Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 9/9: Hãy tỏ lòng thương xót như Cha các con hay thương xót. Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân SSS
Giáo Hội Năm Châu
01:33 08/09/2021
PHÚC ÂM: Lc 6, 27-38
“Các con hãy tỏ lòng thương xót như Cha các con hay thương xót”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Ai vả con má bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì con hãy cho, và ai lấy gì của con, thì đừng đòi lại. Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy. Nếu các con yêu những kẻ yêu các con, thì còn ân nghĩa gì nữa? Vì cả những người tội lỗi cũng yêu những ai yêu họ. Và nếu các con làm ơn cho những kẻ làm ơn cho các con, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng làm như vậy. Và nếu các con cho ai vay mượn mà trông người ta trả lại, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng cho những kẻ tội lỗi vay mượn để rồi được trả lại sòng phẳng. Vậy các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mượn mà không trông báo đền. Phần thưởng của các con bấy giờ sẽ lớn lao, và các con sẽ là con cái Ðấng Tối Cao, vì Người nhân hậu với những kẻ bội bạc và những kẻ gian ác.
Vậy các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Ðấng nhân từ. Ðừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được thứ tha. Hãy cho, thì sẽ cho lại các con; người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy”.
Ðó là lời Chúa.
Con của Thánh Thần
Lm. Minh Anh
06:20 08/09/2021
CON CỦA THÁNH THẦN
“Vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay nói đến việc Đức Maria thụ thai Con Một của Đấng Tối Cao “bởi phép Chúa Thánh Thần”. Các sách Phúc Âm miêu tả Đức Mẹ là người phụ nữ của Chúa Thánh Thần, ‘con của Thánh Thần’, vì Mẹ đã hoàn toàn cởi mở trước sự thúc giục của Chúa Thánh Thần; không chỉ Người Con Mẹ cưu mang là bởi Ngài, nhưng cả cuộc đời Mẹ đều do Chúa Thánh Thần uốn nắn và hướng dẫn. Trong thư Rôma hôm nay, thánh Phaolô nói đến những kẻ yêu mến Thiên Chúa; họ được Thiên Chúa chúc lành, được kêu gọi để nên thánh. Phaolô viết, “Vì chưng, những kẻ Chúa đã biết trước, thì Ngài đã tiền định cho họ nên giống hình ảnh Con Ngài’; “Ngài làm cho họ nên công chính; mà những ai Ngài đã làm cho nên công chính, thì Ngài cũng cho họ được vinh quang”. Những gì Phaolô đang nói đây, chúng ta có thể gặp thấy nơi con người của Đức Maria!
Mẹ Maria sinh vào trần gian mà không vướng mắc nguyên tội, Mẹ được bảo vệ khỏi bản tính sa ngã của loài người nhờ đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội. Mẹ là người đầu tiên được sinh ra trong sự nguyên tuyền của bản tính nhân loại sau sa ngã, và Mẹ tiếp tục cảm nghiệm ân sủng này suốt cả đời mình; Mẹ đáp lại Thiên Chúa bằng ý chí tự do với lòng biết ơn sâu sắc trên mỗi bước đường Mẹ đi. Mẹ kết hợp mật thiết với từng Ngôi Vị của Ba Ngôi Chí Thánh suốt cuộc đời Mẹ; Mẹ biết Thiên Chúa sống trong Mẹ, Mẹ sống trong Chúa, và Mẹ sẽ kinh ngạc về những gì Chúa đã làm cho Mẹ. Mẹ sẽ suy nghĩ về những ân sủng này với lòng khiêm tốn, hỷ hoan và tạ ơn thẳm sâu. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay nói lên niềm hoan hỷ đó, “Tôi hớn hở vui mừng trong Chúa!”.
Vì thế, Sinh Nhật Đức Mẹ là cơ hội để mỗi người chúng ta suy gẫm về những ân phúc lạ thường Thiên Chúa đã ban tặng mình. Chúng ta không được vô nhiễm nguyên tội như Mẹ, vì tất cả chúng ta đã sinh ra trong tội tổ tông và phạm tội dọc theo năm tháng đời mình. Thế nhưng, phúc lành của ân sủng Chúa ban cho mỗi người chúng ta là có thật, một cách lạ thường. Việc của chúng ta là, biết nhìn thấy những ân sủng đó; chẳng hạn, Bí tích Rửa Tội, ban cho linh hồn một sự biến đổi vĩnh viễn, dẫu đôi khi, tội lỗi có thể làm mờ đi sự biến đổi đó. Thế nhưng, sự biến đổi là vĩnh viễn!
Được ơn trở lại, rửa tội ở tuổi 33, Augustinô tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ của mình. Ngày kia, anh phải về lại Rôma, thành đô của những ám ảnh cũ. Augustinô đang đi dọc theo một con phố; bỗng anh nghe một tiếng gọi thất thanh, “Augustinô, Augustinô, em đây!”. Augustinô dừng lại, nhìn một phụ nữ duyên dáng nhưng rất đáng thương mà trước đây anh từng giao du và tằng tịu; Augustino rùng mình! Và biết rằng, anh không còn như trước và nay đã thuộc về Đức Kitô; vì thế, Augustinô quay mặt và phóng chạy khỏi cô; vừa chạy, vừa la lên, “Không phải tôi! Không phải tôi!”.
Anh Chị em,
Chính Chúa Thánh Thần cũng đang hoạt động trong cuộc sống chúng ta như đã hoạt động trong cuộc sống của Augustinô, Ngài đang gạn lọc những gì không xứng đáng nơi chúng ta, vốn là một tạo vật mới, ‘sống trong ân sủng Chúa’. Chính Chúa Kitô đang đổ đầy ân sủng của Ngài cho chúng ta, để chúng ta cũng được trở nên những người ‘con của Thánh Thần’ như Augustinô, như bao con người tốt lành khác, hoặc như Đức Mẹ. Hôm nay, chúng ta hãy chiêm ngắm trái tim Mẹ và linh hồn Mẹ! Hãy cậy trông Mẹ và bắt chước Mẹ hầu thấy được con người mà Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành, một con người thuộc trọn về Thánh Thần như Mẹ. Nhờ ân sủng, chúng ta cũng sẽ phản chiếu Chúa Giêsu cho những người khác bằng toàn bộ lối sống mới mẻ của mình.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ, xin dạy con biết mừng vui với vô vàn ân sủng Chúa ban cho con, như đã ban cho Mẹ. Xin giúp con mỗi ngày, hầu con cũng có thể trở thành người ‘con của Thánh Thần’ như Mẹ”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Hôm nay, mừng kính Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, nhân vật cuối cùng, vĩ đại nhất của kỷ nguyên trước Chúa Kitô, “B.C.”; nhân vật này cũng khiến cho nó, “B.C.”, phải kết thúc! Sự chào đời của Đức Maria đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên Kitô, “A.D.”; không có Đức Maria, người ‘con của Thánh Thần’, không có Chúa Kitô. Sự ra đời của Mẹ là khởi đầu của một tương lai mới!
Tin Mừng hôm nay nói đến việc Đức Maria thụ thai Con Một của Đấng Tối Cao “bởi phép Chúa Thánh Thần”. Các sách Phúc Âm miêu tả Đức Mẹ là người phụ nữ của Chúa Thánh Thần, ‘con của Thánh Thần’, vì Mẹ đã hoàn toàn cởi mở trước sự thúc giục của Chúa Thánh Thần; không chỉ Người Con Mẹ cưu mang là bởi Ngài, nhưng cả cuộc đời Mẹ đều do Chúa Thánh Thần uốn nắn và hướng dẫn. Trong thư Rôma hôm nay, thánh Phaolô nói đến những kẻ yêu mến Thiên Chúa; họ được Thiên Chúa chúc lành, được kêu gọi để nên thánh. Phaolô viết, “Vì chưng, những kẻ Chúa đã biết trước, thì Ngài đã tiền định cho họ nên giống hình ảnh Con Ngài’; “Ngài làm cho họ nên công chính; mà những ai Ngài đã làm cho nên công chính, thì Ngài cũng cho họ được vinh quang”. Những gì Phaolô đang nói đây, chúng ta có thể gặp thấy nơi con người của Đức Maria!
Mẹ Maria sinh vào trần gian mà không vướng mắc nguyên tội, Mẹ được bảo vệ khỏi bản tính sa ngã của loài người nhờ đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội. Mẹ là người đầu tiên được sinh ra trong sự nguyên tuyền của bản tính nhân loại sau sa ngã, và Mẹ tiếp tục cảm nghiệm ân sủng này suốt cả đời mình; Mẹ đáp lại Thiên Chúa bằng ý chí tự do với lòng biết ơn sâu sắc trên mỗi bước đường Mẹ đi. Mẹ kết hợp mật thiết với từng Ngôi Vị của Ba Ngôi Chí Thánh suốt cuộc đời Mẹ; Mẹ biết Thiên Chúa sống trong Mẹ, Mẹ sống trong Chúa, và Mẹ sẽ kinh ngạc về những gì Chúa đã làm cho Mẹ. Mẹ sẽ suy nghĩ về những ân sủng này với lòng khiêm tốn, hỷ hoan và tạ ơn thẳm sâu. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay nói lên niềm hoan hỷ đó, “Tôi hớn hở vui mừng trong Chúa!”.
Vì thế, Sinh Nhật Đức Mẹ là cơ hội để mỗi người chúng ta suy gẫm về những ân phúc lạ thường Thiên Chúa đã ban tặng mình. Chúng ta không được vô nhiễm nguyên tội như Mẹ, vì tất cả chúng ta đã sinh ra trong tội tổ tông và phạm tội dọc theo năm tháng đời mình. Thế nhưng, phúc lành của ân sủng Chúa ban cho mỗi người chúng ta là có thật, một cách lạ thường. Việc của chúng ta là, biết nhìn thấy những ân sủng đó; chẳng hạn, Bí tích Rửa Tội, ban cho linh hồn một sự biến đổi vĩnh viễn, dẫu đôi khi, tội lỗi có thể làm mờ đi sự biến đổi đó. Thế nhưng, sự biến đổi là vĩnh viễn!
Được ơn trở lại, rửa tội ở tuổi 33, Augustinô tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ của mình. Ngày kia, anh phải về lại Rôma, thành đô của những ám ảnh cũ. Augustinô đang đi dọc theo một con phố; bỗng anh nghe một tiếng gọi thất thanh, “Augustinô, Augustinô, em đây!”. Augustinô dừng lại, nhìn một phụ nữ duyên dáng nhưng rất đáng thương mà trước đây anh từng giao du và tằng tịu; Augustino rùng mình! Và biết rằng, anh không còn như trước và nay đã thuộc về Đức Kitô; vì thế, Augustinô quay mặt và phóng chạy khỏi cô; vừa chạy, vừa la lên, “Không phải tôi! Không phải tôi!”.
Anh Chị em,
Chính Chúa Thánh Thần cũng đang hoạt động trong cuộc sống chúng ta như đã hoạt động trong cuộc sống của Augustinô, Ngài đang gạn lọc những gì không xứng đáng nơi chúng ta, vốn là một tạo vật mới, ‘sống trong ân sủng Chúa’. Chính Chúa Kitô đang đổ đầy ân sủng của Ngài cho chúng ta, để chúng ta cũng được trở nên những người ‘con của Thánh Thần’ như Augustinô, như bao con người tốt lành khác, hoặc như Đức Mẹ. Hôm nay, chúng ta hãy chiêm ngắm trái tim Mẹ và linh hồn Mẹ! Hãy cậy trông Mẹ và bắt chước Mẹ hầu thấy được con người mà Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành, một con người thuộc trọn về Thánh Thần như Mẹ. Nhờ ân sủng, chúng ta cũng sẽ phản chiếu Chúa Giêsu cho những người khác bằng toàn bộ lối sống mới mẻ của mình.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ, xin dạy con biết mừng vui với vô vàn ân sủng Chúa ban cho con, như đã ban cho Mẹ. Xin giúp con mỗi ngày, hầu con cũng có thể trở thành người ‘con của Thánh Thần’ như Mẹ”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thầy là ai?
Lm. Thái Nguyên
06:43 08/09/2021
THẦY LÀ AI?
Chúa Nhật 24 Thường Niên năm B : Mc 8, 27-35
Suy niệm
“Người ta nói Thầy là ai?”. Các môn đệ trả lời là dân chúng coi Thầy là Gioan Tẩy Giả, là ngôn sứ Êlia hay một ngôn sứ nào đó. Người ngoài có một cái nhìn mơ hồ và thiếu sót. Đức Giêsu chờ đợi một câu trả lời rõ ràng và đầy đủ hơn từ phía các môn đệ, là những người đã theo Ngài một thời gian, đã từng ở với Ngài, nghe Ngài giảng, thấy những dấu lạ Ngài làm… Ngài không trực tiếp nói cho họ biết rõ căn tính của mình, nhưng để họ tự khám phá ra.
“Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”. Phêrô đại diện cho cả nhóm, nói lên niềm xác tín của mình:“Thầy là Ðấng Kitô”. Phêrô trả lời hoàn toàn đúng, nhưng hình ảnh của ông về Đức Kitô vẫn không khác với quan niệm của đám đông: là một Đức Kitô oai phong lẫm liệt, chỉ chiến thắng chứ không hề chiến bại. Quan niệm và xác định như thế, nên khi Đức Giêsu tiên báo về cuộc Thương Khó của Ngài đã khiến Phêrô choáng váng. Ông không sao hiểu nổi vì đang mải mê với một Đức Kitô vinh quang. Ông vội kéo riêng Ngài ra để ngăn lại ý định đó, nhưng bị quở trách ngay: “Xatan! lui lại đằng sau Thầy. Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”. Đức Giêsu biết rõ đâu là con đường Chúa Cha mong muốn, và đâu là con đường thế gian chờ đợi. Con đường của Thiên Chúa thì vượt trên tính toán khôn ngoan của loài người (x.1Cr 1,25).
Con đường của Đức Giêsu là con đường hẹp:“Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. Từ bỏ chính mình là không còn sống cho chính mình nữa, mà dám liều mất mạng sống mình vì Đức Kitô và vì Tin Mừng. Từ bỏ chính mình là điều kiện tiên quyết, nếu không, việc tiếp nhận Đức Giêsu và sống sứ mạng đời mình sẽ trở thành một ảo vọng, hay đúng hơn là một tham vọng, một hình thức từ bỏ để chiếm hữu. Vì ngay các môn đệ, dù đã bỏ cha mẹ, vợ con, nghề nghiệp, tài sản… để theo Chúa, thì họ vẫn thấy mình là người quan trọng. “Cái tôi” có nguy cơ lớn lên song song với lòng quảng đại hiến thân của họ. Vì vậy mà Nhóm Mười Hai đã từng tranh luận với nhau xem ai là người lớn nhất (x. Mc 9, 33). Trở ngại đầu tiên và cuối cùng cũng vẫn là cái tôi. Từ bỏ cái tôi là nỗ lực liên tục của mọi Kitô hữu, dù là tu sĩ hay giáo dân, già hay trẻ, trí thức hay ít học. Thanh tẩy tội lỗi của mình đã là điều khó, nhưng thanh tẩy mình khỏi những nhân đức và công trạng xem ra còn khó hơn. Đó là điều mà ta phải luôn cảnh giác mình trên con đường theo Chúa.
Ngày nay, những ai nghe biết về Đức Giêsu, thì phần lớn nhìn nhận Ngài là một vĩ nhân, một siêu nhân, một vị Thầy đáng cho nhân loại thượng tôn. Như vậy Ngài cũng giống như Đức Khổng Tử, được thiên hạ tôn làm “Vạn Thế Sư Biểu”. Triết gia Karl Jasper đã từng xác nhận Đức Giêsu cùng với Socrates, Đức Phật, và Khổng Tử là một trong bốn nhân vật mẫu mực cho người đời noi theo. Và nếu như vậy thì cũng không khác gì cái nhìn của người Do Thái trong bài Tin Mừng này. Nơi Đức Giêsu còn một cái gì cao vượt hơn nhiều, liên quan trực tiếp đến toàn thể loài người và mỗi người, như lời Ngài phán:“Tôi là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga14,6). Ngài còn xác định nguồn cội và căn tính tuyệt đối của mình:“Tôi và Chúa Cha là một” (Ga10,10). Vì thế, “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14, 9).
Nhưng điều quan trọng ở chỗ Đức Giêsu là ai đối với tôi? Để trả lời câu hỏi này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết, trước tiên: “Tôi phải đào sâu vào trong tâm hồn tôi”; nghĩa là phải bắt đầu từ kinh nghiệm của mình. Thánh Phaolô cũng đã trả lời câu hỏi đó bằng chính kinh nghiệm của ngài: Đức Kitô là “Đấng đã yêu mến tôi, và hiến mạng vì tôi.” (Gl 2, 20). Muốn có kinh nghiệm này, tôi phải nhận ra mình là một tội nhân, tuyệt đối cần đến hy tế cứu chuộc của Đức Kitô. Đức Giáo Hoàng còn nói đến bước thứ hai là chiêm niệm và cầu nguyện. Ngài nhắc lại một lời nguyện tuyệt vời của thánh Augustinô: “Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa, và xin cho con biết con”. Đây là ân ban mà chúng ta phải có lòng khao khát và cầu xin hằng ngày, để có thể liên tục khám phá về Đức Giêsu, Đấng luôn mới mẻ trong cuộc đời mình và trong từng biến cố của nhân sinh.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Câu hỏi ngày xưa Chúa đặt ra,
thì ngày nay vẫn còn luôn mới lạ,
con không thể trả lời theo người ta,
mà từ chính kinh nghiệm của bản thân,
qua thời gian con biết Chúa dần dần.
Nhưng rồi con thấy Chúa quá to,
vẫn là một mầu nhiệm khôn dò,
chẳng thể nào nói ra cho rõ,
lại càng không thể tỏ cho ai.
Con cảm nhận Chúa là tình thương,
hơn tất cả những gì con biết được,
hơn tất cả những gì con mơ ước,
là chỗ duy nhất con tựa nương.
Có khi con thấy Chúa rất lạ thường,
không như những gì con suy tưởng,
chỉ biết là Chúa Đấng khôn lường,
rất gần gũi nhưng vô cùng siêu vượt.
Xin Chúa thanh lọc tâm trí con,
những hình ảnh đã vốn có về Ngài,
để đón nhận một Giêsu luôn mới mẻ,
đi qua đời con với nhiều dáng vẻ,
làm tim con luôn tươi trẻ trong Ngài.
Xin cho con luôn tận tình đáp lại,
không ngần ngại trước mọi chông gai,
sẵn sàng hy sinh và từ bỏ chính mình,
để sống cuộc hành trình Ki-tô hữu.
Xin cho con mỗi ngày thêm khám phá,
để thực sự thấy Chúa là tất cả,
và lời con đáp trả thật sâu xa,
đạt tới niềm vui ơn cứu độ chan hòa. Amen.
Kính mời xem Video nơi đây:
https://gpcantho.com/suy-niem-va-cau-nguyen-cn-24-tn-b-thay-la-ai/
Không Giống Lông Cũng Giống Cánh
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:52 08/09/2021
Không Giống Lông Cũng Giống Cánh
Những lời dạy của Chúa Giêsu mà Tin mừng tường thuật có nhiều thể loại và sắc thái khác nhau tùy hoàn cảnh cũng như chủ đề Người đề cập. Khi nói về Nước Trời thì Chúa Giêsu thường dùng thể văn dụ ngôn. Khi dạy về đạo yêu thương thì Người lại hay dùng lối nói “thậm xưng” hay còn gọi là thể văn “ngoa ngữ” (hyperbole) nghĩa là nói quá đi để muốn nhấn mạnh điều muốn đề cập. Bài trích tin Mừng thánh sử Luca ngày thứ Năm sau Chúa Nhật XXIII TN tường thuật những lời dạy của Người theo thể văn này. “Ai vả má bên này thì đưa cả má bên kia; Ai lột áo ngoài thì đừng cản họ lấy cả áo trong…” Đã từng có đó nhiều lối giải thích má phải má trái có ý nghĩa gì, áo ngoài áo trong có nghĩa ra sao. Dù rằng lối giải thích này cũng đem lại cho ta một vài ý tưởng đạo đức hơn. Tuy nhiên nếu biết thể văn thì chúng ta sẽ nắm được trọng tâm lời giảng dạy của Chúa Giêsu hơn. Cả đoạn Tin Mừng Lc 6,27-38 chỉ tập trung vào chủ đề rằng chúng ta phải nên trọn lành, phải có lòng thương xót như Cha trên trời. Tất thảy chỉ vì điều căn bản này: “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.
Đã tin nhận Đấng dựng nên vũ trụ đất trời là Cha Toàn năng chí ái thì ắt hẳn chúng ta phải nhìn nhận mình là anh chị em cùng một nhà. Đã là anh chị em cùng một Cha thì phải sống đạo yêu thương nhau cách vô điều kiện và đến cùng. Kiểu nói “thậm xưng” mà Chúa Giêsu dùng qua các hình ảnh má này má kia, áo ngoài áo trong, một dặm hai dặm… là muốn nhấn mạnh đến tính nhưng không (vô điều kiện) và đến cùng của tình yêu. “Ăn cho buôn so”. Khi đã có điều kiện đặt ra thì chữ tình cách nào đó đã bị bóp méo. “Khi yêu thì yêu cả đường đi”. Nếu có sự giới hạn cách nào đó thì chữ tình cũng đã bị biến dạng, vì biên giới của tình yêu là một tình yêu không biên giới.
Tuy nhiên làm sao chúng ta có thể nên hoàn thiện hay có lòng thương xót như Cha trên trời? Câu trả lời là đây. Hãy nhìn vào người anh cả của nhân loại, Giêsu Kitô. Chúng ta có người anh cả là Con một của Chúa Cha đã hữu hình trong kiếp nhân sinh. Ai thấy Người là thấy Cha trên trời (x.Ga 14,9).
Với những người bé mọn (nghèo khổ, bất hạnh, kém may mắn, bị áp bức, tội lỗi biết khiêm nhu…) thì Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu cách rõ nét bằng việc chữa lành, tha thứ, cứu giúp, nâng đỡ…cách trọn vẹn cả hồn lẫn xác, cả đời này lẫn đời sau. Ngay cả với những người tội lỗi mang tính luân lý cá nhân thì Người cũng nhân từ, tế nhị trong cách ứng xử, tôn trọng phẩm giá và còn tìm cách cứu sống khỏi cái ách lề luật vô tình bấy giờ (x.Ga 8,1-11).
Trái lại với những người quyền cao chức trọng đặc biệt trong Do Thái giáo thời ấy thì Người xem ra có vẻ quá gắt gao, thẳng thừng trong lời nói cũng như hành động. Mới xem ra thì tưởng rằng Chúa Giêsu không yêu thương họ, nhưng thực ra Người đã yêu thương họ đến cùng khi thẳng thắn “sửa dạy kẻ mê muội”, khi can đảm “răn bảo kẻ có tội” đặc biệt khi đây là thứ tội mang tính luân lý xã hội, ảnh hưởng đến rất nhiều người bé mọn. Sự đến cùng của Người trong tình yêu được thể hiện qua việc Người chấp nhận trả giá bằng chính án hình thập giá đau thương. “Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình của người dám hy sinh mạng sống vì người mình yêu” (x.Ga 15,13).
Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Ước gì Kitô hữu chúng ta những người thường xuyên cầu nguyện với lời kinh “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” (Mt 6,7-13) biết luôn nhìn vào Chúa Giêsu để sống đạo yêu thương cho đúng đẹp thánh ý Chúa. Một thực hành mà các nhà tu đức chỉ bày thật đáng tập luyện là trong mỗi hoàn cảnh mà chúng ta phân vân tìm cách hành xử thì hãy cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu nếu Chúa trong hoàn cảnh này thì Chúa hành xử ra sao?” Và Chúa sẽ soi sáng và ban ơn cho chúng ta biết sống cách hoàn thiện và đầy lòng thương xót như Cha trên trời. Dĩ nhiên phần đón nhận và thực hành ra sao là còn tùy ở thiện chí và thành tâm của chúng ta.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Những lời dạy của Chúa Giêsu mà Tin mừng tường thuật có nhiều thể loại và sắc thái khác nhau tùy hoàn cảnh cũng như chủ đề Người đề cập. Khi nói về Nước Trời thì Chúa Giêsu thường dùng thể văn dụ ngôn. Khi dạy về đạo yêu thương thì Người lại hay dùng lối nói “thậm xưng” hay còn gọi là thể văn “ngoa ngữ” (hyperbole) nghĩa là nói quá đi để muốn nhấn mạnh điều muốn đề cập. Bài trích tin Mừng thánh sử Luca ngày thứ Năm sau Chúa Nhật XXIII TN tường thuật những lời dạy của Người theo thể văn này. “Ai vả má bên này thì đưa cả má bên kia; Ai lột áo ngoài thì đừng cản họ lấy cả áo trong…” Đã từng có đó nhiều lối giải thích má phải má trái có ý nghĩa gì, áo ngoài áo trong có nghĩa ra sao. Dù rằng lối giải thích này cũng đem lại cho ta một vài ý tưởng đạo đức hơn. Tuy nhiên nếu biết thể văn thì chúng ta sẽ nắm được trọng tâm lời giảng dạy của Chúa Giêsu hơn. Cả đoạn Tin Mừng Lc 6,27-38 chỉ tập trung vào chủ đề rằng chúng ta phải nên trọn lành, phải có lòng thương xót như Cha trên trời. Tất thảy chỉ vì điều căn bản này: “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.
Đã tin nhận Đấng dựng nên vũ trụ đất trời là Cha Toàn năng chí ái thì ắt hẳn chúng ta phải nhìn nhận mình là anh chị em cùng một nhà. Đã là anh chị em cùng một Cha thì phải sống đạo yêu thương nhau cách vô điều kiện và đến cùng. Kiểu nói “thậm xưng” mà Chúa Giêsu dùng qua các hình ảnh má này má kia, áo ngoài áo trong, một dặm hai dặm… là muốn nhấn mạnh đến tính nhưng không (vô điều kiện) và đến cùng của tình yêu. “Ăn cho buôn so”. Khi đã có điều kiện đặt ra thì chữ tình cách nào đó đã bị bóp méo. “Khi yêu thì yêu cả đường đi”. Nếu có sự giới hạn cách nào đó thì chữ tình cũng đã bị biến dạng, vì biên giới của tình yêu là một tình yêu không biên giới.
Tuy nhiên làm sao chúng ta có thể nên hoàn thiện hay có lòng thương xót như Cha trên trời? Câu trả lời là đây. Hãy nhìn vào người anh cả của nhân loại, Giêsu Kitô. Chúng ta có người anh cả là Con một của Chúa Cha đã hữu hình trong kiếp nhân sinh. Ai thấy Người là thấy Cha trên trời (x.Ga 14,9).
Với những người bé mọn (nghèo khổ, bất hạnh, kém may mắn, bị áp bức, tội lỗi biết khiêm nhu…) thì Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu cách rõ nét bằng việc chữa lành, tha thứ, cứu giúp, nâng đỡ…cách trọn vẹn cả hồn lẫn xác, cả đời này lẫn đời sau. Ngay cả với những người tội lỗi mang tính luân lý cá nhân thì Người cũng nhân từ, tế nhị trong cách ứng xử, tôn trọng phẩm giá và còn tìm cách cứu sống khỏi cái ách lề luật vô tình bấy giờ (x.Ga 8,1-11).
Trái lại với những người quyền cao chức trọng đặc biệt trong Do Thái giáo thời ấy thì Người xem ra có vẻ quá gắt gao, thẳng thừng trong lời nói cũng như hành động. Mới xem ra thì tưởng rằng Chúa Giêsu không yêu thương họ, nhưng thực ra Người đã yêu thương họ đến cùng khi thẳng thắn “sửa dạy kẻ mê muội”, khi can đảm “răn bảo kẻ có tội” đặc biệt khi đây là thứ tội mang tính luân lý xã hội, ảnh hưởng đến rất nhiều người bé mọn. Sự đến cùng của Người trong tình yêu được thể hiện qua việc Người chấp nhận trả giá bằng chính án hình thập giá đau thương. “Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình của người dám hy sinh mạng sống vì người mình yêu” (x.Ga 15,13).
Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Ước gì Kitô hữu chúng ta những người thường xuyên cầu nguyện với lời kinh “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” (Mt 6,7-13) biết luôn nhìn vào Chúa Giêsu để sống đạo yêu thương cho đúng đẹp thánh ý Chúa. Một thực hành mà các nhà tu đức chỉ bày thật đáng tập luyện là trong mỗi hoàn cảnh mà chúng ta phân vân tìm cách hành xử thì hãy cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu nếu Chúa trong hoàn cảnh này thì Chúa hành xử ra sao?” Và Chúa sẽ soi sáng và ban ơn cho chúng ta biết sống cách hoàn thiện và đầy lòng thương xót như Cha trên trời. Dĩ nhiên phần đón nhận và thực hành ra sao là còn tùy ở thiện chí và thành tâm của chúng ta.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin và bước theo Chúa Kitô Khổ Nạn - Phục Sinh
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
09:14 08/09/2021
Tin và bước theo Chúa Kitô Khổ Nạn - Phục Sinh
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXIV – B
(Mc 8, 27-35)
Dung mạo một Vì Thiên Chúa, Đấng Mêssia dưới dáng dấp của “Người Tôi Tớ đau khổ” như Isaia mô tả được cụ thể hóa nơi Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, chịu đau khổ, chịu đóng đanh, chết vì chúng ta và đã sống lại để cứu chuộc chúng ta.
Người Tôi Tớ đau khổ
Hình ảnh “Người Tôi Tớ đau khổ” bị chống đối : “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ” (Is 50,6). Chịu đau đớn trong thân xác như : bị đánh vào lưng, bị giật râu, vừa đau lại vừa nhục (x. 2Sm 10,4), bị khạc nhổ vào mặt (x. Ds 12,14). Tất cả như báo trước về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô, vị ngôn sứ thành Nagiarét phải mang lấy vào thân và hiện thực nơi Người.
Đức Giêsu Kitô chính là “Người Tôi Tớ khổ đau của Thiên Chúa”, chứ không ai khác. Người là Đấng Cứu Thế được Thiên Chúa tuyển chọn, tự nguyện gánh tội trần gian, dùng chính cái chết của mình làm lễ giao hòa, hầu muôn dân được ơn tha tội.
Bước theo Đức Kitô khổ nạn và phục sinh
Vỗn dĩ là Thiên Chúa, Đức Giêsu đã chấp nhận đau khổ và cái chết, không có nghĩa là Người tìm kiếm đau khổ cho mình. Người chịu như thế là vì vâng phục Chúa Cha, để cứu chuộc chúng ta như Thánh Phaolô đã nói : “Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta đúng như lời Kinh Thánh” (1Cr 15,3).
Suốt ba năm công khai đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Đức Giêsu đã nhiều lần báo cho các môn đệ biết trước về số phận cứu thế của mình rằng : “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ, và giết đi, rồi ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mc 8,31-33). Lần khác khi tụ họp tại Galilêa, Đức Giêsu cũng tỏ cho họ biết : “Con Người sắp bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết Người. Khi đã bị giết, ngày thứ ba, Người sẽ sống lại” (Mc 9,30-32). Lúc sắp lên Giêrusalem, dọc đường Đức Giêsu nói riêng với Nhóm Mười Hai : “Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và ký lục; người ta sẽ lên án tử hình cho Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại, và người ta sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ trên Người, đánh đòn Người và giết đi, và ba ngày sau Người sẽ sống lại” (Mc 10,32-34).
Tất cả những gì các ngôn sứ viết về Người Tôi Tớ đau khổ, Đức Giêsu sẽ là người thực hiện. Nhưng các môn đệ đâu có hiểu, vì họ cũng như tất cả những người Do Thái thời đó đang trông chờ một Đấng Cứu Thế chính trị, nổi lên lãnh đạo dân Do thái đánh đuổi đế quốc Roma, thống trị các dân nước và khôi phục vương quốc nhà Đavít. Đức Giêsu Kitô, Đấng hoàn toàn thánh thiện và vô tội, đã tự nguyện gánh lấy mọi tội lỗi của trần gian và chấp nhận cái chết bất công hổ nhục để cứu chuộc muôn người. Tại Giêrusalem, ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô được đầy ơn Chúa Thánh Thần đã công khai loan báo : “Theo kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước, Đức Giêsu ấy đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ mà đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết” (Cv 2,23-24). Đó là Tin Mừng và là đức tin Giáo Hội tiếp tục rao giảng cho muôn dân cho đến ngày tận thế.
Tin và thực hành
Tin Mừng hôm nay mô tả một hoàn cảnh đặc biệt. Phêrô, người đã tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô “là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mc 8,29). Liền sau đó, Đức Giêsu hé mở cho các môn ông hiểu rằng “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ, và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại” (Mc 8, 31), làm đảo lộn tâm hồn ông, Phêrô nổi loạn. Không thế được, không thế được. Làm sao Ðấng Kitô lại có thể bị đau khổ cho tới chết được? Phêrô không chấp nhận con đường ấy, nên mới : “Kéo Người lui ra mà can trách Người” (Mc 8, 32). Ý của Phêrô là, Con sẽ theo Thầy, nhưng đừng nói đến Thánh Giá! Ðiều này không có gì liên quan với nó. Con sẽ theo Thầy với các khả năng khác, mà không có Thánh Giá.
Ngỏ lời với Hồng Y đoàn trước khi khai mào sứ vụ ngai tòa Phêrô, Đức Phanxicô nói : “Khi chúng ta đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá, và khi chúng ta tuyên xưng Ðức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa”.
Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: ” Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình” (Mc 8, 34). Ý muốn của Thiên Chúa là chấp nhận thập giá.
Thì ra con đường của các môn đệ là theo Chúa Giêsu, Ðấng bị đóng đinh. Con đường “chịu mất chính mình“, để tìm lại được chính mình, như Đức nguyên Giáo hoàng Benedictô XVI viết : con đường “chịu mất chính mình“, là điều cần thiết đối với con người, và nếu không có điều này, thì nó không thể tìm lại được chính mình” (Ðức Giêsu thành Nagiarét 2007, 333).
Ngày nay Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta” (Mc 8, 34). Theo Chúa khi chấp nhận thập giá của mình với lòng yêu mến. Dưới con mắt thế gian, “chịu mất mạng sống” (Mc 8, ) là một thất bại. Nhưng khi tự nguyện chấp nhận cái chết, Ðức Giêsu mang lấy thập giá của tất cả mọi người và trở thành suối nguồn ơn thánh cứu độ cho toàn dân.
Lạy Maria, Mẹ đã sống lòng tin bằng cách trung thành theo Chúa Giêsu Con Mẹ, xin giúp chúng con bước đi trên con đường của Chúa Giêsu bằng cách quảng đại xả thân cho Chúa và cho tha nhân. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXIV – B
(Mc 8, 27-35)
Dung mạo một Vì Thiên Chúa, Đấng Mêssia dưới dáng dấp của “Người Tôi Tớ đau khổ” như Isaia mô tả được cụ thể hóa nơi Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, chịu đau khổ, chịu đóng đanh, chết vì chúng ta và đã sống lại để cứu chuộc chúng ta.
Người Tôi Tớ đau khổ
Hình ảnh “Người Tôi Tớ đau khổ” bị chống đối : “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ” (Is 50,6). Chịu đau đớn trong thân xác như : bị đánh vào lưng, bị giật râu, vừa đau lại vừa nhục (x. 2Sm 10,4), bị khạc nhổ vào mặt (x. Ds 12,14). Tất cả như báo trước về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô, vị ngôn sứ thành Nagiarét phải mang lấy vào thân và hiện thực nơi Người.
Đức Giêsu Kitô chính là “Người Tôi Tớ khổ đau của Thiên Chúa”, chứ không ai khác. Người là Đấng Cứu Thế được Thiên Chúa tuyển chọn, tự nguyện gánh tội trần gian, dùng chính cái chết của mình làm lễ giao hòa, hầu muôn dân được ơn tha tội.
Bước theo Đức Kitô khổ nạn và phục sinh
Vỗn dĩ là Thiên Chúa, Đức Giêsu đã chấp nhận đau khổ và cái chết, không có nghĩa là Người tìm kiếm đau khổ cho mình. Người chịu như thế là vì vâng phục Chúa Cha, để cứu chuộc chúng ta như Thánh Phaolô đã nói : “Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta đúng như lời Kinh Thánh” (1Cr 15,3).
Suốt ba năm công khai đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Đức Giêsu đã nhiều lần báo cho các môn đệ biết trước về số phận cứu thế của mình rằng : “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ, và giết đi, rồi ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mc 8,31-33). Lần khác khi tụ họp tại Galilêa, Đức Giêsu cũng tỏ cho họ biết : “Con Người sắp bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết Người. Khi đã bị giết, ngày thứ ba, Người sẽ sống lại” (Mc 9,30-32). Lúc sắp lên Giêrusalem, dọc đường Đức Giêsu nói riêng với Nhóm Mười Hai : “Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và ký lục; người ta sẽ lên án tử hình cho Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại, và người ta sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ trên Người, đánh đòn Người và giết đi, và ba ngày sau Người sẽ sống lại” (Mc 10,32-34).
Tất cả những gì các ngôn sứ viết về Người Tôi Tớ đau khổ, Đức Giêsu sẽ là người thực hiện. Nhưng các môn đệ đâu có hiểu, vì họ cũng như tất cả những người Do Thái thời đó đang trông chờ một Đấng Cứu Thế chính trị, nổi lên lãnh đạo dân Do thái đánh đuổi đế quốc Roma, thống trị các dân nước và khôi phục vương quốc nhà Đavít. Đức Giêsu Kitô, Đấng hoàn toàn thánh thiện và vô tội, đã tự nguyện gánh lấy mọi tội lỗi của trần gian và chấp nhận cái chết bất công hổ nhục để cứu chuộc muôn người. Tại Giêrusalem, ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô được đầy ơn Chúa Thánh Thần đã công khai loan báo : “Theo kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước, Đức Giêsu ấy đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ mà đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết” (Cv 2,23-24). Đó là Tin Mừng và là đức tin Giáo Hội tiếp tục rao giảng cho muôn dân cho đến ngày tận thế.
Tin và thực hành
Tin Mừng hôm nay mô tả một hoàn cảnh đặc biệt. Phêrô, người đã tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô “là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mc 8,29). Liền sau đó, Đức Giêsu hé mở cho các môn ông hiểu rằng “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ, và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại” (Mc 8, 31), làm đảo lộn tâm hồn ông, Phêrô nổi loạn. Không thế được, không thế được. Làm sao Ðấng Kitô lại có thể bị đau khổ cho tới chết được? Phêrô không chấp nhận con đường ấy, nên mới : “Kéo Người lui ra mà can trách Người” (Mc 8, 32). Ý của Phêrô là, Con sẽ theo Thầy, nhưng đừng nói đến Thánh Giá! Ðiều này không có gì liên quan với nó. Con sẽ theo Thầy với các khả năng khác, mà không có Thánh Giá.
Ngỏ lời với Hồng Y đoàn trước khi khai mào sứ vụ ngai tòa Phêrô, Đức Phanxicô nói : “Khi chúng ta đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá, và khi chúng ta tuyên xưng Ðức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa”.
Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: ” Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình” (Mc 8, 34). Ý muốn của Thiên Chúa là chấp nhận thập giá.
Thì ra con đường của các môn đệ là theo Chúa Giêsu, Ðấng bị đóng đinh. Con đường “chịu mất chính mình“, để tìm lại được chính mình, như Đức nguyên Giáo hoàng Benedictô XVI viết : con đường “chịu mất chính mình“, là điều cần thiết đối với con người, và nếu không có điều này, thì nó không thể tìm lại được chính mình” (Ðức Giêsu thành Nagiarét 2007, 333).
Ngày nay Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta” (Mc 8, 34). Theo Chúa khi chấp nhận thập giá của mình với lòng yêu mến. Dưới con mắt thế gian, “chịu mất mạng sống” (Mc 8, ) là một thất bại. Nhưng khi tự nguyện chấp nhận cái chết, Ðức Giêsu mang lấy thập giá của tất cả mọi người và trở thành suối nguồn ơn thánh cứu độ cho toàn dân.
Lạy Maria, Mẹ đã sống lòng tin bằng cách trung thành theo Chúa Giêsu Con Mẹ, xin giúp chúng con bước đi trên con đường của Chúa Giêsu bằng cách quảng đại xả thân cho Chúa và cho tha nhân. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:47 08/09/2021
6. Đối với những vật gì sẽ cùng kết thúc với sự chết thì không nên coi trọng nó.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:51 08/09/2021
53. TƯỚNG NGỰA TRONG TAY
Đường Huyền Tông rất thích ngựa tốt, nhưng ngựa nuôi trong chuồng của hoàng cung thì không thể làm cho ông ta vừa lòng, ông ta bèn hỏi Hoàng Phan Xước:
- “Ta muốn có ngựa tốt từ rất lâu rồi, không biết ai giỏi về coi tướng ngựa?”
Phan Xước trả lời:
- “Ba vị thừa tướng đương kim rất giỏi về ngựa”.
Huyền Tông nói:
- “Khi ta với họ nghị luận việc triều đình, hỏi đến các tri thức khác, thì từ trước đến nay không nghe họ nó giỏi về ngựa, ông làm sao biết được?”
Trả lời:
- “Mỗi ngày trên con đê cát này tôi đều thấy các thừa tướng cưỡi những con ngựa rất tốt, thì có thể biết họ rất giỏi về ngựa”.
Huyền Tông không nín cười được...
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 53:
Cưỡi ngựa tốt chưa chắc đã giỏi về coi tướng ngựa, lái xe giỏi chưa chắc đã giỏi về cách biết xe tốt xe xấu, bởi vì cưỡi ngựa lái xe thì chỉ cần học trong một vài tháng thì biết, nhưng biết coi ngựa hay xe tốt thì phải có quá trình nhiều năm nghiên cứu, kinh nghiệm.v.v...
Đi lễ đọc kinh nhiều nhưng chưa chắc là người Ki-tô hữu tốt; góp công góp của xây dựng nhà thờ, làm công tác từ thiện nhiều, nhưng chưa chắc là một Ki-tô hữu thánh thiện; giảng hay viết nhiều sách nhưng chưa chắc là một linh mục thánh thiện. Bởi vì ai cũng có thể làm một vài việc thiện trong đời, bởi vì linh mục nào cũng có thể giảng hay viết sách nhiều, nhưng cái quan trọng của sự nên thánh chính là sống như mình đã giảng dạy, viết như mình đã sống, làm việc thiện như tấm lòng thành của mình, cốt lõi của sự thánh thiện là ở đó vậy.
Ngựa nuôi trong hoàng cung chưa chắc là ngựa hay, làm người Ki-tô hữu thì chưa chắc là Ki-tô hữu đạo đức thánh thiện, chỉ có những ai yêu mến và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống, mới là người Ki-tô hữu đích thực theo nghĩa của nó mà thôi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đường Huyền Tông rất thích ngựa tốt, nhưng ngựa nuôi trong chuồng của hoàng cung thì không thể làm cho ông ta vừa lòng, ông ta bèn hỏi Hoàng Phan Xước:
- “Ta muốn có ngựa tốt từ rất lâu rồi, không biết ai giỏi về coi tướng ngựa?”
Phan Xước trả lời:
- “Ba vị thừa tướng đương kim rất giỏi về ngựa”.
Huyền Tông nói:
- “Khi ta với họ nghị luận việc triều đình, hỏi đến các tri thức khác, thì từ trước đến nay không nghe họ nó giỏi về ngựa, ông làm sao biết được?”
Trả lời:
- “Mỗi ngày trên con đê cát này tôi đều thấy các thừa tướng cưỡi những con ngựa rất tốt, thì có thể biết họ rất giỏi về ngựa”.
Huyền Tông không nín cười được...
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 53:
Cưỡi ngựa tốt chưa chắc đã giỏi về coi tướng ngựa, lái xe giỏi chưa chắc đã giỏi về cách biết xe tốt xe xấu, bởi vì cưỡi ngựa lái xe thì chỉ cần học trong một vài tháng thì biết, nhưng biết coi ngựa hay xe tốt thì phải có quá trình nhiều năm nghiên cứu, kinh nghiệm.v.v...
Đi lễ đọc kinh nhiều nhưng chưa chắc là người Ki-tô hữu tốt; góp công góp của xây dựng nhà thờ, làm công tác từ thiện nhiều, nhưng chưa chắc là một Ki-tô hữu thánh thiện; giảng hay viết nhiều sách nhưng chưa chắc là một linh mục thánh thiện. Bởi vì ai cũng có thể làm một vài việc thiện trong đời, bởi vì linh mục nào cũng có thể giảng hay viết sách nhiều, nhưng cái quan trọng của sự nên thánh chính là sống như mình đã giảng dạy, viết như mình đã sống, làm việc thiện như tấm lòng thành của mình, cốt lõi của sự thánh thiện là ở đó vậy.
Ngựa nuôi trong hoàng cung chưa chắc là ngựa hay, làm người Ki-tô hữu thì chưa chắc là Ki-tô hữu đạo đức thánh thiện, chỉ có những ai yêu mến và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống, mới là người Ki-tô hữu đích thực theo nghĩa của nó mà thôi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đúng hay Sai
Lm Vũđình Tường
19:39 08/09/2021
Đức Kitô muốn biết người ta nghĩ Ngài là ai. Ngài hỏi các môn đệ và các ông thưa có nhiều í kiến khác nhau lắm.
Họ bảo Thầy là Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Elia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó' c.28.
Đức Kitô hỏi tiếp, còn các anh cho Thầy là ai? Ông Phêrô lên tiếng 'Thầy là Đấng Kitô'. Đức Kitô khen Phêrô có câu trả lời đúng nhất. Câu trả lời khác chỉ đúng một phần nhỏ về sứ mạng của Ngài. Đức Kitô không hài lòng bởi chúng không diễn tả trọn vẹn sứ mạng Ngài sẽ thực hiện nơi dương thế.
Chính Đức Kitô không dùng thánh danh Kitô để nói về mình nhưng lại dùng thánh danh 'Con Người'. Thánh danh 'Con Người' có lẽ Đức Kitô muốn nhấn mạnh đến cách hành xử tàn ác, thô bạo, con người dùng để hành hạ nhau. Đức Kitô với tư cách là con người cũng chung số phận bị hành hạ, ác độc, thô bạo như những con người khác.
Trước đó ít phút ông Phêrô trả lời đúng, Đức Kitô ca ngợi ông; ít phút sau đó ông Phêrô góp í sai, Đức Kitô cảnh báo ông. Ông Phêrô trả lời đúng bởi câu trả lời đó đến từ Thiên Chúa. Câu góp í của Phêrô sai bởi câu đó do í riêng con người. Dù trả lời đúng, Phêrô vẫn không hiểu rõ nhiệm vụ cứu chuộc của Đấng Kitô. Ông đúng về thánh danh, nhưng sai về nhiệm vụ cứu chuộc. Đức Kitô mặc khải cho các ông biết sứ mạng cứu chuộc của Ngài.
'Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kì mục, thượng tế củng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sống lại. c.32.
Điều Đức Kitô mặc khải là tin kinh hoàng cho tất cả các môn đệ. Lí luận hợp lí của con người không thể lí giải được mặc khải trên. Đối với con người, chết là hết, chết là thua, mất mọi sự. Ba ngày sau khi chết, tất cả niềm hy vọng đều chết, kể cả hy vọng gặp lại cũng chết theo.
Theo Đức Kitô, ai tự tìm cách cứu mạng sống mình thì không cầm giữ được mạng đó. Còn ai hy sinh mạng sống mình vì Tin Mừng, vì Đức Kitô thì sẽ sống muôn đời c.35. Điều này cho biết con người có khả năng tìm vinh danh cho mình, nhưng không thể tự cứu mình. Thiên Chúa là Đấng duy nhất có quyền ban sự sống trường sinh.
Đức Kitô khiển trách Phêrô, ông làm điều gì sai trái?
a/ Thứ nhất, ông đã đưa ra lời khuyên, điều Đức Kitô cần ông suy gẫm về mặc khải Ngài cho biết, ông đã không làm lại đưa ra lời khuyên.
b/ Thứ hai, ông đã vượt quá giới hạn của chính mình. Thay vì hỏi để hiểu điều Đức Kitô mặc khải. Phêrô đã không hỏi nhưng lại đưa lời khuyên.
c/ Thứ ba, Phêrô là học trò; trò sao có đủ khôn ngoan để khuyên Thầy. Vì thế Đức Kitô nói với ông khôn ngoan của ông là khôn ngoan của con người, không thể nào hiểu khôn ngoan của Thiên Chúa.
Rất có thể về ba điểm nêu trên mà Đức Kitô nói với các ông,
'Không được nói với ai về Ngài' c.30.
Việc ngăn cấm này có lẽ nhằm mục đích giới hạn việc phỏng đoán sai lầm về sứ mạng cứu chuộc của Đức Kitô. Chính các tông đồ là những người cận kề Đức Kitô mà chưa hiểu rõ sứ mạng cứu chuộc của Ngài, thì người khác làm sao có thể biết hơn được. Vì thế mọi tiên đoán, đồn đãi về Đức Kitô đều không có căn cứ. Tốt hơn tạm ngưng nói về sứ mạng của Ngài cho đến khi Đức Kitô sống lại từ cõi chết.
Đức Kitô cũng cho Phêrô biết cách nhìn biết về Đức Kitô không phải là cách của riêng cá nhân ông mà chính là cách chung nhân loại nhận biết về Ngài.
Tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa mà là của loài người c.33
Câu này ngầm chứa nhiều khôn ngoan.
a/ Thứ nhất, để thi hành í Thiên Chúa thì phải nhận biết í Thiên Chúa, không thể nhận biết qua í kiến loài người.
b/ Thứ hai, con người có thói quen coi trọng í kiến riêng, coi í mình là quan trọng nhất. Mọi í kiến khác đều là thứ yếu.
c/ Thứ ba, Phêrô thành tâm không muốn để điều xấu xảy ra cho Đức Kitô. Ngài cho biết thành tâm, mong làm điều tốt không bảo đảm đó là í Thiên Chúa, thực hiện í Chúa.
d/ Thứ tư, cách con người thực hiện thường ỉ vào sức mạnh, quyền thế, tàn ác, ép người khác phục tùng. Họ có thể khống chế bề ngoài. Ta vẫn nghe nói: khẩu phục nhưng tâm thì không. Cách của Thiên Chúa nhẹ nhàng, chú trọng vào tâm hồn. Khâm phục cách tự nguyện và điều này phát xuất từ tâm hồn.
e/ Điểm cuối, con người không thích hình ảnh người Đầy Tớ Đau Khổ như các tiên tri tiên đoán về sứ mạng Chúa Cứu Thế. Nhân loại thích hình ảnh một vị vua oai phong, quyền lực. Nhân loại cũng không thích vác thập giá mình bước theo và cũng không thích từ bỏ chính mình. Trái lại nhân loại thích được nổi tiếng, trọng vọng, cao sang, quyền thế. Nhân loại chọn cách hành xử trong cuộc sống, dựa vào sức mạnh, quyền thế chèn ép, đè nén, giết, bỏ tù nhau. Đức Kitô kêu gọi môn đệ ngài từ bỏ những điều trên bởi chúng là nguyên nhân gây đau thương, tang tóc, chia rẽ, bè phái. Đức kitô tự chọn hạ mình, khiêm nhường, chấp nhận bị bắt, bị hành hạ, bị xỉ vả và chịu đóng đanh trên thập tự. Cách của Thiên Chúa là yêu thương, tha thứ, ban sự sống và xót thương. Con đường yêu thương, tha thứ là con đường môn đệ trung tín Đức Kitô chọn bước theo.
TiengChuong.org
Right And Wrong
Jesus wanted to know what people thought about Him. He asked His disciples 'Who do people say I am?' They told Him, 'John the Baptist, others Elijah and others again, one of the prophets'v.28. Each of the answers was reflecting not Jesus' life- mission, but a small part of it. These answers were not the answer Jesus was looking for. He then asked His disciples, 'Who do you say I am?' Peter answered: 'You are the Christ'v.30. Jesus praised Peter for the correct answer. Jesus himself didn't use the title 'Christ' but preferred to use the phrase 'The Son of Man'. The title probably emphasized the cruelty men treated other men, and they would do the same for 'The Son of Man'. Peter was right, and a few moments later, he was wrong. Peter was right when his answer came from God; Peter was wrong, when the thoughts came from only human perspective. Peter got Jesus' title right, but failed to understand its implications. Jesus unfolded what the title implied for Him, and it was too much for Peter take in.
'The Son of Man was destined to suffer grievously, to be rejected by the elders and the chief priests and the scribes, and to be put to death, and after three days to rise again'. v.32
Jesus' revelation was devastating news for all of the apostles. Human logic couldn't make sense of it. Death meant losing, not winning. Three days after death, all hopes were lost, including the hope of seeing Jesus again. For Jesus losing in this life, for the Gospel, meant winning eternal life; and winning in this life, for the Fallen world, meant losing eternal life v35.
Peter was wrong for several reasons. First, he was overstepping the mark. Instead of asking for clarification, Peter offered the answer which Jesus didn't ask him to do. His role was not Jesus' adviser. He was a student, and the student should listen to the Master, not the other way round.
Jesus gave the orders to the apostles 'not to tell anyone about Him'v.30. The reason was probably to stop the spread of false views of the title. What people expected of 'Christ' was different from what Jesus revealed. Even the closest ones, the apostles, could not understand. It would be better not to talk about something they would not understand until they had witnessed the Risen Lord.
Jesus told Peter, his view about 'Christ' was not the view of an individual, but general view of humanity.
'The way you think is not God's way but man's v.33'.
Jesus told Peter that,
a/ To do God's will one must follow not human ways, but God's way. God's way is humble and gentle.
b/ Human beings like to put not God's Will as their first priority, but their own.
c/ Peter probably thought he was doing something good, honest, and doing God's will. Jesus told him, his view was purely human.
d/ Our way often interrupts God's way. We interrupt God's way in a violent, cruel form. The Fallen World uses violence and cruelty to win people. They win on the outside, in appearances, not in the inner life, the heart. God's way is gentle and light, and aims to win a person's in the heart and soul.
We all like to dismiss the image of a Servant King, and love to embrace the image of the most Powerful, Victorious King. We would not like the idea of cross- bearing, and self- denial, the way which Jesus had undertaken. We love to embrace popularity, being praised and having worldly glory. The man- Jesus chose to be humble, to be judged, rejected and executed. It is the way man deals with another man. God's way is love and life and mercy.
Họ bảo Thầy là Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Elia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó' c.28.
Đức Kitô hỏi tiếp, còn các anh cho Thầy là ai? Ông Phêrô lên tiếng 'Thầy là Đấng Kitô'. Đức Kitô khen Phêrô có câu trả lời đúng nhất. Câu trả lời khác chỉ đúng một phần nhỏ về sứ mạng của Ngài. Đức Kitô không hài lòng bởi chúng không diễn tả trọn vẹn sứ mạng Ngài sẽ thực hiện nơi dương thế.
Chính Đức Kitô không dùng thánh danh Kitô để nói về mình nhưng lại dùng thánh danh 'Con Người'. Thánh danh 'Con Người' có lẽ Đức Kitô muốn nhấn mạnh đến cách hành xử tàn ác, thô bạo, con người dùng để hành hạ nhau. Đức Kitô với tư cách là con người cũng chung số phận bị hành hạ, ác độc, thô bạo như những con người khác.
Trước đó ít phút ông Phêrô trả lời đúng, Đức Kitô ca ngợi ông; ít phút sau đó ông Phêrô góp í sai, Đức Kitô cảnh báo ông. Ông Phêrô trả lời đúng bởi câu trả lời đó đến từ Thiên Chúa. Câu góp í của Phêrô sai bởi câu đó do í riêng con người. Dù trả lời đúng, Phêrô vẫn không hiểu rõ nhiệm vụ cứu chuộc của Đấng Kitô. Ông đúng về thánh danh, nhưng sai về nhiệm vụ cứu chuộc. Đức Kitô mặc khải cho các ông biết sứ mạng cứu chuộc của Ngài.
'Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kì mục, thượng tế củng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sống lại. c.32.
Điều Đức Kitô mặc khải là tin kinh hoàng cho tất cả các môn đệ. Lí luận hợp lí của con người không thể lí giải được mặc khải trên. Đối với con người, chết là hết, chết là thua, mất mọi sự. Ba ngày sau khi chết, tất cả niềm hy vọng đều chết, kể cả hy vọng gặp lại cũng chết theo.
Theo Đức Kitô, ai tự tìm cách cứu mạng sống mình thì không cầm giữ được mạng đó. Còn ai hy sinh mạng sống mình vì Tin Mừng, vì Đức Kitô thì sẽ sống muôn đời c.35. Điều này cho biết con người có khả năng tìm vinh danh cho mình, nhưng không thể tự cứu mình. Thiên Chúa là Đấng duy nhất có quyền ban sự sống trường sinh.
Đức Kitô khiển trách Phêrô, ông làm điều gì sai trái?
a/ Thứ nhất, ông đã đưa ra lời khuyên, điều Đức Kitô cần ông suy gẫm về mặc khải Ngài cho biết, ông đã không làm lại đưa ra lời khuyên.
b/ Thứ hai, ông đã vượt quá giới hạn của chính mình. Thay vì hỏi để hiểu điều Đức Kitô mặc khải. Phêrô đã không hỏi nhưng lại đưa lời khuyên.
c/ Thứ ba, Phêrô là học trò; trò sao có đủ khôn ngoan để khuyên Thầy. Vì thế Đức Kitô nói với ông khôn ngoan của ông là khôn ngoan của con người, không thể nào hiểu khôn ngoan của Thiên Chúa.
Rất có thể về ba điểm nêu trên mà Đức Kitô nói với các ông,
'Không được nói với ai về Ngài' c.30.
Việc ngăn cấm này có lẽ nhằm mục đích giới hạn việc phỏng đoán sai lầm về sứ mạng cứu chuộc của Đức Kitô. Chính các tông đồ là những người cận kề Đức Kitô mà chưa hiểu rõ sứ mạng cứu chuộc của Ngài, thì người khác làm sao có thể biết hơn được. Vì thế mọi tiên đoán, đồn đãi về Đức Kitô đều không có căn cứ. Tốt hơn tạm ngưng nói về sứ mạng của Ngài cho đến khi Đức Kitô sống lại từ cõi chết.
Đức Kitô cũng cho Phêrô biết cách nhìn biết về Đức Kitô không phải là cách của riêng cá nhân ông mà chính là cách chung nhân loại nhận biết về Ngài.
Tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa mà là của loài người c.33
Câu này ngầm chứa nhiều khôn ngoan.
a/ Thứ nhất, để thi hành í Thiên Chúa thì phải nhận biết í Thiên Chúa, không thể nhận biết qua í kiến loài người.
b/ Thứ hai, con người có thói quen coi trọng í kiến riêng, coi í mình là quan trọng nhất. Mọi í kiến khác đều là thứ yếu.
c/ Thứ ba, Phêrô thành tâm không muốn để điều xấu xảy ra cho Đức Kitô. Ngài cho biết thành tâm, mong làm điều tốt không bảo đảm đó là í Thiên Chúa, thực hiện í Chúa.
d/ Thứ tư, cách con người thực hiện thường ỉ vào sức mạnh, quyền thế, tàn ác, ép người khác phục tùng. Họ có thể khống chế bề ngoài. Ta vẫn nghe nói: khẩu phục nhưng tâm thì không. Cách của Thiên Chúa nhẹ nhàng, chú trọng vào tâm hồn. Khâm phục cách tự nguyện và điều này phát xuất từ tâm hồn.
e/ Điểm cuối, con người không thích hình ảnh người Đầy Tớ Đau Khổ như các tiên tri tiên đoán về sứ mạng Chúa Cứu Thế. Nhân loại thích hình ảnh một vị vua oai phong, quyền lực. Nhân loại cũng không thích vác thập giá mình bước theo và cũng không thích từ bỏ chính mình. Trái lại nhân loại thích được nổi tiếng, trọng vọng, cao sang, quyền thế. Nhân loại chọn cách hành xử trong cuộc sống, dựa vào sức mạnh, quyền thế chèn ép, đè nén, giết, bỏ tù nhau. Đức Kitô kêu gọi môn đệ ngài từ bỏ những điều trên bởi chúng là nguyên nhân gây đau thương, tang tóc, chia rẽ, bè phái. Đức kitô tự chọn hạ mình, khiêm nhường, chấp nhận bị bắt, bị hành hạ, bị xỉ vả và chịu đóng đanh trên thập tự. Cách của Thiên Chúa là yêu thương, tha thứ, ban sự sống và xót thương. Con đường yêu thương, tha thứ là con đường môn đệ trung tín Đức Kitô chọn bước theo.
TiengChuong.org
Right And Wrong
Jesus wanted to know what people thought about Him. He asked His disciples 'Who do people say I am?' They told Him, 'John the Baptist, others Elijah and others again, one of the prophets'v.28. Each of the answers was reflecting not Jesus' life- mission, but a small part of it. These answers were not the answer Jesus was looking for. He then asked His disciples, 'Who do you say I am?' Peter answered: 'You are the Christ'v.30. Jesus praised Peter for the correct answer. Jesus himself didn't use the title 'Christ' but preferred to use the phrase 'The Son of Man'. The title probably emphasized the cruelty men treated other men, and they would do the same for 'The Son of Man'. Peter was right, and a few moments later, he was wrong. Peter was right when his answer came from God; Peter was wrong, when the thoughts came from only human perspective. Peter got Jesus' title right, but failed to understand its implications. Jesus unfolded what the title implied for Him, and it was too much for Peter take in.
'The Son of Man was destined to suffer grievously, to be rejected by the elders and the chief priests and the scribes, and to be put to death, and after three days to rise again'. v.32
Jesus' revelation was devastating news for all of the apostles. Human logic couldn't make sense of it. Death meant losing, not winning. Three days after death, all hopes were lost, including the hope of seeing Jesus again. For Jesus losing in this life, for the Gospel, meant winning eternal life; and winning in this life, for the Fallen world, meant losing eternal life v35.
Peter was wrong for several reasons. First, he was overstepping the mark. Instead of asking for clarification, Peter offered the answer which Jesus didn't ask him to do. His role was not Jesus' adviser. He was a student, and the student should listen to the Master, not the other way round.
Jesus gave the orders to the apostles 'not to tell anyone about Him'v.30. The reason was probably to stop the spread of false views of the title. What people expected of 'Christ' was different from what Jesus revealed. Even the closest ones, the apostles, could not understand. It would be better not to talk about something they would not understand until they had witnessed the Risen Lord.
Jesus told Peter, his view about 'Christ' was not the view of an individual, but general view of humanity.
'The way you think is not God's way but man's v.33'.
Jesus told Peter that,
a/ To do God's will one must follow not human ways, but God's way. God's way is humble and gentle.
b/ Human beings like to put not God's Will as their first priority, but their own.
c/ Peter probably thought he was doing something good, honest, and doing God's will. Jesus told him, his view was purely human.
d/ Our way often interrupts God's way. We interrupt God's way in a violent, cruel form. The Fallen World uses violence and cruelty to win people. They win on the outside, in appearances, not in the inner life, the heart. God's way is gentle and light, and aims to win a person's in the heart and soul.
We all like to dismiss the image of a Servant King, and love to embrace the image of the most Powerful, Victorious King. We would not like the idea of cross- bearing, and self- denial, the way which Jesus had undertaken. We love to embrace popularity, being praised and having worldly glory. The man- Jesus chose to be humble, to be judged, rejected and executed. It is the way man deals with another man. God's way is love and life and mercy.
Cứu rỗi các linh hồn
Lm. Minh Anh
23:29 08/09/2021
CỨU RỖI CÁC LINH HỒN
“Ai vả con má bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì con hãy cho, và ai lấy gì của con, thì đừng đòi lại!”.
Cuối thế kỷ 18, Adoniram Judson đi truyền giáo ở Miến Điện; suốt 40 năm, Judson vùi mình ở đó, dịch Thánh Kinh ra tiếng Miến. Trong nhật ký của Judson, người ta đọc được những lời này, “Suốt 18 năm, tôi không có một ngày nghỉ; 6 năm đầu, không một người trở lại. Bù vào đó là giam cầm, tra tấn! Chưa bao giờ nhìn thấy một con tàu nào ra khơi mà tôi không muốn nhảy lên để về nhà! Nhưng lạy Chúa, cuộc sống thật ngắn ngủi. Hàng triệu người Miến đang diệt vong. Con gần như là người duy nhất trên trái đất biết tiếng của họ, để rao truyền một Tin Mừng ‘cứu rỗi các linh hồn!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay xem ra cũng trăn trở ‘cái trăn trở’ của Judson. Các giá trị Tin Mừng Chúa Giêsu đề cập xem ra cũng đang dấy lên ‘một trăn trở’; đúng hơn, một cuộc ‘cách mạng’, hay ít nữa, một ‘cuộc nội chiến’ vốn sẽ diễn ra trên chiến trường trái tim mỗi người! Với Ngài, dường như có một điều gì đó trong cuộc sống còn quan trọng hơn nhiều, so với nỗi sỉ nhục bị ai đó đánh vào má hay đánh cắp tài sản của mình. Điều quan trọng hơn đó là gì? Phải chăng, là sự ‘cứu rỗi các linh hồn!’.
Giáo huấn của Chúa Giêsu hẳn đã gây sốc cho các môn đệ đầu tiên và cho cả chúng ta hôm nay. Chưa bao giờ, trong thực tế, lý tưởng tình yêu lại được đặt cao, đòi hỏi một nhân đức anh hùng như vậy! Bởi lẽ, nó khơi dậy một cuộc chiến giữa ‘con người cũ’ và ‘con người mới’ bên trong mỗi người, một ‘con người cũ’ luôn chống lại và không dễ chấp nhận những gì nghịch với lẽ thường. Thế nhưng, ai chấp nhận giáo huấn của Chúa Giêsu, trái tim người ấy sẽ vươn tới một trương độ mới; vói thấu một tầm cao mới, một tầm cao mang dáng dấp ‘Giêsu’. Vậy, câu hỏi đặt ra là, làm sao tôi có thể hoàn toàn chấp nhận những lời dạy mang tính cứu rỗi này, ‘cứu rỗi các linh hồn?’.
Nếu Kitô hữu cứ nằng nặc đòi công lý trần thế và sự trừng phạt của nó, chúng ta sẽ không tập trung vào điều quan trọng nhất, đó là cứu rỗi những người đã làm điều sai trái với mình. Thật dễ dàng để yêu những người tốt với mình; thế nhưng, tình yêu Chúa Kitô lại đòi hỏi chúng ta mở rộng đến mọi người; và đôi khi, yêu thương mà chúng ta trao tặng chính là chấp nhận vô điều kiện những bất công mà người khác gây ra cho mình. Quả là mạnh mẽ trong hành động yêu thương này! Và nếu ước muốn sâu xa nhất của chúng ta là ‘cứu rỗi các linh hồn’, cứu đời đời, chúng ta chỉ có thể yêu theo cách này, cách ‘Giêsu yêu!’. Còn nếu tất cả những gì chúng ta muốn là công lý người đời và sự thoả đáng cho những sai trái, thật dễ, chúng ta sẽ đạt được nó; nhưng điều này có thể trả giá đắt, chính sự cứu rỗi của họ. Chúng ta có thể chiến thắng, nhưng họ thì mất linh hồn!
Trong thư Côlôssê hôm nay, thánh Phaolô kêu gọi, “Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau”, nghĩa là Kitô hữu phải nên giống Ngài; “Trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện, anh em hãy làm vì danh Chúa Giêsu Kitô, nhờ Ngài mà tạ ơn Thiên Chúa Cha”. Những lời Phaolô nói đây, thật phù hợp với tâm tình ngợi khen của Thánh Vịnh đáp ca, “Hỡi toàn thể chúng sinh, ca tụng Chúa đi nào!”.
Anh Chị em,
Nhìn lên thánh giá Chúa Giêsu, chúng ta có tất cả. Thánh giá và cái chết của Con Thiên Chúa mang lại ơn cứu độ đời đời, không chỉ ‘cứu rỗi các linh hồn’ những ai tin nhận Ngài, nhưng còn cứu rỗi cả những người đã đóng đinh Ngài; và ơn cứu độ ấy còn được ban tặng cho toàn thể nhân loại, trong đó có chúng ta. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa thật thâm trầm! Cũng thế, về phía chúng ta. Thiên Chúa biết rằng, một hành động thương xót và tha thứ sâu sắc chúng ta dành cho người khác, đặc biệt với những ai đã gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho chúng ta, là một trong những món quà lớn nhất chúng ta có thể tặng trao. Và đó là một trong những hành động mang tính biến đổi lớn nhất mà chúng ta có thể làm trước hết cho chính linh hồn mình; tiếp đến, khi tha thứ cho người khác, hoàn toàn buông bỏ sự bất công, thì hành động yêu thương của chúng ta có một sức mạnh vĩ đại để thay đổi họ. Và nếu hành động yêu thương đó quả đã thay đổi được họ, thì đây sẽ là nguyên nhân đem lại cho chúng ta một niềm vui vĩnh viễn, niềm vui thiên đàng.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, nhờ ân sủng Chúa, xin biến đổi con; nhờ đó, con cũng trở nên công cụ ‘cứu rỗi các linh hồn’, cách riêng cứu rỗi những ai đã xúc phạm con, Giáo Hội của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chúa Nhật XXIV Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
23:37 08/09/2021
CHÚA NHẬT XXIV TN (B)
Isaia 50: 5-9a; Tvinh 115; Giacôbê 2: 14-18; Máccô 8: 27-35
Bây giờ người ta đã bàn về cuộc bầu cử năm 2022. Với các nhà chính trị đang cố gắng thể hiện những sách lược để được quần chúng chấp nhận để đạt được phiếu. Nhưng, không ai trong số họ nói về việc hy sinh cho sự tốt đẹp hơn. Một nhà cố vấn chính trị có kinh nghiệm sẽ luôn cố gắng can ngăn các chính trị gia rằng "Bạn có điên không! Bạn sẽ không bao giờ thắng cử theo cách đó cả!"
Sau khi Chúa Giêsu nói về sự đau khổ sắp tới Ngài sẽ bị, và thánh Phêrô bị khiển trách khi khó chịu với việc Chúa Giêsu nói với dân chúng "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo". Cũng vậy, người cố vấn chính trị có thể nói với Chúa Giêsu rằng "Ông điên rồi à! Ông không bao giờ thu hút được dân chúng đi theo ông bằng cách đó được. Vì không ai muốn chấp nhận đau khổ, nếu họ có thể tránh được".
Nhưng, Chúa Giêsu không phá bỏ, mà giữ lại bằng cách giảng dạy một cách nhẹ nhàng hơn. Theo thánh Máccô ghi lại rằng "Chúa Giêsu nói rõ ràng!” Hình như khi lời kêu gọi phục vụ Thiên Chúa cũng bao gồm cả sự hy sinh. Khi một môn đệ sẵn sàng chịu đau khổ trong ơn gọi của mình, sẽ nói lên một thông điệp cho thế giới: "Cái giá của sự hy sinh đó; thật xứng cho việc đón nhận được Thiên Chúa".
Ngôn sứ Isaia giới thiệu một tôi tớ đau khổ để chúng ta suy nghĩ. Để thúc đẩy các người thời đó nghe lời Thiên Chúa, người tôi trung chịu đựng sự từ chối, chế nhạo và đánh đập cho bản thân họ. Thiên Chúa có ý định tốt cho dân Israel trong cảnh lưu đày và nô lệ. Mặc dù gặp phải sự chối từ nặng nề của những người đang cần nghe ý định tốt của Thiên Chúa dành cho họ, đối với họ người tôi trung vẫn phải chịu đựng cơn thịnh nộ của chính những người mà người tôi trung được gởi đến để giúp đỡ.
Thánh Phêrô vừa mới tuyên xưng là Chúa Giêsu là Đấng Mêsia đã được mong đợi từ lâu. Đấng mà Thiên Chúa rốt cùng gởi đến để cứu dân chúng ra khỏi ách nô lệ. Theo Kinh Thánh, điều đó hình như là mô tả việc làm của Thiên Chúa để cứu thoát và nâng đỡ người bị bại cuộc. Thánh Phêrô có câu trả lời đúng: Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Nhưng, ông ta không hiểu tại sao Chúa Giêsu phải thực hành sứ vụ của Ngài bằng cách hy sinh tánh mạng vì yêu thương. Trong tâm trí của Phêrô, đó không phải là mà Thiên Chúa sẻ thực hiện để cứu dân chúng là thông qua sự đau khổ! Không thể như thế được, là một Đấng Mêsia chịu đau khổ sao! Sự vinh quang Ngài ở đâu vậy?
Có nhiều điều cần lưu ý hơn về đức tin. Thật là sai, nếu nghĩ là người tôi trung theo trong lời ngôn sứ Isaia và Chúa Giêsu sẽ thi hành sứ vụ của họ qua đau khổ. Nhưng, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng những ai muốn theo Ngài, cũng sẻ phải làm như thế. Công việc mà Ngài giao cho các môn đệ đòi hỏi sự hy sinh bản thân. Như tôi đã nói, nếu Chúa Giêsu ra tranh cử chính trị với kiểu nói chuyện như thế, có lẻ Ngài sẻ không tài nào có được phiếu đâu! Bạn có bỏ phiếu cho Ngài không? Đến đây, trong phúc âm, rỏ ràng ông Phêrô sẻ không bỏ phiếu cho Chúa Giêsu đâu!
Không phải chúng ta, là môn đệ Ngài, là những người thích khắc khổ và muốn tiếp tục vui trong khổ cực. Đó là "giá phải trả của người môn đệ". Những ai đã chấp nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu phải sẵn sàng trả "giá của việc làm môn đệ". Chịu đau khổ không phải là yếu tố thân thiết, nhưng chúng ta hãy sẵn sàng đón nhận nó khi đến lúc chọn trở thành một người Kitô Hữu. Đó là điều làm cho ơn cứu độ có ảnh hưởng trong cuộc sống và có thể giúp chúng ta quy về Chúa Kitô và về Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đến mạc khải cho chúng ta. Chúa Giêsu hoàn toàn hoà vào thân phận con người chúng ta, ngay cả chịu nhiều đau khổ để biến trãi nghiệm đó ra sự hoàn toàn yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Thiên Chúa ở gần chúng ta như thế nào? Thiên Chúa nhập thể làm người. Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên chúng ta, Ngài gìn giử chúng ta trong mọi hơi thở. Ngài sẻ phán xét chúng ta và sẻ ban cho chúng ta sự sống đời đời. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một Ông Trời xa cách và không đoái hoài đến chúng ta. Trái lại Thiên Chúa đã nhập thế và nhập thể, để cho chúng ta thấy Ngài gần gũi chúng ta như thế nào. Và Thiên Chúa trong Chúa Giêsu cũng không rút lui để tránh khỏi đau khổ, nhưng Ngài chấp nhận nó để cho chúng ta thấy Đức Chúa đang ở gần chúng ta như thế nào.
Đôi khi chúng ta gặp một nhà truyền giáo trên đường phố, và người đó hỏi "Bạn đã được cứu rỗi chưa?". Chúng ta có thể ngưỡng mộ lòng sùng đạo của người đó, nhưng chúng ta thích đi đến nơi chúng ta cần đến và làm những gì cần làm. Chúng ta đã được cứu rổi chưa? Có chứ. Qua phép rữa tội, qua sự sống, cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Nhưng, dù vậy, Chúa Giêsu có ý gì khi Ngài nói là chúng ta phải hy sinh bản thân của chúng ta cho Ngài thì chúng ta mới được cứu rỗi? Đó là một câu hỏi để chúng ta cầu nguyện cho những ngày sắp tới. Việc được cứu rỗi có ý nghĩa gì đối với tôi? Chúng ta biết Ngài không đến để cứu lấy cuộc sống vật chất của chúng ta. Làm thế nào để chúng ta cảm nghiệm nơi Chúa Giêsu trong đời sống một cách sâu đậm mà không phải do kết quả của những thực tại mà chúng ta đang có về sức khỏe hay giáo dục, hay địa vị xã hội, hay sự an ninh quân sự v.v... Trong Kinh Thánh có nhiều cách phong phú để diễn tả sự cứu rỗi. Nhưng, cứu rỗi có ý nghĩa riêng biệt cho từng cá nhân trong mỗi chúng ta. Vậy được cứu rỗi có ý nghĩa gì cho bạn? Chúa Giêsu đang hỏi chúng ta điều Ngài hỏi ông Phêrô "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?".
Phúc âm được viết ra để giúp những người tin Chúa. Như chúng ta đã hiểu, Chúa Giêsu là ai và đức tin vào Ngài có ý nghĩa gì và đòi hỏi gì. Dựa vào câu Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô "Còn anh nghĩ Thầy là ai?" là cách chỉ trích Phêrô của Chúa Giêsu khi đáp lại. Câu hỏi đó Chúa Giêsu có thể hỏi chúng ta hôm nay "Con có thể sẵn sàng chịu đau khổ vì đức tin con có vào Thầy không?". Chúng ta có thể không bị đóng đinh vào cây thập tự giá vì đức tin vào Chúa Giêsu. Nhưng, chúng ta được yêu cầu đưa ra những yếu tố đã chọn lựa, như những hao hụt khi theo Ngài, ngay cả chọn lựa đau khổ vì Chúa Giêsu. Tin vào Chúa Giêsu là phải sống như Ngài, bởi thế khi chúng ta theo Ngài chúng ta phải chập nhận khổ đau như Ngài.
Sau khi thánh Phêrô gọi Chúa Giêsu là "Đức Kitô", và Chúa Giêsu nói về sự đau khổ và cái chết mà Ngài sẻ phải chịu, Thánh Phêrô gạt Chúa Giêsu sang một bên và "phiền trách" Ngài. Lúc đó Chúa Giêsu nghiêm trách thánh Phêrô, trước các môn đệ khác để họ được nghe "Xatan, lui lại phía sau Thầy". Trong Kinh Thánh "Xatan" là tên của ma quỷ, nhưng lúc đầu “Satan” là từ dùng để mô tả một chướng ngại vật chặn đường đi của một người. Tại thời điểm này chúng ta thấy thánh Phêrô đang tỏ ý ngăn chặn Chúa Giêsu trên đường Ngài lên Giêrusalem để chịu đau khổ và chịu chết. Chúa Giêsu nghiêm khắc nhắc Phêrô đừng trở thành vật chướng ngại chặn đường Ngài đi, và hãy lui lại trở về vị trí chung với các môn đệ đang đi theo Chúa Giêsu.
Điều gì Chúa Giêsu nhắc ông Phêrô cũng là điều Ngài đang nhắc chúng ta: Chúng ta là môn đệ, nghĩa là phải làm những gì như Chúa Giêsu đã làm và theo đúng cách Ngài làm. Và nếu chúng ta cần biết rõ hơn, chúng ta hãy nghe Chúa Giêsu nói về vai trò của các môn đệ: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta. Vì hể ai muốn cứu sự sống mình thì sẻ bị mất đi, còn ai mất sự sống mình vì Ta và vì phúc âm thì sẻ được mạng sống mình lại".
Vậy đó có phải là điều mâu thuẫn không! Đối với người ngoài thì đó là điều trái ngược. Nhưng, đối với những ai theo Chúa Giêsu, và hết sức cố gắng, chúng ta biết Chúa Giêsu muốn nói gì. Nếu chúng ta sẵn sàng vác thập tự giá trong phục vụ và yêu thương danh thánh Chúa Giêsu, thì chúng ta biết đời sống của chúng ta được "cứu rổi" là như thế nào.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
24th SUNDAY (B)
Isaiah 50: 5-9a; Psalm 116; James 2: 14-18;Mark 8: 27-35
There is already talk about the 2022 elections with politicians putting their best face forward to earn nominations and electoral votes. But none of them are talking about making sacrifices for the greater good. An experienced political consultant would strongly discourage that: "Are you nuts! You will never win votes that way!"
After Jesus speaks about his upcoming suffering and Peter’s rebuke, Jesus addresses the crowd, "Whoever wishes to come after me must deny self, take up their cross and follow me." That same political consultant might also say to Jesus, "Are you nuts! You’ll never win followers that way. No one wants to accept suffering, if they can avoid it."
But Jesus was not holding back, or softening his message. Mark tells us, "He spoke this openly!" It seems God’s call to service also includes sacrifice. A disciple willing to suffer for their vocation speaks a clear message to the world: "God is worth the cost."
Isaiah presents a suffering servant for our consideration. In order to stir his contemporaries to hear God’s word, the servant endures their rejection, mockery and beatings. God has good intentions towards the people of Israel in exile and slavery. Despite being met with severe rejection by those who most need to hear God’s good intentions for them, the servant endures the wrath of the very ones he has been sent to help.
Peter has just identified Jesus as the long-awaited Messiah; the one God has finally sent to free the people from bondage. According to the Bible, that seems to be God’s job description, to free and raise up the beaten down. Peter has the right answer, Jesus is the Messiah. But he doesn’t understand how Jesus will accomplish his mission – by self-sacrificing love. In Peter’s mind that wasn’t supposed to be how God would come to rescue the people – not through suffering! That was unthinkable, a suffering Messiah! Where is the triumph in that?
There is more to the message. It is bad enough that Isaiah’s servant and Jesus are going to accomplish their mission through suffering; but Jesus tells his disciples that those who follow him will have to do the same. The task he is giving them will require self-sacrifice. As I said, if Jesus were running for political office with that kind of talk he probably would not have gotten a single vote. Would you have voted for him? At this point of the gospel Peter certainly would not!
It is not that we disciples are masochists who perversely enjoy suffering. It is the "cost of discipleship" (to quote the title of Bonhoeffer’s book on the subject). Those who have accepted Jesus’ invitation must be willing to pay "the cost of discipleship." Suffering is no friend, but if we are willing to embrace it when it comes as a result of our Christian choices, it can have a redemptive effect and enable us to be centered on Christ and to the God he came to reveal to us. Jesus completely immersed himself in our human condition, even experiencing suffering and transforming that experience into a total expression of God’s love for us.
How close to us is God? God became flesh: the God who created us, sustains us and every breath we take, will judge us and give us eternal. Ours is not a distant and uncaring God. Rather, God has taken flesh to show us just how close God is to us. Nor did God in Jesus withdraw or avoid suffering but, by accepting it, showed how absolutely close God is to us.
Sometimes we are confronted by a lay missionary on the street and asked, "Have you been saved?" We may admire their zeal, but prefer to move on to where we are going and what we have to do. Have we been saved? Yes, through our baptism into the life, death and resurrection of Christ. But still, what does Jesus mean that if we lose our life for his sake we will save it? That could be a prayerful question we ask ourselves over the next days: What does being saved mean for me? We know he is not just talking about our physical life. How do we experience in Jesus a deep-down life that is not the result of what we own, or our state of health, education, social standing, military security, etc. The biblical writers have rich and varied ways to describe salvation. But salvation has personal meaning for each of us. What does being saved mean to you? Jesus is asking us what he asked Peter, "Who do you say that I am?"
The Gospels were written to help believers like us understand who Jesus is and what faith in him means and requires. Judging from the question Jesus asked Peter, "Who do you say that I am?" and Jesus’ critical response to him, the question Jesus may be asking us today is, "What are you willing to suffer for your belief in me?" We are not going to be nailed to a cross for our faith in Jesus, but we are asked to make deliberate, even costly, choices because of him. To believe in Jesus is to be like him and, just as his way of life caused him to suffer, so if we follow him, we are also asked to accept the consequences.
After Peter named Jesus as "the Christ," and Jesus spoke about his upcoming suffering and death, Peter took him aside and "rebuked" him. That is when Jesus spoke sternly to Peter in the hearing of the other disciples, "Get behind me Satan…." In the Scriptures Satan became the name used for the devil, but originally "satan" was the word used to describe an obstacle blocking one’s path. At this point Peter is trying to block Jesus on his path to Jerusalem, to his suffering and death. Jesus sternly reminds Peter to stop being an obstacle in front of him and go back where a disciple should be – behind Jesus, following him on his way.
What Jesus reminds Peter is also a reminder to us: we are to be disciples, that is, to do what Jesus does and in the way he does it. And if we need clarification, Jesus spells out the role of the disciple more explicitly: "Whoever wishes to come after me must deny self, take up their cross and follow me. For whoever wishes to save their life will lose it, but whoever loses their life for my sake and that of the gospel will save it."
Isn’t that a contradiction! To an outsider yes, but to those following behind Jesus, as best we can, we know what he is talking about. If we have willingly taken up the cross, serving and loving in Jesus’ name, then we know what it means to have our lives "saved."
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chuyến tông du thứ 34 của Đức Thánh Cha: Giới thiệu đất nước và Giáo Hội Hung Gia Lợi
Đặng Tự Do
02:48 08/09/2021
Tổng quát
Hung Gia Lợi, hay còn gọi là Hungari, là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Trung Âu. Có diện tích 93,030 kilômét vuông thuộc lưu vực Carpathian, nước này giáp với Slovakia về phía bắc, Ukraine về phía đông bắc, Romania về phía đông và đông nam, Serbia về phía nam, Croatia và Slovenia về phía tây nam, và Áo ở phía tây.
Hung Gia Lợi có dân số 10 triệu người, chủ yếu là người gốc Hung Gia Lợi và một dân tộc thiểu số Romani đáng kể. Budapest là thủ đô và thành phố lớn nhất của đất nước này; các thành phố lớn khác là Debrecen, Szeged, Miskolc, Pécs và Győr.
Lãnh thổ Hung Gia Lợi ngày nay trong quá khứ đã từng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, bao gồm người Celt, người La Mã, các sắc tộc Đức, người Hung, người Tây Slav và người Avar. Nền tảng của nhà nước Hung Gia Lợi được thành lập vào cuối thế kỷ thứ chín sau Chúa Giáng Sinh với cuộc chinh phục lưu vực Carpathian của hoàng tử Hung Gia Lợi Árpád. Cháu cố của ông là Stephen I lên ngôi vào năm 1000, chuyển đổi vương quốc của mình thành một vương quốc Kitô Giáo. Đến thế kỷ 12, Hung Gia Lợi trở thành một cường quốc trong khu vực, đạt đến tầm cao văn hóa và chính trị vào thế kỷ 15.
Ngày nay, Hung Gia Lợi là một cường quốc hạng trung trong các vấn đề quốc tế, phần lớn là do ảnh hưởng về văn hóa và kinh tế của nó. Nước này được coi là một quốc gia phát triển với nền kinh tế thu nhập cao và xếp hạng rất cao trong Chỉ số Phát triển Nhân văn. Công dân được chăm sóc sức khỏe và giáo dục trung học miễn phí. Hung Gia Lợi có một lịch sử lâu đời với những đóng góp đáng kể về nghệ thuật, âm nhạc, văn học, thể thao, khoa học và công nghệ. Đây là điểm đến du lịch nổi tiếng thứ mười ba ở Âu Châu, thu hút 15.8 triệu khách du lịch quốc tế vào năm 2017.
Lịch sử cận đại
Sau khi Phát xít Đức thất bại, Liên Sô đã chiếm đóng đất nước này và biến Hung Gia Lợi thành một nước cộng sản. Sau năm 1948, lãnh tụ cộng sản Mátyás Rákosi đã thiết lập chế độ theo kiểu Stalin. Các chính sách của Rákosi đã vượt quá sức chịu đựng của người dân Hung Gia Lợi. Điều này đã dẫn tới cuộc chính biến tại Hung Gia Lợi vào năm 1956 và quốc gia này tạm thời rút khỏi khối Hiệp ước Warszawa. Liên Sô đã đưa trên 150,000 quân và 2,500 xe tăng vào đàn áp. Gần 200,000 người đã bỏ chạy khỏi đất nước trong khoảng thời gian ngắn khi các biên giới bị bỏ ngỏ vào năm 1956. Người lính Liên Sô cuối cùng rời đất nước Hung Gia Lợi vào năm 1991.
Cuối thập kỷ 1980, Hung Gia Lợi đã dẫn đầu phong trào giải tán Hiệp ước Warszawa và chuyển sang một thể chế dân chủ và một nền kinh tế thị trường. Vào ngày 23 tháng 10 năm 1989, Mátyás Szűrös tuyên bố thành lập Cộng hòa Hung Gia Lợi thứ III và trở thành tổng thống lâm thời. Bầu cử tự do ở Hung Gia Lợi diễn ra lần đầu tiên vào năm 1990. Theo sau sự sụp đổ của Liên Sô vào năm 1991, Hung Gia Lợi phát triển một mối quan hệ gần hơn với Tây Âu cũng như các nước Trung Âu. Nước này trở thành một thành viên của nhóm Visegrad vào năm 1991, gia nhập NATO năm 1999, và trở thành một nước thành viên của Liên minh Âu Châu vào ngày 1 tháng 5 năm 2004.
Chính trị
Hung Gia Lợi theo mô hình Cộng hòa nghị viện. Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội chỉ có một viện gồm 386 ghế với nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tướng do Tổng thống đề cử từ đảng hoặc liên minh giành được đa số trong Quốc hội và phải được Quốc hội bỏ phiếu thông qua. Các thành viên Chính phủ do Thủ tướng đề cử và Tổng thống bổ nhiệm.
Tổng thống hiện nay là ông János Áder, sinh ngày 9 tháng 5 năm 1959. Ông János Áder là một người Công Giáo, một chính trị gia và luật sư người Hung Gia Lợi. Ông là Tổng thống Hung Gia Lợi từ ngày 10 tháng 5 năm 2012. Trước đó, ông từng là chủ tịch Quốc hội từ năm 1998 đến năm 2002 và là Phó Chủ tịch Ủy ban Nghị viện Âu Châu về Môi trường, Sức khỏe Cộng đồng và An toàn Thực phẩm từ tháng Giêng đến tháng Năm năm 2012.
Thủ tướng Hung Gia Lợi là Ông Viktor Mihály Orbán. Ông sinh ngày 31 tháng 5 năm 1963. Ông đã giữ chức Thủ tướng Hung Gia Lợi từ năm 2010, trước đó ông cũng đã từng giữ chức vụ này từ năm 1998 đến năm 2002. Ông Viktor Mihály Orbán theo Tin lành cải cách Calvin, nhưng vợ và cả 5 đứa con của ông theo đạo Công Giáo.
Giáo Hội tại Hung Gia Lợi
Theo một cuộc khảo sát năm 2019 của Eurobarometer, 62% người Hung Gia Lợi xưng mình là người Công Giáo. Giáo Hội Công Giáo ở Hung Gia Lợi (tiếng Hung Gia Lợi là Magyar Katolikus Egyptház) được chia thành 17 giáo phận trong đó có 4 tổng giáo phận. Ngoài ra, còn có một lãnh thổ tu viện và một giáo phận Công Giáo Đông phương dành cho anh chị em theo Nghi thức Byzantine. Lãnh thổ tu viện - territorial abbacy - là một miền tài phán cụ thể của Giáo Hội Công Giáo bao gồm một lãnh thổ xác định, không thuộc về một giáo phận nhưng bao quanh một tu viện mà tu viện trưởng ở đó không chỉ có quyền tài phán trong phạm vi tu viện của mình mà thôi, nhưng có quyền hạn như một Giám Mục bản quyền đối với tất cả người Công Giáo và giáo xứ trong lãnh thổ này.
Hung Gia Lợi có một vị Hồng Y là Đức Hồng Y Péter Erdő, năm nay 68 tuổi. Ngài cũng là Giáo Chủ Công Giáo Hung Gia Lợi. Bên cạnh đó, Hung Gia Lợi còn có 33 vị Giám Mục, trong đó cao niên nhất là Đức Cha István Katona, Giám Mục Hiệu Tòa Brescello, năm nay 92 tuổi.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô
Hung Gia Lợi đã hân hạnh được đón tiếp 2 chuyến tông du Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thăm nước này từ 16 đến 20 tháng 8 năm 1991 – ngay sau khi đất nước thoát khỏi đại họa cộng sản.
Năm năm sau đó, vị Thánh Giáo Hoàng Ba lan đã trở lại thăm Hung Gia Lợi từ mùng 6 d4 mùng 7 tháng 9, 1996.
Lúc 06 sáng Chúa Nhật 12 tháng 09, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ sân bay quốc tế Fiumicino để bay đến Budapest
Dự kiến lúc 07:45 ngài sẽ đáp xuống sân bay quốc tế Budapest
Sau nghi thức chào đón chính thức tại sân bay quốc tế Budapest, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với tổng thống và thủ tướng tại Bảo tàng Nghệ thuật Budapest
Lúc 09:15, ngài sẽ gặp các giám mục tại Bảo tàng Nghệ thuật Budapest.
Lúc 10:00, ngài gặp đại diện hội đồng đại kết các giáo hội và một số cộng đoàn do thái của Hung Gia Lợi tại Bảo tàng Nghệ thuật ở Budapest
Lúc 11:30, Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ tại Quảng trường Anh hùng ở Budapest
Sau đó, ngài sẽ chủ sự Kinh Truyền Tin
Lúc 14:30 sẽ có nghi thức chào tạm biệt tại sân bay quốc tế Budapest
Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay đến Bratislava
Chuyến tông du thứ 34 của Đức Thánh Cha: Giới thiệu đất nước và Giáo Hội Slovakia
Đặng Tự Do
04:48 08/09/2021
Tổng quan
Cộng hòa Slovakia, với dân số hơn 5.4 triệu người, là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Đông Âu với dân số trên 5 triệu người và diện tích khoảng 49,000 km2. Slovakia giáp biên giới với Cộng hoà Tiệp và Áo ở phía tây, Ba Lan ở phía bắc, Ukraine ở phía đông và Hung Gia Lợi ở phía nam. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Slovakia là Bratislava, và thành phố lớn thứ hai là Košice.
Người Slav đến lãnh thổ của Slovakia ngày nay vào thế kỷ thứ 5 và thứ 6. Vào thế kỷ thứ 7, họ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra Đế chế Samo. Vào thế kỷ thứ 9, họ thành lập Công quốc Nitra, sau đó bị Công quốc Moravia chinh phục để thành lập Đại Moravia. Vào thế kỷ thứ 10, sau khi Đại Moravia tan rã, lãnh thổ này được hợp nhất vào Công quốc Hung Gia Lợi. Vào năm 1241 và 1242, sau cuộc xâm lược của người Mông Cổ vào châu Âu, phần lớn lãnh thổ đã bị phá hủy. Khu vực này được phục hồi phần lớn nhờ Béla IV của Hung Gia Lợi, người cũng đã định cư người Đức, khiến họ trở thành một nhóm dân tộc quan trọng trong khu vực, đặc biệt là ở khu vực ngày nay thuộc miền trung và miền đông Slovakia.
Slovakia là một quốc gia phát triển với nền kinh tế tiên tiến có thu nhập cao, xếp hạng rất cao trong Chỉ số Phát triển Nhân văn. Quốc gia này cũng có các chỉ số cao về quyền tự do dân sự, tự do báo chí, tự do internet, quản trị dân chủ và hòa bình.
Slovakia là một quốc gia thành viên Liên minh Âu Châu và NATO từ năm 2004. Là một thành viên của Liên hiệp quốc (từ năm 1993), ngày 10 tháng 10 năm 2005, Slovakia được bầu làm thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc với nhiệm kỳ hai năm từ 2006 đến 2007. Slovakia cũng là một thành viên của WTO, OECD, OSCE, và các tổ chức quốc tế khác.
Lịch sử cận đại
Giáo Hội Công Giáo ở Slovakia đã có một vị trí đặc biệt trong xã hội từ hơn 1100 năm qua.
Sau khi chế độ quân chủ Áo-Hung tan rã và các nhà nước mới ra đời vào năm 1918, một số thay đổi đã xảy ra liên quan đến địa giới các giáo phận. Tình trạng này được củng cố vào năm 1920, thông qua việc bổ nhiệm các tân giám mục mới với các ứng viên được chọn từ các linh mục Slovakia. Năm 1927, Tòa thánh và Tiệp Khắc đã ký hiệp ước được gọi là “Modus Vivendi”. Hiệp ước này quy định biên giới của tất cả các giáo phận và bãi bỏ việc quản lý cưỡng bức của nhà nước đối với các tài sản của Giáo hội.
Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai cuối cùng cũng kết thúc, mang lại sự giải phóng cho nhiều quốc gia. Đáng tiếc, Slovakia lại tiếp tục phải đau khổ. Chiến tranh kết thúc kéo theo một số khó khăn mới. Năm 1948, người Slovak trở thành nạn nhân của cộng sản. Các cuộc tấn công rầm rộ nhắm vào Giáo Hội Công Giáo, hàng giáo phẩm và cá nhân các tín hữu ở Slovakia. Tình hình bất lợi này tiếp tục cho đến năm 1989 - ngoại trừ một giai đoạn ngắn từ năm 1968 đến 1969. Giáo hội đã bị tước đoạt nghiêm trọng các thể chế quan trọng nhất của mình. Một số giám mục đã bị bỏ tù và những người còn lại bị cô lập, và bị hạn chế tiếp cận với thế giới. Hơn 300 linh mục triều đã bị cấm thi hành công việc mục vụ của các ngài, nhiều vị đã bị quản chế tại gia hoặc bị đưa đến các trại tập trung và các nhà tù. Năm 1950, Slovakia có 16 dòng nam với 1,019 linh mục, tu sĩ sinh hoạt trong 96 tu viện; và 24 dòng nữ với 4,253 nữ tu điều hành 168 tu viện. Tuy nhiên, mọi hoạt động của các vị đều bị bọn cầm quyền cộng sản cấm đoán: các nam nữ tu sĩ bị đưa đến các trại tập trung và các dòng tu bị cấm nhận tập sinh. Trong thời kỳ bách hại kinh hoàng này một số giám mục, linh mục và giáo dân đã làm chứng cho đức tin một cách anh hùng đến độ tử đạo.
Ngày 17 tháng 11, 1989, cộng sản đàn áp một cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên. Biểu tình liên tục diễn ra trong 41 ngày sau đó. Các thành phố lần lượt rơi vào tay những người biểu tình. Ngày 29 tháng 12,1989, hệ thống kềm kẹp của cộng sản tan rã, chính quyền về tay nhân dân. Cuộc cách mạng 41 ngày này được gọi là “cuộc cách mạng nhung”.
Tình hình sau cuộc cách mạng đã ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ giữa Giáo hội và nhà nước dân chủ mới được thành lập. Một trong những dấu chỉ tích cực đầu tiên là việc bổ nhiệm các tân giám mục cho tất cả các giáo phận trống tòa không còn bị cản trở nữa. Đồng thời, Đức Cha John Chryzostom Korec – vị “giám mục mặc quần áo lao động” được vinh thăng Hồng Y. Ngài đã bị cản trở thi hành mục vụ và phải chịu đau khổ rất nhiều kể từ khi được tấn phong giám mục vào năm 1951. Việc vinh thăng Hồng Y cho ngài là một dấu hiệu đặc biệt cho thấy sự quan tâm yêu thương của Đức Giáo Hoàng và cũng là sự đánh giá rất cao đối với sự trung thành với Giáo hội và các giá trị Kitô của Đức Cha Korec. Vào cuối thế kỷ 20, Giáo hội ở Slovakia có hai Hồng Y, Đức Hồng Y Jozef Tomko ở Rôma và Đức Hồng Y Ján Chryzostom Korec ở Nitra, bốn Tổng Giám Mục và 16 giám mục, tức là nhiều hơn bao giờ hết trong toàn bộ lịch sử Giáo Hội tại đây.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến thăm Cộng hòa Tiệp Khắc vào ngày 21 và 22 tháng 4 năm 1990, chỉ vài tháng sau khi quốc gia được hoàn toàn giải phóng khỏi ách cộng sản.
Sau khi quyết định tách ra khỏi Tiệp, Hội đồng Giám mục Slovakia được thành lập Ngày 1 tháng Giêng năm 1993. Sau đó, các giám mục Slovakia, dẫn đầu là Đức Hồng Y Korec đại diện của họ, đã yêu cầu Tòa thánh phê chuẩn một Hội đồng Giám mục Slovakia độc lập. Các giám mục đã nhìn thấy sự khác biệt trong các vấn đề mục vụ và cảm thấy rằng Slovakia có những ưu tiên khác so với Cộng hòa Tiệp.
Chính trị
Slovakia là một nền cộng hoà dân chủ nghị viện với một hệ thống đa đảng. Cuộc bầu cử gần nhất được tổ chức ngày 17 tháng 6 năm 2006 và hai vòng của cuộc bầu cử tổng thống diễn ra ngày 3 tháng 4 và 17 tháng 4 năm 2004.
Nguyên thủ quốc gia Slovak là tổng thống, được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ năm năm. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và là người lãnh đạo chính thức của hành pháp, dù với quyền lực rất hạn chế. Hầu hết quyền hành pháp thuộc thủ tướng, thường là lãnh đạo của đảng thắng cử, nhưng thủ tướng cần hình thành một liên minh đa số trong nghị viện. Thủ tướng được tổng thống chỉ định. Tất cả thành viên khác trong nội các cũng được tổng thống chỉ định theo giới thiệu của thủ tướng.
Tổng thống Slovakia hiện nay là bà Zuzana Čaputová. Bà sinh ngày 21 tháng 6 năm 1973, trong một gia đình lao động nghèo, là một chính trị gia, luật sư và nhà hoạt động môi trường người Slovakia. Bà là Tổng thống Slovakia từ ngày 15 tháng 6 năm 2019. Čaputová là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ tổng thống, và cũng là tổng thống trẻ nhất trong lịch sử của Slovakia, được bầu ở tuổi 45. Bà Zuzana Čaputová không phải là người Công Giáo. Bà đã ly dị và có 2 đứa con.
Thủ tướng hiện nay của Slovakia là Eduard Heger. Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1976, đã giữ chức Thủ tướng Slovakia kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2021. Trước đây, ông từng là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính trong nội các trước đó. Heger từng là người vô thần nhưng vào năm 1999, sau cái chết của cha mình, ông cải đạo sang Công Giáo và là một thành viên rất tích cực của tổng giáo phận Bratislava.
Giáo Hội Công Giáo ở Slovakia
Theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Trung ương của Tòa thánh được công bố vào tháng Ba năm 2021, có gần 1.345 tỷ người Công Giáo trên thế giới vào năm 2019.
Trong tổng số người Công Giáo trên thế giới, 48.1% sống ở châu Mỹ, 21.2%, ở Âu Châu, 18.7, ở Phi Châu, 11% ở Á Châu và gần 0.8% ở Đại Dương Châu.
Slovakia theo truyền thống là một quốc gia Công Giáo. Các giá trị như gia đình, hôn nhân, con cái, lòng kính trọng đối với Thiên Chúa vẫn còn bám rễ mạnh mẽ trong xã hội. Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội có nhiều tín hữu nhất, mặc dù số lượng tín hữu ngày càng giảm do tình trạng thế tục hóa.
Theo điều tra dân số năm 2011, số người Công Giáo ở Cộng hòa Slovakia là 65.8%, với 62% thuộc Giáo Hội Công Giáo Rôma và 3.8% thuộc Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương.
Trong tổng dân số 5,397,036 người của Cộng hòa Slovakia, 3,347,277 người thuộc Giáo Hội Công Giáo Rôma và 206,871 người thuộc Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương.
Giáo Hội Kitô lớn thứ hai ở Slovakia là Giáo Hội Tin Lành Augsburg, với 316,250 tín hữu chiếm 5.9% dân số.
Ngoài ra còn có Giáo Hội Tin Lành Cải cách hay Tin Lành Calvin với khoảng 100,000 tín hữu chiếm 1.83%, và Giáo Hội Chính thống với khoảng 50,000 tín hữu chiếm 0.91%.
Ngoài ra còn có một cộng đồng Do Thái ở Slovakia với khoảng 4,000 tín hữu, được đại diện bởi Liên minh các Cộng đồng Do Thái Giáo ở Cộng hòa Slovakia.
Tổng cộng có 18 Giáo Hội và các hiệp hội tôn giáo được phép hành động ở Slovakia.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chúa Nhật 12/9/2021
Lúc 15:30, theo giờ địa phương, ngày Chúa Nhật 12 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay quốc tế Bratislava. Tại đây sẽ có nghi thức chào đón chính thức.
Lúc 16:30, Đức Thánh Cha sẽ tham dự cuộc gặp gỡ đại kết tại Toà Sứ thần ở Bratislava
Sinh hoạt cuối cùng là cuộc gặp riêng các tu sĩ dòng tên tại Toà Sứ thần ở Bratislava
Thứ Hai 12/9/2021
Thứ Hai ngày 13 tháng 09, lúc 09:15 sẽ có nghi thức tiếp đón tại Dinh Tổng thống ở Bratislava
Đức Thánh Cha sau đó sẽ gặp gỡ tổng thống tại “Sảnh Vàng” của Dinh Tổng thống ở Bratislava
Lúc 10h, ngài gặp gỡ chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại vườn của Dinh Tổng thống ở Bratislava
45 phút sau đó, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ các giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên tại Nhà thờ Chính toà Thánh Martino ở Bratislava.
Buổi chiều, lúc 16h, ngài thăm riêng “Trung Tâm Bê-Lem” ở Bratislava
Lúc 16:45, Đức Thánh Cha gặp gỡ cộng đoàn Do Thái tại Quảng trường Rybné námestie ở Bratislava
Lúc 18h, Đức Thánh Cha sẽ gặp chủ tịch quốc hội tại Toà Sứ thần ở Bratislava
Lúc 18:15, Đức Thánh Cha gặp thủ tướng tại Toà Sứ thần ở Bratislava
Sinh hoạt của Đức Thánh Cha ngày Thứ Ba 14 tháng 09
Lúc 08:10 sáng, ngài khởi hành bằng máy bay đến Košice
Lúc 09:00, ngài đến sân bay Košice
Lúc 10:30, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Phụng Vụ Thánh Thể theo nghi thức Byzantine tại Quảng trường thể thao Mestská ở Prešov
Lúc 16:00, Đức Thánh Cha gặp gỡ cộng đoàn Roma tại Khu vực Luník IX ở Košice
Lúc 17:00, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ giới trẻ tại Sân vận động Lokomotiva ở Košice
Lúc 18:30, ngài khởi hành bằng máy bay để quay lại Bratislava. Lúc 19:30, ngài sẽ đến nơi.
Sinh hoạt của Đức Thánh Cha ngày Thứ Tư 15 tháng 09
Lúc 10:00, Thứ Tư ngày 15 tháng 09, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tại Đền thánh Quốc gia Šaštin.
Lúc 13:30, sẽ có nghi thức chào từ biệt tại sân bay quốc tế Bratislava
Lúc 13:45, ngài khởi hành bằng máy bay về Roma
Lúc 15:30, ngài sẽ về đến sân bay quân sự Ciampino
Sáu nữ tu từ cùng một tu viện qua đời trong vòng chưa đầy một tuần
Đặng Tự Do
05:52 08/09/2021
Sáu nữ tu từ Congregación de las Hermanas Franciscanas de la Sagrada Familia de María, nghĩa là Tu Viện Của Các Nữ Tu Dòng Phanxicô Thuộc Dòng Thánh Gia Đức Mẹ ở Curitiba, Brazil, đã qua đời trong vòng chưa đầy một tuần, năm người trong số các nữ tu thiệt mạng được xác định chắc chắn là vì COVID-19.
Các nữ tu khác tại tu viện cũng bị bệnh và một số đã được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Chị Madalena Ryndack của tu viện Curitiba nói rằng “với sự cầu nguyện của nhiều bạn bè”, tình hình đang dần “trở lại bình thường”.
Tổng giáo phận Curitiba đã công bố giấy báo tử của các nữ tu.
Vào ngày 28 tháng 8, Sơ Helena Glovacki, 95 tuổi, nữ tu suốt 74 năm, đã qua đời. Vào ngày 29 tháng 8, Sơ Elizabeth Tartas, 94 tuổi, nữ tu suốt 64 năm, qua đời. Ngày hôm sau, Sơ Marieta Bet, 88 tuổi, người đã trải qua 70 năm sống đời thánh hiến, qua đời. Vào ngày 31 tháng 8, Sơ Sofía Culaves, 78 tuổi, với 65 năm sống đời thánh hiến, đã qua đời.
Vào ngày 2 tháng 9, Sơ Stella Albina Franzo qua đời ở tuổi 87, với 65 năm tận hiến cho đời sống thánh hiến.
Một cái chết không liên quan đến COVID-19 là của Sơ María Catarina da Silva, 70 tuổi, với 46 năm trong đời sống tu trì, qua đời vào ngày 1 tháng 9. Theo các Nữ tu Dòng Phanxicô, sơ đã ở ICU được 47 ngày với các biến chứng từ một khối u tuyến yên, nhiễm trùng huyết và suy thận.
Sơ Madalena nói với ACI Digital, đối tác tin tức tiếng Bồ Đào Nha của CNA, rằng “những ngày này rất khó khăn” đối với tu viện “nhiều chị em qua đời, các đám tang, những người khác bị cô lập”.
Vị nữ tu cho biết các chị em không biết làm thế nào mà vi rút xâm nhập vào tu viện. “Đã có một đợt bùng phát, một tình huống gần như không thể kiểm soát được, nhưng chúng tôi đã cố chăm sóc các chị em và chúng tôi đang thoát khỏi tình trạng này”. Sơ cũng nói rằng tất cả các nữ tu tử vong vì COVID-19 trong những ngày gần đây đều là những người cao tuổi và có vấn đề về “sức khỏe”.
Theo nữ tu, một số chị em bị COVID-19 được đưa vào diện cách ly đã hoàn thành việc cách ly và trong số những chị em đã nhập viện, chỉ có một chị vẫn đang ở trong ICU. “Hai người khác đang ở trong phòng hồi sức và một người có thể sẽ được xuất viện vào ngày hôm nay, tức là ngày 3 tháng 9.”
Vị nữ tu nói rằng trong những ngày căng thẳng gần đây, các chị “cảm thấy rất mạnh mẽ trước sự hiệp nhất của cộng đoàn chúng tôi. Nhiều chị em đến phụ giúp, tặng đồ ăn đã chuẩn bị sẵn. Tất cả những điều này giúp chúng tôi đứng vững hơn và khiến chúng tôi ngày càng tin tưởng hơn vào đời sống thánh hiến và rằng Chúa không bỏ rơi chúng tôi”.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y Sako nói chuyến thăm lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô đã thay đổi Iraq
Đặng Tự Do
05:53 08/09/2021
Một vị Hồng Y cho biết hôm thứ Ba rằng chuyến thăm lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Iraq vào tháng Ba vừa qua đã có những tác động sâu sắc đến đất nước.
Phát biểu tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 ở Budapest, Hung Gia Lợi, vào ngày 7 tháng 9, Đức Hồng Y Louis Raphaël Sako giải thích rằng chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đã thay đổi bầu không khí ở quốc gia Trung Đông này.
“Đức Giáo Hoàng đã chạm đến trái tim của tất cả người dân Iraq, đặc biệt là những người Hồi giáo bởi những thông điệp của ngài. Và bây giờ, một cái gì đó đã thay đổi trong các đường phố, trong quần chúng, trong dân chúng.”
“Các tín hữu Kitô tự hào về điều đó và bây giờ họ cũng được đánh giá rất cao”.
Trong bài phát biểu của mình tại Trung tâm Triển lãm và Đại hội Hungexpo Budapest, là địa điểm chính của đại hội, nhà lãnh đạo 73 tuổi của Giáo Hội Công Giáo Chanđê đã nhắc lại cuộc gặp gỡ mang tính bước ngoặt giữa Đức Giáo Hoàng và giáo sĩ Shiite hàng đầu của Iraq, Đại Giáo Trưởng Ali al-Sistani.
“Tôi đã cùng Đức Giáo Hoàng đến thăm Ayatollah Sistani, nhân vật có quyền lực tối cao của người Shiite. Và vị Đại Giáo Trưởng đã nói một điều rất quan trọng. Đề cập đến các Kitô hữu và Đức Giáo Hoàng, ông nói ‘Các bạn là một phần của chúng tôi, và chúng tôi là một phần của các bạn. Điều đó có nghĩa là chúng ta là anh em với nhau’”.
Đức Hồng Y Sako đã phát biểu vào ngày thứ ba của Đại hội Thánh Thể Quốc tế, khai mạc vào ngày 5 tháng 9 với một dàn hợp xướng gồm 1,000 người và một Thánh lễ trong đó có nhiều người được Rước lễ lần đầu.
Đại hội ban đầu dự kiến diễn ra vào năm 2020 nhưng đã bị hoãn lại đến năm 2021 do đại dịch coronavirus.
Sự kiện kéo dài một tuần sẽ lên đến đỉnh cao vào ngày 12 tháng 9 với thánh lễ bế mạc được cử hành bởi Đức Thánh Cha Phanxicô tại Quảng trường Anh hùng của Budapest.
Trong bài diễn văn của mình, Đức Hồng Y Sako đã mô tả lịch sử và linh đạo của Giáo Hội Công Giáo Chanđê, là một trong 23 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Tòa thánh.
Giáo hội Chanđê có nguồn gốc từ thời các Thánh Tông đồ nhưng có hình thái lịch sử hiện tại vào thế kỷ 16 khi các thành viên của Giáo hội Đông phương cổ đại này khẳng định sự hiệp thông của họ với Tòa Thánh.
Giáo hội Chanđê được điều hành bởi một giáo chủ có trụ sở tại Nhà thờ Đức Mẹ Sầu Bi ở thủ đô Baghdad của Iraq. Giáo hội Chanđê có hơn 600,000 thành viên sống chủ yếu ở Iraq, nhưng cũng có các cộng đồng hải ngoại trên khắp thế giới.
Đức Hồng Y Sako nói rằng Giáo hội Chanđê đã sản sinh ra nhiều vị tử vì đạo từ khi thành lập cho đến ngày nay.
“Tử đạo là đặc sủng của Giáo hội Chanđê vì kể từ khi sáng lập, Giáo Hội chúng tôi đã trải qua sự bách hại của người Ba Tư, Ả Rập Hồi giáo, Mông Cổ, Ottoman, và ngày nay bởi các phần tử cực đoan như al-Qaida và ISIS.”
“Trong một đêm năm 2014, 120,000 người đã phải rời khỏi nhà của họ mà không có bất cứ thứ gì, chỉ có quần áo trên người họ. Và chúng tôi ngưỡng mộ rằng không ai rời bỏ niềm tin của mình. Không ai chuyển sang đạo Hồi để có thể ở nhà và được bảo vệ. Tất cả họ đều rời bỏ nhà cửa để đến các thành phố khác ở Kurdistan”.
Đức Hồng Y nói tiếp: “Có thể các bạn còn nhớ vào năm 2010, tại Baghdad, vào ngày 31 tháng 10, 48 người đã bị giết trong Thánh lễ. Và trong số đó có hai người trẻ, hai linh mục trẻ. Các vị đến nói chuyện với những kẻ khủng bố: ‘Các người có thể bắt chúng tôi đưa đi. Các người có thể giết chúng tôi. Nhưng hãy để những người khác ra ngoài.’ Chúng không chấp nhận đề nghị của hai vị linh mục và chúng đã giết cả hai vị. Cả hai vị đều là chủng sinh trong chủng viện, khi tôi là hiệu trưởng của chủng viện đó”.
Đức Hồng Y Sako đã cảm ơn chính phủ Hung Gia Lợi vì đã giúp đỡ các tín hữu Kitô ở Iraq thông qua một chương trình mang tên Sự Trợ Giúp của Hung Gia Lợi nhằm khôi phục lại những ngôi nhà, trường học và nhà thờ bị ISIS phá hủy ở vùng đồng bằng Ninivê.
Đức Hồng Y cho biết Teleskuf, một thị trấn ở miền bắc Iraq, ngày nay được người dân địa phương gọi là “Bint al Majjar”, nghĩa là “Con gái của Hung Gia Lợi” để công nhận vai trò của Hung Gia Lợi trong việc khôi phục thị trấn này.
Trong diễn từ của mình, Đức Hồng Y Sako giải thích rằng linh đạo Công Giáo Chanđê nhấn mạnh đến vị trí trung tâm của ân sủng.
“Nó rất tích cực, không có gì tiêu cực. Hiếm khi chúng tôi nói về việc hành xác. Ngay cả thập tự giá của chúng tôi cũng thường trống không, không có xác Chúa, bởi vì Người đã sống lại. Và chúng tôi gọi nó là 'thập tự giá vinh quang,' và điều này mang lại cho chúng tôi rất nhiều hy vọng trong những cuộc đàn áp của chúng tôi”.
Các diễn giả khác tại đại hội hôm thứ Ba bao gồm Đức Hồng Y Gérald Lacroix của Quebec.
Vị Giáo Chủ Toàn Canada đã đưa ra một bài giáo lý về Bí tích Thánh Thể như là “một nguồn mạch hòa bình và hòa giải vô tận”.
“Sống đức tin của chúng ta trong sự hiệp thông với Thiên Chúa là nền tảng cho một đời sống Kitô hữu lành mạnh,” ngài nói. “Nhưng học cách sống hiệp thông với anh chị em của chúng ta là điều không thể tránh khỏi, không thể thiếu, và chúng ta hãy đối mặt với điều đó, một điều khá là thử thách”.
“Tham gia Bí tích Thánh Thể không chỉ để gặp gỡ Chúa, và ở với Ngài, nhưng đây còn là một trường học để chúng ta học cách yêu thương người khác, cởi mở với họ. Không có điều đó, không có Kitô Giáo thực sự”.
Trong diễn từ của mình, Đức Hồng Y Sako đã suy nghĩ về tương lai của Iraq. Ngài nói rằng cách duy nhất để vượt qua sự chia rẽ nội bộ của đất nước và bảo vệ các nhóm thiểu số là có “một nhà nước dân sự thế tục mạnh mẽ và một nền dân chủ thực sự tương tự như nền dân chủ được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới”.
Kết thúc bài diễn văn, Đức Hồng Y nói: “Đại hội Thánh Thể Quốc tế này phải là một cơ hội để mọi Kitô hữu làm sâu sắc thêm sự kết hợp của mình vào Chúa Kitô, và sau đó củng cố sự hiệp thông và hiệp nhất giữa họ thông qua tư cách thành viên của họ trong Giáo hội”.
“Mỗi cử hành Thánh Thể là một cử hành trong Bữa Tiệc Ly và mang ý nghĩa chia sẻ và ở bên nhau. Chúng ta hãy hoàn thành cuộc hành trình tâm linh của mình đến với Chúa và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, Đấng sẽ không để chúng ta trong bóng tối, nhưng sẽ chiếu sáng với ánh sáng phục sinh của Ngài trên chúng ta”.
Ngài nói thêm: “Tôi đề nghị rằng từ Đại hội Thánh Thể này, các bạn có thể phát động lời kêu gọi hòa bình và tình huynh đệ, để ngăn chặn tiếng nói của vũ khí và chiến tranh và sự giết hại lẫn nhau. Tôi nghĩ điều đó cũng xuất phát từ nền tảng đức tin của chúng ta, và Bí tích Thánh Thể”.
Buổi sáng kết thúc với thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục José S. Palma của Cebu, Phi Luật Tân, cử hành. Theo các nhà tổ chức, vị Tổng Giám Mục 71 tuổi này là diễn giả đã đi quãng đường xa nhất để đến Budapest tham dự các sự kiện.
Các giám mục ở Phi Luật Tân đã có ý định cử một phái đoàn gồm 500 người Công Giáo đến Hung Gia Lợi, nhưng thay vào đó họ đã chọn tổ chức một đại hội Thánh Thể toàn quốc trực tuyến trong tình đoàn kết với cuộc họp Budapest.
Trong bài giảng của mình, Đức Tổng Giám Mục Palma nói: “Anh chị em thân mến của tôi, chúng ta, những người đã được chúc phúc và thỏa mãn với những suối nguồn ân sủng của Thiên Chúa trong Bí tích Thánh Thể, được mời gọi là những đường dẫn bình an cho người khác”.
“Giống như một con suối chảy tự do cho đến khi thấm nước và lấp đầy mọi ngóc ngách và không gian mà nó vươn tới, chúng ta hãy làm rạng rỡ hòa bình của Thiên Chúa cho mọi quốc gia, đến tận cùng trái đất ở bất cứ nơi nào chúng ta có mặt”.
“Cầu mong bình an của Thiên Chúa luôn ở với chúng ta khi chúng ta tiếp tục hoàn thành sứ mệnh này. Và cầu xin Đức Mẹ, Nữ Vương Hòa Bình của chúng ta, cầu bầu cho tất cả chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thư gửi tín hữu Galát, Chúng ta là con cái của Thiên Chúa.
Vũ Văn An
14:51 08/09/2021
Theo tin Vatican News, trong buổi yết kiến chung thứ Tư, ngày 8 tháng 9, tại Đại sảnh Phaolô VI trong nội thành Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục trình bầy loạt bài giáo lý của ngài về Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát. Đây là bài thứ 8 của ngài về Thư này, tập chú vào khía cạnh Chúng ta là con cái Thiên Chúa.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Chúng ta hãy tiếp tục hành trình đào sâu đức tin - đức tin của chúng ta - dưới ánh sáng Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát. Thánh Tông đồ khăng khăng với những Kitô hữu đó để họ không quên sự mới mẻ trong mặc khải của Thiên Chúa đã được công bố cho họ. Hoàn toàn nhất trí với thánh sử Gioan (x. 1 Ga 3: 1-2), thánh Phaolô nhấn mạnh rằng đức tin vào Chúa Giêsu Kitô đã cho phép chúng ta thực sự trở thành con cái Thiên Chúa và cũng là người thừa kế của Người. Kitô hữu chúng ta thường coi thực tại làm con cái Thiên Chúa này là chuyện đương nhiên. Thay vào đó, điều tốt là ghi nhớ với lòng biết ơn khoảnh khắc trong đó, chúng ta đã trở nên như vậy, lúc chúng ta chịu Phép Rửa, để sống một cách có ý thức hơn ơn phúc lớn lao chúng ta đã lãnh nhận được. Nếu hôm nay tôi hỏi anh chị em, "ai trong số anh chị em biết chính xác ngày lãnh nhận phép rửa của mình?" Tôi không nghĩ sẽ có quá nhiều người giơ tay…. Tuy nhiên, đó là ngày mà chúng ta được cứu rỗi, đó là ngày chúng ta trở thành con cái của Thiên Chúa. Bây giờ, những người không biết điều đó nên hỏi cha mẹ đỡ đầu, cha, mẹ, chú, dì của họ: “con được rửa tội khi nào”? Và ngày đó nên được tưởng niệm mỗi năm: đó là ngày chúng ta trở thành con cái của Thiên Chúa. Anh chị em có đồng ý không? Tất cả anh chị em có làm điều này không? [đám đông đáp lời]. Trời, đó là một câu "có" vầy vậy thôi. [Cười]. Chúng ta hãy tiếp tục.
Thực thế, một khi “đức tin đã đến” nơi Chúa Giêsu Kitô (câu 25), một điều kiện hoàn toàn mới đã được tạo ra dẫn đến tư cách làm con của Thiên Chúa. Tư cách làm con được Thánh Phaolô nói đến không còn là mối liên hệ chung chung liên quan đến mọi người đàn ông và đàn bà bao lâu họ là con trai và con gái của cùng một Đấng Tạo Dựng. Không, trong đoạn văn chúng ta đã nghe, ngài khẳng định rằng đức tin cho phép chúng ta làm con cái của Thiên Chúa “trong Chúa Kitô” (câu 26). Đây là những gì mới mẻ. Kiểu nói “trong Chúa Kitô” là điều tạo nên sự khác biệt. Không chỉ là con cái của Thiên Chúa, giống như mọi người: mọi người đàn ông và đàn bà đều là con cái của Thiên Chúa, tất cả họ, không phân biệt tôn giáo mà chúng ta theo đuổi. Nhưng “trong Chúa Kitô”, đây là điều tạo nên sự khác biệt cho các Kitô hữu, và điều này chỉ xẩy ra khi tham gia vào ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, và nơi chúng ta trong bí tích rửa tội: đây là cách nó bắt đầu. Chúa Giêsu đã trở thành anh của chúng ta, và bằng cái chết và sự phục sinh của Người, Người đã hòa giải chúng ta với Chúa Cha.
Bất cứ ai tiếp nhận Chúa Kitô đều “mặc lấy” Chúa Kitô và phẩm giá con thảo của Người qua phép rửa (xem câu 27). Đây là những gì lá thư nói trong câu 27.
Trong các Thư của mình, Thánh Phaolô đề cập đến phép rửa không phải chỉ có một lần. Đối với ngài, chịu phép rửa cũng giống như tham gia một cách hữu hiệu và thực sự vào mầu nhiệm của Chúa Giêsu. Chẳng hạn, trong Thư gửi tín hữu Rôma, ngài thậm chí còn đi xa đến mức nói rằng trong phép rửa, chúng ta đã chết với Chúa Kitô và được chôn cất với Người để được sống với Người (xem 6: 3-14). Chết với Chúa Kitô, chôn cất với Người để được sống với Người. Đây là ân sủng của phép rửa: tham dự vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Do đó, phép rửa không chỉ đơn thuần là một nghi thức bên ngoài. Những ai lãnh nhận nó được biến đổi sâu xa từ bên trong, trong hữu thể thẳm sâu nhất của họ, và sở hữu sự sống mới, đó chính là điều cho phép họ hướng về Chúa và kêu cầu Người với tên “Abba”, tức là “bố ơi”. "Cha"? Không: “bố ơi” (x. Gl 4: 6).
Thánh Tông đồ mạnh dạn xác nhận rằng căn tính nhận được khi chịu phép rửa là hoàn toàn mới đến nỗi nó vượt thắng các khác biệt hiện hữu trên bình diện sắc tộc-tôn giáo. Nghĩa là, ngài giải thích như thế này: “Không có người Do Thái hay người Hy Lạp”, ngay cả trên bình diện xã hội, “không có nô lệ cũng không có tự do, không có nam cũng không nữ” (Gl 3,28). Chúng ta thường đọc những cách diễn đạt này quá nhanh mà không nắm được giá trị cách mạng mà chúng sở hữu. Đối với Thánh Phaolô, viết cho người Galát rằng trong Chúa Kitô “không có người Do Thái hay người Hy Lạp” tương đương với một cuộc lật đổ đích thực trong lãnh vực sắc tộc - tôn giáo. Do sự kiện thuộc về một dân tộc được tuyển chọn, người Do Thái có đặc quyền hơn người ngoại giáo (x. Rm 2, 17-20). - như Thư gửi người Rôma, chương 2, câu 17 đến câu 20 vốn nói; Chính thánh Phaolô đã khẳng định điều này (x. Rm 9: 4-5). Do đó, không ngạc nhiên khi giáo huấn mới này của Thánh Tông đồ nghe có vẻ dị giáo. “Cái gì, mọi người đều bình đẳng? Chúng ta khác nhau!" Nghe có vẻ hơi dị giáo, phải không? Ngay cả cặp bất bình đẳng thứ hai, giữa những người “tự do” và những người “nô lệ”, đã đưa ra một viễn cảnh gây ngỡ ngàng. Sự phân biệt giữa nô lệ và công dân tự do là yếu tố sống còn trong xã hội cổ xưa. Theo luật, các công dân tự do được hưởng mọi quyền lợi, trong khi nhân phẩm của nô lệ thậm chí không được công nhận. Điều này xảy ra ngay cả ngày hôm nay. Có rất nhiều người trên thế giới, rất nhiều, hàng triệu người không có quyền ăn, không có quyền được giáo dục, không có quyền làm việc. Họ là những nô lệ mới. Họ là những người sống bên lề, bị mọi người lợi dụng. Chế độ nô lệ vẫn tồn tại cho đến ngày nay - chúng ta hãy suy nghĩ một chút về điều này. Nhân phẩm bị phủ nhận đối với những người này. Họ là nô lệ. Vì vậy, cuối cùng, sự bình đẳng trong Chúa Kitô đã vượt qua những khác biệt xã hội giữa hai giới tính, thiết lập một sự bình đẳng giữa người đàn ông và người đàn bà, một điều có tính cách mạng vào thời điểm đó và ngày nay, nó cần được khẳng định lại. Điều này cần được tái khẳng định ngay cả ngày hôm nay. Đã bao lần chúng ta nghe thấy những câu nói hạ phẩm giá phụ nữ! Chúng ta thường nghe: “Nhưng không, đừng làm gì cả, đó là những mối quan tâm của đàn bà”. Nhưng, này, đàn ông và đàn bà đều có cùng nhân phẩm như nhau. Và đã xảy ra trong lịch sử, thậm chí cả ngày nay, một kiểu chế độ nô lệ của phụ nữ: phụ nữ không có cùng những cơ hội như nam giới. Chúng ta phải đọc những gì Thánh Phaolô nói: chúng ta bình đẳng trong Chúa Giêsu Kitô.
Như chúng ta thấy, Thánh Phaolô xác nhận sự hợp nhất sâu xa giữa tất cả những người đã chịu phép rửa, trong bất cứ điều kiện bị ràng buộc nào, dù là nam hay nữ - đều bình đẳng vì mỗi người trong số họ đều là tạo vật mới trong Chúa Kitô. Mọi sự phân biệt đều trở thành thứ yếu đối với phẩm giá làm con cái của Thiên Chúa, Đấng, nhờ tình yêu thương của Người, đã tạo ra một sự bình đẳng đích thực và có thực chất. Tất cả mọi người, nhờ ơn cứu chuộc của Chúa Kitô và phép rửa mà chúng ta đã lãnh nhận, tất cả chúng ta đều bình đẳng: là con cái của Thiên Chúa. Bình đẳng.
Vì vậy, thưa anh chị em, chúng ta được kêu gọi một cách tích cực hơn để sống một đời sống mới bắt nguồn từ biểu thức nền tảng của nó được làm con cái của Thiên Chúa. Bình đẳng vì chúng ta là con Thiên Chúa; và con cái của Thiên Chúa nhờ Chúa Kitô đã cứu chuộc chúng ta và chúng ta đạt được phẩm giá này qua phép rửa. Ngay cả đối với mọi người chúng ta ngày nay, điều quyết định là phải khám phá lại vẻ đẹp của việc làm con Thiên Chúa, trở thành anh chị em với nhau, bởi vì chúng ta đã được hợp nhất trong Chúa Kitô, Đấng đã cứu chuộc chúng ta. Các khác biệt và tương phản mà việc tách biệt tạo ra không nên tồn tại giữa các người tin vào Chúa Kitô. Và một trong các Tông đồ, trong Thư Thánh Giacôbê, đã nói điều này: “Hãy coi chừng các khác biệt, vì điều không đúng là khi ai đó bước vào buổi họp (tức là Thánh lễ) đeo nhẫn vàng và ăn mặc đẹp đẽ, 'À, lên đây, lên đây!', và bạn nhường cho anh ta một trong những chiếc ghế ở hàng đầu. Rồi, nếu một người khác bước vào, rõ ràng là nghèo, người chỉ có thể đủ che thân và bạn thấy anh ta nghèo, nghèo, tội nghiệp, ‘à, à, bạn nên lùi lại phía sau’". Chúng ta tạo nên những khác biệt này, nhiều lần một cách vô ý thức như vậy. Không, chúng ta bình đẳng! Đúng hơn, ơn gọi của chúng ta là thực hiện cụ thể và rõ ràng lời kêu gọi hợp nhất toàn thể nhân loại (xem Công đồng Vat. II, Hiến chế Lumen gentium, 1). Mọi điều làm trầm trọng thêm các khác biệt giữa người ta, thường gây ra sự kỳ thị - tất cả những điều này, trước mặt Thiên Chúa, không còn cơ sở nào nữa, nhờ ơn cứu rỗi đã được thực hiện trong Chúa Kitô. Điều quan trọng là đức tin ấy, đức tin vốn vận hành theo con đường hợp nhất do Chúa Thánh Thần chỉ dẫn. Và trách nhiệm của chúng ta là trách nhiệm hành trình dứt khoát trên con đường bình đẳng này, nhưng là một sự bình đẳng được nâng đỡ, được tạo ra bởi ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu. Và đừng quên khi anh chị em về nhà: "Tôi đã chịu phép rửa khi nào?" Anh chị em hãy tìm hiểu cho rõ để luôn ghi nhớ ngày tháng. Và khi đến ngày đó, thì có thể cử hành nó. Cảm ơn anh chị em.
Một Imam ở Ghana quyên góp 8,000 đô la để xây dựng nhà thờ
Đặng Tự Do
16:10 08/09/2021
Tờ La Croix của Công Giáo Pháp cho biết Sheikh Osman Sharubutu, lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo ở Ghana, đã đóng góp 8,000 Mỹ Kim để xây dựng một ngôi thánh đường ở Accra. Người Hồi Giáo ở Ghana chiếm 18% dân số.
Imam nổi tiếng Sheikh Osman Sharubutu, năm nay 102 tuổi, lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo của đất nước đã đề nghị tặng 8,000 Mỹ Kim, tức là 6,750 euro để xây dựng một ngôi nhà thờ ở Accra. Thông tin này được em ruột của vị Imam tốt bụng đưa ra vào hôm thứ Hai 30/8.
Công việc xây dựng nơi thờ phượng có sức chứa 5,000 chỗ ngồi hoành tráng này bắt đầu vào ngày 6 tháng 3 năm 2020, kỷ niệm 63 năm ngày độc lập của Ghana. Dự kiến ngôi thánh đường sẽ được hoàn thành vào năm 2024.
Source:La Croix
Giám mục Công Giáo Đức đề xuất văn bản thay thế cho Tiến Trình Công Nghị
Đặng Tự Do
16:11 08/09/2021
Hôm thứ Sáu, một giám mục Công Giáo người Đức đã đề xuất một văn bản thay thế cho “Tiến Trình Công Nghị” gây tranh cãi của quốc gia này.
Đức Cha Rudolf Voderholzer của Regensburg, miền nam nước Đức, đã trình bày văn bản trên một trang web ra mắt vào ngày 3 tháng 9, CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA đưa tin.
Trong phần giới thiệu trang web, Đức Cha viết: “Chúng tôi đang tham gia vào Tiến Trình Công Nghị, nhưng chúng tôi ngày càng tin chắc rằng tiến trình này sẽ không đạt được mục tiêu nếu nó tiếp tục theo con đường mà nó đã đi cho đến nay”.
“Chúng tôi tin chắc rằng chỉ một Thượng Hội đồng được thực hiện cùng với và bởi toàn thể Giáo hội mới có thể hoạt động tốt và đạt được mục tiêu của nó. Toàn thể Giáo hội không chỉ là Giáo hội trên toàn thế giới, mà còn là Giáo hội sơ khai và Giáo hội của các thánh đã đến đích điểm của họ”.
“Nền tảng của Thượng Hội Đồng ấy là Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa, Đấng thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh Thể và từ đó xây dựng nên Giáo hội”.
Tiến Trình Công Nghị tại Đức là một tiến trình kéo dài nhiều năm, quy tụ các giám mục và giáo dân để thảo luận về bốn chủ đề chính: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội; luân lý tình dục; chức tư tế; và vai trò của phụ nữ.
Hội Đồng Giám Mục Đức ban đầu cho biết rằng quá trình này sẽ kết thúc với một loạt các ‘ràng buộc’ khiến Vatican lo ngại rằng các nghị quyết có thể thách thức giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội.
Các giám mục và các nhà thần học đã gióng lên những tiếng nói báo động về quá trình này, dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 2 năm 2022, nhưng chủ tịch hội đồng giám mục Đức, là Giám mục Georg Bätzing đã bảo vệ nó một cách quyết liệt.
Trang web mới đã xuất hiện khi những người tham gia chuẩn bị tham dự phiên họp toàn thể của Tiến Trình Công Nghị ở Frankfurt, tây nam nước Đức, từ ngày 30 tháng 9 đến 2 tháng 10. Sự kiện này sẽ là cuộc họp thứ hai của Hội đồng Tham Vấn, là cơ quan ra quyết định tối cao của Tiến Trình Công Nghị.
Hội đồng Tham Vấn bao gồm các giám mục Đức, 69 thành viên của Ủy ban Trung ương Giáo dân Đức (ZdK) đầy quyền lực, và đại diện của các bộ phận khác của Giáo hội Đức.
Giải thích lý do cho trang web mới, Đức Cha Voderholzer, một giáo sư về tu từ học, đã viết: “Trên trang web này, các bạn sẽ tìm thấy, trong số những thứ khác, các văn bản thay thế, bình luận và tuyên bố của Vatican về các chủ đề và diễn đàn của Tiến Trình Công Nghị, trong đó chúng tôi muốn quan điểm của chúng tôi được biết đến”.
“Chúng tôi dựa trên các lý lẽ và các 'học thuyết hợp lý' tốt nhất chúng tôi có thể có, những lập luận được trình bày ở đây đã được đưa vào tiến trình của Thượng hội đồng. Tuy nhiên, vì có quá nhiều vấn đề ở đó, cho đến nay, những điều chúng tôi muốn trình bày đã không được và chưa được đoái hoài đến”.
Trang web bao gồm một tài liệu 45 trang, được gọi là “Quyền hạn và trách nhiệm”, cung cấp một sự thay thế cho văn bản được các thành viên của Tiến Trình Công Nghị xác nhận trong phiên khoáng đại thứ nhất, dành riêng cho cách quyền lực được thực thi trong Giáo hội.
Tài liệu này là tài liệu đầu tiên trong một loạt các tài liệu đề cập đến 4 chủ đề của Tiến Trình Công Nghị. Cộng tác với Đức Cha Voderholzer trong việc biên soạn các tài liệu này có Cha Wolfgang Picken, là Tổng Đại Diện của thành phố Bonn, Marianne Schlosser, giáo sư thần học ở Vienna, bên Áo, nhà báo Alina Oehler, và Đức Cha Florian Wörner, là Giám Mục Phụ Tá Augsburg.
Source:Catholic News Agency
Ý – Maria, Mẹ của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc hay quốc gia: Đại hội Thánh Mẫu Học Quốc tế lần thứ 25
Thanh Quảng sdb
17:30 08/09/2021
Ý – Maria, Mẹ của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc hay quốc gia: Đại hội Thánh Mẫu Học Quốc tế lần thứ 25
Rôma (Agenzia Fides) - "Đức Maria trong thần học và văn hóa ngày nay" là chủ đề của Đại hội Thánh Mẫu Học Quốc tế, sẽ diễn ra trực tuyến, bắt đầu từ hôm nay ngày 8 đến ngày 11 tháng 9 năm 2021. Đây là Đại hội lần thứ 25, đại hội năm nay kỷ niệm sự cam kết đóng góp của Học viện Giáo hoàng Thánh mẫu học Quốc tế (Mariana Internationalis - PAMI) trong việc quảng bá, thông qua các nghiên cứu của các học giả vĩ đại nhất về Thánh Mẫu Học khắp nơi trên thế giới, một tiến trình đã được đổi mới ba lần, phục hồi và hội nhập văn hóa, những hình ảnh Đức Maria trong Giáo hội, cả hai mức độ nghiên cứu thần học và trong lãnh vực sùng kính phụng vụ.
Đại hội được phân chia thành các phiên họp toàn thể và bảy nhóm ngôn ngữ, khoảng 300 đại diện của môn Thánh Mẫu Học và các học giả đã ghi danh từ năm châu tham gia.
Trong ghi chú gửi cho Thông tấn xã Fides, Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, người khai mạc Đại hội nhân danh Đức Thánh Cha, giải thích rằng ngày đầu tiên sẽ được dành để suy ngẫm sâu xa về những tương giao giữa các văn hóa dựa trên các nghiên cứu tiền Đại hội. Ba ngày tiếp theo là thảo luận giữa các tham dự viên, những chuyên gia để xem xét hình ảnh Đức Mẹ trong mối quan hệ với các nền văn hóa tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Lusitan và tiếng Slavic, đặc biệt chú ý đến phong thái cụ thể của các nhóm như ở Trung Đông, Châu Phi và Châu Á. "Việc phân nhiệm nói nên một thời điểm quan trọng của sự tổng hợp thần học về Thánh Mẫu Học được giao phó cho Học viện", báo cáo của Đức Hồng Y, trích dẫn thông điệp mà Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho Đại hội. "Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự hội nhập văn hóa của đức tin thể hiện qua lòng đạo đức bình dân, nhấn mạnh rằng Đức Maria là 'Mẹ của tất cả mọi người, bất kể là sắc tộc hay quốc tịch nào và đó' là điểm tham chiếu cho một nền văn hóa siêu vượt lên trên những rào cản hầu Đại hội sẽ đúc kết thúc với một cuộc họp gồm những tham dự viên, dẫn đầu bởi Chủ tịch PAMI, là Linh mục Stefano Cecchin, OFM, người chịu trách nhiệm cho môn Thánh Mẫu Học mới.
Đối với Cha Stefano Cecchin, Trưởng ấn Học viện Giáo hoàng Thánh Mẫu Học Quốc tế, đây là "một cơ hội quan trọng để suy ngẫm về con đường thần học về Đức Mẹ dưới ánh sáng của cuộc đối thoại đầy thách đố giữa đức tin và các nền văn hóa".
Chủ tịch PAMI cho hay: "Trong Đại hội, chúng tôi sẽ cố gắng trả lời câu hỏi: tại sao Đức Maria thành Nazaret, mẹ của Chúa Giêsu, lại trở thành một 'mô hình' nhân chủng học, là 'một người mẹ xuất sắc', 'biểu tượng cho một văn hóa sâu sắc và phổ biến nhất của hai nghìn năm qua, một người phụ nữ quyền lực nhất thế giới '(2015, National Geographic), người đánh dấu cuộc sống cho nhiều dân tộc và là nền tảng cho 'tư duy Kitô giáo' (Thánh GH John Paul II), ngày nay được đề xuất là biểu tượng của chính Ngôi nhà chung và là mô hình cho một nhân quan học mới". (Agenzia Fides, 8/9/2021)
Rôma (Agenzia Fides) - "Đức Maria trong thần học và văn hóa ngày nay" là chủ đề của Đại hội Thánh Mẫu Học Quốc tế, sẽ diễn ra trực tuyến, bắt đầu từ hôm nay ngày 8 đến ngày 11 tháng 9 năm 2021. Đây là Đại hội lần thứ 25, đại hội năm nay kỷ niệm sự cam kết đóng góp của Học viện Giáo hoàng Thánh mẫu học Quốc tế (Mariana Internationalis - PAMI) trong việc quảng bá, thông qua các nghiên cứu của các học giả vĩ đại nhất về Thánh Mẫu Học khắp nơi trên thế giới, một tiến trình đã được đổi mới ba lần, phục hồi và hội nhập văn hóa, những hình ảnh Đức Maria trong Giáo hội, cả hai mức độ nghiên cứu thần học và trong lãnh vực sùng kính phụng vụ.
Đại hội được phân chia thành các phiên họp toàn thể và bảy nhóm ngôn ngữ, khoảng 300 đại diện của môn Thánh Mẫu Học và các học giả đã ghi danh từ năm châu tham gia.
Trong ghi chú gửi cho Thông tấn xã Fides, Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, người khai mạc Đại hội nhân danh Đức Thánh Cha, giải thích rằng ngày đầu tiên sẽ được dành để suy ngẫm sâu xa về những tương giao giữa các văn hóa dựa trên các nghiên cứu tiền Đại hội. Ba ngày tiếp theo là thảo luận giữa các tham dự viên, những chuyên gia để xem xét hình ảnh Đức Mẹ trong mối quan hệ với các nền văn hóa tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Lusitan và tiếng Slavic, đặc biệt chú ý đến phong thái cụ thể của các nhóm như ở Trung Đông, Châu Phi và Châu Á. "Việc phân nhiệm nói nên một thời điểm quan trọng của sự tổng hợp thần học về Thánh Mẫu Học được giao phó cho Học viện", báo cáo của Đức Hồng Y, trích dẫn thông điệp mà Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho Đại hội. "Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự hội nhập văn hóa của đức tin thể hiện qua lòng đạo đức bình dân, nhấn mạnh rằng Đức Maria là 'Mẹ của tất cả mọi người, bất kể là sắc tộc hay quốc tịch nào và đó' là điểm tham chiếu cho một nền văn hóa siêu vượt lên trên những rào cản hầu Đại hội sẽ đúc kết thúc với một cuộc họp gồm những tham dự viên, dẫn đầu bởi Chủ tịch PAMI, là Linh mục Stefano Cecchin, OFM, người chịu trách nhiệm cho môn Thánh Mẫu Học mới.
Đối với Cha Stefano Cecchin, Trưởng ấn Học viện Giáo hoàng Thánh Mẫu Học Quốc tế, đây là "một cơ hội quan trọng để suy ngẫm về con đường thần học về Đức Mẹ dưới ánh sáng của cuộc đối thoại đầy thách đố giữa đức tin và các nền văn hóa".
Chủ tịch PAMI cho hay: "Trong Đại hội, chúng tôi sẽ cố gắng trả lời câu hỏi: tại sao Đức Maria thành Nazaret, mẹ của Chúa Giêsu, lại trở thành một 'mô hình' nhân chủng học, là 'một người mẹ xuất sắc', 'biểu tượng cho một văn hóa sâu sắc và phổ biến nhất của hai nghìn năm qua, một người phụ nữ quyền lực nhất thế giới '(2015, National Geographic), người đánh dấu cuộc sống cho nhiều dân tộc và là nền tảng cho 'tư duy Kitô giáo' (Thánh GH John Paul II), ngày nay được đề xuất là biểu tượng của chính Ngôi nhà chung và là mô hình cho một nhân quan học mới". (Agenzia Fides, 8/9/2021)
Tin Giáo Hội Việt Nam
40 Thiện Nguyện Viên tại TTYT Biên Hòa đã Hoàn thành Nhiệm Vụ và trở về bình an
MVTT GP Xuân Lộc
09:23 08/09/2021
Sáng 07.09.2021 – Sau khi hoàn thành 2 tuần phục vụ thiện nguyện tại Trung tâm Y tế Biên Hòa từ ngày 24.08.2021 đến nay, Nhóm Thiện Nguyện 65 người gồm tu sĩ, anh chị GLV và các bạn trẻ nói lời chia tay để trở về: người đi kẻ ở sao lưu luyến quá. Sau khi đã được xét nghiệm âm tính COVID19, 40 người sẽ trở về Đền Thánh Martino để được nghỉ ngơi và cách ly an toàn trước khi về với Cộng đoàn Dòng tu, với gia đình. Số còn lại tiếp tục dấn thân phục vụ trong những ngày sắp tới.
Lúc 6giờ30, Thánh lễ Tạ Ơn đầy thánh thiêng, bình an và xúc động. Mới hôm nào ra quân mà nay đã tới ngày về. Lời mời gọi lên đường noi gương Mẹ Maria “vội vã đến thăm và giúp đỡ người chị họ Isave” của Cha Tổng Đại diện Đaminh Nguyễn Tuấn Anh vẫn đọng lại nơi mỗi thiện nguyện viên. Ra đi vội vã, phục vụ vất vả, nhưng vẫn ắp đầy vui vẻ. Sức trẻ cùng với ước mong đóng góp chút gì đó cho đồng bào, cho anh chị em mình trong hoàn cảnh đại dịch, và nhất là tiếng Chúa kêu mời dấn thân qua lá thư của Đức cha Giáo Phận, các thiện nguyện viên đã vội vã lên đường và nay đã hoàn thành tốt đẹp trong bình an.
Trước khi ra về, cả nhóm đã cám ơn TTYT Biên Hòa và qua Cha Tổng Đại diện nhắn gửi đến Quý Đức cha Giáo Phận, Quý Cha Đặc Trách Thiện Nguyện, Quý Chính Quyền lời cảm ơn vì đã tạo điều kiện cho Nhóm Thiện nguyện có cơ hội được phục vụ tại nơi đây để Lan Tỏa Yêu Thương cho mọi người, đặc biệt là các bệnh nhân COVID19.
Lúc 14 giờ chiều, Nhóm Thiện Nguyện gồm 40 người đã cùng nhau về Đền Thánh Martino - Hố Nai bình an. Nơi đây được Giáo Phận sắp xếp cùng với Dòng Đaminh để tạo nên bầu khí nghỉ ngơi an lành cho các thiện nguyện viên cách ly 14 ngày trước khi về với nhiệm sở và gia đình.
Tạ ơn Chúa. Cám ơn quý Tu sĩ, các GLV và các bạn trẻ đã “không nhìn cuộc đời từ ban công, không nhìn mọi người từ Smartphone” mà đã dấn thân vào giữa tâm dịch và cùng đồng hành với anh chị em mình đang lúc đau khổ của đại dịch. Xin Chúa chúc lành cho tất cả những tâm hồn thiện chí.
MVTT Giáo Phận Xuân Lộc
Tin Đáng Chú Ý
Tú Lê, phụ nữ trẻ gốc Việt đầu tiên có cơ hội làm dân biểu Liên bang Úc
RFI
11:42 08/09/2021
Tú Lê, phụ nữ trẻ gốc Việt đầu tiên có cơ hội làm dân biểu Liên bang Úc
Ông Chris Hayes hy vọng Luật sư Tú Lê sẽ ngồi chiếc ghế mà ông giữ an toàn trong suốt 16 năm qua. Cũng từ đó, tên tuổi Tú Lê xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông chính mạch lớn của Úc và càng được biết đến nhiều hơn bởi các cộng đồng sắc dân; và được ưu ái hơn trong cộng đồng người Việt Úc Châu nói riêng. Sau đây, mời quý vị theo dõi cuộc trò chuyện của giữa RFI Tiếng Việt và Luật sư Tú Lê.
RFI: Chào Tú Lê, trước hết, Tú Lê có thể giới thiệu đôi nét về mình với quý khán thính giả của đài RFI Tiếng Việt?
Luật Sư Tú Lê: Tú xin chào chị Hằng và quý vị khán thính giả của Đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI. Tú sinh ra và lớn lên ở Úc. Như đa số các bạn cùng trang lứa với mình, gia đình Tú đến Úc theo diện tị nạn sau năm 1975. Tú cảm thấy may mắn được lớn lên, được học hành trong một đất nước đa văn hoá, có nền giáo dục tốt, và có nhiều cơ hội để phát huy khả năng, cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm sống đã cho Tú đến vị trí như ngày hôm nay.
Về công việc, hiện tại Tú làm cho một Trung tâm Pháp lý Cộng đồng. Trong vòng hai năm nay, Tú đã thành lập và điều hành một Dịch vụ dành cho những người di dân bị ngược đãi tại nơi làm việc. Hiện tại, Tú đang thành lập một Dịch vụ pháp lý để giúp đỡ nam giới bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình, bao gồm cả nạn nhân và thủ phạm (help both victims and perpetrators) thông qua chương trình “Domestic Violence Response Pilot Program”. Ngoài ra, Tú đang hợp tác với các Dịch vụ liên quan khác để cung cấp các Dịch vụ hỗ trợ toàn diện.
Về sinh hoạt cộng đồng, Tú là thành viên của Ban chấp hành Hội Luật Sư Việt Úc (VALA). Tú đã từng là Tổng Thư Ký của Cộng đồng Người Việt Tự do New South Wales (CĐNVTD-NSW), từ năm 2015-2017. Ngoài ra, Tú cũng là một Huynh trưởng trong Gia Đình Phật Tử mà Tú đã sinh hoạt từ hồi bé đến nay.
RFI: Sau tuyên bố của ông Chris Hayes, dựa trên những giá trị nào để Tú Lê quyết định dấn thân vào con đường chính trị chông gai này?
Luật Sư Tú Lê: Biết rằng con đường chính trị nhiều chông gai và thử thách, tuy nhiên nếu mình không chấp nhận và đối mặt với nó, mình không thể đạt được những gì mà mình mong muốn. Những gì Tú đã, đang và sẽ làm là nhằm góp phần vào việc xây dựng một xã hội mà ở đó mọi người được có một cuộc sống công bằng và bình đẳng hơn. Nghe có vẻ lớn lao, phải không chị?!
Trong bất cứ công việc gì, từ nghề nghiệp, tới cộng đồng hay tình nguyện, Tú luôn mong tìm cách cải thiện cuộc sống tốt đẹp hơn cho người khác, nhất là đối với những người dễ bị tổn thương trong xã hội của chúng ta. Tú nghĩ đây là cơ hội để đại diện cho cử tri và quyết định hay đưa ra những chính sách nhằm ảnh hưởng đến xã hội. Đây là hướng đi giúp Tú có thể đạt được ý nguyện của mình.
RFI : Cách đây không lâu, trả lời phỏng vấn của đài Vietface TV Úc Châu, ông Chris Hayes đã trình bày lý do công khai ủng hộ Tú Lê là người kế nhiệm ông: “Trong Đảng Lao Động có rất nhiều thành viên chứ không chỉ có những đảng viên gốc Việt có quan tâm và hội đủ điều kiện đứng ra đại diện tranh cử để thay thế tôi. Tuy nhiên, tôi mong Tú sẽ là người ngồi vào vị trí này. Những năm về trước, Tú làm việc cho tôi trong vai trò điều phối chiến dịch tranh cử. Tú đã góp phần mang lại thành công cho tôi. Trong quá trình làm việc, tôi thấy được năng lực làm việc tích cực và tỉ mẩn của một phụ nữ trẻ tuổi như Tú. Và trên hết, tôi chứng kiến khả năng làm việc để phục vụ cộng đồng của cô. Tú không chỉ hỗ trợ cộng đồng người Việt mà còn hỗ trợ rất nhiều cho các cộng đồng sắc dân khác trong vùng Western Sydney. Trước khi đại diện cho Đảng Lao động ra tranh cử, Tú phải vượt qua cuộc tuyển chọn của nội bộ đảng như các ứng viên khác theo cách thông thường. Do vậy, mỗi ứng viên đều phải thể hiện được những năng lực và đóng góp của họ. Tuy nhiên, theo tôi, Tú hội đủ những tiêu chuẩn để trở thành người đại diện đảng đứng ra tranh cử liên bang. Tôi đánh giá cao những gì mà bản thân cô Tú thể hiện…” Đó là sự kỳ vọng mà ông Chris Hayes dành cho Tú Lê. Tuy nhiên, chắc hẳn, không ít người khác sẽ hoài nghi về một Lê Nguyên Tú xuất thân từ một gia đình tị nạn, một phụ nữ với tuổi đời còn khá trẻ, và dĩ nhiên chưa có kinh nghiệm nhiều trong chính trường Úc Châu. Tú có nghĩ những định kiến xã hội tưởng chừng như vô hình này sẽ là rào cản hữu hình trải dọc trên hành trình mà Tú đang đi?
Luật Sư Tú Lê: Mọi người có quyền đánh giá người đại diện của họ và những người ra ứng cử để đại diện cho họ. Tú nghĩ sự phê bình về những người lãnh đạo, không chỉ về lời nói, hành động, mà cả đạo đức của họ là rất cần thiết. Đây là cách mà chúng ta có thể giữ được tính trách nhiệm và sự trung thực của người lãnh đạo.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà xã hội phải công nhận sự đóng góp to lớn của người phụ nữ, dù xuất thân từ đâu. Nước Mỹ đã có một vị phó tổng thống da màu đầu tiên; Nữ thủ tướng Phần Lan lên nhậm chức khi mới chỉ 34 tuổi. Trước Tú, đặc biệt là những nữ lãnh đạo, họ đã vượt qua những rào cản và định kiến xã hội như vậy. Thực tế, chúng ta đã thấy một số nữ dân biểu trong Quốc hội Liên bang Úc Châu. Tuy nhiên, để đạt sự cân bằng giới trong Quốc hội cần nhiều thời gian. Sự thay đổi là tất yếu, do vậy chúng ta cần nỗ lực để tạo ra sự thay đổi này.
Về tuổi tác, đã có những người trẻ hơn Tú gia chính trường, vì vậy Tú nghĩ tuổi tác không phải là một vấn đề lớn. Và không ai trước khi trở thành nghị viên mà đã từng có kinh nghiệm làm công việc này. Kinh nghiệm trong công việc, cuộc sống và cộng đồng đã giúp Tú chuẩn bị cho cuộc hành trình này. Bên cạnh đó, để có sự đa dạng về màu da và chủng tộc trong Quốc hội là cả một chặng đường dài. Bởi thực tế, tại Úc Châu có khoảng 16% dân số là người Á Châu nhưng chỉ có vài người trong Quốc hội.
Người ta thường nói, “You can’t be what you can’t see", tạm dịch là “Bạn không thể là những gì bạn không thể thấy", vì vậy cần có những người tiên phong đưa đường. Tú hy vọng được trở thành người phụ nữ Úc gốc Việt đầu tiên trong Quốc hội Liên bang. Và Tú cũng mong điều này sẽ trở thành hiện thực để khuyến khích nhiều bạn trẻ gốc Việt tham gia chính trị và có thể đại diện cho cộng đồng.
RFI: Việc có chạm được đến chiếc ghế dân biểu của chính trường liên bang hay không là cả một quá trình của sự chứng tỏ năng lực bản thân, kêu gọi sự ủng hộ và yểm trợ từ cá nhân, cơ quan, tổ chức và cộng đồng và trải qua các bước tuyển chọn cạnh tranh. Tú Lê đang ở điểm nào của hành trình này?
Luật Sư Tú Lê: Kể từ khi Ông Chris Hayes tuyên bố sẽ về hưu, thì mọi người, từ nội bộ của đảng Lao động đến công chúng đều biết nguyện vọng của Tú là mong được thay thế ông. Trước khi được tuyển chọn làm người đại diện Đảng ra ứng cử, Đảng sẽ tổ chức bầu ứng cử viên của Đảng từ địa phương hoặc từ trung ương tuyển chọn (pre-selection). Hiện tại, do đại dịch COVID-19, cuộc bầu cử liên bang đã bị chậm trễ và có thể sẽ được tiến hành vào năm sau.
Tú may mắn là không những được ông Chris Hayes ủng hộ, mà Lãnh tụ đảng Lao Động, ông Anthony Albanese cũng ủng hộ Tú. Bên cạnh đó, mấy tháng vừa qua, Tú cũng được sự hỗ trợ, cố vấn và hướng dẫn của vài dân biểu trong Đảng để chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Đồng thời, Tú vẫn tích cực sinh hoạt trong Đảng chi nhánh địa phương,
Ngoài ra, Tú đã được mời phát biểu tại Đại hội Đảng bộ Đảng Lao động toàn tiểu bang New South Wales dành cho phụ nữ. Tú cũng có tổ chức một buổi gây quỹ nhỏ tại Cabramatta và nhận được ủng hộ bằng sự hiện diện của lãnh tụ Đảng Lao động, ông Bộ trưởng đối lập về Nghệ thuật và Quan hệ Công nghiệp, và Tổng thư ký một công đoàn.
RFI: Dù chưa đến vạch đích để biết thắng hay bại, nhưng đây được coi như một cơ hội hiếm có, một kỳ vọng lớn của cộng đồng người Việt Úc Châu. Tú Lê là người trẻ gốc Việt đầu tiên khai mở lối vào chính trường liên bang. Vậy Tú Lê có chia sẻ gì đến các bạn trẻ, nhất là những bạn có xuất thân như Tú Lê?
Luật Sư Tú Lê: Nếu không tự tin, không dấn thân, mình sẽ không bao giờ thấy được kết quả của những gì mong đợi. Đối với Tú, mặc dù chưa thể biết được thắng hay bại, nhưng dù có thua, Tú nghĩ điều đó chưa hẳn đã là một sự thất bại. Bởi vì mọi thử thách đều là một bài học, một kinh nghiệm để chúng ta đạt được thành tựu trong tương lai. Vì kinh nghiệm là trường học không bao giờ tốt nghiệp. Theo Tú, chúng ta - những người trẻ - nên tự hòa mình vào cuộc sống xã hội. Là một người Úc gốc Việt, với phông văn hoá đa dạng, chúng ta nên hãnh diện về những gì tốt đẹp mà chúng ta đang có. Ba mẹ đã dạy cho Tú: “Cái răng cái tóc là gốc con người.”
Để đạt được mục đích, mình nên học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người, nhất là những người đi trước và sự tự nỗ lực bản thân vượt qua mọi khó khăn. Và, nếu có bạn trẻ nào có quan tâm đến chính trị, hãy mạnh dạn dấn thân. Nếu muốn có sự thay đổi và đa dạng trong chính trị, phải có nhiều hơn những người từ các nguồn gốc khác nhau tham gia. Cá nhân Tú chỉ có thể đóng góp một phần nhỏ bé. Tuy nhiên, nếu chúng ta kết hợp, chung sức với nhau thì sẽ đạt được những thành quả lớn hơn và tốt đẹp hơn cho cộng đồng và xã hội.
Trong lịch sử 46 năm hình thành và phát triển cộng đồng người Việt Úc Châu, Tú Lê là người đầu tiên có được cơ hội ngồi vào chiếc ghế chính trị cấp liên bang. Con đường dẫn đến đích còn lắm thử thách, nhưng với cộng đồng người Việt, dù thuộc đảng phái chính trị nào, thiết nghĩ cũng đều vui mừng và tự hào với cơ hội mở ra con đường mà Tú Lê đang đi. RFI Tiếng Việt chúc Tú Lê thành công và trở thành nữ dân biểu trẻ gốc Việt đầu tiên trong chính trường liên bang Úc Châu.
RFI
Vào tháng 03/2021 vừa qua, trong cuộc họp báo tuyên bố kế hoạch về hưu và không tiếp tục tranh cử, dân biểu vùng Fowler, ông Chris Hayes đồng thời công khai ủng hộ Luật sư Lê Nguyên Tú (Tú Lê) ra tranh cử trong cuộc bầu cử liên bang Úc sắp tới.
Ông Chris Hayes hy vọng Luật sư Tú Lê sẽ ngồi chiếc ghế mà ông giữ an toàn trong suốt 16 năm qua. Cũng từ đó, tên tuổi Tú Lê xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông chính mạch lớn của Úc và càng được biết đến nhiều hơn bởi các cộng đồng sắc dân; và được ưu ái hơn trong cộng đồng người Việt Úc Châu nói riêng. Sau đây, mời quý vị theo dõi cuộc trò chuyện của giữa RFI Tiếng Việt và Luật sư Tú Lê.
RFI: Chào Tú Lê, trước hết, Tú Lê có thể giới thiệu đôi nét về mình với quý khán thính giả của đài RFI Tiếng Việt?
Luật Sư Tú Lê: Tú xin chào chị Hằng và quý vị khán thính giả của Đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI. Tú sinh ra và lớn lên ở Úc. Như đa số các bạn cùng trang lứa với mình, gia đình Tú đến Úc theo diện tị nạn sau năm 1975. Tú cảm thấy may mắn được lớn lên, được học hành trong một đất nước đa văn hoá, có nền giáo dục tốt, và có nhiều cơ hội để phát huy khả năng, cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm sống đã cho Tú đến vị trí như ngày hôm nay.
Về công việc, hiện tại Tú làm cho một Trung tâm Pháp lý Cộng đồng. Trong vòng hai năm nay, Tú đã thành lập và điều hành một Dịch vụ dành cho những người di dân bị ngược đãi tại nơi làm việc. Hiện tại, Tú đang thành lập một Dịch vụ pháp lý để giúp đỡ nam giới bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình, bao gồm cả nạn nhân và thủ phạm (help both victims and perpetrators) thông qua chương trình “Domestic Violence Response Pilot Program”. Ngoài ra, Tú đang hợp tác với các Dịch vụ liên quan khác để cung cấp các Dịch vụ hỗ trợ toàn diện.
Về sinh hoạt cộng đồng, Tú là thành viên của Ban chấp hành Hội Luật Sư Việt Úc (VALA). Tú đã từng là Tổng Thư Ký của Cộng đồng Người Việt Tự do New South Wales (CĐNVTD-NSW), từ năm 2015-2017. Ngoài ra, Tú cũng là một Huynh trưởng trong Gia Đình Phật Tử mà Tú đã sinh hoạt từ hồi bé đến nay.
RFI: Sau tuyên bố của ông Chris Hayes, dựa trên những giá trị nào để Tú Lê quyết định dấn thân vào con đường chính trị chông gai này?
Luật Sư Tú Lê: Biết rằng con đường chính trị nhiều chông gai và thử thách, tuy nhiên nếu mình không chấp nhận và đối mặt với nó, mình không thể đạt được những gì mà mình mong muốn. Những gì Tú đã, đang và sẽ làm là nhằm góp phần vào việc xây dựng một xã hội mà ở đó mọi người được có một cuộc sống công bằng và bình đẳng hơn. Nghe có vẻ lớn lao, phải không chị?!
Trong bất cứ công việc gì, từ nghề nghiệp, tới cộng đồng hay tình nguyện, Tú luôn mong tìm cách cải thiện cuộc sống tốt đẹp hơn cho người khác, nhất là đối với những người dễ bị tổn thương trong xã hội của chúng ta. Tú nghĩ đây là cơ hội để đại diện cho cử tri và quyết định hay đưa ra những chính sách nhằm ảnh hưởng đến xã hội. Đây là hướng đi giúp Tú có thể đạt được ý nguyện của mình.
RFI : Cách đây không lâu, trả lời phỏng vấn của đài Vietface TV Úc Châu, ông Chris Hayes đã trình bày lý do công khai ủng hộ Tú Lê là người kế nhiệm ông: “Trong Đảng Lao Động có rất nhiều thành viên chứ không chỉ có những đảng viên gốc Việt có quan tâm và hội đủ điều kiện đứng ra đại diện tranh cử để thay thế tôi. Tuy nhiên, tôi mong Tú sẽ là người ngồi vào vị trí này. Những năm về trước, Tú làm việc cho tôi trong vai trò điều phối chiến dịch tranh cử. Tú đã góp phần mang lại thành công cho tôi. Trong quá trình làm việc, tôi thấy được năng lực làm việc tích cực và tỉ mẩn của một phụ nữ trẻ tuổi như Tú. Và trên hết, tôi chứng kiến khả năng làm việc để phục vụ cộng đồng của cô. Tú không chỉ hỗ trợ cộng đồng người Việt mà còn hỗ trợ rất nhiều cho các cộng đồng sắc dân khác trong vùng Western Sydney. Trước khi đại diện cho Đảng Lao động ra tranh cử, Tú phải vượt qua cuộc tuyển chọn của nội bộ đảng như các ứng viên khác theo cách thông thường. Do vậy, mỗi ứng viên đều phải thể hiện được những năng lực và đóng góp của họ. Tuy nhiên, theo tôi, Tú hội đủ những tiêu chuẩn để trở thành người đại diện đảng đứng ra tranh cử liên bang. Tôi đánh giá cao những gì mà bản thân cô Tú thể hiện…” Đó là sự kỳ vọng mà ông Chris Hayes dành cho Tú Lê. Tuy nhiên, chắc hẳn, không ít người khác sẽ hoài nghi về một Lê Nguyên Tú xuất thân từ một gia đình tị nạn, một phụ nữ với tuổi đời còn khá trẻ, và dĩ nhiên chưa có kinh nghiệm nhiều trong chính trường Úc Châu. Tú có nghĩ những định kiến xã hội tưởng chừng như vô hình này sẽ là rào cản hữu hình trải dọc trên hành trình mà Tú đang đi?
Luật Sư Tú Lê: Mọi người có quyền đánh giá người đại diện của họ và những người ra ứng cử để đại diện cho họ. Tú nghĩ sự phê bình về những người lãnh đạo, không chỉ về lời nói, hành động, mà cả đạo đức của họ là rất cần thiết. Đây là cách mà chúng ta có thể giữ được tính trách nhiệm và sự trung thực của người lãnh đạo.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà xã hội phải công nhận sự đóng góp to lớn của người phụ nữ, dù xuất thân từ đâu. Nước Mỹ đã có một vị phó tổng thống da màu đầu tiên; Nữ thủ tướng Phần Lan lên nhậm chức khi mới chỉ 34 tuổi. Trước Tú, đặc biệt là những nữ lãnh đạo, họ đã vượt qua những rào cản và định kiến xã hội như vậy. Thực tế, chúng ta đã thấy một số nữ dân biểu trong Quốc hội Liên bang Úc Châu. Tuy nhiên, để đạt sự cân bằng giới trong Quốc hội cần nhiều thời gian. Sự thay đổi là tất yếu, do vậy chúng ta cần nỗ lực để tạo ra sự thay đổi này.
Về tuổi tác, đã có những người trẻ hơn Tú gia chính trường, vì vậy Tú nghĩ tuổi tác không phải là một vấn đề lớn. Và không ai trước khi trở thành nghị viên mà đã từng có kinh nghiệm làm công việc này. Kinh nghiệm trong công việc, cuộc sống và cộng đồng đã giúp Tú chuẩn bị cho cuộc hành trình này. Bên cạnh đó, để có sự đa dạng về màu da và chủng tộc trong Quốc hội là cả một chặng đường dài. Bởi thực tế, tại Úc Châu có khoảng 16% dân số là người Á Châu nhưng chỉ có vài người trong Quốc hội.
Người ta thường nói, “You can’t be what you can’t see", tạm dịch là “Bạn không thể là những gì bạn không thể thấy", vì vậy cần có những người tiên phong đưa đường. Tú hy vọng được trở thành người phụ nữ Úc gốc Việt đầu tiên trong Quốc hội Liên bang. Và Tú cũng mong điều này sẽ trở thành hiện thực để khuyến khích nhiều bạn trẻ gốc Việt tham gia chính trị và có thể đại diện cho cộng đồng.
RFI: Việc có chạm được đến chiếc ghế dân biểu của chính trường liên bang hay không là cả một quá trình của sự chứng tỏ năng lực bản thân, kêu gọi sự ủng hộ và yểm trợ từ cá nhân, cơ quan, tổ chức và cộng đồng và trải qua các bước tuyển chọn cạnh tranh. Tú Lê đang ở điểm nào của hành trình này?
Luật Sư Tú Lê: Kể từ khi Ông Chris Hayes tuyên bố sẽ về hưu, thì mọi người, từ nội bộ của đảng Lao động đến công chúng đều biết nguyện vọng của Tú là mong được thay thế ông. Trước khi được tuyển chọn làm người đại diện Đảng ra ứng cử, Đảng sẽ tổ chức bầu ứng cử viên của Đảng từ địa phương hoặc từ trung ương tuyển chọn (pre-selection). Hiện tại, do đại dịch COVID-19, cuộc bầu cử liên bang đã bị chậm trễ và có thể sẽ được tiến hành vào năm sau.
Tú may mắn là không những được ông Chris Hayes ủng hộ, mà Lãnh tụ đảng Lao Động, ông Anthony Albanese cũng ủng hộ Tú. Bên cạnh đó, mấy tháng vừa qua, Tú cũng được sự hỗ trợ, cố vấn và hướng dẫn của vài dân biểu trong Đảng để chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Đồng thời, Tú vẫn tích cực sinh hoạt trong Đảng chi nhánh địa phương,
Ngoài ra, Tú đã được mời phát biểu tại Đại hội Đảng bộ Đảng Lao động toàn tiểu bang New South Wales dành cho phụ nữ. Tú cũng có tổ chức một buổi gây quỹ nhỏ tại Cabramatta và nhận được ủng hộ bằng sự hiện diện của lãnh tụ Đảng Lao động, ông Bộ trưởng đối lập về Nghệ thuật và Quan hệ Công nghiệp, và Tổng thư ký một công đoàn.
RFI: Dù chưa đến vạch đích để biết thắng hay bại, nhưng đây được coi như một cơ hội hiếm có, một kỳ vọng lớn của cộng đồng người Việt Úc Châu. Tú Lê là người trẻ gốc Việt đầu tiên khai mở lối vào chính trường liên bang. Vậy Tú Lê có chia sẻ gì đến các bạn trẻ, nhất là những bạn có xuất thân như Tú Lê?
Luật Sư Tú Lê: Nếu không tự tin, không dấn thân, mình sẽ không bao giờ thấy được kết quả của những gì mong đợi. Đối với Tú, mặc dù chưa thể biết được thắng hay bại, nhưng dù có thua, Tú nghĩ điều đó chưa hẳn đã là một sự thất bại. Bởi vì mọi thử thách đều là một bài học, một kinh nghiệm để chúng ta đạt được thành tựu trong tương lai. Vì kinh nghiệm là trường học không bao giờ tốt nghiệp. Theo Tú, chúng ta - những người trẻ - nên tự hòa mình vào cuộc sống xã hội. Là một người Úc gốc Việt, với phông văn hoá đa dạng, chúng ta nên hãnh diện về những gì tốt đẹp mà chúng ta đang có. Ba mẹ đã dạy cho Tú: “Cái răng cái tóc là gốc con người.”
Để đạt được mục đích, mình nên học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người, nhất là những người đi trước và sự tự nỗ lực bản thân vượt qua mọi khó khăn. Và, nếu có bạn trẻ nào có quan tâm đến chính trị, hãy mạnh dạn dấn thân. Nếu muốn có sự thay đổi và đa dạng trong chính trị, phải có nhiều hơn những người từ các nguồn gốc khác nhau tham gia. Cá nhân Tú chỉ có thể đóng góp một phần nhỏ bé. Tuy nhiên, nếu chúng ta kết hợp, chung sức với nhau thì sẽ đạt được những thành quả lớn hơn và tốt đẹp hơn cho cộng đồng và xã hội.
Trong lịch sử 46 năm hình thành và phát triển cộng đồng người Việt Úc Châu, Tú Lê là người đầu tiên có được cơ hội ngồi vào chiếc ghế chính trị cấp liên bang. Con đường dẫn đến đích còn lắm thử thách, nhưng với cộng đồng người Việt, dù thuộc đảng phái chính trị nào, thiết nghĩ cũng đều vui mừng và tự hào với cơ hội mở ra con đường mà Tú Lê đang đi. RFI Tiếng Việt chúc Tú Lê thành công và trở thành nữ dân biểu trẻ gốc Việt đầu tiên trong chính trường liên bang Úc Châu.
RFI
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cầu Nguyện
Sr. Huyền Trần
13:21 08/09/2021
CẦU NGUYỆN
Ảnh của Sr. Huyền Trần (SSpS)
Cầu cho nước thái dân an
Hết cơn đại dịch tràn lan địa cầu
(bt)
VietCatholic TV
Hình ảnh đẹp về Giáo Hội Công Giáo và đất nước Slovakia trước thềm chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:28 08/09/2021
1. Thống kê về Giáo Hội Công Giáo ở Slovakia
Theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Trung ương của Tòa thánh được công bố vào tháng Ba năm 2021, có gần 1.345 tỷ người Công Giáo trên thế giới vào năm 2019.
Trong tổng số người Công Giáo trên thế giới, 48.1% sống ở châu Mỹ, 21.2%, ở Âu Châu, 18.7, ở Phi Châu, 11% ở Á Châu và gần 0.8% ở Đại Dương Châu.
Slovakia theo truyền thống là một quốc gia Công Giáo. Các giá trị như gia đình, hôn nhân, con cái, lòng kính trọng đối với Thiên Chúa vẫn còn bám rễ mạnh mẽ trong xã hội. Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội có nhiều tín hữu nhất, mặc dù số lượng tín hữu ngày càng giảm do tình trạng thế tục hóa.
Theo điều tra dân số năm 2011, số người Công Giáo ở Cộng hòa Slovakia là 65.8%, với 62% thuộc Giáo Hội Công Giáo Rôma và 3.8% thuộc Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương.
Trong tổng dân số 5,397,036 người của Cộng hòa Slovakia, 3,347,277 người thuộc Giáo Hội Công Giáo Rôma và 206,871 người thuộc Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương.
Giáo Hội Kitô lớn thứ hai ở Slovakia là Giáo Hội Tin Lành Augsburg, với 316,250 tín hữu chiếm 5.9% dân số.
Ngoài ra còn có Giáo Hội Tin Lành Cải cách hay Tin Lành Calvin với khoảng 100,000 tín hữu chiếm 1.83%, và Giáo Hội Chính thống với khoảng 50,000 tín hữu chiếm 0.91%.
Ngoài ra còn có một cộng đồng Do Thái ở Slovakia với khoảng 4,000 tín hữu, được đại diện bởi Liên minh các Cộng đồng Do Thái Giáo ở Cộng hòa Slovakia.
Tổng cộng có 18 Giáo Hội và các hiệp hội tôn giáo được phép hành động ở Slovakia.
Source:Sismografo
2. Lịch sử cận đại của Giáo Hội Công Giáo ở Slovakia
Giáo Hội Công Giáo ở Slovakia đã có một vị trí đặc biệt trong xã hội từ hơn 1100 năm qua.
Sau khi chế độ quân chủ Áo-Hung tan rã và các nhà nước mới ra đời vào năm 1918, một số thay đổi đã xảy ra liên quan đến địa giới các giáo phận. Tình trạng này được củng cố vào năm 1920, thông qua việc bổ nhiệm các tân giám mục mới với các ứng viên được chọn từ các linh mục Slovakia. Năm 1927, Tòa thánh và Tiệp Khắc đã ký hiệp ước được gọi là “Modus Vivendi”. Hiệp ước này quy định biên giới của tất cả các giáo phận và bãi bỏ việc quản lý cưỡng bức của nhà nước đối với các tài sản của Giáo hội.
Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai cuối cùng cũng kết thúc, mang lại sự giải phóng cho nhiều quốc gia. Đáng tiếc, Slovakia lại tiếp tục phải đau khổ. Chiến tranh kết thúc kéo theo một số khó khăn mới. Năm 1948, người Slovak trở thành nạn nhân của cộng sản. Các cuộc tấn công rầm rộ nhắm vào Giáo Hội Công Giáo, hàng giáo phẩm và cá nhân các tín hữu ở Slovakia. Tình hình bất lợi này tiếp tục cho đến năm 1989 - ngoại trừ một giai đoạn ngắn từ năm 1968 đến 1969. Giáo hội đã bị tước đoạt nghiêm trọng các thể chế quan trọng nhất của mình. Một số giám mục đã bị bỏ tù và những người còn lại bị cô lập, và bị hạn chế tiếp cận với thế giới. Hơn 300 linh mục triều đã bị cấm thi hành công việc mục vụ của các ngài, nhiều vị đã bị quản chế tại gia hoặc bị đưa đến các trại tập trung và các nhà tù. Năm 1950, Slovakia có 16 dòng nam với 1,019 linh mục, tu sĩ sinh hoạt trong 96 tu viện; và 24 dòng nữ với 4,253 nữ tu điều hành 168 tu viện. Tuy nhiên, mọi hoạt động của các vị đều bị bọn cầm quyền cộng sản cấm đoán: các nam nữ tu sĩ bị đưa đến các trại tập trung và các dòng tu bị cấm nhận tập sinh. Trong thời kỳ bách hại kinh hoàng này một số giám mục, linh mục và giáo dân đã làm chứng cho đức tin một cách anh hùng đến độ tử đạo.
Ngày 17 tháng 11, 1989, cộng sản đàn áp một cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên. Biểu tình liên tục diễn ra trong 41 ngày sau đó. Các thành phố lần lượt rơi vào tay những người biểu tình. Ngày 29 tháng 12,1989, hệ thống kềm kẹp của cộng sản tan rã, chính quyền về tay nhân dân. Cuộc cách mạng 41 ngày này được gọi là “cuộc cách mạng nhung”.
Tình hình sau cuộc cách mạng đã ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ giữa Giáo hội và nhà nước dân chủ mới được thành lập. Một trong những dấu chỉ tích cực đầu tiên là việc bổ nhiệm các tân giám mục cho tất cả các giáo phận trống tòa không còn bị cản trở nữa. Đồng thời, Đức Cha John Chryzostom Korec – vị “giám mục mặc quần áo lao động” được vinh thăng Hồng Y. Ngài đã bị cản trở thi hành mục vụ và phải chịu đau khổ rất nhiều kể từ khi được tấn phong giám mục vào năm 1951. Việc vinh thăng Hồng Y cho ngài là một dấu hiệu đặc biệt cho thấy sự quan tâm yêu thương của Đức Giáo Hoàng và cũng là sự đánh giá rất cao đối với sự trung thành với Giáo hội và các giá trị Kitô của Đức Cha Korec. Vào cuối thế kỷ 20, Giáo hội ở Slovakia có hai Hồng Y, Đức Hồng Y Jozef Tomko ở Rôma và Đức Hồng Y Ján Chryzostom Korec ở Nitra, bốn Tổng Giám Mục và 16 giám mục, tức là nhiều hơn bao giờ hết trong toàn bộ lịch sử Giáo Hội tại đây.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến thăm Cộng hòa Tiệp Khắc vào ngày 21 và 22 tháng 4 năm 1990, chỉ vài tháng sau khi quốc gia được hoàn toàn giải phóng khỏi ách cộng sản.
Sau khi quyết định tách ra khỏi Tiệp, Hội đồng Giám mục Slovakia được thành lập Ngày 1 tháng Giêng năm 1993. Sau đó, các giám mục Slovakia, dẫn đầu là Đức Hồng Y Korec đại diện của họ, đã yêu cầu Tòa thánh phê chuẩn một Hội đồng Giám mục Slovakia độc lập. Các giám mục đã nhìn thấy sự khác biệt trong các vấn đề mục vụ và cảm thấy rằng Slovakia có những ưu tiên khác so với Cộng hòa Tiệp.
Source:Sismografo
3. Nhiều người cao niên ở Italia cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi
Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống, kiêm Chủ tịch một Ủy ban do ông Roberto Speranza, Bộ trưởng y tế thiết lập, để cải tổ việc săn sóc y tế cho người cao niên, đã trình bày kế hoạch đáp ứng nhu cầu này.
Tổng Giám Mục cho biết tại Ý hiện có 14 triệu người, từ 65 tuổi trở lên, 7 triệu người trên 75 tuổi và 4 triệu người trên 80 tuổi. Họ thường sống trong đơn độc và cần được giúp đỡ, nhưng không ai nói về họ. Nước Ý đang chịu những hậu quả vì cuộc khủng hoảng dân số từ lâu. Đây là một xã hội già nua nhất trong toàn Liên hiệp Âu châu. Theo Đức Tổng Giám Mục Paglia, cần có 100.000 nhân viên xã hội trong vấn đề này.
Hôm 01/9 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Paglia đã được Thủ tướng Mario Draghi tiếp kiến và trình bày kế hoạch cải tổ, trong văn kiện tựa đề: “Hiến chương về các quyền lợi và nghĩa vụ của xã hội”. “Gia cư như một nơi săn sóc người già”. Trong đó có khẳng định rằng “Những người già là những người thực sự cần được một chân trời cuộc sống rõ ràng. Đáng tiếc thay, người già tại Ý thường kết thúc cuộc đời trong một nhà dưỡng lão hoặc đơn độc. Đây thực là một viễn tượng thật là buồn thảm”.
Trong cuộc hội kiến với Đức Tổng Giám Mục Paglia, Thủ tướng Draghi tỏ ra đặc biệt quan tâm đến sáng kiến có tầm quan trọng rất lớn về xã hội và luân lý đạo đức. Ông nói: “Nước Ý phải bảo đảm các quyền của người già, tôn trọng phẩm giá con người trong mọi giai đoạn”.
Theo chiều hướng này, Đức Tổng Giám Mục Paglia cho biết bản Hiến chương về các quyền người già cũng muốn là một câu trả lời cho cuộc tranh luận hiện nay ở Ý về vấn đề an tử, kết liễu mạng sống người già, người bệnh, theo lời yêu cầu của đương sự. Đã có 800 người ký tên ủng hộ việc an tử này. Đức Tổng Giám Mục nói: “Lời yêu cầu an tử thường không phải là yêu cầu được chết, nhưng là những lời xin giúp đỡ để khỏi đau đớn, khỏi cô đơn. Vì thế chúng ta cần được trang bị, với tinh thần sáng tạo và cấp thiết, để trả lời bằng sự đồng hành với những người già”.
Source:Vatican News
Bi ai: Chưa đầy một tuần, 6 nữ tu cùng tu viện ra đi. Bí kíp sống chung với dịch của linh mục Brazil
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:51 08/09/2021
1. Sáu nữ tu từ cùng một tu viện qua đời trong vòng chưa đầy một tuần
Sáu nữ tu từ Congregación de las Hermanas Franciscanas de la Sagrada Familia de María, nghĩa là Tu Viện Của Các Nữ Tu Dòng Phanxicô Thuộc Dòng Thánh Gia Đức Mẹ ở Curitiba, Brazil, đã qua đời trong vòng chưa đầy một tuần, năm người trong số các nữ tu thiệt mạng được xác định chắc chắn là vì COVID-19.
Các nữ tu khác tại tu viện cũng bị bệnh và một số đã được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Chị Madalena Ryndack của tu viện Curitiba nói rằng “với sự cầu nguyện của nhiều bạn bè”, tình hình đang dần “trở lại bình thường”.
Tổng giáo phận Curitiba đã công bố giấy báo tử của các nữ tu.
Vào ngày 28 tháng 8, Sơ Helena Glovacki, 95 tuổi, nữ tu suốt 74 năm, đã qua đời. Vào ngày 29 tháng 8, Sơ Elizabeth Tartas, 94 tuổi, nữ tu suốt 64 năm, qua đời. Ngày hôm sau, Sơ Marieta Bet, 88 tuổi, người đã trải qua 70 năm sống đời thánh hiến, qua đời. Vào ngày 31 tháng 8, Sơ Sofía Culaves, 78 tuổi, với 65 năm sống đời thánh hiến, đã qua đời.
Vào ngày 2 tháng 9, Sơ Stella Albina Franzo qua đời ở tuổi 87, với 65 năm tận hiến cho đời sống thánh hiến.
Một cái chết không liên quan đến COVID-19 là của Sơ María Catarina da Silva, 70 tuổi, với 46 năm trong đời sống tu trì, qua đời vào ngày 1 tháng 9. Theo các Nữ tu Dòng Phanxicô, sơ đã ở ICU được 47 ngày với các biến chứng từ một khối u tuyến yên, nhiễm trùng huyết và suy thận.
Sơ Madalena nói với ACI Digital, đối tác tin tức tiếng Bồ Đào Nha của CNA, rằng “những ngày này rất khó khăn” đối với tu viện “nhiều chị em qua đời, các đám tang, những người khác bị cô lập”.
Vị nữ tu cho biết các chị em không biết làm thế nào mà vi rút xâm nhập vào tu viện. “Đã có một đợt bùng phát, một tình huống gần như không thể kiểm soát được, nhưng chúng tôi đã cố chăm sóc các chị em và chúng tôi đang thoát khỏi tình trạng này”. Sơ cũng nói rằng tất cả các nữ tu tử vong vì COVID-19 trong những ngày gần đây đều là những người cao tuổi và có vấn đề về “sức khỏe”.
Theo nữ tu, một số chị em bị COVID-19 được đưa vào diện cách ly đã hoàn thành việc cách ly và trong số những chị em đã nhập viện, chỉ có một chị vẫn đang ở trong ICU. “Hai người khác đang ở trong phòng hồi sức và một người có thể sẽ được xuất viện vào ngày hôm nay, tức là ngày 3 tháng 9.”
Vị nữ tu nói rằng trong những ngày căng thẳng gần đây, các chị “cảm thấy rất mạnh mẽ trước sự hiệp nhất của cộng đoàn chúng tôi. Nhiều chị em đến phụ giúp, tặng đồ ăn đã chuẩn bị sẵn. Tất cả những điều này giúp chúng tôi đứng vững hơn và khiến chúng tôi ngày càng tin tưởng hơn vào đời sống thánh hiến và rằng Chúa không bỏ rơi chúng tôi”.
Source:Catholic News Agency
2. Bí quyết sống chung với dịch của một linh mục Brazil
Tổng thống Jair Bolsonaro có một chính sách gọi là “Vivendo Com Pandemia”, dịch ra tiếng Việt là “Sống Chung Với Dịch”.
Nói là chính sách cho oai vậy thôi chứ thực ra ông ta hết không còn cách nào khác. Nếu lockdown thì kinh tế suy sụp, dân chúng chết vì đói. Thành ra cứ mở cửa làm ăn bình thường. Không phải ai nhiễm coronavirus cũng chết. Đến một lúc nào đó, hy vọng đất nước sẽ đạt đến tình trạng miễn dịch cộng đồng. Như thế, “Sống Chung Với Dịch” là ai sống thì sống, ai chết thì chết, không còn biết làm cách nào hơn.
Tính cho đến sáng 8 tháng 9, tử vong tại Brazil đã lên đến 584,208 người, trong số 20,913,578 trường hợp nhiễm coronavirus.
Trong sứ điệp kết thúc hội nghị toàn thể lần thứ 58, được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ, Hội đồng Giám mục Brazil bày tỏ sự bất mãn với tổng thống Jair Bolsonaro. Các ngài nói:
“Mặc dù tất cả mọi người đều đang phải đau khổ do đại dịch, nhưng người nghèo là thành phần phải chịu đựng hậu quả nhiều hơn. Thực tế đau khổ này phải vang vọng trong tâm hồn các môn đệ của Chúa Kitô. Bất cứ điều gì đe dọa cuộc sống đều liên quan đến sứ vụ của chúng ta. Mỗi khi bàn luận về các vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị, chúng ta phải thực hiện dựa theo Tin Mừng. Chúng ta không thể làm thinh khi cuộc sống bị đe dọa, các quyền không được tôn trọng, công lý bị mua chuộc và bạo lực được hình thành”.
Trong thánh lễ tưởng niệm các nữ tu vừa qua đời mà chúng tôi vừa loan tin, Cha Marcos Galvis, linh mục tuyên úy của Congregación de las Hermanas Franciscanas de la Sagrada Familia de María, đưa ra lời khuyên sau, và gọi đó là bí quyết để sống chung với dịch: “Hãy sống ngày hôm nay như ngày cuối cùng của đời mình. Có thể chúng ta sẽ không có cái gọi là ngày mai.”
3. Đức Hồng Y Sako nói chuyến thăm lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô đã thay đổi Iraq
Một vị Hồng Y cho biết hôm thứ Ba rằng chuyến thăm lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Iraq vào tháng Ba vừa qua đã có những tác động sâu sắc đến đất nước.
Phát biểu tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 ở Budapest, Hung Gia Lợi, vào ngày 7 tháng 9, Đức Hồng Y Louis Raphaël Sako giải thích rằng chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đã thay đổi bầu không khí ở quốc gia Trung Đông này.
“Đức Giáo Hoàng đã chạm đến trái tim của tất cả người dân Iraq, đặc biệt là những người Hồi giáo bởi những thông điệp của ngài. Và bây giờ, một cái gì đó đã thay đổi trong các đường phố, trong quần chúng, trong dân chúng.”
“Các tín hữu Kitô tự hào về điều đó và bây giờ họ cũng được đánh giá rất cao”.
Trong bài phát biểu của mình tại Trung tâm Triển lãm và Đại hội Hungexpo Budapest, là địa điểm chính của đại hội, nhà lãnh đạo 73 tuổi của Giáo Hội Công Giáo Chanđê đã nhắc lại cuộc gặp gỡ mang tính bước ngoặt giữa Đức Giáo Hoàng và giáo sĩ Shiite hàng đầu của Iraq, Đại Giáo Trưởng Ali al-Sistani.
“Tôi đã cùng Đức Giáo Hoàng đến thăm Ayatollah Sistani, nhân vật có quyền lực tối cao của người Shiite. Và vị Đại Giáo Trưởng đã nói một điều rất quan trọng. Đề cập đến các Kitô hữu và Đức Giáo Hoàng, ông nói ‘Các bạn là một phần của chúng tôi, và chúng tôi là một phần của các bạn. Điều đó có nghĩa là chúng ta là anh em với nhau’”.
Đức Hồng Y Sako đã phát biểu vào ngày thứ ba của Đại hội Thánh Thể Quốc tế, khai mạc vào ngày 5 tháng 9 với một dàn hợp xướng gồm 1,000 người và một Thánh lễ trong đó có nhiều người được Rước lễ lần đầu.
Đại hội ban đầu dự kiến diễn ra vào năm 2020 nhưng đã bị hoãn lại đến năm 2021 do đại dịch coronavirus.
Sự kiện kéo dài một tuần sẽ lên đến đỉnh cao vào ngày 12 tháng 9 với thánh lễ bế mạc được cử hành bởi Đức Thánh Cha Phanxicô tại Quảng trường Anh hùng của Budapest.
Trong bài diễn văn của mình, Đức Hồng Y Sako đã mô tả lịch sử và linh đạo của Giáo Hội Công Giáo Chanđê, là một trong 23 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Tòa thánh.
Giáo hội Chanđê có nguồn gốc từ thời các Thánh Tông đồ nhưng có hình thái lịch sử hiện tại vào thế kỷ 16 khi các thành viên của Giáo hội Đông phương cổ đại này khẳng định sự hiệp thông của họ với Tòa Thánh.
Giáo hội Chanđê được điều hành bởi một giáo chủ có trụ sở tại Nhà thờ Đức Mẹ Sầu Bi ở thủ đô Baghdad của Iraq. Giáo hội Chanđê có hơn 600,000 thành viên sống chủ yếu ở Iraq, nhưng cũng có các cộng đồng hải ngoại trên khắp thế giới.
Đức Hồng Y Sako nói rằng Giáo hội Chanđê đã sản sinh ra nhiều vị tử vì đạo từ khi thành lập cho đến ngày nay.
“Tử đạo là đặc sủng của Giáo hội Chanđê vì kể từ khi sáng lập, Giáo Hội chúng tôi đã trải qua sự bách hại của người Ba Tư, Ả Rập Hồi giáo, Mông Cổ, Ottoman, và ngày nay bởi các phần tử cực đoan như al-Qaida và ISIS.”
“Trong một đêm năm 2014, 120,000 người đã phải rời khỏi nhà của họ mà không có bất cứ thứ gì, chỉ có quần áo trên người họ. Và chúng tôi ngưỡng mộ rằng không ai rời bỏ niềm tin của mình. Không ai chuyển sang đạo Hồi để có thể ở nhà và được bảo vệ. Tất cả họ đều rời bỏ nhà cửa để đến các thành phố khác ở Kurdistan”.
Đức Hồng Y nói tiếp: “Có thể các bạn còn nhớ vào năm 2010, tại Baghdad, vào ngày 31 tháng 10, 48 người đã bị giết trong Thánh lễ. Và trong số đó có hai người trẻ, hai linh mục trẻ. Các vị đến nói chuyện với những kẻ khủng bố: ‘Các người có thể bắt chúng tôi đưa đi. Các người có thể giết chúng tôi. Nhưng hãy để những người khác ra ngoài.’ Chúng không chấp nhận đề nghị của hai vị linh mục và chúng đã giết cả hai vị. Cả hai vị đều là chủng sinh trong chủng viện, khi tôi là hiệu trưởng của chủng viện đó”.
Đức Hồng Y Sako đã cảm ơn chính phủ Hung Gia Lợi vì đã giúp đỡ các tín hữu Kitô ở Iraq thông qua một chương trình mang tên Sự Trợ Giúp của Hung Gia Lợi nhằm khôi phục lại những ngôi nhà, trường học và nhà thờ bị ISIS phá hủy ở vùng đồng bằng Ninivê.
Đức Hồng Y cho biết Teleskuf, một thị trấn ở miền bắc Iraq, ngày nay được người dân địa phương gọi là “Bint al Majjar”, nghĩa là “Con gái của Hung Gia Lợi” để công nhận vai trò của Hung Gia Lợi trong việc khôi phục thị trấn này.
Trong diễn từ của mình, Đức Hồng Y Sako giải thích rằng linh đạo Công Giáo Chanđê nhấn mạnh đến vị trí trung tâm của ân sủng.
“Nó rất tích cực, không có gì tiêu cực. Hiếm khi chúng tôi nói về việc hành xác. Ngay cả thập tự giá của chúng tôi cũng thường trống không, không có xác Chúa, bởi vì Người đã sống lại. Và chúng tôi gọi nó là 'thập tự giá vinh quang,' và điều này mang lại cho chúng tôi rất nhiều hy vọng trong những cuộc đàn áp của chúng tôi”.
Các diễn giả khác tại đại hội hôm thứ Ba bao gồm Đức Hồng Y Gérald Lacroix của Quebec.
Vị Giáo Chủ Toàn Canada đã đưa ra một bài giáo lý về Bí tích Thánh Thể như là “một nguồn mạch hòa bình và hòa giải vô tận”.
“Sống đức tin của chúng ta trong sự hiệp thông với Thiên Chúa là nền tảng cho một đời sống Kitô hữu lành mạnh,” ngài nói. “Nhưng học cách sống hiệp thông với anh chị em của chúng ta là điều không thể tránh khỏi, không thể thiếu, và chúng ta hãy đối mặt với điều đó, một điều khá là thử thách”.
“Tham gia Bí tích Thánh Thể không chỉ để gặp gỡ Chúa, và ở với Ngài, nhưng đây còn là một trường học để chúng ta học cách yêu thương người khác, cởi mở với họ. Không có điều đó, không có Kitô Giáo thực sự”.
Trong diễn từ của mình, Đức Hồng Y Sako đã suy nghĩ về tương lai của Iraq. Ngài nói rằng cách duy nhất để vượt qua sự chia rẽ nội bộ của đất nước và bảo vệ các nhóm thiểu số là có “một nhà nước dân sự thế tục mạnh mẽ và một nền dân chủ thực sự tương tự như nền dân chủ được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới”.
Kết thúc bài diễn văn, Đức Hồng Y nói: “Đại hội Thánh Thể Quốc tế này phải là một cơ hội để mọi Kitô hữu làm sâu sắc thêm sự kết hợp của mình vào Chúa Kitô, và sau đó củng cố sự hiệp thông và hiệp nhất giữa họ thông qua tư cách thành viên của họ trong Giáo hội”.
“Mỗi cử hành Thánh Thể là một cử hành trong Bữa Tiệc Ly và mang ý nghĩa chia sẻ và ở bên nhau. Chúng ta hãy hoàn thành cuộc hành trình tâm linh của mình đến với Chúa và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, Đấng sẽ không để chúng ta trong bóng tối, nhưng sẽ chiếu sáng với ánh sáng phục sinh của Ngài trên chúng ta”.
Ngài nói thêm: “Tôi đề nghị rằng từ Đại hội Thánh Thể này, các bạn có thể phát động lời kêu gọi hòa bình và tình huynh đệ, để ngăn chặn tiếng nói của vũ khí và chiến tranh và sự giết hại lẫn nhau. Tôi nghĩ điều đó cũng xuất phát từ nền tảng đức tin của chúng ta, và Bí tích Thánh Thể”.
Buổi sáng kết thúc với thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục José S. Palma của Cebu, Phi Luật Tân, cử hành. Theo các nhà tổ chức, vị Tổng Giám Mục 71 tuổi này là diễn giả đã đi quãng đường xa nhất để đến Budapest tham dự các sự kiện.
Các giám mục ở Phi Luật Tân đã có ý định cử một phái đoàn gồm 500 người Công Giáo đến Hung Gia Lợi, nhưng thay vào đó họ đã chọn tổ chức một đại hội Thánh Thể toàn quốc trực tuyến trong tình đoàn kết với cuộc họp Budapest.
Trong bài giảng của mình, Đức Tổng Giám Mục Palma nói: “Anh chị em thân mến của tôi, chúng ta, những người đã được chúc phúc và thỏa mãn với những suối nguồn ân sủng của Thiên Chúa trong Bí tích Thánh Thể, được mời gọi là những đường dẫn bình an cho người khác”.
“Giống như một con suối chảy tự do cho đến khi thấm nước và lấp đầy mọi ngóc ngách và không gian mà nó vươn tới, chúng ta hãy làm rạng rỡ hòa bình của Thiên Chúa cho mọi quốc gia, đến tận cùng trái đất ở bất cứ nơi nào chúng ta có mặt”.
“Cầu mong bình an của Thiên Chúa luôn ở với chúng ta khi chúng ta tiếp tục hoàn thành sứ mệnh này. Và cầu xin Đức Mẹ, Nữ Vương Hòa Bình của chúng ta, cầu bầu cho tất cả chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
Đáng âu lo: Các Giám Mục Đức cảnh báo Tiến Trình Công Nghị đang đẩy GH ở Đức đến bờ vực ly giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:09 08/09/2021
1. Một Imam ở Ghana quyên góp 8,000 đô la để xây dựng nhà thờ
Tờ La Croix của Công Giáo Pháp cho biết Sheikh Osman Sharubutu, lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo ở Ghana, đã đóng góp 8,000 Mỹ Kim để xây dựng một ngôi thánh đường ở Accra. Người Hồi Giáo ở Ghana chiếm 18% dân số.
Imam nổi tiếng Sheikh Osman Sharubutu, năm nay 102 tuổi, lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo của đất nước đã đề nghị tặng 8,000 Mỹ Kim, tức là 6,750 euro để xây dựng một ngôi nhà thờ ở Accra. Thông tin này được em ruột của vị Imam tốt bụng đưa ra vào hôm thứ Hai 30/8.
Công việc xây dựng nơi thờ phượng có sức chứa 5,000 chỗ ngồi hoành tráng này bắt đầu vào ngày 6 tháng 3 năm 2020, kỷ niệm 63 năm ngày độc lập của Ghana. Dự kiến ngôi thánh đường sẽ được hoàn thành vào năm 2024.
Source:La Croix
2. Hội đồng Giám mục Đức nhóm Đại hội mùa thu
Từ ngày 20 đến 23/9 tới đây, Hội đồng Giám mục Đức sẽ nhóm khóa họp mùa thu, tại thành phố Fulda với sự tham dự của 68 giám mục thuộc 27 giáo phận toàn quốc và dưới quyền chủ tọa của Đức Cha Chủ tịch Georg Baetzing.
Một trong những đề tài chính là “Tiến Trình Công Nghị”, với mục đích cải tổ Giáo hội, đang tiến hành từ gần hai năm nay, và sẽ nhóm khóa họp toàn thể thứ hai, từ ngày 30/9 đến 02/10 tại thành phố Frankfurt-am-Main.
Đề tài thứ hai là vấn đề làm sáng tỏ những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên trong quá khứ, để tránh tái diễn trong tương lai.
Các giám mục sẽ tiến hành việc bầu các vị chủ tịch và các thành viên của 14 ủy ban giám mục, soạn thảo tập Những đường hướng mục vụ giới trẻ được cập nhật. Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, Sứ thần Tòa Thánh tại Đức, sẽ khai mạc khóa họp, và có hai khách mời đặc biệt là Đức Cha Didier Berthet, Giám mục giáo phận Saint-Dié bên Pháp và Đức Cha Stanislaw Budzik, Tổng Giám Mục giáo phận Lublin bên Ba Lan.
Source:Vatican News
3. Giám mục Công Giáo Đức đề xuất văn bản thay thế cho Tiến Trình Công Nghị
Hôm thứ Sáu, một giám mục Công Giáo người Đức đã đề xuất một văn bản thay thế cho “Tiến Trình Công Nghị” gây tranh cãi của quốc gia này.
Đức Cha Rudolf Voderholzer của Regensburg, miền nam nước Đức, đã trình bày văn bản trên một trang web ra mắt vào ngày 3 tháng 9, CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA đưa tin.
Trong phần giới thiệu trang web, Đức Cha viết: “Chúng tôi đang tham gia vào Tiến Trình Công Nghị, nhưng chúng tôi ngày càng tin chắc rằng tiến trình này sẽ không đạt được mục tiêu nếu nó tiếp tục theo con đường mà nó đã đi cho đến nay”.
“Chúng tôi tin chắc rằng chỉ một Thượng Hội đồng được thực hiện cùng với và bởi toàn thể Giáo hội mới có thể hoạt động tốt và đạt được mục tiêu của nó. Toàn thể Giáo hội không chỉ là Giáo hội trên toàn thế giới, mà còn là Giáo hội sơ khai và Giáo hội của các thánh đã đến đích điểm của họ”.
“Nền tảng của Thượng Hội Đồng ấy là Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa, Đấng thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh Thể và từ đó xây dựng nên Giáo hội”.
Tiến Trình Công Nghị tại Đức là một tiến trình kéo dài nhiều năm, quy tụ các giám mục và giáo dân để thảo luận về bốn chủ đề chính: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội; luân lý tình dục; chức tư tế; và vai trò của phụ nữ.
Hội Đồng Giám Mục Đức ban đầu cho biết rằng quá trình này sẽ kết thúc với một loạt các ‘ràng buộc’ khiến Vatican lo ngại rằng các nghị quyết có thể thách thức giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội.
Các giám mục và các nhà thần học đã gióng lên những tiếng nói báo động về quá trình này, dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 2 năm 2022, nhưng chủ tịch hội đồng giám mục Đức, là Giám mục Georg Bätzing đã bảo vệ nó một cách quyết liệt.
Trang web mới đã xuất hiện khi những người tham gia chuẩn bị tham dự phiên họp toàn thể của Tiến Trình Công Nghị ở Frankfurt, tây nam nước Đức, từ ngày 30 tháng 9 đến 2 tháng 10. Sự kiện này sẽ là cuộc họp thứ hai của Hội đồng Tham Vấn, là cơ quan ra quyết định tối cao của Tiến Trình Công Nghị.
Hội đồng Tham Vấn bao gồm các giám mục Đức, 69 thành viên của Ủy ban Trung ương Giáo dân Đức (ZdK) đầy quyền lực, và đại diện của các bộ phận khác của Giáo hội Đức.
Giải thích lý do cho trang web mới, Đức Cha Voderholzer, một giáo sư về tu từ học, đã viết: “Trên trang web này, các bạn sẽ tìm thấy, trong số những thứ khác, các văn bản thay thế, bình luận và tuyên bố của Vatican về các chủ đề và diễn đàn của Tiến Trình Công Nghị, trong đó chúng tôi muốn quan điểm của chúng tôi được biết đến”.
“Chúng tôi dựa trên các lý lẽ và các 'học thuyết hợp lý' tốt nhất chúng tôi có thể có, những lập luận được trình bày ở đây đã được đưa vào tiến trình của Thượng hội đồng. Tuy nhiên, vì có quá nhiều vấn đề ở đó, cho đến nay, những điều chúng tôi muốn trình bày đã không được và chưa được đoái hoài đến”.
Trang web bao gồm một tài liệu 45 trang, được gọi là “Quyền hạn và trách nhiệm”, cung cấp một sự thay thế cho văn bản được các thành viên của Tiến Trình Công Nghị xác nhận trong phiên khoáng đại thứ nhất, dành riêng cho cách quyền lực được thực thi trong Giáo hội.
Tài liệu này là tài liệu đầu tiên trong một loạt các tài liệu đề cập đến 4 chủ đề của Tiến Trình Công Nghị. Cộng tác với Đức Cha Voderholzer trong việc biên soạn các tài liệu này có Cha Wolfgang Picken, là Tổng Đại Diện của thành phố Bonn, Marianne Schlosser, giáo sư thần học ở Vienna, bên Áo, nhà báo Alina Oehler, và Đức Cha Florian Wörner, là Giám Mục Phụ Tá Augsburg.
Source:Catholic News Agency