Ngày 04-09-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:50 04/09/2015
N2T

68. Đức Mẹ Ma-ri-a thường đốt cháy lên lửa yêu mến Thiên Chúa, phàm người tiếp cận Mẹ, yêu mến Mẹ, thì Mẹ cũng sẽ làm cho họ cháy lên lửa yêu mến Thiên Chúa như Mẹ vậy.

(Thánh Bonaventura)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:53 04/09/2015
14. TRANH HÁT BÀI CA NỔI TIẾNG.
N2T

Trong thành Hàm Đan có một nhạc sư, bởi vì không mấy nổi tiếng, cho nên nhạc của ông ta rất ít người học hát.
Một hôm, ông ta phổ một bản nhạc mới, rồi giả mạo là một tác giả nổi tiếng của họ Lý thời cổ viết bản nhạc ấy.
Thế là có rất nhiều người thích âm nhạc tranh nhau học hát, và cho rằng đây là một bản nhạc hiếm có, nhưng về sau biết đó không phải là bài hát của họ Lý, thì lại không hát bài ấy nữa.
(Chuẩn Nam tử)

Suy tư 14:
Thời xưa cũng như thời nay, thời nào cũng có những người vì muốn được nổi tiếng mà mạo danh của những nhân vật tiếng tăm để lòe để bịp mọi người, và cũng để khoe khoang tài năng của mình. Từ trong lãnh vực khoa học, cho đến lãnh vực buôn bán, văn học, nghệ thuật.v.v...đều có sự giả mạo tên tuổi của những người nổi danh, và thậm chí, ngay cả trong tôn giáo cũng có người mạo danh là linh mục này, hòa thượng nọ, để lừa bịp những người ngay lành.
Và trong lãnh vực của đời sống thiêng liêng cũng có những lúc chúng ta “mạo danh” đức ái để mưu lợi cho cá nhân mình, nào là lấy tên hội đoàn này, đoàn thể nọ để quyên góp tiền của vật chất giúp cho việc chung thì ít, mà bỏ túi riêng thì nhiều; nào là mượn danh nghĩa của hội từ thiện để giúp đỡ cho người nghèo, để “tiếng tăm bác ái” của mình được mọi người biết đến. Tất cả mọi kiểu mạo danh ấy đều là con đẻ của tà thần đội lốt thiên thần để bịp mọi người, và để lừa dối ngay cả chính bản thân của mình nữa, bởi vì một cá nhân không tự tin vào chính mình, thì không thể là một con người đáng để cho kẻ khác tin theo.
Cũng có những lúc, tuy tôi không mạo danh người này người nọ để lừa bịp người khác, nhưng tôi lợi dụng thiên chức linh mục và tu sĩ của mình, để thủ lợi và thỏa mãn cho nhu cầu cá nhân của chính mình...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi: Đứng Vững Dưới Chân Thập Giá
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
07:47 04/09/2015
ĐỨNG VỮNG D ƯỚI CHÂN THẬP GIÁ

Mừng lễ Đức Mẹ Sầu Bi, chúng ta cầu nguyện cho hết mọi người đứng vững dưới chân Thập Giá như Đức Maria.

Đứng vững là một trạng thái chịu đựng. Vì ai can đảm, ai có ý chí thì người đó mới đứng vững được. Nhưng đứng vững dưới chân Thập Giá mới là điều khó nhất. Bởi lẽ, ngay cả các thánh Tông Đồ, những người được sống với Đức Giê-su, thế mà khi Thầy tử nạn, chỉ còn thấy có một mình Gio-an đứng dưới chân Thập Giá với Đức Maria (Ga 19,26). Điều này cho thấy, đứng dưới chân Thập giá là hình ảnh của trung thành, là hình ảnh của chí khí, và cũng là hình ảnh của muôn vàn ơn phúc. Thật vậy, từ trên Thập Giá, Đức Giê-su đã phó Gio-an cho Đức Mẹ (x.Ga 19,27). Rồi, Đức Giê-su cũng phó Đức Mẹ cho Gio-an (x. Ga 19,26). Đây là một sự trao đổi thật kỳ lạ. Một sự trao đổi không cân đối, nhưng được cộng thêm bởi tình thương vô biên trên Thập giá và từ tình thương vô biên ấy đã biến Gio-an được trở thành con của Đức Mẹ, và trao phó Đức Mẹ cho Gio-an. Từ đó chúng ta nhìn thấy hình ảnh của Hội Thánh đã được trao phó cho Đức Trinh Nữ Maria.

Khi trao Đức Maria cho Gio-an, Chúa Giê-su cũng cho chúng ta thấy Đức Maria là gương mặt của Hội Thánh, là hiền thê của Đức Ki-tô. Đó là gương mặt “Một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền”(Ep 5,27). Đức Maria càng trở nên hiên ngang tuyệt vời khi đứng dưới chân Thập giá. Nơi đây, người ta nhìn thấy hình ảnh của một người mẹ, không những chứng kiến con mình hấp hối, mà còn giơ tay đón lấy xác con được tháo xuống từ Thập Giá. Hình ảnh ấy im lặng nhưng thấu tới trời và không có những tiếng rên la, than vãn, nhưng là một sự hiệp thông sâu xa để chuyển thành ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.

Với một nguồn ơn lớn lao như thế, Đức Mẹ Sầu Bi luôn gắn liền với Thập Giá. Nếu Thập Giá được giương cao trên đồi Golgotha thì hình ảnh Đức Mẹ Sầu Bi đứng vững dưới chân Thập giá là những hình ảnh đi liền với nhau. Thập Giá là biểu tượng của Ơn Cứu Độ thì Đức Mẹ Sầu Bi cũng trở thành hình ảnh Đồng Công Cứu Chuộc. Thập Giá đã trở thành hiến tế cứu độ cho muôn dân thì Đức Maria dưới chân Thập giá đem lại cho Giáo Hội một sức sống mới, sức sống được kín múc từ cạnh sườn Chúa Giêsu bị đâm thâu, và từ đó Máu và Nước chảy ra. Hình ảnh Đức Mẹ Sầu Bi đứng vững dưới chân Thập Giá cho chúng ta thấy những nét đẹp siêu nhiên và những nét đẹp tự nhiên. Siêu nhiên bởi vì Mẹ đã đón nhận thánh ý Chúa ngay từ giây phút đầu tiên: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, xin vâng như lời Sứ thần truyền” (Lc 1,38). Có thể nói, với Đức Trinh Nữ Maria thì lời Sứ thần truyền tin cho Đức Mẹ chịu thai, lời trăng trối của Đức Giê-su, những lời cuối cùng trên Thập Giá, tất cả là một. Đức Maria đón nhận những lời truyền tin thì cũng đón nhận những lời Con Mẹ trăng trối trên Thập Giá: “Thưa Bà, đây là con của Bà” (Ga, 19,26). Đây là những hình ảnh đan kết giữa siêu nhiên với tự nhiên. Người ta thấy một Con Thiên Chúa lại chết trên đồi Can-vê. Người ta thấy một người Mẹ Thiên Chúa lại có thể đau thương vì “Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà” (Lc 2,35). Vậy mà thay vì những lời và những cử chỉ thì sự im lặng đứng vững của Đức Mẹ đã nói lên tất cả. Mẹ đã đón nhận tất cả Hội Thánh trong con người của Gio-an. Mẹ đã dâng tất cả Hội Thánh trong những lời cầu nguyện âm thầm dưới chân Thập Giá. Mẹ đã đón nhận Con Mẹ vào ngày Truyền Tin, vào ngày Giáng Sinh, thì Mẹ cũng đón nhận xác con Mẹ vào ngày tử nạn. Tất cả những điều đó cho chúng ta thấy hình ảnh của một người mẹ không chỉ là nhẹ nhàng với những niềm vui nhưng là một người mẹ biết đón nhận tất cả những cay đắng và hy sinh hiến tế.

Noi gương Đức Mẹ Sầu Bi không phải là chúng ta đủ can đảm đón nhận những đau khổ của bao người, nhưng là trong chính cuộc đời của mình cũng thấm đẫm những đau khổ, hy sinh. Có điều, những người không biết thánh hóa, không biết sống theo gương của Đức Maria thì đã phàn nàn, kêu trách, đổ lỗi, chẳng khác gì họ đem tất cả những công phúc đổ xuống s ông. Bởi vậy, hình ảnh Đức Maria Sầu Bi đứng dưới chân Thập Giá đem lại cho mỗi người chúng ta một sức sống nội tâm để có thể đứng vững trong một cuộc đời đau khổ, hy sinh của mình và để có thể kiên vững với thời gian. khi Chúa Giê-su trao phó Gio-an cho Đức Mẹ, Giáo Hội cũng nhắc chúng ta hãy đến gần Thập Giá với Đức Maria, vì Gioan là hình ảnh của Hội Thánh chúng ta. Những người con của Mẹ hãy kiên vững trong những đau khổ và hy sinh, bởi chính trong đau khổ và hy sinh cũng như phong ba, bão tố ập xuống trên ngôi nhà của cuộc đời thì mới biết rõ nhà nào xây trên đá và nhà nào xây trên cát; chính trong đau khổ mà người ta thấy được những hình ảnh đẹp đẽ, tuyệt vời của Đức Trinh Nữ Maria, cũng như của những người con của Mẹ.

Lửa thử vàng, gian nan thử đức (tục ngữ), Đức Maria Sầu Bi vẫn mãi là những mô phạm cho tất cả những ai muốn đi theo con đường của Thập Giá, của Hiến Tế hy sinh. Chúng ta cầu chúc cho các hiền mẫu hãy kiên vững như Đức Maria dưới chân Thập Giá, và là Thập Giá trong cuộc đời mình, để mỗi người vừa chu toàn bổn phận của những người mẹ trong gia đình, vừa chu toàn những công việc chung mà Giáo Hội trao phó cho họ. Tin Mừng cho thấy còn một số phụ nữ đạo đức đã đi theo Chúa từ buổi ban đầu, từ Galilea, họ cũng đứng dưới chân Thập Giá (x.Ga 19,25). Hy vọng trong số những người phụ nữ ấy, thấp thoáng qua mọi thời đại chúng ta nhìn thấy các hiền mẫu của gia đình chúng ta, để họ cũng theo gương Đức Mẹ và các phụ nữ đạo đức đứng vững dưới chân Thập Giá.

Từ đây, chúng ta hiểu ý nghĩa Bảy Sự Thương Khó của Đức Mẹ làm cho chúng ta đứng vững mạnh mẽ, chứ không phải những sự thương khó giập vùi cuộc đời con người. Cầu chúc cho mọi người không phải là nhận được nhiều đau khổ, bởi cuộc đời của mỗi người đã có quá nhiều đau khổ, và bản chất cuộc đời nơi trần gian này cũng đã làm họ đau khổ quá nhiều rồi. Nhưng chúng ta cầu chúc cho mọi người biết thánh hóa, và biết noi gương Đức Mẹ để đứng vững dưới chân Thập Giá. Một khi đứng vững dưới chân Thập Giá, họ sẽ là những người mạnh mẽ bước đi trong ân sủng và tình yêu thương, trong hy sinh và hiến tế; trong dấn thân và phục vụ, trong quảng đại vì Nước Chúa.

Chúng ta tin chắc rằng, nếu mỗi một hội đoàn, mỗi gia đình và mỗi người cũng đều tiến bước vững vàng trong gian khó như Đức Maria dưới chân Thập Giá thì đó là con đường dẫn tới sự sống đời đời, con đường của tình yêu Chúa trải dài trước mắt chúng ta và sẽ đi dọc cuộc đời của mỗi người chúng ta.

Chiều nay tang tóc u mờ
Can–vê tim Mẹ gươm vừa đâm thâu.
Đồi cao Thập giá cắm sâu
Giêsu Con Mẹ gục đầu tắt hơi.
Bóng ai in giữa khung trời
Dưới chân Thập giá treo người con yêu.
Tiếng ai nấc nghẹn bóng chiều
Lệ nhoà theo cảnh tiêu điều hoàng hôn.
Vâng, từ chính cảnh u buồn
Con nhìn thấy Mẹ ngàn muôn dịu dàng.
Ánh lên muôn vẻ Thiên đàng
Toả ra muôn vẻ hiên ngang tuyệt vời!
Chiều nay nối đất với trời
Sầu bi, Thánh giá sáng ngời tình thương.
Lời cầu con quyện trầm hương
Dâng lên kính Mẹ lưỡi gươm thấu lòng.


LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
 
Thực hành Lời Chúa là chứng tỏ chúng ta không câm điếc nữa
Lm. Jude Siciliano, OP
15:01 04/09/2015
Chúa Nhật XXIII THƯỜNG NIÊN (B)
Isaia 35:4-7a; T.vịnh. 145; Giacôbê 2: 1-5; Mc. 7: 31-37
THỰC HÀNH LỜI CHÚA LÀ CHỨNG TỎ CHÚNG TA KHÔNG CÂM ĐIẾC NỮA

Tác giả các phúc âm rất giỏi, họ suy tính kỹ lưỡng về điều gì họ viết. Hôm nay chúng ta có thể bỏ qua các chi tiết để đi đến cốt lỏi câu chuyện. Nhưng trong cách kể chuyện không có những gì đệm vào. Trong các chi tiết không quan trọng lắm có những ý đưa đến tin của phúc âm. Thí dụ: hôm nay thánh Máccô bắt đầu câu chuyện với "trình bày bối cảnh" hay nói sơ về địa thế.

"Chúa Giêsu ra đi khỏi vùng Tia, đi qua ngả Xiđon đến biển hồ Galilê vào miền Thập Tinh". Điều đó không có ý gì là cốt lỏi của câu chuyện phải không? Thật thế, chúng ta biết tác giả không viết sách về du lịch, nói rõ những địa điểm du khách không có thể quên được trong miền Thập Tinh, hay khi đi tới biển hồ Galilê. Không, phúc âm không phải để xem phong cảnh mà để xem Thiên Chúa.

Người nào biết về địa thế của Tân ước có thể để ý là nếu Chúa Giêsu đi đến Galilê qua ngả Xiđon sẽ phải đi xa hơn 26 dặm. Và chúng ta nên nhớ là Chúa Giêsu đi bộ. Chúa Giêsu có ý định về chuyến đi này, và thánh Máccô nói rõ là Chúa Giêsu ở trong vùng dân ngoại. Thánh Máccô nói thêm là Chúa Giêsu ở trong vùng dân ngoại mà Ngài gọi là "chó". Chúa Giêsu đi đến nơi những người không ai để ý đến và khinh dễ, mà chính những người đó lại muốn gặp Ngài. Chương trình Thiên Chúa là để cho toàn cầu, không thuộc về một nhóm người nào, một dân tộc nào, hay một tôn giáo nào.

Nơi vùng dân ngoại người ta dẫn đến Chúa Giêsu một người câm và điếc. Thật thế không chỉ có một người đau ốm cần được giúp đỡ. Trong Kinh thánh bệnh điếc có nghĩa là không nghe được lời Thiên Chúa. Các bạn còn nhớ thơ thánh Phao lô gởi giáo hữu La mã là đức tin đến với chúng ta qua sự nghe (Rm 10: 17). Chúng ta cần nghe lời Thiên Chúa trong đời sống chúng ta. Vì nếu chúng ta không nghe được thì chúng ta không xưng hô được rõ ràng.

Chúa Giêsu dẫn người câm điếc qua một bên. Thật Chúa Giêsu là người rất tế nhị. Ngài không muốn dân chúng thấy người đó cần điều gì. Hãy tưởng tượng người bệnh đó có thể ngỡ ngàng khi anh ta được chữa lành. Lúc ấy anh ta ngạc nhiên vì bao nhiêu tiếng động xung quanh. Với chúng ta, chúng ta cũng bị xao lãng vì những tiếng động xung quanh chúng ta. Anh ta đứng một mình trước mặt Chúa Giêsu, tiếng động đầu tiên anh ta nghe là tiếng Chúa Giêsu nói với anh ta. Phép lạ bắt đầu với tai anh ta "Ephatha....hãy mở ra". Hãy để ý thứ tự của phép lạ: trước hết là người bệnh nghe rồi mới nói được. Đời sống anh ta thay đổi hẳn, và dấu chỉ điều đó là anh ta nói rõ ràng.

Trong Kinh thánh, nghe có ý nghĩa rõ ràng, chứng tỏ lời Giao ước của Thiên Chúa với dân Do thái. Trong sách Đệ Nhị Luật (6: 4) dân chúng được gọi đến để nghe: "Hãy nghe, hởi Israel". Điều họ nghe là điều răn thương yêu Thiên Chúa với tất cả tấm lòng, tâm hồn, và hết sức mạnh của họ, và giữ lời Thiên Chúa trong lòng họ là nguồn sự sống.

Qua bao thế hệ Thiên Chúa đã dùng nhiều cách để thu hút sự chú ý của chúng ta, như khi bụi gai cháy làm ông Môsê sửng sốt và ông ta lắng tai nghe. Những người đi trong sa mạc trông thấy một cột lửa cao, một đám mây bay qua và nghe tiếng sấm thu hút dân Israel đến núi Sinai để nghe tiếng Thiên Chúa. Các ngôn sứ của Thiên Chúa muốn lôi kéo dân chúng nghe họ thì họ nhảy múa, kể câu chuyện và làm những việc lạ lùng.

Rốt cùng Thiên Chúa muốn được nghe và chú ý. Ngài cho con một Ngài, Chúa Giêsu nhập thể giữa loài người và là Lời của Thiên Chúa. Thánh Gioan sững sốt về những việc Thiên Chúa đã làm qua Chúa Giêsu "Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống"(1Ga 1:1). Thánh Gioan sững sốt là các môn đệ có thể nghe và chạm đến "lời hằng sống". Thiên Chúa nhập thể và có thể nghe chúng ta, và chạm đến chúng ta để chia tình yêu thương cho tất cả mọi người. Chính đó là việc Thiên Chúa làm hôm nay cho người câm điếc. Chúa Giêsu sờ vào tai người bệnh và mở tai anh ta để anh ta có thể nghe Lời Ngài. Phúc âm hôm nay bắt đầu với hành vi chạm đến.

Chúa Giêsu chạm đến một người ngoại không phải Do thái. Đối với những người thời đó hình như người bị điếc vì tội lỗi của anh ta. Chúa Giêsu sờ đến một người tội lỗi, dẫn anh ta ra khỏi đám đông, sờ vào tai anh ta, sờ vào lưỡi anh ta, nhìn lên trời và nói "Ephatha". Chúa Giêsu đi một đoạn đường xa để đến với người bệnh này, mở tai anh ta và cho anh ta nói được. Đôi khi chúng ta nghe không rõ, không đủ khiêm nhượng để thay đổi tâm hồn chúng ta.

Hôm nay chúng ta đứng với người câm điếc và xin Chúa Giêsu mở tai chúng ta để nghe lời Ngài nói trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Tai chúng ta đã mở ra và chúng ta nghe lần nữa về tội lỗi chúng ta, về lòng ích kỷ và tham lam của chúng ta, về thái độ vô tình và lười biếng của chúng ta, nhưng chúng ta cũng nghe Thiên Chúa nói qua Chúa Giêsu là chúng ta được Thiên Chúa yêu thương, nâng đỡ, và Thiên Chúa muốn kết hợp với chúng ta. Và bây giờ lưỡi chúng ta đã mở ra, chúng ta ngợi khen Thiên Chúa về những điều Ngài đã làm trong bí tích Thánh Thể hôm nay.

Câu chuyện khởi đầu vỏ́i tai người điếc được mở ra để anh ta có thể nghe lới nói của Chúa Giêsu. Đó chẳng phải là một món quà quý giá nhất một người có thể tặng người khác phải không? Nghe thật sự có nghĩa là không tìm lời đối đáp trong tâm trí chúng ta khi người khác nói, nhưng nghe họ nói không cảm thấy phải nói lỏ̀i khuyên bảo tốt, hay tìm giải quyết cho họ. Chỉ lắng nghe cũng đủ là món quà quý hoá.

Người lắng nghe giỏi nhất là Chúa Giêsu. Nhưng người đến với Chúa Giêsu cảm thấy họ được nghe. Câu chuyện hôm nay bắt đầu với dân chúng đem người câm điếc đến với Chúa Giêsu để xin Ngài giúp đỡ. Chúa Giêsu nghe lời họ xin. Hãy nhớ Chúa Giêsu đang ở trong vùng dân ngoại, nơi mà dân Ngài không để ý đến, hay đẩy họ ra xa. Nhưng Chúa Giêsu tìm gặp tấm lòng muốn nghe Ngài trong vùng kẻ ngoại này, trong vùng ngoài lề xã hội Ngài. Chúa Giêsu tìm thấy những người mở lòng nghe tin mừng Ngài đem đến.

Trong lúc rối ren vì vận động bầu cử, chúng ta nên để ý lắng tai nghe. Theo gương mẫu phúc âm hôm nay chúng ta nên nghe những người ở ngoài, những người tiếng nói bị che đậy vì lòng tham uy quyền, và lợi ích riêng tư. Trong tiệc Thánh Thể hôm nay, chúng ta xin Chúa Giêsu nói lời Ngài với chúng ta một lần nữa "Ephatha ...hãy mở ra". Chúng ta xin cho chúng ta nghe được những người thường ở bên ngoài, những người mà Giáo Hội và tổ quốc chúng ta không nghe được. Những người đó gồm các bô lão, những người nuôi con một minh, người nghèo đau ốm, bào thai không sinh ra được, những người đồng tính, các sinh viên vay nặng lãi để đi học, những người làm việc ít lương, các thương phế binh và gia đình họ. Dựa vào phúc âm Thiên Chúa có thể được nghe trong những vùng mà chúng ta không nghe được.

Thiên Chúa đã không lặng thinh, Ngài vẫn tiếp tục nói với chúng ta qua tin mừng của Ngài. Từ đó, chúng ta có thể thấy được những điếc lác của thế giới chúng ta trong lời Chúa. Câu chuyện phúc âm hôm nay là câu chuyện của chúng ta. Chúng ta cũng dã được ơn nghe biết. Trong bí tích rửa tội, linh mục sờ tai và cầu nguyện xin: "Chúa Giêsu đã làm cho người điếc được nghe và người câm được nói, xin Ngài hãy sờ tay tai con để con có thể nghe lời Ngài, và sờ vào miệng con để con tuyên xưng Đức tin và ca ngợi Chúa Cha"

Bởi thế, ước gì điều chúng ta đã nghe lời Chúa Giêsu được diễn tả qua lời nói và hành động của chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


23rd SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Isaiah 35:4-7a; Psalm 146; James 2: 1-5; Mark 7: 31-37

The gospel writers were gifted and they were also very deliberate in what they wrote. We might want to skip over some details to get to the "meat" of the story. But the writers did not put fillers in the narrative. In the seeming-unimportant details of the story are hints of the whole gospel message. So, for example, today Mark starts his story with, what sounds like, a little "scene setter," or geographical tidbit.

"Jesus left the district of Tyre and went by way of Sidon to the Sea of Galilee, into the district of the Decapolis." That doesn’t sound like there is much "meat" in that, does there? Well, we know the gospel writer wasn’t writing a tour book – noting sites not to miss if you were in the district of the Decapolis, or going to the Sea of Galilee. No, the gospel is not about seeing sites; it’s about seeing God.

A person knowledgeable of the geography of the New Testament would note that if Jesus were traveling to Galilee, going by way of Sidon would take him 26 miles out of his way. And remember – he is traveling on foot. Jesus has a purpose to this trip and Mark has also made it very clear that Jesus is in Gentile country. What’s more, Mark says Jesus is "again" among the Gentiles, so he has gone there before. His own people have rejected his message and he goes to the Gentiles, whom his people call "dogs". He is reaching out to the despised and ignored who, as it turns out, are eager to hear him. God’s plan is universal and is not limited to human restrictions, to one nation or just one religion.

There, in Gentile territory, a deaf man with a speech impediment, a Gentile, is brought to Jesus. Of course is not just about one sick and needy person. Deafness in the Bible is symbolic for not hearing God’s word. (Remember what St. Paul says about faith coming through hearing – Rom 10: 17) We need to hear God in our lives. Because we don’t hear, like the deaf man, we don’t speak clearly.

Jesus takes the man off in private. How sensitive, not to make a public show of this man’s needs. Imagine how confused he would have been when he was cured, how disorienting all the noise and excitement would be. We get distracted by the noise and voices around us. Alone with Jesus the first voice the man would hear was Jesus speaking to him. The miracle begins with opening the man’s ears: "Ephphatha!… Be opened!" Note the sequence: first the man hears and then he can speak. His life has changed completely and, as a sign of that, the first thing he does is to speak plainly.

Listening has spiritual implications in the Bible. It summarizes the Jewish covenant God established with Israel. In Deuteronomy (6:4) the people are called to listen. "Listen O Israel." What they hear is the command to love God with all their heart, soul and strength and to take to heart the word of God, which is life-giving.

Through the ages God has used a variety of ways to gain our attention: the burning bush so fascinated Moses he couldn’t help but listen. For the desert wanderers it was a pillar of fire, a mobile cloud and some claps of thunder to draw the children to Mount Sinai to listen to God. God’s prophets were creative in their attempts to get people to listen; they danced, sang, told stories, and performed symbolic actions.

Ultimately God’s greatest attempt to be heard and heeded became flesh in the person of Jesus, the Word of God. St. John was in awe of what God did in Jesus saying, "What we have heard, what we have seen with our eyes and what we have looked upon and touched with our hands concerns the word of life" (1John 1:1). St. John was amazed that the disciples could hear and touch "the word of life." God took flesh and could also hear us and touch us and in that, communicated love to all. Which is what Jesus did today for the deaf man. He touched the man’s ears and opened him to his word. Today’s gospel begins with a touch.

Jesus touched a Gentile, the outsider. In the eyes of his contemporaries the man’s affliction would be seen as a result of his sin. Jesus touches one considered a sinner – led him away from the crowd, put his finger into the man’s ear, touched his tongue, looked up to heaven and said "Ephphatha." Jesus traveled a long way, physically, religiously and socially, to get to this man, to open his ears and loosen his tongue.

At times our listening is not keen enough, or humble enough, to cause the transformation in us. We stand today with the deaf man and beg Jesus to open our ears to hear his word in our daily lives. Our ears are opened and we hear again about our sins, our selfishness and our greed, our apathy and our laziness. But we also hear what God, in Jesus, has to tell us: that we are loved and cherished by God, who desires communion with us. Now our tongues are loosened as we praise what God has done for us in this Eucharist.

The story begins with the man’s ears being opened, and so he can listen to what Jesus says. Isn’t that the best gift someone can give to another? Listening, really listening, means not formulating responses in our heads as the other is talking, but hearing them out; not feeling obliged to give good advice, or to come up with a solution for them. Just practice listening. What a gift!

The best listener was Jesus. People who came to him felt heard. Today’s story started with people who brought the deaf and mute man to Jesus and begged him to help. He heard the request. Remember, he was in Gentile country among those whom his own people would have ignored, or sent away. But Jesus found a willing heart in this outsider. On the margins of society Jesus found an openness to his message.

During this frenetic election cycle we would do well to be good listeners. In imitation of today’s gospel we need to listen to the outsiders, those whose voices are drowned out by self interests and quests for power. At this Eucharist we ask Jesus to speak his word again for us, "Ephphatha...Be opened!" We also ask that we can hear those who often are outside our usual range of hearing, those we, our church and our country, can be deaf to. They include the elderly, single parents, sick poor, unborn, gays, students burdened by loans, low income workers, injured military personnel and their families, those working in dangerous jobs etc.

God hasn’t gone mute, God keeps speaking to us. Judging from the gospel God can be heard in those our world often turns a deaf ear to. This gospel story is our own personal story. We too have received the gift of hearing. As the presider at our baptism prayed, touching our ears and lips: "The Lord Jesus has made the deaf to hear and the mute to speak. May he soon touch your ears to receive his words and your mouth to proclaim his faith to the praise and glory of God the Father."

So then, may what we have heard from the Lord be manifested in our words and deeds.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng tại Santa Marta: Gieo rắc bất hòa là căn bệnh trong Giáo Hội
Đặng Tự Do
12:39 04/09/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô nói gieo rắc chia rẽ và bất hòa là một căn bệnh trong Giáo Hội và mô tả một người thích đồn thổi như một tên khủng bố chuyên ném bom. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu mùng 04 tháng Chín tại nhà nguyện Santa Marta.

Lấy cảm hứng từ bức thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Côlôxê nơi Thánh Tông Đồ đã từng diễn thuyết về cách thế Chúa Kitô đã được Thiên Chúa sai đến để gieo những hạt giống của hòa bình và hòa giải giữa nhân loại, bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô là một suy tư về sự cần thiết phải kiến tạo hòa bình chứ không phải là những bất hòa trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Hãy tự hỏi lòng mình: Tôi đang gieo rắc hòa bình hay tôi đang gây mất đoàn kết?

Đức Thánh Cha nói nếu không có Chúa Giêsu thì không thể có hòa bình, và hoà giải. Nhiệm vụ của chúng ta là trở thành những người nam nữ của hòa bình và hòa giải giữa mịt mù những tin tức về chiến tranh và thù hận, ngay cả trong gia đình.

Ngài nói:

“Chúng ta cần mạnh mẽ tự hỏi chính mình: Tôi có gieo mầm hòa bình không? Chẳng hạn, khi tôi mở miệng nói, tôi đang kiến tạo hòa bình hay tôi đang gây mất đoàn kết? Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe nói như thế này về một con người nào đó: Anh ấy hay cô ấy có miệng lưỡi rắn độc! Người ta nói thế bởi vì con người ấy luôn làm những gì con rắn đã từng làm với ông Adong và bà Eva, cụ thể là phá hoại hòa bình. Và đây là một sự ác, đây là một căn bệnh trong Giáo Hội của chúng ta: đó là gieo rắc chia rẽ, và hận thù, chứ không kiến tạo hòa bình. Vì vậy, một câu hỏi mà chúng ta nên tự hỏi lòng mình mỗi ngày: ‘Ngày hôm nay đây, tôi gieo rắc hòa bình hay tôi đã gây mất đoàn kết?’ Nhưng có người nói: ‘Thưa cha đôi khi, chúng ta cũng phải lên tiếng chớ, vì anh ta hay cô ta đã làm ra những chuyện này chuyện nọ. ..’ Nhưng anh chị em phải nghĩ xem với một thái độ như thế, anh chị em đang gieo những gì?”

Ai kiến tạo hòa bình thì là thánh nhân, còn kẻ đồn thổi khác chi tên kẻ khủng bố

Đức Giáo Hoàng nói tiếp rằng Kitô hữu được mời gọi để nên giống Chúa Giêsu, là Đấng đã đến giữa chúng ta để mang lại hòa bình và hòa giải.

“Nếu một người trong cuộc sống mình chẳng có công trạng gì, nhưng mang lại hòa bình và hòa giải thì người ấy có thể được phong thánh: người ấy là một vị thánh. Chúng ta cần phải thăng tiến theo chiều hướng đó, chúng ta cần phải hoán cải: không bao giờ thốt lên một lời nào gây chia rẽ, không bao giờ, không bao giờ thốt lên một từ nào mà mang lại những cuộc chiến lớn nhỏ, không bao giờ tung tin đồn. Tôi đang suy nghĩ: những gì là tin đồn? Có người nói ồ có gì đâu – chẳng qua chỉ là những lời nói qua, nói lại chống người này người kia thôi. Chuyện nhỏ thôi mà. Không! Nói xấu cũng giống như chủ nghĩa khủng bố vì người tung tin đồn không khác gì một tên khủng bố chuyên ném bom rồi bỏ chạy, chuyên phá hủy với cái lưỡi của mình, và chẳng hề mang lại hòa bình. Nhưng những kẻ này là xảo quyệt lắm, phải không nào? Chẳng bao giờ những con người ấy là những kẻ đánh bom tự sát, không, không, những kẻ ấy chăm sóc tốt cho bản thân mình lắm.”

Hãy cắn lưỡi của chúng ta để khỏi nói xấu người khác

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết luận bài giảng của mình bằng cách lặp đi lặp lại một gợi ý là các Kitô hữu thà cắn lưỡi mình còn hơn là đắm mình trong những tin đồn độc hại.

“Nếu ngày nào anh chị em cảm thấy bức rứt muốn nói điều gì đó gieo bất hòa và chia rẽ, anh chị em cảm thấy muốn nói xấu người khác. .. thì hãy cắn lưỡi mình! Tôi có thể đảm bảo với anh chị em nếu anh chị em cắn lưỡi mình thay vì gieo bất hòa, thì vài lần đầu tiên những vết thương sẽ làm lưỡi của anh chị em sưng lên vì ma quỉ gây nên điều đó. Công việc của ma quỷ là gieo rắc chia rẽ mà”

“Do đó, lời cầu nguyện cuối cùng của tôi là: ‘Lạy Chúa, Chúa đã thí mạng sống mình vì chúng con, xin ban cho chúng con ân sủng để biết mang lại hòa bình và hòa giải. Lạy Chúa, Chúa đã đổ máu châu báu mình vì chúng con, thành ra có quan trọng gì đâu nếu lưỡi của chúng con bị sưng lên vì chúng con cắn nó để khỏi nói xấu người khác’”
 
Ra khỏi Vatican, ĐGH đi cắt kính đeo mắt nhưng không chịu bỏ gọng kính cũ
Nguyễn Long Thao
16:22 04/09/2015
Ra khỏi Vatican, ĐGH đi cắt kính đeo mắt nhưng không chịu bỏ gọng kính cũ

Các cơ quan truyền thông quốc tế đều nhất loạt đưa tin ĐGH Phanxicô đã bất ngờ ra khỏi toà thánh Vatican vào chiều thứ Năm 3 tháng 9 năm 2015, đến một tiệm làm kính đeo mắt trong thành phố Roma.

Người tài xế đưa ngài tới cửa tiệm kính Ottica Spieza nằm trên đường Via Del Balbuino bằng chiếc xe nhỏ Ford Focus mà Ngài thường dùng để di chuyển tại Vatican. Xe Ford Focus là loại xe được xếp hạng “bét", rẻ tiền nhất của hãng Ford vì nhỏ bé và chỉ có tiện nghi tối thiểu.

Tại tiệm cắt kính đeo mắt, Ngài cứ nhất định xin dùng lại gọng kính cũ và bảo sẽ trả tiền công cho việc làm kính mới.

Ông Alessandro Spiezia, chủ tiệm kính cho biết trước đây ông thường làm kính cho Đức Giáo Hoàng nhưng làm xong thì trao cho viên chức phụ tá đưa vào để ĐGH dùng. Nhưng lần này không ngờ ĐGH đã đích thân đến tiệm của ông.

Ông Spiezia nói với hãng truyền hình Ý rằng ĐGH cứ muốn dùng lại gọng kính cũ vì không muốn tốn thêm tiền, nhưng sẽ trả công cho việc làm kính.

Cùng đến tiệm kính với ĐGH có viên bí thư, tài xế và một vài nhân viên cảnh sát mặc thường phục. Ngài ở trong tiệm hơn nửa giờ đồng hồ để chờ làm kính và nghe ông Spiezia chỉ cách sử dụng kính mới. Nhiều khách qua đường dừng trước cửa tiệm chứng kiến cảnh ĐGH mua kính.
 
Đức Phanxicô với Đại Hội Thần Học Quốc Tế: đừng đồng nhất hóa tín lý với chủ nghĩa bảo thủ, hãy làm thần học bằng cách qùy gối xuống.
Vũ Van An
22:08 04/09/2015
Theo Sở Thông Tin Vatican, ngày 3 tháng 9, Đức Phanxicô đã gửi tới Đại Hội Thần Học Quốc Tế lần thứ hai một thông điệp. Đại hội này họp tại Buenos Aires trong các ngày 1-3 tháng 9 với chủ đề “Vatican II: hoài niệm, hiện tại và triển vọng”, mục đích để kỷ niệm 100 năm ngày khai sinh của Phân Khoa Thần Học tại Đại Học Công Giáo Argentina và 50 năm kết thúc Công Đồng Vatican II.

Sau đây là một số đoạn quan trọng trong thông điệp
:

Lễ kỷ niệm Phân Khoa Thần Học năm nay mừng việc một Giáo Hội đặc thù tiến tới trưởng thành. Nó cử hành sự sống, lịch sử và đức tin của Dân Chúa đang lữ hành trên dương gian và đang đi tìm ‘sự hiểu biết’ và ‘sự thật’ từ chính các thế đứng của mình… Điều hết sức quan trọng đối với tôi là nối kết biến cố này với lễ kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc Công Đồng Vatican II. Không hề có một Giáo Hội đặc thù riêng rẽ nào được coi là sở hữu chủ và là người giải thích duy nhất đối với thực tại và công trình của Chúa Thánh Thần. Không một cộng đồng nào được độc quyền đối với việc giải thích hay hội nhập văn hóa, giống như không hề có việc Giáo Hội hoàn vũ quay mặt hay làm ngơ hoặc lãng quên hoàn cảnh địa phương.

Và điều trên dẫn ta tới quan điểm này: là Kitô hữu… ở Ấn Độ, ở Gia Nã Đại hay ở Rôma không y hệt như nhau. Bởi thế, một trong các trách vụ chính yếu của các nhà thần học là biện phân và suy nghĩ xem làm một Kitô hữu ngày nay, ‘ở đây và lúc này” có nghĩa gì. Ngày nay, làm thế nào để nguồn nguyên khởi dẫn nước vào các mảnh đất này, làm cho mình trở thành hữu hình và sống động?... Muốn giải quyết thách thức này, ta phải thắng vượt hai cơn cám dỗ có thể có sau đây: thứ nhất, lên án mọi sự… coi ‘mọi sự trong quá khứ đều tốt hơn’, tìm cách trú ẩn nơi thuyết bảo thủ hay thuyết cực đoan, hay ngược lại, thánh hiến mọi sự, bác bỏ bất cứ điều gì không có ‘mùi vị mới’, tương đối hóa mọi khôn ngoan đã tích lũy được trong di sản phong phú của Giáo Hội. Con đường thắng vượt được các cơn cám dỗ này nằm ở chỗ suy nghĩ, biện phân, và coi làm trọng cả truyền thống Giáo Hội lẫn thực tại hiện thời, đặt chúng vào cuộc đối thoại với nhau.

Một sự chống đối giữa thần học và thừa tác mục vụ rất thường xẩy ra, như thể chúng là hai thực tại đối nghịch nhau, biệt lập nhau, không có gì liên hệ với nhau. Ta rất hay đồng nhất hóa tín lý với chủ nghĩa bảo thủ và cổ thời; và ngược lại, ta cũng có khuynh hướng nghĩ tới thừa tác mục vụ với ý hướng thích ứng, giản lược, thỏa hiệp. Như thể chúng không hề có gì liên hệ với nhau. Sự đối nghịch giữa thần học và thừa tác mục vụ, giữa suy tư Kitô Giáo và đời sống Kitô Giáo chỉ là giả tạo… Cố gắng thắng vượt việc ly dị giữa thần học và thừa tác mục vụ, giữa đức tin và đời sống, quả là một trong các đóng góp chính của Công Đồng Vatican II.

Tôi không thể bỏ qua các lời Đức Gioan XXIII nói trong bài diễn văn khai mạc Công Đồng, khi ngài cho hay “bản thể tín lý xưa trong kho tàng đức tin là một việc; và cách trình bầy nó là một việc khác”. Ta phải quay trở lại… với nhiệm vụ cam go là phân biệt sứ điệp sống động ra khỏi hình thức thông truyền nó, ra khỏi các yếu tố văn hóa trong đó nó được qui điển hóa, trong một thời điểm nhất định nào đó.

Đừng để cho việc thực hành biện phân dẫn ta tới chỗ phản bội nội dung của sứ điệp. Ta được mời gọi không thực hiện cái lối hoạt động thần học có hại tới sứ mệnh như thế. Tín lý không phải là một hệ thống đóng kín, tư riêng, mất hết năng động tính với khả năng đặt câu hỏi và nghi vấn. Ngược lại, tín lý Kitô Giáo có một gương mặt, một thân xác, một nhục huyết; tên Người là Giêsu Kitô và Người đã hiến Sự Sống Người cho mọi người ở mọi nơi từ thế hệ này sang thế hệ nọ.

Các câu hỏi được người của chúng ta đặt ra, các lo âu xao xuyến của họ, các tranh cãi của họ, các mộng ước của họ, các cuộc đấu tranh của họ, các quan tâm của họ, tất cả đều có giá trí giải thích mà ta không được làm ngơ nếu ta coi trọng nguyên lý nhập thể… Việc lên công thức đức tin của ta luôn được phát sinh từ đối thoại, gặp gỡ, so sánh và tiếp xúc với các nền văn hóa, các cộng đồng và các quốc gia khác nhau trong những tình huống mời gọi ta suy nghĩ nhiều hơn về các vấn đề trước đây chưa được soi sáng. Đối với các Kitô hữu, một điều gì đó sẽ bị hoài nghi khi ta không còn cho phép nó được người khác phê phán nữa. Con người và các tranh chấp chuyên biệt của họ, các phụ kiện của họ, không phải là điều nhiệm ý, mà đúng hơn là điều cần có mới có thể hiểu được đức tin cách tốt hơn. Bởi đó, điều quan trọng là tự hỏi xem ai là người ta nghĩ tới khi ta dấn thân vào thần học. Ta đừng quên rằng Chúa Thánh Thần trong những con người cầu nguyện mới chính là chủ thể của thần học. Nền thần học nào không phát sinh từ đó có thể đem lại cho ta một điều gì đó đẹp đẽ nhưng không có thực chất.

Về phương diện này, tôi muốn giải thích 3 đặc điểm trong căn tính của một nhà thần học:

1. Nhà thần học chủ yếu là người con của dân mình. Ông không thể và không muốn làm ngơ họ. Ông biết dân ông, ngôn ngữ của họ, gốc gác của họ, lịch sử của họ, truyền thống của họ. Ông là người học cách trân quí những gì nhận được như là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa vì biết rằng đức tin không thuộc về ông. Điều này dẫn ông tới chỗ nhìn nhận rằng dân Kitô Giáo mà ông đã được sinh ra giữa họ có một ý nghĩa thần học mà ông không thể bỏ qua.

2. Nhà thần học là một tín hữu. Ông là người cảm nghiệm được Chúa Giêsu Kitô và khám phá ra rằng ông không thể sống nếu không có Người… Nhà thần học biết rằng ông không thể sống nếu không có một đối tượng hay chủ thể cho tình yêu của ông, và hiến đời mình để chia sẻ đối tượng hay chủ thể này với anh chị em mình.

3. Nhà thần học là một tiên tri. Một trong các thách thức lớn nhất trong thế giới ngày nay không phải chỉ là sự dễ dàng khiến người ta có thể vứt bỏ Thiên Chúa; về phương diện xã hội họ còn tiến xa hơn. Cuộc khủng hoảng hiện nay xoay quanh việc con người mất khả năng tin bất cứ điều gì vượt quá chính họ… Điều này tạo ra vết nứt trong các bản sắc cá nhân và xã hội. Tình huống mới này sản sinh ra diễn trình tha hóa, chỉ vì đánh mất quá khứ và do đó đánh mất tương lai. Do đó, nhà thần học phải là một tiên tri, vì ông có nhiệm vụ duy trì cho sống động ý thức quá khứ và lời mời phát sinh từ tương lai. Ông phải có khả năng tố giác bất cứ hình thức tha hóa nào khi trực cảm được niềm hy vọng mà tất cả chúng ta đều được mời gọi, nhờ biết suy tư bên bờ sông Thánh Truyền mà ông từng tiếp nhận được từ Giáo Hội.

Do đó, chỉ có một cách duy nhất để thực hành thần học: qùy gối xuống. Không phải chỉ là việc trước nhất hãy cầu nguyện rồi sau đó mới suy nghĩ thần học. Mà đây là một thực tại năng động gồm suy nghĩ và cầu nguyện. Thực hành thần học trong lúc qùy gối nghĩa là khuyến khích suy nghĩ trong khi cầu nguyện và khuyến khích cầu nguyện trong khi suy nghĩ.
 
Top Stories
Vietnam: Malgré l’opposition des milieux religieux, le projet de loi sur la religion est en passe d’être adopté
Eglises d'Asie
11:24 04/09/2015
Les promoteurs du projet de « loi sur les croyances et la religion » sont décidés à mener leur entreprise à son terme, sans tenir compte des nombreuses réactions négatives déjà enregistrées au sein des communautés religieuses et tout particulièrement de la part de la hiérarchie catholique (1). Sous la conduite du Bureau des Affaires religieuses, le texte du projet franchit peu à peu les étapes qu’il doit parcourir avant son adoption définitive par l’Assemblée nationale, avant ou après le prochain congrès du Parti communiste qui doit avoir lieu dans le courant de l’année 2016.

C’est ainsi que le texte de la future loi vient d’être présenté à l’ensemble des membres du Bureau permanent de l’Assemblée nationale afin que ceux-ci émettent leur appréciation. Le compte-rendu de leurs débats, que l’on peut lire sur le site de l’Assemblée nationale, ne permet pas de se faire une idée du jugement porté sur le texte par les députés. On souligne cependant que malgré un certain nombre de jugements contradictoires, la majorité des participants estime qu’une nouvelle loi doit être votée afin de rendre l’exercice de la liberté religieuse conforme à la Constitution de 2013 et à la Convention internationale des droits civils et politiques, adoptée par le Vietnam il y a quelques années.

Ce rapport ne permet donc pas de parler d’un assentiment général. Cependant, certaines déclarations recueillies par la presse indépendante sont plus éclairantes. Ainsi, la BBC en langue vietnamienne a recueilli, le 20 août 2015, la déclaration particulièrement enthousiaste d’un ancien président du Bureau permanent de l’Assemblée nationale, Trân Quôc Thuân, lequel a affirmé : « Oui, il s’agit là d’un très important progrès qui ouvrira une brèche. Le plus remarquable dans ce texte, c’est que pour mener des activités religieuses, il suffit d’un enregistrement… D’un enregistrement et non pas d’une permission ! » (1).

Quelques renseignements supplémentaires ont été fournis tout récemment par une interview du directeur adjoint du Bureau des Affaires religieuses, Bui Thanh Ha, à l’agence nationale de presse. Ce dernier énumère notamment les points sur lesquels la nouvelle loi surpasse, selon lui, les prescriptions législatives précédentes en matière religieuse. La nouvelle loi, affirme-t-il, considère l’exercice de la liberté religieuse non pas comme un droit du citoyen, mais tout simplement comme un droit de l’homme. L’enregistrement des religions proposé par le nouveau texte n’a plus pour but d’enquêter sur l’organisation religieuse mais, tout simplement, de savoir si elle correspond à un besoin populaire. Le haut responsable des Affaires religieuses passe ensuite en revue un certain nombre de progrès apportés, toujours selon lui, par le projet de loi. En conclusion, il estime que la future loi est globalement positive.

Peu de commentaires ont suivi la séance du Bureau permanent de l’Assemblée. Les évêques du Vietnam observent une grande discrétion. Sans doute, estiment-ils s’être prononcés avec assez de clarté et de vigueur dans leurs lettres au gouvernement rédigées après la lecture du projet de loi N° 4. La « lettre de remarques et de contribution » de la Conférence épiscopale demandait aux autorités de « revoir » entièrement leur ouvrage.

Une dépêche de l’agence Ucanews en date du 19 août dernier fait état d’une déclaration du représentant non résident du Saint-Siège au Vietnam, Mgr Leopoldo Girelli, sans en préciser la date ni les circonstances. Celui-ci exprime sa préoccupation face à cette loi sur les croyances et la religion. On peut aussi lire dans un article de la BBC (déjà cité) une critique très sévère du projet de loi par le P. Pierre Pham Van Loi, prêtre catholique de Huê, qui a déclaré qu’il s’agissait d’un texte destiné à étouffer encore plus les communautés religieuses et faire en sorte que l’exercice des droits liés à la liberté religieuse soit considéré comme une infraction. Plusieurs autres communautés religieuses se sont élevées contre le nouveau projet : le bouddhisme unifié, le bouddhisme Hoa Hao et différentes autres confessions, protestantes pour la majorité.

Le nouveau projet de loi avait surpris la plupart des communautés religieuses lorsqu’il leur fut envoyé par le Bureau des Affaires religieuses, le 22 avril dernier. La surprise était d’autant plus grande que les responsables religieux étaient invités à fournir aux autorités leurs remarques et leurs contributions dans les quinze jours suivants ; sinon, ils seraient considérés comme ayant accepté sans aucune restriction le contenu de ce texte de 12 chapitres et 42 pages.

Dans les milieux catholiques, ce projet fut très mal accueilli. Le rapport signé de l’évêque et du clergé de Kontum demandait au gouvernement de s’abstenir de légiférer en matière religieuse et de s’occuper de la défense nationale. En conclusion du rapport envoyé par la Conférence épiscopale, il était déclaré que ce projet N° 4 était en opposition avec la Déclaration universelle des droits de l’homme et avec la Constitution en vigueur au Vietnam depuis 2013. Le nouveau projet, affirmaient les évêques, représente un retour en arrière par rapport aux lois précédentes. En conséquence, la Conférence épiscopale proposait aux autorités d’élaborer un autre projet plus conforme à la démocratie.(eda/jm)

(1) BBC, émissions en vietnamien, le 20 août 2015.

(Source: Eglises d'Asie, le 4 septembre 2015)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những “thiên thần” mất cuộc sống
Bảo Giang
08:31 04/09/2015
Những “thiên thần” mất cuộc sống, phần 6

- Tính sổ, thành qủa lớn nhất của chế độ CS tại Việt Nam sau 70 năm toàn trị là nó đã phá nát được nền văn hóa nhân bản của dân tộc, mà xã hội miền nam ra công bảo vệ và phát triền trong suốt 20 năm cuối từ 1954-1975. Sau đ ó, Cộng sản đã tạo ra những thế hệ thanh niên bạc nhược không còn Lý Tưởng và Mục Đích sống vì con người, vì đất nước. Tất cả sẵn sàng làm nô lệ. Họ vô cảm, ích kỷ trước thời cuộc. Rất lạnh lùng và tàn độc với chính đồng bào mình.

V. Văn hóa Nhân Bản và Phong Trào Đòi Miễn Giảm Học Phí.

Khi nói về giáo dục, người ta có thể khẳng định là không có một nền giáo dục nào trên thế giới khả dĩ đem lại sự thành công, mà không cần có sự cộng tác của gia đình, tôn giáo, môi trường xã hội cũng như sự hỗ trợ đặc biệt từ chính quyền. Điều này cho thấy, vai trò của gia đình, của tôn giáo, của xã hội rất là quan trọng, nếu như không muốn nói, nó có sức mạnh quyết định cho sự thành bại của nền giáo dục và phát triển đất nước.

Quay trở lại Việt Nam, ai cũng xác định là trẻ em Việt Nam rất hiếu học. Hiếu học hơn nhiều các sắc dân khác. Rồi phụ huynh Việt Nam cũng là những người trăn trở về việc học hành của con cái hơn cả. Họ sẵn sàng hy sinh cho sự học hành của con nhiều hơn rất nhiều sắc dân khác. Nhưng sau 70 năm CS áp đặt hệ thống giáo dục vô nhân bản tại đây, xã hội hôm nay được những gì?

- Được lớp quan cán cộng từ cao nhất như Hồ chí Minh đến chủ tịch nuớc, thủ tướng, nội các, tổ quốc hội, xuống hàng tỉnh, huyện, dân phường, dân phố, xã thôn, cũng như hệ thống đảng cộng, không một kẻ nào không thạo nghề buôn dân bán nước. Không một kẻ nào không rành nghề chặt chém, bòn rút, khoét đục của công cũng như tư. Không một kẻ nào không tàn độc, gian trá, lừa đảo. “Hiện tại, không có ai sống bằng đồng lương thật, kể cả người lao động bình thường cho đến những quan chức ở cấp bậc cao nhất… (Dương Trung Quốc, ĐBQH, báo Dân Trí).

- Rồi với chủ trương đào tận gốc, trốc tận rễ “ trí, phú” của nhà nước, nên không tìm ra được một vài tri thức của xã hội. Nhưng CS lại đẻ ra một tầng lớp “trí thức” Việt cộng, trong đó có một phần quan cán, viên chức lãnh đạo các ngành, các cấp, không biết đến trường học, vẫn có bằng tốt nghiệp cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Tất cả đều thành đạt bằng phương ngôn mới. “phi đảng viên, bất tài phú”!

Khả năng phát triển công nghiệp sau 70 năm: Chuyện thật 100% là Cty Canon Việt Nam muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm máy ảnh, máy in và máy photocopy, đã tìm đến các DN nội địa để đặt hàng “món” đinh vít đạt chuẩn ISO. Nhưng đến nay vẫn không có DN trong nước nào sản xuất được! Chuyện của công ty Canon giống với việc TGĐ Vinamotor, dù có hàng chục luận án tiến sĩ về tôi thép và cơ khí nhưng trong nước vẫn chưa tự làm được con ốc cho xe máy, ô tô đạt tiêu chuẩn quốc tế, cứ vặn là trờn ren.(báo tiền phong).

- Tính sổ, thành qủa lớn nhất của chế độ CS tại Việt Nam sau 70 năm toàn trị là nó đã phá nát được nền văn hóa nhân bản của dân tộc, mà xã hội miền nam ra công bảo vệ và phát triền trong suốt 20 năm từ 1954-1975. Cộng sản đã tạo ra những thế hệ thanh niên bạc nhược không còn Lý Tưởng và Mục Đích sống vì con người, vì đất nước. Tất cả sẵn sàng làm nô lệ. Họ vô cảm, ích kỷ trước thời cuộc. Rất lạnh lùng và tàn độc với chính đồng bào mình.

Nếu cứ cái XHCN này mà tiến, 20 năm nữa Việt Nam sẽ ra sao? Không ai có thể đưa ra được một đáp án khả dĩ trả lời cho thời điểm ấy. Tuy nhiên, người ta có thể nhìn thấy trước những sự việc như sau: Chính trị, sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào Trung cộng, nếu chưa mất tên nước Việt Nam thì đã là một điều may mắn. Về văn hóa, ngôn ngữ của 20 năm sau, tiếng Tàu có thể ngang bằng hoặc lấn tiếng Việt trong học đường và lần chiếm xã hội. Kinh tế, sự giàu nghèo giữa quan cán và dân thường sẽ cách biệt hơn. Với bên ngoài, càng tụt hậu, thua xa các nước trong vùng. Đời sống, con người sẽ hung bạo gian trá hơn vì theo Hồ chí Minh để kiếm ăn và làm nô lệ.

Nếu đây là một bức tranh ảm đạm cho Việt Nam ngày mai, chúng ta sẽ cứu vãn được gì khi cộng sản vẫn còn tồn tại? Rõ ràng chuyện này không hề đơn giản. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm được một số việc để tự bảo vệ lấy con cái của mình bằng cách:

B. Giữ tuổi thơ ở với gia đình.

Trong gia đình: Âm thầm tẩy chay, không hỗ trợ, không cho trẻ vào đội thiếu nhi quàng khăn đỏ. Tìm cách phản biện, giới hạn, trì hoãn và kiểm soát giờ ra khỏi nhà của con trẻ đi tham dự họp hội đoàn thể của CS. Tạo cho trẻ những cuộc đi chơi chung với những gia đình, bạn bè, người thân. Đừng bao giờ lập lại những câu chuyện của cái loa kèn, bất lương quảng cáo về HCM trong gia đình. Không bao giờ, hay cố gắng hạn chế mở tivi với các chương trình mà cộng sản huấn luyện tuyên truyền cho trẻ qua những bài hát bẩn thỉu, mất vệ sinh như: “em hôn má bác” hay “ ai yêu thiếu nhi…”. Thay vào đó là những chương trình lành mạnh để trẻ phát triển về nhân cách và làm người.

Kế đến, hãy yêu thương và nói cho con trẻ trong những thời khắc tốt đẹp nhất về câu chuyện ”. Mẹ đi chợ nghe người ta bảo Hồ chí Minh giết người, giết cả vợ và từ con. Thật lạ qúa!?”. hoặc “ con ơi, mẹ chỉ có một điều cho con, đừng gian dối, dẫu con gặp nó ở mọi nơi, mọi chốn”! Khi nói những chuyện này với trẻ, hãy nhớ một điều tiên quyết là: Tuyệt đối không nên có phản ứng khi con trẻ nói ngược lại. Tuyệt đối, không tạo thành câu chuyện tranh cãi qua lại. Những câu chuyện này sẽ tự nuôi đứa trẻ lớn khôn và tìm ra sự thật. Sự thật trẻ tìm ra sẽ chính là nguồn sống, tạo dựng cho một xã hội lành mạnh trong tương lai.

Vào Xã hội, chúng ta có hai phương cách. Trước tiên, đề nghị hội Hưóng Đạo Việt Nam, hội thiếu nhi Phật tử, hội Thiếu Nhi Nguồn Sống ( thay vì tiêu cực là TT) bên Công Giáo, nếu có thể hãy tổ chức thêm nhiều đoàn, phát triển thêm nhiều huynh trưởng. Khuyến khích các huynh trưởng chia thành nhiều nhóm nhỏ ở mọi nơi, mọi chốn khả dĩ đáp ứng được cho nhu cầu quy tụ của trẻ. Trong những sinh hoạt lành mạnh này, hãy dạy cho trẻ hiểu biết về những sinh hoạt xã hội, giúp ích cho đời, biểu lộ tình người trong nhân quần xã hội. Hãy giúp các em quy tụ lại với nhau trong cùng mục đích Chúng ta cùng tiến bước để xây dựng đất nước. Giúp trẻ học làm công tác xã hội, nhặt rác, giữ gìn vệ sinh ngay trong khu xóm mình đang ở. Phần các phụ huynh, xin hãy vì tương lai của con cái, của xã hội, tích cực thúc dục con cái tham gia và hỗ trợ các tổ chức này một cách đặc biệt. Đây chính là phương cách, dù nhỏ, nhưng đủ khả năng trui rèn những chìa khoá tốt, mở ra một tương lai mới cho Việt Nam.

C. Học phí, chỉ tiêu của sách lược ngu dân/ Rào cản của dân trí.

Phương cách giữ trẻ ở lại trong gia đình hoặc giúp trẻ tham gia các hội đoàn, dù có kết qủa tốt thì vẫn chỉ là hình thức tiêu cực, mang tính đơn lẻ giúp trẻ thơ tránh né bớt tầm ảnh hưởng nặng nề của lối giáo dục vô đạo của cộng sản mà thôi. Nó không thể giải quyết được vấn đề vì gặp nhiều trở ngại. Thí dụ, cuộc sống tất bật của các phụ huynh trong việc tìm chén cơm manh áo cho gia đình, lo tiền học phí cho con đã là những trở ngại.

Theo những tin tức gần đây cho thấy, kể từ 01/7/2015, mức trần học phí sẽ tăng lên 340.000 đồng thay vì 240.000 như hiện nay (chưa kể những phụ thu linh tinh khác). Giá biểu cho các cấp sẽ là:

*. Học sinh mầm non & phổ thông: phải đóng từ 40.000 – 200.000 đồng.

Cộng chung các lệ phí khoảng 500,000/ năm. Học sinh cấp 2 từ lớp 6-9 800,000/năm. Cấp 3 trung bình 1,200.000/năm. Xin đọc thêm thông báo:

Phụ huynh Nguyễn văn M. cho con theo học tại Trường TH Nguyễn Du bức xúc: “Đầu năm học 2015 tôi phải đóng cho con số tiền hơn 1,2 triệu gồm rất nhiều loại phí không thể kể hết”(báo Dân Trí) Ấy là chưa nhắc gì đến bậc cao đẳng, đại học.

Chỉ với gía biểu học phí phải đóng tối thiểu như kể trên. Chúng ta đã nhìn ra gánh nặng, nếu như không muốn nói là sự thất vọng của phụ huynh có 2,3 cháu trong tuổi đến trường. Bởi lẽ, đem học phí để so sánh với mức thu nhập lợi tức của đầu người với sinh hoạt đắt đỏ như hiện nay, chúng ta sẽ có đáp số. Y tá tốt nghiệp lương khoảng 3.000.000 đồng/ tháng. Công nhân bốc vác trên dười 1.700.000 đồng/ tháng. Tài xế xe đò liên tỉnh khoảng 3.700.000 đồng/ tháng, họ làm sao đủ sống? Hoặc với chỉ số lương qúa thấp của cán bộ nhân viên cấp phường khóm, xem ra là họ chỉ đủ để mua gạo nuôi sống gia đình qua từng ngày, lấy tiền đâu đóng học phí cho con? Để giải quyết vấn đề đời sống, học phí và học thêm cho con, buộc các cán bộ công nhân viên phải hối lộ, góp tay vào việc rút ruột, tham ô, trộm cắp trong tất cả mọi chương trình hay dự án của nhà nước chăng?

Như thế, đứng trước rào cản dân trí, một sách lược ngu dân của CS, chúng ta phải chọn một bước tiến tích cực hơn để tự cứu lấy mình. Bước tiến ấy chính là việc chúng ta cùng nắm tay nhau, tạo dựng thành Phong Trào Đòi Miễn Giảm Học Phí cho con. Phong trào này nhắm đến hai mục đích “Đồng Hành để Phát Triển Đất Nước” và “Kiến Tạo Công Bằng Xã Hội”.

1. Đồng Hành để Phát Triển Đất Nước.

Ai cũng mong cho đất nước giàu mạnh. Ai cũng mong được sống trong một đất nước Tự Do, Dân Chủ, Tiến Bộ. Nhờ đó cuộc sống của con người được hưởng thêm những tiện nghi, lợi nhuận từ xã hội. Chẳng ai muốn sống trong một xã hội, ở đó đã không thiếu cảnh người bóc lột người, còn thêm họa cộng đảng bạo tàn, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, muốn được hưởng những tiện nghi phúc lợi từ xã hội tiến bộ, việc trước tiên đòi buộc chúng ta phải cộng tác vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Muốn đất nước phát triển, điều đầu tiên là phải đào tạo nhân sự cho các guồng máy của xã hội. Muốn cho các guồng máy của xã hội chạy trơn tru không có điều kiện nào cần thiết hơn là việc mở rộng chương trình giáo dục. Từ nguyên tắc này, việc mở cửa trường, miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên để mọi trẻ em đều có cơ hội đến trường học hỏi, tiếp thu văn hóa, phát triển toàn diện về trí năng một cách tự nhiên để phục vụ con người và xã hội là điều quan trọng nhất. Chúng ta không thể để học phi là rào cản bước tiến của đất nước. Trái lại, phải cùng nhau đòi hỏi nhà nước miễn giảm học phí để mọi người đều có cơ hội Đồng Hành để phát triển đất nước. Không ai bị thải loại ra ngoài vì rào cản học phí.

2. Tạo Công Bằng xã hội.

Mọi người công dân đều có nghĩa vụ đóng thuế. Thuế trở thành một nguồn tài chánh căn bản để điều hành và phát triển đất nước. Việc phát triển đất nước không có điểm tựa nào cần hơn, lớn hơn là học đường. Theo đó, học đường phải là nơi mở rộng cánh cửa, tạo cơ hội đồng đều cho mọi công dân, và con cái của họ đến để học tập, ngõ hầu tiếp tục góp bàn tay vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Học đường không phải là nơi dành đặc quyền đặc lợi cho con cán bộ, người có tiền. Và chính phủ phải là đơn vị bảo đảm cho sự công bằng này. Bởi vì, tiền thuế của người dân đóng góp phải chi đều vì lợi ích quốc gia, không được dùng vào việc bào vệ một nhóm người, một tổ chức, một đảng phái dù là đảng đang cầm quyền.

Theo tin trên báo, ngày 11/11/2014, Chính phủ VC ban hành Nghị định số 103/2014/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng mới đối với NLĐ làm việc ở DN, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao động. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1/1/2015 tới đây như sau: Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng; vùng II: 2.750.000 đồng/tháng; vùng III: 2.400.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng. Cách riêng, mới đây, trong báo cáo gửi QH, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng mức lương hiện hành của bộ trưởng hiện nay chỉ vào khoảng 14,4 triệu đồng/tháng. ( Wikipedia)

Bình luận về vấn đề này, Nguyễn Vũ Bình, nguyên Biên tập viên của Tạp chí Cộng sản cho biết:“Phải nói là cái mức lương 14,4 triệu đồng này, nếu một gia đình Bộ trưởng có vợ và 2 đứa con, với mức tiêu của hiện tại thì số tiền này chỉ đủ cho họ ăn sáng . Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Đại biểu Bến Tre cũng đưa ra một con số ”kinh hoàng” khi ông Tỷ ví von: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng”. Đó là những lời công bố do chính những viên chức cấp cao của nhà nước cộng sản đưa ra.

Cho đến nay, không có con số chính thức của nhà nước thông báo, Tuy nhiên theo nhiều nguồn ước tính. Tổng số cán bộ nhân viên chính quy và bán chính quy và thành phần ăn bám ở Việt Nam hiện nay có hơn 20 triệu người, chiếm ít nhất 20% dân số. Nghĩa là cứ 10 người dân bất kể già trẻ lớn bé phải cõng, nuôi hai cán bộ ( lĩnh lương chính thức). Tỷ lệ đó ở Singapore là 5,2 %, Thái Lan 6,3% và Nhật 5,1%. Sở dĩ Nhật, Singapore, Thái Lan, cũng như các nước tư bản khác có tỷ lệ người ăn lương nhà nước thấp như vậy, vì họ không nuôi bất kỳ một tổ chức đảng đoàn viên nào, dù là đảng cầm quyền.

Ở Việt Nam, ngoài hệ chính ngạch công chức mà Nguyễn Xuân Phúc, trong vai diễu PTT cho biết: “Việt Nam hiện có 2,8 triệu công chức. Trong đó có khoảng 30% (tức 840.000 người) công chức "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về". Ngoài số 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” mà Phúc nói đến, nhiều ý kiến cũng chỉ rõ 30% khác cần phải được "cầm tay chỉ việc" vì họ chỉ biết vác búa và cầm dao mã tấu để bảo vệ đảng! Rõ hơn, Lê Minh Hoan, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã có lần tiết lộ thực trạng là, “có 30% công chức làm việc đúng giờ, 30% làm việc cầm chừng, còn 30% chỉ lĩnh lương.” (Dân Trí)

Đây là một vài con số tượng trưng cho cái hàng ngũ đông đảo ấy: UBND phường Hồng Hải (TP.Hạ Long) có 475 “cán bộ”, UBND thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều) có tới 639 công bộc hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước… Riêng tại Sài Gòn, theo thông tư mới nhất của cái gọi là UBNDTP cho biết, sẽ tổ chức lại HDND các cấp quận, huyện, phường với biên chế dự kiến cơ cấu hơn 8300 chỗ cho các bộ đảng viên, kinh phí một năm dự trù là 47 tỷ đồng!

Trong khi đó, Theo chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2012-2014 Quản trị nhà nước MPP5-G8 1, có bản tin lớn như sau: “Cán bộ phường…đông như quân Nguyên” Hoàng Anh/Sao Mai, Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 26/6/2012. “Thông tin tóm lược từ báo chí trong nước, chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, không phố biến ra công chúng đã viết:Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa. Theo báo Nông nghiệp Việt Nam, Cán bộ xã, thôn đông quá, ngân sách lại không đủ trả lương nên ở nhiều nơi thuộc tỉnh Thanh Hóa, chính quyền xã bắt dân nghèo è cổ đóng góp nuôi cán bộ. Xã Quảng Vinh (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) có 15 thôn, 2.000 hộ, 9.500 dân. Vì số cán bộ qúa đông. Xã giao chỉ tiêu cho thôn, mỗi thôn 40 triệu đồng, cứ thế mà thu”. Ông Tâm nói. “Bình quân làm thu hoạch 5 tạ thóc mất 1 tạ nộp phí, thuế”. Như thế, hiện nay họ đang gánh chịu 19 khoản thuế chính thức gồm: 13 khoản phí xã ban hành, 6 khoản còn lại nộp cho thôn”.

Bên cạnh hàng ngũ chính quy là con số bán chính quy đông đảo gấp 5,7 lần con số của Phúc đưa ra. Bao gồm những cán bộ đảng viên ngồi chơi hưởng lộc nước trong cái tổ chức ma quái như tỉnh đội, huyện đội, phường đội, xã đội, dân quân, mặt trận tổ quốc, Ủy ban tôn giáo, đoàn TN/HCM, hội phụ nữ bị giải phóng, hội nhà văn, nhà báo, tuyên giáo, tuyên truyền, từ trung ương cho đến cấp phường, xã, tổ dân phố, rồi thêm đảng ủy tỉnh, huyện, phường, xã, thôn còn tại chức hay đã nghỉ hưu… nữa mới là quái đản.

Kế đến là một bộ phận cực kỳ hại dân, tàn phá đất nước là giai cấp được gọi là “ phóng viên”, công an mạng, đi săn, viết tin láo lếu, ăn lương của nhà nước nằm trong hơn 700 tờ báo, truyền hình, phát thanh trên toàn quốc. Những kẻ này không phải chỉ ngồi chơi, làm láo, viết láo, lĩnh lương từ thuế của người dân đóng góp như ông Hoan nói, mà chúng còn bàn mưu tính kể để hành hạ, xách nhiễu và tìm cách đục khoét tài sản của dân.

Riêng đội ngũ trong Quân Đội và ngành Công An thì không ai biết rõ con số. Nhưng cũng không ai có thể tưởng tượng ra được con số những người mang quân hàm cấp tướng trong hai ngành này . “ quân đội có 489 tướng” ( phùng quang Thanh). Theo ước lượng mới nhất của Business Insider, một tạp chí chuyên nghiên cứu về các vấn đề quân sự Quốc tế thì quân đội của nhà nước CHXHCN/VN có khoảng 412,000 binh sỹ, nghĩa là cứ 1000 binh lính thì có một viên tướng! Công an không có con số chính thức nhưng được cho là không dưới 200! Chỉ trả lương cho cấp tướng, tá thôi, dân Việt đã mạt!

Đó là những bất công. Xã hội không thể tồn tại với những bất công. Phải tái tạo sự công bằng cho xã hội. Đòi hỏi nhà nước phải cắt giảm và thu nhận số lượng cán bộ công nhân viên tại các cơ sở hành chánh trên toàn quốc cho hợp lý. Người dân không có nghĩa vụ đóng thuế để nuôi các cơ sở của đảng CS và các tổ chức ăn hại. Đòi hỏi nhà nước phải dẹp bỏ phường ăn hại này và phải ngay lập tức miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên để Tạo Công Bằng cho Xã Hội. Không thể để trường hợp như: “Trường Liên Cơ là trường dành riêng cho con em cán bộ, nên được đầu tư. Nếu không ưu tiên, con em cán bộ không còn chỗ",(đại diện Phòng GD&ĐT huyện Thuận Thành, Vĩnh Phú, 1/9/15), tiếp tục xảy ra. Chúng ta phải đòi hỏi tái lập sự Công Bằng cho Xã Hội. Xã hội không thể bị chồng chất bởi những bất công.

3. Lợi ích của Phong Trào Đòi Miễn Giảm Học Phí .

Lợi ích của phong trào đòi miễn giảm học phí là sự mở mang dân trí, là phát triển toàn diện đất nước. Trước mắt, nhờ việc miễn và cắt giảm học phí thuộc các cấp sẽ giúp cho tất cả mọi học sinh trên toàn quốc có cơ hội đến trường. Việc có nhiều thế hệ có trình độ học vấn cơ bản sẽ giúp cho xã hội ngoài việc phát triển tay nghề trong các cơ xưởng sản xuất, còn hỗ trợ rất nhiều trong việc ổn định đời sống của công dân.

Thứ hai. Giảm bớt gánh nặng cho các gia đình nghèo, giúp các gia đình nghèo đỡ lao tâm khổ trí vì việc đóng học phí cho con. Họ chuyên tâm sản xuất để thúc đẩy phát triển cho ngành kinh tế. Giảm bớt số lượng học sinh phải bỏ học, đi hoang vì kinh tế yếu kém của gia đình.

Thứ ba, quan trọng hơn. Giúp trẻ em từ 10 đến 16 tuổi không phải lao thân đi làm thuê sau giờ học, để phụ giúp cha mẹ kiếm thêm tiền sống, tiền đóng học phí, rồi bỏ bê việc học hành (có em gần nửa đêm mới về đến nhà), làm giảm bớt nguồn năng lực phát triên dân trì. Kế đến, giúp các trẻ em tuổi từ 13- 18 đi họp đoàn, họp tổ sau giờ học, xa lánh được nhiều cạm bẫy của xã hội. Xa lánh được nhiều loại tội phạm như trộm cắp, học ăn chơi đua đòi theo các phòng trà, đĩ điểm. Hay tụ tập thành những băng nhóm tội phạm, xã hội đen. Giúp cho đời sống xã hội thêm an toàn.

Đặc biệt, giúp thanh thiếu nhi sống lành mạnh, tránh cho học sinh, sinh viên cảnh bẽ bàng, có thai và phải phá thai. Giúp cho các gia đình và xã hội tránh một nỗi lo lớn vì nạn phá thai của thanh thiếu nữ. Theo đó, việc đòi miễn giảm học phí, giúp các “thiên thần”, thiếu nhi đặt niềm tin vào tương lai, dùi mài sách vở trong học đường để mở mang kiến thức, thực hiện cuộc sống đáng sống trong xã hội. Giúp giảm số lượng “ thiên thần” bị mất cuộc sống trong các nghĩa trang hài nhi. Một khi tâm lý trong gia đình và trong lòng học sinh được ổn định, đất nước sẽ có một cơ hội phát triển thuận lợi hơn.

Khi có được những điểm lợi này tại sao chúng ta không cùng nhau phát động Phong Trào Đòi Miễn, Giảm Học Phí cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc.

Hỡi các em học sinh, sinh viên Việt Nam. Thưa quý phụ huynh học sinh, việc tranh đấu, đòi hỏi được miễn, giảm học phí tại học đường để Đồng Hành Phát Triển Đất Nước và Tạo Công Bằng Xã Hội là một việc làm khẩn cấp và chính đáng. Không một ai, không một bạo lực nào có thể ngăn cản hướng đi của dân tộc Việt Nam.

Việc tổ chưc thì rất đơn giản. Mọi ngưòi hãy vì tương lai của chính mình hay vì con cái chúng ta, hãy sẵn sàng, rồi đồng loạt tổ chức bãi khóa từ lớp nhỏ nhất đến lớp lớn nhất tại mọi nơi trên toàn quốc. Tất cả học sinh, sinh viên cùng bãi khoá xuống đường, quý phụ huynh học sinh thì bãi công từ các công, tư sở để hỗ trợ. Tất cả cùng tuần hành trên khắp mọi nẻo đường đất nước, mang trên tay hai khẩu hiệu: Đồng Hành Để Phát Triển Đất Nước, Tạo Công Bằng và Ích Lợi Xã Hội. Chúng ta phải kiên quyết đạt được nguyện vọng mới thôi.

Hỡi học sinh , sinh viên Việt Nam! Chúng ta hãy kiên quyết đòi buộc nhà nước cộng sản phải triệt căn nền giáo dục bá đạo theo gương Hồ chí Minh, phải miễn giảm học phí và khai phóng một chương trình giáo dục nhân bản, thực dụng, để mọi người dân VN cùng nhau thực hiện hai mục đích trong nền giáo dục quốc gia mà phục vụ Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam là:

- Đồng Hành để phát triển Đất Nước,

- Tạo Công Bằng và Lợi Ích Xã Hội.

VI. Phải chấm dứt độc quyền giáo dục. (Kỳ sau)

Bảo Giang

9-2015
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đàn Ca Giữa Trời
Tấn Đạt
20:46 04/09/2015
ĐÀN CA GIỮA TRỜI
Ảnh của Tấn Đạt
Ngồi đây giữa cảnh non cùng nước
Cất tiếng cầm ca cảm đất trời.
(bt)