Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 22 Mùa Quanh Năm A. 3.9.2017
Lm Francis Lý văn Ca
02:10 01/09/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Các bài đọc hôm nay trình bày cho chúng ta chân dung của thập giá. Đó cũng là lý tưởng cho chúng ta là những kẻ đi tìm sự sống cho chính mình thì phải mất sự sống.
Bài Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta vác lấy thập giá của mình và theo Đức Kitô. Đây là dịp để chúng ta chia sẻ tình yêu của Chúa đã dành cho chúng ta khi Ngài chịu chết trên cây thập giá. Chính Chúa đã qua đau khổ để vào vinh quang. Ngài đã đi qua con đường đó. Chúng ta là những môn đệ của Ngài cũng được mời gọi bước theo Thầy trên con đường đó.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Giêrêmia cảm nghiệm được sự bạc đãi, sỉ nhục của người khác cười chê ông, khi ông làm tiên tri cho Chúa. Nhưng có một điều chúng ta tin chắc rằng, Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta trên chặng đường đau khổ đó.
TRƯỚC BÀI II:
Nếu chúng ta dâng hiến đời mình cho Chúa hay chúng ta mở rộng tâm hồn để đón nhận lời Chúa, theo như thánh Phaolô, thì cuộc sống của chúng ta sẽ biến đổi thật nhiều.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Phêrô ngăn cản Chúa lên Giêrusalem chịu đau khổ. Nhưng Chúa thông cảm cho con người của ông với những suy nghĩ thật là con người. Nhưng đường lối của Chúa khác đường lối của con người.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta là những môn đệ của Chúa cùng tụ họp nhau đây. Chúng ta được mời gọi sống cho Chúa. Giờ đây, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu xin Chúa chúc lành cho cộng đoàn-xứ đạo của chúng ta, như xưa Chúa đã chúc lành và dẫn dắt dân Dothái suốt những năm dài, trên đường về Đất Hứa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta biết chia sẻ thánh giá của anh chị em trong đời sống thường nhật: nơi gia đình, học đường hoặc trong cộng đoàn-xứ đạo. Xin cho chúng ta biết thông hiệp những thánh giá nho nhỏ của chúng ta, vào thánh giá cứu độ của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa ban những ơn cần thiết cho chúng ta, trong cuộc sống hằng ngày, biết tha thứ và thông cảm lẫn nhau. Xin cho mỗi ngày với ơn Chúa giúp sẽ biết tỏ hiện lòng yêu mến, đối với những người hay gia đình kém may mắn chung quanh. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cùng hiệp thông không những với Kitô hữu trên toàn thế giới mà với những ai khao khát hòa bình để cầu nguyện cho những Kitô Hữu đang bị bách hại và bị thảm sát vô nhân đạo của nhóm Hối Giáo cực đoan, xin cho thế giới cùng tiếp tay nhau tìm một giải pháp cứu nguy nạn diệt tôn giáo của nhóm cực đoan nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những thân bằng quyến thuộc đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, qua lời cầu nguyện của chúng ta trong các thánh lễ, được hưởng nhờ lòng từ bi của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa xin nhậm lời cầu xin của Dân Thánh Chúa, hiệp với của lễ của Con Chí Ái của Chúa dâng làm của lễ đẹp lòng Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Các bài đọc hôm nay trình bày cho chúng ta chân dung của thập giá. Đó cũng là lý tưởng cho chúng ta là những kẻ đi tìm sự sống cho chính mình thì phải mất sự sống.
Bài Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta vác lấy thập giá của mình và theo Đức Kitô. Đây là dịp để chúng ta chia sẻ tình yêu của Chúa đã dành cho chúng ta khi Ngài chịu chết trên cây thập giá. Chính Chúa đã qua đau khổ để vào vinh quang. Ngài đã đi qua con đường đó. Chúng ta là những môn đệ của Ngài cũng được mời gọi bước theo Thầy trên con đường đó.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Giêrêmia cảm nghiệm được sự bạc đãi, sỉ nhục của người khác cười chê ông, khi ông làm tiên tri cho Chúa. Nhưng có một điều chúng ta tin chắc rằng, Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta trên chặng đường đau khổ đó.
TRƯỚC BÀI II:
Nếu chúng ta dâng hiến đời mình cho Chúa hay chúng ta mở rộng tâm hồn để đón nhận lời Chúa, theo như thánh Phaolô, thì cuộc sống của chúng ta sẽ biến đổi thật nhiều.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Phêrô ngăn cản Chúa lên Giêrusalem chịu đau khổ. Nhưng Chúa thông cảm cho con người của ông với những suy nghĩ thật là con người. Nhưng đường lối của Chúa khác đường lối của con người.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta là những môn đệ của Chúa cùng tụ họp nhau đây. Chúng ta được mời gọi sống cho Chúa. Giờ đây, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu xin Chúa chúc lành cho cộng đoàn-xứ đạo của chúng ta, như xưa Chúa đã chúc lành và dẫn dắt dân Dothái suốt những năm dài, trên đường về Đất Hứa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta biết chia sẻ thánh giá của anh chị em trong đời sống thường nhật: nơi gia đình, học đường hoặc trong cộng đoàn-xứ đạo. Xin cho chúng ta biết thông hiệp những thánh giá nho nhỏ của chúng ta, vào thánh giá cứu độ của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa ban những ơn cần thiết cho chúng ta, trong cuộc sống hằng ngày, biết tha thứ và thông cảm lẫn nhau. Xin cho mỗi ngày với ơn Chúa giúp sẽ biết tỏ hiện lòng yêu mến, đối với những người hay gia đình kém may mắn chung quanh. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cùng hiệp thông không những với Kitô hữu trên toàn thế giới mà với những ai khao khát hòa bình để cầu nguyện cho những Kitô Hữu đang bị bách hại và bị thảm sát vô nhân đạo của nhóm Hối Giáo cực đoan, xin cho thế giới cùng tiếp tay nhau tìm một giải pháp cứu nguy nạn diệt tôn giáo của nhóm cực đoan nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những thân bằng quyến thuộc đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, qua lời cầu nguyện của chúng ta trong các thánh lễ, được hưởng nhờ lòng từ bi của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa xin nhậm lời cầu xin của Dân Thánh Chúa, hiệp với của lễ của Con Chí Ái của Chúa dâng làm của lễ đẹp lòng Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Vào trong vinh quang qua Thánh Giá
Lm Đan Vinh
06:33 01/09/2017
Chúa Nhật 22 Thường Niên A
Gr 20,7-9; Rm 12,1-2; Mt 16, 21-27
I. Học Lời Chúa
1.TIN MỪNG: Mt 16,21-27
(21) Từ lúc đó, Đức Giê-su Ki-tô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng đế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. (22) Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy !” (23) Nhưng Đức Giê-su quay lại bảo ông Phê-rô: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy ! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”. (24) Rồi Đức Giê-su nói với môn đệ: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. (25) Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. (26) Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi ích gì ? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình ? (27) Vì con người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm”.
2. Ý CHÍNH: TIÊN BÁO CUỘC THƯƠNG KHÓ LẦN THỨ NHẤT
Sau khi Phê-rô tuyên xưng đức tin, Đức Giê-su bắt đầu cho biết mình sẽ phải vâng theo thánh ý Chúa Cha là "Qua đau khổ vào vinh quang". Phê-rô khuyên can nhưng đã bị Đức Giê-su nặng lời quở trách. Rồi Người tiếp tục đề ra điều kiện để trở thành môn đệ của Người là phải bỏ đi ý riêng mình để vâng theo thánh ý Thiên Chúa, tức là vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Người. Ngoài ra, không còn đường nào khác đưa ta về trời.
3. CHÚ THÍCH:
- C 21: + Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ…: Đức Giê-su mặc khải việc Người sắp trải qua cuộc khổ nạn thập giá để vào vinh quang phục sinh tại núi thánh Xi-on của Thiên Chúa là thành Giê-ru-sa-lem, như Thánh kinh đã tiên báo (x. Tv 2,6). Việc lần lượt loan báo 3 lần cuộc thương khó là nhằm đánh dấu từng chặng đường tiến về Giê-ru-sa-lem, và cũng để chuẩn bị cho môn đệ khỏi bị ngỡ ngàng khi sự việc xảy ra.
- C 22-23: + Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy !: Theo Phê-rô nghĩ thì sao Thầy phải chịu thua trước kẻ thù, để chúng bắt bớ giết hại cách nhục nhã rồi mới chiến thắng bằng cuộc phục sinh vinh quang ? Tại sao Thầy không lập tức dùng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù ? + Xa tan, lui lại đàng sau Thầy !: Xa-tan theo nguyên nghĩa là “Tên cám dỗ” hay “Kẻ cản trở”. Lời can ngăn của Phê-rô nói đây gợi lại cơn cám dỗ của Xa-tan với nguyên tổ A-đam E-và xưa (x. St 3,4-5). Cũng là cơn cám dỗ ma quỷ đã làm trong hoang địa với Đức Giê-su và đã bị Người xua đuổi: “Xa-tan kia, xéo đi !” (Mt 4,10). Ở đây Đức Giê-su chỉ buộc Phê-rô lui lại vị trí môn đệ, nghĩa là phải chấp nhận đi theo sau Thầy (x. Mt 16,24; Ga 21,22b). + Anh cản lối Thầy: hoặc “anh làm cớ cho Thầy vấp phạm”. Cớ vấp phạm hay là một cái bẫy (x. Tv 124,7), một hòn đá cản đường khiến người ta bị vấp ngã (x. Is 8,14-15; Rm 9,32-33). Vì suy nghĩ theo tình cảm tự nhiên và vì yêu mến Thầy, Phê-rô đã vô tình cản lối khi yêu cầu Người đừng theo con đường cứu độ đã được Chúa Cha định liệu là “Phải qua đau khổ mới vào trong vinh quang” (x. Lc 24,26). Trước đó, Phê-rô mới được khen là có phúc vì đã tuyên xưng đức tin “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Nhưng giờ đây ông lại bị thầy trách là tên cám dỗ, và là viên đá gây sự vấp ngã cho Thầy ! + Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người: tương tự như lời tuyên sấm của Ngôn sứ I-sai-a: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào, thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55,8-9).
- C 24-25: + Ai muốn theo Thầy: Ai nói đây tức là người tự nguyện trở thành môn đệ của Đức Giê-su, sẵn sàng cộng tác vào việc xây dựng Nước Trời với Người. Câu này cho thấy Đức Giê-su luôn tôn trọng tự do của con người. + Từ bỏ chính mình: Điều kiện để làm môn đệ Đức Giê-su là phải loại bỏ những trở ngại bên ngoài như tình thân gia đình và sự cản trở bên trong như các thói hư tội lỗi và cách suy nghĩ theo tính xác thịt tự nhiên của mình. + Vác thập giá mình mà theo: Cuối cùng còn phải chấp nhận những đòi hỏi của Tin Mừng, chịu đựng những vất vả tai ương bách hại do thế gian và các thế lực thù địch với Thiên Chúa gây ra. + Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất: Lời tuyên bố có tính nghịch lý theo kiểu Do thái, dựa trên lòng tin vào một đời sống mới vĩnh hằng sau khi chết. Ai muốn cứu mạng sống thể xác bằng cách bỏ đạo để khỏi bị giết hại thi sẽ bị mất luôn sự sống thiêng liêng đời sau. + Còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy: Người khôn là người biết chọn cách sống đời tạm này như thế nào, để sau khi chết được sống lại và được sống vĩnh hằng. Đức Giê-su đưa ra một con đường đưa tới sự sống đời đời là phải sẵn sàng chấp nhận hy sinh chịu thiệt thòi, sẵn sàng bị mất mạng sống ở đời này. Ngoài ra, không còn con đường nào khác để được ơn cứu độ.
- C 26-27: + Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi ích gì ?: Câu này lặp lại tư tưởng của câu trên. + Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người: Giá trị của cuộc sống thực sự chỉ tỏ hiện trong cuộc chung thẩm vào ngày tận thế. + Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm: Sự thưởng phạt công minh là động cơ khiến người ta sẵn sàng chấp nhận đi con đường hẹp là bỏ mình mà vác thập giá đi theo Chúa ngay trong đời này. Đức Giê-su quả quyết chính Người sẽ ngự đến vào ngày tận thế để làm thẩm phán xét xử mọi người tùy theo các việc tốt họ đã làm hay bỏ qua không làm khi còn sống.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao Đức Giê-su phải cho các môn đệ biết về các biến cố Người sắp trải qua tại Giê-ru-sa-lem là phải chịu khổ nạn thập giá rồi mới vào vinh quang Phục Sinh ? Người tiên báo ba lần như thế nhằm mục đích gì ? 2) Tại sao Phê-rô lại can trách Thầy và kết quả ông đã bị Thầy quở phạt thế nào ? Tại sao ? 3) Bỏ mình và vác thập giá mình hằng ngày cụ thể là phải bỏ những gì và làm những gì ?
II. Sống Lời Chúa
1. Lời Chúa : “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24).
2. Câu chuyện:
1) SỨC MẠNH TINH THẦN CỦA CÂY THÁNH GIÁ :
Một người đàn bà đạo đức kia bị bệnh ung thư ngực rất đau đớn nhưng lại không dám mổ khối u vì sợ phải chịu đau đớn. Đến khi khối u phát triển nhanh thì bà mới chịu đi mổ, hy vọng sẽ kéo dài tuổi thọ thêm được một thời gian nữa. Bà có một cậu con trai tuổi thanh niên. Anh này trái với bà mẹ: khô khan việc đạo, đã bỏ dự lễ nhà thờ từ lâu. Hôm ấy, trước khi vào phòng mổ, bà yêu cầu bác sĩ cho phép con trai bà được chứng kiến cảnh bà chịu giải phẫu và yêu cầu đã được chấp thuận. Thời đó, vì chưa có thuốc tê, nên bệnh nhân phải trải qua những cơn đau đớn khủng khiếp mỗi lần bị mổ xẻ. Nhưng bà mẹ này đã can đảm cắn răng chịu đựng cơn đau. Đến khi con dao mổ đụng đến giây thần kinh thì bà mới oằn người lên và kêu to rằng: “Chúa ơi con đau quá, xin thương cứu con !”. Trườc cảnh mẹ bị đau đớn như vậy, anh con trai liền thốt ra lời phàn nàn xúc phạm đến Chúa. Nghe vậy, bà mẹ liền nghiêm nét mặt nói với con rằng: “Con hãy câm miệng lại ngay ! Con có biết là con đang làm cho mẹ phải chịu đau đớn nhiều hơn mấy ông bác sĩ này hay không ? Vì con đã sỉ nhục chính Đấng đã ban sức mạnh và luôn động viên an ủi mẹ”. Nói rồi, bà mở bàn tay ra cho con thấy một cây thánh giá nhỏ mà bà đã luôn nắm chặt từ đầu ca mổ đến giờ. Cây thánh giá đó chính là thứ thuốc gây mê đã làm dịu đi cơn đau đớn khủng khiếp mà bà đang phải chịu đựng.
Sau mấy tháng quằn quại trong đau đớn, bà mẹ đạo đức ấy đã an nghỉ trong Chúa. Trước lúc lâm chung, bà đã trao cây thánh giá nhỏ cho anh con trai và dặn rằng: “Con ơi ! Hãy giữ lấy cây thánh giá này. Đó là vật đã giúp mẹ chịu đựng được biết bao gian khổ trong đời mẹ. Hy vọng rằng nhờ cây thánh giá này, con cũng sẽ tìm thấy niềm an ủi và cậy trông mỗi khi gặp gian nan thử thách sau này”. Anh con trai rất xúc động trước đức tin và tình thương của mẹ dành cho mình. Từ ngày đó anh đã luôn đeo cây thánh giá trên cổ, để nhắc nhở anh về người mẹ thân yêu. Từ đây cây thánh giá đã trở thành vật hộ mệnh, giúp anh can đảm vượt qua các cơn sóng gió trong cuộc đời, giống như người mẹ thân yêu của anh.
2) THÁNH GIÁ NẶNG NHẸ LÀ DO TƯ TƯỞNG CỦA MỖI NGƯỜI :
Một hôm, Chúa Giêsu dẫn hai người trong số các môn đệ đến đầu đường, trao cho mỗi người một cây thánh giá giống nhau và bảo:
- Mỗi người chúng con vác thập giá của mình đi đến cuối đường trước mặt kia. Thầy đợi các con ở đó.
Hai môn đệ vâng lời, vác thập giá mình đi. Người thứ nhất vác cách dễ dàng, chân nhanh bước, dường như thập giá không cản trở hay gây phiền hà gì cho anh. Chẳng bao lâu anh đã đến cuối đường, gặp Chúa đang đợi ở đó. Và Thầy trò vui mừng hớn hở.
Còn người thứ hai vác đi nặng nề, dường như anh vác không nổi, kéo lê thập giá đến chỗ Chúa Giê su chỉ định, và anh đã kiệt sức. Vừa thấy Chúa, anh đã phàn nàn:
- Chúa bất công quá! Chúa trao cho con cây thánh giá quá nặng; còn trao cho anh kia cây thánh giá nhẹ hơn, nên anh đã đi đến trước con.
Chúa buồn đáp:
- Con ơi! Thầy không đối xử bất công với con đâu. Cả hai thập giá đều giống nhau và nặng bằng nhau, không cây nào nặng cây nào nhẹ. Sở dĩ con cảm thấy nó quá nặng đối với con, vì con không sẵn sàng chấp nhận. Suốt trên đường đi, con luôn than phiền trách móc nó nặng, càng than trách thì thập giá càng trở nên nặng cho con. Bạn con đã vác đến trước vì tâm hồn tràn đầy yêu thương. Tình yêu làm cho thập giá trở nên nhẹ nhàng.
Vui lòng vác thánh giá, thánh giá sẽ trở nên nhẹ nhàng. Càng kéo lê thánh giá, thánh giá càng trở nên nặng nề hơn.
3) AI CŨNG ĐƯỢC CHÚA TRAO CÂY THÁNH GIÁ HỢP VỚI KHẢ NĂNG CỦA MÌNH :
Thánh giá ta đang mang là thánh giá vừa sức ta. Câu chuyện ngụ ngôn dưới đây chứng minh điều đó : có một người luôn than van những nỗi khổ cực của mình. Một tối kia, thiên thần hiện đến phán bảo :
- Con hãy theo ta ra nghĩa địa, nơi đó người ta để lại thánh giá của mình. Con hãy mang thánh giá của con ra để đó và hãy lựa thánh gía vừa sức con.
Ông ta mang thánh giá của mình ra quăng nơi nghĩa địa, ông bắt đầu chọn cái khác nhẹ hơn, ông tìm kiếm mãi mà không được : có cây quá là dài, cây quá ngắn, có cây thì nhẹ nhưng sù sì, khó vác, có cây thì trơn tru nhưng nặng quá, và sau cùng ông nói với thiên thần :
- Thưa thiên thần, cây nào cũng khó vác quá, chỉ có cây con định vứt đi là vừa với con thôi.
- Phải, Chúa đã trao cho con một cây thánh giá vừa sức, con hãy vui lòng vác đi, đừng than van gì nữa.
4. GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐAU KHỔ THẬP GIÁ :
Người ta kể câu chuyện ngụ ngôn như sau : trong một khu rừng có một con hổ lớn và dữ tợn. Lũ khỉ ghét con hổ này lắm. Một ngày kia, chẳng may, con hổ bị sa xuống hố do người thợ săn đào sẵn. Không còn cách nào thoát thân, con hổ chỉ còn biết ngồi chờ thần chết đến.
Lũ khỉ đi qua thấy thế mừng lắm, chúng chế diễu và thay nhau lấy đá, lấy đất và bẻ các cành cây ném xuống đầu con hổ cho bõ ghét. Con hổ chỉ còn biết ngồi chịu trận, không còn biết làm cách nào khác. Thấy thế, lũ khỉ thích chí càng ném hăng, ném mãi không chán, nhưng không ngờ, chính những hòn đá, cành cây vứt xuống nhiều quá, làm cho hố cứ đầy dần lên, đến nỗi con hổ có thể nhờ đó mà nhảy ra ngoài hố được.
Đời là thế. Đau khổ cũng có ý nghĩa riêng của nó. Người ta nói : cái khó bó cái khôn. Nếu ta biết từ bỏ mình, vác thập giá mình thì chính những cái ấy có lợi cho ta . Chúa Giêsu đã có kinh nghiệm về vấn đề này : Thậpgiá đã nói lên chân lý ấy, và “hạt giống có mục nát ra thì mới sinh hoa kết quả được. Có lẽ chúng ta không bao giờ hiểu được mầu nhiệm của đau khổ trong thế giới này, nhưng đây là điều chắc chắn : Một khi về trời chúng ta sẽ hiểu được điều ấy.
5. CẦN BIẾT CHỌN LỰA GIỮA « ĐƯỢC » VÀ « MẤT » :
Vào ngày 23.12.1993, ông VIN-CI-Ô người Ý, 58 tuổi, là giáo sư môn toán, đang đi trên đường về nhà thì chiếc xe hơi của ông bị nổ lốp giữa đường. Ông xuống xe loay hoay thay bánh xe “sơ cua”. Đúng lúc đó, có người tới giúp ông một tay. Khi gần ráp xong bánh xe sơ-cua, thì người đàn ông kia kiếu từ vì có việc gấp phải đi. Ráp xong bánh xe, ông Vincio thu lại đồ nghề mới biết hộp đồ nghề của ông đã bị mất cắp một số đồ mắc tiền, do người đàn ông “tốt bụng” kia lấy đi. Ông buồn rầu thở dài cho lòng tham của con người. Nhưng rồi ông lại thấy một tấm vé số nằm dưới đường, có lẽ của tên ăn trộm kia đánh rơi. Ông đã cầm tấm vé số bỏ vào túi áo.
Rồi đến ngày xổ số dịp đầu năm mới 1994, ông mang tấm vé số kia ra dò thì thật may : Tấm vé số nhặt được kia đã trúng 50 triệu lire (tiền Ý) tương đương 60.000 đôla Mỹ. Trúng được nhiều tiền ai mà chẳng thích. Nhưng sau đó ông Vincio lại bị áy náy lương tâm vì rõ ràng tấm vé số kia không phải là của ông. Ông luôn cảm thấy lương tâm cáo trách. Ông đã đăng quảng cáo trên báo để mong tìm ra chủ nhân thực sự của tấm vé trúng giải kia. Nhiều người tham lam đã tới nhận bừa tấm vé số kia là của mình. Nhưng chỉ cần vài câu hỏi, ông đã phát hiện ra họ chỉ là những kẻ tham lam. Đúng ba tuần sau, tên trộm hôm trước cũng đã xuất hiện xin nhận lại tờ vé số đã thất lạc. Anh ta đã diễn tả các chi tiết về ngày giờ và địa điểm liên can tới tấm vé số. Ông Vin-ci-ô đã mang ra 50 triệu lire trả lại cho chủ nhân của nó. Tên trộm quá cảm động, đã không ngớt xin lỗi ông Vin-ci-o và cho biết lý do anh phải ăn trộm đồ vì bị thất nghiệp và phải nuôi 2 đứa con nhỏ. Tên trộm cũng thắc mắc tại sao ông Vin-ci-ô không giữ lấy 50 triệu lire vì đâu có ai biết rõ sự thật. Vin-ci-ô trả lời : vì lương tâm không cho phép mình làm như vậy. Sau khi trả tiền cho chủ tờ vé số, ông Vin-ci-ô cảm thấy lòng nhẹ nhõm. Tuy ông bị mất món đồ sửa xe, nhưng ông lại nhận được nhiều tiền ; Rồi khi được tiền ông lại bị mất bình an tâm hồn. Cái vòng « mất được » kia cứ luẩn quẩn, cho đến khi ông Vin-ci-ô chấp nhận đổi số tiền để lấy lại sự bình an trong tâm hồn.
Câu chuyện trên rất phù hợp với câu Lời Chúa hôm nay : « Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy » (Mt 16,25). Liều mất mạng sống nghĩa là sẵn sàng « từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Chúa » - được mạng sống đời sau là có Nước Thiên Đàng, có được Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc đời đời.
Lời dạy thứ hai “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy".(Mt 16,25).
6. SỰ CHỌN LỰA KHÔN NGOAN CỦA THÁNH THOMAS MORUS :
Thomas Morus (1478-1453) thủ tướng nước Anh, dưới thời Henry VIII, bị tống ngục vì không chịu chối đạo. Sau đó ông bị kết án tử hình. Vợ liền tới thăm và hỏi chồng :
- Tại sao mình không lo cứu sống?
- Này em theo em nghĩ thi anh sống ở trần gian này được bao lâu nữa?
- Sức khỏe anh hứa hẹn ít nhất được 20 năm nữa.
- Em đề nghị cho anh một hành động hết sức điên dại: để sống 20 năm mà phải hy sinh cả cuộc sống đời đời sao!
“Người nào được lời lãi cả thiên hạ mà thiệt phần tinh hồn hỏi có ích chi? Lấy gì đổi được tinh hồn mình?.”(Mt 16,26)
7. THÁI ĐỘ CAN ĐẢM TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN SẼ CỦNG CỐ ĐỨC TIN CHO THA NHÂN :
Khi quân đội Nga tiến vào thủ đô Bu-da-pest của nước Hung-ga-ri để trấn áp một cuộc bạo động, một viên sĩ quan trẻ hung hăng tìm đến nhà một linh mục chính xứ.
Bước vào trong phòng, anh đóng sập cửa lại, tay chỉ lên cây Thánh Giá treo trên tường và hạch hỏi vị linh mục:
- Này, ông có biết không, cái kia là một sự dối trá, một trò mê hoặc dân nghèo để bọn nhà giàu kềm hãm người ta trong sự ngu dốt. Bây giờ chỉ hai người chúng ta trong căn phòng này. Vậy ông hãy thú nhận là ông không tin ông Giê-su trên thập giá kia là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa...”
Vị linh mục điềm tĩnh trả lời:
- Không thể được, vì tôi đã thật sự tin vào Người !
Viên sĩ quan liền rút súng ra hăm dọa :
- Đừng đùa với tôi ! Nếu ông không chịu nói cho biết đây là điều dối trá, thì tôi sẽ giết ông !”
Bấy giờ linh mục liền đứng thẳng người, nhìn vào đôi mắt của anh ta và dõng dạc tuyên bố :
- Tôi không thể nói khác được: “Đức Giê-su đích thực là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa của tôi! “
Thật không ngờ, nghe đến đây, tay viên sĩ quan liền run lên. Rồi khẩu súng trên tay anh ta rớt xuống nền nhà. Anh đã chạy lại ôm chầm lấy vị linh mục, vừa khóc vừa nói :
- Thứ cha, xin lỗi cha. Con chỉ muốn thử xem cha có thực sự tin Chúa không. Con đã âm thầm tin Chúa ngay từ khi còn nhỏ. Nhưng giờ đây, con đã khám phá ra rằng: vẫn còn ít nhất một người đã tin Chúa và dám sống chết vì đức tin ấy. Chính cha đã củng cố đức tin cho con đó !
Thật đúng như lời Chúa Giê-su phán trong Tin Mừng hôm nay : “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16,25).
3. Suy niệm:
Theo Tin Mừng Mát-thêu, khi Đức Giê-su hé mở con đường cứu thế của Người: “Người sắp phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16,21), thì Phê-rô, một người vừa được khen ngợi có phúc vì đã tuyên xưng đức tin vào Đức Giê-su, đã lên tiếng can Người rằng: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy !”. Ông đã bị Đức Giê-su mắng: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy ! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà của loài người” (Mt 16,22-23). Đức Giê-su đã phản ứng quyết liệt trước tư tưởng sai lạc của Phê-rô bằng việc xua đuổi ông như đã từng xua đuổi ma quỷ khi chúng cám dỗ Người. Sau này Phê-rô đã dần dần hiểu ra thánh ý Thiên Chúa, và đã sẵn sàng đi theo con đường thập giá để cùng chết và sống lại với Thầy.
1) HAI ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊ-SU :
Đức Giê-su nói: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24). Qua đó, ta thấy điều kiện để đi theo làm môn đệ là phải sẵn sàng hy sinh bỏ mình, vác thập giá mình mà đi theo Người. Người không ép buộc, nhưng mời gọi. Người cũng không bảo người ta phải tìm kiếm thập giá nào khác, nhưng là vui lòng vác chính cây thập giá trong đời mình. Đức Giê-su cho biết đau khổ là phương thế hữu hiệu giúp ta nên thánh. Mỗi người đều phải vác thập giá đời mình và “ngày nào có sự khốn khổ của ngày đó”. Ước gì nhờ được đau khổ thanh luyện, chúng ta sẽ ngày càng kết hiệp mật thiết và nên giống Đức Giê-su hơn.
- MỘT LÀ TỪ BỎ CHÍNH MÌNH :
Đức thánh Cha Phaolô VI trong buổi triều yết chung cho giáo dân ngày 11.03.1970 đã nói :”Đối với chúng ta những người thời nay, một trong những khía cạnh ít được hiểu biết nhất và cũng có thể nói ít được thiện cảm nhất trong đời sống Công giáo : đó là sự từ bỏ.
Từ bỏ mình tức là từ bỏ ý riêng mình mà chấp nhận thánh ý Chúa. Người ta nói : 3 với 4 là 7, có đúng không ? Chưa đúng. Muốn thực hiện 3 với 4 là 7 thì phải làm sao cho tan rã hai con số 3 và 4, rồi đúc nó lại thành con số 7 mới được. Chớ cứ để 3 với 4 kề nhau mãi thì làm gì thành 7 được, mà vẫn chỉ là hai con số 3 và 4. Cũng thế, muốn từ bỏ chính mình đòi phải làm tan đi ý riêng của chúng ta để hòa vào ý của Chúa, lúc đó chúng ta mới thực sự từ bỏ chính mình.
- HAI LÀ VÁC THẬP GIÁ MÌNH HẰNG NGÀY MÀ ĐI THEO CHÚA : Thập giá của mình vác theo chân Chúa Giê-su, chính là những tai nạn rủi ro, những điều phiền toái gặp phải trong cuộc sống như bệnh tật, các sự khó do tai nạn gặp phải, những thất bại thua lỗ trong công việc làm ăn, những người thân đang sống chung trong một mái nhà khó tính khó nết… Nếu chúng ta kiên nhẫn chịu đựng những sự khó chịu vf trái ý cực lòng này là chúng ta đang làm theo Lời Chúa dạy hôm nay.
2) CÁI KẾT BI THẢM CỦA MỘT KẺ KHÔNG CHẤP NHẬN THẬP GIÁ CHÚA GIÊ-SU :
Một văn sĩ Công giáo người Anh tên là Gilbert Chesterten, đã thuật lại câu chuyện bi thảm về một kẻ thù ghét thập giá như sau :
“Tôi biết có một người thù ghét thập giá. Ông ta tìm mọi cách để triệt hạ cho bằng được. Bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật có hình thập giá ông đều xé nát. Ngay cả cây thập giá bằng vàng ở cổ vợ ông, ông cũng tìm cách để giựt đứt và liệng đi. Ông bảo rằng thập giá là biểu tượng của sự dã man, hoàn toàn đối nghịch với niềm vui, với cuộc sống.
Ngày kia, không còn chịu đựng nổi hình thù của thập giá nữa, ông đã leo lên tháp chuông nhà thờ giáo xứ, đập gẫy cây thập giá trên tháp và liệng xuống dưới.
Sự thù hằn đối với thập giá không mấy chốc đã biến thành sự điên loạn. Vào một buổi chiều mùa hè nóng bức, ông đứng tựa lưng vào một ban công gỗ, miệng phì phà khói thuốc. Bỗng chốc, ông thấy nguyên cả chiếc ban công gỗ biến thành một dãy cây thập giá. Rồi trước mặt và đàng sau lung ông, nơi nào cũng đều có thập giá. Hoa cả mắt lên, ông cầm gậy đánh đổ tất cả những cây thập giá ấy. Vào trong nhà, bất cứ vật gì làm bằng gỗ cũng được ông nhìn thấy với hình thù thập giá. Không thể dùng gậy mà đập nữa, người đàn ông đã phải dùng đến ngọn lửa, mới mau tiêu diệt được các cây thập giá. Rồi ngọn lửa bốc lên đã làm thiêu rụi cả căn nhà. Ngày hôm sau, người ta tìm thấy xác của người đàn ông đáng thương kia trong dòng sông bên cạnh nhà ông”.
Cuối cùng nhà văn đã kết luận như sau: “Nếu bạn bắt đầu bẻ gẫy thập giá, thì chẳng mấy chốc bạn cũng sẽ phá hủy chính cái thế giới trong đó bạn đang sống này”.
3) CHẤP NHẬN SỐNG TIN YÊU PHÓ THÁC VÀO CHÚA, RỒI MỌI SỰ SẼ NÊN TỐT ĐẸP :
Các tín hữu là những người say mê cuộc sống vĩnh cửu, nên sẵn sàng chấp nhận những mất mát tạm thời và cả mạng sống ở đời này nữa. Nhưng chúng ta tin rằng: Cuối cùng Chúa sẽ ban lại cho ta gấp bội. Ta chỉ chịu mất mát tạm thời để được hạnh phúc vĩnh viễn đời sau. Các thánh tử đạo vì muốn sống đời đời, nên đã sẵn sàng từ bỏ mọi vinh hoa, giàu sang, quyền lực… Sẵn sàng chịu mọi cực hình và chịu chết vì Danh Chúa, như lời trong kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô As-si-si sau đây : “Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.
Một thanh niên mơ ước lên đại học, nhưng lại thi rớt, thì cũng đừng nản lòng. Anh hãy chấp nhận vác thập giá để theo chân Đức Giê-su. Người có thể dẫn anh đến một đời sống mới tốt đẹp hơn. Một người cao niên mơ ước nên giàu có, và có một gia đình hạnh phúc, nhưng lại bị thất bại, thì cũng đừng nản lòng. Vì Thiên Chúa có thể rút từ sự dữ ra sự lành. Thiên Chúa là Cha yêu thương, chỉ muốn làm những điều tốt cho con cái, như Đức Giê-su có lần đã nói: “Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” (Lc 11,13).
4. Thảo luận:
1) Muốn trở thành môn đệ Đức Giê-su người ta phải hy sinh từ bỏ. Vậy cụ thể bạn cần từ bỏ những gì ngay từ bây giờ ? 2) Thập giá hằng ngày ta phải vác là những gì ? Làm thế nào để theo chân Đức Giê-su trong hoàn cảnh của ta bây giờ ? 3) Gặp một người đau khổ chán nản không thiết sống, bạn sẽ khuyên họ phấn khởi và vui sống trở lại ?
5. Nguyện cầu :
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng con thấy Chúa đã tỏ ra bình tĩnh trước đau khổ thập giá sắp xảy đến. Chúa đã sẵn sàng nhận phần thua thiệt để có thể ban ơn cứu độ loài người chúng con. Ngày nay, có một số đông nam nữ tu sĩ đã tận hiến cuộc đời, chấp nhận phục vụ những người bất hạnh và bị bỏ rơi. Họ đã đến sống chung với các bệnh nhân bị bệnh nan y như HIV-AIDS, bị ung bướu hay phong cùi. Có một số anh chị em đã tình nguyện nuôi dạy các trẻ bụi đời và mồ côi bất hạnh, giúp đỡ những cô gái lầm đường lạc lối trở về, hoặc phục vụ những người mù què câm điếc, bại liệt, những cụ già neo đơn không nơi nương tựa…
- LẠY CHÚA. Nhìn lại mình, chúng con thật xấu hổ khi quá ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình và thường bịt tai nhắm mắt trước những cuộc đời bất hạnh chung quanh. Hôm nay, xin Chúa giúp chúng con biết sống theo lời Chúa dạy là “bỏ mình”: bỏ đi những lo toan ích kỷ, để quảng đại phục vụ Chúa trong anh em. Xin cho chúng con biết chấp nhận những tai nạn rủi ro gặp phải trong cuộc sống, và sẵn sàng vác thập giá đời mình mà bước theo chân Chúa. Nhờ đó chúng con hy vọng sẽ được Chúa liệt vào hàng tôi trung hiếu thảo và nên môn đệ trung tín của Chúa. Để sau này khi ra trước toà Chúa phán xét, chúng con hy vọng sẽ được Chúa ban thưởng hạnh phúc Nước Trời đời đời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Gr 20,7-9; Rm 12,1-2; Mt 16, 21-27
I. Học Lời Chúa
1.TIN MỪNG: Mt 16,21-27
(21) Từ lúc đó, Đức Giê-su Ki-tô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng đế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. (22) Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy !” (23) Nhưng Đức Giê-su quay lại bảo ông Phê-rô: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy ! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”. (24) Rồi Đức Giê-su nói với môn đệ: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. (25) Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. (26) Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi ích gì ? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình ? (27) Vì con người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm”.
2. Ý CHÍNH: TIÊN BÁO CUỘC THƯƠNG KHÓ LẦN THỨ NHẤT
Sau khi Phê-rô tuyên xưng đức tin, Đức Giê-su bắt đầu cho biết mình sẽ phải vâng theo thánh ý Chúa Cha là "Qua đau khổ vào vinh quang". Phê-rô khuyên can nhưng đã bị Đức Giê-su nặng lời quở trách. Rồi Người tiếp tục đề ra điều kiện để trở thành môn đệ của Người là phải bỏ đi ý riêng mình để vâng theo thánh ý Thiên Chúa, tức là vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Người. Ngoài ra, không còn đường nào khác đưa ta về trời.
3. CHÚ THÍCH:
- C 21: + Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ…: Đức Giê-su mặc khải việc Người sắp trải qua cuộc khổ nạn thập giá để vào vinh quang phục sinh tại núi thánh Xi-on của Thiên Chúa là thành Giê-ru-sa-lem, như Thánh kinh đã tiên báo (x. Tv 2,6). Việc lần lượt loan báo 3 lần cuộc thương khó là nhằm đánh dấu từng chặng đường tiến về Giê-ru-sa-lem, và cũng để chuẩn bị cho môn đệ khỏi bị ngỡ ngàng khi sự việc xảy ra.
- C 22-23: + Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy !: Theo Phê-rô nghĩ thì sao Thầy phải chịu thua trước kẻ thù, để chúng bắt bớ giết hại cách nhục nhã rồi mới chiến thắng bằng cuộc phục sinh vinh quang ? Tại sao Thầy không lập tức dùng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù ? + Xa tan, lui lại đàng sau Thầy !: Xa-tan theo nguyên nghĩa là “Tên cám dỗ” hay “Kẻ cản trở”. Lời can ngăn của Phê-rô nói đây gợi lại cơn cám dỗ của Xa-tan với nguyên tổ A-đam E-và xưa (x. St 3,4-5). Cũng là cơn cám dỗ ma quỷ đã làm trong hoang địa với Đức Giê-su và đã bị Người xua đuổi: “Xa-tan kia, xéo đi !” (Mt 4,10). Ở đây Đức Giê-su chỉ buộc Phê-rô lui lại vị trí môn đệ, nghĩa là phải chấp nhận đi theo sau Thầy (x. Mt 16,24; Ga 21,22b). + Anh cản lối Thầy: hoặc “anh làm cớ cho Thầy vấp phạm”. Cớ vấp phạm hay là một cái bẫy (x. Tv 124,7), một hòn đá cản đường khiến người ta bị vấp ngã (x. Is 8,14-15; Rm 9,32-33). Vì suy nghĩ theo tình cảm tự nhiên và vì yêu mến Thầy, Phê-rô đã vô tình cản lối khi yêu cầu Người đừng theo con đường cứu độ đã được Chúa Cha định liệu là “Phải qua đau khổ mới vào trong vinh quang” (x. Lc 24,26). Trước đó, Phê-rô mới được khen là có phúc vì đã tuyên xưng đức tin “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Nhưng giờ đây ông lại bị thầy trách là tên cám dỗ, và là viên đá gây sự vấp ngã cho Thầy ! + Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người: tương tự như lời tuyên sấm của Ngôn sứ I-sai-a: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào, thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55,8-9).
- C 24-25: + Ai muốn theo Thầy: Ai nói đây tức là người tự nguyện trở thành môn đệ của Đức Giê-su, sẵn sàng cộng tác vào việc xây dựng Nước Trời với Người. Câu này cho thấy Đức Giê-su luôn tôn trọng tự do của con người. + Từ bỏ chính mình: Điều kiện để làm môn đệ Đức Giê-su là phải loại bỏ những trở ngại bên ngoài như tình thân gia đình và sự cản trở bên trong như các thói hư tội lỗi và cách suy nghĩ theo tính xác thịt tự nhiên của mình. + Vác thập giá mình mà theo: Cuối cùng còn phải chấp nhận những đòi hỏi của Tin Mừng, chịu đựng những vất vả tai ương bách hại do thế gian và các thế lực thù địch với Thiên Chúa gây ra. + Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất: Lời tuyên bố có tính nghịch lý theo kiểu Do thái, dựa trên lòng tin vào một đời sống mới vĩnh hằng sau khi chết. Ai muốn cứu mạng sống thể xác bằng cách bỏ đạo để khỏi bị giết hại thi sẽ bị mất luôn sự sống thiêng liêng đời sau. + Còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy: Người khôn là người biết chọn cách sống đời tạm này như thế nào, để sau khi chết được sống lại và được sống vĩnh hằng. Đức Giê-su đưa ra một con đường đưa tới sự sống đời đời là phải sẵn sàng chấp nhận hy sinh chịu thiệt thòi, sẵn sàng bị mất mạng sống ở đời này. Ngoài ra, không còn con đường nào khác để được ơn cứu độ.
- C 26-27: + Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi ích gì ?: Câu này lặp lại tư tưởng của câu trên. + Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người: Giá trị của cuộc sống thực sự chỉ tỏ hiện trong cuộc chung thẩm vào ngày tận thế. + Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm: Sự thưởng phạt công minh là động cơ khiến người ta sẵn sàng chấp nhận đi con đường hẹp là bỏ mình mà vác thập giá đi theo Chúa ngay trong đời này. Đức Giê-su quả quyết chính Người sẽ ngự đến vào ngày tận thế để làm thẩm phán xét xử mọi người tùy theo các việc tốt họ đã làm hay bỏ qua không làm khi còn sống.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao Đức Giê-su phải cho các môn đệ biết về các biến cố Người sắp trải qua tại Giê-ru-sa-lem là phải chịu khổ nạn thập giá rồi mới vào vinh quang Phục Sinh ? Người tiên báo ba lần như thế nhằm mục đích gì ? 2) Tại sao Phê-rô lại can trách Thầy và kết quả ông đã bị Thầy quở phạt thế nào ? Tại sao ? 3) Bỏ mình và vác thập giá mình hằng ngày cụ thể là phải bỏ những gì và làm những gì ?
II. Sống Lời Chúa
1. Lời Chúa : “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24).
2. Câu chuyện:
1) SỨC MẠNH TINH THẦN CỦA CÂY THÁNH GIÁ :
Một người đàn bà đạo đức kia bị bệnh ung thư ngực rất đau đớn nhưng lại không dám mổ khối u vì sợ phải chịu đau đớn. Đến khi khối u phát triển nhanh thì bà mới chịu đi mổ, hy vọng sẽ kéo dài tuổi thọ thêm được một thời gian nữa. Bà có một cậu con trai tuổi thanh niên. Anh này trái với bà mẹ: khô khan việc đạo, đã bỏ dự lễ nhà thờ từ lâu. Hôm ấy, trước khi vào phòng mổ, bà yêu cầu bác sĩ cho phép con trai bà được chứng kiến cảnh bà chịu giải phẫu và yêu cầu đã được chấp thuận. Thời đó, vì chưa có thuốc tê, nên bệnh nhân phải trải qua những cơn đau đớn khủng khiếp mỗi lần bị mổ xẻ. Nhưng bà mẹ này đã can đảm cắn răng chịu đựng cơn đau. Đến khi con dao mổ đụng đến giây thần kinh thì bà mới oằn người lên và kêu to rằng: “Chúa ơi con đau quá, xin thương cứu con !”. Trườc cảnh mẹ bị đau đớn như vậy, anh con trai liền thốt ra lời phàn nàn xúc phạm đến Chúa. Nghe vậy, bà mẹ liền nghiêm nét mặt nói với con rằng: “Con hãy câm miệng lại ngay ! Con có biết là con đang làm cho mẹ phải chịu đau đớn nhiều hơn mấy ông bác sĩ này hay không ? Vì con đã sỉ nhục chính Đấng đã ban sức mạnh và luôn động viên an ủi mẹ”. Nói rồi, bà mở bàn tay ra cho con thấy một cây thánh giá nhỏ mà bà đã luôn nắm chặt từ đầu ca mổ đến giờ. Cây thánh giá đó chính là thứ thuốc gây mê đã làm dịu đi cơn đau đớn khủng khiếp mà bà đang phải chịu đựng.
Sau mấy tháng quằn quại trong đau đớn, bà mẹ đạo đức ấy đã an nghỉ trong Chúa. Trước lúc lâm chung, bà đã trao cây thánh giá nhỏ cho anh con trai và dặn rằng: “Con ơi ! Hãy giữ lấy cây thánh giá này. Đó là vật đã giúp mẹ chịu đựng được biết bao gian khổ trong đời mẹ. Hy vọng rằng nhờ cây thánh giá này, con cũng sẽ tìm thấy niềm an ủi và cậy trông mỗi khi gặp gian nan thử thách sau này”. Anh con trai rất xúc động trước đức tin và tình thương của mẹ dành cho mình. Từ ngày đó anh đã luôn đeo cây thánh giá trên cổ, để nhắc nhở anh về người mẹ thân yêu. Từ đây cây thánh giá đã trở thành vật hộ mệnh, giúp anh can đảm vượt qua các cơn sóng gió trong cuộc đời, giống như người mẹ thân yêu của anh.
2) THÁNH GIÁ NẶNG NHẸ LÀ DO TƯ TƯỞNG CỦA MỖI NGƯỜI :
Một hôm, Chúa Giêsu dẫn hai người trong số các môn đệ đến đầu đường, trao cho mỗi người một cây thánh giá giống nhau và bảo:
- Mỗi người chúng con vác thập giá của mình đi đến cuối đường trước mặt kia. Thầy đợi các con ở đó.
Hai môn đệ vâng lời, vác thập giá mình đi. Người thứ nhất vác cách dễ dàng, chân nhanh bước, dường như thập giá không cản trở hay gây phiền hà gì cho anh. Chẳng bao lâu anh đã đến cuối đường, gặp Chúa đang đợi ở đó. Và Thầy trò vui mừng hớn hở.
Còn người thứ hai vác đi nặng nề, dường như anh vác không nổi, kéo lê thập giá đến chỗ Chúa Giê su chỉ định, và anh đã kiệt sức. Vừa thấy Chúa, anh đã phàn nàn:
- Chúa bất công quá! Chúa trao cho con cây thánh giá quá nặng; còn trao cho anh kia cây thánh giá nhẹ hơn, nên anh đã đi đến trước con.
Chúa buồn đáp:
- Con ơi! Thầy không đối xử bất công với con đâu. Cả hai thập giá đều giống nhau và nặng bằng nhau, không cây nào nặng cây nào nhẹ. Sở dĩ con cảm thấy nó quá nặng đối với con, vì con không sẵn sàng chấp nhận. Suốt trên đường đi, con luôn than phiền trách móc nó nặng, càng than trách thì thập giá càng trở nên nặng cho con. Bạn con đã vác đến trước vì tâm hồn tràn đầy yêu thương. Tình yêu làm cho thập giá trở nên nhẹ nhàng.
Vui lòng vác thánh giá, thánh giá sẽ trở nên nhẹ nhàng. Càng kéo lê thánh giá, thánh giá càng trở nên nặng nề hơn.
3) AI CŨNG ĐƯỢC CHÚA TRAO CÂY THÁNH GIÁ HỢP VỚI KHẢ NĂNG CỦA MÌNH :
Thánh giá ta đang mang là thánh giá vừa sức ta. Câu chuyện ngụ ngôn dưới đây chứng minh điều đó : có một người luôn than van những nỗi khổ cực của mình. Một tối kia, thiên thần hiện đến phán bảo :
- Con hãy theo ta ra nghĩa địa, nơi đó người ta để lại thánh giá của mình. Con hãy mang thánh giá của con ra để đó và hãy lựa thánh gía vừa sức con.
Ông ta mang thánh giá của mình ra quăng nơi nghĩa địa, ông bắt đầu chọn cái khác nhẹ hơn, ông tìm kiếm mãi mà không được : có cây quá là dài, cây quá ngắn, có cây thì nhẹ nhưng sù sì, khó vác, có cây thì trơn tru nhưng nặng quá, và sau cùng ông nói với thiên thần :
- Thưa thiên thần, cây nào cũng khó vác quá, chỉ có cây con định vứt đi là vừa với con thôi.
- Phải, Chúa đã trao cho con một cây thánh giá vừa sức, con hãy vui lòng vác đi, đừng than van gì nữa.
4. GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐAU KHỔ THẬP GIÁ :
Người ta kể câu chuyện ngụ ngôn như sau : trong một khu rừng có một con hổ lớn và dữ tợn. Lũ khỉ ghét con hổ này lắm. Một ngày kia, chẳng may, con hổ bị sa xuống hố do người thợ săn đào sẵn. Không còn cách nào thoát thân, con hổ chỉ còn biết ngồi chờ thần chết đến.
Lũ khỉ đi qua thấy thế mừng lắm, chúng chế diễu và thay nhau lấy đá, lấy đất và bẻ các cành cây ném xuống đầu con hổ cho bõ ghét. Con hổ chỉ còn biết ngồi chịu trận, không còn biết làm cách nào khác. Thấy thế, lũ khỉ thích chí càng ném hăng, ném mãi không chán, nhưng không ngờ, chính những hòn đá, cành cây vứt xuống nhiều quá, làm cho hố cứ đầy dần lên, đến nỗi con hổ có thể nhờ đó mà nhảy ra ngoài hố được.
Đời là thế. Đau khổ cũng có ý nghĩa riêng của nó. Người ta nói : cái khó bó cái khôn. Nếu ta biết từ bỏ mình, vác thập giá mình thì chính những cái ấy có lợi cho ta . Chúa Giêsu đã có kinh nghiệm về vấn đề này : Thậpgiá đã nói lên chân lý ấy, và “hạt giống có mục nát ra thì mới sinh hoa kết quả được. Có lẽ chúng ta không bao giờ hiểu được mầu nhiệm của đau khổ trong thế giới này, nhưng đây là điều chắc chắn : Một khi về trời chúng ta sẽ hiểu được điều ấy.
5. CẦN BIẾT CHỌN LỰA GIỮA « ĐƯỢC » VÀ « MẤT » :
Vào ngày 23.12.1993, ông VIN-CI-Ô người Ý, 58 tuổi, là giáo sư môn toán, đang đi trên đường về nhà thì chiếc xe hơi của ông bị nổ lốp giữa đường. Ông xuống xe loay hoay thay bánh xe “sơ cua”. Đúng lúc đó, có người tới giúp ông một tay. Khi gần ráp xong bánh xe sơ-cua, thì người đàn ông kia kiếu từ vì có việc gấp phải đi. Ráp xong bánh xe, ông Vincio thu lại đồ nghề mới biết hộp đồ nghề của ông đã bị mất cắp một số đồ mắc tiền, do người đàn ông “tốt bụng” kia lấy đi. Ông buồn rầu thở dài cho lòng tham của con người. Nhưng rồi ông lại thấy một tấm vé số nằm dưới đường, có lẽ của tên ăn trộm kia đánh rơi. Ông đã cầm tấm vé số bỏ vào túi áo.
Rồi đến ngày xổ số dịp đầu năm mới 1994, ông mang tấm vé số kia ra dò thì thật may : Tấm vé số nhặt được kia đã trúng 50 triệu lire (tiền Ý) tương đương 60.000 đôla Mỹ. Trúng được nhiều tiền ai mà chẳng thích. Nhưng sau đó ông Vincio lại bị áy náy lương tâm vì rõ ràng tấm vé số kia không phải là của ông. Ông luôn cảm thấy lương tâm cáo trách. Ông đã đăng quảng cáo trên báo để mong tìm ra chủ nhân thực sự của tấm vé trúng giải kia. Nhiều người tham lam đã tới nhận bừa tấm vé số kia là của mình. Nhưng chỉ cần vài câu hỏi, ông đã phát hiện ra họ chỉ là những kẻ tham lam. Đúng ba tuần sau, tên trộm hôm trước cũng đã xuất hiện xin nhận lại tờ vé số đã thất lạc. Anh ta đã diễn tả các chi tiết về ngày giờ và địa điểm liên can tới tấm vé số. Ông Vin-ci-ô đã mang ra 50 triệu lire trả lại cho chủ nhân của nó. Tên trộm quá cảm động, đã không ngớt xin lỗi ông Vin-ci-o và cho biết lý do anh phải ăn trộm đồ vì bị thất nghiệp và phải nuôi 2 đứa con nhỏ. Tên trộm cũng thắc mắc tại sao ông Vin-ci-ô không giữ lấy 50 triệu lire vì đâu có ai biết rõ sự thật. Vin-ci-ô trả lời : vì lương tâm không cho phép mình làm như vậy. Sau khi trả tiền cho chủ tờ vé số, ông Vin-ci-ô cảm thấy lòng nhẹ nhõm. Tuy ông bị mất món đồ sửa xe, nhưng ông lại nhận được nhiều tiền ; Rồi khi được tiền ông lại bị mất bình an tâm hồn. Cái vòng « mất được » kia cứ luẩn quẩn, cho đến khi ông Vin-ci-ô chấp nhận đổi số tiền để lấy lại sự bình an trong tâm hồn.
Câu chuyện trên rất phù hợp với câu Lời Chúa hôm nay : « Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy » (Mt 16,25). Liều mất mạng sống nghĩa là sẵn sàng « từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Chúa » - được mạng sống đời sau là có Nước Thiên Đàng, có được Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc đời đời.
Lời dạy thứ hai “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy".(Mt 16,25).
6. SỰ CHỌN LỰA KHÔN NGOAN CỦA THÁNH THOMAS MORUS :
Thomas Morus (1478-1453) thủ tướng nước Anh, dưới thời Henry VIII, bị tống ngục vì không chịu chối đạo. Sau đó ông bị kết án tử hình. Vợ liền tới thăm và hỏi chồng :
- Tại sao mình không lo cứu sống?
- Này em theo em nghĩ thi anh sống ở trần gian này được bao lâu nữa?
- Sức khỏe anh hứa hẹn ít nhất được 20 năm nữa.
- Em đề nghị cho anh một hành động hết sức điên dại: để sống 20 năm mà phải hy sinh cả cuộc sống đời đời sao!
“Người nào được lời lãi cả thiên hạ mà thiệt phần tinh hồn hỏi có ích chi? Lấy gì đổi được tinh hồn mình?.”(Mt 16,26)
7. THÁI ĐỘ CAN ĐẢM TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN SẼ CỦNG CỐ ĐỨC TIN CHO THA NHÂN :
Khi quân đội Nga tiến vào thủ đô Bu-da-pest của nước Hung-ga-ri để trấn áp một cuộc bạo động, một viên sĩ quan trẻ hung hăng tìm đến nhà một linh mục chính xứ.
Bước vào trong phòng, anh đóng sập cửa lại, tay chỉ lên cây Thánh Giá treo trên tường và hạch hỏi vị linh mục:
- Này, ông có biết không, cái kia là một sự dối trá, một trò mê hoặc dân nghèo để bọn nhà giàu kềm hãm người ta trong sự ngu dốt. Bây giờ chỉ hai người chúng ta trong căn phòng này. Vậy ông hãy thú nhận là ông không tin ông Giê-su trên thập giá kia là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa...”
Vị linh mục điềm tĩnh trả lời:
- Không thể được, vì tôi đã thật sự tin vào Người !
Viên sĩ quan liền rút súng ra hăm dọa :
- Đừng đùa với tôi ! Nếu ông không chịu nói cho biết đây là điều dối trá, thì tôi sẽ giết ông !”
Bấy giờ linh mục liền đứng thẳng người, nhìn vào đôi mắt của anh ta và dõng dạc tuyên bố :
- Tôi không thể nói khác được: “Đức Giê-su đích thực là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa của tôi! “
Thật không ngờ, nghe đến đây, tay viên sĩ quan liền run lên. Rồi khẩu súng trên tay anh ta rớt xuống nền nhà. Anh đã chạy lại ôm chầm lấy vị linh mục, vừa khóc vừa nói :
- Thứ cha, xin lỗi cha. Con chỉ muốn thử xem cha có thực sự tin Chúa không. Con đã âm thầm tin Chúa ngay từ khi còn nhỏ. Nhưng giờ đây, con đã khám phá ra rằng: vẫn còn ít nhất một người đã tin Chúa và dám sống chết vì đức tin ấy. Chính cha đã củng cố đức tin cho con đó !
Thật đúng như lời Chúa Giê-su phán trong Tin Mừng hôm nay : “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16,25).
3. Suy niệm:
Theo Tin Mừng Mát-thêu, khi Đức Giê-su hé mở con đường cứu thế của Người: “Người sắp phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16,21), thì Phê-rô, một người vừa được khen ngợi có phúc vì đã tuyên xưng đức tin vào Đức Giê-su, đã lên tiếng can Người rằng: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy !”. Ông đã bị Đức Giê-su mắng: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy ! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà của loài người” (Mt 16,22-23). Đức Giê-su đã phản ứng quyết liệt trước tư tưởng sai lạc của Phê-rô bằng việc xua đuổi ông như đã từng xua đuổi ma quỷ khi chúng cám dỗ Người. Sau này Phê-rô đã dần dần hiểu ra thánh ý Thiên Chúa, và đã sẵn sàng đi theo con đường thập giá để cùng chết và sống lại với Thầy.
1) HAI ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊ-SU :
Đức Giê-su nói: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24). Qua đó, ta thấy điều kiện để đi theo làm môn đệ là phải sẵn sàng hy sinh bỏ mình, vác thập giá mình mà đi theo Người. Người không ép buộc, nhưng mời gọi. Người cũng không bảo người ta phải tìm kiếm thập giá nào khác, nhưng là vui lòng vác chính cây thập giá trong đời mình. Đức Giê-su cho biết đau khổ là phương thế hữu hiệu giúp ta nên thánh. Mỗi người đều phải vác thập giá đời mình và “ngày nào có sự khốn khổ của ngày đó”. Ước gì nhờ được đau khổ thanh luyện, chúng ta sẽ ngày càng kết hiệp mật thiết và nên giống Đức Giê-su hơn.
- MỘT LÀ TỪ BỎ CHÍNH MÌNH :
Đức thánh Cha Phaolô VI trong buổi triều yết chung cho giáo dân ngày 11.03.1970 đã nói :”Đối với chúng ta những người thời nay, một trong những khía cạnh ít được hiểu biết nhất và cũng có thể nói ít được thiện cảm nhất trong đời sống Công giáo : đó là sự từ bỏ.
Từ bỏ mình tức là từ bỏ ý riêng mình mà chấp nhận thánh ý Chúa. Người ta nói : 3 với 4 là 7, có đúng không ? Chưa đúng. Muốn thực hiện 3 với 4 là 7 thì phải làm sao cho tan rã hai con số 3 và 4, rồi đúc nó lại thành con số 7 mới được. Chớ cứ để 3 với 4 kề nhau mãi thì làm gì thành 7 được, mà vẫn chỉ là hai con số 3 và 4. Cũng thế, muốn từ bỏ chính mình đòi phải làm tan đi ý riêng của chúng ta để hòa vào ý của Chúa, lúc đó chúng ta mới thực sự từ bỏ chính mình.
- HAI LÀ VÁC THẬP GIÁ MÌNH HẰNG NGÀY MÀ ĐI THEO CHÚA : Thập giá của mình vác theo chân Chúa Giê-su, chính là những tai nạn rủi ro, những điều phiền toái gặp phải trong cuộc sống như bệnh tật, các sự khó do tai nạn gặp phải, những thất bại thua lỗ trong công việc làm ăn, những người thân đang sống chung trong một mái nhà khó tính khó nết… Nếu chúng ta kiên nhẫn chịu đựng những sự khó chịu vf trái ý cực lòng này là chúng ta đang làm theo Lời Chúa dạy hôm nay.
2) CÁI KẾT BI THẢM CỦA MỘT KẺ KHÔNG CHẤP NHẬN THẬP GIÁ CHÚA GIÊ-SU :
Một văn sĩ Công giáo người Anh tên là Gilbert Chesterten, đã thuật lại câu chuyện bi thảm về một kẻ thù ghét thập giá như sau :
“Tôi biết có một người thù ghét thập giá. Ông ta tìm mọi cách để triệt hạ cho bằng được. Bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật có hình thập giá ông đều xé nát. Ngay cả cây thập giá bằng vàng ở cổ vợ ông, ông cũng tìm cách để giựt đứt và liệng đi. Ông bảo rằng thập giá là biểu tượng của sự dã man, hoàn toàn đối nghịch với niềm vui, với cuộc sống.
Ngày kia, không còn chịu đựng nổi hình thù của thập giá nữa, ông đã leo lên tháp chuông nhà thờ giáo xứ, đập gẫy cây thập giá trên tháp và liệng xuống dưới.
Sự thù hằn đối với thập giá không mấy chốc đã biến thành sự điên loạn. Vào một buổi chiều mùa hè nóng bức, ông đứng tựa lưng vào một ban công gỗ, miệng phì phà khói thuốc. Bỗng chốc, ông thấy nguyên cả chiếc ban công gỗ biến thành một dãy cây thập giá. Rồi trước mặt và đàng sau lung ông, nơi nào cũng đều có thập giá. Hoa cả mắt lên, ông cầm gậy đánh đổ tất cả những cây thập giá ấy. Vào trong nhà, bất cứ vật gì làm bằng gỗ cũng được ông nhìn thấy với hình thù thập giá. Không thể dùng gậy mà đập nữa, người đàn ông đã phải dùng đến ngọn lửa, mới mau tiêu diệt được các cây thập giá. Rồi ngọn lửa bốc lên đã làm thiêu rụi cả căn nhà. Ngày hôm sau, người ta tìm thấy xác của người đàn ông đáng thương kia trong dòng sông bên cạnh nhà ông”.
Cuối cùng nhà văn đã kết luận như sau: “Nếu bạn bắt đầu bẻ gẫy thập giá, thì chẳng mấy chốc bạn cũng sẽ phá hủy chính cái thế giới trong đó bạn đang sống này”.
3) CHẤP NHẬN SỐNG TIN YÊU PHÓ THÁC VÀO CHÚA, RỒI MỌI SỰ SẼ NÊN TỐT ĐẸP :
Các tín hữu là những người say mê cuộc sống vĩnh cửu, nên sẵn sàng chấp nhận những mất mát tạm thời và cả mạng sống ở đời này nữa. Nhưng chúng ta tin rằng: Cuối cùng Chúa sẽ ban lại cho ta gấp bội. Ta chỉ chịu mất mát tạm thời để được hạnh phúc vĩnh viễn đời sau. Các thánh tử đạo vì muốn sống đời đời, nên đã sẵn sàng từ bỏ mọi vinh hoa, giàu sang, quyền lực… Sẵn sàng chịu mọi cực hình và chịu chết vì Danh Chúa, như lời trong kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô As-si-si sau đây : “Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.
Một thanh niên mơ ước lên đại học, nhưng lại thi rớt, thì cũng đừng nản lòng. Anh hãy chấp nhận vác thập giá để theo chân Đức Giê-su. Người có thể dẫn anh đến một đời sống mới tốt đẹp hơn. Một người cao niên mơ ước nên giàu có, và có một gia đình hạnh phúc, nhưng lại bị thất bại, thì cũng đừng nản lòng. Vì Thiên Chúa có thể rút từ sự dữ ra sự lành. Thiên Chúa là Cha yêu thương, chỉ muốn làm những điều tốt cho con cái, như Đức Giê-su có lần đã nói: “Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” (Lc 11,13).
4. Thảo luận:
1) Muốn trở thành môn đệ Đức Giê-su người ta phải hy sinh từ bỏ. Vậy cụ thể bạn cần từ bỏ những gì ngay từ bây giờ ? 2) Thập giá hằng ngày ta phải vác là những gì ? Làm thế nào để theo chân Đức Giê-su trong hoàn cảnh của ta bây giờ ? 3) Gặp một người đau khổ chán nản không thiết sống, bạn sẽ khuyên họ phấn khởi và vui sống trở lại ?
5. Nguyện cầu :
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng con thấy Chúa đã tỏ ra bình tĩnh trước đau khổ thập giá sắp xảy đến. Chúa đã sẵn sàng nhận phần thua thiệt để có thể ban ơn cứu độ loài người chúng con. Ngày nay, có một số đông nam nữ tu sĩ đã tận hiến cuộc đời, chấp nhận phục vụ những người bất hạnh và bị bỏ rơi. Họ đã đến sống chung với các bệnh nhân bị bệnh nan y như HIV-AIDS, bị ung bướu hay phong cùi. Có một số anh chị em đã tình nguyện nuôi dạy các trẻ bụi đời và mồ côi bất hạnh, giúp đỡ những cô gái lầm đường lạc lối trở về, hoặc phục vụ những người mù què câm điếc, bại liệt, những cụ già neo đơn không nơi nương tựa…
- LẠY CHÚA. Nhìn lại mình, chúng con thật xấu hổ khi quá ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình và thường bịt tai nhắm mắt trước những cuộc đời bất hạnh chung quanh. Hôm nay, xin Chúa giúp chúng con biết sống theo lời Chúa dạy là “bỏ mình”: bỏ đi những lo toan ích kỷ, để quảng đại phục vụ Chúa trong anh em. Xin cho chúng con biết chấp nhận những tai nạn rủi ro gặp phải trong cuộc sống, và sẵn sàng vác thập giá đời mình mà bước theo chân Chúa. Nhờ đó chúng con hy vọng sẽ được Chúa liệt vào hàng tôi trung hiếu thảo và nên môn đệ trung tín của Chúa. Để sau này khi ra trước toà Chúa phán xét, chúng con hy vọng sẽ được Chúa ban thưởng hạnh phúc Nước Trời đời đời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:01 01/09/2017
Chúa Nhật XXII THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 16, 21-27.
“Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình.”
Bạn thân mến,
Đã có lần trong cuộc sống bạn và tôi đã từ bỏ: từ bỏ buổi đi nhậu với bạn bè để đi tham dự thánh lễ, từ buổi hẹn hò cùng người yêu để đi làm việc từ thiện, từ bỏ mọi sự của thế gian để đi tu dâng mình cho Chúa, từ bỏ quê hương để tha phương cầu thực tìm kế sinh nhai, từ bỏ cái này để chọn cái kia.v.v...
Tất cả những việc từ bỏ trên của bạn và của tôi đều rất đáng mừng, nhưng đó chưa phải là việc từ bỏ thật sự, bởi vì chúng ta chưa từ bỏ chính con người của mình, Đức Chúa Giê-su mời bạn và tôi từ bỏ chính mình, chứ không phải từ bỏ những gì thuộc về người khác.
Chưa từ bỏ chính con người của mình, thì rồi tất cả những gì mà chúng ta đã từ bỏ, dần dần chúng ta cũng sẽ thu góp lại, mà thu góp cách “nhiệt tình” hơn những người khác. Có nhiều người từ bỏ mọi sự để theo Chúa, trong đó có bạn và tôi, nhưng khi đạt được mục đích rồi thì gom góp lại những gì mà mình đã từ bỏ: thích có nhiều tiền, thích tranh giành chức vụ danh vọng, thích được mọi người ca tụng, thích làm theo ý riêng của mình. Tại sao vậy ? Thưa, là bởi vì chúng ta chưa từ bỏ chính con người của mình, hay nói cách khác là chưa từ bỏ ý riêng của mình.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã nói cách dứt khoác là nếu ai muốn theo Ngài thì phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Từ bỏ chính mình là từ bỏ ý riêng của mình, mà ý riêng chính là cái tôi ham muốn; vác thập giá mình là chu toàn bổn phận của mình trong cuộc sống hằng ngày, bổn phận của người Ki-tô hữu, bổn phận của kẻ làm cha làm mẹ, bổn phận của những con cái đối với cha mẹ.v.v...
Chúng ta nói từ bỏ nhưng chúng ta chưa thực hành từ bỏ, chúng ta nói vác thập giá mình, nhưng chúng ta đem thập giá của mình cho người khác vác, còn bản thân mình thì nhởn nhơ dạo phố ngắm cảnh hưởng thụ...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 16, 21-27.
“Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình.”
Bạn thân mến,
Đã có lần trong cuộc sống bạn và tôi đã từ bỏ: từ bỏ buổi đi nhậu với bạn bè để đi tham dự thánh lễ, từ buổi hẹn hò cùng người yêu để đi làm việc từ thiện, từ bỏ mọi sự của thế gian để đi tu dâng mình cho Chúa, từ bỏ quê hương để tha phương cầu thực tìm kế sinh nhai, từ bỏ cái này để chọn cái kia.v.v...
Tất cả những việc từ bỏ trên của bạn và của tôi đều rất đáng mừng, nhưng đó chưa phải là việc từ bỏ thật sự, bởi vì chúng ta chưa từ bỏ chính con người của mình, Đức Chúa Giê-su mời bạn và tôi từ bỏ chính mình, chứ không phải từ bỏ những gì thuộc về người khác.
Chưa từ bỏ chính con người của mình, thì rồi tất cả những gì mà chúng ta đã từ bỏ, dần dần chúng ta cũng sẽ thu góp lại, mà thu góp cách “nhiệt tình” hơn những người khác. Có nhiều người từ bỏ mọi sự để theo Chúa, trong đó có bạn và tôi, nhưng khi đạt được mục đích rồi thì gom góp lại những gì mà mình đã từ bỏ: thích có nhiều tiền, thích tranh giành chức vụ danh vọng, thích được mọi người ca tụng, thích làm theo ý riêng của mình. Tại sao vậy ? Thưa, là bởi vì chúng ta chưa từ bỏ chính con người của mình, hay nói cách khác là chưa từ bỏ ý riêng của mình.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã nói cách dứt khoác là nếu ai muốn theo Ngài thì phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Từ bỏ chính mình là từ bỏ ý riêng của mình, mà ý riêng chính là cái tôi ham muốn; vác thập giá mình là chu toàn bổn phận của mình trong cuộc sống hằng ngày, bổn phận của người Ki-tô hữu, bổn phận của kẻ làm cha làm mẹ, bổn phận của những con cái đối với cha mẹ.v.v...
Chúng ta nói từ bỏ nhưng chúng ta chưa thực hành từ bỏ, chúng ta nói vác thập giá mình, nhưng chúng ta đem thập giá của mình cho người khác vác, còn bản thân mình thì nhởn nhơ dạo phố ngắm cảnh hưởng thụ...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thá nh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:03 01/09/2017
35. Cầu nguyện là bảo chứng của ơn thiên triệu. (Thánh John Berchmans)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngô n thần học tu đức"
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
CN. 22 thường niên A : Con đường ba chữ “phải”
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
20:26 01/09/2017
Có lẽ một số người trong chúng ta còn nhớ câu chuyện mà Khái Hưng và Nhất Linh, trụ cột trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn đầu bán thế kỷ 20 đã kể về đôi vợ chồng nghèo tên Thức và Lạc, Hai người phải đi vớt củi kiếm sống. Chẳng may gặp dòng nước lũ xoáy, cuốn luôn bè chìm. Người chồng cố dìu vợ vào bờ, nhưng rất khó khăn, có nguy cơ chết cả hai. Người vợ chợt nghĩ tới thằng Bò, cái Bé, cái Nhớn đang trông ngóng bố mẹ trở về, nên đã từ từ buông tay ra không bám lấy chồng nữa để chồng có thể đủ sức bơi vào bờ một mình, còn mình thì chìm dần, chìm dần rồi mất hút.
Đầu đề của truyện ngắn này là : “Anh Phải Sống.” Anh phải sống, đồng nghĩa với Em phải chết !
Trong cuộc sống hằng ngày, khi chỉ có một con đường để đi, chỉ có một lối để thoát, chỉ có một giải pháp duy nhất, thì ta vẫn thường dùng chữ phải, chứ không dùng “có thể, có lẽ”. Anh phải đi. Em phải chết. Con phải lấy anh ta. Anh phải yêu em. Không còn con đường nào khác.
Hôm nay trong lúc quan trọng, bài Phúc Âm cho chúng ta thấy Chúa Giêsu bắt đầu hé mở cho các tông đồ biết con đường mà Chúa Giêsu phải đi, con đường ba chữ PHẢI. Chúa phải chịu đau khổ, phải bị loại bỏ, cuối cùng Ngài sẽ phải bị giết chết.
Trước khi chúng ta tìm hiểu con đường ba chữ PHẢI, tại sao Chúa phải đi con đường đó, chúng ta thử hỏi xem có thể có con đường nào khác không ?
1. Có thể có con đường nào khác không ?
Tông đồ Phêrô khi nghe Thầy mình loan báo con đường ba chữ phải này, thì kéo Chúa Giêsu ra nói nhỏ : Thầy không thể như thế đâu. Còn lý lẽ của loài người lúc nào cũng muốn gào to lên rằng : Chẳng lẽ không có con đường nào khác nhẹ nhõm hơn, dễ dàng hơn để cứu độ trần gian sao ? Nếu để tạo dựng nên vũ trụ bao la, muôn loài muôn vật, Thiên Chúa chỉ phán một lời là có mọi sự, thì tại sao để cứu chuộc, để hồi phục, Ngài không dùng con đường quyền phép đó : chỉ phán một lời mọi sự đâu vào đó.
Hoặc nếu cần, thì sai phái các thiên sứ Kerubim, Seraphim, hay cao hơn nữa, ra lệnh cho các Tổng lãnh Thiên sứ Micae, Gabriel, Raphael xuống trần gian để cứu chuộc. Vượt lên trên đó, Thiên Chúa đã chọn một con đường cực kỳ diệu là đích thân hoá mình làm người để xuống trần. Vậy là chưa quá đủ sao, mà lại còn phải chận bớt khoảng rộng để đi vào con đường quá hẹp hòi, gai góc là phải chịu đau khổ nhiều, phải bị loại bỏ, phải bị giết. Thiên Chúa quyền phép vô cùng, toàn năng vô song muốn gì được nấy, lại nhân từ vô cùng, sao lại để Con của mình cũng là Thiên Chúa phải đi vào con đường khó hiểu như vậy, con đường chẳng có vẻ nhân từ chút nào, chứ chưa nói là con đường của Đấng nhân từ vô cùng.
Cũng vì vậy mà các Tông đồ vấp phạm vì con đường này, còn Phêrô, thì kéo Đức Giêsu về phía mình, một cử chỉ sỗ sàng song thành thực của một dân chài bộc trực như muốn ân cần săn đón, giữ gìn và giật người bạn, người thầy của mình khỏi hiểm nguy, kèm theo lời nói: Thầy đâu thể như thế được ! Nhưng Đức Giêsu đã nổi xung thiên về lời nói đó của Phêrô bằng cách đuổi Phêrô đi cũng bằng một lời như khi đuổi ma quỉ cám dỗ trong sa mạc: Satan, hãy xéo đi !
Vậy con đường Đức Giêsu đi là con đường ba chữ PHẢI, chứ không phải con đường “có thể” để thay đổi, để can gián. Và vì nhất thiết phải đi con đường dẫn tới cái chết do người ta giết, nên ta thử tìm hiểu ý nghĩa con đường Chúa đi đó.
2. Tại sao Chúa phải đi con đường ba chữ “Phải” đó ?
Trả lời dễ dàng nhất là chúng ta không trả lời được. Hay nói cách khác: ta không hiểu nổi tại sao Chúa phải đi con đường đó. Chữ PHẢI đây không phải là tất yếu của định mệnh : như nghèo thì phải khổ. Bệnh thì phải đau. Đói thì phải rách. Không học thì phải dốt. Nhưng PHẢI ở đây là điều cần thiết trong kế hoạch của Thiên Chúa, ăn khớp với chương trình của Ngài trên nhân loại, mà chương trình và tư tưởng của Ngài thì vượt xa ý nghĩ của con người. Sách Isaia (55, 6-9) ghi : “Trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối tư tưởng của Ta cao hơn tư tưởng của các ngươi bấy nhiêu”. Cách xa nhau như vậy làm sao ta hiểu nổi kế đồ của Thiên Chúa ? Khi la Phêrô là Satan, hỡi Satan hãy xéo đi, thì Chúa cũng nói như vậy : vì ngươi chẳng hiểu biết gì những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ biết những gì thuộc về loài người.
Nhưng mà, chúng ta có Chúa Thánh Thần, có Chúa Phục sinh. Chúa Thánh Thần soi sáng chúng ta, còn Chúa Phục sinh giải thích cho ta như xưa Chúa Phục Sinh đã giải thích cho hai môn đồ trên đường Emmau (Lc 24,25) : “Hỡi những kẻ kém trí và chậm tin, Đức Kitô há không phải chịu thương khó chịu chết rồi mới vào nơi vinh hiển sao ?” Vậy thì Chúa Phục Sinh đã giải thích và Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho ta hiểu phần nào, tại sao Đức Kitô phải chịu đau khổ, phải chết.
Càng dày lịch sử, càng lắm giải thích. Cho đến nay người ta ghi nhận ít là bốn giải thích này để trả lời cho câu hỏi Tại sao. Tại sao Chúa phải đi con đường đau khổ và chết ? Mỗi giải thích là một cours thần học, nhưng chúng ta chỉ lấy kết luận thôi.
1) Chân lý được khẳng đình rõ nhất là bằng cái chết. Dùng cái chết để chứng minh, thì lời chứng đó hùng hồn nhất (Các thánh Tử đạo sẵn sàng chết để chứng minh Đạo mình theo là Đạo thật; vợ chàng Trương trầm mình chết để chứng minh mình ở nhà không phản bội chồng; các võ sĩ đạo Nhật sẵn sàng chết vì danh dự để chứng minh sự thật).
2) Chúa đi con đường đó không phải để đau khổ, để chết nhưng để diễn tả tình yêu cho đến cùng, “Không có tình yêu nào lớn hơn là chết vì người mình yêu.” Mà Thiên Chúa là Tình yêu, yêu cho đến cùng ! Cha mẹ đau khổ vì con, cha mẹ sẵn sàng chết vì con, không phải vì cha mẹ muốn đau khổ, muốn chết, mà là muốn biểu lộ tình yêu đối với con mình. Thiên Chúa là cha là mẹ.
3) Đức Kitô chết để làm giá chuộc cho chúng ta. Người mang thương tích để anh em được chữa lành. Người đã chết – để anh em được sống (x. 1Pr 2, 23-24). Thánh Phaolô nói : Anh em được chuộc bằng giá rất cao : giá máu Con Chúa. Chứng tỏ loài người chúng ta rất có giá, chứ nếu không, chỉ cần giọt mồ hôi của Con Chúa cũng đủ, đâu cần đổ tới giọt máu cuối cùng !
4) Để lại một mẫu mực cho chúng ta. Nếu Đức Kitô không đau khổ, không chết thì khi con người chúng ta bản tính là hay chết, thân phận là lưu đày đau khổ, chúng ta biết nhìn vào ai, soi vào gương nào để tiến bước khi gặp chết chóc khổ đau.
Cũng chính vì vậy mà trong Bài Tin Mừng hôm nay, sau khi vạch con đường ba chữ phải, Chúa Giêsu thêm : “Ai muốn đi sau tôi, hãy bỏ mình, vác thập giá mà theo.”
Trong kinh Tin Kính chúng ta sắp xướng đây, chúng ta hãy cùng tuyên xưng, Đức Giêsu phải đi con đường thập giá và phải chết thời Phongxiô Philatô. Lời chúng ta tuyên xưng cũng là lời nhắc nhở, khuyến khích, nâng đỡ, an ủi chúng ta khi chúng ta bước theo con đường ba chữ phải của Ngài.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Đầu đề của truyện ngắn này là : “Anh Phải Sống.” Anh phải sống, đồng nghĩa với Em phải chết !
Trong cuộc sống hằng ngày, khi chỉ có một con đường để đi, chỉ có một lối để thoát, chỉ có một giải pháp duy nhất, thì ta vẫn thường dùng chữ phải, chứ không dùng “có thể, có lẽ”. Anh phải đi. Em phải chết. Con phải lấy anh ta. Anh phải yêu em. Không còn con đường nào khác.
Hôm nay trong lúc quan trọng, bài Phúc Âm cho chúng ta thấy Chúa Giêsu bắt đầu hé mở cho các tông đồ biết con đường mà Chúa Giêsu phải đi, con đường ba chữ PHẢI. Chúa phải chịu đau khổ, phải bị loại bỏ, cuối cùng Ngài sẽ phải bị giết chết.
Trước khi chúng ta tìm hiểu con đường ba chữ PHẢI, tại sao Chúa phải đi con đường đó, chúng ta thử hỏi xem có thể có con đường nào khác không ?
1. Có thể có con đường nào khác không ?
Tông đồ Phêrô khi nghe Thầy mình loan báo con đường ba chữ phải này, thì kéo Chúa Giêsu ra nói nhỏ : Thầy không thể như thế đâu. Còn lý lẽ của loài người lúc nào cũng muốn gào to lên rằng : Chẳng lẽ không có con đường nào khác nhẹ nhõm hơn, dễ dàng hơn để cứu độ trần gian sao ? Nếu để tạo dựng nên vũ trụ bao la, muôn loài muôn vật, Thiên Chúa chỉ phán một lời là có mọi sự, thì tại sao để cứu chuộc, để hồi phục, Ngài không dùng con đường quyền phép đó : chỉ phán một lời mọi sự đâu vào đó.
Hoặc nếu cần, thì sai phái các thiên sứ Kerubim, Seraphim, hay cao hơn nữa, ra lệnh cho các Tổng lãnh Thiên sứ Micae, Gabriel, Raphael xuống trần gian để cứu chuộc. Vượt lên trên đó, Thiên Chúa đã chọn một con đường cực kỳ diệu là đích thân hoá mình làm người để xuống trần. Vậy là chưa quá đủ sao, mà lại còn phải chận bớt khoảng rộng để đi vào con đường quá hẹp hòi, gai góc là phải chịu đau khổ nhiều, phải bị loại bỏ, phải bị giết. Thiên Chúa quyền phép vô cùng, toàn năng vô song muốn gì được nấy, lại nhân từ vô cùng, sao lại để Con của mình cũng là Thiên Chúa phải đi vào con đường khó hiểu như vậy, con đường chẳng có vẻ nhân từ chút nào, chứ chưa nói là con đường của Đấng nhân từ vô cùng.
Cũng vì vậy mà các Tông đồ vấp phạm vì con đường này, còn Phêrô, thì kéo Đức Giêsu về phía mình, một cử chỉ sỗ sàng song thành thực của một dân chài bộc trực như muốn ân cần săn đón, giữ gìn và giật người bạn, người thầy của mình khỏi hiểm nguy, kèm theo lời nói: Thầy đâu thể như thế được ! Nhưng Đức Giêsu đã nổi xung thiên về lời nói đó của Phêrô bằng cách đuổi Phêrô đi cũng bằng một lời như khi đuổi ma quỉ cám dỗ trong sa mạc: Satan, hãy xéo đi !
Vậy con đường Đức Giêsu đi là con đường ba chữ PHẢI, chứ không phải con đường “có thể” để thay đổi, để can gián. Và vì nhất thiết phải đi con đường dẫn tới cái chết do người ta giết, nên ta thử tìm hiểu ý nghĩa con đường Chúa đi đó.
2. Tại sao Chúa phải đi con đường ba chữ “Phải” đó ?
Trả lời dễ dàng nhất là chúng ta không trả lời được. Hay nói cách khác: ta không hiểu nổi tại sao Chúa phải đi con đường đó. Chữ PHẢI đây không phải là tất yếu của định mệnh : như nghèo thì phải khổ. Bệnh thì phải đau. Đói thì phải rách. Không học thì phải dốt. Nhưng PHẢI ở đây là điều cần thiết trong kế hoạch của Thiên Chúa, ăn khớp với chương trình của Ngài trên nhân loại, mà chương trình và tư tưởng của Ngài thì vượt xa ý nghĩ của con người. Sách Isaia (55, 6-9) ghi : “Trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối tư tưởng của Ta cao hơn tư tưởng của các ngươi bấy nhiêu”. Cách xa nhau như vậy làm sao ta hiểu nổi kế đồ của Thiên Chúa ? Khi la Phêrô là Satan, hỡi Satan hãy xéo đi, thì Chúa cũng nói như vậy : vì ngươi chẳng hiểu biết gì những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ biết những gì thuộc về loài người.
Nhưng mà, chúng ta có Chúa Thánh Thần, có Chúa Phục sinh. Chúa Thánh Thần soi sáng chúng ta, còn Chúa Phục sinh giải thích cho ta như xưa Chúa Phục Sinh đã giải thích cho hai môn đồ trên đường Emmau (Lc 24,25) : “Hỡi những kẻ kém trí và chậm tin, Đức Kitô há không phải chịu thương khó chịu chết rồi mới vào nơi vinh hiển sao ?” Vậy thì Chúa Phục Sinh đã giải thích và Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho ta hiểu phần nào, tại sao Đức Kitô phải chịu đau khổ, phải chết.
Càng dày lịch sử, càng lắm giải thích. Cho đến nay người ta ghi nhận ít là bốn giải thích này để trả lời cho câu hỏi Tại sao. Tại sao Chúa phải đi con đường đau khổ và chết ? Mỗi giải thích là một cours thần học, nhưng chúng ta chỉ lấy kết luận thôi.
1) Chân lý được khẳng đình rõ nhất là bằng cái chết. Dùng cái chết để chứng minh, thì lời chứng đó hùng hồn nhất (Các thánh Tử đạo sẵn sàng chết để chứng minh Đạo mình theo là Đạo thật; vợ chàng Trương trầm mình chết để chứng minh mình ở nhà không phản bội chồng; các võ sĩ đạo Nhật sẵn sàng chết vì danh dự để chứng minh sự thật).
2) Chúa đi con đường đó không phải để đau khổ, để chết nhưng để diễn tả tình yêu cho đến cùng, “Không có tình yêu nào lớn hơn là chết vì người mình yêu.” Mà Thiên Chúa là Tình yêu, yêu cho đến cùng ! Cha mẹ đau khổ vì con, cha mẹ sẵn sàng chết vì con, không phải vì cha mẹ muốn đau khổ, muốn chết, mà là muốn biểu lộ tình yêu đối với con mình. Thiên Chúa là cha là mẹ.
3) Đức Kitô chết để làm giá chuộc cho chúng ta. Người mang thương tích để anh em được chữa lành. Người đã chết – để anh em được sống (x. 1Pr 2, 23-24). Thánh Phaolô nói : Anh em được chuộc bằng giá rất cao : giá máu Con Chúa. Chứng tỏ loài người chúng ta rất có giá, chứ nếu không, chỉ cần giọt mồ hôi của Con Chúa cũng đủ, đâu cần đổ tới giọt máu cuối cùng !
4) Để lại một mẫu mực cho chúng ta. Nếu Đức Kitô không đau khổ, không chết thì khi con người chúng ta bản tính là hay chết, thân phận là lưu đày đau khổ, chúng ta biết nhìn vào ai, soi vào gương nào để tiến bước khi gặp chết chóc khổ đau.
Cũng chính vì vậy mà trong Bài Tin Mừng hôm nay, sau khi vạch con đường ba chữ phải, Chúa Giêsu thêm : “Ai muốn đi sau tôi, hãy bỏ mình, vác thập giá mà theo.”
Trong kinh Tin Kính chúng ta sắp xướng đây, chúng ta hãy cùng tuyên xưng, Đức Giêsu phải đi con đường thập giá và phải chết thời Phongxiô Philatô. Lời chúng ta tuyên xưng cũng là lời nhắc nhở, khuyến khích, nâng đỡ, an ủi chúng ta khi chúng ta bước theo con đường ba chữ phải của Ngài.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày cầu nguyện bảo tồn môi sinh
Lm. Trần Đức Anh OP
13:18 01/09/2017
VATICAN. ĐTC và Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople kêu gọi các tín hữu thay đổi quan niệm về thế giới và lối sống để dấn thân bảo tồn thiên nhiên.
Hai vị Giáo Chủ đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp chung nhân ngày Thế Giới cầu nguyện cho việc bảo tồn thiên nhiên, lần thứ 3 cử hành hôm qua, 1-9.
Sau khi nhắc đến việc Thiên Chúa mời gọi nhân loại cộng tác với Chúa trong việc gìn giữ và bảo tồn môi trường thiên nhiên (Xc St 2,5), ĐTC và Đức Thượng Phụ Bartolomaios tố giác xu hướng của con người ngày nay phá vỡ hệ thống môi sinh tế nhị và quân bình của thế giới, ước muốn vô độ lèo lái và kiểm soát tài nguyên có giới hạn của trái đất, lòng ham hố thủ lợi vô hạn từ thị trường: tất cả những điều đó đã làm cho chúng ta xa lạ với ý định nguyên thủy của Thiên Chúa khi sáng tạo thế giới. Sứ điệp có đoạn viết:
”Chúng ta không còn tôn trọng thiên nhiên như hồng ân được ban cho mọi người; trái lại chúng ta coi nó như một sở hữu riêng. Chúng ta không còn tương quan với thiên nhiên để nâng đỡ nó; trái lại chúng ta thống trị trên thiên nhiên để nuôi dưỡng các cơ cấu của chúng ta”.
”Hậu quả của những thái độ trên đây thực là bi thảm và kéo dài. Môi trường con người và thiên nhiên đang cùng nhau suy thoái, và sự suy thoái của trái đất đè nặng trên những người dễ bị tổn thương nhất. Ảnh hưởng của những thay đổi khí hậu tác động nhiều nhất trên những người sống nghèo nàn ở mọi góc trời”.
Trước tình trạng trên đây, ĐTC và Đức Thượng Phụ Bartolomaios mời gọi mọi người trong ngày 1-9 này dành thời gian để cầu nguyện cho môi trường, cảm tạ Thiên Chúa vì hồng ân thiên nhiên tuyệt vời và dấn thân bảo tồn nó để mưu ích cho các thế hệ tương lai.. Một mục tiêu của ngày cầu nguyện này là thay đổi quan niệm và tương quan của chúng ta về thế giới.. can đảm chấp nhận một lối sống đơn sơ và có tinh thần liên đới nhiều hơn”.
Hai vị Giáo Chủ tha thiết kêu gọi những người đang giữ vị trí quan trọng trong lãnh vực xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa hãy lắng nghe tiếng kêu của trái đất và chú ý đến nhu cầu của những người bị gạt ra ngoài lề, và nhất là đáp lại tiếng khẩn xin của bao nhiêu người, hỗ trợ sự đồng thuận chung, để chữa lành thiên nhiên bị tổn thương.
Hai vị nói: ”Chúng tôi xác tín rằng không thể có giải pháp chân thực và lâu bền cho thách đố khủng hoảng môi trường và những thay đổi khí hậu nếu không có một câu trả lời có phối hợp và tập thể, nếu không có một trách nhiệm chung và có thể ý thức về những điều đã làm, và nếu không dành ưu tiên cho tình liên đới và phục vụ” (Rei 1-9-2017)
Hai vị Giáo Chủ đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp chung nhân ngày Thế Giới cầu nguyện cho việc bảo tồn thiên nhiên, lần thứ 3 cử hành hôm qua, 1-9.
Sau khi nhắc đến việc Thiên Chúa mời gọi nhân loại cộng tác với Chúa trong việc gìn giữ và bảo tồn môi trường thiên nhiên (Xc St 2,5), ĐTC và Đức Thượng Phụ Bartolomaios tố giác xu hướng của con người ngày nay phá vỡ hệ thống môi sinh tế nhị và quân bình của thế giới, ước muốn vô độ lèo lái và kiểm soát tài nguyên có giới hạn của trái đất, lòng ham hố thủ lợi vô hạn từ thị trường: tất cả những điều đó đã làm cho chúng ta xa lạ với ý định nguyên thủy của Thiên Chúa khi sáng tạo thế giới. Sứ điệp có đoạn viết:
”Chúng ta không còn tôn trọng thiên nhiên như hồng ân được ban cho mọi người; trái lại chúng ta coi nó như một sở hữu riêng. Chúng ta không còn tương quan với thiên nhiên để nâng đỡ nó; trái lại chúng ta thống trị trên thiên nhiên để nuôi dưỡng các cơ cấu của chúng ta”.
”Hậu quả của những thái độ trên đây thực là bi thảm và kéo dài. Môi trường con người và thiên nhiên đang cùng nhau suy thoái, và sự suy thoái của trái đất đè nặng trên những người dễ bị tổn thương nhất. Ảnh hưởng của những thay đổi khí hậu tác động nhiều nhất trên những người sống nghèo nàn ở mọi góc trời”.
Trước tình trạng trên đây, ĐTC và Đức Thượng Phụ Bartolomaios mời gọi mọi người trong ngày 1-9 này dành thời gian để cầu nguyện cho môi trường, cảm tạ Thiên Chúa vì hồng ân thiên nhiên tuyệt vời và dấn thân bảo tồn nó để mưu ích cho các thế hệ tương lai.. Một mục tiêu của ngày cầu nguyện này là thay đổi quan niệm và tương quan của chúng ta về thế giới.. can đảm chấp nhận một lối sống đơn sơ và có tinh thần liên đới nhiều hơn”.
Hai vị Giáo Chủ tha thiết kêu gọi những người đang giữ vị trí quan trọng trong lãnh vực xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa hãy lắng nghe tiếng kêu của trái đất và chú ý đến nhu cầu của những người bị gạt ra ngoài lề, và nhất là đáp lại tiếng khẩn xin của bao nhiêu người, hỗ trợ sự đồng thuận chung, để chữa lành thiên nhiên bị tổn thương.
Hai vị nói: ”Chúng tôi xác tín rằng không thể có giải pháp chân thực và lâu bền cho thách đố khủng hoảng môi trường và những thay đổi khí hậu nếu không có một câu trả lời có phối hợp và tập thể, nếu không có một trách nhiệm chung và có thể ý thức về những điều đã làm, và nếu không dành ưu tiên cho tình liên đới và phục vụ” (Rei 1-9-2017)
Cộng Hòa Trung Phi : Chủng viện Công Giáo là nơi trú ẩn cho 2,000 người Hồi Giáo .
Giuse Thẩm Nguyễn
18:03 01/09/2017
(EWTN News/CNA) Tin từ Bangui, Cộng Hòa Trung Phi. Nhờ Đức Giám Mục Juan Jose Arguine Munoz ở Bangassou, hằng ngàn người tỵ nạn Hồi Giáo đã trốn thoát khỏi những bọn phiến loạn hung hãn tại Cộng Hòa Trung Phi.
ĐGM Munoz là người sinh trưởng tại Tân Ban Nha, nói với đài BBC rằng “Họ sẽ bị chết nếu không thoát khỏi. Đối với người Công Giáo chúng tôi, không có sự khác biệt giữa người Hồi Giáo và người Kitô giáo, mọi người đều là con người. Chúng tôi cần bảo vệ những người bị tổn thương.”
Có vào khoảng 2,000 người tỵ nạn đã đến tạm trú tại một chủng viện Công Giáo ở đông nam của thành phố Bangassou sau những cuộc nổi dậy nổ ra vào tháng Năm.
Vào năm 2013, người Hồi Giáo Seleka đa số đã chiếm quyền và bị tố cáo là đã giết những người không theo Hồi Giáo. Từ đó, nhân dân Cộng Hòa Trung Phi đã phải chịu bao đau khổ vì những bạo loạn sắc tộc. Những nhóm tự vệ được gọi là chống Balaka (Anti-Balaka) được thành lập, đa số là Kitô hữu. Những nhóm này cũng bị cáo buộc là tàn ác.
ĐGM nói “Vì nhóm chiến binh chống BalaKa ngăn cấm họ tìm mua thực phẩm, nước hay củi, do đó họ bị mắc kẹt trong chủng viện.”
Cả hai nhóm chống Balaka và nhóm Seleka đều đã tấn công vào lãnh địa của Giáo Hội, nhưng ĐGM nói Giáo Hội quyết tâm bảo vệ những người bị tổn thương ở mọi phía.
Stephen O’Brien, phó Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Nhân Đạo và Phối Hợp Trợ Cấp Khẩn Cấp đã cảnh cáo rằng cuộc bạo động tàn nhẫn sẽ có thể xảy ra. “Chúng ta phải hành động bây giờ. Những dấu hiệu của cuộc diệt chủng đã xuất hiện. Bạo lực đang gia tăng đe dọa sẽ lập lại cuộc khủng hoảng đã tàn phá ,hủy hoại đất nước này như bốn năm trước.”
Một số người tỵ nạn tại chủng viện đã bị bắn, trong đó có một bé trai 10 tuổi nói rằng một người anh trai đã bị bắn vào tim và người khác bị bắn vào ngực.
Emest Lualuali Ibongu, một Bác Sĩ Không Biên Giới, nói với đài BBC rằng nhiều người tỵ nạn cần được chữa trị nhưng không thể rời chủng viện để đến nhà thương được.
ĐGM Munoz nói rằng việc xin phép cho các nhân viên cứu trợ vào chủng viện đã không được chấp nhận. Lực lượng chống Balaka được trang bị vũ khí và rất dữ tợn. Họ có thể giết cả trẻ em. Rất khó để thương thảo với họ.
Từ khi cuộc xung khắc nổ ra, hằng ngàn người đã bị giết và ít nhất một triệu người đã phải di tản. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, có ít nhất một nửa dân Trung Phi đang sống nhờ vào viện trợ nhân đạo.
Một dự thảo hòa bình đã được ký vào tháng Sáu. Chính quyền và 13 trong số 14 nhóm vũ trang đồng ý ngưng chiến để đổi lại các đại diện chính trị và sự hòa nhập các nhóm chiên binh vào quân đội. ĐGH Phanxicô đã thăm nước này vào năm 2015.
Giuse Thẩm Nguyễn
Có vào khoảng 2,000 người tỵ nạn đã đến tạm trú tại một chủng viện Công Giáo ở đông nam của thành phố Bangassou sau những cuộc nổi dậy nổ ra vào tháng Năm.
Vào năm 2013, người Hồi Giáo Seleka đa số đã chiếm quyền và bị tố cáo là đã giết những người không theo Hồi Giáo. Từ đó, nhân dân Cộng Hòa Trung Phi đã phải chịu bao đau khổ vì những bạo loạn sắc tộc. Những nhóm tự vệ được gọi là chống Balaka (Anti-Balaka) được thành lập, đa số là Kitô hữu. Những nhóm này cũng bị cáo buộc là tàn ác.
ĐGM nói “Vì nhóm chiến binh chống BalaKa ngăn cấm họ tìm mua thực phẩm, nước hay củi, do đó họ bị mắc kẹt trong chủng viện.”
Cả hai nhóm chống Balaka và nhóm Seleka đều đã tấn công vào lãnh địa của Giáo Hội, nhưng ĐGM nói Giáo Hội quyết tâm bảo vệ những người bị tổn thương ở mọi phía.
Stephen O’Brien, phó Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Nhân Đạo và Phối Hợp Trợ Cấp Khẩn Cấp đã cảnh cáo rằng cuộc bạo động tàn nhẫn sẽ có thể xảy ra. “Chúng ta phải hành động bây giờ. Những dấu hiệu của cuộc diệt chủng đã xuất hiện. Bạo lực đang gia tăng đe dọa sẽ lập lại cuộc khủng hoảng đã tàn phá ,hủy hoại đất nước này như bốn năm trước.”
Một số người tỵ nạn tại chủng viện đã bị bắn, trong đó có một bé trai 10 tuổi nói rằng một người anh trai đã bị bắn vào tim và người khác bị bắn vào ngực.
Emest Lualuali Ibongu, một Bác Sĩ Không Biên Giới, nói với đài BBC rằng nhiều người tỵ nạn cần được chữa trị nhưng không thể rời chủng viện để đến nhà thương được.
ĐGM Munoz nói rằng việc xin phép cho các nhân viên cứu trợ vào chủng viện đã không được chấp nhận. Lực lượng chống Balaka được trang bị vũ khí và rất dữ tợn. Họ có thể giết cả trẻ em. Rất khó để thương thảo với họ.
Từ khi cuộc xung khắc nổ ra, hằng ngàn người đã bị giết và ít nhất một triệu người đã phải di tản. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, có ít nhất một nửa dân Trung Phi đang sống nhờ vào viện trợ nhân đạo.
Một dự thảo hòa bình đã được ký vào tháng Sáu. Chính quyền và 13 trong số 14 nhóm vũ trang đồng ý ngưng chiến để đổi lại các đại diện chính trị và sự hòa nhập các nhóm chiên binh vào quân đội. ĐGH Phanxicô đã thăm nước này vào năm 2015.
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ công bố quyết định thành lập trường cao đẳng dậy nghể Hòa Bình của giáo phận Xuân Lộc.
Người Giồng Trôm
09:40 01/09/2017
Có thể nói hôm nay 1 tháng 9 năm 2017 là ngày ghi dấu ấn lịch sử cho nền giáo dục Việt Nam. Như mọi người đã biết, sau “ngày ấy” từ những năm 1975 cho đến này chưa có một trường Công Giáo nào được chứng nhận thành lập từ phía Nhà Nước. Dẫu rằng ai ai cũng biết rằng trong các lãnh vực y tế, giáo dục, đào tạo ... Công Giáo vẫn có tâm và có tầm hơn với những trường của Nhà Nước. Thế nhưng, chẳng hiểu vì lý do nào đó để rồi suốt 42 năm dài đăng đẳng, hôm nay giáo phận Xuân Lộc mới có ngôi trường Công Giáo đầu tiên. Chính vì vậy, hôm nay là dấu hiệu khởi đầu của niềm vui vì sự nghiệp giáo dục được trao vào tay những người Công Giáo có tâm và có tầm.
Xem Hình
Từ rất sớm, nhiều người có mối liên hệ cách này hay cách khác với trường Cao Đẳng Hòa Bình để tham dự Lễ Trao quyết định thành lập trường Cao Đẳng Hòa Bình.
Từ 16 30 đến 18 giờ, các nghi thức cần thiết cũng như Lễ công bố quyết định thành lập cho Hiệu Trưởng trường Cao Đẳng Hòa Bình.
MC giới thiệu các vị đại biểu cũng như thành phần tham dự buổi Lễ hôm nay. Hiện diện trong Hội Trường chiều hôm nay có Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân – Giám mục phụ tá Giáo Phận Xuân Lộc, Đức Ông Vinh Sơn – Nguyên Tổng Đại Diện Giáo Phận cùng quý Cha, quý vị lãnh đạo và toàn thể thầy cô giáo, học sinh và ân nhân của trường.
Sau đó là những phát biểu của các vị lãnh đạo Bộ Lao Động TB &XH; lãnh đạo Tỉnh Đồng Nai; Chúc mừng của Học viện Taiken, Tokyo Nhật Bản (Thầy Shibaoka Michio Chủ Tịch) và cuối cùng là ời cảm tạ đại biểu (Hiệu Trưởng trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
Kèm theo những lời phát biểu là các tiết mục văn nghệ và đặc biệt là ca khúc truyền thống “Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc” do ca sĩ Thanh Sử trình bày.
16 g 50. Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo hiện diện với cộng đoàn. Tràng pháo tay thật nồng nhiệt đón mừng sự hiện diện của vị Chủ Chăn đáng kính của Giáo Phận.
18 g 15 phút, Thánh Lễ tạ ơn được long trọng cử hành.
Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo chủ tế Thánh Lễ, cùng đồng tế với Đức Cha Giuse có Đức Cha Gioan, Đức Ông Vinh Sơn, quý Cha.
Đức Cha Giuse ngỏ chút tâm tình cùng với cộng đoàn : “... Chúng ta họp nhau nơi đây dâng lời tạ ơn Chúa vì biết bao nhiêu hồng ân. Ngày hôm nay ghi nhớ ngày nâng cấp trường trung cấp lên Cao Đẳng, chúng ta cùng xin Chúa ban nhiều ơn cho trường Cao Đẳng ...”
Đức Cha mời gọi học sinh trường sống tâm tình tạ ơn Chúa. Chúa ban cho rất nhiều ơn qua người nọ người kia : “Chúng con có quý thầy cô dạy dỗ và có biết bao nhiêu ân nhân giúp đỡ và đặc biệt các con có phương tiện. Có nhiều người cộng tác, cộng tác bằng tình thương yêu chúng con mới có ngôi trường này. Chúng con cố gắng học giỏi và tìm công ăn việc làm tốt. Cha muốn cho học sinh sinh viên Công Giáo toàn quốc phải thành người mà phải thành thánh nữa. Qua nhiều người, những người đó có lòng thương yêu chúng con, giúp chúng con phương tiện này phương tiện kia ... đó là lòng yêu người. Chúng con phải biết ơn”.
Sau đó Đức Cha kể chuyện một chàng thanh niên đã đạt được những vòng phỏng vấn. Qua lý lịch, vị giám đốc biết thành quả học của anh ta. Ông Giám Đốc hỏi : Cha của cậu trả học phí cho cậu phải không ? Anh ta đáp :Cha tôi mất, mẹ tôi trang trải học phí cho tôi. Mẹ cậu làm ở đâu ? Mẹ tôi làm nghề giặt quần áo. Anh ta trả lời sau câu hỏi cậu có giúp mẹ cậu không ? Cậu ta trả lời mẹ cậu ta đã làm tất cả. Giám đốc bảo cậu ta về giặt đồ và rồi cậu đã về giặt đồ. Khi cậu giặt đồ cậu lăn trào nước mắt vì thấy được bàn tay của mẹ mình đau đớn như thế nào ...Đó cũng là lần đầu tiên cậu nhận ra tiền đâu ra để đóng học phí cho mình ... Sau khi giặt thay cho mẹ. Đêm hôm đó hai mẹ con nói chuyện rất lâu. Sáng hôm sau, chàng thanh niên gặp vị giám đốc : “Tôi đã giặt thay cho mẹ và giặt 4 thau quần áo còn lại ..”. Bây giờ tôi hiểu thế nào là biết ơn ... nếu không có mẹ thì tôi không có như ngày hôm nay. Đến bây giờ tôi mới hiểu được lòng mẹ ...
Vị giám đốc nói với chàng thanh niên : “Đó là những điều mà tôi muốn người quản lý phải có. Tôi muốn người quản lý phải biết ơn người khác”. Và rồi giám đốc nhận chàng thanh niên.
Qua câu chuyện đó, Đức Cha Giuse muốn gởi đến học sinh : “Các con là những người có tâm, hiểu được công lao của biết bao nhiêu người giúp, phải có tâm bao dung để thấy được những lỡ lầm, thiếu xót”.
Chàng thanh niên sau này trở thành người quản lý tốt và những người làm việc với anh rất vui vẻ, tốt đẹp.
Đức Cha mời gọi học sinh sinh viên hãy trở nên như muối, muối phải đậm đà. Bất cứ nơi nào có học sinh sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng Hòa Bình thì phải nhận ra sự an bình, vui tươi nơi các con. Các con phải thành nhân và thành thánh. Cha cầu chúc cho các con không chỉ năm nay mà tương lai trở thành những người tốt ...”
Trước khi ban phép lành cuối Lễ, Cha Giuse Nguyễn Văn Uy đã có tâm tình cảm ơn Quý Đức Cha, Đức Ông, quý Cha và cộng đoàn cùng ân nhân xa gần.
Sau đó, Đức Cha ngỏ chút tâm tình với nhà trường. Đức Cha gợi lên khả năng nhạy bén để thích nghi với dụng cụ lớn hơn. Chúng con phải đáp ứng để sử dụng những thứ trao cho chúng con, khi chúng con sử dụng xe đạp khả năng ít hơn nhưng khi sử dụng xe hơi thì khả năng nhìn phải lớn hơn. Khi lái máy bay trực thăng thì phải có khả năng nhạy bén hơn. Từ trung cấp lên cao đẳng, chúng con và quý thầy cô phải tăng cấp về ngành nghề và cái tâm. Một người giỏi phải có cái tâm tốt để làm ơn làm phúc cho người khác. Xin gửi đến trường cao đẳng Hòa Bình tăng cấp không chỉ về tài trí mà cái tâm cái hồn ...”
Sau Thánh Lễ, những tấm hình kỷ niệm cho ngày hôm nay được ghi lại.
Thánh Lễ tạ ơn kết thúc, tập thể trường Cao Đẳng Hòa Bình bước vào năm học mới. Xin Chúa thương chúc lành cho quý Thầy Cô cũng như học sinh trường đạt được những hiệu quả, thành tích học tập cao không chỉ về trí mà về tâm như lòng Đức Cha Giuse hằng mong ước.
Tưởng nghĩ trường Cao Đẳng Hòa Bình là một bước tiến, một dấu chỉ cho tương lai mở ra nhiều trường Công Giáo nữa để phục vụ cho nhu cầu học tập, đào luyện những người trẻ trong tương lai không chỉ có tầm mà còn có tâm nữa.
Xem Hình
Từ rất sớm, nhiều người có mối liên hệ cách này hay cách khác với trường Cao Đẳng Hòa Bình để tham dự Lễ Trao quyết định thành lập trường Cao Đẳng Hòa Bình.
Từ 16 30 đến 18 giờ, các nghi thức cần thiết cũng như Lễ công bố quyết định thành lập cho Hiệu Trưởng trường Cao Đẳng Hòa Bình.
MC giới thiệu các vị đại biểu cũng như thành phần tham dự buổi Lễ hôm nay. Hiện diện trong Hội Trường chiều hôm nay có Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân – Giám mục phụ tá Giáo Phận Xuân Lộc, Đức Ông Vinh Sơn – Nguyên Tổng Đại Diện Giáo Phận cùng quý Cha, quý vị lãnh đạo và toàn thể thầy cô giáo, học sinh và ân nhân của trường.
Sau đó là những phát biểu của các vị lãnh đạo Bộ Lao Động TB &XH; lãnh đạo Tỉnh Đồng Nai; Chúc mừng của Học viện Taiken, Tokyo Nhật Bản (Thầy Shibaoka Michio Chủ Tịch) và cuối cùng là ời cảm tạ đại biểu (Hiệu Trưởng trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
Kèm theo những lời phát biểu là các tiết mục văn nghệ và đặc biệt là ca khúc truyền thống “Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc” do ca sĩ Thanh Sử trình bày.
16 g 50. Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo hiện diện với cộng đoàn. Tràng pháo tay thật nồng nhiệt đón mừng sự hiện diện của vị Chủ Chăn đáng kính của Giáo Phận.
18 g 15 phút, Thánh Lễ tạ ơn được long trọng cử hành.
Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo chủ tế Thánh Lễ, cùng đồng tế với Đức Cha Giuse có Đức Cha Gioan, Đức Ông Vinh Sơn, quý Cha.
Đức Cha Giuse ngỏ chút tâm tình cùng với cộng đoàn : “... Chúng ta họp nhau nơi đây dâng lời tạ ơn Chúa vì biết bao nhiêu hồng ân. Ngày hôm nay ghi nhớ ngày nâng cấp trường trung cấp lên Cao Đẳng, chúng ta cùng xin Chúa ban nhiều ơn cho trường Cao Đẳng ...”
Đức Cha mời gọi học sinh trường sống tâm tình tạ ơn Chúa. Chúa ban cho rất nhiều ơn qua người nọ người kia : “Chúng con có quý thầy cô dạy dỗ và có biết bao nhiêu ân nhân giúp đỡ và đặc biệt các con có phương tiện. Có nhiều người cộng tác, cộng tác bằng tình thương yêu chúng con mới có ngôi trường này. Chúng con cố gắng học giỏi và tìm công ăn việc làm tốt. Cha muốn cho học sinh sinh viên Công Giáo toàn quốc phải thành người mà phải thành thánh nữa. Qua nhiều người, những người đó có lòng thương yêu chúng con, giúp chúng con phương tiện này phương tiện kia ... đó là lòng yêu người. Chúng con phải biết ơn”.
Sau đó Đức Cha kể chuyện một chàng thanh niên đã đạt được những vòng phỏng vấn. Qua lý lịch, vị giám đốc biết thành quả học của anh ta. Ông Giám Đốc hỏi : Cha của cậu trả học phí cho cậu phải không ? Anh ta đáp :Cha tôi mất, mẹ tôi trang trải học phí cho tôi. Mẹ cậu làm ở đâu ? Mẹ tôi làm nghề giặt quần áo. Anh ta trả lời sau câu hỏi cậu có giúp mẹ cậu không ? Cậu ta trả lời mẹ cậu ta đã làm tất cả. Giám đốc bảo cậu ta về giặt đồ và rồi cậu đã về giặt đồ. Khi cậu giặt đồ cậu lăn trào nước mắt vì thấy được bàn tay của mẹ mình đau đớn như thế nào ...Đó cũng là lần đầu tiên cậu nhận ra tiền đâu ra để đóng học phí cho mình ... Sau khi giặt thay cho mẹ. Đêm hôm đó hai mẹ con nói chuyện rất lâu. Sáng hôm sau, chàng thanh niên gặp vị giám đốc : “Tôi đã giặt thay cho mẹ và giặt 4 thau quần áo còn lại ..”. Bây giờ tôi hiểu thế nào là biết ơn ... nếu không có mẹ thì tôi không có như ngày hôm nay. Đến bây giờ tôi mới hiểu được lòng mẹ ...
Vị giám đốc nói với chàng thanh niên : “Đó là những điều mà tôi muốn người quản lý phải có. Tôi muốn người quản lý phải biết ơn người khác”. Và rồi giám đốc nhận chàng thanh niên.
Qua câu chuyện đó, Đức Cha Giuse muốn gởi đến học sinh : “Các con là những người có tâm, hiểu được công lao của biết bao nhiêu người giúp, phải có tâm bao dung để thấy được những lỡ lầm, thiếu xót”.
Chàng thanh niên sau này trở thành người quản lý tốt và những người làm việc với anh rất vui vẻ, tốt đẹp.
Đức Cha mời gọi học sinh sinh viên hãy trở nên như muối, muối phải đậm đà. Bất cứ nơi nào có học sinh sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng Hòa Bình thì phải nhận ra sự an bình, vui tươi nơi các con. Các con phải thành nhân và thành thánh. Cha cầu chúc cho các con không chỉ năm nay mà tương lai trở thành những người tốt ...”
Trước khi ban phép lành cuối Lễ, Cha Giuse Nguyễn Văn Uy đã có tâm tình cảm ơn Quý Đức Cha, Đức Ông, quý Cha và cộng đoàn cùng ân nhân xa gần.
Sau đó, Đức Cha ngỏ chút tâm tình với nhà trường. Đức Cha gợi lên khả năng nhạy bén để thích nghi với dụng cụ lớn hơn. Chúng con phải đáp ứng để sử dụng những thứ trao cho chúng con, khi chúng con sử dụng xe đạp khả năng ít hơn nhưng khi sử dụng xe hơi thì khả năng nhìn phải lớn hơn. Khi lái máy bay trực thăng thì phải có khả năng nhạy bén hơn. Từ trung cấp lên cao đẳng, chúng con và quý thầy cô phải tăng cấp về ngành nghề và cái tâm. Một người giỏi phải có cái tâm tốt để làm ơn làm phúc cho người khác. Xin gửi đến trường cao đẳng Hòa Bình tăng cấp không chỉ về tài trí mà cái tâm cái hồn ...”
Sau Thánh Lễ, những tấm hình kỷ niệm cho ngày hôm nay được ghi lại.
Thánh Lễ tạ ơn kết thúc, tập thể trường Cao Đẳng Hòa Bình bước vào năm học mới. Xin Chúa thương chúc lành cho quý Thầy Cô cũng như học sinh trường đạt được những hiệu quả, thành tích học tập cao không chỉ về trí mà về tâm như lòng Đức Cha Giuse hằng mong ước.
Tưởng nghĩ trường Cao Đẳng Hòa Bình là một bước tiến, một dấu chỉ cho tương lai mở ra nhiều trường Công Giáo nữa để phục vụ cho nhu cầu học tập, đào luyện những người trẻ trong tương lai không chỉ có tầm mà còn có tâm nữa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ, bài 39
Vũ Văn An
20:20 01/09/2017
Còn Đạo Công Giáo ở Ấn Độ thì sao?
Dấu chân Công Giáo ở Ấn Độ đã có từ thời các tông đồ nguyên khởi. Thực thế, về phương diện lịch sử, giáo hội ở tiểu bang Kerala miền nam đã tự gọi mình là Các Kitô Hữu của Thánh Tôma, vì họ cho rằng họ bắt nguồn từ các cố gắng truyền giáo của chính Thánh Tôma trong thế kỷ thứ nhất. Sự lớn mạnh gần đây của Đạo Công Giáo, vào cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21, là một điều phi thường. Từ năm 1975 tới năm 2000, dân số Công Giáo của Ấn Độ tăng từ dưới 2 triệu người lên quá 17 triệu người và hiện nay, có dự phóng cho rằng nó sẽ đạt tới 26 triệu người vào năm 2050. Đây vẫn chỉ là một thiểu số nhỏ trong dân số khổng lồ của Ấn Độ, nhưng dù là một phần nhỏ trong dân số 1 tỷ người, con số này vẫn hết sức đáng lưu ý. Hai mươi sáu triệu người Công Giáo ở Ấn Độ vào năm 2050 sẽ đặt Ấn Độ vào số 20 quốc gia Công Giáo hàng đầu trên thế giới, với dân số Công Giáo gần bằng cỡ của Đức. Ấn Độ cũng là quốc gia Công Giáo lớn thứ năm trên thế giới, nơi tiếng Anh là ngôn ngữ chính; đến lúc đó, sẽ có nhiều người Công Giáo nói tiếng Anh ở Ấn Độ hơn ở Ái Nhĩ Lan, Úc, Vương Quốc Thống Nhất và Gia Nã Đại gọp lại.
Trong khi trung tâm Công Giáo truyền thống của Ấn Độ nằm ở miền nam, gần đây, Giáo Hội đã thu được nhiều tín hữu ở các vùng khác của đất nước. Chẳng hạn, ở đông bắc Ấn Độ, một vùng gồm 8 tiểu bang tập trung quanh thành phố Assam, hiện nay có 1 triệu rưỡi người Công Giáo, non một thế kỷ sau khi các nhà truyền giáo đặt chân tới đây. Ngày nay, các giáo phận địa phương phong chức trung bình cho 50 tân linh mục mỗi năm, một điều hết sức gây ấn tượng theo tiêu chuẩn Công Giáo hoàn vũ. Tại tiểu bang Arunachal Pradesh ở biên giới với Trung Quốc, nơi Đạo Công Giáo mới được du nhập 25 năm qua, hiện nay có 180,000 người Công Giáo trong tổng số dân 800,000 người.
Sự gia tăng nói trên thường phản ảnh nhiều nhân tố lịch sử và xã hội độc đáo. Giáo Hội tạo được thành công truyền giáo lớn nhất nơi người Dalit, là đẳng cấp thấp nhất trong hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ, và các người bộ lạc, tức những người hoàn toàn nằm ngoài hệ thống đẳng cấp. Cả hai nhóm này thường coi việc theo một tôn giáo không phải Ấn Giáo như phương thế để bác bỏ việc bị áp bức. Các ước tính đều đồng ý rằng người Dalit và người bộ lạc hiện chiếm khoảng từ 60 tới 75 phần trăm tổng dân số Công Giáo của Ấn Độ.
Đâu là các đặc điểm chính của Đạo Công Giáo ở Ấn Độ?
Giáo Hội tại Ấn Độ có 3 nghi lễ chính: Syro-Malabar, Syro-Malankara, và nghi lễ La Tinh. Nghi lễ Syro-Malabar có khoảng 4 triệu tín hữu, nghi lễ Syro-Malankara có khoảng 500,000 tín hữu, và số còn lại thuộc nghi lễ La Tinh. Các cố gắng truyền giáo ở phía Nam, tập trung ở Kerala và Goa, theo bước chân chiếm đóng Goa của người Bồ Đào Nha năm 1510. Đạo Công Giáo được người ta tôn trọng rộng rãi khắp Ấn Độ nhờ mạng lưới trường học, bệnh viện và các trung tâm phục vụ xã hội. Do các yếu tố dân số học của đất nước, những người không phải là Công Giáo chiếm khối đại đa số những người thừa hưởng ơn ích của các định chế vừa kể, nên Giáo Hội được coi như vốn qúy của cả xã hội. Khi Mẹ Têrêxa qua đời năm 1997, chính phủ Ấn Độ dành cho Mẹ nghi lễ quốc táng, biến Mẹ thành người công dân tư thứ hai, sau Mohandas Gandhi, được vinh dự này. Quan tài của Mẹ được chở trên cùng một đoàn xe tang từng chuyên chở di hài Gandhi năm 1948.
Trong mấy thập niên vừa qua, các giám mục và thần học gia Ấn Độ, cũng như các nhà tư tưởng và tranh đấu Tây Phương được Ấn Độ gợi hứng, đã là những nhà lãnh đạo nổi bật trong Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC), là cơ quan bảo trợ các giám mục Công Giáo của Á Châu. FABC đã khai phá điều được gọi là “cuộc đối thoại tay ba” (triple dialogue) nghĩa là đối thoại với các nền văn hóa Á Châu, đối thoại với các truyền thống tôn giáo vĩ đại, và đối thoại với người nghèo của lục địa. Trong các sự việc Công Giáo hoàn cầu, các giám mục Á Châu nói chung được tri cảm như những vị chủ đạo trong việc Giáo Hội vươn bàn tay liên tôn của mình ra với các tôn giáo khác. Các ngài cũng được coi như những người cổ vũ lối sống đơn giản và khiêm nhường hơn nơi các nhà lãnh đạo Giáo Hội.
Việc tiếp xúc với các tôn giáo Á Châu có chiều hướng trở thành mối quan tâm đặc biệt đối với người Công Giáo Ấn Độ, xét vì bộ mặt xã hội của họ như một thiểu số tí hon giữa lòng một đa số mênh mông người Ấn Giáo. Đối với một số người, Ấn Độ vốn được tiếng có một nền thần học dạn dĩ nhất trong Đạo Công Giáo hiện nay, nhất là trong “thuyết đa nguyên tôn giáo”. Các nhà tư tưởng như Michael Amaladoss, Felix Wilfred, Raimon Panikkar, Aloysius Pieris, và Jacques Dupuis, tất cả đều là người Ấn hay chịu ảnh hưởng tư tưởng Ấn, tuy gây tranh cãi nhưng là vì họ muốn cố gắng đem lại một giá trị thần học tích cực cho các tôn giáo không phải là Kitô Giáo. Đây là một khai triển hợp luận lý xét vì tính đa dạng phong phú về tôn giáo của Ấn Độ, nhưng nó gây nhiều báo động cho các giới trong Giáo Hội có nhiệm vụ bảo vệ căn tính Công Giáo truyền thống. Các nhà lãnh đạo Công Giáo muốn khuyến khích việc thăm dò thần học giúp mở ra cuộc đối thoại nhưng không được vượt quá các giới hạn tín lý.
Công bằng kinh tế cũng là một quan tâm xã hội đối với nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo Ấn, vì việc biến đổi nhanh chóng và bộ mặt kinh tế của đất nước như một siêu cường hoàn cầu đang ló dạng. Ấn Độ hiện nay là nước lãnh đạo thế giới về kỹ thuật thông tin và truyền thông, kỹ thuật ánh sáng, kỹ thuật sinh học, và dược phẩm, và nó cũng là nước Microsoft dùng đưa công việc tới (outsourcing); họ hiện kiểm soát 85 phần trăm thị trường của một ngành kỹ nghệ gia tăng 40 phần trăm mỗi năm. Việc tạo nên một giai cấp trung lưu mới đã kéo hằng trăm triệu người Ấn ra khỏi cảnh nghèo cùng cực.
Thế nhưng phép lạ kinh tế của Ấn Độ vẫn để lại đàng sau một phần dân số khổng lồ, với khoảng 300 triệu người chỉ kiếm được non 1 dollars một ngày. Đẳng cấp Dalit muôn đời và những người bộ lạc, chiếm khoảng 150 triệu tới 250 triệu người, vẫn còn bị kỳ thị và bạo lực đến não lòng. Đặc biệt vì dân số Công Giáo phần lớn bao gồm các đẳng cấp hạ đẳng này, nên các nhà lãnh đạo Giáo Hội coi việc mở rộng các cơ hội mới của Ấn Độ là ưu tiên hàng đầu.
Đâu là các thách đố lớn lao cho Giáo Hội ở Ấn Độ?
Giáo Hội Công Giáo đã tiếp nhận chính nghĩa giải phóng người Dalit và người bộ lạc trong xã hội Ấn Độ, thế nhưng, Giáo Hội lại có một thành tích lẫn lộn trong việc cổ vũ việc lãnh đạo và tạo cơ hội cho giai cấp hạ đẳng. Đức Tổng Giám Mục Marampudi Joji của Hyderabat, vốn là vị Tổng Giám Mục người Dalit đầu tiên của Ấn Độ, trong một cuộc phỏng vấn năm 2005, đã nói rằng “việc kỳ thị người Dalit không có sự chế tài chính thức nào trong Giáo Hội, nhưng nó rất được thực hành”. Đức Tổng Giám Mục Joji thuật lại câu truyện về một cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo Công Giáo và cựu thủ tướng Ấn Độ Indira Gahndi trong thập niên 1970. Theo ngài, khi các giám mục than phiền về việc đối xử với người Dalit, Gandhi phản công ngay: “trước nhất, qúy vị hãy xử tốt với người Dalit ngay bên trong Giáo Hội của qúy vị, rồi hãy trở lại với tôi và khiếu nại cho họ. Lúc ấy, tôi sẽ ráng hết sức cho qúy vị”.
Nhậy cảm đối với các phân biệt đẳng cấp vẫn còn rất mạnh trong Giáo Hội. Khi Đức Cha Joji được cử tới một tổng giáo phận nơi người Dalit không chiếm đa số, vị Tổng Giám Mục mãn nhiệm tên Samineni Arulappa của Hyderabat than phiền: “Rôma đang chơi trò cỡi xe. Họ không biết các thực tại dưới đất”. Khi dân số gia tăng và năng động tính nội bộ giúp Đạo Công Giáo ở Ấn Độ có nhiều ảnh hưởng lớn lao hơn đối với Giáo Hội hoàn cầu, thì việc lưu ý tới khía cạnh thành tích này xem ra càng kịch liệt hơn.
Đạo Công Giáo ở Ấn Độ cũng đối diện với một đe dọa trầm trọng do sự xuất hiện của chủ nghĩa duy quốc gia Ấn Giáo khá hung hãn. Các phong trào Ấn Giáo cực đoan thường cho rằng các Kitô hữu có những thực hành truyền giáo đầy nghi ngờ nhằm “Kitô hóa” Ấn Độ. Dù phần đông người ta cho rằng những người Ấn Giáo duy quốc gia chỉ là một thiểu sổ nhỏ của dân số, nhưng họ có khả năng tạo nên nhiều tai họa khủng khiếp. Ngày nay, đôi khi các nhóm cực đoan có tổ chức dám đi vào các làng Công Giáo, rao giảng một thứ tin mừng gọi là Hindutva, hay chủ nghĩa duy quốc gia Ấn Giáo, và thúc ép người ta tham dự các nghi thức “tái trở lại”. Các nhóm này cũng thường tổ chức các ngày lễ hội chống báng trong mùa Giáng Sinh của Kitô Giáo. Nỗi sợ bị người Kitô Giáo tiếm quyền là nỗi sợ khá bàng bạc; năm 2001, khi Sonia Gandhi, gốc Ý, ra tranh cử, một nhật báo cho chạy hàng tít lớn: “Sonia, dễ bị Vatican tống tiền!”
Đôi khi, các căng thẳng trên nổ thành bạo động. Năm 2006, chẳng hạn, Đức Tổng Giám Mục Bernard Moras của Bengalore và hai linh mục bị đám đông tấn công ở Jalhally, cách nam Bengalore 10 dặm. Ba vị giáo sĩ đến để thanh tra quang cảnh sau khi Nhà Thờ Thánh Tôma và Trường Thánh Claret ở Jalhally bị các người duy quốc gia Ấn Giáo cướp phá. Thành viên các dòng tu Công Giáo cũng gặp nguy hiểm. Tháng Ba năm 2008, hai nữ tu sĩ Dòng Cát Minh bị tấn công và đánh đập bằng roi sắt ở Maharastra thuộc tiểu bang Mumbai. Trong khi ấy, sáu tiểu bang Ấn Độ nay đã thông qua các đạo luật mới “chống trở lại” mà xét về nhiều phương diện có mục đích giới hạn hoạt động của các nhà truyền giáo Kitô Giáo và các nhóm tín ngưỡng khác.
Orissa, tiểu bang phía tây bắc, là khung cảnh có lẽ bạo lực nhất diễn ra các cuộc sát hại người Kitô Giáo cho tới nay ở đầu thế kỷ 21. Năm 2008, một loạt các cuộc bạo động kết thúc với khoảng một trăm Kitô hữu bị chặt đầu bởi những người cực đoan sử dụng mã tấu, hàng ngàn người bị thương và ít nhất 50,000 người vô gia cư. Khoảng 6,000 gia hộ Kitô hữu, cùng với 300 nhà thờ và trường học bị phá hủy. Các nhà lãnh đạo Công Giáo địa phương than phiền rằng chính phủ tiểu bang ở Orissa do đảng Bharatiya Janata duy quốc gia lãnh đạo, đã để bạo lực tha hồ lộng hành.
Các nhà lãnh đạo Công Giáo cũng đang đối diện với thách đố tự bảo vệ và bảo vệ đoàn chiên của mình chống lại các đe dọa trên. Đây có lẽ là một trách nhiệm hết sức khó khăn trong một môi trường địa chính trị trong đó, nhiều đại cường thế giới không dám thách thức các chính sách đối nội của Ấn Độ, sợ mất cơ hội làm ăn với một trong các nền kinh tế quan trọng nhất đang vươn lên của thế giới.
Giữa khung cảnh hoang tàn của cuộc sát hại năm 2008, Đức Tổng Giám Mục Raphael Cheetath của Cuttack-Bhubaneswar, thuộc tiểu bang Orissa, nói rằng “Ngày nay, Ấn Độ là một thị trường được mọi người thèm muốn. Có nhiều may rủi lớn lao về quyền lợi kinh tế ở đây, nên ai cũng muốn có những mối liên hệ tốt với chúng tôi. Trong trạng huống này, không ai lưu ý tới những điều đang xẩy ra cho các nhóm thiểu số như chúng tôi”.
Còn tiếp
Dấu chân Công Giáo ở Ấn Độ đã có từ thời các tông đồ nguyên khởi. Thực thế, về phương diện lịch sử, giáo hội ở tiểu bang Kerala miền nam đã tự gọi mình là Các Kitô Hữu của Thánh Tôma, vì họ cho rằng họ bắt nguồn từ các cố gắng truyền giáo của chính Thánh Tôma trong thế kỷ thứ nhất. Sự lớn mạnh gần đây của Đạo Công Giáo, vào cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21, là một điều phi thường. Từ năm 1975 tới năm 2000, dân số Công Giáo của Ấn Độ tăng từ dưới 2 triệu người lên quá 17 triệu người và hiện nay, có dự phóng cho rằng nó sẽ đạt tới 26 triệu người vào năm 2050. Đây vẫn chỉ là một thiểu số nhỏ trong dân số khổng lồ của Ấn Độ, nhưng dù là một phần nhỏ trong dân số 1 tỷ người, con số này vẫn hết sức đáng lưu ý. Hai mươi sáu triệu người Công Giáo ở Ấn Độ vào năm 2050 sẽ đặt Ấn Độ vào số 20 quốc gia Công Giáo hàng đầu trên thế giới, với dân số Công Giáo gần bằng cỡ của Đức. Ấn Độ cũng là quốc gia Công Giáo lớn thứ năm trên thế giới, nơi tiếng Anh là ngôn ngữ chính; đến lúc đó, sẽ có nhiều người Công Giáo nói tiếng Anh ở Ấn Độ hơn ở Ái Nhĩ Lan, Úc, Vương Quốc Thống Nhất và Gia Nã Đại gọp lại.
Trong khi trung tâm Công Giáo truyền thống của Ấn Độ nằm ở miền nam, gần đây, Giáo Hội đã thu được nhiều tín hữu ở các vùng khác của đất nước. Chẳng hạn, ở đông bắc Ấn Độ, một vùng gồm 8 tiểu bang tập trung quanh thành phố Assam, hiện nay có 1 triệu rưỡi người Công Giáo, non một thế kỷ sau khi các nhà truyền giáo đặt chân tới đây. Ngày nay, các giáo phận địa phương phong chức trung bình cho 50 tân linh mục mỗi năm, một điều hết sức gây ấn tượng theo tiêu chuẩn Công Giáo hoàn vũ. Tại tiểu bang Arunachal Pradesh ở biên giới với Trung Quốc, nơi Đạo Công Giáo mới được du nhập 25 năm qua, hiện nay có 180,000 người Công Giáo trong tổng số dân 800,000 người.
Sự gia tăng nói trên thường phản ảnh nhiều nhân tố lịch sử và xã hội độc đáo. Giáo Hội tạo được thành công truyền giáo lớn nhất nơi người Dalit, là đẳng cấp thấp nhất trong hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ, và các người bộ lạc, tức những người hoàn toàn nằm ngoài hệ thống đẳng cấp. Cả hai nhóm này thường coi việc theo một tôn giáo không phải Ấn Giáo như phương thế để bác bỏ việc bị áp bức. Các ước tính đều đồng ý rằng người Dalit và người bộ lạc hiện chiếm khoảng từ 60 tới 75 phần trăm tổng dân số Công Giáo của Ấn Độ.
Đâu là các đặc điểm chính của Đạo Công Giáo ở Ấn Độ?
Giáo Hội tại Ấn Độ có 3 nghi lễ chính: Syro-Malabar, Syro-Malankara, và nghi lễ La Tinh. Nghi lễ Syro-Malabar có khoảng 4 triệu tín hữu, nghi lễ Syro-Malankara có khoảng 500,000 tín hữu, và số còn lại thuộc nghi lễ La Tinh. Các cố gắng truyền giáo ở phía Nam, tập trung ở Kerala và Goa, theo bước chân chiếm đóng Goa của người Bồ Đào Nha năm 1510. Đạo Công Giáo được người ta tôn trọng rộng rãi khắp Ấn Độ nhờ mạng lưới trường học, bệnh viện và các trung tâm phục vụ xã hội. Do các yếu tố dân số học của đất nước, những người không phải là Công Giáo chiếm khối đại đa số những người thừa hưởng ơn ích của các định chế vừa kể, nên Giáo Hội được coi như vốn qúy của cả xã hội. Khi Mẹ Têrêxa qua đời năm 1997, chính phủ Ấn Độ dành cho Mẹ nghi lễ quốc táng, biến Mẹ thành người công dân tư thứ hai, sau Mohandas Gandhi, được vinh dự này. Quan tài của Mẹ được chở trên cùng một đoàn xe tang từng chuyên chở di hài Gandhi năm 1948.
Trong mấy thập niên vừa qua, các giám mục và thần học gia Ấn Độ, cũng như các nhà tư tưởng và tranh đấu Tây Phương được Ấn Độ gợi hứng, đã là những nhà lãnh đạo nổi bật trong Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC), là cơ quan bảo trợ các giám mục Công Giáo của Á Châu. FABC đã khai phá điều được gọi là “cuộc đối thoại tay ba” (triple dialogue) nghĩa là đối thoại với các nền văn hóa Á Châu, đối thoại với các truyền thống tôn giáo vĩ đại, và đối thoại với người nghèo của lục địa. Trong các sự việc Công Giáo hoàn cầu, các giám mục Á Châu nói chung được tri cảm như những vị chủ đạo trong việc Giáo Hội vươn bàn tay liên tôn của mình ra với các tôn giáo khác. Các ngài cũng được coi như những người cổ vũ lối sống đơn giản và khiêm nhường hơn nơi các nhà lãnh đạo Giáo Hội.
Việc tiếp xúc với các tôn giáo Á Châu có chiều hướng trở thành mối quan tâm đặc biệt đối với người Công Giáo Ấn Độ, xét vì bộ mặt xã hội của họ như một thiểu số tí hon giữa lòng một đa số mênh mông người Ấn Giáo. Đối với một số người, Ấn Độ vốn được tiếng có một nền thần học dạn dĩ nhất trong Đạo Công Giáo hiện nay, nhất là trong “thuyết đa nguyên tôn giáo”. Các nhà tư tưởng như Michael Amaladoss, Felix Wilfred, Raimon Panikkar, Aloysius Pieris, và Jacques Dupuis, tất cả đều là người Ấn hay chịu ảnh hưởng tư tưởng Ấn, tuy gây tranh cãi nhưng là vì họ muốn cố gắng đem lại một giá trị thần học tích cực cho các tôn giáo không phải là Kitô Giáo. Đây là một khai triển hợp luận lý xét vì tính đa dạng phong phú về tôn giáo của Ấn Độ, nhưng nó gây nhiều báo động cho các giới trong Giáo Hội có nhiệm vụ bảo vệ căn tính Công Giáo truyền thống. Các nhà lãnh đạo Công Giáo muốn khuyến khích việc thăm dò thần học giúp mở ra cuộc đối thoại nhưng không được vượt quá các giới hạn tín lý.
Công bằng kinh tế cũng là một quan tâm xã hội đối với nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo Ấn, vì việc biến đổi nhanh chóng và bộ mặt kinh tế của đất nước như một siêu cường hoàn cầu đang ló dạng. Ấn Độ hiện nay là nước lãnh đạo thế giới về kỹ thuật thông tin và truyền thông, kỹ thuật ánh sáng, kỹ thuật sinh học, và dược phẩm, và nó cũng là nước Microsoft dùng đưa công việc tới (outsourcing); họ hiện kiểm soát 85 phần trăm thị trường của một ngành kỹ nghệ gia tăng 40 phần trăm mỗi năm. Việc tạo nên một giai cấp trung lưu mới đã kéo hằng trăm triệu người Ấn ra khỏi cảnh nghèo cùng cực.
Thế nhưng phép lạ kinh tế của Ấn Độ vẫn để lại đàng sau một phần dân số khổng lồ, với khoảng 300 triệu người chỉ kiếm được non 1 dollars một ngày. Đẳng cấp Dalit muôn đời và những người bộ lạc, chiếm khoảng 150 triệu tới 250 triệu người, vẫn còn bị kỳ thị và bạo lực đến não lòng. Đặc biệt vì dân số Công Giáo phần lớn bao gồm các đẳng cấp hạ đẳng này, nên các nhà lãnh đạo Giáo Hội coi việc mở rộng các cơ hội mới của Ấn Độ là ưu tiên hàng đầu.
Đâu là các thách đố lớn lao cho Giáo Hội ở Ấn Độ?
Giáo Hội Công Giáo đã tiếp nhận chính nghĩa giải phóng người Dalit và người bộ lạc trong xã hội Ấn Độ, thế nhưng, Giáo Hội lại có một thành tích lẫn lộn trong việc cổ vũ việc lãnh đạo và tạo cơ hội cho giai cấp hạ đẳng. Đức Tổng Giám Mục Marampudi Joji của Hyderabat, vốn là vị Tổng Giám Mục người Dalit đầu tiên của Ấn Độ, trong một cuộc phỏng vấn năm 2005, đã nói rằng “việc kỳ thị người Dalit không có sự chế tài chính thức nào trong Giáo Hội, nhưng nó rất được thực hành”. Đức Tổng Giám Mục Joji thuật lại câu truyện về một cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo Công Giáo và cựu thủ tướng Ấn Độ Indira Gahndi trong thập niên 1970. Theo ngài, khi các giám mục than phiền về việc đối xử với người Dalit, Gandhi phản công ngay: “trước nhất, qúy vị hãy xử tốt với người Dalit ngay bên trong Giáo Hội của qúy vị, rồi hãy trở lại với tôi và khiếu nại cho họ. Lúc ấy, tôi sẽ ráng hết sức cho qúy vị”.
Nhậy cảm đối với các phân biệt đẳng cấp vẫn còn rất mạnh trong Giáo Hội. Khi Đức Cha Joji được cử tới một tổng giáo phận nơi người Dalit không chiếm đa số, vị Tổng Giám Mục mãn nhiệm tên Samineni Arulappa của Hyderabat than phiền: “Rôma đang chơi trò cỡi xe. Họ không biết các thực tại dưới đất”. Khi dân số gia tăng và năng động tính nội bộ giúp Đạo Công Giáo ở Ấn Độ có nhiều ảnh hưởng lớn lao hơn đối với Giáo Hội hoàn cầu, thì việc lưu ý tới khía cạnh thành tích này xem ra càng kịch liệt hơn.
Đạo Công Giáo ở Ấn Độ cũng đối diện với một đe dọa trầm trọng do sự xuất hiện của chủ nghĩa duy quốc gia Ấn Giáo khá hung hãn. Các phong trào Ấn Giáo cực đoan thường cho rằng các Kitô hữu có những thực hành truyền giáo đầy nghi ngờ nhằm “Kitô hóa” Ấn Độ. Dù phần đông người ta cho rằng những người Ấn Giáo duy quốc gia chỉ là một thiểu sổ nhỏ của dân số, nhưng họ có khả năng tạo nên nhiều tai họa khủng khiếp. Ngày nay, đôi khi các nhóm cực đoan có tổ chức dám đi vào các làng Công Giáo, rao giảng một thứ tin mừng gọi là Hindutva, hay chủ nghĩa duy quốc gia Ấn Giáo, và thúc ép người ta tham dự các nghi thức “tái trở lại”. Các nhóm này cũng thường tổ chức các ngày lễ hội chống báng trong mùa Giáng Sinh của Kitô Giáo. Nỗi sợ bị người Kitô Giáo tiếm quyền là nỗi sợ khá bàng bạc; năm 2001, khi Sonia Gandhi, gốc Ý, ra tranh cử, một nhật báo cho chạy hàng tít lớn: “Sonia, dễ bị Vatican tống tiền!”
Đôi khi, các căng thẳng trên nổ thành bạo động. Năm 2006, chẳng hạn, Đức Tổng Giám Mục Bernard Moras của Bengalore và hai linh mục bị đám đông tấn công ở Jalhally, cách nam Bengalore 10 dặm. Ba vị giáo sĩ đến để thanh tra quang cảnh sau khi Nhà Thờ Thánh Tôma và Trường Thánh Claret ở Jalhally bị các người duy quốc gia Ấn Giáo cướp phá. Thành viên các dòng tu Công Giáo cũng gặp nguy hiểm. Tháng Ba năm 2008, hai nữ tu sĩ Dòng Cát Minh bị tấn công và đánh đập bằng roi sắt ở Maharastra thuộc tiểu bang Mumbai. Trong khi ấy, sáu tiểu bang Ấn Độ nay đã thông qua các đạo luật mới “chống trở lại” mà xét về nhiều phương diện có mục đích giới hạn hoạt động của các nhà truyền giáo Kitô Giáo và các nhóm tín ngưỡng khác.
Orissa, tiểu bang phía tây bắc, là khung cảnh có lẽ bạo lực nhất diễn ra các cuộc sát hại người Kitô Giáo cho tới nay ở đầu thế kỷ 21. Năm 2008, một loạt các cuộc bạo động kết thúc với khoảng một trăm Kitô hữu bị chặt đầu bởi những người cực đoan sử dụng mã tấu, hàng ngàn người bị thương và ít nhất 50,000 người vô gia cư. Khoảng 6,000 gia hộ Kitô hữu, cùng với 300 nhà thờ và trường học bị phá hủy. Các nhà lãnh đạo Công Giáo địa phương than phiền rằng chính phủ tiểu bang ở Orissa do đảng Bharatiya Janata duy quốc gia lãnh đạo, đã để bạo lực tha hồ lộng hành.
Các nhà lãnh đạo Công Giáo cũng đang đối diện với thách đố tự bảo vệ và bảo vệ đoàn chiên của mình chống lại các đe dọa trên. Đây có lẽ là một trách nhiệm hết sức khó khăn trong một môi trường địa chính trị trong đó, nhiều đại cường thế giới không dám thách thức các chính sách đối nội của Ấn Độ, sợ mất cơ hội làm ăn với một trong các nền kinh tế quan trọng nhất đang vươn lên của thế giới.
Giữa khung cảnh hoang tàn của cuộc sát hại năm 2008, Đức Tổng Giám Mục Raphael Cheetath của Cuttack-Bhubaneswar, thuộc tiểu bang Orissa, nói rằng “Ngày nay, Ấn Độ là một thị trường được mọi người thèm muốn. Có nhiều may rủi lớn lao về quyền lợi kinh tế ở đây, nên ai cũng muốn có những mối liên hệ tốt với chúng tôi. Trong trạng huống này, không ai lưu ý tới những điều đang xẩy ra cho các nhóm thiểu số như chúng tôi”.
Còn tiếp
Ảnh Nghệ Thuật
Ảnh nghệ thuật - Chiêm niệm: Đồng hướng
Nguyễn Đức Cung
09:26 01/09/2017
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Yêu không phải là nhìn nhau chằm chằm,
mà là cùng nhau nhìn về một hướng.
Love does not consist in gazing at each other,
but in looking outward together in the same
direction.
(Antoine de Saint-Exupery)
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bơ Vơ
LM Nguyễn Trung Tây
16:15 01/09/2017
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Chúa gọi,
con nhận ra bé
ngồi bán cá bên vệ đường.
Chúa nói,
mẹ em mắc bệnh Sida,
chết, xác sình thối,
mới hôm qua
dân làng vùi nông bên vệ đường!
Giờ bơ vơ,
không nơi tựa nương!
(NTT)