Ngày 13-08-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bí Tích Thánh Thể: Biểu lộ tuyệt vời của đức tin và tình yêu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:14 13/08/2018
Chúa Nhật XX Thưởng Niên, năm B
Ga 6, 51 – 58

Lương thực hằng ngày vẫn là điều tối quan trọng để con người được sống đời tạm bợ ở trần gian này. Không có của ăn, con người sẽ đói, sẽ chết. Do đó, trong kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ và nhân loại :” Xin cho chúng con lương thực hằng ngày”. Tại sao Chúa lại nhắc nhớ chúng ta phải xin cơm bánh hằng ngày ?
Bởi vì lương thực chúng ta xin, chúng ta cặm cụi làm ăn, kiếm tìm, nhưng chính Chúa mới là Đấng ban cho chúng ta! Tuy nhiên, Chúa nói:” Người ta sống chỉ nhờ cơm bánh nhưng còn bởi Lời do miệng Chúa phán ra “.

Vâng, con người sống trong thế giới, trong xã hội, nơi trần gian: bánh, cơm, gạo, lương thực có giới hạn vô cùng. Bao lâu Chúa còn cho chúng ta sống nơi thế gian, nhu cầu lương thực vẫn là ưu tiên số một cho mỗi người. Bánh hay lương thực cơm, gạo Chúa ban, con người hưởng dùng và dù con người có ăn ít, ăn nhiều, ăn no, ăn tới đâu đi nữa, rồi một lúc nào đó, con người cũng phải nhắm mắt xuôi tay.

Manna, chim cút Chúa ban cho dân Do Thái trong sa mạc đi về đất hứa do Môsê kêu khẩn Chúa…Dân Do Thái nhặt ăn hằng ngày nhưng họ vẫn phải chết vì đó chỉ là thứ bánh tạm bợ, thịt tạm bợ Chúa ban cho dân Do Thái ăn cho qua ngày, qua tháng, hầu có sức tiến vào đất hứa. Bánh, hay lương thực chúng ta dùng ở đời này không đủ sức mạnh để giúp chúng ta sống hoài, sống mãi.

Hôm nay, Chúa quả quyết :” Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống.Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.Và, bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây để cho thế gian được sống “.

Người Do Thái khi nghe Chúa nói thì khó chịu và không tin. Nhưng chính Mình Thánh Chúa mới làm được việc này : ” mới ban cho con người sự sống vĩnh cửu, sự sống đời đời “. Chúa để lại cho nhân loại, cho con người, cho chúng ta chính Mình Máu của Người. Bí tích Thánh Thể là bí tích tình yêu, bí tích ban sự sống…

Mỗi ngày khi chúng ta tham dự thánh lễ, linh mục sẽ cử hành Bí tích ThánhThể, Chúa nuôi dưỡng chúng ta bằng chính Thịt Máu của Người. Chúng ta được mời gọi chia sẻ Mình Máu Thánh Người và chính nơi bàn tiệc thánh, chúng ta lãnh nhận sự sống và ơn cứu độ. Bởi vì, Chúa đã phán :” vì Thịt tôi thật là của ăn.Máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy “. Lời xác quyết của Chúa Giêsu giúp chúng ta hiểu được tình yêu vô biên của Chúa.

Thật thế, Chúa yêu nhân loại, yêu thương con người, yêu thương chúng ta không chỉ bằng lời nói suông, nhưng Người đã cụ thể bằng chính cái chết tự hiến của Người trên thập giá để cứu độ con người, cứu rỗi chúng ta. Người đã để lại cho nhân loại bí tích Thánh Thể là Mình Máu Thánh của Người để nuôi sống loài người, nuôi sống chúng ta cả hồn lẫn xác. Do đó, bí tích Thánh Thể là biểu hiệu lớn lao nhất của đức tin và tình thương mà Lòng Thương Xót và nhân từ của Chúa ban tặng cho con người, cho chúng ta.

Thánh Phaolô đã diễn tả đức tin và đức ái chúng ta phải có, khi tiến lên dự Tiệc Thánh : ” Chén chúc tụng chúng ta dùng trong bữa tiệc của Chúa, chính là sự thông hiệp vào Máu Chúa Giêsu và tấm bánh chúng ta bẻ ra, chính là sự thông hiệp vào Mình Thánh Chúa Kitô.Vì chỉ có một tấm bánh, nên chúng ta tuy nhiều nhưng cũng chỉ là một thân xác bởi vì chúng ta thông dự vào cùng một tấm bánh “ ( 1 Co 10, 16-17 ).

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con tin một cách sâu xa lời quả quyết của Chúa : ” Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống.Ai ăn thịt Ta và uống Máu Ta thì sống trong Ta và Ta sống trong kẻ ấy “.

Gợi ý để chia sẻ :

1.Lương thực cần thiết làm sao đối với con người ?
2.Manna do ai ban ?
3.Người Do Thái khi nghe Chúa quả quyết về Mình Máu Thánh của Người ban sự sống vĩnh cửu, họ có tin không ?
4.Bánh Trường Sinh là gì ?
 
Đức Mẹ Lên Trời
Lm. Jude Siciliano, OP
17:49 13/08/2018
Khải huyền 11: 19a,12:1-6ab; Tvịnh 44; Côrintô 15:.20-27; Luca 1: 39-56


Ít khi chúng ta được nghe sách Khải Huyền đọc trong thánh Lễ. Nếu các bạn như tôi thì khi soạn bài giảng, các bạn có lẽ ít có dịp trích tư liệu từ sách Khải Huyền. Có thể việc đọc Kinh Thánh của chúng ta thường không không để ý đến sách Khải Huyền. Đây là dịp để tôi chú trọng đến bái đọc thứ nhất, và thêm vào ít ý tưởng có thể giúp chúng ta trong thánh lễ hôm nay.

Khi tôi dâng thánh lễ ở nhà tù St Quentin ở California, tôi rất ngạn nhiên khi thấy các tù nhân thích đọc Kinh Thánh qua sách Khải Huyền. Vậy điều gì hấp dẫn họ trong sách Khải Huyền. Đó là hình ảnh rất trái ngược mà các Ki tô Hữu muốn né tránh. Tôi được biết là các tù nhân bị lôi cuốn bới sự mô tả những đấu tranh gay gắt giữa sự thiện và sự dử xuyên suốt trong sách Khải Huyền. Họ cảm thấy an ủi hy vọng là hình phạt họ đang chịu một ngày nào sẽ được bỏ đi với quyền lực của thế giới. Đây thật là một tin đáng mừng cho tất cả những Ki tô Hữu đầu tiên chịu đau khổ vì sự bách hại của đế chế La mã, và những tù nhân ở khu Bắc St Quentin. Đó là tin mừng cho chúng ta là những người đang chiến đấu với con mãng xà trong thế giới chúng ta.

Có một điều khác thú vị do các tù nhân thu hút tôi là họ tin rằng nếu họ biết chủ điểm là họ có thể tìm ra các biểu tượng và ẩn dụ rất rõ ràng trong sách Khải Huyền. Hình như họ cảm thấy họ thuộc về sức lôi cuốn ở bên trong sách và với kiến thức đặc biệt Tất cả mọi người khác là kẻ đứng bên ngoài. Họ thậm chí còn sử dụng "kiến thức" này như một cách để cảm thấy vượt trội hơn những người trong hoàn cảnh tương tự của họ. Nhưng, điều gì khiến họ biết một cách rõ ràng về sách Khải Huyền làm cho bạn nghĩ là họ được lôi kéo bởi sách Khải Huyền; đó là những thị kiền và những lời tiên đoán được ghi trong sách Khải Huyền đang nói với họ những người đau khổ tận cùng.

Sách Khải Huyền viết cho các Ki tô Hữu tiên khởi là những người bị bắt buộc phải tôn kính vị Hoàng Đế. Nếu không thì họ sẽ bị tai họa không những chỉ về tôn giáo mà cả về chính trị nữa. Các Ki tô Hữu bị bắt buộc phải chọn một Chúa để thờ kính. Nếu họ chọn theo đức tin Ki tô Giáo thì họ sẽ bị thiệt mạng. Sách Khải Huyền không phải là một sách trừu tượng chuyên thu hút chúng ta về các hình ảnh và những sự kiện tuyệt vời trong thế gian. Sách Khải Huyền được viết ra để giúp các Ki tô hữu trung thành với đức tin, và an ủi họ là Con Chiên (hay như trong bài sách hôm nay là đứa trẻ) sẽ toàn thắng.

Có phải là điều dễ dàng cho đức tin chúng ta được nẫy nở hay không? Một bài nhật báo ngày hôm nay nói về những xe mang bom tự sát ở Iraq và Afghanistan, những đám lính trẻ con bị giết chết ở Sudan, những người nghèo ở nam bán cầu vẫn còn đau khổ do bệnh AIDS, và những tai nạn khác mà không có đủ thuốc men để chữa trị, các tré con bị tách rời khỏi cha mẹ của chúng nơi biên giới miền nam Hoa Kỳ v.v... Chúng ta phải tự hỏi " bây giờ ai điều khiển ở đây?" Nhìn chung quanh thế giới chúng ta cảm thấy bị sốc do quy mô của những sự dử đang hình thành. Quyền lực nào sẽ thắng đây? Có phải chúng ta những người có đức tin sẽ được thắng lợi hay sự cố gắng của con người đang trở nên nhỏ bé sẽ phải đương đầu với con mãng xà đỏ rực với 7 đầu và 10 sừng hay không?

Sách Khải Huyền sẽ đảm bảo với chúng ta là sự thiện sẽ thắng. Cũng như các Ki tô hữu tiên khởi chúng ta có thể bị cám dỗ là từ bỏ đức tin của chúng ta ngả vào ánh sáng quyến rũ của quyền lực, của những thế lực đối lập chăng? Ai là Đấng chúng ta người Kitô Hữu phải theo? Thiên Chúa chính là Đấng đó và là đấng mà chúng ta đang khát khao, và tin tưởng; là Đấng công chính của Kinh Thánh. Đấng ấy sẽ làm mọi sự nên ngay thẳng. Sách Khải Huyền mời gọi chúng ta hãy chú trọng đến không những về sự đau khổ và thiên tai nhưng trên hết phải là Thiên Chúa. Sức mạnh của con mãng xà rất khỏe. Đuôi của nó quét sạch một phần ba các vì sao trên trời. Nhưng khi đứa trẻ được sinh ra và được che chở bởi Thiên Chúa và sẽ toàn thắng.

Trong lúc không có dấu chỉ kín đáo của Kinh Thánh để giúp chúng ta thấu hiểu, lời văn trong sách gợi trí tưởng tượng của chúng ta là giúp chúng ta có thể giải thích với nhiều cách khác. Sự chiền đấu đã rõ ràng. và quỷ dử đe dọa nuốt sống sự thiện là diều khá ró rệt. Một con người mới, một cộng đoàn Kitô Hữu được sinh ra trong bối cảnh đau khổ và chiến đấu. Nhưng, bất chấp các mối đe dọa cho sự sống còn của đứa trẻ, người con trai đó được Thiên Chúa cưu mang một cách an toàn. Không một người đọc sách Thánh nào có thể bỏ qua hình ảnh của Kinh Thánh Do Thái. Cũng như khi Thiên Chúa của dân Do thái che chở họ thì Thiên Chúa cũng tiếp tục che chở dân mới của Ngài. Lời của Thiên Chúa không ở thì quá khứ, nhưng mạnh dạng che chở và gầy dựng lại cộng đoàn mà Chúa Giêsu hy sinh mạng sống của Ngài cho họ.

Cộng đoàn mà thánh Gioan nói đến đang trải qua giai đoạn có sự đối kháng mãnh liệt. Qua sách Khải Huyền, họ được khuyến khích tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng thấu hiểu sự đau khổ của họ, và Ngài sẽ đến cứu giúp họ. Quỷ dử sẽ không toàn thắng. Bởi thế, trong ngày lễ Dức Mẹ Lên Trời hôm nay khi đọc sách này hãy liên hệ đến bài ca ngợi khen "Magnificat" của Đức Maria hân hoan trong việc cứu chuộc của Thiên Chúa "dẹp tan phường lòng trí kiêu căng, Chúa hạ bệ những ai quyền thế". Nơi đây đức tin trong Kinh Thánh được diễn tả dưới hai hình thức và nói lên niềm hy vọng nơi Thiên Chúa. Thánh Gioan không viết tiên đoán sự kiện sẽ xãy ra như trong bài sách hôm nay. Nhưng, thánh Gioan cố gắng an ủi và khuyến khích các Ki tô hữu thời đó đang chịu đau đớn, nên họ phải được thánh Gioan viết giúp đỡ họ và chúng ta trung thành và cam đoan vói chúng ta là lề luật và sự công chính của Thiên Chúa sẽ toàn thắng.

Hôm nay Giáo Hội mừng Lễ Đức Mẹ Lên Trời. Chúng ta nhìn thấy Đức Maria là mẫu gương đức tin cho chúng ta. Chúng ta cũng vậy, cũng sinh được Đức Kitô trong thế gian. Chúng ta được nhắc nhở là qua sự đau khổ của Chúa Kitô, Ngài vẫn được Thiên Chúa gìn giữ an toàn, rồi Chúa Ki tô trở về với Thiên Chúa và Ngài sẽ lại đến với chúng ta để mang tất cả chúng ta đến nơi được bảo vệ an toàn đời sống. Vì vậy, con mãng xà không chiến thắng được. Người Kitô Hữu sẵn sàng nói lên sự chiến đấu với sự dữ dựa vào quyền lực của Thiên Chúa qua ơn cứu độ Ngài ban, Đức Chúa cam đoan trợ giúp cho chúng ta, ngay bây giờ trong khi chúng ta đang phải chiến đấu.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


THE ASSUMPTION (B)
Revelation 11: 19a; 12:1-6a, 10ab; Ps 45; I Cor 15: 20-27; Luke 1: 39-56

It isn’t often that we get a reading from Revelation in our lectionary selections. If you are like me, you probably haven’t preached from it very much – if at all. Perhaps your biblical reading doesn’t include Revelation as well. Here is a chance to do something about that, so I will focus on the first reading and add some notes I found helpful about this feast.

When I did prison ministry at San Quentin in California, I was struck by how many of the inmates who read the Bible favored the Book of Revelation. What was it that they found so attractive in its exaggerated and stark symbolism – in a biblical book that most Christians seem to avoid? I came to realize they were drawn to its description of the harsh struggle between good and evil that permeates the entire book. They found it comforting to hope that the large punishing system in which they lived, would someday be overthrown along with all the powers of the world. This was reassuring news, both to the early Christians suffering under the Roman persecutions and the men in North Bloc at San Quentin. It is reassuring news for all of us who struggle against the powers of "the dragon" in our world.

Another attraction for the inmates, it seemed to me, was that they believed they knew the code: that they could figure out the symbols and metaphors so prevalent in Revelation. Somehow, they felt part of an inner circle with special knowledge – everyone else was outside that circle. They even used this "knowledge" as a way of feeling superior to those in their same situation. But whatever misinterpretation they may have made of Revelation, you could understand their attraction to this book of visions and prophecies. The book speaks to people suffering under extreme external pressures.

The early Christians, for whom this book was written, were being forced to venerate the Emperor. Not to do so had, not only religious ramifications, but political as well. Christians were asked to choose one Lord to serve – a choice had to be made. If they chose in favor of their Christian belief, they paid for it with their lives. Revelation is not an abstract book of fantastic imagery and other-worldly events. It was written to help Christians remain faithful and to offer reassurance that the Lamb (or as in today’s reading, the child) would be triumphant.

Is it any easier for us to believe and for our faith to flourish? A casual perusal of just this day’s newspaper tells us of still more car bombings in Iraq and Afghanistan; child soldiers killing in Sudan; poor people in the southern hemisphere still suffering with AIDS and other afflictions, who lack medicines that can save them; children separated from their parents at our border, etc. We have to ask the question, "Who is in charge here anyway?" We look around the world and are shocked by the scale of evil we see. Which force will win out? Are we believers on the side that will prevail, or is our seeming-small human effort going to pale into insignificance before the "red dragon with its seven heads and horns"?

Revelation intends to assure us that goodness will win. Like the early Christians we may be tempted to drop out of our faith commitments in the light, allure and power of the opposing forces. Who is the Sovereign we Christians follow? God is and we want, and can, be faithful to the biblical God of justice – the One who will set things right. Revelation then, invites us to set our gaze, not only on our hardships and calamities, but on God. The power of the beast is awesome, its tail sweeps away a third of the stars in the sky. But the child being born is protected by God and will triumph.

While there is no secret code to this book to help us in its interpretation, the language does appeal to our imagination and makes it possible to interpret it in many ways. The struggle is clear and the threat of evil, devouring all that is good, is real and very ominous. A new people, the Christian community, are being born amid great pain and struggle. But despite the threats to its existence, the child is caught by God and is safe. No biblical reader could miss the allusions to the Hebrew scriptures. Just as the God of the Jewish people protected them, so God continues to protect the new people of God. God’s Word is not past tense, but actively protecting and recreating the community for which Jesus gave his life.

The community John has in mind is experiencing extreme hostility. They are being encouraged through this book to trust that God knows their plight and will come to their rescue. Evil shall not triumph. It is no wonder then, that on this feast of the Assumption, this reading is linked to Mary’s "Magnificat." Mary’s rejoices in the saving work of God, "scattering the proud...casting down the mighty from their thrones...." Here biblical faith, expressed in two different forms, voices the same hope in God. John is not writing a prediction of specific future events, as some today claim, but is trying to encourage and console Christians in his day for their very present suffering. He writes to help them, and us, keep faithful and to assure us that God’s rule and justice will prevail.

The church celebrates the Assumption of Mary today. We see in her a model for our faith. We too give birth to Christ in our world. We are reminded though Christ suffered, he has been kept safe by God, to whom he has returned and will come to bring us all to that place of protection and life. So, the dragon is not triumphant. The Christian is ready to say in the midst of the battle against evil’s many manifestations, "Now have salvation and power come." The God of our assurance is offering that assistance to us now in our present struggle.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một nhà truyền giáo dòng Tên bị giết ở Peru
Nguyễn Long Thao
18:07 13/08/2018
Một Linh Mục Dòng Tên người Tây Ban Nha, cha Carlos Riudavets Montes, đang làm việc với thổ dân vùng Amazonia của Peru đã bị giết. Thi thể của ngài đã được tìm thấy trong nhà bếp của trường học ở Peru vào sang thứ Sáu. Tay Ngài bị trói và thân thể bị nhiều vết dao đâm

Ông Gumercinda Diure, Giám Đốc Học Vụ vùng Amazonia cho đài phát thanh Peru biết vụ sát nhân này không có vẻ gì là cướp bóc tài sản vì không có đồ đạc gì bị lấy đi

Linh mục Giám Tỉnh Dòng Tên ở Peru đã xác nhận cha Riudavets đã bị giết Ngài bày tỏ lòng ưu phiền trước cái chết của cha Carlos Riudavets

Cha Victor Hugo Miranda, phát ngôn viên Tỉnh Dòng Tên ở Peru nói với thông tấn Vatican rằng các tu sĩ dòng Tên ở Peru bày tỏ mối quan ngại, lo lắng về chuyện gì đã xẩy ra và đang đợi giới chức chính quyền cho biết nguyên nhân vụ cha Riudavets bị giết.

Cha Miranda cũng nói các tu sĩ tỉnh dòng Tên tại Peru rất hãnh diện về những công việc truyền giáo của cha Riudavets. Cha Riudavets năm nay được 73 tuổi, Ngài phục vụ 38 năm trong ngành giáo dục dành cho các thiếu nhi thuộc nhóm thổ dân Yamakai-Entsa trong vùng Amaxon thuộc Peru

Cha Riudavets sinh tại Huelva, Tây Ban Nha. Ngài đến Peru lúc còn là chủng sinh, học thần học tại Lima, dậy học một thời gian ở Piura, phía Bắc Peru. Sau khi chịu chức Linh Mục, Ngài nhận bài sai về làm việc tại cơ sở truyền giáo của Dòng Tên thuộc vùng Cajamarca là lãnh thổ của thổ dân Awajun-Wampis. Trong 40 năm Ngài là thầy giáo, hiệu trưởng, sinh hoạt rất gần gũi với thổ dân.

Về nguyên nhấn cha Riudavets bị giết, theo ông Giám Đốc Học Vụ Diure, là vì một học sinh bị đuổi khỏi trường đã đe dọa giết cha Riudavets. Cảnh sát đang điều tra vụ này.

Hội Đồng Giám Mục Peru đã yêu cầu nhà cầm quyền điều tra và làm sáng tỏ vụ sát nhân này.

Nguyễn Long Thao
 
Luận điệu độc tài Cộng Sản: Báo Trung quốc ca ngợi việc có nhiều triệu người bị giam cầm trái phép ở Tân Cương.
Trần Mạnh Trác
20:08 13/08/2018
(Bắc Kinh, Asianews 13/8/18) Một bài xã luận trên tờ báo cuả nhà nước Cộng Sản Trung quốc xuất bản bằng Anh ngữ là tờ Global Times vừa liên tiếng ca ngợi các chính sách đàn áp được thực hiện trong khu vực cuả người Duy ngô nhĩ (Uyghur) ở Tân Cương (Xinjiang.) Tờ báo nói rằng các chính sách trên đã giúp cho khu vực khỏi trở thành "Syria hay Libya của Trung Quốc".

Tờ báo viết các việc kiểm tra khắc nghiệt của Bắc Kinh đối với các dân tộc ở Tân Cương là một cái giá có thể chấp nhận được để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Đây là một bài báo nhằm trả lời cho những phát hiện của ủy ban chống phân biệt đối xử chủng tộc cuả Liên Hợp Quốc, ủy ban này đã than phiền về nhiều "vi phạm nhân quyền nghiêm trọng" chống lại người Hồi giáo Duy ngô nhĩ.

Tờ báo cuả Trung Quốc tuyên bố rằng dân chúng phải được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng "phá hoại cuả công luận phương Tây". Và đổi lại, "hòa bình và ổn định phải được đưa lên trước hết,” tờ báo viết.”Với mục tiêu này, mọi phương cách đều phải được thử nghiệm. Chúng ta phải tin tưởng triệt để rằng ngăn ngừa không cho bạo loạn xâm nhập vào Tân Cương là một thành công lớn nhất trong việc bảo vệ nhân quyền”.

Phản ứng trên của Bắc Kinh là do kết quả của một bản báo cáo được trình bày tại Geneva vào ngày 10 tháng 8 vừa qua.

Trong phiên họp ở Geneva, Bà Gay McDougall, phó chủ tịch cơ quan LHQ, đã lên án rằng có tới một triệu người Hồi giáo Duy ngô nhĩ bị bắt giữ bất hợp pháp và không có sự buộc tội chính thức, họ hiện đang bị giam cầm trong các trại tù Trung Quốc. Cũng theo cơ quan trên, có tới hai triệu người khác bị buộc phải đi cải tạo về chính trị và văn hoá trong các trung tâm phục hồi chức năng.

Người Duy ngô nhĩ là một dân tộc theo Hồi giáo sống ở Tân Cương, một vùng Tây Bắc cuả Trung Quốc. Các cuộc đàn áp chống lại thiểu số này đã gia tăng kể từ tháng 4 năm 2017, khi Bắc Kinh bắt đầu một chính sách "diệt tận gốc" để ngăn chặn những ảnh hưởng có thể có từ Afghanistan hoặc Pakistan. Bởi vì cùng có một tôn giáo với hai nước đó, người Duy ngô nhĩ cũng bị coi là những kẻ khủng bố và do đó họ bị cầm tù hoặc bị trục xuất .

Chính quyền trung ương áp đặt lệnh cấm ăn chay trong tháng Ramadan và không cho ai tham dự vào các đền thờ Hồi giáo khi chưa được 18 tuổi, mọi người phải cài đặt trên điện thoại di động một ứng dụng cho phép họ bị theo dõi mọi nơi mọi lúc và những người đàn ông thì không được để râu .

Những biện pháp cứng rắn trên là quá đáng, theo ý kiến cuả các chuyên gia và vận động gia, vì trên toàn quốc Trung hoa, chỉ có 10 triệu người Duy ngô nhĩ mà thôi, so với tổng số dân Trung quốc là gần 1,4 tỷ người, thì số lượng nhỏ đó không thể tạo thành một mối nguy hiểm có thể thách thức chính quyền trung ương.

Theo tờ Global Times cuả Cộng Sản, mục đích của các chính trị gia và truyền thông cuả phương Tây là "khuấy động tình trạng bất ổn ở Tân Cương và phá hủy sự ổn định bền vững cuả khu vực". Tờ báo bác bỏ những những lời chỉ trích cuả LHQ và nhấn mạnh: "Thông qua sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhờ vào tinh thần quốc gia và sự đóng góp của các quan chức địa phương, Tân Cương đã được cứu vớt khỏi sự hỗn loạn khủng khiếp, đã tránh được số phận cuả 'Syria của Trung Quốc' hay 'Libya của Trung Quốc.'"

"Không có nghi ngờ gì - bài báo kết luận - rằng hòa bình và ổn định hiện tại ở Tân Cương một phần là do cường độ kiểm soát gắt gao. Cảnh sát và công an có thể được thấy ở khắp mọi nơi. Nhưng đó chỉ là một giai đoạn mà Tân Cương phải trải qua trước khi xây dựng hòa bình và thịnh vượng. Sau đó thì một chính quyền bình thường sẽ được tái lập trở lại ".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc đón tiếp sinh viên Học sinh chuẩn bị khai giảng năm học mới 2018-2019
Trương Trí
07:25 13/08/2018
Là trường Cao đẳng Tư thục đầu tiên thuộc Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2012 với mục tiêu “THĂNG TIẾN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN”. Linh mục Giuse Nguyễn Văn Uy, Trưởng ban Bác ái Xã hội Giáo phận Xuân Lộc, Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc, cùng với Ban Giám hiệu và quý thầy cô giáo đã nỗ lực xây dựng nên một ngôi trường đầy uy tín không chỉ trong vùng Sài Gòn- Đồng Nai, mà tiếng tăm đã lan rộng khắp mọi miền đất nước.

Xem Hình

Trở lại thăm Nhà trường trong những ngày tiếp nhận Tân sinh viên học sinh niên khóa 2018-2019, trong sân trường là cả một bầu khí nhộn nhịp và nao nức của phụ huynh cũng như sinh viên học sinh, tận mắt chứng kiến các em từ mọi miền đất nước, được tiếp xúc với các em từ các tỉnh miền Bắc xa xôi thuộc Giáo phận Hưng Hóa đến các em từ Kiên Giang-Cà Mau, và các tỉnh miền Trung được phụ huynh đích thân dẫn các cháu lần đầu tiên xa gia đình để gửi trọn niềm tin vào Nhà trường hầu mong một ngày không xa, con em mình sẽ có một kết quả học tập xứng đáng, có một tay nghề vững chắc, hướng đến một tương lai sáng lạn. Riêng các em thuộc Giáo phận Hưng Hóa được linh mục G.B. Nguyễn Công Thần, Phó xứ Phìn Hồ cùng 2 Sr. Maria Hoàng Thị Thúy và Anna Trần Thị Vân thuộc Văn phòng Caritas Giáo phận Hưng Hóa đưa vào nhập học.

Trong những năm qua, ngoài việc giáo dục văn hóa, việc dạy nghề của Nhà trường là mục tiêu chính với điều kiện các em phải tốt nghiệp Phổ thông mới được tốt nghiệp ngành nghề. Nhà trường đã liên kết với một số công ty để các em có dịp thực hành, đồng thời cũng được đánh giá tay nghề. Nhờ đó, ngay sau khi ra trường, các em đã được một số công ty, trong đó có một số công ty của Nhật Bản đã tiếp nhận các em vào làm việc, đồng thời còn nhận các em đi du học và nâng cao tay nghề như Học viện Taiken của Nhật Bản, và được nhận vào làm việc tại Nhật Bản.

Chính nhờ vào khẩu hiệu của nhà trường, cộng với tâm huyết của Cha Hiệu trưởng cùng Ban Giám hiệu và quý thầy cô, cộng với những thành quả đạt được, uy tín của Nhà trường ngày càng được nâng cao, số lượng sinh viên học sinh ngày càng tăng trưởng. Niên khóa 2017-2018, tổng số sinh viên học sinh trên 2.500, trong đó số lượng học sinh năm học mới là 1.270 sinh viên học sinh. Theo thống kê của Nhà trường, niên khóa 2017-2018 có 96,72% học sinh tốt nghiệp Phổ thông và có 88,7% sinh viên học sinh tốt nghiệp Cao đẳng và Trung cấp Nghề.

Niên khóa mới 2018-2019 này, riêng việc đón tiếp sinh viên học sinh trong những ngày này đã hết sức rộn ràng, riêng ngày chính thức tiếp nhận 13/8 này, Ban Giám hiệu và quý thầy cô cùng nhân viên đã phải làm việc từ lúc 6 giờ sáng. Có những em từ xa đến vào lúc 3-4 giờ sáng cùng phụ huynh, được chừng 200 Tình nguyện viên là những Giáo Lý viên, Gia trưởng, Hiền mẫu.v.v... thuộc các Giáo xứ Lai Ổn, Lộ Đức mang cờ hiệu của nhà trường trên xe đón từ dọc đường Quốc lộ I chở vào trường . Chỉ tính theo danh sách đã đăng ký và nộp hồ sơ thì số lượng Tân Sinh viên Học sinh niên khóa này đã lên đến trên 2.000 em.

Do nhu cầu của một số sinh viên học sinh trong tương lai sẽ được du học và làm việc tại Nhật Bản, nên ngoài môn tiếng Anh, nhà trường còn mở thêm môn tiếng Nhật để sau này các em dễ dàng hội nhập với cuộc sống khi làm việc và du học tại Nhật Bản. Các môn ngoại ngữ được quý linh mục trong nước và nước ngoài thuộc Dòng Tên phụ trách giảng dạy.

Suốt cả buổi sáng, Cha Hiệu trưởng Giuse Nguyễn Văn Uy và thầy Hiệu phó Tiến sĩ Trịnh Thanh Toản cũng phải ra sân để cùng quý thầy cô làm công tác đón tiếp và hướng dẫn cho Tân Sinh viên Học sinh.

Buổi trưa, linh mục Hiệu trưởng Giuse Nguyễn Văn Uy mời phụ huynh và học sinh cùng vào Căn tin của nhà trương ăn cơm trưa, bữa ăn chỉ với 12 ngàn đồng nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng, những thực phẩm tuyệt đối sạch được chọn lọc từ gia đình những giáo dân thuộc giáo xứ Lai Ổn và Lộ Đức chăn nuôi canh tác cung cấp. Cha con, thầy và trò cùng phụ huynh đều ăn chung những thức ăn trong Căn tin.

Sau một ngày đón tiếp, chuẩn bị cho năm học mới, buổi chiều Ban Giám hiệu và quý thầy cô cùng Tân Sinh viên Học sinh cùng nhau dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu xin cho việc học tập trong niên khóa mới này tốt đẹp. Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc là một ngôi trường Công Giáo trực thuộc Tòa Giám mục Xuân lộc, nhưng Nhà trường không phân biệt lương giáo đối với học sinh, do đó trong Thánh lễ này, những em sinh viên học sinh không Công Giáo có thể cùng tham dự hoặc nghỉ ngơi tùy các em.

Thánh lễ do Linh mục Hiệu trưởng Giuse Nguyễn Văn Uy chủ tế, cùng đồn tế có 2 cha Phó và cha G.B.Nguyễn Công Thần thuộc Giáo phận Hưng Hóa cùng đồng tế. Trước khi đi vào Thánh lễ, linh mục Hiệu trưởng chủ tế nhắc nhở các em sinh viên học sinh về ý thức đạo đức làm người, cách cư xử và xưng hô khi giao tiếp với các linh mục, các xơ, các thầy cô và đối với người lớn cũng như đối với bạn bè.

Trương Trí
 
Giới Trẻ hạt Hố Nai mừng lễ Đức Trinh nữ Maria Hồn Xác Lên Trời, Bổn Mạng Giới Trẻ hạt
Truyền thông Hố Nai
07:58 13/08/2018
Giáo phận Xuân Lộc: Chiều Chúa Nhật ngày 12.08.2018, vào lúc 16g00 tại nhà thờ giáo họ biệt lập Hà Phát, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc, Giới Trẻ hạt Hố Nai mừng lễ Đức Trinh nữ Maria Hồn Xác Lên Trời, Bổn Mạng Giới Trẻ hạt .

Xem Hình

Trước giờ cử hành Thánh Lễ, các bạn trẻ của 17 giáo xứ và giáo họ Hà Phát, hạt Hố Nai tập trung tại sân nhà thờ Hà Phát sinh hoạt với sự chào đón của cha đặc trách giáo họ Gioan Vũ Xuân Nghị và các sinh hoạt viên giới trẻ. Đây là dịp họp mặt giới trẻ hạt lần đầu tiên mừng bổn mạng lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời dưới sự hướng dẫn của cha đặc trách Gioan tại giáo hạt.

Lúc 17g00, khởi đầu nghi thức, cha quản hạt Giuse Phạm Sơn Lâm làm phép tượng Đức Trinh Nữ Maria. Tiếp đến, cuộc cung nghinh tượng Đức Mẹ chung quanh khuôn viên nhà thờ và tiến lên thánh đường trong trang nghiêm và sốt mến.

Thánh lễ do cha quản hạt Giuse và cha Gioan Vũ Xuân Nghị đồng tế với sự hiệp dâng của Giới Trẻ hạt và cộng đoàn dân Chúa giáo họ Hà Phát.

Cuối thánh lễ, cha quản hạt chúc mừng lễ bổn mạng của giới trẻ hạt và cầu chúc các bạn trẻ biết noi gương Mẹ Maria qua những nhân đức, nhất là mến yêu Thiên Chúa hết lòng và yêu thương tha nhân để mai sau được hưởng phúc cùng Mẹ trên Thiên Đàng.

Sau thánh lễ, quý cha và mọi người tham dự tiệc liên hoan trong vui tươi và tràn đầy yêu thương.

Truyền Thông Hố Nai
 
Legio Mariae kỷ niệm 70 năm hiện diện tại Việt Nam
Truyền thông Lạng Sơn
08:04 13/08/2018
Trong dịp mừng kỷ niệm 70 năm Legio Mariae hiện diện hoạt động tại Việt Nam (1948-2018), sáng ngày 13 tháng 8 năm 2018, gần 400 hội viên Legio Mariae thuộc Comitium Bắc Ninh đã quy tụ về Nhà thờ Chính Toà Lạng Sơn để tham dự họp thường kỳ và Thánh lễ tạ ơn trọng thể.

Xem Hình

Chị Maria Nguyễn Thị Hiếu, Trưởng Curia Lạng Sơn Cao Bằng, thay mặt toàn Curia chào mừng sự hiện diện rất đặc biệt của Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri – Giám mục Lạng Sơn Cao Bằng, quý Cha Linh giám, Đại diện Ban quản trị Regia Hà Nội, Comitium Bắc Ninh và đông đảo Anh chị em Hội viên Legio thuộc Comitium đã về tham dự chương trình Tạ ơn trong ngày hôm nay được tổ chức tại Lạng Sơn.

Chương trình bắt đầu lúc 8 giờ sáng. Ban ủy viên và quý hội viên Legio Mariae đã tề tựu trong Nhà thờ Chính Toà để bắt đầu họp thường kỳ. Cộng đoàn dâng lên Đức Mẹ lời kinh Mân Côi, sau đó là phần tổng kết, phúc trình những hoạt động, công tác đã thực hiện trong thời gian qua, những điểm điểm mạnh cần phát huy và những vấn đề cần phải được khắc phục. Sau khi đọc kinh Catena, các hội viên đang hiện diện trong buổi tổng kết lắng nghe bài huấn từ của Đức cha Giuse và quý Cha linh giám.

Sau giờ họp, quý hội viên Legio Mariae có những giây phút giải lao, chuẩn bị tâm hồn để hiệp dâng Thánh lễ. Thánh lễ tạ ơn diễn ra lúc 10h30 do Đức cha Giuse chủ sự. Đồng tế với ngài có Cha Tổng Đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, quý cha linh giám, quý cha khách với sự tham dự quý hội viên Legio Mariae và đông đảo bà con giáo hữu.

Trong bài giảng lễ, Đức cha mời gọi cộng đoàn Phụng vụ chiêm ngắm gương mẫu Đức Maria hoan hỷ đến thăm viếng Bà Isave. Ngài nhấn mạnh: mỗi ngày chúng ta đọc lời nguyện của người hội viên Legio là ta hiệp cùng Mẹ dâng lời ngợi khen Thiên Chúa khi nhận ra biết bao ơn lành Chúa ban trong cuộc đời mình.

Thiên Chúa không chỉ là bao điều trọng đại nơi Đức Maria nhưng ngài cũng làm bao điều kỳ diệu nơi cuộc sống mỗi người chúng ta hôm nay. Ơn cứu độ đã được ban cho mỗi chúng ta qua Đức Giêsu Kito và trong sự cộng tác của Đức Maria. Hãy nhận biết xem đâu là những ơn mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Ơn cao quý nhất là chúng ta được làm con cái Chúa, chia sẻ tâm tình của Đức Maria và cùng Mẹ lên đường đem Chúa cho mọi người. Cùng Mẹ chúng ta hoan hỉ tiến bước về tương lai trong tâm tình tạ ơn qua từng phút giây cuộc đời.

Mỗi hội viên Legio bước theo Mẹ và đọc lời kinh của Mẹ mỗi ngày, hãy cố gắng làm cho muôn người ngợi khen Thiên Chúa và được diễm phúc kề bên Mẹ trong mọi bước chân Tông đồ. Hãy thực sự mang lấy tâm tình của Đức Maria trong từng hoạt động Tông đồ của người hội viên Legio. Hãy khiêm nhường thẳm sâu, vâng lời trọn vẹn, thanh khiết không tì ố, nhân hậu yêu thương và can đảm lên đường như chính Mẹ đã nêu gương.

Khi họp nhau mừng kỷ niệm 70 năm hiện diện của Legio tại Việt Nam, với tâm tình tạ ơn, ta hãy hướng về tương lai để quyết tâm mạnh bước theo Mẹ hơn nữa đến với mọi người. Đâu có Legio Mariae là nơi đó ghi đậm dấu chân nhiệt thành Tông đồ của mỗi Hội viên. Hãy hân hoan phấn khởi bước đi theo Mẹ, bất chấp khó khăn thách đố, hãy dành thời gian vàng cho Mẹ trong sứ vụ Tông đồ Legio Mariae. Với ơn Chúa và sự nâng đỡ của Mẹ, chúng ta tin tưởng những bước chân hoạt động nhiệt thành của chúng ta sẽ đem lại nhiều hoa trái tốt lành cho chính chúng ta và mỗi người.

Cuối Thánh lễ, chị trưởng Maria Nguyễn Thị Hiếu thay mặt Curia Lạng Sơn Cao Bằng nói lên tâm tình tri ân Đức cha Giáo phận, quý Cha Linh giám, quý Đại diện Ban quản trị Regia Hà Nội, Comitium Bắc Ninh và đông đảo quý hội viên Legio Maria trong Comitium đã lên với miền đất Lạng Sơn xa xôi này để tham dự ngày họp mặt đầy ý nghĩa và Thánh lễ tạ ơn trọng thể hôm nay. Tâm tình tri ân cũng được dâng tặng Đức cha, quý Cha trong món quà xứ Lạng thân thương.

Đức cha Giuse ban Phép lành với ơn Toàn xá trong Năm Thánh tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam cho toàn thể cộng đoàn hiện diện.

Tại Toà Giám mục Lạng Sơn, tất cả tham dự viên cùng chia sẻ với nhau trong bữa trưa thân mật agape, cùng được lắng nghe những làn điệu dân ca quan họ do các anh chị Hội viên từ Bắc Ninh trình bày.

Ngày họp mặt kết thúc trong niềm vui tràn ngập trên mỗi người tham dự. Với niềm vui và ơn Chúa, Hội viên Legio Mariae tiếp tục dấn thân mạnh mẽ hơn nữa trong sứ vụ Tông đồ giáo dân, tiến bước dưới hiệu kỳ của Đức Mẹ để đem tình yêu thương bác ái và sự chia sẻ chân thành với mọi người.

Ban Truyền thông Giáo phận LSCB.
 
5.000 Bà Mẹ Công Giáo hành hương Đức Mẹ TàPao Tháng 8
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
08:33 13/08/2018
Bước vào tháng 8, Giáo hội hướng về Đức Maria – Mẹ diễm phúc được đặc ân Hồn Xác Lên Trời. Mẹ Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn và trang điểm cho muôn vẻ đẹp và ơn phước. Mẹ là “Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Mẹ!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria. Tên gọi tuyệt đẹp Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ luôn được yêu thương.Thiên Chúa còn ban tặng hồng ân cao cả. Mẹ về trời, sống trong hạnh phúc vĩnh cửu mà Thiên Chúa dành để tặng ban cho tất cả những ai thuộc về Chúa nhờ cả một đời sống thánh thiện nơi gian trần.Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, người Kitô hữu tin rằng có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở. Trong niềm hy vọng sẽ được về trời với Mẹ, người tín hữu nhìn lên Mẹ như mẫu gương của lòng cậy trông, kiên nhẫn với tin yêu để chia sẻ với người, với đời tình yêu mà mình đã nhận được.

Xem Hình

Tối 12.8, núi rừng TàPao thật dịu mát, khí trời trong lành. Cha Augustinô Nguyễn Văn Lạc đặc trách giới Hiền Mẫu cho biết là có 5.000 hội viên Hội Bà Mẹ Công Giáo của Giáo Phận Phan Thiết về Tàpao dự đại hội. Và hàng ngàn khách hành hương cùng đồng hành về bên Mẹ dịp này.

Đến 7g00 tối, mọi người cùng tham dự cuộc rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Đoàn kiệu rước thánh tượng Mẹ Tàpao lên lễ đài, dưới bầu trời đêm, lung linh ánh nến thêm phần uy nghiêm và trang trọng. Trước giờ suy niệm kính Đức Mẹ, các Bà Mẹ tiến dâng những lẵng hoa tươi qua bài tiến hoa “Avê Maria”. Cộng đoàn hành hương cùng lần chuỗi Mân Côi và giờ chầu Thánh Thể do cha Augustinô chủ sự. Trong giờ suy niệm, mọi người hướng về Mẹ với những lời xin thưa ơn bình an, cầu nguyện cùng Mẹ trong những hướng dẫn, che chở, gìn giữ để mỗi người với vai trò là người mẹ Công Giáo, có thể hoàn tất cuộc hành trình trần thế của mình được Chúa ban thưởng hạnh phúc thiên đàng. Sau cùng là giờ chầu Thánh Thể. Đây là khoảng thời gian linh thánh, các bà mẹ Công Giáo được quy họp về một mái nhà chung, được ngồi bên Mẹ để chuyện trò với Mẹ sau những bận rộn của công việc gia đình và cuộc sống. Kết thúc giờ cầu nguyện với phép lành Thánh Thể. Sau đó, cộng đoàn cùng đại diện giới hiền mẫu các giáo hạt lần lượt thay phiên nhau quỳ bên Mẹ và chầu Thánh Thể suốt đêm.

Sáng ngày 13.8, đại ngàn TàPao mượt mà thẫm một màu ngát xanh. Trời vần vũ mây đen, khí trời dịu mát và không mưa. Hàng chục ngàn khách hành hương rộn rã về TàPao.

6g30 nghi thức khấn Đức Mẹ.Mọi người dâng những ý nguyện, dâng lời tạ ơn và cầu xin theo ý riêng của mình.

7g00, đoàn rước bắt đầu tiến lên lễ đài. Ca đoàn Bà Mẹ Giáo xứ Thanh Xuân hát ca nhập lễ với những ca khúc tôn vinh Mẹ Tàpao. Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm chủ tế, khoảng 60 linh mục hiệp thông thánh lễ.

Đức cha Tôma chào mừng cộng đoàn, thánh lễ sáng nay chan hòa niềm vui quy tụ trong hồng ân Thiên Chúa, nhờ chuyển cầu của Đức Mẹ mà bao ơn lành được Chúa ban tặng. Ngài hợp lời với quý cha đặc trách giới Hiền mẫu và quý cha đồng tế hân hạnh gởi tới các Bà Mẹ và quý khách hành hương lời chúc mừng. Ngài cũng nói về ý nghĩa ngày lễ kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, chung vui với các Bà Mẹ GP Phan Thiết trong ngày đại hội.

Đức cha Tôma giảng lễ, suy niệm phúc Âm (Lc 1,39-56), Đức Mẹ viếng thăm bà Êlisabeth.

Lời nguyện nhập lễ hôm nay là lời chúc tụng tôn vinh mà Hội Thánh dâng lên Thiên Chúa vì những hồng ân cao cả mà Chúa đã ban cho Đức Maria: hồng ân được tuyển chọn làm Mẹ của Con Chúa được Công Đồng chung Êphêsô tuyên tín năm 43l; hồng ân Vô Nhiễm Nguyên Tội do Đức Thánh Cha Piô X long trọng công bố ngày 8/12/1858; hồng ân được vinh thăng cả hồn và xác lên trời mà Đức Thánh Cha Piô XII tuyên tín ngày 1/11/1950. “Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội và Trọn Đời Đồng Trinh, sau khi sống trọn cuộc đời trần thế, đã được đưa Về Trời Cả Hồn Và Xác trong vinh quang thiên quốc”. Lời tuyên tín long trọng nầy trở thành chân lý đức tin cho toàn thể thế giới Công Giáo. Tín điều Đức Maria Về Trời Cả Hồn Và Xác là hệ quả tất yếu của ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội và ơn làm Mẹ Thiên Chúa. Thiên Chúa không thể để cho thân xác đã cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Con Thiên Chúa phải bị hư nát dù trong giây phút sau khi chết; trái lại, nhờ công nghiệp sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu, Chúa đã ân thưởng cho Người trước kỳ hạn ngày tận thế. Lời Tiền tụng lễ Mẹ Lên Trời ca tụng: “Cha không muốn Người chịu cảnh hư nát trong mồ, vì Người đã sinh hạ Con Cha yêu quý là Đấng ban sự sống cho muôn loài”. Lời nguyện nhập lễ nầy cũng là lời Hội Thánh mời gọi các tín hữu hãy biết hướng lòng về phúc lộc quê trời với niềm hy vọng sẽ cùng Mẹ Maria được hưởng phúc vinh quang. Xin chia sẻ với cộng đoàn về hai suy tư nầy.

1. Biết hướng lòng về phúc lộc quê trời.

Từ sâu thẳm của tâm tư ước vọng, con người luôn khát vọng và hướng về trời. Phật giáo mong cõi niết bản, Lão giáo hướng về cõi vô vi cực lạc bồng lai tiên cảnh, Khổng giáo tin ở Trời ở định mệnh. Chính Chúa Giêsu dạy những người đi tìm Chúa, vì vừa mới được ăn no, hãy tìm của ăn thường tồn ở đời sau. Tại sao? Vì thời gian như gió thoảng mây bay, ngàn ngày như một ngày, một thoáng chóng qua, không thấy còn vết tích. Hoa cỏ sớm nở chiều tàn. Rồi những gì mình đang có cũng chẳng thuộc về mình. Phù vân, mọi sự đều phù vân. Từ lòng mẹ trần truồng đi ra và sẽ trở về lòng đất cũng trong trạng thái ấy như tâm trạng của ông Gióp khi nằm trên đống bụi tro và bị người người khinh rẻ. Hôm nay có, nhưng ngày mai có thể trắng tay. Hôm nay giàu sang, chức cao quyền trọng, mai có thể bị vứt bỏ ở vệ đường. Và những khi ấy, con người thường ngước mắt về trời để tìm an ủi, tìm bám víu. Người kitô hữu biết tâm hướng thượng; không cắm lều đóng trại nơi thế trần, vì hiểu rằng mọi sự chóng qua, chóng tàn; sự sống luôn thay đổi. Biết tìm nơi tồn tại, nơi định cư vĩnh viễn mai sau. Biết hướng lòng về quê trời để nhận ra và xác tín quê thật là quê trời. Và những gì mình có, mình tích lũy, mình xây dựng phải là những phương cách đưa mình về trời, chứ không để nhấn chìm mình trong hư vong, trong án phạt trầm luân.

2. Niềm hy vọng được lên trời.

Lên trời là điểm cuối của cuộc hành trình trần thế, là mục đích của cuộc lữ hành đức tin của mọi kitô hữu. Tất cả những gì chúng ta sống, chúng ta thực hiện, chúng ta lập công phúc là để chiếm hữu Nước Trời, là để được lên trời. Và hãy nhìn lên Mẹ Maria như lời Tiền tụng lễ trọng hôm nay tuyên xưng “Mẹ Maria là khởi đầu, là hình ảnh của Hội Thánh viên mãn, là niềm an ủi và hy vọng tràn trề cho dân thánh trong cuộc lữ hành trần thể”.

Để được hy vọng lên trời, chúng ta hãy sống như Mẹ Maria đã sống và hãy làm như Mẹ Maria đã làm trong cuộc hành trình đức tin của Người. Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật cuộc thăm viếng của Mẹ Maria nơi nhà Bà Isave, để từ nơi mái nhà nầy, qua cuộc đối thoại giữa hai người phụ nữ, Mẹ Maria và Bà Isave, đã vang lên lời tạ ơn và chúc tụng hồng ân cứu độ Thiên Chúa đã dành cho nhân loại mà Bà Isave đã cảm nhận khi Bà vừa gặp gỡ Mẹ Maria: “Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa đến viếng thăm, vì nầy tai tôi vừa nghe lời Maria chào thì hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi”. Và thụ tạo đầu tiên được hưởng ơn cứu độ cách toàn diện là chính Mẹ Maria: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa Đấng Cứu độ tôi. . .. Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi diễm phúc vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, thật Danh Người chí thánh chí tôn…”

Hồng ân được ơn cứu độ và lên trời sẽ được ban tặng cho tất cả những ai biết đón nhận Chúa Kitô vào cuộc đời mình với thái độ tin tưởng phó thác và xin vâng như Mẹ Maria, hồng ân được dành cho những ai “biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa” (Lc 11,28).

Cuộc đời của Mẹ Maria đã liên kết mật thiêt với cuộc đời của Con Mẹ là Chúa Giêsu Kitô từ biến cố Truyền tin, Giáng Sinh, đến những ngày công khai rao giảng, tới những phút giây đẫm máu đau thương nơi Núi Sọ... Không một chút tự mãn về hồng ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội”, không một thái độ kiêu căng khi được chọn làm “Mẹ Thiên Chúa”, không kiêu sa khi được bảo vệ “trọn đời trinh khiết”, Mẹ vẫn âm thầm như một “Nữ Tỳ Trung Tín”, luôn ẩn khuất phục vụ Con và công việc cứu thế của Con bằng những hy sinh, tín thác và phục vụ của người mẹ đối với Chúa Giêsu vừa là con Mẹ vừa là Thiên Chúa cứu độ Mẹ.

Thánh sử Luca ghi lại những bước chân đẹp của Mẹ Maria trong cuộc hành trình đến thăm viếng, giúp đỡ và loan báo Tin Mừng Chúa cho người chị họ Isave đang mang thai hài nhi Gioan. Và lễ Mẹ Về Trời mở ra cho chúng ta chiều kích của một Cuộc Thăm Viếng Mới: nơi vinh quang thiên quốc, Mẹ lại đến chia sẻ niềm vui ơn Cứu độ và hy vọng phục sinh cho “con cháu E-và” đang bị dập vùi trong “chốn khách đày, nơi khóc lóc”, tại Lộ Đức, Fatima, La vang, linh địa Tapao và khắp nơi trên thế giới và cũng lại một lần nữa gọi mời con cái Mẹ tiếp tục lên đường với Mẹ để mở ra những cuộc thăm viếng khác đến muôn vạn mái nhà, đến trăm nghìn địa chỉ, nhất là những địa chỉ của tối tăm, đói khổ, tật bệnh, lầm lạc, bạo lực, thiên tai. .. đang cần bừng sáng lên những lời tin yêu Magnificat : “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. . .Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư, người giàu có lại đuối về tay trắng. . .Vì Người nhớ lại lòng thương xót, dành cho tổ phụ Ápraham, và cho con cháu đến muôn đời”.

Hướng nhìn lên Mẹ Maria được ân thưởng cả hồn và xác lên trời vinh hiển, chúng ta cùng cầu xin: “Lạy Chúa Cha giàu lòng thương xót, nhờ lời Mẹ Maria chuyển cầu, xin Cha cho chúng con biết luôn cậy trông, phó thác vào bàn tay từ mẫu của mẹ Thiên Chúa, để sau cuộc đời lữ thứ trần gian, chúng con được cùng Mẹ hưởng vinh phúc quê trời. Amen”.

Sau lời nguyện hiệp lễ, cha Augustinô đặc trách giới Hiền Mẫu dâng lời tri ân. Bó hoa tươi dâng kính ngài với trọn lòng hiếu thảo.

Đức cha làm phép ảnh tượng và nước cho cộng đoàn.

Trong Năm Thánh Tử Đạo Việt Nam, Trung tâm Thánh mẫu Tàpao là nơi hành hương của Giáo phận Phan thiết, vì thế cuối thánh lễ, Đức Cha ban phép lành với ơn toàn xá cho cộng đoàn.

Thánh lễ kết thúc trong niềm vui, mọi người ra về hân hoan. Muôn vàn ý nguyện cầu đã được tiến dâng lên Mẹ. Dòng người ào ạt tỏa ra mọi lối. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chậm chạp rời khỏi TàPao, trả lại sự yên bình cho núi rừng, trả lại sự thanh vắng cho ruộng vườn. Hẹn gặp lại, ngày hành hương Đức Mẹ TàPao tháng 9 sắp đến.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Lễ Bổn Mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney
Diệp Hải Dung
08:47 13/08/2018
Sáng thứ Hai 13/08/2018 rất đông đủ các Hội Đoàn Đoàn Thể đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly – Sydney hành hương ngày 13 kính Đức Mẹ và mừng kính Thánh Nữ Monica Quan Thầy của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Tổng Giáo Phận Sydney.

Mọi người tập trung trước tượng đài Đức Mẹ. Cha Phêrô Trần Văn Trợ Linh Hướng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney điều hợp dâng giờ đền tạ Đức Mẹ và sau đó kiệu cung nghinh tượng Thánh Nữ Monica về hội trường Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse. Cuộc kiệu rất trang nghiêm mọi người cùng hiệp với Ca đoàn Monica dâng lên Đức Mẹ Chuỗi Mân Côi Mùa Mừng cầu cho Gia Đình và Cộng Đồng đặc biệt cầu cho các Hội viên đã qua đời.

Xem Hình

Khi kiệu tượng Thánh Nữ Monica về đến hội trường an vị trên bàn thờ, mọi người lắng nghe đọc sơ lược về tiểu sử của Thánh Nữ Monica đồng thời Cha Trần Văn Trợ Linh hướng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney nhân dịp ngày 13 hành hương kính Đức Mẹ và giới thiệu qúy Cha Tuyên uý Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Lê Hồng Mạnh, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Hoàng Chính Trực cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Cha Trần Văn Trợ đã nói về cuộc đời của Thánh nữ Monica là một người mẹ tuyệt vời, một người vợ trung trinh, mặc dù Ngài trải qua biết nhiêu sự khổ đau từ người chồng cho đến người con, nhưng Thánh nữ Monica đã có niềm tin vào Chúa và luôn cầu nguyện phó thác hết mọi sự vào Thiên Chúa để xin Thiên Chúa thánh hóa chồng và con quay trở về với gia đình và Giáo Hội…

Sau bài giảng là nghi thức Xức Dầu Thánh cho các vị cao niên, các vị đau yếu trong Cộng Đồng. Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn chữa lành phần hồn cũng như phần xác.

Kế tiếp là nghi thức ra mắt Tân Ban Chấp Hành Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney và Tân Ban Chấp Hành các Chi Hội của nhiệm kỳ 2018 2021.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney, kế tiếp chị Huỳnh Kim Phượng Phó Nội Vụ thay mặt Ban Chấp Hành lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý quan khách và tất cả mọi người đã dành thời gian quý báu đến tham dự lễ Quan Thầy của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney. Đặc biệt Cám ơn quý Ban Thường Vụ, quý Hội Đồng Mục Vụ và Tân Ban Mục Vụ Trung Tâm Bringelly. Sau cùng Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Hội Các Bà Mẹ Cộng Giáo TGP Sydney.

Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng bổn mạng trong nhà ăn Trung Tâm và kết thúc vào lúc 1pm

Diệp Hải Dung
 
Đồng hương Bùi Chu tại miền Nam mừng lễ Thánh Đa Minh
Maria Vũ Loan
15:44 13/08/2018
Một hoàn cảnh đặc biệt, vào chiều ngày 13/8/2018, đồng hương Giáo phận Bùi Chu tại Miền Nam đã hiệp dâng thánh lễ tạ ơn, mừng thánh Đa Minh là bổn mạng, tại nhà thờ giáo xứ Tân Hương, TGP Sài Gòn, do Đức Cha Toma Vũ Đình Hiệu chủ sự.

Vì là đồng hương tại Miền Nam nên ngay từ đầu giờ chiều, ban tổ chức đã đón khách; sau đó là phần sinh hoạt và chia sẻ. Và trọng tâm là thánh lễ với phần rước kiệu Kính Đức Mẹ và thánh Đa Minh.

Xem Hình

Bầu khí bỗng rộn ràng lễ hội từ lúc các hội trống đi đầu đoàn rước với việc vừa đánh trống vừa múa rất hay, trang phục rất Việt Nam, thuở đầu thế kỷ 20. Và các hội kèn tây làm cho buổi lễ trang trọng theo phong cách phương tây hiện đại.

Kiệu Các Thánh Tử Đạo đi đầu và hầu như không thể thiếu trong lễ “Đầu Dòng” của giáo dân Bùi Chu vì Nam Định là quê hương của nhiều thánh tử đạo đất Việt. Và nếu kiệu thánh Đa Minh mang sắc vàng rực rỡ thì kiệu Đức Maria lại có thêm màu xanh, màu tượng trưng quen thuộc của Đức Mẹ.

Lời mở đầu thánh lễ, Đức Cha chủ tế nhắc mọi người cầu nguyện cho tất cả những người đồng hương tại Miền Nam còn sống cũng như đã qua đời, quí ân nhân và các ban đại diện...với một lòng khiêm tốn để Chúa thương nhận lời.

Bầu khí trang nghiêm, sốt sắng cũng làm cho người tham dự đón nhận bài giảng một cách dễ dàng khi Đức Cha chủ tế nói về sự gần gũi của thánh Đa Minh với giáo dân; điều này khiến các vị thừa sai và các ĐGM đã chọn thánh Đa Minh làm quan thầy và thường mừng kính long trọng từ thế kỷ 19; truyền thống tốt đẹp này hằng năm vẫn tiếp tục tại nhà thờ chánh tòa GP Bùi Chu.

Đức Cha còn xoay quanh câu nói nổi tiếng của thánh Đa Minh “Nói với Chúa. Nói về Chúa” (diễn tả đời sống cầu nguyện với nội tâm sâu sắc mà từ đó cảm nghiệm được Lời Chúa của Ngài) để khuyên mọi người chuyên chăm cầu nguyện dù bôn ba mưu sinh. Từ việc cầu nguyện sẽ dẫn đến việc hăng say rao giảng Lời Chúa cho mọi người, trong môi trường làm việc, bằng chính cuộc sống yêu thương phục vụ.

Đức Cha còn tỏ ý vui mừng vì đây là lần đầu tiên Ban đại diện tổ chức lễ “đầu dòng” ngay tại miền Nam này (sau lễ truyền thống tại nhà thờ chánh tòa Bùi Chu). Sự kiện này nói lên sự gắn kết giữa anh chị em Bùi Chu tại miền nam, dù là ở Sài Gòn, vùng Hố Nai Xuân Lộc Bà Rịa Vũng Tàu hay Mỹ Tho... với GP Bùi Chu miền bắc.

Thánh lễ tiếp diễn với phần phục vụ Thánh Thể.

Và sau đó là trao Ủy Nhiệm Thư cho Ban đại diện, lời cảm ơn, tặng hoa và phép lành cuối lễ.

Tiệc mừng và phần văn nghệ rất xuất sắc: Có cả giới trẻ, quí Sơ, ca sĩ chuyên nghiệp, thiếu nhi trình diễn. Đặc biệt có đấu giá tượng Đức Mẹ bằng vàng do nghệ nhân miền bắc sáng tạo...

Thánh lễ mừng bổn mạng của đồng hương Giáo phận Bùi Chu tại miền Nam đã tổ chức thành công tốt đẹp do sáng kiến của Ban đại diện, những người cộng sự và lòng nhiệt thành của các thành phần dân Chúa.

Maria Vũ Loan
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Đò
Tấn Đạt
07:31 13/08/2018
CON ĐÒ
Ảnh của Tấn Đạt
Mênh mang huyền diệu trên sông nước
Lờ lững con đò dâng ý thơ
Ru hồn lữ khách trong mê đắm
Gợn nước lung linh toả đôi bờ
(Trích thơ của Vũ Kim Thanh)
 
VietCatholic TV
Kỹ thuật truyền hình: Giới thiệu các Commercial Track Mattes có thể dùng trong phim Công Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:59 13/08/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic. Trong chương trình này Phương Thảo và Đình Trinh sẽ trình bày với các bạn các Commercial Track Mattes được dùng rộng rãi trong điện ảnh.

Các bạn có thể dùng các Track Mattes này trong các chương trình phóng sự, nhưng đặc biệt nhất là trong các videos Thánh Ca.

Trước hết, xin mời các bạn theo dõi những clips sau, xin chú ý đến sự chuyển tiếp giữa 2 cảnh khác nhau được thực hiện bằng một số trong các Track Mattes này.

Để tiện theo dõi video này có lẽ bạn nên xem qua video về Track Matte Key Transition đã được Kim Thúy trình bày trước đây.

Bây giờ bạn cần download một file. rar dùng trong bài thực hành này. Địa chỉ để download file này có thể tìm thấy trong bài viết được đăng trên VietCatholic và trong Description trên YouTube.

Địa chỉ download commercial track mattes: https://tinyurl.com/y7fxq24l

Sau khi download xong, bạn hãy unzip cái file vừa download. Bạn có thể thấy có những files bắt đầu bằng tiếp đầu ngữ Alpha và một số files bắt đầu bằng tiếp đầu ngữ Lumar.

Phương Thảo sẽ trình bày cách dùng các files Alpha và sau đó Đình Trinh sẽ trình bày tiếp về các file Lumar.

Giả định là bây giờ chúng ta có 2 cái clips và muốn thực hiện một transition ở giữa.

Bước thứ nhất là bạn dùng con mouse drag cái file Track Matte vào trong time line, trên một layer cao hơn cái layer của 2 cái clips có sẵn.

Nhấn mouse vào cái file Track Matte để select nó.

Bây giờ bạn sắp xếp như thế này nhé:

Cái Track Matte ở Video Layer 3.

Cái Clip thứ hai ở Video Layer 2.

Cái Clip thứ nhất ở Video Layer 1.

Bước tiếp theo là bạn click vào cái panel Effects.

Chỗ Search box này, bạn đánh vào Track Matte để tìm cái Track Matte Key Effect.

Drag nó vào cái clip thứ hai. Phương Thảo xin nói lại một lần nữa, bạn drag nó vào cái clip thứ hai.

Cái clip thứ hai, chứ không phải là cái Track Matte. Đó là lỗi thông thường của những người mới học Track Matte Key. Xin nhớ rằng không bao giờ bạn drag cái Track Matte Key effect vào một cái Track Matte.

Click vào cái clip thứ hai. Trong cái Effect Window, bạn chọn Matte là Video 3, tức là cái Track Matte.

Chỗ Composite Using bạn chọn là Matte Alpha.

Di chuyển cái Time line marker, bạn sẽ thấy tác dụng.

Sau đây, Đình Trinh sẽ trình bày tiếp về các file Lumar.

Cũng như các file Alpha, bước thứ nhất là bạn dùng con mouse drag cái file Track Matte vào trong time line, trên một layer cao hơn cái layer của 2 cái clips có sẵn.

Nhấn mouse vào cái file Track Matte để select nó.

Bây giờ bạn sắp xếp như thế này nhé:

Cái Track Matte ở Video Layer 3.

Cái Clip thứ hai ở Video Layer 2.

Cái Clip thứ nhất ở Video Layer 1.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý sắp đặt sao cho Điểm cuối của cái Track Matte trùng với chỗ kết thúc của cái clip thứ nhất. Điểm bắt đầu của cái clip thứ hai trùng với chỗ bắt đầu của cái Track Matte.

Bước tiếp theo là bạn click vào cái panel Effects.

Chỗ Search box này, bạn đánh vào Track Matte để tìm cái Track Matte Key Effect.

Drag nó vào cái clip thứ hai. Click vào cái clip thứ hai. Trong cái Effect Window, bạn chọn Matte là Video 3, tức là cái Track Matte.

Chỗ Composite Using bạn chọn là Matte Lumar.

Di chuyển cái Time line marker, bạn sẽ thấy tác dụng.

Nếu không ưng ý, bạn có thể phải tick ở chỗ Reverse.

Chúc các bạn thành công.
 
Giáo Hội Năm Châu 13/08/2018: Bối cảnh giới trẻ trước Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:22 13/08/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ lên tiếng hoan nghênh những sửa đổi trong Sách Giáo Lý Công Giáo liên quan đến án tử hình

Sau khi Tòa Thánh công bố những sửa đổi trong Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo về án tử hình, Đức Cha Frank J. Dewane của giáo phận Venice, Florida, Chủ tịch Ủy ban Công lý Quốc nội và Phát triển nhân văn, đã lên tiếng hoan nghênh sự thay đổi này và lặp lại lời kêu gọi kết thúc án tử hình tại Hoa Kỳ.

Toàn văn tuyên bố của ngài như sau:

“Hôm nay, chúng tôi hoan nghênh quyết định của Đức Thánh Cha sửa đổi Giáo Lý và giải thích giáo huấn của Giáo Hội về án tử hình. Tất cả mọi người đều được tạo ra theo hình Thiên Chúa, và phẩm giá Tạo Hóa ban cho họ không thể bị dập tắt, ngay cả bởi những tội lỗi nghiêm trọng. Vì thế mà tất cả mọi người, từ khi thụ thai cho đến cái chết tự nhiên đều có phẩm giá và giá trị bất khả xâm phạm là những điều chỉ ra nguồn gốc của họ là con cái Thiên Chúa.

Điều khoản mới này trong Sách Giáo Lý Công Giáo nhất quán với giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô về án tử hình, bao gồm cả trong diễn từ của ngài trước Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 2015, cũng như trong các phát biểu của những vị tiền nhiệm của ngài.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhận xét rằng “Ngay cả kẻ sát nhân cũng không mất đi nhân phẩm của mình, và chính Thiên Chúa cam kết bảo đảm điều này.”

“Trong nhiều thập kỷ qua, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã kêu gọi chấm dứt án tử hình ở Hoa Kỳ. Như bản văn Giáo lý đã sửa đổi khẳng định “các hệ thống giam giữ hiệu quả hơn đã được phát triển, bảo đảm sự bảo vệ thích đáng các công dân nhưng, đồng thời, không cần phải dứt khoát tước mất khả năng chuộc lỗi của can phạm.”

Chúng tôi hy vọng rằng thông báo hôm nay của Tòa Thánh sẽ mang lại sự chú ý mới cho vấn đề quan trọng này, và đẩy nhanh tốc độ kết thúc thực hành này, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói trong ánh sáng của Tin Mừng, rằng “án tử hình là không thể chấp nhận được vì nó là một cuộc tấn công vào tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của người đó”

2. Đức Thánh Cha cám ơn các giám mục Chí Lợi vì những nỗ lực có tính 'quyết định' chống lạm dụng tính dục

Trong một lá thư viết tay gửi cho các Giám Mục Chí Lợi, Đức Thánh Cha Phanxicô hoan nghênh những nỗ lực của các giám mục Chí Lợi suy tư về những thất bại của các ngài trong việc lắng nghe các nạn nhân bị lạm dụng tình dục bởi hàng giáo sĩ.

Ngài ca ngợi các giám mục Chí Lợi đã đưa ra các biện pháp “thực tế và cụ thể” chống lại cuộc khủng hoảng lạm dụng đang đè nặng lên Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này.

Ngài cảm ơn Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Chí Lợi về “ví dụ điển hình” của một cộng đồng Giáo Hội đoàn kết. Đức Thánh Cha cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những phản ánh của các giám mục Chí Lợi về sự thất bại của họ trong việc đối phó với một cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài đánh giá cao “những suy tư, nhận thức và quyết định” được thực hiện để tạo ra một tài liệu, mang tên “Tuyên bố, Quyết định và Cam kết của Hội đồng Giám mục Chí Lợi” được viết bằng tiếng Tây Ban Nha.

“Xin Chúa ân thưởng cho các chư huynh đệ một cách dồi dào trong nỗ lực mục vụ chung này”

Đức Thánh Cha đã được gởi cho Đức Giám Mục Santiago Silva. Vị Giám Mục cám ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô và nói những lời của ngài “an ủi chúng ta hôm nay và khuyến khích chúng ta trên con đường sửa chữa, chữa lành, và hoán cải” này.

Các giám mục Chí Lợi đã gặp nhau tuần trước để thảo luận về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục.

Trong tài liệu chung, các giám mục nói các ngài nhận ra “thất bại và thiếu sót” của mình và hứa sẽ hỗ trợ các công tố viên trong việc điều tra các cáo buộc lạm dụng tình dục.

Các Giám Mục cũng cầu xin sự tha thứ vì đã thất bại trong việc giúp đỡ và tháp tùng những nạn nhân đã bị gây hại bởi “những tội lỗi nghiêm trọng và bất công do các linh mục và giáo sĩ gây ra.”

3. Bộ trưởng ngoại giao Nicaragua sang Vatican để tố cáo các Giám Mục

Bộ trưởng ngoại giao Nicaragua đã đến Vatican với chiêu bài tìm kiếm sự giúp đỡ của Tòa Thánh trong việc “tái cấu trúc” cuộc đối thoại quốc gia do các giám mục nước này làm trung gian.

Denis Moncada nói rằng chỉ có các giám mục đã thể hiện thái độ “công bằng” đối với chế độ Ortega, và những người không ủng hộ phe đối lập, mới nên được phép tham gia vào cuộc đối thoại.

Vào tháng Tư, chính phủ của Tổng thống Daniel Ortega yêu cầu các giám mục làm trung gian cho một cuộc đối thoại quốc gia giữa chế độ và các thành phần đối lập. Hội Đồng Giám Mục đã chọn ra một số giám mục tham gia vào những nỗ lực này. Việc Ortega mời các giám mục làm trung gian trong các cuộc đối thoại hòa giải quốc gia chỉ là một động tác giả để hắn ta có thời giờ điều động bọn công an Sandinista từ địa phương này sang địa phương khác cải trang thành côn đồ thân chính phủ.

Điều quân xong, Ortega phỉ báng các Giám Mục là “những kẻ mưu toan đảo chính” và sai bọn công an giả danh côn đồ tấn công các nhà thờ. Các linh mục và cả các Giám Mục cũng bị tấn công.

Cuộc đối thoại do đó đã sụp đổ vào tháng Sáu.

Đáp lại lời bình luận của Moncada, Đức Hồng Y Leopoldo Brenes của Managua nói rằng Vatican sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp từ bên ngoài.

Trong diễn từ với các đại diện ngoại giao của 80 quốc gia vào sáng ngày 26 tháng 7, phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã lên tiếng tố cáo chế độ Ortega tấn Công Giáo Hội Công Giáo. Ông nói:

“Danh sách các kẻ vi phạm tự do tôn giáo rất dài; tội ác và sự áp bức của chúng kéo dài trên toàn thế giới chúng ta. Ở đây, trong bán cầu này của chính chúng ta, ở Nicaragua, chính phủ Daniel Ortega hầu như đang tiến hành một cuộc chiến chống lại Giáo Hội Công Giáo. Trong nhiều tháng qua, các giám mục Nicaragua đã tìm cách làm trung gian cho một cuộc đối thoại quốc gia sau các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ bùng lên xuyên suốt đất nước hồi đầu năm nay. Nhưng đám côn đồ do chính phủ hậu thuẫn được trang bị dao phay, và thậm chí cả vũ khí hạng nặng, đã tấn công các giáo xứ và các nhà thờ, và cả các giám mục và linh mục cũng đã bị cảnh sát tấn công.

4. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, người đã chết cách đây 40 năm đã nhấn mạnh tới đâu là trọng tâm của con người.

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Người đã chết cách đây 40 năm đã nhấn mạnh tới đâu là trọng tâm của con người.

Đức Thánh Cha Phaolô VI đã an nghỉ vào ngày 6 tháng 8 năm 1978, sẽ được phong hiển thánh vào ngày 14/10 tới đây. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày ngài qua đời, vị cáo thỉnh viên phong thánh của ngài là linh mục Antonio Marrazzo đã chia sẻ với Đài Vatican về di sản của vị Giáo hoàng này.

Nhìn lại 15 năm triều đại giáo hoàng của Ngài, Linh mục Thỉnh cáo viên phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô VI là cha Antonio Marrazzo, linh mục dòng Cứu Thế nói với đài Vatican rằng Đức Phaolô VI đã mở ra cho thế giới một hướng đi mới về cuộc lữ hành của Giáo Hội trên trần thế. Vị linh mục người Ý này cho hay rằng trong các tác phẩm và di chúc của Đức Thánh Cha Phaolô VI cho hay Đức Phaolô VI có một sự hiểu biết sâu sắc về con người, đặc biệt con người là hình ảnh của Thiên Chúa.

Cha Antonio cho hay dù Đức Phaolô VI đã qua đời 40 năm rồi, thế mà tư tưởng của Ngài vẫn được Giáo hội tiếp tục khai triển trong ánh sáng của Công đồng Vatican thứ hai, trong đó con người là trung tâm, không phải trên bình diện nhân chủng học mà là hình ảnh của Thiên Chúa - con người được Chúa ban cho chính sự sống giống như Ngài, là một con người có giá trị và nhân phẩm”.

Theo Đức Phaolô VI, chúng ta phải nhìn con người theo ý của Thiên Chúa - với lòng thương xót dịu hiền và tình yêu siêu việt. Cha Marrazzo cho hay rằng Đức Phaolô VI được bầu chọn lên ngôi Giáo hoàng hầu tiếp tục Công đồng Vatican thứ hai và hướng dẫn Công đồng với đôi tay vững chắc hầu xây dựng một Giáo hội với lòng nhân hậu của người “Samaritanô”.

Trước khi đắc cử Giáo Hoàng, Ngài làm việc trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh, nên Ngài biết lắng nghe và xây dựng hòa bình. Về giới trẻ, Ngài tập trung vào việc xây dựng một niềm tin sáng tạo và tự do, xây đắp một nền văn hóa khao khát sự thật và rộng mở bằng đối thoại.

Là tổng giám mục của Milan, Ngài đã có một kinh nghiệm vững mạnh về một Giáo hội của đại chúng, gần gũi với mọi người đương đại...

Thông điệp đánh dấu một bước ngoặt của triều đại Giáo hoàng của Ngài là Tông huấn “Humanae Vitae” (Sự sống của Con người) được phát hành cách đây 50 năm, nói lên mối liên hệ mật thiết giữa tình yêu vợ chồng, rộng mở tới một sự sống mới.

Về vấn đề này cha Marrazzo nêu rằng hai phép lạ xảy ra qua sự can thiệp của Đức Phaolô VI đều liên quan đến thai nhi, tức là sự sống của thai nhi dù chưa được sinh ra chào đời. Về phương diện này, Đức Phaolô VI có thể được coi là người bảo vệ sự sống của những thơ nhi chưa được sinh ra.

Cha Marrazzo giải thích rằng phép lạ được cứu xét cho tiến trình phong thánh của Đức Phaolô VI liên quan đến một thiếu phụ thành Verona đang mang thai, nhưng thai nhi có nguy cơ, có thể bị chết do việc nước ối bị bể!

Bác sĩ sản khoa lo cho bà, đề nghị với gia đình hãy cầu nguyện cùng Đức Phaolô VI, lúc ấy Ngài đang được chuẩn bị phong chân phước vào tháng 10 năm 2014. Cháu bé gái được sinh vào đúng ngày Giáng sinh năm đó khỏe mạnh. Phép lạ này, Cha Marrazzo cho hay đã minh chứng minh bào thai dù chưa được chào đời đi nữa đã được coi là một con người trước mặt Thiên Chúa.

5. Các bối cảnh đa dạng về giới trẻ trước Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên

Tòa Thánh vừa công bố Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng năm 2018 với chủ đề “Giới Trẻ, Đức Tin và Biện Phân Ơn Gọi, Giáo Hội Lắng Nghe Thực Tại”

Nhận định về các bối cảnh đa dạng về giới trẻ trên thế giới, tài liệu cho biết như sau:

“Có khoảng 1.8 tỷ người ở độ tuổi từ 16 đến 29 trên thế giới, tương ứng với gần một phần tư nhân loại, mặc dù các dự đoán cho thấy sự giảm dần về phần trăm người trẻ trong tổng dân số nói chung. Các tình huống cụ thể của người trẻ thay đổi rất nhiều giữa các quốc gia, như các câu trả lời từ các Hội đồng Giám mục đã làm nổi bật. Ở một số quốc gia, người trẻ chiếm một phần khá lớn dân số (trên 30%), trong khi tỷ lệ này thấp hơn nhiều ở một số quốc gia khác (khoảng 15% hoặc ít hơn); có những quốc gia mà tuổi thọ trung bình không tới 60 và những quốc gia khác có thể vượt quá 80, xét về trung bình. Các cơ hội giáo dục, y tế, tài nguyên môi trường, văn hóa và kỹ thuật, hoặc tham gia vào đời sống dân sự, xã hội và chính trị, thay đổi đáng kể giữa các vùng. Ngay trong cùng một quốc gia, chúng ta cũng có thể tìm thấy nhiều dị biệt, đôi lúc rất đáng kể, giữa các khu vực thành thị và nông thôn.

Diễn trình tham vấn trước THƯỢNG HỘI ĐỒNG làm nổi bật tiềm năng mà thế hệ trẻ vốn có, và các niềm hy vọng và mong muốn họ vốn ấp ủ: người trẻ là những người chính đi tìm kiếm ý nghĩa, và được hấp dẫn và thúc đẩy hành động bởi bất cứ điều gì đồng điệu với việc họ tìm cách đem lại giá trị cho đời sống của họ. Các nỗi sợ hãi của họ cũng xuất hiện, cùng với một số động lực xã hội và chính trị nào đó, với cường độ khác nhau ở các nơi khác nhau trên thế giới, cản trở việc họ tiến đến chỗ phát triển đầy đủ và hài hòa, dẫn đến tính dễ bị tổn thương và kém lòng tự trọng. Các điển hình của hiện tượng này là: những bất bình đẳng về kinh tế và xã hội đáng kể tạo ra bầu khí bạo lực phổ biến và đưa đẩy một số người trẻ vào thế giới tội phạm và buôn bán ma túy có tổ chức; một hệ thống chính trị bị thống trị bởi sự tham nhũng, làm suy yếu niềm tin vào các định chế của chúng ta và hợp pháp hoá thuyết định mệnh và chủ trương rút lui; các tình huống chiến tranh và nghèo đói cùng cực khiến mọi người phải di cư để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn. Ở một số vùng, giới trẻ thù ghét sự kiện này: các quyền tự do căn bản và tự chủ bản thân không được Nhà nước công nhận, trong đó có tự do tôn giáo; trong khi đó, ở các khu vực khác, việc loại trừ về phương diện xã hội và lo lắng về hiệu suất khiến một số người trẻ phải trải qua các chu kỳ nghiện ngập (ma túy và rượu chè nói riêng) và cô lập xã hội. Ở nhiều nơi, nghèo đói, thất nghiệp và bị cho ra rìa đang gia tăng số người trẻ sống trong điều kiện bấp bênh, cả về mặt vật chất, xã hội và chính trị.”

6. Đức Thánh Cha chia sẻ trong giờ Kinh Truyền Tin: 'Tin vào Chúa Giêsu giúp chúng ta thực hiện những công việc của Thiên Chúa'

Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời các tín hữu hãy từ bỏ chính mình cho niềm vui và chương trình của Thiên Chúa trong cuộc sống và hãy tìm kiếm nuôi dưỡng tinh thần để thăng tiến trong hành trình đức tin của họ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi tín hữu hãy vun trồng tình liên đới của họ với Thiên Chúa, bởi vì chính nhờ niềm tin nơi Chúa Giêsu cho phép chúng ta nuôi dưỡng tinh thần và thực hiện tốt đẹp các hoạt động vì lợi ích của anh chị em chúng ta.

Đức Thánh Cha nói với đám đông tụ tập tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào giời kinh truyền tin trưa Chúa Nhật. Đức Thánh Cha đã chia sẻ về Tin Mừng trong ngày, Ngài mời gọi tất cả hãy nhớ tới Đức Giáo Hoàng Phaolô VI dấu, vì vào chính ngày này 40 năm trước Ngài đang trải qua những giờ phút cuối đời của Ngài.

Suy ngẫm về lời Chúa Giêsu về bánh nuôi dưỡng chúng ta, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng đối với Chúa Giêsu, mọi người không chỉ tìm kiếm Ngài, nhưng Ngài muốn mọi người biết và xác tín rằng Ngài đến không chỉ để mang lại cho chúng ta sự no thỏa vật chất, mà còn nâng cuộc sống của chúng ta về một chân trời rộng lớn hơn, siêu việt lên những lắng lo thường ngày về của ăn, áo mặc, công ăn việc làm vân vân.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh “Chúa Giêsu là bánh trường sinh” làm no thỏa xác thân mà còn có thể khỏa lấp được những khát vọng sâu thẳm của tâm hồn”.

Giảng giải câu nói của Chúa “đừng tìm kiếm của ăn chóng qua, nhưng hãy tìm kiếm của ăn cho sự sống đời đời”, Đức Thánh Cha cho hay “một cám dỗ chung chung là hay giản lược tôn giáo vào việc thực hành lề luật” và cho đó là làm đẹp lòng Thiên Chúa rồi.

Chúa Giêsu đã đề ra một điều kiện bất ngờ: “Đây là công việc của Thiên Chúa, là hãy tin vào Người con mà Ngài sai đến”.

Đức Thánh Cha tiếp tục: “Chúa Giêsu cho chúng ta hay các công việc của Thiên Chúa là nếu chúng ta tham dự vào mối quan hệ yêu thương và tín thác nơi Chúa Giêsu là chúng ta đang thực hiện những công việc thích hợp với Tin Mừng, và vì lợi ích cho anh chị em chúng ta.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận và mời gọi chúng ta “đừng quên rằng, nếu cần thiết phải quan tâm đến nhu cầu vật chất, thì điều quan trọng hơn vẫn là vun trồng mối quan hệ của chúng ta với Chúa, củng cố đức tin của chúng ta trong Chúa vì Ngài là” bánh trường sinh”, làm no thỏa cơn đói của chúng ta trong sự thật, chân lý và yêu thương.

Đức Thánh Cha kết thúc giờ giáo lý của mình với lời cầu nguyện hướng về Đức Trinh Nữ Maria, nhân dịp kính nhớ sự thánh hiến đền thờ Đức bà Cả ở Rome, Xin Mẹ cầu bàu cho chúng ta giữ vững niềm tin vào chương trình yêu thương của Thiên Chúa chúng ta.

7. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Đại Lợi lo lắng về dự luật phá thai tại Queenland

Tổng Giám Mục Mark Coleridge của Brisbane, kêu gọi các thành viên của quốc hội hãy nhìn xa hơn “tư tưởng hư hỏng và ngôn từ xảo quyệt” đằng sau dự luật cho phép phá thai ở Queenland.

Trong phần bình luận tường trình bởi tờ báo của giáo phận, The Catholic Leader, Đức Tổng Giám Mục Coleride nói rằng “Khi quý vị nói về phá thai, quý vị đang nói về hai cuộc sống, bà mẹ và đứa con, và cả hai cuộc sống đều quan trọng. Nói về các quyền của phụ nữ là điều quan trọng, nhưng còn những quyền của em bé chưa sinh ra, hay là các em không có tư cách là một con người thực sự?”

Đức Tổng Giám Mục phản ứng lại một đề nghị ở Queenland để hợp pháp hóa việc phá thai theo yêu cầu lên tới thai kỳ 22 tuần, và việc phá thai có thể thực hiện ngay cả cho tới ngày sinh với sự cho phép của hai bác sĩ riêng biệt.

Luật cũng cấm những người phản đối tụ tập trong phạm vi 150 mét từ một cơ sở phá thai.

Các bác sĩ sẽ được phép từ chối thực hiện việc phá thai nếu họ cảm thấy không ổn về mặt đạo đức để làm thế, nhưng phải giới thiệu bệnh nhân cho bác sĩ khác.

Hiện nay, phá thai là bất hợp pháp ở Queenland trừ trường hợp bác sĩ tin rằng sức khỏe thể lý hay tinh thần của bà mẹ bị nguy hiểm nghiêm trọng.

Đề nghị hợp pháp hóa phá thai dự trù sẽ được đưa ra vào tháng này, dựa vào bản tường trình Tháng Sáu của Ủy Ban Cải Tổ Luật Pháp Queenland, đề nghị bỏ phần phá thai khỏi Luật Hình Sự.

Theo truyền thông địa phương, không rõ luật này có được ủng hộ đủ để thông qua tại quốc hội hay không.

Những người chống đối dự luật lý luận rằng trong khi đề nghi luật được trình bày như là một vấn đề sức khỏe, nhưng thực ra nó sẽ hợp thức hóa phá thai căn cứ vào những lý do như tài chánh, xã hội và thuyết ưu sinh.

Tổng Giám Mục Coleridge nói với tờ The Catholic Leader rằng “Theo như bản dự luật, việc phá thai sẽ được phép thực hiện cho tới ngay giờ sinh con nếu có hai bác sĩ cho rằng “trong mọi tình huống, sự phá thai cần phải thực hiện,”.

“Vì vậy đây không phải là vấn đề sức khỏa. Nó là một vấn đề đạo đức cần thiết liên quan đến lợi ích của xã hội nói chung bởi vì nó đụng chạm đến những vấn đề sự sống và cái chết.”

Ngài cảnh báo rằng nhiều bà mẹ chọn phá thai trong tuyệt vọng, tin rằng họ không còn cách nào khác nữa, bởi vì những người ủng hộ phá thai không giới thiệu cho họ những sự chọn lựa nào khác.

Đức Tổng Giám Mục nói rằng “Những thành viên quốc hộ ủng hộ phá thai nên cho biết tại sao họ lại có thể chấp thuận rằng ở Queenland này những em bé đã được tới 40 tuổi tuần thai vẫn có thể bị phá thai khi sức khỏe không là một yếu tố.”

8. Nicaragua rút khỏi việc tổ chức các hoạt động Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vì bất ổn chính trị

Các giám mục Công Giáo Nicaragua nói rằng quốc gia này sẽ không đứng ra tổ chức cho các bạn trẻ hành hương tham dự “Những ngày ở giáo phận”, hướng tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới (WYD) vào năm 2019 tại Panama do tình hình chính trị xã hội hiện nay của đất nước.

Quyết định trên đã được Phó Thư ký của Phòng Thanh Niên của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nicaragua là cha Jhader Hernandez gởi ra và đã báo cho Đức Ông Jose Domingo Ulloa, Chủ tịch Ủy Ban Tổ Chức WYD năm 2019.

Trong thư, cha Hernandez đã cám ơn ban tổ chức đã chọn nước Nicaragua để đứng ra tổ chức sự kiện này, nhưng giải thích rằng vì tình hình chính trị hiện nay của đất nước nên sẽ không an toàn cho các bạn trẻ hành hương đến thăm viếng nước này.

Ngày Giới Trẻ Thế giới, trước đây đã từng được tổ chức tại Dever, Manila, Paris, Toronto, Madrid, Rio de Janeiro and Krakow. Năm nay sự kiện này sẽ được tổ chức tại thành phố Panama, thuộc Panama.

Trước buổi cử hành chính của WYD, thường quy tụ khoảng 3 triệu người trẻ trên khắp thế giới, là một sự kiện kéo dài 14 ngày trước đó gọi là “Những ngày ở Giáo Phận”. Hai tuần lễ này là cơ hội để cho các bạn trẻ hành hương sinh hoạt tại các giáo phận nơi quốc gia đứng ra tổ chức dẫn tới WYD.

Đây là lần đầu tiên, những ngày của các giáo phận sẽ được tiến hành tại nhiều quốc gia. Năm nay Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu Những ngày trong các Giáo Phận được mở rộng cho các giáo phận ở Panama, Cost Rica và Nicaragua – vì ngài mong mỏi Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ bao trùm toàn bộ vùng Trung Mỹ.

Trong thư gởi cho Đức Ông Ulloa, Cha Jhader Hernandez nói rằng Hội Đồng Giám Mục Công Giáo đã có một quyết định rất đáng tiếc là rút lui khỏi việc tổ chức Những ngày trong Giáo Phận vì sự an toàn cho các bạn trẻ hành hương và các nhân viên mục vụ tại Giáo Hội ở đây.

Ngài kết thúc lá thư với lời cám ơn Panama về những thông điệp và sự giúp đỡ thường xuyên mà họ đã dành cho nhân dân Nicaragua trong thời gian khó khăn này.

Trong một thông cáo báo chí có tên là “Nicaragua trong trái tim của WYD”, Ủy Ban Tổ Chức Panama đã kêu gọi các bạn trẻ hành hương hãy sống với kinh nghiện “Những ngày ở Giáo Phận” tại Costa Rica và Panama. Họ nói rằng hai quốc gia này đang chuẩn bị để chào đón và cùng sống hai tuần với các bạn trẻ hành hương và rằng sự kiện này là một trong những sự kiện phong phú đánh dấu, trong một cách đặc biệt, đời sống của những người trẻ.

Nicaragua đang trải qua thương đau của một cuộc khủng hoảng, sau khi cả nước nổ ra cuộc chống lại Tổng Thống Daniel Ortega và vợ của ông là, Phó Tổng ThốngRosaria Murillo. Ortega đang bị cáo buộc làm xói mòn nền dân chủ và quyền con người. Những người chống đối nói rằng ông này đã trở thành một loại vua chúa tàn bạo và đồi bại giống như chính quyền Somaza Cánh Hữu đã bị lật đổ, một thể chế mà trước đây ông đã từng tham gia chống lại trong cuộc cách mạng Sandinista.