tướng cấp tiến. Họ trở thành những con tốt thí để đánh bóng hình ảnh cho một lãnh tụ cộng sản nào đó.
Đúng là về mặt hình thức có những chuyện tranh giành quyền lực, tranh ăn, mà các nhóm cộng sản hành sử như "đá vào mặt nhau". Nhưng cộng sản là từ đầu đã chứng minh họ là những lưu manh, luôn lợi dụng mọi tình huống, tình tiết để thủ lợi. Ngay cả những việc "đấu đá" như trên, nếu thủ được lợi, nếu qua đó có thể đổ vấy trách nhiệm, thoái thác trách nhiệm. Vỡ truyện ra thì họ tuyên bố: "bất lực vì đã làm hết cách" hay "vì không muốn gà nhà đánh nhau"... Các diễn biến này nếu trúng ý họ, họ cứ để diễn tiến... và không chỉ để "tự diễn biến" cộng sản còn tìm cách tạo ra các sự kiện các diễn biến này.
Kinh nghiêm cho thấy: người cộng sản nếu thấy các diễn biến mà họ không thủ được lợi gì, hay gây thiệt hại thì họ sẽ làm gì? Họ sẽ ra lệnh cho diễn biến đấy phải "đi vào lề bên phải" hay "bắt bỏ tù tội " với tội danh: "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân" hoặc "làm lộ bí mật công tác", v.v... Cao hơn, họ có thể giết người bằng một tai nạn, như vụ Thượng tướng thứ trưởng quốc phòng cộng sản Lê Trọng Lịch bị "tai nạn" rơi máy bay trực thăng ở Lào.
Vậy tại sao ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại hứa lèo?
Một vị thủ tướng hứa lèo về một vụ việc vài ngàn mét vuông đất có đáng không? Nên nhớ đầu 2008 Việt cộng đang phải chuẩn bị chuyến sang Mỹ cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Lúc đó cộng sản không thể để vụ việc diễn tiến, cũng không thể đàn áp. Chuyến đi của ông Nguyễn Tấn Dũng phải được diễn ra bằng mọi giá nên đảng cộng sản sẽ hành động bằng mọi giá mà có người nói: "họ sẵn sàng đốt cả toà nhà chỉ nhằm mục đích có lửa để hút điếu thuốc lào mà thôi!"
Học thuyết cộng sản là một học thuyết gian trá, ai theo nó bắt buộc phải đóng kịch, các chính trị gia cộng sản dù lớn dù nhỏ đều là những kịch sĩ "tài năng". Họ triệt để lợi dụng các vai kịch để lừa bịp cho dù cách kệch cỡm đến đâu, như chính ông Hồ chí Minh khóc sau khi bị ta thán về chiến dịch "cải cách ruộng đất". Để cho các vai kịch được hoàn hảo, cộng sản đề cao công tác bảo mật. Có thể nói xã hội cộng sản là xã hội của thâm cung bí sử. Nó phát triển không chỉ trên triều đình, mà lan xuống tận các phủ quận huyện... đâu đâu cũng toàn là "thâm cung bí sử". Thậm chí trong một gia tộc vùng quê nào đó cũng thấy bóng dáng của "thâm cung bí sử"... Chính vì thiếu thông tin mà các vai kịch của cộng sản đã lừa bịp được khá nhiều người. Đến tận ngày nay còn khối người vẫn còn bị mắc lừa!
Trong thực tế, cộng sản đã không biết bao nhiêu lần đóng kịch "quân xanh quân đỏ". Thậm chí trong các vở kịch có cả máu chảy đầu rơi: Vụ Việt Minh cướp tầu chở vũ khí của quân Tưởng trên sông Hồng năm 1945 bị bại lộ thì chính Hồ chí Minh đã xin lỗi quân Đồng Minh và trao mấy tên Việt minh cho quân Tưởng xử trảm. Rồi sau đó lại chính Hồ chí Minh ký bằng "Tổ quốc ghi công" cho mấy tay cướp bị lộ kia. Vụ việc này, thậm chí cộng sản họ còn ghi cả vào chính sử đảng của CSVN.
Cho nên không có phe bảo thủ cũng không có phe cấp tiến nào trong bộ máy cộng sản cả! Tất cả họ đều cùng một giuộc. Phe này, phe kia, người này, người kia, phát biểu này nọ... đều trong một chương trình, trong một nghị quyết ma quỉ nào đó của họ. Đồng bào Việt Nam, đồng hương, đồng đạo, đồng nhân tâm: đừng mắc mưu cộng sản.
Không thể dùng tướng quỉ để trừ quỉ. Cái cần nuôi dưỡng là quần chúng đang chịu bao đau khổ, là những chí sĩ, những giáo sĩ dũng cảm uy phong dám lên tiếng, dám đối đầu với cộng sản chứ không phải phe cấp tiến cộng sản. Còn người cộng sản phản tỉnh ư? Vẫn có cửa chào đón họ đấy chứ: Hãy phản tỉnh bằng hành động.
Ghi chú: Xin xem thêm bài:
1) Nguyễn Tấn Dũng lại đã tự đánh mất uy tín và chỉ còn là hình bóng của nhóm cầm đầu bảo thủ và độc tài ! – Âu Dương Thệ (http://www.hungviet.org/auduongthe/auduongthe0908.html)
2) Trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - ML & NG (http://www.hungviet.org/tinvietnam/mlng260908.html)
Thiên và Ác
Trung Thực
19:10 01/10/2008
THIỆN VÀ ÁC
Nhân tính con người có hai trạng thái khác nhau: Thiện và Ác.
- Thiện biểu tượng cho lương tâm yêu thuơng, hiền hòa, công bình, chân thật v.v…
- Ác biểu tượng cho lương tâm bạo tàn, chém giết, gông tù, vu khống, cáo gian. v.v…
Trước quan niệm đó, chủ nghĩa cộng sản đã chọn lấy con đường „ác“. Một chủ nghĩa chà đạp lên nhân phẩm con người, coi mạng sống con người như cỏ cây và còn tệ hơn thế nữa. Một chủ nghĩa không tôn trọng công lý và nhân quyền. Một chủ nghĩa vô thần, họ không tin có thần linh nào tạo dựng ra mình, không tin có một quyền phép cao cả nào trên họ ngoài sức mạnh của họ. Chính vì thế luơng tâm họ chữ Thiện không còn hiện hữu mà chỉ có quyền lực và sức mạnh mà thôi. Họ thống trị đất nước bằng những phương thế thủ tiêu,hủy diệt…..
Nhìn về Giáo Hội Việt Nam chúng ta thấy Tòa Khâm Sứ, giáo xứ Thái Hà thuộc địa phận Hà Nội đang bị tàn phá, con người cộng sản ngạo mạn không sợ Thiên Chúa, không sợ Đấng cho con người sự sống và sự chết. Trong họ Thiên Chúa chỉ là từ ngữ tạo hình không bao giờ có một Thiên Chúa thực sự. Chính vì thế họ tuyên truyền Chúa đã chết từ lâu rồi sao các người con tin làm chi? Họ nói rằng, những người theo lý thuyết hữu thần dùng Thượng Đế như là liều thuốc ngủ để ru hồn người khác mà thôi.
Thực ra nếu họ nói như thế có nghĩa là họ cũng đã tin có Đấng Tối Cao, Đấng đó chính là Thiên Chúa, nhưng họ phủ nhận trong trái tim, tâm hồn của họ.
Giờ đây họ đang phạm thượng, phá đổ nhà Chúa để biến nhà Chúa thành khu phố ăn chơi tội lỗi, nơi con người hưỏng vật chất trụy lạc cho thân xác. Họ biến nhà Chúa trở thành nơi buôn bán hội họp… Họ xỉ nhục Thiên Chúa qua hành động ngông cuồng của họ: bắt bớ, giam cầm, đàn áp không cho mọi người đến cầu nguyện. Họ đã không tôn trong tự do tín ngưỡng, một món qùa“ tự do và công lý“ Chúa đã trao ban cho con người.
Mặc cho bao ngọn nến tin yêu đốt lên sáng rực một khung trời trên khuôn viên nhà thờ xứ Thái Hà, tòa Khâm Sứ, ngọn lửa hòa hợp với những lời cầu xin của hàng Giáo Phẩm, các Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân đã và đang liên lỉ dâng lên Chúa, xin Ngài cho cộng sản biết nhìn thấy ánh sáng siêu nhiên, một ánh sáng chiếu rọi trong lương tâm đường ngay nẻo chính để họ nhận ra Đấng Toàn Năng của vũ trụ, họ trả lại mảnh đất tâm linh cho Giáo Hội, một mảnh đất tuy nhỏ nhưng biểu tượng cho công lý, hòa bình, cho sự thật. Mảnh đất hiện diện tình thương Thiên Chúa với con người và con người với nhau…
Có lẽ những ngọn nến tin yêu này đang nói với mỗi người chúng ta là những người sống ở hải ngoại, chúng ta cùng là con cái Chúa hãy mau hiệp thông trong lời cầu với Giáo Hội quê nhà, cho tòa Khâm Sứ, giáo xứ Thái Hà, dòng Chúa Cứu Thế và đặc biệt cho Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Ngài là người đứng đầu trong việc tổ chức cầu nguyện này để đòi lại mảnh đất thờ phụng thuộc quyền thờ phụng của Giáo Hội từ xưa tới nay.
Chính tại giáo xứ Thái Hà, một danh địa Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của dòng Chúa Cứu Thế đã được xây cất từ bao nhiêu năm để hàng ngày con cái Mẹ tụ họp, xum vầy nói chuyện, cầu xin, than thở với Mẹ những nỗi vui buồn trong cuộc sống nay đang bị kiểm soát, đe dọa dưới ánh mắt của kẻ vô thần. Nhưng con cái Mẹ vẫn chạy đến cùng Mẹ cho dù gặp bao gian truân.
Chúng ta hy vọng trong niềm tin qua sự chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ La Vang để ý Chúa thể hiện lời Mẹ Fatima hứa vào năm 1917: cho nạn cộng sản vô thần mau tới ngày tận diệt trên thế giới.
Đức Quốc, ngày 1.10.2008
Nhân tính con người có hai trạng thái khác nhau: Thiện và Ác.
- Thiện biểu tượng cho lương tâm yêu thuơng, hiền hòa, công bình, chân thật v.v…
- Ác biểu tượng cho lương tâm bạo tàn, chém giết, gông tù, vu khống, cáo gian. v.v…
Trước quan niệm đó, chủ nghĩa cộng sản đã chọn lấy con đường „ác“. Một chủ nghĩa chà đạp lên nhân phẩm con người, coi mạng sống con người như cỏ cây và còn tệ hơn thế nữa. Một chủ nghĩa không tôn trọng công lý và nhân quyền. Một chủ nghĩa vô thần, họ không tin có thần linh nào tạo dựng ra mình, không tin có một quyền phép cao cả nào trên họ ngoài sức mạnh của họ. Chính vì thế luơng tâm họ chữ Thiện không còn hiện hữu mà chỉ có quyền lực và sức mạnh mà thôi. Họ thống trị đất nước bằng những phương thế thủ tiêu,hủy diệt…..
Nhìn về Giáo Hội Việt Nam chúng ta thấy Tòa Khâm Sứ, giáo xứ Thái Hà thuộc địa phận Hà Nội đang bị tàn phá, con người cộng sản ngạo mạn không sợ Thiên Chúa, không sợ Đấng cho con người sự sống và sự chết. Trong họ Thiên Chúa chỉ là từ ngữ tạo hình không bao giờ có một Thiên Chúa thực sự. Chính vì thế họ tuyên truyền Chúa đã chết từ lâu rồi sao các người con tin làm chi? Họ nói rằng, những người theo lý thuyết hữu thần dùng Thượng Đế như là liều thuốc ngủ để ru hồn người khác mà thôi.
Thực ra nếu họ nói như thế có nghĩa là họ cũng đã tin có Đấng Tối Cao, Đấng đó chính là Thiên Chúa, nhưng họ phủ nhận trong trái tim, tâm hồn của họ.
Giờ đây họ đang phạm thượng, phá đổ nhà Chúa để biến nhà Chúa thành khu phố ăn chơi tội lỗi, nơi con người hưỏng vật chất trụy lạc cho thân xác. Họ biến nhà Chúa trở thành nơi buôn bán hội họp… Họ xỉ nhục Thiên Chúa qua hành động ngông cuồng của họ: bắt bớ, giam cầm, đàn áp không cho mọi người đến cầu nguyện. Họ đã không tôn trong tự do tín ngưỡng, một món qùa“ tự do và công lý“ Chúa đã trao ban cho con người.
Mặc cho bao ngọn nến tin yêu đốt lên sáng rực một khung trời trên khuôn viên nhà thờ xứ Thái Hà, tòa Khâm Sứ, ngọn lửa hòa hợp với những lời cầu xin của hàng Giáo Phẩm, các Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân đã và đang liên lỉ dâng lên Chúa, xin Ngài cho cộng sản biết nhìn thấy ánh sáng siêu nhiên, một ánh sáng chiếu rọi trong lương tâm đường ngay nẻo chính để họ nhận ra Đấng Toàn Năng của vũ trụ, họ trả lại mảnh đất tâm linh cho Giáo Hội, một mảnh đất tuy nhỏ nhưng biểu tượng cho công lý, hòa bình, cho sự thật. Mảnh đất hiện diện tình thương Thiên Chúa với con người và con người với nhau…
Có lẽ những ngọn nến tin yêu này đang nói với mỗi người chúng ta là những người sống ở hải ngoại, chúng ta cùng là con cái Chúa hãy mau hiệp thông trong lời cầu với Giáo Hội quê nhà, cho tòa Khâm Sứ, giáo xứ Thái Hà, dòng Chúa Cứu Thế và đặc biệt cho Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Ngài là người đứng đầu trong việc tổ chức cầu nguyện này để đòi lại mảnh đất thờ phụng thuộc quyền thờ phụng của Giáo Hội từ xưa tới nay.
Chính tại giáo xứ Thái Hà, một danh địa Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của dòng Chúa Cứu Thế đã được xây cất từ bao nhiêu năm để hàng ngày con cái Mẹ tụ họp, xum vầy nói chuyện, cầu xin, than thở với Mẹ những nỗi vui buồn trong cuộc sống nay đang bị kiểm soát, đe dọa dưới ánh mắt của kẻ vô thần. Nhưng con cái Mẹ vẫn chạy đến cùng Mẹ cho dù gặp bao gian truân.
Chúng ta hy vọng trong niềm tin qua sự chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ La Vang để ý Chúa thể hiện lời Mẹ Fatima hứa vào năm 1917: cho nạn cộng sản vô thần mau tới ngày tận diệt trên thế giới.
Đức Quốc, ngày 1.10.2008
Mời tham dự Đêm thắp nến Cầu Nguyện tại Houston Texas hướng về quê hương
Phêrô Võ Minh Học
19:19 01/10/2008
Thư mời tham dự Đêm thắp nến Cầu Nguyện, hướng về quê hương.
THÔNG BÁO CỦA GIÁO XỨ ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ.
8503 S. Kirkwood Houston Texas 77099- Tel: 281-495-8133
Trong tâm tình Hiệp Thông, Cầu Nguyện, Hỗ Trợ và Đồng Hành với Giáo Hội Mẹ Việt Nam, đặc biệt Tổng Giáo Phận Hà Nội, cùng Giáo Xứ Thái Hà, đang bị bách hại, và bị sỉ nhục vì Đức Tin.
Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể, sẽ tổ chức đêm Thắp Nến Cầu Nguyện hướng về quê nhà như sau:
Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008.
7:30 tối, Thánh Lễ
8:00 tối, Chầu Thánh Thể
8:30 tối, Thắp nến cầu nguyện đến 12:00 đêm.
Kính mời quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Cụ, quý Ông Bà và Anh Chị Em (không phân biệt Tôn Giáo), cùng đến tham dự, thắp lên ánh sáng, Cầu Nguyện cho quê hương Việt Nam sớm có Công Lý và Hoà Bình.
Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ,
Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể kính mời
THÔNG BÁO CỦA GIÁO XỨ ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ.
8503 S. Kirkwood Houston Texas 77099- Tel: 281-495-8133
Trong tâm tình Hiệp Thông, Cầu Nguyện, Hỗ Trợ và Đồng Hành với Giáo Hội Mẹ Việt Nam, đặc biệt Tổng Giáo Phận Hà Nội, cùng Giáo Xứ Thái Hà, đang bị bách hại, và bị sỉ nhục vì Đức Tin.
Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể, sẽ tổ chức đêm Thắp Nến Cầu Nguyện hướng về quê nhà như sau:
Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008.
7:30 tối, Thánh Lễ
8:00 tối, Chầu Thánh Thể
8:30 tối, Thắp nến cầu nguyện đến 12:00 đêm.
Kính mời quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Cụ, quý Ông Bà và Anh Chị Em (không phân biệt Tôn Giáo), cùng đến tham dự, thắp lên ánh sáng, Cầu Nguyện cho quê hương Việt Nam sớm có Công Lý và Hoà Bình.
Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ,
Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể kính mời
Bức thư tâm tình của một người con xa quê gửi Đức TGM Hà Nội
Phê-rô Trần Mến
19:33 01/10/2008
Bức thư tâm tình của một người con xa quê gửi Đức TGM Hà Nội
Paris, ngày cuối tháng 9 năm 2008
Ngọn nến lan toả ngọn nến.
Niềm tin thúc đẩy niềm tin.
Hiệp thông liên kết hiệp thông.
Hy vọng trổ sinh hy vọng.
Công lý dẫn đường tới Chân lý.
Con kính chào và kính thăm Đức Tổng,
Thưa cha, trong khi chăm chú theo dõi tin tức về tình hình Giáo phận trên VietCatholic news mấy ngày qua, lòng con cảm thấy nhói đau và nước mắt con tuôn rơi chất chứa nhiều cảm xúc nhớ thương cha và Giáo phận. Hôm nay là ngày khai trường của con, ngày đầu năm học mới, chúng con dành nhiều thời gìơ làm quen với nhau đặc biệt để đón tiếp các bạn mới đến. Thế nhưng, tất cả chúng con đều hướng về Hà nội sau những lời khai mạc và chia sẻ của cha Giám đốc Đại chủng viện. Cha đã đọc bài báo viết bằng tiếng Pháp «Au Vietnam, les chrétiens sont persécutés» của Jean-Baptiste Maillard đăng trên VietCatholic news ngày 21/09/2008 về tình hình Giáo phận Hà nội. Cha đã nhấn mạnh và yêu cầu 3 ý nguyện tuần này tới các cha giáo và các chủng sinh: cầu cho cộng đoàn bước vào năm học mới; cầu nguyện cho chuyến viếng thăm Pháp của Đức Giáo Hoàng được trổ sinh hoa trái và cầu nguyện đặc biệt cho Giáo phận Hà nội Việt Nam đang nếm chịu những giây phút đau khổ thử thách. Vâng, các cha và các bạn đã rất chú ý lắng nghe và trong xúc động chia sẻ khi thăm hỏi chúng con. Phải chăng, sự kiện Hà nội hôm nay đã trở nên bài học về sống Đạo và cours học đầu tiên về chứng nhân Chúa Kitô cho nhà trường của chúng con trước thềm năm học mới: Giáo Hội Chúa Kitô đã và đang bị bách hại như thế nào ? Các con cái của Giáo Hội sống đức tin ra sao trước hoàn cảnh bách hại đó ? Đó cũng chính là lý do thúc đẩy con đặt bút viết mấy dòng tâm tình gửi đến cha và con thuyền giáo phận Hà nội.
Thưa cha, trước 3 ngày của sự kiện Hà nội, tức là vào ngày 15 tháng 9, con có nhiều dịp tiếp cận Đức thánh cha trong chuyến thăm của ngài và đặc biệt con được may mắn nói chuyện riêng với ngài mấy phút. Trong mấy phút hạnh phúc đó, ngài đã nắm chặt tay con, nâng con dậy khi con bái gối chào ngài, thăm hỏi con và phần con cũng chỉ có cơ hội trả lời ngài những thông tin cơ bản. Nhưng thật đặc biệt, con đã kết thúc cuộc nói chuyện bằng lời cầu xin ngài cầu nguyện riêng cho Giáo phận Hà nội. Ngài đã đồng ý với lời nguyện xin của con trong ánh mắt chất chứa nhiều cảm tình và quan tâm đến Giáo hội tại Việt Nam. Con không ngờ, chỉ 3 ngày sau đó cơn bão tố ập đến bủa vây Giáo phận thân yêu của con, đàn áp và lăng mạ con thuyền đức tin đó bằng mọi cách. Trong cầu nguyện, con chợt nhớ những lời con cầu xin Đức thánh cha với niềm xác tín có ngài đồng hành với cha và con thuyền giáo phận lúc này. Con cảm thấy yên tâm và an ủi hơn.
Thưa cha, con cũng nhớ lại những lời cha đã viết trong bức thư gửi đến cộng động dân Chúa khi kết thúc 40 ngày cầu nguyện bên Toà khâm sứ cũ, cha có nói: « Chúng ta đã sống 40 ngày này như một Lễ hiện xuống mới ». Vâng, chúng ta thật đã sống một Lễ hiện xuống, đã đón nhận Thánh thần trong Lễ hiện xuống này thì nay chúng ta phải bước vào và sống với mùa Ra khơi mới. Tất cả những bách hại vu khống lăng mạ là điều mà cha và con thuyền không chờ đợi hay tìm kiếm nhưng là đón nhận chúng trong thánh ý Chúa, trong tình yêu Chúa. Vâng, cha đã đón nhận tất cả, chấp nhận tất cả những tủi nhục, vu oan, thoá mạ trong khi sống công lý và đi tìm chân lý. Mùa Ra khơi thời kỳ đầu của Giáo hội cũng có nhiêù bách hại, có những khổ đau nhưng các Tông đồ đã đón nhận tất cả để cho Tin mừng nước Chúa được mở rộng và phần rỗi mọi con người được thực hiện. Nếu như cha và con thuyền giáo phận đã đốt lên những ngọn nến cầu nguyện tiên khởi thì nay chính những người đến bách hại, đến vu khống thoá mạ cha và con thuyền của cha đã giúp chúng ta đốt lên ngọn nến cầu nguyện thứ 2. Đợt sóng cầu nguyện thứ nhất là « Lễ hiện xuống mới » và đợt sóng cầu nguyện lần này chính là mùa « Ra khơi mới ». Tuy có vất vả, khổ đau, mất mát vì phải ra khơi nhưng con tin rằng con thuyền Giáo phận Hà nội đã gặp gỡ và liên kết được với nhiều con thuyền khác của Giáo hội Việt Nam. Chính trong đau khổ và bách hại, Tình yêu của Chúa được tỏ hiện. Chính trong nước mắt và mất mát mà hạt giống Tin mừng cứu độ đã được gieo rộng rãi vào lòng xã hội và văn hoá Việt Nam. Tất cả mọi người dân nhờ đó đều đã được biết đến Giáo hội công giáo Việt Nam. Tuy rằng còn thiếu hiểu biết sâu sắc vấn đề đúng sai của sự thật nhưng con nghĩ rằng chuyện đó chỉ còn là thời gian và chính Chúa Thánh thần sẽ đến làm cho họ hiểu rõ mọi điều. Có thể sẽ có những ơn phúc tử vì Đạo, sẽ có những con người phải hy sinh nhưng điều mà chúng ta có thể nhìn thấy trong ơn phúc của Chúa là: hạt giống chân lý đã được gieo giữa lòng thủ đô Hà nội và con đường tìm kiếm công lý sự thật cho đất nước Việt Nam đã được vạch ra và đã được chiếu sáng bởi những ngọn nến đức tin.
Trong niềm tin với niềm hy vọng đó, con thấy « sứ điệp Hà nội » hôm nay đã liên kết được mọi thành phần tín hữu công giáo Việt Nam trong nước cũng như Hải ngoại lại với nhau. Sứ điệp này còn thúc đẩy mạnh mẽ và an ủi mọi con người cùng tôn giáo, khác tôn giáo hay không theo tôn giáo nào đang trên đường tìm kiếm chân lý và xây dựng một nền công lý mới cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Chính Chúa Giếu Kitô là sức mạnh, là niềm an ủi cho cha và con thuyền Giáo phận Hà nội trên con đường này.
Thưa cha, con xin phép được dừng bút tại đây nhưng trái tim của con sẽ không ngừng thưa chuyện với cha. Con chia sẻ với cha trong lời cầu nguyện chung và riêng. Con cũng đảm bảo vơí cha lời cầu nguyện của con bên núi đá Đức Mẹ Lộ Đức cho cha và toàn thể dân Chúa đang phải chịu nhiều thử thách gian khổ vì đức tin vào Chúa và lòng yêu mến Hội Thánh Chúa. Tất cả các cha giáo và anh em của con gần 60 người sẽ toả đi 17 giáo phận vào cuối tuần cũng sẽ mang nhiều tâm tình cầu nguyện và ý chỉ hiệp thông với cha và với tình hình Giáo hội tại Hà nội.
Con kính chúc cha bình an và sức khoẻ để cha tiếp tục lèo lái con thuyền Tổng giáo phận Hà nội thân yêu của chúng con. Con kính chúc cha niềm hy vọng trong Đức Kitô trên con đường tìm kiếm chân lý và xây dựng công lý. Con kết thúc bức thư này bằng lời nguyện tạ ơn va xin ơn khi lắng nghe bài hát thánh ca thật trùng hợp với hoàn cảnh của Giáo phận: Mời nghe bài hát: Hãy thắp sáng lên.
Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên, thắp sáng lên con tim nồng nàn. Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên ngọn lửa yêu thương. Cuộc đời bao tăm tối quanh tôi đang cần đến ánh sáng chiếu soi. Này bạn hỡi xin chớ lãng quên ánh nến trái tim cho đời đẹp lên.
Hãy thắp lên Việt Nam. Hãy thắp cho trần gian. Thắp sáng lên tình yêu, sáng lên niềm tin, niềm tin Giêsu. Hãy thắp lên Việt Nam. Hãy thắp cho trần gian đốt chaý tan niềm đau xoá bóng đêm từ lâu vây kín quanh đời.
Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên, thắp sáng lên tươi vui đầy tràn. Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên ngọn lửa hân hoan. Đời hạnh phúc khi sống cho ta. Đem tình Chúa toả sang thế gian. Này bạn hỡi xin chơ hững hờ, xin chỡ thờ ơ, Chúa đang đợi chờ.
Người Con phương xa
Paris, ngày cuối tháng 9 năm 2008
Ngọn nến lan toả ngọn nến.
Niềm tin thúc đẩy niềm tin.
Hiệp thông liên kết hiệp thông.
Hy vọng trổ sinh hy vọng.
Công lý dẫn đường tới Chân lý.
Con kính chào và kính thăm Đức Tổng,
Thưa cha, trong khi chăm chú theo dõi tin tức về tình hình Giáo phận trên VietCatholic news mấy ngày qua, lòng con cảm thấy nhói đau và nước mắt con tuôn rơi chất chứa nhiều cảm xúc nhớ thương cha và Giáo phận. Hôm nay là ngày khai trường của con, ngày đầu năm học mới, chúng con dành nhiều thời gìơ làm quen với nhau đặc biệt để đón tiếp các bạn mới đến. Thế nhưng, tất cả chúng con đều hướng về Hà nội sau những lời khai mạc và chia sẻ của cha Giám đốc Đại chủng viện. Cha đã đọc bài báo viết bằng tiếng Pháp «Au Vietnam, les chrétiens sont persécutés» của Jean-Baptiste Maillard đăng trên VietCatholic news ngày 21/09/2008 về tình hình Giáo phận Hà nội. Cha đã nhấn mạnh và yêu cầu 3 ý nguyện tuần này tới các cha giáo và các chủng sinh: cầu cho cộng đoàn bước vào năm học mới; cầu nguyện cho chuyến viếng thăm Pháp của Đức Giáo Hoàng được trổ sinh hoa trái và cầu nguyện đặc biệt cho Giáo phận Hà nội Việt Nam đang nếm chịu những giây phút đau khổ thử thách. Vâng, các cha và các bạn đã rất chú ý lắng nghe và trong xúc động chia sẻ khi thăm hỏi chúng con. Phải chăng, sự kiện Hà nội hôm nay đã trở nên bài học về sống Đạo và cours học đầu tiên về chứng nhân Chúa Kitô cho nhà trường của chúng con trước thềm năm học mới: Giáo Hội Chúa Kitô đã và đang bị bách hại như thế nào ? Các con cái của Giáo Hội sống đức tin ra sao trước hoàn cảnh bách hại đó ? Đó cũng chính là lý do thúc đẩy con đặt bút viết mấy dòng tâm tình gửi đến cha và con thuyền giáo phận Hà nội.
Thưa cha, trước 3 ngày của sự kiện Hà nội, tức là vào ngày 15 tháng 9, con có nhiều dịp tiếp cận Đức thánh cha trong chuyến thăm của ngài và đặc biệt con được may mắn nói chuyện riêng với ngài mấy phút. Trong mấy phút hạnh phúc đó, ngài đã nắm chặt tay con, nâng con dậy khi con bái gối chào ngài, thăm hỏi con và phần con cũng chỉ có cơ hội trả lời ngài những thông tin cơ bản. Nhưng thật đặc biệt, con đã kết thúc cuộc nói chuyện bằng lời cầu xin ngài cầu nguyện riêng cho Giáo phận Hà nội. Ngài đã đồng ý với lời nguyện xin của con trong ánh mắt chất chứa nhiều cảm tình và quan tâm đến Giáo hội tại Việt Nam. Con không ngờ, chỉ 3 ngày sau đó cơn bão tố ập đến bủa vây Giáo phận thân yêu của con, đàn áp và lăng mạ con thuyền đức tin đó bằng mọi cách. Trong cầu nguyện, con chợt nhớ những lời con cầu xin Đức thánh cha với niềm xác tín có ngài đồng hành với cha và con thuyền giáo phận lúc này. Con cảm thấy yên tâm và an ủi hơn.
Thưa cha, con cũng nhớ lại những lời cha đã viết trong bức thư gửi đến cộng động dân Chúa khi kết thúc 40 ngày cầu nguyện bên Toà khâm sứ cũ, cha có nói: « Chúng ta đã sống 40 ngày này như một Lễ hiện xuống mới ». Vâng, chúng ta thật đã sống một Lễ hiện xuống, đã đón nhận Thánh thần trong Lễ hiện xuống này thì nay chúng ta phải bước vào và sống với mùa Ra khơi mới. Tất cả những bách hại vu khống lăng mạ là điều mà cha và con thuyền không chờ đợi hay tìm kiếm nhưng là đón nhận chúng trong thánh ý Chúa, trong tình yêu Chúa. Vâng, cha đã đón nhận tất cả, chấp nhận tất cả những tủi nhục, vu oan, thoá mạ trong khi sống công lý và đi tìm chân lý. Mùa Ra khơi thời kỳ đầu của Giáo hội cũng có nhiêù bách hại, có những khổ đau nhưng các Tông đồ đã đón nhận tất cả để cho Tin mừng nước Chúa được mở rộng và phần rỗi mọi con người được thực hiện. Nếu như cha và con thuyền giáo phận đã đốt lên những ngọn nến cầu nguyện tiên khởi thì nay chính những người đến bách hại, đến vu khống thoá mạ cha và con thuyền của cha đã giúp chúng ta đốt lên ngọn nến cầu nguyện thứ 2. Đợt sóng cầu nguyện thứ nhất là « Lễ hiện xuống mới » và đợt sóng cầu nguyện lần này chính là mùa « Ra khơi mới ». Tuy có vất vả, khổ đau, mất mát vì phải ra khơi nhưng con tin rằng con thuyền Giáo phận Hà nội đã gặp gỡ và liên kết được với nhiều con thuyền khác của Giáo hội Việt Nam. Chính trong đau khổ và bách hại, Tình yêu của Chúa được tỏ hiện. Chính trong nước mắt và mất mát mà hạt giống Tin mừng cứu độ đã được gieo rộng rãi vào lòng xã hội và văn hoá Việt Nam. Tất cả mọi người dân nhờ đó đều đã được biết đến Giáo hội công giáo Việt Nam. Tuy rằng còn thiếu hiểu biết sâu sắc vấn đề đúng sai của sự thật nhưng con nghĩ rằng chuyện đó chỉ còn là thời gian và chính Chúa Thánh thần sẽ đến làm cho họ hiểu rõ mọi điều. Có thể sẽ có những ơn phúc tử vì Đạo, sẽ có những con người phải hy sinh nhưng điều mà chúng ta có thể nhìn thấy trong ơn phúc của Chúa là: hạt giống chân lý đã được gieo giữa lòng thủ đô Hà nội và con đường tìm kiếm công lý sự thật cho đất nước Việt Nam đã được vạch ra và đã được chiếu sáng bởi những ngọn nến đức tin.
Trong niềm tin với niềm hy vọng đó, con thấy « sứ điệp Hà nội » hôm nay đã liên kết được mọi thành phần tín hữu công giáo Việt Nam trong nước cũng như Hải ngoại lại với nhau. Sứ điệp này còn thúc đẩy mạnh mẽ và an ủi mọi con người cùng tôn giáo, khác tôn giáo hay không theo tôn giáo nào đang trên đường tìm kiếm chân lý và xây dựng một nền công lý mới cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Chính Chúa Giếu Kitô là sức mạnh, là niềm an ủi cho cha và con thuyền Giáo phận Hà nội trên con đường này.
Thưa cha, con xin phép được dừng bút tại đây nhưng trái tim của con sẽ không ngừng thưa chuyện với cha. Con chia sẻ với cha trong lời cầu nguyện chung và riêng. Con cũng đảm bảo vơí cha lời cầu nguyện của con bên núi đá Đức Mẹ Lộ Đức cho cha và toàn thể dân Chúa đang phải chịu nhiều thử thách gian khổ vì đức tin vào Chúa và lòng yêu mến Hội Thánh Chúa. Tất cả các cha giáo và anh em của con gần 60 người sẽ toả đi 17 giáo phận vào cuối tuần cũng sẽ mang nhiều tâm tình cầu nguyện và ý chỉ hiệp thông với cha và với tình hình Giáo hội tại Hà nội.
Con kính chúc cha bình an và sức khoẻ để cha tiếp tục lèo lái con thuyền Tổng giáo phận Hà nội thân yêu của chúng con. Con kính chúc cha niềm hy vọng trong Đức Kitô trên con đường tìm kiếm chân lý và xây dựng công lý. Con kết thúc bức thư này bằng lời nguyện tạ ơn va xin ơn khi lắng nghe bài hát thánh ca thật trùng hợp với hoàn cảnh của Giáo phận: Mời nghe bài hát: Hãy thắp sáng lên.
Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên, thắp sáng lên con tim nồng nàn. Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên ngọn lửa yêu thương. Cuộc đời bao tăm tối quanh tôi đang cần đến ánh sáng chiếu soi. Này bạn hỡi xin chớ lãng quên ánh nến trái tim cho đời đẹp lên.
Hãy thắp lên Việt Nam. Hãy thắp cho trần gian. Thắp sáng lên tình yêu, sáng lên niềm tin, niềm tin Giêsu. Hãy thắp lên Việt Nam. Hãy thắp cho trần gian đốt chaý tan niềm đau xoá bóng đêm từ lâu vây kín quanh đời.
Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên, thắp sáng lên tươi vui đầy tràn. Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên ngọn lửa hân hoan. Đời hạnh phúc khi sống cho ta. Đem tình Chúa toả sang thế gian. Này bạn hỡi xin chơ hững hờ, xin chỡ thờ ơ, Chúa đang đợi chờ.
Người Con phương xa
Người VN hải ngoại cần tiếp tục lên tiếng chống lại đàn áp tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt nam
VietCatholic Network
19:57 01/10/2008
Người VN hải ngoại cần tiếp tục lên tiếng chống lại đàn áp tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt nam
Những biến cố đã và đang xảy ra trên quê hương Việt Nam cho chúng ta thấy nhà cầm quyền VN không có khả năng thay đổi bản chất độc tài, lừa đảo và cướp bóc để nâng cao dân trí và gầy dựng tình đoàn kết dựa trên tinh thần yêu nước, công bình, và pháp lý. Những người hiểu biết chế độ và con người CSVN có lẽ đang rất đau lòng nhưng chắc chắn không ngạc nhiên khi biết nhà cầm quyền CSVN mướn bọn du thủ du thực vào đập phá nơi cầu nguyện của giáo dân Hà nội trong khi công an nhà nước trang bị vũ khí bảo vệ cho bọn côn đồ tự do đập phá và làm ô uế nơi thờ phượng với mục đích duy nhất là dành lại tài sản đã trắng trợn cướp bóc của Giáo Hội VN từ nhiều năm qua, và cũng không ngạc nhiên khi thấy hệ thống truyền thông một chiều bóp méo sự thật bằng thủ đoạn đê tiện cắt xén lời nói và mướn những người Công Giáo gỉa hình diễn tuồng khóc lóc trên TV nhắm đánh lừa cảm xúc những người dân không có cơ hội nhìn thấy phía sau của màn kịch.
Niềm hy vọng nhân quyền và tự do tôn giáo đã bị lu mờ khi nhà cầm quyền CS đem lực lượng võ trang uy hiếp và ủi sập bức tường toà Khâm Sứ và niềm hy vọng đó hầu như bị dập tắt khi nhà nước bóp méo và kết án những phát biểu chính đáng và đúng sự thật của TGM Ngô Quang Kiệt. Có bao giờ công dân của một nước tự do bị kết án vì phát biểu những lý luận và suy nghĩ của mình? Như vậy, Việt Nam có tự do không? Và nhà cầm quyền VN có lưu tâm gì khi nước Việt Nam bị tái liệt kê vào danh sách những nước thiếu tự do tôn giáo như Iran, Saudi Arabia và Bắc Hàn? (http://www.uscirf.gov/index.php?option=com_content&task=view&id=1456&Itemid=59).
Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sau khóa họp thường niên năm 2008 tại Xuân Lộc đã đưa ra những nhận định và phương hướng đề nghị nhà cầm quyền Hà nội cần giải quyết tận gốc rễ cho những tệ đoan xã hội và những bế tắc làm cho tình đoàn kết dân tộc và việc xậy dựng quê hương tổ quốc bị bế tắc... thế nhưng những đề nghị đó chỉ như rơi vào chỗ trống rỗng mà bằng chứng là cuộc gặp gỡ vào ngày hôm nay 1.10.2008 giữa HĐGMVN và Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng vẫn không có những bước tiến hay sự hiểu biết cụ thể nhằm giải tòa những oan ức của dân chúng và đặc biệt việc đòi hỏi Công lý của Tổng giáo phận Hà nội.
Là những người Việt hải ngoại, chúng ta có thể làm gì để đóng góp cho công bằng và tự do cho quê nhà trong giai đoạn khó khăn này? Người viết xin được đề nghị một vài nỗ lực sau đây để chúng ta cùng tiép tay hiệp thông và hành động.
1. Tiếp tục cầu nguyện cho GH VN bằng cách tổ chức những buổi cầu nguyện chung hoặc tổ chức tuần Cửu Nhật như lời mời gọi của Đức TGM Hà nội và của Dòng Chúa Cứu Thế Việt nam.
2. Tiếp tục gửi thư yêu cầu can thiệp cho nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam đến các vị lãnh đạo các quốc gia, và các vị dân cử địa phương.
3. Tiếp tục gửi thư đến các Giám mục giáo phận địa phương báo cáo vê tình trạng đàn áp tôn giáo và nhờ các Giám Mục đó lên tiếng bênh đỡ cho nền tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam.
4. Gửi thư yêu cầu can thiệp đến Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế, địa chỉ: Dr. Scott Flipse, US Commission on International Relegious Fredom - 800 N. Capitol St. NW Suite 790, Washington DC 200002; Phone: 202-523-3240; Fax: 202-523-5020; email: communications@uscirf.gov (cá nhân)
5. Gửi thư yêu cầu can thiệp đến tổ chức Amnesty International: địa chỉ: Mr Brittis Edman, Amnesty International, 1 Easton Street, London WC1X ODW, United Kingdom.
UK
5. Tổ chức biểu tình bất bạo động với những biểu ngữ tố cáo vi phạm nhân quyền trước văn phòng lãnh sự hay thương mại Việt Nam ở Washington DC, Los Angeles, San Francisco, New York. v.v... hay tại các địa điểm họp có đại diện của nhà cầm quyền CSVN.
Đức TGM Ngô Quang Kiệt, các linh mục, tu sĩ và giáo dân Hà Nội đã làm những gì có thể làm và nói những gì có thể nói trong hoàn cảnh khó khăn của những người sống dưới chế độ độc tài. Công việc còn lại trong lúc này để đóng góp cho tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt Nam là công việc của những người Việt tự do trên thế giới.
Những biến cố đã và đang xảy ra trên quê hương Việt Nam cho chúng ta thấy nhà cầm quyền VN không có khả năng thay đổi bản chất độc tài, lừa đảo và cướp bóc để nâng cao dân trí và gầy dựng tình đoàn kết dựa trên tinh thần yêu nước, công bình, và pháp lý. Những người hiểu biết chế độ và con người CSVN có lẽ đang rất đau lòng nhưng chắc chắn không ngạc nhiên khi biết nhà cầm quyền CSVN mướn bọn du thủ du thực vào đập phá nơi cầu nguyện của giáo dân Hà nội trong khi công an nhà nước trang bị vũ khí bảo vệ cho bọn côn đồ tự do đập phá và làm ô uế nơi thờ phượng với mục đích duy nhất là dành lại tài sản đã trắng trợn cướp bóc của Giáo Hội VN từ nhiều năm qua, và cũng không ngạc nhiên khi thấy hệ thống truyền thông một chiều bóp méo sự thật bằng thủ đoạn đê tiện cắt xén lời nói và mướn những người Công Giáo gỉa hình diễn tuồng khóc lóc trên TV nhắm đánh lừa cảm xúc những người dân không có cơ hội nhìn thấy phía sau của màn kịch.
Niềm hy vọng nhân quyền và tự do tôn giáo đã bị lu mờ khi nhà cầm quyền CS đem lực lượng võ trang uy hiếp và ủi sập bức tường toà Khâm Sứ và niềm hy vọng đó hầu như bị dập tắt khi nhà nước bóp méo và kết án những phát biểu chính đáng và đúng sự thật của TGM Ngô Quang Kiệt. Có bao giờ công dân của một nước tự do bị kết án vì phát biểu những lý luận và suy nghĩ của mình? Như vậy, Việt Nam có tự do không? Và nhà cầm quyền VN có lưu tâm gì khi nước Việt Nam bị tái liệt kê vào danh sách những nước thiếu tự do tôn giáo như Iran, Saudi Arabia và Bắc Hàn? (http://www.uscirf.gov/index.php?option=com_content&task=view&id=1456&Itemid=59).
Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sau khóa họp thường niên năm 2008 tại Xuân Lộc đã đưa ra những nhận định và phương hướng đề nghị nhà cầm quyền Hà nội cần giải quyết tận gốc rễ cho những tệ đoan xã hội và những bế tắc làm cho tình đoàn kết dân tộc và việc xậy dựng quê hương tổ quốc bị bế tắc... thế nhưng những đề nghị đó chỉ như rơi vào chỗ trống rỗng mà bằng chứng là cuộc gặp gỡ vào ngày hôm nay 1.10.2008 giữa HĐGMVN và Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng vẫn không có những bước tiến hay sự hiểu biết cụ thể nhằm giải tòa những oan ức của dân chúng và đặc biệt việc đòi hỏi Công lý của Tổng giáo phận Hà nội.
Là những người Việt hải ngoại, chúng ta có thể làm gì để đóng góp cho công bằng và tự do cho quê nhà trong giai đoạn khó khăn này? Người viết xin được đề nghị một vài nỗ lực sau đây để chúng ta cùng tiép tay hiệp thông và hành động.
1. Tiếp tục cầu nguyện cho GH VN bằng cách tổ chức những buổi cầu nguyện chung hoặc tổ chức tuần Cửu Nhật như lời mời gọi của Đức TGM Hà nội và của Dòng Chúa Cứu Thế Việt nam.
2. Tiếp tục gửi thư yêu cầu can thiệp cho nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam đến các vị lãnh đạo các quốc gia, và các vị dân cử địa phương.
3. Tiếp tục gửi thư đến các Giám mục giáo phận địa phương báo cáo vê tình trạng đàn áp tôn giáo và nhờ các Giám Mục đó lên tiếng bênh đỡ cho nền tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam.
4. Gửi thư yêu cầu can thiệp đến Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế, địa chỉ: Dr. Scott Flipse, US Commission on International Relegious Fredom - 800 N. Capitol St. NW Suite 790, Washington DC 200002; Phone: 202-523-3240; Fax: 202-523-5020; email: communications@uscirf.gov (cá nhân)
5. Gửi thư yêu cầu can thiệp đến tổ chức Amnesty International: địa chỉ: Mr Brittis Edman, Amnesty International, 1 Easton Street, London WC1X ODW, United Kingdom.
UK
5. Tổ chức biểu tình bất bạo động với những biểu ngữ tố cáo vi phạm nhân quyền trước văn phòng lãnh sự hay thương mại Việt Nam ở Washington DC, Los Angeles, San Francisco, New York. v.v... hay tại các địa điểm họp có đại diện của nhà cầm quyền CSVN.
Đức TGM Ngô Quang Kiệt, các linh mục, tu sĩ và giáo dân Hà Nội đã làm những gì có thể làm và nói những gì có thể nói trong hoàn cảnh khó khăn của những người sống dưới chế độ độc tài. Công việc còn lại trong lúc này để đóng góp cho tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt Nam là công việc của những người Việt tự do trên thế giới.
Người VN hải ngoại cần lên tiếng chống lại dàn áp tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt nam
VietCatholic Network
20:53 01/10/2008
Người VN hải ngoại cần tiếp tục lên tiếng chống lại dàn áp tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt nam
Những biến cố đã và đang xảy ra trên quê hương Việt Nam cho chúng ta thấy nhà cầm quyền VN không có khả năng thay đổi bản chất độc tài, lừa đảo, để nâng cao dân trí và gầy dựng tình đoàn kết dựa trên tinh thần yêu nước, công bình, và pháp lý. Những người hiểu biết chế độ và con người CSVN có lẽ đang rất đau lòng nhưng chắc chắn không ngạc nhiên khi biết nhà cầm quyền CSVN mướn bọn côn đồ vào đập phá nơi cầu nguyện của giáo dân Hà nội trong khi công an nhà nước trang bị vũ khí bảo vệ cho bọn này tự do đập phá và làm ô uế nơi thờ phượng với mục đích duy nhất là dành lại tài sản đã trắng trợn cướp bóc của Giáo Hội VN từ nhiều năm qua, và cũng không ngạc nhiên khi thấy hệ thống truyền thông một chiều bóp méo sự thật bằng thủ đoạn đê tiện cắt xén lời nói và mướn những người giả danh công giáo diễn tuồng khóc lóc trên TV nhắm đánh lừa cảm xúc những người dân không có cơ hội nhìn thấy phía sau của màn kịch.
Niềm hy vọng nhân quyền và tự do tôn giáo đã bị lu mờ khi nhà cầm quyền CS đem lực lượng võ trang uy hiếp và ủi sập bức tường toà Khâm Sứ và niềm hy vọng đó hầu như bị dập tắt khi nhà nước bóp méo và kết án những phát biểu chính đáng và đúng sự thật của Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Có bao giờ công dân của một nước tự do bị kết án vì phát biểu những lý luận và suy nghĩ của mình? Như vậy, Việt Nam có tự do không? Và nhà cầm quyền VN có lưu tâm gì khi nước Việt Nam bị tái liệt kê vào danh sách những nước thiếu tự do tôn giáo như Iran, Saudi Arabia và Bắc Hàn? (http://www.uscirf.gov/index.php?option=com_content&task=view&id=1456&Itemid=59).
Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sau khóa họp thường niên năm 2008 tại Xuân Lộc đã đưa ra những nhận định và phương hướng đề nghị nhà cầm quyền Hà nội cần giải quyết tận gốc rễ cho những tệ đoan xã hội và những bế tắc làm cho tình đoàn kết dân tộc và việc xậy dựng quê hương tổ quốc bị bế tắc... thế nhưng những đề nghị đó đã như rơi vào chỗ trống rỗng mà bằng chứng là cuộc gặp gỡ vào ngày hôm nay 1.10.2008 giữa HĐGMVN và Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng vẫn không có những bước tiến hay sự hiểu biết cụ thể nhằm giải tỏa những oan ức của dân chúng và đặc biệt việc đòi hỏi Công lý của Tổng giáo phận Hà nội.
Là những người Việt hải ngoại, chúng ta có thể làm gì để đóng góp cho công bằng và tự do cho quê nhà trong giai đoạn khó khăn này? Chúng tôi xin được đề nghị một vài nỗ lực sau đây để mọi tôn giáo, mọi đoàn thể, mọi cá nhân yêu chuộng tự do và công lý, hãy cùng tiếp tay hiệp thông và hành động.
1. Riêng với người Công giáop VN xin tiếp tục cầu nguyện cách tổ chức những buổi cầu nguyện chung hoặc tổ chức tuần Cửu Nhật như lời mời gọi của Đức TGM Hà nội và của Dòng Chúa Cứu Thế Việt nam.
2. Với các Tôn giáo bạn và các tổ chức nhân quyền, xin cũng tổ chức những buổi cầu nguyện theo nghi lễ tôn giáo của mình để đồng thanh nói lên tiếng nói khát vọng Công lý và Tự do cho dân tộc Việt nam và cho tổ quốc Việt Nam.
3. Tiếp tục gửi thư yêu cầu can thiệp cho nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam đến các vị lãnh đạo các quốc gia, và các vị dân cử địa phương.
4. Tiếp tục gửi thư đến các Giám mục giáo phận địa phương báo cáo vê tình trạng đàn áp tôn giáo và nhờ các Giám Mục đó lên tiếng bênh đỡ cho nền tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam.
5. Gửi thư yêu cầu can thiệp đến Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế, địa chỉ: Dr. Scott Flipse, US Commission on International Relegious Fredom - 800 N. Capitol St. NW Suite 790, Washington DC 200002; Phone: 202-523-3240; Fax: 202-523-5020; email: communications@uscirf.gov (cá nhân)
6. Gửi thư yêu cầu can thiệp đến tổ chức Amnesty International: địa chỉ: Mr Brittis Edman, Amnesty International, 1 Easton Street, London WC1X ODW, United Kingdom.
7. Tổ chức biểu tình bất bạo động với những biểu ngữ tố cáo vi phạm nhân quyền trước văn phòng lãnh sự hay thương mại Việt Nam ở Washington DC, Los Angeles, San Francisco, New York. v.v... hay tại các địa điểm họp có đại diện của nhà cầm quyền CSVN.
Hội Đồng GMVN, Đức TGM Ngô Quang Kiệt, các linh mục, tu sĩ và giáo dân Hà Nội đã làm những gì có thể làm và nói những gì có thể nói trong hoàn cảnh khó khăn của những người sống dưới chế độ độc tài. Công việc còn lại trong lúc này là những người yêu chuộng tự do và công lý hãy cùng lên tiếng để tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt Nam, đồng thời cũng có bổn phận nói cho thế giới biết về chính sách đàn áp tàn bạo của csVN đối với dân chúng Việt nam, và tố cáo những vi phạm nhân quyền của chính quyền CSVN.
Những biến cố đã và đang xảy ra trên quê hương Việt Nam cho chúng ta thấy nhà cầm quyền VN không có khả năng thay đổi bản chất độc tài, lừa đảo, để nâng cao dân trí và gầy dựng tình đoàn kết dựa trên tinh thần yêu nước, công bình, và pháp lý. Những người hiểu biết chế độ và con người CSVN có lẽ đang rất đau lòng nhưng chắc chắn không ngạc nhiên khi biết nhà cầm quyền CSVN mướn bọn côn đồ vào đập phá nơi cầu nguyện của giáo dân Hà nội trong khi công an nhà nước trang bị vũ khí bảo vệ cho bọn này tự do đập phá và làm ô uế nơi thờ phượng với mục đích duy nhất là dành lại tài sản đã trắng trợn cướp bóc của Giáo Hội VN từ nhiều năm qua, và cũng không ngạc nhiên khi thấy hệ thống truyền thông một chiều bóp méo sự thật bằng thủ đoạn đê tiện cắt xén lời nói và mướn những người giả danh công giáo diễn tuồng khóc lóc trên TV nhắm đánh lừa cảm xúc những người dân không có cơ hội nhìn thấy phía sau của màn kịch.
Niềm hy vọng nhân quyền và tự do tôn giáo đã bị lu mờ khi nhà cầm quyền CS đem lực lượng võ trang uy hiếp và ủi sập bức tường toà Khâm Sứ và niềm hy vọng đó hầu như bị dập tắt khi nhà nước bóp méo và kết án những phát biểu chính đáng và đúng sự thật của Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Có bao giờ công dân của một nước tự do bị kết án vì phát biểu những lý luận và suy nghĩ của mình? Như vậy, Việt Nam có tự do không? Và nhà cầm quyền VN có lưu tâm gì khi nước Việt Nam bị tái liệt kê vào danh sách những nước thiếu tự do tôn giáo như Iran, Saudi Arabia và Bắc Hàn? (http://www.uscirf.gov/index.php?option=com_content&task=view&id=1456&Itemid=59).
Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sau khóa họp thường niên năm 2008 tại Xuân Lộc đã đưa ra những nhận định và phương hướng đề nghị nhà cầm quyền Hà nội cần giải quyết tận gốc rễ cho những tệ đoan xã hội và những bế tắc làm cho tình đoàn kết dân tộc và việc xậy dựng quê hương tổ quốc bị bế tắc... thế nhưng những đề nghị đó đã như rơi vào chỗ trống rỗng mà bằng chứng là cuộc gặp gỡ vào ngày hôm nay 1.10.2008 giữa HĐGMVN và Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng vẫn không có những bước tiến hay sự hiểu biết cụ thể nhằm giải tỏa những oan ức của dân chúng và đặc biệt việc đòi hỏi Công lý của Tổng giáo phận Hà nội.
Là những người Việt hải ngoại, chúng ta có thể làm gì để đóng góp cho công bằng và tự do cho quê nhà trong giai đoạn khó khăn này? Chúng tôi xin được đề nghị một vài nỗ lực sau đây để mọi tôn giáo, mọi đoàn thể, mọi cá nhân yêu chuộng tự do và công lý, hãy cùng tiếp tay hiệp thông và hành động.
1. Riêng với người Công giáop VN xin tiếp tục cầu nguyện cách tổ chức những buổi cầu nguyện chung hoặc tổ chức tuần Cửu Nhật như lời mời gọi của Đức TGM Hà nội và của Dòng Chúa Cứu Thế Việt nam.
2. Với các Tôn giáo bạn và các tổ chức nhân quyền, xin cũng tổ chức những buổi cầu nguyện theo nghi lễ tôn giáo của mình để đồng thanh nói lên tiếng nói khát vọng Công lý và Tự do cho dân tộc Việt nam và cho tổ quốc Việt Nam.
3. Tiếp tục gửi thư yêu cầu can thiệp cho nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam đến các vị lãnh đạo các quốc gia, và các vị dân cử địa phương.
4. Tiếp tục gửi thư đến các Giám mục giáo phận địa phương báo cáo vê tình trạng đàn áp tôn giáo và nhờ các Giám Mục đó lên tiếng bênh đỡ cho nền tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam.
5. Gửi thư yêu cầu can thiệp đến Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế, địa chỉ: Dr. Scott Flipse, US Commission on International Relegious Fredom - 800 N. Capitol St. NW Suite 790, Washington DC 200002; Phone: 202-523-3240; Fax: 202-523-5020; email: communications@uscirf.gov (cá nhân)
6. Gửi thư yêu cầu can thiệp đến tổ chức Amnesty International: địa chỉ: Mr Brittis Edman, Amnesty International, 1 Easton Street, London WC1X ODW, United Kingdom.
7. Tổ chức biểu tình bất bạo động với những biểu ngữ tố cáo vi phạm nhân quyền trước văn phòng lãnh sự hay thương mại Việt Nam ở Washington DC, Los Angeles, San Francisco, New York. v.v... hay tại các địa điểm họp có đại diện của nhà cầm quyền CSVN.
Hội Đồng GMVN, Đức TGM Ngô Quang Kiệt, các linh mục, tu sĩ và giáo dân Hà Nội đã làm những gì có thể làm và nói những gì có thể nói trong hoàn cảnh khó khăn của những người sống dưới chế độ độc tài. Công việc còn lại trong lúc này là những người yêu chuộng tự do và công lý hãy cùng lên tiếng để tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt Nam, đồng thời cũng có bổn phận nói cho thế giới biết về chính sách đàn áp tàn bạo của csVN đối với dân chúng Việt nam, và tố cáo những vi phạm nhân quyền của chính quyền CSVN.
Cộng Đồng CGVN tại Seattle (TB Washington) hiệp thông Cầu nguyện cho Công lý tại Việt Nam
Nguyễn An Quý
23:09 01/10/2008
SEATTLE - Cùng với Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam khắp hoàn vũ, đa số người Công giáo Việt Nam tại Seattle đều có những ưu tư khi nghĩ đến Thái Hà và Toà Khâm Sứ đang trải qua cơn đại nạn đầy đau thương. Nhất là khi hay tin nhà nước csVN mở cuộc tấn công đàn áp một cách thô bạo tại Thái Hà, bắt giam và đánh đập giáo dân. Trong suốt thời gian qua kể từ khi Thái Hà có biến động, tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc thành phố Seattle. Trong các Thánh Lễ cuối tuần vào chiều thứ bảy và ngày Chúa nhựt, về phần lời nguyện giáo dân, lúc nào cũng đều có vài lời cầu nguyện một cách đặc biệt cho Thái Hà và Toà Khâm sứ với nội dung: cầu xin cho sự thật và công lý được tôn trọng trên quê hương Việt Nam.
Nhiều buổi cầu nguyện chung của nhiều nhóm giáo dân cũng được tổ chức một cách trọng thể trong suốt thời gian qua, điển hình là buổi cầu nguyện rất sốt sắng vào thứ bảy tối ngày 20 tháng 9 vừa qua từ 7 giờ đến 8 giờ 20, do Đoàn Liên Minh Thánh Tâm tổ chức, với sự tham dự đông đảo gồm các Đoàn thể Công Giáo Tiến Hành và nhiều giáo dân thuộc Cộng Đồng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle.
Vào tuần lễ cuối tháng 9 năm 2008, tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, trong các Thánh Lễ: chiều thứ bảy ngày 27 tháng 9 lúc 6 giờ và Chúa nhựt ngày 28 tháng 9 gồm các Thánh Lễ lúc 8 giờ sáng,- 9 giờ 30, 11 giờ 30 trưa và 5 giờ chiều đều có những buổi cẩu nguyện với chủ đề:
CẦU CHO HOÀ BÌNH CÔNG LÝ VIỆT NAM.
Giờ cầu nguyện được cử hành trước mỗi Thánh Lễ, xin nói thêm là các Thánh Lễ tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle do 2 linh mục tại Cộng Đồng là Cha Tổng Quản Phêrô Hoàng Phượng và Cha Phụ tá Phanxicô Nguyễn Sơn Miên thay nhau Chủ tế vào mỗi Thánh Lễ như thường lệ vào cuối tuần.
Nghi thức cầu nguyện rất cảm động với lời diển nguyện được chiếu lên màn ảnh có nội dung nói lên sự đau thương mà cộng đồng dân Chúa tại Tổng Giáo Phận Hà Nội đang trải qua cơn bách hại hiếm có trong thời đại văn minh hôm nay. Những hình ảnh rất sống động được chiếu lên trong suốt thời gian cầu nguyện như:
- bức hình một bà già giáo dân bị đánh máu me đầy cả mặt với câu diển nguyện:
“Noi gương các vị Thánh anh hùng Tử đạo Việt Nam- Sẳn sàng hy sinh tính mạng vì Đức Tin- vì tình yêu- Chân lý và Sự thật”,
- hình ảnh những giáo dân cầu nguyện âm thầm giữ đêm khuya trong ôn hoà và trật tự tại Thái Hà và Toà KHâm Sứ với câu diển nguyện:
"Khi màn đêm buông xuống bao phủ cả không gian và thời gian. Nhưng không thể bao phủ niềm tin đang bừng cháy trong tâm hồn người giáo dân Việt Nam”,
- hình các vị linh mục đang hiên ngang không chút lo âu, sợ hãi khi nói chuyện thẳng thắn với những vị của thế lực bạo quyền đang ra tay thị uy để hà hiếp dân lành với lời diển nguyện:
“Trước mặt quan quyền, anh em đừng lo sẽ nói gì. Chính Thánh thần của Thiên Chúa đã nói trong anh em.”
Phần diển nguyện đã hưóng dẫn giáo dân cầu nguyện đặt tất cả tâm trí và cùng nhau hướng về thực trạng đầy đau thương mà Giáo hội và Quê hương Việt Nam đang phải đối đầu với những bất công đầy bạo lực của chủ nghĩa vô thần đang hằng ngày diển ra trên khắp Việt Nam. Giây phút thiêng liêng nhất của buổi cầu nguyện là khi ca đoàn và toàn thể giáo dân cất lên tiếng hát: Mẹ rất nhân từ quốc giá Việt Nam rất lầm than. Dân chúng điêu linh gia đình tan hoang. Tà thuyết mê lòng chiến tranh càng tai ác tàn hung. Mong thấy con đường dìu tới thanh bình. Ôi Maria Mẹ thương giơ tay uy quyền cho giang sơn con toàn an. Và cho dân nước bớt cơn cùng khốn…”
Cao điểm của buổi cầu nguyện là phần lời nguyện giáo dân, tôi xin ghi lại những câu chính của các lời nguyện đã được người hướng dẫn trong buổi cầu nguyện đọc chậm rải hết sức cảm động:
*Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cách riêng cho Đức TGM Hà Nội được nhiều ơn Chúa- được tràn đầy ơn khôn ngoan và đủ nghị lực để Ngài hướng dẫn Dân Chúa Giáo Phận Hà Nội trong hoàn cảnh đầy khó khăn và gian nan thử thách này. Lạy Chúa chúng con cầu xin Chúa.
Tất cả cộng đồng dân Chúa tham dự cùng vang lên sau mỗi lời nguyên: Xin Chúa nhậm lời chúng con
*Chúng ta cùng hiệp lời cầu xin cho Giáo Xứ Thái Hà và cho mọi thành phần dân Chúa biết kiên vững trong cầu nguyện, biết hy sinh, nổ lực tìm kiếm nơi Thánh Ý Chúa. Xin Mẹ Maria củng cố lòng tin- cậy - mến cho mọi tín hữu Hà Nội trong biến cố đầy đau thương này. Lạy Chúa chúng con cầu xin Chúa…
*Chúng ta cùng cầu xin cho các nhà lãnh đạo Việt Nam biết đặt công lý và sự thật làm cán cân cho mọi hoạt động trong việc điều hành đất nước khi quyết định mọi vấn đề- hầu đem lại sự công bằng để mọi người dân Việt được sống trong hạnh phúc, an bình. Lạy Chúa chúng con cầu xin Chúa.
*Xin ban hoà bình và hạnh phúc đích thực cho quê hương Việt Nam chúng con. Xin dâng lên Chúa những tâm tình của mỗi người chúng con trong giây phút này. Lạy Chúa chúng con cầu xin Chúa….
Buổi cầu nguyện thật sốt sắng, và cảm động, nhiều giáo dân đã thật sự khóc khi xem các hình ảnh đầy đau thương cùng những lời diển nguyện kèm theo hình ảnh bi thương nhất mà Giáo hội Chúa tại Việt Nam đang gánh chiụ. Giờ cầu nguyện được kết thúc để giờ Thánh Lễ bắt sau bài hát Kinh Hoà Bình.Tiếng hát Kinh Hoà Bình của toàn thể Cộng đồng dân Chúa lại được vang lên: ”… Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đêm thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm….Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu…
Sau mỗi Thánh lễ giáo dân lại tham gia ký thỉnh nguyện thư gởi Tổng Thống Hoa Kỳ và hai Thượng nghị Sĩ tại Tiểu bang Washington là TNS Cantwelle, Maria và TNS Murray, Patty cùng các dân cử khác để xin can thiệp và hổ trợ Thái Hà cũng như Toà Khâm Sứ.
Trong ngày Chúa nhựt 28 tháng 9 một trường hợp khác cũng rất quý hoá và đáng ghi nhận tại Seattle về vấn đề Hiệp thông cầu nguyện với Thái Hà và Toà Khâm sứ, người viết cũng xin được đưa vào đây như để thắp thêm một ngọn nến cho công cuộc cầu nguyện chung mà Giáo hội Việt Nam đang cần. Đó là có một gia đình giáo dân ở phía Bắc thành phố Seattle, gia đình Bà quả phụ Triệu Hoà. Như thường lệ vào mỗi chiều tối Chúa nhựt trong những tháng mùa hè hằng năm, các gia đình giáo dân thuộc Cộng Đoàn Fatima có thông lệ Rước Đức Mẹ Fatima về mỗi gia đình để đọc kinh và cầu nguyện chung với nhau lúc 7 giờ tối chiều Chúa Nhựt. Tôi có mặt tại nhà Bà Triệu Hoà. Khi bắt đầu chuẩn bị đọc kinh, người con rễ, được biết tên anh là Cần, anh còn rất trẻ, anh đã đứng lên xin Cộng Đoàn dành cho gia đình buổi đọc kinh hôm nay, đặc biệt được cử hành nghi thức cầu nguyện cho Thái Hà và Toà Khâm Sứ. Thật sự, khi tôi nghe lời đề nghị của anh, tôi hết sức ngạc nhiên và đầy cảm động, ngạc nhiên vì nhìn quanh những người con trong gia đình của chị Hoà toàn là những thanh niên còn rất trẻ, tât cả đều sinh ra tên đất Mỹ sau 1975. Tự nhiên tôi thầm nghĩ: Cả mấy trăm ngàn người công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ như những anh thanh niên này, như gia đình này thì chắc Chúa nhậm lời từ sớm rồi.
Mở đầu buổi cầu nguyện là nghi thức đốt nến, và sau đó là đọc kinh lần hạt Mân Côi. Đặc biệt cứ bbắt đầu mỗi chục kinh, anh Cần đều hướng dẫn cầu nguyện xin từng ơn đặc biệt cho Thái Hà và Toà Khâm Sứ, xin cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt bền tâm vững chí để hướng dẫn dân Chúa Hà Nội, xin cho HĐGM sát cánh với Hà Nội, xin cho nhà cầm quyền Việt Nam sớm thức tĩnh mà trở về đàng ngay lẽ chính…
Mỗi lời nguyện, anh Cần đều nói lên bằng tâm sư được bộc phát từ cỏi lòng của anh đối với Giáo hội Việt Nam. Anh nói chứ không phải đọc. Xin cám ơn anh Cần, cám ơn gia đình Bà Triệu Hoà và tất cả các con của Bà. Buổi cầu nguyện kéo dài gần một tiếng đồng, chắc chắn sẽ để lại trong lòng mọi người tham dự buổi đọc kinh một dấu ấn đáng ghi nhận về lòng nhiệt thành và nổi ưu tư của gia đình này khi nghĩ đến Quê hương và Giáo hội Mẹ.
Cầu nguyện là niềm tin, là sức mạnh của người Kitô hữu. Ước gì toàn thể Dân Chúa Việt Nam khắp hoàn vũ đều hưởng ứng lời mời gọi cùng cầu nguyện với Thái Hà và Toà Khâm Sứ của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.
Nhiều buổi cầu nguyện chung của nhiều nhóm giáo dân cũng được tổ chức một cách trọng thể trong suốt thời gian qua, điển hình là buổi cầu nguyện rất sốt sắng vào thứ bảy tối ngày 20 tháng 9 vừa qua từ 7 giờ đến 8 giờ 20, do Đoàn Liên Minh Thánh Tâm tổ chức, với sự tham dự đông đảo gồm các Đoàn thể Công Giáo Tiến Hành và nhiều giáo dân thuộc Cộng Đồng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle.
Vào tuần lễ cuối tháng 9 năm 2008, tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, trong các Thánh Lễ: chiều thứ bảy ngày 27 tháng 9 lúc 6 giờ và Chúa nhựt ngày 28 tháng 9 gồm các Thánh Lễ lúc 8 giờ sáng,- 9 giờ 30, 11 giờ 30 trưa và 5 giờ chiều đều có những buổi cẩu nguyện với chủ đề:
CẦU CHO HOÀ BÌNH CÔNG LÝ VIỆT NAM.
Giờ cầu nguyện được cử hành trước mỗi Thánh Lễ, xin nói thêm là các Thánh Lễ tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle do 2 linh mục tại Cộng Đồng là Cha Tổng Quản Phêrô Hoàng Phượng và Cha Phụ tá Phanxicô Nguyễn Sơn Miên thay nhau Chủ tế vào mỗi Thánh Lễ như thường lệ vào cuối tuần.
Nghi thức cầu nguyện rất cảm động với lời diển nguyện được chiếu lên màn ảnh có nội dung nói lên sự đau thương mà cộng đồng dân Chúa tại Tổng Giáo Phận Hà Nội đang trải qua cơn bách hại hiếm có trong thời đại văn minh hôm nay. Những hình ảnh rất sống động được chiếu lên trong suốt thời gian cầu nguyện như:
- bức hình một bà già giáo dân bị đánh máu me đầy cả mặt với câu diển nguyện:
“Noi gương các vị Thánh anh hùng Tử đạo Việt Nam- Sẳn sàng hy sinh tính mạng vì Đức Tin- vì tình yêu- Chân lý và Sự thật”,
- hình ảnh những giáo dân cầu nguyện âm thầm giữ đêm khuya trong ôn hoà và trật tự tại Thái Hà và Toà KHâm Sứ với câu diển nguyện:
"Khi màn đêm buông xuống bao phủ cả không gian và thời gian. Nhưng không thể bao phủ niềm tin đang bừng cháy trong tâm hồn người giáo dân Việt Nam”,
- hình các vị linh mục đang hiên ngang không chút lo âu, sợ hãi khi nói chuyện thẳng thắn với những vị của thế lực bạo quyền đang ra tay thị uy để hà hiếp dân lành với lời diển nguyện:
“Trước mặt quan quyền, anh em đừng lo sẽ nói gì. Chính Thánh thần của Thiên Chúa đã nói trong anh em.”
Phần diển nguyện đã hưóng dẫn giáo dân cầu nguyện đặt tất cả tâm trí và cùng nhau hướng về thực trạng đầy đau thương mà Giáo hội và Quê hương Việt Nam đang phải đối đầu với những bất công đầy bạo lực của chủ nghĩa vô thần đang hằng ngày diển ra trên khắp Việt Nam. Giây phút thiêng liêng nhất của buổi cầu nguyện là khi ca đoàn và toàn thể giáo dân cất lên tiếng hát: Mẹ rất nhân từ quốc giá Việt Nam rất lầm than. Dân chúng điêu linh gia đình tan hoang. Tà thuyết mê lòng chiến tranh càng tai ác tàn hung. Mong thấy con đường dìu tới thanh bình. Ôi Maria Mẹ thương giơ tay uy quyền cho giang sơn con toàn an. Và cho dân nước bớt cơn cùng khốn…”
Cao điểm của buổi cầu nguyện là phần lời nguyện giáo dân, tôi xin ghi lại những câu chính của các lời nguyện đã được người hướng dẫn trong buổi cầu nguyện đọc chậm rải hết sức cảm động:
*Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cách riêng cho Đức TGM Hà Nội được nhiều ơn Chúa- được tràn đầy ơn khôn ngoan và đủ nghị lực để Ngài hướng dẫn Dân Chúa Giáo Phận Hà Nội trong hoàn cảnh đầy khó khăn và gian nan thử thách này. Lạy Chúa chúng con cầu xin Chúa.
Tất cả cộng đồng dân Chúa tham dự cùng vang lên sau mỗi lời nguyên: Xin Chúa nhậm lời chúng con
*Chúng ta cùng hiệp lời cầu xin cho Giáo Xứ Thái Hà và cho mọi thành phần dân Chúa biết kiên vững trong cầu nguyện, biết hy sinh, nổ lực tìm kiếm nơi Thánh Ý Chúa. Xin Mẹ Maria củng cố lòng tin- cậy - mến cho mọi tín hữu Hà Nội trong biến cố đầy đau thương này. Lạy Chúa chúng con cầu xin Chúa…
*Chúng ta cùng cầu xin cho các nhà lãnh đạo Việt Nam biết đặt công lý và sự thật làm cán cân cho mọi hoạt động trong việc điều hành đất nước khi quyết định mọi vấn đề- hầu đem lại sự công bằng để mọi người dân Việt được sống trong hạnh phúc, an bình. Lạy Chúa chúng con cầu xin Chúa.
*Xin ban hoà bình và hạnh phúc đích thực cho quê hương Việt Nam chúng con. Xin dâng lên Chúa những tâm tình của mỗi người chúng con trong giây phút này. Lạy Chúa chúng con cầu xin Chúa….
Buổi cầu nguyện thật sốt sắng, và cảm động, nhiều giáo dân đã thật sự khóc khi xem các hình ảnh đầy đau thương cùng những lời diển nguyện kèm theo hình ảnh bi thương nhất mà Giáo hội Chúa tại Việt Nam đang gánh chiụ. Giờ cầu nguyện được kết thúc để giờ Thánh Lễ bắt sau bài hát Kinh Hoà Bình.Tiếng hát Kinh Hoà Bình của toàn thể Cộng đồng dân Chúa lại được vang lên: ”… Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đêm thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm….Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu…
Sau mỗi Thánh lễ giáo dân lại tham gia ký thỉnh nguyện thư gởi Tổng Thống Hoa Kỳ và hai Thượng nghị Sĩ tại Tiểu bang Washington là TNS Cantwelle, Maria và TNS Murray, Patty cùng các dân cử khác để xin can thiệp và hổ trợ Thái Hà cũng như Toà Khâm Sứ.
Trong ngày Chúa nhựt 28 tháng 9 một trường hợp khác cũng rất quý hoá và đáng ghi nhận tại Seattle về vấn đề Hiệp thông cầu nguyện với Thái Hà và Toà Khâm sứ, người viết cũng xin được đưa vào đây như để thắp thêm một ngọn nến cho công cuộc cầu nguyện chung mà Giáo hội Việt Nam đang cần. Đó là có một gia đình giáo dân ở phía Bắc thành phố Seattle, gia đình Bà quả phụ Triệu Hoà. Như thường lệ vào mỗi chiều tối Chúa nhựt trong những tháng mùa hè hằng năm, các gia đình giáo dân thuộc Cộng Đoàn Fatima có thông lệ Rước Đức Mẹ Fatima về mỗi gia đình để đọc kinh và cầu nguyện chung với nhau lúc 7 giờ tối chiều Chúa Nhựt. Tôi có mặt tại nhà Bà Triệu Hoà. Khi bắt đầu chuẩn bị đọc kinh, người con rễ, được biết tên anh là Cần, anh còn rất trẻ, anh đã đứng lên xin Cộng Đoàn dành cho gia đình buổi đọc kinh hôm nay, đặc biệt được cử hành nghi thức cầu nguyện cho Thái Hà và Toà Khâm Sứ. Thật sự, khi tôi nghe lời đề nghị của anh, tôi hết sức ngạc nhiên và đầy cảm động, ngạc nhiên vì nhìn quanh những người con trong gia đình của chị Hoà toàn là những thanh niên còn rất trẻ, tât cả đều sinh ra tên đất Mỹ sau 1975. Tự nhiên tôi thầm nghĩ: Cả mấy trăm ngàn người công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ như những anh thanh niên này, như gia đình này thì chắc Chúa nhậm lời từ sớm rồi.
Mở đầu buổi cầu nguyện là nghi thức đốt nến, và sau đó là đọc kinh lần hạt Mân Côi. Đặc biệt cứ bbắt đầu mỗi chục kinh, anh Cần đều hướng dẫn cầu nguyện xin từng ơn đặc biệt cho Thái Hà và Toà Khâm Sứ, xin cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt bền tâm vững chí để hướng dẫn dân Chúa Hà Nội, xin cho HĐGM sát cánh với Hà Nội, xin cho nhà cầm quyền Việt Nam sớm thức tĩnh mà trở về đàng ngay lẽ chính…
Mỗi lời nguyện, anh Cần đều nói lên bằng tâm sư được bộc phát từ cỏi lòng của anh đối với Giáo hội Việt Nam. Anh nói chứ không phải đọc. Xin cám ơn anh Cần, cám ơn gia đình Bà Triệu Hoà và tất cả các con của Bà. Buổi cầu nguyện kéo dài gần một tiếng đồng, chắc chắn sẽ để lại trong lòng mọi người tham dự buổi đọc kinh một dấu ấn đáng ghi nhận về lòng nhiệt thành và nổi ưu tư của gia đình này khi nghĩ đến Quê hương và Giáo hội Mẹ.
Cầu nguyện là niềm tin, là sức mạnh của người Kitô hữu. Ước gì toàn thể Dân Chúa Việt Nam khắp hoàn vũ đều hưởng ứng lời mời gọi cùng cầu nguyện với Thái Hà và Toà Khâm Sứ của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.
Văn Hóa
Chuyện phiếm : Càng Lớn Càng Nhỏ
Trà Lũ
09:43 01/10/2008
Chuyện phiếm: CÀNG LỚN CÀNG NHỎ
Canada cách xa Trung Quốc đúng nửa vòng trái đất. Buổi chiều bên đó mới là buổi sáng bên này. Bởi vậy lễ khai mạc và lễ bế mạc Thế Vận Hội 29 ở Bắc Kinh vừa qua được tổ chức ban tối thì bên này chúng tôi được xem vào ban mai. Vừa uống cà phê vừa xem. Ôi chao sung sướng biết chừng nào. Nhờ khoa học tiến bộ mà chúng tôi được xem trực tiếp, rõ ràng, đầy đủ. Ôi sung sướng làm sao.
Làng tôi đã nhóm họp tại nhà ông ODP buổi sáng lễ bế mạc. Làng nhóm ở đây vì muốn nghe ông bình luận. Ông là người rành nhiều môn thể thao nên lời bình luận của ông giống y như lời Huyền Vũ khi xưa trực tiếp truyền thanh các trận đá banh trên đài radio Saigon. Phe các bà xưa nay đâu có mê thể thao, thế mà sáng nay các bà ngồi xem lễ bế mạc Thế Vận Hội rất chăm chú.
Ông ODP phát biểu: Dầu ghét Tàu về mặt chính trị, ta cũng phải công nhận Tàu thật là giỏi và vĩ đại. Họ đã tổ chức thành công Thế Vận Hội 29, hầu như không chê vào đâu được. Hoành tráng qúa. Về huy chương, Hoa Kỳ dẫn đầu với 111, rồi Trung Cộng 100, rồi Nga 72. Về quân sự các ngài đã giỏi, nay về thể thao các ngài cũng giỏi nữa. Phục các ngài qúa. Canada được có 18 huy chương: 3 vàng, 9 bạc và 6 đồng, xếp thứ 14, đồng hạng với Tây Ban Nha
Tại Thế Vận Hội này, Canada có một ngôi sao đã làm mọi người Việt Nam sung sướng và hãnh diện. Đó là Cô Carol Huỳnh, lực sĩ đô vật loại 48 ký. Trong tuần lễ đầu, Canada không được một huy chương nào cả, cả nước đã bắt đầu buồn và xôn xao. Rồi đùng một cái, lực sĩ Carol có dòng máu Việt Nam đã đạt huy chương vàng đầu tiên cho Canada. Cô đã hạ đối thủ Nhật Chiharu Icho chỉ sau 2 hiệp đấu. Thât là qúa sự mong ước của đoàn Canada.
Carol mới 27 tuổi, sinh ra ở Mỹ. Cha là ông Huỳnh Viêm, mẹ là bà Trịnh Mai, cả hai ông bà đều là người Saigon, gốc thuyền nhân. Các hãng truyền thông Canada thì ca ngợi Carol Huỳnh hết lời, nhưng giới truyền thông của VN, hãng VnExpress, thì chỉ nói loáng thoáng vì họ sợ phải nhắc tới cái gốc thuyền nhân tỵ nạn CS của cha mẹ cô.
Cụ Chánh nói về cô Carol Huỳnh thì nét mặt rạng rỡ: Cái đất Canada là đất sinh ra nhân tài. Ai có thể ngờ được một cô bé có gốc dưa cà tương chao Việt Nam mà lại đủ sức mạnh quật ngã một lực sĩ Nhật Bản đã từng thắng bao nhiêu giải. Nguyên việc cô là lực sĩ đã là một điền đáng hãnh diện, lại là lực sĩ đô vật nữa mới đáng hãnh diện hơn, nay cô lại là lực sĩ đô vật đạt huy chương vàng nữa thì thật là đáng hãnh diện vô cùng. Hoan hô cô Carol Huỳnh. Cô là niềm hãnh diện và tự hào của chúng tôi. Cô đã đóng góp tích cực cho Canada thay thuyền nhân tỵ nạn chúng tôi.
Sở dĩ phe các bà say sưa theo dõi lễ bế mạc là vì các bà mê các màn trình diễn mang tính chất văn nghệ và các màn đốt pháo bông. Hết lễ, các bà quay sang bình luận về các gian hàng bán thức ăn tại Thế Vận Hội. Các cụ phương xa có xem được các gian hàng này không ? Trên truyền hình, tôi đếm được 36 gian hàng thực phẩm. Những gian đầu bán các món thông thường như bò heo gà và hải sản. Càng những gian về sau thì các món ăn càng lạ, như bọ cạp, rắn rết, như phổi dê, như gan chó. Ông ODP tiếc hùi hụi. Ông bảo giá mà ông chịu khó mua vé đi Bắc Kinh kỳ vừa qua thì âu là ông đã có cơ hội nếm các món kỳ lạ này.
Nghe tới việc ông ODP tiếc hụt vì bỏ lỡ cơ hội nếm phổi dê và gan chó, Chị Ba Biên Hòa hỏi ông đã nếm vịt Bắc Kinh nổi tiếng chưa. Cái này thì ông rành. Ông bảo năm xưa ông đã đi Bắc Kinh, đã nếm món vịt nổi tiếng này tại chính Bắc Kinh, và ông thấy món vịt tại Bắc Kinh không ngon bằng món vịt quay Bắc Kinh làm tại Toronto. Lý do: Các đầu bếp danh tiếng của Bắc Kinh ngày xưa đã trốn khỏi Bắc Kinh ngay từ năm 1949 khi Bác Mao dẫn quân vào chiếmn thủ đô. Các đầu bếp trứ danh này đã trốn chạy đi khắp tứ phương thiên hạ, và nơi họ đến nhiều nhất là Toronto. Lớp đầu bếp trứ danh này bây giờ đa số đã về cõi tiên. Họ đã truyền nghề cho con cháu ở Canada.
Rồi ông ODP giảng về cách ăn món Vịt Quay Bắc Kinh như sau: Cái ngon của món này là lớp da vịt dòn tan. Con vịt quay được mang ra tận bàn cho thực khách thấy khi nó còn nóng sốt, rồi ông đầu bếp mới phục vụ. Với bàn tay lành nghề và chuyên nghiệp, ông đầu bếp cắt những mảng da và một lớp thịt mỏng ở dưới, rồi tuần tự xếp vào đĩa. Phần quan trọng là da. Phần thịt không quan trọng nên ông chỉ cắt một lớp mỏng là thế. Nào mời các ngài. Xin lấy một miếng bánh bột gạo tròn tròn, trét một lớp tương đen, xếp vào một cọng hành xanh, rồi một miếng da vịt có thịt. Mời ngài cuộn lại và mời ngài xơi. Thế nào cơ. Miếng da vịt và thịt vịt hòa chung với tương với hành với bánh, ngón chứ ạ ?
Các cụ thấy chưa, mới chỉ nghe ông ODP tả sơ sơ mà đã thấy món vịt quay Bắc Kinh ngon quá. Nhưng thôi, món này đưa các cụ đi xa qúa rồi. Xin trở về lễ bế mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh. Các cụ có quan soát y phục của mấy trăm lực sĩ Canada không ? Họ mặc đẹp quá chứ. Ai cũng bận áo trắng, phía trước in hình lá phong biểu tượng Canada, chung quanh là những hoa văn. Anh John vừa cười vừa nháy mắt bảo tôi: các hoa văn in trên áo, trên quần, và trên mũ của các lưc sĩ Canada trông mài mại như các hoa văn in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ của VN. Chắc Canada biết tổ tiên của họ khi xưa thuợc dòng Âu Cơ và Lạc Long Quân. Tôi cũng có một thoáng suy tư như vậy. Để mai mốt khi có dịp tôi sẽ xin đoàn Canada cho xem lại các hoa văn trên áo thể thao rồi sẽ trình các cụ sau.
Trên đây là Thế Vận Hội mùa hè. Mùa đông cũng có thế vận hội, và cũng luân phiên. Sang năm, 2010, sẽ ỡ Canada. Xin kính mời các cụ phương xa đến dự Thế Vận Hội Mùa Đông tại Vancouver, một thành phố miền tây Canada, giáp Thái Bình Dương. Cụ nào chưa biết Canada, cụ nào chưa biết mùi tuyết, đây là dịp rất tốt, xin cụ chớ bỏ qua. Vancouver cũng đông người Việt phe ta lắm. Mời cụ tới coi thế giới tranh tài trên tuyết, rồi mời cụ đi trượt tuyết, rồi mời cụ tới nhà hàng xơi phở nóng. Mê lắm.
Sau phần xem lễ bế mạc Thế Vận Hội, làng tôi được ông ODP đãi cơm trưa. Các cụ có đoán ra ông già này đãi làng món gì không ? Tôi cũng nghĩ chắc là món bánh cuốn Thanh trì ăn với đậu phụ chiên, vì ăn như thế mới nhanh và mới gọn, bớt công nấu nướng. Nhưng không phải. Ông đãi món thịt dê nướng và lẩu dê, mới đáng ngạc nhiên và kính phục chứ. Chắc các cụ còn nhớ lễ Hiền Phụ vừa qua phe các bà đã đãi phe liền ông chúng tôi món nhựa mận giả cầy chứ. Bữa đó, thay vì dùng thịt heo như thường lệ, các bà dùng thịt dê. Và ai ăn xong cũng công nhận là thịt dê ngon. Thấy cả làng thích thịt dê nên bữa nay ông thết dân làng món sư phụ là thế. Ông đã chuẩn bị từ hôm qua. Mình ông đi chợ mua thịt mua rau, mình tay ông ướp thịt.
Và bữa ăn được dọn ra, rất nhanh. Bếp ga để giữa bàn. Thực khách tự tay rót dầu vào chảo. Đợi dầu nóng là phần nướng bắt đầu. Cụ muốn thịt chín nhiều hay chín ít, cái này tùy khẩu vị của cụ. Món này ăn với đậu bắp nướng. Ôi, thịt mềm, ngọt, sao mà ngon thế này. Đây là vị ngọt thiên nhiên, tự miếng thịt dê tiết ra chứ không phải do các gia vị. Ông ODP cho biết, thịt dê ê hề ngoài chợ Ả Rập. Dê là loại ăn bứt, nó bứt lá trên cành mà ăn chứ không cúi xuống gặm cỏ sát mặt đất như trâu bò, nên thịt nó rất sạch rất thơm. Có nhiều loại thịt dê, như dê non, dê thiến, dê cái, dê già. Ông mua loại dê thiến vì ông cho thịt nó là ngon nhất đẳng.
Sau phần dê nướng là phần lẩu dê. Món này hợp ý mọi người. Món đầu là món khô, nay là món nước.Thịt dê được thái mỏng hơn. Ngài tự tay nhúng miếng thịt vào lẩu, nước đang sôi sùng sục. Rồi mời ngài xơi với bún cùng các loạu rau thơm. Ngon chứ. Thỉnh thoảng mời ngài làm một ngụm rượu vang đỏ. Xin chớ uống cái ực nha, xin nhâm nhi. Thế nào, cuộc đời đẹp qúa chứ ? Mình sướng hơn đồng bào quê nhà. Ở quê nhà, bữa nay vui vẻ nhậu nhẹt nhưng chưa biết bữa mai thế nào. Bữa nay đồng tiền còn giá, xăng dầu chưa lên, bữa mai có chắc được như bữa nay không ? Nếu ngài có hoạt động chính trị thì bây giờ ngài đang cụng ly với bạn bè, chắc gì đêm nay công an không tới gõ cửa nhà bạn ?
Cả làng vừa ăn xì xụp thoải mái hết sức, vừa nói đủ các thứ chuyện trên trời dưới đất. Chúng tôi tha hồ nói, không phải sợ hãi gì cả. Xưa nay làng tôi có ước lệ: bạn không nói thì thôi, nhưng những điều bạn nói ra thì phải là sự thực, không được nói dối.
Thấy món dê nướng và dê lẩu ngon qúa, làng tôi đã biểu quyết xin ông ODP lần sau cho ăn các món dê khác như cà ri dê, dê ướp ngũ vị hương, dê xào lăn, ngọc dương hầm thuốc bắc, thịt dê hầm sữa dê.. .
Ông ODP nghe làng biểu quyết xong thì vui vẻ lắm vì biế rằng món dê của ông đã làm đẹp lòng mọi người. Nghe xong lời biểu quyết, ông cười hề hề: Tiếc rằng thịt dê bữa nay không ngon như tôi mong ước. Ngày xưa thịt dê thiến ở VN còn ngon hơn nhiều. Lý do ư ? Thưa, vì khi con dê vừa cắt tiết xong thì nó được đem thui ngay. Người ta nhét vào bụng vào ngực nó những lá có mùi thơm và có vị chát như lá ổi, lá xả, lá sung và thui bằng rơm. Ngày xưa thui một dê thì cả xóm ngửi thấy mùi thơm. Ngày xưa ở quê mình thì thịt dê thường không bán ngoài chợ, mà bán ở nhà hàng. Đó là những đặc sản của nhà hàng.
Sang phần nói chuyện, làng tôi nói nhiều đề tài lắm. Thấy mấy bà mấy cô cứ lo ăn thịt dê sẽ lên cân sẽ mập, chủ nhà liền trấn an: Thịt dê là loại ít mỡ nhất, qúy bà không phải lo lên cân. Rồi ông vui miệng nói luôn sang bài báo mà ông vừa đọc. Rằng món làm tiêu mỡ đều là những món trong tầm tay mà chúng ta không biết đó thôi, như bắp rang, như hạt hạnh nhân, như khoai lang, như sữa chua yogart, như những món có vị cay. Hai cô Huế Tôn Nữ và Cao Xuân nghe đến đây thì có vẻ thích lắm.
Một trong những thứ ăn vặt của cô Tôn Nữ là bắp rang. Cô bảo cô phải tự tay rang lấy, chứ mua ở nhà hàng thì trăm nhà như một, người Canada vẫn có thói quen nêm muối vào, cũng như họ nêm muối vào khoai chiên. Rồi nhân nói tới khoai chiên, cô cho biết là không bao giờ cô mua khoai chiên nóng ở hiệu hay mua khoai đông lạnh ở chợ cả, vì các thứ này không phải là khoai tự nhiên. Đây là bột khoai đã được chế biến. Sở dĩ như vậy là vì họ muốn khoai chiên của họ đâu đâu cũng đúng một hương vị. Khoai chiên French Fries ở McDonald là một chứng cớ điển hình nhất, khoai bột đấy các bác ạ.
Nào ai ngờ cô gái Huế dễ thương này lại rành rẽ như vậy !
Chị Ba Biên Hòa xin chuyển đề tài thịt dê sang chuyện khác. Anh John bèn được yêu cầu kể chuyện thời sự. Việc này qúa dễ đối với anh. Anh nói ngay: Chuyện nóng hổi là chuyện Thế Vận Hội đã bế mạc sau 16 ngày tranh tài, lễ khai mạc cũng như bế mạc rất đẹp mắt, ai trong làng ta cũng đều thấy tận mắt rồi. Có chuyện bên lề đáng nói là thủ tướng đương quyền của Canada, ông Harper, đã không đến tham dự lễ khai mạc. Ông có ý phản đối Trung Cộng về những vụ vi phạm nhân quyền, đặc biệt ở Tây Tạng. Cựu thủ tướng Jean Chrétien đã lớn tiếng chỉ trích ông Harper về việc này. Chrétien nói: Tình thân hữu Trung Hoa và Canada trước đây đã hết sức tốt đẹp nhờ công khó nhọc của bao nhiêu người trong bao nhiêu năm, nay ngài Parper đã phá đổ.
Các cụ có biết Canada bắt đầu giúp Trung Cộng từ bao giờ không ? Thưa bắt đầu từ năm 1938 khi Bác sĩ Norman Bethune đến giúp Mao Trạch Đông. BS Bethune sinh quán tại Ontario, tốt nghiệp y khoa tại Ontario, Canada. Ông là một y sĩ lỗi lạc và có lòng thương người không biên giới. Ông đã sang giúp Tây Ban Nha trong thời xứ này có nội chiến thập niên 1930.Ông đã cứu sống bao nhiêu người. Sau Tây ban Nha, ông sang Trung Hoa. Ông đã huấn luyện cho rất nhiều y sĩ và cải tiến ngành quân y của Hồng Quân. Hiên nay ở Trung Hoa nhiều nơi còn bày tượng ông.
Chuyên thời sự thứ hai là nhờ kỹ thuật tân tiến về khoa học mà Canada đã chận đứng được nạn vi phạm luật đánh bắt hải sản ở tỉnh bang Newfoundland miền đông. Chuyện này cũng khá buồn cười. Theo luật thì những người đánh bắt tôm hùm phải khai báo số thùng bẫy tôm. Mỗi thùng phải mang con số đăng ký. Sở dĩ phải khai báo và đăng ký như vậy là vì Canada muốn giới hạn số lượng tôm hùm được bắt, cốt để gia tộc tôm đủ thời giờ sinh sôi nảy nở. Sở ngư nghiệp đã đi thanh tra và đã gặp nhiều thùng bẫy tôm không có số đăng ký. Nhân viên bèn đặt vào mỗi thùng này một microchip, tức là một miếng điện tử nhỏ. Tại trung ương, sở ngư nghiệp đã theo dõi được các di chuyễn của các thùng bẫy, và đã đến bắt tận nơi những chủ nhân ăn gian. Ngày xưa thì phải dùng mắt người để rình mò, ngày nay thì đã có mắt điện tử làm thay. Vừa chính xác, vừa không mất thời giờ. Văn minh tiến bộ qúa chứ. À, tiện đây xin mách nhỏ: tôm hùm ở miền biển đông Canada này ngon nổi tiếng thế giới đấy, các cụ ạ. Cụ đi du lịch Canada xin cụ nhớ ăn tôm hùm Canada nha.
Chuyện thứ ba là Cô Tim sắp sang Canada. Làng ta còn nhớ Cô Tim chứ ? Cô là người Thụy Sĩ, một họa sĩ khá nổi tiếng. Tim là tên VN của cô. Cách đây 15 năm, cô đi chu du thế giới để tìm hứng cho việc vẽ tranh. Khi đến VN thì cô đã bị bùa mê. Cô bỏ nghề vẽ tranh. Cô xả thân vào việc giúp các trẻ em bịnh hoạn và thiếu tình thương. Lúc đầu cô mở được một căn nhà cho các em trú ngụ. Cô đặt tên là Nhà May Mắn. Rất nhiều người, cả ở Thụy Sĩ cả ở VN, đã tiếp tay với cô. Và căn nhà mang tên ‘ May Mắn’ này đã mọc lên ở nhiều nơi. Nay Cô Tim đang muốn phát triển không phải Nhà May Mắn nữa mà phát triển thành Làng May Mắn. Chùa Pháp Vân ở Toronto đã tổ chức một bữa cơm chay để gây quỹ giúp Cô Tim.
Kể đến đây xong thì anh John tuyên bố chấm dứt phần thời sự. Mọi người đang chú tâm nghe anh một cách say sưa, tự nhiên anh ngưng cái rụp. Người bị hụt hẫng mạnh nhất và lên tiếng phản đối đầu tiên là Cụ B.95.
Cụ nói với anh John: Anh hết chuyện thời sự thì anh phải kể chuyện khác. Anh mới bắt đầu nói mà ngưng lại ngay, đâu có dược. Hai cô Huế Tôn Nữ và Cao Xuân cũng mở miệng phụ họa theo. Thấy thế, Chị Ba Biên hòa lên tiếng: Ai cũng còn thèm nghe anh nói. Vậy anh hãy nói chuyện gì cũng được, những chuyện mà anh cho là hay. Anh cho là hay thì cả làng cũng sẽ cho là hay ngay. Các cụ thấy phe nữ mê anh chàng rể John chưa.
Anh John bèn kễ chuyện việc học tiếng Việt. Anh mới đọc đến chương nói về các câu đố. Anh cho biết: Câu Đố là một điểm đặc biệt chỉ có trong tiếng Việt, chứ các sách giáo khoa dạy tiếng Anh và tiếng Pháp, không hề có mục ‘câu đố’. Câu đố rất hữu ích cho việc học ngôn ngữ và cho việc phát triển trí thông minh. Chương sách nói về câu đố dài lắm vì nó trưng dẫn rất nhiều câu. Tôi mới học tới câu đố về chữ CÀNG, tôi thấy câu này hay qúa, xin đem ra đố cả làng: Con gì càng lớn càng nhỏ ? Anh John đố xong, mặt mũi hí hửng lắm. Cụ B.95 là người đáp ngay: Đó là con cua.
Nghĩ cũng lạ. Câu đố bình dân này ai cũng biết thế mà bây giờ anh mới học tới. Kỳ chứ. Nhân đà thắng lợi và đầy hứng thú, Cụ B.95 đố lại anh John: Cái gì càng cháy càng ngắn lại ? Câu này đã chạm tới trí thông minh của anh John. Anh nghĩ một chút rồi đáp ngay: Đó là cây đèn cầy. Noí xong anh cười tít mắt rồi xin tiếp. Cháu nói đèn cầy vì ‘đèn cầy’ là tiếng Nam Kỳ, ngôn ngữ của vợ cháu. Bây giờ tiếng Bắc Kỳ của cháu giỏi lắm, theo tiếng Bắc của cụ thì đèn cầy là cây nến ạ. Các cụ đã thấy anh John này tếu chưa.
Mục đố này làm cho cả làng vui. Ông ODP liền nổi hứng tham dự. Ông đố không những anh John mà cả làng: Đây là việc gì ?
- Càng đắp càng bé
- Càng kéo càng ngắn
- Càng vặn càng vẹo
À, ba câu này gay đây. Cả làng ai cũng ngẩn ra. Cái ông ODP này giỏi thực chứ. Cụ Chánh cũng chịu, cụ B.95 cũng chịu. Đợi cho làng suy nghĩ chán rồi ông ODP mới giải:
-Càng đắp càng bé chỉ việc đào ao rồi đắp bờ ao. Cái ao chưa có bờ thì rộng, nay đắp thêm bờ ao thì rõ ràng diện tích bị bé lại, đúng không nào ?
-Càng kéo càng ngắn chỉ viêc hút thước lá. Tiếng Việt gọi việc hút một hơi cũng là ‘kéo một hơi’. Càng hút thì điếu thuốc lá càng ngắn lại, là thế
-Càng vặn càng vẹo chỉ việc hai người giặt chăn xong thì đứng vắt nước. Việc này không sống ở VN thì không hiểu được. Ở Canada này giặt chăn đã có máy, vắt nước đã có máy. Chứ việc vắt nước cái chăn ở quê nhà như thế này: Hai người làm viêc này. Mỗi ngươi cầm một đầu cái chăn rồi cùng vặn xoắn vào, mỗi người một hướng. Đến một lúc thì cả hai người cùng vẹo cả người đi.
Lần đầu tiên nghe sự lạ, anh John thích lắm. Anh liền mở sổ tay ghi chép. Các cụ có thấy tinh thần học tập của anh John cao chưa. Thấy cả làng vui vẻ, anh H.O. liền hắng giặng rồi xin đố anh John một câu với nhiều chữ Càng:
Càng già càng giẻo càng giai
Càng long chân chõng, càng sai chân giường
Câu này chỉ cái gì ?
Vừa nghe xong câu đố, Chị Ba Biên Hòa giơ tay phản đối ngay. Chị bảo câu đố này lạc đề và xin anh John chấm dứt chữ Càng. Chị Ba này thông minh và sắc sảo thế. Chứ nếu để ông H.O. cười hề hề thì ông sẽ lái sang chuyện mặn ngay. Bữa nay làng ăn thịt dê nhưng Chị Ba nhất định không cho ai nói chuyện dê cả.
Lúc này Cụ Chánh tiên chỉ mới lên tiếng. Cụ cũng muốn lái chuyện chữ nghĩa sang hướng văn chương. Cụ liền kể câu chuyện ngày xưa. Rằng quan đại thần Ngụy Khắc Đản thuộc triều Nguyễn được cử làm quan bố chính tỉnh Nghệ An sau khi tham dự phái đoàn đi sứ bên Tây về. Lúc đó phong trào Cần Vương mạnh lắm. Cần Vương đa số gồm các nhà nho bất đắc chí, vừa chống Pháp vừa chống cả triều đình vì cho rằng triều đình nhượng bộ Pháp nhiều qúa. Họ đã viết một câu vừa khinh miệt vừa chửi rồi gián ở cổng nhà quan. Người nhà gỡ tờ này xuống rồi đem trình cụ bố chính. Ai cũng tưởng ông sẽ cho đốt câu viết hỗn láo này đi. Nhưng không. Ông là người thông minh và bản lãnh. Ông mà đốt đi là ông thua họ. Nhất định ông không thua.Ông cho rằng câu chửi vô phép kia là một vế thách đối. Ông đối lại, và truyền gián cả hai câu ở cổng tỉnh đường. Hai câu như sau:
Câu của nho sĩ Văn thân:
Bố đại thần, con đại thần. Đại thần gì ? Thần lần !
Câu của quan Ngụy Khắc Đản đối lại:
Nay sĩ khí, mai sĩ khí. Sĩ khí gì ? Khí gió !
Câu đáp lễ của quan bố chính hay qúa chứ. Các ông Văn Thân cứ tưởng phen này quan sẽ mất mặt, ai ngờ chính các ông mất mặt, mà mất mặt nặng mới đau chứ. Rõ ràng càng gặp biến quan càng tỏ ra thông thái và mẫn tiệp.
Xin hẹn các cụ thư sau.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Buổi Sáng In Bóng
Thérésa Nguyễn
00:11 01/10/2008
BUỔI SÁNG IN BÓNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Chỉ hiu hiu gió cho vừa nhớ nhung
Em còn nhớ đến quê không
Bãi dâu vẫn đợi, con sông vẫn chờ
(Trích thơ của Hồ Dzếnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền