Ngày 07-08-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức tin trưởng thành
Lm Vũđình Tường
06:10 07/08/2014
Sau khi giải tán đám đông Đức Kitô sai các môn đệ xuống thuyền qua bên kia còn Ngài ở lại một mình cầu nguyện. Khoảng gần sáng Ngài đi trên mặt nước đến với các ông. Các tông đồ vất vả chèo chống, đương đầu với sóng to, gió cả, vất vả đến đứt hơi. Giữa biển sóng chập trùng sao như có bóng người đang đi trên sóng, vững vàng như đi trên đất bằng. Có mơ không, có mệt quá nhìn cá hoá sóng, hay phần hồn át phần xác? Xoa mặt, dụi mắt nhìn vẫn thấy hình ảnh đó. Rõ ràng bóng người đang đi đến, mỗi lúc một gần hơn. Đã sợ còn sợ hơn. Bỗng nhiên bóng đó lên tiếng trấn an, dù gió lớn nhưng nghe giọng rất quen thuộc. Dẫu thế lúc hoảng hốt vẫn không nhận rõ giọng của ai: Đừng sợ, Thầy đây. Phêrô, nửa tin, nửa ngờ, lấy hết can đảm lên tiếng nếu là Thầy xin cho con đến với Thầy. Phêrô bước ra khỏi thuyền, lạ thay, sóng gió thế mà ông bước trên đầu sóng, bình yên,đến cùng Thầy . Cái cảm giác lâng lâng đang diễn ra bỗng thấy con sóng khổng lồ ập đến che khuất Thầy, Phêrô đâm hoảng vội la lớn xin Thầy cứu. Đức Kitô nắm tay ông dẫn đi trên sóng cả. Cả hai vào thuyền an toàn. Đức Kitô nhẹ nhàng nhắc Phêrô hãy tin vào sức mạnh và quyền năng của Thiên Chúa. Bão táp, sóng cả, biển gầm sóng vỗ đều qui phục quyền năngThiên Chúa.

Để được cùng đồng hành với Đức Kitô cần đặt trọn tin tưởng vào Ngài. Ngài là người bạn đường, luôn sóng vai, kề bên, mặc dù không nhìn thấy, nhưng Ngài luôn cùng đồng hành với ta khi an vui cũng như khi hoạn nạn. Ta không thấy Ngài nhưng Ngài thấy ta và cùng đi với ta trên đường đời. Mỗi bước chân ta bước đều có bước chân Ngài bước theo nhưng ta không thấy, không nhận biết bởi Ngài luôn theo sát ta như bóng với hình giữa trưa ánh sáng chan hoà. Bởi không thấy Ngài nên khi gặp hoạn nạn ta hay bối rối quên có Ngài hiện diện. Bởi quên và bối rối nên ta không tìm nương tựa nơi Ngài nhưng lại tin vào những gì nhìn thấy, sờ chạm được vì thế nỗi sợ càng tăng, cô đơn càng đặm và thất vọng chập trùng. Phêrô nơi biển khơi, sóng cả đã có kinh nghiệm đó. May mắn cho Phêrô ông đã lên tiếng kêu cầu và đã nhìn thấy bàn tay Thầy dơ ra cho ông nắm lấy. Bao lần trên đời ta cũng kêu cầu, bàn tay Thầy cũng dơ ra cho ta nắm nhưng ta lại không nhận ra bàn tay thần diệu đó, lại đi nắm bàn tay nhân loại và đặt hi vọng vào bàn tay giới hạn của con người nên vấn nạn đã không được giải quyết thấu đáo mà nhiều khi còn gây phức tạp hơn. Cũng là bàn tay nhưng bàn tay Thầy có thần lực giải quyết mọi khó khăn, trong khi đó bàn tay con người bị tiền tài giới hạn thường làm hỏng chuyện lớn. Bao lần trong đời Thiên Chúa đã ban cho ta nhiều ngạc nhiên. Ngạc nhiên đến độ không ngờ và cũng không ai đoán được. Vì thế khi gặp hoạn nạn, gian nan hãy làm sống lại những ngạc nhiên đó, hãy nhớ lại những lần Thầy cùng đồng hành với ta để chạy đến với Thầy, nắm chặt tay Thầy để được kéo lên thuyền an toàn.

Cuộc sống không thể tránh khỏi bão tố trong đời. Khi bão tố đến đừng tự một mình chống đỡ, đừng đặt trọn niềm tin vào bàn tay thế nhân. Nhờ họ giúp sức, an ủi nhưng cần đặt trọn niềm tin vào lòng Chúa xót thương bởi Ngài không bỏ rơi ta bao giờ. Phêrô trong cơn gió bão đã tự tin vào sức mình và đã bị chìm đắm trong khi bạn ông trên thuyền dù thương tiếc nhưng bất lực. May mắn cho Phêrô trong lúc nguy nan ông nhớ đến và xin Thầy kéo khỏi hố sâu bão táp. Thầy không bao giờ ngờ vực ta chỉ có ta ngờ vực Thầy. Thầy luôn đồng hành với ta và luôn trung tín trong lời Thầy hứa. Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế.

Sóng gió cuộc đời nhiều khi to lớn đến độ che phủ cái nhìn của ta, làm ta lầm tưởng tin là sóng gió cuộc đời mãnh liệt đến độ không gì ngăn cản được. Không phải thế, tình yêu và lòng Chúa xót thương lớn hơn sóng to, gió cả, mạnh hơn bão tố có sức tiêu diệt lửa rừng, thác lũ. Khi cứu Phêrô ra khỏi cơn sóng Đức Kitô cũng mời gọi chúng ta hãy vượt qua sóng to, bão tố. bước qua lửa đến với Chúa. Chỉ cần chúng ta dám nhích chân bước tới Thầy sẽ cứu chúng ta khỏi cơn nguy biến. Nhích chân bước đến với Thầy chính là hành động của lòng tin và hành động của lòng tin giúp đức tin triển nở, lớn lên trong tình yêu Thầy.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 20 mùa Thường niên năm A 17-8-2014
Mai Tá
19:52 07/08/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 20 mùa Thường niên năm A 17-8-2014

“Trời nào đã tạnh cơn mưa,”
“Mà giông tố cũ còn chưa muốn tàn.”
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Mt 15: 21-28

Cơn mưa cuộc đời khi xưa nay tạnh rơi. Giông tố lòng Đạo, lúc này vẫn ngổn ngang, chưa muốn tàn. Thật khó tàn, khi lòng nguời còn chứa chất nhiều tình-tiết rất Sa-tăng, như trình-thuật còn diễn-tả.
Trình thuật hôm nay diễn và tả về đời đi Đạo, là sống với thực tế cả một đời, trong đó có các sinh hoạt cả Đạo lẫn đời. Trong sinh hoạt Đạo, người tín hữu gặp đủ mọi loại người, từ thần thánh đến quỷ ma. Nơi đây, người đi Đạo vẫn cứ suy tư những chuyện trên trời lẫn trần gian, địa ngục. Ở đây, người người vẫn quan tâm đến đủ mọi thứ truyện kể. Những truyện kể như bên dưới:
Vào buổi sáng đẹp trời ngày của Chúa, nhiều người trong huyện đã thức giấc chuẩn bị để đến nơi nguyện cầu. Trước giờ lễ, người đi cầu nguyện có thói quen xì xào nhỏ to phía bàn quỳ. Họ kể cho nhau nghe những chuyện gia đình, và cuộc sống. Nói với nhau, về những chuyện có liên quan đức tin, kinh kệ, không thiếu xót.
Bất chợt, Sa-tăng xuất hiện như người thật bằng xương bằng thịt. Có người rú lên, sợ hãi; bỏ Chúa, bỏ Mẹ, chạy ra cửa tìm đường thoát thân. Chẳng mấy chốc, ngôi thánh đường trở nên êm ắng, lạnh tanh. Duy có lão bà vẫn lặng yên, bình thản ngồi nơi bàn quỳ. Chẳng bày tỏ nỗi lo lắng, xúc động. Khiến Sa-tăng tức giận, ngấc đầu ngạo mạn, hỏi:

-Này, lão bà, mụ có biết ta là ai không?
-Đương nhiên là biết.
-Thế, mụ không sợ ta sao?
-Lão muội đây chẳng bao giờ sợ quỷ ma!
-Sao mụ lại dám coi thường ta, đến như thế?
-Muội đây, 48 năm trời từng sống với người anh của ngươi, nay còn biết sợ chi ai!…

Đến hôm nay, ở nhiều nơi có văn hóa khác biệt, vẫn còn thấy tổ chức lễ hội đình đám, lớn nhỏ. Ở đó, người văn minh thời đại vẫn đưa đẩy, kéo lôi mọi người về với quyền lực của tà thần, tăm tối. Điều này dễ nhận hơn, vẫn có vào thời của Đức Chúa. Những nào: bệnh trầm trọng, thân hình quái dị, thần trí bại xuội, lại đến: dịch tễ nhiễu nhương, thiên tai hãm hại. Lại cả những trận-địa nhục-nhã thất-bại, với đấu tranh.
Cứ thế, người người quy lỗi cho đó là hình phạt từ Đức Chúa. Hoặc, do ma quỷ nhúng tay vào. Dù, không coi đó là chuyện “khó tin nhưng có thật”, tai mắt ta vẫn cứ văng vẳng đâu đó, quả quyết của người đời, thời vi tính: quỷ thần có thật.
Truyện kể hôm nay, về người nữ miền Tyrô - Siđôn là ảnh hình minh chứng niềm tin nơi con người. Người đàn bà quê mùa ấy cho rằng: ma vương vốn lộng hành, nên con gái mình mới bị dày vò, vật vã. Thật ra, con gái bà chưa hẳn đã bị quỷ ám, hành hạ. Nhưng, bà ngại con mình mắc chứng ngặt nghèo, chẳng thể chữa. Thêm vào đó, bà còn bị người đời khinh khi, coi thường; bị những ánh mắt đầy đối kháng.
Ghét ghen. Kỳ thị. Suốt đời, bà chỉ là dân ngoài Đạo, luôn sống bên lề cộng đồng cao sang, người Do Thái. Nói tóm lại, chuyện kể về bà không làm Đức Kitô yên lòng. Và, nhìn từ góc cạnh nào đó, tình trạng của bà xem ra không ổn. Nơi bà, là cả một khác biệt về sắc tộc và Đạo giáo. Bởi vậy, môn đệ trung kiên của Đức Chúa mới nghĩ: dù bà có mon men đến gần, cũng chẳng xin được điều gì lớn lao, nơi Thầy mình.
Và xem ra, Ngài biểu đồng tình với các môn đệ về chuyện này, đã làm ngơ. Nói cách khác, người nữ phụ nọ nếu không cả gan nài nỉ, có lẽ bà cũng chẳng đạt được ân huệ khó kiếm, từ người Do Thái. Đồng thời, lời ví von về người đàn bà ngoài Đạo, như lũ chó con hèn hạ, được xã hội trong Đạo mặc nhiên công nhận, vào thời ấy.
Một lần nữa, nhờ lanh trí đối đáp, tin vào sự kiên nhẫn của mình, người nữ phụ miền Tyrô - Siđôn mới làm cho sự thể trở nên khác thường. Bà thuần hóa mọi gièm pha, ghét ghen kỳ thị của người đời, vào thời ấy. Bà có lý khi biện giải rằng: dù có bị coi rẻ như lũ chó đớn hèn đi nữa, bà vẫn không là loài thú hoang, đáng bị bỏ rơi ở bên ngoài.
Trái lại, bà vẫn coi mình như loài thụ tạo thuần thục, chỉ quanh quẩn trong nhà chầu chực một ân huệ, Chúa đánh rơi. Bà biết phận, và hiểu mình hơn ai hết. Hiểu rằng: là thân phận bọt bèo, bà mới kéo được về phía của mình, sự quan tâm chú ý của Đức Chúa.
Có như thế, con bà mới được cứu chữa. Có như thế, lớp hậu duệ là chúng ta mới học thêm được bài học, là: Nước Trời luôn xuyên phá rào cản chặn ngăn ân huệ xuống ban cho chúng ta. Ơn cứu độ được ban xuống bằng những phương thức khá đặc biệt. Đặc biệt hơn, vẫn qua trung gian người ngoài Đạo.
Phúc Âm hôm nay, cho thấy sức mạnh của lời cầu, qua trung gian một người. Và người ấy, lại là người ngoài Đạo. Người nữ trong truyện đã phải trải qua giờ phút căng thẳng, của đời bà. Bà cố chịu căng thẳng, nhục nhã không phải cho mình, mà cho con gái. Niềm tin của bà, là gạch nối qua đó cuộc sống của người khác được cải thiện. Bà làm thế, còn để cho tất cả chúng ta, nữa. Là tín hữu, ta thường cho bạn bè người thân biết rõ, ta luôn quan tâm nguyện cầu, cho họ. Cứ thường tình, khi nghe chuyện, dù không cùng niềm tin ai cũng đều cảm kích.
Thành thử, khi nguyện cầu cho bất cứ ai, dù ở nhà hay tại nguyện đường, dù buổi Tiệc Thánh, hoặc gặp lúc có liên hoan, đây là giờ phút cao đẹp nhất cho tất cả. Ta học nhiều điều từ giáo xứ/cộng đoàn, cũng là nhờ vào nguyện cầu đỡ nâng như thế. Đây là giây phút quên mình đi, để chỉ nghĩ đến người khác. Cho người khác. Dù chỉ một khoảnh khắc. Dù, theo cách dị biệt.
Bởi, cầu và nguyện như thế, là tự đặt mình vào cảnh tình của người khác. Đến với người khác, bằng hiệp thông. Cầu và nguyện như thế, sẽ nhắc nhớ ta một điều: khi dự tiệc khoản đãi “cấp trên cao”, hay ở đâu đó, có thể vẫn có người nào đó quanh ta, mỏi mệt đang mong chờ nhặt nhạnh, dù chỉ là vụn bánh đánh rơi. Dù, chỉ là cơm thừa canh cặn. Với họ, đó là hạnh phúc. Thứ hạnh phúc, mà họ chưa một lần ấp ủ.
Nguyện cầu sẻ san, còn khuyên ta nên ra đi về chốn bùn đen cuộc đời, ở nơi đó, có những người đang xuống cấp, ngã ngựa. Có ra đi, ta mới có thể đỡ nâng đàn con Đức Chúa ở chốn nghèo hèn, được lên nơi đủ ăn, đủ mặc. Nơi mọi người, đáng được hưởng ơn lành hơn ai hết. Sở dĩ đã nên nghèo, vì không ai để tâm đoái hoài đến họ. Nhưng thật ra, họ đều là con cái. Là, tạo vật của Đức Chúa.
Trong tinh-thần cảm-nghiệm được những điều như thế, cũng nên ngâm lên lời thơ rằng:

“Trời nào đã tạnh còn mưa
Mà giông-tố cũ còn chưa muốn tàn,
Nhà người tôi quyết không sang
Thù người, tôi những đem nằm nghiến rằng.
Quên người – nhất quyết tôi quên,
Mà sao gặp lại còn kiên-nhân chào.”
(Nguyễn Tất Nhiên – Trúc Đào)

Tình người ở đời, xưa nay vẫn là thế. Tình người ở nhà Đạo, lúc này phải khác xưa. Khác, người, khác thời, khác cả tinh-thần mà mọi ngưòi cần đối xứ với nhau hệt như thành-viên của Nước Trời, ở đời. Vẫn cần ghi nhớ đến thiên thu.

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lepanto 1571 và sức mạnh của ngoại giao cầu nguyện
Vũ Văn An
00:31 07/08/2014
Đáp lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo Công Giáo Iraq, nhất là của Thượng Phụ Louis Raphael Sako, ngày 6 tháng 8 đã được giành cho việc cầu nguyện cho các Kitô hữu đang bị bách hại thảm khốc tại Iraq dưới bàn tay tàn bạo của Quốc Gia Hồi Giáo Trị (ISIS).

Nhân dịp này, Thượng Phụ Sako có soạn lời cầu nguyện cho hòa bình như sau:

“Lạy Chúa,
cảnh ngộ khốn khổ của đất nước chúng con
thật là sâu thẳm và sự đau khổ của các Kitô hữu
thật là nặng nề và khủng khiếp.
Vì thế, chúng con xin Chúa
tha mạng sống cho chúng con, và ban cho chúng con sự nhẫn nại,
và can đảm để chúng con tiếp tục làm chứng cho các giá trị Kitô Giáo
một cách tin tưởng và hy vọng.

Lạy Chúa, hòa bình là nền tảng của sự sống;
Xin ban cho chúng con hòa bình và ổn định giúp chúng con
sống với nhau không sợ hãi lo âu,
mà đầy phẩm giá và hân hoan.
Vinh danh Chúa đến muôn đời”.

Tất nhiên ngày này được Đức Phanxicô chúc phúc. Nền ngoại giao của ngài vốn đặt căn bản trên cầu nguyện và đối thoại. Nhiều người hoài nghi hiệu quả của phương thức này, nhưng hình như họ không học được gì từ bài học quá khứ: chiến thắng Lepanto năm 1571 là chiến thắng của tràng hạt Mân Côi.

Thực vậy, hậu bán thế kỷ 16, khi trống trận Hồi Giáo vang lên, giáo sĩ của nhà vua Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên thánh chiến, và chỉ có Đức Giáo Hoàng mới đánh giá trọn vẹn được đe dọa này. Như Brandon Rogers, khi bình luận bài thơ “Lepanto” của G.K. Chesterton (người đang được vận động phong á thánh), đã viết: chỉ có Đức Piô V mới hiểu rằng “trận chiến thực sự đang diễn ra là trận chiến thiêng liêng, một cuộc đụng độ niềm tin đang diễn ra, và cái giá đặt cược là chính sự hiện hữu của Phương Tây Kitô Giáo. Có người nhận định thêm rằng: lúc đó cũng như bây giờ, bất hạnh thay, sự hợp nhất Kitô Giáo đang ở hồi tơi tả, nên sau cơn nổi loạn của Thệ Phản, Hồi Giáo thấy thời cơ của họ đã đến.

Đế Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, trung tâm quyền lực Hồi Giáo, tìm cách khống chế Địa Trung Hải. Hải tặc cướp phá từ Bắc Phi, hải đội hùng hậu của Nhà Vua Hồi thả neo ở Đông Địa Trung Hải, còn quân đội Hồi thì dàn hàng dọc các duyên hải Châu Phi, Trung và Cận Đông, và gây áp lực lên vùng biển Adriatic. Các đạo quân này đe dọa Đế Quốc Habsburg qua ngả Balkans.

Người Thổ có tham vọng thâu tóm toàn bộ Châu Âu dưới trướng dar al-Islam, “Nhà Tùng Phục”, bắt phải suy phục luật Sharia. Là nhà của bọn vô đạo, Châu Âu bị gọi là dar al-Harb, “Nhà của Chiến Tranh”.

Mà “Nhà của Chiến Tranh” lúc đó đang chia rẽ. Đế Quốc Habsburg là chiến lũy của Âu Châu chống lại thánh chiến Hồi Giáo, nhưng cột kèo của nó đang mục nát bởi nạn Thệ Phản, những người đang làm trệch hướng các đạo quân Công Giáo, thậm chí còn hoan hô quân Hồi, được họ coi như đồng thù nghịch với giáo hoàng Rôma.

Năm 1568, Hoàng Đế Maximilian, của nửa Đế Quốc Habsburg thuộc Áo, đồng ý ký hiệp ước hòa bình với quân Thổ, nhờ thế Danube được tạm thời yên ổn tương đối.

Tại Tây Ban Nha, cột trụ khác của Đế Quốc Habsburg là Philip II. Đối với vị này, tình thế không yên ổn chút nào. Ông vốn là một nhà cai trị ác nghiệt, lầm lì. Nơi ông, không còn chỗ nào dành cho bác ái, nhưng chỗ cho âm mưu tính toán thì lúc nào cũng dư thừa, lấy cớ bảo vệ đức tin, nhưng pha trộn vào đó là đủ hầm bà làng các chất liệu không thuộc đức tin chút nào. Các hiệp sĩ của ông từng tràn ngập Tân Thế Giới, tạo nên một đế quốc bao la cung cấp cho ông đủ bạc vàng châu báu. Ông biết đấy là tương lai của ông. Nhưng cận kề phía bắc ông đang mai phục một đe dọa.

Philip không hề là bạn của Hồi Giáo, và quân Hồi vốn là mối đe dọa thường xuyên đối với việc Tây Ban Nha chiếm giữ Naples và Sicily. Các hạm đội của Tây Ban Nha đụng độ với hải tặc Hồi Giáo khắp Địa Trung Hải. Ngay thời điểm này, lục quân Tây Ban Nha đang dẹp cuộc nổi loạn Morisco của người Marốc không chịu trở lại đạo. Ông tin rằng Tây Ban Nha đủ trang bị để đánh bại quân Hồi.

Nhưng Phong Trào Thệ Phản là một điều tương đối mới. Nó là phản bội và lạc giáo. Và với Philip, nó còn tệ hại hơn nữa: nó là Kitô hữu giết Kitô hữu, nó là Kitô hữu làm khiếp đảm Đức Kitô, nó là Kitô hữu “thù ghét Đức Maria, đấng được Thiên Chúa ôm hôn tại Galilê”.

Trong khi nhà Habsburg của Áo hy vọng hòa giải được với những người Thệ Phản thuộc dòng Giécmanh đầy bạo lực của mình, thì Philip chỉ tin tưởng vào lục quân của ông. Đức Piô V cũng chẳng ưa gì người Thệ Phản, nhưng đối với ngài và các vị giáo hoàng trước ngài, Hồi Giáo vẫn là mối đe dọa thực sự. Ngài cảm thấy ngài có nhiều trách vụ cần làm, nhưng trách vụ sinh tử vẫn là đương đầu với thách thức Hồi Giáo.

Giống Philip, Đức Piô V cũng là một con người khắc khổ, không hẳn là điển hình cho một Kitô Giáo vui tươi như người Ý mong muốn. Tuy nhiên, không như Philip, ngài có một cốt lõi thiêng liêng quân bình, giữ cho ngài không mắc các sai lầm của hoàng đế. Trong tư cách giáo hoàng, ngài là một người cải cách, đem sự tinh ròng của đan viện vào việc tổ chức và quản trị Giáo Hội, duyệt chỉnh các dòng tu, giáo dục tín hữu, phúc âm hóa và chăm sóc người nghèo.

Nếu thế giới Kitô Giáo lúc ấy chia rẽ, thì Đức Piô V vẫn có thế giá cả thiêng liêng lẫn trần thế, thế giá của một vị thánh tương lai, để tổ chức một Liên Minh Thánh, một lực lượng chiến đấu bao gồm các hiệp sĩ không những của các lãnh thổ giáo hoàng và Hội Hiệp Sĩ Malta mà còn là của Ý, Đức, Tây Ban Nha và cả của Anh, Tô Cách Lan, và Bắc Âu…

Pháp chỉ được đại diện bởi các hiệp sĩ, chứ chính quốc gia này không tham gia Liên Minh, một phần vì thù nhà Habsburg. Tệ hơn nữa nhà vua Pháp còn sẵn sàng thương lượng với người Hồi Giáo nhằm quay mũi dùi hải tặc của họ chống lại Genoa và Tây Ban Nha, và đừng chống lại người Pháp. Lấy cớ mệt mỏi sau khi đánh phá nhóm Huguenots, Charles IX của Pháp xin miễn tham gia. Nước Anh Thệ Phản càng không có lý do tham gia Liên Minh.

Những nước khác, nhất là Cộng Hòa Venice, tích cực tham gia. Cái nước cộng hòa tí hon, vốn được coi như cha đẻ của chủ nghĩa tư bản này, trái với huyền thoại thường tình vẫn coi vai trò này là của phong trào Thệ Phản, đến đầu thời Trung Cổ, đã là một thị quốc vững chãi tạo ra một đế quốc cả về thương mại lẫn lãnh thổ.

Dĩ nhiên người Venice thích làm tiền hơn làm chiến tranh. Nên khi Đức Piô V kêu gọi thập tự chinh để đẩy lui quân Hồi, họ không thấy hứng thú gì cả. Dù sao, người Hồi Giáo cũng là khách hàng của họ, mà khách hàng thì lúc nào cũng đúng, dù thương gia có bí mật ghét họ cách mấy.

Tuy nhiên, cuối cùng họ buộc phải đi tới một vài kết luận tỉnh táo về cuộc gây hấn của người Hồi tại vùng Đông Địa Trung Hải. Năm 1565, người Thổ đã bao vây Đảo Malta, lúc đó đang được Hội Hiệp Sĩ Bệnh Viện bảo vệ. Trong bốn tháng trời, các hiệp sĩ can trường này đã đẩy lui quan Thổ đang vây khốn, tạo nên những thiệt hại to lớn cho kẻ thù, cuối cùng kẻ thù phải rút lui sau khi Tây Ban Nha tới tăng cường các hiệp sĩ.

Người Thổ hận các hiệp sĩ, nhưng nghĩ rằng Đảo Síp do người Venice trấn giữ là mục tiêu dễ đánh nên 5 năm sau, họ đã bao vây Đảo này. Thế là Venice, trước đây vốn làm ngơ lời kêu gọi của Đức Piô V, giờ đây buộc phải tham chiến. Vì đã quen với lề thói làm ăn, người Venice luôn luôn giành giụm đề phòng: kho lẫm quân sự của họ là lực lượng hải quân hùng hậu. Kho lẫm này bị bốc cháy năm 1569. Nên tháng Hai năm 1570, giáo sĩ Ebn Said của Thổ Nhĩ Kỳ, nhân danh Vua Selim III, tuyên thánh chiến với các Kitô hữu tại Síp. Dù không phải là một chiến binh hay thủy thủ, Selim hoàn toàn hỗ trợ mọi nhóm hải tặc sẵn sàng tấn công tầu buôn Tây Phương, bành trướng hải quân Thổ và bao vây Síp.

Người Thổ nhào tới với 70,000 quân, trong đó có lực lượng xung kích tức đội cận vệ nhà vua. Quân Công Giáo phòng vệ Síp đối đầu với một lực lượng địch đông gấp 7 lần mình, ngoài ra còn gặp vận không may. Hai điểm chủ yếu tại Síp là Nicosia và Famagusta. Sau khi cầm cự được 7 tuần, vì chỉ còn lại 500 binh sĩ, Nicosia đành đầu hàng, hy vọng bảo toàn mạng sống cho thường dân. Nào ngờ, sau khi chiếm thành, quân Hồi hạ sát bất cứ Kitô hữu nào họ trông thấy: 20,000 nạn nhân bị thảm sát bất kể cấp bậc, giới tính, hay tuổi tác, trừ 1,000 phụ nữ và trẻ em bị bắt làm nô lệ.

Do đó, còn lại pháo đài Famagusta làm điểm phòng ngự trên Đảo. Được kích thích bởi việc quân Thổ bêu đầu người Venice ở Nicosia, các binh sĩ Kitô Giáo cố thủ pháo đài còn lại và đôi lúc họ được các thủy thủ Venice tái cung cấp vật tư. Nhưng người tận tụy nhất trong việc hỗ trợ Famagusta chính là Đức Piô V.

Chính nhờ cố gắng ngoại giao không ngừng của ngài mà Liên Minh Thánh đã thành hình. Ngài không giận người Venice vì việc không hợp tác trước đây của họ.
Nhưng đã quá trễ đối với các chiến binh bảo vệ Famagusta. Tháng 8 năm 1571, sau 10 tháng chống cự, chỉ huy trưởng Marco Antonio, do áp lực dân sự, đã thương lượng với người Thổ. Điều kiện được thỏa thuận là: đơn vị đồn trú sẽ bị lưu đầy, dân sự được tha mạng. Binh lính bị tước vũ khí và được đưa đi lưu đầy, nhưng sau đó, tất cả đều bị thảm sát cùng với các chỉ huy của họ. Riêng Marco Antonio thì bị xẻo tai và mũi, bị bêu riếu ngay tại Famagusta và kéo lê khắp trại quân Thổ, trên mình chỉ có chiếc khố và buộc phải hôn đất trước lều của Lala Mustapha. Quân Thổ được khuyến khích ném rác rưởi và phân thối vào ông… Lala Mustapha thân hành khạc nhổ vào ông và đổ ống phân của mình lên đầu viên tướng già nua này.

Chưa hết, lúc còn thoi thóp, Marco Antonio bị lột da rồi xác ông bị nhồi và gửi tới nhà vua Thổ làm chiến tích trong một nhà kho những xác người khác.

Đứng trước sự điên dại trên, Đức Piô V có một đáp án khác và ngài tìm được người thi hành đáp án này: chàng thanh niên mới có 24 tuổi đời, đó là Don Juan của Áo.

Don Juan vốn là anh em cùng cha khác mẹ với Philip II, người luôn luôn lạnh lùng, tính toán và ghen tương người anh em này, nên đã làm mọi sự để cột chặt anh ta vào uy quyền của mình cũng như vào sự chỉ huy của các viên tướng Tây Ban Nha khác. Tuy nhiên, khi mọi sự đã đâu ra đó, các giới hạn này đã bị bẻ gẫy và Don Juan hoàn toàn thống lĩnh.

Chiến thắng trước nhất của anh là giữ cho người Venice, người Genoa và người Tây Ban Nha khỏi giết nhau. Chiến thắng thứ hai còn quan trọng hơn nữa: dẹp được các thận trọng quá trớn của một số chỉ huy, nhất là của thuỷ sư đô đốc người Genoa là Giovanni Andrea Doria: Don Juan của Áo cho hạm đội của mình tiến lên tấn kích.

Quân Thổ có khoảng 328 tầu chiến, trong đó 208 là tầu lớn loại galê (galley), số còn lại là các tầu yểm trợ nhỏ hơn. Trên đó, là gần 77,000 người, trong đó, 10,000 là cận vệ hoàng gia và 50,000 tay chèo phần đông là Kitô hữu bị bắt làm nô lệ. Dưới quyền chỉ huy của Don Juan là 206 tầu lớn (galley) với 40,000 tay chèo và thủy thủ, hơn 28,000 binh sĩ, hiệp sĩ và những tay mạo hiểm quí tộc. Ông cũng được sự chúc phúc của Đức Giáo Hoàng và cờ hiệu của ngài, lại được các cha Dòng Tên, Dòng Đa Minh, Dòng Phanxicô và dòng Capuchin theo tháp tùng đoàn tầu, được lời cầu nguyện của các tín hữu, và các tràng hạt được nhét vào tay từng tay chèo Kitô hữu.

Đoàn tầu Công Giáo bị tầu thám thính Hồi khám phá. Chúng báo cáo về bản doanh rằng đoàn tầu này không thấm thía gì so với đoàn tầu Hồi. Ngày 7 tháng Mười năm 1571, tầu thám thính của Don Juan báo động: họ đã vào Vịnh Patras. Từ căn cứ hải quân của họ tại Lepanto kế cận vịnh Côrintô, người Thổ đã lập chiến tuyến, tiền phương của họ được dàn thành 3 mặt trận, giống phía Kitô Giáo. Dẫn đầu 3 mặt trận của Don Juan là mũi nhọn gồm một số tầu lớn, đều là những tầu chiến tuy chậm chạp, ít cơ động nhưng có hỏa lực vô song.

Trận giao tranh bắt đầu. Cánh trái của đoàn tầu Công Giáo bị tấn công dữ dội, nhiều lúc cuộc chiến sáp lá cà diễn ra ngay trên boong tầu của nhau. Bị ghìm chặt tại Mũi Scropha và bị các tầu Công Giáo khác tới tiếp chiến, đội ngũ Thổ bắt đầu tan ra rã. Giữa lúc ấy, các tay chèo Kitô hữu bị bắt làm nô lệ trên các tầu chiến Thổ nổi loạn, nên các cấp chỉ huy Thổ tìm đường lên bờ thoát chạy. Đến sáng hôm sau, thì cánh trái của đoàn tầu Công Giáo kể như chiến thắng.

Cánh giữa do Don Juan chỉ huy. Đối với anh và đối với tướng địch Ali Pasha, trận đánh này giống cuộc cỡi ngựa đấu thương. Họ bắn súng loan báo sự hiện diện của mình cho nhau biết, rồi lao mình vào trận đấu lấy tầu đại chiến của mình làm ngựa chiến. Tầu của họ va vào nhau, Don Juan dẫn đầu, và khắp chiến tuyến, đại bác, bom, tiếng súng ầm vang, rồi gươm rồi rìu xoang xoảng, trong khi các mũi tên giết người âm thầm ghim vào tầu và người.

Trong cuộc hỗn chiến này xem ra tầu chiến và binh lính của Don Juan kém ưu thế, cho tới lúc Marco Antonio Colonna, chỉ huy đoàn tầu chiến Công Giáo, dùng tầu chỉ huy của mình đâm vào tầu chỉ huy của Ali Pasha. Rồi trận chiến lục quân ngay trên boong tầu diễn ra và thực tế đã loại bỏ đoàn quân Hồi, Ali Pasha bị giết và bị chặt đầu. Cờ hiệu của Liên Minh Thánh được kéo lên cột cờ của tầu chiến Thổ.

Ở cánh phải, Andrea Doria với hội Hiệp Sĩ Malta đã hạ được đoàn tầu do Uluch Ali Pasha, một người Ý trở thành hải tặc Hồi Giáo, chỉ huy. Người Thổ đã thua trận cùng với 170 tầu chiến lớn và 33,000 người bị giết, bị thương hay bị bắt, và 12,000 kitô hữu nô lệ được giải phóng. Người Thổ mất hết cả một thế hệ xạ thủ và thủy thủ kinh nghiệm, và dù đoàn tầu chiến của họ được phục hồi và dù nhà vua Thổ thề sẽ tái thánh chiến trên biển, sự đe dọa thống trị Địa Trung Hải của đế quốc Thổ đã chấm dứt.

Phía Công Giáo có 7,500 người thiệt mạng và 22,000 người bị thương. Riêng Đức Giáo Hoàng Piô V, người đã “chỉ huy” các tín hữu đọc kinh mân côi để cầu chiến thắng, thì xác tín rằng chính lời cầu nguyện đã xoay chuyển chiến trận. Chính vì thế, ngài đã lấy trận đánh Lepanto làm ngày lễ Đức Mẹ Chiến Thắng, sau đổi thành lễ Đức Mẹ Mân Côi.
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sắp công du Nam Hàn
VOA
08:09 07/08/2014
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sắp công du Nam Hàn

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đến thăm Nam Triều Tiên từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 8. Theo tường thuật của thông tín viên Simone Orendain của đài VOA, đây là chuyến viếng thăm đầu tiên trong vòng gần 20 năm của một nhà lãnh đạo Tòa thánh Vatican tới một nước Châu Á.

Các giới chức Nam Triều Tiên mô tả chuyến viếng thăm của Ðức Giáo hoàng đến nước họ lần đầu tiên trong vòng 25 năm là “có ý nghĩa rất lớn.”

Ông Kim Hyun Jun, Trưởng ban Văn hóa, Thể thao của Văn phòng điều hợp chính sách chính phủ, cho biết vị giáo hoàng được nhiều người mến mộ này thường nói tới việc dân chúng Nam và Bắc Triều Tiên cần phải thương yêu nhau.

"Vì vậy tôi nghĩ rằng chuyến viếng thăm của Ngài có ngụ ý cầu mong cho hòa bình và hòa giải giữa hai miền Triều Tiên và tôi trông đợi một bầu không khí của hòa hợp, đùm bọc và hòa bình sẽ được tạo ra trong chuyến viếng thăm này."

Tuy nhiên, hồi đầu tuần này các giới chức của Giáo Hội ở Seoul cho biết một tổ chức của người Công Giáo ở miền Bắc do nhà nước điều hành đã không nhận lời mời đến dự Thánh lễ “hòa bình và hòa giải” do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành. Tin tức báo chí cho biết Hiệp hội Công Giáo Bắc Triều Tiên, một tổ chức không nằm trong cơ cấu của Vatican, nói rằng cuộc diễn tập quân sự sắp tới giữa Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên là một hành động gây hấn. Cuộc thao dượt này sẽ bắt đầu vào những ngày cuối của chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng.

Theo lịch trình đã được ấn định, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ hội kiến Tổng thống Park Guen Hye và gặp gỡ gia đình và nạn nhân của thảm họa chìm phà làm hơn 300 người thiệt mạng hồi tháng tư.

Tòa thánh Vatican cho biết họ cũng mời những phụ nữ là nạn nhân của nạn nô lệ tính dục thời thế chiến thứ hai đến dự Thánh lễ hòa bình và hòa giải.

​​Hội đồng Giám mục Nam Triều Tiên cho biết quốc gia Đông Bắc Á này có hơn 5 triệu tín đồ Công Giáo, chiếm khoảng 11% dân số.

Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ giới trẻ tại các sự kiện của Ngày Thanh niên Châu Á tổ chức tại tỉnh Chung Cheong, cách Seoul hơn 100 kilo mét về hướng nam.

Bà Monika Jaruga, một thành viên của ủy ban tổ chức Ngày Thanh niên Châu Á, cho biết ngay cả những người không theo Cơ đốc giáo cũng muốn tìm hiểu về cuộc hội thảo kéo dài một tuần về tài lãnh đạo và đời sống tâm linh của thanh niên Công Giáo.

"Bà nói rằng những người này muốn gặp gỡ Đức Giáo Hoàng, muốn tham gia các sự kiện và có một người nói với bà là người dân Nam Triều Tiên sẽ có một thời gian hạnh phúc trong chuyến viếng thăm này của Đức Giáo Hoàng."

Các sự kiện của ngày thanh niên sẽ diễn ra ở Giáo phận Dae Jeon, nơi xảy ra hầu hết những vụ bách hại người Công Giáo Triều Tiên. Trong 100 năm ở thế kỷ 18 và 19 chính quyền Triều Tiên đã xử tử 10.000 người vì theo đạo Công Giáo.

Tổng giám mục Manila, Hồng Y Luis Antonio Tagle, cho biết Đức Giáo Hoàng có sự ưu ái đặc biệt đối với Châu Á và Ngài từng nói với ông là Ngài muốn chia sẻ sự khổ đau của những người bị bách hại.

"Tôi nhớ Đức Thánh Cha đã nói về sự ngưỡng mộ vô biên của Ngài đối với những người chiụ khổ vì đức tin của mình. Thật vậy, Ngài có nói rằng “Nếu tôi gặp những người đó tôi sẽ hôn tay của họ hoặc hôn chân của họ.” Và khi đó Ngài đang nói về Châu Á."

Hồng Y Tagle cho biết Châu Á “rất quan trọng” đối với Giáo Hội Công Giáo. Các số liệu của tổ chức Kho Dữ liệu Cơ đốc giáo Thế giới cho thấy vào năm 1910 khu vực Châu Á Thái bình dương có khoảng 14 triệu tín đồ Công Giáo, chiếm 5% tổng số tín đồ Công Giáo trên thế giới. Một thế kỷ sau đó, con số này đã tăng tới 121 triệu, tương đương với 12% tổng số tín đồ
 
Sứ Điệp của Đức Thánh Phanxicô gửi Đại Hội về Chăm Sóc Mục Vụ Gia Đình của Châu Mỹ La Tinh 2014
Phaolô Phạm Xuân Khôi
21:28 07/08/2014
Sứ Điệp của Đức Thánh Phanxicô gửi Đại Hội về Chăm Sóc Mục Vụ Gia Đình của Châu Mỹ La Tinh được tổ chức từ ngày 4 đến 9 tháng 8 năm 2014 ở Panama City

Vatican, ngày 8 Tháng 5 năm 2014

Anh chị em thân mến

Tôi hết lòng kết hợp với tất cả những người tham dự Đại Hội về Chăm Sóc Mục Vụ Gia Đình của Châu Mỹ La Tinh, được Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh (CELAM) tổ chức, và chúc mừng anh chị em về sáng kiến này nhằm cổ võ một giá trị rất quý báu và quan trọng trong các dân tộc chúng ta ngày nay.

Gia đình là gì? Ngoài vấn đề khẩn cấp hơn của họ và nhu cầu trước mắt của họ, gia đình là một “trung tâm tình yêu”, ở đó luật tôn trọng lẫn nhau và hiệp thông cai trị, có thể chịu được sự tấn công của sự thao túng và thống trị của “các trung tâm quyền lực” của thế gian. Trong gia đình, con người hợp nhất một cách tự nhiên và hài hòa thành một nhóm người, thắng vượt sự đối nghịch sai lầm giữa cá nhân và xã hội. Trong gia đình, không ai bị loại trừ: cả người già và trẻ em đều được đón chào. Nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại, mở ra cho tình đoàn kết và sự siêu việt đã có sẵn trong nôi của nó.

Vì vậy, gia đình là một “tài sản của xã hội” (x Benedictô XVI, Thông Điệp Caritas in Veritate, 44). Theo nghĩa này, tôi muốn nhấn mạnh đên hai đóng góp chính: sự ổn định và khả năng sinh sản.

Trong gia đình, chúng ta học và sống những mối liên hệ được xây dựng trên tình yêu chung thuỷ cho đến chết, như hôn nhân, làm cha mẹ, làm con cái hoặc anh chị em. Những mối liên hệ này hình thành cơ cấu căn bản của xã hội loài người khi chúng có sự gắn bó và kiên định. Vì anh chị em không thể là một phần của một dân, là dân mở long ra cho người khác, cảm thấy gần gũi nhau, chăm lo cho những người nghèo túng và bất hạnh nhất, nếu quả tim con người đang cắt đứt những mối liên hệ cơ bản này, là những điều cung cấp sự tin cậy căn bản cho họ trong việc mở lòng ra cho những người khác.

Ngoài ra, tình yêu gia đình là điều sinh hoa kết quả, không chỉ vì nó tạo ra sự sống mới, nhưng bởi vì nó mở rộng chân trời của cuộc đời, tạo ra một thế giới mới; làm cho chúng ta tin rằng, bất chấp mọi tuyệt vọng và thất bại, một cuộc chung sống dựa trên lòng tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau có thể xảy ra. Đối diện với một thế giới quan duy vật, gia đình không biến con người thành những kẻ vị lợi khô cằn, nhưng giúp họ thực hiện được những ước muốn thầm kín nhất của họ.

Cuối cùng, tôi mốn nói cùng anh chị em rằng, nhờ nền tảng tình yêu gia đình, con người cũng phát triển việc mở lòng ra cho Thiên Chúa là Cha. Vì vậy, văn kiện Aparecida vạch ra rằng không nên chỉ coi gia đình như đối tượng của việc Phúc Âm hoá, mà còn như tác nhân của việc Phúc Âm hoá (x. cc. 432, 435). Gia đình phản ánh hình ảnh Thiên Chúa, trong mầu nhiệm sâu thẳm nhất của Ngài là một gia đình và, do đó cho phép chúng ta nhìn tình yêu của con người như một dấu chỉ của sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa (Thông điệp Lumen Fidei, 52). Trong gia đình đức tin được trộn với sữa mẹ. Chẳng hạn như, cử chỉ đơn giản và tự nhiên của việc xin được chúc lành, là điều được duy trì trong nhiều dân tộc của chúng ta, hoàn toàn phản ánh xác tín theo Thánh Kinh rằng phúc lành của Thiên Chúa được truyền từ cha mẹ sang con cái.

Ý thức rằng tình yêu gia đình biến tất cả mọi việc con người làm nên cao quý, làm tăng giá trị của chúng, nên điều quan trọng là khuyến khích các gia đình nuôi dưỡng những mối liên hệ lành mạnh giữa các phần tử, để họ có thể nói với nhau những lời “xin lỗi”, “cảm ơn” “làm ơn “, và hướng về Thiên Chúa với danh hiệu nhân lành là Cha.

Nguyện xin Đức Mẹ Guadalupe nhận được muôn ơn lành từ Thiên Chúa cho các gia đình Châu Mỹ và làm cho hạt giống sự sống, sự hòa hợp và một đức tin mạnh mẽ, được nuôi dưỡng bởi Tin Mừng và các việc lành.

Tôi hỏi xin anh chị em làm ơn cầu nguyện cho tôi vì tôi cần lời cầu nguyện của anh chị em.

Thân ái,

PHANXICÔ

http://giaoly.org/vn

nguyên bản: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/messages/pont-messages/2014/documents/papa-francesco_20140508_messaggio-i-congresso-celam-pastorale-familiare.html
 
Đức Phanxicô khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế cứu Kitô hữu Iraq
Vũ Văn An
22:48 07/08/2014
Theo tin AP ngày 7 tháng 8, ISIS, nhóm Hồi Giáo quá khích trong vụ xua đuổi các Kitô Hữu ra khỏi Mosul, Iraq, tay không, đang kiểm soát phần lớn làng mạc thuộc Bình Nguyên Niniveh, khu vực phía bắc nơi các Kitô hữu phải ẩn trốn để tránh thoát điều xem ra như một cuộc diệt chủng.

Nhân dịp này, văn phòng báo chí Tòa Thánh có ra một tuyên cáo. Trong đó, Cha Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh cho hay: Đức Thánh Cha rất quan tâm lo lắng trước những tin thảm khốc đang diễn ra tại phía bắc Iraq cho những người dân không một chút phương tiện tự bảo vệ nào. Cha nhắc lại lời Đức Thánh Cha tuyên bố ngày 20 tháng 7 vừa qua: “Anh em chúng ta đang bị bách hại, họ đang bị quăng ra ngoài, họ phải rời bỏ nhà cửa của họ mà không thể mang theo vật dụng gì. Tôi muốn bày tỏ với các gia đình và những người này sự gần gũi và lời cầu nguyện liên lỉ của tôi. Anh chị em rất quí mến, bị bách hại như thế, tôi biết anh chị em đau đớn rất nhiều; tôi biết anh chị em đã bị tước đoạt mọi sự. Tôi luôn hiện diện với anh chị em trong đức tin vào Đấng đã chiến thắng sự ác!”.

Với các biến cố đáng lo ngại hiện nay, Đức Thánh Cha lặp lại sự gần gũi thiêng liêng của ngài đối với tất cả những ai đang kinh qua cơn thử thách hết sức đau đớn và ngài cùng hợp nhất với các lời kêu gọi xé lòng của các giám mục địa phương xin mọi người, cùng với các ngài và cùng với các cộng đồng đang bị bách hại, đồng thanh liên lỉ cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần ban ơn bình an.

Đàng khác, Đức Thánh Cha cũng lên tiếng khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế để, trong khi cố gắng chấm dứt thảm cảnh nhân đạo đang diễn ra, họ tìm hết cách bảo vệ tất cả những ai đang bị bạo lực đàn áp hay đe dọa và bảo đảm trợ giúp tất cả những người di tản, nhất là để họ có được những nhu cầu khẩn thiết nhất, vì số phận họ hiện hoàn toàn phụ thuộc vào tình liên đới của người khác.

Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi lương tâm mọi người và mọi tín hữu: “Xin Thiên Chúa của hòa bình khơi dậy nơi mọi người ước muốn đối thoại và hoà giải chân chính. Không thể đánh bại bạo lực bằng bạo lực được. Bạo lực chỉ có thể bị đánh bại bởi hoà bình mà thôi! Ta hãy thinh lặng cầu nguyện, xin được ơn bình an”.

Thượng Phụ Louis Raphael I Sako của Giáo Hội Công Giáo Canđê cũng gửi một lá thư cho Aleteia, cơ quan ngôn luận của Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Có Nhu Cầu để tường trình về biến cố đang diễn ra: “Các chiến binh ISIS đang tấn công bằng súng cối hầu hết các làng thuộc bình nguyên Niniveh, trong đêm 6-7 tháng Tám và hiện họ đang kiểm soát khu vực này”.

Hãng tin AP, trích dẫn “một số vị linh mục ở phía Bắc Iraq” thì tường trình rằng các chiến binh của nhóm Quốc Gia Hồi Giáo đã tàn phá một nhóm làng mạc đa số theo Kitô Giáo dọc theo vùng bán tự trị của người Kurd, khiến hàng chục ngàn thường dân và chiến binh Kurd phải trốn chạy khỏi khu vực.

Việc chiếm Qaraqoush, ngôi làng Kitô Giáo lớn nhất Iraq và ít nhất bốn ấp gần đó đã đem Quốc Gia Hồi Giáo tới sát biên giới lãnh thổ của người Kurd tại Iraq và thủ phủ của họ là Irbil.

Thượng Phụ Sako cho hay: Irbil là một trong các thị trấn mà dân Kitô Giáo của bắc Iraq, ước lượng chừng 100,000 người, đã trốn tới, cùng với Duhok và Soulaymiyia. Những người trốn chạy dưới nhiệt độ hết sức cao này bao gồm người bệnh, trẻ sơ sinh và các phụ nữ mang thai. “Họ đang đối diện với một thảm họa nhân bản và liều mình bị diệt chủng. Họ cần nước, thực phẩm, chỗ ở…”.

Thượng Phụ Sako nói rằng các nhà thờ và tài sản của các nhà thờ này tại các làng Kitô Giáo đang bị chiếm hữu, một số bị tiêu hủy và phạm thánh. Việc tiêu hủy bao gồm việc thiêu rụi các sách chép tay và các tài liệu cổ xưa.

Quốc Gia Hồi Giáo đã chiếm những mảng lớn thuộc các vùng bắc và tây Iraq trong một cuộc tấn công thần tốc hồi tháng Sáu, trong đó có thành phố lớn thứ nhì của Iraq là Mosul. Cuộc tấn công dữ dội này đã đẩy Iraq vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất sau cuộc rút lui của quân đội Mỹ vào năm 2011.

Nhóm tách ra từ al-Qaida này từ đó đã áp đặt một chế độ giáo sĩ trị (caliphate) tự biên tự diễn trên phần đất họ kiểm soát được ở Iraq và Syria bằng cách tự ý giải thích luật Hồi Giáo một cách rất khắc nghiệt. Các lực lượng của chính phủ Iraq và các dân quân bộ lạc theo giáo phái Sunni liên minh với họ đang chật vật tìm cách đẩy lui lực lượng của Quốc Gia Hồi Giáo, nhưng rất ít tiến bộ.

Đức Cha Joseph Tomas, hiện hoạt động tại thành phố Kirkuk do người Kurd điều hành, nói rằng Quốc Gia Hồi Giáo, hôm thứ Tư vừa qua, đã tấn công Qaraqoush và bốn ấp lân cận là Tilkaif, Bartella, Karamless và Alqosh, tới thứ Năm thì họ kiểm soát được cả năm nơi.

Các đơn vị người Kurd có nhiệm vụ bảo vệ khu vực, đã cùng các thường dân trốn chạy. Các linh mục khác được AP tiếp xúc cũng xác nhận như thế.

Cha Gabriel, một cư dân tại Alqosh cho hay: cuộc tấn công khởi đầu hôm thứ Tư và tới 10 giờ đêm, phần lớn các quân sĩ người Kurd đã bỏ chạy. Các Kitô hữu và thành viên của các nhóm thiểu số khác chạy thoát thân: hàng ngàn người hướng lên phía Bắc Iraq do người Kurd kiểm soát.

Đức Cha Tomas cho hay: “Mọi làng Kitô Giáo hiện nay đều trống rỗng”.

Khi Mosul rơi vào tay họ, Quốc Gia Hồi Giáo ra cho các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo một tối hậu thư: trở lại Hồi Giáo, trả một món thuế cắt cổ hay bỏ nhà ra đi. Ai không tuân, sẽ bị giết.

Hôm thứ Hai, Thủ Tướng Nouri al-Maliki ra lệnh cho không quân Iraq cung cấp không trợ cho các lực lượng của người Kurd; đây là một hợp tác hiếm hoi giữa Baghdad và chính quyền địa phương người Kurd, đủ cho thấy cuộc khủng hoảng hiện rất nghiêm trọng.

Ở Batella, một trong các ấp bị tràn ngập chỉ trong một đêm, các binh sĩ người Kurd và các nhân viên an ninh Kitô Giáo địa phương tới gõ cửa từng nhà, yêu cầu họ ra đi.

Um Fadi, một nhân viên chính phủ, từng từ Mosul trốn chạy về Batella hai tuần trước, cho hay: “tình trạng của chúng tôi thật bi đát. Chúng tôi không biết phải làm gì hay đi đâu”.

Ông Nechirvan Barzani, đứng đầu chính quyền của vùng người Kurd, yêu cầu người Kurd tại Iraq “đừng hoảng sợ nhưng hãy bình thản” ở lại nơi hiện ở và tiếp tục sinh hoạt như thường lệ.

Nhưng tuần rồi, Quốc Gia Hồi Giáo lấy thêm thị trấn Sinjar ở tây bắc, buộc hàng chục ngàn người thuộc nhóm thiểu số Yazidi cổ xưa phải trốn vào vùng núi và vùng người Kurd.

Trong khi đó, số tử vong do loạt đặt bom hôm thứ Tư ở Baghdad đã lên tới 61, sau khi một số người bị thương qua đời. Thoạt đầu, hai vụ nổ bom xe hơi phát nổ tại khu phố đông dân của người Shiite tại Thành Phố Sadr, tiếp theo là vụ đặt bom tại khu vực Ur gần đó và hai vụ đặt bom khác tại đông nam Baghdad.

AP cũng tường rình rằng Quốc Gia Hồi Giáo còn chiếm giữ chiếc đập lớn nhất gần thành phố Mosul.

Thượng phụ Sako cho rằng chính phủ trung ương tại Iraq “bất lực không thi hành được luật lệ và trật tự” trong vùng, còn chính quyền vùng, do người Kurd nắm giữ, cũng gặp rắc rối vì phải đương đầu với một cuộc tiến quân dữ dội của những người thánh chiến.

Ngài nói rằng “rõ ràng đang có sự thiếu cộng tác giữa chính phủ trung ương và chính phủ tự trị miền. Cảnh ‘chân không’ này đã được Quốc Gia Hồi Giáo vận dụng để áp đặt ách cai trị và sự khủng bố của họ. Chúng ta cần sự hỗ trợ của quốc tế và một quân đội chuyên nghiệp, được vũ trang tốt. Tình thế đang từ xấu trở nên tệ hơn”.

Thượng Phụ Sako kết luận"Chúng tôi buồn sầu và đau đớn kêu gọi lương tâm mọi người và mọi người có thiện chí cũng như Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Âu Châu, cứu những con người vô tội này khỏi chết. Chúng tôi hy vọng sẽ không quá trễ”

Obama đáp ứng

Hình như Tổng Thống Obama nghe rõ lời kêu cứu của Đức Phanxicô và của Thượng Phụ Sako trên đây. Nên theo tin CNN hôm nay, ông vừa ra lệnh cho lực lượng quân sự Hoa Kỳ không trợ cho chính phủ Iraq bằng cách “oanh tạc một số mục tiêu đã nhắm trước” và nhất là thả dù thực phẩm thuốc men xuống các vùng tị nạn hiện đang gia tăng nhanh chóng ở bắc Iraq.

Ông Obama nói rằng oanh kích như thế để “bảo vệ nhân viên Mỹ và giúp các lực lượng Iraq”. Ông bảo: “Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ người của chúng ta. Chúng ta trợ giúp các đồng minh của ta khi họ gặp nguy biến”.

Quan tâm chính của Hoa Kỳ là hàng tá nhân viên sứ quán và các cố vấn quân sự của họ đang làm việc với giới quân sự Iraq tại Irbil, thành phố lớn nhất ại Iraq của người Kurd. Ông Obama nói ằng ông sẽ ra lệnh cho quân sự oanh kích nhóm Hồi Giáo quá khích nếu chúng tấn công thành phố.

Ông Obama cũng nói rằng ông đã cho phép các vụ không kích có nhắm trước “nếu cần” để giúp các lực luợng Iraq bảo vệ thường dân của họ. Ông bảo: “Khi có khả năng giúp tránh cơn tàn sát, thì tôi tin Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ không thể làm ngơ. Chúng ta có thể hành động một cách thận trọng và có trách nhiệm để ngăn chặn một hành vi có tiềm năng diệt chủng”

Tuy nhiên, ông cho hay sẽ không thể có việc quân bộ Hoa Kỳ trở lại Iraq, sau khi đã rút lui cách nay 2 năm.

Ông Obama nói thêm: ông cho phép không kích sau khi Hoa Kỳ đã cho thả dù thực phẩm và nước uống xuống Iraq, cung cấp viện trợ nhân đạo cho các nhóm thiểu số bị kẹt. “Sứ mệnh này được thi hành bởi một số máy bay quân sự Hoa Kỳ dưới sự điều khiển của Bộ Chỉ Huy Trung Ương Mỹ”.
 
Top Stories
Le Premier ministre indien acclamé comme « le héraut de l'hindouisme »
Églises d'Asie
09:13 07/08/2014
Le Premier ministre indien acclamé comme « le héraut de l'hindouisme »

Arrivé dimanche 3 août pour une visite officielle de deux jours à l'invitation de son homologue népalais Sushil Koirala, Narendra Modi est reparti mardi 5 août, laissant « le pays sous le charme », selon les termes de Syed Akbaruddin, porte-parole du gouvernement népalais.

Dans le contexte difficile d’une jeune république embourbée dans une crise politique et sociale sans précédent, ...

cette visite, – la première d’un chef d’Etat indien au Népal depuis 17 ans - , s’affichait d’ores et déjà comme particulièrement délicate, aussi bien pour le Népal qui vit depuis des siècles sous l’hégémonie de son trop puissant voisin, que pour l’Inde qui joue actuellement un jeu serré avec la Chine, laquelle tente elle aussi d’entrer dans les bonnes grâces de Katmandou.

Très courtisé pour les richesses énergétiques de son territoire ( essentiellement hydrauliques) sur lesquelles lorgnent les deux grandes puissances, et menacé par sa trop grande fragilité d’Etat-tampon en pleine faillite économique, le Népal attendait beaucoup de cette visite de Narendra Modi, tout en ne cachant pas ses appréhensions.

Lors de l’arrivée de Narendra Modi au pouvoir en mai dernier, le gouvernement népalais avait même dû rassurer la population du pays en assurant que « [malgré la victoire de Modi] , les hindous n’avaient aucune raison d’être surexcités, tout comme les minorités religieuses n’avaient aucune raison d’être effrayées, le Népal restant un pays laïc où toutes les religions avaient les mêmes droits ». Un vent de panique avait en effet soufflé sur les communautés minoritaires népalaises, lesquelles voyaient avec crainte les nationalistes hindous dont l’influence est grandissante aujourd’hui dans le pays, se réjouir de la victoire du Bharatiya Janata Party (BJP), parti hindouiste de Narendra Modi.

La visite du Premier ministre indien avait été préparée en amont par son ministre des Affaires étrangères qui avait relancé fin juillet les réunions de la Commission conjointe Népal-Inde, interrompues depuis 23 ans. Ce dernier avait également mis en place avec son homologue népalais, les bases d’une réévaluation des accords entre les deux pays, dont le fameux « Traité de la paix et de l'amitié » signé en 1950.

Conclu entre les dirigeants du Congrès népalais et indiens alors au pouvoir, le Traité impose à Katmandou de l’informer de toute intervention ou différend pouvant remettre en cause leur « amitié », et donne à l’Inde un droit de regard sur la politique étrangère et la défense du pays himalayen. Toujours en vigueur, ce traité, régulièrement dénoncé régulièrement par les autorités népalaises, continue d’entretenir depuis des décennies le sentiment anti-indien.

Conscient de l’agacement provoqué au Népal par les « ingérences indiennes », Narendra Modi a voulu dès son arrivée, montrer la bonne volonté de son gouvernement, en promettant sa totale « neutralité » dans l’actuel travail d’élaboration de la Constitution népalaise. Dimanche 3 août, le Premier ministre indien s’adressant à la Constituante népalaise, s’est ainsi engagé à ce que l'Inde « n'interfère en aucune manière dans le processus [de rédaction de la Constitution], et soutienne le choix du peuple népalais quel qu'il soit ».

Une déclaration qui a semblé satisfaire aussi bien le Premier ministre Sushil Koirala, que les principales factions politiques (dont celle menée par Baburam Bhattarai, ancien premier ministre népalais et leader de l' Unified Communist Party of Nepal (Maoist)), ou même encore les leaders des partis pro-hindous et monarchistes que Narendra Modi a rencontrés lundi dernier. « J'ai rappelé au Premier ministre indien que les notions de fédéralisme,de laïcité et de démocratie n’étaient pour le moment que de simples termes abstraits, le peuple népalais n’ayant pas encore pris sa décision et la Constitution n’ayant pas encore été écrite » (1) , a déclaré à The Hindu, Kamal Thapa, président du Rashtriya Prajatantra Party - Népal (RPP -N), parti en faveur de la restauration d’une royauté et d’une nation hindoues. Narendra Modi, confie-t-il encore, a réitéré auprès de lui sa promesse de ne pas intervenir dans les affaires du Népal.

Si cette assurance de « neutralité bienveillante » en a rassuré certains, elle en a inquiété d’autres. Le RPPN, réputé proche de Narendra Modi, a aujourd’hui un nombre de sièges conséquent à la Constituante et se montre certain d’y faire admettre ses prises de positions. La volonté du parti de faire disparaître de la Constitution la mention de la laïcité de l’Etat – et donc la liberté religieuse – , inquiètent fortement les minorités chrétiennes et musulmanes du pays. Ces dernières ont d’ailleurs constaté depuis l’avènement de Narendra Modi, une augmentation de l’extrémisme hindou et des attaques envers les communautés minoritaires.

Toujours dans le cadre de sa politique de soutien à la religion hindoue, Narendra Modi s’est rendu lundi 4 août au temple hindu de Pashupatinath, où il a effectué la Rudrabhishekh puja (dédiée à Shiva) et le rituel d'offrande Panchamrit (2). « J’ai dit au Premier ministre indien que nous le voyions comme le héraut de l'hindouisme et que nous lui étions reconnaissants de ses efforts pour sauver la culture hindoue », a rapporté à The Hindu, le chef des prêtre du temple, Mool Ganesh Bhatta (3). Le leader BJP a par ailleurs laissé une offrande très conséquente à la « Bénarès du Népal » : 2 500 tonnes de bois de santal ainsi que 250 millions de roupies (soit un peu plus de 3 millions d’euros) pour l’entretien et la restauration du temple. Un geste qui semble souligner le fait qu'au-delà des nouveaux partenariats économiques, l’Inde tient à maintenir son hégémonie, tout au moins dans le domaine spirituel et idéologique. Elle joue d'ailleurs depuis des siècles un rôle important au sein de Pashupatinath, y compris dans l’organisation du temple lui-même et de la nomination de ses prêtres, les Bhattas, formés en Inde du sud.

Mais malgré la proximité affichée par Narendra Modi avec les leaders des partis hindou et monarchistes, le Premier ministre a cependant refusé de rencontrer l'ancien roi déchu, Gyanendra Shah. En effet, s’il soutient clairement les hindouistes népalais dans leur démarche de restauration d’une nation hindoue, Narendra Modi entretient (comme ses prédécesseurs du Congrès), la plus grande méfiance envers le dernier roi du Népal, considéré comme un pion indésirable dans le jeu très serré qu’il joue actuellement avec la Chine.

L’Inde, qui a toujours par le passé soutenu la monarchie népalaise en place, y compris lors les difficultés rencontrées par le précédent monarque Birendra Shah, a changé brutalement d’attitude lors du putsch manqué du dernier roi Gyanendra en 2005. Celui-ci avait alors demandé des armes à la Chine, qui les lui avait fournies, craignant une déstabilisation de sa zone frontière par une prise de pouvoir des rebelles qu’elle voyait d’un oeil défavorable malgré leur référence au maoïsme.

Le roi déchu paye aujourd’hui cette "trahison" impardonnable, qui a depuis orienté le pays vers une alliance de plus en plus étroite avec Pékin. Cette dernière, exploitée par les maoïstes dès leur arrivée à l’assemblée en 2008, s’est renforcée au fil des partenariats commerciaux, en particulier dans le domaine de l’hydroélectricité, des infrastructures routière et aéroportuaires. La construction d’une immense voie ferrée qui reliera Pékin à Lhassa puis au Népal vient d’être lancée, ce qui pourrait également rompre bientôt le monopole détenu par New Delhi.

Décidé à faire le poids face à la Chine, Narendra Modi n’a donc pas hésité à s’engager concrètement et à signer des accords énergétiques entre les deux pays dont il a rappelé à plusieurs reprise « les liens culturels et religieux les unissant ». Le Premier ministre a notamment affirmé qu’il lancerait en priorité le chantier d'un vaste réseau routier et d'un barrage qui pourrait quintupler le potentiel en hydroélectricité du Népal. Narendra Modi a annoncé également devant le Parlement népalais qu'il était prêt à fournir un milliard de dollars pour développer les infrastructures du pays.

Outre la mise en place de ces projets de coopération et le développement entre les deux Etats, Narendra Modia tenu également à s’assurer du soutien du Népal dans le domaine international, notamment pour appuyer la candidature de l'Inde au conseil de sécurité de l'ONU.

« J'espère que ma visite ouvrira un nouveau chapitre dans les relations indo-népalaises qui sera caractérisé par un engagement politique plus fréquent et une coopération rapprochée (...), et qui servira de modèle et de catalyseur pour un partenariat en Asie du Sud fondé sur la prospérité », a conclu le dirigeant indien avant de quitter Katmandou.

(eda/msb)

Notes

(1) La Constitution provisoire du Népal de 2007 présente en effet le pays comme une république démocratique, fédérale et laïque.

(2) Il s’agit des cinq substances composant le nectar d’immortalité : beurre clarifié, lait, yaourt, sucre, miel. La « pantchamrit puja » consiste à frotter le lingam de Shiva de ces ingrédients en récitant des mantras.

(3) Voir le conflit qui a opposé les prêtres Bhattas indiens de Pashupatinath au gouvernement maoïste en 2009. http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/nepal/2009-01-16-fin-du-bras-de-fer-politico-religieux-opposant-le

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ truyền chức linh mục và kỷ niệm 10 năm hồng ân Giám Mục của Đức Cha Nguyễn Chí Linh
BBT Thanh Hóa
07:39 07/08/2014
Thánh lễ kỷ niệm 10 năm hồng ân giám mục của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh và truyền chức linh mục cho 3 phó tế

Sáng ngày 05.8.2014, tại lễ đài lớn của nhà thờ Chính tòa Thanh hóa đã diễn ra thánh lễ kỷ niệm 10 năm hồng ân giám mục của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh Giám mục chính tòa giáo phận Thanh hóa và truyền chức linh mục cho 3 phó tế: Giuse Hoàng Kim Khấn, Giuse Vũ Văn Tuyến và Giuse Đỗ Văn Tuấn.

Xem Hình

Tham dự sự kiện quan trọng này có Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, Chủ tịch Ủy Ban Phụng Tự, trực thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam, Nguyên Giám mục chính tòa Địa phận Phú Cường, cha Tổng Đại Diện giáo phận Bà Rịa Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, quý cha trong và ngoài giáo phận, quý sơ, quý thầy đến từ các hội Dòng trong và ngoài nước và đông đảo bà con đến từ 51 giáo xứ trên khắp các nẻo đường của giáo phận.

Ngày 04.8.2004 của 10 năm trước, cũng tại Lễ đài của nhà thờ Chính Tòa Thanh hóa, linh mục Giuse Nguyễn Chí Linh, thuộc hàng giáo sĩ Giáo phận Nha Trang đã lãnh nhận hồng ân chức giám mục và được bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa Giáo phận Thanh hóa.

Trước khi cử hành thánh lễ, cha Giuse Trần Xuân Mạnh, Hạt trưởng giáo hạt Nga Sơn đại diện cho hơn 140.000. giáo dân giáo phận Thanh hóa, thay lời cho cha Tổng Đại Diện giáo phận Phêrô Vũ Tiến Phúc (Vì lý do sức khỏe, Cha Tổng Đại Diện giáo phận không thể hiện diện trong thánh lễ hôm nay) đã dâng tâm tình cảm mến tri ân của toàn giáo phận lên vị Chủ chăn giáo phận: “Đức Cha đã can đảm nhận sứ vụ làm chủ chăn gia đình giáo phận. Đức Cha về Thanh hóa đồng cam cộng khổ, chia sẻ vui buồn với chúng con. Đức Cha đã khôn ngoan lo liệu để “sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con”. Chúng con cảm tạ Chúa và cảm ơn Đức Cha. Hơn 140.000.con tim giáo dân Thanh hóa xin hứa với Đức Cha 4 chữ: Trung thành, yêu mến”.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm hồng ân của vị chủ chăn giáo phận, linh mục đoàn giáo phận Thanh hóa đã kính dâng lên Đức Cha món quà nhỏ (huy hiệu giám mục của Ngài) để bày tỏ tấm lòng tri ân và hiệp thông mật thiết với vị cha chung, cộng tác xây dựng giáo phận như khẩu hiệu giám mục của Đức Cha “ Xin cho họ nên một”.

Trước đó, trong tối văn nghệ mừng kỷ niệm 10 năm giám mục của Ngài và thụ phong linh mục cho 3 thầy phó tế, Đức Cha Giuse cũng chia sẻ tâm tình: “10 năm là một chặng đường khá dài, nhưng đối với tôi lại rất ngắn. Ngắn nhưng lại đầy ắp tình hiệp thông của Giáo hội và giáo phận. Đó là cảm nghiệm sâu xa nhất của tôi nhân ngày kỷ niệm đặc biệt này. Tôi cảm thấy rất hài lòng. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì được ở Thanh hóa. Tôi cùng với anh chị em tạ ơn Chúa. Bởi vì tôi cũng như mọi thành phần Dân Chúa của giáo phận Thanh hóa đều yêu mến giáo phận. Tôi nghĩ rằng ngày mai tôi cũng sẽ hạnh phúc và hài lòng ở Thanh hóa vì càng ngày tôi càng cảm thấy yêu giáo phận”.

Trong dịp trong đại này vị cha chung giáo phận cũng đã bày tỏ lòng mong muốn được mọi người bỏ qua những thiếu sót trong 10 năm thi hành sứ vụ của Ngài: “ Anh chị em cũng biết con người thì có khả năng giới hạn. Những gì tôi chưa làm được, hay chưa vừa ý mọi người trong giáo phận thì xin hãy thứ lỗi cho tôi!”.

Đức Cha Giuse cũng cảm ơn và tuyên dương tinh thần cộng tác của mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận đã cộng tác với Ngài: “nếu tôi đã làm được điều gì tốt đẹp, đó chính là nhờ sự vun vén gầy dựng và hợp tác của mọi người”.

Đức Cha cũng bày tỏ lòng tri ân tới quý Đức Cha về sự dẫn dắt và chia sẻ kinh nghiệm của quý Đức Cha đã đi trước Ngài trong sứ vụ giám mục.

Đối với các linh mục trong giáo phận, vị chủ chăn cảm thấy hài lòng vì tinh thần cộng tác vâng lời và trung thành “tôi cảm thấy luôn luôn có những cánh tay được nối dài để tôi có thể hiện diện qua các hoạt động của các cha tại các giáo xứ, các cộng đoàn trong giáo phận.

Đức Cha Giuse cũng bày tỏ lòng cảm mến phục tinh thần yêu mến Giáo hội và đức tin của người giáo dân trong giáo phận. Đó là một động lực to lớn giúp vị chủ chăn nỗ lực hết mình để chu toàn sứ vụ Chúa và Giáo hội đa trao phó.

Ngài cũng bày tỏ tâm tình tri ân bạn bè, ân nhân xa gần đã luôn bên cạnh giúp đỡ Ngài cả về tinh thần lẫn vật chất để chu toàn sứ vụ giám mục.

Thánh lễ 10 năm giám mục của Đức Cha được ghi dấu ấn đặc biệt qua việc tấn phong 3 phó tế lên hàng linh mục. Khi trao cây “Nến Ut sint unum”, món quà tinh thần dành cho các tân linh mục Đức Cha ban huấn từ: Đó là tình hiệp thông của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận gửi tới các tân chức và Ngài cũng mong rằng các tân chức luôn sống trong tin thần hiệp nhất với mọi thần phần Dân Chúa trong giáo phận.
 
Dòng Đaminh Tam Hiệp, Lễ Khấn Dòng
Gioan Trần Chính Trọng.
08:58 07/08/2014
Dòng Đaminh Tam Hiệp, Lễ Khấn Dòng

Sáng ngày 7-8-2014, Đức Cha Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo Phận Xuân Lộc đã dâng thánh lễ tại nguyện đường Dòng thánh Đaminh Tam Hiệp – Biên Hòa cho 3 chị mừng Kim khánh khấn dòng, 2 chị Ngân khánh và 13 chị mừng Hồng ân vĩnh khấn, cùng với sự hiện diện của Quý Đức Ông, Quý Cha Hạt, Quý Cha Bề Trên, Quý Cha Giáo, Quý Cha, Quý Thầy, Quý Sơ, Quý Ông Bà Cố, Quý Khách Mời và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.

Xem Hình

Dòng Đaminh Tam Hiệp được thành lập vào năm 1951 với tên gọi là Hội dòng Chị Em Đa Minh Việt Nam, thánh hiệu Catarina Siena, theo tôn chỉ “chia sẽ cho tha nhân những gì mình đã chiêm niệm”, sống theo linh đạo của Thánh Đa Minh đã thể hiện: chung sống hòa hợp, trung thành thực hiện ba lời khấn khiết tịnh-khó nghèo và vâng phục theo Hiến pháp Chị em Đa Minh Việt Nam. Hiện nay trụ sợ chính của dòng tại phường Tam Hiệp-Thành phố Biên Hòa-Tỉnh Đồng Nai- thuộc Giáo Phận Xuân Lộc. Qua bao thăng trầm của lịch sử với biết bao khó khăn, thử thách, giờ đây Hội Dòng đã có 345 chị em khấn, 38 tập sinh, 19 tiền tập sinh và 125 thỉnh sinh. Các nữ tu phụ vụ tại trụ sở trung ương và 27 cộng đoàn trong 8 giáo phận khác nhau.

Hôm nay, Quý thân nhân và ân nhân của đã có mặt từ rất sớm để tham dự Thánh lễ, Qúy Sơ của Hội Dòng đã đón tiếp một cách rất niềm nở, vui tươi và chu đáo. Sơ ca trưởng đã có giờ tập hát chung cho cộng đoàn với các bài ca: Gieo bước, Từng bước con đi lên, Này con tiến dâng, Hướng về Cha Thánh Đa Minh.

Đúng 8h30, đoàn rước tiến bước trong lời ca nhập lễ: Ngày hạnh phúc Chúa ơi, cuộc giao duyên đất trời, đưa con vào tình sử để hiến thân trọn đời, đã tạo nên một bầu không khí linh thiêng, trang nghiêm và đây hân hoan trong ngày Hồng ân Thánh hiến.

Mở đầu, Đức Cha Đaminh đã có lời mời gọi cộng đoàn dân Chúa hãy cùng hiệp lời cầu nguyện cho Quý Dì, cho Hội dòng Đa Minh luôn được đẹp lòng Chúa trong ngày vui hôm nay và mãi mãi. Trong bài chia sẽ Lời Chúa, Đức Cha Đaminh mời gọi các tân khấn sinh hãy sống đời cầu nguyện thật chuyên sâu, làm sao để luôn được kết hiệp với Chúa Giêsu Tình Yêu, từ đó Chúa biến đổi con người của quý sơ theo hình ảnh của Chúa và quý sơ sẽ đem Chúa đến cho mọi người như ý Chúa muốn. Sau phần Phụng vụ Lời Chúa là nghi thức khấn dòng: phần gọi tên của từng ứng sinh như gợi lại tiếng Chúa gọi Samuel trong đêm khuya: Dạ, con đây, cũng như là lời Xin Vâng của Đức Maria năm xưa, lời đáp trả để từ nay các Sơ thuộc trọn về Chúa Kitô. Kế đến là Kinh cầu Các thánh, các ứng sinh phủ phục như là sự từ bỏ tất cả, chỉ khoác lên mình tấm áo choàng đen, sẵn sàng chết với Chúa Kitô để mang lại sự sống mới cho thế gian như hạt lúa mì thối đi để mang lại sự sống mới. Tiếp theo là lời tuyên khấn của các ứng sinh như là lời hứa để các sơ từ nay thuộc về Hội dòng Đa Minh Tam Hiệp, luôn sống tinh thần đã tuyên hứa và gắn trên mình phù hiệu của Hội dòng. Xúc động nhất trong phần gia nhập Hội dòng là lúc Chị tổng phụ trách chính thức nhận các tân ứng sinh với những cái ôm thân tình của chị em để sẵn sàng cùng nhau chia sẽ những niềm vui, nỗi buồn trên con đường dâng hiến. Kết thúc là phần nghi thức trao nhẫn của Đức Cha Đa Minh cho từng ứng sinh như là sự đính ước mỹ mãn để từ nay các Sơ thuộc trọn vẹn về Đức Kitô.

Kết thúc Thánh lễ là lời chúc mừng của Chị Tổng phụ trách đến Đức Cha Đa Minh, đến Quý Cha nhận Cha Thánh Đa Minh làm Thánh bổn mạng vào ngày 8-8. Chị Tổng cũng nói lên lời tri ân đến Quý ông bà cố đã không quản ngại hy sinh để dâng một người con cho Chúa và cho Hội dòng, tấm lòng của ông bà cố thật cao cả, xin Chúa tiếp tục chúc phúc và trả công bội hậu cho ông bà cố.

Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu luôn tuôn đổ ơn lành, sức mạnh và tình yêu cho Quý sơ trong ngày Hồng ân Thánh hiến.

Gioan Trần Chính Trọng.

GIỚI THIỆU VỀ HỘI DÒNG ĐA MINH TAM HIỆP

1. Danh hiệu

Theo sắc lệnh thiết lập năm 1951, Hội dòng mang tên là Hội dòng Chị Em Đa Minh Việt Nam, Thánh hiệu Catarina Siena. Ngày nay được gọi là Hội dòng Đa Minh Tam Hiệp.

2. Tôn chỉ

“Chia sẻ cho tha nhân những gì mình đã chiêm niệm” (Contemplare et contemplata aliis tradere).

3. Sống linh đạo Đa Minh

Chị em đón nhận nếp sống tông đồ đã được Thánh Đa Minh thể hiện là: chung sống hòa hợp, trung thành thực thi ba lời khấn, sốt sắng cử hành phụng vụ cộng đoàn, chuyên chăm học hành, tuân giữ kỷ luật đời tu và thi hành sứ vụ.

4. Mục đích

Làm vinh danh Chúa, thánh hóa bản thân và dâng hiến hoàn toàn cho việc loan báoTin Mừng bằng cách thực thi ba lời khấn: Khiết tịnh, Khó nghèo và Vâng phục theo Hiến pháp Chị em Đa Minh Việt Nam, Nội quy Hội dòng và tinh thần Tu luật Thánh Augustinô.

5. Các hình thức sinh hoạt tông đồ

a. Cầu nguyện, hy sinh và chứng tá đời sống.

b. Loan báo Tin Mừng cho muôn dân.

c. Giáo dục đức tin và văn hóa, đặc biệt cho thiếu nhi và thanh thiếu niên.

d. Tham gia các hoạt động thăng tiến con người, nhất là quan tâm đến người nghèo khổ, bệnh nhân và những người bị áp bức.

6. Bổn mạng

Cùng với việc tôn kính Cha Thánh Đa Minh, Hội dòng nhận Thánh nữ Tiến sĩ Catarina Siena là bổn mạng nhất (Lễ mừng ngày 29/04) và Thánh Giuse là bổn mạng nhì (Lễ mừng ngày 19/03).

7. Những điểm mốc lịch sử

- Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Đại Diện Tông Tòa Giáo phận Bùi Chu, chính thức ký sắc lệnh thiết lập Hội dòng vào ngày 30/4/1951, sau khi được sự đồng ý của Tòa Thánh (21/3/1951). Nhưng nguồn gốc của Hội dòng xuất thân từ các Nhà Mụ Đa Minh do các Cha thừa sai Dòng Đa Minh quy tụ và sáng lập trong địa phận Đông Đàng Ngoài, Việt Nam từ năm 1715.

- Năm 1954, trước biến cố lịch sử đất nước bị phân đôi thành hai miền Bắc và Nam, và với làn sóng di cư đông đảo, Mẹ Bề trên tiên khởi Maria Êmilia Nguyễn Thị Sê cùng với các thành phần của Hội dòng lúc bấy giờ đã đi vào miền Nam để duy trì và phát triển. Hội Dòng đã chọn mảnh đất Tam Hiệp (Biên Hòa) để định cư và làm nhà Trung ương kể từ đó.- Ngày 27/07/1961, cha Michael Browne, Bề trên Tổng quyền Dòng Đa Minh, đã ký chấp thuận cho Hội dòng được hiệp thông với Dòng Anh Em Thuyết Giáo trong tinh thần, nhưng biệt lập về việc quản trị.

- Ngày 03/5/1962, Thánh bộ truyền giáo ban hành một Thông tư quyết định cho các Dòng tu đã di cư được hoàn toàn trực thuộc thẩm quyền của các Giám mục địa phương nơi các Dòng đang cư ngụ. Từ đó Hội dòng không còn thuộc thẩm quyền Đức Giám Mục Giáo phận Bùi Chu nữa, mà thuộc thẩm quyền Đức Giám Mục Giáo phận Sài Gòn (từ 1962-1966) và Đức Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc (từ 1966 đến nay).

- Ngày 10/03/1996 Hội dòng Đa Minh Tam Hiệp cùng với 3 Hội dòng Đa Minh, chính thức thành lập Liên hiệp Nữ Đa Minh Việt Nam. Các Hội Dòng đã sử dụng chung một Hiến Pháp, một tu phục và hợp tác với nhau trong các lãnh vực đào tạo, phụng vụ và sứ vụ…

- Tính đến nay đã có tám vị Bề trên Tổng quyền nối tiếp điều hành Hội Dòng tại trụ sở Trung ương Tam Hiệp, đó là: Mẹ Bề trên tiên khởi Êmilia Nguyễn Thị Sê (1954 – 1960, 1960 – 1966), Mẹ Bề trên Agnès Đỗ Thị Sâm (1966 – 1969), Mẹ Bề trên Antônina Nguyễn Thị Phượng (1969 – 1975, 1983 – 1987), Mẹ Bề trên Anna Nguyễn Thị Ninh (1975 – 1983), Bề trên Tổng quyền Rôsa Đinh Thị Ngọc Hương (1987 – 1991, 1991 - 1995), Bề trên Tổng quyền Isabelle Trần Thị Kim Hường (1995 – 1999, 1999 – 2003), Bề trên Tổng quyền Theresa Nguyễn Thị Mừng (2003 – 2007, 2007 – 2011) và Bề trên Tổng quyền đương nhiệm Maria Nguyễn Thị Hùy (2011 – 2015).

- Hiện nay (Năm 2014) Hội Dòng có 345 chị em Khấn, 38 Tập sinh, 19 Tiền Tập sinh và 125 Thỉnh sinh. Các nữ tu phục vụ tại trụ sở Trung ương và 27 cộng đoàn trong 8 giáo phận khác nhau.

Địa chỉ Nhà Mẹ:

134/4 Khu phố 5, P. Tam Hiệp,

TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

Đt: 0613 813 995

Email: daminhtamhiep@gmail.com

Website: http://daminhtamhiep.net
 
Phỏng vấn Lm. Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh về Nhóm Thánh Ca Mới
VietCatholic Network
15:10 07/08/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Một sinh hoạt nổi bật trong làng Thánh Nhạc Việt Nam vừa diễn ra vào cuối tháng Bẩy tại quận Cam, Hoa Kỳ. Nhóm Thánh Ca Mới trình làng Tuyển Tập Thánh Ca “Chúa và Tôi 2” với giọng hát của các ca sĩ Như Mai, Ngọc Huệ, Kim Thúy, Tấn Đạt, Đỗ Quỳnh Hương, Gia Ân. Đức Ông Phạm Quốc Tuấn và của chính 4 tác giả. Buổi trình diễn đã thành công vượt quá lòng mong ước và để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người tham dự.

Hôm nay, VietCatholic được hân hạnh phỏng vấn một trong bốn thành viên của Nhóm Thánh Ca Mới là tác giả của những bài rung động lòng người cả ở hải ngoại lẫn trong nước như “Một Niềm Phó Thác”, “Chúa Đã Là Người Tị Nạn”, “Nơi Tha Hương”, “Lạy Chúa, con đây!”.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với quý vị và anh chị em: linh mục Nhạc Sĩ Nguyễn Mộng Huỳnh.

Lan Vy: Thưa cha, năm 2004, nhóm Thánh Ca Mới đã tổ chức một đêm trình diễn nhạc thính phòng Thánh Ca tại nhà hàng Regent West, thuộc Quận Cam, California với chủ đề: “Chúa và Tôi” như là buổi ra mắt đầu tiên của nhóm. Mười năm sau, nhóm vừa có một buổi trình diễn rất thành công tại Quận Cam. Nhân biến cố này, chúng con xin cha cho chúng con cũng như quý vị và anh chị em biết thêm vài nét về Nhóm Thánh Ca Mới.

Lm. Nguyễn Mộng Huỳnh: Nhóm Thánh Ca Mới là tên được gợi hứng từ những thao thức về thánh ca của hai người tiên khởi là Cha Nguyễn Hùng Cường và Nhạc Sĩ Viễn Xứ khoảng 15 năm trước đây. Mỗi khi hai người gặp nhau họ hay nói về thánh ca, chia sẻ những suy tư thao thức về thánh ca cũng như hát cho nhau nghe những sáng tác mới về thánh ca. Rồi từ đó họ tự hỏi rằng tại sao những người yêu mến sáng tác thánh ca không họp lại thành nhóm để nâng đỡ khuyến khích nhau sáng tác? Sao mình lại ngồi chờ đợi ai đó mà không tự bắt đầu? Thế là Nhóm Thánh ca Mới được hình thành. Ngay sau khi nhóm được khai sinh thì cha Nguyễn Hùng Cường đã liên lạc ngay với tôi để mời tôi tham gia vào nhóm. Và chúng tôi lúc ấy đã có một website với tên miền Thánh Ca Mới để giới thiệu các bài hát của nhóm. Sau vài năm hoạt động thì website này phải đóng cửa vì cả ba chúng tôi mù tịt về kỹ thuật computer cũng như internet mà người cháu trông coi nó bận quá không có thời gian chăm sóc nó nữa.

Nhóm được hình thành tự nhiên như vậy chẳng nội quy chẳng điều lệ và không một ràng buộc về cơ chế hay khuynh hướng sáng tác nhưng với chỉ một mục đích duy nhất là khuyến khích nhau sáng tác. Nhóm đã ra chung một số CD và một cuốn DVD của ba thành viên.

Và do duyên trời xui khiến, nhóm chúng tôi mới kết nạp được thêm một thành viên trẻ, năng động, đa tài và sáng tác rất xung đó là NS Đinh Công Huỳnh hiện đang sinh sống mãi tận bên Na-uy, vùng Bắc Âu. NS này là kỹ sư computer nhưng tâm hồn rất nghệ sĩ với lòng yêu mến thánh ca dạt dào. Anh là webmaster của trang WWW.dinh.dk mà hầu như ca trưởng nào cũng vào để download các bản thánh ca của tất cả các nhạc sĩ thánh ca Công Giáo. Chính nhờ người nhạc sĩ trẻ này mà Nhóm mới có buổi ra mắt Tuyển Tập Thánh Ca và ba CD của nhóm nên tôi phải lặn lội đường dài 24 tiếng bay qua nửa vòng trái đất để tới tham dự.

Lan Vy:: Xin cha cho con và quý vị khán thính giả Vietcatholic biết về những tác phẩm mới mà nhóm vừa cho ra mắt tuần trước ở Quận Cam.

Lm. Nguyễn Mộng Huỳnh: nhóm vừa phát hành cuốn Tuyển Tập Thánh Ca của bốn tác giả trong nhóm. Cuốn sách này trình bày rất công phu và in ấn với phẩm chất rất cao. Nội dung của cuốn tuyển tập rất phong phú với tất cả các đề mục trong Phụng vụ gồm có cả bộ lễ.

Ba cuốn CD mỗi cuốn 12 bài tức mỗi nhạc sĩ có 3 bài trong một CD. Như thế mỗi NS có 9 bài trong tổng số 36 bài của ba cuốn. Bốn người ở bốn Châu: Úc, Á, Âu, Mỹ với 4 dòng nhạc khác nhau nên âm nhạc rất phong phú cộng thêm việc biên tập tài tình của NS Đinh Công Huỳnh và phần hòa âm phối khí tuyệt vời của NS Quang Phúc người nghe bảo đảm sẽ không thấy nhàm chán.

Lan Vy:: Thưa cha, một trong những mục đích chính của đêm “Chúa và Tôi 2” vừa qua tại Quận Cam là để gây quỹ cho công tác mục vụ của Cha Nguyễn Hùng Cường bên Đài Loan xin cha chia sẻ thêm với con và khán thính giả Vietcatholic về mục đích này.

Lm. Nguyễn Mộng Huỳnh: Cám ơn Lan Vy đã nhắc đến mục đích của Đêm Chúa và Tôi 2 vì nếu không nhắc tôi nói lung tung mà quên khuấy đi mất mục đích chính của buổi phỏng vấn hôm nay. Vâng, đêm Chúa và Tôi 2 có hai mục đích chính.

Trước hết là để phổ biến những tác phẩm mới của nhóm Thánh ca Mới cũng như muốn cổ động lòng yêu mến thánh nhạc trong đời sống cầu nguyện của chúng ta.

Thứ đến cũng là để gây quỹ cho công việc mục vụ của cha Nguyễn Hùng Cường là một trong những thành viên của nhóm. Cha Cường hiện tại đang có những chương trình như giáo dục và giúp đỡ CĐ người Việt nói chung và cộng đoàn Công Giáo VN nóí riêng tại Đài Loan. Ngài cũng mở các lớp giáo lý hôn nhân và tân tòng, đồng thời có những chương trình thi đua thể thao lành mạnh để giúp các thanh niên tránh được những tệ nạn như rượu chè, sàn nhẩy. Hằng năm ngài còn tổ chức các chương trình văn nghệ mỗi dịp lễ lớn như Giáng Sinh, Tết, Trung Thu…Và thăm viếng uỷ lạo các anh chị em công nhân bị tai nạn lao động hoặc bị giam giữ trong các trại giam hay các anh chị em gặp hoạn nạn hay khó khăn về tài chánh….Nói chung việc mục vụ thì bao la mà tài chánh thì eo hẹp. Sự đóng góp của chúng ta dù ít ỏi cũng sẽ giúp được rất nhiều cho công việc mục vụ của cha. Xin mọi người ủng hộ bằng cách đặt mua sách Tuyển Tập Thánh ca hoặc bộ ba CDs mới phát hành. Muốn liên lạc hoặc muốn biết thêm chi tiết xin gởi email về điạ chỉ nhomthanhcamoi@gmail.com.

Lan Vy:: Sau đêm “Chúa và Tôi 2” lần này cha và nhóm có dự định gì cho tương lai không?

Lm. Nguyễn Mộng Huỳnh: Nếu ý Chúa muốn, chúng tôi dự tính sẽ tổ chức Đêm Chúa và Tôi 3 tại Đài Loan hay tại Na-Uy không chừng. Nhưng hiện tại chúng tôi tiếp tục khuyến khích nhau sáng tác thêm nhiều tác phẩm mới vì “có bột mới gột nên hồ” không có sáng tác mới thì có cái gì để ra mắt hay phát hành phải không cô phóng viên?

Lan Vy:: Con cám ơn cha đã dành cho VietCatholic buổi phỏng vấn này, chúc cha và nhóm hăng say sáng tác thêm nhiều ca khúc mới để “có bột, có hồ” cho những đêm Chúa và Tôi tiếp theo, càng ngày càng xuất sắc.
 
Hình ảnh phóng sự "Ngày Thánh Mẫu Missouri 2014": Ngày thứ Năm 7/8
BTC-NTM-2014 & VietCatholic
19:25 07/08/2014



Như đã loan báo, để cộng đoàn Dân Chuá khắp nơi có thể theo dõi 4 ngày hội lớn nhất cuả người Việt Nam ở Hải Ngoại này, Ban Nhiếp Ảnh Đồng Công (BTC-NTM-2014) và VietCatholic đã có mặt ở Carthage, Missouri, để ghi hình.

Ban Nhiếp Ảnh VietCatholic gồm có các anh Trịnh Hiệp, Nguyễn Vàng và cô Trần Thiên Hương là những giáo dân Gx Các Thánh Tử Đạo VN ở Arlington, TX.

Những nhiếp ảnh gia cuả Đồng Công gồm có Cha Huyến, anh Thịnh đến từ Denver, CO, và anh Thanh Đẩu (video) từ Grand Prairie, TX.

Lúc này thì phong cảnh cuả dòng Đồng Công trông giống như một thị xã với 'hàng hàng lớp lớp' lều vải 'mọc lên như nấm,' và những cảnh 'ngựa xe như nước, áo quần như nêm'.

Thị xã Carthage, MO, với dân số 14 ngàn người Mỹ, không có người Việt, ngoại trừ các tu sĩ Đồng Công, thì ba ngày tới đây sẽ là một thành phố cuả Việt Nam với dân số trên dưới 60 ngàn người.

Hàng quán cuả nhiều giáo xứ, đăng ký để gây quĩ cho nhà thờ, cũng đã hoạt động nhộn nhịp.

Và cũng có thấy nhiều quầy hàng kỷ vật cuả những cơ sở Công Giáo đang biếu tặng phẩm vật để gây quĩ cho công việc mục vụ và bác ái.

Xem Album những hình mới nhất, cập nhật thường xuyên trong ngày



Chúng tôi sẽ upload hình mới lên Album khoảng 3 lần mỗi ngày. Các hình cũ lần lượt được lấy ra và di chuyển tới những Albums cố định để lưu trữ như sau đây:

Ngày Thánh Mẫu 2014, Thứ Năm

Ngày Thánh Mẫu 2014, Thứ Sáu

Ngày Thánh Mẫu 2014, Thứ Bảy

Ngày Thánh Mẫu 2014, Chuá Nhật

Kính mời quí độc giả theo dõi.

Trần Mạnh Trác (Online Editor.)
 
Thánh lễ tạ ơn 15 năm ĐGM Bùi Văn Đọc coi sóc giáo phận Mỹ Tho
Têrêsa Mai An
21:28 07/08/2014
THÁNH LỄ TẠ ƠN 15 NĂM Đức Cha PHAOLÔ COI SÓC GIÁO PHẬN MỸ THO

Vào ngày 06.08.2014, đông đảo mọi thành phần Dân Chúa trong Gia đình Giáo phận Mỹ Tho đã quy tụ về Nhà thờ Chánh Tòa Mỹ Tho số 32 Hùng Vương, P.7, TP. Mỹ Tho, để cùng với Đức Tổng Giám Mục (TGM) Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám quản Giáo phận Mỹ Tho dâng lời tạ ơn Chúa. Đức TGM Phaolô được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục Chánh Tòa Mỹ Tho vào ngày 27.05.1999. Trong 15 năm tại Giáo phận, ngài hết lòng phục vụ, yêu thương và dấn thân trong vai trò Mục tử của mình. Đến ngày 28.09.2013, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó TGP TP. HCM, đồng thời ngài vẫn làm Giám quản tông tòa Giáo phận Mỹ Tho. Và ngày 22.03.2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm TGM Tổng Giáo phận TP HCM.

Xem Hình

Thánh lễ tạ ơn vào lúc 17g45, do Đức Cha Phaolô chủ sự, đồng tế với ngài là các linh mục trong Giáo phận và các linh mục dòng đang phục vụ trong Giáo phận. Hiện diện trong Thánh lễ có đông đảo tu sĩ nam nữ, giáo dân từ các Giáo xứ tụ về. Đoàn đồng tế long trọng tiến vào Thánh đường trong tiếng hát ngân vang của ca đoàn và cộng đoàn, hòa quyện với tiếng chuông Nhà thờ tạo nên bầu khí trang trọng của Thánh lễ.

Đầu thánh lễ, Đức TGM ngỏ lời cám ơn quý Cha và cộng đoàn đã cùng với ngài tạ ơn Chúa trong thánh lễ này và ngài cũng nói lên lý do của thánh lễ hôm nay.

Trong bài giảng, Đức TGM diễn giải nội dung bài Tin mừng Mt 17,1-9 về cuộc biến hình trên núi của Chúa Giêsu. Đức TGM hướng cộng đoàn đến việc chiêm ngắm vinh quang thần linh của Chúa Giêsu, và chiêm ngắm vinh quang phục sinh của Ngài. Trong cuộc biến hình, các môn đệ được thấy vinh quang của Chúa cách tỏ tường; ngày nay mỗi người chúng ta cũng được chiêm ngắm vinh quang ấy bằng đức tin.

Khi Chúa tỏ vinh quang là lúc Chúa tiếp xúc thân mật với Chúa Cha. Và Chúa cũng muốn chia sẻ vinh quang ấy cho mỗi người chúng ta. Vì thế, chúng ta hãy mạnh dạn chiêm ngắm Chúa qua việc tập ngưỡng mộ người khác và có cái nhìn tích cực hơn về người khác.

Để kết thúc bài giảng, Đức TGM mong muốn mỗi người có lòng ao ước chiêm ngưỡng vinh quang Chúa, đi sâu vào đời sống đạo và mầu nhiệm tình thương Chúa, dù con người chúng ta có yếu đuối, và hời hợt. Khi chúng ta chiêm ngắm vinh quang Chúa, chúng ta trở nên sâu sắc hơn trong đức tin và Chúa Giêsu sẽ dẫn chúng ta đến trình diện với Chúa Cha. Đức TGM còn nhấn mạnh, chúng ta càng đi sâu hơn vào mầu nhiệm tình thương Chúa, chúng ta càng khám phá ra chân lý của Chúa được biểu lộ trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô qua mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh.

Trước khi nhận phép lành trọng thể của Đức TGM, Cha Tổng Đại Diện (TĐD) Phaolô Trần Kỳ Minh đã thay mặt gia đình Giáo phận nói lên tâm tình tri ân Đức Cha. Cha TĐD đã nêu bật những công lao và những hy sinh âm thầm của Đức Cha như việc củng cố Giáo phận, đào tạo linh mục, giáo dân, đoàn thể, các Ban mục vụ trong Giáo phận và những công việc bác ái… Ngài cũng cầu chúc Đức TGM hoàn thành trách nhiệm trong sứ vụ mới. Để tỏ lòng biết ơn, hai vị đại diện Giáo phận đã dâng lên Đức TGM lẵng hoa tươi và món quà lưu niệm.

Đáp từ, Đức TGM đã chia sẻ chân thành với cộng đoàn về sứ vụ mới và những khó khăn cùng những ưu tư của ngài. Ngài cũng khiêm tốn nói về những thành quả mà Giáo phận đạt được trong thời gian mà ngài phục vụ, cũng có sự cộng tác của quý Cha và cộng đoàn. Ngài cũng chúc mừng Giáo phận Mỹ Tho có Đức Giám Mục mới là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, ngài là một nhà giảng thuyết lừng danh mà nhiều người biết đến. Đức Cha cũng mong quý cha và cộng đoàn cộng tác với Đức Cha Phêrô để Giáo phận Mỹ Tho ngày một tốt đẹp hơn nữa.

“Chúa là nguồn vui của con” là khẩu hiệu mà Đức TGM đã chọn để sống trong suốt sứ vụ mục tử của ngài. Thiết nghĩ, niềm vui ấy cũng đã lan tràn đến nhiều người, khi những ai có dịp gặp gỡ ngài. Ước mong trong sứ vụ mới mà ngài đang đảm nhận, nguồn vui ấy vẫn lớn mạnh để những ai gặp ngài đều cảm nhận được tình yêu Chúa.

Têrêsa Mai An
 
Tình yêu giáo xứ Việt Nam Paris của cụ ký giả Hoàng Anh Tài
Thanh Hương Trần Văn Cảnh
22:13 07/08/2014
TÌNH YÊU GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS CỦA KÝ GIẢ HOÀNG ANH TÀI,


Ký giả HOÀNG ANH TÀI là bút hiệu của Thiếu tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa NGUYỄN VĂN TÀI. Bút hiệu thứ hai cũng rất hay được ông ký tên trong những bài phổ biến trên báo « Giáo Xứ Việt Nam » là NHÂN TRÍ DŨNG. Nhiều người hỏi thăm người viết về thân thế cụ. Hai vị trong ban biên tập báo « Giáo Xứ Việt Nam », là đức ông Giuse Mai Đức Vinh và thầy sáu vĩnh viễn Phêrô Phạm Bá Nha, đã có những bài viết dài rất đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp, binh nghiệp và văn nghiệp của ký giả Hoàng Anh Tài.

Cụ Tài, sinh ngày 12.08.1922, nghĩa là hôm nay, 08.08.2014, cụ sắp 92 tuổi. Trong ban biên tập báo Giáo xứ Việt nam Paris, cụ Bác sĩ Nguyễn Văn Ái, 94 tuổi, sinh ngày 07/02/1920, cùng với cụ Tài là hai bậc trưởng thượng, được nhiều người yêu mến và kính phục. Về cụ thi sĩ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái, người viết đã dành một loạt bốn bài dưới đề tài « Vân Uyên, thi sĩ của Tình yêu huyền nhiệm Công Giáo », nhân dịp sinh nhật thứ 90 của cụ vào năm 2010.

Về cụ ký giả Thiếu tá Hoàng anh Tài, nhân dịp mừng 92 năm sinh nhật của cụ vào ngày 12.08.2014 sắp tới, người viết xin kính gửi lời « CHÚC MỪNG THƯỢNG THỌ » và mạo muội ghi lại vài tâm tình về cụ. Gặp cụ từ năm 1991, trong báo Giáo Xứ với bài « Tìm hiểu về ân xá quốc tế » (GXVN, số 76, ngày 01.07.1991) và bài « Ngoại kiều tại Pháp » (GXVN, số 78, ngày 01.11.1991). Bắt đầu gặp gỡ và làm việc với cụ từ cuối năm 1991, qua những cuộc họp hàng năm của Ban Báo GXVN, của Đại Hội Mục Vụ, và của Tiệc Thân Hữu Giáo Xứ. Rồi sau này, nhiều lần đến thăm cụ và cụ bà tại tư gia ở JOINVILLE LE PONT, hoặc một mình, hoặc với đức ông Vinh, hoặc với luật sư Thông, hay thầy sáu Nha, người viết đem lòng cảm phục cụ càng ngày càng nhiều hơn. Điều mà người viết cảm phục nhất và học được ở nơi cụ nhiều hơn cả là bài học sống « Tình Yêu Giáo Xứ Việt nam Paris » của cụ.

Cụ Ký giả Thiếu tá Hoàng Anh Tài đã đến với Giáo Xứ Việt Nam Paris qua một chặng đường tương đối dài (Cf : Hoàng Anh Tài : Đường vào nhà Chúa, GXVN, số 107, 01-10-1994, tr. 10-11).

Thời Việt Nam Cộng Hòa, từ một người « vô tôn giáo », đôi khi cụ cũng muốn tìm đến một tôn giáo. Thiếu tá Trưởng phòng Giao tế Nha động viên, Bộ Quốc phòng, làm việc dưới quyền một vị tướng Công Giáo ngoan đạo (Bùi Đình Đạm), cụ được đối xử tốt và có cảm tình với Công Giáo. Nhưng vì tự ái, cụ không muốn theo đạo, vì sợ bị dị nghị tai tiếng của những kẻ xấu mồm, cho rằng vào đạo không phải vì đức tin, mà vì quyền lợi cá nhân, không phải vì lòng thành, mà vì mưu đồ chính trị, vinh thân phì gia. Cụ TÀI có cái Trí của người biết.

Tiếp xúc đầu tiên của cụ với Công Giáo, là Đức Mẹ Cầu Bình Lợi. Cụ kể : « Dòng đời vẫn trôi chảy, trong cuộc sống hằng ngày giữa thời buổi loạn ly, chiến tranh hỗn độn, từ giới thượng lưu trí thức, quân nhân, từ những tư sản mại bản, cho đến anh chị em buôn gánh bán bưng, thường hay đến Nhà Thờ « Fatima » Cầu Bình Lợi, nơi nổi tiếng linh thiêng, để cầu nguyện xin Đức Mẹ ban phép lành, trong số những người ấy có tôi…. Va chạm với thực tế phũ phàng, đôi khi tôi cũng cảm thấy tâm hồn trống rỗng, bất mãn sự việc, trong khi không dằn được cơn tức giận, tôi đã để cho thợ cạo, cạo trọc đầu ! Đến nơi Thánh Đường « Cầu Bình Lợi » tôi phải che đậy bằng một chiếc mũ, đứng nép ngoài mái hiên, tò mò nhìn những tấm biển đủ cỡ, bằng đá quý, bằng cẩm thạch, bằng xi măng, bằng đồng thau, của những người trước đây, đã đến cầu xin Đức Mẹ ban phước lành và được toại nguyện, nên đã ghi rõ tên họ với những dòng chữ « Tạ Ơn Đức Mẹ ».

Đợi khi cha xứ làm lễ xong, tín đồ lần lượt ra về hết, tôi mới rón rén đi vào nhà nguyện, đứng trước tượng ảnh của Mẹ để khấn vái, xong đi lại chiếc tủ đụng tiền, nhét nhanh vào một tờ giấy bạc 500 đồng rồi vụt chạy nhanh ra phía bờ sông, như cố tránh sự tò mò dòm ngó của ai đó.

Trên đường về, bên tai tôi còn văng vẳng hai câu thơ của thi sĩ Kiên Giang :

« Lậy Chúa con là người ngoại đạo ;

Nhưng vẫn tin có Chúa ngự trên Trời ».

Sau lần đi viếng Đức Mẹ Cầu Bình Lợi về, tôi cảm thấy tâm hồn thoải mái, có một sự gì thay đổi khác thường trong nghiệp vụ, lạc quan và yêu đời hơn bao giờ hết. Tôi hăng say làm việc một cách tích cực, nhiệm vụ của tôi là trả lời những thắc mắc của thanh niên trong hạng tuổi phải thi hành nghĩa vụ quân sự, hoặc bằng thư riêng, hay trên báo chí. Ngoài ra, tôi còn phụ trách chương trình truyền thanh và truyền hình để hướng dẫn dân chúng am hiểu các thể lệ về động viên và miễn hoãn dịch.

Tính đến nay đã hơn 20 năm qua mà tôi còn nhớ mãi trong một chương trình về « Giáng Sinh » một quân nhân thi sĩ đã viết và được nữ ca sĩ nổi tiếng Hồ Điệp ngâm thơ, yểm trợ cho chương trình « Tiếng Nói Động Viên » như sau :

« Chúa Cứu Thế chịu cực hình thay nhân loại,

Đêm Giáng Sinh rực rỡ ánh đạo mầu.

Làm trai trung hiếu là đâu ?

Hãy đem thân thế đền bù nước non » ! (Ibidem).

Thời Xã Hội Chủ Nghĩa. Sau ngày Miền Nam thất thủ 30.04.1975, cụ Tài, dẫu đã về hưu từ năm 1972, nhưng với tính cách là cựu quân nhân của chế độ cũ, vẫn đã phải đi trình diện và vẫn đã phải đi học tập cải tạo. Cụ đã trải qua nhiều trại cải tạo, từ Nam ra Bắc : Thành ông Năm ở Hốc Môn, Suối Máu Biên Hòa, Sơn La, Yên Bái, Hoàng Liên Sơn, Thanh Cầm ở Cẩm Thủy Thanh Hóa. Cuộc đời tù nhân muôn vàn khổ ải, dẫu trên lý lịch tôn giáo, cụ vẫn khai là người ngoại đạo, hay cụ thể hơn là « đạo thờ ông bà ». Nhưng từ ngày gặp Đức Mẹ Cầu Bình Lợi, cụ đã thoải mái, lạc quan và tích cực hơn. Dẫu là một kẻ thuộc phe thất trận, ngã ngựa, bị tù đầy, cụ Tài vẫn giữ được tinh thần. Theo cụ những đói khổ, lao động, cực hình trong trại tù chỉ là những thử thách cho con người, như câu cách ngôn vẫn nói : « Lửa thử vàng, gian nan thử đức ». Cụ Tài có cái DŨNG của người đức.

Và dẫu không nói rõ, nhưng dường như, cùng hòa nhịp với nhiều tù nhân khác, cụ Tài đã lâm râm cầu nguyện khấn hứa, mỗi tối trước khi đi ngủ. Lời khấn hứa của cụ có lẽ cũng giống như lời khấn hứa của cụ Giáo Sư Vũ Quốc Thúc là sẽ trở lại đạo, nếu được Đức Mẹ phù trì che chở và cho thoát nạn Cộng Sản Việt Nam. (Xin xem Trần Văn Cảnh, Gs Vũ Quốc Thúc đã cùng 24 tân tòng khác gia nhập Giáo Hội Công Giáo Tại GXVN Paris, vào lễ Phục Sinh ngày 08.04.2012, http://vietcatholic.net/News/Html/97174.htm).

Cụ thể, cụ Tài đã được báo mộng, trong giấc ngủ. Một lần cụ mơ thấy mình « mặc đồ lớn, thắt cà vạt, tay xách túi Samsonite đi Balê ». Lần khác, « mơ thấy đi xem đá bóng tại sân Công Viên Các Ông Hoàng (Parc des Princes) ».

Thực tế, cuối năm 1979, cụ Tài đã được trả tự do, trở về xum họp với gia đình tại Sài Gòn. Thời gian này, những lúc rảnh rỗi, cụ nhờ người bạn gốc Hoa, tên là Trang Đạo Lương chở xe gắn máy Honđa đến nhà thờ Fatima cầu Bình Lợi để cầu nguyện cùng Đức Mẹ.

Đức Mẹ đã cho những dấu chỉ rằng lòng chân thành và lời cầu nguyện của cụ Tài đã được lắng nghe. Con gái lớn của cụ đã định cư tại Mỹ trước 1975 xin được chiếu khán đến Mỹ cho cụ. Nhưng cụ không thích, vì đơn giản người bạn Mỹ đã « chạy làng », « bỏ rơi đồng minh Việt Nam », « sống chết mặc bay ». Không thích đi Mỹ, cụ làm đơn xin đi Pháp. Lạ thay, đơn gửi đi ngày 01.01.1987, thì chỉ chín ngày sau, ngày 09.01.1987, cụ Tài nhận được thư hồi âm của Toà Tổng Lãnh Sự Pháp tại Sài Gòn, đồng ý cứu xét đơn của cụ, nếu cụ được nhà chức trách Việt Nam cấp giấy phép xuất cảnh. Một tháng sau cụ Tài hồi đáp. Kết quả, chẳng bao lâu sau, gia đình cụ Tài, gồm cụ Ông, cụ Bà và một người con gái đã được mời vào phỏng vấn tại Toà Tổng Lãnh Sự Pháp và được hứa hẹn chấp thuận để chuẩn bị đi khám sức khoẻ và hẹn ngày ra đi.

Đến Pháp, xin gia nhập đạo Công Giáo. Rút cục, cụ Tài và gia đình đã được đến Pháp. Cụ kể : « Đến Pháp ngày 22.09.1987, chúng tôi được chỉ định tạm ở trại định cư AUTUN cách Paris lối 380 cây số. Giữ lời khấn hứa, tôi tìm đến một ông linh mục người Pháp để nhờ hướng dẫn gia nhập vào đạo Công Giáo. Nhưng có lẽ duyên phần chưa đến, cha đã hứa mà không đến. Thế rồi sau đó, chúng tôi, cả gia đình thê tử, lại dọn về Joinville Le Pont gần Paris. Vì lòng ái mộ Đức Mẹ, tôi đã mua một tượng ảnh Đức Mẹ về thờ. Ông PHAN CHẤN THẾ René, mà sau này là cha đỡ đầu cho tôi vào đạo, đến nhà tôi chơi, thấy tôi thờ ảnh Đức Mẹ, tưởng tôi là người có đạo, nhưng sau đó, tôi tường thuật chi tiết nỗi lòng của tôi, thì ông hứa sẽ giúp cho tôi được như ý. Ông giới thiệu bà THÁI VĂN HIỆP đến tận nhà tôi để giảng dậy giáo lý, sau đó bà Hiệp lại giới thiệu tôi với cha MAI ĐỨC VINH để theo học giáo lý tại Giáo xứ Việt nam cho đến ngày lễ Phục Sinh (Pâques), cách đây 4 năm, tôi đã được phép Rửa Tội để trở thành con chiên của Chúa và là tín đồ của Kytô giáo. Đó là tất cả tâm sự của một người ngoại đạo trước kia đã được ơn Trên hướng dẫn vào nhà Chúa (Hoàng Anh Tài, Ibid.).

Cụ TÀI đều đặn và trung kiên phục vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris. Được rửa tội ngày lễ Phục Sinh 26.03.1989, cụ Tài đã chọn phục vụ Giáo Hội trong và qua tờ báo « Giáo Xứ Việt Nam », và liên tục viết bài từ năm 1991. Sau đây là những bài viết của cụ Tài đã được phổ biến trên báo Giáo Xứ Việt Nam, từ số 76, ngày 01.07.1991 đến số 200, ngày 01.02.2004 :

1. Tìm hiểu về ân xá quốc tế, số 76, ngày 01.07.1991

2. Ngoại kiều tại Pháp, số 78, ngày 01.11.1991

3. Còn quá trẻ mà đã làm mẹ, số 80, ngày 01.01.1992

4. Cuộc hành trình và xứ sở của loài khỉ đầu chó, số 81, ngày 01.02.1992

5. Chén tạc, chén thù, số 82, ngày 01.03.1992

6. Niềm tin và hy vọng, số 90, ngày 01.01.1993

7. Giáo dục tuổi trẻ, số 91, ngày 01.02.1993

8. Ông Trương Vĩnh Ký, Ibidem

9. Con cá tháng tư, số 93, ngày 01.04.1993

10. Phép lạ ở Lộ Đức, số 94, ngày 01.05.1993

11. Tình hình chính trị của Pháp, Ibidem

12. Báo cáo của ân xá qưốc tế năm 1993 : 161 quốc gia tố cáo, số 97, ngày 01.10.1993

13. Khái niệm căn bản về Âu Châu, số 100, ngày 01.01.1994

14. Năm Giáp Tuất kể truyện Chó, số 101, ngày 01.02.1994

15. Phút giây xao động, số 104, ngày 01.05.1994

16. Chân dung nước Pháp, Ibidem

17. Đường vào nhà Chúa, số 107, ngày 01.10.1994

18. Mùa Giáng Sinh xưa, số 109, ngày 01.12.1994

19. Dân Pháp phòng xa, Ibidem

20. Hoài niệm, số 110, ngày 01.01.1995

21. Dân số ngoại kiều tại Paris, Ibidem

22. Vấn đề di trú và việc làm tại Paris, số 111, ngày 01.02.1995

23. Tình hình chính trị tại Pháp, số 113, ngày 01.04.1995

24. Tình hình bầu cử Tổng Thống tại Pháp, số 115, ngày 01.06.1995

25. Phụ nữ Việt nam, số 120, ngày 01.01.1996

26. Xuân Bính Tý kể truyện Chuột, số 121, ngày 01.02.1996

27. Tuổi thọ, Ibidem

28. Vĩnh biệt tổng thống Mitterand, số 122, ngày 01.03.1996

29. Ngày quốc tế phụ nữ, số 124, ngày 01.05.1996

30. Tình hình chính trị ở Nga, số 127, ngày 01.10.1996

31. Khuynh hướng hiện nay của dân Pháp đối với vấn đề hỏa tang, số 128, ngày 01.11.1996

32. Vụ xử án đêm Noel, số 129, ngày 01.12.1996

33. Tầm nhìn, số 130, ngày 01.01.1997

34. Năm Đinh Sửu kể chuyện trâu, số 131, ngày 01.02.1997

35. Anh Mười On, Ibidem

36. Vay nợ, số 133, ngày 01.04.1997

37. Tình hình chính trị tại Pháp, số 135, ngày 01.06.1997

38. Đại hội thanh niên Công Giáo thế giới, số 137, ngày 01.10.1997

39. Khách địa cảm xuân, số 140, ngày 01.01. 1998

40. Hậu quả, Ibidem

41. Làm người, số 141, ngày 01.02.1998

42. Dư âm ngày Giáng Sinh 97, số 142, ngày 01.03.1998

43. Chuyến viếng thăm lịch sử của ĐGH tại Cuba, Ibidem

44. Nghĩ gì đến cái chết, số 147, ngày 01.11.1998

45. Đồng tiền Euro cập bến, số 149, ngày 01.01.1999

46. Kỷ Mão 1999, số 150, ngày 01.02.1999

47. Đêm trừ tịch nhớ đờo, Ibidem

48. Chào mừng Xuân 2000, số 160, ngày 01.02.2000

49. Chào mừng năm Tân Tỵ, số 169, ngày 01.01.2001

50. Năm Ngọ kể chuyện ngựa, số 180, ngày 01.02.2002

51. Đạo Trời trong thi ca dân gian, số 184, ngày 01.06.2002

52. Quan niệm Trời trong Kim Vân Kiều; Ibidem

53. Năm Quỳ Mùi kể chuyện dê, số 190, ngày 01.02.2003

54. Chào mừng năm Giáp Thân 2004, số 199, ngày 01.01.2004

55. Đọc truyện và thơ trong báo “Giáo xứ Việt nam”, số 200, ngày 01.02.2004

55 bài viết trong 13 năm. Thời gian tiếp theo, từ 2004 đến 2014 hôm nay, Cụ Tài vẫn tiếp tục viết cho báo Giáo Xứ Việt Nam, theo một nhịp trung bình 4, 5 bài mỗi năm. Năm 2014, cụ vừa viết 2 bài. Bài “Chào mừng Tân Niên Giáp Ngọ”, số 299, ngày 01.01.2014. Và bài “Hai mươi ba năm nhìn lại”, số 302, ngày 01.04.2014.

Cụ Tài yêu thương Giáo Xứ Việt Nam Paris. Từ ngày phục vụ tờ báo Giáo Xứ Việt Nam, cụ Tài là người rất quí mến những bạn đồng nghiệp khác, nhất là Đức Ông chủ nhiệm Mai Đức Vinh, Cha Đinh Đồng Thượng Sách, thầy sáu chủ bút Phạm Bá Nha và hai giáo sư Trần Văn Cảnh và Lê Đình Thông, mà Cha Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách nhận là “cặp làm mưa làm gió, Mọi vấn đề là có tôi đây; Bề ngang, bề dọc, bề dầy; Thông tin nghị luận trình bày thao thao”. Hằng năm, cứ mỗi dịp xuân về, cụ Tài thường gửi quà biếu đến nhiều vị trong ban biên tập, đặc biệt là năm vị trên đây, mà có người đã gọi là ngũ hổ của Giáo Xứ Việt Nam Paris. Cụ mong cho tờ báo được phát triển và phổ biến càng ngày càng tốt hơn. Cho các giáo hữu mua báo càng nhiều hơn. Cho các ký giả tham gia viết bài càng nhiều, hay và trẻ hơn. Cho các con cháu sinh ra và lớn lên trên đất người không quên tiếng Việt. Trong bài hồi ký mới nhất phổ biến trên báo Giáo Xứ Việt Nam, số 302, ngày 01.04.2014, với tựa đề “Hai mươi ba năm nhìn lại”, cụ Tài viết những dòng cuối cùng như sau: “Từ năm 1991 đến giờ, tôi là trợ bút thường xuyên của tờ báo giáo xứ. Sau 23 năm nhìn lại, phải thành thật khâm phục và ngợi khen Đức Ông Giám Đốc. Cá nhân tôi được kể là tân tòng hiểu biết về đạo thì rất giới hạn, ù ù cạc cạc, nhưng nếu về đời thì dễ viết lách. May thay, như một làn sóng nước tràn, đổ xô về làm nổi bật tên tuổi của tờ báo giáo xứ. Quí giáo sư Trần Văn Cảnh, Lê Đình Thông, Phạm Bá Nha, giờ là chủ bút, cùng với nhiều anh em kỹ thuật chuyên viên, đã đổi mới bộ mặt của tờ báo Giáo Xứ.

Ước nguyện của riêng tôi, vô cùng hân hoan tưởng niệm hơn 30 năm Giáo Xứ đã duy trì Hội Đồng Mục Vụ và cử hành lễ tái bản tờ báo Giáo Xứ Việt Nam Paris.

Điều mong ước của tôi là muốn làm sao cho các giáo hữu đăng ký đặt mua báo càng ngày càng gia tăng, đọc và cổ động thêm nhiều bạn đọc. Các văn gia tham gia viết bài đăng báo, các em cháu hậu duệ cố gắng viết bài để thay thế những bậc đàn anh đi trước. Báo cần những sáng kiến mới của tuổi trẻ, mà như một lãnh đạo Miền Nam Việt Nam trước đây đã từng nói : “Tuổi trẻ là tuổi viết lịch sử”. Tuổi già theo thế tục : “Lão lai tài tận”. Một lần nữa, tôi thiết tha kêu gọi thế hệ trẻ nên tham gia viết bài cho báo Giáo Xứ ; Các em cháu sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, mặc dù có thông thạo sinh ngữ đến mức nào mà liên hệ với người cùng nòi giống mà quên tiếng Việt là một điều đáng trách. Cố đại văn hào Nguyễn Văn Vĩnh đã nói : “Sách quốc ngữ, chữ nước ta, con cái nhà, Đều phải học”.

Trước khi kết thúc trang hồi ký này, xin thành tâm nguyện cầu Chúa Giêsu và Mẹ Maria quan phòng sức khoẻ của Đức Ông Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam tại Pháp, luôn khỏe mạnh, để phục vụ Chúa, phục vụ tín đồ Công Giáo. Xin đa tạ.

Cụ Ký giả Thiếu tá Hoàng Anh Tài, dẫu là một tân tòng, được rửa tội ngày lễ Phục Sinh 26.03.1989, nhưng đã hiểu rõ điều răn căn bản mà Chúa Kytô đã truyền cho các môn đệ là “ Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau" (Gioan, 13, 34-35). Mà anh em không ai khác hơn là những người mình gặp thường xuyên, những dân làng, hàng xóm, những đạo hữu cùng họ, cùng xứ, …

Ở ngoài đời, Cụ Tài rất thiết tha với xóm làng. Ở Việt Nam, cụ rất thương mến thành phố Biên Hòa và những người ở đó. Ở Pháp, cụ rất quí mến thành phố Joinville–Le-Pont và những người « joinvillais » ở đó. Ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, cụ đã chọn nhóm báo “Giáo xứ Việt nam » là đơn vị sinh hoạt. Cụ rất quí mến các đồng nghiệp trong ban biên tập. Và các thành viên trong Ban Biên Tập cũng rất quí mến cụ. Họ đã bầu cụ làm Đại Diện Ban Báo Giáo Xứ từ nhiều năm qua. Cụ TÀI có cái NHÂN của một kytô hữu. Nhân-Trí-Dũng là bút hiệu lý tưởng mà cụ TÀI tự chọn cho mình. Cụ TÀI đã thực hiện trọn vẹn lý tưởng đời mình. Xin thành thật bái phục và ngợi khen cụ TÀI.

Cùng với 8 giáo dân khác, ngày 16.03.2014 vừa qua, cụ Ký giả Thiếu tá Hoàng Anh Tài đã được Đức Ông chủ nhiệm Mai Đức Vinh đề nghị và Ban Giám Đốc Giáo Xứ đồng ý để lãnh huy chương và bằng khen “PRO ECCLESIA ET PONTIFICE”, do Đức Giáo Hoàng Phanxicô trao ban, qua tay Đức Cha Soubrier, Nguyên giám mục phụ tá Paris, Đức Ông Rambaud, Giám đốc Sở các cộng đoàn và các linh mục sinh viên ngoại kiều Paris, và Cha Nguyễn Kim Sang, Tổng Tuyên Úy các cộng đoàn Công Giáo Việt nam tại Pháp. Cả Giáo Xứ đã đông đủ dự Thánh Lễ, dự tiệc và chúc mừng 9 giáo dân có công và có lòng với Giáo Xứ.

Xin kính chúc mừng cụ HOÀNG ANH TÀI được Huân Chương và Bằng khen BẢO VỆ Giáo Hội VÀ GIÁO HOÀNG.

Xin kính chúc mừng SINH NHẬT THƯỢNG THỌ THỨ 92 của CỤ HOÀNG ANH TÀI, vào ngày 12.08.2014 sắp tới.

Paris, ngày 08 tháng 08 năm 2014

Thanh Hương Trần Văn Cảnh
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam bất diệt hay sẽ mất.
Hà Minh Thảo
17:42 07/08/2014
VIỆT NAM BẤT DIỆT HAY SẼ MẤT ? (4)

D.- Ủng hộ Cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam.

Cảnh sát biển là những viên chức nhận lương bổng từ ngân sách do đồng bào đóng thuế để hoàn thành nhiệm vụ cao cả : bảo vệ an ninh và sự vẹn toàn Tổ quốc. Tuy nhiên, lực lượng này chỉ được trang bị những tàu thuyền được trang bị võ khí đơn sơ không như những đơn vị Hải quân với tàu ngầm (mong không bị gắn vũ khí ‘quá date’ như ụ nổi 83M trong vụ Vinalines), tàu tuần, tàu chiến…. Vâng lệnh lãnh đạo, các tàu này đang nằm bờ để bảo toàn Hải lực. Cũng vậy, những tàu của cảnh sát biển cùng lắm là chơi trò bắn súng nước với Tàu cộng. Kêát quả, do Trung quốc đã sử dụng vòi rồng, đâm thẳng vào tàu kiểm ngư Việt, làm hư hỏng 6 tàu và 8 kiểm ngư bị thương.

Ngư dân Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa là những ngư dân khổ cực có thứ hạng cao nhất thế giới. Họ bị các tàu Trung cộng tung hoành trong vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc đánh đuổi, bắt bớ và tàu bị tịch thu hay đóng phạt. Các tàu Hải quân không bảo vệ ngư dân vì ‘để tôn trọng cái gọi là : không can thiệp vào các vụ xung đột trên biển. Họ là những anh hùng trên những thuyền bé nhỏ, tàu gổ, tay không, thân cô thế, lại tiếp tục được (hay bị) kêu mời bám biển, để giữ và làm cột mốc xác nhận chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Chiều ngày 17.05.2014, một tàu cá ngư dân Lý Sơn đang đánh cá trong biển Việt Nam, cách giàn khoan Tàu cộng khoảng 20 hải lý, bị tàu của chúng rượt và cướp hết tài sản. Hôm sau, một tàu cá với 14 ngư dân Quảng Ngãi bị lực lượng ngư chính Tàu chặn lại và hành hung hai ngư dân. Ngoài ra, chúng còn cấm ngư dân ta đánh cá tại vùng gần nơi đặt giàn khoan và trong vùng Đường 9 đoạn. Ngày 26.05.2014, khoảng 40 tàu Trung quốc đã bao vây và 'đâm chìm' một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng, cách giàn khoan 17 hải lý, nơi ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, 10 ngư dân trên tàu đã được cứu sống. Tân Hoa xã cho rằng tàu đó do quấy rối một tàu cá của họ nên mới bị đâm, đồng thời cho biết chính phủ Tàu đã gửi công hàm phản đối chính phủ Việt.

E.- Kiện hay không kiện Trung quốc?

Ngày 21.05.2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức ở Manila Phi luật tân: « Từ ngày 01.05.2014 đến nay, Trung quốc đã sử dụng hơn 130 tàu, có cả tàu quân sự và máy bay bảo vệ để hạ đặt giàn khoan dầu vào vị trí sâu hơn 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế và Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung quốc là một bên tham gia ký kết. Hành động này của Trung quốc đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông ». Trả lời phỏng vấn của thông tấn xã AP, ông nói: « Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó ».

Để đối phó với hành động Trung quốc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ‘tứ nhân bang’ lãnh đạo Việt Nam chỉ lên tiếng phản đối một cách rời rạc, yếu ớt… vì họ biết thế nào là vị trí chính trị của họ đối với Trung quốc. Trong diễn văn khai mạc lẫn kết thúc Hội nghị Ban chấp hành TW9 khóa XI, từ ngày 08 đến 14.05.2014, của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vấn đề hệ trọng này không được đề cập đến, chữ ‘Biển Đông’ chỉ được nói một lần. Trong lúc đó, tờ The New York Times loan tin ông Trọng muốn qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình để nói chuyện về Biển Đông, nhưng ông này đã từ chối không gặp mà dành giờ để tiếp Thủ tướng Hunxen (Campuchia), mặc dù ông ta luôn trung thành với Trung quốc. Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang thì các phát biểu một cách chung chung để không mất lòng ai, từ người dân, hay chính phủ Hoa kỳ lẫn Trung quốc. Oâng từng có các phát biểu về chủ quyền biển đảo đã thu hút sự quan tâm và tin tưởng của người dân. Nhưng gần đây, ngày 19.5.2014, khi tiếp Tân Đại sứ Tàu, ông vẫn phải chúc mừng và hy vọng Đại sứ Hồng Tiểu Dũng sẽ ‘phát huy tốt vai trò cầu nối quan trọng, đóng góp thiết thực cho quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước’. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ là một kẻ ba phải, nước đôi và không có một chính kiến cụ thể.

Phản ứng của họ khác nhau chỉ nhằm tranh quyền trong đảng cũng như trong tầm mắt của Bắc Kinh :

1. / Tranh chấp nội bộ Đảng.
Tại các quốc gia dân chủ đa đảng, các chính đảng trị minh bạch vận động đồng bào cử tri tín nhiệm qua những cuộc bầu cử tự do và lương thiện, để hành xử quyền Hành pháp hay Lập pháp (hoặc Tư pháp, như các thẩm phán tại Hoa kỳ) bằng những cuộc vận động tranh cử công bằng dựa trên Thành quả, nếu muốn được tái cử, hay những Đề nghị chính sách sẽ thực hiện, nếu được thắng cử.

Tại Việt Nam không như vậy vì, tại đây, đảng cộng sản dùng võ lực để chiếm chính quyền rồi dùng chế độ công an trị để đàn áp và tàn sát dân. Với thể thức ‘đảng cử, dân bầu’, các đảng viên chia nhau các chức vụ các cấp từ trung ương tới địa phương. Do đó, để được các chức vụ này, do biết tài đức của bản thân, họ cần phải kết bè phái với nhau để tranh dành quyền lợi trong đảng.

Hội nghị Trung ương Đảng được khai mạc ngày 01.10.2012, sau khi Bộ Chính trị Đảng vừa có phiên họp tuần qua để duyệt lại kết quả kiểm điểm, chỉnh đốn Đảng, nhằm trình lên Ban chấp hành Trung ương lần họp này. Biến cố này được nhiều người lưu ý vì diễn ra trong bối cảnh đạc biệt sau đợt phê và tự phê vừa được triển khai trong toàn bộ hệ thống Đảng ở trung ương và tỉnh thành, khởi từ Bộ chính trị và Ban bí thư và những vụ bắt các các nhân vật trong giới ngân hàng (Nguyễn Đức Kiên và các lãnh đạo ACB) được cho là thân cận với Thủ tướng Dũng cùng chiến dịch chỉnh đốn Đảng do Tổng Bí thư Trọng phát động được xem như dấu chỉ cho một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ cấp cao nhất của Đảng.

Nhân dịp này, 175 ủy viên Trung ương Đảng cũng bàn về cải cách doanh nghiệp nhà nước, sở hữu đất đai, tình hình kinh tế-xã hội, đổi mới giáo dục đào tạo và phát triển khoa học công nghệ.

Ngày 15.10.2012, phát biểu khi bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Trọng nhận định về một số khuyết điểm tồn tại : « Trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết và kết luận của Trung ương, nhất là về doanh nghiệp nhà nước còn lúng túng, buông lỏng; kiểm tra giám sát không chặt chẽ dẫn đến một số tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước hoạt động kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất lớn… Một số hạn chế, khuyết điểm chưa được làm rõ thực chất, mức độ, địa chỉ cụ thể, ai phải chịu trách nhiệm… ». Sau đó, ông thẳng thắn nói: « Ban Chấp hành Trung ương xin nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân, và sẽ cố gắng làm hết sức mình để từng bước khắc phục »… Ông cũng đưa ra lời xin lỗi về việc quản lý sai trái nền kinh tế đang gặp khó khăn cũng như không ngăn chặn đưọc tham nhũng và thoái hoá trong hàng ngũ đảng viên, nhưng ‘Không thi hành kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị’. Nhiều nguồn tin cho người đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ngày 17.10.2012, khi tiếp xúc cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói về quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị, mà ông gọi là 'đồng chí X'. Nhưng ‘X’ là một ẩn số thì thay tên một trong 14 ủy viên Bộ Chính trị đều có thể đúng chăng ?

Ngày 22.10.2012, ông Dũng đã ‘nhận trách nhiệm’ trước Quốc hội, trước Đảng và trước Dân về những khuyết điểm trong quản lý, điều hành kinh tế, nhất là trong việc kiểm tra, giám sát các tập đoàn kinh tế gây ra những ‘tổn thất nghiêm trọng’ ở Vinashin và Vinalines (xem : http://vietcatholic.net/News/Html/121106.htm ), nhưng ông không từ chức theo yêu cầu, ngày 14.11.2012, của đại biểu Dương Trung Quốc (xem III.- C.- a phần trước).

b. Trung quốc có ý kiến.

Trong bài ‘Đã đến lúc giải mật Hội nghị Thành Đô’, biên tập viên Mặc Lâm (RFA), ngày 06.08.2014, kể : ‘Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang là người từng nhiều lần tiếp xúc với nguyên Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cho biết: « Trung quốc đưa ra một điều kiện tiên quyết đó là Việt Nam thực tâm muốn bình thường, cải thiện quan hệ ngoại giao với Trung quốc thì việc đầu tiên là Việt Nam phải loại bỏ Bộ trưởng Thạch, … Anh ấy là người rất hiểu Trung quốc và hiểu tận tim gan của họ. Ví dụ như Trung quốc nói rằng đảo Hoàng Sa có xương của người Trung quốc thì ảnh đập lại anh ấy nói nếu như thế thì ngay thủ đô Hà Nội cũng sẽ là đất của Trung quốc bởi vì gò Đống Đa có rất nhiều xương của Trung quốc vì người Hán bị vua Quang Trung tiêu diệt chất thành cả một cái gò như thế… ». Do đó, năm 2011, ông Phạm Bình Minh, con ông Thạch, được đảng đề cử vào chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao với nhiều dè dặt, nhìn về Trung quốc .

Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg News ngày 31.05.2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là Việt Nam đã ‘chuẩn bị’ các luận cứ để kiện Trung quốc ra trước một tòa án quốc tế về vụ đặt giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ngày 25.06.2014, Hội Luật gia Việt Nam ra tuyên bố phản đối Trung quốc : « Nếu Trung quốc cố tình không tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, cố tình vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam sẽ đề nghị Chính phủ Việt Nam sử dụng các biện pháp pháp lý hợp pháp để giải quyết tình trạng vi phạm leo thang của Trung quốc ở Biển Đông ». Ông Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam đã nói. Tuyên bố của Hội khẳng định tiếp : « Hội Luật gia Việt Nam, với số lượng hơn 46.000 hội viên luật gia yêu nước sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để chuẩn bị các hồ sơ pháp lý cần thiết cho quá trình này, kiên quyết không để chủ quyền thiêng liêng của đất nước bị xâm phạm ».

Ngày 16.07.2014, phóng viên Tuổi Trẻ đã gặp ông André Menras, song tịch Pháp có Việt tịch với tên Hồ Cương Quyết, người đã có thể tham dự các cuộc chống Tàu không bị công an ‘làm khó’ cách tàn bạo, và ông đã trả lời bằng tiếng Việt : « Tôi đến đây để lấy tư liệu làm một bộ phim mới về những người dân đi đánh bắt cá ở Hoàng Sa. Tôi bắt đầu bộ phim của mình bằng cảnh quay giàn khoan 981, tàu chiến Trung quốc trong vùng biển Việt Nam. Tiếp đó là cảnh quay về tàu của bà Như Hoa bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở đây. Tôi sẽ phỏng vấn một số thuyền viên suýt chết đuối khi tàu bị đâm để cho thấy khu vực giàn khoan 981 cực kỳ nguy hiểm vì Trung quốc và vì bão nữa. Thế nhưng ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi. Từ một chiếc tàu nhỏ, bây giờ bà Như Hoa đã có tàu 1.200 mã lực. Đó là thông điệp cho Trung quốc thấy rằng dù bị đe dọa nhưng ngư dân không bao giờ bỏ cuộc… Tôi cho rằng nếu không phản đối một cách hòa bình nhưng cứng rắn, đúng pháp luật quốc tế, không cho dư luận thế giới biết thì sẽ mất biển. Trung quốc sẽ không dám để xảy ra chiến tranh vì sợ mất uy tín với quốc tế. Nếu có chiến tranh, quan hệ kinh tế Trung Quốc với các nước sẽ giảm và họ sẽ yếu đi. Tôi nói những điều này với tư cách là công dân Việt Nam ».

Ngoài ra, những cuộc hội thảo cũng được tổ chức tại Việt Nam và hải ngoại, các luật gia người Việt lẫn ngoại quốc nêu lên những lợi điểm để khuyến khích Chánh phủ Việt Nam khởi kiện Trung quốc trước Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển theo đúng thủ tục và cơ chế thích hợp mà Công ước Luật Biển quy định.

Hơn thế, đầu năm 2014, Bộ Quốc phòng Phi luật tân xác nhận là những cuộc trinh sát cho thấy Trung quốc đang tiến hành những hoạt động lấp biển trong khu vực xung quanh đảo Johnson South mà Việt Nam gọi là đảo Gạc Ma. Hòn đảo san hô, chúng gọi là Xích Qua và Phi luật tân gọi là Mabini, nằm cách tỉnh Palawan của nước này hơn 300 cây số về hướng tây. Bộ Ngoại giao Phi luật tân đã gởi cho Trung quốc một kháng nghị thư hồi đầu tháng 04/2014 về hoạt động lấp biển mà Trung quốc tiến hành ở đảo Johnson South. Trung quốc đã bác bỏ kháng nghị đó và Tổng thống Benigno Aquino đã nêu lên vấn đề này tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Miến Điện sau đó.

Chúng ta cần chú ý : Chánh phủ Phi luật tân đã kiện Trung quốc trước Thẩm quyền tài phán quốc tế vì Phi luật tân là một quốc gia dân chủ với các quyền Hành pháp và Luật pháp do dân cử. Trái lại, Việt Nam, chiếu Điều 4 Hiến Pháp, các quyền này do đảng cộng sản quyết định bởi Bộ Chính trị Ðảng.

Kết luận, Việt Nam chỉ kiện Trung quốc khi Việt Nam có một Chánh phủ dân cử biết đáp ứng nguyện vọng toàn dân.

Hà Minh Thảo
 
Vô đạo không thể an dân giữ nước
Phạm Trần
17:44 07/08/2014
VÔ ĐẠO KHÔNG THỂ AN DÂN GIỮ NƯỚC

Lịch sử Việt Nam đã chứng minh không có bất kỳ thời đại nào, từ Vua chúa đến hậu Phong kiến và Cộng sản, dù tàn bạo và hà khắc bao nhiêu và dù có “trăm mưu ngàn kế” đề ra những luật lệ để kiểm soát và hạn chế tối đa các quyền tự do cơ bản của con người thì Nhà nước cũng không thể tiêu diệt được niềm tin của người dân vào Tôn giáo và Tín ngưỡng.

Bằng chứng đã xẩy ra cho đạo Công Giáo trong suốt 271 năm bị bách hại từ thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1615-1635) cho đến thời Văn Thân (1885-1886).

“Người ta ước lượng: dưới thời các chúa Trịnh, Nguyễn, và Tây Sơn, chừng 30,000 giáo dân bị giết; dưới thời ba vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, chừng 40,000 tín hữu bị xử tử hay chết trong lao tù; nhưng dưới thời Văn Thân có tới trên dưới 60,000 người dân Công Giáo bị sát hại.” (Trích tập sách Vụ Án Phong Thánh của tác giả Ðức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, xuất bản năm 1987, Hoa Kỳ)

Đến thời vô thần Việt Minh Cộng Sản, dù các Tôn giáo có bị “ngăn sống cách núi” hay “làm khó đủ điều”, dân chúng vẫn âm thầm thờ phương các đấng linh thiêng theo tôn giáo hay tín ngưỡng của mình. Tình trạng hiếm Cha, thiếu Thầy, Nhà Thờ bị bỏ hoang cho thời gian tiêu hủy, Đình, Miếu bị rêu phong điêu tàn hay nhà Chùa thiếu hương khói vẫn không làm cho tín đồ nản chí bỏ đạo. Và người dân thì vẫn hiên ngang tuyên xưng ra Tôn giáo của mình với chính quyền dù có bị kỳ thị trong đời sống hàng ngày.

Và tuy lý luận duy vật coi“tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” (Karl Heinrich Marx, 1818-1883) đã được người Cộng sản Việt Nam “tuyệt đối tin và áp dụng méo mó” vào đời sống bằng những Sắc lệnh, Nghị quyết, Chỉ thị, Pháp lệnh, Nghị định bắt đầu từ Sắc lệnh thời Hồ Chí Minh (Số: 234/SL14 Tháng 06 năm 1955) cho đến Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các đạo giáo vẫn tìm mọi cách vượt qua lực cản để tồn tại.

Bằng chứng nhãn tiền đã diễn ra ở miền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) trước 1975, theo phổ biến của Bách Khoa Tòan thư (mở) : “Sau cuộc di cư 1954, số linh mục còn lại tại miền Bắc chừng 28%, giáo dân chừng 60%, có những giáo phận như Thái Bình, Bùi Chu, Bắc Ninh, Phát Diệm,Hải Phòng... số người Công Giáo di cư vào miền Nam khá đông. Các hoạt động chủ yếu của người Công Giáo miền Bắc là giữ đạo thay vì truyền giáo bởi vì thiếu người lãnh đạo, cộng với chính sách kiềm chế tôn giáo, đặc biệt là đạo Công Giáo của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tất cả các chủng viện, trường học và hầu hết các tu viện Công Giáo đều bị nhà nước tịch thu. Một số linh mục và chức sắc của xứ đạo bị bắt, đi tù trong chính sách cải cách ruộng đất (1955-1956). Ngoại trừ Dòng Chúa Cứu Thế và Dòng Thánh Phaolô còn lại ở miền Bắc, các dòng tu khác đều rút lui vào miền Nam. Vì nhu cầu cần có thêm linh mục nên nhiều Giám mục đã phải truyền chức "chui" (lén chính quyền) cho một số người làm linh mục.”

Tình trạng tịch thu tài sản, đất đai của các Tôn giáo và hạn chế hoạt động của các Giáo Hội cũng đã diễn ra ở trong Nam kể từ sau ngày quân Cộng sản chiếm Sài Gòn 30/04/1975. Đối với các Tôn giáo hay Giáo phái không muốn để cho Nhà nước qủan trị, dù có được thêm ân huệ khi gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, như Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Ấn Quang), hệ phái Hòa Hảo thuần túy, Cao Đài độc lập Vĩnh Long và một số hệ phái Tin Lành miền Nam v.v… vẫn thường xuyên là đối tượng bị đàn áp, canh chừng và đối xử bất công của nhà nước.

Thái độ thù nghịch với Tôn giáo và phân biệt đối xử với người dân có niềm tin vào các “đấng thiêng liêng” của đảng CSVN đã được Nhà nước thú nhận:” Do nhận thức không đầy đủ, đã có một thời kỳ chúng ta mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong việc đấu tranh chống tôn giáo. Chúng ta đã quá nôn nóng, cực đoan trong ứng xử với các tôn giáo cũng như với các cơ sở thờ tự của tôn giáo. Nhiều nhà thờ, chùa chiền, miếu mạo đã bị đập phá, các sinh hoạt tôn giáo bị ngăn cấm, người có đạo bị kỳ thị. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không được đảm bảo. Chính sự nóng vội đó đã dẫn đến hậu quả xấu về mặt chính trị, tư tưởng, là cơ sở để các thế lực phản động lợi dụng chống phá cách mạng nước ta. ở điểm này, rõ ràng chúng ta đã không vận dụng tốt những quan điểm về tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lênin. (Theo: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. tr.236.)

Nhưng đảng chưa bao giờ xin lỗi các Tôn giáo và bồi thường thiệt hại cho các Giáo Hội về những “sai lầm nghiêm trọng” của mình. Ngược lại đảng và nhà nước CSVN vẫn liên tục chống phá các Tôn giáo, người hành đạo và người theo đạo từ 1954 ở miền Bắc rồi sau đó trên phạm vi cả nước từ sau 1975.

Như vậy thì không thể bảo là “do nhận thức không đầy đủ” nên đã “nóng vội” cho hành động chống Tôn giáo của đảng. Sự liên tục thù nghịch và gây khó khăn cho các tổ chức Tôn giáo không chịu gia nhập các Giáo Hội quốc doanh của đảng đã phản ảnh đầy đủ trong các văn kiện về Tôn giáo, Tín ngưỡng của nhà nước.

Hai Tác giả Mai Thị Quý (Tiến sĩ triết học, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa) và Bùi Thị Hằng (Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa) đã để lộ điều này trong một bài viết chung trên Tạp chí Triết học ngày 14/11/2011.

Họ viết : “ Quan điểm của Đảng ta về giải quyết vấn đề tôn giáo được thể hiện trong nhiều văn kiện của các kỳ Đại hội và được cụ thể hoá bằng các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, như Nghị quyết số 24/NQ-TW (ngày 16/10/1990) của Bộ Chính trị Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới… Chỉ thị số 37 CT-TW (ngày 2/7/1998) của Bộ Chính trị Về công tác tôn giáo trong tình hình mới… Ngoài ra, còn có nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng về các mặt công tác đối với tôn giáo nói chung và từng tôn giáo nói riêng trong từng thời kỳ. Đặc biệt, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-TW (ngày 12/3/2003) Về công tác tôn giáo. Những quan điểm của Đảng ta về công tác tôn giáo được cụ thể hoá trong Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11 ra ngày 18/6/2004.”

Quan điểm này được tóm tắt trong 5 điểm:

- Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

- Hai là, thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là vận động quần chúng. Công tác vận động quần chúng phải động viên được đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo.

- Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo là lực lượng nòng cốt.

- Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật.

Sau khi đã “gỉang giải” về chính sách Tôn giáo của Đảng qua các văn bản quy định hoạt động và quyền lợi của các Tôn giáo, hai Tác gỉa Mai Thị Quý và Bùi Thị Hằng tự mãn cho rằng: “Như vậy, quan điểm của Đảng ta về tôn giáo là rõ ràng, nhất quán, đảm bảo quyền tự do, dân chủ. Trong khi đó, hiện nay, có những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước vẫn cho rằng ở Việt Nam người dân không có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Từ đó, chúng dùng nhiều thủ đoạn để kích động đồng bào có đạo gây rối, chống phá cách mạng, rơi vào âm mưu “diễn biến hoà bình” vô cùng thâm độc của chúng. Đó là những luận điệu sai lầm, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta cũng như xuyên tạc tình hình tôn giáo và các hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay mà chúng ta cần kiên quyết bác bỏ.” 

GÁO NƯỚC LẠNH

Óai oăm thay và cũng trớ trêu cho hai cái loa “dư luận viên” Mai Thị Quý và Bùi Thị Hằng khi cả Thế giới được nghe Ông Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng nói trong cuộc họp báo ngày 31/07 (2014) tại Hà Nội: “Tôi kinh ngạc thấy phạm vi của tự do tôn giáo vẫn còn rất hạn chế và không rõ ràng.”

Ông Bielefeldt đã đưa ra “những phát hiện sơ bộ và một số nhận xét” sau 10 ngày làm việc tại Việt Nam từ 21 đến 31 tháng 7 năm 2014. Ông nói với báo chí : “ Không định kiến về tính chính xác của tất cả các sự kiện thực tế của tất cả các trường hợp cụ thể đã được báo cáo với tôi, tôi tin rằng, những vi phạm nghiêm trọng đối với quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một thực tế đang diễn ra ở Việt Nam – nhất là ở các vùng nông thôn, tuy không phải chỉ có ở nông thôn.”

Không có gì phải bàn cãi thêm về nhận xét bi quan của ông Bielefeldt vì sự thật đã diễn ra như thế từ khi đảng CSVN cầm quyền ở miền Bắc Việt Nam sau ngày đất nước chia đôi 20/07/1954.

Chủ trương bài xích tôn giáo, tín ngưỡng và chống người có đạo để bảo vệ Chủ nghĩa vô thần luôn luôn được coi là nhiệm vụ cốt lõi hàng đầu của mỗi đảng viên Cộng sản Việt Nam.

Vì vậy, ông Bielefeldt mới nói : “Trong bối cảnh này, tôi muốn nhấn mạnh rằng thông qua nhiều cuộc trao đổi thảo luận của tôi với các thành viên của các cộng đồng tôn giáo, mà một vài tổ chức trong số đó đã chính thức đăng ký với chính quyền và thậm chí còn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mọi người đã bộc lộ nhận thức chung về những hạn chế hiện tại trong quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là các lãnh đạo cấp cao của tòa án chưa hề nghe đến bất kỳ trường hợp nào một cáo buộc vi phạm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã được đưa ra tòa.”

Sự ngạc nhiên của ông Bielefeldt rất dễ hiểu vì hệ thống Tòa án do đảng kiểm soát và chi phối ở Việt Nam không có thói quen bảo vệ quyền lợi tinh thần của người dân, dù có thấy rõ những vi phạm của nhà nước. Đối với các Quan tòa do đảng chỉ định thì các quyền tự do của người dân, nhất là các các quyền tự do ngôn luận, tư tưởng và tín ngưỡng dù đã được Hiến pháp quy định là “dân quyền” , nhưng chúng vẫn thấp hơn và không quan trọng bẳng “quyền lãnh đạo tòan xã hội của đảng”.

Hơn thế nữa, với một chế độ cảnh sát trị như ở Việt Nam thì không người dân nào dám đi kiện nhà nước đã “vi phạm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng” để tránh bị đàn áp bằng đủ mọi mưu chước của công an và “công an đội lốt côn đồ” mà chưa biết đến bao giờ vụ án mới được đem ra xét xử, nếu có.

Đặc phái viên của Liên Hiếp Quốc còn cáo buộc Chính phủ Việt Nam đã ngăn cản và làm khó dễ chuyến đi của ông : “Dự định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum của đoàn không may đã bị gián đoạn từ ngày 28 đến 30 tháng 7. Tôi nhận được những thông tin đáng tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, việc di chuyển của tôi cũng bị giám sát chặt bởi “những cán bộ an ninh hoặc công an” mà chúng tôi không được thông báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. Những việc này là sự vi phạm rõ ràng các điều khoản tham chiếu của bất kỳ chuyến thăm quốc gia nào.”

Tố cáo nghiêm trọng này đã bị phủ nhận bằng câu nói ngắn của Phó Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Phạm Hải Anh: “ Về một số vấn đề ông Beilefeldt nêu tại cuộc họp báo ngày 31/7, tôi cho rằng đã có sự hiểu lầm, chưa trao đổi hết thông tin.”

Tại sao lại “hiểu lầm” vì “chưa trao đổi hết thông tin” khi bằng chứng gây khó khăn điều tra cho đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc đã rõ như ban ngày ? Tại sao nhà nước Việt Nam lại không điều tra cho ra nhẽ để bảo vệ “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền” mà để bị mang tiếng xấu đã ngăn cản cuộc “thăm dân cho biết sự tình” của đặc phái viên Liên hiệp quốc ?

Ông Bielefeldt còn nói : “Tôi đã được nghe một số cáo buộc nghiêm trọng về các vi phạm cụ thể đối với quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam. Các vi phạm được báo cáo gồm có những vụ vây bắt nặng tay của công an; những trường hợp thường xuyên được mời lên đồn công an “làm việc”; các hoạt động tôn giáo bị giám sát chặt chẽ; các lễ hội và nghi thức làm lễ tôn giáo bị cắt ngang; các vụ giữ tại nhà, đôi khi trong thời gian dài; các vụ bỏ tù, đôi khi cũng trong cả một quãng thời gian dài; các vụ đánh đập và hành hung; bị mất việc làm; mất phúc lợi xã hội; gây áp lực đối với những người trong gia đình; hành động phá hoại; phá dỡ những nơi thờ tự, nghĩa trang và các nhà tang lễ; tịch thu tài sản; gây áp lực một cách có hệ thống để phải từ bỏ một số hoạt động tôn giáo nhất định và chuyển sang hoạt động theo các kênh chính thức được thiết lập cho việc thực hành tôn giáo; và gây áp lực để bắt từ bỏ tôn giáo hay tín ngưỡng. Tôi cũng đã gặp một tù nhân lương tâm tại trại giam nơi đang thụ án.”

TRONG THÂM TÂM CSVN

Ngoài ra ông Bielefeldt cũng nêu ra nhiều điều “mơ hồ”của Hiến pháp, luật pháp hay các văn kiện liên quan đến thực thi quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng nhằm hạn chế tối đa quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Những nhóm chữ như : “lợi ích xã hội”, “lợi dụng”, “pháp luật Việt Nam” , “không phù hợp với lợi ích chính đáng của số đông” v.v.. đã được các viên chức Chính phủ đưa ra để bảo vệ cho quyền kiểm soát các hoạt động tôn giáo.

Nhìn chung tất cả những đánh giá càng ngày càng tồi tệ về các quyền con người, đặc biệt quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam của ông Heiner Bielefeldt rất chính xác. Những “hầm chông” và “bãi mìn” đã được đảng CSVN gài đặc trong Hiến pháp khi nói về Quyền con người luôn luôn có sợi dây thòng lọng “do pháp luật quy định.” theo quy định của pháp luật” hay “do luật định” !

Những Nghị quyết, Nghị định, Pháp lệnh, Chỉ thị liên quan đến hoạt động Tôn giáo đã chồng chéo lên nhau với muôn vàn những hạn chế, điều kiện bắt buộc chỉ cốt làm mất đi hiệu lực của Hiến pháp, bộ Luật cao nhất của Quốc gia.

Và ai cũng biết từ lâu, nhà nước Việt Nam thường đưa ra những con số tu viện, chủng sinh, nhà thờ, thánh thất, đền, chùa, tu sỹ và số người đi lễ chùa, dự lễ nhà thờ của bổn đạo để phô trương Việt Nam có “tự do tôn giáo” và quyền tự do thờ phượng của người dân được nhà nước nhìn nhận và bảo vệ.

Nhưng trong đời sống thực tế thì đảng Cộng sản vô thần Việt Nam chưa bao giờ chứng minh họ đã thật tâm muốn thấy Tôn giáo “không phải là liều thuốc độc” , “không còn là thế lực thù địch”, không phải nằm trong “âm mưu diễn biến hòa bình” của Đế quốc và những người có tín ngưỡng, nhất là người theo đạo Công Giáo và Tin lành cũng là những công dân như những người khác không còn bị kỳ thị và theo dõi.

Và đến bao giờ thì đảng CSVN mới hết còn xuyên tạc Công Giáo và Tin lành là hai Tôn giáo được “địch lợi dụng” để chống phá Đàng và Nhà nước như một Tài liệu được luân chuyển “nội bộ” ở Tỉnh Lào Cai, ngày 24 tháng 12 năm 1998 ?

Cũng như thế, bao giờ ở Việt Nam mới có một Quốc hội và một Đảng cầm quyền không còn ngót 100% người ghi trong lý lịch chữ “KHÔNG” to tướng khi khai về Tôn giáo-Tín ngưỡng ?

Phạm Trần

(08/014)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Linh mục rước lễ trước hay sau các tín hữu?
Nguyễn Trọng Đa
00:03 07/08/2014
Giải đáp phụng vụ: Linh mục rước lễ trước hay sau các tín hữu?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Thưa cha, giáo xứ con đang dùng một điều gọi là "mô hình phục vụ” trong việc Rước lễ. Đó là linh mục và các thừa tác viên Thánh thể sẽ rước Mình và Máu Thánh Chúa, sau khi giáo dân đã rước lễ xong. Linh mục nói rằng điều này là đúng hơn với cách thức Chúa Kitô cử hành Bữa Tiệc Ly, và đó là việc mà một người chủ nhà lịch sự và hiếu khách sẽ làm, khi mời khách đến nhà mình dùng bữa. Linh mục cũng nói rằng Công đồng Vatican II chỉ "nồng nhiệt và thương yêu" (SC #55) đề nghị sự thực hành về việc các linh mục rước lễ trước; và trong khi huấn thị Redemptionis Sacramentum đề cập đến nó như là một sự vi phạm, huấn thị không liệt kê nó là một lạm dụng nghiêm trọng, vốn cần phải được sửa chữa ngay lập tức. Con nghĩ rằng “mô hình phục vụ" này không phải là hoàn hảo, do bản chất hiến tế của Thánh lễ. Liệu việc rước lễ của linh mục là khác trong mục đích và bản chất so với việc rước lễ của giáo dân không? -M. B., Columbia, Maryland, Mỹ.


Đáp: Trước tiên, hãy để cho tôi nói rằng "mô hình phục vụ" đích thực là rằng các thừa tác viên phục vụ giáo dân, bằng cách cung cấp cho họ phụng vụ của Giáo Hội, như Giáo Hội đã thiết lập. Nói thêm hay nói bớt điều này, và gọi đó là sự phục vụ, thì chỉ là một phát minh rỗng. Tôi chắc chắn rằng một số thừa tác viên có thể là hành động trong đức tin tốt, nhưng đây là một hành động đáng tiếc, và dường như không sản sinh hoa trái tốt.

Bản văn của Hiến chế Sacrosanctum Concilium về phụng vụ, số 55, nói: "Rất đáng khuyến khích các tín hữu tham dự Thánh Lễ cách toàn hảo hơn, bằng cách, sau khi linh mục rước lễ, họ cũng lãnh nhận Mình Chúa trong cùng một Hy Lễ đó” (Bản dịch Việt ngữ của Giáo Hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt)

Bản văn này không nói thêm gì với lời khuyên giáo dân rước lễ sau linh mục. Đây chỉ đơn giản là một sự việc giả định. Điểm được văn kiện Công đồng nói chỉ đề xuất rằng các tín hữu rước Mình Thánh Chúa được truyền phép trong cùng một thánh lễ, và không chỉ đơn giản rước Mình Thánh được lưu giữ trong nhà tạm. Việc dùng bản văn này để bênh vực sự lạm dụng nói trên là ít là một lạm dụng nước đôi, và là một ngụy biện yếu.

Đó là một sự bênh vực kỳ lạ cho một giáo xứ Công Giáo, khi cố ý chấp nhận một thực tế bất hợp pháp, bởi vì nó không được liệt kê như là một lạm dụng nghiêm trọng. Không nên có sự lạm dụng cố ý nào tại bất kỳ giáo xứ Công Giáo nào xứng với danh xưng của mình.

Nếu vấn đề đã không được rõ ràng, Tòa Thánh đã có các bước đi gần đây để làm rõ thêm nữa. Trong một "Responsa ad Dubia Proposta" (Trả lời cho một sự hồ nghi) chính thức, Thánh bộ Phượng tự và Kỷ luật Bí tích đã trả lời câu hỏi như sau. Chúng tôi cung cấp ở đây một bản dịch gần đúng với bản gốc Latinh chính thức, được công bố trong Notitiae 45 (năm 2009), trang 242-243:

“Liệu có là hợp lệ khi linh mục cử hành Thánh lễ rước lễ, sau lúc toàn thể giáo dân đã rước lễ xong, hoặc khi cho giáo dân rước lễ và rước lễ cùng lúc với họ không?

"Trả lời: Cả hai đều không hợp lệ".

Sau câu trả lời chính thức, có một lời giải thích ngắn gọn cho lý do đằng sau nó. Tóm tắt lập luận này là:

Tất cả các nghi thức truyền thống và sẵn có của Giáo Hội tiên liệu rằng Giám mục hoặc linh mục rước lễ trước tiên. Sau khi vị cử hành đã rước lễ, các thừa tác viên khác tùy theo phẩm chức của mình lần lượt rước lễ, và sau đó đến giáo dân.

Linh mục rước lễ trước tiên, không phải vì một phép xã giao của con người, nhưng là do phẩm chức và bản chất của thừa tác vụ của ngài. Ngài hành động nhân danh Chúa Kitô, vì mục đích sự toàn vẹn của bi tích, và vì ngài chủ tọa buổi cử hành với sự tham dự của giáo dân: "Như vậy, trong khi liên kết với hành động của Chúa Kitô Linh Mục, hằng ngày các Linh Mục tự hiến toàn thân cho Chúa, và trong khi được Mình Chúa Kitô nuôi dưỡng, tự thâm tâm mình, các ngài tham dự vào tình yêu của Ðấng đã tự hiến làm lương thực nuôi các tín hữu” (Presbyterorum Ordinis, số 13, Bản dịch Việt ngữ của Giáo Hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt).

Cả Sách lễ hiện nay và hình thức ngoại thường đều nói là linh mục rước lễ trước, mặc dầu có vài sự thay đổi trong các công thức và thứ tự của các nghi thức.

Cuối cùng, bản văn nhắc lại qui định chính xác của huấn thị Redemptionis Sacramentum, số 97: "Mỗi khi linh mục cử hành Thánh Lễ, ngài phải rước lễ tại bàn thờ, vào lúc do Sách Lễ ấn định. Ngược lại, các vị đồng tế phải rước lễ trước khi đi trao Mình Thánh Chúa. Linh mục chủ tế hay đồng tế không bao giờ đợi dân chúng rước lễ xong để mình mới rước lễ (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Thật khó có bản văn nào là rõ ràng hơn thế nữa. (Zenit.org 3-12-2009)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ơn Cứu-Chuộc và tội nguyên-tổ
Mai Tá
19:51 07/08/2014
Chương Năm: Ơn Cứu-Chuộc và tội nguyên-tổ
(bài 27)



Phần 4:
Hiểu-biết khoa-học về thú-tính con người


Tôi vẫn chấp-nhận các dữ-kiện khoa-học mà lâu nay ta đồng-thuận với nhau về buổi đầu lịch-sử của vũ-trụ và con người.


Trước hết, là: một vài khuôn-thước cũng rất chung.


Arthur Peacocke, Genesis for the third Millenium.


Khi xưa, Thiên Chúa có mặt ở nơi đó. Và khi ấy, Thiên-Chúa Đấng-Vẫn-Là-Tất-Cả, lại là: Tình-Yêu dấy-tràn trên muôn loài, nên Ngài nói: “Ta hãy làm cho Kẻ Khác xuất-hiện.” Và, hãy làm cho mọi sự việc có khả-năng trở-thành những gì nó có thể, rồi cho nó trở-thành chính nó. Hãy để mọi sự việc tự khai-phá tiềm-năng của nó.

Và như thế, đã có Sự Thể Khác Biệt ở nơi Chúa, tức: vùng trời gồm đầy năng-lượng, thứ năng-lượng tự chuyển-động –nhưng không mang hình-hài của chất-thể, không-gian, thời gian, hoặc hình-thái nào hết. Tuân-theo luật-lệ được ban ra và qua sự dâng-tràn năng-lượng cực-kỳ nóng-bỏng –vụ nổ vũ-trụ rất nóng cháy- Sự Thể Khác Biệt lại đã nổ tung thành Vũ-trụ, xuất từ tụ-điểm 12 (hay sao đó) nếu tính thời-gian của ta, cũng mất cả tỷ năm; bởi thế nên, không-gian được làm ra đã là thế.

Chất-liệu nền-tảng xoay-tít đã xuất-hiện, dàn-dựng và trải-rộng lan dần mãi, rồi đông-lạnh thành các tầng mây vần vũ đầy những khí. Và, nó tự đắm mình trong lằn-sáng rất chói-loà. Rồi, cứ thế Vũ-trụ dàn-trải và hội-tụ vào vòng xoay tít mù gồm đầy chất-liệu và ánh sáng bao hàm cả tỷ giải thiên-hà.

Cách nay 5 tỷ năm, có một vì sao trong giải thiên-hà -là mặt trời- đã hấp-thụ vào quanh nó các chất-liệu tựa hành-tinh. Một trong các hành-tinh ấy, là trái đất của chúng ta.

Trên trái đất, đã có sự gom-gộp các nguyên-tử; và nhiệt-độ trở nên vừa đủ để cho phép nước lỏng và đá cứng hợp-thành châu lục và núi non khi đó đã mọc lên. Và tận phần sâu-lắng sũng đầy nước ở các đường nứt, đầm/hồ hoặc biển sâu, chỉ mới hơn 3 tỷ năm thôi, một số phân-tử đã lớn mạnh và phức-tạp đủ để nhân rộng chính mình thành các sao-bản và trở-thành các vết-tụ đầu-tiên của sự sống.

Sự sống cứ thế nhân rộng ngoài biển khơi, và ngày càng trở nên đa dạng và phức-tạp hơn. 500 triệu năm nay, các thọ-tạo có xương cứng và xương sống vững-chãi lại đã xuất-hiện trên mặt đất.

Nơi đất liền, cây xanh đã làm thay-đổi bầu khí-quyển bằng cách tạo dưỡng-khí. Và, hơn 300 trăm triệu năm qua, một số loài cá đã học cách trườn bò từ biển khơi và sống ở bờ rìa của đất liền, rồi hít thở từng lớp dưỡng-khí từ trên không.

Nay, thì sự sống đã bộc-phát thành nhiều hình-thể -khởi từ loài bò sát, động-vật có vú như loài khủng-long trên đất liền, đến loài rắn rít, chim chóc sống ở trên không. Hàng triệu năm nay, động-vật có vú đã bắt đầu phát-triển não-bộ của chúng một cách khá phức-tạp, khiến chúng có thể học-hỏi nhiều thứ.

Trong số các thọ-tạo ấy, có loài sống ở trên cây. Và từ đây, bậc tiên-tổ đầu đời của ‘chúng ta’ đã xuất từ loài thọ-tạo ấy và rồi, 40,000 năm nay, nam-nhân và nữ-phụ tiên-khởi của con người cũng đã xuất đầu lộ diện thành hình-hài cụ-thể.

Nhị vi tiên-tổ ấy, đã bắt đầu hiểu-biết chính con người mình và biết được những gì mình đang làm. Nhị vị ấy, không chỉ am-hiểu hết mọi sự mà thôi, nhưng còn tự mình ý-thức được cả chính mình nữa. Và như thế, lời lẽ đầu-tiên của các vị đã phát thành tiếng nói.

Và, tiếng cười đầu đời cũng đã khởi-sự từ khi ấy. Bức tranh đầu đời đã thành-hình. Ý-nghĩa của định-mệnh tiên-khởi cũng trượt mức bằng dấu-hiệu đầu tiên của hy-vọng, bởi lẽ tổ-tiên ta đã biết chôn-cất thân-nhân của mình vừa mới chết bằng vào các nghi-lễ rất qui-củ.

Từ đó, lời nguyện-cầu đầu-tiên dâng lên Đấng Ở Trên đã khiến mọi thứ thành mọi sự và mọi sự trở-thành những sự và những thứ lẽ đáng phải trở-thành. Và, kinh-nghiệm ban đầu về Chân – Thiện – Mỹ và cả đến những gì đối-nghịch lại những thứ và những sự như thế cũng bắt đầu xảy đến, bởi con người đã có tự-do để hành-xử.

Thật ra, có hai thể-loại vật-lý không còn muốn sống đời đơn-độc riêng-lẻ nữa, nên đã chối-bỏ lối sống bỏ-mặc-không-hề-biết-đến-chăm-sóc để đi vào thể-loại chất-liệu có liên-quan mật-thiết, đã bắt đầu khởi sự từ lúc đó. Và kết quả, là: ty-thể DNA, tức: cơ-cấu bao-hàm chất DNA sản-sinh ra năng-lượng, qua đó mọi tế-bào sống của ta đều tùy-thuộc vào nó.

Theo truyền-thống, thần-học nói chung đã tách rời con người khỏi mọi loài có từ thiên-nhiên. Thần-học này, lâu nay, vẫn nhìn vào bản-chất con người của ta như một tổng-thể độc-nhất-vô-nhị không giống bất cứ thọ-tạo nào khác.

Điều này xảy đến, là vì con người được tạo-dựng vào thời-điểm nhất-định, theo cung-cách vẫn có từ đó cho đến bây giờ, tức: được tạo-dựng theo hình-ảnh của Thiên-Chúa. Cũng cùng một truyền-thống tương-tự, thần-học nói chung đã tách rời Đức Giêsu ra khỏi nhân-loại và rời khỏi mọi loài thọ-tạo còn rớt lại ở thiên-nhiên.

“Sự Kiện Đức Kitô”, lâu nay được phú-ban cho ta như Động-Lực diễn-giải theo cách đặc-trưng/đặc-biệt. Thần-học ấy, đã lập nên một nhân-vật độc-đáo rất nam-nhân, đối lại với Nhân-Vật-Lỗi-Lạc khác là Đức Giêsu, Đấng có đặc-trưng điển-hình là Ân-Lộc và Sự Sống. Điều này, đòi-hỏi mọi người phải tin rằng: nơi Ađam, bằng tư-cách cá-nhân của riêng ông, lại là nhân-vật đem sự chết vào với thế-gian. Bằng lối suy-tư như thế, nhân-loại bị loại-trừ khỏi giòng-sử tiến-hoá-chung của ta và đặt-định một con-người bằng những hệ-lụy đầy chết-chóc, thiếu cân-bằng về lịch-sử. Điều này dẫn đến kết-cục, là: tạo nên động-thái bạo-tàn cho những ai không chấp-nhận Đức Kitô (hoặc Ađam), hiểu theo cách ấy.

Ngày nay, ta thấy được động-thái trở về mà định-vị con người vào với trình-tự tiến-hoá-chung của giòng-sử. Từ đó, ta nhận ra rằng: mọi loài thọ-tạo khác cũng rất là đáng kể. Và, toàn-bộ hệ-thống có sự sống trên trái đất này, không chỉ đơn-thuần là mớ bòng-bong do nhiều nguồn năng-lực hợp lại, mà là hệ-thống tự bảo-trì một cách sinh-động và cộng sinh.



(còn tiếp)
_______________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chân Không Vào Chùa
Tấn Đạt
21:22 07/08/2014
CHÂN KHÔNG VÀO CHÙA
Ảnh của Tấn Đạt
Vào chùa cởi dép cởi giầy
Cởi danh cởi vị, bỏ ngoài lo âu
Trút tham trút hận trút sầu
Nhẹ chân nhẹ bước nhẹ đầu nhẹ thân.
(Trích thơ của Hafiz gs. LVVịnh phóng ngữ)