Ngày 05-08-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 19 TN A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:56 05/08/2011
CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Mt 14, 22-33.
“Xin Ngài truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài”.


Anh chị em thân mến,
Đức tin của người Ki-tô hữu được thử thách từng giây từng phút trong cuộc sống, cũng như thánh Phê-rô, được ở với Chúa Giê-su mà đức tin cũng bị lay chuyển khi đối diện với sự chết; cũng như các môn đệ khác khi thấy sóng to gió mạnh, nguy hiểm đến tính mạng thì vội vàng hoảng sợ dù có Chúa Giê-su ở cạnh mình.

Thế gian là bể khổ khi tâm hồn con người vắng bóng Thiên Chúa, bởi vì nơi đâu có hoài nghi thì ở đó có sự bất an, nơi đâu có bất an thì ở đó có ghen ghét phát sinh, ghen ghét sinh ra thù hận, thù hận sinh ra bạo lực, bạo lực phát sinh chết chóc và gây tang thương cho mọi người, đó là hậu quả của sự vắng bóng Thiên Chúa vậy.

Người Kitô hữu sống giữa đời như đi trong bể khổ nếu tâm hồn chúng ta cứ nghĩ đến những lợi lộc do tiền tài mang lại, dù cho chúng ta mỗi chủ nhật đều có tham dự thánh lễ, bởi vì như thánh Phêrô vẫn cứ sợ khi thấy gió thổi mạnh, và các môn đệ khác sợ hãi khi thấy sóng to gió lớn khi mà Chúa Giêsu vẫn đang ở trong thuyền với các ngài.

Có những người đời sống vật chất không thiếu gì nhưng họ vẫn cứ kết liễu đời mình bằng viên độc dược vô tri vô giác, bởi vì tâm hồn họ thiếu vắng bình an của Thiên Chúa, bởi vì tiền bạc không mua được sự bình an của Thiên Chúa, nên dù cho có tất cả mọi sự trên thế gian thì cũng vô ích mà thôi...

Thế gian là nơi biển cả mát mẻ cho người đợi chờ Thiên Chúa đến nếu trong tâm hồn chúng ta có Thiên Chúa, có bình an của Ngài, tức là chúng ta biết trông cậy vào ơn của Thiên Chúa ban cho khi gặp thử thách; có rất nhiều người dù thiếu thốn vật chất nhưng họ vẫn cứ sống an vui mà không than trách Thiên Chúa, không tìm cách để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ của mình, bởi vì họ biết giá trị của hy sinh, của thử thách là cao quý hơn tất cả mọi thứ ở trần gian này.

“Thưa Ngài, xin cứu con với” là lời cầu cứu khẩn thiết của thánh Phêrô khi gặp cơn hoạn nạn, đây cũng là lời cầu cứu rất có giá trị trước mặt Thiên Chúa, vì nó bày tỏ một tâm hồn khiêm tốn, yếu đuối và tin tưởng, chính Thiên Chúa sẽ giơ tay cứu vớt và nâng đỡ những ai ngày đêm cầu Ngài cứu giúp, và như thế họ đang ngụp lặn trong biển đời thấm mát tình yêu của Thiên Chúa.

Anh chị em thân mến,
Một tâm hồn vắng bóng Thiên Chúa thì cuộc sống của họ như thuyền không lái lênh đênh trôi giạt trên biển đời rộng đầy những cạm bẩy của quỷ ma. Chỉ có người kiêu ngạo mới tự hào cho mình sống mà không cần đến Thiên Chúa, mà những người kiêu ngạo thì tâm hồn của họ đã thật sự vắng bóng Thiên Chúa.

Mỗi ngày chúng ta đều tham dự thánh lễ và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể khi rước lễ, nhưng đừng tưởng đó là an toàn mà coi thường ma quỷ, bởi vì cũng như các tông đồ xưa kia, ở bên Chúa Giêsu và cùng đồng bàn với Ngài, nhưng vẫn cứ sa chước cám dỗ, vẫn cứ yếu đức tin, vẫn cứ nghe theo cái tôi của mình hơn là mạnh dạn khước từ cám dỗ...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:58 05/08/2011
N2T

7. Khi Thiên Chúa tạo dựng nên con thì không cần con hợp tác, nhưng để cứu con thì không thể không để con hợp tác với Ngài.

(Thánh Augustine)
 
Đức tin là sự chiến thắng thế gian
LM. Phêrô Hồng Phúc
09:00 05/08/2011
ĐỨC TIN LÀ SỰ CHIẾN THẮNG THẾ GIAN.

Sau khi làm phép lạ hoá bánh ra nhiều nuôi sống năm ngàn người ăn no và thu lại được mười hai thúng vụn bánh dư. Chúa Giêsu dạy các Tông đồ xuống thuyền qua bờ bên kia trước. Canh tư đêm tối, Chúa Giêsu mới đi trên mặt biển để đến với các tông đồ. Các ông hốt hoảng bảo nhau: “Ma đấy”. Đức Giêsu bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính thầy đây, đừng sợ” (x. Mt 14, 22-27)

Trong gian khó người ta dễ lẫn lộn thực hư. “Thần hồn nát thần tính” Nhưng Chúa Giêsu đã khẳng định rõ ràng: “ chính Thầy đây, đừng sợ”. Người ta chỉ sợ khi kém lòng tin vào Chúa Giêsu Kitô. Chính Phêrô là người vì tin đã đi được trên mặt biển để đến với thầy, rồi lại yếu lòng tin để rồi chìm xuống. Chúa Giêsu kéo ông lên thuyền và truyền cho biển im lặng, nhưng Chúa quay lại nói với Phêrô nặng hơn, rằng: “Hỡi kẻ kém lòng tin, tại sao lại nghi ngờ?”(Mt 14, 31). Thưa, vì đức tin yếu cho nên biển to gió lớn chưa giết chết được thể xác mà tâm hồn đã bị chìm xuống rồi !.

Chúng ta có dịp để trắc nghiệm lời khẳng định trong thư của thánh Gioan Tông đồ: “Và điều làm cho chúng ta thắng được thế gian, đó là lòng tin của chúng ta” (1Ga 5,4) Đức tin là cuộc chiến thắng trên mọi thách đố, trên mọi chướng ngại và trên mọi cám dỗ. Điều quan trọng là chăm lo cho mức trưởng thành Đức tin của chúng ta.

Ai biết được những gì đang chờ đợi?
Chẳng lẽ là thất vọng với lo toan?
Sống với Chúa phút hiện tại hoàn toàn
Hãy xác định đó “là Đàng, Sự Thật” (Ga 14,6)
Chúa dẫn ta đi cùng trời cuối đất
Hay đưa ta về cội gốc: Xin vâng.
“Gieo Thần Khí thì gặt trong Thánh Thần” (Gl 6,8)
“Gieo lòng đất sẽ nảy mầm sinh trái” (Ga 12,24)
Thuyền Tông đồ Chúa ngủ ngay đàng lái
Giữa phong ba, bao sợ hãi kinh hoàng
Các Tông đồ đã hèn yếu non gan
Đánh thức Chúa - sợ tiêu tan sự sống.
Sao ta chẳng có đức tin sâu rộng
Để nhận ra Chúa hành động với ta
Biển trần gian, bão tố với phong ba
Chúa ẩn mình nhưng vẫn là hành động.
Sao ta chẳng có đức tin sâu rộng
Để nhận ra Chúa sống động trong mình
Chết trong Chúa thì sẽ được Phục Sinh
Sống với Chúa là hành trình cõi sống.
Sao ta chẳng có đức tin sâu rộng
Để nhận ra một lẽ sống sâu xa
Cả vũ trụ này rồi sẽ trôi qua
Duy mình Chúa đưa ta về nguồn sống.


Lạy Chúa, xin cho chúng con một Đức tin sống động
để chiến thắng thế gian, chiến thắng Satan
và sức tấn công của cả sóng biển trần gian.
Xin cho chúng con được đồng hành với Chúa
trên thuyền vượt biển thế gian và đạt bến Thiên đàng Amen.


LM. Phêrô Hồng Phúc


 
Chúa Hiển Dung
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
09:32 05/08/2011
CHÚA HIỂN DUNG

Tin mừng Nhất Lãm tường thuật lời loan báo về cuộc tử nạn. Đức Giêsu đưa Nhóm Mười Hai đi lên Giêrusalem, dọc đường, Người nói với các ông: “Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và ngày thứ ba, Người sẽ chỗi dậy” (Mt, 17-19).

Theo tin mừng Luca và Marcô thì các môn đệ không hiểu và sợ hãi khi nghe Thầy loan báo về cuộc thương khó. “Nhưng các ông không hiểu gì cả;đối với các ông, lời ấy còn bí ẩn, nên các ông không rõ những điều Người nói” (Lc 18,34); “Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình” (Mc 10,32).

Vì không hiểu nên sợ. Sợ nên không muốn đi. Phêrô kéo riêng Chúa ra mà ngăn cản và trách móc nên bị Chúa mắng cho là satan.

Chúa đưa ba môn đệ lên núi Tabor. Biến Hình rực rỡ nhằm củng cố tinh thần cho các môn đệ sau khi Chúa loan báo cuộc khổ nạn.

Tôi được diễm phúc lên Núi Tabor. Từ khách sạn ở Nazareth xe đi qua những thung lũng với nhiều vườn cây ôliu, vườn chuối, vườn cam xanh tươi ngút mắt. Tabor là ngọn núi rất đẹp, nó đưa mình lên êm ả từ một cánh đồng cỏ xanh. Xe buýt chỉ đến chân núi, sau đó phải đổi xe chuyên leo núi. Lên dốc cao, đường ngoằn ngoèo theo vòng xoáy trôn ốc như đường Đèo Ngoạn Mục. Trời thật lạnh khoảng 40c, gió thổi rét buốt trên đỉnh có độ cao 600m làm ai nấy run lên vì lạnh. Núi Tabor có một ngoại hình rất cân đối. Núi mọc lên giữa cánh đồng như một bàn thờ giữa trời đất, giống như lễ đàn của các bộ lạc để tế thần minh. Lúc Chúa Giêsu đem ba môn đệ yêu quý lên đây, không gian phải rất im vắng. Chỉ có gió vi vu và mây nắng với rừng cây thắm một màu xanh hùng vĩ.

Núi tiêu biểu cho quyền năng và vinh quang của Thiên Chúa. Núi là nơi mặc khải những điều trọng đại như khi xưa Thiên Chúa hiển linh trên núi Sinai với Môisê, núi Khoreb với Êlia, núi Tabor với ba môn đệ. Từ đỉnh núi, nhìn về hướng nam là làng Naim, một thành cổ hiện tại người Ảrập sinh sống, nơi đây Chúa cho con trai bà goá sống lại. Nazareth, một thị trấn sầm uất về hướng tây và Biển hồ Galilê mênh mang phía đông. Tabor, ngọn núi thiêng tạo thành một tam giác đều. Cả ba nơi đều gắn liền với cuộc đời Chúa Giêsu: lớn lên, truyền đạo và hiển dung. Bên ngoài, phía trái Nhà thờ vẫn còn dấu vết tường đá tu viện các cha dòng Bênêđictô một thời Trung cổ huy hoàng.

Theo sử gia Josephus thì nhóm Nhiệt Thành (Zelot) đã chiến đấu với quân Roma tại đây vào năm 66tcn. Năm 1634 các thầy Phanxicô mới dành lại được ngọn núi này từ tay quân Thổ. Nhưng mãi gần 300 năm sau mới xây đựơc Nhà thờ. Nhà Thờ Hiển Dung xây dựng từ năm 1925 do các cha dòng Phanxicô phụ trách. Mặt tiền nhà thờ đựơc kiến trúc nổi bật với hai ngọn tháp vuông cao vút. Bên trong hai ngọn tháp này là hai nguyện đường nhỏ kính tổ phụ Môisen và Êlia. Một bức tranh tuyệt đẹp theo nghệ thuật mosaic phía trên bàn thờ vòm cung thánh. Chúa biến hình trong hào quang rực sáng. Hai bên có Môisen trên núi Sinai và Êlia trên núi Carmel. Phía dưới là ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê.

Tường thuật biến cố biến hình, cả ba Phúc âm đều nhấn mạnh đến thái độ hoảng sợ của các môn đệ. “Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông hoảng sợ” (Mc 9,6); “Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ” (Lc 9,34); “Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng ngã sấp mặt xuống đất” (Mt 17,6). Và khi Phêrô “ngã sấp mặt xuống đất” thì Chúa đến chạm vào ông và bảo: “Chỗi dậy đi, đừng sợ”. Các môn đệ không thể hiểu được hành trình của Đấng Cứu Thế sao lắm gian nan; kẻ theo Ngài làm sao không ngại ngùng sợ hãi cho được! (x. Mt 17,13-14; Mc 8,34; Mt 8,18; Mc 13,9; Lc 9,26). Nếu người ta làm an toàn những viên thuốc đắng bằng vỏ bọc kẹo ngọt, thì Chúa Giêsu cũng hoá giải tin cuộc khổ nạn bằng cuộc Biến hình rực rỡ. Bọc kẹo chứ không bọc thuốc ngũ. Hoá giải chứ không gây mê. Chúa cho các môn đệ thấy trước một thoáng Phục Sinh trước Phục Sinh. Chúa cho cảm nếm một chút Thiên đàng. Các ông đã tưởng là Thiên Đàng nên Phêrô xin làm ba lều để an nhàn trên núi cao, ngũ yên trong hào quang, quên đi các bạn và các cuộc truyền giáo dưới chân núi. Các ông không biết rằng Thầy Giêsu chỉ lên đỉnh Tabor trong chốt lát rồi xuống núi chuẩn bị vác thập giá bước vào cuộc thương khó. Hai đỉnh núi Tabor và Calvariô không xa nhau lắm về mặt địa lý, nhưng lại là con đường vạn lý. Chúa Giêsu đã nối kết hai đỉnh núi bằng con đường tình yêu cứu độ.

Biến cố Chúa biến hình trên núi Tabor là một trong những biến cố đặc biệt. Nó trở nên như một ngôi sao sáng cho các môn đệ trong đêm tối của những gian nan thử thách. Biến cố ấy vẫn luôn ghi đậm trong ký ức của các môn đệ. Nó là một điểm tựa, là một trợ lực cho đức tin của các ngài trong suốt tiến trình theo Chúa Giêsu.

Câu chuyện Chúa Biến hình trên núi Tabor được đặt làm sườn cho cả văn kiện “Tông Huấn Vita Consecrata” (đời sống thánh hiến). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 25.3.1996, đúc kết những thành quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục tháng 10.1994. Tông Huấn trình bày vẻ đẹp của đời tu. Con đường tu đức được ví như một cuộc đi tìm cái đẹp (số 19),hướng tới sự chiêm ngưỡng nhan Chúa, chân phúc dành cho các tâm hồn trong trắng. Các tu sĩ đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của Chúa; họ mê say chiêm ngưỡng Chúa, để rồi phản chiếu khuôn mặt rạng rỡ của Ngài (số 27) sau khi lên núi chiêm ngắm Chúa Biến hình, các môn đệ được mời hãy đi xuống núi để phục vụ (số 75); họ còn phải trèo lên một núi khác đó là núi Calvariô (Số 14;40).Từ chỗ đi theo Đức Kitô (số 15;18),hoạ lại nếp sống của Ngài, đời tận hiến tiến tới chỗ “ Lắng nghe tiếng Chúa, ở kề bên Chúa”,”Đồng hoá hiện thân” ( số 16) với Ngài. Ngoài việc hoạ lại nếp sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục của Đức Kitô, đời thánh hiến còn diễn tả mầu nhiệm Thập giá và Phục sinh của Ngài nữa (số 23-24). Đức Kitô cần phải qua núi Calvariô để vào vinh quang thiên quốc.Trước đây, đời tu trì quen được ví với việc khắc kỷ tu thân, vác thập giá để đi theo Chúa. Nhưng đó mới chỉ là cái nhìn của truyền thống Latinh; còn truyền thống Đông phương thì muốn nêu bật sự biến dạng đổi hình từ con người phàm tục sang con người thần thiêng khi đi theo Chúa. Đức Gioan Phaolô II đã kết hợp cả hai cái nhìn về đời tu trong quang cảnh Chúa Biến hình: chủ đề thập giá và vinh quang gắn liền với nhau trong mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô. Đức Thánh Cha còn gọi đời Thánh hiến là một Đoàn Sủng đặc biệt trong Giáo hội,phát xuất và duy trì bởi Chúa Thánh Thần.Tu sĩ là món quà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội và là một kho báu mà Giáo hội trân trọng giữ gìn.

Người sống đời tận hiến cũng như người tín hữu, muốn được “biến hình” trong đời sống cũng như muốn được trở nên “con yêu dấu” của Thiên Chúa cần phải “vâng nghe lời Người”.

Cả ba Phúc âm đều tường trình tiếng nói từ trời cao. Lời Chúa Cha như giới thiệu, chuẩn nhận Chúa Con và là lệnh truyền cho chúng ta. “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5); “ Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,6); “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người” (Lc 9,35).

“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. Đó là lệnh truyền của Chúa Cha, là điệp khúc kết luận của tiếng nói từ trời cao. Điệp khúc quan trọng vì cả ba Phúc âm đều nói đến. Lời của Chúa Kitô chính là chuẩn mực, là lề luật tuyệt đối mang lại ơn cứu độ cho nhân loại. Lời của Chúa Kitô là Lời Giao Ước vĩnh cửu cho con người được tham dự vào sự sống thần linh của Thiên Chúa Ba Ngôi.

“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”, một phán quyết long trọng và công khai của Chúa Cha. Từ nay, vâng nghe Lời Chúa Kitô, chúng ta sẽ được biến hình với Chúa Kitô, cùng được hưởng vinh quang Phục sinh với Chúa Kitô.

Chúa Kitô biến hình một khoảnh khắc thoáng qua. Cuộc biến hình trọn vẹn qua mầu nhiệm Phục sinh, đây là cuộc biến hình ngàn thu. Cuộc biến hình này là căn tính niềm tin của những người theo Chúa. Hãy để hồng ân của Chúa chiếu rực trong cuộc đời của chúng ta ngỏ hầu nhân loại thấy chúng ta biến hình, nghĩa là có thể thấy Chúa Kitô nơi khuôn mặt và đời sống chúng ta.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

 
Cứu con
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:34 05/08/2011
CỨU CON.

Câu truyện xưa kể rằng có một người đi du hành bị lạc trong bãi cát cuốn. Thầy Khổng Tử đi ngang qua thấy sự nguy hiểm của người khách lạ, Thầy nói: Rõ thật người ta nên trách xa những chỗ như thế này. Kế đó, Đức Phật đi qua thấy trạng thái nguy hiểm này và nói: Hãy để cho tình trạng con người như thế mà nêu gương bài học cho cả thế giới. Rồi Đức Mohammed cũng đi ngang qua đó và nói với người đang bị chìm sâu vào lòng cát: Alas, đây là ý của Chúa. Cuối cùng Chúa Giêsu xuất hiện trong hoàn cảnh nguy cơ này và nói: Này anh, hãy cầm lấy tay của Thầy, Thầy sẽ cứu con.

Có nhiều tôn giáo trên thế giới. Các tôn giáo có rất nhiều giáo điều rất đáng khâm phục và ngưỡng mộ. Nhưng chỉ có một Đấng có thể ban ơn cứu độ cho con người khỏi vòng nô lệ tội lỗi. Chúa Giêsu phán: Thầy là Đường, là sự Thật và là sự Sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy (Ga 14,6). Không có một vị sáng lập tôn giáo nào đã dám công bố như Chúa Giêsu, bởi vì họ không có thể làm được. Chỉ có Chúa Giêsu có uy lực và quyền năng để tha thứ tội lỗi và ban cho chúng ta sự sống muôn đời. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Ga 3,16).

Ông Phêrô chìm trong nước, hoảng sợ chỉ kịp la lên: Lạy Thầy, xin cứu con. Nghe lời kêu cứu thân thương, chắc chắn Chúa sẽ cứu. Ông Phêrô là dân chài, sợ gì nước chứ. Vậy mà khi bị ngụp xuống nước ông vẫn hoảng. Ông hoảng vì thấy Chúa đi và đứng trên nước. Ông sợ vì ông đang ở cạnh Đấng có quyền năng trên hết mọi sự. Câu truyện ông Phêrô được đi trên nước và chìm xuống giúp chúng ta nhiều bài học suy tư trong cuộc đời. Bài học của niềm tin. Phêrô thưa lại rằng: "Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy" (Mt 14,28). Phêrô đã tin vào Thầy có quyền đi trên mặt nước. Ông đã xin một điều qúa sức mình. Vì một vật nặng xuống nước ắt sẽ chìm. Ông tin và ông bước xuống nước. Ông đi trên mặt nước nhưng nhìn sóng biển và gió mạnh, ông sợ hãi và quên nhìn vào Chúa. Ông bị chìm.

Lần đầu tiên tôi có kinh nghiệm đi vượt biên trên biển bằng ghe đánh cá. Thật tình mà nói trước khi ra đi, tôi chẳng biết gì về biển cả và không lo sợ chi. Tôi cũng không tưởng tượng sự bao la và sức mạnh của biển khơi và những cơn giông bão, sóng ngầm, sóng bạc đầu. Quyết định ra đi là đi thôi. Chúng tôi khởi hành trong đêm tối, từng tốp vài ba người cặp bên và lên ghe. Ra đi giữa đêm tối phải đối diện với nhiều khó khăn. Làm sao qua mặt được những chòi gác canh. Tôi chỉ có một niềm tin phó thác trong Chúa. Niềm hy vọng sự tự do và sự sống còn chỉ lờ mờ. Hành trình vượt biển đó chính là bài học của hành trình trên sóng nước mỗi ngày. Cho dù lo sợ và hồi hộp, chúng ta hãy cầu nguyện, cậy trông và phó thác. Lậy Thầy, xin cứu con. Đó là tất cả những tâm tình mang theo trên biển.

Có những khúc quanh cuộc đời làm cho chúng ta phải chùn bước, phải lo sợ và chán nản. Chúng ta làm việc lành phúc đức, ăn ở hiền lành và sống đạo đức tốt lành. Chúng ta nghĩ sống tốt sẽ được an hưởng sự bình an hạnh phúc. Thế rồi một ngày đi khám bác sĩ, phát giác ra rằng mình đang bị ung thư, bị tiểu đường, bị xơ gan, xạn mật... hoặc là nghe tin buồn một người thân bị tai nạn, một thành viên trong gia đình mới qua đời, một đứa con bỏ nhà ra đi, một đứa chửa hoang, một đứa rơi vào nghiện ngập hút sách, đứa thì vào băng đảng, đứa bị đi tù và gia đình ly dị phá tán, con cái trụy lạc…Hỡi ôi, đời là bể khổ! Tất cả những tai ương, thảm cảnh và khổ đau có thể xảy ra cho mỗi người trong cuộc lữ hành. Người ở trong cuộc cảm thấy choáng váng mặt mày và giống như bị chìm xuống nước chới với. Bao nhiêu mộng ước bỏ dở. Lo lắng trách nhiệm gia đình còn nặng nề. Bao nhiêu công việc dở dang đang đợi chờ. Biết cậy dựa vào ai? Tâm trạng rơi vào sự hoảng sợ và lo lắng. Biết rằng sự lo lắng không làm thay đổi được hiện trạng đang xảy ra. Những ai có niềm tin thì chạy đến cầu trời khấn phật, chạy thầy chạy thuốc và cầu vái tứ phương mong sao thoát nạn. Môn đệ của Chúa kêu lên: Lậy Thầy, xin cứu con.

Có những lúc chúng ta bị tuột dốc trong chán nản, đơn côi, thất bại, đau buồn và có khi tuyệt vọng. Tin theo Thầy Giêsu, dù trong trạng huống nào chúng ta vẫn phải có niềm hy vọng và cậy trông. Chúng ta hãy kêu lên: Lạy Thầy, xin cứu con. Chúa sẽ giơ tay cứu chúng ta theo cách của Chúa. Các thứ bệnh tật cả phần hồn lẫn phần xác đều có thể được chữa lành. Niềm tin tưởng và lòng cậy trông kiên vững vào quyền năng của Chúa sẽ giúp chúng ta tìm được sự bình an. Biết đâu sự rủi ro và bệnh tật sẽ sinh hoa kết trái trong đời sống đạo. Sức mạnh đời sống tâm linh rất cần thiết để nâng đỡ khi yếu đuối bất hạnh. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11,28).

Trong bất cứ bậc sống nào, độc thân, tu trì hay gia đình, mỗi người đều có những đêm tối sóng cuộn gió cuồng. Khi còn non trẻ cũng như khi đã luống tuổi, chúng ta luôn phải đối diện với những cạm bẫy ở đời. Người ta thường nói: Khôn ba năm dại một giờ. Sa ngã cũng là truyện thường tình trong cuộc đời, nhưng hậu qủa có thể tai hại ghê gớm. Có nhiều người đã mất cả chức vị, danh dự và lý tưởng. Đối với xã hội, có khi người ta trở thành trắng tay và bị tù đầy. Nhưng trong tâm tình của một Kitô hữu, chúng ta phải nhìn vào khía cạnh tâm linh để vượt thắng. Rơi xuống, chìm xuống hay sa ngã, mỗi người đều có cơ hội chỗi dậy. Ông Saolô khi bị luồng sáng đánh ngã ngựa, ông đã chỗi dậy và đổi đời trở thành môn đệ trung thành của Chúa. Maria, người phụ nữ bị bắt qủa tang phạm tội ngoại tình và bị thiên hạ tố cáo để ném đá cho chết, Chúa Giêsu đã lên tiếng cứu vớt nàng và nói rằng: Con về và đừng phạm tội nữa.

Ông Phêrô tuy nóng nảy và vội vàng nhưng ông đã chứng thực niềm tin vào Thầy của mình. Ông dám đi trên mặt nước. Khi ông nhìn xuống và chú ý đến sóng gió, ông đã bị chìm. Hãy ngước nhìn lên Chúa và cậy trông nguồn ân sủng từ trên ban cho. Chúng ta ra khơi vào đời là phải đối diện với muôn thử thách chông gai. Chúng ta không thể lượng định được cái gì sẽ xảy đến. Hành trình đức tin là một cuộc mạo hiểm trong đêm tối. Có những vị tu sĩ đầu tư cả cuộc đời để phục vụ tha nhân nơi vùng sâu nước độc. Có những vị đã lăn xả phục vụ cho những người tàn tật, mồ côi và phong cùi. Họ đã phải phấn đấu và vươn lên không ngừng. Nhưng trong Giáo Hội, trải qua các thời đại, đã có những gương mù, gương xấu làm cho con thuyền giáo hội vì sóng gió và nghiêng ngả. Những lạm dụng tính dục, những tham lam danh lợi, quyền lực và những sa ngã tục lụy của các thành viên đã làm cho Giáo Hội tự lặng chìm. Chúng ta luôn tỉnh thức cầu nguyện cho Giáo Hội.

Chúa Giêsu có uy quyền biến đổi, cứu vớt và chữa lành. Chúng ta hãy chạy đến bên Chúa xin ơn tha thứ để chúng ta có thể khởi lại từ đầu. Chúng ta biết rằng không có khi nào trễ, nếu chúng ta biết làm lại từ đầu. Thánh Phêrô đã sa phạm nhiều lần nhưng Phêrô không ngại an năn khóc lóc trở về cùng Chúa. Chúa đã cứu Phêrô và trao cho ông quyền cai quản Hội Thánh của Ngài. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi (Mt 16,18). Lạy Chúa, xin giơ tay cứu giúp chúng con trong mọi cơn gian nan, sầu khổ. Chúng con hoàn toàn đặt niềm tin tưởng nơi Chúa. Lord Jesus, I trust in you and Lord Jesus, save me.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:55 05/08/2011
CỎ TÀNG HÌNH
N2T

Có người đi đường gặp một người nọ cho anh ta một ngọn cỏ nói là cỏ tàng hình, chỉ cần cầm ngọn cỏ này thì người bên cạnh sẽ không thấy được anh ta.
Thế là người ấy cầm ngọn cỏ nọ đi vào trong chợ ăn cắp tiền của người ta, khi anh ta vừa bước đi thì bị người mất tiền bắt được đánh cho một trận, nhưng người ấy còn nói:
- “Cho ông đánh đập thoải mái, dù sao chăng nữa thì ông vẫn không nhìn thấy ta, ha ha ha”.

Suy tư:
Đức tin là tin vào Thiên Chúa toàn năng tạo dựng trời đất; đức tin là tin Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người sinh bởi mẹ đồng trinh là Maria; đức tin là tin Chúa Thánh Thần là ngôi thứ ba bời Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra; đức tin là tin vào những điều mà Hội Thánh dạy, đó chính là đức tin chân chính bởi Thiên Chúa ban cho.
Người Ki-tô hữu là người có đức tin, là tin vào Chúa Giê-su và những điều mà Hội Thánh của Ngài đã dạy, vì Chúa Giê-su đã trao quyền giảng dạy, thánh hóa và cai quản cho Hội Thánh của Ngài.
Thời nay vẫn còn có những người Ki-tô hữu không tin vào Chúa Giê-su, và cũng không tin vào những điều mà Hội Thánh dạy, nhưng họ tin vào lời nói của ông thầy bói để rồi có cuộc sống bất an; họ tin vào bà đồng bóng để rồi rơi vào cạm bẫy của ma quỷ; họ tin vào những lời nói của những người xấu có lòng ghen ghét người khác, để rồi họ cũng trở thành những người ghen tị...
Thiếu vắng Thiên Chúa và thiếu học hỏi về giáo lý của Giáo Hội, thì chắc chắn là họ sẽ tin vào lời nói của ma quỷ và của những người xấu, và cuối cùng họ trở thành công cụ của văn hóa sự chết...
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:59 05/08/2011
XIN LỄ TRƯỚC
Có bà giáo dân nói với cha:
- “Thưa cha, con nghe cha W... nói bây giờ có tiền thì gởi xin lễ trước, vài bữa chết rồi thì con cái nó không nhớ mà xin lễ cho đâu...!”
Cha cười trả lời:
- “Chúa không phải là người buôn bán bất động sản”.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trò lố bịch của một bọn cầm quyền đã vô thần lại còn muốn lãnh đạo Giáo Hội
+ ĐHY Trần Nhật Quân
13:52 05/08/2011
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, nguyên Giám Mục Hương Cảng vừa lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ tuyên bố của Tôn Giáo Vụ Trung quốc. Những kẻ cầm quyền vô thần lại muốn lãnh đạo công cuộc rao giảng Tin Mừng và việc chăm sóc mục vụ cho các tín hữu. Chúng muốn gây ra ly giáo thì chúng cần phải có Luther King hay là Vua Henry Đệ Bát. Nhưng mà mùa đông khắc nghiệt cũng sẽ sớm tàn mà thôi.

Hong Kong (AsiaNews) – Trong mấy ngày qua, các tín hữu Công Giáo trong và bên ngoài Trung Hoa đã buồn bực ghi nhận những lời bật ra từ cửa miệng của ông Lưu Bách Niên, các giáo sĩ Quách Kim Tài (Guo Jinchai), Phòng Hưng Diệu (Fang Xinyao, 房興耀), Mã Anh Lâm (Ma Yinglin, 馬英林) là những gịong điệu khó mà phân biệt nổi với những tư tưởng ly giáo. Tuy nhiên, tuyên bố của Tôn Giáo Vụ Trung quốc thật sự là đã đặc biệt đạt đến mức lố bịch quá đáng.

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân
Ta có thể hiểu nổi khi bọn cầm quyền đứng ra bảo kê cho bọn bù nhìn tay sai của chúng kể lể rằng bọn đấy hành động rất đúng trên phương diện chính trị, khen ngợi chúng đã có can đảm chống lại các áp lực từ bên ngoài. Chuyện đấy có thể hiểu nổi. Nhưng thật là hề khi giờ đây bọn cầm quyền lại lớn tiếng ca tụng “đức tin Công Giáo nhiệt thành” của chúng, và cho rằng những vụ truyền chức Giám Mục không được Đức Thánh Cha phê chuẩn là cần thiết “cho sự vận hành bình thường của Giáo Hội và cho nhu cầu mục vụ và truyền giáo”. Chuyện này thì thiệt tình là ấm ớ và lố bịch. Đúng như các nhà học giả gần đây đã chỉ ra, bọn cầm quyền giờ đây đang “điều hành” Giáo Hội Công Giáo tại Trung quốc.

Họ mù hết rồi chăng? Họ há đã chẳng có cơ may nào để thấy Giáo Hội Công Giáo hoạt động ra sao trên phần còn lại của thế giới hay sao? Có phải hoàn cảnh của Trung Hoa nó đặc biệt đến mức mà bọn cầm quyền phải nhúng tay vào trực tiếp điều hành một Giáo Hội đến nỗi Giáo Hội đó không còn chút gì là Công Giáo nữa? Họ đang tự biến mình thành trò cười cho thế giới!

Có thể nào những nhà lãnh đạo của đất nước ta bớt chút thời giờ nhín ra từ những cuộc tranh giành quyền lực để mà ngó xuống một chút đến cái “cộng đoàn tí hon” những người Công Giáo? Tại sao anh chị em chúng ta không được để yên cho sống một cuộc sống đức tin bình thường trong hòa bình? Chẳng phải điều đó đã được ghi là một quyền trong Hiến Pháp sao?

Khi mà họ gọi vạ tuyệt thông của Tòa Thánh hồi thập niên 50 là “cái nhân” và việc tấn phong Giám Mục trái phép là “hệ quả” đương nhiên, thì họ thật chẳng còn chút mắc cở nào khi xuyên tạc thực tại.

Từ ba vụ tấn phong Giám Mục trái phép gần đây và cái Đại Hội 8, mọi người có thể hiểu rằng Tôn Giáo Vụ và Hội Yêu Nước đã quyết định dẫn dắt Giáo Hội công khai cắm đầu đi vào con đường của một Giáo Hội độc lập và đơn phương cử ra các Giám Mục. Nếu thế thì hãy để họ tìm ra khuôn mặt đủ tiếng tăm như Martin Luther hay Vua Henry Đệ Bát, để tạo một thế đứng cho giáo hội của họ, nhưng họ không được quyền tiếm danh của “Giáo Hội Công Giáo”.

Bằng bạo lực, họ giới hạn tự do con người, phỉ báng cả phẩm giá lương tâm, họ hoàn toàn xem thường quyền bính và lòng từ ái của Đức Thánh Cha thế mà vẫn ngoạc mồm nói rằng họ chân thành muốn đối thoại. Đấy là những lời lẽ điêu ngoa nhất thế giới! Chỉ có tư lợi và hèn nhát mới ngăn các nước nói một lời công đạo về chuyện này.

Tục ngữ nói: “Ngó kỹ thì biết”. Tại Lạc Sơn (Leshan, 嘉定/樂山)nhiều người ái mộ khả năng quản lý của cha Phaolô Lôi Thế Ngân (Paul Lei Shiyin), nhưng người ta phải biết rằng cha ấy không thích hợp với chức Giám Mục, tại Sán Đầu (Shantou, 汕頭)có thể có người ủng hộ các tham vọng của cha Hoàng Bỉnh Chương (Huang Bingzhang); nhưng đa số các tín hữu Trung Hoa thẳng thừng chống lại “những kẻ cơ hội”, và luôn đứng bên Đức Thánh Cha.

Không ai biết mùa đông khắc nghiệt này sẽ kéo dài đến lúc nào, nhưng các tín hữu chúng ta không sợ, hay họ sẽ vượt qua nỗi sợ của mình bằng đức tin và lời cầu nguyện là những điều mang đến cho họ sức mạnh để theo gương các vị tử đạo đã được tôn phong cũng như cơ man những anh hùng, anh thư trong đức tin là những người đã là những nhân chứng hùng hồn cho Đấng Cứu Độ đã sống lại từ trong kẻ chết.

Anh chị em thân mến, chúng tôi nghiêng mình kính chào anh chị em!

Từ một người anh em đã già luôn thấy băn khoăn vì được sống yên ấm trong tự do.

Đặng Tự Do dịch
 
Dòng Tên bán cuốn sách Phúc Âm của Thánh Cuthbert thế kỷ thứ 7 được 14,7 triệu
Bùi Hữu Thư
06:45 05/08/2011
Nhà thờ Chánh Tòa Durham
Luân Đôn (CNS) -- Các cha Dòng Tên đã bán cuốn sách Phúc Âm lịch sử của Thánh Cuthbert vào thế kỷ thứ 7 --được tin là cuốn sách cổ xưa nhất còn nguyên vẹn được phát hành tại Âu Châu -- cho Thư Viện Anh Quốc được 14,7 triệu.

Tỉnh Dòng Tên Anh Quốc đã thoả thuận bán thủ bản viết tay Anglo-Saxon cuối thế kỷ thứ 7 để gây quỹ trùng tu một thánh đường lịch sử và tài trợ cho các công trình giáo dục tại Luân Đôn, và Glasgow, Scotland.

Cuốn sách cỡ bỏ túi phiên dịch Phúc Âm của Thánh Gioan sang tiếng La Tinh, được tìm thấy trong quan tài của Thánh Cuthbert, Giám Mục giáo phận Lindisfarne, khi ngôi mộ của ngài được khai quật vào năm 1104.

Các chuyên viên tin rằng thủ bản đã được đặt vào bên trong quan tài trong vòng 10 năm sau khi vị ẩn tu này qua đời năm 687.

Linh mục Dòng Tên Kevin Fox, phát ngôn viên của Tỉnh Dòng Tên Anh Quốc đã tuyên bố việc bán Phúc Âm này trong một thông cáo vào tháng 7.

Cha nói: "Thật là một đặc ân cho chúng tôi được sở hữu cuốn sách này trong gần 250 năm. Giờ đây, để đáp ứng nhiều hơn cho các đòi hỏi về tài nguyên của chúng tôi, ban quản trị đã quyết định bán."

Cha nói là Thư Viện Anh đã bảo đảm rằng cuốn sách này sẽ sẵn sàng để cho mọi người trên khắp thế giới xem trực tiếp hay trên mạng.

Linh mục Fox nói: "Người ta có thể thấy Phúc Âm này giữa các bảo vật khác của đức tin Kitô và của nghệ thuật Anglo-Saxon và Celtic."

Tuyên cáo này nói rằng cuốn Phúc Âm này đã được các tu sĩ đan viện Wearmouth-Jarrow ở phía bắc nước Anh biên soạn.

Ngân khoản thu được về vụ bán sách, cùng với các vụ bán cuả Nhà Đấu Giá Christie, sẽ được dùng để tài trợ cho các trường Dòng Tên tại Luân Đôn và Glasgow, Tô Cách Lan, để xây một trường học mới tại Châu Phi, và dùng cho việc trùng tu Thánh Đường Thánh Phêrô thế kỷ 19, tại Stonyhurst, một giáo xứ phục vụ cho Đại Học Stonyhurst ở Lancashire, Anh.

Cuốn sách Phúc Âm của Thánh Cuthbert được Thư Viện Anh mô tả trong một bản tin gửi cho giới truyền thông vào tháng 7 là có "bọc bao da mầu đỏ, được trang hoàng rất mỹ thuật, và trong tình trạng rất tốt." Thư Viên nói "đây là bản viết tay còn tồn tại trong tình trạng tuyệt vời của một thời kỳ quan trọng trong lịch sử nước Anh, và vẫn còn giữ được trạng thái nguyên thủy cả bên ngoài lẫn bên trong."

Phúc Âm được chôn bên cạnh vị Thánh sau khi ngài qua đời trên đảo Lindisfarne ngoài khơi, phía đông bắc nước Anh. Linh cữu của ngài được di chuyển về Durham gần đó, khi cộng đồng của ngài phải cố gắng chạy trốn các cuộc tấn công miền duyên hải của người Viking. Ngôi mộ của ngài sau đó đã trở thành một điạ điểm hành hương.

Phúc Âm được khám phá khi linh cữu của Thánh Cutherbert được mở ra 400 năm sau khi ngài qua đời trong nghi lễ thánh hiến một nguyện đường tôn vinh ngài tại nhà thờ chánh tòa Durham.

Phúc Âm được lưu giữ tại tu viện cuả nhà thờ chánh tòa, nhưng khi Vua Henry VIII giải tán các tu viện trong vụ Cải Cách Tin Lành, Phúc Âm đã chuyển sang cho một tư nhân sưu tầm năm 1540.

Vào thế kỷ 18, cuốn sách này thuộc quyền sở hữu của huân tước Lichfield thứ ba, rồi được trao cho Canon Thomas Phillips, người này sau đó tặng cho Dòng Tên năm 1769.

Cuốn sách đã được cho Thư Viện Anh mượn từ năm 1979 và đã thường được trưng bầy tại phòng triển lãm Sir John Riblat Gallery.

Dòng Tên đã tiếp xúc với Thư Viện năm 2010 và đề nghị cho họ được ưu tiên trong việc chiếm quyền sở hữu Phúc Âm cho quần chúng xem.
 
Nhật: Thiếu nhi Fukushima hứa với ĐTC là sẽ không tuyệt vọng trước thảm họa hạt nhân
Nguyễn Trọng Đa
09:09 05/08/2011
Nhật: Thiếu nhi Fukushima hứa với ĐTC là sẽ không tuyệt vọng trước thảm họa hạt nhân

Roma - Hai mươi em học sinh tiểu học từ miền đông bắc nước Nhật đã hứa với ĐTC Biển Đức XVI rằng, "các em sẽ không bao giờ tuyệt vọng", khi đối mặt với nghịch cảnh.

Các thiếu nhi này đi du lịch từ thành phố Ofunato, Nhật, đến Ý và gặp gỡ ĐTC Biển Đức XVI vào cuối cuộc triều yết chung ngày thứ tư 3-8, theo nhật báo L'Osservatore Romano.

Ofunato là một thành phố duyên hải bị ảnh hưởng bởi phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, vốn bị hư hại trong trận động đất và sóng thần ngày 11-3.

Các em nói với ĐTC Biển Đức XVI về ý muốn của các em là "sống và được tái sinh", và các nỗ lực của các em để "tái thiết thành phố xinh đẹp của chúng con”. Các em nguyện "sẽ không bao giờ mất nụ cười của mình, vốn là một nguồn hy vọng".

Để tượng trưng cho niềm hy vọng này, thị trưởng Masashi Shirakura của thành phố Hokuto, Nhật, dâng tặng ĐTC Biển Đức XVI một nhánh cây hoa anh đào.

Ông nói rằng nhánh hoa sẽ được tái sinh, "giống như thành phố Nagasaki được tái sinh sau vụ nổ hạt nhân ngày 9-8-1945. Những bông hoa đầu tiên đã nở hoa chỉ 30 ngày sau thảm họa này, trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người. Chúng đã trở thành biểu tượng của niềm hy vọng ". (CNA 4-8-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Indonesia: Buộc che đầu và ăn chay trong tháng Ramadan
Phạm Kim An
09:11 05/08/2011
Indonesia: Buộc che đầu và ăn chay trong tháng Ramadan

Jakarta, Indonesia – Việc mang mạng che đầu đối với nữ công nhân viên chức và ăn chay, bao gồm sẽ mất việc làm nếu ai bị bắt quả tang đang ăn ban ngày, đang trở thành bắt buộc ở Indonesia.

Trong một số khu vực của đất nước, tháng chay Ramadan đã trở thành một thời điểm của Hồi giáo hóa, với các quy tắc ngày càng được lấy cảm hứng từ luật Hồi giáo Sharia. Đối với chính quyền, việc ăn chay và cầu nguyện đã trở thành bắt buộc, ép buộc người Hồi giáo kiêng ăn và uống, từ rạng đông đến lúc mặt trời lặn.

Trên đảoMadura (tỉnh Đông Java), Quận trưởng quận Pamekasan, Kusairi, đã ban hành một chỉ thị, theo đó tất cả các nữ công nhân viên chức phải mang jilbab, tức mạng trùm đầu. Để thúc đẩy sự phù hợp với các nguyên tắc Hồi giáo, các phụ nữ bán hàng rong cũng phải chấp hành lệnh buộc này. Theo ông Kusairi, điều này sẽ củng cố đức tin của phụ nữ Hồi giáo.

Các nhàhàng và câu lạc bộ đêm cũng phải tuân theo luật. Trong tháng chay Ramadan, các nơi này phải được đóng cửa trong ngày cho đến hoàng hôn. Các câu lạc bộ, quán bar và các nơi vui chơi giải trí hàng đêm sẽ đóng cửa suốt tháng.

Đại diện của Mặt trận Bảo vệ Hồi giáo cực đoan (FPI) đi tuần tra ban đêm để tấn công người vi phạm luật.

Tại quận Bengkulu (tỉnh Sumatra), quận trưởng Ahmad Kanesi nói rằng bất kỳ công nhân viên chức nào của thành thị bị bắt quả tang vi phạm luật ăn chay có thể sẽ bị sa thải. Ông nói sẽ thưởng một triệu rupiah (118 USD) cho bất cứ ai bắt gặp một công nhân viên chức của Bengkulu vi phạm luật ăn chay.

Với dân số ước tính 231 triệu người (năm 2009), Indonesia là nước Hồi giáo lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nước này bao gồm nhiều nhóm sắc tộc khác nhau, và có các nhóm thiểu số tôn giáo khá quan trọng.

Người Hồi giáo (chủ yếu là người dòng Sunni) chiếm 87% dân số. Người Tin Lành chiếm khoảng 6,1%, người Công Giáo 4%. Người Ấn giáo và Phật giáo chỉ chiếm khoảng 1%. (AsiaNews 2-8-2011)

Phạm Kim An
 
Sứ thần Tòa thánh: Đại hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ vượt qua khủng hoảng kinh tế của Tây Ban Nha
Phạm Kim An
09:13 05/08/2011
Sứ thần Tòa thánh: Đại hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ vượt qua khủng hoảng kinh tế của Tây Ban Nha

Roma - Khi ĐTC Biển Đức XVI đến Tây Ban Nha dự Đại hội Giới Trẻ Thế Giới, Ngài sẽ nhìn thấy một đất nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Mặc dù vậy, Sứ thần Tòa thánh tại Madrid nói rằng sự nhiệt tình của Tây Ban Nha đối với chuyến thăm của ĐTC Biển Đức XVI là không hề suy giảm.

Phát biểu vớiĐài phát thanh Vatican ngày 4-8, Đức Tổng Giám Mục Renzo Fratini, Sứ thần Tòa thánh, nói: “Tây Ban Nha đang chờ đợi ĐTC Biển Đức XVI với mong ước lớn lao, và hy vọng rằng Ngài cũng sẽ hỗ trợ sự phục hồi trên cấp độ tinh thần”. Ngài nói thêm: “Tại Madrid có sự kỳ vọng rất lớn và toàn bộ thành phố là rất nhộn nhịp".

Tây Ban Nha có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất hiện nay trong thế giới công nghiệp, với gần một nửa trong số người trẻ tuổi không thể tìm được việc làm.

Sứ thần nói: “Tây Ban Nha sẽ vượt qua một cuộc khủng hoảng các giá trị, và tin tưởng rằng ĐTC Biển Đức XVI sẽ mang đến cho đất nước này một luồng gió mới". Tuy nhiên, Ngài nhấn mạnh rằng sứ mạng của ĐTC Biển Đức XVI trước tiên là một sứ mạng tinh thần.

Đại hội Giới Trẻ Thế Giới năm nay sẽ diễn ra tại thủ đô Tây Ban Nha từ ngày 16 đến ngày 21-8 tới. ĐTC Biển Đức XVI sẽ đến Madrid vào tối Thứ Năm, 18-8. Tổng cộng, Ngài sẽ chủ sự chín sự kiện với giới trẻ thế giới trong bốn ngày liên tiếp.

Trong số các sự kiện này, có việc Ngài ngồi tòa giải tội cho một số người trẻ vào ngày thứ Bảy 20-8 tại Công viên Jardines del Buen Retiro, Madrid, trước khi chủ tế Thánh Lễ Chúa Nhật tại Sân bay Cuatro Vientos của thành phố. Hàng trăm ngàn người hành hương trẻ sẽ tham dự thánh lễ này.

Sứ thần Tòa thánh nói: “Nhiều người trẻ tuổi cảm thấy vỡ mộng và cần niềm hy vọng mới, do đó ngày này - tôi tin thế - tượng trưng cho một sự khởi đầu mới". Ngài xem Đại hội Giới Trẻ Thế Giới kỳ này như một thành phần quan trọng trong tầm nhìn của ĐTC Biển Đức XVI về một “cuộc Tân Phúc âm hóa mới”, vốn sẽ cải đổi phương Tây Kitô giáo truyền thống trở lại với một niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô.

Sứ thần nói thêm: “ĐTC Biển Đức XVI cũng sẽ dành thì giờ để giải tội - một chứng tá cho thấy rằng đời sống Kitô hữu thực sự bắt đầu từ đổi mới nội tâm, từ sự hoán cải: trở về với Chúa”.

Chủ đề của Đại hội Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid là “Hãybám rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng Chúa Kitô”,được trích từ thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôxê. Đức Tổng Giám Mục Fratini tin rằng đây là một khẩu hiệu thích hợp đặc biệt trong một thời điểm bất ổn kinh tế.

Đức Tổng Giám Mục nói: “Tôi tin rằng đây là một cơ hội tốt để tái khám phá các nền tảng của sự lựa chọn cơ bản cho đời sống Kitô hữu: sống sự chọn lựa này mỗi ngày trong mối quan hệ với người khác, và trong một chiều kích của tình đoàn kết và sự cởi mở với thế giới". Ngài hy vọng rằng tuần lễ đầy các sự kiện sẽ giúp dẫn dắt nhiều bạn trẻ khám phá ra ơn gọi của mình trong cuộc sống.

Đức Tổng Giám mục kết luận, bằng cách đảm bảo với những người dự trù thăm Madrid trong tháng này rằng, việc tổ chức của sự kiện nằm trong tay của hơn 20.000 tình nguyện viên có mặt tại chỗ, và sẵn sàng hỗ trợ mọi người tham dự Đại hội. (CNA 4-8-2011)

Phạm Kim An
 
Đức Hồng Y Law cử hành Thánh Lễ Tuyết để ghi nhớ ngày thánh hiến Thánh Đường Đức Bà Cả
Bùi Hữu Thư
22:09 05/08/2011
Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả
Rôma (CNS) – Các cánh hoa trắng rơi xuống từ trên trần Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả trong khi các khách hành hương và người dân Rôma hiệp dâng Thánh Lễ với Đức Hồng Y Bernard F. Law, linh mục chủ tòa (Archpriest: linh mục quản hạt thâm niên nhất tại một nhà thờ chánh tòa) của thánh đường, để ghi nhớ ngày thánh hiến thánh đường này.

Theo truyền thuyết, ngày 5 tháng 8, năm 358, Đức Mẹ làm cho tuyết rơi trên điạ điểm là nơi Đức Mẹ muốn phải xây một thánh đường để tôn vinh Mẹ. Biến cố này được ghi nhớ mỗi năm vào ngày 3 tháng 8 bằng những cánh hoa rơi xuống như tuyết trong khi mọi người hát Kinh Vinh Danh trong Thánh Lễ, và với một cuộc trình diễn bằng ánh sáng bên ngoài Vương Cung Thánh Đường, cho thấy như có tuyết phun ra từ miệng các khẩu súng thần công.

Trong bài giảng, Đức Hồng Y Law nói Vương Cung Thánh Đường tôn vinh Mẹ Maria như Mẹ Thiên Chúa thật. “Maria là công cụ thiêng liêng được Thiên Chúa chọn để giúp cho chúng ta thấy được Người bằng con mắt, trí tuệ và con tim chúng ta.”

Đức Hồng Y dâng những lời nguyện cho Đức Thánh Cha Benedict XVI trong năm kỷ niệm 60 năm ngài thụ phong linh mục và cho các kitô hữu tại Ai Cập và tại các nơi khác trên thế giới đang chịu bách hại vì đức tin của họ.

Ngài chấm dứt bài giảng bằng lời nguyện xin cho Vương Cung Thánh Đường của Mẹ Maria sẽ là một “nơi chốn để hiệp thông với Đức Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần; một nơi dành cho việc tôn sùng Mẹ Maria chính đáng, thu hút được mọi người đến gần Con Mẹ nhiều hơn; và một nơi chốn của sự hoán cải, chữa lành, thánh thiện và hòa bình thực sự.”

Cũng như năm 2010, ba nhóm có trụ sở tại Hoa Kỳ đại diện cho các nạn nhân của những vụ linh mục lạm dụng tính dục, đã phổ biến một tuyên cáo ngày 4 tháng 8, xin Đức Thánh Cha ngăn không cho Hồng Y Law được dâng một thánh lễ công cộng trong thể như vậy.

Hồng Y Law đã từ nhiệm chức vụ tổng giám mục Boston năm 2002 giữa những phê bình chỉ trích về cách ngài hành xử những vụ lạm dụng tính dục bởi các linh mục; Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm linh mục chủ tòa tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả năm 2004.
 
Top Stories
Severe crackdowns against Catholic youth in Vietnam
Joseph Dang
13:47 05/08/2011
At least 8 Catholic university students and young laymen have been arrested in a new wave of crackdowns against the Church in Vietnam.

Facing a wake of anti-China demonstrations and protests calling for the release of prominent dissidents, Vietnam communist regime has carried out a series of secret arrests against Catholic youth in the diocese of Vinh, central Vietnam.

Catholic source in the diocese of Vinh informed that 8 Catholic university students and young laymen had been arrested during the period from July 30 to Aug 3.

On July 30, Peter Ho Duc Hoa and Jean Baptiste Nguyen Duc Oai of Quynh Luu, Nghe An; and Francis Dang Xuan Dieu of Nghi Loc, Nghe An were arrested on their arrival from the city of Vinh to Tan Son Nhat airport, Saigon.

Three days later, plain-clothes policemen secretly arrested three other Catholic university students in the city of Vinh. The detainees were Peter Nguyen Huu Duc, Anthony Dau Van Duong and Anthony Chu Manh Son, parishioners of Van Loc and Duc Van.

On Aug 3, police raided Francis Dang Xuan Tuong workplace and dragged him home for a thorough search which resulted in nothing. He was released two days later.

On the same day, in Hanoi, 6 policemen arrested blogger Paulus Le Son at his renting closet taking away his motorbike and other belongings.

So far, relatives of detainees do not know their whereabouts whilst police at all levels have denied the arrests.

Candlelight vigils are going to be held this weekend at all churches in the diocese of Vinh for detainees.

“These incidents harbinger more crackdowns against the Church,” Fr. Joseph Nguyen from Hanoi warns.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dự Án “100 Năm Ngày Sinh Hàn Mạc Tử - 100 Nhà Thơ Công Giáo Mới”
LM . Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
09:20 05/08/2011
Dự Án “100 Năm Ngày Sinh Hàn Mạc Tử - 100 Nhà Thơ Công Giáo Mới”

Thưa Quý Tác giả Thơ Công Giáo và quý độc giả thân mến,

Ngày 22-9-2012 sẽ tròn 100 năm ngày sinh HÀN MẠC TỬ, một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam và là người tiền phong cho văn thơ Công Giáo Việt Nam thời mới. Để đánh dấu kỷ niệm này, một số anh em chúng tôi đang nỗ lực sưu tầm và tuyển chọn để giới thiệu 100 nhà thơ Công giáo tiếp sau Hàn Mạc Tử.

TỔNG QUÁT VỀ DỰ ÁN

Việc sưu tập Thơ Công Giáo Việt Nam đã được một số anh em khởi xướng từ hai mươi năm qua. Tới nay nhà thơ Lê Đình Bảng đã thực hiện xong phần Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo Việt Nam, gồm những tác giả đã khuất từ giữa thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XX. Có thể nói đó là phần vinh danh quá khứ. Dự án “100 nhà thơ Công giáo sau Hàn Mạc Tử” nhằm giới thiệu hiện tại và xây dựng tương lai.

Phần sưu tập của chúng tôi tập trung vào các tác giả thơ Công giáo Việt Nam từ sau Hàn Mạc Tử. Chúng tôi dự tính thực hiện 4 tập:

- tập đầu gồm Hàn Mạc Tử và 10 tác giả bắt đầu từ vần A.

- 3 tập tiếp theo, mỗi tập 30 tác giả, lần lượt xếp theo vần cho đến vần Y.

Tổng cộng là 100 tác giả nối gót Hàn Mạc Tử.

Tuy nhiên vì cuộc tưởng niệm này có ý hướng về tương lai, nếu thực tế khả quan hơn dự tính, chúng tôi sẽ giới thiệu nhiều hơn 100 vị.

Phần về Hàn Mạc Tử sẽ gồm tiểu sử, tuyển thơ và một số bài viết về nhà thơ dưới góc nhìn Kitô giáo. Về phần các tác giả khác, mỗi vị sẽ được giới thiệu từ 5 đến 15 bài thơ, ảnh chân dung, vài nét tiểu sử, email, số điện thoại và bài cảm nghiệm đức tin.

Tìm biết và liên lạc được với những nhà thơ có tác phẩm hay là một việc khó, cần được sự hỗ trợ của nhiều người ở khắp nơi. Có những vị vốn thích ẩn mình. Có những vị muốn chia sẻ sáng tác của mình cho bạn đọc khắp nơi nhưng không có điều kiện. Những ai biết được những tác giả ở trong hoàn cảnh như thế, xin vui lòng giới thiệu để chúng tôi liên lạc.

Để quý vị và các bạn dễ thấy hướng giúp đỡ, chúng tôi xin tường trình đôi nét hiện tình của công việc.

Sau hai mươi năm liên lạc thư từ với một số tác giả trong chương trình Góp Nhặt Thơ và sau hơn bốn năm quy tụ các tác giả trên chuyên san Đồng Xanh Thơ, cùng với hai cuộc thi viết Sen Giữa Lầy và Nhánh Huệ Nước Trời, hiện chúng tôi đã có được những kết quả như sau.

PHẦN SƯU TẦM ĐÃ XONG

31 tác giả đã được chọn bài, đã có được ảnh chân dung, tiểu sử, địa chỉ liên lạc và bài chia sẻ cảm nghiệm đức tin: Cao Danh Viện, Diệu Hương, Đình Quang, Đỗ Thảo Anh, Đoàn Xuân Dũng, Đơn Phương, Đông Khê, H. C. N., H. T. S., Hàn Lệ Thu, Hương Kinh, Hương Vĩnh, Lê Quang Hận, Lê Quốc Hán, Lê Quý Long, Minh Tâm, Nghinh Nguyên, Nguyên Mai, Nguyễn Xuân Văn, Phạm Thái Sơn, Phanxicô, Thái An, Thanh Quân, Thế Nhân, Trầm Tĩnh Nguyện, Trần Mộng Tú, Trần Nguyễn Trang Đài, Trần Phương Nhã, Trần Quang Chu, Vũ Thủy, Xuân Ly Băng.

Trong số quý tác giả trên đây, nếu vị nào muốn thay đổi nội dung các bài thơ hoặc các thông tin cá nhân, xin vui lòng liên hệ với Ban Biên Tập trước ngày 31-10-2011.

PHẦN ĐÃ CÓ TUYỂN THƠ

52 tác giả đã được chọn bài nhưng chưa có được các thông tin khác: An Trinh, Bạch Lạp, Bàng Sỹ Nguyên, Cao Huy Hoàng, Dzuy Sơn Tuyền, Đặng Thị Vân Khanh, Điệp Lan Đình, Đình Chẩn, Đình Hòe, Hàn Khê (+), Hoàng Sĩ Quý, Hoàng Vũ Đan Thanh, Jos. Trần Đức Xuân, Kim Chi, Kim Lệ, Lê Minh Bình Dương (+), Lê Đình Bảng, Liễu Giang, Lưu Minh Gian, Mai Đức Tây, Martinô Nguyễn Văn Tường, Mặc Lệ Tuyền (+), Mặc Trầm Cung, Mây Trắng, Nguyên Thông (+), Nguyễn Hải, Nguyễn Hồng Đức, Nguyễn Hồng Phúc, Nguyễn Ngọc Hạnh (+), Nguyễn Quốc Lâm, Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Tầm Thường, Nguyễn Tiến Lợi (+),Phạm Thị Thái Quý, Phạm Văn Thân, Phan Ngộ, Sa Mạc Hồng, Thanh Hương, Thiên Giang, Trần Đình Ngọc, Trần Phong Vũ, Trần Thị Gấm, Trần Thị Hồng Nhung, Trần Vạn Giã, Trần Vũ, Trịnh Tây Ninh, Tường Trâm, Vân Uyên Nguyễn Văn Ái, Võ Long Tê, Võ Thanh Tâm, Vũ Phan Long (+), Xuân Thanh.

Xin quý tác giả vui lòng gởi lại cho Ban Biên tập số điện thoại và điện chỉ email hiện nay, đồng thời cung cấp các thông tin cá nhân và bài cảm nghiệm đức tin của quý vị. Bài cảm nghiệm đức tin giữ vai trò quyết định trong việc chọn một tác giả vào bộ sưu tập hay không. Bởi lẽ người sưu tập không làm công việc bình thơ, mỗi tác giả cần tự chia sẻ về cảm nghiệm đức tin của mình để giúp độc giả dễ cảm nhận thông điệp Kitô giáo của tác giả. Quý tác giả cũng cần liên hệ với Ban Biên tập để đọc lại và sửa chữa những bài thơ đã được chọn.

NHỮNG TÁC GIẢ TRẺ TUỔI

Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới những mầm non giàu triển vọng. Ước mong sẽ giới thiệu được trên 10 tác giả dưới 28 tuổi, tuổi của Hàn Mạc Tử. Hiện đã có được 4 tác giả dưới 25 tuổi. Xin quý Ban Biên Tập các trang mạng truyền thông Công giáo, các Cộng đoàn và các Câu Lạc Bộ Sáng Tác Văn Thơ Công Giáo vui lòng giới thiệu.

PHẦN ĐANG CHỜ TUYỂN THƠ

Hiện chúng tôi còn nhận được tác phẩm của hơn 50 tác giả nữa nhưng số được chọn không nhiều, có những tác giả số bài còn quá ít chưa đủ để chọn, có những tác giả nhiều bài thơ hay nhưng chưa nổi rõ chất thơ đạo, có những tác giả viết nhiều nhưng quá vội, chỉ theo cảm tính riêng chứ chưa lưu ý những chuẩn mực khách quan. Khi chọn bài vào tuyển tập chúng tôi phải lưu ý đến giá trị khách quan của tác phẩm.

Chúng tôi hy vọng nhiều vị trong số ấy đang có sẵn những bài thơ đạo giàu phẩm chất nhưng chưa công bố. Chúng tôi ước mong được các vị gởi bài về tham gia chương trình. Xin mỗi vị vui lòng gởi cho chúng tôi:

- 20 bài thơ mang cảm nghiệm Kitô giáo, không nên gởi những bài dài quá 40 câu. Cũng xin lưu ý, chính tác giả tự tuyển chọn 20 bài. Những vị gởi nhiều hơn, chúng tôi cũng chỉ đọc 20 bài đầu tiên, bài 21 trở đi không được xét tới.

- tên thánh, họ và tên, bút danh; ngày tháng năm và nơi sinh; địa chỉ nơi cư trú (để nhận thư bưu điện), điện chỉ email và số điện thoại; tên những tác phẩm đã xuất bản, những tạp chí và website đã cộng tác.

- bài cảm nghiệm đức tin.

- ảnh chân dung.

Có thể một số tác giả đã gởi tác phẩm cho chúng tôi nhưng bị thất lạc. Nếu chưa nhận được phản hồi của chúng tôi, xin vui lòng liên lạc lại.

Về những tác giả đã khuất: Mong bạn bè và người thân cung cấp cho chúng tôi cả phần tuyển thơ, hình ảnh, tiểu sử cũng như những hồi ức, kỷ niệm về tác giả để chúng tôi có thể chọn lọc giới thiệu trong tập sách.

THỜI HẠN VÀ ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

Việc xây dựng bản thảo phải hoàn thành trước 01-6-2012. Do đó, xin quý tác giả vui lòng gởi tác phẩm và thông tin cá nhân về trước ngày 01-4-2012.

Xin gửi về cho chúng tôi theo địa chỉ email:

thoconggiao@gmail.com

Chúng tôi mong nhận được phần tuyển thơ qua email để đỡ mất công đánh máy và tránh được những sai sót ngoài ý muốn khi đánh máy lại. Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh không cho phép gởi email, quý tác giả cũng có thể gởi bằng bưu điện về địa chỉ:

Lm Võ Tá Khánh

Tòa Giám Mục Qui Nhơn,

116 Trần Hưng Đạo, TP Qui Nhơn

Xin chân thành cám ơn cùng nguyện chúc quý vị và các bạn muôn ơn lành của Chúa.

Thay lời Nhóm Thực Hiện,

Lm Trăng Thập Tự
 
Khai Mạc Đại Hội Thánh Mẫu Lần 34 Tại Dòng Đồng Công – Missouri
Anmai, Cssr
09:52 05/08/2011
Khai Mạc Đại Hội Thánh Mẫu Lần 34 Tại Dòng Đồng Công – Missouri

Đến hẹn lại lên, Tỉnh Dòng Đồng Công tại Carthage Missouri cùng cộng đoàn dân Chúa xa gần tổ chức ngày Thánh Mẫu 34. Giữa những ngày nắng thì sáng sớm hôm nay, ngày 4-8, ngày khai mạc một cơn mưa mát dịu từ sáng sớm như ơn mưa móc mà Thiên Chúa đổ xuống qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ cho mảnh đất thân yêu này.

Dù nhiệt độ những ngày gần đây và nhất là ngày hôm nay có khá cao hơn mọi khi một chút nhưng không cản được dòng người đổ về Catharge để hành hương kính Mẹ. Dập dìu, dập dìu từng đoàn con của Mẹ từ mọi miền của đất nước Hoa Kỳ, Canađa và thậm chí có cả những người con thân yêu từ Việt Nam đổ về đây để cùng Tỉnh Dòng Công cầu nguyện, nhờ Mẹ trao vào tay Chúa tất cả mọi tâm tư, lo lắng của cuộc đời.

Không khí ở đây không chỉ rạo rực mới ngày hôm nay nhưng đã chuẩn bị từ nhiều ngày trước. Lảng vảng đâu đó, những túp lều đơn sơ đã đượng dựng lên và những ranh giới “xin đừng đi qua” là khu vực nghỉ ngơi của khách hành hương. 9 giờ sáng, để chuẩn bị bước vào những ngày hành hương, tất cả những người đổ về đây có thể đến với tất cả các tòa giải tội đặt ở nhiều nơi trong khu vực hành hương.

Tất cả mọi sự chuẩn bị phần xác cũng như phần hồn cho ngày đại Lễ đã đến. Đúng 7 giờ tối Thánh Lễ đồng tế được cử hành một cách trọng thể và sốt sắng tại Lễ Đài. Chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Đức Cha James V. Johnston – giáo phận Springfiel, MO. Đồng tế trong Thánh Lễ tối nay có Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, gần 150 linh mục, một số thầy sáu, tu sĩ nam nữ và hàng ngàn giáo dân.

Xem hình

Trước khi Thánh Lễ được bắt đầu, Cha Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Đồng Công Luy Maria Minh Nhiên đã có lời chúc mừng quý Đức Cha, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa từ khắp mọi nơi trở về đây. Ngài mời gọi cộng đoàn cùng hiệp thông trong những ngày hành hương này với chủ đề “Người bảo gì, hãy làm theo” (Ga 2, 5).

Giảng thuyết trong Thánh Lễ hôm nay là Cha Piô Maria Nguyễn Quang Đán. Trong bài giảng của mình, Ngài mời gọi cộng đoàn dân Chúa sống một cách thiết thân hơn với Bí Tích Thánh Thể. Ngài cũng khơi lại cho cộng đoàn phụng vụ thấy hình ảnh người nữ đầu tiên sống với Bí Tích Thánh Thể, rước Thánh Thể vào lòng mình đó chính là Đức Mẹ Maria … Cộng đoàn hãy noi theo Mẹ Maria, hãy sống lời mà Mẹ mời gọi “Người bảo gì, hãy làm theo”.

Trước khi Thánh Lễ kết thúc, cộng đoàn dân Chúa đã rước kiệu Thánh Thể đến Công Trường Nữ Vương Hòa Bình. Những ngọn nến nhỏ lung linh như gói ghém lời cầu nguyện nhỏ bé của đoàn con trước mầu nhiệm Bí Tích Tình Yêu – Bí Tích Nhiệm Mầu hết sức dễ thương.

Sau Thánh Lễ khai mạc này là Thánh Lễ đặc biệt cầu nguyện cho những người được khắc tên trong Vườn Cầu Nguyện tại công trường Nữ Vương Hòa Bình.

Tạ ơn Chúa và Mẹ, ngày khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu diễn ra thật tốt đẹp. Tỉnh Dòng Đồng Công và con cái Chúa và Mẹ xa gần lại tiếp tục trao vào tay Chúa và Mẹ những ngày Đại Hội lần thứ 34 này.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chiến dịch khủng bố nhắm vào thanh niên sinh viên Công Giáo yêu nước tại Việt Nam
Nguyễn Việt Nam
13:01 05/08/2011
Cộng sản Việt Nam đang mở một chiến dịch khủng bố nhắm vào các thanh niên sinh viên Công Giáo Việt Nam, những người trong các ngày qua đã tham gia vào các cuộc biểu tình tuần hành chống lại ý đồ bành trướng của nhà cầm quyền Trung quốc.

Cho đến nay 8 thanh niên Công Giáo đã bị bắt tại Hà Nội, Vinh và Sàigòn trong các ngày 30/7, 2/8 và 3/8 vừa qua.

Ngày 30/7, các thanh niên và sinh viên Công Giáo Hồ Đức Hòa, và Nguyễn Văn Oai quê ở Quỳnh Lưu Nghệ An, và Đặng Xuân Diệu ở Nghi Lộc Nghệ An, tất cả đều thuộc giáo phận Vinh, đã bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất.

Công an đã đến nhà trọ của anh Nguyễn Văn Oai tại Dĩ An, Bình Dương để khám xét nơi trọ của anh ngày 2/8. Một ngày sau đó, công an cũng đã khám xét nhà của anh Đặng Xuân Diệu và Hồ Đức Hòa tại thành phố Vinh. Tuy nhiên, công an các cấp đã từ chối xác nhận việc giam giữ người trái phép này. Thân nhân của những người bị công an bắt giữ hoàn toàn không biết những thanh niên này đang bị giam giữ nơi đâu.

Ngày 2/8, công an cũng đã bí mật bắt giữ 3 sinh viên Công Giáo khác của giáo phận Vinh là anh Trần Hữu Đức (giáo xứ Vạn Lộc), Đậu Văn Dương (giáo xứ Vạn Lộc) và anh Chu Mạnh Sơn (giáo xứ Đức Vân). Điều gây quan ngại đặc biệt là công an đã hành động lén lút và mặc thường phục khi bắt giữ các sinh viên này.

Lúc 11:30 sáng 03/08 anh Đặng Xuân Tương cũng bị công an bắt tại nơi anh đang làm việc tại thành phố Vinh. Tại Hà Nội, lúc 11 giờ 45 phút anh Paulus Lê Sơn lúc về đến nhà trọ ở đường Bùi Xương Trạch – Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội thì bị 6 công an mặc thường phục đợi sẵn trước cửa bắt anh đi đồng thời cưỡng chế lấy cả xe gắn máy của anh.

Trong số những người bị bắt, cho đến tối ngày 5/8 chỉ có anh Đặng Xuân Tương được thả. Những thanh niên sinh viên Công Giáo khác vẫn biệt vô âm tín.

Giáo phận Vinh sẽ tổ chức thắp nến cầu nguyện cho những thanh niên sinh viên Công Giáo đang bị bắt giam.

Chiến dịch khủng bố các thanh niên sinh viên Công Giáo diễn ra trong thời điểm hàng triệu thanh niên Công Giáo khắp nơi trên thế giới đang tụ tập về Madrid trong khuôn khổ ngày Quốc Tế Giới Trẻ từ 16-21/8; đồng thời đúng vào lúc đang có những vận động của Pháp nhằm nới lỏng các trừng phạt kinh tế nhắm vào nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sau hàng loạt những thành tích bất hảo về nhân quyền.

Đây là dịp để các thanh niên Công Giáo trên toàn thế giới thấu hiểu tình trạng bách hại tôn giáo tại Việt Nam và thể hiện tình hiệp thông với các bạn trẻ Công Giáo Việt Nam, những người chẳng có mấy cơ may được hưởng những quyền tự do căn bản nói chi đến việc tham dự ngày hội của giới trẻ Công Giáo toàn thế giới.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Học lý và lòng sùng kính Đức Mẹ theo Đức Hồng Y Joseph Ratzinger
Vũ Văn An
02:59 05/08/2011
Triều Đại Đức Gioan Phaolô 2 đem lại một sức sống mới cho Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu, một sức sống chân thực thở bằng “thần khí đích thực của Vatican 2”. Tạp Chí Công Giáo Quốc Tế Communio (Hiệp Thông) là một phần trong sức sống mới mẻ ấy ngay từ những ngày mới được khai sinh trong thập niên 1970 do chính các bạn hữu và cộng sự viên của ngài chủ trương, trong đó có những nhà thần học hàng đầu như Joseph Ratzinger, Henri de Lubac và Hans Urs von Balthazar. Hai vị sau nay đã qua đời, chỉ còn lại vị đầu tiên hiện trên ngôi kế vị Thánh Phêrô, tức Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Mục tiêu của Communio là canh tân bằng cách trở về nguồn đích thực của Thánh Truyền. Sau đây là một bài nói về Đức Mẹ đăng trên Tập San này số 30, số Xuân 2003, cho thấy cái nhìn hết sức thông sáng của một người từng là chuyên viên của Công Đồng Vatican 2 nay nhìn lại cái tinh thần đích thực của nó, một tinh thần không được nhìn như chỉ có những nhà cấp tiến hay bảo thủ mà là một cái nhìn Giáo Hội như một Hiệp Thông trong đó các nghị phụ hoàn toàn hiệp thông với người kế vị Phêrô.

1. Bối cảnh và ý nghĩa công bố của Vatican 2 về Thánh mẫu học

Nói đến vấn đề ý nghĩa học thuyết và lòng sùng kính Đức Mẹ, ta không thể bỏ qua hoàn cảnh lịch sử của Giáo Hội trong đó vấn đề kia được đặt ra. Ta chỉ có thể hiểu và đáp ứng đúng đắn cuộc khủng hỏang sâu sắc về học lý và lòng sùng kính Đức Mẹ sau Công Đồng khi nhìn cuộc khủng hoảng ấy trong bối cảnh một khai triển rộng lớn hơn mà cuộc khủng hoảng kia chỉ là một thành phần. Giờ đây, ta có thể nói có hai phong trào thiêng liêng chính đã xác định ra thời kỳ từ Thế Chiến 1 tới Công Đồng Vatican 2, hai phong trào từng có những “đặc điểm đặc sủng” nhất định, dù theo những cách khác nhau. Một là phong trào Thánh Mẫu có nguồn gốc đặc sủng từ La Salette, Lourdes và Fatima. Phong trào này lớn mạnh kể từ ngày có những cuộc hiện ra trong hậu bán thế kỷ 19. Tới lúc nó đạt tới tột đỉnh dưới thời Đức Piô XII, thì ảnh hưởng của nó đã lan tràn khắp thế giới Công Giáo. Hai là phong trào phụng vụ được khai triển giữa hai cuộc thế chiến, đặc biệt tại Đức, có nguồn gốc từ cuộc canh tân phong trào đan viện Bênêđictô phát khởi từ Solesmes, cũng như gợi hứng Thánh Thể do Đức Piô X soi dẫn. Dựa vào Phong Trào Thanh Niên làm hậu cảnh, phong trào này ngày càng chiếm được ảnh hưởng rộng lớn trong Giáo Hội nói chung, ít nhất cũng tại miền Trung Âu Châu. Sau đó không lâu, hai phong trào đại kết và thánh kinh đã cùng với nó mau chóng tạo nên một dòng sống duy nhất rất mạnh mẽ. Mục tiêu nền tảng của nó - dựa vào các nguồn Thánh Kinh và hình thức cầu nguyện nguyên khởi để canh tân Giáo Hội – cũng mau chóng được chính thức nhìn nhận dưới thời Đức Piô XII, trong các thông điệp của ngài về Giáo Hội và Phụng Vụ.

Ảnh hưởng của các phong trào này đối với Giáo Hội càng tăng, thì vấn đề tương quan lẫn nhau của chúng càng được đặt ra. Trong nhiều khía cạnh, xem ra chúng đem theo các thái độ và khuynh hướng thần học trái ngược nhau. Phong trào phụng vụ có khuynh hướng đặc tính hóa việc sùng kính của mình như là “khách quan” và có tính bí tích, trong khi phong trào thánh mẫu nhấn mạnh đến chủ quan và bản vị tính. Phong trào phụng vụ nhấn mạnh tới đặc tính qui thần (theocentric) của việc cầu nguyện, được diễn tả dưới biểu thức “qua Chúa Kitô đến cùng Chúa Cha”; còn phong trào thánh mẫu, với khẩu hiệu per Mariam ad Jesum (qua Mẹ Maria đến cùng Chúa Giêsu), xem ra muốn nói đến một thứ trung gian khác, một thứ trung gian muốn dừng lại với Chúa Giêsu và Đức Mẹ mà đẩy biểu thức Ba Ngôi cổ điển vào hậu trường. Phong trào phụng vụ đi tìm một lòng sùng kính hoàn toàn qui định bởi các qui phạm của Thánh Kinh hay cùng lắm bởi các qui phạm của Giáo Hội thuở ban đầu; lòng sùng kính Đức Mẹ, như một đáp ứng đối với các lần Mẹ Thiên Chúa hiện ra thời gần đây, chịu nhiều ảnh hưởng của các truyền thống phát sinh từ thời Trung Cổ và cận đại. Nó phản ảnh một lối suy tư và cảm nhận khác. Phong trào thánh mẫu chắc chắn mang theo mình một số những nguy cơ có thể đe doạ tới chính cốt lõi căn bản vốn lành mạnh của nó, và có khi còn khiến nó trở thành đáng hoài nghi đối với những người chủ trương các trường phái tư tưởng khác.

Dù sao, vào thời điểm ấy, Công Đồng đã không tránh né nhiệm vụ phải tìm ra mối tương quan chính xác giữa hai phong trào dị biệt này và đem chúng tới một hiệp nhất đầy hoa trái - chứ không đơn thuần loại bỏ sự căng thẳng giữa chúng với nhau. Thực thế, ta chỉ có thể hiểu chính xác nhiều giằng co từng đánh dấu giai đoạn đầu tiên của Công Đồng (các tranh luận chung quanh Hiến Chế Phụng Vụ, học lý về Giáo Hội, và việc bao gồm đúng đắn Thánh mẫu học vào trong Giáo hội học, cuộc tranh luận về mạc khải, Thánh Kinh, Thánh Truyền và đại kết) dưới ánh sáng mối căng thẳng giữa hai lực lượng này. Mọi cuộc tranh luận ta vừa nhắc tới, dù không minh nhiên được ý thức, thực sự đã hướng vào cố gắng tìm ra mối tương quan chính xác giữa hai phong trào đặc sủng vốn được coi như “những dấu chỉ thời gian” trong nội bộ Giáo Hội này. Việc soạn thảo ra Hiến Chế Mục Vụ sau đó đã giúp đưa lại cơ hội đương đầu với các ‘dấu chỉ thời gian” do thế giới bên ngoài đặt ra cho Giáo Hội. Trong hoạt cảnh này, cuộc bỏ phiếu thời danh ngày 29 tháng 10 năm 1963 quả là một khúc rẽ trí thức. Vấn đề ở đây là liệu nên trình bày Thánh mẫu học trong một bản văn biệt lập hay ghép nó vào trong hiến chế về Giáo Hội. Nói cách khác, các nghị phụ phải quyết định sức nặng và vị thứ tương đối của hai trường phái sùng kính trên và nhờ đó đưa ra câu trả lời dứt khoát cho hoàn cảnh hiện có lúc đó trong Giáo Hội. Cả hai phía đều đưa ra các thuyết khách cự phách để thuyết phục đại hội đồng. Hồng y Konig bênh vực việc gộp hai bản văn thành một, một việc trên thực tế chỉ có nghĩa đưa lại ưu tiên cho lòng sùng kính dựa vào phụng vụ và thánh kinh. Hồng y Rufino Santos của Manila, ở phía kia, bênh vực cho tính độc lập của thành tố Thánh Mẫu. Kết quả xít xao của cuộc đầu phiếu – 1114 chống 1071 cho thấy Công Đồng đã chia thành hai nhóm lớn gần như bằng nhau. Tuy thế, nhóm các Nghị Phụ bênh vực cho phong trào thánh kinh và phụng vụ rõ ràng đã thắng, dù thắng không lớn và do đó, đã mang lại một quyết định có ý nghĩa thật khó mà đánh giá được.

Nói theo phương diện thần học, đa số do Hồng Y Konig dẫn đầu quả rất đúng. Nếu không được coi hai phong trào đặc sủng trên như đối nghịch nhau, mà bổ túc cho nhau, thì gộp hai bản văn làm một là việc phải làm, dù việc này có nghĩa là giúp cho phong trào này tan nhập vào phong trào kia. Sau Thế Chiến 2, Hugo Rahner, A. Muller, K. Delahaye, R. Laurentin, và O. Semmelroth đã chứng minh hùng hồn rằng lòng sùng kính dựa vào Thánh Kinh, phụng vụ và giáo phụ, từ trong nội tại, vốn có chiều kích thánh mẫu. Các tác giả này đã thành công trong việc thâm hậu hóa cả hai khuynh hướng trên hướng về tâm điểm của chúng để gặp nhau ở đấy và nhờ đó cùng một lúc gìn giữ được và khai triển thành công được các đặc điểm cá biệt của chúng. Tuy nhiên, thực tế là chương nói về Đức Mẹ trong Lumen Gentium chỉ thành công một phần trong việc lên thịt xương cho các đề nghị mà các tác giả này từng phác họa ra. Hơn nữa, các triển khai sau Công Đồng phần lớn đã bị lên khuôn bởi một hiểu lầm đối với điều Công Đồng thực sự đã nói về ý niệm Thánh Truyền; sự hiểu lầm này đã bị giới truyền thông, khi tường thuật về các cuộc tranh luận tại Công Đồng một cách quá giản lược, đã làm cho tồi tệ hơn lên một cách đáng tiếc. Trọn bộ cuộc tranh luận này đã bị họ rút gọn vào vấn nạn của Geiselmann liên quan đến tính “đủ chất liệu” (material sufficiency) của Thánh Kinh. Tính đủ chất liệu này, ngược lại, đã bị giải thích theo nghĩa duy thánh kinh (biblicism) vốn lên án toàn bộ gia tài giáo phụ, coi nó như không ăn uống gì tới ta và do đó cũng phá hủy cả điều cho đến lúc đó vốn là quan điểm của chính phong trào phụng vụ. Tuy nhiên, căn cứ vào tình thế học thuật hiện đại, chủ nghĩa duy thánh kinh tự động biến thành chủ nghĩa duy lịch sử. Ai cũng nhận rằng ngay cả phong trào phụng vụ cũng không hoàn toàn thoát khỏi chủ nghĩa duy lịch sử. Ngày nay, khi đọc lại các trước tác của nó, ta thấy phong trào phụng vụ cũng chịu nhiều ảnh hưởng của não trạng khảo cổ học vốn giả thiết một nguyên mẫu suy thoái (a model of decline): Cái xẩy ra sau một thời điểm nào đó tự nó có giá trị kém đi, làm như Giáo Hội hết sống động và do đó không có khả năng phát triển ở mọi thời. Hậu quả là một thứ suy nghĩ bị thu nhỏ dần thành một não trạng duy thánh kinh và duy nghiệm (biblicist-positivist) để rồi khép kín trong một thái độ nhìn trở lui không còn chừa chỗ nào cho một phát triển đức tin sống động nữa. Đàng khác, cái khoảng cách hàm chứa trong chủ nghĩa duy lịch sử đương nhiên sẽ dọn đường cho chủ nghĩa duy hiện đại (modernism); vì những gì của quá khứ đều không còn sống nữa, nên hiện tại trở thành tách biệt và do đó dẫn tới những thử nghiệm tự biên tự diễn. Một yếu tố nữa là nền Thánh mẫu học mới có tính qui giáo hội (ecclesiocentric) tỏ ra khá xa lạ, và phần lớn vẫn tiếp tục xa lạ, nhất là đối với các nghị phụ vốn cổ võ việc tôn sùng Đức Mẹ. Cả việc Đức Phaolô 6 dẫn nhập tước hiệu “Mẹ Giáo Hội” vào cuối Công Đồng, một cố gắng cố ý giải quyết cơn khủng hỏang lúc ấy đã ló dạng ở chân trời, cũng không lấp được khoảng trống do hiện tượng trên tạo ra. Thực tế, chiến thắng của nền Thánh mẫu học qui giáo hội đã đem lại hệ quả tức khắc là làm sụp đổ hoàn toàn chính khoa Thánh mẫu học. Thiển nghĩ, bộ mặt thay đổi của Giáo Hội tại Châu Mỹ Latinh sau Công Đồng, việc cảm thức tôn giáo thỉnh thoảng chú mục quá nhiều vào mưu toan thay đổi chính trị sở dĩ có là do bối cảnh các diễn biến trên.

2. Chức năng tích cực của Thánh Mẫu Học trong thần học

Đức Phaolô VI đã khởi sự một suy nghĩ trở lui qua tông thư Marialis Cultus, công bố ngày 2 tháng 2 năm 1974, đề cập đến hình thức đúng đắn trong việc sùng kính Đức Mẹ. Như đã nói ở trên, quyết định trong năm 1963 thực tế đã dẫn đến việc Giáo hội học làm tan chìm Thánh mẫu học. Muốn xem sét lại văn bản này, ta phải bắt đầu bằng việc nhìn nhận rằng hậu quả thực tế có tính lịch sử của nó đã đi ngược hẳn lại ý nghĩa nguyên thủy của chính nó. Vì chương về Đức Mẹ, tức chương 8, đã được soạn thảo để tương hợp từ trong cốt lõi với các chương từ 1 đến 4, là các chương nói đến cấu trúc của Giáo Hội. Sự thăng bằng của hai nền học này nhằm để bảo đảm thế quân bình đúng đắn liên kết có hiệu quả các năng lực liên hệ của phong trào thánh kinh - đại kết - phụng vụ và phong trào thánh mẫu. Ta hãy nói một cách tích cực như thế này: hiểu cho đúng, Thánh mẫu học sẽ làm sáng tỏ và thâm hậu hóa quan niệm về Giáo Hội theo hai phương diện.

(a) Trái với ý niệm “Dân Chúa” có tính nam giới, nặng tranh đấu và có tính xã hội (nguyên ngữ Latinh populus Dei=dân Chúa, vốn thuộc giống đực), thì ý niệm “Giáo Hội” có tính nữ giới hơn (nguyên ngữ Latinh ecclesia=giáo hội, vốn thuộc giống cái). Sự kiện đó mở ra một chiều kích mầu nhiệm dẫn ta vượt lên trên xã hội học, một chiều kích mà từ đó cơ sở thực sự và sức mạnh hiệp nhất của thực tại Giáo Hội đã xuất hiện đầu tiên. Giáo Hội không phải chỉ là “dân”, hay cơ cấu hoặc hành động: Giáo Hội chứa trong mình mầu nhiệm sống động của mẫu tính và của tình yêu phu thê khiến mẫu tính kia trở thành khả hữu. Lòng sùng kính hay tình yêu đối với Giáo Hội chỉ có khi có cái mầu nhiệm ấy. Khi chỉ nhìn Giáo Hội theo cách tiếp cận nam tính, cơ cấu, hoàn toàn lý thuyết là người ta đã bỏ mất điều thực sự là Giáo Hội chân chất nhất tức cái tính nữ giới kia của ecclesia, cái tâm điểm trên đó toàn bộ trình thuyết thánh kinh và giáo phụ về Giáo Hội đã dựa vào.

(b) Đức Phaolô VI đã nắm bắt được điểm dị biệt đặc thù (differentia specifica) của Giáo Hội Tân Ước so với “Dân Lữ Hành của Thiên Chúa” trong thuật ngữ “Nhiệm Thể Chúa Kitô”. Giáo Hội không phải là một tổ chức, nhưng là một cơ thể của Chúa Kitô. Giáo Hội có trở nên một “dân” hay không thì hoàn toàn là do trung gian của Kitô học. Trung gian đó xẩy ra trong các bí tích, trong Thánh Thể. Mà Thánh Thể, muốn khả hữu, đòi phải có Thánh Giá và Phục Sinh. Hóa cho nên, ta không thể nói về Giáo Hội như “Dân Thiên Chúa” nếu cùng một lúc không nói, hay ít nhất không nghĩ đến, “Nhiệm Thể Chúa Kitô”. Nhưng ngay quan niệm Nhiệm Thể Chúa Kitô cũng cần phải được làm sáng tỏ trong ngữ cảnh hiện nay nếu không muốn nó bị hiểu lầm: nó rất dễ bị giải thích theo nghĩa nhất nguyên tính Kitô (Christomonism), một thứ lồng toàn bộ Giáo Hội, và do đó, một thực thể sống, vào gọn trong Kitô học. Thực ra, thuật ngữ “Nhiệm Thể Chúa Kitô” của Thánh Phaolô (1 Cor 6:17) chỉ có nghĩa trong hậu cảnh của biểu thức Sáng Thế: “Cả hai nên một thân xác” (St 2:24). Giáo Hội là Nhiệm Thể, là xác thịt của Chúa Kitô trong sức căng thiêng liêng của tình yêu qua đó mầu nhiệm phu thê giữa Adong và Evà được hoàn hợp, và do đó, trong cái động năng tính của hiệp nhất vốn không tiêu diệt hỗ tương tính đầy đối thoại (dialogical reciprocity). Vì thế cho nên, mầu nhiệm thánh thể - Kitô học của Giáo Hội, được chỉ ra trong thuật ngữ “Nhiệm Thể Chúa Kitô”, chỉ có giá trị đúng đắn của nó khi nó mang theo mình mầu nhiệm Maria: tức mầu nhiệm của một nữ tỳ luôn biết lắng nghe, một nữ tỳ được ơn thánh giải phóng, đã nói lên lời xin vâng của mình, và khi nói lên lời ấy, đã trở nên nàng dâu và do đó nên thân xác.

Nếu đúng như thế, thì Thánh mẫu học không bao giờ có thể bị hoà tan trong một thứ Giáo hội học vô bản vị. Người ta đã hoàn toàn hiểu lầm hình loại học của giáo phụ (patristic typology) khi thu gọn Đức Mẹ vào một thứ khuôn mẫu đơn thuần và đo đó bất biến của cấu trúc thần học. Đúng hơn, loại hình chỉ chân thực trong ý nghĩa của nó khi khuôn mạo đầy bản vị và độc đáo của Đức Maria trở nên trong sáng đối với khuôn mạo cũng đầy bản vị của chính Giáo Hội. Trong thần học, không phải bản vị là cái có thể thu gọn vào sự vật, mà sự vật thu gọn vào bản vị. Một giáo hội học hoàn toàn có tính cơ cấu chắc chắn sẽ hạ cấp chính Giáo Hội xuống bình diện một chương trình hành động. Chỉ duy chiều kích thánh mẫu mới có thể đảm bảo thế đứng của cảm giới (affectivity) trong đức tin và do đó đảm bảo một tương ứng nhân bản đầy đủ cho thực tại của Ngôi Lời nhập thể. Ở đây, ta nhìn ra chân lý của câu nói: Đức Maria là người “dập tắt mọi lạc giáo”. Vì cái gốc rễ cảm giới trên sẽ bảo đảm cho ta “ex tote corde” (một lòng một dạ) đối với Thiên Chúa bản vị và Đấng Kitô của Người và dẹp bỏ hẳn bất cứ hình thức nào nhằm biến Kitô học thành một thứ chương trình mang danh Giêsu: kinh nghiệm của mấy năm gần đây đã chứng nghiệm hùng hồn cái giá trị chính đáng ngụ trong câu nói của người xưa kia.

3. Vị Trí Của Thánh Mẫu Học Trong Toàn Bộ Thần Học

Dựa vào những điều vừa trình bầy, ta thấy vị trí của Thánh mẫu học trong thần học cũng trở nên rõ ràng. Trong bộ sách đồ sộ về lịch sử học lý thánh mẫu, G. Soll, khi tổng lược các phân tích lịch sử của mình, đã bênh vực mối tương quan qua lại của Thánh mẫu học với Kitô học và cứu thế học (soteriology) chống lại các phương thức giáo hội học đối với học lý về Đức Mẹ. Dù không đánh giá thấp các thành tựu phi thường của bộ sách trên cũng như tầm quan trọng trong các phát kiến có tính lịch sử của nó, người ta cũng phải đưa ra một quan điểm ngược lại. Thiển nghĩ, việc các nghị phụ chọn một phương thức tiếp cận khác là việc làm đúng – căn cứ trên quan điểm thần học tín lý và các xem sét rộng hơn về lịch sử. Dĩ nhiên ta không hoài nghi các kết luận của Soll về lịch sử tín điều: các phát biểu về Đức Mẹ đầu tiên sở dĩ cần thiết là vì Kitô học và sau đó được khai triển như là một phần trong cấu trúc Kitô học. Tuy nhiên, ta phải thêm điều này là tất cả các phán quyết trong bối cảnh này đã và có thể tạo nên một Thánh mẫu học độc lập mà vẫn là một minh giải cho Kitô học. Ngược lại, các giáo phụ nói chung đã cho thấy trước toàn bộ Thánh mẫu học dưới diện mạo Giáo hội học, dù không nhắc tới tên Mẹ của Chúa: Tất cả các thuật ngữ sau này trở thành nội dung của Thánh mẫu học như virgo ecclesia (Giáo Hội khiết trinh), mater ecclesia (mẹ Giáo Hội), ecclesia immaculata (Giáo Hội vô nhiễm), ecclesia assumpta (Giáo Hội mông triệu) khởi đầu đã được thai nghén trong Giáo hội học. Một điều chắc chắn là: chính Giáo hội học cũng không tách biệt khỏi Kitô học. Dù thế, Giáo Hội vẫn có một tồn hữu tự lập (subsistence) so với Chúa Kitô: một tồn hữu trong tư cách nàng dâu, dù đã nên một xương một thịt với Chúa Kitô trong yêu thương, nhưng vẫn hiện hữu như một hữu thể khác trước mặt Người.

Chỉ từ một Giáo hội học khởi đầu có tính ẩn danh, dù đã có khuôn dáng bản vị ấy, hoà lẫn với những công bố về Maria trong Kitô học, mà một Thánh mẫu học đích danh đã xuất hiện trong thần học (với Thánh Bernard thành Clairvaux). Do đó, ta không thể gán Thánh mẫu học cho một mình Kitô học hay cho một mình Giáo hội học (càng không được hoà tan Thánh mẫu học vào Giáo hội học như một điển hình có cũng được mà không có cũng được của Giáo Hội).

Đúng hơn, Thánh mẫu học nhấn mạnh đến cái “móc xích huyền nhiệm” (nexus mysteriorum) – mạng lưới nội tại các mầu nhiệm trong tính khác nhau hỗ tương một cách không thể rút gọn và trong sự hiệp nhất của chúng. Trong khi các cặp ý niệm chàng rể - nàng dâu và đầu - cơ thể giúp ta nhận thức ra mối liên kết giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, thì Mẹ Maria tượng trưng cho một bước xa hơn, trong điều ngài liên hệ với Chúa Kitô trước hết không phải là nàng dâu mà là mẹ đẻ. Ở đây, ta có thể nhận ra chức năng của tước hiệu “Mẹ Giáo Hội”. Nó nói lên sự kiện này là Thánh mẫu học đi xa hơn cấu trúc của Giáo hội học mà đồng thời lại tương quan gắn bó với nó.

Nếu đúng như thế, khi thảo luận về các mối tương quan trên, ta cũng không thể biện luận được rằng vì Đức Mẹ trước nhất là Mẹ Chúa Giêsu, nên ngài chỉ là một hình ảnh của Giáo Hội. Biện luận như thể chỉ là đơn giản hóa vô lý mối tương quan giữa thứ bậc hữu thể và nhận thức. Thực thế, để trả lời, ta có thể trích các đoạn Thánh Kinh như Mc 3:33-35 hay Lc 11:27f và hỏi phải chăng việc làm mẹ thể lý của Đức Maria có một ý nghĩa thần học nào chăng. Ta phải tránh không được hạ thấp chức làm mẹ của Đức Maria xuống chỉ còn thuộc phạm vi sinh học. Nhưng ta chỉ có thể làm được chuyện đó khi việc đọc Thánh Kinh của ta được hướng dẫn bởi một khoa chú giải biết loại bỏ cái thứ phân chia kia, thay vào đó, giúp ta biết nhận ra mối tương quan qua lại giữa Chúa Giêsu và Mẹ Người như một thực tại thần học. Khoa chú giải đó đã từng được khai triển trong nền Giáo hội học bản vị, dù ẩn danh, của các giáo phụ mà ta đã nhắc trên đây. Căn bản của nó là chính Thánh Kinh và cảm nghiệm đức tin thân thiết của Giáo Hội. Nói một cách vắn tắt, trọng điểm của khoa chú giải này nằm ở chỗ: ơn cứu độ do Chúa Ba Ngôi đem lại chính là “Chúa Kitô và Giáo Hội”. Giáo Hội ở đây có nghĩa là sự hòa nhập làm một (fusion) của tạo vật với Chúa Công mình trong một tình yêu phu thê, qua đó, niềm hy vọng thần hóa nhờ đức tin mà thực hiện được.

Bởi thế, nếu Chúa Kitô và ecclesia là tâm điểm chú giải của trình thuật thánh kinh về lịch sử cứu độ của Thiên Chúa đối với con người, thì ở đấy và chỉ ở đấy mới có chỗ nhất định để chức làm mẹ của Đức Maria có ý nghĩa thần học trong tư cách là hiện thân tối hậu có tính bản vị (ultimate personal concretization) của Giáo Hội. Lúc nói lời Xin Vâng của mình, Đức Maria là Israel bằng người (in person); ngài là Giáo Hội bằng người và trong tư cách người. Ngài là hiện thân có tính bản vị của Giáo Hội vì lời Xin Vâng của ngài làm ngài trở nên mẹ phần xác của Chúa. Nhưng sự kiện sinh học này là một thực tại thần học, vì nó thực tại hóa được nội dung thiêng liêng sâu sắc nhất của Giao Ước mà Thiên Chúa muốn thiết lập với Israel. Luca đã gợi ý điều đó một cách tuyệt diệu qua việc kết hiệp hài hòa câu 1:45 (phúc cho người tin) và câu 11:27 (phúc cho người…nghe Lời Thiên Chúa và tuân giữ nó). Bởi vậy, ta có thể nói rằng việc khẳng nhận chức làm mẹ của Đức Maria và việc khẳng nhận việc ngài đại biểu cho Giáo Hội có liên hệ với nhau như sự kiện với mầu nhiệm sự kiện (factum & mysterium facti), nghĩa là như sự kiện và cảm thức đem lại cho sự kiện ấy ý nghĩa của nó. Hai việc ấy không thể tách rời nhau được: sự kiện mà không có cảm thức ý nghĩa sẽ mù quáng, cảm thức ý nghĩa mà không có sự kiện sẽ trống rỗng. Thánh mẫu học không thể khai triển được từ một sự kiện trần truồng, nhưng chỉ từ một sự kiện đã được khoa chú giải đức tin hiểu. Do đó, Thánh mẫu học không bao giờ có thể chỉ là Thánh mẫu học đơn thuần. Đúng hơn, nó đứng trong cái toàn bộ tính của cấu trúc căn bản là Chúa Kitô – Giáo Hội và là lời phát biểu cụ thể nhất nói lên tính gắn bó bên trong của nó.

4. Thánh Mẫu Học – Nhân Loại Học - Đức Tin Trong Tạo Dựng

Khi cân nhắc các hệ luận của cuộc tranh luận này, ta thấy: tuy Thánh mẫu học nói lên tâm điểm của “lịch sử cứu độ”, nó lại vượt quá phương thức tiếp cận chỉ biết chú mục vào lịch sử của nó. Thánh mẫu học là thành phần yếu tính của khoa chú giải lịch sử cứu độ. Nhìn nhận sự kiện này đem lại chiều kích chân thực cho Kitô học chống lại một solus Christus (Đấng Kitô đơn độc) vốn bị hiểu sai lầm. Kitô học phải nói về một Đấng Kitô cả “đầu lẫn thân mình”, nghĩa là, bao gồm tạo dựng đã được cứu chuộc trong cái tồn hữu của nó. Nhưng việc ấy cùng một lúc mở rộng cái nhìn của chúng ta quá bên kia lịch sử cứu độ vì nó đi ngược lại cái hiểu sai lầm về tác nhân duy nhất (sole agency) của Thiên Chúa, bằng cách làm nổi lên thực tại tạo vật vốn được Thiên Chúa mời gọi và ban năng lực để đáp trả Người một cách tự do. Thánh mẫu học chứng minh rằng học lý ơn thánh không thu hồi tạo dựng, mà là một lời khẳng nhận dứt khoát đối với tạo dựng. Bằng cách ấy, Thánh mẫu học bảo đảm tính độc lập hữu thể của tạo dựng, cột chặt đức tin vào tạo dựng, và vinh danh học lý về tạo dựng, nếu hiểu một cách đúng đắn. Sau đây là các vấn đề và trách vụ đang chờ đợi chúng ta.

(a) Đức Maria là người tin được Thiên Chúa mời gọi. Trong tư cách ấy, Người đại diện cho tạo dựng vốn được mời gọi đáp trả lại Thiên Chúa, và tính tự do của tạo vật, một tự do không làm mất toàn vẹn tính của nó khi yêu thương nhưng đạt được sự tròn đầy trong yêu thương đó. Như thế, Đức Maria đại diện cho con người đã được cứu rỗi và giải thoát, nhưng ngài đại diện trong tư cách một phụ nữ, tức cái yếu tố xác định ra thân xác vốn không thể tách biệt với người đàn ông: “Người dựng nên họ có nam có nữ” (St 1:27). Yếu tố “sinh học” và yếu tố nhân bản không thể nào tách biệt với nhau trong khuôn mạo Đức Maria, cũng như yếu tố nhân bản không thể nào tách biệt khỏi yếu tố thần học. Cái nhìn thông sáng này rất giống các phong trào thịnh hành của thời ta, nhưng nó cũng đi ngược lại chúng từ trong cốt lõi. Vì, tuy các chương trình nhân loại học ngày nay dựa một cách căn để hơn bao giờ hết vào việc “giải phóng”, nhưng thứ tự do được nó tìm kiếm lại là thứ tự do có mục tiêu “trở nên như Thiên Chúa” (St 3:5). Nhưng ý niệm trở nên như Thiên Chúa hàm ẩn việc con người phải tách ra khỏi điều kiện sinh học của mình, rời xa trạng thái “Người dựng nên họ có nam có nữ”. Sự khác biệt giới tính này là điều con người không bao giờ có thể loại bỏ được, bao lâu họ còn là những hữu thể sinh học, một điều xác định ra con người ở điểm trung tâm nhất trong hữu thể họ. Tuy thế, nó lại bị coi như một thứ phù phiếm hoàn toàn dư thừa, như một thứ trói buộc phát sinh từ các “vai trò” do lịch sử chế tạo ra và do đó được liệt vào “lãnh vực hoàn toàn sinh học” không liên quan gì đến con người đúng nghĩa. Bởi thế, cái chiều kích “hoàn toàn sinh học” này được xử lý như một đồ vật mà con người có thể tùy tiện thao túng vì nó nằm bên ngoài phạm vi được kể là nhân bản và linh thiêng (đến nỗi con người có thể thao túng luôn cả việc bước vào chính sự sống). Việc xử lý sinh học như một đồ vật này do đó được coi như một giải thoát, vì nó giúp con người bỏ lại đàng sau yếu tố bios (sự sống), sử dụng nó cách tùy tiện và hoàn toàn độc lập với nó trong mọi phương diện, nghĩa là, chỉ còn là một “con người” không phải là nam mà cũng chẳng phải là nữ. Nhưng trên thực tế, làm thế con người đã dáng một cú tầy trời lên chính hữu thể thẳm sâu của mình. Họ nhục mạ chính mình bởi sự thật là họ chỉ nhân bản bao lâu họ có xác thân, bao lâu họ là đàn ông hay đàn bà. Khi con người thu gọn điều căn bản xác định ra hữu thể của họ thành cái phù phiếm đáng khinh đến nỗi có thể bị đối xử như một đồ vật, thì chính họ đã trở thành một phù phiếm, một đồ vật, và việc “giải phóng” của họ lộ nguyên hình chỉ là một thoái hóa xuống hàng món đồ sản xuất. Bao lâu sinh học bị lấy ra khỏi nhân loại, thì chính nhân loại sẽ bị chối từ. Bởi thế, vấn đề hợp pháp làm nam giới hay làm nữ giới đúng nghĩa có tầm mức rất quan yếu: nó không là gì khác mà là chính thực tại của tạo vật. Vì yếu tố sinh học xác định ra nhân loại rõ nét nhất nơi việc làm mẹ, nên việc giải phóng nào khước từ sự sống (bios) quả chống lại người đàn bà một cách căn để. Nó tước đoạt của nàng quyền làm đàn bà. Ngược lại, việc bảo tồn tạo dựng sẽ chính đáng bao lâu nó cột chặt một cách đặc biệt với vấn đề người đàn bà. Và Người Đàn Bà mà trong mình “sinh học” cũng là “thần học”, nói cách khác, là Mẹ Thiên Chúa, quả là điểm hội tụ đặc biệt của hết mọi nẻo đường.

(b) Sự đồng trinh của Đức Maria , và cả chức làm mẹ của ngài nữa, chứng thực rằng “sinh học” quả là nhân bản và toàn bộ con người hiện diện trước mặt Thiên Chúa. Chúng cũng chứng thực rằng sự kiện chỉ nhân bản khi là đàn ông hay đàn bà đã được bao gồm trong đòi hỏi cánh chung của đức tin và niềm hy vọng cánh chung của nó. Không phải ngẫu nhiên sự đồng trinh được lên khuôn mẫu đầu tiên nơi người đàn bà, dù nó cũng có thể xẩy ra và được dự định cho người đàn ông. Vì người đàn bà là người quản thủ đích thực dấu ấn của tạo dựng, và mang trong mình cái hình thức qui phạm, tròn đầy của dấu ấn ấy, trong khi người đàn ông chỉ có thể nói được là người mô phỏng mà thôi.

5. Lòng Sùng Kính Đức Maria

Những liên hệ ta vừa phác thảo trên đây cho phép ta giải thích cấu trúc lòng sùng kính Đức Mẹ. Chỗ truyền thống của nó trong phụng vụ là Mùa Vọng và, một cách tổng quát, trong các ngày lễ thuộc chu kỳ Giáng Sinh: Lễ Nến và Lễ Truyền Tin.

Trong các xem sét của ta từ trước đến nay, ta vẫn coi chiều kích Maria như có ba đặc điểm. Thứ nhất, nó bản vị hóa (Giáo Hội không như một cấu trúc, mà như một bản vị). Thứ hai, nó có tính nhập thể (hiệp nhất giữa sự sống, bản vị và tương quan với Thiên Chúa; sự tự do hữu thể của tạo vật đối với Đấng Tạo Hóa và của “thân thể” Chúa Kitô đối với đầu). Hai đặc điểm này đem lại cho chiều kích Maria đặc điểm thứ ba: nó liên quan tới trái tim, cảm giới, và do đó gắn chặt đức tin vào những gốc rễ sâu xa nhất của hữu thể con người. Các đặc điểm này cho thấy Mùa Vọng như là thời điểm phụng vụ của chiều kích Maria, trong khi ý nghĩa của chúng được Mùa Vọng làm rực sáng hơn nữa. Lòng sùng kính Đức Mẹ là lòng sùng kính Mùa Vọng; nó tràn đầy niềm vui mong đợi Chúa sắp đến; nó hướng về thực tại nhập thể của việc Chúa đến gần. Ulrich Wickert nói rất hay rằng Thánh Luca diễn tả Đức Mẹ loan báo Mùa Vọng hai lần - ở đầu Phúc Âm khi Đức Mẹ chờ đợi Chúa sinh ra, và ở đầu Tông Đồ Công Vụ, khi Đức Mẹ chờ đợi Giáo Hội được hạ sinh.

Tuy nhiên, qua giòng lịch sử, một yếu tố nữa mỗi ngày một trở nên rõ ràng hơn. Lòng sùng kính Đức Mẹ trước nhất có tính nhập thể và tập chú vào việc Chúa đã đến. Nó học cùng Đức Mẹ để biết ở lại với Chúa. Nhưng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, một lễ nhờ tín điều công bố năm 1950 mà trở nên ý nghĩa hơn, đã làm gia tăng tính siêu việt cánh chung của Nhập Thể. Con đường của Đức Mẹ đi bao gồm cả kinh nghiệm bị chối từ (Mc 3:31-35; Ga 2:4). Khi Đức Mẹ được trao phó cho Gioan dưới chân Thánh Giá (Ga 19:26), kinh nghiệm này trở thành việc tham gia vào sự chối từ mà chính Chúa Giêsu đã phải chịu trong Vườn Cây Dầu (Mc 14:34) và trên Thánh Giá (Mc 15:34). Chỉ trong sự chối từ này, cái mới mới xuất hiện; chỉ trong sự ra đi, cái đến thực sự mới xẩy ra (Ga 16:7). Lòng sùng kính Đức Mẹ, vì thế, nhất thiết phải là một lòng sùng kính xoay quanh thương khó. Trong lời tiên đoán của ông già Simêong, người đã tiên đoán một lưỡi gươm sẽ đâm qua trái tim Đức Mẹ (Lc 2:35), Thánh Luca đã đan kết từ đầu việc Nhập Thể và sự Thương Khó, các mầu nhiệm vui và thương. Trong lòng sùng kính của Giáo Hội, có thể nói Đức Maria được miêu tả như tấm khăn sống của Bà Vêrônica, như bức ảnh Chúa Kitô, một bức ảnh đưa ngài vào thẳng trái tim con người, diễn dịch hình ảnh ấy vào thẳng cái nhìn của trái tim và do đó, khiến nó trở thành khả niệm (intelligible). Bằng cách nhìn lên Mater Assumpta, Mẹ Đồng Trinh Hồn Xác Lên Trời, Mùa Vọng quả mở rộng trở thành cánh chung. Theo nghĩa đó, việc thời Trung Cổ phát triển lòng sùng kính Đức Mẹ quá bên kia Mùa Vọng, để bao gồm toàn bộ các mầu nhiệm cứu chuộc quả là một việc hoàn toàn hợp với luận lý của đức tin thánh kinh.

Để kết luận, ta có thể diễn dịch từ những điều trên một trách vụ ba chiều để giáo dục lòng sùng kính Đức Mẹ:

(a) Cần phải duy trì tính đặc thù trong lòng sùng kính Đức Mẹ bằng cách giữ các thực hành của nó luôn luôn gắn bó chặt chẽ với Kitô học. Nhờ thế, cả hai sẽ khai triển được những hình thức đúng đắn.

(b) Lòng sùng kính Đức Mẹ không nên mất hút để chỉ còn là một khía cạnh phiến diện trong mầu nhiệm Chúa Kitô, càng không nên thu gọn mầu nhiệm ấy vào các khía cạnh phiến diện của chính nó. Nó cần mở cửa chào đón toàn bộ chiều rộng của mầu nhiệm và trở thành một phương tiện cho cái chiều rộng ấy.

(c) Lòng sùng kính Đức Mẹ phải luôn đứng trong sức căng giữa lý tính thần học (theological rationality) và cảm tính lòng tin (believing affectivity). Đó là một phần trong yếu tính của nó, và trách vụ của nó là không được để cho bất cứ khía cạnh nào trong hai khía cạnh ấy chết yểu. Cảm tính không được phép tự dẫn mình tới chỗ quên mất sự tỉnh táo của ratio (lý trí), mà sự tỉnh táo của đức tin có lý này cũng không được phép bóp nghẹt trái tim, là cái đôi khi nhìn rõ hơn cả lý trí đơn thuần. Không phải là vô nghĩa khi các giáo phụ hiểu Mt 5:8 như là tâm điểm cho nhận thức luận của các ngài: “Phúc cho ai có trái tim trong sạch, vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa”. Cái cơ phận được thấy Thiên Chúa là trái tim tinh lọc. Trách vụ của lòng sùng kính Đức Mẹ có lẽ hệ ở việc đánh thức trái tim và tinh lọc nó trong đức tin. Nếu nỗi khốn cùng của con người hiện đại là việc họ ngày càng phân mảnh chỉ còn là sự sống (bios) hay chỉ còn là lý trí, thì lòng sùng kính Đức Mẹ, khi đi ngược lại sự phân mảnh trên, sẽ giúp họ tìm lại được sự hiệp nhất tại tâm điểm từ trái tim mình.

 
Thông Báo
Giới Thiệu Khóa Huấn Luyện Thừa Tác Viên Mục Vụ Gia Đình
Ban Mục vụ Gia Đình GP Sàigòn
09:28 05/08/2011
Trân Trọng Giới Thiệu Khóa Huấn Luyện Thừa Tác Viên Mục Vụ

Để Biết Nền Tảng Của Hôn Nhân Và Gia Đình

Mục tiêu và đối tượng:

- Dành cho hết mọi người quan tâm đến lãnh vực tình yêu-hôn nhân-gia đình để sống và hướng dẫn người khác sống Tin mừng về Hôn nhân-Gia đình theo đức tin công giáo.

- Đặc biệt, Khóa học ưu tiên dành cho đối tượng là những kitô hữu giáo dân và tu sĩ nào muốn đào sâu kiến thức nền tảng về hôn nhân và gia đình, nhất là về giáo lý thần học, nhân học kitô giáo, theo ba hướng sau đây:

1.Ưu tiên cho những người đang hay sẽ cộng tác với các giáo xứ, giáo phận trong mục vụ hôn nhân gia đình (gọi là thừa tác viên mục vụ gia đình).

2. Các trưởng giáo lý viên hay linh hoạt viên các nhóm giới trẻ và người lớn, muốn đồng hành với họ trong lãnh vực tính dục- tình yêu-hôn nhân-gia đình.

3. Khóa học này cũng thích hợp cho những người kitô hữu đang dấn thân làm việc, chuyên nghiệp hay thiện nguyện nghiệp dư, trong các lãnh vực xã hội như giáo dục, y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật, … để giúp họ có một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về con người, đối tượng mà họ phục vụ phù hợp với ý định của Thiên Chúa.

Điều lệ:

1. Đối với các học viên nói chung được yêu cầu phải hiện diện ít nhất 6/8 buổi học đối với từng môn học, mới được làm bài kiểm tra cuối môn học.

2. Đối với các học viên ghi danh chính thức theo Khóa Đào Tạo “Thừa tác viên MVHNGĐ”, để có thể được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp cuối khóa, cần:

- Tham dự đầy đủ các môn học (tối thiểu 2/3 thời gian dự giờ lớp tương đương 6/8 buổi cho mỗi môn học);

- Trình độ tú tài phổ thông hay tương đương. (Giấy Chứng nhận tốt nghiệp phổ thông hay chứng chỉ tương đương được yêu cầu nộp cho Văn Phòng học vụ khi ghi danh)

- Tham dự đầy đủ các ngày tĩnh tâm cuối các môn học và tĩnh tâm cuối khóa, nếu vắng mặt cần phải có phép từ phía linh mục phụ trách;

- Cuối khóa học phải qua một kỳ thi tốt nghiệp;

Địa điểm và thời gian học:

Các giờ lớp đều được ấn định vào mỗi sáng thứ bảy hàng tuần, từ 8g30 đến 11g30, tại Trung Tâm Mục Vụ tổng giáo phận Tp.Hcm. Mỗi môn học gồm 8 buổi học giờ lớp thứ bảy hàng tuấn và một buổi thứ bảy tĩnh tâm dã ngoại.

Ghi danh:

Tại Phòng Học Vụ Trung Tâm Mục Vụ tổng giáo phận, số 6 bis Tôn đức Thắng QI Tp.HCM, từ 01/08/2011 đến 03/09/2011, từ thứ hai đến thứ sáu.

- Sáng : từ 8g đến 11g30;

- Chiều : từ 14g đến 20g.

Học phí: 100.000đ/môn học. Đóng mỗi lần theo từng môn học.

Nội dung: Khóa học kéo dài hai năm, vào mỗi sáng thứ bảy, nhằm cung cấp cho học viên một số kiến thức nền tảng liên ngành, nhất là hiểu biết xác đáng và thâm sâu ý định của Thiên Chúa, về con người, hôn nhân và gia đình.

Các môn học gồm có:

1. GIÁO HUẤN GIÁO HỘI HƯỚNG DẪN VỀ MỤC VỤ GIA ĐÌNH

(Từ 3/09/2011 đến hết 29/10/2011)

Giảng viên: Lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn, TTMV SG

2. NHỮNG THÁCH ĐỐ TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN – ĐẠO VỢ CHỒNG

(Từ 5/11/2011 đến hết 31/12/2011)

Giảng viên: Gioakim Trương đình Giai, ThS Giáo dục; ThS HNGĐ

3. LUÂN LÝ TÍNH DỤC và GIA ĐÌNH

(Từ 07/01/2012 đền hết 17/03/2012)

Giảng viên: Lm. Giuse Nguyễn Đức Quang, TTMV SG

4. GIÁO DỤC GIA ĐÌNH KITÔ GIÁO

(Từ 24/03/2012 đến hết 26/05/2012)

Giảng viên: Cô Hoàng Mai Khanh, Ts. Giáo dục

5. TÌNH YÊU HÔN NHÂN DƯỚI CÁI NHÌN NHÂN HỌC KITÔ GIÁO

(Từ 1/09/2012 đến 27/10/2012)

Giảng viên: Lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn, TTMV SG

6. GIÁO LUẬT VỀ HÔN NHÂN

(Từ 3/11/2012 đến 29/12/2012)

Giảng viên: Lm. Gioan Bùi Thái Sơn, Ts. Giáo Luật.

7. TÂM LÝ PHÁT TRIỂN

(Từ 5/01/2013 đến 16/03/2013)

Giảng viên: Nt. Maria Nguyễn thị Hồng Quế, ĐaMinh TH.,ThS.tâm lý.

8. GIA ĐÌNH SỐNG BÍ TÍCH THÁNH THỂ và GIAO HÒA

Giảng viên: Lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn, TTMV

(Từ 23/03/2013 đến 25/05/2013)

9. GIA ĐÌNH CẦU NGUYỆN & CẦU NGUYỆN TRONG GIA ĐÌNH

(Từ 1/06/2013 đến 27/07/2013)

Giảng viên: Lm. Gioan Nguyễn Như Yêng.

Kính mời Quý vị xem chi tiết trong file đính kèm hoặc truy cập đường link:

http://www.chuongtrinhchuyende.com/ctcd/client/newsDetail?createDt=20110803103856
 
Văn Hóa
Mẹ về với Chúa
Trương Phú Thứ
14:19 05/08/2011
MẸ VỀ VỚI CHÚA

Sau hơn một năm trên giường bệnh, mẹ tôi đã về với Chúa ở vào tuổi đúng một trăm. Mẹ đã ra đi thanh thản và an bình trong tiếng khóc vật vã của các con, cháu, chắt. Mẹ đã về với Chúa trong hân hoan của một ngày sống lại vĩnh cửu.

Mẹ tôi từ Mỹ về lại ngôi nhà mà mẹ đã xây dựng nên với biết bao kỷ niệm vui buồn. Nhưng đối với luật lệ của những người cầm quyền ở Việt Nam hiện nay thì mẹ tôi ở trong tình trạng “cư trú bất hợp pháp” ngay chính trong ngôi nhà của mẹ. Chúng tôi đã phải tốn phí nhiều công sức và tiền bạc để “hợp pháp hoá” tình trạng cư trú của mẹ tôi. Từ các quan chức ở phường cho đến các ông bà ở sở ngoại kiều, đi đến đâu cũng phải có “bác” đưa đường dẫn lối. Cuối cùng thì chúng tôi cũng có được tờ giấy chứng nhận tình trạng cư trú cho mẹ tôi. Những người cầm quyền ở Việt Nam luôn luôn đề cao đường hướng cải cách hành chánh nhưng khi phải đối mặt với bất cứ việc gì người dân mới thấy những hủ tục rườm rà và vô lý của một hệ thống cai trị bá quyền được tổ chức rất lớp lang và nhịp nhàng chỉ với một mục đích moi móc “bác” từ trong túi của người dân. Thân xác mẹ tôi đã nằm trong áo quan, giữa những vòng hoa muôn sắc và lời kinh nguyện liên lỉ của các hội đoàn, nhưng vẫn có ba ông công an quận đến lớn tiếng hoạnh hoẹ về “yếu tố người nước ngoài” của mẹ tôi. Chúng tôi bận rộn với thân nhân và bằng hữu cùng các lễ nghi tôn giáo. Thôi thì mọi chuyện xin nhờ “bác”, cuối cùng thì cũng xong. Có được tờ giấy chứng nhận cư trú thì mới có được tờ giấy chứng tử để tiến hành tống táng. Nếu không có tờ giấy chứng tử thì cơ sở tống táng sẽ không chấp nhận dịch vụ.

Hiện nay ở Sài Gòn không thể nào có thể tìm được một nghĩa trang để chôn cất. Nếu có được một chỗ chôn cất thì lại nơm nớp lo sợ bị giải toả bất cứ lúc nào với trăm ngàn lý do ích quốc lợi dân. Do vậy đa số chọn hoả thiêu. Ở Mỹ, các cơ sở đảm trách công việc tống táng chỉ hoả thiêu thân xác của người quá cố mà thôi. Nhưng ở Việt Nam thì thiêu cả hòm. Chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, tang gia đến nhận một túi tro và hộp đựng hài cốt. Cơ sở hoả táng Bình Hưng Hoà lúc nào cũng bận rộn. Tiếng kinh nguyện thiết tha của con cái Chúa ở phòng bên này thì phòng bên kia tiếng u trầm của các vị sư Phật giáo tụng niệm cũng sầu não vang lên. Tiếng kèn đồng của những phường kèn tạo nên một thứ âm thanh đỡ trống trải nhưng nhiều khi chẳng có chữ nghĩa nào mà diễn tả cho được. Vui hay buồn? Một bà ở Mỹ xây một ngôi nhà khá bề thế gần nhà mẹ tôi sang phúng viếng. Tang gia không nhận tiền phúng điếu mà các vòng hoa thì không còn chỗ để. Bà hàng xóm này bèn thuê một đội kèn đồng đến “trình diễn” trong một tiếng đồng hồ như là một hình thức phúng điếu. Đội kèn gồm chừng một chục ông, thổi một lúc rồi kèn cầm tay cùng nhau hát nhịp điệu của các bài hát đạo đời lẫn lộn. Những bài hát đời “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…” nghe cũng tạm ổn. Đến lúc các ông ấy hát “ Chỉ còn gần nhau một giây phút thôi. Một giây phút thôi là xa nhau rồi…” thì chẳng biết vui hay buồn nữa.

Thân xác mẹ tôi đã trở về với tro bụi. Hài cốt đã dược gửi vào một thánh đường để mẹ tôi cùng cầu nguyện với mọi người trong các khoá lễ buổi sáng và các giờ kinh nguyện buổi chiều. Nắm tro tàn đã được thả xuống bờ biển Vũng Tầu, ngay chân Đức Mẹ Bãi Dâu. Linh hồn mẹ tôi đang ở bên Chúa, Đấng Tạo Hoá mà suốt đời mẹ tôi thờ lậy mến yêu.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sen
Joseph Ngọc Phạm
21:54 05/08/2011
SEN
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Vươn mình tươi thắm đóa hồng sen
Dẫu chịu bùn tanh chẳng lụy hèn.
(vd)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền