Ngày 06-09-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Ba ngày 7/9: Giáo Hội nơi Chúa Giêsu gặp gỡ muôn dân. Thầy Phêrô Trần Ngọc Đức, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:22 06/09/2021

PHÚC ÂM: Lc 6, 12-19

“Suốt đêm, Người cầu nguyện, Người chọn mười hai vị mà Người gọi là Tông đồ”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Trong những ngày ấy, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm, Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Người gọi là Tông đồ: Ðó là Simon, mà Người đặt tên là Phêrô, và em ông là Anrê, Giacôbê và Gioan, Philipphê và Bartôlômêô, Matthêu và Tôma, Giacôbê con ông Alphê và Simon cũng gọi là Nhiệt Thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariốt là kẻ phản bội. Người đi xuống với các ông, và dừng lại trên một khoảng đất bằng phẳng, có nhóm đông môn đệ cùng đoàn lũ dân chúng đông đảo từ khắp xứ Giuđêa, Giêrusalem và miền duyên hải Tyrô và Siđôn đến nghe Người giảng và để được chữa lành mọi bệnh tật. Cả những người bị quỷ ô uế hành hạ cũng được chữa khỏi, và tất cả đám đông tìm cách chạm tới Người, vì tự nơi Người phát xuất một sức mạnh chữa lành mọi người.

Ðó là lời Chúa.
 
Effata
Lm Trương Bình Định
08:21 06/09/2021
Effata

- Ring... Ring... Ring
- Allo ! cô Hà đó hả. Anh nghe đây !
- Chào anh ba. Em phone cho anh để báo một tin vui.
- Tin gì vậy?
- Dạ. Em mới làm thương mại đó anh. Anh ba ủng hộ em nghen !
- Chỗ quen biết mà. Ũng hộ em hết mình!
- Em mới làm dzụ này. Nên hiện nay có khuyến mãi. Nếu mua 10 thì tặng thêm 1 đó anh ba !
- Ui.. Thế hả em. Anh ủng hộ 100% đó. Mà em bán gì vậy?
- Dạ anh ! Em thương mại trại hòm !
- Trời !!! Chết tui rùi !!!
Cả phòng cười ồ !!! Tôi cũng cười theo ! Diễn viên hài đóng hay quá !
Khán giả cười vì lời nói và điều nghe nó không ăn khớp với nhau, Nó làm người ta bỡ ngỡ, chới với.
Thức ra, học nghe và học nói là 2 diều căn bản cho các MC hiện nay. Nghe để hiểu khán giả muốn gì. Và nói
sao cho chạm tới trái tim của họ.

Bài Phúc Âm Thánh Marco của Chúa Nhật 23 B năm nay cũng không đi ngoài quĩ đạo này. Một người câm điếc tới với Chúa,
Chúa phán "effata" và anh ta nói được và nghe được. Phúc Âm không cho biết tên người này, nên người ta cố
tìm kiếm xem anh ta là ai ! Anh ta có thể là tôi, là bạn hay một người nào đó đang sống với ta !

Nếu chúng ta đi sâu một chút vào Phúc Âm thánh Marco, chúng ta thấy có 2 lần Chúa dùng từ ngừ Armenien:
lần thứ nhất khi Chúa cho người con gái của Jaïre sống lại, Chúa nói " Talita Koum". Dịch ra tiếng việt : "Hãy đứng dậy!"
Và lần này Chúa nói : " Effata". Dịch ra tiếng việt : "Hãy mở ra"

Effata. Hãy mở ra. Hãy mở mắt ra ngắm nhìn kỳ công tạo hóa để bái phục và cảm tạ. Hãy mở miệng ra đễ rao giảng và
ca ngợi tình yêu Thiên Chúa. Hãy mở trái tim ra để giúp đỡ ũi an những kẻ nghèo khó...

Mới rồi tôi gặp các em trong tuồi "mới lớn" trong cộng đoàn tôi. Một số em rất bất mãn với xã hội và gia đình,
Tuồi "dậy thì" mà !... Một em nói : Trong gia đình con, chẳng ai hiều con cả ! Một em khác nói : Ở nhà, không ai muốn
nói chuyện với con! Một em nữa nói : Cái gì cha mẹ con cũng cấm đoán. Chán chết cha ơi !
Tôi tìm gặp mấy gia đình này và trao đổi với bố mẹ. Họ nói : Cha ơi, tuổi trẻ bây giờ khó lắm, Chúng con cũng chẳng
biết làm gì !!! Tôi nói với họ : Thì tôi biết mà. Nhưng thử làm như Chúa đả làm trong bài Phúc Âm hôm nay xem sao :
Chúa làm 3 việc : Đầu tiên, Người ngửa mât nhìn trời, nghỉa là Người cầu xin với Chúa Cha, Thứ hai, Nguồi đật ngón tay
vào lỗ tai, nghĩa là ta hãy bình tinh nghe con cái dãi bầy. Và thứ ba, người cho nước bọt vào lười người câm điếc,
nghĩa là ta phải đật tình yêu vào những lời ta nói.

Cũng trong buổi gặp gỡ với lứa tuổi "mới lớn" này. Một em bất mãn với gia đình đã nói : Cha ơi, con thấy nhiều người
không Công Giáo nhưng họ tốt lắm. Họ giúp đỡ người nghèo nhiều lắm! Con không thấy có gì khác biệt giữa họ và người
có đức tin vào Chúa cả! - Tôi ôn tồn trả lời : Có chứ! Khác nhau nhiều lắm. Đối với người không có đức tin, họ làm việc
thiện vì tình yêu. Tình yêu đối với họ là một lý tưỡng tốt đẹp. Điều này rất tốt. Còn đối với người Công Giáo, tình yêu
là một nhân bản, tình yêu là một người. Người đó có tên là Giêsu, Thiên Chúa giáng trần. Người đã mặc lấy khổ đau
hèn mọn của loài người chúng ta. Vì vậy, điều ta làm cho những người khó nghèo, đó là ta làm cho chính Chúa !

Effata, hãy mở ra! Hãy mỡ những rào chắn cách ly để dân tôi bớt khỗ !
Effata, hãy mỡ ra! Hãy mỡ những chốt kiểm soát để công nhân có thể về quê. Ở đó họ không phải trả tiền phòng trọ,
Ở đó có gió mát thanh quang và có rau củ trồng trọt để sống!
Effata, hãy mở ra! Hãy mổ mắt ra xem những quốc gia khác người ta chống dịch!
Effat, hãy mở ra! Hãy mỡ trí thông minh ra để biết, chông dịch không phải bằng những văn bãn, không bằng súng đạn và
quân đội, mà bằng Vaccine va thuốc chống nhiễm thể !
Effata, hãy mở ra! Hãy mổ ra như lời Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng nói : "Truyền thông phải tôn trọng sự thật trong đức ái."
Effata, hãy mở ra! Hãy mở ra để "sao kê", nghĩa là phải minh bạch không dối trá !

Lm Trương Bình Định - Thuỵ Sĩ
 
Chúc Tụng Mẹ! Mừng Sinh Nhật Hôm Nay
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:26 06/09/2021
Chúc Tụng Mẹ! Mừng Sinh Nhật Hôm Nay

Suy niệm lễ Sinh nhật Đức Maria

(Mt 1, 1-16. 18-23)

Ngày lễ sinh nhật Mẹ Maria hôm nay, Giáo hội cho chúng ta đọc lại gia phả của Chúa Giêsu. Ta thấy, trong suốt chiều dài lịch sử thấy Thiên Chúa đã tuyển chọn gia tộc cho Người cách đặc biệt.

Hình ảnh bốn phụ nữ được Kinh Thánh nói đến như là một tiên báo cách kín đáo về Đức Kitô, Đấng sẽ đến để cứu độ những người tội lỗi, và đón nhận mọi dân mọi nước vào vương quốc của Người. Việc tuyển chọn những nhân vật này không phải là điều đáng tự hào vì lý lịch của họ. Nhưng tiêu chuẩn của Thiên Chúa khác với con người. Người chọn sự yếu kém để nói lên lượng từ bi của Người.



Đây là “gia phả của đức tin và ân sủng”. Vì cho dẫu gia phả này được đan dệt bằng biết bao tội nhân và những kẻ gian ác, nhưng lịch sử ấy lại là lịch sử của tình thương và lòng thương xót Chúa, được chính Thiên Chúa can thiệp đúng lúc. Thiên Chúa đã viết lịch sử ấy bằng những nét đặc biệt, khác thường. Cái đặc biệt nhất vẫn là Thiên Chúa đã không bỏ rơi một nhân loại phản bội lại Ngài, không làm ngơ trước sự đau khổ và tội lỗi của con người. Thiên Chúa đã hành xử thật tốt đẹp với con người, đối với từng người. Chính vì một lịch sử, một thế giới tội lỗi mà Mẹ Maria đã sinh ra để cưu mang Chúa Giêsu Đấng cứu độ chúng ta

Mẹ Maria đã làm loé lên niềm hy vọng cho một trần gian đang lầm lỗi. Mẹ đã điểm tô cho một lịch sử đã bị ông bà nguyên tổ làm lu mờ vì tội phản nghịch cùng Thiên Chúa. Mẹ Maria đã làm cho lịch sử hồi sinh khi ông bà nguyên tổ làm hoen ố vì tội lỗi. Nhân loại đáng lẽ bị đắm chìm trong sự chết, nhưng Mẹ đã làm cho có sự sống viên mãn.

Hôm nay là lễ sinh nhật Đức Maria, Mẹ Đức Giêsu và là Mẹ chúng ta, chúng ta hân hoan và cùng nhau chúc mừng tuổi Mẹ. Ngày này phải là ngày vui chung của toàn thế giới, chứ không phải riêng cho một dân tộc hay một nhóm người nào. Bởi ngày sinh của Mẹ có liên quan trực tiếp đến biến cố Ngôi Lời Nhập Thể. Ngày Mẹ chào đời đánh dấu sự nối kết giữa Tân ước và Cựu ước, chấm dứt thời kỳ chờ đợi và những lời hứa, khai mở một thời kỳ mới, thời kỳ ân sủng và ơn cứu độ trong Đức Kitô. Mẹ thật xứng: “Đức Mẹ làm cho chúng con vui mừng”.

Maria ! Mẹ Ngôi Hai Con Chúa

Chúc tụng Mẹ! Mừng Sinh nhật hôm nay

Chúa thương Mẹ ban ơn phúc dư đầy

Hình ảnh Mẹ, ngàn đời con ca tụng.

Quả thật, ngày sinh nhật của Mẹ đã khai mở lời hứa của Thiên Chúa bước đầu thành sự, đồng thời, Mẹ là Nữ Tử Sion, là hy vọng của nhân loại. Mẹ ra đời để làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Có cuộc sinh nhật của Mẹ, mới có sự ra đời của Đức Giêsu, có Đức Giêsu mới có Đấng cứu độ chúng ta. Như vậy, ngày sinh nhật của Mẹ đã được đặt vào Mầu Nhiệm Nhập Thể, cứu độ. Mẹ như Sao mai dẫn lối đưa đường, Mẹ chính là hừng đông, là ánh bình minh báo trước Mặt trời công chính là Đức Kitô.

Vì thế trong ngày Đức Maria chào đời Giáo hội đã kêu lên: “Ôi lạy Mẹ! Ngày sinh của Mẹ đã đem lại cho thế giới sứ điệp vui mừng và hy vọng. Vì Đức Kitô Chúa chúng con là Mặt trời soi đường nay nẻo chính đã từ cung lòng Mẹ sinh ra, Ngài là Đấng huỷ bỏ lời chúc dữ, đem lại muôn phúc lành, Đấng tiêu diệt thần chết và ban phúc trường sinh”.

Thánh Gioan Đamatsô đã dâng lời ca tụng: “Hết thảy mọi người hãy đến, chúng ta hân hoan mừng ngày sinh ra niềm vui sướng của cả thế giới ! Hôm nay đây, từ một bản tính thế trần, một thiên đàng đã thành hình dưới thế. Hôm nay đây, việc cứu rỗi đã bắt đầu cho thế giới!”

Vậy, hôm nay, mọi loài trên trời dưới đất hãy cùng nhau hoan hỷ và đồng ca, nhảy múa biểu lộ niềm vui bất cứ vật nào ở trong trần gian cũng như ở trên trần gian hãy họp nhau mừng lễ. Quả thật, hôm nay thánh điện của Đấng tạo thành muôn vật đã được xây lên, và một thọ tạo, vì một lý do mới mẻ và thích đáng, đã được chuẩn bị làm nơi cư trú mới cho Đấng Hoá Công.

Khi mừng sinh nhật nhau, chúng ta thường tặng nhau những bó hoa, những món quà. Mừng ngày sinh nhật của Mẹ hôm nay: “mãi mãi nhân loại sẽ khơng ngớt cùng Mẹ ca tụng Thiên Chúa:

Chúng con tại thế tưng bừng,

Cùng nhau ca hát vang lừng bốn phương.

Tạ ơn Thiên Chúa tình thương,

Chọn người Trinh Nữ ngát hương ngàn đời.

Chúng ta hãy quyết hái nhiều hoa xinh đẹp để dâng kính Mẹ, tỏ lòng mến yêu Mẹ bằng những kinh nguyện chân thành dâng lên Mẹ, những đóa hoa tươi kính dâng Mẹ sẽ là những tâm tình đẹp chúng ta làm vui lòng Mẹ. Nhất là chúng ta hãy tiếp tục làm những việc đạo đức thông thường dâng kính Mẹ, như: lần hạt Mân Côi, đọc kinh Truyền tin, nguyện kinh cầu, một cách phi thường. Có nghĩa là miệng đọc, lòng suy và cố gắng đem ra thực hành trong đời sống, để cuộc đời của Mẹ, vốn đã trở nên một với cuộc đời của Đức Giêsu cũng được thể thể hiện trong cuộc sống của mỗi người chúng ta.

Mừng lễ sinh nhật Đức Mẹ, chúng ta hiệp cùng Giáo Hội ca tụng, tung hô Mẹ. Với những lời chúc tốt lành nhất dâng về Mẹ cuộc sống hiện tại, quá khứ và tương lai làm món quà mừng Mẹ tuổi mới.

Mẹ sinh ra giữa muôn hoa hương ngát

Với màu sắc lộng lẫy đẹp đất trời

Mẹ rạng ngời trong hào quang vời vợi

Cùng Triều Thần con chúc khen mừng Mẹ. Amen.



Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tư Tưởng Của Ta, Đường Lối Của Ta Khác Các Ngươi
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:32 06/09/2021
Tư Tưởng Của Ta, Đường Lối Của Ta Khác Các Ngươi

“Trong những ngày ấy, Đức Giêsu đi lên núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là tông đồ. Đó là…”(Lc 6,12-16).

Với những dữ kiện mà Tin mừng tường thuật như “lên núi cầu nguyện, thức suốt đêm” thì chúng ta phải chân nhận rằng Chúa Giêsu không chỉ ý thức mà rất cẩn trọng trong việc chọn nhóm Mười Hai đặt làm tông đồ. Dĩ nhiên để tuyển chọn nhóm người cộng tác rất thân cận với mình thì Chúa Giêsu phải căn cứ một vài tiêu chí nào đó. Đọc danh sách tên tuối 12 vị được chọn thì chúng ta thấy chuyện học hành bằng cấp không phải là tiêu chí Chúa Giêsu đòi hỏi. Đời sống đạo đức qua việc giữ các lề luật, ăn chay, hay thuộc kinh kệ cũng không phải là tiêu chí cần để Chúa Giêsu chọn hàng tông đồ. Tin mừng cho chúng thấy rõ đa số vị được chọn đều xuất thân từ giới ngư dân, chữ nghĩa không có, chẳng hề biết ăn chay hay nghiêm giữ lề luật. Vậy đâu là những tiêu chí mà Chúa Giêsu ít nhiều có đặt ra để chọn gọi nhóm Mười Hai? Theo các trang Tin Mừng tường thuật thì chúng ta có thể nhận thấy một vài tiêu chí khi phân tích những điểm chung nơi nhóm người được chọn.

1.Chí hoài bảo vì quê hương dân tộc: Có thể nói rằng động cơ và mục đích của cả nhóm Mười hai khi đi theo Chúa Giêsu đó là vì một nền độc lập, tự do của dân tộc. Dân Do Thái thời bấy giờ đang chịu sự đô hộ của đế quốc Rôma. Đã và đang có đó phong trào giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ đế quốc. Nhiều chí sĩ đã vì quê hương dân tộc mà chấp nhận cả án tử hình thập giá quan Philatô áp đặt. Thấy một thầy Giêsu có quyền năng trong lời nói và hành động, đang được đám đông dân chúng mến mộ thì nhiều môn đệ mà nhất là nhóm Mười Hai khao khát được chung tay góp phần. Chọn được minh chủ để thờ, để thỏa chí trượng phu, quân tử là điều thường thấy trong lịch sử các quốc gia nhát là trong thời loạn. Ba năm theo thầy Giêsu thì cả mười hai vị tông đồ thường tranh cải với nhau xem ai là người đứng đầu khi Thầy vinh hiển trong vương quốc của Người, nghĩa là khi Thầy làm cách mạng thành công.

2.Lòng nhiệt thành, sự quả cảm: Với danh sách liệt kê: Phêrô, Anrê, Giacôbê, Gioan.. thì chúng ta thấy cái bầu lửa có đó không chỉ trong lòng nhóm Mười Hai mà cả trong cái cơ thể “vai u thịt bắp” của những ngư phủ. Ba năm rong duỗi theo một vị Thầy vốn “không có chỗ tựa đầu” quả là không mấy dễ nếu thiếu lòng nhiệt thành cách nào đó.

3.Sự trung thực, thẳng thắn: Không nguyên chỉ với một Natanael (Batôlômêô) người mà Chúa Giêsu đã nhận định: “nơi ông không có gì gian dối” (Ga 2,47), có thể nói hầu hết các ngài tông đồ đều thẳng thắn, trung thực (có sao, nói vậy), ngoại trừ một vị thiếu đi tiêu chí này là Giuđa Iscariô và chính ông đã tự loại mình ra khỏi tập thể.

Chọn gọi nhóm Tông đồ xong Chúa Giêsu trước hết cho các ngài ở với Người (x.Mc 3,14). Trong thời gian ở với mình Chúa Giêsu đã điều chỉnh lòng nhiệt thành và chí hoài bảo của nhóm Mười Hai đi đúng hướng theo cái gương của vị thầy, người lãnh đạo duy nhất chính danh chính phận là Người, Đức Kitô (x. Mt 23,8-11).

Trong Giáo Hội Công Giáo thì các giám mục là những người kế vị các tông đồ. Hiện nay tiêu chí để chọn ứng viên vào hàng giám muc là ngoài đức tin kiên cố, đạo đức tốt, tâm hồn nhiệt thành, thông thái, khôn ngoan, các nhân đức nhân bản cũng như tài năng và thanh danh thì ứng viên phải ít nhất 35 tuổi, đã làm linh mục ít nhất 5 năm, có bằng thần học, Thánh Kinh hay giáo luật với học vị tiến sĩ hay cử nhân hoặc ít ra phải có sự thông thạo về các môn học trên, theo như điều kiện của Giáo Luật (x.Đ.378.1).

Trong thời gian dịch bệnh các vị phụ trách các Đại Chủng Viện tại Việt Nam dĩ nhiên có đối sách thích hợp để giúp các chủng sinh tiếp tục chương trình đào tạo. Tuy nhiên bản thân tôi nhận thấy chương trình đào tạo có vẻ nặng về kiến thức. Cũng là chủng sinh nhưng nếu được gửi đi học nước ngoài thì thời gian không chỉ ngắn hơn mà khối lượng kiến thức cần thu tập xem ra ít hơn rất nhiều so với các chủng sinh ở các chủng viện trong nước.

“Nhét cua thì lòi đam”. Nhiều mặt này thì ắt ít mặt kia. Phải chăng cần tăng thêm thời gian để giúp các chủng sinh gắn bó mật thiết hơn với Chúa Giêsu để hiểu biết, yêu mến Người và noi gương người mà sống đời mục tử? Bên cạnh đó cũng cần phải xét xem những tiêu chí mà Chúa Giêsu chọn gọi các tông đồ. Vì rất có thể vì cứ theo truyền thống mà chúng ta cách nào đó đang ứng lời ngôn sứ Isaia: “Tư tưởng của Ta không phải tư tưởng của các ngươi, đường lối của các ngươi không phải đường lối của Ta” (Is 55,8).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:56 06/09/2021

4. Bây giờ con tập coi nhẹ vật chất trần thế, thì một ngày kia có thể đứng trước tòa Đức Chúa Giê-su mà không có gì trở ngại.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:03 06/09/2021
51. THẠCH BỐI NHIỀU THÌ TỐT LẮM

Trái vải là đặc sản của Mân Trung (1), dưới ngọn lá cây vải thường có loại sâu độc gọi là “thạch bối”. Khi cây vải trổ hoa thì “thạch bối” sinh sôi nảy nở nơi ngọn lá rất nhiều, đến nổi trơ cả cuống lá, nguy hại rất lớn.

Năm nọ, trái vải trước nhà Niết tư đường sắp chín, ông quan nọ muốn đãi khách nhưng sợ chim sẻ và lũ chuột ăn mất trái vải, bèn ra lệnh cho sai dịch ngày đêm canh giữ.

Sai dịch nói:

- “Năm nay có nhiều thạch bối”.

Ông quan nọ hiểu lầm “thạch bối” là “gấp mười” (2) nên rất phấn khởi, nói:

- “Nhiều gấp mười, tốt lắm !”

Sai dịch giải thích nhiều lần nhưng ông quan nọ không hiểu rõ, đến nỗi các sai dịch cười chảy cả nước mắt.

(Tiếu tiếu lục)

Suy tư 51:

Người làm quan, làm lớn thì thường chú ý đến những việc lớn mà không để ý đến những việc nhỏ, mà việc nhỏ có khi phá hoại đến việc lớn. Việc lớn của ông quan nọ là đãi khách quý ăn trái vải, việc nhỏ của ông quan là không biết loại sâu độc nơi lá của cây vải, không giết sâu độc thì làm gì có trái vải để đãi khách?

Có những người Ki-tô hữu chỉ chú trọng đến việc giữ lễ ngày chúa nhật mà không để ý đến việc làm bác ái trong ngày chúa nhật, họ dự thánh lễ xong thì coi như đã làm xong bổn phận, người hàng xóm bên cạnh thiếu ăn họ không biết, người bà con bệnh nặng họ cũng chẳng hay, bạn bè mắc nạn họ cũng chẳng thèm ngó đến, những người Ki-tô hữu này dù có nghe đến cả trăm ngàn bài giảng Phúc Âm thì cũng chẳng hiểu, và do đó họ dễ làm trò cười cho người ngoại đạo...

Càng đi tham dự thánh lễ nhiều thì càng tốt và có ích lợi cho phần hồn cũng như phần xác, nhưng đi lễ nhiều mà không chú trọng hoặc không thèm làm những việc bác ái nhỏ thì ma quỷ sẽ cười đến chảy nước mắt vì cái ngu của chúng ta vậy...

(1) Nay là miền trung thuộc tỉnh Phúc Kiến-Trung Quốc.

(2) 石 背 phát âm tiếng Hoa là “shi bei”, nghĩa Hán Việt là thạch bối; 十 倍 cũng phát âm là “shi bei”, nghĩa là “gấp mười”. “Thạch bối” và “gấp mười” đồng âm nhưng khác nghĩa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ba bức chân dung về Đức Giêsu Kitô
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
22:42 06/09/2021

CN 24 B
Ba bức chân dung về Đức Giêsu Kitô

Tại Xêdarê Philipphê, Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?". Từ từ Người dẫn đưa các ông đến câu hỏi quan trọng nhất, xác tín nhất: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?".

Xêdarê Philípphê được xem là miền đất dân ngoại, nơi có một trung tâm rộng lớn thờ thần Baan. Tương truyền, đây là nơi "chôn rau cắt rốn" của thần Hylạp có tên là Panias, thần thiên nhiên. Vào năm 2 trước CN, chính quận vương Hêrôđê Philípphê đã xây dựng nơi ấy thành địa danh linh thiêng đối với cư dân xứ này. Trên thành đó, ông đã cho xây và đặt đầu tượng Xêda, hoàng đế Rôma mà ông xem là vị thần, để tôn thờ. Chính tại "linh địa" dân ngoại này, Chúa Giêsu đã làm một cuộc thăm dò dư luận. Ngài muốn biết, liệu đã có thể loan báo cho các môn đệ hiểu về cuộc thương khó sắp tới của Ngài chưa.

Câu hỏi đầu tiên Chúa Giêsu đặt ra là đối với dân chúng : “Người ta nói Con Người là ai?”. Sau những lần nghe Chúa giảng dạy, chứng kiến những việc Ngài làm như chữa bệnh, trừ quỷ, hoá bánh ra nhiều…dân chúng nghĩ Chúa Giêsu là ai? Các môn đệ đã cho Chúa biết: Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả; kẻ thì bảo là ông Êlia; có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ.

Người ta nghĩ Chúa Giêsu là ông Gioan Tẩy giả sống lại, vì Vua Hêrôđê khi nghe những việc Chúa Giêsu đã làm, ông đã xác định đó là Gioan bị Vua chém đầu nay đã sống lại (Mt 14,1-2; Mc 6,14-16). Có người nghĩ Chúa Giêsu là ông Êlia vì trong niềm mong đợi Đấng Mêsia, dựa vào lời sách ngôn sứ Malakhi, người ta luôn mong đợi ngôn sứ Êlia sẽ trở lại để dọn đường cho Chúa đến (Ml 3, 23-24). Tại sao có người lại nghĩ Chúa Giêsu là ông Giêrêmia hay là một trong các ngôn sứ? Vì đối với dân Do Thái, một vị ngôn sứ xuất hiện là dấu chỉ niềm hy vọng: Thiên Chúa vẫn trung thành với giao ước. Ngài sắp đến viếng thăm cứu chuộc dân Ngài. Khi nghe Chúa Giêsu giảng dạy và nhìn thấy các phép lạ Ngài làm, dân chúng sửng sốt, kinh ngạc và họ đã coi Ngài là một vị ngôn sứ (x.Mt 21,46).

Sau khi thăm dò dư luận bằng lắng nghe các môn đệ kể về cảm nghĩ của dân chúng, Chúa Giêsu trắc nghiệm các môn đệ, đặt câu hỏi cho chính họ: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”.

Chúa Giêsu có thể tự giới thiệu về mình, tự nói lên căn tính của mình. Nhưng Người đã không làm thế. Chúa muốn người môn đệ phải tự khám phá ra Thầy của mình là ai. Chúa muốn lời tuyên xưng của người môn đệ phải phát xuất từ nỗ lực tìm hiểu và cảm nghiệm chân thực trong cuộc sống sinh hoạt với Người. Thánh Phêrô đã thay mặt toàn thể anh em thưa rằng: “Thầy là Đấng Kitô,Con Thiên Chúa Hằng Sống”.

Chúa Giêsu hài lòng về lời tuyên xưng ấy. Tuy nhiên khi tuyên xưng, Phêrô vẫn chưa thật sự hiểu Đấng Kitô có nghĩa là gì. Có lẽ ông còn chịu ảnh hưởng của đám đông nghĩ đến một Đấng Kitô oai nghi, vinh quang và quyền lực. Vì thế, Chúa Giêsu giải thích cho các môn đệ hiểu biết con đường của Người. Con đường thực sự mà Đấng Kitô phải đi là con đường đau khổ: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy”. Đó là con đường tủi nhục, con đường khổ nạn, con đường chết chóc. Nhưng sau tủi nhục sẽ đến vinh quang. Sau khổ nạn sẽ là hạnh phúc. Sau chết chóc là phục sinh. Đó không phải là con đường vinh quang trần thế, nhưng là con đường nhỏ hẹp thiêng liêng. Đó chính là con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực. Chúa không lừa mị, không hứa hẹn những gì dễ dãi, chóng qua. Chúa chỉ đường ngay nẻo chính và muốn những ai theo Người phải dũng mạnh, can đảm, quyết liệt. Vì thế, Chúa nói thẳng thắn với các môn đệ: “Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”.

“Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Đó là đức tin Kitô giáo. Từ đây phát sinh Kitô giáo vì người tin vào Đức Giêsu thành Nazareth đã tuyên xưng Người là Đức Kitô, là Cứu Chúa của họ. Lời tuyên xưng “Đức Giêsu Kitô” có hai vế: Đức Giêsu thành Nazareth và Đức Kitô. Đức Giêsu thành Nazareth là con người lịch sử đã sống, đã chết và đã phục sinh. Qua biến cố đó, nhiều người đã nhìn nhận và tuyên xưng Người là Đức Kitô. Câu tuyên xưng “Đức Giêsu Kitô” gói trọn con người lịch sử Đức Giêsu thành Nazareth và Đấng được tuyên xưng là Cứu Chúa, là Đức Kitô, Đấng được niềm tin của Kitô hữu tôn vinh.

Đối với niềm tin Kitô giáo, "Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi", là Đấng cứu độ duy nhất của nhân loại.Thánh Phaolô nói: Ai tin thì được cứu độ. Mỗi kitô hữu luôn thấm nhuần chân lý này, nên trong bất cứ nghịch cảnh nào của cuộc sống, họ luôn tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Giêsu như Phêrô đã từng tuyên xưng.

"Thầy là ai?”, Ðức Giêsu là ai? Ðó là một câu hỏi được đặt ra cho mọi thời đại. Câu hỏi được đặt ra để chờ đợi một câu trả lời có ảnh hưởng quyết định trên lối sống của người trả lời. Câu hỏi này ngày nay cũng gặp được nhiều câu trả lời khác nhau, và mỗi câu trả lời kéo theo một nếp sống khác nhau.

Tuy nhiên điều quan trọng ở chỗ là mỗi người Kitô hữu đặt cho mình câu hỏi: đối với tôi, Đức Giêsu là ai? Bức chân dung nào đã điều khiển những tư tưởng, tâm tình và hoạt động của tôi? Phải làm thế nào để trình bày chân dung sống động của Đức Giêsu cho anh chị em của tôi hôm nay?

Phần tôi, rất thích ba bức chân dung về Đức Giêsu: Hài nhi trong máng cỏ, Tử tội trên thập giá và Tấm Bánh trên bàn thờ.

- Là Con Thiên Chúa, là Ngôi Hai, nhưng khi chấp nhận làm người, Đức Giêsu đã được sinh ra trong một chuồng chiên, được mẹ bọc tả đặt nằm trong máng cỏ (Lc 2,12). Ngôi Hai làm người là “một tin mừng trọng đại” cho toàn dân, lại phải “ở nhờ” nhà súc vật (Lc 2,11).

- Đức Giêsu lên ngôi vua trên Thập giá. Cái chết đau thương tủi nhục của một tử tội lại trở nên hiến tế, nguồn ơn cứu độ cho nhân loại.

- “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19). Đấng ban sự sống cho muôn loài (CV 17,25), Đấng mà vừa nghe Danh thánh thì cả trên trời dưới đất và trong âm phủ, muôn vật phải bái quỳ (Pl 2,10) đã trở nên Tấm Bánh nuôi nhân loại qua Thánh lễ mỗi ngày.

Máng cỏ là nhà Chúa sinh ra. Thập giá là ngai Chúa lên ngôi vua. Tấm bánh là Mình Thánh Chúa. Bức tranh máng cỏ - chuồng chiên là sự chiến thắng cám dỗ về của cải vật chất. Bức tranh Thập giá- Đồi Sọ mô tả chiến thắng về chức quyền. Bức tranh Tấm Bánh- Thánh Thể giải bày chiến thắng cám dỗ về danh vọng.

Thiên Chúa làm người và đã trở nên tôi tớ. Thiên Chúa đã đóng đinh mọi sức mạnh áp chế, mọi quyền lực thống trị. Người đã trở nên anh em để phục vụ và hiến dâng mạng sống cho con người.

Đấng mà chúng ta tôn thờ và yêu mến không chỉ là Đức Chúa, Đấng Tối Cao, Đấng Thánh, mà còn là Con Người, là anh em, là người trao ban sự sống dồi dào.

Trong bài đọc 2, Thánh Giacôbê nói về tương quan giữa Tin và Sống: "Đức tin không việc làm là Đức tin chết". Tin trong lòng và tuyên xưng ngoài miệng và phải thể hiện bằng việc làm. Thánh Giacôbê cho hướng dẫn cụ thể: "Nếu có anh chị em nào không cơm ăn áo mặc, mà có kẻ trong anh chị em lại bảo rằng: ‘chúc anh chị em đi bình an, và ăn no mặc ấm’ mà anh chị em lại không cho họ những gì cần dùng cho thân xác, thì nào có ích gì?". Việc làm đó chính là lòng bác ái, cảm thông, chia sẻ với tha nhân, nhất là với người nghèo khó, người hoạn nạn. Kitô hữu là người tin vào Đức Kitô và có Chúa Kitô trong cuộc đời, cùng với Người hướng tới tha nhân. Đó là một cuộc sống phong phú và hạnh phúc của người kitô hữu!

Lạy Chúa Giêsu, tựa như thánh Phêrô, con cũng tuyên xưng Chúa là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Con muốn sống với trọn con tim điều mình tuyên xưng: Chúa có vị trí quan trọng nhất trong những chọn lựa hằng ngày của con. Cùng với Chúa, xin cho con đến với tha nhân bằng một con tim rộng mở, chia sẻ và cảm thông. Amen.




 
Nghe và được chữa lành
Lm. Minh Anh
22:48 06/09/2021

NGHE VÀ ĐƯỢC CHỮA LÀNH
“Tất cả đám đông tìm cách chạm vào Ngài, vì tự nơi Ngài, phát xuất một sức mạnh chữa lành mọi người!”.

Trong cuốn sách của mình, A.M. Hunter kể về một phụ nữ sắp chết, cô yêu cầu bác sĩ của mình, một Kitô hữu, cho biết một điều gì đó về ‘nơi’ mà cô sẽ đến. Đang khi bác sĩ của cô loay hoay tìm giải đáp, ông nghe tiếng lạch cạch ở cửa… và ông đã có câu trả lời. “Cô nghe thấy gì không?”, ông hỏi bệnh nhân. “Đó là con chó của tôi. Nó không có khái niệm gì bên trong cánh cửa này, nhưng nó biết tôi đang ở đây. Nó không giống bạn sao? Bạn không biết điều gì bên kia cánh cửa, nhưng bạn tin chắc, Chủ Nhân của bạn đang ở đó, bạn sẽ ‘nghe và được chữa lành’ bởi Ngài!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật bất ngờ, nếu Hunter có ‘The Sermon Beyond the Door’, ‘Bài Giảng Bên Kia Cánh Cửa’, thì Matthêu có “Bài Giảng Trên Núi”; và tuyệt hơn, Luca có ‘Bài Giảng Dưới Đồng Bằng!’. ‘Bài Giảng Dưới Đồng Bằng’ được tìm thấy hầu hết trong “Bài Giảng Trên Núi”; phải chăng bởi “Bài Giảng Trên Núi” có đến ba chương, đang khi ‘Bài Giảng Dưới Đồng Bằng’ chỉ có một chương!

Tin Mừng hôm nay giới thiệu ‘Bài Giảng Dưới Đồng Bằng’ vốn sẽ được đọc cả tuần này. Luca cho biết, rất nhiều người ‘từ tứ xứ’ đến nghe Chúa Giêsu giảng; đám đông này bao gồm nhiều người Do Thái đến từ Giuđêa, Giêrusalem… nhưng cũng không ít người đến từ các lãnh thổ ngoại giáo, duyên hải Tyrô và Siđôn. Vậy thì điều gì đã thu hút một đám đông dân chúng đến với Chúa Giêsu như thế? Họ đến ‘nghe và được chữa lành!’. Họ muốn nghe Ngài, vì Lời Ngài đầy quyền năng và có sức biến đổi! Họ đặc biệt kinh ngạc trước quyền uy chữa lành của Ngài. Luca tóm tắt, “Tất cả đám đông tìm cách chạm vào Ngài, vì tự nơi Ngài, phát xuất một sức mạnh chữa lành mọi người!”.

Điều thú vị là, Chúa Giêsu đã làm rất nhiều phép lạ cả thể khi Ngài thi hành sứ vụ công khai; đặc biệt, khi mới bắt đầu. Và ngay lập tức, Ngài không chỉ trở thành nhân vật nổi tiếng đối với nhiều người, nhưng còn trở thành tâm điểm của nhiều thị trấn chung quanh, các làng mạc. Và sẽ rất thú vị khi biết rằng, theo thời gian, Chúa Giêsu chú trọng sự dạy dỗ của Ngài hơn là các phép lạ!

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là, điều gì lôi cuốn tôi đến với Chúa? Nếu ngày nay, Thiên Chúa thực hiện nhiều phép lạ rẽ ròi, hẳn nhiều người sẽ kinh ngạc; nhưng rõ ràng, phép lạ vật lý không là điều lớn lao nhất Thiên Chúa nhắm đến; và do đó, nó không là trọng tâm trong mối quan hệ của chúng ta với Ngài. Lý do chính yếu mà chúng ta được cuốn hút vào Chúa Giêsu phải là Lời Quyền Năng của Ngài; Lời chìm trong sâu thẳm linh hồn, Lời biến đổi, Lời lôi kéo chúng ta vào sự hiệp thông thần linh. Nói cách khác, nhờ Lời Ngài và sự chạm đến của Ngài, chúng ta được ‘nghe và được chữa lành’. Điều này được thấy rất rõ qua thực tế là, hiện nay, khi sứ điệp Tin Mừng được loan báo khắp năm châu, Giáo Hội đã hình thành, thì các phép lạ vẫn rất hiếm hoi. Chúa Giêsu vẫn làm phép lạ, phép lạ vẫn xảy ra, nhưng không theo cách lần đầu Ngài làm khi thi hành sứ vụ!

Cũng thế, trong thư Côlôssê hôm nay, thánh Phaolô nói đến một điều gì đó sâu sắc hơn những gì bên ngoài, “Anh em vốn đã chết vì tội lỗi”; nhưng “Thiên Chúa đã ân xá mọi tội lỗi chúng ta”. Như vậy, chúng ta được lãnh nhận đức tin nhờ ‘nghe và được chữa lành’. Phaolô nói, “Hãy kiên trì trong lòng tin, như anh em đã nghe biết, hãy đầy lòng cảm tạ!”. Thật đúng với tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, “Chúa tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên!”.

Anh Chị em,

Mở đầu Tông Huấn “Christus Vivit”, Đức Thánh Cha Phanxicô quả quyết, “Chúa Kitô đang sống! Ngài là niềm hy vọng của chúng ta, là tuổi trẻ đẹp nhất của thế giới này. Tất cả những gì Ngài chạm đến đều trở nên tươi trẻ, mới mẻ và tràn đầy sức sống!”. Trong những ngày giãn cách này, không như những người Do Thái xưa vốn đã được nghe những bài giảng trên núi hay dưới đồng bằng, chúng ta được Chúa Giêsu thì thầm bên tai ‘bài giảng trong vườn’, nơi ‘khu vườn bí mật’ của lòng mình. Lời Ngài vẫn có sức biến đổi linh hồn chúng ta, trẻ trung hoá chúng ta, miễn sao chúng ta biết mở lòng cho ân sủng Ngài chạm đến; chúng ta sẽ ‘nghe và được chữa lành’ nếu dám để cho Ngài chạm vào; cho lửa Thánh Thần của Ngài thanh luyện. Và phép lạ ắt cũng xảy ra!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, từ ‘khu vườn bí mật’ có tên “Giêsu” của lòng con, xin cho con được ‘nghe và được chữa lành’ bởi Lời Ngài; cho con biết tận dụng những ngày ‘hồng phúc’ này để đón nhận cho mình một phép mầu quan trọng nhất, phép mầu ‘biến đổi nội tâm con’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hình ảnh ngoạn mục: Thánh Lễ Khai mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế tại Budapest
Đặng Tự Do
04:04 06/09/2021


Hung Gia Lợi, hay còn gọi là Hungari, một lần nữa đã được đăng cai tổ chức Đại hội Thánh Thể Quốc tế, gọi tắt là IEC, từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 9 năm 2021. Hơn 60 thuyết trình viên từ gần bốn mươi quốc gia trên năm lục địa đã đến thủ đô của Hung Gia Lợi để tham dự sự kiện quốc tế kéo dài một tuần này. Nhiều chương trình văn hóa tâm linh sẽ làm phong phú thêm cho Đại hội, và đặc biệt tại sự kiện bế mạc, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ.

Hung Gia Lợi đã được trao cơ hội để tổ chức một trong những sự kiện lớn nhất của thế giới Công Giáo lần đầu tiên vào năm 1938. Người ta hy vọng rằng Đại hội này, bị hoãn lại từ năm 2020 đến năm nay do đại dịch toàn cầu, sẽ mang lại sự đổi mới tinh thần cho xã hội Hung Gia Lợi.

Đại hội Thánh Thể Quốc tế đã được khai mạc vào lúc 4 giờ chiều Chúa nhật 5 tháng 9, tức là rạng sáng ngày thứ Hai 6 tháng 9 theo giờ Việt Nam với một Thánh lễ long trọng, trong đó có dàn hợp xướng 1,000 người và một đoàn đông đảo các em thiếu nhi và cả những người lớn được rước lễ lần đầu ở trung tâm thủ đô Budapest. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây chính là Thánh Lễ Khai Mạc rất trọng thể này.

Đại hội này là một lễ kỷ niệm Sự Hiện diện Thực sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bí Tích Thánh Thể trong đó những người tham gia đến từ khắp nơi trên thế giới.

Truyền thống này đã bắt đầu tại Pháp vào năm 1881 và đã phát triển thành một sự kiện Công Giáo quốc tế, được tổ chức gần như bốn năm một lần trong suốt 140 năm qua.

Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 đang diễn ra vào ngày 5-12 tháng 9 tại thủ đô của Hung Gia Lợi hay còn gọi là Hungari.

Thánh lễ khai mạc đã diễn ra tại Quảng trường anh hùng. Chính thức bắt đầu lúc 3 giờ chiều, giờ địa phương Chúa Nhật, ngày 5 tháng 9, tại Quảng trường Anh hùng. Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, nguyên là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, đã cử hành thánh lễ khai mạc lúc 4 giờ chiều.

Để kỷ niệm Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52, ngân hàng trung ương Hung Gia Lợi, gọi tắt là MNB, đã phát hành những đồng tiền kỷ niệm bằng bạc có mệnh giá 10,000 HUF và 2,000 HUF, cũng như đưa vào lưu hành đồng 50 HUF đồng tiền.

Một cuộc triển lãm về cuộc đàn áp các tín hữu Kitô trên khắp thế giới cũng được khai mạc với sự hợp tác của Bảo tàng Quốc gia Hung Gia Lợi và Tổ chức Hỗ trợ Hung Gia Lợi, một chương trình hỗ trợ nhân đạo của đất nước này dành cho các tín hữu Kitô bị bách hại.

Phát biểu trước Đại hội, Regina Lynch, giám đốc dự án viện trợ của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, cho biết: “Ở nhiều nước, các tín hữu có một khao khát chính đáng để có thể rước lễ và cảm nhận sự hiện diện của Chúa Kitô, và cùng với những người khác, họ phải đối mặt nhiều vấn đề - trong đó có tình trạng thiếu tự do tôn giáo, và bất an. Tình trạng bi đát này là kết quả của các cuộc xung đột dân sự và quân sự, thiếu cơ cấu hạ tầng, và nghèo khổ - nhiều cộng đồng thiếu các nguồn lực để xây dựng một nơi thờ tự hoặc thậm chí chẳng có gì để hỗ trợ cho các linh mục của họ”.

Hơn 25 Hồng Y và giám mục sẽ tham gia tuần lễ tại địa điểm đại hội chính là Trung tâm Triển lãm và Đại hội Hungexpo Budapest.

Các Hồng Y từ năm châu lục sẽ hướng dẫn các buổi cầu nguyện buổi sáng, dạy giáo lý, đưa ra các chứng tá và hội thảo. Các vị Hồng Y này bao gồm:

Đức Hồng Y người Brazil Joao Tempesta vào ngày 6 tháng 9

Đức Hồng Y người Canada Gérald Lacroix vào ngày 7 tháng 9

Đức Hồng Y người Iraq Louis Raphaël Sako vào ngày 7 tháng 9

Đức Hồng Y người Miến Điện Charles Maung Bo vào ngày 8 tháng 9

Đức Hồng Y người Nigeria John Onaiyekan vào ngày 9 tháng 9

Đức Đức Hồng Y Dominik Duka người Tiệp vào ngày 10 tháng 9

Đức Hồng Y Robert Sarah sẽ chủ sự một Thánh Lễ tại Nhà thờ Các Thánh Thiên Thần ở Gazdagrét vào ngày mùng 8 và Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich của Luxembourg sẽ cử hành thánh lễ vào ngày 10.

Chương trình cũng bao gồm các diễn giả Công Giáo như Mary Healy, giáo sư Kinh thánh tại Đại Chủng viện Thánh Tâm ở Detroit, và Barbara Heil, một bà mẹ 8 người con ở Mỹ đã cải đạo sang Công Giáo sau khi phục vụ như một nhà truyền giáo Tin lành ở 55 quốc gia.

Trong số các nghi thức phụng vụ hàng ngày, đại hội cũng sẽ tổ chức Thánh lễ ở Lovari, bằng tiếng Roman, một ngôn ngữ được sử dụng bởi người Romani ở Hung Gia Lợi.

Vào ngày thứ Bảy, 11 tháng 9, Đức Hồng Y Péter Erdő của Esztergom-Budapest sẽ dâng thánh lễ tại Quảng trường Kossuth, nơi có Tòa nhà Quốc hội Hung Gia Lợi rất lộng lẫy, sau đó là một cuộc rước nến đến Quảng trường Anh hùng.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Hôm thứ Bẩy 4 tháng 9, đêm trước Lễ Khai mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế tại Budapest, một buổi hòa nhạc, với chủ đề Đối Thoại, đã được tổ chức tại các Dohány là Giáo đường Do Thái. Sự kiện này bắt đầu với bài phát biểu chào đón của Đức Hồng Y Péter Erdő, Tổng Giám Mục Esztergom-Budapest và Rabbi Robert Frölich.

Chúng tôi sẽ tiếp tục loan tin về biến cố trọng đại này trong các chương trình tiếp theo. Xin quý vị và anh chị em nhớ theo dõi.
Source:Catholic News Agency
 
Bác sĩ người Ý tố cáo Mẹ Bề trên của tu viện là một người chống vắc xin
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:08 06/09/2021


Một bác sĩ ở miền bắc nước Ý gần đây đã gửi thư cho giám mục của mình cáo buộc rằng mẹ bề trên của một tu viện và năm nữ tu khác đang từ chối chích vắc-xin COVID-19.

Primo Brugnaro, 72 tuổi, một bác sĩ đã nghỉ hưu, là người đã làm việc trong nhiều thập kỷ với tư cách là bác sĩ chăm sóc chính ở khu vực Vincenza, đã “ tố cáo” Mẹ Bề Trên Angela Brugnaro, 70 tuổi, với Đức Cha giáo phận không chỉ vì từ chối tiêm chủng mà còn lây lan “Thông điệp chống vắc-xin” cũng như tham dự Thánh lễ mà không đeo khẩu trang, là điều bắt buộc trên toàn nước Ý.

“Bất chấp lời kêu gọi tiêm phòng của Đức Giáo Hoàng, các giám mục và Tổng thống Sergio Mattarella của Ý, giáo phận chúng ta có một tổ chống vắc xin,” vị bác sĩ viết trong một lá thư gửi cho Đức Cha Claudio Cipolla của Padova. “Đó là tu viện Montegalda với người mẹ bề trên thường xuyên dùng điện thoại di động của mình và hàng ngày truyền bá những tuyên truyền ngớ ngẩn chống lại vắc xin. Bà Mẹ bề trên ấy chính là em gái của tôi”.

Theo bác sĩ đã nghỉ hưu, Bà Mẹ bề trên là em gái của ông đã phủ nhận chẳng hề có đại dịch COVID-19, bất chấp nó đã giết chết hơn bốn triệu người trên toàn thế giới.

“Tôi bực bội vì quan điểm của bà ấy,” Brugnaro viết thư cho giám mục. Lá thư cũng được gởi cho tờ báo địa phương Il Gazzettino để gây thêm áp lực. “Em gái tôi nhận được tin nhắn phản đối vắc-xin và ngay lập tức chuyển tiếp. Nếu không muốn chủng ngừa, cô ấy hãy giữ ý kiến ấy cho riêng mình. Nhưng các quy tắc phải được tôn trọng”.

Trong phản hồi của mình, giáo phận nhấn mạnh rằng chính giám mục “đôi khi đã nói về sự lựa chọn có trách nhiệm đối với bản thân và những người khác” khi nói đến việc nhận vắc xin, và đã “thông báo định kỳ cho các linh mục giáo xứ và các tổ chức tôn giáo về sự cần thiết phải tuân theo bởi các chỉ dẫn của chính phủ về các quy tắc và hành vi cần áp dụng, chẳng hạn như giữ khoảng cách, và sử dụng khẩu trang y tế”.

Tuy nhiên, giáo phận lưu ý, vấn đề chủng ngừa là “trách nhiệm cá nhân hoàn toàn” của mỗi công dân, và không ai có thể bị ép buộc phải chích ngừa.

Bà Mẹ bề trên nói với tờ báo rằng “Tôi chưa tiêm phòng, nhưng có thể sẽ tiêm vào tháng 9, sau khi mùa hè kết thúc, và chỉ khi dịch bệnh bùng phát trở lại và có nhiều nạn nhân. Nếu xảy ra đúng như thế thì tôi mới chích”.

Mặc dù cả Đức Thánh Cha Phanxicô và các giám mục Ý đều không bắt buộc ai phải tiêm vắc-xin COVID-19, nhưng các ngài đều có thái độ ủng hộ vắc-xin rõ ràng, đặc biệt là Đức Giáo Hoàng. Ngài mô tả chích vắc xin như là “một hành động của tình yêu”.

Bản thân Đức Phanxicô đã được chủng ngừa COVID-19, cùng với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô 16, vào tháng Giêng năm 2021.
Source:Crux
 
Các nhóm cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống cầu xin sự hiểu biết, và tìm kiếm sự hòa giải
Đặng Tự Do
04:08 06/09/2021


Các nhà lãnh đạo của các nhóm cử hành phụng vụ truyền thống đã đưa ra một tuyên bố yêu cầu “một cuộc đối thoại nhân bản, cá nhân, tin cậy, xa rời các hệ tư tưởng hoặc sự lạnh nhạt của các sắc lệnh hành chính”.

Tuyên bố, được đưa ra tại Pháp, chỉ ra rằng các nhóm cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống lo ngại sẽ bị hạn chế hơn nữa sau Tự Sắc Traditionis Custodes.

Trong một phản hồi chung liên quan đến Tự Sắc Traditionis Custodes, họ yêu cầu các giám mục Pháp chỉ định một người hòa giải có thể tạo điều kiện cho một cuộc đối thoại. “Chúng tôi cần sự lắng nghe và thiện chí. Không nên lên án nếu không có đối thoại trước”.

“Chúng tôi muốn có thể gặp gỡ một người mà đối với chúng tôi là gương mặt của tình mẫu tử của Giáo hội”. Tuyên bố của họ cầu xin sự hiểu biết về “những người đã tin tưởng vào lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô 16. “

Các nhà lãnh đạo của các nhóm cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống đã bác bỏ cáo buộc rằng họ không chấp nhận các giáo lý của Công đồng Vatican II. “Chúng tôi khẳng định sự tuân thủ của chúng tôi đối với huấn quyền, trong đó có Công đồng Vatican II và những gì sau đó. Chúng tôi trung thành tùng phục thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng Tối cao và của các Giám mục giáo phận”.

Tuyên bố bao gồm một lời nhắc nhở rằng các nhóm cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống được thành lập theo quy chế được Tòa thánh phê chuẩn và các thành viên của họ đã tuyên thệ tuân theo các quy tắc đó — bao gồm cả việc tuân thủ phụng vụ truyền thống. “Liệu chúng ta có thể tước đoạt của họ những gì Giáo hội đã hứa với họ qua miệng của các Đức Giáo Hoàng hay không?”.

Tuyên bố được ký bởi các bề trên của Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, Tu đoàn Linh mục Chúa Kitô Vua, Tu đoàn Mục tử Nhân lành, và một số nhóm tu sĩ nam nữ khác.
Source:Catholic World News
 
Trái ngược với những tuyên bố trong quá khứ, Biden nói rằng ông ta không tin rằng cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai
Đặng Tự Do
04:09 06/09/2021


Hôm thứ Sáu, ngày 3 tháng 9, ông Joe Biden cho biết vào, rằng ông không tin rằng cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai - trái ngược với những tuyên bố trước đây của ông về thời điểm cuộc sống bắt đầu.

Biden đã trả lời câu hỏi của một phóng viên về vấn đề phá thai vào hôm thứ Sáu, sau khi đề cập đến khối lượng công việc trong tháng Tám tại Tòa Bạch Ốc. “ Tôi tôn trọng những người tin rằng cuộc sống bắt đầu từ thời điểm thụ thai “, Biden nói. “ Tôi không đồng ý, nhưng tôi tôn trọng điều đó. Tôi sẽ không áp đặt điều đó cho mọi người”.

Việc Biden tuyên bố rằng ông không tin rằng sự sống bắt đầu từ lúc thụ thai là trái với những gì ông đã nói trong quá khứ.

Tại cuộc tranh luận phó tổng thống năm 2012 chống lại ứng cử viên được đề cử của Đảng Cộng hòa Paul Ryan, Thượng nghị sĩ đơn vị Wiscosin, Biden tuyên bố rõ ràng rằng ông tin rằng cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai.

Ông ta nói:

“Sự sống bắt đầu từ lúc thụ thai, đó là giáo huấn của Giáo hội. Tôi chấp nhận nó trong cuộc sống cá nhân của mình. Nhưng tôi từ chối áp đặt nó lên những Kitô Hữu cũng như các tín hữu Hồi giáo và Do Thái Giáo, tôi từ chối áp đặt điều đó lên những người khác, không giống như người bạn Thượng nghị sĩ của tôi ở đây”.

Lúc đó, Biden nói rằng ông ta “không tin rằng chúng ta có quyền nói với người khác rằng, những người phụ nữ không thể kiểm soát cơ thể của mình. Theo quan điểm của tôi, đó là quyết định giữa họ và bác sĩ của họ và Tòa án Tối cao. Tôi sẽ không can thiệp vào điều đó”.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9 năm 2008, ngay trước khi được bầu làm phó tổng thống, Biden nói rằng ông đã “chuẩn bị sẵn sàng như một vấn đề đức tin để chấp nhận rằng cuộc sống bắt đầu từ thời điểm thụ thai”.

Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đoạn 2270 quy định: “Tính mạng con người phải được tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối ngay từ khi được thụ thai”.

Vào chiều thứ Sáu, Giám mục Donald Hying của Madison đã trả lời những bình luận của Biden trên Twitter “Mọi người luôn tuyên bố rằng cá nhân Tổng thống Biden phản đối việc phá thai”.

“Hôm nay, tất cả chúng ta đã biết được sự thật đau đớn và đáng lo ngại”, ngài nói.

Biden đã được một phóng viên yêu cầu nói chuyện với phụ nữ ở Texas, sau khi luật phò sinh của tiểu bang có hiệu lực vào hôm thứ Tư. Luật cấm phá thai sau khi phát hiện tim thai, có thể sớm nhất là tuần thứ sáu của thai kỳ. Nó cho phép mọi người báo cáo việc phá thai bất hợp pháp và được thực thi thông qua các vụ kiện riêng.

Biden được hỏi rằng, nếu có bất cứ điều gì, chính quyền của ông có thể làm gì để “bảo vệ quyền phá thai ở cấp liên bang”.

Ông Joe Biden nói rằng ông đã, đang và sẽ tiếp tục là “một người ủng hộ mạnh mẽ phán quyết Roe kiện Wade”. Phán quyết này của Tòa án Tối cao năm 1973 đã hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc.

Biden nói rằng luật Texas “tạo ra một hệ thống báo cáo” để thưởng cho những người báo cáo các vụ phá thai bất hợp pháp.

“Tôi biết điều này nghe có vẻ vô lý, gần như xa lạ với người Mỹ, nhưng đó là những gì chúng ta đang nói đến”, Biden nói.

Trong khi tổng thống nói rằng ông “tôn trọng quan điểm” của những người “không ủng hộ phán quyết Roe chống Wade”, ông ta nhấn mạnh rằng ông ta không đồng ý với họ. Ông nói rằng ông đã yêu cầu Bộ Tư pháp điều tra xem có thể làm gì để ngăn chặn “các hành động độc lập của các cá nhân” thực thi Đạo luật tim thai của Texas hay không.

“Tôi chưa biết đủ để trả lời cho các bạn”, Biden nói với các phóng viên. “Tôi đã yêu cầu kiểm tra điều đó”.

Vào tối thứ Tư, Tòa án Tối cao đã từ chối đơn yêu cầu ngăn chặn luật Texas trong quyết định 5-4. Tòa án đã không đưa ra phán quyết về bản thân luật, mà là từ chối đưa ra một án lệnh ngăn chặn để luật này không có hiệu lực.

Các thẩm phán Clarence Thomas, Samuel Alito, Neil Gorsuch, Brett Kavanaugh, và Amy Coney Barrett đều đã ra phán quyết đưa ra một án lệnh ngăn chặn luật của các nhà cung cấp dịch vụ phá thai. Chánh án John Roberts, cũng như các Thẩm phán Stephen Breyer, Elena Kagan và Sonia Sotomayor, tất cả đều không đồng tình với quyết định này.

Ngày hôm sau, Biden chỉ đạo chính quyền của mình kiểm tra “những bước mà Chính phủ Liên bang có thể thực hiện để đảm bảo rằng phụ nữ ở Texas được tiếp cận với phương pháp phá thai an toàn và hợp pháp”.
Source:Catholic News Agency
 
Giám mục Anh Giáo của giáo phận Ebbsfleet từ chức để gia nhập Giáo Hội Công Giáo
Đặng Tự Do
17:01 06/09/2021


Đức Tổng Giám Mục Canterbury, với sự tiếc nuối, đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Jonathan Goodall sau tám năm làm Giám mục giáo phận Anh Giáo Ebbsfleet. Ngài từ chức để hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo.

Đức Tổng Giám Mục Justin nói, “Tôi vô cùng biết ơn Đức Cha Jonathan về chức vụ và nhiều năm trung thành phục vụ của ngài. Những lời cầu nguyện của tôi dành cho ngài và Sarah, cả cho chức vụ tương lai của ngài và cho hướng đi mà họ đang được kêu gọi trong cuộc hành trình liên tục phục vụ Chúa Giêsu Kitô”.

“Liên quan đến giáo phận Ebbsfleet, chúng tôi sẽ bắt đầu quá trình tham khảo ý kiến với các đồng nghiệp và những người khác - bao gồm cả các giáo xứ mà Đức Cha Jonathan đang phụ trách - để xác định các bước tiếp theo sẽ như thế nào”.

Đức Cha Jonathan cho biết “Tôi đã đi đến quyết định từ chức Giám mục Ebbsfleet, để được hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo Rôma, sau một thời gian dài cầu nguyện, đây là một trong những giai đoạn thử thách nhất của cuộc đời tôi.”

“Cuộc sống trong khối hiệp thông Anh Giáo đã hình thành và nuôi dưỡng tư cách môn đệ của tôi như một Kitô Hữu trong nhiều thập kỷ. Đây là nơi tôi nhận được ân sủng bí tích của đời sống và đức tin Kitô lần đầu tiên - và trong nửa cuộc đời tôi đã phục vụ, với tư cách là linh mục và giám mục. Tôi sẽ luôn trân trọng điều này và biết ơn. Tôi tin tưởng tất cả các bạn tin rằng tôi đã đưa ra quyết định của mình như là một cách để nói đồng ý với lời kêu gọi và lời mời hiện tại của Chúa, chứ không phải từ chối những gì tôi đã biết và trải nghiệm trong Anh Giáo, là điều mà tôi mắc nợ rất sâu sắc.”
Source:Anglican News
 
Ba người Iran cải đạo sang Kitô Giáo bị kết án 5 năm tù vì tội bội giáo
Đặng Tự Do
17:01 06/09/2021


Hôm 22 tháng 8, ba người đàn ông ở thị trấn Karaj đã bị kết án 5 năm tù giam vì tội tuyên truyền chống nhà nước sau khi họ chuyển sang Kitô Giáo từ đạo Hồi.

Bản án sau đó được giảm xuống ba năm sau khi họ kháng cáo. Hiện nay, họ được tại ngoại với nghĩa vụ phải báo cáo hàng tuần cho cơ quan tình báo của cảnh sát Iran.

Theo Hiến Chương 18, là một nhóm có trụ sở tại London vận động cho tự do tôn giáo ở Iran, ba người cải đạo - là Milad Goudarzi, Ameen Khaki và Alireza Nourmohammadi - đã bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước” và tham gia vào “ hoạt động giáo dục lệch lạc chống lại Hồi giáo”, tức là thực hành một tôn giáo khác với Hồi giáo.

Phán quyết ban đầu vào tháng 6 cũng đã phạt họ tổng cộng gần 9,000 đô la. Họ sẽ phải báo cáo với nhà chức trách ít nhất một lần một tuần trong sáu tháng tới.

Vào tháng 11 năm 2020, lực lượng an ninh đã đột kích vào nhà của họ và thu giữ các vật dụng cá nhân, bao gồm máy tính, điện thoại di động và sách tôn giáo.

Vào cuối phiên tòa, các nhà điều tra đã trả lại các vật dụng cá nhân, nhưng tịch thu các tài liệu Kitô Giáo.

Theo luật pháp Iran, truyền giáo và cải đạo sang Kitô Giáo là những hành vi phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm trở lên. Phân phối tài liệu Kitô Giáo viết bằng tiếng Iran là bất hợp pháp.

Mặc dù tội tử hình vì bội đạo đã chính thức bị bãi bỏ vào năm 1994 - vụ hành quyết cuối cùng cho tội danh này xảy ra vào năm 1990, nhưng các tòa án vẫn có thể kết tội những người bỏ đạo Hồi trên cơ sở các fatwas, tức là theo ý kiến của các nhà lãnh đạo Hồi giáo.
Source:Asia News
 
Cựu Hồng Y Theodore McCarrick ra hầu tòa lần đầu tiên, không nhận tội
Đặng Tự Do
17:02 06/09/2021


Hôm thứ Sáu Cựu Hồng Y Theodore McCarrick đã 'không nhận tội' trước một số cáo buộc tấn công tình dục, khi ông xuất hiện lần đầu tiên tại một tòa án ở Massachusetts.

McCarrick, 91 tuổi, đã bị buộc tội ba tội tấn công tình dục và khiếm nhã với một người trên 14 tuổi, biến cố được cho là đã xảy ra vào những năm 1970. Mỗi tội danh trong ba tội danh này đều có hình phạt tối đa là 5 năm tù.

Ông ta đã xuất hiện để biện minh cho mình vào hôm thứ Sáu tại Tòa án Quận Dedham, cùng với luật sư Katherine Zimmerl, của công ty Coburn & Greenbaum. Tòa án đã kết thúc với một kháng cáo “không có tội” của McCarrick. Ngày hầu tòa tiếp theo của ông ta là ngày 28 tháng 10 và tiền bảo lãnh được ấn định là 5,000 đô la.

Theo các điều kiện do Thẩm phán Michael J. Pomarole tuyên bố, McCarrick không được phép rời khỏi Hoa Kỳ và phải giao nộp hộ chiếu. Ông ta cũng không được tiếp xúc với bất kỳ ai dưới 18 tuổi.

Từng là một nhà lãnh đạo Giáo Hội và có tầm ảnh hưởng tại Hoa Kỳ cũng như trên trường quốc tế, McCarrick đã bị phải từ chức khỏi Hồng Y đoàn vào tháng 7 năm 2018 sau cáo buộc lạm dụng tình dục trong quá khứ đối với một thiếu niên. Vào tháng 2 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trừng phạt McCarrick sau khi một cuộc điều tra giáo luật phát hiện anh ta phạm tội “gạ gẫm” trong Bí tích Giải tội, và phạm Điều răn thứ sáu với trẻ vị thành niên và với người lớn, với yếu tố gia trọng là lạm dụng quyền lực”.

Các cáo buộc hình sự chống lại McCarrick bắt nguồn từ một loạt các vụ tấn công tình dục được cho là xảy ra vào ngày 8 tháng 6 năm 1974 tại trường Cao đẳng Wellesley. Theo tài liệu của tòa án, McCarrick đã có hành động khiếm nhã với nạn nhân tại tiệc cưới của anh trai mình. Nạn nhân ở tuổi 16 vào thời điểm đó.
Source:Catholic News Agency
 
Mổ xẻ một trò hề công lý, vụ kết án Đức Hồng Y George Pell
Vũ Văn An
20:51 06/09/2021

Mổ xẻ một trò hề công lý, vụ kết án Đức Hồng Y George Pell



Bài phân tích của Linh mục Brennan, một chuyên gia luật học Dòng Tên, người Úc (Nguyên văn xem tại https://weeklycatholicnews.com.au/2021/09/05/14/)


Các nhân chứng chính không được Cảnh sát Victoria phỏng vấn, các phán quyết pháp lý kỳ quái và các phương tiện truyền thông hung dữ: Cha Frank Brennan Dòng Tên mổ xẻ câu chuyện tồi tệ về việc nền công lý phân hủy ra sao ở Victoria đúng lúc nó cần thiết nhất...



Một vụ án đáng lẽ không nên diễn ra

Đã đến lúc tuyên bố Đức Hồng Y George Pell vô tội trước các lời buộc tội phi lý ngài phải đối đầu ở Tòa án Quận Victoria và tiến bước vì lợi ích của mọi người, bao gồm cả những đương đơn và nạn nhân trung thực của nạn lạm dụng tình dục trẻ em trong các định chế.

Vì lệnh cấm phổ biến tin tức do Tòa án Quận áp đặt, các bạn đã không thể theo dõi các phiên tòa của Đức Hồng Y George Pell hàng ngày. Đó là lý do tại sao tôi được yêu cầu tham dự các phiên xử. Đó là lý do tại sao tôi đã xuất bản một cuốn sách, Observations on the Pell Proceedings (Các Quan sát về Các Phiên tòa xử Đức Hồng Y Pell), để các bạn có thể đánh giá riêng về bằng chứng.

Cuốn sách của tôi dành riêng cho những người tìm kiếm sự thật, công lý và hàn gắn và cho những người đã bị từ chối chúng. Sau khi theo dõi sát nút các phiên xử Đức Hồng Y Pell, tôi tin chắc rằng vụ này không giúp gì được cho những người khiếu nại trung thực, nạn nhân và những người ủng hộ họ.

Tôi viết trong phần giới thiệu:

“Các thất bại của cảnh sát Victoria, các chức trách công tố, và hai thẩm phán cao cấp nhất củaVictoria trong những phiên xử này đã không làm được gì trong việc giúp các cố gắng đang được đưa ra nhằm giải quyết chấn thương của nạn lạm dụng tình dục trẻ em trong các định chế. Như một xã hội, chúng ta cần phải làm tốt hơn, và hệ thống pháp luật cần đóng vai trò của nó”.

Tôi tin rằng người ta sẽ sẵn sàng tìm kiếm và hy vọng có ánh sáng và việc hàn gắn nhiều hơn, nếu các biện pháp thích đáng được đưa ra để sửa chữa các lỗi đã mắc phải trong các phiên xử Đức Hồng Y Pell. Các sai lầm phức hợp mang lại kết quả là phán quyết nhất trí của Tòa án Tối cao Úc, một phán quyết đã đặt hệ thống công lý hình sự Victoria dưới một ánh sáng rất kém.

Tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Đức Hồng Y Pell vô tội trước các lời kết tội này. Thậm chí, ngài không nên bị kết tội như thế bao giờ.

Tại phiên tòa đầu tiên, bồi thẩm đoàn không đồng ý. Vì vậy, một phiên tòa thứ hai đã được tổ chức, tại đây Đức Hồng Y Pell bị kết tội cả năm tội danh. Tòa Kháng cáo của Victoria giữ nguyên lời kết tội với tỷ số 2-1. Thẩm phán bất đồng là Mark Weinberg, thẩm phán tòa phúc thẩm hình sự kinh nghiệm nhất của cả nước. Bây giờ ông đã hoàn toàn ra khỏi tòa sau khi đảm nhiệm trách nhiệm nặng nề làm Điều tra viên đặc biệt các cáo buộc tội phạm chiến tranh ở Afghanistan.

Tòa án Tối cao đã cử cả bảy thẩm phán trong phiên phúc thẩm cuối cùng. Họ đã nhất trí trong phán kết của họ bằng một phán quyết duy nhất, ra lệnh rằng “các kết tội Đức Hồng Y Pell bị dẹp bỏ và các phán kết trắng án được ghi vào sổ thay thế”.

Tại phiên tòa, luật sư bào chữa không đòi bằng chứng. Nhân chứng chính của công tố là người khiếu nại ‘J’ (tên ông ta đã và vẫn bị giữ bí mật), người này mô tả những gì ông ấy nói ông nhớ được đã xảy ra với ông và bạn của ông, ông ‘R’ bây giờ đã qua đời, vào năm 1996 khi họ 13 tuổi. Nhưng bên công tố cũng đã gọi, theo yêu cầu của bên bào chữa, khá nhiều nhân chứng khác từng tham dự Thánh lễ trọng thể được cử hành trong Nhà thờ Chính tòa St Patrick's Melbourne cuối năm 1996 – người giữ phòng áo lễ, vị chưởng nghi, các ca viên, trưởng ca đoàn và người chơi đàn organ.

Vì việc cho rằng có đến 4 trong số 5 vi phạm được cho là đã xảy ra trong phòng áo lễ của các linh mục trong thời gian ngắn sau thánh lễ lúc bạn thường xuyên thấy các người giúp lễ đang có mặt, nên thật là ngạc nhiên khi cảnh sát đã không phỏng vấn bất cứ người giúp lễ nào và công tố không lưu tâm gọi bất cứ người giúp lễ nào cho đến khi bên bào chữa buộc họ phải ra tay.

Đến lúc có phiên xử thứ hai, hai người giúp lễ bên bào chữa khuyến cáo đưa vào được công tố gọi để đưa ra bằng chứng.

Một trong những người giúp lễ này, Jeff Connor, đã có một cuốn nhật ký giúp công tố nhận diện được những ngày duy nhất các vi phạm đã xảy ra: 15 và 22 Tháng 12 năm 1996.

Người giúp lễ khác, Daniel McGlone, hiện là một luật sư, cung cấp bằng chứng ông tham dự một trong những thánh lễ trong đó, ông và mẹ ông gặp Đức Tổng Giám Mục Pell trên các bậc thềm sau thánh lễ.

Tòa án Tối cao lưu ý: "thẩm phán xét xử cho rằng bằng chứng do công tố đưa ra bất nhất, hoặc có khả năng mâu thuẫn, với trình thuật của J về các sự kiện, “bất lợi” một cách có liên hệ, nên Ngài Chánh án cho phép công tố viên đối chất một số nhân chứng (và dự trù cho phép đối với các nhân chứng khác)” liên quan đến sáu chủ đề.

Mặc dù đã được phép đối chất, công tố không bao giờ chấp nhận lựa chọn đó và vì vậy không bao giờ thách thức phiên bản về các sự kiện do các nhân chứng cơ hội (opportunity witnesses) đưa ra. Sáu chủ đề bao gồm: ‘(i) liệu (Đức Hồng Y Pell) có luôn ở bên một người khác, bao gồm (chưởng nghi) Portelli hay (ông từ phòng áo lễ) Potter, khi đã mặc áo lễ; (ii) liệu (Đức Hồng Y Pell) có luôn chào đón mọi người trên các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa sau Thánh lễ trọng thể vào Chủ nhật hay không’.

Tòa án Tối cao lưu ý rằng việc cho phép đối chất này ‘phản ảnh sự hài lòng của thẩm phán xét xử rằng bằng chứng dự kiến, nếu được chấp nhận, sẽ loại trừ khả năng thực tế xảy ra vi phạm như J đã mô tả’.

Tòa án Tối cao lưu ý, "Sự trung thực của các nhân chứng cơ hội không bị nghi ngờ".

Trong phần kết luận của mình, Tòa án Tối cao nhận thấy rằng lý lẽ của công tố có nhiều lỗ hổng nên quyết định chỉ tập trung vào một số yếu tố chủ yếu. Tòa cho rằng không cần phải giải quyết mọi bất cái nhiên hoặc bất khả hữu mà bên bào chữa đưa ra. Tòa cho biết: ‘Khả thể hai cậu bé ca viên mặc áo choàng có thể lẩn khỏi đám rước mà không bị phát hiện; tìm được rượu lễ trong tủ không khóa; và việc đương đơn có thể điều động lễ phục để lộ dương vật của mình là những xem xét có thể bị để qua một bên". Không cần phải xem xét khả thể hoặc khả năng xảy ra của những vấn đề này.

Sau khi xem xét tất cả các bằng chứng và vì các mục đích lập luận, chấp nhận rằng “Đa số của Tòa phúc thẩm đã không sai khi cho rằng bằng chứng của J về biến cố thứ nhất không có sự khác biệt, hoặc cho thấy sự bất cập, có tính chất đòi bồi thẩm đoàn phải có một nghi ngờ về việc có tội”. Tòa tiếp tục kết luận:

“Vấn đề còn lại là bằng chứng của các nhân chứng, mà tính trung thực không bị nghi ngờ, (i) đã đặt (Đức Hồng Y Pell) trên các bậc thềm của Nhà thờ Chính tòa trong ít nhất mười phút sau Thánh lễ vào ngày 15 và 22 tháng 12 năm 1996; (ii) đặt ngài ở cùng Portelli khi ngài trở lại phòng áo lễ của các linh mục để cởi bỏ lễ phục của mình; và (iii) mô tả lưu lượng đi lại liên tục vào ra khỏi phòng áo lễ của các linh mục trong 10 đến 15 phút sau khi những người giúp lễ hoàn tất việc cúi đầu trước tượng chịu nạn”.

Thế là xong – chiến thắng hoàn toàn. Dựa trên các bằng chứng được đưa ra trong vụ án, không thể nào có chuyện Đức Hồng Y Pell và hai cậu bé có thể ở một mình với nhau trong phòng áo lễ của các linh mục ngay sau thánh lễ. Không có cả thời gian lẫn địa điểm để thực hiện các hành vi phạm tội.

Không có cả thời gian lẫn địa điểm trong bất cứ câu chuyện nào thì hẳn bạn đang ở trong cõi tưởng tượng hoặc ký ức sai lầm. Công việc căn bản nhất của cảnh sát đáng lẽ đã sớm tiết lộ điều này trong cuộc điều tra, nhất là trong cuộc điều tra được thực hiện đúng cách với nguồn lực khổng lồ được cam kết như Cảnh sát Victoria đã dành cho Chiến dịch Tethering với Đức Hồng Y Pell là tập chú duy nhất.

Khi người khiếu nại J trình diện lần đầu với cảnh sát vào ngày 18 tháng 6 năm 2015, anh ta có một bản tường trình khá đơn giản về việc anh ta, bạn của anh ta R và Đức Hồng Y Pell đã tự mình đến phòng áo lễ của các linh mục tại Nhà thờ Chính tòa St Patrick trong khi Đức Hồng Y Pell đã làm những điều kinh khủng như thế nào.

Họ đang hoàn tất thánh lễ, và như thường lệ, họ đang trong một cuộc rước ở phía trong Nhà thờ đi thẳng từ cung thánh đến phòng ca đoàn qua một hành lang đi ngang qua phòng áo lễ của các linh mục mà trước đây họ chưa bao giờ bước vào. Họ sẽ chỉ mất 56 bước để đến đó. Hai cậu bé bắt đầu đi lục lọi ở những nơi mà các cậu không nên đến, và họ phát hiện ra một ít rượu lễ trong phòng áo của các linh mục và bắt đầu nốc nó ừng ực.

Xin các bạn lưu ý cho, ngay cả trình thuật này cũng có vấn đề. Tất cả những người khác đi qua hành lang đó đang ở đâu vào thời điểm đó, và đặc biệt, những người sẽ đến và đi từ phòng áo của các linh mục ngay sau thánh lễ, vận chuyển đồ đạc từ cung thánh, mang tiền vào để được thu nhận hoặc đếm, những vị đồng tế thay đổi lễ phục của họ, v.v. họ đang ở đâu?

J nói rằng ông ta chưa bao giờ đến thăm lại phòng áo của các linh mục cho đến khi cảnh sát đưa ông ta đi một vòng để chuẩn bị cho vụ án.

Nếu nhà báo Louise Milligan đưa tin chính xác và nếu mẹ của R nhớ lại đúng cuộc trò chuyện của mình với J, thì J cũng có một trình thuật khác vào thời điểm đó.

Tôi xin trích dẫn trực tiếp trình thuật của Milligan có nội dung ghi lại cuộc nói chuyện giữa Milligan và người mẹ "đôi khi sau khi các thám tử lấy lời khai của bà ấy" vào ngày 1 tháng 7 năm 2015, đó là sau khi J cung cấp lời khai đầu tiên của mình cho cảnh sát vào ngày 18 tháng 6 năm 2015 ( nhưng trước khi ông ta đưa ra tuyên bố thứ hai của mình vào ngày 31 tháng 7 năm 2015) cho rằng hành vi vi phạm đã xảy ra sau Thánh lễ:

“(J) nhẹ nhàng nói với bà ấy những gì ông nói đã xảy ra với Đức Tổng Giám Mục”.

Bà nói “Cậu nói với tôi rằng cậu và [con trai tôi] từng chơi ở phía sau Nhà thờ Chính tòa trong những căn phòng kín mít”.

"Trong nhà thờ chính tòa?" Tôi hỏi bà ấy.

“Trong nhà thờ, vâng. Và ừm, họ đã bị Tổng giám mục Pell bắt quả tang và ông ấy khóa cửa lại và bắt họ thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng”. (J) vẫn nhớ rất rõ biến cố đó. Được bố mẹ ông đón về sau đó. Nhìn chằm chằm qua cửa sổ xe hơi trên đường về nhà”.

Trong ấn bản thứ hai của cuốn sách Cardinal của mình, Milligan đã thay đổi chi tiết về chiếc cửa ra vào bị khóa dẫn tới một cánh cửa bị chặn, và bỏ qua tất cả những gì liên quan đến việc J được cha mẹ đón về. Hiệu quả của những thay đổi này là làm cho trình thuật của cô ấy phù hợp hơn với bằng chứng mà J đã đưa ra tại phiên tòa.

Milligan không giải thích liệu mẹ của cậu bé kia đã hiểu sai những điều này hay Milligan đã hiểu sai. Nhưng điều đó không quan trọng.

Bản tường trình thứ hai về việc đi lục lọi ở phòng phía sau khi không có ai khác ở quanh đó đã hoàn toàn bị loại bỏ, hay chính xác hơn là không bao giờ được công tố chấp nhận. Milligan đã không muốn thách thức hơn nữa. Ai cũng thường biết rằng Đức Hồng Y Pell không sống tại nhà thờ chính tòa và chỉ ở đó khi có các biến cố phụng vụ lớn.

Trình thuật đầu tiên về một lần lẩn trốn phiêu lưu duy nhất ngay sau Thánh lễ đã được viết lại một cách đáng kể.



Các bạn sẽ nhớ lại rằng Shane Patton (người khi được bổ nhiệm làm Ủy viên Cảnh sát Victoria vào tháng 6 năm 2020 được mô tả là 'thẳng thắn và có óc phân tích' và các đồng nghiệp của ông nói rằng ông đã 'đúng cả trong chi tiết') đã dẫn một vài người của mình đến Rome để phỏng vấn Đức Hồng Y Pell vào ngày 19 tháng 10 năm 2016. Tại cuộc phỏng vấn, Trung sĩ Thám tử Chris Reed đã đi cùng với Thanh tra Thám tử Paul Sheridan.

Chuẩn bị cho hồ sơ phỏng vấn, dựa trên những chi tiết viết sơ bộ do cảnh sát cung cấp cho ngài, Đức Hồng Y Pell nghĩ rằng những lời tố cáo liên quan đến các vụ tấn công trong phòng phía sau của nhà thờ chính tòa một thời gian sau buổi tập dượt của ca đoàn khi những người khác không có mặt ở đó – phần lớn giống như trình thuật của Milligan từng được công bố một năm sau đó.

Nhưng nay đối với ngài rõ ràng cáo buộc là các cuộc tấn công xảy ra ngay sau thánh lễ trọng thể 11 giờ sáng trong phòng áo lễ của các linh mục. Khi nghe điều đó, Đức Hồng Y Pell hẳn nghĩ rằng cảnh sát sẽ nhận ra rằng những cáo buộc của J là không đáng tin cậy, nếu không muốn nói là nực cười.

Ngay từ đầu trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Pell đã nói với cảnh sát: “Các cáo buộc liên quan đến nhà thờ chính tòa Thánh Patrick là… sản phẩm của tưởng tượng”.

Ngài nói tiếp : “Cuộc phỏng vấn qua loa nhất với các nhân viên và những người từng là các cậu ca viên tại nhà thờ chính tòa vào năm đó và sau đó hẳn sẽ xác nhận rằng các cáo buộc, trang căn bản, là bất cái nhiên và chắc chắn là sai lầm và tôi mời những người phỏng vấn tôi cho tôi biết họ đã nói chuyện với ai và tôi rất vui cung cấp cho họ đúng hạn những người có thể nói một cách có thẩm quyền về các chức năng, sự hiện diện và hành vi của tôi tại nhà thờ chính tòa nói chung và một cách đặc thù hơn vào những thời điểm khi việc lạm dụng bị coi là đã xảy ra".

“Tôi tha thiết hy vọng rằng điều này được thực hiện trước khi đưa ra quyết định có buộc tội hay không vì thiệt hại khôn lường sẽ gây ra cho tôi và cho Giáo hội chỉ bởi việc đưa ra các cáo buộc mà sau này khi khảo sát thích đáng sẽ thấy là không đúng sự thật. Cảm ơn qúi ông".

Trung sĩ Thám tử Chris Reed trả lời: “Cảm ơn ngài. Tôi đánh giá cao điều đó".

Ông Reed, ông Patton, và Giám đốc Thám tử Sheridan đã trở lại Úc và không làm gì cả.

Đức Hồng Y Pell đã cung cấp cho cảnh sát bốn thông tin quan trọng mà trước đây họ không hề hay biết, và lẽ ra đã đem cuộc điều tra đến hồi kết thúc sau một số việc làm rất đơn giản của cảnh sát khi trở về nhà.

Bốn thông tin quan trọng từ hồ sơ phỏng vấn Đức Hồng Y Pell, ngày 19 tháng 10 năm 2016

1. Sinh hoạt như tổ ong tại Phòng áo lễ của các linh mục sau Thánh lễ

Thông tin quan trọng đầu tiên là có một sinh hoạt như tổ ong trong phòng áo lễ của các linh mục sau thánh lễ, bao gồm ông từ phòng áo lễ, người phụ tá của ông ta, các người thu tiền, các vị đồng tế và người giúp lễ.

Đức Hồng Y Pell nói với cảnh sát rằng họ nên quay trở lại Melbourne và phỏng vấn những người này, những người có thể chứng thực cho tuyên bố của ngài rằng không thể để Đức Hồng Y Pell ở một mình ở nơi đó vào lúc ấy với hai cậu bé ca viên. Dưới đây là những lời thực sự Đức Hồng Y Pell đã nói trong bản ghi cuộc phỏng vấn:

“Bây giờ, phòng áo lễ sau thánh lễ nói chung là một tổ ong đang hoạt động vì qúy ông… có ông từ phòng áo lễ ở đó và thường thì qúi ông còn có người phụ tá của ông từ phòng áo lễ. Nếu có các vị đồng tế, họ sẽ thay áo lễ. Các người giúp lễ sẽ cởi các lễ phục của họ. Các người thu tiền sẽ mang tới các khoản tiền thu được. Ông từ phòng áo lễ và các phụ tá sẽ mang chén thánh và các đồ đựng ra khỏi bàn thờ. Bây giờ, tôi luôn được chưởng nghi của tôi tháp tùng sau thánh lễ, nên ngài sẽ đến quanh tôi và giúp tôi cởi lễ phục. Đó chỉ là nghi thức".

Khi phiên bản của J được trình bầy với ngài, Đức Hồng Y Pell nói, “Thật là chuyện rác rưởi tuyệt đối và đáng hổ thẹn. Hoàn toàn sai sự thật. Điên cuồng. Đủ loại người vốn đến phòng áo lễ để nói chuyện với linh mục. Các ông từ giữ phòng áo lễ luôn ở xung quanh, và cả những người giúp lễ cũng ở xung quanh. Đây có phải là phòng áo lễ ở nhà thờ chính tòa sau Thánh lễ Chúa nhật hay không?”

Ông Reed trả lời, "có". Nghe thế, Đức Hồng Y Pell đáp lại, "Thế thì tôi đâu cần phải nói gì thêm nữa. Thật là một đống rác rưởi và sự giả dối và sự giả dối loạn trí. Chưởng nghi của tôi có thể nói rằng ngài luôn ở bên tôi sau các buổi lễ cho đến khi chúng tôi quay trở lại bãi đậu xe hoặc trở lại nhà xứ. Ông từ giữ phòng áo lễ ở xung quanh. Các người giúp lễ ở xung quanh. Người ta đến và đi".

Cảnh sát được ông Patton hướng dẫn với đôi mắt muốn biết chi tiết đã trở lại Melbourne và không phỏng vấn một người thu tiền cũng như một người giúp lễ nào.

Vào thời điểm diễn ra phiên tòa thứ hai, cảnh sát đã được cung cấp cuốn nhật ký của một người giúp lễ tên Jeff Connor, người đã lên tài liệu những người tham gia chính trong mỗi thánh lễ. Đây là cuộc đối chất Christopher Reed, người điều tra chính tại phiên tòa, của Robert Richter:

Đúng. Một trong những điều đáng lưu ý về cuốn nhật ký của ông ấy là bạn có thể thiết lập, từ nhật ký của ông ấy, tên của rất nhiều người giúp lễ, những người có liên quan đến thời kỳ liên hệ?

- À, thời kỳ liên hệ. Có các người giúp lễ - Tôi không - Tôi thực sự không nhớ đã đọc - tên của những người giúp lễ trong nhật ký của ông Connor.

À, trong những dòng nhật ký ông ấy có ăn trưa, họ ăn trưa thường xuyên?

- Có.

Ông có nhớ đã đọc một cái gì đó như thế, và ông ta kể chúng ra không? Thí dụ: vào tháng 7, ‘đãi bữa trưa tại nhà hàng Jimmy Watson, đường Lygon, Carlton, với Ray, Ralph’ và một vài cái tên khác ở đó mà tôi không thể đọc được?

- Tôi không nhớ mục đó, không.

Được. Họ ăn trưa bình thường, tụ họp với nhau, các người giúp lễ, người lớn?

- Vâng.

Ông chấp nhận điều đó, phải không?

- Vâng, tôi chấp nhận điều đó, vâng.

Vì vậy, những gì xảy ra là điều này; ngoài sự kiện chúng ta theo dõi ông Connor, ông đã không theo dõi bất cứ người giúp lễ nào cả?

- Không, đúng vậy.

Nhưng các người giúp lễ là một phần rất, rất quan trọng của cuộc điều tra này?

- Dạ, không, trong giai đoạn điều tra, không, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các cậu ca viên, bởi vì các biến cố được cho là xảy ra quanh các cậu ca viên, chứ không phải các người giúp lễ là những người ở một địa điểm khác và có vai trò khác.

Nhưng không có bất cứ cậu ca viên nào có mặt khi điều này xảy ra, được cho là đã xảy ra?

- Dạ, không có bất cứ người giúp lễ nào.

Không có bất cứ ai trong số những người này có mặt…?

- Không có bất cứ người giúp lễ nào được cho là có mặt cả.

Đúng, nhưng những người giúp lễ đã tham gia vào các cuộc rước giống như cách các cậu ca viên đã tham gia vào các cuộc rước?

- Đúng vậy, vâng.

Và không chỉ có thế, các cậu giúp lễ còn quan trọng hơn vì các cậu giúp lễ có vị trí nói những gì họ đã làm sau thánh lễ trong phòng áo của linh mục?

- Bằng chứng đã được dành cho hiệu quả đó, vâng.

Vâng, và ông chấp nhận điều đó?

- Tôi chấp nhận bằng chứng được đưa ra, vâng.

Vì vậy, tình hình là, ngoài Jeff Connor - chắc chắn có thể hỏi ông ta tên của các người giúp lễ khác đang hành động vào thời điểm đó?

- Đúng, đúng vậy.

Nhưng ông ta chưa bao giờ được hỏi bởi bất cứ ai trong lực lượng đặc nhiệm?

- Không, ông không được hỏi.

Cảnh sát không có nỗ lực nào khi họ trở về từ Rome để liên lạc với bất cứ người giúp lễ nào, hoặc bất cứ người thu tiền, hoặc bất cứ vị đồng tế nào.

Tại sao?

Vì J nói rằng không ai trong số họ có mặt. Đức Hồng Y Pell đã nói với họ rằng những người này thường có mặt tại chính chỗ và vào chính thời điểm mà hành vi vi phạm được cho là đã xảy ra. Thay vì điều tra các lời cáo buộc, cảnh sát chỉ chấp nhận trình thuật của J mà không nghi ngờ gì, bao gồm khẳng định rằng không có người giúp lễ nào hiện diện trong bất cứ khoảng thời gian nào mà biến cố đầu tiên có thể đã xảy ra.

Họ không phỏng vấn một người giúp lễ nào cả. Nhưng họ lại đã phỏng vấn hơn 30 ca viên.

Tại sao?

Bởi vì J là một ca viên. Các ca viên không được vào phòng áo lễ của các linh mục sau thánh lễ, trừ khi tất nhiên là họ có hành vi sai trái.

Kỹ thuật cảnh sát này, nếu được áp dụng vào các trường hợp khác, sẽ làm tổn hại đến nhiều cuộc điều tra tội phạm. Chúng ta hãy xem xét một thí dụ khi cảnh sát nhận được một báo cáo tội phạm, không phải từ một nạn nhân mà từ một người chỉ đơn giản là một nhân chứng trung thực. Hãy tưởng tượng nếu một người đi bộ tuyên bố mình chứng kiến một vụ cướp ngân hàng, nói với cảnh sát rằng cô ấy không thấy bất cứ thu ngân viên ngân hàng (bank teller) nào có mặt khi kho tiền ngân hàng bị đột kích.

Sau đó, cảnh sát dành 18 tháng để phỏng vấn 30 người đi bộ khác, nhưng họ quyết định không phỏng vấn bất cứ thu ngân viên ngân hàng nào vì nhân chứng đi bộ nói rằng cô ấy không nhìn thấy thu ngân viên nào. Cảnh sát hẳn muốn phỏng vấn tất cả các thu ngân viên ngân hàng hiện có nếu họ muốn học hỏi từ các thu ngân viên này những hoạt động thường ngày của họ, hỗ trợ để cảnh sát hiểu làm thế nào mà vụ cướp có thể xảy ra.

Sự cần thiết của việc phỏng vấn các thu ngân viên ngân hàng như một phần của cuộc điều tra thích đáng được nhấn mạnh nếu có bằng chứng cho thấy các thu ngân viên ngân hàng thường xuyên có mặt tại thời điểm vụ cướp xảy ra.



2. Lộ trình diễn hành (đoàn rước)

Trong hồ sơ phỏng vấn, Đức Hồng Y Pell nói với cảnh sát rằng thường lệ sau thánh lễ trọng thể trong nhà thờ chính tòa do Tổng giám mục cử hành, toàn bộ đoàn tùy tùng bao gồm cả ca đoàn gồm đến 60 thành viên sẽ không giải tán đơn giản bằng một cuộc rước bên trong gồm 56 bậc thang từ gian cung thánh trực tiếp vào phòng áo lễ.

Đúng hơn, với một sự rộn ràng trọn vẹn của một bài thánh ca tiễn chân, theo sau là Bản Ngẫu Hứng (Volunatry) của Đàn Organ, tất cả họ sẽ diễn hành xuống gian giữa ra khỏi cửa phía tây, sau đó tham gia vào một cuộc rước ở bên ngoài quanh phía nam của nhà thờ chính tòa. Tôi đã đo tuyến đường đó là 308 bước. Cùng với vị chưởng nghi nhà thờ chính tòa, tôi đã đi bộ dọc lộ trình theo tốc độ của cuộc rước. Mất khoảng bốn phút rưỡi. Tôi nên lưu ý các bạn rằng với kích thước 6 ’4”, các bước của tôi có xu hướng dài hơn mức trung bình.

Đức Hồng Y Pell đã nói với cảnh sát phải trở lại Melbourne và nói chuyện với những người có liên hệ. Khi họ trở lại Melbourne, cảnh sát phát hiện thấy các nhân viên nhà thờ như Chưởng nghi Đức ông Charles Portelli, ca trưởng là ông John Mallinson, người chơi đàn organ, Tiến sĩ Geoff Cox, và ông từ giữ phòng áo lễ Max Potter đã xác nhận những gì Đức Hồng Y Pell đã nói về đám rước ở bên ngoài.

Nếu thời tiết khắc nghiệt hoặc nếu Đức Hồng Y Pell có một cuộc hẹn khác ngay sau thánh lễ, họ sẽ làm một cuộc rước ở bên trong nhà thờ. Nhưng nếu không, họ sẽ rước ở bên ngoài. Sẽ có rất nhiều khách du lịch xung quanh. Đó rõ ràng là một điều gì đó gây ấn tượng. J dường như có chính ấn tượng ấy, khi cho rằng các cuộc rước trong nhà thờ là một thói quen và là điều quan trọng trong ngày.

Vào thời điểm bắt đầu tố tụng vào tháng 3 năm 2018, bằng chứng của J là vào ngày xẩy ra 4 vi phạm đầu tiên, thực sự có một cuộc rước ở bên ngoài, chứ không phải một cuộc rước ở bên trong như ông đã khai trước đó trong báo cáo của cảnh sát ngày 18 tháng 6 năm 2015 và Ngày 31 tháng 7 năm 2015 và trong cuộc cuốc bộ sau đó với cảnh sát vào ngày 29 tháng 3 năm 2016 tại nhà thờ chính tòa.

Các Thẩm phán Tòa án Tối cao Victoria là Chánh án Ferguson và Chủ tịch Maxwell đã viết trong phán kết của họ: “Trong cuộc cuốc bộ năm 2016, J nói rằng ca đoàn sẽ lên xuống hành lang bên trong phòng áo lễ mỗi Chúa nhật, trước và sau Thánh lễ”.

Vì một số lý do không giải thích, J vẫn kiên định với ý tưởng cho rằng anh và R đã có thể vào được phòng áo lễ của các linh mục thông qua hành lang mà họ đã sử dụng nếu đó vẫn là một cuộc rước ở bên trong. Ông mô tả một lộ trình hai bước. Đầu tiên có một đám rước ở bên ngoài.

Thứ hai, khi ông ta và R đến gần gian ngang phía nam, không có bất cứ kế hoạch trước nào và không có bất cứ cuộc thảo luận nào, hai người họ đã lẩn khỏi đoàn rước, vào lại nhà thờ chính tòa qua một trong những cánh cửa ở gian ngang phía nam, sau đó đi theo hành lang mà họ vẫn sử dụng nếu đó là một cuộc rước ở bên trong. Tôi đã đo tuyến đường đó. Nó là 277 bước.

Vào thời điểm Đức Hồng Y Pell xuất hiện tại phiên tòa đầu tiên của mình tại Tòa án Quận vào tháng 8 năm 2018, J đã phải đối mặt với một núi bằng chứng từ các nhân chứng khác do công tố gọi đến, những người này tuyên bố rằng sẽ rất khó khăn cho hai cậu ca viên giọng sopranos ở đầu đoàn rước lẩn khỏi đoàn rước trong khi đoàn rước vẫn đang ở bên ngoài nhà thờ chính tòa, và làm như vậy mà không bị những người khác, kể cả các thành viên người lớn của ca đoàn nhìn thấy, họ là những người xếp hàng ngay phía sau các cậu với một hướng nhìn rõ ràng.

Sau đó, bằng chứng của J cho thấy ông ta và R vẫn ở trong đám rước cho đến khi nó đến hành lang nhà vệ sinh bị khuất tầm nhìn của khách du lịch. Hành lang nhà vệ sinh là một lối đi hẹp bên ngoài nhà thờ chính tòa, cung cấp lối vào nhà vệ sinh công cộng và các phòng áo lễ bằng một cánh cửa khóa.

J và một ca viên khác là Andrew La Greca (người mà Louise Milligan rất tin tưởng) đã đưa ra bằng chứng rằng vào thời điểm đoàn rước đến hành lang nhà vệ sinh, trật tự bị phá vỡ và người ta bắt đầu phân tán. Vì vậy, khi ở bên trong hành lang nhà vệ sinh chỉ rộng 1.33m, J và R, một cách tự phát và không có bất cứ kế hoạch hay thảo luận nào trước đó, đã quyết định đi ngược lại dòng người, tìm đường ra khỏi hành lang nhà vệ sinh, quay trở lại gian ngang phía nam rồi đi lại lộ trình họ sẽ đi để đến phòng áo lễ của các linh mục nếu thực sự đây là một cuộc rước ở bên trong.

Ông nhấn mạnh rằng họ đã đi bộ; chứ không chạy. Tôi đã đo tuyến đường vòng vèo mới này là 408 bước. Phải mất năm phút rưỡi.

Vào thời điểm diễn ra phiên tòa thứ hai, bên công tố, khi cố gắng tìm ra sáu phút trong đó hành vi vi phạm được cho là đã xảy ra, đã mặc nhận [postulated] rằng hành vi vi phạm phải xảy ra trong lúc cầu nguyện riêng sau thánh lễ.

Sáu phút này được cho là khoảng thời gian mà ông từ giữ phòng áo Max Potter cho phép các giáo dân cầu nguyện tự do sau thánh lễ trước khi ông ta bắt các người giúp lễ của mình bắt đầu nhiệm vụ dọn dẹp của họ trong gian cung thánh.

Sáu phút này phải trôi qua trước khi những người giúp lễ dẫn đầu đoàn rước đến phòng áo của các linh mục khi họ cúi đầu trước tượng chịu nạn ở cuối cuộc rước, và trước khi họ bắt đầu nhiệm vụ vận chuyển các đồ vật thánh từ cung thánh vào phòng áo của các linh mục.

Như thế, đây là vấn đề. J tuyên bố rằng anh ta và R đang lục lọi xung quanh và "sẽ chỉ ở trong phòng tối đa vài phút trước khi Đức Hồng Y Pell bước vào".

Nhưng ở phiên bản cuối cùng trình bầy cho bồi thẩm đoàn, họ đã dành ít nhất năm phút rưỡi cho lộ trình vòng vèo mới để đến phòng áo lễ. Xin lưu ý, họ có thể mất nhiều thời gian hơn thế vì J nói rằng họ đã đi thăm dò nhiều nơi khác nhau trước khi đến phòng áo lễ của các linh mục.

Các bạn sẽ thắc mắc không biết hai cậu bé sẽ thảo luận gì với nhau trước khi bắt đầu lục lọi và khi đi ngược lại 122 bậc từ hành lang nhà vệ sinh đến gian ngang phía nam và vào phòng áo của các linh mục.

Trở lại Rome, sự thay đổi của tuyến đường rước là vấn đề mà Giám đốc Thám tử Sheridan quan tâm nhất. Đó là vấn đề duy nhất mà ông ta tiếp lời Trung sĩ Thám tử Reed trong cuộc phỏng vấn tìm việc sáng tỏ rằng thông lệ thực sự khi thời tiết tốt là Đức Hồng Y Pell sẽ diễn hành xuống gian giữa và sau đó tiến ra bên ngoài sau khi đã dừng lại một thời gian đáng kể để chào hỏi giáo dân trên bậc thềm nhà thờ chính tòa ở Cửa Tây.

Sheridan nhận ra rằng có vấn đề với trình thuật của J về đám rước ở bên trong.

Hóa ra, có những vấn đề còn lớn hơn với một trình thuật sửa đổi về một đám rước ở bên ngoài đã ngốn hết thời gian có sẵn để việc vi phạm xảy ra.

Người ta chỉ có thể suy đoán liệu sau đó Thám tử Sheridan có chuẩn bị sẵn sáng để chạy đua với trình thuật của J sau khi những đèn cảnh cáo này đã bắt đầu nhấp nháy.

Lộ trình cuối cùng do J đề xuất không chỉ ngốn hết thời gian khả hữu để ông từ giữ phòng áo lễ Potter chờ đợi trước khi hướng dẫn các người thuộc quyền mình bắt đầu vận chuyển các đồ vật từ cung thánh vào. Nó tạo ra đủ các điều không thể nào lường được.

Làm thế nào mà hai cậu bé 13 tuổi không có kế hoạch trước lại quyết định đi trên một con đường vòng vèo như vậy? Tại sao họ không đơn giản tiếp tục đi đến cuối hành lang nhà vệ sinh, rẽ trái và bắt đầu cuộc lục lọi của họ, chỉ đi 22 bước xuống hành lang vốn quá quen thuộc với họ, vì họ tới lui dọc theo hành lang đó vào mỗi Chúa nhật hàng tuần như J đã nói với cảnh sát trong cuộc cuốc bộ vào tháng 3 năm 2016?

Điều gì khiến họ nghĩ rằng họ sẽ không bị phát giác khi bước vào một phòng áo lễ, nơi nhất định ngoài giới hạn đối với ca đoàn?

Phần lớn nếu không phải là tất cả sáu phút trong đó Potter để thời gian cho mọi người đọc kinh sau thánh lễ, J và bạn đồng hành của cậu ta không đi thẳng đến phòng áo lễ của các linh mục qua 56 bước của đám rước bên trong, họ lại theo lộ trình đám rước vòng vèo ở bên ngoài lên đến 408 bước mà bạn phải mất ít nhất 5 phút rưỡi trước khi bạn tính thêm vài phút để lục lọi, tìm rượu và uống nó ừng ực.

3. Thăm hỏi ở bậc thềm

Đức Hồng Y Pell cũng nói với cảnh sát trong biên bản phỏng vấn rằng thực hành của ngài là chào hỏi đám đông trên các bậc thềm ở cửa phía tây sau thánh lễ.

Trong hồ sơ phỏng vấn ngài, Đức Hồng Y Pell nói, “Ý tôi là hãy để tôi - hãy để tôi bắt đầu triển khai - hầu hết những điều về các vấn đề này hay câu chuyện này phản sự kiện và với một chút may mắn, tôi sẽ có thể chứng minh từng điểm một. Điều đầu tiên là sau mỗi thánh lễ, tôi thường ở phía trước nhà thờ và nói chuyện với người ta”.

Công tố sẵn sàng thừa nhận rằng giao thức này có thể phát triển sau này trong thừa tác vụ của Đức Hồng Y Pell nhưng họ đặt câu hỏi liệu Đức Hồng Y Pell có dành rất nhiều thời gian tại các bậc thềm sau hai thánh lễ trọng thể đầu tiên của ngài trong tư cách tổng giám mục lúc 11 giờ sáng Chúa nhật hay không.

Bất cứ ai có kinh nghiệm về những điều này đều biết rằng một khi dừng lại trên các bậc thềm để chào hỏi người ta thì vị tân tổng giám mục sẽ bị bao vây bởi các giáo dân mới của ngài.

Ở một vài thánh lễ đầu tiên, có lẽ ngài sẽ dành nhiều thời gian hơn thay vì ít hơn để chào hỏi những người muốn gặp vị mục tử mới của họ. Nếu có nghi ngờ gì về phong cách và thực hành của Đức Hồng Y Pell tại thời điểm này, chỉ cần xem bài báo chính hai trang được viết về Đức Hồng Y Pell trên tờ The Age của Melbourne vào tháng trước khi có thánh lễ long trọng này.

Karen Kissane đã kết thúc bài viết 4,000 chữ của mình, Tin Mừng Theo George, mô tả về Đức Hồng Y Pell sau một thánh lễ an táng tại giáo xứ Fawkner:

“Sau buổi lễ, họ tràn ra nền ximăng ở bên ngoài và những người Ý lớn tuổi xếp hàng trước mặt Đức Hồng Y Pell để bày tỏ lòng kính trọng của họ. Họ nắm lấy tay ngài, sau đó cúi xuống và hôn các khớp ngón tay hoặc nhẫn của ngài trong một cử chỉ tôn kính cổ xưa. Một số gạt nước mắt. Đức Hồng Y Pell không ngạc nhiên và đáp lại mỗi người bằng một vài lời hoặc một chúc lành. Sau đó, khi ngài cố gắng tạo dáng để chụp hình, ngài lại bị bao quanh bởi một đoàn các bà già (nonnas) cười khúc khích với kích thước bằng nửa thân ngài cũng muốn được vào chụp ảnh.

Họ không bối rối chi cả; ngài là tổng giám mục của họ, bộ mặt của giáo hội họ, và ngài thuộc về họ. Đây là đức tin Công Giáo theo lối xưa, đầy nghi lễ, đầy tính bộ lạc và không thắc mắc”. Mỗi phút Đức Hồng Y Pell dừng trên những bậc thềm đó sau thánh lễ 11 giờ sáng càng thổi bay lý thuyết của công tố cho rằng Đức Hồng Y Pell có thể đã trở lại phòng áo lễ trong vòng sáu phút sau khi rời khỏi cung thánh.

Ngay cả khi ngài đi thẳng từ cung thánh mà không dừng lại để chào hỏi một giáo dân thôi, ngài vẫn cần phải đi 308 bước trong khoảng thời gian bốn phút rưỡi, điều này sẽ bắt đầu sau khi mọi người khác đã diễn hành trước ngài, bao gồm 60 thành viên của ca đoàn và một số ít người giúp lễ.

Bạn sẽ đánh giá cao việc người ở đàng sau đoàn rước gồm ít nhất 70 người xếp thành hai hàng sẽ đến đích cuối cùng sau những người đứng ở đầu đoàn rước một thời gian. Cả Đức Hồng Y Pell và J đều không đến được phòng áo lễ trong giờ cầu nguyện riêng, ngay cả nếu thời gian đó kéo dài sáu phút chứ không phải hai phút như Mallinson đã làm chứng.

Một ngày nọ, khi đến thăm nhà thờ chính tòa để đo đạc, tôi được vị chưởng nghi cho biết Đức Tổng Giám Mục rời nhà thờ chính xác lúc 10 giờ 44 phút, khi cử hành thánh lễ 11 giờ sáng. Vì vậy, Đức Tổng Giám Mục và đoàn tùy tùng của ngài thường mất tới sáu phút để diễn hành khi bắt đầu thánh lễ từ phòng áo lễ đến cửa phía tây của nhà thờ chính tòa. Đoàn rước gồm các ca viên, các người giúp lễ, các vị đồng tế và tổng giám mục sẽ mất cùng số thời gian ấy để trở lui.

4. Được Chưởng nghi Portelli tháp tùng

Đức Hồng Y Pell cũng nói với cảnh sát trong hồ sơ phỏng vấn ở Rome rằng ngài luôn được Chưởng nghi Đức ông Portelli tháp tùng vào mọi thời điểm có liên hệ. Công tố đã điều nghiên một số chiến lược để tách Đức Hồng Y Pell và Portelli ra xa nhau trong 6 phút quan yếu cần thiết để hành vi phạm tội xảy ra.

Chiến lược đầu tiên khiến Portelli thừa nhận rằng nếu có một cam kết khác dành cho tổng giám mục trong nhà thờ chính tòa vào chiều hôm đó, Portelli có thể dành vài phút để sắp xếp lại các ghi chú bài nói của tổng giám mục và các sách phụng vụ tại bục giảng trên cung thánh. Nhưng không có các biến cố nào được lên lịch trình như vậy vào những ngày đó. Có ý kiến cho rằng tổng giám mục có thể đã cử hành thánh lễ buổi tối tại nhà thờ chính tòa và điều đó có thể đã đòi Portelli phải chuẩn bị giấy tờ tại bục giảng.

Không có bằng chứng về điều đó.

Khi tổng giám mục cử hành thánh lễ trọng thể chính trong nhà thờ chính tòa vào Chúa nhật, ngài không trở lại để cử hành thánh lễ trọng thể buổi tối. Trong bất cứ trường hợp nào, một sự vắng mặt như vậy sẽ chỉ chiếm một vài phút là cùng.

Chiến lược thứ hai đã được thực hiện không thành công ở cả hai phiên tòa. Công tố cho rằng Portelli có thể đã trốn đi hút thuốc trong khi đã mặc lễ phục đầy đủ và trong khi tổng giám mục vẫn còn đang trong cuộc rước vào cuối thánh lễ hoặc trong khi tổng giám mục đang ở trên bậc thềm chào hỏi giáo dân.

Cả hai lần, công tố viên đều phải rút lại gợi ý trước bồi thẩm đoàn và xin lỗi. Không những không có bằng chứng hỗ trợ cho gợi ý, bằng chứng duy nhất đã loại trừ mọi khả thể của gợi ý. Gợi ý đã được công tố viên trực tiếp đưa ra với Portelli và ngài đã bác bỏ nó. Thí dụ tại phiên tòa thứ hai, công tố viên hỏi Portelli:

Ông nói rằng ông là người hút 20 điếu thuốc mỗi ngày, thánh lễ hơn một giờ, ông không đi ra ngoài để hút thuốc lá sau thánh lễ hay sao?

- Nó sẽ thích hợp chẳng hạn như việc Ngài chánh án cuốc bộ xuống Phố William trong trang phục long trọng đang hút một điếu thuốc, việc này không có đâu.

Khi công tố viên đưa ra gợi ý này cho bồi thẩm đoàn lần thứ hai, đây là dấu hiệu cho thấy khó khăn như thế nào để công tố tìm ra 6 phút kỳ diệu đó khi Đức Hồng Y Pell có thể ở một mình cùng với hai cậu bé trong phòng áo lễ.

Kết luận

Tôi đã nói đủ để nhấn mạnh lý do tại sao không ai có thể đặt câu hỏi nghiêm túc về kết luận của bảy thẩm phán Tòa án tối cao. Hãy để tôi trích dẫn lại cho các bạn kết luận của họ:

“Vấn đề còn lại là bằng chứng của các nhân chứng, mà tính trung thực không bị nghi ngờ, (i) đã đặt (Đức Hồng Y Pell) trên các bậc thềm của Nhà thờ chính tòa trong ít nhất mười phút sau Thánh lễ vào ngày 15 và 22 tháng 12 năm 1996; (ii) đặt ngài cùng với Portelli khi ngài trở lại phòng áo lễ của các linh mục để cởi bỏ lễ phục của ngài; và (iii) mô tả lưu lượng đi lại liên tục vào ra khỏi phòng áo lễ của các linh mục trong 10 đến 15 phút sau khi những người giúp lễ hoàn tất việc cúi đầu trước tượng chịu nạn".

Chánh án Ferguson và Thẩm phán Maxwell phủ nhận giá trị của kết luận này. Ngược lại, đây là những gì họ kết luận:

“Theo quan điểm của chúng tôi, xem xét toàn bộ bằng chứng, bồi thẩm đoàn có thể thấy rằng các vụ tấn công diễn ra trong 5-6 phút của thời gian cầu nguyện riêng và trước khi 'có việc hoạt động như tổ ong’ được mô tả bởi các nhân chứng kia bắt đầu. Bồi thẩm đoàn không bị bắt buộc phải có một nghi ngờ hợp lý".

Tòa án Tối cao đã kết luận một cách đúng đắn rằng với lượng bằng chứng quá lớn, cả Đức Hồng Y Pell và hai cậu bé đều không thể ở trong phòng áo lễ trong sáu phút đó. Các cậu bé đang diễn hành và đi ngược trở lại và lục lọi; Đức Hồng Y Pell đang diễn hành xuống gian chính và bước ra các bậc thềm để chào thăm các giáo dân mới của mình.

Theo phân tích của Tòa án Tối cao và nhất quán với việc duyệt xét cẩn thận toàn bộ bằng chứng của Thẩm phán bất đồng Weinberg tại Tòa phúc thẩm tiểu bang Victoria, không có bằng chứng nào để kết tội Đức Hồng Y Pell về bất cứ tội danh nào trong số này.

Kể từ quyết định của Tòa án Tối cao, không ai đưa ra được một lý thuyết đáng tin cậy nào về việc làm thế nào mà Đức Hồng Y Pell và hai cậu bé trong ca đoàn lại có thể ở một mình với nhau hoàn toàn không bị gián đoạn trong sáu phút trong phòng áo lễ của các linh mục ngay sau thánh lễ và trước khi ca đoàn diễn tập cho buổi hòa nhạc Giáng sinh.

Nếu cảnh sát nghi ngờ về lời khai của Đức Hồng Y Pell, Portelli và Potter, khi họ trở về từ Rome vào tháng 10 năm 2016, họ nên tìm kiếm và nói chuyện với bất cứ người giúp lễ nào, những người thu tiền và những vị đồng tế đã ở đó, trước khi tiến hành các thủ tục đưa ra xét xử vào 18 tháng sau.

Trong cuộc phỏng vấn tại Rome, Đức Hồng Y Pell đã cung cấp cho cảnh sát một sự thật không thuận lợi cho họ: trình thuật của J không đáng tin cậy. Nhưng, không nản lòng trước sự thật không thuận lợi này, cảnh sát quay trở lại Melbourne và theo đuổi lý thuyết gồm những lý lẽ không chống đỡ được của họ.

Không ai trong chúng ta biết danh tính của người khiếu nại, mà chúng ta cũng không nên biết. Khi Tòa án Tối cao tuyên bố trắng án cho Đức Hồng Y Pell về mọi cáo buộc, J đã đưa ra một tuyên bố qua luật sư Vivian Waller của mình rằng:

“Hành trình của tôi đã dài và tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì nó đã kết thúc. Tôi có những thăng trầm của tôi. Bóng tối không bao giờ ở xa. Bất chấp sự căng thẳng của diễn trình pháp lý và tranh cãi công cộng, tôi đã cố gắng rất nhiều để bảo toàn lấy mình. Tôi không sao. Tôi hy vọng mọi người đã theo dõi vụ án này cũng không sao”.

Trước đó, Vivian Waller nói với Louise Milligan: “Khách hàng của tôi đã có một hành trình rất dài. Diễn trình hình sự khá căng thẳng đối với ông ta và nó vẫn chưa kết thúc. Giống như nhiều người sống sót, thân chủ của tôi đã trải qua giai đoạn trầm cảm, cô đơn phải vật lộn với nhiều vấn đề khác nhau trong thời gian qua”.

Không nghi ngờ gì nữa, ông ta đã phải chịu thêm chấn thương qua diễn trình pháp lý, bao gồm cả các kháng cáo lên Tòa án Tối cao. Phần lớn nó có thể tránh được. Những diễn trình này cũng đã tái chấn thương nhiều người khác, những người đã từng bị lạm dụng tình dục trẻ em ở các định chế và những người đã đặt hy vọng vào hệ thống pháp luật của chúng ta. Tình huống của họ sẽ được hỗ trợ nếu, trong vụ án này, cảnh sát đã thực hiện các biện pháp cảnh sát một cách có khả năng.

Những thất bại này trong diễn trình phải có khiến J bị tổn hại không cần thiết và có thể tránh được và áp đặt sự bất công nặng nề nhất lên Hồng Y Đức Hồng Y Pell.

Kể từ thời điểm Cảnh sát Victoria đưa ra cáo buộc, thực tại là Đức Hồng Y Pell đã phải chứng minh sự vô tội của mình trước công chúng. Cảnh sát Victoria biết rằng nguyên việc đưa ra những cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell cũng đã tàn phá rồi, nếu không muốn nói là hủy hoại danh tiếng của ngài trong cộng đồng. Một phần, Cảnh sát Victoria do đó phải chịu trách nhiệm về những cảnh khủng khiếp của những thóa mạ và chửi bới ở bên ngoài Tòa án Quận sau khi bản án của Đức Hồng Y Pell được công bố.

Tất cả những gì được Tòa án Tối cao và Chánh án Weinberg nói đều chứng minh cho những tuyên bố mà Đức Hồng Y Pell đưa ra trong hồ sơ phỏng vấn ngài, đặc biệt là những tuyên bố của ngài về cuộc rước ở bên ngoài, việc ngài chào thăm các giáo dân trên các bậc thềm, việc ngài được tháp tùng bởi chưởng nghi của ngài, và phòng áo như một tổ ong đang hoạt động.

Giá như cảnh sát chịu xem xét kỹ hơn các hồi ức và tuyên bố của J sau khi biết những hồi ức này của Đức Hồng Y Pell về việc ngài thường làm ở nhà thờ chính tòa. Giá như họ phỏng vấn một số người giúp lễ. Giá như họ truy tầm và phỏng vấn một số người thu tiền và đồng tế. Với việc giám sát có khả năng, đáng lẽ đã không cần đến những phiên tòa và kháng án này.

Giá như công tố viện kiên quyết yêu cầu cảnh sát cung cấp một bản tóm tắt bằng chứng có khả năng chống lại không những lời kể của Đức Hồng Y Pell, mà còn cả những tuyên bố của một loạt nhân chứng cơ hội, những người đã thành thật dùng hết khả năng họ để kể lại những gì đã diễn ra tại nhà thờ chính tòa trong thời điểm bận rộn nhất trong tuần.

Công tố viện có chính sách "không đưa ra các lý thuyết không được chứng minh bằng bằng chứng". Vào thời điểm vụ án được đưa ra Tòa án Tối cao, Công tố viện đích thân xuất hiện đã đưa ra những lý thuyết không được chứng minh bằng bằng chứng.

Kerri Judd QC đã khẳng định sai lầm rằng các người giúp lễ đã dời sang ‘phòng áo lễ của công nhân' trong 6 phút quan yếu và thời gian cầu nguyện riêng có thể kéo dài hơn sáu phút. Không có bằng chứng cho cả hai tuyên bố này.

Bà thậm chí còn đệ trình rằng vấn đề nên được gửi trả lại Tòa phúc thẩm Victoria vì Tòa án Tối cao không “có trước nó tài liệu có thể giúp nó xác định xem liệu các phán quyết là không hợp lý hoặc không thể được chứng minh bằng chứng cứ hay không”.

Trong phán kết của mình, Tòa án Tối cao đã mô tả sự đệ trình này bằng một từ: "chỉ có mã ngoài".

Câu chuyện dài của Đức Hồng Y Pell nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta nên biết ơn vì đang được sống trong một liên bang với Tòa án Tối cao của Úc giám sát hệ thống tư pháp hình sự của các tiểu bang và vùng lãnh thổ.

Quả chỉ có mã ngoài khi đề nghị đưa vấn đề của Đức Hồng Y Pell trở lại với hệ thống tư pháp hình sự Victoria.

Khi Đức Hồng Y Pell bước ra khỏi nhà tù, ngài nói, “Tôi không có ác ý với người tố cáo tôi, tôi không muốn việc tuyên bố trắng án của tôi thêm vào sự tổn thương và cay đắng mà nhiều người cảm thấy; chắc chắn đã có đủ tổn thương và cay đắng rồi. Cơ sở duy nhất để hàn gắn lâu dài là sự thật và cơ sở duy nhất cho công lý là sự thật, bởi vì công lý có nghĩa là sự thật cho tất cả mọi người”.

Tôi hy vọng cuốn sách của tôi và những nhận xét này đóng góp vào công lý, sự thật và hàn gắn.
 
Đức Thánh Cha sửa soạn chuyến tông du đến Budapest và Slovakia
Thanh Quảng sdb
22:51 06/09/2021
Đức Thánh Cha sửa soạn chuyến tông du đến Budapest và Slovakia



Đức Thánh Cha Phanxicô đang chuẩn bị cho chuyến tông du tới Budapest để kết thúc Đại hội Thánh Thể Quốc tế và tông du 3 ngày ở Slovakia.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Đức Thánh Cha Phanxicô cho khách hành hương đang có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô tham dự buổi đọc kinh “Truyền Tin” trưa Chúa nhật, hay ngài đang chuẩn bị chuyến tông du Budapest vào Chủ nhật tới để kết thúc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52, nơi ngài cử hành Thánh lễ bế mạc!...

“Sau thánh lễ,” ĐTC tiếp tục, “chuyến tông du tới Slovakia và kết thúc vào thứ Tư tuần sau với lễ Đức Mẹ Sầu Bi, lễ quan thầy của nước này.”

Sự tôn thờ và cầu nguyện giữa lòng Châu Âu

Đức Thánh Cha nói "đây sẽ là những ngày được dành để tôn thờ và cầu nguyện ngay ở trung tâm châu Âu."

ĐTC gửi lời chào và lời cảm ơn tới những người đang chuẩn bị cho chuyến tông du, diễn ra từ ngày 12 đến 15 tháng 9, cũng như những người đang chờ đợi chào đón ngài và những người mà ngài đang “hết lòng” mong được gặp lại.

Một số điểm nổi bật của chuyến viếng tông du này bắt đầu với sự bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Budapest bao gồm một nghi lễ thiêng liêng để tưởng các vị tử đạo Công Giáo Hy Lạp và cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cộng đồng Roma.

Chuyến tông du lần thứ 34 của vị đại diện Giáo hoàng

Chủ đề của chuyến tông du lần thứ 34 của Đức Thánh Cha là “Cùng với Mẹ Maria và Thánh Giuse lên đường đến với Chúa Giêsu”.

Trong thời gian ở Slovakia, ĐTC sẽ thăm thủ đô Bratislava, và Košice, thành phố lớn thứ hai của Slovakia, ở biên giới phía đông, gần Ba Lan, Ukraine và Hungary, và ĐTC sẽ đến Prešov, thành phố thứ ba của đất nước này, một thành phố đông dân cư nhất. Vào ngày cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm Šaštin, vùng Trnava, nơi có buổi cầu nguyện với các giám mục tại Đền thờ Quốc gia, được dành dâng kính Đức Mẹ cách đây 250 năm, được gọi là "Đền Đức Mẹ Bảy Niềm Đau”.

ĐTC “xin mọi người hãy đồng hành với ngài trong kinh nguyện, và phó thác những chuyến tông du này qua những lời chuyển cầu của nhiều vị đã anh dũng tuyên xưng đức tin, trong một xã hội luôn coi Tin Mừng như là một kẻ thù và bị bắt bớ. Xin các ngài cầu giúp cho châu Âu biết làm chứng nhân hôm nay, không phải bằng lời nói mà là bằng việc làm, với lòng thương xót và lòng hiếu khách dành cho tin mừng của Chúa, Đấng yêu thương và cứu chuộc chúng ta.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Quý Thầy DCCT phục vụ các bệnh nhân covid đã trở về Nhà Dòng bình an
Học viện Thánh Anphongsô
21:17 06/09/2021
Quý Thầy DCCT phục vụ các bệnh nhân covid đã trở về Nhà Dòng bình an

Chiều ngày 06.09.2021, 3 anh em Học viện thánh Anphongsô tham gia Nhóm Tu sĩ thiện nguyện TGP. Sài Gòn phục vụ tại Bệnh viện Dã chiến số 12 đã trở về mái nhà Học viện trong niềm hân hoan của quý Cha trong Ban Giám đốc cũng như toàn thể anh em. Đây thật sự là một trở về đầy ý nghĩa, bởi thời gian qua, các anh em này đã có cơ hội được đến và phục vụ những bệnh nhân nhiễm covid, cùng đồng hành và giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi của bệnh tật. Ngoài niềm vui của ngày trở về, ngang qua lời chia sẻ ngắn của 3 anh em về công việc phục vụ trong thời gian qua, quý Cha và anh em ở nhà cũng đã cảm nhận được phần nào nỗi đau mà các bệnh nhân phải trải qua, điều này càng thúc bách anh em gia tăng lời cầu nguyện, xin Chúa mau đẩy lui cơn đại dịch, mang lại sự bình an cho tất cả mọi người.

Tạ ơn Chúa và Mẹ Hằng Cứu Giúp đã gìn giữ anh em được bình an. Ước gì, những trải nghiệm mà anh em đã có trong thời gian qua nuôi dưỡng ngọn lửa thừa sai nơi mỗi anh em, để anh em trở nên những chứng nhân của Ơn Cứu Chuộc giữa một thế giới còn nhiều tổn thương này.

Được biết, Học viện thánh Anphongsô - Dòng Chúa Cứu Thế có 9 thầy tham gia Nhóm Tu sĩ thiện nguyện theo lời mời gọi của Văn phòng Tu sĩ Tổng Giáo phận Sài Gòn (2 đợt). Ngoài ra, có gần 20 thầy đã làm thành một nhóm để trao nhu yếu phẩm cho những bà con khó khăn, nhất là những anh chị em sắc tộc (như Jarai, Bana, K’Ho…) đang sinh sống tại Sài Gòn, Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Theo thống kê sơ bộ, tính đến 05/9/2021, đã mua và trao: trên 50 tấn gạo, trên 7.000 chai dầu ăn, 6.000 chai nước tương, 4.200 chai nước mắm, trên 35 tấn rau, trên 200 thùng sữa, trên 1.500 con gà, 2.800 thùng mì (loại 30 gói), 95 thùng mì (loại 100 gói), Trên 16 tạ cá khô, trên 5 tấn chanh, trên 2,5 tấn sả.

Ngoài quý thầy Học viện Thánh Anphongsô đang tham gia thiện nguyện, có ít nhất 3 cha Dòng Chúa Cứu Thế ở một số cộng đoàn như Sài Gòn, Tây Ninh, Hà Nội cũng tham gia các nhóm thiện nguyện khác nhau để trợ giúp các nạn nhân covid với nhiều hình thức, như phục vụ tại Bệnh viện Dã chiến, tham gia các nhóm trợ giúp về tâm linh, tư vấn, làm phép xác cho những người qua đời.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh lễ mừng sinh nhật Đức Mẹ Maria
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
17:40 06/09/2021
Hình ảnh lễ mừng sinh nhật Đức Mẹ Maria

Hội Thánh Công Giáo trong suốt năm phụng vụ có nhiều ngày lễ dành mừng kính Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giesu Kito. Riêng trong tháng chín có ba lễ về Đức Mẹ: ngày 08. mừng sinh nhật Đức Mẹ, ngày 12. mừng tên Đức Mẹ, và ngày 15. mừng nhớ sự đau khổ của Đức Mẹ, còn gọi là lễ Đức Mẹ sầu bi.

Trong nếp sống phụng vụ của Hội Thánh có nhiều ngày lễ khác nhau về Đức Mẹ Maria. Nhưng nội dung bản chất các lễ dựa trên hai cấp khác nhau: lễ Đức Mẹ Maria trong đời sống đức tin của Hội Thánh, và lễ Đức Mẹ Maria trong tập tục truyền thống đạo đức của Hội thánh.

Những lễ mừng kính Đức Mẹ Maria trong đời sống đức tin là những lễ liên quan đến tín điều đức tin. Những lễ này là lễ trọng. Có bốn tín điều về Đức Mẹ Maria: Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria trọn đời đồng trinh, Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời, và Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội.

Những ngày lễ về Đức Mẹ Maria theo tập tục truyền thống trong Hội Thánh thành hình do lòng đạo đức sốt mến sùng kính Đức Mẹ trong dòng lịch sử Hội Thánh. Những tập tục đạo đức này phát sinh từ lòng đạo đức yêu mến của con người cùng văn hóa thời đại, nhưng cũng dựa trên nền tảng đức tin.

Đức tin vào Chúa của chúng ta không chỉ căn cứ trên suy luận vững chắc sâu bén – khô cứng!- của khoa thần học, vào sự chân thật Thiên Chúa viết trong Kinh Thánh, trong mặc khải. Nhưng đức tin cũng thôi thúc con người duy trì nếp sống lòng đạo đức yêu mến sùng kính và công nhận gía trị những sự chân thật này.

Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria phổ biến rộng rãi xưa nay trong Hội Thánh Công Giáo.

Lòng đạo đức sùng kính Đức Mẹ Maria có từ sau thời Công đồng Ephesus năm 431. Nhưng trong vùng văn hóa Hylạp đã có những bài giảng thuyết về Đức Mẹ trước đó của Giáo phụ Gregor thành Nyssa ( + 394), và của Giáo phụ Gregor thành Nazianz· (+390) từ thế kỷ thứ tư.

Lòng yêu mến Đức Mẹ Maria đã phát triển ngay từ thời Hội thánh thuở sơ khai vào tiền bán thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh. Thời lúc đó xuất hiện nhiều bản ngụy phúc âm khác nhau, như phúc âm theo Thánh Giacobê, ngụy bản Công vụ
các Tông Đồ và các sứ mạng của Thánh Phero. Trong các bản văn này có ghi chép vào thế kỷ 6. Sau Chúa giáng sinh bên Hội Thánh Đông phương đã có ngày lễ mừng sinh nhật Đức Mẹ Maria.

Trong khi đó ngày lễ này bên Hội Thánh Tây phương có sau đó dưới thời Đức Giáo Hoàng Sergius ( 687-701) được thiết lập. Nhưng mãi đến thế kỷ thứ 10. và 11. mới phổ biến rộng rãi trong toàn Hội Thánh Công Giáo Roma.

Trong phúc âm không nơi nào đề cập tới ngày Đức Mẹ Maria chào đời cùng nơi sinh ra, và cùng cả ngày và nơi qua đời nữa. Vì thế không có lịch sử ghi chép lại đời sống Đức Mẹ Maria.

Trái lại, theo ngụy phúc âm của Thánh Giacobe viết nhiều về thời thơ ấu của Chúa Giesu và về Maria, mẹ Chúa Giesu. Ông Thánh Gioakim và Bà Thánh Anna là cha mẹ sinh thành của mẹ Maria, là ông bà của Chúa Giesu. Cũng theo phúc âm này thuật lại gia đình Gioakim và Anna sinh sống ở Gierusalem gần cổng thành Stephan và hồ nước Betesda.

Đạo binh Thập tự khi tiến vào Gierusalem đã xây dựng đền thờ Anna để tưởng nhớ Đức Mẹ Maria. Dưới hầm thánh đường có nhà nguyện theo truyền thống đó là nơi Đức Mẹ Maria sinh ra. Không xa nơi này Hội Thánh Chính Thống cũng có địa điểm thánh với ngôi nhà nguyện kỷ niệm Đức Mẹ Maria sinh ra, nằm sâu dưới một ngôi nhà có từ thời thế kỷ 1. Hay 2. Còn về ngày Đức Mẹ chào đời không có sử sách hay truyền tụng nào ghi chép lại.

Lễ mừng ngày sinh nhật Đức Mẹ Maria là ngày lễ lâu đời nhất về các lễ mừng kính Đức Mẹ trong phụng vụ Hội Thánh.

Hằng năm Hội Thánh mừng ba ngày lễ sinh nhật của ba Vị: Lễ sinh nhật Thánh Gioan tẩy gỉa còn gọi là vị tiền hô ngày 24.06., lễ sinh nhật Đức Mẹ Maria ngày 8.9. và lễ sinh nhật Chúa Giêsu Kito ngày 25.12.

Thầy dòng Duranduc, sống vào thời trung cổ, đã có suy tư về hình ảnh ba ngày lễ mừng này: Sự sinh ra của Thánh Gioan tiền hô như là ngôi sao buổi ban mai trước khi mặt trời mọc lên. Sự sinh ra của Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, như ánh quang mầu đỏ của buổi bình minh ban mai., ánh quang của Chúa Giesu Kito, Đấng là mặt trời đang mọc bừng lên.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
VietCatholic TV
Oái oăm: Vì chuyện vắc xin, Bác sĩ Ý tố cáo em ruột mình, là Mẹ Bề trên một tu viện, và 5 nữ tu khác
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:07 06/09/2021


1. Bác sĩ người Ý tố cáo Mẹ Bề trên của tu viện là một kẻ chống vắc xin

Một bác sĩ ở miền bắc nước Ý gần đây đã gửi thư cho giám mục của mình cáo buộc rằng mẹ bề trên của một tu viện và năm nữ tu khác đang từ chối chích vắc-xin COVID-19.

Primo Brugnaro, 72 tuổi, một bác sĩ đã nghỉ hưu, là người đã làm việc trong nhiều thập kỷ với tư cách là bác sĩ chăm sóc chính ở khu vực Vincenza, đã “ tố cáo” Mẹ Bề Trên Angela Brugnaro, 70 tuổi, với Đức Cha giáo phận không chỉ vì từ chối tiêm chủng mà còn lây lan “Thông điệp chống vắc-xin” cũng như tham dự Thánh lễ mà không đeo khẩu trang, là điều bắt buộc trên toàn nước Ý.

“Bất chấp lời kêu gọi tiêm phòng của Đức Giáo Hoàng, các giám mục và Tổng thống Sergio Mattarella của Ý, giáo phận chúng ta có một tổ chống vắc xin,” vị bác sĩ viết trong một lá thư gửi cho Đức Cha Claudio Cipolla của Padova. “Đó là tu viện Montegalda với người mẹ bề trên thường xuyên dùng điện thoại di động của mình và hàng ngày truyền bá những tuyên truyền ngớ ngẩn chống lại vắc xin. Bà Mẹ bề trên ấy chính là em gái của tôi”.

Theo bác sĩ đã nghỉ hưu, Bà Mẹ bề trên là em gái của ông đã phủ nhận chẳng hề có đại dịch COVID-19, bất chấp nó đã giết chết hơn bốn triệu người trên toàn thế giới.

“Tôi bực bội vì quan điểm của bà ấy,” Brugnaro viết thư cho giám mục. Lá thư cũng được gởi cho tờ báo địa phương Il Gazzettino để gây thêm áp lực. “Em gái tôi nhận được tin nhắn phản đối vắc-xin và ngay lập tức chuyển tiếp. Nếu không muốn chủng ngừa, cô ấy hãy giữ ý kiến ấy cho riêng mình. Nhưng các quy tắc phải được tôn trọng”.

Trong phản hồi của mình, giáo phận nhấn mạnh rằng chính giám mục “đôi khi đã nói về sự lựa chọn có trách nhiệm đối với bản thân và những người khác” khi nói đến việc nhận vắc xin, và đã “thông báo định kỳ cho các linh mục giáo xứ và các tổ chức tôn giáo về sự cần thiết phải tuân theo bởi các chỉ dẫn của chính phủ về các quy tắc và hành vi cần áp dụng, chẳng hạn như giữ khoảng cách, và sử dụng khẩu trang y tế”.

Tuy nhiên, giáo phận lưu ý, vấn đề chủng ngừa là “trách nhiệm cá nhân hoàn toàn” của mỗi công dân, và không ai có thể bị ép buộc phải chích ngừa.

Bà Mẹ bề trên nói với tờ báo rằng “Tôi chưa tiêm phòng, nhưng có thể sẽ tiêm vào tháng 9, sau khi mùa hè kết thúc, và chỉ khi dịch bệnh bùng phát trở lại và có nhiều nạn nhân. Nếu xảy ra đúng như thế thì tôi mới chích”.

Mặc dù cả Đức Thánh Cha Phanxicô và các giám mục Ý đều không bắt buộc ai phải tiêm vắc-xin COVID-19, nhưng các ngài đều có thái độ ủng hộ vắc-xin rõ ràng, đặc biệt là Đức Giáo Hoàng. Ngài mô tả chích vắc xin như là “một hành động của tình yêu”.

Bản thân Đức Phanxicô đã được chủng ngừa COVID-19, cùng với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô 16, vào tháng Giêng năm 2021.
Source:Crux

2. Các nhóm cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống cầu xin sự hiểu biết, và tìm kiếm sự hòa giải

Các nhà lãnh đạo của các nhóm cử hành phụng vụ truyền thống đã đưa ra một tuyên bố yêu cầu “một cuộc đối thoại nhân bản, cá nhân, tin cậy, xa rời các hệ tư tưởng hoặc sự lạnh nhạt của các sắc lệnh hành chính”.

Tuyên bố, được đưa ra tại Pháp, chỉ ra rằng các nhóm cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống lo ngại sẽ bị hạn chế hơn nữa sau Tự Sắc Traditionis Custodes.

Trong một phản hồi chung liên quan đến Tự Sắc Traditionis Custodes, họ yêu cầu các giám mục Pháp chỉ định một người hòa giải có thể tạo điều kiện cho một cuộc đối thoại. “Chúng tôi cần sự lắng nghe và thiện chí. Không nên lên án nếu không có đối thoại trước”.

“Chúng tôi muốn có thể gặp gỡ một người mà đối với chúng tôi là gương mặt của tình mẫu tử của Giáo hội”. Tuyên bố của họ cầu xin sự hiểu biết về “những người đã tin tưởng vào lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô 16. “

Các nhà lãnh đạo của các nhóm cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống đã bác bỏ cáo buộc rằng họ không chấp nhận các giáo lý của Công đồng Vatican II. “Chúng tôi khẳng định sự tuân thủ của chúng tôi đối với huấn quyền, trong đó có Công đồng Vatican II và những gì sau đó. Chúng tôi trung thành tùng phục thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng Tối cao và của các Giám mục giáo phận”.

Tuyên bố bao gồm một lời nhắc nhở rằng các nhóm cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống được thành lập theo quy chế được Tòa thánh phê chuẩn và các thành viên của họ đã tuyên thệ tuân theo các quy tắc đó — bao gồm cả việc tuân thủ phụng vụ truyền thống. “Liệu chúng ta có thể tước đoạt của họ những gì Giáo hội đã hứa với họ qua miệng của các Đức Giáo Hoàng hay không?”.

Tuyên bố được ký bởi các bề trên của Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, Tu đoàn Linh mục Chúa Kitô Vua, Tu đoàn Mục tử Nhân lành, và một số nhóm tu sĩ nam nữ khác.
Source:Catholic World News

3. 17 tân vệ binh Thụy Sĩ bắt đầu thụ huấn tại Vatican

Hôm 01/9 vừa qua, 17 tân vệ binh Thụy Sĩ đã bắt đầu giai đoạn huấn luyện tại Vatican.

Trung úy Urs Breitenmoser, Phát ngôn viên của đoàn vệ binh cho biết trong 4 tuần lễ đầu tiên, các tân vệ binh sẽ tìm hiểu về môi trường phục vụ, học tiếng Ý và được khám sức khỏe, những đặc điểm trong nghĩa vụ quân sự và bảo vệ. Tháng Mười, họ sang bang Ticino Thụy Sĩ, thụ huấn tại trường huấn luyện cảnh sát tại Monteceneri về tâm lý, luật pháp và các kỹ năng khác, kể cả việc chữa lửa, cứu cấp và tập bắn.

Sau đó họ trở lại Vatican để hoàn tất chương trình huấn luyện, và thực tập phục vụ, từ ngày 01/11 cho đến khi chính thức làm lễ tuyên thệ ngày 06/5 năm tới, ngày kỷ niệm vụ loạn quân cướp phá Roma năm 1527, 147 vệ binh Thụy Sĩ đã hy sinh để bảo vệ tính mạng của Đức Giáo Hoàng Clemente VII.

Đoàn vệ binh Thụy Sĩ tại Vatican có từ hơn 500 năm nay. Hồi năm ngoái, Đức Thánh Cha đã cho phép gia tăng quân số từ 110 lên 135 người. Ngoài ra, dự án xây doanh trại mới đang được tiến hành để thay thế doanh trại hiện nay, quá chật chội và cũ kỹ. Dự án có phí tổn là 50 triệu quan Thụy Sĩ, tức là gần 55 triệu đôla, phần lớn do sự quyên góp nơi các ân nhân tại Thụy Sĩ.

Hôm 01/9 vừa qua, Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ cho biết Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm cha Kolumban Reichlin làm tân Tuyên úy đoàn vệ binh Thụy Sĩ tại Vatican, bắt đầu nhiệm vụ 5 năm, từ ngày 01/10 tới đây,

Cha Rechlin năm nay 50 tuổi (1971) thuộc Đan viện Biển Đức Einsieden, miền trung Thụy Sĩ, đã từng học phụng vụ tại Roma, và trong 11 năm trước đây, cha làm Bề trên tu viện Biển Đức thánh Gérold, bên Áo. Cha kế nhiệm linh mục Thomas Widmer vừa mãn hạn 6 năm, và trở về Thụy Sĩ đảm trách giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giêsu (Herz Jesu), ở thành phố Zurich.
Source:Vatican News

4. Trái ngược với những tuyên bố trong quá khứ, Biden nói rằng ông ta không tin rằng cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai

Hôm thứ Sáu, ngày 3 tháng 9, ông Joe Biden cho biết vào, rằng ông không tin rằng cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai - trái ngược với những tuyên bố trước đây của ông về thời điểm cuộc sống bắt đầu.

Biden đã trả lời câu hỏi của một phóng viên về vấn đề phá thai vào hôm thứ Sáu, sau khi đề cập đến khối lượng công việc trong tháng Tám tại Tòa Bạch Ốc. “ Tôi tôn trọng những người tin rằng cuộc sống bắt đầu từ thời điểm thụ thai “, Biden nói. “ Tôi không đồng ý, nhưng tôi tôn trọng điều đó. Tôi sẽ không áp đặt điều đó cho mọi người”.

Việc Biden tuyên bố rằng ông không tin rằng sự sống bắt đầu từ lúc thụ thai là trái với những gì ông đã nói trong quá khứ.

Tại cuộc tranh luận phó tổng thống năm 2012 chống lại ứng cử viên được đề cử của Đảng Cộng hòa Paul Ryan, Thượng nghị sĩ đơn vị Wiscosin, Biden tuyên bố rõ ràng rằng ông tin rằng cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai.

Ông ta nói:

“Sự sống bắt đầu từ lúc thụ thai, đó là giáo huấn của Giáo hội. Tôi chấp nhận nó trong cuộc sống cá nhân của mình. Nhưng tôi từ chối áp đặt nó lên những Kitô Hữu cũng như các tín hữu Hồi giáo và Do Thái Giáo, tôi từ chối áp đặt điều đó lên những người khác, không giống như người bạn Thượng nghị sĩ của tôi ở đây”.

Lúc đó, Biden nói rằng ông ta “không tin rằng chúng ta có quyền nói với người khác rằng, những người phụ nữ không thể kiểm soát cơ thể của mình. Theo quan điểm của tôi, đó là quyết định giữa họ và bác sĩ của họ và Tòa án Tối cao. Tôi sẽ không can thiệp vào điều đó”.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9 năm 2008, ngay trước khi được bầu làm phó tổng thống, Biden nói rằng ông đã “chuẩn bị sẵn sàng như một vấn đề đức tin để chấp nhận rằng cuộc sống bắt đầu từ thời điểm thụ thai”.

Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đoạn 2270 quy định: “Tính mạng con người phải được tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối ngay từ khi được thụ thai”.

Vào chiều thứ Sáu, Giám mục Donald Hying của Madison đã trả lời những bình luận của Biden trên Twitter “Mọi người luôn tuyên bố rằng cá nhân Tổng thống Biden phản đối việc phá thai”.

“Hôm nay, tất cả chúng ta đã biết được sự thật đau đớn và đáng lo ngại”, ngài nói.

Biden đã được một phóng viên yêu cầu nói chuyện với phụ nữ ở Texas, sau khi luật phò sinh của tiểu bang có hiệu lực vào hôm thứ Tư. Luật cấm phá thai sau khi phát hiện tim thai, có thể sớm nhất là tuần thứ sáu của thai kỳ. Nó cho phép mọi người báo cáo việc phá thai bất hợp pháp và được thực thi thông qua các vụ kiện riêng.

Biden được hỏi rằng, nếu có bất cứ điều gì, chính quyền của ông có thể làm gì để “bảo vệ quyền phá thai ở cấp liên bang”.

Ông Joe Biden nói rằng ông đã, đang và sẽ tiếp tục là “một người ủng hộ mạnh mẽ phán quyết Roe kiện Wade”. Phán quyết này của Tòa án Tối cao năm 1973 đã hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc.

Biden nói rằng luật Texas “tạo ra một hệ thống báo cáo” để thưởng cho những người báo cáo các vụ phá thai bất hợp pháp.

“Tôi biết điều này nghe có vẻ vô lý, gần như xa lạ với người Mỹ, nhưng đó là những gì chúng ta đang nói đến”, Biden nói.

Trong khi tổng thống nói rằng ông “tôn trọng quan điểm” của những người “không ủng hộ phán quyết Roe chống Wade”, ông ta nhấn mạnh rằng ông ta không đồng ý với họ. Ông nói rằng ông đã yêu cầu Bộ Tư pháp điều tra xem có thể làm gì để ngăn chặn “các hành động độc lập của các cá nhân” thực thi Đạo luật tim thai của Texas hay không.

“Tôi chưa biết đủ để trả lời cho các bạn”, Biden nói với các phóng viên. “Tôi đã yêu cầu kiểm tra điều đó”.

Vào tối thứ Tư, Tòa án Tối cao đã từ chối đơn yêu cầu ngăn chặn luật Texas trong quyết định 5-4. Tòa án đã không đưa ra phán quyết về bản thân luật, mà là từ chối đưa ra một án lệnh ngăn chặn để luật này không có hiệu lực.

Các thẩm phán Clarence Thomas, Samuel Alito, Neil Gorsuch, Brett Kavanaugh, và Amy Coney Barrett đều đã ra phán quyết đưa ra một án lệnh ngăn chặn luật của các nhà cung cấp dịch vụ phá thai. Chánh án John Roberts, cũng như các Thẩm phán Stephen Breyer, Elena Kagan và Sonia Sotomayor, tất cả đều không đồng tình với quyết định này.

Ngày hôm sau, Biden chỉ đạo chính quyền của mình kiểm tra “những bước mà Chính phủ Liên bang có thể thực hiện để đảm bảo rằng phụ nữ ở Texas được tiếp cận với phương pháp phá thai an toàn và hợp pháp”.
Source:Catholic News Agency
 
Nỗi sỉ nhục của Giáo Hội ở Mỹ ra hầu tòa, phủ nhận tất cả. Giám Mục Anh Giáo từ chức để theo đạo Công Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:56 06/09/2021


1. Giám mục Anh Giáo của giáo phận Ebbsfleet từ chức để gia nhập Giáo Hội Công Giáo

Đức Tổng Giám Mục Canterbury, với sự tiếc nuối, đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Jonathan Goodall sau tám năm làm Giám mục giáo phận Anh Giáo Ebbsfleet. Ngài từ chức để hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo.

Đức Tổng Giám Mục Justin nói, “Tôi vô cùng biết ơn Đức Cha Jonathan về chức vụ và nhiều năm trung thành phục vụ của ngài. Những lời cầu nguyện của tôi dành cho ngài và Sarah, cả cho chức vụ tương lai của ngài và cho hướng đi mà họ đang được kêu gọi trong cuộc hành trình liên tục phục vụ Chúa Giêsu Kitô”.

“Liên quan đến giáo phận Ebbsfleet, chúng tôi sẽ bắt đầu quá trình tham khảo ý kiến với các đồng nghiệp và những người khác - bao gồm cả các giáo xứ mà Đức Cha Jonathan đang phụ trách - để xác định các bước tiếp theo sẽ như thế nào”.

Đức Cha Jonathan cho biết “Tôi đã đi đến quyết định từ chức Giám mục Ebbsfleet, để được hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo Rôma, sau một thời gian dài cầu nguyện, đây là một trong những giai đoạn thử thách nhất của cuộc đời tôi.”

“Cuộc sống trong khối hiệp thông Anh Giáo đã hình thành và nuôi dưỡng tư cách môn đệ của tôi như một Kitô Hữu trong nhiều thập kỷ. Đây là nơi tôi nhận được ân sủng bí tích của đời sống và đức tin Kitô lần đầu tiên - và trong nửa cuộc đời tôi đã phục vụ, với tư cách là linh mục và giám mục. Tôi sẽ luôn trân trọng điều này và biết ơn. Tôi tin tưởng tất cả các bạn tin rằng tôi đã đưa ra quyết định của mình như là một cách để nói đồng ý với lời kêu gọi và lời mời hiện tại của Chúa, chứ không phải từ chối những gì tôi đã biết và trải nghiệm trong Anh Giáo, là điều mà tôi mắc nợ rất sâu sắc.”
Source:Anglican News

2. Ba người Iran cải đạo sang Kitô Giáo bị kết án 5 năm tù vì tội bội giáo

Hôm 22 tháng 8, ba người đàn ông ở thị trấn Karaj đã bị kết án 5 năm tù giam vì tội tuyên truyền chống nhà nước sau khi họ chuyển sang Kitô Giáo từ đạo Hồi.

Bản án sau đó được giảm xuống ba năm sau khi họ kháng cáo. Hiện nay, họ được tại ngoại với nghĩa vụ phải báo cáo hàng tuần cho cơ quan tình báo của cảnh sát Iran.

Theo Hiến Chương 18, là một nhóm có trụ sở tại London vận động cho tự do tôn giáo ở Iran, ba người cải đạo - là Milad Goudarzi, Ameen Khaki và Alireza Nourmohammadi - đã bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước” và tham gia vào “ hoạt động giáo dục lệch lạc chống lại Hồi giáo”, tức là thực hành một tôn giáo khác với Hồi giáo.

Phán quyết ban đầu vào tháng 6 cũng đã phạt họ tổng cộng gần 9,000 đô la. Họ sẽ phải báo cáo với nhà chức trách ít nhất một lần một tuần trong sáu tháng tới.

Vào tháng 11 năm 2020, lực lượng an ninh đã đột kích vào nhà của họ và thu giữ các vật dụng cá nhân, bao gồm máy tính, điện thoại di động và sách tôn giáo.

Vào cuối phiên tòa, các nhà điều tra đã trả lại các vật dụng cá nhân, nhưng tịch thu các tài liệu Kitô Giáo.

Theo luật pháp Iran, truyền giáo và cải đạo sang Kitô Giáo là những hành vi phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm trở lên. Phân phối tài liệu Kitô Giáo viết bằng tiếng Iran là bất hợp pháp.

Mặc dù tội tử hình vì bội đạo đã chính thức bị bãi bỏ vào năm 1994 - vụ hành quyết cuối cùng cho tội danh này xảy ra vào năm 1990, nhưng các tòa án vẫn có thể kết tội những người bỏ đạo Hồi trên cơ sở các fatwas, tức là theo ý kiến của các nhà lãnh đạo Hồi giáo.
Source:Asia News

3. Cựu Hồng Y Theodore McCarrick ra hầu tòa lần đầu tiên, không nhận tội

Hôm thứ Sáu Cựu Hồng Y Theodore McCarrick đã 'không nhận tội' trước một số cáo buộc tấn công tình dục, khi ông xuất hiện lần đầu tiên tại một tòa án ở Massachusetts.

McCarrick, 91 tuổi, đã bị buộc tội ba tội tấn công tình dục và khiếm nhã với một người trên 14 tuổi, biến cố được cho là đã xảy ra vào những năm 1970. Mỗi tội danh trong ba tội danh này đều có hình phạt tối đa là 5 năm tù.

Ông ta đã xuất hiện để biện minh cho mình vào hôm thứ Sáu tại Tòa án Quận Dedham, cùng với luật sư Katherine Zimmerl, của công ty Coburn & Greenbaum. Tòa án đã kết thúc với một kháng cáo “không có tội” của McCarrick. Ngày hầu tòa tiếp theo của ông ta là ngày 28 tháng 10 và tiền bảo lãnh được ấn định là 5,000 đô la.

Theo các điều kiện do Thẩm phán Michael J. Pomarole tuyên bố, McCarrick không được phép rời khỏi Hoa Kỳ và phải giao nộp hộ chiếu. Ông ta cũng không được tiếp xúc với bất kỳ ai dưới 18 tuổi.

Từng là một nhà lãnh đạo Giáo Hội và có tầm ảnh hưởng tại Hoa Kỳ cũng như trên trường quốc tế, McCarrick đã bị phải từ chức khỏi Hồng Y đoàn vào tháng 7 năm 2018 sau cáo buộc lạm dụng tình dục trong quá khứ đối với một thiếu niên. Vào tháng 2 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trừng phạt McCarrick sau khi một cuộc điều tra giáo luật phát hiện anh ta phạm tội “gạ gẫm” trong Bí tích Giải tội, và phạm Điều răn thứ sáu với trẻ vị thành niên và với người lớn, với yếu tố gia trọng là lạm dụng quyền lực”.

Các cáo buộc hình sự chống lại McCarrick bắt nguồn từ một loạt các vụ tấn công tình dục được cho là xảy ra vào ngày 8 tháng 6 năm 1974 tại trường Cao đẳng Wellesley. Theo tài liệu của tòa án, McCarrick đã có hành động khiếm nhã với nạn nhân tại tiệc cưới của anh trai mình. Nạn nhân ở tuổi 16 vào thời điểm đó.
Source:Catholic News Agency
 
Hiệp thông cầu nguyện với đền thánh Đức Mẹ Guadalupe cầu nguyện cho Việt Nam, Ơn Toàn Xá Guadalupe
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:02 06/09/2021

1. Hiệp thông cầu nguyện với đền thánh Đức Mẹ Guadalupe cầu nguyện cho Việt Nam, Ơn Toàn Xá Guadalupe

Lúc 6 giờ chiều ngày 12 tháng 12 tới đây, Chúa Nhật thứ Ba Mùa Vọng, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự lễ kính Đức Mẹ Guadalupe tại Đền Thờ Thánh Phêrô, và ban Ơn Toàn Xá.

Đó là những gì sẽ xảy ra vào tháng 12. Vào thời điểm này, khi tình hình dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên quê hương Việt Nam, chúng tôi xin kính mời quý vị và anh chị em hiệp thông cầu nguyện với đền thánh Đức Mẹ Guadalupe cho quê hương Việt Nam vào lúc 7g tối theo giờ Việt Nam ngày thứ Tư 8 tháng 9.

Trong chương trình hôm nay, Túy Vân xin gởi đến quý vị và anh chị em vài nét lịch sử ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe và đền thánh Đức Mẹ Guadalupe.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong chuyến tông du Mễ Tây Cơ lần thứ hai, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng thổ dân Juan Diego (1474-1548) lên hàng Chân Phước vào Chúa Nhật 6 tháng 5,1990. Hôm ấy, Đức Thánh Cha âu yếm gọi tân chân phước là “người tâm phúc của Đức Bà dịu hiền Tepeyac”. Thổ dân Juan Diego được Đức Mẹ Guadalupe hiện ra 5 lần vào năm 1531.

12 năm sau, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sang thủ đô Mễ Tây Cơ lần thứ năm và chủ sự lễ tôn phong hiển thánh cho chân phước thổ dân Juan Diego vào ngày 31 tháng 7, 2002.

Xin lược thuật 5 lần Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA hiện ra cùng thổ dân Juan Diego trên đồi Tepeyac. Lần đầu vào sáng thứ bảy 9-12-1531 và lần cuối vào chiều thứ ba 12-12-1531. Trong lần hiện ra sau cùng, Đức Mẹ MARIA tỏ lộ danh thánh là “Đức Bà Guadalupe”. “Guadalupe” trong tiếng thổ dân có nghĩa “Người Nữ Chiến Thắng con rắn”.

Các cuộc hiện ra được thổ dân Antonio Valeriano (1520-1605) kể lại tỉ mỉ. Thổ dân Antonio Valeriano sống đồng thời với thổ dân Juan Diego. Vào năm 1531, thổ dân Juan Diego 57 tuổi và thuộc về nhóm thổ dân thiểu số rất ít người. Trước đó 7 năm, ông Juan Diego lãnh bí tích Rửa Tội cùng với người vợ hiền đức là bà Maria Lucia. Bà Maria Lucia qua đời năm 1529.

LẦN HIỆN RA THỨ NHẤT

Hôm đó là sáng thứ bảy 9-12-1531, ông Juan Diego đến nhà thờ Thánh Giá ở Tlatelolco để tham dự buổi học giáo lý. Khi đến gần đồi Tepeyac, ông nghe tiếng líu lo êm ái, tiếng ríu rít nhẹ nhàng, với các cung trầm bổng tuyệt vời của muôn ngàn chim sẻ, như tiếng nhạc réo rắt vọng xuống từ trời cao. Thổ dân Juan Diego vô cùng bỡ ngỡ. Ông dồn dập tự hỏi: “Liệu mình có xứng đáng với những gì đang nghe không? Hay mình đang mơ? Mình đã tỉnh hẳn chưa? Mình đang ở nơi nào đây? Có lẽ mình đang ở địa đàng, nơi cõi trần hạnh phúc mà các bậc tiên tổ đã nói tới chăng? Hay là mình đã vào thiên đàng rồi?” Còn đang đảo mắt nhìn chung quanh, bỗng tiếng hót im bặt và ông nghe một tiếng nói xa xôi, vọng xuống từ trên cao và gọi rõ tên ông:

- Juan Diego, Juan Diego bé nhỏ!

Juan Diego không hề cảm thấy sợ hãi, trái lại, ông sung sướng tiến nhanh về hướng đồi cao. Khi leo lên tới đỉnh, Juan Diego trông thấy một Bà đang đứng đó. Bà ra hiệu mời Juan Diego tiến lại gần Bà. Khi đến trước mặt Bà, Juan Diego vô cùng bỡ ngỡ và kinh ngạc trước vẽ đẹp siêu thoát của Bà. Áo Bà long lanh các tia sáng mặt trời. Tảng đá nơi Bà đặt chân như toàn bằng đá quí và mặt đất chung quanh Bà tỏa sáng như cầu vòng.

Thổ dân Juan Diego kính cẩn quì xuống và cảm động lắng nghe lời Bà nói cách êm ái dịu dàng:

- Hỡi Juan bé nhỏ, người con nhỏ bé nhất trong các con Mẹ, con đang đi đâu đấy?

Juan Diego trả lời:

- Thưa Bà, con phải đến Nhà Bà ở Messico-Tlatelolco để tiếp tục học về các mầu nhiệm của Thiên Chúa do các Linh Mục dạy. Các Linh Mục là các thừa tác viên thánh của Chúa chúng ta.

Bà Đẹp liền bày tỏ cùng Juan Diego ước muốn của Bà:

- Con hãy cẩn trọng ghi khắc nơi lòng con rằng con là người bé mọn nhất trong các con của Mẹ, và Mẹ chính là Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA, Mẹ Thiên Chúa thật, Đấng là suối nguồn sự sống, là Đấng Tạo Dựng muôn loài. Ngài là Chủ Tể trên trời và dưới đất. Mẹ hết sức mong ước người ta xây cất nơi đây một đền thánh, hầu Mẹ có thể minh chứng và trao ban cho mọi người tình thương của Mẹ, lòng cảm thông, sự trợ giúp và che chở của Mẹ. Bởi vì, Mẹ là Mẹ Từ Bi của các con, Mẹ của riêng con, cũng như của toàn dân sống trên phần đất này và của tất cả những ai thành khẩn kêu cầu cùng Mẹ với trọn lòng tin tưởng. Mẹ nghe rõ tiếng kêu than ai oán của họ. Mẹ muốn trao ban cho mọi người phương thuốc chữa trị các nỗi đau đớn, các khó khăn cùng các sầu khổ buồn phiền. Và để có thể thực hiện các nguyện ước khoan nhân của Mẹ, con hãy đi tới tòa Giám Mục Mễ Tây Cơ và thưa với Đức Giám Mục rằng, chính Mẹ sai con tới và Mẹ ước ao người ta xây cho Mẹ một đền thánh trên ngọn đồi này. Con hãy kể lại tỉ mỉ cho Đức Giám Mục tất cả những gì con thấy và nghe. Con hãy tin chắc rằng, Mẹ sẽ nhớ ơn con, Mẹ sẽ ban thưởng cho con. Mẹ sẽ làm cho con được hạnh phúc và con, con sẽ xứng đáng với phần thưởng, dành cho các cố gắng và các nhọc mệt con hy sinh để chu toàn sứ mệnh Mẹ trao phó. Đấy nhé, con đã nghe rõ mệnh lệnh của Mẹ, hỡi con Mẹ, đứa con nhỏ bé nhất trong tất cả các con Mẹ. Bây giờ con hãy đi và dùng trọn sức lực để thi hành công tác.

Thổ dân Juan Diego kính cẩn cúi mình nói:

- Thưa Bà, con sẽ đi ngay và thực hiện lệnh Bà truyền. Giờ đây đứa đầy tớ khiêm hạ của Bà xin được phép lui gót.

Ông Juan Diego mau mắn xuống khỏi đồi và trực chỉ thành phố Mễ Tây Cơ. Vào thành, ông đi thẳng đến tòa Giám Mục. Vị Giám Mục sở tại lúc bấy giờ là Đức Cha Juan de Zumárraga thuộc dòng Anh Em hèn mọn thánh Phanxicô. Juan Diego xin gặp Đức Cha và thưa với ngài về sứ điệp của Bà Đẹp Thiên Quốc. Nhưng Đức Cha không tin lời ông nói. Juan Diego buồn bã ra về, lòng thất vọng vì nhiệm vụ giao phó không hoàn thành.

LẦN HIỆN RA THỨ HAI

Cùng ngày thứ bảy 9-12-1531, thổ dân Juan Diego quay trở lại đồi Tepeyac. Khi lên tới đỉnh đồi, Juan Diego trông thấy Bà Đẹp Thiên Quốc đang đứng chờ mình. Ông quỳ sụp xuống và nói:

- Thưa Bà, con đã mang sứ điệp của Bà đến cho Đức Giám Mục. Ngài ưu ái lắng nghe con nói, nhưng ngài không tin lời con. Có lẽ ngài nghĩ là con bịa chuyện. Vì vậy, con tha thiết xin Bà, xin Bà hãy trao phó nhiệm vụ này cho một người khác quan trọng hơn. Có thế, Đức Giám Mục mới tin. Bởi vì con chỉ là người chót bét, một sợi dây mỏng manh, một chiếc thang bằng gỗ, một cái đuôi, một mảnh giấy. Con thuộc về một nhóm dân cùng đinh, nghèo khổ, vậy mà Bà lại sai con đến một nơi quá cao xa đối với con, đến một chỗ mà con không bao giờ dám đặt chân tới. Xin Bà tha thứ cho con, nếu con làm phật ý Bà, nếu con làm Bà nổi giận. Hỡi Bà là Bà Chủ của con!

Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA trả lời:

- Hỡi người con bé nhỏ nhất của Mẹ, hãy lắng nghe lời Mẹ nói đây. Mẹ biết rõ là có nhiều tôi tớ khác của Mẹ có thể thi hành mệnh lệnh Mẹ truyền. Tuy nhiên, Mẹ rất cần đến sự giúp đỡ của con. Vậy thì, Mẹ truyền cho con trở lại tòa Giám Mục một lần nữa. Ngày mai, con đến tòa Giám Mục và thưa với Đức Cha rằng con đến nhân danh Mẹ và xin ngài xây cất một đền thờ theo ý hướng của Mẹ. Con lập lại với ngài lần nữa rằng chính Mẹ là Đức Trinh Nữ MARIA, Mẹ Thiên Chúa, chính Mẹ đã đích thân sai con đến với ngài.

Thổ dân Juan Diego khiêm tốn thưa:

- Thưa Bà, con không hề muốn làm phiền lòng Bà, con sẽ trung tín thi hành nhiệm vụ Bà trao phó. Con không quản ngại đường xa cũng không lưu ý việc Đức Giám Mục không tin lời con nói. Ngày mai, con sẽ mang đến cho Bà câu trả lời của Đức Giám Mục. Bây giờ xin Bà cho phép con ra đi. Trong khi chờ đợi, xin Bà nghỉ ngơi!

Sáng hôm sau, Chúa Nhật 10-12-1531, thổ dân Juan Diego rời nhà thật sớm đi tới Tlatelolco để tham dự các buổi cử hành phụng vụ. Trong lòng, ông cương quyết tìm mọi cách gặp cho bằng được Đức Giám Mục. Thánh Lễ kết thúc, thổ dân Juan Diego phải nài nĩ mãi người ta mới cho ông được hầu chuyện với vị Giám Mục. Ông quì gối trước mặt Đức Giám Mục, vừa khóc ông vừa lập lại lệnh truyền của Bà Đẹp Thiên Quốc. Ông khẩn khoản xin Đức Giám Mục tin lời ông. Ông tha thiết xin ngài chấp thuận thi hành ước nguyện của Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm.

Với mục đích kiểm chứng thực hư, Đức Cha Juan de Zumárraga đặt ra không biết bao nhiêu câu hỏi. Thổ dân Juan Diego kiên nhẫn trả lời rõ ràng từng câu một, thật chính xác. Sau khi tỉ mỉ tra vấn, Đức Giám Mục truyền cho ông Juan Diego phải xin Bà Đẹp Thiên Quốc tỏ lộ một “dấu chỉ”. Mặt khác, ngài còn cẩn thận sai vài người giúp việc nơi tòa Giám Mục hãy đi theo ông Juan Diego xa xa, và theo dõi mọi hành động của ông. Thế nhưng, khi đến chân đồi Tepeyac thì những người này không còn trông thấy bóng dáng thổ dân Juan Diego đâu nữa.

LẦN HIỆN RA THỨ BA

Cùng ngày Chúa Nhật 10-12-1531, thổ dân Juan Diego lên đồi trình bày với Đức Mẹ về câu trả lời của Đức Giám Mục. Nghe xong, Đức Mẹ liền nói:

- Hỡi con bé nhỏ của Mẹ, con đã thi hành tốt đẹp lệnh truyền của Mẹ. Được rồi. Ngày mai con hãy trở lại đây để đón nhận “dấu chỉ” mà vị Giám Mục xin. Như thế, ngài sẽ tin lời Mẹ, sẽ không hoài nghi cũng không còn ngờ vực con nữa. Phần con, con luôn ghi nhớ rằng Mẹ sẽ trả công bội hậu cho con vì tất cả khó nhọc con dành để phục vụ Mẹ. Giờ đây con hãy chạy nhanh về đi. Ngày mai Mẹ đợi con cũng nơi ngọn đồi này!

Ngày hôm sau, thứ hai 11-12-1531, thổ dân Juan Diego không đến nơi hẹn với Đức Trinh Nữ. Lý do vì chiều Chúa Nhật hôm trước, khi về đến nhà, ông Juan Diego trông thấy người chú Juan Bernardino lâm bệnh nặng. Ông Juan Diego vội vã chạy đi tìm thầy thuốc đến chữa bệnh cho chú. Thầy thuốc đến ngay. Nhưng cơn bệnh đã đến hồi trầm trọng, vô phương cứu chữa. Biết thế, ông chú liền xin Juan Diego đi mời Linh Mục đến, để ông được lãnh nhận các phép Bí Tích sau cùng và dọn mình chết lành.

LẦN HIỆN RA THỨ TƯ VÀ THỨ NĂM

Sáng tinh sương ngày thứ ba 12-12-1531, ông Juan Diego nhanh nhẹn đi đến Tlatecolco để mời Linh Mục cho chú. Ông cẩn thận chọn một con đường khác, đi vòng quanh ngọn đồi về hướng đông, để có thể vào ngay thành phố Mễ Tây Cơ, và khỏi bị Bà Đẹp Thiên Quốc giữ lại nói chuyện! Tuy nhiên, ông Juan Diego rất đỗi ngạc nhiên khi trông thấy Bà Đẹp từ trên đồi đi xuống. Khi đến gần, Bà hỏi ông Juan Diego:

- Có chuyện gì xảy ra vậy con? Con đang đi đâu đó?

Thổ dân Juan Diego cảm thấy vừa sợ hãi vừa xấu hổ thẹn thùng. Ông nghiêng mình thưa:

- Con hy vọng Bà hài lòng! Sáng nay Bà có cảm thấy dễ chịu không? Sức khoẻ Bà như thế nào? Con biết Bà sẽ phật ý. Nhưng xin Bà hiểu cho rằng, chú con bị bệnh nặng vì bị lây bệnh dịch hạch. Con đi mời Linh Mục đến giải tội cho chú con. Xin Bà thứ lỗi cho con. Xin Bà vui lòng chờ đợi con. Con không đánh lừa Bà đâu. Ngày mai con sẽ đến đây thật sớm để gặp Bà!

Sau khi lặng lẽ nghe ông Juan Diego bào chữa một hơi dài, Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA Nhân Từ dịu dàng trả lời:

- Con hãy lắng nghe và hiểu cho kỹ, hỡi đứa con bé nhỏ nhất của Mẹ. Con đừng xao xuyến trong lòng. Con đừng lo lắng về bệnh tình của chú con cũng như về bất cứ điều gì không may sẽ xảy ra. Mẹ đang có mặt nơi đây, không như là Người Mẹ của con sao? Con không tìm thấy an nghỉ dưới bóng rợp mát của Mẹ sao? Mẹ không phải là sức khỏe của con sao? Con không được Mẹ ấp ủ sao? Hãy nói cho Mẹ biết con đang cần gì? Con chớ nên âu lo và buồn phiền, ngay cả bệnh tình trầm trọng của chú con. Bởi vì chú con chưa chết bây giờ đâu. Con hãy tin tưởng vững chắc rằng, ngay chính lúc này đây, chú con sẽ được khỏi bệnh!

Lắng nghe những lời nói dịu dàng của Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA, thổ dân Juan Diego cảm thấy lòng tràn ngập niềm an ủi. Ông mau mắn leo lên đồi cao, theo lệnh truyền của Bà Đẹp Thiên Quốc. Ông hái những đóa hồng Tây-Ban-Nha nở tươi, thơm phức, tuyệt đẹp, ngoại lệ, vì lúc bấy giờ là tháng 12. Thổ dân Juan Diego nhanh nhẹn hái hết và bỏ vào chiếc áo choàng, đan bằng sợi cây xương rồng. Giờ đây ông trở thành vị sứ giả đáng tin cậy. Ông hăng hái trở lại con đường tiến thẳng vào thành phố Mễ Tây Cơ.

Ông Juan Diego vào tòa Giám Mục, quì gối trước mặt Đức Cha Juan de Zumárraga. Thổ dân Juan Diego lập lại sứ điệp của Đức Mẹ MARIA rồi từ từ mở chiếc áo choàng, mà cho đến lúc ấy, ông vẫn còn giữ chặt trước ngực. Vừa khi những đóa hồng tươi rơi xuống đất, tức khắc, xuất hiện trên chiếc áo choàng hình ảnh thật đẹp của Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA, Mẹ Thiên Chúa.

Vị Giám Mục cùng tất cả những người hiện diện liền sấp mình xuống đất, tôn kính hình ảnh lạ được Đức Mẹ MARIA in trên áo choàng. Vị Giám Mục thật ân hận vì không tin ngay lời thổ dân Juan Diego nói. Ngài muốn giữ chiếc áo choàng lạ nơi nhà nguyện riêng của ngài ở tòa Giám Mục. Ngày hôm sau, Đức Giám Mục cùng với một đoàn người đông đảo, đi hành hương kính viếng nơi Đức Mẹ đã hiện ra trên đồi Tepeyac.

Về phần thổ dân Juan Diego, ngoài hồng phúc được tận mắt trông thấy Đức Mẹ MARIA, ông còn cảm thấy thật sung sướng vì chứng kiến phép lạ đầu tiên thực hiện theo lời hứa của Đức Mẹ. Đó là cuộc khỏi bệnh lạ lùng của người chú Juan Bernardino. Chính với người chú này - ông Juan Bernardino - mà trong lần hiện ra thứ năm, cũng là lần sau cùng, Đức Mẹ tỏ lộ danh thánh:

- Đức Bà Guadalupe.

“Guadalupe” trong tiếng thổ dân có nghĩa “Người Nữ Chiến Thắng con rắn”.

Chiếc áo choàng với hình Đức Mẹ MARIA được rước từ nhà nguyện riêng của Đức Giám Mục ra Nhà Thờ Chính Tòa và được trưng bày cho các tín hữu đến kính viếng. Hơn 2 tuần sau, ngày 26-12-1531, chiếc áo choàng lạ lại được rước tới nhà nguyện nhỏ đầu tiên do chính các thổ dân xây cất dâng kính Đức Bà Guadalupe trên đồi Tepeyac.

Trong vòng 17 năm trời, tức cho đến ngày nhắm mắt từ trần vào năm 1548, thổ dân Juan Diego sống cạnh đền thánh tí hon này, làm người canh giữ đền thánh. Nhưng nhất là, ông trở thành người đầy tớ đơn sơ khiêm hạ, trở thành vị chứng nhân và tông đồ nhiệt thành của Đức Bà Guadalupe.

Cuộc hiện ra của Đức Bà Guadalupe với thổ dân Juan Diego đã ghi dấu ấn sâu đậm nơi cuộc sống người dân Mễ Tây Cơ. Đức Bà Guadalupe trở thành biểu tượng sức mạnh của kẻ bé nhỏ, yếu đuối và là niềm hy vọng của tất cả những ai đang lo âu sầu khổ.

Hình ảnh Đức Mẹ MARIA in trên áo choàng vẫn còn trông thấy rõ ràng mãi cho đến ngày nay, sau 480 năm. Chiếc áo choàng hiện được tôn kính nơi đền thánh trên đồi Tepeyac. Đền thánh mang tên Đức Bà Guadalupe.

Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe là Trung Tâm Thánh Mẫu lớn nhất thế giới. Mỗi năm có khoảng 20 triệu tín hữu đến hành hương.

Đức Mẹ Guadalupe được tuyên xưng bổn mạng nước Mễ Tây Cơ vào năm 1737, bổn mạng toàn Mỹ Châu vào năm 1910 và bổn mạng nước Phi-Luật-Tân vào năm 1935.

2. Kinh nguyện cùng Đức Bà Guadalupe của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ

Trước thiệt hại nhân mạng quá cao tại Mỹ, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB đã soạn ra kinh nguyện sau, gọi là Kinh khấn Đức Bà Guadalupe.

Trong kinh này có hai tước hiệu của Đức Trinh nữ Maria từ Kinh cầu Đức Bà, được đặc biệt kêu cầu, đó là “Ðức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn” và “Ðức Bà làm cho chúng con vui mừng”.

Xin quý vị và anh chị em cùng đọc với chúng tôi.

Lạy Thánh nữ Đồng trinh Guadalupe,

Nữ vương các Thiên thần,

và là Mẹ toàn cõi châu Mỹ.

Như những người con được Mẹ dấu yêu,

chúng con chạy đến cùng Mẹ,

xin cầu cùng Thánh Tử Giêsu,

như ngày xưa tại tiệc cưới Cana.

Lạy Mẹ hằng đoái thương,

xin cầu cho đất nước này và thế giới,

cho mọi gia đình và người thân yêu,

được các thiên thần phù hộ,

hầu thoát khỏi dịch bệnh lan tràn.

Xin cho những ai đã lâm bệnh

được chữa lành và giải thoát.

Xin nghe lời than khóc và lau sạch nước mắt

những người mỏng manh và sợ hãi,

để lòng tin tưởng của họ được phục hồi.

Xin dậy chúng con trong cơn thử thách này

biết thương yêu, nhẫn nại, và ân cần với nhau.

Xin giúp chúng con mang bình an của Chúa Giêsu

đến cho đất nước này và mọi cõi lòng.

Chúng con trông cậy đến cùng Mẹ,

tin rằng Mẹ thật giàu lòng cảm thông,

cứu kẻ liệt kẻ khốn và làm cho chúng con vui mừng.

Xin che chở chúng con trong tà áo Mẹ,

giữ chúng con trong vòng tay âu yếm,

giúp chúng con hằng cảm nhận tình thương

từ nơi Chúa Giêsu, Con lòng Mẹ. Amen.