Ngày 20-08-2011
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại hội giới trẻ thế giới: Cửa sổ của trời cao!
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
03:04 20/08/2011
Đại Hội giới trẻ thế giới lần thứ 26. đã khai mạc ngày 16.08.211 ở thủ đô Madrid nứơc Tây ban Nha với chủ đề: „Anh em hãy bén rễ sâu vào nền tảng Đức Giêsu Kitô“. Và Đức thánh cha Beneđictô XVI. đã tới Madrid cùng tham dự Đại Hội giới trẻ thế giới ngày 18.08.2011.

Vào buổi chiều tối ngày 18.08.2011 đức thánh Cha Benedictô 16. đã đến Plaza de Cibeles, trung tâm thủ đô Madrid chào mừng các Bạn Trẻ tụ tập ở quảng trường hàng chục ngàn người. Trong tiếng reo hò vui cười rộn rã của các bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, Đức Thánh cha đã nói với họ trong tâm tình cha con về nền tảng chủ đề của Đại Hội :

„Các con bạn trẻ thân yêu, nếu các con xây dựng trên đá rắn chắc, không chỉ cuộc sống của các con sẽ được vững chắc và ổn định, nhưng nó cũng sẽ giúp tỏa ánh sáng Chúa Kitô chiếu sáng trên những người trong độ tuổi của các con và trên toàn thể nhân loại, trình bày một sự thay thế hợp lý cho tất cả những ai thiếu sót, bởi vì các yếu tố cần thiết trong cuộc sống kiên định, và cho những ai thường theo ý tưởng thời trang. Họ tìm cái gì tạm bợ hiện tại và bây giờ mà thôi, quên đi công lý thật sự, hoặc họ tự chôn vùi trong ý kiến của riêng mình thay vì tìm kiếm sự thật đơn giản.“.

Đại Hội giới trẻ thế giới diễn ra ở thủ đô Madrid nứơc Tây ban nha từ ngày 16. đến 21. tháng tám 2011, theo tin tưc dưới ánh nắng gay gắt mùa hè bên Âu châu trên dưới 40 độ C, và nhất là nạn thất nghiệp của người trẻ khá cao 21% ở đây.

Nhà Vua Carlos của nước Tây ban nha đã ra tập sân máy bay đón tiếp Đức Thánh Cha hôm 18.08.2011, và nhà Vua đã có lời chào mừng nồng nhiệt Đức Thánh Cha. Về ý nghĩa chuyến viếng thăm ngày Đại Hội giới trẻ, nhà Vua nói:

„ Thưa đức thánh cha, như Ngài đã nói trong thông điệp Ngày Giới Trẻ Thế Giới, " mong muốn những gì là thực sự vĩ đại là một phần của tuổi trẻ."

Và chúng ta không thể làm thất vọng những người trẻ trong mong muốn chính đáng của họ muốn ước mơ của họ thành hiện thực. Nguyện vọng và các vấn đề của họ phải là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Đó là tương lai của họ, nhưng nó cũng là tương lai của xã hội xét về toàn diện.

Bây giờ chính là lúc chúng ta tăng gấp đôi việc hỗ trợ họ, cung cấp cho những người trẻ với tất cả các nguồn lực có thể để giúp họ thực hiện theo cách của họ, để chấm dứt nạn thanh niên thất nghiệp đáng xấu hổ, và khuyến khích những người trẻ tuổi thắp sáng lên ngọn đuốc của những giá trị làm cho nhân loại tuyệt vời.

Chúng tôi tin tưởng vào cảm hứng Ngài, thưa Đức Thánh Cha, không chỉ để khuyến khích thanh niên của Tây Ban Nha và cả thế giới phát triển các giá trị mà còn làm cho xã hội chúng ta nhạy cảm hơn với sự cần thiết phải hỗ trợ các dự án và hy vọng những người trẻ tuổi.“

Ban tổ chức Đại hội đã đưa ra một vài con số thống kê:

1. Khoảng 10.000.000 mét dây được dùng để trang trí quấn chung quanh các bàn thờ.
2. 1.200.000 lần được quay xem qua Video Youtube
3. 1.000.000 bạn trẻ sẽ tới tham dự biến cố lớn lao này
4. 30.000 người thiện nguyện trợ giúp
5. 15.000 thành viên của câu lạc bộ bậc ông bà trợ giúp việc tổ chức đại hội
6. 14.000 Linh mục cùng đồng tế dâng thánh lễ với Đức Thánh Cha
7. 5.000 phóng viên báo chí trên thế giới đã đang cai tường thuật.
8. 4.000 bạn trẻ khuyết tật ghi danh tham dự Đại hội
9. 2.000 bạn trẻ ở những nươc chậm tiến nghèo túng có cơ hội tham dự đại hội nhờ sự đóng góp của qũy liên đới do các tham dự viên chính thức cùng chung góp.
10. 800 Giám mục trên thế giới về tham dự Đại hội và giảng dậy giáo lý.
11. 300 ca viên của các ca đoàn và ban nhạc hát trong những ngày Đại hội
12. 300 buổi tổ chức văn hóa: Hòa nhạc, triển lãm, giới thiệu di tich lịch sử.
13. 200 Tòa Giải tội theo hình cánh buồm được dựng ở Parque del Retiro.
14. 192 quốc gia đất nước trên thế giới có bạn trẻ đến tham dự đại hội.
15. 120 bao đựng bột mì dùng làm bánh lễ, mỗi bao chứa 25 kílô bột mì, được những nhà hảo tâm tặng cho Đại hội.
16. 79 tiếng đồng hồ Đức Thánh Cha Benedictô 16. có mặt lưu tại thủ đô Madrid tham dự đại hội giới trẻ thế giới.
17. 50 văn phòng truyền thông làm việc chuyển đi tin tức hình ảnh cùng những bài phóng sự cho truyền hình và truyền thanh.
18. Khu sân dùng cho buổi cầu nguyện chầu Thánh Thể chiều thứ bảy 20.08. và Thánh lễ bế mạc ngày Chúa nhật 21.08.2011 rộng bằng 48 sân vận động đá banh.
19. 24 cây cầu trên đường xe Đức thánh cha di chuyển đi ngang qua.
20. 21 ngôn ngữ khác nhau dùng trong thông tin chính thức của Đại hội.
21. 17 chiếc lều lớn rộng được dựng ở khu Cuatro Vientos có đặt Mình Thánh Chúa để mọi người đến cầu nguyện.
22. 15 hình tượng bằng gỗ lấy từ những vùng khác nhau trong nước Tây ban Nha dùng cho chặng đường Thánh gía ngày thứ sáu 19.08.2011 ở Madrid.
23. 12 bạn trẻ dùng chung bữa cơn trưa với Đức thánh cha Benedictô 16., mỗi châu lục hai bạn và hai bạn trẻ của Tây ban Nha.
24. 12 bức ảnh hình Đức trinh nữ Maria từ các nơi trên thế giới được dựng trưng bày ở Madrid de los Austrias, nơi diễn ra những buổi cầu nguyện lần chuỗi mân côi hoặc đọc hoặc ca hát.
25. 08 tấn trái cây được những nhà hảo tâm buôn bán hoa qủa tặng Đại hội.
26. 07 tấn tràng chuỗi mân côi để trao cho những người tham dự hành hương.
27. 05 châu lục trên thế giới đều có mặt tham dự ngày đại hội giới trẻ thế giới.
28. 02 lần diễn ra đại hội giới trẻ thế giới ở Tây ban Nha: lần thứ nhất ở Santiago de Compostela năm 1989 và lần thứ hai ở Madrid năm 2011.
29. Chi phí cho Đại Hội giới trẻ thế giới do chính những tham dự viên đóng và những nhà hảo tâm tài trợ. Đất nước Tây ban Nha không phải dùng tiền thuế đóng góp của người dân cho việc này một đồng nào.

Đức thánh cha nói với các bạn trẻ: „Cha chào mừng các con và mời các con đến nguồn suối tuổi trẻ tươi vui của các con, đến làm quen với Vị diễn viên khởi thủy tuyệt đối của Đại hội giới trẻ thế giới trải qua mọi thời gian. Vị đó là Chúa Giêsu Kitô.

Trong những ngày đại hội các con sẽ nghe lời ngài nói riêng với các con. Các con hãy để cho Lời ngài thấm nhập bén rễ vào trái tim tâm hồn mình. Các con xây dựng đời sống mình trên nền tảng đó. Các con trở nên thành viên trong dây sợi dây dài to lớn những mắt xích đức tin, và mọi người cùng nâng đỡ nhau trong đời sống đức tin.

Giáo Hội cần các con, và các con cần Giáo Hội. Giáo Hội cần sự trung thành của tuổi trẻ xây dựng bén rễ sâu trên nền tảng Chúa Giêsu Kitô.“

Đại Hội giới trẻ thế giới là lễ đức tin. Và còn hơn thế nữa, là cửa sổ của trời cao.
 
Công giáo và Hồi giáo nên giáo dục giới trẻ về phẩm giá con người
Trầm Thiên Thu
03:05 20/08/2011
CatholicCulture.org (19-8-2011) – Trong một thông điệp, công bố ngày 19-8-2011, gởi cho người Hồi giáo trên thế giới, thời gian cận kề mùa chay Ramadan, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn (Pontifical Council for Inter-Religious Dialogue) đã tập trung vào nhu cầu giáo dục giới trẻ về các quy luật luân lý cơ bản.

Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran viết: Nhiệm vụ của chúng ta là giúp đỡ họ phát hiện ra rằng có cả cái thiện và cái ác, lương tâm là chốn linh thiêng phải được tôn trọng, và trau dồi tâm linh khiến chúng ta sống có trách nhiệm hơn, biết cảm thông hơn, và sẵn sàng hơn đối với những điều tốt phổ biến. Các Kitô hữu và Hồi giáo thường xuyên chứng kiến các động thái vi phạm”.

ĐHY Jean-Louis công khai lên án bạo lực chống lại các những người có niềm tin tôn giáo, thúc đẩy Hồi giáo thể hiện lòng khoan dung. Ngài cho biết thêm: Chúng ta không thể không tố cáo các dạng cuồng tín và đe dọa”.
 
ĐTC đưa ra những thách thức đối với những giáo sư trẻ
Jos. Tú Nạc, NMS
03:12 20/08/2011
SAN LORENZO DE EL ESCORIAL. Spain (CNS) – Những cuộc gặp gỡ của ĐTC Benedict XVI với nữ tu trẻ thánh hiến và những giáo sư đại học trẻ, được tổ chức phối hợp cùng lúc, và đã có những tiếng nói rất khác nhau.

Các chị và các nữ tu – tất cả đều dưới 35 tuổi – đã tập trung trong sân riêng của Thánh Đường cổ St. Laurence dưới ánh nắng rực rỡ. Trong lúc những giáo sư – hầu hết dưới 40 tuổi tập trung trong ngôi nhà thờ đá đầy ấn tượng.

Những phụ nữ trẻ thánh hiến đời mình hồ hởi trong tiếng hát, lời kinh chúc tụng và nhịp nhàng vẫy tay. Hầu hết trong số họ đứng trên những chiếc ghế nhựa khi Đức Thánh Cha bước vào. Các giáo sư trẻ thăm hỏi nhau thay vì im lặng trước khi Đức Thánh Cha đến và vẫn đứng trên sàn nhà khi Đức Thánh Cha bước vào; sau cùng họ tiến vào nhà thờ.

Trong diễn từ dành cho cả hai nhóm, Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng biết ơn và gửi đến họ lời động viên, khuyến khích, vì chính Ngài đã từng là một giáo sư trẻ, và nhiều lời khuyên của Ngài với các học giả dựa trên căn bản kinh nghiệm cá nhân, và tiếp tục quan tâm theo dõi về nhưng gì đang xảy ra trong những trường đại học trên khắp thế giới.

Bởi chính trị và kinh tế đã tác động, chi phối. Rất nhiều trường đại học hầu như đang trở thành những trường kỹ thuật, việc đào tạo giới trẻ cho một ngành chuyên môn không thể thiếu sự giúp đỡ để họ hiểu biết, để truy tìm, để yêu thích kiến thức và chân lý, và những gì nó mang ý nghĩa được sáng tạo trong hình ảnh của Thiên Chúa, ĐTC Benedict đã nói.

Việc giảng dạy của người Công Giáo trong các trường đại học là một phần của những thế kỷ lâu dài “lớp lớp những nam, nữ đã tận tình giảng dạy đức tin và tạo uy tín cho nó với lý trí nhân loại,” Đức Thánh Cha nói. “Chúng ta thực hiện điều này không đơn giản chỉ bằng việc giảng dạy của chúng ta, mà còn bằng cách chúng ta sống đức tin của mình và thể hiện nó.”

“Giới trẻ cần những nhà giáo khả tín: những cá nhân mở cửa cho sự viên mãn của chân lý, cho những ngành khác nhau của kiến thức, những cá nhân biết lắng nghe và trải nghiệm trong chính tâm hồn họ để đối thoại liên ngành học thuật; những cá nhân, những người mà, trên hết tất cả, phải thuyết phục về khả năng nhân loại của chúng ta trước sự tiến triển theo con đường của chân lý,” Ngài nói.

“Chúng ta cần phải nhận thức ở nơi đầu tiên mà con đường dẫn đến sự viên mãn chân lý đòi hỏ sự cam kết vẹn toàn: đó là con đường của nhận thức và tình yêu, của lý trí và đức tin. Chúng ta không thể đến để tìm hiểu điều gì đó trừ khi chúng ta được khuấy động bởi tình yêu; hoặc, vì vấn đề đó, tình yêu là điều gì đó mà không đánh động chúng ta hợp lý,” Ngài nói.

Ngoài ra, Đức Thánh Cha nói, các học giả cần phải có sự khiêm tốn, “vì nó bảo vệ chúng ta tránh khỏi niềm tự hào mà ngăn cản chúng xa rời chân lý.”

“Tự chúng ta không được lôi kéo sinh viên, mà phải thiết đặt họ trên con đường hướng tới chân lý, con đường mà chúng ta cùng nhau tìm kiếm,” Ngài nói.

Maria Sacristan, 41 tuổi, giáo sư chiến lược hiệp đoàn Viện Đại học King Juan Carlos, nói, “Thiên Chúa cũng phải hiện hữu trong những trường đại học – ngay cả ở khoa chiến lược hiệp đoàn. Tôi phải dạy cho những sinh viên của tôi về đạo đức kinh doanh, nhưng cũng trong một trường đại học, chúng ta phải nói về mọi điều – cớ gì lại loại trừ Thiên Chúa?”

Cha Christoph Ohly, 44 tuổi, giảng day giáo luật tại Viện Đại học Trier, Đức quốc, đã nói mình đến với hội nghị này bởi vì “tầm quan trọng của nó đã nói lên rằng những cuộc đối thoại này diễn ra giữa các thành viên trong những trường đại học, không chỉ trong khoa thần học, mà cả trong y học và kỹ thuật, cùng các đối tượng khác.”

Trong lúc tâm trạng trở nên sống động hơn với các chị và các nữ tu trong sân nhà thờ, thông điệp của của Đức Thánh Cha đã không ít thử thách.

Chị Belen, một thành viên của Servants of Mary, người chăm sóc cho những người già tại tư gia của họ, đã cảm ơn Đức Thánh Cha về sự thừa nhận đời sống tôn giáo như “một sự mô tả cảm xúc có thể mục kích về sự thánh thiêng của Giáo Hội.”

“Giáo Hội thánh thiêng bởi được hiệp nhất trong Đức Ki-tô và bởi vì, trong trái tim của nó, sự thánh thiêng nở hoa như một khu vườn tuyệt diệu của muôn loài hoa hương sắc,” Chị nói. “Tất cả chúng ta ở đây đều muốn nên thánh; mặc dù chúng ta biết con đường ấy không phải dễ dàng, chúng ta tin vào ân sủng của Đức Ki-tô, trong sự hiệp thông với Giáo Hội và trong huấn quyền thánh thiện của Người.”

Đức Thánh Cha Benedict đã nói với các tu sỹ trẻ, “Trong một thế giới thuộc chủ nghĩa tương đối và tầm thường, chúng ta cần đó là chủ nghĩa cấp tiến trước sự dâng hiến của mình, như một đường lối thuộc về Thiên Chúa người mà đã được yêu thương trên hết mọi sự, thể hiện chứng tá.”

Thông qua cuộc đời và lời tuyên thệ, Ngài nói, tôn giáo trở nên một “sự bình giải tồn tại” hoặc sự giảng giải Lời Chúa về tình yêu và ơn cứu độ.

“Cuộc đời của chúng ta phải làm chứng cho cuộc gặp gỡ cá nhân với Đức Ki-tô đã nuôi dưỡng, ấp ủ sự hiến dâng của chúng ta, và đối với tất cả sức mạnh biến đổi của cuộc gặp gỡ đó.” Ngài nói.

“Giáo Hội cần sự trung thành thanh xuân của các bạn, được bắt nguồn và xây dựng trong Đức Ki-tô.” Ngài nói với họ trước khi xướng lên Lời Nguyện của Thiên Chúa bằng tiếng La Tinh. Khi những giọng thánh thót của các Chị tràn ngập sân nhà thờ, Đức Thánh Cha hát mỗi lúc một nhỏ dần.

Chị Marta, 29 tuổi, một thành viên Mễ Tây Cơ thuộc Carmelite Servants of the Holy Family, đã nói khi đang ở tại cuộc họp với Đức Thánh Cha và rất nhiều tu sỹ trẻ khác là “một giấc mơ đã trở thành hiện thực. Tất cả những người ở đây đã cảm nhận được những gì họ cảm nhận: ta muốn thay đổi thế giới với những lời cầu nguyện của ta, với những gì ta thực hiện và ta là ai. Duy nhất đó là cảm xúc, duy nhất với Đức Ki-tô và Giáo Hội,”
 
WYD 2011: Huấn Từ của Đức Thánh Cha dành cho các nữ tu Tây Ban Nha
VietCatholic Network
03:39 20/08/2011
San Lorenzo DE EL Escorial - 2011/08/19 - 11:30
Patio de los Reyes

Gặp gỡ với các nữ tu

Các nữ tu trẻ thân mến,

Là một phần của Ngày Giới trẻ Thế giới mà chúng ta đang cử hành trong Madrid, Cha rất vui mừng có cơ hội này để gặp các chị em những người đã hiến tuổi trẻ của mình cho Chúa, và Cha cảm ơn các chị em đã chúc mừng Cha. Tôi cũng cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Madrid, người đã sắp xếp cho cuộc họp này trong bối cảnh gợi nhiều liên tưởng của tu viện San Lorenzo de El Escorial. Thư viện nổi tiếng của tu viện đã giữ gìn và bảo tồn các phiên bản quan trọng của Thánh Kinh và các qui luật tu viện của các gia đình dòng khác nhau, nhưng cuộc sống của riêng các chị em trung thành với gọi mà các chị em đã nhận được, tự bản thân nó là một phương tiện quý giá bảo tồn lời Chúa, nó vang vọng trong các truyền thống thiêng liêng khác nhau.

Chị em thân mến, tất cả các đặc sủng là lời của Tin Mừng mà Chúa Thánh Thần tác động trong Giáo hội (x. Ga 14:26). Không phải ngẫu nhiên mà đời sống thánh hiến "được sinh ra từ việc nghe Lời của Thiên Chúa và đón nhận Tin Mừng như là quy luật của cuộc sống. Một cuộc sống tận hiến theo Chúa Kitô trong đức khiết tịnh, nghèo khó và vâng lời trở thành một 'khoa chú giải " sống động lời của Thiên Chúa ... Mỗi đặc sủng và và mỗi qui luật phát sinh từ đó và tìm cách thể hiện ơn gọi này, mở ra những nẻo đường mới cho việc sống cuộc sống Kitô đánh dấu bằng tính triệt để của Tin Mừng "(Verbum Domini, 83).

Tính triệt để của Tin Mừng này có nghĩa là "được bắt nguồn và xây dựng lên trong Chúa Kitô, và vững vàng trong đức tin" (x. Col 2:7). Trong đời sống thánh hiến, điều này có nghĩa là đi vào chính căn cội tình yêu của Chúa Giêsu Kitô với một trái tim không thể phân chia, và không có ưu tiên nào trước tình yêu này (x. Saint Benedict, Quy tắc, IV, 21) và hoàn toàn tận hiến cho Ngài, người bạn tình , cũng như các thánh, như thánh Rose đệ Lima và thánh Rafael Arnáiz, các vị quan thầy của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Cuộc sống của các chị em phải làm chứng cho cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô, nó nuôi dưỡng sự thánh hiến của các chị em, và trở thành sức mạnh biến đổi trong cuộc gặp gỡ đó. Điều này thật càng quan trọng hơn trong ngày nay, khi “chúng ta quan sát thấy có cái nhìn thiếu sót “ về Thiên Chúa" đang diễn ra, giống như một loại mất trí nhớ, mặc dù không hoàn toàn chối bỏ Kitô giáo, nhưng dù sao nó cũng là một sự từ chối kho tàng đức tin của chúng ta, sự chối bỏ đó có thể dẫn đến sự mất mát bản sắc sâu xa nhất của chúng ta " (Thông điệp cho Ngày Giới trẻ Thế giới 2011, 1). Trong một thế giới bị ảnh hưởng bởi thuyết tương đối và tầm thường, chúng ta cần tính cách triệt để - có người coi là cực đoan - trong cuộc sống thánh hiến của các chị em, làm chứng nhân như là cách thuộc về Thiên Chúa hoàn toàn, Đấng được yêu trên hết mọi sự.

Này tính triệt để của Phúc Âm thích hợp thuộc riêng về đời sống thánh hiến tìm thấy biểu hiện trong sự hiệp thông có tính cách con cái của Giáo Hội, ngôi nhà của con cái Thiên Chúa, được xây dựng bởi Chúa Kitô: hiệp thông với các Mục tử của mình, những người nhân dành Chúa mà thiết lập ra kho tiêm2 tàng của đức tin nhận được từ các tông đồ, cácHuấn Quyền của Giáo Hội và truyền thống Kitô giáo, hiệp thông với các gia đình các dòng tu của các chị em, đang khi các chị em biết bảo tồn di sản thiêng liêng đích thực của mình mà đang khi đó cũng đánh giá các đặc sủng khác. Các chị em biết hiệp thông với các thành viên khác của Giáo Hội, chẳng hạn như giáo dân, những người được gọi thực hiện cụ thể trong đời sống của chính họ là chứng nhân cho Tin Mừng của Chúa.

Cuối cùng, chủ nghĩa cực đoan Phúc Âm tìm thấy biểu hiện trong sứ mệnh Thiên Chúa đã chọn để giao cho chúng Cha: từ đời sống chiêm niệm, đón nhận vào trong các bức tường tu viện kín Lời của Chúa trong sự im lặng hùng hồn và ngưỡng mộ vẻ đẹp của Chúa trong sự cô độc mà chỉ mình Chúa mới lấp đầy, đến những con đường khác nhau của đời sống tông đồ, trongđó hạt giống Tin Mừngmang hoa trái trong việc giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên, chăm sóc các bệnh nhân và người cao tuổi chăm sóc mục vụ gia đình, cam kết tôn trọng sự sống, làm chứng cho sự thật và công bố hòa bình và các công tác từ thiện, công tác truyền giáo và truyền giáo mới, và rất nhiều lĩnh vực tông đồ khác của Giáo Hội.

Các chị em thân mến, đây là việc làm chứng cho sự thánh thiện mà Thiên Chúa đang gọi các chị em, là các chị em theo Chúa Giêsu Kitô gắn bó và vô điều kiện trong sự thánh hiến, hiệp thông và sứ mệnh. Giáo Hội cần sự trung thành trẻ trung, được bắt nguồn và xây dựng trong Chúa Kitô. Cảm ơn các chị em đã nói tiếng có cách quảng đại, hoàn toànvà vĩnh viễn cuộc gọi của yêu thương. Tôi cầu nguyện rằng Đức Trinh Nữ Maria có thể duy trì và cùng đồng hành với tuổi trẻ được thánh hiến của chị em, với mong muốn sống động là nó sẽ thách thức, nuôi dưỡng và soi sáng tất cả những người trẻ tuổi.

Với những tâm tình này, Cha cầu xin Thiên Chúa đền đáp cách dồi dào sự đóng góp quảng đại mà cuộc sống tận hiến đã góp phần cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Nhân dành Chúa, và với lòng biết ơn lớn lao, Cha ban Phép lành muôn ơn phước cho chị em.
 
WYD 2011 mang lại 100 triệu euro cho Tây Ban Nha
Nguyễn Trọng Đa
04:32 20/08/2011
Vị giám đốc tài chính của WYD 2011 bác bỏ các tin đồn thất thiệt

ROMA - Từ ngày 7-5-2011, Giám đốc tài chính của Đại hội Giới trẻ Thế giới (WYD 2011) ở Madrid, Fernando Giménez Barriocanal, công bố tại một cuộc họp báo ở Madrid, rằng Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 tại Madrid sẽ không hề lấy tiền của người Tây Ban Nha nộp thuế, nhưng trái lại, Đại hội sẽ mang lại cho nền kinh tế nước này khoảng 100 triệu euro.

Thông tin về chi phí

Ông Fernando Giménez Barriocanal sinh ra tại Madrid năm 1967. Ông là một nhà quản trị của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha, chủ tịch và cố vấn của chuỗi kênh phát thanh "Cope," và từ gần hai năm qua, ông là giám đốc tài chính của Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid. Khẩu hiệu của ông là: "hiệu quả", "minh bạch", và "khắc khổ".

Ngày 8-8, nhật báo Tây Ban Nha ABC công bố một bài phỏng vấn trong đó ông Giménez Barriocanal khẳng định lại quyết định của Giáo Hội nhằm không làm thêm gánh nặng cho kinh tế Tây Ban Nha, nhưng trái lại sẽ kích thích nền kinh tế này.

Ông khẳng định dự đoán là 50 triệu Euro để tổ chức Đại hội Giới Trẻ Thế Giới: thu và chi cân bằng nhau.

Ông nói rằng ba trong số 4 euro được cung cấp bởi chính khách hành hương, điều này có nghĩa là "người nộp thuế sẽ không phải trả một xu nào, số không", phần còn lại được các nhà tài trợ khác nhau và tiền hiến tặng tư nhân trợ giúp. Ông nhấn mạnh: “Điều quan trọng tất cả đều là tiền của tư nhân, chứ hoàn toàn không có tiền Nhà nước trong việc chi cho Đại hội Giới trẻ Thế giới"

Sự khắc khổ do chính Đại hội Giới trẻ Thế giới muốn

Đầu tháng Tám, 80% chi phí đã được các người tham dự Đại hội đóng góp, và 85% tổng chi phí đã có rồi: chỉ còn 15% xin các tư nhân hiến tặng và các nhà tài trợ, và tiền đăng ký tiếp tục nộp vào.

Người ta biết tổng số chính xác người tham gia vào một tuần sau đó.

Về các lời chỉ trích nhắm đến Giáo Hội về chi phí của Đại hội Giới trẻ Thế giới trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, ông Fernando Giménez Barriocanal giải thích rằng trái lại “Đại hội Giới trẻ Thế giới là một cơ hội thuận lợi về mặt kinh tế: rất nhiều người đến từ nước ngoài và mang lại thu nhập cho đất nước”.

Ông nêu ra việc hàng ngàn chủ khách sạn ở Madrid và các hoạt động liên quan đến khách sạn sẽ tạo ra lợi nhuận, nhờ vào tất cả những ai sẽ đến với Đại hội Giới trẻ Thế giới.

Cam kết về sự minh bạch và kiểm soát

Trên tất cả, ông nhấn mạnh sự việc rằng trong Đại hội Giới trẻ Thế giới "không có chi tiêu hoang phí", hay "phung phí quá mức”, nhưng là một "sự minh bạch lớn" trong việc quản lý và kiểm soát tài chính.

Và ông nói rõ rằng ngân sách dự báo là rất chính xác: nó đi vào cả “số lượng hoa" được sử dụng ở mỗi địa điểm nữa.

Thứ đến, "nhiều hợp đồng lớn đã mở một cuộc đấu thầu công khai" và được "công bố trên mạng Internet" cho những công ty muốn tham gia đấu thầu.

Thứ ba: "Đối với các hợp đồng nhỏ, người ta nhờ các chuyên gia góp ý”, và người ta đã từ chối các doanh nghiệp mà không có sự “hài hòa” với các giá trị của Đại hội Giới trẻ Thế giới.

Cuối cùng, các tài khoản sẽ được kiểm toán bởi một công ty quốc tế mà các nhà tổ chức đã giao trách nhiệm làm công việc này: đây là lần đầu tiên mà Đại hội Giới trẻ Thế giới sẽ là đối tượng của việc kiểm toán, để "mỗi euro chi cho Đại hội Giới trẻ Thế giới đều là hợp lý".

Ông hoan nghênh các nỗ lực của nhà tài trợ, trong cuộc khủng hoảng hiện nay, và vai trò của "Fundación Madrid Vivo", và nhiều nhà tài trợ vô danh khác.

Mười lăm sự kiện, trong đó có 8% chi phí là của Đại hội Giới trẻ Thế giới

Về vấn đề trợ giúp của Nhà nước, ông nói: "Nhà nước và các cấp chính quyền đóng góp trong việc bảo đảm an ninh trật tự, như họ từng làm cho bất kỳ sự kiện nào khác, bởi vì đó là một nhiệm vụ hiến pháp. Sau đó chính quyền cũng cung cấp các cơ sở và dịch vụ như các trường cao đẳng, trung tâm thể thao, nhưng tất cả các chi phí phát sinh từ đó đều do ban tổ chức của Đại hội Giới trẻ Thế giới chi trả".

Ông nhấn mạnh về một điểm thứ ba: Đại hội Giới trẻ Thế giới chỉ chiếm 8% chi phí của 15 sự kiện được Nhà nước Tây Ban Nha chấp thuận: "Sự kiện này đã được tuyên bố, với 15 sự kiện khác, như một sự quan tâm" đặc biệt", trong khuôn khổ của Luật Giả định, vốn đòi hỏi rằng các công ty nào loan báo và đặt logo cho Đại hội Giới trẻ Thế giới hoặc tặng tiền thì có thể khấu trừ một phần tiền thuế của họ. Để có được một ý tưởng, Đại hội Giới trẻ Thế giới sẽ tiêu thụ khoảng 8% số tiền mà Nhà nước sẽ mất đi vì lý do này, trong khi 92% tương ứng với các sự kiện khác cũng được tuyên bố là quan tâm đặc biệt và các vấn đề mà người ta không phản đối”.

Chi phí "số không" cho người nộp thuế

Nhưng ông nhắc lại: "Điều quan trọng là Đại hội Giới trẻ Thế giới sẽ có chi phí ‘số không’ cho người nộp thuế".

Hơn nữa, ông tin rằng nhờ Đại hội Giới trẻ Thế giới tiền thâm hụt ngân sách sẽ thấp hơn trong năm nay: "Tiền thu nhập sẽ vào ngân sách Nhà nước bằng thuế Giá trị Gia tăng, doanh thu du lịch, thanh toán thuế trên biên lai và tiền lời là cao hơn tiền lời thuế, vốn có thể lên tới từ 15 triệu đến 30 triệu euro".

Để bù lại, "doanh thu" thuế Gía trị gia tăng, các công ty, vv, có thể đạt “gấp đôi”: "Như thế Đại hội không cần chi phí của người nộp thuế, nhưng chính nhờ Đại hội Giới trẻ Thế giới mà chính quyền sẽ có thêm nhiều tiền mặt năm nay. Đây là một kế hoạch tốt cho chính phủ và các doanh nghiệp".

Người ta không chi tiền để nhìn thấy Đức Giáo Hoàng

Tại các Đại hội ở Sydney hoặc ở Cologne, những người tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới đã không xin trợ cấp trực tiếp của chính phủ, vì họ nghĩ rằng các tiền đóng góp là đủ rồi, nhưng đặc tình của Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Madrid là một “sự khắc khổ” nhất định, vốn ngăn chặn "mọi chi phí đổ xuống xã hội dân sự".

Cuối cùng, ông kết luận, người ta không phải "trả tiền để nhìn thấy ĐTC Biển Đức XVI": "Các sự kiện tại Cibeles, Recoletos đều mở công khai, miễn phí hoàn toàn. Tại Quatro Vientos, người ta chia ra các lô để cho những người đã đăng ký – ưu tiên cho người ở các nước đóng góp ít - được ở gần ĐTC Biển Đức XVI hơn. Nhưng chúng tôi cũng có các khu vực rộng lớn để mọi người có thể tới được. Tất cả những ai muốn nhìn thấy ĐTC Biển Đức XVI đều được hoan nghênh. Hơn nữa, chúng tôi phải khuyến khích mọi người đến và lắng nghe những gì ĐTC Biển Đức XVI muốn nói với mọi người". (Zenit.org 19-8-2011)
 
WYD 2011 ĐTC đề cao nền giáo dục chân chính
Lê Đình Thông
06:13 20/08/2011
Tin Tổng hợp.- Khoảng 1200 nữ tu trẻ dưới 30 tuổi tụ tập tại sân danh dự Cung Escorial cách Madrid 50 cây số để được được nghe những lời giáo huấn vàng ngọc của Đức Bênêdictô XVI. Ngài đã cám ơn các nữ tu đã ‘‘Thưa vâng’’, tận hiến để mở mang nước Chúa và phụng sự tha nhân.

Nơi đây còn là sân trường đại học. Sau khi tiếp các nữ tu, Đức Bênêdictô XVI tiếp xúc với 1500 giáo sư đại học từ các đại học công giáo Tây Ban Nha, trong phẩm phục giáo sư đại học tùy theo từng chuyên khoa.

Đức Bênêdictô XVI xuất thân là giáo sư đại học. Ngài giảng dạy tới năm 50 tuổi, trước khi được bổ nhiệm làm giám mục Munich. Ngài chỉ trích quan niệm quá thực dụng của giáo dục ngày nay chỉ nhằm đào tạo những chuyên viên có khả năng đáp ứng thị trường lao động. Sự lạm dụng khoa học vô giới hạn đưa đến độc tài chính trị. Vì vậy, các giáo chức đại học có trách nhiệm bảo vệ đại học khỏi chủ nghĩa thực dụng. Các thanh niên cần có những bậc thầy chân chính, mở lòng trước chân lý trong các chuyên khoa khác nhau, biết lắng nghe và sống trong tinh thần đối thoại giữa các bộ môn khoa học.

Ngài mời gọi các giáo chức trẻ trao truyền cho các sinh viên niềm khát khao chân lý, không phải chỉ là các kỹ thuật vật chất hoặc vài hiểu biết cơ cấu. Ngài nhấn mạnh rằng việc giảng dạy không phải chỉ là truyền đạt một nội dung trống rỗng, nhưng là đào tạo thể hệ trẻ có khả năng hiểu biết và tìm kiếm chân lý. Chân lý vượt trên mọi nỗ lực. Chúng ta chỉ có tìm kiếm và tiếp cận chân lý nhưng chúng ta không thể nắm bắt hoàn toàn chân lý. Vì vậy các giáo sư đại học trẻ phải khiêm tốn. Ngài nói: ‘‘Trong công tác nghiên cứu và giảng dạy, khiêm nhường là đức tính thiết yếu, giúp ta tránh sự tự kiêu, ngăn cách ta dến với chân lý. Ta đừng nên tìm cách lôi cuốn các sinh viên, nhưng đồng hành với họ trên đường đi tìm chân lý.

Anh Federico Dorado, 37 tuồi là giáo sư trường kỹ sư. Anh cho biết các sinh viên của anh tiêu biểu cho xã hội Tây Ban Nha. Anh nói: ‘‘Ta cần ý thức rằng khoa học không có khả năng giải đáp mọi vấn nạn.’’

Chị Gloria Gradacos, tiến sĩ sư phạm, cho rằng thế giới ngày nay là thế tục. Thông điệp của Đức Bênêdictô XVI giúp ta đong đẩy niềm hy vọng. Giới trẻ ngày nay mất đi sự tin tưởng, cần hy vọng trong niềm vui tìm kiếm chân lý.
 
WYD 2011: Đức Thánh Cha gặp gỡ những người nữ trẻ sống đời tận hiến
Lã Thụ Nhân
06:11 20/08/2011
Madrid (AsiaNews) - Trong một thế giới được ghi dấu bằng "việc làm lu mờ Thiên Chúa", từ việc "hay quên mất trí nhớ, có chăng là không từ chối thẳng thừng Kitô giáo", "trước thuyết tương đối và tầm thường hóa", thật là cấp thiết cho bản chất căn cội của "sự tận hiến" cho Thiên Chúa, đã được minh chứng "bằng tất cả sức mạnh biến đổi trong đời sống chúng ta". Đây là những huấn từ mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói với hàng ngàn thiếu nữ sống đời tận hiến tập trung tại tu viện El Escorial. Cuộc quy tụ cũng có sự tham dự của các nữ tu dòng kín.

Có lẽ đây là lần đầu tiên có cuộc gặp gỡ những người nữ trẻ sống đời tận hiến được tổ chức trong khuôn khổ Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Đức Hồng y Rouco Varela, Tổng Giám Mục của Madrid đã đưa ra lý do: "Không có những đóng góp về mặt tinh thần của họ, sẽ có không có Ngày Giới Trẻ Thế Giới". Trong diễn từ của mình, Đức Thánh Cha đã minh họa những điều khác, như sự cấp bách về "nguyên lý căn cội Tin Mừng" trong thế giới ngày nay, như "đời sống dâng hiến để theo Chúa Kitô trong đức khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục của mình trở thành đời sống 'chú giải' cho Lời Chúa".

Nhấn mạnh chủ đề "nguyên lý căn cội Tin Mừng" trong thánh hiến, Đức Thánh Cha đề cập trực tiếp đến Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm nay, ngài giải thích về nguyên lý căn cội của Tin Mừng. Nguyên lý căn cội Tin Mừng này có nghĩa là "bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô và kiên vững trong đức tin" (x. Cl 2,7). Trong đời sống thánh hiến, điều này có nghĩa là đi vào cội rễ tình yêu của Chúa Giêsu Kitô bằng con tim toàn vẹn, không có gì có thể đặt trên tình yêu này (x. Thánh Bênêđictô, Quy Luật - Rule, IV , 21) và hoàn toàn dâng hiến cho ngài, vị Tân Lang, như các thánh đã dâng hiến, giống như Rose of Lima và Rafael Arnáiz, các thánh bổn mạng trẻ của Ngày Giới Trẻ Thế Giới này".

Các ơn gọi tận hiến mang tầm quan trọng trong việc làm cho Thiên Chúa gần gũi với thế trần, Đức Thánh Cha cho hay thêm: "Đời sống của các bạn phải làm chứng cho cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô, vốn nuôi dưỡng sự tận hiến của các bạn và tất cả sức mạnh biến đổi trong cuộc gặp gỡ đó". Ngày nay, đây là tất cả những gì quan trọng hơn khi mà chúng ta thấy rằng đôi khi người ta ‘làm lu mờ Thiên Chúa’, một loại chóng quên mất trí nhớ, có chăng là không từ chối thẳng thừng Kitô giáo, dù sao cũng từ chối kho tàng đức tin của chúng ta, một sự từ chối có thể dẫn đến mất đi đặc tính sâu sắc nhất của chúng ta" (Sứ điệp cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2011, số 1). Trong một thế giới tương đối và tầm thường hóa, chúng ta cần đến nguyên lý căn cội để sự tận hiến của các bạn làm chứng tá, như là một cách thế thuộc về Thiên Chúa, đấng được yêu mến trên hết mọi sự".

"Nguyên lý căn cội" cũng cần thiết để sống trong tình hiệp thông với Giáo Hội, với các vị mục tử, nhất là với "giáo dân, những người được kêu gọi cụ thể bản thân mình cho lời kêu gọi làm chứng tá cho một Tin Mừng của Chúa".

Đức Thánh Cha giải thích: "Cuối cùng, nguyên lý căn cội Tin Mừng tìm thấy diễn tả trong sứ mạng mà Thiên Chúa đã chọn để trao phó cho chúng ta: từ đời sống chiêm niệm, vốn đón nhận Lời Chúa vào đời ẩn dật trong sự thinh lặng và tôn thờ vẻ đẹp của Ngài trong tĩnh mịch mà chỉ riêng Ngài lấp đầy, đối với các đường hướng khác nhau của đời sống tông đồ, trong những luống cày hạt giống của Tin Mừng sinh hoa trái cho việc giáo dục trẻ em và giới trẻ, việc chăm sóc bệnh nhân và người già, chăm sóc mục vụ gia đình, dấn thân tôn trọng sự sống, làm chứng cho sự thật và công bố hòa bình và bác ái, nhiệm vụ truyền giáo và Tân Phúc Âm Hóa, và rất nhiều lĩnh vực khác trong công tác tông đồ của Giáo Hội".

Đức Thánh Cha kết luận: "Giáo Hội cần đến lòng trung thành trẻ trung của các bạn, bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô. Cảm ơn lòng quảng đại của các bạn, hoàn toàn và vĩnh viễn "xin vâng" đối với lời kêu gọi của Đấng Tình Thương. Cầu xin Đức Trinh Nữ Maria giữ gìn và đồng hành với người trẻ tận hiến các bạn, với lòng khát khao sống động mà nó sẽ thách thức, nuôi dưỡng và soi sáng tất cả những người trẻ".
 
Đức Giáo Hoàng: Madrid, thủ đô của giới trẻ thế giới
Lã Thụ Nhân
06:12 20/08/2011
Madrid (AsiaNews) - "Thành phố lớn Madrid" là "thủ đô của giới trẻ thế giới, mà toàn thể Giáo Hội hướng mắt nhìn về", đây là lời xác định của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về thủ đô của Tây Ban Nha trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với người trẻ tối hôm 19/08/2011, trong nghi lễ chào đón ở quảng trường trung tâm Plaza de Cibeles.

Thực tế, hàng trăm hàng ngàn người trẻ từ khắp các châu lục đã tụ họp tại quảng trường và các đường phố bên trong nó bằng sự kết hợp màu sắc bằng cờ, áo, nón, khăn tay, khăn quàng cổ để chào đón Đức Thánh Cha từ Rôma đến vào ban sáng cho cuộc gặp gỡ cầu nguyện đầu tiên với ngài.

Trước đó, Đức Thánh Cha đã nhận được lòng kính trọng của vị thị trưởng thành phố Madrid, người đã cung cấp cho ngài các các vị trí then chốt của thành phố. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã cảm ơn tất cả mọi người, nhất là giới trẻ "vì sự tiếp nhận tuyệt vời mà các con đã dành cho cha khi vào thành phố, một dấu hiệu của tình yêu và sự gần gũi của các con đối với người kế vị Thánh Phêrô". Ngài nói thêm: "Thật là vui mừng khi gặp gỡ các con".

Buổi lễ rất đơn giản và di động. Năm người trẻ từ năm châu lục khác nhau tặng ngài những móng quà đặc trưng từ quê hương họ, bánh mì và muối từ Ba Lan, cà phê từ Nam Phi, hoa từ Nhật Bản, gạo từ Hàn Quốc, và nón rộng vành từ Mỹ Châu.

Đức Thánh Cha đã đội mũ, đeo một vòng hoa, cám ơn và ngắm nhìn tất cả "giới trẻ của thế giới". Trước biển người trẻ vô tận trước mặt, ngài cho hay: "Qua sự hiện diện và việc tham gia của các con trong các buổi lễ, Danh Chúa Chúa Kitô sẽ vang vọng khắp thành phố tuyệt vời này". Tuy nhiên, ngài nói thêm: "Chúng ta hãy cầu nguyện để thông điệp của hy vọng và tình yêu cũng sẽ vang lên trong trái tim của những người không phải là tín hữu hay những người đã xa rời Giáo Hội".

Trong lời chào mừng bằng các ngôn ngữ khác nhau - được chào đón lại bằng những tiếng reo hò, ca hát và vẫy cờ - ngài tiếp tục mời gọi tất cả những người trẻ hiện diện "luôn luôn tìm kiếm. Nhất là tìm kiếm sự thật, chứ không phải là một ý tưởng, một ý thức hệ hay một khẩu hiệu, nhưng là một Con Người, Chúa Kitô, chính Thiên Chúa giữa loài người. Và liền ngay sau đó: bằng đức tin của mình, tôi cũng giúp người khác trong đức tin".

Ngay cả trong bài huấn từ của mình dành cho giới trẻ, sau khi công bố Tin Mừng, ngài chào "bằng tất cả lòng yêu mến đến với tất cả những ai đang tụ họp nơi đây... và thậm chí cả những người không thể đến dự. Cha và tất cả những người hiện diện luôn cầu nguyện cho các con".

Trở về chủ đề của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm nay ("bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô và kiên vững trong đức tin") và giảng Tin Mừng về ngôi nhà được xây dựng trên đá (Mt 7,24-27), ngài kêu gọi giới trẻ "chào đón những Lời của Chúa Giêsu và đưa chúng vào thực hành".

Ngài giải thích: "Không có Lời nào chỉ phục vụ cho việc giải trí, thoáng qua như làn gió trống rỗng; một mặt loan báo cho chúng ta, trong mức độc nào đó, những người của Chúa Giêsu, mặt khác, phải chạm vào con tim chúng ta, bén rễ và nở hoa trong mọi đời sống chúng ta. Nếu không, chúng vẫn là trống rỗng và trở thành phù du. Chúng không mang chúng ta đến với Ngài và hậu quả là Chúa Kitô vẫn ở nơi xa, chỉ còn là một giọng nói trong số nhiều người khác quanh chúng ta vốn rất quen thuộc".

Do đó lời mời gọi: "Sử dụng những ngày này để biết Chúa Kitô tốt hơn và để đảm bảo rằng, bén rễ từ ngài, sự hăng hái và hạnh phúc của các con, khao khát của các con đi xa hơn, để đạt đền các tầm cao, ngay cả chính Thiên Chúa, để luôn giữ một tương lai chắc chắn, vì sự viên mãn của đời sống đã được đặt trong lòng các con. Hãy để đời sống phát triển cùng với ân sủng của Thiên Chúa, quảng đại và không giới hạn nửa vời, như các con vẫn kiên định mục tiêu cho sự thánh thiện".

Đức Thánh Cha cho hay thêm: "Nếu các con xây dựng trên nền đá tảng, thì không chỉ đời sống các con vững chắc và ổn định mà còn giúp dự án ánh sáng Chúa Kitô soi rọi những người trong độ tuổi các con và toàn thể nhân loại, trình bày con đường hợp lý cho tất cả những người đã sa ngã trước mắt, bởi vì các yếu tố cần thiết trong đời sống của họ không phù hợp; cho tất cả những người hài lòng đi theo ý tưởng hợp thời trang, họ tìm nơi trú ẩn ngay trước mắt, mà quên đi công lý đích thực, hoặc họ trú ẩn trong quan điểm của chính mình thay vì tìm kiếm sự thật một cách đơn giản".

"Thật vậy, có rất nhiều người, tạo ra vị thần của riêng mình, tin rằng họ không cần có cội rễ hay nền tảng nào khác hơn là bản thân mình. Họ tự chịu trách nhiệm quyết định những gì đúng hoặc sai, những gì là tốt lành và xấu xa, những gì công bằng và bất công; những người sống và có thể hy sinh vì lợi ích của những thứ được ưa thích hơn khác; dò từng bước chân để có cơ hội, mà không có đường hướng rõ ràng, để bị dẫn dắt bởi ý muốn chợt nảy sinh theo từng khoảnh khắc. Những cám dỗ này là luôn chực chờ. Điều quan trọng là không có nhượng bộ đối với họ, bởi vì trong thực tế, chúng dẫn đến điều gì đó phù du, giống như một sự tồn tại mà không có những chân trời, một quyền tự do mà không có Thiên Chúa. Mặt khác, chúng ta biết rõ rằng chúng ta được sáng tạo cách tự do, theo hình ảnh của Thiên Chúa, chính xác là để chúng ta có thể đi đầu trong việc tìm kiếm sự thật và điều tốt lành, chịu trách nhiệm về hành động của chúng ta, không chỉ thi hành một cách mù quáng, nhưng đồng sáng tạo trong nhiệm vụ nuôi dưỡng và tôn lên vẻ đẹp các công trình sáng tạo. Thiên Chúa tìm kiếm người đối thoại có trách nhiệm , ai đó có thể đối thoại với Ngài và yêu Ngài. Qua Chúa Kitô chúng ta thật sự có thể thành công và được củng cố trong Ngài, chúng ta chắp cánh cho tự do của chúng ta. Đây có phải là lý do tuyệt vời cho niềm vui của chúng ta hay không? Liệu đó có phải là cơ sở vững chắc để xây dựng nền văn minh tình thương và sự sống, có khả năng nhân tính hóa tất cả chúng ta?".

Và gần như để kết thúc ngài cho hay: "Kế đến các con sẽ được chúc phúc và hạnh phúc, hạnh phúc của các con sẽ ảnh hưởng đến những người khác. Họ sẽ tự hỏi có gì bí mật trong đời sống của các con và họ sẽ khám phá ra rằng viên đá tảng cho toàn bộ việc xây dựng và dựa vào để tồn tại chính là Chúa Kitô, người bạn, người anh và là Chúa của các con, là Con Thiên Chúa nhập thể, mang lại ý nghĩa cho toàn thể vũ trụ".

Cuộc gặp gỡ kết thúc với tiếng hát Kinh Lạy Cha bằng tiếng Latin, trong khi hàng trăm lá cờ được vẫy nhẹ khi mặt trời lặn vào buổi tối ở Madrid.
 
Sự khác biệt về văn hóa và xã hội có ảnh hưởng đến quan điểm của Hoa Kỳ và Âu Châu về Hồi giáo
Bùi Hữu Thư
06:49 20/08/2011
Đền Thờ Hồi Giáo Dome of the Rock tại Giêrusalem
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Theo một nhà khoa học chính trị đang theo dõi vấn đề Hồi giáo: Kinh nghiệm của Âu Châu về luật lệ chống Hồi giáo và cảm nghĩ xuất phát từ một môi trường xã hội và văn hóa khác với những gì được thấy tại Hoa Kỳ.

Bà Jocelyne Cesari, một học giả người Pháp chuyên môn về Hồi giáo và chính trị quốc tế đang phục vụ tại Đại Học Quốc Phòng (National Defense University) tại Hoa Thịnh Đốn tuyên bố như sau trong một diễn đàn ngày 2 tháng Tám, nơi các dữ kiện về người Hồi giáo được Trung Tâm Gallup Abu Dhabi (Gallup's Abu Dhabi center) phổ biến: “Các cuộc tranh luận của quần chúng về các vấn đề liên quan đến Hồi giáo khác với Âu Châu một phần vì người Hoa Kỳ có vẻ năng hoạt động nhiều hơn về tôn giáo.”

Bà giải thích rằng mức độ tham gia về tôn giáo tương đối cao trong đa số những người Hoa Kỳ giúp tạo nên một môi trường ít thù nghịch hơn đối với những người Hồi giáo siêng năng hoạt động về tôn giáo, mặc dầu năm vừa qua quần chúng Hoa Kỳ khá phẫn nộ về một số vấn đề liên quan đến Hồi giáo.

Từ Nữu Ước đến Tennessee, tranh chấp bùng nổ về các kế hoạch như đề nghị xây một trung tâm văn hóa Hồi giáo gần điạ điểm của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế (World Trade Center) tại Nữu Ước và những dự án xây cất các đến thờ Hồi giáo tại nhiều thành phố Hoa Kỳ khác nhau; như việc một mục sư tại Florida đốt một sách Kinh Coran trước công chúng; và về các nỗ lực của một vài cộng đồng đòi bài trừ việc công nhận đạo luật Hồi giáo, hay sharia, trong luật dân sự.

Các quy chế của chính phủ về cách hành xử của người Hồi giáo đã tiến xa hơn tại một vài nước bên Âu Châu. Nước Pháp vào mùa xuân năm nay đã ban hành một đạo luật cấm mặc áo “burqa” hay các loại trang phục che kín khuôn mặt trước công chúng.

Một đạo luật khác của nước Pháp đã ngăn cấm ngay từ năm 2004 việc quấn khăn Hồi giáo “hijab” trên đầu trong các trường công lập, các đại học và các công thự của chính phủ.

Sau khi các nguyên nhân gây nên việc chống Hồi giáo được gán cho một người Na Uy vì đã giết hại 77 người trong vụ gài bom các công thự của chính phủ và bắn súng càn quét một trại hè của giới trẻ vào tháng 7, một số các nhà phân tích đã đề cập đến việc cần phải có các đạo luật như vậy. Và những lời giải thích lý do cần hỗ trợ các đạo luật này, đã gây ảnh hưởng xấu cho môi trường, khiến cho Anders Behring Breivik đã tự khởi xướng một sứ mệnh là phải trục xuất Hồi giáo ra khỏi Âu Châu.

Lãnh tụ của Đảng Bảo Thủ Na Uy (Norway's Conservative Party) đã so sánh luận điệu chống Hồi giáo tại Âu Châu gần đây với chính sách chống Do Thái của bọn Phát Xít vào thập niên 1930.

Bà Erna Slberg nói sau vụ bắn giết và gài bom ngày 22 tháng 7: "Phương cách những người quá khích Âu Châu chống Hồi giáo ngày nay đang công kích người Hồi giáo và tôn giáo của họ cũng rất giống như cách thức bọn Phát Xít và các đảng thiên tả đã truy diệt người Do Thái vào thập niên 1930.
 
Lối sống chung chạ 'hãy cứ là tình nhân' càng tăng thì càng làm tăng sự bấp bênh của con cái
Nguyễn Kim Ngân
08:10 20/08/2011
LỐI SỐNG CHUNG CHẠ “HÃY CỨ LÀ TÌNH NHÂN” CÀNG GIA TĂNG
THÌ CÀNG LÀM CHO ĐỜI SỐNG LŨ TRẺ THÊM BẤP BÊNH


Theo Hãng Thông Tấn Công Giáo (CAN) tại New York, ngày 08/17/11, thì tình trạng bấp bênh trong các gia đình cứ tiếp tục gia tăng cho dẫu mức ly dị của các gia đình có trẻ nhỏ lại đang có chiều hướng đi xuống. Các nhà nghiên cứu cho rằng: tình trạng sống chung (không cưới xin) đang trên đà gia tăng--một hiện tượng xã hội gọi là ‘triệt thoái khỏi hôn nhân’—chính là một phần của vấn đề gây tổn thất cho lũ trẻ và đặc biệt gây phương hại cho giới lao động nghèo khổ.

Giáo sư W. Bradford Wilcox, thuộc trường Đại Học Virginia, tuyên bố: “Một hiện tượng kỳ lạ là mức ly dị của các cặp vợ chồng có con nhỏ đã trở về gần bằng mức ta thấy trước khi có cuộc cách mạng ly dị trong thập niên 1970.”

“Tuy nhiên, làn sóng bấp bênh trong đời sống gia đình lại đang trào dâng đối với lũ trẻ Hoa Kỳ nói chung. Điều này dường như xuất phát từ sự kiện ngày càng có nhiều cặp sinh con đẻ cái khi chọn lối sống chung chạ, không hôn thú, vốn rất ư là bấp bênh,” giáo sư nói.

Wilcox là tác giả chính của bản phúc trình do Viện Trung Tâm Giá Trị Hoa Kỳ về Hôn Nhân và Gia Đình xuất bản tại New York, mang tựa đề: “Tại Sao Hôn Nhân lại Quan Trọng: Ba Mươi Kết Luận của Khoa Xã Hội Học.”

Hiện nay, hơn 40% trẻ con Hoa Kỳ thuộc về những ‘gia đình chung chạ.’ So với lũ trẻ có cha mẹ cưới hỏi đàng hoàng thì chúng dễ rơi vào cảnh cha mẹ ly tán hơn. Con số nghe nhức nhối: tỉ lệ cha mẹ ly tán từ những cặp sống chung không cưới hỏi lên tới 170% đối với lũ trẻ dưới 12 tuổi. Có nghĩa là chúng phải chịu ảnh hưởng của các “vấn đề từ cảm xúc cho đến xã hội” tỉ như sử dụng ma túy, trầm cảm, và bỏ học.

Bản phúc trình trên đây là kết quả của việc thăm dò dựa trên hơn 250 bài báo đã được xét duyệt cẩn thận về vấn đề hôn nhân và gia đình tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Nó cũng bao gồm bản phân tích nguyên thủy các dữ kiện từ cuộc Tổng Thăm Dò Xã Hội và Thăm Dò về Thu Nhập và việc Tham Dự Chương Trình.

Bản phúc trinh được tóm lược như sau: “Thành công hay thất bại trong việc xây dựng một nền văn hóa hôn nhân lành mạnh rõ ràng là một vấn đề quan ngại chính đáng của mọi người, và cũng là một đề tài mang một tầm quan trọng đặc biệt, nếu ta muốn đảo ngược lại tiến trình gạt ra bên lề những thành viên dễ tổn thương nhất của xã hội loài người: giới lao động, người nghèo khổ, dân thiểu số, và các trẻ nhỏ.”

Bản phúc trình cho thấy rằng lũ trẻ sống trong những “gia đình chung chạ” sẽ có cơ may bị lạm dụng về thể lý, tình dục hoặc cảm xúc nhiều gấp ba lần so với lũ trẻ sinh ra từ những cuộc hôn nhân ‘trọn vẹn.’

Các nhà nghiên cứu còn khám phá ra rằng tính chất vững bền của gia đình chính là một phần của vạch phân chia giai cấp: trẻ nhỏ sống trong các gia đình có trình độ đại học thì có đời sống ổn định hơn so với trẻ nhỏ thuộc các gia đình có trình độ học vấn thấp hơn, vốn dễ có nếp sống bất ổn, thiếu hạnh phúc, và hay gặp những trục trặc thật khó giải quyết.

Mức ly dị trong các gia đình có trẻ nhỏ đã trở về với mức trạng xẩy ra trước khi có luật thay đổi để dễ dàng cho phép ly dị hơn. Có khoảng 23% trẻ em vào tuổi lên 10 có bố mẹ kết hôn vào đầu thập niên 1960 đã chứng kiến cảnh cha mẹ ly dị nhau. Con số tương tự như thế xẩy đến cho đám trẻ có bố mẹ kết hôn vào năm 1997.

Các tác giả của bản phúc trình kết luận rằng ‘hôn nhân trọn vẹn’ của các bậc làm cha mẹ vẫn còn là “khuôn vàng thước ngọc” cho đời sống gia đình Hoa Kỳ hiện nay. Con trẻ lớn lên trong các gia đình này thường phát triển và thành công về mặt kinh tế, xã hội và cả tâm lý nữa. “Hôn nhân là một ‘thiện hảo công cộng’ bao gồm nhiều lợi ích về kinh tế, sức khỏe, giáo dục và an toàn có thể giúp cho chính phủ phục vụ công ích trên tất cả mọi lãnh vực.”

Lợi ích của hôn nhân còn trải rông cho tới giới lao động nghèo khổ và các cộng đồng thiểu số, mặc dù hôn nhân trong vòng dân số này đã suy yếu và giảm thiểu nhiều trong suốt 4 thập niên qua.

Đây là câu kết luận của bản phúc trình: “Việc sống chung chạ đang trên đà gia tăng của những cặp ‘cứ mãi là tình nhân’ mà vẫn sinh con đẻ cái đều đều chính là mối đe doạ lớn nhất—nhưng rất tiếc lại không được nhìn nhận và khám phá ra—cho phẩm chất và tính ổn định của đời sống con trẻ trong các gia đình hiện nay.”

(xin đọc www.ewtn.com/vnews/getstroy.asp?number=114822)
 
Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Ăn cơm với Đức Giáo Hoàng, sao mà thanh đạm thế?
Trần Mạnh Trác
12:33 20/08/2011
MADRID (theo CNS) - Được mời ăn trưa với Đức Giáo Hoàng là một kinh nghiệm khó quên cho 12 thanh niên thiếu nữ tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Nhưng xin đừng hỏi họ được ăn những gì.

"Tôi không đói lắm," theo lời cô Aurora Maria Almagro, 21 tuổi, người Tây Ban Nha. "Thức ăn không phải là điều quan trọng nhất. Chúng tôi không ăn thịt bởi vì đây là thứ Sáu."

Theo truyền thống Ngày Giới trẻ Thế giới, vào ngày 19 tháng 8, Đức giáo hoàng đã ăn trưa với một một cặp nam nữ đại diện cho nước chủ nhà Tây Ban Nha, và 5 cặp khác, mỗi cặp đại diện cho một châu lục.

Các thực khách đã được chọn bằng cách rút thăm trong số các tình nguyện viên giúp chuẩn bị Ngày Giới trẻ Thế giới. Chỉ riêng một thanh niên New Zealand và một thiếu nữ Úc đã được các giám mục của họ chỉ định.

Thực đơn có một món súp, món chính là cá và món tráng miệng là kem, nhưng mọi người tham dự đều từ chối không cho biết thêm chi tiết cụ thể nào hơn. (Chắc hẳn đây là lần đầu tiên họ được ăn cơm với những bậc tu trì?)

Cô Michelle Hatfield, 22 tuổi đến từ Stafford, tiểu bang Virginia, đã gọi bữa ăn trưa là "một kinh nghiệm tuyệt vời."

"Đức Thánh Cha là người cha chung và ngài lưu tâm đến từng người một. Đó là đại cương bầu không khí của bữa trưa. Nó cũng giống như một bữa cơm gia đình: với người cha của bạn, và với các bạn cùng làm việc chung và thực sự quan tâm cho nhau."

Không ai hướng dẫn buổi trò chuyện, cô nói, và không ai quyết định ai sẽ nói gì tiếp theo.

"Mọi sự việc tự nhiên mà đến. Giống như ở một bữa tối trong gia đình: Tất cả các bạn bè đếu lắng nghe, tất cả các bạn bè đều nói chuyện, không có một chương trình lập sẵn."

Hầu hết các câu chuyện nói với Đức giáo hoàng, cô cho biết, liên quan đến cuộc sống của từng người và về cuộc sống của giới thanh niên trong nước họ.

Cô Hatfield, đã làm việc trong văn phòng Ngày Giới trẻ Thế giới ở Madrid được năm tháng, cho biết cô thực sự mong muốn tặng một món quà nào đó từ bang Virginia cho Đức Giáo Hoàng ", nhưng tôi đã không mang gì cả" và cô không thể rời chỗ để về tìm một cái gì đó.

Các thực khách được mời ngồi quanh một bàn tròn với Đức Giáo Hoàng và Đức Hồng Y Antonio Rouco Varela của thành phố Madrid.

Cô Eva Janosikova người Slovakia, 28 tuổi, và cô Ya-Chen Chuang người Đài Loan, 25 tuổi, ngồi hai bên Đức Thánh Cha.

"Thật là tuyệt vời" cô Janosikova nói, "Tôi không ngờ được vinh dự này, " cô là người đầu tiên trong danh sách được gọi lên bắt tay Đức Thánh Cha và đi vào chỗ ngồi. Cô đã đi tới góc cuối của bàn ăn, nghĩ rằng cô ta sẽ chỉ được ngồi cạnh Đức Hồng Y.

"Chúng tôi cầu nguyện rồi Ngài ngồi xuống và mở thực đơn ra, nhưng thực đơn đã bị lộn ngược, cho nên tôi đã giúp Ngài xoay thực đơn lại. Thực là dễ thương," cô nói. "Ngài làm cho tôi ngạc nhiên ở điểm ngài lắng nghe rất tích cực và rất quan tâm đến người khác."

Anh Martin Leung-Wai, 25 tuổi đến từ Auckland, New Zealand, cho biết bữa ăn trưa "đã làm cho kinh nghiệm Ngày Giới trẻ Thế giới của tôi thành kinh nghiệm của một đời."

"Được ăn trưa với Đức Thánh Cha là một cái gì đó mà bạn có thể khoe với gia đình. ... với bạn bè và với các thế hệ giới trẻ trong tương lai", anh nói. Khi được hỏi lý do tại sao anh đã không nói là "sẽ khoe với các cháu chắt của anh" mà lại nói là "với các thế thệ trẻ," anh cho biết, cũng như nhiều người tham dự Ngày Giới Trẻ khác, anh đang suy nghĩ về ơn gọi làm linh mục hay một cuộc sống tu trì.

Anh Leung-Wai cũng ngỏ lời mời Đức Giáo Hoàng Benedict đến thăm New Zealand.

"Ngài chỉ cười," anh cho biết.
 
Bài giảng thánh lễ ngày 20-8-2011 ở Madrid
Nguyễn Trọng Đa dịch
14:06 20/08/2011
Bài giảng thánh lễ ngày 20-8-2011 ở Madrid

Thưa ĐHY Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Madrid,
Các Hiền đệ Giám Mục,
Các linh mục và tu sĩ,
Các Viện trưởng và các nhà huấn luyện,
Các chủng sinh,

Các bạn thân mến,

Tôi rất vui mừng cử hành Thánh Lễ với anh em, những người mong muốn trở thành linh mục của Chúa Kitô để phục vụ Giáo hội của Ngài, và tôi cảm ơn anh em về những lời thân thương mà anh em đã chào mừng tôi. Hôm nay, nhà thờ chính tòa Đức Mẹ La Real de la Almudena là như một Phòng Tiệc Ly lớn, nơi Chúa rất ước ao cử hành lễ Vượt Qua với anh em, những người muốn một ngày nào đó chủ sự nhân danh Ngài các mầu nhiệm của công trình cứu độ. Nhìn vào anh em, tôi lại nhìn thấy bằng chứng về cách Chúa Kitô tiếp tục kêu gọi các môn đệ trẻ và làm cho họ trở thành tông đồ của Ngài, nhờ đó duy trì sống động sứ mạng của Giáo Hội và quà tặng Tin mừng cho thế giới. Là chủng sinh, anh em đang trên con đường hướng tới một mục tiêu thiêng liêng: tiếp tục sứ mạng mà Chúa Kitô nhận từ Chúa Cha. Được Chúa mời gọi, anh em đi theo tiếng gọi của Ngài, và được hấp dẫn bởi ánh mắt yêu thương của Ngài, giờ đây anh em hướng tới thừa tác vụ thánh. Anh em hãy đưa mắt luôn hướng về Ngài, Đấng qua sự nhập thể của mình là Mặc khải tối cao của Thiên Chúa cho thế giới, và Đấng qua sự phục sinh của Ngài trung thành thực hiện lời hứa của Ngài. Hãy cảm tạ Chúa vì dấu hiệu của sự thương mến mà trong đó Ngài gìn giữ mỗi một người của anh em.

Bài đọc thứ nhất, mà chúng ta đã nghe, cho chúng ta thấy Chúa Kitô như là vị thượng tế mới và vĩnh cửu, Đấng tự biến mình thành một lễ vật vẹn toàn. Câu đáp của thánh vịnh có thể được áp dụng phù hợp cho Ngài kể từ lúc ấy, bởi vì lúc Ngài đi vào thế giới, Ngài đã thưa với Chúa Cha, "Này con đến để thực thi ý Cha” (xem Tv 39,8). Ngài đã cố gắng làm hài lòng Chúa Cha trong mọi sự: trong lời nói và hành động, trên đường đi hoặc khi gặp người có tội. Cuộc sống của Ngài là một đời phục vụ, và khao khát của Ngài là việc cầu nguyện liên tục, tự đặt mình nhân danh mọi người trước mặt Chúa Cha, như là con trai đầu lòng của nhiều anh chị em. Tác giả của Thư gửi tín hữu Do Thái nói rằng, qua một của lễ duy nhất, Ngài đã mang sự hoàn hảo cho mọi người chúng ta mọi thời đại, những người được mời gọi chia sẻ tư cách làm con của Ngài (xem Dt 10, 14).

Thánh Thể, mà việc thiết lập được nêu ra trong Tin mừng vừa được công bố (xem Lc 22,14-20), là sự diễn tả thật sự của quà tặng vô điều kiện của Chúa Giêsu cho tất cả mọi người, ngay cả cho những người đã phản bội Ngài. Đó là quà tặng của Mình và Máu Ngài cho sự sống của nhân loại và cho sự tha thứ tội lỗi. Máu của Ngài, một dấu hiệu của sự sống, đã được Chúa ban cho chúng ta như một giao ước, để chúng ta có thể áp dụng sức lực sự sống của Ngài ở bất cứ nơi nào sự chết ngự trị vì tội lỗi chúng ta, và do đó tiêu diệt sự chết. Thân Mình Chúa vỡ ra và Máu Ngài đổ ra – sự tự do của Ngài đầu hàng - trở thành, thông qua các dấu hiệu Thánh Thể, nguồn lực mới của sự tự do loài người được cứu chuộc. Trong Chúa Kitô, chúng ta có lời hứa cứu chuộc dứt khoát, và niềm hy vọng nhất định cho các phúc lành tương lai. Qua Chúa Kitô, chúng ta biết rằng chúng ta không đi về phía vực thẳm, sự im lặng của hư vô hoặc sự chết, nhưng chúng ta là người hành hương trên đường đi về một vùng đất hứa, trên đường đi về với Chúa, là Khởi thủy và Cùng đích của chúng ta.

Các bạn thân mến, các bạn đang tự chuẩn bị mình để trở thành tông đồ với Chúa Kitô và giống như Chúa Kitô, và cùng đi với các người bạn nam và nữ trên hành trình của họ như là bạn đồng hành và người phục vụ. Các bạn hành xử ra sao trong những năm chuẩn bị này? Trước hết, đó là những năm thinh lặng nội tâm, cầu nguyện không ngừng, học tập liên tục và dần dà thâm nhập vào hoạt động mục vụ và cơ cấu của Giáo Hội. Một Giáo Hội là cộng đồng và định chế, gia đình và sứ vụ, do Chúa Kitô thành lập qua Chúa Thánh Thần, cũng như là kết quả của những người chúng ta, là người tạo dáng cho Giáo hội nhờ sự thánh thiện và cả tội lỗi của chúng ta. Thiên Chúa, Đấng không ngần ngại để làm cho người nghèo và người tội lỗi thành bạn bè và công cụ cứu chuộc của Ngài cho loài người, muốn như vậy. Sự thánh thiện của Giáo Hội là trước tiên sự thánh thiện khách quan của con người Chúa Kitô, Tin Mừng của Ngài và các bí tích của Ngài, sự thánh thiện của quyền lực này từ trên cao, làm sinh động và thúc đẩy Giáo hội. Chúng ta phải trở nên thánh, để không tạo ra mâu thuẫn giữa các dấu hiệu của chúng ta là ai và thực tại mà chúng ta muốn tỏ ra.

Anh em hãy suy niệm tốt về mầu nhiệm của Giáo Hội, sống các năm tháng huấn luyện trong niềm vui sâu lắng, khiêm hạ, nhạy bén và với lòng trung tín triệt để với Tin Mừng, trong một mối quan hệ thương mến với thời gian đã dùng và những người mà anh em đã sống giữa họ. Không ai chọn địa điểm hoặc người mà mình được gửi tới, và mỗi thời gian có các thách thức riêng của nó; nhưng trong mỗi thời đại, Chúa ban cho ân sủng hợp lý để đối mặt và vượt qua các thách thức với tình yêu và sự thực tế. Đó là lý do tại sao, dẫu cho hoàn cảnh nào mà trong đó mình đang đứng và dù chúng khó khăn đến đâu, vị linh mục phải phát triển trong tất cả các loại công việc tốt, duy trì sống động những lời được nói với mình vào ngày truyền chức, nhờ đó linh mục được khuyến khích tạo cuộc đời của mình theo kiểu mẫu của mầu nhiệm thánh giá của Chúa.

Anh em chủng sinh thân mến, lấy mô hình là Chúa Kitô là trở nên đồng dạng với Chúa sát sao hơn, Ngài là Đấng vì chúng ta đã trở nên người phục vụ, linh mục và hiến lễ. Lấy mô hình là Chúa Kitô là công việc mà trên đó vị linh mục phải dùng cả cuộc đời của mình. Chúng ta đều biết rằng việc này vượt quá chúng ta, và chúng ta sẽ không thành công hoàn toàn, nhưng, như Thánh Phaolô nói, chúng ta chạy về phía mục tiêu, hy vọng sẽ đạt được mục tiêu ấy. (xem Pl 3,12-14).

Đúng thế, Chúa Kitô Thầy cả Thượng phẩm cũng là Mục Tử Nhân Lành, chăm sóc đàn chiên Ngài, thậm chí thí mạng sống vì đàn chiên nữa (xem Ga 10, 11). Để làm cho mình nên giống Chúa trong việc này, tâm hồn anh em cần phải trưởng thành trong thời sống ở chủng viện, mở lòng ra hoàn toàn với Thầy của mình. Sự cởi mở này, vốn là một món quà của Chúa Thánh Thần, truyền cảm hứng cho quyết định sống đời độc thân vì lợi ích của Nước trời, bỏ lại mọi của cải thế trần qua một bên, sống khắc khổ cuộc đời và vâng lời chân thành, không giả vờ.

Anh em hãy xin Chúa cho anh em bắt chước Ngài trong đức ái hoàn hảo của Ngài đối với tất cả mọi người, để cho anh em không tránh xa các người bị loại trừ và người tội lỗi, nhưng giúp họ hoán cải và trở về đường ngay chính. Anh em hãy xin Chúa dạy anh em được gần gũi với người bệnh trong sự đơn sơ và lòng đại lượng. Hãy đối mặt với thách thức này mà không cần lo lắng hay tầm thường, nhưng đúng hơn là một lối sống đẹp cuộc đời của mình trong sự nhưng không và phục vụ, như các chứng nhân của Thiên Chúa làm người, sứ giả của phẩm giá cao cả của con người, và do đó là các người bảo vệ vô điều kiện của nó. Dựa vào tình yêu của Chúa, đừng bị đe dọa bởi môi trường xung quanh, vốn có thể loại trừ Chúa, và trong đó quyền lực, sự giàu có và niềm vui thường là các tiêu chí thống trị cuộc sống của con người. Anh em có thể tránh xa những người đề xuất mục tiêu cao hơn, hoặc người vạch mặt các vị thần giả tạo, mà nhiều người cúi đầu trước thần ấy. Sẽ đến một lúc cuộc sống bắt rễ sâu trong Chúa Kitô sẽ được nhìn thấy rõ ràng, như là một cái gì đó mới và sẽ mạnh mẽ hấp dẫn những người thực sự tìm kiếm Thiên Chúa, sự thật và công lý.

Dưới sự hướng dẫn của cáa nhà huấn luyện của anh em, anh em hãy mở rộng tâm hồn của anh em cho ánh sáng của Chúa, để xem liệu con đường này đòi hỏi lòng can đảm và tính trung thực là dành cho anh em. Anh em hãy tiếp cận chức linh mục nếu anh em xác tín rằng chính Chúa đang mời gọi anh em trở thành thừa tác viên của Ngài, và nếu anh em hoàn toàn quyết định thực thi chức linh mục trong sự vâng phục các lời dạy của Giáo Hội.

Với sự tin tưởng này, anh em hãy học hỏi từ Chúa, Đấng tự mô tả mình là hiền lành và khiêm nhường trong lòng, để lại đàng sau mọi ham muốn trần thế vì lợi ích này, hơn là theo đuổi điều tốt riêng của anh em, anh em xây dựng anh chị em của mình bằng lối sống của mình, như vị thánh bổn mạng của hàng giáo sĩ giáo phận của Tây Ban Nha đã làm, đó là Thánh Gioan thành Avila. Cảm động trước gương sáng của Ngài, anh em hãy nhìn lên Đức Trinh nữ Maria, Mẹ của các Linh Mục. Mẹ sẽ dạy anh em làm thế nào uốn lòng anh em theo mẫu gương Chúa Kitô, Con của Mẹ, và Mẹ sẽ dạy anh em làm thế nào hưởng mãi mãi kho tàng mà Chúa đã có được trên đồi Canvê, để cứu độ thế giới. Amen.
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong đêm canh thức tại Cuatro Vientos
Đặng Minh An dịch
19:11 20/08/2011
Cha chào thăm tất cả chúng con, đặc biệt những bạn trẻ đã đặt ra những câu hỏi, và cha cám ơn họ về sự chân thành khi họ đề ra những ưu tư thể hiện ao ước đạt đến một điều gì đó là cao cả trong cuộc sống, một điều gì đó có thể mang lại sự viên mãn và hạnh phúc.

Làm thế nào một người trẻ có thể vừa trung thực với đức tin của mình lại có thể tiếp tục đạt đến những hoài bão trong xã hội hôm nay? Trong bài Phúc Âm chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta câu trả lời cho câu hỏi cấp bách này: “Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em; hãy ở lại trong tình yêu Thầy” (Ga 15:9).

Đúng vậy, các bạn trẻ thân mến, Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta. Đây là một sự thật vĩ đại trong cuộc đời chúng ta; là điều làm cho mọi sự trở nên có ý nghĩa. Chúng ta không phải là sản phẩm của tình cờ hay một điều ấm ớ nào đó; nhưng trái lại cuộc đời của chúng ta bắt nguồn như một phần trong chương trình yêu thương của Thiên Chúa. Ở lại trong tình yêu của Ngài, do đó, nghĩa là sống một cuộc sống bén rễ trong đức tin, vì đức tin không chỉ đơn thuần là việc chấp nhận một số chân lý trừu tượng nào đó: nhưng đó là một quan hệ thân mật với Chúa Kitô, Đấng ban cho ta khả năng mở lòng ra với mầu nhiệm của tình yêu và khả năng sống như những người nam nữ ý thức rõ rệt là mình được Thiên Chúa yêu thương.

Nếu các con ở lại trong tình yêu của Chúa Kitô, bén rễ trong đức tin, các con sẽ tìm thấy nguồn mạch của hạnh phúc và niềm vui chân thật, ngay cả trong gian truân và đau khổ. Đức tin không có gì xung khắc với những hoài bảo của các con, trái lại, đức tin nâng lên và hoàn thiện những hoài bão này. Các bạn trẻ thân mến, đừng cảm thấy thoả mãn với những gì kém hơn là Chân Lý và Tình Yêu, đừng hài lòng với những gì kém hơn là Chúa Kitô.

Ngày nay, mặc dù nền văn hóa tương đối đang thống trị thế giới chung quanh ta đã từ bỏ con đường tìm kiếm chân lý, dù cho nó có trở thành khát vọng cao nhất về tinh thần đi nữa, chúng ta vẫn cần phải nói với lòng can đảm và khiêm nhường về ý nghĩa phổ quát của Chúa Kitô như là Đấng Cứu Độ nhân loại và là nguồn mạch của hy vọng cho cuộc đời chúng ta. Đấng đã mang vào mình những thương tích bệnh tật của chúng ta, đã quá quen thuộc với mầu nhiệm của khổ đau nhân loại và thể hiện ra sự hiện diện từ ái của Ngài nơi những ai đau khổ. Những người ấy đến lượt họ khi kết hiệp với cuộc thương khó Đức Kitô sẽ chia sẽ mật thiết kỳ công cứu độ của Ngài. Hơn thế nữa, sự ân cần vô vị lợi của chúng ta với những người yếu đau và những người bị xã hội ruồng bỏ sẽ luôn luôn là chứng tá khiêm nhường và ấm áp cho lòng từ ái của Thiên Chúa.

Các bạn thân mến, đừng để gian truân làm tê liệt chúng ta. Đừng e sợ cả thế giới, lẫn tương lai, ngay cả những yếu đuối của chúng ta. Thiên Chúa đã cho các con sống thời khắc này của lịch sử để qua đức tin của các con danh Ngài tiếp tục được vang dội khắp cùng bờ cõi trái đất.

Trong đêm canh thức này, cha khích lệ các con xin Chúa giúp các con tìm ra ơn gọi của mình trong xã hội và Giáo Hội, và xin Ngài ban cho các con được bền đỗ trong ơn gọi ấy với niềm hân hoan và trung tín. Thật là tốt đẹp khi chúng ta mở lòng ra với lời mời gọi của Chúa Kitô và tiến bước can đảm và quảng đại theo con đường Ngài đã vạch ra cho chúng ta.

Chúa kêu gọi nhiều người sống bậc hôn nhân, trong đó người nam và người nữ nên một nhục thể (x. Sáng Thế 2:24), tìm thấy sự viên mãn trong một cuộc sống kết hiệp sâu xa. Đó là một viễn tượng vừa sáng lạn lại đầy thách đố. Đó là một đề án cho tình yêu đích thực được canh tân và đào sâu mỗi ngày bởi việc chia sẻ những vui mừng và những âu lo, được đánh dấu bởi sự cho đi hoàn toàn chính mình. Vì thế, nhìn nhận vẻ đẹp và sự thiện hảo của hôn nhân là nhận ra rằng chỉ có lòng chung thủy với nhau và sự bất khả phân ly, cùng với sự cởi mở lòng mình với hồng ân sự sống được Thiên Chúa ban tặng mới đủ để đem đến cho tình yêu lứa đôi sự cao đẹp và phẩm giá.

Chúa Kitô gọi những người khác theo Ngài mật thiết hơn trong ơn thiên triệu và trong đời thánh hiến. Thật khó diễn tả thành lời niềm hạnh phúc khi các con cảm nhận được là Chúa Giêsu đang tìm kiếm các con, tin tưởng các con và với giọng quả quyết nói với chúng con rằng “Hãy theo Thầy” (x. Mc 2:14).

Các bạn trẻ thân mến, nếu các con muốn khám phá và sống trung tín dạng thức cuộc sống mà Chúa đã mời gọi mỗi người trong chúng ta, các con phải ở lại trong tình yêu của Ngài như những bằng hữu của Ngài. Và làm sao chúng ta duy trì tình bằng hữu này nếu không có những liên hệ thường xuyên, những đối thoại, và sự gần gũi bên nhau lúc thịnh vượng cũng như lúc gian truân? Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu thường nói rằng lời cầu nguyện chính là “liên hệ bằng hữu thường xuyên khi trải qua nhiều giờ một mình thân thưa với Đấng mà ta biết là hết mực yêu thương chúng ta” (x. Tự Truyện, 8).

Và giờ đây, cha xin các con “ở lại” trong việc chiêm ngắm Chúa Kitô, Đấng đang thực sự hiện diện trong Thánh Thể. Cha xin các con bước vào trong cuộc đối thoại với Ngài, mang đến trước Ngài những vấn nạn và lắng nghe tiếng Ngài. Các con thân mến, cha cầu nguyện cho các con với tất cả lòng mình. Cha cũng xin các con cầu nguyện cho cha. Đêm nay, chúng ta hãy khẩn khoản xin Chúa cho chúng ta, khi được lôi cuốn bởi vẻ đẹp tình yêu Ngài, sẽ luôn luôn sống trung thành như những môn đệ Ngài. Amen.

Đức Thánh Cha đã nói bằng tiếng Pháp như sau:

Các bạn trẻ nói tiếng Pháp thân mến, hãy tự hào về ân sủng đức tin mà các con đã được lãnh nhận, vì đức tin chiếu soi đường đời các con trong mọi hoàn cảnh. Hãy kín múc sức mạnh đức tin từ những người lân cận, từ đức tin của Giáo Hội! Nhờ hồng ân đức tin chúng ta đặt nền tảng đời mình trong Chúa Kitô. Hãy tụ họp với nhau để đào sâu đức tin, hãy trung thành tham dự các cử hành Phụng Vụ Thánh Thể, là đỉnh cao của mầu nhiệm đức tin. Chỉ có Chúa Kitô mới đáp ứng được những khát vọng của các con. Hãy để mình bị nắm lấy bởi Thiên Chúa để sự hiện diện của các con trong Giáo Hội mang đến cho Giáo Hội một sức sống mới.

Với các bạn trẻ nói tiếng Anh, Đức Thánh Cha đã nói như sau:

Các bạn trẻ thân mến, trong những giờ phút thinh lặng này trước Thánh Thể, chúng ta hãy nâng lòng trí lên Chúa Giêsu Kitô, Chúa của cuộc sống và tương lai ta.Xin Ngài đổ tràn Thần Khí trên ta và toàn thể Giáo Hội để chúng ta trở nên một niềm linh hứng cho tự do, hòa giải và hòa bình cho toàn thế giới.

Đức Thánh Cha đã nói bằng tiếng Đức như sau:

Các bạn trẻ nói tiếng Đức thân mến. Trong thẳm sâu tâm hồn chúng ta, chúng ta khao khát điều cao cả và đẹp đẽ trong cuộc đời. Đừng để những ao ước và khát vọng xâu xé, nhưng hãy đặt nền tảng của chúng nơi Chúa Giêsu Kitô. Ngài, chính Ngài, là nền tảng chắc chắn, là điểm tham chiếu để xây dựng đời mình.

Với các bạn trẻ Ý, Đức Thánh Cha đã nói như sau:

Giờ đây hướng đến các bạn trẻ nói tiếng Ý. Các bạn thân mến, đêm canh thức này sẽ mãi là một kỉ niệm không phai trong đời ta. Hãy canh thức ngọn lửa mà Thiên Chúa đã đốt lên trong tim ta đêm nay. Đừng để nó lụi tàn, nhưng hãy canh tân nó mọi ngày, hãy chia sẻ nó với những người đương thời, cách riêng những ai đang sống trong tối tăm và những ai đang tìm kiếm chút ánh sáng cho đời mình. Cám ơn cám con, hẹn gặp sáng mai.

Đức Thánh Cha đã nói bằng tiếng Bồ Đào Nha như sau:

Các bạn trẻ thân mến, tôi mời gọi mỗi người hãy tiến vào cuộc đối thoại với Chúa Kitô, chia sẻ với Ngài những chần chừ và trên hết hãy lắng nghe tiếng Ngài. Chúa đang ở đây và đang mời gọi các bạn! Các bạn trẻ thân mến, thật là tốt đẹp để lắng nghe trong ta lời của Chúa Giêsu và tiến theo những bước chân Ngài. Hãy xin Chúa giúp ta khám phá ơn gọi của mình trong cuộc đời và trong Giáo Hội, và xin cho được bền đỗ theo ơn gọi đó trong hân hoan và trung tín khi biết rằng Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta hay phản bội chúng ta! Ngài ở lại trong ta đến tận cùng của thế giới.

Với các bạn trẻ Ba Lan, Đức Thánh Cha đã nói như sau:

Các bạn trẻ đến đây từ Ba Lan thân mến! Đêm canh thức này được đầy tràn nhờ sự hiện diện của Chúa Kitô. Hãy đặt nền tảng nơi tình yêu Ngài, hãy kề cận bên Ngài với ngọn lửa đức tin. Ngài sẽ đong đầy tâm hồn các bạn với sức sống của Ngài. Hãy xây dựng đời mình trên Chúa Kitô và trên Tin Mừng. Cha ban phép lành cho tất cả chúng con.
 
WYD 2011: Đêm canh thức Đại hội Giới trẻ tại Madrid - Mưa hồng ân
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng
18:56 20/08/2011
Chiều 20/8/2011 chúng tôi cùng với hàng triệu người trẻ lấy các chuyến xe lửa, xe búyt như thác nước đổ về phi trường Cuatro Vientos, nơi diễn ra buổi tối cầu nguyện canh thức với Đức Thánh Cha và tất cả hai ba triệu giới trẻ ngủ qua đêm dưới vòm trời thủ đô Madrid để sáng mai cùng với Đức Thánh Cha và hàng trăm ngàn Hồng Y, Giám mục, linh mục dâng lễ bế mạc Đại Hội.

Xem hình ảnh

Trời thủ đô Madrid hôm nay nóng bất thường lên tới 45 độ C, như hơi nóng Thần Linh tuôn đổ xuống trên lớp lớp người trẻ trẩy hội về phi trường Cuatro Vientos... Từng nhóm trẻ vai đeo baolô, cầm cờ của quốc gia mình, vừa đi vừa hát, vừa hô to các khẩu hiệu: “Bênêđíctô, we love you”, “Espana – Viva”, “Benedicto Viva”, “Ausie Ausie oi, oi...”, “Việt Nam muôn năm” v.v... Tiếng hát hò reo vang dội bầu trời như những tiếng sấm sét vang rền không ai can nổi... Nhiều nhóm mang theo trống chiêng, đàn hát... Họ phấn khởi reo vui quên bẵng đi những nhọc mệt của cái oi nồng thời tiết khắc nghiệt hôm nay...

Khi đoàn người trẻ chúng tôi băng qua những con đường hai bên những cao ốc, tự nhiên chúng tôi thấy hơi mát của những hạt nước, không biết từ đâu rơi xuống như ơn trời tươi mát trên chúng tôi... Nhìn lên mới nhận ra dân chúng sống trên các cao tầng, lấy vòi nước xịt xuống hay dùng các sô nước xối xuống trên đoàn hành hương hầu xoa dịu những nhọc nhằn nóng bổng của khí trời hôm nay... Nghĩa cử đơn sơ này làm chúng tôi cảm nghiệm “cơn mưa hồng ân, mưa ân sủng của Thiên Chúa trên chúng tôi!”

Cám ơn những người dân Tây Ban Nha tốt lành đã làm mưa hồng ân trên chúng tôi. Cám ơn Giáo Hội và chính phủ cũng như trăm ngàn cảnh sát và các thiện nguyện viên gìn giữ trật tự, hướng dẫn và giúp các khách hành hương. Madrid thủ đô của 5 triệu người Tân Ban Nha cộng thêm với hai ba triệu du khách làm nhộn lên cả một thành phố vốn luôn đầy tràn sức sống. Phố xá thật sạch và nhà cửa xinh xắn...

Đêm canh thức hôm nay, một đêm không ngủ hôm sẽ để lại trong tâm lòng chúng tôi những kỷ niệm, những dấu ấn mà không tiền của trần gian nào có thể mua được sẽ “kiện cường niềm tin chúng tôi”, đúng như chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ năm nay “Firm in the Faith” (Vững mạnh trong Niềm Tin).
 
Đánh giá ban đầu của cha Lombardi: ĐHGTTG tuyệt vời, ĐTC hoàn toàn hài lòng
Nguyễn Trọng Đa
23:52 20/08/2011
ROMA – Đại hội Giới trẻ Thế giới (ĐHGTTG) diễn ra “thật tuyệt vời và ĐTC Biển Đức XVI hoàn toàn hài lòng”: đó là đánh giá ban đầu về Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid của linh mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, theo Đài phát thanh Vatican chiều 20-8.

Cha giải thích, ĐTC Biển Đức XVI vui sướng bởi vì các bạn trẻ "thể hiện sự nhiệt tình của họ". Đại hội Giới trẻ Thế giới thực sự muốn giúp đỡ giới trẻ "có một hy vọng cho tương lai". Đây là một thông điệp nhắm đến không chỉ cho các bạn trẻ tham dự Đại hội, mà còn cho thanh niên toàn thế giới: "người ta có thể sống với niềm vui, người ra có thể sống với sự nhiệt tình, cảm thấy rằng cuộc đời có một ý nghĩa, trau dồi các lý tưởng lớn: tất cả được chính niềm vui của các bạn trẻ tỏ lộ ra".

Trên đài phát thanh Vatican, Cha Lombardi nói đến các sự kiện được sống trong những ngày qua của ĐTC Biển Đức XVI.

Cha khẳng định: "ĐTC Biển Đức XVI rất xúc động một cách tự nhiên bởi buổi Đi Đàng Thánh Giá, sự phong phú của truyền thống tôn giáo của Tây Ban Nha”. “ĐTC Biển Đức XVI cũng rất hạnh phúc” khi ăn trưa ngày thứ sáu 19-8 với một số bạn trẻ: Ngài "cảm động bởi các kinh nghiệm của họ, và sự phát biểu tự phát của họ".

Cha nói thêm, sáng thứ Bảy 20-8, ĐTC Biển Đức XVI đã giải tội cho bốn bạn trẻ. “ĐTC Biển Đức XVI đã làm những gì mà tất cả các cha giải tội đã làm khi đến nơi này: Ngài ngồi ở một trong 200 tòa giải tôi được lắp đặt tại quảng trường, và bốn thanh niên đã xưng tội với Ngài. ĐTC Biển Đức XVI đã nêu gương và giúp suy tư về tầm quan trọng của việc lợi dụng hồng ân của lòng Chúa thương xót".

Ngài giải tội cho hai người nam và hai người nữ, được lựa chọn ngẫu nhiên theo ngôn ngữ của họ: hai người nói tiếng Pháp, một người nói tiếng Đức (công dân Thụy Sĩ), và một người nói tiếng Tây Ban Nha.

Sau cùng, cha Lombardi nói đến lời loan báo của ĐTC Biển Đức XVI là sẽ tuyên bố thánh Gioan thành Avila là Tiến sĩ của Giáo hội. Cha nói thêm: “Thánh Gioan thành Avila là vị bảo trợ của hàng giáo sĩ Tây Ban Nha. Tất cả các Giám mục, hàng giáo sĩ Tây Ban Nha và thanh thiếu niên Tây Ban Nha cảm thấy rất vinh dự bởi quyết định của ĐTC Biển Đức XVI. Đây là một gương mặt mà chúng ta cần tìm hiểu để biết thêm nhiều ở cấp độ Giáo Hội hoàn vũ”. (Zenit.org 20-8-2011)
 
Đêm canh thức bị ngắt quãng bởi một trận mưa “phúc lành”
Nguyễn Trọng Đa
23:53 20/08/2011
ĐTC buộc phải gián đoạn bài giảng của mình do cơn bão lớn

ROMA - "Chúa gửi cho chúng ta nhiều phúc lành với cơn mưa này", - ĐTC Biển Đức XVI nhận định như vậy, sau khi cơn mưa lớn làm gián đoạn đêm canh thức 20-8 cho các bạn trẻ tuổi ở Madrid, do một cơn bão dữ dội xảy ra bất ngờ tại căn cứ không quân Cuatro Vientos, vào lúc ĐTC Biển Đức XVI bắt đầu bài giảng của mình.

"Cảm ơn vì niềm vui và sức chịu đựng của các bạn", - ĐTC Biển Đức XVI nói khi Ngài có thể tiếp tục bài giảng của Ngài, sau khi gió và mưa chấn dứt.

Ngài nói thêm: “Sức mạnh của các bạn còn lớn hơn cơn mưa".

Ngài nói chắn chăn: “Với cơn mưa này, Chúa gửi cho chúng ta nhiều phúc lành của Ngài”.

Ngài kết luận: “Các bạn cũng là một mẫu gương rồi đó”, trước khi kết thúc bài giảng bằng lời chào trong các ngôn ngữ khác nhau.

Quả thế, trong thời gian gián đoạn của buổi canh thức, các bạn trẻ tiếp tục thể hiện sự nhiệt tình và niềm vui của họ, bất chấp trời mưa và gió mạnh. ĐTC Biển Đức XVI cũng vẫn bình thản và mỉm cười, xử lý sự cố này với tính hài hước tốt.

Sau buổi canh thức là một thời gian chầu Thánh Thể. Thật lạ lùng thay, sự thinh lặng rơi trên đám đông của hơn một triệu người trẻ tuổi.

Sau thời gian chầu, ĐTC Biển Đức XVI một lần nữa nói chuyện với giới trẻ: “Các bạn trẻ thân mến, chúng ta đã sống một cuộc phiêu lưu chung với nhau ... "

Ngài kết luận: “Trước khi ra về, tôi muốn chúc tất cả các bạn một đêm ngủ thật ngon. Hãy nghỉ ngơi cho khỏe. Cảm ơn các bạn về sự hy sinh mà các bạn đang làm. Tôi chắc rằng các bạn sẽ dâng điều này cách quảng đại cho Chúa. Hẹn gặp lại ngày mai, nếu Chúa muốn thế. Cảm ơn các bạn về gương sáng tuyệt vời mà các bạn đã đưa ra. Giống như đêm nay, cùng với Chúa Kitô, các bạn vẫn có thể đối mặt với các thử thách của cuộc đời. Xin đừng quên điều này. Cảm ơn tất cả các bạn".

Vì nhiệt độ quá nóng vào buổi chiều, Ban tổ chức đã cho biết đã có 800 trường hợp ngất xỉu được chăm sóc y tế. Hơn nữa, cơn bão lớn làm cho một số căn lều ngã xuống, gây thương tích nhẹ cho bảy người.

Ban tổ chức cũng cho biết rằng 200.000 người không thể tham dự buổi canh thức được, do thiếu chỗ, vì lý do an ninh. (Zenit 20-8-2011)

Phạm Kim An
 
Top Stories
Pope Reflects on Definition of University -- Addresses Gathering of Young Professors
Zenit
04:15 20/08/2011
MADRID, Spain, AUG. 19, 2011 (Zenit.org).- Benedict XVI reflected on being a young professor in the wake of World War II in Germany when he addressed a gathering of professors in Madrid as part of the events of World Youth Day.

The 26th youth day is under way in Madrid through Sunday.

Addressing the group of professors at Madrid's Basilica of the Monastery of San Lorenzo de El Escorial, the Pope said it reminded him "of my own first steps as a professor at the University of Bonn."

"At the time," he remarked, "the wounds of war were still deeply felt and we had many material needs; these were compensated by our passion for an exciting activity, our interaction with colleagues of different disciplines and our desire to respond to the deepest and most basic concerns of our students."

He said the experience of "Universitas," which he described as "professors and students who together seek the truth in all fields of knowledge," aided him in understanding the "importance, and even the definition, of the University."

"At times," the Pontiff continued, "one has the idea that the mission of a university professor nowadays is exclusively that of forming competent and efficient professionals capable of satisfying the demand for labor at any given time. One also hears it said that the only thing that matters at the present moment is pure technical ability.

"This sort of utilitarian approach to education is in fact becoming more widespread, even at the university level, promoted especially by sectors outside the University.

"All the same, you who, like myself, have had an experience of the University, and now are members of the teaching staff, surely are looking for something more lofty and capable of embracing the full measure of what it is to be human."

Benedict XVI said that "when mere utility and pure pragmatism become the principal criteria, much is lost and the results can be tragic: from the abuses associated with a science which acknowledges no limits beyond itself, to the political totalitarianism which easily arises when one eliminates any higher reference than the mere calculus of power. The authentic idea of the University, on the other hand, is precisely what saves us from this reductionist and curtailed vision of humanity."

"In truth," he added, "the University has always been, and is always called to be, the 'house' where one seeks the truth proper to the human person. Consequently it was not by accident that the Church promoted the universities, for Christian faith speaks to us of Christ as the Word through whom all things were made and of men and women as made in the image and likeness of God."

An honor, responsibility

The Pope said the University "embodies an ideal which must not be attenuated or compromised, whether by ideologies closed to reasoned dialogue or by truckling to a purely utilitarian and economic conception which would view man solely as a consumer."

He then called on professors to take on the "honor and responsibility of transmitting the ideal of the University: an ideal which you have received from your predecessors, many of whom were humble followers of the Gospel and, as such, became spiritual giants."

"We should feel ourselves their successors, in a time quite different from their own, yet one in which the essential human questions continue to challenge and stimulate us," the Holy Father stated. "With them, we realize that we are a link in that chain of men and women committed to teaching the faith and making it credible to human reason.

"And we do this not simply by our teaching, but by the way we live our faith and embody it, just as the Word took flesh and dwelt among us. Young people need authentic teachers: persons open to the fullness of truth in the various branches of knowledge, persons who listen to and experience in own hearts that interdisciplinary dialogue; persons who, above all, are convinced of our human capacity to advance along the path of truth."
 
WYD 2011: Holy Father's Words to University Professors
+ Pope Benedict XVI
06:19 20/08/2011
"You Provide a Splendid Service in the Spread of Truth"

MADRID, Spain, AUG. 19, 2011 - Here is a Vatican translation of the address Benedict XVI delivered today upon addressing a gathering of young university professors at the Basilica of the Monastery of San Lorenzo de El Escorial in Madrid. The Pope is in the Spanish capital to preside at the 26th World Youth Day, which is under way through Sunday.

Your Eminence,
My Brother Bishops,
Dear Augustinian Fathers,
Dear Professors,
Distinguished Authorities,

Dear Friends,

I have looked forward to this meeting with you, young professors in the universities of Spain. You provide a splendid service in the spread of truth, in circumstances that are not always easy. I greet you warmly and I thank you for your kind words of welcome and for the music which has marvelously resounded in this magnificent monastery, for centuries an eloquent witness to the life of prayer and study. In this highly symbolic place, reason and faith have harmoniously blended in the austere stone to shape one of Spain’s most renowned monuments.

I also greet with particular affection those of you who took part in the recent World Congress of Catholic Universities held in Avila on the theme: "The Identity and Mission of the Catholic University".

Being here with you, I am reminded of my own first steps as a professor at the University of Bonn. At the time, the wounds of war were still deeply felt and we had many material needs; these were compensated by our passion for an exciting activity, our interaction with colleagues of different disciplines and our desire to respond to the deepest and most basic concerns of our students. This experience of a "Universitas" of professors and students who together seek the truth in all fields of knowledge, or as Alfonso X the Wise put it, this "counsel of masters and students with the will and understanding needed to master the various disciplines" (Siete Partidas, partida II, tit. XXXI), helps us to see more clearly the importance, and even the definition, of the University.

The theme of the present World Youth Day – "Rooted and Built Up in Christ, and Firm in the Faith" (cf. Col 2:7) can also shed light on your efforts to understand more clearly your own identity and what you are called to do. As I wrote in my Message to Young People in preparation for these days, the terms "rooted, built up and firm" all point to solid foundations on which we can construct our lives (cf. No. 2).

But where will young people encounter those reference points in a society, which is increasingly confused and unstable? At times one has the idea that the mission of a university professor nowadays is exclusively that of forming competent and efficient professionals capable of satisfying the demand for labor at any given time. One also hears it said that the only thing that matters at the present moment is pure technical ability. This sort of utilitarian approach to education is in fact becoming more widespread, even at the university level, promoted especially by sectors outside the University. All the same, you who, like myself, have had an experience of the University, and now are members of the teaching staff, surely are looking for something more lofty and capable of embracing the full measure of what it is to be human. We know that when mere utility and pure pragmatism become the principal criteria, much is lost and the results can be tragic: from the abuses associated with a science which acknowledges no limits beyond itself, to the political totalitarianism which easily arises when one eliminates any higher reference than the mere calculus of power. The authentic idea of the University, on the other hand, is precisely what saves us from this reductionist and curtailed vision of humanity.

In truth, the University has always been, and is always called to be, the "house" where one seeks the truth proper to the human person. Consequently it was not by accident that the Church promoted the universities, for Christian faith speaks to us of Christ as the Word through whom all things were made (cf. Jn 1:3) and of men and women as made in the image and likeness of God. The Gospel message perceives a rationality inherent in creation and considers man as a creature participating in, and capable of attaining to, an understanding of this rationality. The University thus embodies an ideal which must not be attenuated or compromised, whether by ideologies closed to reasoned dialogue or by truckling to a purely utilitarian and economic conception which would view man solely as a consumer.

Here we see the vital importance of your own mission. You yourselves have the honor and responsibility of transmitting the ideal of the University: an ideal which you have received from your predecessors, many of whom were humble followers of the Gospel and, as such, became spiritual giants. We should feel ourselves their successors, in a time quite different from their own, yet one in which the essential human questions continue to challenge and stimulate us. With them, we realize that we are a link in that chain of men and women committed to teaching the faith and making it credible to human reason. And we do this not simply by our teaching, but by the way we live our faith and embody it, just as the Word took flesh and dwelt among us. Young people need authentic teachers: persons open to the fullness of truth in the various branches of knowledge, persons who listen to and experience in own hearts that interdisciplinary dialogue; persons who, above all, are convinced of our human capacity to advance along the path of truth. Youth is a privileged time for seeking and encountering truth. As Plato said: "Seek truth while you are young, for if you do not, it will later escape your grasp" (Parmenides, 135d). This lofty aspiration is the most precious gift which you can give to your students, personally and by example. It is more important than mere technical know-how, or cold and purely functional data.

I urge you, then, never to lose that sense of enthusiasm and concern for truth. Always remember that teaching is not just about communicating content, but about forming young people. You need to understand and love them, to awaken their innate thirst for truth and their yearning for transcendence. Be for them a source of encouragement and strength.

For this to happen, we need to realize in the first place that the path to the fullness of truth calls for complete commitment: it is a path of understanding and love, of reason and faith. We cannot come to know something unless we are moved by love; or, for that matter, love something which does not strike us as reasonable.

"Understanding and love are not in separate compartments: love is rich in understanding and understanding is full of love" (Caritas in Veritate, 30). If truth and goodness go together, so too do knowledge and love. This unity leads to consistency in life and thought, that ability to inspire demanded of every good educator.

In the second place, we need to recognize that truth itself will always lie beyond our grasp. We can seek it and draw near to it, but we cannot completely possess it; or put better, truth possesses us and inspires us. In intellectual and educational activity the virtue of humility is also indispensable, since it protects us from the pride, which bars the way to truth. We must not draw students to ourselves, but set them on the path toward the truth, which we seek together. The Lord will help you in this, for he asks you to be plain and effective like salt, or like the lamp which quietly lights the room (cf. Mt 5:13).

All these things, finally, remind us to keep our gaze fixed on Christ, whose face radiates the Truth which enlightens us. Christ is also the Way, which leads to lasting fulfillment; he walks constantly at our side and sustains us with his love. Rooted in him, you will prove good guides to our young people. With this confidence I invoke upon you the protection of the Virgin Mary, Seat of Wisdom. May she help you to cooperate with her Son by living a life which is personally satisfying and which brings forth rich fruits of knowledge and faith for your students. Thank you very much.
 
WYD 2011: Pontiff's Address to Young Women Religious
+ Pope Benedict XVI
06:18 20/08/2011
"We Need That Radicalism to Which Your Consecration ... Bears Witness"

MADRID, Spain, AUG. 19, 2011 - Here is a Vatican translation of the address Benedict XVI delivered today upon addressing a gathering of young women religious at the Monastery of San Lorenzo de El Escorial in Madrid. The Pope is in the Spanish capital to preside at the 26th World Youth Day, which is under way through Sunday.

Dear Young Women Religious,

As part of the World Youth Day which we are celebrating in Madrid, I am delighted to have this opportunity to meet you who have consecrated your youth to the Lord, and I thank you for the kind greeting you have given me. I also thank the Archbishop of Madrid, who arranged for this meeting in the evocative setting of the Monastery of San Lorenzo de El Escorial. Its famous library preserves important editions of the sacred Scriptures and the monastic rules of various religious families, yet your own lives of fidelity to the calling you have received is itself a precious means of preserving the word of the Lord, which resounds in your various spiritual traditions.

Dear Sisters, every charism is an evangelical word which the Holy Spirit recalls to the Church’s memory (cf. Jn 14:26). It is not by accident that consecrated life "is born from hearing the word of God and embracing the Gospel as its rule of life. A life devoted to following Christ in his chastity, poverty and obedience becomes a living ‘exegesis’ of God’s word… Every charism and every rule springs from it and seeks to be an expression of it, thus opening up new pathways of Christian living marked by the radicalism of the Gospel" (Verbum Domini, 83).

This Gospel radicalism means being "rooted and built up in Christ, and firm in the faith" (cf. Col 2:7). In the consecrated life, this means going to the very root of the love of Jesus Christ with an undivided heart, putting nothing ahead of this love (cf. SAINT BENEDICT, Rule, IV, 21) and being completely devoted to him, the Bridegroom, as were the Saints, like Rose of Lima and Rafael Arnáiz, the young patrons of this World Youth Day. Your lives must testify to the personal encounter with Christ which has nourished your consecration, and to all the transforming power of that encounter. This is all the more important today when "we see a certain ‘eclipse of God’ taking place, a kind of amnesia which, albeit not an outright rejection of Christianity, is nonetheless a denial of the treasure of our faith, a denial that could lead to the loss of our deepest identity" (Message for the 2011 World Youth Day, 1). In a world of relativism and mediocrity, we need that radicalism to which your consecration, as a way of belonging to the God who is loved above all things, bears witness.

This Gospel radicalism proper to the consecrated life finds expression in filial communion with the Church, the home of the children of God, built by Christ: communion with her Pastors who set forth in the Lord’s name the deposit of faith received from the apostles, the ecclesial Magisterium and the Christian tradition; communion with your own religious families as you gratefully preserve their authentic spiritual patrimony while valuing other charisms; and communion with other members of the Church, such as the laity, who are called to make their own specific calling a testimony to the one Gospel of the Lord.

Finally, Gospel radicalism finds expression in the mission God has chosen to entrust to us: from the contemplative life, which welcomes into its cloisters the word of God in eloquent silence and adores his beauty in the solitude which he alone fills, to the different paths of the apostolic life, in whose furrows the seed of the Gospel bears fruit in the education of children and young people, the care of the sick and elderly, the pastoral care of families, commitment to respect for life, witness to the truth and the proclamation of peace and charity, mission work and the new evangelization, and so many other sectors of the Church’s apostolate.

Dear Sisters, this is the witness of holiness to which God is calling you, as you follow Jesus Christ closely and unconditionally in consecration, communion and mission. The Church needs your youthful fidelity, rooted and built up in Christ. Thank you for your generous, total and perpetual "yes" to the call of the Loved One. I pray that the Virgin Mary may sustain and accompany your consecrated youth, with the lively desire that it will challenge, nourish and illumine all young people.

With these sentiments, I ask God to repay abundantly the generous contribution which consecrated life has made to this World Youth Day. In his name, and with great gratitude, I give you my affectionate blessing.
 
Protests Not Affecting WYD, Assures Spokesman
Zenit
06:21 20/08/2011
MADRID, Spain, AUG. 19, 2011 (Zenit.org).- The director of the Vatican press office says a few protesters have not been able to affect the normal progress of World Youth Day.

Jesuit Father Federico Lombardi today gave an overview of Youth Day thus far, saying that Benedict XVI is doing very well and is content with how the trip to Spain is going.

Regarding the protests Wednesday and Thursday at the Puerta del Sol, the Jesuit said that the "Church is in favor of free expression" and "distinct opinions can be expressed," as long as this is done with respect. He said the Holy See is not concerned about the protests affecting WYD.

Some of the protesters voiced opposition to the WYD because of its cost, particularly as Spain faces economic difficulties. Both WYD organizers and the Spanish government have already clarified, however, that the event is not funded with public monies.

Yago de la Cierva, the director of WYD organization, said the protesters fall into two groups -- those misinformed about the finances, and "secularists" opposed to the event itself.

De la Cierva suggested that the presence of these groups highlight the success of World Youth Day. "Shadows are necessary to appreciate the light," he said, observing that the world has been able to see the difference in behavior between the protesters and the pilgrims. "The decision of which group one prefers is up to each individual."

Something new

Father Lombardi emphasized one element from today's papal schedule: the Pontiff's talk to university professors.

The address was in line with the Holy Father's reputation as a "man of knowledge and reflection," the spokesman said, explaining that the address integrated other papal discourses on the relation between science and faith.

"I don't remember a discourse more beautiful, more powerful than this one from the Holy Father," the Jesuit commented, "precisely on the theme of the integral formation of man."

Father Lombardi also noted the Way of the Cross celebrated this evening. Each station was marked with sculptures of enormous historical and artistic worth used in the celebrations of Holy Week, he explained.

Numbers

Father Lombardi reported the number of pilgrims as between 1 million and 1.5 million. De la Cierva added, however, that WYD success isn't measured in the number of participants. He also clarified that the number registered is around 430,000, with another 30,000 volunteers and hundreds of bishops.

But, the organization director offered, "the experience from previous WYDs shows that typically the true number of participants is three times greater than the number registered."

"This is for you"

Father Lombardi also mentioned the "family atmosphere" of the Pope's meeting this morning with Spain's royal family, particularly with the children: the son and daughter of Infanta Elena (ages 13 and 10), and the two daughters of the Prince of Asturias (ages 5 and 4). The little princesses gave the Holy Father drawings they had made themselves.

Regarding the meeting with the Spanish prime minister this afternoon, Father Lombardi said there was not an agenda for the event, as it was to be a courtesy meeting, "regardless of if they discuss informally" certain themes of mutual interest or current events.
 
Pontiff asks Youth to seek out the less fortunate, says God is expecting their best
Zenit
06:59 20/08/2011
MADRID, Spain, AUG. 19, 2011 (Zenit.org).- Faced with human suffering, God expects youth to give the best of themselves, Benedict XVI told World Youth Day participants at the end of the Way of the Cross this evening.

The Pope and the youth celebrated Christ's passion and death with a Via Crucis along the streets of Madrid. Reflections from the Little Sisters of the Cross accompanied each station, and sculptures used in Spain's celebration of Holy Week were set along the procession.

Regarding these images, the Pontiff said that "faith and art combine so as to penetrate our heart and summon us to conversion."

"When faith's gaze is pure and authentic, beauty places itself at its service and is able to depict the mysteries of our salvation in such a way as to move us profoundly and transform our hearts," he reflected.

The solemnity of Christ's death on the cross was marked with silence and the sound of drumbeats.

"The cross was not a sign of failure, but an expression of self-giving in love that extends even to the supreme sacrifice of one's life," the Pope stated. "The Father wanted to show his love for us through the embrace of his crucified Son: crucified out of love. The cross, by its shape and its meaning, represents this love of both the Father and the Son for men."

Benedict XVI urged the young people to "take upon our own shoulders the sufferings of the world, in the certainty that God is not distant or far removed from man and his troubles."

In all human suffering, he said, "we are joined by one who experiences and carries that suffering with us."

The love of Christ should increase our joy, the Holy Father continued, encouraging the youth to "go in search of those less fortunate."

"You are open to the idea of sharing your lives with others, so be sure not to pass by on the other side in the face of human suffering, for it is here that God expects you to give of your very best: your capacity for love and compassion," he said. "The different forms of suffering that have unfolded before our eyes in the course of this Way of the Cross are the Lord's way of summoning us to spend our lives following in his footsteps and becoming signs of his consolation and salvation. … Let us eagerly welcome these teachings and put them into practice. Let us look upon Christ, hanging on the harsh wood of the cross, and let us ask him to teach us this mysterious wisdom of the cross, by which man lives."
 
WYD 2011: Holy Father's homily at the Cthedral of Madrid on 20.8.2011
Holy See Press
14:10 20/08/2011
MADRID - 20.08.2011

Your Eminence the Archbishop of Madrid,
Dear Brother Bishops,
Dear Priests and Religious,
Dear Rectors and Formators,
Dear Seminarians,

Dear Friends,

I am very pleased to celebrate Holy Mass with you who aspire to be Christ’s priests for the service of the Church and of man, and I thank you for the kind words with which you welcomed me. Today, this holy cathedral church of Santa María La Real de la Almudena is like a great Upper Room, where the Lord greatly desires to celebrate the Passover with you who wish one day to preside in his name at the mysteries of salvation. Looking at you, I again see proof of how Christ continues to call young disciples and to make them his apostles, thus keeping alive the mission of the Church and the offer of the Gospel to the world. As seminarians you are on the path towards a sacred goal: to continue the mission which Christ received from the Father. Called by him, you have followed his voice and, attracted by his loving gaze, you now advance towards the sacred ministry. Fix your eyes upon him who through his incarnation is the supreme revelation of God to the world and who through his resurrection faithfully fulfills his promise. Give thanks to him for this sign of favour in which he holds each one of you.

The first reading which we heard shows us Christ as the new and eternal priest who made of himself a perfect offering. The response to the psalm may be aptly applied to him since, at his coming into the world, he said to the Father, “Here I am to do your will” (cf. Ps 39:8). He tried to please him in all things: in his words and actions, along the way or welcoming sinners. His life was one of service and his longing was a constant prayer, placing himself in the name of all before the Father as the first-born son of many brothers and sisters. The author of the Letter to the Hebrews states that, by a single offering, he brought to perfection for all time those of us who are called to share his sonship (cf. Heb 10:14).

The Eucharist, whose institution is mentioned in the Gospel just proclaimed (cf. Lk 22:14-20), is the real expression of that unconditional offering of Jesus for all, even for those who betrayed him. It was the offering of his body and blood for the life of mankind and for the forgiveness of sins. His blood, a sign of life, was given to us by God as a covenant, so that we might apply the force of his life wherever death reigns due to our sins, and thus destroy it. Christ’s body broken and his blood outpoured – the surrender of his freedom – became through these Eucharistic signs the new source of mankind’s redeemed freedom. In Christ, we have the promise of definitive redemption and the certain hope of future blessings. Through Christ we know that we are not walking towards the abyss, the silence of nothingness or death, but are rather pilgrims on the way to a promised land, on the way to him who is our end and our beginning.

Dear friends, you are preparing yourselves to become apostles with Christ and like Christ, and to accompany your fellow men and women along their journey as companions and servants. How should you behave during these years of preparation? First of all, they should be years of interior silence, of unceasing prayer, of constant study and of gradual insertion into the pastoral activity and structures of the Church. A Church which is community and institution, family and

mission, the creation of Christ through his Holy Spirit, as well as the result of those of us who shape it through our holiness and our sins. God, who does not hesitate to make of the poor and of sinners his friends and instruments for the redemption of the human race, willed it so. The holiness of the Church is above all the objective holiness of the very person of Christ, of his Gospel and his sacraments, the holiness of that power from on high which enlivens and impels it. We have to be saints so as not to create a contradiction between the sign that we are and the reality that we wish to signify.

Meditate well upon this mystery of the Church, living the years of your formation in deep joy, humbly, clearmindedly and with radical fidelity to the Gospel, in an affectionate relation to the time spent and the people among whom you live. No one chooses the place or the people to whom he is sent, and every time has its own challenges; but in every age God gives the right grace to face and overcome those challenges with love and realism. That is why, no matter the circumstances in which he finds and however difficult they may be, the priest must grow in all kinds of good works, keeping alive within him the words spoken on his Ordination day, by which he was exhorted to model his life on the mystery of the Lord’s cross.

To be modeled on Christ, dear seminarians, is to be identified ever more closely with him who, for our sake, became servant, priest and victim. To be modeled on him is in fact the task upon which the priest spends his entire life. We already know that it is beyond us and we will not fully succeed but, as St Paul says, we run towards the goal, hoping to reach it (cf. Phil 3:12-14).

That said, Christ the High Priest is also the Good Shepherd who cares for his sheep, even giving his life for them (cf. Jn 10:11). In order to liken yourselves to the Lord in this as well, your heart must mature while in seminary, remaining completely open to the Master. This openness, which is a gift of the Holy Spirit, inspires the decision to live in celibacy for the sake of the kingdom of heaven and, leaving aside the world’s goods, live in austerity of life and sincere obedience, without pretence.

Ask him to let you imitate him in his perfect charity towards all, so that you do not shun the excluded and sinners, but help them convert and return to the right path. Ask him to teach you how to be close to the sick and the poor in simplicity and generosity. Face this challenge without anxiety or mediocrity, but rather as a beautiful way of living our human life in gratuitousness and service, as witnesses of God made man, messengers of the supreme dignity of the human person and therefore its unconditional defenders. Relying on his love, do not be intimidated by surroundings that would exclude God and in which power, wealth and pleasure are frequently the main criteria ruling people’s lives. You may be shunned along with others who propose higher goals or who unmask the false gods before whom many now bow down. That will be the moment when a life deeply rooted in Christ will clearly be seen as something new and it will powerfully attract those who truly search for God, truth and justice.

Under the guidance of your formators, open your hearts to the light of the Lord, to see if this path which demands courage and authenticity is for you. Approach the priesthood only if you are firmly convinced that God is calling you to be his ministers, and if you are completely determined to exercise it in obedience to the Church’s precepts.

With this confidence, learn from him who described himself as meek and humble of heart, leaving behind all earthly desire for his sake so that, rather than pursuing your own good, you build up your brothers and sisters by the way you live, as did the patron saint of the diocesan clergy of Spain, St John of Avila. Moved by his example, look above all to the Virgin Mary, Mother of Priests. She will know how to mould your hearts according to the model of Christ, her divine Son, and she will teach you how to treasure for ever all that he gained on Calvary for the salvation of the world. Amen.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sức mạnh của Giáo Hội
+Gm Vũ Văn Thiên
14:12 20/08/2011
Để trả lời cho câu hỏi: “đâu là sức mạnh của một quốc gia?” chắc chắn người ta sẽ nói, sức mạnh của một đất nước hệ tại ở việc trang bị hệ thống quốc phòng với những vũ khí giết người tối tân hiện đại, hoặc một nền kinh tế vững mạnh, hay một đường lối chính trị mưu lược tài ba.

Giáo Hội là một tổ chức do chính Chúa Giê-su thiết lập. Sức mạnh của Giáo Hội không đến từ những khái niệm nêu trên. Sức mạnh của Giáo Hội đến từ đức tin. Cuộc hội ngộ hùng hậu của đông đảo các bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới là một trong những chứng lý về điều đó. Madrid đón tiếp hàng triệu bạn trẻ, đủ mọi sắc tộc, mọi ngôn ngữ và nền văn hóa. Vào buổi chiều ngày thứ năm, 18-8-2011, Đức Thánh Cha đã đến gặp gỡ các bạn trẻ. Trên đường đi từ tòa Sứ Thần đến quảng trường Cibeles, hai bên đường, các bạn trẻ chào đón vị Cha Chung với nhiệt huyết tuổi trẻ. Có những giọt nước mắt của niềm vui, có những cái vẫy tay của lòng thân thiện, có những tiếng hô “Viva Papa” vang dội không ngớt. Có nhiều người đứng từ rất xa nơi xe của Đức Thánh Cha đi qua, họ chỉ nhìn thấy qua màn hình, vậy mà họ vẫn cảm như được chạm tới, được gặp gỡ, được ngỏ lời với ngài. Dù chắc chắn lời hô của họ chẳng đến được tai Đức Thánh Cha, họ vẫn hô vang một cách nhiệt tình. Nơi đây, sức mạnh của Giáo Hội được thể hiện.

Chốn này, không còn khác biệt màu da hay ngôn ngữ. Những gương mặt bạn trẻ thật rạng rỡ, tươi vui, mặc dù trong những ngày này, họ chỉ có những bữa ăn rất thanh đạm, nơi trọ rất sơ sài, và di chuyển rất khó khăn vì quá đông người. Tất cả đều thể hiện một niềm vui nội tâm chân thành. Họ yêu mến Giáo Hội. Tình yêu mến ấy được cụ thể hóa đối với Vị Đại diện Đức Ki-tô ở trần gian. Đài truyền hình Madrid đưa hình ảnh một thiếu nữ, khi được phỏng vấn vào lúc Đức Thánh Cha đi ngang qua, đã vừa cười vừa lau nước mắt, trả lời: “Nhìn thấy Đức Thánh Cha là tôi nhìn thấy tương lai và sức mạnh của Giáo Hội. Tôi như được gặp gỡ Thiên Chúa trong đời và đây là giây phút không thể quên đối với tôi”. Vâng, sức mạnh của Giáo Hội thể hiện qua tâm tình yêu mến và hiệp thông của mọi tín hữu dành cho Đức Thánh Cha. Ngài ngỏ lời với cử tọa bằng tiếng Tây Ban Nha. Phần lớn bạn trẻ đến từ các nước khác không hiểu ngôn ngữ này, nhưng họ vẫn vui, vì họ chắc chắn Đức Thánh Cha rất yêu mến họ và họ cũng yêu mến Ngài. Họ hiểu Ngài bằng một thứ ngôn ngữ rất đặc biệt, đó là ngôn ngữ của trái tim, và họ cũng đang nói với Ngài bằng ngôn ngữ tuyệt vời ấy.

Khi nói về những bạn trẻ châu Âu hay châu Mỹ, có lẽ chúng ta chưa công bằng trong cách nhận định. Họ thường bị đánh giá như những người sống buông thả, tự do, hưởng thụ. Tuy vậy, hiện tượng xã hội bị phê phán chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”. Chiều thứ sáu, 19-8 vừa qua, nếu tham dự chặng đường Thánh giá tại quảng trường Cibeles, chúng ta sẽ thấy những bạn trẻ nam nữ trầm tĩnh cầu nguyện, dõi theo suy niệm trong sách nghi thức bằng ngôn ngữ của mình. Trong giây phút linh thiêng này, mặc dù rất đông người tham dự, không còn những tiếng hò hét, không còn những điệu nhảy tưng bừng, thay vào đó là tư thế cầu nguyện. Mọi người cùng hướng về cây Thập giá. Chính từ cây gỗ lặng thinh này, người Ki-tô tìm thấy ngôn ngữ sống động của Thiên Chúa, đó là tình yêu, lòng bao dung và lời mời gọi hy sinh vì tha nhân, ngừng bạo lực, chấm dứt hận thù. Nhiều bạn trẻ di chuyển, đi lại trong khi suy niệm Đường Thánh giá, nhưng họ tôn trọng những người xung quanh. Chúng ta còn có thể thấy đời sống nội tâm sâu sắc nơi các bạn trẻ gốc Việt tham dự chương trình giáo lý Việt ngữ buổi sáng thứ sáu 19-8 tại giáo xứ “Đức Ki-tô Hòa bình – Cristo de la Paz”. Trong nghi thức sám hối hòa giải, các bạn đã đến các linh mục đang giải tội, khiêm nhường nhìn nhận mình là tội nhân để xin ơn tha thứ của Chúa. Vâng, sức mạnh của Giáo Hội thể hiện qua đời sống nội tâm cầu nguyện sâu xa, thể hiện qua việc lĩnh nhận các bí tích.

Hiệp thông với Giáo Hội (được thể hiện qua lòng yêu mến dành cho Đức Thánh Cha) và sống đời sống nội tâm nhờ lời cầu nguyện chính là hoa trái của đức tin. Vâng, xin được khẳng định lại lần nữa, đức tin là sức mạnh của Giáo Hội. Có nhiều người tưởng Giáo Hội tại Việt Nam mạnh mẽ vì “thường xuyên nhận viện trợ của Vatican!”. Người khác nghĩ Giáo Hội có sức mạnh vì “có lực lượng yểm trợ là các thế lực nước ngoài”. Hoàn toàn không! Sức mạnh đích thực của Giáo Hội đến từ đức tin. Trong lịch sử, vì đức tin mà các bậc Tiền nhân của chúng ta đã sẵn sang hy sinh mạng sống. Vì đức tin mà các ngài đã từ bỏ danh vọng, của cải vật chất để làm chứng cho Chúa. Vì đức tin mà các thừa sai lên đường đến đem Tin Mừng cho Quê hương và Dân tộc chúng ta. Giáo Hội không tìm sức mạnh nơi quyền lực trần thế cũng như những phương tiện trần gian. Giáo Hội được trang bị bằng đức tin. Chính đức tin làm cho chúng ta dấn thân phụng vụ Chúa và tha nhân.

Chủ đề được chọn cho Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 26 tại Madrid là lời Thánh Phao-lô nói với cộng đoàn Cô-lô-xê: “Được bén rễ và xây dựng trên Chúa Ki-tô, nhờ đó chúng ta được củng cố trong đức tin” (x. Cl 2,7). Đức Thánh Cha muốn mời gọi các bạn trẻ trở về với cội nguồn đời sống Ki-tô hữu, đó là đức tin. Bởi lẽ, khi xây dựng đời mình trên đức tin, người tín hữu mới có thể sống đúng với danh dự của mình. Vì thiếu nền tảng đức tin mà khủng hoảng ơn gọi, tan vỡ gia đình. Vì thiếu tinh thần siêu nhiên mà con người mâu thuẫn hằn thù và giết chóc lẫn nhau. Vì thiếu đời sống nội tâm mà người ta sống gian dối, bất chấp tiếng nói của lương tâm. Nguyên nhân dẫn đến sự chia rẽ trong các cộng đoàn giáo xứ là thiếu đức tin. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta gọi các cộng đoàn giáo xứ giáo họ là “những cộng đoàn đức tin”, vì đức tin là nền tảng, là căn cội của Giáo Hội.

Chắc chắn có những bạn trẻ chỉ đến với Madrid với mục đích tham quan du lịch, nhưng chúng ta không thể phủ nhận, đại đa số bạn trẻ đến vì được thúc đẩy bởi đức tin. Họ đến để tìm ý nghĩa cuộc đời. Họ đến để suy tư về Giáo Hội. Madrid trong những ngày này đã trở nên “điểm gặp gỡ của đức tin”. Chắc chắn cuộc gặp gỡ này sẽ đem lại một nguồn sức mạnh mới cho Giáo Hội Tây Ban Nha và cho các bạn trẻ tham dự.

Dù không được trực tiếp tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới, nhưng mọi tín hữu đều được kêu gọi suy tư về đức tin mình đã lãnh nhận khi được thanh tẩy. Chúng ta được nhắc nhở hãy trả lời cho câu hỏi: “Những việc tôi đang làm có được tác động và thúc đẩy bởi đức tin hay không?”; “Phong cách sống đạo của tôi có lấy đức tin làm tiêu chí hay chỉ dựa trên những tiêu chuẩn phàm tục thế gian?”.

Đức tin là một ân ban của Thiên Chúa. Nhưng để đức tin sinh hoa kết trái, cần có sự quảng đại cộng tác của con người. Đức Thánh Cha đã nói với các bạn trẻ khi Ngài vừa đặt chân tới Madrid: “Giáo Hội cần các bạn và các bạn cũng cần Giáo Hội”. Vâng, chỉ khi nào con người thấy cần nhau, thì mới tạo được tình liên đới, bởi lẽ trong cuộc sống, “sỏi đá cũng cần có nhau” (Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), huống chi con người. Các bạn trẻ đến với Madrid để chứng tỏ họ rất cần Giáo Hội. Đức Bê-nê-đi-tô đến với Madrid để cho thấy Giáo Hội rất cần giới trẻ. Đây là cuộc gặp gỡ của những người đang cần có nhau, để hướng về một tương lai tươi sáng, nhờ ơn phù trợ của Chúa Thánh Thần.

Viết tại Madrid, ngày 20-8-2011
 
VietCatholic TV
WYD 2011: Video Gặp gỡ các giáo sư Đại Học tại VCTĐ de San Lorenzo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:04 20/08/2011
San Lorenzo DE EL Escorial - 2011/08/19 - 12:00

Vương Cung Thánh Đường de San Lorenzo

Gặp gỡ với các giáo sư đại học trẻ

Kính thưa ĐHY,
Kính thưa các anh em trong hàng ngũ Giám mục
Các linh mục thuộc chi dòng Augustinô ,
Các giáo sư,
Các giới chức đáng kính,
Cùng các bạn thân mến,

Tôi đã mong chờ có cuộc họp mặt này với quý vị, hàng ngũ giáo chức trẻ trong các trường đại học của Tây Ban Nha. Quý vị đã phục vụ thật tuyệt vời trong việc loan truyền chân lý, trong một hoàn cảnh không phải là luôn luôn dễ dàng. Tôi xin được nồng nhiệt chào đón quý vị và tôi cảm ơn quý vị về những lời chào mừng tốt đẹp của quý vị và tiếng nhạc đã vang lên thật tuyệt vời trong khuôn viên tu viện nguy nga nơi hàng nhiều thế kỷ đã là một chứng nhân hùng hồn cho cuộc sống cầu nguyện và học tập. Tại nơi chốn mang tính biểu tượng cao này , lý trí và đức tin đã được pha trộn hài hòa trong đá điêu khắc để hình thành những tượng đài nổi tiếng nhất của Tây Ban Nha.

Tôi cũng chào đón với tình cảm đặc biệt những người đã góp phần trong Đại hội các trường đại học Công giáo quốc tế mới được tổ chức tại Avila với chủ đề: "Bản sắc và Sứ mệnh của trường Đại học Công Giáo".

Hiện diện ở đây với quý vị làm tôi nhớ đến những bước đầu của tôi trong cương vị giáo sư tại Đại học Bonn. Khi đó, vết thương chiến tranh vẫn còn được cảm nhận một cách sâu sắc và chúng tôi có nhiều nhu cầu vật chất, sự thiếu thốn này đã được bù đắp bởi niềm đam mê của chúng tôi vào những sinh hoạt hấp dẫn , mối tương quan của chúng tôi với các đồng nghiệp trong các lãnh vực khác nhau và ước muốn được đáp ứng được những quan tâm căn bản và sâu sắc nhất của giới sinh viên chúng tôi cơ bản mối quan tâm của sinh viên của chúng tôi. Kinh nghiệm của một "Đại học" của các giáo sư và sinh viên những người đang cùng nhau tìm kiếm chân lý trong mọi lãnh vực kiến thức, hay như Thánh Alfonso Thông Thái đã nói, "trạng sư của những của thạc sĩ và sinh viên với ý chí và sự hiểu biết cần thiết để làm chủ các ngành học khác nhau , giúp chúng ta thấy rõ hơn tầm quan trọng, và thậm chí định nghĩa, của trường Đại học là gì.

Chủ đề của Ngày Giới trẻ Thế giới hiện nay - "Bén rẽ và xây dựng trong Chúa Kitô, và vững vàng trong đức tin" (trích. Col 2:07) cũng có thể làm sáng tỏ những nỗ lực của quý vị để có thể hiểu rõ hơn bản sắc của riêng bạn và những gì bạn được mời gọi để làm. Như tôi đã viết trong Thông điệp gới những người trẻ của tôi khi chuẩn bị cho những ngày này, từ ngữ "bén rẽ, xây dựng và vững tin", đều hướng đến những nền tảng vững chắc mà trên đó chúng ta có thể xây dựng cuộc đời mình.

Nhưng những bạn trẻ sẽ gặp phải những điểm tham chiếu ở đâu trong một xã hội đang ngày càng trở nên khó hiểu và bất ổn ? Có nhiều lần khi ai đó có ý tưởng rằng sứ mạng của một giáo sư đại học hiện nay là độc quyền hình thành

những chuyên gia có năng lực và khả năng thoả mãn nhu cầu về lao động tại bất kỳ thời gian nhất định nào đó. Người ta cũng nghe nói rằng điều đang kể duy nhất ở thời điểm hiện tại là khả năng kỹ thuật thuần túy.

Phương pháp tiếp cận vị lợi trong giáo dục quả thật ngày càng trở nên lan rộng, thậm chí ở cấp đại học, được quảng bá đặc biệt bởi các lãnh vực bên ngoài

Trường đại học. Tương tự, quý vị, cũng như tôi đã trải qua kinh nghiệm ở bậc Đại học, và bây giờ là thành viên của ban giáo sư, chắc chắn đang tìm kiếm một cái gì đó cao cả hơn và có khả năng đón nhận đầy đủ những biện pháp thuộc về con người. Chúng ta biết rằng khi thuyết vị lợi và chủ nghĩa thực dụng thuần túy trở thành tiêu chuẩn chủ yếu, phần lớn đã bị mất và kết quả có thể trở nên bi thảm: từ những lạm dụng liên quan đến nên khoa học nào thừa nhận rằng bên trên nó không có giới hạn, cho đến chủ nghĩa độc tài chính trị dễ dàng phát sinh khi con người loại bỏ bất kỳ tham chiếu nào cao hơn so với các tính toán đơn thuần của quyền lực. Ý tưởng xác thực về trường Đại học, mặt khác, là chính xác những gì đã cứu chúng ta khỏi viễn ảnh đã bị cắt xén và giảm sút của nhân loại.

Quả thật là Đại học đã luôn luôn, và sẽ luôn luôn được gọi là "nhà" khi con người trong những nơi tìm kiếm sự thật thích hợp cho con người. Do đó không phải ngẫu nhiên mà Giáo Hội thúc đẩy các trường đại học, cho đức tin Kitô giáo nói cho chúng ta nghe về Chúa Kitô là Ngôi Lời , là đấng tất cả mọi sự được thực hiện thông qua Ngài, và mọi người nam cũng như nữ được dựng lên bằng hình ảnh hình ảnh và giống như Thiên Chúa.

Thông điệp Phúc Âm cảm nhận được một sự hợp lý vốn có trong việc tạo dựng và cho là con người như một sinh vật có tham gia vào, có khả năng đạt được sự hiểu biết về tính hợp lý này. Trường Đại học do đó là hiện thân của một lý tưởng

không bị suy yếu hoặc bị tổn thương, cho dù là hệ tư tưởng đã khép kín không chịu đối thoại hợp lý hoặc do bởi việc luồn cúi trước chủ nghĩa vị lợi thuần tuý và quan niệm kinh tế là điều chỉ coi con người như là một người tiêu thụ mà thôi.

Ở đây chúng ta thấy tầm quan trọng của sứ vụ riêng mình. Chính quý vị có vinh dự và trách nhiệm của việc truyền bá lý tưởng của trường đại học: một lý tưởng mà quý vị đã nhận được từ người tiền nhiệm của mình, nhiều người trong số họ đã trở thành những người môn đệ khiêm cung của Phúc Âm, và như vậy, trở thành người khổng lồ tinh thần. Chúng ta nên cảm thấy mình là những người thừa kế của họ, vào một thời khắc khác biệt với thời khắc của chính mình, nhưng lại là khoảng thời khắc mà trong đó những câu hỏi thiết yếu của con người tiếp tục thách thức và kích thích chúng ta. Với họ, chúng ta nhận ra rằng chúng ta là một nối kết trong một chuỗi gồm cả nam lẫn nữ tận tình giảng dạy đức tin và làm cho nó đáng tin cậy theo lý trí con người. Và chúng ta làm điều này không chỉ đơn giản bằng lời dạy dỗ của chúng ta, nhưng bằng cách chúng ta sống đức tin của mình và thể hiện nó, cũng giống như Ngôi Lời đã nhập thể và ở giữa chúng ta.

Các bạn trẻ cần những giáo sư đích thực: người mở cửa cho sự viên mãn của chân lý trong các chi nhánh khác nhau của kiến thức, những người lắng nghe và trải nghiệm trong trái tim của người mình cuộc đối thoại liên ngành; những người, trên tất cả, bị thuyết phục về năng lực thăng tiến của con người dọc theo con đường của sự thật. Tuổi xuân là thời gian đặc biệt cho việc tìm kiếm và gặp gỡ chân lý. Như Plato đã nói: "Tìm kiếm chân lý trong lúc bạn còn trẻ, nếu không, nó sẽ thoát khỏi tầm tay của bạn. Nguyện vọng cao cả này là món quà quý giá nhất mà quý vị có thể trao tận tay hay qua các thí dụ cho sinh viên của quý vị Nó còn quan trọng hơn cả cách ứng dụng về mặt kỹ thuật,

Tôi mong quý vị, sau đó, không bao giờ mất đi cảm giác của sự nhiệt tình và quan tâm đến chân lý. Luôn luôn nhớ rằng việc giảng dạy không chỉ về nội dung của giao tiếp, nhưng về việc lập nên những người trẻ tuổi.

Quý vị cần phải hiểu và yêu thương họ, để thức tỉnh nỗi khát khao bẩm sinh của họ cho chân lý và khao khát của họ cho sự siêu việt. Hãy là một nguồn khích lệ và sức mạnh cho họ.

Để điều này xảy ra, trước hết chúng ta cần phải nhận ra con đường dẫn đến sự viên mãn của chân lý kêu gọi sự dấn thân hoàn toàn, đó là một con đường của sự hiểu biết và tình yêu, của lý trí và đức tin. Chúng ta không thể đến để nhận biết một cái gì đó trừ khi chúng ta biết xúc động trước tình yêu, hoặc cho rằng, tình yêu là một điều gì chúng ta không thấy là hợp lý. "Sự hiểu biết và tình yêu không thuộc về những khoang riêng biệt: tình yêu là giàu sự hiểu biết và sự hiểu biết thì tràn đầy tình yêu " . Nếu chân lý và sự tốt lành đi đôi với nhau, thì kiến thức và tình yêu cũng vậy. Sự hợp nhất này dẫn đến sự kiên định trong cuộc sống và suy nghĩ, khả năng gợi cảm hứng này đòi hỏi phải có trong mỗi nhà giáo giỏi.

Trong vị trí thứ hai, chúng ta cần phải nhận ra rằng sự thật tự nó sẽ luôn luôn nằm ngoài tầm tay của chúng ta. Chúng ta có thể tìm kiếm và đến gần nó, nhưng chúng ta không thể hoàn toàn sở hữu nó, hoặc nói cách khác, sự thật sở hữu chúng ta và gợi hứng cho chúng ta. Trong những hoạt động trí tuệ và giáo dục, nhân đức khiêm nhường cũng không thể thiếu, vì nó bảo vệ chúng ta khỏi niềm tự hào ngăn cách trên đường tìm đến chân lý. Chúng ta không thể lôi kéo các sinh viên đến với chính chúng ta, nhưng đặt họ vào chung một con đường hướng tới sự thật mà chúng ta đang cùng nhau tìm kiếm. Thiên Chúa sẽ giúp quý vị trong việc này, vì Ngài yêu cầu quý vị hãy đơn giản và hữu hiệu như muối, hay như chiếc đèn bàn lặng lẽ toả sáng khắp phòng

Tất cả những điều này, cuối cùng, nhắc nhở chúng ta giữ cho cái nhìn của chúng ta cố định trên Chúa Kitô, người có bộ mặt toả ra Chân lý giải thoát chúng ta. Đức Kitô cũng chính là con đường dẫn đến sự viên mãn sau cùng > Ngài đã đồng hành liên tuc bên chúng ta và giữ chúng ta bằng tình yêu của Ngài > Bén rễ vào ngài quý vị sẽ chứng tỏ mình là người dẫn đường tốt cho các bạn trẻ . Với lòng tin tưởng này tôi khẩn cầu cho quý vị được sự bảo vệ của Đức Trinh Nữ Maria, là Tòa đấng khôn ngoan. Nguyện Mẹ thương giúp quý vị cộng tác với Con Mẹ bằng cách sống đời viên mãn và đem lại hoa trái của kiến thức và đức tin đến cho học trò của quý vị
 
Video Chặng Đàng Thánh Giá WYD 2011
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:07 20/08/2011
Đi Đàng Thánh Giá - Via Crucis

Các bạn trẻ thân mến, chúng ta đã đi đàng Thánh giá nàyvới lòng nhiệt thành và lòng đạo đức, đi theo Chúa Kitô trên con đường thương khó và cái chết của Ngài. Các lời diễn giải của các chị Dòng Nữ tử Thánh giá, là những người phục vụ người nghèo và người túng thiếu, đã giúp chúng ta đi vào mầu nhiệm Thập giá vinh quang của Chúa Kitô, trong đó chúng ta tìm thấy sự khôn ngoan thật sự của Thiên Chúa, vồn xét xử thế gian và xét xử những người tự xem mình là khôn ngoan (x. 1 Cor 1,17-19).

Chúng ta cũng đã được hỗ trợ trên hành trình đến Đồi Calvê này, bằng cách nghiêm ngắm các hình ảnh tuyệt vời từ di sản tôn giáo của các giáo phận Tây Ban Nha. Trong những hình ảnh này, đức tin và nghệ thuật đã kết hợp để thâm nhập vào trái tim của chúng ta, và kêu gọi chúng ta hoán cải. Khi việc đức tin nhìn thấy là tinh khiết và xác thực, cái đẹp sẽ tự đặt mình làm phục vụ và có thể mô tả các mầu nhiệm của ơn cứu độ chúng ta, theo một cách thức đánh động chúng ta thật sâu sắc và biến đổi tâm hồn chúng ta, như Thánh Têrêsa của Chúa Giêsu (tức thánh Têrêsa thành Avila) tự cảm nghiệm trong khi chiêm ngắm một ảnh tượng Chúa Kitô đầy thương tích (xem Tự truyện 9,1).

Trong khi chúng ta cùng đi với Chúa Giêsu đến nơi Ngài hy sinh trên Đồi Calvê, những lời của Thánh Phaolô đến trong tâm trí chúng ta: "Đức Kitô đã yêu thương tôi và hiến mạng vì tôi" (Gl 2,20). Trong khuôn mặt của tình yêu quan tâm như vậy, chúng ta thấy mình cần tự hỏi, lòng đầy ngạc nhiên và sự biết ơn: chúng ta có thể làm gì cho Ngài? chúng ta sẽ đáp trả cho Ngài ra sao? Thánh Gioan đã nói ngắn gọn và súc tích: "Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em” (1 Ga 3,16).

Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô thúc giục chúng ta hãy vác lên vai mình các đau khổ của thế giới, tin chắc rằng Thiên Chúa không ở xa hoặc tách rời khỏi loài người và các khổ sở của họ. Ngược lại, Ngài trở nên một với chúng ta "để chịu đau khổ với con người một cách thật sự - trong xác thịt và máu. .. do đó, trong tất cả các đau khổ của con người, chúng ta cùng được tham gia với Đấng đã cảm nghiệm và mang đau khổ ấy với chúng ta; như vậy, sự an ủi (con- solatio) hiện diện trong tất cả khổ đau, sự an ủi của tình yêu từ bi của Thiên Chúa - và vì vậy ngôi sao hy vọng mọc lên" (Thông điệp Spe Salvi 39).

Các bạn trẻ thân mến, xin tình yêu Chúa Kitô đối với chúng ta gia tăng niềm vui cho các bạn, và khuyến khích các bạn đi tìm kiếm những người kém may mắn hơn. Các bạn hãy mở lòng ra với ý tưởng chia sẻ cuộc sống của mình với những người khác, như vậy các bạn chắc chắn sẽ không đi qua phía bên kia, khi đối mặt với đau khổ của con người, vì chinh ở đó Thiên Chúa mong đợi các bạn hãy trao tặng điều tốt nhất của các bạn: đó là khả năng yêu thương và cảm thông.

Các hình thức khác nhau của đau khổ, vốn đã mở ra trước mắt chúng ta trong việc Đi đàng Thánh giá này, là cách thức Chúa kêu gọi chúng ta hãy dùng cuộc sống của chúng ta đi theo bước chân của Ngài, và trở thành dấu hiệu của sự an ủi và cứu rỗi của Ngài. "Chịu đau khổ với người khác và cho người khác; chịu đau khổ vì tỉm kiếm sự thật và công lý; chịu đau khổ vì tình yêu và trở thành một con người thực sự yêu thương - đây là các yếu tố cơ bản của tình nhân loại, và việc bỏ rơi các yếu tố này sẽ phá hủy bản thân mình "(như trên).

Chúng ta hãy háo hức chào đón các giáo huấn này và đưa chúng ra thực hành. Hãy nhìn vào Chúa Kitô, Đấng bị treo trên thân gỗ sần sùi của Thánh giá, và chúng ta hãy xin Ngài dạy cho chúng ta sự khôn ngoan bí ẩn của Thánh giá, mà nhờ đó con người được sống. Thánh giá không phải là một dấu chỉ của sự thất bại, nhưng là diễn tả sự tự hiến trong tình yêu, vốn mở rộng đến sự hy sinh cao cả sự sống của Chúa. Chúa Cha muốn thể hiện tình yêu của Ngài cho chúng ta qua vòng tay của Chúa Con bị đóng đinh: bị đóng đinh vì tình yêu. Thánh Giá, bởi hình dạng và ý nghĩa của nó, đại diện cho tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con đối với con người. Ở đây chúng ta nhận ra biểu tượng của tình yêu tối cao, vốn dạy chúng ta hãy yêu thương những gì Thiên Chúa yêu thương và trong cách mà Chúa yêu thương: đây là Tin Mừng đem hy vọng cho toàn thế giới.

Giờ đây, chúng ta hãyhướng nhìn về Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã được ban cho chúng ta trên Đồi Canvê để làm Mẹ chúng ta, và chúng ta hãy cầu xin Mẹ nâng đỡ chúng ta, với sự chở che yêu thương của Mẹ, trên con đường cuộc sống của chúng ta, đặc biệt khi chúng ta trải qua đêm đen đau khổ, để cho chúng ta có thể đứng vững, như Mẹ đã làm, dưới chân Thánh Giá.
 
WYD 2011: Video Thánh lễ với các chủng sinh tại VCTĐ Đức Mẹ Almundena
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:24 20/08/2011
Sáng sớm hôm nay, thứ Bẩy 20/8, đường phố Madrid tràn ngập các bạn trẻ. Một số lũ lượt hướng về các tòa giải tội trong công viên Retiro ở ngay trung tâm thành phố Madrid. Trong khi đó, một số khác hăm hở tiến về sân bay Cuatro Vientos, nơi sẽ diễn ra Đêm Canh Thức.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu tại Trung Tâm Báo Chí Quốc Tế, ban tổ chức ước lượng hàng trăm ngàn bạn trẻ đã đón nhận bí tích Hòa Giải trong dịp này và ước tính sẽ có khoảng 2 triệu bạn trẻ tham dự đêm canh thức vào tối nay.

Sáng nay, Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ với các chủng sinh tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Almundena. Đây là ngôi thánh đường đã chứng kiến nhiều thăng trầm trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo tại thủ đô Madrid. Năm 1561, khi Tây Ban Nha quyết định dời đô từ Toledo về Madrid, Tòa Giám Mục đã không dời về thủ đô mới. Do đó, trong nhiều năm, thủ đô Madrid không có Vương Cung Thánh Đường. Đến năm 1879, kế hoạch xây một Vương Cung Thánh Đường kính Đức Mẹ Almundena mới bắt đầu khởi công. Tuy nhiên, việc xây dựng bị hủy bỏ trong thời gian Giáo Hội tại nước này bị bách hại. Năm 1950, một dự án khác được thực thi nhưng phải mất 43 năm sau, vào năm 1993, Vương Cung Thánh Đường này mới được hoàn thành và đã được chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thánh hiến.

Sau đây là diễn từ của Đức Thánh Cha:

Thưa ĐHY Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Madrid,
Các Hiền đệ Giám Mục,
Các linh mục và tu sĩ,
Các Viện trưởng và các nhà huấn luyện,
Các chủng sinh,

Các bạn thân mến,

Tôi rất vui mừng cử hành Thánh Lễ với anh em, những người mong muốn trở thành linh mục của Chúa Kitô để phục vụ Giáo hội của Ngài, và tôi cảm ơn anh em về những lời thân thương mà anh em đã chào mừng tôi. Hôm nay, nhà thờ chính tòa Đức Mẹ La Real de la Almudena là như một Phòng Tiệc Ly lớn, nơi Chúa rất ước ao cử hành lễ Vượt Qua với anh em, những người muốn một ngày nào đó chủ sự nhân danh Ngài các mầu nhiệm của công trình cứu độ. Nhìn vào anh em, tôi lại nhìn thấy bằng chứng về cách Chúa Kitô tiếp tục kêu gọi các môn đệ trẻ và làm cho họ trở thành tông đồ của Ngài, nhờ đó duy trì sống động sứ mạng của Giáo Hội và quà tặng Tin mừng cho thế giới. Là chủng sinh, anh em đang trên con đường hướng tới một mục tiêu thiêng liêng: tiếp tục sứ mạng mà Chúa Kitô nhận từ Chúa Cha. Được Chúa mời gọi, anh em đi theo tiếng gọi của Ngài, và được hấp dẫn bởi ánh mắt yêu thương của Ngài, giờ đây anh em hướng tới thừa tác vụ thánh. Anh em hãy đưa mắt luôn hướng về Ngài, Đấng qua sự nhập thể của mình là Mặc khải tối cao của Thiên Chúa cho thế giới, và Đấng qua sự phục sinh của Ngài trung thành thực hiện lời hứa của Ngài. Hãy cảm tạ Chúa vì dấu hiệu của sự thương mến mà trong đó Ngài gìn giữ mỗi một người của anh em.

Bài đọc thứ nhất, mà chúng ta đã nghe, cho chúng ta thấy Chúa Kitô như là vị thượng tế mới và vĩnh cửu, Đấng tự biến mình thành một lễ vật vẹn toàn. Câu đáp của thánh vịnh có thể được áp dụng phù hợp cho Ngài kể từ lúc ấy, bởi vì lúc Ngài đi vào thế giới, Ngài đã thưa với Chúa Cha, "Này con đến để thực thi ý Cha” (xem Tv 39,8). Ngài đã cố gắng làm hài lòng Chúa Cha trong mọi sự: trong lời nói và hành động, trên đường đi hoặc khi gặp người có tội. Cuộc sống của Ngài là một đời phục vụ, và khao khát của Ngài là việc cầu nguyện liên tục, tự đặt mình nhân danh mọi người trước mặt Chúa Cha, như là con trai đầu lòng của nhiều anh chị em. Tác giả của Thư gửi tín hữu Do Thái nói rằng, qua một của lễ duy nhất, Ngài đã mang sự hoàn hảo cho mọi người chúng ta mọi thời đại, những người được mời gọi chia sẻ tư cách làm con của Ngài (xem Dt 10, 14).

Thánh Thể, mà việc thiết lập được nêu ra trong Tin mừng vừa được công bố (xem Lc 22,14-20), là sự diễn tả thật sự của quà tặng vô điều kiện của Chúa Giêsu cho tất cả mọi người, ngay cả cho những người đã phản bội Ngài. Đó là quà tặng của Mình và Máu Ngài cho sự sống của nhân loại và cho sự tha thứ tội lỗi. Máu của Ngài, một dấu hiệu của sự sống, đã được Chúa ban cho chúng ta như một giao ước, để chúng ta có thể áp dụng sức lực sự sống của Ngài ở bất cứ nơi nào sự chết ngự trị vì tội lỗi chúng ta, và do đó tiêu diệt sự chết. Thân Mình Chúa vỡ ra và Máu Ngài đổ ra – sự tự do của Ngài đầu hàng - trở thành, thông qua các dấu hiệu Thánh Thể, nguồn lực mới của sự tự do loài người được cứu chuộc. Trong Chúa Kitô, chúng ta có lời hứa cứu chuộc dứt khoát, và niềm hy vọng nhất định cho các phúc lành tương lai. Qua Chúa Kitô, chúng ta biết rằng chúng ta không đi về phía vực thẳm, sự im lặng của hư vô hoặc sự chết, nhưng chúng ta là người hành hương trên đường đi về một vùng đất hứa, trên đường đi về với Chúa, là Khởi thủy và Cùng đích của chúng ta.

Các bạn thân mến, các bạn đang tự chuẩn bị mình để trở thành tông đồ với Chúa Kitô và giống như Chúa Kitô, và cùng đi với các người bạn nam và nữ trên hành trình của họ như là bạn đồng hành và người phục vụ. Các bạn hành xử ra sao trong những năm chuẩn bị này? Trước hết, đó là những năm thinh lặng nội tâm, cầu nguyện không ngừng, học tập liên tục và dần dà thâm nhập vào hoạt động mục vụ và cơ cấu của Giáo Hội. Một Giáo Hội là cộng đồng và định chế, gia đình và sứ vụ, do Chúa Kitô thành lập qua Chúa Thánh Thần, cũng như là kết quả của những người chúng ta, là người tạo dáng cho Giáo hội nhờ sự thánh thiện và cả tội lỗi của chúng ta. Thiên Chúa, Đấng không ngần ngại để làm cho người nghèo và người tội lỗi thành bạn bè và công cụ cứu chuộc của Ngài cho loài người, muốn như vậy. Sự thánh thiện của Giáo Hội là trước tiên sự thánh thiện khách quan của con người Chúa Kitô, Tin Mừng của Ngài và các bí tích của Ngài, sự thánh thiện của quyền lực này từ trên cao, làm sinh động và thúc đẩy Giáo hội. Chúng ta phải trở nên thánh, để không tạo ra mâu thuẫn giữa các dấu hiệu của chúng ta là ai và thực tại mà chúng ta muốn tỏ ra.

Anh em hãy suy niệm tốt về mầu nhiệm của Giáo Hội, sống các năm tháng huấn luyện trong niềm vui sâu lắng, khiêm hạ, nhạy bén và với lòng trung tín triệt để với Tin Mừng, trong một mối quan hệ thương mến với thời gian đã dùng và những người mà anh em đã sống giữa họ. Không ai chọn địa điểm hoặc người mà mình được gửi tới, và mỗi thời gian có các thách thức riêng của nó; nhưng trong mỗi thời đại, Chúa ban cho ân sủng hợp lý để đối mặt và vượt qua các thách thức với tình yêu và sự thực tế. Đó là lý do tại sao, dẫu cho hoàn cảnh nào mà trong đó mình đang đứng và dù chúng khó khăn đến đâu, vị linh mục phải phát triển trong tất cả các loại công việc tốt, duy trì sống động những lời được nói với mình vào ngày truyền chức, nhờ đó linh mục được khuyến khích tạo cuộc đời của mình theo kiểu mẫu của mầu nhiệm thánh giá của Chúa.

Anh em chủng sinh thân mến, lấy mô hình là Chúa Kitô là trở nên đồng dạng với Chúa sát sao hơn, Ngài là Đấng vì chúng ta đã trở nên người phục vụ, linh mục và hiến lễ. Lấy mô hình là Chúa Kitô là công việc mà trên đó vị linh mục phải dùng cả cuộc đời của mình. Chúng ta đều biết rằng việc này vượt quá chúng ta, và chúng ta sẽ không thành công hoàn toàn, nhưng, như Thánh Phaolô nói, chúng ta chạy về phía mục tiêu, hy vọng sẽ đạt được mục tiêu ấy. (xem Pl 3,12-14).

Đúng thế, Chúa Kitô Thầy cả Thượng phẩm cũng là Mục Tử Nhân Lành, chăm sóc đàn chiên Ngài, thậm chí thí mạng sống vì đàn chiên nữa (xem Ga 10, 11). Để làm cho mình nên giống Chúa trong việc này, tâm hồn anh em cần phải trưởng thành trong thời sống ở chủng viện, mở lòng ra hoàn toàn với Thầy của mình. Sự cởi mở này, vốn là một món quà của Chúa Thánh Thần, truyền cảm hứng cho quyết định sống đời độc thân vì lợi ích của Nước trời, bỏ lại mọi của cải thế trần qua một bên, sống khắc khổ cuộc đời và vâng lời chân thành, không giả vờ.

Anh em hãy xin Chúa cho anh em bắt chước Ngài trong đức ái hoàn hảo của Ngài đối với tất cả mọi người, để cho anh em không tránh xa các người bị loại trừ và người tội lỗi, nhưng giúp họ hoán cải và trở về đường ngay chính. Anh em hãy xin Chúa dạy anh em được gần gũi với người bệnh trong sự đơn sơ và lòng đại lượng. Hãy đối mặt với thách thức này mà không cần lo lắng hay tầm thường, nhưng đúng hơn là một lối sống đẹp cuộc đời của mình trong sự nhưng không và phục vụ, như các chứng nhân của Thiên Chúa làm người, sứ giả của phẩm giá cao cả của con người, và do đó là các người bảo vệ vô điều kiện của nó. Dựa vào tình yêu của Chúa, đừng bị đe dọa bởi môi trường xung quanh, vốn có thể loại trừ Chúa, và trong đó quyền lực, sự giàu có và niềm vui thường là các tiêu chí thống trị cuộc sống của con người. Anh em có thể tránh xa những người đề xuất mục tiêu cao hơn, hoặc người vạch mặt các vị thần giả tạo, mà nhiều người cúi đầu trước thần ấy. Sẽ đến một lúc cuộc sống bắt rễ sâu trong Chúa Kitô sẽ được nhìn thấy rõ ràng, như là một cái gì đó mới và sẽ mạnh mẽ hấp dẫn những người thực sự tìm kiếm Thiên Chúa, sự thật và công lý.

Dưới sự hướng dẫn của cáa nhà huấn luyện của anh em, anh em hãy mở rộng tâm hồn của anh em cho ánh sáng của Chúa, để xem liệu con đường này đòi hỏi lòng can đảm và tính trung thực là dành cho anh em. Anh em hãy tiếp cận chức linh mục nếu anh em xác tín rằng chính Chúa đang mời gọi anh em trở thành thừa tác viên của Ngài, và nếu anh em hoàn toàn quyết định thực thi chức linh mục trong sự vâng phục các lời dạy của Giáo Hội.

Với sự tin tưởng này, anh em hãy học hỏi từ Chúa, Đấng tự mô tả mình là hiền lành và khiêm nhường trong lòng, để lại đàng sau mọi ham muốn trần thế vì lợi ích này, hơn là theo đuổi điều tốt riêng của anh em, anh em xây dựng anh chị em của mình bằng lối sống của mình, như vị thánh bổn mạng của hàng giáo sĩ giáo phận của Tây Ban Nha đã làm, đó là Thánh Gioan thành Avila. Cảm động trước gương sáng của Ngài, anh em hãy nhìn lên Đức Trinh nữ Maria, Mẹ của các Linh Mục. Mẹ sẽ dạy anh em làm thế nào uốn lòng anh em theo mẫu gương Chúa Kitô, Con của Mẹ, và Mẹ sẽ dạy anh em làm thế nào hưởng mãi mãi kho tàng mà Chúa đã có được trên đồi Canvê, để cứu độ thế giới. Amen.