Ngày 04-09-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thập giá của tình yêu đã trổ hoa
Lm. Jos. Trương Đình Hiền
08:17 04/09/2010
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN C (2010)

"Thập giá của tình yêu đã trổ hoa"

Dẫn nhập đầu lễ: Anh chị em thân mến,

Sứ điệp Phụng vụ Chúa Nhật 23 TN C hôm nay mời gọi chúng ta sống tích cực và cụ thể Tin Mừng Chúa Giêsu-Kitô, Tin Mừng về “Con đường thập Giá”: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 27).…

Để có thể đón nhận và sống mầu nhiệm Thập Giá như một “Tin Mừng”, chúng ta cần sự trợ giúp của chính Chúa như sách Khôn ngoan hôm nay xác quyết: “Ý định của Chúa, nào ai biết được, nếu tự chốn cao vời, chính Ngài chẳng ban Đức Khôn Ngoan,chẳng gửi thần khí thánh ?”.

Để có thể nhận được “sự Khôn Ngoan” và “Thần Khí Thánh” ngay chính tại Bàn Tiệc Thánh Thể nầy hầu can đảm và hân hoan đi “con đường Thập Giá của Đức Kitô”, chúng ta cùng sốt sắng sám hối tội lỗi.

Chia sẻ Lời Chúa:

Trên báo Thanh Niên Online - Thứ Sáu, 3/9, có đang bài: LẤY CHỒNG CÓ “H”

Đó là câu chuyện cảm động đầy tính nhân văn nếu không nói là “rất Tin Mừng”, kể lại cuộc hôn nhân và dấn thân xây dựng cuộc sống gia đình của anh T.V.P và chị N.T.Đ. ở Kiên Giang. Anh T.V.P sau một thời bươn chải phóng túng ở Sài Gòn, đã vướng vào xì ke và mang lấy căn bệnh thế kỷ HIV. Khi biết được thông tin buồn bã nầy từ giấy xét nghiệm của người yêu, chi N.T.Đ đã bình tĩnh và quyết định mau mắn kết hôn với anh, để, theo chị, chỉ có tình yêu gắn bó nầy mới hy vọng cứu anh. Sau bao nhiêu cay đắng, nhọc nhằn, hy sinh và khổ ải, vượt qua bao nhiêu chống đối dèm pha của những người thân và bạn bè, tình yêu của chị dành cho anh đã vực anh từ nổi thất vọng lênh láng với cái chết cận kề, trở thành con người đầy hy vọng và sống có ý nghĩa….

Trong nhãn quan Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể nói được rằng chị NTĐ đã chấp nhận “đi con đường Thập Giá của Đức Kitô” để phục sinh niềm tin và sự sống cho người chồng từ bóng tối của buồn nản thất vọng. Và phải chăng "Thập giá của tình yêu đã trổ hoa"

1). Thập giá: Một lựa chọn khó khăn:

Trong cuộc sống mà chiều kích "tục hoá" gần như đang thắng thế trong xã hội con người hôm nay, thì quả thật, việc nêu cao ý nghĩa và giá trị của "thập giá", "đau khổ", "hy sinh" có thể bị coi là lỗi thời, là không nhân bản. Điều nầy cũng dễ hiểu thôi; vì quả thật, nếu đọc lại Tin Mừng, chúng ta cũng nhận thấy rằng: khi Đức Ki-tô loan báo sứ điệp "thập giá" thì các tông đồ cũng không thể chấp nhận:

Từ lúc đó, Đức Giê-su Ki-tô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và này thứ ba sẽ sống lại. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: "Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy !" Nhưng đức Giê-su quay lại bảo ông Phê-rô: "Xa-tan, lui lại đằng sau Thầy ! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người" (Mt 16, 21-23)

Quả thật, "thập giá", "đau khổ" luôn là một thực tại "dị ứng" với tâm thức, tình cảm tự nhiên của con người. Tin mừng cũng đã cho chúng ta thấy rằng: chính Chúa Giê-su, khi đối diện với "thập giá", "khổ nạn", Ngài cũng đã xao xuyến, lo sợ:

"Cha ơi, nếu Cha muốn, xin tha cho con khỏi uống chén nầy. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha". Bấy giờ có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như nững giọt máu rơi xuống đất. (Lc 22, 42-44)

2. Từ bỏ và bước đi trên con đường thập giá:

Thật ra, lời mời gọi "từ bỏ và bước theo Chúa Ki-tô trên con đường Thập giá" là ơn gọi chung của mọi Ki-tô hữu: Đức Kitô một lần nữa trong Tin mừng Chúa Nhật hôm nay nói với chúng ta:

“Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 26-27)

Một cách nào đó, chúng ta cũng có thể nói được rằng: "Thập giá" chỉ là một cách diễn tả khác mạnh hơn, cụ thể hơn, "con đường hẹp", "Tám mối phúc thật", sự "khó nghèo", hay "tình yêu cho đến tận cùng" mà Đức Ki-tô luôn nhấn mạnh trong lời rao giảng của Ngài. Chúng ta có thể chiêm ngưỡng Đức Kitô trong cách Ngài đón nhận thập giá để từ đó rút ra những kết luận cho chính mình:

- Như Đức Ki-tô, đón nhận thập giá trong tâm tình thông hiệp với Thiên Chúa cách thân mật và hiếu thảo, liên kết với anh em trong cảm thông huynh đệ:

"Nầy đến giờ, và giờ ấy đã đến rồi, anh em sẽ bị phân tán mỗi người một ngả và để Thầy cô độc một mình. Nhưng Thầy không cô độc đâu, vì Chúa Cha ở với Thầy" (Ga 16, 32).

Vâng, Đức Ki-tô hiện diện với Đức Chúa Cha, sống thân mật với Chúa Cha đó là điều chúng ta nhận ra cách rõ nét trong bi kịch thương khó. Trong khi đó, khi gặp đau khổ, chúng ta dễ bị ném vào trạng thái cô độc, có khuynh hướng cắt đứt mọi mối tương quan, với Thiên Chúa cũng như với anh chị em, như tâm sự não nề của thi sĩ Chế Lan Viên:

“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh,
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa.
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẫn tránh,
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo”


Và chúng ta cũng nhận ra rằng: trên con đường khổ giá và trong những giây phút hấp hối trên đồi Can-vê, Chúa Ki-tô không ngừng gặp gỡ anh em để ủi an (Lc 23, 27-30), để tha thứ (Lc 23, 43), để lo lắng, uỷ thác (Ga 19, 25-27)…

Chị Chiara Lubich đã có những cảm nhận sâu sắc về ý nghĩa nầy được diễn tả sống động qua kinh nguyện sau đây:

Để chúng con được ánh sáng, Chúa đã trở nên mù loà.
Để chúng con được hiệp nhất, Chúa đã chịu xa cách Chúa Cha.
Để chúng con được khôn ngoan, Chúa đã trở nên "dốt nát".
Để chúng con được trở nên vô tội, Chúa đã trở thành người "tội lỗi".
Để chúng con hy vọng, Chúa đã hầu như tuyệt vọng.
Để Thiên Chúa ở trong chúng con, Chúa đã cảm nghiệm tình trạng bị xa cách Thiên Chúa.
Để chúng con chiếm hữu thiên đàng, Chúa đã cảm nghiệm hoả ngục.
Để cho chúng con được vui sống trên mặt đất nầy giữa hàng trăm anh chị em, Chúa đã chịu cảnh bị gạt bỏ khỏi trời đất, khỏi loài người và thiên nhiên.
Chúa là Thiên Chúa, là Thiên Chúa của con, là Thiên Chúa của tình yêu thương vô bờ bến của chúng con (CNHV trg. 148-149)


- Đón nhận thập giá để hoàn tất trên thân xác tôi…

Để cảm nhận điều nầy, chúng ta hãy nghe chứng từ của ĐHY F.X. Nguyễn Văn Thuận:

"Chúng ta có thể làm được, nếu biết nhìn trong mọi đau khổ của bản thân và tha nhân một bóng dáng đau khổ vô biên của Chúa, một khía cạnh, một nét mặt của Ngài. Mỗi khi đau khổ xuất hiện, chúng ta không xua đuổi nó, nhưng tiếp nhận nó trong tâm hồn, như thể chúng ta đón nhận Chúa. Và rồi nếu quên mình đi, chúng ta đáp ứng đầy yêu thương những gì Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta trong giây phút hiện tại, nơi tha nhân mà người đặt trước chúng ta…

"Tôi nhớ lại kinh nghiệm của tôi trong những năm đen tối của cảnh tù đầy. Trong thẳm sâu những đau khổ của tôi, có một vài tâm tình mang lại cho tôi an bình trong tâm hồn: tôi không loại trừ một ai khỏi tâm hồn tôi. Tôi tự nhủ: chính Thiên Chúa là tình thương sẽ xét xử tôi, chứ không phải thế gian, không phải Nhà nước, không phải guồng máy tuyên truyền. Tất cả sẽ qua đi, chỉ còn lại một mình Thiên Chúa không thay đổi…"(CNHV trang 151-152


- Đón nhận Thập giá vì nhiệm thể là Hội Thánh:

"Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh" (Cl 1, 24).

Vâng, đón nhận thập giá vì Hội Thánh, trong Hội Thánh và với Hội Thánh, để trở nên dụng cụ cứu độ, để nối dài "Hy tế của Đấng Cứu Độ", để cùng với Đức Kitô "bị treo lên hầu kéo mọi người lên"…đó không phải là con đường đẹp nhất và đúng nhất của mọi Kitô hữu đó sao ?

Tại nước cộng hòa bé nhỏ Lithuania vừa mới được độc lập trong thập niên 90 của thế kỷ trước, có một ngọn đồi mang tên “Đồi Thánh Giá”. Tại đây, có không biết bao nhiêu cây Thánh Giá được tập trung như là biểu tượng của một niềm tin bất khuất vào Chúa Kitô của người kitô hữu Lithuania. Khi ngước mắt hướng về “Ngọn đồi linh thiêng đầy Thánh Giá đã bao lần bị triệt hạ, bị san bằng nhưng rồi vẫn hiên ngang tồn tại và vươn lên nầy”, mỗi người kitô hữu Lithuania đều xác tín rằng: con đường Thập Giá mà Đức Kitô đã chọn như phương thế tuyệt hảo để cứu chuộc loài người, con đường ấy mãi mãi vẫn là sự khôn ngoan đích thực không thể thay thế được trong hành trình sống và bảo vệ niềm tin của người kitô hữu. Thánh Giá đối với họ mãi mãi là dấu chỉ của niềm hy vọng, sức đỡ nâng và niềm an ủi tuyệt vời giúp họ vượt qua bao tháng năm dài của bách hại, đọa đầy và đau khổ.

Kinh nghiệm tuyệt vời “về Ngọn đồi Thánh Giá của kitô hữu Lithuania” trong hành trình đức tin, cũng chính là bài học căn bản trong lời dạy của Tin Mừng mà Đức Kitô giới thiệu cho tất cả những ai chọn Ngài và tiếp bước theo Ngài trên con đường yêu thương và phục vụ, con đường thánh hóa bản thân để tiến vào vương quốc sự sống mà sứ điệp Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay muốn nhắc lại: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 27).

Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau hôm nay nhận được nhiều sự khôn ngoan và sức mạnh Thần Khí để can đảm đón nhận “thập giá” rải rác trên mọi nẻo đường cuộc sống. Amen.

 
Lòng thương xót của Chúa
Phanxicô Xaviê
19:33 04/09/2010
Chuyện “Nghìn lẻ một đêm” của người Ba Tư có kể lại một phiên tòa như sau:

Có hai người anh em ruột nọ bắt trói được thủ phạm giết cha mình. Họ lôi kéo tên sát nhân đến trước quan tòa và yêu cầu xử theo luật mắt đền mắt răng thế răng. Kẻ sát nhân dùng đá để ném chết cha của họ, thì hắn cũng phải bị ném đá theo như luật đã qui định… Trước mặt quan tòa, tên sát nhân đã thú nhận tất cả tội lỗi của mình. Nhưng trước khi bị đem ra xử, hắn chỉ xin một ân huệ, đó là được trở về nhà trong vòng ba ngày để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến một người cháu được ký thác cho hắn trông coi từ nhỏ. Sau thời hạn đó, hắn sẽ trở lại để chịu xử tử… Quan tòa xem chừng như không tin ở lời cam kết của tên tử tội. Giữa lúc quan tòa đang do dự, thì từ trong đám đông những người tham dự phiên tòa, có một người giơ tay cam kết: ”Tôi xin đứng ra bảo đảm cho lời cam kết của tử tội. Nếu sau ba ngày, hắn không trở lại, tôi sẽ chết thế cho hắn”.

Tên tử tội được tự do trong ba ngày để giải quyết việc gia đình. Sau đúng kỳ hạn ba ngày, giữa lúc mọi người đang chờ đợi để chứng kiến cuộc hành quyết, hắn hiên ngang tiến ra giữa pháp trường và dõng dạc tuyên bố: ”Tôi đã giải quyết mọi việc trong gia đình. Giờ đây, đúng theo lời cam kết, tôi xin trở lại để chịu tội. Tôi muốn trung thành với lời cam kết của tôi để người ta sẽ không nói: chữ tín không còn trên mặt đất này nữa”.

Sau lời phát biểu của kẻ tử tội, người đàn ông đã đứng ra bảo lãnh cho hắn cũng ra giữa đám đông và tuyên bố: ”Phần tôi, sở dĩ tôi đứng ra bảo lãnh cho người này, vì tôi không muốn để cho người ta nói: lòng quảng đại không còn trên mặt đất này nữa”.

Sau hai lời tuyên bố trên, đám đông bỗng trở nên thinh lặng. Dường như ai cũng cảm thấy được mời gọi để thể hiện những gì cao quí nhất trong lòng người. Từ giữa đám đông, hai người thanh niên bỗng tiến ra và nói với quan tòa: ”Thưa ngài, chúng tôi xin tha cho kẻ đã giết cha chúng tôi, để người ta sẽ không nói: lòng tha thứ không còn hiện hữu trên mặt đất này nữa”.

Giữa sa mạc cằn cỗi, một cụm cỏ hay một cánh hoa dại là cả một bầu trời hy vọng cho những người lạc lõng. Giữa sa mạc nắng cháy, một tiếng suối róc rách là cả một nguồn hy vọng tràn trề cho những ai đang đói khát… Giữa một xã hội khô cằn tình người, một xã hội mà những giá trị tinh thần bị bóp nghẹt và đạo đức thì suy đồi, chứng từ của người Kitô hữu cần thiết hơn bao giờ hết. Giữa biển khơi mù mờ, có biết bao kẻ chơi vơi đang cần một chiếc phao của chữ tín, của lòng thành, của lòng quảng đại, của sự tha thứ… Người Kitô hữu phải sống thế nào để người ta có thể nói: Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương con người và con người vẫn có thể yêu thương nhau. Cả ba bài đọc Thánh kinh cùng với đáp ca của Chúa nhật XXIV thường niên như đan quyện vào nhau, sẽ dẫn dắt chúng ta đi vào cung lòng yêu thương từ đời đời của Thiên Chúa đã sớm dành cho nhân loại.

Thiên Chúa đã xót thương Israel tội lỗi và tha thứ cho họ. Người đã đoái thương Phaolô khi biến đổi một con người hung hăng lùng bắt các tín hữu trở nên vị Tông đồ nhiệt tâm của Tin mừng cứu độ. Và Đức Giêsu trong bài Tin mừng không những cho chúng ta thấy Người đã xuống thế để đi tìm các chiên lạc là loài người tội lỗi, mà còn khẳng định điều đó biểu lộ lòng thương xót của chính Thiên Chúa.

Khởi đầu, bài Xuất hành (32,7-11.13-14) thuật lại một câu truyện thời Môsê: Bấy giờ ông đã ở trên núi Sinai lâu ngày với Thiên Chúa. Dân chúng ở dưới sốt ruột. Họ xin Aharôn đúc cho họ một tượng thần là con bò vàng, để họ có một tôn giáo như mọi dân tộc khác. Tâm lý của loài người ở cách chúng ta trên dưới ba ngàn năm, khó giữ vững được tinh thần trong một tôn giáo không có hình tượng nào cả. Mọi dân chung quanh đều có thần tượng của họ. Vì sao con cái Israel lại không có tượng để thờ ? Do đó, việc xin Aharôn đúc cho họ một tượng, chẳng qua cũng vì yếu đuối… nhưng vẫn là một xúc phạm tới Thiên Chúa và là một bội phản Giao ước. Thiên Chúa đã buộc họ không được đồng hóa, hình dung Người dưới bất cứ biểu tượng nào, vì Người là Đấng Thánh, tức là Đấng khác hẳn mọi sự hữu hình. Việc này làm Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ và muốn giáng phạt dân nổi loạn. Nhưng nhờ lời van xin của Môsê, Người đã quên tội lỗi của dân và không giáng phạt nữa. Thiên Chúa đã tha thứ cho họ.

Thiên Chúa luôn yêu thương muốn cứu độ tất cả mọi người, Chúa Giêsu qua các dụ ngôn trong bài Tin mừng Lc 15,1-32 đã nêu bật lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài yêu thương cứu độ từng người, chủ động tìm kiếm và vui mừng khi một người tội lỗi quay trở về. Các dụ ngôn đều nhấn mạnh đến lòng quảng đại của Thiên Chúa: người mục tử đi tìm con chiên lạc, người đàn bà tìm kiếm đồng tiền bị mất và người cha nhân hậu chờ đón, vui mừng tha thứ cho người con hoang đàng quay trở về. Thiên Chúa là người cha nhân hậu, là người mục tử nhân lành luôn yêu thương chăm sóc cho từng con người. Mỗi người trước mặt Chúa cho dù có tội lỗi đến đâu đi nữa vẫn luôn được hưởng trọn tình yêu của Ngài. Tình yêu ấy được thể hiện qua việc Chúa Cha đã sai Chúa Con đến tìm kiếm và cứu vớt tất cả nhân loại tội lỗi. Lòng thương xót được thể hiện khi không trách phạt mà lại yêu thương cứu độ những con người luôn quay lưng phản bội Ngài.

Kết thúc của các dụ ngôn là kết thúc vui mừng. Người mục tử vui vẻ vác con chiên lạc trên vai khi tìm thấy, người đàn bà vui mừng khi tìm được đồng bạc bị mất và người cha nhân hậu tràn đầy sung sướng khi người con hoang đàng trở về. Thiên Chúa vui mừng khi người tội lỗi ăn năn trở lại. Thánh Phaolô qua cuộc đời của mình đã minh chứng điều ấy. Nếu Thiên Chúa không thương xót ông, thì suốt đời Phaolô sẽ là Saul, một kẻ thông thái nhưng chẳng hiểu biết Chúa và do đó cũng chẳng hiểu biết anh em, nên đã lùng bắt sát hại đồng bào của mình. Saul đã xử sự như vậy vì không biết. Ông không biết Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, mà cứ nghĩ là đấng hay thưởng phạt. Nhưng Saul cũng đã nhận được lòng thương xót của Chúa. Thiên Chúa không chỉ yêu thương tha thứ cho Phaolô mà còn trao phó cho ông sứ mạng công bố lòng thương xót của Thiên Chúa cho muôn dân.

Lời Chúa hôm nay mời gọi Kitô hữu nhìn lại thái độ của mình khi đối xử với những người tội lỗi, những người xúc phạm đến mình. Lòng thương xót của Thiên Chúa không chỉ dừng lại ở việc tha thứ, mà còn phải chủ động tìm kiếm và vui mừng thực sự khi một người anh em trở về.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng Thống Israel
Nguyễn Hoàng Thương
08:12 04/09/2010
Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng Thống Israel

Vatican City (VIS) – Hôm 2/9/2010, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã có cuộc tiếp kiến ông Shimon Peres, Tổng Thống Israel. Dưới đây là thông cáo bằng Anh ngữ của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Vatican về cuộc tiếp kiến này:

"Hôm nay, tại Dinh Thự Tông Đồ Castelgandolfo, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến ông Shimon Peres, Tổng Thống Israel, người cũng đã có cuộc gặp với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone S.D.B. và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Ngoại Trưởng Tòa Thánh.

"Trong suốt các cuộc thảo luận thân mật, cuộc hành hương Thánh Địa của Đức Thánh Cha vào tháng Năm, 2009 đã được nhắc lại.

"Liên quan đến việc nối lại đàm phán trực tiếp giữa Israel và Palestine, theo nghị trình diễn ra vào ngày hôm nay tại Washington, Hoa Kỳ, hy vọng rằng điều này có thể giúp đạt được một thỏa thuận vốn tôn trọng nguyện vọng chính đáng của người dân hai nước và có khả năng mang lại hòa bình lâu dài tại Thánh Địa và toàn khu vực. Việc lên án mọi hình thức bạo lực và cần thiết đảm bảo các điều kiện để cuộc sống mọi người dân trong khu vực được tốt hơn đã được tái khẳng định. Các cuộc thảo luận cũng cũng tiếp cận vấn đề đối thoại liên tôn và đưa ra cái nhìn khái quát về tình hình quốc tế.

"Các cuộc thảo luận cũng xem xét mối quan hệ ngoại giao giữa Nhà nước Israel và Tòa Thánh và giới chức có thẩm quyền với các cộng đoàn Công Giáo địa phương. Về vấn đề này, hai bên nhấn mạnh đến ý nghĩa to lớn về sự hiện diện của các cộng đoàn Công Giáo tại Thánh Địa cũng như những đóng góp của họ vì lợi ích chung của xã hội qua các trường học Công Giáo. Cuối cùng, kết quả của Ủy ban làm việc song phương, mà trong nhiều năm được giao nhiệm vụ soạn thảo một thỏa ước liên quan đến các vấn đề kinh tế, đã được ghi nhận đồng thời bày tỏ hy vọng nhanh chóng kết thúc công việc".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thầy Tađêô dòng Chúa Cứu Thế Huế mừng thọ 90 tuổi và 70 năm khấn dòng
Trương Trí
09:03 04/09/2010
"Nhân sinh thất thập cổ lai hy!"Thật vậy! Con người sống đến 70 tuổi xưa nay đã là hiếm. Kỷ niệm 70 năm khấn dòng lại còn hiếm hơn, từ lâu nay chúng ta chỉ chứng kiến những lễ mừng Ngọc khánh (60năm) hoặc lễ Kim cương (65năm) đã là thọ rồi. Vậy mà thầy Tađêô thuộc dòng Chúa Cứu thế Huế, hôm nay mừng thượng thọ 90 tuổi và 70 năm khấn dòng.

Hình ảnh lễ mừng

Với một tâm tình mến yêu và kính trọng, sáng hôm nay 4.9.2010, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể đã dâng thánh lễ đồng tế trọng thể tại nhà thờ dòng Chúa Cứu thế Huế, giáo xứ Đức Mẹ hằng cứu giúp, mừng thượng thọ 90 tuổi và 70 năm khấn dòng của thầy Tađêô. Cùng đồng có Đức Đan viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, cha Giám tỉnh dòng Chúa Cứu thế Việt Nam Vinh sơn Phạm Trung Thành, cùng trên 50 linh mục đồng tế. Với sự hiện diện của đông đảo tu sĩ nam nữ, các hội đoàn, bà con thân tộc và cộng đoàn dân Chúa hiệp dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Vì Người là Đấng toàn năng đã làm biết bao trọng đại, Người Quyền năng và Danh Người là Thánh.

Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám mục chủ tế đã chúc mừng Dòng Chúa Cứu thế nói chung, cách riêng thầy Tađêô, một con người khiêm hạ, sống khó nghèo, đơn sơ. Thầy đã dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa, cho đến hôm nay dù đã 90 tuổi, thầy vẫn luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo.

Thánh lễ mừng thượng thọ thật long trọng và đầy cảm xúc, nhất là trong bài chia sẽ, cha Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành đã diễn đạt với tất cả tâm tình quý trọng đối với thầy, Ngài thân mật gọi thầy là “ông Chín” như ngày xưa Ngài vẫn gọi trong những năm tháng cùng sống với thầy. Mà có lẽ cho đến bây giờ, nếu không đọc những dòng tiểu sử của thầy, thì mấy ai biết được tên tục của thầy. Vì đã 70 năm, từ khi tuyên khấn và dâng mình cho Chúa, mọi người chỉ biết thầy với tên gọi Tađêô.

Thật xúc động khi Đức Tổng Giám mục cùng với cha Giám tỉnh từ trên bàn thờ xuống chúc bình an cho thầy.

Sau thánh lễ, đại diện HĐGX Đức Mẹ hằng cứu giúp đã nói lời tri ân Đức Tổng, Đan Viện phụ, cha Giám tỉnh và quý cha đồng tế, trong tâm tình yêu thương đã dâng thánh lễ mừng thượng thọ thầy Tađêô một cách long trọng. Đối với giáo xứ Đức Mẹ hằng cứu giúp, thầy Tađêô luôn là tấm gương hy sinh và khó nghèo để mọi người noi theo. Các em thiếu nữ đã hân hoan trao tặng những bó hoa tươi thắm lên Đức Tổng, Đức Đan Viện phụ, cha Giám tỉnh và thầy Tađêô với tất cả tấm lòng kính trọng.

Cha Giám tỉnh thay mặt Dòng Chúa Cứu thế cảm ơn Đức Tổng đã luôn yêu thương cộng đoàn Dòng Chúa Cứu thế Huế, tin tưởng giao coi sóc một giáo xứ của giáo phận, đó là giáo xứ Đức Mẹ hằng cứu giúp. Hôm nay Đức Tổng cũng đã ưu ái đến dâng thánh lễ đồng tế mừng thượng thọ 90 tuổi và 70 năm khấn dòng của thầy Tađêô, là cây đại thụ và là trưởng tộc của Hội Dòng. Cảm ơn Đan Viện phụ, các linh mục đồng tế và sự hiện diện đầy tình yêu thương của các dòng tu trong Tổng Giáo phận Huế. Cảm ơn sự hiện diện hôm nay, còn ngày mai xin phó thác trong tay Chúa. Cuộc đời của thầy Tađêô là hạt giống đã gieo xuống nơi đây và gắn bó với nhà dòng suốt 70 năm qua, cũng như với giáo xứ Đức Mẹ hằng cứu giúp thân yêu này. Đứng trước thầy Tađêô, thay mặt Tỉnh Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam, cha Giám Tỉnh bùi ngùi xúc động nói lên tâm tình của một người con, một người em thiết thân của thầy. Đức tin của thầy như là bong mát phủ lên cuộc đời của thế hệ chúng con. Lời cầu nguyện của thầy đã giúp chúng con dấn bước trên con đường sứ vụ của mình.

Cuối cùng Đức Tổng đã ban phép lành cho toàn thể cộng đoàn hiện diện, Ngài cũng chụp hình lưu niệm với thầy Tađêô.

Thầy Tađêô Trần Tấn Đạo sinh ngày 15.10.1921 tại Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên trong một gia đình có 6 anh chị em mà thầy là con út. Từ năm 12 tuổi thầy đã gia nhập Đệ tử viện DCCT tại Huế. Năm 1939, thầy được vào Tập viện DCCT tại Thái Hà, Hà Nội. Thầy đã tuyên khấn lần đầu năm 1940 tại Huế. Thầy đã phục vụ tại nhiều cộng đoàn DCCT ở Việt Nam. Tuy nhiên, DCCT Huế là nơi mà thầy gắn bó cuộc đời lâu nhất.
 
Danh sách Đại biểu các Dòng Tu tham dự đại hội Dân Chúa Năm Thánh 2010
LM Tôma Vũ Quang Trung, S.J.
09:07 04/09/2010
DANH SÁCH ĐẠI BIỂU CÁC DÒNG TU
THAM DỰ ĐẠI HỘI DÂN CHÚA NĂM THÁNH 2010


Ban Điều Hành Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam xin thông báo đến Quý Bề Trên danh sách 30 đại biểu các Dòng tu sẽ tham dự Đại Hội Dân Chúa Năm Thánh 2010 được tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Tp. HCM từ 21 đến 25 tháng 11 năm 2010. Danh sách này đã được Hội Nghị Thường Niên LHBTTCVN năm 2008 bầu chọn và được Đại Hội LHBTTCVN năm 2009 duyệt lại và điều chỉnh như sau:

1. Khối Dòng Giáo Hoàng Nam (7)
(1) Viện Phụ Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn, Đơn Dương
(2) Viện Phụ Đan Viện Biển Đức Thiên An, Huế
(3) Cha Giám Tỉnh Dòng Tên
(4) Cha Giám Tỉnh Dòng Đa Minh
(5) Cha Giám Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn
(6) Cha Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco
(7) Sư Huynh Giám Tỉnh Dòng La San

2. Khối Dòng Giáo Hoàng Nữ (5)
(1) Sr Giám Tỉnh Dòng Đức Bà Truyền Giáo
(2) Sr Giám Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Tỉnh Dòng Sàigòn
(3) Sr Giám Tỉnh Dòng Chúa Quan Phòng
(4) Chị Viện Trưởng Đan Viện Nữ Xitô Thánh Mẫu Vĩnh Phước
(5) Sr Giám Tỉnh Dòng Nữ Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ
3. Khối Dòng Giáo Phận Nam (2)
(1) Cha Bề Trên Dòng Thánh Tâm, Huế
(2) Cha Bề Trên Dòng Thừa Sai Đức Tin, Phú Cường

4. Khối Dòng Giáo Phận Nữ (11)
(1) Chị Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima
(2) Chị Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Đaminh Bùi Chu
(3) Chị Tổng Phụ Trách Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục
(4) Chị Bề Trên Tổng Quyền Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi
(5) Chị Tổng Phụ Trách Dòng Nữ Vương Hòa Bình, Buôn Ma Thuột
(6) Chị Tổng Phụ Trách Dòng MTG Quy Nhơn
(7) Chị Tổng Phụ Trách Dòng MTG Chợ Quán
(8) Chị Tổng Phụ Trách Dòng MTG Hà Nội
(9) Chị Tổng Phụ Trách Dòng MTG Đà Lạt
(10) Chị Tổng Phụ Trách Dòng MTG Cái Mơn
(11) Chị Tổng Phụ Trách Dòng MTG Kiên Lao

5. Khối Tu hội, Tu đoàn Nam (2)
(1) Cha Bề Trên Tu Hội Thừa Sai Chúa Giêsu Tôi Tớ
(2) Cha Bề Trên Tu Hội Chúa Giêsu

6. Khối Tu hội, Tu đoàn Nữ (3)
(1) Chị Bề Trên Tu Hội Lao Động Thừa Sai (Nước Hằng Sống)
(2) Chị Bề Trên Tu Đoàn Nhập Thể-Tận Hiến-Truyền Giáo (ICM)
(3) Cha Linh Phụ Tu Hội Bác Ái Phú Dòng, Xuân Lộc

Quý Bề Trên nào có tên trong Danh Sách 30 Đại Biều trên đây không thể tham dự được vì lý do chính đáng, xin viết thư ủy quyền cho một vị khác trong Dòng đi thay, và gởi cho Ban Tổ Chức Đại Hội Dân Chúa.

Kính chúc Quý Bề Trên và Quý Tu Sĩ Nam Nữ tràn đầy niềm vui và bình an của Chúa Kitô trong sứ mạng phục vụ Hội Thánh và nhân loại..

Hiệp thông trong lời cầu nguyện cho Đại Hội Dân Chúa Năm Thánh 2010 đạt được nhiều hoa trái thiêng liêng cho Giáo Hội Việt Nam trong sứ mạng phục vụ và loan báo Tin Mừng cho thời đại hôm nay.

TM Ban Điều Hành LHBTTCVN
Chủ Tịch
Giám Tỉnh Dòng Tên Việt Nam
 
Đức Cba Phêrô thăm viếng mục vụ Giáo Xứ Ngô Xá, Hưng Yên Giáo Phận Thái Bình
Hương Quê
11:02 04/09/2010
Ngày 03/9/2010 Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình đã đến thăm mục vụ tại giáo xứ Ngô Xá, giáo hạt Hưng Yên, giáo phận Thái Bình.

Giáo xứ Ngô Xá thuộc xã Vĩnh Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Trước kia Ngô Xá là họ lẻ thuộc xứ Ngọc Đồng, đến năm 1980 được chia về giáo xứ Sài Quất, và năm 1958 được nâng lên hàng giáo xứ. Tuy lúc này giáo xứ mới được thành lập, nhưng niềm tin vào Thiên Chúa của người tín hữu Ngô Xá đã vững vàng từ lâu đời. Trong thời gian Tự Đức cấm đạo, nhiều người Ngô Xá rất kiên vững, hiên ngang tuyên xưng Đức Tin, để minh chứng niềm tin đó, Ngô Xá đã dâng lên Thiên Chúa bốn hiền phúc tử đạo, được ghi danh trong sổ tử đạo Rôma, chờ ngày vinh quang lên hàng chân phúc, tô điểm thêm cho vườn vạn tuế Thái Bình. Số giáo dân năm 1954 có khoảng 700 nhân danh, sau biến cố đó, số ít còn lại vẫn kiên trì gìn giữ gia bảo Đức Tin và ngôi thánh đường. Hiện nay, số giáo dân có khoảng 350 nhân danh, do cha Đaminh Vũ Văn Phòng (chánh xứ Vĩnh Phúc) quản nhiệm.

Ngô Xá là một trong những giáo xứ ở vùng sâu, vùng xa thuộc miền truyền giáo, Đức cha giáo phận rất quan tâm. Hôm nay, Đức cha đã vượt quãng đường dài, bụi và xấu gần 100km để đến với giáo xứ.

4g30 Đức cha về đến giáo xứ Ngô Xá trong sự hân hoan đón chào của cha xứ và bà con giáo dân. Ngài rất cảm động khi thấy những gương mặt vui tươi phấn khởi từ các em nhỏ cho đến cụ già, nhất là giới trẻ rất nhiệt tình năng động. Sau ít phút cầu nguyện trước Thánh Thể, các ban nghành đoàn hội lên tặng hoa Đức cha.

Đức cha ngỏ lời chào mừng và cám ơn cha quản xứ cũng như cộng đoàn giáo xứ đã tổ chức cuộc đón tiếp long trọng, ngài đã nói qua về bản thân và chương trình mục vụ của giáo phận trong những tháng qua và đường hướng của năm tới. Ngài cũng dành thời gian cho cộng đoàn có những tâm tư muốn trao đổi với vị chủ chăn giáo phận, hay những câu hỏi về giáo lý, về đời sống hôn nhân và gia đình…

Sau đó, rước Đức cha cùng quí cha từ nhà xứ ra thánh đường dâng thánh lễ, cầu nguyện cho mọi người trong giáo xứ, những người đã qua đời, những người còn sống nơi quê hương hay xa quê hương.

Trong bài giảng Đức cha dựa vào câu nói của thánh Phê rô: vàng bạc thì tôi không có, nhưng tôi đem đến cho anh chị em Đức Kitô. Ngài khai triển ý tưởng Đức Giêsu mang ơn cứu độ và hạnh phúc cho loài người. Nhưng Đức Giêsu cùng ở trong gia đình nhân loại. Gia đình còn là nền tảng hạnh phúc mai sau. Ngài nhấn mạnh vai trò và nhiệm vụ của các gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

Điều mà làm cho giáo dân xứ ngô xá hết sức cảm động là Ngài ở lại với giáo xứ. Buổi tối các quí chức, các cụ, đặc biệt các bạn trẻ trò chuyện thân tình và cởi mở với Đức cha, tạo nên một bầu khí gia đình ấm áp chưa từng có ở nơi giáo xứ Ngô Xá.

Mặc dù với công việc mục vụ rất bận mải trong giáo phận, nhưng Đức cha luôn ưu tư với giáo hạt Hưng Yên, ngài dành nhiều thời giờ thăm viếng các giáo xứ, giáo họ. Ngài kêu gọi cả giáo phận cầu nguyện cho giáo hạt Hưng Yên, trong kỳ nghỉ hè ngài gửi các chủng sinh tới phục vụ các họ lẻ trong hạt Hưng Yên. Thật là vị chủ chăn hết tình với đoàn chiên, đặc biệt các đoàn chiên nơi xa Tòa giám mục.
 
Giáo Xứ Phương Bồ, Gíao Hạt Hưng Yên, GP Thái Bình - Một ngày tràn đầy niềm vui
Hương Quê
11:07 04/09/2010
Hôm nay ngày 04/9/2010 Đức cha Phêrô chủ chăn giáo phận Thái Bình đã đến thăm và làm mục vụ tại giáo xứ Phương Bồ, giáo hạt Hưng yên, tỉnh Hưng Yên.

Giáo xứ Phương Bồ thuộc xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Trước đây là họ lẻ của xứ Cao Xá, năm 2006 được nâng lên hàng giáo xứ. Số nhân danh hiện nay khoảng 750 người, ngôi thánh đường được xây dựng từ năm 1937, đã trải qua hai lần tu sửa vào năm 1957 và năm 1997, năm 2003 giáo xứ xây dựng thêm tháp chuông cao 32m. Gần một năm về nhận giáo phận Thái Bình, Đức cha Phê rô đã tới thăm và làm mục vụ gần hết các giáo xứ trong toàn giáo phận, đặc biệt dành ưu tiên cho các giáo xứ hạt Hưng Yên. Vì theo đường hướng của chỉ nam giáo phận đề ra năm 2009-2010, cả giáo phận quan tâm việc truyền giáo tại giáo hạt Hưng Yên.

Khi được tin Đức giám mục về thăm, mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ hồ hởi, chờ đợi từng ngày. Và ngày đó đã đến, Đức cha vừa bước xuống vùng đất Phương Bồ, đã thấy rất nhiều cờ súy, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng, tiếng kèn, tiếng trống vang dội, và các đoàn hội cùng cha xứ ra đón Đức Cha. Sau ít phút cầu nguyện trước Thánh Thể, các đoàn hội lên tặng hoa, các em thiếu nhi múa mừng Đức cha, tất cả muốn nói lên niềm vui mừng của đoàn con được vị chủ chăn tới viếng thăm. Đức cha rất cảm động, ngỏ lời với cộng đoàn: ngài cám ơn cha quản xứ và cộng đoàn giáo xứ đã tổ chức cuộc đón tiếp long trọng này. Tâm tình đầu tiên đến với giáo xứ là cảm tạ Chúa đã gieo mầm Đức Tin nơi đây, cảm tạ các bậc tiền nhân đã truyền lại cho con cháu một kho tàng quý giá. Mặc dù có những lúc gặp khó khăn thử thách, ít các cha chăm sóc mục vụ, thế nhưng cộng đoàn vẫn giữ vững một niềm tin son sắt và các cơ sở nhà Chúa. Nhân đây Đức cha cũng nhắn nhủ giới trẻ, cần thăng tiến đời sống Đức Tin, mặt khác cần phát triển những kiến thức khoa học, nhất là tránh xa các tệ nạn xã hội… Ngài cũng dành thời gian cho cộng đoàn chia sẻ hay nói lên những tâm tư nguyện vọng của mình khi gặp vị chủ chăn giáo phận.

Thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho các bậc tiền nhân đã qua đời, cầu nguyện cho các vị đã và đang tham gia ban hội đồng mục vụ, các ban ngành và cho hết mọi người trong giáo xứ. Trong bài giảng Đức cha nhấn mạnh vai trò gia đình trong thời đại ngày nay, vì gia đình là tế bào của xã hội và Giáo Hội, tương lai của con cái cũng bắt nguồn từ gia đình.
 
Lên non thăm công trình Nhà Thờ Sơn Thủy, A Lưới
Phan Tấn Hồ
21:16 04/09/2010
HUẾ - Đang cuối Thu, nhưng Miền Trung năm nay tiết trời thay đỗi lạ, bão ở tận nơi nao liên tiếp tấn công vào. Quả thật, tính đến nay chưa đầy một tháng, nhưng Quê nhà Miền Trung đã bị ảnh hưởng áp thấp, bão gần và bão xa cũng đã đã tròn con số 4.

Xem hình ảnh

Do áp thấp và bão tố đến sớm hơn so với mọi năm, nên công trình Nhà Thờ Sơn Thủy - A Lưới, vốn đã kéo dài hơn 3 năm vì thiếu kinh phí, nay lại càng trể nãi hơn vì liên tiếp chịu ảnh hưởng bởi thời tiết bấp bênh, nơi dãi đất Miền Trung mưa nhiều nắng lắm.

Như thi gan cùng cư dân sở tại, trong khi cơn bão số 4 đang áp sát Biển Đông, những vị khách cách xa Miền trung: Thầy giáo Đaminh Nguyễn Đình Trúc, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo xứ Thị Nghè, cùng với gia đình ông bà kiến trúc sư Đaminh Xaviô Hoàng Thái Tiến cùng đến từ Giáo xứ Thị Nghè, và ông Bênêđíctô Phạm Minh Châu, dẫu cách xa Việt Nam nữa vòng trái đất, vẫn hăng hái cùng với Cha TPT Antôn Huỳnh Đầy, Cha G.E. Đỗ Minh Liên, trực chỉ hướng Hạ Lào, lên non thăm công trình Nhà Thờ Sơn Thủy - A Lưới.

Nhà Thờ Sơn Thủy – A Lưới cách thành Huế không xa, chỉ 65 Km, nhưng với địa hình hiểm trở, cùng với độ cao 700 Km cách mặt nước biển, nên mỗi lần thượng sơn, chúng tôi lại phải cậy nhờ bác tài Phêrô Trần Viết Toàn, người tài xế đã quen với những cung đường ngoằn ngoèo của tuyến đường có lắm địa danh: đèo Kim Qui, đèo A Co, đèo Mẹ Ơi, suối Máu, đồi A Bia...

Trên đường đi, thỉnh thoảng chúng tôi gặp các chú lính công binh đang rà bom mìn thì phải; vì nghe đâu sắp đến đây, bên giao thông sẽ cơi nới thêm một số đoạn đường có góc cua hẹp và độ dốc lớn.

Dẫu đã quen cảnh, quen đường, nhưng với những cú ôm cua rợn người của bác tài, khi phải né các chuyến xe ngược đường nơi dốc hẹp, nên vẫn đoạn đường ấy, nhưng hôm nay có vẻ dài hơn.

Cuối cùng thì rừng thông quanh chân đồi Bốt Đỏ - A Lưới cũng đã xuất hiện.

Từ Thành Huế đi lên, tại ngã ba Bốt Đỏ, nơi tiếp giáp với tuyến đường ở Quảng Nam chạy ra, về phía tay trái; đoàn chúng tôi rẽ phải, chạy ngược ra hướng Quảng Trị độ một cây số, nhìn về phía bên trái, thấp thoáng bóng dáng công trình Nhà Thờ Sơn Thủy - A Lưới đang sừng sững vươn cao, với những dàn kèo bê tông vững chắc, nằm cách xa đường lộ chính khoảng 100 mét.

Tại Công trường Nhà Thờ Sơn Thủy – A Lưới, Cha Giuse Dương Bảo Tịnh đã ân cần đón tiếp đoàn. Sau những lời thăm hỏi sức khỏe và hiện tình công việc xây dựng Nhà Chúa, Cha xứ Minh Liên đưa Ông Chủ Tịch Đa Minh Nguyễn Đình Trúc, và ông kiến trúc sư Đaminh Xaviô Hoàng Thái Tiến, cùng với Cha TPT Antôn lên trên tiền sảnh của công trình để khảo sát, hầu thống nhất cách thức hoàn thiện công trình Nhà Chúa, sao cho phù hợp với điều kiện cảnh quang, khí hậu và khoản tiền eo hẹp của Giáo xứ.

Sau giờ cơm trưa, mãi nghe ông Bênêđíctô Phạm Minh Châu trao đổi, hàn huyên về những chuyện vui buồn, được mất trong đời của nhân tình thế thái... cộng với âm thanh tí tách của mưa rừng, chúng tôi như quên đi ý niệm của thời gian.

Cũng may, trời chiều lòng người, nên cơn mưa rừng Trường Sơn cũng đến hồi phải tạnh. Giữa lúc sửa soạn ra về thì cũng là lúc Soeur Trang Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân đến trao “Biên nhận cám ơn Chúa”, về số tiền vừa nhận được cho Sở Dòng, qua “tôi tớ hèn mọn nhất của Thiên Chúa là ông Bênêđíctô Phạm Minh Châu”. Cũng may, ông Bênêđíctô Phạm Minh Châu, thường chiếu cố, lưu lại Dòng Thánh Tâm dài ngày, mỗi khi về Huế, nên sẽ tiện hơn cho Cha xứ Minh Liên, khi trao “Biên nhận cám ơn Chúa, qua tôi tớ hèn mọn nhất của Thiên Chúa...” sau khi về lại Dòng.

Trước khi từ biệt, chúng tôi không quên giữ lại cho mình tấm hình lưu niệm trước công trình Nhà Chúa Sơn Thủy – A Lưới, đang ngày càng bề thế, vươn cao trên đỉnh Trường Sơn.
 
Tu Sinh Giáo Phận Bắc Ninh Mừng Lễ Bổn Mạng Và Khai Giảng Năm Học Mới
Thành Tâm
21:22 04/09/2010
BẮC NINH: Sáng ngày 4/9/2010, 26 em tu sinh của giáo phận Bắc Ninh tập trung về Nhà Phêrô Nguyễn Văn Tự để mừng lễ bổ mạng và khai giảng năm học mới.

Xem hình ảnh

Cha tổng đại diện Giuse Trần Quang Vinh thay mặt đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt (vì đang tham gia khóa tập huấn ở Rôma) chủ sự thánh lễ mừng bổn mạng và khai giảng năm học mới. Cùng hiệp dâng thánh lễ và cầu nguyện cho các em tu sinh có cha Giuse Nguyễn Đức Hiểu, quý cha giáo và quý cha trong ban ơn gọi của giáo phận. Đặc biệt có cha Giuse Phạm Sỹ An vì yêu mến ơn gọi và lo lắng cho tương lai của giáo phận, cho dù ngài đang dưỡng bệnh và đã mấy chục năm không xuất hiện trước công chúng, hôm nay cũng đến hiệp dâng thánh lễ để cầu nguyện cho những mục tử tương lai của giáo phận.

Sau đây là những tâm tình đơn sơ của các em tu sinh nhân ngày lễ bổn mạng và khai giảng năm học mới:

Thế là một lễ khai giảng của anh em ứng sinh nhà Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự lại tới sau những tháng hè. Đối với nhiều người thì đây cũng chỉ là một buổi khai giảng như bao lễ khai giảng khác. Nhưng với chúng con, lễ khai giảng hôm nay là ngày đặc biệt nhất trong đời, bởi vì chúng con đã cảm nhận được bao hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho 26 anh em trong Nhà Thánh Phêrô Nguyễn văn Tự. Chúng con thật sự ngỡ ngàng và hạnh phúc khi được chứng kiến sự hiện diện và quan tâm đặc biệt của cha tổng đại diện Giuse Trần Quang Vinh, Cha giám đốc ơn gọi Giuse Nguyễn Đức Hiểu, các cha trong ban ơn gọi, và một số cha trong giáo phận.

Đây sẽ là một lễ khai giảng thật ý nghĩa với tâm tình của cha tổng đại diện qua những câu chuyện mà ngài đã từng trải nghiệm về tiểu chủng viện Bắc ninh năm xưa, với những khó khăn và thách thức của các tu sinh hồi ấy, và những nỗ lực vượt qua những khó khăn đó. Những câu chuyện rất thực tế của cha là bài học quý báu cho anh em chúng con. Hơn thế nữa, ngài còn nhắn nhủ mỗi anh em tu sinh, hãy biết noi gương thánh linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tự mà ngày mai (5/9) Giáo hội nói chung và giáo phận nói riêng sẽ kính nhớ ngài. Ngài còn nhắn nhủ anh em tu sinh: “Anh em có thể chưa có cơ hội tử đạo và tuyên xưng niềm tin như cha thánh Phêrô, nhưng anh em hãy tử đạo hằng ngày qua việc tuân giữ các quy định của Nhà Phêrô Tự và biết cố gắng hết mình học tập, chu toàn bản thân vì lòng yêu mến Chúa và yêu mến anh em để sau này trở thành mục tử nhiệt tình để đem Tin Mừng đến với mọi người.”

Qua đây, chúng con xin được cảm ơn đức cha Cosma, cha tổng đại diện, cha giám đốc ơn gọi, các cha trong ban ơn gọi, các cha trong giáo phận và toàn thể những ân nhân của nhà Phêrô Tự. Chúng nguyện xin Thiên Chúa sẽ trả công bội hậu cho các Ngài. Và xin đức cha, quý cha và toàn thể mọi người luôn chăm sóc, dìu dắt và thêm lời cầu nguyện cho chúng con.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dũng đáng tởm, thũ lãnh Hà Nội bóp chẹt người bất đồng và kinh tế
Roger Mitton, Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
09:22 04/09/2010
Hãy xem tin tức thật sự tồi tệ trước. Tin này không chỉ thối tha, thế mà chính phủ Obama lẽ ra phải lên án nó, thay vì thế lại nín thở và thúc đẩy mối quan hệ với Hà Nội như là mũi dùi chống lại Trung Quốc.

Tuần trước, tại lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập lực lượng công an Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi ngành công an tiếp tục đàn áp không ngừng nghỉ những tổ chức chính trị non nớt nào đang đe doạ sự thống trị của chế độ cộng sản đang trị vì.

Ông đã kêu gọi tập thể những ban ngành lực lượng an ninh trong nước chống lại "những âm mưu xảo quyệt của các lực lượng thù địch và ngăn chặn việc thành lập tổ chức chính trị đối lập nhằm đe doạ chính quyền chúng ta."

Hiến pháp Việt Nam ngăn cấm việc thành lập bất cứ một tổ chức chính trị nào ngoại trừ Đảng Cộng sản Việt Nam. Nên nhớ đến điều này khi ta trừng phạt Miến Điện kế bên, nơi chuyên đàn áp những đảng đối lập nhưng ít nhất cũng cho phép chúng tồn tại.

Vài ngày trước khi ông Dũng đưa ra lời kêu gọi hôi thối này, một lần nữa, ảnh hưởng của nó đã được thể hiện rõ rệt khi công an bắt giữ giáo sư Phạm Minh Hoàng, một giảng viên về toán ứng dụng tại trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Hoàng đã bị cáo buộc là tham gia một tổ chức chống đối, và công an đã bắt giữ ông chiếu theo Điều 79 của bộ luật Hình sự trong đó cấm "các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền."

Bằng điều khoản này, chính quyền đã bắt giữ hàng chục nhân vật hoạt động cỗ vũ dân chủ, giáo viên, luật sư và những blogger độc lập và đã tuyên án họ nhiều năm tù.

Tháng trước, luật sư nổi tiếng Lê Công Định đã thất bại trong việc kháng cáo mức án 5 năm tù vì tội "tìm cách lật đổ nhà nước" và đã phải quay lại phòng giam cùng với những nhà đấu tranh dân chủ khác, một người trong nhóm họ đã bị kết án 16 năm tù.

Những người này cũng bị kết tội là đã cổ vũ cho "diễn tiến hoà bình" - một khái niệm rằng khi nền kinh tế của một quốc gia phát triển, thì sẽ dẫn đến những thay đổi trong xã hội, cho phép cởi mở hơn về chính trị.

Khái niệm này, vốn thường được khuyến khích bởi chính phủ phương Tây bội phản khi họ uốn mình để tha thứ một số chính quyền "có giá trị chiến lược" như Việt Nam, Ả Rập Saudi và Ethiopia, đã thường xuyên cho thấy là nhiều sai lầm hơn đúng đắn.

Đây hiển nhiên là trường hợp của Việt Nam, nơi mà việc phát triển kinh tế, nếu có, đã đi đôi với những hành xử khắc nghiệt chống lại bất kỳ những hình thức đa đảng nào.

Một nhà ngoại giao Canada ở Hà Nội đã nói với tôi rằng đất đước này đang đi thụt lùi và sự đàn áp dã man của chính quyền đối với các công dân đang cổ vũ cho sự thay đổi hoà bình làm cho ông kinh tởm.

Một đồng nghiệp ngoại giao người Mỹ của ông này cũng đã cho tôi biết rằng những quan chức công an đã hùng hổ tuyên bố rằng những nhà chống đối chính trị này là những tội phạm. "Điều này thật ngu xuẩn và xúc phạm," ông nói.

Nhưng thật ngạc nhiên là chẳng thấy phản ứng nào từ Foggy Bottom (ám chỉ Bộ Ngoại giao HK - ND) hay Nhà Trắng và thậm chí cả Quốc hội.

Thật thế, vào tháng trước, trong dịp kỷ niệm 15 năm việc bình thường hoá quan hệ giữa Washington và Hà Nội, vị chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện và đảng viên Dân chủ đầy phóng khoáng John Kerry đã nói rằng "Chính sách nội bộ của Việt Nam đang dần thay đổi để trở nên cởi mở và minh bạch hơn."

Đương nhiên là thế. Đấy là tại sao chính quyền Việt Nam đã bắt giữ ông Hoàng, ông Định và những người khác. Đấy là tại sao họ cấm đoán tất cả các tổ chức chính trị.

Đấy là tại sao họ kiểm duyệt chặt chẽ mạng Internet.

Đấy là tại sao vào mỗi thứ Ba hàng tuần, các tổng biên tập trong cả nước phải tụ tập về Bộ Thông tin để được truyền đạt những gì được phép và không được phép viết.

Đúng thế, ngài Kerry, ở Việt Nam mọi thứ đang trở nên cởi mở và minh bạch hơn. Và ông biết đấy, loài lợn cũng biết bay.

Bản ghi nhớ cho Hà Nội: Chẳng có gì sai trái với việc mọi người tham gia chính trị. Như Tổng thống Kennedy đã nói: "Tham gia chính trị là nghĩa vụ cao cả nhất của một công dân."

Và bây giờ là những tin xấu:

Đồng tiền Việt Nam đang bị sụp đổ. Hôm 17 tháng Tám, cùng ngày ông Hoàng bị bắt, chính quyền của ông Dũng đã phá giá đồng tiền lần thứ ba kể từ tháng Mười Một năm ngoái.

Sau khi chính thức bị giảm giá hết 12 phần trăm, tiền đồng Việt Nam lại tụt xuống xa hơn và càng tồi tệ hơn khi một cố vấn chính phủ buột miệng nói rằng Việt Nam bị đe dọa bởi một cú "sốc" về thanh lý ngoại tệ.

Trị giá đồng tiện hiện nay đã giảm 5,2 phần trăm trong năm nay - một hiệu suất thấp nhất trong số 17 mệnh giá tiền đang được theo dõi ở châu Á.

Việt Nam cũng đang chất chồng một tỉ lệ nhập siêu thảm khốc trong năm nay, tăng gần gấp đôi trong bảy tháng qua ở mức 7,4 tỉ Mỹ kim vào tháng Bảy.

Nó còn có một thị trường chứng khoán với hiệu suất tồi tệ nhất trên thế giới. Chỉ số chuẩn của Việt Nam Index đã giảm 8,4 phần trăm trong tháng này - suy giảm nhiều nhất trong 93 thị trường khác trên toàn cầu mà công ty Bloomberg đang theo dõi.

Chính quyền cộng sản của ông Dũng không chỉ quẳng những nhà cổ vũ dân chủ vô tội vào tù mà còn cho thấy họ hoàn toàn bất tài trong việc điều khiển kinh tế.

Bản ghi nhớ thứ hai cho các khủng long: Hãy suy nghĩ rằng tại sao, mặc dù có bất an xã hội, kinh tế Thái Lan vẫn đang bùng nổ.

Nguyên nhân nằm trong nhận định của Bộ trưởng Công nghiệp Chaiwuti Bannawat, ông nói rằng, "Chính quyền có vai trò trong việc ủng hộ lĩnh vực tư nhân, nhưng không phải để lãnh đạo họ. Tôi không cho rằng chính quyền có khả năng nhiều hơn là lĩnh vực tư nhân."

Câu nói cuối ở trên nên được phóng to và treo trên bàn làm việc của bất cứ quan chức Việt Nam nào liên quan đến việc đưa nền kinh tế đa phần do chính phủ điều khiển vào con đường phá sản.

Và với những kẻ biện hộ ngái ngủ ở Foggy Bottom, cùng với những nhà chiến lược lạc lối tại Lầu Năm Góc đang chìu chuộng Hà Nội để cản bước tiến của Trung Quốc, lời khuyên là họ cần có một cái nhìn lạnh lùng và kỹ lưỡng về những sai trái đang xảy ra ở Việt Nam

------------------
Odious Dung - Hanoi leader crushes dissent and the economy
(Source: By Roger Mitton, The Washington Times, Thursday, September 2, 2010)

(HO CHI MINH CITY) Let's take the really bad news first. Not only did it stink, but the Obama administration, which should lambast this kind of thing, held its nose and instead ramped up its ongoing courtship of Hanoi as a hedge against China.

Last week, at the 65th anniversary of Vietnam's public security forces, Prime Minister Nguyen Tan Dung urged the police to continue to crush relentlessly any fledgling political bodies that might threaten the dominance of the ruling communist regime.

He told the massed ranks of the state security services to fight the "cunning plots of hostile forces and to prevent political opposition parties setting up to threaten our government."

Vietnam's constitution forbids the creation of any political party except the Communist Party of Vietnam. Keep that in mind when you castigate nearby Burma, which may oppress opposition parties horribly but at least allows them to exist.

Days before Mr. Dung's odious exhortation, its effects were demonstrated starkly once again when the police arrested professor Pham Minh Hoang, a lecturer in applied mathematics at the Ho Chi Minh City Institute of Technology.

Mr. Hoang was charged with belonging to an opposition group, and during his arrest, the police read out Article 79 of Vietnam's penal code, which bars "activities aimed at overthrowing the government."

Under this provision, the authorities have detained dozens of pro-democracy activists, teachers, lawyers and independent bloggers and sentenced them to many years in jail.

Last month, the noted lawyer Le Cong Dinh lost his appeal against a five-year sentence for "trying to overthrow the state" and went back to his cell along with his fellow pro-democracy advocates - one of whom was sentenced to 16 years.

These men also were convicted of espousing "peaceful evolution" - the notion that as a country develops economically, there will be a concurrent societal evolution that will permit greater political openness.

This idea, often touted by quislinglike Western governments as they lean over backward to excuse certain "strategically valuable" regimes such as Vietnam, Saudi Arabia and Ethiopia, has proved fallacious more often than not.

That certainly has been the case in Vietnam, where economic development has, if anything, been accompanied by more and more draconian moves against any form of political pluralism.

A Canadian diplomat in Hanoi told me that the country was going backward and its brutal crackdown on citizens espousing peaceful evolution made him "despair."

One of his American diplomatic colleagues informed me that public security officials claimed quite aggressively that political dissidents were criminals. "That is stupid and offensive," he said.

Yet there was a stunningly muted response from Foggy Bottom and the White House and even from Congress.

Indeed, last month, on the 15th anniversary of the normalization of ties between Washington and Hanoi, the Senate Foreign Relations chairman and great liberal Democrat Sen. John Kerry, said, "Vietnam's domestic politics are gradually changing, becoming more open and transparent."

Of course they are. That's why the Vietnamese arrested Mr. Hoang and Mr. Dinh and all the rest. That's why they ban all other political parties.

That's why they rigorously censor the Internet.

That's why, every Tuesday, the nation's editors-in-chief troop over to the Information Ministry to be told what they can and can't write.

Sure, Mr. Kerry, things are getting more open and transparent in Vietnam. And pigs are flying higher, too, you know.

Memo to Hanoi: There is nothing wrong with people getting involved in politics. As President Kennedy said: "Political action is the highest responsibility of a citizen."

And now the bad news:

Vietnam has a collapsing currency. On Aug. 17, the same day when Mr. Hoang was arrested, Mr. Dung's government devalued the dong for the third time since November.

After the official 2.1 percent devaluation, the dong plummeted further and was not helped when a government adviser let slip that Vietnam risked a foreign-currency liquidity "shock."

Its currency has now slumped 5.2 percent this year - the worst performance of 17 monitored Asian currencies.

Vietnam also has racked up a catastrophic trade deficit this year that has nearly doubled to $7.4 billion in the seven months to July.

It also has the world's worst-performing stock market. The benchmark VN Index has dropped 8.4 percent this month - the most of 93 markets tracked by Bloomberg globally.

Mr. Dung's communist regime is not only throwing innocent pro-democracy advocates into jail, but it has proved utterly inept at running an economy.

Second memo to the dinosaurs: Consider why, despite social unrest, Thailand's economy is booming.

The reason lies in last week's comment by Industry Minister Chaiwuti Bannawat, who said, "The government has a role to play in supporting the private sector, but not leading it. I don't believe the government is more capable than the private sector."

That last sentence should be blown up and hung over the desk of every Vietnamese official involved in leading its still largely state-run economy into bankruptcy.

And the sleeping apologists down at Foggy Bottom, along with the misguided strategists at the Pentagon who are coddling Hanoi in order to curb the rise of China, would be strongly advised to take a long, cold look at what's going wrong in Vietnam.

(Roger Mitton is a former senior correspondent with Asiaweek and a former bureau chief in Washington and Hanoi for the Straits Times of Singapore.)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khóa tốt nghiã là không còn trộm cắp?
Gioan Lê Quang Vinh, VNRs
00:09 04/09/2010
Trong một bài viết, tôi có kể rằng sau thời đi học tôi có nghề làm chìa sửa khóa ngoài lể đường. Nhờ đó mà tôi có chút kiến thức về các loại ổ khóa. Nếu ta so sánh các loại khóa của hai chục năm trước với các loại đang được sử dụng, quả thật khóa bây giờ an toàn hơn nhiều.

Hồi đó có những loại khóa mà nếu ai biết nguyên tắc, chỉ cần dùng chiếc căm xe đạp thọc vô đúng chốt là khóa bật ra ngay. Loại ổ khóa màu đen có chữ Hoa trên đó, quen gọi là khóa Trung quốc, hay khóa bằng đồng của Mỹ được coi là an toàn nhất.

Bây giờ thì ổ khóa được thiết kế đặc biệt, ruột khóa an toàn, bi ở khắp bốn hướng, ổ khóa lại còn có nắp đậy bảo đảm nữa. Như vậy, lẽ ra con người cảm thấy an tâm hơn. Theo lý luận của xã hội bây giờ, không có chiến tranh nghĩa là hòa bình. Vậy thì khóa tốt, khó mất của, nghĩa là không còn trộm cắp. Hai lý luận này dường như có cái gì đó giống nhau.

Nhưng xét về thực tế, khi người ta nghĩ ra, làm ra và bán những loại khóa an toàn nghĩa là người ta hiểu xã hội đang có nhiều bất an, trộm cắp nhiều hơn và tinh xảo hơn. Và có lẽ người ta cũng nghĩ rằng ngoài ổ khóa, con người không còn được ai bảo vệ cũng như của cải cá nhân chẳng còn được ai quan tâm.

Việt nam vừa “được” UNESCO xếp vào “top ten” các nước có tai nạn giao thông nhiều nhất. Thế nhưng báo chí dường như không biết đến sự kiện này, hoặc nếu có thông tin thì cũng chỉ coi là điều nhẹ nhàng thôi. Bằng chứng là trên vài trang facebook, nhiều người vẫn comment đại loại là “ta không có biến động như Thái Lan, không thế này thế nọ như nước nọ nước kia”. Vậy sinh mạng con người quí hơn hay vẻ bề ngoài yên ổn quí hơn?

Một trường đại học quảng cáo rằng đội ngũ giám thị cực kỳ tinh nhuệ, không sinh viên nào quay bài được. Một trường khác nhẹ nhàng: chúng tôi không cần nhiều giám thị, vì sinh viên có ý thức. Trường nào trung thực hơn?

Trường cũ của tôi do các cha giảng dạy. Hồi ấy luật qui định một số điều “nghiêm cấm” hay “cấm rất ngặt” mà hễ ai vi phạm là “bị loại” ngay trong ngày: ăn cắp và quay cóp khi làm bài. Bây giờ khi tôi kể cho sinh viên tôi nghe, họ không tin. Ngày nay sinh viên không thể tin rằng đi học mà không quay bài. Do đó, chẳng ai ở xã hội này tin rằng bên Tây phải hoàn toàn trung thực khi đi học, bằng cấp không mua bán hay các lãnh tụ đặt tay trên Kinh Thánh mà tuyên thệ. Người bán hàng ngoài chợ khó tin là ở hiệu buôn nào đó người ta không nói thách.

Bình an là như thế ư? Là không có biến động nhưng bên trong là gian lận? Không ai có ý kiến nhưng không ai nói thật. Bình an là khi người ta khóa cửa bằng hai ba lớp khóa, thêm cửa sắt dùng remote điều khiển, và còn thêm hai ba chuông báo động?

Không, đó chỉ là cách diễn đạt của bất an sâu xa. Lo lắng càng nhiều thì khóa càng chắn chắn. Hòa bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh; yên tĩnh ban đêm không chỉ là do các lớp khóa.

Trong sứ điệp hòa bình năm 2008, Đức Thánh Cha Benedito XVI xác định “nhân vị là trọng tâm của hoà bình”. Bao lâu con người chưa nhận ra nhân vị, chưa hiểu nhân vị là tất cả những giá trị cao quý nhất mà Tạo Hóa dành riêng cho con người, thì cuộc sống còn cần rất nhiều loại khóa mới hơn, chắc chắn hơn.

Vấn đề còn nằm ở chỗ này: khóa càng chắc chắn, thiên hạ càng nghĩ ra những cách mở khóa nhanh chóng hoặc đột nhập vào nhà mà không cần mở khóa. Ví dụ loại khóa có chìa vuông chẳng hạn, cần gì dùng que như ngày xưa, chỉ cần dùng chiếc khoan nhỏ khoan chốt là xong. Hay khóa chân xe Honda có thể bị anh ăn trộm giải quyết nhanh bằng chiếc búa (nhân đây cũng xin nhắc các bạn đừng quá tin vào các loại khóa xe).

Vậy thì, để giải quyết nạn trộm cắp, không phải đối phó bằng khóa. Để tạo bình an trong xã hội, trong cộng đồng, không chỉ là cấm hay cho phép điều này điều nọ. Chỉ cần tôn trọng nhân vị mà Tạo Hóa ban riêng cho con người. Tôn trọng nhân vị như thế nào? Phải tuân theo luật phổ quát. Không thể nói mỗi xã hội quan niệm khác nhau về nhân vị nên sẽ có những cách hành xử khác nhau.

Có những giá trị mà xã hội nào cũng phải tôn trọng, hễ nói khác đi là đi ra ngoài quỹ đạo nhân sinh. Lòng biết ơn, phép lịch sự, việc học hành, sự tự chủ… là các giá trị nhân bản không ai có quyền nói “ta khác Tây”. Nhân vị cũng vậy thôi.

Khi Yêsu bước vào xã hội Do thái, những đối xử và thực hành của xã hội mang một giá trị mới. Yêsu không trói buộc thêm, không khóa thêm, cũng không phá bỏ các lề luật. Người chỉ mang đến cho tất cả một giá trị mới, ấy là đặt tất cả trên nền tảng của yêu thương và của nhân vị.

Khóa chiếc xe lại sẽ không an toàn bằng việc làm cho những người chung quanh chiếc xe của bạn thành anh em thân yêu của bạn. Hòa bình, như thế, trước hết là ở nhân vị và yêu thương.
 
Vai trò làm Mẹ và Vợ trong gia đình
Tuyết Mai
00:15 04/09/2010
Ôi chồng ơi là chồng! Con ôi là con! Chiều hôm nay chồng tôi như thường lệ đón con trai tôi đi học về từ trường Trung Học Westminster High. Ra cửa garage đón hai cha con về mà xem mặt mày cả hai cha con sao mà ủ rũ quá! Như cái bánh bèo thiu vậy! Tôi bảo cả hai cha con, nhưng không ai thèm trả lời tôi cả chắc vì cả hai còn đang bực mình vì nhau? Nhưng tôi luôn biết chồng tôi vì luôn hiểu lầm và hay trực tính, dễ giận, dễ nóng, thiếu kiên nhẫn?. Giận thằng con trai quá, ổng soạn quần áo đi bơi, và không quên nhắn tôi là sự về muộn của ổng là còn tuỳ theo ở cái buồn vui của ổng, nên đừng có hỏi. Tôi cũng chỉ biết gật đầu và nhắn gởi ông đôi câu là làm gì thì cũng nên suy xét và sáng suốt, lớn tuổi rồi đừng nên làm những điều tầm bậy thì được rồi! Về sớm hay muộn không thành vấn đề đối với tôi, thế là ổng lấy xe đi ngay.

Con trai tôi thì cũng đang giận bố vì bụng thì đang đói và hôm nay trời thật đang nóng, mà phải mang túi đựng thật nặng nề trên lưng. Bên Mỹ mà bố theo con vào trường học là một điều tối kỵ đối với cả con gái và con trai, tuy bố vào trường khi mà chỉ còn vài học sinh lảng vảng trong trường với cháu mà thôi! Chồng tôi là một con người tuy già mà trẻ, tuy trẻ mà già, tùy theo người đối diện, vì ổng năm nay cũng 62 tuổi rồi, thất nghiệp đã lâu và hiện đang ăn hưu non. Chồng tôi và biết bao nhiêu người đàn ông ở vào cái tuổi không còn đi làm nữa thì hình như ai cũng có những tự ái như nhau và thường chỉ những người vợ mới thấu đáo cái chuyện tế nhị ấy! Nhưng đối với cái thằng con trai 14 tuổi đầu, còn đang ái ngại và lo lắng trong những bước ngày đầu của trường High School. Chưa quen nước quen cái, quen đường đi nước bước, bạn bè, thầy cô, và biết bao nhiêu những bất an trước mặt. Ai cũng dư biết và hiểu được cặn nguồn cái trường trung học bên Mỹ này ra sao? Lo ngại nhất là cho mấy cậu con trai của mình, hút sách, buôn bán ma túy ngay tại trường, con gái con trai xèo nẹo bên nhau, có cả con gái cũng mang cái bầu đi học, và cả mọi vấn đề phức tạp có thể xẩy ra trong trường học, vì thế mà trường nào cũng có cảnh sát trực suốt thời gian chúng đi học. Thằng con trai của tôi, cũng không quên những lời dặn dò thật chu đáo của hai cô chị học cùng trường, trước nó.

Vai trò của tôi là làm sao để hai cha con được hiểu nhau. Lợi dụng bố cháu đã đi tôi liền hỏi thằng con trai tôi cho ra lẽ, để cho cháu lời khuyên thiết thực nhất và hữu hiệu nhất. Hỏi ra mới biết rằng cháu đã vô tình chạm đúng vào cái hạch của bố cháu. "Là xem bố đã già". Cháu nói rất thật tình là xin bố đừng nên nói chuyện quá thân thiện với các bạn của cháu, vì chúng bạn xem là điều dị hợm của một người già muốn kết thân với chúng, có thế thôi! Tôi nghe cháu thuật chuyện thì hiểu ra ngay cái giận lắm lắm của chồng tôi, vì đối với ông, ông là người rất tự tin là không ai mà ông không thể đối thoại và bắt chuyện được, từ già cho đến trẻ. Có phải đó là điều hãnh diện và rất tự tin của tất cả những người đàn ông có tuổi, mà còn đang đi học?.

Ngoài chuyện đụng chạm với bố cháu, tôi cũng tìm hiểu được thêm là những đứa con nít (trung học) hiện nay, đã phải trực diện vào nhiều vấn đề, để được gọi là được chấp nhận. Chấp nhận của bạn bè, chấp nhận của phe nhóm, chấp nhận nơi chính mình. Thời buổi ngày nay từ nghèo tới giầu, điều kiện đầu tiên là chúng phải có tiền. Tiền là trên hết. Có tiền mới cho chúng niềm tự hào. Có tiền chúng mới có tự tin. Có tiền chúng mới được chấp nhận vào nhóm. Có tiền chúng mới mua được bạn popular cả trai lẫn gái. Popular là nhóm được chia làm hai phe, phe tốt và xấu. Phe tốt có nghĩa chúng phải có tiền để mua mọi thứ có Tên Hiệu, từ quần áo, giầy dép, phone, túi đeo lưng, máy vi tính, và mọi thứ cần dùng cho chuyện học hành, tất tất phải có Tên Hiệu. Còn nhóm xấu thì tôi không cần bàn đến vì ai cũng hiểu cái tồi tề của chúng là gì rồi!?.

Để hiểu con, tôi cũng giải thích cho cháu hiểu như thế nào là hợp với xu hướng, hợp thời, và hợp với cái thực tế nhất là cái túi tiền của gia đình ta. Ở đời cái tự tin là do mình đặt ra và phải tạo lấy, để luôn giữ được cái tự tin ấy! Còn mọi thứ khác khoác lên mình chỉ là cái giả tạo không thiết thực và đúng lắm đâu!. Thế thì những đứa có tất cả khi bị lột đi thì chúng chẳng có cái gì là đáng giá cả hay sao!?. Quả thật là vậy! Cần nhất là con phải chăm chỉ học hành, vì không gì mang lại cho con niềm tin và niềm tự hào là cái học. Con càng học cao thì con càng có niềm tin nơi chính con. Con càng học cao thì những thứ ấy con sẽ rất khinh thường, vì có phải con học cao thì con sẽ mua được hầu hết tất cả! Nhưng sự đời cái cốt lõi mới là quan trọng. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Tôi hỏi con trai tôi, thế con có nghĩ những đứa mặc quần áo Tên Hiệu ấy, chúng sẽ thành công trên con đường học vấn không, thì cháu trả lời những con người đó chỉ có đếm trên đầu ngón tay mà thôi, và cháu cho một con số rất chính xác do cháu nghĩ là chỉ được. 1% mà thôi!.

Tôi khuyên cháu, thế thì để con được chấp nhận vào nhóm mà tiền cha mẹ không có để thỏa mãn cho con thì con phải làm sao đây? Chẳng nhẽ vì thế mà con không đi học sao? Con tôi bảo tôi, mẹ phải biết một sự thật là trong giờ PE (tập thể thao) hầu như tất cả chúng đều mang giầy Nike, có đứa con hỏi nó nói giá là $300 đô, có thái quá lắm không? Thật khổ cho chúng và thật khổ cho bậc làm cha làm mẹ? Tôi hỏi cháu thế con có tin như vậy không? Con nghĩ những đứa sống ở chung cư có tiền để mua giầy như vậy được sao? Thế mẹ chúng không cần phải trả tiền gì hết à! Và cả nhà không cần ăn sao? Cả nhà bỏ hết tiền để mua giầy tên hiệu cho nó sao? Hay nó ăn cắp tiền, bán thuốc phiện, làm những chuyện tầm bậy để có tiền mua giầy?.

Nhưng thôi con ạ! Con phải biết nhìn xuống chứ con, nếu con cứ nhìn lên thì chính con sẽ khổ lắm vì cha mẹ không thể nào chìu con, và con có thể có được. Năm nay là năm học đầu tiên trên trung học của con, mẹ muốn con chú trọng vào chuyện học, và phải biết cảm tạ Chúa ban cho con và gia đình ta tất cả những gì đang có. Tuy không có tiền nhưng những gì cần cho chuyện học của con thì cha mẹ sẽ rất sẵn sàng để sắm cho con có mà học, còn mọi thứ khác, mẹ xin con hãy cố gằng lướt qua những gì con gọi là khó khăn!?. Mẹ không muốn con có cái tánh xấu là học đòi đó, bởi mẹ không muốn gia đình của con sau này tất cả là như vậy! Cha mẹ sẽ buồn biết bao, vì cha mẹ mong ở nơi con sự sống tốt. Tốt cho chính mình, gia đình, và xã hội. Chẵng nhẽ con lại muốn trở thành băng đảng? Chẳng nhẽ con chối bỏ sự học hành và tương lai của mình?. Thôi ráng đi con! Cha mẹ cố gắng hết mình để nuôi các con trở thành những con người tốt, đừng làm cha mẹ buồn lòng, ráng đừng nói những gì mà làm cho cha mẹ ra đau đớn vì cha mẹ cả một đời chỉ muốn con nên tốt!?.

Thời nay sự giáo dục con cái không dễ như thời xa xưa nữa, là hễ bắt chúng làm gì là chúng phải làm theo, không đâu thưa anh chị em, không khéo sẽ làm chúng bất mãn mà đi theo chúng bạn làm những điều không tốt thì còn khổ hơn nữa!. Cho nên mới có chữ dậy dỗ là vậy!? Là vừa dậy mà phải vừa dỗ chúng thì mới được. Tôi hy vọng con trai tôi sẽ thấm nhuần những điều tôi dậy cháu vì cháu biết chúng tôi rất thương yêu cháu. Ít nhất cháu không còn giận hờn bố cháu nữa, ấy chỉ là hai bố con hiểu lầm ý của nhau mà thôi!. Tôi rất hài lòng vì con trai của tôi đã nói cho tôi hiểu được ý của cháu. Đó là điều làm tôi rất mãn nguyện vì mẹ con hiểu được ý của nhau.

Còn chồng tôi ư!? Hy vọng mấy chục vòng bơi của ông sẽ làm cho ông lắng lòng và cảm thấy rằng mình có hơi quá đáng trong việc xét xử thằng con, mà vì cái tự ái làm cha, đã không nghe nhưng lời phân bua của cháu, và hiểu được sự tế nhị mà cháu đang tập sống trong một tập thể và cái thế giới chung (khó sống) trong trường của cháu. Đây chẳng phải là lần đầu mà chồng tôi phải trực diện, vì chúng tôi còn hai cháu lớn trước thằng cu này! Chắc 6 năm là thời gian mà con gái út của chúng tôi đã ra trường nên ông đã quên chăng??. Tôi không lo lắng cho chồng tôi lắm vì ông có cái tánh dễ nóng và cũng dễ nguội. Chỉ cần tôi nhắc nhở ông đôi điều sẽ làm ông trở lại bình thường ngay!?.

Hy vọng những gì tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ít nhiều cho anh chị em đang có con ở tuổi của chúng tôi.
 
Năm cách diễn đạt yêu thương: Những lời nói ân cần
Jos. Tú Nạc, NMS
00:20 04/09/2010
Keith và Allison đã thành hôn với nhau. Keith làm thư ký văn phòng. Và Allison đang cố gắng để trở thành một nhà văn. Bao nhiêu năm, Keith chẳng thèm ngó ngàng đến viêc viết lách của Allison, và anh cũng chẳng đọc bất kỳ những gì nàng viết. Lý do này đã làm Allison buồn chán. Thưc tế, nàng đã ngưng viết.

Những năm sau đó, Allison đã quyết định viết trở lại. Nhưng, nàng cảm thấy những bài viết của mình như không mặn mà gì cho lắm. Một hôm, Allison yêu cầu Keith đọc một bài của nàng. Keith đã đọc. Anh yêu thích bài viết của nàng! Anh nói anh rất tự hào về vợ mình. Và anh đã bảo với nàng hãy gửi cho một tạp chí nào đó những tác phẩm của nàng.

Mười bốn năm sau, Allison viết về một cuộc sống. Thậm chí cô đã viết một cuốn sách về đời cô mà nhiều người đã đọc. Chỉ vì vài lời ân cần của chồng mà đã thôi thúc động viên cô. Cuối củng Keith đã nói lên cách diễn đạt yêu thương với Allison.

Theo Tiến sỹ Gary Chapman, người ta thể hiện những cách diễn đạt yêu thương khác nhau. Nhiều năm, Ts. Chapman đã nghiên cứu cách mà con người truyền đạt yêu thương cho nhau. Và ông đã nhận thấy rằng tất cả mọi người không giống nhau về cách cảm nhận tình yêu. Ông tin rằng diễn tả yêu thương chân thành với người khác, bạn phải biết cách diễn đạt yêu thương đối với họ. Điều này rất quan trọng để biết cách làm cho họ cảm nhận tình yêu tốt nhất.

Trong cuốn sách của ông, The Five Languages, Ts. Chapman đã nhận diện năm cách khác nhau để bày tỏ tình yêu. Theo Ts. Chapman, có năm cách diễn đạt yêu thương:

Những lời nói ân cần chân thực

Bản chất tình thế

Đón nhận những món quà

Những cử chỉ phục vụ

Va chạm thể xác

Chúng ta cùng đến với chuỗi năm cách diễn đạt yêu thương này. Chúng ta sẽ bàn đến cách diễn đạt yêu thương thứ nhất “Những lời ân cần chân thực” (Kind words of affirmation).

Cách đây rất lâu, Solomon là hoàng đế của Israel. Ông là vị hoàng đế khôn ngoan, uyên bác. Một lần ông nói, “Cái lưỡi có sức mạnh đối với sự sống và cái chết.” Đó là, những lời của chúng ta nói với người khác có rất nhiều ảnh hưởng. Bạn có thể dùng lời nói làm cho người ta vui sướng. Hoặc, bạn có thể dùng lời nói làm người ta chán chường, phiền muộn. Thậm chí Solomon còn đi xa hơn khi ông nói rằng lời nói có thể giết chết người! Đó là lý do tại sao cách diễn đạt yêu thương thứ nhất lại quan trọng như vậy.

Những lời nói chân thực là những lời nói ân cần. Chúng đến dưới nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể đem đến cho người nào đó một lời khen ngợi. Chẳng hạn bạn có thể nói, “Hôm nay trông em đẹp qúa” hoặc “Anh đã làm một việc tuyệt vời.”

Hoặc, bạn có thể động viên một người nào đó. Nhiều người thiếu can đảm trong phạm vi cá biệt thuộc đời sống của họ. Những lời động viên có thể đem đến cho họ can đảm để nỗ lực những việc làm mới mẻ. Mở đầu câu chuyện này, Keith đã đem đến cho vợ anh, Allison, những lời cổ vũ, động viên. Vì những lời động viên này, mà Allison đã tiếp tục công việc viết lách của mình.

Những lời chân thực luôn được nói bằng cách nói ân cần, trìu mến. Câu nói, “Anh yêu em” (nhạt nhẽo, hững hờ) khác với câu nói, “Vâng, ANH YÊU em!” (tha thiết, nhiệt tình). Đôi khi nó còn lệ thuộc phong cách mà chúng ta biểu đạt ngôn từ, không chỉ đơn thuần tự ý nghĩa của ngôn từ!

Và dùng những lời lẽ ân cần cũng nói lên sự xem xét để giải quyết đến những lỗi lầm quá khứ. Nếu trong quá khứ mà ai đó đã làm tổn thương bạn, hãy tha thứ cho họ. Luôn nhắc nhở nói về những lỗi lầm của một người nào đó trong quá khứ đó không phải là sự ân cần. Một trái tim hẹp lượng sẽ khó tạo sự truyền đạt thiện cảm giữa hai người.

Và cuối cùng dùng những lời lẽ để yêu cầu một cách ân cần và không đòi hỏi. Yêu thương có thể là một sự chọn lựa. Khi chúng ta đòi hỏi người khác làm cho mình những điều gì đó, để thực hiện chúng đó là sự chọn lựa của họ. Chúng ta đừng nên có cảm nghĩ áp đặt để bắt buộc. Và họ cũng chẳng có cảm giác sợ hãi. Đưa ra những đòi hỏi về người khác sẽ không mang đến cho họ sự chọn lựa nhiều gì cho lắm.

Trong cuốn sách của Ts. Chapman, ông đã kể những câu chuyện về những người dùng những lời lẽ chân thực. Câu chuyện này kể về một người vợ đã nói với chồng mình bằng những lời lẽ ân cần, trìu mến.

Một hôm, Anna đến văn phòng của Ts. Chapman. Cô ta với một cảm giác rất bất bình. Cô nói, “Thưa Ts. Chapman, tôi có một vấn đề phức tạp. Tôi không tài nào nói nổi chồng tôi, Bob,giúp tôi sơn lại phòng ngủ. Tôi đã nói với anh ấy năm lần bẩy lượt cả chín tháng trời nay. Và tôi đã cố làm đủ mọi cách. Và tôi không còn cách nào để nói với anh ta sơn lại căn phòng!” Anna tiếp tục, “Thứ Bẩy rồi là một điển hình. Ngày hôm ấy thật tiện lợi để anh ấy làm. Nhưng anh ấy không thèm làm!”

Trước đó, ông đã nghe nhiều chuyện tương tự. Nhiều người có gia đình đã đến gặp ông để được giúp đỡ. Nên ông đã có một ý kiến hay dành cho Anna. Ông nói, “Này cô Anna, cô có chắc rằng chồng cô biết cô muốn anh ấy sơn căn phòng ấy không?” Anna nói có. Đoạn, Ts. Chapman lại hỏi, “Cô Anna, thế chồng cô có từng làm những công việc khác cho cô không? Như lau dọn hoặc tính hóa đơn chẳng hạn? Anna nói có. Rồi Ts. Chapman nói điều gì đó như xa lạ. Ông nói, “Tôi có hai ý kiến cho cô, Anna. Một, cô đừng bao giờ nhắc lại chuyện sơn phòng. Và hai, lần tới chồng cô làm việc gì đó có ích, cô hay cho anh ấy một lời khen. Dùng lời lẽ ân cần nói với anh ấy “cảm ơn anh.”

Anna không tin rằng những lời này sẽ giúp cô. Nhưng cô cũng làm theo lời đề nghị của Ts. Chapman. Anna bắt đầu khen ngợi anh chồng Bob của mình. Cô nói những câu như, “Cảm ơn anh, Bob đã tính tiền cho em, em nghe một vài người chồng đã không làm như thế này đâu. Vậy em thực sự cảm ơn anh đã làm cho em.” Hoặc cô nói, “Bob, em thực sự cảm kích hôm nay anh đã lau chiếc xe nhà mình. Trông nó tuyệt làm sao!”

Ba tuần sau, Anna trở lai văn phòng của Ts. Chapman. Cô nói, “thưa Ts. Chapman. Công việc đã hoàn thành. Chồng tôi đã sơn lại phòng ngủ và thậm chí không cần tôi phải nhắc nhở anh ấy.”

Ts. Chapman biết rằng những lời khen ngợi sẽ làm cho người ta cảm thấy hạnh phúc. Những lời khen ngợi làm cho người ta cảm thấy muốn và cần. Bob biết rằng vợ mình muốn sơn lại căn phòng. Nhưng anh ta cảm thấy như Anna không cảm ơn việc làm của mình. Sau đó Anna biết khen ngợi việc làm của anh ta, rồi anh ta muốn sơn căn phòng ngủ ấy. Đó là sự lựa chọn của Bob. Anh ta không cảm thấy mình bị áp lực. Anh ta sơn căn phòng cho vợ để thể hiện yêu thương.

Ts. Chapman hiểu rằng Bob cảm thấy được ưu ái và yêu thương khi Anna nói những lời lẽ ân cần với anh. Ts. Chapman biết rằng cách điễn đạt yêu thương chủ yếu của Bob là ngôn từ trìu mến chân thành. Và bây giờ Anna cũng hiểu được điều đó. Sự truyền đạt của Anna và Bob đã trở nên tốt đẹp hơn.

Ts. Chapman khuyên rằng người ta không nên dùng những lời lẽ ân cần để đòi hỏi những gì mình muốn. Yêu thương không chỉ để quan tâm đến sự đón nhận cách thức riêng của bạn. Nhưng Chapman nói rằng khi người ta đón nhận yêu thuong thông qua những lời lẽ thể hiên sự chân thành, sau đó họ sẽ thích thú hành động cho tình yêu đó. Đó là, họ sẽ thích thú trở lại với tình yêu hơn, y hệt Bob đã làm khi sơn lại căn phòng cho vợ mình.
 
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Ngày Đó Có Em
Trần Ngọc Mười Hai
18:49 04/09/2010
“Ngày đó, có em đi nhẹ vào đời”

Và mang theo trăng sao

đến với lời thơ nuối.”

(Phạm Duy – Ngày Đó Chúng Mình)

(Yn 12: 35-36)

Đi nhẹ vào đời, người đời rày có em. Nơi nhà Đạo. Ở nơi đó, vẫn có người anh chuyên lanh chanh. Xục xạo. Tạo tình tự thân thương, cũng rất gần. Đi nhẹ vào đời, còn đó một tình tự rất thân và rất thương của người em linh mục còn rất trẻ, gặp nhau chỉ mới một lần, đã thân thưa đôi lời rất ngọt:

“Chân thành cảm ơn Bác đã chia sẻ lá thư thật mùi mẫm. Con và cha Nguyễn Quang Duy, thì chả biết viết thư hoặc bài bản gì hay ho như vậy, dù cảm xúc có khi còn nhiều hơn thế! Vậy là từ nay Tỉnh Dòng mình sẽ sẻ san thư cha Giám Tỉnh hàng tháng cho Gia Đình An Phong các nơi để mọi thông tin đều đến với anh chị em “ngoài Tu viện”.

Con đi đây đi đó cũng khá nhiều, nhưng phải công nhận là tình cảm của gia đình An Phong mình bên đó là number 1.”(trích thư người em linh mục nhà đề ngày 06/06/10)

Đi nhẹ vào đời hay đi vào nhà Đạo rất nhè nhẹ, là “mang trăng sao”, có “lời thơ nuối”. Để rồi, bạn và tôi, ta lại hát:

“Ngày đôi ta ca vui tiếng hát vói đường dài

Ngâm khẽ tiếng thơ, khơi mạch sầu lơi

Ngày đôi môi, đôi môi đã quyết trói đời người

Ôi những cánh tay, đan vòng tình ái.”

(Phạm Duy – bđd)

Ngày ấy, đi vào đời nhè nhẹ, những tôi và bạn lại đã gặp được tình tự của người anh/người chị tuy vừa chợt thân, đã thấy thương. Thương tình rất thân, là tình bạn hiền ở phương trời xa nơi đất Mỹ, kể khá kỹ:

“Đệ có một tay bạn làm nghề thầy thuốc. Trong lúc ngồi quán café nhả khói (tay này tuy là thầy thuốc vẫn thường hay khuyên nhủ mọi người hãy bỏ thuốc, nhưng chính mình lại cứ điếu này đến điếu kia tiếp không ngừng, đệ có hỏi anh một câu, như sau:

-Này bạn, tôi đây hơi nặng cân nặng ký chút ít, máu hơi cao, mỡ cũng không thấp. Tôi muốn xin bạn một lời khuyên cho tôi, có được không?

Sau khi phun cao làn khói ngoằn ngoèo dài những thuốc, chàng y sĩ bạn của đệ cứ thư thả nói:

-Mọi chuyện chữa trị của thầy thuốc đều dựa vào khoa học thực nghiệm. Qua quá trình nghiên cứu và giảo nghiệm, tôi thấy mình cũng chẳng nên khuyên bạn bè điều gì, duy chỉ một điều là: vẫn muốn tặng bạn một cái nhìn rất ư là thực tế để bạn tự liệu mà sống. Này nhé: bạn có thấy ông bà nhà mình không? Các cụ đều là người Việt. Sống rất ư là nguyên tắc. Thể thao, thì hăng say không có gì để chối cãi. Ăn uống, lại kiêng khem đủ mọi thứ. Bạn lấy làm ngạc nhiên ư? Này nhé, mới 5 giờ sáng các cụ đã chẳng trỗi dậy để tập thể dục là gì? Các cụ lại còn tập đến nơi đến chốn nữa là đàng khác. Cứ là 5, 6 tiếng đồng hồ. Có khi đến 7, 8 tiếng một ngày, là chuyện thường. Ăn, thì ăn toàn những rau là rau. Thịt mỡ, các ngài chê tới bến. Kẹt lắm, các cụ chỉ dùng chút nước mắm để có chất đạm, thôi. Ấy thế mà được mấy vị sống tới 70 đâu? Các cụ ngày xưa từng bảo: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” đấy thôi! Bạn chưa hiểu điều tôi muốn nói ư? Bạn có chạy cả ngày cũng đâu bằng các cụ thường vác cuốc ra đồng, chạy không ngừng nghỉ. Và, tiền đào đâu ra để các cụ cứ là thịt cá ê hề như bọn mình, phải thế không? Trong khi đó, thì người Tây –chí ít là người Mỹ ở xứ này- bạn thấy không bọn họ tối ngày hết bơ sữa, rồi lại thịt bò bí tết, gà quay khoai tây chiên, thuốc lá xì-gà thì lúc nào cũng phì phà gắn chặt trên môi. Ấy vậy, mà tay nào tay nấy vẫn cứ khỏe như voi. Có vị còn sống trên trăm tuổi, nữa là.

Thử nghĩ mà xem! Hãy liệu mà sống cho bản thân, sẽ biết thân.. ...

Đệ nghe nói cứ há hốc mồm, thấy cũng có lý! Bèn đứng dậy bắt tay người bạn vàng thầy thuốc để tỏ bày niềm cảm kích rất hăng say, rồi ra về. Từ nay, quyết thụ hưởng đệ nhất thú vui trên đời.... Vợ con thấy ông chủ nhà ta hôm nay sao hung hăng “con bọ xít” đến thế! Đĩa thị bò bí tết thơm phức, cứ thế đệ “sực” chẳng còn lý gì đến báo cáo y khoa lẫn thư cảnh báo của bệnh viện từng căn dặn thế nào đi nữa, cũng mặc. Người nhà đệ hôm ấy cứ là đi ra đi vô, bốn mắt nhìn nhau rất ư dài lâu. Thật kinh ngạc. Riêng phu nhân Hoàng Dung của đệ, lâu lâu lại sờ trán xem nhiệt độ của đệ tăng lên cỡ nào - nét mặt nàng biểu hiện nỗi lo trông thấy.. .

Đệ đem chuyện "khoa học giảo nghiệm" của bạn hiền thầy thuốc ra mà thuyết phục rất hùng hồn... rồi ngồi vào bàn tiệc cứ thế mà ăn với ngốn rất ngon lành. Rồi còn nghĩ: lâu rày mình kiêng với khem nhiều quá - thật rất uổng!

Thằng con thấy thế ái ngại nhìn bố một lúc rồi thủng thẳng đưa ý kiến, ý cò mà rằng:

“It is not right” – “dad” không nghĩ rằng người Mỹ họ sống dai là nhờ vào y khoa và thuốc men sao? Có thờ có thiêng, có kiêng có lành chứ bố!!! (trích thư điện của bạn Hoàng Dung/Quỳnh Tín đề ngày 13.7.2010)

Đi nhẹ vào đời, vẫn là đi như thế. Cũng rất lẹ. Đi nhẹ vào đời, là dám có ý kiến ý cò, so đo cả đời người. Để rồi, cuối cùng thì, hối tiếc. Hối rằng: đời mình lâu nay sao thấy uổng phí. Những kiêng khem. Đi nhẹ vào đời, còn là lời thơ/ý nhạc của nghệ sĩ nọ cũng từng mơ. Và mộng. Ở đời. Nơi có tiếng hát:

“Ngày đó, có ta mơ được trọn đời

Tình vươn vai lên khơi, tới chín trời mây khói.

Ngày đó, có say duyên vượt biển ngoài,

Trùng dương ơi!

Giữ kín cho lâu dài, tình đôi.”

(Phạm Duy – bđd)

Có mơ được trọn đời, thì bạn và tôi, ta vẫn cứ mơ về cõi nhà Đạo. Vẫn cứ “vươn vai” “lên khơi”, “tới chín trời mây khói”. Mơ về Đạo, trước nhất và nổi nhất, là đi nhẹ vào với ý kiến/ý cò của đấng bậc ở đâu đó, nói về thơ. Về nhạc. Nhưng không nói đến Chúa. Đến Trời.

Đi nhẹ vào đời, là cứ đi vào. Vào, để biết ý kiến ý kiến/ý cò của đấng bậc vị vọng nào đó chủ trương có giòng chảy âm nhạc rất nổi cộm, nhưng thiếu thơ. Thiếu Đạo. Thiếu tất cả. Đi nhẹ vào đời, là đi “xùng xục” thẳng vào quan điểm của Đấng Bậc trên cao rất Đạo, ở Sydney, khi đức ngài nhận định về động thái của nhóm nhạc quậy mang tên rất nổi cộm The Beatles hôm ấy, rất như sau:

“John Lennon từng là thành viên rất nổi của ban The Beatles có lần dám cho rằng nhóm hát của anh được mọi người biết nhiều hơn chính Đức Giêsu Kitô.

Thời gian nay như đã đổi thay. Hôm nay, thế hệ của tôi tuy đã lụ khụ nhưng vẫn nhớ rất nhiều thành quả của ban nhạc có một thời mang danh “tứ quái” đi khắp nơi. Hát rất nhiều. Quậy cũng không thiếu. Ban ấy có thời từng nổi hơn thiên tài nào đó, ở trời Tây. Thế nhưng, lúc đó, họ cũng đã tạo ra nhiều điều tệ hại về đạo đức khi viết lên một số nhạc bản nhằm chống đối tôn giáo. Chống cả tinh thần ái quốc, hợp quần. Chống mọi qui ước. Phản lại ý tưởng về tư bản. Đó là chỉ nói đến thiên tài âm nhạc là John Lennon, thôi.

Trong nhạc bản khá ăn khách có tên “Imagine” (“Cứ tưởng tượng mà xem”) John Lennon từng thôi thúc người nghe hãy mơ và ước về một thế giới trong đó không còn có thiên đàng, hoả ngục. Cũng chẳng còn tôn giáo, quốc gia. Không có gì để mà giết hoặc chết đi, cho lý tưởng.” John Lennon quyết tạo một sự bình an nào đó vốn là kết quả của sự kiện không còn tôn giáo trong cuộc sống của con người.

Hoa quả hôm nay ta đạt được từ tư tưởng lầm lạc trên đây là gia đình đổ vỡ, hiện tượng ma túy, chích choác, bệnh giang mai/hoa liễu, giới trẻ tự tử. Hành vi chối bỏ 10 điều giáo lệnh của Chúa, từ bỏ cả chuyện cần thiết phải tự nghiêm minh, kỷ luật không thể đem đến một bình an tự tài nào cho ai, và càng làm suy yếu hoặc hủy phá sự bình an hiền hoà trong xã hội.” (x. George Cardinal Pell TGM Sydney, The Catholic Weekly 18/7/2010 tr. 6)

Đi nhẹ vào đời nay còn có Đạo, dù không thấy nghệ sĩ ngoài đời nhắc đến Đạo, vẫn chỉ nghe:

“Ngày đó, có anh mê mải tìm lời

Tìm trong đêm rách rưới, cơn mê nào lẻ loi?

(Phạm Duy – bđd)

Đi nhẹ vào đời, với Đạo, được nghe thêm ý kiến mà đấng bậc nhà Đạo từng táo bạo đề cập như trên, sẽ lại dẫn dắt người thưởng ngoạn, nghe câu tiếp:

“Ngày đôi ta chôn vơi tiếng hát đã lạc loài

Chôn kín tiếng thơ rơi, ngậm ngùi rơi…”

(Phạm Duy – bđd)

Chôn vơi, tiếng hát đã lạc loài, phải chăng còn là ý kiến của một nhà Đạo khác, từng thắc mắc. rất như sau:

“Trong thời gian làm việc cho cộng đồng quốc tế ở Rôma từ 1985-1990, trước khi về với Rustenburg, Nam Phi nhận chức vụ chủ quản, thì một trong các trọng trách của tôi là cố dựng xây công cuộc thừa tác vụ cho giới trẻ, tại các nước ở trời Âu. Khi ấy, đã thấy rất nhiều người trẻ đã rời bỏ Hội thánh. Tôi làm việc với hàng trăm người trẻ Công giáo hăng say cởi mở biết tìm đến với bất công, nghèo đói trên thế giới. Họ đã nhìn ra và thấy được là các hệ thống kinh tế chính trị ở các nước có cấu trúc bất công, đang áp đảo thế giới. Lúc ấy, người trẻ không chỉ có cảm giác rằng Hội thánh “chính mạch” đã mất đi quan hệ thực tế với thế giới, thôi. Họ còn thao thức kiếm tìm một kinh nghiệm khác lạ về Hội thánh. Nói cách khác, họ vẫn tin rằng Hội thánh vẫn còn sống thích hợp để có thể ăn nói và làm chứng cho Chúa, trong thế giới đầy thách đố.

Những người trẻ nói ở trên nay đã rời bỏ Hội thánh rất nhiều. Cùng một lúc, đã và đang có hiện tượng về một lớp người trẻ Công giáo khác, gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân, nay chỉ muốn tái tạo mô hình Hội thánh cổ xưa, có trước thời Công Đồng Vatican II.

Hiện nay, lại thấy có sự gia tăng các nhóm hội/đoàn thể rất bảo thủ xuất hiện nơi Hội thánh suốt hơn 40 năm qua. Thái độ của những người này dẫn đến hiện tượng mà bản thân tôi thấy khó mà đối đầu. Chẳng hạn như, nhìn vào bên trong Thánh hội, tôi đã thấy lo ngại cho thái độ chống đối/nghịch thù với thế giới phàm trần, kéo theo cái nguy của một chủ thuyết tương đối về mọi mặt; nhất là về sự thật. Đạo đức. Một Hội thánh tạo cho người ta cái cảm giác chỉ muốn “nấp dưới bóng cây đại thụ”. Tức là, chỉ muốn tin tưởng và tập trung vào quyền bính trung ương để đảm bảo sự đoàn kết có chung một kiểu cách để mà tin; ngõ hầu giáp mặt với hiểm nguy tư bề, đang rình mò. Chực sẵn. Họ lo sợ rằng: nếu không có được sự chỉ dẫn kềm chế; nếu cứ tự do mà quyết định cả đến những vấn đề ít hệ trọng hơn, thì rồi ra ta sẽ càng mở cửa cho một rẽ chia/đổ vỡ làm suy thoái sự kết đoàn trong Hội thánh”. (x. Gm Kevin Dowling CSsR, Reflects on trends in the Church, bài phát biểu với giáo dân hàng đầu ở Capetown, Nam Phi hôm 01/06/2010)

Đi nhẹ vào đời, với nhà Đạo, chẳng phải chỉ là xục xạo tìm biết những ngõ ngách, mà chỉ trích. Mà là, có thái độ như nghệ sĩ già nhà ta, thường cứ hát:

“Ngày đôi môi thương môi đã xé nát nụ cười

Ôi những cánh tay ngỡ ngàng tả tơi…”

(Phạm Duy – bđd)

Và, đi nhẹ vào đời, để thấy được Đạo, bạn và tôi, ta có tạo ra những khúc mắc, ỉ ôi. Nhiều chấm hỏi, như thế chăng? Đi nhẹ vào đời, với nhà Đạo, còn là xục xạo tìm cho ra ánh sáng cuối đường hầm, dù ngán ngẫm. Ánh sáng ấy, vẫn có thể là hy vọng. Là, nhận định về một ngõ thoát, rất như sau:

“Ngay nơi đây, vẫn còn vấn đề của lương tâm con người. Là người Công giáo, ta vẫn cần làm cho mọi người tin tưởng để có được nhận định, dù không chính thức, về sự làm chứng ta, rất của ta. Về cung cách diễn tả niềm tin. Về lòng Đạo. Lời cầu. Về, cả những chuyện như ta tham gia vào với thế giới. Tất cả, vẫn đặt nền tảng cho một lương tâm, có khai triển.

Ở nơi đây, cũng nên nhớ lại lời mời của thần gia gia Josf Ratzinger, nay là Giáo Hoàng Biển Đức thứ XVI, khi ngài nói đến vai trò của lương tâm như sau: “Trên cả Đức Giáo Hoàng khi ngài diễn tả một đòi hỏi ràng buộc vào thẩm quyền trong Giáo hội phải có quyết định này khác, vẫn còn đó chỗ đứng của lương tâm, buộc ta phải tuân thủ, đứng trước mọi thứ. Điều này tập trung nơi giá trị của từng người. Bởi lẽ, lương tâm buộc người ấy đối đầu với toà án tối cao và chung thẩm. Toà án cuối cùng họ tìm đến sẽ vượt quá đòi hỏi của mọi nhóm hội của xã hội bên ngoài, dù nhóm đó có là Hội thánh chính mạch. Điều đó, tạo ra nguyên tắc cần có để ta đối chọi với khuynh hướng độc tài, đang gia tăng.” (x. Gm Kevin Dowling trích dẫn Hồng Y Ratzinger trong Commentary on the Documents of Vatican II tập V,. 134 (nxb H. Vorgrimler, New York, Herder and Herder, 1967)

Hôm nay đây, bạn và tôi, ta đang đi nhẹ vào đời, có cả Đạo vẫn thấy đời và thấy Đạo mình có những chuyện, hệt như thế. Vấn đề là, lương tâm của mọi người lâu nay vẫn bị bỏ quên hoặc bị để một nơi không thế lấy ra mà giúp ta tiếp tục “đi nhẹ vào đời”. Đi, để rồi sẽ cùng với người nghệ sĩ già, ta hát tiếp:

“Ngày đó có bơ vơ lạc về trời

Tìm trên mây xa khơi, có áo dài khăn cưới.”

(Phạm Duy – bđd)

Người nghệ sĩ bơ vơ lạc về trời, trong khi người nhà Đạo lại dứt quyết thích nghi/thích hợp với đời người, nhiều hơn nữa. Cuối cùng, nên tin ai? Để trả lời, có lẽ hãy nên nghe lời vàng ở Kinh Sách, vẫn nhắn nhủ:

“Hãy lo mà đi,

bao lâu các ngươi còn có sự sáng,

kẻo tối tăm bắt chợp các ngươi;

ai đi trong tối tăm, thì không biết mình đi đâu.

Bao lâu các ngươi còn có sự sáng,

hãy tin vào sự sáng,

để các ngươi nên con cái sự sáng.

Đức Giêsu đã nói thế,

rồi Ngài bỏ đi và ẩn mình khỏi họ”

(Yn 12: 35-36)

Đi hay không, trong sự sáng, đã là vấn đề. “Đi nhẹ vào đời”, với “sự sáng” hay không, lại là vấn đề khác. Vấn đề rất sáng và rất lạng. Sáng lạn của đời người, nơi đó còn có những lời ca, được đúc kết làm câu chót của nhạc bản mà nghệ sĩ già, đà nhắn nhủ:

“Ngày đó, có kêu lên gọi hồn người

Trùng dương ơi! Có xót xa cũng hoài mà thôi.”

(Phạm Duy – bđd)

Xót xa. Hoài mà thôi. Là, vẫn cứ hoài một lời nhắn rất nhủ, từ đấng bậc vị vọng ở nhà Đạo, lẫn ngoài đời. Rất chơi vơi. Rạng ngời. Cần ghi nhớ.

Trần Ngọc Mười Hai

Thấy cũng cần

cần ghi và cần nhớ

những nhắn nhủ

của Đấng Bậc lành thánh trong Đạo.

Ngoài đời.

Rất lên khơi.