Phụng Vụ - Mục Vụ
Nghệ thuật sửa lỗi
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:40 04/09/2008
NGHỆ THUẬT SỬA LỖI
Chúa Nhật 23 NĂM A ( Mt 18,15-20)
Tuân Tử, một hiền triết Trung hoa đã nói rằng: Kẻ khen ta mà khen thật mới chỉ là bạn ta, kẻ chê ta mà chê thật là thầy ta, còn kẻ nịnh hót tâng bốc ta là những kẻ chỉ làm hại ta mà thôi.
Chê mà chê thật là sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ. Là con người ai mà chẳng lầm lỗi. Không ai trên trần thế có thể tự hào mình vô tội. Chính Thánh Gioan đã quả quyết: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta” (1Ga 1,8). Thú nhận mình tội lỗi không có nghĩa là chấp nhận thất vọng. Ngược lại ý thức được sự yếu đuối của mình sẽ giúp con người mạnh tin hơn. Thánh Gioan cũng viết: “Nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính” (1Ga 2,1b). Sửa lỗi huynh đệ là cần thiết để giúp nhau thăng tiến và trưởng thành. Vì thế sửa lỗi cho nhau là một nghệ thuật đòi hỏi người ta phải tuân theo một số kỹ thuật.
Trang Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy nghệ thuật từng bước sửa lỗi cho anh em và mời gọi hãy cùng nhau cầu nguyện.
1. Sửa lỗi cho nhau:
- Bước 1: “Nếu anh em ngươi phạm tội hãy đi sửa lỗi một mình ngươi với nó”. Một mình với anh em là rất kín đáo. Sửa lỗi cá nhân, tôn trọng và giữ thể diện, biểu lộ sự tin tưởng giữa hai người không để người thứ ba đựoc biết. Đây là cuộc nói chuyện riêng tư, không phải hạ nhục người có lỗi nhưng là giúp người ấy nhận ra lỗi lầm của mình. Phải nói sự thật, nhưng có những sự thật không nên nói hết.
Sự góp ý huynh đệ này đòi hỏi phải tế nhị, xây dựng:
+ Người góp ý: Nhẹ nhàng, nói đúng lúc, đúng chỗ, khôn khéo, thiện chí, nếu không sẽ phản tác dụng, khi đó góp ý chỉ là chỉ trích, phê phán.
+ Người được góp ý: Khiêm nhường nhận lời khuyên, không nóng nảy tự ái, sẵn sàng đón nhận, nhận ra sai lầm, không cố chấp cứng đầu, can đảm sửa đổi. Có như thế việc sửa đổi cho nhau mới có kết quả.
- Bước 2: “Nếu nó không chịu nghe thì hãy đem theo một hay hai người nữa để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba nhân chứng”. Như thế, nếu bước một không đem lại kết quả mong đợi, sẽ đến bước hai là gặp gỡ có hai hoặc ba nhân chứng. Đây không phải là gây áp lực. Sự hiện diện của các chứng nhân bảo đảm cho tính khách quan và cộng đoàn. Luật Môsê dạy: “Một nhân chứng duy nhất không thể đứng lên buộc tội một người về bất cứ tội lỗi nào, phải căn cứ vào lời của hai hay ba nhân chứng, sự việc mới được cứu xét” (Đnl 19,15). Tuy nhiên chỉ thị của Chúa Giêsu nói đây không phải là nhân chứng buộc tội nhưng là những người trợ lực có uy tín để giúp tội nhân dễ dàng sữa lỗi. Cần kiên nhẫn đối vơi người cố chấp.
+ Người sửa lỗi chú ý hình thức xây dựng và bác ái. Có nhiều khuyết điểm có thể tự nhiên được sửa chữa qua tính trung gian, nhất là những khuyết điểm nhỏ.
+ Người được sửa lỗi chú ý nội dung được góp ý.
- Bước 3: “Nếu nó không chịu nghe họ thì hãy đi thưa Hội Thánh”. Hai bước không đạt kết quả, đưa ra trước cộng đoàn Hội Thánh địa phương vì Hội Thánh được Chúa ban cho quyền cầm buộc tháo cởi (x. Mt 18,18). Đưa ra Hội Thánh không phải để bị xét xử nhưng để tỏ lòng sám hối và sẽ được ân xá. Nhưng nếu kẻ đó vẫn cố chấp không chịu sữa lỗi thì tự loại mình ra khỏi Hội Thánh không còn thuộc về cộng đoàn.
- Bước 4: “Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe thì hãy kể nó như một người ngoại”. Cộng đoàn mà không chịu nghe thì phải chấp nhận thái độ tự cô lập của họ. Họ cố chấp không muốn ở trong Hội Thánh thì họ sống trong lầm lạc về đức tin và luân lý. Hội Thánh không còn trách nhiệm trực tiếp phải lo cho họ nữa, chỉ còn phó thác họ cho lòng nhân từ của Chúa mà thôi.
2. Hiệp lời cầu nguyện:
Nếu nhìn cách sửa lỗi anh em của Chúa Giêsu là một cách diễn tả tình yêu thì hiệp thông trong lời cầu nguyện lại là một diễn tả khác của tình yêu “Khi hai hoặc ba người họp lại nhân danh Thầy thì có Thầy ở giữa họ”.
Khi yêu ai, chúng ta không dửng dưng để mặc người ấy lún sâu vào sự dữ. Ta sẽ tìm dịp cảnh tỉnh, nhắc nhở, khuyên bảo, không “makeno”, không “đèn nhà ai nấy sáng”. Tương quan bác ái huynh đệ này rất cần trong cộng đoàn, trong Giáo xứ. Chúa Giêsu nhấn mạnh đến mục đích của việc sửa lỗi. Đó là chinh phục, cứu lấy anh em để nó đừng hư mất, liên đới trách nhiệm sữa lỗi cho nhau để nhờ đó cộng đoàn “lợi thêm một người anh em”. Thánh Giacôbê nhấn mạnh tới tình bác ái đáng khen của việc sửa sai huynh đệ “Ai đưa một người tội lỗi ra khỏi sai lầm của họ là đã cứu được linh hồn người ấy khỏi chết và đã bù đắp được vô số tội lỗi”.
Chúa Giêsu còn xác định rằng: “Thầy bảo thật các con: nếu ở dưới đất hai người trong anh em hiệp ý cầu xin bất cứ sự gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho họ”. Đây không đơn thuần là một giải quyết giữa anh em loài người, nhưng là cùng nhau đến trước tình yêu Thiên Chúa. Sự hiện diện của Chúa sẽ xóa giải mọi bất hòa giữa anh em. Chúng ta tin và can đảm sống điều đó “Vì ở đâu có có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”.
Trong Đạo Phật người ta thường nói “Phật tại tâm”. Trong Đạo Thiền, người ta sống cuộc sống con người cách đơn sơ thanh thản, không chấp mê, sống tự nhiên như bông hoa nở, như dòng suối chảy, như áng mây bay, như làn gió thổi. Sống an bình với chính mình an hoà với tha nhân, là “phá chấp ngã” nghĩa là không chấp, không chấp cả cái không chấp.
Đạo lý Chúa Kitô tự bản chất sâu xa là Đạo nhân, Đạo của lòng nhân ái, Đạo của tình thương. Tình thương không phải là một tư tưởng, cũng chẳng phải là một học thuyết. Tình thương là con đường ta phải đi, một tình yêu để ta sống, để chia sẻ với người khác.
Đức Kitô đã làm người để chia sẻ tình yêu của Chúa Cha cho chúng ta. Người mời gọi chúng ta chia sẻ lại tình yêu ấy cho anh em. Tất cả đạo lý Chúa Kitô nằm gọn trong chân lý đó. Trong điều mà Người gọi là điều răn mới: “Anh em hãy yêu thương như Thầy đã yêu thương anh em”.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban ơn can đảm để con nhận sự sửa lỗi của anh em, và ban cho con ơn khôn ngoan để con biết chân thành sửa lỗi cho nhau, nhờ đó con xứng đáng nhận được lòng nhân từ Chúa xót thương.
Lạy Chúa Giêsu, trước khi sửa lỗi ai, xin Chúa nhắc con nhớ rằng con cũng là tội nhân, cũng yếu đuối và hay lầm lỗi, có khi còn nặng nề hơn họ. Nếu vì bổn phận, con phải sưả lỗi cho người khác, xin cho con biết lấy tinh thần bác ái và tôn trọng nhân vị mà cư xử, nâng đỡ hơn là chỉ trích thoá mạ anh em. Xin cho cúng con luôn biết rộng lượng, bao dung với người khác vì con biết chắc rằng Chúa vẫn tha thứ cho con từng ngày. Amen
Chúa Nhật 23 NĂM A ( Mt 18,15-20)
Tuân Tử, một hiền triết Trung hoa đã nói rằng: Kẻ khen ta mà khen thật mới chỉ là bạn ta, kẻ chê ta mà chê thật là thầy ta, còn kẻ nịnh hót tâng bốc ta là những kẻ chỉ làm hại ta mà thôi.
Chê mà chê thật là sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ. Là con người ai mà chẳng lầm lỗi. Không ai trên trần thế có thể tự hào mình vô tội. Chính Thánh Gioan đã quả quyết: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta” (1Ga 1,8). Thú nhận mình tội lỗi không có nghĩa là chấp nhận thất vọng. Ngược lại ý thức được sự yếu đuối của mình sẽ giúp con người mạnh tin hơn. Thánh Gioan cũng viết: “Nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính” (1Ga 2,1b). Sửa lỗi huynh đệ là cần thiết để giúp nhau thăng tiến và trưởng thành. Vì thế sửa lỗi cho nhau là một nghệ thuật đòi hỏi người ta phải tuân theo một số kỹ thuật.
Trang Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy nghệ thuật từng bước sửa lỗi cho anh em và mời gọi hãy cùng nhau cầu nguyện.
1. Sửa lỗi cho nhau:
- Bước 1: “Nếu anh em ngươi phạm tội hãy đi sửa lỗi một mình ngươi với nó”. Một mình với anh em là rất kín đáo. Sửa lỗi cá nhân, tôn trọng và giữ thể diện, biểu lộ sự tin tưởng giữa hai người không để người thứ ba đựoc biết. Đây là cuộc nói chuyện riêng tư, không phải hạ nhục người có lỗi nhưng là giúp người ấy nhận ra lỗi lầm của mình. Phải nói sự thật, nhưng có những sự thật không nên nói hết.
Sự góp ý huynh đệ này đòi hỏi phải tế nhị, xây dựng:
+ Người góp ý: Nhẹ nhàng, nói đúng lúc, đúng chỗ, khôn khéo, thiện chí, nếu không sẽ phản tác dụng, khi đó góp ý chỉ là chỉ trích, phê phán.
+ Người được góp ý: Khiêm nhường nhận lời khuyên, không nóng nảy tự ái, sẵn sàng đón nhận, nhận ra sai lầm, không cố chấp cứng đầu, can đảm sửa đổi. Có như thế việc sửa đổi cho nhau mới có kết quả.
- Bước 2: “Nếu nó không chịu nghe thì hãy đem theo một hay hai người nữa để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba nhân chứng”. Như thế, nếu bước một không đem lại kết quả mong đợi, sẽ đến bước hai là gặp gỡ có hai hoặc ba nhân chứng. Đây không phải là gây áp lực. Sự hiện diện của các chứng nhân bảo đảm cho tính khách quan và cộng đoàn. Luật Môsê dạy: “Một nhân chứng duy nhất không thể đứng lên buộc tội một người về bất cứ tội lỗi nào, phải căn cứ vào lời của hai hay ba nhân chứng, sự việc mới được cứu xét” (Đnl 19,15). Tuy nhiên chỉ thị của Chúa Giêsu nói đây không phải là nhân chứng buộc tội nhưng là những người trợ lực có uy tín để giúp tội nhân dễ dàng sữa lỗi. Cần kiên nhẫn đối vơi người cố chấp.
+ Người sửa lỗi chú ý hình thức xây dựng và bác ái. Có nhiều khuyết điểm có thể tự nhiên được sửa chữa qua tính trung gian, nhất là những khuyết điểm nhỏ.
+ Người được sửa lỗi chú ý nội dung được góp ý.
- Bước 3: “Nếu nó không chịu nghe họ thì hãy đi thưa Hội Thánh”. Hai bước không đạt kết quả, đưa ra trước cộng đoàn Hội Thánh địa phương vì Hội Thánh được Chúa ban cho quyền cầm buộc tháo cởi (x. Mt 18,18). Đưa ra Hội Thánh không phải để bị xét xử nhưng để tỏ lòng sám hối và sẽ được ân xá. Nhưng nếu kẻ đó vẫn cố chấp không chịu sữa lỗi thì tự loại mình ra khỏi Hội Thánh không còn thuộc về cộng đoàn.
- Bước 4: “Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe thì hãy kể nó như một người ngoại”. Cộng đoàn mà không chịu nghe thì phải chấp nhận thái độ tự cô lập của họ. Họ cố chấp không muốn ở trong Hội Thánh thì họ sống trong lầm lạc về đức tin và luân lý. Hội Thánh không còn trách nhiệm trực tiếp phải lo cho họ nữa, chỉ còn phó thác họ cho lòng nhân từ của Chúa mà thôi.
2. Hiệp lời cầu nguyện:
Nếu nhìn cách sửa lỗi anh em của Chúa Giêsu là một cách diễn tả tình yêu thì hiệp thông trong lời cầu nguyện lại là một diễn tả khác của tình yêu “Khi hai hoặc ba người họp lại nhân danh Thầy thì có Thầy ở giữa họ”.
Khi yêu ai, chúng ta không dửng dưng để mặc người ấy lún sâu vào sự dữ. Ta sẽ tìm dịp cảnh tỉnh, nhắc nhở, khuyên bảo, không “makeno”, không “đèn nhà ai nấy sáng”. Tương quan bác ái huynh đệ này rất cần trong cộng đoàn, trong Giáo xứ. Chúa Giêsu nhấn mạnh đến mục đích của việc sửa lỗi. Đó là chinh phục, cứu lấy anh em để nó đừng hư mất, liên đới trách nhiệm sữa lỗi cho nhau để nhờ đó cộng đoàn “lợi thêm một người anh em”. Thánh Giacôbê nhấn mạnh tới tình bác ái đáng khen của việc sửa sai huynh đệ “Ai đưa một người tội lỗi ra khỏi sai lầm của họ là đã cứu được linh hồn người ấy khỏi chết và đã bù đắp được vô số tội lỗi”.
Chúa Giêsu còn xác định rằng: “Thầy bảo thật các con: nếu ở dưới đất hai người trong anh em hiệp ý cầu xin bất cứ sự gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho họ”. Đây không đơn thuần là một giải quyết giữa anh em loài người, nhưng là cùng nhau đến trước tình yêu Thiên Chúa. Sự hiện diện của Chúa sẽ xóa giải mọi bất hòa giữa anh em. Chúng ta tin và can đảm sống điều đó “Vì ở đâu có có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”.
Trong Đạo Phật người ta thường nói “Phật tại tâm”. Trong Đạo Thiền, người ta sống cuộc sống con người cách đơn sơ thanh thản, không chấp mê, sống tự nhiên như bông hoa nở, như dòng suối chảy, như áng mây bay, như làn gió thổi. Sống an bình với chính mình an hoà với tha nhân, là “phá chấp ngã” nghĩa là không chấp, không chấp cả cái không chấp.
Đạo lý Chúa Kitô tự bản chất sâu xa là Đạo nhân, Đạo của lòng nhân ái, Đạo của tình thương. Tình thương không phải là một tư tưởng, cũng chẳng phải là một học thuyết. Tình thương là con đường ta phải đi, một tình yêu để ta sống, để chia sẻ với người khác.
Đức Kitô đã làm người để chia sẻ tình yêu của Chúa Cha cho chúng ta. Người mời gọi chúng ta chia sẻ lại tình yêu ấy cho anh em. Tất cả đạo lý Chúa Kitô nằm gọn trong chân lý đó. Trong điều mà Người gọi là điều răn mới: “Anh em hãy yêu thương như Thầy đã yêu thương anh em”.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban ơn can đảm để con nhận sự sửa lỗi của anh em, và ban cho con ơn khôn ngoan để con biết chân thành sửa lỗi cho nhau, nhờ đó con xứng đáng nhận được lòng nhân từ Chúa xót thương.
Lạy Chúa Giêsu, trước khi sửa lỗi ai, xin Chúa nhắc con nhớ rằng con cũng là tội nhân, cũng yếu đuối và hay lầm lỗi, có khi còn nặng nề hơn họ. Nếu vì bổn phận, con phải sưả lỗi cho người khác, xin cho con biết lấy tinh thần bác ái và tôn trọng nhân vị mà cư xử, nâng đỡ hơn là chỉ trích thoá mạ anh em. Xin cho cúng con luôn biết rộng lượng, bao dung với người khác vì con biết chắc rằng Chúa vẫn tha thứ cho con từng ngày. Amen
Giúp người khác nhận ra những sai lỗi của mình
LM Inhaxiô Trần Ngà
05:43 04/09/2008
Giúp người khác nhận ra những sai lỗi của mình
(Chúa Nhật 23 thường niên - Matthêu 18, 15-20)
Nhận ra lầm lỗi của mình là điều rất khó. Có người ví von rằng mỗi người đều mang một gùi đầy tội sau lưng và một gùi công đức trước ngực. Vì thế, người ta chỉ thấy công đức mà không thấy được lầm lỗi của mình.
Ông Dale Carnegie, một học giả trứ danh người Mỹ viết nhiều cuốn sách nổi tiếng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới quả quyết rằng: “Tôi đã bỏ ra gần 70 năm trong đời để khám phá ra chân lý nầy là dù người ta có lỗi nặng đến đâu, thì trong 100 lần phạm lỗi thì có tới 99 lần người ta tự cho mình là vô tội.”
Chúng ta hãy nhìn lại trường hợp cụ thể về vua Đavít được thuật lại trong Kinh Thánh (Sách Samuen).
Một buổi chiều nọ, vua Đavít tản bộ trên sân thượng và chợt thấy một phụ nữ xinh đẹp đang tắm, đó là bà Bat-shêba, vợ của Uria. Vua sai người đưa bà đến với vua. Ít lâu sau đó, Bat-shêba báo tin cho vua hay là bà đã có thai với nhà vua.
Khi biết chuyện, vua Đa-vít tìm cách ‘bán cái’ cho chồng của bà là Uria.
Vua cho triệu Uria từ mặt trận trở về, cho ông ta ăn uống thật no say rồi truyền cho Uria về nhà thăm vợ. Hai đêm liền, Uria nằm ngủ trong đền vua với những tên lính canh mà không chịu về nhà.
Thấy kế hoạch ‘bán cái’ không xong, vua Đa-vít ra lệnh cho tướng Yôab mượn tay quân giặc giết chết U-ria ngoài chiến trường.
Sau đó, khi đã mãn tang chồng, Bat-shêba được vua Đavít đón vào cung làm vợ chính thức của nhà vua.( II Sam 11 và 12)
Vua Đavít đã phạm một tội tày trời, thế mà vẫn ung dung như không có gì xảy ra. Đúng là trong hàng trăm lần phạm lỗi, may ra chỉ có một lần người ta nhận ra mình có tội. Và một khi con người không tự thấy được tội lỗi của mình để ăn năn sám hối thì cần phải có ai đó đến nhắc bảo họ.
Thế là Thiên Chúa sai tiên tri Natan đến cảnh tỉnh vua. Khuyên vua thì phải lựa lời, không khéo thì mất đầu như chơi. Nhà tiên tri trình với vua: “Trong thành kia, có một người giàu sang phú quý có cả đến hàng ngàn chiên dê và bò, trong khi đó, một người nghèo bên cạnh chỉ có một con chiên nhỏ mà ông ta rất yêu quý, coi như đứa con gái của ông. Thế rồi khi người giàu có khách, ông tiếc của không dám bắt chiên mình đãi khách mà lại cho tôi tớ đi bắt con chiên độc nhất của người nghèo làm thịt”
Nghe đến đây, vua Đavít bừng bừng nổi giận. Vua quát: “Nó đáng chết, tên ác nhân đó! Nó phải bị trừng phạt và phải bồi thường gấp bốn vì việc nó đã làm.”
Tiên tri Natan thưa: “Người ấy chính là vua. Nhà vua đã có nhiều thê thiếp lại còn nhẫn tâm giết chết Uria và cướp vợ của ông ta”.
Bấy giờ vua Đavít mới nhận ra tội mình và ăn năn khóc lóc thảm thiết.
Nếu không được tiên tri Natan cảnh tỉnh, vua Đavít đã không nhận ra tội lỗi của mình và không thể hối cải. Tội của mình, mình chứa đựng trong cái gùi sau lưng nên không thấy được. Vì thế, giúp người khác nhận ra lỗi của họ là điều rất cần thiết và là một nghĩa vụ thiêng liêng.
Lời Chúa hôm nay thiết tha kêu mời chúng ta hãy ra công sửa lỗi cho anh em mình. Qua bài đọc I, Thiên Chúa dùng miệng tiên tri Ê-dê-ki-en răn dạy chúng ta: “Nếu ngươi không cảnh cáo kẻ gian ác, giúp nó từ bỏ con đường gian ác, thì chính nó phải chết vì sự gian ác của nó, nhưng còn máu nó, Ta sẽ đòi ngươi” (Edêkien 33, 7-9). Và qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su truyền dạy: “Nếu anh em của ngươi trót phạm tội, thì ngươi hãy đi sửa lỗi nó”…
Hãy nên tấm gương soi cho người khác và để người khác làm tấm gương soi cho ta.
Tấm gương soi tuyệt đối cần thiết cho mọi người. Không có tấm gương soi, người ta không biết mặt mũi mình ra sao, có ghèn đầy mắt cũng không biết, có cơm dính cằm cũng chẳng hay, râu tóc rối bù như tổ quạ cũng chẳng biết gì. Tấm gương soi tuy tầm thường nhưng rất cần thiết giúp con người nhận ra những vết nhơ trên khuôn mặt mình. Thế nên dù nghèo hèn túng thiếu, nhà nào cũng cố sắm cho mình một tấm gương.
Tuy nhiên, tấm gương thuỷ tinh tráng thuỷ chỉ phản chiếu khuôn mặt mà không thể phản chiếu tâm hồn, chỉ cho thấy những vết nhơ trên trán mà không cho thấy vết bẩn trong tim, thấy những xấu xa trên khuôn mặt mà không thấy những sa đoạ trong tâm hồn hay trong cuộc sống. Vì thế, người ta cần thêm một tấm gương soi khác, đó là lời nhắc bảo của những người chung quanh. Thiếu những lời nhắc bảo nầy là thiếu mất tấm gương tối cần thiết để soi hồn.
Tiên tri Natan ngày xưa là tấm gương soi giúp vua Đa-vít thấy được những vết bẩn khủng khiếp trong tâm hồn. Thiếu tấm gương soi quý báu như Natan, vua Đa-vít không thể thấy được lầm lỗi của mình và sẽ không hề biết ăn năn sám hối.
Trở thành tấm gương soi cho người khác là một lệnh truyền rất quyết liệt của Thiên Chúa.
“Nếu ngươi không cảnh cáo kẻ gian ác, giúp nó từ bỏ con đường gian ác, thì chính nó phải chết vì sự gian ác của nó, nhưng còn máu nó, Ta sẽ đòi ngươi”. (Edêkien 33, 7-9).
“Nếu anh em của ngươi trót phạm tội, thì ngươi hãy đi sửa lỗi nó”… (Matthêu 18, 15)
Vì lòng bác ái với anh em và vì lời Chúa truyền dạy, chúng ta hãy là tấm gương soi giúp người khác thấy được tội lỗi và những sai lầm của họ; đồng thời vui lòng để cho người khác trở thành tấm gương soi cho mình để chúng ta có thể nhận ra lầm lỗi của ta.
(Chúa Nhật 23 thường niên - Matthêu 18, 15-20)
Nhận ra lầm lỗi của mình là điều rất khó. Có người ví von rằng mỗi người đều mang một gùi đầy tội sau lưng và một gùi công đức trước ngực. Vì thế, người ta chỉ thấy công đức mà không thấy được lầm lỗi của mình.
Ông Dale Carnegie, một học giả trứ danh người Mỹ viết nhiều cuốn sách nổi tiếng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới quả quyết rằng: “Tôi đã bỏ ra gần 70 năm trong đời để khám phá ra chân lý nầy là dù người ta có lỗi nặng đến đâu, thì trong 100 lần phạm lỗi thì có tới 99 lần người ta tự cho mình là vô tội.”
Chúng ta hãy nhìn lại trường hợp cụ thể về vua Đavít được thuật lại trong Kinh Thánh (Sách Samuen).
Một buổi chiều nọ, vua Đavít tản bộ trên sân thượng và chợt thấy một phụ nữ xinh đẹp đang tắm, đó là bà Bat-shêba, vợ của Uria. Vua sai người đưa bà đến với vua. Ít lâu sau đó, Bat-shêba báo tin cho vua hay là bà đã có thai với nhà vua.
Khi biết chuyện, vua Đa-vít tìm cách ‘bán cái’ cho chồng của bà là Uria.
Vua cho triệu Uria từ mặt trận trở về, cho ông ta ăn uống thật no say rồi truyền cho Uria về nhà thăm vợ. Hai đêm liền, Uria nằm ngủ trong đền vua với những tên lính canh mà không chịu về nhà.
Thấy kế hoạch ‘bán cái’ không xong, vua Đa-vít ra lệnh cho tướng Yôab mượn tay quân giặc giết chết U-ria ngoài chiến trường.
Sau đó, khi đã mãn tang chồng, Bat-shêba được vua Đavít đón vào cung làm vợ chính thức của nhà vua.( II Sam 11 và 12)
Vua Đavít đã phạm một tội tày trời, thế mà vẫn ung dung như không có gì xảy ra. Đúng là trong hàng trăm lần phạm lỗi, may ra chỉ có một lần người ta nhận ra mình có tội. Và một khi con người không tự thấy được tội lỗi của mình để ăn năn sám hối thì cần phải có ai đó đến nhắc bảo họ.
Thế là Thiên Chúa sai tiên tri Natan đến cảnh tỉnh vua. Khuyên vua thì phải lựa lời, không khéo thì mất đầu như chơi. Nhà tiên tri trình với vua: “Trong thành kia, có một người giàu sang phú quý có cả đến hàng ngàn chiên dê và bò, trong khi đó, một người nghèo bên cạnh chỉ có một con chiên nhỏ mà ông ta rất yêu quý, coi như đứa con gái của ông. Thế rồi khi người giàu có khách, ông tiếc của không dám bắt chiên mình đãi khách mà lại cho tôi tớ đi bắt con chiên độc nhất của người nghèo làm thịt”
Nghe đến đây, vua Đavít bừng bừng nổi giận. Vua quát: “Nó đáng chết, tên ác nhân đó! Nó phải bị trừng phạt và phải bồi thường gấp bốn vì việc nó đã làm.”
Tiên tri Natan thưa: “Người ấy chính là vua. Nhà vua đã có nhiều thê thiếp lại còn nhẫn tâm giết chết Uria và cướp vợ của ông ta”.
Bấy giờ vua Đavít mới nhận ra tội mình và ăn năn khóc lóc thảm thiết.
Nếu không được tiên tri Natan cảnh tỉnh, vua Đavít đã không nhận ra tội lỗi của mình và không thể hối cải. Tội của mình, mình chứa đựng trong cái gùi sau lưng nên không thấy được. Vì thế, giúp người khác nhận ra lỗi của họ là điều rất cần thiết và là một nghĩa vụ thiêng liêng.
Lời Chúa hôm nay thiết tha kêu mời chúng ta hãy ra công sửa lỗi cho anh em mình. Qua bài đọc I, Thiên Chúa dùng miệng tiên tri Ê-dê-ki-en răn dạy chúng ta: “Nếu ngươi không cảnh cáo kẻ gian ác, giúp nó từ bỏ con đường gian ác, thì chính nó phải chết vì sự gian ác của nó, nhưng còn máu nó, Ta sẽ đòi ngươi” (Edêkien 33, 7-9). Và qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su truyền dạy: “Nếu anh em của ngươi trót phạm tội, thì ngươi hãy đi sửa lỗi nó”…
Hãy nên tấm gương soi cho người khác và để người khác làm tấm gương soi cho ta.
Tấm gương soi tuyệt đối cần thiết cho mọi người. Không có tấm gương soi, người ta không biết mặt mũi mình ra sao, có ghèn đầy mắt cũng không biết, có cơm dính cằm cũng chẳng hay, râu tóc rối bù như tổ quạ cũng chẳng biết gì. Tấm gương soi tuy tầm thường nhưng rất cần thiết giúp con người nhận ra những vết nhơ trên khuôn mặt mình. Thế nên dù nghèo hèn túng thiếu, nhà nào cũng cố sắm cho mình một tấm gương.
Tuy nhiên, tấm gương thuỷ tinh tráng thuỷ chỉ phản chiếu khuôn mặt mà không thể phản chiếu tâm hồn, chỉ cho thấy những vết nhơ trên trán mà không cho thấy vết bẩn trong tim, thấy những xấu xa trên khuôn mặt mà không thấy những sa đoạ trong tâm hồn hay trong cuộc sống. Vì thế, người ta cần thêm một tấm gương soi khác, đó là lời nhắc bảo của những người chung quanh. Thiếu những lời nhắc bảo nầy là thiếu mất tấm gương tối cần thiết để soi hồn.
Tiên tri Natan ngày xưa là tấm gương soi giúp vua Đa-vít thấy được những vết bẩn khủng khiếp trong tâm hồn. Thiếu tấm gương soi quý báu như Natan, vua Đa-vít không thể thấy được lầm lỗi của mình và sẽ không hề biết ăn năn sám hối.
Trở thành tấm gương soi cho người khác là một lệnh truyền rất quyết liệt của Thiên Chúa.
“Nếu ngươi không cảnh cáo kẻ gian ác, giúp nó từ bỏ con đường gian ác, thì chính nó phải chết vì sự gian ác của nó, nhưng còn máu nó, Ta sẽ đòi ngươi”. (Edêkien 33, 7-9).
“Nếu anh em của ngươi trót phạm tội, thì ngươi hãy đi sửa lỗi nó”… (Matthêu 18, 15)
Vì lòng bác ái với anh em và vì lời Chúa truyền dạy, chúng ta hãy là tấm gương soi giúp người khác thấy được tội lỗi và những sai lầm của họ; đồng thời vui lòng để cho người khác trở thành tấm gương soi cho mình để chúng ta có thể nhận ra lầm lỗi của ta.
Ta sẽ đòi người đền nợ máu nó
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
13:08 04/09/2008
TA SẼ ĐÒI NGƯƠI ĐỀN NỢ MÁU NÓ
(Chúa Nhật XXIII Thường niên A)
Tin Mừng Thánh Matthêu chương 18 tập chú vào chủ đề đời sống đoàn. Thoặt nghe bài Tin Mừng Mt 18,15-20 với những lời căn dặn của Đấng Cứu Thế về việc sửa bảo anh em, chúng ta dễ liên tưởng đến việc cần có thái độ tế nhị tôn trọng anh em trong khi sửa bảo nhau. Điều này thì không ai chối cãi. Yêu thương và tôn trọng là hai động thái tất yếu phải đi sóng đôi. Tuy nhiên, qua những lời dạy của Thầy Chí Thánh, chúng ta còn phải lưu ý đến tính triệt để của việc sửa sai, dạy bảo nhau. Nghĩa là khi thấy anh em, thấy tha nhân sai lỗi thì cần phải tích cực sửa bảo nhau cách triệt để, tức là cho đến cùng.
Số phận của tha nhân cũng là số phận của chính ta:
Ngôn sứ Êdêkiel đã minh nhiên lời dạy của Thiên Chúa: “Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta nói cho chúng biết. Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: ‘ Hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết’, mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội của nó, thì Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” ( Ed 33,8 ). Không ai được phép vào Nước Trời một mình. Thiên Chúa không phải là Cha của mình tôi. Người là Cha của ‘chúng ta”, của mọi người ( x. Kinh Lạy Cha ). Thái độ dửng dưng, kiểu sống mặc kệ nó, là kiểu sống, là thái độ không xứng với người con cái Chúa.
Người ta có thể không ghét bỏ tha nhân, không tìm cách mưu hại tha nhân, thế nhưng chính khi không màng đến số phận của tha nhân cũng là khi ta góp phần hãm hại tha nhân cách gián tiếp. Đã nhiều lần Chúa Kitô nhấn mạnh chân lý này khi Người trách cứ tấm lòng dửng dưng của những luật sĩ biệt phái trước bao nổi khổ của đồng loại. Thấy anh em đang sai lỗi cũng như thấy anh em đang đứng bên bờ vực thẳm mà ta không lên tiếng cảnh báo hay sửa sai thì chính ta đã vô tình, đúng hơn là đã vô tâm để người anh em rơi xuống vực. Không cứu người theo khả năng và hoàn cảnh của mình là đã giết người. Dưới cái nhìn này chúng ta mới hiểu những lời đanh thép của Thiên Chúa qua miệng Ngôn sứ Êdêkiel ở trên: ‘Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó’.
Khi vạch rõ lộ trình sửa bảo anh em, bắt đầu từ hình thức cá nhân đến cộng đoàn, thì ngoài việc tôn trọng phẩm giá, danh dự người có lỗi, Chúa Kitô đã minh nhiên dạy ta tích cực sửa bảo người anh em cho đến cùng. Khi người anh em lỗi phạm không nghe cộng đoàn thì hãy xem họ như người ngoại giáo hay người thu thuế thì vẫn không là buông xuôi mà là trao phó cho Chúa, Đấng không có sự gì là không thể (x.Mt 19,26 ). Ngay cả khi trao phó người anh em lỗi phạm cho Chúa thì ta vẫn còn đó bổn phận góp phần bằng lời cầu nguyện. Để làm rõ hiệu quả của lời cầu, thì liền sau đó Chúa Kitô đã khẳng định: “Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” ( Mt 18,20 ).
Chúng ta cần phân biệt các hành vi sai trái mang tính cá nhân và hậu quả của hành vi lỗi phạm là hạn chế với những sai lầm mang tính tập thể và hậu quả di hại cho xã hội là rộng lớn hoặc hành vi lỗi phạm của cá nhân trở thành gương xấu gương mù cho xã hội, cho những kẻ bé mọn. Cung cách hành xử của Chúa Kitô thật rõ ràng. Nguời từ tâm, nhân hậu với những trường hợp đầu mà trái lại rất thẳng thắn và cương quyết với những trường hợp sau. Người tỏ lòng nhân hậu với chị phụ nữ phạm tội ngoại tình. Người thật khoan dung với sự yếu hèn, chối bỏ thầy của Phêrô. Nhưng Người lại nghiêm khắc trước sự sai trái cũng của chính Phêrô khi ông ngăn cản Người lên Giêrusalem để thực thi công trình cứu độ bằng sự khổ nạn. Và với nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo hay các bậc vị vọng thời bấy giờ là Biệt Phái, Luật sĩ…thì thái độ của Chúa Kitô là rất thẳng thừng và cương quyết. Tuy nhiên dù cương quyết hay nhân hậu, dù nghiêm khắc hay dịu dàng thì các hành vi của Chúa Kitô đều ắp đầy lòng xót thương. Đến trần gian, một sứ mạng của Đức Kitô là mạc khải cho nhân trần chân dung của Thiên Chúa, Đấng từ bi và hay thương xót, Đấng không muốn bất cứ một ai phải hư mất.
Đức ái là động lực, là hình thức và là mục đích của việc sửa sai nhau:
Chúng ta dễ dàng chân nhận sự cần thiết của việc sửa bảo nhau. Tuy nhiên cần biết sửa bảo nhau vì yêu thương nhau, muốn cho nhau đổi thay và nên tốt lành, thánh thiện hơn, đồng thời với những hình thức, những phương thế chính đáng và phải đạo. Làm sao minh chứng được động cơ và mục đích của việc ta sửa bảo nhau là vì yêu thương nhau ? Quả là khó khi thẩm định những gì thuộc chiều sâu của tâm hồn. Thế nhưng với lời mạc khải, qua tấm gương của các ngôn sứ, đặc biệt của Chúa Kitô chúng ta có thể xác định đức ái là động cơ và mục đích của việc sửa bảo nhau dựa vào một vài dấu chỉ sau:
- Có nhổ thì có trồng; có phá thì có xây: Ta không chỉ nói lên cái sai trái, sự lầm lỗi của nhau mà ta còn vạch ra cách thế sửa đổi, còn đề xuất phương hướng khắc phục cho nhau.
- Sẵn sàng đón nhận những sự hiểu lầm, những nghịch cảnh và cả những ngược đãi khi ta chân thành sửa bảo nhau bằng lòng khoan dung, tha thứ.
“Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tình yêu” ( Rm 13,8 ). Đã mắc nợ là phải trả. Một trong những món nợ tình yêu chúng ta cần phải trả liên lĩ đó là món nợ liên đới trong lỗi phạm của nhau. Để trả món nợ này, chúng ta không chỉ can đảm đón nhận các hậu quả do tội lỗi của nhau mà còn phải tích cực sửa bảo nhau trong đức ái. Nếu ngươi không sửa bảo kẻ có tội thì“Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” là một lời cảnh báo thật đáng sợ. Tuy nhiên để cho việc sửa bảo nhau đạt kết quả thì chúng ta đừng quên rằng ngoài việc cầu xin ơn Chúa soi sáng, nâng đỡ, thì bản thân chúng ta trước hết cần làm thanh sạch bản thân mình một cách nào đó. Vì khi đã lấy cái xà ra khỏi mắt mình thì mình mới thấy rõ và biết cách lấy cái rác ra khỏi mắt anh em ( x.Mt 7,1-5 ). Xin đừng viện cớ rằng tôi chưa hoàn thiện, nghĩa là vẫn còn vương nhiều lầm lỗi, nên tôi không được phép sửa bảo ai. Ngoại trừ Mẹ Maria, chúng ta thảy đều là tội nhân, mức này, mức nọ. Hãy nhớ lời dạy của thánh Giacôbê: “Thưa anh em, nếu có người nào trong anh em lạc xa chân lý và có ai đưa người ấy trở về, thì anh em hãy biết rằng: kẻ nào làm cho một tội nhân bỏ đường lầm lạc mà trở về, thì cứu được linh hồn người ấy khỏi chết và che lấp được muôn vàn tội lỗi của mình.” ( Gc 5,19-20 )
(Chúa Nhật XXIII Thường niên A)
Tin Mừng Thánh Matthêu chương 18 tập chú vào chủ đề đời sống đoàn. Thoặt nghe bài Tin Mừng Mt 18,15-20 với những lời căn dặn của Đấng Cứu Thế về việc sửa bảo anh em, chúng ta dễ liên tưởng đến việc cần có thái độ tế nhị tôn trọng anh em trong khi sửa bảo nhau. Điều này thì không ai chối cãi. Yêu thương và tôn trọng là hai động thái tất yếu phải đi sóng đôi. Tuy nhiên, qua những lời dạy của Thầy Chí Thánh, chúng ta còn phải lưu ý đến tính triệt để của việc sửa sai, dạy bảo nhau. Nghĩa là khi thấy anh em, thấy tha nhân sai lỗi thì cần phải tích cực sửa bảo nhau cách triệt để, tức là cho đến cùng.
Số phận của tha nhân cũng là số phận của chính ta:
Ngôn sứ Êdêkiel đã minh nhiên lời dạy của Thiên Chúa: “Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta nói cho chúng biết. Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: ‘ Hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết’, mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội của nó, thì Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” ( Ed 33,8 ). Không ai được phép vào Nước Trời một mình. Thiên Chúa không phải là Cha của mình tôi. Người là Cha của ‘chúng ta”, của mọi người ( x. Kinh Lạy Cha ). Thái độ dửng dưng, kiểu sống mặc kệ nó, là kiểu sống, là thái độ không xứng với người con cái Chúa.
Người ta có thể không ghét bỏ tha nhân, không tìm cách mưu hại tha nhân, thế nhưng chính khi không màng đến số phận của tha nhân cũng là khi ta góp phần hãm hại tha nhân cách gián tiếp. Đã nhiều lần Chúa Kitô nhấn mạnh chân lý này khi Người trách cứ tấm lòng dửng dưng của những luật sĩ biệt phái trước bao nổi khổ của đồng loại. Thấy anh em đang sai lỗi cũng như thấy anh em đang đứng bên bờ vực thẳm mà ta không lên tiếng cảnh báo hay sửa sai thì chính ta đã vô tình, đúng hơn là đã vô tâm để người anh em rơi xuống vực. Không cứu người theo khả năng và hoàn cảnh của mình là đã giết người. Dưới cái nhìn này chúng ta mới hiểu những lời đanh thép của Thiên Chúa qua miệng Ngôn sứ Êdêkiel ở trên: ‘Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó’.
Khi vạch rõ lộ trình sửa bảo anh em, bắt đầu từ hình thức cá nhân đến cộng đoàn, thì ngoài việc tôn trọng phẩm giá, danh dự người có lỗi, Chúa Kitô đã minh nhiên dạy ta tích cực sửa bảo người anh em cho đến cùng. Khi người anh em lỗi phạm không nghe cộng đoàn thì hãy xem họ như người ngoại giáo hay người thu thuế thì vẫn không là buông xuôi mà là trao phó cho Chúa, Đấng không có sự gì là không thể (x.Mt 19,26 ). Ngay cả khi trao phó người anh em lỗi phạm cho Chúa thì ta vẫn còn đó bổn phận góp phần bằng lời cầu nguyện. Để làm rõ hiệu quả của lời cầu, thì liền sau đó Chúa Kitô đã khẳng định: “Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” ( Mt 18,20 ).
Chúng ta cần phân biệt các hành vi sai trái mang tính cá nhân và hậu quả của hành vi lỗi phạm là hạn chế với những sai lầm mang tính tập thể và hậu quả di hại cho xã hội là rộng lớn hoặc hành vi lỗi phạm của cá nhân trở thành gương xấu gương mù cho xã hội, cho những kẻ bé mọn. Cung cách hành xử của Chúa Kitô thật rõ ràng. Nguời từ tâm, nhân hậu với những trường hợp đầu mà trái lại rất thẳng thắn và cương quyết với những trường hợp sau. Người tỏ lòng nhân hậu với chị phụ nữ phạm tội ngoại tình. Người thật khoan dung với sự yếu hèn, chối bỏ thầy của Phêrô. Nhưng Người lại nghiêm khắc trước sự sai trái cũng của chính Phêrô khi ông ngăn cản Người lên Giêrusalem để thực thi công trình cứu độ bằng sự khổ nạn. Và với nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo hay các bậc vị vọng thời bấy giờ là Biệt Phái, Luật sĩ…thì thái độ của Chúa Kitô là rất thẳng thừng và cương quyết. Tuy nhiên dù cương quyết hay nhân hậu, dù nghiêm khắc hay dịu dàng thì các hành vi của Chúa Kitô đều ắp đầy lòng xót thương. Đến trần gian, một sứ mạng của Đức Kitô là mạc khải cho nhân trần chân dung của Thiên Chúa, Đấng từ bi và hay thương xót, Đấng không muốn bất cứ một ai phải hư mất.
Đức ái là động lực, là hình thức và là mục đích của việc sửa sai nhau:
Chúng ta dễ dàng chân nhận sự cần thiết của việc sửa bảo nhau. Tuy nhiên cần biết sửa bảo nhau vì yêu thương nhau, muốn cho nhau đổi thay và nên tốt lành, thánh thiện hơn, đồng thời với những hình thức, những phương thế chính đáng và phải đạo. Làm sao minh chứng được động cơ và mục đích của việc ta sửa bảo nhau là vì yêu thương nhau ? Quả là khó khi thẩm định những gì thuộc chiều sâu của tâm hồn. Thế nhưng với lời mạc khải, qua tấm gương của các ngôn sứ, đặc biệt của Chúa Kitô chúng ta có thể xác định đức ái là động cơ và mục đích của việc sửa bảo nhau dựa vào một vài dấu chỉ sau:
- Có nhổ thì có trồng; có phá thì có xây: Ta không chỉ nói lên cái sai trái, sự lầm lỗi của nhau mà ta còn vạch ra cách thế sửa đổi, còn đề xuất phương hướng khắc phục cho nhau.
- Sẵn sàng đón nhận những sự hiểu lầm, những nghịch cảnh và cả những ngược đãi khi ta chân thành sửa bảo nhau bằng lòng khoan dung, tha thứ.
“Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tình yêu” ( Rm 13,8 ). Đã mắc nợ là phải trả. Một trong những món nợ tình yêu chúng ta cần phải trả liên lĩ đó là món nợ liên đới trong lỗi phạm của nhau. Để trả món nợ này, chúng ta không chỉ can đảm đón nhận các hậu quả do tội lỗi của nhau mà còn phải tích cực sửa bảo nhau trong đức ái. Nếu ngươi không sửa bảo kẻ có tội thì“Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” là một lời cảnh báo thật đáng sợ. Tuy nhiên để cho việc sửa bảo nhau đạt kết quả thì chúng ta đừng quên rằng ngoài việc cầu xin ơn Chúa soi sáng, nâng đỡ, thì bản thân chúng ta trước hết cần làm thanh sạch bản thân mình một cách nào đó. Vì khi đã lấy cái xà ra khỏi mắt mình thì mình mới thấy rõ và biết cách lấy cái rác ra khỏi mắt anh em ( x.Mt 7,1-5 ). Xin đừng viện cớ rằng tôi chưa hoàn thiện, nghĩa là vẫn còn vương nhiều lầm lỗi, nên tôi không được phép sửa bảo ai. Ngoại trừ Mẹ Maria, chúng ta thảy đều là tội nhân, mức này, mức nọ. Hãy nhớ lời dạy của thánh Giacôbê: “Thưa anh em, nếu có người nào trong anh em lạc xa chân lý và có ai đưa người ấy trở về, thì anh em hãy biết rằng: kẻ nào làm cho một tội nhân bỏ đường lầm lạc mà trở về, thì cứu được linh hồn người ấy khỏi chết và che lấp được muôn vàn tội lỗi của mình.” ( Gc 5,19-20 )
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:31 04/09/2008
BÀ LÃO VÀ THẦY CHÙA
Bà lão xây một căn nhà nhỏ cho thầy chùa, mỗi ngày cung cấp đồ ăn chay và nước uống; hai mươi năm như một không thay đổi, để cho ông ta yên tâm tu trì ngộ đạo.
Hai mươi năm trôi qua, bà lão muốn thử công lực của người tu hành, bèn tìm một thiếu nữ mà dục vọng như lửa trong lò đang cháy, nói với cô ta: “Đi vào trong căn nhà nhỏ đó, ôm chặt người trong nhà, sau đó hỏi ông ta: tiếp theo chúng ta làm gì nữa ?”
Đêm đến thiếu nữ đến thăm thầy chùa, thấy ông ta đang trầm tư mặc niệm, nhưng cô ta không để ý mọi thứ mà chạy thẳng đến bên ông thầy chùa, và nói nhỏ vào tai ông: “Bây giờ chúng ta nên làm gì nữa ?”
Thầy chùa lập tức giận dữ, thuận tay cầm lấy cây chổi đánh đuổi thiếu nữ đi ra.
Sau khi thiếu nữ báo cáo tình hình, bà lão cũng giận dữ vô cùng, nói: “Ta cung phụng cho hắn đã hơn hai mươi năm, nhưng hắn ta một: không thể thông cảm nhu cầu của ngươi, hai: không biết làm thế nào để hướng dẫn hành vi sai trái của ngươi. Đương nhiên hắn ta không cần thiết gật đầu với tình dục, nhưng trãi qua rất nhiều năm trầm tư tĩnh tọa, thì tối thiểu cũng phải ngộ được một vài tâm tình cảm thông chứ ?”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Lời của bà lão đáng làm cho chúng ta -những người tu trì luôn tự hào là đã giác ngộ hơn mọi người- phải suy nghĩ:
- Có một vài linh mục thấy các cô gái ăn mặc thiếu vải thì chịu không nổi nên lớn tiếng chửi rủa: các ngài chưa ngộ được sự thông cảm, bởi vì các ngài chỉ thấy cái bên ngoài mà không nhìn thấy xã hội đa phần đều như thế theo trào lưu.
- Có một vài tu sĩ lấy làm chướng tai gai mắt khi thấy những đôi nam nữ âu yếm hôn nhau nơi công cộng: những vị này chưa ngộ được sự thông cảm, vì họ chưa nếm được mùi vị tình yêu nam nữ.
- Có một vài người đạo đức tự nhận mình là người ngoan đạo mộ đạo, nhưng họ chưa hề thông cảm với những sai lầm của người khác...
Người ta hy vọng gì nơi những người tu trì ? Thưa, người ta hy vọng những người tu trì có đời sống gương mẫu để cho họ bắt chước noi theo, và hơn thế nữa, người ta hy vọng người tu trì có một tâm hồn biết thông cảm với mọi người, bởi vì nếu không có một tâm hồn biết thông cảm, thì không thể truyền giáo được, lại càng không thể phản ảnh lại khuôn mặt của Chúa Giê-su.
Dù cho chúng ta –các linh mục và tu sĩ, hay hòa thượng, hay là người thánh thiện đạo đức- là những người đạo đức trọng vọng, nhưng nếu chúng ta không có một tâm hồn biết thông cảm sâu xa, thì chúng ta sẽ trở thành những quan tòa nghiêm khắc đến độc ác, khi chúng ta lên án tha nhân.
Chúa Giê-su không hề lên án người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang, Chúa Giê-su cũng không lên án ông thu thuế Gia-kêu lùn, và Chúa Giê-su cũng không lên án ông thánh Phê-rô vì đã chối Ngài...
Nhưng Chúa Giê-su thông cảm sâu xa với họ.
N2T |
Bà lão xây một căn nhà nhỏ cho thầy chùa, mỗi ngày cung cấp đồ ăn chay và nước uống; hai mươi năm như một không thay đổi, để cho ông ta yên tâm tu trì ngộ đạo.
Hai mươi năm trôi qua, bà lão muốn thử công lực của người tu hành, bèn tìm một thiếu nữ mà dục vọng như lửa trong lò đang cháy, nói với cô ta: “Đi vào trong căn nhà nhỏ đó, ôm chặt người trong nhà, sau đó hỏi ông ta: tiếp theo chúng ta làm gì nữa ?”
Đêm đến thiếu nữ đến thăm thầy chùa, thấy ông ta đang trầm tư mặc niệm, nhưng cô ta không để ý mọi thứ mà chạy thẳng đến bên ông thầy chùa, và nói nhỏ vào tai ông: “Bây giờ chúng ta nên làm gì nữa ?”
Thầy chùa lập tức giận dữ, thuận tay cầm lấy cây chổi đánh đuổi thiếu nữ đi ra.
Sau khi thiếu nữ báo cáo tình hình, bà lão cũng giận dữ vô cùng, nói: “Ta cung phụng cho hắn đã hơn hai mươi năm, nhưng hắn ta một: không thể thông cảm nhu cầu của ngươi, hai: không biết làm thế nào để hướng dẫn hành vi sai trái của ngươi. Đương nhiên hắn ta không cần thiết gật đầu với tình dục, nhưng trãi qua rất nhiều năm trầm tư tĩnh tọa, thì tối thiểu cũng phải ngộ được một vài tâm tình cảm thông chứ ?”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Lời của bà lão đáng làm cho chúng ta -những người tu trì luôn tự hào là đã giác ngộ hơn mọi người- phải suy nghĩ:
- Có một vài linh mục thấy các cô gái ăn mặc thiếu vải thì chịu không nổi nên lớn tiếng chửi rủa: các ngài chưa ngộ được sự thông cảm, bởi vì các ngài chỉ thấy cái bên ngoài mà không nhìn thấy xã hội đa phần đều như thế theo trào lưu.
- Có một vài tu sĩ lấy làm chướng tai gai mắt khi thấy những đôi nam nữ âu yếm hôn nhau nơi công cộng: những vị này chưa ngộ được sự thông cảm, vì họ chưa nếm được mùi vị tình yêu nam nữ.
- Có một vài người đạo đức tự nhận mình là người ngoan đạo mộ đạo, nhưng họ chưa hề thông cảm với những sai lầm của người khác...
Người ta hy vọng gì nơi những người tu trì ? Thưa, người ta hy vọng những người tu trì có đời sống gương mẫu để cho họ bắt chước noi theo, và hơn thế nữa, người ta hy vọng người tu trì có một tâm hồn biết thông cảm với mọi người, bởi vì nếu không có một tâm hồn biết thông cảm, thì không thể truyền giáo được, lại càng không thể phản ảnh lại khuôn mặt của Chúa Giê-su.
Dù cho chúng ta –các linh mục và tu sĩ, hay hòa thượng, hay là người thánh thiện đạo đức- là những người đạo đức trọng vọng, nhưng nếu chúng ta không có một tâm hồn biết thông cảm sâu xa, thì chúng ta sẽ trở thành những quan tòa nghiêm khắc đến độc ác, khi chúng ta lên án tha nhân.
Chúa Giê-su không hề lên án người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang, Chúa Giê-su cũng không lên án ông thu thuế Gia-kêu lùn, và Chúa Giê-su cũng không lên án ông thánh Phê-rô vì đã chối Ngài...
Nhưng Chúa Giê-su thông cảm sâu xa với họ.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:32 04/09/2008
N2T |
21. Ai bỏ suy tư cầu nguyện thì cũng sẽ bị Thiên Chúa từ bỏ.
(Thánh Vincent de Paul)Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
21:24 04/09/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (50)
501. Chúa Giêsu vẫn ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế
Chúa Giêsu lên trời không có nghĩa là Ngài chấm dứt sự hiện diện với chúng ta hay là vĩnh viễn xa lìa chúng ta.
Chúa Giêsu không bao giờ để chúng mình mồ côi đâu!
Khi Chúa Giêsu lên trời, Ngài chỉ thay đổi cách hiện diện của Ngài mà thôi: Ngài không còn ở lại với chúng ta bằng chính thân xác Phục Sinh vinh hiển của Ngài, nhưng Ngài vẫn ở lại qua cách thế hiện diện mới với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
502. Những cách hiện diện của Chúa Giêsu sau khi Ngài về trời:
- hiện diện trong Bí tích Thánh Thể: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,56).
- Hiện diện trong Giáo Hội: “Ai nghe các con là nghe Ta” (Lc 10,16).
- hiện diện trong Cộng đoàn: “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,20).
- hiện diện trong những hành vi bác ái: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,``40).
- hiện diện trong những người nghèo khổ, cô đơn, thất thế, bé mọn, …
503. Ở tù với Chúa Giêsu
Dưới đây là lời tuyên bố của một tù nhân, đăng trong tạp chí Notre Cité, số 239, tháng 1 năm 1973.
Tôi vừa ở tù ra.
Tôi đã ở tù tám năm. Thật không có gì là vẻ vang. Thế nhưng ở tù ra, tôi có cảm tưởng là tôi đã lớn hẳn.
Tám năm bị cầm tù đã giúp tôi khám phá ra một con người kỳ diệu, một con người đã đổi hẳn cuộc sống của tôi: đó là Chúa Giêsu Kitô.
Ta có thể gặp Ngài bất cứ nơi nào có khốn khổ, bất cứ nơi nào người ta đang đau khổ.
Chính trong tù ngục, nơi hai ngày mới được ăn một lần, mà tôi đã gặp Ngài. Ngài đã chờ tôi ở đó, trong cảnh cô đơn, đói lạnh. Vâng, chính trong hoàn cảnh nầy mà tôi đã gặp được Chúa Giêsu Kitô.
Chính lúc ta không còn gì nữa, không thể làm gì nữa, là lúc Ngài làm được mọi sự. Chỉ cần nhìn lên thập giá của Ngài để hiểu. (x. Tìm hiểu đạo Chúa Kitô)
504. Đấng quyền năng đang ngủ trong thuyền đời của chúng ta
Chúa Giêsu đang ngủ trong thuyền đời của chúng ta.
Khi thuyền đời chúng ta chòng chành nguy hiểm, sắp bị gió bão đánh chìm, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện để đánh thức Chúa Giêsu dậy. Ngài sẽ ngăm đe gió bão và ra lệnh cho sóng biển – sóng buồn phiền, sóng đau khổ, sóng bất công, sóng thất vọng - phải im để chúng ta, gia đình chúng ta, cộng đoàn chúng ta, giáo xứ, giáo phận và Giáo Hội chúng ta được bằng an.
505. Cứu đời hiện nay bằng cách gì?
Trong khi thánh Phanxicô Khó Khăn im lặng đi qua các phố, giảng mầu nhiệm Thánh Giá bằng gương sáng, thì vị tông đồ thiếu hy sinh, mặc dầu có mượn những bài diễn văn hùng hồn về Núi Sọ của Bossuet, cũng bằng vô bổ.
Thế gian đã được củng cố bằng tinh thần lạc thú, đến nỗi muốn triệt hạ thành trì của nó, những lý lẽ thông thường, cả đến những hiện tượng hùng vĩ, cũng không lay chuyển nổi: phải có đau khổ tái diễn bằng xả kỷ hy sinh của môn đệ Chúa mới làm được việc đó. (x. Hồn Tông Đồ)
506. Bảy mươi phần trăm số bệnh nhân tìm đến các bác sĩ, có thể tự mình chữa khỏi…
Cách đây vài năm, tôi (Dale Carnegie) có đi nghỉ mát bằng xe môtô qua Texas và New Mexico cùng với bác sĩ Gobler, một bác sĩ y khoa của tuyến xe lửa Santa Fe. Ông đúng hơn là bác sĩ chủ chốt của hiệp hội Santa Fe.
Chúng tôi đã nói chuyện với nhau về những ảnh hưởng của lo lắng. Ông nói:
- “Bảy mươi phần trăm số bệnh nhân tìm đến các bác sĩ, thật ra, họ có thể tự chữa khỏi cho mình nếu như họ tháo bỏ những lo sợ vây quanh. Ông đừng nghĩ là họ giả vờ bệnh. Họ có bệnh thật sự, thậm chí rất trầm trọng. Tôi hay gọi đó là sự căng thẳng quá mức, loét bao tử, rối lạon nhịp đập tim, mất ngủ, nhức đầu, tê liệt.
Những triệu chứng nầy là có thật bởi tôi từng bị loét bao tử trong mười hai năm liền. Sợ hãi gây ra lo lắng. Lo lắng làm bạn căng thẳng, ảnh hưởng đến thần kinh màng bụng, làm thay đổi dung dịch từ bình thường sang bất thường. Triệu chứng sau cùng là bị loét.” (x. Giảm Bớt Lo Âu)
507. Làm thế nào để duy trì mãi được ý chí?
Muốn thành công trong bất cứ việc gì, chúng ta phải có ý chí để quyết làm cho được việc đó.
Nhưng ý chí không phải có một lần là đủ. Ý chí là ngọn lửa. Ngọn lửa sẽ tàn rụi nếu không được nuôi dưỡng.
Để nuôi dưỡng ý chí và để duy trì lâu dài ý chí, ông William Bennett khuyên chúng ta phương pháp dễ dàng sau đây: mỗi ngày, chúng ta hãy làm cho được hai điều mà chúng ta không muốn, không thích.
Đó là cách đốt ngọn lửa ý chí bùng lên mỗi ngày và duy trì mãi được ý chí.
508. “Hãy biến mỗi ngày thành một kiệt tác!”
John Wooden là huấn luyn viên bóng rổ ở đại học, thành công nhất trong mọi thời đại. Đội UCLA của ông đã mười lần vô địch quốc gia trong khoảng mười hai năm.
Wooden đã biết được tầm quan trọng trong việc huấn luyện và triết lý sống từ một câu nói riêng lẻ cảm nhận được từ người cha khi Wooden là một cậu bé: “Hãy biến mỗi ngày thành một kiệt tác!”
Trong khi những huấn luyện viên khác cố gắng kiểm soát cầu thủ của họ hướng tới những giải đấu quan trọng trong tương lai thì Wooden luôn tập trung vào ngày hôm nay: những bài luyện tập tại UCLA hoàn toàn quan trọng như bất kì giải vô địch nào.
Trong triết lý của Wooden, không có lý do nào để không nổ lực ngay hôm nay, ngày tự hào nhất trong đời bạn. Không có lý do nào mà bạn không chơi cật lực trong quá trình luyện tập giống như khi bạn đang thi đấu. Ông ta muốn mỗi cầu thủ khi đi ngủ mỗi tối, đều phải nhớ rằng: “Hôm nay, tôi đã làm được điều tôi thấy hài lòng nhất.” (x. 97 Cách Thăng Tiến Trên Đường Đời)
509. Hãy tận dụng “những mẩu thừa của thời gian”!
Bạn nên nhớ, những người thành đạt ở trên thế giới nầy là những người thông minh trong sử dụng “những mẩu thừa của thời gian.”
Thomas Edison lúc còn là một báo vụ viên, tiền lương ít ỏi đáng thương, công việc hằng ngày là gõ ma-níp. Nhưng ông không bao giờ coi thường “Những mẩu thời gian thừa”. Ông suy nghĩ, vạch kế hoạch. Giữa các khoảng thời gian phát tín hiệu xong, ông làm thí nghiệm. Và Edison đã làm được một số việc.
Sản phẩm phụ của việc gõ ma-níp của Edison là những phát minh phong phú. Những phát minh nầy của ông không những làm cho bản thân ông có thu nhập cao, mà còn đóng góp trí tuệ, tạo ra những phát minh mới của nhân loại về nghành điện và điện tử. (x. Thái Độ Quyết Địn Tất Cả)
510. Đừng bao giờ khinh thường những việc nhỏ!
Việc bỏ mặc những việc nhỏ nhặt, bất luận bạn đang làm gì, có thể trở thành một thảm hoạ.
Edison đã đánh mất bằng sáng chế của mình chỉ vì bất cẩn đặt sai một số thập phân trong con toán.
Chắc bạn còn nhớ rõ những lời của Benjamin Franklin đã nói chứ: “Vì muốn một chiếc móng mà thua cuộc đôi giày; vì muốn một đôi giày mà thua cuộc một con ngựa; vì muốn một con ngựa mà thua cuộc người cưỡi ngựa; vì muốn người cưỡi ngựa mà thua cả trận đấu.” (x. Hướng Đến Cuộc Đời Tươi Đẹp)
501. Chúa Giêsu vẫn ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế
Chúa Giêsu lên trời không có nghĩa là Ngài chấm dứt sự hiện diện với chúng ta hay là vĩnh viễn xa lìa chúng ta.
Chúa Giêsu không bao giờ để chúng mình mồ côi đâu!
Khi Chúa Giêsu lên trời, Ngài chỉ thay đổi cách hiện diện của Ngài mà thôi: Ngài không còn ở lại với chúng ta bằng chính thân xác Phục Sinh vinh hiển của Ngài, nhưng Ngài vẫn ở lại qua cách thế hiện diện mới với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
502. Những cách hiện diện của Chúa Giêsu sau khi Ngài về trời:
- hiện diện trong Bí tích Thánh Thể: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,56).
- Hiện diện trong Giáo Hội: “Ai nghe các con là nghe Ta” (Lc 10,16).
- hiện diện trong Cộng đoàn: “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,20).
- hiện diện trong những hành vi bác ái: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,``40).
- hiện diện trong những người nghèo khổ, cô đơn, thất thế, bé mọn, …
503. Ở tù với Chúa Giêsu
Dưới đây là lời tuyên bố của một tù nhân, đăng trong tạp chí Notre Cité, số 239, tháng 1 năm 1973.
Tôi vừa ở tù ra.
Tôi đã ở tù tám năm. Thật không có gì là vẻ vang. Thế nhưng ở tù ra, tôi có cảm tưởng là tôi đã lớn hẳn.
Tám năm bị cầm tù đã giúp tôi khám phá ra một con người kỳ diệu, một con người đã đổi hẳn cuộc sống của tôi: đó là Chúa Giêsu Kitô.
Ta có thể gặp Ngài bất cứ nơi nào có khốn khổ, bất cứ nơi nào người ta đang đau khổ.
Chính trong tù ngục, nơi hai ngày mới được ăn một lần, mà tôi đã gặp Ngài. Ngài đã chờ tôi ở đó, trong cảnh cô đơn, đói lạnh. Vâng, chính trong hoàn cảnh nầy mà tôi đã gặp được Chúa Giêsu Kitô.
Chính lúc ta không còn gì nữa, không thể làm gì nữa, là lúc Ngài làm được mọi sự. Chỉ cần nhìn lên thập giá của Ngài để hiểu. (x. Tìm hiểu đạo Chúa Kitô)
504. Đấng quyền năng đang ngủ trong thuyền đời của chúng ta
Chúa Giêsu đang ngủ trong thuyền đời của chúng ta.
Khi thuyền đời chúng ta chòng chành nguy hiểm, sắp bị gió bão đánh chìm, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện để đánh thức Chúa Giêsu dậy. Ngài sẽ ngăm đe gió bão và ra lệnh cho sóng biển – sóng buồn phiền, sóng đau khổ, sóng bất công, sóng thất vọng - phải im để chúng ta, gia đình chúng ta, cộng đoàn chúng ta, giáo xứ, giáo phận và Giáo Hội chúng ta được bằng an.
505. Cứu đời hiện nay bằng cách gì?
Trong khi thánh Phanxicô Khó Khăn im lặng đi qua các phố, giảng mầu nhiệm Thánh Giá bằng gương sáng, thì vị tông đồ thiếu hy sinh, mặc dầu có mượn những bài diễn văn hùng hồn về Núi Sọ của Bossuet, cũng bằng vô bổ.
Thế gian đã được củng cố bằng tinh thần lạc thú, đến nỗi muốn triệt hạ thành trì của nó, những lý lẽ thông thường, cả đến những hiện tượng hùng vĩ, cũng không lay chuyển nổi: phải có đau khổ tái diễn bằng xả kỷ hy sinh của môn đệ Chúa mới làm được việc đó. (x. Hồn Tông Đồ)
506. Bảy mươi phần trăm số bệnh nhân tìm đến các bác sĩ, có thể tự mình chữa khỏi…
Cách đây vài năm, tôi (Dale Carnegie) có đi nghỉ mát bằng xe môtô qua Texas và New Mexico cùng với bác sĩ Gobler, một bác sĩ y khoa của tuyến xe lửa Santa Fe. Ông đúng hơn là bác sĩ chủ chốt của hiệp hội Santa Fe.
Chúng tôi đã nói chuyện với nhau về những ảnh hưởng của lo lắng. Ông nói:
- “Bảy mươi phần trăm số bệnh nhân tìm đến các bác sĩ, thật ra, họ có thể tự chữa khỏi cho mình nếu như họ tháo bỏ những lo sợ vây quanh. Ông đừng nghĩ là họ giả vờ bệnh. Họ có bệnh thật sự, thậm chí rất trầm trọng. Tôi hay gọi đó là sự căng thẳng quá mức, loét bao tử, rối lạon nhịp đập tim, mất ngủ, nhức đầu, tê liệt.
Những triệu chứng nầy là có thật bởi tôi từng bị loét bao tử trong mười hai năm liền. Sợ hãi gây ra lo lắng. Lo lắng làm bạn căng thẳng, ảnh hưởng đến thần kinh màng bụng, làm thay đổi dung dịch từ bình thường sang bất thường. Triệu chứng sau cùng là bị loét.” (x. Giảm Bớt Lo Âu)
507. Làm thế nào để duy trì mãi được ý chí?
Muốn thành công trong bất cứ việc gì, chúng ta phải có ý chí để quyết làm cho được việc đó.
Nhưng ý chí không phải có một lần là đủ. Ý chí là ngọn lửa. Ngọn lửa sẽ tàn rụi nếu không được nuôi dưỡng.
Để nuôi dưỡng ý chí và để duy trì lâu dài ý chí, ông William Bennett khuyên chúng ta phương pháp dễ dàng sau đây: mỗi ngày, chúng ta hãy làm cho được hai điều mà chúng ta không muốn, không thích.
Đó là cách đốt ngọn lửa ý chí bùng lên mỗi ngày và duy trì mãi được ý chí.
508. “Hãy biến mỗi ngày thành một kiệt tác!”
John Wooden là huấn luyn viên bóng rổ ở đại học, thành công nhất trong mọi thời đại. Đội UCLA của ông đã mười lần vô địch quốc gia trong khoảng mười hai năm.
Wooden đã biết được tầm quan trọng trong việc huấn luyện và triết lý sống từ một câu nói riêng lẻ cảm nhận được từ người cha khi Wooden là một cậu bé: “Hãy biến mỗi ngày thành một kiệt tác!”
Trong khi những huấn luyện viên khác cố gắng kiểm soát cầu thủ của họ hướng tới những giải đấu quan trọng trong tương lai thì Wooden luôn tập trung vào ngày hôm nay: những bài luyện tập tại UCLA hoàn toàn quan trọng như bất kì giải vô địch nào.
Trong triết lý của Wooden, không có lý do nào để không nổ lực ngay hôm nay, ngày tự hào nhất trong đời bạn. Không có lý do nào mà bạn không chơi cật lực trong quá trình luyện tập giống như khi bạn đang thi đấu. Ông ta muốn mỗi cầu thủ khi đi ngủ mỗi tối, đều phải nhớ rằng: “Hôm nay, tôi đã làm được điều tôi thấy hài lòng nhất.” (x. 97 Cách Thăng Tiến Trên Đường Đời)
509. Hãy tận dụng “những mẩu thừa của thời gian”!
Bạn nên nhớ, những người thành đạt ở trên thế giới nầy là những người thông minh trong sử dụng “những mẩu thừa của thời gian.”
Thomas Edison lúc còn là một báo vụ viên, tiền lương ít ỏi đáng thương, công việc hằng ngày là gõ ma-níp. Nhưng ông không bao giờ coi thường “Những mẩu thời gian thừa”. Ông suy nghĩ, vạch kế hoạch. Giữa các khoảng thời gian phát tín hiệu xong, ông làm thí nghiệm. Và Edison đã làm được một số việc.
Sản phẩm phụ của việc gõ ma-níp của Edison là những phát minh phong phú. Những phát minh nầy của ông không những làm cho bản thân ông có thu nhập cao, mà còn đóng góp trí tuệ, tạo ra những phát minh mới của nhân loại về nghành điện và điện tử. (x. Thái Độ Quyết Địn Tất Cả)
510. Đừng bao giờ khinh thường những việc nhỏ!
Việc bỏ mặc những việc nhỏ nhặt, bất luận bạn đang làm gì, có thể trở thành một thảm hoạ.
Edison đã đánh mất bằng sáng chế của mình chỉ vì bất cẩn đặt sai một số thập phân trong con toán.
Chắc bạn còn nhớ rõ những lời của Benjamin Franklin đã nói chứ: “Vì muốn một chiếc móng mà thua cuộc đôi giày; vì muốn một đôi giày mà thua cuộc một con ngựa; vì muốn một con ngựa mà thua cuộc người cưỡi ngựa; vì muốn người cưỡi ngựa mà thua cả trận đấu.” (x. Hướng Đến Cuộc Đời Tươi Đẹp)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cùng đi với Thánh Phaolô
Vũ Văn An
02:18 04/09/2008
Cùng đi với Thánh Phaolô
Ngày 28 tháng Sáu vừa qua, Giáo Hội chính thức khai mạc Năm Thánh kỷ niệm vị Tông Đồ Vĩ Đại của dân ngoại, tức Thánh Phaolô. Không phải là một năm kỷ niệm bình thường mà là một Năm Thánh, cùng tầm cỡ với Năm Thánh 2000 kỷ niệm năm bắt đầu Thiên Niên Kỷ Thứ Ba. Đây là lần đầu tiên, Giáo Hội dành trọn một Năm Thánh cho một vị thánh đặc thù. Sự kiện có một không hai này đủ cho thấy tầm quan trọng của vị Thánh mà cho đến nay, người ta vẫn chưa nắm hết được mọi khía cạnh linh hứng từ con người và trước tác của Ngài.
Khi khai mạc Năm Thánh Thánh Phaolô, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI khuyên ta hãy bắt chước Thánh Phaolô. Điều đặc biệt, chính Thánh Nhân cũng khuyên ta như vậy. Dường như trong lịch sử các thánh từ xưa đến nay, chưa có vị thánh nào khuyên như thế, ngoại trừ Thánh Phaolô. Mà không phải Ngài chỉ khuyên ta có một lần mà thôi. Trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, Ngài khuyên, đúng ra là năn nỉ, ta đến hai lần: “Hãy bắt chước tôi, như tôi đã bắt chước Chúa Kitô” (1 Cor 11:1; 4:16. Xin cũng xem 2 Tx 3:7, 9; Dt 13:7).
Điều ấy cho thấy cũng như trong sáng thế, vinh quang Chúa được phản ảnh nhiều cách. Có những vị thánh phản ảnh một khía cạnh nào đó, được một số người nhận dạng với. Nhưng cũng có những vị thánh phản ảnh nhiều khía cạnh hơn, và do đó được nhiều người nhận dạng hơn. Hans Urs von Balthasar gọi những vị thánh ấy là “thánh phổ quát”. Và ngài liệt kê các đấng này vào “Chòm Sao Kitô Học” (Christological Constellation) (xem The Office of Peter and the Structure of the Church). Thực ra, nếu các thánh đều là các vì sao trên trời, thì “các thánh phổ quát” phải là những hành tinh chói sáng xoay rất gần quanh Mặt Trời Chúa Con (trong tiếng Anh, Son đọc như Sun). Thánh Gioan Baotixita, Thánh Phêrô, Thánh Gioan Tông Đồ và dĩ nhiên Thánh Phaolô hẳn phải là những vị ấy. Bước chân theo các ngài, quả là những bước đi vững chắc dẫn ta tới Chúa Con.
Ta sẽ cùng bước với Thánh Phaolô bẩy bước để gặp gỡ Chúa Kitô.
1) Lớn lên trong tình yêu. Bước này nghe ra có vẻ đơn giản, nhưng nó là một trong các đặc điểm không thể nào miễn chước được của cuộc sống Kitô hữu. Đúng hơn, nó là lối sống trọn vẹn hiến thân mà Chúa Kitô đã nêu gương cho chúng ta bằng cái chết trên Thánh Giá. Nó cũng là trọng tâm của Thông Điệp đầu hết của Đức Bênêđíctô XV “Deus Caritas Est” (Thiên Chúa Là Tình Yêu) và là sợi chỉ hồng xuyên suốt mọi lá thư của Thánh Phaolô. Ta hãy xem một số điển hình:
“Tình yêu phải chân thực” (Rom. 12:9)
“Hãy biến tình yêu thành mục tiêu của anh em” (1 Cor. 14:1)
“Tình yêu Chúa Kitô kiểm soát chúng ta” (2 Cor. 5:14)
“Hoa trái Chúa Thánh Thần là tình yêu…” (Gal. 5:22)
“Hãy bước đi trong tình yêu” (Eph. 5:2)
“[Có] cùng một tình yêu, hoàn toàn hòa hợp và một tâm một trí” (Phil 2:2)
“Trên hết mọi sự ấy, hãy mặc lấy tình yêu, là thứ sẽ nối kết mọi sự với nhau” (Col 3:14)
“Xin Chúa làm anh chị em gia tăng và phong phú trong tình yêu” (1 Thess. 3:12)
“Xin Chúa hướng dẫn tâm hồn anh em yêu mến Chúa” (2 Thess. 3:5)
“Mục tiêu lời truyền của chúng ta là đức mến phát xuất từ tâm hồn trong sạch” (1 Tim. 1:5)
“Vì Thiên Chúa không ban cho ta một tinh thần nhút nhát mà là một tinh thần mạnh mẽ và đầy yêu thương” (2 Tim 1:7)
“Hãy chào hỏi những người yêu thương chúng ta trong đức tin” (Titus 3:15)
“Tôi từng nhận được nhiều hân hoan và phấn khởi nhờ tình yêu thương của anh chị em” (Phil. 7)
“Ta hãy xem sét cách làm sao khích lệ lẫn nhau để yêu thương và làm các việc tốt” (Heb 10:24).
Thánh Phaolô diện đối diện với Tình Yêu trên đường đi Đamát và sẽ không bao giờ còn như trước nữa. Trong cuốn “Ca tụng Thánh Phaolô” của mình, Thánh Chrysostom viết như sau: “Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đối với ngài là ngài biết Chúa Kitô yêu ngài”. Có lẽ Đức Bênêđíctô XVI có đọc qua câu vừa trích, cho nên trong bài giảng ngày 28 tháng Sáu, ngài nói: “Điều thúc đẩy ngài [Thánh Phaolô] cách sâu xa hơn cả chính là sự kiện được Chúa Giêsu Kitô yêu thương và ý muốn được thông truyền tình yêu ấy cho người khác. Thánh Phaolô là người có khả năng yêu thương, và mọi lao nhọc và đau khổ của ngài chỉ có thể giải thích nhờ cái cốt lõi đó”.
Một trong phương thế đo lường mức tăng trưởng tình yêu của ta là dùng chương 13 của thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô để “xét mình” hàng tuần. Ai cũng biết rõ chương này “tình yêu thì nhẫn nhục và hiền hậu; tình yêu không ghen tương hay khoác lác”… Điều cơ bản là thay chữ “tình yêu” ở mỗi mệnh đề bằng chính tên của bạn. Thí dụ “Tâm không tự đắc hay làm điều bất chánh; Loan không tìm điều tư lợi; Bỉnh không nóng giận hay nuôi hận thù” (1Cor 13:5). Điều ấy có thể làm bạn buồn cười lúc đầu, nhưng nếu ta thật tình muốn biến “tình yêu thành mục tiêu” trong Năm Thánh kính Thánh Phaolô, việc ấy sẽ là chất xúc tác dẫn tới xoay chiều, hồi tâm, trở lại. Thánh Phaolô từng cầu nguyện cho giáo hội ở Êphêsô để Chúa Kitô ngự trong tâm hồn họ bằng đức tin và họ được bén rễ và đặt cơ sở trên tình yêu (Eph 3:17). Chúng tôi nghĩ Ngài không bao giờ lại hết cầu xin như thế cho Giáo hội và mọi người chúng ta ngày nay, nhất là trong Năm Thánh kỷ niệm Ngài.
2) Gia tăng biên tế tiên tri. Nhiều người chỉ hiểu tiên tri theo nghĩa tiên đoán tương lai. Dù nghĩa này không hẳn sai, nhưng Thánh Phaolô, qua lời nói và việc làm, sẽ giúp ta hiểu tiên tri có nghĩa gì đối với Giáo Hội. Các suy nghĩ của Đức Bênêđíctô XVI về Thánh Phaolô cũng sẽ giúp ta hiểu rõ hơn.
Nguyên ngữ Hi-bá-lai nabi, chỉ tiên tri, có nghĩa “người được kêu gọi để lên tiếng”. Ta lên tiếng ra sao trong Giáo Hội? Theo Huấn Quyền, mọi tín hữu đã rửa tội đều được kêu gọi tham dự thừa tác vụ tiên tri của chính Chúa Giêsu (Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo các số 783-785). Ở tâm điểm chức vụ tiên tri Kitô giáo là việc làm chứng nhân cho Chúa Kitô giữa thế gian. Thánh Phaolô làm gương cho ta trong vai trò chứng nhân hết sức can đảm của Ngài cho Chúa Kitô, bất chấp bách hại đau đớn không tài nào tưởng tượng nổi. Ngài nêu gương một chứng nhân triệt để, một lòng can đảm đầy tính tiên tri mà thế giới ngày nay hết sức cần tới. Về gương sáng đó, Đức Bênêđíctô nói rằng: “Anh chị em thân mến, cũng như trước đây, cả ngày nay nữa, Chúa Kitô đang cần những tông đồ sẵn sàng biết hy sinh bản thân mình. Ngài cần các chứng nhân và tử đạo như Thánh Phaolô. Thánh Phaolô, trước đó vốn là một người bách hại Kitô hữu một cách cuồng bạo, nhưng khi ngã xuống đất và bị choáng ngợp bởi ánh sáng thiên giới trên đường tới Đamát, đã không ngần ngại đứng về phía Đấng Chịu Đóng Đinh và bước theo Người không một chút suy tính. Ngài sống và làm việc cho Chúa Kitô, Ngài chịu đau khổ và chết vì Người. Gương sáng của Ngài còn hợp thời xiết bao!”. Bởi thế, để “gia tăng biên tế tiên tri”, việc đầu tiên phải làm là xin ơn thánh để ta trở thành chứng nhân can đảm trong nền văn hóa và phát ngôn công cộng. Ta phải trở thành quán quân của nền văn minh tình yêu trong nền văn hóa sự chết.
Cách thứ hai để “gia tăng biên tế tiên tri” trong Năm Thánh kính Thánh Phaolô là thực hành khía cạnh thứ hai của thừa tác vụ tiên tri. Thánh Phaolô cho ta biết khía cạnh thứ hai này trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô của Ngài. Chương 13 thư ấy có lẽ là suy nghĩ mạnh mẽ và đáng nhớ nhất trong các thư của Thánh Phaolô. Đó là chương của Ngài nói về tình yêu, ơn phúc trổi vượt nhất của Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên ít ai biết điều Thánh Nhân khuyên ta như ơn phúc thứ hai quan trọng nhất đến độ ta phải “hết sức khát khao” (1 Cor 14:1). Đó chính là ơn làm tiên tri. Đối với Thánh Phaolô, vai trò tiên tri trong Giáo Hội có khác với điều ta tưởng tượng. Theo Ngài, chúng ta thi hành vai trò tiên tri, khi ta nói với Giáo Hội để “xây dựng, khích lệ và an ủi” Giáo Hội (1 Cor 14:3). Tiên tri như thế là tiên tri của lòng hy vọng (chủ đề Thông Điệp khác của Đức Bênêđíctô XVI). Bởi thế, phần đầu của ơn gọi tiên tri là can đảm làm chứng nhân cho Chúa Kitô trước mặt thế gian, phần hai là đem Chúa Kitô đến với Hiền Thê của Người bằng lời nói và việc làm luôn xây dựng, khích lệ và an ủi. Ba đặc tính đó nằm ngay trung tâm các thư biến cải của Thánh Phaolô gửi cho các cộng đoàn Kitô giáo non trẻ thời Ngài. Dù Ngài có thách thức hay trách cứ họ đi chăng nữa, nhưng nhiệm vụ hàng đầu của Ngài vẫn chỉ là xây dựng, khích lệ và an ủi. Thực vậy, thư thứ nhất của Ngài gửi tín hữu Côrintô khuyên họ không nên “phổng mũi” kiêu hãnh mà đúng ra phải “xây dựng” lẫn nhau bằng hành vi yêu thương và tự hiến. Trong các câu đầu của thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô, Ngài sẽ tiếp tục nhắc họ nhớ rằng an ủi là trách vụ hỗ tương của họ. Khi một cộng đoàn đặc thù nào đó sống thực ơn gọi tiên tri này, họ đều được Ngài ngợi khen và khích lệ. Ngài viết cho người Thê-xa-lô-ni-ca: “Cho nên hãy khích lệ nhau và xây dựng lẫn nhau, như anh chị em đang làm” (1 Thess. 5:11).
Các nguyên tắc tiên tri ấy (Làm nhân chứng giữa trần gian và làm nguồn an ủi cho nhau) là hai lời mời quan trọng gửi tới chúng ta trong thời đại này. Hơn lúc nào khác, chúng ta đang cần các nhân chứng can đảm và các chi thể biết xây dựng. Hãy tưởng tượng xem trong một thế hệ thôi, thế giới sẽ biến đổi ra sao nếu tất cả chúng ta đều hoàn thành được sứ mệnh tiên tri làm chứng nhân can đảm truớc mặt thế gian. Hãy tưởng tượng xem Giáo Hội sẽ mạnh mẽ và hiệp nhất xiết bao nếu mọi chi thể biết bỏ qua một bên các nghị trình, các tư thế và chỉ trích cá nhân và thay vào đó thực thi ơn gọi làm tiên tri hy vọng. Thánh Phaolô viết rất hay trong thư gửi tín hữu Êphêsô: “Đừng để những lời độc ác thoát ra từ cửa miệng anh chị em, nhưng chỉ là các lời tốt đẹp để xây dựng, hợp lúc, để chúng đem lại ơn thánh cho người nghe” (Eph 4:29).
3) Viết thư. Bước thứ ba để theo chân Thánh Phaolô trong Năm Thánh của Ngài xem ra có vẻ thường quá, nhưng thật sự lại là một thực hành khá mạnh mẽ, đó là việc viết thư. Khoảng một phần ba Tân Ước là các thư của Thánh Phaolô và một vài vị khác. Các thư này đã đem lại những tác động như thế nào, ai trong chúng ta cũng đã biết.
Trong thời đại của “nhắn tin” (text messages), của “nhắn tiếng” (voice-mails) và điện thư (e-mails) này, quả là vui khi nhận được một lá thư viết tay có dán tem do người ta yêu gửi tới. Thành thử năm nay quả là lúc thuận tiện để tái lập nghệ thuật viết thư xem ra đang mai một đi. Thực vậy, viết thư là bước tuyệt hảo để bổ túc cho hai bước đầu tiên trong việc theo chân Thánh Phaolô. Bởi nó là phương tiện tuyệt hảo để biểu lộ tình yêu và trở thành “tiên tri” bằng cách làm chứng cho Chúa Kitô và khích lệ lẫn nhau. Việc thực hành này cũng là cách rất hay để hiến mình cho người khác (vốn là cách tuyệt hảo để bước chân theo Thánh Phaolô).
Trước nhất, bạn có thể viết thư cho những người lớn tuổi hơn bạn. Hãy viết những bức thư có suy nghĩ, duyên dáng cho cha mẹ hay một vị dìu dắt nào đó vốn có ảnh hưởng lớn trong đời bạn. Có lẽ chưa bao giờ bạn có thì giờ để nói với họ bằng lời về tầm quan trọng của các ngài đối với bạn. Hãy cố gắng tìm một câu Sách Thánh có thể nói lên các ý nghĩ của bạn và miêu tả được các đặc điểm của các ngài. Có thể bạn cần làm hòa với vị nào đó, thì một lá thư viết tay có thể mở được cánh cửa tha thứ. Còn nếu vị đó làm bạn phật lòng, thì đi bước đầu có thể sẽ khởi diễn được tiến trình hàn gắn.
Thứ hai, hãy nghĩ đến việc viết một lá thư cho người trẻ hơn bạn, người mà bạn có thể dìu dắt về phương diện tâm linh. Hãy nghĩ tới các bài học sống nào đó bạn từng học được và nghĩ ra cách hay nhất để có thể thông truyền một cách đơn sơ và rõ ràng các bài học đó đến với họ. Trong một thế giới đang mất đi các nhà dìu dắt (mentors), thì lá thư này sẽ là món quà vô giá đối với một người trẻ (con hay cháu bạn).
Thứ ba, hãy viết thư cho người cùng trang lứa với bạn. Thánh Phaolô là vị Tông Đồ vĩ đại, một phần, vì người cùng trang lứa với Ngài là Banaba đã dám ‘cả gan’ mà ủng hộ người tín hữu mới này của Chúa Kitô. Hãy nghĩ đến việc viết một lá thư cho một người bạn cho họ hay họ quan trọng với bạn ra sao. Dĩ nhiên, bạn cũng nên gồm trong đó một câu Sách Thánh nào đó xem ra thích hợp. Và không chỉ câu Sách Thánh mà thôi, nhưng còn một vài suy nghĩ của bạn về họ nữa. Nói cách khác, hãy chia sẻ hoa trái cuộc sống cầu nguyện hay Đọc Lời Chúa (Lectio Divina) của bạn với họ.
Nếu bạn có con hay có cháu, thì lại càng cần phải là quán quân đối với nghệ thuật viết thư nay đang mất dần đi này. Hãy thường xuyên viết cho chúng và khi chúng ở với bạn, bạn hãy giúp chúng soạn một bức thư gửi cho người chúng yêu thương. Rất có thể đấy là thói quen quan trọng nhất bạn truyền cho chúng.
Cuối cùng, điều quan trọng là phải chứng tỏ sự thật trong ngôn từ của ta bằng các hành động cụ thể. Hãy tưởng tượng cảnh một ông chồng phản bội công khai viết thư ‘tình’ cho vợ. Điều ấy chỉ mang lại đau đớn chứ không giúp được gì, vì hành động của ông ta không đi đôi với các lời phát biểu trong thư. Dĩ nhiên, đây chỉ là một thí dụ quá đáng, tuy nhiên, chắc bạn nhận ra ý nghĩa của nó. Cuộc sống ta phải là các bức thư sống động của yêu thương luôn đi đôi với lời viết tay. Thánh Phaolô nói rất hay về điểm này với tín hữu Côrintô. Khi người khác đặt nghi vấn về “tư cách” của Ngài, Ngài lấy đoàn chiên của mình ra làm chứng minh chắc chắn nhất cho sự chân chính của mình. Cuộc sống của họ đã trở nên những lá thư sống động minh chứng rằng Thánh Phaolô quả đã truyền thông được Chúa Kitô cho họ qua lời nói và việc làm. Ngài hân hoan công bố: “Thư giới thiệu chúng tôi là chính anh em. Thư ấy viết trong tâm hồn chúng tôi, mọi người đều biết và đọc. Rõ ràng anh em là bức thư của Đức Kitô được giao cho chúng tôi chăm sóc, không phải viết bằng mực đen, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không phải ghi trên “những tấm bia bằng đá”, nhưng trên những tấm bia bằng thịt, tức là lòng người” (2Cor 3:2-3).
4) Chấp nhận sức mạnh cứu rỗi của đau khổ. Ý niệm cho rằng các đau khổ của ta có thể kết hợp với các đau khổ của Chúa Kitô và gây hiệu quả cứu chuộc trong thế gian, là ý niệm được các trước tác của Thánh Phaolô nhắc đến đầu tiên. Đây quả là một ý niệm cách mạng: đau khổ không phải là điều ta phải tránh bằng mọi giá, nhưng đúng hơn nó chứa đầy ý nghĩa và còn đem lại cả sức sống nữa.
Trong thư gửi tín hữu Côlôxê, Thánh Phaolô viết về giáo huấn ấy một cách đơn giản rằng: “Tôi vui mừng vì các đau khổ tôi chịu vì anh em, và bằng thân xác tôi, tôi hoàn tất điều còn thiếu trong nỗi thống khổ mà Chúa Kitô phải chịu vì nhiệm thể Người, tức Giáo Hội” (Cl 1:24). Thánh Phaolô không tuyên bố rằng ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu không đầy đủ nhưng cho thấy một điều hết sức đẹp. Qua việc Nhập Thể của Người, Chúa Giêsu Kitô đã mở ra một khả thể ‘làm ăn hùn hạp’ (partnership) với chúng ta. Người muốn những ai thụ hưởng công trình cứu rỗi của Người dự phần vào đó.
Ta hãy dùng cuộc đời và các lá thư của Ngài để nhìn kỹ hơn cái ơn phúc huyền nhiệm này. Đau khổ có liên hệ với ơn gọi của Thánh Phaolô ngay từ đầu. Sau khi thuật lại cuộc gặp gỡ làm Ngài mù mắt trên đường tới Đamát, Thánh Luca nói với ta rằng Chúa Giêsu hiện ra với người môn đệ trung thành tên là Ananias để thông báo cho ông một tin tức ít ai tin được: ông có nhiệm vụ đi tìm Saulô, kẻ bách hại Kitô hữu, và chữa lành cho ông ta. Thấy Ananias ngần ngại, Chúa Giêsu cho ông hay: “Con phải đi, vì người này là dụng cụ đã được chọn để đem tên Ta tới Dân Ngoại, vua chúa và con cái Israel; vì Ta sẽ chỉ cho người này biết phải đau khổ ra sao vì danh Ta” (Cv 9:15-16). Ít người trong chúng ta có được ơn trở lại đầy cảm kích như Thánh Phaolô, nhưng tất cả chúng ta đều chia sẻ sứ mệnh của Ngài. Tất cả chúng ta đều được mời gọi làm nhân chứng cho Chúa trước mặt mọi dân nước (hãy nhớ lại việc gia tăng biên tế ‘tiên tri’), và tất cả chúng ta đều được mời gọi chia sẽ Thánh Giá.
Không những việc kếp hợp với Thánh Giá Chúa Kitô nằm ngay trung tâm sứ mệnh của Thánh Phaolô, nó còn là yếu tính sứ điệp của ngài. Tuy là một trong những người có học nhất thời ngài, nhưng thánh nhân vẫn nói với tín hữu Côrintô rằng: “Hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết chuyện gì khác ngoài Chúa Giêsu Kitô mà là Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh” (1 Cor 2:2).
Việc Thánh Phaolô chấp nhận Thánh Giá sẽ còn vượt quá bên kia sứ mệnh và sứ điệp của ngài mà đụng tới chính sự sống của ngài nữa. Như các tiên tri ngày xưa, ngài sẽ nhập thân sứ điệp của ngài vào chính bản thân mình. “Tôi từng chịu đóng đinh với Chúa Kitô; không còn là tôi sống nữa, mà là Chúa Kitô sống trong tôi; và sự sống tôi đang sống bây giờ trong xác thịt tôi, tôi sống bằng đức tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã thương yêu tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2:20). Thánh Paholô coi các đau khổ của ngài như một đáp trả đối với Chúa kitô, Đấng đã yêu thương ngài và hiến thân cho ngài trên Thánh Giá. Đền đáp tình yêu ấy bằng một hiến thân tương tự đã trở thành mục tiêu của Thánh Phaolô. Chính trong hành vi đau khổ, ngài yêu thương lại Chúa Kitô và kết hợp mật thiết hơn với Chúa Kitô, “để tôi có thể biết Người và sức mạnh phục sinh của Người, và chia sẻ được các đau khổ của Người” (Pl 3:10). Rõ ràng là Thánh Phaolô chịu nhiều đau khổ vì Thánh Giá, nhưng ngài được nâng đỡ nhờ điều đang chờ ngài ở cuối đường, “Chúng ta là…người đồng thừa tự với Chúa Kitô, nhờ chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người. Tôi nghĩ rằng các đau khổ ở đời này chẳng đáng chi sánh với vinh quang sắp được mạc khải cho ta” (Rm 8:17-18). Chính niềm hy vọng Phục Sinh đã đem lại bối cảnh rộng lớn hơn cho nỗi đau khổ của Người và của cả chúng ta nữa. Đó chính là điều đã nâng đỡ Chúa Kitô trên Thánh Giá. Hãy nghe thư Do Thái 12:2: “Chúa Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn đức tin của ta, Đấng đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa”. Không có nhân đức hy vọng, đau khổ mãi mãi vẫn chỉ là một mầu nhiệm không thể hiểu thấu. Hy vọng phải được kết hợp với đau khổ và cứu rỗi của ta. “Chúng ta được cứu rỗi nhờ đức cậy” (Rm 8:24) chính là dòng mở đầu thông điệp mới đây của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Ta phải mang lấy nhân đức này cách đặc biệt trong Năm Thánh mừng Thánh Phaolô, nhất là vì ta muốn đi sâu hơn vào mầu nhiệm Chúa Giêsu cứu chuộc và các đau khổ bản thân của ta.
Ta cũng nên đọc thông điệp “Spe Salvi” trong Năm Thánh này để bồi đắp nhân đức trông cậy ngõ hầu có thể đứng vững trong những lúc gặp khó khăn, đau đớn hay đau khổ lớn lao và kết hợp các giờ phút ấy cách hoàn toàn hơn với Chúa Giêsu để cứu vớt thế gian.
5. Tái dấn thân phục vụ người nghèo. Song song với việc rao giảng Phúc Âm, Thánh Phaolô cũng coi việc quyên góp của bố thí cho người nghèo, nhất là những người nghèo tại Giêrusalem, như một sứ mệnh của mình. Cũng như Chúa Kitô, Ngài muốn nuôi sống người ta cả phần hồn lẫn phần xác. Dù sao, thói quen gửi của bố thí qua Giêrusalem (Rm 15:26) đã kéo dài mãi đến ngày nay. Hàng năm các nhà thờ khắp thế giới Công Giáo vẫn có buổi lạc quyên đặc biệt cho giáo hội tại Giêrusalem. Thượng Phụ Giêrusalem đánh giá cao sự giúp đỡ này để duy trì sự hiện hữu của Kitô giáo tại đó, bất chấp các khó khăn chồng chất hiện nay. Năm Thánh mừng Thánh Phaolô này hẳn phải là lý do đặc biệt để ta gia tăng sự đóng góp đó cho anh em Kitô hữu tại Đất Thánh.
Khi ta giúp đỡ người nghèo, ta chứng tỏ lòng mến Chúa Kitô. Ta nói lên lòng mến đó một phần bằng cách bắt chước Người. Thừa tác vụ của Người được đánh dấu bằng tình thương đặc biệt đối với người bé nhỏ và người nghèo khó, và Thánh Giá của Người cho thấy Người sẵn sàng thực hiện sự hy sinh tối hậu cho người nghèo về phương diện thiêng liêng. Cho thêm hơn một chút trong năm nay, giữa thời buổi kinh tế khó khăn này, có thể là một hy sinh đấy, nhưng đó là một hy sinh ta sẽ được trả gấp trăm đời sau.
Thánh Phaolô dành hai chương trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô để nói về các nguyên tắc của việc cho. Ta hãy dành ít phút để cùng đọc hai chương tám và chín của thư ấy. Hãy xin Chúa biến ta thành “người cho một cách vui vẻ” trong Năm Thánh này. Ta hãy cầu xin Chúa ban cho ta cặp mắt để nhìn ra người nghèo ở quanh ta và cặp tai để nghe thấy tiếng kêu cứu của họ.
Khi nói đến người nghèo, không phải ta chỉ muốn nói đến người nghèo thể lý. Bên cạnh “Thương Xác Bẩy Mối” ta cũng có “Thương Linh Hồn Bẩy Mối” nữa. Dạy giáo lý cho các đối tượng khác nhau chắc chắn sẽ có nhiều ý nghĩa đặc biệt trong Năm Thánh này.
Sau cùng, tưởng cũng nên nhắc đến một số đoạn chủ yếu trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo nói đến mối tương quan của Kitô hữu đối với người nghèo. Khi đọc những đoạn đó, ta hãy cố gắng lên khuôn một vài mục tiêu cụ thể đem lợi ích lại cho người nghèo trong Năm Thánh này. Trong các đoạn này, ta sẽ thấy ra động lực tham gia các công việc thế tục, mối liên hệ của người nghèo với Phép Thánh Thể, sự khôn ngoan giúp ta sống Ngày Của Chúa ra sao, người nghèo và Giáo Hội tại gia, sự hiện diện của Chúa Kitô nơi người nghèo, phục vụ người nghèo như một tham dự vào chức vụ Vương Giả của Chúa Kitô…(các số 2443-2449; 1397; 1939-1942; 2186; 2208; 1373, 786).
6. Sống với thái độ tạ ơn. Thánh Phaolô là người được đào tạo trong Cựu Ước vốn thấm nhiễm tinh thần tạ ơn. Tạ ơn là một đáp trả hiệp đoàn trước sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đền Thờ Salômôn (2Sb 7:3) và là lệnh chiến đấu của các thầy Lêvi, những người đi trước dẫn dân Do Thái lâm trận (2Sb 7:6). Ngoài việc đứng hàng đầu trong việc thờ phuợng tại đến thờ và chiến trận ra, tạ ơn cũng là lời cầu nguyện liên tục của thánh vịnh gia (7:17; 9:1; 28:7; 30:12; 54:6; 86:12; 109:30; 118:28…)
Thánh Phaolô cho rằng “tạ ơn” là một trong hai điều nhân loại tội lỗi đã từ chối không chịu dành cho Thiên Chúa (Rm 1:21). Đây là vấn đề công bằng (dành cho Chúa điều Chúa có quyền được hưởng), và là điều chủ yếu để nhân loại chúng ta nói lên lời tạ ơn và ca tụng Thiên Chúa. Khi ta không làm việc đó, tâm trí ta bèn trở nên tối tăm. Ta bắt đầu đánh mất nhân tính của mình và hành động như thú vật.
Khi thực sự hiểu được ơn phúc của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô, thì đáp trả duy nhất ta có thể làm được phải là liên tục tạ ơn. Thánh Phaolô nắm rất vững chân lý này, và đời sống Ngài được đánh dấu bằng tinh thần tạ ơn. Không những Ngài truyền cho Kitô hữu phải tạ ơn (Cl 1:12; 3:17; 1Tx 5:18) mà Ngài còn nêu gương việc đó trong đời sống và các thư từ của Ngài. Thực vậy, một trong những phần chủ yếu trong các lá thư của Thánh Phaolô đã được dùng để Ngài dâng lời cám ơn cả Thiên Chúa lẫn các tín hữu đồng đạo của mình (Rm 6:17; 7:25; 1Cor 1:4; 15:57; 2Cor 2:14; 9:15; 1Tx 1:3; 2Tx 2:13).
Trong Năm Thánh mừng Thánh Phaolô này, ta hãy đặc biệt cố gắng, cả bằng lời nói lẫn việc làm, trở thành người biết tạ ơn. Ngay khi mới thức dậy, lời đầu tiên ngỏ với Chúa phải là “con tạ ơn Chúa”. Cũng thế, lời cuối cùng khi vào giường ngủ cũng phải là “con tạ ơn Chúa”. Khởi đầu và kết thúc một ngày với lời tạ ơn như thế sẽ tạo ảnh hưởng đối với mọi thời khắc khác của một ngày sống, nhờ thế ta có thể dâng lên Chúa trọn ngày sống của ta như “của lễ tạ ơn”.
Sống cuộc sống tạ ơn cũng liên hệ với phụng vụ. Đàng sau từ ngữ tiếng Hy Lạp chỉ “tạ ơn” có một điều gì đó còn sâu sắc hơn là việc biết ơn đơn giản. Vì gốc Hy Lạp của chữ tạ ơn chính là eucharistia (Phép Thánh Thể, Phụng Vụ Thánh Thể). Thánh Giá đã trở thành của lễ tạ ơn tối hậu dâng lên Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần, được ta cử hành mỗi lần tụ họp dâng Thánh Lễ. Cho nên, một trong những cách sống cuộc sống tạ ơn sâu xa là năng tham dự tích cực hơn vào phụng vụ. Trong phụng vụ ấy, ta dâng Chúa Kitô lên Chúa Cha, cùng với lời tạ ơn vì các công trình của Người. Hành vi yêu thương trên Thánh Giá làm tâm hồn Kitô hữu chúng ta vừa khiêm nhu vừa bạo dạn. Nó mời ta đáp trả yêu thương tương ứng vì “Người đã yêu ta trước” (1Ga 4:19). Ta trở thành dân thánh thể khi ta dâng mình cho Chúa như của lễ “tạ ơn” nhờ của lễ tạ ơn của Con Một Người.
7. Bền đỗ đến cùng. Thánh Phaolô dĩ nhiên là gương mẫu của ta về lòng bền đỗ đến cùng. Về cuối đời, Ngài suy nghĩ về chính cái chết của mình trong thư thứ hai gửi Timôtê. Những lời cuối cùng của một người sắp chết đáng ta chú ý cẩn thận, và các nhân vật thánh kinh thường để lại những lời sau hết rất quan trọng.Giacóp từng làm như thế (các chương sau hết của Sáng Thế), Môsen cũng vậy (cuối sách Đệ Nhị Luật), Thánh Phêrô trong các thư của Ngài (nhất là thư thứ 2) và chính Chúa Giêsu trên Thánh Giá nữa.
Thư thứ hai gửi Timôtê có lẽ đã được viết từ nhà tù Mamertime ở Rôma nơi Thánh Phaolô chờ phúc tử đạo, cùng với Thánh Phêrô. Với viễn tượng chết trước mắt, Ngài viết rằng: “Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi”. Sau những lời ấy, Ngài thêm những lời thật đẹp như sau: “ Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin” (2 Tm. 4:6-7). Liệu ta có thể thốt ra những lời tương tự như thế vào lúc cuối đời chăng? Liệu có ai dám nói như thế hay ghi như thế trước mộ phần chúng ta hay chăng?
Có thể Năm Thánh này là năm cuối cùng cuộc sống ta trên dương thế. Nghe ra có vẻ chết chóc bi quan, nhưng thực tế là ta phải chuẩn bị để gặp mặt sự chết bất cứ lúc nào…Cái chết có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Một giáo lý viên kia kể lại: ông ra đề tài cho học viên làm bài. Chủ đề như sau: “một nhà thần học nổi tiếng kia có lần nhận xét:nhiệm vụ khẩn trương nhất của ta trên đời là học để chết lành. Với nhận xét ấy, bạn chuẩn bị ra sao chính cái chết của bạn”. Một trong các học viên chăm chỉ của ông tự tay viết một bài trả lời với nhiều ý tưởng sâu sắc. Và vì là buổi học cuối cùng, nên cô gửi bài trả lời qua đường bưu điện. Giáo lý viên này chưa nhận được thư của cô, đã nghe tin cô bạo bệnh mà qua đời!
Cuộc sống Kitô hữu là một cuộc chiến đấu đòi phải tỉnh táo, kiên tâm và sức mạnh thiêng liêng. Khi thảo luận lời xin cuối cùng trong Kinh Lạy Cha (xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ), Giáo Hội muốn nhắc ta nhớ tới nguồn ban các ơn sau cùng này, “Cuộc chiến đấu ấy và cuộc chiến thắng ấy chỉ có thể có được qua lời cầu nguyện. Chính qua lời cầu nguyện của mình, Chúa Giêsu đã đánh bại kẻ cám dỗ Người, cả ở buổi đầu sứ vụ công khai của Người lẫn trong cuộc chiến đấu tối hậu lúc Người hấp hối (Mt 4:1-11). Trong lời cầu xin với Cha trên trời của ta, Chúa Kitô kết hợp ta với cuộc chiến đấu và cuộc hấp hối của Người. Người thúc giục ta phải tỉnh táo trong tâm hồn mà hiệp thông với Người. Tỉnh táo là “người gìn giữ tâm hồn” và Chúa Giêsu cầu nguyện cùng Chúa Cha cho ta: “Xin gìn giữ chúng trong danh Cha” (Ga 17:11). Chúa Thánh Thần luôn tìm cách làm chúng ta tỉnh táo mà canh thức (1Cor 16:13; Cl 4:2; 1Tx 5:6). Cuối cùng, lời cầu xin này có được ý nghĩa cảm kích của nó trong liên hệ với cơn cám dỗ cuối cùng trong cuộc chiến đấu trên trần gian của chúng ta; nó đòi ta phải kiên nhẫn đến cùng. “Này, Ta đến như kẻ trộm! Phúc cho ai tỉnh thức “ (Kh 16:15).
Về phương diện này, điều hữu ích là học thuộc lòng và hàng ngày đọc lời nguyện mà linh mục thường đọc sau khi cả cộng đoàn đã đọc xong Kinh Lạy Cha: “Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an. Nhờ Chúa rộng lòng thương cứu giúp, chúng con sẽ luôn luôn thoát khỏi tội lỗi và được an toàn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con mong đợi niềm hy vọng hồng phúc, và ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng con”.
Viết theo Thomas Smith (www.gen215.org)
Thomas Smith trước đây là một mục sư Thệ Phản nhưng đã trở lại Công Giáo năm 1996. Hiện ông cộng tác với Đài Truyền Hình EWTN và nhiều đài phát thanh Công Giáo, đồng thời là một diễn giả được nhiều người mộ mến trong các tuần đại phúc cũng như hội nghị, và là nhà trình bầy quốc tế chương trình “ Great Adventure Bible Timeline”. Ông cũng là cựu giám đốc Trường Thánh Kinh Công Giáo Denver và Trường Giáo Lý Denver.
Ngày 28 tháng Sáu vừa qua, Giáo Hội chính thức khai mạc Năm Thánh kỷ niệm vị Tông Đồ Vĩ Đại của dân ngoại, tức Thánh Phaolô. Không phải là một năm kỷ niệm bình thường mà là một Năm Thánh, cùng tầm cỡ với Năm Thánh 2000 kỷ niệm năm bắt đầu Thiên Niên Kỷ Thứ Ba. Đây là lần đầu tiên, Giáo Hội dành trọn một Năm Thánh cho một vị thánh đặc thù. Sự kiện có một không hai này đủ cho thấy tầm quan trọng của vị Thánh mà cho đến nay, người ta vẫn chưa nắm hết được mọi khía cạnh linh hứng từ con người và trước tác của Ngài.
Khi khai mạc Năm Thánh Thánh Phaolô, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI khuyên ta hãy bắt chước Thánh Phaolô. Điều đặc biệt, chính Thánh Nhân cũng khuyên ta như vậy. Dường như trong lịch sử các thánh từ xưa đến nay, chưa có vị thánh nào khuyên như thế, ngoại trừ Thánh Phaolô. Mà không phải Ngài chỉ khuyên ta có một lần mà thôi. Trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, Ngài khuyên, đúng ra là năn nỉ, ta đến hai lần: “Hãy bắt chước tôi, như tôi đã bắt chước Chúa Kitô” (1 Cor 11:1; 4:16. Xin cũng xem 2 Tx 3:7, 9; Dt 13:7).
Điều ấy cho thấy cũng như trong sáng thế, vinh quang Chúa được phản ảnh nhiều cách. Có những vị thánh phản ảnh một khía cạnh nào đó, được một số người nhận dạng với. Nhưng cũng có những vị thánh phản ảnh nhiều khía cạnh hơn, và do đó được nhiều người nhận dạng hơn. Hans Urs von Balthasar gọi những vị thánh ấy là “thánh phổ quát”. Và ngài liệt kê các đấng này vào “Chòm Sao Kitô Học” (Christological Constellation) (xem The Office of Peter and the Structure of the Church). Thực ra, nếu các thánh đều là các vì sao trên trời, thì “các thánh phổ quát” phải là những hành tinh chói sáng xoay rất gần quanh Mặt Trời Chúa Con (trong tiếng Anh, Son đọc như Sun). Thánh Gioan Baotixita, Thánh Phêrô, Thánh Gioan Tông Đồ và dĩ nhiên Thánh Phaolô hẳn phải là những vị ấy. Bước chân theo các ngài, quả là những bước đi vững chắc dẫn ta tới Chúa Con.
Ta sẽ cùng bước với Thánh Phaolô bẩy bước để gặp gỡ Chúa Kitô.
1) Lớn lên trong tình yêu. Bước này nghe ra có vẻ đơn giản, nhưng nó là một trong các đặc điểm không thể nào miễn chước được của cuộc sống Kitô hữu. Đúng hơn, nó là lối sống trọn vẹn hiến thân mà Chúa Kitô đã nêu gương cho chúng ta bằng cái chết trên Thánh Giá. Nó cũng là trọng tâm của Thông Điệp đầu hết của Đức Bênêđíctô XV “Deus Caritas Est” (Thiên Chúa Là Tình Yêu) và là sợi chỉ hồng xuyên suốt mọi lá thư của Thánh Phaolô. Ta hãy xem một số điển hình:
“Tình yêu phải chân thực” (Rom. 12:9)
“Hãy biến tình yêu thành mục tiêu của anh em” (1 Cor. 14:1)
“Tình yêu Chúa Kitô kiểm soát chúng ta” (2 Cor. 5:14)
“Hoa trái Chúa Thánh Thần là tình yêu…” (Gal. 5:22)
“Hãy bước đi trong tình yêu” (Eph. 5:2)
“[Có] cùng một tình yêu, hoàn toàn hòa hợp và một tâm một trí” (Phil 2:2)
“Trên hết mọi sự ấy, hãy mặc lấy tình yêu, là thứ sẽ nối kết mọi sự với nhau” (Col 3:14)
“Xin Chúa làm anh chị em gia tăng và phong phú trong tình yêu” (1 Thess. 3:12)
“Xin Chúa hướng dẫn tâm hồn anh em yêu mến Chúa” (2 Thess. 3:5)
“Mục tiêu lời truyền của chúng ta là đức mến phát xuất từ tâm hồn trong sạch” (1 Tim. 1:5)
“Vì Thiên Chúa không ban cho ta một tinh thần nhút nhát mà là một tinh thần mạnh mẽ và đầy yêu thương” (2 Tim 1:7)
“Hãy chào hỏi những người yêu thương chúng ta trong đức tin” (Titus 3:15)
“Tôi từng nhận được nhiều hân hoan và phấn khởi nhờ tình yêu thương của anh chị em” (Phil. 7)
“Ta hãy xem sét cách làm sao khích lệ lẫn nhau để yêu thương và làm các việc tốt” (Heb 10:24).
Thánh Phaolô diện đối diện với Tình Yêu trên đường đi Đamát và sẽ không bao giờ còn như trước nữa. Trong cuốn “Ca tụng Thánh Phaolô” của mình, Thánh Chrysostom viết như sau: “Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đối với ngài là ngài biết Chúa Kitô yêu ngài”. Có lẽ Đức Bênêđíctô XVI có đọc qua câu vừa trích, cho nên trong bài giảng ngày 28 tháng Sáu, ngài nói: “Điều thúc đẩy ngài [Thánh Phaolô] cách sâu xa hơn cả chính là sự kiện được Chúa Giêsu Kitô yêu thương và ý muốn được thông truyền tình yêu ấy cho người khác. Thánh Phaolô là người có khả năng yêu thương, và mọi lao nhọc và đau khổ của ngài chỉ có thể giải thích nhờ cái cốt lõi đó”.
Một trong phương thế đo lường mức tăng trưởng tình yêu của ta là dùng chương 13 của thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô để “xét mình” hàng tuần. Ai cũng biết rõ chương này “tình yêu thì nhẫn nhục và hiền hậu; tình yêu không ghen tương hay khoác lác”… Điều cơ bản là thay chữ “tình yêu” ở mỗi mệnh đề bằng chính tên của bạn. Thí dụ “Tâm không tự đắc hay làm điều bất chánh; Loan không tìm điều tư lợi; Bỉnh không nóng giận hay nuôi hận thù” (1Cor 13:5). Điều ấy có thể làm bạn buồn cười lúc đầu, nhưng nếu ta thật tình muốn biến “tình yêu thành mục tiêu” trong Năm Thánh kính Thánh Phaolô, việc ấy sẽ là chất xúc tác dẫn tới xoay chiều, hồi tâm, trở lại. Thánh Phaolô từng cầu nguyện cho giáo hội ở Êphêsô để Chúa Kitô ngự trong tâm hồn họ bằng đức tin và họ được bén rễ và đặt cơ sở trên tình yêu (Eph 3:17). Chúng tôi nghĩ Ngài không bao giờ lại hết cầu xin như thế cho Giáo hội và mọi người chúng ta ngày nay, nhất là trong Năm Thánh kỷ niệm Ngài.
2) Gia tăng biên tế tiên tri. Nhiều người chỉ hiểu tiên tri theo nghĩa tiên đoán tương lai. Dù nghĩa này không hẳn sai, nhưng Thánh Phaolô, qua lời nói và việc làm, sẽ giúp ta hiểu tiên tri có nghĩa gì đối với Giáo Hội. Các suy nghĩ của Đức Bênêđíctô XVI về Thánh Phaolô cũng sẽ giúp ta hiểu rõ hơn.
Nguyên ngữ Hi-bá-lai nabi, chỉ tiên tri, có nghĩa “người được kêu gọi để lên tiếng”. Ta lên tiếng ra sao trong Giáo Hội? Theo Huấn Quyền, mọi tín hữu đã rửa tội đều được kêu gọi tham dự thừa tác vụ tiên tri của chính Chúa Giêsu (Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo các số 783-785). Ở tâm điểm chức vụ tiên tri Kitô giáo là việc làm chứng nhân cho Chúa Kitô giữa thế gian. Thánh Phaolô làm gương cho ta trong vai trò chứng nhân hết sức can đảm của Ngài cho Chúa Kitô, bất chấp bách hại đau đớn không tài nào tưởng tượng nổi. Ngài nêu gương một chứng nhân triệt để, một lòng can đảm đầy tính tiên tri mà thế giới ngày nay hết sức cần tới. Về gương sáng đó, Đức Bênêđíctô nói rằng: “Anh chị em thân mến, cũng như trước đây, cả ngày nay nữa, Chúa Kitô đang cần những tông đồ sẵn sàng biết hy sinh bản thân mình. Ngài cần các chứng nhân và tử đạo như Thánh Phaolô. Thánh Phaolô, trước đó vốn là một người bách hại Kitô hữu một cách cuồng bạo, nhưng khi ngã xuống đất và bị choáng ngợp bởi ánh sáng thiên giới trên đường tới Đamát, đã không ngần ngại đứng về phía Đấng Chịu Đóng Đinh và bước theo Người không một chút suy tính. Ngài sống và làm việc cho Chúa Kitô, Ngài chịu đau khổ và chết vì Người. Gương sáng của Ngài còn hợp thời xiết bao!”. Bởi thế, để “gia tăng biên tế tiên tri”, việc đầu tiên phải làm là xin ơn thánh để ta trở thành chứng nhân can đảm trong nền văn hóa và phát ngôn công cộng. Ta phải trở thành quán quân của nền văn minh tình yêu trong nền văn hóa sự chết.
Cách thứ hai để “gia tăng biên tế tiên tri” trong Năm Thánh kính Thánh Phaolô là thực hành khía cạnh thứ hai của thừa tác vụ tiên tri. Thánh Phaolô cho ta biết khía cạnh thứ hai này trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô của Ngài. Chương 13 thư ấy có lẽ là suy nghĩ mạnh mẽ và đáng nhớ nhất trong các thư của Thánh Phaolô. Đó là chương của Ngài nói về tình yêu, ơn phúc trổi vượt nhất của Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên ít ai biết điều Thánh Nhân khuyên ta như ơn phúc thứ hai quan trọng nhất đến độ ta phải “hết sức khát khao” (1 Cor 14:1). Đó chính là ơn làm tiên tri. Đối với Thánh Phaolô, vai trò tiên tri trong Giáo Hội có khác với điều ta tưởng tượng. Theo Ngài, chúng ta thi hành vai trò tiên tri, khi ta nói với Giáo Hội để “xây dựng, khích lệ và an ủi” Giáo Hội (1 Cor 14:3). Tiên tri như thế là tiên tri của lòng hy vọng (chủ đề Thông Điệp khác của Đức Bênêđíctô XVI). Bởi thế, phần đầu của ơn gọi tiên tri là can đảm làm chứng nhân cho Chúa Kitô trước mặt thế gian, phần hai là đem Chúa Kitô đến với Hiền Thê của Người bằng lời nói và việc làm luôn xây dựng, khích lệ và an ủi. Ba đặc tính đó nằm ngay trung tâm các thư biến cải của Thánh Phaolô gửi cho các cộng đoàn Kitô giáo non trẻ thời Ngài. Dù Ngài có thách thức hay trách cứ họ đi chăng nữa, nhưng nhiệm vụ hàng đầu của Ngài vẫn chỉ là xây dựng, khích lệ và an ủi. Thực vậy, thư thứ nhất của Ngài gửi tín hữu Côrintô khuyên họ không nên “phổng mũi” kiêu hãnh mà đúng ra phải “xây dựng” lẫn nhau bằng hành vi yêu thương và tự hiến. Trong các câu đầu của thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô, Ngài sẽ tiếp tục nhắc họ nhớ rằng an ủi là trách vụ hỗ tương của họ. Khi một cộng đoàn đặc thù nào đó sống thực ơn gọi tiên tri này, họ đều được Ngài ngợi khen và khích lệ. Ngài viết cho người Thê-xa-lô-ni-ca: “Cho nên hãy khích lệ nhau và xây dựng lẫn nhau, như anh chị em đang làm” (1 Thess. 5:11).
Các nguyên tắc tiên tri ấy (Làm nhân chứng giữa trần gian và làm nguồn an ủi cho nhau) là hai lời mời quan trọng gửi tới chúng ta trong thời đại này. Hơn lúc nào khác, chúng ta đang cần các nhân chứng can đảm và các chi thể biết xây dựng. Hãy tưởng tượng xem trong một thế hệ thôi, thế giới sẽ biến đổi ra sao nếu tất cả chúng ta đều hoàn thành được sứ mệnh tiên tri làm chứng nhân can đảm truớc mặt thế gian. Hãy tưởng tượng xem Giáo Hội sẽ mạnh mẽ và hiệp nhất xiết bao nếu mọi chi thể biết bỏ qua một bên các nghị trình, các tư thế và chỉ trích cá nhân và thay vào đó thực thi ơn gọi làm tiên tri hy vọng. Thánh Phaolô viết rất hay trong thư gửi tín hữu Êphêsô: “Đừng để những lời độc ác thoát ra từ cửa miệng anh chị em, nhưng chỉ là các lời tốt đẹp để xây dựng, hợp lúc, để chúng đem lại ơn thánh cho người nghe” (Eph 4:29).
3) Viết thư. Bước thứ ba để theo chân Thánh Phaolô trong Năm Thánh của Ngài xem ra có vẻ thường quá, nhưng thật sự lại là một thực hành khá mạnh mẽ, đó là việc viết thư. Khoảng một phần ba Tân Ước là các thư của Thánh Phaolô và một vài vị khác. Các thư này đã đem lại những tác động như thế nào, ai trong chúng ta cũng đã biết.
Trong thời đại của “nhắn tin” (text messages), của “nhắn tiếng” (voice-mails) và điện thư (e-mails) này, quả là vui khi nhận được một lá thư viết tay có dán tem do người ta yêu gửi tới. Thành thử năm nay quả là lúc thuận tiện để tái lập nghệ thuật viết thư xem ra đang mai một đi. Thực vậy, viết thư là bước tuyệt hảo để bổ túc cho hai bước đầu tiên trong việc theo chân Thánh Phaolô. Bởi nó là phương tiện tuyệt hảo để biểu lộ tình yêu và trở thành “tiên tri” bằng cách làm chứng cho Chúa Kitô và khích lệ lẫn nhau. Việc thực hành này cũng là cách rất hay để hiến mình cho người khác (vốn là cách tuyệt hảo để bước chân theo Thánh Phaolô).
Trước nhất, bạn có thể viết thư cho những người lớn tuổi hơn bạn. Hãy viết những bức thư có suy nghĩ, duyên dáng cho cha mẹ hay một vị dìu dắt nào đó vốn có ảnh hưởng lớn trong đời bạn. Có lẽ chưa bao giờ bạn có thì giờ để nói với họ bằng lời về tầm quan trọng của các ngài đối với bạn. Hãy cố gắng tìm một câu Sách Thánh có thể nói lên các ý nghĩ của bạn và miêu tả được các đặc điểm của các ngài. Có thể bạn cần làm hòa với vị nào đó, thì một lá thư viết tay có thể mở được cánh cửa tha thứ. Còn nếu vị đó làm bạn phật lòng, thì đi bước đầu có thể sẽ khởi diễn được tiến trình hàn gắn.
Thứ hai, hãy nghĩ đến việc viết một lá thư cho người trẻ hơn bạn, người mà bạn có thể dìu dắt về phương diện tâm linh. Hãy nghĩ tới các bài học sống nào đó bạn từng học được và nghĩ ra cách hay nhất để có thể thông truyền một cách đơn sơ và rõ ràng các bài học đó đến với họ. Trong một thế giới đang mất đi các nhà dìu dắt (mentors), thì lá thư này sẽ là món quà vô giá đối với một người trẻ (con hay cháu bạn).
Thứ ba, hãy viết thư cho người cùng trang lứa với bạn. Thánh Phaolô là vị Tông Đồ vĩ đại, một phần, vì người cùng trang lứa với Ngài là Banaba đã dám ‘cả gan’ mà ủng hộ người tín hữu mới này của Chúa Kitô. Hãy nghĩ đến việc viết một lá thư cho một người bạn cho họ hay họ quan trọng với bạn ra sao. Dĩ nhiên, bạn cũng nên gồm trong đó một câu Sách Thánh nào đó xem ra thích hợp. Và không chỉ câu Sách Thánh mà thôi, nhưng còn một vài suy nghĩ của bạn về họ nữa. Nói cách khác, hãy chia sẻ hoa trái cuộc sống cầu nguyện hay Đọc Lời Chúa (Lectio Divina) của bạn với họ.
Nếu bạn có con hay có cháu, thì lại càng cần phải là quán quân đối với nghệ thuật viết thư nay đang mất dần đi này. Hãy thường xuyên viết cho chúng và khi chúng ở với bạn, bạn hãy giúp chúng soạn một bức thư gửi cho người chúng yêu thương. Rất có thể đấy là thói quen quan trọng nhất bạn truyền cho chúng.
Cuối cùng, điều quan trọng là phải chứng tỏ sự thật trong ngôn từ của ta bằng các hành động cụ thể. Hãy tưởng tượng cảnh một ông chồng phản bội công khai viết thư ‘tình’ cho vợ. Điều ấy chỉ mang lại đau đớn chứ không giúp được gì, vì hành động của ông ta không đi đôi với các lời phát biểu trong thư. Dĩ nhiên, đây chỉ là một thí dụ quá đáng, tuy nhiên, chắc bạn nhận ra ý nghĩa của nó. Cuộc sống ta phải là các bức thư sống động của yêu thương luôn đi đôi với lời viết tay. Thánh Phaolô nói rất hay về điểm này với tín hữu Côrintô. Khi người khác đặt nghi vấn về “tư cách” của Ngài, Ngài lấy đoàn chiên của mình ra làm chứng minh chắc chắn nhất cho sự chân chính của mình. Cuộc sống của họ đã trở nên những lá thư sống động minh chứng rằng Thánh Phaolô quả đã truyền thông được Chúa Kitô cho họ qua lời nói và việc làm. Ngài hân hoan công bố: “Thư giới thiệu chúng tôi là chính anh em. Thư ấy viết trong tâm hồn chúng tôi, mọi người đều biết và đọc. Rõ ràng anh em là bức thư của Đức Kitô được giao cho chúng tôi chăm sóc, không phải viết bằng mực đen, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không phải ghi trên “những tấm bia bằng đá”, nhưng trên những tấm bia bằng thịt, tức là lòng người” (2Cor 3:2-3).
4) Chấp nhận sức mạnh cứu rỗi của đau khổ. Ý niệm cho rằng các đau khổ của ta có thể kết hợp với các đau khổ của Chúa Kitô và gây hiệu quả cứu chuộc trong thế gian, là ý niệm được các trước tác của Thánh Phaolô nhắc đến đầu tiên. Đây quả là một ý niệm cách mạng: đau khổ không phải là điều ta phải tránh bằng mọi giá, nhưng đúng hơn nó chứa đầy ý nghĩa và còn đem lại cả sức sống nữa.
Trong thư gửi tín hữu Côlôxê, Thánh Phaolô viết về giáo huấn ấy một cách đơn giản rằng: “Tôi vui mừng vì các đau khổ tôi chịu vì anh em, và bằng thân xác tôi, tôi hoàn tất điều còn thiếu trong nỗi thống khổ mà Chúa Kitô phải chịu vì nhiệm thể Người, tức Giáo Hội” (Cl 1:24). Thánh Phaolô không tuyên bố rằng ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu không đầy đủ nhưng cho thấy một điều hết sức đẹp. Qua việc Nhập Thể của Người, Chúa Giêsu Kitô đã mở ra một khả thể ‘làm ăn hùn hạp’ (partnership) với chúng ta. Người muốn những ai thụ hưởng công trình cứu rỗi của Người dự phần vào đó.
Ta hãy dùng cuộc đời và các lá thư của Ngài để nhìn kỹ hơn cái ơn phúc huyền nhiệm này. Đau khổ có liên hệ với ơn gọi của Thánh Phaolô ngay từ đầu. Sau khi thuật lại cuộc gặp gỡ làm Ngài mù mắt trên đường tới Đamát, Thánh Luca nói với ta rằng Chúa Giêsu hiện ra với người môn đệ trung thành tên là Ananias để thông báo cho ông một tin tức ít ai tin được: ông có nhiệm vụ đi tìm Saulô, kẻ bách hại Kitô hữu, và chữa lành cho ông ta. Thấy Ananias ngần ngại, Chúa Giêsu cho ông hay: “Con phải đi, vì người này là dụng cụ đã được chọn để đem tên Ta tới Dân Ngoại, vua chúa và con cái Israel; vì Ta sẽ chỉ cho người này biết phải đau khổ ra sao vì danh Ta” (Cv 9:15-16). Ít người trong chúng ta có được ơn trở lại đầy cảm kích như Thánh Phaolô, nhưng tất cả chúng ta đều chia sẻ sứ mệnh của Ngài. Tất cả chúng ta đều được mời gọi làm nhân chứng cho Chúa trước mặt mọi dân nước (hãy nhớ lại việc gia tăng biên tế ‘tiên tri’), và tất cả chúng ta đều được mời gọi chia sẽ Thánh Giá.
Không những việc kếp hợp với Thánh Giá Chúa Kitô nằm ngay trung tâm sứ mệnh của Thánh Phaolô, nó còn là yếu tính sứ điệp của ngài. Tuy là một trong những người có học nhất thời ngài, nhưng thánh nhân vẫn nói với tín hữu Côrintô rằng: “Hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết chuyện gì khác ngoài Chúa Giêsu Kitô mà là Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh” (1 Cor 2:2).
Việc Thánh Phaolô chấp nhận Thánh Giá sẽ còn vượt quá bên kia sứ mệnh và sứ điệp của ngài mà đụng tới chính sự sống của ngài nữa. Như các tiên tri ngày xưa, ngài sẽ nhập thân sứ điệp của ngài vào chính bản thân mình. “Tôi từng chịu đóng đinh với Chúa Kitô; không còn là tôi sống nữa, mà là Chúa Kitô sống trong tôi; và sự sống tôi đang sống bây giờ trong xác thịt tôi, tôi sống bằng đức tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã thương yêu tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2:20). Thánh Paholô coi các đau khổ của ngài như một đáp trả đối với Chúa kitô, Đấng đã yêu thương ngài và hiến thân cho ngài trên Thánh Giá. Đền đáp tình yêu ấy bằng một hiến thân tương tự đã trở thành mục tiêu của Thánh Phaolô. Chính trong hành vi đau khổ, ngài yêu thương lại Chúa Kitô và kết hợp mật thiết hơn với Chúa Kitô, “để tôi có thể biết Người và sức mạnh phục sinh của Người, và chia sẻ được các đau khổ của Người” (Pl 3:10). Rõ ràng là Thánh Phaolô chịu nhiều đau khổ vì Thánh Giá, nhưng ngài được nâng đỡ nhờ điều đang chờ ngài ở cuối đường, “Chúng ta là…người đồng thừa tự với Chúa Kitô, nhờ chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người. Tôi nghĩ rằng các đau khổ ở đời này chẳng đáng chi sánh với vinh quang sắp được mạc khải cho ta” (Rm 8:17-18). Chính niềm hy vọng Phục Sinh đã đem lại bối cảnh rộng lớn hơn cho nỗi đau khổ của Người và của cả chúng ta nữa. Đó chính là điều đã nâng đỡ Chúa Kitô trên Thánh Giá. Hãy nghe thư Do Thái 12:2: “Chúa Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn đức tin của ta, Đấng đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa”. Không có nhân đức hy vọng, đau khổ mãi mãi vẫn chỉ là một mầu nhiệm không thể hiểu thấu. Hy vọng phải được kết hợp với đau khổ và cứu rỗi của ta. “Chúng ta được cứu rỗi nhờ đức cậy” (Rm 8:24) chính là dòng mở đầu thông điệp mới đây của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Ta phải mang lấy nhân đức này cách đặc biệt trong Năm Thánh mừng Thánh Phaolô, nhất là vì ta muốn đi sâu hơn vào mầu nhiệm Chúa Giêsu cứu chuộc và các đau khổ bản thân của ta.
Ta cũng nên đọc thông điệp “Spe Salvi” trong Năm Thánh này để bồi đắp nhân đức trông cậy ngõ hầu có thể đứng vững trong những lúc gặp khó khăn, đau đớn hay đau khổ lớn lao và kết hợp các giờ phút ấy cách hoàn toàn hơn với Chúa Giêsu để cứu vớt thế gian.
5. Tái dấn thân phục vụ người nghèo. Song song với việc rao giảng Phúc Âm, Thánh Phaolô cũng coi việc quyên góp của bố thí cho người nghèo, nhất là những người nghèo tại Giêrusalem, như một sứ mệnh của mình. Cũng như Chúa Kitô, Ngài muốn nuôi sống người ta cả phần hồn lẫn phần xác. Dù sao, thói quen gửi của bố thí qua Giêrusalem (Rm 15:26) đã kéo dài mãi đến ngày nay. Hàng năm các nhà thờ khắp thế giới Công Giáo vẫn có buổi lạc quyên đặc biệt cho giáo hội tại Giêrusalem. Thượng Phụ Giêrusalem đánh giá cao sự giúp đỡ này để duy trì sự hiện hữu của Kitô giáo tại đó, bất chấp các khó khăn chồng chất hiện nay. Năm Thánh mừng Thánh Phaolô này hẳn phải là lý do đặc biệt để ta gia tăng sự đóng góp đó cho anh em Kitô hữu tại Đất Thánh.
Khi ta giúp đỡ người nghèo, ta chứng tỏ lòng mến Chúa Kitô. Ta nói lên lòng mến đó một phần bằng cách bắt chước Người. Thừa tác vụ của Người được đánh dấu bằng tình thương đặc biệt đối với người bé nhỏ và người nghèo khó, và Thánh Giá của Người cho thấy Người sẵn sàng thực hiện sự hy sinh tối hậu cho người nghèo về phương diện thiêng liêng. Cho thêm hơn một chút trong năm nay, giữa thời buổi kinh tế khó khăn này, có thể là một hy sinh đấy, nhưng đó là một hy sinh ta sẽ được trả gấp trăm đời sau.
Thánh Phaolô dành hai chương trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô để nói về các nguyên tắc của việc cho. Ta hãy dành ít phút để cùng đọc hai chương tám và chín của thư ấy. Hãy xin Chúa biến ta thành “người cho một cách vui vẻ” trong Năm Thánh này. Ta hãy cầu xin Chúa ban cho ta cặp mắt để nhìn ra người nghèo ở quanh ta và cặp tai để nghe thấy tiếng kêu cứu của họ.
Khi nói đến người nghèo, không phải ta chỉ muốn nói đến người nghèo thể lý. Bên cạnh “Thương Xác Bẩy Mối” ta cũng có “Thương Linh Hồn Bẩy Mối” nữa. Dạy giáo lý cho các đối tượng khác nhau chắc chắn sẽ có nhiều ý nghĩa đặc biệt trong Năm Thánh này.
Sau cùng, tưởng cũng nên nhắc đến một số đoạn chủ yếu trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo nói đến mối tương quan của Kitô hữu đối với người nghèo. Khi đọc những đoạn đó, ta hãy cố gắng lên khuôn một vài mục tiêu cụ thể đem lợi ích lại cho người nghèo trong Năm Thánh này. Trong các đoạn này, ta sẽ thấy ra động lực tham gia các công việc thế tục, mối liên hệ của người nghèo với Phép Thánh Thể, sự khôn ngoan giúp ta sống Ngày Của Chúa ra sao, người nghèo và Giáo Hội tại gia, sự hiện diện của Chúa Kitô nơi người nghèo, phục vụ người nghèo như một tham dự vào chức vụ Vương Giả của Chúa Kitô…(các số 2443-2449; 1397; 1939-1942; 2186; 2208; 1373, 786).
6. Sống với thái độ tạ ơn. Thánh Phaolô là người được đào tạo trong Cựu Ước vốn thấm nhiễm tinh thần tạ ơn. Tạ ơn là một đáp trả hiệp đoàn trước sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đền Thờ Salômôn (2Sb 7:3) và là lệnh chiến đấu của các thầy Lêvi, những người đi trước dẫn dân Do Thái lâm trận (2Sb 7:6). Ngoài việc đứng hàng đầu trong việc thờ phuợng tại đến thờ và chiến trận ra, tạ ơn cũng là lời cầu nguyện liên tục của thánh vịnh gia (7:17; 9:1; 28:7; 30:12; 54:6; 86:12; 109:30; 118:28…)
Thánh Phaolô cho rằng “tạ ơn” là một trong hai điều nhân loại tội lỗi đã từ chối không chịu dành cho Thiên Chúa (Rm 1:21). Đây là vấn đề công bằng (dành cho Chúa điều Chúa có quyền được hưởng), và là điều chủ yếu để nhân loại chúng ta nói lên lời tạ ơn và ca tụng Thiên Chúa. Khi ta không làm việc đó, tâm trí ta bèn trở nên tối tăm. Ta bắt đầu đánh mất nhân tính của mình và hành động như thú vật.
Khi thực sự hiểu được ơn phúc của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô, thì đáp trả duy nhất ta có thể làm được phải là liên tục tạ ơn. Thánh Phaolô nắm rất vững chân lý này, và đời sống Ngài được đánh dấu bằng tinh thần tạ ơn. Không những Ngài truyền cho Kitô hữu phải tạ ơn (Cl 1:12; 3:17; 1Tx 5:18) mà Ngài còn nêu gương việc đó trong đời sống và các thư từ của Ngài. Thực vậy, một trong những phần chủ yếu trong các lá thư của Thánh Phaolô đã được dùng để Ngài dâng lời cám ơn cả Thiên Chúa lẫn các tín hữu đồng đạo của mình (Rm 6:17; 7:25; 1Cor 1:4; 15:57; 2Cor 2:14; 9:15; 1Tx 1:3; 2Tx 2:13).
Trong Năm Thánh mừng Thánh Phaolô này, ta hãy đặc biệt cố gắng, cả bằng lời nói lẫn việc làm, trở thành người biết tạ ơn. Ngay khi mới thức dậy, lời đầu tiên ngỏ với Chúa phải là “con tạ ơn Chúa”. Cũng thế, lời cuối cùng khi vào giường ngủ cũng phải là “con tạ ơn Chúa”. Khởi đầu và kết thúc một ngày với lời tạ ơn như thế sẽ tạo ảnh hưởng đối với mọi thời khắc khác của một ngày sống, nhờ thế ta có thể dâng lên Chúa trọn ngày sống của ta như “của lễ tạ ơn”.
Sống cuộc sống tạ ơn cũng liên hệ với phụng vụ. Đàng sau từ ngữ tiếng Hy Lạp chỉ “tạ ơn” có một điều gì đó còn sâu sắc hơn là việc biết ơn đơn giản. Vì gốc Hy Lạp của chữ tạ ơn chính là eucharistia (Phép Thánh Thể, Phụng Vụ Thánh Thể). Thánh Giá đã trở thành của lễ tạ ơn tối hậu dâng lên Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần, được ta cử hành mỗi lần tụ họp dâng Thánh Lễ. Cho nên, một trong những cách sống cuộc sống tạ ơn sâu xa là năng tham dự tích cực hơn vào phụng vụ. Trong phụng vụ ấy, ta dâng Chúa Kitô lên Chúa Cha, cùng với lời tạ ơn vì các công trình của Người. Hành vi yêu thương trên Thánh Giá làm tâm hồn Kitô hữu chúng ta vừa khiêm nhu vừa bạo dạn. Nó mời ta đáp trả yêu thương tương ứng vì “Người đã yêu ta trước” (1Ga 4:19). Ta trở thành dân thánh thể khi ta dâng mình cho Chúa như của lễ “tạ ơn” nhờ của lễ tạ ơn của Con Một Người.
7. Bền đỗ đến cùng. Thánh Phaolô dĩ nhiên là gương mẫu của ta về lòng bền đỗ đến cùng. Về cuối đời, Ngài suy nghĩ về chính cái chết của mình trong thư thứ hai gửi Timôtê. Những lời cuối cùng của một người sắp chết đáng ta chú ý cẩn thận, và các nhân vật thánh kinh thường để lại những lời sau hết rất quan trọng.Giacóp từng làm như thế (các chương sau hết của Sáng Thế), Môsen cũng vậy (cuối sách Đệ Nhị Luật), Thánh Phêrô trong các thư của Ngài (nhất là thư thứ 2) và chính Chúa Giêsu trên Thánh Giá nữa.
Thư thứ hai gửi Timôtê có lẽ đã được viết từ nhà tù Mamertime ở Rôma nơi Thánh Phaolô chờ phúc tử đạo, cùng với Thánh Phêrô. Với viễn tượng chết trước mắt, Ngài viết rằng: “Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi”. Sau những lời ấy, Ngài thêm những lời thật đẹp như sau: “ Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin” (2 Tm. 4:6-7). Liệu ta có thể thốt ra những lời tương tự như thế vào lúc cuối đời chăng? Liệu có ai dám nói như thế hay ghi như thế trước mộ phần chúng ta hay chăng?
Có thể Năm Thánh này là năm cuối cùng cuộc sống ta trên dương thế. Nghe ra có vẻ chết chóc bi quan, nhưng thực tế là ta phải chuẩn bị để gặp mặt sự chết bất cứ lúc nào…Cái chết có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Một giáo lý viên kia kể lại: ông ra đề tài cho học viên làm bài. Chủ đề như sau: “một nhà thần học nổi tiếng kia có lần nhận xét:nhiệm vụ khẩn trương nhất của ta trên đời là học để chết lành. Với nhận xét ấy, bạn chuẩn bị ra sao chính cái chết của bạn”. Một trong các học viên chăm chỉ của ông tự tay viết một bài trả lời với nhiều ý tưởng sâu sắc. Và vì là buổi học cuối cùng, nên cô gửi bài trả lời qua đường bưu điện. Giáo lý viên này chưa nhận được thư của cô, đã nghe tin cô bạo bệnh mà qua đời!
Cuộc sống Kitô hữu là một cuộc chiến đấu đòi phải tỉnh táo, kiên tâm và sức mạnh thiêng liêng. Khi thảo luận lời xin cuối cùng trong Kinh Lạy Cha (xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ), Giáo Hội muốn nhắc ta nhớ tới nguồn ban các ơn sau cùng này, “Cuộc chiến đấu ấy và cuộc chiến thắng ấy chỉ có thể có được qua lời cầu nguyện. Chính qua lời cầu nguyện của mình, Chúa Giêsu đã đánh bại kẻ cám dỗ Người, cả ở buổi đầu sứ vụ công khai của Người lẫn trong cuộc chiến đấu tối hậu lúc Người hấp hối (Mt 4:1-11). Trong lời cầu xin với Cha trên trời của ta, Chúa Kitô kết hợp ta với cuộc chiến đấu và cuộc hấp hối của Người. Người thúc giục ta phải tỉnh táo trong tâm hồn mà hiệp thông với Người. Tỉnh táo là “người gìn giữ tâm hồn” và Chúa Giêsu cầu nguyện cùng Chúa Cha cho ta: “Xin gìn giữ chúng trong danh Cha” (Ga 17:11). Chúa Thánh Thần luôn tìm cách làm chúng ta tỉnh táo mà canh thức (1Cor 16:13; Cl 4:2; 1Tx 5:6). Cuối cùng, lời cầu xin này có được ý nghĩa cảm kích của nó trong liên hệ với cơn cám dỗ cuối cùng trong cuộc chiến đấu trên trần gian của chúng ta; nó đòi ta phải kiên nhẫn đến cùng. “Này, Ta đến như kẻ trộm! Phúc cho ai tỉnh thức “ (Kh 16:15).
Về phương diện này, điều hữu ích là học thuộc lòng và hàng ngày đọc lời nguyện mà linh mục thường đọc sau khi cả cộng đoàn đã đọc xong Kinh Lạy Cha: “Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an. Nhờ Chúa rộng lòng thương cứu giúp, chúng con sẽ luôn luôn thoát khỏi tội lỗi và được an toàn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con mong đợi niềm hy vọng hồng phúc, và ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng con”.
Viết theo Thomas Smith (www.gen215.org)
Thomas Smith trước đây là một mục sư Thệ Phản nhưng đã trở lại Công Giáo năm 1996. Hiện ông cộng tác với Đài Truyền Hình EWTN và nhiều đài phát thanh Công Giáo, đồng thời là một diễn giả được nhiều người mộ mến trong các tuần đại phúc cũng như hội nghị, và là nhà trình bầy quốc tế chương trình “ Great Adventure Bible Timeline”. Ông cũng là cựu giám đốc Trường Thánh Kinh Công Giáo Denver và Trường Giáo Lý Denver.
Truyền thông Iraq cố tình lờ đi những vụ bắt cóc các Kitô hữu
Peter Nguyễn Minh Trung
11:55 04/09/2008
VATICAN 03-09-2008 (CNA) - Đức Tổng Giám mục Jean Benjamin Sleirman của Baghdad tuyên bố rằng giới truyền thông Iraq và thậm chí cả chính phủ Iraq đang lờ đi hàng loạt những cuộc bắt cóc các Kitô hữu tại quốc gia này, động cơ chính là do phong trào các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Theo Vatican Radio, Đức TGM Sleiman cho biết gia đình và bạn bè của các Kitô hữu bị bắt cóc đã được trả tự do thúc giục chính phủ phải hành động để "ngăn chặn làn sóng bạo động và bắt cóc đối với các cộng đồng Kitô hữu."
Tiếp đó, Đức TGM nói rằng tình trạng náo động mà chính phủ cùng các phương tiện truyền thông hiện đang cố lờ đi đã trở thành một vấn nạn cấp bách đối với người dân Iraq.
Theo Vatican Radio, Đức TGM Sleiman cho biết gia đình và bạn bè của các Kitô hữu bị bắt cóc đã được trả tự do thúc giục chính phủ phải hành động để "ngăn chặn làn sóng bạo động và bắt cóc đối với các cộng đồng Kitô hữu."
Tiếp đó, Đức TGM nói rằng tình trạng náo động mà chính phủ cùng các phương tiện truyền thông hiện đang cố lờ đi đã trở thành một vấn nạn cấp bách đối với người dân Iraq.
Người Kitô hữu cần đáp ứng để giải quyết khoảng cách giầu nghèo
Phụng Nghi
11:58 04/09/2008
Vatican (CNS) – Nạn nghèo đói, đặc biệt là khoảng cách càng ngày càng lớn giữa kẻ giầu và người nghèo trên thế giới, là một trong những tình huống bi thảm nhất hiện nay thế giới phải đương đầu, và cần đến sự đáp ứng của người Kitô hữu, cũng như của các nhà cầm quyền. Đó là phát biểu của Đức hồng y Renato Martino, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình.
Ngài tuyên bố rằng văn phòng của ngài đang soạn thảo một văn kiện về “nạn nghèo đói trong thời đại toàn cầu hóa.”
Đài phát thanh Vatican hôm 2 tháng 9 tường trình lời tuyên bố của Đức hồng y khi ngài thăm viếng Tazania ở châu Phi hồi cuối tháng 8 vừa qua. Tại đây ngài chủ trì buổi trình bầy cho cả châu lục Bản Toát yếu về Học thuyết Xã hội của Giáo hội.
Ngài nói: “Lời cam kết tổ chức và cấu trúc xã hội theo đường hướng bảo đảm cho người láng diềng sống lân cận không phải thấy mình trong cảnh nghèo đói, là một hành động bác ái tuyệt đối cần thiết.”
Nghĩa vụ phải hoạt động để xóa nạn nghèo đói là điều đặc biệt đòi hỏi “khi có không biết bao nhiêu người – có khi cả một dân tộc” đang lún sâu vào cảnh đói nghèo trong lúc những người giàu có trên thế giới càng ngày càng giàu hơn.
Ngài nói rằng tình huống đó đã đi đến “mức trở thành một vấn nạn xã hội thực tế cho cả toàn cầu.”
“Nạn nghèo đói – đặc biệt là sự bất quân bình giữa các vùng, giữa những châu lục, giữa những quốc gia, và ngay trong phạm vi một quốc gia – đã tạo thành vấn đề bi thảm nhất mà thế giới đang phải đương đầu.”
Đức hồng y Martino nói rằng Tin Mừng kêu gọi người Kitô hữu bắt chước gương Đức Giêsu và “dành ưu tiên cho người nghèo, dùng năng lực và tài nguyên của chúng ta để phục vụ người nghèo, và xem xét đến việc canh tân xã hội bắt đầu từ nhu cầu của người nghèo.”
Tuy ngài không xác định khi nào văn kiện mới này sẽ hoàn tất nhưng nói rằng văn kiện đó sẽ “trình bày công tác chống nghèo đói dựa theo Tin Mừng” và nâng cao ý thức của người Công giáo về vấn đề nghèo đói, nhất là sự kiện phụ nữ và trẻ em đang chiếm thành phần lớn lao nhất trong số những người cực kỳ nghèo đói trên thế giới.
Ngài tuyên bố rằng văn phòng của ngài đang soạn thảo một văn kiện về “nạn nghèo đói trong thời đại toàn cầu hóa.”
Đài phát thanh Vatican hôm 2 tháng 9 tường trình lời tuyên bố của Đức hồng y khi ngài thăm viếng Tazania ở châu Phi hồi cuối tháng 8 vừa qua. Tại đây ngài chủ trì buổi trình bầy cho cả châu lục Bản Toát yếu về Học thuyết Xã hội của Giáo hội.
Ngài nói: “Lời cam kết tổ chức và cấu trúc xã hội theo đường hướng bảo đảm cho người láng diềng sống lân cận không phải thấy mình trong cảnh nghèo đói, là một hành động bác ái tuyệt đối cần thiết.”
Nghĩa vụ phải hoạt động để xóa nạn nghèo đói là điều đặc biệt đòi hỏi “khi có không biết bao nhiêu người – có khi cả một dân tộc” đang lún sâu vào cảnh đói nghèo trong lúc những người giàu có trên thế giới càng ngày càng giàu hơn.
Ngài nói rằng tình huống đó đã đi đến “mức trở thành một vấn nạn xã hội thực tế cho cả toàn cầu.”
“Nạn nghèo đói – đặc biệt là sự bất quân bình giữa các vùng, giữa những châu lục, giữa những quốc gia, và ngay trong phạm vi một quốc gia – đã tạo thành vấn đề bi thảm nhất mà thế giới đang phải đương đầu.”
Đức hồng y Martino nói rằng Tin Mừng kêu gọi người Kitô hữu bắt chước gương Đức Giêsu và “dành ưu tiên cho người nghèo, dùng năng lực và tài nguyên của chúng ta để phục vụ người nghèo, và xem xét đến việc canh tân xã hội bắt đầu từ nhu cầu của người nghèo.”
Tuy ngài không xác định khi nào văn kiện mới này sẽ hoàn tất nhưng nói rằng văn kiện đó sẽ “trình bày công tác chống nghèo đói dựa theo Tin Mừng” và nâng cao ý thức của người Công giáo về vấn đề nghèo đói, nhất là sự kiện phụ nữ và trẻ em đang chiếm thành phần lớn lao nhất trong số những người cực kỳ nghèo đói trên thế giới.
Chính trị và tôn giáo tại Hoa Kỳ
PhóTế Huỳnh Mai Trác
21:04 04/09/2008
Hoa Kỳ,ngày 4 tháng 9 năm 2000. (CNS)- Các ứng cử viên Tổng Thống thuộc đảng Dân chủ hay thuộc đảng Cọng hòa đều không thoát khỏi các luồng dư luận về tôn giáo, mặc dù Ông Barack Obama lựa người phó đứng chung liên danh là một người Công giáo, hoặc là ông Mc Cain chọn người đứng phó là một người nữ thuộc phái Tin Lành “Church on the Rock”.
Lẻ dỉ nhiên là Tòa Thánh Vatican và hàng giáo sĩ ở Hoa kỳ rất chú ý theo dỏi và quan sát kỷ càng các cuộc đầu phiếu ở Hoa Kỳ và nhất là những khác biệt giữa các giaó phái. Và cũng như tất cả mọi khía cạnh, vấn đề tôn giaó ở Hoa Kỳ rất phức tạp và thật là khó khăn để giải thích đối với người Âu châu.
Dù là bà Sarah Palin là một người theo đạo Tin Lành, nhưng các nhật báo ở Vatican cũng không hề bàn cải, vì bà đang ở trong trào lưu của những người bảo thủ. Chuyên viên về Vatican John Allen nói thật là khó để xếp bà ấy vào một giáo phái Tin lành nào! Bà ấy được giáo dục trong phái Tin Lành “Assembly of God” như vậy bà ấy thuộc về phái Pentecost, nhưng bà ấy tuyên bố là bà không thuộc hệ phái này. Bà thường đi dự lễ tại nhà thờ “ Church on the Rock” trong xứ Alaska, một cọng đoàn độc lập được thành lập vào năm 2000, nhưng bà cũng còn đi dự lễ tại nhiều nhà thờ thuộc nhiều giáo phái khác nữa.
Đối với một Giáo Hội có hệ thống và chặt chẽ như Giáo Hội Công giáo, một hiện tượng như vậy thật khó mà giải thích. Dù vậy cũng không thể phủ nhận đức tin và nền luân lý vững chắc của những người Kitô hữu này, điều này làm sôi động hình ảnh về chính trị và tôn giáo.
Cũng như Joe Biden, người đúng phó trong liên danh Barack Obama, là người Công giáo, nhưng lại bị các Giám mục Hoa Kỳ chỉ trích nặng nề vì ông này ủng hộ hợp thức hóa việc phá thai, trong khi đó thì bà Sarah Palin ủng hộ phò sự sống và được phần lớn những người Công giáo bảo thủ Hoa kỳ ủng hộ dù họ cảm tháy khó chịu khi con gái của bà đã có con khi chưa làm đám cưới theo nghi thức tôn giáo. “Thật là khó khăn cho mỗi người nhận ra con chiên của mình” theo như nhận xét của phóng viên Isablle de Gaulmyn ở Roma của báo La Croix.
Vấn đề của nghị sĩ Joe Biden đặt lại vấn đề là có được trao Mình Thánh Chúa cho những chính tri gia người Công giáo phò việc phá thai không? Joe Biden thuộc gia đình người Công giáo Ái nhĩ Lan, lúc trẻ có lần muốn đi tu làm linh mục và trong túi luôn có một tràng hạt mân côi, đi dự lễ mỗi ngày chúa nhật và đều lên rước lễ tại nhà thờ Saint Joseph ở Greenville trong tiểu bang Delaware.
Là một chính trị gia, ông luôn luôn chống lại mạnh mẽ việc hủy bỏ đạo luật phò phá thai Roe vs Wade của Tòa Tối Cao Pháp Viện, và luôn ủng hộ luật phá thai để trở thành hợp pháp tại Hoa Kỳ. Ông nói là ông công nhận giáo lý của đạo Công giáo là sự sống bắt đầu từ khi thụ thai nhưng ông nói ông đã bỏ phiếu thuận cho đạo luật cấm phá thai khi thai nhi gần kề những tuần sắp sinh, nhưng ông chống lại việc hủy bỏ đạo luât phá thai Roe vs Wade vì ông đang sống trong một xã hội mà có nhiều quan điểm khác nhau về việc phá thai.
Trong một cuộc phỏng vấn của tờ báo “Christian Science Monitor”, Joe Biden tuyên bố là vai trò và địa vị của ông luôn phù hợp với lý thuyết xã hội của đạo Công giáo. Nhưng đó không phải là ý kiến của Đức Tổng Giám mục Denver, Charles J. Chaput,lối suy luận của ông Joe Biden không chuẩn vì việc phò phá thai là một trọng tội. Ngài nói: “Để cho hợp pháp thì ông ấy không nên lên rước lễ.” Ở Roma một Tổng Giám mục khác là Đức Cha Raymond L.Burke đã bày tỏ cùng một quan điểm: ngài đã từ chối không cho những chính trị gia phò phá thai được rước Mình Thánh Chúa.
Vào tháng 6 năm 2004, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã gởi một thông tư từ Roma đến Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ nói lên những nét đại cương về vấn đề này. Trong khi đưa ra những lý do chính đáng của các Giám mục không nhân nhượng như Tổng Giám mục Burke và Chaput, ngài cũng nhìn nhận quan điểm của hai Đức Hồng Y được nhóm bảo thủ kính trọng là Đức Hồng Y Francis E. George ở Chicago, hiện nay là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và thần học gia Dòng Tên là Đức Hồng Y Avery Dulles, cho là đã dùng việc rước lễ như một cuộc chiến về chính trị.”
Cuối cùng, trong cuộc bầu cử Tổng Thống, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ quyết định áp dụng từng trường hợp riêng biệt bằng cách trao trách nhiệm cho mỗi vị Giám mục tùy nghi quyết định theo phán đoán riêng của các ngài.” Đức Hồng y Ratzinger đã chấp thuận giải pháp này mà ngài cho là “hòa hợp” với nguyên tắc tổng quát được ghi trong thông tư của ngài. (Tin từ Chiesa và CNS).
Lẻ dỉ nhiên là Tòa Thánh Vatican và hàng giáo sĩ ở Hoa kỳ rất chú ý theo dỏi và quan sát kỷ càng các cuộc đầu phiếu ở Hoa Kỳ và nhất là những khác biệt giữa các giaó phái. Và cũng như tất cả mọi khía cạnh, vấn đề tôn giaó ở Hoa Kỳ rất phức tạp và thật là khó khăn để giải thích đối với người Âu châu.
Dù là bà Sarah Palin là một người theo đạo Tin Lành, nhưng các nhật báo ở Vatican cũng không hề bàn cải, vì bà đang ở trong trào lưu của những người bảo thủ. Chuyên viên về Vatican John Allen nói thật là khó để xếp bà ấy vào một giáo phái Tin lành nào! Bà ấy được giáo dục trong phái Tin Lành “Assembly of God” như vậy bà ấy thuộc về phái Pentecost, nhưng bà ấy tuyên bố là bà không thuộc hệ phái này. Bà thường đi dự lễ tại nhà thờ “ Church on the Rock” trong xứ Alaska, một cọng đoàn độc lập được thành lập vào năm 2000, nhưng bà cũng còn đi dự lễ tại nhiều nhà thờ thuộc nhiều giáo phái khác nữa.
Đối với một Giáo Hội có hệ thống và chặt chẽ như Giáo Hội Công giáo, một hiện tượng như vậy thật khó mà giải thích. Dù vậy cũng không thể phủ nhận đức tin và nền luân lý vững chắc của những người Kitô hữu này, điều này làm sôi động hình ảnh về chính trị và tôn giáo.
Cũng như Joe Biden, người đúng phó trong liên danh Barack Obama, là người Công giáo, nhưng lại bị các Giám mục Hoa Kỳ chỉ trích nặng nề vì ông này ủng hộ hợp thức hóa việc phá thai, trong khi đó thì bà Sarah Palin ủng hộ phò sự sống và được phần lớn những người Công giáo bảo thủ Hoa kỳ ủng hộ dù họ cảm tháy khó chịu khi con gái của bà đã có con khi chưa làm đám cưới theo nghi thức tôn giáo. “Thật là khó khăn cho mỗi người nhận ra con chiên của mình” theo như nhận xét của phóng viên Isablle de Gaulmyn ở Roma của báo La Croix.
Vấn đề của nghị sĩ Joe Biden đặt lại vấn đề là có được trao Mình Thánh Chúa cho những chính tri gia người Công giáo phò việc phá thai không? Joe Biden thuộc gia đình người Công giáo Ái nhĩ Lan, lúc trẻ có lần muốn đi tu làm linh mục và trong túi luôn có một tràng hạt mân côi, đi dự lễ mỗi ngày chúa nhật và đều lên rước lễ tại nhà thờ Saint Joseph ở Greenville trong tiểu bang Delaware.
Là một chính trị gia, ông luôn luôn chống lại mạnh mẽ việc hủy bỏ đạo luật phò phá thai Roe vs Wade của Tòa Tối Cao Pháp Viện, và luôn ủng hộ luật phá thai để trở thành hợp pháp tại Hoa Kỳ. Ông nói là ông công nhận giáo lý của đạo Công giáo là sự sống bắt đầu từ khi thụ thai nhưng ông nói ông đã bỏ phiếu thuận cho đạo luật cấm phá thai khi thai nhi gần kề những tuần sắp sinh, nhưng ông chống lại việc hủy bỏ đạo luât phá thai Roe vs Wade vì ông đang sống trong một xã hội mà có nhiều quan điểm khác nhau về việc phá thai.
Trong một cuộc phỏng vấn của tờ báo “Christian Science Monitor”, Joe Biden tuyên bố là vai trò và địa vị của ông luôn phù hợp với lý thuyết xã hội của đạo Công giáo. Nhưng đó không phải là ý kiến của Đức Tổng Giám mục Denver, Charles J. Chaput,lối suy luận của ông Joe Biden không chuẩn vì việc phò phá thai là một trọng tội. Ngài nói: “Để cho hợp pháp thì ông ấy không nên lên rước lễ.” Ở Roma một Tổng Giám mục khác là Đức Cha Raymond L.Burke đã bày tỏ cùng một quan điểm: ngài đã từ chối không cho những chính trị gia phò phá thai được rước Mình Thánh Chúa.
Vào tháng 6 năm 2004, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã gởi một thông tư từ Roma đến Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ nói lên những nét đại cương về vấn đề này. Trong khi đưa ra những lý do chính đáng của các Giám mục không nhân nhượng như Tổng Giám mục Burke và Chaput, ngài cũng nhìn nhận quan điểm của hai Đức Hồng Y được nhóm bảo thủ kính trọng là Đức Hồng Y Francis E. George ở Chicago, hiện nay là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và thần học gia Dòng Tên là Đức Hồng Y Avery Dulles, cho là đã dùng việc rước lễ như một cuộc chiến về chính trị.”
Cuối cùng, trong cuộc bầu cử Tổng Thống, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ quyết định áp dụng từng trường hợp riêng biệt bằng cách trao trách nhiệm cho mỗi vị Giám mục tùy nghi quyết định theo phán đoán riêng của các ngài.” Đức Hồng y Ratzinger đã chấp thuận giải pháp này mà ngài cho là “hòa hợp” với nguyên tắc tổng quát được ghi trong thông tư của ngài. (Tin từ Chiesa và CNS).
Top Stories
Vietnam's Religious Repression
The Wall Street Journal
05:27 04/09/2008
FROM TODAY'S WALL STREET JOURNAL ASIA
September 4, 2008
Later this month, the U.S. State Department is due to release its annual report on international religious freedom. Recent events in Vietnam suggest the chapter for that country will not, or at least should not, be positive.
For the last two weeks, several hundred Catholics from Hanoi's Thai Ha parish have been protesting for the return of parish property first seized by the Communists in the 1960s. The parish needs to build a new church to accommodate its swelling membership, Father Vu Khoi Phung told us by telephone. Several parishoners reportedly have been beaten by police while participating in peaceful prayer vigils. This is part of a developing pattern of protests, and then state suppression, by Catholics seeking return of long-ago-expropriated church lands.
Catholics are not the only believers who face problems with the Communist Party state. Last week, the U.S. Commission on International Religious Freedom -- an independent commission within the White House -- released its latest report on Vietnam. The commission documents a range of abuses, from attacks against the Unified Buddhist Church of Vietnam to bans on indigenous Vietnamese religions such as Hoa Hao and Cao Dai. In some provinces, local officials bar Protestant children from high schools, citing old communist laws excluding children of religious families from school. Believers of many kinds are still sometimes forced to publicly renounce their faith, even though Hanoi had promised to end this practice.
Given this pattern of behavior, the State Department may want to put Vietnam back on its list of "Countries of Particular Concern" for violations of religious freedom. When the U.S. first put Vietnam on the list in 2004, it had an immediate effect. Hanoi was so embarrassed that it released many religious "prisoners of concern" and said it would allow more sects to register as official organizations. As a reward, Vietnam was removed from the list just before President Bush traveled to Hanoi for an Asia-Pacific Economic Cooperation summit in 2006. Since then, State has argued that repression in Vietnam is mainly secular and that believers are jailed for political activism rather than for their religious beliefs.
Hanoi has made some progress on religious freedom, especially in reaching a deal with the Vatican under which the Catholic Church secured greater freedom to appoint bishops and priests. But such advances are now stalling. Recent events -- both the treatment of religious land protesters and the cases documented by the commission -- suggest there's still good reason to be "particularly concerned" about religious freedom in Vietnam.
September 4, 2008
Later this month, the U.S. State Department is due to release its annual report on international religious freedom. Recent events in Vietnam suggest the chapter for that country will not, or at least should not, be positive.
For the last two weeks, several hundred Catholics from Hanoi's Thai Ha parish have been protesting for the return of parish property first seized by the Communists in the 1960s. The parish needs to build a new church to accommodate its swelling membership, Father Vu Khoi Phung told us by telephone. Several parishoners reportedly have been beaten by police while participating in peaceful prayer vigils. This is part of a developing pattern of protests, and then state suppression, by Catholics seeking return of long-ago-expropriated church lands.
Catholics are not the only believers who face problems with the Communist Party state. Last week, the U.S. Commission on International Religious Freedom -- an independent commission within the White House -- released its latest report on Vietnam. The commission documents a range of abuses, from attacks against the Unified Buddhist Church of Vietnam to bans on indigenous Vietnamese religions such as Hoa Hao and Cao Dai. In some provinces, local officials bar Protestant children from high schools, citing old communist laws excluding children of religious families from school. Believers of many kinds are still sometimes forced to publicly renounce their faith, even though Hanoi had promised to end this practice.
Given this pattern of behavior, the State Department may want to put Vietnam back on its list of "Countries of Particular Concern" for violations of religious freedom. When the U.S. first put Vietnam on the list in 2004, it had an immediate effect. Hanoi was so embarrassed that it released many religious "prisoners of concern" and said it would allow more sects to register as official organizations. As a reward, Vietnam was removed from the list just before President Bush traveled to Hanoi for an Asia-Pacific Economic Cooperation summit in 2006. Since then, State has argued that repression in Vietnam is mainly secular and that believers are jailed for political activism rather than for their religious beliefs.
Hanoi has made some progress on religious freedom, especially in reaching a deal with the Vatican under which the Catholic Church secured greater freedom to appoint bishops and priests. But such advances are now stalling. Recent events -- both the treatment of religious land protesters and the cases documented by the commission -- suggest there's still good reason to be "particularly concerned" about religious freedom in Vietnam.
Archbishop denounces ''numerous obstacles'' in dialogue with Hanoi authorities
Asia-News
08:59 04/09/2008
Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet highlights how the government's failure to honor its promise to give back the former building of the nunciature has damaged the trust of the people, and also made it more difficult to resolve the matter of the parish of Thai Ha.
Hanoi (AsiaNews) - There are "numerous obstacles" in the dialogue with the authorities of Hanoi and in the inability to solve the matter of the former nunciature, highlighting that the lack of good will on the part of the government has also made it more difficult to solve the question of the land belonging to the parish of Thai Ha. This is the judgment that the archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, has expressed in an interview with VietCatholic News. The publicity campaign against the Catholics conducted by the state media has also blocked a positive solution.
"The stall over the return of the former Hanoi nunciature", he says, "is one of the reasons that make people not trust the willingness of the government for a constructive dialogue to solve the Thai Ha issue". "The dispute over the former nunciature", he continues, "has dragged on for more than eight months. We have followed the policy of the Holy See to solve the dispute with frank dialogue. But it seems to be so slow, and that very slowness impacts heavily on the Thai Ha issue".
The archbishop is referring to the initiative undertaken at the end of January, to give the building of the former nunciature back to the Church. Following this promise, which Archbishop Ngo Quang Kiet confirmed publicly, the peaceful demonstrations on the part of Catholics (in the photo) were suspended on the property surrounding the building. The authorities were supposed to have taken a series of steps to implement their commitment, but nothing happened. "The government", the archbishop comments in this regard, "must have some break-throughs, some innovations".
Hanoi (AsiaNews) - There are "numerous obstacles" in the dialogue with the authorities of Hanoi and in the inability to solve the matter of the former nunciature, highlighting that the lack of good will on the part of the government has also made it more difficult to solve the question of the land belonging to the parish of Thai Ha. This is the judgment that the archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, has expressed in an interview with VietCatholic News. The publicity campaign against the Catholics conducted by the state media has also blocked a positive solution.
"The stall over the return of the former Hanoi nunciature", he says, "is one of the reasons that make people not trust the willingness of the government for a constructive dialogue to solve the Thai Ha issue". "The dispute over the former nunciature", he continues, "has dragged on for more than eight months. We have followed the policy of the Holy See to solve the dispute with frank dialogue. But it seems to be so slow, and that very slowness impacts heavily on the Thai Ha issue".
The archbishop is referring to the initiative undertaken at the end of January, to give the building of the former nunciature back to the Church. Following this promise, which Archbishop Ngo Quang Kiet confirmed publicly, the peaceful demonstrations on the part of Catholics (in the photo) were suspended on the property surrounding the building. The authorities were supposed to have taken a series of steps to implement their commitment, but nothing happened. "The government", the archbishop comments in this regard, "must have some break-throughs, some innovations".
Vescovo denuncia “numerosi ostacoli” nel dialogo con le autorità di Hanoi
Asia-News
09:01 04/09/2008
Mons. Joseph Ngo Quang Kiet evidenzia come il mancato rispetto delle promesse per la restituzione del complesso della ex nunziatura ha intaccato la fiducia della gente e reso più difficile anche la soluzione della vicenda della parrocchia di Thai Ha.
Hanoi (AsiaNews) – Ci sono “numerosi ostacoli” nel dialogo con le autorità di Hanoi e la non soluzione della vicenda relativa alla ex nunziatura, evidenziando che la mancanza di buona volontà da parte governativa, ha reso più difficile la soluzione anche della questione dei terreni della parrocchia di Thai Ha. E’ il giudizio che l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet ha espresso in un’intervista a VietCatholic News, nella quale ad ostacolare una soluzione positiva è anche la campagna di stampa lanciata dai media statali contro i cattolici.
“Lo stallo sulla restituzione della ex nunziatura ad Hanoi – dice – è una delle ragioni per le quali il popolo non si fida della buona volontà del governo per un dialogo costruttivo per risolvere la questione di Thai Ha”. “La disputa sulla ex nunziatura – prosegue – è stata trascinata per più di otto mesi. Noi abbiamo seguito la linea della Santa Sede di risolvere le controversie con un dialogo aperto. Ma sembra andare così piano, e che la lentezza influisce pesantemente sulla vicenda di Thai Ha”.
L’arcivescovo si riferisce all’impegno preso a fine gennaio dal governo di restituire alla Chiesa il complesso della ex nunziatura. In seguito a tale promessa, che lo stesso mons. Ngo Quang Kiet confermò pubblicamente, furono sospese le pacifiche manifestazioni dei cattolici (nella foto) nel terreno dell’edificio. Le autorità avrebbero quindi dovuto muovere una serie di passi per rendere operativo il loro impegno, ma nulla si è mosso. “Il governo – commenta in proposito l’arcivescovo – deve avere qualche novità”.
Hanoi (AsiaNews) – Ci sono “numerosi ostacoli” nel dialogo con le autorità di Hanoi e la non soluzione della vicenda relativa alla ex nunziatura, evidenziando che la mancanza di buona volontà da parte governativa, ha reso più difficile la soluzione anche della questione dei terreni della parrocchia di Thai Ha. E’ il giudizio che l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet ha espresso in un’intervista a VietCatholic News, nella quale ad ostacolare una soluzione positiva è anche la campagna di stampa lanciata dai media statali contro i cattolici.
“Lo stallo sulla restituzione della ex nunziatura ad Hanoi – dice – è una delle ragioni per le quali il popolo non si fida della buona volontà del governo per un dialogo costruttivo per risolvere la questione di Thai Ha”. “La disputa sulla ex nunziatura – prosegue – è stata trascinata per più di otto mesi. Noi abbiamo seguito la linea della Santa Sede di risolvere le controversie con un dialogo aperto. Ma sembra andare così piano, e che la lentezza influisce pesantemente sulla vicenda di Thai Ha”.
L’arcivescovo si riferisce all’impegno preso a fine gennaio dal governo di restituire alla Chiesa il complesso della ex nunziatura. In seguito a tale promessa, che lo stesso mons. Ngo Quang Kiet confermò pubblicamente, furono sospese le pacifiche manifestazioni dei cattolici (nella foto) nel terreno dell’edificio. Le autorità avrebbero quindi dovuto muovere una serie di passi per rendere operativo il loro impegno, ma nulla si è mosso. “Il governo – commenta in proposito l’arcivescovo – deve avere qualche novità”.
主教揭露同河内当局对话中遭遇的“无数障碍”
Asia-News
10:35 04/09/2008
吴光杰总主教强调政府在归还前宗座大使馆旧址问题上食言,使人们丧失了信心、导致太河堂区事件更加难以解决
河内(亚洲新闻)—越南首都河内总主教区总主教吴光杰蒙席在接受《越南天主教新闻》采访时指出,与河内当局的对话存在着“无数障碍”;前宗座大使馆旧址问题未能得到解决影响了目前太河堂区事件的顺利化解。同时强调,政府方面缺乏诚意,导致太河堂区地产问题变得更加困难。此外,吴总主教还表示,官方媒体掀起的抵制天主教徒运动也妨碍了事件得到积极的解决。
吴总主教向《越南天主教新闻》指出,“河内宗座大使馆旧址归还问题陷入僵局,是导致人们对政府通过建设性对话解决太河堂区问题失去信心的原因之一”。“前宗座大使馆旧址归还问题的争议,已经拖延了八个多月了。我们遵循了圣座的指示,本着开放的对话化解争议。但是,事情的进展似乎如此缓慢。这种拖拉,严重影响了太河堂区事件”。
总主教谈到的是河内政府于今年一月就归还前宗座大使馆旧址问题而作出的承诺。而吴总主教本人也公开确认的官方承诺,才使当时和平示威的天主教徒们(见照片)结束了在旧址上的示威活动。为此,当局应该采取系列行动,履行其承诺。但事实并非如此,政府没有作出任何具体行动。就此,河内总主教表示,“政府应该有所行动”。
河内(亚洲新闻)—越南首都河内总主教区总主教吴光杰蒙席在接受《越南天主教新闻》采访时指出,与河内当局的对话存在着“无数障碍”;前宗座大使馆旧址问题未能得到解决影响了目前太河堂区事件的顺利化解。同时强调,政府方面缺乏诚意,导致太河堂区地产问题变得更加困难。此外,吴总主教还表示,官方媒体掀起的抵制天主教徒运动也妨碍了事件得到积极的解决。
吴总主教向《越南天主教新闻》指出,“河内宗座大使馆旧址归还问题陷入僵局,是导致人们对政府通过建设性对话解决太河堂区问题失去信心的原因之一”。“前宗座大使馆旧址归还问题的争议,已经拖延了八个多月了。我们遵循了圣座的指示,本着开放的对话化解争议。但是,事情的进展似乎如此缓慢。这种拖拉,严重影响了太河堂区事件”。
总主教谈到的是河内政府于今年一月就归还前宗座大使馆旧址问题而作出的承诺。而吴总主教本人也公开确认的官方承诺,才使当时和平示威的天主教徒们(见照片)结束了在旧址上的示威活动。为此,当局应该采取系列行动,履行其承诺。但事实并非如此,政府没有作出任何具体行动。就此,河内总主教表示,“政府应该有所行动”。
Vietnam: i redentoristi chiedono la liberazione dei prigionieri
Zenit
10:40 04/09/2008
E la restituzione dei terreni di loro proprietà
HANOI, mercoledì, 3 settembre 2008 (ZENIT.org).- In un appello indirizzato al Governo vietnamita, i religiosi redentoristi della parrocchia di Thai Há, nel distretto di Dong Da, chiedono la liberazione dei 4 fedeli cattolici arrestati dopo una manifestazione avvenuta il 28 agosto.
I religiosi chiedono la punizione degli agenti responsabili delle violenze e la fine dell'arbitrarietà esercitata dalle autorità locali nelle terre di loro proprietà.
Allo stesso modo, reclamano anche la restituzione dei terreni del loro convento e della parrocchia a Thai Há, dei quali il Governo si è appropriato.
La lettera del 29 agosto, indirizzata al Presidente e al Primo Ministro, espone gli avvenimenti del giorno precedente, quando i parrocchiani hanno partecipato pacificamente a una veglia di preghiera fuori al Dipartimento per la Pubblica Sicurezza del distretto di Dong Da.
I manifestanti, secondo il testo, volevano semplicemente chiedere al Dipartimento di rispettare la legge e di liberare le persone detenute illegalmente.
“Molti poliziotti hanno allora usato strumenti per aggredire i partecipanti in modo barbaro”, si legge nel testo.
I religiosi redentoristi dichiarano anche che “molti parrocchiani sono stati feriti gravemente, altri sono stati colpiti fino a perdere i sensi, altri ancora sono stati arrestati e da allora non si hanno più loro notizie”.
Tutto è avvenuto in pieno giorno nella via principale di Hanoi e ha provocato l'indignazione non solo dei parrocchiani, ma anche dei passanti, che sono stati testimoni del trattamento violento inflitto ai religiosi, continua la lettera.
I Redentoristi chiedono al Governo di dichiarare incostituzionale e illegale la procedura utilizzata dalle autorità locali per sfruttare le terre che appartengono ai Redentoristi e alla parrocchia di Thai Há.
Secondo quanto ha reso noto l'agenzia AsiaNews.it il 22 agosto, i Redentoristi hanno affermato in un messaggio inviato al Primo Ministro di non aver mai ceduto al Governo il terreno del loro convento e della parrocchia, di cui hanno tutti i documenti necessari a provare la proprietà. Per questo ne chiedono la restituzione, invitando le autorità ad esibire una documentazione che attesti che quanto dicono non corrisponde a verità.
HANOI, mercoledì, 3 settembre 2008 (ZENIT.org).- In un appello indirizzato al Governo vietnamita, i religiosi redentoristi della parrocchia di Thai Há, nel distretto di Dong Da, chiedono la liberazione dei 4 fedeli cattolici arrestati dopo una manifestazione avvenuta il 28 agosto.
I religiosi chiedono la punizione degli agenti responsabili delle violenze e la fine dell'arbitrarietà esercitata dalle autorità locali nelle terre di loro proprietà.
Allo stesso modo, reclamano anche la restituzione dei terreni del loro convento e della parrocchia a Thai Há, dei quali il Governo si è appropriato.
La lettera del 29 agosto, indirizzata al Presidente e al Primo Ministro, espone gli avvenimenti del giorno precedente, quando i parrocchiani hanno partecipato pacificamente a una veglia di preghiera fuori al Dipartimento per la Pubblica Sicurezza del distretto di Dong Da.
I manifestanti, secondo il testo, volevano semplicemente chiedere al Dipartimento di rispettare la legge e di liberare le persone detenute illegalmente.
“Molti poliziotti hanno allora usato strumenti per aggredire i partecipanti in modo barbaro”, si legge nel testo.
I religiosi redentoristi dichiarano anche che “molti parrocchiani sono stati feriti gravemente, altri sono stati colpiti fino a perdere i sensi, altri ancora sono stati arrestati e da allora non si hanno più loro notizie”.
Tutto è avvenuto in pieno giorno nella via principale di Hanoi e ha provocato l'indignazione non solo dei parrocchiani, ma anche dei passanti, che sono stati testimoni del trattamento violento inflitto ai religiosi, continua la lettera.
I Redentoristi chiedono al Governo di dichiarare incostituzionale e illegale la procedura utilizzata dalle autorità locali per sfruttare le terre che appartengono ai Redentoristi e alla parrocchia di Thai Há.
Secondo quanto ha reso noto l'agenzia AsiaNews.it il 22 agosto, i Redentoristi hanno affermato in un messaggio inviato al Primo Ministro di non aver mai ceduto al Governo il terreno del loro convento e della parrocchia, di cui hanno tutti i documenti necessari a provare la proprietà. Per questo ne chiedono la restituzione, invitando le autorità ad esibire una documentazione che attesti che quanto dicono non corrisponde a verità.
Ein Eigentumsstreit zwischen kommunistischem Staat und Kirche eskaliert.
Kath.Net Katholischer Nachrichtendienst
10:52 04/09/2008
Hanoi (kath.net/CWNews.com - 03. September 2008, 09:40) Etwa 20 vietnamesische Katholiken wurden ins Krankenhaus eingeliefert, nachdem die Polizei mit Tränengas gegen ihre Prozession vorgegangen war. Die verletzten Priester, Ministranten und Gläubigen feierten den Umzug Ende August auf dem Gelände eines Redemptoristenklosters, das der kommunistische Staat für sich beansprucht.
Der Einsatz von Tränengas am letzten Sonntag im August setzt den Konflikt zwischen Staat und Katholiken um das Kloster fort. Die Regierung hat das ordenseigene Gebiet konfisziert. Hunderte Gläubige lagern, beten und feiern nun dort Gottesdienste, um die Bautätigkeit einer staatlichen Firma zu verhindern. KATH.NET hat berichtet.
Die Kontroverse wird auch über die verstaatlichten Medien ausgetragen, in denen das Anliegen der Katholiken als unrechtmäßig dargestellt wird. In den katholischen Kirchen in und um Hanoi verlesen die Priester indes bei jeder Sonntagsmesse einen Appell an die Regierung, keine Gewalt anzuwenden und keine falschen Anklagen über die Medien zu lancieren. Auch der Redemptoristenorden hat die einseitige Berichterstattung kritisiert, die seinen rechtmäßigen Anspruch auf das Gelände nicht berücksichtige.
In Ho Chi Minh City hat Kardinal Jean Baptise Pham Minh Man einen Hirtenbrief zu dem Thema geschrieben. Die staatlichen Medien dienen in ihrer Berichterstattung über Eigentumsstreitigkeiten nur “den Privilegien der Mächtigen und der Parteien, nicht dem allgemeinen Wohl der Nation”. Die Redemptoristen haben alle Dokumente, um zu beglaubigen, dass ihnen das Gelände in Hanoi rechtmäßig gehöre, betonte der Kardinal.
Der Einsatz von Tränengas am letzten Sonntag im August setzt den Konflikt zwischen Staat und Katholiken um das Kloster fort. Die Regierung hat das ordenseigene Gebiet konfisziert. Hunderte Gläubige lagern, beten und feiern nun dort Gottesdienste, um die Bautätigkeit einer staatlichen Firma zu verhindern. KATH.NET hat berichtet.
Die Kontroverse wird auch über die verstaatlichten Medien ausgetragen, in denen das Anliegen der Katholiken als unrechtmäßig dargestellt wird. In den katholischen Kirchen in und um Hanoi verlesen die Priester indes bei jeder Sonntagsmesse einen Appell an die Regierung, keine Gewalt anzuwenden und keine falschen Anklagen über die Medien zu lancieren. Auch der Redemptoristenorden hat die einseitige Berichterstattung kritisiert, die seinen rechtmäßigen Anspruch auf das Gelände nicht berücksichtige.
In Ho Chi Minh City hat Kardinal Jean Baptise Pham Minh Man einen Hirtenbrief zu dem Thema geschrieben. Die staatlichen Medien dienen in ihrer Berichterstattung über Eigentumsstreitigkeiten nur “den Privilegien der Mächtigen und der Parteien, nicht dem allgemeinen Wohl der Nation”. Die Redemptoristen haben alle Dokumente, um zu beglaubigen, dass ihnen das Gelände in Hanoi rechtmäßig gehöre, betonte der Kardinal.
Brutalne ataki na katolików w Wietnamie (Ba Lan)
Sebastian Karczewski
11:51 04/09/2008
Brutalne ataki na katolików w Wietnamie (Ba Lan)
(Cuộc tấn công tàn bạo vào người Công giáo ở Việt Nam)
Wietnamska policja brutalnie pacyfikuje - nawet w czasie procesji - katolików protestujących przeciw bezprawnej grabieży terenów należących do parafii redemptorystów w Hanoi. Ojciec Vincent Nguyen Trung Thanh, prowincjał Zgromadzenia Najświętszego Odkupiciela w Wietnamie, wysłał wszystkim współbraciom na świecie list mówiący o prześladowaniu redemptorystów w tym kraju.
Ojciec Nguyen Trung Thanh zwrócił się do wszystkich redemptorystów z prośbą o modlitwę w intencji wspólnoty parafialnej Thai Ha w Hanoi. Stało się to po tym, jak wietnamska policja brutalnie pobiła uczestników procesji w tej należącej do Ojców Redemptorystów parafii. W konsekwencji zdarzenia, do którego doszło 31 sierpnia wieczorem, do szpitala trafiło dwudziestu rannych uczestników nabożeństwa.
Nie była to pierwsza tego typu akcja policji wobec parafian, którzy od kilku tygodni domagają się należących do parafii terenów, próbując jednocześnie przeciwstawić się rządowym planom ich zabudowy. Jedyną jak dotąd odpowiedzią ze strony władz jest brutalna przemoc, której od 21 sierpnia br. doświadczają protestujący parafianie Thai Ha w Hanoi.
Protest zaostrzył się właśnie tego dnia, gdy mimo sprzeciwu miejscowych parafian państwowa firma przystąpiła do budowy domów na terenie należącym do prowadzonej przez Ojców Redemptorystów parafii Thai Ha w Hanoi. Władze zignorowały nie tylko argumenty parafian, ale również petycję sprzeciwiającą się budowie, którą blisko trzy tygodnie wcześniej złożył w zarządzie miasta o. Pierre Nguyen Van Khai, proboszcz parafii.
Teren, którego zwrotu domagają się katolicy, Ojcowie Redemptoryści zakupili po II wojnie światowej. Na parceli o powierzchni 60 tys. metrów kwadratowych zamierzali zbudować m.in. kościół, klasztor, szpital i szkołę. Gdy jednak po pokonaniu wojsk francuskich w 1954 roku władzę w Wietnamie przejęli komuniści, rząd skonfiskował ziemię należącą do Ojców Redemptorystów i jej część zabudowano.
Obecnie parafia dysponuje terenem o powierzchni 2,7 tys. metrów kwadratowych. Z pobudowanej na nim kaplicy, w której mieści się zaledwie 450 osób, korzysta w sumie ok. 10 tys. wiernych. Oburzenie parafian jest tym większe, że swoją budowę władze rozpoczęły w miejscu, gdzie miała powstać świątynia.
Nie był to ich pierwszy protest w tej sprawie. Już w ubiegłym roku, gdy kierowana przez państwo spółka zaczęła budowę domów na powierzchni 14 tys. metrów kwadratowych, tuż obok kościoła parafialnego, miejscowi katolicy zmusili władze do zaniechania prac.
W wypowiedzi dla agencji UCAN o. Matthew Vu Khoi Hung, redemptorysta pracujący w parafii Thai Ha, powiedział, że od 15 lat prosi ona władze miasta o zwrot ziemi, którą rząd bezprawnie sobie przywłaszczył.
26 sierpnia br. tysiące wietnamskich katolików znów wyszło na ulice Hanoi, by w pokojowej manifestacji sprzeciwić się polityce rządu, który przywłaszcza sobie tereny należące do Kościoła. W niedzielę we wszystkich kościołach w pobliżu stolicy Wietnamu duchowni odczytali specjalne oświadczenie z prośbą do rządu "o niestosowanie przemocy wobec wiernych". W dokumencie zawarto również apel do państwowych mediów, by nie "zniekształcały prawdy oraz nie oskarżały fałszywie katolickich księży i wiernych". Wcześniej władze zakonu redemptorystów potępiły media za tworzenie "zalewu jednostronnych informacji", które nie biorą pod uwagę praw zakonnego zgromadzenia do spornego terenu. Ojciec Joseph Dinh Huu Thoai, sekretarz wietnamskiej prowincji redemptorystów, napisał też list otwarty do wszystkich wietnamskich kapłanów. Prosi w nim o duchowe wsparcie i podaje prawdziwą wersję wydarzeń, która znacznie różni się od tej przytaczanej przez oficjalne media.
Również wietnamski ks. kard. Jean-Baptiste Pham Minh Man w swoim liście pasterskim potępił państwowe media za jednostronny i daleki od prawdy sposób relacjonowania tej sprawy. Zdaniem metropolity miasta Ho Chi Minh, zamiast wspólnemu dobru narodu, służą one "interesom ludzi wpływowych i stron zainteresowanych". Kardynał potwierdził też, że Ojcowie Redemptoryści mają wszystkie potrzebne dokumenty i świadectwa, by udowodnić, że przykościelny teren należy do nich.
(Source: Sebastian Karczewski, VNA, UCAN, RW, KAI http://www.naszdziennik.pl/index.php?typ=wi&dat=20080904&id=wi01.txt )
(Cuộc tấn công tàn bạo vào người Công giáo ở Việt Nam)
Wietnamska policja brutalnie pacyfikuje - nawet w czasie procesji - katolików protestujących przeciw bezprawnej grabieży terenów należących do parafii redemptorystów w Hanoi. Ojciec Vincent Nguyen Trung Thanh, prowincjał Zgromadzenia Najświętszego Odkupiciela w Wietnamie, wysłał wszystkim współbraciom na świecie list mówiący o prześladowaniu redemptorystów w tym kraju.
Ojciec Nguyen Trung Thanh zwrócił się do wszystkich redemptorystów z prośbą o modlitwę w intencji wspólnoty parafialnej Thai Ha w Hanoi. Stało się to po tym, jak wietnamska policja brutalnie pobiła uczestników procesji w tej należącej do Ojców Redemptorystów parafii. W konsekwencji zdarzenia, do którego doszło 31 sierpnia wieczorem, do szpitala trafiło dwudziestu rannych uczestników nabożeństwa.
Nie była to pierwsza tego typu akcja policji wobec parafian, którzy od kilku tygodni domagają się należących do parafii terenów, próbując jednocześnie przeciwstawić się rządowym planom ich zabudowy. Jedyną jak dotąd odpowiedzią ze strony władz jest brutalna przemoc, której od 21 sierpnia br. doświadczają protestujący parafianie Thai Ha w Hanoi.
Protest zaostrzył się właśnie tego dnia, gdy mimo sprzeciwu miejscowych parafian państwowa firma przystąpiła do budowy domów na terenie należącym do prowadzonej przez Ojców Redemptorystów parafii Thai Ha w Hanoi. Władze zignorowały nie tylko argumenty parafian, ale również petycję sprzeciwiającą się budowie, którą blisko trzy tygodnie wcześniej złożył w zarządzie miasta o. Pierre Nguyen Van Khai, proboszcz parafii.
Teren, którego zwrotu domagają się katolicy, Ojcowie Redemptoryści zakupili po II wojnie światowej. Na parceli o powierzchni 60 tys. metrów kwadratowych zamierzali zbudować m.in. kościół, klasztor, szpital i szkołę. Gdy jednak po pokonaniu wojsk francuskich w 1954 roku władzę w Wietnamie przejęli komuniści, rząd skonfiskował ziemię należącą do Ojców Redemptorystów i jej część zabudowano.
Obecnie parafia dysponuje terenem o powierzchni 2,7 tys. metrów kwadratowych. Z pobudowanej na nim kaplicy, w której mieści się zaledwie 450 osób, korzysta w sumie ok. 10 tys. wiernych. Oburzenie parafian jest tym większe, że swoją budowę władze rozpoczęły w miejscu, gdzie miała powstać świątynia.
Nie był to ich pierwszy protest w tej sprawie. Już w ubiegłym roku, gdy kierowana przez państwo spółka zaczęła budowę domów na powierzchni 14 tys. metrów kwadratowych, tuż obok kościoła parafialnego, miejscowi katolicy zmusili władze do zaniechania prac.
W wypowiedzi dla agencji UCAN o. Matthew Vu Khoi Hung, redemptorysta pracujący w parafii Thai Ha, powiedział, że od 15 lat prosi ona władze miasta o zwrot ziemi, którą rząd bezprawnie sobie przywłaszczył.
26 sierpnia br. tysiące wietnamskich katolików znów wyszło na ulice Hanoi, by w pokojowej manifestacji sprzeciwić się polityce rządu, który przywłaszcza sobie tereny należące do Kościoła. W niedzielę we wszystkich kościołach w pobliżu stolicy Wietnamu duchowni odczytali specjalne oświadczenie z prośbą do rządu "o niestosowanie przemocy wobec wiernych". W dokumencie zawarto również apel do państwowych mediów, by nie "zniekształcały prawdy oraz nie oskarżały fałszywie katolickich księży i wiernych". Wcześniej władze zakonu redemptorystów potępiły media za tworzenie "zalewu jednostronnych informacji", które nie biorą pod uwagę praw zakonnego zgromadzenia do spornego terenu. Ojciec Joseph Dinh Huu Thoai, sekretarz wietnamskiej prowincji redemptorystów, napisał też list otwarty do wszystkich wietnamskich kapłanów. Prosi w nim o duchowe wsparcie i podaje prawdziwą wersję wydarzeń, która znacznie różni się od tej przytaczanej przez oficjalne media.
Również wietnamski ks. kard. Jean-Baptiste Pham Minh Man w swoim liście pasterskim potępił państwowe media za jednostronny i daleki od prawdy sposób relacjonowania tej sprawy. Zdaniem metropolity miasta Ho Chi Minh, zamiast wspólnemu dobru narodu, służą one "interesom ludzi wpływowych i stron zainteresowanych". Kardynał potwierdził też, że Ojcowie Redemptoryści mają wszystkie potrzebne dokumenty i świadectwa, by udowodnić, że przykościelny teren należy do nich.
(Source: Sebastian Karczewski, VNA, UCAN, RW, KAI http://www.naszdziennik.pl/index.php?typ=wi&dat=20080904&id=wi01.txt )
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Nhạc sĩ giới Công Giáo Việt Nam lần III
Lương Thanh Bình
23:22 04/09/2008
NGÀY NHẠC SĨ GIỚI CÔNG GIÁO VIỆT NAM LẦN III - 03.9.2008
SAIGÒN - Hôm nay, ngày 03-9-2008, mừng kính Thánh Grêgôriô Cả, có một buổi lễ tưởng niệm các nhạc sĩ công giáo Việt Nam quá cố, với tên hiệu là Ngày Nhạc Sĩ.
Đây là lần tổ chức thứ ba nối tiếp hai lần trước, diễn ra cùng một địa điểm là Sân vườn Nhà dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo tại Bình Triệu, Saigòn.
Chương trình gồm những phần chính như sau:
1. Thánh lễ Giỗ.
2. Nghi thức Văn tế & Niệm hương.
3. Sinh hoạt vườn tượng, sinh hoạt Quỹ Phaolô Đạt & Tọa đàm (Tọa đàm lần này mang chủ đề “nhạc sĩ với giới ca trưởng”).
4. Tiệc buffet.
Thánh lễ đồng tế gồm 10 linh mục nhạc sĩ với lmns. Phạm Liên Hùng chủ sự, lm. Nguyễn Hữu An giảng lễ diễn ra trong nhà nguyện của dòng, tất nhiên là không thiếu sự hiện diện của lm. Đỗ Duy Châu, bề trên dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo nhà Bình Triệu… trong chủ tế đoàn. Bộ lễ Missa de Angelis đã được sử dụng với nguyên văn La ngữ, các bài thánh ca được chọn từ nguồn bài hát của các nhạc sĩ Công Giáo đã khuất. Ca trưởng Đinh Thiện Bản điều khiển cộng đoàn cùng hát chung trên nền nhạc đệm Organ của nhạc sĩ Tiến Linh.
Sau thánh lễ, tất cả cộng đoàn làm thành đoàn đi từ nhà nguyện sang Văn tế đài cách đó mươi mét, được dẫn đầu bởi lmns Tiến Lộc để cử hành Nghi thức Văn tế & Niệm hương, Chánh tế là nhạc sĩ lão thành Duy Tân, đặc biệt, Phó tế lần này do nghệ sĩ Vân Khanh đảm trách, Tư lễ điều khiển nghi thức văn tế là nhạc sĩ Xuân Vỹ. Sau bài văn tế là xướng danh các nhạc sĩ quá cố, tất cả mọi người tham dự đều kính cẩn niệm hương trước bài vị của 45 chư vị nhạc sĩ quá cố.
Tượng của cố nhạc sư Tiến Dũng và tượng của cố nhạc sĩ Hải Linh - vừa được tu sĩ Trần Mừng tạc xong, đã được tôn lên đài tưởng niệm, nâng số tượng lên thành sáu vị, với bốn tượng đã tạc từ năm trước là các cố nhạc sĩ Hùng Lân, lmns. Phaolô Đạt, lmns. Hoài Đức và ns. Đoàn Công Chánh.
Bên cạnh vườn tượng là bảng thông tin hoạt động Quỹ Phaolô Đạt cho biết hiện có ba nhạc sĩ bệnh nhân liệt giường:
1. Linh mục nhạc sĩ Khuất Duy Linh, bị đột quỵ, dưỡng bệnh tại nhà chính Dòng Tên, số 19 Đường số 5 – Khu phố 2 – Phường Linh Trung – Thủ Đức.
2. Nhạc sĩ Đức Nghị, bị tai nạn giao thông, bại liệt đã 23 năm, dưỡng bệnh tại nhà riêng, số 491/21 Lê Văn Sỹ - Phường 12 – Quận 3 – TP.HCM.
3. Họa sĩ Lian – Tu sĩ Vũ Đình Huyến – Dòng Đồng Công, bị bướu tim tái phát, nhập bệnh viện Chợ Rẫy, giường 13, phòng 2, tầng trệt, Trại 25 - Khoa Dịch vụ.
Sau khi biết thông tin này, có năm linh mục hiện diện đã ủng hộ ngân quỹ bằng một bỗng lễ thường niên; các nhạc sĩ đã hưởng ứng mạnh mẽ như: nhạc sĩ Hồ Đăng Tín, nhạc sĩ Hạ My và nhiều nhạc sĩ khác nữa…
Tiếp theo là giờ tọa đàm sôi nổi với phần dẫn chương trình của nhạc sĩ Cao Huy Hoàng và lmns. Tiến Lộc. Trong đó, ca trưởng Đinh Thiện Bản đã nêu vấn đề đào tạo tay nhịp cho các giáo xứ. Một điều thú vị cho cử tọa là sự xuất hiện của nữ tu Kim Loan – Dòng Mến Thánh giá Thái Bình, một ca trưởng tốt nghiệp tại Đại học thánh nhạc Santa Cecilia, Rôma, vừa về nước năm nay, đúng vào lúc nhu cầu cần thiết vừa được nêu ra. Trong khung cảnh hòa hợp giữa giới nhạc sĩ và giới ca trưởng, Lm. Nguyễn Văn Hiền - trưởng ban thánh nhạc giáo phận Vĩnh Long - nêu thêm vấn đề cần có sự giao lưu mật thiết giữa hai giới để có thể phục vụ thật tốt Phụng vụ.
Sau cùng, một bữa tiệc đứng thân mật do anh em trong Ban Biên tập Nguyệt San Thánh Nhạc Ngày Nay trực tiếp nấu nướng và phục vụ tận tình. Trước khi ra về, mỗi nhạc sĩ được trao tặng những món quà nhỏ như dĩa nhạc, tuyển tập nhạc.
BÀI GIẢNG CỦA LM NGUYẼN HỮU AN:
“Nhạc sĩ, người làm chứng cho Thiên Chúa, Đấng Tuyệt Mỹ”.
Nhạc sĩ Ngọc Kôn, Tổng biên tập Nguyệt san “Thánh nhạc ngày nay” nhờ tôi chia sẽ trong thánh lễ. Sau khi suy nghĩ và cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, tôi mới dám nhận lời vì trước cử toạ là các nhạc sĩ tên tuổi nên phải cầu nguyện thật nhiều.
Tôi có tham dự ĐHGT tại Sydney. Thần lực để làm chứng là điều mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trình bày cho Đại hội giới trẻ thế giới năm nay. Chủ đề của Sứ điệp cho giới trẻ là: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy, tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giudê, Samari và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1, 8).
Tôi được nghe Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc dạy giáo lý cho hàng ngàn bạn trẻ VN tại Melbourne với đề tài: Làm chứng cho Thiên Chúa giàu lòng xót thương, làm chứng cho Thiên Chúa là Chân Thiện Mỹ.
Vì thế tôi xin mạo muội chia sẽ về đề tài “Nhạc sĩ, người làm chứng cho Thiên Chúa, Đấng Tuyệt Mỹ”.
Với sức mạnh của Thánh Thần, Thánh Phêrô và các Tông Đồ đã ra đi rao giảng Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Trong mọi thời đại, bằng mọi ngôn ngữ, Giáo Hội khắp thế giới tiếp tục tuyên xưng những kỳ công Thiên Chúa và kêu gọi các dân tộc, các quốc gia tiến đến với đức tin, hy vọng và cuộc sống mới trong Đức Kitô.
1. Làm chứng trong quyền năng Thánh Thần
Chúa Giêsu đã nói đến sứ vụ làm chứng của Chúa Thánh Thần: “ Là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em từng ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15, 26-27). Dựa vào câu nói này của Chúa Giêsu, chúng ta xác tín rằng chứng từ về Chúa Giêsu tiên vàn là chứng từ của Chúa Thánh Thần, là một công việc thần thiêng, siêu phàm, chứ không phải là một công việc thuộc bình diện tự nhiên như các công việc khác của con người. Chính vì thế, việc làm chứng cho Chúa Giêsu chỉ có thể thực hiện trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, chứ không thể chỉ bằng sức lực của con người.
2. Giáo hội tiếp nối sứ mạng Chúa Giêsu trong quyền năng Chúa Thánh Thần.
Chúa Giêsu vừa là Con người đến từ Thiên Chúa, vừa là Người Con ở trong Cung Lòng Thiên Chúa, là Một với Thiên Chúa. Chỉ một mình Người biết Thiên Chúa (Mt 11, 27), do đó chỉ một mình Người mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta. Người là Người Con có kinh nghiệm trọn vẹn về tình yêu của Chúa Cha, là Người Con biết rõ ý muốn của Chúa Cha, biết rõ chương trình cứu độ của Chúa Cha. Người Con ấy là Sứ Giả được Chúa Cha sai đến trần gian để mạc khải Tình Yêu của Chúa Cha và thực hiện chương trình cứu độ của Ngài.
Chúa Giêsu cũng là Chứng nhân trung thành của Chúa Cha, chỉ nói những điều Chúa Cha muốn, thi hành những điều Chúa Cha truyền dạy. Người là Chứng nhân trung thành với Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá, nên được Chúa Cha siêu tôn ban cho danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống. Chúa Thánh Thần không những làm chứng cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, khi Chúa Giêsu còn tại thế, mà còn tiếp nối sứ mạng chứng tá của Chúa Giêsu, cùng với Giáo hội và trong lòng Giáo hội.
Chính vì thế mà sứ mạng làm chứng của Giáo hội luôn luôn thể hiện cùng với Chúa Thánh Thần và trong Chúa Thánh Thần. Giáo hội được kêu gọi tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21-22). Giáo hội đã được Chúa Giêsu Phục Sinh thổi hơi vào và trao ban Thánh Thần. Chúa Thánh Thần từ đó luôn ở với Giáo hội và trong Giáo hội, để Giáo hội luôn trung thành với Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu trung thành với Chúa Cha. Giáo hội đã luôn nỗ lực làm chứng cho Chúa Giêsu, trải dài suốt hai nghìn năm lịch sử, trải qua những thăng trầm những phong ba bão táp của trần thế.
3. Sứ mạng làm chứng của người kitô hữu:
Mỗi người Kitô hữu được sinh ra nhờ phép rửa ở trong lòng Giáo hội và được xức dầu thánh một cách đặc biệt trong Bí tích Thêm sức, được lãnh nhận Chúa Thánh Thần để thông phần sứ mạng làm chứng của Giáo hội.
Trong Bí tích Thêm Sức nhận lãnh, không những các ơn Chúa Thánh Thần, mà là chính Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta như một sức mạnh từ trên cao, như là “Thần lực của Thiên Chúa”. Dĩ nhiên đó không phải là sức mạnh của quân đội và khí giới, sức mạnh của tiền bạc và của cải, sức mạnh của bạo lực và âm mưu, sức mạnh của chính trị đảng phái. Nhưng đó là sức mạnh của Tình yêu mạnh hơn sự chết biểu lộ nơi Sự Sống lại của Chúa Giêsu, sức mạnh của Chân lý, của Sự Thật. Đó là sức mạnh cuốn hút của cái Đẹp không phai tàn của Thiên Chúa, của cái Đẹp thần linh tiềm ẩn trong mọi cái đẹp đích thực.
4. Nhạc sĩ, làm chứng cho Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Mỹ
Chúa là Chân Thiện Mỹ, nên sức mạnh của Chân Thiện Mỹ phát xuất từ Chúa, là “Thần Lực” của chính Chúa. Muốn làm chứng cho Chúa là Chân Thiện Mỹ, phải có Thần lực của Chúa. Nếu chúng ta có sức mạnh của Chúa để làm chứng cho Ngài, thì đó là làm chứng chứng cho Thiên Chúa là cội nguồn của Chân Thiện Mỹ.
Có thể diễn tả nét đặc trưng: các GM, LM là những chứng nhân cho chân lý, những người làm việc bác ái xã hội làm chứng cho sự thiện, thì Nhạc sĩ làm chứng cho cái đẹp.
Chiêm ngắm và diễn tả vẽ đẹp thần linh có tác dụng làm cho con người say mê. Những nghệ sĩ chân chính như các nhạc sĩ, các ca sĩ, thi sĩ, các hoạ sĩ, các nhà điêu khắc, các kiến trúc sư hay cả những biên đạo múa…đều là những người phục vụ cho cái đẹp, cũng là những chứng nhân rất cần thiết cho thế giới của chúng ta. Dĩ nhiên trong thế giới nghệ thuật, cũng như trong mọi lãnh vực khác của cuộc sống, vẫn có những phản chứng từ, có thể có tác dụng huỷ hoại tâm linh con người, như những thứ âm nhạc kích thích lòng tà dâm, những phim đồi truỵ, các thứ phim ảnh bạo lực…
Khi chúng ta yêu thiên nhiên, những bông hoa, dòng suối, núi non, biển cả, chúng ta chìm vào trong thiên nhiên, ca hát ngợi khen Thiên Chúa cùng với các tiếng nói đa dạng của thiên nhiên, đó là làm chứng cho Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Mỹ.
Nhạc sĩ là chứng nhân cho vẻ đẹp thần linh. Nhạc sĩ viết thánh ca phụng vụ cùng chung mục đích với phụng vụ là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hoá con người.
Thánh nhạc phải thánh thiện vì nó có nguồn gốc là thánh, kèm theo lời ca của phụng vụ thánh, kèm theo những tác động thánh của phụng vụ và vì đó là lời cầu nguyện của Dân Chúa.
Thánh nhạc được viết vì phụng vụ. Nhạc sĩ viết thánh ca để giúp người khác cầu nguyện. Lời của những bài thánh ca sử dụng chính thức trong phụng vụ luôn là lời cầu nguyện của Giáo hội. Như vậy người sáng tác thánh ca phải cầu nguyện mà sáng tác ra. Nếu như Linh mục cầu nguyện để soạn bài giảng thì Nhạc sĩ cầu nguyện để viết thánh ca. Một bài thánh ca hay được tạo ra bởi 2 lần cầu nguyện: người sáng tác cầu nguyện và người hát cầu nguyện, đựơc như vậy thì hát hay là cầu nguyện 2 lần. Tôi nhớ có lần trong giờ lớp, cha giáo Kim Long đã chia sẽ: Tôi viết bài “Kinh hoà bình” khi còn rất trẻ, về mặt nghệ thuật thì chẳng có gì, nhưng đó là bài ca tuyệt vời vì tôi đã cầu nguyện nhiều lần và mọi người đều hát trong tâm tình tình cầu nguyện sốt mến.
Ca đoàn hát lễ cũng hát trong cung cách cầu nguyện. ĐGH Urbanô nói rằng: Nhạc là vì lễ chứ không phải lễ vì nhạc.
Trong thông điệp “ Đấng Trung Gian”, ĐGH Piô XII đã viết ” Ước gì tiếng hát toàn dân vang lên tới trời”. Giáo hội muốn giáo dân tham dự tích vào phụng vụ và thánh ca là lời cầu nguyện của Dân Chúa. Mỗi lần lên Đức Mẹ Tàpao, nghe hàng ngàn người hành hương sốt mến hát bài “Tàpao trước ngàn năm mới”của Nhạc sĩ Thiên Thanh,; “Biết lấy gì cảm mến” của Nhạc sĩ Oanh Sông Lam; “Tình yêu Chúa cao vời” của Nhạc sĩ Duy Thiên; “Trời cao hãy đổ sương xuống” của Nhạc sĩ Duy Tân…tôi càng thấm thía sâu xa tâm tình cầu nguyện của Dân Chúa khi hát thánh ca.
“Hiến Chế Thánh Nhạc Trong Phụng Vụ” số 121 nói đến vai trò các nhạc sĩ Công Giáo. Ngoài kiến thức chuyên môn, Giáo hội đòi hỏi các nhạc sĩ những tiêu chuẩn cơ bản là nhạc sĩ phải có đời sống Kitô hữu đích thực thể hiện qua đức tin mạnh mẽ, đời sống đạo đức và tinh thần cầu nguyện. Nhạc sĩ sáng tác trong lúc cầu nguyện. không chỉ trong nhà thờ mà mọi nơi mọi lúc, nhạc sĩ chân chính có thể cầu nguyện để viết thánh ca.
ĐGH Piô X cũng dạy rằng: Thánh nhạc phải thánh, phải loại bỏ những gì là phàm tục không phải chỉ nơi bản chất thánh nhạc mà cả nơi người sáng tác và cách thể hiện.
Thánh nhạc đòi hỏi rất nhiều nơi các nhạc sĩ. Nhưng thực tế của cuộc sống với biết bao khó khăn. Phải bôn ba để nuôi sống gia đình, ít khi được quan tâm. Nhạc sĩ làm việc âm thầm vì Chúa vì Giáo hội. Đổi lại sự lao nhọc trong công việc, nhạc sĩ có nhiều niềm vui và hạnh phúc nơi các đứa con tinh thần của mình. Nhiều người đón nhận, nhiều Nhà thờ, nhiều cộng đoàn hát thánh ca của mình để tôn vinh Thiên Chúa, ca ngợi Đức Mẹ, các Thánh, đó là phần thưởng lớn lao cho nhạc sĩ sáng tác.
Nếu như cách loan báo Tin mừng Tình yêu hay nhất và hữu hiệu nhất của người Kitô hữu là loan báo bằng cuộc sống yêu thương và phục vụ thì Nhạc sĩ loan báo Tin mừng bằng những bài thánh ca được viết khi cầu nguyện; dấn thân phục vụ trên con đường nghệ thuật cao quý. Nhạc sĩ làm chứng nhân cho cái đẹp thánh thiện nâng tâm hồn con người lên với Thiên Chúa Tuyệt Mỹ.
Sứ vụ Nhạc sĩ cao đẹp lắm bởi nhận từ Thần lực Chúa Thánh Thần.
Sứ vụ Nhạc sĩ nặng nề lắm bởi vừa phải chu toàn trách vụ với gia đình vừa chăm lo phục vụ Dân Chúa. Sứ vụ càng cao đẹp, Nhạc sĩ càng thấy mình bất xứng. Sứ vụ càng phức tạp, Nhạc sĩ càng thấy mình giới hạn. Sứ vụ càng trường kỳ, Nhạc sĩ càng sợ mình mệt mỏi. Chính vì thế Nhạc sĩ càng cần đến lời cầu nguyện của mọi người.
Vậy để làm chứng cho Thiên Chúa Đấng Tuyệt Mỹ, người nhạc sĩ cần nhiều ơn Chúa Thánh Thần. Nhạc sĩ múc lấy sức mạnh nơi Chúa Kitô Thánh Thể, Đấng tràn đầy Thánh Thần, và không ngừng chia sẻ Sự sống, Thần Lực, Thần Khí, Tình yêu của Người qua những bài thánh ca. Chúa Kitô Thánh Thể là sự bình an và là niềm vui thánh thiện cho cuộc đời chúng ta.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần thứ ba, vào tháng 4 năm 1994, Mẹ Têrêxa đã đến thăm nhà thương Chợ Rẩy, đến bên giường một đảng viên cộng sản 40 năm tuổi đảng. Biết ông ấy đau tim, Mẹ không ngần ngại đặt tay trên ngực ông và cầu nguyện vài phút trong thinh lặng, rồi cho ông một ảnh Đức Mẹ ban ơn. Mẹ chia sẻ với những người cùng đi: “thế giới này đã quá nhiều bom đạn, những thứ đó không thể đem lại hoà bình và hạnh phúc chỉ có tình yêu và lòng thương xót. Hãy bắt đầu bằng một nụ cười, hãy mỉm cười ít nhất 5 lần mỗi ngày với người mà bạn không muốn cười…Bị bỏ rơi và không được ai yêu thương là căn bệnh khủng khiếp nhất mà ai cũng có thể cảm nhận”. Vài ngày sau, có người vào thăm thấy ông đảng viên đeo mẫu ảnh Đức Mẹ trên túi áo. Tôi nghĩ các Nhạc sĩ chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm chứng nhân như vậy trong cuộc đời của mình.
SAIGÒN - Hôm nay, ngày 03-9-2008, mừng kính Thánh Grêgôriô Cả, có một buổi lễ tưởng niệm các nhạc sĩ công giáo Việt Nam quá cố, với tên hiệu là Ngày Nhạc Sĩ.
Đây là lần tổ chức thứ ba nối tiếp hai lần trước, diễn ra cùng một địa điểm là Sân vườn Nhà dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo tại Bình Triệu, Saigòn.
Chương trình gồm những phần chính như sau:
1. Thánh lễ Giỗ.
2. Nghi thức Văn tế & Niệm hương.
3. Sinh hoạt vườn tượng, sinh hoạt Quỹ Phaolô Đạt & Tọa đàm (Tọa đàm lần này mang chủ đề “nhạc sĩ với giới ca trưởng”).
4. Tiệc buffet.
Thánh lễ đồng tế gồm 10 linh mục nhạc sĩ với lmns. Phạm Liên Hùng chủ sự, lm. Nguyễn Hữu An giảng lễ diễn ra trong nhà nguyện của dòng, tất nhiên là không thiếu sự hiện diện của lm. Đỗ Duy Châu, bề trên dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo nhà Bình Triệu… trong chủ tế đoàn. Bộ lễ Missa de Angelis đã được sử dụng với nguyên văn La ngữ, các bài thánh ca được chọn từ nguồn bài hát của các nhạc sĩ Công Giáo đã khuất. Ca trưởng Đinh Thiện Bản điều khiển cộng đoàn cùng hát chung trên nền nhạc đệm Organ của nhạc sĩ Tiến Linh.
Sau thánh lễ, tất cả cộng đoàn làm thành đoàn đi từ nhà nguyện sang Văn tế đài cách đó mươi mét, được dẫn đầu bởi lmns Tiến Lộc để cử hành Nghi thức Văn tế & Niệm hương, Chánh tế là nhạc sĩ lão thành Duy Tân, đặc biệt, Phó tế lần này do nghệ sĩ Vân Khanh đảm trách, Tư lễ điều khiển nghi thức văn tế là nhạc sĩ Xuân Vỹ. Sau bài văn tế là xướng danh các nhạc sĩ quá cố, tất cả mọi người tham dự đều kính cẩn niệm hương trước bài vị của 45 chư vị nhạc sĩ quá cố.
Tượng của cố nhạc sư Tiến Dũng và tượng của cố nhạc sĩ Hải Linh - vừa được tu sĩ Trần Mừng tạc xong, đã được tôn lên đài tưởng niệm, nâng số tượng lên thành sáu vị, với bốn tượng đã tạc từ năm trước là các cố nhạc sĩ Hùng Lân, lmns. Phaolô Đạt, lmns. Hoài Đức và ns. Đoàn Công Chánh.
Bên cạnh vườn tượng là bảng thông tin hoạt động Quỹ Phaolô Đạt cho biết hiện có ba nhạc sĩ bệnh nhân liệt giường:
1. Linh mục nhạc sĩ Khuất Duy Linh, bị đột quỵ, dưỡng bệnh tại nhà chính Dòng Tên, số 19 Đường số 5 – Khu phố 2 – Phường Linh Trung – Thủ Đức.
2. Nhạc sĩ Đức Nghị, bị tai nạn giao thông, bại liệt đã 23 năm, dưỡng bệnh tại nhà riêng, số 491/21 Lê Văn Sỹ - Phường 12 – Quận 3 – TP.HCM.
3. Họa sĩ Lian – Tu sĩ Vũ Đình Huyến – Dòng Đồng Công, bị bướu tim tái phát, nhập bệnh viện Chợ Rẫy, giường 13, phòng 2, tầng trệt, Trại 25 - Khoa Dịch vụ.
Sau khi biết thông tin này, có năm linh mục hiện diện đã ủng hộ ngân quỹ bằng một bỗng lễ thường niên; các nhạc sĩ đã hưởng ứng mạnh mẽ như: nhạc sĩ Hồ Đăng Tín, nhạc sĩ Hạ My và nhiều nhạc sĩ khác nữa…
Tiếp theo là giờ tọa đàm sôi nổi với phần dẫn chương trình của nhạc sĩ Cao Huy Hoàng và lmns. Tiến Lộc. Trong đó, ca trưởng Đinh Thiện Bản đã nêu vấn đề đào tạo tay nhịp cho các giáo xứ. Một điều thú vị cho cử tọa là sự xuất hiện của nữ tu Kim Loan – Dòng Mến Thánh giá Thái Bình, một ca trưởng tốt nghiệp tại Đại học thánh nhạc Santa Cecilia, Rôma, vừa về nước năm nay, đúng vào lúc nhu cầu cần thiết vừa được nêu ra. Trong khung cảnh hòa hợp giữa giới nhạc sĩ và giới ca trưởng, Lm. Nguyễn Văn Hiền - trưởng ban thánh nhạc giáo phận Vĩnh Long - nêu thêm vấn đề cần có sự giao lưu mật thiết giữa hai giới để có thể phục vụ thật tốt Phụng vụ.
Sau cùng, một bữa tiệc đứng thân mật do anh em trong Ban Biên tập Nguyệt San Thánh Nhạc Ngày Nay trực tiếp nấu nướng và phục vụ tận tình. Trước khi ra về, mỗi nhạc sĩ được trao tặng những món quà nhỏ như dĩa nhạc, tuyển tập nhạc.
BÀI GIẢNG CỦA LM NGUYẼN HỮU AN:
“Nhạc sĩ, người làm chứng cho Thiên Chúa, Đấng Tuyệt Mỹ”.
Nhạc sĩ Ngọc Kôn, Tổng biên tập Nguyệt san “Thánh nhạc ngày nay” nhờ tôi chia sẽ trong thánh lễ. Sau khi suy nghĩ và cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, tôi mới dám nhận lời vì trước cử toạ là các nhạc sĩ tên tuổi nên phải cầu nguyện thật nhiều.
Tôi có tham dự ĐHGT tại Sydney. Thần lực để làm chứng là điều mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trình bày cho Đại hội giới trẻ thế giới năm nay. Chủ đề của Sứ điệp cho giới trẻ là: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy, tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giudê, Samari và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1, 8).
Tôi được nghe Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc dạy giáo lý cho hàng ngàn bạn trẻ VN tại Melbourne với đề tài: Làm chứng cho Thiên Chúa giàu lòng xót thương, làm chứng cho Thiên Chúa là Chân Thiện Mỹ.
Vì thế tôi xin mạo muội chia sẽ về đề tài “Nhạc sĩ, người làm chứng cho Thiên Chúa, Đấng Tuyệt Mỹ”.
Với sức mạnh của Thánh Thần, Thánh Phêrô và các Tông Đồ đã ra đi rao giảng Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Trong mọi thời đại, bằng mọi ngôn ngữ, Giáo Hội khắp thế giới tiếp tục tuyên xưng những kỳ công Thiên Chúa và kêu gọi các dân tộc, các quốc gia tiến đến với đức tin, hy vọng và cuộc sống mới trong Đức Kitô.
1. Làm chứng trong quyền năng Thánh Thần
Chúa Giêsu đã nói đến sứ vụ làm chứng của Chúa Thánh Thần: “ Là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em từng ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15, 26-27). Dựa vào câu nói này của Chúa Giêsu, chúng ta xác tín rằng chứng từ về Chúa Giêsu tiên vàn là chứng từ của Chúa Thánh Thần, là một công việc thần thiêng, siêu phàm, chứ không phải là một công việc thuộc bình diện tự nhiên như các công việc khác của con người. Chính vì thế, việc làm chứng cho Chúa Giêsu chỉ có thể thực hiện trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, chứ không thể chỉ bằng sức lực của con người.
2. Giáo hội tiếp nối sứ mạng Chúa Giêsu trong quyền năng Chúa Thánh Thần.
Chúa Giêsu vừa là Con người đến từ Thiên Chúa, vừa là Người Con ở trong Cung Lòng Thiên Chúa, là Một với Thiên Chúa. Chỉ một mình Người biết Thiên Chúa (Mt 11, 27), do đó chỉ một mình Người mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta. Người là Người Con có kinh nghiệm trọn vẹn về tình yêu của Chúa Cha, là Người Con biết rõ ý muốn của Chúa Cha, biết rõ chương trình cứu độ của Chúa Cha. Người Con ấy là Sứ Giả được Chúa Cha sai đến trần gian để mạc khải Tình Yêu của Chúa Cha và thực hiện chương trình cứu độ của Ngài.
Chúa Giêsu cũng là Chứng nhân trung thành của Chúa Cha, chỉ nói những điều Chúa Cha muốn, thi hành những điều Chúa Cha truyền dạy. Người là Chứng nhân trung thành với Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá, nên được Chúa Cha siêu tôn ban cho danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống. Chúa Thánh Thần không những làm chứng cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, khi Chúa Giêsu còn tại thế, mà còn tiếp nối sứ mạng chứng tá của Chúa Giêsu, cùng với Giáo hội và trong lòng Giáo hội.
Chính vì thế mà sứ mạng làm chứng của Giáo hội luôn luôn thể hiện cùng với Chúa Thánh Thần và trong Chúa Thánh Thần. Giáo hội được kêu gọi tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21-22). Giáo hội đã được Chúa Giêsu Phục Sinh thổi hơi vào và trao ban Thánh Thần. Chúa Thánh Thần từ đó luôn ở với Giáo hội và trong Giáo hội, để Giáo hội luôn trung thành với Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu trung thành với Chúa Cha. Giáo hội đã luôn nỗ lực làm chứng cho Chúa Giêsu, trải dài suốt hai nghìn năm lịch sử, trải qua những thăng trầm những phong ba bão táp của trần thế.
3. Sứ mạng làm chứng của người kitô hữu:
Mỗi người Kitô hữu được sinh ra nhờ phép rửa ở trong lòng Giáo hội và được xức dầu thánh một cách đặc biệt trong Bí tích Thêm sức, được lãnh nhận Chúa Thánh Thần để thông phần sứ mạng làm chứng của Giáo hội.
Trong Bí tích Thêm Sức nhận lãnh, không những các ơn Chúa Thánh Thần, mà là chính Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta như một sức mạnh từ trên cao, như là “Thần lực của Thiên Chúa”. Dĩ nhiên đó không phải là sức mạnh của quân đội và khí giới, sức mạnh của tiền bạc và của cải, sức mạnh của bạo lực và âm mưu, sức mạnh của chính trị đảng phái. Nhưng đó là sức mạnh của Tình yêu mạnh hơn sự chết biểu lộ nơi Sự Sống lại của Chúa Giêsu, sức mạnh của Chân lý, của Sự Thật. Đó là sức mạnh cuốn hút của cái Đẹp không phai tàn của Thiên Chúa, của cái Đẹp thần linh tiềm ẩn trong mọi cái đẹp đích thực.
4. Nhạc sĩ, làm chứng cho Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Mỹ
Chúa là Chân Thiện Mỹ, nên sức mạnh của Chân Thiện Mỹ phát xuất từ Chúa, là “Thần Lực” của chính Chúa. Muốn làm chứng cho Chúa là Chân Thiện Mỹ, phải có Thần lực của Chúa. Nếu chúng ta có sức mạnh của Chúa để làm chứng cho Ngài, thì đó là làm chứng chứng cho Thiên Chúa là cội nguồn của Chân Thiện Mỹ.
Có thể diễn tả nét đặc trưng: các GM, LM là những chứng nhân cho chân lý, những người làm việc bác ái xã hội làm chứng cho sự thiện, thì Nhạc sĩ làm chứng cho cái đẹp.
Chiêm ngắm và diễn tả vẽ đẹp thần linh có tác dụng làm cho con người say mê. Những nghệ sĩ chân chính như các nhạc sĩ, các ca sĩ, thi sĩ, các hoạ sĩ, các nhà điêu khắc, các kiến trúc sư hay cả những biên đạo múa…đều là những người phục vụ cho cái đẹp, cũng là những chứng nhân rất cần thiết cho thế giới của chúng ta. Dĩ nhiên trong thế giới nghệ thuật, cũng như trong mọi lãnh vực khác của cuộc sống, vẫn có những phản chứng từ, có thể có tác dụng huỷ hoại tâm linh con người, như những thứ âm nhạc kích thích lòng tà dâm, những phim đồi truỵ, các thứ phim ảnh bạo lực…
Khi chúng ta yêu thiên nhiên, những bông hoa, dòng suối, núi non, biển cả, chúng ta chìm vào trong thiên nhiên, ca hát ngợi khen Thiên Chúa cùng với các tiếng nói đa dạng của thiên nhiên, đó là làm chứng cho Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Mỹ.
Nhạc sĩ là chứng nhân cho vẻ đẹp thần linh. Nhạc sĩ viết thánh ca phụng vụ cùng chung mục đích với phụng vụ là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hoá con người.
Thánh nhạc phải thánh thiện vì nó có nguồn gốc là thánh, kèm theo lời ca của phụng vụ thánh, kèm theo những tác động thánh của phụng vụ và vì đó là lời cầu nguyện của Dân Chúa.
Thánh nhạc được viết vì phụng vụ. Nhạc sĩ viết thánh ca để giúp người khác cầu nguyện. Lời của những bài thánh ca sử dụng chính thức trong phụng vụ luôn là lời cầu nguyện của Giáo hội. Như vậy người sáng tác thánh ca phải cầu nguyện mà sáng tác ra. Nếu như Linh mục cầu nguyện để soạn bài giảng thì Nhạc sĩ cầu nguyện để viết thánh ca. Một bài thánh ca hay được tạo ra bởi 2 lần cầu nguyện: người sáng tác cầu nguyện và người hát cầu nguyện, đựơc như vậy thì hát hay là cầu nguyện 2 lần. Tôi nhớ có lần trong giờ lớp, cha giáo Kim Long đã chia sẽ: Tôi viết bài “Kinh hoà bình” khi còn rất trẻ, về mặt nghệ thuật thì chẳng có gì, nhưng đó là bài ca tuyệt vời vì tôi đã cầu nguyện nhiều lần và mọi người đều hát trong tâm tình tình cầu nguyện sốt mến.
Ca đoàn hát lễ cũng hát trong cung cách cầu nguyện. ĐGH Urbanô nói rằng: Nhạc là vì lễ chứ không phải lễ vì nhạc.
Trong thông điệp “ Đấng Trung Gian”, ĐGH Piô XII đã viết ” Ước gì tiếng hát toàn dân vang lên tới trời”. Giáo hội muốn giáo dân tham dự tích vào phụng vụ và thánh ca là lời cầu nguyện của Dân Chúa. Mỗi lần lên Đức Mẹ Tàpao, nghe hàng ngàn người hành hương sốt mến hát bài “Tàpao trước ngàn năm mới”của Nhạc sĩ Thiên Thanh,; “Biết lấy gì cảm mến” của Nhạc sĩ Oanh Sông Lam; “Tình yêu Chúa cao vời” của Nhạc sĩ Duy Thiên; “Trời cao hãy đổ sương xuống” của Nhạc sĩ Duy Tân…tôi càng thấm thía sâu xa tâm tình cầu nguyện của Dân Chúa khi hát thánh ca.
“Hiến Chế Thánh Nhạc Trong Phụng Vụ” số 121 nói đến vai trò các nhạc sĩ Công Giáo. Ngoài kiến thức chuyên môn, Giáo hội đòi hỏi các nhạc sĩ những tiêu chuẩn cơ bản là nhạc sĩ phải có đời sống Kitô hữu đích thực thể hiện qua đức tin mạnh mẽ, đời sống đạo đức và tinh thần cầu nguyện. Nhạc sĩ sáng tác trong lúc cầu nguyện. không chỉ trong nhà thờ mà mọi nơi mọi lúc, nhạc sĩ chân chính có thể cầu nguyện để viết thánh ca.
ĐGH Piô X cũng dạy rằng: Thánh nhạc phải thánh, phải loại bỏ những gì là phàm tục không phải chỉ nơi bản chất thánh nhạc mà cả nơi người sáng tác và cách thể hiện.
Thánh nhạc đòi hỏi rất nhiều nơi các nhạc sĩ. Nhưng thực tế của cuộc sống với biết bao khó khăn. Phải bôn ba để nuôi sống gia đình, ít khi được quan tâm. Nhạc sĩ làm việc âm thầm vì Chúa vì Giáo hội. Đổi lại sự lao nhọc trong công việc, nhạc sĩ có nhiều niềm vui và hạnh phúc nơi các đứa con tinh thần của mình. Nhiều người đón nhận, nhiều Nhà thờ, nhiều cộng đoàn hát thánh ca của mình để tôn vinh Thiên Chúa, ca ngợi Đức Mẹ, các Thánh, đó là phần thưởng lớn lao cho nhạc sĩ sáng tác.
Nếu như cách loan báo Tin mừng Tình yêu hay nhất và hữu hiệu nhất của người Kitô hữu là loan báo bằng cuộc sống yêu thương và phục vụ thì Nhạc sĩ loan báo Tin mừng bằng những bài thánh ca được viết khi cầu nguyện; dấn thân phục vụ trên con đường nghệ thuật cao quý. Nhạc sĩ làm chứng nhân cho cái đẹp thánh thiện nâng tâm hồn con người lên với Thiên Chúa Tuyệt Mỹ.
Sứ vụ Nhạc sĩ cao đẹp lắm bởi nhận từ Thần lực Chúa Thánh Thần.
Sứ vụ Nhạc sĩ nặng nề lắm bởi vừa phải chu toàn trách vụ với gia đình vừa chăm lo phục vụ Dân Chúa. Sứ vụ càng cao đẹp, Nhạc sĩ càng thấy mình bất xứng. Sứ vụ càng phức tạp, Nhạc sĩ càng thấy mình giới hạn. Sứ vụ càng trường kỳ, Nhạc sĩ càng sợ mình mệt mỏi. Chính vì thế Nhạc sĩ càng cần đến lời cầu nguyện của mọi người.
Vậy để làm chứng cho Thiên Chúa Đấng Tuyệt Mỹ, người nhạc sĩ cần nhiều ơn Chúa Thánh Thần. Nhạc sĩ múc lấy sức mạnh nơi Chúa Kitô Thánh Thể, Đấng tràn đầy Thánh Thần, và không ngừng chia sẻ Sự sống, Thần Lực, Thần Khí, Tình yêu của Người qua những bài thánh ca. Chúa Kitô Thánh Thể là sự bình an và là niềm vui thánh thiện cho cuộc đời chúng ta.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần thứ ba, vào tháng 4 năm 1994, Mẹ Têrêxa đã đến thăm nhà thương Chợ Rẩy, đến bên giường một đảng viên cộng sản 40 năm tuổi đảng. Biết ông ấy đau tim, Mẹ không ngần ngại đặt tay trên ngực ông và cầu nguyện vài phút trong thinh lặng, rồi cho ông một ảnh Đức Mẹ ban ơn. Mẹ chia sẻ với những người cùng đi: “thế giới này đã quá nhiều bom đạn, những thứ đó không thể đem lại hoà bình và hạnh phúc chỉ có tình yêu và lòng thương xót. Hãy bắt đầu bằng một nụ cười, hãy mỉm cười ít nhất 5 lần mỗi ngày với người mà bạn không muốn cười…Bị bỏ rơi và không được ai yêu thương là căn bệnh khủng khiếp nhất mà ai cũng có thể cảm nhận”. Vài ngày sau, có người vào thăm thấy ông đảng viên đeo mẫu ảnh Đức Mẹ trên túi áo. Tôi nghĩ các Nhạc sĩ chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm chứng nhân như vậy trong cuộc đời của mình.
Lếu Cỏ
Lm. Giuse Trần Đình Long, sss
17:46 04/09/2008
LỀU CỎ
Sau những chuyến công tác xã hội liên lỉ tử tỉnh này đến tỉnh kia của Nhóm Phục Vụ (được gọi tên là ‘Đội Quân Ao Xanh”), một ngày hè trung tuần tháng 7, tôi cho các em đi tham quan Thánh Thất Cao Đài Tây Ninh. Khi đến Củ Chi, thấy trời còn sớm, tôi đề nghị các em ghé thăm Trung Tâm Mai Hoà, trước khi tiếp tục đi Tây Ninh.
Rời Trung Tâm Mai Hòa, chúng tôi hỏi thăm đường đến mái ấm Lều Cỏ ở Bình Mỹ-Củ Chi. Một anh bạn cùng Dòng đã giới thiệu cho tôi về mái ấm này. Tất cả nhà cửa ở đây đều lợp bằng cỏ tranh, chính vì thế mà nó có tên là Nhà Cỏ! Hôm nay tôi chỉ muốn đi tiền trạm cho chuyến công tác sắp tới. Mái ấm này nằm trong diện “nhà không số, phố không tên” cho nên tìm đường đến đó không dễ chút nào. Kiên nhẫn hỏi thăm từng chút, cuối cùng chúng tôi cũng đến được nơi mình muốn. Đường vào mái ấm chỉ có thể đi bộ hoặc xe hai bánh. Tôi nghe nói có phái đoàn khách nước ngoài ghé thăm đã phải xuống xe xắn quần lội bộ xách vào từng thùng mì, gạo, sữa hay những tặng phẩm khác qua con đường ruộng gập gềnh khúc khuỷu. Đây là nơi an dưỡng cho những anh chị em cai nghiện xì ke và nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV, thế mà cổng vào chỉ là mấy cây tre được dựng lên đan xen vào nhau. Chung quanh không có tường rào, không có hàng dây kẽm gai với dàn bảo vệ lạnh lùng như những trung tâm cai nghiện khác. Khung cảnh thật hoang sơ, giản dị như một túp lều của người dân vùng quê nằm trong khu vườn hoang. Điểm đầu tiên đập vào mắt chúng tôi không phải là văn phòng tiếp nhận hay bàn giấy làm thủ tục nhập trại, nhưng là tượng đài Đức Mẹ dưới mái nhà tranh ngay trước một ngôi nhà nguyện nhỏ bé đơn sơ. Do đó, người đầu tiên mà khách tham quan hay thân nhân của bệnh nhân được gặp gỡ không ai khác chính là Chúa Giêsu. Tấm hình Lòng Thương Xót Chúa Giêsu ngay chính giữa nhà nguyện đã nói lên điều đó. Dưới chân tấm hình là những hài cốt của anh chị em bệnh nhân ở đây. Một anh bạn đang làm cỏ trước nhà nguyện cho biết: “Dường như tháng nào cũng có người ra đi vĩnh viễn, có khi mỗi tuần một em. Trước thấy cũng sợ, nhưng sau này được nhận biết Chúa, tin vào Chúa thì không còn hãi nữa, vì biết rằng mình đi về đâu sau cõi đời này. Chúng tôi tin Lòng Thương Xót Chúa không bỏ rơi anh em chúng tôi như những người thế gian”
Anh Ngọc, “chủ nhân” của Nhà Cỏ ra tiếp chúng tôi là một người trung niên đi chân đất với hàng ria mép và nụ cười thật đôn hậu. Anh dắt chúng tôi vào căn lều chính, nơi đó hơn 20 anh chị em đang nằm xếp lớp. Mỗi người một cái giường xếp, trên đầu treo túi quần áo. Dưới giường là đôi dép. Tất cả chỉ có thế! Mà thực ra những anh chị em ở đây còn cần gì nữa? Mạng sống họ còn không giữ được nữa mà. Những gì họ có đã bay theo trong cơn nghiện ngập để bây giờ dính căn bệnh thế kỷ chỉ còn một thân một mình nằm chờ chết! Thế nhưng những con người bị xã hội xa lánh đó, thì chính tại Lều Cỏ này họ được yêu thương chăm sóc như những thành viên trong một gia đình. Điều mà những người bệnh ở đây cần và rất cần, là sự chăm sóc tinh thần, là tình yêu thương và sự cảm thông chia sẻ. Chính vì vậy anh Ngọc mời chúng tôi chia ra mỗi người đến từng giường để thăm hỏi chuyện trò với anh em hầu xoá đi khoảng cách mặc cảm bị “phân biệt đối xử” nơi những người mắc căn bệnh này. Vẻ e ngại ban đầu tan biến dần, “Đội Quân Ao Xanh” như những cánh chim xà xuống từng giường chắt chiu từng cọng rơm yêu thương để thắp lên ngọn lửa yêu thương nơi những mảnh hồn tàn úa. Những câu chuyện đời được bộc bạch. Lời tâm sự nhỏ to được sẻ chia. Quá khứ ăn chơi lẫy lừng được dựng lại. Không ngại ngần để người bệnh khỏi ngần ngại, những cánh chim xanh đó đã nắm lấy những cánh tay gầy guộc, đã vuốt lại mái tóc rối bời, đã ôm lấy thân hình mảnh mai, đã truyền hơi ấm, đã khơi lên ngọn lửa hy vọng. Họ, người khoẻ và người bệnh đã nối được nhịp cầu cảm thông. Những cánh chim trong “đội quân áo xanh” đã học được, đã nhận được nhiều điều từ chính những anh chị em đang “tuyệt vọng mà vẫn một niềm cậy trông” này!
Sau giờ “giao lưu trực tuyến” trên giường bệnh, anh Ngọc đưa chúng tôi ra lều sinh hoạt để chia sẻ về quá trình thành lập Mái Am Nhà Cỏ. Cơ duyên đưa anh đến với những người bệnh là vào năm 1995 khi anh đi về một vùng kinh tế mới. Vị mục tử ở đây than thở với anh về những người bệnh nghèo khổ không được ai chăm sóc. Lòng mến thúc giục anh xăn tay áo vào làm việc đó. Đến khi trở về thành phố, thấy có những anh chị em dính HIV bị bỏ rơi nằm lây lất gầm cầu xó chợ không được trung tâm nào tiếp nhận. Như Mẹ Têrêsa, anh cũng mong muốn những anh chị em này cuối cuộc đời được ra đi trong vòng tay yêu thương của đồng loại, nhất là được đón nhận Lòng Thương Xót của Chúa để được cứu độ. Những bức xúc đó thôi thúc anh tìm kiếm không ngừng, và anh đã gặp được một bác sĩ cùng một chí hướng như thế. Tới giờ của Chúa thì Ngài sẽ ra tay. Cách đây 5 năm, một người Công Giáo tốt bụng đã giao miếng đất này cho hai anh em. Tại đây anh dựng những lều cỏ đơn xơ, là nơi dừng chân an dưỡng cho những những con người dính vào xìke và HIV không còn chỗ trú thân. Người bạn bác sĩ phải làm việc ở thành phố, lo chạy thuốc men cho anh em. Anh một mình trụ ở đây kiêm nhiệm mọi việc, vừa làm cha, vừa làm mẹ. Anh phải gánh trọng trách từ làm bếp cho đến y tá, từ người làm vườn cho đến tài xế, từ người lo chạy cơm gạo vật chất cho đến người chăm sóc nuôi dưỡng cung cấp món ăn tinh thần cho anh chị em.
Phương tiện di chuyển của anh và những bệnh nhân là chiếc xe Charly, loại xe thấp nhỏ, dành cho phái nữ. Anh đã chế biến nó thành “xe cứu thương” với bánh xe sơ-cua phía tay lái và cái yên xe dài gần một mét để có thể chở 3 người bệnh từ Củ Chi về thành phố tiêm thuốc. Anh mỉm cười khi đứng chụp hình chung với chúng tôi cạnh chiếc xe “đặc chủng”: “Coi vậy chứ mà chiếc xe này rất thuận lợi. Nó thấp và êm cho nên anh em bệnh ngồi đỡ bị xóc. Xe 4 bánh đâu có đường vào đây chở bệnh nhân được. Chỉ có xe này chạy đường ruộng dễ dàng, và ít bị giao thông thổi vì chở bốn!” Có những lần anh biến nó thành xe “chở xác”. Khi có anh em nào qua đời, chờ lúc đêm về, anh cột xác chết sau lưng chở về trại hòm nào đó xin cái hòm từ thiện để quàng đỡ, hôm sau đưa người đó đi thiêu, rồi đem cốt về để trong nhà nguyện.
Chúng tôi tự hỏi không biết anh tìm đâu nguồn tài trợ để chăm lo cho hơn 20 người bệnh này. Anh chỉ lên tấm hình Lòng Chúa Thương Xót và nói rất tự tin: “Có Chúa lo cho chúng con. Chúa chăm nuôi từng bữa cha ạ! Chúng con không muốn nhận tổ chức hay cá nhân nào làm nhà tài trợ chính thức để anh em biết sống tinh thần hoàn toàn phó thác vào Chúa quan phòng. Chúng con không muốn bị lệ thuộc vào nhà tài trợ nào ở trần gian, mà để Chúa nuôi ăn từng bữa. Kỳ diệu lắm cha ạ. Nay có người đem gạo, mai có người đem rau. Có gì ăn nấy. Đôi khi ăn mì cả tuần mà vẫn khoẻ!”
Những anh em bước đầu đến sống nơi đây hầu hết là không có Đạo, hoặc đã bỏ Đạo từ lâu. Thế mà sau một thời gian ở trong Lều Cỏ, họ đã cảm nhận được Lòng Thương Xót Chúa. Những đứa con hoang đàng đã quay trở về. Người lầm lạc đã tìm ra chính lộ. Những giọt nước mắt thống hối ăn năn đã làm mềm lòng những tâm hồn chai cứng vì đá sỏi cuộc đời. Có dịp ăn cơm chung với họ ta sẽ thấy xúc động khi những cánh tay bệnh hoạn run run đưa lên làm dấu Thánh Giá cầu nguyện trước và sau bữa ăn. Mỗi ngày anh em quây quần trong nhà nguyện nhỏ bé lầnhạt Mân Côi, đọc Lời Chúa, suy niệm, chia sẻ cầu nguyện với nhau bằng những lời kinh thật đơn sơ mộc mạc. Họ chẳng có những tư tưởng cao siêu, không có lời kinh trừu tượng trau chuốt. Ay thế mà sức mạnh của Lời Chúa và cầu nguyện đã hạ nhiệt được những cơn thèm thuốc, giúp họ thêm niềm lạc quan vui sống. Trong buổi cầu nguyện chiều thứ năm đầu tháng 8 vừa qua ở nhà thờ Chí Hoà, những anh em Nhà Cỏ được mời lên làm chứng đã làm nhiều tâm hồn người tham dự thổn thức, xúc động. Anh T. một người gia đình Phật Giáo gộc đã xác tín: “Chính Chúa đã cứu tôi. Khi vào Nhà Cỏ, tôi như người sống dở chết dở, những đứa bạn ăn chơi cùng thời với tôi đã về chầu ông bà hết rồi. Thế mà đến hôm nay tôi vẫn sống. Chính trong Nhà Cỏ mà tôi có được niềm tin và sự trông cậy vào Chúa. Niềm tin ấy đã vực tôi dậy để tôi đứng lên làm chứng cho Lòng Thương Xót của Chúa.” Anh H. là tân tòng, vừa bước vào đại gia đình của Chúa vài tháng qua do anh Ngọc đỡ đầu, tâm sự: "Tôi không hiểu vì sao mình tội lỗi, sa đọa vậy mà Thiên Chúa lại chọn? Trước đây, tôi không biết Chúa là ai, cuộc đời mình tương lai ra sao khi vướng phải căn bệnh thế kỷ này. Vậy nhưng, giờ đây, tôi đọc Phúc Am hằng ngày, chiêm nghiệm và khắc cốt ghi tâm những đoạn yêu thích." Bạn M. chia sẻ tiếp: “Tôi đã từng một thời ăn chơi. Khi tôi còn tiền của thì có mọi thứ. Khi hết tiền, ngã bệnh thì người yêu cũng bỏ, bạn bè xa lánh, gia đình ruồng rẫy. Giờ đây tôi mất tất cả, nhưng tôi có Chúa, và tôi bám chặt lấy Chúa nên chẳng còn thấy cô đơn buồn chán như xưa nữa.”
Ở đây họ sống một cuộc đời thầm lặng, khó nghèo. Sức lực họ không còn như thời trai trẻ nữa cho nên có đất mà cũng không thể canh tác gì được. Người phụ trách ở đây lựa chọn một cuộc sống thầm lặng để yêu thương và phục vụ những con người là hình ảnh Thiên Chúa. Tất cả những việc anh làm ở Lều Cỏ đều là lòng cảm tạ Chúa, để cho Thiên Chúa được tôn vinh. Anh Ngọc và anh em ở đây sống âm thầm, khép kín, không muốn phương tiện truyền thông biết đến, không muốn quảng bá nhằm tìm nhà tài trợ. Tôi hỏi tại sao, anh cho biết: “Có một vài đơn vị đến nhận tài trợ để quảng bá thương hiệu nhưng con từ chối. Ai cho gì chúng con vui nhận, nhưng để nhận một đơn vị hay cá nhân đỡ đầu thì không. Vì chúng con không muốn anh em cậy dựa vào nhà tài trợ rồi nghĩ rằng chính họ nuôi dưỡng anh em mà quên mất sự quan phòng chăm sóc của Cha Trên Trời! Chúng con không có khả năng làm những viên đá đời đời hoặc cây ngọc cành vàng ghi khắc những ân nhân trên đó. Chịu thôi cha ạ!”
Những câu chuyện về Nhà Cỏ đã cuốn hút chúng tôi suốt ngày hôm đó đến mức chúng tôi bỏ luôn ý định đi thăm Thánh Thất Cao Đài, và cũng quên luôn mình…chưa ăn cơm trưa. Có những con người đã dám rời bỏ ánh đèn văn minh thành phố đến chôn vùi tuổi xuân với những bệnh nhân như thế này thì việc hy sinh nhỏ bé đó của chúng tôi có thấm tháp gì? Khi được hỏi động cơ nào níu giữ anh ở lại mảnh đất khô cằn này, anh ôm đàn guitare say sưa hát bài Tín Thác và tâm tình: “Có những đêm khuya, một mình ôm cây đàn ngồi giữa đồng vắng hát nghêu ngao, nhìn về phía xa khu công nghiệp Bình Dương rực rỡ ánh đèn, tôi cũng tự hỏi mình: Tại sao lại tự giam mình ở mảnh đất chết này? Chỉ có mình tôi là người khoẻ duy nhất ở đây sống chung với những người bệnh nan y. Nếu Chúa không gìn giữ thì tôi cũng bị lây nhiễm và ngã quỵ từ lâu rồi. Như vậy là Chính Chúa gìn giữ tôi để tôi làm công việc của Chúa ở đây. Tôi không biết tương lai sẽ ra sao? Không biết tôi còn cầm cự đến bao giờ. Đó là việc của Chúa. Tôi chỉ biết từng ngày làm công việc của người phục vụ Người và con của Người!”
Chúng tôi còn ghé lại Lều Cỏ vài lần nữa để chuyển đến anh em những món quà gói ghém chân tình của Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ giáo xứ Chí Hoà. Trong chuyến công tác chở cỏ xanh xuống phủ những mảnh đất hoang khô cằn cho anh em hít thở được lá phổi xanh sạch, một người anh em bắt gặp một ông lão nằm ngất đi gần Nhà Cỏ. Anh em đem ông cụ 70 tuổi tứ cố vô thân về chăm sóc lo lắng phần xác phần hồn cho ông cụ như một người thân trong gia đình của mình. Ông cụ nằm xuống vào chính ngày anh em lên làm chứng ở nhà thờ Chí Hoà. Đêm hôm đó anh em đưa ông về một trại hòm ở thành phố, thức suốt đêm canh xác và cầu nguyện cho ông. Sáng hôm sau tôi được mời đến dâng Thánh Lễ an táng cho ông ở trại hòm. Hình ảnh tôi xúc động nhất là ông cụ 70 bị con cháu bỏ rơi năm lây lất ở vệ đường đã được chính những người cũng tứ cố vô thân như ông đem về chăm sóc. Rồi khi ông nằm xuống cũng chỉ có những con người du thủ du thực đó cùng với các bạn trong Đội Quân Ao Xanh đứng chung quanh chiếc quan tài dự lễ cầu nguyện cho ông, đưa ông đi thiêu, rồi đưa hài cốt về Nhà Cỏ cho ông có nơi an nghỉ cuối cùng. Lòng Thương Xót Chúa không bỏ rơi những con người bị thế gian ruồng rẫy. Chỉ có con người từ bỏ Thiên Chúa, chứ Thiên Chúa không và không bao giờ chối bỏ con mình. Những người con hoang đàng một thời trai trẻ lao đầu tìm cảm giác lạ, rồi một ngày họ sẽ lại quay về bên người cha thân yêu, nhân hậu, với trái tim rực lửa ấm áp đang đợi chờ. Anh chính là tia sáng, ngọn đuốc, mà Thiên Chúa gửi đến cho những anh em một thời đi hoang trong Nhà Cỏ tìm về nẻo chính đường ngay để lãnh nhận ơn Cứu Độ.
Những chuyến công tác xã hội Mùa Hè 2008
Sau những chuyến công tác xã hội liên lỉ tử tỉnh này đến tỉnh kia của Nhóm Phục Vụ (được gọi tên là ‘Đội Quân Ao Xanh”), một ngày hè trung tuần tháng 7, tôi cho các em đi tham quan Thánh Thất Cao Đài Tây Ninh. Khi đến Củ Chi, thấy trời còn sớm, tôi đề nghị các em ghé thăm Trung Tâm Mai Hoà, trước khi tiếp tục đi Tây Ninh.
Rời Trung Tâm Mai Hòa, chúng tôi hỏi thăm đường đến mái ấm Lều Cỏ ở Bình Mỹ-Củ Chi. Một anh bạn cùng Dòng đã giới thiệu cho tôi về mái ấm này. Tất cả nhà cửa ở đây đều lợp bằng cỏ tranh, chính vì thế mà nó có tên là Nhà Cỏ! Hôm nay tôi chỉ muốn đi tiền trạm cho chuyến công tác sắp tới. Mái ấm này nằm trong diện “nhà không số, phố không tên” cho nên tìm đường đến đó không dễ chút nào. Kiên nhẫn hỏi thăm từng chút, cuối cùng chúng tôi cũng đến được nơi mình muốn. Đường vào mái ấm chỉ có thể đi bộ hoặc xe hai bánh. Tôi nghe nói có phái đoàn khách nước ngoài ghé thăm đã phải xuống xe xắn quần lội bộ xách vào từng thùng mì, gạo, sữa hay những tặng phẩm khác qua con đường ruộng gập gềnh khúc khuỷu. Đây là nơi an dưỡng cho những anh chị em cai nghiện xì ke và nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV, thế mà cổng vào chỉ là mấy cây tre được dựng lên đan xen vào nhau. Chung quanh không có tường rào, không có hàng dây kẽm gai với dàn bảo vệ lạnh lùng như những trung tâm cai nghiện khác. Khung cảnh thật hoang sơ, giản dị như một túp lều của người dân vùng quê nằm trong khu vườn hoang. Điểm đầu tiên đập vào mắt chúng tôi không phải là văn phòng tiếp nhận hay bàn giấy làm thủ tục nhập trại, nhưng là tượng đài Đức Mẹ dưới mái nhà tranh ngay trước một ngôi nhà nguyện nhỏ bé đơn sơ. Do đó, người đầu tiên mà khách tham quan hay thân nhân của bệnh nhân được gặp gỡ không ai khác chính là Chúa Giêsu. Tấm hình Lòng Thương Xót Chúa Giêsu ngay chính giữa nhà nguyện đã nói lên điều đó. Dưới chân tấm hình là những hài cốt của anh chị em bệnh nhân ở đây. Một anh bạn đang làm cỏ trước nhà nguyện cho biết: “Dường như tháng nào cũng có người ra đi vĩnh viễn, có khi mỗi tuần một em. Trước thấy cũng sợ, nhưng sau này được nhận biết Chúa, tin vào Chúa thì không còn hãi nữa, vì biết rằng mình đi về đâu sau cõi đời này. Chúng tôi tin Lòng Thương Xót Chúa không bỏ rơi anh em chúng tôi như những người thế gian”
Anh Ngọc, “chủ nhân” của Nhà Cỏ ra tiếp chúng tôi là một người trung niên đi chân đất với hàng ria mép và nụ cười thật đôn hậu. Anh dắt chúng tôi vào căn lều chính, nơi đó hơn 20 anh chị em đang nằm xếp lớp. Mỗi người một cái giường xếp, trên đầu treo túi quần áo. Dưới giường là đôi dép. Tất cả chỉ có thế! Mà thực ra những anh chị em ở đây còn cần gì nữa? Mạng sống họ còn không giữ được nữa mà. Những gì họ có đã bay theo trong cơn nghiện ngập để bây giờ dính căn bệnh thế kỷ chỉ còn một thân một mình nằm chờ chết! Thế nhưng những con người bị xã hội xa lánh đó, thì chính tại Lều Cỏ này họ được yêu thương chăm sóc như những thành viên trong một gia đình. Điều mà những người bệnh ở đây cần và rất cần, là sự chăm sóc tinh thần, là tình yêu thương và sự cảm thông chia sẻ. Chính vì vậy anh Ngọc mời chúng tôi chia ra mỗi người đến từng giường để thăm hỏi chuyện trò với anh em hầu xoá đi khoảng cách mặc cảm bị “phân biệt đối xử” nơi những người mắc căn bệnh này. Vẻ e ngại ban đầu tan biến dần, “Đội Quân Ao Xanh” như những cánh chim xà xuống từng giường chắt chiu từng cọng rơm yêu thương để thắp lên ngọn lửa yêu thương nơi những mảnh hồn tàn úa. Những câu chuyện đời được bộc bạch. Lời tâm sự nhỏ to được sẻ chia. Quá khứ ăn chơi lẫy lừng được dựng lại. Không ngại ngần để người bệnh khỏi ngần ngại, những cánh chim xanh đó đã nắm lấy những cánh tay gầy guộc, đã vuốt lại mái tóc rối bời, đã ôm lấy thân hình mảnh mai, đã truyền hơi ấm, đã khơi lên ngọn lửa hy vọng. Họ, người khoẻ và người bệnh đã nối được nhịp cầu cảm thông. Những cánh chim trong “đội quân áo xanh” đã học được, đã nhận được nhiều điều từ chính những anh chị em đang “tuyệt vọng mà vẫn một niềm cậy trông” này!
Sau giờ “giao lưu trực tuyến” trên giường bệnh, anh Ngọc đưa chúng tôi ra lều sinh hoạt để chia sẻ về quá trình thành lập Mái Am Nhà Cỏ. Cơ duyên đưa anh đến với những người bệnh là vào năm 1995 khi anh đi về một vùng kinh tế mới. Vị mục tử ở đây than thở với anh về những người bệnh nghèo khổ không được ai chăm sóc. Lòng mến thúc giục anh xăn tay áo vào làm việc đó. Đến khi trở về thành phố, thấy có những anh chị em dính HIV bị bỏ rơi nằm lây lất gầm cầu xó chợ không được trung tâm nào tiếp nhận. Như Mẹ Têrêsa, anh cũng mong muốn những anh chị em này cuối cuộc đời được ra đi trong vòng tay yêu thương của đồng loại, nhất là được đón nhận Lòng Thương Xót của Chúa để được cứu độ. Những bức xúc đó thôi thúc anh tìm kiếm không ngừng, và anh đã gặp được một bác sĩ cùng một chí hướng như thế. Tới giờ của Chúa thì Ngài sẽ ra tay. Cách đây 5 năm, một người Công Giáo tốt bụng đã giao miếng đất này cho hai anh em. Tại đây anh dựng những lều cỏ đơn xơ, là nơi dừng chân an dưỡng cho những những con người dính vào xìke và HIV không còn chỗ trú thân. Người bạn bác sĩ phải làm việc ở thành phố, lo chạy thuốc men cho anh em. Anh một mình trụ ở đây kiêm nhiệm mọi việc, vừa làm cha, vừa làm mẹ. Anh phải gánh trọng trách từ làm bếp cho đến y tá, từ người làm vườn cho đến tài xế, từ người lo chạy cơm gạo vật chất cho đến người chăm sóc nuôi dưỡng cung cấp món ăn tinh thần cho anh chị em.
Phương tiện di chuyển của anh và những bệnh nhân là chiếc xe Charly, loại xe thấp nhỏ, dành cho phái nữ. Anh đã chế biến nó thành “xe cứu thương” với bánh xe sơ-cua phía tay lái và cái yên xe dài gần một mét để có thể chở 3 người bệnh từ Củ Chi về thành phố tiêm thuốc. Anh mỉm cười khi đứng chụp hình chung với chúng tôi cạnh chiếc xe “đặc chủng”: “Coi vậy chứ mà chiếc xe này rất thuận lợi. Nó thấp và êm cho nên anh em bệnh ngồi đỡ bị xóc. Xe 4 bánh đâu có đường vào đây chở bệnh nhân được. Chỉ có xe này chạy đường ruộng dễ dàng, và ít bị giao thông thổi vì chở bốn!” Có những lần anh biến nó thành xe “chở xác”. Khi có anh em nào qua đời, chờ lúc đêm về, anh cột xác chết sau lưng chở về trại hòm nào đó xin cái hòm từ thiện để quàng đỡ, hôm sau đưa người đó đi thiêu, rồi đem cốt về để trong nhà nguyện.
Chúng tôi tự hỏi không biết anh tìm đâu nguồn tài trợ để chăm lo cho hơn 20 người bệnh này. Anh chỉ lên tấm hình Lòng Chúa Thương Xót và nói rất tự tin: “Có Chúa lo cho chúng con. Chúa chăm nuôi từng bữa cha ạ! Chúng con không muốn nhận tổ chức hay cá nhân nào làm nhà tài trợ chính thức để anh em biết sống tinh thần hoàn toàn phó thác vào Chúa quan phòng. Chúng con không muốn bị lệ thuộc vào nhà tài trợ nào ở trần gian, mà để Chúa nuôi ăn từng bữa. Kỳ diệu lắm cha ạ. Nay có người đem gạo, mai có người đem rau. Có gì ăn nấy. Đôi khi ăn mì cả tuần mà vẫn khoẻ!”
Những anh em bước đầu đến sống nơi đây hầu hết là không có Đạo, hoặc đã bỏ Đạo từ lâu. Thế mà sau một thời gian ở trong Lều Cỏ, họ đã cảm nhận được Lòng Thương Xót Chúa. Những đứa con hoang đàng đã quay trở về. Người lầm lạc đã tìm ra chính lộ. Những giọt nước mắt thống hối ăn năn đã làm mềm lòng những tâm hồn chai cứng vì đá sỏi cuộc đời. Có dịp ăn cơm chung với họ ta sẽ thấy xúc động khi những cánh tay bệnh hoạn run run đưa lên làm dấu Thánh Giá cầu nguyện trước và sau bữa ăn. Mỗi ngày anh em quây quần trong nhà nguyện nhỏ bé lầnhạt Mân Côi, đọc Lời Chúa, suy niệm, chia sẻ cầu nguyện với nhau bằng những lời kinh thật đơn sơ mộc mạc. Họ chẳng có những tư tưởng cao siêu, không có lời kinh trừu tượng trau chuốt. Ay thế mà sức mạnh của Lời Chúa và cầu nguyện đã hạ nhiệt được những cơn thèm thuốc, giúp họ thêm niềm lạc quan vui sống. Trong buổi cầu nguyện chiều thứ năm đầu tháng 8 vừa qua ở nhà thờ Chí Hoà, những anh em Nhà Cỏ được mời lên làm chứng đã làm nhiều tâm hồn người tham dự thổn thức, xúc động. Anh T. một người gia đình Phật Giáo gộc đã xác tín: “Chính Chúa đã cứu tôi. Khi vào Nhà Cỏ, tôi như người sống dở chết dở, những đứa bạn ăn chơi cùng thời với tôi đã về chầu ông bà hết rồi. Thế mà đến hôm nay tôi vẫn sống. Chính trong Nhà Cỏ mà tôi có được niềm tin và sự trông cậy vào Chúa. Niềm tin ấy đã vực tôi dậy để tôi đứng lên làm chứng cho Lòng Thương Xót của Chúa.” Anh H. là tân tòng, vừa bước vào đại gia đình của Chúa vài tháng qua do anh Ngọc đỡ đầu, tâm sự: "Tôi không hiểu vì sao mình tội lỗi, sa đọa vậy mà Thiên Chúa lại chọn? Trước đây, tôi không biết Chúa là ai, cuộc đời mình tương lai ra sao khi vướng phải căn bệnh thế kỷ này. Vậy nhưng, giờ đây, tôi đọc Phúc Am hằng ngày, chiêm nghiệm và khắc cốt ghi tâm những đoạn yêu thích." Bạn M. chia sẻ tiếp: “Tôi đã từng một thời ăn chơi. Khi tôi còn tiền của thì có mọi thứ. Khi hết tiền, ngã bệnh thì người yêu cũng bỏ, bạn bè xa lánh, gia đình ruồng rẫy. Giờ đây tôi mất tất cả, nhưng tôi có Chúa, và tôi bám chặt lấy Chúa nên chẳng còn thấy cô đơn buồn chán như xưa nữa.”
Ở đây họ sống một cuộc đời thầm lặng, khó nghèo. Sức lực họ không còn như thời trai trẻ nữa cho nên có đất mà cũng không thể canh tác gì được. Người phụ trách ở đây lựa chọn một cuộc sống thầm lặng để yêu thương và phục vụ những con người là hình ảnh Thiên Chúa. Tất cả những việc anh làm ở Lều Cỏ đều là lòng cảm tạ Chúa, để cho Thiên Chúa được tôn vinh. Anh Ngọc và anh em ở đây sống âm thầm, khép kín, không muốn phương tiện truyền thông biết đến, không muốn quảng bá nhằm tìm nhà tài trợ. Tôi hỏi tại sao, anh cho biết: “Có một vài đơn vị đến nhận tài trợ để quảng bá thương hiệu nhưng con từ chối. Ai cho gì chúng con vui nhận, nhưng để nhận một đơn vị hay cá nhân đỡ đầu thì không. Vì chúng con không muốn anh em cậy dựa vào nhà tài trợ rồi nghĩ rằng chính họ nuôi dưỡng anh em mà quên mất sự quan phòng chăm sóc của Cha Trên Trời! Chúng con không có khả năng làm những viên đá đời đời hoặc cây ngọc cành vàng ghi khắc những ân nhân trên đó. Chịu thôi cha ạ!”
Những câu chuyện về Nhà Cỏ đã cuốn hút chúng tôi suốt ngày hôm đó đến mức chúng tôi bỏ luôn ý định đi thăm Thánh Thất Cao Đài, và cũng quên luôn mình…chưa ăn cơm trưa. Có những con người đã dám rời bỏ ánh đèn văn minh thành phố đến chôn vùi tuổi xuân với những bệnh nhân như thế này thì việc hy sinh nhỏ bé đó của chúng tôi có thấm tháp gì? Khi được hỏi động cơ nào níu giữ anh ở lại mảnh đất khô cằn này, anh ôm đàn guitare say sưa hát bài Tín Thác và tâm tình: “Có những đêm khuya, một mình ôm cây đàn ngồi giữa đồng vắng hát nghêu ngao, nhìn về phía xa khu công nghiệp Bình Dương rực rỡ ánh đèn, tôi cũng tự hỏi mình: Tại sao lại tự giam mình ở mảnh đất chết này? Chỉ có mình tôi là người khoẻ duy nhất ở đây sống chung với những người bệnh nan y. Nếu Chúa không gìn giữ thì tôi cũng bị lây nhiễm và ngã quỵ từ lâu rồi. Như vậy là Chính Chúa gìn giữ tôi để tôi làm công việc của Chúa ở đây. Tôi không biết tương lai sẽ ra sao? Không biết tôi còn cầm cự đến bao giờ. Đó là việc của Chúa. Tôi chỉ biết từng ngày làm công việc của người phục vụ Người và con của Người!”
Chúng tôi còn ghé lại Lều Cỏ vài lần nữa để chuyển đến anh em những món quà gói ghém chân tình của Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ giáo xứ Chí Hoà. Trong chuyến công tác chở cỏ xanh xuống phủ những mảnh đất hoang khô cằn cho anh em hít thở được lá phổi xanh sạch, một người anh em bắt gặp một ông lão nằm ngất đi gần Nhà Cỏ. Anh em đem ông cụ 70 tuổi tứ cố vô thân về chăm sóc lo lắng phần xác phần hồn cho ông cụ như một người thân trong gia đình của mình. Ông cụ nằm xuống vào chính ngày anh em lên làm chứng ở nhà thờ Chí Hoà. Đêm hôm đó anh em đưa ông về một trại hòm ở thành phố, thức suốt đêm canh xác và cầu nguyện cho ông. Sáng hôm sau tôi được mời đến dâng Thánh Lễ an táng cho ông ở trại hòm. Hình ảnh tôi xúc động nhất là ông cụ 70 bị con cháu bỏ rơi năm lây lất ở vệ đường đã được chính những người cũng tứ cố vô thân như ông đem về chăm sóc. Rồi khi ông nằm xuống cũng chỉ có những con người du thủ du thực đó cùng với các bạn trong Đội Quân Ao Xanh đứng chung quanh chiếc quan tài dự lễ cầu nguyện cho ông, đưa ông đi thiêu, rồi đưa hài cốt về Nhà Cỏ cho ông có nơi an nghỉ cuối cùng. Lòng Thương Xót Chúa không bỏ rơi những con người bị thế gian ruồng rẫy. Chỉ có con người từ bỏ Thiên Chúa, chứ Thiên Chúa không và không bao giờ chối bỏ con mình. Những người con hoang đàng một thời trai trẻ lao đầu tìm cảm giác lạ, rồi một ngày họ sẽ lại quay về bên người cha thân yêu, nhân hậu, với trái tim rực lửa ấm áp đang đợi chờ. Anh chính là tia sáng, ngọn đuốc, mà Thiên Chúa gửi đến cho những anh em một thời đi hoang trong Nhà Cỏ tìm về nẻo chính đường ngay để lãnh nhận ơn Cứu Độ.
Những chuyến công tác xã hội Mùa Hè 2008
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Linh Muc Đoàn Tổng Giáo Phận Hà Nội: thư Hiệp thông với giáo xứ Thái Hà
Linh Mục Đoàn Hà Nội
05:59 04/09/2008
Thái Hà đang viết lịch sử cho công cuộc đòi sự thật và công lý
Hà Long
06:59 04/09/2008
THÁI HÀ - Sức ép tại Thái Hà ngày càng tăng, đè nặng guồng máy nhà nước, công an tiếp tay gây khủng bố liên hoàn cho giáo dân Thái Hà, nếu công an không hoàn thành tốt "theo lệnh trên" thì họ đứng ngồi không yên. Trực diện với bạo lực của nhà cầm quyền, không hiểu những người giáo dân Thái Hà này vẫn không chùng bước. Trong tay họ chỉ dựa vào một vũ khí duy nhất là đức tin cộng với lời kinh tiếng hát nơi linh địa Đức Bà. Lý tưởng của họ vững mạnh vì muốn công lý được thể hiện trên mảnh đất đã bị tướt đoạt bất hợp pháp. Có lẽ đúng như vậy, thế nên cho bị tuyên truyền bêu xấu, đổ tội, khủng bố bằng hơi cay, ra lệnh bắt bớ…, nhưng người dân vẫn vững vàng như kiềng ba chân. Trong tay họ có một bảo chứng là "sự thật"“ để chống lại nhà cầm quyền, chống lại tham quan, chống lại ôn dịch tham ô hủ hóa.
Ngày 02-9-2008, kỷ niệm 63 năm ngày ông Hồ đọc bản tuyên ngôn, có lẽ mọi người đều hy vọng khi ông ta nêu ra trong bản tuyên ngôn độc lập sau thời kỳ thực dân Pháp đàn áp bóc lột người dân Việt Nam: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng: Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…"
Hơn nửa thế kỷ được hứa hẹn như thế, người dân Việt Nam đang hưởng điều gì trong bản tuyên ngôn độc lập khi nhìn vào các tít báo đưa tin trong ngày qua tại quốc nội, mỗi người chúng ta tự hỏi người dân đen vẫn sống trong khổ cực đen tối hơn 63 năm trước không? Quyền sống và mưu cầu hạnh phúc thật xa vời với họ khi đọc những tin sau:
Tự do, hạnh phúc, ấm no: tấm bánh vẽ đã kéo dài trên 63 năm người dân mãi chưa được hưởng dùng. Đau lòng hơn cho các trẻ em nghèo mơ ước được cắp sách đến trường, thì đó là một điều xa xỉ phẩm không hề với tới.
"Mong sao mọi trẻ em đều được đến trường"
Báo VietNamNet đăng tải bài mới nhất "Mong sao mọi trẻ em đều được đến trường“ ngày 03-9-2008 của tác giả Lê Văn Tiến nói lên mặt trái phũ phàng những gì ông Hồ đã hứa với người dân cách đây 63 năm:
"… Chỉ cần ra khỏi thành phố mươi cây số, chúng ta có thể thấy ngay nhiều cảnh đời đang phải chịu đựng cái nghèo hèn khốn khó ở mức nào. Thậm chí là ngay giữa thủ đô hay Thành phố Hồ Chí Minh thì chúng ta cũng bắt gặp không ít những hoàn cảnh nghèo khó đến thảm hại. Giữa thành phố du lịch nổi tiếng nên thơ dịu dàng, thành phố Huế mộng mơ, nhưng cũng có không ít cảnh đời nghèo khó đến mức nhiều người giàu không thể tưởng tượng ra nổi. Nhiều bài báo đã viết về những học sinh sinh viên giỏi đã sống và học tập vươn lên từ những gánh hàng rong của những người mẹ nghèo khó cơ cực nơi đây như chúng ta đã biết…"
Lê Văn Tiến nhìn rõ sự phân hóa xã hội, có thể nói giàu nghèo phân cách to lớn và tạo nên một giới trưởng giả như thời Tây:
"Tiếc rằng, trong xã hội ngày càng phát triển và thịnh vượng của Việt Nam chúng ta ngày nay, vẫn có rất nhiều những người lớn lên trong các gia đình giàu có không hề biết rằng xung quanh họ đang có rất nhiều những người cùng trang lứa sống trong cảnh nghèo khó. Con cái nhà giàu không những được ăn ngon mặc đẹp mà còn được học hành ở trường của “Tây”, đi xe “Tây” nên suy nghĩ của họ cũng “Tây” đến mức quên cả người nghèo, thậm chí là họ không biết mình đang rất rất sung sướng so với người nghèo. Vì vậy nên họ đã sinh ra lắm trò, lắm ngón trong việc ăn chơi nhảy múa đến mức trác táng, truỵ lạc và vẫn nghĩ rằng mình đang khổ lắm!"
Nhức nhối với cảnh nghèo và chỉ bấu víu vào chủ chương „bán lao động“ cho ngoại nhân tìm hướng giải quyết có một không hai của nhà nước VN qua lời kể của Lê Văn Tiến:
"Hiện nay, chúng ta còn rất nhiều người nghèo và dưới cả mức nghèo ở khắp các tỉnh thành phố. Chúng ta có thể kêu gọi quyên góp dăm chục, một trăm hay cái quần, tấm áo từ những cá nhân có lòng từ bi thánh thiện để giúp những người nghèo khó. Nhưng đó chỉ là con cá. Người nghèo cần lắm một cái cần câu để họ có thể tự mưu sinh bằng cái cần câu đó chứ họ không thể sống mãi vào lòng thương hại của mọi người được.
Tôi cũng như những người đi xuất khẩu lao động khác cũng rất rất nghèo. Đảng và Nhà nước đã có chính sách xoá đói giảm nghèo cho một bộ phận người nghèo bằng việc cho xuất khẩu lao động. Đó là một đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tiếc rằng, các cơ quan chức năng lại chưa thực hiện các chính sách này một cách nghiêm túc và triệt để kịp thời. Thậm chí một số cán bộ công nhân viên chức của các cơ quan này còn vô trách nhiệm với công việc, thậm chí là vô cảm với người dân nghèo, vô tình vô tâm với cái nghèo của dân tộc."
Lê Văn Tiến cảm nghiệm tình người, lòng nhân ái của nhà cầm quyền đã hoàn toàn biến mất:
"Vấn đề cốt lõi ở đây là người dân, đặc biệt là người dân nghèo, từ trẻ em tới người già, rất cần những chính sách thiết thực và những hành động kịp thời từ các cơ quan ban ngành chức năng các cấp. Đặc biệt người dân nghèo rất cần những người đứng đầu các cơ quan ban ngành này có trách nhiệm với công việc, có một chút tâm, chút tình với người nghèo.
Qua những cụôc thanh tra kiểm tra, năm nào chúng ta phát hiện ra nhiều công trình, nhiều dự án “có vấn đề” với hàng trăm, hàng ngàn vụ sai phạm, tiêu cực, tham nhũng mỗi năm, từ lãng phí thất thoát tiền triệu đến hàng trăm triệu và tới hàng ngàn tỷ đồng và hơn thế nữa. Những công trình, dự án đó nếu nhận được sự quan tâm thích hợp của cơ quan ban ngành các cấp, đặc biệt là những người đứng đầu các cơ quan ban ngành đó thì chúng ta có thể tiết kiệm được mỗi năm “vài ngàn tỷ” đồng!"
Cuối cùng một ước mơ nhỏ bé của Lê Văn Tiến, có lẽ cũng là giấc mơ của cả dân tộc VN sau 63 năm độc lập:
"Khó như đánh giặc ngoại xâm, chúng nó hùng mạnh, ngoan cường và xảo quyệt như vậy mà chúng ta còn đánh được. Huống chi vài chuyện trẻ em không được đến trường, xây đường xây cầu cho con em đến trường để mỗi năm đỡ đi những em bị chết đuối, bị tai nạn giao thông chúng ta lại không làm được?" (trích từ VietNamNet của tác giả Lê Văn Tiến).
Tác giả Lê Văn Tiến nhìn rõ được hiện trạng nghèo, đói, khổ của đa số người dân Việt Nam và tả rõ giai cấp mới của các tham quan nhà nước, được gọi bằng danh từ mới "tư bản đỏ“. Từ một khía cạnh xã hội độc quyền ngày nay, người dân nhìn thấy họ là lớp người đầy giã tâm hơn thực dân Pháp ngày xưa.
Trở lại vấn đề Thái Hà, mỗi người có một nhận thức riêng biệt. Trong hoàn cảnh trên đe dưới dùi cui điện cộng với báo đài xuyên tạc sự thật, không hiểu người dân Thái Hà có điên hay không khi dám chống lại chính quyền. Chắc chắn họ có một ước mơ cao cả như tác giả Lê Văn Tiến đã gợi lên vì công bằng xã hội, muốn đạt đến tự do, ấm no hạnh phúc. Tuy nhiên điều ấy không được phép nằm trong tay dân nghèo, đúng ra đó là những món quà hiếm quý đang ngự trị nơi 3 triệu đảng viên cộng sản Việt Nam và tập đoàn mafia hủ hóa của họ.
Người dân Việt Nam phấn đấu hơn nửa thế kỷ qua để mong muốn đất nước trở thành một xã hội công bằng văn minh như tuyên ngôn độc lập hứa hẹn: „Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.“ Nhưng 63 năm cơ đồ đất nước bị dày xéo, bị tuyên truyền sai lại, bị trả bằng giá máu và mạng sống của bao nhiêu người dân lành 2 miền Nam Bắc vẫn chưa thấy tương lai ló dạng. Đau khổ hơn khi nhìn thấy nhiều em bé thơ đến ngày nay vẫn không có cơ hội được đi đến trường học, những bệnh nhân nghèo đang nằm chờ chết, những người đòi công lý tại Thái Hà bị đàn áp dã man…
Thế giới tự do đang nhìn vào Việt Nam
Thế giới đang chú ý về Việt Nam, mới đây ngày 25-8-2008 qua việc điều trần của Ủy Ban Hoa Kỳ đặc trách vấn đề tự do tôn giáo quốc tế với phúc trình có tựa đề ‘Trọng Ðiểm Chính Sách về Việt Nam’. Ủy Ban kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặt Việt Nam trở lại vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt theo các điều khoản đề ra trong đạo luật về tự do tôn giáo quốc tế được thông qua năm 1998 (theo VOA).
Nếu không có biến cố bất thường nào thì trong tháng 9-2008 thượng viện Hoa Kỳ sẽ thảo luận và biểu quyết văn bản có sửa đổi của Dự Luật HR 3096 (H.R. 3096: Vietnam Human Rights Act of 2007), được gọi là Dự Luật Nhân Quyền 2007 cho Việt Nam, đã được hạ viện Mỹ thông qua với đa số phiếu thuận vào ngày 18-9-2007. Hoa Kỳ chủ trương hợp tác với VN, nhưng đặt trên căn bản có thuận lợi cho tự do tôn giáo, tự do nhân quyền tại Việt Nam.
Đồng thời cùng ngày, 25-8-2008 tại trụ sở của Quốc Hội Châu Âu ở Brussel, Vương quốc Bỉ, Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu tổ chức cuộc Điều trần về nhân quyền tại ba nước Cam Bốt, Lào và Việt Nam. Dân biểu Charles Tannock trả lời phỏng vấn: “Khi tôi nghe ông Đại sứ Việt Nam nói đến việc ‘xây dựng dân chủ trong nước ông’, tôi liền nhớ tới một câu cách ngôn của nước Anh thời xưa, rằng nhà ngoại giao là kẻ được gửi ra nước ngoài để nói dối cho xứ sở của hắn. Bởi vì nói cho rõ, dù nước Việt Nam là gì đi nữa, thì có thể đang có thành công về kinh tế, nhưng còn lâu mới là một nước dân chủ tự do.» (Ỷ Lan, phóng viên Đài Á Châu Tự do tại Quốc Hội Châu Âu).
Vài ngày sau, sau việc điều trần của Hoa Kỳ và Quốc Hội Âu Châu thế giới càng thấy tỏ tường với các bằng chứng bạo lực tại Thái Hà. Chỉ sau vài giờ công an đến tống giam những người cầu nguyện vào ngày 28-8-2008 thì vị đại diện Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông Christian Marchant đã đến cấp tốc vào buổi trưa để tìm hiểu và nghe nơi hiện trường linh địa Đức Bà. Điều này rõ ràng cho thấy Hoa Kỳ luôn quan tâm đến tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam không ngờ báo chí thế giới đăng tải tin thường xuyên quá nhiều sự thật xảy ra rất bất lợi cho chính quyền về các sự kiện Thái Hà. Từ tiếng Anh, Pháp, Ý, Đức, Hòa Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tầu… thế giới được biết tin nóng bỏng về Thái Hà qua các hãng tin quốc tế AFP, Reuters, AP, Zenit, AsiaNews, Catholic News Agency, Eglises d'Asie, Independent Catholic News, Macau Daily Times...
Một sự thật hiển nhiên các hãng tin quốc tế phát tin đi đều trái ngược và đánh đổ các biện luận xảo trá của Việt Nam được đưa ra qua hệ thống độc quyền truyền hình, truyền thanh, báo Hà Nội Mới… Ai vào trang Google chỉ tìm chữ Thai Ha thì có thể kiểm chứng điều này.
Cho dù qua thông tin dối trá, lừa bịp của nhà nước trong thời gian qua, nhưng đâu đó chính nhờ công cụ tuyên truyền một chiều này làm cho người dân Việt Nam tò mò thêm hơn để tự mình khám phá ra sự thật về Thái Hà. Nhà nước cộng sản Việt Nam đang đi sai một thế cờ rất quan trọng.
Có ai nghĩ rằng «Mùa Hè Thái Hà 2008» có thể thay thế cho cụm từ «Mùa Xuân Prag 1968» không? Từ cuộc nổi dậy Mùa Xuân Prag 1968 (mặc dù bị đàn áp và bị triệt tiêu), nhiều sử gia nhận định nhờ vào Mùa Xuân Prag 1968, sau 20 năm toàn thể khối cộng sản Đông Âu sụp đổ không tốn một giọt máu vào năm 1989. Từ đó khối Đông Âu được xây dựng bằng nền dân chủ tự do và đồng thời khai tử mau chóng chủ nghĩa cộng sản tại đây.
Thái Hà đang viết lịch sử cho công cuộc đòi sự thật và công lý.
Ngày 02-9-2008, kỷ niệm 63 năm ngày ông Hồ đọc bản tuyên ngôn, có lẽ mọi người đều hy vọng khi ông ta nêu ra trong bản tuyên ngôn độc lập sau thời kỳ thực dân Pháp đàn áp bóc lột người dân Việt Nam: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng: Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…"
Hơn nửa thế kỷ được hứa hẹn như thế, người dân Việt Nam đang hưởng điều gì trong bản tuyên ngôn độc lập khi nhìn vào các tít báo đưa tin trong ngày qua tại quốc nội, mỗi người chúng ta tự hỏi người dân đen vẫn sống trong khổ cực đen tối hơn 63 năm trước không? Quyền sống và mưu cầu hạnh phúc thật xa vời với họ khi đọc những tin sau:
- - Bắt đi làm ngày lễ (2-9-2008), hàng trăm công nhân đình công (báo SGGP và VnExpress)
- - "Bèo" như... lương giáo viên mầm non! (VietNamNet)
- - TP HCM: 25.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” (Người lao động)
- - Ra quân tháng an toàn giao thông: Phạt “mỏi tay” (báo HNMO)
- - TP.HCM: Thủ tục hành chính vẫn "hành" dân (VietNamNet)
- - Đi công chứng: Không bị “hành”, không yên tâm! (DanTri)
- - Dân tái định cư khổ vì "giấy đỏ" (VietNamNet)
- - Tai hoạ đang rình rập đổ xuống đầu học sinh trường tiểu học An Phú (HNMO)
- - Nhiều người lớn lẫn trẻ con đang chờ chết vì quá nghèo (Tiền phong)
- - Các trường ĐH, CĐ mới thành lập: Thiếu thầy, thiếu đất... (HNMO)
- - Phụ huynh méo mặt vì các khoản "tự nguyện" (VnMedia)
- - Sách dạy nghề cho nông dân: Lãng phí và nhiều sai sót... (VietNamNet)
- - Điều chưa từng thấy trong lịch sử giáo dục trong và ngoài nước: đính chính những sai sót trong nội dung sách giáo khoa phổ thông từ lớp 1 – 12 (Tuổi Trẻ)
- - ĐH ngoài công lập: Chóng mặt với học phí (Tuổi Trẻ)
- - Mong sao mọi trẻ em đều được đến trường (VietNamNet)
Tự do, hạnh phúc, ấm no: tấm bánh vẽ đã kéo dài trên 63 năm người dân mãi chưa được hưởng dùng. Đau lòng hơn cho các trẻ em nghèo mơ ước được cắp sách đến trường, thì đó là một điều xa xỉ phẩm không hề với tới.
"Mong sao mọi trẻ em đều được đến trường"
Báo VietNamNet đăng tải bài mới nhất "Mong sao mọi trẻ em đều được đến trường“ ngày 03-9-2008 của tác giả Lê Văn Tiến nói lên mặt trái phũ phàng những gì ông Hồ đã hứa với người dân cách đây 63 năm:
"… Chỉ cần ra khỏi thành phố mươi cây số, chúng ta có thể thấy ngay nhiều cảnh đời đang phải chịu đựng cái nghèo hèn khốn khó ở mức nào. Thậm chí là ngay giữa thủ đô hay Thành phố Hồ Chí Minh thì chúng ta cũng bắt gặp không ít những hoàn cảnh nghèo khó đến thảm hại. Giữa thành phố du lịch nổi tiếng nên thơ dịu dàng, thành phố Huế mộng mơ, nhưng cũng có không ít cảnh đời nghèo khó đến mức nhiều người giàu không thể tưởng tượng ra nổi. Nhiều bài báo đã viết về những học sinh sinh viên giỏi đã sống và học tập vươn lên từ những gánh hàng rong của những người mẹ nghèo khó cơ cực nơi đây như chúng ta đã biết…"
Lê Văn Tiến nhìn rõ sự phân hóa xã hội, có thể nói giàu nghèo phân cách to lớn và tạo nên một giới trưởng giả như thời Tây:
"Tiếc rằng, trong xã hội ngày càng phát triển và thịnh vượng của Việt Nam chúng ta ngày nay, vẫn có rất nhiều những người lớn lên trong các gia đình giàu có không hề biết rằng xung quanh họ đang có rất nhiều những người cùng trang lứa sống trong cảnh nghèo khó. Con cái nhà giàu không những được ăn ngon mặc đẹp mà còn được học hành ở trường của “Tây”, đi xe “Tây” nên suy nghĩ của họ cũng “Tây” đến mức quên cả người nghèo, thậm chí là họ không biết mình đang rất rất sung sướng so với người nghèo. Vì vậy nên họ đã sinh ra lắm trò, lắm ngón trong việc ăn chơi nhảy múa đến mức trác táng, truỵ lạc và vẫn nghĩ rằng mình đang khổ lắm!"
Nhức nhối với cảnh nghèo và chỉ bấu víu vào chủ chương „bán lao động“ cho ngoại nhân tìm hướng giải quyết có một không hai của nhà nước VN qua lời kể của Lê Văn Tiến:
"Hiện nay, chúng ta còn rất nhiều người nghèo và dưới cả mức nghèo ở khắp các tỉnh thành phố. Chúng ta có thể kêu gọi quyên góp dăm chục, một trăm hay cái quần, tấm áo từ những cá nhân có lòng từ bi thánh thiện để giúp những người nghèo khó. Nhưng đó chỉ là con cá. Người nghèo cần lắm một cái cần câu để họ có thể tự mưu sinh bằng cái cần câu đó chứ họ không thể sống mãi vào lòng thương hại của mọi người được.
Tôi cũng như những người đi xuất khẩu lao động khác cũng rất rất nghèo. Đảng và Nhà nước đã có chính sách xoá đói giảm nghèo cho một bộ phận người nghèo bằng việc cho xuất khẩu lao động. Đó là một đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tiếc rằng, các cơ quan chức năng lại chưa thực hiện các chính sách này một cách nghiêm túc và triệt để kịp thời. Thậm chí một số cán bộ công nhân viên chức của các cơ quan này còn vô trách nhiệm với công việc, thậm chí là vô cảm với người dân nghèo, vô tình vô tâm với cái nghèo của dân tộc."
Lê Văn Tiến cảm nghiệm tình người, lòng nhân ái của nhà cầm quyền đã hoàn toàn biến mất:
"Vấn đề cốt lõi ở đây là người dân, đặc biệt là người dân nghèo, từ trẻ em tới người già, rất cần những chính sách thiết thực và những hành động kịp thời từ các cơ quan ban ngành chức năng các cấp. Đặc biệt người dân nghèo rất cần những người đứng đầu các cơ quan ban ngành này có trách nhiệm với công việc, có một chút tâm, chút tình với người nghèo.
Qua những cụôc thanh tra kiểm tra, năm nào chúng ta phát hiện ra nhiều công trình, nhiều dự án “có vấn đề” với hàng trăm, hàng ngàn vụ sai phạm, tiêu cực, tham nhũng mỗi năm, từ lãng phí thất thoát tiền triệu đến hàng trăm triệu và tới hàng ngàn tỷ đồng và hơn thế nữa. Những công trình, dự án đó nếu nhận được sự quan tâm thích hợp của cơ quan ban ngành các cấp, đặc biệt là những người đứng đầu các cơ quan ban ngành đó thì chúng ta có thể tiết kiệm được mỗi năm “vài ngàn tỷ” đồng!"
Cuối cùng một ước mơ nhỏ bé của Lê Văn Tiến, có lẽ cũng là giấc mơ của cả dân tộc VN sau 63 năm độc lập:
"Khó như đánh giặc ngoại xâm, chúng nó hùng mạnh, ngoan cường và xảo quyệt như vậy mà chúng ta còn đánh được. Huống chi vài chuyện trẻ em không được đến trường, xây đường xây cầu cho con em đến trường để mỗi năm đỡ đi những em bị chết đuối, bị tai nạn giao thông chúng ta lại không làm được?" (trích từ VietNamNet của tác giả Lê Văn Tiến).
Tác giả Lê Văn Tiến nhìn rõ được hiện trạng nghèo, đói, khổ của đa số người dân Việt Nam và tả rõ giai cấp mới của các tham quan nhà nước, được gọi bằng danh từ mới "tư bản đỏ“. Từ một khía cạnh xã hội độc quyền ngày nay, người dân nhìn thấy họ là lớp người đầy giã tâm hơn thực dân Pháp ngày xưa.
Trở lại vấn đề Thái Hà, mỗi người có một nhận thức riêng biệt. Trong hoàn cảnh trên đe dưới dùi cui điện cộng với báo đài xuyên tạc sự thật, không hiểu người dân Thái Hà có điên hay không khi dám chống lại chính quyền. Chắc chắn họ có một ước mơ cao cả như tác giả Lê Văn Tiến đã gợi lên vì công bằng xã hội, muốn đạt đến tự do, ấm no hạnh phúc. Tuy nhiên điều ấy không được phép nằm trong tay dân nghèo, đúng ra đó là những món quà hiếm quý đang ngự trị nơi 3 triệu đảng viên cộng sản Việt Nam và tập đoàn mafia hủ hóa của họ.
Người dân Việt Nam phấn đấu hơn nửa thế kỷ qua để mong muốn đất nước trở thành một xã hội công bằng văn minh như tuyên ngôn độc lập hứa hẹn: „Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.“ Nhưng 63 năm cơ đồ đất nước bị dày xéo, bị tuyên truyền sai lại, bị trả bằng giá máu và mạng sống của bao nhiêu người dân lành 2 miền Nam Bắc vẫn chưa thấy tương lai ló dạng. Đau khổ hơn khi nhìn thấy nhiều em bé thơ đến ngày nay vẫn không có cơ hội được đi đến trường học, những bệnh nhân nghèo đang nằm chờ chết, những người đòi công lý tại Thái Hà bị đàn áp dã man…
Thế giới tự do đang nhìn vào Việt Nam
Thế giới đang chú ý về Việt Nam, mới đây ngày 25-8-2008 qua việc điều trần của Ủy Ban Hoa Kỳ đặc trách vấn đề tự do tôn giáo quốc tế với phúc trình có tựa đề ‘Trọng Ðiểm Chính Sách về Việt Nam’. Ủy Ban kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặt Việt Nam trở lại vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt theo các điều khoản đề ra trong đạo luật về tự do tôn giáo quốc tế được thông qua năm 1998 (theo VOA).
Nếu không có biến cố bất thường nào thì trong tháng 9-2008 thượng viện Hoa Kỳ sẽ thảo luận và biểu quyết văn bản có sửa đổi của Dự Luật HR 3096 (H.R. 3096: Vietnam Human Rights Act of 2007), được gọi là Dự Luật Nhân Quyền 2007 cho Việt Nam, đã được hạ viện Mỹ thông qua với đa số phiếu thuận vào ngày 18-9-2007. Hoa Kỳ chủ trương hợp tác với VN, nhưng đặt trên căn bản có thuận lợi cho tự do tôn giáo, tự do nhân quyền tại Việt Nam.
Đồng thời cùng ngày, 25-8-2008 tại trụ sở của Quốc Hội Châu Âu ở Brussel, Vương quốc Bỉ, Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu tổ chức cuộc Điều trần về nhân quyền tại ba nước Cam Bốt, Lào và Việt Nam. Dân biểu Charles Tannock trả lời phỏng vấn: “Khi tôi nghe ông Đại sứ Việt Nam nói đến việc ‘xây dựng dân chủ trong nước ông’, tôi liền nhớ tới một câu cách ngôn của nước Anh thời xưa, rằng nhà ngoại giao là kẻ được gửi ra nước ngoài để nói dối cho xứ sở của hắn. Bởi vì nói cho rõ, dù nước Việt Nam là gì đi nữa, thì có thể đang có thành công về kinh tế, nhưng còn lâu mới là một nước dân chủ tự do.» (Ỷ Lan, phóng viên Đài Á Châu Tự do tại Quốc Hội Châu Âu).
Vài ngày sau, sau việc điều trần của Hoa Kỳ và Quốc Hội Âu Châu thế giới càng thấy tỏ tường với các bằng chứng bạo lực tại Thái Hà. Chỉ sau vài giờ công an đến tống giam những người cầu nguyện vào ngày 28-8-2008 thì vị đại diện Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông Christian Marchant đã đến cấp tốc vào buổi trưa để tìm hiểu và nghe nơi hiện trường linh địa Đức Bà. Điều này rõ ràng cho thấy Hoa Kỳ luôn quan tâm đến tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam không ngờ báo chí thế giới đăng tải tin thường xuyên quá nhiều sự thật xảy ra rất bất lợi cho chính quyền về các sự kiện Thái Hà. Từ tiếng Anh, Pháp, Ý, Đức, Hòa Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tầu… thế giới được biết tin nóng bỏng về Thái Hà qua các hãng tin quốc tế AFP, Reuters, AP, Zenit, AsiaNews, Catholic News Agency, Eglises d'Asie, Independent Catholic News, Macau Daily Times...
Một sự thật hiển nhiên các hãng tin quốc tế phát tin đi đều trái ngược và đánh đổ các biện luận xảo trá của Việt Nam được đưa ra qua hệ thống độc quyền truyền hình, truyền thanh, báo Hà Nội Mới… Ai vào trang Google chỉ tìm chữ Thai Ha thì có thể kiểm chứng điều này.
Cho dù qua thông tin dối trá, lừa bịp của nhà nước trong thời gian qua, nhưng đâu đó chính nhờ công cụ tuyên truyền một chiều này làm cho người dân Việt Nam tò mò thêm hơn để tự mình khám phá ra sự thật về Thái Hà. Nhà nước cộng sản Việt Nam đang đi sai một thế cờ rất quan trọng.
Có ai nghĩ rằng «Mùa Hè Thái Hà 2008» có thể thay thế cho cụm từ «Mùa Xuân Prag 1968» không? Từ cuộc nổi dậy Mùa Xuân Prag 1968 (mặc dù bị đàn áp và bị triệt tiêu), nhiều sử gia nhận định nhờ vào Mùa Xuân Prag 1968, sau 20 năm toàn thể khối cộng sản Đông Âu sụp đổ không tốn một giọt máu vào năm 1989. Từ đó khối Đông Âu được xây dựng bằng nền dân chủ tự do và đồng thời khai tử mau chóng chủ nghĩa cộng sản tại đây.
Thái Hà đang viết lịch sử cho công cuộc đòi sự thật và công lý.
Wall Street Journal: Đàn áp Thái Hà - Việt Nam phải bị đưa vào danh sách CPC
Nguyễn Việt Nam dịch
08:37 04/09/2008
Trong số báo ra hôm nay 4/9/2008, tờ Wall Street Journal của Hoa Kỳ chuyên mục Á Châu đã nhận định rằng chính quyền của Tổng Thống Bush sẽ đưa Việt Nam vào danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt” xét vì những thành tích bất hảo của nhà cầm quyền Hà Nội liên quan việc vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo một cách rất có hệ thống.
Tờ báo viết như sau:
Cuối tháng này, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ đưa ra phúc trình thường niên về tình trạng tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Những biến cố gần đây tại Việt Nam cho thấy chương nói về nước này chắc chắn, hay chí ít là lẽ ra, sẽ không có gì tích cực.
Trong hai tuần qua, hàng trăm người Công Giáo ở giáo xứ Thái Hà đã liên tục biểu tình đòi trả lại tài sản của giáo xứ đã bị cộng sản chiếm trong thập niên 1960. Giáo xứ hiện nay cần xây một nhà thờ mới để có chỗ cho sự gia tăng giáo dân, cha Mathêu Vũ Khởi Phụng đã cho chúng tôi biết như trên qua đường giây điện thoại. Nhiều anh chị em giáo dân được tường trình là đã bị công an đánh đập dã man khi họ dự các buổi lễ cầu nguyện trong hòa bình. Đây là một phần trong cách thức phản kháng - những hình thức phản kháng mà rồi ra cũng không tránh khỏi bị nhà nước đàn áp - đang được hình thành bởi những người Công Giáo trong khi mưu tìm việc đòi lại những tài sản đã bị chiếm đoạt từ rất lâu.
Người Công Giáo không chỉ là các tín hữu duy nhất phải đối diện với những vấn nạn do nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo gây ra. Cuối tuần qua, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ - một ủy ban độc lập thuộc Tòa Bạch Ốc – đã đưa ra báo cáo mới nhất về Việt Nam. Ủy Ban đã thu thập các tài liệu về hàng loạt các lạm dụng, từ những cuộc tấn công chống lại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, cho tới những việc cấm đoán các tôn giáo bản địa của Việt Nam như Hòa Hảo và Cao Đài. Trong nhiều tỉnh, chính quyền địa phương cấm trẻ em Tin Lành theo học các trường trung học khi viện dẫn các lề luật kinh điển thủ cựu của cộng sản trong đó loại trừ việc giáo dục cho con em các gia đình theo đạo. Các tín hữu của nhiều tôn giáo đôi khi cũng bị buộc phải từ bỏ niềm tin của mình, dù cho chế độ Hà Nội đã hứa chấm dứt tệ nạn này.
Với cách hành xử có hệ thống như thế, Bộ Ngoại Giao có lẽ sẽ đưa Việt Nam trở lại vào danh sách “Các Nước Cần Quan Tâm Đặc Biệt” vì những vi phạm tự do tôn giáo. Khi Hoa Kỳ lần đầu đưa Việt Nam vào danh sách này năm 2004, điều đó đã có tác dụng ngay tức khắc. Hà Nội đã quá bẽ mặt đến mức đã phải trả tự do ngay “những tù nhân đáng lưu tâm”, và cho biết sẽ cho nhiều hệ phái tôn giáo được chính thức đăng ký. Như một phần thưởng, Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách trước khi tổng thống Bush lên đường sang Hà Nội dự cuộc họp thượng đỉnh về Hợp Tác Kinh Tế Á Châu – Thái Bình Dương năm 2006. Từ đó, nhà nước Việt Nam đã thường xuyên tranh biện là việc đàn áp tại Việt Nam chủ yếu là có tính chất thế tục và các tín hữu bị tù vì các hoạt động chính trị hơn là vì niềm tin tôn giáo của họ.
Hà Nội đã thực hiện một số tiến bộ về tự do tôn giáo, đặc biệt trong việc đạt được các thỏa thuận với Tòa Thánh Vatican theo đó Giáo Hội Công Giáo được bảo đảm có tự do hơn trong việc bổ nhiệm Giám Mục và linh mục. Nhưng những tiến bộ ấy giờ đây đang bị khựng lại. Những biến cố gần đây – cả trong cách thức đối xử với những người biểu tình đòi đất tôn giáo và trong những trường hợp đã được Ủy Ban thu thập tài liệu – cho thấy có lý do để “đặc biệt quan tâm” về tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Nguyên bản tiếng Anh: http://online.wsj.com/article/SB122046531607695963.html?mod=googlenews_wsj
Tờ báo viết như sau:
Cuối tháng này, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ đưa ra phúc trình thường niên về tình trạng tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Những biến cố gần đây tại Việt Nam cho thấy chương nói về nước này chắc chắn, hay chí ít là lẽ ra, sẽ không có gì tích cực.
Trong hai tuần qua, hàng trăm người Công Giáo ở giáo xứ Thái Hà đã liên tục biểu tình đòi trả lại tài sản của giáo xứ đã bị cộng sản chiếm trong thập niên 1960. Giáo xứ hiện nay cần xây một nhà thờ mới để có chỗ cho sự gia tăng giáo dân, cha Mathêu Vũ Khởi Phụng đã cho chúng tôi biết như trên qua đường giây điện thoại. Nhiều anh chị em giáo dân được tường trình là đã bị công an đánh đập dã man khi họ dự các buổi lễ cầu nguyện trong hòa bình. Đây là một phần trong cách thức phản kháng - những hình thức phản kháng mà rồi ra cũng không tránh khỏi bị nhà nước đàn áp - đang được hình thành bởi những người Công Giáo trong khi mưu tìm việc đòi lại những tài sản đã bị chiếm đoạt từ rất lâu.
Người Công Giáo không chỉ là các tín hữu duy nhất phải đối diện với những vấn nạn do nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo gây ra. Cuối tuần qua, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ - một ủy ban độc lập thuộc Tòa Bạch Ốc – đã đưa ra báo cáo mới nhất về Việt Nam. Ủy Ban đã thu thập các tài liệu về hàng loạt các lạm dụng, từ những cuộc tấn công chống lại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, cho tới những việc cấm đoán các tôn giáo bản địa của Việt Nam như Hòa Hảo và Cao Đài. Trong nhiều tỉnh, chính quyền địa phương cấm trẻ em Tin Lành theo học các trường trung học khi viện dẫn các lề luật kinh điển thủ cựu của cộng sản trong đó loại trừ việc giáo dục cho con em các gia đình theo đạo. Các tín hữu của nhiều tôn giáo đôi khi cũng bị buộc phải từ bỏ niềm tin của mình, dù cho chế độ Hà Nội đã hứa chấm dứt tệ nạn này.
Với cách hành xử có hệ thống như thế, Bộ Ngoại Giao có lẽ sẽ đưa Việt Nam trở lại vào danh sách “Các Nước Cần Quan Tâm Đặc Biệt” vì những vi phạm tự do tôn giáo. Khi Hoa Kỳ lần đầu đưa Việt Nam vào danh sách này năm 2004, điều đó đã có tác dụng ngay tức khắc. Hà Nội đã quá bẽ mặt đến mức đã phải trả tự do ngay “những tù nhân đáng lưu tâm”, và cho biết sẽ cho nhiều hệ phái tôn giáo được chính thức đăng ký. Như một phần thưởng, Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách trước khi tổng thống Bush lên đường sang Hà Nội dự cuộc họp thượng đỉnh về Hợp Tác Kinh Tế Á Châu – Thái Bình Dương năm 2006. Từ đó, nhà nước Việt Nam đã thường xuyên tranh biện là việc đàn áp tại Việt Nam chủ yếu là có tính chất thế tục và các tín hữu bị tù vì các hoạt động chính trị hơn là vì niềm tin tôn giáo của họ.
Hà Nội đã thực hiện một số tiến bộ về tự do tôn giáo, đặc biệt trong việc đạt được các thỏa thuận với Tòa Thánh Vatican theo đó Giáo Hội Công Giáo được bảo đảm có tự do hơn trong việc bổ nhiệm Giám Mục và linh mục. Nhưng những tiến bộ ấy giờ đây đang bị khựng lại. Những biến cố gần đây – cả trong cách thức đối xử với những người biểu tình đòi đất tôn giáo và trong những trường hợp đã được Ủy Ban thu thập tài liệu – cho thấy có lý do để “đặc biệt quan tâm” về tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Nguyên bản tiếng Anh: http://online.wsj.com/article/SB122046531607695963.html?mod=googlenews_wsj
Báo nước ngoài nói gì về vụ Thái Hà
BBC
09:14 04/09/2008
Báo chí nước ngoài tiếp tục theo dõi diễn biến vụ 'giáo dân đòi đất' ở Thái Hà, Hà Nội, với tờ Wall Street Journal cho rằng "tiến bộ tôn giáo ở Việt Nam bị khựng lại".
Tờ Wall Street Journal trong ấn bản châu Á 04/09/2008 nói rằng cuối tháng này, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo.
Tờ báo Mỹ nói những sự kiện vừa qua, nhất là vụ giáo dân Công giáo đòi đất ở Thái Hà sẽ khiến phần về Việt Nam "không được đánh giá tích cực".
Theo bài báo, việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách những nước phải được "quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo" (CPC) hồi 2004 đã có tác dụng ngay lập tức.
Chính quyền đã nới lỏng hoạt động của các tôn giáo, cho một số đạo giáo được đăng ký.
Nhờ đó, theo Wall Street Journal, Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách CPC năm 2006, ngay trước khi Tổng thống Bush sang Hà Nội dự hội nghị APEC.
Quan hệ ấm dần với Vatican cũng là một dấu hiệu tiến bộ.
Nhưng từ đó, theo tờ báo, "các tiến bộ tôn giáo ở Việt Nam đã bị khựng lại", nổi bật là vụ mà nguồn tin này nói là có cáo buộc "giáo dân bị cảnh sát đánh" ở Thái Hà, Hà Nội.
Ngoài ra, Ủy ban Tự do Tôn giáo Hạ viện, cơ quan độc lập với Tòa Bạch Ốc tuần rồi có ra phúc trình nói còn có "các vụ đả phá Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cấm đoán các đạo Cao Đài, Hòa Hảo, không cho trẻ theo đạo Tin Lành vào một số trường học".
Như thế, Wall Street Journal kết luận rằng các sự việc gần đây cho thấy "có lý do" để lại coi Việt Nam là nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.
Kêu gọi dư luận
Cũng trong những ngày đầu tháng 9, các nguồn tin quốc tế nói giáo dân Thái Hà viết thư cho các lãnh đạo Hoa Kỳ, Anh Quốc và Úc kêu gọi can thiệp.
Theo Spero News, họ đã gửi lời thỉnh nguyện tới Tổng thống George Bush (Hoa Kỳ), Thủ tướng Gordon Brown (Anh) và Thủ tướng Kevin Rudd (Úc) với hy vọng thế giới biết đến "tình hình thực tế" và "ủng hộ" cho công lý và tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Ngoài các cơ quan truyền thông Công giáo quốc tế, các báo trong vùng ở Thái Lan, Đài Loan cũng trích nguồn thông tấn về vụ hôm 29/08 khi có giáo dân cáo buộc công an "đánh dân".
Còn hãng tin AsiaNews 03/09/2008 thì cho hay Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn từ Sài Gòn có thư kêu gọi chính quyền đối thoại với giáo dân Thái Hà vì công lý và ổn định.
Trong thư mục vụ hôm 01/09, Ngài nói những thiếu sót trong luật đất đai, nêu lại những đòi hỏi của dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, nơi đang có miếng đất tranh chấp và phê phán "hành vi bạo lực của công an" nhằm vào tín đồ Công giáo.
Ngoài ra, theo AsiaNews, Hồng y Mẫn, Tổng giám mục Giáo phận Sài Gòn cũng phê phán truyền thông nhà nước đã trình bày vấn đề "một chiều".
Báo Hà Nội Mới điện tử 03/09 nói "vụ gây rối của một số giáo dân xứ Thái Hà được nhiều bạn đọc nhìn nhận rằng có sự "giật dây" của một số kẻ xấu đứng sau và các giáo dân kia đã bị họ lợi dụng như những chiêu bài".
Hà Nội Mới cũng nói "giáo dân đừng để kẻ xấu lợi dụng như những chiêu bài!"
Trang điện tử VietnamNet thì trích các nguồn của giới quan chức chính phủ gọi một số người trong vụ Thái Hà là "những kẻ vi phạm pháp luật".
Tờ Wall Street Journal trong ấn bản châu Á 04/09/2008 nói rằng cuối tháng này, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo.
Tờ báo Mỹ nói những sự kiện vừa qua, nhất là vụ giáo dân Công giáo đòi đất ở Thái Hà sẽ khiến phần về Việt Nam "không được đánh giá tích cực".
Theo bài báo, việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách những nước phải được "quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo" (CPC) hồi 2004 đã có tác dụng ngay lập tức.
Chính quyền đã nới lỏng hoạt động của các tôn giáo, cho một số đạo giáo được đăng ký.
Nhờ đó, theo Wall Street Journal, Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách CPC năm 2006, ngay trước khi Tổng thống Bush sang Hà Nội dự hội nghị APEC.
Quan hệ ấm dần với Vatican cũng là một dấu hiệu tiến bộ.
Nhưng từ đó, theo tờ báo, "các tiến bộ tôn giáo ở Việt Nam đã bị khựng lại", nổi bật là vụ mà nguồn tin này nói là có cáo buộc "giáo dân bị cảnh sát đánh" ở Thái Hà, Hà Nội.
Ngoài ra, Ủy ban Tự do Tôn giáo Hạ viện, cơ quan độc lập với Tòa Bạch Ốc tuần rồi có ra phúc trình nói còn có "các vụ đả phá Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cấm đoán các đạo Cao Đài, Hòa Hảo, không cho trẻ theo đạo Tin Lành vào một số trường học".
Như thế, Wall Street Journal kết luận rằng các sự việc gần đây cho thấy "có lý do" để lại coi Việt Nam là nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.
Kêu gọi dư luận
Cũng trong những ngày đầu tháng 9, các nguồn tin quốc tế nói giáo dân Thái Hà viết thư cho các lãnh đạo Hoa Kỳ, Anh Quốc và Úc kêu gọi can thiệp.
Theo Spero News, họ đã gửi lời thỉnh nguyện tới Tổng thống George Bush (Hoa Kỳ), Thủ tướng Gordon Brown (Anh) và Thủ tướng Kevin Rudd (Úc) với hy vọng thế giới biết đến "tình hình thực tế" và "ủng hộ" cho công lý và tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Ngoài các cơ quan truyền thông Công giáo quốc tế, các báo trong vùng ở Thái Lan, Đài Loan cũng trích nguồn thông tấn về vụ hôm 29/08 khi có giáo dân cáo buộc công an "đánh dân".
Còn hãng tin AsiaNews 03/09/2008 thì cho hay Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn từ Sài Gòn có thư kêu gọi chính quyền đối thoại với giáo dân Thái Hà vì công lý và ổn định.
Trong thư mục vụ hôm 01/09, Ngài nói những thiếu sót trong luật đất đai, nêu lại những đòi hỏi của dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, nơi đang có miếng đất tranh chấp và phê phán "hành vi bạo lực của công an" nhằm vào tín đồ Công giáo.
Ngoài ra, theo AsiaNews, Hồng y Mẫn, Tổng giám mục Giáo phận Sài Gòn cũng phê phán truyền thông nhà nước đã trình bày vấn đề "một chiều".
Báo Hà Nội Mới điện tử 03/09 nói "vụ gây rối của một số giáo dân xứ Thái Hà được nhiều bạn đọc nhìn nhận rằng có sự "giật dây" của một số kẻ xấu đứng sau và các giáo dân kia đã bị họ lợi dụng như những chiêu bài".
Hà Nội Mới cũng nói "giáo dân đừng để kẻ xấu lợi dụng như những chiêu bài!"
Trang điện tử VietnamNet thì trích các nguồn của giới quan chức chính phủ gọi một số người trong vụ Thái Hà là "những kẻ vi phạm pháp luật".
Thương Cảm
Xuân Ly Băng
10:06 04/09/2008
THƯƠNG CẢM
Thưa Mẹ,
Nhìn khuôn mặt nhăn nheo của một cụ bà loang lỗ máu
Nhìn khuôn mặt ngây thơ vô tội của những em bé méo xệch đi, giàn giụa nước mắt cay như xé
Nghe lời kinh nghẹn ngào của bao người vang lên rồi mất hút giữa đêm khuya,
Nhìn ngọn đèn đột nhiên bị tắt đi giữa tối tăm khi con người rất cần ánh sáng
Nhìn cảnh giá lạnh đêm khuya hay nắng nỏ trưa ngày
Bao nhiêu người mất ăn mất ngủ, tổn hao sức khoẻ
Canh giữ những lời kinh hiền lành như con mắt từ mẫu
Ai người không thương cảm
Thưa Mẹ,
Con nghe thấy tiếng thở dài của lắm vì sao trên bầu trời Hà Nội
Đau lòng nhìn máu lệ trên khuôn mặt của những đứa con Thành Thăng Long nghìn năm văn hiến
Thay trái tim sỏi đá
Xin cho chúng con một trái tim biết yêu thương.
Phan Thiết, 01 / 9/ 2008
Thưa Mẹ,
Nhìn khuôn mặt nhăn nheo của một cụ bà loang lỗ máu
Nhìn khuôn mặt ngây thơ vô tội của những em bé méo xệch đi, giàn giụa nước mắt cay như xé
Nghe lời kinh nghẹn ngào của bao người vang lên rồi mất hút giữa đêm khuya,
Nhìn ngọn đèn đột nhiên bị tắt đi giữa tối tăm khi con người rất cần ánh sáng
Nhìn cảnh giá lạnh đêm khuya hay nắng nỏ trưa ngày
Bao nhiêu người mất ăn mất ngủ, tổn hao sức khoẻ
Canh giữ những lời kinh hiền lành như con mắt từ mẫu
Ai người không thương cảm
Thưa Mẹ,
Con nghe thấy tiếng thở dài của lắm vì sao trên bầu trời Hà Nội
Đau lòng nhìn máu lệ trên khuôn mặt của những đứa con Thành Thăng Long nghìn năm văn hiến
Thay trái tim sỏi đá
Xin cho chúng con một trái tim biết yêu thương.
Phan Thiết, 01 / 9/ 2008
UBND thành phố Hà nội biến “Cụ Bích” tài giỏi hơn Bill Gates một bực!
Joseph Nguyen
11:04 04/09/2008
UBND thành phố Hà nội biến “Cụ Bích” tài giỏi hơn Bill Gates một bực!
Một trong 4 bản văn mà UBND thành phố Hà nội đưa ra làm bằng chứng là có ‘Giấy xin trao cho Nhà nước quản lý” đất của nhà thờ Nam Đồng (tức Thái hà) và được người làm đơn ký tên là Vũ Ngọc Bích ký ngày 27.5.1963 (năm cũng được sửa chữa!)
Quan sát kỹ một chút sẽ nhận ra ngay những điểm như sau:
1. Giấy đơn xin này không phải là tờ đơn tự đánh máy ra, mà là tờ đơn được làm sẵn để cho người ký đơn điền vào.
2. Điểm quan trọng nhất là Giấy đơn xin này được đánh máy đẹp đẽ và nhất là font chữ thì chắc chắn phải dùng tới phần mền Word do Bill Gates sang chế ra. Thử hỏi vào thời điỂm năm 1963 thì làm gì phần mền này đã có! Hay là các đồng chí nhà nước khi sống ở trong “rừng” trước đây đã có cái tài vặt mà sáng chế ra được loại font chữ và máy điện toán để dùng riêng cho những tài liệu “bí mật quốc phòng”?.
Ngay cả khi nói nói là Giấy đơn này được in bằng typo thì thời kỳ năm 1963 chữ in báo hay in sách cũng không có loại chữ font đẹp và rõ nét như vậy.
Điều này cũng chứng tỏ đây là giấy phịa tạo! Chỉ có các đồng chí Đảng CSVN đỉnh cao trí tuệ mới có cái tài “gian trá” mà không “tinh khôn” tí nào cả!
Nhân đây tôi lại nhớ lại những ngày ở Saigòn năm 1975 sau khi Cộng sản tiếp thu thành phố này, mà ai cũng từng đã nghe những câu truyện các anh bộ đội đi dép râu trên đường phố Saigòn… Khi được hỏi về những đời sống miền Bắc có văn minh không, thì các chú nói “văn minh lắm lắm…”
Thế có cô gái hỏi anh bộ đội:
Thế thì ngoài Bắc có TV và tủ lạnh không?
Chú cán bộ trả lời:
-Có nhiều lắm, nó chạy nhông ngoài đường thiếu gì!.
Ai chả biết về những câu truyện như đồng hồ “có cửa sổ”, cầu tiêu “ăn cắp rau”...
Đúng là "rừng rú"!
Một trong 4 bản văn mà UBND thành phố Hà nội đưa ra làm bằng chứng là có ‘Giấy xin trao cho Nhà nước quản lý” đất của nhà thờ Nam Đồng (tức Thái hà) và được người làm đơn ký tên là Vũ Ngọc Bích ký ngày 27.5.1963 (năm cũng được sửa chữa!)
Quan sát kỹ một chút sẽ nhận ra ngay những điểm như sau:
1. Giấy đơn xin này không phải là tờ đơn tự đánh máy ra, mà là tờ đơn được làm sẵn để cho người ký đơn điền vào.
2. Điểm quan trọng nhất là Giấy đơn xin này được đánh máy đẹp đẽ và nhất là font chữ thì chắc chắn phải dùng tới phần mền Word do Bill Gates sang chế ra. Thử hỏi vào thời điỂm năm 1963 thì làm gì phần mền này đã có! Hay là các đồng chí nhà nước khi sống ở trong “rừng” trước đây đã có cái tài vặt mà sáng chế ra được loại font chữ và máy điện toán để dùng riêng cho những tài liệu “bí mật quốc phòng”?.
Ngay cả khi nói nói là Giấy đơn này được in bằng typo thì thời kỳ năm 1963 chữ in báo hay in sách cũng không có loại chữ font đẹp và rõ nét như vậy.
Điều này cũng chứng tỏ đây là giấy phịa tạo! Chỉ có các đồng chí Đảng CSVN đỉnh cao trí tuệ mới có cái tài “gian trá” mà không “tinh khôn” tí nào cả!
Nhân đây tôi lại nhớ lại những ngày ở Saigòn năm 1975 sau khi Cộng sản tiếp thu thành phố này, mà ai cũng từng đã nghe những câu truyện các anh bộ đội đi dép râu trên đường phố Saigòn… Khi được hỏi về những đời sống miền Bắc có văn minh không, thì các chú nói “văn minh lắm lắm…”
Thế có cô gái hỏi anh bộ đội:
Thế thì ngoài Bắc có TV và tủ lạnh không?
Chú cán bộ trả lời:
-Có nhiều lắm, nó chạy nhông ngoài đường thiếu gì!.
Ai chả biết về những câu truyện như đồng hồ “có cửa sổ”, cầu tiêu “ăn cắp rau”...
Đúng là "rừng rú"!
Thái Hà! Hành Trình của Một Tội Ác
Sĩ Ngoáy
11:10 04/09/2008
Thái Hà! Hành Trình của một Tội Ác
"Đã sai còn lớn tiếng - Đã lớn tiếng còn làm càn - Đã làm càn còn độc đoán - Đã độc đoán còn dối trá."
Nhân cái sự kiện giáo xứ Thái Hà mấy ngày nay! Thôi thì không biết bắt đầu từ đâu, kẻ quê muà này đành phải mượn cái tít đầu bài báo của quí bổn báo "Hà Nội Mới" để rồi chắp nối các sự kiện, nhằm làm sáng tỏ cái sự vụ có phần khép kín cho cả một quá trình tội ác có tên là "Thái Hà" này xem ai đúng ai sai!
Xin bắt đầu cái qui trình ấy từ "Đã sai còn lớn tiếng-Đã lớn tiếng còn làm càn-Đã làm càn còn độc đoán- cho tới đã độc đoán còn dối trá" của cái tập đoàn độc tài toàn trị Hà Nội hiện nay.
Ai sai và nguồn gốc của cái sai?
Trước hết là bắt nguồn từ cái SAI của một nhà nước quen thói hành xử "pháp luật trong tay ta" đã có từ thời kỳ đầu "cách mạng". Ấy là cái việc quá khứ từ khi áp dụng cái chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa. Việc ép các nhà tư sản địa chủ và các tổ chức tôn giáo trao lại tài sản (trong đó có ruông đất) là mục đích "vô sản". Mọi tài sản đều do nhà nước công nông nắm giữ. Nhưng nó được che lấp một cách rất chi là nhân đạo, tử tế là trước hết vận động chủ tài sản tự nguyện hiến nộp cho "nhà nước"
Cái cách vận động dùng "bạo lực cách mạng" để đấu tố như thời cải cách ruộng đất vẫn là dấu ấn hãi hùng trong ký ức con người. Đồng thời tuân theo lời day bảo của ông thầy Lenin "tôn giáo là thuốc phiện" để rồi huy động cả một bộ máy cai trị vào việc tuyên truyền kết tội bêu xấu tôn giáo, nhất là Công giáo.
Để rồi là cái kết quả mà đảng đã đạt được, cả một thời cái xã hội này thấm nhuần theo lời dạy của đảng coi người công giáo như kẻ thù, là thành phần theo địch. Tính mạng của những thành phần này luôn trong trạng thái nơm nớp lo sợ bất an... Vì vậy cái lệnh trưng thu kia được đưa ra, không một kẻ nào dám cả gan chống đối và nghiễm nhiên tài sản của Công giáo (cũng nằm trong diện cải tạo cùng các thành phần khác, như địa chủ, tư sản đã) bị nhà nước quốc hữu hoá.
Nhưng khi cái thành trì của CNXH bị sụp đổ, chủ nghĩa Max đã bị phá sản, thời thế đã thay đổi và cái chế độ "XHCN tươi đẹp" này đã tuy vẫn bám giữ, khoác lên mình cái vỏ bọc chủ nghĩa Max để tồn tại. Nhưng thực chất là đã đầu hàng thoả hiệp với chủ nghĩa tư bản, thì lên xử sự cuộc chơi một cách sòng phẳng "Cái gì của Seda hãy trả lại cho Seda", nên học tập người anh em Trung Quốc (Trả lại tài sản bị tịch thu) chứ không nên làm cái trò đầu "Ngô mình Sở". Chấp nhận nhiều thành phần kinh tế và công nhận tự do tín ngưỡng, nhưng tài sản của họ lại lấp liếm ém nhẹm đi, không chịu trả lại tài sản trước kia đã chiếm đoạt cho chủ nhân cũ của nó một cách tiểu nhân như vậy!
Đẩy đất nước vào thảm họa dân tộc bằng cách triệt tiêu các thành phần xã hội, triệt tiêu giá trị tinh thần đạo lý thông qua chính sách triệt tiêu tôn giáo. Đó là sai lầm lớn nhất của một chế độ phi nhân. Đã sai lại không chịu cải tà qui chính để sửa đổi. Vẫn theo thói quen hành xử độc tài độc đoán, áp chế một cách tuỳ tiện ngu xuẩn. Vẫn dựa trên căn bản của những chính sách sai lầm đó để đi thì chắc chắn sẽ gây lên hậu hoạ trong tương lai.
Và hôm nay cái hậu quả đó đã được bộc lộ, gây lên những bức xúc mâu thuẫn trong dân là điều không tránh khỏi. Vụ việc giáo xứ Thái Hà là một điển hình cho chính sách sai trái đó.
Chính sách độc tài dựa trên sự cai trị tuỳ tiện có tính áp chế.
Một nhà nước độc tài thường không tuân theo pháp luật do chính nó đẻ ra. Các chính sách thường mang tính tuỳ tiện áp chế. Trong vụ giáo dân Thái Hà này ta thấy sự tuỳ tiện được thể hiện rất rõ rệt trong việc kiện toàn văn bản.
Nó có đảm bảo tính pháp lý cuả một quốc gia hay chỉ là trò đùa!!! Nếu vậy thì bất kỳ ông bí thư, giám đốc nào cũng có quyền bán tài sản đất đai của công mà không cần hỏi ý kiến tập thể!
Thảo nào mà Tàu nó cũng dựa vào bức thư của ông Phạm Văn Đồng làm cơ sở để chiếm đất chiếm biển mà các ngài đành há miệng mắc quai !!!
Cái sai rất tuỳ tiện nữa mà ta dễ dàng nhận thấy sự hở sườn, đó là các chứng cứ được đưa ra là của bên giao! Thế còn chứng cứ của bên nhận đâu???? "Về tình con người thì tôi cho ông cái gì thì chí ít tôi cũng nhận được một lời cảm ơn chứ đâu phaỉ kẻ vô ơn như thế!". Vậy mà đây là một chính thể có dấu ấn quốc huy hẳn hoi, sao không có môt văn bản nào như biên bản hay quyết định vv.. để công nhận hay xác nhận việc bàn giao, tiếp nhận đã hoàn thành??? Hỡi những nhà cai trị vĩ đại! Các ngài đã hành xử theo luật từ thời nào vậy! Thời cổ La Mã hay thời An Dương Vương chắc cũng không có cách cai trị tuỳ tiện như các ngài! Vậy là các ngài đã SAI.
Từ cái sai của nhà cai trị dẫn đến cái đúng của giáo dân
Thời thế thay đổi, tuy ngày nay giáo dân được đối xử rộng mở hơn xưa, cái dớp bi qui là thành phần thuốc phiện vẫn còn dây dớt. Họ vẫn bị phân biệt đối xử. Trong khi đa số các thành phần khác trong xã hội được cấp đất để sinh sống và sinh hoạt. Nhưng Công giáo thì không được hưởng cái ơn mưa móc ấy của đảng, trong khi bao thế hệ người Công giáo vẫn chỉ được sử dụng những phần đất của mình từ đời ông cha để lại.
Do biết thân phận dân đen "thành phần thuốc phiện" thấp cổ bé họng, chỉ dám làm đơn xin lại phần đất bị chiếm đoạt gần 50 năm qua đã 12 năm trời dòng rã. Nhưng chỉ nhận được sự đưa đẩy hết từ ông lớn đến ông bé. Giá như vị đại diện giáo dân khi đó, biết được cái tài ngoại giao quan hệ của doanh nhân Lã Thị Kim Oanh mà nhờ vả thì đâu đến nông nỗi như ngày hôm nay. Nghe đâu doanh nhân này đã được đưa vào cuốn kỷ lục ghinet về tộc độ hoàn thành thủ tục hợp thức sử dụng đất, chỉ trong 1 (một) ngày đã có được quyết định thu hồi và quyết định trao quyền sử dụng đất ở 84 Hoàng Quốc Việt-Hà Nội (Trường hợp này nhà cai trị thật xứng đáng là công bộc của dân). Nói vậy thôi chứ theo như tôi được biết, cái khó khăn nhất cho nhà thờ là cho đến nay khu vực duy nhất ở Việt Nam mà giặc tham nhũng chưa thâm nhập được vào chính là nhà thờ. Làm sao mà họ chấp nhận cách xin này!
Quá bức xúc với việc chờ đợi 12 năm chưa được giải quyết và khi thấy cái doanh nghiệp phá sản có dấu hiệu bán đất, giáo dân mới tự ý "phá hoại tài sản" ngay trên mảnh đất của mình. Rồi rước tưọng thánh, ảnh đức mẹ lập bàn thờ để đòi lại đất xưa kia của ông cha mình.
Ai lớn tiếng hơn ai?
Rồi sự kiện đã tới mức lời qua tiếng lại giưa hai thế lực. Một bên là cái thế lực nhỏ bé, định dùng sức mạnh của lòng nhân từ mà chúa ban cho "...Đem thứ tha vào nơi tội lỗi, đem yêu thương vào nơi thù hận..." để cảm hoá đối phương, tin tưởng vào chính nghĩa nhân từ sẽ thắng phi nghĩa bạo tàn và phía bên kia, với sức mạnh của kẻ cai trị có đủ thứ quyền lực trong tay và đặc trưng cho bản chất của quỉ Satan bạo quyền, đã đối đáp lại lời kinh hoà bình của giáo dân bằng hệ thống loa sắt có tần suất lớn, tìm cách vu khống, bôi nhọ những linh mục bề trên, bằng những lời hạ tiện bẩn thỉu.
Vậy thì ai là kẻ quấy rối trật tự nơi công cộng hơn ai? Rõ ràng giáo dân cầu nguyện hành lễ trong trật tự ở nơi xưa kia cha ông họ hàng ngày hành lễ, chứ đâu phải tuỳ tiện nơi công cộng, có khác gì nghi lễ bên Phật giáo rước tượng Phật trên đường tới chùa. Sao không thấy ông nhà nước vu cho các vãi làm mất trật tự nơi công cộng?? Và chắc chắn lời cầu nguyện không thể lớn tiếng bằng âm thanh được phát ra từ những cái loa sắt của ông "nhà nước"!!! Lớn tiếng, cậy quyền thế để "cả vú lấp miệng em", sử dụng thủ đoạn "dùng loa vu khống" để át tiếng "cầu nguyện hoà bình". Y chang khẩu hiệu "tiếng hát át tiếng bom" xưa kia, nay chỉ khác "tiếng loa át tiếng cầu nguyện". Kết hợp với thủ đoạn đó là "chính quyền nhân dân" đã huy động bộ máy tuyên truyền báo đài sẵn có trong tay để lớn tiếng vu khống, chụp mũ giáo dân và giới tu sĩ, nhằm chuẩn bị dọn đường để thực hiện những âm mưu kế tiếp. Thật là lũ vô thần, mất hết lưong tri đạo lý. Vậy là đã rõ "Ai đã sai lại con lớn tiếng" ????
Đã lớn tiếng còn làm càn
Tiếp theo cái cách đối phó là dùng cái công cụ pháp luật để làm càn! Vậy đã dùng đến pháp luật để xử lý rồi sao lại làm càn, làm bậy được? Xin thưa cái luật pháp ở Việt Nam nay nó lạ lắm. Đến ngay đến thánh tiên sư cha cái lão Thạch Lặc bên Tàu cũng còn phải chịu thua. Nó quay quắt và xảo trá đến độ tráo trở, trí trá. Về bản chất pháp luật chỉ là công cụ để cai trị dân, nó chỉ đúng với kẻ nào dám chống lại đảng. Vì vậy đã là công cụ nó được xử dụng rất tuỳ tiện, thích áp dụng với ai là quyền của đảng-nhà nước. Kẻ nào vô phúc mà pháp luật đến gõ cửa thì coi như đi tong và hồng phúc nhà ai to bằng cái đình, thì được nó lơ đi.
Dẫn chứng ư! Ngay trên cái địa bàn thủ đô này có biết bao cảnh chiếm đất phá tường của nhau, thậm chí có nhà ông bà già mười mấy năm nay bị chiếm mất lối đi, phải bắc thang để vào nhà, suốt bao năm trời gõ của đủ các loại quan, báo chí thậm chí phải dũng cảm vượt qua thân phận "bút nô" của mình để kêu giời kêu đất lên trước cái thảm trạng ấy. Vậy mà có ma nào nhòm ngó đến.
Còn bây giờ kẻ được cho là đang làm chủ mảnh đất ấy là công ty may Chiến Thắng chưa thấy có ý kiến gì, chưa làm đơn tố cáo đề nghị khởi tố kẻ phá hoại, mà nay lại thấy cơ quan công an sốt sắng lắm vậy! Sáng đưa giấy triệu tập, chỉ chưa đầy 3 tiếng sau đã có lệnh khởi tố bắt tạm giam? Không hiểu với cái tội phá hoại tài sản chỉ là một bức tưòng cũ và đựoc thực hiện cách đó cả tuần lễ, không thấy ai nói gì chỉ ra quay phim chụp ảnh. Thì đùng một cái lại có lệnh bắt tam giam một cách "khẩn cấp". Cứ như là những kẻ đó phá hoại bức tường Belin không bằng! Liệu có cái luật nào trên thế giới, từ cổ chí kim nó lại kỳ lạ vậy? Có lẽ chỉ có ở Việt Nam giữa thế kỷ 21 này mà thôi. Chỉ có kẻ độc tài bất chấp đạo lý, bất chấp tất cả hành xử hơn cả đảng cướp mới dám làm càn vậy thôi!
Nhưng đừng nghĩ kẻ làm càn này nó vô tình cạn nghĩ. Nó càn nhưng không cạn... Trái lại nó rất gian manh và xảo quyệt! Nó cũng biết người mềm kẻ rắn. Bởi cái vụ Thái Hà này đã được các đồng chí an ninh đưa vào chuyên án để phân tích và xủ lý, đồng thời tìm ra cách đối phó hữu hiệu nhất. Mặc dù các vị linh mục chủ chăn đã đứng ra nhận lãnh trách nhiệm và xin chịu bị bắt thay cho con chiên của họ, nhưng các đồng chí "công an nhân dân" không chịu bắt mà chỉ bắt những kẻ vô danh để đánh đòn phủ đầu mà thôi!Chứ các đồng chí cũng nhận được sự chỉ đạo rồi, chớ có dại mà "đổ dầu vào lửa" mà không biết chừng nó lại lan rộng ra thì giời cứu. Chỉ xử lý trong phạm vi có thể để làm chủ được tình hình. Vì các cha bề trên là linh hồn của giáo dân, lại là người của giáo hội quản lý "rứt dây sẽ động rừng" là điều kiêng kỵ nhất trong binh pháp.
Ngay cả đến việc cho ác ôn dùng dùi cui điện để đánh cha đánh mẹ nó cũng phải làm vào ban đêm nhập nhèm để cãi xoá. Không khác gì vụ đàn áp dân oan tại trụ sở quốc hội II tại Sài Gòn tháng 10 năm ngoái. Kẻo ban ngày ban mặt, bàn dân thiên hạ nhìn thấy, lại mang tiếng là không vâng theo lời bác dặn là "đối với dân thì kính trong lễ phép" Đúng là cái cách hành xử của kẻ tiểu nhân "cắn càn" chỉ tìm thấy ở những kẻ được gọi là lưu manh trong một xã hội man rợ mà thôi.
Đã làm càn rồi còn độc đoán trắng trợn
Cái độc đoán ở đây là xử lý việc đã rồi. Hàng bao năm giáo dân Thái Hà đâm đơn đòi đất không được giải quyết, nay lại độc đoán trắng trợn lệnh cho thuộc cấp ra quyết định thu hồi đất. Kẻ bị thu hồi đất ở đây đương nhiên là kẻ đang được hợp thức hoá quyền sử dụng là công ty may Chiến Thắng. Cũng có nghĩa là nhà thờ Thái Hà đứng bên lề của cuộc chơi. Hoặc giả nhà thờ đạo Thiên chúa làm gì có đất ở Việt Nam, nếu muốn sang bên "nước chúa" mà đòi. Mặc nhiên điều đó là giáo dân Thái Hà vẫn có thể dùng cái quyền sở hữu đất của mình từ thời Pháp thuộc, thời ông Hoàng Cao Khải để đòi lại, vì họ mua bằng tiền, chứ không phải được thực dân đế quốc chia cho hay là dùng vũ lực để cướp như ai đó. Chỉ có điều cụôc chiến pháp lý hai bên đưa ra là các văn bản linh mục Vũ Ngọc Bích có đầy đủ tính pháp lý hay không! Xin hãy cứ chiểu theo luật pháp Việt Nam mà áp dụng.
Còn nếu cái luật pháp đó bị bẻ cong thì toà án sẽ là nơi giáo dân kiện cái cơ quan "nhà nước CHXHCNVN" này. Vì xét ra nó chỉ là một tổ chức được gọi với cái tên "nhà nước", được người dân đóng thuế để thuê cái công cụ nhà nước này có nhiệm vụ và chức năng "quản lý và điều hành" xã hội mà thôi! Vì vậy nó là chủ thể, đại diện cho tổ chức "nhà nước", phải bình đẳng và tuân thủ pháp luật như các tổ chức cá nhân khác trong xã hội. Chứ nó không phải là thứ siêu quyền lực của một thế lực siêu hình nào đó.
Nếu toà án chỉ là công cụ của thứ siêu quyền lực nào đó không đáng tin cậy thì toà án quốc tế sẽ là nơi giáo dân Thái Hà đòi đưa công lý ra ánh sáng. Nơi đó sẽ không có chỗ cho bất kỳ thế lực đen tối nào dám ngăn cản công lý và bước tiến của loài người. Cái sân chơi toàn cầu này rất công bằng, sẽ không có sự ưu tiên nào dành cho những thế lực độc tài độc tài.
Đã độc tài trắng trợn lại trắng trợn dối trá bịp bợm.
Cái màn tiếp theo của chuyên án Thái Hà này là cuộc họp báo để bưng bít che đậy cho những việc làm dối trá nhằm che mắt thiên hạ khi có nguy cơ vụ việc Thái Hà bung ra trên phạm vi toàn thế giới. Với cái cách hành xử một chiều, độc diễn, vẫn cái tuồng diễn dân chủ khi mời các nhà báo nước ngoài tới dự (không khác gì vụ xử cha Lý cho họ ngồi phòng bên theo dõi tivi). Bản chất cuộc họp báo ở đây là chứng minh phải có đối chất và đối lập phản biện. Nhưng với những chứng cứ thông tin một chiều quen thuộc họ cứ nghĩ các nhà báo nước ngoài cũng như con dân VN, ngu ngơ bảo sao nghe vậy, ông giám đốc CA Hà Nội thao thao bất tuyệt nêu ra những lý lẽ chứng cứ có tính độc diễn....
Rồi việc dựa vào giấy... Loại văn bản gì tôi cũng không biết nữa, mà chỉ thấy trích đoạn sau đây của LM Vũ Ngọc Bích "... Tôi đề nghị Ủy ban hành chính khu phố Đống Đa chấp nhận cho tôi được giao lại để Nhà nước quản lý những diện tích đất và những bất động sản có trên mặt đất kê khai. Kèm theo là những giấy tờ để làm chứng gồm có đất nhà thờ Nam Đồng. Kể từ ngày được chấp thuận bàn giao, số đất và những bất động sản có trên mặt đất của tôi đã khai sẽ thuộc quyền quản lý của Nhà nước". Không biết những văn bản đó có được trưng ra cho báo giới chứng kiến mục sở thị hay không? Hay chỉ là những lời nói vu vơ????
Nếu có tại sao phải chờ họp báo mới công bố? Và như ông phó chủ tịch thành phố đã nêu lên là "Nhiều lần giải thích nhưng nhà thờ không chấp nhận". Nhưng theo như lời các LM trong buổi gặp với ông chủ tịch UBND quận Đống Đa lại nói là chưa bao giờ được nhìn thấy văn bản nào về việc bàn giao đất nhà thờ Thái Hà. Vậy thì ở đây ai đúng ai sai! Tại sao trong cuộc họp báo không có đại diện nhà thờ để xác nhận hay phản bác điều đó? Không cần có sự giải thích, chỉ cần nhìn vào bản chất sẽ thấy ai nói đúng! Nhà nước cộng sản VN từ xưa tới nay thật thà ra sao mọi người đều biết ????
Hơn nữa, nếu cứ dựa vào nội dung trích đọan này thì có lẽ nhà thờ nên qui tội LM Vũ Ngọc Bích tội "phản chúa" vì trong khu đất Thái Hà hiện nay vẫn còn cả bàn thờ Ðức Mẹ và khu hang đá. Lẽ nào con chiên của Chúa lại bàn giao Chúa cho kẻ ngoại đạo??? Hơn nữa trong hành trình 12 năm (1996-2008) đi đòi đất, không thấy cha Bích cũng như ông "nhà nước" nhắc nhở gì đến chuyện hiến đất, chỉ từ khi cha Bích mất, năm 2004, mới thấy ông nhà nước nêu ra bằng chứng này? Thật kỳ lạ khi sống thì không có văn bản, khi chết mới trưng văn bản ra? Hay bây giờ ông nhà nước mới tìm thấy ????
Sự dối trá bịp bợm đến mức trắng trợn khi giám đốc CA Nguyễn đức Nhanh leo lẻo chối là không có sự đàn áp giáo dân mà chẳng qua có sự xô xát nho nhỏ, khi có một số người quá khích mà LL công an chỉ dùng "công cụ hỗ trợ" giải tán đám đông mà thôi! Vậy những cuốn băng ghi hình, những bức ảnh mà thông tấn xã tôn giáo VietCatholic đã đưa ra, khuôn mặt đẫm máu thất thần vì sợ hãi của bà mẹ giáo dân và rất nhiều nhân chứng sống đã chứng kiến màn trấn áp ngoạn mục mà mọi người được xem qua mạng intenet. Liệu những chứng cứ này có tính thuyết phục hơn lời ông giám đốc CA hay không ???
Nhân chứng và sự thật!
Trong vụ giáo xứ Thái Hà! Chúng ta chỉ cần nghe nội dung cuộc đối thoại của LM Nguyễn Ngọc Nam Phong và LM Nguyễn Văn Khải với chủ tịch UBND quận Đống Đa, hẳn mọi người sẽ nhận biết được bản chất của sự việc. Từ tiếng nói đại diện cho giáo dân, đại diện cho công lý và lẽ phải, các vị linh mục đã nêu lên cái thực trạng đau lòng của một dân tộc đang trên đà suy vong do đảng CSVN đem lại.
Tất cả nguyên nhân đều do từ chế độ độc tài mà ra. Từ lợi ích cá nhân và bản chất ngoan cố không chịu tự bỏ con đưòng phản dân hại nước. Nhà nước độc tài sẽ không bao giờ chịu thua bởi họ biết rằng nếu thua keo này sẽ kéo theo hiệu ứng đomino, hàng bao nhiêu đất đai của tôn giáo của những dân oan bi họ dùng thủ đoạn và quyền lực cướp đoạt. Giáo dân Thái Hà cũng như bao người dân vô tội khác còn phải chịu cảnh bất công khi nào chế độ này con tồn tại!
- Một đất nước có nhiều nhà thờ, trường học được mở mang thì đó là một xã hội tốt đẹp.
Vì nhà trường là nơi dạy dỗ phát triển tương lai con người. Nhà thờ là nơi sinh hoạt tinh thần tư tưởng, hướng con người tới các giá trị đạo lý nhân bản.
- Một đất nước mọc lên nhiều nhà tù và trại lính. Thì đó là một chế độ bao tàn thối nát.
Nhà tù và trại lính chính là công cụ của một chế độ bạo tàn tạo ra để đàn áp, áp bức nhân dân và bảo vệ chế độ phi nhân.
Suy ngẫm từ điều này và chúng ta thấy ở Việt Nam hiện nay ra sao?
Sau bao năm sống dưới cái chế độ được coi là "tươi đẹp" này, chỗ nào cũng thấy nhan nhãn là trại lính! Từ công an phường quận huyện, cho tới thị xã thành phố, công an bộ, công an TW chỗ nào có vị trí đẹp nhất chỗ đó là trụ sở của công an. Thậm chí trụ sở của công an còn to hơn trụ sở của chính quyền. Trại giam cũng vậy! Tỉnh nào cũng có ít nhất 2 nhà tù và hàng chục trại giam TW lớn nhỏ trải đều khắp đất nước.
Còn trường học, nhà thờ ư? Giáo xứ Thái Hà là một minh chứng cho chế độ đó!
Việt Nam ngày 31/8/2008
"Đã sai còn lớn tiếng - Đã lớn tiếng còn làm càn - Đã làm càn còn độc đoán - Đã độc đoán còn dối trá."
Nhân cái sự kiện giáo xứ Thái Hà mấy ngày nay! Thôi thì không biết bắt đầu từ đâu, kẻ quê muà này đành phải mượn cái tít đầu bài báo của quí bổn báo "Hà Nội Mới" để rồi chắp nối các sự kiện, nhằm làm sáng tỏ cái sự vụ có phần khép kín cho cả một quá trình tội ác có tên là "Thái Hà" này xem ai đúng ai sai!
Xin bắt đầu cái qui trình ấy từ "Đã sai còn lớn tiếng-Đã lớn tiếng còn làm càn-Đã làm càn còn độc đoán- cho tới đã độc đoán còn dối trá" của cái tập đoàn độc tài toàn trị Hà Nội hiện nay.
Ai sai và nguồn gốc của cái sai?
Trước hết là bắt nguồn từ cái SAI của một nhà nước quen thói hành xử "pháp luật trong tay ta" đã có từ thời kỳ đầu "cách mạng". Ấy là cái việc quá khứ từ khi áp dụng cái chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa. Việc ép các nhà tư sản địa chủ và các tổ chức tôn giáo trao lại tài sản (trong đó có ruông đất) là mục đích "vô sản". Mọi tài sản đều do nhà nước công nông nắm giữ. Nhưng nó được che lấp một cách rất chi là nhân đạo, tử tế là trước hết vận động chủ tài sản tự nguyện hiến nộp cho "nhà nước"
Cái cách vận động dùng "bạo lực cách mạng" để đấu tố như thời cải cách ruộng đất vẫn là dấu ấn hãi hùng trong ký ức con người. Đồng thời tuân theo lời day bảo của ông thầy Lenin "tôn giáo là thuốc phiện" để rồi huy động cả một bộ máy cai trị vào việc tuyên truyền kết tội bêu xấu tôn giáo, nhất là Công giáo.
Để rồi là cái kết quả mà đảng đã đạt được, cả một thời cái xã hội này thấm nhuần theo lời dạy của đảng coi người công giáo như kẻ thù, là thành phần theo địch. Tính mạng của những thành phần này luôn trong trạng thái nơm nớp lo sợ bất an... Vì vậy cái lệnh trưng thu kia được đưa ra, không một kẻ nào dám cả gan chống đối và nghiễm nhiên tài sản của Công giáo (cũng nằm trong diện cải tạo cùng các thành phần khác, như địa chủ, tư sản đã) bị nhà nước quốc hữu hoá.
Nhưng khi cái thành trì của CNXH bị sụp đổ, chủ nghĩa Max đã bị phá sản, thời thế đã thay đổi và cái chế độ "XHCN tươi đẹp" này đã tuy vẫn bám giữ, khoác lên mình cái vỏ bọc chủ nghĩa Max để tồn tại. Nhưng thực chất là đã đầu hàng thoả hiệp với chủ nghĩa tư bản, thì lên xử sự cuộc chơi một cách sòng phẳng "Cái gì của Seda hãy trả lại cho Seda", nên học tập người anh em Trung Quốc (Trả lại tài sản bị tịch thu) chứ không nên làm cái trò đầu "Ngô mình Sở". Chấp nhận nhiều thành phần kinh tế và công nhận tự do tín ngưỡng, nhưng tài sản của họ lại lấp liếm ém nhẹm đi, không chịu trả lại tài sản trước kia đã chiếm đoạt cho chủ nhân cũ của nó một cách tiểu nhân như vậy!
Đẩy đất nước vào thảm họa dân tộc bằng cách triệt tiêu các thành phần xã hội, triệt tiêu giá trị tinh thần đạo lý thông qua chính sách triệt tiêu tôn giáo. Đó là sai lầm lớn nhất của một chế độ phi nhân. Đã sai lại không chịu cải tà qui chính để sửa đổi. Vẫn theo thói quen hành xử độc tài độc đoán, áp chế một cách tuỳ tiện ngu xuẩn. Vẫn dựa trên căn bản của những chính sách sai lầm đó để đi thì chắc chắn sẽ gây lên hậu hoạ trong tương lai.
Và hôm nay cái hậu quả đó đã được bộc lộ, gây lên những bức xúc mâu thuẫn trong dân là điều không tránh khỏi. Vụ việc giáo xứ Thái Hà là một điển hình cho chính sách sai trái đó.
Chính sách độc tài dựa trên sự cai trị tuỳ tiện có tính áp chế.
Một nhà nước độc tài thường không tuân theo pháp luật do chính nó đẻ ra. Các chính sách thường mang tính tuỳ tiện áp chế. Trong vụ giáo dân Thái Hà này ta thấy sự tuỳ tiện được thể hiện rất rõ rệt trong việc kiện toàn văn bản.
Nó có đảm bảo tính pháp lý cuả một quốc gia hay chỉ là trò đùa!!! Nếu vậy thì bất kỳ ông bí thư, giám đốc nào cũng có quyền bán tài sản đất đai của công mà không cần hỏi ý kiến tập thể!
Thảo nào mà Tàu nó cũng dựa vào bức thư của ông Phạm Văn Đồng làm cơ sở để chiếm đất chiếm biển mà các ngài đành há miệng mắc quai !!!
Cái sai rất tuỳ tiện nữa mà ta dễ dàng nhận thấy sự hở sườn, đó là các chứng cứ được đưa ra là của bên giao! Thế còn chứng cứ của bên nhận đâu???? "Về tình con người thì tôi cho ông cái gì thì chí ít tôi cũng nhận được một lời cảm ơn chứ đâu phaỉ kẻ vô ơn như thế!". Vậy mà đây là một chính thể có dấu ấn quốc huy hẳn hoi, sao không có môt văn bản nào như biên bản hay quyết định vv.. để công nhận hay xác nhận việc bàn giao, tiếp nhận đã hoàn thành??? Hỡi những nhà cai trị vĩ đại! Các ngài đã hành xử theo luật từ thời nào vậy! Thời cổ La Mã hay thời An Dương Vương chắc cũng không có cách cai trị tuỳ tiện như các ngài! Vậy là các ngài đã SAI.
Từ cái sai của nhà cai trị dẫn đến cái đúng của giáo dân
Thời thế thay đổi, tuy ngày nay giáo dân được đối xử rộng mở hơn xưa, cái dớp bi qui là thành phần thuốc phiện vẫn còn dây dớt. Họ vẫn bị phân biệt đối xử. Trong khi đa số các thành phần khác trong xã hội được cấp đất để sinh sống và sinh hoạt. Nhưng Công giáo thì không được hưởng cái ơn mưa móc ấy của đảng, trong khi bao thế hệ người Công giáo vẫn chỉ được sử dụng những phần đất của mình từ đời ông cha để lại.
Do biết thân phận dân đen "thành phần thuốc phiện" thấp cổ bé họng, chỉ dám làm đơn xin lại phần đất bị chiếm đoạt gần 50 năm qua đã 12 năm trời dòng rã. Nhưng chỉ nhận được sự đưa đẩy hết từ ông lớn đến ông bé. Giá như vị đại diện giáo dân khi đó, biết được cái tài ngoại giao quan hệ của doanh nhân Lã Thị Kim Oanh mà nhờ vả thì đâu đến nông nỗi như ngày hôm nay. Nghe đâu doanh nhân này đã được đưa vào cuốn kỷ lục ghinet về tộc độ hoàn thành thủ tục hợp thức sử dụng đất, chỉ trong 1 (một) ngày đã có được quyết định thu hồi và quyết định trao quyền sử dụng đất ở 84 Hoàng Quốc Việt-Hà Nội (Trường hợp này nhà cai trị thật xứng đáng là công bộc của dân). Nói vậy thôi chứ theo như tôi được biết, cái khó khăn nhất cho nhà thờ là cho đến nay khu vực duy nhất ở Việt Nam mà giặc tham nhũng chưa thâm nhập được vào chính là nhà thờ. Làm sao mà họ chấp nhận cách xin này!
Quá bức xúc với việc chờ đợi 12 năm chưa được giải quyết và khi thấy cái doanh nghiệp phá sản có dấu hiệu bán đất, giáo dân mới tự ý "phá hoại tài sản" ngay trên mảnh đất của mình. Rồi rước tưọng thánh, ảnh đức mẹ lập bàn thờ để đòi lại đất xưa kia của ông cha mình.
Ai lớn tiếng hơn ai?
Rồi sự kiện đã tới mức lời qua tiếng lại giưa hai thế lực. Một bên là cái thế lực nhỏ bé, định dùng sức mạnh của lòng nhân từ mà chúa ban cho "...Đem thứ tha vào nơi tội lỗi, đem yêu thương vào nơi thù hận..." để cảm hoá đối phương, tin tưởng vào chính nghĩa nhân từ sẽ thắng phi nghĩa bạo tàn và phía bên kia, với sức mạnh của kẻ cai trị có đủ thứ quyền lực trong tay và đặc trưng cho bản chất của quỉ Satan bạo quyền, đã đối đáp lại lời kinh hoà bình của giáo dân bằng hệ thống loa sắt có tần suất lớn, tìm cách vu khống, bôi nhọ những linh mục bề trên, bằng những lời hạ tiện bẩn thỉu.
Vậy thì ai là kẻ quấy rối trật tự nơi công cộng hơn ai? Rõ ràng giáo dân cầu nguyện hành lễ trong trật tự ở nơi xưa kia cha ông họ hàng ngày hành lễ, chứ đâu phải tuỳ tiện nơi công cộng, có khác gì nghi lễ bên Phật giáo rước tượng Phật trên đường tới chùa. Sao không thấy ông nhà nước vu cho các vãi làm mất trật tự nơi công cộng?? Và chắc chắn lời cầu nguyện không thể lớn tiếng bằng âm thanh được phát ra từ những cái loa sắt của ông "nhà nước"!!! Lớn tiếng, cậy quyền thế để "cả vú lấp miệng em", sử dụng thủ đoạn "dùng loa vu khống" để át tiếng "cầu nguyện hoà bình". Y chang khẩu hiệu "tiếng hát át tiếng bom" xưa kia, nay chỉ khác "tiếng loa át tiếng cầu nguyện". Kết hợp với thủ đoạn đó là "chính quyền nhân dân" đã huy động bộ máy tuyên truyền báo đài sẵn có trong tay để lớn tiếng vu khống, chụp mũ giáo dân và giới tu sĩ, nhằm chuẩn bị dọn đường để thực hiện những âm mưu kế tiếp. Thật là lũ vô thần, mất hết lưong tri đạo lý. Vậy là đã rõ "Ai đã sai lại con lớn tiếng" ????
Đã lớn tiếng còn làm càn
Tiếp theo cái cách đối phó là dùng cái công cụ pháp luật để làm càn! Vậy đã dùng đến pháp luật để xử lý rồi sao lại làm càn, làm bậy được? Xin thưa cái luật pháp ở Việt Nam nay nó lạ lắm. Đến ngay đến thánh tiên sư cha cái lão Thạch Lặc bên Tàu cũng còn phải chịu thua. Nó quay quắt và xảo trá đến độ tráo trở, trí trá. Về bản chất pháp luật chỉ là công cụ để cai trị dân, nó chỉ đúng với kẻ nào dám chống lại đảng. Vì vậy đã là công cụ nó được xử dụng rất tuỳ tiện, thích áp dụng với ai là quyền của đảng-nhà nước. Kẻ nào vô phúc mà pháp luật đến gõ cửa thì coi như đi tong và hồng phúc nhà ai to bằng cái đình, thì được nó lơ đi.
Dẫn chứng ư! Ngay trên cái địa bàn thủ đô này có biết bao cảnh chiếm đất phá tường của nhau, thậm chí có nhà ông bà già mười mấy năm nay bị chiếm mất lối đi, phải bắc thang để vào nhà, suốt bao năm trời gõ của đủ các loại quan, báo chí thậm chí phải dũng cảm vượt qua thân phận "bút nô" của mình để kêu giời kêu đất lên trước cái thảm trạng ấy. Vậy mà có ma nào nhòm ngó đến.
Còn bây giờ kẻ được cho là đang làm chủ mảnh đất ấy là công ty may Chiến Thắng chưa thấy có ý kiến gì, chưa làm đơn tố cáo đề nghị khởi tố kẻ phá hoại, mà nay lại thấy cơ quan công an sốt sắng lắm vậy! Sáng đưa giấy triệu tập, chỉ chưa đầy 3 tiếng sau đã có lệnh khởi tố bắt tạm giam? Không hiểu với cái tội phá hoại tài sản chỉ là một bức tưòng cũ và đựoc thực hiện cách đó cả tuần lễ, không thấy ai nói gì chỉ ra quay phim chụp ảnh. Thì đùng một cái lại có lệnh bắt tam giam một cách "khẩn cấp". Cứ như là những kẻ đó phá hoại bức tường Belin không bằng! Liệu có cái luật nào trên thế giới, từ cổ chí kim nó lại kỳ lạ vậy? Có lẽ chỉ có ở Việt Nam giữa thế kỷ 21 này mà thôi. Chỉ có kẻ độc tài bất chấp đạo lý, bất chấp tất cả hành xử hơn cả đảng cướp mới dám làm càn vậy thôi!
Nhưng đừng nghĩ kẻ làm càn này nó vô tình cạn nghĩ. Nó càn nhưng không cạn... Trái lại nó rất gian manh và xảo quyệt! Nó cũng biết người mềm kẻ rắn. Bởi cái vụ Thái Hà này đã được các đồng chí an ninh đưa vào chuyên án để phân tích và xủ lý, đồng thời tìm ra cách đối phó hữu hiệu nhất. Mặc dù các vị linh mục chủ chăn đã đứng ra nhận lãnh trách nhiệm và xin chịu bị bắt thay cho con chiên của họ, nhưng các đồng chí "công an nhân dân" không chịu bắt mà chỉ bắt những kẻ vô danh để đánh đòn phủ đầu mà thôi!Chứ các đồng chí cũng nhận được sự chỉ đạo rồi, chớ có dại mà "đổ dầu vào lửa" mà không biết chừng nó lại lan rộng ra thì giời cứu. Chỉ xử lý trong phạm vi có thể để làm chủ được tình hình. Vì các cha bề trên là linh hồn của giáo dân, lại là người của giáo hội quản lý "rứt dây sẽ động rừng" là điều kiêng kỵ nhất trong binh pháp.
Ngay cả đến việc cho ác ôn dùng dùi cui điện để đánh cha đánh mẹ nó cũng phải làm vào ban đêm nhập nhèm để cãi xoá. Không khác gì vụ đàn áp dân oan tại trụ sở quốc hội II tại Sài Gòn tháng 10 năm ngoái. Kẻo ban ngày ban mặt, bàn dân thiên hạ nhìn thấy, lại mang tiếng là không vâng theo lời bác dặn là "đối với dân thì kính trong lễ phép" Đúng là cái cách hành xử của kẻ tiểu nhân "cắn càn" chỉ tìm thấy ở những kẻ được gọi là lưu manh trong một xã hội man rợ mà thôi.
Đã làm càn rồi còn độc đoán trắng trợn
Cái độc đoán ở đây là xử lý việc đã rồi. Hàng bao năm giáo dân Thái Hà đâm đơn đòi đất không được giải quyết, nay lại độc đoán trắng trợn lệnh cho thuộc cấp ra quyết định thu hồi đất. Kẻ bị thu hồi đất ở đây đương nhiên là kẻ đang được hợp thức hoá quyền sử dụng là công ty may Chiến Thắng. Cũng có nghĩa là nhà thờ Thái Hà đứng bên lề của cuộc chơi. Hoặc giả nhà thờ đạo Thiên chúa làm gì có đất ở Việt Nam, nếu muốn sang bên "nước chúa" mà đòi. Mặc nhiên điều đó là giáo dân Thái Hà vẫn có thể dùng cái quyền sở hữu đất của mình từ thời Pháp thuộc, thời ông Hoàng Cao Khải để đòi lại, vì họ mua bằng tiền, chứ không phải được thực dân đế quốc chia cho hay là dùng vũ lực để cướp như ai đó. Chỉ có điều cụôc chiến pháp lý hai bên đưa ra là các văn bản linh mục Vũ Ngọc Bích có đầy đủ tính pháp lý hay không! Xin hãy cứ chiểu theo luật pháp Việt Nam mà áp dụng.
Còn nếu cái luật pháp đó bị bẻ cong thì toà án sẽ là nơi giáo dân kiện cái cơ quan "nhà nước CHXHCNVN" này. Vì xét ra nó chỉ là một tổ chức được gọi với cái tên "nhà nước", được người dân đóng thuế để thuê cái công cụ nhà nước này có nhiệm vụ và chức năng "quản lý và điều hành" xã hội mà thôi! Vì vậy nó là chủ thể, đại diện cho tổ chức "nhà nước", phải bình đẳng và tuân thủ pháp luật như các tổ chức cá nhân khác trong xã hội. Chứ nó không phải là thứ siêu quyền lực của một thế lực siêu hình nào đó.
Nếu toà án chỉ là công cụ của thứ siêu quyền lực nào đó không đáng tin cậy thì toà án quốc tế sẽ là nơi giáo dân Thái Hà đòi đưa công lý ra ánh sáng. Nơi đó sẽ không có chỗ cho bất kỳ thế lực đen tối nào dám ngăn cản công lý và bước tiến của loài người. Cái sân chơi toàn cầu này rất công bằng, sẽ không có sự ưu tiên nào dành cho những thế lực độc tài độc tài.
Đã độc tài trắng trợn lại trắng trợn dối trá bịp bợm.
Cái màn tiếp theo của chuyên án Thái Hà này là cuộc họp báo để bưng bít che đậy cho những việc làm dối trá nhằm che mắt thiên hạ khi có nguy cơ vụ việc Thái Hà bung ra trên phạm vi toàn thế giới. Với cái cách hành xử một chiều, độc diễn, vẫn cái tuồng diễn dân chủ khi mời các nhà báo nước ngoài tới dự (không khác gì vụ xử cha Lý cho họ ngồi phòng bên theo dõi tivi). Bản chất cuộc họp báo ở đây là chứng minh phải có đối chất và đối lập phản biện. Nhưng với những chứng cứ thông tin một chiều quen thuộc họ cứ nghĩ các nhà báo nước ngoài cũng như con dân VN, ngu ngơ bảo sao nghe vậy, ông giám đốc CA Hà Nội thao thao bất tuyệt nêu ra những lý lẽ chứng cứ có tính độc diễn....
Rồi việc dựa vào giấy... Loại văn bản gì tôi cũng không biết nữa, mà chỉ thấy trích đoạn sau đây của LM Vũ Ngọc Bích "... Tôi đề nghị Ủy ban hành chính khu phố Đống Đa chấp nhận cho tôi được giao lại để Nhà nước quản lý những diện tích đất và những bất động sản có trên mặt đất kê khai. Kèm theo là những giấy tờ để làm chứng gồm có đất nhà thờ Nam Đồng. Kể từ ngày được chấp thuận bàn giao, số đất và những bất động sản có trên mặt đất của tôi đã khai sẽ thuộc quyền quản lý của Nhà nước". Không biết những văn bản đó có được trưng ra cho báo giới chứng kiến mục sở thị hay không? Hay chỉ là những lời nói vu vơ????
Nếu có tại sao phải chờ họp báo mới công bố? Và như ông phó chủ tịch thành phố đã nêu lên là "Nhiều lần giải thích nhưng nhà thờ không chấp nhận". Nhưng theo như lời các LM trong buổi gặp với ông chủ tịch UBND quận Đống Đa lại nói là chưa bao giờ được nhìn thấy văn bản nào về việc bàn giao đất nhà thờ Thái Hà. Vậy thì ở đây ai đúng ai sai! Tại sao trong cuộc họp báo không có đại diện nhà thờ để xác nhận hay phản bác điều đó? Không cần có sự giải thích, chỉ cần nhìn vào bản chất sẽ thấy ai nói đúng! Nhà nước cộng sản VN từ xưa tới nay thật thà ra sao mọi người đều biết ????
Hơn nữa, nếu cứ dựa vào nội dung trích đọan này thì có lẽ nhà thờ nên qui tội LM Vũ Ngọc Bích tội "phản chúa" vì trong khu đất Thái Hà hiện nay vẫn còn cả bàn thờ Ðức Mẹ và khu hang đá. Lẽ nào con chiên của Chúa lại bàn giao Chúa cho kẻ ngoại đạo??? Hơn nữa trong hành trình 12 năm (1996-2008) đi đòi đất, không thấy cha Bích cũng như ông "nhà nước" nhắc nhở gì đến chuyện hiến đất, chỉ từ khi cha Bích mất, năm 2004, mới thấy ông nhà nước nêu ra bằng chứng này? Thật kỳ lạ khi sống thì không có văn bản, khi chết mới trưng văn bản ra? Hay bây giờ ông nhà nước mới tìm thấy ????
Sự dối trá bịp bợm đến mức trắng trợn khi giám đốc CA Nguyễn đức Nhanh leo lẻo chối là không có sự đàn áp giáo dân mà chẳng qua có sự xô xát nho nhỏ, khi có một số người quá khích mà LL công an chỉ dùng "công cụ hỗ trợ" giải tán đám đông mà thôi! Vậy những cuốn băng ghi hình, những bức ảnh mà thông tấn xã tôn giáo VietCatholic đã đưa ra, khuôn mặt đẫm máu thất thần vì sợ hãi của bà mẹ giáo dân và rất nhiều nhân chứng sống đã chứng kiến màn trấn áp ngoạn mục mà mọi người được xem qua mạng intenet. Liệu những chứng cứ này có tính thuyết phục hơn lời ông giám đốc CA hay không ???
Nhân chứng và sự thật!
Trong vụ giáo xứ Thái Hà! Chúng ta chỉ cần nghe nội dung cuộc đối thoại của LM Nguyễn Ngọc Nam Phong và LM Nguyễn Văn Khải với chủ tịch UBND quận Đống Đa, hẳn mọi người sẽ nhận biết được bản chất của sự việc. Từ tiếng nói đại diện cho giáo dân, đại diện cho công lý và lẽ phải, các vị linh mục đã nêu lên cái thực trạng đau lòng của một dân tộc đang trên đà suy vong do đảng CSVN đem lại.
Tất cả nguyên nhân đều do từ chế độ độc tài mà ra. Từ lợi ích cá nhân và bản chất ngoan cố không chịu tự bỏ con đưòng phản dân hại nước. Nhà nước độc tài sẽ không bao giờ chịu thua bởi họ biết rằng nếu thua keo này sẽ kéo theo hiệu ứng đomino, hàng bao nhiêu đất đai của tôn giáo của những dân oan bi họ dùng thủ đoạn và quyền lực cướp đoạt. Giáo dân Thái Hà cũng như bao người dân vô tội khác còn phải chịu cảnh bất công khi nào chế độ này con tồn tại!
- Một đất nước có nhiều nhà thờ, trường học được mở mang thì đó là một xã hội tốt đẹp.
Vì nhà trường là nơi dạy dỗ phát triển tương lai con người. Nhà thờ là nơi sinh hoạt tinh thần tư tưởng, hướng con người tới các giá trị đạo lý nhân bản.
- Một đất nước mọc lên nhiều nhà tù và trại lính. Thì đó là một chế độ bao tàn thối nát.
Nhà tù và trại lính chính là công cụ của một chế độ bạo tàn tạo ra để đàn áp, áp bức nhân dân và bảo vệ chế độ phi nhân.
Suy ngẫm từ điều này và chúng ta thấy ở Việt Nam hiện nay ra sao?
Sau bao năm sống dưới cái chế độ được coi là "tươi đẹp" này, chỗ nào cũng thấy nhan nhãn là trại lính! Từ công an phường quận huyện, cho tới thị xã thành phố, công an bộ, công an TW chỗ nào có vị trí đẹp nhất chỗ đó là trụ sở của công an. Thậm chí trụ sở của công an còn to hơn trụ sở của chính quyền. Trại giam cũng vậy! Tỉnh nào cũng có ít nhất 2 nhà tù và hàng chục trại giam TW lớn nhỏ trải đều khắp đất nước.
Còn trường học, nhà thờ ư? Giáo xứ Thái Hà là một minh chứng cho chế độ đó!
Việt Nam ngày 31/8/2008
Thử phân tích sơ sơ về chữ ký LM Bích mà Chính quyền CSVN đưa ra làm bằng chứng - đã thấy là họ dùng giấy gỉả mạo!
Bút Cong
12:57 04/09/2008
Suy nghĩ về câu nói: ''Lẽ ra mình phải chống lại bất công thì mình đã im lặng đồng lõa''
Lại Thế Lãng
14:21 04/09/2008
Suy nghĩ về câu nói: "Lẽ ra mình phải chống lại bất công thì mình đã im lặng đồng lõa"
Chiều hôm qua tôi đã đọc đi đọc lại không biết đến mấy lần bài “Sống Tử Đạo Vì Công Bằng Xã Hội” trích trong “Nhật Ký Truyền Giáo” của linh mục Piô Ngô Phúc Hậu được đăng trên Vietcatholic mục “Bênh vực Công lý và Giáo hội” ngày 2/9/2008;
Đọc xong bài viết của cha Hậu trong lòng tôi trào dâng một nỗi buồn, một nỗi buồn ray rứt vì thấm thía điều cha viết “Lẽ ra mình phải chống lại bất công thì mình đã im lặng đồng lõa. Mình đã xây dựng niềm vui trên nỗi khổ của người khác. Mình không chống bất công, chỉ vì mình là người được hưởng lợi ích của bất công...”
Tôi không biết cha Hậu đã viết bài này vào thời gian nào nhưng tôi thấy những điều cha viết sao giống với những gì đang diễn ra. Những điều cha viết đã phản ảnh trung thực thực trạng của xã hội và đáng buồn hơn, thực trạng đó cũng tồn tại ngay trong Giáo hội Việt Nam hôm nay.
Thú thật chưa bao giờ đọc xong một bài viết mà trong lòng tôi buồn bã như lần này. Đã có biết bao nhiêu trường hợp lẽ ra phải lên tiếng nhưng người ta đã im lặng. Có biết bao nhiêu trường hợp người ta xây dựng niềm vui trên nỗi bất hạnh của kẻ khác. Và đã có biết bao nhìêu lần người ta làm ngơ không chống lại bất công chỉ vì được hưởng lợi ích của bất công.
Nỗi buồn đã xâm chiếm cả cõi lòng khiến tôi không thể làm được gì. Và tôi đã tìm đến phòng Thánh Thể với mong ước được nguôi ngoai phần nào. Phòng Thánh Thể, nơi giáo xứ đặt Mình Thánh Chúa thường trực để giáo dân có thể đến kính viếng bất cứ lúc nào. Qùy trước Thánh Thể tôi thầm thĩ với Chúa: Lạy Chúa hôm nay con đến với Chúa mang theo một tâm trạng buồn chán. Con không thể lần hạt hay đọc một vài bài suy niệm như con thường làm. Hôm nay con chỉ muốn qùy trước Mình Thánh Chúa với đầu óc trống rỗng để tìm đựợc sự thanh thản.
Tuy nói với Chúa như vậy nhưng tôi chẳng giữ được cho đầu óc trống rỗng vì chẳng bao lâu đầu óc tôi đã đầy ắp với những chuyện đang xẩy ra ở Thái Hà. Từ chuyện cầu nguyện để đòi lại tài sản đã bị chiếm đoạt bất công đến chuyện giáo sỹ và giáo dân bị bôi nhọ, bị đấu tô, bị xỉ vả. Từ chuyện giáo dân bị bắt bớ, bị đàn áp, bị hành hung dã man phải mang thương tích đến chuyện giáo dân bị phá rối, bị xịt hơi cay trong các buổi cầu nguyện. Và cả đến chuyện không biết rồi đây giáo dân Thái Hà sẽ phải đối diện với những mưu mô thâm độc nào nữa?
Một điều khác cũng khiến tôi vô cùng quan tâm là bức Tâm thư của Dòng Chúa Cứu Thế gửi đến tất cả các linh mục ngày 31/8/2008. Bức thư được gửi ra như được linh mục Thư ký Tỉnh Dòng bày tỏ là vì “Trước làn sóng thông tin một chiều của các báo, đài Việt Nam, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế chúng con nhận thấy cần phải lên tiếng về một sự thật. Chúng con không có một phương tiện thông tin nào để chia sẻ do đó, chúng con xin mượn lá thư này để thưa chuyện với quý cha về vụ việc tại Thái Hà, Hà Nội”.
Bức Tâm thư trình bày rõ ngọn ngành về chuyện đất đai ở giáo xứ Thái Hà và khẳng định: “Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để chứng minh khu đất đó thuộc quyền sử dụng của mình và đã sở hữu, sử dụng từ khi chưa thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Khu đất hiện đang tranh chấp là thuộc quyền sử dụng của Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà, không có bất cứ văn bản sang nhượng, chuyển quyền sử dụng, cho, biếu tặng bất cứ tổ chức hoặc pháp nhân nào. Bởi theo Giáo luật, không có ai, với tư cách cá nhân, được tự ý sang nhượng, chuyển đổi đất đai, tài sản Giáo hội Công giáo.
Chúng con khẳng định kiên quyết yêu cầu việc trả lại sự công bằng, công lý và lẽ phải với những tài sản của Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, đúng với tinh thần hiến pháp, luật pháp Việt Nam đã qui định, cũng như những luật lệ quốc tế mà Việt nam đã cam kết và có nghĩa vụ tôn trọng”
Sự việc ở Thái Hà được bức Tâm thư làm sáng tỏ sau khi bị bộ máy tuyên truyền của nhà cầm quyền lừa bịp, bóp méo sự thật, trắng trợn vu khống nhằm gây chia rẽ giữa giáo dân Thái Hà với người dân nói chung và với giáo dân ở nơi khác nói riệng. Sự thật về Thái Hà đã được bức Tâm thư của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế gỉai thích minh bạch, tường tận. Trắng đen đã rõ ràng. Vấn đề còn lại là bức Tâm thư có được tiếp nhận cách tích cực? Giáo dân các nơi có được giải thích để đánh tan hiểu lầm? Các nơi có sẵn sàng hiệp thông, cầu nguyện và đồng hành với Thái Hà? Hay là bức Tâm thư sẽ bị rơi vào quên lãng?
Ngày hôm nay tôi rất vui mừng đọc được Thư Hiệp thông của Linh mục đoàn của Tổng Giáo phận Hà Nội và nhìn thấy hình ảnh của hai vị Giám mục Hải Phòng và Thái Bình đến với đàn chiên Thái Hà giữa lúc tình hình rất căng thẳng. Tôi cầu xin Chúa cho tất cả những vị có trách nhiệm với Giáo hội, với giáo dân cùng hiệp thông, cầu nguyện và đồng hành với giáo dân Thái Hà trong tình hình nguy cấp này. Xin Chúa cho đừng có vị nào đồng lõa với bất công cho dù vì lý do gì.
Vermont 4/9/2008
Chiều hôm qua tôi đã đọc đi đọc lại không biết đến mấy lần bài “Sống Tử Đạo Vì Công Bằng Xã Hội” trích trong “Nhật Ký Truyền Giáo” của linh mục Piô Ngô Phúc Hậu được đăng trên Vietcatholic mục “Bênh vực Công lý và Giáo hội” ngày 2/9/2008;
Đọc xong bài viết của cha Hậu trong lòng tôi trào dâng một nỗi buồn, một nỗi buồn ray rứt vì thấm thía điều cha viết “Lẽ ra mình phải chống lại bất công thì mình đã im lặng đồng lõa. Mình đã xây dựng niềm vui trên nỗi khổ của người khác. Mình không chống bất công, chỉ vì mình là người được hưởng lợi ích của bất công...”
Tôi không biết cha Hậu đã viết bài này vào thời gian nào nhưng tôi thấy những điều cha viết sao giống với những gì đang diễn ra. Những điều cha viết đã phản ảnh trung thực thực trạng của xã hội và đáng buồn hơn, thực trạng đó cũng tồn tại ngay trong Giáo hội Việt Nam hôm nay.
Thú thật chưa bao giờ đọc xong một bài viết mà trong lòng tôi buồn bã như lần này. Đã có biết bao nhiêu trường hợp lẽ ra phải lên tiếng nhưng người ta đã im lặng. Có biết bao nhiêu trường hợp người ta xây dựng niềm vui trên nỗi bất hạnh của kẻ khác. Và đã có biết bao nhìêu lần người ta làm ngơ không chống lại bất công chỉ vì được hưởng lợi ích của bất công.
Nỗi buồn đã xâm chiếm cả cõi lòng khiến tôi không thể làm được gì. Và tôi đã tìm đến phòng Thánh Thể với mong ước được nguôi ngoai phần nào. Phòng Thánh Thể, nơi giáo xứ đặt Mình Thánh Chúa thường trực để giáo dân có thể đến kính viếng bất cứ lúc nào. Qùy trước Thánh Thể tôi thầm thĩ với Chúa: Lạy Chúa hôm nay con đến với Chúa mang theo một tâm trạng buồn chán. Con không thể lần hạt hay đọc một vài bài suy niệm như con thường làm. Hôm nay con chỉ muốn qùy trước Mình Thánh Chúa với đầu óc trống rỗng để tìm đựợc sự thanh thản.
Tuy nói với Chúa như vậy nhưng tôi chẳng giữ được cho đầu óc trống rỗng vì chẳng bao lâu đầu óc tôi đã đầy ắp với những chuyện đang xẩy ra ở Thái Hà. Từ chuyện cầu nguyện để đòi lại tài sản đã bị chiếm đoạt bất công đến chuyện giáo sỹ và giáo dân bị bôi nhọ, bị đấu tô, bị xỉ vả. Từ chuyện giáo dân bị bắt bớ, bị đàn áp, bị hành hung dã man phải mang thương tích đến chuyện giáo dân bị phá rối, bị xịt hơi cay trong các buổi cầu nguyện. Và cả đến chuyện không biết rồi đây giáo dân Thái Hà sẽ phải đối diện với những mưu mô thâm độc nào nữa?
Một điều khác cũng khiến tôi vô cùng quan tâm là bức Tâm thư của Dòng Chúa Cứu Thế gửi đến tất cả các linh mục ngày 31/8/2008. Bức thư được gửi ra như được linh mục Thư ký Tỉnh Dòng bày tỏ là vì “Trước làn sóng thông tin một chiều của các báo, đài Việt Nam, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế chúng con nhận thấy cần phải lên tiếng về một sự thật. Chúng con không có một phương tiện thông tin nào để chia sẻ do đó, chúng con xin mượn lá thư này để thưa chuyện với quý cha về vụ việc tại Thái Hà, Hà Nội”.
Bức Tâm thư trình bày rõ ngọn ngành về chuyện đất đai ở giáo xứ Thái Hà và khẳng định: “Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để chứng minh khu đất đó thuộc quyền sử dụng của mình và đã sở hữu, sử dụng từ khi chưa thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Khu đất hiện đang tranh chấp là thuộc quyền sử dụng của Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà, không có bất cứ văn bản sang nhượng, chuyển quyền sử dụng, cho, biếu tặng bất cứ tổ chức hoặc pháp nhân nào. Bởi theo Giáo luật, không có ai, với tư cách cá nhân, được tự ý sang nhượng, chuyển đổi đất đai, tài sản Giáo hội Công giáo.
Chúng con khẳng định kiên quyết yêu cầu việc trả lại sự công bằng, công lý và lẽ phải với những tài sản của Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, đúng với tinh thần hiến pháp, luật pháp Việt Nam đã qui định, cũng như những luật lệ quốc tế mà Việt nam đã cam kết và có nghĩa vụ tôn trọng”
Sự việc ở Thái Hà được bức Tâm thư làm sáng tỏ sau khi bị bộ máy tuyên truyền của nhà cầm quyền lừa bịp, bóp méo sự thật, trắng trợn vu khống nhằm gây chia rẽ giữa giáo dân Thái Hà với người dân nói chung và với giáo dân ở nơi khác nói riệng. Sự thật về Thái Hà đã được bức Tâm thư của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế gỉai thích minh bạch, tường tận. Trắng đen đã rõ ràng. Vấn đề còn lại là bức Tâm thư có được tiếp nhận cách tích cực? Giáo dân các nơi có được giải thích để đánh tan hiểu lầm? Các nơi có sẵn sàng hiệp thông, cầu nguyện và đồng hành với Thái Hà? Hay là bức Tâm thư sẽ bị rơi vào quên lãng?
Ngày hôm nay tôi rất vui mừng đọc được Thư Hiệp thông của Linh mục đoàn của Tổng Giáo phận Hà Nội và nhìn thấy hình ảnh của hai vị Giám mục Hải Phòng và Thái Bình đến với đàn chiên Thái Hà giữa lúc tình hình rất căng thẳng. Tôi cầu xin Chúa cho tất cả những vị có trách nhiệm với Giáo hội, với giáo dân cùng hiệp thông, cầu nguyện và đồng hành với giáo dân Thái Hà trong tình hình nguy cấp này. Xin Chúa cho đừng có vị nào đồng lõa với bất công cho dù vì lý do gì.
Vermont 4/9/2008
Ngày 4.9.2008 đặc biệt: Thái Hà ghi dấu chân của 2 vị giám mục và đông các linh mục tới hiẹp thông
PV VietCatholic
14:43 04/09/2008
THÁI HÀ - Sáng 04.09.2008 - Từ đêm hôm trước, mưa xuống, trời trở nên mát dịu... Sáng, trời lại mưa, không khí hơi lạnh...
Giáo dân đến cầu nguyện bên Mẹ trong mưa. Có người tâm sự rằng: "Cầu xin Mẹ thương ban cơn mưa móc xuống trên mọi người dù là ai, con Mẹ, hay lương dân, hay công an, hay cán bộ cộng sản... Xin cho những cái đầu nóng nguội bớt đi."
Cũng sáng ngày hôm nay có hai vị giám mục đã tới thăm viếng và cầu nguyện với giáo dân Thái Hà, đó là giám mục Thái Bình và giám mục Hải Phòng. Cùng đi với đức giám mục Hải phòng còn có các cha, các thầy và giáo dân thuộc giáo phận Hải Phòng. Sự hiện điện của hai vị giám mục nơi đây đã làm tin thần giáo dân hăng hái và sốt sắng thêm. Đức Cha Sang đã cùng cầu nguyện
Ban chiều lúc 4g00 linh mục đoàn giáo phận Hà Nội cũng có mặt tại khu đất cầu nguyện với giáo dân, trước đó, linh mục đoàn thuộc Giáo phận Hà Nội đã ra thư hiệp thông với DCCT giáo xứ Thái Hà khẳng định sự hiệp thông, trong cầu nguyện ôn hoà để đòi lại công lý với đầy đủ các chữ ký của các quí Cha (82 vị).
Giáo dân cảm thấy có sức mạnh phi thường từ Thánh Thần Chúa. Nhiều người phát biểu rằng: "Nay chúng tôi sẽ không còn sợ hãi hay dè dặt gì nữa, mà bình tâm cầu nguyện, bình tĩnh đón nhận những thử thách phía trước. Chúng tôi cầu nguyện và tiếp tục cuộc đòi công lý trong ôn hoà, bao dung và dứt khoát. Dứt khoát làm tôi Chúa, và chỉ làm tôi Chúa mà thôi".
Trong buổi trả lời phỏng vấn trên đài VietCatholic và đài RFA cũng vào sáng ngày 3.9.2008, Đức tổng giám mục TGP Hà Nội cũng đã khẳng định giáo dân công giáo tập trung cầu nguyện tại khu đất DCCT là hoàn toàn không vi pham pháp luật của nhà nước, và việc Ngài kêu gọi đối thoại không có nghĩa là kêu gọi giáo dân ngừng cầu nguyện, nhưng giáo dân vẫn cần phải cầu nguyện, và luôn sẵn sàng đối thoại với cơ quan nhà nước. Và Ngài đưa ra nhận định rằng: "Nếu không có bước đột phá từ phía chính quyền, nếu chính quyền vẫn lối suy nghĩ, hành xử cũ, thì vẫn là bế tắc mà thôi". Khi được hỏi: Giáo phận sẽ làm gì để bảo vệ giáo dân, Ngài trả lời: "Trong tay không một tấc sắt, chỉ biết cầu nguyện mà thôi ... (Theo như cách hiểu của giáo dân công giáo, thì Ngài đã gửi một thông điệp đến giáo dân của Ngài: Hãy sẵn sàng cho mọi tình huống, hãy sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi tuân theo luật công bằng và công lý của Giáo Hội Chúa ).
Cho đến lúc này, công an chưa có động thái gì, công an mặc sắc phục giảm bớt, thanh niên "xung kích" cũng vắng bóng tại hiện trường, chỉ có khoảng 15-20 thành phần được gọi là "ăng ten" của công an trà trộn vào giáo dân. Nhưng ai có đạo dễ dàng nhận ra. Lực lượng cảnh sát cơ động CAHN được yêu cầu trực chiến 100% nhưng chưa có lệnh báo động.
Câu chuyện chưa có hồi kết, nhưng một chương mới được mở ra. Giáo dân, hàng Giáo Sĩ Công Giáo đã gửi thông điệp như thế. Người cầm chìa khoá của vấn đề là chính quyền.
Bây giờ là mửa đêm 00h01 phút ngày 05.09.2008 - Hà Nội đang mưa rào... Thái Hà lặng lẽ trong mưa vè đêm khi tôi viết những giòng tường trình này.
Giáo dân đến cầu nguyện bên Mẹ trong mưa. Có người tâm sự rằng: "Cầu xin Mẹ thương ban cơn mưa móc xuống trên mọi người dù là ai, con Mẹ, hay lương dân, hay công an, hay cán bộ cộng sản... Xin cho những cái đầu nóng nguội bớt đi."
Cũng sáng ngày hôm nay có hai vị giám mục đã tới thăm viếng và cầu nguyện với giáo dân Thái Hà, đó là giám mục Thái Bình và giám mục Hải Phòng. Cùng đi với đức giám mục Hải phòng còn có các cha, các thầy và giáo dân thuộc giáo phận Hải Phòng. Sự hiện điện của hai vị giám mục nơi đây đã làm tin thần giáo dân hăng hái và sốt sắng thêm. Đức Cha Sang đã cùng cầu nguyện
Ban chiều lúc 4g00 linh mục đoàn giáo phận Hà Nội cũng có mặt tại khu đất cầu nguyện với giáo dân, trước đó, linh mục đoàn thuộc Giáo phận Hà Nội đã ra thư hiệp thông với DCCT giáo xứ Thái Hà khẳng định sự hiệp thông, trong cầu nguyện ôn hoà để đòi lại công lý với đầy đủ các chữ ký của các quí Cha (82 vị).
Giáo dân cảm thấy có sức mạnh phi thường từ Thánh Thần Chúa. Nhiều người phát biểu rằng: "Nay chúng tôi sẽ không còn sợ hãi hay dè dặt gì nữa, mà bình tâm cầu nguyện, bình tĩnh đón nhận những thử thách phía trước. Chúng tôi cầu nguyện và tiếp tục cuộc đòi công lý trong ôn hoà, bao dung và dứt khoát. Dứt khoát làm tôi Chúa, và chỉ làm tôi Chúa mà thôi".
Trong buổi trả lời phỏng vấn trên đài VietCatholic và đài RFA cũng vào sáng ngày 3.9.2008, Đức tổng giám mục TGP Hà Nội cũng đã khẳng định giáo dân công giáo tập trung cầu nguyện tại khu đất DCCT là hoàn toàn không vi pham pháp luật của nhà nước, và việc Ngài kêu gọi đối thoại không có nghĩa là kêu gọi giáo dân ngừng cầu nguyện, nhưng giáo dân vẫn cần phải cầu nguyện, và luôn sẵn sàng đối thoại với cơ quan nhà nước. Và Ngài đưa ra nhận định rằng: "Nếu không có bước đột phá từ phía chính quyền, nếu chính quyền vẫn lối suy nghĩ, hành xử cũ, thì vẫn là bế tắc mà thôi". Khi được hỏi: Giáo phận sẽ làm gì để bảo vệ giáo dân, Ngài trả lời: "Trong tay không một tấc sắt, chỉ biết cầu nguyện mà thôi ... (Theo như cách hiểu của giáo dân công giáo, thì Ngài đã gửi một thông điệp đến giáo dân của Ngài: Hãy sẵn sàng cho mọi tình huống, hãy sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi tuân theo luật công bằng và công lý của Giáo Hội Chúa ).
Cho đến lúc này, công an chưa có động thái gì, công an mặc sắc phục giảm bớt, thanh niên "xung kích" cũng vắng bóng tại hiện trường, chỉ có khoảng 15-20 thành phần được gọi là "ăng ten" của công an trà trộn vào giáo dân. Nhưng ai có đạo dễ dàng nhận ra. Lực lượng cảnh sát cơ động CAHN được yêu cầu trực chiến 100% nhưng chưa có lệnh báo động.
Câu chuyện chưa có hồi kết, nhưng một chương mới được mở ra. Giáo dân, hàng Giáo Sĩ Công Giáo đã gửi thông điệp như thế. Người cầm chìa khoá của vấn đề là chính quyền.
Bây giờ là mửa đêm 00h01 phút ngày 05.09.2008 - Hà Nội đang mưa rào... Thái Hà lặng lẽ trong mưa vè đêm khi tôi viết những giòng tường trình này.
Giáo dân nhà thờ Thánh Maria Goretti tại San Jose đang rầm rộ phát động chiến dịch ủng hộ Thái Hà
Nguyễn Long Thao
14:43 04/09/2008
San Jose 04/09/08 - Dựa trên các bản tin được đăng trên các nhật báo và được loan đi trong các chương trình phát thanh ngày hôm nay tại San Jose, người ta được biết một cuộc thắp nến cầu nguyện rất trang trọng cho giáo dân Thái Hà sẽ được diễn ra tại nhà thờ Thánh Maria Goretti vào hai ngày Thứ Bảy và Chúa Nhật 6 và 7 tháng 9 năm 2008.
Được biết lễ nghi thắp nến cầu nguyện lần này, ban tổ chức không những kêu gọi người người Công Giáo, mà còn trân trọng kính mời những đồng bào tỵ nạn cộng sản đến để cùng hiệp ý hỗ trợ cho tinh thần kiên cường của giáo dân Thái Hà đang duy nhất có một thứ vũ khí trong tay là lời cầu nguyện để đòi nhà nước Công Sản Việt Nam thực thi công lý và hòa bình, bằng việc trả lại đất đai của giáo xứ Thái Hà đã bị cưỡng đoạt một cách phi pháp.
Bản thông cáo được đăng trên các báo ở San Jose có nội dung như sau:
Thông Cáo: Thắp Nến Cầu Nguyện
Trân trọng kính mời đồng bào đến tham dự Nghi Thức Thắp Nến Cầu Nguyện để hiệp thông với giáo dân Thái Hà, Hà Nội đang bị cộng sản đàn áp, bắt bớ, đánh đập dã man. Sau đó kính mời đồng bào ký kháng thư để đòi Công Lý, Nhân Quyền và Hòa Bình cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
Nghi Thức Thắp Nến Cầu Nguyện sẽ được tổ chức tại:
Nhà Thờ Thánh Maria Goretti.
2800 Senter Road
- Vào lúc 6giờ 30 tối ngày thứ Bảy 6 tháng 9 năm 2008 và
- vào lúc 8 giờ sáng ngày Chúa Nhật 7 tháng 9 năm 2008.
Tưởng cũng nên nói thêm qua vụ Tòa Khâm Sứ đến vụ giáo dân đứng lên đòi Công Lý tại Thái Hà ngày nay, người ta nhận thấy giáo dân San Jose đã luôn luôn tỏ ra có một phản ứng nhậy bén, một tinh thần hiệp thông chặt chẽ với hàng Giáo Phẩm và giáo dân tại quê nhà. Vừa khi có lời kêu gọi ký thỉnh nguyện thư, hàng ngàn giáo dân của hai cộng đoàn St. Elizabeth tại Milpitas và Công Đoàn Chúa Ba Ngôi tại San Jose trong tuần qua đã sốt sắng ký thỉnh nguyện thư yêu cầu Tổng Thống Bush, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và các vị dân cử gấp rút can thiệp để cộng sản Việt Nam ngưng ngay hành động đánh đập, bắt bớ giáo dân đang đòi hỏi công lý.
Được biết lễ nghi thắp nến cầu nguyện lần này, ban tổ chức không những kêu gọi người người Công Giáo, mà còn trân trọng kính mời những đồng bào tỵ nạn cộng sản đến để cùng hiệp ý hỗ trợ cho tinh thần kiên cường của giáo dân Thái Hà đang duy nhất có một thứ vũ khí trong tay là lời cầu nguyện để đòi nhà nước Công Sản Việt Nam thực thi công lý và hòa bình, bằng việc trả lại đất đai của giáo xứ Thái Hà đã bị cưỡng đoạt một cách phi pháp.
Bản thông cáo được đăng trên các báo ở San Jose có nội dung như sau:
Thông Cáo: Thắp Nến Cầu Nguyện
Trân trọng kính mời đồng bào đến tham dự Nghi Thức Thắp Nến Cầu Nguyện để hiệp thông với giáo dân Thái Hà, Hà Nội đang bị cộng sản đàn áp, bắt bớ, đánh đập dã man. Sau đó kính mời đồng bào ký kháng thư để đòi Công Lý, Nhân Quyền và Hòa Bình cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
Nghi Thức Thắp Nến Cầu Nguyện sẽ được tổ chức tại:
Nhà Thờ Thánh Maria Goretti.
2800 Senter Road
- Vào lúc 6giờ 30 tối ngày thứ Bảy 6 tháng 9 năm 2008 và
- vào lúc 8 giờ sáng ngày Chúa Nhật 7 tháng 9 năm 2008.
Tưởng cũng nên nói thêm qua vụ Tòa Khâm Sứ đến vụ giáo dân đứng lên đòi Công Lý tại Thái Hà ngày nay, người ta nhận thấy giáo dân San Jose đã luôn luôn tỏ ra có một phản ứng nhậy bén, một tinh thần hiệp thông chặt chẽ với hàng Giáo Phẩm và giáo dân tại quê nhà. Vừa khi có lời kêu gọi ký thỉnh nguyện thư, hàng ngàn giáo dân của hai cộng đoàn St. Elizabeth tại Milpitas và Công Đoàn Chúa Ba Ngôi tại San Jose trong tuần qua đã sốt sắng ký thỉnh nguyện thư yêu cầu Tổng Thống Bush, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và các vị dân cử gấp rút can thiệp để cộng sản Việt Nam ngưng ngay hành động đánh đập, bắt bớ giáo dân đang đòi hỏi công lý.
Ông John D. Negroponte, Thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam
Hà Long
16:47 04/09/2008
WASHINGTON DC - Theo thông báo của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào ngày 27-8-2008, Ông John D. Negroponte, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, nhân vật quan trọng thứ hai của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ sang thăm 3 quốc gia Á Châu: Việt Nam, Cambodia và Hong Kong từ ngày 10 đến 18-9-2008.
Hoa Kỳ muốn liên kết với các quốc gia tại Thái Bình Dương để tiến đến hợp tác lâu dài trong vùng này. Theo Bộ Ngoại Giao sự hiện diện của ông John D. Negroponte là cơ hội làm gia tăng mối quan hệ trong vùng Thái Bình Dương đang trên đà tiến đến hòa bình, no ấm và tự do (http://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2008/aug/108934.htm).
Ghi chú: Theo nhận xét của giới ngoại giao vào đầu năm 2008, do bị áp lực của Bắc Kinh ông John D. Negroponte đã hủy bỏ chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 1-2008. Lúc ấy cũng là thời gian bùng lên mãnh liệt những cuộc cầu nguyện đòi lại Tòa Khâm Sứ và ông John D. Negroponte được nhiều người Việt Nam, các Hội Đoàn Người Việt Hải Ngoại và Vietcatholic thông báo về các sự kiện của Tòa Khâm Sứ Hà Nội.
Dịp viếng thăm của ông thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Việt Nam vào trung tuần tháng 9-2008 chúng ta nên tiếp tục gửi các hồ sơ tố cáo sự đàn áp, công an tấn công người vô tội bằng dùi cui, thả hơi cay, bắt giam người vô tội… đến Ông John D. Negroponte qua bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội theo 2 địa chỉ sau:
John D. Negroponte, Deputy Secretary of State
U.S. Department of State
2201 C Street NW
Washington, DC 20520
Vào địa chỉ email trực tiếp của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và gửi đi:
http://contact-us.state.gov/cgi-bin/state.cfg/php/enduser/ask.php?p_sid=e*OEI1dj&p_accessibility=0&p_redirect=&p_sp=cF9zcmNoPSZwX3NvcnRfYnk9JnBfZ3JpZHNvcnQ9JnBfcm93X2NudD0xMTEsMTExJnBfcHJvZHM9JnBfY2F0cz0mcF9wdj0mcF9jdj0mcF9zZWFyY2hfdHlwZT1hbnN3ZXJzLnNlYXJjaF9ubCZwX3BhZ2U9MQ**
John D. Negroponte, Deputy Secretary of State
American Embassy Hanoi
7 Lang Ha Street,
Hanoi, Vietnam
email to: acshanoi@state.gov
fax to: 84-4-850-5010
Theo tiểu sử của ông thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ: sinh 21-7-1939 tại London, là một nhà ngoại giao dầy dạn kinh nghiệm, đặc biệt với Việt Nam. Trong thời chiến tranh VN ông Negroponte đã phục vụ tại Sàigòn từ năm 1960, tại các cuộc đàm phán về Hiệp Định Paris 1968 có sự hiện diện của ông. Ông biết nhiều ngoại ngữ và rành tiếng Việt.
Báo Wall Street Journal của Hoa Kỳ chuyên mục Á Châu đã nhận định hôm nay, 04-9-2008 rằng chính quyền của Tổng Thống Bush sẽ đưa Việt Nam vào danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt.” Chúng ta hãy hợp sức với giáo dân Thái Hà gióng lên tiếng chuông sự thật, đòi công bằng xã hội bằng cách gửi đến ông John D. Negroponte các thư tố cáo về sự đàn áp tự do tôn giáo, tự do nhân quyền và bắt bớ người vô tội của cộng sản Việt Nam trong dịp ông thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đến thăm Hà Nội.
Chúng ta có thể dùng mẫu thư của Vietcatholic để gửi đi, chỉ cần thay tên John D. Negroponte, Deputy Secretary of State vào:
http://www.vietcatholic.net/News/Html/57847.htm
Mong rằng công lý và sự thật, do tôn giáo và nhân quyền sẽ thể hiện trên quê hương Việt Nam.
Hoa Kỳ muốn liên kết với các quốc gia tại Thái Bình Dương để tiến đến hợp tác lâu dài trong vùng này. Theo Bộ Ngoại Giao sự hiện diện của ông John D. Negroponte là cơ hội làm gia tăng mối quan hệ trong vùng Thái Bình Dương đang trên đà tiến đến hòa bình, no ấm và tự do (http://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2008/aug/108934.htm).
Ghi chú: Theo nhận xét của giới ngoại giao vào đầu năm 2008, do bị áp lực của Bắc Kinh ông John D. Negroponte đã hủy bỏ chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 1-2008. Lúc ấy cũng là thời gian bùng lên mãnh liệt những cuộc cầu nguyện đòi lại Tòa Khâm Sứ và ông John D. Negroponte được nhiều người Việt Nam, các Hội Đoàn Người Việt Hải Ngoại và Vietcatholic thông báo về các sự kiện của Tòa Khâm Sứ Hà Nội.
Dịp viếng thăm của ông thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Việt Nam vào trung tuần tháng 9-2008 chúng ta nên tiếp tục gửi các hồ sơ tố cáo sự đàn áp, công an tấn công người vô tội bằng dùi cui, thả hơi cay, bắt giam người vô tội… đến Ông John D. Negroponte qua bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội theo 2 địa chỉ sau:
John D. Negroponte, Deputy Secretary of State
U.S. Department of State
2201 C Street NW
Washington, DC 20520
Vào địa chỉ email trực tiếp của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và gửi đi:
http://contact-us.state.gov/cgi-bin/state.cfg/php/enduser/ask.php?p_sid=e*OEI1dj&p_accessibility=0&p_redirect=&p_sp=cF9zcmNoPSZwX3NvcnRfYnk9JnBfZ3JpZHNvcnQ9JnBfcm93X2NudD0xMTEsMTExJnBfcHJvZHM9JnBfY2F0cz0mcF9wdj0mcF9jdj0mcF9zZWFyY2hfdHlwZT1hbnN3ZXJzLnNlYXJjaF9ubCZwX3BhZ2U9MQ**
John D. Negroponte, Deputy Secretary of State
American Embassy Hanoi
7 Lang Ha Street,
Hanoi, Vietnam
email to: acshanoi@state.gov
fax to: 84-4-850-5010
Theo tiểu sử của ông thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ: sinh 21-7-1939 tại London, là một nhà ngoại giao dầy dạn kinh nghiệm, đặc biệt với Việt Nam. Trong thời chiến tranh VN ông Negroponte đã phục vụ tại Sàigòn từ năm 1960, tại các cuộc đàm phán về Hiệp Định Paris 1968 có sự hiện diện của ông. Ông biết nhiều ngoại ngữ và rành tiếng Việt.
Báo Wall Street Journal của Hoa Kỳ chuyên mục Á Châu đã nhận định hôm nay, 04-9-2008 rằng chính quyền của Tổng Thống Bush sẽ đưa Việt Nam vào danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt.” Chúng ta hãy hợp sức với giáo dân Thái Hà gióng lên tiếng chuông sự thật, đòi công bằng xã hội bằng cách gửi đến ông John D. Negroponte các thư tố cáo về sự đàn áp tự do tôn giáo, tự do nhân quyền và bắt bớ người vô tội của cộng sản Việt Nam trong dịp ông thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đến thăm Hà Nội.
Chúng ta có thể dùng mẫu thư của Vietcatholic để gửi đi, chỉ cần thay tên John D. Negroponte, Deputy Secretary of State vào:
http://www.vietcatholic.net/News/Html/57847.htm
Mong rằng công lý và sự thật, do tôn giáo và nhân quyền sẽ thể hiện trên quê hương Việt Nam.
Thái Hà ơi! Thái Hà ơi! (thơ)
Thích Thập Tự
17:33 04/09/2008
THÁI HÀ ƠI! THÁI HÀ ƠI!
Thái Hà ơi! Thái Hà ơi!
Đêm nay tôi thao thức…
Trằn trọc …thương Người nơi xa xôi, trong tôi
Nơi bình yên, không đòn vọt roi điện,
Không hơi cay
Mà sao lòng quặn đau rối bời chua xót
Bởi búa rìu dư luận
Luận điệu dư thừa
Thái Hà ơi! Thái Hà ơi!
Người có nhớ Chúa Giêsu…
Cũng từng bị coi là tên nguy hiểm
Kích động dân chúng…?!
Nhưng Người vẫn nhịn nhục thứ tha
Bởi Tình yêu bao la
Không thể nào thù ghét
“ Xin Cha tha cho chúng vì chúng lầm chẳng biết!”
Thái Hà ơi! Thái Hà ơi!
Người còn nhớ không tên Baraba…?!
Đầu trộm đuôi cướp
Thế mà dân chúng đồng loạt xin tha
Đồng thanh: Giết Giêsu!
Ôi đau đớn xót xa!
Nhưng, Thái Hà ơi! Thái Hà ơi!
Hơn hai ngàn năm qua
Giêsu vẫn là Chúa
Tên cướp mãi là Baraba
Hãy vững tin, cái gì cũng có giá
Vô thần cũng phải tuân theo nhân quả
Hãy cứ yêu thương kẻ thù
Và làm ơn cho kẻ bắt bớ,
Vu khống, nhục mạ đủ điều cho anh em
Bởi họ thật đáng thương…
Họ đáng thương biết bao!
Vì miếng cơm manh áo…
Mà táng tận lương tâm
Vì mệnh lệnh cấp trên
Đòi chôn vùi sự thật…
Ôi, anh em thật có phúc
Khi vì Thầy-vì Sự Thật
Mà bị vu khống đủ điều xấu xa
Anh em có phúc
Đây là dịp làm chứng cho tình yêu tha thứ
Và phần thưởng nước Trời dành cho anh em
Thái Hà ơi, nhìn kìa!
Kẻ vung tay đòi che mặt trời Chân lý
Chúng tưởng… chẳng ai còn thấy chút gì Sự thật
Thương ôi, chúng sai lầm dại dột
Vung tay lên
Mặt chúng càng thêm tăm tối
Còn đối phương vẫn rạng ngời sáng láng hiên ngang.
Vung tay quá trán…
Càng vung lên
Càng thêm điên cuồng thác loạn
Càng thêm tăm tối
Lẽ nào cứ vung lên mãi không mỏi?
Ôi, hãy nhìn xem!
Không phải tin một sự thật hiển nhiên
Ôi Thập giá vinh quang!
Như hạt lúa mì rơi xuống đất
Được vùi lấp…thối đi…sinh nhiều bông hạt
Tôi sung sướng hôn lên từng hạt Mân côi
Dâng lên Mẹ Chúa Trời
Thái Hà ơi! Thái Hà ơi!
Sẽ đến ngày bàn tay che mặt trời kia sẽ mỏi
Cái mặt kia sẽ được hào quang chiếu rọi
Thức tỉnh lương tâm
Thái Hà ơi!
Đêm nay tôi thao thức bên Người
Từ nơi xa xôi
Cùng Người lần trong đêm tối
Đợi chờ…
Một ngày mới lên ngôi!
Ngày 1 tháng 9 năm 2008
Thái Hà ơi! Thái Hà ơi!
Đêm nay tôi thao thức…
Trằn trọc …thương Người nơi xa xôi, trong tôi
Nơi bình yên, không đòn vọt roi điện,
Không hơi cay
Mà sao lòng quặn đau rối bời chua xót
Bởi búa rìu dư luận
Luận điệu dư thừa
Thái Hà ơi! Thái Hà ơi!
Người có nhớ Chúa Giêsu…
Cũng từng bị coi là tên nguy hiểm
Kích động dân chúng…?!
Nhưng Người vẫn nhịn nhục thứ tha
Bởi Tình yêu bao la
Không thể nào thù ghét
“ Xin Cha tha cho chúng vì chúng lầm chẳng biết!”
Thái Hà ơi! Thái Hà ơi!
Người còn nhớ không tên Baraba…?!
Đầu trộm đuôi cướp
Thế mà dân chúng đồng loạt xin tha
Đồng thanh: Giết Giêsu!
Ôi đau đớn xót xa!
Nhưng, Thái Hà ơi! Thái Hà ơi!
Hơn hai ngàn năm qua
Giêsu vẫn là Chúa
Tên cướp mãi là Baraba
Hãy vững tin, cái gì cũng có giá
Vô thần cũng phải tuân theo nhân quả
Hãy cứ yêu thương kẻ thù
Và làm ơn cho kẻ bắt bớ,
Vu khống, nhục mạ đủ điều cho anh em
Bởi họ thật đáng thương…
Họ đáng thương biết bao!
Vì miếng cơm manh áo…
Mà táng tận lương tâm
Vì mệnh lệnh cấp trên
Đòi chôn vùi sự thật…
Ôi, anh em thật có phúc
Khi vì Thầy-vì Sự Thật
Mà bị vu khống đủ điều xấu xa
Anh em có phúc
Đây là dịp làm chứng cho tình yêu tha thứ
Và phần thưởng nước Trời dành cho anh em
Thái Hà ơi, nhìn kìa!
Kẻ vung tay đòi che mặt trời Chân lý
Chúng tưởng… chẳng ai còn thấy chút gì Sự thật
Thương ôi, chúng sai lầm dại dột
Vung tay lên
Mặt chúng càng thêm tăm tối
Còn đối phương vẫn rạng ngời sáng láng hiên ngang.
Vung tay quá trán…
Càng vung lên
Càng thêm điên cuồng thác loạn
Càng thêm tăm tối
Lẽ nào cứ vung lên mãi không mỏi?
Ôi, hãy nhìn xem!
Không phải tin một sự thật hiển nhiên
Ôi Thập giá vinh quang!
Như hạt lúa mì rơi xuống đất
Được vùi lấp…thối đi…sinh nhiều bông hạt
Tôi sung sướng hôn lên từng hạt Mân côi
Dâng lên Mẹ Chúa Trời
Thái Hà ơi! Thái Hà ơi!
Sẽ đến ngày bàn tay che mặt trời kia sẽ mỏi
Cái mặt kia sẽ được hào quang chiếu rọi
Thức tỉnh lương tâm
Thái Hà ơi!
Đêm nay tôi thao thức bên Người
Từ nơi xa xôi
Cùng Người lần trong đêm tối
Đợi chờ…
Một ngày mới lên ngôi!
Ngày 1 tháng 9 năm 2008
Xung quanh chuyện dấu lạ ở Thái Hà
Thiên Ân và Anmai
17:48 04/09/2008
Xung quanh chuyện dấu lạ ở Thái Hà
Nhiều người khô khan nay rủ nhau đến Thái Hà cầu nguyện, câu truyện do Thiên Ân kể
Cả đêm qua trời mưa tầm tã. Sáng ra, chưa kịp điểm tâm, tôi nhận được cú điện thoại của người bạn thân thời học phổ thông rủ đi uống cà phê. Tôi định từ chối, nhưng rồi nể bạn, tôi vội thay đồ, lên xe, phóng tới cái quán mà anh đang chờ. Mở đầu câu chuyện, tôi đặt lên bàn tờ báo Hà Nội Mới (ra ngày 4/9/2008):
- Cậu đọc đi.
- Có chuyện gì mới vậy? – Bạn tôi ngạc nhiên hỏi.
- Chẳng có chuyện gì mới cả, vẫn là cái chuyện đòi lại đất của giáo dân Thái Hà. Đã cả tháng nay, mấy tay phóng viên này cứ nhai đi nhai cái sự thật bị chính chúng nó xuyên tạc và cứ lặp đi lặp lại mãi cái luận điệu ngang phè, chẳng ai muốn nghe – Tôi thủng thẳng nói với bạn mình.
- Thật tình lẽ phải đâu có nơi mấy vị lãnh đạo chính quyền đâu! Nếu có, họ đã dập chết giáo dân các cậu từ lâu rồi, chứ làm gì mà để sự việc dây dưa, kéo dài tới 12 năm trời như vậy – Bạn tôi khẳng khái nói.
Ngồi lướt qua bài báo, bạn tôi thốt lên:
- Ơ, bài này hình như tớ đã đọc trên mạng cách đây mấy ngày nay rồi. Đúng là chúng nó hết chuyện để nói, đành phải nhai lại thật rồi! Mà viết kiểu này thì chẳng khác nào chúng nó quảng cáo hộ cho nhà thờ về sự lạ xảy ra ở linh địa Đức Bà còn gì! Chỗ chí cốt, thân tình, tớ hỏi thật cậu, có đúng là có những dấu lạ xảy ra ở đó như mấy tay phóng viên này quảng cáo không? – Bạn tôi vừa nói vừa hỏi dồn.
- Thật ra, những thời điểm trong ngày xảy ra sự lạ lại là những thời điểm tớ đang ở cơ quan làm việc, nên tớ chưa có điều kiện chứng kiến. Nhưng cả tuần nay, từ sáng đến tối, dân chúng tuốn về đấy đông như trảy hội, thì tớ tin rằng có cái gì rất lạ đã thu hút người ta. Mà ngay trong gia đình họ hàng nhà tớ cũng đã xảy ra sự lạ đấy, ông ạ. Bà con họ hàng nhà tớ ở tận Hàm Long, vậy mà ngày nào cũng xuống đấy cầu nguyện. Mấy ông anh nhà tớ vốn trước đây rất khô khan, lại còn dính vào cờ bạc số đề nữa chứ, ấy vậy nghe nói từ khi chứng kiến được sự lạ gì gì đó ở đấy, mấy bố nhà ta đã đổi đời: thay vì mỗi sáng mỗi tối ngồi bù khú rượu chè cờ bạc với nhau, các bố nhà ta bây giờ rủ nhau xuống Thái Hà cầu nguyện!
Chuyện trò với nhau chưa được bao lâu, nhấp những giọt cà phê còn lại, chúng tôi chia tay, mỗi người đi đến nơi làm việc của mình.
“Dấu lạ" Thái Hà, do Anmai viết:
Cũng khá lâu không có dịp ra Thái Hà, hôm nay cùng hoà chung với niềm tin, lòng trông cậy và lòng mến của những người con cái Chúa tôi được hiện diện trên mảnh đất thân yêu của Hà Thành. Quả là trăm nghe không bằng một thấy. Khi và chỉ khi ta hiện diện trên đất Thánh Thái Hà ta sẽ thấy những dấu lạ mà Thiên Chúa muốn bày tỏ cho một “thế giới đầy tội lỗi và gian tà”.
Tờ mờ sáng, bà con giáo dân không chỉ ở địa phương như Thái Hà mà còn từ Thạch Bích, Phùng Khoan, Cửa Bắc, Hàng Bột, Hàm Long … mà còn cả giáo dân từ những vùng xa xôi như Quần Phương – Nam Định, Giao Thuỷ - Bùi Chu … đến xem dấu lạ tại Thái Hà.
Quân "vô đạo" Nhà nước cũng ngoan ngoãn chăm chỉ dự buổi Cầu nguyện
Những ngày này, chúng tôi cũng thấy những "nhà báo hại", những con người tán tận lương tâm đã lạ lùng đến mức dùng những đòn tiểu sảo để nhằm bôi nhọ sự thật, đó là đoàn lũ các phóng viên các báo Nhà nước tới đất Thái Hà.
Mới nhất là trưa nay, khoảng 12 giờ trưa, chúng tôi gặp ngay cửa nhà thờ Thái Hà có một nhóm phóng viên đang dàn dựng những thước phim để lừa bịp dân chúng. Vui nhất là tận mắt tôi nhìn thấy dấu lạ giữa đoàn quay phim "Nhà nước" và những nhà quay phim "nghiệp dư" của các linh mục hay các thầy dòng trong Tu Viện. Như trò chơi “cút bắt trò chơi” khi phóng phiên lừa bịp của Nhà nước quay người bịp lừa thì cũng bị phóng viên tu sĩ quay lại. Hoá ra là những phóng viên lừa bịp đã thuê một ông cụ già đóng vai một người nghèo phát biểu nhằm xuyên tạc vu vơ về buổi đọc kinh của người Công giáo.
Ra linh địa Thái Hà chưa được 24 giờ đồng hồ mà nghe rất nhiều chuyện lạ của những phóng viên Nhà nước này đang bày binh bố trận dàn trận những cảnh quay để rồi tối về mang chiếtu trên các đài truyên2 hình với những thêu dệt vu không mà không người Công giáo nào mà không biết trò "ma giáo" này.
Một dấu lạ nữa xảy ra ở Thái Hà là không hiểu sao những ngày này nhiều người cho mình là đảng viên cộng sản vô thần nhưng lại tham dự Thánh Lễ và cầu nguyện với cộng đoàn dân Chúa. Họ không chỉ tham dự mà con tham dự một cách hết sức sốt sắng hơn con cả cộng đoàn dân Chúa vì lẽ nếu họ cựa quậy là bị lộ tẩy ngay! Không lạ sao được khi mà Thánh Lễ của người Công giáo có cả sự hiện diện của những kẻ “vô đạo” !?
Những buổi cầu nguyện ở Thái Hà làm cho con cái Chúa và Đức Mẹ sốt sắng hẳn lên!
Thường ngày giáo xứ Thái Hà chỉ có thánh lễ sáng và chiều nhưng trong thời gian “nhạy cảm” và “căng thẳng” này hầu như khi giáo dân đầy nhà thờ là có Thánh Lễ. Không phải là đại lễ, cũng chẳng phải là ngày hành hương vậy mà Thánh Lễ tạ ơn Chúa và Đức Mẹ cứ diễn ra liên tục. Chỉ một buổi sáng hôm nay mà có 4 Thánh Lễ liên tiếp nhau được cử hành. Thánh Lễ nào cũng không chỉ chật kín nhà thờ mà còn ngồi đầy ngoài hành lang. Số người ghi sổ xin ơn và tạ ơn Đức Mẹ nhiều hơn nhiều ngày. Và chuyện lạ nữa là trong những ngày này, toà hoà giải phải bố trí thêm ở trong phòng khách của Tu Viện. Dẫu nhiều toà như thế nhưng các cha phải ngồi toà gần 12 giờ trưa mới xong.
Đó không phải là dấu lạ về lòng tin, lòng cậy, lòng mến và sự hiệp nhất đang diễn ra từng giờ, từng phút, từng giây tại Linh địa Đức Mẹ Thái Hà sao?
Qua những dấu lạ ở Thái Hà này, Chúa muốn nói với cả hai, những người “vô thần” cũng như con cái Chúa rằng phải sống sao cho thật công bằng và đượm tình bác ái: Những người sống chưa công bằng, gian xảo, tán tận lương tâm thì sống sao cho có công bằng, bác ái hơn; những người con cái của Chúa cũng thế, đã sống công bằng, sống yêu thương thì sống công bằng, bác ái, yêu thương và tha thứ hơn nữa. Và hết sức thiết thực, hiệu quả là phải yêu thương và tha thứ cho những người đang bách hại và vu khống họ dù họ đang phải tù tội, đánh đập vì cầu nguyện cho công lý và hoà bình.
Nhiều người khô khan nay rủ nhau đến Thái Hà cầu nguyện, câu truyện do Thiên Ân kể
Cả đêm qua trời mưa tầm tã. Sáng ra, chưa kịp điểm tâm, tôi nhận được cú điện thoại của người bạn thân thời học phổ thông rủ đi uống cà phê. Tôi định từ chối, nhưng rồi nể bạn, tôi vội thay đồ, lên xe, phóng tới cái quán mà anh đang chờ. Mở đầu câu chuyện, tôi đặt lên bàn tờ báo Hà Nội Mới (ra ngày 4/9/2008):
- Cậu đọc đi.
- Có chuyện gì mới vậy? – Bạn tôi ngạc nhiên hỏi.
- Chẳng có chuyện gì mới cả, vẫn là cái chuyện đòi lại đất của giáo dân Thái Hà. Đã cả tháng nay, mấy tay phóng viên này cứ nhai đi nhai cái sự thật bị chính chúng nó xuyên tạc và cứ lặp đi lặp lại mãi cái luận điệu ngang phè, chẳng ai muốn nghe – Tôi thủng thẳng nói với bạn mình.
- Thật tình lẽ phải đâu có nơi mấy vị lãnh đạo chính quyền đâu! Nếu có, họ đã dập chết giáo dân các cậu từ lâu rồi, chứ làm gì mà để sự việc dây dưa, kéo dài tới 12 năm trời như vậy – Bạn tôi khẳng khái nói.
Ngồi lướt qua bài báo, bạn tôi thốt lên:
- Ơ, bài này hình như tớ đã đọc trên mạng cách đây mấy ngày nay rồi. Đúng là chúng nó hết chuyện để nói, đành phải nhai lại thật rồi! Mà viết kiểu này thì chẳng khác nào chúng nó quảng cáo hộ cho nhà thờ về sự lạ xảy ra ở linh địa Đức Bà còn gì! Chỗ chí cốt, thân tình, tớ hỏi thật cậu, có đúng là có những dấu lạ xảy ra ở đó như mấy tay phóng viên này quảng cáo không? – Bạn tôi vừa nói vừa hỏi dồn.
- Thật ra, những thời điểm trong ngày xảy ra sự lạ lại là những thời điểm tớ đang ở cơ quan làm việc, nên tớ chưa có điều kiện chứng kiến. Nhưng cả tuần nay, từ sáng đến tối, dân chúng tuốn về đấy đông như trảy hội, thì tớ tin rằng có cái gì rất lạ đã thu hút người ta. Mà ngay trong gia đình họ hàng nhà tớ cũng đã xảy ra sự lạ đấy, ông ạ. Bà con họ hàng nhà tớ ở tận Hàm Long, vậy mà ngày nào cũng xuống đấy cầu nguyện. Mấy ông anh nhà tớ vốn trước đây rất khô khan, lại còn dính vào cờ bạc số đề nữa chứ, ấy vậy nghe nói từ khi chứng kiến được sự lạ gì gì đó ở đấy, mấy bố nhà ta đã đổi đời: thay vì mỗi sáng mỗi tối ngồi bù khú rượu chè cờ bạc với nhau, các bố nhà ta bây giờ rủ nhau xuống Thái Hà cầu nguyện!
Chuyện trò với nhau chưa được bao lâu, nhấp những giọt cà phê còn lại, chúng tôi chia tay, mỗi người đi đến nơi làm việc của mình.
“Dấu lạ" Thái Hà, do Anmai viết:
Cũng khá lâu không có dịp ra Thái Hà, hôm nay cùng hoà chung với niềm tin, lòng trông cậy và lòng mến của những người con cái Chúa tôi được hiện diện trên mảnh đất thân yêu của Hà Thành. Quả là trăm nghe không bằng một thấy. Khi và chỉ khi ta hiện diện trên đất Thánh Thái Hà ta sẽ thấy những dấu lạ mà Thiên Chúa muốn bày tỏ cho một “thế giới đầy tội lỗi và gian tà”.
Tờ mờ sáng, bà con giáo dân không chỉ ở địa phương như Thái Hà mà còn từ Thạch Bích, Phùng Khoan, Cửa Bắc, Hàng Bột, Hàm Long … mà còn cả giáo dân từ những vùng xa xôi như Quần Phương – Nam Định, Giao Thuỷ - Bùi Chu … đến xem dấu lạ tại Thái Hà.
Quân "vô đạo" Nhà nước cũng ngoan ngoãn chăm chỉ dự buổi Cầu nguyện
Những ngày này, chúng tôi cũng thấy những "nhà báo hại", những con người tán tận lương tâm đã lạ lùng đến mức dùng những đòn tiểu sảo để nhằm bôi nhọ sự thật, đó là đoàn lũ các phóng viên các báo Nhà nước tới đất Thái Hà.
Mới nhất là trưa nay, khoảng 12 giờ trưa, chúng tôi gặp ngay cửa nhà thờ Thái Hà có một nhóm phóng viên đang dàn dựng những thước phim để lừa bịp dân chúng. Vui nhất là tận mắt tôi nhìn thấy dấu lạ giữa đoàn quay phim "Nhà nước" và những nhà quay phim "nghiệp dư" của các linh mục hay các thầy dòng trong Tu Viện. Như trò chơi “cút bắt trò chơi” khi phóng phiên lừa bịp của Nhà nước quay người bịp lừa thì cũng bị phóng viên tu sĩ quay lại. Hoá ra là những phóng viên lừa bịp đã thuê một ông cụ già đóng vai một người nghèo phát biểu nhằm xuyên tạc vu vơ về buổi đọc kinh của người Công giáo.
Ra linh địa Thái Hà chưa được 24 giờ đồng hồ mà nghe rất nhiều chuyện lạ của những phóng viên Nhà nước này đang bày binh bố trận dàn trận những cảnh quay để rồi tối về mang chiếtu trên các đài truyên2 hình với những thêu dệt vu không mà không người Công giáo nào mà không biết trò "ma giáo" này.
Một dấu lạ nữa xảy ra ở Thái Hà là không hiểu sao những ngày này nhiều người cho mình là đảng viên cộng sản vô thần nhưng lại tham dự Thánh Lễ và cầu nguyện với cộng đoàn dân Chúa. Họ không chỉ tham dự mà con tham dự một cách hết sức sốt sắng hơn con cả cộng đoàn dân Chúa vì lẽ nếu họ cựa quậy là bị lộ tẩy ngay! Không lạ sao được khi mà Thánh Lễ của người Công giáo có cả sự hiện diện của những kẻ “vô đạo” !?
Những buổi cầu nguyện ở Thái Hà làm cho con cái Chúa và Đức Mẹ sốt sắng hẳn lên!
Thường ngày giáo xứ Thái Hà chỉ có thánh lễ sáng và chiều nhưng trong thời gian “nhạy cảm” và “căng thẳng” này hầu như khi giáo dân đầy nhà thờ là có Thánh Lễ. Không phải là đại lễ, cũng chẳng phải là ngày hành hương vậy mà Thánh Lễ tạ ơn Chúa và Đức Mẹ cứ diễn ra liên tục. Chỉ một buổi sáng hôm nay mà có 4 Thánh Lễ liên tiếp nhau được cử hành. Thánh Lễ nào cũng không chỉ chật kín nhà thờ mà còn ngồi đầy ngoài hành lang. Số người ghi sổ xin ơn và tạ ơn Đức Mẹ nhiều hơn nhiều ngày. Và chuyện lạ nữa là trong những ngày này, toà hoà giải phải bố trí thêm ở trong phòng khách của Tu Viện. Dẫu nhiều toà như thế nhưng các cha phải ngồi toà gần 12 giờ trưa mới xong.
Đó không phải là dấu lạ về lòng tin, lòng cậy, lòng mến và sự hiệp nhất đang diễn ra từng giờ, từng phút, từng giây tại Linh địa Đức Mẹ Thái Hà sao?
Qua những dấu lạ ở Thái Hà này, Chúa muốn nói với cả hai, những người “vô thần” cũng như con cái Chúa rằng phải sống sao cho thật công bằng và đượm tình bác ái: Những người sống chưa công bằng, gian xảo, tán tận lương tâm thì sống sao cho có công bằng, bác ái hơn; những người con cái của Chúa cũng thế, đã sống công bằng, sống yêu thương thì sống công bằng, bác ái, yêu thương và tha thứ hơn nữa. Và hết sức thiết thực, hiệu quả là phải yêu thương và tha thứ cho những người đang bách hại và vu khống họ dù họ đang phải tù tội, đánh đập vì cầu nguyện cho công lý và hoà bình.
TGM Ngô Quang Kiệt kêu gọi Việt Nam tôn trọng thỏa hiệp trả đất cho Giáo Hội
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ -VOA
18:21 04/09/2008
WASHINGTON DC- Ngày 04/09/2008 - Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt của tổng giáo phận Hà Nội đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng một thỏa hiệp đạt được 8 tháng trước đây về việc giao hoàn lại cho Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Việt Nam những tài sản của Giáo Hội bị chính phủ tịch thâu.
Theo tin của Independent Catholic News, trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba dành cho Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam, Ðức Tổng Giám Mục nói rằng dân chúng đã mất niềm tin nơi chính quyền vì chính quyền đã kéo dài quá lâu việc trao trả các cơ sở thuộc tòa Khâm Sứ cũ và một nữ tu viện.
Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt nói rằng vụ tranh chấp Tòa Khâm Sứ cũ đã kéo dài hơn 8 tháng, trong đó giáo hội đã theo đuổi chính sách của Tòa Thánh nhằm giải quyết vấn đề qua những cuộc đối thoại thẳng thắn.
Tuy nhiên, theo Đức Tổng Giám Mục, việc giải quyết dường như đã diễn ra một cách quá chậm chạp, và chính sự chậm chạp này đã tạo những ảnh hưởng tiêu cực cho vấn đề của giáo xứ Thái Hà hiện nay.
Trong bản tuyên bố đưa ra hôm mùng 1 tháng Hai dương lịch năm nay, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xác nhận chuyện chính phủ thỏa thuận trao trả các cơ sở của Tòa Khâm Sứ cũ cho giáo hội, sau khi giáo dân tổ chức những vụ phản kháng công khai trong hơn một tháng trời.
Để đáp lại lời hứa hẹn của chính phủ, giáo dân thỏa thuận di dời một thập tự giá và các lều bạt ra khỏi miếng đất bên cạnh Tòa Khâm Sứ cũ, nơi giáo dân thường xuyên tổ chức các buổi cầu nguyện.
Lúc đó, Đức Tổng Giám Mục cho biết các cơ sở thuộc Tòa Khâm Sứ cũ sẽ được trao trả lại cho giáo hội trong nhiều đợt. Tuy nhiên, 8 tháng đã trôi qua và chưa có một hành động trao trả nào diễn ra.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, vừa trở về Hà Nội sau chuyến viếng thăm giáo xứ Quận Cam trong tiểu bang California ở Hoa Kỳ, một trở ngại khác cho việc giải quyết cuộc tranh chấp hiện nay là làn sóng tuyên truyền chống Thiên Chúa Giáo do các cơ quan truyền thông của nhà nước tung ra, trong đó không đề cập gì tới những đòi hỏi chính đáng và hợp pháp của Dòng Chúa Cứu Thế đối với tài sản đang bị tranh chấp.
Hôm 1 tháng 9, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, tổng giám mục tổng giáo phận Sài Gòn, cũng đã gửi một lá thư mục tử tới các tu sĩ và giáo dân trong tổng giáo phận của ngài, nói rằng chính phủ đã lạm dụng quyền hạn, coi thường luật pháp và sử dụng bạo lực một cách thái quá để dẹp tan những vụ biểu tình ôn hòa.
Đức Hồng Y cảnh báo rằng các sự kiện vừa kể chỉ tạo thêm tệ nạn bất công và gây ra tình trạng mất ổn định cho xã hội. Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn nêu ra những khiếm khuyết và lầm lẫn trong luật lệ về đất đai và ngài kêu gọi hai bên mở những cuộc đối thoại thẳng thắn để giải quyết vấn đề.
Đức Hồng Y cũng kêu gọi chính quyền hủy bỏ chiến dịch thông tin một chiều hiện nay, vì theo Đức Hồng Y, hành động của chính phủ đã chỉ phục vụ tư lợi của cá nhân và phe phái, chứ không phục vụ phúc lợi của nhân dân.
Đức Hồng Y xác nhận Dòng Chúa Cứu Thế có đủ giấy tờ và nhân chứng cần thiết để chứng tỏ khu đất bị tranh chấp thuộc quyền sở hữu của giáo hội. Đức Hồng Y kêu gọi mở các cuộc đối thoại xây dựng trong chân lý và công lý để giải quyết cuộc tranh chấp bằng đường lối ôn hòa.
Đức TGM Ngô Quang Kiệt |
Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt nói rằng vụ tranh chấp Tòa Khâm Sứ cũ đã kéo dài hơn 8 tháng, trong đó giáo hội đã theo đuổi chính sách của Tòa Thánh nhằm giải quyết vấn đề qua những cuộc đối thoại thẳng thắn.
Tuy nhiên, theo Đức Tổng Giám Mục, việc giải quyết dường như đã diễn ra một cách quá chậm chạp, và chính sự chậm chạp này đã tạo những ảnh hưởng tiêu cực cho vấn đề của giáo xứ Thái Hà hiện nay.
Trong bản tuyên bố đưa ra hôm mùng 1 tháng Hai dương lịch năm nay, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xác nhận chuyện chính phủ thỏa thuận trao trả các cơ sở của Tòa Khâm Sứ cũ cho giáo hội, sau khi giáo dân tổ chức những vụ phản kháng công khai trong hơn một tháng trời.
Để đáp lại lời hứa hẹn của chính phủ, giáo dân thỏa thuận di dời một thập tự giá và các lều bạt ra khỏi miếng đất bên cạnh Tòa Khâm Sứ cũ, nơi giáo dân thường xuyên tổ chức các buổi cầu nguyện.
Lúc đó, Đức Tổng Giám Mục cho biết các cơ sở thuộc Tòa Khâm Sứ cũ sẽ được trao trả lại cho giáo hội trong nhiều đợt. Tuy nhiên, 8 tháng đã trôi qua và chưa có một hành động trao trả nào diễn ra.
Theo Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, vừa trở về Hà Nội sau chuyến viếng thăm giáo xứ Quận Cam trong tiểu bang California ở Hoa Kỳ, một trở ngại khác cho việc giải quyết cuộc tranh chấp hiện nay là làn sóng tuyên truyền chống Thiên Chúa Giáo do các cơ quan truyền thông của nhà nước tung ra, trong đó không đề cập gì tới những đòi hỏi chính đáng và hợp pháp của Dòng Chúa Cứu Thế đối với tài sản đang bị tranh chấp.
ĐHY Phạm Minh Mẫn |
Đức Hồng Y cảnh báo rằng các sự kiện vừa kể chỉ tạo thêm tệ nạn bất công và gây ra tình trạng mất ổn định cho xã hội. Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn nêu ra những khiếm khuyết và lầm lẫn trong luật lệ về đất đai và ngài kêu gọi hai bên mở những cuộc đối thoại thẳng thắn để giải quyết vấn đề.
Đức Hồng Y cũng kêu gọi chính quyền hủy bỏ chiến dịch thông tin một chiều hiện nay, vì theo Đức Hồng Y, hành động của chính phủ đã chỉ phục vụ tư lợi của cá nhân và phe phái, chứ không phục vụ phúc lợi của nhân dân.
Đức Hồng Y xác nhận Dòng Chúa Cứu Thế có đủ giấy tờ và nhân chứng cần thiết để chứng tỏ khu đất bị tranh chấp thuộc quyền sở hữu của giáo hội. Đức Hồng Y kêu gọi mở các cuộc đối thoại xây dựng trong chân lý và công lý để giải quyết cuộc tranh chấp bằng đường lối ôn hòa.
BBC đưa tin: Sự kiện Thái Hà đang thu hút sự chú ý của cả trong và ngoài nước.
BBC
20:51 04/09/2008
'Tiếp tục cầu nguyện'
Hàng trăm giáo dân vẫn tiếp tục cầu nguyện đòi đất tại Giáo xứ Thái Hà
Hàng trăm giáo dân vẫn tiếp tục cầu nguyện tại khu vực đất tranh chấp ở Giáo xứ Thái Hà.
Gần 100 linh mục thuộc Đoàn Linh mục Hà Nội vừa gửi thư đoàn kết và ủng hộ tới các tu sĩ và giáo dân Nhà thờ Thái Hà.
Người phát ngôn của Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội và đồng thời của Giáo xứ Thái Hà, Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Khải cho BBC Việt ngữ biết Tổng Giám mục Hà Nội đã gọi điện cho Nhà thờ Thái Hà.
Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt được trích thuật nói chính quyền phải giải quyết bằng phương pháp đối thoại và phải tôn trọng sự thật; trong khi nói với giáo dân tiếp tục đối thoại và cầu nguyện.
Các tu sĩ Nhà thờ Thái Hà cũng cho biết, ngoài số ba giáo dân bị bắt từ tuần trước, hôm nay có thêm ba giáo dân khác bị tạm giam.
"Chúng tôi hiện vẫn chưa biết ba người 'bị can' đó hiện đang bị giam ở đâu, chúng tôi cũng chưa thể làm việc với các luật sư để ký hợp đồng với họ bảo vệ quyền lợi của các bị can," người phát ngôn giáo xứ Thái Hà nói với BBC.
Đối thoại chậm chạp
Trước đó, Đức Tổng giám mục Hà Nội nói chủ trương của Tòa Thánh trong các vụ tranh chấp đất đai là 'giải quyết bằng đối thoại', tuy nhiên Ngài ngỏ ý tiếc rằng tiến trình này diễn ra quá chậm chạp.
Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt trong một phỏng vấn của mạng Viet Catholic cũng kêu gọi chính quyền Hà Nội 'có bước đột phá' trong chính sách.
Đức cha Kiệt được trích lời nói: "Tôi nghĩ rằng bây giờ các đường hướng giải quyết phải rất đột phá, sáng tạo, chứ không thể theo những đường hướng xưa cũ được nữa".
Ngài đề cập tới vụ Tòa Khâm sứ cũ hiện vẫn chưa được giải quyết dứt điểm sau tám tháng, cho dù đã có hứa hẹn từ phía các cơ quan chức năng; và cho rằng điều này ảnh hưởng trực tiếp tới vụ Thái Hà.
"Tôi nghĩ rằng chính quyền phải có những bước đột phá, sáng tạo và mới mẻ hơn."
Tôi nghĩ rằng bây giờ các đường hướng giải quyết phải rất đột phá, sáng tạo, chứ không thể theo những đường hướng xưa cũ được nữa.
TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt
Tuy nhiên, đức Tổng giám mục cũng thừa nhận: "Con đường đối thoại cho đến bây giờ cũng không có dễ dàng, bởi vì để mà lắng nghe, để mà thuyết phục, và để mà thay đổi được một quan điểm thì chắc chắn là rất khó".
Theo Đức cha Kiệt, nhà nước cần giải quyết ngay vụ Tòa Khâm sứ vì nếu vụ này bế tắc, vụ Thái Hà cũng sẽ không tháo gỡ được.
Hàng trăm giáo dân đang tụ tập hàng đêm tại khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng mà nhà nước giao cho công ty May Chiến Thắng quản lý để đòi lại nơi mà họ cho rằng thuộc quyền sở hữu của Giáo xứ Thái Hà.
Sự kiện Thái Hà đang thu hút sự chú ý của cả trong nước và quốc tế. Đại diện của sứ quán Mỹ đã tới nơi để nói chuyện với giáo dân.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chuẩn bị ra phúc trình thường niên về tự do tôn giáo các nước trong tháng Chín này,
Khiếu kiện dai dẳng
Vụ việc bùng phát hôm 15/8 khi giáo dân tự phá tường rào bao quanh khu đất đang tranh chấp, dựng tượng, lập linh đài để cầu nguyện.
Chính quyền Hà Nội đã khởi tố vụ án 'gây rối trật tự' và 'phá hủy tài sản công cộng', đồng thời bắt một số nhân vật mà họ cho rằng đã kích động và trực tiếp tham gia vi phạm pháp luật.
Cảnh sát cũng đã tổ chức chiến dịch bất ngờ nhằm giải tán việc cầu nguyện trên khu đất Nguyễn Lương Bằng.
Tuy nhiên cho dù tình hình tại hiện trường tạm yên ổn, nhưng giáo dân vẫn tụ họp để cầu nguyện hàng đêm.
Ngày 1/9, trong thư mục vụ gửi tới giáo dân Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục TP HCM, cảnh báo nhà chức trách: "Chỉ làm theo lệnh và sử dụng quyền lực hoặc bạo lực, sẽ không giải quyết được vấn đề, đồng thời tạo thêm bất công và bất ổn trong xã hội".
Ngài cũng nhận định một trong các lý do dẫn tới các vụ như Thái Hà là 'luật hiện nay về đất đai vẫn còn nhiều điều bất hợp lý, đồng thời giới hữu trách ở nhiều địa phương chỉ biết làm theo lệnh mà thiếu đối thoại với dân'.
Thực tế, không có dự án (đất đai) nào có sự đồng tình 100% của dân. Dự án nào cũng có chuyện này, chuyện kia.
Phó Chủ tịch UBND Kiên Giang Văn Hà Phong
Một hội nghị cuối tuần rồi tại TP HCM về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân cho biết tình trạng tranh chấp khiếu kiện về đất đai còn 'tiềm ẩn nhiều phức tạp'.
Hội nghị do Thanh tra Nhà nước chủ trì cũng nói còn tới 200 vụ phức tạp và kéo dài chưa được giải quyết.
Một trong các nguyên nhân được phân tích là do bất cập trong chính sách đất đai. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Thế Ngọc được báo chí trích lời nói 'Luật Đất đai qua năm lần sửa đổi, bổ sung vẫn còn nhiều bất hợp lý'.
Ông Ngọc được trích lời nhận định: "Nhiều nghị định, hướng dẫn chồng lên nhau và thậm chí tréo ngoe giữa các điều."
Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Văn Hà Phong nhận xét về các dự án liên quan tới đất đai: "Thực tế, không có dự án nào có sự đồng tình 100% của dân. Dự án nào cũng có chuyện này, chuyện kia”.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng thì nói có vụ việc khiếu kiện của dân 'giải quyết sai ngay từ đầu' khiến người dân không thỏa mãn nên tiếp tục kiện cáo.
Hàng trăm giáo dân vẫn tiếp tục cầu nguyện đòi đất tại Giáo xứ Thái Hà
Hàng trăm giáo dân vẫn tiếp tục cầu nguyện tại khu vực đất tranh chấp ở Giáo xứ Thái Hà.
Gần 100 linh mục thuộc Đoàn Linh mục Hà Nội vừa gửi thư đoàn kết và ủng hộ tới các tu sĩ và giáo dân Nhà thờ Thái Hà.
Người phát ngôn của Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội và đồng thời của Giáo xứ Thái Hà, Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Khải cho BBC Việt ngữ biết Tổng Giám mục Hà Nội đã gọi điện cho Nhà thờ Thái Hà.
Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt được trích thuật nói chính quyền phải giải quyết bằng phương pháp đối thoại và phải tôn trọng sự thật; trong khi nói với giáo dân tiếp tục đối thoại và cầu nguyện.
Các tu sĩ Nhà thờ Thái Hà cũng cho biết, ngoài số ba giáo dân bị bắt từ tuần trước, hôm nay có thêm ba giáo dân khác bị tạm giam.
"Chúng tôi hiện vẫn chưa biết ba người 'bị can' đó hiện đang bị giam ở đâu, chúng tôi cũng chưa thể làm việc với các luật sư để ký hợp đồng với họ bảo vệ quyền lợi của các bị can," người phát ngôn giáo xứ Thái Hà nói với BBC.
Đối thoại chậm chạp
Trước đó, Đức Tổng giám mục Hà Nội nói chủ trương của Tòa Thánh trong các vụ tranh chấp đất đai là 'giải quyết bằng đối thoại', tuy nhiên Ngài ngỏ ý tiếc rằng tiến trình này diễn ra quá chậm chạp.
Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt trong một phỏng vấn của mạng Viet Catholic cũng kêu gọi chính quyền Hà Nội 'có bước đột phá' trong chính sách.
Đức cha Kiệt được trích lời nói: "Tôi nghĩ rằng bây giờ các đường hướng giải quyết phải rất đột phá, sáng tạo, chứ không thể theo những đường hướng xưa cũ được nữa".
Ngài đề cập tới vụ Tòa Khâm sứ cũ hiện vẫn chưa được giải quyết dứt điểm sau tám tháng, cho dù đã có hứa hẹn từ phía các cơ quan chức năng; và cho rằng điều này ảnh hưởng trực tiếp tới vụ Thái Hà.
"Tôi nghĩ rằng chính quyền phải có những bước đột phá, sáng tạo và mới mẻ hơn."
Tôi nghĩ rằng bây giờ các đường hướng giải quyết phải rất đột phá, sáng tạo, chứ không thể theo những đường hướng xưa cũ được nữa.
TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt
Tuy nhiên, đức Tổng giám mục cũng thừa nhận: "Con đường đối thoại cho đến bây giờ cũng không có dễ dàng, bởi vì để mà lắng nghe, để mà thuyết phục, và để mà thay đổi được một quan điểm thì chắc chắn là rất khó".
Theo Đức cha Kiệt, nhà nước cần giải quyết ngay vụ Tòa Khâm sứ vì nếu vụ này bế tắc, vụ Thái Hà cũng sẽ không tháo gỡ được.
Hàng trăm giáo dân đang tụ tập hàng đêm tại khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng mà nhà nước giao cho công ty May Chiến Thắng quản lý để đòi lại nơi mà họ cho rằng thuộc quyền sở hữu của Giáo xứ Thái Hà.
Sự kiện Thái Hà đang thu hút sự chú ý của cả trong nước và quốc tế. Đại diện của sứ quán Mỹ đã tới nơi để nói chuyện với giáo dân.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chuẩn bị ra phúc trình thường niên về tự do tôn giáo các nước trong tháng Chín này,
Khiếu kiện dai dẳng
Vụ việc bùng phát hôm 15/8 khi giáo dân tự phá tường rào bao quanh khu đất đang tranh chấp, dựng tượng, lập linh đài để cầu nguyện.
Chính quyền Hà Nội đã khởi tố vụ án 'gây rối trật tự' và 'phá hủy tài sản công cộng', đồng thời bắt một số nhân vật mà họ cho rằng đã kích động và trực tiếp tham gia vi phạm pháp luật.
Cảnh sát cũng đã tổ chức chiến dịch bất ngờ nhằm giải tán việc cầu nguyện trên khu đất Nguyễn Lương Bằng.
Tuy nhiên cho dù tình hình tại hiện trường tạm yên ổn, nhưng giáo dân vẫn tụ họp để cầu nguyện hàng đêm.
Ngày 1/9, trong thư mục vụ gửi tới giáo dân Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục TP HCM, cảnh báo nhà chức trách: "Chỉ làm theo lệnh và sử dụng quyền lực hoặc bạo lực, sẽ không giải quyết được vấn đề, đồng thời tạo thêm bất công và bất ổn trong xã hội".
Ngài cũng nhận định một trong các lý do dẫn tới các vụ như Thái Hà là 'luật hiện nay về đất đai vẫn còn nhiều điều bất hợp lý, đồng thời giới hữu trách ở nhiều địa phương chỉ biết làm theo lệnh mà thiếu đối thoại với dân'.
Thực tế, không có dự án (đất đai) nào có sự đồng tình 100% của dân. Dự án nào cũng có chuyện này, chuyện kia.
Phó Chủ tịch UBND Kiên Giang Văn Hà Phong
Một hội nghị cuối tuần rồi tại TP HCM về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân cho biết tình trạng tranh chấp khiếu kiện về đất đai còn 'tiềm ẩn nhiều phức tạp'.
Hội nghị do Thanh tra Nhà nước chủ trì cũng nói còn tới 200 vụ phức tạp và kéo dài chưa được giải quyết.
Một trong các nguyên nhân được phân tích là do bất cập trong chính sách đất đai. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Thế Ngọc được báo chí trích lời nói 'Luật Đất đai qua năm lần sửa đổi, bổ sung vẫn còn nhiều bất hợp lý'.
Ông Ngọc được trích lời nhận định: "Nhiều nghị định, hướng dẫn chồng lên nhau và thậm chí tréo ngoe giữa các điều."
Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Văn Hà Phong nhận xét về các dự án liên quan tới đất đai: "Thực tế, không có dự án nào có sự đồng tình 100% của dân. Dự án nào cũng có chuyện này, chuyện kia”.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng thì nói có vụ việc khiếu kiện của dân 'giải quyết sai ngay từ đầu' khiến người dân không thỏa mãn nên tiếp tục kiện cáo.
Quan điểm của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội về vụ tranh chấp ở Giáo xứ Thái Hà
Trà Mi - RFA
21:06 04/09/2008
Quan điểm của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội về vụ tranh chấp ở Giáo xứ Thái Hà
Vụ tranh chấp giữa Giáo xứ Thái Hà và chính quyền thành phố Hà Nội đang càng lúc càng căng thẳng. Truyền thông trong nước cho rằng các cuộc cầu nguyện của giáo dân là vi phạm pháp luật. Vậy quan điểm của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội như thế nào?
Vấn đề đang được cộng đồng cả lương và giáo trong và ngoài nước quan tâm, đặc biệt sau khi chính quyền có các biện pháp mạnh tay như bắt bớ, đánh đập, và xịt hơi cay vào giáo dân để trấn dẹp các buổi cầu nguyện tập thể ôn hoà.
Trong khi phía nhà nước tố cáo các cuộc cầu nguyện này là vi phạm pháp luật và xúc tiến khởi tố các đương sự liên quan; đồng thời truyền thông trong nước, ngoài các bài phản ánh quan điểm của chính quyền, không thấy có bài ghi nhận ý kíên của hàng giáo phẩm xứ Thái Hà hay của Toà Tổng Giám mục.
Báo Hà Nội Mới số ra ngày 21/8 có bài yêu cầu Toà Tổng Giám mục Hà Nội kêu gọi giáo sỹ và giáo dân Thái Hà chấm dứt các cuộc cầu nguyện.
Quan điểm của Toà Tổng Giám mục Hà Nội về diễn tiến vụ việc đang xảy ra ở Thái Hà ra sao? Trà Mi ghi nhận qua cuộc phỏng vấn đặc biệt với Tổng Giám mục Hà Nội, Đức cha Ngô Quang Kiệt, vào tối ngày 3/9/08, khi Ngài vừa trở về Hà Nội sau chuyến công tác mục vụ tại Hoa Kỳ.
Trà Mi: Thưa Đức Tổng, về diễn tiến vụ việc đang xảy ra ở giáo xứ Thái Hà, xin Đức Tổng cho giáo dân ở khắp nơi được biết quan điểm của Toà Tổng Giám mục Hà Nội như thế nào ạ?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Tôi thấy các diễn biến thì càng ngày càng phức tạp. Tôi cũng hy vọng là tất cả mọi người được có một giải pháp tốt đẹp cho giáo dân giáo xứ Thái Hà.
Trà Mi: Thưa Đức Tổng, nhà nước khẳng định các cuộc cầu nguyện tập thể của giáo dân Thái Hà với mục đích đòi lại đất đai, là hành vi phạm pháp. Thế ý kíên của Toà Tổng Giám mục ra sao, thưa Đức Tổng?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Tôi không thấy có cái gì là phạm pháp ở trong này cả, bởi vì cái khu đất là của người ta ngay cạnh nhà thờ, cho nên cũng đâu có cái gì mà là phạm pháp đâu, đâu có làm “mất trật tự an toàn” gì hết, và cũng đâu có cản trở người khác. Cho nên tôi thấy không có gì phạm pháp hết.
Trà Mi: Kể từ khi các cuộc cầu nguyện tập thể của giáo dân Thái Hà diễn ra, quan điểm của nhà nước cũng như của giáo xứ Thái Hà đựơc nêu rõ công khai, nhưng mà dư luận cho rằng phía Toà Tổng Giám mục có vẻ hơi “im hơi lặng tiếng”. Đức Tổng có thể giải thích về sự “im hơi lặng tiếng” này như thế nào ạ?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Chúng tôi cũng vẫn hiệp nhất với giáo xứ Thái Hà. Tôi đi vắng vừa mới về, và trên đường đi thì tôi cũng đã có viết thư hiệp thông với giáo xứ Thái Hà. Đó thì, tôi cũng đã luôn luôn hiệp thông với giáo xứ Thái Hà trong mọi công việc.
Trà Mi: Dạ, thế nhưng không nghe thấy quan điểm của Toà Tổng Giám mục trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Đức Tổng có thể giải thích về việc này?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Không thấy Toà Tổng Giám mục lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng đó là vì phương tiện thông tin đó là của nhà nước thì chúng tôi đâu có quyền gì mà nói ở trên những phương tiện thông tin đó.
Trà Mi: Nhiều người cho rằng lời kêu gọi của Đức Tổng đưa ra hôm chủ nhật vừa qua trong cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Công giáo là hồi đáp trước lời kêu gọi của nhà nước, khi Đức Tổng kêu gọi mọi người hãy đối thoại với nhau, được nhiều người hiểu là nên kết thúc các cuộc cầu nguyện tập thể. Thế còn nguyện vọng và bức xúc của giáo dân thì Toà Tổng giám mục sẽ đáp ứng như thế nào ạ?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Tôi đâu có kêu gọi là chấm dứt cầu nguyện đâu. Tôi kêu gọi mọi người cứ luôn luôn cầu nguyện, nhưng mà làm sao đựơc cầu nguyện ở trong an bình, không có bị những cái gì bạo lực, được an toàn và cầu nguyện ở trong đó.
Trà Mi: Vâng, và Ngài cũng kêu gọi đường hướng đối thoại phải không ạ?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Tất nhiên tôi cũng kêu gọi có cái việc phải lắng nghe. Người dân người ta có nhu cầu, có nguyện vọng, thì nhà nước nên lắng nghe ý kiến của người ta.
Trà Mi: Thưa, nhưng trong cuộc nói chuyện với VietCatholic hôm 2/9 khi Ngài vừa về tới Hà Nội, Ngài cũng có nhấn mạnh rằng không hy vọng gì nhiều vào việc đối thoại; Ngài cũng đồng thời đề nghị là cần có những bước đột phá từ phía chính quyền. Thế còn đường hướng của phía Toà Tổng Giám mục, thì liệu sẽ có chăng một bước đột phá, ngoài đường hướng đối thoại đó, thưa Ngài?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Tôi nghĩ rằng phía giáo dân thì cầu nguyện một cách an bình là họ nói lên cái tiếng nói của công lý. Còn cái đạo lý ở phía nhà nước là phía có quyền giải quyết, thì chắc chắn là phía có quyền thì phải có cái sáng tạo để mà giải quyết, chứ còn nếu theo những cái lập luận từ trước thì nó sẽ đi đến bế tắc thôi.
Trà Mi: Thế phía Toà Tổng Gíam mục dự định sẽ làm gì để bảo vệ cộng đồng giáo dân trước những sự bất công, hoặc là có giả chăng những sự khởi tố, giam cầm giáo dân, thưa Ngài?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Thì chúng tôi không có một tấc sắt trong tay, chúng tôi chỉ biết cầu nguyện thôi. Và chúng tôi luôn luôn cầu nguyện cho những người giáo dân được an toàn, và cầu nguyện cho công lý đựơc tỏ hiện.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã dành cho chúng tôi trong cuộc trao đổi hôm nay cũng như đã chia sẻ ý kiến với cộng đồng giáo dân trong và ngoài nước. Chúng tôi xin phép đựơc kính chào Ngài.
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Vâng.
Vụ tranh chấp giữa Giáo xứ Thái Hà và chính quyền thành phố Hà Nội đang càng lúc càng căng thẳng. Truyền thông trong nước cho rằng các cuộc cầu nguyện của giáo dân là vi phạm pháp luật. Vậy quan điểm của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội như thế nào?
Vấn đề đang được cộng đồng cả lương và giáo trong và ngoài nước quan tâm, đặc biệt sau khi chính quyền có các biện pháp mạnh tay như bắt bớ, đánh đập, và xịt hơi cay vào giáo dân để trấn dẹp các buổi cầu nguyện tập thể ôn hoà.
Trong khi phía nhà nước tố cáo các cuộc cầu nguyện này là vi phạm pháp luật và xúc tiến khởi tố các đương sự liên quan; đồng thời truyền thông trong nước, ngoài các bài phản ánh quan điểm của chính quyền, không thấy có bài ghi nhận ý kíên của hàng giáo phẩm xứ Thái Hà hay của Toà Tổng Giám mục.
Báo Hà Nội Mới số ra ngày 21/8 có bài yêu cầu Toà Tổng Giám mục Hà Nội kêu gọi giáo sỹ và giáo dân Thái Hà chấm dứt các cuộc cầu nguyện.
Quan điểm của Toà Tổng Giám mục Hà Nội về diễn tiến vụ việc đang xảy ra ở Thái Hà ra sao? Trà Mi ghi nhận qua cuộc phỏng vấn đặc biệt với Tổng Giám mục Hà Nội, Đức cha Ngô Quang Kiệt, vào tối ngày 3/9/08, khi Ngài vừa trở về Hà Nội sau chuyến công tác mục vụ tại Hoa Kỳ.
Trà Mi: Thưa Đức Tổng, về diễn tiến vụ việc đang xảy ra ở giáo xứ Thái Hà, xin Đức Tổng cho giáo dân ở khắp nơi được biết quan điểm của Toà Tổng Giám mục Hà Nội như thế nào ạ?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Tôi thấy các diễn biến thì càng ngày càng phức tạp. Tôi cũng hy vọng là tất cả mọi người được có một giải pháp tốt đẹp cho giáo dân giáo xứ Thái Hà.
Trà Mi: Thưa Đức Tổng, nhà nước khẳng định các cuộc cầu nguyện tập thể của giáo dân Thái Hà với mục đích đòi lại đất đai, là hành vi phạm pháp. Thế ý kíên của Toà Tổng Giám mục ra sao, thưa Đức Tổng?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Tôi không thấy có cái gì là phạm pháp ở trong này cả, bởi vì cái khu đất là của người ta ngay cạnh nhà thờ, cho nên cũng đâu có cái gì mà là phạm pháp đâu, đâu có làm “mất trật tự an toàn” gì hết, và cũng đâu có cản trở người khác. Cho nên tôi thấy không có gì phạm pháp hết.
Trà Mi: Kể từ khi các cuộc cầu nguyện tập thể của giáo dân Thái Hà diễn ra, quan điểm của nhà nước cũng như của giáo xứ Thái Hà đựơc nêu rõ công khai, nhưng mà dư luận cho rằng phía Toà Tổng Giám mục có vẻ hơi “im hơi lặng tiếng”. Đức Tổng có thể giải thích về sự “im hơi lặng tiếng” này như thế nào ạ?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Chúng tôi cũng vẫn hiệp nhất với giáo xứ Thái Hà. Tôi đi vắng vừa mới về, và trên đường đi thì tôi cũng đã có viết thư hiệp thông với giáo xứ Thái Hà. Đó thì, tôi cũng đã luôn luôn hiệp thông với giáo xứ Thái Hà trong mọi công việc.
Trà Mi: Dạ, thế nhưng không nghe thấy quan điểm của Toà Tổng Giám mục trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Đức Tổng có thể giải thích về việc này?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Không thấy Toà Tổng Giám mục lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng đó là vì phương tiện thông tin đó là của nhà nước thì chúng tôi đâu có quyền gì mà nói ở trên những phương tiện thông tin đó.
Trà Mi: Nhiều người cho rằng lời kêu gọi của Đức Tổng đưa ra hôm chủ nhật vừa qua trong cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Công giáo là hồi đáp trước lời kêu gọi của nhà nước, khi Đức Tổng kêu gọi mọi người hãy đối thoại với nhau, được nhiều người hiểu là nên kết thúc các cuộc cầu nguyện tập thể. Thế còn nguyện vọng và bức xúc của giáo dân thì Toà Tổng giám mục sẽ đáp ứng như thế nào ạ?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Tôi đâu có kêu gọi là chấm dứt cầu nguyện đâu. Tôi kêu gọi mọi người cứ luôn luôn cầu nguyện, nhưng mà làm sao đựơc cầu nguyện ở trong an bình, không có bị những cái gì bạo lực, được an toàn và cầu nguyện ở trong đó.
Trà Mi: Vâng, và Ngài cũng kêu gọi đường hướng đối thoại phải không ạ?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Tất nhiên tôi cũng kêu gọi có cái việc phải lắng nghe. Người dân người ta có nhu cầu, có nguyện vọng, thì nhà nước nên lắng nghe ý kiến của người ta.
Trà Mi: Thưa, nhưng trong cuộc nói chuyện với VietCatholic hôm 2/9 khi Ngài vừa về tới Hà Nội, Ngài cũng có nhấn mạnh rằng không hy vọng gì nhiều vào việc đối thoại; Ngài cũng đồng thời đề nghị là cần có những bước đột phá từ phía chính quyền. Thế còn đường hướng của phía Toà Tổng Giám mục, thì liệu sẽ có chăng một bước đột phá, ngoài đường hướng đối thoại đó, thưa Ngài?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Tôi nghĩ rằng phía giáo dân thì cầu nguyện một cách an bình là họ nói lên cái tiếng nói của công lý. Còn cái đạo lý ở phía nhà nước là phía có quyền giải quyết, thì chắc chắn là phía có quyền thì phải có cái sáng tạo để mà giải quyết, chứ còn nếu theo những cái lập luận từ trước thì nó sẽ đi đến bế tắc thôi.
Trà Mi: Thế phía Toà Tổng Gíam mục dự định sẽ làm gì để bảo vệ cộng đồng giáo dân trước những sự bất công, hoặc là có giả chăng những sự khởi tố, giam cầm giáo dân, thưa Ngài?
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Thì chúng tôi không có một tấc sắt trong tay, chúng tôi chỉ biết cầu nguyện thôi. Và chúng tôi luôn luôn cầu nguyện cho những người giáo dân được an toàn, và cầu nguyện cho công lý đựơc tỏ hiện.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã dành cho chúng tôi trong cuộc trao đổi hôm nay cũng như đã chia sẻ ý kiến với cộng đồng giáo dân trong và ngoài nước. Chúng tôi xin phép đựơc kính chào Ngài.
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt: Vâng.
Đức Cha Nguyễn văn Sang giáo phận Thái Bình tới cầu nguyện và khích lệ giáo dân Thái Hà
PV VietCatholic
21:47 04/09/2008
THÁI HÀ (4.9.2008) - Đức Cha Nguyễn Văn Sang, giám mục giáo phận Thái Bình hôm nay đã đến thăm giáo xứ Thái Hà và khích lệ giáo dân luôn luôn cầu nguyện. Ngài cũng cầu nguyện chung với họ, và Ngài tặng đã một cỗ tràng hạt do chính Đức Giáo Hoàng làm phép để treo lên tay Đức Mẹ đặt tại linh đài Đức Bà trong khu đất mà chính phủ đang chiếm dụng. Ngài cũng nhắc bảo khi anh chị em giáo dân cầu nguyện ở đây “không được có hành động có tính cách phạm pháp hay bất ổn.” Cuối cùng, Đức Cha Sang cũng đã cầu chúc "anh chị em không Công giáo, không tin tưởng gì cũng cầu mong cho anh chị em dược bình an sức khoẻ dồi dào và bình an".
Đức Cha Vũ Văn Thiên giáo phận Hải Phòng tới cầu nguyện và ủng hộ giáo dân Thái Hà
PV VietCatholic
21:50 04/09/2008
THÁI HÀ (4.9.2008) - Đức Cha Vũ Văn Thiên khi gặp các linh mục và giáo dân Thái Hà, Ngài đã nói như sau:
“Trong tâm tình hiệp thông từ Hải Phòng hôm nay chúng tôi lên tới đây trước nhất để cầu nguyện, để tôn vinh Đức Mẹ, và bầy tỏ tâm tình hiệp thông của giáo phận Hải Phòng đối với giáo xứ Thái Hà và với các Cha Dòng Chúa Cứu Thế. Chúng ta hãy cầu nguyện trong đức tin, đức cậy và đức mến. Và chúng ta cầu xin Chúa để cho có giải pháp tốt đẹp cho Giáo hôi nói chung, và cho giáo xứ Thái Hà nói riêng. Chúng ta hãy cầu nguyện để mỗi người biết tôn trọng sự thật, biết tôn trọng công công lý. Trong những ngày vừa qua, chúng tôi cũng được nhiều nguồn tin. Có những tin làm hoang mang giữa những bà con Công giáo cũng như bà con lương dân. Và có những nguồn tin làm ảnh không tốt tới người Công giáo, chính vì thế chúng ta cầu nguyện để mỗi người biết tôn trọng sự thật và biết bênh vực công lý…”
“Trong tâm tình hiệp thông từ Hải Phòng hôm nay chúng tôi lên tới đây trước nhất để cầu nguyện, để tôn vinh Đức Mẹ, và bầy tỏ tâm tình hiệp thông của giáo phận Hải Phòng đối với giáo xứ Thái Hà và với các Cha Dòng Chúa Cứu Thế. Chúng ta hãy cầu nguyện trong đức tin, đức cậy và đức mến. Và chúng ta cầu xin Chúa để cho có giải pháp tốt đẹp cho Giáo hôi nói chung, và cho giáo xứ Thái Hà nói riêng. Chúng ta hãy cầu nguyện để mỗi người biết tôn trọng sự thật, biết tôn trọng công công lý. Trong những ngày vừa qua, chúng tôi cũng được nhiều nguồn tin. Có những tin làm hoang mang giữa những bà con Công giáo cũng như bà con lương dân. Và có những nguồn tin làm ảnh không tốt tới người Công giáo, chính vì thế chúng ta cầu nguyện để mỗi người biết tôn trọng sự thật và biết bênh vực công lý…”
82 Linh Mục TGP Hà Nội ký giấy hiệp thông với Thái Hà và mừng sinh Nhật Đức TGM Hà Nội
PV VietCatholic
22:33 04/09/2008
KẾT THÚC TĨNH TÂM:
LINH MỤC ĐOÀN HÀ NỘI KÝ THƯ HIỆP THÔNG VỚI THÁI HÀ
Xem hình ảnh Linh Mục Hà Nội hiệp thông và chúc mừng sinh nhật Đức Tổng
HÀ NỘI - Trưa ngày 04/09/2008, Linh Mục Đoàn Tổng Giám Phận Hà Nội kết thúc kỳ tĩnh tâm định kỳ 2 tháng/ lần, kéo dài từ trưa ngày 03.09 đến trưa 04/09/08. Trước khi kết thúc, Linh Mục Đoàn TGP Hà Nội gồm có 82 vị hiện diện đã ký Thư Hiệp Thông với Giáo xứ Thái Hà.
Trong thư, Linh Mục Đoàn Hà nội bày tỏ sự phẫn nộ của các ngài và của cộng đồng dân Chúa trong Tổng Giáo phận, trước sự kiện Giáo xứ Thái Hà “bị vu khống, bị mạ lị, bị khởi tố, bị giam giữ bất công, bị đàn áp dãn man…” Linh Mục Đoàn cũng “ hoàn toàn ủng hộ đường lối đối thoại ôn hoà trong tinh thần tôn trọng sự thật” mà Giáo xứ Thái Hà “đang kiên nhẫn thực thi”.
Linh Mục Đoàn, trong tâm tình hiệp thông và đồng hành, cũng "mời gọi mọi thành phần dân Chúa trong Tổng Giáo Phận Hà Nội cầu xin Chúa ban cho Giáo xứ Thái Hà được luôn bình an, can đảm làm chứng cho công lý và sự thật”
Cha Chính xứ Thái Hà đã đại diện các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà bày tỏ lòng cảm ơn đối với Đức Tổng Giám Mục và quý cha trong Tổng Giáo Phận đã hiệp thông, chia sẻ và đồng hành với Giáo xứ Thái Hà trên con đường làm chứng cho công lý và sự thật.
MỪNG SINH NHẬT ĐỨC TGM HÀ NỘI
Hôm nay, 04/09/2008 cũng là sinh nhật thứ 56 của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, nhân dịp này, cha Lôrenxô Chu Văn Minh, đại diện Linh Mục Đoàn đã chúc mừng Đức Tổng Giám Mục.
Đức Tổng Giám Mục cám ơn quý cha trong Tổng Giáo Phận. Ngài cũng chia sẻ rằng mỗi người sinh ra được Chúa kêu gọi đảm nhận một vị trí, một vai trò để phục vụ và chúng ta chỉ có thể chu toàn được vị trí và vai trò của mình khi chúng ta hiệp nhất với nhau trong tâm tình và trong hành động.
Ngày tĩnh tâm và mừng sinh nhật kết thúc bằng bữa ăn do các cha Giuse Nguyễn Khắc Quế và F.X Nguyễn Quốc Khánh khoản đãi.
Bầu khí phòng ăn của Tòa Tổng Giám Mục thật vui vẻ. Các giọng ca quen thuộc của Linh Mục Đoàn thay nhau lên góp vui và chúc mừng Đức Tổng Giám Mục. Cha G.B Phan Ngọc Pháp hát bài “ Và con tim đã vui trở lại”, cha Giuse Tạ Xuân Hoà góp vui bài “Tình khúc ngày sinh”, cha Giuse Mai Xuân Lâm lên ca một câu vọng cổ mong ngày nào cũng được vui như hôm nay.
Đức Tổng Giám Mục cũng lên đáp lễ quý cha bằng bài hát “Kinh Hoà Bình ”. Ngài hát rất say sưa những lời kinh tha thiết theo một giai điệu rất tâm tình và sinh động mà chúng tôi mới được nghe lần đầu.
Kết thúc ngày tĩnh tâm, buổi chiều, trước khi về nhiệm sở của mình, nhiều cha đã đi sang Thái Hà thăm Linh Địa Đức Bà và cầu nguyện cho Giáo xứ Thái Hà.
LINH MỤC ĐOÀN HÀ NỘI KÝ THƯ HIỆP THÔNG VỚI THÁI HÀ
Xem hình ảnh Linh Mục Hà Nội hiệp thông và chúc mừng sinh nhật Đức Tổng
HÀ NỘI - Trưa ngày 04/09/2008, Linh Mục Đoàn Tổng Giám Phận Hà Nội kết thúc kỳ tĩnh tâm định kỳ 2 tháng/ lần, kéo dài từ trưa ngày 03.09 đến trưa 04/09/08. Trước khi kết thúc, Linh Mục Đoàn TGP Hà Nội gồm có 82 vị hiện diện đã ký Thư Hiệp Thông với Giáo xứ Thái Hà.
Trong thư, Linh Mục Đoàn Hà nội bày tỏ sự phẫn nộ của các ngài và của cộng đồng dân Chúa trong Tổng Giáo phận, trước sự kiện Giáo xứ Thái Hà “bị vu khống, bị mạ lị, bị khởi tố, bị giam giữ bất công, bị đàn áp dãn man…” Linh Mục Đoàn cũng “ hoàn toàn ủng hộ đường lối đối thoại ôn hoà trong tinh thần tôn trọng sự thật” mà Giáo xứ Thái Hà “đang kiên nhẫn thực thi”.
Linh Mục Đoàn, trong tâm tình hiệp thông và đồng hành, cũng "mời gọi mọi thành phần dân Chúa trong Tổng Giáo Phận Hà Nội cầu xin Chúa ban cho Giáo xứ Thái Hà được luôn bình an, can đảm làm chứng cho công lý và sự thật”
Cha Chính xứ Thái Hà đã đại diện các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà bày tỏ lòng cảm ơn đối với Đức Tổng Giám Mục và quý cha trong Tổng Giáo Phận đã hiệp thông, chia sẻ và đồng hành với Giáo xứ Thái Hà trên con đường làm chứng cho công lý và sự thật.
MỪNG SINH NHẬT ĐỨC TGM HÀ NỘI
Hôm nay, 04/09/2008 cũng là sinh nhật thứ 56 của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, nhân dịp này, cha Lôrenxô Chu Văn Minh, đại diện Linh Mục Đoàn đã chúc mừng Đức Tổng Giám Mục.
Đức Tổng Giám Mục cám ơn quý cha trong Tổng Giáo Phận. Ngài cũng chia sẻ rằng mỗi người sinh ra được Chúa kêu gọi đảm nhận một vị trí, một vai trò để phục vụ và chúng ta chỉ có thể chu toàn được vị trí và vai trò của mình khi chúng ta hiệp nhất với nhau trong tâm tình và trong hành động.
Ngày tĩnh tâm và mừng sinh nhật kết thúc bằng bữa ăn do các cha Giuse Nguyễn Khắc Quế và F.X Nguyễn Quốc Khánh khoản đãi.
Bầu khí phòng ăn của Tòa Tổng Giám Mục thật vui vẻ. Các giọng ca quen thuộc của Linh Mục Đoàn thay nhau lên góp vui và chúc mừng Đức Tổng Giám Mục. Cha G.B Phan Ngọc Pháp hát bài “ Và con tim đã vui trở lại”, cha Giuse Tạ Xuân Hoà góp vui bài “Tình khúc ngày sinh”, cha Giuse Mai Xuân Lâm lên ca một câu vọng cổ mong ngày nào cũng được vui như hôm nay.
Đức Tổng Giám Mục cũng lên đáp lễ quý cha bằng bài hát “Kinh Hoà Bình ”. Ngài hát rất say sưa những lời kinh tha thiết theo một giai điệu rất tâm tình và sinh động mà chúng tôi mới được nghe lần đầu.
Kết thúc ngày tĩnh tâm, buổi chiều, trước khi về nhiệm sở của mình, nhiều cha đã đi sang Thái Hà thăm Linh Địa Đức Bà và cầu nguyện cho Giáo xứ Thái Hà.
Thông Báo
Mời tham dự Đêm Thắp Nến cầu nguyện với giáo xứ Thái Hà, Việt Nam, tại Houston
Trương Như Phùng
10:14 04/09/2008
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA
HOUSTON VÀ VÙNG PHỤ CẬN, TEXAS
Ủy Ban Bảo Vệ Chính nghĩa Quốc gia, Houston, trân trọng kính mời đồng hương tham sự Đêm Thắp Nến cầu nguyện với giáo xứ Thái Hà, Việt Nam.
Tại Việt Nam, tập đoàn cộng sản Hà Nội cướp đất Giáo Xứ Thái Hà, đàn áp, đánh đập các tín đồ một cách dã man, khiến cộng đồng Người Việt khắp nơi trên thế giới cực lực lên án.
Hồi 7giờ tối ngày 3 tháng 9 năm 2008, tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Houston đã có một buổi họp, khẩn cấp thành lập Ban Tổ Chức Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho Giáo Xứ Thái Hà, gồm có quý ông: Trương Như Phùng, Đặng Quốc Việt, Phạm Thông, Nguyễn Gia Bảo, Lê Văn Sanh, Tạ Ngọc Hào và LS Hoàng Duy Hùng, Chủ Tịch CĐ.
Trân trọng kính mời toàn thể các Hội Đoàn, quý cơ quan truyền thông cùng quý đồng hương, tích cực hưởng ứng lời mời tham dự ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN cho Giáo Xứ Thái Hà, tổ chức vào đúng:
7g00 tối Chủ Nhật ngày 7 tháng 9 năm 2008
Tại Đài Tưởng Niệm Quân Dân Cán Chính VNCH và Đồng Minh
Số 11360 Bellaire Blvd, Houston TX 77072 (Khu Universal)
Sự tham dự đông đảo của quý vị, thể hiện tấm lòng của tập thể Người Việt quốc gia nơi hải ngoại, hỗ trợ cuộc tranh đâu cho công lý, công bằng và sự thật của Giáo Xứ Thái Hà, đồng thời cực lực lên án Tập Đoàn CS Hànội đã vi phạm trầm trọng các quyền căn bản của nhân dân Việt Nam.
Houston ngày 04 tháng 09 năm 2008
Thay mặt Ban Tổ Chức,
Chủ Tịch UBBVCNQG
HOUSTON VÀ VÙNG PHỤ CẬN, TEXAS
Ủy Ban Bảo Vệ Chính nghĩa Quốc gia, Houston, trân trọng kính mời đồng hương tham sự Đêm Thắp Nến cầu nguyện với giáo xứ Thái Hà, Việt Nam.
Tại Việt Nam, tập đoàn cộng sản Hà Nội cướp đất Giáo Xứ Thái Hà, đàn áp, đánh đập các tín đồ một cách dã man, khiến cộng đồng Người Việt khắp nơi trên thế giới cực lực lên án.
Hồi 7giờ tối ngày 3 tháng 9 năm 2008, tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Houston đã có một buổi họp, khẩn cấp thành lập Ban Tổ Chức Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho Giáo Xứ Thái Hà, gồm có quý ông: Trương Như Phùng, Đặng Quốc Việt, Phạm Thông, Nguyễn Gia Bảo, Lê Văn Sanh, Tạ Ngọc Hào và LS Hoàng Duy Hùng, Chủ Tịch CĐ.
Trân trọng kính mời toàn thể các Hội Đoàn, quý cơ quan truyền thông cùng quý đồng hương, tích cực hưởng ứng lời mời tham dự ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN cho Giáo Xứ Thái Hà, tổ chức vào đúng:
7g00 tối Chủ Nhật ngày 7 tháng 9 năm 2008
Tại Đài Tưởng Niệm Quân Dân Cán Chính VNCH và Đồng Minh
Số 11360 Bellaire Blvd, Houston TX 77072 (Khu Universal)
Sự tham dự đông đảo của quý vị, thể hiện tấm lòng của tập thể Người Việt quốc gia nơi hải ngoại, hỗ trợ cuộc tranh đâu cho công lý, công bằng và sự thật của Giáo Xứ Thái Hà, đồng thời cực lực lên án Tập Đoàn CS Hànội đã vi phạm trầm trọng các quyền căn bản của nhân dân Việt Nam.
Houston ngày 04 tháng 09 năm 2008
Thay mặt Ban Tổ Chức,
Chủ Tịch UBBVCNQG
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bóng
Nguyễn T. Hoà
00:27 04/09/2008
BÓNG
Ảnh của Nguyễn T. Hoà.
(Cái ta bé nhỏ có cao bao giờ)
Thì ra cái bóng cợt đùa
Cùng ta với nắng cho vừa lòng nhau
(Trích thơ của Bùi Vĩnh Hưng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Thu
Nguyễn Ngọc Danh
12:50 04/09/2008
TRĂNG THU
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Em xa cõi niệm – Chốn này hoang vu
Tìm em trong Ảo (ảo) Nghĩa Thư
Nhưng sao chỉ thấy trăng Thu hiện về
(Ngọc Danh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bức Tranh Thiền
lm. Nguyễn Trung Tây
12:54 04/09/2008
BỨC TRANH THIỀN
Ảnh của Nguyễn Trung Tây, Lm.
Bãi rác ngủ say một cõi thiền.
(Nguyễn Trung Tây)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền