Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thá nh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:58 05/09/2017
37. Con người ta nếu cầu nguyện cách tốt lành thì không trễ nãi làm việc thiện. Trái lại, nếu không cầu nguyện tốt, thì bất cứ việc thiện nào cũng làm không được.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn t hần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 23 Mùa Quanh Năm A. 10.9.2017
Lm Francis Lý văn Ca
17:47 05/09/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta về mối tương quan giữa ta và tội lỗi, về nợ nần với anh chị em. Đây là một đề tài bất tận... Vì nói về lỗi lầm của người khác, của người vắng mặt hay chúng ta không thích họ thì không bao giờ hết chuyện.
Các bài đọc hôm nay sẽ nhắc nhở cho chúng ta về lòng nhân hậu khi sửa lỗi cho anh em. Về trách nhiệm, chúng ta không thể làm ngơ trước lầm lỗi của anh em, nhưng phải gìn giữ anh em chúng ta trên đường thánh thiện, không đối nghịch với lòng nhân từ khi sửa lỗi anh em.
Căn cứ trên lòng nhân ái, Chúa Giêsu đưa ra một nguyên tắc để sửa lỗi anh em: Đó là sửa nhau trong tinh thần thông cảm và âm thầm. Chúng ta cầu xin Chúa cho mỗi người tín hữu biết xử sự đại lượng với anh chị em, và cũng luôn ý thức rằng, chính mình cũng cần đến sự nhân thứ của Thiên Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Sống trong thế giới, quốc gia, xã hội hay cộng đoàn nhỏ như gia đình, đều có sự liên đới với nhau. Sự liên đới nầy đòi hỏi mỗi người đều có trách nhiệm, nâng đỡ nhau như tinh thần bài đọc chúng ta sắp nghe sau đây.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô cho chúng ta thấy sự liên đới của con người quan trọng ở nơi đức ái. Chính đức ái nối kết chúng ta với nhau.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu hôm nay đưa ra cho chúng ta một phương pháp để đưa người anh em lầm lỗi trở về, đó là đối thoại, nói chuyện trong sự thân mật. Đây là cách thức hay nhất để giải quyết sự cạnh tranh và hiểu lầm.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa đã phán: "Nơi nào có hai hoặc ba người họp lại vì danh Ta, Ta sẽ ở giữa họ". Giờ đây, chúng ta họp nhau và dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin sai phái Thần Linh Chúa đến, canh tân Giáo Hội, để Giáo Hội luôn loan truyền cho thế giới Tin Mừng của ơn cứu độ và tình thương của Thiên Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa sai phái Thần Linh Chúa đến, canh tân tâm hồn chúng ta, để chúng ta trao cho anh chị em lòng yếu mến thiết tha và sự quảng đại, tha thứ những lầm lỗi của anh chị em chúng ta. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin sai phái Thần Linh Chúa đến, biến đổi mọi trái tim trong cộng đoàn xứ đạo, để chúng ta thông cảm, chia sẻ với những ai cần sự chia sẻ: tình mến, sự cô đơn, bị bỏ rơi và bị người đồng loại kết án, loại trừ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta dâng lên Chúa những ý nguyện riêng tư của cá nhân hay gia đình, trong ít giây thinh lặng.
* Thinh lặng ít giây rồi đọc câu kết:
Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời…. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con hiệp nhau dâng lên Thiên Chúa những lời nguyên cầu trong ngày Chúa Nhật hôm nay. Xin Chúa nhậm lời con cái Chúa van nài và ban những ơn cần thiết. Với ơn Chúa ban sẽ giúp chúng con canh tân cuộc sống mỗi ngày nên hoàn hảo hơn. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta về mối tương quan giữa ta và tội lỗi, về nợ nần với anh chị em. Đây là một đề tài bất tận... Vì nói về lỗi lầm của người khác, của người vắng mặt hay chúng ta không thích họ thì không bao giờ hết chuyện.
Các bài đọc hôm nay sẽ nhắc nhở cho chúng ta về lòng nhân hậu khi sửa lỗi cho anh em. Về trách nhiệm, chúng ta không thể làm ngơ trước lầm lỗi của anh em, nhưng phải gìn giữ anh em chúng ta trên đường thánh thiện, không đối nghịch với lòng nhân từ khi sửa lỗi anh em.
Căn cứ trên lòng nhân ái, Chúa Giêsu đưa ra một nguyên tắc để sửa lỗi anh em: Đó là sửa nhau trong tinh thần thông cảm và âm thầm. Chúng ta cầu xin Chúa cho mỗi người tín hữu biết xử sự đại lượng với anh chị em, và cũng luôn ý thức rằng, chính mình cũng cần đến sự nhân thứ của Thiên Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Sống trong thế giới, quốc gia, xã hội hay cộng đoàn nhỏ như gia đình, đều có sự liên đới với nhau. Sự liên đới nầy đòi hỏi mỗi người đều có trách nhiệm, nâng đỡ nhau như tinh thần bài đọc chúng ta sắp nghe sau đây.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô cho chúng ta thấy sự liên đới của con người quan trọng ở nơi đức ái. Chính đức ái nối kết chúng ta với nhau.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu hôm nay đưa ra cho chúng ta một phương pháp để đưa người anh em lầm lỗi trở về, đó là đối thoại, nói chuyện trong sự thân mật. Đây là cách thức hay nhất để giải quyết sự cạnh tranh và hiểu lầm.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa đã phán: "Nơi nào có hai hoặc ba người họp lại vì danh Ta, Ta sẽ ở giữa họ". Giờ đây, chúng ta họp nhau và dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin sai phái Thần Linh Chúa đến, canh tân Giáo Hội, để Giáo Hội luôn loan truyền cho thế giới Tin Mừng của ơn cứu độ và tình thương của Thiên Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa sai phái Thần Linh Chúa đến, canh tân tâm hồn chúng ta, để chúng ta trao cho anh chị em lòng yếu mến thiết tha và sự quảng đại, tha thứ những lầm lỗi của anh chị em chúng ta. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin sai phái Thần Linh Chúa đến, biến đổi mọi trái tim trong cộng đoàn xứ đạo, để chúng ta thông cảm, chia sẻ với những ai cần sự chia sẻ: tình mến, sự cô đơn, bị bỏ rơi và bị người đồng loại kết án, loại trừ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta dâng lên Chúa những ý nguyện riêng tư của cá nhân hay gia đình, trong ít giây thinh lặng.
* Thinh lặng ít giây rồi đọc câu kết:
Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời…. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con hiệp nhau dâng lên Thiên Chúa những lời nguyên cầu trong ngày Chúa Nhật hôm nay. Xin Chúa nhậm lời con cái Chúa van nài và ban những ơn cần thiết. Với ơn Chúa ban sẽ giúp chúng con canh tân cuộc sống mỗi ngày nên hoàn hảo hơn. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên ngôn ngày lễ Lao Động nhắm đến tầm quan trong của việc xây dựng và hỗ trợ các gia đình.
Giuse Thẩm Nguyễn
05:30 05/09/2017
(usccb.org) Tin từ Washington: Chủ tịch Ủy Ban về Công Lý và Phát Triển Con Người của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là Đức Tổng Giám Mục Thomas G. Wenski thuộc Miami đã nói rằng việc tạo ra công việc đầy đủ và thích hợp để vinh danh phẩm giá các gia đình là một yếu tố cần thiết trong thách đố mà mọi người Công Giáo phải đối diện và đó chính là đường lối Công Giáo. ĐTGM cũng đã trích dẫn tuyên ngôn của ngày Lễ Lao Động vào năm 2015 rằng lao động có tầm quan trọng trong việc hỗ trợ các gia đình và cũng từ bản tuyên ấy ĐGH Phanxicô đã đưa ra thông điệp về sinh thái vào tháng Sáu, Laudato Si’ (Chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta).
ĐTGM Wenski nói rằng “Chúng ta không được tự rút lui khỏi cuộc khủng hoảng với một nền kinh tế bất ổn, không tạo ra công việc ổn định với mức lương đủ sống của rất nhiều người, nam cũng như nữ. Chúng ta cần có sự thay đổi sâu xa của con tim trong tất cả các mức sống của chúng ta.” Ngài kêu gọi những người Công Giáo “hãy dấn thân cho anh chị em của chúng ta trên khắp thế giới trong đại gia đình nhân loại và xây dựng những hệ thống, những cấu trúc nuôi dưỡng sự hình thành và ổn định gia đình cho chính chúng ta và nơi khu xóm của chúng ta.”
ĐTGM Wenski nhận định rằng mặc dù công việc có ý nghĩa vì gia đình, “Sự chậm trể tiền lương đã tăng thêm áp lực trên các gia đình như chi phí ăn uống, nhà ở, phương tiện di chuyển, và học hành tiếp tục chồng chất lên cao. Có bằng chứng vi phạm phẩm giá con người nơi các anh chị em công nhân bị khai thác bóc lột, buôn bán phụ nữ và trẻ em và một hệ thống di dân đổ nát đã ngăn cản anh chị em chúng ta và gia đình họ tìm được công việc thích hợp và một đời sống tốt hơn.”
ĐTGM Wenski nhắc lại Thông Điệp Laudato Si’ trong đó ĐGH Phanxicô đã kêu gọi mọi người hãy nhìn ra sự liên hệ giữa lao động con người, chăm lo công trình sáng tạo và “vinh danh phẩm giá của đại gia đình nhân loại, một sự hiệp thông tuyệt vời làm cho chúng ta cảm nhận được đầy đủ sự tôn trọng thánh thiêng, yêu mến và nhún nhường.
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐTGM Wenski nói rằng “Chúng ta không được tự rút lui khỏi cuộc khủng hoảng với một nền kinh tế bất ổn, không tạo ra công việc ổn định với mức lương đủ sống của rất nhiều người, nam cũng như nữ. Chúng ta cần có sự thay đổi sâu xa của con tim trong tất cả các mức sống của chúng ta.” Ngài kêu gọi những người Công Giáo “hãy dấn thân cho anh chị em của chúng ta trên khắp thế giới trong đại gia đình nhân loại và xây dựng những hệ thống, những cấu trúc nuôi dưỡng sự hình thành và ổn định gia đình cho chính chúng ta và nơi khu xóm của chúng ta.”
ĐTGM Wenski nhận định rằng mặc dù công việc có ý nghĩa vì gia đình, “Sự chậm trể tiền lương đã tăng thêm áp lực trên các gia đình như chi phí ăn uống, nhà ở, phương tiện di chuyển, và học hành tiếp tục chồng chất lên cao. Có bằng chứng vi phạm phẩm giá con người nơi các anh chị em công nhân bị khai thác bóc lột, buôn bán phụ nữ và trẻ em và một hệ thống di dân đổ nát đã ngăn cản anh chị em chúng ta và gia đình họ tìm được công việc thích hợp và một đời sống tốt hơn.”
ĐTGM Wenski nhắc lại Thông Điệp Laudato Si’ trong đó ĐGH Phanxicô đã kêu gọi mọi người hãy nhìn ra sự liên hệ giữa lao động con người, chăm lo công trình sáng tạo và “vinh danh phẩm giá của đại gia đình nhân loại, một sự hiệp thông tuyệt vời làm cho chúng ta cảm nhận được đầy đủ sự tôn trọng thánh thiêng, yêu mến và nhún nhường.
Giuse Thẩm Nguyễn
Muà Đại Hồng Thủy lan tràn qua Ấn Độ: Trên 17 triệu người đang khốn đốn vì lụt tại bang Bihar.
Xavier Nguyễn Đông
11:07 05/09/2017
Camillian Task Force là cơ quan cứu trợ Công Giáo do hội dòng thánh Camillus thành lập năm 1994 để cứu trợ các thiên tai như động đất, sóng thần, bão biển và hạn hán.
Cơ quan CTF hiện đang có mặt tại Kenya và tại tiểu lục địa Ấn Độ.
Tình hình lụt ở Bihar đã gây ra 514 người chết và 17.2 triệu người bị ảnh hưởng.
Bihar là bang đông dân thứ 3 cuả Ấn Độ, nhưng là bang ít ‘đô thị hoá’ nhất nước, nghiã là phần đông là những nông dân nghèo.
Những thành phần bị ảnh hưởng nhất là người Dalits (đẳng cấp bần cùng bị loại ra ngoài xã hội) và người Hồi giáo.
Caritas-Ấn Độ đang phối hợp với CTF để cấp cứu khẩn cấp 4 quận bị lụt trầm trọng nhất và đã đưa ra lời kêu gọi sau đây:
“Chúng tôi kêu gọi tất cả anh chị em, bạn hữu, nhà hảo tâm và tình nguyện viên y tế: chúng tôi xin quí vị hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ bằng cách lạc quyên và lời cầu nguyện. Xin cầu nguyện cho các nạn nhân! Xin khuyến khích các nhân viên và tình nguyện viên cuả chúng tôi! "
Sứ điệp Video của Đức Thánh Cha gửi nhân dân Colombia
LM. Trần Đức Anh OP
13:01 05/09/2017
VATICAN. ĐTC kêu gọi nhân dân Colombia trở thành những người xây dựng hòa bình và hòa giải, đi bước đầu trong việc bắc những nhịp cầu và kiến tạo tình huynh đệ.
Lời kêu gọi trên đây được ĐTC đưa ra trong sứ điệp Video gửi toàn dân Colombia phổ biến hôm 4-9-2017, trước ngưỡng cửa cuộc viếng thăm của ngài tại nước này từ ngày mai, mùng 6 đến hết mùng 10-9 tới đây.
Sau khi cám ơn tổng thống, các GM và mọi người đã tích cực góp phần vào việc chuẩn bị chuyến viếng thăm, ĐTC nhắc đến chủ đề cuộc tông du của ngài là ”Chúng ta hãy đi bước đầu” và nhận xét rằng:
”Chủ đề này nhắc nhở chúng ta luôn luôn cần đi bước đầu trong bất kỳ hoạt động và dự phóng nào. Nó cũng thúc đẩy chúng ta trở thành những người đầu tiên yêu mến, bắc cầu và xây dựng tình huynh đệ. Đi bước đầu khích lệ chúng ta hãy đi ra gặp gỡ tha nhân, giơ tay và trao đổi dấu chỉ hòa bình. Hòa bình là điều mà Colombia hoạt động từ lâu để đạt tới. Một nền hòa bình ổn định, lâu bền, để chúng ta có thể nhìn nhau và đối xử với nhau như anh chị em, chứ không phải như kẻ thù. Hòa bình nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta là con cái của cùng Cha, Đấng yêu thương và an ủi chúng ta”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Thế giới ngày nay đang cần những vị cố vấn hòa bình và đối thoại. Cả Giáo Hội cũng được kêu gọi thi hành nghĩa vụ này, để thăng tiến hòa giải với Chúa và với anh chị em, và cả sự hòa giải với môi trường là một công trình sáng tạo của Thiên Chúa mà chúng ta đang khai thác một cách bừa bãi”.
”Ước gì cuộc viếng thăm này là một vòng tay ôm huynh đệ đối với mỗi người trong anh chị em và họ cảm thấy niềm an ủi và dịu dàng của Chúa”.
Hôm 31-8-2017, Đức Ông Fabio Suescún Mutis, trưởng ban tổ chức chuyến viếng thăm của ĐTC tại Colombia, đã tuyên bố với báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh rằng: ”Colombia đã sẵn sàng đón tiếp ĐTC Phanxicô. Tôi rất vui mừng có thể nói các thành phố liên hệ đã hoàn tất các khía cạnh tổ chức và chỉ còn thiếu vài chi tiết nhỏ. Đối với chúng tôi đây là thời điểm hồng phúc làm cho chúng tôi mơ ước có thể biến đổi sâu rộng đất nước của chúng tôi và đi bước đầu tiến về tương lai. ĐTC là một nhà thừa sai về hòa giải và chúng tôi đang chuẩn bị cởi mở tâm hồn. Sự hiện diện của ngài sẽ giúp chúng tôi khám phá rằng chúng tôi có thể đoàn kết với nhau như một quốc gia và tái nhìn nhau với đôi mắt hy vọng và từ bi thương xót”. (Rei 4-9-2017)
Sau khi cám ơn tổng thống, các GM và mọi người đã tích cực góp phần vào việc chuẩn bị chuyến viếng thăm, ĐTC nhắc đến chủ đề cuộc tông du của ngài là ”Chúng ta hãy đi bước đầu” và nhận xét rằng:
”Chủ đề này nhắc nhở chúng ta luôn luôn cần đi bước đầu trong bất kỳ hoạt động và dự phóng nào. Nó cũng thúc đẩy chúng ta trở thành những người đầu tiên yêu mến, bắc cầu và xây dựng tình huynh đệ. Đi bước đầu khích lệ chúng ta hãy đi ra gặp gỡ tha nhân, giơ tay và trao đổi dấu chỉ hòa bình. Hòa bình là điều mà Colombia hoạt động từ lâu để đạt tới. Một nền hòa bình ổn định, lâu bền, để chúng ta có thể nhìn nhau và đối xử với nhau như anh chị em, chứ không phải như kẻ thù. Hòa bình nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta là con cái của cùng Cha, Đấng yêu thương và an ủi chúng ta”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Thế giới ngày nay đang cần những vị cố vấn hòa bình và đối thoại. Cả Giáo Hội cũng được kêu gọi thi hành nghĩa vụ này, để thăng tiến hòa giải với Chúa và với anh chị em, và cả sự hòa giải với môi trường là một công trình sáng tạo của Thiên Chúa mà chúng ta đang khai thác một cách bừa bãi”.
”Ước gì cuộc viếng thăm này là một vòng tay ôm huynh đệ đối với mỗi người trong anh chị em và họ cảm thấy niềm an ủi và dịu dàng của Chúa”.
Hôm 31-8-2017, Đức Ông Fabio Suescún Mutis, trưởng ban tổ chức chuyến viếng thăm của ĐTC tại Colombia, đã tuyên bố với báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh rằng: ”Colombia đã sẵn sàng đón tiếp ĐTC Phanxicô. Tôi rất vui mừng có thể nói các thành phố liên hệ đã hoàn tất các khía cạnh tổ chức và chỉ còn thiếu vài chi tiết nhỏ. Đối với chúng tôi đây là thời điểm hồng phúc làm cho chúng tôi mơ ước có thể biến đổi sâu rộng đất nước của chúng tôi và đi bước đầu tiến về tương lai. ĐTC là một nhà thừa sai về hòa giải và chúng tôi đang chuẩn bị cởi mở tâm hồn. Sự hiện diện của ngài sẽ giúp chúng tôi khám phá rằng chúng tôi có thể đoàn kết với nhau như một quốc gia và tái nhìn nhau với đôi mắt hy vọng và từ bi thương xót”. (Rei 4-9-2017)
Đạo trưởng phái Sadrist Hồi Giáo đến Vatican? Chỉ là tin vịt?
Trần Mạnh Trác
13:36 05/09/2017
Nhưng hình như đó chỉ là một tin vịt do ông đưa ra nhằm đánh bóng tên tuổi cuả mình mà thôi!
Theo tin Fides là mạng thông tin truyền giáo cuả Vatican thì cho đến nay chưa hề có một ‘yêu cầu’ nào đã được gởi tới Vatican, và cũng không hề có sự liên lạc nào về vấn đề này với một cơ quan cuả Vatican từ bất kỳ một cơ quan dân sự nào cả.
Đó là một tin không có ‘cơ sở’, theo Fides.
Trước ngày Đức Phanxicô tới Colombia
Vũ Văn An
16:49 05/09/2017
Ngày 6 tháng 9 này, Đức Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng thứ ba, sau Đức Phaolô VI và Gioan Phaolô II, lên đường thăm viếng Colombia, một nước không xa lạ gì đối với ngài, vì theo phát ngôn viên Greg Burke, ngài tới đây 2 lần lúc còn là 1 giám mục, và trước đó 2 lần khi còn là 1 linh mục.
Tuy nhiên, đối với phần đông người Công Giáo Viêt Nam, Giáo Hội Công Giáo tại Colombia là một thực thể xa lạ. Trước ngày ngài tới nước này khoảng một tuần lễ, giáo phận Raleigh ở tiểu bang North Carolina của Hoa Kỳ được hân hạnh có vị giám mục mới đó là Đức Cha Luis Zarama, gốc Colombia.
Một đất nước sùng đạo nhưng chia rẽ
Trong một cuộc phỏng vấn của tờ Crux ngày 28 tháng Tám, Đức Tân Giám Mục cho biết một vài chi tiết về Giáo Hội Colombia. Ngài nói: “Một trong các khác biệt lớn là: ở Colombia, bạn có rất nhiều lòng sùng kính và rước kiệu. Bạn biểu lộ đức tin bằng nhiều cách… Trong Tuần Thánh, chẳng hạn, bạn có thể cảm thấy và ngửi thấy mọi sự… Ở Hoa Kỳ, Giáo Hội được tổ chức nhiều hơn và cởi mở hơn đối với giáo dân để họ trở thành một phần của giáo xứ. Ở Colombia, các linh mục và nữ tu là những người điều hành giáo xứ. Bạn chỉ cần tham dự Thánh Lễ, chỉ có thế thôi.
Một khác biệt lớn nữa là Giáo Hội tại Hoa Kỳ khá đa dạng. Còn ở Colombia, bạn chỉ có thể có người Colombia mà thôi, ở đây bạn có người từ nhiều nước khác nhau tạo thành đời sống giáo xứ”.
Về tình hình xứ sở Colombia, Đức Cha Zarama cho hay cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô xẩy ra vào một thời điểm tế nhị của quốc gia. “Xứ sở hoàn toàn bị chia rẽ. Có những người đồng ý với diễn trình hòa bình, và có những người hoàn toàn chống lại nó”.
Nên biết tháng Tám năm 2016, nước này ký một hiệp ước hòa bình với nhóm phản loạn lớn nhất gọi là Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia (FARC) với hy vọng kết thúc 50 năm nội chiến từng sát hại hơn 220,000 người và khiến 8 triệu cư dân phải tản cư. Nhưng hiệp ước này đã không được các công dân Colombia phê chuẩn hồi tháng Mười cùng năm.
Đức Cha Zarama nhận định: “một số người, tức những người đồng ý, hy vọng Đức Giáo Hoàng tới để giúp họ, còn phía bên kia thì nghĩ rằng Tổng Thống và nhiều người khác lợi dụng Đức Giáo Hoàng. Thách đố của Đức Giáo Hoàng sẽ là đưa ra một thông điệp có khả năng vươn tới cả hai phía của dân chúng, và tạo được sự khác biệt. Đây là cuộc tông du mục vụ, nhưng việc có thể vươn tay ra với mọi người chắc chắn sẽ là một thách đố lớn”.
Tuy nhiên, Đức Cha Zarama tin tưởng chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng sẽ có một ảnh hưởng lâu dài trên quê hương của Đức Cha, y như ngài đã gây ảnh hưởng khắp thế giới. Ngài nói: “Thuộc tôn giáo nào hay quốc gia nào là điều không quan trọng, người ta vẫn kính trọng vị giáo hoàng hiện nay như một nhà lãnh đạo và đây là điều tốt ta cần cảm nhận. Ta nên tự hào là người Công Giáo và có vị giáo hoàng như hiện nay: có khả năng vươn tới người ta, và lời lẽ của ngài nghe rất rõ ràng và đơn giản. Đó là điều thật tốt đẹp”.
Chủ đề hoà giải
Biến cố lớn trong chuyến tông du Colombia sẽ diễn ra ngày 8 tháng 9 khi ngài tới Villavicencio để chủ tọa buổi cầu nguyện hòa giải quốc gia và sau đó là lễ phong chân phúc cho Đức Cha Jesus Emilio Jaramillo Monsalve, bị Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia sát hại và Cha Pedro Maria Ramirez Ramos, cả hai vị đều được nhìn nhận là tử đạo, chết vì lòng thù hận đức tin.
Theo phát ngôn Greg Burke, ở Colombia, Đức Phanxicô sẽ nói về hòa bình, dù ở bình diện mục vụ. Thực vậy, khẩu hiệu của chuyến viếng thăm nói chung là "Ta hãy thực hiện bước đầu tiên" để xây dựng hòa bình, cổ vũ sự sống; chủ đề tại Villavicencio sẽ là “Hòa Giải Với Thiên Chúa, với Người Colombia và với Thiên Nhiên”… Mỗi lần cử hành Thánh Lễ một chủ đề được xướng lên cũng như mỗi đêm tại Tòa Khâm Sứ, khi ngài ban Phép Lành cuối ngày.
Theo Phát Ngôn Viên Greg Burke, vì nhấn mạnh tới bình diện mục vụ, nên sẽ không có cuộc gặp gỡ với các giám mục Colombia, với Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia, với Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia (ELN) hay các nhóm đối lập khác. Điều này trái với mong chờ của giới báo chí. Họ vẫn nhìn chuyến viếng thăm này qua viễn tượng chính trị khi nhân dân nước này đang cố gắng dấn thân đẩy mạnh diễn trình hòa bình.
Theo nữ ký giả San Martin, Đức Tổng Giám Mục José Octavio Ruiz Arenas, Tổng Thư Ký của Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa và hiện là viên chức cao cấp nhất người Colombia tại Tòa Thánh, cho hay: cần phải phân biệt giữa ước vọng chung về hòa bình và việc ký kết hiệp ước.
Ngài nói: “điều thứ hai có tính chính trị, nhưng bất hạnh thay, khi cuộc trưng cầu được triệu tập, dân đã bỏ phiếu không”.
Hiệp ước giữa chính phủ của tổng thống Juan Manuel Santos và Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia, tổ chức gần đây đã giải giới hoàn toàn, vẫn tiếp tục gây chia rẽ nặng nề giữa chính người Colombia.
Khi bản hiệp ước tu chính được chấp nhận sau đó 2 tháng, thì cử tri lại không được tham khảo. Thách đố chủ yếu của Đức Phanxicô sẽ là thách đố mà chính phủ Colombia hiện đang đấu tranh: cân bằng các lời kêu gọi công lý cho các nạn nhân với các lời kêu gọi nhân hậu đối với các kẻ gây tội ác.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, tổng thống Santos “đã phản bội” nhân dân khi ký hiệp ước trên theo lối của ông ta. “Tôi tin Đức Giáo Hoàng sẽ cực kỳ hữu ích khi làm sáng tỏ rằng hòa bình là một hồng phúc lớn lao, và chúng ta đừng quên… tiếp tục tìm kiếm, trước nhất, một nền hòa bình lâu dài”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, hiệp ước trên sẽ không dẫn đến hòa bình nếu các vấn đề nằm bên dưới từng dẫn đến bạo lực không được giải quyết: bất công, phân phối của cải không đều, thối nát và buôn bán ma túy. Không giải quyết các vấn đề này, bạo lực vẫn sẽ tiếp diễn không phải do Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia mà do các nhóm khác cảm thấy mình là nạn nhân của nhà nước.
Thực vậy, theo Đức Ông Hector Fabio Henao, chủ tịch Caritas Colombia, nhiều nhóm võ trang mới đang xuất hiện sau hiệp ước hòa bình với Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia và các nhóm này đang cố gắng kiểm soát các lãnh thổ trước đây nằm trong tay du kích quân. Họ đang là mối đe dọa lớn cho cả Giáo Hội lẫn xã hội.
Chính vì thế, cả giáo hội địa phương lẫn Tòa Thánh nhấn mạnh đây là chuyến viếng thăm mục vụ, không nhằm ủng hộ hiệp ước hoà bình. Đức Thánh Cha đến để củng cố đức tin vào Chúa Kitô, Hoàng Tử Hòa Bình. Việc này dẫn đến hòa giải và hòa giải dẫn tới hòa bình.
Theo lời Đức Tổng Giám Mục Rodrigo Urbina của Villavicencio, thì “Đức Giáo Hoàng nâng đỡ hòa bình, nhưng hòa bình không phải chỉ là một diễn trình, và hòa giải thì sâu sắc hơn. Diễn trình hòa bình là một chiến lược, nhưng ta phải đặt một linh hồn vào đấy. Đối với người Kitô hữu chúng ta, linh hồn này có tên là hòa giải”.
Năm mươi hai năm nội chiến đã gây tử vong rất lớn và tạo nên khối người tản cư ngay trong nước lớn thứ nhì trên thế giới. Con số này như trên đã nói lên tới 8 triệu người. Giáo Hội Công Giáo không được miễn nhiễm cảnh bạo lực này: hơn 85 linh mục đã bị giết từ năm 1984, trong đó có Đức Cha Jesús Emilio Jaramillo Monsalve và Cha Pedro María Ramírez Ramos, các vị sẽ được Đức Phanxicô phong chân phúc tử đạo như đã nói ở trên.
Trước khi Đức Phanxicô tới Colombia, một trong các lãnh tụ của nhóm du kích phản loạn quan trọng thứ hai là Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia đã nhìn nhận việc giết Đức Cha Monsalve là một “lầm lỗi” và họ đã tự phê và tỏ ra hối hận về việc này, họ sẵn sàng xin lỗi, thậm chí đã vận động để được yết kiến Đức Phanxicô. Có tường trình là họ sẽ gửi một thông điệp để đọc trong buổi cầu nguyện hòa giải do Đức Giáo Hoàng chủ tọa tại Villavicencio.
Giáo hội là nạn nhân của bạo lực, nhưng cũng không hoàn toàn vô tội vì như chính Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas thừa nhận, một trong các nhà sáng lập ra Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia là một linh mục người Tây Ban Nha.
Các cố gắng bắc cầu hòa bình của các vị giáo hoàng cho Colombia
Vị giáo hoàng đầu tiên tới thăm Colombia là Đức Phaolô VI. Ngài tới đó năm 1968 để tham dự Đại Hội Thánh Thể lần thứ 39. Đó là chuyến đi Châu Mỹ Latinh duy nhất của ngài.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, nếu nhân dân Colombia biết lắng nghe sứ điệp của ngài lúc ấy, thì lịch sử đã ra khác rồi. Đức Hồng Y Rubén Salazar Gómez của Botota đồng ý như thế. Ngài nói với nhật báo El Tiempo rằng các sứ điệp của các chuyến thăm của các vị giáo hoàng trước đây đã “rơi vào những lỗ tai điếc”.
Đức Phaolô VI nói rằng ngài muốn từ Bogota (thủ đô Colombia) cầu nguyện cho thế giới “đã và đang hết sức cần đến Hòa bình”, cảm tạ Thiên Chúa vì đức tin Công Giáo của đất nước này và khẩn cầu để “một sự sử dụng hợp lý rất nhiều sự phong phú mà Chúa đã đặt nơi đất đai của anh chị em có thể tới tay mọi gia đình và giai cấp một cách công bình, phù hợp với các nguyên tắc công bình và bác ái Kitô Giáo”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, Đức Phaolô VI không thể tin được rằng một nước Công Giáo như Colombia lại có thể có các dị biệt xã hội như nó đã có. “Chắc hẳn ngài muốn nói: ‘người ta tự gọi mình là Công Giáo, nhưng lại quên khuấy học thuyết xã hội của Giáo Hội’”.
Trong chuyến tông du ấy, Đức Phaolô VI cũng chính thức thừa nhận Hội Nghị Các Giám Mục Châu Mỹ Latinh (CELAM). Đức Phanxicô cũng sẽ có dịp gặp gỡ 60 vị đại diện của cơ chế này lúc ở Colombia.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thăm Colombia năm 1986. Dịp này, ngài cũng lên tiếng thúc giục diễn trình hòa bình song song với việc phải lưu ý tới phúc lợi của những người vô sản và thất nghiệp.
Trong bài giảng lễ ở Chiquinquira, một cộng đồng cày cấy ở miền núi cách Bắc Bogota 75 dặm, ngài nói với các nông gia rằng họ “xứng đáng để người ta tôn trọng các quyền hợp pháp của họ và bảo đảm quyền có đất đai của họ”.
Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas cho rằng cả hai vị giáo hoàng trên đã bị làm ngơ. Ta phải chờ xem liệu có “phù phép” gì trong lần viếng thăm lần thứ ba của một vị giáo hoàng hay không.
Các số thống kê về Giáo Hội Colombia
Ngày 30 tháng 8, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã công bố các chi tiết thống kê sau đây về Giáo Hội Colombia: dân số cả nước là 48.2 triệu người, mà 93.9% là người Công Giáo. Cả nước có 7,236 linh mục triều và 2,324 linh mục dòng phục vụ các tín hữu trong các giáo xứ, với 2,995 tiểu chủng sinh và 3,416 đại chủng sinh đang được đào tạo.
Thêm vào đó, Giáo Hội Colombia còn có 593 phó tế vĩnh viễn, 1,058 nam tu sĩ không thụ phong, 13,874 nữ tu và 4,167 trường Công Giáo.
Tuy nhiên, đối với phần đông người Công Giáo Viêt Nam, Giáo Hội Công Giáo tại Colombia là một thực thể xa lạ. Trước ngày ngài tới nước này khoảng một tuần lễ, giáo phận Raleigh ở tiểu bang North Carolina của Hoa Kỳ được hân hạnh có vị giám mục mới đó là Đức Cha Luis Zarama, gốc Colombia.
Một đất nước sùng đạo nhưng chia rẽ
Trong một cuộc phỏng vấn của tờ Crux ngày 28 tháng Tám, Đức Tân Giám Mục cho biết một vài chi tiết về Giáo Hội Colombia. Ngài nói: “Một trong các khác biệt lớn là: ở Colombia, bạn có rất nhiều lòng sùng kính và rước kiệu. Bạn biểu lộ đức tin bằng nhiều cách… Trong Tuần Thánh, chẳng hạn, bạn có thể cảm thấy và ngửi thấy mọi sự… Ở Hoa Kỳ, Giáo Hội được tổ chức nhiều hơn và cởi mở hơn đối với giáo dân để họ trở thành một phần của giáo xứ. Ở Colombia, các linh mục và nữ tu là những người điều hành giáo xứ. Bạn chỉ cần tham dự Thánh Lễ, chỉ có thế thôi.
Một khác biệt lớn nữa là Giáo Hội tại Hoa Kỳ khá đa dạng. Còn ở Colombia, bạn chỉ có thể có người Colombia mà thôi, ở đây bạn có người từ nhiều nước khác nhau tạo thành đời sống giáo xứ”.
Về tình hình xứ sở Colombia, Đức Cha Zarama cho hay cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô xẩy ra vào một thời điểm tế nhị của quốc gia. “Xứ sở hoàn toàn bị chia rẽ. Có những người đồng ý với diễn trình hòa bình, và có những người hoàn toàn chống lại nó”.
Nên biết tháng Tám năm 2016, nước này ký một hiệp ước hòa bình với nhóm phản loạn lớn nhất gọi là Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia (FARC) với hy vọng kết thúc 50 năm nội chiến từng sát hại hơn 220,000 người và khiến 8 triệu cư dân phải tản cư. Nhưng hiệp ước này đã không được các công dân Colombia phê chuẩn hồi tháng Mười cùng năm.
Đức Cha Zarama nhận định: “một số người, tức những người đồng ý, hy vọng Đức Giáo Hoàng tới để giúp họ, còn phía bên kia thì nghĩ rằng Tổng Thống và nhiều người khác lợi dụng Đức Giáo Hoàng. Thách đố của Đức Giáo Hoàng sẽ là đưa ra một thông điệp có khả năng vươn tới cả hai phía của dân chúng, và tạo được sự khác biệt. Đây là cuộc tông du mục vụ, nhưng việc có thể vươn tay ra với mọi người chắc chắn sẽ là một thách đố lớn”.
Tuy nhiên, Đức Cha Zarama tin tưởng chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng sẽ có một ảnh hưởng lâu dài trên quê hương của Đức Cha, y như ngài đã gây ảnh hưởng khắp thế giới. Ngài nói: “Thuộc tôn giáo nào hay quốc gia nào là điều không quan trọng, người ta vẫn kính trọng vị giáo hoàng hiện nay như một nhà lãnh đạo và đây là điều tốt ta cần cảm nhận. Ta nên tự hào là người Công Giáo và có vị giáo hoàng như hiện nay: có khả năng vươn tới người ta, và lời lẽ của ngài nghe rất rõ ràng và đơn giản. Đó là điều thật tốt đẹp”.
Chủ đề hoà giải
Biến cố lớn trong chuyến tông du Colombia sẽ diễn ra ngày 8 tháng 9 khi ngài tới Villavicencio để chủ tọa buổi cầu nguyện hòa giải quốc gia và sau đó là lễ phong chân phúc cho Đức Cha Jesus Emilio Jaramillo Monsalve, bị Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia sát hại và Cha Pedro Maria Ramirez Ramos, cả hai vị đều được nhìn nhận là tử đạo, chết vì lòng thù hận đức tin.
Theo phát ngôn Greg Burke, ở Colombia, Đức Phanxicô sẽ nói về hòa bình, dù ở bình diện mục vụ. Thực vậy, khẩu hiệu của chuyến viếng thăm nói chung là "Ta hãy thực hiện bước đầu tiên" để xây dựng hòa bình, cổ vũ sự sống; chủ đề tại Villavicencio sẽ là “Hòa Giải Với Thiên Chúa, với Người Colombia và với Thiên Nhiên”… Mỗi lần cử hành Thánh Lễ một chủ đề được xướng lên cũng như mỗi đêm tại Tòa Khâm Sứ, khi ngài ban Phép Lành cuối ngày.
Theo Phát Ngôn Viên Greg Burke, vì nhấn mạnh tới bình diện mục vụ, nên sẽ không có cuộc gặp gỡ với các giám mục Colombia, với Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia, với Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia (ELN) hay các nhóm đối lập khác. Điều này trái với mong chờ của giới báo chí. Họ vẫn nhìn chuyến viếng thăm này qua viễn tượng chính trị khi nhân dân nước này đang cố gắng dấn thân đẩy mạnh diễn trình hòa bình.
Theo nữ ký giả San Martin, Đức Tổng Giám Mục José Octavio Ruiz Arenas, Tổng Thư Ký của Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa và hiện là viên chức cao cấp nhất người Colombia tại Tòa Thánh, cho hay: cần phải phân biệt giữa ước vọng chung về hòa bình và việc ký kết hiệp ước.
Ngài nói: “điều thứ hai có tính chính trị, nhưng bất hạnh thay, khi cuộc trưng cầu được triệu tập, dân đã bỏ phiếu không”.
Hiệp ước giữa chính phủ của tổng thống Juan Manuel Santos và Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia, tổ chức gần đây đã giải giới hoàn toàn, vẫn tiếp tục gây chia rẽ nặng nề giữa chính người Colombia.
Khi bản hiệp ước tu chính được chấp nhận sau đó 2 tháng, thì cử tri lại không được tham khảo. Thách đố chủ yếu của Đức Phanxicô sẽ là thách đố mà chính phủ Colombia hiện đang đấu tranh: cân bằng các lời kêu gọi công lý cho các nạn nhân với các lời kêu gọi nhân hậu đối với các kẻ gây tội ác.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, tổng thống Santos “đã phản bội” nhân dân khi ký hiệp ước trên theo lối của ông ta. “Tôi tin Đức Giáo Hoàng sẽ cực kỳ hữu ích khi làm sáng tỏ rằng hòa bình là một hồng phúc lớn lao, và chúng ta đừng quên… tiếp tục tìm kiếm, trước nhất, một nền hòa bình lâu dài”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, hiệp ước trên sẽ không dẫn đến hòa bình nếu các vấn đề nằm bên dưới từng dẫn đến bạo lực không được giải quyết: bất công, phân phối của cải không đều, thối nát và buôn bán ma túy. Không giải quyết các vấn đề này, bạo lực vẫn sẽ tiếp diễn không phải do Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia mà do các nhóm khác cảm thấy mình là nạn nhân của nhà nước.
Thực vậy, theo Đức Ông Hector Fabio Henao, chủ tịch Caritas Colombia, nhiều nhóm võ trang mới đang xuất hiện sau hiệp ước hòa bình với Lực Lượng Vũ Trang Cách Mạng Colombia và các nhóm này đang cố gắng kiểm soát các lãnh thổ trước đây nằm trong tay du kích quân. Họ đang là mối đe dọa lớn cho cả Giáo Hội lẫn xã hội.
Chính vì thế, cả giáo hội địa phương lẫn Tòa Thánh nhấn mạnh đây là chuyến viếng thăm mục vụ, không nhằm ủng hộ hiệp ước hoà bình. Đức Thánh Cha đến để củng cố đức tin vào Chúa Kitô, Hoàng Tử Hòa Bình. Việc này dẫn đến hòa giải và hòa giải dẫn tới hòa bình.
Theo lời Đức Tổng Giám Mục Rodrigo Urbina của Villavicencio, thì “Đức Giáo Hoàng nâng đỡ hòa bình, nhưng hòa bình không phải chỉ là một diễn trình, và hòa giải thì sâu sắc hơn. Diễn trình hòa bình là một chiến lược, nhưng ta phải đặt một linh hồn vào đấy. Đối với người Kitô hữu chúng ta, linh hồn này có tên là hòa giải”.
Năm mươi hai năm nội chiến đã gây tử vong rất lớn và tạo nên khối người tản cư ngay trong nước lớn thứ nhì trên thế giới. Con số này như trên đã nói lên tới 8 triệu người. Giáo Hội Công Giáo không được miễn nhiễm cảnh bạo lực này: hơn 85 linh mục đã bị giết từ năm 1984, trong đó có Đức Cha Jesús Emilio Jaramillo Monsalve và Cha Pedro María Ramírez Ramos, các vị sẽ được Đức Phanxicô phong chân phúc tử đạo như đã nói ở trên.
Trước khi Đức Phanxicô tới Colombia, một trong các lãnh tụ của nhóm du kích phản loạn quan trọng thứ hai là Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia đã nhìn nhận việc giết Đức Cha Monsalve là một “lầm lỗi” và họ đã tự phê và tỏ ra hối hận về việc này, họ sẵn sàng xin lỗi, thậm chí đã vận động để được yết kiến Đức Phanxicô. Có tường trình là họ sẽ gửi một thông điệp để đọc trong buổi cầu nguyện hòa giải do Đức Giáo Hoàng chủ tọa tại Villavicencio.
Giáo hội là nạn nhân của bạo lực, nhưng cũng không hoàn toàn vô tội vì như chính Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas thừa nhận, một trong các nhà sáng lập ra Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia là một linh mục người Tây Ban Nha.
Các cố gắng bắc cầu hòa bình của các vị giáo hoàng cho Colombia
Vị giáo hoàng đầu tiên tới thăm Colombia là Đức Phaolô VI. Ngài tới đó năm 1968 để tham dự Đại Hội Thánh Thể lần thứ 39. Đó là chuyến đi Châu Mỹ Latinh duy nhất của ngài.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, nếu nhân dân Colombia biết lắng nghe sứ điệp của ngài lúc ấy, thì lịch sử đã ra khác rồi. Đức Hồng Y Rubén Salazar Gómez của Botota đồng ý như thế. Ngài nói với nhật báo El Tiempo rằng các sứ điệp của các chuyến thăm của các vị giáo hoàng trước đây đã “rơi vào những lỗ tai điếc”.
Đức Phaolô VI nói rằng ngài muốn từ Bogota (thủ đô Colombia) cầu nguyện cho thế giới “đã và đang hết sức cần đến Hòa bình”, cảm tạ Thiên Chúa vì đức tin Công Giáo của đất nước này và khẩn cầu để “một sự sử dụng hợp lý rất nhiều sự phong phú mà Chúa đã đặt nơi đất đai của anh chị em có thể tới tay mọi gia đình và giai cấp một cách công bình, phù hợp với các nguyên tắc công bình và bác ái Kitô Giáo”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas, Đức Phaolô VI không thể tin được rằng một nước Công Giáo như Colombia lại có thể có các dị biệt xã hội như nó đã có. “Chắc hẳn ngài muốn nói: ‘người ta tự gọi mình là Công Giáo, nhưng lại quên khuấy học thuyết xã hội của Giáo Hội’”.
Trong chuyến tông du ấy, Đức Phaolô VI cũng chính thức thừa nhận Hội Nghị Các Giám Mục Châu Mỹ Latinh (CELAM). Đức Phanxicô cũng sẽ có dịp gặp gỡ 60 vị đại diện của cơ chế này lúc ở Colombia.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thăm Colombia năm 1986. Dịp này, ngài cũng lên tiếng thúc giục diễn trình hòa bình song song với việc phải lưu ý tới phúc lợi của những người vô sản và thất nghiệp.
Trong bài giảng lễ ở Chiquinquira, một cộng đồng cày cấy ở miền núi cách Bắc Bogota 75 dặm, ngài nói với các nông gia rằng họ “xứng đáng để người ta tôn trọng các quyền hợp pháp của họ và bảo đảm quyền có đất đai của họ”.
Đức Tổng Giám Mục Ruiz Arenas cho rằng cả hai vị giáo hoàng trên đã bị làm ngơ. Ta phải chờ xem liệu có “phù phép” gì trong lần viếng thăm lần thứ ba của một vị giáo hoàng hay không.
Các số thống kê về Giáo Hội Colombia
Ngày 30 tháng 8, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã công bố các chi tiết thống kê sau đây về Giáo Hội Colombia: dân số cả nước là 48.2 triệu người, mà 93.9% là người Công Giáo. Cả nước có 7,236 linh mục triều và 2,324 linh mục dòng phục vụ các tín hữu trong các giáo xứ, với 2,995 tiểu chủng sinh và 3,416 đại chủng sinh đang được đào tạo.
Thêm vào đó, Giáo Hội Colombia còn có 593 phó tế vĩnh viễn, 1,058 nam tu sĩ không thụ phong, 13,874 nữ tu và 4,167 trường Công Giáo.
Top Stories
Video Message of the Holy Father to Colombians
Catholic World News
04:00 05/09/2017
Dear people of Colombia, in a few days’ time I will visit your country. I will come as a pilgrim of hope and peace, to celebrate with you faith in our Lord and also to learn from your charity and your perseverance in the search for peace and harmony.
I cordially greet and thank Mr. President and the bishops of the Episcopal Conference for the invitation to visit Colombia. I also thank each one of you for welcoming me to your land and in your heart. I know you have worked – and you have worked hard – to prepare for this meeting. My thanks go to all those who have collaborated and continue to do so, so that it may become a reality.
“Let us take the first step” is the motto of this trip. It reminds us that we always need to take a first step in any activity and project. It also inspires us to be the first to love, to build bridges, to create brotherhood. To take the first step encourages us to go out towards the other, to extend a hand and exchange a sign of peace. Peace is what Colombia seeks, and she has striven to achieve this for a long time. A stable, lasting peace, so that we can see and treat each other as brothers, not as enemies. I am honoured to visit this land, rich in history, culture, faith, men and women who have worked with determination and perseverance to make it a place where harmony and brotherhood prevail, where the Gospel is known and loved, where saying “brother” or “sister” does not seem like a strange sign, but rather a genuine treasure to protect and defend. Today’s world needs counsellors of peace and dialogue. The Church too is called to this task, to promote reconciliation with the Lord and with our brothers, but also reconciliation with the environment that is God’s creation and which we are exploiting wildly.
May this visit be like a fraternal embrace to each one of you, in which we feel the consolation and the tenderness of the Lord.
Dear Colombian brothers and sisters, I wish to live these days with you with a joyful heart, with gratitude to the Lord. I embrace you with affection and ask the Lord to bless you, that He may protect your country and grant peace. And I ask our Mother, the Holy Virgin, to keep you. And do not forget to pray for me. Thank you, and I will see you soon.
I cordially greet and thank Mr. President and the bishops of the Episcopal Conference for the invitation to visit Colombia. I also thank each one of you for welcoming me to your land and in your heart. I know you have worked – and you have worked hard – to prepare for this meeting. My thanks go to all those who have collaborated and continue to do so, so that it may become a reality.
“Let us take the first step” is the motto of this trip. It reminds us that we always need to take a first step in any activity and project. It also inspires us to be the first to love, to build bridges, to create brotherhood. To take the first step encourages us to go out towards the other, to extend a hand and exchange a sign of peace. Peace is what Colombia seeks, and she has striven to achieve this for a long time. A stable, lasting peace, so that we can see and treat each other as brothers, not as enemies. I am honoured to visit this land, rich in history, culture, faith, men and women who have worked with determination and perseverance to make it a place where harmony and brotherhood prevail, where the Gospel is known and loved, where saying “brother” or “sister” does not seem like a strange sign, but rather a genuine treasure to protect and defend. Today’s world needs counsellors of peace and dialogue. The Church too is called to this task, to promote reconciliation with the Lord and with our brothers, but also reconciliation with the environment that is God’s creation and which we are exploiting wildly.
May this visit be like a fraternal embrace to each one of you, in which we feel the consolation and the tenderness of the Lord.
Dear Colombian brothers and sisters, I wish to live these days with you with a joyful heart, with gratitude to the Lord. I embrace you with affection and ask the Lord to bless you, that He may protect your country and grant peace. And I ask our Mother, the Holy Virgin, to keep you. And do not forget to pray for me. Thank you, and I will see you soon.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Chuối Vườn Nhà
Thérésa Nguyễn
08:26 05/09/2017
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Nhìn buồng hoa chuối sau nhà
Nhớ về bát bún mẹ già ngày xưa.
(tn)
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vũ Khúc
Lê Trị
08:36 05/09/2017
Ảnh của Lê Trị
Bên nhau ta cùng múa khúc thanh xuân
Quên đi lặn lội cần cù áo cơm.
(bt)