Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:24 02/09/2024
24. Tội ác và sự suy tư cầu nguyện không thể song song tồn tại.
(Thánh Maglorius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:27 02/09/2024
49. NHẠO THÁI GIÁM
Ngải Tử nuôi hai con dê đực, chúng nó thích đấu sừng với nhau, gặp người lạ thì cũng thích lấy sừng húc, các học trò đi vào trong cổng nhà Ngải Tử thường bị chúng nó húc bị thương.
Các học trò liền cầu cứu với Ngải Tử:
- “Dê đực tính khi rất dũng mãnh, nếu đem chúng nó thiến đi, thì tính nó cũng thuần lương đôi chút, nhất định là không húc bậy người ta”.
Ngải Tử cười nói:
- “Không phải đâu, nếu hôm nay đem thiến nó (ám chỉ nạn thái giám hoành hành vô pháp luật) không phải nó thêm hung dữ sao?”
(Ngải tử hậu ngữ)
Suy tư 50:
Thái giám chỉ là người phục vụ vua và hoàng hậu cũng như làm các việc trong cung vua mà thôi, trước mắt các quan văn võ tướng thì thái giám chẳng ra gì cả, nhưng vì kề cận bên nhà vua và hoàng hậu, nên có những thái giám quyền uy tột đỉnh, có thể nói, tể tướng là người điều hành vận nước bên ngoài với bá quan văn võ, thái giám điều hành vận nước bên trong với vua, hoàng hậu và các cung phi.v.v...
Có những người được cấp trên nâng đỡ nên cuộc sống có phần thoải mái, tiền bạc có vô có ra, cho nên tính cách cũng do đó mà thay đổi luôn: họ không còn nhớ đến mình là ai, không còn nhớ lại những ngày tháng nghèo hèn khổ cực, không còn nhớ đến những ngày cơm ngày ba bữa không no, không còn nhớ những ngày làm thuê làm mướn vất vả.v.v...họ như những thái giám bị thiến bởi chút vinh hoa phú quý mà cấp trên ban phát cho họ, để rồi họ tác oai tác quái với mọi người...
Những con dê bị thiến thì có tính thuần, những người bị thiến thì sẽ trở nên bất bình thường trong cuộc sống và có khi trở nên mối họa cho mọi người, đó là chuyện “hoạn” về thân xác.
Nhưng những người bị “hoạn” vì Nước Trời thì sẽ là những người có ích cho xã hội, cho Giáo Hội, bởi vì cái họ “hoạn” không phải là một bộ phận nơi thân xác, nhưng chính là sự ước muốn hướng về thế gian và những thèm muốn hưởng thụ của chính họ. Họ là ai vậy? Thưa họ chính là những người Ki-tô hữu được Thiên Chúa mời gọi sống đời tận hiến và ơn gọi sống gia đình trong cuộc sống ở trần gian này...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngải Tử nuôi hai con dê đực, chúng nó thích đấu sừng với nhau, gặp người lạ thì cũng thích lấy sừng húc, các học trò đi vào trong cổng nhà Ngải Tử thường bị chúng nó húc bị thương.
Các học trò liền cầu cứu với Ngải Tử:
- “Dê đực tính khi rất dũng mãnh, nếu đem chúng nó thiến đi, thì tính nó cũng thuần lương đôi chút, nhất định là không húc bậy người ta”.
Ngải Tử cười nói:
- “Không phải đâu, nếu hôm nay đem thiến nó (ám chỉ nạn thái giám hoành hành vô pháp luật) không phải nó thêm hung dữ sao?”
(Ngải tử hậu ngữ)
Suy tư 50:
Thái giám chỉ là người phục vụ vua và hoàng hậu cũng như làm các việc trong cung vua mà thôi, trước mắt các quan văn võ tướng thì thái giám chẳng ra gì cả, nhưng vì kề cận bên nhà vua và hoàng hậu, nên có những thái giám quyền uy tột đỉnh, có thể nói, tể tướng là người điều hành vận nước bên ngoài với bá quan văn võ, thái giám điều hành vận nước bên trong với vua, hoàng hậu và các cung phi.v.v...
Có những người được cấp trên nâng đỡ nên cuộc sống có phần thoải mái, tiền bạc có vô có ra, cho nên tính cách cũng do đó mà thay đổi luôn: họ không còn nhớ đến mình là ai, không còn nhớ lại những ngày tháng nghèo hèn khổ cực, không còn nhớ đến những ngày cơm ngày ba bữa không no, không còn nhớ những ngày làm thuê làm mướn vất vả.v.v...họ như những thái giám bị thiến bởi chút vinh hoa phú quý mà cấp trên ban phát cho họ, để rồi họ tác oai tác quái với mọi người...
Những con dê bị thiến thì có tính thuần, những người bị thiến thì sẽ trở nên bất bình thường trong cuộc sống và có khi trở nên mối họa cho mọi người, đó là chuyện “hoạn” về thân xác.
Nhưng những người bị “hoạn” vì Nước Trời thì sẽ là những người có ích cho xã hội, cho Giáo Hội, bởi vì cái họ “hoạn” không phải là một bộ phận nơi thân xác, nhưng chính là sự ước muốn hướng về thế gian và những thèm muốn hưởng thụ của chính họ. Họ là ai vậy? Thưa họ chính là những người Ki-tô hữu được Thiên Chúa mời gọi sống đời tận hiến và ơn gọi sống gia đình trong cuộc sống ở trần gian này...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 03/09: So sánh Phép Lạ Chúa làm – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS.
Giáo Hội Năm Châu
02:11 02/09/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Đức Giê-su xuống Ca-phác-na-um, một thành miền Ga-li-lê, và ngày sa-bát, Người giảng dạy dân chúng. Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì lời của Người có uy quyền.
Trong hội đường, có một người bị quỷ thần ô uế nhập, la to lên rằng: “Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” Quỷ vật người ấy ngã xuống giữa hội đường, rồi xuất khỏi anh ta, nhưng không làm hại gì anh. Mọi người rất đỗi kinh ngạc và nói với nhau: “Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất!” Và tiếng đồn về Người lan ra khắp nơi trong vùng.
Đó là lời Chúa
Ngậm Ngài lại
Lm. Minh Anh
16:10 02/09/2024
‘NGẬM NGÀI LẠI!’
“Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì lời của Người có uy quyền!”.
“Một tâm trí cởi mở không là gì cả! Chỉ cần có một tâm trí cởi mở thì không là gì cả! Mục đích của việc mở rộng tâm trí - cũng giống như việc mở miệng - là để ngậm nó lại trước một thứ gì đó rắn chắc!” - G.K. Chesterton.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay cho thấy dường như Chúa Giêsu đã chiếm được trái tim dân thành Capharnaum; xem ra họ đã ‘ngậm Ngài lại’ - theo Chesterton - “một thứ gì đó rắn chắc!”. Họ đã cởi mở với quà tặng của Ngài khi “Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy!”.
Vậy điều gì đã gây ấn tượng với những người Capharnaum? Một phần là “uy quyền và thế lực” Chúa Giêsu đã dùng để nói và hành động. Nhưng không chỉ có vậy, vì Ngài cũng đã làm vậy ở Nazareth, nơi mọi người không tin vào Ngài. Ở Capharnaum, không phải Chúa Giêsu khác biệt, mà có vẻ như mọi người ở đây khác biệt! Trên thực tế, khi Ngài chuẩn bị rời đó, họ đã cầu xin Ngài ở lại - dù cuối cùng Ngài cũng gặp sự phản kháng từ họ - nhưng phản ứng ban đầu của họ là ‘thán phục và tin’.
Là những người muốn Chúa Giêsu hành động mạnh mẽ trong cuộc sống mình, bạn và tôi cũng hãy xin Ngài hành động bằng “uy quyền và thế lực” trên linh hồn mình! Nhiều người, thỉnh thoảng, cảm thấy cuộc sống của họ có phần mất kiểm soát; họ trải nghiệm yếu đuối, bối rối, thiếu định hướng… Vì lý do đó, “uy quyền và thế lực” tâm linh thực sự rất được chào đón. Bạn cần Chúa Giêsu áp dụng “uy quyền và thế lực” nào cho mình?
Hãy nghĩ đến một đứa trẻ đang sợ hãi. Khi điều này xảy ra, nó sẽ tìm đến cha mẹ để được bảo vệ. Cái ôm của cha mẹ ngay lập tức giúp xua tan nỗi sợ và lo lắng của nó. Với chúng ta cũng vậy. Hãy coi Chúa Giêsu là nguồn bình an trong cuộc sống mình! Ngài là Đấng duy nhất có khả năng sắp xếp cuộc sống, giải thoát chúng ta khỏi sự tấn công của kẻ ác, mang lại bình an và tĩnh lặng cho những cảm xúc hỗn loạn; đồng thời, làm sáng tỏ những câu hỏi đầy nghi ngờ của mỗi người. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta cởi mở với ân sủng Ngài ban. Quyền năng của Ngài không bao giờ thay đổi, nhưng nó chỉ có thể đi vào cuộc sống khi chúng ta biết ‘ngậm Ngài lại’ để thay đổi, và khi chúng ta nhận ra sự yếu đuối của mình và nhu cầu cần được Ngài kiểm soát.
Anh Chị em,
“Lời của Người có uy quyền!”. Hãy suy gẫm về “uy quyền và thế lực” tâm linh vô hạn nơi Chúa Giêsu! Đó là một uy quyền vượt xa bất kỳ điều gì khác mà chúng ta có thể tưởng tượng. Ngài muốn thực hiện uy quyền này trong cuộc sống bạn vì tình yêu. Vậy điều gì đang cản trở việc Ngài kiểm soát cuộc sống bạn nhiều hơn? Ngài muốn khiển trách ‘tội lỗi’ hoặc ‘cám dỗ’ nào trong cuộc sống bạn? Ngài muốn giải thoát bạn khỏi sự áp bức nào? Hãy là một thành viên của thị trấn Capharnaum - hoàn toàn chào đón Chúa Giêsu - kinh ngạc về Ngài và níu Ngài ở lại. Công việc của Chúa Giêsu trong cuộc sống bạn phụ thuộc vào sự đáp trả của bạn. Hãy để Ngài đi vào và ‘ngậm Ngài lại!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để trái tim con, tâm trí con ‘ngậm một thứ gì khác’ ngoài Chúa! Xin xoá bỏ mọi nghi ngờ và bướng bỉnh khỏi trái tim con, tâm trí con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì lời của Người có uy quyền!”.
“Một tâm trí cởi mở không là gì cả! Chỉ cần có một tâm trí cởi mở thì không là gì cả! Mục đích của việc mở rộng tâm trí - cũng giống như việc mở miệng - là để ngậm nó lại trước một thứ gì đó rắn chắc!” - G.K. Chesterton.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay cho thấy dường như Chúa Giêsu đã chiếm được trái tim dân thành Capharnaum; xem ra họ đã ‘ngậm Ngài lại’ - theo Chesterton - “một thứ gì đó rắn chắc!”. Họ đã cởi mở với quà tặng của Ngài khi “Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy!”.
Vậy điều gì đã gây ấn tượng với những người Capharnaum? Một phần là “uy quyền và thế lực” Chúa Giêsu đã dùng để nói và hành động. Nhưng không chỉ có vậy, vì Ngài cũng đã làm vậy ở Nazareth, nơi mọi người không tin vào Ngài. Ở Capharnaum, không phải Chúa Giêsu khác biệt, mà có vẻ như mọi người ở đây khác biệt! Trên thực tế, khi Ngài chuẩn bị rời đó, họ đã cầu xin Ngài ở lại - dù cuối cùng Ngài cũng gặp sự phản kháng từ họ - nhưng phản ứng ban đầu của họ là ‘thán phục và tin’.
Là những người muốn Chúa Giêsu hành động mạnh mẽ trong cuộc sống mình, bạn và tôi cũng hãy xin Ngài hành động bằng “uy quyền và thế lực” trên linh hồn mình! Nhiều người, thỉnh thoảng, cảm thấy cuộc sống của họ có phần mất kiểm soát; họ trải nghiệm yếu đuối, bối rối, thiếu định hướng… Vì lý do đó, “uy quyền và thế lực” tâm linh thực sự rất được chào đón. Bạn cần Chúa Giêsu áp dụng “uy quyền và thế lực” nào cho mình?
Hãy nghĩ đến một đứa trẻ đang sợ hãi. Khi điều này xảy ra, nó sẽ tìm đến cha mẹ để được bảo vệ. Cái ôm của cha mẹ ngay lập tức giúp xua tan nỗi sợ và lo lắng của nó. Với chúng ta cũng vậy. Hãy coi Chúa Giêsu là nguồn bình an trong cuộc sống mình! Ngài là Đấng duy nhất có khả năng sắp xếp cuộc sống, giải thoát chúng ta khỏi sự tấn công của kẻ ác, mang lại bình an và tĩnh lặng cho những cảm xúc hỗn loạn; đồng thời, làm sáng tỏ những câu hỏi đầy nghi ngờ của mỗi người. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta cởi mở với ân sủng Ngài ban. Quyền năng của Ngài không bao giờ thay đổi, nhưng nó chỉ có thể đi vào cuộc sống khi chúng ta biết ‘ngậm Ngài lại’ để thay đổi, và khi chúng ta nhận ra sự yếu đuối của mình và nhu cầu cần được Ngài kiểm soát.
Anh Chị em,
“Lời của Người có uy quyền!”. Hãy suy gẫm về “uy quyền và thế lực” tâm linh vô hạn nơi Chúa Giêsu! Đó là một uy quyền vượt xa bất kỳ điều gì khác mà chúng ta có thể tưởng tượng. Ngài muốn thực hiện uy quyền này trong cuộc sống bạn vì tình yêu. Vậy điều gì đang cản trở việc Ngài kiểm soát cuộc sống bạn nhiều hơn? Ngài muốn khiển trách ‘tội lỗi’ hoặc ‘cám dỗ’ nào trong cuộc sống bạn? Ngài muốn giải thoát bạn khỏi sự áp bức nào? Hãy là một thành viên của thị trấn Capharnaum - hoàn toàn chào đón Chúa Giêsu - kinh ngạc về Ngài và níu Ngài ở lại. Công việc của Chúa Giêsu trong cuộc sống bạn phụ thuộc vào sự đáp trả của bạn. Hãy để Ngài đi vào và ‘ngậm Ngài lại!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để trái tim con, tâm trí con ‘ngậm một thứ gì khác’ ngoài Chúa! Xin xoá bỏ mọi nghi ngờ và bướng bỉnh khỏi trái tim con, tâm trí con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Épphatha - Hãy mở ra
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
23:06 02/09/2024
CHÚA NHẬT XXIII MÙA THƯỜNG NIÊN
Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37
ÉPPHATHA - HÃY MỞ RA!
Bài Tin Mừng hôm nay đưa chúng ta tới chứng kiến một phép lạ chữa lành rất ý nghĩa do Chúa Giêsu thực hiện và được thánh Máccô trình thuật ở chương 7,31-37.
1. Phép lạ của tình yêu cứu độ
Qua trình thuật này cũng như các trường hợp chữa lành khác trong Tin Mừng, chúng ta nhận thấy rằng Chúa Giêsu không làm phép lạ như những thầy phù thuỷ đung đưa cây đũa thần hay búng những ngón tay ma thuật của mình để đánh lừa ánh mắt của những người quan sát. Trái lại, khi người ta đưa một người vừa câm vừa điếc đến để xin Người đặt tay, Chúa Giêsu kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, Người đặt ngón tay vào lỗ tai, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, thở dài và nói: “Épphatha” – hãy mở ra!” Lập tức tai anh mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh nói được rõ ràng.
Tất cả những hành động này của Chúa Giêsu đối với bệnh nhân nói với chúng ta rằng Người luôn đồng cảm với những con người gặp cảnh đau khổ và bệnh tật; Người chia sẻ một cách sâu xa với những bất hạnh đang đè nặng lên cuộc sống của họ. Thánh Máccô muốn làm nổi bật điều này: Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Độ của loài người, Người là hiện thân của lòng thương xót của Thiên Chúa. Điều mà tiên tri Isaia tiên báo trong bài đọc I nay đã được ứng nghiệm qua sự hiện diện của Chúa Giêsu:
“Hãy can đảm lên, đừng sợ!… Ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em. Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được” (Is 35,4.6).
Trong một lần khác, sau khi Chúa Giêsu đã chữa lành mọi kẻ ốm đau, khi thấy ứng nghiệm lời tiên tri Isaia, tác giả Tin Mừng chú thích:
“Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17; x. Is 53,4).
Tự bản chất, các phép lạ do Chúa Kitô làm không bao giờ dừng lại trên chính mình; chúng là những dấu chỉ hướng tới ý nghĩa bên trong và hướng tới đức tin. Điều mà Chúa Giêsu mỗi lần chữa lành người bệnh trên bình diện thể lý diễn tả điều Người muốn làm cho mỗi người chúng ta trên bình diện tâm linh trong từng ngày sống.
Thật vậy, người đàn ông được Chúa Giêsu chữa lành là một người vừa câm vừa điếc; anh ta không thể giao tiếp với người khác, anh không thể nói và diễn tả những cảm xúc hay nhu cầu của mình. Nếu hiểu rằng câm điếc là không có khả năng giao tiếp và liên lạc với người bên cạnh, để xây dựng các tương quan tốt đẹp, thì điều này làm cho chúng ta nhận thức rằng tất cả chúng ta ít hay nhiều, theo cách thức nào đó là những người vừa câm vừa điếc về thể lý và cả về tâm linh, đó là lý do tại sao Chúa Giêsu gửi tới tất cả chúng ta tiếng kêu này của Người: “Épphatha” – hãy mở ra!”
2. Căn bệnh câm điếc tâm linh
Ngày hôm nay người ta nói nhiều về bệnh “câm điếc thể lý” và đã tìm kiếm nhiều phương thức chữa trị, giúp các bệnh nhân cải thiện, hoà nhập vào xã hội, nhưng người ta lại tránh né nói về căn bệnh câm điếc tâm linh và luân lý trong đời sống con người.
Hình ảnh người câm điếc hôm nay khiến chúng ta phải phản tỉnh và suy nghĩ về sự câm điếc tâm linh. Ở đây, có sự khác biệt giữa sự câm điếc thể lý và câm điếc tinh thần. Sự câm điếc thể lý không lệ thuộc vào cá nhân anh, nhưng do số phận, có thể do bẩm sinh, nên anh ta hoàn toàn không đáng trách; trong khi đó, sự câm điếc luân lý hay tinh thần lệ thuộc vào chính đương sự, vào chính chúng ta, và nó là điều đáng trách, có khi nó vừa là lỗi vừa là tội nữa.
Chúng ta bị câm điếc, khi không còn lắng nghe tiếng kêu cứu của người khác nói và chúng ta thích đặt một một bức tường hay một lớp kính của thái độ dửng dưng giữa chúng ta với tha nhân.
Chúng ta bị câm điếc khi chúng ta lệch lạc, chủ quan, thiên tư thiên vị khi đánh giá người khác chỉ dựa theo hào nhoáng bên ngoài hay đề cao của cải, khi coi trọng người giàu và ruồng bỏ người nghèo, như thánh Giacôbê cảnh báo chúng ta trong bài đọc II (x. Gc 2,1-5).
Các bậc cha mẹ bị câm điếc khi không còn đọc thấy và hiểu ra nơi những thái độ xáo trộn và nỗi đau của những người con chứa đựng lời van xin cha mẹ hãy quan tâm và yêu thương chúng.
Một người chồng bị câm điếc khi anh không nhận ra những dấu hiệu trong sự lo lắng của người vợ vì kiệt sức và mệt mỏi hoặc cần sự giải thích, hay một sự thấu hiểu của chồng trong lúc khó khăn. Và điều này cũng áp dụng tương tự như thế đối với những người vợ. Người vợ cũng bị câm điếc khi đối xử như thế với chồng.
Trong gia đình, chúng ta bị câm điếc khi khép kín trong chính mình, vì sự kiêu ngạo, khi sống xa lánh người khác và “chiến tranh lạnh,” trong khi có lẽ chỉ cần một lời xin lỗi hoặc một lời tha thứ, chúng ta có thể làm hoà với nhau và mang lại hoà khí cho gia đình.
Đối với những người nam nữ tu sĩ là những người có thời gian để giữ thinh lặng trong ngày, đôi khi chúng ta xưng thú trong toà giải tội rằng: “Con có làm ồn trong giờ thinh lặng.” Tôi nghĩ rằng nhiều lúc chúng ta phải xưng thú ngược lại: “Con đã không phá tan sự thinh lặng giữa con người anh em như con phải làm.” Đó cũng là triệu chứng câm điếc tâm linh.
3. Phát xuất từ tình yêu
Tuy nhiên, điều quyết định cho chất lượng giao tiếp không đơn thuần là nói hoặc không nói, nhưng là nói hoặc không nói với lòng yêu mến. Về điểm này, thánh Augustinô khuyên chúng ta:
“Trong mỗi hoàn cảnh, chúng ta không thể biết cách chính xác điều nên làm: nói hoặc thinh lặng, sửa lỗi hay cứ để cho mọi sự tiếp diễn. Ở đây có một nguyên tắc có giá trị cho mọi trường hợp: Hãy yêu thương rồi bạn làm điều mình muốn.”
Vì thế, trước hết, chúng ta hãy có lòng yêu mến thực sự trong trái tim mình, rồi nếu phải nói, hãy nói với tình yêu, hoặc nếu phải thinh lặng, hãy thinh lặng với tình yêu đó. Mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp chỉ nhờ tình yêu mến.
Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu làm sao để xây dựng tương quan với người khác theo một cách thức lành mạnh và tốt đẹp. Kinh Thánh cũng chỉ cho chúng ta biết tại sao tương quan giữa người với người bắt đầu đổ vỡ và khó khăn xuất hiện. Sách Sáng Thế minh chứng: Khi Ađam và Evà sống trong những tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa, thì tương quan hỗ tương của họ cũng trở nên tốt đẹp và tràn đầy hạnh phúc, họ thuộc về nhau: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” (St 2,23). Nhưng khi tương quan của họ với Thiên Chúa bị sụp đổ, vì sự bất phục tùng, lúc ấy những lời tố cáo nhau bắt đầu xuất hiện: “Ông thì đổ lỗi cho bà, bà thì đổ lỗi cho con rắn…”
Do tội lỗi làm cho con người xa lìa Thiên Chúa và chia rẽ nhau. Con người phải bắt đầu lại. Thật may mắn cho con người vì Chúa Giêsu đến để hoà giải con người với Thiên Chúa và qua đó để hoà giải chúng ta với tha nhân. Người hoà giải chúng ta trước hết nhờ các bí tích, đặc biệt qua bí tích Rửa Tội và Giao Hòa. Bởi thế, Giáo Hội luôn nhìn nhận những cử chỉ rất ấn tượng mà Chúa Giêsu thực hiện cho người câm điếc (như đặt tay vào tai và sờ vào lưỡi anh) là một biểu tượng về các bí tích mà chúng ta cử hành. Trong đó, Người tiếp tục “đụng chạm” vào chúng ta một cách bí tích để chữa lành chúng ta một cách thiêng liêng.
Đó là lý do tại sao trong Phép Rửa, thừa tác viên làm những hành vi trên thụ nhân được rửa tội như Chúa Giêsu đã làm trên người câm điếc: Ngài đặt ngón tay vào tai và chạm vào miệng họ và nhắc lại lời Chúa Giêsu: “Épphatha – hãy mở ra!”
Bí tích Thánh Thể đặc biệt giúp chúng ta chiến thắng sự khiếm khuyết về việc kết hợp với tha nhân, khi làm cho chúng ta kinh nghiệm sự kết hợp tuyệt vời nhất với Thiên Chúa. Nhờ Chúa Kitô và được kết hợp với Chúa Kitô là Đầu, chúng ta cũng được kết hợp nên một với anh chị em. Chỉ có một điều duy nhất cần là mỗi người biết mở lòng ra. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37
ÉPPHATHA - HÃY MỞ RA!
Bài Tin Mừng hôm nay đưa chúng ta tới chứng kiến một phép lạ chữa lành rất ý nghĩa do Chúa Giêsu thực hiện và được thánh Máccô trình thuật ở chương 7,31-37.
1. Phép lạ của tình yêu cứu độ
Qua trình thuật này cũng như các trường hợp chữa lành khác trong Tin Mừng, chúng ta nhận thấy rằng Chúa Giêsu không làm phép lạ như những thầy phù thuỷ đung đưa cây đũa thần hay búng những ngón tay ma thuật của mình để đánh lừa ánh mắt của những người quan sát. Trái lại, khi người ta đưa một người vừa câm vừa điếc đến để xin Người đặt tay, Chúa Giêsu kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, Người đặt ngón tay vào lỗ tai, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, thở dài và nói: “Épphatha” – hãy mở ra!” Lập tức tai anh mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh nói được rõ ràng.
Tất cả những hành động này của Chúa Giêsu đối với bệnh nhân nói với chúng ta rằng Người luôn đồng cảm với những con người gặp cảnh đau khổ và bệnh tật; Người chia sẻ một cách sâu xa với những bất hạnh đang đè nặng lên cuộc sống của họ. Thánh Máccô muốn làm nổi bật điều này: Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Độ của loài người, Người là hiện thân của lòng thương xót của Thiên Chúa. Điều mà tiên tri Isaia tiên báo trong bài đọc I nay đã được ứng nghiệm qua sự hiện diện của Chúa Giêsu:
“Hãy can đảm lên, đừng sợ!… Ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em. Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được” (Is 35,4.6).
Trong một lần khác, sau khi Chúa Giêsu đã chữa lành mọi kẻ ốm đau, khi thấy ứng nghiệm lời tiên tri Isaia, tác giả Tin Mừng chú thích:
“Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17; x. Is 53,4).
Tự bản chất, các phép lạ do Chúa Kitô làm không bao giờ dừng lại trên chính mình; chúng là những dấu chỉ hướng tới ý nghĩa bên trong và hướng tới đức tin. Điều mà Chúa Giêsu mỗi lần chữa lành người bệnh trên bình diện thể lý diễn tả điều Người muốn làm cho mỗi người chúng ta trên bình diện tâm linh trong từng ngày sống.
Thật vậy, người đàn ông được Chúa Giêsu chữa lành là một người vừa câm vừa điếc; anh ta không thể giao tiếp với người khác, anh không thể nói và diễn tả những cảm xúc hay nhu cầu của mình. Nếu hiểu rằng câm điếc là không có khả năng giao tiếp và liên lạc với người bên cạnh, để xây dựng các tương quan tốt đẹp, thì điều này làm cho chúng ta nhận thức rằng tất cả chúng ta ít hay nhiều, theo cách thức nào đó là những người vừa câm vừa điếc về thể lý và cả về tâm linh, đó là lý do tại sao Chúa Giêsu gửi tới tất cả chúng ta tiếng kêu này của Người: “Épphatha” – hãy mở ra!”
2. Căn bệnh câm điếc tâm linh
Ngày hôm nay người ta nói nhiều về bệnh “câm điếc thể lý” và đã tìm kiếm nhiều phương thức chữa trị, giúp các bệnh nhân cải thiện, hoà nhập vào xã hội, nhưng người ta lại tránh né nói về căn bệnh câm điếc tâm linh và luân lý trong đời sống con người.
Hình ảnh người câm điếc hôm nay khiến chúng ta phải phản tỉnh và suy nghĩ về sự câm điếc tâm linh. Ở đây, có sự khác biệt giữa sự câm điếc thể lý và câm điếc tinh thần. Sự câm điếc thể lý không lệ thuộc vào cá nhân anh, nhưng do số phận, có thể do bẩm sinh, nên anh ta hoàn toàn không đáng trách; trong khi đó, sự câm điếc luân lý hay tinh thần lệ thuộc vào chính đương sự, vào chính chúng ta, và nó là điều đáng trách, có khi nó vừa là lỗi vừa là tội nữa.
Chúng ta bị câm điếc, khi không còn lắng nghe tiếng kêu cứu của người khác nói và chúng ta thích đặt một một bức tường hay một lớp kính của thái độ dửng dưng giữa chúng ta với tha nhân.
Chúng ta bị câm điếc khi chúng ta lệch lạc, chủ quan, thiên tư thiên vị khi đánh giá người khác chỉ dựa theo hào nhoáng bên ngoài hay đề cao của cải, khi coi trọng người giàu và ruồng bỏ người nghèo, như thánh Giacôbê cảnh báo chúng ta trong bài đọc II (x. Gc 2,1-5).
Các bậc cha mẹ bị câm điếc khi không còn đọc thấy và hiểu ra nơi những thái độ xáo trộn và nỗi đau của những người con chứa đựng lời van xin cha mẹ hãy quan tâm và yêu thương chúng.
Một người chồng bị câm điếc khi anh không nhận ra những dấu hiệu trong sự lo lắng của người vợ vì kiệt sức và mệt mỏi hoặc cần sự giải thích, hay một sự thấu hiểu của chồng trong lúc khó khăn. Và điều này cũng áp dụng tương tự như thế đối với những người vợ. Người vợ cũng bị câm điếc khi đối xử như thế với chồng.
Trong gia đình, chúng ta bị câm điếc khi khép kín trong chính mình, vì sự kiêu ngạo, khi sống xa lánh người khác và “chiến tranh lạnh,” trong khi có lẽ chỉ cần một lời xin lỗi hoặc một lời tha thứ, chúng ta có thể làm hoà với nhau và mang lại hoà khí cho gia đình.
Đối với những người nam nữ tu sĩ là những người có thời gian để giữ thinh lặng trong ngày, đôi khi chúng ta xưng thú trong toà giải tội rằng: “Con có làm ồn trong giờ thinh lặng.” Tôi nghĩ rằng nhiều lúc chúng ta phải xưng thú ngược lại: “Con đã không phá tan sự thinh lặng giữa con người anh em như con phải làm.” Đó cũng là triệu chứng câm điếc tâm linh.
3. Phát xuất từ tình yêu
Tuy nhiên, điều quyết định cho chất lượng giao tiếp không đơn thuần là nói hoặc không nói, nhưng là nói hoặc không nói với lòng yêu mến. Về điểm này, thánh Augustinô khuyên chúng ta:
“Trong mỗi hoàn cảnh, chúng ta không thể biết cách chính xác điều nên làm: nói hoặc thinh lặng, sửa lỗi hay cứ để cho mọi sự tiếp diễn. Ở đây có một nguyên tắc có giá trị cho mọi trường hợp: Hãy yêu thương rồi bạn làm điều mình muốn.”
Vì thế, trước hết, chúng ta hãy có lòng yêu mến thực sự trong trái tim mình, rồi nếu phải nói, hãy nói với tình yêu, hoặc nếu phải thinh lặng, hãy thinh lặng với tình yêu đó. Mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp chỉ nhờ tình yêu mến.
Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu làm sao để xây dựng tương quan với người khác theo một cách thức lành mạnh và tốt đẹp. Kinh Thánh cũng chỉ cho chúng ta biết tại sao tương quan giữa người với người bắt đầu đổ vỡ và khó khăn xuất hiện. Sách Sáng Thế minh chứng: Khi Ađam và Evà sống trong những tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa, thì tương quan hỗ tương của họ cũng trở nên tốt đẹp và tràn đầy hạnh phúc, họ thuộc về nhau: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” (St 2,23). Nhưng khi tương quan của họ với Thiên Chúa bị sụp đổ, vì sự bất phục tùng, lúc ấy những lời tố cáo nhau bắt đầu xuất hiện: “Ông thì đổ lỗi cho bà, bà thì đổ lỗi cho con rắn…”
Do tội lỗi làm cho con người xa lìa Thiên Chúa và chia rẽ nhau. Con người phải bắt đầu lại. Thật may mắn cho con người vì Chúa Giêsu đến để hoà giải con người với Thiên Chúa và qua đó để hoà giải chúng ta với tha nhân. Người hoà giải chúng ta trước hết nhờ các bí tích, đặc biệt qua bí tích Rửa Tội và Giao Hòa. Bởi thế, Giáo Hội luôn nhìn nhận những cử chỉ rất ấn tượng mà Chúa Giêsu thực hiện cho người câm điếc (như đặt tay vào tai và sờ vào lưỡi anh) là một biểu tượng về các bí tích mà chúng ta cử hành. Trong đó, Người tiếp tục “đụng chạm” vào chúng ta một cách bí tích để chữa lành chúng ta một cách thiêng liêng.
Đó là lý do tại sao trong Phép Rửa, thừa tác viên làm những hành vi trên thụ nhân được rửa tội như Chúa Giêsu đã làm trên người câm điếc: Ngài đặt ngón tay vào tai và chạm vào miệng họ và nhắc lại lời Chúa Giêsu: “Épphatha – hãy mở ra!”
Bí tích Thánh Thể đặc biệt giúp chúng ta chiến thắng sự khiếm khuyết về việc kết hợp với tha nhân, khi làm cho chúng ta kinh nghiệm sự kết hợp tuyệt vời nhất với Thiên Chúa. Nhờ Chúa Kitô và được kết hợp với Chúa Kitô là Đầu, chúng ta cũng được kết hợp nên một với anh chị em. Chỉ có một điều duy nhất cần là mỗi người biết mở lòng ra. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Hãy mở ra _Ephatha
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
23:10 02/09/2024
CHÚA NHẬT XXIII MÙA THƯỜNG NIÊN
Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37
Ephatha - Hãy mở ra!
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta về chân dung Chúa Giêsu Kitô như là Đấng Cứu Độ của nhân loại qua phép lạ chữa lành người vừa câm vừa điếc.
Thánh Máccô cho biết: Đức Giêsu bỏ vùng Tia, đi qua Xiđôn, đến biển hồ Galilê và vào miền Thập Tỉnh. Sau đó người ta đưa đến cho Người một người vừa câm vừa điếc và xin Người đặt tay trên anh. Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt tay vào lỗ tai anh và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi người ngước mắt lên trời, thở dài và nói: “Ephata, nghĩa là, hãy mở ra.” Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng (x. Mc 7,31-37).
Trình thuật này mạc khải cho chúng ta biết Đức Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa, Người đến để cứu độ nhân loại. Người đi qua các miền Xiđôn, Galilê và miền Thập Tỉnh. Điều đó cho thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa mà Đức Kitô mang đến cho nhân loại không chỉ dành riêng cho dân Do Thái, mà cho cả dân ngoại, cũng như cho toàn thể nhân loại, không phân biệt màu da, quốc gia, chủng tộc, tôn giáo. Ơn cứu độ của Thiên Chúa dành cho hết mọi người.
Người thanh niên vừa câm vừa điếc là biểu tượng của nhân loại đang bị câm điếc do yếu đuối và tội lỗi gây nên, chúng làm cho con người khép kín trên chính mình mà không biết mở ra với Thiên Chúa và với anh chị em. Vì tội lỗi, con người bị trói buộc nơi chính mình và không thể sống một cách viên mãn, đầy đủ và hạnh phúc.
Đức Giêsu cứu chữa người thanh niên khỏi bệnh câm điếc bằng những hành động rất sống động và cụ thể: Người “kéo anh ta ra một bên, đặt tay vào lỗ tai, nhổ nước miếng vào lưỡi anh, thổi hơi và nói: hãy mở ra.” Chúa Giêsu như lặp lại hành động sáng tạo của Thiên Chúa được nói trong sách Sáng Thế (x. St 1,1-27). Quả thế, Thiên Chúa kéo con người từ hư không đến hiện hữu, nhào nặn và thổi hơi, làm cho con người được sống. Những hành vi cứu độ của Chúa Giêsu là cuộc sáng tạo mới cho nhân loại. Người phục hồi phẩm giá, cứu chuộc và cho con người được làm con cái Thiên Chúa nhờ cái chết và phục sinh của Người.
Đúng như người Do Thái nhận xét về Người:
“Ông ấy làm gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được” (Mc 7,5).
Đức Giêsu làm gì cũng tốt đẹp và mang lại lợi ích cho con người. Người đi đến đâu là thi ân giáng phúc ở đó.
Ngày nay, những hành vi cứu độ của Chúa Giêsu được tiếp tục thực hiện qua các bí tích mà Người uỷ thác cho Giáo Hội cử hành. Giáo Hội tiếp tục sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu. Hay nói cách khác, Chúa Giêsu tiếp tục hoạt động qua Giáo Hội để cứu chữa và giải thoát con người khỏi mọi hình thức câm điếc tâm linh. Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy mở ra: mở ra với Thiên Chúa để đón nhận ân sủng của Người. Bởi lẽ, chỉ khi nào con người biết sống tốt trong tương quan với Thiên Chúa, con người mới có sức sống, phẩm giá và hạnh phúc nơi chính mình.
Giáo Hội cũng mời gọi chúng ta hôm nay: hãy mở ra với anh chị em mình. Sống với người khác là chiều kích thứ hai của con người, nghĩa là khi biết xây dựng tương quan tốt với tha nhân, chúng ta sẽ được phong phú và hạnh phúc hơn.
Con người được dựng nên để tôn thờ, ca ngợi Thiên Chúa. Nếu chúng ta không cầu nguyện, không đọc kinh, không tham dự thánh lễ, chúng ta đang bị câm điếc về tôn giáo.
Con người được dựng nên để sống với, sống nhờ và sống vì người khác. Nếu chúng ta sống khép kín, dửng dưng với tha nhân, chúng ta đang bị câm điếc về tương quan với nhau.
Vì thế, Chúa Giêsu hôm nay mời gọi chúng ta: “Ephatha – hãy mở ra!” Hãy mở ra với Thiên Chúa và với tha nhân. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37
Ephatha - Hãy mở ra!
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta về chân dung Chúa Giêsu Kitô như là Đấng Cứu Độ của nhân loại qua phép lạ chữa lành người vừa câm vừa điếc.
Thánh Máccô cho biết: Đức Giêsu bỏ vùng Tia, đi qua Xiđôn, đến biển hồ Galilê và vào miền Thập Tỉnh. Sau đó người ta đưa đến cho Người một người vừa câm vừa điếc và xin Người đặt tay trên anh. Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt tay vào lỗ tai anh và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi người ngước mắt lên trời, thở dài và nói: “Ephata, nghĩa là, hãy mở ra.” Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng (x. Mc 7,31-37).
Trình thuật này mạc khải cho chúng ta biết Đức Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa, Người đến để cứu độ nhân loại. Người đi qua các miền Xiđôn, Galilê và miền Thập Tỉnh. Điều đó cho thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa mà Đức Kitô mang đến cho nhân loại không chỉ dành riêng cho dân Do Thái, mà cho cả dân ngoại, cũng như cho toàn thể nhân loại, không phân biệt màu da, quốc gia, chủng tộc, tôn giáo. Ơn cứu độ của Thiên Chúa dành cho hết mọi người.
Người thanh niên vừa câm vừa điếc là biểu tượng của nhân loại đang bị câm điếc do yếu đuối và tội lỗi gây nên, chúng làm cho con người khép kín trên chính mình mà không biết mở ra với Thiên Chúa và với anh chị em. Vì tội lỗi, con người bị trói buộc nơi chính mình và không thể sống một cách viên mãn, đầy đủ và hạnh phúc.
Đức Giêsu cứu chữa người thanh niên khỏi bệnh câm điếc bằng những hành động rất sống động và cụ thể: Người “kéo anh ta ra một bên, đặt tay vào lỗ tai, nhổ nước miếng vào lưỡi anh, thổi hơi và nói: hãy mở ra.” Chúa Giêsu như lặp lại hành động sáng tạo của Thiên Chúa được nói trong sách Sáng Thế (x. St 1,1-27). Quả thế, Thiên Chúa kéo con người từ hư không đến hiện hữu, nhào nặn và thổi hơi, làm cho con người được sống. Những hành vi cứu độ của Chúa Giêsu là cuộc sáng tạo mới cho nhân loại. Người phục hồi phẩm giá, cứu chuộc và cho con người được làm con cái Thiên Chúa nhờ cái chết và phục sinh của Người.
Đúng như người Do Thái nhận xét về Người:
“Ông ấy làm gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được” (Mc 7,5).
Đức Giêsu làm gì cũng tốt đẹp và mang lại lợi ích cho con người. Người đi đến đâu là thi ân giáng phúc ở đó.
Ngày nay, những hành vi cứu độ của Chúa Giêsu được tiếp tục thực hiện qua các bí tích mà Người uỷ thác cho Giáo Hội cử hành. Giáo Hội tiếp tục sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu. Hay nói cách khác, Chúa Giêsu tiếp tục hoạt động qua Giáo Hội để cứu chữa và giải thoát con người khỏi mọi hình thức câm điếc tâm linh. Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy mở ra: mở ra với Thiên Chúa để đón nhận ân sủng của Người. Bởi lẽ, chỉ khi nào con người biết sống tốt trong tương quan với Thiên Chúa, con người mới có sức sống, phẩm giá và hạnh phúc nơi chính mình.
Giáo Hội cũng mời gọi chúng ta hôm nay: hãy mở ra với anh chị em mình. Sống với người khác là chiều kích thứ hai của con người, nghĩa là khi biết xây dựng tương quan tốt với tha nhân, chúng ta sẽ được phong phú và hạnh phúc hơn.
Con người được dựng nên để tôn thờ, ca ngợi Thiên Chúa. Nếu chúng ta không cầu nguyện, không đọc kinh, không tham dự thánh lễ, chúng ta đang bị câm điếc về tôn giáo.
Con người được dựng nên để sống với, sống nhờ và sống vì người khác. Nếu chúng ta sống khép kín, dửng dưng với tha nhân, chúng ta đang bị câm điếc về tương quan với nhau.
Vì thế, Chúa Giêsu hôm nay mời gọi chúng ta: “Ephatha – hãy mở ra!” Hãy mở ra với Thiên Chúa và với tha nhân. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô chia buồn với Đức Hồng Y Parolin trước ai tin Mẹ của Ngài đã được Chúa gọi về…
Thanh Quảng sdb
03:21 02/09/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô chia buồn với Đức Hồng Y Parolin trước ai tin Mẹ của Ngài đã được Chúa gọi về…
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự gần gũi và cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pietro Parolin và gia đình ĐHY về cái chết của bà cố Ada Miotti Parolin, Mẹ ĐHY, Bà hưởng thọ 96 tuổi. Lễ tang sẽ được tổ chức vào sáng ngày 3 tháng 9 tại Schiavon thuộc tỉnh Vicenza.
(Tin Vatican)
Vào thứ Bảy ngày 31 tháng 8, Bà cố Ada Miotti Parolin, mẹ của Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin đã qua đời ở tuổi 96. "Bà đã an nghỉ trong Chúa", thông báo được công bố từ những người con, bày tỏ "nỗi buồn nhưng tín thác vào Chúa Giêsu Kitô khổ nạn và phục sinh" đã giúp nguôi ngoai đi nỗi buồng mất mát người thân yêu. Thông báo cũng bao gồm tên của Mariarosa và Giovanni cùng với vợ/chồng, con cái, cháu chắt và tất cả những người thân, tín thác vào lời Chúa “Ta là sự phục sinh và là sự sống,” và rằng sự sống thay đổi chứ không mất đi!
Lời chia buồn và sự gần gũi trong tâm tình cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lễ tang sẽ được tổ chức vào thứ Ba, ngày 3 tháng 9 lúc 9:30 sáng tại nhà thờ giáo xứ Schiavon, thuộc Tỉnh và Giáo phận Vicenza, Ý. “Sau lễ tang, bà cố Ada thân yêu sẽ được an nghỉ tại nghĩa trang Schiavon.”
Vào thứ Hai, ngày 2 tháng 9 lúc 7:30 tối, một buổi cầu nguyện sẽ được tổ chức, cũng tại Nhà thờ Schiavon. Gia đình cảm ơn những người “thân và bạn bè đã thương yêu bà cố Ada” tham dự lễ an táng, với lời yêu cầu của tang quyến: “miễn hoa phúng điếu, nhưng nếu muốn dâng cúng thì xin yểm trợ những việc từ thiện....”
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự gần gũi và cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pietro Parolin và gia đình ĐHY về cái chết của bà cố Ada Miotti Parolin, Mẹ ĐHY, Bà hưởng thọ 96 tuổi. Lễ tang sẽ được tổ chức vào sáng ngày 3 tháng 9 tại Schiavon thuộc tỉnh Vicenza.
(Tin Vatican)
Vào thứ Bảy ngày 31 tháng 8, Bà cố Ada Miotti Parolin, mẹ của Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin đã qua đời ở tuổi 96. "Bà đã an nghỉ trong Chúa", thông báo được công bố từ những người con, bày tỏ "nỗi buồn nhưng tín thác vào Chúa Giêsu Kitô khổ nạn và phục sinh" đã giúp nguôi ngoai đi nỗi buồng mất mát người thân yêu. Thông báo cũng bao gồm tên của Mariarosa và Giovanni cùng với vợ/chồng, con cái, cháu chắt và tất cả những người thân, tín thác vào lời Chúa “Ta là sự phục sinh và là sự sống,” và rằng sự sống thay đổi chứ không mất đi!
Lời chia buồn và sự gần gũi trong tâm tình cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lễ tang sẽ được tổ chức vào thứ Ba, ngày 3 tháng 9 lúc 9:30 sáng tại nhà thờ giáo xứ Schiavon, thuộc Tỉnh và Giáo phận Vicenza, Ý. “Sau lễ tang, bà cố Ada thân yêu sẽ được an nghỉ tại nghĩa trang Schiavon.”
Vào thứ Hai, ngày 2 tháng 9 lúc 7:30 tối, một buổi cầu nguyện sẽ được tổ chức, cũng tại Nhà thờ Schiavon. Gia đình cảm ơn những người “thân và bạn bè đã thương yêu bà cố Ada” tham dự lễ an táng, với lời yêu cầu của tang quyến: “miễn hoa phúng điếu, nhưng nếu muốn dâng cúng thì xin yểm trợ những việc từ thiện....”
Hành trình của Đức Giáo Hoàng ở Châu Á và Châu Đại Dương có cả khía cạnh ngoại vi lẫn chính trị
Vũ Văn An
15:29 02/09/2024
Elise Ann Allen của Crux, ngày 2 tháng 9 năm 2024, nhận định rằng Hành trình của Đức Giáo Hoàng ở Châu Á và Châu Đại Dương là câu chuyện về cả vùng ngoại vi lẫn chính trị.
Thực vậy, khi ngài bắt đầu chuyến công du bốn quốc gia đầy gian nan ở Châu Á và Châu Đại Dương, chuyến công du không chỉ dài nhất mà còn là chuyến công du quốc tế vô cùng vất vả của vị giáo hoàng 87 tuổi này, cả niềm đam mê của ngài đối với vùng ngoại vi và mong muốn giao lưu với các siêu cường hoàn cầu sẽ được thể hiện.
Từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 9, ngài sẽ thực hiện chuyến công du kéo dài 11 ngày đến Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore.
Đánh dấu chuyến công du quốc tế thứ 45 và chuyến thăm châu Á thứ bảy của ngài, chuyến đi này sẽ là chuyến công du quốc tế dài nhất trong triều đại giáo hoàng của ngài và là một trong những chuyến đi xa nhất, với chuyến bay đầu tiên kéo dài 13 giờ từ Rome đến Jakarta, dài khoảng 11,354 km (7,055 dặm).
Với 16 bài phát biểu và năm chuyến bay quốc tế, hành trình của ngài sẽ là một thách thức đối với bất cứ ai, nhưng sẽ đặc biệt khó khăn đối với một ông già tám mươi tuổi bị mất một phần phổi và đã phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe trong những năm gần đây.
Năm ngoái, ngài từng phải nằm viện hai lần, một lần do những gì ngài mô tả là tình trạng viêm phế quản và lần còn lại là phẫu thuật để chữa thoát vị bụng. Ngài cũng buộc phải hủy chuyến đi đã lên kế hoạch đến Dubai để tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc COP28 do bị nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng.
Mặc dù lo ngại về sức khỏe của mình, ngài vẫn kiên định với quyết tâm duy trì lịch trình công du của ngài, đã thực hiện một số chuyến đi trong ngày khắp nước Ý trong năm nay mà không có vấn đề gì, và ngài vẫn khỏe mạnh và tràn đầy năng lực trong các buổi tiếp kiến gần đây.
Người phát ngôn của Vatican, Matteo Bruni, đã nói với các nhà báo trong cuộc họp báo ngày 30 tháng 8 về chuyến đi rằng đoàn tùy tùng y tế thông thường của giáo hoàng, thường bao gồm một bác sĩ và một y tá, sẽ đi cùng ngài, nhưng không có biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào khác được thực hiện.
Ban đầu được lên kế hoạch vào năm 2020 nhưng đã bị hoãn lại do đại dịch vi-rút corona, chuyến đi của Đức Giáo Hoàng tới Châu Á và Châu Đại Dương dự kiến sẽ có một số nội dung chính trong chương trình nghị sự của ngài, chẳng hạn như đói nghèo, biến đổi khí hậu, thống nhất trong đa dạng và đối thoại liên tôn, cũng như các vấn đề có lợi ích về địa chính trị, chẳng hạn như chủ nghĩa đa phương, lời kêu gọi hòa bình và sự tham gia liên tục của Vatican với Trung Quốc.
Niềm đam mê với vùng ngoại vi
Ngay từ khi bắt đầu triều giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô đã ưu tiên làm sáng tỏ những vùng ngoại vi hoàn cầu thường bị bỏ qua, đi đến những nơi xa xôi chưa từng chào đón một vị giáo hoàng nào và bị ảnh hưởng bởi đói nghèo, bạo lực và các cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội sâu xa.
Sự gần gũi này với những vùng ngoại vi sẽ một lần nữa được thể hiện trong chuyến thăm Papua New Guinea từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 9 và chuyến thăm Đông Timor từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 9.
Trong thời gian ở Papua New Guinea, nơi Kitô giáo là tôn giáo phổ biến nhất, với khoảng 26 phần trăm dân số tự nhận là người Công Giáo, Đức Phanxicô sẽ gặp gỡ những nhóm dân số thiểu số, tổ chức các biến cố với chính quyền quốc gia, giám mục và giáo sĩ địa phương, trẻ em đường phố và các nhà truyền giáo, những người chiếm tỷ lệ lớn trong sự hiện diện của Công Giáo.
Ngoài thủ đô Port Moresby, ngài cũng sẽ đến thăm Giáo phận Vanimo xa xôi, được Đức Giám Mục địa phương Francis Meli gọi là giáo phận “xa xôi nhất” trong cả nước, phần lớn là vùng đất bụi rậm có cộng đồng dân cư sinh sống, nơi cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và phần lớn dân số sống trong cảnh nghèo đói, bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái là mối quan tâm cấp bách.
Tại Đông Timor, Đức Phanxicô, vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm đất nước này sau khi giành được độc lập từ Indonesia vào năm 2002, sẽ gặp một dân số vẫn còn mang trong mình vết thương chiến tranh và khao khát đối thoại sau nhiều thập niên xung đột dẫn đến độc lập.
Phát biểu với Crux vào đầu năm nay, Hồng Y Virgilio do Carmo da Silva của Dili, thành phố duy nhất ở Đông Timor mà Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm, cho biết sự hiện diện của Đức Phanxicô sẽ là một “phước lành” và trong khi quốc gia này có mối quan hệ tốt đẹp với Indonesia, thì đây cũng sẽ là cơ hội để tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp thống nhất và hòa giải với những người cai trị trước đây của họ.
Với các cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine và Gaza không có dấu hiệu lắng dịu, và với những lời kêu gọi thường xuyên của ngài về việc chấm dứt các cuộc xung đột khác nhau đang hoành hành khắp Châu Á, rất có thể Đức Giáo Hoàng sẽ đưa ra lời kêu gọi toàn diện về hòa bình và đối thoại ở Đông Timor, nhấn mạnh, như ngài đã từng làm trong quá khứ, về nhu cầu các nhà lãnh đạo hoàn cầu phải cùng nhau xác định các giải pháp và chấm dứt nạn buôn bán vũ khí hoàn cầu.
Là một quốc gia Công Giáo chiếm đa số, nơi có khoảng 97 phần trăm dân số địa phương theo đạo Công Giáo, chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng cũng sẽ mang đến cơ hội làm sáng tỏ tầm quan trọng của các nhà truyền giáo nước ngoài và vai trò của Giáo hội trong sự phát triển xã hội của đất nước trong những thập niên gần đây.
Đông Timor cũng sẽ đại diện cho một thời điểm quan trọng nhưng nhạy cảm đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong cuộc chiến của Giáo hội chống lại nạn lạm dụng tình dục của giáo sĩ. Đất nước vẫn chia rẽ về những cáo buộc ấu dâm đối với anh hùng dân tộc Carlos Ximenes Belo, một giám mục và người đoạt giải Nobel đã bị Vatican trừng phạt.
Belo, được cho là đang cư trú tại Bồ Đào Nha, là cựu giám mục của Dili, người đã giành giải Nobel Hòa bình năm 1996 vì những nỗ lực của ngài trong việc thúc đẩy một giải pháp công bằng và hòa bình cho cuộc xung đột của đất nước khi đất nước đấu tranh giành độc lập.
Ngài đã từ chức vào năm 2002 ở độ tuổi trẻ bất thường là 54, và vào năm 2022 đã bị cáo buộc công khai về tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, sau đó Vatican tuyên bố ngài đã bị cấm làm thừa tác vụ khi các cáo buộc xuất hiện vào năm 2019.
Di sản của Belo vẫn là một vết nhơ đối với Giáo hội Đông Timor, nhưng những nỗ lực giành độc lập quốc gia của ngài cũng đã mang lại cho ngài sự ủng hộ lâu dài từ nhiều người Đông Timor, khiến trường hợp của ngài trở nên phức tạp và tế nhị mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phải giải quyết một cách chính xác.
Giao lưu với các trung tâm quyền lực
Trái ngược với các vùng ngoại vi vật lý và hiện sinh mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ nhấn mạnh, các chuyến thăm của ông tới Indonesia và Singapore cũng sẽ tạo cơ hội để ngài xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các trung tâm quyền lực trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.
Điểm dừng chân của Đức Phanxicô tại Indonesia từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 9 có ý nghĩa quan trọng do quy mô lớn của đất nước này, là quốc gia lớn thứ tư thế giới về dân số với dân số 275.5 triệu người, trong đó khoảng 87 phần trăm là người Hồi giáo, trong khi chỉ có 10 phần trăm là người theo Ki-tô giáo. Bản thân người Công Giáo chỉ chiếm khoảng 3.1 phần trăm dân số.
Là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, Indonesia mang đến cho Đức Phanxicô cơ hội thúc đẩy đối thoại liên tôn và củng cố mối quan hệ với thế giới Hồi giáo, một điều luôn là ưu tiên trong suốt nhiệm kỳ giáo hoàng của ngài.
Cuộc gặp gỡ liên tôn của Đức Phanxicô tại Đền thờ Hồi giáo Istiqlal ở Jakarta – nằm ngay đối diện với Nhà thờ Công Giáo Đức Mẹ Lên Trời và được kết nối với nhà thờ bằng một đường hầm ngầm có tên là “Đường hầm Hữu nghị” – sẽ đánh dấu một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất trong chuyến thăm Indonesia của ngài.
Với những lo ngại về sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan trong những năm gần đây - cách đây chưa đầy một tháng, hai nhà thờ Công Giáo đã bị những kẻ cực đoan đánh bom ở Đông Java - người ta mong đợi Đức Giáo Hoàng sẽ động viên các Ki-tô hữu địa phương và kêu gọi chấm dứt chủ nghĩa cực đoan tôn giáo trong các bài phát biểu của mình, cũng như trong một tuyên bố chung mà ngài dự kiến sẽ ký với các nhà chức trách Hồi giáo trong cuộc họp liên tôn.
Chuyến thăm Singapore của Đức Phanxicô vào ngày 11-13 tháng 9 được mong đợi cao về mặt lợi ích địa chính trị, vì Singapore không chỉ liên tục được xếp hạng trong số các nền kinh tế hoàn cầu mạnh nhất, với các doanh nhân nổi tiếng như George Yao trước đây từng cố vấn cho Tòa thánh về các vấn đề tài chính, mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh.
Khoảng 74 phần trăm dân số Singapore là người gốc Hoa, và mặc dù Cha Francis Lim, bề trên khu vực của Dòng Tên Malaysia và Singapore, đã nói rằng trong khi hầu hết người Singapore "cách xa nguồn gốc Trung Quốc của chúng tôi", ông cũng cho biết đôi khi công dân Trung Quốc được đối xử ưu đãi.
Phát biểu với các nhà báo trong một cuộc họp báo gần đây về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Cha Lim cho biết trong số những người lao động nước ngoài tại Singapore, người Trung Quốc thường được ưu tiên hơn trong việc tìm kiếm công việc tốt hơn.
Mặc dù có mối quan hệ dân tộc, "Singapore không có nhiều mối liên hệ với Trung Quốc, vì vậy đây sẽ là một vấn đề rất nhạy cảm cần nêu ra, vì Singapore và Trung Quốc chỉ có mối quan hệ thương mại", Lim cho biết.
Nhiều nhà quan sát đã suy đoán rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ở Singapore có thể sẽ nhờ đến thành phố này làm trung gian để củng cố quan hệ Trung Quốc-Vatican khi Tòa thánh đàm phán gia hạn lần thứ ba thỏa thuận với Trung Quốc về việc bổ nhiệm giám mục, cũng như thuyết phục chính quyền Trung Quốc làm trung gian hòa giải trong các cuộc xung đột như chiến tranh ở Ukraine.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu, Bruni cho biết Đức Giáo Hoàng không được mong đợi sẽ bay qua không phận Trung Quốc hoặc Đài Loan trong các chuyến bay từ Rome đến Jakarta và từ Singapore đến Rome, và ông không biết liệu có giám mục hoặc tín đồ nào từ Trung Quốc sẽ đến Singapore để tham dự các sự kiện của Đức Giáo Hoàng hay không.
Tuy nhiên, ông cho biết một phái đoàn từ Hồng Kông dự kiến sẽ tham dự Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng tại Singapore.
Bên cạnh những vấn đề địa chính trị sẽ là cơ sở cho chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, các nhà quan sát cho biết đây cũng sẽ là cơ hội để đưa sự chú ý vào một lục địa nổi tiếng với sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo và sắc tộc, và điều này đã gây ấn tượng. ks của dân số Công Giáo tăng nhanh nhất thế giới.
Phát biểu với tạp chí Ý L’Espresso, Tổng giám mục người Anh Paul Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ với các quốc gia của Vatican, cho biết chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng có thể sẽ có những lời kêu gọi thay mặt cho người di cư và lời kêu gọi chống biến đổi khí hậu, nhưng cũng sẽ làm sáng tỏ "sự đa dạng văn hóa và tôn giáo to lớn của các quốc gia" sẽ được viếng thăm.
"Tầm quan trọng của Châu Á đối với Giáo hội là không thể phủ nhận" xét theo đặc điểm nhân khẩu học và di sản văn hóa của nơi này, ngài nói, "Tôi nghĩ rằng Châu Á cũng đại diện cho một mô hình đối thoại và tôn trọng lẫn nhau tích cực mà cả Giáo hội hoàn vũ và toàn thế giới đều có thể hưởng lợi."
Đức Phaolô VI và chuyến đi Trung Quốc của một giáo hoàng
Vũ Văn An
18:02 02/09/2024
Camille Dalmas, trên Aleteia, ngày 2/9/2024, nhìn lại một số chuyến đi đáng nhớ nhất của các giáo hoàng, bắt đầu bằng chuyến đi của vị giáo hoàng đầu tiên trong thời hiện đại, Đức Phaolô VI.
Trung Quốc, với hàng triệu người Công Giáo, là quốc gia đứng đầu trong danh sách các quốc gia mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng sẽ đến thăm một ngày nào đó. Là người đứng đầu bộ phận ngoại giao của giáo hoàng, Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin gần đây đã nói rằng nếu chính phủ Trung Quốc "cởi mở", Giáo hoàng sẽ đến đó "ngay lập tức". Nhưng hiện tại, và mặc dù Bắc Kinh và Rome đã có sự xích lại gần nhau đáng kể vào năm 2018 với việc ký kết một thỏa thuận về việc bổ nhiệm các giám mục, một chuyến đi như vậy vẫn có vẻ còn quá sớm.
Tuy nhiên, nếu một ngày nào đó, Đức Phanxicô hoặc một trong những người kế nhiệm ngài thành công trong việc phá vỡ bức tường ngoại giao và tư tưởng lớn ngăn cản mọi chuyến thăm của giáo hoàng đến Trung Quốc, thì ngài vẫn sẽ không phải là giáo hoàng đầu tiên đến thăm Trung Quốc. Thật vậy, người tiên phong ở Trung Quốc là Giáo hoàng Phaolô VI, người đã dừng chân tại Hồng Kông trong hơn ba giờ vào ngày 4 tháng 12 năm 1970.
Một hòn đảo có một chân ở hai thế giới
Tất nhiên, "Cảng Thơm" khi đó là một thuộc địa dưới sự bảo vệ của Nữ hoàng Elizabeth II, và vẫn như vậy cho đến khi được bàn giao vào ngày 1 tháng 7 năm 1997. Vương quốc Anh đã chiếm đóng hòn đảo chiến lược Hồng Kông, nơi mà họ đã giành được từ triều đại nhà Thanh vào cuối Chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất vô cùng nhục nhã (1839-1842). Và thực sự là chính quyền địa phương, đáng chú ý là thư ký thuộc địa của Hồng Kông, Ngài Hugh Norman-Walker, đã chào đón giáo hoàng. Tuy nhiên, diễn biến của chuyến thăm cho thấy rằng thực ra ngài đến để gặp người dân Trung Quốc.
Máy bay của giáo hoàng đã bay qua Iran, Pakistan, Philippines, Samoa, Úc, Indonesia và Papua New Guinea trong chuyến đi quốc tế dài nhất và cuối cùng của Đức Phaolô VI. Nó đã hạ cánh khó khăn tại sân bay Kai Tak cũ vào giữa buổi chiều. Sau đó, Đức Giáo Hoàng lên trực thăng, hạ cánh giữa sân vận động Happy Valley, sau đó ngài được diễu hành trên xe jeep, cùng với Đức Giám Mục Francis Hsu, giám mục người Hoa đầu tiên của Hồng Kông, người mà Đức Phaolô VI đã bổ nhiệm một năm trước đó.
“Tất cả mọi người đều là anh em”
Trong một Thánh lễ có sự tham dự của khoảng 40,000 người tại trường đua ngựa nổi tiếng, Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ rõ ràng mục đích chuyến thăm của mình.
"Chúng tôi rất vui mừng được nhân cơ hội của chuyến tông du [...] để đến thăm, dù bằng cách nào, giáo phận Trung Quốc lớn nhất thế giới." Bài giảng của ngài tiếp tục nhấn mạnh vai trò của Giáo hội, có sứ mệnh là "yêu thương". Ngài nói thêm, "Trong khi chúng ta nói những lời giản dị và cao cả này, chúng ta có xung quanh mình — chúng ta gần như cảm nhận được điều đó — tất cả người dân Trung Quốc ở bất cứ nơi nào họ có thể ở."
Cuối cùng, ngài kết luận bằng cách giải thích rằng nếu một giáo hoàng "đến vùng đất xa xôi này, lần đầu tiên trong lịch sử", thì đó là vì "Chúa Kitô là một người thầy, một người chăn chiên, một đấng cứu chuộc yêu thương cho cả Trung Quốc nữa."
“Hạnh phúc như tia nắng”
Vừa mới cử hành Thánh lễ, Giáo hoàng đã lên đường đến Sri Lanka, điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình của mình. Trên đường băng tại Kai Tak, ngài đã có bài phát biểu rất ngắn trong đó ngài nói rằng Hồng Kông "rất xa về khoảng cách, nhưng rất gần về tinh thần". Khi nói rằng mình "hạnh phúc như tia nắng" (một bình luận bằng tiếng Ý bị thiếu trong bản dịch tiếng Anh chính thức), ngài đã trích dẫn một câu châm ngôn của túi khôn Trung Quốc: "Tất cả mọi người đều là anh em" — và do đó, khi nhìn lại, quả ngài đã dự ứng thông điệp Fratelli tutti (2020) của Đức Phanxicô. Đối với người Trung Quốc, câu nói này thúc đẩy sự phát triển dựa trên công lý, thịnh vượng và hòa bình.
Hoàn toàn trái ngược với những gì người dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dường như đang trải qua chỉ cách đó vài dặm. Từ năm 1966, đất nước này đã ở giữa "Cách mạng Văn hóa", cuộc tiếp quản về mặt tư tưởng của Mao Trạch Đông đối với chế độ đã dẫn đến hàng triệu cái chết.
Đức Phaolô VI không bao giờ đề cập trực tiếp đến chế độ này, nhưng tờ South China Morning Post đã đưa tin đầy cảm xúc về những lời Đức Giáo Hoàng nói bằng tiếng Quảng Đông ở cuối bài phát biểu của mình: "T'in Chue Po Yau," có nghĩa là "Xin Chúa ban phước cho tất cả mọi người anh chị em!”
Văn Hóa
Chuyện VỢ Chuyện CHỒNG: Một Nén, Hai Nén & Năm Nén
Nguyễn Trung Tây
04:53 02/09/2024
□ Lm Nguyễn Trung Tây
Chuyện VỢ Chuyện CHỒNG: Một Nén, Hai Nén & Năm Nén (Matt 25:14-30)
https://www.youtube.com/watch?v=vdFZmSExCmo
□ Chuyện thời bây giờ kể rằng, ở thung lũng điện tử Silicon, San Jose, California của Hoa Kỳ có một đôi vợ chồng, con trai tên Bòn, bốn tuổi, con gái tên Bon, mười tháng. Chồng là Kỹ Sư điện. Vợ làm Assembler trong hãng điện tử. Cả hai vợ chồng là những thành viên trung thành trong Ban Giáo Lý giáo xứ Việt Nam.
Chiều thứ Sáu vợ bước vào nhà đóng mạnh lại cánh cửa. Nhìn đôi mắt phượng đượm nét lo lắng của vợ, chồng cất tiếng hỏi, giọng điệu thăm dò,
— Sao buồn như bún thiu thế? Ai lại bắt nạt vợ của tôi rồi?
Vợ quẳng chùm chià khóa xuống mặt bàn cơm nghe cái cốp,
— Ai mà dám bắt nạt em? Ngay cả ông xếp anh cai, em còn chưa ngán. Trên đời này, người duy nhất mà dám bắt nạt em may ra chỉ có anh.
Chồng xòe tua tủa lông nhím,
— Ơ! Hay chưa! Đừng có mà dựng chuyện nói điêu nhé. Nói thế mà không sợ tội!
Chồng chép miệng, miệng bông đùa,
— Làm thân nam nhi ai lại đi bắt nạt vợ. Chưa kể có cho vàng cũng không dám, bởi các cụ đã nói, “Nhất vợ nhì trời”. Vợ còn ăn đứt ông “Giời” như vậy thì anh là cái chi chi mà dám bắt nạt vợ.
Vợ liếc xéo,
— Đệ nhất thiên hạ là anh! Con trai Bắc kỳ miệng ngọt như chuối...
Vợ dịu giọng,
— Mà thôi, mình ơi, em có chuyện muốn nói. Anh biết chi không?
Vợ ngập ngừng,
— Chiều nay xếp gọi một đám vô văn phòng, xếp phát cho mỗi tên một cái check. Anh biết chi không? Cái check cuối tuần và cũng là cái check cuối cùng rồi đó…
Chồng ngập ngừng trước bản tin, nhưng rất nhanh lấy lại phong độ,
— À… Hiểu rồi! Thì ra là vậy... Hèn chi có người mặt hoa da phấn tàn phai nhan sắc…
Vợ xịu mặt,
— Chứ còn gì nữa. Em thất nghiệp rồi đó...
Chồng khua khua hai tay điệu bộ như đánh đàn guitar,
— Nên từ đó em buồn... Tứng tưng! Tưng tưng! Tưng từng!
Vợ cự nự,
— Anh, anh cứ thích giỡn chơi không à. Em đang buồn thúi ruột ra đây nè. Em thất nghiệp rồi đó, còn mỗi một mình anh đi cày. Giờ kiếm đâu ra cho đủ tiền để mà trả tiền nhà? Còn một đống bill đó, nào là tiền điện thoại nè, tiền nước, rồi tiền trả góp cho cái xe Camry mới mua. Một mình anh đi làm, anh lo mà thanh toán hết đống giấy nợ đó đi. Ngồi đó mà ca với hát…
Chồng vẫn giọng điệu bông đùa,
— Giời ạ! Khổ quá, bây giờ ngồi hát cũng không cho. Hay là thôi để anh ngồi khóc. Hay là em muốn anh gọi vào hãng năn nỉ xếp là thôi đừng lay off vợ tôi nữa…
Chồng nheo nheo mắt,
— Bởi vì cô ấy là một người phụ nữ Việt Nam đảm đang, cả đời cần cù lo toan, bận rộn tính toán cho gia đình, cho chồng, và cho con?
Vợ đáp ngay,
— Không lo toan, không tính toán thì lấy chi mà ăn? Ai giống như anh đó, mới đặt mình xuống là há to miệng ngáy sập nhà sập cửa.
Chồng tố lại,
— Ơ, ơ, đừng có mà nói điêu. Không phải chỉ có một mình tôi ngáy đâu nhé…
Vợ, trong dáng điệu mệt nhọc, không buồn đôi co. Đi tới tủ lạnh, vợ mở cửa, rót đầy ly nước cam, rồi ngồi xuống trước mắt chồng,
— Mình ơi! Thôi, nói chuyện đàng hoàng đi. Em buồn quá à. Hôm nay trên đường lái xe về nhà, em suy nghĩ hoài, em thấy làm sao đó. Tụi mình lấy nhau hơn năm năm rồi. Nhưng mà em thấy chẳng tên nào làm ăn khấm khá. Nhà thì mới mua. Xe thì mới trả góp. Tiền gửi nhà trẻ cho thằng Bòn với con bé Bon tháng tháng không cũng đủ sập tiệm rồi. Rồi bên Việt Nam, bố mẹ thì cứ gửi viết thư qua, xin tiền xây nhà hai ba tấm. Chán thì thôi! Sao em thấy Chúa cho em ít quá, được có mỗi một nén bạc à. Mấy người khác, em thấy Chúa cho họ, người được hai nén, người được năm nén. Anh thấy cô Thanh không?
Chồng nheo nheo cặp mắt,
— Thanh? Thanh nào nhỉ?
Vợ liếc xéo chồng, ánh mắt sắc hơn dao bổ cau,
— Thanh, cô Thanh dạy trong Ban Giáo Lý đó chứ còn Thanh nào nữa? Thiên Thanh của một thời làm ai si mê đó...
Chồng phá ra cười,
— Vậy à? Thế mà tớ lại không biết chi cả.
Vợ cau mặt,
— Thôi đi! Đừng có làm bộ giả nai!
Vợ uống một ngụm nước cam, nuốt xuống cần cổ, tiếp tục câu chuyện dở dang,
— Cô Thanh giờ này bán bảo hiểm. Mua được mấy cái nhà rồi. Một cái trên núi, sáu phòng ngủ, ba phòng tắm, hai cái garage, có hồ bơi. Căn nhà trên núi, hai vợ chồng ở. Còn mấy căn khác, hình như là hai căn thì phải, hai cái nhà đó, cô Thanh cho người ta mướn. Tháng tháng, từ trên núi, cô ấy ngồi đếm tiền cho mướn nhà không cũng đủ mỏi tay. Còn chị Hương, cô bạn học của anh đó, kỳ này em nghe nói chị ấy đang làm Kỹ Sư trưởng trong công ty Apples. Em thấy chị Hương bay sang Âu Châu, Nhật, Đài Loan, Singapore công tác hà rầm à. Anh biết không? Chị Hương đâu thèm nấu ăn, nhưng mướn người nấu cơm, trông con, coi nhà cửa cho hai vợ chồng. Cuối tuần hai vợ chồng chị Hương bay sang Hawaii đi tắm bãi biển Waikiki. Hứng nữa, họ bay sang khu Manhattan, khu Times Square của New York ăn beefsteak, đi shopping. Em nghĩ cô Thanh được Chúa cho hai nén bạc. Còn chị Hương, Chúa cho chị ấy đứt năm nén. Còn riêng em, Chúa quẳng cho được có mỗi một nén à.
Vừa dứt lời, vợ cúi mặt xuống, yên lặng, không nói chi nữa, nhưng nhìn ly nước cam còn một nửa.
Chồng gỡ gỡ cái càvạt, rồi cất tiếng,
— Em được tới một nén bạc lận ư! Vậy là giàu rồi. Còn anh, em có biết Chúa cho anh được mấy nén hay không?
Vợ dừng lại trong một giây, rồi nói ngay,
— Anh? Anh cũng giống em. Chỉ được có mỗi một nén à. Hai đứa góp gạo thổi chung, nhưng cơm nhão hoài. Hèn chi nghèo mạt rệp!
Chồng lắc đầu,
— Được một nén đã tốt. Anh, anh nghèo rớt mùng tơi!
Vợ ngước lên nhìn chồng, ánh mắt nghi ngờ, tia nhìn tìm kiếm, dáng điệu dò hỏi. Làm lơ như không biết chi, nhìn vợ, chồng nói,
— Chúa ban cho em tới những một nén bạc. Riêng anh, anh chỉ có hai xu của bà góa nghèo mà thôi (Mark 12:41-44). Nhưng anh khác “người ta” ở chỗ là mặc dầu anh chỉ có hai xu, nhưng tối tối, anh vẫn đọc kinh, cám ơn Chúa đã trao tặng cho anh hai xu. Và thay vì than khóc với hai xu hoặc nằm dài ra đợi chờ hai xu khác từ trên cành cây sung rụng xuống, anh đi làm, tìm kiếm thêm hai xu khác để dâng tặng lên cho Thiên Chúa.
Nói tới đây, chồng lại mở miệng, hát nghêu ngao,
— Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật. Chúa thật (í a) sang giàu. Có gì mà dâng Chúa đâu. Có gì mà dâng Chúa đâu.
Vợ ngước lên nhìn chồng, những thớ thịt căng thẳng trên khuôn mặt phấn hồng dần dần dịu xuống. Vợ nhoẻn miệng cười,
— Giỏi dữ a! Tại sao hồi đó lại không đi tu, bây giờ làm cha giảng trong nhà thờ cho con chiên lạc đàn này nghe?
Chồng nhún vai,
— Thì bây giờ cũng đang làm cha vậy.
Vợ móc giò lái,
— Đúng rồi, cha sấp nhỏ thì có!
Chồng lơ đi, hai tay giơ cao lắc lắc,
— Ngoại trừ hai xu, anh không có trong tay một nén bạc nào hết. Nè, em nhìn kỹ đi. Nada! Nothing! Trống rỗng! Nhưng tạ ơn Chúa, với hai đồng xu này, anh đi học, ra trường, làm Kỹ sư, cưới được em, mua được căn nhà, mua được cái xe Camry cho vợ anh lái đi làm, cho anh có thằng Bòn, cho anh có bé Bon. Thế là hạnh phúc tràn lan, dư thừa y như vàng bạc kim cương bám dính trên màng nhền nhện ở trong sân vườn của nhà mình vào mỗi buổi sáng sớm.
Vợ nửa đùa nửa thật,
— Chồng tôi đến là khéo nói. Mồm miệng dẻo quẹo. Hèn chi cô giảng viên Giáo lý Thiên Thanh của hồi xưa mê chồng tôi như điếu đổ. Còn chị Kim Hương thì sao nhỉ? Em chưa có dịp nghe qua.
Chồng mặt lơ lơ,
— Thế à! Có vụ đó hay sao? Sao tôi lại không biết chi nhỉ?
Cầm ly nước cam lên tay, vợ uống một hơi cạn sạch ly,
— Thôi, đừng làm bộ ngây thơ.
Liếc nhìn đồng hồ trên tường, vợ đứng dậy,
— Anh đi đón thằng Bòn và con Bon đi. Em chuẩn bị đi nấu cơm đây.
Bước đi được mấy bước, vợ quay lại nói,
— Anh ơi, thứ Hai, em sẽ lên Văn Phòng Thất Nghiệp, xin tiền trợ cấp.
Chồng nói vuốt theo,
— Vợ tôi sẽ không ăn tiền thất nghiệp lâu đâu. Lanh lợi như vợ tôi, kiếm đâu chẳng ra việc.
Đi thẳng một mạch lên lầu, vợ nói vọng lại,
— Hết tiền lẻ rồi nhé. Đừng có nịnh...
Lời Nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết thôi, không nhìn vào những nén bạc của người khác, nhưng tiếp tục hân hoan với nén bạc mà Chúa đã ban cho con. Xin dạy con biết sử dụng những nén bạc mà con đã được Thiên Chúa ban tặng vào những phúc lợi cho xã hội, cho gia đình, và cho chính tâm hồn của con.
Chuyện VỢ Chuyện CHỒNG: Một Nén, Hai Nén & Năm Nén (Matt 25:14-30)
https://www.youtube.com/watch?v=vdFZmSExCmo
□ Chuyện thời bây giờ kể rằng, ở thung lũng điện tử Silicon, San Jose, California của Hoa Kỳ có một đôi vợ chồng, con trai tên Bòn, bốn tuổi, con gái tên Bon, mười tháng. Chồng là Kỹ Sư điện. Vợ làm Assembler trong hãng điện tử. Cả hai vợ chồng là những thành viên trung thành trong Ban Giáo Lý giáo xứ Việt Nam.
Chiều thứ Sáu vợ bước vào nhà đóng mạnh lại cánh cửa. Nhìn đôi mắt phượng đượm nét lo lắng của vợ, chồng cất tiếng hỏi, giọng điệu thăm dò,
— Sao buồn như bún thiu thế? Ai lại bắt nạt vợ của tôi rồi?
Vợ quẳng chùm chià khóa xuống mặt bàn cơm nghe cái cốp,
— Ai mà dám bắt nạt em? Ngay cả ông xếp anh cai, em còn chưa ngán. Trên đời này, người duy nhất mà dám bắt nạt em may ra chỉ có anh.
Chồng xòe tua tủa lông nhím,
— Ơ! Hay chưa! Đừng có mà dựng chuyện nói điêu nhé. Nói thế mà không sợ tội!
Chồng chép miệng, miệng bông đùa,
— Làm thân nam nhi ai lại đi bắt nạt vợ. Chưa kể có cho vàng cũng không dám, bởi các cụ đã nói, “Nhất vợ nhì trời”. Vợ còn ăn đứt ông “Giời” như vậy thì anh là cái chi chi mà dám bắt nạt vợ.
Vợ liếc xéo,
— Đệ nhất thiên hạ là anh! Con trai Bắc kỳ miệng ngọt như chuối...
Vợ dịu giọng,
— Mà thôi, mình ơi, em có chuyện muốn nói. Anh biết chi không?
Vợ ngập ngừng,
— Chiều nay xếp gọi một đám vô văn phòng, xếp phát cho mỗi tên một cái check. Anh biết chi không? Cái check cuối tuần và cũng là cái check cuối cùng rồi đó…
Chồng ngập ngừng trước bản tin, nhưng rất nhanh lấy lại phong độ,
— À… Hiểu rồi! Thì ra là vậy... Hèn chi có người mặt hoa da phấn tàn phai nhan sắc…
Vợ xịu mặt,
— Chứ còn gì nữa. Em thất nghiệp rồi đó...
Chồng khua khua hai tay điệu bộ như đánh đàn guitar,
— Nên từ đó em buồn... Tứng tưng! Tưng tưng! Tưng từng!
Vợ cự nự,
— Anh, anh cứ thích giỡn chơi không à. Em đang buồn thúi ruột ra đây nè. Em thất nghiệp rồi đó, còn mỗi một mình anh đi cày. Giờ kiếm đâu ra cho đủ tiền để mà trả tiền nhà? Còn một đống bill đó, nào là tiền điện thoại nè, tiền nước, rồi tiền trả góp cho cái xe Camry mới mua. Một mình anh đi làm, anh lo mà thanh toán hết đống giấy nợ đó đi. Ngồi đó mà ca với hát…
Chồng vẫn giọng điệu bông đùa,
— Giời ạ! Khổ quá, bây giờ ngồi hát cũng không cho. Hay là thôi để anh ngồi khóc. Hay là em muốn anh gọi vào hãng năn nỉ xếp là thôi đừng lay off vợ tôi nữa…
Chồng nheo nheo mắt,
— Bởi vì cô ấy là một người phụ nữ Việt Nam đảm đang, cả đời cần cù lo toan, bận rộn tính toán cho gia đình, cho chồng, và cho con?
Vợ đáp ngay,
— Không lo toan, không tính toán thì lấy chi mà ăn? Ai giống như anh đó, mới đặt mình xuống là há to miệng ngáy sập nhà sập cửa.
Chồng tố lại,
— Ơ, ơ, đừng có mà nói điêu. Không phải chỉ có một mình tôi ngáy đâu nhé…
Vợ, trong dáng điệu mệt nhọc, không buồn đôi co. Đi tới tủ lạnh, vợ mở cửa, rót đầy ly nước cam, rồi ngồi xuống trước mắt chồng,
— Mình ơi! Thôi, nói chuyện đàng hoàng đi. Em buồn quá à. Hôm nay trên đường lái xe về nhà, em suy nghĩ hoài, em thấy làm sao đó. Tụi mình lấy nhau hơn năm năm rồi. Nhưng mà em thấy chẳng tên nào làm ăn khấm khá. Nhà thì mới mua. Xe thì mới trả góp. Tiền gửi nhà trẻ cho thằng Bòn với con bé Bon tháng tháng không cũng đủ sập tiệm rồi. Rồi bên Việt Nam, bố mẹ thì cứ gửi viết thư qua, xin tiền xây nhà hai ba tấm. Chán thì thôi! Sao em thấy Chúa cho em ít quá, được có mỗi một nén bạc à. Mấy người khác, em thấy Chúa cho họ, người được hai nén, người được năm nén. Anh thấy cô Thanh không?
Chồng nheo nheo cặp mắt,
— Thanh? Thanh nào nhỉ?
Vợ liếc xéo chồng, ánh mắt sắc hơn dao bổ cau,
— Thanh, cô Thanh dạy trong Ban Giáo Lý đó chứ còn Thanh nào nữa? Thiên Thanh của một thời làm ai si mê đó...
Chồng phá ra cười,
— Vậy à? Thế mà tớ lại không biết chi cả.
Vợ cau mặt,
— Thôi đi! Đừng có làm bộ giả nai!
Vợ uống một ngụm nước cam, nuốt xuống cần cổ, tiếp tục câu chuyện dở dang,
— Cô Thanh giờ này bán bảo hiểm. Mua được mấy cái nhà rồi. Một cái trên núi, sáu phòng ngủ, ba phòng tắm, hai cái garage, có hồ bơi. Căn nhà trên núi, hai vợ chồng ở. Còn mấy căn khác, hình như là hai căn thì phải, hai cái nhà đó, cô Thanh cho người ta mướn. Tháng tháng, từ trên núi, cô ấy ngồi đếm tiền cho mướn nhà không cũng đủ mỏi tay. Còn chị Hương, cô bạn học của anh đó, kỳ này em nghe nói chị ấy đang làm Kỹ Sư trưởng trong công ty Apples. Em thấy chị Hương bay sang Âu Châu, Nhật, Đài Loan, Singapore công tác hà rầm à. Anh biết không? Chị Hương đâu thèm nấu ăn, nhưng mướn người nấu cơm, trông con, coi nhà cửa cho hai vợ chồng. Cuối tuần hai vợ chồng chị Hương bay sang Hawaii đi tắm bãi biển Waikiki. Hứng nữa, họ bay sang khu Manhattan, khu Times Square của New York ăn beefsteak, đi shopping. Em nghĩ cô Thanh được Chúa cho hai nén bạc. Còn chị Hương, Chúa cho chị ấy đứt năm nén. Còn riêng em, Chúa quẳng cho được có mỗi một nén à.
Vừa dứt lời, vợ cúi mặt xuống, yên lặng, không nói chi nữa, nhưng nhìn ly nước cam còn một nửa.
Chồng gỡ gỡ cái càvạt, rồi cất tiếng,
— Em được tới một nén bạc lận ư! Vậy là giàu rồi. Còn anh, em có biết Chúa cho anh được mấy nén hay không?
Vợ dừng lại trong một giây, rồi nói ngay,
— Anh? Anh cũng giống em. Chỉ được có mỗi một nén à. Hai đứa góp gạo thổi chung, nhưng cơm nhão hoài. Hèn chi nghèo mạt rệp!
Chồng lắc đầu,
— Được một nén đã tốt. Anh, anh nghèo rớt mùng tơi!
Vợ ngước lên nhìn chồng, ánh mắt nghi ngờ, tia nhìn tìm kiếm, dáng điệu dò hỏi. Làm lơ như không biết chi, nhìn vợ, chồng nói,
— Chúa ban cho em tới những một nén bạc. Riêng anh, anh chỉ có hai xu của bà góa nghèo mà thôi (Mark 12:41-44). Nhưng anh khác “người ta” ở chỗ là mặc dầu anh chỉ có hai xu, nhưng tối tối, anh vẫn đọc kinh, cám ơn Chúa đã trao tặng cho anh hai xu. Và thay vì than khóc với hai xu hoặc nằm dài ra đợi chờ hai xu khác từ trên cành cây sung rụng xuống, anh đi làm, tìm kiếm thêm hai xu khác để dâng tặng lên cho Thiên Chúa.
Nói tới đây, chồng lại mở miệng, hát nghêu ngao,
— Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật. Chúa thật (í a) sang giàu. Có gì mà dâng Chúa đâu. Có gì mà dâng Chúa đâu.
Vợ ngước lên nhìn chồng, những thớ thịt căng thẳng trên khuôn mặt phấn hồng dần dần dịu xuống. Vợ nhoẻn miệng cười,
— Giỏi dữ a! Tại sao hồi đó lại không đi tu, bây giờ làm cha giảng trong nhà thờ cho con chiên lạc đàn này nghe?
Chồng nhún vai,
— Thì bây giờ cũng đang làm cha vậy.
Vợ móc giò lái,
— Đúng rồi, cha sấp nhỏ thì có!
Chồng lơ đi, hai tay giơ cao lắc lắc,
— Ngoại trừ hai xu, anh không có trong tay một nén bạc nào hết. Nè, em nhìn kỹ đi. Nada! Nothing! Trống rỗng! Nhưng tạ ơn Chúa, với hai đồng xu này, anh đi học, ra trường, làm Kỹ sư, cưới được em, mua được căn nhà, mua được cái xe Camry cho vợ anh lái đi làm, cho anh có thằng Bòn, cho anh có bé Bon. Thế là hạnh phúc tràn lan, dư thừa y như vàng bạc kim cương bám dính trên màng nhền nhện ở trong sân vườn của nhà mình vào mỗi buổi sáng sớm.
Vợ nửa đùa nửa thật,
— Chồng tôi đến là khéo nói. Mồm miệng dẻo quẹo. Hèn chi cô giảng viên Giáo lý Thiên Thanh của hồi xưa mê chồng tôi như điếu đổ. Còn chị Kim Hương thì sao nhỉ? Em chưa có dịp nghe qua.
Chồng mặt lơ lơ,
— Thế à! Có vụ đó hay sao? Sao tôi lại không biết chi nhỉ?
Cầm ly nước cam lên tay, vợ uống một hơi cạn sạch ly,
— Thôi, đừng làm bộ ngây thơ.
Liếc nhìn đồng hồ trên tường, vợ đứng dậy,
— Anh đi đón thằng Bòn và con Bon đi. Em chuẩn bị đi nấu cơm đây.
Bước đi được mấy bước, vợ quay lại nói,
— Anh ơi, thứ Hai, em sẽ lên Văn Phòng Thất Nghiệp, xin tiền trợ cấp.
Chồng nói vuốt theo,
— Vợ tôi sẽ không ăn tiền thất nghiệp lâu đâu. Lanh lợi như vợ tôi, kiếm đâu chẳng ra việc.
Đi thẳng một mạch lên lầu, vợ nói vọng lại,
— Hết tiền lẻ rồi nhé. Đừng có nịnh...
Lời Nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết thôi, không nhìn vào những nén bạc của người khác, nhưng tiếp tục hân hoan với nén bạc mà Chúa đã ban cho con. Xin dạy con biết sử dụng những nén bạc mà con đã được Thiên Chúa ban tặng vào những phúc lợi cho xã hội, cho gia đình, và cho chính tâm hồn của con.
VietCatholic TV
Chiêu bất ngờ náo loạn Moscow: Hàng loạt nhà máy nổ tung. Kurakhove: 17 xe tăng Nga chỉ 4 chạy thoát
VietCatholic Media
03:35 02/09/2024
1. Ukraine tung máy bay điều khiển từ xa kamikaze khắp nước Nga tấn công kho dầu ở Mạc Tư Khoa trong cuộc không kích lớn nhất trong chiến tranh, giáng một đòn mạnh vào Putin
NGA đã phải hứng chịu cuộc không kích lớn nhất từ trước đến nay trong chiến tranh khi Ukraine mở cuộc tấn công lớn chưa từng có bằng máy bay điều khiển từ xa cảm tử trong một loạt các cuộc tấn công trên khắp cả nước vào hôm Chúa Nhật, 01 Tháng Chín.
Những cảnh quay ấn tượng cho thấy máy bay điều khiển từ xa tự sát của Ukraine bùng cháy dữ dội với ngọn lửa màu cam khi tăng tốc tấn công Putin.
Những người chứng kiến hét lên kinh hoàng khi Nhà máy lọc dầu Mạc Tư Khoa bốc cháy ở quận Kapotnya, đông nam thủ đô trong cuộc tấn công mới nhất của Ukraine hôm Chúa Nhật.
Khói xám bốc lên từ các tòa tháp của nhà máy lọc dầu trước khi biến thành đám mây hình nấm.
Nhà máy lọc dầu Mạc Tư Khoa thuộc sở hữu của công ty nhà nước Gazprom, một phần của tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga.
Lực lượng phòng thủ Nga không chuẩn bị đã phải sử dụng súng máy để bắn hạ máy bay điều khiển từ xa khi chúng lao xuống.
Một đoạn video gây ấn tượng mạnh cho thấy một máy bay điều khiển từ xa Lyuty của Ukraine tiếp cận nhà máy lọc dầu mà không bị cản trở, được các công nhân theo dõi - trước khi lao xuống và phát nổ trong một cú tấn công chính xác.
Một máy bay điều khiển từ xa khác đã đâm vào Nhà máy điện Konakovo ở Tver, cách Mạc Tư Khoa hai giờ, nơi được cho là nhà sản xuất năng lượng lớn nhất ở miền trung nước Nga.
Đoạn clip gây sốc cho thấy tòa nhà nằm ngay cạnh một hồ nước bốc cháy khi một đám khói xám đen xuất hiện khi người qua đường hét lên khi đi ngang qua trong lúc máy bay điều khiển từ xa bay thấp xuống tấn công.
Nhà máy điện Kashira ở khu vực Mạc Tư Khoa cũng là mục tiêu bị tấn công.
Khoảng 160 máy bay điều khiển từ xa cảm tử đã được triển khai khi Nga phải hứng chịu cuộc không kích lớn nhất kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa diễn ra ở 16 khu vực khác nhau đã được người dân hoảng loạn tình cờ có mặt ở gần đó quay lại.
Làn sóng đầu tiên xảy ra gần Podolsk sau 1 giờ sáng; làn sóng tiếp theo ở quận Stupino vào khoảng 3 giờ sáng.
Trong khi đó, vụ tấn công vào Nhà máy lọc dầu Mạc Tư Khoa ở Kapotnya xảy ra vào khoảng 6:30 sáng.
Ba phi trường ở Mạc Tư Khoa - Vnukovo, Domodedovo và Zhukovsky - đã áp dụng lệnh đóng cửa hoàn toàn hay hạn chế chuyến bay.
74 chuyến bay khởi hành bị hoãn và 43 máy bay đang bay đến Mạc Tư Khoa buộc phải chuyển hướng đáp xuống phi trường khác.
Theo thị trưởng thành phố Sergey Sobyanin, lực lượng phòng không đã chặn được chín máy bay điều khiển từ xa khi đang tiến gần đến Mạc Tư Khoa.
Nhiều máy bay điều khiển từ xa khác đã bị chặn lại ở quận Odintsovo và Leninsky lúc 5 giờ sáng.
phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết 46 máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ ở khu vực Kursk, 34 ở khu vực Bryansk, 28 ở khu vực Voronezh, 14 ở khu vực Belgorod và 8 ở khu vực Ryazan.
[The Sun: DRONE BLITZ Ukraine unleashes kamikaze drones across Russia hitting Moscow oil depot in biggest air raid of war in blow for Putin]
2. CON ĐƯỜNG TỬ THẦN Khoảnh khắc phản công liều chết tuyệt vọng của Nga bị ĐÁNH BẠI khi 17 xe tăng của Putin tấn công chớp nhoáng… nhưng chỉ có 4 xe tăng sống sót trở về
Theo tờ The Sun, một đoạn phim KỊCH TÍNH đã cho thấy khoảnh khắc cuộc phản công của Nga bị Ukraine ngăn chặn khi chỉ một phần nhỏ xe tăng của Putin có thể sống sót quay lại trước thất bại thảm hại.
Chỉ có 4 trong số 17 xe thiết giáp được điều động đến tiền tuyến ở Donetsk thoát khỏi cuộc tấn công của máy bay điều khiển từ xa kamikaze hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám.
Đoạn video được chia sẻ trực tuyến cho thấy máy bay điều khiển từ xa tấn công của Ukraine đã tấn công dữ dội vào quân đội và xe tăng của Putin khi họ cố gắng trốn thoát.
Có thể nhìn thấy xe tăng lăn bánh trên đường ở Kurakhove, Donetsk, khi lính bắn tỉa của quân đội Ukraine tấn công và phá hủy chúng bằng các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa chính xác.
Các cảnh quay khác cho thấy cảnh những người lính Nga cố gắng trốn thoát ở thị trấn Kostyantynivka gần đó khi những người điều khiển UAV của Ukraine loại bỏ họ.
Nga đang nỗ lực hết sức để giành lại thế thượng phong ở Ukraine sau khi lực lượng của Zelenskiy tiến vào lãnh thổ của mình vào ngày 6 tháng 8.
Cách Donetsk vài trăm km tại Kursk, Kyiv đã phát động một cuộc tấn công qua biên giới từ khu vực Sumy.
Chiến dịch máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã không ngừng làm suy yếu lực lượng và vũ khí của Putin trong khoảng hai năm rưỡi.
Chiến dịch này đã thành công trong việc ngăn chặn lực lượng địch, phá hủy các kho dầu quan trọng và nguồn cung cấp quân sự, phá hủy các cây cầu quan trọng, phá hủy tàu hải quân và máy bay cũng như tiêu diệt bộ binh.
Chỉ vài ngày trước, nhiều cảnh quay khác đã cho thấy cảnh họ phá hủy một chiếc xe tải và hầm trú ẩn kiên cố của Nga bằng dây nổ được sơn màu xanh và vàng cổ điển của Ukraine.
Kyiv tuyên bố kiểm soát 102 thị trấn ở Kusrk và hơn 1.299 km2 đất của đối phương.
Ukraine cũng đang cố gắng tiến hành đợt tấn công thứ hai vào Nga tại khu vực Belgorod.
Các lực lượng của Kyiv đang tấn công các trạm kiểm soát biên giới trong khi quân lính của Putin đang tuyệt vọng chống trả để bảo vệ lãnh thổ, các báo cáo cho biết.
Thống đốc Belgorod Vyacheslav Gladkov cho biết người Ukraine đang cố gắng “xâm nhập biên giới”.
Hàng trăm tù binh chiến tranh người Nga cũng đã bị bắt trong chiến dịch táo bạo này.
Biên tập viên quốc phòng của tờ The Sun, Jerome Starkey đã tham gia cùng quân đội Ukraine tại Kursk vào hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám, trò chuyện với người dân Nga, những người không hề biết về cái giá thực sự của chiến tranh cho đến khi cuộc xung đột nổ ra.
[The Sun: ROAD OF DEATH Moment desperate Russian suicide counterattack is CRUSHED as 17 Putin tanks launch blitz…but only 4 make it back alive]
3. Cựu chỉ huy Hoa Kỳ cho biết các hạn chế về các cuộc tấn công tầm xa bên trong nước Nga cho thấy phương Tây không có mục tiêu rõ ràng
Chính sách không cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự bên trong nước Nga bằng vũ khí tầm xa, chẳng hạn như hỏa tiễn ATACMS, có nghĩa là phương Tây không có “mục tiêu được xác định rõ ràng”, Trung tướng đã nghỉ hưu của Hoa Kỳ Ben Hodges phát biểu vào hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám, tại Diễn đàn Globsec ở Prague, Tiệp.
Kyiv từ lâu đã lập luận rằng những hạn chế về việc sử dụng vũ khí tầm xa đang kìm hãm nỗ lực chiến tranh của nước này, trong khi Washington tuyên bố rằng việc cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí của mình có thể làm leo thang tình hình.
Ukraine đã bác bỏ những lập luận này và đã tăng cường áp lực để dỡ bỏ lệnh cấm trong những tuần gần đây trong bối cảnh cuộc tấn công xuyên biên giới đang diễn ra vào tỉnh Kursk. Tòa Bạch Ốc vẫn chưa thay đổi lập trường của mình, mặc dù một số chính trị gia Hoa Kỳ ủng hộ các yêu cầu của Kyiv.
Tướng Hodges cho biết: “Chính sách khủng khiếp này thực chất bảo vệ các phi trường của Nga tốt hơn là bảo vệ thường dân Ukraine, cho thấy thực tế là chúng ta không có mục tiêu rõ ràng”.
Theo cựu chỉ huy Hoa Kỳ, chính quyền Tổng thống Biden “đã thất bại trong nhiệm vụ quan trọng nhất – là xác định chúng ta muốn hoàn thành điều gì”.
Karel Rehka, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Tiệp, cho biết: “Nếu chúng ta muốn người Ukraine chiến thắng, chúng ta phải để họ đưa chiến tranh đến lãnh thổ Nga”.
Khi được hỏi về cuộc tấn công đang diễn ra của Ukraine vào tỉnh Kursk, Hodges cho biết hoạt động này đã “đánh thức mọi người”, xóa tan huyền thoại rằng “Nga chắc chắn sẽ chiến thắng”.
“Tôi ước Điện Cẩm Linh tuyên bố tổng động viên để ứng phó với cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk. Khi đó chắc chắn mọi người ở Nga sẽ nói: Chúng ta đang làm cái quái gì ở Ukraine vậy.”
Các nước phương Tây phần lớn đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ trong cuộc tấn công Kursk, nhưng Hoa Kỳ và Anh vẫn duy trì lệnh hạn chế sử dụng hỏa tiễn tầm xa như ATACMS hoặc Storm Shadow, mặc dù có các nguồn tin cho rằng chính phủ Anh đã lặng lẽ cho phép Ukraine sử dụng Storm Shadow ở Nga.
[Kyiv Independent: Restrictions on long-range strikes inside Russia reveal West's unclear goals, ex-US commander says]
4. Ukraine sẽ nhận 800 triệu đô la từ Hoa Kỳ cho ngành năng lượng của mình
Hôm Chúa Nhật, 01 Tháng Chín, Yulia Svyrydenko, Phó Thủ tướng thứ nhất của Ukraine, tuyên bố trong chuyến thăm Washington rằng Ukraine sẽ nhận được 800 triệu đô la từ Hoa Kỳ để giúp ổn định cơ sở hạ tầng năng lượng bị hư hại nghiêm trọng của nước này.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng Kyiv đang cân nhắc việc sa thải Volodymyr Kudrytskyi, nhà lãnh đạo Ukrenergo, công ty nhà nước quản lý lưới điện của Ukraine, do không hài lòng với phẩm chất bảo vệ điện.
Theo ông Svyrydenko, số tiền này sẽ được phân bổ cho các thiết bị thiết yếu để sửa chữa ngay các cơ sở điện của Ukraine, vốn bị hư hại nặng nề do các cuộc không kích của Nga trong gần hai năm qua.
Nga đã nhiều lần tiến hành các cuộc tấn công ồ ạt vào lưới điện của Ukraine để làm tê liệt khả năng và quyết tâm chống lại cuộc xâm lược của nước này. Các cuộc tấn công này bắt đầu vào giai đoạn thu đông năm 2022-2023 và tiếp tục vào mùa xuân năm 2024.
Sau một thời gian tạm lắng ngắn ngủi vào mùa hè, cho phép Ukraine khôi phục một phần năng lực năng lượng, Nga đã tiếp tục các cuộc tấn công trong những ngày gần đây, một lần nữa buộc phải hạn chế tiêu thụ năng lượng. Theo ước tính của chính phủ, máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Nga đã gây thiệt hại khoảng 50% công suất phát điện trước chiến tranh của Ukraine.
“Cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đang cần được khôi phục khẩn cấp và trong bối cảnh này, các đối tác Hoa Kỳ của chúng ta đóng vai trò quan trọng”, Andriy Yermak, nhà lãnh đạo văn phòng tổng thống Ukraine, cho biết.
[Kyiv Independent: Ukraine to receive $800 million from US for its energy sector]
5. Tướng Ukraine cho biết quân đội Nga “xóa sổ” Sudzha của tỉnh Kursk bằng bom
Hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám, Trung Tướng Oleksandr Pavliuk, chỉ huy Lực lượng Lục quân Ukraine, cho biết quân đội Nga đang “xóa sổ” thành phố Sudzha do Ukraine chiếm giữ ở Tỉnh Kursk của Nga “khỏi bề mặt trái đất”,
Theo Tướng Pavliuk, Nga thường xuyên pháo kích Sudzha và tấn công bằng bom dẫn đường và máy bay điều khiển từ xa kamikaze.
Khi cuộc tấn công của Kyiv vào Tỉnh Kursk bước sang tuần thứ tư, Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi cho biết vào ngày 30 tháng 8, Ukraine đã kiểm soát hơn 1.299 km2 và 102 thị trấn.
“Lực lượng Nga đang hủy diệt chính người dân của họ. Mặc dù Sudzha đang có đông đảo người dân Nga, Putin vẫn đang xóa sổ nó khỏi mặt đất,” Tướng Pavliuk nói.
Vị tướng cho biết, còn khoảng 1000 cư dân ở Sudzha, nơi có dân số 5.000 người trước cuộc xâm lược. Hầu hết họ đều là người cao tuổi.
Tướng Pavliuk nói thêm: “Theo luật nhân đạo quốc tế, quân đội Ukraine đang giúp đỡ người dân Suzha”.
Sudzha nằm cách biên giới với Ukraine chưa đầy 10 km, trong khi thành phố Kursk nằm cách Sudzha 85 km về phía đông bắc.
Mạc Tư Khoa đã tái triển khai khoảng 30.000 quân từ các khu vực khác về hướng Kursk, “và con số này đang tăng lên”, Syrskyi cho biết vào ngày 27 tháng 8. Đồng thời, Nga cũng triển khai các đơn vị sẵn sàng chiến đấu nhất của mình đến khu vực Pokrovsk, ông nói thêm.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết cuộc tấn công Kursk đang diễn ra là một phần trong kế hoạch giành chiến thắng mà ông sẽ trình bày với Tổng thống Hoa Kỳ Tổng thống Joe Biden trong cuộc họp vào tháng 9.
[Kyiv Independent: Russian forces “wiping out” Kursk Oblast's Sudzha with bombs, Ukrainian general says]
6. Cựu đại sứ NATO của Hoa Kỳ cho biết cuộc tấn công Kursk của Ukraine 'chứng minh rằng Nga đã đạt đến giới hạn khả năng của mình'
Kurt Volker, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại NATO, phát biểu tại hội nghị Globsec ở Prague ngày 31 tháng 8 rằng cuộc tấn công của Ukraine vào Tỉnh Kursk “chứng minh rằng Nga đã đạt đến giới hạn khả năng của mình”.
Khi cuộc tấn công của Kyiv vào Tỉnh Kursk bước sang tuần thứ tư, Ukraine đã kiểm soát 1.299 km2 và 102 thị trấn, bao gồm thành phố Sudzha, Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi cho biết hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám.
“Nga không thể vừa tấn công Ukraine vừa bảo vệ Nga cùng một lúc, họ phải đưa ra lựa chọn”, Volker nói.
“Họ sẽ phải di chuyển lực lượng từ Ukraine về để bảo vệ Nga. Sự di chuyển đó là điều chúng ta nên tận dụng bằng các hệ thống tầm xa để tấn công họ trong khi họ di chuyển”, ông nói thêm.
Cuộc xâm nhập này còn cho thấy rằng “Nga không có khả năng leo thang tình hình”, Volker nói.
Riêng nhà lập pháp Ukraine Olena Khomenko cho biết cuộc tấn công Kursk “chứng minh rằng không có rủi ro thực sự nào về sự leo thang của Nga và không có ranh giới đỏ nào của Nga”.
“Phản ứng duy nhất của Putin là giả vờ như không có chuyện gì đặc biệt xảy ra”, cô nói thêm.
Ông Volker cho biết, vụ tấn công xuyên biên giới vào Kursk cũng làm xói mòn lời kể mà Nga đang cố gắng truyền tải tới công chúng trong nước rằng cuộc chiến toàn diện này chỉ là một “hoạt động quân sự đặc biệt”.
Xét về động lực lớn hơn của cuộc chiến, cuộc tấn công này làm thay đổi quan niệm rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai giữa Nga và Ukraine đều bắt đầu bằng sự nhượng bộ từ Kyiv.
Volker cho biết: “Bây giờ vấn đề chủ yếu là trao đổi xòng phẳng”.
“Nga phải từ bỏ một thứ gì đó để có được một thứ khác, điều này chưa từng xảy ra trước đây.”
[Kyiv Independent: Ukraine's Kursk incursion 'demonstrates that Russia is at the limit of its capabilities,' says former US NATO ambassador]
7. Umerov cho biết việc cách chức Tư lệnh Không quân Oleshchuk không liên quan đến vụ tai nạn F-16 gây tử vong
Hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết việc cách chức Tư lệnh Không quân Mykola Oleshchuk không liên quan đến vụ rơi chiến đấu cơ F-16 chết người hồi đầu tuần.
Việc cách chức Oleshchuk diễn ra một ngày sau khi quân đội Ukraine xác nhận rằng một chiến đấu cơ F-16, mới được chuyển giao cho nước này và do một trong những phi công hàng đầu của Ukraine, Oleksii Mes, mật danh “Moonfish”, điều khiển, đã bị rơi khi đang chống lại một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn hàng loạt của Nga vào ngày 26 tháng 8. Mes đã tử nạn trong vụ tai nạn.
Lý do cách chức Oleshchuk không được nêu trong quyết định công bố trên trang web của Văn phòng Tổng thống.
“Tôi có lẽ sẽ nói đây là một sự luân chuyển,” Umerov nói. “Đây là hai vấn đề riêng biệt…ở giai đoạn này, tôi sẽ không kết nối chúng lại với nhau.”
Umerov cho biết vụ tai nạn và cái chết của Mes là “đáng tiếc” và vụ việc đang được điều tra.
“Chúng tôi đang phân tích những gì đã xảy ra,” Umerov cho biết. “Chúng tôi cũng đã mở hồ sơ này cho các đối tác của mình để họ cũng đang phân tích và điều tra cùng với chúng tôi.”
Bộ Quốc phòng Ukraine đã thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Oleshchuk cho biết Ukraine đã nhận được báo cáo sơ bộ từ Hoa Kỳ, mà ông cho biết hiện là một phần của cuộc điều tra.
Cùng lúc đó, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Sabrina Singh cho biết vào ngày 29 tháng 8 rằng cô “không biết về bất kỳ sự hỗ trợ hoặc yêu cầu hỗ trợ nào từ phía Ukraine đối với chúng tôi về sự việc cụ thể này”.
Singh từ chối thảo luận chi tiết hơn về vụ tai nạn, nhiều lần nói rằng những câu hỏi như vậy nên được chuyển đến các quan chức Ukraine.
Một quan chức quốc phòng Hoa Kỳ giấu tên nói với Reuters rằng vụ tai nạn “chắc chắn không phải do hỏa lực của Nga” và cho biết những nguyên nhân khác, bao gồm “lỗi của phi công” và “hỏng hóc cơ học”, đang được điều tra.
Trích dẫn các quan chức giấu tên, tờ Wall Street Journal đưa tin vào ngày 31 tháng 8 rằng Tòa Bạch Ốc đã bác bỏ đề xuất của quân đội Hoa Kỳ về việc cử các nhà thầu dân sự đến Ukraine để bảo dưỡng máy bay F-16 và các thiết bị khác.
Tờ Wall Street Journal cho biết cộng đồng tình báo Hoa Kỳ coi kế hoạch này là quá mạo hiểm và “nêu lên mối lo ngại về viễn cảnh Nga nhắm vào các nhà thầu Mỹ ở Ukraine”.
Ukraine đã nhận được những chiếc F-16 đầu tiên vào đầu tháng 8, một năm sau khi các đồng minh của nước này thành lập liên minh chiến binh tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius để hỗ trợ Kyiv về đào tạo và máy bay.
Vào ngày 31 tháng 8, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen phát biểu tại hội nghị Globsec ở Prague rằng các chiến đấu cơ F-16 do Đan Mạch tài trợ đang “hoạt động rất tốt ở Ukraine”.
[Kyiv Independent: Firing of Air Force Commander Oleshchuk not connected to deadly F-16 crash, Umerov says]
8. Phái đoàn Ukraine gặp gỡ các cố vấn an ninh quốc gia của Anh, Hoa Kỳ, Đức, Pháp tại Washington
Một phái đoàn Ukraine do Bộ trưởng Kinh tế Yulia Svyrydenko và Andriy Yermak, nhà lãnh đạo Văn phòng Tổng thống dẫn đầu đã gặp các cố vấn an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, Anh, Đức và Pháp tại Washington vào ngày 31 tháng 8.
Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, gọi tắt là IfW Kiel, là cơ quan theo dõi viện trợ quốc tế cho Ukraine, Hoa Kỳ, Đức và Anh là ba quốc gia hỗ trợ Ukraine nhiều nhất xét về tổng cam kết tài chính, trong khi Pháp được xếp hạng là quốc gia cung cấp viện trợ lớn thứ chín.
Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov và các quan chức Ukraine khác cũng tham dự các cuộc họp.
Văn phòng Tổng thống cho biết, vấn đề quan trọng nhất được thảo luận là nhu cầu “tăng cường hơn nữa khả năng bảo vệ hệ thống năng lượng và phòng không của Ukraine”.
“Sự phối hợp và nỗ lực chung của chúng ta đặc biệt quan trọng. Chúng ta đã cùng nhau đi một chặng đường dài và đạt được nhiều thành tựu. Nhưng bây giờ là thời điểm đặc biệt khi chúng ta cần tối đa hóa nỗ lực của mình để giúp Ukraine chiến thắng. Điều quan trọng là phải sử dụng thời điểm này một cách đúng đắn”, Yermak nói.
Các quan chức cũng thảo luận về việc sản xuất vũ khí chung, các khoản đầu tư trong tương lai của phương Tây vào ngành công nghiệp quốc phòng trong nước của Ukraine và Hiệp ước Ukraine, một khuôn khổ an ninh được 32 quốc gia đồng minh ký kết tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 năm 2024.
Riêng Yermak đã gặp Philip Gordon, cố vấn an ninh quốc gia của Phó Tổng thống Hoa Kỳ và ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris. Hai quan chức trước đó đã có cuộc điện đàm ngay sau khi Tổng thống Joe Biden bỏ cuộc đua và Harris trở thành ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân Chủ.
[Kyiv Independent: Ukrainian delegation meets with national security advisors of UK, US, Germany, France in Washington]
9. Người dân Ukraine kêu gọi trao danh hiệu cao quý nhất của đất nước cho phi công có biệt danh 'Bóng ma Kyiv'
Một bản kiến nghị kêu gọi tổng thống Ukraine trao tặng danh hiệu cao quý nhất của đất nước cho một phi công chiến đấu đã truyền cảm hứng cho huyền thoại “Bóng ma Kyiv”. Anh được tường trình đã bắn hạ máy bay Nga khi cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin bắt đầu.
Đại tá Valentyn Korenchuk, thuộc Lữ đoàn không quân Chiến thuật số 40 của Ukraine, là một trong những phi công bảo vệ Kyiv khi cuộc chiến do Mạc Tư Khoa phát động vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 và tham gia vào nhiều trận không chiến.
Tờ New Voice of Ukraine đưa tin rằng một trong những thành tích đáng chú ý nhất của anh là bắn hạ một số máy bay tấn công của Nga gần thủ đô trong một hành động dũng cảm giúp anh được trao tặng Huân chương Dũng cảm của Nhà nước.
Tin tức về việc một số máy bay Nga bị bắn hạ trên bầu trời Kyiv trong những ngày đầu của cuộc xâm lược đã làm dấy lên lời đồn rằng chúng đã bị phá hủy bởi một phi công MiG-29 đơn độc.
Biểu tượng phản kháng chống lại sự xâm lược của Mạc Tư Khoa này đã truyền cảm hứng cho một bức tranh tường được công bố tại thủ đô vào tháng 8 năm 2022 được đặt tên là “Bóng ma Kyiv”. Vào tháng 2 năm 2024, Phát ngôn nhân Không quân Ukraine, Đại Úy Ilya Yevlash, thừa nhận rằng câu chuyện chỉ có một phi công duy nhất lái máy bay là hư cấu. Thực ra, đó là sự kết hợp của nhiều phi công được sử dụng để tạo nên hình ảnh duy nhất về một kẻ báo thù đang tấn công lực lượng của Putin.
Korenchuk là một trong số đó và đã tham gia 80 phi vụ chiến đấu trên miền trung Ukraine cho đến khi anh hy sinh trong một nhiệm vụ vào ngày 27 tháng 4 năm 2024.
Một bản kiến nghị đã được đệ trình lên trang web của tổng thống Ukraine kêu gọi vinh danh Korenchuk là Anh hùng Ukraine vì vai trò của anh trong việc bắn hạ máy bay, hỏa tiễn hành trình và máy bay điều khiển từ xa của Nga. Một buổi lễ tưởng niệm tại Tu viện Tổng Lãnh Thiên Thần Micae Golden-Domed ở Kyiv vào ngày 18 tháng 6 đã tôn vinh lòng dũng cảm của anh.
“Người phi công sở hữu một thành tựu lịch sử cho lực lượng không quân Ukraine,” bản kiến nghị cho biết, tính đến thứ Bảy, bản kiến nghị đã nhận được 13.000 trong số 25.000 chữ ký mà nó kêu gọi kể từ khi bắt đầu vào ngày 2 tháng 8. Newsweek đã liên hệ với văn phòng tổng thống Ukraine để xin bình luận.
Korenchuk, được biết đến với mật danh “Beekeeper”, là một trong những phi công Ukraine đầu tiên phát động chiến dịch quốc tế nhằm hỗ trợ các đồng minh của Kyiv cung cấp máy bay F-16, lô đầu tiên đã đến Ukraine vào đầu tháng này.
Trung tá người Ukraine Oleksiy Mes đã thiệt mạng khi đang lái một trong những máy bay thế hệ thứ tư do Mỹ sản xuất vào ngày 26 tháng 8 và cuộc điều tra về hoàn cảnh tử vong của ông vẫn đang được tiếp tục.
Trong bối cảnh một số báo cáo cho rằng ông có thể đã bị bắn hạ trong một vụ “bắn nhầm”, nhà lãnh đạo lực lượng không quân Ukraine, Mykola Oleshchuk, đã bị Tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskiy sa thải và được thay thế bởi Trung tướng Anatoly Kryvonozhko.
[Newsweek: Ukrainians Call for 'Ghost of Kyiv' Pilot To Get Country's Highest Honor]
10. Cuộc tấn công của Nga vào Chasiv Yar làm 5 người thiệt mạng
Thống đốc tỉnh Donetsk Vadym Filashkin cho biết cuộc pháo kích của Nga vào thị trấn tiền tuyến Chasiv Yar vào ngày 31 tháng 8 đã giết chết năm người.
Đạn pháo đã bắn trúng một ngôi nhà và một tòa nhà cao tầng. Năm người đàn ông, tuổi từ 24 đến 38, đã thiệt mạng do cuộc tấn công.
Sau khi chiếm được Avdiivka vào tháng 2, quân đội Nga chuyển hướng tập trung tới Chasiv Yar, một thị trấn trên cao có khả năng mở đường cho quân Nga tiến sâu hơn vào Tỉnh Donetsk.
Thị trấn này là nơi diễn ra giao tranh ác liệt và đã nhiều lần bị quân đội Nga tấn công kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu.
Trước cuộc xâm lược toàn diện, Chasiv Yar là nơi sinh sống của khoảng 12.000 người. Đến tháng 4 năm 2024, chỉ còn khoảng 700 người ở lại.
Trong thông báo về vụ tấn công, Filashkin nhắc lại rằng người dân nên di tản khỏi thị trấn.
Andrii Polukhin, phát ngôn nhân của Lữ đoàn cơ giới số 24 của Ukraine, cho biết vào ngày 29 tháng 8 rằng thị trấn đã bị “phá hủy” phần lớn trong các cuộc giao tranh.
[Kyiv Independent: Russian attack on Chasiv Yar kills 5]
11. Putin thấy sự ủng hộ giảm sút trong cuộc thăm dò ý kiến của nhà nước được kiểm soát chặt chẽ
Một cuộc thăm dò vừa được công bố cho thấy mức độ bất mãn đối với chính quyền nước này lên tới mức cao nhất kể từ khi tổng thống tuyên bố tổng động viên một phần gần hai năm trước. Sự ủng hộ dành cho Vladimir Putin ở Nga đã giảm sút mạnh sau cuộc tấn công xuyên biên giới của quân Ukraine vào tỉnh Kursk.
Cuộc khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Dư luận Xã hội, gọi tắt là VCIOM, thuộc sở hữu nhà nước, là nơi thường công bố các cuộc thăm dò phản ánh lợi ích của Điện Cẩm Linh và không phải là bức tranh thực tế về dư luận xã hội do môi trường truyền thông được kiểm soát chặt chẽ, nơi những người bất đồng chính kiến sẽ bị trừng phạt.
Tuy nhiên, các hãng truyền thông độc lập của Nga cho biết những phát hiện này cho thấy có sự thay đổi trong thái độ của công chúng đối với Putin và chính quyền, trong bối cảnh Ukraine tấn công vào Tỉnh Kursk của Nga vào ngày 6 tháng 8, trong đó Kyiv tuyên bố đã chiếm được 1299km vuông lãnh thổ và 102 thị trấn.
VCIOM cho biết cuộc thăm dò qua điện thoại của họ đối với 1.600 người lớn trên khắp cả nước được tiến hành từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 25 tháng 8 có biên độ sai số là một phần trăm. Theo cuộc khảo sát, tỷ lệ Ukraine dành cho Putin là 72,4 phần trăm—giảm 4,7 phần trăm so với mức ủng hộ 77,1 phần trăm mà ông có được trong cuộc thăm dò từ ngày 5 tháng 8 đến ngày 11 tháng 8.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, mô tả con số này là “mức giảm kỷ lục về tỷ lệ ủng hộ Putin, ngay cả trong số những cuộc thăm dò ý kiến do Điện Cẩm Linh tổ chức, kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu vào tháng 2 năm 2022”.
Cuộc thăm dò cũng phát hiện ra rằng tỷ lệ người dân Nga không tin tưởng Putin là 13%, mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2023.
Khi được hỏi về việc chính phủ Nga đang làm tốt hay tệ, 28 phần trăm số người được hỏi tỏ ra không hài lòng. Trang web độc lập Verstka cho biết trong bài đăng trên Telegram: “Số lượng người trả lời không hài lòng bắt đầu tăng vào tháng 7 và tăng mạnh vào đầu tháng 8, khi lực lượng Ukraine xâm chiếm khu vực Kursk”.
Khi đưa tin về các con số, hãng tin độc lập Agentsvo cho biết, “chưa từng có sự sụt giảm nào ở cả hai chỉ số kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Khi đánh giá cuộc thăm dò, ISW cho biết cuộc thăm dò không cho thấy sự bất mãn rõ rệt ở Nga nhưng báo hiệu rằng Điện Cẩm Linh tin rằng họ phải thừa nhận rằng sự bất mãn của công chúng đã gia tăng kể từ khi bắt đầu chiến dịch Kursk.
Một cuộc thăm dò khác từ ngày 22 đến 28 tháng 8 do Trung tâm Levada độc lập của Nga thực hiện cho thấy niềm tin của người dân Nga vào Putin là 45 phần trăm, giảm ba phần trăm so với tháng 7.
ISW cho biết Điện Cẩm Linh đã phát động “một chiến dịch truyền thông phức tạp” để biện minh cho lý do tại sao họ tập trung vào mặt trận ở miền đông Ukraine thay vì ngay lập tức trục xuất lực lượng Ukraine khỏi Tỉnh Kursk, “và việc thừa nhận sự bất mãn có thể là một phần của chiến dịch này”.
[Kyiv Independent: Putin Sees Support Slump in Tightly Controlled State Poll]
Hỗn loạn ở Kursk: Quân Putin giao tranh ác liệt với nhau. Nga kéo Pantsir lên cầu Kerch. Vụ Mông Cổ
VietCatholic Media
16:12 02/09/2024
1. Quân đội của Putin bị 'bắn nhầm' ở Kursk
Theo tờ Newsweek, đơn vị tình nguyện đặc biệt mới thành lập của nhà độc tài Vladimir Putin được thành lập để “duy trì luật pháp và trật tự” tại khu vực Kursk trong bối cảnh quân đội Ukraine đang tấn công được cho là đã nổ súng vào quân đội Nga trong khu vực.
Vụ việc xảy ra vào đêm Chúa Nhật, 01 Tháng Chín, và giao tranh đã kéo dài trong nhiều giờ, nhà báo chiến tranh người Nga Roman Saponkov cho biết trên kênh Telegram của mình như trên nhưng không nêu rõ thương vong của hai bên.
Alexei Smirnov, quyền Thống đốc khu vực Kursk, đã tuyên bố thành lập đơn vị tình nguyện vũ trang có tên “BARS-Kursk” vào ngày 29 tháng 8, nói rằng họ sẽ “bảo đảm an ninh” trong khu vực.
Kyiv đã phát động cuộc tấn công chớp nhoáng vào Kursk vào ngày 6 tháng 8 và cho đến nay được cho là đã giành quyền kiểm soát khoảng 1.299 kilômét vuông lãnh thổ Nga và 102 thị trấn.
Putin đã ra lệnh cho lực lượng của mình đẩy lùi quân đội Ukraine khỏi Kursk trước ngày 1 tháng 10, theo RBC Ukraine. Hơn 130.000 cư dân được cho là đã được di tản khỏi khu vực này.
Phóng viên chiến trường Roman Saponkov trong bài viết nhan đề “Nỗi hoảng loạn ở Kursk”, cho biết sau khi có tin đồn về việc quân đội Ukraine đột phá vào xa lộ Lgov-Kursk đêm Chúa Nhật, 01 Tháng Chín, lực lượng 'tự vệ' địa phương – tức là thường dân có vũ trang - đã nổ súng vào phe mình, có thể đã giết chết binh lính Nga.
Anh ta nói rằng đây không phải là lần đầu tiên chuyện này xảy ra; và phàn nàn rằng nơi này cách tiền tuyến tới 12 km. “Vẫn chưa biết liệu có nhóm phá hoại và trinh sát nào trên xa lộ hay không,” nhà báo cho biết, và không quên mắng nhóm nhân dân tự vệ rằng “Nếu bạn sợ, bạn nên ở nhà.”
Một trong những lý do chính giải thích việc thàh lập các lực lượng nhân dân tự vệ là nhằm chống lại tình trạng quân đội Nga lợi dụng thời cơ cướp bóc các cửa hàng và nhà dân. Nhiều blogger quân sự Nga nghi ngờ rằng thực ra các nhóm nhân dân tự vệ này không bắn nhầm vì sợ hãi, mà họ đang thi hành đúng bổn phận của họ, là bắn vào các lực lượng quân đội Nga đang cướp bóc của dân.
Tuần trước, quyền Thống đốc Smirnov cho biết đơn vị này “sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong việc duy trì luật pháp và trật tự ở khu vực Kursk” sau khi trải qua khóa huấn luyện quân sự và sẽ hợp tác chặt chẽ với quân đội Nga.
Smirnov cho biết: “Nhiệm vụ của đội không chỉ bao gồm bảo đảm an ninh mà còn tham gia hỗ trợ sự sống cho những khu vực tái định cư để hỗ trợ những người dân trong thời điểm khó khăn này”.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết tuần trước rằng việc thành lập đơn vị phòng thủ nêu bật “sự không sẵn lòng của Putin trong việc chống lại cuộc xâm lược một cách nghiêm chỉnh hơn bằng cách ban bố lệnh động viên do nguy cơ bất mãn trong xã hội. Ông ta cũng không muốn tái triển khai quân đội trên quy mô lớn do có thể làm gián đoạn các hoạt động tấn công đang diễn ra của Nga ở miền Đông Ukraine.”
“Việc thành lập các đội quân tình nguyện mới được gọi là BARS hay Lực lượng dự bị chiến đấu của Quân đội Nga này phù hợp với chiến lược rõ ràng của Điện Cẩm Linh nhằm tránh tái triển khai đến Tỉnh Kursk các đơn vị có kinh nghiệm hoặc có hiệu quả chiến đấu đang tham gia chiến đấu theo hướng Pokrovsk hoặc Toretsk do lo ngại làm chậm nhịp độ các hoạt động tấn công của Nga theo các hướng ưu tiên cao hơn này”, nhóm nghiên cứu này cho biết thêm.
Trong phân tích mới nhất vào Chúa Nhật, ISW cho biết lực lượng Ukraine đang tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công ở khu vực Kursk.
Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrsky cho biết một trong những mục tiêu của cuộc tấn công là chuyển hướng “lực lượng đáng kể” của Nga khỏi các khu vực tiền tuyến ở Ukraine, bao gồm thành phố Pokrovsk ở phía đông Donetsk, vốn là trung tâm hậu cần quan trọng của lực lượng Ukraine trong khu vực.
2. Vụ cháy kho dầu ở Rostov của Nga đã được dập tắt sau hơn 2 tuần cháy liên tục
Một vụ cháy tại cơ sở lưu trữ dầu và xăng Kavkaz ngay bên ngoài Proletarsk, một thị trấn ở Rostov của Nga, cuối cùng đã được dập tắt vào ngày 2 tháng 9. Vasily Golubev, Thống đốc khu vực Rostov của Nga, cho biết như trên vào cuối ngày Thứ Hai, 02 Tháng Chín.
Đám cháy bắt đầu vào ngày 18 tháng 8 sau một cuộc tấn công của Ukraine vào kho dầu, đó là một trong nhiều cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ và năng lượng của Nga. Ngay sau khi ngọn lửa đã sắp lụi tàn một cuộc tấn công thứ hai vào cơ sở này xảy ra vào ngày 23 tháng 8 khiến cơ sở này lại bùng cháy dữ dội hơn.
Vasily Golubev cho rằng đám cháy thứ hai bắt đầu sau khi các đơn vị phòng không của Nga đẩy lùi một máy bay điều khiển từ xa, nhưng các mảnh vỡ đã rơi trúng một nhà kho công nghiệp tại kho dầu, gây ra đám cháy nhiên liệu diesel.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine sau đó đã xác nhận một cuộc tấn công vào nhà máy, nơi lưu trữ dầu và các sản phẩm dầu mỏ cho quân đội Nga.
Các nhà chức trách địa phương cho biết vào cuối tháng 8 rằng ít nhất 49 lính cứu hỏa đã bị thương khi họ vật lộn để khống chế đám cháy.
Proletarsk nằm cách thủ phủ khu vực Rostov-on-Don khoảng 230 km về phía đông nam và cách biên giới với khu vực bị Nga tạm chiếm thuộc Tỉnh Donetsk của Ukraine 340 km.
[Kyiv Independent: Oil depot fire in Russia's Rostov Oblast extinguished after more than 2 weeks, authorities say]
3. Nga triển khai hệ thống Pantsir được đánh giá cao để bảo vệ cầu Crimea
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga đã triển khai một trong những hệ thống phòng không Pantsir-S1 để bảo vệ Cầu Kerch, một công trình chiến lược quan trọng mà Nga sử dụng để kết nối với Crimea bị tạm chiếm.
Diễn biến này xảy ra sau khi Ukraine mở cuộc tấn công lớn vào hàng loạt các thành phố của Nga, kể cả ở Mạc Tư Khoa vào đêm 31 Tháng Tám, rạng sáng 1 Tháng Chín.
Sự phát triển này được Crimea Wind, một kênh Telegram ủng hộ Ukraine, đưa tin cùng với hình ảnh vệ tinh về hệ thống phòng không trên Cầu eo biển Kerch.
Cây cầu này đóng vai trò là tuyến đường tiếp tế quan trọng cho lực lượng Nga và có vai trò thiết yếu trong việc duy trì các cuộc tấn công quân sự của Mạc Tư Khoa ở miền nam Ukraine.
Ukraine đã tấn công cây cầu đường bộ và hỏa xa dài 19 km vào tháng 10 năm 2022 và một lần nữa vào tháng 7 năm 2023. Kyiv đã tuyên bố sẽ tấn công vào công trình này trong tương lai khi tìm cách chiếm lại bán đảo mà Nga đã sáp nhập vào năm 2014.
“Nga đã đặt một hệ thống hỏa tiễn phòng không Pantsir-S1 ngay trên Cầu Kerch. Nó đã được nhìn thấy trên hình ảnh vệ tinh.”
Hệ thống pháo và hỏa tiễn phòng không tự hành Pantsir-S1 của Nga đã được quân đội sử dụng trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine. Người ta tin rằng hệ thống này có giá trị khoảng 15 triệu đô la. Ít nhất 7 hệ thống Pantsir-S1 đã được quan sát thấy chung quanh dinh thự của Vladimir Putin ở Krasnodar Krai. Các blogger quân sự Nga mỉa mai rằng có thể Putin đã bớt ra một cái cho cây cầu Kerch.
Hệ thống tầm ngắn di động này được thiết kế để chống lại máy bay, hỏa tiễn hành trình, đạn dược dẫn đường chính xác và hỗ trợ các đơn vị phòng không khác chống lại các cuộc tấn công lớn hơn.
Atesh, một nhóm du kích quân sự thân Kyiv gồm người Ukraine và người Tatar ở Crimea, cho biết vào tháng 7 rằng Nga đã bắt đầu triển khai lại hệ thống phòng không để bảo vệ Cầu Eo biển Kerch.
“Quân đội của Liên bang Nga đã bắt đầu chuyển hàng loạt thiết bị đến gần Cầu Kerch”, nhóm này cho biết trong bài đăng trên kênh Telegram của mình vào ngày 25 tháng 7.
Phong trào Atesh cho biết Nga đang “tích cực tái triển khai các cơ sở phòng không, máy bay, radar và mọi cơ sở quân sự còn sót lại từ phía tây Crimea”.
“Người Nga đang rất cần hệ thống phòng không”, báo cáo nói thêm. “Họ chỉ có thể bảo vệ một khu vực của bán đảo”.
Cầu Crimea đã bị đóng cửa giao thông vào hôm Chúa Nhật, 01 Tháng Chín, sau khi có báo cáo về một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa gần thành phố cảng Sevastopol.
“Tại Sevastopol, quân đội đang đẩy lùi cuộc tấn công của Quân đội Ukraine, hệ thống phòng không đang hoạt động”, Mikhail Razvozhayev, nhà lãnh đạo được Nga bổ nhiệm tại Sevastopol, cho biết trên kênh Telegram của mình.
“Theo thông tin sơ bộ, 2 máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ trên biển. Tất cả các dịch vụ đã được đặt trong tình trạng báo động chiến đấu.”
[Newsweek: Russia Deploys Prized Pantsir System to Defend Crimea Bridge—Report]
4. Các nhà lập pháp Ukraine kêu gọi Mông Cổ bắt giữ Putin, gọi chuyến thăm là 'hành động khiêu khích được lên kế hoạch kỹ lưỡng'
Một nhóm các nhà lập pháp Ukraine thuộc đảng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã viết một bức thư ngỏ gửi tới các đối tác Mông Cổ, kêu gọi bắt giữ Putin trong chuyến thăm nước này vào tuần này.
“Là thành viên của quốc hội Ukraine, chúng tôi kêu gọi chính quyền Mông Cổ thực hiện lệnh bắt giữ quốc tế ràng buộc và giao nộp nhà lãnh đạo Liên bang Nga, Vladimir Putin, cho Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, tại The Hague/ đờ hây/”, lá thư ngày 31 tháng 8 có đoạn viết.
“Quy chế Rôma là hiệp ước quốc tế quan trọng thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế. Văn bản này là cơ sở cho những nỗ lực toàn cầu nhằm tăng cường pháp quyền và ngăn chặn tình trạng miễn trừ, đặc biệt là đối với tội ác chiến tranh.”
ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Putin vào tháng 3 năm 2023 vì tội cưỡng bức bắt cóc trẻ em Ukraine sang Nga từ các khu vực của Ukraine mà Nga đã xâm lược kể từ khi tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào đầu năm 2022.
Putin dự kiến sẽ thăm Mông Cổ vào ngày 3 tháng 9 theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, đây là chuyến đi đầu tiên của ông tới một quốc gia thành viên ICC đã phê chuẩn Quy chế Rôma, trong đó quy định các bên ký kết phải bắt giữ ông ta nếu ông ta đi vào vào lãnh thổ của họ.
“Chuyến thăm Mông Cổ của Putin là một hành động khiêu khích được lên kế hoạch kỹ lưỡng”, Oleksandr Merezhko, đại biểu quốc hội Ukraine và là chủ tịch chính sách đối ngoại của quốc hội, đồng thời là một trong những người ký vào bức thư, phát biểu với tờ Kyiv Independent vào ngày 2 tháng 9.
[Kyiv Independent: Ukrainian lawmakers call on Mongolia to arrest Putin, call visit 'well-planned provocation']
5. Hỏa tiễn Nga rơi như mưa xuống Kyiv vào đêm trước khi trường học mở cửa trở lại
Lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc tấn công lớn khác vào Kyiv, bắn hơn 20 hỏa tiễn vào thủ đô Ukraine vào đêm Chúa Nhật, 01 Tháng Chín, trước khi bắt đầu năm học mới.
Chiều Thứ Hai, 02 Tháng Chín, Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết:
“Lực lượng phòng không đã phá hủy hơn một chục hỏa tiễn hành trình, khoảng một chục hỏa tiễn đạn đạo và một máy bay điều khiển từ xa tấn công trên bầu trời Kyiv”
Theo Tướng Popko, vụ tấn công đã gây ra nhiều vụ cháy khi các mảnh vỡ rơi xuống bốn quận của Kyiv. Hai người đã bị thương.
Kyiv không phải là mục tiêu duy nhất của lực lượng Putin trong đêm qua.
Nga đã phóng tổng cộng 35 hỏa tiễn hành trình và hỏa tiễn đạn đạo cùng 23 máy bay điều khiển từ xa vào các khu vực Kyiv, Kharkiv và Sumy. Không quân Ukraine báo cáo đã bắn hạ 22 hỏa tiễn và 20 máy bay điều khiển từ xa.
Tại Sumy, một khu vực giáp ranh với Kursk của Nga, nơi Ukraine đang tiến hành cuộc tấn công xuyên biên giới, lực lượng Nga đã tấn công một trung tâm phục hồi chức năng xã hội và hỗ trợ tâm lý cho trẻ mồ côi.
“Không có trẻ em nào ở cơ sở này vào thời điểm đó. Tuy nhiên, 18 cư dân của những ngôi nhà gần đó đã bị thương, bao gồm sáu trẻ em, chín phụ nữ và ba người đàn ông”, văn phòng công tố địa phương cho biết.
Sau khi cuộc tấn công ở Kyiv bị đẩy lùi, âm thanh của âm nhạc đã thay thế tiếng nổ khi hàng trăm trẻ em trở lại trường, ăn mừng sự khởi đầu của một năm học mới.
Tổng Công Tố Ukraine, Andriy Kostin, nhận định rằng, những quả hỏa tiễn hành trình đã được lập trình chính xáx cho chúng bay vào một trại trẻ mồ côi, là nơi cư trú của những đứa bé chẳng may mất cha mẹ trong cuộc xâm lược của Putin. Ông thốt lên: “Người Nga ác quá”.
Trong hội nghị an ninh toàn cầu ở Prague, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nhận định rằng “không có giải pháp thay thế” nào cho việc Ukraine chiến thắng Nga và Vladimir Putin.”
Cô phát biểu tại hội nghị GLOBSEC 2024 ở Prague rằng “tất cả chúng ta” đều thua nếu Mạc Tư Khoa giành chiến thắng.
Cô cho biết những người không ủng hộ đầy đủ chiến thắng của Ukraine “không hiểu được tình hình nguy hiểm như thế nào”.
[Politico: Russian missiles rain down on Kyiv the night before schools restart]
6. Nga cảnh báo Điện Cẩm Linh thay đổi chính sách chiến tranh hạt nhân để đáp trả phương Tây
Hôm Chúa Nhật, 01 Tháng Chín, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cảnh báo rằng Điện Cẩm Linh đang thay đổi chính sách chiến tranh hạt nhân để đáp trả những gì mà họ cho là sự leo thang của phương Tây trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đang diễn ra, theo hãng thông tấn nhà nước Nga Tass.
Cuộc chiến Nga-Ukraine đã diễn ra trong hơn hai năm sau khi Putin ra lệnh tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Mặc dù Mạc Tư Khoa đặt mục tiêu giành chiến thắng nhanh chóng trước quốc gia láng giềng Đông Âu, được coi là có quân đội nhỏ hơn nhiều, nhưng nỗ lực phòng thủ mạnh mẽ của nước này được hỗ trợ bởi viện trợ của phương Tây đã ngăn cản nước này đạt được những bước tiến đáng kể.
Những tuần gần đây, Ukraine đã tiến hành phản công vào Kursk—đánh dấu lần đầu tiên lãnh thổ Nga bị chiếm giữ kể từ Thế chiến II. Cuộc tấn công của Kyiv thậm chí còn làm dấy lên mối lo ngại về hạt nhân từ Mạc Tư Khoa, khi Putin cáo buộc Ukraine vào tháng trước đã cố gắng tấn công một nhà máy điện hạt nhân bằng máy bay điều khiển từ xa.
Cuộc xung đột từ lâu đã làm dấy lên mối lo ngại về việc liệu Nga có thể triển khai vũ khí hạt nhân hay không. Putin đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố gây sốc về vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến vì Mạc Tư Khoa có nhiều đầu đạn hạt nhân hơn bất kỳ quốc gia nào khác, theo Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân.
Hôm Chúa Nhật, Ryabkov nói với Tass rằng Điện Cẩm Linh có “ý định rõ ràng” về việc thay đổi học thuyết hạt nhân, đồng thời nói thêm rằng quyết định này “có liên quan đến tiến trình leo thang của các đối thủ phương Tây” trong hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
Ryabkov nói thêm: “Như chúng tôi đã nhiều lần nói trước đây, công việc đang ở giai đoạn nâng cao và có ý định rõ ràng là đưa ra sự điều chỉnh đối với học thuyết hạt nhân, trong số những lý do khác, có việc xem xét và phân tích diễn biến của các cuộc xung đột gần đây, bao gồm tất nhiên là mọi thứ liên quan đến quá trình leo thang của các đối thủ phương Tây của chúng ta liên quan đến hoạt động quân sự đặc biệt”.
Theo Reuters, học thuyết hạt nhân hiện hành năm 2020 nêu rõ Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị đối phương tấn công hạt nhân hoặc bị tấn công thông thường đe dọa đến sự tồn vong của nhà nước.
Tuy nhiên, Ryabkov không cho biết khi nào học thuyết hạt nhân cập nhật sẽ sẵn sàng.
“Khung thời gian hoàn thành là vấn đề khá phức tạp, vì chúng ta đang nói đến khía cạnh quan trọng nhất của an ninh quốc gia”, ông nói với Tass.
Bình luận của Ryabkov được đưa ra sau khi Sergey Naryshkin, giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại của Nga hôm thứ Năm cáo buộc Hoa Kỳ “cố gắng gây mất cân bằng cho hệ thống an ninh quốc tế” trong lĩnh vực hạt nhân.
Vào tháng 6, Putin cho biết khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh “không nên bị phương Tây xem nhẹ”.
“Vì một lý do nào đó, phương Tây tin rằng Nga sẽ không bao giờ sử dụng nó... Chúng tôi có học thuyết hạt nhân, hãy xem nó nói gì”, nhà lãnh đạo Nga cho biết, ám chỉ chính sách cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân của nước này nếu “sự tồn tại của nhà nước bị đe dọa”.
“Nếu hành động của ai đó đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi, chúng tôi cho rằng có thể sử dụng mọi biện pháp có thể”, Putin nói thêm. “Điều này không nên được coi nhẹ, hay hời hợt”.
Diễn biến này xảy ra khi chính quyền Tổng thống Biden, là đồng minh chủ chốt của Ukraine trong bối cảnh xung đột, cùng với nhiều nhà lãnh đạo thế giới khác, nói rằng cuộc xâm lược là vô cớ và thiếu sự biện minh. Washington đã cung cấp hàng tỷ đô la viện trợ quân sự cho Kyiv, điều này đã chứng minh là rất quan trọng đối với các nỗ lực phòng thủ của nước này.
[Newsweek: Russia Warns Kremlin Changing Nuclear War Policy in Response to West]
7. Hàng loạt tiếng nổ được nghe thấy ở Kyiv
Các nhà báo Kyiv Independent đưa tin vào ngày 2 tháng 9 rằng họ đã nghe thấy một số tiếng nổ ở Kyiv ngay sau khi cảnh báo trên không vang lên vào khoảng 5:30 sáng giờ địa phương
Phòng không đã được triển khai ở thủ đô và tỉnh Kyiv.
Thị trưởng Vitali Klitschko cho biết các dịch vụ khẩn cấp đã được gọi đến quận Sviatoshynskyi của thành phố.
Hậu quả của cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, các mảnh vỡ đã rơi xuống quận Holosiivskyi. Theo thông tin sơ bộ từ Serhii Popko, nhà lãnh đạo Cơ quan Quản lý Quân sự Thành phố Kyiv, các tòa nhà phi dân cư đã bị hư hại.
Chưa có báo cáo về thương vong.
Cuộc tấn công này có vẻ như để đáp lại những gì Nga đã phải hứng chịu trong cuộc không kích hôm Chúa Nhật, 01 Tháng Chín, mà nhiều quan sát viên cho rằng lớn nhất từ trước đến nay trong cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Ukraine đã mở cuộc tấn công lớn chưa từng có bằng máy bay điều khiển từ xa cảm tử trong một loạt các cuộc tấn công trên khắp cả nước vào hôm Chúa Nhật, 01 Tháng Chín.
Những cảnh quay ấn tượng cho thấy máy bay điều khiển từ xa tự sát của Ukraine bùng cháy dữ dội với ngọn lửa màu cam khi tăng tốc tấn công các hạ tầng cơ sở của Putin.
Cảnh tượng tiêu biểu nhất là những người chứng kiến hét lên kinh hoàng khi Nhà máy lọc dầu Mạc Tư Khoa bốc cháy ở quận Kapotnya, đông nam thủ đô trong cuộc tấn công mới nhất của Ukraine hôm Chúa Nhật. Trong khi đó, khói xám bốc lên từ các tòa tháp của nhà máy lọc dầu trước khi biến thành đám mây hình nấm.
[Kyiv Independent: Series of explosions heard in Kyiv]
8. Cuộc khảo sát cho thấy hầu hết người Ba Lan tin rằng Ba Lan nên bắn hạ máy bay điều khiển từ xa của Nga trên không phận Ba Lan
Theo một cuộc khảo sát được tờ báo Ba Lan Rzeczpospolita công bố vào ngày 1 tháng 9, hầu hết người Ba Lan tin rằng quân đội Ba Lan nên bắn hạ máy bay điều khiển từ xa của Nga xâm phạm không phận Ba Lan trong các cuộc tấn công trên không vào Ukraine.
Cuộc thăm dò diễn ra sau khi một đối tượng bay không xác định, có khả năng là máy bay điều khiển từ xa kamikaze loại Shahed, bay qua Ba Lan trong hơn 30 phút vào sáng ngày 26 tháng 8 trước khi biến mất.
Chuẩn tướng Ba Lan Tomasz Drewniak trả lời Đài phát thanh RMF24 vào ngày 27 tháng 8 rằng Nga có khả năng đang thử nghiệm hệ thống phòng không của Ba Lan bằng cách đưa máy bay điều khiển từ xa vào không phận Ba Lan.
Cuộc khảo sát hỏi người trả lời liệu Ba Lan có nên bắn hạ các đối tượng không xác định trong các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hay không, ngay cả khi không chắc chắn đối tượng đó là gì.
58,5% số người được hỏi cho biết họ đồng ý với tuyên bố này, 22,1% không đồng ý và 19,4% cho biết họ không có ý kiến.
Theo kết quả, có nhiều phụ nữ hơn nam giới ủng hộ Ba Lan bắn hạ các đối tượng không xác định, với 61% số phụ nữ được hỏi đồng ý với tuyên bố này, so với 56% số nam giới được hỏi.
Cuộc thăm dò có 800 người trả lời và được tiến hành với sự hợp tác của cơ quan nghiên cứu SW Research từ ngày 27 đến ngày 28 tháng 8.
Không chỉ máy bay điều khiển từ xa của Nga mà cả hỏa tiễn của Nga trước đây cũng đã xâm nhập không phận Ba Lan trong các cuộc tấn công vào Ukraine.
Một hỏa tiễn của Nga đã xâm nhập không phận Ba Lan trong một cuộc tấn công trên không lớn nhằm vào Ukraine vào tháng 3 và lưu lại trong không phận Ba Lan trong 39 giây.
Trong một sự việc khác vào ngày 15 tháng 11 năm 2022, một hỏa tiễn đã bay vào lãnh thổ Ba Lan trong một cuộc tấn công hàng loạt của Nga, khiến hai thường dân thiệt mạng.
Các nhà điều tra Ba Lan sau đó kết luận rằng đó là một hỏa tiễn đất-đối-không đi lạc của Ukraine được phóng đi để đánh chặn một cuộc tấn công của Nga.
[Kyiv Independent: Most Poles believe Poland should down Russian drones over Polish airspace, survey shows]
9. Nhà hoạt động cáo buộc chính quyền địa phương che đậy sau khi phát hiện ra mộ lính Nga ở Murmansk
Hôm Thứ Hai, 02 Tháng Chín, Mikhail Khodorkovsky, nhà hoạt động đối lập người Nga cho biết có ít nhất 165 ngôi mộ của binh lính Nga đã được phát hiện tại thành phố Murmansk ở Bắc Cực, con số tử vong cao hơn đáng kể so với những gì chính quyền địa phương thừa nhận là 4 người.
Khodorkovsky cho biết các ngôi mộ được tìm thấy ở một khu vực riêng biệt của nghĩa trang thành phố Murmansk, với một số ngôi mộ mới đào vẫn đang chờ chôn cất.
“Tên của những người đã khuất trùng khớp với tên trong báo cáo chính thức của chính quyền, nhưng số lượng ngôi mộ thực tế cao hơn nhiều”, ông cho biết.
Nhà hoạt động này nói rằng Thống đốc vùng Murmansk Andrei Chibis cho đến nay đã xác nhận chỉ có 4 binh sĩ tử vong trong khu vực kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Tuy nhiên, Khodorkovsky cho biết Chibis đã ngừng cập nhật số người tử vong chính thức của quân đội Nga và thậm chí còn xóa các bài đăng trên mạng xã hội trước đó của mình để chia buồn với gia đình các binh sĩ.
Ông đã chia sẻ 10 bức ảnh cho thấy những hàng mộ được đánh dấu bằng cờ Nga, vòng hoa và biểu tượng quân sự. Ông lưu ý rằng 165 ngôi mộ mà một phóng viên báo chí địa phương ghi lại chưa tính đến các ngôi mộ được chôn cất tại các nghĩa trang khác trên khắp vùng Murmansk rộng lớn hơn.
Một thống kê của phương tiện truyền thông độc lập địa phương dựa trên con số các đám tang ở các nhà thờ, những lời chia buồn trên báo chí, các báo cáo của địa phương ước tính rằng ít nhất 317 binh sĩ từ Murmansk đã thiệt mạng ở Ukraine kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Họ có danh sách đầy đủ của 317 người này.
Khodorkovsky nhận xét chua chát rằng mỗi ngày Vladimir Putin còn thở, phải có hàng ngàn người Nga và Ukraine chết cho ông ta được sống.
Mikhail Khodorkovsky, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại Vladimir Putin và thành lập nhóm Open Russia, nghĩa là nước Nga cởi mở, với chủ trương thân phương Tây. Ông bị tịch thu tài sản và bị bỏ tù từ năm 2003 cho đến khi được Putin ân xá vào này 20 Tháng Mười Hai, 2013, sau một thập niên tù tội. Ông hiện đang sống lưu vong ở Luân Đôn và thành lập Trung tâm Dossier nhằm điều tra các nguồn tài sản của Putin, không do Putin trực tiếp đứng tên nhưng do các tình nhân của ông ta đứng tên.
[Moscow Times: Activist Alleges Cover-Up After Discovery of Russian Soldiers' Graves in Murmansk]
10. Thủ tướng Armenia cho biết Armenia đình chỉ tham gia CSTO do Nga lãnh đạo 'ở mọi lãnh vực'
Hôm Chúa Nhật, 01 Tháng Chín, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan phát biểu trong một cuộc họp báo rằng Armenia đã đình chỉ sự tham gia của mình vào Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, gọi tắt là CSTO “ở mọi lãnh vực”, nhưng quyết định này có thể thay đổi.
“Cộng hòa Armenia đã 'đóng băng' sự tham gia của mình vào CSTO ở mọi lãnh vực và ở giai đoạn này, chúng tôi coi quyết định này là đủ”, Pashinyan cho biết.
CSTO, được thành lập năm 2002, bao gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan. Nga là thành viên mạnh nhất của liên minh.
Đầu năm 2024, Armenia đe dọa sẽ rời khỏi tổ chức này và từ chối tài trợ cho tổ chức này vào tháng 5 mặc dù ngân sách đã được phê duyệt vào tháng 11 năm ngoái.
Thủ tướng cũng cho biết về quyết định này: “Có thể sẽ có cuộc thảo luận, có người nói là đủ, có người nói là chưa đủ, nhưng ở đây chúng ta cần xem xét ai có thẩm quyền đánh giá”.
Pashinyan không thể nêu rõ “ngày chính xác” khi Armenia sẽ rời khỏi tổ chức. Ông cho biết chính phủ có thể xem xét lại quyết định đình chỉ tư cách thành viên của mình trong tương lai nhưng không thấy cần phải làm như vậy vào lúc này.
Armenia từ lâu đã có mối quan hệ gần gũi với Nga, đặc biệt là đối với kẻ thù khu vực chính là Azerbaijan, và do đó phần lớn vẫn kiềm chế không tham gia vào cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine.
Phép tính đã thay đổi sau khi lực lượng “gìn giữ hòa bình” của Nga không ngăn chặn được cuộc tấn công của Azerbaijan vào khu vực Nagorno-Karabakh, nơi chủ yếu có người Armenia sinh sống, vào tháng 9 năm 2023.
Thất vọng với Nga và lo sợ sẽ xảy ra xung đột mới với Azerbaijan, Armenia đã chuyển hướng sang phương Tây để tìm kiếm quan hệ đối tác mới.
Các đại sứ Liên Hiệp Âu Châu đã chấp thuận việc khởi động đối thoại với Armenia vào tháng 7 và lần đầu tiên trong lịch sử đã đồng ý phân bổ viện trợ quân sự từ Cơ sở Hòa bình Âu Châu cho quốc gia này.
[Kyiv Independent: Armenia suspends participation in Russian-led CSTO 'at all levels,' Armenian PM says]
11. Ukraine trừng phạt 150 cá nhân, tổ chức hỗ trợ hàng không Nga
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu buổi tối ngày 1 tháng 9, Ukraine đã trừng phạt 150 cá nhân và tổ chức có liên quan đến ngành hàng không của Nga.
“Hôm nay tôi đã ký một số quyết định trừng phạt mới – lệnh trừng phạt của NSDC,” Zelenskiy tuyên bố, ám chỉ Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine.
Zelenskiy cho biết các lệnh trừng phạt này nhắm vào các thực thể và cá nhân “bảo đảm hoạt động của cơ sở hạ tầng hàng không của Nga”.
Theo Zelenskiy, Ukraine cũng đã hoàn thiện một gói trừng phạt khác đối với những người hợp tác với Nga.
Zelenskiy cho biết: “Tất cả đại diện của Ukraine có nhiệm vụ bảo đảm các lệnh trừng phạt của chúng ta được đồng bộ hóa với các lệnh trừng phạt toàn cầu”.
Chi tiết về lệnh trừng phạt vẫn chưa được công bố.
Nga là quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới, vượt qua các quốc gia khác như Iran, Bắc Hàn và Syria.
[Kyiv Independent: Ukraine sanctions 150 individuals, entities that support Russian aviation]
Nam Dương tưng bừng chào đón Đức Thánh Cha. Giới thiệu đất nước và Giáo Hội Công Giáo Indonesia
VietCatholic Media
17:47 02/09/2024
1. Nam Dương tưng bừng chào đón Đức Thánh Cha. Giới thiệu đất nước và Giáo Hội Công Giáo Indonesia
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Indonesia, Papua New Guinea, Timor-Leste và Singapore từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 9. Đây là chuyến tông du thứ 45 của Đức Thánh Cha, và là chuyến tông du dài nhất trong triều Giáo Hoàng của Ngài.
Tổng quan
Indonesia, tên gọi chính thức là Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia: Republik Indonesia), cũng thường được gọi là Nam Dương, là một đảo quốc liên lục địa, nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia được mệnh danh là “Xứ sở vạn đảo” vì lãnh thổ của nước này bao gồm 13.487 hòn đảo với dân số ước tính đạt hơn 279 triệu người, theo thống kê năm 2022, xếp thứ 4 thế giới và đứng thứ 3 Á Châu.
Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên khác với Malaysia và Brunei, trong Hiến pháp Indonesia không đề cập tới tôn giáo này là quốc giáo (do vậy không thể coi Indonesia là một quốc gia Hồi giáo giống như các nước Tây Á, Trung Đông, Bắc Phi, Malaysia hay Brunei,...). Indonesia theo thể chế cộng hòa với một bộ máy lập pháp và Tổng thống do dân bầu. Indonesia có biên giới trên đất liền với Papua New Guinea ở đảo New Guinea, Đông Timor ở đảo Timor và Malaysia ở đảo Borneo, ngoài ra vùng biển giáp các nước Singapore, Việt Nam, Philippines, Úc, và lãnh thổ Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Thủ đô hiện tại là Jakarta và đây cũng đồng thời là tỉnh lớn nhất, tuy nhiên do sự quá tải dân số đang gây sức ép lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng, chính phủ Indonesia đã quyết định dời đô về Đông Kalimantan trên đảo Borneo. Tên của thủ đô mới là Nusantara, có nghĩa là 'quần đảo' trong tiếng Indonesia.
Lịch sử cận đại
Lịch sử Indonesia là dải thời gian rất dài, bắt đầu từ thời Cổ đại khoảng 1.7 triệu năm trước dựa trên phát hiện về Homo erectus Java. Các giai đoạn lịch sử của Indonesia có thể chia thành 5 kỷ:
Thời đại tiền thực dân: Sự xuất hiện của các vương quốc theo đạo Hindu, đạo Phật, đạo Hồi tại đảo Java và Sumatra. Các quốc gia này phát triển dựa trên thương mại, buôn bán hàng hải.
Thời đại thuộc địa: Chịu sự kiểm soát của người Âu Châu, đặc biệt là người Hòa Lan với sự kiểm soát của Công ty Đông Ấn Hòa Lan, họ đã chiếm vùng đất này để kiểm soát con đường gia vị, hương liệu. Khoảng 3,5 thế kỷ là thuộc địa, bắt đầu từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 20.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chiếm Indonesia trong tay Hòa Lan năm 1942. Sau khi bị quả bom Nagasaki 9 tháng 8 năm 1945, họ định đem ông Sukarno là lãnh tụ các phe nhóm yêu nước của Indonesia đi an trí ở Sài Gòn để tránh cuộc tổng khởi nghĩa. Một nhóm thanh niên trẻ bắt cóc được ông Sukarno khỏi tay người Nhật. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, hai ông Sukarno và Hatta tuyên bố Indonesia độc lập
Thời đại mới dành độc lập: Cột mốc là Tuyên bố độc lập của người Indonesia (1945) đến sự sụp đổ của chính quyền Sukarno (1966).
Thời đại trật tự mới: 32 năm dưới sự thống trị của Suharto (1966-1998).
Thời đại cải tổ: Bắt đầu từ sự sụp đổ của Suharto đến hiện tại.
Chính trị
Indonesia là một nước cộng hòa theo tổng thống chế. Với tư cách một quốc gia đơn nhất, quyền lực tập trung trong tay chính phủ trung ương. Sau cuộc từ chức của Tổng thống Suharto năm 1998, chính trị Indonesia và các cơ cấu chính phủ đã trải qua những cuộc cải cách lớn. Bốn sửa đổi đã được tiến hành với Hiến pháp Indonesia năm 1945 sắp xếp lại các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Tổng thống Indonesia là lãnh đạo quốc gia, tổng tư lệnh quân đội Indonesia, và là người chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, lập chính sách cùng quan hệ đối ngoại. Tổng thống chỉ định một hội đồng bộ trưởng, các thành viên của hội đồng không buộc phải là các thành viên được bầu của nghị viện. Cuộc bầu cử tổng thống năm 2004 là cuộc bầu cử đầu tiên dân chúng được trực tiếp bầu ra tổng thống và phó tổng thống. Tổng thống có thể phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp. Tổng thống hiện nay là Ông Joko Widodo.
Cơ quan đại diện cao nhất ở cấp quốc gia là Hội nghị Hiệp thương Nhân dân (MPR). Các chức năng chính của cơ quan này là hỗ trợ và sửa đổi hiến pháp, chứng nhận tổng thống nhậm chức, chính thức hoá các khuôn khổ của chính sách quốc gia. Cơ quan này có quyền buộc tội tổng thống. MPR gồm hai viện; Hội đồng Đại diện Nhân dân (DPR), với 550 thành viên, và Hội đồng Đại diện Khu vực (DPD), với 128 thành viên. DPR thông qua các luật và giám sát nhánh hành pháp; các thành viên thuộc các đảng chính trị được bầu với nhiệm kỳ 5 năm theo đại diện tỷ lệ. Những cải cách từ năm 1998 đã làm tăng đáng kể vai trò của DPR trong việc điều hành quốc gia. DPD hiện là một cơ quan mới chịu trách nhiệm quản lý khu vực.
Đa số các tranh chấp dân sự đều được đưa ra trước Tòa Nhà nước; các vụ phúc thẩm được xử tại Tòa Cao cấp. Tòa án Tối cao là tòa cao cấp nhất của nhà nước, và đưa ra phán quyết cuối cùng về các vụ phúc thẩm sau khi đã xem xét lại vụ việc. Các tòa khác gồm Tòa Thương mại, xử các vụ phá sản và mất khả năng thanh toán, một Tòa án Hành chính Quốc gia xử các vụ về luật hành chính chống lại chính phủ; một Tòa án Hiến pháp xử các vụ về tính hợp pháp của pháp luật, các cuộc bầu cử, giải tán các đảng chính trị, và phạm vi quyền lực của các định chế nhà nước; và một Tòa án Tôn giáo để xử các vụ án tôn giáo riêng biệt.
Giáo Hội Công Giáo tại Indonesia
Công Giáo ở Indonesia bắt đầu khi người Bồ Đào Nha đến tìm kiếm Quần đảo Gia vị vào thế kỷ 16. Hiện nay, tỉnh East Nusa Tenggara và Nam Papua ở Indonesia là những nơi duy nhất mà Công Giáo là tôn giáo chiếm ưu thế trong dân số, với khoảng 55% và 50% dân số. Ngoài ra còn có một số lượng lớn người Công Giáo ở Bắc Sumatra, Tây Kalimantan, Nam Papua, Nam Sulawesi, Maluku và Trung Java, đặc biệt là ở và xung quanh Muntilan.
Công Giáo là một trong sáu tôn giáo được công nhận tại Indonesia, các tôn giáo khác là Hồi giáo, Tin lành, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Nho giáo. Theo số liệu chính thức, người Công Giáo chiếm 3,12 phần trăm dân số vào năm 2018. Do đó, số lượng người Công Giáo là hơn 8,3 triệu người. Indonesia chủ yếu theo đạo Hồi, nhưng Công Giáo là tôn giáo chiếm ưu thế ở một số khu vực nhất định của đất nước.
Giáo hội được tổ chức thành một giáo phận quân đội, 10 tổng giáo phận và 28 giáo phận. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Indonesia hiện do Đức Cha Antonius Subianto Bunjamin từ Giáo phận Bandung lãnh đạo. Có một số hội dòng Công Giáo đang hoạt động trong nước bao gồm Dòng Tên, Hội Truyền giáo Thánh Tâm và Hội Truyền giáo Ngôi Lời Thiên Chúa.
Theo Niên Giám Tòa Thánh, dân số Công Giáo Indonesia là 8.204.000 người (chiếm 3,12% trong tổng số 272.683.000 người) sinh hoạt trong 1.472 giáo xứ, 8.610 cứ điểm truyền giáo (69 cứ điểm có linh mục thường trú, 8.541 cứ điểm không có linh mục thường trú), và 383 trung tâm khác
Giáo Hội tại Indonesia có 47 giám mục, trong đó 34 vị coi sóc các giáo phận và tổng giáo phận, 13 Giám Mục hiệu tòa, 5.773 linh mục, bao gồm 2.413 linh mục triều và 3.360 linh mục dòng. Giáo Hội tại đây cũng có 9 phó tế vĩnh viễn
Giáo Hội tại indonesia co có 11.373 tu sĩ gồm 1.713 nam tu sĩ và 9.660 nữ tu, 23 thành viên các tu hội đời, 3.958 đại chủng sinh, 14.626 nhà truyền giáo, và 27.576 giáo lý viên.
Sứ thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Piero Pioppo, người Ý, sinh ngày 29 tháng 9 năm 1960. Ngài giữ chức Sứ thần Tòa thánh tại Indonesia kể từ năm 2017.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha
Thứ Hai, ngày 2 tháng 9
Lúc 17:15, Đức Thánh Cha khởi hành bằng máy bay từ Sân bay quốc tế Rome/Fiumicino đến Jakarta
Lúc 11:30 sáng thứ Ba 3 tháng 9, ngài đến Sân bay quốc tế Jakarta Soekarno-Hatta. Tại đây có nghi thức chào đón chính thức
Ngày thứ Tư, 4 tháng 9
Lúc 9:30 sáng sẽ có lễ chào đón bên ngoài Dinh Tổng thống Istana Merdeka.
Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ xã giao với tổng thống Joko Widodo tại Dinh Tổng thống Istana Merdeka
Lúc 10:35, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các cơ quan chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Hội trường Dinh Tổng thống Istana Negara
Lúc 11:30, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ riêng với các tu sĩ Dòng Tên Indonesia tại Tòa Sứ thần Tòa thánh
Lúc 16:30, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các giám mục, linh mục, phó tế, những người thánh hiến, chủng sinh và giáo lý viên tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Lên Trời
Lúc 17:35, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các thanh niên Scholas Occurrentes tại Trung tâm Thanh thiếu niên Grha Pemuda
Thứ Năm, ngày 5 tháng 9
Lúc 09:00, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ liên tôn tại đền thờ Hồi giáo Istiqlal
Lúc 10:15, ngài sẽ gặp gỡ tại Trụ sở Hội đồng Giám mục Indonesia với các tổ chức bác ái Công Giáo
Lúc 17:00, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tại Sân vận động Gelora Bung Karno
Thứ Sáu, ngày 6 tháng 9
Lúc 9:15 sẽ có nghi thức từ giã tại phi trường quốc tế Soekarno-Hatta, và lúc 9:45, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành đi phi trường quốc tế Jacksons của Port Moresby.
Tổng quan
Indonesia, tên gọi chính thức là Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia: Republik Indonesia), cũng thường được gọi là Nam Dương, là một đảo quốc liên lục địa, nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia được mệnh danh là “Xứ sở vạn đảo” vì lãnh thổ của nước này bao gồm 13.487 hòn đảo với dân số ước tính đạt hơn 279 triệu người, theo thống kê năm 2022, xếp thứ 4 thế giới và đứng thứ 3 Á Châu.
Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên khác với Malaysia và Brunei, trong Hiến pháp Indonesia không đề cập tới tôn giáo này là quốc giáo (do vậy không thể coi Indonesia là một quốc gia Hồi giáo giống như các nước Tây Á, Trung Đông, Bắc Phi, Malaysia hay Brunei,...). Indonesia theo thể chế cộng hòa với một bộ máy lập pháp và Tổng thống do dân bầu. Indonesia có biên giới trên đất liền với Papua New Guinea ở đảo New Guinea, Đông Timor ở đảo Timor và Malaysia ở đảo Borneo, ngoài ra vùng biển giáp các nước Singapore, Việt Nam, Philippines, Úc, và lãnh thổ Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Thủ đô hiện tại là Jakarta và đây cũng đồng thời là tỉnh lớn nhất, tuy nhiên do sự quá tải dân số đang gây sức ép lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng, chính phủ Indonesia đã quyết định dời đô về Đông Kalimantan trên đảo Borneo. Tên của thủ đô mới là Nusantara, có nghĩa là 'quần đảo' trong tiếng Indonesia.
Lịch sử cận đại
Lịch sử Indonesia là dải thời gian rất dài, bắt đầu từ thời Cổ đại khoảng 1.7 triệu năm trước dựa trên phát hiện về Homo erectus Java. Các giai đoạn lịch sử của Indonesia có thể chia thành 5 kỷ:
Thời đại tiền thực dân: Sự xuất hiện của các vương quốc theo đạo Hindu, đạo Phật, đạo Hồi tại đảo Java và Sumatra. Các quốc gia này phát triển dựa trên thương mại, buôn bán hàng hải.
Thời đại thuộc địa: Chịu sự kiểm soát của người Âu Châu, đặc biệt là người Hòa Lan với sự kiểm soát của Công ty Đông Ấn Hòa Lan, họ đã chiếm vùng đất này để kiểm soát con đường gia vị, hương liệu. Khoảng 3,5 thế kỷ là thuộc địa, bắt đầu từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 20.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chiếm Indonesia trong tay Hòa Lan năm 1942. Sau khi bị quả bom Nagasaki 9 tháng 8 năm 1945, họ định đem ông Sukarno là lãnh tụ các phe nhóm yêu nước của Indonesia đi an trí ở Sài Gòn để tránh cuộc tổng khởi nghĩa. Một nhóm thanh niên trẻ bắt cóc được ông Sukarno khỏi tay người Nhật. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, hai ông Sukarno và Hatta tuyên bố Indonesia độc lập
Thời đại mới dành độc lập: Cột mốc là Tuyên bố độc lập của người Indonesia (1945) đến sự sụp đổ của chính quyền Sukarno (1966).
Thời đại trật tự mới: 32 năm dưới sự thống trị của Suharto (1966-1998).
Thời đại cải tổ: Bắt đầu từ sự sụp đổ của Suharto đến hiện tại.
Chính trị
Indonesia là một nước cộng hòa theo tổng thống chế. Với tư cách một quốc gia đơn nhất, quyền lực tập trung trong tay chính phủ trung ương. Sau cuộc từ chức của Tổng thống Suharto năm 1998, chính trị Indonesia và các cơ cấu chính phủ đã trải qua những cuộc cải cách lớn. Bốn sửa đổi đã được tiến hành với Hiến pháp Indonesia năm 1945 sắp xếp lại các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Tổng thống Indonesia là lãnh đạo quốc gia, tổng tư lệnh quân đội Indonesia, và là người chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, lập chính sách cùng quan hệ đối ngoại. Tổng thống chỉ định một hội đồng bộ trưởng, các thành viên của hội đồng không buộc phải là các thành viên được bầu của nghị viện. Cuộc bầu cử tổng thống năm 2004 là cuộc bầu cử đầu tiên dân chúng được trực tiếp bầu ra tổng thống và phó tổng thống. Tổng thống có thể phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp. Tổng thống hiện nay là Ông Joko Widodo.
Cơ quan đại diện cao nhất ở cấp quốc gia là Hội nghị Hiệp thương Nhân dân (MPR). Các chức năng chính của cơ quan này là hỗ trợ và sửa đổi hiến pháp, chứng nhận tổng thống nhậm chức, chính thức hoá các khuôn khổ của chính sách quốc gia. Cơ quan này có quyền buộc tội tổng thống. MPR gồm hai viện; Hội đồng Đại diện Nhân dân (DPR), với 550 thành viên, và Hội đồng Đại diện Khu vực (DPD), với 128 thành viên. DPR thông qua các luật và giám sát nhánh hành pháp; các thành viên thuộc các đảng chính trị được bầu với nhiệm kỳ 5 năm theo đại diện tỷ lệ. Những cải cách từ năm 1998 đã làm tăng đáng kể vai trò của DPR trong việc điều hành quốc gia. DPD hiện là một cơ quan mới chịu trách nhiệm quản lý khu vực.
Đa số các tranh chấp dân sự đều được đưa ra trước Tòa Nhà nước; các vụ phúc thẩm được xử tại Tòa Cao cấp. Tòa án Tối cao là tòa cao cấp nhất của nhà nước, và đưa ra phán quyết cuối cùng về các vụ phúc thẩm sau khi đã xem xét lại vụ việc. Các tòa khác gồm Tòa Thương mại, xử các vụ phá sản và mất khả năng thanh toán, một Tòa án Hành chính Quốc gia xử các vụ về luật hành chính chống lại chính phủ; một Tòa án Hiến pháp xử các vụ về tính hợp pháp của pháp luật, các cuộc bầu cử, giải tán các đảng chính trị, và phạm vi quyền lực của các định chế nhà nước; và một Tòa án Tôn giáo để xử các vụ án tôn giáo riêng biệt.
Giáo Hội Công Giáo tại Indonesia
Công Giáo ở Indonesia bắt đầu khi người Bồ Đào Nha đến tìm kiếm Quần đảo Gia vị vào thế kỷ 16. Hiện nay, tỉnh East Nusa Tenggara và Nam Papua ở Indonesia là những nơi duy nhất mà Công Giáo là tôn giáo chiếm ưu thế trong dân số, với khoảng 55% và 50% dân số. Ngoài ra còn có một số lượng lớn người Công Giáo ở Bắc Sumatra, Tây Kalimantan, Nam Papua, Nam Sulawesi, Maluku và Trung Java, đặc biệt là ở và xung quanh Muntilan.
Công Giáo là một trong sáu tôn giáo được công nhận tại Indonesia, các tôn giáo khác là Hồi giáo, Tin lành, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Nho giáo. Theo số liệu chính thức, người Công Giáo chiếm 3,12 phần trăm dân số vào năm 2018. Do đó, số lượng người Công Giáo là hơn 8,3 triệu người. Indonesia chủ yếu theo đạo Hồi, nhưng Công Giáo là tôn giáo chiếm ưu thế ở một số khu vực nhất định của đất nước.
Giáo hội được tổ chức thành một giáo phận quân đội, 10 tổng giáo phận và 28 giáo phận. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Indonesia hiện do Đức Cha Antonius Subianto Bunjamin từ Giáo phận Bandung lãnh đạo. Có một số hội dòng Công Giáo đang hoạt động trong nước bao gồm Dòng Tên, Hội Truyền giáo Thánh Tâm và Hội Truyền giáo Ngôi Lời Thiên Chúa.
Theo Niên Giám Tòa Thánh, dân số Công Giáo Indonesia là 8.204.000 người (chiếm 3,12% trong tổng số 272.683.000 người) sinh hoạt trong 1.472 giáo xứ, 8.610 cứ điểm truyền giáo (69 cứ điểm có linh mục thường trú, 8.541 cứ điểm không có linh mục thường trú), và 383 trung tâm khác
Giáo Hội tại Indonesia có 47 giám mục, trong đó 34 vị coi sóc các giáo phận và tổng giáo phận, 13 Giám Mục hiệu tòa, 5.773 linh mục, bao gồm 2.413 linh mục triều và 3.360 linh mục dòng. Giáo Hội tại đây cũng có 9 phó tế vĩnh viễn
Giáo Hội tại indonesia co có 11.373 tu sĩ gồm 1.713 nam tu sĩ và 9.660 nữ tu, 23 thành viên các tu hội đời, 3.958 đại chủng sinh, 14.626 nhà truyền giáo, và 27.576 giáo lý viên.
Sứ thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Piero Pioppo, người Ý, sinh ngày 29 tháng 9 năm 1960. Ngài giữ chức Sứ thần Tòa thánh tại Indonesia kể từ năm 2017.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha
Thứ Hai, ngày 2 tháng 9
Lúc 17:15, Đức Thánh Cha khởi hành bằng máy bay từ Sân bay quốc tế Rome/Fiumicino đến Jakarta
Lúc 11:30 sáng thứ Ba 3 tháng 9, ngài đến Sân bay quốc tế Jakarta Soekarno-Hatta. Tại đây có nghi thức chào đón chính thức
Ngày thứ Tư, 4 tháng 9
Lúc 9:30 sáng sẽ có lễ chào đón bên ngoài Dinh Tổng thống Istana Merdeka.
Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ xã giao với tổng thống Joko Widodo tại Dinh Tổng thống Istana Merdeka
Lúc 10:35, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các cơ quan chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Hội trường Dinh Tổng thống Istana Negara
Lúc 11:30, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ riêng với các tu sĩ Dòng Tên Indonesia tại Tòa Sứ thần Tòa thánh
Lúc 16:30, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các giám mục, linh mục, phó tế, những người thánh hiến, chủng sinh và giáo lý viên tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Lên Trời
Lúc 17:35, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các thanh niên Scholas Occurrentes tại Trung tâm Thanh thiếu niên Grha Pemuda
Thứ Năm, ngày 5 tháng 9
Lúc 09:00, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ liên tôn tại đền thờ Hồi giáo Istiqlal
Lúc 10:15, ngài sẽ gặp gỡ tại Trụ sở Hội đồng Giám mục Indonesia với các tổ chức bác ái Công Giáo
Lúc 17:00, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tại Sân vận động Gelora Bung Karno
Thứ Sáu, ngày 6 tháng 9
Lúc 9:15 sẽ có nghi thức từ giã tại phi trường quốc tế Soekarno-Hatta, và lúc 9:45, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành đi phi trường quốc tế Jacksons của Port Moresby.
2. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
Chúa Nhật, 01 Tháng Chín, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 22 Mùa Quanh Năm. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật vui vẻ!
Hôm nay, trong Tin Mừng phụng vụ (x. Mc 7,1-8, 14-15, 21-23), Chúa Giêsu nói về sự trong sạch và sự ô uế: một vấn đề rất được những người đương thời của Người quan tâm, chủ yếu liên quan đến việc tuân giữ các nghi lễ và quy tắc ứng xử, để tránh mọi tiếp xúc với những thứ hoặc những người bị coi là ô uế và nếu điều này xảy ra, làm sao để có thể xóa bỏ “vết nhơ” (x. Lv 11-15). Sự trong sạch và ô uế gần như là nỗi ám ảnh đối với một số tu sĩ thời đó.
Một số kinh sư và người Pharisêu, những người tuân thủ nghiêm ngặt và ám ảnh các chuẩn mực như vậy, cáo buộc Chúa Giêsu cho phép các môn đệ của Người ăn bằng tay không rửa, không rửa tay. Và Chúa Giêsu lấy lời chỉ trích này của người Pharisêu để nói với các môn đệ của Người về ý nghĩa của “sự trong sạch”.
Chúa Giêsu nói, sự thanh sạch không liên quan đến các nghi lễ bên ngoài, nhưng trước hết và trên hết liên quan đến các khuynh hướng bên trong, các khuynh hướng trong nội tâm. Do đó, để được thanh sạch, không có ích gì khi rửa tay nhiều lần nếu sau đó, trong lòng, người ta nuôi dưỡng những cảm xúc xấu như tham lam, đố kỵ hoặc kiêu ngạo, hoặc những ý định xấu như lừa dối, trộm cắp, phản bội và vu khống (x. Mc 7:21-22). Chúa Giêsu lưu ý đến nhu cầu phải cảnh giác với chủ nghĩa nghi lễ, điều này không làm cho người ta phát triển trong sự tốt lành; ngược lại, chủ nghĩa nghi lễ này đôi khi có thể khiến người ta bỏ bê, hoặc thậm chí biện minh, trong chính mình và trong người khác, những lựa chọn và thái độ trái ngược với đức ái, làm tổn thương tâm hồn và đóng chặt trái tim.
Và điều này, thưa anh chị em, cũng quan trọng đối với chúng ta: chẳng hạn, người ta không thể rời khỏi Thánh lễ và trong khi vẫn ở trước nhà thờ, lại dừng lại và nói xấu một cách độc ác và tàn nhẫn về mọi thứ và mọi người. Những lời huyên thuyên đó làm hỏng trái tim, làm hỏng tâm hồn. Và anh chị em không thể làm điều này! Nếu anh chị em đi lễ và sau đó làm những điều này ở lối vào, thì đó là một điều tồi tệ! Hoặc tỏ ra mình là người ngoan đạo trong lời cầu nguyện, nhưng sau đó lại đối xử lạnh lùng và xa cách với những người thân ở nhà, hoặc bỏ bê cha mẹ già của họ, những người đang cần sự giúp đỡ và bầu bạn (x. Mc 7:10-13). Đây là một cuộc sống hai mặt, và người ta không thể làm như vậy. Và đây là những gì những người Pharisêu đã làm. Sự trong sạch bên ngoài, không có thái độ tốt, thái độ thương xót đối với người khác. Người ta không thể tỏ ra rất tử tế với mọi người, và thậm chí có thể làm một chút công việc tình nguyện và một số cử chỉ bác ái, nhưng sau đó lại nuôi dưỡng lòng căm thù đối với người khác, khinh thường người nghèo và những người thấp kém nhất, hoặc cư xử không trung thực trong công việc của mình.
Khi hành động theo cách này, mối quan hệ với Chúa bị thu hẹp lại thành những cử chỉ bên ngoài, và bên trong vẫn không thấm nhập vào hành động thanh tẩy của ân sủng của Ngài, đắm chìm trong những suy nghĩ, thông điệp và hành vi không có tình yêu. Chúng ta được tạo ra cho một điều gì đó khác. Chúng ta được tạo ra cho sự trong sạch của cuộc sống, cho sự dịu dàng, cho tình yêu.
Vậy chúng ta hãy tự hỏi: tôi có sống đức tin của mình một cách nhất quán không, nghĩa là, những gì tôi làm trong nhà thờ, tôi có cố gắng làm bên ngoài với cùng một tinh thần không? Bằng tình cảm, lời nói và hành động của mình, tôi có làm cho những gì tôi nói trong lời cầu nguyện trở nên hữu hình trong sự gần gũi và tôn trọng anh chị em của mình không? Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này.
Và xin Mẹ Maria, Mẹ rất tinh tuyền, giúp chúng ta làm cho cuộc sống của chúng ta, trong tình yêu chân thành và thực hành, thờ phượng đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12:1).
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Hôm qua tại Šaštín, Slovakia, Ján Havlik, một chủng sinh của Dòng Truyền giáo, do Thánh Vincent de Paul sáng lập, đã được phong chân phước. Người thanh niên này đã bị giết vào năm 1965, trong thời kỳ đàn áp Giáo hội của chế độ tại nơi khi đó là Tiệp Khắc. Mong rằng sự kiên trì của anh trong việc làm chứng cho đức tin vào Chúa Kitô sẽ khích lệ những người vẫn đang phải chịu những thử thách tương tự. Một tràng pháo tay cho vị Chân phước mới!
Tôi đã đau buồn khi biết rằng vào thứ Bảy ngày 24 tháng 8, tại thành phố Barsalogho, Burkina Faso, hàng trăm người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong một cuộc tấn công khủng bố. Khi lên án những cuộc tấn công tàn bạo này chống lại mạng sống con người, tôi bày tỏ sự gần gũi của mình với toàn thể đất nước và gửi lời chia buồn chân thành nhất tới gia đình các nạn nhân. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp đỡ những người dân yêu dấu của Burkina Faso giành lại hòa bình và an ninh.
Tôi cũng cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tai nạn xảy ra tại Đền thánh Nossa Senhora da Conceição, tại thành phố Recife ở Brazil. Xin Chúa Phục sinh an ủi những người bị thương và người thân của các nạn nhân.
Và tôi luôn gần gũi với người dân Ukraine đang đau khổ, bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Bên cạnh việc gây ra cái chết và thương tích, hơn một triệu người không có điện và nước. Chúng ta hãy nhớ rằng tiếng nói của những người vô tội luôn được Chúa lắng nghe, Đấng không thờ ơ với nỗi đau khổ của họ!
Tôi một lần nữa hướng suy nghĩ của mình với sự quan tâm đến cuộc xung đột ở Palestine và Israel, có nguy cơ lan sang các thành phố khác của Palestine. Tôi kêu gọi các cuộc đàm phán tiếp tục và ngừng bắn ngay lập tức, thả các con tin và cứu trợ cho người dân Gaza, nơi nhiều căn bệnh cũng đang lây lan, chẳng hạn như bệnh bại liệt. Cầu mong có hòa bình ở Đất Thánh, cầu mong có hòa bình ở Giêrusalem! Cầu mong Thành phố Thánh là nơi gặp gỡ, nơi những tín hữu Kitô, Do Thái giáo và Hồi giáo cảm thấy họ được tôn trọng và chào đón, và không ai đặt câu hỏi về Tình trạng hiện tại ở các Địa điểm Thánh tương ứng.
Hôm nay chúng ta kỷ niệm Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Tạo vật. Tôi hy vọng rằng mọi người, các tổ chức, hiệp hội, gia đình và mọi người, có thể thực hiện một cam kết cụ thể đối với ngôi nhà chung của chúng ta. Tiếng kêu của Trái đất bị thương đang ngày càng trở nên báo động, và kêu gọi hành động quyết đoán và cấp bách.
Ngày mai tôi sẽ bắt đầu chuyến tông du tại một số quốc gia ở Á Châu và Đại Dương Châu. Xin hãy cầu nguyện cho kết quả của chuyến tông du này!
Tôi chào tất cả mọi người, người Roma và khách hành hương! Đặc biệt, tôi chào những người trẻ tuổi ở Lucca, cùng với Đức Tổng Giám Mục Paolo Giulietti và một số linh mục; Tôi chào những người trẻ tuổi tốt lành của Immacolata và những người trẻ tuổi của Campocroce di Mirano.
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ! Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice VaticanaANGELUS Saint Peter's Square Sunday, 1st September 2024
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật vui vẻ!
Hôm nay, trong Tin Mừng phụng vụ (x. Mc 7,1-8, 14-15, 21-23), Chúa Giêsu nói về sự trong sạch và sự ô uế: một vấn đề rất được những người đương thời của Người quan tâm, chủ yếu liên quan đến việc tuân giữ các nghi lễ và quy tắc ứng xử, để tránh mọi tiếp xúc với những thứ hoặc những người bị coi là ô uế và nếu điều này xảy ra, làm sao để có thể xóa bỏ “vết nhơ” (x. Lv 11-15). Sự trong sạch và ô uế gần như là nỗi ám ảnh đối với một số tu sĩ thời đó.
Một số kinh sư và người Pharisêu, những người tuân thủ nghiêm ngặt và ám ảnh các chuẩn mực như vậy, cáo buộc Chúa Giêsu cho phép các môn đệ của Người ăn bằng tay không rửa, không rửa tay. Và Chúa Giêsu lấy lời chỉ trích này của người Pharisêu để nói với các môn đệ của Người về ý nghĩa của “sự trong sạch”.
Chúa Giêsu nói, sự thanh sạch không liên quan đến các nghi lễ bên ngoài, nhưng trước hết và trên hết liên quan đến các khuynh hướng bên trong, các khuynh hướng trong nội tâm. Do đó, để được thanh sạch, không có ích gì khi rửa tay nhiều lần nếu sau đó, trong lòng, người ta nuôi dưỡng những cảm xúc xấu như tham lam, đố kỵ hoặc kiêu ngạo, hoặc những ý định xấu như lừa dối, trộm cắp, phản bội và vu khống (x. Mc 7:21-22). Chúa Giêsu lưu ý đến nhu cầu phải cảnh giác với chủ nghĩa nghi lễ, điều này không làm cho người ta phát triển trong sự tốt lành; ngược lại, chủ nghĩa nghi lễ này đôi khi có thể khiến người ta bỏ bê, hoặc thậm chí biện minh, trong chính mình và trong người khác, những lựa chọn và thái độ trái ngược với đức ái, làm tổn thương tâm hồn và đóng chặt trái tim.
Và điều này, thưa anh chị em, cũng quan trọng đối với chúng ta: chẳng hạn, người ta không thể rời khỏi Thánh lễ và trong khi vẫn ở trước nhà thờ, lại dừng lại và nói xấu một cách độc ác và tàn nhẫn về mọi thứ và mọi người. Những lời huyên thuyên đó làm hỏng trái tim, làm hỏng tâm hồn. Và anh chị em không thể làm điều này! Nếu anh chị em đi lễ và sau đó làm những điều này ở lối vào, thì đó là một điều tồi tệ! Hoặc tỏ ra mình là người ngoan đạo trong lời cầu nguyện, nhưng sau đó lại đối xử lạnh lùng và xa cách với những người thân ở nhà, hoặc bỏ bê cha mẹ già của họ, những người đang cần sự giúp đỡ và bầu bạn (x. Mc 7:10-13). Đây là một cuộc sống hai mặt, và người ta không thể làm như vậy. Và đây là những gì những người Pharisêu đã làm. Sự trong sạch bên ngoài, không có thái độ tốt, thái độ thương xót đối với người khác. Người ta không thể tỏ ra rất tử tế với mọi người, và thậm chí có thể làm một chút công việc tình nguyện và một số cử chỉ bác ái, nhưng sau đó lại nuôi dưỡng lòng căm thù đối với người khác, khinh thường người nghèo và những người thấp kém nhất, hoặc cư xử không trung thực trong công việc của mình.
Khi hành động theo cách này, mối quan hệ với Chúa bị thu hẹp lại thành những cử chỉ bên ngoài, và bên trong vẫn không thấm nhập vào hành động thanh tẩy của ân sủng của Ngài, đắm chìm trong những suy nghĩ, thông điệp và hành vi không có tình yêu. Chúng ta được tạo ra cho một điều gì đó khác. Chúng ta được tạo ra cho sự trong sạch của cuộc sống, cho sự dịu dàng, cho tình yêu.
Vậy chúng ta hãy tự hỏi: tôi có sống đức tin của mình một cách nhất quán không, nghĩa là, những gì tôi làm trong nhà thờ, tôi có cố gắng làm bên ngoài với cùng một tinh thần không? Bằng tình cảm, lời nói và hành động của mình, tôi có làm cho những gì tôi nói trong lời cầu nguyện trở nên hữu hình trong sự gần gũi và tôn trọng anh chị em của mình không? Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này.
Và xin Mẹ Maria, Mẹ rất tinh tuyền, giúp chúng ta làm cho cuộc sống của chúng ta, trong tình yêu chân thành và thực hành, thờ phượng đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12:1).
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Hôm qua tại Šaštín, Slovakia, Ján Havlik, một chủng sinh của Dòng Truyền giáo, do Thánh Vincent de Paul sáng lập, đã được phong chân phước. Người thanh niên này đã bị giết vào năm 1965, trong thời kỳ đàn áp Giáo hội của chế độ tại nơi khi đó là Tiệp Khắc. Mong rằng sự kiên trì của anh trong việc làm chứng cho đức tin vào Chúa Kitô sẽ khích lệ những người vẫn đang phải chịu những thử thách tương tự. Một tràng pháo tay cho vị Chân phước mới!
Tôi đã đau buồn khi biết rằng vào thứ Bảy ngày 24 tháng 8, tại thành phố Barsalogho, Burkina Faso, hàng trăm người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong một cuộc tấn công khủng bố. Khi lên án những cuộc tấn công tàn bạo này chống lại mạng sống con người, tôi bày tỏ sự gần gũi của mình với toàn thể đất nước và gửi lời chia buồn chân thành nhất tới gia đình các nạn nhân. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp đỡ những người dân yêu dấu của Burkina Faso giành lại hòa bình và an ninh.
Tôi cũng cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tai nạn xảy ra tại Đền thánh Nossa Senhora da Conceição, tại thành phố Recife ở Brazil. Xin Chúa Phục sinh an ủi những người bị thương và người thân của các nạn nhân.
Và tôi luôn gần gũi với người dân Ukraine đang đau khổ, bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Bên cạnh việc gây ra cái chết và thương tích, hơn một triệu người không có điện và nước. Chúng ta hãy nhớ rằng tiếng nói của những người vô tội luôn được Chúa lắng nghe, Đấng không thờ ơ với nỗi đau khổ của họ!
Tôi một lần nữa hướng suy nghĩ của mình với sự quan tâm đến cuộc xung đột ở Palestine và Israel, có nguy cơ lan sang các thành phố khác của Palestine. Tôi kêu gọi các cuộc đàm phán tiếp tục và ngừng bắn ngay lập tức, thả các con tin và cứu trợ cho người dân Gaza, nơi nhiều căn bệnh cũng đang lây lan, chẳng hạn như bệnh bại liệt. Cầu mong có hòa bình ở Đất Thánh, cầu mong có hòa bình ở Giêrusalem! Cầu mong Thành phố Thánh là nơi gặp gỡ, nơi những tín hữu Kitô, Do Thái giáo và Hồi giáo cảm thấy họ được tôn trọng và chào đón, và không ai đặt câu hỏi về Tình trạng hiện tại ở các Địa điểm Thánh tương ứng.
Hôm nay chúng ta kỷ niệm Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Tạo vật. Tôi hy vọng rằng mọi người, các tổ chức, hiệp hội, gia đình và mọi người, có thể thực hiện một cam kết cụ thể đối với ngôi nhà chung của chúng ta. Tiếng kêu của Trái đất bị thương đang ngày càng trở nên báo động, và kêu gọi hành động quyết đoán và cấp bách.
Ngày mai tôi sẽ bắt đầu chuyến tông du tại một số quốc gia ở Á Châu và Đại Dương Châu. Xin hãy cầu nguyện cho kết quả của chuyến tông du này!
Tôi chào tất cả mọi người, người Roma và khách hành hương! Đặc biệt, tôi chào những người trẻ tuổi ở Lucca, cùng với Đức Tổng Giám Mục Paolo Giulietti và một số linh mục; Tôi chào những người trẻ tuổi tốt lành của Immacolata và những người trẻ tuổi của Campocroce di Mirano.
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ! Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana