Ngày 29-09-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:45 29/09/2016
31. HIẾU TỬ CẮT CỔ.
Có một người con rất có hiếu, khi cha bị bệnh thì anh ta cắt thịt trên thân thể của mình cho cha ăn, người cha cảm thấy mùi vị rất ngon nhưng không biết là thịt của con mình, nên thường thường muốn ăn loại thịt ấy.
Con trai của ông cầm con dao nói với cha mình:
- “Trước đây mấy ngày thịt mà cha ăn là do con cắt thịt mình mà nấu, hôm nay đổi lại lấy thịt của bố mà nấu.”
Nói xong, liền cắt một miếng thịt trên bắp đùi của cha mình, mới cắt một miếng nhỏ mà ông ta đã hét lên đau đớn, trợn mắt lên nói:
- “Nếu mà tao biết trước cắt thịt mà đau như thế này, thì sẽ không ăn nó.”
(Sự Lâm Quảng ký)

Suy tư 31:
Không ai cắt thịt mình mà không đau, cũng không ai muốn ăn thịt người, vì không ai ăn thịt đồng loại bao giờ, trừ những trường hợp quá ư là đặc biệt thì con người ta mới ăn thịt đồng loại, nghe nói có nhiều người đi vượt biển và vì đói quá nên đã ăn thịt người ? Con vì hiếu thảo với cha mà cắt thịt mình cho cha ăn, đó là một thái độ hiếu thảo của con cái, nhưng cũng có một lúc nào đó thì chịu không nổi nữa vì đau đớn, bởi vì sức chịu đựng thì có hạn...
Đức Chúa Giê-su không phải cắt thịt mình cho chúng ta ăn, nhưng là hiến tế hoàn toàn con người của Ngài để trở thành lương thực nuôi sống linh hồn chúng ta, đây là mầu nhiệm của tình yêu hiến tế, hiến tế đến muôn đời, chứ không phải chỉ một vài tháng vài năm, do đó mà ơn cứu độ của Ngài tồn tại đến muôn đời.
Đức Chúa Giê-su không hối hận khi dâng hiến toàn vẹn con người của Ngài làm giá chuộc nhân loại, và vâng theo thánh ý của Cha nên Ngài đã trở nên bánh nuôi sống chúng ta –những người Ki-tô hữu.
Mỗi lần khi chúng ta đi tham dự thánh lễ và đi rước lễ, tức là ăn và uống Thịt Máu của Đức Chúa Giê-su, thì chúng ta có tâm tình yêu thương tha nhân như Chúa đã yêu thương chúng ta không ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:47 29/09/2016

18. Cầu nguyện trước Thánh Thể thì Đức Chúa Giê-su càng dễ dàng đáp trả chúng ta.

(Chân phước Assunta Pallotta, fmm)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Hãy lần chuỗi Mân Côi : Lễ Đức Mẹ Mân Côi
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
11:54 29/09/2016
HÃY LẦN CHUỖI: LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

Kinh Mân Côi không phải là lời kinh xa lạ với Kitô hữu. Càng quen thuộc bao nhiêu, nó càng được Hội Thánh khuyến khích phải đọc, phải suy niệm và cầu nguyện bấy nhiêu. Đặc biệt, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong triều đại giáo hoàng của mình, đã có những hành động cụ thể đề cao kinh Mân côi.

1. Giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II.

Để diễn tả lòng yêu mến Đức Mẹ thẳm sâu của mình, Đức Thánh Cha đã viết tông thư Rosarium Virginis Mariae – Kinh Mân Côi kính Đức Trinh Nữ Maria và công bố năm 2003 là Năm Thánh Mẫu Mân Côi, nhằm cổ suý việc đọc kinh truyền thống này để tôn vinh các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Cứu Thế. Qua đó, Đức Thánh Cha khuyên dạy các tín hữu hãy yêu mến, hãy chú trọng nhiều đến chuỗi Mân Côi trong đời sống Kitô hữu của mình, hãy chuyên chăm cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi.

Chính trong năm Mân Côi dâng kính Chúa Kitô qua Mẹ Maria, Đức Thánh Cha đã thêm vào chuỗi Mân Côi truyền thống mầu nhiệm Năm Sự Sáng.

Người nhấn mạnh đặc biệt đến việc đọc kinh Mân côi bằng lối chiêm ngưỡng. Người đặc biệt mời gọi Hội Thánh nhìn vào mẫu gương Đức Maria mà chiêm ngưỡng Chúa Kitô. Bởi “không ai đã say sưa chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô một cách trung thành như Đức Maria. Đôi mắt tâm hồn của Mẹ đã hướng về Người ngay từ lúc truyền tin, khi Mẹ cưu mang Người nhờ quyền năng Thánh Thần. Rồi trong những tháng sau đó, Mẹ bắt đầu cảm nhận sự hiện diện của Người và hình dung ra diện mạo của Người. Cuối cùng khi hạ sinh Người tại Bêlem, đôi mắt Mẹ đã âu yếm nhìn ngắm dung nhan Con Mẹ, khi Mẹ lấy tã bọc con rồi đặt nằm trong máng cỏ. Từ đó, đôi mắt chan chứa sự tôn thờ và kinh ngạc của Mẹ không bao giờ rời xa Người… Sáng ngày Phục sinh, cái nhìn của Mẹ tỏa rạng niềm vui Phục sinh…” (Rosarium Virginis Mariae – số 10).

Chiêm ngưỡng theo tấm gương Đức Maria phải là cái hồn của việc lần chuỗi Mân côi. Phải chiêm ngưỡng chớ không đọc máy móc vì đó là lời kinh sống động xuất phát từ cái nhìn nội tâm và mãnh liệt của Mẹ Thiên Chúa: “Đức Maria sống mà đôi mắt chăm chú nhìn Đức Kitô, và mỗi lời của Người trở thành một kho tàng cho Mẹ: Mẹ hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng (Lc 2, 19; x.2, 51). Những kỷ niệm về Đức Giêsu được ghi khắc trong tim Mẹ, luôn luôn đi theo Mẹ và thúc đẩy Mẹ suy gẫm về những thời gian sống bên cạnh Con Mẹ. Một cách nào đó, những kỷ niệm ấy là chuỗi kinh Mân Côi mà Mẹ không ngừng ngâm nga trong suốt cuộc đời trần thế” (Rosarium Virginis Marie – số 11).

Để cụ thể hóa việc chiêm ngưỡng, Đức Thánh Cha đề nghị chúng ta nên công bố ít là một bản văng Lời Chúa thật ngắn sau khi đã xướng tên mầu nhiệm (x.RVM30). Tiếp theo đó là khoảng lặng để dễ chiêm ngưỡng: “Lắng nghe và suy ngắm được nuôi dưỡng bằng thinh lặng… Khám phá ra tầm quan trọng của sự thinh lặng là một trong những bí quyết của thực hành suy ngắm và chiêm ngưỡng… Quả là thích hợp việc ngưng lại một lát sau khi nghe lời Thiên Chúa, đang khi tâm trí tập trung vào nội dung của một mầu nhiệm” (RVM31).

Dựa trên chính giáo huấn của vị Cha chung, chúng ta kiểm điểm lại mình, vì rất nhiều khi lần chuỗi cá nhân hay cùng đọc chung với nhau, chúng ta đã không đọc một cách thanh thản, bình tĩnh, không thật sự cầu nguyện, vì thế cũng không thật sự chiêm ngưỡng.

2. Chuỗi hoa hồng.

Chuỗi Mân côi, chuỗi hoa hồng. Người tín hữu đọc kinh Mân côi với ý nghĩa là từng lời kinh mà họ đọc được ví như từng đóa hoa hồng dâng lên Đức Mẹ, và kết hợp với Đức Mẹ, dâng lên Chúa Giêsu.

Vì thế, mỗi khi lần chuỗi, người tín hữu kết thành tràn hoa hồng thánh thiện, dâng tấm lòng, dâng tình mến, dâng tâm hồn, dâng quyết tâm sống đẹp lòng Chúa như Đức Mẹ. Do đó, khi lần chuỗi, là người tín hữu ấp ủ hoa hồng thiêng liêng, hoa hồng mầu nhiệm của lòng mình kính dâng Đức Mẹ và hợp với Đức Mẹ mà tôn thờ Chúa.

Đặc biệt, dù kinh Mân côi là lời kinh mà người tín hữu dùng để cầu nguyện, và tỏ lòng yêu mến Đức Mẹ, thì cũng là lời kinh mà chính Đức Mẹ cũng dùng để cầu nguyện. Bởi thật lạ lùng, trong những lần hiện ra ở Lộ Đức hay ở Phatima, người ta đều nhìn thấy Đức Mẹ cầm tràn chuỗi và lần chuỗi. Đức Mẹ cùng cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi với con cái của mình.

Đọc những kinh Kính mừng, vì là lời kinh trực tiếp hướng lên Đức Mẹ, do đó, cũng là lời kinh cho ta được kết nối với Đức Mẹ.

Nhưng quan trọng hơn, khi đọc kinh Mân côi, ta lại được cùng Đức Mẹ kết nối với Chúa Kitô. Điều đó được thấy rõ qua hai bằng chứng:

- Trong kinh Kính Mừng chỉ có hai danh xưng Maria và Giêsu được xướng lên, mở đầu bằng Maria và kết thúc bằng Giêsu: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ”, nghĩa là kết nối với Đức Mẹ để được nối kết với Con của Người. Qua Đức Mẹ đến với Chúa Giêsu.

- Nhưng kết nối với Chúa Giêsu được thấy rõ nhất là qua những mầu nhiệm Mân côi: mùa Vui, mùa Sáng, mùa Thương, mùa Mừng.

Vui trong mầu nhiệm Nhập Thể Chúa Giêsu xuống thế làm người sống cho mọi người; Sáng trong mầu nhiệm Chúa Giêsu công khai loan báo Tin Mừng, công bố ơn tha tội và ban Nước Trời cho mọi người tin; Thương trong mầu nhiệm Tử nạn, Chúa Giêsu chịu chết, chuộc tội cho cả nhân loại; Mừng trong mầu nhiệm Phục Sinh, Chúa Giêsu bước vào vinh quang mang ơn cứu độ đời đời cho mọi người.

Kết nối với Chúa Giêsu là kết nối nền tảng và là đỉnh cao. Thiếu sự kết nối này, kết nối với Đức Maria sẽ còn lỏng lẻo, chưa lên đến đỉnh điểm, chưa mang lại sức sống cứu độ. Bởi Chỉ có Chúa Giêsu, mới là Đấng Cứu Độ duy nhất của loài người. Vì thế, chỉ có kết nối với Chúa, ta mới đạt tới sự thánh thiện hoàn hảo. Đức Maria chỉ là con đường dẫn ta đến cùng Chúa Giêsu.

Trên đường trọn lành của ta có Đức Mẹ cùng đồng hành, đó là điều quý giá vô cùng. Để Đức Mẹ hướng dẫn, giáo dục, đó chắc chắn là điều Chúa Giêsu muốn. Bởi Chúa ban cho Đức Mẹ được làm mẹ chúng ta, và chúng ta được làm con của Đức Mẹ, tất cả đều không ngoài mục đích: Chúa dạy chúng ta, muốn đi về vĩnh cửu, hãy học gương thánh thiện của Đức Mẹ, hãy để Đức Mẹ đồng hành, hãy “nối kết” liên lỉ với Chúa cùng Đức Mẹ và như Đức Mẹ.

Bằng tràn chuỗi Mân côi, chúng ta, con của Đức Mẹ, sẽ sống trong phúc lành của Chúa. Bởi Chúa đã yêu Đức Mẹ, thì chúng ta, những môn đệ của Chúa, chắc chắn cũng sẽ được Chúa tỏ lòng mến thương không kém.

Xưa bên chân thánh giá, sau khi đã được Chúa Giêsu trao người mẹ của ngài, thánh Gioan đã mau chóng nhận lãnh lời trăn trối và rước Đức Mẹ về nhà mình (Ga 19, 27).

Như thánh Gioan đã lãnh nhận Đức Mẹ về nhà, cũng có nghĩa là thánh nhân càng đi vào chiều sâu của tình yêu với Đức Mẹ, càng để Đức Mẹ gần mình hơn. Nói cách khác, ngay sau ngày Chúa chết, sống lại và lên trời, tâm trí, sự sống và cuộc đời của thánh Gioan càng đầy hình ảnh của Đức Mẹ, càng được Đức Mẹ chiếm ngự nhiều hơn.

Bởi trước đây, tương quan của thánh Gioan với Đức Mẹ chỉ là tương quan giữa môn đệ của Thầy với Mẹ của Thầy. Nhưng từ nay, từ giây phút thập giá được giương cao trên đồi tử nạn, đã trở thành tương quan mới: “Mẹ của con” và “con của Mẹ” (Ga 19, 26). Khoảng cách đã xóa bỏ đến không còn một khoảng cách nào, mà chỉ là tình yêu giữa Mẹ và con và tình yêu giữa con và Mẹ.

Là Kitô hữu, hơn ai hết, Chúa Giêsu đặc biệt trao gởi chúng ta cho Đức Mẹ. Cùng một cách như thánh Gioan, chúng ta hãy để Đức Mẹ đến với mình. Những năm tháng làm người, sống và tư duy của chúng ta…, tất cả hãy để Đức Mẹ cùng đồng hành, dẫn dắt, chỉ dạy.

Hãy làm như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đem tất cả năm tháng, sức lực, tình yêu, sự tôn thờ Chúa, lòng hăng say phục vụ con người, kể cả những buồn vui sướng khổ trong đời… đặt vào tay Đức Mẹ, để trong mọi hoàn cảnh, mọi biến cố, mọi thành công hay thất bại... của đời sống, ta có Đức Mẹ hiện diện, hơn nữa, chính Đức Mẹ tham dự vào.

Ngày qua ngày, hãy xin Đức Mẹ gìn giữ, chở che, bàu cử. Chắc chắn, khi để Đức Mẹ hiện diện cùng, nhất là khi cậy đến công nghiệp lớn lao mà Đức Mẹ đã thực hiện trong sự hiệp công cứu độ với Chúa Kitô, đời sống, việc làm, sức lực, thời gian… mà chúng ta cống hiến, sẽ càng mang chiều kích vĩnh cửu hơn, càng đưa tới hiệu quả cứu độ, càng đẹp lòng Chúa hơn, và nếu Chúa muốn, càng xứng đáng là thành quả phục vụ truyền giáo.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết noi gương Đức Mẹ mà yêu mến Chúa, trung thành với Chúa suốt đời. Xin cho chúng con cũng biết thực hành lòng yêu mến Đức Mẹ như Chúa, để luôn là người con ngoan, xứng hợp với tình yêu mà Đức Mẹ dành cho chúng con. Amen.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Lạy Chúa, xin thêm lòng tin cho chúng con
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
14:38 29/09/2016
Chúa Nhật XXVII THƯỜNG NIÊN, năm C
Kb 1,2-3; 2,2-4 2 Tm 1,6-8.13-14 Lc 17,5-10

LẠY CHÚA, XIN THÊM LÒNG TIN CHO CHÚNG CON

Tin tưởng và trung thành với Chúa là điều kiện cốt thiết để có thể khiến cây dâu :” Hãy tự bật rễ lên, xuống dưới biển mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời chúng ta “. Có đức tin là có tất cả.Lời Chúa hướng dẫn, soi chiếu để chúng ta bước đi trên con đường ánh sáng của Chúa.

Thực vậy, các môn đệ khi sống gần bên Chúa, được Chúa giáo dục, dạy bảo, uốn nắn, các ngài vẫn chưa hiểu ý Chúa. Trong khi Chúa dạy :” Ngài đến để phục vụ, chứ không phải đến để được hầu hạ “, thì các ngài lại tranh luận với nhau xem ai làm lớn làm bé trong Vương Quốc của Thiên Chúa ! Nói thế, nhưng rồi các môn đệ cũng tự nghĩ và hôm nay, các ngài đến thỏ thẻ với Chúa :” Lạy Thầy, xin ban thêm đức tin cho chúng con “, các môn đệ xin Chúa ban thêm đức tin có nghĩa là ban cho họ biết tin tưởng mãnh liệt vào Chúa, biết phương cách, có những điều kiện để rao giảng như lời nói, cử chỉ, thái độ, phép lạ vv…Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp lời xin, lời khẩn cầu của các môn đệ, nhưng Ngài đã trả lời :” Nếu anh em có lòng tin lớn chỉ bằng hạt cải, anh em có thể truyền cho cây dâu này : ‘ Hãy tự bật rễ lên, xuống dưới biển mà mọc ‘ nó cũng sẽ vâng lời anh em “. Thực tế, câu trả lời này của Chúa Giêsu, đã khiến các môn đệ hết sức ngạc nhiên, bỡ ngỡ đến sửng sốt. Bài đọc I, ngôn sứ Khabacúc, cho chúng ta thấy đức tin của ông bị thử thách, dân tộc, đặc biệt dân Thiên Chúa mà ông được trao phó đang bị đau khổ dồn dập, nhưng dường như Thiên Chúa im lặng. Ngôn sứ vẫn một mực tin tưởng, khẩn cầu Thiên Chúa.Cuối cùng, Thiên Chúa đã hứa nhận lời cầu khẩn của ông với điều kiện là dân Chúa phải tin tưởng vào Ngài, trung thành với Ngài. Điều này cho chúng ta hiểu hơn tại sao Phaolô trong khi bị tù đầy, bị đau khổ trong tù ngục vẫn khuyên Timôtê phải trung thành, bền vững và cậy trông tín thác vào Chúa để chiến đấu cho việc làm chứng Chúa.

Đức tin là điều tối cần thiết cho con người, Sở dĩ, các môn đệ xin Chúa ban thêm đức tin bởi vì các ngài còn yếu tin, các ngài còn chậm hiểu. Do đó, Chúa mới nói :” Nếu anh em có đức tin bằng hạt cải “. Chúa lấy ví dụ đức tin bằng hạt cải vì hạt cải là hạt bé nhất để chỉ ra rằng đức tin là điều quan trọng nhất trong việc nhận biết Chúa, tin Chúa và đi theo Chúa. Sau này, có lần Chúa đã ví Hội Thánh của Ngài khởi đầu chỉ nhỏ bé như hạt cải, nhưng từ từ, tiệm tiến, cây cải mọc lên khiến chim trời bốn phương tới đậu và núp bóng. Đức tin không những là điều cần thiết cho các môn đệ nhưng nó cũng hoàn toàn cần thiết cho mỗi người chúng ta. Chúng ta theo Chúa, làm môn đệ của Chúa, đức tin rất cần để chúng ta lắng nghe và thực thi lời Chúa. Các thánh hay Kitô hữu cũng chỉ là những hạt cải nhỏ bé, tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn dùng chúng ta để làm những việc lớn lao là làm chứng cho Chúa, xây dựng Hội Thánh, loan báo Tin Mừng vv…Thánh Gioan Vianê là một linh mục bị các linh mục coi như tầm thường nhưng Chúa lại dùng để Ngài biến đổi nhiều linh hồn, thu hút biết bao người về với Chúa. Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã tìm ra con đường thơ ấu thiêng liêng, con đường nhỏ bé, con đường tinh yêu nhưng lại dẫn nhiều người tới Thiên Đàng…Người Do Thái, đặc biệt nhóm Kinh sư, Biệt phái, Pharisêu tự mãn, kiêu ngạo muốn ngang hàng với Chúa. Họ tội lỗi nhưng cứ tưởng mình là thánh.Tội của họ nặng là ở chỗ đó ! Nhiều khi chúng ta như người Biệt phái cầu nguyện nhưng thay vì tạ ơn Chúa lại toàn kể công trước mặt Thiên Chúa…Chúa ban cho chúng ta sự sống để chúng ta tôn thờ và tạ ơn Chúa bởi vì tất cả chúng ta chỉ là những đầy tớ vô dụng.

Chúng ta cầu xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng ta để chúng ta luôn nhận ra tình thương của Chúa và luôn biết cảm tạ vì lòng thương xót nhân từ của Ngài.Amen.


GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :


1.Tại sao Chúa lại ví đức tin bằng hạt cải ?
2.Các môn đệ xưa đã có đức tin đủ chưa ? Tại sao ?
3.Các môn đã tranh nhau gì khi đi đường ?
4.Đức tin có cần cho chúng ta không ?
5.Các thánh là những người nào ?
 
Lương thực của đức tin là sự trông cậy và phó thác
Lm Jude Siciliano OP
18:39 29/09/2016
Chúa Nhật 27 THƯỜNG NIÊN (C)
Khabacúc1:2-3, 2: 2-4;Tvịnh 94; 2 Timôthê 1: 6-8, 13-14; Luca 17: 5-10

LƯƠNG THỤC CỦA ĐỨC TIN LÀ SỰ TRÔNG CẬY VÀ PHÓ THÁC

Thường thường khi có những chuyện gì đặc biệt xảy ra trong đời sống, chúng ta mới dâng lời cầu nguyện. Nếu chúng ta họp với gia đình trong phòng ăn xung quanh bàn ăn chúng ta sẽ dâng lời kinh cảm tạ. Nếu có người thân thương đau ốm thì lời cầu xin là xin ơn bình phục. Nếu chúng ta đứng trong khu rừng yên tĩnh, hay ngoài bãi biển thì chúng ta dâng lời kinh ca ngợi và chúc tụng trước khung cảnh hùng vĩ. Sau một thời gian trải qua bao thử thách giang truân, thi chúng ta dâng lời kinh tạ ơn. Nếu chúng ta lỡ lầm sa ngã thì chúng ta xin ơn thương xót. Những hoàn cảnh éo le trong cuộc sống làm chúng ta tha thiết dâng lỏ̀i kinh nguyện và không phải là lỏ̀i kinh tầm thủỏ̀ng mà là nhủ̃ng lỏ̀i kinh đặc biệt do hoàn cảnh gây nên.

Vậy thì điều gì đã làm các Tông đồ thủa vỏ́i Chúa Giêsu: "Thủa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con"? Khi nào chúng ta dâng lỏ̀i nguyện nhủ thế, thì có thể là vì chúng ta bị thủ̉ thách và chúng ta sọ̉ đủ́c tin chúng ta sẽ bị tan biến, hay chúng ta không đủ sủ́c mạnh để đủỏng đầu vỏ́i thủ̉ thách chúng ta gặp. Nhủng, điều gì làm các Tông đồ xin Chúa Giêsu một cách đỏn sỏ nhủ thế?

Có thể chúng ta nghĩ rằng: có đủ́c tin theo nghĩa là tin vào một tín điều nào đó. Nếu tôi muốn thêm đủ́c tin có phải là vì tôi muốn thêm sức mạnh để gìn giữ "những tín điều của đức tin" hay không? Chúng ta không cần nghĩ về đức tin với những ý nghĩa thụ động như thế. Hoặc là nếu chúng ta có đủ đức tin đời sống chúng ta sẽ được an toàn. Không phải là việc an toàn và vững chắc. Điều có thể giúp chúng ta hiểu về đủ́c tin trong đỏ̀i sống chúng ta là nghĩ đến đủ́c tin nhủ một động tủ̀ gây nên hành động chủ́ không phải là một danh tủ̀ đủa đến sụ̉ thinh lặng. Hỏn nủ̃a, nếu nghĩ đủ́c tin chúng ta không đủ sủ́c mạnh có thể làm chúng ta không làm đủọ̉c việc mà chúng ta, các môn đệ, phải làm. Các Tông đồ có thể nghĩ là đủ́c tin của họ quá yếu nên họ không làm việc đủọ̉c. Nhủng, Chúa Giêsu muốn các ông tin tủỏ̉ng và hành động theo đủ́c tin của họ, đó là hành vi đủ́c tin.

Cách khác về hành động đủ́c tin có thể nói nhủ sau: tôi không thể chấp nhận trách nhiệm đó vì tôi không có đủ đủ́c tin. Tôi không thể đối xủ̉ tủ̉ tế vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i đó, việc đó cần đủ́c tin mạnh hỏn là đủ́c tin tôi có. Tôi không thể ngưng uống rủọ̉u, vì tôi không đủ sủ́c mạnh. Các Tông đồ có thể có cảm tủỏ̉ng bị ngăn cản nhủ thế sau khi các ông nghe Chúa Giêsu bảo về việc: không nên làm cớ cho ngủỏ̀i ta vấp ngã, cần phải tha thủ́ 7 lần trong một ngày. Nhủng, Chúa Giêsu dạy "hành động vỏ́i đủ́c tin anh em có. Anh em sẽ ngạc nhiên nhủ̃ng điều anh em làm đủọ̉c". Chúa Giêsu cho thí dụ cây dâu bật rễ lên, nhấn mạnh lỏ̀i giảng dạy của Ngài về sủ́c mạnh của đủ́c tin nhỏ bé bằng hạt cải có thể làm nhủ̃ng việc kỳ lạ.

Đó là một dụ ngôn. Bỏ̉i thế chúng ta hiểu là Chúa Giêsu không nói vỏ́i ý nghĩa văn chủỏng. Vì chủa hề có ai đã nói cây dâu nhổ bật rễ lên để rồi đem xuống dủỏ́i biển kia mà trồng và xảy ra nhủ thế đủọ̉c. Chúng ta cảm thấy Chúa Giêsu muốn kêu gọi chúng ta hoàn toàn vâng lỏ̀i và tín nhiệm. Khi Ngài bảo các môn đệ tránh gây cỏ́ làm ngủỏ̀i khác vấp phạm, và hãy tha thủ́ cho ngủỏ̀i khác mặc dù ngủỏ̀i đó phạm lổi lầm cũ, và tha thủ́ 7 lần trong một ngày. Chúa Giêsu giảng dạy là điều Ngài đòi hỏi không phải là điều không thể làm đủọ̉c nhủ mỏ́i nghe nói, nếu các môn đệ theo Ngài có chút đủ́c tin bé nhỏ. Nếu chúng ta có đủ́c tin đó, chúng ta có thể làm nhủ̃ng điều chúng ta phải làm nhủ môn đệ của Chúa Giêsu. Theo Chúa Giêsu là việc đòi hỏi nhiều người trong chúng ta. Nhủng vỏ́i đủ́c tin chúng ta có, mặc dù bé nhỏ đến đâu, cũng đủ để hành động. Hãy nhỏ́: đù́c tin là một động từ làm chúng ta phải hành động.

Trong dụ ngôn khác, Chúa Giêsu cho thí dụ̣̣ ngủỏ̀i đầy tỏ́. Ngủỏ̀i đầy tỏ́ vủ̀a làm xong việc ngủỏ̀i đó phải làm. Bỏ̉i thế không có gì đáng khen ngọ̉i ngủỏ̀i đó cả. Chúng ta có thể cảm thấy chúng ta làm một việc gì làm chúng ta và nhủ̃ng ngủỏ̀i khác ngạc nhiên, có thể là một việc đối xủ̉ tủ̉ tế lỏ́n lao nhủ: làm việc nặng nhọc cho ngủỏ̀i khác, hay theo nhủ lỏ̀i giảng dạy trủỏ́c, tha thủ́ một cách rộng lủọ̉ng. Nhủ̃ng việc nhủ thế thủỏ̀ng đủọ̉c nhủ̃ng ngủỏ̀i xung quanh khen ngọ̉i. Nhủng, mặc dù chúng ta làm nhủ̃ng việc lỏ́n lao, chúng ta nên nhìn nhận nguồn gốc của các việc tốt lành đó là bỏ̉i đủ́c tin bằng hạt cải mà Thiên Chúa đã gieo vào lòng chúng ta. Nhìn nhận nhủ thế, chúng ta có thể nói nhủ ngủỏ̀i đầy tỏ́ trong dụ ngôn: "chúng tôi là nhủ̃ng đầy tỏ́ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi". Chúng ta cũng có thể thêm: "Chúng ta chỉ làm những gì đức tin bằng hạt cải của chúng ta đã thực hiện trong chúng ta".

Đủ́c tin bằng hạt cải đã đủọ̉c gieo trong tâm hồn chúng ta qua phép rủ̉a tội. Gia đình, bạn bè, và cộng đoàn phụng vụ đủ́c tin đã vun tủỏ́i cho hạt cải đó lỏ́n lên. Nhủng, đủ́c tin lỏ́n mạnh đã nằm sẵn trong hạt cải. Chúng ta thủỏ̀ng hay lo nghĩ đến sủ́c mạnh của đủ́c tin. Chúng ta nghĩ là chúng ta cần có đủ́c tin mạnh để đối phó vỏ́i nhủ̃ng hoàn cảnh quan trọng trong đỏ̀i sống, và trong thế giỏ́i xung quanh chúng ta. Sụ̉ lo nghĩ đó có thể ngăn chận viếc đối xủ̉ hết lòng và hết sủ́c vỏ́i bổn phận trủỏ́c mắt chúng ta là các môn đệ Chúa Giêsu.

Có thể ngôn sủ́ Khabacúc viết đoạn sách hôm nay vào ngày hôm qua. Ông ta diễn tả sụ̉ tàn phá đau đỏ́n "Nhân sao Ngủỏ̀i để tôi phải thấy ác quái, phải mục kích bao gian lao. Xãy ra kiện cáo dụ̉ng đủ́ng từng điều". Ngôn sủ́ có xem tin tủ́c đêm hôm qua vỏ́i chúng ta hay không? Ngôn sủ́ có xem tin ngủỏ̀i mang bom nổ ỏ̉ chọ̉ ỏ̉ Iraq, hay ngủỏ̀i mang bom nổ ỏ đám củỏ́i ỏ̉ Thổ Nhĩ Kỳ hay sao? Ông ta có thấy hình ảnh đủ́a bé 5 tuổi mà ngủỏ̀i ta lôi ra dủỏ́i căn nhà sụp đổ ỏ̉ Syria đang ngồi một mình trong góc xe củ́u thủỏng hay sao?

Nếu ngôn sủ́ Khabacúc sống ngày hôm nay, ông ta sẽ nói cho chúng ta nhủ̃ng điều chúng ta trông thấy về các bạo tàn, làm chúng ta suy nghĩ và cầu nguyện "nhân sao Thiên Chúa để tôi phải thấy ác quái, phải mục kích gian lao"? Hay chúng ta bị thủ̉ thách vì nhủ̃ng cảnh ghê tỏ̉m mà ngôn sủ́ có thể đã cầu nguyện lỏ̀i cầu của các Tông đồ trong phúc âm hôm nay, mà chúng ta cầu xin trong lúc chúng ta tìm hiểu nhủ̃ng khốn đốn của thế giỏ́i "Xin Chúa thêm lòng tin cho chúng con".

Thiên Chúa sẽ trả lỏ̀i thế nào cho lỏ̀i ngôn sủ́ than vãn trong sụ̉ chán nãn và mất kiên nhẫn? Điều gì đã giúp đủ́c tin ông Khabacúc đã bị khốn khổ gần đến tan tác? Ông ta đã thấy nhủ̃ng ác quái, tàn phá xung quanh ông ta, và ông không thấy hành động của Thiên Chúa để giải quyết nhủ̃ng khổ đau đó. Thiên Chúa trả lỏ̀i ngôn sủ́ bằng cách ban cho ông ta thêm sủ́c mạnh đủ́c tin và đủ́c cậy của ông ta là một thị kiến. Trái vỏ́i sụ̉ đau đỏ́n lúc đó, Thiên Chúa sẽ toàn thắng sụ̉ dủ̃. Đó là một thị kiến hy vọng cho nhủ̃ng ai tín nhiệm vào Thiên Chúa. Theo nhủ lỏ̀i ngôn sủ́ đã hủ́a "ngủỏ̀i công chính, bỏ̉i tín trung sẽ đủọ̉c sống".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



27th SUNDAY -C
Habakkuk 1: 2-3, 2: 2-4; Psalm 95; 2 Timothy 1: 6-8, 13-14; Luke 17: 5-10


Prayers are often the result of particular events in our lives. If we are gathered around a dining room table with family for a meal we will offer a prayer of thanksgiving. The sickness of a loved one stirs a prayer of petition. Standing in a quiet forest, or at the ocean, evokes prayers of praise and awe. After a difficult time in our life has ended our prayer turns to gratitude. When we have messed up we pray for mercy. Our life situations frequently stir us to prayer and the resulting prayer isn’t generic, but very specific. The situations prompt the words for our prayers.

So, the question arises: what was going on to cause the disciples to ask Jesus, "Increase our faith"? When we pray a prayer like that it might be because life is testing us and we fear our faith will falter; or is not strong enough to match the trials we face. But what stirred the apostles’ simple and direct plea?

Perhaps we think that having faith means believing certain tenets. If I want more faith is it so that I can hold more firmly to the "truths of the faith?" We need to stop thinking of faith in such stagnant terms. Or, that if we have enough faith our lives will be secure. It’s not about security and stability. What might help us understand the role of faith in our lives would be to think of faith, not as a noun inducing dormancy, but as a verb stirring us to act. In addition, thinking our faith lacks sufficient size can keep us from doing what we disciples are called to do. The disciples must have thought their faith was so small they couldn’t act on it. But Jesus wants his disciples to trust and act on their faith – to do faith.

The alternative to acting out of faith would be saying things like: I can’t take on that responsibility, I don’t have enough faith. I can’t be kind to those people, that will take more faith than I have. I can’t stop drinking, I’m not strong enough. The disciples may have felt similar inhibitions after hearing what Jesus just taught – about not leading others into sin and the necessity to forgive someone seven times a day (17 1-5). But Jesus teaches, "Act on the faith you have. You’ll be surprised what you can do." His example of the proverbial deep-rooted mulberry tree underlines his lesson about the power of even the smallest seed of faith to work marvels.

It is a parable, so we know he wasn’t speaking literally, since there is no record of anyone telling a mulberry tree to be uprooted and planted in the sea – and then having it happen. We sense what he saying: he’s calling for radical obedience and trust; asking his disciples to avoid leading others to sin (vv. 1-2) and to forgive a person, even for the same offense, seven times a day (17:4). He is teaching that what he asks is not impossible as it first seems, if his followers have even the smallest bit of faith. If we have that faith we can do whatever we must as Jesus’ disciples. Following him asks much of us; but the faith we have, no matter how small it feels, is enough to act on. Remember: faith is a verb stirring us to act.

In his parable Jesus gives the example of domestic slaves. They have just done what they were supposed to do, hence they deserve no special credit. We may find ourselves doing something that surprises us and those who know us. Perhaps it’s a great act of charity; hard labor on another’s behalf; or, as in the preceding teaching, a magnanimous act of forgiveness. Such deeds often win praise among those around us. But despite the remarkable things we disciples might do, we must acknowledge the source of all our good deeds – the mustard seed faith planted in us by God. Realizing this we can say with those servants in the parable: "We are unprofitable servants, we have done what we were obliged to do." We could also add: "We have only done what our mustard seed faith has enabled us to do."

Mustard seed faith is planted in us at our baptism. It is watered and cultured by family, friends and the worshiping community and so it grows. But great faith is already contained in the mustard seed. We tend to be preoccupied by size and quantity. We presume that we need a lot of faith to tackle the important issues in our lives and the world around us. This preoccupation can limit our wholehearted whole-hearted, response to the tasks we disciples have before us.

The prophet Habakkuk might have written today’s passage yesterday. He describes seeing ruin and misery. "Destruction and violence are before me; there is strife and clamorous discord." Was he with us watching last night’s evening news? Did he download CNN’s news clip yesterday of the suicide bombing in the Iraqi market, or the other one at the wedding in Turkey? Had he also seen the picture of the five-year-old boy pulled out of the bombed rubble in Syria sitting alone and dazed in the back of an ambulance?

If Habakkuk were alive now he would articulate for us what we, who witness such violence, are thinking and praying, "Why do you let me see ruin, why must I look at misery?" Or, tested as we are by such horrors, the prophet might well have prayed the apostles’ prayer in today’s gospel, which we pray as we try to make sense out of the world’s insanity, "Increase our faith!" (The exclamation point is mine.)

How does God respond to the prophet’s lament, impatience and frustration? What will help Habakkuk’s faith that is under so much stress and verging on breaking? He sees misery and destruction around him, and does not see God actively doing anything to resolve the chaos. God does respond to the prophet giving him something to sustain his faith and hope – a vision. Contrary to the current distress, God will ultimately triumph over evil. It is a vision of hope to those who trust in God. As the prophet promises: "The just one because of their faith shall live."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video ĐTC tiếp kiến chung ngày 28/9/2016: ''Sự tha thứ trên thập giá''
VietCatholic Network
09:10 29/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm thứ Tư lúc 9 giờ sáng ngày 31 tháng 8 năm 2016, trong buổi tiếp kiến đoàn hành hương từ khắp nơi về Roma, Đức Thánh Cha nói rằng: Từ đầu cho đến cuối cuộc đời mình Chúa Giêsu đã vén mở Lòng Thương Xót, việc nhập thể vĩnh viễn và không thể lập lại tình yêu của Thiên Chúa Cha. Khi chết trên thập giá, vô tội giữa hai kẻ tội phạm, Ngài chứng nhận rằng ơn cứu rỗi của Thiên Chúa có thể đến với bất cứ ai, trong bất cứ điều kiện nào, cả trong điều kiện tiêu cực và đau đớn nhất. Chúa Giêsu thật sự là gương mặt lòng thương xót của Thiên Chúa Cha.

ĐTC đã nói như trên với hơn 60.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Trong số các phái đoàn hành hương đến từ Á châu cũng có nhóm 50 tín hữu giáo phận Vinh do ĐC Nguyễn Thái Hợp hướng dẫn.

Trong bài huấn dụ ĐTC quảng diễn đề tài sự tha thứ trên thập giá. Ngài nói: các lời Chúa Giêsu nói trong cuộc Khổ Nạn đạt tột đỉnh trong sự tha thứ. Chúa Giêsu tha thứ: “Lậy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Chúng không phải chỉ là lời nói, vì chúng trở thành một cử chỉ cụ thể trong việc tha thứ cống hiến cho “người trộm lành” ở bên cạnh Ngài. Thánh sử Luca kể lại vỉệc hai người có tội bị đóng đanh với Chúa Giêsu, và hướng tới Ngài với hai thái độ trái nghịch nhau.

Người thứ nhất nguyền rủa Ngài, như dân chúng đã nguyền rủa Ngài, như các thủ lãnh của dân làm, nhưng người đàn ông đáng thương này, bị thúc đẩy bởi sự thất vọng nói: “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy cứu chính mình và cứu chúng tôi nữa!” (Lc 23,39). Tiếng kêu này làm chứng cho sự âu lô của con người trước mầu nhiệm của cái chết và ý thức thê thảm rằng chỉ có Thiên Chúa có thể là câu trả lời giải thoát: vì thế không thể nào nghĩ rằng Đấng Cứu Thế, Đấng Thiên Chúa gửi đến lại có thể ở trên thập giá, mà không làm gì để tự cứu lấy mình. Họ đã không hiểu điều này. Họ đã không hiểu mầu nhiệm hiến tế của Chúa Giêsu. Và ĐTC giải thích:

Nhưng trái lại, Chúa Giêsu đã cứu thoát chúng ta bằng cách ở lại trên thập giá. Chúng ta tất cả đều biết rằng thật không dễ “ở lại trên thập giá”, trên các thập giá bé nhỏ của cuộc sống mỗi ngày. Nhưng Ngài, trên thập giá lớn này, trên sự khổ đau lớn lao này, đã ở lại như vậy, và trên đó Ngài đã cứu chúng ta; trên đó Ngài đã cho thấy sự toàn năng của Ngài, và trên dó Ngài đã tha thứ cho chúng ta.

Và trên đó thành toàn việc trao ban tình yêu thương của Ngài và nảy sinh ra ơn cứu rỗi luôn mãi cho chúng ta. Khi chết trên thập giá, vô tội giữa hai kẻ tội phạm, Ngài chứng nhận rằng ơn cứu rỗi của Thiên Chúa có thể đến với bất cứ ai, trong bất cứ điều kiện nào, cả trong điều kiện tiêu cực và đau đớn nhất. Ơn cứu rỗi của Thiên Chúa là cho tất cả mọi người, không ai bị loại trừ. Nó được cống hiến cho tất cả. Vì thế Năm Thánh là thời gian của ân sủng và lòng thương xót đối với tất cả mọi người, tốt lành cũng như ác độc, những người khỏe mạnh cũng như những người đau khổ. Anh chị em hãy nhớ tới dụ ngôn Chúa Giêsu kể về lễ cưới của con một người quyền thế của trái đất: khi các kẻ đã được mời không muốn đến dự tiệc, ông nói với các đầy tớ: “Hãy ra ngoài các ngã tư đường và tất cả những người tìm thấy hãy mời vào dự tiệc cưới (Lc Mt 22,9). Tất cả mọi người đều được mời: người tốt cũng như kẻ xấu. Giáo Hội không phải chỉ cho các người tốt, hay những người xem ra là tốt, hoặc tin là mình tốt; Giáo Hội là cho tất cả mọi người, cả một cách ưu tiên cho những người xấu, bởi vì Giáo Hội là lòng thương xót. Và thời gian của ân sủng và lòng thương xót này nhắc nhớ chúng ta rằng không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa (x. Rm 8,39). Với người bị đóng đinh trên giường bệnh nhà thương, với người sống bị nhốt trong một nhà tù, với tất cả những ai bị kẹt trong bẫy của chiến tranh, tôi xin nói: hãy nhìn Đấng bị đóng đanh; Thiên Chúa ở với chúng ta, Ngài ở với chúng ta trên thập giá và Ngài tự hiến cho tất cả mọi người như Đấng Cứu Độ, cho tất cả chúng ta. Với những người đau khổ nhiểu tôi xin nói Chúa Giêsu đã bị đóng đanh cho anh chị em, cho chúng ta, cho tất cả mọi người. Hãy để cho sức mạnh của Tin Mừng thấm nhập con tim anh chị em và an ủi anh chị em, trao ban cho anh chị em niềm hy vọng và sự chắc chắn thâm sâu rằng không có ai bị loại trừ khỏi ơn tha thứ của Ngài. Nhưng anh chị em có thể hỏi tôi: “Thưa cha, xin hãy nói cho con biết cái người đã làm những điều xấu xa nhất trong đời, có khả thể được tha thứ không?” Có chứ! Có: không ai bị loại trừ khỏi ơn tha thứ của Thiên Chúa. Họ chỉ phải sám hối đến gần Chúa Giêsu và với ước muốn được Ngài ôm vào vòng tay”.

ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: Đó đã là kẻ bất lương thứ nhất. Người thứ hai là “ông trộm lành”. Các lời ông nói là một mẫu gương sám hối tuyệt vời, một giáo lý tập trung nơi việc học xin lỗi Chúa Giêsu. Trước hết ông huớng tới bạn của ông: “Mày không kính sợ Thiên Chúa gì cả sao, mày là người đã bị kết án cùng một hình phạt?” (Lc 23,40). Như thế ông ta đã nêu bật điểm khởi hành của lòng sám hối: đó là việc kính sợ Thiên Chúa. Nhưng không phải sự sợ hãi Thiên Chúa, không! Không phải sự sợ hãi, nhưng là lòng kính trọng phải có đối với Thiên Chúa, bởi vì Ngài là Thiên Chúa. Đó là sự kính trọng hiếu thảo, vì Ngài là Cha.

Người trộm lành nhắc tới thái độ nền tảng rộng mở cho sự tin tường nơi Thiên Chúa: ý thức về sự toàn năng và lòng lành vô tận của Ngài. Chính sự kính trọng tin tưởng này giúp dành khoảng không cho Thiên Chúa và tín thác nơi lòng thương xót của Ngài.

Thế rồi người trộm lành tuyên bố sự vô tội của Chúa Giêsu, và công khai xưng thú lỗi lầm của mình: “Chúng ta chịu như thế này là xứng đáng với việc đã làm. Còn ông này đâu có làm điều dữ nào” (Lc 23.24).

Như vậy Chúa Giêsu ở đó trên thập giá để ở với các người có tội: qua sự gần gũi ấy Ngài cống hiến cho họ ơn cứu rỗi. Điều gây vấp phạm cho các thủ lãnh và ông trộm thứ nhất, cho những người ở đó và chế nhạo Chúa Giêsu, điều này trái lại là nền tảng đức tin của ông trộm lành. Và như thế người trộm lành trở thành chứng nhân của Ơn Thánh; điều không thể nghĩ tới đã xảy ra: Thiên Chúa đã yêu thương tôi đến độ đã chết trên thập giá cho tôi. Chính đức tin của người này là hoa trái ơn thánh của Chúa Kitô: đôi mắt của ông chiêm ngắm nơi Đấng bị đónh đanh tình yêu của Thiên Chúa đối với ông, là kẻ tội lỗi nghèo nàn. Đúng thế, ông đã là kẻ ăn trộm, đã là một kẻ trộm, đã ăn trộm suốt đời. Nhưng sau cùng, hối lỗi vì những điều mình đã làm, khi nhìn Chúa Giêsu tốt lành và thương xót như vậy, ông đã thành công ăn trộm cả nước trời nữa: ông này thật là một người ăn trộm giỏi!

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Người trộm lành sau cùng trực tiếp hướng tới Chúa Giêsu, bằng cách khẩn nài sự trợ giúp của Ngài: “Lậy ông Giêsu, xin hãy nhớ tới tôi khi Ngài vào nước của Ngài” (Lc 23,42). Ông gọi tên Ngài, “Giêsu” với lòng tin cậy và tuyên xưng ý nghĩa của tên gọi là “Chúa cứu”. Đó là tên của Chúa Giêsu. Ông ta xin Chúa Giêsu nhớ tới mình. Có biêt bao là dịu dàng và nhân bản trong kiểu diễn tả này! Đó là nhu cầu của con người không bị bỏ rơi, mong ước Thiên Chúa luôn luôn gần gũi nó. Trong cách thức này một người bị kết án tử trở thành gương mẫu của kitô hữu tín thác nơi Chúa Giêsu. Một người bị kết án tử là mẫu gương cho chúng ta, một mẫu gương cho một người, cho một kitô hữu tín thác nơi Chúa Giêsu, và cũng là gương mẫu của Giáo Hội biết bao lần khẩn nài Chúa trong phụng vụ bằng cách nói: “Xin Chúa hãy nhớ … Xin Chúa hãy nhớ tới tình yêu của Chúa …”

Trong khi ông trộm lành nói tới tương lại: “Khi nào Ngài sẽ vào trong nước của Ngài”, thì câu trả lời của Chúa Giêsu không phải chờ đợi, Ngài nói ở thì hiện tại: “hôm nay con sẽ ở cùng ta trên thiên đàng” (v. 43). ĐTC giải thích:

Trong giờ trên thập giá, ơn cứu rỗi của Chúa Kitô đạt tột đỉnh của nó là lời Ngài hứa với ông trộm lành vén mở việc thành toàn sứ mệnh của Ngài: đó là cứu các người tội lỗi. Mở đầu sự vụ của mình trong hội đường ở Nagiarét Chúa Giêsu đã công bố “sự giải thoát cho người tù tội” (Lc 4,18); tại Giêricô trong nhà người thu thuế tội lỗi Dakêu Ngài đã tuyên bố rằng “Con Người – nghĩa là Ngài - đến để kiếm tìm và cứu vớt những gì đã hư mất” (Lc 19,9). Trên thập giá, hành động cuối cùng xác nhận việc thực hiện chương trình cứu độ. Từ đầu cho tới cuối cuộc đời Ngài đã mạc khải Lòng Thương Xót, đã mạc khải sự nhập thể vĩnh viễn và không thể lập lại tình yêu thương của Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu thật sự là gương mặt lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Và ông trộm lành đã gọi Ngài bằng tên “Giêsu”. Đây là một khẩn cẩu ngắn gọn, và tất cả chúng ta có thể làm biết bao lần trong ngày: “Giêsu”, “Giêsu”, một cách đơn sơ. Và xin anh chị em hãy làm như thế suốt ngày.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ nhiều giáo phận của các nước Âu châu, Bắc Mỹ cùng như châu Mỹ La tinh. Từ Phi châu có các đoàn hành hương Algeria, Nam Phi, trong khi từ Á châu có các nhóm hành hương Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nam Hàn, Nhật Bản và Việt Nam.

Ngài cầu chúc chuyến hành hương Roma và việc bước qua Cửa Thánh đem lại cho họ cũng như gia đình họ nhiều phước lành và ơn tha thứ của Thiên Chúa.

Trong số các nhóm hành hương cũng có tín hữu vùng bị động đất đo ĐC Giovanni D’ Ercole hướng dẫn, phái đoàn tham dự viên Tuần gia đình Italia, các tín hữu tổng giáo phận Potenza và những người bị sa thải mất việc làm đo ĐGM sở tại hướng dẫn. Ngài cầu mong giới hữu trách tìm ra giải pháp cho vấn đề việc làm. Ngoài ra cũng có các tham dự viên tổng tu nghị của các nữ tu dòng ba Capucino Thánh Gia, hiệp hội người già đi xe đạp, nhiều đoàn hành hương giáo phận khác, cũng như giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn. ĐTC cầu mong thánh Vinh Sơn de Paoli

kích thích giới trẻ biết thực hiện các dự án tương lai trong cuộc đời ho, người đau yếu biết nhìn lên Chúa Kitô chịu đóng đanh để thánh hiến các khổ đau của mình, và các đôi tân hôn luôn biết rộng mở cho ơn sự sống và trợ giúp người nghèo.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
 
Hòa giải sẽ là chủ đề lớn trong chuyến đi Georgia và Azerbaijan của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
20:18 29/09/2016
Nữ ký giả Inés San Martín của tờ Crux cho rằng mỗi chặng trong chuyến viếng thăm hai nước Georgia và Azerbaijan của Đức Phanxicô đều cho thấy các thách đố độc đáo. Ở Georgia, ngài sẽ thăm một quốc gia đa số áp đảo theo Chính Thống Giáo, còn ở Azerbaijan, ngài sẽ gặp một xã hội đa số theo Hồi Giáo Shi’a, cả ở hai trường hợp, ngài đều cần phải đẩy mạnh hòa bình và hòa giải.

Thực vậy, Georgia là một quốc gia đa số theo Chính Thống Giáo và luôn có rắc rối với Nga, trong khi Azerbaijan đa số theo Hồi Giáo Shi’a và có tranh chấp lâu dài với Armenia về tỉnh Nagorno-Karabakh. Thành thử, người ta cho rằng Đức Phanxicô sẽ nêu các vấn đề như hòa bình, liên đới và hòa giải khi tới thăm hai nước này.

Theo Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, “Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng thực sự sẽ là một lời mời (hai bên) thực hiện điều ngài vẫn thường nói: đừng biến các dị biệt thành nguồn tranh chấp, mà thành nguồn phong phú hóa lẫn nhau”.

Khẩu hiệu của chuyến thăm Georgia là “Chúng ta là anh em”, và khẩu hiệu của chuyến thăm Azerbaijan là “Pax vobis” (Bình an cho anh em). Cả hai khẩu hiệu ngầm cho thấy một tình thế nhậy cảm, trong đó, các người địa phương mong đợi Đức Giáo Hoàng nói tới các cuộc tranh chấp kéo dài đã quá lâu, nhưng rất có thể bị ngài bỏ qua để tránh đổ thêm dầu vào lửa vì bị coi là thiên vị.

Các con số

Dù khó có thể so sánh, nhưng vẫn có một vài con số thống kê đáng lưu ý đối với chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng.

Cả hai nước đều đã được một vị giáo hoàng trước đây tới thăm rồi. Đó là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài thăm Georgia năm 1999, và thăm Azerbaijan năm 2002.

Ở Georgia, Chính Thống Giáo Đông Phương chiếm 84% dân số, Hồi Giáo chiếm 10%, Tông Truyền Armenia chiếm gần 3%, và Công Giáo chiếm non 1%. Ở Azerbaijan, 96% dân số là Hồi Giáo, trong đó 63% là Hồi Giáo Shi’a, 33% là Hồi Giáo Sunni. Người Công Giáo chiếm non 0.01%!

Điều trên cho thấy Azerbaijan là quốc gia có cộng đồng Kitô Giáo nhỏ nhất được Đức Phanxicô thăm viếng từ trước tới nay, chỉ trên dưới 500 người. Theo Google Flights, đưa trọn người Công Giáo Azerbaijan qua Rôma (máy bay khứ hồi chỉ tốn 118,872 dollras) còn rẻ hơn là đưa Đức Giáo Hoàng qua Azerbaijan (máy bay khứ hồi tốn 141,655 dollars, may mà do các nhà báo tháp tùng đài thọ).

Cộng đồng Công Giáo ở Georgia tương đối lớn hơn, dù con số 110,000 người Công Giáo vẫn là một con số khiêm nhường. Với 32 giáo xứ, quốc gia thuộc Sôviết cũ này cứ 3,500 người có một giáo xứ, cứ mỗi 55,000 người có một giám mục, cứ 4,000 người có một linh mục và cứ 3,000 người có một nữ tu.

Ngược lại, Azerbaijan chỉ có một giáo xứ duy nhất, không có giám mục, chỉ có 7 linh mục và 7 nữ tu.

Đức Phanxicô sẽ ở Georgia 2 đêm và ở Azerbaijan 11 tiếng đồng hồ, đọc 10 bài diễn văn, trong đó, có 3 bài đọc ở đoạn cuối của cuộc tông du. Ngài cũng sẽ cử hành 2 thánh lễ công cộng, mỗi nước một thánh lễ.

Mong đợi gì ở Georgia

Đặt chân xuống thủ đô Tbilisi, Đức Phanxicô sẽ gặp các nhà lãnh đạo chính trị trước nhất, trong đó có Tổng Thống Giorgi Margvelashvili. Ngài cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ riêng với nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Georgia, Thượng Phụ Ilia II, và Cộng Đoàn Canđê Assyri.

Đầu tuần này, phát ngôn viên Tòa Thánh cho hay chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại Nhà Thờ Công Giáo Thánh Shemon Bar Sabbae, theo nghi lễ Canđê, là dấu chỉ ngài hỗ trợ người Công Giáo ở Syria và Iraq đang phải chịu sự tàn phá của chiến tranh, một điều mà chính Đức Phanxicô nhắc tới vào hôm thứ Tư vừa qua khi nói rằng những người bỏ bom các thường dân ở Aleppo sẽ bị Thiên Chúa lên án.

Ít nhất cũng sẽ có chừng 13 vị giám mục theo nghi lễ Canđê tham dự buổi cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng. Các ngài sẽ bay tới Georgia sau khi tham dự một công đồng ở Erbil, Iraq, từ ngày 21 tới ngày 28 tháng Chín.

Đức Phanxicô và Thượng Phụ Ilia sẽ trao đổi các lời chào mừng và đọc diễn văn, nhưng, cũng như lần Đức Gioan Phaolô II thăm nước này, sẽ không có buổi cầu nguyện chung. Thực vậy, Đức Giáo Hoàng sẽ được thượng phụ đón tiếp như “một quốc trưởng”.

Dù người ta không mong Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập trực tiếp khi gặp Ông Marvelashvili, nhưng vấn đề Nga chiếm đóng Abkhazia và Nam Ossetia kể từ cuộc Chiến Tranh Nga-Georgia năm 2008 chắc chắn xa gần cũng sẽ được nhắc đến.

Phần lớn cộng đồng quốc tế, kể cả Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu, đều coi các lãnh thổ này là các lãnh thổ bị chiếm đóng và từng kết án sự hiện diện quân sự của Nga tại các lãnh thổ này.

Các nguồn tin thân cận cho rằng dù với Đức Phanxicô, người ta phải “ngờ điều bất ngờ”, nhưng có lẽ ngài sẽ tự chế không sử dụng hạn từ “chiếm đóng”, thay đó, sẽ dùng hạn từ “toàn vẹn lãnh thổ”, một hạn từ thỉnh thoảng được Đức Bênêđíctô XVI sử dụng.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là: trước cuộc viếng thăm Armenia, một phát ngôn viên của Đức Giáo Hoàng từng gợi ý rằng Đức Phanxicô sẽ không sử dụng hạn từ “diệt chủng” nhưng trên thực tế, ngài đã sử dụng chính hạn từ này.

Một hạn từ mà chắc chắn ngài sẽ sử dụng là “tỵ nạn”, không nhất thiết ám chỉ cuộc khủng hoảng ở Âu Châu, một cuộc khủng hoảng được coi là tệ hại nhất kể từ Thế Chiến II, nhưng ám chỉ 300,000 người rời cư trong nội địa Georgia, một sản phẩm của cuộc chiến tranh năm 2008.

Một điều khác cũng có thể diễn ra trong chuyến Đức Giáo Hoàng thăm viếng một trong các quốc gia đầu tiên nhận Kitô Giáo làm quốc giáo, từ thế kỷ thứ tư, là sự phản đối của một số linh mục Chính Thống Georgia và của phong trào duy quốc gia cực đoan.

Theo Georgia Today, một số người đã tổ chức một cuộc tụ tập ở bên ngoài Tòa Sứ Thần của Tòa Thánh tại Tbilisi để phản đối chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, cho rằng đây là một lăng nhục đối với tính tinh tuyền của đức tin Chính Thống Georgia và là một sỉ nhục đối với nhân dân nước này.

Trang mạng tin tức này trích dẫn lời của Avtandil Ungiadze, một trong các người tổ chức cuộc tụ tập, nói rằng các người biểu tình có mặt ở đây để “duy trì tiếng thơm của Giáo Hội đích thực”, và thề sẽ ngăn cản, không cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào Nhà Thờ Chính Tòa Svetitskhoveli đã có từ thế kỷ 11, tọa lạc ở khu Mtskheta gần đó.

Đức Phanxicô sẽ viếng Nhà Thờ Chính Tòa trên hôm thứ Bẩy, sau khi cử hành Thánh Lễ tại vận động trường Meski. Dù vị Thượng Phụ Giáo Chủ (Catholicos) không tham dự, nhưng đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, khi một phái đoàn của Giáo Hội Chính Thống Georgia tham dự Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng.

Mong đợi gì ở Azerbaijan

Chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô ở đây sẽ là chuyến ngài viếng thăm lần đầu một quốc gia đa số theo Hồi Giáo Shi’a. Trong chuyến viếng thăm 11 tiếng đồng hồ của ngài ở thủ đô Baku, Đức Phanxicô sẽ gặp gỡ chính quyền địa phương và cử hành Thánh Lễ.

Tuy nhiên, thời điểm chính trong ngày sẽ là cuộc gặp gỡ của ngài với đại giáo trưởng Hồi Giáo Vùng Caucasus, Allahshukur Pashazadeh, một trong các người Hồi Giáo nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới. Hai vị sẽ tham dự cuộc gặp gỡ liên tôn với vị giám mục Chính Thống Giáo tại Baku và với chủ tịch cộng đồng Do Thái Giáo địa phương.

Lên tiếng tại Luận Nghị Hội Quốc Tế Lần Thứ Ba về “Tôn Giáo và Hòa Bình”, đại giáo trưởng mạnh mẽ kết án các hành vi của ISIS và các tổ chức tương tự với các ý tưởng “giả tôn giáo” của chúng. Ngài nói: “Thiên Chúa sẽ không tha thứ cho các hành vi bất nhân của chúng”.

Sau nhiều năm bị Sôviết thống trị, Đạo Công Giáo được chính thức thừa nhận tại Azerbaijan vào năm 2002, sau chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II. Chỉ sau chuyến viếng thăm này, công tác tái thiết Nhà Thờ Đức Bà của Giáo Hội Công Giáo, bị các nhà cầm quyền Cộng Sản triệt hạ vào thập niên 1930, mới được phép. Như thế, nhà thờ này mới được 9 tuổi khi Đức Phanxicô tới đó cử hành Thánh Lễ vào hôm Chúa Nhật.

Nhiều thế kỷ qua, các Kitô hữu, người Hồi Giáo và người Do Thái Giáo vốn sống chung hòa bình với nhau tại đây, cho tới nay, sử sách chưa ghi chép một cuộc đấu tranh nào do tôn giáo xúi giục.Vào các dịp lễ lạc tôn giáo, các Kitô hữu và các người Hồi Giáo thường thăm viếng nhau. Thậm chí, người Hồi Giáo còn trợ giúp tài chánh để người Công Giáo tái thiết ngôi nhà thờ duy nhất do các cha Salêdiêng điều hành.

Hệt như lúc viếng thăm Armenia hồi tháng Sáu vừa qua, Đức Giáo Hoàng chắc chắn sẽ đề cập qua loa tới cuộc tranh chấp lâu năm giữa hai quốc gia về vùng Nagorno-Karabakh, chỉ nhắc nhở việc cần thiết của hòa bình và hòa giải chứ không trực tiếp nói tới vùng bị tranh chấp, nơi 70 binh sĩ bị giết hồi tháng Tư.

Cuộc thăm trước đây của một vị giáo hoàng

Đức Gioan Phaolô II tới Tbilisi năm 1999, tại đây, cũng như Đức Phanxicô, ngài đã cử hành thánh lễ công cộng duy nhất cho cộng đồng Công Giáo bé nhỏ của xứ sở. Các tường trình hồi ấy nói rằng khoảng 10,000 người, hay một phần năm người Công Giáo hồi ấy, đã tham dự Thánh Lễ.

Dù vị giáo hoàng người Ba Lan hết lòng kêu gọi mối liên hệ gắn bó hơn giữa hai Giáo Hội Kitô Giáo, không hề có phái đoàn Chính Thống Giáo nào tham dự Thánh Lễ do ngài cử hành cả, một việc ai cũng nghĩ là sẽ xẩy ra hồi đó.

Trong bài giảng lễ, Đức Gioan Phaolô II nói với quốc gia sinh quán của Joseph Stalin, vừa thoát khỏi nanh vuốt Cộng Sản, rằng không có Thiên Chúa, con người không thể tìm được hạnh phúc.

“Thực vậy, không có Thiên Chúa, kết cục con người sẽ tự chống lại mình vì họ không có khả năng xây dựng được một trật tự xã hội biết tôn trọng đủ các quyền căn bản của con người và sự chung sống giữa các công dân”.

Cuộc gặp gỡ của ngài với Thượng Phụ của Giáo Hội Chính Thống Georgia, cũng một vị thượng phụ mà Đức Phanxicô sẽ gặp mặt, cho thấy một cách sống động các trở ngại còn tồn đọng đối với giấc mơ hợp nhất Kitô Giáo của Đức Gioan Phaolô II.

Trong khi nhà lãnh đạo Công Giáo nói tới ước nguyện của ngài đối với việc cổ vũ hoà giải giữa hai Giáo Hội, thì Thượng Phụ Ilia II ngỏ lời với Đức Giáo Hoàng như là một quốc trưởng và nói tới “các liên hệ thân hữu” giữa hai “quốc gia”.

Trong một cuộc đảo lộn vai trò đáng lưu ý, chính Tổng Thống Eduard Shevardnadze, một cựu tổng trưởng ngoại giao của chế độ Sôviết cũ, người được rửa tội gia nhập Giáo Hội Chính Thống năm 1992, đã vận động ráo riết cho có cuộc tông du này và thuyết phục Thượng Phụ đồng ý.

Trong cuộc viếng thăm Azerbaijan năm 2002 của ngài, vị giáo hoàng người Ba Lan đã tập chú vào việc sống chung giữa các tôn giáo trong nhiều bài nói chuyện của ngài.

Thí dụ, ngỏ lời với các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị, ngài nói: “Bất chấp các khác nhau giữa chúng ta [Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo], chúng ta cùng cảm thấy được mời gọi phát huy các mối liên hệ qúy mến và nhân hậu lẫn nhau”.

Sau khi cho rằng tôn giáo “không được dùng để gia tăng tranh chấp và thù hận, nhưng để cổ vũ tình yêu và hòa bình”, Đức Gioan Phaolô II hứa hẹn rằng bao lâu còn hơi thở, ngài vẫn còn hô to: “Nhân danh Thiên Chúa, hãy có hòa bình!”.
 
Một nạn nhân sống sót sau vụ phá thai nói : Nếu phá thai chỉ đơn thuần là quyền của phụ nữ, vậy thì quyền của tôi là gì?
Giuse Thẩm Nguyễn
20:26 29/09/2016
Một nạn nhân sống sót sau vụ phá thai nói : Nếu phá thai chỉ đơn thuần là quyền của phụ nữ, vậy thì quyền của tôi là gì?

(CNSNews.com) Một người sống sót sau khi bà mẹ của mình thực hiện phá thai là cô Gianna Jessen đã nói với Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện vào hôm thứ Sáu rằng những người ủng hộ phá thai không bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi “ nếu phá thai chỉ đơn thuần là quyền của phụ nữ, thì quyền của cô, một người sống sót sau cuộc phá thai đau đớn ấy là gì.”

Tại cuộc điều trần về Tu Chính Hyde ( Luật cấm dùng quỹ liên bang để trả cho việc phá thai trừ phi để cứu sinh mạng của người mẹ hay việc mang thai do bị hãm hiếp bởi người cùng huyết thống) và Luật Bảo Vệ Quyền Trẻ Em Sinh Ra Còn Sống (Một đạo luật của Quốc Hội nhằm bảo vệ trẻ em sinh ra còn sống sau khi việc phá thai bất thành, được ký bởi Tổng Thống George W. Bush vào năm 2002), cô Jessen nói rằng cô vẫn còn đang nghe thấy những tiếng vỗ tay cuồng nhiệt của những người ủng hộ phá thai và cô đã dẫn câu Thánh Kinh trích từ Phúc Âm Thánh Gioan (Gn 15:13) rằng cô sẽ hiến mạng sống mình cho bất cứ ai.

Luật Bảo Vệ Trẻ Em Sinh Ra Còn Sống (HR3504) “bắt buộc các bác sĩ phải chăm sóc chu đáo trẻ sơ sinh trong trường hợp đứa trẻ đó vẫn còn sống sau một vụ phá thai.”

Cô Jessen nói tiếp,“Tôi vẫn còn đang nghe thấy những tiếng vỗ tay cỗ vũ cho việc kết liễu đời sống của những đứa trẻ bị phái thai này và cả những người ở phía sau tôi như quý vị cũng vỗ tay. Tôi xin nói với quý vị rằng, nếu cần, tôi sẽ hiến mạng sống của tôi cho quý vị, bởi vì không có gì lớn hơn là việc một người tự hiến mạng sống mình vì bạn hữu.”

“Khi tôi nghe thấy quý vị vỗ tay cho sự chết, tôi muốn nói cho quý vị biết là quý vị đáng giá biết bao và đối với người Mỹ, tôi sẽ nói thế này “Hãy tỉnh thức, chúng ta đã quá lo lắng về mọi chuyện mà lại quên đi chuyện phá thai đang xảy ra dưới gầm trời này. Chúng ta không bàn về vấn đề này”

“Chúng ta bị bối rối về những vấn đề xã hội. Chúng ta bị bối rối bởi những người yêu Thiên Chúa và chúng ta bối rối trong việc bảo vệ những gì dễ tổn thương nhất giữa chúng ta và chúng ta kinh ngạc là tại sao chúng ta lại giết nhau.

“Chúng ta đã đặt sai vấn đề ưu tiên. Chúng ta đã từ bỏ Thiên Chúa. Chúng ta đã xấu hổ vì Người và chúng ta sẽ không được tự do nếu không có Người. Tôi kêu gọi quốc gia chúng ta hãy ăn năn và xin Chúa hãy làm cho chúng ta tỉnh thức.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Top Stories
Vietnam: Pollution maritime au Centre-Vietnam : à l’initiative d’une paroisse catholique, 600 pêcheurs portent plainte
Eglises d'Asie
09:16 29/09/2016
Depuis la très grave pollution maritime engendrée par des substances toxiques rejetées en mer par un complexe industriel, le mouvement de protestation qui anime les milieux catholiques de la population côtière du Centre-Vietnam ne cesse de s’amplifier. Le 26 septembre dernier, des centaines de pêcheurs rassemblés par une paroisse catholique ont organisé, non sans mal, un voyage jusqu’au Tribunal populaire de Ky Anh pour y déposer des plaintes contre l’usine polluante. Le lendemain, 27 septembre, les autorités judiciaires faisaient savoir que les plaintes (entre 500 et 600) avaient été enregistrées et seraient transmises à un tribunal de grande instance.

Dans la matinée du 26 septembre, sur le coup de 5 heures du matin, ils étaient environ 600 pêcheurs du district de Quynh Luu (province du Nghê An) à se préparer pour se rendre ensemble au tribunal de Ky Anh, situé dans la province voisine de Ha Tinh, province où se trouve le complexe sidérurgique de l’entreprise à capitaux taïwanais Formosa, responsable de la catastrophe écologique du mois d’avril dernier. Les manifestants avaient l’intention de déposer des plaintes individuelles contre l’usine. La législation vietnamienne ne permettant pas de présenter des plaintes en nom collectif, chacun des membres du groupe a dû rédiger et remettre au tribunal une plainte particulière, en s’appuyant cependant sur un modèle élaboré par des avocats spécialisés. Les plaintes exigent l’indemnisation adéquate des dégâts causés aux pêcheurs et à la population côtière ainsi que l’expulsion hors du Vietnam du complexe industriel d’origine taïwanaise Formosa.

Des plaintes déposées ‘au nom du peuple’

Pour le voyage vers le tribunal de Ky Anh, la paroisse de Quynh Luu avait loué une vingtaine de voitures. Mise au courant des intentions du groupe de manifestants, la police s’est employée, par des menaces et diverses pressions, à dissuader les conducteurs des voitures pressentis de répondre à la demande des protestataires. Seules onze des vingt voitures commandées étaient au rendez-vous. L’ensemble du groupe a cependant pu se rendre jusqu’au tribunal de Ky Anh grâce aux autobus locaux et à des moyens de transport privés.

La paroisse catholique qui patronnait cette manifestation avait essayé de donner à ce déplacement collectif des catholiques une portée dépassant les intérêts particuliers des personnes lésées par la pollution. Le même jour, le P. Antoine Dang Huu Nam, curé de la paroisse de Phu Yên et représentant de la communauté pêcheurs la région, confiait à la BBC : « Notre population porte plainte contre l’usine Formosa non pas seulement pour défendre ses propres intérêts individuels, mais ‘au nom de peuple’. Il aurait suffi d’une seule personne malade à cause de la pollution maritime pour que cette catastrophe soit considérée comme un mal touchant l’humanité dans sa globalité. »

Pas d’autre choix que d’aller en justice

Dès le lendemain de la manifestation, le 27 septembre 2016, le Tribunal populaire de Ky Anh a fait savoir officiellement qu’il recevait 506 des plaintes déposées la veille par les familles de pêcheurs. Chacune d’entre elles mettait en avant deux revendications particulières : la volonté d’obtenir une indemnisation juste et le souhait partagé par tous de voir les responsables de la pollution expulsés du Vietnam. Le tribunal a certifié que d’ici trente jours, les plaintes seraient enregistrées et transmises à un tribunal d’instance supérieure.

En guise de conclusion, le curé de Phu Yên a cependant fait remarquer que s’il existait davantage de démocratie dans le pays, ce n’est pas la population qui aurait dû porter plainte mais l’Etat. Il a ajouté que la solution juridique n’avait pas été le premier choix envisagé par les victimes dans leur lutte pour la justice, mais qu’elle était la seule solution qui leur restait.

Selon un communiqué récent, publié à l’issue d’une enquête sur le sujet menée par le gouvernement vietnamien, la pollution provoquée par l’usine Formosa aurait eu des conséquences directes sur plus de 100 000 personnes, chiffre qui a été aussitôt controversé de nombreux côtés. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 29 septembre 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Mân Côi Bùi Chu : Những nụ hồng trổ sinh
Dòng Mân Côi Bùi Chu
10:05 29/09/2016
DÒNG MÂN CÔI BÙI CHU: NHỮNG NỤ HỒNG TRỔ SINH

Vào lúc 5 giờ sáng thứ năm ngày 29.09.2016, Hội Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu đón nhận 14 em Đệ tử tiến lên Tiền tập và 13 em Tiền tập bước vào Nhà Tập. Nghi thức gia nhập được cử hành trong thánh lễ mừng kính các Tổng Lãnh Thiên Thần tại Nguyện đường Nhà Mẹ Trung Linh, do Cha Đặc trách các Dòng tu Giuse Lê Văn Sở chủ tế, cùng đồng tế với ngài có Cha PGĐ Chủng viện Dominic Trần Ngọc Đăng và toàn thể chị em trong Hội Dòng.

Xem Hình

Nghi thức gia nhập Tiền Tập viện được bắt đầu ngay sau bài giảng, bằng việc các em Đệ tử tự nguyện bước lên như một bước quyết định cho cuộc đời mình trong hành trình dâng hiến. Nhờ sống trong Hội Dòng và tham dự đời sống cầu nguyện với cộng đoàn, các em được tiếp cận trực tiếp hơn các giá trị đặc sủng của dòng và nhận định xem lý tưởng đời tu của cá nhân có phù hợp với lý tưởng linh đạo của Hội Dòng hay không. Qua đó, các em sẽ có kinh nghiệm về nếp sống tu trì và những sinh hoạt thường nhật của Hội Dòng; từ đó đi đến những lượng giá xác thực nhất về sự phù hợp của bản thân, trước khi quyết định rút lui hay chấp nhận bước vào giai đoạn Nhà Tập. Các em được trao huy hiệu và khăn lúp Dòng như là một dấu chỉ dâng mình cho Chúa, điều đó được khẳng định rõ ràng hơn trong việc các em xin tự nguyện bước theo Chúa qua Kinh dâng mình để dâng trọn đời phụng sự Chúa trong Dòng.

Tiếp theo là nghi thức gia nhập Tập viện, được mở đầu với phần xướng danh các em Tiền tập. Sau khi Cha Đặc trách thẩm vấn các em, ngài trao khăn lúp và áo dòng cho các em như “dấu chỉ tấm lòng khiêm nhường và siêu thoát” của những người bước theo Chúa Kitô. Sau khi mang tấm áo trên mình, các em được các chị trong Ban Quản Trị Dòng và các chị giáo rước vào Nhà Nguyện trong lời hát: “tấm áo hôm nay, con mặc vào ngây ngất trời mây…”.

Sau đó, Cha Đặc trách các Dòng tu trao cho mỗi tân Tập sinh một tràng hạt và cuốn sách Hiến luật-Nội quy Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu, để các em học, hiểu và tập sống theo linh đạo Mân Côi. Ở giai đoạn này, đặc biệt trong năm tập I theo Giáo luật, các Tập sinh không liên lạc với gia đình, cách ly khỏi đời thường để bước vào môi trường huấn luyện biệt lập của Nhà tập. Các em được huấn luyện, tiếp thu và nội tâm hóa các giá trị mới của đời tu và đặc sủng dòng. Nói một cách khác, các em sẽ được hướng dẫn sống theo Hiến pháp và Nội quy của Hội Dòng, được học và tập sống ba lời khuyên Phúc âm, tập sống những đòi hỏi thiết yếu của đời tu, nhất là đời sống thiêng liêng, tập sống gắn bó với Chúa trong thinh lặng và cầu nguyện. Đây là thời gian cần nhất trong tiến trình đào tạo, giúp các Tập sinh xây dựng nền móng cho toàn bộ đời tu của mình sau này như lời Đức Cha Tổ Phụ Đômicô Maria Hồ Ngọc Cẩn nói: “Khuôn đúc làm sao thì thành hình như vậy”.

Nghi thức vào Tập Viện được kết thúc bằng việc các em nhận tên thánh mới, được bắt đầu bằng tên của mẹ Maria như dấu chỉ của những người “con riêng” của Mẹ trong gia đình Mân Côi được nối kết với tên một vị thánh “để trông nhờ các Ngài phù hộ cho các con bền vững trong nhà Chúa cho đến ngày về cùng các Thánh trên Thiên Đàng”. Và từ nay các em sẽ được gọi là Maria Têrêsa…Vâng, chính giây phút linh thiêng này, vẫn con người đó, nhưng các em được mang một tên mới trên hành trình theo sát Chúa Kitô, xin cho Người biến đổi, nhào nắn các em nên những khí cụ sắc bén của Người để các em được trở thành “con người mới”, với những giá trị mới theo Tin Mừng.

Kết thúc thánh lễ, chị Phó Tổng phụ trách thay mặt cho Hội Dòng cám ơn Cha đặc trách, Cha giáo cùng cộng đoàn. Nguyện xin Lòng Thương Xót Chúa, qua sự chuyển cầu của Mẹ Maria Mân Côi và các Tổng Lãnh Thiên Thần, luôn đồng hành với gia đình Tập viện để quý chị giáo và các em luôn an vui, mạnh khỏe và được đầy tràn ơn Chúa.

BTT. Dòng Mân Côi
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ted Osius trao những viên kẹo khó nuốt cho Việt Nam
Phạm Trần
10:08 29/09/2016
TED OSIUS TRAO NHỮNG VIÊN KẸO KHÓ NUỐT CHO VIỆT NAM

”Mở cửa thị trường của mình với thế giới bên ngoài, cho phép tự do trao đổi ý kiến trên Facebook, và tạo ra một lực lượng lao động trẻ và có tinh thần khởi nghiệp. Ở mọi nơi tôi đến trên đất nước này, tôi đều có thể thấy những kết quả mà quá trình này mang lại: hàng triệu người được thoát nghèo; giới trẻ rất lạc quan về tương lai của họ; các cộng đồng được bảo vệ an toàn hơn trước tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam có nhiều điều để tự hào, chắc chắn là vậy, nhưng cùng nhau chúng ta có thể làm còn nhiều hơn nữa.”

(Theo tài liệu từ Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội)

Đó là lời tuyên bố của ông Ted Osius, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam trong diễn văn tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội) ngày 27/09/2016.

Nhưng những việc mà Hoa Kỳ và Việt Nam “có thể làm còn nhiều hơn nữa” là những việc gì ?

Trước hết, ông Đại sứ nói thẳng:” Tôi tin là Hoa Kỳ đã hiểu được rằng sự tăng trưởng, tiến bộ, hòa bình và ổn định đều sẽ được thúc đẩy tối đa bằng việc cho phép mọi tiếng nói đều được lắng nghe. Việt Nam sẽ chỉ khai thác được tối đa tiềm năng của mình khi xã hội dân sự có thể được hưởng những quyền tự do lớn hơn để thành lập tổ chức một cách ôn hòa, tự do trao đổi ý kiến trên Internet và mạng xã hội, và tham gia vào quá trình hoạch định chính sách.”

Dùng ngôn ngữ ngọai giao, Đại sứ Osius minh định:”Hoa Kỳ không tìm cách ra điều kiện hay áp đặt những điều chúng tôi tin là đúng lên bất kỳ đối tác nào của chúng tôi. Trên thực tế, nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam là tôn trọng lẫn nhau đối với chủ quyền và hệ thống chính trị khác biệt. Nhưng tôi mời các bạn, nhất là khi các bạn tìm lời giải cho những câu hỏi khó, coi Hoa Kỳ là một nguồn hữu ích. Trong quá trình chúng tôi phát triển thành một quốc gia như hiện nay, chúng tôi đã phải xoay xở với nhiều trong số những vấn đề mà các bạn hiện phải giải quyết, và tôi tin rằng chúng tôi có thể chia sẻ những bài học chúng tôi đã thu được.”

Khuyến cáo của ông Osius tuy không mới nhưng được đưa ra vào lúc Ban Tuyên giáo đảng ra lệnh cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Quân đội và Công an, tăng cường ngăn chặn, kiểm soát và xiết chặt thông tin trên Facebook và các mạng dân sự ở Việt Nam để đề phòng các thông tin không đi cùng chiều với đảng.

Theo lập luận của báo-đài nhà nước thì những nhận xét, phê bình và chỉ trích chủ trương, chính sách của nhà nước trên các mạng xã hội hay facebook đều là những “thông tin độc hại” của điều được gọi là “các thế lực thù địch” bên ngoài, “những phần tử cơ hội chính trị” và “bất mãn” trong nước tung ra. Mục đích cuối cùng của các bài viết này, theo quan điểm của nhà nước, là nhằm chống phá và làm suy yếu đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Một trong những bài viết phản biện thuộc loại này là của Đại tá, Thạc Sỹ Nguyễn Đức Thắng (Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự) được báo Quân đội Nhân dân phổ biến ngày 13/7/2016.

Ông viết:”Thực tế, bên cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu độc, trái với truyền thống văn hóa dân tộc cũng được tán phát lên các trang thông tin điện tử (website), blog, mạng xã hội, trên phần phản hồi (comment) của các báo điện tử… Vì vậy, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng internet và lập nhiều trang facebook để truyền bá những thông tin xấu độc, đăng tải những status trên trang facebook cá nhân với ngôn ngữ, luận điệu đầy tính kích động, phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên mọi lĩnh vực.

Ông Thắng gay gắt thêm:”Thông tin xấu độc tán phát trên internet và mạng xã hội là những thông tin bịa đặt, sai sự thật, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Đó là các dạng thông tin có nội dung không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục như: Kích động đồi trụy, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống…; thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm tin học như: Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu,tán phát vi-rút…; thông tin sai trái có tính chất chính trị như: Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bịa đặt, vu cáo, nói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội, công an và gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, đe dọa an ninh quốc gia...”

Viết như thế là Đại tá Nguyễn Đức Thắng đã hạ thấp trình độ hiểu biết, phân biệt đúng sai, đen trắng của các tầng lớp nhân dân. Những đòi hỏi cần xét lại lịch sử gọi là “giữ nước và dựng nước” của đảng hay phân tích công, tội của ông Hồ Chính Minh đã du nhập Chủ nghĩa nọc độc Cộng sản Mác-Lênin vào Việt Nam khiến đất nước tan hoang, lòng dân phân hóa sau 70 năm (1946-2016) không phải là điều vô ích cho lịch sử và các thế hệ người Việt sau này.

Bởi lẽ lịch sử cần công bắng và song phẳng không chỉ cho người sống mà quan trọng hơn, cho hàng triệu người đã chết oan trong hai cuộc chiến huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động.

Tác gỉa và báo Quân đội Nhân dân cần nên soi mặt vào gương để biết vì sao đã có những bài viết chỉ trích chính sách của đảng và phê bình lãnh đạo. Những người làm nhiệm vụ thông tin và tuyên truyền của nhà nước chỉ được phép nhìn một hướng và viết một chiều nên đã không thấy được, hoặc không dám phê bình những chính sách hay chủ trương không hợp lòng dân mà nhà nước cứ nhắm mắt thi hành. Khi có những lãnh đạo hại dân, tham nhũng, lối sống biến chất, tác phong tha hóa thì lại được cấp này, cấp kia hay các nhóm lợi ích bảo hộ, bao che, bênh đỡ khiến dân bất bình thì làm sao không có người ta thán thay cho dân bằng Facebook hay các mạng xã hội ?

Cũng cần hiểu rằng, khi những nhà báo công dân bất chấp nguy hiểm để dấn thân đưa lên mạng điện tử những bài viết chống bất công xã hội và đòi bình đẳng và quyền làm người cho đồng bào mình, hay chỉ trích những sai lầm của đảng và lãnh đạo chẳng qua vì người dân không được quyền ra báo hay lập các cơ quan truyền thông để lên tiếng.

Quyền này đã quy định rõ ràng trong Điều 25 Hiến pháp 2013 viết rằng:”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Nhưng nhà nước vẫn cấm dân ra báo và tự cho mình độc quyền thông tin-báo chí thì trách sao người dân phải tự cởi trói mình qua Facebook và các mạng xã hội ?

Vì vậy sức mạnh và ảnh hưởng của thông tin tự do trên Internet cũng được ông Nguyễn Đức Thắng nhìn nhận để dọa nạt độc giả như thế này:”Tác hại của những thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội do các thế lực “mạng đen” tung ra có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ lụy của thông tin xấu độc ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân và cộng đồng xã hội. Nếu đạo đức xã hội bị băng hoại, văn hóa dân tộc bị tầm thường hóa, đánh mất bản sắc, an toàn xã hội bị đổ vỡ, thì sẽ tác động mạnh đến chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng; có nguy cơ dẫn đến mất phương hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ là đối tượng thường xuyên tiếp cận với facebook.”

Sở dĩ nhiều cán bộ, đảng viên và lãnh đạo, kể cả trong Quân đội và Công an, vẫn thường được lệnh phải tuyết đối trung thành và bảo vệ đảng, bây giờ cũng đang “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” vì họ đã nhờ các bài viềt của Facbook hay mạng xã hội dân sự mà biết được nhiều sự thật đã và đang bị đảng che giấu.

Tỷ dụ như chuyện chống tham nhũng, nạn phe đảng, ăn chia các dự án kinh tế,xà sẻo ngân sách và làm giầu bất chính trong đảng thì có bao giờ báo đảng dám đụng tới vì sợ nêu ra thì sẽ tan hàng rã đám.

Do đó, bài viết trên Quân đội Nhân dân đã mớm cách đề phòng : “Để chủ động ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội, đòi hỏi trước hết mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh tuyên tuyền, giáo dục để mỗi cán bộ, người dân thấy rõ tính hai mặt của internet và mạng xã hội; nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu độc, tính chất nguy hại của nó đối với cá nhân và xã hội. Qua đó trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những thông tin xấu độc làm nhiễu loạn môi trường xã hội. Trong quá trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao sức đề kháng cho mỗi người trước thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội, cần tiếp tục gắn chặt chẽ với tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Nhưng khi nói đến các sản phẩm văn hóa độc hại thì nhà nước lại để cho các bài báo của Trung Quốc có nội dung xuyên tạc lịch sử Việt Nam và tuyên truyền chủ quyền biển đảo cho Bắc Kinh được tự do mò vào tận phòng ngủ của người dân.

Điển hình như Bắc Kinh đã tung lên mạng nhiều bài viết, kể cả tiếng Việt, tiếng Trung, Anh, Pháp và cả Tây Ban Nha cho rằng các đảo và vùng nước vùng trời ở Biển Đông nằm trong hình Lưởi Bò, hay đường 9 đọan là của tổ tiên người Hoa Để lại.

Họ cho rằng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không có gì cần tranh cãi và đổ tội cho Việt Nam đã chiếm đóng trái phép ở Hòang Sa (bị TQ chiếm năm 1974) và Trường Sa.

Vì vậy không ai biết Ban Tuyên giáo, Quân ủy Trung ương và đảng Ủy Công an mải đi chơi hay không dám hé răng mà để cho phía Trung Quốc tự do chiếm lĩnh tuyên trruyền có hại cho Việt Nam khắp thế giới như thế ?

Báo đài chính ngạch của nhà nước như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông Tấn Xã Việt Nanm, TV v.v… có bao giờ dám đụng tới lỗ chân lông của những thương lái Trung Quốc đang phá họai kinh tế Việt Nam ngay trên lãnh thổ Việt Nam ? Họ cũng lơ là chuyện bênh dân chống các Công ty có chân Trung Quốc đã và đang hủy họai môi trường như Formosa Hà Tĩnh đã vi phạm ở miền Trung.

TPP-HÒA GIẢI DÂN TỘC

Bước sang lĩnh vực hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thị trường của Thế giới, ông Osius đề cập đến tiến trình của Hiệp ước Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP, Trans-Pacific Partnership).

Ông nói:”Nhìn về phía trước, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP) sẽ là nền tảng của nỗ lực này. Thực hiện đầy đủ TPP sẽ cho phép Việt Nam đưa được nhiều hơn nữa các sản phẩm của mình vào những thị trường mới, và sẽ thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài mới vào đất nước các bạn. Điều đó sẽ làm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào bất cứ thị trường đơn lẻ nào. Điều đó sẽ củng cố các mối kết nối không chỉ với Hoa Kỳ mà còn với các nước láng giềng của các bạn trong khu vực và với các đối tác mới ở bên kia đại dương.

Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng vẫn còn những việc khó khăn phải làm ở đây tại Việt Nam trước khi các bạn có thể khai thác được đầy đủ lợi thế của tất cả các cơ hội mới này.

Việt Nam đã tiến hành một số bước để cải cách hệ thống các doanh nghiệp nhà nước của mình, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Việt Nam phải tạo không gian trong nền kinh tế của mình cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh để nền kinh tế Việt Nam khai thác được đầy đủ tiềm năng của mình. Các cơ chế về hải quan phải được hiện đại hóa để đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Các công ty nước ngoài phải tin rằng tài sản trí tuệ của họ sẽ được bảo vệ để họ có thể mang công nghệ của mình tới đây. Họ phải biết rằng các thông lệ lao động công bằng sẽ được thực thi ở mọi nơi, và rằng các đối thủ cạnh tranh của họ sẽ phải cùng đáp ứng những tiêu chuẩn về môi trường như họ. Họ phải hiểu rằng pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng một cách công bằng, minh bạch và nhất quán.”

Tại sao ông Osius nói “vẫn còn nhiều bất cập” trong công tác “cải cách hệ thống các doanh nghiệp nhà nước” của phía Việt Nam ? Bởi vì phần lớn trong số hơn 3,100 Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vẫn tiếp tục làm ăn thua lỗ nặng từ năm này qua năm khác. Nhưng Nhà nước vẫn không sao giải thế, bán cổ phần cho tư nhân hay thay đổi nhân sự và đường lối hoạt động vì “lợi ích nhóm” trong đảng và nhà nước đã toa rập với nhau để chia chác và bảo vệ quyền lợi.

Mặc dù DNNN được hưởng nhiều ưu đãi trong thuê đất, mượn tiền ngân hàng, được hoãn trả nợ, giải dị thủ tục hành chính và chiếm các vị trí lưu thông tiện lợi, nhưng vì quản trị kém, đầu tư bừa bãi ngoài lĩnh vực của mình và tham nhũng nghiêm trọng nên đã nợ nần chồng chất không trả nổi.

Bằng chứng đã thấy trong báo cáo của “Kiểm toán Nhà nước công bố cho thấy, nhiều tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước hiệu quả hoạt động giảm sút, thua lỗ”, theo một bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) ngày 21/07/2016.

VOV viết tiếp:”Kết quả kiểm toán năm 2015 vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố cho thấy, qua kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2014 của 234 doanh nghiệp thuộc 38 tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT), công ty thì hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp giảm sút, thua lỗ.”

Đi vào chi tiết, Kiểm Toán Nhà Nước báo cáo:”Chẳng hạn, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu năm 2014 của TCT Lâm nghiệp là 8,6% (giảm 3,48% so với năm 2013); Vinaconex 8,5% (giảm 3,33%); PVN 15,56% (giảm 10,45%); Hfic 22,64% (giảm 2,64%); IDICO 9,8% (giảm 1,42%)…

Có đến 5/38 TĐ, TCT, công ty kinh doanh thua lỗ, như: Vinalines lỗ 3.478,48 tỷ đồng; TCT 15 lỗ 471,1 tỷ đồng; Vinaincon lỗ 131,96 tỷ đồng; TCT Mía đường II lỗ 15,18 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV In Đắk Lắk lỗ 2,95 tỷ đồng.

Nhiều TĐ, TCT quản lý nợ chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ phải thu quá hạn như các tổng công ty: Văn hóa Sài Gòn, Công nghiệp Sài Gòn, Mía đường II, Vinataba, Đường sông miền Nam, Du lịch Sài Gòn, EVN miền Trung, EVN Hà Nội, Vinalines…

Đồng thời, nhiều tập đoàn, tổng công ty cũng để tình trạng nợ khó đòi lớn, như: Mobifone thì riêng Công ty mẹ có nợ khó đòi chiếm 30,4% nợ phải thu; Công ty TNHH MTV Bò sữa thành phố Hồ Chí Minh có nợ khó đòi chiếm 81,19%; Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu nông lâm hải sản có nợ khó đòi chiếm 62%; Hapro cũng tới 25,7% nợ khó đòi; TCT Điện lực miền Bắc nợ khó đòi 49,8 tỷ đồng, TCT Điện lực miền Nam 16,7 tỷ đồng, TCT Điện lực thành phố Hồ Chí Minh 34,3 tỷ đồng, TCT Truyền tải điện Quốc gia 53,8 tỷ đồng …”.

Làm ăn như thế và hại dân như vậy mà các DNNN vẫn tồn tại thì chỉ có trong chế độ độc tài và tham nhũng ở Việt Nam.

Có lẽ vì thấy rác rưởi còn ngổn ngang trong nhà nên Quốc hội CSVN đã hõan phe chuẩn TPP, thay vì biểu quyết trong kỳ họp 2 khai mạc ngày 20/10/2016 như dự kiến. Lý do tạm dời, theo lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vì Trung ương đảng chưa đưa ra chỉ thị cho Quốc hội. Việt Nam cũng muốn chờ xem ai, ông Donal Trump của đảng Cộng hòa hay Bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ, sẽ làm Tổng thống Mỹ sau cuộc bầu cử ngày 8/11/2016.

Tuy nhiên, không may cho Việt Nam là cả hai ứng cử viên đều chống TPP nên ai làm Tổng thống Mỹ cũng sẽ khó khăn cho Việt Nam.

Hơn nữa Việt Nam vẫn đang ôm khư khư chủ trương trái mùa “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” khiến mọi người nghi ngờ thiện chí thi hành nghiêm chỉnh những điều khỏan của TPP của Hà Nội.

HÒA GIẢI DÂN TỘC CÒN XA VỜI

Sau cùng khi nói đến công tác hàn gắn vết thương chiến tranh và cải thiện bang giao giữa hai dân tộc, ông Osius nói:”Quyết định của Tổng thống Obama dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán trang thiết bị quốc phòng sẽ cho phép Việt Nam tiếp cận nhiều hơn những công cụ các bạn cần để đảm bảo an ninh của mình. Tôi mong đợi mở rộng sự cộng tác của chúng ta trong việc nâng cao năng lực biển của Việt Nam và hợp tác về cứu trợ nhân đạo trong trường hợp thiên tai. Hoa Kỳ và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, và kể từ đó chúng ta đã đi được một chặng đường dài.”

Tuy nhiên, theo nhận xét của ông Đại sứ Mỹ thì công tác hòa giải giữa người Việt với nhau, như Hà Nội đã hứa sẽ làm vẫn chưa thấy đâu.

Ông nói:”Nhưng quá trình hòa giải cho tất cả mọi người – trong đó có những người Mỹ gốc Việt bị ảnh hưởng sâu sắc bởi quá khứ – vẫn chưa hoàn tất. Chúng ta cam kết tạo thuận lợi cho việc giao lưu giữa cộng đồng người gốc Việt tại Hoa Kỳ với người dân và các nhà lãnh đạo Việt Nam như là một phương thức để hàn gắn. Quá trình này sẽ đòi hỏi phải xây dựng lòng tin ở cả hai bên, một việc khó nhưng cần thiết nếu chúng ta muốn khép lại một chương khó khăn của quá khứ với sự tôn trọng, và chuyển trọng tâm chú ý của chúng ta vào tương lai.”

Đó là ước mơ của người Mỹ. Vấn đề hòa giải dân tộc giữa những người Việt bỏ nước ra đi sau năm 1975 với chính quyền Cộng sản độc tài đảng trị không dễ dàng chút nào.

Lý do vì cho đến bây giờ, sau 41 năm kết thúc chiến tranh, đảng và nhà nước CSVN vẫn coi hầu hết những người chạy ra nước ngoài là “những kẻ thù địch” không thể ngồi chung cùng bàn nói chuyện phải trái.

Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngòai” ngày 26/3/2004 không nhằm hòa giải dân tộc mà đảng CSVN chỉ muốn người Việt ở nước ngoài quay đầu về “hòa hợp” vào hệ thống cai trị của đảng CSVN.

Nghị quyết này cũng chỉ muốn “nhuộm đỏ” Cộng đồng người Việt ở nước ngòai để tổ chức Hội đòan, các Tổ chức chính trị, xã hội và kinh tế để phục vụ cho quyền lợi của nhà nước Việt Nam mà thôi.

Nhưng đảng và nhà nước CSVN đã thất bại. Trên 300,000 trí thức và chuyên gia người Việt ở nước ngoài vẫn làm ngơ trước những mời gọi và chiêu đãi của nhả nước. Thê thảm nhất là lá cở nền Đỏ sao Vàng của nhà nước CSVN đã bị vùi dập trong suốt 41 năm qua ở mọi nơi trên thế giới.

Do đó, những gì Đại sứ Ted Osius nói ở Hà Nội ngày 27/09/2016, tuy có khích lệ đối với Việt Nam nhưng đó là những viên kẹo khó nuốt trong cả 3 lĩnh vực : Tự do tư tưởng, Tự do mậu dịch theo luật pháp Quốc tế và Hòa giải giữa những người Việt Nam với nhau. -/-

Phạm Trần

(09/016)
 
Đúng là ''miệng lưỡi điêu ngoa'' cộng sản mới tạo ngụy được thế này!
Đồng Nhân
19:39 29/09/2016
Photos: VnExpress
Tuần qua xẩy ra sự kiện là hình ảnh phóng viên Quang Thế (báo Tuổi trẻ) bị Công An đánh vào mặt chảy máu mồm, đá vào chân khi đang tác nghiệp có hình ảnh chứng minh rõ ràng!

Thế mà hôm nay ngày 29/9, trả lời báo giới, đại tá Nguyễn Duy Ngọc (Phó giám đốc Công an Hà Nội, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra) thừa nhận đã xảy ra xô xát giữa cảnh sát hình sự huyện Đông Anh và phóng viên Quang Thế (báo Tuổi trẻ) tác nghiệp tại hiện trường vụ tài xế taxi tử vong ở cầu Nhật Tân và ông đại tá Công an giải thích là "một cảnh sát đã gạt tay trúng vào má, đá nhưng không trúng... và một cảnh sát tên Thuyên "đưa tay gạt vào một máy quay "?!!! Ông đại tá công an còn cho là việc điều tra là "khách quan, chính xác".
 
Cuộc đấu tranh của giáo dân miền Trung nhất định thắng lợi...
Mai Tú Ân / Bauxit Viet Nam
20:34 29/09/2016
Cuộc đấu tranh của giáo dân miền Trung nhất định thắng lợi...

Ngày 25/9/2016 đã đánh dấu một sự kiện chưa từng có đã xảy ra ở miền Trung Việt Nam. Linh mục Anton Đặng Hữu Nam đã dẫn đầu 500 giáo dân của mình bình tĩnh, ôn hòa nhưng cương quyết kéo lên thị xã Hà Tĩnh để nộp đơn kiện công ty Formosa về trách nhiệm làm chết biển miền Trung, cũng như phải bồi thường về trách nhiệm ấy. Có thể nói từ thời lập quốc của những người CS đến giờ, hơn 70 năm nay thì mới có sự kiện hy hữu đáng mừng này.

Linh mục Đặng Hữu Nam, cha xứ can đảm của Giáo xứ Phú Yên mà chúng ta đều biết đã không thể khoanh tay đứng nhìn các giáo dân của mình đang khốn cùng trong cơn thảm họa Formosa. Và ông đã cùng với họ khởi kiện, bước vào cuộc đấu pháp lý với những kẻ gây tội ác Formosa.

“Không đền bù cho chúng tôi thì không có một cọng thép nào được ra lò ở Formosa”


Đang giữa mùa khốn khổ nhất, biển chết, cá tôm chết và người dân cùng gia đình họ cũng như muốn chết khi kế sinh nhai chẳng còn. Những lời hứa hẹn của chính quyền thì vẫn chỉ là những lời hứa hẹn gió bay, khi ngay cả đến những đồng tiền mà Formosa đã đền bù, chính quyền đã nhận đủ nhưng chưa có một đồng xu nào đến tay của người dân miền Trung đang đói khát cả. Vì luật pháp Việt Nam không có điều khoản kiện tập thể nên cha Đặng Hữu Nam, với sự tư vấn của công ty luật Hà Huy Sơn, Hà Nội đã hướng dẫn thủ tục cho bất cứ người dân nào muốn khởi kiện và tất cả sẽ cùng nhau lên đường đi nộp đơn ở thị xã Hà Tĩnh.

Thật khôi hài khi chính quyền, thay vì giúp cho người dân khốn khổ của mình thì lại bố trí công an, an ninh hùng hậu như muốn ăn tươi nuốt sống người dân. Nhưng tất cả đã phải bất lực trước khí phách hơn người lẫn quyết tâm không gì lay chuyển nổi của bà con. Họ đã nhất quyết xuống đường để đem những lá đơn được viết ra trong nước mắt, trong sự khốn cùng và tuyệt vọng đến được nơi cần đến. Dưới sự dẫn dắt của cha Đặng Hữu Nam và tư vấn của văn phòng luật sư Hà Huy Sơn, họ tiến thẳng lên thị trấn Hà Tĩnh để nộp đơn kiện công ty Formosa trong trật tự hòa bình. Mặc dù chính quyền dùng đủ mọi cách, kể cả dùng những chiêu thức quen thuộc để hù dọa từ người đi kiện cho đến các chủ phương tiện chuyên chở, nhưng những giáo dân quyết tâm cùng cha xứ can đảm của họ đã bước đầu thực hiện cho bằng được. Đó là lấy lại những quyền lợi sát sườn và không thể bị đánh cắp của họ.

Họ đã bước vào một cuộc đấu tranh cam go, lâu dài và và không thể biết trước kết quả. Những lá đơn kiện của 500 bà con giáo dân đầu tiên này chỉ nhằm vào tập đoàn tội ác Formosa, chỉ Formosa mà thôi. Nhưng oái ăm thay lại có kẻ một kẻ tự nguyện đứng hẳn về phía Formosa để chống lại những người dân lành đi kiện. Đó là chính quyền Việt Nam. Thay vì đứng về phía người dân miền Trung thiệt thòi của mình thì chính quyền ấy lại đứng ở nơi nào không biết được để phá rối các nỗ lực của người dân trong việc tự cứu mình. Thay vì vận động tổ chức cho người dân viết đơn kiện Formosa thì chính quyền địa phương lại cư xử khó hiểu khi vận động ngược lại. Thay vì kiểm tra, kiểm soát Formosa thì chính quyền lại tổ chức phá rối đoàn xe của những người đi kiện. Những hành động của chính quyền đã cho thấy trước rằng, lá đơn kiện của bà con giáo dân, cũng như của bà con miền Trung sau đó sẽ rất khó khăn trắc trở với hy vọng thoát khỏi đói nghèo cứ giảm dần. Bởi không chỉ có cuộc đấu tranh pháp lý với kẻ thủ ác Formosa, mà họ còn có cuộc đấu tranh với chính quyền Việt Nam, giờ đã ở vào phía Formosa rồi, một có cuộc đấu tranh lớn hơn, đòi những quyền làm người mà họ xứng đáng được hưởng hơn ai hết. Và họ sẽ chiến thắng.

Sau bao gian nan, vất vả với tinh thần trật tự, cùng sự quyết tâm thì cha Anton Đặng Hữu Nam cùng đoàn giáo dân đi kiện của mình đã hoàn thành bước đầu công việc đầy vinh quanh, đánh dấu một sự kiện lịch sử mà người ta sẽ còn nhắc đến với lòng kính trọng trong nhiều năm nữa. Rồi người ta sẽ hát những bài tụng ca để vinh danh Chúa khi nói về một đoàn người lam lũ, khốn cùng đã cương quyết ra đi vào một ngày cuối thu buồn tẻ, để tìm đường sinh trong cửa tử.

Xin Chúa hãy che chở cho những con người ấy...

M.T.A.Nguồn : Bâuxit Viet Nam
 
Thông Báo
Thiệp mời tham dự lễ kỷ niệm 66 năm Đức Mẹ Lộ Hình
Lm. Dom. Nguyễn Hưng Trung
10:04 29/09/2016
 
Văn Hóa
Kinh Mân Côi : Chià khóa mở cửa thiên đàng
Đinh Văn Tiến Hùng
10:13 29/09/2016
KINH MÂN CÔI

Chìa Khóa Mở Cửa Thiên Đàng

( Lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi 7/10 )

*Hàng năm Giáo Hội giành riêng 2 tháng để tôn kính Đức Mẹ Maria : Tháng 5- Tháng Hoa và Tháng 10- Tháng Mân Côi.

Kinh Lạy Cha được chính Chúa truyền dạy cho các Tông Đồ cách cầu nguyện hiệu quả nhất.

Kinh Kính Mừng: Kinh Mân Côi là kinh Đức Mẹ yêu thích nhất vì ngăn cản cơn thịnh nộ

Thiên Chúa giáng phạt loài người. Đức Mẹ khuyên nhủ mọi người hãy siêng nặng đọc Kinh Kính Mừng khi Mẹ hiện ra tại Fatima, Lộ Đức, La Vang, La Salette, Mễ Du, Guadalupe…

Kinh Mân côi khởi nguyên từ lời Sứ Thần chào mừng Trinh Nữ Maria khi truyền tin và lời

bà Elizabeth chúc tụng khi Đức Mẹ đến săn sóc bà sắp đến ngày sinh Vị Tiền Hô Chúa.

Trình thuật theo Tin Mừng Tân Ước :

-“ Thiên Thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến một thành xứ Galilêa tên là Nazareth, đến cùng Trinh Nữ tên là Maria đã đính hôn với 1 người tên là Giuse, thuộc nhà Đa-vít. Vào nơi Bà, Thiên Thần nói với Bà:

“ Vui lên! Hỡi Người Đầy Ơn Phúc ! Chúa ở cùng Bà ! “… ( Lc.1: 28- 33 )

-“ Và xảy ra khi Elizabeth thoạt nghe lời Maria chào, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng mẹ và bà được đầy ơn Thánh Thần thốt lên tiếng kêu và nói : Trong nữ giới, chỉ có Người là Diễm Phúc ! Và đáng chúc tụng thay Hoa quả Lòng Người !.. ( Lc.1: 41& 42 )

*Phát xuất từ tiếng La-tinh Rosarium là Vườn Hồng. Tiếng Việt có nhiều từ đọc khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa : Mân Côi, Môi Côi, Môi Khôi, Văn Khôi, Mai Khôi (*).

Một Chuỗi Mân Côi hay Tràng Mân Côi do nhiều đóa Hoa Hồng kết thành một Tràng Hoa Hồng Tuyệt

Diệu gồm 5 Kinh Lạy Cha, 50 Kinh Kính Mừng và 5 Kinh Sáng Danh, diễn tả cuộc đời Chúa Giêsu và Mẹ Maria qua trình tự Tân Ước với các mầu nhiệm: Năm Sự Vui- Năm Sự Thương – Năm Sự Mừng.

Chúa soi sáng cho Thánh Bergetta lập ra Chuỗi Mân Côi gồm 50 Kinh Kính Mừng để kính nhớ 150 Thánh Vịnh trong Cựu Ước. Còn lời nguyện sau mỗi 10 Kinh Kính Mừng và Kinh Sáng Danh do Đức Mẹ truyền dạy cho 3 trẻ tại Fatima :

‘Lạy Chúa Giêsu xin tha tội cho chúng con ! xin cứu chúng con cho khỏi sa hỏa ngục ! Xin đưa các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.’

Năm 2002, Thánh GH Gioan Phaolô 2 thêm vào Năm Sự Sáng tả lại 5 sự kiện quan trọng trong hành trình rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu :

(1) Chúa chịu Phép Rửa trên sông Jordan.

(2) Chúa biến nước hóa rượu tại tiệc cưới Cana.

(3) Chúa rao giảng về Nước Trời và sự thống hối.

(4) Chúa Biến Hình trên núi Tabo.

(5) Chúa lập Bí tích Thánh Thể.

*Thánh Đa Minh sáng lập Dòng Thuyết giáo là Sứ giả tiên khởi Kinh Mân Côi và nhiều Vị Tông đồ hăng say truyền bá Kinh Mân Côi như tu sĩ Dominique Dòng Chartreux hay tu sĩ Alain de la Roche Dòng Đa Minh…

-Năm 1213 Đức Mẹ truyền dạy Thánh Đa Minh khuyên mọi người đọc Kinh Mân Côi để phá tan bè rối Albigeois.

-Năm 1475 Hoàng Đế Frederic III, Hoàng Hậu và Hoàng Tử ghi tên gia nhập Hội Mân Côi.

-Năm 1571 Giáo Hoàng Piô V truyền Hội Thánh đọc Kinh Mân Côi để cứu vãn sự tàn phá đạo Công Giáo của quân Hồi.

-Năm 1629 bệnh dịch tả lan tràn khắp nước Ý, tu sĩ Timoteo Ricci phát động phong trào đọc Kinh Mân Côi xin Đức Mẹ cứu giúp.

-Năm 1657 ĐGH Alexandre VII ban nhiều ân xá cho những ai đọc Kinh Mân Côi.

-Năm 1826 bà Pauline Jaricot lập phong trào ‘Kinh Mân Côi Sống’ gồm mỗi nhóm 10 người cầu nguyện hàng ngày.

-Thế Kỷ 16 Giáo Hoàng Lêô 13 phổ biến Kinh Mân Côi trong toàn Giáo Hội.

-Thế Kỷ 20 Lm Joseph Eyquem thành lập Hội Mân Côi và ngày nay đã lan rộng tại nhiều quốc gia.

*15 ơn lành cho những ai siêng năng đọc Kinh Mân Côi :

-1/ Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng Kinh Mân Côi sẽ được ơn cao cả.

-2/ Mẹ hứa sẽ phù trợ đặc biệt cho những ai đọc Kinh Mân Côi.

-3/ Kinh Mân Côi là áo giáp chống Hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm thiểu tội lỗi.

-4/ Kinh Mân Côi giúp nhân đức và các việc lành triển nở, kéo nhiều tình thương Chúa trên các linh hồn.

-5/ Linh hồn đến với Mẹ bằng Kinh Mân côi sẽ không hư mất.

-6/ Những ai đọc kinh Mân Côi sốt sáng, áp dụng mầu nhiệm vào đời sống sẽ không bị rủi ro.

-7/ Những ai thật sự tôn sùng mầu nhiệm Mân Côi, sẽ được ơn chịu các phép bí tích giờ cuối cùng.

-8/ Những ai trung thành Lần Hạt Mân Côi khi sống và nhất là trong giờ chết, sẽ được Chúa soi sáng cùng với những ơn huệ của Ngài.

-9/ Mẹ sẽ cứu khỏi luyện tội những ai tôn sùng phép Lần Hạt Mân Côi.

-10/Những con cái trung thành với phép Lần Hạt Mân Côi sẽ được hưởng vinh quang Nước Trời.

-11/Nhờ Lần Hạt Mân Côi sẽ được hưởng những gì mình xin.

-12/Những ai truyền bá Kinh Mân Côi sẽ được Mẹ giúp đỡ lúc khó khăn gian nan.

-13/Mẹ đã xin Con Chí Thánh Mẹ ơn này : những ai truyền bá phép Mân Côi , sẽ được cả Triều đình Thiên Quốc cầu bầu cho lúc sống cũng như khi chết.

-14/Những ai đọc Kinh Mân Côi đều là con cái Mẹ và anh em với Con Một Mẹ là Chúa Giêsu.

-15/Tôn sùng phép Lần Hạt Mân Côi là dấu chắc chắn được ơn tiền định cứu rỗi.

*Kinh Mân Côi không chỉ giành riêng cho những người bình dân, ít học vì ngắn gọn dễ thuộc, đọc đi đọc lại nhiều lần, có người cho là nhàm chán. Thật là điều ngộ nhận và phỉ bang. Nhưng lịch sử đã chứng minh nhiều người trí thức, quyền thế, khoa học, chính trị, văn nhân, nghệ sĩ…là những người ít tin vào tôn giáo, lại là những người sùng mộ Kinh Mân Côi như : Hoàng Đế Karl V, Tướng Tily, Hoàng hậu Maria Teresa, Thủ tướng Áo Rulius Raab, nhà toán học Andre Maria Ampere, Khoa học gia Louis Pasteur, văn hào Clemens Brentano, nhạc sư Amadeus Mozart, các họa sĩ Albred Durero và Da Vinci…

*Muôn ơn lành Thiên Chúa ban xuống cho thế gian qua lời Kinh nguyện Mân Côi mà chúng ta đã đón nhận không sao kể hết được. Người viết xin trích dẫn một phép lạ điển hình trong 100 truyện tích lạ Mân Côi về ‘Thánh Dominico, Đấng sáng lập dòng Đa-Minh và Chuỗi Mân Côi ‘ :

Nói đến Kinh Mân Côi mà không nói đến Thánh Dominico là một điều thiếu sót . Ngài sinh tại Tây Ban Nha năm 1170 và qua đời năm 1221 tại Ý, hưởng thọ 51 tuổi. ĐGH Gregorio IX phong Hiển Thánh cho Ngài ngày 11/7/1234. Ngài được Đức Mẹ trao nhiệm vụ truyền bá Kinh Mân Côi.

Một ngày kia Thánh Nhân đang cầu nguyện cho bè rối Albigense ăn năn trở lại, thì Đức Mẹ hiện ra với Ngài, có 3 Vị Nữ Hoàng và 50 Trinh Nữ theo hầu. Đức Mẹ phán bảo với Thánh Nhân :

“Hỡi con ! Mẹ xin Thiên Chúa ơn cải tử hoàn sinh cho nhân loại. Con hãy chịu khó đi rao giảng cho dân chúng bằng Kinh Mân Côi”

Nói đến đây Đức Mẹ chỉ vào 3 đoàn Trinh Nữ mặc 3 màu áo khác nhau : trắng, đỏ, vàng và dạy Thánh Nhân ý nghĩa mầu nhiệm : 5 Sự Vui- 5 Sự Thương và 5 Sự Mừng. Nhận lệnh thị kiến đó, Thánh Nhân biết rằng Kinh Mân Côi là khí giới thần lực, đánh bại các phe lạc giáo, cứu Giáo Hội và nhân loại. Ngài đi đến đâu cũng giảng về Chuỗi Mân Côi. Một hôm, từ Fanjeux đến Prouille giảng về Kinh Mân Côi. Ngài vào nhà thờ lần Chuỗi Mân Côi. Bỗng Đức Mẹ hiện ra phán bảo :

“Hỡi con ! Mẹ đã nhận tấm lòng thành kính con dâng lên Mẹ, như những đóa hồng hái trong mưa !”

Dominico ngửa mặt lên nhưng không thấy gì, Ngài lại tiếp tục đọc kinh và cầu xin cho dân thành Prouille

ăn năn trở lại. Bỗng lại nghe tiếng nói :

“Hỡi con ! Hãy hái cho Mẹ những hoa hồng bất diệt, để Mẹ cứu các linh hồn.”

Thánh Nhân hỏi lại Đức Mẹ chỉ cho biết những hoa hồng nào hoàn hảo nhất.

Đức Mẹ trả lời : “Hoa hoàn hảo nhất chính là Kinh Kính Mừng mà con đang đọc.”

Dominico sung sướng vì đã tìm được bí quyết với niềm hy vọng tràn trề. Bấy giờ Đức Mẹ mới hiện ra rõ ràng, nghiêng mình và nâng cửa nhà thờ cho Thánh Nhân bước vào. Mặt Đức Mẹ sáng láng, áo trắng như tuyết, cổ tay và chân Mẹ có hoa hồng tươi nở, tỏa hương thơm ngào ngạt. Dominico quay nhìn Đức Mẹ chào kính ‘Kính Mừng Maria đầy ơn phúc !’ Lập tức chín phẩm Thiên Thần hòa nhịp ca tụng Đức Mẹ. Ngài cũng được Đức Mẹ đưa lên trời Kính thờ Chúa Ba Ngôi và thấy những Kinh Kính Mừng Ngài đọc được điểm tô trên ngai tòa Chúa.

Sáng hôm sau, Ngài trở về Fanjeux rao giảng Kinh Mân Côi. Nhờ đó bè rối Albigense tan rã. Giáo Hội trở lại yên bình.

Đó là nguồn gốc Kinh Mân Côi Thánh Dominico đã truyền cho nhân loại.

*Suy gẫm Mầu nhiệm Mân Côi, chúng ta thấy biết bao ơn lành Chúa ban phát cho nhân loại nhờ Kinh Mân Côi và Trái Tim Nhân Lành Mẹ đồng công cùng Chúa cứu chuộc nhân loại.

Những ai siêng năng Lần Chuỗi Mân Côi , không những chỉ được Mẹ cứu giúp đời sau, mà ngay trong cuộc sống đời này cũng được Mẹ ban cho nhiều ơn phúc.

Nhìn vào thế giới hiện nay, bao nhiêu tai ương hoạn nạn : chiến tranh, thiên tai, khủng bố, kỳ thị, sa đọa

chống tôn giáo, vô luân lý đạo đức…chỉ có phép Mầu Nhiệm Kinh Mân Côi mới mong cứu thoát.

Chúng con tha thiết khẩn cầu Mẹ qua Kinh Mân Côi- Lời cầu nguyện hiệu quả nhất- Chúa sẽ không từ chối lời chúng con xin.

KINH KÍNH ĐỨC BÀ MÂN CÔI.

“Lạy rất Thánh Đồng Trinh Maria ! Chúng con trông cậy Đức Bà lầ Đấng hay thương giúp những kẻ khốn nạn và khô khan, hay gìn giữ những kẻ là dân Đức Chúa Trời và hay ban mọi ơn lành cho những kẻ có lòng kính mến lễ trọng này.

Chúng con xin Rất Thánh Đức Bà Maria Mân Côi cầu cho chúng con. Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.

Lạy Đức Chúa Trời lòng lành vô cùng, chúng con xin vì công nghiệp Con Người là Đức Giêsu đã lấy sự sống, sự chết và sự sống lại của Người, mà làm cho chúng con được mọi ơn lành, được rỗi linh hồn.

Chúng con xin Chúa ban cho chúng con siêng năng suy ngắm những mầu nhiệm trong phép Rất Thánh Mân Côi cho nên, cùng được bắt chước những mầu nhiệm ấy, để chúng con đáng được hưởng phần phúc Chúa đã hứa ban cho.

Vì công nghiệp Con Một Chúa là Đấng hằng sống hằng trị làm một cùng Chúa đời đời chẳng cùng.

Amen-

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

(*) Ghi chú : Quí Vị muốn hiểu rõ hơn về những từ ‘Mân Côi, Văn Côi, Môi Côi, Môi Khôi, Mai Khôi’ xin đọc tài liệu biên khảo của tác giả Nguyễn Long Thao.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giữa Trời Mây Nước
Nguyễn Đức Cung
20:57 29/09/2016
GIỮA TRỜI MÂY NƯỚC
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tịnh yên đứng giữa trời mây nước
Nghiệm ra ngày tháng những vòng hư không.
(nđc)