PHÚC ÂM: Mt 17, 21-26 (Hl 22-27)
“Họ sẽ giết Người, nhưng Người sẽ sống lại. Con cái thì được miễn thuế”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, các môn đệ và Chúa Giêsu còn đang ở Galilêa, thì Chúa Giêsu bảo các ông rằng: “Con Người sắp bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết người, nhưng ngày thứ ba, Người sẽ sống lại”. Các môn đệ rất đỗi buồn phiền.
Khi các ngài đến Capharnaum, thì những người thu thế đền thờ đến gặp Phêrô và hỏi rằng: “Thầy các ông không nộp thuế ‘đền thờ’ sao?” Ông nói: “Có chớ”.
Khi ông về đến nhà, Chúa Giêsu hỏi đón trước rằng: “Simon, con nghĩ sao? Vua chúa trần gian thu thuế má hạng người nào? Đòi con cái mình hay người ngoài?” Ông thưa rằng: “Đòi người ngoài”. Chúa Giêsu bảo ông rằng: “Vậy thì con cái được miễn. Nhưng để chúng ta không làm cho họ vấp phạm, con hãy ra biển thả câu: con cá nào câu lên trước hết thì bắt lấy, mở miệng nó ra, sẽ thấy một đồng tiền, con hãy lấy tiền đó mà nộp cho họ, trả phần Thầy và phần con”.
Đó là lời Chúa.
14. Không tin vào năng lực của mình, đó chính là căn bản thích hợp để tin vào Thiên Chúa.
(Thánh Vincent de Paul)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mưu Đồng Sinh tuổi đã tám mươi, quan đốc học chất vấn ông ta về văn chương trong tứ thư ngũ kinh, ông ta phần nhiều không nhớ hết.
Có người cười nhạo ông ta, làm một bức đối liễn, viết:
- “Tuổi đã tám mươi chưa kêu là trẻ, có thể nói là trường thọ; đến cả ngủ kinh quen thuộc cũng không thuộc, không xứng đáng thư sinh”.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 21:
Tuổi tám mươi thì dù cho là nhà bác học có trí nhớ tuyệt vời, thì cũng có khi quên trước quên sau, huống hồ là một ông già bình thường, cho nên cười nhạo ông già về trí nhớ thì là xấc láo và vô phép.
Nguời già nào thì cũng giống nhau cả, cũng giở chứng, cũng quên trước quên sau, cũng thích gì làm nấy, cũng nóng giận thất thường, cho nên con người trẻ thời nay cần phải có sự thông cảm và yêu thương.
Có những đứa con nổi giận khi cha mẹ mình lú lẫn nói trước quên sau; có những đứa con to tiếng nạt nộ khi cha mẹ già mình lãng tai; cũng có những đứa con mắc cở với bạn bè khi thay áo tắm rửa cho cha mẹ già bệnh hoạn; lại có những đứa con quá quắc hơn nói rằng mình và cha mẹ không hạp tuổi nhau, nên cứ to tiếng đôi co cãi cọ với cha mẹ mình.v.v…
Ai cũng phải đến tuổi già lú lẫn, cho nên ngay bây giờ phải tập tành phục vụ, thông cảm, quãng đại với người già, nhất là với cha mẹ mình, để khi mình về già thì người ta sẽ nói rằng: ông ấy khi còn trẻ rất thảo hiếu và biết phụng dưỡng cha mẹ, biết kính trọng và yêu mến người già cả.
Thật là hạnh phúc !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa Nhật 8 tháng Tám Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 19 Mùa Thường Niên. Bài Tin Mừng trình bày với chúng ta về lời tuyên bố long trọng của Chúa Kitô: “Ta là bánh hằng sống bởi trời mà xuống”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, những người Do-thái kêu trách Chúa Giêsu, vì Người đã phán rằng: “Ta là bánh hằng sống bởi trời mà xuống”. Họ nói: “Chớ thì ông này chẳng phải là Giêsu, con ông Giuse sao? Chúng ta đều biết rõ cha mẹ của ông. Vậy làm sao ông lại nói: ‘Ta bởi trời mà xuống'“.
Chúa Giêsu trả lời cùng họ rằng: “Các ngươi chớ thì thầm với nhau. Không ai đến được với Ta nếu Cha, là Đấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy, và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Trong sách các tiên tri có chép rằng: ‘Mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy bảo’. Ai nghe lời giáo hoá của Cha, thì đến với Ta. Không một ai đã xem thấy Cha, trừ Đấng bởi Thiên Chúa mà ra, Đấng ấy đã thấy Cha. Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời.
“Ta là bánh ban sự sống. Cha ông các ngươi đã ăn manna trong sa mạc và đã chết. Đây là bánh bởi trời xuống, để ai ăn bánh này thì khỏi chết. Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong bài Tin Mừng của Phụng vụ ngày hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục rao giảng cho những người đã từng thấy sự phi thường trong phép lạ hóa bánh ra nhiều. Và Ngài mời những người đó thực hiện một bước nhảy vọt về chất: sau khi nhắc nhớ lại ma-na mà Thiên Chúa đã cho tổ tiên họ ăn trong cuộc hành trình dài qua sa mạc, giờ đây Ngài áp dụng biểu tượng bánh cho chính mình. Người nói rõ: “Ta là bánh ban sự sống” (Ga 6:48).
Bánh của sự sống có nghĩa là gì? Chúng ta cần bánh mì để sống. Những người đói không đòi cao lương mỹ vị, họ xin bánh mì. Những người thất nghiệp không yêu cầu mức lương cao ngất ngưởng, mà là “chiếc bánh mì” công việc. Chúa Giêsu tỏ mình ra là bánh, nghĩa là điều chính yếu, là điều cần thiết cho cuộc sống hàng ngày; không có Ngài cuộc sống chúng ta không hoạt động. Chúa Giêsu không phải một chiếc bánh trong số nhiều chiếc bánh khác, nhưng là bánh của sự sống. Nói cách khác, không có Người, thay vì sống động, chúng ta trở nên vất vưởng: bởi vì chỉ có Người mới nuôi dưỡng linh hồn ta; chỉ một mình Ngài tha thứ cho chúng ta khỏi điều ác mà chúng ta không thể tự mình vượt qua được; một mình Ngài khiến chúng ta cảm thấy được yêu thương ngay cả khi những người khác làm chúng ta thất vọng; chỉ một mình Ngài cho chúng ta sức mạnh để yêu thương, và một mình Ngài cho chúng ta sức mạnh để tha thứ trong những hoàn cảnh khó mà thứ tha; chỉ một mình Ngài mang lại sự bình yên mà trái tim chúng ta đang tìm kiếm; chỉ một mình Ngài ban cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu khi cuộc sống ở đây, trên dương thế này, kết thúc. Ngài là bánh cần thiết của sự sống
Chúa Giêsu nói Ta là bánh của sự sống. Chúng ta hãy dừng lại trên hình ảnh tuyệt đẹp này của Chúa Giêsu. Ngài có thể đưa ra một cơ sở lý luận, một minh chứng, nhưng - chúng ta biết - Chúa Giêsu đã chọn cách nói qua các dụ ngôn, và trong cách diễn đạt này: “Ta là bánh sự sống” Ngài thực sự tóm gọn toàn bộ con người và sứ mệnh của mình. Điều này sẽ được thấy hoàn toàn ở phần cuối, trong Bữa Tiệc Ly. Chúa Giêsu biết rằng Chúa Cha đang yêu cầu Người không chỉ ban thức ăn cho nhân loại, mà còn ban chính mình, bẻ chính mình ra, trao ban sự sống của chính Ngài, thịt của chính Ngài, trái tim của chính Chúa để chúng ta có được sự sống. Những lời này của Chúa đã khơi dậy trong chúng ta sự ngạc nhiên về hồng ân Thánh Thể. Không ai trên dương thế này, dù yêu một người khác đến mức nào đi nữa, cũng không thể biến bản thân trở thành thức ăn cho người mình yêu. Chúa đã làm như vậy, và làm như vậy, cho chúng ta. Chúng ta hãy làm mới lại sự ngạc nhiên này. Chúng ta hãy làm như vậy khi chúng ta tôn thờ Bánh Sự Sống, bởi vì sự tôn thờ đó làm cho cuộc sống chúng ta đầy những kinh ngạc.
Tuy nhiên, trong Tin Mừng, thay vì kinh ngạc, dân chúng vấp phải tai tiếng, họ chỉnh trang lại quần áo của mình. Họ nghĩ: “Chúng ta biết anh chàng Giêsu này mà, chúng ta biết gia đình của anh ta. Làm sao anh ta có thể nói, 'Ta là bánh từ trời xuống'? “ (Xem các câu 41-42). Có lẽ chúng ta cũng có thể bị vấp phải tai tiếng: có thể chúng ta cảm thấy thoải mái hơn khi có một Thiên Chúa ở trên trời cao không can dự vào cuộc sống của chúng ta, trong khi chúng ta có thể hành xử mọi thứ trên trái đất. Nhưng thay vì như thế, Thiên Chúa đã hóa thành phàm nhân để đi vào thực tại cụ thể của thế giới này; để đi vào thực tại cụ thể của chúng ta, Thiên Chúa đã hóa thành nhục thể cho tôi, cho bạn, cho tất cả chúng ta, để bước vào cuộc sống của chúng ta. Và Ngài quan tâm đến mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta. Chúng ta có thể nói với Ngài về những gì chúng ta đang cảm thấy, công việc của chúng ta, ngày của chúng ta, nỗi đau khổ của chúng ta, nỗi buồn sầu của chúng ta, rất nhiều điều. Chúng ta có thể nói với Ngài mọi điều bởi vì Chúa Giêsu muốn có sự thân mật như thế với chúng ta. Ngài không muốn điều gì? Thưa: Ngài không muốn bị coi là một món ăn phụ - Ngài là Bánh mì, không muốn bị coi thường và đặt sang một bên, hoặc chỉ được gọi khi chúng ta cần Ngài.
Ta là bánh của sự sống. Ít nhất một lần mỗi ngày chúng ta thấy mình đang ăn cùng nhau; có lẽ là vào buổi tối với gia đình của chúng ta, sau một ngày làm việc hoặc học tập. Thật là đáng yêu, trước khi bẻ bánh, hãy mời Chúa Giêsu, bánh của sự sống, cầu xin Ngài chúc phúc cho những gì chúng ta đã làm và những gì chúng ta đã thất bại. Chúng ta hãy mời Ngài vào nhà của chúng ta; chúng ta hãy cầu nguyện trong một phong cách “ấm cúng”. Chúa Giêsu sẽ đồng bàn cùng chúng ta và chúng ta sẽ được nuôi dưỡng bởi một tình yêu lớn hơn.
Xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà qua Mẹ Ngôi Lời đã trở nên xác phàm, giúp chúng ta lớn lên ngày qua ngày trong tình bạn với Chúa Giêsu, là bánh ban sự sống.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm:
Anh chị em thân mến,
Tôi chào tất cả anh chị em, người dân thành phố Rôma và những người hành hương đến từ các quốc gia khác nhau: các gia đình, các nhóm giáo xứ, các hiệp hội và cá nhân tín hữu. Đặc biệt, tôi chào đón nhóm chăm sóc mục vụ giới trẻ của Verona, những người trẻ tuổi từ Crevalcore, cũng như giới trẻ từ Scandiano và những người từ các nhà Salêdiêng ở Triveneto đã đến Rôma bằng xe đạp. Các bạn trẻ làm tốt lắm, xin có lời khen ngợi!
Chúc các bạn một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc bữa trưa ngon miệng. Xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Chi nhánh Caritas của Giáo phận Venado Tuerto đã xin lỗi hôm thứ Ba vì đã đăng trên phương tiện truyền thông xã hội của mình lời cầu nguyện với Pachamama, một vị thần trong vùng núi Andes.
Lời cầu nguyện viết như sau: “Kính mừng Pachamama, nguồn ngọt ngào của cuộc sống chúng con, cầu mong bà mãi mãi được tôn kính. Phúc cho hoa trái trong lòng bà, là bánh hằng ngày của chúng con, xin cho chúng con được chúc phúc ngay bây giờ và mãi mãi. Xin bà hãy nhìn với lòng từ bi, khi loài người tiêu diệt bà vì tham vọng. Bà Pachamama khoan hồng đầy phúc. Vùng đất của chúng con bị săn đuổi bởi sự điên rồ. Bà là nguồn sống và niềm vui. Lạy Pachamama, lạy thánh địa, lạy Thánh mẫu, lạy Đức Mẹ đồng trinh”.
Ngày Pachamama được tổ chức hàng năm vào ngày 1 tháng 8 tại các cộng đồng Quechua và Aymara trên dãy núi Andes của Á Căn Đình, Bolivia, Colombia, Chí Lợi, Ecuador và Peru để tôn vinh vị thần này.
Việc đăng lời cầu nguyện đã thu hút sự phản đối lớn trên phương tiện truyền thông xã hội, dẫn đến việc nó bị lấy xuống.
Hôm 3 tháng 8, Cáritas Venado Tuerto đăng một lời chống chế trên Facebook rằng: “Chúng tôi muốn xin lỗi những người cảm thấy bị xúc phạm bởi bài đăng của chúng tôi về Pachamama, mục đích là để truyền đạt sự hiệp thông của chúng tôi với Đức Phanxicô, là người trong Tông huấn Querida Amazonia nói với chúng ta: 'Có thể sử dụng một biểu tượng bản địa theo một cách nào đó, mà không nhất thiết phải coi đó là sự thờ ngẫu tượng. Một huyền thoại mang ý nghĩa tâm linh có thể được sử dụng và không phải lúc nào cũng bị coi là một tội ngoại giáo. Một số lễ hội tôn giáo có ý nghĩa thiêng liêng và là dịp để tụ họp và thể hiện tình huynh đệ, mặc dù cần một quá trình thanh lọc hoặc trưởng thành dần dần. Một nhà truyền giáo của các linh hồn sẽ cố gắng khám phá những nhu cầu và mối quan tâm chính đáng để tìm kiếm một lối thoát đôi khi qua những biểu hiện tôn giáo không hoàn hảo (79)”
Trong Thượng Hội Đồng Amazon, Pachamama đã gây ra các tranh cãi rất lớn.
Vào ngày 4 tháng 10 năm 2019, tại một sự kiện được tổ chức ở Vườn Vatican bởi Mạng lưới Liên vùng Amazon cùng với Phong trào Công Giáo vì Khí hậu, một số người tham dự đã thực hiện một nghi lễ bản địa bao gồm việc bái lạy hai hình tượng phụ nữ khỏa thân được chạm khắc bằng gỗ, vài ngày sau được xác định là các Pachamamas.
Khi bị chất vấn, họ nói Pachamama là “Đức Mẹ vùng Amazon”. Tuy nhiên, các nhà văn hóa chỉ ra rằng Pachamama là một vị thần ngoại giáo trong dãy Andes.
Các hình ảnh Pachamama sau đó được dựng lên và trưng bày trên bàn thờ trong nhà thờ Santa Maria thuộc dòng Carmelô ở Traspontina.
Vào ngày 21 tháng 10, hai người đàn ông đã đánh cắp ít nhất năm bức chạm khắc bằng gỗ của Pachamama từ nhà thờ Santa Maria và ném chúng xuống sông Tiber như một hình thức phản kháng.
Tháng 11 năm 2019, Đức Cha José Luis Azcona, giám mục hiệu tòa của Marajó, đã lên tiếng tố cáo “việc thờ ngẫu tượng” trong các sự kiện tại Thượng hội đồng Amazon.
Cùng tháng đó, Cha Hugo Valdemar, kinh sĩ xá giải của Tổng giáo phận Mexico, đã đốt một số hình tượng Pachamama bằng giấy, như một cử chỉ phạt tạ, trong khi một người đứng cạnh giơ cao hình ảnh của Đức Mẹ Guadalupe.
Source:Catholic News Agency
Hôm 1 tháng 8, các tu sĩ Biển Đức đã chuyển đến Tu viện Solignac mang tính biểu tượng ở miền Tây và miền Trung nước Pháp sau 230 năm vắng bóng.
Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc Cách mạng Pháp, dòng Biển Đức đã quay trở lại địa điểm lịch sử của Kitô Giáo này, được thành lập bởi Thánh Eligius vào thế kỷ thứ 7.
Sự kiện này, được người Công Giáo địa phương coi là quan trọng, thực sự có ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt là vào thời điểm nhiều công trình tôn giáo ở Pháp bị mục nát, bị san bằng hoặc bị mua lại vì các mục đích thế tục.
Sự trở lại của các tu sĩ gần đây đã được Giáo phận Limoges loan báo trong một thông cáo báo chí được đồng ký bởi Đức Giám Mục Pierre-Antoine Bozo và Dom Jean-Bernard Marie Bories, tu viện trưởng Tu viện Thánh Joseph de Clairval ở vùng Burgundy của Pháp, là người đã mua tòa nhà để thành lập một tu viện. Các tu sĩ của Clairval đã thông qua dự án với đa số 2/3.
Sau khi các nhà cách mạng theo chủ nghĩa bài giáo sĩ trục xuất các tu sĩ dòng Biển Đức vào năm 1790, tu viện được sử dụng như một nhà tù, rồi chuyển thành trường nội trú cho nữ sinh và sau đó là một nhà máy sản xuất đồ sứ, cho đến năm 1930.
Tu viện này từng là nơi ẩn náu của các giáo viên Công Giáo trong Thế chiến thứ hai, trước khi chào đón các tu sĩ Dòng Truyền giáo của Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội từ năm 1945. Cộng đồng ở lại cho đến những năm 1990, cuối cùng chuyển tài sản cho giáo phận vào năm 2011. Tu viện vẫn không có người ở trong 17 năm qua.
Đức Cha Bozo nói với CNA rằng sự trở lại của các tu sĩ Biển Đức là kết quả của một thời gian phân định lâu dài, trong đó ngài đã gặp vị tu viện trưởng nhiều lần.
“Tôi cảm ơn vì tin tức tuyệt vời này, bởi vì chúng tôi đã tìm kiếm các giải pháp khác nhau cho nơi này trong nhiều năm và cuối cùng, dự án được chọn là dự án phù hợp nhất với mục đích ban đầu của tu viện được xây dựng bởi Thánh Eligius - nghĩa là để chào đón các cộng đồng tu sĩ, đặc biệt là các tu sĩ dòng Biển Đức”, ngài nói.
Dom Jean-Bernard Marie Bories nói với tờ báo của giáo phận địa phương rằng, ngoài việc khôi phục Luật Biển Đức, mục tiêu chính của ngài là biến tu viện thành một trung tâm tâm linh dành riêng cho việc cầu nguyện và tĩnh tâm, được xây dựng xung quanh tu viện và có sức chứa nhiều người hơn so với Tu viện Thánh Joseph de Clairval.
Source:Catholic News Agency
Đảng Lao động vừa đưa ra đề nghị trao tặng 300 đô la cho những người Úc tiêm chủng đầy đủ trong bối cảnh số người đồng ý tiêm chủng coronavirus cho đến nay chỉ khoảng 40%.
Có những lo ngại rằng chương trình tiêm chủng COVID-19, cho đến nay đã cung cấp 12.4 triệu liều, là quá chậm và đang khiến sức khỏe và sự phục hồi kinh tế của Úc gặp rủi ro.
Lãnh đạo Lao động Anthony Albanese muốn chính phủ cung cấp một khoản thanh toán 300 đô la cho mỗi người đã được tiêm chủng đầy đủ trước ngày 1/12.
Khoản tiền thưởng này sẽ bao gồm cả những người đã được chủng ngừa. Nhiều doanh nghiệp hoan nghênh đề nghị này của Đảng Lao động và cho biết sẵn sàng tặng các vé số cho những ai chích ngừa.
Albanese nói: “Chính phủ đã thất bại đối với hai công việc của mình trong năm nay, việc triển khai các vắc-xin và sửa chữa các sai lầm về kiểm dịch”.
“Chính phủ cần sử dụng mọi biện pháp có trong tay để bảo vệ người dân Úc và nền kinh tế của chúng ta”.
Người ta ước tính kế hoạch này sẽ kích thích nền kinh tế lên tới 6 tỷ đô la.
Nhưng tờ The Australian báo cáo rằng chính phủ liên bang đang chọn “khuyến khích tự do” lựa chọn vắc xin thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Nhiều người Úc không thích chích vắc xin Astra Zeneca và đang đợi vắc xin Pfizer. Trong thời gian tới, Úc dự định nhập thêm một số lượng lớn vắc xin Pfizer để người dân có thể có nhiều lựa chọn.
Nghiên cứu mới được chuẩn bị bởi Nhóm Kinh tế Hành vi của Chính phủ Úc đã báo cáo rằng các khuyến khích tài chính “không có khả năng thúc đẩy việc sử dụng vắc-xin ở Úc”.
Chính phủ đã đặt ra mục tiêu 70% tỷ lệ dân số chích ngừa vắc xin để giảm thiểu các trường hợp phải lockdown và nếu 80% dân số chích ngừa thì lockdown trở thành dĩ vãng.
Source:Seven News
Aleteia - J-P Mauro - 08/08/21
Thật là một việc lạ lùng giữ kỷ nguyên trần tục mà các thầy dòng chiêm niệm lại có thể khôi phục lại được Cộng đoàn Biển Đức và biến vùng đất thánh trở lại một trung tâm tâm linh...
Một tu viện ở Pháp đã bị bỏ hoang kể từ Cách mạng Pháp (1789) nay sẽ sớm được hoạt động trở lại. Dòng Biển Đức sẽ trở lại Tu viện Solignac sau hơn 230 năm bỏ hoang... Tu viện đang được sửa sang lại cho ngày khánh thành mở lại tu viện vào ngày 28 tháng 11 tới.
Hãng thông tấn Công Giáo cho hay thông báo này được phòng báo chí của Giáo phận Limoges công bố. Văn thư được ký bởi Đức Giám Mục Pierre-Antoine Bozo và Dom Jean-Bernard Marie Bories, tu viện trưởng Tu viện Thánh Joseph de Clairval.
Đức cha Bozo phát biểu: “Tôi tạ ơn Chúa vì tin vui tuyệt vời này, bởi vì chúng tôi không ngừng tìm kiếm các giải pháp khác nhau cho địa danh này trong nhiều năm và cuối cùng, dự án thành công là dự án phù hợp nhất với mục đích của thuở ban đầu khi tu viện được thánh Eligius xây cất – dành cho một cộng đoàn tu sĩ, đặc biệt là các tu sĩ dòng Biển Đức ”.
Theo báo cáo, các tu sĩ sẽ khôi phục lại lối sống của Thánh Benedict tại Tu viện Solignac. Mục tiêu chính là biến khu đất thành một trung tâm tâm linh của khu vực. Giám mục Bozo lưu ý rằng khu vực này đã vắng bóng các cộng đoàn tu sĩ chiêm niệm trong nhiều thế kỷ qua!
Đức Cha cho hay: “Tôi tin tửng sâu sắc vào hiệu quả của cuộc sống chiêm niệm, đặc biệt trong thế giới ồn ào chạy đua của chúng ta, được đánh dấu bởi chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cá nhân.” Đức cha tiếp: “hình thức đan tu này, đi ngược lại dòng chảy của thế giới ngày nay, sẽ là điều tốt lành cho con người, những người hiến dâng đời mình mà thánh Benedict XVI từng cho là ẩn mình trong những 'ốc đảo', để cầu nguyện cho thế giới tục hóa này…”
Một tu viện lịch sử
Tu viện Solignac được thành lập vào thế kỷ thứ 7 do Thánh Eligius. Các tu sĩ Benedictines điều hành tu viện này trong vòng gần một thiên niên kỷ, trước khi họ bị các nhà Cách mạng Pháp khai trừ vào năm 1790. Sau đó, địa điểm này được sử dụng cho nhiều công cuộc, bao gồm nhà tù, trường học và nhà máy.
Trong Thế chiến thứ hai, tài sản này được sử dụng làm nơi ẩn náu cho các giáo chức Công Giáo. Sau khi chiến tranh kết thúc, các tu sĩ dòng Truyền giáo Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội lấy làm trụ sở vào năm 1990, sau khi địa danh này đã bị bỏ trống suốt 20 năm.
Việc tu sửa các tòa nhà trong quần thể dự kiến sẽ mất vài năm. Tuy nhiên, tu viện sẽ hoàn thiện một khu vực đủ để chính thức mở cửa trở lại vào tháng 11 tới, vào Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng, ngày 28 tháng 11, các tu sĩ sẽ có thánh lễ khai mạc và sau đó, các thánh lễ hàng ngày sẽ được cử hành cho công chúng tham dự.
Khi mở cửa trở lại, Tu viện Solignac Abbey sẽ tập chú vào việc cầu nguyện và tĩnh tâm. Nơi đây sẽ có những khu vực lớn để tổ chức các khóa tĩnh huấn lớn hơn ở Tu viện Clairval. Cùng với sự hướng dẫn tâm linh, các tu sĩ sẽ dấn thân vào lãnh vực giáo dục Công Giáo. Các ngài sẽ đồng hành với các sinh viên nông nghiệp hoàn tất văn bằng Nông nghiệp 2 năm và các sản phẩm của trường sẽ được bán qua cửa hàng của tu viện.
1. Đài Loan mở lại thánh lễ có giáo dân tham dự
Đức Cha Tôma Chung An Trụ (Chung An Zu, 鐘安祖), Tổng giám mục giáo phận thủ đô Đài Bắc của Đài Loan, đã cho phép mở lại các thánh lễ có giáo dân tham dự, 50 người ở bên trong thánh đường, và 100 người nếu cử hành thánh lễ ngoài trời.
Trong thông cáo, Đức Tổng Giám Mục khẳng định rằng: “Tình trạng đại dịch đã được cải tiến hơn, nhưng biến thể Delta của virus vẫn còn lưu hành tại các nước, nên không được giảm bớt sự đề phòng. Các tín hữu đi dự lễ trực diện cần phải nghiêm túc tuân thủ các qui luật của chính quyền, giữ khoảng cách 1 mét rưỡi, cũng như các thủ tục được yêu cầu khi vào nhà thờ, như ghi tên và địa chỉ, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, khử khuẩn ở tay. Cả các linh mục cũng phải khử khuẩn ở tay trước khi cử hành thánh lễ. Mỗi nhà thờ phải thông khí thích hợp. Ngoài ra việc quyên tiền chỉ được làm sau khi rước lễ để tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm.”
Trong thời gian dài, Đài Loan đã thành công trong việc giữ mức lây nhiễm Coronavirus gần 1.400 ca và 14 người chết hồi tháng Năm năm nay. Nhưng biến chủng Delta đã làm tăng số người lây nhiễm, nên chính phủ Đài Loan đã tái lập các biện pháp hạn chế, kể cả cấm tụ tập trong nhà thờ.
Trong đợt dịch đầu tiên hồi năm ngoái, 2020 các thánh đường bị đóng cửa hai tháng. Tính đến ngày 1 tháng 8 vừa qua, Đài Loan có hơn 15,600 ca nhiễm và gần 790 người chết, tương đương với 1.3% dân số.
Source:UCANews
2. Công Giáo Ba Lan phê bình ủy ban nhà nước về lạm dụng tính dục trẻ em
Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan mạnh mẽ phê bình Ủy ban nhà nước về lạm dụng tính dục trẻ em đang tạo nên một hình ảnh sai lầm về Giáo hội, trong phúc trình đầu tiên về tệ nạn này.
Trong phúc trình công bố hôm 26 tháng 7 vừa qua, Ủy ban điều tra của nhà nước nói rằng 29% những vụ lạm dụng đó là do các giáo sĩ; cụ thể là trong 349 vụ thì có 100 vụ là do giáo sĩ. Có 68 vụ là do một trong hai cha mẹ, và 36 vụ là do một người họ hàng.
Ủy ban điều tra do Quốc hội Ba Lan thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng Mười Một năm ngoái, về những vụ lạm dụng tính dục trẻ em dưới 15 tuổi, và công bố một phúc trình dài 250 trang kết thúc cuộc điều tra. Ủy ban kêu gọi nhà chức trách tư pháp ưu tiên khởi tố những vụ này và bổ nhiệm một vị pháp quan bênh vực trẻ em.
Phản ứng về phúc trình của Ủy ban nhà nước, linh mục Piotr Sudnicki, Chánh văn phòng của Hội đồng Giám mục Ba Lan về bảo vệ trẻ em và người trẻ, bày tỏ sự thất vọng vì sự đánh lạc dư luận quần chúng do Ủy ban nhà nước Ba Lan gây ra, đối với hiện tượng lạm dụng tính dục.
Trước đây, những lời kêu gọi của những người bênh vực trẻ em được sự hỗ trợ của Hội đồng Giám mục Ba Lan, thúc giục nhà nước đề ra một chiến lược toàn quốc để bảo vệ trẻ vị thành niên, nhưng đó chỉ là một tiếng kêu trong sa mạc. Họ không nhận được câu trả lời nào của nhà nước.
Cha Sudnicki nói rằng: “Nay tôi hy vọng Ủy ban nhà nước sẽ bắt đầu hoạt động để đề ra một kế hoạch toàn quốc để bảo vệ trẻ em và mời gọi mọi thành phần đối tác của xã hội cộng tác vào việc thành lập. Tôi cũng hy vọng Ủy ban tìm được sự ủng hộ của các chính trị gia đã thành lập Ủy ban này, như đã đưa ra những yêu cầu trong phúc trình đầu tiên.”
Mặt khác, khi đề cập đến vấn đề các giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, một điều rất đáng tiếc là những thông tin qua báo chí trong và ngoài nước, ngụ ý rằng các giáo sĩ chiếm 30% con số những người lạm dụng và Giáo hội là một tổ chức đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em. Tỷ lệ ấy không được xác nhận trong những nghiên cứu về mức độ vấn đề lạm dụng tính dục trong toàn thể xã hội. Các nghiên cứu này cho thấy chỉ có 1% các trường hợp là do các linh mục gây ra.
Chúa Nhật 8 tháng Tám Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 19 Mùa Thường Niên. Bài Tin Mừng trình bày với chúng ta về lời tuyên bố long trọng của Chúa Kitô: “Ta là bánh hằng sống bởi trời mà xuống”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, những người Do-thái kêu trách Chúa Giêsu, vì Người đã phán rằng: “Ta là bánh hằng sống bởi trời mà xuống”. Họ nói: “Chớ thì ông này chẳng phải là Giêsu, con ông Giuse sao? Chúng ta đều biết rõ cha mẹ của ông. Vậy làm sao ông lại nói: ‘Ta bởi trời mà xuống'“.
Chúa Giêsu trả lời cùng họ rằng: “Các ngươi chớ thì thầm với nhau. Không ai đến được với Ta nếu Cha, là Đấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy, và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Trong sách các tiên tri có chép rằng: ‘Mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy bảo’. Ai nghe lời giáo hoá của Cha, thì đến với Ta. Không một ai đã xem thấy Cha, trừ Đấng bởi Thiên Chúa mà ra, Đấng ấy đã thấy Cha. Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời.
“Ta là bánh ban sự sống. Cha ông các ngươi đã ăn manna trong sa mạc và đã chết. Đây là bánh bởi trời xuống, để ai ăn bánh này thì khỏi chết. Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong bài Tin Mừng của Phụng vụ ngày hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục rao giảng cho những người đã từng thấy sự phi thường trong phép lạ hóa bánh ra nhiều. Và Ngài mời những người đó thực hiện một bước nhảy vọt về chất: sau khi nhắc nhớ lại ma-na mà Thiên Chúa đã cho tổ tiên họ ăn trong cuộc hành trình dài qua sa mạc, giờ đây Ngài áp dụng biểu tượng bánh cho chính mình. Người nói rõ: “Ta là bánh ban sự sống” (Ga 6:48).
Bánh của sự sống có nghĩa là gì? Chúng ta cần bánh mì để sống. Những người đói không đòi cao lương mỹ vị, họ xin bánh mì. Những người thất nghiệp không yêu cầu mức lương cao ngất ngưởng, mà là “chiếc bánh mì” công việc. Chúa Giêsu tỏ mình ra là bánh, nghĩa là điều chính yếu, là điều cần thiết cho cuộc sống hàng ngày; không có Ngài cuộc sống chúng ta không hoạt động. Chúa Giêsu không phải một chiếc bánh trong số nhiều chiếc bánh khác, nhưng là bánh của sự sống. Nói cách khác, không có Người, thay vì sống động, chúng ta trở nên vất vưởng: bởi vì chỉ có Người mới nuôi dưỡng linh hồn ta; chỉ một mình Ngài tha thứ cho chúng ta khỏi điều ác mà chúng ta không thể tự mình vượt qua được; một mình Ngài khiến chúng ta cảm thấy được yêu thương ngay cả khi những người khác làm chúng ta thất vọng; chỉ một mình Ngài cho chúng ta sức mạnh để yêu thương, và một mình Ngài cho chúng ta sức mạnh để tha thứ trong những hoàn cảnh khó mà thứ tha; chỉ một mình Ngài mang lại sự bình yên mà trái tim chúng ta đang tìm kiếm; chỉ một mình Ngài ban cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu khi cuộc sống ở đây, trên dương thế này, kết thúc. Ngài là bánh cần thiết của sự sống
Chúa Giêsu nói Ta là bánh của sự sống. Chúng ta hãy dừng lại trên hình ảnh tuyệt đẹp này của Chúa Giêsu. Ngài có thể đưa ra một cơ sở lý luận, một minh chứng, nhưng - chúng ta biết - Chúa Giêsu đã chọn cách nói qua các dụ ngôn, và trong cách diễn đạt này: “Ta là bánh sự sống” Ngài thực sự tóm gọn toàn bộ con người và sứ mệnh của mình. Điều này sẽ được thấy hoàn toàn ở phần cuối, trong Bữa Tiệc Ly. Chúa Giêsu biết rằng Chúa Cha đang yêu cầu Người không chỉ ban thức ăn cho nhân loại, mà còn ban chính mình, bẻ chính mình ra, trao ban sự sống của chính Ngài, thịt của chính Ngài, trái tim của chính Chúa để chúng ta có được sự sống. Những lời này của Chúa đã khơi dậy trong chúng ta sự ngạc nhiên về hồng ân Thánh Thể. Không ai trên dương thế này, dù yêu một người khác đến mức nào đi nữa, cũng không thể biến bản thân trở thành thức ăn cho người mình yêu. Chúa đã làm như vậy, và làm như vậy, cho chúng ta. Chúng ta hãy làm mới lại sự ngạc nhiên này. Chúng ta hãy làm như vậy khi chúng ta tôn thờ Bánh Sự Sống, bởi vì sự tôn thờ đó làm cho cuộc sống chúng ta đầy những kinh ngạc.
Tuy nhiên, trong Tin Mừng, thay vì kinh ngạc, dân chúng vấp phải tai tiếng, họ chỉnh trang lại quần áo của mình. Họ nghĩ: “Chúng ta biết anh chàng Giêsu này mà, chúng ta biết gia đình của anh ta. Làm sao anh ta có thể nói, 'Ta là bánh từ trời xuống'? “ (Xem các câu 41-42). Có lẽ chúng ta cũng có thể bị vấp phải tai tiếng: có thể chúng ta cảm thấy thoải mái hơn khi có một Thiên Chúa ở trên trời cao không can dự vào cuộc sống của chúng ta, trong khi chúng ta có thể hành xử mọi thứ trên trái đất. Nhưng thay vì như thế, Thiên Chúa đã hóa thành phàm nhân để đi vào thực tại cụ thể của thế giới này; để đi vào thực tại cụ thể của chúng ta, Thiên Chúa đã hóa thành nhục thể cho tôi, cho bạn, cho tất cả chúng ta, để bước vào cuộc sống của chúng ta. Và Ngài quan tâm đến mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta. Chúng ta có thể nói với Ngài về những gì chúng ta đang cảm thấy, công việc của chúng ta, ngày của chúng ta, nỗi đau khổ của chúng ta, nỗi buồn sầu của chúng ta, rất nhiều điều. Chúng ta có thể nói với Ngài mọi điều bởi vì Chúa Giêsu muốn có sự thân mật như thế với chúng ta. Ngài không muốn điều gì? Thưa: Ngài không muốn bị coi là một món ăn phụ - Ngài là Bánh mì, không muốn bị coi thường và đặt sang một bên, hoặc chỉ được gọi khi chúng ta cần Ngài.
Ta là bánh của sự sống. Ít nhất một lần mỗi ngày chúng ta thấy mình đang ăn cùng nhau; có lẽ là vào buổi tối với gia đình của chúng ta, sau một ngày làm việc hoặc học tập. Thật là đáng yêu, trước khi bẻ bánh, hãy mời Chúa Giêsu, bánh của sự sống, cầu xin Ngài chúc phúc cho những gì chúng ta đã làm và những gì chúng ta đã thất bại. Chúng ta hãy mời Ngài vào nhà của chúng ta; chúng ta hãy cầu nguyện trong một phong cách “ấm cúng”. Chúa Giêsu sẽ đồng bàn cùng chúng ta và chúng ta sẽ được nuôi dưỡng bởi một tình yêu lớn hơn.
Xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà qua Mẹ Ngôi Lời đã trở nên xác phàm, giúp chúng ta lớn lên ngày qua ngày trong tình bạn với Chúa Giêsu, là bánh ban sự sống.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm:
Anh chị em thân mến,
Tôi chào tất cả anh chị em, người dân thành phố Rôma và những người hành hương đến từ các quốc gia khác nhau: các gia đình, các nhóm giáo xứ, các hiệp hội và cá nhân tín hữu. Đặc biệt, tôi chào đón nhóm chăm sóc mục vụ giới trẻ của Verona, những người trẻ tuổi từ Crevalcore, cũng như giới trẻ từ Scandiano và những người từ các nhà Salêdiêng ở Triveneto đã đến Rôma bằng xe đạp. Các bạn trẻ làm tốt lắm, xin có lời khen ngợi!
Chúc các bạn một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc bữa trưa ngon miệng. Xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
1. Giáo phận Venado Tuerto, Á Căn Đình phải xin lỗi vì cầu nguyện với Pachamama
Chi nhánh Caritas của Giáo phận Venado Tuerto đã xin lỗi hôm thứ Ba vì đã đăng trên phương tiện truyền thông xã hội của mình lời cầu nguyện với Pachamama, một vị thần trong vùng núi Andes.
Lời cầu nguyện viết như sau: “Kính mừng Pachamama, nguồn ngọt ngào của cuộc sống chúng con, cầu mong bà mãi mãi được tôn kính. Phúc cho hoa trái trong lòng bà, là bánh hằng ngày của chúng con, xin cho chúng con được chúc phúc ngay bây giờ và mãi mãi. Xin bà hãy nhìn với lòng từ bi, khi loài người tiêu diệt bà vì tham vọng. Bà Pachamama khoan hồng đầy phúc. Vùng đất của chúng con bị săn đuổi bởi sự điên rồ. Bà là nguồn sống và niềm vui. Lạy Pachamama, lạy thánh địa, lạy Thánh mẫu, lạy Đức Mẹ đồng trinh”.
Ngày Pachamama được tổ chức hàng năm vào ngày 1 tháng 8 tại các cộng đồng Quechua và Aymara trên dãy núi Andes của Á Căn Đình, Bolivia, Colombia, Chí Lợi, Ecuador và Peru để tôn vinh vị thần này.
Việc đăng lời cầu nguyện đã thu hút sự phản đối lớn trên phương tiện truyền thông xã hội, dẫn đến việc nó bị lấy xuống.
Hôm 3 tháng 8, Cáritas Venado Tuerto đăng một lời chống chế trên Facebook rằng: “Chúng tôi muốn xin lỗi những người cảm thấy bị xúc phạm bởi bài đăng của chúng tôi về Pachamama, mục đích là để truyền đạt sự hiệp thông của chúng tôi với Đức Phanxicô, là người trong Tông huấn Querida Amazonia nói với chúng ta: 'Có thể sử dụng một biểu tượng bản địa theo một cách nào đó, mà không nhất thiết phải coi đó là sự thờ ngẫu tượng. Một huyền thoại mang ý nghĩa tâm linh có thể được sử dụng và không phải lúc nào cũng bị coi là một tội ngoại giáo. Một số lễ hội tôn giáo có ý nghĩa thiêng liêng và là dịp để tụ họp và thể hiện tình huynh đệ, mặc dù cần một quá trình thanh lọc hoặc trưởng thành dần dần. Một nhà truyền giáo của các linh hồn sẽ cố gắng khám phá những nhu cầu và mối quan tâm chính đáng để tìm kiếm một lối thoát đôi khi qua những biểu hiện tôn giáo không hoàn hảo (79)”
Trong Thượng Hội Đồng Amazon, Pachamama đã gây ra các tranh cãi rất lớn.
Vào ngày 4 tháng 10 năm 2019, tại một sự kiện được tổ chức ở Vườn Vatican bởi Mạng lưới Liên vùng Amazon cùng với Phong trào Công Giáo vì Khí hậu, một số người tham dự đã thực hiện một nghi lễ bản địa bao gồm việc bái lạy hai hình tượng phụ nữ khỏa thân được chạm khắc bằng gỗ, vài ngày sau được xác định là các Pachamamas.
Khi bị chất vấn, họ nói Pachamama là “Đức Mẹ vùng Amazon”. Tuy nhiên, các nhà văn hóa chỉ ra rằng Pachamama là một vị thần ngoại giáo trong dãy Andes.
Các hình ảnh Pachamama sau đó được dựng lên và trưng bày trên bàn thờ trong nhà thờ Santa Maria thuộc dòng Carmelô ở Traspontina.
Vào ngày 21 tháng 10, hai người đàn ông đã đánh cắp ít nhất năm bức chạm khắc bằng gỗ của Pachamama từ nhà thờ Santa Maria và ném chúng xuống sông Tiber như một hình thức phản kháng.
Tháng 11 năm 2019, Đức Cha José Luis Azcona, giám mục hiệu tòa của Marajó, đã lên tiếng tố cáo “việc thờ ngẫu tượng” trong các sự kiện tại Thượng hội đồng Amazon.
Cùng tháng đó, Cha Hugo Valdemar, kinh sĩ xá giải của Tổng giáo phận Mexico, đã đốt một số hình tượng Pachamama bằng giấy, như một cử chỉ phạt tạ, trong khi một người đứng cạnh giơ cao hình ảnh của Đức Mẹ Guadalupe.
Source:Catholic News Agency
2. Các tu sĩ dòng Biển Đức trở lại Tu viện Solignac lịch sử lần đầu tiên kể từ Cách mạng Pháp
Hôm 1 tháng 8, các tu sĩ Biển Đức đã chuyển đến Tu viện Solignac mang tính biểu tượng ở miền Tây và miền Trung nước Pháp sau 230 năm vắng bóng.
Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc Cách mạng Pháp, dòng Biển Đức đã quay trở lại địa điểm lịch sử của Kitô Giáo này, được thành lập bởi Thánh Eligius vào thế kỷ thứ 7.
Sự kiện này, được người Công Giáo địa phương coi là quan trọng, thực sự có ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt là vào thời điểm nhiều công trình tôn giáo ở Pháp bị mục nát, bị san bằng hoặc bị mua lại vì các mục đích thế tục.
Sự trở lại của các tu sĩ gần đây đã được Giáo phận Limoges loan báo trong một thông cáo báo chí được đồng ký bởi Đức Giám Mục Pierre-Antoine Bozo và Dom Jean-Bernard Marie Bories, tu viện trưởng Tu viện Thánh Joseph de Clairval ở vùng Burgundy của Pháp, là người đã mua tòa nhà để thành lập một tu viện. Các tu sĩ của Clairval đã thông qua dự án với đa số 2/3.
Sau khi các nhà cách mạng theo chủ nghĩa bài giáo sĩ trục xuất các tu sĩ dòng Biển Đức vào năm 1790, tu viện được sử dụng như một nhà tù, rồi chuyển thành trường nội trú cho nữ sinh và sau đó là một nhà máy sản xuất đồ sứ, cho đến năm 1930.
Tu viện này từng là nơi ẩn náu của các giáo viên Công Giáo trong Thế chiến thứ hai, trước khi chào đón các tu sĩ Dòng Truyền giáo của Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội từ năm 1945. Cộng đồng ở lại cho đến những năm 1990, cuối cùng chuyển tài sản cho giáo phận vào năm 2011. Tu viện vẫn không có người ở trong 17 năm qua.
Đức Cha Bozo nói với CNA rằng sự trở lại của các tu sĩ Biển Đức là kết quả của một thời gian phân định lâu dài, trong đó ngài đã gặp vị tu viện trưởng nhiều lần.
“Tôi cảm ơn vì tin tức tuyệt vời này, bởi vì chúng tôi đã tìm kiếm các giải pháp khác nhau cho nơi này trong nhiều năm và cuối cùng, dự án được chọn là dự án phù hợp nhất với mục đích ban đầu của tu viện được xây dựng bởi Thánh Eligius - nghĩa là để chào đón các cộng đồng tu sĩ, đặc biệt là các tu sĩ dòng Biển Đức”, ngài nói.
Dom Jean-Bernard Marie Bories nói với tờ báo của giáo phận địa phương rằng, ngoài việc khôi phục Luật Biển Đức, mục tiêu chính của ngài là biến tu viện thành một trung tâm tâm linh dành riêng cho việc cầu nguyện và tĩnh tâm, được xây dựng xung quanh tu viện và có sức chứa nhiều người hơn so với Tu viện Thánh Joseph de Clairval.
Source:Catholic News Agency
3. Những người chích ngừa tại Úc có thể được tặng 300 đô la tiền mặt và một tấm vé số
Đảng Lao động vừa đưa ra đề nghị trao tặng 300 đô la cho những người Úc tiêm chủng đầy đủ trong bối cảnh số người đồng ý tiêm chủng coronavirus cho đến nay chỉ khoảng 40%.
Có những lo ngại rằng chương trình tiêm chủng COVID-19, cho đến nay đã cung cấp 12.4 triệu liều, là quá chậm và đang khiến sức khỏe và sự phục hồi kinh tế của Úc gặp rủi ro.
Lãnh đạo Lao động Anthony Albanese muốn chính phủ cung cấp một khoản thanh toán 300 đô la cho mỗi người đã được tiêm chủng đầy đủ trước ngày 1/12.
Khoản tiền thưởng này sẽ bao gồm cả những người đã được chủng ngừa. Nhiều doanh nghiệp hoan nghênh đề nghị này của Đảng Lao động và cho biết sẵn sàng tặng các vé số cho những ai chích ngừa.
Albanese nói: “Chính phủ đã thất bại đối với hai công việc của mình trong năm nay, việc triển khai các vắc-xin và sửa chữa các sai lầm về kiểm dịch”.
“Chính phủ cần sử dụng mọi biện pháp có trong tay để bảo vệ người dân Úc và nền kinh tế của chúng ta”.
Người ta ước tính kế hoạch này sẽ kích thích nền kinh tế lên tới 6 tỷ đô la.
Nhưng tờ The Australian báo cáo rằng chính phủ liên bang đang chọn “khuyến khích tự do” lựa chọn vắc xin thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Nhiều người Úc không thích chích vắc xin Astra Zeneca và đang đợi vắc xin Pfizer. Trong thời gian tới, Úc dự định nhập thêm một số lượng lớn vắc xin Pfizer để người dân có thể có nhiều lựa chọn.
Nghiên cứu mới được chuẩn bị bởi Nhóm Kinh tế Hành vi của Chính phủ Úc đã báo cáo rằng các khuyến khích tài chính “không có khả năng thúc đẩy việc sử dụng vắc-xin ở Úc”.
Chính phủ đã đặt ra mục tiêu 70% tỷ lệ dân số chích ngừa vắc xin để giảm thiểu các trường hợp phải lockdown và nếu 80% dân số chích ngừa thì lockdown trở thành dĩ vãng.
Source:Seven News
4. Hội nghị thứ XII của các giám mục Đức và Ba Lan tại Auschwitz
Cuộc Hội thảo Âu châu về hòa giải lần thứ XII sẽ tiến hành tại Auschwitz-Oswiecim, bên Ba Lan từ ngày 11 đến 16/8 tới đây, về chủ đề: “Cùng nhau học hỏi từ Auschwitz: hình thành những quan hệ một cách xây dựng”.
Cuộc Hội thảo do Hội Massimiliano Kolke tổ chức. Hội này được thành lập năm 2007 với sự hỗ trợ của Hội đồng Giám mục Đức và Ba Lan, và sẽ được các giám mục đến từ hai nước này tham dự, cùng với những người sống sót từ trại tập trung của Đức Quốc Xã. Mục đích khóa họp là để phân tích “những vết thương còn kéo dài do trại Auschwitz và thế chiến thứ II gây ra, dựa trên những kinh nghiệm khác nhau. Các tham dự viên sẽ trao đổi ý kiến về những viễn tượng cơ bản để vượt thắng bạo lực và đạt tới hòa giải, và về những khó khăn cần đương đầu trong hành trình này”.
Đức cha Ludwig Schick, Tổng giám mục giáo phận Bamberg, Chủ tịch Ủy ban Giám mục Đức về Giáo hội hoàn vũ, cũng là chủ tịch Hội đồng quản trị Hội Massimiliano Kolbe, giải thích rằng: “Năm nay, chúng ta kỷ niệm 80 năm qua đời của thánh Kolbe, mẫu gương bác ái và là bổn mạng sự hòa giải trên toàn Âu châu”. Thực vậy, thánh nhân qua đời ngày 14/8 năm 1941, trong hầm bỏ đói tại trại tập trung Auschwitz, sau khi tình nguyện chết thay cho một người cha gia đình. Cha được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phong chân phước năm 1971 và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong hiển thánh năm 1982. Lễ tưởng niệm thánh nhân sẽ được cử hành vào ngày 13/8 tới đây, từ 7 giờ đến 9 giờ tối, tại Trung tâm đối thoại và cầu nguyện ở thành phố Oświęcim/ Auschwitz.
Đức Tổng Giám Mục Schick nói thêm rằng: “Chúng ta đã đi được đoạn đường dài tiến đến sự hòa giải giữa người Ba Lan và Đức, cũng như tiến về hòa bình, trong tinh thần Tin mừng. Đặc biệt trong thời đại ngày nay đang có nhiều thách đố tại Đông và Tây Phương, nhưng kinh nghiệm hòa giải vẫn còn là một hướng đi quan trọng và là một khích lệ để đương đầu với những thách đố hòa bình”. Vì thế, Hội nghị sắp tới sẽ góp phần củng cố con đường tiến về sự chữa lành và hòa giải tại tất cả các đại lục, và hình thành một mạng Âu châu để hỗ trợ các hoạt động tương tự”. Ngoài ra, dưới ánh sáng kinh nghiệm về đại dịch Covid-19, càng ngày người ta càng thấy rõ tầm quan trọng rất lớn của việc xây dựng và duy trì các tương quan tín nhiệm nhau”.
Source:Vatican News