Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 26/09: Phân Vân hay Tò Mò, Nhiều Chuyện? – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP.
Giáo Hội Năm Châu
00:54 25/09/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, tiểu vương Hê-rô-đê nghe biết tất cả những gì đã xảy ra, thì phân vân lắm. Thật vậy, có kẻ nói: “Đó là ông Gio-an từ cõi chết trỗi dậy.” Kẻ khác nói: “Ông Ê-li-a xuất hiện đấy!” Kẻ khác nữa lại nói: “Đó là một ngôn sứ thời xưa sống lại.” Còn vua Hê-rô-đê thì nói: “Ông Gio-an, chính ta đã chém đầu rồi! Vậy thì ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?” Rồi vua tìm cách gặp Đức Giê-su.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:51 25/09/2024
44. Sự vui vẻ của linh hồn là đến từ một tâm hồn thuần khiết và không ngừng cầu nguyện.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:54 25/09/2024
71. NHƯ ĐỒNG HÀNH
Có một nghệ nhân rất giỏi về môn khắc con dấu đi dạo đến chợ lúc chợ còn đang họp, nhìn thấy trong đám ngao du có ông thầy lang sửa móng chân, bèn kêu ông ta sửa móng chân cho mình.
Ông thầy lang đang giơ cao con dao, người khắc con dấu liền móc trong túi ra bao tiền nhỏ lòi ra con dao dùng để khắc con dấu, ông thầy lang sửa móng chân thấy như thế thì lườm ông ấy một cái và giận dữ bỏ đi.
Người qua đường hỏi nguyên do, thầy lang nói:
- “Người ấy cùng đồng hành với tôi, kêu tôi sửa móng chân nhưng lại cố ý chọc ghẹo tôi nữa”.
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 71:
Có tật giật mình, đó là câu nói dành cho những người thường hay dùng cái khôn vặt để lừa người khác, và cũng là câu nói để chỉ trích những người hay làm những chuyện mờ ám...Con dao trong túi lòi ra là vô ý chứ không cố ý, nhưng ông thợ sửa chân lại sợ hải bỏ đi lại còn nói dối là bạn đồng hành, đó là có tật giật mình vậy.
Người có tâm hồn lươn lẹo thì cuộc sống không yên lành, bởi vì cứ sợ người khác biết được cái lươn lẹo dối gian của mình; người sống không lương thiện thì tâm hồn cứ lo sợ, sợ không biết lúc nào mình bể mánh vào tù, sợ không biết lúc nào thì bị chúng chửi; người có tâm hồn mưu mô thì cuộc sống cứ luôn bị dằn vặt bởi những mưu mô quỷ quyệt của mình...
Chỉ có những ai sống làm người chân chính thì mới không giật mình, dù cho sét đánh bên tai thì họ vẫn cứ điềm nhiên, bởi vì Thiên Chúa luôn che chở và bênh vực những người thật thà chân chính...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một nghệ nhân rất giỏi về môn khắc con dấu đi dạo đến chợ lúc chợ còn đang họp, nhìn thấy trong đám ngao du có ông thầy lang sửa móng chân, bèn kêu ông ta sửa móng chân cho mình.
Ông thầy lang đang giơ cao con dao, người khắc con dấu liền móc trong túi ra bao tiền nhỏ lòi ra con dao dùng để khắc con dấu, ông thầy lang sửa móng chân thấy như thế thì lườm ông ấy một cái và giận dữ bỏ đi.
Người qua đường hỏi nguyên do, thầy lang nói:
- “Người ấy cùng đồng hành với tôi, kêu tôi sửa móng chân nhưng lại cố ý chọc ghẹo tôi nữa”.
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 71:
Có tật giật mình, đó là câu nói dành cho những người thường hay dùng cái khôn vặt để lừa người khác, và cũng là câu nói để chỉ trích những người hay làm những chuyện mờ ám...Con dao trong túi lòi ra là vô ý chứ không cố ý, nhưng ông thợ sửa chân lại sợ hải bỏ đi lại còn nói dối là bạn đồng hành, đó là có tật giật mình vậy.
Người có tâm hồn lươn lẹo thì cuộc sống không yên lành, bởi vì cứ sợ người khác biết được cái lươn lẹo dối gian của mình; người sống không lương thiện thì tâm hồn cứ lo sợ, sợ không biết lúc nào mình bể mánh vào tù, sợ không biết lúc nào thì bị chúng chửi; người có tâm hồn mưu mô thì cuộc sống cứ luôn bị dằn vặt bởi những mưu mô quỷ quyệt của mình...
Chỉ có những ai sống làm người chân chính thì mới không giật mình, dù cho sét đánh bên tai thì họ vẫn cứ điềm nhiên, bởi vì Thiên Chúa luôn che chở và bênh vực những người thật thà chân chính...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Làm cớ sa ngã
Lm. Thái Nguyên
05:20 25/09/2024
LÀM CỚ SA NGÃ
Chúa Nhật 26 Thường Niên năm B : Mc 9, 38-43.44.47-48
Suy niệm
Cuộc sống dù trong tập thể nào vẫn luôn có những gương xấu. Gương xấu gây ra một bầu khí ô nhiễm tinh thần. Một trong những khuynh hướng xấu rất thông thường nơi con người là óc bè phái và muốn độc quyền. Sợ người khác hơn mình, làm mất ảnh hưởng và uy tín của nhóm mình, nên có lần các môn đệ cũng đã dùng quyền để hạn chế hoạt động của người khác. Đức Giêsu không chấp nhận điều đó. Ngài đã đưa ra một cái nhìn lạc quan và tích cực để xóa bỏ sự phân biệt, kỳ thị, phe nhóm. “Ðừng ngăn cản người ta… ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Với con tim rộng mở, với cái nhìn thanh thoát, Đức Giêsu chủ trương tiếp nhận tất cả, hòa hợp tất cả, gần gũi tất cả, yêu thương tất cả. Nếu có loại trừ thì phải loại trừ sự kỳ thị, phân chia, ngăn cách, tranh giành và và chống chọi với nhau.
Trong buổi tiếp kiến các nhà giáo dục của các tôn giáo mới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người cùng nỗ lực trong một liên minh giáo dục rộng lớn để đào tạo những con người trưởng thành, có khả năng vượt qua sự phân mảnh và đối lập, và xây dựng lại các tương quan vì một nhân loại huynh đệ hơn. Ngài nhắc lại sự khác biệt làm cho các tôn giáo đối kháng nhau trước đây, thì ngày nay trái lại, sự khác biệt làm nên sự phong phú trên con đường đến với Thượng Đế, và để giáo dục các thế hệ mới chung sống hòa bình trong sự tôn trọng nhau. Do đó, trong giáo dục không bao giờ dùng danh Thiên Chúa để biện minh cho bạo lực và thù hận đối với các truyền thống tôn giáo.
Có khi chính chúng ta cũng rơi vào não trạng bè phái và muốn chiếm hữu độc quyền trong việc hành thiện và nắm giữ chân lý. Ngay trong Kitô giáo cũng chia thành nhiều giáo phái. Điều trớ trêu là các giáo phái nói xấu lẫn nhau, mạt sát lẫn nhau, kết án lẫn nhau, có khi khủng bố lẫn nhau. Ngay trong Hội Thánh cũng không thiếu những gương xấu, khiến cho nhiều người thất vọng đi tìm con đường khác, đời sống đức tin gặp khủng hoảng. Ðức Giêsu tỏ thái độ không khoan nhượng đối với kẻ nào gây ra gương xấu: “... thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn”.
Gương xấu làm cớ cho người khác sa ngã, và có khi là nguyên do gây ra một phản ứng quá đà mang tính xã hội, trong đó có trách nhiệm của chúng ta. Trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, Công Đồng cũng đã thú nhận các tín hữu chúng ta có thể chịu trách nhiệm một phần không nhỏ trong việc khai sinh vô thần. Có thể bản thân ta cũng đã từng gây dịp tội khiến cho người khác phải sa ngã. Thân xác ta cũng có thể là dịp tội cho chính mình. Ðức Giêsu đòi chặt tay, chặt chân, móc mắt, nếu những bộ phận đó làm ta phạm tội. Không thể hiểu những điều đó theo nghĩa đen, nhưng cũng không thể coi nhẹ tính chất quyết liệt của những đòi hỏi mà Chúa Giêsu đã nêu lên, để không làm hư hại đời sống nhau.
Chúng ta đã biết có nhiều người vì bệnh tiểu đường dám cắt bỏ một phần thân thể để cứu lấy sinh mạng của mình. Loại bỏ một điều quý giá để giữ lại một điều quý giá hơn. Cuộc sống là điều quí giá trên mọi điều quí giá, đáng cho chúng ta phải loại bỏ một phần thân thể đã bị hoại tử. Nếu cần một cuộc giải phẫu để cứu lấy thân xác, thì càng cần hơn nữa một cuộc cắt bỏ những điều xấu xa để cứu lấy linh hồn mình. Đó là cuộc thanh lọc để làm mới bản thân mình cho cuộc sống mai sau.
Chúng ta có thể cắt bỏ một tật xấu, cắt bỏ một lời nói cay độc, cắt bỏ một ánh mắt căm hờn, cắt bỏ một cử chỉ khinh thị, cắt bỏ một lối sống buông tuồng, cắt bỏ một mối quan hệ bất chính… Cắt bỏ như thế có khi còn đau hơn “móc con mắt, chặt cánh tay”. Đau vì nó quá thân thiết với cuộc đời ta; đau vì nó quá gắn liền với bản thân ta; đau vì nó quá ăn sâu trong bản chất con người mình. Nhưng nếu can đảm vượt thắng nỗi đau, chúng ta sẽ lớn lên trong phẩm cách làm người, đạt tới sự tự do và trưởng thành hơn trong địa vị làm con cái Thiên Chúa.
Tuy nhiên, giải phẫu không chỉ là cắt bỏ, mà còn là thay thế: thay trái tim sỏi đá căm hờn bằng trái tim dịu hiền yêu thương; thay bộ óc với tầm nhìn hẹp hòi, cạn cợt, bằng bộ óc rộng mở, thoáng đạt và hồn nhiên; thay cái nhìn đầy thành kiến về người khác bằng cái nhìn hiểu biết và cảm thông, để khám phá ra những điều tốt lành nơi họ, thay thái độ phản ứng bằng thái độ đáp ứng, lắng nghe, đón nhận. Cuộc sống mới sẽ triển nở khi ta đoạn tuyệt với lối sống cũ, không còn sống chung với lũ hay ru ngủ đời mình cách ngây ngô. Chúa Giêsu đưa ra những đòi hỏi tận căn, vì nếu muốn vươn tới Tuyệt Ðối, phải hy sinh cái tương đối; muốn đạt tới Thiên Chúa, phải loại trừ mọi thứ thần tượng.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Vẫn có những gương xấu trong Hội Thánh
không tránh được bè phái và phân tranh,
những chia rẽ và lạm dụng quyền hành,
cả ganh ghét và tranh giành địa vị.
Gương xấu làm cho nhiều người thất vọng,
có khi gây khủng hoảng mất đức tin,
nên nhiều kẻ đi theo con đường khác,
để tìm cho đời mình sự bình an.
Xem ra gương xấu vẫn lan tràn,
làm bao người tốt phải hoang mang,
nhưng rồi chẳng ai là vô tội,
nên bản thân con cần sám hối,
biết tập thêm nhân đức để tài bồi,
làm cho niềm tin mến được lên ngôi.
Chúa lên án ai gây ra gương xấu,
là bởi vì hậu quả quá lớn lao,
là tạo nên điên đảo cho kiếp người,
khiến ai tin vào Chúa phải hổ ngươi,
nên con đây phải cương quyết khử trừ,
tất cả những thói hư và tật xấu.
Cám ơn Chúa vẫn còn nhiều gương sáng,
để điểm tô cho cuộc sống trần gian,
dù bóng tối vẫn còn trong Giáo Hội,
những vết nhăn trên mặt vẫn in hằn.
Nhưng Giáo Hội không cần phải che chắn,
không sợ gì phải hạ thấp bản thân,
vì con tin dưới ánh sáng Tin Mừng,
Giáo Hội lại đẹp ngời đời nhân chứng,
xin cho con sống theo Lời Chúa dạy,
là mọi sự sẽ đổi mới từ đây. Amen.
Tử bỏ
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
18:33 25/09/2024
CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN NĂM B :
MC 9,38-43.45.47-48
38 Khi ấy, ông Gio-an nói với Đức Giê-su rằng : “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta.” 39 Đức Giê-su bảo : “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. 40 Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.
41 “Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.
42 “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. 43 Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hỏa ngục, phải vào lửa không hề tắt. 45 Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hỏa ngục. 47 Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà một mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hỏa ngục, 48 nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.”
TỪ BỎ
Giáo huấn của Đức Giê-su trong Mc 9,38-48 bàn đến nhiều vấn đề có vẻ rất khác biệt. Câu Gio-an hỏi và lời Người đáp về kẻ trừ quỷ xa lạ với Nhóm Mười Hai làm nên một khối duy nhất (cc.38-40). Nhưng với câu nói về ly nước cho môn đồ (c.41), chúng ta thay đổi đề tài cách đột ngột. Và đoạn văn từ câu 42 đến 48 về gương xấu xem ra lại nhảy sang một chuyện khác nữa.
Tuy nhiên, có thể nhìn thấy một sợi chỉ xuyên suốt trang Tin Mừng này. Sợi chỉ đó là “sự từ bỏ” mà Đức Giê-su luôn kêu mời môn đệ thực hiện. Ở đây, Người kêu mời môn đệ trước hết hãy từ bỏ tinh thần bè phái, tiếp đến là từ bỏ những gì có thể làm anh em và chính bản thân mình vấp ngã.
1. Từ bỏ tinh thần bè phái
Đối với Gio-an, chỉ Nhóm Mười Hai mới có quyền hành động nhân danh Đức Giê-su : “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta.” Đức Giê-su lập tức bẻ gãy tính ích kỷ này bằng cách mở rộng tối đa phạm vi đón tiếp : “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.”
Tuy nhiên, nơi Mát-thêu, ta đụng phải câu nói : “Ai không đi với tôi là chống lại tôi.” Phản ứng khác? Vâng, vì hoàn cảnh khác. Trong Mt 12,30, Đức Giê-su chiến đấu với những kẻ lăng nhục mình. Họ kết án Người thông đồng với quỷ ! Người mạnh mẽ phản ứng : Các ông không muốn đi với tôi. Thật rõ ràng, họ đã chủ ý thực hiện sự chọn lựa khủng khiếp nhất mà một con người có thể thực hiện : dầu đã thấy Đức Giê-su, đã nghe Đức Giê-su, họ vẫn chống lại Người.
Trong Mác-cô (và Lu-ca) thì rất khác : đây là chuyện một con người thiện chí : Vì đã làm nhiều phép lạ nhân danh Thầy, kẻ ấy không thể là một đối thủ. Anh ta chẳng chống lại chúng ta ! Vậy anh ta theo chúng ta à? Nói thế xem ra khá lạc quan đấy ! Ở đây chúng ta sẽ luôn chia rẽ thành Ki-tô hữu cởi mở và Ki-tô hữu ngờ vực. Gio-an đứng về phe đóng kín : Tay ấy không thuộc nhóm ta ! Phải biết nhìn. Tiếp đón cách mù quáng không phân biệt cũng chẳng tốt hơn khép kín trong một nội bộ kiểu bè phái.
Khi nghĩ đến một số kẻ sẽ kêu danh Người (“Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà tuyên sấm, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?”) Đức Giê-su đã nói cách nặng nề : “Ngày phán xét, Thầy sẽ tuyên bố với họ : Ta không hề biết các ngươi” (Mt 7,22-23). Vì sao? Vì họ từng thực hiện cái tách ra khỏi Đức Giê-su hơn cả : cuộc sống giả hình. Họ đã nói rất hay : “Lạy Chúa, lạy Chúa !” Họ từng lão luyện trong các chuyện thiêng thánh, nhưng họ sống một cuộc đời xấu xa : “Xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác !” (Mt 7,22-23).
Đó là tiêu chuẩn sẽ giúp chúng ta quyết định ai thuộc nhóm mình : không phải tiếng kêu “Lạy Chúa, lạy Chúa !” nhưng là nỗ lực tránh trở thành xấu xa. Tiêu chuẩn rộng rãi chăng? Chắc chắn rồi. Càng rộng rãi vì phải sử dụng nó một cách năng động : xem lúc này đây, con người đó có nỗ lực nên tốt lành không. Nếu thế thì đương sự theo chúng ta dẫu có quá khứ nào chăng nữa. Chớ xua đuổi anh ta vì anh ta hơi ra khỏi các chuẩn mực, không hành đạo bao nhiêu, chẳng chính thống bao nhiêu. Và thậm chí khá xa Đức Ki-tô, nhưng lại được Người lôi kéo.
Chúng ta có phận sự xem nhóm Ki-tô hữu của mình phải chăng là một hạt nhân thu hút hay một câu lạc bộ khép chặt. Đức Giê-su đã đến quy tụ mọi người. Nếu đóng kín các cửa để nhóm mình vẫn mãi nghiêm chỉnh, chúng ta sẽ được riêng tư. Nhưng Đức Giê-su có lẽ sẽ chẳng ở đó.
2. Từ bỏ cớ làm sa ngã
Sang phần hai, giọng điệu Đức Giê-su càng trở nên nghiêm trọng, với một chuỗi dài những câu được liên kết bằng từ mấu chốt : “làm cớ sa ngã” (4 lần).
Trước hết là một lời cảnh báo nghiêm khắc cho những người dựng lên chướng ngại vật, khiến những “kẻ bé mọn” (tức các tín hữu mà đức tin non yếu) bị vấp ngã. Thánh Phao-lô cho ta biết có nhiều loại Ki-tô hữu trong các giáo đoàn và họ ảnh hưởng lên nhau : những người có “hiểu biết” dễ trở thành cơ hội vấp ngã cho những kẻ yếu kém muốn bắt chước họ dù không có hiểu biết như họ (x. 1Cr 8,7-13; 9,22; 10,24-29; Rm 14,1-23). Và thánh Phao-lô kết luận : “Như vậy, phạm đến anh em và làm thương tổn lương tâm yếu đuối của họ là phạm đến Đức Ki-tô” (1Cr 8,12). Xác quyết này nhấn mạnh cách khác sự liên đới giữa Đức Giê-su với kẻ nhỏ nhất trong các tín hữu như Mc ghi nhận trong bài Tin Mừng. Thành thử tính cách trầm trọng của gương xấu tố giác ở đây phát xuất từ phẩm giá của người tín hữu lu mờ nhất. Và sự nghiêm khắc của Đức Giê-su đủ nói lên lòng kính trọng và mối ưu tư phải dành cho kẻ ấy. Bất hạnh lớn nhất có thể xảy tới cho một người là lôi kéo phạm tội một trong các kẻ nhỏ này : một bất hạnh lớn hơn việc bị xô xuống lòng đại dương với một cối xay lớn cột vào cổ.
Tiếp đến, sự trầm trọng của gương xấu được xác định theo mối nguy nó gây ra cho mỗi người. Bất cứ ai đều có thể tìm thấy trong bản thân một cơ hội gây gương xấu và như thế liều mình đánh mất Sự sống vĩnh cửu. Sự sống này quá quan trọng đến nỗi ta phải chấp nhận hy sinh một phần thân thể nếu cần thiết. Sao chỉ có 3 chi thể (tay, chân, mắt)? Chắc hẳn vì chúng tiêu biểu cho những gì loài người thường vi phạm, là trộm cướp, bạo hành, ước muốn xấu xa (x. Mc 7,21-22)
Để hiểu những lời này của Đức Giê-su, phải lưu ý đến lối nói cụ thể và thường nghịch lý trong cuộc đàm thoại của Người. Thật vô ích khi tìm xem những tội nào mà bàn tay, bàn chân hay con mắt có thể là cơ hội. Vả lại việc cắt bỏ chúng chẳng loại trừ được nguy hiểm đâu. Chúng tượng trưng tất cả các dịp tội mà một Ki-tô hữu có thể tìm thấy trong chính bản thân hay trong tương giao với bên ngoài. Nói thế, Đức Giê-su chỉ muốn nhấn mạnh đến giá trị tuyệt đối của “sự sống”, của “Vương quốc Thiên Chúa”, tiêu chuẩn dứt khoát cho mọi lựa chọn của con người (x.Mc 8,35-37; 10,23-27; Mt 13,44-45).
— Một lần kia, thánh Phan-xi-cô A-xi-di-ô ngã bệnh đau bao tử. Một đồ đệ của ngài là anh Giu-ni-phê-rô, lo việc y tá, liền trổ tài : chữa bệnh bằng thịt quay. Giu-ni-phê-rô bắt được đâu đó một con sáo, đem làm thịt, ướp dầu ô-liu rồi nướng thật ngon lành, dâng lên “cha” bề trên. Nuốt xong miếng thịt sáo cuối cùng, thánh Phan-xi-cô bỗng thấy ray rứt khôn tả : "Khốn nạn thật. Chính ta hằng ngày vẫn ra rả khuyên mọi người sống đời nghèo cực, chính ta đã từng đuổi một anh em ra khỏi dòng vì tội ham ăn ham uống, cũng chính ta đã từng từ chối không chấp nhận vào dòng một người khác vì lỗi coi trọng tư sản hơn số phận kẻ nghèo... Thế mà vừa rồi ta lại lén lút xơi nguyên cả một con sáo ! Đồ tham ăn ! Đồ dối trá ! Thật là một gương xấu tầy trời !"
Phan-xi-cô gọi một đồ đệ khác là anh Gia-cô-bê đến, bảo lấy sợi dây thắt một cái tròng. Gia-cô-bê nhất nhất vâng lời "đấng thánh". Hai người cùng đi đến đầu thành phố A-xi-di-ô thì Phan-xi-cô đút đầu vào tròng, rồi bảo Gia-cô-bê cứ thế dắt đi. Vừa đi, Gia-cô-bê vừa lớn tiếng hô (như Phan-xi-cô đã truyền buộc) : “Đây, mời bà con ra mà xem ! Đây là người đã yêu cầu bà con nhịn ăn nhịn mặc, sống đơn giản, nghèo cực, nhưng tự mình lại nại cớ đau bao tử để ăn cả một con sáo nướng đây. Mời bà con ra mà xem”. Cả một đám trẻ con lũ lượt theo vây xem cảnh người dắt người. (trích Cây đàn của thánh Phan-xi-cô).
MC 9,38-43.45.47-48
38 Khi ấy, ông Gio-an nói với Đức Giê-su rằng : “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta.” 39 Đức Giê-su bảo : “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. 40 Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.
41 “Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.
42 “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. 43 Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hỏa ngục, phải vào lửa không hề tắt. 45 Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hỏa ngục. 47 Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà một mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hỏa ngục, 48 nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.”
TỪ BỎ
Giáo huấn của Đức Giê-su trong Mc 9,38-48 bàn đến nhiều vấn đề có vẻ rất khác biệt. Câu Gio-an hỏi và lời Người đáp về kẻ trừ quỷ xa lạ với Nhóm Mười Hai làm nên một khối duy nhất (cc.38-40). Nhưng với câu nói về ly nước cho môn đồ (c.41), chúng ta thay đổi đề tài cách đột ngột. Và đoạn văn từ câu 42 đến 48 về gương xấu xem ra lại nhảy sang một chuyện khác nữa.
Tuy nhiên, có thể nhìn thấy một sợi chỉ xuyên suốt trang Tin Mừng này. Sợi chỉ đó là “sự từ bỏ” mà Đức Giê-su luôn kêu mời môn đệ thực hiện. Ở đây, Người kêu mời môn đệ trước hết hãy từ bỏ tinh thần bè phái, tiếp đến là từ bỏ những gì có thể làm anh em và chính bản thân mình vấp ngã.
1. Từ bỏ tinh thần bè phái
Đối với Gio-an, chỉ Nhóm Mười Hai mới có quyền hành động nhân danh Đức Giê-su : “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta.” Đức Giê-su lập tức bẻ gãy tính ích kỷ này bằng cách mở rộng tối đa phạm vi đón tiếp : “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.”
Tuy nhiên, nơi Mát-thêu, ta đụng phải câu nói : “Ai không đi với tôi là chống lại tôi.” Phản ứng khác? Vâng, vì hoàn cảnh khác. Trong Mt 12,30, Đức Giê-su chiến đấu với những kẻ lăng nhục mình. Họ kết án Người thông đồng với quỷ ! Người mạnh mẽ phản ứng : Các ông không muốn đi với tôi. Thật rõ ràng, họ đã chủ ý thực hiện sự chọn lựa khủng khiếp nhất mà một con người có thể thực hiện : dầu đã thấy Đức Giê-su, đã nghe Đức Giê-su, họ vẫn chống lại Người.
Trong Mác-cô (và Lu-ca) thì rất khác : đây là chuyện một con người thiện chí : Vì đã làm nhiều phép lạ nhân danh Thầy, kẻ ấy không thể là một đối thủ. Anh ta chẳng chống lại chúng ta ! Vậy anh ta theo chúng ta à? Nói thế xem ra khá lạc quan đấy ! Ở đây chúng ta sẽ luôn chia rẽ thành Ki-tô hữu cởi mở và Ki-tô hữu ngờ vực. Gio-an đứng về phe đóng kín : Tay ấy không thuộc nhóm ta ! Phải biết nhìn. Tiếp đón cách mù quáng không phân biệt cũng chẳng tốt hơn khép kín trong một nội bộ kiểu bè phái.
Khi nghĩ đến một số kẻ sẽ kêu danh Người (“Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà tuyên sấm, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?”) Đức Giê-su đã nói cách nặng nề : “Ngày phán xét, Thầy sẽ tuyên bố với họ : Ta không hề biết các ngươi” (Mt 7,22-23). Vì sao? Vì họ từng thực hiện cái tách ra khỏi Đức Giê-su hơn cả : cuộc sống giả hình. Họ đã nói rất hay : “Lạy Chúa, lạy Chúa !” Họ từng lão luyện trong các chuyện thiêng thánh, nhưng họ sống một cuộc đời xấu xa : “Xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác !” (Mt 7,22-23).
Đó là tiêu chuẩn sẽ giúp chúng ta quyết định ai thuộc nhóm mình : không phải tiếng kêu “Lạy Chúa, lạy Chúa !” nhưng là nỗ lực tránh trở thành xấu xa. Tiêu chuẩn rộng rãi chăng? Chắc chắn rồi. Càng rộng rãi vì phải sử dụng nó một cách năng động : xem lúc này đây, con người đó có nỗ lực nên tốt lành không. Nếu thế thì đương sự theo chúng ta dẫu có quá khứ nào chăng nữa. Chớ xua đuổi anh ta vì anh ta hơi ra khỏi các chuẩn mực, không hành đạo bao nhiêu, chẳng chính thống bao nhiêu. Và thậm chí khá xa Đức Ki-tô, nhưng lại được Người lôi kéo.
Chúng ta có phận sự xem nhóm Ki-tô hữu của mình phải chăng là một hạt nhân thu hút hay một câu lạc bộ khép chặt. Đức Giê-su đã đến quy tụ mọi người. Nếu đóng kín các cửa để nhóm mình vẫn mãi nghiêm chỉnh, chúng ta sẽ được riêng tư. Nhưng Đức Giê-su có lẽ sẽ chẳng ở đó.
2. Từ bỏ cớ làm sa ngã
Sang phần hai, giọng điệu Đức Giê-su càng trở nên nghiêm trọng, với một chuỗi dài những câu được liên kết bằng từ mấu chốt : “làm cớ sa ngã” (4 lần).
Trước hết là một lời cảnh báo nghiêm khắc cho những người dựng lên chướng ngại vật, khiến những “kẻ bé mọn” (tức các tín hữu mà đức tin non yếu) bị vấp ngã. Thánh Phao-lô cho ta biết có nhiều loại Ki-tô hữu trong các giáo đoàn và họ ảnh hưởng lên nhau : những người có “hiểu biết” dễ trở thành cơ hội vấp ngã cho những kẻ yếu kém muốn bắt chước họ dù không có hiểu biết như họ (x. 1Cr 8,7-13; 9,22; 10,24-29; Rm 14,1-23). Và thánh Phao-lô kết luận : “Như vậy, phạm đến anh em và làm thương tổn lương tâm yếu đuối của họ là phạm đến Đức Ki-tô” (1Cr 8,12). Xác quyết này nhấn mạnh cách khác sự liên đới giữa Đức Giê-su với kẻ nhỏ nhất trong các tín hữu như Mc ghi nhận trong bài Tin Mừng. Thành thử tính cách trầm trọng của gương xấu tố giác ở đây phát xuất từ phẩm giá của người tín hữu lu mờ nhất. Và sự nghiêm khắc của Đức Giê-su đủ nói lên lòng kính trọng và mối ưu tư phải dành cho kẻ ấy. Bất hạnh lớn nhất có thể xảy tới cho một người là lôi kéo phạm tội một trong các kẻ nhỏ này : một bất hạnh lớn hơn việc bị xô xuống lòng đại dương với một cối xay lớn cột vào cổ.
Tiếp đến, sự trầm trọng của gương xấu được xác định theo mối nguy nó gây ra cho mỗi người. Bất cứ ai đều có thể tìm thấy trong bản thân một cơ hội gây gương xấu và như thế liều mình đánh mất Sự sống vĩnh cửu. Sự sống này quá quan trọng đến nỗi ta phải chấp nhận hy sinh một phần thân thể nếu cần thiết. Sao chỉ có 3 chi thể (tay, chân, mắt)? Chắc hẳn vì chúng tiêu biểu cho những gì loài người thường vi phạm, là trộm cướp, bạo hành, ước muốn xấu xa (x. Mc 7,21-22)
Để hiểu những lời này của Đức Giê-su, phải lưu ý đến lối nói cụ thể và thường nghịch lý trong cuộc đàm thoại của Người. Thật vô ích khi tìm xem những tội nào mà bàn tay, bàn chân hay con mắt có thể là cơ hội. Vả lại việc cắt bỏ chúng chẳng loại trừ được nguy hiểm đâu. Chúng tượng trưng tất cả các dịp tội mà một Ki-tô hữu có thể tìm thấy trong chính bản thân hay trong tương giao với bên ngoài. Nói thế, Đức Giê-su chỉ muốn nhấn mạnh đến giá trị tuyệt đối của “sự sống”, của “Vương quốc Thiên Chúa”, tiêu chuẩn dứt khoát cho mọi lựa chọn của con người (x.Mc 8,35-37; 10,23-27; Mt 13,44-45).
— Một lần kia, thánh Phan-xi-cô A-xi-di-ô ngã bệnh đau bao tử. Một đồ đệ của ngài là anh Giu-ni-phê-rô, lo việc y tá, liền trổ tài : chữa bệnh bằng thịt quay. Giu-ni-phê-rô bắt được đâu đó một con sáo, đem làm thịt, ướp dầu ô-liu rồi nướng thật ngon lành, dâng lên “cha” bề trên. Nuốt xong miếng thịt sáo cuối cùng, thánh Phan-xi-cô bỗng thấy ray rứt khôn tả : "Khốn nạn thật. Chính ta hằng ngày vẫn ra rả khuyên mọi người sống đời nghèo cực, chính ta đã từng đuổi một anh em ra khỏi dòng vì tội ham ăn ham uống, cũng chính ta đã từng từ chối không chấp nhận vào dòng một người khác vì lỗi coi trọng tư sản hơn số phận kẻ nghèo... Thế mà vừa rồi ta lại lén lút xơi nguyên cả một con sáo ! Đồ tham ăn ! Đồ dối trá ! Thật là một gương xấu tầy trời !"
Phan-xi-cô gọi một đồ đệ khác là anh Gia-cô-bê đến, bảo lấy sợi dây thắt một cái tròng. Gia-cô-bê nhất nhất vâng lời "đấng thánh". Hai người cùng đi đến đầu thành phố A-xi-di-ô thì Phan-xi-cô đút đầu vào tròng, rồi bảo Gia-cô-bê cứ thế dắt đi. Vừa đi, Gia-cô-bê vừa lớn tiếng hô (như Phan-xi-cô đã truyền buộc) : “Đây, mời bà con ra mà xem ! Đây là người đã yêu cầu bà con nhịn ăn nhịn mặc, sống đơn giản, nghèo cực, nhưng tự mình lại nại cớ đau bao tử để ăn cả một con sáo nướng đây. Mời bà con ra mà xem”. Cả một đám trẻ con lũ lượt theo vây xem cảnh người dắt người. (trích Cây đàn của thánh Phan-xi-cô).
Lần lữa
Lm. Minh Anh
20:09 25/09/2024
LẦN LỮA
“Ông Gioan, chính ta đã chém đầu rồi!”.
“Hêrôđê không thể vượt qua những lớp rào cản của trái tim mình. Tham vọng quyền lực, ích kỷ và niềm tin yếu đuối đã kìm hãm khả năng khám phá ra một Giêsu đã chịu đau khổ để cứu mình!” - Phanxicô.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay nói đến một người “không thể vượt qua những lớp rào cản của trái tim” - Hêrôđê! Ông đã thú nhận một sự thật khá trần trụi: “Ông Gioan, chính ta đã chém đầu rồi!”; nhưng tiếc thay, lời xưng thú của ông không khiến ông đau buồn mà hoán cải; nó chỉ khiến trái tim ông chai đá hơn! Vậy điều gì đã khiến cho Hêrôđê ‘lần lữa?’.
Hêrôđê mong gặp Chúa Giêsu, nhưng điều này không dựa trên đức tin hay động cơ sám hối. Và dẫu thời gian Gioan bị giam hẳn là một cơ hội mời gọi Hêrôđê ăn năn; nhưng, ông vẫn ‘lần lữa’. Tại sao? Như Đức Phanxicô nói, “Tham vọng quyền lực, ích kỷ và niềm tin yếu đuối đã kìm hãm ông”; nói cách khác, ông không vượt thắng những ‘noạ tính’ của thế gian và dục tình.
Điều này cũng có thể đang xảy ra nơi mỗi người chúng ta. Nói rằng, tôi vẫn ổn! Tôi tin Chúa Kitô là Chúa, là Đấng Cứu Rỗi; tôi đã được “rửa tội” là chưa đủ! Chúng ta cần sống một đời sống mới bằng việc nên thánh mỗi ngày. Tôi cần quyết tâm sửa đổi những điểm yếu, thiếu sót và sai lỗi sang một điều gì đó mà Chúa Kitô - Đấng đã chịu đau khổ để cứu tôi - mong chờ. Đó là sự thật giục giã tôi phải biến đổi mà không ‘lần lữa’.
Bạn có ổn không? Chúng ta cần can đảm để mục kích trực tiếp và tự hỏi, “Tôi đã làm gì với hồng ân Chúa?”. Với Hêrôđê, không phải tất cả mọi thứ đều ổn; một sự thật ông đã thấy rõ, ‘ông giết người!’. Và đây có thể là khởi điểm để ông bắt đầu một cuộc hoán cải hầu đón nhận lòng thương xót Chúa; ít nhất, ông đã nhận ra mình có tội. Hoán cải luôn bắt đầu bằng việc chúng ta chấp nhận thất bại khi đã nghiêng chiều về điều ác. Tiếc thay, Hêrôđê chỉ dừng lại ở đó khiến trái tim ông xơ cứng hơn! Bạn và tôi thì sao?
Anh Chị em,
“Ông Gioan, chính ta đã chém đầu rồi!”. Nhìn nhận mình có tội, dĩ nhiên, lương tâm Hêrôđê cắn rứt, nhưng ông không thay đổi! Điều này cho thấy, hoán cải là việc của ân sủng chứ không phải của sức người. Hãy cậy vào Chúa, đừng cậy sức mình! “Lạy Chúa, trải qua bao thế hệ, Ngài vẫn là nơi chúng con trú ẩn!” - Thánh Vịnh đáp ca. Bắt chước Hêrôđê, bạn và tôi khởi sự bằng việc nhìn nhận tội lỗi đầu nậu của mình, đặt bàn chân mình vào khởi điểm của lộ trình hoán cải; nhưng đừng ‘lần lữa’ như ông. Hãy cầu nguyện, van xin, kết hợp với việc chay tịnh; quyết tâm đứng lên và đi tới. Được như thế, nhất định chúng ta sẽ gặp được lòng thương xót Chúa để bắt đầu một hành trình mới, một hành trình có tên “nên thánh!”. Bên cạnh đó, trải nghiệm sự khó khăn của việc thay đổi bản thân, chúng ta cảm thông với sự đổi thay cần có thời gian của tha nhân! Thiên Chúa kiên nhẫn đợi chờ tôi, sao tôi không nhẫn nhịn chờ đợi anh em tôi?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con nhận ra ‘chân tướng’ của mình, đừng để con ‘lần lữa’ khiến Chúa hoài công. Xin ân sủng Chúa giúp con quyết tâm đứng lên và đi tới!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ông Gioan, chính ta đã chém đầu rồi!”.
“Hêrôđê không thể vượt qua những lớp rào cản của trái tim mình. Tham vọng quyền lực, ích kỷ và niềm tin yếu đuối đã kìm hãm khả năng khám phá ra một Giêsu đã chịu đau khổ để cứu mình!” - Phanxicô.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay nói đến một người “không thể vượt qua những lớp rào cản của trái tim” - Hêrôđê! Ông đã thú nhận một sự thật khá trần trụi: “Ông Gioan, chính ta đã chém đầu rồi!”; nhưng tiếc thay, lời xưng thú của ông không khiến ông đau buồn mà hoán cải; nó chỉ khiến trái tim ông chai đá hơn! Vậy điều gì đã khiến cho Hêrôđê ‘lần lữa?’.
Hêrôđê mong gặp Chúa Giêsu, nhưng điều này không dựa trên đức tin hay động cơ sám hối. Và dẫu thời gian Gioan bị giam hẳn là một cơ hội mời gọi Hêrôđê ăn năn; nhưng, ông vẫn ‘lần lữa’. Tại sao? Như Đức Phanxicô nói, “Tham vọng quyền lực, ích kỷ và niềm tin yếu đuối đã kìm hãm ông”; nói cách khác, ông không vượt thắng những ‘noạ tính’ của thế gian và dục tình.
Điều này cũng có thể đang xảy ra nơi mỗi người chúng ta. Nói rằng, tôi vẫn ổn! Tôi tin Chúa Kitô là Chúa, là Đấng Cứu Rỗi; tôi đã được “rửa tội” là chưa đủ! Chúng ta cần sống một đời sống mới bằng việc nên thánh mỗi ngày. Tôi cần quyết tâm sửa đổi những điểm yếu, thiếu sót và sai lỗi sang một điều gì đó mà Chúa Kitô - Đấng đã chịu đau khổ để cứu tôi - mong chờ. Đó là sự thật giục giã tôi phải biến đổi mà không ‘lần lữa’.
Bạn có ổn không? Chúng ta cần can đảm để mục kích trực tiếp và tự hỏi, “Tôi đã làm gì với hồng ân Chúa?”. Với Hêrôđê, không phải tất cả mọi thứ đều ổn; một sự thật ông đã thấy rõ, ‘ông giết người!’. Và đây có thể là khởi điểm để ông bắt đầu một cuộc hoán cải hầu đón nhận lòng thương xót Chúa; ít nhất, ông đã nhận ra mình có tội. Hoán cải luôn bắt đầu bằng việc chúng ta chấp nhận thất bại khi đã nghiêng chiều về điều ác. Tiếc thay, Hêrôđê chỉ dừng lại ở đó khiến trái tim ông xơ cứng hơn! Bạn và tôi thì sao?
Anh Chị em,
“Ông Gioan, chính ta đã chém đầu rồi!”. Nhìn nhận mình có tội, dĩ nhiên, lương tâm Hêrôđê cắn rứt, nhưng ông không thay đổi! Điều này cho thấy, hoán cải là việc của ân sủng chứ không phải của sức người. Hãy cậy vào Chúa, đừng cậy sức mình! “Lạy Chúa, trải qua bao thế hệ, Ngài vẫn là nơi chúng con trú ẩn!” - Thánh Vịnh đáp ca. Bắt chước Hêrôđê, bạn và tôi khởi sự bằng việc nhìn nhận tội lỗi đầu nậu của mình, đặt bàn chân mình vào khởi điểm của lộ trình hoán cải; nhưng đừng ‘lần lữa’ như ông. Hãy cầu nguyện, van xin, kết hợp với việc chay tịnh; quyết tâm đứng lên và đi tới. Được như thế, nhất định chúng ta sẽ gặp được lòng thương xót Chúa để bắt đầu một hành trình mới, một hành trình có tên “nên thánh!”. Bên cạnh đó, trải nghiệm sự khó khăn của việc thay đổi bản thân, chúng ta cảm thông với sự đổi thay cần có thời gian của tha nhân! Thiên Chúa kiên nhẫn đợi chờ tôi, sao tôi không nhẫn nhịn chờ đợi anh em tôi?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con nhận ra ‘chân tướng’ của mình, đừng để con ‘lần lữa’ khiến Chúa hoài công. Xin ân sủng Chúa giúp con quyết tâm đứng lên và đi tới!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Nạn độc quyền
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:16 25/09/2024
NẠN ĐỘC QUYỀN
(Chúa Nhật XXVI TN B)
Độc quyền kinh doanh sản xuất, độc quyền phân phối, buôn bán, độc quyền lãnh đạo đất nước, độc quyền làm việc thiện, độc quyền phụ trách công tác giáo dục…thực sự là những chước cám dỗ khó vượt qua. Khi đã nắm độc quyền thì vị thế của chúng ta là như bất khả xâm phạm và dĩ nhiên lợi ích của chúng ta luôn được bảo đảm. Đằng sau những thứ độc quyền ấy, có một thứ độc quyền chủ yếu chi phối tất cả, đó là độc quyền chân lý, nghĩa là chỉ riêng mình ta mới đúng và như thế những ai khác ta hay ngược với ta đều là sai lạc.
Khi Đức Chúa ban Thần khí cho cả những người không đến Lều Hội Ngộ, Giosuê đã xin Môsê ngăn cấm họ. Giosuê đã ngỡ ngàng trước câu trả lời Môsê: “Anh ghen dùm tôi à? Phải chi Đức Chúa ban Thần khí của Người trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ !” (Ds 11,29). Chắc chắn Môsê muốn nhắc bảo Giosuê rằng chớ nên độc quyền ân ban của Đức Chúa. Thần Khí Thiên Chúa luôn tự do như gió trời, muốn thổi đâu thì thổi (x.Ga 3,8).
Có nhiều thứ độc quyền xem ra hữu lý nhằm để bảo vệ quyền lợi nhà sản xuất, quyền tác giả…Tuy nhiên từ việc bảo vệ những quyền lợi chính đáng người ta cũng dễ dàng bị cám dỗ ganh tương đố kỵ và tìm cách loại trừ những ai có quyền lợi tương đồng như mình bằng nhiều hình thức. Người hành xử bằng sự độc đoán, độc quyền, chuyên chế vốn thường canh cánh trong lòng nỗi lo sợ kẻ khác tranh quyền, tranh lợi. Nguyên việc người ta như mình hay ngang hàng với mình họ cũng không chịu nỗi huống là qua mặt mình hay hơn mình. Lòng ganh tương, đố kỵ xui khiến chúng ta tìm đủ lý do, đủ mọi cách thế để kìm hãm tha nhân, dìm kẻ khác xuống hoặc ít ra là ngăn cản không cho người ta phát triển hay tiến lên. Thánh Giacôbê khẳng định “Ở đâu có ganh tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ xấu xa” (Gc 3,16). Điều xấu xa, tồi tệ nhất đó là cả người ganh tương và người bị đố kỵ, cả hai đều bị hạn chế phát triển và khó có thể làm được sự gì tốt đẹp cách đúng nghĩa.
“Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta” (Mc 9,38). Ngài Gioan nêu một lý do xem ra có phần hữu lý. Nhưng đằng sau hai từ chúng ta, không biết thầy Giêsu có được bao nhiêu phần, nhưng phần của tập thể nhóm Mười Hai và cách riêng phần của ngài Gioan thì không nhỏ. Ẩn sâu dưới sự độc quyền chính là sự kiêu ngạo, tham danh, hám lợi. Chỉ có ta hay phe nhóm chúng ta mới là duy nhất đúng, vì thế chỉ có ta hay phe ta mới có quyền giáo dục, mới có quyền lãnh đạo… và rồi chỉ có ta, phe ta mới được hưởng lợi lộc và được tôn vinh. Đã từng có thời, Kitô hữu chúng ta cũng rơi vào tình trạng độc quyền chân lý. Chỉ có người Công Giáo mới nắm được chân lý, còn ngoài ra đều là tà đạo hay lạc đạo. Hậu quả của thái độ độc tôn, độc quyền thật đáng ghê sợ mà lịch sử ghi lại đó là những cuộc chiến tranh, những sự đàn áp bất công, loại trừ tha nhân cách này cách khác… Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã nhiều lần xin lỗi cách công khai, thì chúng tin chắc rằng trong tương lai sẽ chẳng còn xuất hiện những bước chân của đoàn quân thập tự hay các phiên tòa xử người dị giáo.
Kitô hữu tin rằng muốn được hạnh phúc đích thực và trường tồn thì phải qua Chúa Kitô, vì không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Người, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (x.Ga 14,6). Thế mà Chúa Giêsu đã nói với Gioan: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,40). Lời khẳng định của Người giúp ta xác quyết rằng cho dù chân lý là duy nhất nhưng vẫn có đó nhiều ngõ lối để tiếp cận. Hạnh phúc Nước Trời chỉ có một, nhưng Thiên Chúa có nhiều cách thế để ban chính mình cho nhân loại mọi thời và mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Chúa Giêsu trong chuyện dụ ngôn ngày thế mạt đã minh họa sự thật này. Ngay cả những người tự nhận là khi sinh thời đâu có biết Người, thế mà họ cũng đã “ủng hộ” Người, nghĩa là tiếp bước theo Người và sống cho Người, để rồi đáng được hưởng phúc muôn đời (x.Mt 25, 31-46).
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (Mt 6,13). Một trong những chước cám dỗ mà ta cần xin Chúa cứu đỡ, đó là mặc cảm tự tôn. Tự tôn là một hình thái của kiêu ngạo. Khi mặc cảm tự tôn được hổ trợ bằng chút thế, chút lực thì người ta sẽ tìm cách giữ độc quyền trong hành động và sẽ độc đoán trong phán quyết. Độc quyền, độc đoán là một lối sống, một cung cách hành xử của kẻ độc tài và hệ quả tất yếu là những hành vi độc ác, dẫu cho có khi là vô tình. “Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. Lịch sử cho thấy người độc tài rất hiếm đem lại những điều tốt đẹp cho nhân loại, mà thường là những sự xấu xa, tồi tệ.
Đức Phanxicô và nhiều vị mục tử hàng đầu trong Giáo hội đã khẳng định chủ nghĩa giáo sĩ trị là một hình thái độc tôn, độc quyền. Đức Hồng Y Jean Claude Hollerich trong phiên họp chung thứ 12 về tính hiệp hành ngày 18/10/2023 tại hội trường Phaolô VI đã nói rằng nó là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh nhiều điều xấu xa trong Giáo Hội. Ngoài việc cảnh giác cho bản thân, thì bạn, tôi, chúng ta cần làm gì để hạn chế và tiến dần đến chỗ loại bỏ những hình thái độc quyền, độc tôn trong Giáo Hội và những cơ chế độc tài phi nhân, bất chính ngoài xã hội? Hãy chặt chúng đi! Hãy móc chúng đi! Đây là mệnh lệnh mang tính sống còn, không chỉ cho bản thân chúng ta mà còn cho những kẻ bé mọn là những người luôn được Thiên Chúa ưu ái.
Ban Mê Thuột.
(Chúa Nhật XXVI TN B)
Độc quyền kinh doanh sản xuất, độc quyền phân phối, buôn bán, độc quyền lãnh đạo đất nước, độc quyền làm việc thiện, độc quyền phụ trách công tác giáo dục…thực sự là những chước cám dỗ khó vượt qua. Khi đã nắm độc quyền thì vị thế của chúng ta là như bất khả xâm phạm và dĩ nhiên lợi ích của chúng ta luôn được bảo đảm. Đằng sau những thứ độc quyền ấy, có một thứ độc quyền chủ yếu chi phối tất cả, đó là độc quyền chân lý, nghĩa là chỉ riêng mình ta mới đúng và như thế những ai khác ta hay ngược với ta đều là sai lạc.
Khi Đức Chúa ban Thần khí cho cả những người không đến Lều Hội Ngộ, Giosuê đã xin Môsê ngăn cấm họ. Giosuê đã ngỡ ngàng trước câu trả lời Môsê: “Anh ghen dùm tôi à? Phải chi Đức Chúa ban Thần khí của Người trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ !” (Ds 11,29). Chắc chắn Môsê muốn nhắc bảo Giosuê rằng chớ nên độc quyền ân ban của Đức Chúa. Thần Khí Thiên Chúa luôn tự do như gió trời, muốn thổi đâu thì thổi (x.Ga 3,8).
Có nhiều thứ độc quyền xem ra hữu lý nhằm để bảo vệ quyền lợi nhà sản xuất, quyền tác giả…Tuy nhiên từ việc bảo vệ những quyền lợi chính đáng người ta cũng dễ dàng bị cám dỗ ganh tương đố kỵ và tìm cách loại trừ những ai có quyền lợi tương đồng như mình bằng nhiều hình thức. Người hành xử bằng sự độc đoán, độc quyền, chuyên chế vốn thường canh cánh trong lòng nỗi lo sợ kẻ khác tranh quyền, tranh lợi. Nguyên việc người ta như mình hay ngang hàng với mình họ cũng không chịu nỗi huống là qua mặt mình hay hơn mình. Lòng ganh tương, đố kỵ xui khiến chúng ta tìm đủ lý do, đủ mọi cách thế để kìm hãm tha nhân, dìm kẻ khác xuống hoặc ít ra là ngăn cản không cho người ta phát triển hay tiến lên. Thánh Giacôbê khẳng định “Ở đâu có ganh tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ xấu xa” (Gc 3,16). Điều xấu xa, tồi tệ nhất đó là cả người ganh tương và người bị đố kỵ, cả hai đều bị hạn chế phát triển và khó có thể làm được sự gì tốt đẹp cách đúng nghĩa.
“Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta” (Mc 9,38). Ngài Gioan nêu một lý do xem ra có phần hữu lý. Nhưng đằng sau hai từ chúng ta, không biết thầy Giêsu có được bao nhiêu phần, nhưng phần của tập thể nhóm Mười Hai và cách riêng phần của ngài Gioan thì không nhỏ. Ẩn sâu dưới sự độc quyền chính là sự kiêu ngạo, tham danh, hám lợi. Chỉ có ta hay phe nhóm chúng ta mới là duy nhất đúng, vì thế chỉ có ta hay phe ta mới có quyền giáo dục, mới có quyền lãnh đạo… và rồi chỉ có ta, phe ta mới được hưởng lợi lộc và được tôn vinh. Đã từng có thời, Kitô hữu chúng ta cũng rơi vào tình trạng độc quyền chân lý. Chỉ có người Công Giáo mới nắm được chân lý, còn ngoài ra đều là tà đạo hay lạc đạo. Hậu quả của thái độ độc tôn, độc quyền thật đáng ghê sợ mà lịch sử ghi lại đó là những cuộc chiến tranh, những sự đàn áp bất công, loại trừ tha nhân cách này cách khác… Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã nhiều lần xin lỗi cách công khai, thì chúng tin chắc rằng trong tương lai sẽ chẳng còn xuất hiện những bước chân của đoàn quân thập tự hay các phiên tòa xử người dị giáo.
Kitô hữu tin rằng muốn được hạnh phúc đích thực và trường tồn thì phải qua Chúa Kitô, vì không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Người, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (x.Ga 14,6). Thế mà Chúa Giêsu đã nói với Gioan: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,40). Lời khẳng định của Người giúp ta xác quyết rằng cho dù chân lý là duy nhất nhưng vẫn có đó nhiều ngõ lối để tiếp cận. Hạnh phúc Nước Trời chỉ có một, nhưng Thiên Chúa có nhiều cách thế để ban chính mình cho nhân loại mọi thời và mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Chúa Giêsu trong chuyện dụ ngôn ngày thế mạt đã minh họa sự thật này. Ngay cả những người tự nhận là khi sinh thời đâu có biết Người, thế mà họ cũng đã “ủng hộ” Người, nghĩa là tiếp bước theo Người và sống cho Người, để rồi đáng được hưởng phúc muôn đời (x.Mt 25, 31-46).
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (Mt 6,13). Một trong những chước cám dỗ mà ta cần xin Chúa cứu đỡ, đó là mặc cảm tự tôn. Tự tôn là một hình thái của kiêu ngạo. Khi mặc cảm tự tôn được hổ trợ bằng chút thế, chút lực thì người ta sẽ tìm cách giữ độc quyền trong hành động và sẽ độc đoán trong phán quyết. Độc quyền, độc đoán là một lối sống, một cung cách hành xử của kẻ độc tài và hệ quả tất yếu là những hành vi độc ác, dẫu cho có khi là vô tình. “Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. Lịch sử cho thấy người độc tài rất hiếm đem lại những điều tốt đẹp cho nhân loại, mà thường là những sự xấu xa, tồi tệ.
Đức Phanxicô và nhiều vị mục tử hàng đầu trong Giáo hội đã khẳng định chủ nghĩa giáo sĩ trị là một hình thái độc tôn, độc quyền. Đức Hồng Y Jean Claude Hollerich trong phiên họp chung thứ 12 về tính hiệp hành ngày 18/10/2023 tại hội trường Phaolô VI đã nói rằng nó là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh nhiều điều xấu xa trong Giáo Hội. Ngoài việc cảnh giác cho bản thân, thì bạn, tôi, chúng ta cần làm gì để hạn chế và tiến dần đến chỗ loại bỏ những hình thái độc quyền, độc tôn trong Giáo Hội và những cơ chế độc tài phi nhân, bất chính ngoài xã hội? Hãy chặt chúng đi! Hãy móc chúng đi! Đây là mệnh lệnh mang tính sống còn, không chỉ cho bản thân chúng ta mà còn cho những kẻ bé mọn là những người luôn được Thiên Chúa ưu ái.
Ban Mê Thuột.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng: Tình hình ở Lebanon là không thể chấp nhận được, không thể leo thang!
Thanh Quảng sdb
03:42 25/09/2024
Đức Giáo Hoàng: Tình hình ở Lebanon là 'không thể chấp nhận được', không thể leo thang!
Trong buổi tiếp kiến chung, Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi đầy nhiệt huyết phản đối leo thang chiến tranh ở Lebanon, gọi tình hình bất ổn này là 'không thể chấp nhận được' và cầu nguyện cho tất cả những người đang phải chịu đựng chiến tranh và mất hy vọng.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi chân thành phản đối leo thang ở Lebanon khi cuộc chiến ở Đất Thánh vẫn tiếp diễn.
Khi kết thúc buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư (25/9/2024) tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã lên án tình hình bất ổn này.
"Tôi rất buồn trước tin tức từ Lebanon, nơi mà trong những ngày gần đây, các vụ đánh bom dữ dội đã gây ra nhiều thương vong và tàn phá."
Tính đến ngày 24 tháng 9 năm 2024, đã có 558 người thiệt mạng ở Lebanon, trong đó một cuộc đột kích của Israel đã giết chết chỉ huy hệ thống tên lửa của Hezbollah ở phía nam Beirut. Hơn 2.000 quả bom đã được thả trong ba ngày, trong khi các vụ phóng tên lửa vẫn tiếp diễn.
Các cuộc tấn công của Israel chống lại Hezbollah cho đến nay đã làm tử vong hơn 550 nạn nhân, bao gồm cả thường dân và trẻ em.
Đối với những người đau khổ và mất hy vọng ở Ukraine
Một cách đặc biệt, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho tất cả những người đau khổ vì chiến tranh, và một lần nữa, ĐTC hướng về Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá trong lời chào của mình tới các tín đồ Ba Lan.
"Chúng ta hãy cầu nguyện", ĐTC nói, "cho tất cả mọi người, cho tất cả những người đang phải chịu đựng chiến tranh: Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá, Myanmar, Palestine, Israel, Sudan - tất cả những người dân đau khổ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình."
Đức Giáo Hoàng nói: Chúng ta hãy chống lại sự lừa dối của ma quỷ, Chúa Giêsu bảo vệ chúng ta!
Ngài đã nhắc lại "thảm kịch chiến tranh" đã tàn phá Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga hơn hai năm qua!
"Với sự giúp đỡ của Chúa", ngài mời gọi, "hãy hỗ trợ những người đang đau khổ và túng thiếu, những người thường không thấy hy vọng."
Lời cầu nguyện cho chuyến Tông du đến Bỉ và Luxembourg
Cuối cùng, ngài yêu cầu các tín hữu cầu nguyện cho Chuyến Tông du sắp tới của ngài ra nước ngoài đến Bỉ và Luxembourg, từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 9, "đây có thể là cơ hội củng cố đức tin ở những quốc gia đó."
Chuyến đi này theo sau Chuyến tông du bốn quốc gia của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Indonesia, Papua New Guinea, Timor-Leste và Singapore vào đầu tháng này.
Trong buổi tiếp kiến chung, Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi đầy nhiệt huyết phản đối leo thang chiến tranh ở Lebanon, gọi tình hình bất ổn này là 'không thể chấp nhận được' và cầu nguyện cho tất cả những người đang phải chịu đựng chiến tranh và mất hy vọng.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi chân thành phản đối leo thang ở Lebanon khi cuộc chiến ở Đất Thánh vẫn tiếp diễn.
Khi kết thúc buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư (25/9/2024) tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã lên án tình hình bất ổn này.
"Tôi rất buồn trước tin tức từ Lebanon, nơi mà trong những ngày gần đây, các vụ đánh bom dữ dội đã gây ra nhiều thương vong và tàn phá."
Tính đến ngày 24 tháng 9 năm 2024, đã có 558 người thiệt mạng ở Lebanon, trong đó một cuộc đột kích của Israel đã giết chết chỉ huy hệ thống tên lửa của Hezbollah ở phía nam Beirut. Hơn 2.000 quả bom đã được thả trong ba ngày, trong khi các vụ phóng tên lửa vẫn tiếp diễn.
Các cuộc tấn công của Israel chống lại Hezbollah cho đến nay đã làm tử vong hơn 550 nạn nhân, bao gồm cả thường dân và trẻ em.
Đối với những người đau khổ và mất hy vọng ở Ukraine
Một cách đặc biệt, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho tất cả những người đau khổ vì chiến tranh, và một lần nữa, ĐTC hướng về Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá trong lời chào của mình tới các tín đồ Ba Lan.
"Chúng ta hãy cầu nguyện", ĐTC nói, "cho tất cả mọi người, cho tất cả những người đang phải chịu đựng chiến tranh: Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá, Myanmar, Palestine, Israel, Sudan - tất cả những người dân đau khổ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình."
Đức Giáo Hoàng nói: Chúng ta hãy chống lại sự lừa dối của ma quỷ, Chúa Giêsu bảo vệ chúng ta!
Ngài đã nhắc lại "thảm kịch chiến tranh" đã tàn phá Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga hơn hai năm qua!
"Với sự giúp đỡ của Chúa", ngài mời gọi, "hãy hỗ trợ những người đang đau khổ và túng thiếu, những người thường không thấy hy vọng."
Lời cầu nguyện cho chuyến Tông du đến Bỉ và Luxembourg
Cuối cùng, ngài yêu cầu các tín hữu cầu nguyện cho Chuyến Tông du sắp tới của ngài ra nước ngoài đến Bỉ và Luxembourg, từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 9, "đây có thể là cơ hội củng cố đức tin ở những quốc gia đó."
Chuyến đi này theo sau Chuyến tông du bốn quốc gia của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Indonesia, Papua New Guinea, Timor-Leste và Singapore vào đầu tháng này.
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phanxicô: Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa. Chúa Thánh Thần, đồng minh của chúng ta trong cuộc chiến chống lại thần dữ
Vũ Văn An
14:24 25/09/2024
Theo tin Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phê-rô ngày 25 tháng chín năm 2024, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài Giáo Lý thường lệ của ngài về Chúa Thánh Thần và Nàng Dâu. Người hướng dẫn dân Chúa đến với Chúa Giêsu, hy vọng của chúng ta. Hôm nay, ngài nhấn mạnh tới việc Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa, Chúa Thánh Thần là đồng minh của chúng ta trong cuộc chiến chống lại thần dữ. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào chào anh chị em buổi sáng!
Ngay sau khi chịu phép rửa tại sông Gióc-đan, Chúa Giêsu “được Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ” (Mt4:1) – đây là những gì Tin mừng Mát-thêu nói. Sáng kiến này không phải của Satan, mà là của Thiên Chúa. Khi vào hoang địa, Chúa Giêsu vâng theo sự soi sáng của Chúa Thánh Thần; Người không rơi vào cạm bẫy của kẻ thù, không, không! Sau khi chịu đựng được thử thách, có lời chép rằng Người trở về Galilê “trong quyền năng của Chúa Thánh Thần” (Lc 4:14).
Trong hoang địa, Chúa Giê-su đã tự giải thoát Người khỏi Satan, và giờ đây Người có thể giải thoát (chúng ta) khỏi Satan. Người đã giải thoát mình, Người sẽ giải thoát chúng ta khỏi Satan. Đó là điều mà các Tin mừng gia nhấn mạnh với nhiều nghiên cứu về sự giải thoát khỏi bị trấn hữu. Chúa Giê-su nói với những người chống đối Người: “Nếu nhờ Chúa Thánh Thần của Thiên Chúa mà Ta trừ quỷ, thì vương quốc Thiên Chúa đã đến với các ngươi” (Mt 12:28). Và Chúa Giê-su đã xua đuổi quỷ, với khát vọng về vương quốc của Thiên Chúa.
Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ liên quan đến ma quỷ. Ở một bình diện văn hóa nào đó, người ta cho rằng ma quỷ đơn giản là không hiện hữu. Ma quỷ sẽ là biểu tượng của tiềm thức tập thể, hoặc sự xa lánh; nói tóm lại, là một ẩn dụ. Nhưng “mưu kế khéo léo nhất của ma quỷ là thuyết phục các bạn rằng nó không hiện hưu!”, như ai đó đã viết (Charles Baudelaire). Hắn rất tinh ranh: hắn khiến chúng ta tin rằng hắn không hiện hữu, và bằng cách này hắn thống trị mọi thứ. Hắn rất xảo quyệt. Tuy nhiên, thế giới kỹ thuật và thế tục của chúng ta lại đầy rẫy những nhà ảo thuật, huyền bí, duy linh, chiêm tinh gia, người bán bùa chú và bùa hộ mệnh, và thật không may là có cả những giáo phái Satan thực sự. Bị đuổi ra khỏi cửa, ma quỷ đã quay trở lại, người ta có thể nói, qua cửa sổ. Bị đuổi khỏi đức tin, hắn quay trở lại với sự mê tín. Và nếu bạn mê tín, bạn đang vô thức trò chuyện với ma quỷ. Người ta không trò chuyện với ma quỷ.
Bằng chứng mạnh mẽ nhất về sự hiện hữu của Satan không phải ở những tội nhân hay người bị quỷ ám, mà ở nơi các thánh! "Và làm sao điều này có thể xảy ra, thưa Cha?". Đúng vậy, ma quỷ hiện diện và hoạt động dưới một số hình thức cực đoan và "vô nhân đạo" của sự xấu xa và gian ác mà chúng ta thấy xung quanh mình. Nhưng theo cách này, trong những trường hợp riêng lẻ, chúng ta hầu như không thể chắc chắn rằng đó thực sự là hắn, vì chúng ta không thể biết chính xác hành động của hắn kết thúc ở đâu và tội ác của chúng ta bắt đầu ở đâu. Đây là lý do tại sao Giáo hội lại thận trọng và nghiêm ngặt như vậy khi thực hiện nghi lễ trừ tà, không giống như những gì xảy ra, thật không may, trong một số bộ phim!
Chính trong cuộc sống của các vị thánh, chính xác là ở đó, ma quỷ buộc phải xuất hiện công khai, để tự đặt mình "chống lại ánh sáng". Tất cả các vị thánh, tất cả những người tin tưởng vĩ đại, một số nhiều hơn, một số ít hơn, đều chứng minh cuộc đấu tranh của họ với thực tại đen tối này, và người ta không thể thành thật cho rằng tất cả họ đều bị lừa dối hoặc chỉ là nạn nhân của những định kiến của thời đại họ.
Cuộc chiến chống lại tinh thần ác được chiến thắng như Chúa Giêsu đã chiến thắng trong sa mạc: bằng cách tấn công bằng lời Chúa. Anh chị em thấy đấy, Chúa Giêsu không trò chuyện với ma quỷ, Người không bao giờ trò chuyện với ma quỷ. Hoặc Người xua đuổi ma quỷ, hoặc lên án ma quỷ, nhưng Người không bao giờ trò chuyện. Và trong sa mạc, Người trả lời không phải bằng lời của Người, mà bằng Lời Chúa. Anh chị em thân mến, đừng bao giờ trò chuyện với ma quỷ; khi những cám dỗ xuất hiện: “Nhưng, điều này có lẽ tốt, điều kia có lẽ tốt” – hãy dừng lại. Hãy hướng lòng mình lên Chúa, cầu nguyện với Đức Mẹ và xua đuổi ma quỷ, giống như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cách xua đuổi ma quỷ. Thánh Phêrô cũng gợi ý một phương tiện khác, mà Chúa Giêsu không cần, nhưng chúng ta thì cần – sự cảnh giác. “Hãy tỉnh táo, hãy tỉnh thức. Ma quỷ thù địch của anh em như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5:8). Và Thánh Phaolô nói với chúng ta: “Đừng cho ma quỷ cơ hội” (Ep 4:27).
Sau khi, trên thập giá, Chúa Kitô đánh bại mãi mãi quyền lực của “thủ lĩnh thế gian này” (Ga 12:31), một Giáo phụ đã nói, “ma quỷ bị trói, như một con chó bị xích; nó không thể cắn bất cứ ai ngoại trừ những ai bất chấp nguy hiểm, đến gần nó... Nó có thể sủa, nó có thể thúc giục, nhưng nó chỉ có thể cắn những ai muốn” [1]. Nếu anh chị em là một kẻ ngốc và anh chị em đến gặp quỷ dữ và nói, "Ồ, bạn khỏe không?", và mọi thứ, nó sẽ hủy hoại bạn. Ma quỷ – giữ khoảng cách. Người ta không trò chuyện với quỷ dữ. Người ta trục xuất nó. Giữ khoảng cách. Và tất cả chúng ta, mọi người, chúng ta đều có kinh nghiệm về cách quỷ dữ tiếp cận với một số cám dỗ. Sự cám dỗ của mười điều răn: khi chúng ta cảm thấy điều này, hãy dừng lại, giữ khoảng cách: không đến gần con chó bị xích.
Ví dụ, kỹ thuật hiện đại, bên cạnh nhiều nguồn lực tích cực cần được đánh giá cao, cũng cung cấp vô số phương tiện để "dành một “Cơ hội cho ma quỷ”, và nhiều người đã rơi vào bẫy. Hãy nghĩ đến phim khiêu dâm trực tuyến, đằng sau đó là một thị trường phát triển mạnh: chúng ta đều biết điều này. Đó là ma quỷ đang hoạt động, ở đó. Và đây là một hiện tượng rất phổ biến, mà các Kitô hữu nên cảnh giác và kiên quyết từ chối. Bởi vì bất cứ điện thoại thông minh nào cũng có thể truy cập vào sự tàn bạo này, vào ngôn ngữ của ma quỷ: phim khiêu dâm trực tuyến.
Nhận thức về hành động của ma quỷ trong lịch sử không nên làm chúng ta nản lòng. Suy nghĩ cuối cùng cũng phải là, trong trường hợp này, về sự tin tưởng và an toàn: “Ta ở cùng Chúa, hãy biến đi”. Chúa Kitô đã chiến thắng ma quỷ và ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần để biến chiến thắng của Người thành của chúng ta. Chính hành động của kẻ thù có thể biến thành lợi thế của chúng ta, nếu với sự giúp đỡ của Chúa, chúng ta biến nó thành sự thanh tẩy chúng ta. Do đó, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần, theo lời thánh ca Veni Creator [Lạy Chúa Tạo Dựng, xin hãy đến]:
Hãy xua đuổi kẻ thù gian xảo của chúng con đi,
Và ban cho sự bình an vĩnh cửu của Ngài;
Nếu Ngài là Người hướng dẫn bảo vệ chúng con,
Không điều ác nào có thể xảy ra với bước chân chúng con”.
Hãy cẩn thận, ma quỷ rất tinh ranh – nhưng các Ki-tô hữu chúng ta, với ân sủng của Chúa, còn tinh ranh hơn hắn. Cảm ơn anh chị em.
_______________________
[1] Thánh Caesarius thành Arles, Bài giảng 121, 6: CC 103, tr. 507.
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha
Tôi rất buồn trước tin tức từ Lebanon, nơi mà trong những ngày gần đây, các cuộc ném bom dữ dội đã cướp đi sinh mạng của nhiều nạn nhân và gây ra sự tàn phá. Tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ nỗ lực hết sức để ngăn chặn sự leo thang khủng khiếp này. Điều đó là không thể chấp nhận được.
Nguồn nhân tài khổng lồ của Giáo Hội đại diện cho một trở ngại trớ trêu đối với việc cải cách
Vũ Văn An
15:01 25/09/2024
John L. Allen Jr. Của tạp chí Crux, ngày 25 tháng 9 năm 2024, có bài nhận định về sự nghịch lý giữa nguồn nhân tài khổng lồ của Giáo Hội và việc cải cách.
Ông thuật lại câu chuyện thời sự: Người hâm mộ đội bóng đá Roma, một trong hai đội chuyên nghiệp tại Thành phố Vĩnh cửu, đang có tâm trạng cáu kỉnh trong những ngày này. Một phần là do thành tích không đồng đều của đội, nhưng thậm chí còn hơn thế nữa là do sự quản lý yếu kém của chủ sở hữu người Mỹ, tỷ phú Texas Dan Friedkin và con trai ông là Ryan.
Mọi chuyện lên đến tuyệt đỉnh khi huấn luyện viên nổi tiếng của đội, một cựu cầu thủ được yêu mến, bị sa thải đột ngột chỉ sau bốn trận đấu trong mùa giải mới, khiến những người hâm mộ trung thành nhất tẩy chay nửa giờ đầu tiên của trận đấu trên sân nhà tiếp theo và sau đó diễu hành vào sân vận động hô vang tên huấn luyện viên.
Không phải là Friedkins không muốn chi tiêu - kể từ khi tiếp quản, họ đã bơm khoảng 1 tỷ đô la vào nhượng quyền thương mại. Mà là đôi khi những khoản chi đó có vẻ giống như việc xây dựng một sân vận động mới và tạo tiếng vang hơn là thực sự giành chiến thắng trong các trận đấu.
Gần đây, một người hâm mộ Roma lâu năm sống bên kia đường đã hỏi tôi, với tư cách là một người Mỹ, rằng liệu tôi có thể giải thích không. Câu trả lời của tôi rất đơn giản: Đối với Friedkins, Roma giống như Chicago Cubs. Đó là một đội có lượng người hâm mộ trung thành cuồng nhiệt, những người sẽ lấp đầy chỗ ngồi, trả tiền cho các hợp đồng truyền hình và phát trực tuyến đắt đỏ và mua đồ lưu niệm, bất kể họ thắng hay thua.
Nói một cách ngắn gọn, điều đó giải thích tại sao cả hai đội đều được liệt kê là một trong những thương hiệu có giá trị nhất trong thể thao, mặc dù thực tế là Cubs chỉ giành được một World Series trong 116 năm và Roma đã không giành được scudetto hay chức vô địch của Ý kể từ năm 2001. Nếu người ta vẫn tiếp tục xuất hiện bất kể sản phẩm có đáng thất vọng đến đâu, thì động lực để vượt trội là gì?
Khi chúng tôi đang nói chuyện, tôi chợt nhận ra: "Chúa ơi, tôi có thể đang nói về Vatican."
Trên thực tế, một trong những điều trớ trêu hàng đầu của đời sống Công Giáo đương thời là nhóm người Công Giáo nhiệt thành và tận tụy dường như vô tận ngoài kia, luôn sẵn sàng phục vụ nếu Đức Giáo Hoàng yêu cầu, thực sự tạo nên trở ngại chính cho cải cách.
Đây là một động thái mà tôi đã chứng kiến diễn ra liên tục ở Vatican trong suốt 25 năm tôi đưa tin về nơi này.
Vatican có một công việc khó khăn cần một người thực hiện - có thể là tài chính, lạm dụng tình dục của giáo sĩ, truyền thông, nguồn nhân lực, bất cứ điều gì. Họ sẽ tuyển dụng một người tài năng để làm việc đó, rồi kiên quyết từ chối trao cho người đó các nguồn lực, sự hỗ trợ và thẩm quyền mà họ cần để hoàn thành nhiệm vụ.
(Một ví dụ nhỏ, trong số rất nhiều ví dụ khác: Vài năm trước, Vatican đã thuê một giáo dân chuyên nghiệp kỳ cựu để xử lý một nhiệm vụ đặc biệt nhạy cảm, được Đức Giáo Hoàng tuyên bố là ưu tiên cấp bách. Hệ thống mất trọn sáu tháng chỉ để cấp một tessera hoặc thẻ, cho phép người này vào Vatican mà không cần có người đi cùng đến và rời khỏi văn phòng.)
Khi người này cuối cùng, và không thể tránh khỏi, sụp đổ và tan vỡ, thay vì giải quyết vấn đề cơ bản, các viên chức Vatican chỉ đơn giản là đi tìm người khác - bởi vì luôn có người khác sẵn sàng đảm nhận công việc đó.
Để xem xét trường hợp mà tôi hiểu rõ nhất, tôi đã biết mọi phát ngôn viên của Vatican kể từ giáo dân người Tây Ban Nha Joaquin Navarro Walls, người đã phục vụ trong những năm của Thánh Gioan Phaolô II, trước khi họ đảm nhiệm chức vụ. Đối với một người, họ là những chuyên gia cực kỳ thông minh, tài năng và cũng là những người có lòng chính trực và tận tụy sâu sắc.
Họ cũng đã bước vào công việc với đôi mắt mở to, biết rằng về cơ bản đó là một nhiệm vụ bất khả hữu.
Theo tình hình hiện tại, một phát ngôn viên của Vatican có quyền tiếp cận cực kỳ hạn chế với Đức Giáo Hoàng, hầu như không bao giờ có mặt trong phòng khi các quyết định quan trọng được đưa ra và buộc phải lội qua nhiều tầng bàn giấy để có được câu trả lời cho ngay cả những vấn đề ít nhạy cảm nhất. Không có định chế nào khác trong đó bất cứ ai có một chút kiến thức nền về truyền thông, chưa kể đến lòng tự trọng, lại đồng ý trở thành gương mặt đại diện cho một hoạt động trong những điều kiện như thế.
Khi tôi hỏi, như tôi chắc chắn đã làm, tại sao những người này vẫn đồng ý nhận công việc này, tất cả đều đưa ra cho tôi một số phiên bản câu trả lời giống nhau - rằng khi Đức Giáo Hoàng yêu cầu họ phục vụ, họ cảm thấy có nghĩa vụ phải nói đồng ý.
Với tất cả sự tôn trọng đối với những người mà tôi coi là bạn bè, điều đó không đúng. Trên thực tế, tôi cho rằng họ sẽ phục vụ Đức Giáo Hoàng tốt hơn nếu từ chối cho đến khi hệ thống được thay đổi theo cách cho phép họ thực sự làm công việc mà họ được thuê.
Khi một vị giáo hoàng tuyên bố Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội là tín điều của đức tin, thì được thôi, khi đó người Công Giáo có nghĩa vụ phải chấp nhận, bởi vì ngài là người thầy tối cao của đức tin. Mặt khác, nếu một vị giáo hoàng yêu cầu bạn làm việc tại Văn phòng Kinh tế, thì lại khác. Không có yêu cầu nào về "sự phục tùng tôn giáo cả trong trí hiểu lẫn ý chí", theo cách nói của giáo luật, để đảm nhận một công việc mà bạn biết rõ là không thể làm được, ít nhất là theo cách hiện tại.
Thành thật mà nói, tôi nghi ngờ rằng cải cách lâu dài của Vatican sẽ không bao giờ xảy ra cho đến khi những người Công Giáo trên khắp thế giới, đặc biệt là những người chuyên nghiệp giáo dân, từ chối làm việc ở đó cho đến khi chính hệ thống thay đổi. Miễn là luôn có ai đó nếu không sẵn sàng che đậy một tình huống bất ổn, thì không có động lực thực sự nào để khắc phục tình trạng bất ổn đó.
Nói cách khác, việc phục vụ tuyệt vời nhất mà một người Công Giáo có thể cung cấp cho một vị giáo hoàng, bất kể đó là ai, không phải lúc nào cũng là nói đồng ý. Đôi khi, câu trả lời tốt hơn thực sự sẽ là "không... ít nhất là không phải như thế này".
Chuyến thăm Bỉ của Đức Giáo Hoàng là thời điểm để lắng nghe và gặp gỡ
Thanh Quảng sdb
18:02 25/09/2024
Chuyến thăm Bỉ của Đức Giáo Hoàng là thời điểm để "lắng nghe và gặp gỡ"
Cha Tommy Scholtes, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Bỉ, cho biết chuyến tông du sắp tới của Đức Giáo Hoàng tới đất nước này sẽ là cơ hội để ngài "đối thoại, lắng nghe và phản hồi".
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Trong vòng ít giờ nữa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ hạ cánh xuống Bỉ, bắt đầu chuyến tông du kéo dài bốn ngày tới quốc gia này.
Đây là điểm dừng chân ngắn tại trung tâm châu Âu và hoàn toàn trái ngược với chuyến tông du kéo dài hai tuần gần đây của Đức Giáo Hoàng qua Đông Nam Á và Châu Đại Dương.
Lý do tại sao Đức Giáo Hoàng lại đến Bỉ và Giáo hội địa phương đang chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này như thế nào? Đài Vatican đã trao đổi với Cha Tommy Scholtes, SJ, phát ngôn viên tiếng Pháp của hội đồng giám mục Bỉ.
Sau đây là cuộc trao đổi:
Đài Vatican: Cha có kỳ vọng và hy vọng gì về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng?
Cha Scholtes: Tôi hy vọng rằng đây sẽ là khoảnh khắc vui tươi, khoảnh khắc xác tín, khoảnh khắc khích lệ. Đây sẽ là khoảnh khắc gặp gỡ, theo nghĩa là có nhiều người sẽ nói chuyện với Đức Giáo Hoàng, dù ngài sẽ có những bài phát biểu, gặp gỡ các nhà lãnh đạo Giáo hội, Đức Vua, các Viện trưởng của Đại học Louvain và Leuven. Rất nhiều người sẽ tiếp xúc với Đức Giáo Hoàng, và tôi nghĩ điều quan trọng là họ cảm thấy rằng ngài trước hết và trên hết là một mục tử, một người muốn đối thoại, lắng nghe và sau đó cũng có thể chia sẻ với những người này trong từng tình huống khác nhau.
Đài Vatican: So với các quốc gia khác mà Đức Giáo Hoàng đã đến viếng thăm gần đây, nước Bỉ khá tục hóa. Một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng có vai trò gì trong bối cảnh như vậy?
Cha Scholtes: Đúng Bỉ là một quốc gia tục hóa; Công Giáo chỉ là một trong những tôn giáo. Bạn không thể nói Bỉ có bản sắc Công Giáo mạnh mẽ, mặc dù nước này có lịch sử Công Giáo lâu dài. Thật không may, vấn nạn lạm dụng tình dục đã làm tổn thương Giáo hội rất nhiều, và tôi hiểu điều đó, bởi vì đã có nhiều vụ bê bối, và chúng ta phải thừa nhận thực tại đó. Đức Giáo Hoàng sẽ dành thời gian để gặp gỡ các nạn nhân của lạm dụng.
Tôi nghĩ rằng điều tôi đang chờ đợi nhất, tôi muốn nói, là sức mạnh tinh thần, một sự khích lệ – trước hết và quan trọng nhất là từ Đức Giáo Hoàng, tất nhiên, nhưng cũng từ tất cả các Giáo hội và tất cả các Kitô hữu ở Bỉ – để sống Phúc âm không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động. Mặc dù Giáo hội không còn mạnh mẽ, nhưng đây có lẽ cũng là một bài học về sự khiêm nhường. Mối nguy hiểm lớn nhất đối với một Giáo hội, như chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói khi tông du Maroc, không phải là thiểu số, mà là không đáng kể. Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi ở Bỉ ngày nay là Đức Giáo Hoàng nhắc nhở chúng tôi về ý nghĩa của Giáo hội trong một xã hội thế tục.
Đài Vatican: Chúng tôi đang ở Đại học Saint-Michel, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ cha và các anh em Dòng Tên vào thứ Bảy. Đối với một cộng đồng Dòng Tên, việc có một cuộc gặp gỡ thân tình với vị lãnh đạo của Giáo hội toàn cầu như vậy có ý nghĩa gì?
Cha Scholtes: Tôi nghĩ nó sẽ là một khoảnh khắc rất cảm động. Chúng tôi trong Hội Dòng cảm thấy đây là điều quan trọng, và cũng có một chút huyền nhiệm. Đức Giáo Hoàng sẽ thoải mái, và chúng tôi sẽ xin ngài chia sẻ, bất cứ điều gì ngài muốn nói với chúng tôi. Tôi tin rằng đây sẽ là một cuộc trao đổi từ trái tim, không chỉ là một bài phát biểu, về bất cứ điều gì ngài muốn nói với các tu sĩ Dòng Tên đang dấn thân tại một thành phố quốc tế, thủ đô của Châu Âu, thủ đô của NATO và một thành phố nơi cộng đồng Hồi giáo cũng rất năng động.
Tôi nghĩ chúng tôi sẽ chia sẻ về ơn gọi tu trì, và những khó khăn mà những người trẻ tuổi gặp phải khi dấn thân và những khó khăn mà những người trẻ tuổi gặp phải khi dấn thân và cam kết trọn vẹn cho ơn gọi, bao gồm cả ơn gọi Dòng Tên. Chúng tôi sẽ tò mò về cuộc sống cá nhân của ngài và cách ngài khuyến khích chúng tôi sống cuộc sống hàng ngày của mình, không chỉ các hoạt động chính thức hoặc công khai, mà còn cả đời sống cầu nguyện riêng tư. ĐTC chắc chắn có một số lời khuyên rất hay dành cho chúng tôi, và việc ngài nói trực tiếp với chúng tôi sẽ chạm đến trái tim chúng tôi một cách sâu thẳm hơn.
Cha Tommy Scholtes, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Bỉ, cho biết chuyến tông du sắp tới của Đức Giáo Hoàng tới đất nước này sẽ là cơ hội để ngài "đối thoại, lắng nghe và phản hồi".
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Trong vòng ít giờ nữa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ hạ cánh xuống Bỉ, bắt đầu chuyến tông du kéo dài bốn ngày tới quốc gia này.
Đây là điểm dừng chân ngắn tại trung tâm châu Âu và hoàn toàn trái ngược với chuyến tông du kéo dài hai tuần gần đây của Đức Giáo Hoàng qua Đông Nam Á và Châu Đại Dương.
Lý do tại sao Đức Giáo Hoàng lại đến Bỉ và Giáo hội địa phương đang chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này như thế nào? Đài Vatican đã trao đổi với Cha Tommy Scholtes, SJ, phát ngôn viên tiếng Pháp của hội đồng giám mục Bỉ.
Sau đây là cuộc trao đổi:
Đài Vatican: Cha có kỳ vọng và hy vọng gì về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng?
Cha Scholtes: Tôi hy vọng rằng đây sẽ là khoảnh khắc vui tươi, khoảnh khắc xác tín, khoảnh khắc khích lệ. Đây sẽ là khoảnh khắc gặp gỡ, theo nghĩa là có nhiều người sẽ nói chuyện với Đức Giáo Hoàng, dù ngài sẽ có những bài phát biểu, gặp gỡ các nhà lãnh đạo Giáo hội, Đức Vua, các Viện trưởng của Đại học Louvain và Leuven. Rất nhiều người sẽ tiếp xúc với Đức Giáo Hoàng, và tôi nghĩ điều quan trọng là họ cảm thấy rằng ngài trước hết và trên hết là một mục tử, một người muốn đối thoại, lắng nghe và sau đó cũng có thể chia sẻ với những người này trong từng tình huống khác nhau.
Đài Vatican: So với các quốc gia khác mà Đức Giáo Hoàng đã đến viếng thăm gần đây, nước Bỉ khá tục hóa. Một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng có vai trò gì trong bối cảnh như vậy?
Cha Scholtes: Đúng Bỉ là một quốc gia tục hóa; Công Giáo chỉ là một trong những tôn giáo. Bạn không thể nói Bỉ có bản sắc Công Giáo mạnh mẽ, mặc dù nước này có lịch sử Công Giáo lâu dài. Thật không may, vấn nạn lạm dụng tình dục đã làm tổn thương Giáo hội rất nhiều, và tôi hiểu điều đó, bởi vì đã có nhiều vụ bê bối, và chúng ta phải thừa nhận thực tại đó. Đức Giáo Hoàng sẽ dành thời gian để gặp gỡ các nạn nhân của lạm dụng.
Tôi nghĩ rằng điều tôi đang chờ đợi nhất, tôi muốn nói, là sức mạnh tinh thần, một sự khích lệ – trước hết và quan trọng nhất là từ Đức Giáo Hoàng, tất nhiên, nhưng cũng từ tất cả các Giáo hội và tất cả các Kitô hữu ở Bỉ – để sống Phúc âm không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động. Mặc dù Giáo hội không còn mạnh mẽ, nhưng đây có lẽ cũng là một bài học về sự khiêm nhường. Mối nguy hiểm lớn nhất đối với một Giáo hội, như chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói khi tông du Maroc, không phải là thiểu số, mà là không đáng kể. Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi ở Bỉ ngày nay là Đức Giáo Hoàng nhắc nhở chúng tôi về ý nghĩa của Giáo hội trong một xã hội thế tục.
Đài Vatican: Chúng tôi đang ở Đại học Saint-Michel, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ cha và các anh em Dòng Tên vào thứ Bảy. Đối với một cộng đồng Dòng Tên, việc có một cuộc gặp gỡ thân tình với vị lãnh đạo của Giáo hội toàn cầu như vậy có ý nghĩa gì?
Cha Scholtes: Tôi nghĩ nó sẽ là một khoảnh khắc rất cảm động. Chúng tôi trong Hội Dòng cảm thấy đây là điều quan trọng, và cũng có một chút huyền nhiệm. Đức Giáo Hoàng sẽ thoải mái, và chúng tôi sẽ xin ngài chia sẻ, bất cứ điều gì ngài muốn nói với chúng tôi. Tôi tin rằng đây sẽ là một cuộc trao đổi từ trái tim, không chỉ là một bài phát biểu, về bất cứ điều gì ngài muốn nói với các tu sĩ Dòng Tên đang dấn thân tại một thành phố quốc tế, thủ đô của Châu Âu, thủ đô của NATO và một thành phố nơi cộng đồng Hồi giáo cũng rất năng động.
Tôi nghĩ chúng tôi sẽ chia sẻ về ơn gọi tu trì, và những khó khăn mà những người trẻ tuổi gặp phải khi dấn thân và những khó khăn mà những người trẻ tuổi gặp phải khi dấn thân và cam kết trọn vẹn cho ơn gọi, bao gồm cả ơn gọi Dòng Tên. Chúng tôi sẽ tò mò về cuộc sống cá nhân của ngài và cách ngài khuyến khích chúng tôi sống cuộc sống hàng ngày của mình, không chỉ các hoạt động chính thức hoặc công khai, mà còn cả đời sống cầu nguyện riêng tư. ĐTC chắc chắn có một số lời khuyên rất hay dành cho chúng tôi, và việc ngài nói trực tiếp với chúng tôi sẽ chạm đến trái tim chúng tôi một cách sâu thẳm hơn.
Carl R. Trueman: Mất Phúc Âm Là Trở Về Với Tình Trạng Ấu Trĩ
J.B. Đặng Minh An dịch
21:16 25/09/2024
Carl Trueman là giáo sư nghiên cứu Kinh thánh và tôn giáo tại Đại Học Grove City và là nghiên cứu viên tại Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công của Hoa Kỳ.
Ông vừa có bài viết trên tờ First Things nhan đề “Lose the Gospel, Return to Childishness” nghĩa là “Mất Phúc Âm Là Trở Về Với Tình Trạng Ấu Trĩ”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Bài viết gần đây của Douglas Murray trên tờ Spectator về Giáo hội Anh đã xác nhận sự sáng suốt mang tính tiên tri của nhà văn người Tiệp. “Vũ trường im lặng” của Nhà thờ Canterbury vào tháng 2 và “buổi tiệc rave” sắp tới của Nhà thờ Peterborough vào tháng 11 chắc chắn nói lên một thời kỳ ấu trĩ. Những tòa nhà này được xây dựng với mục đích tôn thờ nghiêm chỉnh và thiêng liêng; đó là lý do tại sao nhiều thế hệ đã đầu tư nhiều thập niên và nguồn lực vào việc xây dựng chúng. Việc sử dụng chúng bây giờ cho các sự kiện có thể dễ dàng được tổ chức trong một chiếc lều tạm bợ nói lên nhiều điều về bản chất tôn sùng chủ nghĩa khoái lạc tầm thường trong thời đại của chúng ta.
Nó cũng nói lên nhiều điều về một Giáo Hội đã mất hết niềm tin vào phúc âm được mã hóa trong Giáo Lý 39 điều, Sách Cầu Nguyện Chung và Sách Các Bài Giảng của Giáo Hội này từ lâu. Các báo cáo gần đây tiết lộ rằng Giáo Hội này ngày càng từ bỏ cụm từ “nhà thờ” để ủng hộ các mô tả khác, chẳng hạn như “cộng đồng”. Và bất kỳ ai nhìn vào The Queen's Window ở Tu viện Westminster có nhiều khả năng nhớ lại các cảnh trong SpongeBob hơn là kinh ngạc trước những suy nghĩ về đấng sáng tạo và ơn cứu chuộc siêu việt của nhân loại. Mất phúc âm, trở về với tình trạng ấu trĩ; đây dường như là mệnh lệnh của ngày hôm nay.
Thật vậy, sự ấu trĩ này là kết quả tất yếu của loại chủ nghĩa tự do thần học đã thống trị rất nhiều Giáo Hội trong nhiều thế hệ. Trớ trêu thay, chủ nghĩa tự do thần học thường là sản phẩm của một số bộ óc tuyệt vời nhất. Friedrich Schleiermacher, cha đẻ về mặt khái niệm của chủ nghĩa tự do Tin lành, là một trong những trí tuệ chói lọi nhất thời bấy giờ. Trường phái Tübingen, đã gây ra thiệt hại lớn cho đức tin chính thống, tự hào có một loạt các học giả xuất sắc. Và trong thế giới nói tiếng Anh, những nhân vật như CH Dodd và John AT Robinson là những người có khả năng học thuật thực sự. Tuy nhiên, thần học tự do, khi định hình đời sống thờ phượng và nghi lễ của Giáo Hội và thái độ của giáo dân trong nhiều năm, dường như chỉ có xu hướng chạy theo một hướng duy nhất trên thực tế là lần tìm về sự ấu trĩ.
Thánh Phaolô nghĩ rằng người ngoài cuộc vô tình bước vào một buổi lễ Kitô giáo vào thời của ngài sẽ bị choáng ngợp bởi cảm giác về sự thánh thiện của Chúa đang được tôn thờ. Kẻ đột nhập bất hạnh vào Nhà thờ Peterborough ngày nay cũng có thể bị choáng ngợp - bởi tiếng ồn chói tai và cảnh tượng đáng xấu hổ của những người lớn vui đùa như những thiếu niên khi hai căn bệnh tâm linh lớn của thế giới hiện đại của chúng ta, sự báng bổ và sự ấu trĩ, kết hợp lại với nhau.
Sự pha trộn giữa cái phàm tục và não trạng trẻ con này có lý: Con người càng thay thế Chúa làm thước đo của mọi vật, thì họ càng trở nên nhỏ bé. Họ không thể lớn lên, vì thiếu một mục đích nhất định, thực sự không có gì để họ phát triển thành. Và khi sự thánh thiện bị sức mạnh của con người làm ô uế, thì bản thân con người cũng bị thu hẹp lại, không còn là người mang hình ảnh của Chúa nữa mà chỉ là những khối vật chất gắn liền với ý chí. Vào thế kỷ thứ tư, Athanasius có thể tuyên bố rằng Chúa đã trở thành con người để con người có thể trở thành thần thánh. Con người được tôn vinh bởi hành động của Chúa siêu việt. Ngày nay, chúng ta có thể nói rằng con người đã tự biến mình thành thần thánh để Chúa có thể bị thu hẹp lại thành con người bình thường. Hơn thế nữa, rằng nhân loại có thể trở thành một cấu trúc trẻ con mà mối quan tâm không bao giờ vượt ra ngoài những nhu cầu cấp thiết của tình trạng con người, dù đó là giải trí, chính trị hay chỉ đơn giản là cảm thấy tốt về bản thân mình. Tất nhiên, những người theo chủ nghĩa tự do không độc quyền về vấn đề này: Bất kỳ người theo Kitô giáo nào nói về “người đàn ông vĩ đại ở trên lầu” hoặc bắt chước những thành ngữ và lời chỉ trích trẻ con của thời điểm chính trị hiện tại đều có tội như vậy.
Chúng ta còn ấu trĩ. Kundera đã tiên tri về điểm đó. Điều đó không có nghĩa là những vấn đề đang bị đe dọa ở cả Giáo Hội và thế giới không thực sự nghiêm trọng. Nhưng những thành ngữ để giải quyết chúng đã trở nên ấu trĩ, và Giáo Hội phải chống lại sự cám dỗ đi theo thế giới trong vấn đề này. Do đó, để tìm kiếm sự phù hợp không đòi hỏi phải đầu hàng hoặc bắt chước tình trạng ấu trĩ, mà đúng hơn là phải nắm bắt lại ý nghĩa của việc trở thành người lớn. Giáo Hội phải làm chứng cho một đức tin trưởng thành. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần một cảm giác mới về sự thánh thiện, thiêng liêng và siêu việt. Và điều đó phải bắt đầu từ hàng lãnh đạo cao cấp nhất, nơi mà nó thường vắng mặt nhất. Các mục tử Kitô giáo ồn ào nhất hiện nay cho thấy ít khác biệt so với các phạm trù, thái độ và mối bận tâm của các nhà lãnh đạo thế tục. Đây là một sự thoái thác nhiệm vụ đáng buồn; trong số tất cả mọi người, các mục tử nên hướng lên thiên đàng, đến nơi Chúa Kitô ngự và cầu bầu cho dân của Người. Đó là tiếng gọi của họ, mặc dù một số người rõ ràng thấy điều đó là tầm thường và hạn chế. Nếu các nhà lãnh đạo Kitô giáo còn ấu trĩ, thì còn hy vọng gì cho các giáo đoàn của họ? Để hội thánh trở nên có liên quan, hội thánh phải tránh xa những điều ấu trĩ và lấy lại các ưu tiên của mình. Trước hết và quan trọng nhất, đó là nơi mà các Kitô hữu tôn thờ một Thiên Chúa thánh khiết, Đấng đã giải cứu chúng ta khỏi “những cách sống trẻ con” của chúng ta bằng giá rất đắt (1 Côrinhtô 13:11)
Source:First Things
VietCatholic TV
Dân Nga vừa đốt cháy trực thăng Nga. TV Moscow: Hãy hạ bệ lãnh đạo. Zelenskiy: Putin đang rất sợ hãi
VietCatholic Media
03:04 25/09/2024
1. Thanh thiếu niên đốt cháy trực thăng quân sự Nga ở Omsk
Theo kênh Telegram Baza, Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đã quyết định truy tố hai thiếu niên ở tỉnh Omsk của Nga, vì đã đốt cháy một chiếc trực thăng Mi-8 tại một căn cứ không quân hôm Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín, bằng bom xăng.
Những thiếu niên 16 tuổi này sau đó đã bị bắt giữ và khai rằng họ được trả 20.000 đô la thông qua Telegram để thực hiện vụ tấn công.
Chiếc trực thăng bị hư hỏng đáng kể, theo phát ngôn nhân của FSB.
Vụ việc này xảy ra sau một vụ tấn công tương tự 10 ngày trước đó, cụ thể là vào ngày 11 tháng 9, khi hai cậu bé đốt cháy một chiếc trực thăng Mi-8 tại phi trường Noyabrsk ở vùng Tyumen.
Ngoài những cuộc tấn công này, nhiều vụ phá hoại khác nhau, bao gồm cả vụ tàu hỏa trật bánh, đã xảy ra trên khắp các vùng của Nga. Cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR tuyên bố vào Tháng Giêng rằng một số đường ray xe lửa ở Nga đã bị “những đối phương không rõ danh tính của chế độ Vladimir Putin” nhắm tới.
[Kyiv Independent: Teenagers set fire to Russian military helicopter in Omsk]
2. Bình luận của người dẫn chương trình truyền hình Nga về Putin khiến các vị khách khác phải há hốc mồm. Triển vọng lật đổ Vladimir Putin.
Một làn sóng phản đối đã nổ ra trên truyền hình Nga sau khi một nhân vật truyền thông nổi tiếng xuất hiện để ám chỉ việc lật đổ nhà độc tài Vladimir Putin trong bối cảnh Ukraine đang tiến hành cuộc tấn công vào khu vực Kursk.
Hôm Chúa Nhật, người dẫn chương trình truyền hình Vladimir Solovyov đã phát biểu về tình hình ở các khu vực biên giới phía tây của đất nước và lập luận rằng cần phải có hậu quả thảm khốc đối với các cuộc tấn công “khủng bố” của Ukraine trên đất Nga.
Trong đó có việc xử tử các thành viên của “mạng lưới Navalny”, ám chỉ những người ủng hộ nhà hoạt động chính trị và lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny, người đã chết vào tháng 2 khi đang thụ án tù tại một trại cải tạo ở Bắc Cực của Nga.
Solovyov đã nói rằng, do cuộc xâm lược của Ukraine bắt đầu vào ngày 6 tháng 8, “có những người cần phải từ chức”.
Không rõ liệu ông đang nhắc đến việc từ chức của các quan chức gần biên giới hay của các nhà lãnh đạo đất nước, nhưng bình luận này đã khiến các vị khách của ông tức giận, trong đó có thành viên Duma Quốc gia Andrey Gurulyov.
Hãng thông tấn độc lập của Nga Agency News, là cơ quan truyền thông đăng tải cuộc trao đổi trên Telegram, cho biết sự hiểu lầm bắt nguồn từ việc các vị khách nghe Solovyov thốt ra từ Otstavka, có nghĩa là từ chức.
Theo hãng tin Agency News, có nhiều khả năng ông đã sử dụng thuật ngữ Stavka và kêu gọi thành lập một “trụ sở của Tổng tư lệnh tối cao”, ám chỉ cơ quan quân sự tiền cách mạng của Quân đội Đế quốc Nga.
Stavka từng là trụ sở của quân đội trong Thế chiến thứ nhất, đầu tiên do Đại công tước Nicholas Nikolaevich chỉ huy và sau đó là anh họ của ông, Hoàng đế Nicholas II.
Trong khi phản ứng trước bình luận của Solovyov là dễ hiểu khi xét đến việc ông nhắc đến một cơ quan quân sự hiện không còn nổi tiếng, thì điều này cho thấy người Nga vẫn tiếp tục cho rằng quyền lực mà tổng thống Nga nắm giữ đối với đất nước là không thể bị thách thức; và việc ông thoái vị hoặc bị lật đổ là không khả thi.
Vladimir Putin đã nắm quyền từ năm 2000, nhiều lần trao đổi chức vụ tổng thống và thủ tướng với Dmitry Medvedev.
Tuy nhiên, vào năm 2021, nhà lãnh đạo Nga đã ký thành luật một dự luật xóa bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với tổng thống và cho phép ông có khả năng giữ chức vụ cao nhất cho đến năm 2036.
Trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 năm 2024, Putin không gặp nhiều sự phản đối và giành được nhiệm kỳ thứ năm với hơn 88 phần trăm số phiếu bầu, mặc dù Liên Hiệp Âu Châu cáo buộc kết quả bầu cử là gian lận.
Theo trung tâm thăm dò ý kiến độc lập của Nga The Levada Center, mức độ ủng hộ Putin dường như đã tăng lên sau cuộc xâm lược Ukraine, và tỷ lệ ủng hộ ông đã tăng từ 69% vào Tháng Giêng năm 2022 lên 83% vào tháng 3.
Cái chết của Yevgeny Progozhin sau cuộc nổi dậy bất thành của Nhóm Wagner vào tháng 6 năm 2023, và cái chết của Alexei Navalny, người chỉ trích Putin nổi tiếng vào đầu năm 2024, cũng đã loại bỏ hai đối thủ chính của tổng thống.
Tuy nhiên, thương vong đáng kể trong cuộc xâm lược Ukraine đang diễn ra, cùng với thiệt hại gây ra cho nền kinh tế Nga do danh sách lệnh trừng phạt ngày càng tăng có thể gây ra mối đe dọa đến quyền lực của Putin.
Cuộc xâm nhập liên tục của lực lượng Ukraine vào khu vực Kursk và việc lực lượng Kyiv chiếm giữ khoảng 1.300km vuông lãnh thổ Nga cũng đã gây ra sự chỉ trích đối với Putin từ những nhân vật cao cấp trong nước.
Vào đầu tháng 9, nhân vật lãnh đạo Duma Quốc gia Yevgeny Fyodorov đã chỉ trích những nỗ lực của Mạc Tư Khoa nhằm hạ thấp tầm quan trọng của cuộc đột kích và đặt câu hỏi về “tuyên truyền chính thức” xuất phát từ Điện Cẩm Linh, cho rằng quân đội Nga sẽ nhanh chóng đánh bại lực lượng Ukraine.
[Newsweek: Russian TV Host's Putin Comment Draws Gasps From Fellow Guests]
3. Cầu Crimea 'phải bị phá bỏ', Ukraine tuyên bố tại Tòa án Trọng tài Thường trực
Ukraine tuyên bố Cầu Crimea “phải bị phá bỏ” khi cáo buộc Nga vi phạm luật hàng hải tại Tòa án Trọng tài Thường trực vào ngày 23 tháng 9.
Phát biểu tại Tòa án Trọng tài Thường trực, Đại sứ lưu động tại Bộ Ngoại giao Ukraine, Anton Korynevych, cho biết Nga “muốn chiếm Biển Azov và Eo biển Kerch cho riêng mình”.
“Vì vậy, họ đã xây dựng một cánh cổng lớn ở lối vào để ngăn tàu thuyền quốc tế vào trong nhưng vẫn cho phép các tàu sông nhỏ của Nga đi vào”, ông nói và nói thêm: “Cây cầu này là bất hợp pháp và nó phải bị phá bỏ”.
Ukraine bắt đầu tiến hành tố tụng tại tòa án vào năm 2016 khi Nga bắt đầu xây dựng Cầu Crimea để nối bán đảo bị tạm chiếm với đất liền Nga.
Kyiv cho biết Nga cố tình xây dựng nó rất thấp trên mực nước biển để ngăn chặn tàu thuyền quốc tế.
Công trình này đã trở thành tuyến đường tiếp tế quan trọng cho lực lượng Nga sau khi Mạc Tư Khoa phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Cây cầu đã bị hư hại nặng nề do các cuộc không kích của Ukraine vào tháng 10 năm 2022 và tháng 7 năm 2023, khiến Nga phải thực hiện các bước để bảo vệ công trình này hơn nữa.
“ Nga hiện coi Eo biển Kerch, Biển Azov và thậm chí cả một số vùng Hắc Hải là vùng biển thuộc quyền sở hữu của mình”, Korynevych cho biết.
“Nga muốn vùng biển này được coi là một phần của đế chế thế kỷ 21 của mình. Và trong khi bạn sẽ nghe các chuyên gia của Nga nói rằng Biển Azov giống như một hồ nước hoặc một con sông, Ukraine không chấp nhận điều này, và Tòa án này cũng không nên chấp nhận”, ông nói thêm.
Đại diện của Nga tại tòa án, Gennady Kuzmin, cho biết những cáo buộc này “hoàn toàn sai trái”.
Các vụ kiện trọng tài quốc tế có thể mất nhiều năm để giải quyết và không thể sớm đưa ra phán quyết trong vụ kiện này.
Tháng trước, Giám đốc Tình báo Quân sự Kyiv Kyrylo Budanov cho biết Ukraine đang nghiên cứu một “giải pháp phức tạp” có thể phá hủy cây cầu trong những tháng tới.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, ông cho biết “công việc vẫn đang được tiến hành” để phá hủy công trình nối liền đất liền Nga với bán đảo và là tuyến đường tiếp tế quan trọng cho quân đội Nga tại Ukraine.
“Mọi người đều đang tiến hành các cuộc tấn công tầm xa và (phá hủy cây cầu Crimea),” ông cho biết trong bình luận được Ukrinform đưa tin.
“Có thể nói, tất cả những điều này đòi hỏi một giải pháp phức tạp.”
Vào tháng 6, Hải quân Ukraine tuyên bố rằng việc phá hủy Cầu Kerch ở Crimea bị tạm chiếm sẽ không còn mang lại hiệu quả tương tự vào thời điểm hiện tại vì Nga hầu như không sử dụng cầu này cho mục đích quân sự nữa.
Vasyl Maliuk, nhà lãnh đạo Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, không loại trừ khả năng Nga có thể sử dụng lại công trình này để tiếp tế vũ khí sau khi nó được khôi phục hoàn toàn.
[Kyiv Independent: Crimean Bridge ‘must come down,’ Ukraine says at Permanent Court of Arbitration]
4. Quân đội Nga liên tục tấn công Vuhledar ở Donetsk, tình hình 'căng thẳng liên tục', quân đội Ukraine cho biết
Lực lượng Nga liên tục tấn công thị trấn Vuhledar ở Tỉnh Donetsk, với tình hình vẫn “căng thẳng liên tục”, một chỉ huy bộ binh của Lữ đoàn cơ giới số 72, còn gọi là “Oscar”, nói với Suspilne vào ngày 24 tháng 9.
Trong khi có những dấu hiệu ổn định gần Pokrovsk, trọng tâm của cuộc tấn công của Nga tại Tỉnh Donetsk, tình hình đang trở nên ngày càng khó khăn gần Vuhledar. Thị trấn tiền tuyến này nằm cách Donetsk bị tạm chiếm khoảng 50 km, về phía tây nam và cách biên giới hành chính với Tỉnh Zaporizhzhia khoảng 40 km, về phía đông.
Lữ đoàn cơ giới số 72 đã bảo vệ Vuhledar trong gần hai năm khi lực lượng Nga cố gắng chiếm thị trấn này kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu vào năm 2022.
Theo chỉ huy Ukraine, quân đội Nga liên tục tiến về Vuhledar, cố gắng tiến lên từ nhiều hướng khác nhau dọc theo tiền tuyến.
“Ngay khi lực lượng Nga tìm thấy cơ hội tiến quân, họ sẽ bắt đầu triển khai các đơn vị tấn công của mình ở đó”, ông nói thêm.
Nga đang sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau trong các cuộc tấn công vào Vuhledar, bao gồm bom dẫn đường trên không, xe thiết giáp, pháo binh, súng cối và máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV, Oscar nói thêm. “Tất cả các loại quân và mọi phương tiện có sẵn đang được quân đội Nga triển khai theo hướng này”.
“Đối phương sẵn sàng chấp nhận các thiết bị 'dùng một lần'. Hầu hết mọi xe thiết giáp tiếp cận vị trí của chúng tôi đều bị đốt cháy, và có những cuộc tấn công diễn ra hàng ngày”.
Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo bộ phận chống thông tin sai lệch tại Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, cho biết vào ngày 24 tháng 9 rằng Nga đã tàn phá thị trấn Vuhledar và đang cố gắng tiến công từ hai bên sườn.
Thị trấn khai thác mỏ Vuhledar nằm gần tiền tuyến kể từ năm 2014 và được củng cố kỹ lưỡng trong trường hợp Nga tiếp tục xâm lược. Vuhledar đã chống chọi với nhiều cuộc tấn công kể từ khi cuộc chiến toàn diện nổ ra vào năm 2022 và đã trở thành chìa khóa cho hệ thống phòng thủ của Ukraine ở phía nam của Donetsk.
Federico Borsari, thành viên của Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu, gọi tắt là CEPA, chia sẻ với tờ Kyiv Independent rằng: “Việc mất Vuhledar không chỉ là đòn giáng mạnh vào tinh thần của Ukraine vì thành phố này đã chống trả rất nhiều cuộc tấn công kể từ năm 2022, mà còn là diễn biến rất nghiêm trọng có khả năng đe dọa đến an ninh của toàn bộ khu vực phía tây nam của Tỉnh Donetsk chưa bị tạm chiếm, cùng với mối đe dọa đối với sườn phía nam của Pokrovsk”.
[Kyiv Independent: Russian troops constantly storming Vuhledar in Donetsk Oblast, situation 'steadily tense,' Ukraine's military says]
5. 'Putin rất sợ hãi' — Zelenskiy nói rằng vụ xâm nhập Kursk đã phơi bày điểm yếu của Điện Cẩm Linh trước công chúng Nga
Putin “rất lo sợ” về cuộc xâm nhập liên tục của Ukraine vào Tỉnh Kursk, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào ngày 24 tháng 9.
Phát biểu với ABC News, Zelenskiy cho biết hoạt động này đã phơi bày những điểm yếu nghiêm trọng trong khả năng lãnh đạo của Điện Cẩm Linh và khả năng bảo vệ người dân của nước này.
“Đúng vậy. Ông ấy rất sợ,” Tổng thống Zelenskiy nói, và nhấn mạnh thêm rằng: “Tại sao? Bởi vì người dân của ông ấy thấy rằng ông ấy không thể bảo vệ... toàn bộ lãnh thổ của mình.”
Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công xuyên biên giới vào Tỉnh Kursk của Nga vào đầu tháng 8, tuyên bố đã chiếm giữ khoảng 102 thị trấn và hơn 1.300 km2.
Nga dường như đã bị bất ngờ trước cuộc tấn công, tạo điều kiện cho lực lượng Ukraine nhanh chóng tràn qua biên giới và tiến sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo các tài liệu thu giữ được, các chỉ huy Nga đã cảnh báo rằng một bước đột phá xuyên biên giới tiềm tàng có thể xảy ra sớm nhất là vào Tháng Giêng năm 2024, nhưng không có nhiều hành động được thực hiện.
Cuộc phỏng vấn của Good Morning America với Zelenskiy diễn ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo thế giới đang nhóm họp tại Thành phố New York để tham dự kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 79.
Tổng thống Zelenskiy đã đến Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 9, và đang tận dụng cơ hội này để ủng hộ “kế hoạch chiến thắng” của mình và hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu lần thứ hai của Ukraine.
Ông dự kiến sẽ trình bày kế hoạch chiến thắng với Tổng thống Biden tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 26 tháng 9. Ông cũng có kế hoạch thảo luận về kế hoạch này với các ứng cử viên tổng thống Ông Donald Trump và Kamala Harris.
Trong cuộc phỏng vấn, Zelenskiy cho biết kế hoạch này nhằm mục đích đạt được mục tiêu “tăng cường sức mạnh cho Ukraine”.
“Đó là lý do tại sao chúng tôi yêu cầu bạn bè, đồng minh của chúng tôi củng cố chúng tôi. Điều đó rất quan trọng”, ông nói, đồng thời nói thêm: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đang tiến gần hơn đến hòa bình hơn chúng ta nghĩ.
“Chúng ta đang gần đến hồi kết của cuộc chiến. Chúng ta chỉ cần phải rất mạnh mẽ, rất mạnh mẽ.”
Vào ngày 23 tháng 9, Zelenskiy đã gặp phái đoàn lưỡng đảng của quốc hội Hoa Kỳ, bao gồm các Thượng nghị sĩ Ben Cardin, Dan Sullivan, Chris Murphy và Dân biểu Gregory Meeks, để bày tỏ lòng biết ơn vì sự ủng hộ quan trọng của họ đối với Ukraine.
Ông đã cập nhật cho họ về tình hình an ninh hiện tại của Ukraine và những thách thức dự kiến trong năm tới.
Zelenskiy cho biết “hành động quyết đoán ngay bây giờ có thể đẩy nhanh tiến trình kết thúc chiến tranh một cách công bằng”, đồng thời nói thêm rằng kế hoạch chiến thắng của Ukraine nhằm mang lại hòa bình.
Zelenskiy viết trên X: “Sự lãnh đạo của Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tự do trên toàn thế giới”, đồng thời cảm ơn Quốc hội vì cam kết kiên định của họ.
[Kyiv Independent: 'Putin is very much afraid' — Zelensky says Kursk incursion exposed Kremlin's weaknesses to Russian public]
6. Tổng thống Duda của Ba Lan cho biết việc ngăn chặn Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu vì vụ thảm sát Volyn phù hợp với chính sách của Putin
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Polsat News được công bố hôm Thứ Ba, 24 Tháng Chín, rằng các mối đe dọa ngăn cản Ukraine gia nhập Liên minh Âu Châu phù hợp với chính sách của Điện Cẩm Linh.
Lời chỉ trích của Duda là nhằm đáp lại những phát biểu gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz, người cho rằng Ukraine không nên gia nhập Liên Hiệp Âu Châu cho đến khi vấn đề lịch sử về vụ thảm sát người Ba Lan ở Volyn được giải quyết.
Bộ trưởng đang nhắc đến vụ thảm sát hàng chục ngàn người Ba Lan năm 1943 do các thành viên của Quân đội nổi dậy Ukraine, gọi tắt là UPA gây ra ở Volyn lúc bấy giờ đang bị Đức Quốc xã xâm lược. Volyn từng là một phần của Ba Lan và hiện là một phần của Ukraine. Hàng ngàn người Ukraine đã bị giết để trả thù.
Bất chấp một số nỗ lực hòa giải giữa Ba Lan và Ukraine ngày nay, vấn đề này đã trở thành chủ đề thảo luận công khai nhiều lần, cụ thể là trong nhiệm kỳ của đảng Luật pháp và Công lý bảo thủ, nắm quyền từ năm 2015 đến năm 2023.
Theo Duda, một trong những lý do Putin tấn công Ukraine là để ngăn nước này gia nhập Liên Hiệp Âu Châu.
“Nếu ai đó nói về vấn đề này rằng họ sẽ chặn Ukraine tiếp cận Liên minh Âu Châu, họ đang đi theo chính sách của Vladimir Putin. Tôi không biết đây có phải là ý định của những người hiện đang nắm quyền hay không”, Duda nói.
Vào mùa hè năm 2023, Duda đã đến thăm thị trấn Lutsk để cùng Zelenskiy tưởng niệm các nạn nhân của thảm kịch Volyn, được coi là một động thái quan trọng trong bối cảnh căng thẳng giữa hai quốc gia liên quan đến vấn đề này.
“Ukraine cũng có lợi khi tìm được sự đồng thuận với chúng tôi về mọi vấn đề phức tạp, bao gồm cả những vấn đề lịch sử”, Duda cho biết trong cuộc phỏng vấn.
Năm 2019, Zelenskiy đã hứa sẽ dỡ bỏ lệnh tạm hoãn khai quật các nạn nhân ở Volyn của Ukraine, được áp dụng để phản ứng với các vụ phá hủy đài tưởng niệm UPA ở Ba Lan.
Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa được giải quyết và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã phát biểu vào năm 2023 rằng việc xin phép khai quật đóng vai trò quan trọng trong quan hệ Ba Lan-Ukraine.
Nhà sử học người Ukraine Serhii Plokhy, giám đốc Viện nghiên cứu Ukraine tại Đại học Harvard, ước tính số nạn nhân người Ba Lan trong vụ thảm sát này dao động từ 60.000 đến 90.000.
Theo nhà sử học người Ba Lan Grzegorz Motyka, số người Ukraine bị người Ba Lan giết hại trong những năm 1940 ước tính vào khoảng từ 10.000 đến 20.000 người, trong đó có 2.000 đến 3.000 người ở Volyn.
Vào năm 2016, quốc hội Ba Lan đã công nhận vụ giết người này là tội diệt chủng, một thuật ngữ mà Ukraine phủ nhận.
[Kyiv Independent: Blocking Ukraine's EU accession over Volyn massacre in line with Putin's policy, Poland's Duda says]
7. Bộ trưởng quốc phòng Hòa Lan cho biết đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống Patriot đã cam kết với Ukraine
Hôm Thứ Ba, 24 Tháng Chín, Bộ trưởng Quốc phòng Hòa Lan Ruben Brekelmans cho biết Hòa Lan vẫn đang tìm kiếm các quốc gia đối tác để cung cấp các thành phần cho hệ thống phòng không Patriot đã cam kết với Ukraine.
Vào tháng 6, Hòa Lan tuyên bố rằng họ sẽ cung cấp radar và các bộ phận phóng, và đã tìm được một quốc gia khác không nêu tên để cung cấp các bộ phận cần thiết bổ sung để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh.
Nhưng đầu tháng này, có thông tin cho biết một quốc gia giấu tên đã rút khỏi thỏa thuận.
Trong cuộc phỏng vấn với Delfi, Brekelmans cho biết Hòa Lan đang “cố gắng tìm kiếm các yếu tố khác cần thiết để hoàn thiện hệ thống”.
“Và có một số quốc gia cũng rất muốn giúp đỡ Ukraine,” ông nói, đồng thời nói thêm: “Họ đang làm mọi thứ có thể. Nhưng họ đã gặp phải một số vấn đề khiến việc lắp ráp hệ thống này trở nên bất khả thi.”
Brekelmans xác nhận rằng Hòa Lan đã cung cấp cho Kyiv một hệ thống radar và ba bệ phóng sẽ được chuyển giao “rất sớm”.
Kyiv đã kêu gọi các đối tác cung cấp thêm các thiết bị phòng không khi Nga tăng cường các cuộc tấn công vào các thành phố và cơ sở hạ tầng năng lượng.
Ukraine đã nhận được ít nhất ba hệ thống Patriot từ Đức và một từ Hoa Kỳ. Các quốc gia khác, như Hòa Lan và Tây Ban Nha, đã cung cấp các bệ phóng hoặc hỏa tiễn riêng lẻ.
Hoa Kỳ và Hòa Lan cũng đã cam kết vào tháng 6 sẽ cung cấp thêm một hệ thống. Rumani cũng sẽ chuyển một Patriot cho Ukraine sau khi khoản tài trợ cuối cùng được chấp thuận vào đầu tháng 9.
[Kyiv Independent: Netherlands struggling to complete Patriot system pledged to Ukraine, defense minister says]
8. Zelenskiy và Thủ tướng Nhật Bản Kishida gặp nhau tại Hoa Kỳ, thảo luận về lĩnh vực năng lượng
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Hoa Kỳ vào ngày 23 tháng 9 để thảo luận về những thách thức của ngành năng lượng Ukraine, Zelenskiy đưa tin qua Telegram.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã họp tại Thành phố New York vào ngày 23 tháng 9 cho Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 79. Zelenskiy, đã đến Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 9, đang tận dụng cơ hội này để ủng hộ “kế hoạch chiến thắng” của mình và hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu lần thứ hai của Ukraine.
Zelenskiy và Kishida đã thảo luận về sự hỗ trợ liên tục của Nhật Bản dành cho Ukraine, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực năng lượng của Ukraine. Kishida cho biết Tokyo đang chuẩn bị một gói hỗ trợ năng lượng bổ sung cho Kyiv.
“Cùng với Thủ tướng Fumio Kishida, chúng tôi đã thảo luận về tình hình trong lĩnh vực năng lượng”, Zelenskiy cho biết.
“Cảm ơn vì gói hỗ trợ năng lượng mới mà Nhật Bản đang chuẩn bị.”
Theo ông Kishida, gói viện trợ này sẽ bao gồm máy biến áp, máy phát điện và các thiết bị khác.
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các chiến lược ngăn chặn Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt quốc tế và các cơ chế mà Ukraine có thể nhận được số tài sản bị đóng băng lên tới 50 tỷ đô la của Nga.
Kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện, Nhật Bản đã cam kết viện trợ hơn 12 tỷ đô la cho Ukraine về mặt nhân đạo, kinh tế và các mặt khác.
Nhật Bản cũng hỗ trợ ngành năng lượng của Ukraine, nơi đã chịu thiệt hại hàng tỷ đô la do các cuộc tấn công của Nga, và chia sẻ chuyên môn về an toàn hạt nhân.
Theo thỏa thuận an ninh được ký vào tháng 6, Tokyo cam kết cung cấp thêm cho Ukraine 4,5 tỷ đô la vào năm 2024 và tiếp tục hỗ trợ nước này trong 10 năm tới.
[Kyiv Independent: Zelensky, Japanese PM Kishida meet in US, discuss energy sector]
9. Scholz gặp Zelenskiy, nói rằng Đức sẽ không để Kyiv sử dụng vũ khí của mình trên đất Nga
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào hôm Thứ Hai, 23 Tháng Chín, bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 79 tại Thành phố New York.
Ngay trước cuộc họp, Scholz tái khẳng định Berlin từ chối cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của Đức để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.
“Đức sẽ không dỡ bỏ bất kỳ hạn chế nào”, Scholz trả lời câu hỏi của các phóng viên liên quan đến các cuộc tấn công tầm xa vào Nga.
“Điều này không phụ thuộc vào thái độ cá nhân của tôi. Chúng tôi sẽ không làm điều đó, và chúng tôi có lý do chính đáng cho việc đó.”
Trong khi Hoa Kỳ và Anh phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc dỡ bỏ lệnh hạn chế sử dụng hỏa tiễn ATACMS của Mỹ và hỏa tiễn Storm Shadow của Anh tại Nga của Ukraine, Đức vẫn từ chối cung cấp hỏa tiễn tầm xa Taurus cho Kyiv.
Scholz cho biết lập trường của ông sẽ không thay đổi ngay cả khi Hoa Kỳ dỡ bỏ các hạn chế và cho biết Đức đặt mục tiêu “tập trung vào những gì thực sự hữu ích và những gì cần thiết” trong việc hỗ trợ Ukraine.
Sau phát biểu của Scholz, Zelenskiy đã gặp thủ tướng Đức để thảo luận về lộ trình hòa bình của Ukraine và kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu lần thứ hai.
“Chúng tôi đã nói về cách đưa hòa bình công bằng đến gần hơn. Điều quan trọng nhất là duy trì sự thống nhất”, Zelenskiy nói.
Ông cho biết hội nghị thượng đỉnh hòa bình tiếp theo sẽ là “một nền tảng thực sự để bảo đảm khôi phục hoàn toàn an ninh cho Ukraine và toàn bộ Âu Châu”.
Zelenskiy đến Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 9, bắt đầu chuyến thăm kéo dài gần một tuần tập trung vào việc trình bày “kế hoạch chiến thắng” của tổng thống cho các đồng minh của Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Zelenskiy và Tổng thống Biden sẽ gặp nhau tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 26 tháng 9.
[Kyiv Independent: Scholz meets Zelensky, says Germany will not let Kyiv use its weapons on Russian soil]
10. Tổng thống Iran cho biết đất nước ông không ủng hộ Mạc Tư Khoa khi Tehran bị cáo buộc chuyển hỏa tiễn đạn đạo cho Nga
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York rằng đất nước ông chưa bao giờ ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Nga và phủ nhận việc cung cấp hỏa tiễn đạn đạo cho Nga, tờ Guardian đưa tin.
Washington xác nhận vào ngày 10 tháng 9 các báo cáo truyền thông trước đó rằng Nga đã nhận được các lô hàng hỏa tiễn đạn đạo tầm gần Fath-360 của Iran. Một ngày trước đó, Iran phủ nhận việc họ đã giao hỏa tiễn đạn đạo cho Nga, tuyên bố các báo cáo đang diễn ra là “chiến tranh tâm lý”.
“Chúng tôi sẵn sàng ngồi lại với người Âu Châu và người Mỹ để đối thoại và đàm phán. Chúng tôi chưa bao giờ chấp thuận hành động xâm lược của Nga đối với lãnh thổ Ukraine”, Pezeshkian tuyên bố tại New York hôm Thứ Ba, 24 Tháng Chín.
Pezeshkian trở thành tổng thống nước này vào ngày 30 tháng 8 năm 2024. Trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi nhậm chức, ông cũng phủ nhận việc cung cấp hỏa tiễn đạn đạo cho Nga.
“Có thể đã có những chuyến giao hàng như vậy trong quá khứ. Nhưng tôi có thể bảo đảm với các bạn rằng không có chuyến giao hàng nào như vậy tới Nga kể từ khi tôi nhậm chức,” Pezeshkian nói.
Ukraine, Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ đã áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với Iran sau khi xác nhận việc chuyển giao hỏa tiễn cho Nga.
Việc xác nhận giao hàng đánh dấu “sự leo thang hơn nữa trong việc hỗ trợ quân sự của Iran cho cuộc chiến xâm lược của Nga chống lại Ukraine”, Anh, Pháp và Đức cho biết trong tuyên bố chung ngày 10 tháng 9.
Nga và Iran đã tăng cường hợp tác quân sự và chính trị kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Tehran đã cung cấp cho Mạc Tư Khoa hàng ngàn máy bay điều khiển từ xa Shahed kamikaze được sử dụng trong các cuộc tấn công chống lại Ukraine.
Dư luận chung ở phương Tây là người Iran có vấn đề về sự thành thật. Cho đến nay lập trường của Iran hết sức lắt léo. Ban đầu, Bộ Ngoại giao Iran quyết liệt phủ nhận, bất kể các bằng chứng không thể chối cãi là xác các máy bay không người lái bị bắn hạ. Trong cuộc phản công giành lại các lãnh thổ trong khu vực Kharkiv, quân Ukraine còn tịch thu được tại Kupiansk, các máy bay không người lái Shahed-136 còn nguyên vẹn.
Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu khi đó là, Josep Borrell, tiết lộ rằng ông khá ngạc nhiên vì trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với phía Iran, Bộ Trưởng Ngoại Giao nước này khi đó, là Hossein Amir-Abdollahian, vẫn tiếp tục khẳng định rằng “Chính trị của chúng tôi là chúng tôi phản đối chiến tranh và sự leo thang chiến tranh ở Ukraine”.
Ngoại trưởng Iran nói “Cáo buộc Iran gửi hỏa tiễn cho Nga để sử dụng chống lại Ukraine là không có cơ sở. Chúng tôi có hợp tác trong các vấn đề quốc phòng với Nga, nhưng việc gửi vũ khí và máy bay không người lái chống lại Ukraine chắc chắn không phải là chính trị của chúng tôi.”
Sau đó, Ngoại trưởng Iran lại nói rằng Iran có gởi cho Nga một số máy bay không người lái, nhưng đó là trước cuộc xâm lược vào Ukraine.
[Kyiv Independent: Iranian president says his country doesn't support Moscow as Tehran allegedly transfers ballistic missiles to Russia]
11. Không quân Ukraine rút lại báo cáo về máy bay Belarus vi phạm không phận, suýt bùng nổ thành trận chiến lớn
Không quân Ukraine đã rút lại tuyên bố trước đó rằng một mục tiêu trên không đã xâm phạm không phận Ukraine từ Belarus vào chiều Thứ Ba, 24 Tháng Chín.
Lực lượng Không quân ban đầu báo cáo rằng một mục tiêu trên không tốc độ thấp đã vượt qua biên giới từ Belarus gần tỉnh Kyiv và Zhytomyr vào khoảng 2:30 chiều giờ địa phương, hướng về phía nam tới tỉnh Kyiv.
Các nhóm giám sát quân sự phi nhà nước, bao gồm Hajun và Monitor của Belarus, cũng báo cáo rằng một chiến đấu cơ Yak-130 của Belarus đã xâm phạm không phận Ukraine.
Chiếc máy bay được cho là đã vượt qua biên giới Ukraine-Belarus lúc 2:28 chiều giờ địa phương gần làng Dyatlyk thuộc tỉnh Homel của Belarus, nơi giáp với các tỉnh Chernihiv, Kyiv và Zhytomyr của Ukraine.
Sau đó trong ngày, Không quân Ukraine cho biết đối tượng được phát hiện có khả năng là một thiết bị gây nhiễu radar, một mục tiêu giả.
Belarus, đồng minh thân cận nhất của Mạc Tư Khoa, là nơi đồn trú của quân đội, hỏa tiễn và máy bay Nga nhưng không trực tiếp tham gia vào cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày 15 tháng 8 rằng một phần ba quân đội Belarus đã được điều động đến biên giới Ukraine vào đầu mùa hè này.
Phát biểu với kênh truyền hình Rossiya của Nga, Lukashenko tuyên bố động thái này là để đáp trả việc quân đội Ukraine tăng cường hiện diện, mà ông cho là xuất phát từ sự hiểu lầm về công tác chuẩn bị của Belarus cho lễ kỷ niệm Ngày Độc lập vào ngày 3 tháng 7.
[Kyiv Independent: Ukrainian Air Force retracts report of Belarusian aircraft violating airspace]
12. Zelenskiy, Modi thảo luận về việc tăng cường hợp tác tại New York
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để thảo luận về việc tăng cường hợp tác giữa Kyiv và New Delhi vào ngày 24 tháng 9 tại New York, Văn phòng Tổng thống đưa tin.
Zelenskiy đã đến New York hai ngày trước đó để tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Ukraine đã gặp Modi lần cuối vào ngày 23 tháng 8 trong chuyến thăm lịch sử của quan chức Ấn Độ tới Kyiv.
Theo tuyên bố, tại New York, Zelenskiy và Modi đã thảo luận về hợp tác thương mại, kinh tế và quốc phòng, sự tham gia của Ấn Độ vào công cuộc tái thiết Ukraine sau chiến tranh và hợp tác trong các sáng kiến giáo dục, khoa học và văn hóa.
Hai bên cũng thảo luận về việc tăng cường hợp tác trên các diễn đàn quốc tế, bao gồm Liên Hiệp Quốc và G20, cũng như thực hiện công thức hòa bình của Ukraine và chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai dự kiến vào tháng 11.
“Chúng tôi cam kết thực hiện các kết quả của chuyến thăm Ukraine của tôi vào tháng trước để củng cố quan hệ song phương. Nhắc lại sự ủng hộ của Ấn Độ đối với việc giải quyết sớm xung đột ở Ukraine và khôi phục hòa bình và ổn định”, Modi viết trên X.
Zelenskiy cũng cảm ơn thủ tướng Ấn Độ vì “sự ủng hộ rõ ràng” đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Cuộc gặp giữa Zelenskiy và Modi tại New York là cuộc gặp thứ ba trong một năm qua.
Ukraine và Ấn Độ đã phê duyệt bốn thỏa thuận hợp tác vào tháng 8 trong chuyến thăm đầu tiên của Modi tới Ukraine. Các bên không tiết lộ chi tiết về các thỏa thuận.
Chuyến đi của Modi tới Ukraine diễn ra chỉ vài tuần sau chuyến thăm Mạc Tư Khoa, nơi ông gặp Putin.
Chuyến thăm bao gồm cái ôm bị chỉ trích rộng rãi giữa hai nhà lãnh đạo vào ngày 8 tháng 7, vài giờ sau khi Nga ném bom bệnh viện nhi Okhmatdyt ở Kyiv, khiến hai người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương.
Là đồng minh lịch sử của Nga, Ấn Độ vẫn duy trì mối quan hệ kinh tế và ngoại giao chặt chẽ với Mạc Tư Khoa kể từ tháng 2 năm 2022, với thương mại song phương đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023.
[Kyiv Independent: Zelensky, Modi discuss strengthening cooperation in New York]
Vũ khí vô đối của Putin vừa kéo đến Kursk, nổ tung. Ukraine có vũ khí mới lạ, giải phóng Vovchansk
VietCatholic Media
16:31 25/09/2024
1. Chiến đấu tay đôi, biệt kích Ukraine vừa giải cứu những người Nga cuối cùng đang chết đói khỏi một pháo đài bê tông ở Vovchansk
Vào ngày 10 tháng 5, quân đội Nga tràn qua biên giới Nga-Ukraine ở phía bắc thành phố Kharkiv của Ukraine. Tấn công về phía nam qua các tuyến phòng thủ thưa thớt của Ukraine, quân Nga nhanh chóng xâm lược phần lớn Vovchansk, một thị trấn có dân số trước chiến tranh là 17.500 người chỉ cách biên giới 5 km.
Một tháng sau, trong bối cảnh giao tranh dữ dội ở Vovchansk, quân đội Nga đã chiếm được một cứ điểm quan trọng ở trung tâm thị trấn đang ngày càng bị tàn phá: đó là nhà máy tổng hợp hóa chất PJSC Volchansky, một khu phức hợp rộng lớn gồm 30 tòa nhà bê tông kiên cố.
Nhà máy tổng hợp có thể hoạt động như một loại căn cứ bảo vệ lực lượng Nga băng qua Sông Vovcha, ngay phía nam nhà máy. Nhưng trong thực tế, nó trở thành một cái bẫy. Quân đội Ukraine giữ phòng tuyến ngay bên ngoài nhà máy và sau đó phản công, tiến lên một vài khối nhà về phía bắc nhà máy—và cắt đứt nó khỏi lực lượng chính của Nga.
Phải mất ba tháng gian khổ, nhưng lực lượng biệt kích từ cục tình báo Ukraine - còn được gọi tắt là GUR - cuối cùng đã dọn sạch nhà máy khỏi quân xâm lược Nga cuối cùng vào hôm Thứ Ba, 24 Tháng Chín.
“Các chiến binh của GUR đã tiến hành một cuộc càn quét có hệ thống các tòa nhà của nhà máy, liên tục tham gia vào các trận chiến tiếp xúc với đối phương trong điều kiện nhà cửa dày đặc”, ban giám đốc thông báo. “Trong một số trường hợp, lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã tham gia chiến đấu tay đôi với đối phương”.
“GUR đã giải phóng hoàn toàn lãnh thổ của nhà máy tổng hợp Vovchansk và tiêu diệt quân xâm lược trong tất cả các tòa nhà của doanh nghiệp”, ban giám đốc nói thêm. Một số người Nga đã bị giết; những người khác bị bắt.
Không rõ có bao nhiêu người Nga vẫn còn sống trong nhà máy vào thời điểm giải phóng. Vào đầu trận chiến, có báo cáo rằng có hàng trăm người Nga rải rác khắp 30 tòa nhà—một lực lượng đáng gờm. Họ được hưởng một số hỏa lực hỗ trợ từ pháo binh Nga được bố trí ở phía bắc và được báo cáo là đã nhận được một số thiết bị được chuyển đến bằng máy bay điều khiển từ xa nhỏ.
Người Ukraine thả bom, quấy rối người Nga trong nhà máy bằng máy bay điều khiển từ xa và lính bắn tỉa… và chờ đợi. Trong nhiều tháng, nhà máy tổng hợp—theo nhóm phân tích Deep State của Ukraine—giống như một “trường bắn” dành cho người Ukraine, những người có thể bắn vào đó bất cứ lúc nào họ muốn, và từ mọi hướng. “Quân đội Ukraine lấy làm vui khi tiêu diệt quân xâm lược,” Deep State lưu ý.
Khi cuộc tấn công của Nga vào Vovchansk kết thúc vào mùa hè năm nay, các cuộc phản công của Ukraine dần dần đẩy tiền tuyến ở thị trấn này tiến xa hơn về phía bắc, khiến quân Nga ở nhà máy hóa chất càng bị cô lập hơn trước.
Ban giám đốc tình báo đợi cho đến khi những người Nga còn sống sót kiệt sức—và sau đó tấn công khu phức hợp bằng ít nhất bốn đội biệt kích riêng biệt. Họ đột nhập vào nhà máy và dọn sạch từng phòng một trong những gì ban giám đốc mô tả là “một hoạt động cực kỳ phức tạp và thành công”.
Giải phóng nhà máy PJSC Volchansky loại bỏ mối nguy hiểm nhỏ mà người Nga trong nhà máy gây ra cho lực lượng Ukraine đang tiến về phía bắc vào Vovchansk do Nga kiểm soát. Đây cũng là sự trả thù cho quân đội Ukraine, những người đồng chí của họ đã ở phía bên kia của hơn một vài cuộc bao vây tàn bạo ở thành thị kể từ khi Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine 31 tháng trước.
Nhưng điều đó không có nghĩa là người Ukraine đã đảo ngược được cục diện của cuộc chiến tranh rộng lớn hơn. Cuộc chiến vẫn còn rất bất ổn khi mùa đông đang đến gần.
Quân đội Ukraine đã tấn công xuyên biên giới vào Tỉnh Kursk, miền nam nước Nga theo ít nhất hai hướng, nhưng quân đội Nga vẫn đang tiến dần về phía thành phố Pokrovsk ở phía đông—và cũng đang đe dọa bao vây Lữ đoàn cơ giới số 72 cứng đầu của Ukraine ở thị trấn Vuhledar ở phía đông, nơi từng là pháo đài bất khả xâm phạm của người Ukraine.
[Forbes: Fighting Hand To Hand, Ukrainian Commandos Just Cleared The Last Starving Russians From A Concrete Fortress In Vovchansk]
2. Ukraine phá hủy hệ thống phòng không Buk-M3 của Nga trong cuộc tấn công chính xác
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Tư, 25 Tháng Chín, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết lực lượng Ukraine đã “phá hủy” một trong những hệ thống phòng không tầm trung mới nhất của Nga, trong bối cảnh các cuộc giao tranh vẫn diễn ra ác liệt ở khu vực Kursk, miền Nam nước Nga gần hai tháng sau khi Ukraine tiến hành cuộc tấn công xuyên biên giới bất ngờ.
Kyiv đã chia sẻ đoạn phim cho thấy cuộc tấn công vào hệ thống phòng không. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, mô tả đoạn phim được định vị địa lý là một địa điểm ở thị trấn Rylsk, nằm ở phía đông thành phố Kursk. Lãnh thổ Kursk hiện do Ukraine kiểm soát nằm ở phía đông nam của thị trấn.
Tiểu đoàn Hệ thống Điều khiển từ xa biệt lập 413 - được Kyiv ghi nhận là đơn vị tấn công vào hệ thống phòng không - đã nói trong một bài đăng trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng họ đã tấn công vào hệ thống hỏa tiễn đất đối không Buk-M3 vào hôm Thứ Ba, 24 Tháng Chín.
Tiểu đoàn Hệ thống Điều khiển từ xa biệt lập 413, chia sẻ cùng một cảnh quay, cho biết lực lượng của họ đã xác định được hệ thống này ở khu vực Kursk phía nam nước Nga, nơi Tiểu đoàn 413 đang hoạt động ở Kursk.
Hệ thống phòng không Buk thuộc loại tầm trung và công ty xuất khẩu quốc phòng nhà nước Nga, Rosoboronexport, đã coi Buk-M3 là “cột mốc trong quá trình phát triển hệ thống hỏa tiễn phòng không ADMS tầm trung”.
Theo Rosoboronexport, Buk-M3 được thiết kế để đánh chặn mục tiêu trên không, đạn dược dẫn đường chính xác và hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật, có tầm bắn lên tới 65 km.
Ukraine bắt đầu cuộc tấn công bất ngờ của mình hơn bảy tuần trước, tuyên bố vào đầu tháng 9 rằng đã chiếm được 102 thị trấn và khoảng 1300 km vuông lãnh thổ khi Mạc Tư Khoa cố gắng ngăn chặn bước tiến. Ukraine chủ yếu tập trung vào thành phố biên giới Sudzha, nơi họ đã kiểm soát trong nhiều tuần, và Korenevo ở phía đông bắc, nơi vẫn nằm trong tay Nga cho đến hôm Thứ Tư, 25 Tháng Chín.
Các nguồn tin từ Nga và Ukraine sau đó cho rằng vào giữa tháng 9, Điện Cẩm Linh đã phát động một cuộc phản công ở Kursk, điều mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy sau đó đã xác nhận. Trong vài tuần qua, Nga đã tuyên bố rằng họ đã chiếm lại được một thị trấn dọc biên giới, phía nam Korenevo.
Nhóm nghiên cứu ISW cho biết hôm thứ Ba rằng lực lượng Ukraine gần đây đã tiến vào quận Glushkovo, phía tây nam Korenevo. Kyiv đã tiến về phía đông nam và phía đông Veseloye, ISW nói thêm, ám chỉ đến một thị trấn ở phía tây nam Glushkovo.
[Newsweek: Ukraine Destroys Russian Buk-M3 Air Defense System in Precision Strike]
3. Video cho thấy chú chó robot mới được thả từ máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đang hoạt động
Ukraine đang giới thiệu đội chó robot của mình, có khả năng vận chuyển đạn dược, giám sát và hỗ trợ lực lượng tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Vũ khí tự động hoặc điều khiển từ xa đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại Nga, đặc biệt là máy bay điều khiển từ xa đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong nỗ lực phòng thủ và tấn công của Ukraine.
Tuy nhiên, việc bổ sung chó robot vào Quân đội Ukraine hứa hẹn nhiều cơ hội trinh sát hơn ở địa hình hiểm trở và mang lại cho Kyiv lợi thế tiềm tàng so với Mạc Tư Khoa trong các hoạt động trên bộ.
Một video được UkraineNewsLive đăng lên X, vào thứ Hai, cho thấy một máy bay điều khiển từ xa thả “robot trinh sát chiến đấu” xuống một cánh đồng ở một địa điểm không được tiết lộ, sau đó robot này sẽ đứng dậy và thi hành nhiệm vụ của mình.
Một video khác, được đơn vị Khortytsia của quân đội đăng tải vào đầu tháng 9, cho thấy cảnh chú chó đi cùng một người lính Ukraine, người sử dụng camera hình ảnh nhiệt của robot để giám sát trong một khu rừng.
Theo hai bài đăng, những chú chó này là một phần của đơn vị chiến đấu Ukraine được gọi là “Medoid” hay Honey Badger, mà bài đăng của Khortytsia khẳng định là đã “thành công trong việc làm suy yếu hàng ngũ quân xâm lược ở miền đông Ukraine”.
Lần đầu tiên Kyiv công bố những chú chó điều khiển từ xa là vào tháng 8, khi kênh Telegram của Lữ đoàn cơ giới số 28 của Ukraine công bố video về một chú chó robot đang tuần tra một thị trấn bị tàn phá nặng nề.
“Anh ta có nhiều tài năng và tiềm năng rộng lớn để sử dụng trên chiến trường”, bài đăng viết. “Giống như máy bay điều khiển từ xa đã từng thay đổi chiến tranh, những người bạn rô-bốt bốn chân của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến tiến trình của các cuộc chiến”.
Thông tin này được đưa ra sau bài đăng trên X của Bộ Quốc phòng Ukraine, trong đó chỉ huy Lữ đoàn cơ giới số 28 phát biểu: “Mỗi đơn vị nên có một chú chó như vậy”.
Theo tờ báo Đức Bild, những chú chó robot này được phát triển bởi công ty quản lý rủi ro và nhà sản xuất máy bay điều khiển từ xa Brit Alliance của Anh, nơi đã gửi hơn 30 thiết bị này tới Ukraine.
Tổng giám đốc công ty, Kyle Thorburn, nói với tờ báo của Đức rằng họ “lo ngại về các báo cáo ngày càng thường xuyên về tổn thất ở tuyến đầu do máy bay điều khiển từ xa của đối phương gây ra” và tìm cách tạo ra “giải pháp an toàn hơn cho các nhiệm vụ trinh sát ở những khu vực có nguy cơ cao”.
Bài báo trên tờ Bild tiếp tục khẳng định rằng những chú chó này có thể chạy với tốc độ lên tới 14 km/giờ, pin có tuổi thọ năm giờ và mang cùng “dấu hiệu nhiệt” như thỏ, khiến chúng gần như không thể bị phát hiện bởi các máy bay điều khiển từ xa của Nga.
Mặc dù còn mới lạ đối với Ukraine, một số quốc gia đã sử dụng chó robot của riêng mình như bằng chứng cho thấy công nghệ ngày càng hiện đại hóa quân đội của họ.
Vào tháng Giêng, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã công bố một đoạn video về một “chó chiến” điều khiển từ xa, một robot bốn chân được gắn một thứ trông giống như súng máy hạng nhẹ, và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã giới thiệu một thiết bị tương tự trong cuộc tập trận quân sự chung với Campuchia vào tháng 4.
Tại triển lãm vũ khí năm 2022, Nga đã lắp đặt bệ phóng hỏa tiễn RPG-26 cho một chú chó của Unitree Robotics Trung Quốc, nhằm mục đích chứng minh tiềm năng quân sự của ngay cả những robot thương mại.
Steve Goose, giám đốc chiến dịch vũ khí của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, trước đây đã nói với Newsweek rằng xu hướng quân đội chuyển sang sử dụng “robot giết người” như vậy sẽ chỉ tăng tốc, do các tổ chức quốc tế không ban hành luật chống lại việc sử dụng chúng.
Goose tin rằng những tiến bộ đang đạt được trong lĩnh vực này, bao gồm cả việc hướng tới các phiên bản hoàn toàn tự động của những loại vũ khí này, có thể gây ra mối nguy hiểm cho sự tồn vong của loài người, chỉ có vũ khí hạt nhân và biến đổi khí hậu mới có thể sánh ngang.
[Newsweek: Video Shows Ukraine's New Drone-Dropped Robot Dog in Action]
4. Zelenskiy nói với Liên Hiệp Quốc: Nga chuẩn bị tấn công 3 nhà máy hạt nhân ở Ukraine
Nga đang chuẩn bị tấn công vào ba nhà máy điện hạt nhân của Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tại New York vào hôm Thứ Ba, 24 Tháng Chín.
“Nếu Nga sẵn sàng đi xa đến thế, thì chẳng có gì mà các bạn coi trọng là quan trọng đối với Mạc Tư Khoa. Kiểu hoài nghi của Nga này sẽ tiếp tục tấn công nếu nó được trao bất kỳ chỗ đứng nào trên thế giới”, ông nói.
Zelenskiy không nêu rõ những nhà máy điện hạt nhân nào đang bị đe dọa, nhưng cho biết Kyiv có bằng chứng về kế hoạch của Nga.
Có ba nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động trên lãnh thổ do Ukraine kiểm soát — Nhà máy điện hạt nhân Rivne và Khmelnytskyi ở phía tây đất nước, và Nhà máy điện hạt nhân Pivdennoukrainsk ở phía nam. Các cuộc tấn công thường xuyên của Nga đã đe dọa sự an toàn của chúng bằng cách cắt nguồn điện làm mát các lò phản ứng.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu, đã bị Nga xâm lược kể từ tháng 3 năm 2022.
Trong suốt thời gian xâm lược, nhà máy đã nhiều lần bị ngắt kết nối khỏi lưới điện Ukraine do các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này.
Trong những ngày gần đây, Kyiv liên tục đưa ra cảnh báo về các cuộc tấn công như vậy.
Bộ trưởng Ngoại giao Andrii Sybiha cho biết vào ngày 21 tháng 9 rằng các mục tiêu có thể của Nga bao gồm các thiết bị phân phối tại các nhà máy điện hạt nhân, và các trạm biến áp truyền tải “rất cần thiết cho hoạt động an toàn của hệ thống năng lượng hạt nhân”.
Trước đó vào ngày 24 tháng 9, Zelenskiy cho biết Nga đang sử dụng vệ tinh Trung Quốc để chụp ảnh các cơ sở hạt nhân của Ukraine để phục vụ cho các cuộc tấn công có thể xảy ra trong tương lai.
Các cơ quan đặc biệt của Ukraine đã thông báo cho các đối tác của Kyiv và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA về mối đe dọa này.
[Kyiv Independent: Russia preparing to attack 3 nuclear plants in Ukraine, Zelensky tells UN]
5. Tổng thống Tiệp cảnh báo: Putin có thể sẽ kiểm soát một phần Ukraine khi chiến tranh kết thúc
Tổng thống Tiệp Petr Pavel cảnh báo rằng nếu các đồng minh không giúp Ukraine đạt được bước đột phá, Kyiv có thể phải chấp nhận rằng một phần lãnh thổ Ukraine sẽ tạm thời nằm dưới sự xâm lược của Nga ngay cả khi chiến tranh kết thúc.
“Kết quả có khả năng xảy ra nhất của cuộc chiến là một phần lãnh thổ Ukraine sẽ nằm dưới sự xâm lược của Nga, một cách tạm thời”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ The New York Times, đồng thời nói thêm rằng “tạm thời” trên thực tế có thể có nghĩa là nhiều năm.
Pavel cho biết: “Nói về thất bại của Ukraine hay thất bại của Nga, điều đó sẽ không bao giờ xảy ra”, đồng thời nói thêm rằng cả Ukraine và Nga đều không thể mong đợi đạt được mục tiêu chiến tranh tối đa của mình, trừ khi các đồng minh tỏ ra quyết liệt hơn trong việc trợ giúp cho Ukraine.
Những phát biểu của ông được đưa ra khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York đang diễn ra, trong đó Ukraine là một trong những chủ đề nóng trong chương trình nghị sự.
Pavel — cựu tướng NATO, người giống như đất nước của ông, đã thúc đẩy Liên minh Âu Châu mua đạn pháo từ các nước thứ ba để chuyển đến Kyiv, là một trong những người ủng hộ nhiệt thành nhất của Ukraine trong cuộc kháng chiến chống lại Putin — đã đưa ra những nhận xét tương tự trước đây.
Vào tháng 8, ông cho biết bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào đạt được giữa Nga và Ukraine có thể sẽ không công bằng. Pavel cũng lưu ý rằng Ukraine nên được phép gia nhập NATO ngay cả khi chưa lấy lại được toàn bộ lãnh thổ bị tạm chiếm.
Giới lãnh đạo Ukraine dần chấp nhận ý tưởng đàm phán hòa bình, mặc dù không trực tiếp với Putin và cho biết sẽ từ chối nhượng lãnh thổ Ukraine cho Nga.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta đang gần với hòa bình hơn chúng ta nghĩ… Chúng ta đang gần với hồi kết của chiến tranh,” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phát biểu hôm thứ Ba trên chương trình Good Morning America của ABC News khi ông kêu gọi thêm sự giúp đỡ từ các đồng minh phương Tây.
[Politico: Putin will likely control part of Ukraine when war ends, Czech president says]
6. Nga tiếp tục xây dựng căn cứ hải quân ở Abkhazia bị tạm chiếm, Ukraine ám chỉ đây sẽ là mục tiêu hợp pháp
Tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố Ukraine sẽ tấn công Hạm đội Hắc Hải của Nga ở bất cứ nơi nào hạm đội này đồn trú - ngụ ý rằng điều đó cũng có thể bao gồm các khu vực bị tạm chiếm của Georgia, nơi Hải Quân Nga đồn trú và được cho là đang xây dựng một căn cứ hải quân.
“Chúng tôi sẽ tiếp cận họ ở mọi nơi,” tổng thống đã nói như vậy vào thời điểm đó.
Những phát biểu này đã gây chấn động khắp Georgia, làm dấy lên lo ngại rằng chiến tranh có thể sớm lan tới Georgia, quốc gia đã có bước đi dài nhằm tách mình khỏi Ukraine và cuộc chiến tại đây.
Kể từ đó, Nga đã đẩy nhanh tốc độ xây dựng căn cứ này, có khả năng kéo quốc gia nhỏ bé ở Nam Kavkaz này vào một cuộc xung đột lớn hơn.
Khi Hạm đội Hắc Hải của Nga, vốn thường đóng quân tại Crimea bị tạm chiếm, bị tấn công bởi Ukraine và phần lớn buộc phải rút lui, Nga đã tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn xa hơn khỏi máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Ukraine.
Ochamchire, nằm cách vùng lãnh thổ do Ukraine kiểm soát gần nhất hơn 700 km về phía đông nam, có tiềm năng cung cấp cho Mạc Tư Khoa một căn cứ hải quân mới nằm ngoài tầm với của hầu hết các khả năng tầm xa hiện tại của Ukraine.
Chi tiết về căn cứ Ochamchire, nằm ở Abkhazia và bị Nga cùng lực lượng ủy nhiệm của nước này xâm lược từ những năm 1990, vẫn còn rất ít. Phần lớn các phân tích về cảng này bắt nguồn từ hình ảnh vệ tinh và những tuyên bố thường trái ngược nhau từ các quan chức Abkhaz.
Tuy nhiên, nếu hoàn thành hết các hạng mục của dự án, nó có thể mang lại những tác động đáng kể cho Ukraine, Nga và Georgia.
[Kyiv Independent: Russia continues construction of naval base in occupied Abkhazia, Ukraine hints it will be legitimate target]
7. Zelenskiy nói rằng đàm phán mà thôi thì không đủ làm cho Nga bình tĩnh lại
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày 24 tháng 9 rằng hòa bình không thể đạt được chỉ thông qua đàm phán mà phải buộc Nga chấm dứt chiến tranh.
Zelenskiy đã tập hợp sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo phương Tây cho “kế hoạch chiến thắng” của ông nhằm chấm dứt cuộc chiến bắt đầu khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Ông nhấn mạnh rằng cuộc chiến cuối cùng sẽ kết thúc, nhưng không phải vì “ai đó đã chán chiến tranh” hay thông qua một thỏa thuận với Putin. Ông mạnh mẽ bác bỏ các đề xuất nhượng lại lãnh thổ Ukraine như một biện pháp giải quyết xung đột.
“Cuộc chiến này không thể được xoa dịu bằng đàm phán. Cần phải hành động”, Zelenskiy nói, cảm ơn các quốc gia đã ủng hộ Ukraine. “Putin đã vi phạm rất nhiều chuẩn mực và quy tắc quốc tế đến mức ông ta sẽ không tự mình dừng lại. Nga chỉ có thể bị ép buộc phải đàm phán hòa bình, và đó chính xác là điều cần thiết—buộc Nga phải đàm phán hòa bình, với tư cách là kẻ xâm lược duy nhất trong cuộc chiến này, kẻ duy nhất vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc”.
Zelenskiy cũng lên án Bắc Hàn và Iran vì cung cấp vũ khí cho Nga, gọi họ là “những kẻ đồng lõa trên thực tế” của Mạc Tư Khoa.
Zelenskiy tin rằng nếu chiến lược của ông giành được sự ủng hộ của phương Tây, nó có thể gây áp lực đáng kể lên Mạc Tư Khoa, có khả năng tác động đến Putin để tìm kiếm một kết thúc ngoại giao cho cuộc xung đột. Mặc dù ông đã chia sẻ một vài chi tiết cụ thể về “kế hoạch chiến thắng”, Zelenskiy đã chỉ ra rằng nó sẽ mở đường cho hội nghị thượng đỉnh hòa bình thứ hai do Ukraine dẫn đầu, mà Kyiv dự định sẽ tổ chức vào cuối năm nay và mời Nga tham dự.
Nga gần đây đã tuyên bố sẽ không tham gia bất kỳ hội nghị thượng đỉnh hòa bình nào trong tương lai.
Trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Đại sứ Nga Vassily Nebenzia đã chỉ trích việc đưa Zelenskiy vào họp, bác bỏ sự tập trung vào Ukraine. “Các nước phương Tây không thể kiềm chế việc đầu độc bầu không khí một lần nữa, cố gắng lấp đầy thời gian phát sóng bằng vấn đề Ukraine sáo rỗng”, Nebenzia nói.
[Kyiv Independent: Zelensky says Russia can't be calmed by talks alone]
8. Số liệu của Kyiv cho thấy tổn thất quân sự của Nga trở lại mức đỉnh điểm
Số lượng quân nhân Nga thiệt mạng đã đạt mức cao thứ hai trong ba ngày qua kể từ khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine bùng phát trở lại vào năm 2022.
Theo số liệu từ quân đội Ukraine, Mạc Tư Khoa mất 1.500, 1.330 và 1.400 quân vào thứ Bảy, Chúa Nhật và thứ Hai.
Những con số mới nhất này, nâng tổng số quân nhân Nga thiệt hại ước tính kể từ cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 lên 645.150 người.
Hôm thứ Ba, Kyiv cho biết quân đội Nga đã mất 1.400 quân, 16 xe tăng và 61 hệ thống pháo binh trong vòng 24 giờ.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 24 Tháng Chín, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cũng tuyên bố Mạc Tư Khoa đã mất 140 xe, 65 máy bay điều khiển từ xa, gọi tắt là UAV, ba hệ thống phòng không và 10 thiết bị “đặc biệt”.
Cùng với một bài đăng của Bộ Quốc Phòng vào chiều Thứ Ba, 24 Tháng Chín, về tổn thất của Nga là trích dẫn lời của nhà vật lý người Mỹ gốc Hung Gia Lợi Edward Teller: “Khoa học ngày nay là công nghệ của ngày mai”.
Những cập nhật mới nhất này theo sau các báo cáo rằng tổn thất của Nga về hệ thống pháo binh và thiết bị quý giá đạt mức cao kỷ lục vào tháng 7 và tháng 8, dựa trên số liệu của Ukraine. Vào tháng 7, Nga đã mất 1.520 hệ thống pháo binh và 1.517 hệ thống pháo binh vào tháng 8.
Những tháng này cũng chứng kiến mức tổn thất về quân sự cao nhất của Nga cho đến nay, với 35.680 người vào tháng 7 và 36.810 người vào tháng 8.
Newsweek trước đó đã tóm lược tổn thất về nhân sự, xe tăng và pháo binh của Nga trong năm 2024 tính đến ngày 18 tháng 9, theo số liệu do chính quyền Ukraine công bố.
Tháng 5 là tháng tồi tệ nhất của Nga về tổn thất xe tăng trong năm nay, với 428 xe bị phá hủy. Đây là tháng chết chóc thứ hai trong cuộc chiến đối với các đội xe tăng Nga, sau tháng 10 năm 2023 với 521 xe.
Những tháng tiếp theo chứng kiến 359 vụ mất mát vào tháng 6, 300 vụ vào tháng 7 và 193 vụ vào tháng 8.
Riêng các bức ảnh vệ tinh được công bố gần đây cho thấy kho đạn dược của Nga bị hư hại nghiêm trọng trong cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào tháng 9 bên trong nước Nga.
Ảnh vệ tinh do Maxar Technologies cung cấp dường như cho thấy ảnh chụp trước và sau của ba địa điểm, một trong số đó bao gồm một hố bom rộng gần 82 mét tại kho Oktyabrsky. Theo thành viên của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW đã đăng tải hình ảnh, đây là một đơn vị lưu trữ và hầm trú ẩn quân sự kiên cố.
Chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chiến tranh cũng tuyên bố rằng những bức ảnh cho thấy thứ mà ông tin là có thể là ống phóng hỏa tiễn.
Vị trí hố bom cũng được cho là vị trí của các toa tàu hỏa mà chuyên gia dự đoán được sử dụng để vận chuyển đạn dược đến các kho khác.
Theo các quan sát viên, Ukraine có thể thu thập được thông tin tình báo quan trọng về hoạt động hậu cần của Nga sau khi quân đội Kyiv tràn qua biên giới vào thị trấn Sudzha của Kursk hôm 6 Tháng Tám.
Nhà ga Sudzha, một phần của mạng lưới lớn hơn nối Kursk với các địa điểm khác ở Nga, có thể là “mỏ vàng” cho Kyiv trong việc giải mã chuỗi hậu cần của Mạc Tư Khoa thông qua lịch trình và liên lạc nội bộ từ các hệ thống máy tính hỏa xa của Nga đặt tại nhà ga. Trong cơn hốt hoảng tháo chạy, Nga đã không kịp phá hủy bất cứ thứ gì tại nhà ga này. Các nhân viên của nhà ga cũng được cho là không ai chạy thoát.
[Newsweek: Russian Troop Losses Return To Peak Levels, Kyiv's Figures Show]
9. Chi tiết thì ít và xa vời về căn cứ hải quân ở Abkhazia bị tạm chiếm
Các cuộc đàm phán về việc thành lập căn cứ hải quân của Nga tại Abkhazia đã diễn ra từ rất lâu trước khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine bắt đầu.
Cho đến nay, Abkhazia vẫn tiếp tục được quốc tế công nhận là lãnh thổ của Georgia, nhưng đã nằm dưới sự cai trị của phiến quân Abkhazia và các quan chức ủy nhiệm của Nga kể từ những năm 1990.
Các tàu chiến đầu tiên của Nga được cho là đã được điều động đến Ochamchire vào năm 2009, ngay sau cuộc xâm lược Georgia của Nga năm 2008 và sau đó là việc củng cố việc xâm lược Abkhazia và Nam Ossetia.
Nga chính thức tuyên bố rằng Abkhazia là một quốc gia độc lập, hiện được bốn quốc gia khác công nhận là Venezuela, Nicaragua, Syria và Nauru. Khu vực bị tạm chiếm này có chung đường biên giới trên bộ với Nga và hoàn toàn phụ thuộc về mặt chính trị và kinh tế vào Mạc Tư Khoa.
Kế hoạch di chuyển một phần Hạm đội Hắc Hải của Nga tới Abkhazia đã được triển khai vào mùa thu năm 2023.
Lãnh đạo đại diện Abkhazia Aslan Bzhania trả lời hãng truyền thông Nga Izvestiya vào tháng 10 năm 2023 rằng Abkhazia đã “ký một thỏa thuận với Nga và trong tương lai gần, sẽ có một căn cứ thường trực cho Hải quân Nga tại quận Ochamchire.” Không có thông tin cụ thể nào về kế hoạch được đề xuất cũng như mốc thời gian được đưa ra.
Ngay sau đó, Vadym Skibitskyi, phó giám đốc cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, tuyên bố rằng việc xây dựng cảng đã bắt đầu, nói rằng “Người Nga đã tiến hành nạo vét ở đó” và “họ đã xây dựng lại cơ sở hạ tầng cảng ở một số khu vực để bảo đảm căn cứ cho tàu chiến ở đó”.
Bất chấp bản chất đáng báo động của đề xuất này, cảng này, khi nhìn từ hình ảnh vệ tinh, vẫn còn nhỏ và không có khả năng hoạt động ở vùng nước sâu để trở thành căn cứ hải quân quan trọng — kém hơn nhiều so với các cảng hiện có ở Novorossiysk hoặc ở Sevastopol, Crimea bị tạm chiếm.
Tuy nhiên, các cuộc điều tra tiếp theo của Bellingcat và các cơ quan khác vào đầu năm 2024 chỉ ra rằng việc xây dựng đã được “tăng tốc”.
Mặc dù hình ảnh vệ tinh cho thấy các công trình tại cảng và việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới từ năm trước — chẳng hạn như các tòa nhà mới và khai hoang rừng — nhưng hoạt động nạo vét thực tế cần thiết để thiết lập một căn cứ hải quân vẫn chưa được làm rõ ngay.
Bellingcat thừa nhận rằng “thông tin về kế hoạch của Nga đối với căn cứ hải quân ở Ochamchire còn rất hạn chế. Trong khi hình ảnh vệ tinh cho thấy căn cứ đang được mở rộng, vẫn chưa rõ mục đích của các công trình mới này là gì”.
[Kyiv Independent: Russia continues construction of naval base in occupied Abkhazia, details are few and far between]
10. Nền kinh tế Nga chịu thêm một đòn giáng mạnh
Thu nhập từ các chuyến hàng dầu thô tại Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong tám tháng, theo báo cáo, có khả năng làm phức tạp thêm các kế hoạch chi tiêu mà Vladimir Putin cam kết thực hiện để duy trì đất nước trong tình trạng chiến tranh.
Cựu thứ trưởng năng lượng của Putin nói với Newsweek rằng sự sụt giảm trong các chuyến hàng dầu của Nga là một “xu hướng thú vị”, mặc dù vẫn còn quá sớm để nói liệu xu hướng này có tiếp tục hay không.
Newsweek đã liên hệ với Bộ tài chính Nga để xin bình luận.
Đóng góp 16 phần trăm GDP của Nga vào năm ngoái, dầu mỏ là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Nga và để kìm hãm cỗ máy chiến tranh của Mạc Tư Khoa, dầu mỏ đã trở thành mục tiêu trừng phạt của phương Tây kể từ khi Putin bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào năm 2022, bao gồm cả mức giá trần do G7 áp đặt là 60 đô la cho một thùng dầu thô vận chuyển bằng đường biển.
Nhưng Nga đã tránh được phần lớn tác động của lệnh trừng phạt bằng một đội tàu ngầm có quyền sở hữu được tổ chức lại để che giấu mối liên hệ với Mạc Tư Khoa.
Bloomberg cho biết vào thứ Ba rằng trong tuần tính đến ngày 22 tháng 9, rằng khối lượng dầu thô trung bình bốn tuần trong những tuần trước đó đã giảm xuống còn 3,1 triệu thùng mỗi ngày trong khi lưu lượng hàng tuần biến động hơn đã giảm khoảng 390.000 thùng.
Tờ báo này đưa tin rằng lưu lượng dầu chảy về phía đông của nước này đã giảm mạnh do hoạt động tại cảng xuất khẩu Kozmino trên bờ biển Thái Bình Dương của Nga, có thể là do công việc bảo trì tại cảng hoặc đường ống cung cấp dầu cho cảng.
Bloomberg cho biết mức chế biến dầu trung bình hàng ngày của Nga từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 9 đã giảm xuống còn 5,28 triệu thùng, là mức thấp nhất hàng tuần kể từ cuối tháng 6.
Theo dữ liệu theo dõi tàu, 27 tàu chở dầu đã chở 20,23 triệu thùng dầu thô của Nga trong tuần tính đến ngày 22 tháng 9, giảm so với mức 22,95 triệu thùng đã điều chỉnh trên 31 tàu của tuần trước.
“Đây là một xu hướng thú vị để quan sát, và câu hỏi chính là liệu nó có tiếp tục tồn tại nữa hay không,” cựu thứ trưởng năng lượng Nga, hay 2002, Vladimir Milov nói với Newsweek. “Tuy nhiên, một thông số chính cần theo dõi là doanh thu từ dầu mỏ của ngân sách, chứ không phải điều này.
“Nó có thể phục hồi, có thể được bù đắp bằng việc giảm chiết khấu giá dầu”, ông nói thêm, mặc dù ông không tin rằng riêng sự sụt giảm trong lượng hàng xuất khẩu đã có tác động đáng kể đến nền kinh tế Nga.
Tuy nhiên, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã gia tăng áp lực lên hoạt động xuất khẩu của Nga bằng cách yêu cầu ít nhất một công ty bảo hiểm vận chuyển cung cấp thông tin về 14 công ty mà họ nghi ngờ có thể đã vi phạm lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga.
Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các cơ sở chế biến dầu của Nga, gây cản trở năng lực chiến đấu của Mạc Tư Khoa nhưng không được coi là có tác động tiêu cực đến xuất khẩu.
Báo cáo riêng của Bloomberg nêu rõ kế hoạch của Putin nhằm tiếp tục đặt đất nước vào tình trạng chiến tranh sau hơn hai năm rưỡi xâm lược Ukraine.
Hãng tin này cho biết họ đã thấy dự thảo đề xuất ngân sách nhằm tăng chi tiêu quốc phòng của Nga vào năm tới lên 13,2 ngàn tỷ rúp, hay 142 tỷ đô la. Con số này tăng hơn một phần tư so với mức 10,4 ngàn tỷ rúp, hay 112 tỷ đô la, dự kiến cho năm nay, đạt 6,2 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội.
Điều này có nghĩa là chi tiêu cho quốc phòng và an ninh quốc gia sẽ nhiều hơn tổng chi tiêu cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, chính sách xã hội và nền kinh tế quốc gia, chiếm 40 phần trăm tổng chi tiêu của chính phủ vào năm 2025.
Bloomberg cũng đưa tin rằng dữ liệu dự thảo mà họ thấy cho thấy chi tiêu quân sự theo kế hoạch sẽ giảm xuống còn 5,6% GDP vào năm 2026 và 5,1% vào năm tiếp theo.
[Newsweek: Russia's Economy Suffers Another Major Blow]
Lý do các nữ tu ly giáo: Giải thích của ĐGM Fort Worth, Texas. Tấn công các máy nhắn tin ở Li Băng
VietCatholic Media
18:01 25/09/2024
1. Đức Thượng phụ Raï lên án vụ tấn công máy nhắn tin và máy bộ đàm của người dân Li Băng
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Đức Hồng Y Béchara Boutros Raï đã bày tỏ “nỗi buồn” trước vụ tấn công đẫm máu đã tấn công “gần ba ngàn công dân Li Băng” bằng cách biến máy nhắn tin và bộ đàm của họ thành thiết bị nổ. Ngài lên án mạnh mẽ đối với vụ tấn công của Israel “sử dụng phương tiện truyền thông để giết người bừa bãi”.
Đức Thượng Phụ đã đưa ra lập trường trên trong một tuyên bố ngắn được công bố trên mạng xã hội, đề cập đến hoạt động chưa từng có nhằm cho nổ tung các thiết bị điện tử khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương. Trong tuyên bố ngắn, Đức Thượng phụ Maronite lên án “mọi hình thức xâm lược chống lại người dân Li Băng và Palestine, đặc biệt là đối với những người không có vũ khí”, và cầu xin “Chúa toàn năng thương xót những người đã mất mạng, an ủi gia đình họ và những người bị thương, ban ơn chữa lành cho những người bị thương và ban cho khu vực của chúng ta và thế giới một nền hòa bình hoàn toàn và công bằng”.
Đức Thượng phụ Béchara Raï đã chỉ trích những người muốn Li Băng “không có nhà nước, không có luật pháp và không có hiến pháp”. Ngài cho biết như trên trong bài giảng của mình giữa thánh lễ được cử hành tại Mayfouk để tưởng nhớ những người đã ngã xuống của Đảng Lực lượng Li Băng trong những năm chiến tranh. Đức Thượng phụ nói thêm, mà không đề cập cụ thể đến các đảng phái chính trị nào rằng “Có những người, muốn Đại Li Băng, được công bố vào năm 1920 theo sự ủy trị của Pháp trở thành một vùng đất trống để họ có thể thực hiện các kế hoạch của mình, không có nhà nước, luật pháp và hiến pháp”. Trong khi đó, Đức Hồng Y Raï đã vinh danh những cựu chiến binh của “Mặt trận Giải phóng Li Băng” “sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình”.
2. Tuyên bố của Đức Cha Michael F. Olson, Giám mục Fort Worth
Gửi đến các Linh mục, Phó tế, Tu sĩ, Chủng sinh và Giáo dân của
Giáo phận Fort Worth
Ngày 22 tháng 9 năm 2024
Vào ngày 14 tháng 9 năm 2024, các thành viên của Tu viện Chúa Ba Ngôi Chí Thánh đã đăng một tuyên bố trên trang web của họ trong đó họ cho biết rằng họ đã cố gắng tổ chức bầu cử vào tháng 8 năm nay và Mẹ Teresa Agnes, nhủ danh Gerlach, của Chúa Giêsu bị đóng đinh, O.C.D., đã được bầu lại làm Viện mẫu cho nhiệm kỳ ba năm và được xác nhận tại Văn phòng.
Sau khi tham khảo ý kiến của Mẹ Marie Nhập Thể, là bề trên hợp pháp của Dòng Cát Minh Chúa Ba Ngôi tại Arlington, Texas, được Tòa thánh bổ nhiệm chính thức, và với tư cách là Giám mục của Giáo phận Fort Worth, tôi có nghĩa vụ phải thông báo cho các tín hữu của Giáo phận Fort Worth rằng các cuộc bầu cử đã được thực hiện là bất hợp pháp và không hợp lệ vì chúng không được tiến hành theo giáo luật và Hiến chương của Dòng Cát Minh Nhặt Phép. Điều tương tự cũng đúng đối với bất kỳ sự đổi mới lời khấn nào có thể đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra trong tương lai.
Để đạt được mục đích đó, cần phải nói rằng Mẹ Marie Nhập Thể, O.C.D., vẫn là bề trên hợp pháp của Tu viện Chúa Ba Ngôi Chí Thánh được Bộ các Dòng Tu, Đời sống Thánh hiến và Hội đời sống Tông đồ bổ nhiệm vào ngày 18 tháng 4 năm 2024.
Thật đáng buồn, những hành động cố ý và ngoan cố của Mẹ Teresa Agnes và các thành viên khác của Cộng đồng đã đưa họ đi xa hơn trên con đường bất tuân và chia rẽ với Giáo hội và với Dòng tu của chính họ mà họ đã bắt đầu dấn thân vào nhiều tháng trước. Việc họ từ chối những bề trên hợp pháp của mình - Mẹ Marie Nhập Thể, O.C.D., và tôi với tư cách là giám mục giáo phận của họ - là điều đáng xấu hổ và thấm đẫm mùi ly giáo.
Tôi đang xin ý kiến của Tòa thánh, bao gồm Bộ Giáo lý Đức tin và Bộ các Dòng Tu, Đời sống Thánh hiến và Hội đời sống Tông đồ, về diễn biến này và các bước mục vụ và thích hợp cần thực hiện để giải quyết vấn đề này. Tôi cũng đang tham vấn với Mẹ Marie Nhập thể, O.C.D., và đã bảo đảm với bà về sự ủng hộ liên tục của tôi khi bà cũng giải quyết vấn đề này và tìm cách khôi phục trật tự cho tình hình rõ ràng là hỗn loạn này.
Cuối cùng, lưu tâm đến phần rỗi của các linh hồn, với tư cách là giám mục của anh chị em, tôi phải khẩn cầu anh chị em, các tín hữu của Giáo phận Fort Worth rằng vì lợi ích của linh hồn anh chị em, anh chị em không nên tham gia vào bất kỳ bí tích nào có thể được cử hành tại Tu viện vì sự tham gia như vậy sẽ liên kết anh chị em với sự bất tuân và chia rẽ đáng xấu hổ của các thành viên của Tu Viện Cát Minh Arlington. Cũng có thể nói như vậy về việc cung cấp cho họ bất kỳ hỗ trợ tài chính nào tại thời điểm này. Thay vào đó, tôi mời các tín hữu của Giáo phận Fort Worth cùng tôi cầu nguyện và hy sinh cho các nữ tu, cho việc khôi phục trật tự tại Arlington Carmel, và cho sự trở lại của sự vâng phục tỉnh táo và sự hiệp nhất với Giáo hội của các thành viên trong Cộng đồng.
Trân trọng trong Chúa Kitô,
Đức Cha Michael F. Olson, Giám mục Fort Worth
3. Luật cấm Giáo hội Chính thống giáo Ukraine bắt đầu có hiệu lực
Luật số 3894-IX cấm Giáo hội Chính thống giáo Nga liên kết với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC và các tổ chức tôn giáo Ukraine liên kết với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa có hiệu lực vào Thứ Hai, 23 Tháng Chín.
Vào ngày 24 tháng 8, Ngày Độc lập của Ukraine, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố rằng ông đã ký Luật số 3894-IX. Trong bài phát biểu của mình cùng ngày ký Luật, Tổng thống Zelenskiy tuyên bố rằng Chính thống giáo Ukraine đã thực hiện một bước “hướng tới sự giải phóng khỏi những con quỷ Mạc Tư Khoa”.
Chữ ký của Tổng thống Zelenskiy được đưa ra sau các cuộc tranh luận của quốc hội kể từ tháng 3 năm 2022 về lệnh cấm Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, vốn có mối liên hệ về mặt lịch sử và tôn giáo với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa. Luật số 3894-IX trao cho chính phủ Ukraine một công cụ pháp lý để cấm các tổ chức tôn giáo cộng tác với Mạc Tư Khoa tại Ukraine. Mặc dù Luật số 3894-IX không nêu rõ các tổ chức này, nhưng mục tiêu chính của Luật rõ ràng là UOC.
Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa đã biện minh và chủ động ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Luật xác định Chính Thống Giáo Nga, gọi tắt là ROC, là một phần của nhà nước Nga và là đồng phạm, là đối tác trong các tội ác chiến tranh do chế độ Nga gây ra. Luật cũng thiết lập một cơ chế pháp lý để loại bằng các tổ chức tôn giáo Ukraine có liên kết với ROC hoặc có liên kết với một tổ chức tôn giáo có liên kết với ROC. Các liên kết với các tôn giáo khác của Nga ủng hộ cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine cũng bị cấm. Ngôn ngữ của Luật – đặc biệt là các tiêu chuẩn xác định liên kết với ROC – nêu rõ rằng mục tiêu chính là UOC.
Trong khi lệnh cấm ROC chủ yếu mang tính biểu tượng, vì ROC không thể dễ dàng hoạt động ở Ukraine ngay cả khi không có lệnh cấm, hậu quả pháp lý đối với các tổ chức tôn giáo có liên kết với ROC như UOC có hiệu quả thật sự. Sau khi Luật có hiệu lực vào ngày 23 tháng 9 năm 2024, họ sẽ bị tước quyền sử dụng các tài sản tôn giáo do nhà nước sở hữu và bị Cơ quan Nhà nước về các vấn đề dân tộc và tự do lương tâm, gọi tắt là DESS ra lệnh cắt đứt quan hệ với ROC. Nếu họ không cắt đứt quan hệ với ROC, họ sẽ bị tòa án ra lệnh cấm.
Source:Forum 18
Toàn văn diễn từ cảm động của TT Zelensky trước Đại Hội Đồng LHQ về sự dã man và nguy hiểm của Putin
VietCatholic Media
20:53 25/09/2024
Toàn văn diễn từ của Tổng thống Zelenskiy tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm Thứ Tư, 25 Tháng Chín, trong chuyến công du Hoa Kỳ.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn bài phát biểu của quan trọng của ông qua phần trình bày của Kim Thúy
Kính gửi các nhà lãnh đạo,
Thưa các ngài,
Hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn nghe về một ngày đã qua và một ngày không bao giờ được phép đến.
Vào đêm ngày 4 tháng 3 năm 2022, tôi nhận được một trong những báo cáo đáng sợ nhất kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Bản báo cáo nói về những xe tăng Nga đang bắn thẳng vào các tòa nhà của nhà máy điện hạt nhân Ukraine của chúng tôi. Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Nhà máy lớn nhất Âu Châu với sáu lò phản ứng hạt nhân. Quân đội Nga đã tấn công cơ sở này một cách tàn bạo như bất kỳ cơ sở nào khác trong cuộc chiến này. Họ không nghĩ đến hậu quả mà có thể là sẽ rất thảm khốc. Đây là một trong những khoảnh khắc kinh hoàng nhất của cuộc chiến, khi không ai biết cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạt nhân sẽ kết thúc như thế nào, và mọi người ở Ukraine đều được nhắc nhở về ý nghĩa của biến cố Chernobyl.
Hiện nay, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vẫn bị lực lượng Nga tạm chiếm. Thật không may. Và nó có nguy cơ xảy ra tai nạn hạt nhân. Đây là nguồn nguy hiểm bức xạ chính ở Âu Châu, có thể là trên toàn thế giới.
Đó là lý do tại sao trong Công thức Hòa bình mà tôi trình bày, điểm đầu tiên là về an toàn hạt nhân.
Ở Ukraine, chúng tôi biết chính xác những gì chúng tôi đang phải đối mặt. Và tôi muốn cảm ơn các bạn – các thành viên Đại hội đồng – vì đã thông qua một nghị quyết vào tháng 7 năm nay về vấn đề an toàn của các cơ sở hạt nhân tại Ukraine. Hầu hết mọi người trên thế giới đều hiểu – điều gì đang bị đe dọa. Đại hội đồng yêu cầu Nga trả lại quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cho Ukraine. Chỉ khi đó, an ninh hạt nhân thực sự mới trở lại Âu Châu và thế giới.
Và bây giờ tôi xin phép được nói về một ngày không bao giờ được phép xảy ra.
Vì Nga không thể đánh bại sức kháng cự của nhân dân chúng tôi trên chiến trường, Putin đang tìm cách khác để phá vỡ tinh thần của người Ukraine. Một trong những phương pháp của ông ta là nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng tôi. Đây là những cuộc tấn công có chủ đích của Nga vào các nhà máy điện của chúng tôi và toàn bộ mạng lưới năng lượng. Tính đến hôm nay, Nga đã phá hủy tất cả các nhà máy nhiệt điện và một phần lớn công suất thủy điện của chúng tôi. Đây là cách Putin đang chuẩn bị cho mùa đông - hy vọng sẽ hành hạ hàng triệu, hàng triệu người Ukraine… Những gia đình bình thường - phụ nữ, trẻ em… Những thị trấn bình thường, những làng quê bình thường. Putin muốn bỏ mặc họ trong bóng tối và giá lạnh vào mùa đông này, buộc Ukraine phải chịu đau khổ và đầu hàng. Xin hãy làm ơn tưởng tượng rằng đất nước của các bạn với 80 phần trăm hệ thống năng lượng đã biến mất - với một phần bị phá hủy. Cuộc sống đó sẽ như thế nào?
Gần đây, tôi lại nhận được một báo cáo đáng báo động khác từ cơ quan tình báo của chúng tôi.
Bây giờ, Putin dường như đang lên kế hoạch tấn công các nhà máy điện hạt nhân và cơ sở hạ tầng của chúng tôi, nhằm mục đích ngắt kết nối các nhà máy khỏi lưới điện. Thưa quý ông và quý bà, nhân tiện đây tôi xin được thưa rằng với sự trợ giúp của vệ tinh, vệ tinh của các quốc gia khác, Nga đang có được hình ảnh và thông tin chi tiết về cơ sở hạ tầng của các nhà máy điện hạt nhân của chúng tôi.
Nhưng điều này thực sự đe dọa điều gì?
Bất kỳ cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hoặc máy bay điều khiển từ xa nào, bất kỳ sự việc nghiêm trọng nào liên quan đến hệ thống năng lượng, đều có thể dẫn đến thảm họa hạt nhân. Một ngày như thế không bao giờ được xảy ra. Và Mạc Tư Khoa cần hiểu điều này. Và điều này phụ thuộc, một phần, vào quyết tâm của các bạn trong việc gây áp lực lên kẻ xâm lược. Đây là các nhà máy điện hạt nhân! Chúng phải an toàn.
Thưa quý ông, quý bà!
Hai năm trước, vào mùa thu năm 2022, tôi đã đề xuất một chiến lược toàn diện để chấm dứt chiến tranh – và bảo đảm an ninh. Và tôi đã trình bày Công thức Hòa bình tại một diễn đàn chính trị toàn diện dành cho các nhà lãnh đạo thế giới – tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia – đại diện cho hàng tỷ công dân từ khắp nơi trên thế giới.
Và điều quan trọng đối với chúng tôi là tất cả những người này có thể hiểu chúng tôi – hiểu rằng Ukraine muốn chấm dứt cuộc chiến này hơn bất kỳ ai trên thế giới.
Chiến tranh luôn là mối đe dọa đối với nhiều người. Tất cả các bạn đều thấy trên phương tiện truyền thông và đọc trong các báo cáo về những gì đang xảy ra ở Ukraine vì cuộc xâm lược của Nga - đó là điều mà nhiều người đang tưởng tượng sẽ xảy ra với chính họ. Và, vâng, khói từ các đám cháy ở các thành phố bị chiến tranh tàn phá có thể lan đến các quốc gia khác. Và nếu Nga gây ra thảm họa hạt nhân tại một trong những nhà máy điện hạt nhân của chúng tôi, bức xạ sẽ không tôn trọng biên giới quốc gia, và thật không may, nhiều quốc gia có thể cảm nhận được những tác động tàn khốc. Xin Chúa đừng để điều đó xảy ra. Nhiều người lo lắng, nhưng sự hiểu biết sâu sắc nhất về chiến tranh luôn được tìm thấy trong những ngôi nhà mà nó phá hủy.
Người dân Ukraine là những người cảm nhận được toàn bộ nỗi đau của cuộc chiến này. Trẻ em Ukraine là những người đang học cách phân biệt âm thanh của các loại pháo binh và máy bay điều khiển từ xa khác nhau vì cuộc xâm lược của Nga. Người dân của chúng tôi là những người bị chia cắt một cách cưỡng bức bởi sự xâm lược vì Putin quyết định rằng ông ta có thể làm bất cứ điều gì ông ta muốn. Những người lính anh hùng của chúng tôi là những người đang hy sinh mạng sống để bảo vệ đất nước chúng tôi khỏi những kẻ xâm lược đang cố gắng đánh cắp đất đai của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi nói, một cách chính đáng - rằng không thể có hòa bình công bằng nếu không có Ukraine.
Và tôi cảm ơn mọi nhà lãnh đạo, mọi quốc gia ủng hộ chúng tôi trong vấn đề này, hiểu chúng tôi – hiểu cách Nga, một quốc gia có lãnh thổ lớn hơn Ukraine hơn hai mươi lần, vẫn muốn có thêm đất đai, nhiều đất đai hơn – điều này thật điên rồ – và đang chiếm giữ đất đai, từng ngày, trong khi muốn phá hủy nước láng giềng của mình. Và Nga đã tìm thấy những người các bạn rất đặc biệt cho mục đích đó – Bắc Hàn và Iran, một sự lựa chọn các bạn bè đáng chú ý. Bây giờ, mọi nước láng giềng của Nga ở Âu Châu và Trung Á đều cảm thấy rằng chiến tranh cũng có thể xảy ra với họ, và hãy nghĩ xem – điều đó sẽ gây ra những tổn thất như thế nào cho thế giới.
Và tôi cảm ơn gần một trăm quốc gia và tổ chức quốc tế đã ủng hộ Công thức Hòa bình. Đây thực sự là một cộng đồng toàn cầu – Phi Châu, Á Châu, Âu Châu, Mỹ Châu Latinh, Bắc Mỹ, khu vực Thái Bình Dương – tất cả đều thống nhất bởi Công thức Hòa bình.
Và tôi mừng vì Hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên gợi nhớ đến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc – mọi người đều bình đẳng. Tất cả các quốc gia tham gia Hội nghị thượng đỉnh hòa bình – lớn và nhỏ – không có quyền phủ quyết, không có thẩm quyền ngăn chặn. Những quốc gia đã độc lập trong nhiều thế kỷ, và những quốc gia chỉ mới giành được độc lập gần đây. Những quốc gia đã trải qua chiến tranh, và những quốc gia quen với hòa bình. Tất cả. Tất cả đều bình đẳng – đó là điều mà Nga ghét nhất và không thể kiểm soát, đó là lý do tại sao Nga nói rằng Công thức hòa bình không phù hợp với họ.
Ở đây tại Liên Hiệp Quốc, tôi đã gặp các nhà lãnh đạo từ Ấn Độ và Guatemala, Nhật Bản và Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và Phần Lan, Canada và Paraguay, Slovenia, Đức và các nước khác. Và các cuộc họp của tôi sẽ tiếp tục. Đây là những khu vực hoàn toàn khác nhau của thế giới và những cách sống chính trị khác nhau, nhưng họ chia sẻ cùng một sự hiểu biết - hòa bình là cần thiết, và đó phải là một nền hòa bình thực sự, công bằng.
Thật không may, tại Liên Hiệp Quốc, không thể thực sự và công bằng giải quyết các vấn đề chiến tranh và hòa bình vì quá nhiều thứ phụ thuộc vào quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an. Khi kẻ xâm lược sử dụng quyền phủ quyết, Liên Hiệp Quốc không có quyền ngăn chặn chiến tranh. Nhưng Công thức Hòa bình có thể - một lần nữa, không có quyền phủ quyết trong đó. Đó là lý do tại sao nó là cơ hội tốt nhất cho hòa bình - mọi người đều bình đẳng, và nó có hiệu quả và toàn diện.
Khi một số người đề xuất các phương án thay thế, các kế hoạch giải quyết nửa vời – cái gọi là 'bộ nguyên tắc' – thì điều đó không chỉ phớt lờ lợi ích và nỗi đau khổ của người dân Ukraine, những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của chiến tranh, mà còn phớt lờ thực tế, và xa hơn còn trao cho Putin không gian chính trị để tiếp tục chiến tranh và gây sức ép buộc thế giới phải kiểm soát nhiều quốc gia hơn. Bất kỳ nỗ lực song song hoặc thay thế nào để tìm kiếm hòa bình, trên thực tế, là những nỗ lực nhằm đạt được sự tạm lắng thay vì chấm dứt chiến tranh, vì một sáng kiến toàn cầu – Công thức Hòa bình – đã tồn tại trong hai năm. Và có thể ai đó muốn nhận Giải Nobel cho tiểu sử chính trị của họ về lệnh ngừng bắn đóng băng thay vì hòa bình thực sự, nhưng giải thưởng duy nhất mà Putin sẽ trao cho các bạn chỉ là nhiều đau khổ và thảm họa hơn.
Chúng ta phải khôi phục lại an toàn hạt nhân.
Năng lượng phải ngừng được sử dụng như một loại vũ khí.
Chúng ta phải bảo đảm an ninh lương thực.
Chúng ta cần đưa tất cả những người lính bị bắt và thường dân bị trục xuất cưỡng bức về Nga trở về nhà.
Chúng ta phải duy trì Hiến chương Liên Hiệp Quốc và bảo đảm quyền của chúng ta - quyền của Ukraine - đối với toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền, giống như chúng ta làm đối với bất kỳ quốc gia nào khác.
Chúng ta cần phải rút quân xâm lược Nga, điều này sẽ chấm dứt tình trạng thù địch ở Ukraine.
Chúng ta phải truy cứu trách nhiệm của những kẻ gây ra tội ác chiến tranh.
Chúng ta cần ngăn chặn nạn diệt chủng và chấm dứt sự tàn phá thiên nhiên do chiến tranh gây ra.
Và chúng ta không được phép cho phép cuộc xâm lược của Nga diễn ra lần thứ hai hoặc thứ ba.
Và chúng ta cần phải làm rõ điều này – chiến tranh phải kết thúc.
Đây là Công thức Hòa bình.
Xin được hỏi phần nào trong số này là không thể chấp nhận được đối với bất kỳ ai ủng hộ Hiến chương Liên Hiệp Quốc?
Nếu ai đó trên thế giới tìm kiếm giải pháp thay thế cho bất kỳ điểm nào trong số những điểm này hoặc cố gắng bỏ qua bất kỳ điểm nào trong số chúng, thì điều đó có nghĩa là chính họ muốn làm một phần những gì Putin đang làm - những điểm họ bỏ qua cho thấy mong muốn mà họ ấp ủ trong lòng và đang che giấu.
Và khi hai nước Trung Quốc và Brazil cố gắng phát triển thành một dàn hợp xướng - với một người ở Âu Châu, một người ở Phi Châu, nói điều gì đó thay thế cho một nền hòa bình trọn vẹn và công bằng, thì câu hỏi được đặt ra - lợi ích thực sự là gì?
Mọi người phải hiểu rằng – các bạn sẽ không thể tăng cường sức mạnh của mình bằng cách làm suy yếu Ukraine.
Và thế giới đã trải qua các cuộc chiến tranh thuộc địa và âm mưu của các cường quốc với cái giá phải trả là những nước nhỏ hơn. Mọi quốc gia – bao gồm Trung Quốc, Brazil, các quốc gia Âu Châu, các quốc gia Phi Châu, Trung Đông – đều hiểu tại sao điều này phải nằm trong quá khứ. Và người Ukraine sẽ không bao giờ chấp nhận, sẽ không bao giờ chấp nhận lý do tại sao bất kỳ ai trên thế giới tin rằng một quá khứ thuộc địa tàn bạo như vậy, không phù hợp với bất kỳ ai ngày nay, có thể được áp đặt lên Ukraine ngay bây giờ thay vì một cuộc sống bình thường, và hòa bình.
Tôi muốn hòa bình cho dân tộc tôi – hòa bình thực sự và hòa bình công bằng.
Và tôi đang yêu cầu sự ủng hộ của các bạn – từ tất cả các quốc gia trên thế giới. Chúng ta không được chia rẽ thế giới.
Tôi cũng xin các bạn như vậy – đừng chia rẽ thế giới. Hãy đoàn kết với Liên Hiệp Quốc, và điều đó sẽ mang lại hòa bình cho chúng ta.
Cảm ơn.
Vinh quang cho Ukraine!