Phụng Vụ - Mục Vụ
Đất dành cho kẻ sống
Lm. Minh Anh
00:27 31/08/2021
ĐẤT DÀNH CHO KẺ SỐNG
“Tôi vững vàng tin tưởng, sẽ được thấy ân lộc Chúa ban, trong cõi đất dành cho kẻ sống!”.
Những chàng cao bồi thị trấn Shiloh Ranch, Idaho, rất tự hào về những chú chó của họ. Họ nói với du khách, “Chúng ta có thể học được gì từ một chú chó? Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội để có được niềm vui; vâng lời, lợi ích tốt nhất của bạn; khi ai đó đang có một ngày tồi tệ, hãy im lặng, ngồi gần và nhẹ nhàng vỗ về họ; và cho người khác biết khi có ai đó xâm phạm ‘đất của bạn!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, cách nào đó, phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng nói đến ‘đất của bạn’, một chủ đề khá bất ngờ. Nó được tìm thấy từ thư Phaolô cho đến bài Tin Mừng và sâu sắc hơn cả, Thánh Vịnh đáp ca, “Tôi vững vàng tin tưởng, sẽ được thấy ân lộc Chúa ban, trong cõi ‘đất dành cho kẻ sống!’”.
Thông thường, ‘Đất dành cho kẻ sống’ được hiểu là thiên đàng, nơi Thiên Chúa hứa cho con cái Ngài! Đó là ‘Đất’, mà “Chúng ta chiếm lãnh ơn cứu độ nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết vì chúng ta… để chúng ta được sống với Ngài” như Phaolô mô tả trong thư Thessalônica hôm nay. Quyến rũ hơn, ‘Đất’ ấy là cõi phúc đáng mơ được Thánh Vịnh vẽ ra; một bức tranh lộng lẫy của cung điện nhà Chúa khiến linh hồn ngây ngất những mỏi mong ngày đêm được hội kiến Thánh Nhan, “Một điều tôi kiếm tôi xin, là luôn được ở trong đền Chúa tôi; mọi ngày trong suốt cuộc đời, để chiêm ngưỡng Chúa tuyệt vời cao sang, ngắm xem thánh điện huy hoàng!”.
Tin Mừng hôm qua và hôm nay cũng nói đến hai ‘cõi đất’, vốn chỉ cách nhau chưa đầy 50km, Nazareth và Capharnaum. Cũng một Giêsu, một giáo huấn, một hành động và một sứ điệp; thế nhưng, Nazareth đối với Chúa Giêsu là một ‘cõi đất’ của thành kiến định kiến, của từ chối và của giết chết. Đang khi Capharnaum, với Ngài, lại là ‘cõi đất’ của hồn nhiên, của đón nhận, của cởi mở với ân sủng; Luca viết, “Người ta bỡ ngỡ về giáo lý của Ngài, vì lời giảng dạy của Ngài có uy quyền!”. Ở đó, ngay trong hội đường, chỉ một lời của Ngài, quỷ phải xuất ra và “Mọi người kinh hãi, “Lời gì mà lạ lùng thế?”. Danh tiếng Ngài đồn ra khắp nơi trong xứ”.
Capharnaum là ‘ngôi nhà mới’ của Chúa Giêsu. Phản ứng Ngài nhận được ở đây rất khác so với những gì Ngài nhận ở Nazareth. Chúa Giêsu đã có những kế hoạch tuyệt vời cho Capharnaum, một thành phố bên hồ, trên “con đường của biển”, vốn rộng mở cho du khách. Đó là một trung tâm lý tưởng để Ngài thi hành phần lớn sứ vụ, cũng là nơi Ngài đã thi ân hơn một phần ba các phép lạ; cách nào đó, Capharnaum là một ‘Đất dành cho kẻ sống’. Nơi đây, Chúa Giêsu đã tìm thấy các ơn gọi đầu tiên; Phêrô, Anrê, Giacôbê, Gioan và Matthêu. Ngài còn tìm thấy ở đó một niềm tin sáng ngời ngay giữa những người ngoại giáo, viên đại đội trưởng xin chữa trị cho đầy tớ ông. Cũng nơi đây, Ngài mặc khải cho thế giới một trong những giáo huấn khó nhất, Bánh Hằng Sống từ trời. Người ta có thể cảm nhận được một xu hướng đặc biệt của Chúa Giêsu đối với thành này, một thành phố của những ai đã được cho nhiều, vốn cũng sẽ được mong đợi nhiều! Vậy mà, nếu không biết gìn giữ, ‘Đất’ ấy vẫn là một cái gì hết sức bấp bênh và mong manh; bằng chứng là, “Hỡi Capharnaum, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ! Vì nếu các phép lạ nơi ngươi được làm tại Sôđôm, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay!”.
Anh Chị em,
Với Thiên Chúa, mọi nơi trên trái đất là ‘Đất dành cho kẻ sống’, Ngài là Chủ của vạn vật, là Chúa của kẻ sống. Ai sống cho Thiên Chúa, để Thiên Chúa chiếm hữu, người ấy đang sống trong ‘Đất dành cho kẻ sống’. Vậy thử hỏi, linh hồn chúng ta đang thuộc về ‘cõi đất’ nào, một Nazareth bướng bỉnh hay một Capharnaum cởi mở? Trái tim chúng ta có phải là ‘cõi đất’ có tên ‘Giêsu’, vì ở đó, Ngài đang ngự trị, với bao ân phúc? Hay phải chăng, linh hồn chúng ta, vốn đã từng là một Capharnaum, nơi ân sủng dẫy đầy… thế nhưng, nay đã khô cằn hư hoại. Vậy thì tại sao nó trở nên mong manh và bấp bênh như thế? Cầu nguyện là đi vào ‘Đất thánh’ lòng mình; là cởi ‘dép ra’ như Môisen xưa; là khuỵu gối và trườn tới như lạc đà đi vào cửa thành... để xét xem tội lỗi nào, ngăn trở nào đang ở đó. Cầu nguyện là trả lại linh hồn cho Giêsu, cho lửa Thánh Thần của Ngài thiêu đốt và thanh tẩy; bằng không, linh hồn chúng ta sẽ không bao giờ là ‘Đất dành cho kẻ sống!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, Chúa là ‘Đất dành cho kẻ sống’ của con, giá rất cao; xin giúp con dám vui vẻ bán tất cả những gì con có để mua lấy. Nhờ đó, linh hồn con được chính Chúa chiếm hữu và trở nên một tên gọi mới, “Đất Giêsu!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 1/9: Sống một ngày như Chúa muốn. Suy niệm: Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên. Kinh Thánh Giuse
Giáo Hội Năm Châu
04:59 31/08/2021
PHÚC ÂM: Lc 4, 38-44
“Ta còn phải rao giảng Tin Mừng cho các thành khác, bởi chính vì thế mà Ta đã được sai đến”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu chỗi dậy ra khỏi hội đường, Người đến nhà Simon. Nhạc mẫu ông Simon phải cơn sốt nặng, và người ta xin Người chữa bà ấy. Người đứng bên bà, truyền lệnh cho cơn sốt, và cơn sốt biến khỏi bà. Tức thì bà chỗi dậy, và dọn bữa hầu các ngài. Khi mặt trời lặn, mọi người có bệnh nhân đau những chứng bệnh khác nhau, đều dẫn họ đến cùng Người. Người đặt tay trên từng bệnh nhân, và chữa họ lành. Các quỷ xuất khỏi nhiều người và kêu lên rằng: “Ông là Con Thiên Chúa”. Nhưng Người quát bảo không cho chúng nói, vì chúng biết chính Người là Đức Kitô. Đến sáng ngày (hôm sau), Người ra đi vào hoang địa, dân chúng liền đi tìm đến cùng Người, họ cố cầm giữ Người lại, kẻo Người rời bỏ họ. Người bảo họ rằng: “Ta còn phải rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa cho những thành khác, bởi chính vì thế mà Ta đã được sai đến”. Và Người giảng dạy trong các hội đường xứ Giuđêa.
Đó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:15 31/08/2021
20. Sinh mạng biến hóa vô thường như bệnh hoạn, tử vong.v.v…thì trong tâm phải luôn ghi nhớ nghe thánh ý của Thiên Chúa, và tin tưởng vào câu nói: “Thánh ý của Thiên Chúa đã như thế, thì chúng con đều chấp nhận không từ chối". >
(Thánh Alphonsus Liguori)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:20 31/08/2021
44. CON NGỒI DƯỚI ĐẦU
Quách Tiến rất có tài năng về quân sự, thường điều khiển binh lính lập được nhiều chiến công.
Một lần nọ, sau khi làm hoàn thành căn nhà mới tại kinh thành, bèn mở tiệc mời bạn bè thân thuộc đến ăn mừng, những người thợ xây cất cũng được mời tham dự tiệc, Quách Tiến dọn ăn cho những người thợ ở phía đông phòng khách, con cháu thì ở phía tây phòng khách.
Có người nói:
- “Các con cháu sao lại ăn chung phòng với người làm công, mà lại còn ở bàn dưới đầu nữa chứ? (người xưa cho rằng phía đông là trên đầu, quan trọng).
Quách Tiến chỉ những người thợ nói:
- “Họ là những người xây nhà”, rồi lại chỉ đám con cháu nói: “Chúng nó sẽ là những đứa bán nhà” (ám chỉ con cháu làm cho tan gia bại sản), cho nên để chúng nó ngồi dưới đầu những người xây nhà !”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 44:
Người ta thường nói: “thứ nhất cận thân, thứ nhì cận lân” là để nói lên sự gần gũi ưu tiên trong cuộc sống, điều này cũng đúng mà thôi, cho nên mới có câu tiếp theo: “một người làm quan cả họ được nhờ”.
Vì “cận thân” này nên có những đứa con của quan to quan nhỏ phá làng phá xóm, coi trời bằng vung mà pháp luật vẫn làm ngơ; vì “cận thân” này nên có những kẻ bất tài vào ngồm chỗm chệ trên ghế bộ này bộ nọ, trưởng phòng này trưởng phòng kia để hành hạ và ăn cắp thành quả lao động mồ hôi của người khác...
“Thứ nhứt cận thân, thứ nhì cận lân” của người Ki-tô hữu là như thế này: cha mẹ sống thánh thiện thì người thánh thiện tiếp theo là con cái, rồi sau nữa đến những người thân khác, bởi vì sự đạo đức thánh thiện của cha mẹ phải tỏa lan đến con cháu rồi “lây lan” qua cho người hàng xóm gần, người quen biết xa. “Cận thân” và “cận lân” này rất đẹp lòng Thiên Chúa và loài người.
Quách Tiến biết con cháu mình sẽ là những đứa phá nhà phá cửa, nên không ngần ngại đặt chúng nó ở dưới những người thợ xây nhà, ông ta là người không vì “cận thân” mà coi thường “cận lân” là người hàng xóm, người làm công, nên ông đánh đâu thắng đó là phải...
Đáng phục thay, đáng khen thay.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Quách Tiến rất có tài năng về quân sự, thường điều khiển binh lính lập được nhiều chiến công.
Một lần nọ, sau khi làm hoàn thành căn nhà mới tại kinh thành, bèn mở tiệc mời bạn bè thân thuộc đến ăn mừng, những người thợ xây cất cũng được mời tham dự tiệc, Quách Tiến dọn ăn cho những người thợ ở phía đông phòng khách, con cháu thì ở phía tây phòng khách.
Có người nói:
- “Các con cháu sao lại ăn chung phòng với người làm công, mà lại còn ở bàn dưới đầu nữa chứ? (người xưa cho rằng phía đông là trên đầu, quan trọng).
Quách Tiến chỉ những người thợ nói:
- “Họ là những người xây nhà”, rồi lại chỉ đám con cháu nói: “Chúng nó sẽ là những đứa bán nhà” (ám chỉ con cháu làm cho tan gia bại sản), cho nên để chúng nó ngồi dưới đầu những người xây nhà !”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 44:
Người ta thường nói: “thứ nhất cận thân, thứ nhì cận lân” là để nói lên sự gần gũi ưu tiên trong cuộc sống, điều này cũng đúng mà thôi, cho nên mới có câu tiếp theo: “một người làm quan cả họ được nhờ”.
Vì “cận thân” này nên có những đứa con của quan to quan nhỏ phá làng phá xóm, coi trời bằng vung mà pháp luật vẫn làm ngơ; vì “cận thân” này nên có những kẻ bất tài vào ngồm chỗm chệ trên ghế bộ này bộ nọ, trưởng phòng này trưởng phòng kia để hành hạ và ăn cắp thành quả lao động mồ hôi của người khác...
“Thứ nhứt cận thân, thứ nhì cận lân” của người Ki-tô hữu là như thế này: cha mẹ sống thánh thiện thì người thánh thiện tiếp theo là con cái, rồi sau nữa đến những người thân khác, bởi vì sự đạo đức thánh thiện của cha mẹ phải tỏa lan đến con cháu rồi “lây lan” qua cho người hàng xóm gần, người quen biết xa. “Cận thân” và “cận lân” này rất đẹp lòng Thiên Chúa và loài người.
Quách Tiến biết con cháu mình sẽ là những đứa phá nhà phá cửa, nên không ngần ngại đặt chúng nó ở dưới những người thợ xây nhà, ông ta là người không vì “cận thân” mà coi thường “cận lân” là người hàng xóm, người làm công, nên ông đánh đâu thắng đó là phải...
Đáng phục thay, đáng khen thay.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Linh mục cho người vô gia cư ở Sao Paulo chết vì COVID-19
Đặng Tự Do
06:10 31/08/2021
Brazil đang để tang cái chết của Cha Gilson Frank dos Reis, là người đã cống hiến cuộc đời mình để giúp đỡ những người sử dụng ma túy và những người vô gia cư ở Sao Paulo.
Vị linh mục qua đời vào ngày 21 tháng 8 sau khi bị nhiễm COVID-19 trong khi làm mục vụ trên đường phố khoảng một tháng trước.
Cha Dos Reis là một trong những thành viên đầu tiên của Mission Bethlehem, một cộng đồng tôn giáo được thành lập tại Sao Paulo bởi Cha Gianpietro Carraro, người Ý vào năm 2005 với mục tiêu đưa những người nghiện ma túy ra khỏi đường phố thông qua việc truyền giáo.
Cha Carraro kể rằng một tháng trước Cha Dos Reis đã đến thăm những người vô gia cư ở khu vực trung tâm của thành phố, nơi tập trung đông người nghiện ma túy. Phương pháp của Mission Bethlehem bao gồm những chuyến thăm như vậy, đôi khi có thể mất vài ngày.
Trong các chuyến viếng thăm, các linh mục và nhà truyền giáo ngủ trên đường phố, nói chuyện với hàng chục người vô gia cư, cầu nguyện với họ và cử hành thánh lễ. Các ngài cũng cố gắng thuyết phục những người nghiện từ bỏ đường phố và về sống tại các đơn vị gia cư của Mission Bethlehem.
Cha Carrano kể rằng:
“Cha Dos Reis nói với tôi rằng trong một thánh lễ, một người đàn ông vô gia cư đã ôm lấy ngài và dành tất cả thời gian ở bên ngài. Người đàn ông đó trông rất ốm yếu. Cha ấy nói với tôi: 'Lạy Cha, con biết làm như thế thì con sẽ nhiễm bệnh, nhưng con không làm khác được’”
Cha Michael Ortiz Danuello cho biết thêm Cha Dos Reis không bao giờ tỏ ra tức giận vì bị lây nhiễm. “Ngài chỉ than thở rằng ngài đã không thể thuyết phục người đàn ông đó từ bỏ cuộc sống đường phố.”
Cha Carraro cho biết Cha Dos Reis được thụ phong linh mục năm 2016.
“Khi đó chúng tôi là một nhóm nhỏ chỉ có năm người. Giờ đây, chúng tôi có 2,200 giường để chào đón những người vô gia cư và có đến 240 nhà truyền giáo.”
Source:Crux
40 ngày ăn chay và sám hối nhằm chữa lành những tổn thương tinh thần do đại dịch gây ra
Đặng Tự Do
06:11 31/08/2021
Một giám mục Phi Luật Tân đã công bố 40 ngày ăn chay và sám hối như một cách để chia sẻ những đau khổ của người khác và chữa lành những tổn thương tinh thần do đại dịch coronavirus gây ra. Ngài nói, việc sám hối và suy tư như vậy sẽ giúp các tín hữu “gặp gỡ Chúa Kitô trong tình yêu quảng đại và trọn vẹn của Người, đặc biệt là giữa cuộc khủng hoảng đại dịch đang diễn ra này”.
“Đại dịch đã tiết lộ rằng chúng ta dễ bị tổn thương bởi mối đe dọa sinh học như thứ COVID-19 này, bên cạnh đó chúng ta còn bị rúng động bởi sự vô vọng, trầm cảm, ích kỷ, lạm dụng quyền lực, thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình, và mối bận tâm đến các đặc quyền cá nhân gây thiệt hại cho những người phải liên tục đau khổ”, Đức Cha Moises M. Cuevas, Giám Mục Phụ Tá của Zamboanga cho biết trong một lá thư mục vụ ngày 24 tháng 8 “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh”.
Đức Cha Cuevas đang phục vụ trong tư cách là giám quản tông tòa của Tổng giáo phận Zamboanga, trên đảo Mindanao, miền nam Phi Luật Tân, trong khi Đức Tổng Giám Mục Romulo de la Cruz đang phục hồi sau một cơn đột quỵ.
Ngài đã công bố Bốn mươi Ngày Ăn chay và Sám hối, bắt đầu từ ngày 13 tháng 10 và kết thúc vào ngày 21 tháng 11, Chúa nhật Lễ Chúa Kitô Vua. Ngài nói: Giữ chay và sám hối trong những ngày này sẽ là những hành động “liên đới với những người đang chịu ảnh hưởng của đại dịch”.
Vị giám mục cho biết mối đe dọa của dịch COVID-19 tiếp tục làm chao đảo cuộc sống hàng ngày và làm tổn thương nhiều người.
Ngài nói: “Là một cộng đồng, chúng ta vẫn đang đi ngang qua bờ vực của những điều chưa biết và không chắc chắn nhất, trong khi chúng ta cố giữ vững sự ổn định về cảm xúc của mình và bảo đảm rằng mọi người trong chúng ta không bị bơ vơ trong những hoàn cảnh hiện tại”.
Gần 1 triệu người sống ở thành phố Zamboanga.
Source:Catholic News Agency
Tòa án tối cao Colombia quy định trẻ vị thành niên có thể kết hôn hoặc sống chung với người khác mà không cần sự đồng ý của cha mẹ
Đặng Tự Do
06:11 31/08/2021
Trong một phán quyết đầy tranh cãi, Tòa án tối cao Colombia đã truyền rằng rằng trẻ vị thành niên từ 14 tuổi trở lên có thể chọn kết hôn hoặc chung sống hợp pháp với ai đó mà không cần sự đồng ý của cha mẹ.
Phán quyết ngày 18 tháng 8 nhằm giải quyết một vụ kiện thừa kế liên quan đến tính hợp pháp trong một cuộc hôn nhân đã xảy ra trên thực tế giữa một cậu bé 14 tuổi và một phụ nữ trưởng thành. Người phụ nữ sau đó đã chết. Các con của bà ta yêu cầu cậu bé 14 tuổi phải ra khỏi nhà và không được chia của cải do bà ta để lại.
Đối với tòa án, “những người trên mười bốn tuổi và dưới mười tám tuổi” có thể, “tùy theo độ tuổi và sự trưởng thành của họ”, quyết định “ về cuộc sống của chính họ và đảm nhận trách nhiệm”.
“Không ai khác có thể làm chủ số phận của họ. Vì vậy, họ nên được coi là những người tự do, tự chủ và có đầy đủ các quyền,” phán quyết của toà án nói.
Jesús Magaña, chủ tịch của nền tảng ủng hộ cuộc sống và ủng hộ gia đình Unidos por la Vida, đã cảnh báo về những nguy hiểm nghiêm trọng liên quan đến quyết định của tòa án.
Phát biểu ngày 25 tháng 8 với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, Magaña cho biết, “chúng tôi thực sự quan tâm rất nhiều đến việc các tòa án, trong trường hợp này là Tòa án Tối cao, đã bắt đầu xen mình vào lập pháp. Đó là điểm nghiêm trọng: họ đang tạo ra và phát minh ra các quyền và phớt lờ luật pháp hiện hành”.
Nhà lãnh đạo phò sinh nhấn mạnh rằng:
“Ở đây chúng ta có một tình huống quan trọng mà mọi người đều dễ hiểu: một đứa trẻ 14 tuổi không có tất cả các công cụ hoặc sự trưởng thành về tâm lý hoặc thể chất để cam kết với các lựa chọn cuộc sống lâu dài, chẳng hạn như xây dựng gia đình”
Magaña cảnh báo rằng phán quyết “cũng mở ra một cánh cửa rất quan trọng và rất nguy hiểm, đó là trẻ em 14 tuổi có thể quan hệ với người lớn. Cuối cùng, điều này có thể tạo ra mối nguy hiểm của các quan hệ ấu dâm”.
Source:Catholic News Agency
Các Hiệp hội Công Giáo Truyền thống thảo luận về Tự Sắc Traditionis Custodes giữa lúc có các đồn đoán về các cuộc thanh tra tông tòa
Đặng Tự Do
16:29 31/08/2021
Các Bề trên Tổng quyền của các Hiệp hội Công Giáo Truyền thống chuyên cử hành Thánh lễ theo hình thức tiền Công Đồng, dự kiến sẽ nhóm họp vào tuần tới để thảo luận về Tự Sắc Traditionis Custodes của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến việc hạn chế sử dụng phụng vụ thánh này. Cuộc họp diễn ra sau khi Tự Sắc Traditionis Custodes được công bố vào tháng Bảy.
Cha Andrzej Komorowski, Bề trên Tổng quyền của Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, gọi tắt là FSSP, cho biết các bề trên đang tập hợp “để trao đổi quan điểm và xem chúng ta có thể làm gì cùng nhau”. Ngài nói thêm rằng các ý tưởng đến từ các cấp địa phương của các Hiệp hội Công Giáo Truyền thống ở Pháp ngay sau khi Tự Sắc Traditionis Custodes được công bố.
Trong khi có những đồn đoán về những hạn chế hơn nữa của Vatican đối với các Hiệp hội Công Giáo Truyền thống, Cha Komorowski nhấn mạnh cuộc thảo luận được lên kế hoạch vào tuần tới không dựa trên các báo cáo chưa được xác nhận, nhưng nói thêm rằng những điều này đã làm cho cuộc họp trở nên “khẩn cấp hơn và thậm chí có thể đã đẩy nhanh nó”.
FSSP là Hiệp hội Công Giáo Truyền thống lớn nhất trong số ba Hiệp hội Công Giáo Truyền thống trên thế giới cử hành Thánh lễ theo Hình thức ngoại thường của nghi thức Rôma – đó là hình thức Thánh lễ được sử dụng phổ biến trong gần 500 năm trước khi có những cải cách của Thánh Giáo hoàng Phaolô Đệ Lục vào năm 1970. Hai Hiệp hội Công Giáo Truyền thống khác là Hiệp hội các Linh mục Tối cao Chúa Kitô Vua, và Hiệp hội Mục tử Nhân lành.
Source:National Catholic Register
Vắc xin có thể trở thành vấn đề lớn trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Slovakia
Đặng Tự Do
16:30 31/08/2021
Căng thẳng liên quan đến vắc xin COVID đã gia tăng khi các giám mục tổ chức chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Slovakia
Khi chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến gần, Slovakia đang chứng kiến những căng thẳng chính trị gia tăng và sự phản đối ngày càng mạnh hơn đối với vắc xin COVID.
Tháng trước, các giám mục của Slovakia đã thông báo rằng chỉ những người đã được tiêm chủng đầy đủ chống lại COVID-19 mới có thể tham dự các sự kiện được tổ chức cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô từ ngày 13 đến 15 tháng 9. Trong khi đó, hơn một nửa số người dân ở quốc gia Trung Âu này không được tiêm chủng và ngày càng có nhiều người nói rằng họ không muốn tiêm vắc xin COVID.
“Chúng tôi biết sẽ có một số vấn đề với việc này,” Cha Martin Kramara, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Slovakia, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.
Vladimír Lengvarský, Bộ trưởng Y tế Slovakia, cho biết trong một cuộc họp báo ngày 20 tháng 7 rằng quyết định trên đã được đưa ra với sự hợp tác của Hội đồng Giám mục Slovakia.
Trong tuyên bố của riêng mình với các phóng viên, Đức Tổng Giám Mục Stanislav Zvolenský của Bratislava, chủ tịch hội đồng giám mục, nói rằng các giám mục “xem quyết định này trong bối cảnh mong muốn của chúng tôi là có càng nhiều người tham gia càng tốt trong các cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha”.
Cha Kramara nói với một nhóm nhà báo một tuần sau đó rằng yêu cầu tiêm vắc xin là một “điều kiện của nhà nước chứ chúng tôi không phát minh ra.” Các giám mục đồng ý với điều kiện này vì nếu không, các ngài phải chấp nhận các giới hạn về số người được tham dự trong mỗi sự kiện ở mức không quá 1,000 người, vị linh mục giải thích trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với CNA.
“Đối với chúng tôi, quyết định này rõ ràng là thoả đáng hơn việc giới hạn số người tham dự. Tôi nghĩ rằng vắc-xin COVID cũng hữu ích và thậm chí tốt cho sức khỏe của mọi người. Nhưng có một số nhóm chống lại vắc xin và không tin là vắc xin có lợi. Có những người không muốn tiêm phòng”.
“Đương nhiên, chúng tôi tìm kiếm các giải pháp thay thế, chẳng hạn như xét nghiệm COVID-19 nhanh mà mọi người có thể thực hiện. Tuy nhiên, nhà nước nói với chúng tôi họ không chấp nhận giải pháp này”.
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu, Slovakia là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 thấp nhất ở Âu Châu, với chỉ 50.9% dân số đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin tính đến ngày 25 tháng 8.
Một cuộc thăm dò của Viện Hàn lâm Khoa học Slovakia vào tháng 7 cho thấy 36% người Slovakia nói rằng họ không muốn tiêm vắc-xin COVID, tăng so với mức 30.9% vào tháng Năm.
Cũng trong tháng 7, hàng trăm người đã tụ tập bên ngoài quốc hội Slovakia để phản đối các quy định mới về vắc xin.
Theo một linh mục trẻ người Slovakia, việc phản đối vắc-xin COVID-19 xuất phát từ sự chia rẽ chính trị, thay vì các câu hỏi liên quan đến tác động đạo đức hoặc luân lý của việc tiêm vắc-xin và một số người coi áp lực tiêm vắc-xin là bất công.
Từ Budapest, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thủ đô Bratislava của Slovakia vào ngày 12 tháng 9. Hai ngày đầu tiên của ngài sẽ dành cho các cuộc gặp gỡ với các nhóm nhỏ hơn, bao gồm một sự kiện đại kết với các nhà lãnh đạo Kitô Giáo và các cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách chính trị, cộng đồng Do Thái địa phương, và các Giám mục và hàng giáo sĩ Công Giáo.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bay đến phần phía đông của Slovakia. Tại Prešov, ngài sẽ cử hành một Phụng Vụ Thánh theo nghi thức Byzantine, và tại Košice, ngài sẽ gặp gỡ cộng đồng Roma địa phương, và kết thúc với cuộc gặp gỡ với những người trẻ tuổi tại sân vận động Košice.
Ngày cuối cùng của ngài sẽ bao gồm một buổi lễ cầu nguyện với các giám mục tại đền thờ quốc gia Đức Mẹ Bảy Sự Sầu Bi ở Šaštín, sau đó là cử hành Thánh lễ Lễ Đức Mẹ Sầu Bi.
Cha Kramara, phát ngôn viên của các giám mục, nói với CNA rằng hai sự kiện ở Košice về mặt lý thuyết có thể có tới 50,000 người tham dự. Và Thánh lễ tại đền thờ quốc gia ở Šaštín, dự kiến có thể thu hút 100.000 người tham gia.
Ngài nói rằng yêu cầu tiêm chủng COVID-19 là khó khăn lớn nhất mà các giám mục phải đối mặt trong việc tổ chức chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Slovakia
Source:Catholic News Agency
Linh mục người Ý đã được đưa ra khỏi Kabul
Đặng Tự Do
16:31 31/08/2021
Cha Giovanni Scalese của dòng Bácnabê, người đứng đầu Miền Truyền Giáo Tự Trị (Mission sui iuris) ở Afghanistan, đã trở về quê hương Italia sau khi thủ đô Afghanistan sụp đổ, nhưng suy nghĩ của ngài vẫn hướng về Giáo Hội địa phương mà ngài buộc phải bỏ lại.
“Chúng tôi tiếp tục cầu nguyện cho Afghanistan. Chúng tôi không thể bỏ rơi đất nước này và những người đang đau khổ của nó”, Cha Scalese nói trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 26 tháng 8 với SIR, hãng thông tấn của hội đồng giám mục Ý.
Cha Scalese nằm trong số hàng nghìn người nước ngoài phải chạy trốn khỏi đất nước sau khi Taliban, một phong trào Hồi giáo cực đoan chiếm được Afghanistan hôm 15 tháng 8.
Ngài cùng với năm nữ tu Thừa sai Bác ái và 14 trẻ em mồ côi, khuyết tật và thanh thiếu niên được họ chăm sóc, đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Fiumicino của Rome vào ngày 25 tháng 8.
Theo báo cáo của tờ La Repubblica của Ý, những đứa trẻ mồ côi, trong đó có nhiều em phải ngồi xe lăn, ở độ tuổi từ 6 đến 20.
“Tôi đã nói và tôi đã làm được,” Cha Scalese nói với tờ báo Ý. “Tôi sẽ không bao giờ trở lại Ý nếu không có những đứa trẻ này. Chúng tôi không thể để mặc các em ở đó”.
Sự hiện diện của Kitô Hữu ở Afghanistan có từ thời các thánh Tông đồ thành lập Giáo hội ở Phương Đông, nhưng ngày nay còn rất ít. Người Công Giáo chỉ lên đến vài trăm người ở quốc gia chủ yếu là Hồi giáo này. Nhà thờ Công Giáo duy nhất, gọi là Nhà thờ Thánh Phaolô, được thành lập vào những năm 1930, là nhà nguyện tại đại sứ quán Ý ở Kabul. Các Giáo sĩ thường trú tại ngôi thánh đường này - thường được gọi là các dòng Thánh Bácnabê – đã đến đây vào năm 1922.
Năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập một Miền Truyền Giáo Tự Trị cho Afghanistan, chỉ vài tháng sau khi Hoa Kỳ dẫn đầu cuộc xâm lược đất nước này sau vụ 11/9 và sau bọn Taliban bị lật đổ. Miền Truyền Giáo Tự Trị là một hình thức tài phán thấp hơn Miền Phủ Doãn Tông Tòa (Apostolic prefecture) và Miền Giám Quản Tông Tòa (Apostolic vicariate), trong một khu vực có rất ít người Công Giáo.
Năm 2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Scalese làm Giám Quản Miền Truyền Giáo tại Afghanistan. Thánh Gioan Phaolô II, với tư cách là giáo hoàng, đã thiết lập Miền Truyền Giáo “sui iuris” tại Afghanistan vào tháng 5 năm 2002, do Giáo sĩ Thường trực của Thánh Phaolô, được gọi là các Cha Dòng Bácnabê, lãnh đạo.
Cha Scalese nói với SIR rằng mặc dù ngài “cảm thấy lo ngại” sau khi Taliban chiếm thủ đô, nhưng ngài cảm thấy an toàn khi ở bên trong đại sứ quán.
“Bên ngoài cổng đại sứ quán của chúng tôi đầy quân Taliban, những kẻ, nếu họ muốn làm hại chúng tôi, có thể đã làm như vậy. Nhưng hoàn toàn không có chuyện gì xảy ra. Tôi lo lắng hơn về những nhà truyền giáo của các tổ chức bác ái, là những người vẫn ở trong nhà của họ và do đó, dễ bị nguy hiểm hơn”.
Theo các thỏa thuận giữa Ý và Taliban, đại sứ quán Ý đã có thể đưa Cha cùng với năm nữ tu Thừa sai Bác ái và 14 trẻ em ra sân bay Kabul bay đến Kuwait trước khi bay về Rôma.
Cha Scalese nói với SIR rằng trong bảy năm ở Afghanistan, ngài không mong đợi “một kết luận đột ngột và bi thảm như vậy”.
Source:Catholic News Service
Các Hồng Y hàng đầu Âu Châu chỉ trích Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã bỏ rơi Afghanistan
Đặng Tự Do
16:31 31/08/2021
Các vị Hồng Y hàng đầu của Âu Châu đã chỉ trích các nhà lãnh đạo chính trị của lục địa này và khắp phương Tây, vì đã bỏ rơi người tị nạn Afghanistan, chỉ tập trung vào các con số hơn là cách tốt nhất để giúp những người chạy trốn bạo lực.
Phát biểu với thông tấn xã SIR của Hội Đồng Giám Mục Ý, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng giám mục Luxemburg và là chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Âu Châu, gọi tắt là COMECE, cho biết những hình ảnh về Afghanistan trong tuần qua làm “tổn thương trái tim của tôi. Tôi đau lòng khi nhìn cách mọi người bị đối xử”.
“Chúng ta đã từng mang lại hy vọng cho những người này và bây giờ chúng ta đã để họ trong địa ngục của Dante. Tôi cảm thấy xấu hổ. Xấu hổ cho Âu Châu và phương Tây. Chúng ta nói nhiều về giá trị, nhưng giá trị của chúng ta ở Afghanistan bây giờ ở đâu?”
Taliban đã kiểm soát Afghanistan cho đến khi Hoa Kỳ xâm lược vào năm 2001, sau cuộc tấn công khủng bố 11 tháng 9 vào Hoa Kỳ khiến gần 3,000 người chết. Cuộc tấn công này được điều phối bởi Osama bin Laden của al-Qaida, là người đã được Taliban chứa chấp. Afghanistan đã trở lại, trong tay của nhóm phiến quân Hồi giáo sau khi họ tiếp quản thủ đô Kabul hôm 15 tháng 8.
Đất nước đang trong tình trạng hỗn loạn, với hàng nghìn người đã cắm trại tại sân bay Kabul với hy vọng được di tản trong khi Taliban củng cố quyền kiểm soát đất nước.
Theo Đức Hồng Y Hollerich, phương Tây đã “thực hiện các chính sách sai lầm” đối với Afghanistan.
“Điều duy nhất mà chúng ta đang thảo luận là phải làm gì để rất ít người tị nạn Afghanistan đến được các quốc gia khác, hơn là trợ giúp cho những người này. Và thái độ này khiến tôi xấu hổ”.
Đức Hồng Y Hollerich lưu ý rằng gần đây Hy Lạp đã hoàn thành việc mở rộng bức tường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ như một biện pháp ngăn chặn dòng người tị nạn Afghanistan. Ngài nhận xét chua chát rằng “điều này khiến tôi đau đớn và khiến tôi xấu hổ vì chúng ta nói quá nhiều về các giá trị của Âu Châu nhưng lại không đưa chúng vào thực tế”.
Ngài cũng than thở về điều mà ngài gọi là ngôn ngữ chống người di cư ngày càng gia tăng trong chính trị Âu Châu: “không còn bất kỳ cuộc nói chuyện nào về người tị nạn hoặc người xin tị nạn theo các hiệp định Geneva. Nhưng chỉ có những cuộc nói chuyện về những người di cư bất hợp pháp và điều này thật đáng sợ”.
Bức tường biên giới Hy Lạp, “ là biểu hiện rõ rệt của tâm lý này. Tôi đã hy vọng rằng sự sụp đổ của Bức tường Berlin sẽ báo hiệu kết thúc thời điểm bức tường, nhưng nó không phải là như vậy. Những bức tường mới đã được xây dựng. Không phải thế giới cộng sản trong lịch sử quá khứ của chúng ta làm điều này, mà chính xã hội Âu Châu ngày nay.”
Đức Hồng Y Hollerich nhấn mạnh rằng một bài học cần rút ra trong tương lai là “Phương Tây không phải là các cường quốc duy nhất trên thế giới”.
“Chúng ta phải chấp nhận điều này và hành động một cách thận trọng hơn”
Source:Crux
Tòa Thánh gián tiếp trả lời thư của giáo sĩ Arousi thắc mắc về việc Đức Phanxicô cho rằng Luật Môsê không đem lại sự sống
Vũ Văn An
19:04 31/08/2021
Như chúng tôi đã loan tin (http://www.vietcatholic.net/News/Html/270664.htm), trong buổi tiếp kiến chung ngày 11 tháng 8 của ngài về Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát và luật Môsê, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Tuy nhiên, Lề luật không mang lại sự sống, nó không cung cấp việc nên trọn của lời hứa bởi vì nó không có khả năng thực hiện việc đó.... Những ai đang tìm kiếm sự sống cần phải nhìn vào lời hứa và sự nên trọn của nó trong Chúa Kitô".
Để đáp ứng, Giáo sĩ Rasson Arousi, chủ tịch Ủy ban Đối thoại của Giáo sĩ trưởng của Israel với Tòa thánh, đã thay mặt Giáo sĩ trưởng phát biểu rằng: “Đức Giáo Hoàng không những chỉ trình bày đức tin Kitô giáo như đã thay thế kinh Torah; nhưng còn khẳng định rằng kinh Torah không còn mang lại sự sống, ngụ ý rằng thực hành tôn giáo của người Do Thái trong thời đại hiện nay đã trở nên lỗi thời. Trên thực tế, điều này là một phần và cốt lõi của ‘giáo huấn khinh miệt’ đối với người Do Thái và đạo Do Thái mà chúng tôi nghĩ đã được Giáo hội bác bỏ hoàn toàn”.
Ông mong Đức Giáo Hoàng minh xác.
Nay, theo nhận định của Catholic World News, đáp ứng gián tiếp mối quan tâm của Giáo sĩ trưởng, Vatican đã cho đăng tải bài “Luật pháp và ân sủng đối với người Do Thái và Kitô giáo”, một bài báo ngắn gọn của Đức Tổng Giám Mục Argentina Víctor Manuel Fernández, một cộng tác viên thân cận của Đức Giáo Hoàng. Đức Tổng Giám Mục Fernández viết rằng “Truyền thống Do Thái cũng thừa nhận rằng việc tuân thủ Lề luật một cách trọn vẹn đòi hỏi một sự biến đổi bắt đầu từ trong lòng”. Sau đây là nguyên văn bài báo của Đức Tổng Giám Mục Víctor Manuel Fernández của La Plata, Argentina:
Khi Thánh Phaolô nói về sự công chính hóa nhờ đức tin, ngài thực sự đang khám phá niềm xác tín sâu sắc của một số truyền thống Do Thái. Vì nếu người ta phải khẳng định rằng sự công chính hóa của người ta có được là nhờ vào việc chu tòan Lề luật bằng sức riêng của mình, mà không có sự giúp đỡ của Thiên Chúa, thì quả họ đã rơi vào tình trạng tồi tệ nhất của việc thờ ngẫu thần, là việc bao gồm cả việc tôn thờ chính mình, sức mạnh của chính mình và việc làm của chính mình, thay vì thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất.
Cần phải nhớ rằng một số bản văn Cựu ước và nhiều bản văn Do Thái ngoài Kinh thánh đã cho thấy tính tôn giáo của lòng tín thác vào tình yêu Thiên Chúa và mời gọi người ta chu toàn Lề luật từ thẳm sâu trái tim qua hành động của Thiên Chúa (x. Grm 31: 3, 33-34; Edk 11: 19-20; 36: 25-27; Hs 11: 1-9, v.v.) [1].
"Emunah", một thái độ tín thác sâu xa vào Giêhôva, là điều hiện thực hóa Lề luật một cách đích thực, "là chính tâm điểm yêu cầu của toàn bộ Kinh Torah" [2].
Có thể tìm thấy một dư âm gần đây về niềm xác tín của người Do Thái cổ đại từ bỏ thái độ tự mãn trước mặt Thiên Chúa, trong câu sau đây của Giáo sĩ Do Thái Baal Shem Tov (đầu thế kỷ 19): "Tôi sợ những việc làm tốt của tôi mang lại niềm vui nhiều hơn là những việc làm xấu của tôi vốn tạo ra sự kinh dị"[3].
Truyền thống Do Thái cũng thừa nhận rằng việc chu toàn Lề luật một cách trọn vẹn đòi hỏi một sự biến đổi khởi đầu từ trái tim. Các Kitô hữu và người Do Thái không nói rằng việc chu toàn bề ngoài một số phong tục là vấn đề quan trọng, không cần có sự thúc đẩy bên trong của Thiên Chúa. Trên thực tế, thần học Do Thái trùng hợp với giáo lý Kitô giáo về điểm này, đặc biệt nếu chúng ta bắt đầu từ các bản văn Giêrêmia và Êdêkien, nơi xuất hiện nhu cầu thanh tẩy và biến đổi trái tim. Làm sao chúng ta không xem thư Rôma 2: 28-29 là sự tiếp nối và đào sâu của Giêrêmia 4: 4 và 9: 24-25? Người Do Thái và Kitô hữu đều công nhận rằng chỉ riêng Lề luật bên ngoài mà thôi không thể thay đổi chúng ta nếu không có công trình thanh tẩy và biến đổi của Thiên Chúa (Edk 36: 25-27), Đấng đã bắt đầu hiện diện với chúng ta trong Đấng Mêxia của Người (Gl 2: 20-21).
Mặt khác, chúng ta nhớ lại rằng, theo cách giải thích rất sâu sắc của Thánh Augustinô và Thánh Tôma đối với nền thần học của Thánh Phaolô về luật mới, sự vô hiệu của luật bên ngoài mà không có sự trợ giúp của Thiên Chúa không chỉ là một đặc điểm của Luật Do Thái, mà còn là giới luật mà chính Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta: "chữ nghĩa, ngay trong Tin Mừng, cũng giết chết trừ khi có sự hiện diện bên trong của ân sủng chữa lành của đức tin" [4].
Ghi chú:
[1] Đoạn văn của Habacúc 2: 4, nói lên thái độ nền tảng này, trên thực tế được Thánh Phaolô trích dẫn khi ngài nói về sự công chính hóa nhờ đức tin trong thư Galát 3:11 và trong thư Rôma 1:17.
[2] Xem C. Kessler, Le plus grand commandement de la Loi [Giới răn Lớn nhất của Lề luật] 97 (đã dẫn). Ở đây cần phải nói rằng lời khẳng định của thánh Phaolô về tính "thoáng qua" của Lề luật nên được đặt trong bối cảnh của "học lý kỷ nguyên của các giáo sĩ Do Thái" theo đó, đến ngày tận thế, bản năng xấu xa sẽ bị xóa bỏ khỏi trái tim con người và luật pháp bên ngoài sẽ không còn cần thiết nữa. Trên thực tế, Thánh Phaolô tin rằng ngài đang sống trong thời kỳ cuối cùng và chờ đợi sự trở lại sắp xảy ra của Đấng Mêxia: "Thánh Phaolô là một người Pharisiêu tin chắc rằng ngài đang sống trong thời kỳ thiên sai": H.J. Schoeps, Pau1. The theology of the Apostle in the light of Jewish religious history [Thánh Phaolô. Thần học của Thánh Tông đồ dưới ánh sáng lịch sử tôn giáo Do Thái], Philadelphia, 1961, tr. 113. Vì lý do này, trong thư thứ nhất gửi Timôthê, khi sự mong đợi việc tái lâm sắp xảy ra đã giảm đi khá nhiều, thì Lề luật lại trở nên quan trọng hơn (xem 8-9).
[3] Trích dẫn bởi E. Wiesel, Celebración jasídica, Salamanca, 2003, tr. 58; Celebrazione hassidica, Milano, năm 1987.
[4] Thánh Thomas Aquinas, Summa Theologiae, I-II, q. 106, art. 2
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư của toà Giám Mục Xuân Lộc kêu gọi tham gia thiện nguyện phòng chống Covid đợt 4
Lm. Fx. Đỗ Đức Lực
09:13 31/08/2021
Thư của toà Giám Mục Xuân Lộc kêu gọi tham gia thiện nguyện phòng chống Covid đợt 4
31/07/2021 476
Kính thưa Cha Giám đốc ĐCV Xuân Lộc, Quý Bề trên, Quý Cha,
Quý Tu sĩ, Quý Chủng sinh, các Bạn trẻ - GLV Giáo phận Xuân Lộc
Đáp lại lời kêu gọi của Đức Cha Chánh Gioan, Giáo phận chúng ta đã có 03 đợt thiện nguyện hỗ trợ Ban Phòng chống dịch Tỉnh nhà và một đợt hỗ trợ cho Tp. Biên Hoà, với 17 Linh mục : 04 Linh mục Dòng, 13 Linh mục triều : 01 Cha giáo và 12 Cha phó - 10 Phó tế - 85 Chủng sinh - 164 Tu sĩ và 115 Bạn trẻ - GLV.
Qua các đợt thiện nguyện, các các vị hữu trách trong chính quyền và trong ngành y tế đã đánh giá rất cao tinh thần phục vụ, sự dấn thân nhiệt tình và nhất là sự an ủi về tinh thần mà các Thiện nguyện viên của chúng ta đã đem đến cho các bệnh nhân tại các khu cách ly, các bệnh viện dã chiến, các trung tâm y tế… Đức cha Giáo phận hết sức cảm kích thấy các Cha, các Dì, các Thầy và các bạn trẻ GLV với tình mến nồng nàn đã nhiệt thành phục vụ trong thời gian qua. Có rất nhiều Linh mục, Tu sĩ, Chủng sinh và cả các bạn trẻ, khi hết thời gian phục vụ, đã tình nguyện ở lại phục vụ thêm một thời gian nữa.
Dịch bệnh vẫn tiếp diễn, tình trạng giãn cách xã hội phải kéo dài, gây biết bao khó khăn cho cuộc sống người dân. Đức Cha Chánh Gioan kêu gọi mọi thành phần dân Chúa Giáo phận tuân thủ các quy định 5K và cách ly của các vị hữu trách, góp phần đẩy lui dịch bệnh; cộng tác với Quý Cha để trợ giúp những anh chị em đang gặp khó khăn, thiếu lương thực vì các đợt phong tỏa, nhất là các anh chị em di dân, phòng trọ… Các ca nhiễm và trở bệnh nặng hiện đang rất nhiều; ngành y tế tỉnh nhà đang thiếu hụt nhân lực và xin Giáo phận tiếp tục hỗ trợ. Vì thế, Đức Cha Giáo phận tha thiết mời gọi các Linh mục, Tu sĩ, Chủng sinh và các bạn trẻ - GLV nào có điều kiện, tiếp tục tham gia chương trình thiện nguyện đợt 4 (đợt 3 của Giới Trẻ - GLV), để cộng tác với ngành y tế phục vụ các anh chị em đang đau bệnh, phục vụ cộng đồng.
Bên cạnh đó, hôm nay Cha Tổng Đại diện và Cha Chưởng ấn đã thay mặt Đức Cha để trao 06 máy thở CARESCAPE R860 V.11 cho 03 bệnh viện (Bv. Đa khoa Thống Nhất: 04 máy, Bv. Đa khoa Đồng Nai: 01 máy, Bv. Đa khoa Long Khánh: 01 máy), hỗ trợ các bệnh viện lớn của Tỉnh nhà trong việc cứu chữa các bệnh nhân Covid bị diễn biến nặng.
Cùng với Giáo Hội và Giáo phận, chúng ta dâng lên Chúa những lời khẩn nguyện cùng với những nỗ lực cộng tác trong việc trợ giúp cho các anh chị em đang nghèo đói, khổ đau vì dịch bệnh. Xin Chúa thương đón nhận các anh chị em đã qua đời vào Thiên đàng vinh phúc, và ban ơn nâng đỡ, chúc lành cho tất cả chúng ta. Xin Mẹ Maria và Thánh cả Giuse khẩn cầu Lòng Thương Xót Chúa cho chúng ta.
** Chúng con xin gửi Mẫu đăng ký (cũng là mẫu đăng ký tiêm vaccine). Quý Cha, Quý Thầy, Quý Dì nào muốn tham gia thiện nguyện, xin điền mẫu và gửi về cho chúng con từ nay đến hết thứ Năm, 02.09.2021 (các bạn trẻ GLV xin vô trang Đuốc Hồng, đăng ký nơi Cha Đặc trách Huấn giáo). Dự trù sẽ tiêm vaccine vào thứ Sáu, 03.09.2021, và lên đường phục vụ sau đó 1 tuần, vào thứ Bảy, 11.09.2021.
Tải về Biểu Mẫu Đăng Ký Tiêm Vaccine
Văn phòng TGM xin kính báo,
Lm. Fx. Đỗ Đức Lực
31/07/2021 476
Kính thưa Cha Giám đốc ĐCV Xuân Lộc, Quý Bề trên, Quý Cha,
Quý Tu sĩ, Quý Chủng sinh, các Bạn trẻ - GLV Giáo phận Xuân Lộc
Đáp lại lời kêu gọi của Đức Cha Chánh Gioan, Giáo phận chúng ta đã có 03 đợt thiện nguyện hỗ trợ Ban Phòng chống dịch Tỉnh nhà và một đợt hỗ trợ cho Tp. Biên Hoà, với 17 Linh mục : 04 Linh mục Dòng, 13 Linh mục triều : 01 Cha giáo và 12 Cha phó - 10 Phó tế - 85 Chủng sinh - 164 Tu sĩ và 115 Bạn trẻ - GLV.
Qua các đợt thiện nguyện, các các vị hữu trách trong chính quyền và trong ngành y tế đã đánh giá rất cao tinh thần phục vụ, sự dấn thân nhiệt tình và nhất là sự an ủi về tinh thần mà các Thiện nguyện viên của chúng ta đã đem đến cho các bệnh nhân tại các khu cách ly, các bệnh viện dã chiến, các trung tâm y tế… Đức cha Giáo phận hết sức cảm kích thấy các Cha, các Dì, các Thầy và các bạn trẻ GLV với tình mến nồng nàn đã nhiệt thành phục vụ trong thời gian qua. Có rất nhiều Linh mục, Tu sĩ, Chủng sinh và cả các bạn trẻ, khi hết thời gian phục vụ, đã tình nguyện ở lại phục vụ thêm một thời gian nữa.
Dịch bệnh vẫn tiếp diễn, tình trạng giãn cách xã hội phải kéo dài, gây biết bao khó khăn cho cuộc sống người dân. Đức Cha Chánh Gioan kêu gọi mọi thành phần dân Chúa Giáo phận tuân thủ các quy định 5K và cách ly của các vị hữu trách, góp phần đẩy lui dịch bệnh; cộng tác với Quý Cha để trợ giúp những anh chị em đang gặp khó khăn, thiếu lương thực vì các đợt phong tỏa, nhất là các anh chị em di dân, phòng trọ… Các ca nhiễm và trở bệnh nặng hiện đang rất nhiều; ngành y tế tỉnh nhà đang thiếu hụt nhân lực và xin Giáo phận tiếp tục hỗ trợ. Vì thế, Đức Cha Giáo phận tha thiết mời gọi các Linh mục, Tu sĩ, Chủng sinh và các bạn trẻ - GLV nào có điều kiện, tiếp tục tham gia chương trình thiện nguyện đợt 4 (đợt 3 của Giới Trẻ - GLV), để cộng tác với ngành y tế phục vụ các anh chị em đang đau bệnh, phục vụ cộng đồng.
Bên cạnh đó, hôm nay Cha Tổng Đại diện và Cha Chưởng ấn đã thay mặt Đức Cha để trao 06 máy thở CARESCAPE R860 V.11 cho 03 bệnh viện (Bv. Đa khoa Thống Nhất: 04 máy, Bv. Đa khoa Đồng Nai: 01 máy, Bv. Đa khoa Long Khánh: 01 máy), hỗ trợ các bệnh viện lớn của Tỉnh nhà trong việc cứu chữa các bệnh nhân Covid bị diễn biến nặng.
Cùng với Giáo Hội và Giáo phận, chúng ta dâng lên Chúa những lời khẩn nguyện cùng với những nỗ lực cộng tác trong việc trợ giúp cho các anh chị em đang nghèo đói, khổ đau vì dịch bệnh. Xin Chúa thương đón nhận các anh chị em đã qua đời vào Thiên đàng vinh phúc, và ban ơn nâng đỡ, chúc lành cho tất cả chúng ta. Xin Mẹ Maria và Thánh cả Giuse khẩn cầu Lòng Thương Xót Chúa cho chúng ta.
** Chúng con xin gửi Mẫu đăng ký (cũng là mẫu đăng ký tiêm vaccine). Quý Cha, Quý Thầy, Quý Dì nào muốn tham gia thiện nguyện, xin điền mẫu và gửi về cho chúng con từ nay đến hết thứ Năm, 02.09.2021 (các bạn trẻ GLV xin vô trang Đuốc Hồng, đăng ký nơi Cha Đặc trách Huấn giáo). Dự trù sẽ tiêm vaccine vào thứ Sáu, 03.09.2021, và lên đường phục vụ sau đó 1 tuần, vào thứ Bảy, 11.09.2021.
Tải về Biểu Mẫu Đăng Ký Tiêm Vaccine
Văn phòng TGM xin kính báo,
Lm. Fx. Đỗ Đức Lực
Covid ở Sài Gòn: Các dòng tu Công Giáo cứu trợ dân nghèo
RFI
18:29 31/08/2021
Covid ở Sài Gòn: Các dòng tu Công Giáo cứu trợ dân nghèo
Sài Gòn hiện là thành phố đông dân nhất Việt Nam với hơn 9 triệu người theo thống kê chính thức, do là nơi thu hút rất nhiều dân từ các nơi khác đến kiếm sống, trong đó có nhiều công nhân làm việc cho các nhà máy trong khu vực. Nhưng Sài Gòn cũng đang là tâm chấn của đợt dịch Covid mới, dữ dội hơn những lần trước, do tác động của biến thể Delta lây lan rất nhanh.
Lệnh “giãn cách xã hội” được ban hành và đã được triển hạn cho đến 15/09 nhằm phòng chống đại dịch khiến đời sống dân nghèo ở Sài Gòn càng thêm khốn đốn, nhất là những lao động nhập cư từ mấy tháng qua bị thất nghiệp do các nhà máy đã đóng cửa. Ấy là chưa kể hiện nay Sài Gòn đang sống dưới lệnh phong tỏa tuyệt đối, “ ai ở đâu ở yên đó”, gần như là thiết quân luật, quân đội được huy động để bảo đảm việc tuân thủ lệnh phong tỏa trong thành phố.
Trong những tuần qua, rất nhiều tổ chức, nhiều cá nhân đã bỏ không ít công sức, tiền bạc để giúp đỡ những người lao động nghèo đã không thể trở về quê được và nay không còn một nguồn thu nhập nào khác, thậm chí không có đủ lương thực để ăn, do không phải ai cũng nhận được các trợ cấp của nhà nước. Tham gia tích cực vào chiến dịch cứu trợ này đặc biệt có Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, thông qua các giáo xứ, các dòng tu như Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Tên...
Trả lời RFI Việt ngữ ngày 24/08, Linh mục Trương Văn Phúc, Trưởng Ban Bác Ái Xã Hội, Dòng Tên Việt Nam, trước hết nhắc lại tình trạng hiện nay của các lao động nhập cư ở Sài Gòn trong mùa đại dịch:
" Trước tiên là các vùng ven của Sài Gòn có các khu công nghiệp. Ở phía bắc, không chỉ trên đất Sài Gòn và Thủ Đức, mà còn ở ranh giới lấn qua Bình Dương, Biên Hòa, có khá nhiều gia đình trẻ hầu hết là công nhân của các xí nghiệp, nhà máy. Ở phía nam cũng vậy, ở khu vực giáp giới giữa Sài Gòn với Tây Ninh, có vùng Hóc Môn và giáp giới với Long An có vùng Đức Hòa, Bình Chánh, cũng tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, thu hút cả triệu công nhân.
Trong thực tế, bệnh dịch đã bắt đầu từ cuối tháng 5, nhưng lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại để hạn chế lây lan, bắt đầu từ 09/06, tới bây giờ đã 12 tuần rồi. Đối diện với khó khăn của đại dịch, một số bạn trẻ cảm thấy nên về quê thì họ đã lên đường về quê. Họ về bằng nhiều cách, trong đó có cách đi bằng honda, bằng xe của các mạnh thường quân, của các tổ chức này tổ chức khác. Nhà nước cũng giúp họ về quê.
Tuy vậy, số người ở lại thì cũng khá nhiều, khoảng 2/3 công nhân của các nhà máy, xí nghiệp, theo ước lượng của tôi. Mà ở lại như vậy thì có những chi phí phát sinh ngoài ý muốn. Chí phí đầu tiên là tiền phòng trọ, tiếp đến là tiền ăn uống, thuốc thang. Trước đây họ có thu nhập, còn bây giờ không có thu nhập, khó khăn là đương nhiên."
Cụ thể, các dòng tu tham gia như thế nào vào việc cứu trợ cho các gia đình nghèo nói trên, cha Phúc cho biết:
"Giáo Hội Công Giáo cũng khá dấn thân trong mùa dịch này. Đức cha Linh, Đức Tổng Giám Mục Huế, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam" đã có một bức Thư chung "Thương quá Sài Gòn ơi", kêu gọi sự chia sẽ của tất cả các giáo phận trên toàn quốc cho miền Nam, đặc biệt là cho Sài Gòn. Nguồn quỹ đó đã giúp khá tốt trong tháng 7 vừa qua, không chỉ giúp lương thực, mà giúp cả tiền viện phí, tiền thuốc, tiền thuê nhà...
Dòng Tên cũng có dấn thân, nhưng chỉ là người điều phối. Cho tới lúc này, chúng tôi có sự tham gia ở vùng Thủ Đức với 28 giáo xứ và mỗi giáo xứ thì có các ban Caritas. Chúng tôi cũng làm việc với hai mươi mấy dòng tu trên địa bàn Thủ Đức. Ngoài ra, chúng tôi cũng lập một nhóm phân phối gạo mang tính cách liên đới giữa các dòng tu. Chúng tôi lập ra nhiều trạm phát gạo.
Chúng tôi kêu gọi sự liên đới, chia sẽ là chủ yếu, hầu hết là sự chia sẽ đến từ trong nước và từ một số mạnh thường quân ở nước ngoài. Tính về số lượng, sau 12 tuần, chúng tôi đã phân phối khoảng 220 tấn gạo và 70 tấn khoai. Con số có vẻ nhiều, nhưng trên thực tế không nhiều lắm đâu. Chúng tôi ước lượng số người mà chúng tôi tiếp cận được để giúp đỡ không nhiều, khoảng 15.000 gia đình."
Tham gia chương trình mang tên “Hạt gạo yêu thương” mà cha Phúc đề cập ở trên, có các tu sĩ nam nữ của Dòng Mến Thánh Giá và Dòng Tên. Họ đã lập 4 trạm phân phối lương thực tại 4 vùng biên Sài Gòn: Cộng đoàn Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ở Xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Cộng đoàn Mến Thánh Giá Chợ Quán ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Cộng đoàn Mến Thánh Giá Tân Việt ở Phường Tân Quy, quận Tân Phú, và Cộng đoàn Dòng Tên ở phường Linh Trung, quận Thủ Đức.
Trả lời RFI Việt ngữ ngày 20/08, sơ Maria Trần Thị Thu Thủy, Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, cho biết về hoạt động của mạng lưới này:
“Chương trình "Hạt gạo yêu thương" dựa trên một mạng lưới gồm những người đã liên kết trong các mạng lưới công tác xã hội của các giáo dân, các dòng tu, kết hợp với các giáo xứ ở các vùng như Thủ Đức, Tân Phú, quận 8, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình An, nói chung là liên kết với các dòng tu địa phương hay dòng tu quốc tế đang làm việc tại các vùng này. Bởi vì dịch này rất nguy hiểm, cho nên cần phải có các cơ sở với các đội ngũ các sơ hay các cha, có những nhà tập thể lớn, những khu để khi mình đưa hàng đến, phân phối xong rồi, mình mới kêu từng nơi đến lấy, tránh tình trạng dân nghèo cần thực phẩm quá nên họ bất chấp vấn đề an toàn.
Mình có tổ chức sẵn rồi, những ai mà mình chuẩn bị xong rồi, thì mình kêu trưởng nhóm của giáo xứ đó hay vùng đó, cho xe của các thiện nguyện viên chở đến để giao và phát, chụp hình ảnh, quay phim lại để cho biết là hàng cứu trợ đã tới tay người dân. Trước khi phân phối thì chúng tôi đã có một danh sách các giáo xứ, vùng trọ đó có bao nhiêu di dân. Những người nghèo đang cần thực phẩm mà chưa nhận được thì sẽ được phân phối sớm hơn."
Theo lời sơ Thủy, do các địa phương trong vùng Sài Gòn đều có các dòng tu, các nhà thờ, cho nên các tu sĩ và giáo dân thiện nguyện nắm bắt rất rõ nhu cầu của những người nghèo tại địa phương. Ví dụ như ở Tân Phú, Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt có 30 sơ, gần đó các các khu nhà trọ, các sơ nắm rất rõ các khu nhà trợ đó qua việc liên kết với cha xứ, với các giáo dân của giáo xứ Tân Sơn Nhì. Trước khi phân phát thực phẩm, các sơ cũng đã đến tận nơi để quan sát tình hình.
Nhưng trong lúc Sài Gòn đang sống dưới lệnh phong tỏa, những chốt kiểm soát được dựng lên khắp nơi, các thiện nguyện viên của chương trình "Hạt gạo yêu thương", đặc biệt là các tài xế chở hàng cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng theo lời sơ Thủy, dù có thể bị phạt tiền, bị giữ xe, thậm chí bị tịch thu xe, các tài xế làm việc chương trình cứu trợ lượng thực vẫn không từ bỏ nhiệm vụ:
" Có một số người rất thiện chí, họ tìm mọi cách đưa thực phẩm đến người nghèo, tại vì khi đi quan sát thực tế như vậy, những người tài xế cũng thấy được những thiếu thốn của những người di dân, những công nhân nghèo đang cần thực phẩm như vậy. Những anh tài xế nhiệt tình hay có tâm đều không thể chịu nổi những cảnh như vậy, nên tìm mọi cách để hỗ trợ cho nhau.
Cái khó ở đây là chở về tới Sài Gòn nửa đêm rồi mà cũng bị giữ xe. Đi qua trạm này được rồi thì tới trạm khác phải nhờ Tòa Giám mục hoặc những người có uy tín trong công tác từ thiện can thiệp thì họ mới cho đi. Có giấy thông hành rồi, nhưng các trạm cũng kiếm một chuyện nào đó rồi mới cho qua. Thành ra nhiều tài xế từ các tỉnh vào cũng sợ lắm. Những xe phân khối nhỏ đi trong quận, đi liên quận thì cũng bị phạt, có khi 200 ngàn, 400 ngàn, 2 triệu.
Việc phân phối trong thời gian giới nghiêm này nói chung là gặp khó khăn. Cho nên, những thực phẩm ở dưới tỉnh thì có thừa, cần được "giải cứu" vì nông dân trồng mà bán không được, mình giải cứu về đến đây thì người nghèo đang cần, nhưng việc đến tay người nghèo cũng khó."
Mặt khác, làm công tác cứu trợ ngay giữa lúc Covid-19 đang hoành hành dữ dội, do tiếp xúc nhiều với người dân, nhiều sơ của Dòng Mến Thánh Giá cũng bị lây nhiễm theo lời Sơ Thủy:
" Cùng với mọi người, các dòng tu ở Việt Nam, chẳng hạn như dòng của mình thì cũng bị nhiều. Nhà chính bị nhiễm gần cả 200 người. Đó cũng là một khủng hoảng, nhưng sau ít ngày thì cũng được trấn tĩnh. Còn dòng Mến Thánh Giá Tân Việt, là dòng nhận các khối hàng lớn để phân phối, có 64 sơ mà cũng có đến 51 người bị nhiễm, nhưng bị nhiễm nhẹ thôi. Ở Bình Dương, cộng đoàn có bốn mươi mấy người, thì cũng bị nhiễm gần hết, chỉ có 3 người chưa bị nhiễm.
Nhưng về tinh thần, các sơ thấy người ta cần thực phẩm cho nên nghĩ rằng có thể mình bị Covid nhưng mình không chết, còn có những người có thể chết vì họ thiếu ăn, ăn thiếu chất, ăn không đủ vitamin, nên bị Covid bị quật chết, dễ dàng bị gục ngã, còn nếu họ có thức ăn đầy đủ trong mùa dịch này thì họ sẽ vượt qua được. Các sơ làm việc nhiệt tình quá nên có một số bị nhiễm nặng.
Như ghi nhận của cha Trương Văn Phúc, sự hy sinh của các tu sĩ, cũng như các giáo dân, cũng như của rất nhiều người khác tham gia cứu trợ người nghèo thể hiện một điều đó là tình liên đới xã hội đã trỗi dậy mạnh mẽ ở Sài Gòn trong cơn đại dịch. Và cũng chính trong lúc này mà Giáo Hội Công Giáo càng thật sự là Giáo hội của người nghèo.
Sài Gòn hiện là thành phố đông dân nhất Việt Nam với hơn 9 triệu người theo thống kê chính thức, do là nơi thu hút rất nhiều dân từ các nơi khác đến kiếm sống, trong đó có nhiều công nhân làm việc cho các nhà máy trong khu vực. Nhưng Sài Gòn cũng đang là tâm chấn của đợt dịch Covid mới, dữ dội hơn những lần trước, do tác động của biến thể Delta lây lan rất nhanh.
Lệnh “giãn cách xã hội” được ban hành và đã được triển hạn cho đến 15/09 nhằm phòng chống đại dịch khiến đời sống dân nghèo ở Sài Gòn càng thêm khốn đốn, nhất là những lao động nhập cư từ mấy tháng qua bị thất nghiệp do các nhà máy đã đóng cửa. Ấy là chưa kể hiện nay Sài Gòn đang sống dưới lệnh phong tỏa tuyệt đối, “ ai ở đâu ở yên đó”, gần như là thiết quân luật, quân đội được huy động để bảo đảm việc tuân thủ lệnh phong tỏa trong thành phố.
Trong những tuần qua, rất nhiều tổ chức, nhiều cá nhân đã bỏ không ít công sức, tiền bạc để giúp đỡ những người lao động nghèo đã không thể trở về quê được và nay không còn một nguồn thu nhập nào khác, thậm chí không có đủ lương thực để ăn, do không phải ai cũng nhận được các trợ cấp của nhà nước. Tham gia tích cực vào chiến dịch cứu trợ này đặc biệt có Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, thông qua các giáo xứ, các dòng tu như Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Tên...
Trả lời RFI Việt ngữ ngày 24/08, Linh mục Trương Văn Phúc, Trưởng Ban Bác Ái Xã Hội, Dòng Tên Việt Nam, trước hết nhắc lại tình trạng hiện nay của các lao động nhập cư ở Sài Gòn trong mùa đại dịch:
" Trước tiên là các vùng ven của Sài Gòn có các khu công nghiệp. Ở phía bắc, không chỉ trên đất Sài Gòn và Thủ Đức, mà còn ở ranh giới lấn qua Bình Dương, Biên Hòa, có khá nhiều gia đình trẻ hầu hết là công nhân của các xí nghiệp, nhà máy. Ở phía nam cũng vậy, ở khu vực giáp giới giữa Sài Gòn với Tây Ninh, có vùng Hóc Môn và giáp giới với Long An có vùng Đức Hòa, Bình Chánh, cũng tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, thu hút cả triệu công nhân.
Trong thực tế, bệnh dịch đã bắt đầu từ cuối tháng 5, nhưng lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại để hạn chế lây lan, bắt đầu từ 09/06, tới bây giờ đã 12 tuần rồi. Đối diện với khó khăn của đại dịch, một số bạn trẻ cảm thấy nên về quê thì họ đã lên đường về quê. Họ về bằng nhiều cách, trong đó có cách đi bằng honda, bằng xe của các mạnh thường quân, của các tổ chức này tổ chức khác. Nhà nước cũng giúp họ về quê.
Tuy vậy, số người ở lại thì cũng khá nhiều, khoảng 2/3 công nhân của các nhà máy, xí nghiệp, theo ước lượng của tôi. Mà ở lại như vậy thì có những chi phí phát sinh ngoài ý muốn. Chí phí đầu tiên là tiền phòng trọ, tiếp đến là tiền ăn uống, thuốc thang. Trước đây họ có thu nhập, còn bây giờ không có thu nhập, khó khăn là đương nhiên."
Cụ thể, các dòng tu tham gia như thế nào vào việc cứu trợ cho các gia đình nghèo nói trên, cha Phúc cho biết:
"Giáo Hội Công Giáo cũng khá dấn thân trong mùa dịch này. Đức cha Linh, Đức Tổng Giám Mục Huế, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam" đã có một bức Thư chung "Thương quá Sài Gòn ơi", kêu gọi sự chia sẽ của tất cả các giáo phận trên toàn quốc cho miền Nam, đặc biệt là cho Sài Gòn. Nguồn quỹ đó đã giúp khá tốt trong tháng 7 vừa qua, không chỉ giúp lương thực, mà giúp cả tiền viện phí, tiền thuốc, tiền thuê nhà...
Dòng Tên cũng có dấn thân, nhưng chỉ là người điều phối. Cho tới lúc này, chúng tôi có sự tham gia ở vùng Thủ Đức với 28 giáo xứ và mỗi giáo xứ thì có các ban Caritas. Chúng tôi cũng làm việc với hai mươi mấy dòng tu trên địa bàn Thủ Đức. Ngoài ra, chúng tôi cũng lập một nhóm phân phối gạo mang tính cách liên đới giữa các dòng tu. Chúng tôi lập ra nhiều trạm phát gạo.
Chúng tôi kêu gọi sự liên đới, chia sẽ là chủ yếu, hầu hết là sự chia sẽ đến từ trong nước và từ một số mạnh thường quân ở nước ngoài. Tính về số lượng, sau 12 tuần, chúng tôi đã phân phối khoảng 220 tấn gạo và 70 tấn khoai. Con số có vẻ nhiều, nhưng trên thực tế không nhiều lắm đâu. Chúng tôi ước lượng số người mà chúng tôi tiếp cận được để giúp đỡ không nhiều, khoảng 15.000 gia đình."
Tham gia chương trình mang tên “Hạt gạo yêu thương” mà cha Phúc đề cập ở trên, có các tu sĩ nam nữ của Dòng Mến Thánh Giá và Dòng Tên. Họ đã lập 4 trạm phân phối lương thực tại 4 vùng biên Sài Gòn: Cộng đoàn Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ở Xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Cộng đoàn Mến Thánh Giá Chợ Quán ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Cộng đoàn Mến Thánh Giá Tân Việt ở Phường Tân Quy, quận Tân Phú, và Cộng đoàn Dòng Tên ở phường Linh Trung, quận Thủ Đức.
Trả lời RFI Việt ngữ ngày 20/08, sơ Maria Trần Thị Thu Thủy, Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, cho biết về hoạt động của mạng lưới này:
“Chương trình "Hạt gạo yêu thương" dựa trên một mạng lưới gồm những người đã liên kết trong các mạng lưới công tác xã hội của các giáo dân, các dòng tu, kết hợp với các giáo xứ ở các vùng như Thủ Đức, Tân Phú, quận 8, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình An, nói chung là liên kết với các dòng tu địa phương hay dòng tu quốc tế đang làm việc tại các vùng này. Bởi vì dịch này rất nguy hiểm, cho nên cần phải có các cơ sở với các đội ngũ các sơ hay các cha, có những nhà tập thể lớn, những khu để khi mình đưa hàng đến, phân phối xong rồi, mình mới kêu từng nơi đến lấy, tránh tình trạng dân nghèo cần thực phẩm quá nên họ bất chấp vấn đề an toàn.
Mình có tổ chức sẵn rồi, những ai mà mình chuẩn bị xong rồi, thì mình kêu trưởng nhóm của giáo xứ đó hay vùng đó, cho xe của các thiện nguyện viên chở đến để giao và phát, chụp hình ảnh, quay phim lại để cho biết là hàng cứu trợ đã tới tay người dân. Trước khi phân phối thì chúng tôi đã có một danh sách các giáo xứ, vùng trọ đó có bao nhiêu di dân. Những người nghèo đang cần thực phẩm mà chưa nhận được thì sẽ được phân phối sớm hơn."
Theo lời sơ Thủy, do các địa phương trong vùng Sài Gòn đều có các dòng tu, các nhà thờ, cho nên các tu sĩ và giáo dân thiện nguyện nắm bắt rất rõ nhu cầu của những người nghèo tại địa phương. Ví dụ như ở Tân Phú, Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt có 30 sơ, gần đó các các khu nhà trọ, các sơ nắm rất rõ các khu nhà trợ đó qua việc liên kết với cha xứ, với các giáo dân của giáo xứ Tân Sơn Nhì. Trước khi phân phát thực phẩm, các sơ cũng đã đến tận nơi để quan sát tình hình.
Nhưng trong lúc Sài Gòn đang sống dưới lệnh phong tỏa, những chốt kiểm soát được dựng lên khắp nơi, các thiện nguyện viên của chương trình "Hạt gạo yêu thương", đặc biệt là các tài xế chở hàng cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng theo lời sơ Thủy, dù có thể bị phạt tiền, bị giữ xe, thậm chí bị tịch thu xe, các tài xế làm việc chương trình cứu trợ lượng thực vẫn không từ bỏ nhiệm vụ:
" Có một số người rất thiện chí, họ tìm mọi cách đưa thực phẩm đến người nghèo, tại vì khi đi quan sát thực tế như vậy, những người tài xế cũng thấy được những thiếu thốn của những người di dân, những công nhân nghèo đang cần thực phẩm như vậy. Những anh tài xế nhiệt tình hay có tâm đều không thể chịu nổi những cảnh như vậy, nên tìm mọi cách để hỗ trợ cho nhau.
Cái khó ở đây là chở về tới Sài Gòn nửa đêm rồi mà cũng bị giữ xe. Đi qua trạm này được rồi thì tới trạm khác phải nhờ Tòa Giám mục hoặc những người có uy tín trong công tác từ thiện can thiệp thì họ mới cho đi. Có giấy thông hành rồi, nhưng các trạm cũng kiếm một chuyện nào đó rồi mới cho qua. Thành ra nhiều tài xế từ các tỉnh vào cũng sợ lắm. Những xe phân khối nhỏ đi trong quận, đi liên quận thì cũng bị phạt, có khi 200 ngàn, 400 ngàn, 2 triệu.
Việc phân phối trong thời gian giới nghiêm này nói chung là gặp khó khăn. Cho nên, những thực phẩm ở dưới tỉnh thì có thừa, cần được "giải cứu" vì nông dân trồng mà bán không được, mình giải cứu về đến đây thì người nghèo đang cần, nhưng việc đến tay người nghèo cũng khó."
Mặt khác, làm công tác cứu trợ ngay giữa lúc Covid-19 đang hoành hành dữ dội, do tiếp xúc nhiều với người dân, nhiều sơ của Dòng Mến Thánh Giá cũng bị lây nhiễm theo lời Sơ Thủy:
" Cùng với mọi người, các dòng tu ở Việt Nam, chẳng hạn như dòng của mình thì cũng bị nhiều. Nhà chính bị nhiễm gần cả 200 người. Đó cũng là một khủng hoảng, nhưng sau ít ngày thì cũng được trấn tĩnh. Còn dòng Mến Thánh Giá Tân Việt, là dòng nhận các khối hàng lớn để phân phối, có 64 sơ mà cũng có đến 51 người bị nhiễm, nhưng bị nhiễm nhẹ thôi. Ở Bình Dương, cộng đoàn có bốn mươi mấy người, thì cũng bị nhiễm gần hết, chỉ có 3 người chưa bị nhiễm.
Nhưng về tinh thần, các sơ thấy người ta cần thực phẩm cho nên nghĩ rằng có thể mình bị Covid nhưng mình không chết, còn có những người có thể chết vì họ thiếu ăn, ăn thiếu chất, ăn không đủ vitamin, nên bị Covid bị quật chết, dễ dàng bị gục ngã, còn nếu họ có thức ăn đầy đủ trong mùa dịch này thì họ sẽ vượt qua được. Các sơ làm việc nhiệt tình quá nên có một số bị nhiễm nặng.
Như ghi nhận của cha Trương Văn Phúc, sự hy sinh của các tu sĩ, cũng như các giáo dân, cũng như của rất nhiều người khác tham gia cứu trợ người nghèo thể hiện một điều đó là tình liên đới xã hội đã trỗi dậy mạnh mẽ ở Sài Gòn trong cơn đại dịch. Và cũng chính trong lúc này mà Giáo Hội Công Giáo càng thật sự là Giáo hội của người nghèo.
VietCatholic TV
Ôm bệnh nhân an ủi, linh mục nhiễm cô vít qua đời. Bà cụ 70 lấy đứa bé 14 làm chồng, kết quả bi thảm
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:08 31/08/2021
1. Linh mục cho người vô gia cư ở Sao Paulo chết vì COVID-19
Brazil đang để tang cái chết của Cha Gilson Frank dos Reis, là người đã cống hiến cuộc đời mình để giúp đỡ những người sử dụng ma túy và những người vô gia cư ở Sao Paulo.
Vị linh mục qua đời vào ngày 21 tháng 8 sau khi bị nhiễm COVID-19 trong khi làm mục vụ trên đường phố khoảng một tháng trước.
Cha Dos Reis là một trong những thành viên đầu tiên của Mission Bethlehem, một cộng đồng tôn giáo được thành lập tại Sao Paulo bởi Cha Gianpietro Carraro, người Ý vào năm 2005 với mục tiêu đưa những người nghiện ma túy ra khỏi đường phố thông qua việc truyền giáo.
Cha Carraro kể rằng một tháng trước Cha Dos Reis đã đến thăm những người vô gia cư ở khu vực trung tâm của thành phố, nơi tập trung đông người nghiện ma túy. Phương pháp của Mission Bethlehem bao gồm những chuyến thăm như vậy, đôi khi có thể mất vài ngày.
Trong các chuyến viếng thăm, các linh mục và nhà truyền giáo ngủ trên đường phố, nói chuyện với hàng chục người vô gia cư, cầu nguyện với họ và cử hành thánh lễ. Các ngài cũng cố gắng thuyết phục những người nghiện từ bỏ đường phố và về sống tại các đơn vị gia cư của Mission Bethlehem.
Cha Carrano kể rằng:
“Cha Dos Reis nói với tôi rằng trong một thánh lễ, một người đàn ông vô gia cư đã ôm lấy ngài và dành tất cả thời gian ở bên ngài. Người đàn ông đó trông rất ốm yếu. Cha ấy nói với tôi: 'Lạy Cha, con biết làm như thế thì con sẽ nhiễm bệnh, nhưng con không làm khác được’”
Cha Michael Ortiz Danuello cho biết thêm Cha Dos Reis không bao giờ tỏ ra tức giận vì bị lây nhiễm. “Ngài chỉ than thở rằng ngài đã không thể thuyết phục người đàn ông đó từ bỏ cuộc sống đường phố.”
Cha Carraro cho biết Cha Dos Reis được thụ phong linh mục năm 2016.
“Khi đó chúng tôi là một nhóm nhỏ chỉ có năm người. Giờ đây, chúng tôi có 2,200 giường để chào đón những người vô gia cư và có đến 240 nhà truyền giáo.”
Source:Crux
2. 40 ngày ăn chay và sám hối nhằm chữa lành những tổn thương tinh thần do đại dịch gây ra
Một giám mục Phi Luật Tân đã công bố 40 ngày ăn chay và sám hối như một cách để chia sẻ những đau khổ của người khác và chữa lành những tổn thương tinh thần do đại dịch coronavirus gây ra. Ngài nói, việc sám hối và suy tư như vậy sẽ giúp các tín hữu “gặp gỡ Chúa Kitô trong tình yêu quảng đại và trọn vẹn của Người, đặc biệt là giữa cuộc khủng hoảng đại dịch đang diễn ra này”.
“Đại dịch đã tiết lộ rằng chúng ta dễ bị tổn thương bởi mối đe dọa sinh học như thứ COVID-19 này, bên cạnh đó chúng ta còn bị rúng động bởi sự vô vọng, trầm cảm, ích kỷ, lạm dụng quyền lực, thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình, và mối bận tâm đến các đặc quyền cá nhân gây thiệt hại cho những người phải liên tục đau khổ”, Đức Cha Moises M. Cuevas, Giám Mục Phụ Tá của Zamboanga cho biết trong một lá thư mục vụ ngày 24 tháng 8 “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh”.
Đức Cha Cuevas đang phục vụ trong tư cách là giám quản tông tòa của Tổng giáo phận Zamboanga, trên đảo Mindanao, miền nam Phi Luật Tân, trong khi Đức Tổng Giám Mục Romulo de la Cruz đang phục hồi sau một cơn đột quỵ.
Ngài đã công bố Bốn mươi Ngày Ăn chay và Sám hối, bắt đầu từ ngày 13 tháng 10 và kết thúc vào ngày 21 tháng 11, Chúa nhật Lễ Chúa Kitô Vua. Ngài nói: Giữ chay và sám hối trong những ngày này sẽ là những hành động “liên đới với những người đang chịu ảnh hưởng của đại dịch”.
Vị giám mục cho biết mối đe dọa của dịch COVID-19 tiếp tục làm chao đảo cuộc sống hàng ngày và làm tổn thương nhiều người.
Ngài nói: “Là một cộng đồng, chúng ta vẫn đang đi ngang qua bờ vực của những điều chưa biết và không chắc chắn nhất, trong khi chúng ta cố giữ vững sự ổn định về cảm xúc của mình và bảo đảm rằng mọi người trong chúng ta không bị bơ vơ trong những hoàn cảnh hiện tại”.
Gần 1 triệu người sống ở thành phố Zamboanga.
Source:Catholic News Agency
3. Tòa án tối cao Colombia quy định trẻ vị thành niên có thể kết hôn hoặc sống chung với người khác mà không cần sự đồng ý của cha mẹ
Trong một phán quyết đầy tranh cãi, Tòa án tối cao Colombia đã truyền rằng rằng trẻ vị thành niên từ 14 tuổi trở lên có thể chọn kết hôn hoặc chung sống hợp pháp với ai đó mà không cần sự đồng ý của cha mẹ.
Phán quyết ngày 18 tháng 8 nhằm giải quyết một vụ kiện thừa kế liên quan đến tính hợp pháp trong một cuộc hôn nhân đã xảy ra trên thực tế giữa một cậu bé 14 tuổi và một phụ nữ trưởng thành. Người phụ nữ sau đó đã chết. Các con của bà ta yêu cầu cậu bé 14 tuổi phải ra khỏi nhà và không được chia của cải do bà ta để lại.
Đối với tòa án, “những người trên mười bốn tuổi và dưới mười tám tuổi” có thể, “tùy theo độ tuổi và sự trưởng thành của họ”, quyết định “ về cuộc sống của chính họ và đảm nhận trách nhiệm”.
“Không ai khác có thể làm chủ số phận của họ. Vì vậy, họ nên được coi là những người tự do, tự chủ và có đầy đủ các quyền,” phán quyết của toà án nói.
Jesús Magaña, chủ tịch của nền tảng ủng hộ cuộc sống và ủng hộ gia đình Unidos por la Vida, đã cảnh báo về những nguy hiểm nghiêm trọng liên quan đến quyết định của tòa án.
Phát biểu ngày 25 tháng 8 với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, Magaña cho biết, “chúng tôi thực sự quan tâm rất nhiều đến việc các tòa án, trong trường hợp này là Tòa án Tối cao, đã bắt đầu xen mình vào lập pháp. Đó là điểm nghiêm trọng: họ đang tạo ra và phát minh ra các quyền và phớt lờ luật pháp hiện hành”.
Nhà lãnh đạo phò sinh nhấn mạnh rằng:
“Ở đây chúng ta có một tình huống quan trọng mà mọi người đều dễ hiểu: một đứa trẻ 14 tuổi không có tất cả các công cụ hoặc sự trưởng thành về tâm lý hoặc thể chất để cam kết với các lựa chọn cuộc sống lâu dài, chẳng hạn như xây dựng gia đình”
Magaña cảnh báo rằng phán quyết “cũng mở ra một cánh cửa rất quan trọng và rất nguy hiểm, đó là trẻ em 14 tuổi có thể quan hệ với người lớn. Cuối cùng, điều này có thể tạo ra mối nguy hiểm của các quan hệ ấu dâm”.
Source:Catholic News Agency
Rắc rối to: Lệnh không vắc xin, không được gặp Đức Giáo Hoàng làm nhiều người Slovakia bất mãn. Biểu tình lớn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:28 31/08/2021
1. Các Hiệp hội Công Giáo Truyền thống thảo luận về Tự Sắc Traditionis Custodes giữa lúc có các đồn đoán về các cuộc thanh tra tông tòa
Các Bề trên Tổng quyền của các Hiệp hội Công Giáo Truyền thống chuyên cử hành Thánh lễ theo hình thức tiền Công Đồng, dự kiến sẽ nhóm họp vào tuần tới để thảo luận về Tự Sắc Traditionis Custodes của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến việc hạn chế sử dụng phụng vụ thánh này. Cuộc họp diễn ra sau khi Tự Sắc Traditionis Custodes được công bố vào tháng Bảy.
Cha Andrzej Komorowski, Bề trên Tổng quyền của Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, gọi tắt là FSSP, cho biết các bề trên đang tập hợp “để trao đổi quan điểm và xem chúng ta có thể làm gì cùng nhau”. Ngài nói thêm rằng các ý tưởng đến từ các cấp địa phương của các Hiệp hội Công Giáo Truyền thống ở Pháp ngay sau khi Tự Sắc Traditionis Custodes được công bố.
Trong khi có những đồn đoán về những hạn chế hơn nữa của Vatican đối với các Hiệp hội Công Giáo Truyền thống, Cha Komorowski nhấn mạnh cuộc thảo luận được lên kế hoạch vào tuần tới không dựa trên các báo cáo chưa được xác nhận, nhưng nói thêm rằng những điều này đã làm cho cuộc họp trở nên “khẩn cấp hơn và thậm chí có thể đã đẩy nhanh nó”.
FSSP là Hiệp hội Công Giáo Truyền thống lớn nhất trong số ba Hiệp hội Công Giáo Truyền thống trên thế giới cử hành Thánh lễ theo Hình thức ngoại thường của nghi thức Rôma – đó là hình thức Thánh lễ được sử dụng phổ biến trong gần 500 năm trước khi có những cải cách của Thánh Giáo hoàng Phaolô Đệ Lục vào năm 1970. Hai Hiệp hội Công Giáo Truyền thống khác là Hiệp hội các Linh mục Tối cao Chúa Kitô Vua, và Hiệp hội Mục tử Nhân lành.
Source:National Catholic Register
2. Vắc xin có thể trở thành vấn đề lớn trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Slovakia
Căng thẳng liên quan đến vắc xin COVID đã gia tăng khi các giám mục tổ chức chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Slovakia
Khi chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến gần, Slovakia đang chứng kiến những căng thẳng chính trị gia tăng và sự phản đối ngày càng mạnh hơn đối với vắc xin COVID.
Tháng trước, các giám mục của Slovakia đã thông báo rằng chỉ những người đã được tiêm chủng đầy đủ chống lại COVID-19 mới có thể tham dự các sự kiện được tổ chức cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô từ ngày 13 đến 15 tháng 9. Trong khi đó, hơn một nửa số người dân ở quốc gia Trung Âu này không được tiêm chủng và ngày càng có nhiều người nói rằng họ không muốn tiêm vắc xin COVID.
“Chúng tôi biết sẽ có một số vấn đề với việc này,” Cha Martin Kramara, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Slovakia, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.
Vladimír Lengvarský, Bộ trưởng Y tế Slovakia, cho biết trong một cuộc họp báo ngày 20 tháng 7 rằng quyết định trên đã được đưa ra với sự hợp tác của Hội đồng Giám mục Slovakia.
Trong tuyên bố của riêng mình với các phóng viên, Đức Tổng Giám Mục Stanislav Zvolenský của Bratislava, chủ tịch hội đồng giám mục, nói rằng các giám mục “xem quyết định này trong bối cảnh mong muốn của chúng tôi là có càng nhiều người tham gia càng tốt trong các cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha”.
Cha Kramara nói với một nhóm nhà báo một tuần sau đó rằng yêu cầu tiêm vắc xin là một “điều kiện của nhà nước chứ chúng tôi không phát minh ra.” Các giám mục đồng ý với điều kiện này vì nếu không, các ngài phải chấp nhận các giới hạn về số người được tham dự trong mỗi sự kiện ở mức không quá 1,000 người, vị linh mục giải thích trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với CNA.
“Đối với chúng tôi, quyết định này rõ ràng là thoả đáng hơn việc giới hạn số người tham dự. Tôi nghĩ rằng vắc-xin COVID cũng hữu ích và thậm chí tốt cho sức khỏe của mọi người. Nhưng có một số nhóm chống lại vắc xin và không tin là vắc xin có lợi. Có những người không muốn tiêm phòng”.
“Đương nhiên, chúng tôi tìm kiếm các giải pháp thay thế, chẳng hạn như xét nghiệm COVID-19 nhanh mà mọi người có thể thực hiện. Tuy nhiên, nhà nước nói với chúng tôi họ không chấp nhận giải pháp này”.
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu, Slovakia là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 thấp nhất ở Âu Châu, với chỉ 50.9% dân số đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin tính đến ngày 25 tháng 8.
Một cuộc thăm dò của Viện Hàn lâm Khoa học Slovakia vào tháng 7 cho thấy 36% người Slovakia nói rằng họ không muốn tiêm vắc-xin COVID, tăng so với mức 30.9% vào tháng Năm.
Cũng trong tháng 7, hàng trăm người đã tụ tập bên ngoài quốc hội Slovakia để phản đối các quy định mới về vắc xin.
Theo một linh mục trẻ người Slovakia, việc phản đối vắc-xin COVID-19 xuất phát từ sự chia rẽ chính trị, thay vì các câu hỏi liên quan đến tác động đạo đức hoặc luân lý của việc tiêm vắc-xin và một số người coi áp lực tiêm vắc-xin là bất công.
Từ Budapest, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thủ đô Bratislava của Slovakia vào ngày 12 tháng 9. Hai ngày đầu tiên của ngài sẽ dành cho các cuộc gặp gỡ với các nhóm nhỏ hơn, bao gồm một sự kiện đại kết với các nhà lãnh đạo Kitô Giáo và các cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách chính trị, cộng đồng Do Thái địa phương, và các Giám mục và hàng giáo sĩ Công Giáo.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bay đến phần phía đông của Slovakia. Tại Prešov, ngài sẽ cử hành một Phụng Vụ Thánh theo nghi thức Byzantine, và tại Košice, ngài sẽ gặp gỡ cộng đồng Roma địa phương, và kết thúc với cuộc gặp gỡ với những người trẻ tuổi tại sân vận động Košice.
Ngày cuối cùng của ngài sẽ bao gồm một buổi lễ cầu nguyện với các giám mục tại đền thờ quốc gia Đức Mẹ Bảy Sự Sầu Bi ở Šaštín, sau đó là cử hành Thánh lễ Lễ Đức Mẹ Sầu Bi.
Cha Kramara, phát ngôn viên của các giám mục, nói với CNA rằng hai sự kiện ở Košice về mặt lý thuyết có thể có tới 50,000 người tham dự. Và Thánh lễ tại đền thờ quốc gia ở Šaštín, dự kiến có thể thu hút 100.000 người tham gia.
Ngài nói rằng yêu cầu tiêm chủng COVID-19 là khó khăn lớn nhất mà các giám mục phải đối mặt trong việc tổ chức chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Slovakia
Source:Catholic News Agency
3. Linh mục người Ý đã được đưa ra khỏi Kabul
Cha Giovanni Scalese của dòng Bácnabê, người đứng đầu Miền Truyền Giáo Tự Trị (Mission sui iuris) ở Afghanistan, đã trở về quê hương Italia sau khi thủ đô Afghanistan sụp đổ, nhưng suy nghĩ của ngài vẫn hướng về Giáo Hội địa phương mà ngài buộc phải bỏ lại.
“Chúng tôi tiếp tục cầu nguyện cho Afghanistan. Chúng tôi không thể bỏ rơi đất nước này và những người đang đau khổ của nó”, Cha Scalese nói trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 26 tháng 8 với SIR, hãng thông tấn của hội đồng giám mục Ý.
Cha Scalese nằm trong số hàng nghìn người nước ngoài phải chạy trốn khỏi đất nước sau khi Taliban, một phong trào Hồi giáo cực đoan chiếm được Afghanistan hôm 15 tháng 8.
Ngài cùng với năm nữ tu Thừa sai Bác ái và 14 trẻ em mồ côi, khuyết tật và thanh thiếu niên được họ chăm sóc, đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Fiumicino của Rome vào ngày 25 tháng 8.
Theo báo cáo của tờ La Repubblica của Ý, những đứa trẻ mồ côi, trong đó có nhiều em phải ngồi xe lăn, ở độ tuổi từ 6 đến 20.
“Tôi đã nói và tôi đã làm được,” Cha Scalese nói với tờ báo Ý. “Tôi sẽ không bao giờ trở lại Ý nếu không có những đứa trẻ này. Chúng tôi không thể để mặc các em ở đó”.
Sự hiện diện của Kitô Hữu ở Afghanistan có từ thời các thánh Tông đồ thành lập Giáo hội ở Phương Đông, nhưng ngày nay còn rất ít. Người Công Giáo chỉ lên đến vài trăm người ở quốc gia chủ yếu là Hồi giáo này. Nhà thờ Công Giáo duy nhất, gọi là Nhà thờ Thánh Phaolô, được thành lập vào những năm 1930, là nhà nguyện tại đại sứ quán Ý ở Kabul. Các Giáo sĩ thường trú tại ngôi thánh đường này - thường được gọi là các dòng Thánh Bácnabê – đã đến đây vào năm 1922.
Năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập một Miền Truyền Giáo Tự Trị cho Afghanistan, chỉ vài tháng sau khi Hoa Kỳ dẫn đầu cuộc xâm lược đất nước này sau vụ 11/9 và sau bọn Taliban bị lật đổ. Miền Truyền Giáo Tự Trị là một hình thức tài phán thấp hơn Miền Phủ Doãn Tông Tòa (Apostolic prefecture) và Miền Giám Quản Tông Tòa (Apostolic vicariate), trong một khu vực có rất ít người Công Giáo.
Năm 2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Scalese làm Giám Quản Miền Truyền Giáo tại Afghanistan. Thánh Gioan Phaolô II, với tư cách là giáo hoàng, đã thiết lập Miền Truyền Giáo “sui iuris” tại Afghanistan vào tháng 5 năm 2002, do Giáo sĩ Thường trực của Thánh Phaolô, được gọi là các Cha Dòng Bácnabê, lãnh đạo.
Cha Scalese nói với SIR rằng mặc dù ngài “cảm thấy lo ngại” sau khi Taliban chiếm thủ đô, nhưng ngài cảm thấy an toàn khi ở bên trong đại sứ quán.
“Bên ngoài cổng đại sứ quán của chúng tôi đầy quân Taliban, những kẻ, nếu họ muốn làm hại chúng tôi, có thể đã làm như vậy. Nhưng hoàn toàn không có chuyện gì xảy ra. Tôi lo lắng hơn về những nhà truyền giáo của các tổ chức bác ái, là những người vẫn ở trong nhà của họ và do đó, dễ bị nguy hiểm hơn”.
Theo các thỏa thuận giữa Ý và Taliban, đại sứ quán Ý đã có thể đưa Cha cùng với năm nữ tu Thừa sai Bác ái và 14 trẻ em ra sân bay Kabul bay đến Kuwait trước khi bay về Rôma.
Cha Scalese nói với SIR rằng trong bảy năm ở Afghanistan, ngài không mong đợi “một kết luận đột ngột và bi thảm như vậy”.
Source:Catholic News Service
4. Các Hồng Y hàng đầu Âu Châu chỉ trích Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã bỏ rơi Afghanistan
Các vị Hồng Y hàng đầu của Âu Châu đã chỉ trích các nhà lãnh đạo chính trị của lục địa này và khắp phương Tây, vì đã bỏ rơi người tị nạn Afghanistan, chỉ tập trung vào các con số hơn là cách tốt nhất để giúp những người chạy trốn bạo lực.
Phát biểu với thông tấn xã SIR của Hội Đồng Giám Mục Ý, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng giám mục Luxemburg và là chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Âu Châu, gọi tắt là COMECE, cho biết những hình ảnh về Afghanistan trong tuần qua làm “tổn thương trái tim của tôi. Tôi đau lòng khi nhìn cách mọi người bị đối xử”.
“Chúng ta đã từng mang lại hy vọng cho những người này và bây giờ chúng ta đã để họ trong địa ngục của Dante. Tôi cảm thấy xấu hổ. Xấu hổ cho Âu Châu và phương Tây. Chúng ta nói nhiều về giá trị, nhưng giá trị của chúng ta ở Afghanistan bây giờ ở đâu?”
Taliban đã kiểm soát Afghanistan cho đến khi Hoa Kỳ xâm lược vào năm 2001, sau cuộc tấn công khủng bố 11 tháng 9 vào Hoa Kỳ khiến gần 3,000 người chết. Cuộc tấn công này được điều phối bởi Osama bin Laden của al-Qaida, là người đã được Taliban chứa chấp. Afghanistan đã trở lại, trong tay của nhóm phiến quân Hồi giáo sau khi họ tiếp quản thủ đô Kabul hôm 15 tháng 8.
Đất nước đang trong tình trạng hỗn loạn, với hàng nghìn người đã cắm trại tại sân bay Kabul với hy vọng được di tản trong khi Taliban củng cố quyền kiểm soát đất nước.
Theo Đức Hồng Y Hollerich, phương Tây đã “thực hiện các chính sách sai lầm” đối với Afghanistan.
“Điều duy nhất mà chúng ta đang thảo luận là phải làm gì để rất ít người tị nạn Afghanistan đến được các quốc gia khác, hơn là trợ giúp cho những người này. Và thái độ này khiến tôi xấu hổ”.
Đức Hồng Y Hollerich lưu ý rằng gần đây Hy Lạp đã hoàn thành việc mở rộng bức tường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ như một biện pháp ngăn chặn dòng người tị nạn Afghanistan. Ngài nhận xét chua chát rằng “điều này khiến tôi đau đớn và khiến tôi xấu hổ vì chúng ta nói quá nhiều về các giá trị của Âu Châu nhưng lại không đưa chúng vào thực tế”.
Ngài cũng than thở về điều mà ngài gọi là ngôn ngữ chống người di cư ngày càng gia tăng trong chính trị Âu Châu: “không còn bất kỳ cuộc nói chuyện nào về người tị nạn hoặc người xin tị nạn theo các hiệp định Geneva. Nhưng chỉ có những cuộc nói chuyện về những người di cư bất hợp pháp và điều này thật đáng sợ”.
Bức tường biên giới Hy Lạp, “ là biểu hiện rõ rệt của tâm lý này. Tôi đã hy vọng rằng sự sụp đổ của Bức tường Berlin sẽ báo hiệu kết thúc thời điểm bức tường, nhưng nó không phải là như vậy. Những bức tường mới đã được xây dựng. Không phải thế giới cộng sản trong lịch sử quá khứ của chúng ta làm điều này, mà chính xã hội Âu Châu ngày nay.”
Đức Hồng Y Hollerich nhấn mạnh rằng một bài học cần rút ra trong tương lai là “Phương Tây không phải là các cường quốc duy nhất trên thế giới”.
“Chúng ta phải chấp nhận điều này và hành động một cách thận trọng hơn”
Source:Crux
Phương pháp ngừa và chữa bệnh Covid hiệu quả – Bs. Nguyễn Chí Thiện, Melbourne, Australia
Giáo Hội Năm Châu
18:17 31/08/2021