Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ cầu cho các đẳng linh hồn vừa qua đời vì vi rút và cầu bình an giữa đại dịch kinh hoàng
Giáo Hội Năm Châu
03:39 20/08/2021
Chiều kích sâu thẳm của Tình Yêu
Lm. Minh Anh
04:16 20/08/2021
CHIỀU KÍCH SÂU THẲM CỦA TÌNH YÊU
“Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi!”; “Và yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi!”.
Một nhóm các nhà thực vật học khám phá vùng Alps. Qua ống nhòm, họ phát hiện một loài phong lan quý hiếm và đẹp đến mức giá trị khoa học của nó là khôn lường; khổ nỗi, hoa lại nằm dưới khe núi, hai bên là vách đá! Để có nó, ai đó phải thòng mình xuống. Một cậu bé tò mò đang ở gần; họ nói với cậu, cậu sẽ được tưởng thưởng hậu hĩ nếu giúp họ gỡ gốc hoa lên. Nhìn xuống vực, sâu đến chóng mặt, cậu nói, “Tôi sẽ quay lại ngay!”. Một chốc, cậu trở lại, theo sau là một người đàn ông; cậu nói, “Tôi sẽ xuống vách núi, lấy gốc hoa, nếu người này giữ dây. Ông ấy là bố tôi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay không nói đến chiều sâu của một vách núi, nhưng nói đến ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’. Chúa Giêsu nói đến việc yêu mến Thiên Chúa “hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn”, Ngài không chỉ nói đến toàn bộ con người chúng ta; nhưng như cậu bé, Ngài còn nói đến Cha, Đấng mà nhờ Ngài, chúng ta có thể khám phá ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’ đó!
Vậy trong thực tế, ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’ này trông như thế nào? Thật dễ dàng để điều này trở thành một tư tưởng cao quý hay là chủ đề của những bài diễn thuyết sâu sắc, nhưng sẽ là một thách đố để cho những suy tư hoặc những ý tưởng này trở thành chứng từ cho một cách sống, một hành động. Chúng ta có yêu mến Chúa bằng cả con người mình với tất cả những gì chúng ta có và chúng ta là; bởi lẽ, ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’ thể hiện theo nhiều cách. Đó là sự phó thác cho Thiên Chúa, sự đốt cháy của Thánh Thần và sự biến đổi của ân sủng Ngài.
Trước hết, yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn là phó thác cuộc đời chúng ta cho Ngài; đó là một đòi hỏi của tình yêu. Thiên Chúa là Đấng thánh; vì thế, tình yêu dành cho Ngài đòi hỏi chúng ta nhận biết sự thánh thiện của Ngài. Một khi nhận biết Thiên Chúa là ai, chúng ta sẽ tin cậy Ngài hoàn toàn mà không dè giữ; đồng thời, tin cậy Ngài ở một mức độ ‘không mức độ’.
Thứ đến, niềm tín thác này sẽ ‘đốt cháy’ trái tim chúng ta bằng một ngọn lửa yêu mến bên trong. Chúa Thánh Thần là tác nhân của sự nung nấu nội tâm này; Ngài sẽ làm nhiều hơn những gì chúng ta có thể làm cho mình, lớn lao hơn những gì chúng ta có thể nghĩ tới. Thánh Thần sẽ làm cho lửa này bùng cháy, thiêu rụi mọi bất xứng và tẩy luyện chúng ta nên tinh ròng, hầu có được những gì tinh tuyền nhất, thánh thiện nhất. Hãy nhìn xem các thánh, những con người đã được biến đổi; các ngài đã đáp lại tình yêu Thiên Chúa cách tốt nhất. Cuối cùng, điều kỳ diệu sẽ xảy ra là, qua các ngài, Thiên Chúa đã làm những điều vĩ đại trong thế giới. Chúng ta sẽ kinh ngạc trước những gì Thiên Chúa làm; tận mắt chứng kiến sức mạnh tuyệt vời đã biến đổi những con người mà qua các thánh, Thiên Chúa biến đổi họ; và qua chúng ta, Ngài sẽ biến đổi những người khác!
Câu chuyện bà Ruth hôm nay là một minh hoạ cho ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’ bên trong đó. Noêmi, một phụ nữ đã yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn; bà quên đi bản thân để cho các nàng dâu tự do lựa chọn đi hay ở. Và rồi, ‘cô Ruth’ cũng đã quên đi chính mình, “Xin mẹ đừng bắt con bỏ mẹ, mẹ đi đâu, con cũng đi theo đó; dân tộc của mẹ là dân tộc của con; Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con!”. Cuối cùng, điều kỳ diệu đã xảy ra, chính ‘cô Ruth’, người phụ nữ ngoại giáo này, sẽ là ‘Bà Tổ’ của Giêsu, Đấng Cứu Thế. Để từ đó, muôn dân có thể cất lên lời ngợi khen, “Ca tụng chúa đi hồn tôi hỡi!” như lời Thánh Vịnh đáp ca hân hoan gọi mời.
Anh Chị em,
Trong lịch sử của Giáo Hội, thế giới không thể phủ nhận đã có những con người yêu mến Thiên Chúa trọn trái tim, trọn cuộc sống và yêu tha nhân như chính mình. Họ đã khám phá ra một ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’ nơi Thiên Chúa, hiện sinh nơi Chúa Giêsu, Đấng yêu Chúa Cha, yêu nhân loại hết trái tim, hết trí khôn, hết cuộc sống và nhất là, hết thần tính của Ngài. Một trong những con người nổi bật đáp lại tình yêu Thiên Chúa là Mẹ Maria. Mẹ là mẫu gương đích thực sống ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’ này, Mẹ đã trao vào tay Chúa cả lòng trí, sức lực và tâm hồn; Mẹ được Thánh Thần nung đốt; Thiên Chúa đã làm bao điều kỳ diệu nơi Mẹ và nơi những con người được Mẹ cưu mang. Có vị thánh nào mà không yêu mến Đức Mẹ! Cả chúng ta, hãy níu áo Mẹ và trở nên những Maria thứ hai, để Thiên Chúa cũng có thể làm bao điều kỳ diệu.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con khám phá được ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’. Từ đó, Chúa có thể làm nơi con và anh chị em con muôn điều kỳ diệu”, Amen.
(Tgp. Huế)
Kính Chào Đức Nữ Vương
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:51 20/08/2021
Kính Chào Đức Nữ Vương
Suy Niệm Lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương
Kính chào Đức Nữ Vương, Bà là Mẹ xót thương…
Tiếp sau lễ Đức Maria hồn xác về Trời là lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương. Trong ngày lễ này, chúng ta cùng nhìn ngắm Đức Maria Hoàng Hậu đứng bên hữu Đức Vua, mặc đồ trang điểm vàng dòng, giữ vai trò cầu bầu cho nhân thế, chúng ta khẩn cầu Mẹ với tước hiệu ” Nữ Vương“.
Lễ này có từ bao giờ?
Từ rất xa xưa, người kitô hữu với lòng đạo đức đã sùng kính Đức Maria. Nhân dịp Năm Thánh Mẫu 1954, với thông điệp (Ad ceali Reginam 11-10-1954), Ðấng đáng kính Piô XII đã chỉ định mừng kính Mẹ vào ngày 31 tháng 5, liên quan đến vương quyền của Đức Maria Trinh Nữ Vương, với những lý do Mẹ là Nữ Vương Trời đất, Nữ Vương các thánh Thiên Thần và Các Thánh Nam Nữ, Nữ Vương Giáo hội lữ hành và đau khổ. Mẹ trổi vượt trên các thần thánh trên Trời và mọi loài nơi dương thế, và sự cao trọng của ơn thánh Chúa mà Mẹ đã nhận được. Mẹ không ngừng ban phán mọi ơn lành xuống cho con cái Mẹ (x. Discorso in onore di Maria Regina 1-11-1954).
Sau cuộc canh tân lịch phụng vụ thời hậu Công Ðồng Vaticanô II, lễ này được mừng vào tám ngày sau lễ Ðức Mẹ hồn xác lên Trời, nhằm đề cao tương quan mật thiết giữa vương quyền của Ðức Maria và sự vinh hiển xác hồn của Mẹ bên cạnh Chúa Con. Hiến chế về Giáo Hội quả quyết : “Ðức Maria được đưa lên vinh quang trên trời và được Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ, để nên giống con Mẹ trọn vẹn hơn” (LG, 59). Đó là nguồn gốc của ngày lễ Ðức Maria là Nữ Vương.
Hoàng Hậu đứng bên hữu Đức Vua
Hoàn tất cuộc đời nơi dương thế, Chúa Giêsu Phục Sinh về Trời ngự bên hữu Chúa Cha, làm Vua vũ trụ, hằng chuyển cầu cho loài người được trở nên người hoàn thiện như Thiên Chúa (x. St 1,26; Mt 5,48). Đức Maria được thông dự vào Vương quyền của Chúa Cha trao cho Chúa Giêsu, mà sứ thần Gabriel đã báo cho Đức Maria biết trong ngày truyền tin: “Này Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao và Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavid, tổ phục Người, và Người sẽ cai trị trong nhà Giacóp đến muôn đời và triều đại Người sẽ vô cùng vô tận“ (Lc 1, 32-33). Thật có lý để nói rằng, Mẹ là Nữ Vương, vì chính Mẹ đã trao ban sự sống cho Chúa Con, ngay từ lúc thụ thai, cũng như khi làm người, hiệp nhất bản tính nhân loại với Ngôi Lời, là Vua và là Chúa muôn loài. Như giáo phụ Efrem người Siri khẳng định, chức nữ vương của Ðức Maria phát xuất từ chức làm Mẹ Thiên Chúa của Mẹ: Mẹ là Mẹ Chúa (Luc 1, 43), Vua các vua (Is 9,1-6), đã kết hiệp chặt chẽ với Con mình ở trần gian cũng như trong vinh quang thiên quốc, Mẹ chỉ cho chúng ta thấy Chúa Giêsu là sự sống, là ơn cứu độ và niềm hy vọng của chúng ta.
Thánh Gioan Damascô viết: “Mẹ thực sự trở thành Nữ Vương mọi tạo vật khi Mẹ làm Mẹ Đấng Tạo Hóa”. Mẹ được tôn phong làm Nữ Vương vì mối liên kết hợp nhất với Chúa Kitô trong tư cách là hiền mẫu, cộng tác vào công trình cứu độ thế giới với Con Mẹ, ban phát ơn lành của Thiên Chúa cho nhân loại qua vai trò chuyển cầu.
Chúng ta quả quyết với nhau rằng, chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Vua vì Người có uy quyền toàn vẹn và tuyệt đối trong trật tự tự nhiên cũng như siêu nhiên. Tuy thế, Đức Maria cũng tham dự vào chức vương hoàng của Đức Kitô, vì vương quyền cao sang của Mẹ phát xuất từ Con của Mẹ và gắn liền với vương quyền ấy. Nên các tước hiệu Nữ Vương và Bà Chúa dành cho Mẹ không phải là những tước hiệu bóng bẩy, mà qua những tước hiệu này, chúng ta nhìn nhận một địa vị ưu việt, một phẩm giá và quyền năng đích thực của Mẹ trên trời cũng như dưới đất. F. Suarez viết: “như Đức Kitô là Vua và là Chúa đã cứu chuộc chúng ta, thì Đức Trinh Nữ Maria cũng là Hoàng Hậu và là Nữ Vương vì Mẹ đã cộng tác vào công việc cứu chuộc chúng ta, khi trao ban chính thân xác mình cho Chúa Con và dâng hiến hoàn toàn cho chúng ta, khẩn cầu ơn cứu độ xuống cho chúng ta cách đặc biệt“ (De mysteriis vitae Christi, disp. XXII, sect. II (ed. Vivès, XIX, 327).
Mẹ là đỉnh cao vượt trên mọi thụ tạo, là con người vượt trên mọi người. Thiên Chúa Toàn Năng đã đặt Mẹ vượt trên mọi thần thánh, và đổ tràn trên Mẹ tất cả ân sủng trên trời, những ân sủng từ kho tàng châu báu của Thiên Chúa, để Mẹ được miễn khỏi mọi tì ố tội lỗi.
Trong Tông huấn Marialis Cultus, Tôi tớ Chúa Ðức Phaolô VI đã nhắc lại: “Nơi Ðức Trinh Nữ Maria, tất cả đều liên quan tới Chúa Kitô, và tất cả đều tùy thuộc nơi Chúa: vì Người mà Thiên Chúa Cha, từ đời đời, đã chọn Mẹ làm Mẹ hoàn toàn thánh thiện và trang điểm Mẹ với các ơn của Thần Khí, mà Người đã không ban cho ai khác” (s. 25). Giáo phụ Ildefonso đã khẳng định: “Ðiều được cống hiến để phục vụ Nữ Tỳ, được quy chiếu về Chúa, và như thế vang vọng lên trên người Con điều được ban cho Mẹ… và như thế rơi trở lại trên Vua vinh dự được khiêm ban cho Nữ Vương (ibid).
Tinh thần mừng lễ
Ngày 22 tháng 8, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta cử hành lễ kính Mẹ. Khi thiết lập ngày lễ này, Đức Piô XII đã mời gọi tất cả các tín hữu hãy chạy đến ngai tòa ân sủng và xót thương của Đức Nữ Vương, Mẹ chúng ta với trọn niềm tin, xin Mẹ phù trợ trong những lúc ngặt nghèo, dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, nâng đỡ trong những lúc khóc than sầu khổ.
Do đó, vương quyền của Đức Maria không làm chúng ta khiếp sợ, trái lại chúng ta thật hãnh diện và ủi an vì có một người mẹ làm Nữ Hoàng bên cạnh Đức Vua. Đến với Mẹ trong tình con thảo, Mẹ sẽ cứu giúp và nhận lời thỉnh nguyện của chúng ta. Vì lời chuyển cẩu của Mẹ có thần thế trước mặt Thiên Chúa.
Tội lỗi của chúng ta có thể làm cho Thiên Chúa nổi giận, nhưng lời van xin của Mẹ sẽ làm cho Thiên Chúa rung động mà tha thứ. Với uy quyền của một Nữ Vương, Đức Maria sẵn sàng nâng đỡ, chở che chúng ta trong mọi cảnh huống của cuộc đời, nhất là trước tòa Chúa khi Người xét xử.
Kính chào Đức Nữ Vương thánh thiện, lạy Mẹ từ bi, Mẹ là sự sống, là sự ngọt ngào và hy vọng của chúng con, Mẹ của con Thiên Chúa, Vua hòa bình, Mẹ đứng bên cạnh Chúa, xin cầu cho chúng con.
Lạy Chúa, Chúa đã đặt Thánh Mẫu của Đức Kitô Con Chúa làm Thánh Mẫu và Nữ Vương chúng con. Xin nhận lời Đức Nữ Vương chuyển cầu mà cho chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương
Kính chào Đức Nữ Vương, Bà là Mẹ xót thương…
Tiếp sau lễ Đức Maria hồn xác về Trời là lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương. Trong ngày lễ này, chúng ta cùng nhìn ngắm Đức Maria Hoàng Hậu đứng bên hữu Đức Vua, mặc đồ trang điểm vàng dòng, giữ vai trò cầu bầu cho nhân thế, chúng ta khẩn cầu Mẹ với tước hiệu ” Nữ Vương“.
Lễ này có từ bao giờ?
Từ rất xa xưa, người kitô hữu với lòng đạo đức đã sùng kính Đức Maria. Nhân dịp Năm Thánh Mẫu 1954, với thông điệp (Ad ceali Reginam 11-10-1954), Ðấng đáng kính Piô XII đã chỉ định mừng kính Mẹ vào ngày 31 tháng 5, liên quan đến vương quyền của Đức Maria Trinh Nữ Vương, với những lý do Mẹ là Nữ Vương Trời đất, Nữ Vương các thánh Thiên Thần và Các Thánh Nam Nữ, Nữ Vương Giáo hội lữ hành và đau khổ. Mẹ trổi vượt trên các thần thánh trên Trời và mọi loài nơi dương thế, và sự cao trọng của ơn thánh Chúa mà Mẹ đã nhận được. Mẹ không ngừng ban phán mọi ơn lành xuống cho con cái Mẹ (x. Discorso in onore di Maria Regina 1-11-1954).
Sau cuộc canh tân lịch phụng vụ thời hậu Công Ðồng Vaticanô II, lễ này được mừng vào tám ngày sau lễ Ðức Mẹ hồn xác lên Trời, nhằm đề cao tương quan mật thiết giữa vương quyền của Ðức Maria và sự vinh hiển xác hồn của Mẹ bên cạnh Chúa Con. Hiến chế về Giáo Hội quả quyết : “Ðức Maria được đưa lên vinh quang trên trời và được Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ, để nên giống con Mẹ trọn vẹn hơn” (LG, 59). Đó là nguồn gốc của ngày lễ Ðức Maria là Nữ Vương.
Hoàng Hậu đứng bên hữu Đức Vua
Hoàn tất cuộc đời nơi dương thế, Chúa Giêsu Phục Sinh về Trời ngự bên hữu Chúa Cha, làm Vua vũ trụ, hằng chuyển cầu cho loài người được trở nên người hoàn thiện như Thiên Chúa (x. St 1,26; Mt 5,48). Đức Maria được thông dự vào Vương quyền của Chúa Cha trao cho Chúa Giêsu, mà sứ thần Gabriel đã báo cho Đức Maria biết trong ngày truyền tin: “Này Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao và Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavid, tổ phục Người, và Người sẽ cai trị trong nhà Giacóp đến muôn đời và triều đại Người sẽ vô cùng vô tận“ (Lc 1, 32-33). Thật có lý để nói rằng, Mẹ là Nữ Vương, vì chính Mẹ đã trao ban sự sống cho Chúa Con, ngay từ lúc thụ thai, cũng như khi làm người, hiệp nhất bản tính nhân loại với Ngôi Lời, là Vua và là Chúa muôn loài. Như giáo phụ Efrem người Siri khẳng định, chức nữ vương của Ðức Maria phát xuất từ chức làm Mẹ Thiên Chúa của Mẹ: Mẹ là Mẹ Chúa (Luc 1, 43), Vua các vua (Is 9,1-6), đã kết hiệp chặt chẽ với Con mình ở trần gian cũng như trong vinh quang thiên quốc, Mẹ chỉ cho chúng ta thấy Chúa Giêsu là sự sống, là ơn cứu độ và niềm hy vọng của chúng ta.
Thánh Gioan Damascô viết: “Mẹ thực sự trở thành Nữ Vương mọi tạo vật khi Mẹ làm Mẹ Đấng Tạo Hóa”. Mẹ được tôn phong làm Nữ Vương vì mối liên kết hợp nhất với Chúa Kitô trong tư cách là hiền mẫu, cộng tác vào công trình cứu độ thế giới với Con Mẹ, ban phát ơn lành của Thiên Chúa cho nhân loại qua vai trò chuyển cầu.
Chúng ta quả quyết với nhau rằng, chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Vua vì Người có uy quyền toàn vẹn và tuyệt đối trong trật tự tự nhiên cũng như siêu nhiên. Tuy thế, Đức Maria cũng tham dự vào chức vương hoàng của Đức Kitô, vì vương quyền cao sang của Mẹ phát xuất từ Con của Mẹ và gắn liền với vương quyền ấy. Nên các tước hiệu Nữ Vương và Bà Chúa dành cho Mẹ không phải là những tước hiệu bóng bẩy, mà qua những tước hiệu này, chúng ta nhìn nhận một địa vị ưu việt, một phẩm giá và quyền năng đích thực của Mẹ trên trời cũng như dưới đất. F. Suarez viết: “như Đức Kitô là Vua và là Chúa đã cứu chuộc chúng ta, thì Đức Trinh Nữ Maria cũng là Hoàng Hậu và là Nữ Vương vì Mẹ đã cộng tác vào công việc cứu chuộc chúng ta, khi trao ban chính thân xác mình cho Chúa Con và dâng hiến hoàn toàn cho chúng ta, khẩn cầu ơn cứu độ xuống cho chúng ta cách đặc biệt“ (De mysteriis vitae Christi, disp. XXII, sect. II (ed. Vivès, XIX, 327).
Mẹ là đỉnh cao vượt trên mọi thụ tạo, là con người vượt trên mọi người. Thiên Chúa Toàn Năng đã đặt Mẹ vượt trên mọi thần thánh, và đổ tràn trên Mẹ tất cả ân sủng trên trời, những ân sủng từ kho tàng châu báu của Thiên Chúa, để Mẹ được miễn khỏi mọi tì ố tội lỗi.
Trong Tông huấn Marialis Cultus, Tôi tớ Chúa Ðức Phaolô VI đã nhắc lại: “Nơi Ðức Trinh Nữ Maria, tất cả đều liên quan tới Chúa Kitô, và tất cả đều tùy thuộc nơi Chúa: vì Người mà Thiên Chúa Cha, từ đời đời, đã chọn Mẹ làm Mẹ hoàn toàn thánh thiện và trang điểm Mẹ với các ơn của Thần Khí, mà Người đã không ban cho ai khác” (s. 25). Giáo phụ Ildefonso đã khẳng định: “Ðiều được cống hiến để phục vụ Nữ Tỳ, được quy chiếu về Chúa, và như thế vang vọng lên trên người Con điều được ban cho Mẹ… và như thế rơi trở lại trên Vua vinh dự được khiêm ban cho Nữ Vương (ibid).
Tinh thần mừng lễ
Ngày 22 tháng 8, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta cử hành lễ kính Mẹ. Khi thiết lập ngày lễ này, Đức Piô XII đã mời gọi tất cả các tín hữu hãy chạy đến ngai tòa ân sủng và xót thương của Đức Nữ Vương, Mẹ chúng ta với trọn niềm tin, xin Mẹ phù trợ trong những lúc ngặt nghèo, dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, nâng đỡ trong những lúc khóc than sầu khổ.
Do đó, vương quyền của Đức Maria không làm chúng ta khiếp sợ, trái lại chúng ta thật hãnh diện và ủi an vì có một người mẹ làm Nữ Hoàng bên cạnh Đức Vua. Đến với Mẹ trong tình con thảo, Mẹ sẽ cứu giúp và nhận lời thỉnh nguyện của chúng ta. Vì lời chuyển cẩu của Mẹ có thần thế trước mặt Thiên Chúa.
Tội lỗi của chúng ta có thể làm cho Thiên Chúa nổi giận, nhưng lời van xin của Mẹ sẽ làm cho Thiên Chúa rung động mà tha thứ. Với uy quyền của một Nữ Vương, Đức Maria sẵn sàng nâng đỡ, chở che chúng ta trong mọi cảnh huống của cuộc đời, nhất là trước tòa Chúa khi Người xét xử.
Kính chào Đức Nữ Vương thánh thiện, lạy Mẹ từ bi, Mẹ là sự sống, là sự ngọt ngào và hy vọng của chúng con, Mẹ của con Thiên Chúa, Vua hòa bình, Mẹ đứng bên cạnh Chúa, xin cầu cho chúng con.
Lạy Chúa, Chúa đã đặt Thánh Mẫu của Đức Kitô Con Chúa làm Thánh Mẫu và Nữ Vương chúng con. Xin nhận lời Đức Nữ Vương chuyển cầu mà cho chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Lời: Rời bỏ hay gắn bó
Lm. Nguyễn Xuân Trường
14:43 20/08/2021
LỜI: RỜI BỎ HAY GẮN BÓ
1. Rời Bỏ. Khi Chúa Giêsu tuyên bố lời tuyệt vời: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời,” tưởng người ta trầm trồ thán phục, nào ngờ nhiều môn đệ lại chê: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” Thế rồi, họ rời bỏ, không đi theo Chúa nữa, chuyện tình đôi ta có thế thôi. Ôi, một kết cục buồn. Tại sao? Chúa Giêsu đưa ra lý do: “trong anh em có những kẻ không tin.” Không tin dẫn đến không nghe, không theo, thậm chí còn chống đối. Ngày nay cũng vậy, người ta bỏ Chúa, bỏ Giáo hội vì cho rằng Lời Chúa, lời Giáo hội nghe chướng tai quá, không thể chấp nhận được. Khi đã bỏ Chúa là nguồn tình yêu gắn kết thì người ta cũng dễ dàng bỏ nhau.
2. Gắn Bó. May thay, mặc kệ những môn đệ rời bỏ Đức Giêsu, Phêrô vẫn một lòng trung thành tuyên tín: “Bỏ Thầy chúng con biết theo ai? Thầy mới có Lời đem lại sự sống đời đời.” Phêrô gắn bó, quyết không rời bỏ Thầy vì đã cảm nghiệm, đã xác tín Thầy Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa, là Ngôi Lời đem sự sống đời đời cho nhân loại. Khi đã gắn bó với Chúa là đầu thì người ta cũng vì Chúa mà hết lòng gắn bó với nhau như các chi thể trong 1 thân thể, như vợ chồng một xương thịt.
Mãi muôn đời Lời Chúa luôn là Lời đem sự sống, vấn đề là ở chỗ con người đón nhận hay chối từ Lời Chúa. Gắn bó hay rời bỏ Chúa phụ thuộc vào đức tin và lòng mến của mỗi người. Và trong ánh sáng Lời Chúa, con người có khả năng đem những lời nâng đỡ, giúp thăng tiến đời sống của nhau. Amen.
Từ thuở ban đầu, Thiên Chúa đã sáng tạo trời đất bằng lời quyền năng. Rồi nhân loại được cứu độ nhờ Ngôi Lời Thiên Chúa làm người. Chúa ban cho con người có lời nói, con vật chỉ có tiếng kêu. Lời tuyệt vời là thế, vậy mà khi nghe Lời Chúa, có người gắn bó, nhưng cũng có người rời bỏ.
1. Rời Bỏ. Khi Chúa Giêsu tuyên bố lời tuyệt vời: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời,” tưởng người ta trầm trồ thán phục, nào ngờ nhiều môn đệ lại chê: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” Thế rồi, họ rời bỏ, không đi theo Chúa nữa, chuyện tình đôi ta có thế thôi. Ôi, một kết cục buồn. Tại sao? Chúa Giêsu đưa ra lý do: “trong anh em có những kẻ không tin.” Không tin dẫn đến không nghe, không theo, thậm chí còn chống đối. Ngày nay cũng vậy, người ta bỏ Chúa, bỏ Giáo hội vì cho rằng Lời Chúa, lời Giáo hội nghe chướng tai quá, không thể chấp nhận được. Khi đã bỏ Chúa là nguồn tình yêu gắn kết thì người ta cũng dễ dàng bỏ nhau.
2. Gắn Bó. May thay, mặc kệ những môn đệ rời bỏ Đức Giêsu, Phêrô vẫn một lòng trung thành tuyên tín: “Bỏ Thầy chúng con biết theo ai? Thầy mới có Lời đem lại sự sống đời đời.” Phêrô gắn bó, quyết không rời bỏ Thầy vì đã cảm nghiệm, đã xác tín Thầy Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa, là Ngôi Lời đem sự sống đời đời cho nhân loại. Khi đã gắn bó với Chúa là đầu thì người ta cũng vì Chúa mà hết lòng gắn bó với nhau như các chi thể trong 1 thân thể, như vợ chồng một xương thịt.
Mãi muôn đời Lời Chúa luôn là Lời đem sự sống, vấn đề là ở chỗ con người đón nhận hay chối từ Lời Chúa. Gắn bó hay rời bỏ Chúa phụ thuộc vào đức tin và lòng mến của mỗi người. Và trong ánh sáng Lời Chúa, con người có khả năng đem những lời nâng đỡ, giúp thăng tiến đời sống của nhau. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:21 20/08/2021
10. Một linh hồn đạt tới mức độ từ bỏ ý chí của mình và tất cả các mưu đồ của mình, mà chỉ chú ý đến việc làm thế nào để thực hiện ý định của Thiên Chúa, thì đó mới gọi là đạt tới bước hoàn thành vậy.
(Thánh Bernad)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 20/08/2021
34. BÁ HỔ VIẾT CÂU ĐỐI
Đường Bá Hổ có một lần viết giùm cho thương nhân nọ một bức đối liễn:
- “Buôn bán như ý xuân, tài nguyên như nguồn nước.”
Người thương nhân ấy không vừa ý, nói rằng ý tứ của bức đối liễn cần phải rõ ràng và dễ hiểu mới hay.
Đường Bá Hổ viết lại bức đối liễn khác:
- “Trước cửa buôn bán, giống như muỗi tháng hè, đoàn vào đoàn ra; trong hộc tiền đồng, phải như rận mùa đông, càng bắt càng nhiều”.
Thương nhân nọ rất là vui vẻ mới cáo từ mà về.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 34:
Con người ta càng ngày càng sống thực tế: thực tế trong tình yêu, thực tế trong việc làm, thực tế trong cách suy nghĩ và thực tế trong quảng cáo.
Truyền bá Phúc Âm trong thời đại ngày nay cũng cần phải thực tế cho phù hợp với thời đại, bởi vì không ai tin có một Thiên Chúa là Cha nhân từ, nếu chúng ta –những người con của Cha trên trời- không sống nhân từ với mọi người. Cũng vậy, người ta sẽ cảm thấy chán nản khi đi dự thánh lễ, nếu cha sở giảng Phúc Âm không phù hợp với thực tế cuộc sống xã hội, và cuộc sống thực tế của ngài không phù hợp với lời ngài giảng dạy...
Người buôn bán muốn thực tế cách quảng cáo, người công nhân muốn tiền lương phải phù hợp thực tế cuộc sống, và người Ki-tô hữu cũng muốn Lời Chúa được giảng dạy cách thực tế hơn, phù hợp hơn với cuộc sống đầy biến hóa hôm nay.
Bởi vì Lời Chúa vốn là sống động và thực tế.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đường Bá Hổ có một lần viết giùm cho thương nhân nọ một bức đối liễn:
- “Buôn bán như ý xuân, tài nguyên như nguồn nước.”
Người thương nhân ấy không vừa ý, nói rằng ý tứ của bức đối liễn cần phải rõ ràng và dễ hiểu mới hay.
Đường Bá Hổ viết lại bức đối liễn khác:
- “Trước cửa buôn bán, giống như muỗi tháng hè, đoàn vào đoàn ra; trong hộc tiền đồng, phải như rận mùa đông, càng bắt càng nhiều”.
Thương nhân nọ rất là vui vẻ mới cáo từ mà về.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 34:
Con người ta càng ngày càng sống thực tế: thực tế trong tình yêu, thực tế trong việc làm, thực tế trong cách suy nghĩ và thực tế trong quảng cáo.
Truyền bá Phúc Âm trong thời đại ngày nay cũng cần phải thực tế cho phù hợp với thời đại, bởi vì không ai tin có một Thiên Chúa là Cha nhân từ, nếu chúng ta –những người con của Cha trên trời- không sống nhân từ với mọi người. Cũng vậy, người ta sẽ cảm thấy chán nản khi đi dự thánh lễ, nếu cha sở giảng Phúc Âm không phù hợp với thực tế cuộc sống xã hội, và cuộc sống thực tế của ngài không phù hợp với lời ngài giảng dạy...
Người buôn bán muốn thực tế cách quảng cáo, người công nhân muốn tiền lương phải phù hợp thực tế cuộc sống, và người Ki-tô hữu cũng muốn Lời Chúa được giảng dạy cách thực tế hơn, phù hợp hơn với cuộc sống đầy biến hóa hôm nay.
Bởi vì Lời Chúa vốn là sống động và thực tế.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 21 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 20/08/2021
CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Ga 6, 54a.60-69
“Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.”
Bạn thân mến,
Sau khi có một số môn đệ bỏ Đức Chúa Giê-su mà đi, vì họ nghe không lọt tai lời của Ngài nói: ”Ai ăn thịt và uống máu tôi thì sẽ được sống muôn đời”, nhưng không phải tất cả các môn đệ đều bỏ đi, bởi vì vẫn còn nhóm Mười Hai, các ngài vẫn trung kiên theo Chúa, dù các ngài cũng đã nghe được những lời “khó nghe” ấy của Đức Chúa Giê-su.
Trong cuộc sống đã có biết bao lần bạn và tôi chọn lựa bỏ cái này và giữ lại cái kia, cái chúng ta bỏ là cái mà mắt chúng ta cho là xấu xí nhìn không đẹp, tay chúng ta không dám rờ, miệng chúng ta không dám nếm, tóm lại là tại vì nó xấu, nó không đẹp; cũng vậy, cái mà chúng ta giữ lại, chúng ta theo đuổi là cái mà mắt chúng ta thấy đẹp, tay chúng ta sờ được, miệng chúng ta nếm và ăn được, đó là những cái tốt đẹp vật chất trong cuộc sống hằng ngày của bạn và tôi.
Cũng có lần trong cuộc sống, bạn và tôi đã thưa với Đức Chúa Giê-su như thánh Phê-rô: “Lạy Chúa, bỏ Chúa thì con biết theo ai?” nhưng rồi cũng đã nhiều lần chúng ta đã bỏ Chúa để đi theo những đam mê của thế gian và ma quỷ; bạn và tôi tuyên xưng Chúa là Đấng Hằng Sống ở trong nhà thờ, nhưng bên ngoài nhà thờ thì chúng ta đã từ bỏ Chúa qua cách ăn nết ở không đúng với tinh thần Phúc Âm; cũng đã có nhiều lúc bạn và tôi nói với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa mới là Đấng có lời ban sự sống đời đời cho con”, nhưng chúng ta vẫn thích lời nói ngon ngọt của thế gian hơn, chúng ta vẫn thích nghe và cố thuộc nằm lòng những câu nói đưa đến sự chết của thế gian, hơn là nghe và thực hành lời đem lại sự sống cho chúng ta, đó là Lời Chúa.
Một ngày có hai mươi bốn tiếng đồng hồ, nhưng có mấy giờ, mấy phút bạn và tôi ngồi đọc, ngồi nghe, hoặc ngồi suy gẫm lời của Chúa là lời đem lại sự sống đời đời cho bạn và tôi?
Chúng ta có giờ ngủ, giờ học hành, giờ làm việc, giờ giải trí, nhưng không có giờ cầu nguyện, và nếu có thì vẫn cứ bị chúng ta xén bớt mỗi ngày, và thậm chí có khi chúng ta không thèm nhớ đến giờ cầu nguyện, giờ tham dự thánh lễ của mình nữa, bởi vì tâm hồn của chúng ta đã chọn lựa những điều mà thế gian cho là vinh quang, là phú quý và danh dự.
Bạn thân mến,
Đã có lần bạn và tôi lo âu buồn bả khi địa vị của mình đang lung lay, chúng ta chán nản cuộc đời vì bạn bè, người thân phản thùng phản phé, chúng ta hận đời đen bạc là vì chúng ta quá tin tưởng vào tình yêu của con người... Tất cả những thứ ấy đều chứng tỏ cho chúng ta thấy là chúng ta chưa trọn vẹn theo Chúa, chưa thành tâm tìm kiếm và nương cậy vào Chúa.
Chỉ có Chúa mới có lời ban sự sống đời đời, đó là một xác tín chắc chắn của thánh Phê-rô tông đồ; chỉ có Chúa mới là nơi chúng ta cậy trông và nương tựa, ngoài Chúa ra chúng ta sẽ không tìm được ai khác có thể làm cho chúng ta được sống đời đời, đó là chân lí, là hi vọng và là niềm vui của bạn và tôi, và của những người Ki-tô hữu đang sống ở trần gian này.
Xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Mừng: Ga 6, 54a.60-69
“Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.”
Bạn thân mến,
Sau khi có một số môn đệ bỏ Đức Chúa Giê-su mà đi, vì họ nghe không lọt tai lời của Ngài nói: ”Ai ăn thịt và uống máu tôi thì sẽ được sống muôn đời”, nhưng không phải tất cả các môn đệ đều bỏ đi, bởi vì vẫn còn nhóm Mười Hai, các ngài vẫn trung kiên theo Chúa, dù các ngài cũng đã nghe được những lời “khó nghe” ấy của Đức Chúa Giê-su.
Trong cuộc sống đã có biết bao lần bạn và tôi chọn lựa bỏ cái này và giữ lại cái kia, cái chúng ta bỏ là cái mà mắt chúng ta cho là xấu xí nhìn không đẹp, tay chúng ta không dám rờ, miệng chúng ta không dám nếm, tóm lại là tại vì nó xấu, nó không đẹp; cũng vậy, cái mà chúng ta giữ lại, chúng ta theo đuổi là cái mà mắt chúng ta thấy đẹp, tay chúng ta sờ được, miệng chúng ta nếm và ăn được, đó là những cái tốt đẹp vật chất trong cuộc sống hằng ngày của bạn và tôi.
Cũng có lần trong cuộc sống, bạn và tôi đã thưa với Đức Chúa Giê-su như thánh Phê-rô: “Lạy Chúa, bỏ Chúa thì con biết theo ai?” nhưng rồi cũng đã nhiều lần chúng ta đã bỏ Chúa để đi theo những đam mê của thế gian và ma quỷ; bạn và tôi tuyên xưng Chúa là Đấng Hằng Sống ở trong nhà thờ, nhưng bên ngoài nhà thờ thì chúng ta đã từ bỏ Chúa qua cách ăn nết ở không đúng với tinh thần Phúc Âm; cũng đã có nhiều lúc bạn và tôi nói với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa mới là Đấng có lời ban sự sống đời đời cho con”, nhưng chúng ta vẫn thích lời nói ngon ngọt của thế gian hơn, chúng ta vẫn thích nghe và cố thuộc nằm lòng những câu nói đưa đến sự chết của thế gian, hơn là nghe và thực hành lời đem lại sự sống cho chúng ta, đó là Lời Chúa.
Một ngày có hai mươi bốn tiếng đồng hồ, nhưng có mấy giờ, mấy phút bạn và tôi ngồi đọc, ngồi nghe, hoặc ngồi suy gẫm lời của Chúa là lời đem lại sự sống đời đời cho bạn và tôi?
Chúng ta có giờ ngủ, giờ học hành, giờ làm việc, giờ giải trí, nhưng không có giờ cầu nguyện, và nếu có thì vẫn cứ bị chúng ta xén bớt mỗi ngày, và thậm chí có khi chúng ta không thèm nhớ đến giờ cầu nguyện, giờ tham dự thánh lễ của mình nữa, bởi vì tâm hồn của chúng ta đã chọn lựa những điều mà thế gian cho là vinh quang, là phú quý và danh dự.
Bạn thân mến,
Đã có lần bạn và tôi lo âu buồn bả khi địa vị của mình đang lung lay, chúng ta chán nản cuộc đời vì bạn bè, người thân phản thùng phản phé, chúng ta hận đời đen bạc là vì chúng ta quá tin tưởng vào tình yêu của con người... Tất cả những thứ ấy đều chứng tỏ cho chúng ta thấy là chúng ta chưa trọn vẹn theo Chúa, chưa thành tâm tìm kiếm và nương cậy vào Chúa.
Chỉ có Chúa mới có lời ban sự sống đời đời, đó là một xác tín chắc chắn của thánh Phê-rô tông đồ; chỉ có Chúa mới là nơi chúng ta cậy trông và nương tựa, ngoài Chúa ra chúng ta sẽ không tìm được ai khác có thể làm cho chúng ta được sống đời đời, đó là chân lí, là hi vọng và là niềm vui của bạn và tôi, và của những người Ki-tô hữu đang sống ở trần gian này.
Xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo Hội Công Giáo ở Á Căn Đình phản đối mưu toan hợp pháp hóa cần sa của giáo gian Alberto Fernandez
Đặng Tự Do
05:18 20/08/2021
Đầu tháng này, Tổng thống Á Căn Đình Alberto Fernandez cho biết đất nước cần có cuộc tranh luận về việc hợp pháp hóa cần sa giải trí, một động thái mà ủy ban Công Giáo chuyên về các chứng nghiện ngập và lệ thuộc vào ma túy gọi là “đạo đức giả”.
Trước đây, giáo gian Alberto Fernandez cũng thực hiện cùng một động tác như thế để hợp pháp hóa phá thai.
Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục viết rằng: “Thật là đạo đức giả, khi nói về việc hợp pháp hóa cần sa trong bối cảnh nghèo đói và cơ cực của hàng trăm ngàn thanh thiếu niên, những người không thể khao khát được đào tạo nghiêm túc hoặc có một công việc tử tế, kết quả của nhiều thập kỷ bị lơ là”.
Các ngài cũng cho rằng thật là đạo đức giả khi nói về việc hợp pháp hóa cần sa khi những người sống trong các khu dân cư nghèo nhất của đất nước không có nước, cũng chẳng có điện, không được hưởng một nền giáo dục hay không gian để giải trí.
Theo ước tính mới nhất, gần 70% trẻ em và thanh niên Argentina sống dưới mức nghèo khổ, và hơn ba triệu người sống trong hơn 4,000 khu ổ chuột của đất nước.
Ủy ban Cai nghiện của Giáo hội giám sát hàng chục Hogares de Cristo - tức là Nhà Chúa Kitô - ở Á Căn Đình. Sáng kiến này được tài trợ đầu tiên bởi Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, hiện là Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vào năm 2008.
Tọa lạc tại trung tâm của các “khu ổ chuột”, những ngôi nhà này họ đã giúp hàng ngàn người vượt qua tình trạng nghiện ngập.
Động thái mới nhất này cho thấy Alberto Fernandez hành động vì các lợi ích của các nhóm tài phiệt khổng lồ và không đoái hoài gì đến dân nghèo hay tương lai của quốc gia.
Source:Crux
Giáo Hội Hoa Kỳ cầu nguyện cho Haiti sau trận động đất kinh hoàng
Đặng Tự Do
05:18 20/08/2021
Chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ bày tỏ “lời cầu nguyện chân thành cho người dân Haiti, những người đang thương tiếc sự mất mát của những người thân yêu và đang đau khổ” sau khi một trận động đất tấn công quốc gia Caribe vào sáng sớm ngày 14 tháng 8.
Hơn 1,200 người chết và hơn 5,700 người bị thương tính đến ngày 15 tháng 8.
Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, chủ tịch của USCCB, cho biết: “Chúng ta hãy đoàn kết với Giáo hội ở Haiti, và dâng lời cầu nguyện, đặc biệt vào cuối tuần này khi chúng ta kỷ niệm Lễ trọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời”, Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, chủ tịch của USCCB, nói trong một tuyên bố.
“Trong những giây phút thử thách kéo dài này, mong anh chị em Haiti cảm nhận được sự an ủi, lòng trắc ẩn và vòng tay bao bọc của Đức Mẹ. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, bổn mạng của Haiti, xin cầu bầu cho chúng con!”
Tâm chấn của trận động đất 7.2 độ richter nằm cách thành phố Saint-Louis du Sud 7.5 dặm hay 12 km về phía đông bắc, nghĩa là cách thủ đô Port-au-Prince 78 dặm về phía tây. Trận động đất bắt đầu lúc 8:29 sáng giờ địa phương, theo Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ.
Đức Tổng Giám Mục Gomez cho biết trong tuyên bố rằng các giám mục Hoa Kỳ dâng lời cầu nguyện của các ngài cho Đức Tổng Giám Mục Launay Saturné, chủ tịch hội đồng giám mục Haiti, và cho “ tất cả những người phục vụ không mệt mỏi các cộng đồng đức tin ở Haiti.”
Đức Hồng Y Chibly Langlois của Les Cayes, vị Hồng Y đầu tiên của Haiti, đã bị thương trong trận động đất, mặc dù các báo cáo cho thấy vết thương của ngài không nguy hiểm đến tính mạng. Những hình ảnh cho thấy Tòa Giám Mục của ngài bị hư hại nghiêm trọng và mọi người đang tìm kiếm trong đống đổ nát sau trận động đất.
Source:Crux
Đức Tổng Giám Mục Hy Lạp nhận định: Cần phải có những thay đổi để chuẩn bị cho những thảm họa trong tương lai
Đặng Tự Do
05:19 20/08/2021
Khi làn sóng cháy rừng tàn phá các vùng của Hy Lạp, một tổng giám mục Công Giáo cho biết có thể cần phải có các chính sách khác nhau để giúp ngăn chặn sự tái phát.
Đức Tổng Giám Mục Josif Printezis của Naxos-Andros-Tinos- Mykonos cho biết: “ Chúng ta phải nhạy cảm và cẩn thận hơn nhiều khi nói đến sinh thái và sự chuẩn bị - dù sao thì chúng ta cũng không có nhiều rừng ở Hy Lạp, và phần lớn những gì chúng ta có hiện đã bị phá hủy”. Đức Cha Printezis là tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hy Lạp.
“Không có chính quyền trung ương hay địa phương nào có thể chuẩn bị đầy đủ cho những sự kiện như vậy. Nhưng chúng ta nên có trách nhiệm hơn, với nhiều máy bay và thiết bị hơn, cũng như các quy định chặt chẽ hơn về việc xây nhà và tiếp cận các dịch vụ khẩn cấp”, ngài nói với Catholic News Service.
Các đội cứu hỏa từ khắp Âu châu, với sự hỗ trợ của trực thăng ném bom nước, đã phải vật lộn để kiểm soát đám cháy rừng đang tàn phá ở các vùng Peloponnese và Attica của Hy Lạp, cũng như trên Evia, hòn đảo lớn thứ hai của đất nước, phía đông bắc Athens.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã xin lỗi về những thất bại của chính phủ và xác nhận vào ngày 12 tháng 8 rằng các vụ cháy đã gây ra thảm họa sinh thái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ; ông kêu gọi sự hợp tác của phe đối lập trong việc tìm kiếm “các giải pháp táo bạo”.
Đức Tổng Giám Mục Printezis nói với CNS rằng thông tin về thiệt hại đối với các giáo xứ Công Giáo vẫn đang được thu thập, và nói thêm rằng ngài đã có thể nhìn thấy và ngửi thấy ngọn lửa từ nơi ở của mình trên đảo Tinos của Aegean, cách đám cháy 70 dặm.
Trong khi đó, Caritas, cho biết họ đang chuẩn bị kế hoạch giúp đỡ các nạn nhân vụ hỏa hoạn, với sự hợp tác của chính quyền thành phố và các tổ chức từ thiện Công Giáo ở nước ngoài.
“Từ những giây phút đầu tiên của thảm kịch mới nhất này, chúng tôi đã theo dõi với sự lo lắng, thống khổ và đau đớn, tập trung lời cầu nguyện cho các nạn nhân.”
Source:National Catholic Register
Đức Tổng Giám Mục Dublin nói rằng đức tin đã biến mất ở Ái Nhĩ Lan
Đặng Tự Do
17:11 20/08/2021
Bằng chứng về đức tin Kitô ở Ái Nhĩ Lan ngày nay “xem ra đã biến mất”, Đức Tổng Giám Mục Dermot Farrell của tổng giáo phận Dublin đã nhận xét như trên. Ngài nhấn mạnh rằng “cuộc khủng hoảng đức tin tiềm ẩn” này là “đặc biệt nghiêm trọng giữa các thế hệ trẻ”.
“Những lời bình luận công cộng trong giới truyền thông ở Ái Nhĩ Lan phản ảnh một thái độ tiêu cực trong cách hiểu của họ đối với Giáo hội và các ơn gọi của Giáo Hội, và gây ra tác động tiêu cực của công chúng trước những cố gắng rao giảng Tin Mừng”.
Đức Tổng Giám Mục Farrell đã đưa ra nhận xét trên trong một cuộc phỏng vấn với ấn bản năm 2021 của tờ 'Síolta', tạp chí hàng năm của chủng viện quốc gia tại Đại học St Patrick, Maynooth.
“Những thách thức mà tôi phải đối mặt là khá rõ ràng. Chúng ta có một hàng giáo sĩ già nua và có rất ít ơn gọi vào chức linh mục triều hay dòng. Số người tích cực thực hành và sống đức tin đang bị giảm sút nghiêm trọng”.
“Đức tin cần có nghi thức, là sự hiện thân của đức tin. Người ta phải thấy nơi chúng ta đức tin được sống như thế nào. Ngày nay, khả năng hiển thị của đức tin xem ra đã biến mất. Tôi cũng đang đối phó với di sản của các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục đã làm tổn hại đến uy tín của Giáo hội. Vì tài chính là một hàm số phụ thuộc vào nhiều tham số, các vấn đề tài chính sẽ phát sinh và sẽ được đẩy nhanh bởi đại dịch toàn cầu và hậu quả của nó,” ông nói.
Đức Tổng Giám Mục nhận xét rằng: “ Mô hình hiện tại của Giáo Hội là không bền vững. Tại Dublin, chúng ta cần một chương trình giáo lý viên hiệu quả trong toàn giáo phận để bổ sung và cuối cùng, thay thế việc giảng dạy đức tin hiện tại cho giới trẻ. Với sự suy giảm dần dần của tôn giáo trong gia đình, vai trò của các giáo lý viên có trình độ sẽ rất cần thiết. Theo tôi, việc trao truyền Đức Tin cho giới trẻ là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà Giáo hội chúng ta phải đối mặt ngày nay”.
Source:Irish Times
Các giáo phận Ái Nhĩ Lan đang hồi sinh truyền thống Thánh Lễ ở các tảng đá
Đặng Tự Do
17:12 20/08/2021
Phản ứng lại trước các chính sách lợi dụng đại dịch coronavirus để hạn chế tự do tín ngưỡng của chính phủ Ái Nhĩ Lan, văn phòng Ái Nhĩ Lan của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN, đã đưa ra một sáng kiến để nhấn mạnh tầm quan trọng của Thánh lễ bằng cách khuyến khích các linh mục cử hành Thánh Thể tại các bàn thờ bằng đá ngoài trời như trong thời kỳ bách hại. Những thánh lễ này được gọi là “ Mass Rocks”.
Sự can đảm của các linh mục, những người đã liều mình cử hành Thánh lễ tại những tảng đá này, là một yếu tố giúp giữ cho Ái Nhĩ Lan luôn trung thành với Đức tin Công Giáo. Một trong số các vị là Cha Nicholas Mayler, một linh mục quản xứ ở Giáo phận Ferns, phía đông nam Ái Nhĩ Lan. Trong thời gian người Công Giáo Ái Nhĩ Lan bị bách hại, ngài ở lại chăm sóc đàn chiên của mình. Vào ngày lễ Giáng sinh năm 1653, khi ngài đang cử hành thánh lễ Mass Rock gần làng Tomhaggard Co. Wexford, quân đội Anh đã giết chết ngài. Bà Lambert, một trong những tín hữu Công Giáo, đã tìm cách lấy được chiếc chén thánh và trao nó cho gia đình của vị linh mục. Vào thế kỷ 19, một người thân của vị linh mục tử đạo đã trả lại chén thánh cho Giáo Hội. Chén thánh này hiện được sử dụng thường xuyên trong Thánh lễ Ngày Giáng sinh được cử hành hàng năm tại cùng một Tảng đá.
Năm 1536, Vua Henry Thứ Tám lần đầu tiên cố gắng phá vỡ mối quan hệ giữa Giáo hội Ái Nhĩ Lan và giám mục Rôma. Ở những nơi như Dublin, các nỗ lực chiếm đất của các tu viện đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Nhiều người theo đạo, chẳng hạn như các tu sĩ dòng Xitô Nhặt Phép tại Tu viện Đức Maria ở Dublin, đã tử vì đạo vì từ chối tuân theo các yêu cầu của nhà vua.
Con trai của Henry, là Vua Edward thứ Sáu, đã cấm cử hành Thánh lễ. Các nhà thờ Công Giáo đã bị tịch thu, và các linh mục phải trốn tránh. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn sau khi Oliver Cromwell xâm lược Ireland vào năm 1649. Quân đội của Cromwell đã tiến hành các vụ giết người và thảm sát trên quy mô lớn. Các linh mục buộc phải rời Ái Nhĩ Lan hoặc đối mặt với án tử hình.
Một nhà thơ Gaelic từ thời đại được gọi là Éamonn an Dúna đã viết một bài thơ về những thời điểm đó ở Ireland. Éamonn nói tiếng Ailen liệt kê những cụm từ tiếng Anh mà anh ta nghe được, có lẽ là từ quân đội Anh: “ Một kẻ giết người (ngoài vòng pháp luật), hack anh ta, treo cổ anh ta, một kẻ nổi loạn, một kẻ lừa đảo, một tên trộm, một linh mục, một tay papist. “
Từ những năm 1790 trở đi, các luật hình sự chống lại người Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan dần dần bị bãi bỏ. Nhưng ngày nay, trước đà cấm cách của chính phủ Ái Nhĩ Lan, Thánh Lễ trên các tảng đá tiếp tục được quan tâm và truyền thống này đang có khuynh hướng tăng
Source:ACN
Ba Lan chuẩn bị cho việc phong chân phước cho Đức Hồng Y Stefan Wyszyński
Đặng Tự Do
17:12 20/08/2021
Khi trở thành giáo hoàng, Thánh Gioan Phaolô II đã nói rằng “Sẽ không có Giáo hoàng Ba Lan nếu không có Đức Hồng Y Giáo chủ”.
Vị Hồng Y Giáo chủ mà ngài nhắc đến là Đức Hồng Y người Ba Lan Stefan Wyszyński, người sẽ được phong chân phước vào ngày 12 tháng 9.
Đức Hồng Y Wyszyński, thường được gọi là “Vị Hồng Y Giáo chủ sắt” vì sự kháng cự của ngài trước chủ nghĩa cộng sản. Ngài sinh tại Zuzela, cách Warsaw 75 dặm về phía đông, vào ngày 3 tháng 8 năm 1901, khi Ba Lan vẫn còn nằm dưới ách đô hộ của Nga, Đức và Áo sau những phân chia cuối thế kỷ 18.
Ngài mới lên 9 tuổi khi mẹ ngài, bà Julianna qua đời. Khi mẹ cậu hấp hối, một giáo viên được người Nga gửi đến trong vùng bảo cậu hãy ở lại trong trường nội trú. Cậu bé Stefan nói rằng cậu không muốn đến học ở một ngôi trường như thế và vội vã về nhà để tạm biệt người mẹ yêu dấu của mình.
“Đó là một dấu hiệu rất sớm của lòng dũng cảm,” Ewa Czaczkowska, tác giả của một cuốn tiểu sử dầy 1000 trang của Wyszynski viết.
Bà Julianna qua đời cùng ngày.
Đức Hồng Y Wyszyński được ghi nhận là người đã giúp bảo tồn và củng cố Kitô Giáo ở Ba Lan bất chấp các cuộc đàn áp của chế độ cộng sản từ năm 1945 trở đi.
Ngài được gọi là “Giáo chủ của Thiên niên kỷ” bởi vì trong tư cách là Giáo chủ Ba Lan, ngài đã giám sát một chương trình chuẩn bị kéo dài 9 năm với đỉnh điểm là lễ kỷ niệm trên toàn quốc vào năm 1966 biến cố 1000 năm Ba Lan đón nhận ánh sáng Tin Mừng.
Năm 1953, Đức Hồng Y Wyszyński bị chính quyền Cộng sản quản thúc trong ba năm vì từ chối trừng phạt các linh mục hoạt động trong cuộc kháng chiến của Ba Lan chống lại chế độ Cộng sản.
Ngài cũng giúp bảo đảm sự chấp thuận Đức Cha Karol Wojtyła làm tổng giám mục Kraków vào năm 1964, mà cuối cùng điều này dẫn đến việc Đức Wojtyła được bầu làm Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1978.
Đức Hồng Y Wyszyński qua đời vào ngày 28 tháng 5 năm 1981, 15 ngày sau khi Đức Gioan Phaolô II bị bắn trong một vụ ám sát. Không thể tham dự tang lễ của vị Hồng Y, Đức Gioan Phaolô II đã viết trong một bức thư gửi người dân Ba Lan: “Chúng ta hãy đặc biệt suy niệm về hình bóng của vị Giáo Chủ khó quên, Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, về ký ức đáng kính, về con người của ngài, sự giảng dạy của ngài, và vai trò của ngài trong một thời kỳ lịch sử khó khăn như thế của chúng ta”.
Source:Crux
Ủy ban Quốc tế về tình huynh đệ Nhân loại lo ngại cho cuộc khủng hoảng ở Afghanistan
Thanh Quảng sdb
18:29 20/08/2021
Ủy ban Quốc tế về tình huynh đệ Nhân loại (HCHF) lo ngại cho cuộc khủng hoảng ở Afghanistan
Ủy ban Quốc tế về tình huynh đệ Nhân loại (HCHF) cho hay "đã đến lúc Afghanistan nên chấp nhận chung sống hòa bình" và duy trì các nguyên tắc về tình huynh đệ và lòng khoan dung của con người. Ủy ban cũng bày tỏ "mối quan tâm sâu sắc" đối với cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng
(Tin Vatican)
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Sáu (20/8/2021), Ủy ban Quốc tế về tình huynh đệ Nhân loại (HCHF) cho hay họ “đang theo dõi tình hình ở Afghanistan một cách hết sức quan tâm,” đặc biệt đến cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng ở nước này.
Ủy ban nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế “không được chối bỏ trách nhiệm nhân đạo đối với người dân Afghanistan.” Ủy ban kêu gọi phải bảo vệ nhân quyền và tự do cho con người, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi phụ nữ của người dân Afghanistan.
Đồng thời, Ủy ban Quốc tế về tình huynh đệ Nhân loại (HCHF) kêu gọi “tôn trọng sự đa nguyên sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo trong đất nước Afghanistan, không nên hạn chế nó vào bất luận một nhóm nào, hầu đảm bảo sự bình đẳng cho tất cả mọi người”.
Cuối cùng, Ủy ban kêu gọi người dân Afghanistan “hãy cùng làm việc để chấm dứt hàng chục năm nội chiến tương tàn và đẵm máu”, Ủy ban kêu gọi: “Đã đến lúc Afghanistan phải chung sống hòa bình và duy trì các nguyên tắc của tình huynh đệ và lòng khoan dung với mọi người.”
Ủy ban Quốc tế về tình huynh đệ Nhân loại (HCHF) được thành lập sau khi Đại Giáo trưởng Imam Ahmed el-Tayeb và Đức Thánh Cha Phanxicô cùng nhau ký Văn kiện về tình huynh đệ nhân loại vào năm 2019. Trọng tâm của Văn kiện là “truyền cảm hứng cho tất cả mọi người cùng nhau sống các giá trị của tình huynh đệ nhân loại”.
Ủy ban Quốc tế về tình huynh đệ Nhân loại (HCHF) cho hay "đã đến lúc Afghanistan nên chấp nhận chung sống hòa bình" và duy trì các nguyên tắc về tình huynh đệ và lòng khoan dung của con người. Ủy ban cũng bày tỏ "mối quan tâm sâu sắc" đối với cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng
(Tin Vatican)
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Sáu (20/8/2021), Ủy ban Quốc tế về tình huynh đệ Nhân loại (HCHF) cho hay họ “đang theo dõi tình hình ở Afghanistan một cách hết sức quan tâm,” đặc biệt đến cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng ở nước này.
Ủy ban nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế “không được chối bỏ trách nhiệm nhân đạo đối với người dân Afghanistan.” Ủy ban kêu gọi phải bảo vệ nhân quyền và tự do cho con người, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi phụ nữ của người dân Afghanistan.
Đồng thời, Ủy ban Quốc tế về tình huynh đệ Nhân loại (HCHF) kêu gọi “tôn trọng sự đa nguyên sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo trong đất nước Afghanistan, không nên hạn chế nó vào bất luận một nhóm nào, hầu đảm bảo sự bình đẳng cho tất cả mọi người”.
Cuối cùng, Ủy ban kêu gọi người dân Afghanistan “hãy cùng làm việc để chấm dứt hàng chục năm nội chiến tương tàn và đẵm máu”, Ủy ban kêu gọi: “Đã đến lúc Afghanistan phải chung sống hòa bình và duy trì các nguyên tắc của tình huynh đệ và lòng khoan dung với mọi người.”
Ủy ban Quốc tế về tình huynh đệ Nhân loại (HCHF) được thành lập sau khi Đại Giáo trưởng Imam Ahmed el-Tayeb và Đức Thánh Cha Phanxicô cùng nhau ký Văn kiện về tình huynh đệ nhân loại vào năm 2019. Trọng tâm của Văn kiện là “truyền cảm hứng cho tất cả mọi người cùng nhau sống các giá trị của tình huynh đệ nhân loại”.
Thông điệp của Đức Phanxicô gửi Cuộc Gặp gỡ Tình bạn giữa Các Dân tộc lần thứ 42 tại Rimini.
Vũ Văn An
18:49 20/08/2021
Cuộc Gặp gỡ vì Tình bạn giữa Các Dân tộc là một lễ hội Công Giáo gồm nhiều biến cố được tổ chức hàng năm từ năm 1980 tại Rimini, Ý, trong một tuần lễ vào cuối tháng Tám, khởi đầu do sáng kiến của Tôi tớ Chúa Luigi Giussani, sáng lập viên của phong trào Hiệp thông và Giải phóng. Từ năm 2008, tổ chức gọi là Qũy Gặp Gỡ Vì Tình Bạn Giữa Các Dân Tộc đứng ra tổ chức lễ hội này.
Tuy nhiên, ngoại trừ 7 nhân viên toàn thời gian phụ trách việc đặt kế hoạch, Lễ hội hoàn toàn được sắp đặt, quản trị và tháo gỡ bởi khoảng 4,000 thiện nguyện viên đến từ khắp nước Ý và nhiều nước khác. Và trong các Lễ hội gần đây, hàng năm có khoảng 800,000 người tham dự. Một số nhân vật nổi tiếng thuộc các lãnh vực khoa học, văn hóa, xã hội và chính trị đã đến thuyết giảng tại đây, trong đó có cả các vị lãnh giải Nobel, và dĩ nhiên các nhân vật tôn giáo.
Theo trang mạng của Lễ hội (https://www.meetingrimini.org/), Cuộc Gặp Gỡ Rimini là một cuộc gặp gỡ giữa những người thuộc các đức tin và văn hóa khác nhau. Một nơi dành cho tình bạn trong đó, hòa bình, giao tế xã hội, và tình bạn giữa các dân tộc được thiết lập. Đây là những cuộc gặp gỡ phát sinh từ những con người muốn chia sẻ các căng thẳng hướng tới chân thiện mỹ.
Hàng năm, nó cung cấp những câu truyện của những người đàn ông và đàn bà qua các hội nghị, các cuộc trưng bầy, trình diễn và biến cố thể thao. Tại Cuộc Gặp Gỡ Rimini, văn hóa tự phát biểu như một kinh nghiệm phát sinh từ khát vọng khám phá ra cái đẹp của thực tại.
Mỗi năm, Lễ hội có một chủ đề xuyên suốt. Và kể từ năm 1980, các chủ đề thuộc hầu hết mọi lãnh vực. Năm 1980 chẳng hạn, chủ đề là Hòa bình và Các Nhân quyền; năm 1990, chủ đề là Người Ca ngợi, Einstein, Thomas Becket; năm 2000, 2000 năm, một lý tưởng không cùng; năm 2010, Bản nhiên làm Chúng ta Khao khát Những Điều Cao cả là Trái tim... Năm nay, chủ đề là Lòng Can đảm để nói chữ Tôi.
Năm nay Lễ Hội sẽ diễn ra từ ngày 20 tới ngày 25 tháng 8, cũng vẫn tại Rimini. Theo tin Tòa Thánh, nhân dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp sau đây đến Đức Cha Francesco Lambiasi, Giám Mục Rimini, thông qua Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin:
Từ Điện Vatican, ngày 29 tháng 7 năm 2021,
Kính gửi Đức cha FRANCESCO LAMBIASI, Giám mục Rimini
Đức cha khả kính
Đức Thánh Cha vui mừng vì Cuộc Gặp gỡ Tình bạn giữa các Dân tộc một lần nữa được diễn ra "trực tiếp" và gửi đến Đức Cha, những người tổ chức và tất cả những người tham dự lời chào của ngài với mong muốn có một kết quả sinh ích lợi.
Tiêu đề được chọn - “Sự can đảm để nói chữ Tôi” -, trích từ Nhật ký của nhà triết học Đan Mạch Søren Kierkegaard, vô cùng quan trọng vào thời điểm chúng ta cần phải bắt đầu lại một cách tích cực, để không lãng phí cơ hội do cuộc khủng hoảng đại dịch cung cấp. “Bắt đầu lại” là hạn từ chủ yếu. Nhưng nó không tự động xảy ra, vì tự do được bao hàm trong mọi sáng kiến của con người. Như Đức Bênêđíctô XVI đã nhắc nhở chúng ta: “Tự do giả thiết rằng trong các quyết định căn bản, mỗi người... là một bắt đầu mới. Tự do phải liên tục được giành lấy vì chính nghĩa sự thiện” (Spe Salvi, 24). Theo nghĩa này, lòng can đảm chấp nhận rủi ro trước nhất vá quan trọng nhất là một hành động của tự do.
Trong lần cấm cửa đầu tiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi mọi người thực thi quyền tự do này: “Thậm chí tệ hơn cuộc khủng hoảng này là thảm kịch của việc phung phí nó” (Bài giảng lễ Ngũ tuần, ngày 31 tháng 5 năm 2020).
Bất chấp việc áp đặt gián cách thể lý, đại dịch đã đặt con người, cái “tôi” của mỗi con người, vào trung tâm trở lại, trong nhiều trường hợp, khơi dậy những câu hỏi căn bản về ý nghĩa của hiện sinh và ích lợi của cuộc sống đang im lìm hoặc, tệ hơn, đang bị kiểm duyệt quá lâu. Nó cũng khơi dậy cảm thức trách nhiệm bản thân. Nhiều người đã làm chứng cho điều này trong các tình huống khác nhau. Đối diện với bệnh tật và đau đớn, đối diện với sự đột xuất của nhu cầu, nhiều người đã không nao núng nói: “Tôi đây”.
Xã hội hết sức cần những người có trách nhiệm. Không có con người thì không có xã hội, mà là một tập hợp ngẫu nhiên của những hữu thể không biết tại sao họ lại ở với nhau. Chất keo duy nhất còn lại là sự ích kỷ đầy tính toán và tư lợi khiến chúng ta thờ ơ với mọi sự và mọi người. Hơn nữa, những hình thức thờ ngẫu thần quyền lực và tiền bạc thích thương lượng với các cá nhân hơn là với những con người, nghĩa là, với cái “tôi” tập chú vào các nhu cầu và quyền lợi chủ quan của mình hơn là cái “tôi” cởi mở với người khác, cố gắng tạo nên cái “chúng ta” của tình anh em và tình bạn xã hội.
Đức Thánh Cha không mệt mỏi cảnh cáo những người có trách nhiệm công trước cơn cám dỗ muốn sử dụng người ta rồi vứt bỏ họ khi không còn cần thiết, thay vì phục vụ họ. Sau những gì chúng ta đã trải qua trong thời gian này, có lẽ tất cả chúng ta thấy rõ hơn rằng con người là điểm mà từ đó mọi điều có thể bắt đầu lại. Chắc chắn phải tìm các nguồn lực và phương tiện để đưa xã hội chuyển động trở lại, nhưng điều cần thiết hơn hết là một ai đó có lòng can đảm để nói “Tôi” một cách có trách nhiệm chứ không phải vị kỷ, dùng cả cuộc đời mình truyền giảng rằng ngày có thể bắt đầu với một niềm hy vọng đáng tin cậy.
Nhưng lòng can đảm không phải lúc nào cũng là một món quà tự phát và không ai có thể tự ban nó cho chính mình (như Don Abbondio của Manzoni từng nói), đặc biệt trong một thời đại như thời đại của chúng ta, trong đó nỗi sợ hãi – vốn bộc lộ một sự bất an hiện sinh sâu xa - đóng một vai trò có tính quyết định đến mức ngăn chặn rất nhiều năng lực và động lực hướng tới tương lai, một điều ngày càng bị tri nhận như là không chắc chắn, nhất là nơi giới trẻ.
Theo nghĩa này, Tôi tớ Chúa Luigi Giussani đã cảnh cáo về một nguy cơ kép: “Mối nguy hiểm đầu tiên [...] là tính nghi ngờ. Kierkegaard nhận định: ‘Aristốt nói rằng triết học bắt đầu với sự ngạc nhiên, chứ không phải với sự nghi ngờ như thời đại chúng ta”. Có thể nói, nghi ngờ có hệ thống là biểu tượng của thời đại chúng ta. [...] Phản bác thứ hai đối với quyết định của bản ngã là sự ti tiện. [...] Nghi ngờ và buông thả, đây là hai kẻ thù của chúng ta, kẻ thù của bản ngã” (In cammino 1992˗1998, Milan 2014, 48˗49).
Vậy thì lòng can đảm để nói “Tôi” phát xuất từ đâu? Nó phát xuất từ hiện tượng gọi là gặp gỡ: “Chỉ trong hiện tượng gặp gỡ khả thể mới được ban cho bản thân để quyết định, để khiến bản thân có khả năng chào đón, thừa nhận và nghinh đón. Lòng can đảm để nói ‘Tôi’ được phát sinh khi đối diện với sự thật, và sự thật là một sự hiện diện ”(đã dẫn, 49). Kể từ ngày trở nên xác phàm và đến ở giữa chúng ta, Thiên Chúa đã ban cho con người khả thể thoát khỏi sợ hãi và tìm được năng lực sự thiện bằng cách bước theo Con của Người, Đấng đã chết và sống lại. Lời lẽ của Thánh Tôma Aquinô thật soi sáng khi ngài nói rằng “cuộc đời của mỗi người dường như là một cuộc đời nhờ đó họ vui thích nhất và với nó họ có ý hướng nhiều nhất” (Summa Theologiae, II-II, q. 179, a. 1 co.).
Mối liên hệ con thảo với Cha hằng hữu, được thể hiện nơi những người được Chúa Kitô tiếp cận và thay đổi, mang lại sự nhất quán cho bản thân, giải thoát bản thân khỏi sợ hãi và mở cửa để nó bước vào thế giới với một thái độ tích cực. Nó phát sinh ra một ý chí hướng tới điều tốt đẹp: “Mọi trải nghiệm đích thực về chân lý và sự thiện, tự bản chất của chúng, đều tìm cách phát triển bên trong chúng ta, và bất cứ người nào đã trải qua một sự giải thoát sâu sắc đều trở nên nhạy cảm hơn đối với nhu cầu của người khác. Khi nó mở rộng, sự thiện sẽ bén rễ và phát triển” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông huấn Evangelii gaudium, 9).
Chính kinh nghiệm trên đã khơi dậy lòng can đảm để hy vọng: “Việc gặp gỡ Chúa Kitô, việc để [chính mình] được cuốn hút vào và được tình yêu của Người hướng dẫn, sẽ mở rộng chân trời hiện sinh, mang đến cho nó một niềm hy vọng vững chắc sẽ không làm ta thất vọng. Đức tin không phải là nơi trú ẩn cho những người yếu lòng, mà là điều nâng cao cuộc sống của chúng ta. Nó làm cho chúng ta ý thức được ơn gọi cao cả, ơn gọi của tình yêu. Nó bảo đảm với chúng ta rằng tình yêu này đáng tin cậy và đáng đón nhận, vì nó dựa trên sự tín trung của Thiên Chúa, vốn mạnh hơn mọi yếu đuối của chúng ta” (Thông điệp Lumen fidei, 53).
Chúng ta hãy xem khuôn dạng của Thánh Phêrô: Sách Tông đồ Công Vụ thuật lại những lời lẽ sau đây của ngài, sau khi ngài bị nghiêm cấm không được tiếp tục nói nhân danh Chúa Giêsu: “Nghe lời các ông hơn là nghe lời Thiên Chúa, xin hỏi: trước mặt Thiên Chúa, điều ấy có phải lẽ không? Các ông thử xét xem! Phần chúng tôi, những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (4: 19-20). Bởi đâu “Kẻ hèn nhát chối Chúa này” tìm được lòng can đảm của mình? Điều gì đã xảy ra trong trái tim của người đàn ông này? Chính là ơn Chúa Thánh Thần ”(Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Bài giảng trong Thánh lễ tại Nhà Thánh Marta, ngày 18 tháng 4 năm 2020).
Lý do sâu xa cho lòng can đảm của Kitô hữu là Chúa Kitô. Chính Chúa Phục Sinh là sự an toàn của chúng ta, là Đấng khiến chúng ta cảm nghiệm được sự bình an sâu sắc ngay giữa bão tố của cuộc đời. Đức Thánh Cha hy vọng rằng trong tuần Gặp gỡ này, những người tổ chức và khách mời sẽ làm chứng sống động, đảm nhận trách vụ đã được nêu ra trong văn kiện lên chương trình cho triều giáo hoàng của ngài: “Nhiều người… đang âm thầm tìm kiếm Thiên Chúa, được dẫn dắt bởi khao khát được nhìn thấy khuôn mặt của Người, ngay ở các quốc gia theo truyền thống Kitô giáo cổ xưa. Họ hết thẩy đều có quyền tiếp nhận Tin Mừng. Các Kitô hữu có bổn phận công bố Tin Mừng không trừ ai. Thay vì có vẻ như áp đặt các nghĩa vụ mới, họ nên tỏ ra như những người muốn chia sẻ niềm vui của họ, những người chỉ hướng một chân trời đẹp đẽ và mời gọi người khác tham dự một bữa tiệc ngon ngọt" (Tông huấn Evangelii gaudium, 14).
Niềm vui Tin Mừng khơi dậy lòng mạnh dạn lên đường đi theo những nẻo đường mới: “Chúng ta phải đủ mạnh dạn để khám phá ra những dấu chỉ mới và những biểu tượng mới, xác thịt mới… đặc biệt lôi cuốn đối với người khác” (đã dẫn, 167). Đây là đóng góp mà Đức Thánh Cha mong đợi Cuộc gặp gỡ sẽ khởi động lại, vì ý thức rằng “sự an toàn của đức tin đặt chúng ta vào một cuộc hành trình; nó giúp cho việc chúng ta làm chứng và đối thoại với tất cả mọi người ”(Thông điệp Lumen fidei, 34), không trừ ai, vì chân trời đức tin vào Chúa Kitô là toàn thể thế giới.
Thưa Đức cha, khi ủy thác thông điệp này cho Đức Cha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô xin Đức Cha nhớ đến ngài trong lời cầu nguyện và hết lòng ban phép lành cho Đức Cha và các nhà lãnh đạo, tình nguyện viên và những người tham gia Cuộc họp năm 2021.
Tôi cũng xin bày tỏ những lời chúc tốt đẹp nhất cho sự thành công của biến cố và tôi tận dụng cơ hội này để bày tỏ lòng tôn kính sâu sắc nhất tới
Đức cha rất đáng kính,
Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh
Chuyện lạ phi thường: Một Vận động viên Olympic người Ba Lan đã đấu giá huy chương bạc để trả tốn phí phẫu thuật tim cho một em bé
Thanh Quảng sdb
19:38 20/08/2021
Chuyện lạ phi thường: Một Vận động viên Olympic người Ba Lan đã đấu giá huy chương bạc để trả tốn phí phẫu thuật tim cho một em bé
(Javier SORIANO | AFP)
Maria Andrejczyk, vận động viên thế giới đã giành được huy chương bạc môn phóng lao tại Thế vận hội Tokyo 2020 (2021) vừa qua, tấm huy chương này có giá trị hơn bất kỳ một kim loại quý nào… Nhưng cô đã quyết định bán đấu giá để trả chi phí cho một ca phẫu thuật tim của một em bé 8 tháng tuổi.
Vận động viên Olympic người Ba Lan này đã sống sót sau căn bệnh ung thư xương vài năm trước đây. Cô chia sẻ: "Tôi đã gắng sức như một con sư tử cái, vượt qua rất nhiều đau đớn căm go." Vì vậy, cô quá hiểu nỗi lo lắng của gia đình bé Miłoszek Małysa trước căn bệnh hiểm nghèo của người con bé bỏng của họ.
Rất may, cuộc đấu giá đã đạt được $ 125,000 một giá đáng ngạc nhiên để chi trả cho ca mổ tim cho bé Miłoszek tại Trung tâm Y tế thuộc Đại học Stanford.
Cô Maria chia sẻ trên trang Facebook của cô: “Tôi rất vui khi giao cho khổ chủa Żabka, một cửa hàng nhỏ, huy chương của tôi, mà đối với tôi nó là biểu tượng của niềm tin và sự kiên trì vượt thắng mọi trở ngại khó khăn”, cô Maria 25 tuổi chia sẻ như vậy trên trang Facebook của cô.
Cô cũng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với tờ Eurosport Polska: “Giá trị thực sự của tấm huy chương luôn ở trong tim tôi. Kỷ vật đó tuy chỉ là một kỷ vật, nhưng nó có giá trị rất to lớn với tôi và người khác. Tấm huy chương bạc này có thể cứu mạng một người, thay vì tôi cất giữ nó trong tủ của tôi. Đó là lý do tại sao tôi quyết định bán đấu giá nó để giúp đỡ đứa bé bị bệnh”.
Trong một cử chỉ đầy xúc động, Ông Żabka, chủ cửa hàng Ba Lan, người đã mua huy chương, đã tặng lại cho vận động viên với một lời tâm tình trên tweet như sau: “Chúng tôi rất xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của vận động viên Olympic này, vì vậy chúng tôi quyết định hỗ trợ hoạt động gây quỹ cho Miłoszek. Chúng tôi cũng quyết định huy chương bạc này phải luôn ở lại với cô Maria”.
Theo nguồn tin NBC cho hay: Hy vọng bé sẽ được phẫu thuật càng sớm càng tốt vì cậu đang trong tình trạng nguy kịch. Bé hiện đang ở Ba Lan, đang được chăm sóc tại một trung tâm tim mạch vì áp huyết của bé rất cao, gây ảnh hưởng đến các động mạch ở cả tim và phổi.
Đây là một câu chuyện hy hữu, cô vận động viên Andrejczyk chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Onet.Sport trước khi đến Tokyo thi đấu: Tôn giáo với tôi thật là quan trọng, vì “Cha mẹ đã nuôi dưỡng chúng tôi bằng một đức tin Công Giáo sâu sắc. Niềm tin này rất thật quan trọng trong cuộc đời tôi”.
Cô ấy giải thích rằng cô luôn cám tạ Chúa về thành công này như cô chia sẻ: “Tôi xác tín rằng mọi sự xảy ra, đều nằm trong chương trình của Chúa. Tôi đã luôn cầu nguyện trước mọi cuộc thi đấu”.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho em bé Miłoszek sẽ vượt qua được cuộc phẫu thuật và sẽ được gặp người nữ vận động viên Olympic quảng đại, ân nhân của bé.
(Javier SORIANO | AFP)
Maria Andrejczyk, vận động viên thế giới đã giành được huy chương bạc môn phóng lao tại Thế vận hội Tokyo 2020 (2021) vừa qua, tấm huy chương này có giá trị hơn bất kỳ một kim loại quý nào… Nhưng cô đã quyết định bán đấu giá để trả chi phí cho một ca phẫu thuật tim của một em bé 8 tháng tuổi.
Vận động viên Olympic người Ba Lan này đã sống sót sau căn bệnh ung thư xương vài năm trước đây. Cô chia sẻ: "Tôi đã gắng sức như một con sư tử cái, vượt qua rất nhiều đau đớn căm go." Vì vậy, cô quá hiểu nỗi lo lắng của gia đình bé Miłoszek Małysa trước căn bệnh hiểm nghèo của người con bé bỏng của họ.
Rất may, cuộc đấu giá đã đạt được $ 125,000 một giá đáng ngạc nhiên để chi trả cho ca mổ tim cho bé Miłoszek tại Trung tâm Y tế thuộc Đại học Stanford.
Cô Maria chia sẻ trên trang Facebook của cô: “Tôi rất vui khi giao cho khổ chủa Żabka, một cửa hàng nhỏ, huy chương của tôi, mà đối với tôi nó là biểu tượng của niềm tin và sự kiên trì vượt thắng mọi trở ngại khó khăn”, cô Maria 25 tuổi chia sẻ như vậy trên trang Facebook của cô.
Cô cũng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với tờ Eurosport Polska: “Giá trị thực sự của tấm huy chương luôn ở trong tim tôi. Kỷ vật đó tuy chỉ là một kỷ vật, nhưng nó có giá trị rất to lớn với tôi và người khác. Tấm huy chương bạc này có thể cứu mạng một người, thay vì tôi cất giữ nó trong tủ của tôi. Đó là lý do tại sao tôi quyết định bán đấu giá nó để giúp đỡ đứa bé bị bệnh”.
Trong một cử chỉ đầy xúc động, Ông Żabka, chủ cửa hàng Ba Lan, người đã mua huy chương, đã tặng lại cho vận động viên với một lời tâm tình trên tweet như sau: “Chúng tôi rất xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của vận động viên Olympic này, vì vậy chúng tôi quyết định hỗ trợ hoạt động gây quỹ cho Miłoszek. Chúng tôi cũng quyết định huy chương bạc này phải luôn ở lại với cô Maria”.
Theo nguồn tin NBC cho hay: Hy vọng bé sẽ được phẫu thuật càng sớm càng tốt vì cậu đang trong tình trạng nguy kịch. Bé hiện đang ở Ba Lan, đang được chăm sóc tại một trung tâm tim mạch vì áp huyết của bé rất cao, gây ảnh hưởng đến các động mạch ở cả tim và phổi.
Đây là một câu chuyện hy hữu, cô vận động viên Andrejczyk chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Onet.Sport trước khi đến Tokyo thi đấu: Tôn giáo với tôi thật là quan trọng, vì “Cha mẹ đã nuôi dưỡng chúng tôi bằng một đức tin Công Giáo sâu sắc. Niềm tin này rất thật quan trọng trong cuộc đời tôi”.
Cô ấy giải thích rằng cô luôn cám tạ Chúa về thành công này như cô chia sẻ: “Tôi xác tín rằng mọi sự xảy ra, đều nằm trong chương trình của Chúa. Tôi đã luôn cầu nguyện trước mọi cuộc thi đấu”.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho em bé Miłoszek sẽ vượt qua được cuộc phẫu thuật và sẽ được gặp người nữ vận động viên Olympic quảng đại, ân nhân của bé.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh bỏ đi hay ở lại
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:47 20/08/2021
Hình ảnh bỏ đi hay ở lại
Trong đời sống con người xưa nay, sự lưỡng lự giữa những chọn lựa luôn là vấn đề to lớn cùng thời sự.
Lúc này từ gần hai năm nay, bệnh dịch do vi trùng Corona truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người sâu rộng cùng kinh hoàng gây ra bệnh tật và tử vong. Vaxin thuốc chủng ngừa đã được tìm ra để ngăn ngừa sự truyền nhiễm lây lan, hầu bảo vệ sức khoẻ cho an toàn trước nguy hiểm này. Nhưng cũng vẫn có sự lưỡng lự do dự có nên tiêm chủng hay không nên tiêm chủng?
Trong chiến tranh loạn lạc cũng xảy ra trường hợp đó, nên bỏ đi tránh khỏi vùng chiến tranh loạn lạc nơi quê hương đất nước mình đang sinh sống để cho có cho an toàn, hay cứ ở lại không rời bỏ quê hương xứ sở?
Khi nghe những lời khuyên răn dạy bảo cần phải hy sinh cố gắng… con người tự nhiên cũng có tâm trạng thái độ có nên ở lại nghe hay bỏ đi khỏi phải nghe?
Với Chúa Giêsu Kitô ngày xưa lúc ngài đi rao giảng nước Thiên Chúa giữa con người đã xảy ra tình trạng như thế nào?
Ngày xưa Chúa Giêsu Kitô khi đi rao giảng nước Thiên Chúa cho con người cũng đã nếm sống trải qua tình cảnh tương tự. Chính các tông đồ học trò của Chúa Giêsu nói với ngài:” Lời này (Thầy giảng dạy) chói tai qúa! Ai mà nghe nổi!”( Ga 6,60).
Chúa Giêsu Kitô ngày xưa rao giảng nước Thiên Chúa cho con người, tuy lời ngài giảng có lúc thu hút người nghe, có lúc bị chống đối…nhưng họ vẫn cho Ngài là một con người tốt lành. Vì Ngài sống sát gần gũi, giúp đỡ hiểu hoàn cảnh đời sống con người, lời Ngài rao giảng đi vào lòng người. Và nhất là từ nơi Ngài, Đấng là Con Thiên Chúa, phát chiếu tỏa ra một sức mạnh uy quyền lạ lùng, gây uy tín niềm cảm phục.
Chúa Giêsu Kitô đến trần gian rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa cho con người trong xã hội đất nước Do Thái, và Ngài cũng thành lập Hội Thánh ở trần gian.
Sau khi Ngài từ cõi kẻ chết sống lại và trở về trời, Hội Thánh Chúa với tin mừng của Ngài đã rao giảng từ từ phát triển lan rộng bén rễ vào đời sống xã hội con người khắp nơi trên trần gian.
Tin mừng Chúa Giêsu để lại cho Hội Thánh, cho con người không phải là một chương trình của một chính phủ để trị quốc bình thiên hạ, hay kinh bang tế thế lo việc an sinh xã hội. Nhưng là tin mừng bình an cho tâm hồn đời sống con người.
Cụ thể là phương hướng chỉ vạch ra cho đời sống đức tin phần tinh thần linh hồn con người hướng về Thiên Chúa, nguồn đời sống, hướng về con người với nhau trong tình bác ái kiến tạo hòa bình, vì tất cả cùng là đều là công trình tạo dựng của Thiên Chúa trong vũ trụ.
Hội Thánh Chúa ở trần gian có nhiệm vụ tinh thần thiêng liêng do Chúa trao cho, nhưng vẫn là con người, nên cũng có những thời gian nếp sống lâm vướng vào khủng hoảng đi xuống, những hành vi gương xấu tiêu cực gây bất mãn chống đối nơi con người.
Và Hội Thánh không có uy quyền sức mạnh thần thánh như Chúa Giêsu, nên sự hoài nghi về uy tín nơi giữa dòng đời sống xã hội vẫn luôn là số phận đời sống của Hội Thánh.
Cụ thể ở bên những xã hội văn minh phát triển có những trường hợp, phải, có thể nói được có “ làn sóng” đặt ra: có nên ở lại trong Hội Thánh hay nên ra khỏi Hội Thánh?
Chính vì thế, Hội Thánh Chúa ở trần gian luôn phải cần sự nâng đỡ ơn thiêng liêng của Chúa, luôn phải nỗ lực canh tân sửa sai cải thiện lại đi đúng con đường đời sống như Chúa muốn, để cùng đồng hành giúp con người đời sống tinh thần thiêng liêng.
Dân gian có ngạn ngữ “Thuốc đắng chữa tật. Sự thật mất lòng!” phải chăng đó là hình ảnh nói lên sự do dự lưỡng lự nên hay không nên, cùng phản ảnh điều gì là khôn ngoan về sự chân thật đúng đắn cho đời sống thể xác cũng như tinh thần?
Thánh Phero ngày xưa trước câu hỏi của Chúa Giêsu anh em có muốn ở lại hay bỏ đi, đã bộc bạch tâm tình: "Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Ðấng Kitô Con Thiên Chúa".
(Ga 6,68).
Cố Tổng Thống Hoa Kỳ, ngài J. F. Kennedy năm 1961 đã truyền đi sứ điệp hình ảnh về sự lưỡng lự phân vân nên hay không nên qua câu nói huyền thoại thời danh: “Ask not what your country can do for you — ask what you can do for your country – Xin đừng hỏi quốc gia đất nước có thể làm gì cho bạn. Nhưng hãy hỏi tôi có thể làm gì cho quốc gia đất nước.”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong đời sống con người xưa nay, sự lưỡng lự giữa những chọn lựa luôn là vấn đề to lớn cùng thời sự.
Lúc này từ gần hai năm nay, bệnh dịch do vi trùng Corona truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người sâu rộng cùng kinh hoàng gây ra bệnh tật và tử vong. Vaxin thuốc chủng ngừa đã được tìm ra để ngăn ngừa sự truyền nhiễm lây lan, hầu bảo vệ sức khoẻ cho an toàn trước nguy hiểm này. Nhưng cũng vẫn có sự lưỡng lự do dự có nên tiêm chủng hay không nên tiêm chủng?
Trong chiến tranh loạn lạc cũng xảy ra trường hợp đó, nên bỏ đi tránh khỏi vùng chiến tranh loạn lạc nơi quê hương đất nước mình đang sinh sống để cho có cho an toàn, hay cứ ở lại không rời bỏ quê hương xứ sở?
Khi nghe những lời khuyên răn dạy bảo cần phải hy sinh cố gắng… con người tự nhiên cũng có tâm trạng thái độ có nên ở lại nghe hay bỏ đi khỏi phải nghe?
Với Chúa Giêsu Kitô ngày xưa lúc ngài đi rao giảng nước Thiên Chúa giữa con người đã xảy ra tình trạng như thế nào?
Ngày xưa Chúa Giêsu Kitô khi đi rao giảng nước Thiên Chúa cho con người cũng đã nếm sống trải qua tình cảnh tương tự. Chính các tông đồ học trò của Chúa Giêsu nói với ngài:” Lời này (Thầy giảng dạy) chói tai qúa! Ai mà nghe nổi!”( Ga 6,60).
Chúa Giêsu Kitô ngày xưa rao giảng nước Thiên Chúa cho con người, tuy lời ngài giảng có lúc thu hút người nghe, có lúc bị chống đối…nhưng họ vẫn cho Ngài là một con người tốt lành. Vì Ngài sống sát gần gũi, giúp đỡ hiểu hoàn cảnh đời sống con người, lời Ngài rao giảng đi vào lòng người. Và nhất là từ nơi Ngài, Đấng là Con Thiên Chúa, phát chiếu tỏa ra một sức mạnh uy quyền lạ lùng, gây uy tín niềm cảm phục.
Chúa Giêsu Kitô đến trần gian rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa cho con người trong xã hội đất nước Do Thái, và Ngài cũng thành lập Hội Thánh ở trần gian.
Sau khi Ngài từ cõi kẻ chết sống lại và trở về trời, Hội Thánh Chúa với tin mừng của Ngài đã rao giảng từ từ phát triển lan rộng bén rễ vào đời sống xã hội con người khắp nơi trên trần gian.
Tin mừng Chúa Giêsu để lại cho Hội Thánh, cho con người không phải là một chương trình của một chính phủ để trị quốc bình thiên hạ, hay kinh bang tế thế lo việc an sinh xã hội. Nhưng là tin mừng bình an cho tâm hồn đời sống con người.
Cụ thể là phương hướng chỉ vạch ra cho đời sống đức tin phần tinh thần linh hồn con người hướng về Thiên Chúa, nguồn đời sống, hướng về con người với nhau trong tình bác ái kiến tạo hòa bình, vì tất cả cùng là đều là công trình tạo dựng của Thiên Chúa trong vũ trụ.
Hội Thánh Chúa ở trần gian có nhiệm vụ tinh thần thiêng liêng do Chúa trao cho, nhưng vẫn là con người, nên cũng có những thời gian nếp sống lâm vướng vào khủng hoảng đi xuống, những hành vi gương xấu tiêu cực gây bất mãn chống đối nơi con người.
Và Hội Thánh không có uy quyền sức mạnh thần thánh như Chúa Giêsu, nên sự hoài nghi về uy tín nơi giữa dòng đời sống xã hội vẫn luôn là số phận đời sống của Hội Thánh.
Cụ thể ở bên những xã hội văn minh phát triển có những trường hợp, phải, có thể nói được có “ làn sóng” đặt ra: có nên ở lại trong Hội Thánh hay nên ra khỏi Hội Thánh?
Chính vì thế, Hội Thánh Chúa ở trần gian luôn phải cần sự nâng đỡ ơn thiêng liêng của Chúa, luôn phải nỗ lực canh tân sửa sai cải thiện lại đi đúng con đường đời sống như Chúa muốn, để cùng đồng hành giúp con người đời sống tinh thần thiêng liêng.
Dân gian có ngạn ngữ “Thuốc đắng chữa tật. Sự thật mất lòng!” phải chăng đó là hình ảnh nói lên sự do dự lưỡng lự nên hay không nên, cùng phản ảnh điều gì là khôn ngoan về sự chân thật đúng đắn cho đời sống thể xác cũng như tinh thần?
Thánh Phero ngày xưa trước câu hỏi của Chúa Giêsu anh em có muốn ở lại hay bỏ đi, đã bộc bạch tâm tình: "Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Ðấng Kitô Con Thiên Chúa".
(Ga 6,68).
Cố Tổng Thống Hoa Kỳ, ngài J. F. Kennedy năm 1961 đã truyền đi sứ điệp hình ảnh về sự lưỡng lự phân vân nên hay không nên qua câu nói huyền thoại thời danh: “Ask not what your country can do for you — ask what you can do for your country – Xin đừng hỏi quốc gia đất nước có thể làm gì cho bạn. Nhưng hãy hỏi tôi có thể làm gì cho quốc gia đất nước.”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Bao Giờ Mới Hết Mùa Thương
Sơn Ca Linh
08:55 20/08/2021
Tưởng nhớ 5 linh mục Qui Nhơn liên tiếp qua đời
Đầu tháng Sáu nghe tin buồn Quảng Ngãi,
Cha Giuse (1), một “thừa sai trẻ” qua đời.
Nhiệt huyết dư thừa, mộng ước đầy vơi,
Ngài đã gọi, xin xếp lưới thu thuyền “rời bến”.
Cuối tháng Sáu, một tin buồn lại đến,
Cha Luca (2) cũng lặng lẽ lên đường.
Dẫu cuộc đời “cửu thập thọ” hành hương,
Nhưng ra đi nào cũng “chết đi một ít” !
Đầu tháng Bảy lại tin buồn nối tiếp,
Cha Stêphanô (3) từ giã cõi trần ai !
Hơn tám mươi năm rong ruổi đường dài,
Căn hộ nhà hưu bỗng dưng giờ hoang vắng.
Cuối tháng Bảy lại tin buồn cay đắng,
Cha Phêrô Son (4) trút hơi thở cuối cùng.
Giữa mùa Covid cách ngăn chập chùng,
Như Môsê, cha ở giữa dân mình nơi Thọ Vức !
Bây giờ tháng Tám lại nỗi buồn day dứt,
Cha Phêrô Cấp (5) một “tượng đài phong độ, hào hoa”.
Người của niềm vui, trách nhiệm, chan hoà…
Một chuyến xe qua, “bến ga đời bỏ lại”.
Cho dẫu biết cuộc đời như “bông hoa cỏ dại”,
“Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi” (Tv 102,15-16) !
Nhưng “chưa đầy 3 tháng mà 5 cuộc chia ly”,
Sao khỏi ngậm ngùi cảnh “sinh ly tử biệt”.
Giáo phận Qui Nhơn ôm nỗi buồn tha thiết,
Suốt chặng đường Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
Mùa hạ buồn vương giọt lệ triền miên,
Không biết “Mùa Thương” đến bao giờ mới hết !
Thắp nén hương chung lời kinh tha thiết,
Trong niềm tin “nhiệm mầu các thánh thông công”.
Dẫu xa xôi, cách biệt nhưng một ý một lòng,
Nguyện Chúa thương
Đưa các ngài về quê hương hằng sống !
Sơn Ca Linh (20.8.2021)
_________________________
(1)- Lm. Giuse Hoàng Văn Bính, DCCT, qua đời ngày 3.6.2021 tại Châu Ỗ, Quảng Ngãi.
(2)- Lm. Luca Nguyễn Huy Kỳ, qua đời ngày 26.6.2021 tại nhà hưu dưỡng Qui Nhơn.
(3)- Lm. Stêphanô Dương Thành Thăm, qua đời ngày 1.7.2021 tại nhà hưu dưỡng Qui Nơn.
(4)- Lm. Phêrô Đặng Son, qua đời ngày 27.7.2021 tại nhà xứ Tuy Hoà, Phú Yên
(5)- Lm. Phêrô Nguyễn Cấp, qua đời ngày 20.8.2021 tại nhà xứ Chợ Mới, Phú Yên.
VietCatholic TV
Những điều người Công Giáo cần biết về vắc xin theo Đức Thánh Cha. Vụ thảm sát kinh hoàng các nữ tu Nam Sudan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:37 20/08/2021
1. Đức Thánh Cha Phanxicô và các Giám Mục cộng tác vào chiến dịch quảng bá vắc xin COVID-19 ở Mỹ châu
Đức Thánh Cha Phanxicô, cùng với sáu Hồng Y và tổng giám mục từ Bắc, Nam và Trung Mỹ, đã cộng tác với Hội đồng Quảng cáo Vắc xin trong một chiến dịch khích lệ người dân tiêm chủng.
Chiến dịch này, gọi tắt là PSA, sẽ được nhân rộng trên phạm vi toàn cầu và sẽ được chia sẻ bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha.
PSA là một phần của Sáng kiến Giáo dục Vắc xin COVID-19 nhằm khuyến khích việc tiêm chủng chống lại coronavirus.
Trong video, Đức Thánh Cha nói:
“Nhờ ơn Chúa và nhờ công việc của nhiều người, giờ đây chúng ta có các loại vắc xin để bảo vệ chúng ta khỏi COVID-19. Những loại vắc xin ấy mang đến hy vọng chấm dứt đại dịch nhưng chỉ khi chúng có sẵn cho tất cả mọi người và chúng ta biết cộng tác với nhau.”
Đức Tổng Giám Mục José Gómez của Los Angeles nói:
“Đại dịch coronavirus khủng khiếp đã gây ra đau yếu, chết chóc và đau khổ trên toàn thế giới. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn sủng để đối diện với nó bằng sức mạnh đức tin, bảo đảm rằng vắc xin có sẵn cho tất cả mọi người, để mọi người chúng ta đều được miễn nhiễm”.
Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes của Mễ Tây Cơ nói:
“Khi chúng ta chuẩn bị cho một tương lai sán lạn hơn trong tư cách là một cộng đồng toàn cầu và kết nối tương tác với nhau, chúng ta muốn lan truyền hy vọng cho mọi người, không trừ một ai, từ Bắc chí Nam của Mỹ Châu chúng tôi ủng hộ việc tiêm chủng cho mọi người.”
Đức Hồng Y Rodríguez Maradiaga của Honduras nói:
“Còn nhiều điều phải học hỏi về virus này, nhưng có một điều chắc chắn đó là: các loại vắc xin đã được phê chuẩn là hiệu quả và có ở đây để cứu các mạng sống. Chúng là chìa khó tiến đến việc chữa lành cá nhân và toàn cầu.”
Đức Hồng Y Cláudio Hummes của Brazil nói:
“Các nỗ lực anh hùng của các chuyên gia y tế đã tạo ra các vắc xin an toàn và hiệu nghiệm để bảo vệ toàn thể gia đình nhân loại. Tiêm chủng là một hành vi yêu thương đối với mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất.”
Đức Hồng Y Gregorio Rosa Chávez của El Salvador nói:
“Tiêm chủng giúp chúng ta bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất. Lựa chọn tiêm chủng của chúng ta ảnh hưởng đến những người khác. Đó là một trách nhiệm luân lý, một hành vi yêu thương đối với toàn thể cộng đồng.”
Đức Tổng Giám Mục Miguel Cabrejos của Peru nói:
“Chúng tôi Bắc, Trung, Nam Mỹ và vùng Caribê hiệp nhất trong việc cổ vũ và ủng hộ việc tiêm phòng cho tất cả. Tôi khích lệ anh chị em hành động một cách có trách nhiệm như các thành viên của đại gia đình nhân loại, tìm kiếm và bảo vệ sức khoẻ toàn vẹn của chúng ta và việc tiêm chủng toàn cầu.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm:
“Tiêm chủng bằng các loại vắc xin được phê chuẩn bởi các nhà chức trách hữu quan là một hành động yêu thương. Và giúp đại đa số dân chúng làm như thế là một hành vi yêu thương. Yêu thương chính mình, gia đình mình, bạn bè, và yêu thương tất cả mọi người. Yêu thương cũng có tính xã hội và chính trị. Có một tình yêu xã hội và chính trị, nó mang tính phổ quát, luôn tuôn trào qua các cử chỉ nhỏ của cá nhân có khả năng chuyể hóa và thăng tiến các xã hội. Tiêm chủng là một cách thế đơn giản nhưng sâu sắc để chăm sóc cho nhau, đặc biệt cho những người dễ bị tổn thương nhất. Tôi cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta có thể thực hiện cử chỉ yêu thương nhỏ của chính mình này. Dù nhỏ đến đâu, tình yêu luôn lớn lao. Các cử chỉ nhỏ cho một tương lai sáng lạn hơn. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em. Cám ơn anh chị em.”
Source:Catholic News Agency
2. Đức Thánh Cha Phanxicô chia buồn với cộng đồng Plymouth
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự gần gũi thiêng liêng của mình với cộng đồng Plymouth ở tây nam nước Anh, nơi đang hồi phục sau vụ xả súng hàng loạt vào hôm thứ Năm khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có một trẻ nhỏ và làm bị thương những người khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một bức điện cho Đức Cha Mark O'Toole của Plymouth, Anh.
Một buổi lễ cầu nguyện đã được tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ xả súng kinh hoàng này.
Lễ Canh thức cho những Người chết diễn ra tại Nhà thờ Chính tòa St Mary và St Boniface ở Plymouth, do Đức Cha O'Toole chủ trì.
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự đau buồn về vụ xả súng và bảo đảm với những người tụ tập tham dự Lễ Canh thức về sự gần gũi thiêng liêng của ngài.
Đức Giáo Hoàng cho biết ngài tham gia cùng họ “để phó dâng linh hồn của những người đã chết cho lòng nhân từ yêu thương của Thiên Chúa Toàn Năng và ngài cầu xin những ân sủng thiêng liêng là ơn chữa lành và ơn an ủi cho những người bị thương và tang quyến”.
Trước khi ban phép lành Tòa Thánh, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện xin Chúa Cứu Thế ban cho tất cả mọi người “sức mạnh để từ bỏ bạo lực và chiến thắng mọi điều ác bằng điều thiện”.
Bạo lực hôm thứ Năm đánh dấu vụ xả súng hàng loạt đầu tiên ở Vương quốc Anh trong 11 năm, nơi tỷ lệ giết người bằng súng thuộc hàng thấp nhất thế giới.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Thánh Cha Phanxicô đau buồn vì 'cuộc tấn công tàn bạo' giết chết các nữ tu Công Giáo ở Nam Sudan
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chia buồn sau một vụ tấn công bạo lực nhằm vào một nhóm nữ tu Công Giáo và những người khác ở Nam Sudan khiến 5 người thiệt mạng vào hôm thứ Hai.
Thông điệp của Đức Thánh Cha hôm 17 tháng 8 cho biết: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã vô cùng đau buồn khi biết về vụ tấn công tàn bạo nhằm vào một nhóm các Nữ tu của Thánh Tâm Chúa Giêsu.”
Một vụ phục kích dọc đường cao tốc ở Nam Sudan vào ngày 16 tháng 8 đã dẫn đến cái chết của 5 người, trong đó có các nữ tu Công Giáo, là Sơ Mary Daniel Abud và Sơ Regina Roba.
Hai người nằm trong một nhóm bảy chị em Công Giáo đi trên xe buýt đến Juba, thủ đô Nam Sudan, từ Giáo xứ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ở thành phố Nimule, khoảng 120 dặm về phía nam.
Sơ Christine John Amaa nói với ACI Africa, rằng các sơ thiệt mạng đã có mặt ở Nimule để kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ vào ngày 15 tháng 8.
Trong một email ngày 16 tháng 8, Sơ Amaa cho biết Giáo xứ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời cũng là nơi Dòng các nữ tu Thánh Tâm Chúa Giêsu được thành lập.
Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài “gửi lời chia buồn chân thành” đến gia đình và cộng đồng tôn giáo của những chị em đã chết vì “ hành động bạo lực vô nghĩa này”.
Bức điện do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký, cho biết:
“Tin tưởng rằng sự hy sinh của các chị sẽ thúc đẩy sự nghiệp hòa bình, hòa giải và an ninh trong khu vực, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho sự yên nghỉ vĩnh hằng của các chị và sự an ủi cho những người đau buồn vì sự mất mát của họ”.
Thông điệp khép lại bằng cách cầu xin ơn an ủi và bình an của Chúa trên những người tham dự tang lễ của chị em. Đức Giáo Hoàng cũng đã ban phép lành Tòa Thánh cho những người đang than khóc cái chết của các nữ tu.
Sơ Amaa nói với ACI Africa rằng hai chị em đã sau khi bị phục kích bởi những tay súng không rõ danh tính khi đang đi dọc theo Đường Juba-Nimule, một đường cao tốc nối Nam Sudan và Uganda.
Bảy nữ tu và những người khác đi cùng với các nạn nhân “đã cố gắng chạy trốn khỏi hiện trường và trốn trong nhiều bụi cây xung quanh. Các tay súng đã đến nơi Sơ Mary Daniel nằm và lạnh lùng bắn chết sơ ấy”.
Trong một email khác, Sơ Bakhita K. Francis nói với ACI Africa rằng “những kẻ tấn công đã chạy theo các Sơ vào bụi rậm và bắn vào lưng Sơ Regina khi sơ ấy đang chạy. Sơ Antonietta cũng đang chạy nhưng đã trốn thoát được. Sơ Regina được tìm thấy còn sống nhưng đã chết trong bệnh viện ở Juba.”
Sơ Phanxicô nói thêm rằng Sơ Mary Daniel Abud và một người lái xe “chết ngay lập tức” khi bọn du kích nổ súng.
Source:Catholic News Agency
Giáo gian muốn hợp pháp hóa ma túy ở quê hương ĐGH. Nỗi buồn của TGM Hy Lạp trước đám cháy quá lớn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:16 20/08/2021
1. Giáo Hội Công Giáo ở Á Căn Đình phản đối mưu toan hợp pháp hóa cần sa của giáo gian Alberto Fernandez
Đầu tháng này, Tổng thống Á Căn Đình Alberto Fernandez cho biết đất nước cần có cuộc tranh luận về việc hợp pháp hóa cần sa giải trí, một động thái mà ủy ban Công Giáo chuyên về các chứng nghiện ngập và lệ thuộc vào ma túy gọi là “đạo đức giả”.
Trước đây, giáo gian Alberto Fernandez cũng thực hiện cùng một động tác như thế để hợp pháp hóa phá thai.
Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục viết rằng: “Thật là đạo đức giả, khi nói về việc hợp pháp hóa cần sa trong bối cảnh nghèo đói và cơ cực của hàng trăm ngàn thanh thiếu niên, những người không thể khao khát được đào tạo nghiêm túc hoặc có một công việc tử tế, kết quả của nhiều thập kỷ bị lơ là”.
Các ngài cũng cho rằng thật là đạo đức giả khi nói về việc hợp pháp hóa cần sa khi những người sống trong các khu dân cư nghèo nhất của đất nước không có nước, cũng chẳng có điện, không được hưởng một nền giáo dục hay không gian để giải trí.
Theo ước tính mới nhất, gần 70% trẻ em và thanh niên Argentina sống dưới mức nghèo khổ, và hơn ba triệu người sống trong hơn 4,000 khu ổ chuột của đất nước.
Ủy ban Cai nghiện của Giáo hội giám sát hàng chục Hogares de Cristo - tức là Nhà Chúa Kitô - ở Á Căn Đình. Sáng kiến này được tài trợ đầu tiên bởi Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, hiện là Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vào năm 2008.
Tọa lạc tại trung tâm của các “khu ổ chuột”, những ngôi nhà này họ đã giúp hàng ngàn người vượt qua tình trạng nghiện ngập.
Động thái mới nhất này cho thấy Alberto Fernandez hành động vì các lợi ích của các nhóm tài phiệt khổng lồ và không đoái hoài gì đến dân nghèo hay tương lai của quốc gia.
Source:Crux
2. Giáo Hội Hoa Kỳ cầu nguyện cho Haiti sau trận động đất kinh hoàng
Chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ bày tỏ “lời cầu nguyện chân thành cho người dân Haiti, những người đang thương tiếc sự mất mát của những người thân yêu và đang đau khổ” sau khi một trận động đất tấn công quốc gia Caribe vào sáng sớm ngày 14 tháng 8.
Hơn 1,200 người chết và hơn 5,700 người bị thương tính đến ngày 15 tháng 8.
Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, chủ tịch của USCCB, cho biết: “Chúng ta hãy đoàn kết với Giáo hội ở Haiti, và dâng lời cầu nguyện, đặc biệt vào cuối tuần này khi chúng ta kỷ niệm Lễ trọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời”, Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, chủ tịch của USCCB, nói trong một tuyên bố.
“Trong những giây phút thử thách kéo dài này, mong anh chị em Haiti cảm nhận được sự an ủi, lòng trắc ẩn và vòng tay bao bọc của Đức Mẹ. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, bổn mạng của Haiti, xin cầu bầu cho chúng con!”
Tâm chấn của trận động đất 7.2 độ richter nằm cách thành phố Saint-Louis du Sud 7.5 dặm hay 12 km về phía đông bắc, nghĩa là cách thủ đô Port-au-Prince 78 dặm về phía tây. Trận động đất bắt đầu lúc 8:29 sáng giờ địa phương, theo Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ.
Đức Tổng Giám Mục Gomez cho biết trong tuyên bố rằng các giám mục Hoa Kỳ dâng lời cầu nguyện của các ngài cho Đức Tổng Giám Mục Launay Saturné, chủ tịch hội đồng giám mục Haiti, và cho “ tất cả những người phục vụ không mệt mỏi các cộng đồng đức tin ở Haiti.”
Đức Hồng Y Chibly Langlois của Les Cayes, vị Hồng Y đầu tiên của Haiti, đã bị thương trong trận động đất, mặc dù các báo cáo cho thấy vết thương của ngài không nguy hiểm đến tính mạng. Những hình ảnh cho thấy Tòa Giám Mục của ngài bị hư hại nghiêm trọng và mọi người đang tìm kiếm trong đống đổ nát sau trận động đất.
Source:Crux
3. Đức Tổng Giám Mục Hy Lạp: Cần phải có những thay đổi để chuẩn bị cho những thảm họa trong tương lai
Khi làn sóng cháy rừng tàn phá các vùng của Hy Lạp, một tổng giám mục Công Giáo cho biết có thể cần phải có các chính sách khác nhau để giúp ngăn chặn sự tái phát.
Đức Tổng Giám Mục Josif Printezis của Naxos-Andros-Tinos- Mykonos cho biết: “ Chúng ta phải nhạy cảm và cẩn thận hơn nhiều khi nói đến sinh thái và sự chuẩn bị - dù sao thì chúng ta cũng không có nhiều rừng ở Hy Lạp, và phần lớn những gì chúng ta có hiện đã bị phá hủy”. Đức Cha Printezis là tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hy Lạp.
“Không có chính quyền trung ương hay địa phương nào có thể chuẩn bị đầy đủ cho những sự kiện như vậy. Nhưng chúng ta nên có trách nhiệm hơn, với nhiều máy bay và thiết bị hơn, cũng như các quy định chặt chẽ hơn về việc xây nhà và tiếp cận các dịch vụ khẩn cấp”, ngài nói với Catholic News Service.
Các đội cứu hỏa từ khắp Âu châu, với sự hỗ trợ của trực thăng ném bom nước, đã phải vật lộn để kiểm soát đám cháy rừng đang tàn phá ở các vùng Peloponnese và Attica của Hy Lạp, cũng như trên Evia, hòn đảo lớn thứ hai của đất nước, phía đông bắc Athens.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã xin lỗi về những thất bại của chính phủ và xác nhận vào ngày 12 tháng 8 rằng các vụ cháy đã gây ra thảm họa sinh thái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ; ông kêu gọi sự hợp tác của phe đối lập trong việc tìm kiếm “các giải pháp táo bạo”.
Đức Tổng Giám Mục Printezis nói với CNS rằng thông tin về thiệt hại đối với các giáo xứ Công Giáo vẫn đang được thu thập, và nói thêm rằng ngài đã có thể nhìn thấy và ngửi thấy ngọn lửa từ nơi ở của mình trên đảo Tinos của Aegean, cách đám cháy 70 dặm.
Trong khi đó, Caritas, cho biết họ đang chuẩn bị kế hoạch giúp đỡ các nạn nhân vụ hỏa hoạn, với sự hợp tác của chính quyền thành phố và các tổ chức từ thiện Công Giáo ở nước ngoài.
“Từ những giây phút đầu tiên của thảm kịch mới nhất này, chúng tôi đã theo dõi với sự lo lắng, thống khổ và đau đớn, tập trung lời cầu nguyện cho các nạn nhân.”
Source:National Catholic Register
Cảm động: Thánh lễ nơi thâm sơn cùng cốc, giữa trời bao la trước các cấm đoán của nhà cầm quyền
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:10 20/08/2021
1. Đức Tổng Giám Mục Dublin nói rằng đức tin đã 'biến mất' ở Ái Nhĩ Lan
Bằng chứng về đức tin Kitô ở Ái Nhĩ Lan ngày nay “xem ra đã biến mất”, Đức Tổng Giám Mục Dermot Farrell của tổng giáo phận Dublin đã nhận xét như trên. Ngài nhấn mạnh rằng “cuộc khủng hoảng đức tin tiềm ẩn” này là “đặc biệt nghiêm trọng giữa các thế hệ trẻ”.
“Những lời bình luận công cộng trong giới truyền thông ở Ái Nhĩ Lan phản ảnh một thái độ tiêu cực trong cách hiểu của họ đối với Giáo hội và các ơn gọi của Giáo Hội, và gây ra tác động tiêu cực của công chúng trước những cố gắng rao giảng Tin Mừng”.
Đức Tổng Giám Mục Farrell đã đưa ra nhận xét trên trong một cuộc phỏng vấn với ấn bản năm 2021 của tờ 'Síolta', tạp chí hàng năm của chủng viện quốc gia tại Đại học St Patrick, Maynooth.
“Những thách thức mà tôi phải đối mặt là khá rõ ràng. Chúng ta có một hàng giáo sĩ già nua và có rất ít ơn gọi vào chức linh mục triều hay dòng. Số người tích cực thực hành và sống đức tin đang bị giảm sút nghiêm trọng”.
“Đức tin cần có nghi thức, là sự hiện thân của đức tin. Người ta phải thấy nơi chúng ta đức tin được sống như thế nào. Ngày nay, khả năng hiển thị của đức tin xem ra đã biến mất. Tôi cũng đang đối phó với di sản của các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục đã làm tổn hại đến uy tín của Giáo hội. Vì tài chính là một hàm số phụ thuộc vào nhiều tham số, các vấn đề tài chính sẽ phát sinh và sẽ được đẩy nhanh bởi đại dịch toàn cầu và hậu quả của nó,” ông nói.
Đức Tổng Giám Mục nhận xét rằng: “ Mô hình hiện tại của Giáo Hội là không bền vững. Tại Dublin, chúng ta cần một chương trình giáo lý viên hiệu quả trong toàn giáo phận để bổ sung và cuối cùng, thay thế việc giảng dạy đức tin hiện tại cho giới trẻ. Với sự suy giảm dần dần của tôn giáo trong gia đình, vai trò của các giáo lý viên có trình độ sẽ rất cần thiết. Theo tôi, việc trao truyền Đức Tin cho giới trẻ là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà Giáo hội chúng ta phải đối mặt ngày nay”.
Source:Irish Times
2. Các giáo phận Ái Nhĩ Lan đang hồi sinh truyền thống Thánh Lễ ở các tảng đá
Phản ứng lại trước các chính sách lợi dụng đại dịch coronavirus để hạn chế tự do tín ngưỡng của chính phủ Ái Nhĩ Lan, văn phòng Ái Nhĩ Lan của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN, đã đưa ra một sáng kiến để nhấn mạnh tầm quan trọng của Thánh lễ bằng cách khuyến khích các linh mục cử hành Thánh Thể tại các bàn thờ bằng đá ngoài trời như trong thời kỳ bách hại. Những thánh lễ này được gọi là “ Mass Rocks”.
Sự can đảm của các linh mục, những người đã liều mình cử hành Thánh lễ tại những tảng đá này, là một yếu tố giúp giữ cho Ái Nhĩ Lan luôn trung thành với Đức tin Công Giáo. Một trong số các vị là Cha Nicholas Mayler, một linh mục quản xứ ở Giáo phận Ferns, phía đông nam Ái Nhĩ Lan. Trong thời gian người Công Giáo Ái Nhĩ Lan bị bách hại, ngài ở lại chăm sóc đàn chiên của mình. Vào ngày lễ Giáng sinh năm 1653, khi ngài đang cử hành thánh lễ Mass Rock gần làng Tomhaggard Co. Wexford, quân đội Anh đã giết chết ngài. Bà Lambert, một trong những tín hữu Công Giáo, đã tìm cách lấy được chiếc chén thánh và trao nó cho gia đình của vị linh mục. Vào thế kỷ 19, một người thân của vị linh mục tử đạo đã trả lại chén thánh cho Giáo Hội. Chén thánh này hiện được sử dụng thường xuyên trong Thánh lễ Ngày Giáng sinh được cử hành hàng năm tại cùng một Tảng đá.
Năm 1536, Vua Henry Thứ Tám lần đầu tiên cố gắng phá vỡ mối quan hệ giữa Giáo hội Ái Nhĩ Lan và giám mục Rôma. Ở những nơi như Dublin, các nỗ lực chiếm đất của các tu viện đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Nhiều người theo đạo, chẳng hạn như các tu sĩ dòng Xitô Nhặt Phép tại Tu viện Đức Maria ở Dublin, đã tử vì đạo vì từ chối tuân theo các yêu cầu của nhà vua.
Con trai của Henry, là Vua Edward thứ Sáu, đã cấm cử hành Thánh lễ. Các nhà thờ Công Giáo đã bị tịch thu, và các linh mục phải trốn tránh. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn sau khi Oliver Cromwell xâm lược Ireland vào năm 1649. Quân đội của Cromwell đã tiến hành các vụ giết người và thảm sát trên quy mô lớn. Các linh mục buộc phải rời Ái Nhĩ Lan hoặc đối mặt với án tử hình.
Một nhà thơ Gaelic từ thời đại được gọi là Éamonn an Dúna đã viết một bài thơ về những thời điểm đó ở Ireland. Éamonn nói tiếng Ailen liệt kê những cụm từ tiếng Anh mà anh ta nghe được, có lẽ là từ quân đội Anh: “ Một kẻ giết người (ngoài vòng pháp luật), hack anh ta, treo cổ anh ta, một kẻ nổi loạn, một kẻ lừa đảo, một tên trộm, một linh mục, một tay papist. “
Từ những năm 1790 trở đi, các luật hình sự chống lại người Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan dần dần bị bãi bỏ. Nhưng ngày nay, trước đà cấm cách của chính phủ Ái Nhĩ Lan, Thánh Lễ trên các tảng đá tiếp tục được quan tâm và truyền thống này đang có khuynh hướng tăng
Source:ACN
3. Ba Lan chuẩn bị cho việc phong chân phước cho Đức Hồng Y Stefan Wyszyński
Khi trở thành giáo hoàng, Thánh Gioan Phaolô II đã nói rằng “Sẽ không có Giáo hoàng Ba Lan nếu không có Đức Hồng Y Giáo chủ”.
Vị Hồng Y Giáo chủ mà ngài nhắc đến là Đức Hồng Y người Ba Lan Stefan Wyszyński, người sẽ được phong chân phước vào ngày 12 tháng 9.
Đức Hồng Y Wyszyński, thường được gọi là “Vị Hồng Y Giáo chủ sắt” vì sự kháng cự của ngài trước chủ nghĩa cộng sản. Ngài sinh tại Zuzela, cách Warsaw 75 dặm về phía đông, vào ngày 3 tháng 8 năm 1901, khi Ba Lan vẫn còn nằm dưới ách đô hộ của Nga, Đức và Áo sau những phân chia cuối thế kỷ 18.
Ngài mới lên 9 tuổi khi mẹ ngài, bà Julianna qua đời. Khi mẹ cậu hấp hối, một giáo viên được người Nga gửi đến trong vùng bảo cậu hãy ở lại trong trường nội trú. Cậu bé Stefan nói rằng cậu không muốn đến học ở một ngôi trường như thế và vội vã về nhà để tạm biệt người mẹ yêu dấu của mình.
“Đó là một dấu hiệu rất sớm của lòng dũng cảm,” Ewa Czaczkowska, tác giả của một cuốn tiểu sử dầy 1000 trang của Wyszynski viết.
Bà Julianna qua đời cùng ngày.
Đức Hồng Y Wyszyński được ghi nhận là người đã giúp bảo tồn và củng cố Kitô Giáo ở Ba Lan bất chấp các cuộc đàn áp của chế độ cộng sản từ năm 1945 trở đi.
Ngài được gọi là “Giáo chủ của Thiên niên kỷ” bởi vì trong tư cách là Giáo chủ Ba Lan, ngài đã giám sát một chương trình chuẩn bị kéo dài 9 năm với đỉnh điểm là lễ kỷ niệm trên toàn quốc vào năm 1966 biến cố 1000 năm Ba Lan đón nhận ánh sáng Tin Mừng.
Năm 1953, Đức Hồng Y Wyszyński bị chính quyền Cộng sản quản thúc trong ba năm vì từ chối trừng phạt các linh mục hoạt động trong cuộc kháng chiến của Ba Lan chống lại chế độ Cộng sản.
Ngài cũng giúp bảo đảm sự chấp thuận Đức Cha Karol Wojtyła làm tổng giám mục Kraków vào năm 1964, mà cuối cùng điều này dẫn đến việc Đức Wojtyła được bầu làm Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1978.
Đức Hồng Y Wyszyński qua đời vào ngày 28 tháng 5 năm 1981, 15 ngày sau khi Đức Gioan Phaolô II bị bắn trong một vụ ám sát. Không thể tham dự tang lễ của vị Hồng Y, Đức Gioan Phaolô II đã viết trong một bức thư gửi người dân Ba Lan: “Chúng ta hãy đặc biệt suy niệm về hình bóng của vị Giáo Chủ khó quên, Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, về ký ức đáng kính, về con người của ngài, sự giảng dạy của ngài, và vai trò của ngài trong một thời kỳ lịch sử khó khăn như thế của chúng ta”.
Source:Crux