Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy mở ra
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
04:20 05/09/2018
Chúa Nhật 23 Thường Niên B
Cách đây mấy năm tôi có dâng lễ cưới cho một đôi câm điếc. Hôm ấy bà con giáo dân và lương dân đi dự lễ đông lắm, ai cũng muốn xem đôi tân hôn câm điếc cử hành bí tích hôn phối như thế nào. Mọi người cười ngất khi chủ tế luống cuống và cô dâu chú rễ tự nhiên làm cử điệu của nghi thức hôn phối. Mặc dù trước đó tôi đã nhờ cô giáo trường Khiếm thính giúp dạy giáo lý cho hai anh chị và hướng dẫn những cử điệu cho nghi thức. Một thánh lễ hôn phối nhiều dấu ấn khó phai.
Câm và điếc đi đôi với nhau như cặp song sinh. Câm là do hậu quả của chứng điếc sớm. Người ta hay nói ngược là câm điếc, nhưng thực ra khoa học giải thích là vì điếc nên mới câm.Trẻ con ngay từ khi sinh ra đã bị điếc, do đó không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên không biết nói và bị câm.
Lưỡi và tai là hai cơ quan truyền thông của con người. Ai bị điếc và câm thì mất hai phương tiện quan trọng đó. Nghe và nói như hai cánh cửa mở ra thông giao với thế giới bên ngoài. Lưỡi như có sợi giây buộc lại, tai như cánh cửa bị khóa kín, những người câm điếc bị tách khỏi thế giới chung quanh vì không hiểu được người khác, và người khác không hiểu được họ. Có dịp đến thăm các trường khuyết tật, cảm thông với những người câm điếc, chúng ta mới thấy quý cái tai và cái miệng của mình. Lúc ấy mình sẽ nhận ra rằng, nghe và nói là ân huệ và là quà tặng lớn lao Thiên Chúa ban.
1. Hãy mở ra
Trang Tin mừng hôm nay kể câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành một người câm điếc.
Chúa phán: “Epphata” nghĩa là “Hãy mở ra”. Lập tức lỗ tai điếc anh mở ra nghe được rõ ràng, lưỡi như bị một sợi dây trói buộc nay được tháo cỡi nên anh nói rành mạch. Chúa chữa lành đôi tai và cái lưỡi của bệnh nhân nên anh ta nghe và nói được. Dân chúng ca tụng: “Ngài làm được mọi sự tốt đẹp. Ngài làm cho người điếc được nghe, người câm được nói”. Lời thán phục đó vang vọng lại lời Ngôn sứ Isaia: “Đấng Thiên Sai sắp đến cứu thoát anh em. Lúc đó mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc sẽ nghe được. Lúc đó, chân người què sẽ nhảy như nai và lưỡi người câm sẽ nói sỏi sàng” (Is 35,3-7). Dân chúng nhận ra Đấng Thiên Sai đã đến và Ngài đang thực hiện lời tiên tri Isaia trước mắt họ. Giữa đám đông chứng kiến phép lạ lại có những người giả điếc, giả câm trước Lời Chúa. Họ cố chấp không đón nhận sự thật. Đó là những người Pharisiêu: “Họ có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe!”. Họ đang điếc trước công lý, câm trước sự thật, mù trước phép lạ đang diễn ra. Họ cần được mở tai, mở mắt, mở miệng lưỡi để đón nhận Lời Chúa, để tin vào Ngài.
Phép lạ chú trọng đến sự kiện mở tai để người điếc có thể nghe Lời Chúa, cởi trói cái lưỡi để người câm có thể tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu. Như vậy, theo Máccô, phép lạ Chúa chữa người câm điếc mang ý nghĩa sâu xa, đó là chữa lành bệnh câm điếc thiêng liêng.
Con người sống với nhau trong tương quan hiệp thông. Hàng ngày con người dùng ngôn ngữ để chia sẻ với nhau. Nhờ lời nói chúng ta có thể diễn tả suy nghĩ, cảm xúc tâm tư trong lòng. Nhờ lắng nghe chúng ta cảm thông tâm sự của người khác. Từ đó hình thành một cuộc đối thoại, kiến tạo một sự hiệp thông với nhau, cuộc sống sẽ phong phú hơn.
Nhiều người không câm điếc về thể lý nhưng lại câm điếc tinh thần, câm điếc tâm linh.
Thế giới hôm nay thiếu cảm thông và đối thoại vì có nhiều người bị câm điếc về mặt tinh thần. Bệnh này làm người ta thành những ốc đảo, không có gì để cho, chẳng có gì để nhận. Người ta bị câm điếc tinh thần khi tự đánh mất khả năng lắng nghe những người xung quanh mình, không còn lắng nghe tiếng nói của lương tâm để làm lành lánh dữ.Người ta bị câm điếc tinh thần khi đóng lòng mình lại, không còn nghe nỗi đau của những người khốn khổ.
Người ta bị câm điếc tâm linh khi không nghe tiếng Chúa để nói những lời sự thật, lời yêu thương, lời hòa giải. Nhiều lúc người ta chỉ nói những lời độc hại, gây chia rẽ và đau khổ cho nhau.
Người bình thường luôn có đôi tai thính, đôi mắt sáng, cái miệng đẹp. Cần phải nói và nghe bằng con tim. Mở tai ra để lắng nghe Lời Chúa, lời anh em, đừng “nghe tai này lọt qua tai khác”, đừng nghe “như nước đổ lá khoai”. Mở miệng lưỡi ra để nói Lời Chúa, lời yêu thương đem lại niềm vui hạnh phúc. Mở trái tim để lắng nghe những nỗi niềm và đau khổ của những người xung quanh.
2. Người câm điếc được làm Linh mục
Chúa Giêsu đã chữa lành cho người khuyết tật. Giáo Hội đã trao ban tác vụ Linh mục cho những người câm điếc. Những mục tử ấy thực thi sứ vụ loan truyền Tin mừng tình thương cho những người bất hạnh. Giáo Hội thật tuyệt vời!
Vào ngày 6.7.2007, Đức Hồng Y Cheong Jin-Suk cai quản Tổng Giáo Phận thủ đô Seoul của Nam Hàn đã truyền chức Linh Mục cho một người câm điếc sau 22 năm cố gắng học tập tu đức. Đó là cha Benedict Park Min-seo, vị LM câm điếc đầu tiên tại Á Châu. Cha Park, sinh năm 1965, bị điếc vào lúc 2 tuổi vì uống lầm thuốc. Tuy nhiên, lúc còn trẻ Ngài ao ước được đi tu làm linh mục, nhưng vì tàng tật, Ngài quyết định đi làm nghề thợ sơn.Học tại trường dành cho người câm điếc, cậu Park gặp được cha Michael Cheong-Soon-o. Cậu tỏ cho Ngài biết ý định của cậu là muốn làm Linh Mục. Nhưng tại Nam Hàn không có lớp cho người câm điếc tại chủng viện nên cậu Park được gửi sang học ở Hoa Kỳ. Năm 1994 câu Park được vào đại học Gallaudet để học triết và toán học. Tại đây cậu Park lại được gặp cha Thomas Coughlin, một linh mục câm điếc đầu tiên của Hoa Kỳ. Cha Thomas được cử làm linh hướng cho cậu Park. Sau khi học ở đại học Gallaudet, cậu Park được vào Đại Chủng Viện Thánh Giuse ở New York và sau đó theo học tại viện đại học thánh Gioan. Tại đây vào năm 2004 thầy Park tốt nghiệp đại học.Thầy Park trở về Nam Hàn và tiếp tục theo học tại chủng viện và được phong phó tế vào năm 2006.
Khi cử hành thánh lễ mở tay, cha Park nói bằng ngôn ngữ dấu hiệu của người câm điếc: “Trước hết tôi tạ ơn Chúa đã nhận tôi làm Linh Mục. Là linh mục tàn tật đầu tiên, truyền thông đã chú ý tới tôi rất nhiều, ngay cả trước khi chịu chức, nhưng tôi không phải là tài tử màn bạc, tôi là một Linh Mục thường, xin mọi người cầu nguyện cho tôi để tôi sống khiêm tốn và là một linh mục đích thực ”Linh Mục Michael Cheong Soon-o tuyên bố, “Việc phong chức Linh Mục cho cha Park cho thấy lòng yêu thương của Chúa đối với người không thể nói và nghe được. Chúng ta hãy cầu xin cho Ngài để Ngài sẽ là ánh sáng và là muối đất cho các người tàn tật." (Vietcatholic 22.7.2007).
Tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Giá của Tổng Giáo Phận Boston, Đức Hồng Y Sean P. O’Malley đã truyền chức Linh Mục cho sáu tân chức trong đó có một vị bị câm điếc.Các tân chức được thụ phong hôm nay là các tân Linh Mục: Israel Rodriguez, Huy Nguyễn, Sean Maher, David Gunter, Shawn Carey, và Frank Camp. Đặc biệt tân Linh Mục Shawn Carey là người bị câm điếc bẩm sinh và là vị Linh Mục câm điếc thứ 11 của toàn Giáo Hội Hoa Kỳ. Giáo Hội Hoa Kỳ đã dành ra ngân khoản đặc biệt để huấn luyện các chủng sinh câm điếc. Các Linh Mục câm điếc sẽ lo việc mục vụ cho các giáo dân câm điếc. Trong thánh lễ truyền chức hôm nay cả một khu Vương Cung Thánh Đường Boston đã được ban tổ chức dành riêng cho cộng đồng người câm điếc đến dự lễ phong chức cho cha Shawn Carey. Qua người thông dịch, cha Shawn Carey đã ra dấu hiệu bằng tay nói với toàn thể cộng đồng: “Thật là một phép lạ. Là một chủng sinh câm điếc, là người câm điếc tôi đã trải qua cuộc hành trình dài để tiến tới chức Linh Mục và tôi không thể ngờ được cuộc hành trình ấy mau như vậy”. (Vietcatholic 25.5.2009).
3. Cầu nguyện
Người đời thường hay đổ thừa mọi điều là do "cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo". Nhưng cái lưỡi chỉ có thể làm nên những chuyện xấu xa nếu nó được hỗ trợ của cái tai không biết phân biệt tốt xấu, thật giả.Thánh Giacôbê viết: "Lưỡi là một chi thể nhỏ bé, mà khoe khoang được những việc lớn lao. Thử xem một khu rừng lớn, một ngọn lửa nhỏ cũng có thể đốt cháy được. Lưỡi cũng là ngọn lửa nơi chứa chấp gian ác. Lưỡi thuộc chi thể của chúng ta, nó có thể làm dơ nhớp thân xác chúng ta, đốt cháy cả cuộc đời chúng ta, mà chính nó lại bị địa ngục hun cháy".
Lạy Chúa Giêsu, mỗi khi tham dự thánh lễ, con đều thực hiện một cử chỉ thật quen thuộc, đó là sau khi nghe bài Phúc Âm, con đọc: "Lạy Chúa vinh danh Chúa", và làm dấu thánh giá trên trán, trên môi, trên ngực, xin Chúa cho con biết mở trí, mở lòng, mở trái tim với niềm tin yêu. Xin Chúa mở trí khôn con, mở miệng lưỡi con, mở trái tim con, để con được hiểu, cảm nhận và nói lời của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cho người điếc nghe được và người câm nói được, xin cho con biết mở tai để lắng nghe lời Chúa và mở miệng để loan truyền Tin Mừng.
Xin cho con luôn nói những lời yêu thương, cam đảm nói lời sự thật, chân thành nói lời xây dựng, xin cho con biết quan tâm nhiều hơn để lắng nghe để thấu hiểu và cộng tác với mọi người sống tinh thần Phúc Âm.Amen.
Cách đây mấy năm tôi có dâng lễ cưới cho một đôi câm điếc. Hôm ấy bà con giáo dân và lương dân đi dự lễ đông lắm, ai cũng muốn xem đôi tân hôn câm điếc cử hành bí tích hôn phối như thế nào. Mọi người cười ngất khi chủ tế luống cuống và cô dâu chú rễ tự nhiên làm cử điệu của nghi thức hôn phối. Mặc dù trước đó tôi đã nhờ cô giáo trường Khiếm thính giúp dạy giáo lý cho hai anh chị và hướng dẫn những cử điệu cho nghi thức. Một thánh lễ hôn phối nhiều dấu ấn khó phai.
Câm và điếc đi đôi với nhau như cặp song sinh. Câm là do hậu quả của chứng điếc sớm. Người ta hay nói ngược là câm điếc, nhưng thực ra khoa học giải thích là vì điếc nên mới câm.Trẻ con ngay từ khi sinh ra đã bị điếc, do đó không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên không biết nói và bị câm.
Lưỡi và tai là hai cơ quan truyền thông của con người. Ai bị điếc và câm thì mất hai phương tiện quan trọng đó. Nghe và nói như hai cánh cửa mở ra thông giao với thế giới bên ngoài. Lưỡi như có sợi giây buộc lại, tai như cánh cửa bị khóa kín, những người câm điếc bị tách khỏi thế giới chung quanh vì không hiểu được người khác, và người khác không hiểu được họ. Có dịp đến thăm các trường khuyết tật, cảm thông với những người câm điếc, chúng ta mới thấy quý cái tai và cái miệng của mình. Lúc ấy mình sẽ nhận ra rằng, nghe và nói là ân huệ và là quà tặng lớn lao Thiên Chúa ban.
1. Hãy mở ra
Trang Tin mừng hôm nay kể câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành một người câm điếc.
Chúa phán: “Epphata” nghĩa là “Hãy mở ra”. Lập tức lỗ tai điếc anh mở ra nghe được rõ ràng, lưỡi như bị một sợi dây trói buộc nay được tháo cỡi nên anh nói rành mạch. Chúa chữa lành đôi tai và cái lưỡi của bệnh nhân nên anh ta nghe và nói được. Dân chúng ca tụng: “Ngài làm được mọi sự tốt đẹp. Ngài làm cho người điếc được nghe, người câm được nói”. Lời thán phục đó vang vọng lại lời Ngôn sứ Isaia: “Đấng Thiên Sai sắp đến cứu thoát anh em. Lúc đó mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc sẽ nghe được. Lúc đó, chân người què sẽ nhảy như nai và lưỡi người câm sẽ nói sỏi sàng” (Is 35,3-7). Dân chúng nhận ra Đấng Thiên Sai đã đến và Ngài đang thực hiện lời tiên tri Isaia trước mắt họ. Giữa đám đông chứng kiến phép lạ lại có những người giả điếc, giả câm trước Lời Chúa. Họ cố chấp không đón nhận sự thật. Đó là những người Pharisiêu: “Họ có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe!”. Họ đang điếc trước công lý, câm trước sự thật, mù trước phép lạ đang diễn ra. Họ cần được mở tai, mở mắt, mở miệng lưỡi để đón nhận Lời Chúa, để tin vào Ngài.
Phép lạ chú trọng đến sự kiện mở tai để người điếc có thể nghe Lời Chúa, cởi trói cái lưỡi để người câm có thể tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu. Như vậy, theo Máccô, phép lạ Chúa chữa người câm điếc mang ý nghĩa sâu xa, đó là chữa lành bệnh câm điếc thiêng liêng.
Con người sống với nhau trong tương quan hiệp thông. Hàng ngày con người dùng ngôn ngữ để chia sẻ với nhau. Nhờ lời nói chúng ta có thể diễn tả suy nghĩ, cảm xúc tâm tư trong lòng. Nhờ lắng nghe chúng ta cảm thông tâm sự của người khác. Từ đó hình thành một cuộc đối thoại, kiến tạo một sự hiệp thông với nhau, cuộc sống sẽ phong phú hơn.
Nhiều người không câm điếc về thể lý nhưng lại câm điếc tinh thần, câm điếc tâm linh.
Thế giới hôm nay thiếu cảm thông và đối thoại vì có nhiều người bị câm điếc về mặt tinh thần. Bệnh này làm người ta thành những ốc đảo, không có gì để cho, chẳng có gì để nhận. Người ta bị câm điếc tinh thần khi tự đánh mất khả năng lắng nghe những người xung quanh mình, không còn lắng nghe tiếng nói của lương tâm để làm lành lánh dữ.Người ta bị câm điếc tinh thần khi đóng lòng mình lại, không còn nghe nỗi đau của những người khốn khổ.
Người ta bị câm điếc tâm linh khi không nghe tiếng Chúa để nói những lời sự thật, lời yêu thương, lời hòa giải. Nhiều lúc người ta chỉ nói những lời độc hại, gây chia rẽ và đau khổ cho nhau.
Người bình thường luôn có đôi tai thính, đôi mắt sáng, cái miệng đẹp. Cần phải nói và nghe bằng con tim. Mở tai ra để lắng nghe Lời Chúa, lời anh em, đừng “nghe tai này lọt qua tai khác”, đừng nghe “như nước đổ lá khoai”. Mở miệng lưỡi ra để nói Lời Chúa, lời yêu thương đem lại niềm vui hạnh phúc. Mở trái tim để lắng nghe những nỗi niềm và đau khổ của những người xung quanh.
2. Người câm điếc được làm Linh mục
Chúa Giêsu đã chữa lành cho người khuyết tật. Giáo Hội đã trao ban tác vụ Linh mục cho những người câm điếc. Những mục tử ấy thực thi sứ vụ loan truyền Tin mừng tình thương cho những người bất hạnh. Giáo Hội thật tuyệt vời!
Vào ngày 6.7.2007, Đức Hồng Y Cheong Jin-Suk cai quản Tổng Giáo Phận thủ đô Seoul của Nam Hàn đã truyền chức Linh Mục cho một người câm điếc sau 22 năm cố gắng học tập tu đức. Đó là cha Benedict Park Min-seo, vị LM câm điếc đầu tiên tại Á Châu. Cha Park, sinh năm 1965, bị điếc vào lúc 2 tuổi vì uống lầm thuốc. Tuy nhiên, lúc còn trẻ Ngài ao ước được đi tu làm linh mục, nhưng vì tàng tật, Ngài quyết định đi làm nghề thợ sơn.Học tại trường dành cho người câm điếc, cậu Park gặp được cha Michael Cheong-Soon-o. Cậu tỏ cho Ngài biết ý định của cậu là muốn làm Linh Mục. Nhưng tại Nam Hàn không có lớp cho người câm điếc tại chủng viện nên cậu Park được gửi sang học ở Hoa Kỳ. Năm 1994 câu Park được vào đại học Gallaudet để học triết và toán học. Tại đây cậu Park lại được gặp cha Thomas Coughlin, một linh mục câm điếc đầu tiên của Hoa Kỳ. Cha Thomas được cử làm linh hướng cho cậu Park. Sau khi học ở đại học Gallaudet, cậu Park được vào Đại Chủng Viện Thánh Giuse ở New York và sau đó theo học tại viện đại học thánh Gioan. Tại đây vào năm 2004 thầy Park tốt nghiệp đại học.Thầy Park trở về Nam Hàn và tiếp tục theo học tại chủng viện và được phong phó tế vào năm 2006.
Khi cử hành thánh lễ mở tay, cha Park nói bằng ngôn ngữ dấu hiệu của người câm điếc: “Trước hết tôi tạ ơn Chúa đã nhận tôi làm Linh Mục. Là linh mục tàn tật đầu tiên, truyền thông đã chú ý tới tôi rất nhiều, ngay cả trước khi chịu chức, nhưng tôi không phải là tài tử màn bạc, tôi là một Linh Mục thường, xin mọi người cầu nguyện cho tôi để tôi sống khiêm tốn và là một linh mục đích thực ”Linh Mục Michael Cheong Soon-o tuyên bố, “Việc phong chức Linh Mục cho cha Park cho thấy lòng yêu thương của Chúa đối với người không thể nói và nghe được. Chúng ta hãy cầu xin cho Ngài để Ngài sẽ là ánh sáng và là muối đất cho các người tàn tật." (Vietcatholic 22.7.2007).
Tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Giá của Tổng Giáo Phận Boston, Đức Hồng Y Sean P. O’Malley đã truyền chức Linh Mục cho sáu tân chức trong đó có một vị bị câm điếc.Các tân chức được thụ phong hôm nay là các tân Linh Mục: Israel Rodriguez, Huy Nguyễn, Sean Maher, David Gunter, Shawn Carey, và Frank Camp. Đặc biệt tân Linh Mục Shawn Carey là người bị câm điếc bẩm sinh và là vị Linh Mục câm điếc thứ 11 của toàn Giáo Hội Hoa Kỳ. Giáo Hội Hoa Kỳ đã dành ra ngân khoản đặc biệt để huấn luyện các chủng sinh câm điếc. Các Linh Mục câm điếc sẽ lo việc mục vụ cho các giáo dân câm điếc. Trong thánh lễ truyền chức hôm nay cả một khu Vương Cung Thánh Đường Boston đã được ban tổ chức dành riêng cho cộng đồng người câm điếc đến dự lễ phong chức cho cha Shawn Carey. Qua người thông dịch, cha Shawn Carey đã ra dấu hiệu bằng tay nói với toàn thể cộng đồng: “Thật là một phép lạ. Là một chủng sinh câm điếc, là người câm điếc tôi đã trải qua cuộc hành trình dài để tiến tới chức Linh Mục và tôi không thể ngờ được cuộc hành trình ấy mau như vậy”. (Vietcatholic 25.5.2009).
3. Cầu nguyện
Người đời thường hay đổ thừa mọi điều là do "cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo". Nhưng cái lưỡi chỉ có thể làm nên những chuyện xấu xa nếu nó được hỗ trợ của cái tai không biết phân biệt tốt xấu, thật giả.Thánh Giacôbê viết: "Lưỡi là một chi thể nhỏ bé, mà khoe khoang được những việc lớn lao. Thử xem một khu rừng lớn, một ngọn lửa nhỏ cũng có thể đốt cháy được. Lưỡi cũng là ngọn lửa nơi chứa chấp gian ác. Lưỡi thuộc chi thể của chúng ta, nó có thể làm dơ nhớp thân xác chúng ta, đốt cháy cả cuộc đời chúng ta, mà chính nó lại bị địa ngục hun cháy".
Lạy Chúa Giêsu, mỗi khi tham dự thánh lễ, con đều thực hiện một cử chỉ thật quen thuộc, đó là sau khi nghe bài Phúc Âm, con đọc: "Lạy Chúa vinh danh Chúa", và làm dấu thánh giá trên trán, trên môi, trên ngực, xin Chúa cho con biết mở trí, mở lòng, mở trái tim với niềm tin yêu. Xin Chúa mở trí khôn con, mở miệng lưỡi con, mở trái tim con, để con được hiểu, cảm nhận và nói lời của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cho người điếc nghe được và người câm nói được, xin cho con biết mở tai để lắng nghe lời Chúa và mở miệng để loan truyền Tin Mừng.
Xin cho con luôn nói những lời yêu thương, cam đảm nói lời sự thật, chân thành nói lời xây dựng, xin cho con biết quan tâm nhiều hơn để lắng nghe để thấu hiểu và cộng tác với mọi người sống tinh thần Phúc Âm.Amen.
Suy niệm tin mừng Chúa Nhật 23 B
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:05 05/09/2018
Người Làm Mọi Sự Tốt Đẹp
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXIII – B
(Mc 7, 31-37)
Trình thuật Sáng Tạo kể về những việc Chúa làm khi tạo dựng vũ trụ, sau mỗi việc đề có câu : "Thiên Chúa thấy mọi việc Ngài làm : thật tốt đẹp" (St 1,31)... Tin Mừng cũng thuật lại công trình cứu chuộc và sáng tạo mới theo cùng một cách nói : "Người làm mọi sự tốt đẹp" (Mc 7,37) ... Tất nhiên, tự bản chất, lửa chỉ có thể tỏa nhiệt nóng, chứ không thể phát sinh tiết lạnh; mặt trời chỉ khuếch tán ánh sáng, chứ không thể là nguyên nhân của bóng tối được. Cũng vậy, Thiên Chúa là Đấng lòng lành vô cùng, nên mọi việc người làm đều tốt đẹp. Chúa là ánh sáng, là mặt trời chiếu tỏa ánh sáng vô biên, sưởi ấm vũ trụ muôn loài : "Ngài làm mọi việc tốt đẹp" ...
Kinh Thánh Cựu Ước cũng như Tân Ước mô tả : mọi việc Chúa làm đều tốt đẹp. Nhưng, làm những điều tốt đẹp không đơn giản là làm những điều đúng. Thực tế, có nhiều người làm những điều tốt đẹp nhưng lại không làm đúng, giống như những kẻ giả hình làm việc tốt, nhưng tinh thần xấu, nghĩa là làm với một ý định sai lầm và ác ý. Thiên Chúa làm mọi việc tốt lành, và Ngài làm tốt chúng. "Chúa chính trực trong mọi lời Chúa phán, và nhân nghĩa nơi mọi việc Chúa làm" (Tv 144,17).
Chữa một tấm lòng câm và điếc
Đoạn Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Giêsu chữa một người câm điếc. Kết đoạn, những người chứng kiến lòng đầy thán phục và rằng "Người làm mọi sự tốt đẹp" (Mc 7,37). Chúng ta đừng quên rằng Đấng Mêssia, Ngôi Lời nhập thể không chỉ đến để chữa bệnh và khuyết tật về thể lý cho con người nói chung và dân Israel nói riêng, dân theo các tiên tri, vì bị bệnh nặng tai không thể nghe rõ Lời Chúa nói nên không trả lời đúng.
Phép lạ Chúa Giêsu chữa kẻ câm điếc diễn ra trên địa Decapolis cho thấy Chúa Kitô, Lời Thiên Chúa đến ngỏ lời với toàn thể nhân loại và muốn chữa lành nhưng ai không lắng nghe Thiên Chúa, nghĩa là đang ở trong tình trạng tội lỗi cần phải cứu.
Chúa Giêsu thi hành sứ mạng vượt ra khỏi dân Israel, mặc khải cho cả nhân loại. Vùng đất dân ngoại chứng tỏ Chúa đang hiện diện, cả lúc chúng ta không thấy Chúa, "vùng đất của dân ngoại" đang trong tình trạng nhơ bẩn tội lỗi cũng có Chúa vẫn hiện diện. Người đến cứu chuộc tất cả những ai cầu cứu. Trước khi làm phép lạ chữa người câm, Con Thiên Chúa ngước mắt lên trời cầu nguyện, một cử chỉ giống như Người làm trước khi hóa bánh và cá (x. Mc 6,41). Chúa Giêsu không đơn giản là một tiên tri, Người là chính Thiên Chúa. Có lúc Chúa Giêsu làm phép lạ do quyền năng Lời Chúa. Tuy nhiên, trong trường hợp người câm, Chúa Giêsu cầu cùng Thiên Chúa Cha, để dạy cho chúng ta biết rằng ơn cứu độ là ân sủng do Thiên Chúa tặng ban, một món quà cần phải cầu xin với lòng thành thực.
Việc Chúa Giêsu chữa một người về mặt thể lý ám chỉ điều Chúa muốn chữa mỗi người chúng ta về phương diện tinh thần. Chúa Kitô chạm vào thân xác để chữa lành tinh thần. Người câm điếc được Chúa Kitô chữa lành là người trước đây không thể giao tiếp hay nghe người khác, ngày cả thể hiện cảm xúc cũng như nhu cầu của mình cũng khó. Nếu bệnh câm điếc là nét đặc trưng của người không có khả năng giao tiếp với người bên cạnh, để có được quan hệ tối thiếu tốt đẹp rõ ràng, thì chúng ta phải thừa nhận ra rằng tất cả chúng ta ít nhiều bị câm điếc khi không nghe được Chúa nói, không biết cầu nguyện. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu thở dài và nói với mọi người: "Effata, hãy mở ra! " Chúng ta hãy để Chúa Thánh Thần dẫn đến với Chúa, cầu xin Chúa mở tai chúng ta để chúng ta có thể nghe Lời Con Chúa.
Trái tim chữa lành nói ngôn ngữ của tình yêu
Giọng nói đầu tiên người được chữa lành nghe thấy là Lời Chúa Giêsu : "Effata, hãy mở ra ! " Nhờ thế, người ấy có thể nghe Lời Chúa và đón nhận, tai mở ra ám chỉ niềm vui vì con tim được cởi trói, phẩm giá "người con" thuộc về Chúa thực sự được phục hồi.
Khi chịu phép Rửa, chúng ta cũng lặp lại từ "Effata - Hãy mở ra", theo cách này, chúng ta trở thành con trong Con Thiên Chúa, nghe Lời Chúa, đối thoại với Chúa là Cha.
Để nghe Chúa Con, Lời Thiên Chúa, hầu nên giống Chúa Con. Nếu chúng ta kiên trì lắng nghe, chúng ta có thể thưa chuyện với Chúa trong tình yêu. Nếu chúng ta lắng nghe lời Đấng Kitô, chúng ta có thể nói như Đức Kitô. Nếu chúng ta mở lòng mình ra đối thoại và lắng nghe Chúa Cha, hay Lời tức là Chúa Giêsu Con Thiên Chúa, chúng ta có thể đáp lời Chúa bằng lời cầu nguyện của đời ta.
Trái tim được chữa lành để lắng nghe tiếng Chúa, cầu nguyện với Chúa và thông truyền tình yêu của Chúa cho nhân loại; qua Chúa Giêsu, chúng ta biết rằng đời sống Kitô hữu phụ thuộc vào lời cầu nguyện và lòng bác ái.
Lạy Chúa, xin mở tai con để con biết nghe lời Con Chúa và đem ra thực hành trong đời sống đượm tình bác ai yêu thương. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
*******
Ôi ! Đẹp Thay Bao Việc Chúa Làm
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXIII – B
(Mc 7, 31 - 37)
Theo Hiến Chế Mặc Khải của công đồng Vaticano II, Kinh Thánh là Lời của Thiên Chúa nói với loài người để mặc khải cho họ về chính Thiên Chúa, về tình thương, sự an bài săn sóc, ý định và chương trình cứu độ của Người. (Dei Verbum 25). Đề cập đến Kinh Thánh , thánh Augustinô đã không tiếc lời nói : "Thánh Kinh là bức thư tình mà Thiên Chúa gửi cho chúng ta là bạn hữu của Người" (Augustino, Enarr in Tv 90).
Đúng như thế, Lời Chúa trong sách tiên tri Isaia (35, 4-7a), hôm nay thật đẹp biết bao, vì nó chứa đầy những dòng chữ yêu thương của Thiên Chúa đối với Dân Ngài. Trong lúc dân Israel đang bị giam cầm, khó lòng thoát khỏi. Họ đã bị quân Babylon đánh bại nặng nề. Họ bị cướp bóc và lôi ra khỏi nhà. Họ phải sống trong thân phận tù đày nơi đất kẻ thù địch. Nhà cửa và thành trì của họ bị tàn phá. Đền thờ bị phá đổ tan hoang. Thời huy hoàng không còn nữa. Họ phải sống cảnh lưu đày, tương lai mù mịt. Không ai có sức cứu họ thoát khỏi cảnh khổ cực này. Và nếu họ có thoát được cảnh lưu đày, thì làm sao có thể vượt qua được sa mạc khô cằn để về nước. Và nếu họ có thể chạy thoát về đất nước của họ thì ở đó không còn gì nữa.
Đang lúc lối tận, đường cùng, quẫn bách như thế, những lời lẽ dịu dàng của Thiên Chúa phán qua miệng Isaia, lời của Thiên Chúa tình thương đầy an ủi, như tiếp thêm nghị lực cho dân Chúa đang bị xao xuyến trong cảnh lưu đày : "Can đảm lên, đừng sợ ! Này đây Thiên Chúa các người đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các người" (Is 35, 4).
Tại sao ngôn sứ Isaia phải khuyến khích họ Can đảm lên, đừng sợ ? Có lẽ họ đang sợ hãi khủng khiếp. Tại sao ngôn sứ lại nói đến nước chảy lên trong sa mạc, suối chảy nơi đồng vắng. Đất khô cạn thành hồ ao, và hoang địa sẽ trở nên suối nước ? Có lẽ dân chúng đang bị hạn hán chăng? Tại sao ngôn sứ lại dùng hình ảnh người mù sáng mắt, tai người điếc sẽ mở ra, và người què quặt nhảy nhót như nai? Nếu không phải vì dân chúng đang gặp lúc khó khăn không nhìn, không nghe, không lê bước được (x. Is 35, 4-7).
Thật ủi an biết bao, bởi dân Chúa cảm thấy mình được Thiên Chúa yêu thương, mình là đối tượng của lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa. Lòng thương xót ấy nay thể hiện cụ thể nơi lời nói cũng như việc làm của Chúa Giêsu Con Thiên Chúa làm người.
Tin Mừng Marcô hôm nay thuật lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu "làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được"(Mc 7, 37), giúp chúng ta suy ngẫm về tình yêu và lòng từ bi của Thiên Chúa thể hiện qua việc chữa lành của một "câm điếc " (Mc 7,32).
"Effatà", có nghĩa là "hãy mở ra" (Mc 7, 34). Chúa Giêsu đang đi qua vùng "Thập tỉnh", giữa Tiro, Sidone và vùng Galilea, vùng đất của dân ngoại. Người ta đem đến cho Chúa một người câm điếc, để Người chữa cho anh, hiển nhiên là danh tiếng Chúa Giêsu đã được đồn thổi cho tới đây. "Effatà - Hãy mở ra"(Mc 7, 34). Chúa Giêsu đem anh riêng ra một chỗ, đụng vào tai và lưỡi anh, rồi ngước mắt nhin trời Người thở một hơi sâu, anh câm điếc ấy bắt đầu nghe và nói sõi sàng (x. Mc 7, 35). Thật tốt đẹp biết bao việc Chúa làm.
Khởi đầu công trình sáng tạo, sau khi hoàn tất công trình sáng tạo vũ trụ : "Thiên Chúa thấy mọi sự Người làm : đều tốt đẹp" (St 1, 31). Nay thời Thiên Sai, thời Đấng Cứu Thế đến thực hiện công trình cứu chuộc và sự sáng tạo mới, Tin Mừng cũng nói cùng một cách: "Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được!" (Mc 7, 37) Chúa đã làm cho anh "mở ra".
"Effatà - Hãy mở ra"(Mc 7, 34). Từ việc chữa lành đối với anh câm điếc là một sự "mở ra" cho người khác và cho thế giới, một sự mở ra khởi đầu với các cơ quan nghe Lời Chúa và ca tụng những kỳ công công Thiên Chúa cũng như lòng thương xót của Ngài. Chúa đã làm người để cho con người bị câm điếc bên trong do tội lỗi có khả năng lắng nghe tiếng của Thiên Chúa, tiếng của Tình Yêu nói với con tim, và như thế học nói thứ ngôn ngữ của tình yêu, và thông truyền với Thiên Chúa và với các người khác về công trình tốt đẹp Chúa đã làm.
Chắc chắn, tự bản chất của nó, ngọn lửa không thể tỏa hơi âm, và không thể phát sinh khí lạnh ; mặt trời chiếu tỏa ánh sáng, và đương nhiên không thể là nguyên nhân của bóng tối được. Tương tự như thế, Thiên Chúa chỉ có thể làm ra những điều tốt lành bởi vì Ngài là Đấng vô biên tốt lành, là ánh sáng. Ngài là Mặt Trời công chính chiếu tỏa ánh sáng rạng ngời, là lửa hồng tỏa hơi ấm vô biên : "Người làm mọi sự tốt đẹp"(Mc 7,37).
Theo sách Sáng Thế, thì Thiên Chúa dựng nên mọi sự đều tốt lành, và Tin Mừng cũng thuật lại : Chúa Giêsu làm mọi sự tốt đẹp (x. Mc 7, 37). Nhưng làm những điều tốt lành không chỉ đơn giản là để làm cho chúng tốt. Nhiều người, thực sự, làm những điều tốt đẹp mà không làm chúng tốt, bọn giả hình chẳng hạn, họ là những người làm những điều tốt đẹp, nhưng trong một tinh thần xấu với một ý định gian tà. Thiên Chúa, Ngài đã tạo dựng tất cả đều tốt lành và làm cho chúng trở nên tốt. "Chúa chỉ là trong tất cả các cách của mình, tín hữu trong tất cả mọi thứ anh ấy làm" (Tv 144, 17) ... Và nếu Thiên Chúa biết rằng chúng ta tìm thấy niềm vui của mình nơi những điều tốt đẹp Chúa đã làm, thì Thiên Chúa vui biết mấy.
Xin với Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Ngôi Lời nhập thể, Mẹ đã luôn luôn "mở ra" cho tình yêu của Chúa, và trái tim Mẹ liên lỉ lắng nghe Lời Chúa, với lòng từ mẫu giúp chúng ta là con cái Mẹ hàng biết "effatà" mỗi ngày để ca tụng những điều tốt đẹp kỳ diệu Chúa đã làm và nhất là sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa và với tha nhân. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXIII – B
(Mc 7, 31-37)
Trình thuật Sáng Tạo kể về những việc Chúa làm khi tạo dựng vũ trụ, sau mỗi việc đề có câu : "Thiên Chúa thấy mọi việc Ngài làm : thật tốt đẹp" (St 1,31)... Tin Mừng cũng thuật lại công trình cứu chuộc và sáng tạo mới theo cùng một cách nói : "Người làm mọi sự tốt đẹp" (Mc 7,37) ... Tất nhiên, tự bản chất, lửa chỉ có thể tỏa nhiệt nóng, chứ không thể phát sinh tiết lạnh; mặt trời chỉ khuếch tán ánh sáng, chứ không thể là nguyên nhân của bóng tối được. Cũng vậy, Thiên Chúa là Đấng lòng lành vô cùng, nên mọi việc người làm đều tốt đẹp. Chúa là ánh sáng, là mặt trời chiếu tỏa ánh sáng vô biên, sưởi ấm vũ trụ muôn loài : "Ngài làm mọi việc tốt đẹp" ...
Kinh Thánh Cựu Ước cũng như Tân Ước mô tả : mọi việc Chúa làm đều tốt đẹp. Nhưng, làm những điều tốt đẹp không đơn giản là làm những điều đúng. Thực tế, có nhiều người làm những điều tốt đẹp nhưng lại không làm đúng, giống như những kẻ giả hình làm việc tốt, nhưng tinh thần xấu, nghĩa là làm với một ý định sai lầm và ác ý. Thiên Chúa làm mọi việc tốt lành, và Ngài làm tốt chúng. "Chúa chính trực trong mọi lời Chúa phán, và nhân nghĩa nơi mọi việc Chúa làm" (Tv 144,17).
Chữa một tấm lòng câm và điếc
Đoạn Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Giêsu chữa một người câm điếc. Kết đoạn, những người chứng kiến lòng đầy thán phục và rằng "Người làm mọi sự tốt đẹp" (Mc 7,37). Chúng ta đừng quên rằng Đấng Mêssia, Ngôi Lời nhập thể không chỉ đến để chữa bệnh và khuyết tật về thể lý cho con người nói chung và dân Israel nói riêng, dân theo các tiên tri, vì bị bệnh nặng tai không thể nghe rõ Lời Chúa nói nên không trả lời đúng.
Phép lạ Chúa Giêsu chữa kẻ câm điếc diễn ra trên địa Decapolis cho thấy Chúa Kitô, Lời Thiên Chúa đến ngỏ lời với toàn thể nhân loại và muốn chữa lành nhưng ai không lắng nghe Thiên Chúa, nghĩa là đang ở trong tình trạng tội lỗi cần phải cứu.
Chúa Giêsu thi hành sứ mạng vượt ra khỏi dân Israel, mặc khải cho cả nhân loại. Vùng đất dân ngoại chứng tỏ Chúa đang hiện diện, cả lúc chúng ta không thấy Chúa, "vùng đất của dân ngoại" đang trong tình trạng nhơ bẩn tội lỗi cũng có Chúa vẫn hiện diện. Người đến cứu chuộc tất cả những ai cầu cứu. Trước khi làm phép lạ chữa người câm, Con Thiên Chúa ngước mắt lên trời cầu nguyện, một cử chỉ giống như Người làm trước khi hóa bánh và cá (x. Mc 6,41). Chúa Giêsu không đơn giản là một tiên tri, Người là chính Thiên Chúa. Có lúc Chúa Giêsu làm phép lạ do quyền năng Lời Chúa. Tuy nhiên, trong trường hợp người câm, Chúa Giêsu cầu cùng Thiên Chúa Cha, để dạy cho chúng ta biết rằng ơn cứu độ là ân sủng do Thiên Chúa tặng ban, một món quà cần phải cầu xin với lòng thành thực.
Việc Chúa Giêsu chữa một người về mặt thể lý ám chỉ điều Chúa muốn chữa mỗi người chúng ta về phương diện tinh thần. Chúa Kitô chạm vào thân xác để chữa lành tinh thần. Người câm điếc được Chúa Kitô chữa lành là người trước đây không thể giao tiếp hay nghe người khác, ngày cả thể hiện cảm xúc cũng như nhu cầu của mình cũng khó. Nếu bệnh câm điếc là nét đặc trưng của người không có khả năng giao tiếp với người bên cạnh, để có được quan hệ tối thiếu tốt đẹp rõ ràng, thì chúng ta phải thừa nhận ra rằng tất cả chúng ta ít nhiều bị câm điếc khi không nghe được Chúa nói, không biết cầu nguyện. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu thở dài và nói với mọi người: "Effata, hãy mở ra! " Chúng ta hãy để Chúa Thánh Thần dẫn đến với Chúa, cầu xin Chúa mở tai chúng ta để chúng ta có thể nghe Lời Con Chúa.
Trái tim chữa lành nói ngôn ngữ của tình yêu
Giọng nói đầu tiên người được chữa lành nghe thấy là Lời Chúa Giêsu : "Effata, hãy mở ra ! " Nhờ thế, người ấy có thể nghe Lời Chúa và đón nhận, tai mở ra ám chỉ niềm vui vì con tim được cởi trói, phẩm giá "người con" thuộc về Chúa thực sự được phục hồi.
Khi chịu phép Rửa, chúng ta cũng lặp lại từ "Effata - Hãy mở ra", theo cách này, chúng ta trở thành con trong Con Thiên Chúa, nghe Lời Chúa, đối thoại với Chúa là Cha.
Để nghe Chúa Con, Lời Thiên Chúa, hầu nên giống Chúa Con. Nếu chúng ta kiên trì lắng nghe, chúng ta có thể thưa chuyện với Chúa trong tình yêu. Nếu chúng ta lắng nghe lời Đấng Kitô, chúng ta có thể nói như Đức Kitô. Nếu chúng ta mở lòng mình ra đối thoại và lắng nghe Chúa Cha, hay Lời tức là Chúa Giêsu Con Thiên Chúa, chúng ta có thể đáp lời Chúa bằng lời cầu nguyện của đời ta.
Trái tim được chữa lành để lắng nghe tiếng Chúa, cầu nguyện với Chúa và thông truyền tình yêu của Chúa cho nhân loại; qua Chúa Giêsu, chúng ta biết rằng đời sống Kitô hữu phụ thuộc vào lời cầu nguyện và lòng bác ái.
Lạy Chúa, xin mở tai con để con biết nghe lời Con Chúa và đem ra thực hành trong đời sống đượm tình bác ai yêu thương. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
*******
Ôi ! Đẹp Thay Bao Việc Chúa Làm
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXIII – B
(Mc 7, 31 - 37)
Theo Hiến Chế Mặc Khải của công đồng Vaticano II, Kinh Thánh là Lời của Thiên Chúa nói với loài người để mặc khải cho họ về chính Thiên Chúa, về tình thương, sự an bài săn sóc, ý định và chương trình cứu độ của Người. (Dei Verbum 25). Đề cập đến Kinh Thánh , thánh Augustinô đã không tiếc lời nói : "Thánh Kinh là bức thư tình mà Thiên Chúa gửi cho chúng ta là bạn hữu của Người" (Augustino, Enarr in Tv 90).
Đúng như thế, Lời Chúa trong sách tiên tri Isaia (35, 4-7a), hôm nay thật đẹp biết bao, vì nó chứa đầy những dòng chữ yêu thương của Thiên Chúa đối với Dân Ngài. Trong lúc dân Israel đang bị giam cầm, khó lòng thoát khỏi. Họ đã bị quân Babylon đánh bại nặng nề. Họ bị cướp bóc và lôi ra khỏi nhà. Họ phải sống trong thân phận tù đày nơi đất kẻ thù địch. Nhà cửa và thành trì của họ bị tàn phá. Đền thờ bị phá đổ tan hoang. Thời huy hoàng không còn nữa. Họ phải sống cảnh lưu đày, tương lai mù mịt. Không ai có sức cứu họ thoát khỏi cảnh khổ cực này. Và nếu họ có thoát được cảnh lưu đày, thì làm sao có thể vượt qua được sa mạc khô cằn để về nước. Và nếu họ có thể chạy thoát về đất nước của họ thì ở đó không còn gì nữa.
Đang lúc lối tận, đường cùng, quẫn bách như thế, những lời lẽ dịu dàng của Thiên Chúa phán qua miệng Isaia, lời của Thiên Chúa tình thương đầy an ủi, như tiếp thêm nghị lực cho dân Chúa đang bị xao xuyến trong cảnh lưu đày : "Can đảm lên, đừng sợ ! Này đây Thiên Chúa các người đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các người" (Is 35, 4).
Tại sao ngôn sứ Isaia phải khuyến khích họ Can đảm lên, đừng sợ ? Có lẽ họ đang sợ hãi khủng khiếp. Tại sao ngôn sứ lại nói đến nước chảy lên trong sa mạc, suối chảy nơi đồng vắng. Đất khô cạn thành hồ ao, và hoang địa sẽ trở nên suối nước ? Có lẽ dân chúng đang bị hạn hán chăng? Tại sao ngôn sứ lại dùng hình ảnh người mù sáng mắt, tai người điếc sẽ mở ra, và người què quặt nhảy nhót như nai? Nếu không phải vì dân chúng đang gặp lúc khó khăn không nhìn, không nghe, không lê bước được (x. Is 35, 4-7).
Thật ủi an biết bao, bởi dân Chúa cảm thấy mình được Thiên Chúa yêu thương, mình là đối tượng của lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa. Lòng thương xót ấy nay thể hiện cụ thể nơi lời nói cũng như việc làm của Chúa Giêsu Con Thiên Chúa làm người.
Tin Mừng Marcô hôm nay thuật lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu "làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được"(Mc 7, 37), giúp chúng ta suy ngẫm về tình yêu và lòng từ bi của Thiên Chúa thể hiện qua việc chữa lành của một "câm điếc " (Mc 7,32).
"Effatà", có nghĩa là "hãy mở ra" (Mc 7, 34). Chúa Giêsu đang đi qua vùng "Thập tỉnh", giữa Tiro, Sidone và vùng Galilea, vùng đất của dân ngoại. Người ta đem đến cho Chúa một người câm điếc, để Người chữa cho anh, hiển nhiên là danh tiếng Chúa Giêsu đã được đồn thổi cho tới đây. "Effatà - Hãy mở ra"(Mc 7, 34). Chúa Giêsu đem anh riêng ra một chỗ, đụng vào tai và lưỡi anh, rồi ngước mắt nhin trời Người thở một hơi sâu, anh câm điếc ấy bắt đầu nghe và nói sõi sàng (x. Mc 7, 35). Thật tốt đẹp biết bao việc Chúa làm.
Khởi đầu công trình sáng tạo, sau khi hoàn tất công trình sáng tạo vũ trụ : "Thiên Chúa thấy mọi sự Người làm : đều tốt đẹp" (St 1, 31). Nay thời Thiên Sai, thời Đấng Cứu Thế đến thực hiện công trình cứu chuộc và sự sáng tạo mới, Tin Mừng cũng nói cùng một cách: "Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được!" (Mc 7, 37) Chúa đã làm cho anh "mở ra".
"Effatà - Hãy mở ra"(Mc 7, 34). Từ việc chữa lành đối với anh câm điếc là một sự "mở ra" cho người khác và cho thế giới, một sự mở ra khởi đầu với các cơ quan nghe Lời Chúa và ca tụng những kỳ công công Thiên Chúa cũng như lòng thương xót của Ngài. Chúa đã làm người để cho con người bị câm điếc bên trong do tội lỗi có khả năng lắng nghe tiếng của Thiên Chúa, tiếng của Tình Yêu nói với con tim, và như thế học nói thứ ngôn ngữ của tình yêu, và thông truyền với Thiên Chúa và với các người khác về công trình tốt đẹp Chúa đã làm.
Chắc chắn, tự bản chất của nó, ngọn lửa không thể tỏa hơi âm, và không thể phát sinh khí lạnh ; mặt trời chiếu tỏa ánh sáng, và đương nhiên không thể là nguyên nhân của bóng tối được. Tương tự như thế, Thiên Chúa chỉ có thể làm ra những điều tốt lành bởi vì Ngài là Đấng vô biên tốt lành, là ánh sáng. Ngài là Mặt Trời công chính chiếu tỏa ánh sáng rạng ngời, là lửa hồng tỏa hơi ấm vô biên : "Người làm mọi sự tốt đẹp"(Mc 7,37).
Theo sách Sáng Thế, thì Thiên Chúa dựng nên mọi sự đều tốt lành, và Tin Mừng cũng thuật lại : Chúa Giêsu làm mọi sự tốt đẹp (x. Mc 7, 37). Nhưng làm những điều tốt lành không chỉ đơn giản là để làm cho chúng tốt. Nhiều người, thực sự, làm những điều tốt đẹp mà không làm chúng tốt, bọn giả hình chẳng hạn, họ là những người làm những điều tốt đẹp, nhưng trong một tinh thần xấu với một ý định gian tà. Thiên Chúa, Ngài đã tạo dựng tất cả đều tốt lành và làm cho chúng trở nên tốt. "Chúa chỉ là trong tất cả các cách của mình, tín hữu trong tất cả mọi thứ anh ấy làm" (Tv 144, 17) ... Và nếu Thiên Chúa biết rằng chúng ta tìm thấy niềm vui của mình nơi những điều tốt đẹp Chúa đã làm, thì Thiên Chúa vui biết mấy.
Xin với Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Ngôi Lời nhập thể, Mẹ đã luôn luôn "mở ra" cho tình yêu của Chúa, và trái tim Mẹ liên lỉ lắng nghe Lời Chúa, với lòng từ mẫu giúp chúng ta là con cái Mẹ hàng biết "effatà" mỗi ngày để ca tụng những điều tốt đẹp kỳ diệu Chúa đã làm và nhất là sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa và với tha nhân. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng thống Donald Trump lên tiếng bênh vực Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
18:39 05/09/2018
Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng bênh vực Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và nói rằng Đức Giáo Hoàng đang giải quyết tình huống “tốt nhất có thể được”.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Daily Caller, ông Trump nói vụ tai tiếng lạm dụng tính dục đã quay lại đến 70 năm qua, và là “một trong những câu chuyện buồn nhất nhưng khiến tôi kính phục Giáo Hội Công Giáo rất nhiều.”
Đề cập đến nhiều cáo buộc lạm dụng chống lại Đức Tổng Giám Mục Theodore McCarrick, ông Trump nói: “Tôi ngạc nhiên với McCarrick, mọi người đều biết ngài và thật đáng kinh ngạc khi thấy những điều này.”
Những lời bình luận của ông Trump được đưa ra rất nhanh chóng, chỉ chưa đầy hai tuần sau khi Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, kêu gọi Đức Giáo Hoàng từ chức.
Ông Trump từ chối tham gia những lời chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và nói rằng ông tin là “Đức Giáo Hoàng đang giải quyết chuyện này cách tốt nhất một người có thể làm được”
Vào năm 2013, ông Trump đã đặt câu hỏi về quyết định từ chức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, và tweet rằng: “Đức Giáo Hoàng không nên từ chức - ngài nên tiếp tục. Chuyện này làm ngài đau khổ, và làm tổn thương Giáo Hội”
Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được bầu, ông đã nồng nhiệt chào mừng và mô tả ngài là “một người khiêm nhường … rất giống tôi, điều này có thể giải thích tại sao tôi rất thích ngài!”
Quan hệ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Trump đã căng thẳng vào năm 2016 sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng nếu ông Trump đang nghĩ đến chuyện xây các bường dọc biên giới với Mễ Tây Cơ, thì ông ta “không phải là Kitô hữu”. Nhưng sau một cuộc triều yết thân thiện tại Vatican vào năm sau đó, ông Trump đã mô tả việc gặp Đức Thánh Cha Phanxicô là “danh dự để đời”.
Source: Catholic Herald - Trump defends Pope Francis’s handling of the abuse crisis
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Daily Caller, ông Trump nói vụ tai tiếng lạm dụng tính dục đã quay lại đến 70 năm qua, và là “một trong những câu chuyện buồn nhất nhưng khiến tôi kính phục Giáo Hội Công Giáo rất nhiều.”
Đề cập đến nhiều cáo buộc lạm dụng chống lại Đức Tổng Giám Mục Theodore McCarrick, ông Trump nói: “Tôi ngạc nhiên với McCarrick, mọi người đều biết ngài và thật đáng kinh ngạc khi thấy những điều này.”
Những lời bình luận của ông Trump được đưa ra rất nhanh chóng, chỉ chưa đầy hai tuần sau khi Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, kêu gọi Đức Giáo Hoàng từ chức.
Ông Trump từ chối tham gia những lời chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và nói rằng ông tin là “Đức Giáo Hoàng đang giải quyết chuyện này cách tốt nhất một người có thể làm được”
Vào năm 2013, ông Trump đã đặt câu hỏi về quyết định từ chức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, và tweet rằng: “Đức Giáo Hoàng không nên từ chức - ngài nên tiếp tục. Chuyện này làm ngài đau khổ, và làm tổn thương Giáo Hội”
Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được bầu, ông đã nồng nhiệt chào mừng và mô tả ngài là “một người khiêm nhường … rất giống tôi, điều này có thể giải thích tại sao tôi rất thích ngài!”
Quan hệ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Trump đã căng thẳng vào năm 2016 sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng nếu ông Trump đang nghĩ đến chuyện xây các bường dọc biên giới với Mễ Tây Cơ, thì ông ta “không phải là Kitô hữu”. Nhưng sau một cuộc triều yết thân thiện tại Vatican vào năm sau đó, ông Trump đã mô tả việc gặp Đức Thánh Cha Phanxicô là “danh dự để đời”.
Source: Catholic Herald - Trump defends Pope Francis’s handling of the abuse crisis
Giáo Hội Kenya kêu gọi cầu nguyện nhưng không nao núng trước việc một số linh mục bỏ đạo để kết hôn
Đặng Tự Do
19:09 05/09/2018
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Kenya các Giám Mục kêu gọi anh chị em giáo dân cầu nguyện cho các linh mục bền đỗ trong ơn gọi của các ngài. Đồng thời các ngài cho biết “không nao núng” trước việc một nhóm các linh mục bỏ đạo để gia nhập vào một ly giáo trong đó cho phép họ kết hôn.
Giám mục của nhóm này là Peter Njogu, trước đây đã được thụ phong linh mục Công Giáo vào năm 1989. Ông đã quyết định sống độc thân suốt cuộc đời mình để phục vụ Chúa và Giáo Hội. Nhưng 13 năm sau, tất cả đã thay đổi.
Năm 2002, Njogu bị Giáo phận Nyeri buộc tội có một người bạn gái, là người mà ông đã gặp trong thời gian làm mục vụ ở Ý. Ông từ chối những lời cáo buộc vào thời điểm đó, nhưng bây giờ thừa nhận là sự thật.
Njogu đã gia nhập ly giáo có tên là Giáo Hội Công Giáo Toàn cầu Canh tân và được Tổng giám mục ly khai Emmanuel Milingo người Zambia, là người cầm đầu ly giáo, tấn phong Giám Mục. Sau đó, Njogu kết hôn với Berith Karimi Njogu, là người bạn gái của mình.
Kể từ đó Njogu, 55 tuổi, cha của 3 đứa con, thuờng lui tới Đại Chủng viện Chúa Kitô Vua ở Nyeri và trên khắp đất nước để khuyến dụ các linh mục bỏ đạo tham gia vào nhóm này.
“Tôi bảo họ sống hãy cuộc sống của mình đi vì luật độc thân không phải có trong Kinh Thánh và nó không thánh hóa chức tư tế”. Njogu từng là giảng viên tại Đại học Kenyatta ở Nairobi nói. Ông tranh luận rằng: “Có một sự khác biệt rất lớn giữa luật độc thân và ơn gọi chức tư tế. Việc độc thân linh mục nên là một tùy chọn để khuyến khích nhiều thanh niên tham gia chức tư tế hơn.”
Ly giáo Giáo Hội Công Giáo Toàn cầu Canh tân đã chiêu dụ được hơn 15 linh mục và có các giáo phận trải dài khắp Kenya.
Đức Giám Mục Philip Anyolo của giáo phận Homa Bay, Kenya, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Kenya, nói: “Chúng tôi không lo lắng chút nào. Họ bây giờ không phải là linh mục Công Giáo và họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Nhưng một khi là một linh mục Công Giáo, thì có những quy tắc cần tuân theo”
Source: Catholic Herald - Kenya’s bishops ‘not worried’ by breakaway married priests
Giám mục của nhóm này là Peter Njogu, trước đây đã được thụ phong linh mục Công Giáo vào năm 1989. Ông đã quyết định sống độc thân suốt cuộc đời mình để phục vụ Chúa và Giáo Hội. Nhưng 13 năm sau, tất cả đã thay đổi.
Năm 2002, Njogu bị Giáo phận Nyeri buộc tội có một người bạn gái, là người mà ông đã gặp trong thời gian làm mục vụ ở Ý. Ông từ chối những lời cáo buộc vào thời điểm đó, nhưng bây giờ thừa nhận là sự thật.
Njogu đã gia nhập ly giáo có tên là Giáo Hội Công Giáo Toàn cầu Canh tân và được Tổng giám mục ly khai Emmanuel Milingo người Zambia, là người cầm đầu ly giáo, tấn phong Giám Mục. Sau đó, Njogu kết hôn với Berith Karimi Njogu, là người bạn gái của mình.
Kể từ đó Njogu, 55 tuổi, cha của 3 đứa con, thuờng lui tới Đại Chủng viện Chúa Kitô Vua ở Nyeri và trên khắp đất nước để khuyến dụ các linh mục bỏ đạo tham gia vào nhóm này.
“Tôi bảo họ sống hãy cuộc sống của mình đi vì luật độc thân không phải có trong Kinh Thánh và nó không thánh hóa chức tư tế”. Njogu từng là giảng viên tại Đại học Kenyatta ở Nairobi nói. Ông tranh luận rằng: “Có một sự khác biệt rất lớn giữa luật độc thân và ơn gọi chức tư tế. Việc độc thân linh mục nên là một tùy chọn để khuyến khích nhiều thanh niên tham gia chức tư tế hơn.”
Ly giáo Giáo Hội Công Giáo Toàn cầu Canh tân đã chiêu dụ được hơn 15 linh mục và có các giáo phận trải dài khắp Kenya.
Đức Giám Mục Philip Anyolo của giáo phận Homa Bay, Kenya, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Kenya, nói: “Chúng tôi không lo lắng chút nào. Họ bây giờ không phải là linh mục Công Giáo và họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Nhưng một khi là một linh mục Công Giáo, thì có những quy tắc cần tuân theo”
Source: Catholic Herald - Kenya’s bishops ‘not worried’ by breakaway married priests
Lịch trình cập nhật về chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha tới các quốc gia vùng Baltic
Đặng Tự Do
20:23 05/09/2018
Tòa Thánh đã công bố một lịch trình được cập nhật về chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha vào cuối tháng này tới các quốc gia vùng Baltic.
Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết chuyến đi sẽ bao gồm thêm một buổi cầu nguyện ở Vilnius, Lithuania, tại một đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã.
Bên cạnh đó còn có các chuyến viếng thăm các đền thờ Thánh Mẫu quan trọng và những nơi tưởng niệm cuộc chiến đấu tự do của các quốc gia. Trong thời chiếm đóng của Đức Quốc Xã, dân số Do Thái của thành phố đã giảm từ 40,000 đến mức không còn ai cả. Hầu hết họ bị đưa đi theo nhóm vào khu rừng bên ngoài thành phố và bị bắn chết tại đó.
Đây là chương trình cập nhật vừa được Vatican công bố. Thời gian được liệt kê là địa phương.
Thứ Bảy ngày 22 tháng 9 năm 2018
Lúc 07g30, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Vilnius, thủ đô của Lithuania.
Lúc 11g30, ngài sẽ đến sân bay quốc tế Vilnius.
Lúc 12g10, sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 12g40.
Sau khi nghỉ trưa tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh, lúc 16g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa và sau đó có cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở quảng trường phía trước đền thờ vào lúc 17g30.
Lúc 18g40, ngài sẽ đến thăm nhà thờ chính tòa thành phố.
Chúa Nhật ngày 23 tháng 9 năm 2018
Lúc 08g15, Đức Thánh Cha di chuyển bằng xe hơi đến Kaunas nơi ngài sẽ cử hành thánh lễ tại công viên Santakos vào lúc 10g sáng.
Lúc 12g, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin.
Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với các giám mục trong Tòa Giám Mục trước khi có cuộc gặp gỡ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và các chủng sinh tại nhà thờ chính tòa Kaunas vào lúc 15g.
Lúc 16g, Đức Thánh Cha cầu nguyện tại một đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã trong khu Vilnius Ghetto.
Lúc 17g30, ngài đến thăm Viện Bảo tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng và cuộc Chiến đấu dành Tự do.
Thứ Hai ngày 24 tháng 9 năm 2018
Lúc 07g20, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Quốc tế Vilnius để đến Riga.
Sau một giờ bay, Đức Thánh Cha đến thủ đô của Latvia lúc 08g20.
Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 9g30.
Sau cuộc gặp gỡ tại đây, lúc 10g10, ngài sẽ đến đặt hoa tại Đài Tưởng Niệm các nạn nhân của cộng sản và phát xít, trước khi có cuộc gặp gỡ đại kết với Chính Thống Giáo tại Cung Văn Hóa Riga.
Lúc 10g40, Đức Thánh Cha tham dự buổi cầu nguyện đại kết tại nhà thờ chính tòa Riga của Tin Lành Lutheran.
Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ thăm nhà thờ chánh tòa Thánh Giacôbê Tông Đồ vào lúc 11g50.
Ngài sẽ ăn trưa với các giám mục trong Nhà Thánh Gia của Tòa Tổng Giám Mục vào lúc 12g30.
Buổi chiều, lúc 14g30, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng trực thăng từ sân bay trực thăng Riga Harbour đến Đền Thánh Mẹ Thiên Chúa, ở Aglona.
Tại đây, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ cho anh chị em giáo dân Estonia lúc 16g30.
Sau nghi thức tiễn biệt diễn ra tại sân bay trực thăng Aglona vào lúc 18g30, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng máy bay trực thăng đến sân bay quốc tế Vilnius của Lithuania; nghĩa là ngài quay trở lại quốc gia đầu tiên trong chuyến tông du này. Chỉ sau 15 phút bay trực thăng, ngài sẽ đến nơi.
Thứ Ba ngày 25 tháng 9 năm 2018
Lúc 8g30 sáng sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius. Sau đó, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay quốc tế Vilnius đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.
Lúc 09g50 ngài sẽ đến sân bay quốc tế Tallinn. Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến quảng trường gần dinh tổng thống. Tại đây sẽ có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha lúc 10g15.
Lúc 10g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm xã giao tổng thống tại dinh tổng thống và sau 30 phút đàm đạo, lúc 11g Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Vườn Hồng của phủ tổng thống.
Sau cuộc gặp gỡ tại đây, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với những người trẻ tại nhà thờ Thánh Charles của Tin Lành Lutheran vào lúc 11g50.
Lúc 13g, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với đoàn tùy tùng tại tu viện của các nữ tu dòng Brigidine ở Pirita.
Đức Thánh Cha sau đó sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhân viên bác ái Công Giáo tại nhà thờ chính tòa hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ vào lúc 15g15.
Liền đó, Đức Thánh Cha dâng thánh lễ cho công chúng tại quảng trường Tự do vào lúc 16g30.
Lúc 18g30, sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Tallinn.
Đức Thánh Cha sẽ về đến Rôma lúc 21g20.
Source: Catholic Herald - Vatican updates schedule for papal visit to Baltic states
Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết chuyến đi sẽ bao gồm thêm một buổi cầu nguyện ở Vilnius, Lithuania, tại một đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã.
Bên cạnh đó còn có các chuyến viếng thăm các đền thờ Thánh Mẫu quan trọng và những nơi tưởng niệm cuộc chiến đấu tự do của các quốc gia. Trong thời chiếm đóng của Đức Quốc Xã, dân số Do Thái của thành phố đã giảm từ 40,000 đến mức không còn ai cả. Hầu hết họ bị đưa đi theo nhóm vào khu rừng bên ngoài thành phố và bị bắn chết tại đó.
Đây là chương trình cập nhật vừa được Vatican công bố. Thời gian được liệt kê là địa phương.
Thứ Bảy ngày 22 tháng 9 năm 2018
Lúc 07g30, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Vilnius, thủ đô của Lithuania.
Lúc 11g30, ngài sẽ đến sân bay quốc tế Vilnius.
Lúc 12g10, sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 12g40.
Sau khi nghỉ trưa tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh, lúc 16g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa và sau đó có cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở quảng trường phía trước đền thờ vào lúc 17g30.
Lúc 18g40, ngài sẽ đến thăm nhà thờ chính tòa thành phố.
Chúa Nhật ngày 23 tháng 9 năm 2018
Lúc 08g15, Đức Thánh Cha di chuyển bằng xe hơi đến Kaunas nơi ngài sẽ cử hành thánh lễ tại công viên Santakos vào lúc 10g sáng.
Lúc 12g, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin.
Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với các giám mục trong Tòa Giám Mục trước khi có cuộc gặp gỡ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và các chủng sinh tại nhà thờ chính tòa Kaunas vào lúc 15g.
Lúc 16g, Đức Thánh Cha cầu nguyện tại một đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã trong khu Vilnius Ghetto.
Lúc 17g30, ngài đến thăm Viện Bảo tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng và cuộc Chiến đấu dành Tự do.
Thứ Hai ngày 24 tháng 9 năm 2018
Lúc 07g20, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Quốc tế Vilnius để đến Riga.
Sau một giờ bay, Đức Thánh Cha đến thủ đô của Latvia lúc 08g20.
Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 9g30.
Sau cuộc gặp gỡ tại đây, lúc 10g10, ngài sẽ đến đặt hoa tại Đài Tưởng Niệm các nạn nhân của cộng sản và phát xít, trước khi có cuộc gặp gỡ đại kết với Chính Thống Giáo tại Cung Văn Hóa Riga.
Lúc 10g40, Đức Thánh Cha tham dự buổi cầu nguyện đại kết tại nhà thờ chính tòa Riga của Tin Lành Lutheran.
Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ thăm nhà thờ chánh tòa Thánh Giacôbê Tông Đồ vào lúc 11g50.
Ngài sẽ ăn trưa với các giám mục trong Nhà Thánh Gia của Tòa Tổng Giám Mục vào lúc 12g30.
Buổi chiều, lúc 14g30, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng trực thăng từ sân bay trực thăng Riga Harbour đến Đền Thánh Mẹ Thiên Chúa, ở Aglona.
Tại đây, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ cho anh chị em giáo dân Estonia lúc 16g30.
Sau nghi thức tiễn biệt diễn ra tại sân bay trực thăng Aglona vào lúc 18g30, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng máy bay trực thăng đến sân bay quốc tế Vilnius của Lithuania; nghĩa là ngài quay trở lại quốc gia đầu tiên trong chuyến tông du này. Chỉ sau 15 phút bay trực thăng, ngài sẽ đến nơi.
Thứ Ba ngày 25 tháng 9 năm 2018
Lúc 8g30 sáng sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius. Sau đó, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay quốc tế Vilnius đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.
Lúc 09g50 ngài sẽ đến sân bay quốc tế Tallinn. Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến quảng trường gần dinh tổng thống. Tại đây sẽ có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha lúc 10g15.
Lúc 10g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm xã giao tổng thống tại dinh tổng thống và sau 30 phút đàm đạo, lúc 11g Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Vườn Hồng của phủ tổng thống.
Sau cuộc gặp gỡ tại đây, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với những người trẻ tại nhà thờ Thánh Charles của Tin Lành Lutheran vào lúc 11g50.
Lúc 13g, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với đoàn tùy tùng tại tu viện của các nữ tu dòng Brigidine ở Pirita.
Đức Thánh Cha sau đó sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhân viên bác ái Công Giáo tại nhà thờ chính tòa hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ vào lúc 15g15.
Liền đó, Đức Thánh Cha dâng thánh lễ cho công chúng tại quảng trường Tự do vào lúc 16g30.
Lúc 18g30, sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Tallinn.
Đức Thánh Cha sẽ về đến Rôma lúc 21g20.
Source: Catholic Herald - Vatican updates schedule for papal visit to Baltic states
Chết vì không để Hồng quân Liên sô cưỡng hiếp, vị tử đạo Anna Kolesárová là mẫu gương cho người trẻ
Đặng Tự Do
20:49 05/09/2018
Giống như Thánh Maria Goretti, vị tử đạo mới nhất của Slovakia là một mẫu gương cho những người trẻ tuổi, Đức Hồng Y Angelo Becciu, tân Tổng Trưởng Bộ Tuyên Thánh đã nhận xét như trên.
Tân Chân Phước tử đạo Anna Kolesárová đã bị bắn ở tuổi 16 trước mặt gia đình vì đã kháng cự không để một tên Hồng quân Liên Sô cưỡng hiếp mình. Đức Hồng Y Angelo Becciu ca tụng Chân Phước Anna Kolesárová như là mẫu gương cho tất cả người Công Giáo, đặc biệt là những người trẻ để họ có thể “tái khám phá vẻ đẹp của tình yêu đích thực cũng như nhân đức khiết tịnh.”
Tờ Quan Sát Viên Rôma đã đăng những đoạn trích trong bài giảng của Đức Hồng Y tại thánh lễ tuyên phong Chân Phước diễn ra tại Košice, Slovakia, hôm thứ Bẩy 1 tháng Chín vừa qua.
Những người trở thành anh hùng và thánh nhân không phải “đột nhiên” được như vậy, ngài nói. Chân Phước Kolesárová đã được chuẩn bị do sự giáo dục và đời sống tinh thần vững chắc của mình, và “được nuôi dưỡng bởi lời cầu nguyện hàng ngày và việc tham gia vào các bí tích”.
Chân Phước Kolesárová sinh năm 1928 gần biên giới hiện nay giữa Slovakia và Ukraine. Khi Hồng quân Liên Sô chiếm được ngôi làng của cô vào năm 1944, một tên lính say rượu đã vào nhà cô, nơi cô đã trốn được rồi.
Chẳng may, trong hy vọng làm dịu cơn quậy phá tưng bừng của tên lính, người cha của cô yêu cầu con gái mình nấu món gì đó cho nó. Tên lính thấy cô thì xông lại hãm hiếp. Khi cô chống cự lại và chạy thoát được, nó bắn cô hai lần. Cha và hàng xóm của cô là những nhân chứng cho cảnh tượng bi đát này.
Source: Catholic Herald - Slovakia’s newest martyr is example for young people, says cardinal
Tân Chân Phước tử đạo Anna Kolesárová đã bị bắn ở tuổi 16 trước mặt gia đình vì đã kháng cự không để một tên Hồng quân Liên Sô cưỡng hiếp mình. Đức Hồng Y Angelo Becciu ca tụng Chân Phước Anna Kolesárová như là mẫu gương cho tất cả người Công Giáo, đặc biệt là những người trẻ để họ có thể “tái khám phá vẻ đẹp của tình yêu đích thực cũng như nhân đức khiết tịnh.”
Tờ Quan Sát Viên Rôma đã đăng những đoạn trích trong bài giảng của Đức Hồng Y tại thánh lễ tuyên phong Chân Phước diễn ra tại Košice, Slovakia, hôm thứ Bẩy 1 tháng Chín vừa qua.
Những người trở thành anh hùng và thánh nhân không phải “đột nhiên” được như vậy, ngài nói. Chân Phước Kolesárová đã được chuẩn bị do sự giáo dục và đời sống tinh thần vững chắc của mình, và “được nuôi dưỡng bởi lời cầu nguyện hàng ngày và việc tham gia vào các bí tích”.
Chân Phước Kolesárová sinh năm 1928 gần biên giới hiện nay giữa Slovakia và Ukraine. Khi Hồng quân Liên Sô chiếm được ngôi làng của cô vào năm 1944, một tên lính say rượu đã vào nhà cô, nơi cô đã trốn được rồi.
Chẳng may, trong hy vọng làm dịu cơn quậy phá tưng bừng của tên lính, người cha của cô yêu cầu con gái mình nấu món gì đó cho nó. Tên lính thấy cô thì xông lại hãm hiếp. Khi cô chống cự lại và chạy thoát được, nó bắn cô hai lần. Cha và hàng xóm của cô là những nhân chứng cho cảnh tượng bi đát này.
Source: Catholic Herald - Slovakia’s newest martyr is example for young people, says cardinal
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô sẽ sớm cho các linh mục Chính Thống Giáo được kết hôn lần thứ hai
Đặng Tự Do
21:02 05/09/2018
Trích thuật nguồn tin của Romfea, trang tin điện tử tiếng Anh Orthodox Christianity cho biết Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô sẽ sớm cho phép các linh mục được tái hôn. Một tài liệu chính thức sẽ được Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô công bố trong đó nêu một cách chi tiết các điều kiện để các linh mục có thể được phép kết hôn lần thứ hai.
Theo tài liệu này, chỉ những linh mục góa bụa, tức là người vợ đã qua đời mới được phép tái hôn, trong khi các linh mục có ý định có một cuộc hôn nhân thứ hai bằng cách rẫy bỏ người vợ mình sẽ không được phép làm như vậy.
Source: Orthodox Christianity - Slovakia’s newest martyr is example for young people, says cardinal
Theo tài liệu này, chỉ những linh mục góa bụa, tức là người vợ đã qua đời mới được phép tái hôn, trong khi các linh mục có ý định có một cuộc hôn nhân thứ hai bằng cách rẫy bỏ người vợ mình sẽ không được phép làm như vậy.
Source: Orthodox Christianity - Slovakia’s newest martyr is example for young people, says cardinal
Dòng Truyền Giáo Bác Ái long trọng tổ chức lễ kính Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta
Nguyễn Long Thao
22:03 05/09/2018
Đức Tổng Giám Mục Thomas D'Souza của thánh phố Calcutta đã chủ sự thánh lễ kính nhớ mẹ Thánh. Cùng đồng tế với Ngài có hơn 30 linh mục thuộc dòng Corpus Christi là dòng do chính mẹ Têrêsa đã lập nên để thánh hóa các Linh Mục.
Sau thánh lễ, Đức TGM, các Linh Mục và giáo dân đến viếng mộ Mẹ. Nữ tu Mary Prema, Bề Trên Cả hiện nay của dòng Truyền Giáo Bác Ái nhắc lại ý nghiã Gia Đình của Mẹ Teresa. Mẹ nói:
"Người nghèo, không được yêu thương, không có gia đình, nhưng Chúa chọn chúng tôi gia nhập với gia đình họ. Tất cả các nữ tuTruyền Giáo Bác Ái các thầy, các linh mục đều ở trong một gia đình và trở thành một gia đình nghèo nhất của người nghèo”.
Mẹ Bề Trên nói tiếp "Chúng tôi được mời gọi tiếp tục - chia sẻ tình yêu của Thiên Chúa qua tinh thần vui tươi phục vụ của Mẹ Teresa Calcutta".
Mẹ Bề Trên Prema sau đó thắp sáng 5 ngọn nến trên ngôi mộ Mẹ Têrêsa, tượng trưng cho năm chi nhánh của những người Truyền Giáo Bác Ái, cùng nhau làm việc từ thiện gồm các Nữ Tu, Linh Mục, Thầy Dòng, Các Tình Nguyện Viên, và các Bệnh Nhân.
Mẹ Thánh Teresa qua đời ngày 5 tháng 9 năm 1997. Chính quyền Ấn Độ tri ân Mẹ đã tổ chức lễ quốc táng cho Mẹ. Từ đó ngôi mộ của Mẹ đã là địa điểm hành hương của các tín hữu thuộc mọi tôn giáo.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phong thánh cho Mẹ Teresa vào ngày 4 tháng 9 năm 2016. Nhưng đối với hầu hết những người biết Mẹ Teresa đều cho rằng Mẹ đã là thánh nhân ngay khi còn sống.
Nguyễn Long Thao
Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng năm 2018: Giới Trẻ, Đức Tin và Biện Phân Ơn Gọi, Phần III Chương IV
Vũ Văn An
23:37 05/09/2018
Chương IV: Sinh động hóa và việc tổ chức chăm sóc mục vụ
198. Để đồng hành với người trẻ trong việc biện phân ơn gọi của họ, không những cần có những người có năng quyền, mà còn cần có các cơ cấu sinh động hóa thoả đáng nữa, những cơ cấu không những hữu hiệu và có hiệu năng mà còn phải hấp dẫn và có tính tỏa sáng do phong cách sống có tương quan và động lực tính huynh đệ của họ nữa. Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC cảm thấy sự cần thiết phải có một "sự hồi tâm định chế". Dù luôn tôn trọng và tích hợp các khác biệt hợp pháp của mình, chúng ta nhìn nhận hiệp thông như là cách ưa thích để truyền giáo, mà không có nó, ta không thể vừa giáo dục vừa truyền giáo được. Do đó, việc xác minh không những việc chúng ta đang làm “những gì” cho người trẻ, mà cả việc chúng ta đang làm điều đó “thế nào” nữa, ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Tính chủ động của người trẻ
199. Một thanh niên đã nói thay cho nhiều người khác khi anh trả lời như sau cho Bản Câu Hỏi Trực Tuyến của Văn Phòng Thượng Hội Đồng : «Chúng tôi muốn được can dự, được đánh giá, cảm thấy cùng có trách nhiệm đối với những gì đang được thực hiện». Là những người đã chịu phép rửa, những người trẻ tuổi cũng được kêu gọi làm “các môn đệ truyền giáo”, và nhiều bước tiến lớn đã được thực hiện theo hướng này (xem EG 106). Theo sau văn kiện Apostolicam Actuositatem của Công đồng, Thánh Gioan Phaolô II nói rằng người trẻ «không nên chỉ được coi như đối tượng của quan tâm mục vụ đối với Giáo hội: sự thực, người trẻ đang và nên được khuyến khích để họ tích cực hoạt động nhân danh Giáo Hội như những nhân vật lãnh đạo trong việc truyền giáo và những người tham gia việc canh tân xã hội » (CL 46). Đối với nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC, đây là điểm chủ yếu của việc chăm sóc mục vụ tuổi trẻ: chuyển dịch một cách can đảm từ việc chăm sóc mục vụ “cho người trẻ” qua việc chăm sóc mục vụ “với người trẻ”.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI thường thúc giục giới trẻ trở thành nhân vật chủ đạo trong việc truyền giáo: «Các bạn trẻ thân mến, các bạn là những nhà truyền giáo đầu tiên giữa những người đương thời của các bạn!» (Thông điệp cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 28 năm 2013, ngày 18 tháng 10 năm 2012), vì «cách tốt nhất để phúc âm hóa một người trẻ là tiếp xúc được với anh ta / cô ta qua một người trẻ khác » (CHTT). Các lĩnh vực ưu tiên cho tính chủ động của người trẻ sẽ phải được nhận diện. Một vài HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC phê phán tình trạng “giáo sĩ trị”, coi nó như một vấn đề không thể nào vượt qua vào lúc này: một Hội Đồng quả quyết rằng “nhiều người trẻ của chúng tôi tin rằng Giáo hội chỉ bao gồm các thừa tác viên thụ phong và các người thánh hiến đại diện cho Giáo hội». Xóa bỏ viễn kiến này vẫn còn là một mục tiêu mà nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC hy vọng đạt được, nhờ lập trường rõ ràng được Thượng hội đồng chấp nhận về điểm này.
Giáo hội trong các cộng đồng địa phương
200. Toàn bộ dân Chúa là tác nhân của việc truyền giáo trong Kitô Giáo (xem EG 120) và công việc này diễn tiến với các trách nhiệm khác nhau và ở nhiều bình diện sinh động hóa khác nhau.
Vị kế nhiệm Thánh Phêrô liên tục cho thấy sở thích của ngài đối với người trẻ, vốn là một điều được người trẻ thừa nhận và đánh giá cao. Việc ngài là tâm điểm sự hợp nhất hữu hình của Giáo Hội, và tác động truyền thông hoàn vũ của ngài, đặt ngài vào một vị trí lãnh đạo biết nhìn nhận và khuyến khích sự đóng góp của mọi đặc sủng và định chế đang phục vụ các thế hệ trẻ.
Nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC cung cấp một dịch vụ trung tâm dành riêng cho việc chăm sóc mục vụ giới trẻ, nhưng tác nhân được ưa thích vẫn là Giáo Hội đặc thù, dưới sự chủ tọa của vị Giám mục và được vị này sinh động hoá cùng với các người cộng tác của ngài, nhờ thế, cổ vũ sự hiệp lực (synergy) và nâng cao các kinh nghiệm hiệp thông tích cực giữa tất cả những ai đang làm việc cho lợi ích của người trẻ. Trong khi nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nói rằng các dịch vụ có phẩm chất cao đang được cung cấp trong lĩnh vực mục vụ này, thì ở một số nơi trên thế giới, vẫn còn nhiều tính ngẫu hứng và ít có tổ chức.
Nhìn từ quan điểm của cộng đồng địa phương, giáo xứ - tức Giáo hội ở giữa các mái ấm - là nơi thông thường của việc chăm sóc mục vụ và giá trị của nó đã được thời đại chúng ta nhắc lại rõ ràng (xem EG 28). Một người trẻ trả lời Bản Câu Hỏi Trực Tuyến của Văn Phòng Thượng Hội Đồng như sau «bất cứ nơi nào các linh mục thoát khỏi các bổn phận tài chính và tổ chức, các ngài mới có thể tập trung vào công việc mục vụ và bí tích gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người ta». Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nhắc đến sức sống của giáo xứ, nhưng các Hội Đồng khác tin rằng dường như các giáo xứ không phải là chỗ thỏa đáng cho người trẻ, những người trông mong các kinh nghiệm khác của Giáo hội phù hợp hơn với tính di động, nơi sống và việc tìm kiếm tâm linh của họ hơn.
Sự đóng góp của đời sống thánh hiến
201. Một số lớn HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC bày tỏ lòng biết ơn chân thành của họ đối với nhiều người thánh hiến rất tận tụy trong khu vực địa phương của họ, những người biết cách “giáo dục bằng việc truyền giáo và truyền giáo bằng việc giáo dục” dưới nhiều hình thức và phong cách khác nhau. Ngày nay, các người thánh hiến đang trải qua một giai đoạn đầy thách thức: ở một số nước, đặc biệt là ở miền Nam, có một sự mở rộng và sức sống tốt đẹp cho tương lai; tại các khu vực bị thế tục hóa nhiều hơn, có một sự sụt giảm đáng kể về số lượng và cả cuộc khủng hoảng căn tính nữa, gây ra bởi sự kiện xã hội đương thời dường như không còn cần những người thánh hiến nữa. Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC cho rằng đời sống thánh hiến là một nơi chuyên biệt mà “thiên tài nữ giới” có thể được phát biểu. Đôi khi, người ta thiếu khả năng nhận ra, khuyến khích và dành không gian cho tính sáng tạo độc đáo hết sức cần thiết này, và hạn chế việc sử dụng các đặc sủng khác nhau làm phương thế: điều này hàm ngụ phải một "cuộc hồi tâm văn hóa" mạnh dạn và cần thiết về phía Giáo Hội.
202. Tin rằng người trẻ là một nguồn lực thực sự cho việc “tái trẻ trung hóa” các động lực của giáo hội, Liên Hiệp Bề Trên Cả thắc mắc: “Chúng ta có thực sự nhạy cảm với giới trẻ không? Chúng ta có hiểu nhu cầu và mong đợi của họ không? Liệu chúng ta có thể hiểu nhu cầu của họ muốn có các kinh nghiệm có ý nghĩa không? Chúng ta có khả năng trám khoảng trống phân cách chúng ta với thế giới của họ không? ». Bất cứ nơi nào việc lắng nghe, lòng hiếu khách và chứng từ được cung cấp cho người trẻ một cách sáng tạo và năng động, các nối kết hữu hiệu và tình bằng hữu đều phát triển. Liên Hiệp Bề Trên Cả muốn thấy một “Quan sát viên thường trực” về người trẻ được thiết lập ở bình diện Giáo hội hoàn cầu.
Các hiệp hội và phong trào
203. Nhiều người trẻ sống và tái khám phá đức tin của họ nhờ làm thành viên quyết tâm và tích cực của họ trong các phong trào và hiệp hội, vì chúng cung cấp cho họ một sinh hoạt huynh đệ mãnh liệt, những hành trình tâm linh thâm hậu, các kinh nghiệm phục vụ, không gian thỏa đáng dành cho đồng hành và những người có năng quyền cho việc biện phân. Đây là lý do tại sao sự hiện diện của họ thường được đánh giá cao. Khi Giáo hội gặp thời khó khăn trong việc duy trì sự hiện diện hữu hình và có ý nghĩa, các phong trào bảo tồn tính năng động sinh tử và đóng một vai trò quan trọng; họ cũng là một sự hiện diện tích cực ở những nơi khác nữa: phong thái cộng đồng và tinh thần cầu nguyện của họ, sự nâng cao Lời Chúa và việc phục vụ những người nghèo nhất, tư cách thành viên vui tươi của họ và việc đánh giá lại các lĩnh vực thân xác và cảm xúc, sự can dự tích cực của họ và sự thúc đẩy hướng tới tính chủ động chính là một số yếu tố chắc chắn có giá trị trong việc giải thích sự thành công lớn của chúng nơi giới trẻ. Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC, dù nhìn nhận tính sinh hoa trái của tình huống này, vẫn yêu cầu Thượng hội đồng đưa ra một số suy nghĩ về nó và đưa ra sự hướng dẫn cụ thể để vượt qua cơn cám dỗ của một số phong trào và hiệp hội muốn trở thành những định chế tự lấy mình làm tâm điểm qui chiếu, vì cần «phải đảm bảo để các hiệp hội này tích cực tham gia vào các nỗ lực mục vụ tổng thể của Giáo Hội » (EG 105). Theo các đường hướng này, điều thích đáng là nâng cao các tiêu chuẩn do Iuvenescit ecclesia 18 cung cấp.
Kết mạng và hợp tác dân sự, xã hội và tôn giáo
204. Giáo hội được kêu gọi để tham gia dứt khoát với mọi người có trách nhiệm giáo dục giới trẻ trong lĩnh vực dân sự và xã hội. Mối quan tâm hiện tại về "tình trạng khẩn trương giáo dục" được chia sẻ bởi cả Giáo hội lẫn xã hội dân sự và đòi hỏi các cố gắng chung để khôi phục một liên minh trong thế giới người lớn. “Kết mạng” (networking) là một trong những hoạt động chủ chốt cần được khai triển trong thiên niên kỷ thứ ba. Trong một thế giới trong đó, Giáo hội ngày càng nhận ra rằng mình không phải là tác nhân duy nhất trong xã hội và mình là một "thiểu số với một đóng góp cần làm", nghệ thuật hợp tác là điều phải học hỏi, cũng như khả năng phát triển các mối liên hệ vì mục đích chung. Không suy nghĩ gì đến việc tham gia đối thoại với các thực thể xã hội và dân sự khác nhau này là để mất bản sắc của chúng ta, một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC lý luận rằng khả năng tham gia lực lượng và lập kế hoạch mở ra các đường lối canh tân với người khác sẽ giúp Giáo Hội có được một động lực tính "đi ra ngoài" thực sự.
205. Không chỉ ở bình diện dân sự và xã hội, mà còn ở trong cả lĩnh vực đại kết và liên tôn, một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC chứng tỏ rằng theo đuổi các mục tiêu chung trong nhiều lĩnh vực khác nhau - ví dụ như nhân quyền, bảo vệ môi sinh, chống lại bất cứ loại bạo lực và lạm dụng nào nhắm vào trẻ em, tôn trọng tự do tôn giáo – sẽ giúp nhiều người khác nhau mở lòng ra, làm quen với nhau, đánh giá lẫn nhau và làm việc với nhau.
Đặt kế hoạch mục vụ
206. Nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC phàn nàn về sự vô tổ chức, ngẫu hứng và cứ lặp đi lặp lại hoài. Trong cuộc Gặp Mặt Tiền THƯỢNG HỘI ĐỒNG, những người tham gia nói rằng “đôi khi, trong Giáo Hội, thật khó vượt qua được lối lý luận ‘nó luôn luôn được làm theo cách này’” (GMTHĐ 1). Đôi khi việc không chuẩn bị của một số mục tử được nhấn mạnh, những vị này không cảm thấy theo kịp các thách thức phức tạp của thời đại chúng ta và do đó liều mình rút vào các quan điểm lỗi thời về giáo hội, phụng vụ và văn hóa. Một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nói rằng “đôi khi tâm thức đặt kế hoạch cho các đường lối không có ở đó» và, đối với nhiều Hội Đồng khác, điều hữu ích có lẽ là tìm cách đồng hành với các Giáo phận trong lĩnh vực này vì ngày nay, như một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC lý luận, «nhu cầu phối hợp, đối thoại, lập kế hoạch và nghiên cứu nhiều hơn đang xuất hiện, liên quan đến việc chăm sóc mục vụ ơn gọi của người trẻ». Các HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC khác nhắc đến một loại xung đột giữa các dự án hoạt động và sự biện phân tâm linh. Thật vậy, một dự án mục vụ tốt nên là hoa trái chín mùi của một hành trình biện phân thực sự trong Chúa Thánh Thần, điều này khiến mọi người phải đi sâu hơn. Mỗi thành viên của cộng đồng đều được kêu gọi lớn lên trong khả năng lắng nghe của mình và trong nghệ thuật tham gia lực lượng nhằm lên kế hoạch cho việc trở thành một diễn trình biến đổi cho mọi thành viên.
Mối liên hệ giữa các biến cố ngoại thường và cuộc sống hàng ngày
207. Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC đã chia sẻ các suy nghĩ của họ về mối liên hệ giữa một số “biến cố lớn” trong việc chăm sóc mục vụ giới trẻ - Ngày Giới Trẻ Thế Giới trước nhất và quan trọng nhất, nhưng cả các cuộc tụ tập tuổi trẻ quốc tế, lục địa và quốc gia nữa - và đời sống đức tin bình thường của người trẻ và cộng đồng Kitô hữu. Ngày Giới Trẻ Thế Giới được đánh giá rất cao vì, như một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC phát biểu, «nó cung cấp nhiều cơ hội tuyệt vời cho các cuộc hành hương, trao đổi văn hóa và nối kết tình bạn trong bối cảnh địa phương và quốc tế». Tuy nhiên, một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC đang kêu gọi đánh giá lại và phát động lại Ngày Giới Trẻ Thế Giới: một số cho rằng nó là một trải nghiệm quá phò ưu tú (elitist), những người khác muốn nó tương tác, khai phóng và dựa trên đối thoại nhiều hơn.
208. Trong thời gian cuộc Gặp Mặt Tiền THƯỢNG HỘI ĐỒNG, người trẻ tự hỏi làm thế nào để "thu hẹp khoảng phân cách giữa các biến cố lớn hơn trong Giáo hội và giáo xứ" (GMTHĐ 14). Mặc dù các biến cố lớn đóng một vai trò đáng chú ý đối với nhiều bạn trẻ, nhưng thường khó có thể tích nhập sự hứng khởi do việc tham gia các sáng kiến như vậy đem lại vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Các biến cố lớn có nguy cơ trở thành dịp để thoát khỏi cuộc sống đức tin bình thường của chúng ta. Về điểm này, một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC cho rằng “các biến cố quốc tế có thể trở thành một phần của sự chăm sóc mục vụ giới trẻ bình thường, chứ không chỉ là những biến cố độc đáo, nếu mối liên hệ giữa các biến cố đó trở nên rõ ràng hơn và các chủ đề dùng làm nền tảng được diễn dịch thành những suy tư và thực hành trong cuộc sống hàng ngày của bản thân và cộng đồng của chúng ta». Một số cảnh cáo về ảo tưởng qua đó các biến cố ngoại thường có thể cung cấp một giải pháp cho hành trình đức tin và đời sống Kitô hữu của giới trẻ: trong khía cạnh này, xem ra cần phải chú trọng tới các diễn trình nhân đức, các nẻo đường giáo dục và hành trình đức tin. Vì, như một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC phát biểu, «cách tốt nhất để công bố Tin Mừng trong thời ta và thời đại ta là trải nghiệm nó hàng ngày một cách đơn giản và khôn ngoan», nhờ thế chứng tỏ nó là muối, là ánh sáng và men bột mỗi ngày.
Hướng đến một việc chăm sóc mục vụ toàn diện
209. Một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC, cùng với nhiều Hội Đồng khác, đã đưa ra tuyên bố sau đây về mối liên hệ giữa tuổi trẻ và việc chăm sóc mục vụ và ơn gọi: «Mặc dù đã có những kinh nghiệm quan trọng trong lĩnh vực này, ta vẫn rất cần phải dành một cơ cấu chuyên biệt cho việc chăm sóc mục vụ giới trẻ và ơn gọi. Hơn nữa, chúng ta cần phải làm việc cùng với ngành chăm sóc mục vụ gia đình, giáo dục, văn hóa và xã hội để xây dựng một kế hoạch sống được bản vị hóa cho mọi người đã lãnh nhận phép rửa». Việc tìm kiếm thực sự một sự phối hợp, hợp lực và hội nhập lớn hơn giữa các lĩnh vực chăm sóc mục vụ khác nhau, biết chia sẻ mục tiêu giúp đỡ người trẻ đạt được «tầm vóc Chúa Kitô trong sự viên mãn của Người» (Eph 4:13), đang xuất hiện khắp nơi. Đối diện với sự gia tăng nhanh chóng “các văn phòng” dẫn đến việc phân mảnh các dự án và việc đem chúng ra thi hành, và đối diện cả với các khó khăn trong việc làm sáng tỏ các năng quyền khác nhau và khó khăn quản lý các bình diện liên hệ khác nhau, ý niệm “mục vụ toàn diện”, dựa vào tính trung tâm của những người nhận, đối với một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC có vẻ là một xu hướng cần được củng cố và khai triển.
210. Đối với nhiều người, điểm chủ chốt để đạt được sự hợp nhất toàn diện này là chân trời ơn gọi của đời người, vì «chiều kích ơn gọi của việc chăm sóc mục vụ giới trẻ không phải là một điều chỉ nên được đề xuất vào cuối toàn bộ diễn trình hoặc cho một nhóm đặc biệt nhạy cảm với một ơn gọi chuyên biệt, nhưng nó phải được đề xuất liên tục suốt trong toàn bộ diễn trình phúc âm hóa và giáo dục đức tin thiếu niên và người trẻ » (Đức Phanxicô, Thông điệp cho những người tham dự Đại hội Quốc tế «Mục vụ ơn gọi và đời sống thánh hiến: Các chân trời và niềm hy vọng», ngày 25 tháng 11 năm 2017).
Các chủng viện và nhà đào tạo
211. Các ứng viên trẻ của thừa tác vụ thụ phong và đời sống thánh hiến sống theo cách giống hệt như những người trẻ khác: họ có cùng các tài nguyên và yếu đuối mỏng dòn như những người đồng trang lứa với họ, tùy theo lục địa và quốc gia họ sống. Vì vậy, cần phải cung cấp các chỉ dẫn thích đáng cho các tình huống địa phương khác nhau. Nói chung, về việc biện phân ơn gọi, một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nhận diện hai vấn đề chính sau đây: lòng tự yêu mình thái quá (narcissism), theo đó các cá nhân chỉ lo lắng về các nhu cầu của họ, và khuynh hướng xem ơn gọi chỉ là việc tự làm mình thoả mãn. Cả hai vấn đề đều có chung một gốc rễ, đó là việc tự lấy mình làm trung tâm, có tiềm năng trở thành bệnh hoạn. Hai nguy hiểm cũng ảnh hưởng đến con đường đào tạo là chủ nghĩa duy cá nhân, tức là tập trung vào cá nhân tự trị, và loại bỏ việc nhìn nhận, lòng biết ơn và hợp tác với hành động của Thiên Chúa; và việc chỉ biết hướng vào bên trong (inwardness), tức rào kín con người trong một thế giới ảo và nội tâm tính giả tạo, nơi loại bỏ hết nhu cầu cần phải xử lý với những người khác và cộng đồng (xem DP và GE 35-62). Chúng ta cần phải thiết kế những con đường đào tạo có khả năng làm cho người trẻ đang được đào tạo có tinh thần đại lượng, khiến họ ngày càng nhận thức được rằng họ phải phục vụ dân Thiên Chúa. Điều cần thiết là phải bảo đảm một đội ngũ đào tạo có phẩm chất, có khả năng tương tác với các nhu cầu thực tế của người trẻ ngày nay và với việc họ khát khao linh đạo và tính triệt để. Việc tổ chức thì giờ, các không gian và các hoạt động trong các nhà đào tạo nên làm cho kinh nghiệm thực sự về một cuộc sống cộng đồng và huynh đệ trở thành khả hữu.
KẾT LUẬN
Ơn gọi phổ quát nên thánh
212. Đặc điểm súc tích và thống nhất hóa của đời sống Kitô hữu là sự thánh thiện, vì «Chúa Giêsu, Vị Thầy Thần Linh và là Mô hình của mọi sự hoàn hảo, đã giảng dạy sự thánh thiện của đời sống cho mỗi một và mọi môn đệ thuộc mọi thân phận của Người. Chính Người là tác giả và người hoàn tất sự thánh thiện của đời sống này » (LG 40). Sự thánh thiện bao trùm mọi chiều kích khác của đời sống tín hữu và của sự hiệp thông giáo hội xét theo quan điểm định phẩm và hoàn cầu, được đem đến viên mãn tùy theo các khả năng và khả thể của mỗi người. Vì lý do này, Thánh Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh sự thánh thiện ở đầu thiên niên kỷ thứ ba như là “tiêu chuẩn cao của lối sống Kitô Giáo thông thường” (NMI 31). Các đoạn nhắc đến chủ đề này trong Gaudete et exsultate cung cấp một cái nhìn sâu sắc về sự thánh thiện trong thế giới đương thời của chúng ta, và nhắc nhở tất cả chúng ta nhớ đến thánh ý của Chúa Giêsu, Đấng «muốn chúng ta nên thánh chứ không bằng lòng với một cuộc sống nhạt nhẽo và tầm thường» (GE 1). Tất nhiên, tất cả mọi thứ diễn ra trong việc thực hành cuộc sống hàng ngày của chúng ta: «Chứng tá mạnh mẽ của các thánh được tỏ bầy trong đời sống của các ngài, được lên khuôn bởi các Mối Phúc và tiêu chuẩn phán xét chung. Lời lẽ của Chúa Giêsu rất ít và thẳng thắn, nhưng thực tiễn và có giá trị đối với mọi người, vì Kitô giáo, trước hết, nhằm để mang ra thực hành » (GE 109).
Tuổi trẻ, một thời để nên thánh
213. Chúng ta tin rằng «sự thánh thiện là gương mặt hấp dẫn nhất của Giáo Hội» (GE 9) và trước khi có thể đề xuất nó cho người trẻ, chúng ta được kêu gọi trải nghiệm nó như các nhân chứng, nhờ thế trở thành một cộng đồng “dễ thương”. Cuốn Tông Đồ Công Vụ cho chúng ta thấy trong nhiều dịp khác nhau (xem GE 93). Đồng hành với người trẻ trên đường thánh thiện chỉ trở nên có liên quan khi chúng ta nhất quán trước nhất. Thánh Ambrôsiô từng nói rằng «mọi thời đại đều trưởng thành cho Chúa Kitô » (De Virginitate, 40); điều này cũng đúng đối với giới trẻ! Trong sự thánh thiện của nhiều người trẻ, Giáo Hội nhận ra ơn thánh của Thiên Chúa luôn đi trước các câu chuyện của mỗi cá nhân và đồng hành với họ, cũng như giá trị giáo dục của các Bí Tích Thánh Thể và Hòa Giải, tính sinh hoa trái của các nẻo đường đức tin và tình yêu chung, và năng lực tiên tri của những “nhà quán quân” này, những người thường đóng ấn việc mình làm môn đệ của Chúa Kitô và là các người truyền giảng Tin Mừng bằng máu của họ. Nếu, như nhiều người trẻ đã nói trong cuộc Gặp Mặt Tiền Thượng Hội Đồng, đúng là ta đang rất cần thứ ngôn ngữ của một chứng từ chân thật, thì đời sống của các vị thánh trẻ quả là ngôn ngữ chân thật của Giáo Hội, và lời mời gọi sống cuộc sống thánh thiện là lời mời gọi cần thiết nhất cho giới trẻ ngày nay. Một động lực tâm linh đích thực và một phương pháp sư phạm thánh thiện hữu hiệu không làm thất vọng các tham vọng sâu xa nhất của giới trẻ: tức việc họ cần sống, cần tình yêu, phát triển, niềm vui, tự do, tương lai và cả lòng thương xót và hòa giải nữa. Đối với nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC, trình bầy thánh thiện như một chân trời ý nghĩa mà mọi người trẻ có thể tiếp cận và có thể đạt được trong cuộc sống bình thường của chúng ta vẫn là một thách thức lớn lao.
Các vị thánh trẻ và tuổi trẻ của các vị thánh
214. Chúa Giêsu mời gọi mọi môn đệ hiến trọn cuộc sống của họ, mà không mong đợi bất cứ lợi thế hoặc lợi ích nhân bản nào. Các thánh hoan nghênh lời yêu cầu đầy đòi hỏi này và bắt đầu bước theo Chúa Kitô bị đóng đinh và phục sinh một cách hiền lành và khiêm nhường. Giáo Hội chăm chăm nhìn vào bầu trời thánh thiện và thấy cả một chòm sao ngày càng lớn và sáng láng gồm những người đàn ông và đàn bà trẻ tuổi, các vị thánh và á thánh thiếu niên và thanh niên, những vị, ngay từ thời các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi, đã tồn tại cho đến thời đại của chúng ta. Khi khẩn cầu các vị như các thánh bổn mạng, Giáo Hội chỉ định các ngài như những đấng để người trẻ tham chiếu trong đời sống của họ. Nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC yêu cầu làm nổi bật giá trị của sự thánh thiện nơi tuổi trẻ vì các mục đích giáo dục, và chính giới trẻ cũng thừa nhận rằng họ "dễ tiếp thu ‘nền văn chương đời sống’ hơn một giảng khóa thần học trừu tượng» (GMTHĐ Phần II, Giới thiệu). Vì người trẻ cho rằng «các câu chuyện của các thánh vẫn còn liên quan đến chúng tôi» (GMTHĐ 15), nên điều quan trọng là trình bày các ngài một cách phù hợp với tuổi tác và tình thế của họ.
Chỗ đặc biệt phải dành cho Mẹ của Chúa chúng ta, người đã sống như môn đệ đầu tiên của Con yêu quý của mình và là một mẫu mực thánh thiện cho mọi tín hữu. Trong khả năng tích lũy và suy ngẫm Ngôi Lời trong lòng ngài (xem Lc 2: 19-51), Mẹ Maria là một người mẹ và là một bà giáo dạy biện phân cho toàn thể Giáo Hội.
Điều đáng nhắc ở đây là, cùng với “các thánh trẻ”, chúng ta cũng cần trình bày tuổi trẻ của các thánh cho giới trẻ. Thực vậy, mọi vị thánh đều sống qua tuổi trẻ của họ và sẽ rất có ích khi cho những người trẻ tuổi ngày nay biết các thánh đã sống thời gian đó như thế nào trong đời các ngài. Nhờ cách này, nhiều tình huống khó khăn và khắc nghiệt mà người trẻ phải trải qua có thể được giải thích, trong đó, Thiên Chúa luôn hiện diện và dù sao vẫn hoạt động cách mầu nhiệm. Việc chứng tỏ rằng ơn thánh của Người luôn hành động qua những nẻo đường thánh thiện quanh co được xây dựng một cách kiên nhẫn và phát triển đúng thời đúng lúc, bằng nhiều cách bất ngờ, có thể giúp mọi người trẻ, không trừ ai, biết trân quý niềm hy vọng nên thánh luôn có thể đạt được.
KINH CẦU CHO THƯỢNG HỘI ĐỒNG
Lạy Chúa Giêsu,
Trong hành trình hướng tới Thượng Hội đồng,
Giáo Hội Chúa hướng chú ý vào mọi người trẻ trên thế giới.
Chúng con cầu xin để họ mạnh dạn lãnh trách nhiệm đối với đời sống họ,
biết nhắm những điều đẹp đẽ nhất và sâu sắc nhất của đời sống
và luôn giữ cho trái tim của họ không bị vướng bận rối rắm.
Được đồng hành bởi các hướng dẫn viên khôn ngoan và quảng đại,
Xin Chúa giúp họ đáp trả ơn gọi Chúa đã ngỏ cùng mỗi người trong họ,
để nhận ra một kế hoạch sống riêng và đạt được hạnh phúc.
Xin Chúa giữ cho trái tim họ mở ra để mơ các giấc mơ tuyệt vời
và khiến họ quan tâm đến lợi ích của người khác.
Giống Môn Đệ Yêu Dấu, xin cho họ đứng dưới chân Thập giá,
để tiếp nhận Mẹ của Chúa như một hồng phúc của Chúa.
Xin cho họ trở thành nhân chứng sự Phục Sinh của Chúa
và biết rằng Chúa luôn ở bên cạnh họ
khi họ hân hoan công bố Chúa là Chúa.
Amen.
Top Stories
Updated information on the Statue and the design of Our Lady of La Vang Shrine at the Christ Cathedral of Orange diocese
Lm Trần Văn Kiểm
14:23 05/09/2018
1. Construction Schedule: The committee and the Diocese have hired a construction manager, Jake Enterprises to handle construction processes for the shrine. Jake Enterprise will work the committee project manager and the La Vang committee to prepare bidding paperwork for the shrine and hire the general contractor and subcontractors to build the shrine in the coming months. Several general contractors both from the Diocese and Vietnamese American communities, have submitted their profile and are going through the process of prequalification.
2. Statue of Our Lady of La Vang: In summer months, the committee jointly with the Clergy |Advisory Board have been working on the rendering of the Our Lady La Vang Statue with a locally commissioned artist. We are happy to announce that the final rendering is done and waiting for Bishops of Orange ‘approval and Sacred Arts approval. A vendor has been identified in Italy to cut and fabricate the statue from one whole piece of marble. The committee sent a representative to visit the Carrara marble areas in Italy to select and narrow down the marble colors and pieces for the statue and marble cladding for the statue base. The diocese and Bishop Vann are pleased with the progress on the committee has made on the statue. We plan to complete the bidding process and start building the top level of the shrine by Mid October. The ground work such as sewer, electrical, and padding, have already started and will complete by end of September. Center driveway off Lewis is now closed and the 2 adjacent driveways are being worked on.
3. Finance: Our current state of fundraising: $10.4 Millions pledged and $7.6 millions collected. We thank all the generous donors for this campaign and especially the 2 anonymous donors that came in last few months to sponsor our lady of La Vang statue for a total of $1M USD. Let us continue to finish our pledges and sponsorships so construction needs are met . Any extra campaign dollars not used will be used to maintain the OLLV shrine and sponsor future phases and programs as defined by the La Vang committee and Diocese.
4. What can the Vietnamese Community help with the La Vang Project? During this period, in addition to financial contributions, the Diocese of Orange and the La Vang Committee are looking for subcontractors who may be interested in working on the shrine, please continue to send your inquiries and profile to ollvshrine@rcbo.org. ** please note final selection based on satisfying Diocesan insurance, standards and compliance requirements
5. When is the ground breaking? The committee is planning a break ground ceremony jointly with the Diocese and Bishops of Orange. The final date and time is yet to be determined but most likely be end of October 2018. Please keep reading Hiep Thong to get details in the upcoming weeks.
6. Exhibition of the design of Our Lady of La Vang Shrine: We will continue to update information about Our Lady of La Vang Shrine project and process at Level 2 of the Cultural Center on the campus of Christ Cathedral. There are also free guided tours of the Cathedral by docents. Please be reminded that the staue inside the exhibit drawings are place holders and the actual final statue will not be unveiled until the completion of the shrine.
Please continue to Pray for our Project. "With God All Things Are Possible" (Matthew 19:23-30)
CHƯƠNG TRÌNH BẢO TRỢ CÁC PHẨM VẬT GIÁ TRỊ TẠI LINH ĐÀI Đức Mẹ LA VANG
1. Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang – cao 12 ft (3.65m) do công ty Ý thực hiện với sự chuẩn thuận của Ban Nghệ Thuật Thánh Giáo Phận Orange, theo đúng chỉ dẫn của Ủy Ban Nghệ Thuật Thánh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam $1,000,000 Tên ân nhân sẽ được khắc trên bảng đá gắn với bệ dưới chân Thánh Tượng Đức Mẹ
2. Biểu tượng Cây Đa – ba cây Đa được thiết kế trên Linh Đài ngay sau Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang. Kích thước mỗi cây không đồng đều để thể hiện mỹ thuật tương xứng với Thánh Tượng
$250,000, $250,000, $250,000 -- Tên ân nhân sẽ được khắc trên bảng đá gắn trên thân cây
3. Bệ Thánh Tượng – Tượng Đức Mẹ La Vang đặt trên bệ đá cao 4 ft (1.2 m) do công ty Ý thực hiện sẽ tăng thêm vẻ uy nghi của nghệ thuật Thánh. $150,000 Tên ân nhân sẽ được khắc trên bảng đá gắn vào bệ dưới chân Thánh Tượng Đức Mẹ
4. Khu tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – tổng cộng 60 cột cao 8 ft (2.5 m) hai mặt hình chữ V, mỗi mặt cột tôn vinh một vị Thánh với tên, nguyên quán và năm tử đạo.
$50,000 - Tên ân nhân (hội đoàn) sẽ khắc trên cột được quý vị bảo trợ
5. Lư Hương – được đặt vĩnh viễn trước nền chính của Linh Đài để sử dụng trong các dịp Lễ trọng. $75,000 Tên ân nhân sẽ được khắc trên Lư Hương
6. Hồ Nước – thiết kế trong khu tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
$100,000 - Tên ân nhân sẽ được khắc trên bảng đá gắn trên tường Hồ Nước
7. Bảng sơ lược di tích và lời truyền tụng sự kiện Đức Mẹ La Vang hiện ra tại Quảng Trị. $150,000 Tên ân nhân sẽ được khắc trên bảng đá gắn vào dưới Bảng di tích
8 Bàn thờ và nền chính của Linh Đài nơi thiết trí Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang. Đã được Hội Đồng Linh Mục Việt Nam và các Tu Sĩ nam nữ tiên phong bảo trợ. $500,000 Tên ân nhân sẽ được khắc trên bảng đá gắn trên nền chính của Linh Đài
9. Mái vòm bằng kính, che Linh Đài và Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang
$500,000 - Tên ân nhân sẽ được khắc trên bảng đá gắn trên tường gần Thánh Tượng
10. Cấu trúc Triều Thiên hình Alpha biểu tượng của sự khởi đầu, chiều dài 170 ft (51.8 m) nối dài hai bên Thánh Tượng thể hiện nét đồ sộ của Linh Đài
$300,000 - Tên ân nhân sẽ được khắc trên bảng đá gắn trên tường gần Thánh Tượng
2. Statue of Our Lady of La Vang: In summer months, the committee jointly with the Clergy |Advisory Board have been working on the rendering of the Our Lady La Vang Statue with a locally commissioned artist. We are happy to announce that the final rendering is done and waiting for Bishops of Orange ‘approval and Sacred Arts approval. A vendor has been identified in Italy to cut and fabricate the statue from one whole piece of marble. The committee sent a representative to visit the Carrara marble areas in Italy to select and narrow down the marble colors and pieces for the statue and marble cladding for the statue base. The diocese and Bishop Vann are pleased with the progress on the committee has made on the statue. We plan to complete the bidding process and start building the top level of the shrine by Mid October. The ground work such as sewer, electrical, and padding, have already started and will complete by end of September. Center driveway off Lewis is now closed and the 2 adjacent driveways are being worked on.
3. Finance: Our current state of fundraising: $10.4 Millions pledged and $7.6 millions collected. We thank all the generous donors for this campaign and especially the 2 anonymous donors that came in last few months to sponsor our lady of La Vang statue for a total of $1M USD. Let us continue to finish our pledges and sponsorships so construction needs are met . Any extra campaign dollars not used will be used to maintain the OLLV shrine and sponsor future phases and programs as defined by the La Vang committee and Diocese.
4. What can the Vietnamese Community help with the La Vang Project? During this period, in addition to financial contributions, the Diocese of Orange and the La Vang Committee are looking for subcontractors who may be interested in working on the shrine, please continue to send your inquiries and profile to ollvshrine@rcbo.org. ** please note final selection based on satisfying Diocesan insurance, standards and compliance requirements
5. When is the ground breaking? The committee is planning a break ground ceremony jointly with the Diocese and Bishops of Orange. The final date and time is yet to be determined but most likely be end of October 2018. Please keep reading Hiep Thong to get details in the upcoming weeks.
6. Exhibition of the design of Our Lady of La Vang Shrine: We will continue to update information about Our Lady of La Vang Shrine project and process at Level 2 of the Cultural Center on the campus of Christ Cathedral. There are also free guided tours of the Cathedral by docents. Please be reminded that the staue inside the exhibit drawings are place holders and the actual final statue will not be unveiled until the completion of the shrine.
Please continue to Pray for our Project. "With God All Things Are Possible" (Matthew 19:23-30)
CHƯƠNG TRÌNH BẢO TRỢ CÁC PHẨM VẬT GIÁ TRỊ TẠI LINH ĐÀI Đức Mẹ LA VANG
2. Biểu tượng Cây Đa – ba cây Đa được thiết kế trên Linh Đài ngay sau Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang. Kích thước mỗi cây không đồng đều để thể hiện mỹ thuật tương xứng với Thánh Tượng
$250,000, $250,000, $250,000 -- Tên ân nhân sẽ được khắc trên bảng đá gắn trên thân cây
3. Bệ Thánh Tượng – Tượng Đức Mẹ La Vang đặt trên bệ đá cao 4 ft (1.2 m) do công ty Ý thực hiện sẽ tăng thêm vẻ uy nghi của nghệ thuật Thánh. $150,000 Tên ân nhân sẽ được khắc trên bảng đá gắn vào bệ dưới chân Thánh Tượng Đức Mẹ
4. Khu tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – tổng cộng 60 cột cao 8 ft (2.5 m) hai mặt hình chữ V, mỗi mặt cột tôn vinh một vị Thánh với tên, nguyên quán và năm tử đạo.
$50,000 - Tên ân nhân (hội đoàn) sẽ khắc trên cột được quý vị bảo trợ
5. Lư Hương – được đặt vĩnh viễn trước nền chính của Linh Đài để sử dụng trong các dịp Lễ trọng. $75,000 Tên ân nhân sẽ được khắc trên Lư Hương
6. Hồ Nước – thiết kế trong khu tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
$100,000 - Tên ân nhân sẽ được khắc trên bảng đá gắn trên tường Hồ Nước
7. Bảng sơ lược di tích và lời truyền tụng sự kiện Đức Mẹ La Vang hiện ra tại Quảng Trị. $150,000 Tên ân nhân sẽ được khắc trên bảng đá gắn vào dưới Bảng di tích
8 Bàn thờ và nền chính của Linh Đài nơi thiết trí Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang. Đã được Hội Đồng Linh Mục Việt Nam và các Tu Sĩ nam nữ tiên phong bảo trợ. $500,000 Tên ân nhân sẽ được khắc trên bảng đá gắn trên nền chính của Linh Đài
9. Mái vòm bằng kính, che Linh Đài và Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang
$500,000 - Tên ân nhân sẽ được khắc trên bảng đá gắn trên tường gần Thánh Tượng
10. Cấu trúc Triều Thiên hình Alpha biểu tượng của sự khởi đầu, chiều dài 170 ft (51.8 m) nối dài hai bên Thánh Tượng thể hiện nét đồ sộ của Linh Đài
$300,000 - Tên ân nhân sẽ được khắc trên bảng đá gắn trên tường gần Thánh Tượng
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Hồng Y João Braz De Aviz-Tổng trưởng bộ Tu sĩ và Đời sống Thánh hiến thăm Tổng Giáo phận Huế
Trương Trí
09:16 05/09/2018
Trong chương trình viếng thăm Giáo hội Việt Nam, ngày 05.09.2018 Đức Hồng Y João Braz De Aviz, Tổng trưởng bộ Tu sĩ và Đời sống Thánh hiến đã đến thăm Tổng Giáo phận Huế. Ngài đã có buổi gặp gặp gỡ tâm tình với Liên Tu sĩ Tổng Giáo phận Huế, Ngài cũng đã dâng Thánh lễ Tạ ơn và cầu nguyện cho Liên Tu sĩ Tổng Giáo phận Huế tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam-Huế.
Chiều ngày 05.09, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam vui mừng chào đón Đức Hồng Y João Braz De Aviz chủ tế Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Ơn gọi tại Giáo hội Việt Nam cũng như cho Liên Tu sĩ Tổng Giáo phận Huế. Cùng đồng tế có Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế; Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ thuộc HĐGM Việt Nam, Giám mục Giáo phận Thái Bình; linh mục Tổng Đại diện Giáo phận Huế Antôn Dương Quỳnh; Linh mục Đặc trách Liên Tu sĩ Huế Antôn Huỳnh Đầy; các linh mục Bề trên và linh mục các Dòng tu tại Huế.
Xem Hình
Cùng hiệp dâng Thánh lễ có trên 1 ngàn tu sĩ nam nữ các Dòng tu tại Giáo phận Huế và cộng đoàn dân Chúa.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục giới thiệu với cộng đoàn về chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Hồng Y Tổng trưởng Thánh bộ Tu sĩ và Đời sống Thánh hiến. Cùng đi với ngài có Đức Giám Mục Giáo phận Thái Bình Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ thuộc HĐGM Việt Nam; Cha Tổng Thư ký của Ủy ban và quý Cha.
Trước khi đi vào Thánh lễ, Đức Hồng Y João Braz De Aviz, Tổng trưởng Thánh bộ Tu sĩ phát biểu chào mừng cộng đoàn Tu sĩ của Giáo phận, Ngài tỏ bày sự vui mừng khi chứng kiến ơn gọi tại Việt Nam nói chung và tại Giáo phận cách riêng ngày càng đông đúc. Hôm nay Ngài dâng Thánh lễ để Tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria và cũng là cầu nguyện cho ơn gọi tại Giáo phận Huế chúng ta.
Sau Thánh lễ, Linh mục Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh thay mặt Giáo phận cảm ơn chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y Tổng trưởng Thánh bộ Tu sĩ và Đời sống sống Thánh hiến. Vì là chuyến viếng viếng thăm mục vụ của Thánh bộ nên tiếc rằng linh mục đoàn của Giáo phận chưa được gặp gỡ Đức Hồng Y, Ngài mong ước và trân trọng mời Đức Hồng Y trong một dịp khác viếng thăm Giáo phận Huế, các linh mục triều của Giáo phận sẽ được gặp gỡ và dâng Thánh lễ đồng tế với Đức Hồng Y tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang.
Liên Tu sĩ Huế đã trao tặng Đức Hồng Y và phái đoàn món quà lưu niệm và chụp hình kỷ niệm ngày viếng thăm Huế.
Các em thiếu nhi Giáo xứ chính tòa Phủ Cam trong trang phục tu sĩ nam nữ đã biểu diễn vũ khúc mừng Đức Hồng Y dịp Ngài viếng thăm và dâng Thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Hồng Y Tổng trưởng ban Phép lành Tòa Thánh cho cộng đoàn hiện diện trong Thánh lễ hôm nay.
Trong chương trình liên hoan tại sân Nhà Mục vụ Giáo xứ, linh mục Quản xứ Chính tòa Antôn Nguyễn Văn Tuyến thay mặt Giáo xứ cảm ơn sự hiện diện của Đức Hồng Y Tổng trưởng, Đức Tổng Giám Mục Giáo phận, Đức Giám Mục Phêrô và quý linh mục cùng đi với đoàn. Linh mục Quản xứ giới thiệu các em thiếu nhi đại diện cho hơn 1 ngàn Giáo lý sinh của Giáo xứ, cũng là những mầm non ơn gọi tận hiến trao tặng Đức Hồng Y và quý Đức Cha những vòng hoa tươi thắm thể hiện tâm tình kính yêu. Các em Lễ sinh và Giới Trẻ biểu diễn điệu múa Lân là những điệu múa truyền thống dân gian của Việt Nam nhân dịp Trung thu sắp đến.
Đức Hồng Y Tổng trưởng cảm ơn sự tiếp đón nồng nhiệt và đầy sự quý trọng của Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam.
Trương Trí
Chiều ngày 05.09, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam vui mừng chào đón Đức Hồng Y João Braz De Aviz chủ tế Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Ơn gọi tại Giáo hội Việt Nam cũng như cho Liên Tu sĩ Tổng Giáo phận Huế. Cùng đồng tế có Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế; Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ thuộc HĐGM Việt Nam, Giám mục Giáo phận Thái Bình; linh mục Tổng Đại diện Giáo phận Huế Antôn Dương Quỳnh; Linh mục Đặc trách Liên Tu sĩ Huế Antôn Huỳnh Đầy; các linh mục Bề trên và linh mục các Dòng tu tại Huế.
Xem Hình
Cùng hiệp dâng Thánh lễ có trên 1 ngàn tu sĩ nam nữ các Dòng tu tại Giáo phận Huế và cộng đoàn dân Chúa.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục giới thiệu với cộng đoàn về chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Hồng Y Tổng trưởng Thánh bộ Tu sĩ và Đời sống Thánh hiến. Cùng đi với ngài có Đức Giám Mục Giáo phận Thái Bình Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ thuộc HĐGM Việt Nam; Cha Tổng Thư ký của Ủy ban và quý Cha.
Trước khi đi vào Thánh lễ, Đức Hồng Y João Braz De Aviz, Tổng trưởng Thánh bộ Tu sĩ phát biểu chào mừng cộng đoàn Tu sĩ của Giáo phận, Ngài tỏ bày sự vui mừng khi chứng kiến ơn gọi tại Việt Nam nói chung và tại Giáo phận cách riêng ngày càng đông đúc. Hôm nay Ngài dâng Thánh lễ để Tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria và cũng là cầu nguyện cho ơn gọi tại Giáo phận Huế chúng ta.
Sau Thánh lễ, Linh mục Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh thay mặt Giáo phận cảm ơn chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y Tổng trưởng Thánh bộ Tu sĩ và Đời sống sống Thánh hiến. Vì là chuyến viếng viếng thăm mục vụ của Thánh bộ nên tiếc rằng linh mục đoàn của Giáo phận chưa được gặp gỡ Đức Hồng Y, Ngài mong ước và trân trọng mời Đức Hồng Y trong một dịp khác viếng thăm Giáo phận Huế, các linh mục triều của Giáo phận sẽ được gặp gỡ và dâng Thánh lễ đồng tế với Đức Hồng Y tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang.
Liên Tu sĩ Huế đã trao tặng Đức Hồng Y và phái đoàn món quà lưu niệm và chụp hình kỷ niệm ngày viếng thăm Huế.
Các em thiếu nhi Giáo xứ chính tòa Phủ Cam trong trang phục tu sĩ nam nữ đã biểu diễn vũ khúc mừng Đức Hồng Y dịp Ngài viếng thăm và dâng Thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Hồng Y Tổng trưởng ban Phép lành Tòa Thánh cho cộng đoàn hiện diện trong Thánh lễ hôm nay.
Trong chương trình liên hoan tại sân Nhà Mục vụ Giáo xứ, linh mục Quản xứ Chính tòa Antôn Nguyễn Văn Tuyến thay mặt Giáo xứ cảm ơn sự hiện diện của Đức Hồng Y Tổng trưởng, Đức Tổng Giám Mục Giáo phận, Đức Giám Mục Phêrô và quý linh mục cùng đi với đoàn. Linh mục Quản xứ giới thiệu các em thiếu nhi đại diện cho hơn 1 ngàn Giáo lý sinh của Giáo xứ, cũng là những mầm non ơn gọi tận hiến trao tặng Đức Hồng Y và quý Đức Cha những vòng hoa tươi thắm thể hiện tâm tình kính yêu. Các em Lễ sinh và Giới Trẻ biểu diễn điệu múa Lân là những điệu múa truyền thống dân gian của Việt Nam nhân dịp Trung thu sắp đến.
Đức Hồng Y Tổng trưởng cảm ơn sự tiếp đón nồng nhiệt và đầy sự quý trọng của Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam.
Trương Trí
Văn Hóa
5 tháng 9 : Lễ mừng kính Mẹ Teresa Calcutta
Đinh Văn Tiến Hùng
17:36 05/09/2018
Biết bao người viết hồi ký bộc lộ tình yêu : cha mẹ, vợ chồng, con cái, người tình, quê hương, danh vọng, tiền tài…
Nhưng có một người con gái 18 như cánh bướm mỏng manh khoe sắc, hy sinh tuổi xuân, nhan sắc, tài năng, rời bỏ quê hương Albani thân yêu nhỏ bé, đến tận chân trời xa xôi Ấn Độ nghèo nàn, dâng hiến đời mình cho một tình yêu tuyệt vời- Đó là nàng Agnes Gonxha Bojaxhiu trở thành Dì Maria Teresa-
và Mẹ Teresa Calcutta.
Mẹ loan báo Tin Mừng bằng hành động cho người nghèo khổ, vì chính họ cũng loan Tin Mừng thay Mẹ.
Và chính họ đã cho đi thật nhiều hơn là nhận được.Theo lời Mẹ “Càng có ít, chúng ta càng cho nhiều, mới nghe có vẻ vô lý, nhưng đó là chân lý của Tình yêu.”
Không hoặch định chương trình vĩ đại, tổ chức to lớn, không một đồng trong chương mục ngân hàng, vì Mẹ cho rằng nguy hiểm lớn nhất là trở nên giàu có- Người giàu có vào Nước Trời khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim.
Không đòi hỏi địa vị thế trần hay trong giáo hội. Không cần phải là Hồng Y, Giám mục, Linh mục…Chính Mẹ nhiều lần ngỏ ý muốn từ chức Bề Trên Tổng Quyền.
Mẹ lội ngược dòng khi xã hội ngày nay đang đua chen giành giật địa vị, sang giàu, quyền thế…
Và xa lánh người nghèo khổ.
Việc làm khiêm tốn của Mẹ được cả thế giới ngưỡng phục mến yêu.
Một con đường Tình yêu đã được khánh thành vào cùng ngày Mẹ được tôn vinh Hiển Thánh
4/9/16 tại thị trấn Orissa Ấn Độ để ghi nhớ công ơn Mẹ.
Và ngày 8/9/16, một Bệnh viện Tình yêu kính Mẹ đã được khánh thành tại tiểu bang Arunachal
Pradesh, Ân Độ. Mẹ Teresa Calcutta dược trao tặng giải Nobel Hòa Bình năm 1979. Khi nhận giải Mẹ đã thẳng
thắn cảnh báo một trong những tội ác mà nhân loại đang vấp phạm :
“Hiện nay, phá thai là kẻ tàn phá lớn nhất đối với hòa bình, bởi vì nếu người mẹ có thể giết chết
đứa con của mình, thì không có gì có thể ngăn cản tôi giết bạn và bạn giết tôi “
Mẹ viết nên trang sử đời mình với một chữ Yêu cuốn hút tuyệt vời khi Hiến dâng để Phục vụ, nên Mẹ được nhân loại trao tặng nhiều danh hiệu tôn kính thân thương :
-Thiên Sứ từ trời !
-Sứ Giả hòa bình !
-Bạn Nhân Ái người nghèo !
-Vị Thánh trong bóng tối !
-Vĩ Nhân sáng ngời thế kỷ !
-Tông Đồ Lòng Chúa xót thương !
Trước cửa chính Dòng Truyền Giáo Bác Ái, đưới chân Thánh Giá là hai chữ ‘Ta Khát’ để nhắc nhớ cho các Đệ tử là Thiên Chúa nhân từ luôn khát khao Tình yêu nhân loại. Vì ‘Sự đói khát ngày nay thì rộng lớn hơn, đó là đói khát Tình thương.’
Cùng với những lời chiêm niệm hàng ngày rất đơn sơ nhiệt thành :
-‘Lạy Chúa Giê-su xin giải thoát con,
Khỏi ao ước được mọi người kính yêu,
Khỏi ao ước được tán dương,
Khỏi ao ước được vinh danh,
Khỏi ao ước được chúc tụng,
Khỏi ao ước được quí trọng,
Khỏi ao ước được hỏi ý kiến,
Khỏi ao ước được cho phép,
Khỏi ao ước được nổi tiếng,
Khỏi sợ hãi bị lăng nhục,
Khỏi sợ hãi bị khinh miệt,
Khỏi sợ hãi bị đau khổ vì khiển trách,
Khỏi sợ hãi bị vu oan,
Khỏi sợ hãi bị quên lãng,
Khỏi sợ hãi bị sai lầm,
Khỏi sợ hãi bị nhạo cười,
Khỏi sợ hãi bị chất vấn.’
*Ôi Mẹ ! Tấm thân nhỏ bé hành động phi thường,
Cả đời dâng hiến để phục vụ yêu thương,
Mẹ là Vĩ Nhân Tông Đồ Lòng Chúa Thương Xót ,
Của người cùng khổ xã hội vất bỏ bên đường.
Nhìn gương Mẹ con thấy mình hèn yếu tầm thường,
Cả cuộc đời danh lời luôn đeo đuổi vấn vương,
Để mang theo được gì khi xuôi tay nằm xuống,
Xin hãy dìu dắt con khỏi lạc lối Thiên Đường.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Tulip
Thérésa Nguyễn
07:39 05/09/2018
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Hoa Tulip tỏa dòng thơ lai láng
Cuộn thời gian vào nhịp đập con tim
Ru ru mãi những vầng Hoa tươi sáng
Gói tình yêu tâm huyết cả đời này…
(Trích thơ của Nguyễn Văn Viện)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 06/09/2018: Đức Giáo Hoàng thanh thản trước lời kêu gọi ngài từ chức
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:25 05/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Hồng Y Oscar Maradiaga, Điều Hợp Viên Hội đồng Hồng Y cố vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô, đã chỉ trích cay đắng một nhà báo, mô tả Edward Pentin là một ký giả “đánh thuê”.
Pentin, một phóng viên chính của tờ Catholic Catholic Register, trong hệ thống Đài Truyền Hình Công Giáo EWTN của Mỹ, đã công bố các khiếu nại về quấy rối tình dục, mà các chủng sinh phải chịu đựng trong chủng viện của Tổng Giáo Phận Tegucigalpa, Honduras, do Đức Hồng Y Maradiaga lãnh đạo. Pentin cũng đã đưa ra các báo cáo về những bất quy tắc tài chính trong tổng giáo phận, dẫn đến việc buộc Đức Giám Mục Juan Jose Pineda, phụ tá của Đức Hồng Y phải từ chức.
Đức Hồng Y đã không trả lời các khiếu nại của các chủng sinh vì cho rằng các cáo buộc này chỉ là những lời “phỉ báng vô danh”. Ngài nói rằng động lực chủ yếu của những lời chỉ trích về sự lãnh đạo của ngài thực sự được thúc đẩy bởi mong muốn phá hoại các cải tổ của Đức Đức Thánh Cha Phanxicô và Công Đồng Vatican II.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Maradiaga cũng bác bỏ những lời chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, nguyên Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ. Ngài cảnh cáo: “Yêu cầu Đức Giáo Hoàng từ chức, theo ý kiến của tôi, là một tội lỗi chống lại Chúa Thánh Thần.”
Đáp lại những lời buộc tội giận dữ của Đức Hồng Y, Edward Pentin nhận xét rằng anh đã tìm kiếm câu trả lời của Đức Hồng Y Maradiaga đối với các khiếu nại trong một số trường hợp, nhưng chưa bao giờ nhận được hồi âm. Anh nói: “Thật đáng buồn và đáng tiếc là Đức Hồng Y đã quyết định khởi động cuộc tấn công nhắm vào tôi này hơn là đối phó với những vấn đề rất nghiêm trọng liên quan đến Giáo hội ở Honduras mà tôi đã báo cáo mà ngài vẫn chưa trả lời.”
2. Ý kiến của Đức Hồng Y Raymond Leo Burke về lời kêu gọi Đức Thánh Cha từ chức
Khi được hỏi liệu có gì sai trái khi yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ chức, như Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã làm trong lá thư dài 11 trang của mình, Đức Hồng Y Raymond L. Burke đã có câu trả lời khác hẳn Đức Hồng Y Maradiaga. Ngài nói: “Tôi không thể nói điều đó là sai trái.”
“Tôi chỉ có thể nói rằng để đi đến chuyện đó ta phải điều tra và có câu trả lời về vấn đề này. Yêu cầu từ chức trong bất kỳ trường hợp nào đều là hợp luật; bất cứ ai cũng có thể làm điều đó trong trường hợp một mục tử thất bại trong việc hoàn thành chức trách của mình, nhưng sự thật cần phải được xác minh”. Đức Hồng Y Raymond L. Burke, nguyên Chánh Án Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh, đã nói như trên trong một cuộc phỏng vấn được công bố sáng thứ Tư 29 tháng 8 trên tờ La Repubblica, là tờ báo có số phát hành cao nhất nước Ý hàng ngày.
Đức Hồng Y Burke là một trong số ít các giám mục nhanh chóng bày tỏ sự ủng hộ công khai với việc Đức Tổng Giám Mục Viganò tố cáo Đức Giáo Hoàng. Chuyện này không có gì đáng ngạc nhiên; ngài được coi là một trong những nhà lãnh đạo của các nhóm truyền thống, và cả Đức Tổng Giám Mục Viganò và Đức Hồng Y Burke đều công khai tranh biện các khía cạnh trong Tông huấn Amoris Laetitia của Đức Giáo Hoàng về hôn nhân và gia đình. Cựu Sứ Thần Tòa Thánh cũng công khai đứng về phía những người bất đồng chính kiến với Tông huấn Amoris Laetitia. Tháng Giêng năm ngoái, Đức Tổng Giám Mục Viganò đã ghi tên mình vào danh sách những người ủng hộ “những sự thật bất biến về bí tích hôn phối của các giám mục Kazakhstan”.
“Tôi đã rúng động sâu xa vì toàn bộ các phần trong tài liệu đều nghiêm trọng,” Đức Hồng Y Burke nói. “Tôi phải đọc nó nhiều lần vì lần đọc đầu tiên khiến tôi không nói nên lời. Tôi tin rằng vào thời điểm này cần phải có một báo cáo đầy đủ và khách quan về phiá Đức Giáo Hoàng và Vatican.”
Bình luận về cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Viganò cho rằng có các Hồng Y và Giám Mục muốn thay đổi giáo lý Hội Thánh về đồng tính luyến ái, Đức Hồng Y Burke nói, “Đúng thế, có những nỗ lực nhằm tương đối hóa giáo huấn của Giáo Hội từ trước đến nay vẫn cho hành vi đồng tính là rối loạn tự bản chất.” Đức Hồng Y đã nhắc lại buổi họp đầu tiên của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình khi người ta đưa ra “ý tưởng cho rằng Hội thánh nên nhìn nhận những yếu tố tích cực hiện diện trong quan hệ đồng giới.” Nhưng ngài nói thêm, “toàn bộ điều đó chẳng có khía cạnh tích cực nào cả.” Hơn nữa, ngài mô tả là “một vấn đề” khi trong Giáo Hội có những giáo sĩ “ủng hộ cho linh mục Dòng Tên James Martin, là người có một quan điểm tháo thứ và sai trái về tình dục đồng giới.”
Ngài nói tiếp rằng “các dữ liệu cho thấy phần lớn những lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ là các hành vi đồng tính phạm tội với những người trẻ.”
Đức Hồng Y Burke nhấn mạnh rằng: “Tôi nghĩ một người đồng tính không thể trở thành linh mục vì người ấy không thể thực hiện chiều sâu mà quan hệ cha con được yêu cầu. Anh ta phải có tất cả những đặc điểm để trở thành một người cha.”
Ngài nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn rằng ngài không phải là “một nhân vật phản diện” của Đức Thánh Cha Phanxicô và không có “thù hiềm cá nhân nào với Đức Giáo Hoàng.” Ngài giải thích: “Cố gắng của tôi đơn giản chỉ là để bảo vệ sự thật đức tin và sự minh bạch trong việc trình bày đức tin.”
Vị Hồng Y Hoa Kỳ là một trong bốn Hồng Y đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô trình bày các điểm hồ nghi (dubia) liên quan đến các khía cạnh khác nhau của Tông huấn Amoris Laetitia. Hai vị trong số đó là Đức Hồng Y Joachim Meisner, người Đức; và Đức Hồng Y Carlo Caffarra, người Ý, đã qua đời. Vị thứ tư là Đức Hồng Y Walter Brandmuller, người Đức. Những điểm hồ nghi của các vị tập trung vào khả thể cho những người Công Giáo ly hôn dân sự và tái hôn được nhận Bí tích Thánh Thể trong một số hoàn cảnh nhất định. Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Burke nói rằng ngài không biết tại sao Đức Giáo Hoàng đến nay vẫn không trả lời các câu hỏi của các ngài.
Ngài thừa nhận trong cuộc phỏng vấn rằng ngài có những điểm bất đồng với huấn quyền của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chẳng hạn, “về sự kiện là những người đang mắc tội trọng làm sao có thể Rước Lễ được. Hoặc những người ngoài Công Giáo làm sao có thể nhận bí tích Thánh Thể trong một số trường hợp nhất định, điều đó vượt quá kỷ luật hiện nay của Giáo Hội. Điều đó là không thể được.”
3. Chánh án và công tố viên, cả hai đều là người Công Giáo, đã kết án tử hình một kẻ giết người hàng loạt
Một chánh án Công Giáo Mỹ đã kết án tử hình một kẻ giết người hàng loạt, và lập luận rằng nếu ông làm khác đi sẽ là “sai về mặt thần học”, mặc dù gần đây Đức Giáo Hoàng xác nhận rằng án tử hình là không thể chấp nhận được.
Patrick Dinkelacker, một chánh án Tòa Thỉnh Cầu Phổ thông (Common Pleas) tại Hamilton County, Ohio, đã kết án tử hình Anthony Kirkland vào ngày 28 tháng Tám. Công tố viên Joseph Deters, cũng là một người Công Giáo, và cũng ủng hộ án tử hình trong trường hợp này.
Trong lời tuyên án Kirkland, Chánh án Dinkelacker nói: “Là một người tin tưởng về mặt luân lý sự thánh thiêng của cuộc sống, phán xử người khác để xác định xem việc áp đặt án tử hình có phù hợp không là một nghĩa vụ không dễ dàng gì”.
“Trong vùng đất rộng lớn mênh mông này của nước Mỹ, chúng ta phải sống theo luật pháp,” ông nói như trên, theo tường thuật của tờ Cincinnati Enquirer.
Ngày 2 tháng 8 vừa qua, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố việc sửa đổi khoản 2267 của Sách Giáo Lý Công Giáo theo đó:
“Việc dùng đến hình phạt tử hình như một phần của thẩm quyền hợp pháp, sau một phiên tòa công bằng, từ lâu đã được coi là một phản ứng thích đáng đối với tính chất nghiêm trọng của một số tội phạm và được coi là một phương tiện chấp nhận được, cho dù là quá đáng, để bảo vệ thiện ích.
Tuy nhiên, ngày nay, có một nhận thức ngày càng tăng rằng nhân phẩm của người đó không bị mất ngay cả sau khi đương sự đã phạm các tội rất nghiêm trọng. Ngoài ra, đã xuất hiện một sự hiểu biết mới về ý nghĩa của hình phạt tử hình do nhà nước áp đặt. Cuối cùng, các hệ thống giam giữ hiệu quả hơn đã được phát triển, bảo đảm sự bảo vệ thích đáng các công dân nhưng, đồng thời, không cần phải dứt khoát tước mất khả năng chuộc lỗi của can phạm.
Do đó, Giáo Hội dạy, trong ánh sáng của Tin Mừng, rằng “án tử hình là không thể chấp nhận được vì nó là một cuộc tấn công vào tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của người đó”, và Giáo Hội quyết tâm nỗ lực hoạt động để hủy bỏ án tử hình trên toàn thế giới”.
Tuy nhiên, ngày 15 tháng 8, 45 nhà trí thức Công Giáo trong đó nhiều vị là giáo sư luật tại các đại học bày tỏ sự bất đồng.
Họ quả quyết rằng không ai trong số họ ủng hộ việc sử dụng án tử hình, nhưng dạy như trên là mâu thuẫn với Thánh Kinh (Sáng Thế 9:6). Án tử hình cũng là giáo huấn nhất quán của huấn quyền cả hai thiên niên kỷ qua.
Họ gọi tình huống do việc sửa đổi này tạo ra là một “tình huống gây gương mù” vì tạo ra “mơ hồ hỗn độn lớn lao cho Giáo Hội”. Do đó, họ kêu gọi “các vị Hồng Y cố vấn để Đức Thánh Cha... kết liễu gương mù này, rút lại đoạn Sách Giáo Lý này và giảng dạy lời Chúa một cách không thay đổi”.
Người đàn ông bị kết án, Anthony Kirkland, 49 tuổi, là một tay sát thủ liên hoàn đã giết chết tổng cộng 5 người. Y bị kết án chung thân vì giết ba người phụ nữ, và án tử hình vì giết hai thiếu nữ vị thành niên.
Chánh án Dinkelacker nói với đài truyền hình địa phương Fox 19 Now: “Tôi đã tuyên thệ tuân theo luật pháp và tôi sẽ làm điều đó. Làm khác đi là sai về mặt đạo đức, pháp lý, triết học và thần học.”
4. Linh mục Phi Luật Tân chỉ trích Duterte suýt bị sát thủ giết chết
Cha Amado Picardal nói các sát thủ truy sát ngài vì những chỉ trích của ngài đối với cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của ông Duterte
Một vị linh mục đã từ lâu nổi tiếng chỉ trích cuộc chiến chống ma túy bất hợp pháp đẫm máu của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khẳng định những kẻ sát thủ cố tình bịt miệng ngài.
Cha Amado Picardal thuộc dòng Chúa Cứu Thế cho biết ngài đã phải trốn vào một “nơi an toàn hơn” sau khi có người thấy những kẻ đi xe môtô truy tìm ngài.
Hơn 4 tháng qua, vị linh mục sống ẩn dật tại một nhà tĩnh tâm trên núi ở miền trung Phi Luật Tân.
Cha Picardal, nổi tiếng là nhà hoạt động và chỉ trích ông Duterte từ lâu trước khi cựu thị trưởng của Davao trở thành tổng thống, nói với ucanews.com hồi tháng 4 rằng đã đến lúc ngài “sống đời chiêm niệm”.
Vị linh mục, còn được gọi là “linh mục đi xe đạp” vì ngài đi xe đạp vòng quanh đất nước để phản đối các vụ giết người liên quan đến ma túy, nói đã đến lúc ngài im lặng.
Cha Picardal, đang ở tuổi 64, cho biết ngài đã ở “giai đoạn cuối” của cuộc đời, vì thế ngài muốn tự chăm sóc bản thân ở nơi tĩnh mịch.
“Trong đời người luôn có một giai đoạn bạn năng nổ, lớn tiếng nói thẳng, sau đó có lúc cần sống đời chiêm niệm. Các giai đoạn này một chuỗi với nhau”, vị linh mục giải thích.
5. Đức Hồng Y Parolin cho biết Đức Giáo Hoàng thanh thản trước những cáo buộc.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô “thanh thản” trước những cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Viganò.
Đức Hồng Y đã đưa ra những nhận xét của ngài sau khi hãng tin Ansa của Ý, trích dẫn những cộng tác viên thân thiết của Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài cảm thấy “chới với” vì vụ này.
Đức Hồng Y Parolin nói với tờ La Stampa rằng “sự cay đắng và bất an” trong những ngày gần đây không ảnh hưởng đến Đức Thánh Cha Phanxicô.
Ngài nói: “Tôi đã nhìn thấy một tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng Đức Giáo Hoàng thanh thản. Từ những gì tôi thấy (trong những ngày này, tôi đã ở bên cạnh ngài trong chuyến đi đến Ái Nhĩ Lan và sau đó), ngài có vẻ thanh thản. Đức Giáo Hoàng có một đặc sủng lớn lao, ngay cả khi phải đối mặt với những điều rõ ràng tạo ra rất nhiều cay đắng và bất an. Nhưng ngài có khả năng tiếp cận vấn đề rất thanh thản.”
Đức Hồng Y cho biết ngài cảm thấy “rất đau đớn” trước những cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Viganò, nhưng nói thêm: “Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta hoạt động trong việc tìm kiếm sự thật và công lý, rằng đây là những điểm tham khảo, chứ không phải những gì khác. Chắc chắn tình hình không đáng lo ngại chút nào.”
Đức Hồng Y từ chối bình luận trực tiếp về những tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Viganò. Ngài nói: “Tốt hơn là đừng đi sâu vào chi tiết những điều như vậy. Tôi lặp lại điều mà Đức Giáo Hoàng nói: bạn hãy đọc nó, và đưa ra phán đoán của bạn. Văn bản tự nói về mình.”
Trong bức thư 11 trang của ngài, Đức Tổng Giám Mục Viganò nói Đức Giáo Hoàng biết về những hành vi tình dục sai trái của nguyên Hồng Y Theodore McCarrick ít nhất là từ năm 2013 nhưng đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt mà Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã áp đặt trong năm 2009 hoặc 2010.
Avvenire, tờ báo chính thức của Hội Đồng Giám Mục Italia, đã chỉ trích mạnh mẽ tuyên bố của tờ Ansa cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã “chới với” rồi, và nói rằng đó là một “mưu mô bỉ ổi”.
Theo John Allen của Crux, phát ngôn viên Vatican Greg Burke cũng bác bỏ câu chuyện này. Ông nói với anh rằng: “Đức Giáo Hoàng có vẻ lòng dạ tơi bời với anh trên máy bay đêm Chúa Nhật không? Làm ơn đi …”
6. Tình hình tự do tôn giáo tại Á Châu càng ngày càng tệ hại
Các quyền tự do tôn giáo đang dần bị xói mòn trên khắp các khu vực lớn ở châu Á và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đang gia tăng, đặc phái viên của Liên hợp quốc về tự do tôn giáo đã cảnh báo như trên.
“Tự do tôn giáo thường xuyên bị chà đạp trên khắp châu Á”, Ahmad Shaheed phát biểu tại một cuộc họp báo được tổ chức bởi Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài Thái Lan tại Bangkok. “Nói chung, nhân quyền đang thoái lui ở châu Á.”
Shaheed, một nhà ngoại giao người Maldives, là người đảm nhiệm chức vụ đặc phái viên của Liên hợp quốc về tự do tôn giáo vào tháng 11 năm 2016, trích dẫn những trường hợp của các quốc gia cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam, nơi tín đồ các tôn giáo thường xuyên bị bách hại. Ông cũng bày tỏ lo ngại về các quốc gia như Miến Điện và Pakistan, nơi các nhóm tôn giáo thiểu số phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và các cuộc tấn công bạo lực.
Ở Miến Điện, quốc gia coi Phật giáo là quốc giáo, hàng trăm ngàn người Rohingya Hồi giáo đã bị quân đội lùa sang nước láng giềng Bangladesh trong một nỗ lực mà các nhà quan sát nước ngoài mô tả là cuộc thanh lọc chủng tộc đại quy mô.
Trong khi đó, tại quốc gia Hồi giáo ở Pakistan, các Kitô hữu địa phương và người Hồi Giáo Ahmadis đã phải đối mặt với phân biệt đối xử dai dẳng cũng như những chính sách loại trừ xã hội, chính trị và kinh tế có hệ thống.
7. Đức Hồng Y Donald Wuerl cầu xin sự tha thứ vì “sai lầm trong phán đoán”
Đức Hồng Y Donald Wuerl đã cầu xin sự tha thứ cho những “sai lầm trong phán đoán” của ngài trong bối cảnh báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania cho rằng ngài đã không giải quyết đến nơi đến chốn các cáo buộc lạm dụng tình dục khi còn là giám mục Pittsburgh.
Trong một lá thư gửi đến các linh mục trong tổng giáo phận Washington, Đức Hồng Y Wuerl viết: “Tôi xin anh em, như tôi đã làm tại nhà thờ chính tòa, cầu nguyện cho tôi, tha thứ cho những sai sót của tôi, cho những khuyết điểm của tôi, và xin ghi nhận sự hối tiếc của tôi vì bất kỳ đau khổ nào tôi đã gây ra”.
Tờ Catholic Standard, một tờ báo của tổng giáo phận Washington, đã công bố lá thư của Đức Hồng Y Wuerl hôm thứ Năm 30 tháng 8.
“Tôi yêu cầu anh em hãy nói cho đàn chiên của mình - những người nam nữ và trẻ em - mà chúng ta yêu mến và chăm sóc mục vụ biết rằng tôi nhận ra và chia sẻ nỗi đau của họ”, Đức Hồng Y nói.
“Hãy cho họ biết rằng tôi ước gì có thể quét sạch đi mặc dù điều đó giờ đây không thể thực hiện được. Tôi sẽ sẵn sàng cho đi mọi thứ, như tất cả chúng ta sẽ làm như vậy, để xoay ngược đồng hồ lại sao cho Giáo Hội làm mọi việc đều đúng đắn.”
Những tiết lộ gần đây trong báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania về Đức Hồng Y Wuerl đã khiến nhiều người viết thư thỉnh cầu trực tuyến xin ngài từ chức và có cả các cuộc biểu tình phản đối bên ngoài các nhà thờ ở Washington DC. Vào ngày 22 tháng 8, Giáo phận Pittsburgh đã ra thông báo xóa tên của Đức Hồng Y Wuerl khỏi một trường trung học Công Giáo. Trường này trước gọi là Cardinal Wuerl North Catholic High School nay chỉ gọi là North Catholic High School.
Đức Hồng Y Wuerl bị nêu tên trong một báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania vì khi còn là Giám mục Pittsburgh đã cho phép các linh mục lạm dụng trở lại làm mục vụ.
Thêm vào đó, Đức Tổng Giám Mục Carlo Viganò, nguyên là Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ tuyên bố rằng Đức Hồng Y Wuerl đã biết những cáo buộc về hành vi tình dục sai trái của Tổng Giám mục Theodore McCarrick, là người tiền nhiệm của ngài tại tổng giáo phận Washington.
Người phát ngôn của Đức Hồng Y nói với Catholic News Agency: “Đức Hồng Y Wuerl đã không nhận được tài liệu hoặc thông tin cụ thể nào từ Tòa thánh về hành vi của nguyên Hồng Y McCarrick hay bất kỳ sự cấm đoán nào về cuộc sống và tác vụ của ngài như Tổng Giám mục Viganò đã nói.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đang phải đối mặt với những lời chỉ trích về việc ngài xử lý cuộc khủng hoảng. Đức Hồng Y Wuerl nói trong tuyên bố của mình: “Cuối cùng, chúng ta cần phải bền đỗ trong lời cầu nguyện và lòng trung thành với Đức Thánh Cha Phanxicô. Càng ngày, rõ ràng ngài càng là đối tượng của một cuộc tấn công cường tập. Tại mỗi Thánh lễ, chúng ta hãy cầu nguyện cho ngài. Khi chúng ta làm như vậy với giọng nói của mình, mong chúng ta cũng có thể làm như vậy với con tim của mình.”
Đức Hồng Y Wuerl xác nhận rằng ngài sẽ cử hành Thánh Lễ vào ngày Chúa Nhật, bất kể các cuộc biểu tình chống đối. “Tôi hy vọng đưa ra một số suy nghĩ về cách chúng ta như là một Giáo hội - tất cả chúng ta giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ - có thể bắt đầu với một đức tin được củng cố trong lời cầu nguyện để phân định bình diện cải tổ đâm rễ nơi tinh thần trách nhiệm và sự minh bạch cho phép Giáo Hội tiến vào một thời kỳ mới”
8. Cần phải thay đổi não trạng văn hóa tại Ấn để chống những lạm dụng tình dục trẻ em
Sơ Arina Gonsalves là một thành viên của Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Trước các về vụ tai tiếng lạm dụng tình dục liên quan đến các giáo sĩ ở Ái Nhĩ Lan, mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề cập trong chuyến thăm Dublin gần đây của ngài trong khuôn khổ Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới, chị đã dành cho thông tấn xã Asia News một cuộc phỏng vấn.
Theo Sơ Arina Gonsalves, ở Ấn Độ “chúng ta cần phải thay đổi văn hóa của sự im lặng liên quan đến lạm dụng tình dục của trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm nữ tu Ấn Độ làm thành viên mới của Ủy ban Giáo hoàng về bảo vệ trẻ vị thành niên. Cô có một lịch sử lâu dài về những dấn thân cá nhân trong Tổng Giáo Phận Bombay để bảo vệ trẻ em.
“Lời xin lỗi được lặp đi lặp lại của Đức Thánh Cha ở Ái Nhĩ Lan cho thấy ngài chân thành quan tâm đến các nạn nhân trẻ em bị lạm dụng trong quá khứ. Điều này cũng cho thấy sự khiêm tốn lớn lao của ngài và trách nhiệm cá nhân về những gì đã xảy ra trong Giáo Hội”
Sơ nói thêm Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ ra rõ ràng “mối liên hệ giữa lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền lực và lạm dụng lương tâm. Xin tha thứ và tìm kiếm cách đền bù là tốt nhưng chúng ta cần phải thực hiện các bước phòng ngừa trong tương lai.”
Theo chị Arina, “bước tiến này sẽ đòi hỏi một sự thay đổi triệt để về văn hóa sao cho sự an toàn của trẻ em được đặt lên ưu tiên hàng đầu”. Đồng thời, chị thừa nhận rằng “Chỉ hàng giáo sĩ mà thôi sẽ không thể mang lại sự thay đổi triệt để như vậy. Chúng ta phải cần đến và phải nhận được sự giúp đỡ từ cả cộng đồng. Chúng ta cần tạo ra một nền văn hóa trách nhiệm để công lý được hiển trị.”
9. 8 nhà thờ của Chính Thống Giáo Coptic phải đóng cửa vì bị tấn công
Trong tuần qua, một giáo phận Coptic ở Thượng Ai Cập đã phải đóng cửa ngôi nhà thờ thứ tám của mình sau các cuộc tấn công của dân làng phản đối việc hợp phá hóa các ngôi nhà thờ đã được xây dựng từ lâu.
Trên khắp Ai Cập, có hàng ngàn nhà thờ được thừa nhận không chính thức là nơi thờ tự.
Hai năm trước đây, chính phủ đã giới thiệu một tu chính án cho phép các nhà thờ được có những quyền giống như đền thờ Hồi giáo. Khoảng 3500 nhà thờ đã được xây dựng từ trước mà không có giấy phép chính thức đang đợi để được hợp pháp hoá vào thời điểm đó: một số đã chờ đợi hơn 20 năm. Các cuộc thảo luận để khắc phục tình trạng bất công đối với Kitô giáo đã không ngừng diễn ra kể từ những năm 1970.
Vào tháng Giêng năm nay, Bộ Gia cư Ai Cập đã thông báo rằng các Kitô hữu được phép tiếp tục thờ phượng trong các nhà thờ không có giấy phép, trong khi chờ đợi tiến trình hợp pháp hoá.
Nhưng tại Luxor, tám nhà thờ đã phải đóng cửa trong khi chờ hợp pháp hóa, Gamil Ayed, một luật sư Kitô giáo ở thành phố Esna, nói với World Watch Monitor.
Các thầy giảng kinh Quran trong vùng không ngừng tung ra các Fatwa xúi giục người Hồi Giáo tấn công phá phách các nhà thờ.
10. Tình cảnh người tị nạn Venezuela
Khi tình cảnh người dân Venezuela ngày càng xấu đi, và các nước láng giềng bắt đầu áp đặt những biện pháp khó khăn hơn đối với những người đang cố gắng vượt biên giới vào quốc gia của họ, các nhà lãnh đạo Công Giáo trong khu vực đang kêu gọi tình đoàn kết và sự giúp đỡ thiết thực cho người tị nạn.
Đức Cha Ubaldo Santana, Tổng giám mục hiệu tòa của Maracaibo, Venezuela, cho biết: “Làn sóng di dân khổng lồ của hàng triệu người Venezuela là một tiếng kêu tuyệt vọng nhằm phản đối một chế đợ áp bức, nô lệ hóa, và giết người”.
Ngài nói rằng người dân đang tuyệt vọng tìm kiếm một cách để “tồn tại, mà không đánh mất nhân phẩm của họ và công cáo trước các quốc gia quyền cơ bản của họ đã bị vi phạm.”
Ngài cảm ơn các giáo phận biên giới đã cung cấp chỗ ở và những phẩm vật cứu trợ cho những người đang đổ vào nước họ.
“Công việc được thực hiện bởi các giáo phận Cúcuta, Riohacha ở Colombia và Boa Vista ở Brazil thông qua Caritas và các tổ chức nhân đạo khác để chăm sóc cho những người di cư Venezuela là phi thường. Cảm ơn vô cùng”, Đức Tổng Giám Mục viết trên Twitter.
Theo Caritas International, khoảng 4 triệu người đã rời Venezuela vì cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng đặc trưng bởi sự thiếu hụt lương thực và thuốc men dưới thời chính phủ xã hội chủ nghĩa của Nicolas Maduro, cai trị đất nước này kể từ năm 2013.
Trước đây những người tị nạn có thể tràn qua Colombia và Brazil mà chỉ cần có thẻ căn cước hay bằng lái xe là được. Ngày nay, cả hai quốc gia này đòi hỏi họ phải có hộ chiếu. Dân chúng phải trả đến 2,000 Mỹ Kim mới có được một hộ chiếu Venezuela. Vì thế, hàng trăm ngàn người đang bị kẹt tại biên giới.
11. Tuyên bố từ Đức Giám Mục Thomas John Paprocki liên quan đến chứng từ của cựu Sứ Thần Tòa Thánh
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đối diện với cuộc khủng hoảng hiện nay sau khi Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò đưa ra chứng từ của mình, các Giám Mục tại Hoa Kỳ có khuynh hướng yêu cầu một cuộc thanh tra tông tòa.
Dưới đây là một trong những lời tuyên bố theo khuynh hướng này của Đức Cha Thomas John Paprocki, Giám Mục Springfield, Illinois, Hoa Kỳ.
Cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, là Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, đã tiết lộ một tập hợp các sự kiện và hoàn cảnh gây hoang mang sâu sắc vì các tiết lộ này liên quan đến nhận thức, hành động và sự lơ là ở cấp độ cao nhất của Giáo hội. Đức Tổng Giám Mục Viganò đã đưa ra chứng từ bằng văn bản của mình nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “phải thành thật nói rằng khi nào là lần đầu tiên ngài biết về những tội ác của McCarrick, là người đã lạm dụng quyền lực của mình với các chủng sinh và linh mục. Dù thế nào đi nữa, Đức Giáo Hoàng đã biết điều này từ tôi vào ngày 23 tháng 6 năm 2013 và tiếp tục bao che cho con người ấy.”
Khi được hỏi về điều này trên chuyến bay của Đức Giáo Hoàng trở về từ Ái Nhĩ Lan vào ngày 26 tháng Tám, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Hãy đọc kỹ lời tuyên bố và đưa ra quyết định riêng của bạn. Tôi sẽ không nói một lời nào về điều này.” Thành thật mà nói, nhưng với tất cả sự tôn trọng cần thiết, câu trả lời đó không thỏa đáng. Với mức độ nghiêm trọng của nội dung và những hệ quả trong tuyên bố của cựu Sứ Thần Tòa Thánh, điều quan trọng là tất cả các sự kiện của tình huống này phải được xem xét đầy đủ, kỹ lưỡng và cẩn thận. Hướng tới mục đích đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, các quan chức Vatican và Đức Đương kim Sứ Thần Tòa Thánh nên công khai các hồ sơ thích hợp cho thấy ai biết những gì và khi nào về Tổng Giám mục (trước đây là Hồng Y) McCarrick và đưa ra các trách nhiệm giải trình mà Đức Thánh Cha đã từng hứa.
Về vấn đề này, tôi đồng ý hoàn toàn với tuyên bố của Đức Hồng Y Daniel DiNardo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, ngày hôm qua “tái khẳng định lời kêu gọi một cuộc thanh tra khẩn cấp và toàn diện về những lý do tại sao sự thất bại đạo đức nghiêm trọng của một giám mục anh em lại có thể được dung thứ trong thời gian quá lâu và đã không có gì ngăn cản việc thăng tiến của người ấy. Bức thư gần đây của Tổng Giám mục Carlo Maria Viganò khiến cuộc thanh tra này càng trở thành một vấn đề trung tâm và cấp bách. Các câu hỏi được nêu ra xứng đáng được có những câu trả lời và kết luận dựa trên bằng chứng.”
12. Nam Hàn đưa phá thai vào danh sách “các thực hành y khoa vô luân”
Chính phủ Hàn Quốc đã đưa phá thai vào danh sách các “thực hành y khoa vô luân” và luật phá thai của quốc gia đã được sửa đổi để cho phép các nhà chức trách đình chỉ việc hành nghề của các chuyên gia y tế thực hiện phá thai bất hợp pháp.
Phá thai được báo cáo là rất phổ biến ở Hàn Quốc, mặc dù phá thai về nguyên tắc là bất hợp pháp, ngoại trừ trong trường hợp hiếp dâm, loạn luân, hoặc để cứu mạng sống của người mẹ.
Khoảng 340,000 vụ phá thai được thực hiện hàng năm ở Hàn Quốc, trong khi chỉ có 440,000 trẻ em được sinh ra, theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Luật, Chính sách và Gia đình.
Theo luật hiện hành, các bác sĩ thực hiện phá thai có thể bị kết án đến hai năm tù giam, và phụ nữ phá thai có thể bị phạt tiền và phạt tù một năm.
13. Vatican News bác bỏ tin các tín hữu hò reo Viagnò trong buổi triều yết chung thứ Tư 29 tháng 8
Khi một nhóm thanh niên bắt đầu hò reo tên vị Giám mục của họ tại buổi triều yết chung hôm thứ Tư, một số người nghĩ rằng họ đang hò reo tên của Đức Tổng Giám Mục Viganò, là người đã đưa ra các cáo buộc nghiêm trọng nhắm vào Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.
Đó là cảnh thường thấy vào thứ Tư tại quảng trường Thánh Phêrô. Sau khi Đức Giáo Hoàng kết thúc bài giáo lý của ngài, ban phép lành, và chào đón những người được ưu ái gặp gỡ cá nhân với ngài trong một vài phút ngắn ngủi gọi là “baciamano”. Các nhóm khác hoan nghênh khi những người thân yêu của họ được Đức Giáo Hoàng bắt tay. Đó là những gì đã xảy ra vào thứ Tư 29 tháng 8, khi một nhóm thanh niên đã cổ vũ Đức Giám Mục của họ, là Đức Cha Benvenuto Italo Castellani, khi ngài lên khán đài để triều yết Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Tất cả sẽ là chuyện hoàn toàn bình thường, nhưng thực tế là một số người đã bị thuyết phục rằng họ đã nghe thấy một nhóm hò reo tên “Viganò”, cựu Sứ Thần Tòa Thánh Hoa Kỳ, và là tác giả một tài liệu chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tin tức cho rằng đám đông đã hò reo Viganò như một cử chỉ phản kháng Đức Thánh Cha đã nhanh chóng lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội, và từ đó được truyền sang các phương tiện truyền thông “chính mạch”, mà không được xác minh. Tuy nhiên, quý vị và anh chị em hãy lắng nghe cẩn thận đoạn video sau thu được trong buổi triều yết chung ngày 29 tháng 8. Ta có thể nghe thấy tiếng hò reo cổ vũ “Italo”, cái tên quen thuộc của Đức Giám Mục giáo phận Lucca. Các nhà báo chuyên nghiệp đã có thể xác định sự hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô của một nhóm xác nhận đến từ Lucca, và xin lưu ý rằng việc hò reo bắt đầu tại thời điểm Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt tay Đức Cha Castellani.
Từ khi bắt đầu giáo hoàng của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ niềm tin lớn lao vào các nhà báo và những người khác làm việc trong lĩnh vực thông tin. Ngài đã cho thấy niềm tin này năm này qua năm khác, khi chấp nhận các cuộc phỏng vấn ngay cả với các cơ quan truyền thông không có đông đảo khán thính giá - chẳng hạn như một tờ báo điều hành bởi những người vô gia cư ở Milan, hoặc đài phát thanh của một khu ổ chuột ở Á Căn Đình.
14. Mái ngói một nhà thờ ở Rôma sụp đổ giữa ban ngày may là không có ai thiệt mạng
Lúc ba giờ chiều ngày thứ Năm 30 tháng 8, đột nhiên mái ngói của nhà thờ San Giuseppe dei Falegnami (Thánh Giuse Thợ Mộc) đột nhiên sụp đổ. Vào thời điểm đó, bên trong nhà thờ có năm khách du lịch bên trong, nhưng không ai bị hề hấn gì.
Không cần phải gọi các lực lượng an ninh vì tiếng động quá lớn này ngay lập tức thu hút sự chú ý của viên cảnh sát Lucio Granini, là người đầu tiên vào hiện trường để kiểm tra các thiệt hại.
Cảnh sát viên Lucio Granini nói:
“Chúng tôi nghe thấy một tiếng nổ lớn. Chúng tôi chạy đến và bước vào nhà thờ. Bên trong nhà thờ có nhiều người, cả nhân viên nhà thờ và các khách du lịch. Chúng tôi nhanh chóng di tản họ ra bên ngoài. Mái vòm đã bị phá hủy và toàn bộ trần nhà sụp xuống.”
Trong nhà thờ này, nằm bên cạnh Roman forum, các đám cưới thường được tổ chức, và theo dự trù thứ bảy này sẽ có một đám cưới.
Cha Danielle Libanoli là cha sở nhà thờ cho biết:
“Đây là một nhà thờ nhỏ và có vị trí tốt rất thích hợp cho các lễ cưới nên nhiều cặp vợ chồng muốn tổ chức đám cưới của họ ở đây. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa, bởi vì thứ bảy này có một đám cưới đã được lên kế hoạch và nếu tai nạn này xảy ra ngày hôm đó thì chúng ta sẽ ở đây khóc thương cho họ.”
Sau vụ sụp đổ cầu Genoa ngày 14 tháng 8, Ý đã quyết định cắt giảm việc sử dụng nhiều cây cầu không đạt độ an toàn tiêu chuẩn, với sự sụp đổ nhà thờ này, các hạn chế có lẽ sẽ được mở rộng đến một số tòa nhà.
15. Đức Tổng Giám Mục Auza: Thương thảo hòa bình đòi hỏi một nền “văn hóa gặp gỡ” liên quan đến tất cả các bên
Đức Tổng Giám Mục Bernadito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc ở New York, đã đọc một diễn từ trong một cuộc tranh luận mở rộng tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày thứ Tư 29 tháng 8 về việc hòa giải và giải quyết các tranh chấp.
Thương thảo chân thật trong việc dàn xếp các cuộc tranh chấp đòi hỏi một “nền văn hóa cuộc gặp gỡ” đặt con người, phẩm giá của họ và thiện ích chung ở trung tâm của tất cả các hoạt động chính trị, xã hội và kinh tế.
Phát biểu hôm thứ tư tại một cuộc tranh luận mở của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về hòa giải và giải quyết các tranh chấp, nhà ngoại giao Vatican đã rút ra những bài học từ các tiến trình hòa giải mà Tòa Thánh đã làm trung gian thành công trong việc giải quyết các tranh chấp giữa Á Căn Đình và Chí Lợi, Mozambique và gần đây tại Colombia.
“Con đường dẫn đến hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau càng cam go, chúng ta càng phải nỗ lực nhiều hơn để thừa nhận lẫn nhau, để chữa lành các vết thương, để xây dựng các nhịp cầu, để tăng cường các mối quan hệ và hỗ trợ lẫn nhau”, Đức Tổng Giám Mục Auza trích dẫn Đức Thánh Cha Phanxicô, và nhấn mạnh rằng văn hóa gặp gỡ, liên quan đến sự tôn trọng lẫn nhau và hiểu biết, phải là trung tâm không chỉ trong việc giải quyết các tranh chấp mà còn trong cuộc sống hàng ngày.
16. Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput: Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên nên được hoãn lại, chúng ta không còn đủ uy tín
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia nói với một hội nghị thảo luận về “những người trẻ” trong Giáo Hội rằng dưới ánh sáng cuộc khủng hoảng lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo đang diễn ra hiện nay, ngài đã viết cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu dời lại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên ở Rôma.
“Các giám mục tuyệt đối không còn uy tín” trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên sắp tới, Đức Tổng Giám Mục Chaput nói tại Cardinal’s Forum, là một cuộc gặp gỡ hàng năm của các nhà khoa bảng tham gia trong việc đào tạo các chủng sinh và các khóa học nâng cao cho anh chị em giáo dân hôm 30 tháng 8.
Theo dự trù Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên sẽ diễn ra từ 3 đến 28 tháng 10 năm 2018.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cuộc thảo luận hôm ngày 30 tháng 8 ở Philadelphia đã diễn ra tại Chủng viện St. Charles Borromeo, về chủ đề “Những người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi.” Khoảng 300 người đã tham dự sự kiện này.
Đức Tổng Giám Mục Chaput nói rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên nên được dời lại. Ngài nói:
“Tôi đã viết thư cho Đức Thánh Cha và kêu gọi ngài dời lại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên sắp tới. Ngay bây giờ, các giám mục tuyệt đối không còn uy tín để đề cập đến chủ đề này”, Đức Tổng Giám Mục nói.
Thay vì một Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, Đức Tổng Giám Mục đề nghị rằng một Thượng Hội Đồng Giám Mục về các Giám Mục nên được tổ chức để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng hiện nay.
“Tôi đã kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nên bắt đầu lập kế hoạch cho một Thượng Hội Đồng Giám Mục về cuộc sống của các giám mục,” ngài nói tiếp.
Trong một diễn biến khác, tất cả các Giám Mục của Dallas và linh mục đoàn cùng với các đại diện giáo dân cũng đã viết thư cho Đức Thánh Cha yêu cầu triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường về giáo sĩ để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng đang làm điêu đứng Giáo Hội.
Trước đó, Đức Cha Philip Egan của Giáo phận Portsmouth, ở miền nam nước Anh, đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng để yêu cầu ngài triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đang làm điêu đứng Giáo Hội.
Bức thư đã được gửi đến Đức Thánh Cha vào ngày 22 tháng Tám, và được công bố trên trang web của Giáo phận Portsmouth. Đức Cha Egan nói rằng đề xuất của ngài nảy sinh bởi những vụ tai tiếng tình dục gần đây ở Mỹ, đặc biệt là sau khi báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania được công bố, cũng như các trường hợp khác ở Ái Nhĩ Lan, Chí Lợi và Úc.
“Lạm dụng tình dục bởi hàng giáo sĩ dường như là một hiện tượng hoàn vũ trong Giáo Hội,” Đức Cha Egan viết trong thư gởi cho Đức Giáo Hoàng. “Là một người Công Giáo và là một Giám mục, những điều được phơi bày này làm tôi đau buồn và cảm thấy nhục nhã.”
Đức Cha Egan nói rằng, bên cạnh những cảm giác này, ngài cảm thấy bị thôi thúc phải đưa ra một “gợi ý mang tính xây dựng” hơn và xin Đức Giáo Hoàng cân nhắc việc triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục về đời sống và công việc mục vụ của hàng giáo sĩ.
Đức Cha Egan đề nghị rằng một Thượng Hội Đồng Giám Mục như vậy có thể được tổ chức sau những “công nghị ở địa phương”, trong đó các Giám Mục tham dự và lắng nghe ý kiến của anh chị em giáo dân. Công nghị ấy được điều hành hoàn toàn bởi các thành viên giáo dân là những người có chuyên môn cụ thể về các vụ lạm dụng tính dục, và những người tham gia vào việc hình thành chính sách bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương khác.
Kết quả của các cuộc họp này có thể được đưa vào tài liệu làm việc chính thức của Thượng Hội Đồng Giám Mục ở Rôma.
Các chủ đề được đề xuất cho Thượng Hội Đồng Giám Mục thảo luận có thể bao gồm “căn tính linh mục [hoặc] giám mục” và đưa ra các hướng dẫn về “lối sống và những hỗ trợ cho việc tuân giữ luật độc thân”, đề xuất ra các “quy tắc sống cho các linh mục [và] các giám mục” và thiết lập “các hình thức giám sát hàng giáo sĩ”
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 6/9/2018: Đức Hồng Y Oswald Gracias nói: Giáo Hội Á Châu ủng hộ Đức Giáo Hoàng Phanxicô 100%.
VietCatholic Network
22:58 05/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1-Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thư Tư ngày 5 tháng 9, 2018.
2- ĐTC Phanxicô nói: Trước những người thích nói xấu, gièm pha, hãy thinh lặng và cầu nguyện.
3- 74 Giám Mục thuộc các xứ truyền giáo dự khóa bồi dưỡng.
4- Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân nói rằng: Những cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Viganò cần được trả lời khẩn cấp.
5. ĐHY Oswald Gracias: Giáo hội Á châu ủng hộ Đức Giáo Hoàng Phanxicô 100%.
6- Hội Đồng Giám Mục Á Căn Đình bày tỏ sự ủng hộ đối với Đức Thánh Cha.
7- Đan viện Xitô được tái lập tại miền Đông Đức sau 200 năm.
8- Dân chúng Estonia cầu nguyện và mong chờ chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Thánh Cha.
9- Cộng Sản Trung Quốc: Theo đảng dứt khoát phải bỏ đạo.
10- Tin vui: 12 nữ tu Việt Nam tuyên khấn tại Dòng Thánh Phaolô Tỉnh Dòng Hồng Kông.
11- Giới thiệu thánh ca: Tâm Ca Mai Đệ Liên.
https://youtu.be/gqEHCB2xzgU
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết