Ngày 07-09-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ta Sẽ Đòi Ngươi Đền Nợ Máu Nó
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:14 07/09/2017
Tin Mừng Thánh Matthêu chương 18 tập chú vào chủ đề đời sống cộng đoàn. Thoặt nghe bài Tin Mừng Mt 18,15-20 với những lời căn dặn của Đấng Cứu Thế về việc sửa bảo anh em, chúng ta dễ liên tưởng đến việc cần có thái độ tế nhị tôn trọng anh em trong khi sửa bảo nhau. Điều này thì không ai chối cãi. Yêu thương và tôn trọng là hai động thái tất yếu phải sánh đôi. Tuy nhiên, qua những lời dạy của Thầy Chí Thánh, chúng ta còn phải lưu ý đến tính triệt để của việc sửa sai, dạy bảo nhau. Nghĩa là khi thấy anh em, thấy tha nhân sai lỗi thì cần phải tích cực sửa bảo nhau cách triệt để, tức là cho đến cùng.

Số phận của tha nhân cũng là số phận của chính ta:

Ngôn sứ Êdêkiel đã minh nhiên lời dạy của Thiên Chúa: “Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta nói cho chúng biết. Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: “Hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết”, mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội của nó, thì Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” (Ed 33,8). Không ai được phép vào Nước Trời một mình. Thiên Chúa không phải là Cha của mình tôi. Người là Cha của “chúng ta”, của mọi người (x.Kinh Lạy Cha). Thái độ dửng dưng, kiểu sống mặc kệ nó, là kiểu sống, là thái độ không xứng với người con cái Chúa.

Người ta có thể không ghét bỏ tha nhân, không tìm cách mưu hại tha nhân, thế nhưng chính khi không màng đến số phận của tha nhân cũng là khi ta góp phần làm hại tha nhân cách gián tiếp. Đã nhiều lần Chúa Kitô nhấn mạnh chân lý này khi Người trách cứ tấm lòng dửng dưng của những luật sĩ biệt phái trước bao nỗi khổ của đồng loại. Thấy anh em đang sai lỗi cũng như thấy anh em đang đứng bên bờ vực thẳm mà ta không lên tiếng cảnh báo hay sửa sai thì chính ta đã vô tình, đúng hơn là đã vô tâm để người anh em rơi xuống vực. Không cứu người theo khả năng và hoàn cảnh của mình là đã giết người. Dưới cái nhìn này chúng ta mới hiểu những lời đanh thép của Thiên Chúa qua miệng Ngôn sứ Êdêkiel ở trên: “Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó”.

Khi vạch rõ lộ trình sửa bảo anh em, bắt đầu từ hình thức cá nhân đến cộng đoàn, thì ngoài việc tôn trọng phẩm giá, danh dự người có lỗi, Chúa Kitô đã minh nhiên dạy ta tích cực sửa bảo người anh em cho đến cùng. Khi người anh em lỗi phạm không nghe cộng đoàn thì hãy xem họ như người ngoại giáo hay người thu thuế thì vẫn không là buông xuôi mà là trao phó cho Chúa, Đấng không có sự gì là không thể (x.Mt 19,26). Ngay cả khi trao phó người anh em lỗi phạm cho Chúa thì ta vẫn còn đó bổn phận góp phần bằng lời cầu nguyện. Để làm rõ hiệu quả của lời cầu, thì liền sau đó Chúa Kitô đã khẳng định: “Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,20).

Chúng ta cần phân biệt các hành vi sai trái mang tính cá nhân và hậu quả của hành vi lỗi phạm thì hạn chế với những sai lầm mang tính tập thể và hậu quả di hại cho xã hội là rộng lớn và lâu dài khó có thể khắc phục ngày một ngày hai hoặc hành vi lỗi phạm của cá nhân trở thành gương xấu gương mù cho xã hội, cho những kẻ bé mọn. Cung cách hành xử của Chúa Kitô thật rõ ràng. Nguời từ tâm, nhân hậu với những trường hợp đầu mà trái lại rất thẳng thắn và cương quyết với những trường hợp sau. Người tỏ lòng nhân hậu với chị phụ nữ phạm tội ngoại tình. Người thật khoan dung với sự yếu hèn của Phêrô khi chối Người, nhưng Người lại nghiêm khắc trước sự sai trái cũng của chính Phêrô khi ông ngăn cản Người lên Giêrusalem để thực thi công trình cứu độ bằng sự khổ nạn. Và với nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo hay các bậc vị vọng thời bấy giờ là Biệt Phái, Luật sĩ… thì thái độ của Chúa Kitô là rất thẳng thừng và cương quyết. Tuy nhiên dù cương quyết hay nhân hậu, dù nghiêm khắc hay dịu dàng thì các hành vi của Chúa Kitô đều ắp đầy lòng xót thương. Đến trần gian, một sứ mạng của Đức Kitô là mạc khải cho nhân trần chân dung của Thiên Chúa, Đấng từ bi và hay thương xót, Đấng không muốn bất cứ một ai phải hư mất.

Đức ái là động lực, là hình thức và là mục đích của việc sửa sai nhau:

Chúng ta dễ dàng chân nhận sự cần thiết của việc sửa bảo nhau. Tuy nhiên cần biết sửa bảo nhau vì yêu thương nhau, muốn cho nhau đổi thay và nên tốt lành, thánh thiện hơn, bằng những hình thức, những phương thế chính đáng và phải đạo. Làm sao minh chứng được động cơ và mục đích của việc ta sửa bảo nhau là vì yêu thương nhau? Quả là khó khi thẩm định những gì thuộc chiều sâu của tâm hồn. Với lời mạc khải, qua tấm gương của các ngôn sứ, đặc biệt của Chúa Kitô chúng ta có thể xác định rằng đức ái chính là động cơ và mục đích của việc sửa bảo nhau dựa vào một vài dấu chỉ sau:

- Có nhổ thì có trồng; có phá thì có xây: Ta không chỉ nói lên cái sai trái, sự lầm lỗi của nhau mà ta còn vạch ra cách thế sửa đổi, còn đề xuất phương hướng khắc phục cho nhau.

- Sẵn sàng đón nhận những sự hiểu lầm, những nghịch cảnh và cả những ngược đãi khi ta chân thành sửa bảo nhau bằng lòng khoan dung, tha thứ.

“Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tình yêu” (Rm 13,8). Đã mắc nợ là phải trả. Một trong những món nợ tình yêu chúng ta cần phải trả liên lĩ đó là món nợ liên đới trong lỗi tội của nhau. Để trả món nợ này, chúng ta không chỉ can đảm đón nhận các hậu quả do tội lỗi của nhau mà còn phải tích cực sửa bảo nhau trong đức ái. Nếu ngươi không sửa bảo kẻ có tội thì “Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” là một lời cảnh báo thật đáng sợ. Tuy nhiên để cho việc sửa bảo nhau đạt kết quả thì chúng ta đừng quên rằng ngoài việc cầu xin ơn Chúa soi sáng, nâng đỡ, thì bản thân chúng ta trước hết cần làm thanh sạch bản thân mình một cách nào đó. Vì khi đã lấy cái xà ra khỏi mắt mình thì mình mới thấy rõ và biết cách lấy cái rác ra khỏi mắt anh em (x.Mt 7,1-5). Xin đừng viện cớ rằng tôi chưa hoàn thiện, nghĩa là vẫn còn vương nhiều lầm lỗi, nên tôi không được phép sửa bảo ai. Ngoại trừ Mẹ Maria, chúng ta thảy đều là tội nhân, mức này, mức kia. Hãy nhớ lời dạy của thánh Giacôbê: “Thưa anh em, nếu có người nào trong anh em lạc xa chân lý và có ai đưa người ấy trở về, thì anh em hãy biết rằng: kẻ nào làm cho một tội nhân bỏ đường lầm lạc mà trở về, thì cứu được linh hồn người ấy khỏi chết và che lấp được muôn vàn tội lỗi của mình”(Gc 5,19-20).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Chúa Nhật XXIII Thường Niên năm A
Lm. Jude Siciliano, OP
17:23 07/09/2017
Êdêkien 33:7-994Tv. 62; Rôma 13: 8-10; Mátthêu 18: 15-21

Đoạn Phúc âm thánh Matthêu hôm nay nói về việc Chúa Giêsu xây dựng cộng đoàn. Vì thế chúng ta nên hiểu bài phúc âm hôm nay trong một hướng nhìn tổng thể sự việc. (đây là điều ắt phải làm của những người rao giảng lời Chúa).Từ chương 14 Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ việc này. Trong chương 18 Chúa Giêsu nhấn mạnh về sức giáo huấn của cộng đoàn tín hữu là Giáo Hội.

Khi thánh Mátthêu viết Phúc âm thì Giáo hội đã được thành lập, và không còn là thành phần của cộng đoàn Do thái, và cũng không còn giữ lề luật của cộng đoàn Do thái nữa. Cộng đoàn mới cần những chỉ dẫn cho đời sống. Trong đoạn 18 thánh Mátthêu nhấn mạnh những điểm chính: Đức tin vào Chúa Giêsu và các lời dạy dỗ của Ngài là những điểm nền tảng cho đời sống của cộng đoàn mới này. Các tín hữu phải sống như thế nào để phản ảnh được cách sống của Đấng sáng lập cộng đoàn. Chúa Giêsu đã mạc khải một Thiên Chúa tha thứ và cảm thông, nên đời sống của cộng đoàn cũng phải như thế dể nên chứng nhân của Chúa Giêsu Phục Sinh đang sống giữa họ. Tha thứ phải là điểm mấu chốt của Giáo hội. (tuần sau trong Phúc âm, thánh Phêrô sẽ hỏi Chúa Giêsu "con phải tha thứ đến mấy lần?...”, và Chúa Giêsu trả lời... số lần không xác định).

Khi nào có ai xúc phạm đến chúng ta, chúng ta có thể nói "thật là một thế giới rộng lớn. Tôi phải đi tiếp con đường của mình và quên hẵn người đó đi". Giáo hội tiên khởi là một cộng đoàn nhỏ bé sống giữa người ngoại đạo. Người ta có thể nhận biết các thành phần giáo hội một cách dễ dàng, và biết cách họ đối xử với nhau như thế nào. Như trong một gia đình ở một thành phố nhỏ. Láng giềng biết ngay khi có sự tranh chấp giữa các thành phần trong gia đình. Và với Giáo hội tiên khởi nhỏ bé cũng như thế. Những người trong và ngoài cộng đoàn dễ nhận thấy sự tranh chấp giữa các tín hữu. Và người bị vấp phạm không thể nào ra đi được. Cả cộng đoàn sẽ biết và sẽ đau khổ vì cử chỉ đó. Xúc phạm cần phải được tha thứ, và nếu được, mọi người sẽ hưởng hậu quả. Người ngoài cũng sẽ nhận thấy thái độ của cộng đoàn. Thời nay, do cộng đoàn lớn mạnh, không thể để những tranh chấp vẫn tiếp diễn, hay bỏ qua, để không ai còn để ý đến. Nhưng, một vết thương chưa nhìn thấy vẫn là một vết thương. Và sự hiệp nhất của các tín hữu sẽ bị ảnh hưởng do những vấp phạm giữa các thành phần giáo hội.

Lời dạy trong Phúc âm hôm nay đưa ra một quá trình khá phức tạp và cụ thể về sự tha thứ và hòa giải. Lúc đầu chỉ có giữa 2 người thôi. "nếu người anh em của anh trót vấp phạm, thì anh hãy tìm cách sửa lỗi nó..." Hãy chú ý, nạn nhân bị xúc phạm sẽ tìm cách trao đổi với người phạm tội. Lúc này câu chuyện chỉ xãy riêng giữa 2 người thôi. Lời chỉ dạy không nói đến làm cách nào để trao đổi giữa 2 người. Hy vọng là 2 người sẽ nói chuyện với nhau một cách êm thắm, và cộng đoàn tin tưởng là họ sẽ đối đải với nhau tử tế. Nhưng, cuộc sống của cộng đoàn lớn hiện nay không luôn đơn giản theo lý tưởng đó.

Nếu bước thứ nhất không thành sự, thì câu chuyện giữa 2 bên nên có thêm 1 hay 2 người nữa. Chúng ta có thể đi ngay đến lời cuối cùng của bài phúc âm hôm nay. "Vì ở đâu có 2 hay 3 người họp lại nhân danh Thầy thì có Thầy ở đấy, giữa họ". Chúng ta thường áp dụng lời này cho 2 hay nhiều tín hữu họp nhau cầu nguyện, thì Chúa Giêsu sẽ ở giữa họ. Thật thế. Nhưng, trở về bài phúc âm: câu văn nói về sự hòa giải trong cộng đoàn khi "2 hay 3" người họp nhau để hòa giải về những sự xúc phạm giữa các thành phần trong giáo hội. Chúa Kitô luôn ở giữa chúng ta và giúp làm cho các thành viên trong giáo hội hiểu biết và tin tưởng nhau hơn. Đó là điểm chính của bài Phúc âm hôm nay, hơn là một "lý tưởng" đối với cộng đoàn giáo hội rộng lớn biểu trưng sự khó khăn của "xã hội thực tế".

Hoặc nói cách khác đi nữa: chúng ta tìm thấy sự hiện diện của Chúa Kitô ở đâu? Theo thí dụ hôm nay, Chúa Kitô ở giũa chúng ta khi chúng ta cùng nhau hòa giải một xúc phạm. Tha thứ và công chính sẽ là đặc tính của cộng đoàn. Nếu được thành tựu thì người ngoài sẽ nhận xét là điều đặc biệt của cộng đoàn giáo hội và họ cũng sẽ nhận xét luôn là Chúa Kitô đang sống động ở giữa chúng ta và giúp chúng ta làm việc mà chúng ta không tự làm được nếu không có Ngài. Chúng ta tin tưởng là Chúa Giêsu thật ở giũa chúng ta trong bí tích Thánh Thể hôm nay. Chúng ta nghĩ đến những chia rẻ trong giáo xứ, và trong toàn thể giáo hội hoàn vũ. Cũng như những chia rẻ giữa các giáo hội vì những xúc phạm và hiểu lầm qua bao thế kỷ. Chúng ta kính mời Chúa Kitô đến ở giũa chúng ta và giúp chúng ta thành tâm giải quyết những sự lầm lỗi nhỏ bé và lớn lao.

Lời dạy của Chúa Giêsu tiếp tục: Nếu người phạm tội cứng lòng, không chấp nhận lỗi mình thì sẽ đi một bước nữa: "nếu người anh em không nghe thì hãy đi báo tin cộng đoàn". Đến đây, Chúa Giêsu ban cho toàn thể cộng đoàn quyền "buộc tội hay tha thứ", quyền nhận một người phạm lỗi quay trở lại hay quyền buộc tội một người phạm lỗi không chịu hối cãi. Điều buộc tội là một điều đáng tiếc, nhưng là điều phải làm. Thật ra, không phải là điều quan trọng khi Giáo hội trục xuất một người ra khỏi cộng đoàn. Mà chính là người phạm tội tự quay mặt rời xa cộng đoàn. Vì người phạm tội cứng lòng, người đó tự xét đưa mình ra khỏi cộng đoàn. Nếu người đó không hòa giải được việc sai trái họ đã làm, cộng đoàn bắt buộc phải chấp nhận sự thật đã xãy ra. Người phạm tội sẽ tự coi như là "một người ngoại, hay một người thu thuế". Đó là lời người Do thái dùng để ám chỉ một người không trong sạch, và ở ngoài tôn giáo của họ. Nhưng, chúng ta nên nhớ là Chúa Giêsu đón tiếp người ngoại và người thu thuế vào cộng đoàn với Ngài, và tha thứ chấp nhận họ. Và tôi nghĩ lời kết luận trong bài phúc âm này hơi khó hiểu.

Chúng ta cảm thấy bài phúc âm hôm nay và cả đoạn 18. Nói về sự hòa hợp và tin tưởng vào lời dạy dỗ của Chúa Giêsu là điều quan trọng trong phúc âm thánh Mátthêu. Người tín hữu không sống riêng biệt, nhưng là thành phần của một cộng đoàn làm chứng nhân và nâng đỡ nhau. Khi một thành phần bị xúc phạm các thành phần khác có mặt để nâng đỡ và để sữa lại lỗi lầm.

Nhưng, bài Phúc âm hôm nay nói về gì? Chúa Giêsu chỉ nói đến xúc phạm và lỗi lầm của một người hay sao? Thử hỏi, nếu một dân tộc bị xúc phạm thì chúng ta phải làm gì? Thử hỏi, nếu người nghèo bên kia thành phố bị bỏ quên, và bị mất quyền lợi, và không được giúp đỡ thì sao? Thử hỏi, nếu một nhóm trong giáo xứ chúng ta bị coi như là thành phần thấp kém vì họ mới đến thì sao? Thử hỏi, nếu tiếng nói của phụ nữ bị bỏ qua thì sao? Hoặc nếu các bô lão bị bỏ quên thì sao? Thử hỏi, nếu các thanh thiếu niên không bao giờ nghe những vấn nạn và nhu cầu của họ được nhắc đến trong bài giảng hay trong Phụng vụ thì sao? Thật đấy, các bạn có suy nghĩ về những điều đó chăng.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


23rd SUNDAY (A)
Ezekiel 33: 7-9; Psalm 95; Romans 13: 8-10; Matthew 18: 15-20

We are in a section of Matthew’s Gospel in which Jesus is doing community building. So, today’s passage must be seen in the light of its larger context. (Nothing new here for preachers since we are always checking out the context of a scriptural passage.) Ever since chapter 14, Jesus has been instructing his disciples. In chapter 18, his teaching emphasizes and focuses on the community of believers, the church.

At the time Matthew wrote, the church was on its own, no longer a part of the Jewish community and so no longer observing the daily norms and customs of that religious tradition. The community needed guidelines for its life together and in chapter 18 Matthew emphasizes what the important ones are. Faith in Jesus and his teachings are the basis for this new community; believers will have to live in a way that reflects their founder. Since Jesus revealed a forgiving and compassionate God, the life of the community must do the same, if they are to witness to Jesus resurrected and living in their midst. Forgiveness must be the hallmark of the church. (Next week Peter will ask, "...how often must I forgive?" Jesus’ response--- in effect, a limitless number of times.)

When someone offends us we can say, "It’s a big world, I’ll just go my own way and ignore him or her." The early church was a very small community surrounded by non-believers. Members of the assemblies were easily recognizable and so was how they behaved towards one another. It’s something like a family in a small town, the neighbors quickly learn when there is conflict among family members. So too in the tiny early church; people within and outside the community would know of divisions among the believers. Conflicting members could not go their own way, the whole community would know and suffer the consequences of their behavior. The injuries had to be dealt with through forgiveness and, if it that were done, all would benefit. Outsiders would also notice the community’s behavior and be drawn to it. Today our larger communities might make it possible for conflict to continue, or be ignored, without too much fuss. But an unseen wound is a wound nevertheless and the unity and life of the believers are affected by offenses done by members against one another.

The teaching in today’s Gospel sets out a rather elaborate and specific process for how forgiveness and reconciliation are to happen. At first just two people are involved, "If your brother [or sister] sins against you go and tell...." Notice that the one sinned against must attempt a personal exchange with the offending party. At this stage of the process the privacy of the two is being respected. The directions don’t include explicit formulas or directions how the conversation is to go. It is hoped the parties can converse reasonably and members can be trusted to know how to behave and what to say. But life doesn’t always work out according to ideals.

If the first step fails, the conversation is to include just one or two more persons. We might jump ahead at this point to the closing verse of today’s passage. "For where two or three are gathered together in my name, there I am in the midst of them." We most commonly apply this passage to two or more believers praying together – Jesus will be in their midst. True enough. But back to the context. The verse is in the setting of reconciliation in the community; when "two or three" come together to settle an offense against a member. When a believing community works to settle disputes, Christ is in our midst working to achieve the same goal. That is what makes this teaching more than just an "ideal" and keeps it from being dismissed as not practical in "the real world."

Or, put it another way. Where shall we find the true presence of Christ? In today’s example, he is in our midst when we work together to right wrongs. Forgiveness and justice should characterize the community; if it does, others will recognize something unique about the church and might even recognize Christ alive and active in our midst doing what isn’t "do-able" without him. We believe he is truly with us at this eucharistic celebration. We reflect on divisions in our local and universal church, as well as the between churches, resulting from offenses and misunderstandings done over the centuries. We invite Christ to be with us as we consciously and deliberately set about righting both large and small wrongs.

Jesus’ instructions continue. If the offender is hardened and refuses to acknowledge the wrong the process moves to another level. "If he/she refuses to listen to them, tell the church." Here Jesus gives the whole community the power to "bind and loosen"; the power to welcome back a repentant member, but also to discipline an unrepentant offender. The latter is an unfortunate but it seems to be necessary move. Actually, it isn’t so much that the church excludes someone from the community, but that the person guilty of sin against a member has turned his/ her back on the community. Since they are obstinate in their sin, they have sentenced themselves to exclusion. If they won’t mend the breech they have caused, the community is forced to state the obvious. The offender must be treated as "a Gentile or a tax collector" – a catch-all phrase used at that time by the Jewish community to mean anyone considered unclean and outside the faith. But remember that Jesus welcomed Gentiles and tax collectors into his company and offered them God’s forgiveness and acceptance. I think that leaves his comment ambiguous.

We sense from this passage and all of chapter 18, that the unity and faithful adherence to Jesus’ teachings are important values for Matthew. Christians are not to live as individuals, but as members of a witnessing and supportive community. When a member has been "sinned" against, others are there for support and to see that rights are wronged.

But what’s the spirit of today’s Gospel? Is Jesus just talking about individual offenses and sins? Suppose a race is sinned against, what are we to do? Suppose the poor on the other side of town are being ignored or deprived of their needs and rights? Suppose a group in our parish is treated as second class members just because they are new arrivals? Suppose women’s voices are ignored? Or, the elderly patronized? Suppose young people never hear their lives or issues mentioned in the preaching and public worship? Well...you get the idea.

 
Sửa lỗi trong cộng đoàn
Lm Đan Vinh
21:21 07/09/2017
I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 18,15-20

(15) Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình. (16) Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào hai hoặc ba chứng nhân. (17) Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế. (18) Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy. (19) Thầy còn bảo thật anh em: Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em họp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. (20) Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đó, giữa họ”.

2. Ý CHÍNH: NẾP SỐNG CỦA MỘT CỘNG ĐOÀN KI-TÔ HỮU.

Các thành viên trong Cộng đoàn Hội thánh phải tế nhị sửa lỗi cho nhau và cầu nguyện chung với nhau: Khi có ai sai lỗi, thì cần sửa lỗi qua 4 bước như sau: Trước hết phải gặp riêng nhắc nhở kẻ có lỗi. Nếu họ không nghe thì sẽ đưa thêm hai nhân chứng. Nếu họ vẫn cố chấp thì sẽ đem họ ra trước Cộng đoàn. Nếu họ không nghe Cộng đoàn thì sẽ kể họ như người ngoại và phó thác họ cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Lời cầu nguyện nếu muốn được Chúa nghe thì cần cầu chung giữa Cộng đoàn, vì Chúa Giê-su hứa sẽ luôn hiện diện khi có hai ba người hiệp lời cầu xin nhân danh Người.

3. CHÚ THÍCH:

- C 15-16: + Người anh em: Anh em nói đây là anh em cùng một Cộng đoàn đức tin (x. Mt 23,8; 28,10). + Phạm tội: Không nhất thiết phải là tội phạm đến người sửa lỗi, nhưng là những lỗi nặng nề, công khai, gây gương mù gương xấu và làm tổn thương cho Cộng đoàn. Câu này cho thấy Hội Thánh không chỉ bao gồm những người hoàn thiện, mà còn có cả những tội nhân nữa. + Hãy đi sửa lỗi nó: Ở đây Đức Giê-su dạy phải đi sửa lỗi cho kẻ có tội do đòi hỏi của đức bác ái. Vì mỗi thành viên trong Cộng đoàn đều có trách nhiệm liên đới với đời sống đạo đức của anh em mình. Sự sửa lỗi này không mâu thuẫn với lời dạy về việc phải tránh xét đoán anh em và đừng đòi lấy cái rác ra khỏi mắt anh em, đang khi có cả cái xà trong mắt mình (x. Mt 7,1-5). Như vậy sửa dạy không phải là sự khiển trách hay la mắng miệt thị, mà là do tình yêu thương thúc bách. Cần tạo điều kiện để tội nhân tự nhận ra lỗi của mình và thành tâm sám hối. + Một mình anh với nó mà thôi: Đây là sửa lỗi cá nhân, nhằm tôn trọng và giữ thể diện cho kẻ có tội. Nếu cách này không hiệu quả thì mới sử dụng các cách khác. + Được món lợi là người anh em mình: Món lợi ở đây không có nghĩa là “có lời” thêm được một người bạn hay là chiến thắng được một đối thủ. Nhưng là giúp cho Hội Thánh khỏi bị mất đi một thành viên. + Còn nếu nó không chịu nghe thì hãy đem theo một hay hai người nữa: Chỉ thị này nhấn mạnh đến sự kiên nhẫn phải có đối với những tội nhân bướng bỉnh cố chấp. Việc đem theo một hay hai người nữa là để giúp tội nhận ý thức hơn về tội của mình, như luật Mô-sê dạy: “Một nhân chứng duy nhất không thể đứng lên buộc tội một người về bất cứ tội lỗi nào. Phải căn cứ vào lời của hai hay ba nhân chứng, sự việc mới được cứu xét” (Đnl 19,15). Tuy nhiên, chỉ thị của Đức Giê-su nói đây không phải là nhân chứng buộc tội, nhưng là những người trợ lực có uy tín, để giúp tội nhân dễ dàng sửa lỗi.

- C 17-18: + Đi thưa Hội thánh: vì Hội thánh đã được Chúa ban cho quyền cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 18,18). Đưa ra Hội Thánh không phải để xét xử, nhưng để tội nhân có dịp tỏ lòng sám hối để được tha. + Kể nó như một người ngoại: Nếu kẻ có tội cố chấp không muốn ở trong Hội Thánh, thì sẽ được kể là “dân ngoại hay người thu thuế”, nghĩa là người đang lầm lạc về đức tin và luân lý. Từ nay Hội Thánh không còn trách nhiệm trực tiếp đối với họ nữa và chỉ còn biết phó thác họ cho lòng thương xót của Thiên Chúa. + Dưới đất anh em cầm buộc những điều gì: Đức Giê-su trao cho Nhóm Mười Hai cũng một thứ quyền cầm buộc và tháo cởi như đã ban cho Phê-rô trước đó (x. Mt 16,19). Nhờ đó, Hội Thánh có thể thiết lập luật lệ cho các tín hữu. Khi trao quyền cầm buộc tháo cởi cho Nhóm Mười Hai, Đức Giê-su không bãi bỏ quyền của Phê-rô để ban lại cho Hội Thánh. Nhưng Người chỉ muốn các môn đệ liên kết với Phê-rô là đầu. + Dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì…: Mọi phán quyết của Hội thánh về đức tin và luân lý được Công Đồng Chung bàn thảo biểu quyết và được Đấng kế vị thánh Phê-rô chính thức công bố ở trần gian, thì sẽ được ơn bất khả ngộ và được phê chuẩn ở trên trời như lời Chúa hứa.

- C 19-20: + Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em họp lời cầu xin bất cứ điều gì: Lời cầu nguyện riêng của mỗi người trong phòng kín là cách cầu nguyện khiêm tốn đẹp lòng Chúa (x. Mt 6,6). Nhưng lời cầu nguyện chung của Cộng đoàn càng đẹp lòng Chúa hơn và dễ được chấp nhận hơn. Cầu nguyện chung là một phương thức duy trì đức ái và sự hiệp nhất của Cộng đoàn. Khi hội họp, các tín hữu cần lưu ý hai điều quan trọng: một là phải hội họp trong tình bác ái và hiệp nhất. Hai là phải nhân danh Đức Giê-su, nghĩa là nhằm xây dựng Hội thánh, làm cho Tin mừng của Chúa Giê-su ngày một lan rộng. + Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy: Đây không phải là họp nhau để ăn nhậu mang tính thế tục, nhưng nhân danh Chúa Giê-su, để được nghe lời Người dạy dỗ nhờ ơn Thánh thần soi sáng hướng dẫn. + Có Thầy ở đấy với họ: Trong thời Cựu ước, Đức Chúa luôn hiện diện giữa dân Người qua hình cột mây đậu trên Nhà Tạm che nắng ban ngày và cột lửa chiếu sáng vào ban đêm (x. Xh 40,34-38). Người cũng hứa sẽ hiện ra nói với dân Ít-ra-en trên nắp thi ân của Hòm Bia Giao Ước (x. Lv 16,2). Đến thời Tân Ước, không những Đức Giê-su hứa sẽ hiện diện mỗi khi Cộng đoàn họp nhau cầu nguyện, mà cả những khi họ họp nhau nhân danh Người. Người hiện diện để giúp họ xây dựng tình yêu thương hiệp nhất, sửa lỗi cho nhau, hòa giải những bất hòa chia rẽ và duy trì sự hiệp thông giữa Cộng đoàn.

4. CÂU HỎI:

1) Phải chăng Nước Trời là Hội thánh trần gian chỉ gồm những thành phần tốt lành thánh thiện ? 2) Các tín hữu cần đối xử thế nào đối với những thành viên mắc phải lỗi lầm nghiêm trọng ? 3) Cần phải sửa lỗi cho nhau qua mấy bước thế nào? 4) Tại sao ta phải đi thưa kẻ có tội với Hội Thánh ? 5) Hội thánh ra vạ tuyệt thông cho những loại tội nhân nào và ra vạ nhằm mục đích gì ? 6) Phải chăng ở đây khi cũng trao cho Nhóm Mưới Hai quyền cầm buộc và tháo cời (x Mt 18,18), Chúa Giê-su đã gián tiếp truất quyền đã trao cho Tông đồ Phê-rô trước đó (x Mt 16,19) ? 7) Tại sao lời cầu nguyện chung của Cộng đoàn lại có giá trị hơn lời cầu nguyện riêng của cá nhân trong phòng kín ? 8) Đức Giê-su hứa sẽ hiện diện giữa Cộng đoàn trong những trường hợp nào ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI Chúa: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình” (Mt 18,15).

2. CÂU CHUYỆN:

1) THÁI ĐỘ KHÔN NGOAN CỦA NA-THAN KHI SỬA LỖI CHO VUA ĐA-VÍT :

Ngày nọ Đức Chúa đã sai ngôn sứ Na-than đến với vua Đa-vít. Ông vào gặp vua và nói với nhà vua: “Có hai người trong cùng một thành, một người giàu và một người nghèo. Người giàu thì có chiên dê và bò nhiều lắm. Còn người nghèo chẳng có gì cả, ngoài con chiên cái nhỏ độc nhất ông đã mua. Ông nuôi nó và nó lớn lên ở bên ông, cùng với con cái ông. Nó ăn chung bánh với ông, uống chung chén với ông, ngủ trong lòng ông, ông coi nó như một đứa con gái của ông. Một hôm người giàu có khách đến thăm. Ông ta không bắt chiên dê hay bò của mình mà sai gia nhân đi bắt con chiên cái của người nghèo kia mang về làm thịt đãi khách”. Vua Đa-vít bừng bừng nổi giận với kẻ giàu có ấy và nói với ông Na-than rằng: “Có Đức Chúa hằng sống! Kẻ nào làm điều ấy thật đáng chết ! Nó phải đền gấp bốn con chiên cái, bởi vì nó đã làm chuyện ấy và vì đã không có lòng thương xót”.

Bấy giờ Na-than mới nói với vua Đa-vít: “Kẻ đó chính là ngài ! Đức Chúa, Thiên Chúa của Ít-ra-en phán thế này: “Chính Ta đã xức dầu phong ngươi làm vua cai trị Ít-ra-en. Chính Ta đã giải thoát ngươi khỏi tay vua Sa-un. Ta đã ban cho ngươi nhà của chúa thượng ngươi, và đặt các người vợ của chúa thượng ngươi vào vòng tay ngươi. Ta đã cho ngươi nhà Ít-ra-en và Giu-đa. Nếu bấy nhiêu mà còn quá ít, thì Ta sẽ ban thêm cho ngươi gấp mấy lần như thế nữa. Vậy tại sao ngươi lại khinh dể lời Ta mà làm điều dữ trái mắt Ta ? Ngươi đã dùng gươm đâm chết U-ri-gia người Khết. Vợ của y thì ngươi đã cướp lấy làm vợ ngươi. Còn chính y thì ngươi đã dùng gươm của con cái Am-mon mà giết. Ấy vậy, gươm sẽ không bao giờ ngừng chém người nhà của ngươi, bởi vì ngươi đã khinh dể Ta và cướp vợ của U-ri-gia người Khết làm vợ ngươi”. Đức Chúa phán thế này: “Ta sắp dùng chính nhà của ngươi mà gây họa cho ngươi. Ta sẽ bắt các vợ ngươi trước mắt ngươi mà cho một người khác, và nó sẽ nằm với các vợ của ngươi giữa thanh thiên bạch nhật. Thật vậy, ngươi đã hành động lén lút, nhưng Ta, Ta sẽ làm điều ấy trước mặt toàn thể Ít-ra-en và giữa thanh thiên bạch nhật”. Bấy giờ vua Đa-vít nói với ông Na-than: “Tôi thật đã đắc tội với Đức Chúa” (x 2 Sm 12,1-13).

2) TRÁCH NHIỆM SỬA LỖI CON CÁI CỦA CHA MẸ :

Có một đứa trẻ kia từ nhỏ đã có sở thích ăn trộm. Một hôm, nó đi học về, trong cặp có thêm một hộp bút vẽ. Mẹ nó hỏi:

- Sao con lại có thêm một hộp bút vẽ vậy ?

Đứa con đáp:

- Một cái là của bạn cùng lớp với con. Con đã lấy được của nó đấy.

Bà mẹ vui mừng nói:

- Con của mẹ giỏi thật. Bây giờ với hai hộp bút thì con sẽ tha hồ dùng.

Ít lâu sau, đứa con lại mang về một cái áo da, trị giá 50 quan tiền. Đứa con đưa chiếc áo da biếu cho mẹ, mẹ nó lại khen:

- Con trai của mẹ thật hiếu thảo. Hãy cho mẹ thơm con một cái nào.

Đứa con trai ngày càng lấy trộm thêm những thứ có giá trị hơn, như người ta thường nói : “Còn bé ăn trộm con gà, lớn lên ăn trộm con bò”, bà mẹ luôn khen ngợi mỗi khi nó mang về một món đồ ăn cắp. Trong nhà thiếu thứ gì, bà mẹ cứ bảo là nó lại ăn trộm mang về khỏi tốn tiền mua.

Rồi một hôm, thằng con leo vào nhà người giàu có nhất vùng ăn cướp, và đã dùng dao đâm chết chủ nhà, bị dân làng vây bắt giải lên quan phủ xét xử. Vì là tên trộm cướp chuyên nghiệp, lại kèm thêm tội giết người nên hắn đã bị quan xử tội chết. Hôm thi hành án, tên cướp bị trói hai tay và được quân lính áp giải ra pháp trường. Mẹ hắn luôn theo sau con khóc lóc thảm thiết. Tại pháp trường, trước khi bị chém, tên cướp yêu cầu viên quan cho hắn được nói riêng với mẹ vài lời. Khi bà mẹ bước tới gần ghé sát tai nghe con nói, hắn liền cắn đứt tai mẹ, khiến bà đau quá la to :

- Mày là đứa con bất hiếu, phạm tội bị chết chưa đủ hay sao mà còn muốn làm hại mẹ hả ?

Đứa con liền nói với mẹ như sau :

- Hôm nay tôi bị chết như thế này là do lỗi của bà. Lần đầu tiên tôi ăn trộm hộp bút vẽ, lẽ ra bà phải đánh tôi một trận và dạy dỗ bảo ban tôi thì tôi đâu có phạm tội mang án chết như hôm nay.

Câu chuyện trên cho thấy: Trách nhiệm của các bậc cha mẹ là phải dạy dỗ giáo dục con cái nên người tốt và hữu ích. Bổn phận của bạn bè là phải giúp người anh em mình sửa đổi lỗi lầm nếu có. Nếu người trên không chu toàn trách nhiệm bảo ban dạy dỗ người dưới là đã lỗi bổn phận và phải liên đới chịu trách nhiệm về các thiệt hại do người dưới gây ra.

3) MỘT CÁCH SỬA LỖI TẾ NHỊ CỦA VỊ HỒNG Y :

Ðức Hồng y Roncalli, sau này là Giáo hoàng Gioan 23, một hôm được mời tham dự buổi tiếp tân ngồi bên một nữ công tước. Bà này mặc một chiếc váy cực kì ngắn. Trong suốt bữa tiệc, ngài làm như không biết đến bà. Đến cuối bữa tiệc, để giúp bà sửa lỗi, ngài cầm một trái táo trên bàn ăn và quay sang đưa cho bà. Rất hân hạnh, bà nói:

- Tôi không biết phải cám ơn ngài thế nào. Bởi đâu mà tôi lại được ngài ưu ái như thế ?

Ngài chăm chăm nhìn bà rồi nói:

- Sau khi Evà ăn quả táo, bà ta mới nhận ra là mình thiếu quần áo !

4) THÁI ĐỘ BÁC ÁI PHẢI CÓ KHI SỬA LỖI ANH EM :

Trong quyển sách về truyền thống của các vị ẩn tu có thuật lại câu chuyện như sau : Một hôm, khi Đức Giám mục A-MO-LA đi thăm mục vụ tại một xứ đạo miền quê, dân chúng trong làng đã thưa với ngài cáo tội của một ẩn sĩ trên núi, vì ông ta đã công khai lỗi lời khấn khiết tịnh khi sống chung nhà với một phụ nữ. Họ nói: với vị giám mục : ”Hôm nay ngài đã đến đây thì ngài phải giải quyết dứt khoát tình trạng bê bối gây gương xấu của vị ẩn tu kia”. Sau khi nghe những lời kết án gay gắt của dân làng, Đức Giám mục quyết định cùng dân làng leo lên núi. Vị ẩn tu thấy đám đông kéo đến gần túp lều của mình thì hoảng sợ và bảo người phụ nữ trốn trong một chiếc thùng rỗng.

Đức Giám mục là người đầu tiên đến túp lều và cũng là người đầu tiên bước chân vào lều. Ngài đưa mắt nhìn chung quanh và hiểu ngay tình hình. Ngài ung dung đi thẳng đến chiếc thùng gỗ và ngồi trên đó, rồi bình thản gọi dân làng vào trong lều và bảo : ”Vào đây, anh chị em hãy vào và lục soát túp lều để tìm người phụ nữ như anh chị em đã tố cáo”. Họ lăng xăng lục lọi, nhưng không tìm đâu ra bóng dáng người đàn bà kia. Khi ấy, Đức Giám mục mới nói : ”Bây giờ anh chị em phải qùy xuống xin lỗi Thiên Chúa vì đã vô cớ nói xấu vị ẩn tu này”. Rồi khi mọi người đã kéo nhau xuống núi hết, vị giám mục đã tiến lại gần vị ẩn tu, nắm chặt hai bàn tay của ông, đưa mắt nhân từ nhưng cương nghị nhìn sâu vào mắt ông và chậm rãi nói : ”Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ mình kẻo mất linh hồn đấy”.

5) THÁI ĐỘ KHÔN NGOAN CỦA MỘT CẬN THẦN KHI CAN GIÁN VUA:

Vua Cảnh Công nuớc Tề, có một con ngựa qúi, giao cho một người hầu chăn nuôi. Một hôm con ngựa tự nhiên lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là người hầu kia đã giết ngựa, liền sai quân đến bắt mang về kết án phanh thây và sai lính thi hành. Án Tử ngồi chầu, thấy thế vội ngăn lại và hỏi nhà vua :

- Vua Nghiêu, vua Thuấn xưa phanh thây người thì bắt đầu từ đâu trước ?

Cảnh Công ngơ ngác nói :

- Thôi hãy buông ra, đem giam hắn xuống ngục để sẽ trị tội sau.

Án Tử nói rằng :

- Tên này chưa biết rõ tại sao mình phải bị chết, nên có thể sẽ nghĩ mình bị chết oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó r trước đã, rồi hãy tống ngục cũng chưa muộn.

Vua nói :

- Phải.

Án Tử kể tội rằng : ”Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết là một tội đáng chết. Lại để chết con ngựa rất qúi của vua, là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng, vì một con ngựa mà giết chết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua. Ngươi làm chết một con ngựa mà để cho dân chúng oán giận vua, nước ngoài dòm ngó thôn tính nước ta là ba tội đáng chết. Ngươi đã biết chưa ? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục...”.

Cảnh Công nghe xong ngậm ngùi than rằng :

- Thôi, hãy tha cho nó ! Kẻo ta sẽ mang tiếng là kẻ bất nhân.

Qua câu chuyện trên ta thấy người xưa có những cách sửa lỗi khôn ngoan sâu sắc, có thể tóm lại như sau : Chân thành kính trọng người được sửa lỗi; Luôn ý thức giữ thể diện cho họ chứ không chà đạp tự ái của họ; Cần khiêm tốn nhận mình cũng có nhiều lỗi lầm để họ không bị mặc cảm; Đừng kết tội ngay mà hãy đặt câu hỏi giúp họ tự nhận ra lỗi lầm, rồi kiên nhẫn lắng nghe và khích lệ họ sửa lỗi.

3. SUY NIỆM:

Hội thánh gồm các tín hữu có đức tin và đã được thánh hóa nhờ các bí tích. Nhưng bao lâu còn ở trần gian, các tín hữu vẫn có nhiều sai lỗi giống như bao người khác. Họ có thể sai lầm và phạm phải nhiều tội lỗi, gây gương mù gương xấu và nên cớ vấp phạm cho người lương. Tuy nhiên, không phải bề trên hễ thấy người dưới sai lỗi là xử phạt ngay. Bài Tin Mừng hôm nay gợi cho chúng ta thái độ phải có đối với những kẻ sai lỗi trong Cộng đoàn thế nào, để vừa giữ được đức bác ái lại vừa giúp tội nhân nhận ra lỗi lầm mà sám hối.

1) CÓ CẦN PHẢI SỬA LỖI CHO THA NHÂN KHÔNG ? :

- Cần sửa lỗi cho tha nhân vì đây là một hành vi bác ái : Một số người không dám lên tiếng sửa lỗi khi thấy kẻ khác làm sai vì sợ bị cho là kẻ hay gây chuyện : “Ăn cơm nhà đi vác tù và hàng tổng !”; Hoặc sợ bị kẻ ác trả thù. Nhưng Đức Giê-su dạy các môn đệ không được im lặng khi thấy anh chị em mình sai lỗi vì khi ấy “im lặng là đồng lõa !”, và cũng là lỗi đức bác ái như ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã tuyên sấm : “Đức Chúa phán : Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống” (Ed 18,23).

- Cần sửa lỗi cho tha nhân vì là trách nhiệm của người trên: cha mẹ trong gia đình, thầy dạy ở học đường, các mục tử trong Hội Thánh có trách nhiệm dạy dỗ người dưới quyền như người xưa dạy : “Nuôi con chẳng dạy chẳng răn, thà rằng nuôi lợn lấy lòng mà ăn”.

- Cần sửa lỗi cho tha nhân để tránh phạm tội “thiếu sót bổn phận”gây hậu quả nghiêm trọng: Thấy một người đang đi vào đường đến đầm lầy có nguy cơ bị sụt lún mà không lên tiếng cảnh báo, thì đó chính là một tội ác. Thấy một người làm sai, có thể gây thiệt hại lớn cho bản thân, gia đình và tập thể mà không can ngăn thì cũng là tội thiếu sót bổn phận: Thấy một đứa trẻ chơi đùa với diêm quẹt gần bình ga trong bếp hay gần bình xăng xe mà không can ngăn là đã gián tiếp phạm tội ác nếu chẳng may sự cố cháy nổ xảy ra.

2) PHẢI SỬA LỖI CHO THA NHÂN THẾ NÀO ? :

Sửa lỗi cho anh em là một nghệ thuật, đòi người sửa lỗi phải khéo léo thực hiện : Cũng giống như việc giải phẫu một khối u ác tính : Nếu bác sĩ phẫu thuật thiếu kinh nghiệm, thao tác không đúng kỹ thuật, thì không những không chữa lành được bệnh mà có thể còn gây ra thiệt hại lớn lao hơn cho bệnh nhân. Tin Mừng hôm nay đề ra ba điều kiện ta phải có khi sửa lỗi cho anh em :

+ Một là phải sửa lỗi cách tế nhị : Tự đặt mình vào hoàn cảnh của người có lỗi, để biết khi nào nên gặp gỡ nói chuyện và nên nói cách nào để người bị sửa lỗi dễ dàng chấp nhận.

+ Hai là phải sửa lỗi cách kín đáo : Tránh để cho người ngoài biết chuyện sửa lỗi để người có lỗi không bị mất thể diện và khỏi mang mặc cảm.

+ Ba là sửa lỗi với sự kiên nhẫn: Tránh sự nóng vội và đừng đòi đạt kết quả ngay, nhưng cần biết kiên nhẫn chờ đợi để kẻ có lỗi có đủ thời gian suy nghĩ và quyết định đổi mới cuộc sống.

3) BỐN BƯỚC CẦN THEO KHI SỬA LỖI THA NHÂN :

Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su dạy các môn đệ bốn bước phải theo khi sửa lỗi tha nhân:

+ Một là hãy gặp gỡ riêng giữa ta và họ.

+ Hai là nếu họ không sửa lỗi thì sẽ mang theo một hoặc hai nhân chứng, không phải để làm áp lực mà để mọi việc được sáng tỏ nhờ lời của các nhân chứng. Người ta thường gọi bước này là “ba mặt một lời”.

+ Nếu họ vẫn cố chấp không nghe, thì sang bước thứ ba là đưa họ ra Cộng đoàn. Không phải để bị kết án, nhưng nhờ thế giá của tập thể mà kẻ có lỗi sẽ hồi tâm sửa mình (x. Mt 18,20).

+ Nếu họ vẫn cố chấp không nghe Cộng đoàn, thì tức là họ đã tự loại mình ra khỏi Hội thánh. Từ đây họ không còn là thành viên của Hội thánh nữa. Những tội nhân cố chấp trong sự sai lạc về đức tin sẽ bị liệt vào thành phần “dân ngoại và người thu thuế”, nghĩa là không còn thuộc về Hội thánh nữa. Từ đây Hội thánh chỉ còn biết phó thác họ cho lòng thương xót của Thiên Chúa.

4) THÀNH TÂM SÁM HỐI KHI LỠ XÚC PHẠM ĐẾN THA NHÂN ?

Khi “trót dại gây tổn thương đến danh dự và xúc phạm đến tự ái của anh em, chúng ta thường e ngại khi phải công khai xin lỗi. Bấy giờ chúng ta nên thực hành theo lời trong kinh cáo mình :

- Khiêm tốn và thành tâm nhận lỗi : Đầu tiên hãy ý thức sự sai lỗi là của mình chứ không đổ lỗi cho người khác, như kinh Cáo mình : “Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Hoặc kinh Ăn Năn Tội : “Mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự”.

- Rồi quyết tâm sửa chữa lỗi lầm: Điều quan trọng là chúng ta cần thành tâm khắc phục hậu quả : Nếu làm hư hỏng tài sản của ai đó, chúng ta hãy đề nghị sửa chữa hoặc thay mới cho người bị hại. Điều quan trọng của việc sám hối là : Phải quyết tâm xa lánh dịp tội nghĩa là không gặp gỡ tiếp xúc với người hay đến nơi khiến ta dễ phạm tội lại. Rồi còn phải bồi thường thiệt hại cách tương xứng như kinh Ăn Năn Tội : “Con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội, cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen”.

4. THẢO LUẬN:

1) Bạn cảm thấy thế nào và nên làm gì khi nghe người khác nói hành hay công khai phê bình về các sai lỗi của mình ? 2) Ta nên góp ý sửa lỗi cho cấp trên thế nào để vừa đạt được hiệu quả, lại vừa tránh gây căng thẳng trong quan hệ với cấp trên về sau ? 3) Khi phát hiện có thâm lạm công quỹ trong tập thể, là nhân viên ta nên làm gì ?

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Dù giữa chúng con có những khác biệt, nhưng xin Chúa ban cho chúng con hiệp nhất nên một trong tình yêu của Chúa. Xin cho chúng con biết thật tình yêu thương nhau, biết chia sẻ cho nhau những niềm vui nỗi buồn, biết nâng đỡ an ủi nhau mỗi khi bị thất bại, biết động viên khen ngợi nhau trong những thành công, luôn khích lệ nhau cố gắng vươn lên, và nhất là sẵn sàng góp ý xây dựng để cùng thăng tiến. Xin cho chúng con năng học hỏi suy niệm và sống Lời Chúa, để trở nên bạn hữu nghĩa thiết của Chúa và của anh em.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Tư 6/9/2017
VietCatholic Network
00:12 07/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến tông du thăm Bogotà nước Colombia hôm thứ Tư, 6 tháng 9.

2- Sứ điệp Video của Đức Thánh Cha gửi nhân dân Colombia.

3- Đức Thánh Cha duy trì hôn nhân truyền thống, kêu gọi giúp đỡ những người sai lỗi.

4- Sau khi Bắc Hàn thử bom hạt nhân, Hoa Kỳ chưa biết đối phó ra sao.

5- Tuyên ngôn ngày Lễ Lao Động nhắm đến tầm quan trọng của việc xây dựng và hỗ trợ các gia đình.

6- Thiên thần hộ thủ của người tị nạn có thể sắp phải đi tù.

7- Một Linh mục người Mỹ đã đến Bắc Hàn 52 lần, e rằng sẽ không thể đến được quốc gia này nữa.

8- Thượng viện Pakistan thông qua luật cưỡng bách học môn Hồi Giáo từ lớp 1 đến lớp 12.

9- Một học sinh Kitô người Pakistan bị bạn học giết tại vì không theo Hồi giáo.

10- Luật ly dị tức thời của Hồi giáo Ấn độ “Tripple Talaq” là trái hiến pháp.

11- Mùa Đại Hồng Thủy lan tràn qua Ấn Độ: trên 17 triệu người đang khốn đốn vì lụt tại bang Bihar.

12- Giới thiệu Thánh Ca: Thánh Giá Nào Cho Con.

Mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết.
 
Tại Colombia, Đức Phanxicô ngỏ lời với Tổng Thống Santos
Vũ Văn An
14:20 07/09/2017
Theo Đài Phát Thanh Vatican, cuộc gặp gỡ đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Colombia vào hôm thứ Năm là với Tổng Thống Manuel Santos, cũng như các nhà cầm quyền chính phủ và dân sự khác ở bên ngoài dinh tổng thống.

Dưới đây là 3 điểm chính trong bài phát biểu của ngài:

“Hãy giơ tay lên, những ai biết rằng Colombia đứng hàng thứ hai trên thế giới về sự đa dạng sinh thái? Từ các dẫy núi Andean cho tới các cánh rừng già Amazon, duyên hải Caribbean và đồng bằng nhiệt đới của nó, nó là một quốc gia được chúc phúc bằng một đa dạng tính mênh mông gồm đủ giống cây và giống vật”.

Đức Giáo Hoàng: Cẩn trọng tôn trọng sự đa dạng sinh thái của Colombia

Nhưng như Đức Giáo Hoàng ngỏ lời với các nhà lãnh đạo của xứ sở, vẻ đẹp tự nhiên ấy mang theo trách nhiệm tôn trọng sự đa dạng của nó và gìn giữ nó cho các thế hệ tương lai. Đây chưa hẳn là chính sách mà Chính Phủ Colombia đang theo đuổi, với một mô thức kinh tế dựa vào hầm mỏ, năng lượng và khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nhưng không lo lắng chi tới tác dụng của nó đối với các cộng đồng địa phương.

Đức Giáo Hoàng: Nền văn hóa sinh động của quốc gia này

Nhưng, như bất cứ ai từng học hỏi Thông Điệp Laudato Si’ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hẳn biết, việc bảo vệ môi trường sẽ có ý nghĩa hơn cả trong bối cảnh biết chăm sóc sự sống con người, nhất là những người nghèo khổ nhất và bị hất hủi hơn hết. Họ là những người chịu đau khổ nhất do việc phá hủy đất đai và các môi trường sống tự nhiên, làm ngưng trệ các lối sống cổ xưa vốn hiện hữu nhiều thế kỷ qua nơi các cộng đồng bản địa ở Colombia.

Đức Giáo Hoàng: Những người bị hất hủi phải được bao gồm trong tương lai Colombia

Nói với Tổng Thống Santos, con dòng cháu giống của một trong các gia đình giầu có nhất của Colombia, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh điều này: sự nghèo khổ dẫn tới bạo lực và bất bình đẳng và là cội rễ của các cơn bệnh xã hội. Ghi nhận sự đa dạng phong phú của các nhóm sắc tộc và các truyền thống văn hóa sinh động của họ, ngài nhấn mạnh rằng “những người bị loại trừ và hất hủi”, tức phụ nữ, nông dân (campesinos) và đại đa số các sắc dân tạp chủng, phải được lắng nghe, khi đất nước tìm cách thoát khỏi nửa thế kỷ nội chiến.
 
Những điểm chính trong bài nói chuyện của ĐGH với các giám mục Columbia.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:24 07/09/2017
(Radio Vatican) Hôm thứ Năm ĐGH Phanxicô đã gặp các giám mục Columbia và khuyến khích các ngài nên có những hướng dẫn thực tế và vai trò lãnh đạo tinh thần trong giây phút cực kỳ quan trong này của lịch sử đất nước họ.

Sau đây là những điểm chính của bài nói chuyện:

ĐGH trích dẫn cuốn “Một Trăm Năm Cô Độc”

Cuốn tiểu thuyết “Một Trăm Năm Cô Độc” của Gabriel Garcia Marquez, người Columbia từng đạt giải Nobel đã được ĐGH trích dẫn để nói lên “sự thật phức tạp của Giáo Hội Columbia và kêu gọi các giám mục hãy đồng hành với người dân trên con đường tha thứ, hòa giải và hòa bình.”

Là người thừa hưởng rất nhiều vốn quý của bà ngoại, giống như ĐGH, ông Garcia Marquez, người đã qua đời cách đây ba năm, đã nhờ nghe những câu chuyện bà ngoại kể vào thời niên thiếu mà sau này ông viết ra một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Một Trăm Năm Cô Độc”, đã được tờ New York Times bình luận và giới thiệu như là “ Tác phẩm văn chương đầu tiên sau cuốn Sáng Thế mà toàn thể nhân loại nên đọc.”

ĐGH kêu gọi các giám mục hãy chiến đấu chống lại sự sợ hãi.

Trích dẫn từ tác phẩm trên, ĐGH Phanxicô nói về loại can đảm đạo đức khác biệt mà hòa bình đòi hỏi, không giống như chiến tranh, là bước theo “bản năng căn bản nhất của trái tim mình”. Ngài nói rằng sợ hãi như là “một rễ độc, một quả đắng và một di sản đau đớn của mọi xung đột.”

ĐGH nói “Thực hiện bước đầu tiên”

Để chống lại sự sợ hãi, ĐGH kêu gọi các nhà lãnh đạo Giáo Hội hãy trở thành “người giám hộ và thực hiện bước đầu tiên” phản ánh chủ đề của cuộc viếng thăm đặc biệt bốn ngày này. Ngài nói về các văn bản Cựu Ước chính yếu, ở đó chúng ta thấy Thiên Chúa thực hiện “bước đầu tiên” cho chúng ta – trong sự sáng tạo, nơi Vườn Địa Đàng, làm cho Abraham thành tổ phụ của mọi dân tộc, trước khi sai Chúa Giêsu, con một của Ngài xuống thế, như là bước không thể đảo ngược.

ĐGH: Lắng nghe những tiếng nói khác nhau trong Giáo Hội Colombia.

Vì ĐGH kêu gọi Tổng Thống Colombia mở rộng tầm nhìn, ngài cũng kêu gọi các giám mục trên cả nước mở rộng tầm nhìn bao gồm những trải nghiệm và những biểu hiện khác nhau trong Giáo Hội, đặc biệt những người mang tinh thần và văn hóa gốc Châu Phi và người Amazonia.

ĐGH: Vai trò đặc biệt của Giáo Hội trong việc hòa giải.

Nhắc lại những cuộc thăm viếng của hai vị tiền nhiệm, ĐGH Phaolô vào năm 1968 và ĐGH Gioan Phaolô vào năm 1986, ĐGH Phanxicô nói rằng ngài không đến đây với một danh sách những việc phải làm hay đừng làm, nhưng thực ra là muốn nhắc nhớ các giám mục rằng họ thật sự có một vai trò quan trọng trong việc rao giảng về hòa bình và hòa giải.

ĐGH: Rao giảng lời Chúa vào trong lòng người.

Giống như nhà văn Garcia Marquez nói về “lợi thế mạnh mẽ của sự sống trên sự chết” đã giúp cho những nhân vật trong truyện của ông sống còn qua bao loại thử thách và do đó ĐGH kêu gọi các giám mục Colombia hãy phó thác trong tình yêu của Thiên Chúa, kiếm tìm sự tự do và sự tín nhiệm để giúp người dân viết lên một trang sử mới cho đất nước của họ.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Láo lếu quá: Steve Bannon nói các GM Hoa Kỳ ủng hộ di dân là nhằm mục đích kinh tế cho nhà thờ.
Trần Mạnh Trác
21:36 07/09/2017
Tối Chuá nhật vừa qua trên kênh TV “60 Minutes” cuả CBS, Steve Bannon, cựu cố vấn (bị bay chức) cuả ông Trump, là một người Công giáo và là giám đốc điều hành cuả kênh thông tin nhảm nhí (xin coi note*) Breitbart News đã bình luận về việc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ủng hộ chương trình DACA là vì lý do ‘Kinh Tế’ chứ không phải là ‘Tín Lý’.

“Về việc này thì Giáo Hội Công Giáo thực là khủng khiếp," Bannon nói. “Các giám mục cần người nhập cư bất hợp pháp để điền vào các chỗ trống cuả nhà thờ " … "giaó hội quan tâm đến 'di trú không giới hạn' chỉ vì lợi ích kinh tế, di trú bất hợp pháp không giới hạn."

Ông nói thêm, "điều này không phải là giáo lý. Điều này là chủ quyền quốc gia."

Nhắc lại DACA là một sắc lệnh năm 2012 cuả cựu Tổng Thống Obama gia hạn tạm trú cho một số trường hợp các trẻ em dưới 16 tuổi nhập cư bất hợp pháp mà không có hồ sơ tội phạm, có thể ở lại Mỹ thêm 2 năm để chờ xin di trú. Hiện có khoảng 800 ngàn người ở trong ‘dạng’ này, họ đang được làm việc, hoặc đi lính hoặcđi học, và người ta gọi họ là ‘Dreamers’có nghĩa là ‘đang mơ ước’.

Ông Trump đã hưá trong khi tranh cử sẽ bãi bỏ sắc lệnh DACA ngay ngày đầu tiên, nhưng ông đã trì hoãn mãi cho tới nay, tới khi phe ‘cực hữu’ trong đó có Steve Bannon nộp đơn kiện ra toà.

Trước những luận điệu lố bịch và láo lếu cuả Steve Bannon, nhiều nhà bình luận công giáo đã lên tiếng:

"Thực là lố bịch cho rằng việc đòi công lý cho người nhập cư không phải là trọng tâm cuả giáo huấn công giáo. Giáo huấn này trực tiếp đến từ Chúa Giêsu, trong Matthew 25, 'Vì xưa Ta đói các ngươi đã cho ăn... Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước,” theo lời ông James Rogers, giám đốc truyền thông cuả hội đồng giám mục công giáo HK.

"Những người nhập cư và người tị nạn chính là những ‘khách lạ’ mà chúng ta phải tiếp rước," ông Rogers cho rằng lời vu cáo cuả Bannon là "thái quá và xúc phạm."

"Kinh Thánh đã rất rõ ràng: chào đón người nhập cư là không thể thiếu trong Đức Tin của chúng tôi," ông Rogers nói tiếp.

“Đây không phải là vấn đề kinh tế hay chính trị, mà đây là vấn đề ‘ai là hàng xóm’, ‘ai là anh em’ cuả chúng ta.”

Đức Hồng Y Timothy Dolan cuả New York cũng cho biết ngài đã xem bản in cuả lời ông Bannon nói, và cảm tưởng cuả ngài là “ngẩn cả người ra” (befuddled by it).

Những lời đó là “insulting” (xúc phạm.)

Và với vẻ châm biếm về câu cuả Bannon cho rằng việc đón người di dân không là Giáo lý cuả giáo hội, ĐHY nói:

“Ông ấy có thể có lý đấy, vì nó đã có ở trong Thánh Kinh rồi mà.”


*Note: Breitbart News là Mạng tin tức trên Internet có chủ trương cục hữu được thành lập năm 2007 bởi nhà bình luận bảo thủ Andrew Breitbart.
Thường đưa ra nhiều tin đồn về những ‘âm mưu’ hoặc những tin giật gân, mà sau khi kiểm chứng thì hoá ra là biạ đặt hoặc sai lạc.
Dưới sự quản lý cuả Steve Bannon, họ liên kết với những nhóm cực đoan như Populist Right cuả Àu Châu và Alt Right cuả Mỹ.
Tờ ‘the New York Times’ miêu tả nội dung cuả Breitbart thường nằm trong 3 thể loại chính: khinh dẻ phụ nữ, bài ngoại và phân biệt chủng tộc.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Giám Mục Giáo Phận Arlington thiết lập Giáo Điểm Truyền Giáo tại Miền Tây Fairfax cho người Công Giáo Việt Nam
Bùi Hữu Thư
08:24 07/09/2017
Arlington, VA.- Ngày 1 tháng 9, 2017, Đức Giám Mục Michael F. Burbidge Giáo Phận Arlington đã chính thức công bố việc thiết lập Giáo Điểm Truyền Giáo tại Miền Tây Fairfax cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại các Quận Fairfax, Loudoun, và Prince William.

Giáo Điểm Truyền Giáo mới mang tên Đức Mẹ La Vang sẽ khởi sự dâng Thánh Lễ tại Nhà Thờ Thánh Veronica ở Chantilly cho đến khi một một nhà thờ riêng biệt sẽ được xây cất. Tên của giáo điểm này tưởng niệm việc Đức Mẹ hiện ra tại Việt Nam năm 1798, vào lúc người Công Giáo bị bách hại.

Đức Giám Mục Burbidge nói: “Từ khi tôi đến Giáo Phận Arlington, tôi đã tiếp tục ái mộ đức tin năng động và sốt sắng của cộng đồng Việt Nam. Do đó để có thể tuyên bố việc thiết lập Giáo Điểm Truyền Giáo Đức Mẹ La Vang như một niềm vui và vinh dự,tôi tri ân sự yểm trợ của Cộng Đồng Việt Nam, đặc biệt là việc yểm trợ mục vụ của Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngọai Thánh Vinh Sơn Liêm. Công trình của phụ tỉnh rất cần thiết cho việc phục vụ người Công Giáo Việt Nam khắp nơi.”

Đức Giám Mục Burbidge Bishop Burbidge cũng tuyên bố Linh Mục Phó Quốc Luân, O.P., phó xứ tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, sẽ đặc biệt phụ trách việc chăm sóc cho những người được phục vụ tại Giáo Điểm Truyền Giáo Đức Mẹ La Vang.

Giáo Điểm Truyền Giáo Đức Mẹ La Vang được tạo dựng bên trong Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Arlington. Cũng như giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, giáo điểm truyền giáo mới sẽ được điều hành bởi các linh mục do Phụ Tỉnh Đa Minh Thánh Vinh Sơn Liêm, tại Calgary, Alberta, Canada bổ nhiệm.

Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được thành lập măm 1979 như một “Giáo Xứ Thể Nhân” trong Giáo phận Arlington để phục vụ cho cộng đồng Việt Nam. Theo Giáo Luật, các giáo xứ thể nhân là các giáo xứ được thiết lập để phục vụ cho những người Công Giáo thuộc một ngôn ngữ, quốc tịch hay nghi thức đặc biệt.

Nghị định thiết lập giáo điểm truyền giáo mới có hiệu lực kể từ ngày hôm nay, 3 tháng 9, 2017. Đức Cha Burbidge thông báo cho các giáo dân tại đây khi ngài cử hành Thánh Lễ lúc 2 giờ chiều tại nhà thờ Thánh Veronica.

Cùng với việc thiết lập giáo đểm truyền giáo Đức Mẹ La Vang và giáo điểm truyền giáo Thánh Gabriel tại Manassas, giáo phận Arlington hiện nay có 70 giáo xứ và 6 giáo điểm truyền giáo, phục vụ cho khoảng 550,000 người Công Giáo tại miền Bắc Virginia. Giáo phận cũng cung cấp các linh mục cho hai giáo xứ thuộc giáo phận San Juan de la Maguana tại Dominican Republic.

Bùi Hữu Thư
 
Phỏng vấn đức tân Giám Mục Louis Nguyễn Anh Tuấn
Gioan Lê Quang Vinh
09:08 07/09/2017
Vào lúc 5g chiều giờ Việt Nam (12g trưa giờ Rome), ngày Lễ Thánh Louis 25/8/2017, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Tiến sĩ Thần học Hôn Nhân Gia đình, Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục VN và Thư ký Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình thuộc HĐGMVN làm Giám mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Sài gòn, hiệu tòa Catrum. Vietcatholic xin phép được phỏng vấn Đức Tân Giám Mục.

PV. Trọng kính Đức Cha, Cha Giám đốc Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic, Ban Biên Tập và độc giả xin cùng tạ ơn Chúa và chúc mừng Đức Cha trong sứ vụ mà Thiên Chúa và Hội Thánh trao phó. Xin Đức Cha cho phép chúng con được phỏng vấn Đức Cha nhân dịp này.

Thưa Đức Cha, Đức Cha đã đảm nhiệm vai trò Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục trong nhiều năm, điều này thuận lợi như thế nào trong sứ vụ mới của Đức Cha?


Đức Cha Louis: Kính chào quý Cha và anh chị em. Được bổ nhiệm làm Chánh Văn Phòng HĐGMVN từ tháng 12/2014, đồng thời vẫn là Thư ký cho giáo tỉnh Sài gòn và thường trực cho HĐGMVN từ năm 2009, tôi thường xuyên tiếp xúc cá nhân và làm việc với các đức Giám mục, cũng như hiện diện như là thư ký trong các buổi họp, hội nghị HĐGM. Điều đó cho tôi hiểu biết cụ thể các ưu tư và gánh nặng trách nhiệm của một giám mục giáo phận, cũng như các hướng mục vụ và ý nghĩa quan trọng của chúng trong Hội thánh tại Việt Nam và Hội thánh hoàn vũ. Vai trò của Thư ký và Chánh Văn phòng HĐGM cũng là phục vụ cho mối liên kết hiệp thông giữa văn phòng các ủy ban trực thuộc HĐGM với Văn phòng Tổng Thư ký và các giáo phận trong vùng Việt Nam với Hội thánh lớn hơn và với thế giới, qua các kênh thông tin. Điều đó cũng giúp mở rộng tầm nhìn của tôi như là mục tử vốn luôn khao khát sự hiệp nhất và hiệp thông yêu thương tạo nên sức sống của đàn chiên của Chúa.

Ngoài Chánh Văn Phòng, tôi còn có nhiệm vụ đồng hành với các gia đình, các cộng đoàn, nhóm gia đình, và đồng hành với ơn gọi thánh hiến. Kinh nghiệm về mục vụ gia đình và ơn gọi thời gian mười năm qua cũng rất có ích cho sứ vụ giám mục mới của tôi.

PV: Thưa Đức Cha, xin Đức Cha chia sẻ một số những tâm tình cũng như ưu tư của Đức Cha khi nhận được sự bổ nhiệm của Toà Thánh?

Đức Cha Louis: Ngày 25.8 vừa qua, cũng là ngày kính thánh Louis bổn mạng của tôi, Tòa Thánh công bố Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm tôi làm Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn - TP.HCM. Đối với tôi, dù có biết trước không lâu, sự kiện này cũng khiến tôi cảm thấy ngỡ ngàng, vui mừng và hãnh diện, pha chút lo âu vì thấy mình bất xứng. Nhưng tin tưởng vào ơn Chúa luôn ban đủ cho tôi, vào sự tín nhiệm của các bề trên trong Hội Thánh và sự quảng đại của mọi người luôn luôn sẵn sàng cộng tác, tôi cảm thấy bình an.

PV: Xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về hành trình ơn gọi của Đức Cha.

Đức Cha Louis: Tôi là người con thứ sáu trong gia đình có 9 anh chị em, đã có 2 anh qua đời. Từ khi còn nhỏ các anh em chúng tôi đã được gởi vào học nội trú trong các trường Dòng. Con trai thì theo các sư huynh Lasan, con gái theo các sơ Dòng St Paul de Chartres. Căn bản tôi có là gì như hôm nay đã được định hình bởi các nhà giáo dục tốt nhất là các sư huynh Lasan. Lớn lên sau năm 1975, năm 1979 tôi thi đậu, học và tốt nghiệp đại học khoa Toán ngành Tin học Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa Học Tự Nhiên); năm 1984 đi làm như kỹ sư điện toán trong vòng một năm tại Trung Tâm Máy Tính Bưu Điện, rồi được gọi thi hành nghĩa vũ quân sự. Sau hai năm hoàn tất nghĩa vụ, năm 1987, tôi mới có ý dâng mình cho Chúa rõ ràng. Bâng khuâng giữa ngã ba đường đời, vừa tiếp tục đi làm lại vừa ghi danh tìm hiểu ơn gọi tại Đại Chủng viện, mãi đến 6 năm sau tôi mới được vào Đại Chủng Viện (ĐCV) Thánh Giuse Sài Gòn. Trong thời gian ấy, cánh cửa cuộc đời rộng mở đón chào một thanh niên với điều kiện lịch sử và không thiếu khả năng như tôi, vừa rõ ràng vừa hấp dẫn hơn con đường hẹp vào ĐCV vốn còn nhiều khó khăn do hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Có lẽ những gì được trải nghiệm trong 2 năm ấy góp phần quyết định cho chọn lựa làm linh mục của tôi. Ngày hay tin được chấp nhận vào ĐCV (tháng 10 năm 1993) là ngày hạnh phúc lớn của tôi. Ngày chịu chức linh mục 30.6.1999 cùng với các anh em Khóa 3 ĐCV là ngày tôi nhủ thầm như thánh Phaolô “tôi đã chết cho thế gian” và “sống là Đức Kitô”, để từ nay làm gì cũng được, “miễn là Đức Kitô được rao giảng” (Pl 1,18) là tôi vui mừng. Hai năm làm cha phó giáo xứ Phú Nhuận là thời gian “trăng mật” đẹp của đầu đời linh mục. Rồi 2001, Đức Tổng Giám mục Gioan B. Phạm Minh Mẫn cử tôi đi học về Gia đình tại Rôma. Hơn 5 năm tại Italia không chỉ học kiến thức thần học, nhưng còn là thời gian trải nghiệm rất quý để hiểu thế nào là Hội Thánh Công giáo, duy nhất và tông truyền. Gần gũi Đức Giáo Hoàng, các Hồng y giám mục, linh mục, học hành sống chung, ngày cũng như đêm, một quãng đời dài với các sinh viên linh mục các màu da, dân tộc, văn hóa khác nhau, tu sĩ và giáo dân thuộc đủ các nước cho tôi kinh nghiệm đó. Ngày bảo vệ luận án tiến sĩ Thần học chuyên biệt về Hôn nhân Gia đình tại Học viện Nghiên cứu về Hôn nhân - Gia Đình Gioan Phaolô II (Đại học Latêranô) 22.11.2006, lại đúng ngày kỷ niệm 25 năm Tông huấn về Gia đình Familiaris Consortio. Cũng trong năm cuối cùng 2005-2006, tôi theo học một năm chương trình Đào tạo các nhà đào tạo ơn gọi (Formazione dei Formatori) tại Đại học Grêgoriana. Hai ngành học khác nhau như đã định hướng cho sứ vụ sau đó của tôi. Về nước từ đầu năm 2007, tôi được giao phụ trách các Chủng sinh Dự bị ĐCV. Và cũng trong năm đó, ngày 7.7.2007, Đức Hồng y Gioan Baotixita giao thêm cho tôi làm Trưởng Ban Mục vụ Gia đình của giáo phận, sau đó kiêm Thư ký Ủy ban Mục vụ Gia đình trực thuộc HĐGMVN. Năm 2009, tôi lại được trao nhiệm vụ Thư ký HĐGMVN cho giáo tỉnh Sài Gòn và công tác thường trực. Đến 2013, được miễn nhiệm công tác đào tạo Chủng sinh Dự bị để rồi năm sau đó (2014) lại được ủy thác cho nhiệm vụ Chánh Văn phòng HĐGMVN cho đến nay.

PV: Xin Đức Cha cho chúng con biết một số nét đặc thù của công việc mục vụ tại Tổng Giáo Phận Sài gòn?

Đức Cha Louis: Hiện nay, Đức Tổng Phaolô Bùi Văn Đọc định hướng mục vụ chủ đạo cho Giáo phận Sài gòn là truyền giáo và Mục vụ Gia đình, các sinh hoạt, hoạt động mục vụ khác cần nối kết với Gia đình. Hiện nay Đức cha Phụ tá Giuse Đỗ Mạnh Hùng đang tiến hành chương trình thiết lập và mở các giáo điểm quanh Sài gòn cần sự đóng góp công lao và của cải của mọi thành phần Dân Chúa. Còn tôi trong tương lai vẫn giúp đức tổng về nội dung các lãnh vực mục vụ, cách đặc biệt Mục vụ Gia đình và xây dựng sự hiệp thông các cộng đoàn giáo hội cơ bản tại các giáo hội địa phương.

PV: Đức Cha chuyên về lãnh vục Mục Vụ Gia đình, đã từng đi du học ở Ý nhiều năm và có bằng Tiến sĩ Thần học về Hôn Nhân Gia đình. Đức Cha là Thư Ký Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình của HĐGMVN. Xin Đức Cha cho chúng con biết đôi nét về thực trạng cũng như giải pháp cho vấn đề Gia đình từ cái nhìn và sứ vụ của Đức Cha, đặc biệt trong ba năm chủ đề Gia đình của HĐGMVN?

Đức Cha Louis: Trong mười năm qua, mục vụ gia đình là công việc song hành và thường xuyên với các nhiệm vụ khác của tôi, hầu như không có tháng nào không có đồng hành cá nhân với các anh chị em gặp khó khăn trong cuộc sống hôn nhân - gia đình, cũng như với các cộng đoàn nhỏ. Tôi nhận thấy rất rõ khủng hoảng của đời sống hôn nhân và gia đình trên thế giới và tại Việt Nam. Bầu khí thế tục hóa và chủ nghĩa tương đối loại trừ mầu nhiệm và sự thiêng liêng, tức là loại trừ Thiên Chúa khỏi cuộc sống con người đã và đang ảnh hưởng nặng nề trên các gia đình. Nạn ly hôn, sống chung không kết hôn, kết hợp đồng tính, “hôn nhân đồng tính” và yêu sách đòi định nghĩa lại hôn nhân không còn là sự kết hợp duy nhất và bền vững trong giao ước giữa một người nam và một người nữ; rồi nạn phá thai, ngừa thai, hiếm muộn, thụ tinh nhân tạo… là những hiện tượng ngày càng phổ biến, thể hiện cuộc khủng hoảng. Trong hoàn cảnh đó, người tín hữu sống và tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô qua cuộc sống hôn nhân gia đình hạnh phúc của mình như chứng từ của Tình yêu thần linh ấy quả là một sự lội ngược dòng đầy khó khăn vất vả. Thế nhưng, họ cần cậy dựa vào sức mạnh của ân sủng Chúa đồng hành qua Hội Thánh và đặt tin tưởng hy vọng vào chiến thắng cuối cùng của Tình Yêu Thập Giá - Phục Sinh Chúa Kitô. Các cộng đoàn nhỏ Hội Thánh (Cộng đoàn cơ bản) với Chúa Kitô là Trung tâm sẽ là môi trường sống động và vững chắc nuôi dưỡng đức tin và loan báo Tin Mừng thuyết phục cho các gia đình, nhất là những gia đình trẻ, gia đình có tín hữu tân tòng, gia đình di dân. Mô hình các cộng đoàn nhỏ với những anh chị em sống gần nhau trong thân tình, lấy Lời Chúa và Bí tích dưỡng nuôi thường xuyên và cùng nhau sống đức tin qua các việc chia sẻ giáo hội, bác ái xã hội, gắn bó mật thiết với Hội Thánh địa phương có lẽ là phương thế thích hợp nhất cho mục vụ gia đình và truyền giáo hôm nay.

PV: Chúng con được biết Đức Cha rất quan tâm đến Phương Pháp Tiếp Cận Mục Vụ Toàn Diện tại Á châu (AsIPA, trực thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Á châu). Xin Đức Cha cho dân Chúa được biết đâu là “chìa khóa”, là cốt lõi của phương pháp này.

Đức Cha Louis: Liên Hội Đồng Giám Mục Á châu tại Đại hội lần thứ V 1990 đã tuyên bố Một Cách thế Hiện Diện Mới của Hội thánh như là sự Hiệp thông của các Cộng đoàn, và tiểu ban AsIPA thuộc Văn Phòng Giáo dân và Gia đình (OLF) được thành lập để thực hiện tầm nhìn này về Giáo hội. AsIPA là viết tắt của Asian Integral Pastoral Approach (Phương pháp Tiếp cận Mục vụ toàn diện tại châu Á). Chữ Asian muốn nói việc LBTM cần hội nhập văn hóa trong bối cảnh văn hóa địa phương (châu Á). Chữ Integral ám chỉ đi tìm một sự hòa điệu giữa đức tin và cuộc sống, giữa chiều kích thiêng liêng và xã hội, giữa cá nhân và cộng đoàn, giữa sự lãnh đạo của Giáo hội phẩm trật và tính đồng trách nhiệm của người giáo dân. Chữ Pastoral diễn tả muốn quan tâm chăm sóc đến mọi người sống với ta và quanh ta; đào tạo Dân Chúa, cách riêng người giáo dân, để họ sống sứ vụ LBTM của họ. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có một cung cách lãnh đạo mới thế nào để mọi thành phần dân Chúa có khả năng, hợp tác vào trách nhiệm lãnh đạo phục vụ. Approach là đường lối lấy Chúa Kitô (Lời Chúa) làm trung tâm, quy về cộng đoàn, hướng đến sứ vụ (truyền giáo). Như thế, AsIPA là một cách thế thực hiện tầm nhìn, một cách thức hiện diện mới của Hội thánh, một Hội thánh tham gia qua các Cộng đoàn Kitô nhỏ (SCC- Small Christian Communities hay BEC – Basic Ecclesial Communities) lấy Chúa làm trung tâm, Cộng đoàn là trung tâm, hướng đến truyền giáo.

Hiện nay, ở các giáo xứ Việt Nam đã có tổ chức theo giáo họ, giáo khu, liên gia, đó là “xác” nhưng cần thổi “hồn” để các nhóm nhỏ hay liên gia sống gần nhau hiệp thông với giáo hội địa phương, lấy Lời Chúa và bí tích làm trung tâm và hướng tới hành động đức tin như sứ vụ.

PV: Chắc chắn Đức Cha sẽ còn quan tâm để đẩy mạnh tầm nhìn và cách tiếp cận này. Bây giờ xin Đức Cha cho chúng con biết về khẩu hiệu và huy hiệu Giám mục của Đức Cha.

Đức Cha Louis: Huy hiệu Giám mục nói lên đường hướng thiêng liêng và mục vụ của mục tử. Nhìn vào huy hiệu tôi chọn với khẩu hiệu “Này con đây” (Hic ego sum), có thể thấy các chi tiết có ý nghĩa như sau :

Thánh giá : Chúa Kitô Phục Sinh

Màu xanh da trời : Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình

Hai trái tim : Tình yêu đối với các gia đình

Các nhánh lúa : Tình yêu đối với người độc thân thánh hiến

Màu xanh mạ : Lữ hành đường Hy vọng

Châm ngôn “Hic ego sum : Này con đây” (Xin hãy sai con đi loan báo niềm hy vọng Chúa Kitô - Tình yêu cứu chuộc, đặc biệt cho các gia đình, và các anh chị em sống đời dấn thân thánh hiến vì Nước Trời). Có lẽ độc giả đã hiểu thông điệp tôi muốn nói.

PV: Chúng con xin chân thành cám ơn Đức Cha và cầu chúc Đức Cha tràn đầy hồng ân Chúa Thánh Thần trong sứ vụ mới.

Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
 
Văn Hóa
Mừng sinh nhật Đức Mẹ lần 2034
Sơn Ca Linh
08:18 07/09/2017
Mến tặng những ai và những cộng đoàn chọn ngày nầy làm Bổn mạng

Con đoán thế thôi,
2034(1) năm về trước,
Mẹ chào đời trong thôn Na-da-rét xa xôi.
Mái ấm Gioa-kim, Anna rộn rã bồi hồi
Niềm vui ắp đầy bổng dưng òa vỡ !

Con cháu E-va tội tình duyên nợ,
Nhân loại dập dìu trong cõi u minh.
Qua những nghìn năm tăm tối điêu linh,
Mong ước mãi một hừng đông cứu độ !

Tiếng đàn Ba-by-lon đã hóa thành câu thơ cổ,
Thiếu nữ Si-on giờ múa khúc hân hoan.
Mây trên trời rực nắng khắp không trung,
Hoa dưới đất ngợp sắc hồng rực rỡ…

Ngày Mẹ sinh Chúa mĩm cười giải nợ,
Thiên thần kháo nhau : “ta kém thua rồi !”
Quỷ trong địa ngục bỡ ngỡ bồi hồi:
“Nguy đến nơi ! Sắp xảy ra chuyện lớn !...”

Ngày Mẹ sinh muôn cánh én khắp trời bay lượn,
Báo tin xuân, mùa cứu độ đang về.
Những nụ mai hồng khúc khích tỉ tê :
“Tạm biệt nhé, những mùa đông băng giá !”.

Ngày Mẹ sinh mang ơn trời nhiệm lạ,
Đường trần gian hoa hy vọng nở đầy.
Cuốn sách đời khai trang mới từ đây.
Mừng sinh nhật Mẹ con cúi đầu cảm tạ !

Sinh Nhật Đức Mẹ, 8.9.2017

( ) Nếu Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu lúc được 17 tuổi, thì năm nay Đức Mẹ được 2034 tuổi !
 
Tản mản đời tha hương : Lời Cha Di Chúc Cho Giới Trẻ Hải Ngoại
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
21:31 07/09/2017
1-Vào đề :

Người cha đây là Đức Cố Hồng Y Phan-xi-cô Nguyễn văn Thuận đấy bà con ạ. Biến cố đau thương 1975 đẩy ngài vào nhà tù 13 năm liền. Tới năm 1991, ngài được qua Roma chữa bệnh, và nhận lệnh cấm trở lai Việt Nam.

Năm 1994 được mời vào hội đồng Công Lý Hòa Bình của Tòa thánh, và sau đó 4 năm thì làm chủ tịch. Tới năm 2000, ngài được đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II mời giảng tĩnh tâm mùa chay cho cả giáo triều Vatican. Cùng năm đó, ngài qua Hoa Kỳ chủ tọa lễ khai mạc đại hội Thánh Mẫu, đặc biệt có buổi gặp gỡ với các bạn trẻ, và chia sẻ với tất cả tâm tình người cha. Ngay năm sau ngài được vinh thăng Hồng Y.

Vì mang nhiều bệnh qua những năm tù đầy, ngài đã qua đời năm 2002, thọ 74 tuổi ( sau 49 năm Linh mục, 35 năm Giám mục và 1 năm rưỡi Hồng Y ) để lại thương tiếc cho bao người trên thế giới.

Nghe tin ngài tạ thế, vị tổng thư ký Công Lý Hòa Bình thốt lên :”Một đấng thánh đã ra đi. Hãy đi theo vết chân ngài”.

Và cho tới năm nay, 2017, Giáo hội đã tặng ngài danh hiệu ‘Đầy tớ Chúa’ và rồi ‘Đấng Đáng kính’, chờ ngày được phong Chân phước và Hiển thánh.

2-Từ một con tim đầy ắp yêu thương :

Coi lại tiểu sử của ngài : Sau khi du học Roma, về nước làm giám đốc chủng viện Huế, rồi được tòa thánh cử làm giám mục Nha Trang lúc tuổi đời mới là 39 ( trẻ nhất trong lịch sử Công giáo Việt Nam ). Nơi đây, ngài ngày đêm miệt mài lo thánh hóa và canh tân đời sống giáo dân, giới thiệu những phong trào tâm linh mới như Cursillo, Focolare…Với nụ cười luôn rạng rỡ và giọng nói thân tình, ngài đã làm mọi giới quý yêu.

Ngày Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, ngài bị bắt, dù mới được Giáo hội đặt làm Tổng giám mục phó Saigon, với quyền kế vị. Dân chúng nghĩ là vì ngài có tinh thần chống cộng cao độ, lại là cháu ruột cố tổng thống Ngô đình Diệm, cũng như đứng đầu mấy tổ chức từ thiện có nhiều tài khoản viện trợ từ ngọai quốc (!).

Ngài sống kiếp tù đầy mà vẫn tỏ ra bình thản, nhân từ, hiền lành với cả mọi bạn tù cũng như nhóm ‘quản giáo’. Ngài luôn sống với sự hiện diện của Chúa ngày đêm, tuân theo thánh ý Chúa, chỉ mong tìm Chúa thay vì chức vị quyền thế. Ngài đã thể hiện việc thánh hóa bản thân mỗi phút giây, sống thực với hiện tại, dù toàn là đau đớn khổ nhục. Dĩ nhiên mỗi giây phút phải được đong đầy với tình yêu siêu nhiên.

Ngài cũng bắt chước thánh Phao lô để vô cùng khéo léo và can đảm tìm cách lén lút viết thơ cho giáo dân, mong chia sẻ tâm tình cha con. Đó là những ‘sứ điệp từ ngục tù’ vô cùng quý giá. Về sau các tâm tư này được góp nhặt thành tập sách ‘Đường Hy vọng’ đang phổ biến rất rộng rãi. Chính Đức Giáo hoàng cũng đã không ngần ngại gọi ngài là ‘chứng nhân của Hy Vọng’.

Đức Gio-an Phao-lô II đã dõng dạc nhắc lại lời của Hồng Y Thuận trong chính ngày lễ an táng, 20 tháng 9 năm 2002 :”Dù sống tù đầy với cả một vực thẳm khổ đau, tôi đã không bao giờ ngừng yêu mến mọi người, không loại trừ một ai. Và khi Chúa sắp gọi tôi về, tôi vẫn yêu thương và chẳng hề oán hận một người nào”.

Lời nói này đã làm bao con tim thổn thức xúc động.

3-Giới trẻ hải ngoại lắng nghe :

Nghe tin ngài tham dự đại hội Thánh Mẫu Missouri (đây là lần đầu, nhưng định mệnh cũng biến thành lần cuối), hàng ngàn giới trẻ Việt Nam đã rủ nhau về gặp gỡ và học hỏi nơi người cha khả kính. Bằng một giọng nói hấp dẫn, pha lẫn những mẩu truyện dí dỏm thú vị, ngài đã làm tất cả say sưa và chăm chú nghe từng lời một.

Tâm tình đầu tiên ngài chia sẻ, dĩ nhiên phải là niềm hy vọng bao la vào Chúa và đời sống Chúa ban. Đức Hồng y tha thiết xin các bạn trẻ đừng đi theo cái văn hóa ‘sự chết’ : cứ say mê vui thú, rồi khi không được như ý thì thất vọng để rồi đòi tự tử (ngài trưng ra con số một triệu người trên thế giới đã tìm cái chết mới đây. Mà thật ra giới trẻ tự tử nhiều hơn người lớn. Con số này không thua con số người chết vì tai nạn xe hơi.)

Câu giải đáp cho nan đề này là : đời sống ta cần được đặt ngay vào trung tâm điểm của đức tin và tình yêu với Chúa. Mà Chúa thì luôn đòi chúng ta can đảm tìm Chúa giữa những khó khăn thách đố. Nghĩa là phải ráng giữ Chúa trong hồn mình, làm cơ sở cho hành trang cuộc đời.

Kế đến là thái độ đàng hoàng đứng đắn, trong mọi cuộc giao tế bạn bè xóm giềng. Đừng học thói khôn lỏi lọc lừa, chỉ mong ích kỷ tìm lợi cho bản thân. Giáo dục Hoa Kỳ và Tây phương đang tạo hoàn cảnh cho các bạn trẻ xây dựng xã hội tương lai. Dựa đúng lời Chúa dạy “Không thì nói không, có thì nói có”.

Sau đó là tinh thần trách nhiệm : cần học hỏi và rồi chia sẻ tinh thần này với mọi người quanh mình. Không nên lười biếng ỷ lại vào người khác. Khi đã có chút hiểu biết và khả năng, hãy trao đổi và tìm cộng tác khi ta đã trưởng thành. Đây là lối sống dấn thân thời đại mới.

Khi đến tuổi lập gia đình, “các con cần nhìn vào vấn đề một cách nghiêm chỉnh và lạc quan” : tin vào ơn thánh Chúa sẽ ban, khi chúng ta hoàn toàn trao phó gia đình cho Ngài. Hãy coi đây là một ‘ơn gọi’ cho đời mình. Dĩ nhiên phải biết cầu nguyện và kiên nhẫn với Chúa. Phải dựa vào Chúa để cùng thánh hóa nhau qua từng năm tháng.

Trong trường đời, cũng cần cảnh giác trước những dụ dỗ của các thuyết sai lạc về khoa học và nhân bản. Hãy giữ vững lập trường về việc Chúa tạo dựng, quan phòng, cũng như chân lý ‘con người có hồn có xác’. Thế gian thường xuyên lôi cuốn chúng ta vào tư tưởng vô thần vật chất.

Giới trẻ cần yêu mến quê hương và giáo hội Việt Nam. Phải giữ gìn văn hóa truyền thống tốt của cha ông tổ tiên. Hãy chia sẻ những cái hay này cho đàn em của mình. Không bao giờ làm mất bản sắc Việt Nam, cũng như phát triển tinh thần gia đình, mong tương lai sẽ sáng lạn cho mình và giòng giống.

Hãy hãnh diện mình là người Công giáo, là con Chúa, là thành viên của Giáo hội. Hãy sống đạo thực sự, và giúp Chúa được hiểu biết và tôn thờ. Tất cả phải ý thức sứ mạng truyền giáo hàng ngày. Hãy học làm gương sáng, khích lệ lòng đạo và đức tin, kể cả nơi người bản xứ Hoa Kỳ.

Cuối cùng chúng ta phải xin được ơn bền đỗ : Vững vàng qua thời gian, luôn kiên vững trước thử thách. Cần nhớ ơn cha ông tổ tiên đã đổ máu đào gieo vãi đức tin vào tâm trí chúng ta. Chúa sẽ rộng rãi chúc phúc cho từng người, qua từng tháng từng ngày.

Tất cả những tâm tình trên đây phải được gói trọn trong niềm CÁM MẾN BIẾT ƠN từ đáy lòng. Mà đã hàm ơn thì phải học cách đền ơn, không chỉ vào ngày Thanksgiving hàng năm, mà là từng phút từng giây trong đời.

Đền ơn với Chúa, với Giáo hội và với tha nhân gần xa.

4-Phải đáp lời cha:

Các bạn trẻ quý yêu, bao bậc phụ huynh cha chú lúc này đang hướng về các bạn đấy. Ngày xưa các ngài hát thuộc lòng bài ‘Học sinh hành khúc’ : Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau. Hôm nay các ngài cũng muốn hát bằng tinh thần bài ca này. Người người đang trông vào các bạn.

Sau khi nghe những lời nhắn nhủ đầy tâm huyết của vị cha khả ái Hồng Y Phan-xi-cô Nguyễn văn Thuận, các bạn nghĩ sao ?

Chả lẽ được may mắn tới sống tại một quốc gia giàu mạnh, có tự do, dân chủ và nhân quyền hàng đầu như Hoa Kỳ, mà chúng ta quên ơn Chúa hay sao?

Đừng chỉ ‘take it for granted’ ! Nhưng phải ghi lòng tạc dạ và ngày đêm tìm cách đáp đền, như lời Đức Hồng Y căn dặn. Đền đáp bằng cuộc sống đàng hoàng gương mẫu. Đền đáp bằng mở rộng con tim ra cho mọi người, nhất là những kẻ kém may mắn hơn mình. Đáp đền bằng tâm hồn đầy ắp tình yêu Chúa, như hành trang căn bản vững vàng cho từng bước đi trong đời.

Gia đình chúng ta qua đây tỵ nạn, mang theo một sứ mạng thánh hóa mình và tha nhân, nếu không nói là trách nhiệm phúc-âm-hóa môi trường sống, cũng như kéo lôi bạn bè cùng tiến lên trong ân sủng thần linh, như Chúa dạy trong Thánh kinh :”Hãy trở nên muối đất và ánh sáng thế gian”.

Giáo hội và cộng đồng đang mong chờ nơi từng bạn trẻ đấy !