Ngày 01-07-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:09 01/07/2009
ÔNG TRỜI CŨNG CHỊU

N2T


Ngày xưa, có một lần Thiên Chúa bày tiệc khoản đãi tất cả các nhân đức, đức lớn đức nhỏ, đức khiêm tốn, đức dũng cảm.v.v...tất cả đều được mời đến dự.

Tất cả đều tụ tập trên thiên đàng trong một đại sảnh điểm xuyết diễm lệ tuyệt luân, vốn quen biết nhau nên không ai còn xa lạ, lại còn có một vài nhân đức thân thiết với nhau nữa, cho nên khi mới bắt đầu thì đã có bầu khí náo nhiệt.

Đột nhiên, Thiên Chúa phát hiện có hai đức hạnh hình như không quen biết nhau, vả lại khi cùng nhau đối mặt thì có chút không thoải mái, thế là Ngài mỗi tay dắt một đức hạnh, chính thức giới thiệu họ với nhau:

- “Cám Ơn, anh này là Đức Ái; Đức Ái đây là Cám Ơn.”

Nhưng Thiên Chúa mới quay lưng đi thì hai đức hạnh kia cũng lìa nhau. Từ đó có người nói, ngay cả Thiên Chúa cũng đành bó tay đem Cám Ơn đến nơi Đức Ái trú ngụ.

Suy tư:

Con người ta sống ở đời cần phải có tấm lòng, mà tấm lòng này –trước tiên- là cám ơn, nghĩa là vì đức ái mà người khác làm cho mình nhiêu việc thì nên cám ơn, đó chính là tấm lòng biết ơn.

Thế nhưng trên thế gian này có rất nhiều nơi mà cám ơn không cùng đức ái ở chung được với nhau, bởi vì có nhiều người vì tư lợi, vì kiêu ngạo, vì ghen ghét mà không muốn nói lời cám ơn với đức ái, đó là điều đáng buồn trong một xã hội chỉ biết hưởng thụ. Ngay cả có một số những người dâng mình làm tôi tớ Chúa trong chức linh mục, cũng không muốn nói lời cảm ơn với những người giáo dân đã giúp mình làm công tác mục vụ, vì các ngài cho rằng giúp đỡ các linh mục là bổn phận của giáo dân, các ngài quên mất tấm lòng biết ơn với hai chữ cám ơn thì là cách truyền giáo cách hiệu trong thế giới văn minh này.

Biết nói cám ơn sau khi đã nhận ơn –dù ơn lớn hay ơn nhỏ- thì là một đức hạnh đẹp của người biết ơn.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:10 01/07/2009
N2T


27. Tất cả những cái tốt mà con có là Thiên Chúa ban cho, tại sao con lấy cái tôn quý của Thiên Chúa ban cho để khinh dễ người khác. Con nên biết, con được ân điển càng nhiều thì trách nhiệm càng nặng, ngày phán xét càng nghiêm khắc. Nếu con tự mình khoe khoang khinh mạn người khác, thì giống như là khoe trách nhiệm nặng nề của con, nên phán xét nghiêm nhặt; khinh mạn trách nhiệm của người khác ít, nên phán xét cũng nhẹ như vậy.

(Thánh Bernard)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:11 01/07/2009
N2T


160. Sách là nơi mà chúng ta cất giữ tích lủy tất cả khôn ngoan và tri thức.

 
14 điều lớn nhất của cuộc sống
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:40 01/07/2009

14 ĐIỀU LỚN NHẤT CỦA CUỘC SỐNG



1. Kẻ thù lớn nhất của cuộc sống là bản thân mình.

2. Thất bại lớn nhất của cuộc sống là tự cao tự đại.

3. Lừa dối lớn nhất của cuộc sống là bất trí.

4. Đáng buồn nhất của cuộc sống là ghen ghét.

5. Sai lầm lớn nhất của cuộc sống là tự bỏ (chê) mình.

6. Tội lớn nhất của cuộc sống là dối mình dối người.

7. Tính tình tội nghiệp lớn nhất của cuộc sống là tự ti.

8. Cái đáng phục nhất của cuộc sống là tinh thần.

9. Phá sản lớn nhất của cuộc sống là tuyệt vọng.

10. Của cải lớn nhất của cuộc sống là khỏe mạnh.

11. Nợ nần lớn nhất của cuộc sống là nợ tình.

12. Quà tặng lớn nhất của cuộc sống là tha thứ.

13. Cái thiếu lớn nhất của cuộc sống là lòng thương và tài trí.

14. Vui vẻ lớn nhất của cuộc sống là bố thí.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch từ tiếng Hoa.

---------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Trân trọng con người vì phẩm chất của họ
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
18:07 01/07/2009
Chúa Nhật 14 (Mác-cô 6, 1-6)

Tagore (1861-1941) là một đại thi hào của Ấn Độ, đoạt giải Nobel về văn chương năm 1913, có tài làm thơ ngay khi còn nhỏ tuổi.

Lúc còn niên thiếu, thỉnh thoảng Tagore làm một vài bài thơ gửi đăng trên tờ báo do thân phụ của mình đảm trách phần biên tập. Khi thấy những bài thơ gửi đến ký tên con mình, người cha chẳng thèm đọc thơ mà quẳng ngay vào sọt rác vì cho rằng con mình còn nhỏ dại thì biết gì thi ca.

Khi hiểu rõ sự tình, Tagore chép lại những bài thơ mà cậu đã gửi đăng báo, không ký tên thật của mình nữa mà lấy một bút hiệu khác rồi gửi lại cho toà báo.

Lần nầy, thân phụ của Tagore nhận thấy đây là những bài thơ có giá trị và cho đăng ngay lên báo mà không hề hay biết đó là những bài thơ của con trai mình, những bài thơ mà trước đây ông đã quẳng vào sọt rác.

Đúng là: "Bụt nhà không thiêng", hay nói như Chúa Giê-su: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi" (Mc 6, 4).

Ngay cả Chúa Giê-su cũng phải chịu cùng một số phận đó.

Mặc dù danh tiếng Chúa Giê-su đã vang dội nhiều nơi nhờ những lời rao giảng khôn ngoan, nhờ việc chữa lành nhiều người bệnh tật và nhờ những phép lạ Người làm, thế nhưng khi trở về quê quán, những người đồng hương nhìn vào gia thế thanh bần của Chúa Giê-su, nhìn đến anh chị em họ hàng của Người thuộc hàng dân dã, và ngay cả bản thân Người trước đây cũng chỉ là một anh thợ mộc bình dị trong làng, nên họ không còn quý trọng và đặt niềm tin vào Người nữa.

Họ xì xào bàn tán với nhau: "Ông ta không phải là bác thợ, con bà Ma-ri-a, và anh em của các ông Gia-cô-bê, Giô-xết, Giu-đa và Si-môn sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao? Và họ vấp ngã vì Người" (Mc 6,3)

Bấy giờ Chúa Giê-su nêu lên một nhận định có phần chua xót: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi."

Thế là Chúa Giê-su chẳng làm được phép lạ nào tại Na-da-rét (Mc 6, 5) cho người đồng hương. Người rời bỏ quê nhà đi rao giảng nơi khác.

Tiếc thay, vì đánh giá Chúa Giê-su theo lớp vỏ bên ngoài, dân làng Na-da-rét đánh mất dịp may đón nhận những hồng phúc mà Chúa Giê-su ưu ái dành cho họ.

Việc đánh giá Chúa Giê-su dựa vào gia thế, nghề nghiệp mà không dựa vào phẩm chất của Người đã chứng tỏ cho thấy dân thành Na-da-rét đề cao giá trị vật chất mà xem nhẹ giá trị tinh thần.

Có giai thoại kể rằng một người thù ghét chủ tiệm buôn lớn, đã lợi dụng sơ hở của chủ nhân nên lẻn vào cửa tiệm giữa đêm khuya. Y tháo gỡ miếng giấy ghi giá bán của những mặt hàng có giá trị cao, đem dán vào những mặt hàng rẻ mạt, rồi gỡ miếng giấy ghi giá bán những mặt hàng rẻ mạt gắn vào những món hàng quý báu. Thế là các món hàng quý báu bị mất giá nghiêm trọng còn những món hàng rẻ mạt thì được nâng cao giá trị gấp trăm lần. Hành động quái ác nầy khiến khách hàng không thể nhận ra đâu là giá trị đích thực của các món hàng nên đã mua lầm một cách tai hại (ý tưởng của Frère Phong trong cuốn “mắm muối cho bữa ăn hằng ngày”)

Ngày nay, các giá trị của đời sống con người cũng đang bị đảo lộn y hệt như thế, khiến nhiều người đua đòi chạy theo những điều phù phiếm mà rời xa những giá trị tinh thần và văn hoá cao đẹp.

Vì đề cao giá trị vật chất và xem nhẹ giá trị tinh thần nên giới trẻ ngày nay đua đòi ăn mặc hợp thời trang, dù phải mặc những loại y phục thiếu nết na và kỳ quái, và cho rằng có như thế mới khẳng định được giá trị của mình!

Vì đề cao giá trị vật chất và xem nhẹ giá trị tinh thần nên nhiều người sẵn sàng hiến thân làm nô lệ cho tiền bạc, cố tìm cách trở nên giàu sang bằng mọi giá, cho dù phải bán rẻ lương tâm, danh dự và ngay cả thân xác mình!

Vì đề cao giá trị vật chất và xem nhẹ giá trị tinh thần nên người ta đánh giá con người dựa theo số lượng của cải mà người đó sở hữu chứ không dựa vào phẩm chất cao đẹp bên trong.

Trước thực trạng đó, Công Đồng Vaticano II nhắc nhở mọi người: “Giá trị con người không hệ tại những gì người ta sở hữu nhưng tuỳ thuộc phẩm chất của mỗi người"

Nguyện xin Chúa Giê-su giúp chúng ta đừng theo vết dân thành Na-da-rét ngày xưa, đánh giá con người theo hình tướng bên ngoài, nhưng biết tôn trọng con người vì phẩm chất cao quý của họ và vì họ là chi thể của Chúa Giê-su và là hiện thân của Thiên Chúa.

Và xin cho nhân loại hôm nay biết nhận ra đâu là giá trị tinh thần cao quý đáng theo đuổi suốt đời và đâu là điều xa hoa phù phiếm không nên quyến luyến ham mê.
 
Họ khước từ Ngài
Lm Giacôbê Tạ Chúc
18:08 01/07/2009
Nhìn nhận một Đức Giêsu của lịch sử, người ta dễ dàng chấp nhận. Thế nhưng khi đối diện với một Giêsu của niềm tin, con người như rơi vào hòan cảnh lúng túng. Liệu Đức Giêsu thành Nazareth có phải là Đấng Messia không? Não trạng của dân Do Thái ngày xưa cũng chẳng khác gì con người trong thời đại ngày hôm nay. Mãi mãi Ngài vẫn là một ẩn số trong một phương trình hoặc có một nghiệm, nhiều nghiệm hay vô nghiệm. Con người không thể tự sức mình mà khám phá hết về Chúa Giêsu, chỉ khi nào họ biết khiêm nhường và biết nhìn vào cuộc đời của Chúa Giêsu với tâm tình tin tưởng và lắng nghe, lúc đó họ mới có thể biết về Ngài.

Tiên tri Êdêkien sống vào khỏang năm 593-571 trước công nguyên, ông có kinh nghiệm về một dân tộc bội ước quên thề, trong thời lưu đày Babylon, Thiên Chúa sai ông đến với nhà Itrael, đến với một dân tộc ương nghạnh:”Người phán với tôi:”Con người hỡi, Ta sai ngươi đến với nhà It-ra-el, đến với những dân phiến lọan, đã từng dấy lọan chống lại Ta, chúng và cha ông chúng đã từng làm nghịch với Ta, cho đến mãi ngày hôm nay”(Ed 2, 3). Quả là bi đát cho số phận của các Tiên tri, họ luôn phải sống với những con người lọan tặc, và tâm trạng của các Tiên tri là khiếp sợ, vì bị chống đối, bị ruồng bỏ. Chúa Giêsu số phận của Ngài cũng chẳng khác gì với những Tiên tri trong thời cựu ước. Ngài trở về quê hương Nazareth, nơi sinh trưởng của mình. Nhưng lạ lùng thay, dân ở đây không tin vào Ngài. Một cuộc tranh luận xảy ra, Đức Giêsu thành Nazareth là ai? Do đâu mà Ngài có quyền năng trên bệnh tật, thiên nhiên và con người. Các phép lạ xảy ra một cách nhãn tiền. Lý luận mãi cũng không xong, sau cùng người ta quy về thân thế của Ngài:” Ông ta không phải bác thợ, con bà Maria, và anh em của các ông Giacôbê, Giuse, Giuda và Simon sao?”( Mc 6,3). Như thế một cách có chủ ý, người ta phủ nhận một Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, điều này được chứng tỏ khi họ không đón nhận và tin vào Ngài. Chi tiết mà thánh Marcô ghi nhận là Ngài bị xem thường ở chính tại quê hương mình. Dân Do thái ngạc nhiên về những việc làm của Chúa Giêsu, nhưng tiếc thay họ vẫn cứng lòng. Chúa Giêsu cũng biết được điều này khi Ngài thốt lên:”Tiên tri có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính tại quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi”(Mc 6, 4).Thiên Chúa đến với con người, nhưng con người vẫn không đón nhận và tin vào Ngài. Trái đất này là quê hương của Chúa, nhưng khi Chúa đến con người vẫn chối từ Ngài. Ngài là Con Thiên Chúa, nhưng người ta vẫn khăng khăng khẳng định Ngài chỉ là con ông thợ mộc Giuse và Mẹ Maria là Mẹ Ngài.

Thế giới ngày nay cũng có vô số những con người không nhìn nhận Thiên Chúa có chủ quyền trên cuộc đời mình. Từ chỗ khước từ Thiên Chúa, họ cũng phủ nhận anh em mình. Vì không có niềm tin, con người sẵn sàng hành động theo bản năng của mình. Một khi sống và làm việc theo bản năng hạ đẳng con người không còn biết tôn trọng phẩm giá của mình và anh chị em xung quanh. Chúa Giêsu đến để kêu mời nhân lọai cộng tác với Ngài xây dựng một cuộc sống chan hòa tình yêu thương.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tông huấn Caritas in Veritate được ký trước ngày khai mạc thượng đỉnh G-8
Nguyễn Long Thao
02:47 01/07/2009
Tông huấn Caritas in Veritate được ký trước ngày khai mạc thượng đỉnh G-8

ROMA 30 /06/09. Hãng thông tấn AP trích nguồn tin của tờ La Republica xuất bản ở Ý cho biết ĐGH Bênêđictô sẽ ký tông huấn có tựa đề “Bác Ái Trong Sự Thật (Caritas in Veritate – Charity in Truth) ) vào ngày thứ Hai, tức trước ngày họp thượng đỉnh của khối G-8, nhóm họp tại L’Aquila.

Đây là tông huấn thứ ba của triều đại ĐGH Bênêđictô và mặc dù đã được ĐGH ký vào ngày thứ Hai, nhưng Tòa Thánh chưa loan báo ngày chính thức cho phát hành tông huấn. Mới đây ĐGH cho biết tông huấn Bác Ái Trong Sự Thật đề ra những giá trị đạo đức mà người tín hữu phải kiên tâm bảo vệ nhằm đảm bảo sự tự do đích thực và tình đoàn kết. ĐTC cũng nói sự suy thoái kinh tế toàn cầu cho thấy cần phải nghĩ lại những khuôn mẫu tài chánh và kinh tế đã thống trị toàn cầu trong những năm gần đây

Tông huấn thứ ba của ĐTC phân tích những ảnh hưởng tàn phá xã hội do việc theo đuổi những lợi ích thương mại và lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến trách nhiệm xã hội, lương tâm và lòng ngay thẳng. Tông huấn đề nghị sự đồng thuận quốc tế về vấn đề toàn cầu hóa dựa trên nguyên tắc bổ sung và liên kết và dựa trên nhữn giá trị của Bác Ái và Sự Thật.

Đức Thanh Cha khởi sự viết tông huấn này từ hai năm nay nhưng trì hoãn công bố vì muốn cập nhật và suy tư thêm về những khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tờ La Republica cho biết việc phát hành tông huấn sở dĩ bị trì hoãn vì một lý do nữa là vấn đề chuyển dịch sang tiếng Latin. Các vị ở Tòa Thánh gặp phải khó khăn khi chuyển dịch sang tiếng Latin những đặc ngữ kinh tế rất mới như “Giá trị thị trường” Market Value hay Tax Haven. Tax Haven là từ ngữ kinh tế có nghĩa là nhà đầu tư ngoại quốc tìm cách giảm thuế hay tránh thuế tại một quốc gia mà họ bỏ vốn đầu tư kiếm lợi nhuận.

Tưởng cũng nên nhắc lại trong 4 năm ĐGH Bênêđictô viết 3 tông huấn. Tông huấn thứ nhất có tên là Deus Caritas Est: Chúa là Tình Yêu công bố năm 2006. Tông huấn thứ hai Spe Salvi: Được Cứu Độ Nhờ Hy Vọng công bố năm 2007. Tông huấn thứ ba: Caritas in Veritate: Bác Ái Trong Sự Thật công bố năm 2009.
 
Mặt trận chống văn hóa sự chết
Vũ Văn An
06:20 01/07/2009
Tuần này, dồn dập có nhiều tin tức liên quan tới mặt trận chống văn hóa sự chết, phò văn hóa sự sống. Nhiều tiếng nói quan trọng đang gióng lên chống lại những tấn công và cám dỗ của nền văn hóa sự chết vừa lộ liễu vừa dấu ẩn.

Đức Hồng Y O'Malley rút ra khỏi một hùn hạp vì vấn đề phá thai

Bản tin của hãng CNA ngày 27 tháng Sáu vừa qua cho hay sau nhiều tuần thảo luận về vấn đề đạo đức học, Tổng Giáo Phận Boston của Hoa Kỳ, vào hôm Thứ Sáu, đã loan báo rằng cơ quan Caritas Christi Healthcare do Giáo Hội yểm trợ đã rút ra khỏi việc hùn hạp với cơ quan bảo hiểm y tế CeltiCare Health Plan. Tổng Giáo Phận giải thích rằng không thể có hợp tác hùn hạp giữa một tổ chức y tế trực thuộc tổng giáo phận với một cơ quan bảo hiểm y tế chấp nhận cung cấp các dịch vụ phá thai và ngừa thai.

Việc hợp doanh này đáng lẽ sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng Bẩy, nhưng theo lời người phát ngôn của công ty CeltiCare, “bắt đầu từ hôm nay, Caritas đã rút lại tư cách sở hữu của họ trong CeltiCare Health Plan of Massachusetts”. Đức Hồng Y Sean P. O'Malley, trong một bản tuyên bố, đã nói rằng: “Tôi rất vui khi Caritas Christi có khả năng đạt được thành quả này. Trong suốt diễn trình này, mục tiêu duy nhất của chúng ta là chu cấp nhu cầu cho người nghèo và người ít được phục vụ mà vẫn trung thành với giáo huấn luân lý Công Giáo một cách đầy đủ và hoàn toàn. Khi rút lui khỏi việc hợp doanh này và vẫn tiếp tục phục vụ người nghèo trong vai trò người chu cấp trong tổ chức Connector cũng như luôn luôn tuân thủ giáo huấn luân lý Công Giáo, họ đã có thể thăng tiến sứ mệnh có phê phán của ngành chăm sóc sức khỏe Công Giáo”.

Việc bảo vệ sự sống và phẩm giá con người đòi hỏi các định chế Công Giáo không bao giờ được góp phần vào các thủ tục bất nhất với giáo huấn luân lý Công Giáo, như phá thai và triệt sản chẳng hạn. Những thủ tục ấy và những thủ tục tương tự đã bị cấm bởi tập Các Chỉ Dẫn Đạo Đức Và Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Ethical and Religious Directives of the United States Conference of Catholic Bishops).

Quyết định rút chân ra khỏi hợp doanh trên chỉ có sau một cuộc phân tích sâu rộng của Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Toàn Quốc (NCBC) theo lời yêu cầu của Đức Hồng Y.

Đức Hồng Y O’Malley cho hay: mục tiêu của việc duyệt xét trên là để bảo đảm rằng cơ quan Caritas Christi chỉ phục vụ người nghèo trong một kế hoạch nào đó của Connector hoàn toàn phù hợp với giáo huấn luân lý Công Giáo mà thôi.

Chủ tịch American Life League là Judie Brown ca ngợi quyết định trên. Bà nói rằng: “Chúng tôi hết lòng cám ơn Đức Hồng Y O’Malley về lòng can đảm, tài lãnh đạo và quan tâm mục vụ của ngài đối với sức khoẻ và phúc lợi của các chi thể trẻ tuổi nhất trong tổng giáo phận của ngài. Ngài đã nêu một tấm gương đẹp đẽ về lòng tận tụy và bác ái đối với những người nghèo nhất trong những người nhèo, tức các trẻ chưa sinh ra đời”.

Bà Brown nói thêm: “Việc Đức Hồng Y O’Malley tái khẳng định Đức Tin, khi rất dễ thỏa hiệp nó, là một dấu chỉ cho thấy sinh lực của người Công Giáo Hoa Kỳ trong cam kết đối với sự sống và nhân vị con người… American Life League và các người ủng hộ chúng tôi xin khiêm tốn đứng chung hàng ngũ với Đức Hồng Y O’Malley như một dấu chỉ đối kháng đối với văn hóa sự chết”.

Thiếu khôn ngoan, bị hiểu lầm phò phá thai

Trong khi đó, một cơ quan Công Giáo Canada bị chỉ trích là thiếu khôn ngoan, nên đã bị hiểu lầm là phò phá thai. Hãng CNA ngày 30 tháng Sáu loan tin: Tổ Chức Phát Triển Và Hoà Bình của Công Giáo Canada (CCODP) bị tố cáo phân phối ngân quĩ cho năm tổ chức từng hỗ trợ cho việc hợp pháp hóa phá thai và phân phối thuốc ngừa thai tại Mễ Tây Cơ.

Ủy Ban Điều Tra của Hội Đồng Giám Mục Canada (CCCB) sau khi qua Mễ Tây Cơ trở về, đã bác bỏ lời tố cáo trên. Tuy nhiên, ủy ban này cho hay năm tổ chức liên hệ đã thiếu khôn ngoan khi ký vào phúc trình của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Mễ Tây Cơ, trong đó có những xu hướng không phù hợp với giáo huấn Công Giáo. Theo ủy ban này, phúc trình của Liên Hiệp Quốc do 50 tổ chức của Mễ Tây Cơ đóng góp, nhưng 50 tổ chức này lại không có chung cùng một quan điểm, họ cũng không biết gì tới khuynh hướng của nhau nữa, do đó, khi nói tới quyền phá thai không hẳn đó là chủ trương của tất cả 50 tổ chức kia.

Ủy ban khuyên cơ quan CCODP nên thận trọng hơn bằng cách yêu cầu cung cấp nhiều tư liệu và tham khảo rộng rãi với hội đồng giám mục sở tại cũng như tại các quốc gia nhận giúp đỡ. Ủy ban cũng khuyến cáo cơ quan này nên nắm vững hơn nữa giáo huấn xã hội của Giáo Hội.

Chống bán thả dàn thuốc viên buổi sáng hôm sau cho vị thành niên

Cũng bản tin ngày 30 tháng Sáu của CNA cho hay Qũy Liên Minh Bảo Vệ (The Alliance Defense Fund, viết tắt là ADF) đã nhân danh ba tổ chức Các Phụ Nữ Quan Tâm Cho Hoa Kỳ (Concerned Women for America), Hiệp Hội Y Khoa Và Nha Khoa Kitô Giáo (Christian Medical and Dental Association) và Hội Dược Sĩ Kitô Giáo Quốc Tế đệ nạp một kiến nghị chống lại lệnh toà án cho phép bán thuốc viên ngừa thai “buổi sáng hôm sau” cho vị thành niên 17 tuổi mà không cần có toa bác sĩ. Nhóm này cho rằng lệnh trên của tòa bất chấp quyền của cha mẹ và sự an toàn của các vị thành niên.

Ngày 23 tháng Ba vừa qua, tòa liên bang đã ra lệnh cho thuốc viên Levonorgestrel, cũng có tên là thuốc viên buổi sáng hôm sau hay “Kế Hoạch B”, được bán cho các thiếu nữ 17 tuổi trở lên mà không cần có toa bác sĩ. Thuốc viên này ngăn cản việc có thai khi dùng trong khoảng 24 giờ sau giao hợp tính dục.

Nhiều bác sĩ tin rằng thuốc viên này nhằm phá các bào thai vừa được tượng thai bằng cách ngăn cản không cho chúng bám vào thành tử cung. Matt Bowman, Cố Vấn Luật của ADF, nhận định rằng: “Mạng sống và sức khỏe của phụ nữ, nhất là các vị thành niên, quan trọng hơn nghị trình chính trị của các nhóm tranh đấu phò phá thai. Các vị thành niên là những người khó lòng nhất có thể có được các quyết định sáng suốt về sự sống hay cái chết của một đứa con, ngay đối với sự an toàn của họ cũng thế. Quả là dối trá khi cho rằng việc bán thuốc viên này tại quầy sẽ gia tăng sự an toàn cho phụ nữ, gồm cả vị thành niên”.

Bowman cho rằng các tổ chức đang tìm cách ngăn chặn lệnh toà này đại biểu cho hàng ngàn các nhân viên y tế chịu ảnh hưởng bởi lệnh quái gở ấy và mạnh mẽ tin rằng lệnh ấy sẽ tước khỏi cha mẹ và các bác sĩ quyền được chăm sóc trẻ vị thành niên của họ. Bởi vì theo Bowman, như thế làm sao các bác sĩ kiểm nghiệm được các nguy cơ mắc các chứng bệnh do việc làm tình lây lan ra cũng như nhiều tình trạng y tế tồi tệ khác.

Obama và ngân sách phò phá thai của Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn

Tin CNA ngày 30 tháng Sáu cho hay: Tổng Thống Obama đã chấp thuận các đề nghị trong ngân sách dự trù cho tài khóa 2010 của Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Ngân sách này đã bãi bỏ nhiều hạn chế trong việc sử dụng ngân khoản thuế khóa cho việc phá thai, một thay đổi khiến nhiều nhóm phò sự sống trên khắp nước Mỹ lên tiếng kết án.

Không giống các tiểu bang và lãnh thổ Mỹ khác, ngân sách của Quận Columbia phải được Tổng Thống và Quốc Hội duyệt và sửa đổi trước khi được chấp thuận. Trong các đề nghị của mình, chính phủ Obama đã hủy bỏ “tu chính án Dornan”, được thông qua năm 1988 nhằm ngăn chặn việc dùng tiền đóng thuế của Liên Bang cũng như của Quận để tài trợ các vụ phá thai tại Quận Columbia, ngoại trừ trong trường hợp bị hiếp dâm hay sự sống của người mẹ bị đe dọa nếu tiếp tục mang thai.

Với các thay đổi của chính phủ Obama, sự ngăn cấm chỉ áp dụng đối với tiền thuế của liên bang, và các trường hợp trừ được tăng lên rất nhiều, bao gồm bất cứ trường hợp nào trong đó người đàn bà bị bất ổn thể lý, bị thương thể lý hay bệnh thể lý, gồm luôn các điều kiện thể lý đe dọa mạng sống người mẹ.

Các thay đổi trên khiến các nhóm phò sự sống phải bày tỏ quan tâm. Marjorie Dennenfelser, Chủ Tịch Danh Sách Susan B. Anthony, một mạng lưới chuyên hỗ trợ các phụ nữ phò sự sống trong diễn trình chính trị, nhận định rằng: Tu Chính Án Dornan là một chính sách đầy lương tri, cần phải được Quốc Hội duy trì. Trong một cuộc họp báo tuần vừa rồi, Dennenfelser đã cùng Nhóm Phụ Nữ Phò Sự Sống của Hạ Nghị Viện (House Pro-Life Women’s Caucus) lên tiếng chống lại các thay đổi trên. Bà nói: các phụ nữ đang đương đầu với các vụ mang thai ngoài ý muốn đáng được huởng các giải pháp lấy người đàn bà làm trọng tâm biết giúp cả mẹ lẫn con, chứ không phải là phá thai theo yêu cầu, là giải pháp đặt mẹ chống lại con trong những hoàn cảnh đáng thương nhất”.

Bà nói tiếp: “Chúng ta sẽ không giảm thiểu được con số phá thai bao lâu ta còn trợ cấp và cổ động việc phá thai ấy bằng phí tổn của người chịu thuế. Lời hứa hẹn của Chính Phủ Obama sẽ tìm cách giảm thiểu con số phá thai nghe ra khá trống rỗng trong một môi trường như thế”.

Ủy Ban Quyền Sống Toàn Quốc (NRLC), một tổ chức phò sự sống lớn nhất trong cả nước, trong một bản tuyên bố, đã gọi đường lối trên là một “mưu đồ chính trị bất lương”. Douglas Johnson, giám đốc luật pháp của NRLC nhận định: “Tổng Thống Obama đang theo đuổi một chiến thuật từng bước từng bước mở rộng đường vào phá thai, và bước hôm nay là thúc giục Quốc Hội cho phép việc cấp ngân khoản cho việc phá thai theo yêu cầu tại thủ đô cả nước… Nếu Quốc Hội bước theo đề nghị của Obama, kết quả đoán trước sẽ là việc dùng tiền đóng thuế để tài trợ cho hàng ngàn vụ phá thai có chọn lựa mỗi năm, trong đó có khoảng 1,000 vụ mỗi năm đáng lẽ đã không xẩy ra”. Johnson dựa vào các nghiên cứu gần đây cho thấy các chính sách ngăn cản việc tài trợ phá thai mỗi năm đã tránh được ít nhất một phần ba các vụ phá thai.

Christa Lopiccolo, giám đốc các vấn đề về sự sống của Tổng Giáo Phận Hoa Thịnh Đốn, cũng lên tiếng trước các tin trên mà cho rằng: “Hơn 40% tất cả các vụ thai nghén ở Quận Columbia hiện đã chấm dứt vì phá thai. Thực thế, Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn hiện có tỷ lệ phá thai cao nhất nước”.

Lopiccolo tin rằng việc gia tăng tài trợ chắc chắn sẽ làm con số phá thai tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn gia tăng hơn nữa. Bà còn cho rằng thay vì phá thai thêm, các phụ nữ ở đây cần có được các dịch vụ giúp họ chăm sóc tốt hơn cuộc sống của con cái họ. Căn cứ vào các cuộc thăm dò toàn quốc gần đây cho thấy đa số người chịu thuế tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn chống đối phá thai, Lepiccolo nói rằng: “quả là vô ý thức khi dùng ngân khoản của người chịu thuế để hủy diệt sự sống vô tội của con người”.

Dù Obama vốn huyênh hoang cho rằng mình luôn tìm kiếm “cơ sở chung” cho vấn đề phá thai, các nhóm phò sự sống tỏ ý quan tâm rằng gia tăng các trường hợp trừ thể lý không có tính đe dọa đến mạng sống vốn đã rộng rãi bằng cách tài trợ thêm cho việc phá thai sẽ tạo ra một đường dốc trơn tuột vế phía đối nghịch.
 
Iraq chứng kiến quân đội Hoa Kỳ rút quân trong hy vọng và lo ngại
Nguyễn Hoàng Thương
15:07 01/07/2009
Iraq chứng kiến quân đội Hoa Kỳ rút quân trong hy vọng và lo ngại

Baghdad (AsiaNews) - Hy vọng và lo ngại. Đó là những gì Iraq đang phải trải qua khi Hoa Kỳ rút quân khỏi các thành phố, sáu năm sau cuộc xung đột làm cho Saddam Hussein sụp đổ và một cuộc nội chiến đẫm máu. Hy vọng rằng người dân Iraq có thể "xây dựng một tương lai nhân danh hòa giải dân tộc". Những âu lo vẫn còn đó về tình hình hiện nay, mang đặc điểm của "những phân hóa về sắc tộc và tôn giáo" cùng với "những ảnh hưởng tiêu cực của các thế lực bên ngoài đối với đất nước này". Trong số đó, có lực lượng quá khích của al Qaeda hoặc của Iran lân cận, vốn mang dấu hiệu của khủng hoảng chính trị sâu sắc và tranh giành quyền lực nội bộ.

Hôm 30/06, Hoa Kỳ bắt đầu chính thức rút khỏi Iraq, và việc rút quân này sẽ hoàn tất vào cuối năm 2011. Để hiểu được tinh thần của việc rút quân của Hoa Kỳ mà người dân đang được chứng kiến, Đức Cha Louis Sako, Tổng Giám Mục Công Giáo nghi lễ Canđê của Kirkuk ở miền Bắc và Đức Cha Sleimon Warduni, Giám Mục Phụ tá của Baghdad đã đưa ra lời kêu gọi tới Tin Tức Á Châu.

Đức Tổng Giám Mục Sako cho hay: "Người dân đang lo lắng và e sợ về tương lai. Hôm qua, các gia đình Kitô giáo đã không đưa con cái của họ đến học các lớp giáo lý rước lễ, và trong những ngày tới cũng thế. Họ chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra, họ có ít niềm tin". Đức Tổng Giám Mục của Kirkuk nhắc lại các cuộc tấn công trong những ngày gần đây đã gây ra hàng chục người bị thương, và thúc giục nhà chức trách Iraq đối phó với tình hình "bằng quyền lực" và "trách nhiệm" trong quá trình chuyển giao quyền chỉ huy.

Đức Cha Shlemon Warduni, Giám mục Phụ tác của Baghdad cho biết bầu khí "tràn trề hy vọng" trên đường phố của thủ đô, nơi họ đang cử hành việc rút quân bằng pháo sáng. Ngài cho hay: "Hy vọng cho một kỷ nguyên mới của hòa giải dân tộc và hợp tác tốt đẹp vì toàn thể quốc gia, chứ không vì lợi ích cá nhân". Ngài cũng xác nhận một cảm giác "sợ hãi", nhưng nói thêm là "hy vọng người Iraq có thể duy trì hòa bình của mình".

Những đe dọa bên trong và bên ngoài vẫn còn và là trở ngại chính cho con đường dẫn đến hòa bình. Đức Cha Sako cho hay: "Người dân trông đợi sự hòa giải giữa các bè phái chính trị, sự ổn định, các dự án xây dựng, cơ sở hạ tầng và những người tị nạn quay trở về". Đức Cha "chắc chắn" rằng chính phủ sẽ phải làm việc để "ổn định tình hình", nhưng không chắc rằng mục tiêu sẽ đạt được. Ngài nói "Tôi e ngại những ảnh hưởng tiêu cực của các quốc gia lân cận. Quân đội của chính Iraq không thể nào bảo vệ trật tự. Điều này là do sự pha trộn bởi những chia rẽ sắc tộc ngày càng trầm trọng trong những năm qua vốn mang lại sự chia rẽ sâu sắc giữa những người Sunni, Shiite, Ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Kurd, và thậm chí giữa bản thân những người Kitô".

Những ưu tư này được Đức Giám Mục phụ tá Baghdad chia sẻ về "những người đang là gánh nặng và trở ngại rất lớn cho con đường hướng đến hòa bình" bởi vì "họ không muốn nó". "Chúng tôi hy vọng rằng bản thân người dân Iraq nhận thức được giá trị của đoàn kết và gạt sang một bên những người muốn điều xấu và hỗn loạn. Chúng tôi muốn Iraq quản trị chính mình bằng sức mạnh, chính trị, kinh tế và quân sự của chính bản thân mình. Tuy nhiên, những quyền lợi bên ngoài đang tìm cách kích động chia rẽ".

Rạn vỡ là đặc điểm của cộng đoàn Kitô giáo, chia làm các phe cánh và đảng phái chính trị: "Chúng ta phải làm gương cho những người khác và tham gia vào việc tái thiết đất nước bằng dấu hiệu của sự đoàn kết và tôn trọng".

Theo nguồn tin của Tin Tức Á Châu ở Mosul mô tả thì tình hình "căng thẳng và lo âu" trên các đường phố. Hiện vẫn còn "những chia rẽ giữa người Sunni và người Kurd", những người không muốn "bỏ toàn bộ phần lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của họ qua dân quân Peshmerga". Những người Sunni, những người chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua, đang tìm cách lấy lại quyền kiểm soát khu vực và "sự ra đi của quân Mỹ có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng".

Tại Baghdad, một ký giả giấu tên cho hay: "Quân đội Iraq chưa sẵn sàng để gánh vác trách nhiệm về an ninh quốc gia". Những lý do được đưa ra là: quân đội thiếu "cả về trang bị" lẫn "về tâm lý", bởi vì "họ đã mất đi những động lực để hy sinh cuộc sống của họ trong việc bảo vệ đất nước".

Chủ nghĩa dân tộc và tinh thần dân tộc đang suy sụp rõ nét. Nguồn tin nêu lên khả năng của "kế hoạch Mỹ", theo đó "Hoa Kỳ biết rằng quan đội Iraq chưa sẵn sàng để kiểm soát đất nước, nhưng cũng quyết định rút quân, để rồi sau đó xác nhận rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ là điều cần thiết cho an ninh. Hoa Kỳ dự định trở lại vào một ngày sau đó, đàm phán một thỏa thuận mới".
 
Tìm thấy hài cốt và di ảnh của thánh Phaolô Tông Đồ
Nguyễn Long Thao
17:19 01/07/2009
Vương cung thánh đường thánh Phaolô Ngoại Thành
ROME 2906/09– Vào hôm Chúa Nhật 28 tháng 6 năm 2009, trước ngày lễ kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho biết hài cốt có niên đại vào thế kỷ thứ nhất hay thứ hai tìm thấy trong ngôi mộ dưới hầm Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành là di hài của thánh Phaolô Tông Đồ.

Tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành ở Roma, ĐTC tuyên bố: “Điều này có lẽ xác nhận việc từ lâu người ta chấp nhận và không tranh cãi những chứng tích này là hài cốt của thánh Phaolô Tông Đồ.”

Hai thánh Phêrô và Phaolô được tất các tín hữu Kitô Giáo tôn kính như là những nhà truyền giáo vĩ đại nhất thời Giáo Hội sơ khai. Sau khi Saulô trở lại đạo và nhận tên là Phaolô, vị tông đồ người Do Thái có quốc tich La Mã đã đem tin mừng đến các người Hy Lạp và La Mã. Do vậy, Ngài còn được vinh danh là Tông Đồ Dân Ngoại. Hai thánh Phêrô và Phaolô đều tử vì đạo vào năm 65 dưới thời hoàng đế Neron cai trị đế quốc La Mã, từng khét tiếng là người giết hại nhiều người Kitô Giáo.

Người Kitô Giáo thường tin rằng hai thánh Phêrô và Phaolô được chôn chung với nhau trong hầm ở Via Appia. Rồi khi Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành được xây xong vào thế kỷ thứ Tư để vinh danh vị Tông Đồ Dân Ngoại thì hài cốt thánh Phaolô được di chuyển và an vị dưới chân bàn thờ chính ở đây cho đến ngày nay.

Vào năm 2006, được phép của ĐGH, các nhà khảo cổ của Toà Thanh đã khai mở nấm mộ để khảo sát bên trong. Các nhà khảo cổ tìm thấy miếng vải len màu tím, một miếng vải màu xanh, những hạt nhỏ hương thơm màu đỏ và quan trọng nhất các hài cốt mà các nhà khoa học khảo cổ áp dụng phương pháp khảo sát Carbon 14 xác nhận đó là hài cốt của người sống vào thế kỷ thứ nhất hay thứ hai.

Di ảnh xưa nhất của thánh Phaolô
Đồng thời với việc khám phá ra hài cốt của thánh Phaolô, các nhà khảo của Tòa Thánh cũng tìm ra được hình chân dung thánh Phaolô. Đây là bức hình vẽ trên tường ở dưới hang ở Roma để chôn người Công Giáo chết thời Giáo Hội sơ khai mà đặc ngữ Công Giáo gọi là “hang tọai đạo” (catacomb) có niên đại vào thế kỷ thứ Tư.

Tờ Osservatore Romano của Tòa Thánh đã đăng bức hình vẽ này trong số báo phát hành vào ngày Chúa Nhật vừa qua. Theo các chuyên gia trong Ủy Ban Giáo Hoàng Khảo Cổ Thánh thì bức hình thánh Phaolô đã được tìm thấy vào ngày 19 tháng 6 vừa qua trên bức tường của hang toại đạo ở Santa Tecla. Theo tờ báo đây là bức hình cổ xưa nhất của thánh Phaolô

Hiện nay tại Roma, người ta được biết có khoảng 40 hang toại đạo dành để chôn những người Công Giáo thời Giáo Hội sơ khai. Tất cả những hang này đều do Uỷ Ban Khảo Cổ Thánh của Vatican quản nhiệm.
 
Top Stories
For Christians, Vietnam war rages
Scott Johnson
01:53 01/07/2009
Vietnam's "hidden" war on Christianity just rumbles along, and on March 13, the communist authorities demolished one of the first Christian churches built in Vietnam's Central Highlands. While religious persecution is nothing new to Vietnam, the significance of this demolition is particularly symbolic because the church was more than a historical landmark. The large stone Church at Buon Ma Thuot for the last 34 years had been deliberately closed by Vietnam's security police, and yet, all those years, the church remained a powerful symbol to the local indigenous Christians.

Unfortunately, the church was also an unwelcome reminder for the communists who had murdered a number of Christian missionaries near the grounds in 1968, and a reminder of the very movement the government is trying to eliminate. This movement, so hated by Hanoi, is nothing other than "independent" Christian house churches.

Thus, in the dead of night, with security forces keeping watch, heavy machinery came and brought the historic church toppling down. Word of this spread, and in mourning the loss on May 1, some 90,000 Degar Montagnards from 375 villages stopped everything and prayed for three days and nights. Security forces responded by making dozens of arrests of these tribal Christians, threatening them to cease their religious activities.

This repression against Christians in Vietnam is decades old, and it was in 2004 that the U.S. State Department first added Vietnam to the "Country of Particular Concern" (CPC) designation, the official "watch list" of nations that commit serious religious persecution. Potentially, CPC designation involves sanctions being imposed on such countries. However, after negotiations with Hanoi, the CPC designation was removed as the communist authorities "promised" to undertake religious reforms, including stopping forced renunciations of faith, an actual policy directed against tribal Christians.

Today, however, the question remains whether Vietnam ever intended to honor such reforms and whether the State Department conveniently accepted Hanoi's dubious promises in order to gain trade, military and diplomatic relations. If the State Department did so, it is clear the Degar Montagnards - who were America's loyal allies during the Vietnam War - have been relegated to little or no importance. U.S. Ambassador to Vietnam Michael W. Michalak recently rejected calls by the U.S. Commission on International Religious Freedom (USCIRF) to put Vietnam back on the CPC watch list. He cited that there was not enough evidence of religious persecution.

Yet we know the European Parliament confirmed a Degar Montagnard woman named "Puih Hbat" was arrested in April 2008 for leading prayer services in her house. Not only did the Europeans confirm that this woman had been sentenced to five years imprisonment for this "crime," but also that this very information had been given to them by U.S. Embassy officials. "Puih Hbat" is a 42-year-old mother of five children, and her family fears that she may have been killed in custody.

It wouldn't be the first Degar Montagnard killed by Vietnam's security forces, and it wouldn't be the first such killing acknowledged by the State Department. In fact, the State Department has confirmed the killings of Degar Montagnards such as "Y Ngo Adrong" in 2006 and "Y Ben Hdok" in 2008. They also reported that killings of tribal Christians by Vietnam's security forces on Easter 2004 reached casualty figures at least in "double digit figures."

If the imprisonment of "Puih Hbat" and the above killings are not evidence of persecution, what then of the hundreds of confirmed Degar Montagnards now rotting in Vietnam's jails? Human Rights Watch, Amnesty International and the USCIRF all report that hundreds of Montagnards are currently imprisoned under Vietnam's authoritarian laws. These laws are vaguely defined as crimes of "undermining state unity," which, in reality, means the Degar Montagnards were imprisoned for crimes relating to religious freedom and free speech.

The evidence today suggests that not only is religious persecution continuing in Vietnam, but also that Hanoi has merely changed tactics in persecuting Christians. Since being dropped from the CPC designation in 2006, hundreds - if not thousands - of Degar Christians have been arrested, beaten and threatened in what appears a policy to repress the house churches from expanding membership. It is estimated that during the past decade, Protestant congregations have grown 600 percent in Vietnam, a statistic that has greatly alarmed communist officials.

Today, "forced renunciations" have been replaced by control mechanisms - namely, torture, beatings, imprisonment and killings. Instead of forcing Christians to renounce their faith, Vietnamese authorities force Degar Montagnards to join "government- approved" churches, such as the Evangelical Church of Vietnam - South (ECVN-S), where Christians can be watched, controlled and, if need be, arrested and imprisoned like "Puih Hbat." In other words, "You can be a Christian, but you must be ourChristian. "

Persecution is nothing new to the Degar Montagnards, and when the Vietnam War ended, the communists unleashed a brutal revenge against them that reads like a blueprint for ethnic cleansing. It started with the execution and imprisonment of their leaders and pastors. The Degar Montagnards were also subjected to forced relocations and driven off their ancestral lands. Today, they have been pushed into a life of poverty, and their once-great forests virtually clear-felled by logging companies. In the words of Human Rights Watch, "The Montagnards have been repressed for decades."

The Vietnam War saw an estimated 40,000 Degar Montagnards serving with American forces at any one time, and by the end of the conflict, some 200,000 of these people, a quarter of their population, had perished. The late Ed Sprague, former U.S. Special Forces soldier and Foreign Service officer, who served with the Montagnards for seven years, summed up their role stating, "There was a dual love - we loved them and they loved us, and they saved a lot of American lives."

In Washington today, however, the Degar Montagnards have been conveniently forgotten. The historical role they played in the Vietnam War, their sacrifice and their loyalty to the United States are practically unheard of. Only a few members of Congress have ever raised their issue, and the Obama administration seems about as interested today in hearing about Degar Montagnards as the communists are in Hanoi.

On June 8, the United States and Vietnam held a joint "Political, Security and Defense Dialogue," and Acting Assistant Secretary of State for Political-Military Affairs Greg Delawie stated, "The Obama administration has placed a strong emphasis on engaging with and listening to our partners in the region."

Of course, there was no mention of America's former allies, the Degar Montagnards.

Scott Johnson is a lawyer, writer and human rights activist. He co-writes the Powerline.com blog.

(Source: http://www.washingtontimes.com/ news/2009/ jun/26/for- christiansvietna m-war-rages- will-obama- aid-ail/ )
 
Redemptorist priest accused of “counter-revolution”
J.B. An Dang
03:59 01/07/2009
State-owned media report that Vietnamese authorities now have enough evidence to accuse a Redemptorist priest of counter-revolution, and of damaging national unity and the development of the country.

On Tuesday June 30, the People's Public Security Newspaper and other state-run media outlet reported that Fr. Joseph Le Quang Uy had “bent his head admitting that he had commit crimes against people and the government.”

The newspaper, run by Vietnamese police force, went on stating that the day before “at the headquarter of the Customs at Tan Son Nhat airport, Mr. Le Quang Uy signed a statement admitting that had committed offenses against the law.”

According to the paper, Fr. Joseph Le had violated the Publishing Law as customs at Tan Son Nhat airport discovered in his laptop a lot of documents and emails with “bad contents” that could damage national unity and the development of the country, distort Vietnam history, and the socio-economic policies of the government.

Since February, state-owned media have repeatedly accused Fr. Joseph Le of “conducting propaganda against the state” and “plotting to overthrow the communist regime” calling for "immediate and severe punishment." Under Article 88 of the Penal Code, if convicted, he faces a three- to twenty-year prison sentence including the death penalty.

Fr. Joseph Le Quang Uy, a pro-life hero, and an outspoken critic of recent bauxite-extraction in the Central Highlands, was detained at Tan Son Nhat airport on Saturday June, 6 as he was returning home from his pastoral trip abroad. His luggage had been searched meticulously and his laptop was confiscated by the airport security and customs agents. The priest was later released with a citation that required him to come to the Office of Cultural Inspection for follow-up meetings.

Responding to the charges, Fr. Joseph Le denied all accusations against him stating that police had altered and distorted the statement he signed on June 29 at Tan Son Nhat airport. On his account of the story, Fr. Joseph Le stated that most documents on his laptop were his sermons. A few of them were articles reflecting his opposition to bauxite-extraction in the Central Highlands of Vietnam. However, “as they still had been drafts on my own laptop, they could not violate Publishing Law”, said Fr. Joseph Le defending his peaceful exercise of his right to freedom of expression.

The Vietnamese authorities have recently arrested at least 30 dissidents, including a number of prominent lawyers, in an attempt to stifle freedom of expression and association.

There is growing concern over the imminent crackdown against the Redemptorists in Vietnam who have repeatedly struggled for the requisition of Church properties and petitioned the government not to proceed with the project to mine the bauxite in the Central High Plains, which would cause irreversible damage to the environment and to the local people, many of whom belong to ethnic minorities.
 
Be faithful witnesses to Christ amidst trials, Pope tells Vietnamese bishops
Catholic News Agency
08:18 01/07/2009
Imprimir Incrementar tamaño de fuente Disminuir tamaño de fuente

Vatican City, Jun 30, 2009 / 04:29 pm (CNA).- Pope Benedict XVI received bishops on Saturday from the Episcopal Conference of Vietnam who have just completed their "ad limina" visit, during which bishops report to the Pope on the status of their dioceses. In speaking to them, the Holy Father called on them to be faithful witnesses to Christ, despite the resistance they encounter.

The Pope addressed the prelates, calling to mind Cardinal Paul Joseph Phan Dinh Tung, the former archbishop of Hanoi who died in February. He also expressed his hope that "the example of sanctity, humility and simplicity of life of the great pastors of your country may stimulate you in your pastoral ministry at the service of the Vietnamese people, to whom goes my profound esteem."

Benedict then spoke about the Year for Priests, saying that "in order to be reliable guides who conform to the heart of God and the teaching of the Church, priests must develop an interior life and tend towards sanctity, like the humble Cure of Ars."

The Pope reminded the bishops that in their pastoral letter last year, they “dedicated particular attention to the lay faithful, highlighting the role of their vocation in the family." With this in mind, the Holy Father instructed them to "pay particular attention to their correct formation, promoting their life of faith.. . that they may effectively serve the Church and society."

The Holy Father went on to urge the bishops to help internally displaced youth. He recommended increasing “collaboration between the dioceses of origin of the young people and the dioceses of destination” as a way to provide them with “ethical advice and practical guidance."

Noting that 2010 will mark the 50th anniversary of the creation of the episcopal hierarchy in Vietnam, the Pope said, "On this occasion the People of God are invited to give thanks for the gift of faith in Jesus Christ. This gift has been generously accepted, lived and witnessed by many martyrs who wished to proclaim the truth and universality of faith in God."

The Church in Vietnam has frequently clashed with the Communist government over the last several years, mostly concerning the return of Church properties seized by the government in 1954.

Pope Benedict addressed these confrontations by telling the bishops, "Healthy collaboration between the Church and the political community is possible.” “The Church does not seek to substitute government, rather her only desire, through a spirit of dialogue and respectful collaboration, is to participate in life of the nation, at the service of all people."

Bearing in mind that Vietnam is home to Buddhists, Catholics, and native religions, the Holy Father closed his audience with the Vietnamese bishops by emphasizing that religions "are not a danger for the unity of the nation, because their goal is to help people to sanctity and, through their institutions, wish to place themselves generously and disinterestedly at the service of others."
 
INDONESIE: A Java-Est, affirmant craindre une intention prosélyte, des musulmans stoppent la construction d’un centre catholique pour enfants handicapés
Eglises d'Asie
16:47 01/07/2009
Le 19 juin dernier, le maire de Batu, ville située dans la province de Java-Est, a annulé un permis de construire précédemment accordé par ses services au profit d’un centre catholique pour enfants handicapés. La veille, un millier de musulmans s’étaient rassemblés à l’appel d’une dizaine d’organisations islamiques pour manifester sous les fenêtres de l’hôtel de ville de Malang, affirmant que le centre en question cachait une intention prosélyte de la part des chrétiens.

A Malang, la deuxième plus importante ville de Java-Est, avec 1,5 million d’habitants, le vicaire général du diocèse catholique de Malang, le P. Laurentius Heru Susanto, déplore la décision prise par l’édile de Batu. Le centre « n’avait pas d’autre objet que de se mettre au service des gens », a-t-il déclaré à l’agence Ucanews (1). Il devait accueillir des enfants handicapés âgés de moins de 16 ans et le projet était géré par la Fondation Bhakti Luhur (‘Noble service’), rattachée à l’Association de l’Institut pour les missionnaires laïques (ALMA). La fondation gère 41 centres pour enfants handicapés ou inadaptés à travers le pays, où un total de 700 pensionnaires sont accueillis, et jouit d’une très bonne réputation, poursuit le prêtre. « Sa mission est purement humanitaire. La fondation accueille des handicapés qui ne trouvent place dans aucune autre institution », explique-t-il encore, en précisant que les services du diocèse de Malang vont tenter d’agir auprès des autorités municipales car les responsables de la Fondation Bhakti Luhur et ceux de l’ALMA « craignent désormais de le faire, après les manifestations des musulmans ».

Le centre pour enfants handicapés devait voir le jour sur un terrain de cinq hectares, situé sur la commune de Junrejo, village du district de Batu. Dès le mois d’octobre dernier, des voisins du chantier avaient commencé à protester, arguant du fait que la fondation avait promis de les informer de la nature des travaux avant le début de ceux-ci mais qu’elle avait ensuite failli à sa promesse. Dans le journal local, le Malang Post, Yohanes Subasno, membre de la fondation, rapporte cependant que toutes les informations nécessaires ont été fournies aux habitants des environs et que la nature purement sociale du travail qui devait être effectué au centre avait été clairement expliquée.

Les difficultés rencontrées par la Fondation Bhakti Luhur à Malang renvoient au problème plus général de la cohabitation des chrétiens, qui forment 10 % de la population indonésienne, avec la majorité musulmane (85 % des Indonésiens). Si la place de la minorité chrétienne est généralement respectée, les chrétiens, qu’ils soient catholiques ou protestants, rencontrent concrètement de très sérieuses limitations en ce qui concerne la construction des lieux de culte ou des institutions liées à leurs Eglises. Selon un rapport de la Commission nationale pour les droits de l’homme, organisme officiel mais indépendant des pouvoirs publics, 108 affaires impliquant des lieux chrétiens ont été recensés entre 2004 et 2007; à chaque fois, il s’est agi de la fermeture forcée d’un lieu de culte ou bien de l’attaque ou de la destruction d’un bien ou d’une propriété d’Eglise.

(1) Ucanews, 1er juillet 2009.

(Source: Eglises d'Asie, 1er juillet 2009)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuy Hòa bế mạc Năm Thánh Phaolô
GX Tuy Hòa
07:07 01/07/2009
TUY HÒA BẾ MẠC NĂM THÁNH PHAOLÔ

Hòa chung niềm hân hoan với toàn thể cộng doàn Dân Chúa khắp nơi trong Hội Thánh Công Giáo, giáo xứ Tuy Hòa đã long trọng cử hành đại lễ kính hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, bế mạc Năm Thánh Phaolô vào chiều thứ Hai ngày 29.06.2009.

Xem hình ảnh

Về tham dự trong thánh lễ đồng tế long trọng nầy có quý cha: Cha sở Đa Lộc, Cha sở Hóc Gáo, Cha trưởng ban mục vụ Văn hóa-Truyền thông giáo phận, cha Bề trên cộng đoàn Đồng Công Tuy Hòa, có hai cộng đoàn nữ tu Phaolô và Mến Thánh Giá, các có các chủng sinh và đông đảo anh chị em giáo dân trong giáo xứ.

Trước khi cử hành Thánh lễ, cộng đoàn giáo xứ nghe lại khái quát về cuộc đời của thánh Phaolô. Kết thúc phần học hỏi về Thánh Phaoloo là một hoạt vũ lên đường với sắc phục của 3 miền Bắc Trung Nam, tượng trưng cho một Hội Thánh Việt Nam hăng hái lên đường theo dấu bước của thánh Phaolô. Thật vậy, cho dù Năm Thánh Phaolô khép lại hôm nay, nhưng sứ điệp Phaolô mãi mãi vang vọng trên từng cây số của cuộc hành trình đức tin của người Kitô hữu. Trước khi cộng đoàn đi vào thánh lẽ, cha chánh xứ đã chủ sự nghi thức làm phép đồng hồ chuông tự động vừa mới được thiết đặt trong ngày Chúa Nhật 28.6 trước đó. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang trọng sốt sắng.

Cha Phaolô Nguyễn Minh Chính đã chia sẻ trong thánh lễ với các nội dung phong phú tập chú vào ơn gọi vào sứ mệnh đặc biệt của Thánh Tông Đồ Phaolô. Trước khi cộng đoàn nhận lãnh phép lành Toàn xá, cha chánh xứ đã đại diện cho cộng đoàn, mừng Bổn mạng mạng tất cả những ai mang thánh hiệu Phêrô-Phaolô mà đại diện chính là 4 ông Phó chủ tịch Hội đồng chức việc giáo xứ: Phêrô Bùi Phương Hạc, Phêrô Nguyễn Văn Thuận, Phêrô Đinh Văn Quang, Phêrô Đào Nghĩa Minh. Giáo xứ hôm nay cũng hân hoan chúc mừng hai cha Phaolô Chính và Phaolô Bích bằng những bó hoa tươi thắm đầy nghĩa tình. Ngày lễ hai Thánh Phêrrô-Phaolô và bế mạc Năm Thánh Phaolô đã để lại một dấu ấn tốt trong tâm khảm của mọi người hiệp dâng thánh lễ.
 
Nhật ký Ad Limina: Gặp gỡ Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Roma (8)
UB Truyền thông HĐGMVN
23:16 01/07/2009
Chúa Nhật 28.06.2009: GẶP GỠ LIÊN TU SĨ TẠI ROMA

ROMA - Ngày hôm nay không có cuộc họp nào với các cơ quan của Tòa Thánh. Buổi sáng các Đức cha sinh hoạt với Liên Tu sĩ Roma, buổi chiều tham dự giờ kinh chiều do Đức Thánh Cha chủ sự và giảng ở nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành.


Trên đường từ nhà trọ đến điểm hẹn là Collegio Urbano, một số Đức cha ghé thăm Trường Đào tạo Giáo lý viên dành cho giáo dân của Bộ Truyền giáo. Tiếp đoàn có cha giám đốc người Ý và cha linh hướng người Burundi (Châu Phi). Trường vừa kỷ niệm 30 năm thành lập. Trường hiện có 28 sinh viên nam nữ đến từ 24 nước. Có một người (nữ) Việt Nam thuộc Tổng giáo phận TP.HCM đang theo học năm cuối. Cha giám đốc cho biết trường nhận học viên từ các xứ truyền giáo, đào tạo những người sẽ đào tạo các giáo lý viên. Mỗi nước chỉ được gửi tối đa 2 học viên.

10g30 các Đức cha dâng thánh lễ tại nhà nguyện Collegio Urbano. Đức cha Chủ tịch chủ sự, Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản giảng. Số linh mục, tu sĩ và chủng sinh thuộc hầu hết các giáo phận và nhiều dòng tu (đang làm việc hay học tại Roma) tham dự trên 200. Trong bài giảng, Đức Giám mục Ban Mê Thuột dựa trên 3 bài đọc cho thấy nhiều khi người ta đến với Chúa Giêsu như một phương tiện. Rất thông thạo Kinh Thánh, ngài phân tích từng câu từng chữ trong các bản văn để giúp cộng đoàn thấy phải đến với Chúa Giêsu như là cùng đích. Cuối lễ, tất cả các Đức cha cùng ban phép lành cho cộng đoàn.

Sau thánh lễ có cuộc gặp gỡ ở hội trường. Cha Viện trưởng chào mừng các Đức cha và cám ơn các Đức cha đã tín nhiệm gửi chủng sinh đến học. Ngài khen ngợi các học viên Việt Nam, đồng thời nhắn nhủ ba điều. Trước hết, cần gắn bó với Giáo Hội Việt Nam nói chung và với giáo phận nói riêng. Về điều này, các học viên Việt Nam thật đáng khen. Thứ đến, các học viên Việt Nam nên chia sẻ nhiều hơn với các học viên khác, giúp họ biết đời sống văn hóa và đức tin phong phú của Việt Nam. Cuối cùng, các học viên Việt Nam nên đón nhận hơn nữa những chia sẻ của các học viên khác, để đời sống và đức tin của mình phong phú hơn. Đáp lời, Đức cha chủ tịch cũng nhắc lại những lời khuyên ấy. Ngoài ra, ngài mong các học viên Việt Nam ở Roma được tiếp xúc với Tòa Thánh thường xuyên cũng như với những người đến từ nhiều dân tộc và nền văn hóa, nên tận dụng để giúp Giáo Hội Việt Nam giữ được sự hiệp thông sâu xa và rộng rãi với Hội Thánh toàn cầu.

Cha phó chủ tịch Liên Tu sĩ Roma cho biết số thành viên của Liên Tu sĩ Việt Nam tại Roma hiện nay là 280: nhiều người nói Giáo Hội Việt Nam đang “xâm lăng” Roma. Sau đó, mọi người ăn trưa trong khung cảnh thân mật ngoài trời, dưới bóng mát của những cây xanh, và vì ở trên đồi nên nhìn được toàn cảnh Tòa Thánh chỉ cách đó không đầy một cây số.

HÁT KINH CHIỀU VỚI ĐỨC THÁNH CHA TẠI ĐỀN THỜ THÁNH PHAOLÔ NGOẠI THÀNH

Buổi chiều, các Đức cha đến nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành dự giờ kinh chiều bế mạc Năm Thánh Phaolô do Đức Thánh Cha chủ sự. Giờ kinh bắt đầu lúc 18g và kết thúc lúc 19g20, tức là kéo dài 80 phút.


Tham dự giờ kinh có hơn 20 Hồng y, gần 100 giám mục, còn giáo dân thì không thể đếm được. Hai ngôn ngữ chính là Latinh và Ý. Các ý cầu nguyện được đọc bằng 5 thứ tiếng khác, tiếc là không có tiếng Việt. Sau khi đọc đoạn Kinh Thánh trích thư gửi tín hữu Roma, trong bài giảng bằng tiếng Ý hơn 20 phút, Đức Thánh Cha duyệt lại toàn bộ đời sống và sứ điệp của thánh Phaolô.

Việc thánh nhân được Chúa Giêsu Phục Sinh kêu gọi đã khiến ngài khởi đầu một cuộc đời hoàn toàn mới: mọi sự trong Đức Kitô và vì Đức Kitô. Tình yêu Đức Kitô thúc bách ngài, và ngài cho rằng không còn phải là ngài sống nữa, nhưng là Đức Kitô sống trong ngài. Ngài để cho Thần Khí của Đức Kitô thúc đẩy và hướng dẫn trong mọi sự. Ngài hoàn toàn sống theo thánh ý Thiên Chúa: trong sự thật và đức mến.

Ngài kêu gọi mọi người tin vào Đức Kitô, tiến bước theo Thần Khí của Đức Kitô, nhờ đó cuộc sống từng người được thăng tiến, đời sống xã hội cũng như toàn thể nhân loại được thăng tiến. Hãy thanh tẩy tâm hồn để đón nhận Đức Kitô và hãy đón nhận Đức Kitô để cuộc sống được đổi mới.

Mở đầu giờ kinh Đức Thánh Cha xông hương bàn thờ, lúc hát kinh Ngợi Khen, hai thầy phó tế xông hương cho Đức Thánh Cha, các giám mục và cộng đoàn như lúc dâng bánh rượu trong thánh lễ trọng. Đa số các Đức cha cho biết chưa từng dự một giờ kinh chiều long trọng như vậy bao giờ.

Giờ Kinh chiều hôm nay cũng khép lại Năm Thánh Phaolô. Năm Linh mục đã được chính thức khai mạc trước đây 10 ngày. Hình ảnh thánh Phaolô sẽ còn đó như tấm gương sáng ngời cho các linh mục bước theo, để cũng như thánh Phaolô, các linh mục biết gắn bó với Chúa Kitô đến mức độ “tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi”, và tâm niệm rằng “khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm”.

 
Nhật ký Ad Limina: Mừng Lể hai Tông Đồ Phêrô và Phaolô tại Vatican (9)
UB Truyền thông HĐGMVN
23:20 01/07/2009
Thứ hai 29.06.2009: LỄ HAI THÁNH TÔNG ĐỒ PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ

ROMA - Cũng như hôm qua, hôm nay các Đức cha không có cuộc họp nào với các cơ quan của Tòa Thánh, vì là ngày lễ nghỉ. Các Đức cha dành trọn buổi sáng để tham dự thánh lễ trọng thể mừng kính hai thánh Phêrô và Phaolô tại Đền Thờ Thánh Phêrô, do chính Đức Thánh Cha chủ sự.


Từng đoàn người (có giấy mời), trang phục rất phong phú, nói nhiều thứ tiếng khác nhau, xếp hàng dài vào Đền Thờ. Ai không có giấy mời có thể ở bên ngoài xem trên màn hình. Đền thờ Thánh Phêrô rộng mênh mông nhưng chật ních. Đặc biệt theo một truyền thống lâu đời, hôm nay tượng thánh Phêrô trong Đền thờ được cho mặc áo choàng đỏ và đội mũ ba tầng màu vàng. Cũng theo truyền thống, đây là ngày Đức Thánh Cha trao dây pallium cho các tân Tổng Giám mục đến từ khắp nơi trên thế giới. Rất đông các Hồng y, Giám mục và khoảng 10 ngàn linh mục, tu sĩ và giáo dân đến dự lễ.

Đúng 9g30, đoàn rước tiến vào nhà thờ giữa tiếng vỗ tay của mọi người. Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Latinh và tiếng Ý. Ca đoàn của Đền Thánh hát thật hay đến độ có một giám mục thốt lên: lần đầu tiên cảm nhận được tiếng hát thiên thần. Các lời nguyện chung được đọc bằng nhiều thứ tiếng, đặc biệt có tiếng Thái Lan và tiếng Swahili (Châu Phi) vì có hai vị Tổng giám mục thuộc hai quốc gia này được trao pallium.

Câu 5 đoạn 2 trong thư thứ nhất của thánh Phêrô: “Đức Kitô là người chăn dắt và canh giữ các linh hồn”. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha dựa vào đó để cắt nghĩa sứ mệnh của các linh mục và giám mục. Như Đức Kitô, các giám mục và linh mục phải đảm nhận vị trí của Đức Kitô trong nhân loại, phải nhìn con người trong viễn tượng của Thiên Chúa, phải giúp con người thoát vòng luẩn quẩn, không bị cô lập giữa vũ trụ, nhưng mở ra với chân lý và đức ái. Nhiệm vụ của giám mục và linh mục là gìn giữ đoàn chiên, dẫn đoàn chiên đến nơi được no đầy, thoát cảnh đói khát. Ngỏ lời với các vị tân Tổng Giám mục sắp lãnh pallium, ngài nói: “Dây này được dệt bằng lông những con chiên đã được giám mục Roma làm phép trong lễ kính thánh Anê hằng năm. Điều ấy nhắc chúng ta nhớ đến các con chiên của Đức Kitô mà Đấng Phục Sinh đã ủy thác cho thánh Phêrô nhiệm vụ coi sóc, nhắc nhớ anh em về đoàn chiên của Chúa mà anh em phải chăm sóc trong sự hiệp thông với thánh Phêrô, nhắc nhớ chính Đức Kitô, Mục Tử nhân lành, đã vác chiên lạc là nhân loại để đưa về nhà nhà, nhắc nhớ vị Mục Tử tối cao đã trở thành con chiên gánh lấy số phận của tất cả chúng ta, để mang lấy và chữa lành chúng ta từ bên trong.”

Hôm nay là ngày lễ nghỉ, buổi chiều các Đức cha tiếp khách hoặc thăm viếng.

Buổi tối, các Đức cha mừng lễ bổn mạng Đức cha chủ tịch và các Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Phaolô Cao Đình Thuyên, Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Phêrô Nguyễn Văn Khảm và Phêrô Trần Đình Tứ. Chỉ một chai sâm banh cho mọi người và một ly kem cho mỗi người mà bữa ăn thân mật đầy tình huynh đệ. Những người ở trong nhà khách này nói: Các Đức cha Việt Nam thân nhau quá, ít thấy có như vậy!
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chúng tôi đã bị lừa
Lm. Lê Quang Uy, CSsr
00:34 01/07/2009
Sáng thứ hai 30.6.2009, mọi người báo cho chúng tôi biết có một bài viết trên báo CAND Online liên quan đến chuyện cái laptop của chúng tôi đang bị “người ta” thu giữ. Chúng tôi vào Internet và tìm được bài viết với tựa đề: Ông “linh mục” và những hoạt động vi phạm pháp luật, đọc đến những hàng cuối cùng thấy có ghi như sau: “Chiều 29/6, khi làm việc với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ông Lê Quang Uy đã ký vào biên bản, thừa nhận hành vi vi phạm luật pháp của mình”.

Vậy chúng tôi thấy là cần thiết phải lên tiếng ngay trước công luận về nội vụ. Trước hết tôi xin tường thuật mọi việc theo trình tự thời gian:

Ngày thứ bảy 6.6.2009:

Khi từ Mỹ quá cảnh Đài Bắc, về đến sân bay Tân Sơn Nhất, chúng tôi được mời vào phòng làm việc của Chi Cục Hải Quan. Có một Linh Mục quen biết ngẫu nhiên đi chung chuyến bay này, ngài cũng bị mời vào để khám xét toàn bộ hành lý, nhưng các cán bộ Hải Quan chỉ khám qua loa trong khoảng 10 phút rồi cho về, không thu giữ bất cứ hành lý nào. Đến phiên khám xét hành lý của tôi thì người ta làm kỹ lắm, phải đến cả tiếng đồng hồ mỗi người xăm xoi đọc từng trang sổ tay, mở từng quyển sách... Thì ra, người ta đã chuẩn bị sẵn, biết rõ ngày giờ về nước của mình để đón lõng ở sân bay.

Cuối cùng người ta giữ lại 10 CD và 1 máy laptop của chúng tôi, bỏ vào trong một thùng carton, dán niêm lại. Họ hẹn chúng tôi sáng thứ hai 8.6 sẽ làm việc tại Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch để giám định về văn hóa nội dung các vật thu giữ nói trên.

Ngày thứ hai 8.6.2009:

10g sáng, như đã hẹn, chúng tôi cùng với một số Linh Mục anh em trong DCCT mặc áo Dòng cùng ra Sở Văn Hóa ở đường Đồng Khởi. Chúng tôi thấy ngoài các cán bộ của Sở còn có anh Tâm của Sở Công An Thành Phố cũng loanh quanh gần đó cùng với một số người mà sau này các cán bộ Sở Văn Hóa để lộ cho chúng tôi biết chính là các “trinh sát”.

Người ta chỉ cho một mình cha Đinh Hữu Thoại vào phòng trong cùng với chúng tôi, các cha còn lại phải ngồi đợi bên ngoài. Người ta mở máy laptop của chúng tôi để kiểm tra, nhưng chỉ được một lúc thì điện dự trữ trong máy cạn mà lại không có giây cắm điện. Cũng đến giờ phải nghỉ, nên người ta lại cho máy laptop vào thùng niêm lại.

Buổi chiều, chúng tôi quay trở lại làm việc tiếp, cũng chỉ có cha Thoại được vào trong với chúng tôi. Các cha khác phải ngồi ngoài. Họ mở các dữ liệu trong máy và chọn chép riêng ra một số bài viết liên quan đến các sự kiện Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tây Nguyên Bauxite, Bảo Vệ Sự Sống – Chống Phá Thai, nói chung là những gì liên quan đến Công Lý và Sự Thật. Họ còn lấy thêm một ổ cứng để định sao chép toàn bộ dữ liệu trong máy sang, nhưng loay hoay mãi không xong. Đến 16g30 thì chúng tôi yêu cầu ngưng hết để ra về.

Khi trở ra đến bên ngoài, chúng tôi đang đi bộ ngược về phía Nhà Thờ Đức Bà để đón xe Taxi, có cha phát hiện một anh trinh sát Công An đã leo phía trong bờ tường Sở Văn Hóa để chụp hình lén anh em chúng tôi xuyên qua hàng rào kẽm gai. Chúng tôi cũng giơ máy lên chụp lại thì anh ta thụp đầu xuống.

Ngày thứ hai 22.6.2009:

9g sáng, chúng tôi được mời đến Sở Văn Hóa làm việc tiếp. Có cha Hữu Thoại cùng vào phòng. Cán bộ Nguyễn Thiếu Sơn đã đưa ra cho chúng tôi tất cả những bài viết chép từ trong máy laptop đã được in ra giấy, và yêu cầu chúng tôi ký xác nhận trên từng trang giấy in. Chúng tôi đã sai lầm khi đặt bút ký tên theo đề nghị của họ, cứ nghĩ đơn giản là xác nhận như vậy trên những trang bài viết đúng là của mình thì sẽ tránh được chuyện rủi ro là người ta sẽ có thể đưa thêm những “tài liệu bậy bạ” nào đó vào và bảo là của mình. Không ngờ, đây chính là chứng cứ để người ta buộc tội chúng tôi vi phạm sau này.

Ngày thứ tư 24.6 hay thứ năm 25.6.2009 ( không nhớ đích xác ):

Cán bộ Nguyễn Thiếu Sơn gọi điện thoại cho chúng tôi báo tin là đã hoàn tất việc giám định, tất cả 10 CD và máy laptop đã được trả lại cho bên yêu cầu giám định là Chi Cục Hải Quan, chúng tôi sẽ không cần phải đến Sở Văn Hóa làm việc nữa.

Ngày thứ sáu 26.6.2009:

Khoảng 14g trưa, Chúng tôi mới đi công việc về thì nghe báo có khách, ra phòng khách Nhà Dòng thì thấy có hai anh cán bộ không mặc quân phục nhưng tự giới thiệu là bên Hải Quan. Một anh tên Lê Minh Tuấn đưa cho chúng tôi giấy mời đến Chi Cục Hải Quan vào chiều thứ hai 29.6.2009 để kết thúc hồ sơ về vụ cái laptop.

Ngày thứ hai 29.6.2009:

Đúng hẹn 2g30 chiều ngày thứ hai 29.6.2009 mới đây, chúng tôi có đến Chi cục Hải Quan Tân Sơn Nhất, có một anh em Linh Mục DCCT và một người bạn Giáo Dân cùng đi. Cán bộ Lê Minh Tuấn ra ngoài đón, đưa cho chúng tôi 1 cái thẻ đeo cổ. Đến khi vào qua cửa an ninh, chúng tôi mới hiểu đây là biện pháp người ta ngăn không cho ai vào theo, chỉ một mình chúng tôi có thẻ thì mới được vào trong.

Vậy là lần này chỉ có một mình chúng tôi vào làm việc. Thật là một điều quá thất thế mà bây giờ chúng tôi mới nhận ra mình đã hết sức khờ khạo, đáng lẽ chúng tôi phải đặt vấn đề cả đoàn 3 người phải được cùng vào, nếu không thì thôi, sẽ bỏ về hết.

Đến khi làm việc thì chúng tôi lại bị rơi vào chủ quan khi thấy các cán bộ Lê Thị Minh Nguyệt, Võ Thị Thu Hà và Lê Minh Tuấn, ai cũng nói chuyện niềm nở, lịch sự, tử tế. Họ lại cho thấy họ cũng muốn nhanh chóng kết thúc để họ được tan sở sớm, còn chúng tôi thì kịp về Nhà Thờ để dâng Thánh Lễ chiều kính hai Thánh Phêrô và Phaolô.

Trong khi cán bộ Minh Tuấn ngồi viết Biên Bản Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Hải Quan thì cán bộ Thu Hà thẩm vấn chúng tôi cho cán bộ Minh Nguyệt ghi một biên bản viết tay khác. Họ hỏi phần đầu như là lý lịch: họ tên, năm sinh, tên cha tên mẹ, địa chỉ, nghề nghiệp, nơi làm việc. Phần sau hỏi là máy laptop này dùng đã mấy năm ( chúng tôi bảo ít là 4 năm ), hỏi đi Mỹ làm gì, từ ngày nào đến ngày nào, máy laptop ngoài chúng tôi ra có thêm ai sử dụng nữa không ( chúng tôi bảo có, nhưng nhiều lắm, không nhớ là những ai và tên gì, lúc ở Việt Nam cũng như khi qua Mỹ, người ta thường mượn laptop của chúng tôi để đánh một văn bản, để vào gửi và nhận E-Mail, để truy cập Internet... ). Lại hỏi là các bài có trong laptop là do ai viết ( chúng tôi bảo bài nào chúng tôi viết thì chúng tôi ghi tên ở dưới, còn bài nào của người khác viết thì có đề tên người khác ). Họ hỏi thế chúng tôi có biết là nội dung những bài viết ấy vi phạm Pháp Luật không ( chúng tôi bảo không, vì đó toàn là những góp ý, cảnh báo trước các tệ nạn bất công xã hội, chỉ cốt xây dựng quê hướng đất nước mà thôi ).

Cuối cùng cán bộ Minh Tuấn đưa các biên bản cho chúng tôi ký vào. Chúng tôi lại sai lầm nghiêm trọng một lần nữa khi đặt bút ký. Mọi người đã nhắc nhở chúng tôi nhiều lần, bản thân chúng tôi từ lâu cũng luôn luôn cảnh giác, thế mà bây giờ chính mình lại mất cảnh giác, không còn tỉnh táo sáng suốt, đến nỗi lọt bẫy người ta một cách dễ dàng. Chúng tôi không biện bạch, tuy nhiên rõ ràng lúc ấy chúng tôi hoàn toàn bị cô lập với anh em của mình bên ngoài, lại bị thúc hối cho mau xong công việc để ra về kịp giờ Thánh Lễ.

Mặt khác, các cán bộ Hải Quan lúc ấy rất đông, quây chung quanh, đưa hết giấy này đến giấy kia để yêu cầu chúng tôi ký, tíu tít cả lên vì ai cũng muốn ra về sớm vì hết giờ làm việc. Họ bảo đây chỉ là biên bản thôi, còn đến ngày 2.7.2009, hẹn chúng tôi ra trụ sở Hải Quan số 2 Hàm Nghi, quận 1, gặp phòng Tham Mưu Xử Lý Vi Phạm, khi ấy mới bàn đến chuyện thế nào là vi phạm hay không vi phạm và vi phạm thế nào.

Chúng tôi có đọc thấy trong Biên Bản có nói nội dung các bài viết trong laptop vi phạm khoản 1, 2 và 4 trong điều 10 về Luật Xuất Bản. Chúng tôi hỏi luật ấy thế nào, người ta đưa cho chúng tôi đọc một xấp giấy, thì các khoản ấy nguyên văn như sau:

Điều 10. Những hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản

Tuyên truyền chống lại Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.

Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Chúng tôi có khẳng định là chúng tôi đâu có làm gì viết gì mà phạm vào những tội tày đình như thế, nhưng các cán bộ nhún vai tỏ ra vẻ đồng cảm, thậm chí xuề xòa như thể là nói thế thôi chứ không đến nỗi gì mà to chuyện đâu, đừng lo, bất quá thì đóng tiền phạt.

Chúng tôi cũng nghĩ thấy có chuyện kỳ cục, tư liệu trong máy laptop mà sao lại khép vào tội liên quan đến Luật Xuất Bản, trong khi cả một xấp tài liệu về Luật Xuất Bản lại chỉ nói về chuyện in ấn, hoạt động phát hành sách báo, xuất bản phẩm. Trong đầu chúng tôi đã nghĩ đơn giản là đến ngày 2.7.2009 mình sẽ ra trụ sở Hải Quan để tranh luận tới nơi tới chốn về vấn đề này. Thế là chúng tôi đã sai lầm mà vội vàng đặt bút ký vào dưới biên bản.

Bây giờ khi ngồi trong Nhà Dòng, các anh em trong Dòng xúm lại, đọc kỹ tờ Biên Bản mới phân tích là chúng tôi đã bị lừa một quả thật to rồi. Chúng tôi đã vô tình hấp tấp đặt bút ký ngay vào dưới hàng chữ Người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm !

Vừa ký xong, người ta thu dọn các hồ sơ rất nhanh, cán bộ Minh Tuấn đưa chúng tôi ra khỏi phòng hết sức vội vã rồi quay ngoắt rất nhanh vào trong. Chúng tôi đi tìm mấy anh em Linh Mục cùng đi, lòng thở phào, nghĩ là xong một phần quan trọng, đợi đến ngày đi làm việc tiếp với bên Hải Quan. Nào ngờ...

Vâng, nào ngờ chúng tôi đã quá dại dột khờ khạo. Chúng tôi nhớ đến những bài học kinh nghiệm đắt giá của các anh em Linh Mục DCCT ở các nơi, nhất là ở Thái Hà, đó là:

1. Không bao giờ đi làm việc một mình ở cửa quan, luôn luôn phải đi đông người, ít là phải có thêm người thứ hai, để có được sự bàn hỏi, góp ý sáng suốt trước từng lời nói, từng quyết định. Nếu không thì tất cả sẽ cùng bỏ về, không làm việc nữa.

2. Không bao giờ đặt bút ký tên vào bất cứ một văn bản nào mà người ta đưa ra, vì luôn luôn thế nào cũng có một cạm bẫy, rồi người ta sẽ hô hoán lên trên các phương tiện truyền thông là mình đã nhận tội.


Chúng tôi viết lại tất cả những diễn tiến nói trên để công nhận duy nhất một điều, đó là chúng tôi đã bị lừa cho lọt bẫy một cách quá dễ dàng ! Đây sẽ là bài học nhớ đời, hết sức đắt giá cho bản thân chúng tôi khi phải đối chất trước một Nhà Nước có quá nhiều thủ đoạn xảo quyệt nhằm hại người, ghép tội cho người, bịt miệng không cho bất cứ ai có thể thẳng thắn lên tiếng trước các bất công xã hội.

Chúng tôi cũng khẳng định rằng: Chúng tôi không hề vi phạm vào các khoản 1, 2 và 4 của điều 10 Luật Xuất Bản, như người ta đã muốn gài chúng tôi, nghĩa là:

Chúng tôi không hề làm gì gọi là tuyên truyền chống lại Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; không phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngược lại, chúng tôi thật sự yêu quý quê hương đất nước, đồng bào của chúng tôi, nhất là những người nghèo chịu những nỗi bất công oan khuất.

Chúng tôi cũng không hề tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; không kích động bạo lực; không truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục. Ngược lại chúng tôi đã và đang nỗ lực mời gọi một lối sống yêu thương, lành mạnh, trung thực, nói không với tệ nạn phá thai

- Chúng tôi lại càng không hề xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; không hề vu khống, xúc phạm uy tín cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Chúng tôi hết sức trân trọng Chân Lý, cố gắng nói và làm theo Chân Lý.

Cuối cùng, chúng tôi phải thú nhận rằng, đến bây giờ, khi chính mình bị lừa, bị lọt bẫy, bị đưa vào cuộc, chúng tôi mới thấm thía, cảm thông với tất cả những ai đã từng được các báo đài thông tin rằng họ đã nhận tội, đã “thừa nhận hành vi vi phạm luật pháp”, như cha Nguyễn Văn Lý, như luật sư Lê Công Định, và nhiều người khác nữa trong những ngày sắp tới...

Rất mong mọi người, tất cả những ai quan tâm đến vấn đề, những ai có một chút quý mến nào đó dành cho chúng tôi, xin tiếp tục hiệp thông cầu nguyện đặc biệt cho chúng tôi được... khôn ra, được luôn vững vàng can đảm trước các khó khăn có thể sẽ xảy đến cho mình !

Trưa thứ ba 30.6.2009
 
Internet Viện Công Tố
Vi Anh
00:39 01/07/2009
Trong một chế độ người dân không có quyền biểu tình, tụ họp, không có tự do ngôn luận, tự do báo chí như trong chế độ CS, thì người dân khi xưa dùng tiếu lâm, khôi hài, nói lái truyền khẩu, rĩ tai để chống chế độ. Nhưng khoa học kỹ thuật tân tiến Tin Học đã khai phóng, giúp cho người dân thấp cổ bé miệng có tiếng nói. Internet trong thời CS đổi mới kinh tế mà khoá chặt chánh trị đã đóng vai trò viện công tố buộc tội nhà cầm quyền. Những người có Internet dùng paltalk, youtube, chat, web, nhứt là blog, đóng vai trò công tố viên nhân danh công bằng xã hội, tự do, dân chủ, nhân quyền - giá trị phổ quát của Nhân Loại, chuẩn mực của Liên Hiệp Quốc đại đa số các nước đều ký nhận -- để cáo giác những tội lỗi của nhà cầm quyền độc tài toàn trị CS và quân phiệt dù chế độ tìm đủ mọi cách để kiểm soát Internet và trấn áp những người sử dụng Internet. Vài trường hợp điễn hình xảy ra mới đây trong các chế độ độc tài đáng cho người Việt đang bị kềm kẹp trong gọng kềm CS suy gẫm.

Một, nhờ Internet mà ở Iran xảy ra cuộc biểu tình hàng trăm ngàn người, kéo dài cả tuần lễ chống bầu cử gian lận. Theo nhận xét của báo chí Tây Phương một phần lớn là do trang blog Twitter. Trang blog này trở thành một loa phóng thanh kêu gọi, vận động, phối họp của cuộc biểu tình tràn ngập đường phố Teheran, thủ đô của Iran. Iran là một nước có 72 triệu dân nhưng có gần 21 triệu người sử dụng Internet.

Hai, nhờ Internet mà ở Trung Cộng cô Đặng Ngọc Kiều, 21 tuổi, được tha bổng vào ngày 16-6 trong vụ án Cô đã đâm chết một đảng viên CS có chức, có quyền an ninh cách đây 10 tháng. Nếu không có giới bloggers đã vận động, huy động được hàng triệu người có Internet ở TC, đưa bàng cớ ngược lại những điều nhà cầm quyền cáo buộc để bắt giam Cô, thì kể như Cô không bị tử hình thì cũng tù mọt gông. Hàng triệu người chứng minh cho Cô bị đảng viên CS và bè lũ của y ép buộc, mưu toan hãm hiếp Cô dù Cô cự tuyệt cho biết Cô không có bán dâm. Cô phải dùng cây dao làm bếp để tự vệ, để chống lại đảng viên muốn phá hoại đời Cô. Nhò thế Cô trở thành tấm gương của cô gái Trung Hoa lương thiện, lấy tiết hạnh làm đầu, đem sức lao động ra để mưu cầu sự sống. Cô trở thành một liệt nữ trừ gian diệt bạo với cây dao làm bếp, giết tên cán bộ háo sắc, ác ôn, tham ô, lộng quyền của nhà nhà cầm quyền CS độc tài toàn trị coi dân như cỏ rác. CS lo sợ một sự bùng nổ của bất mãn của toàn dân, Toà án của CS tuyên bố tha bổng Cô. Báo Pháp Libération cho đây là một thắng lợi lớn của giới sử dụng Internet.

Thắng lợi trong vụ Đặng Ngọc Kiều, xuất phát từ trang blog tiên khởi biệt danh "Đao Phủ ", Đao Phủ kể lại khúc nội oan sai, đau khổ của Cô Đặng ngọc Kiều và gia đình. Không đầy một tháng có bốn triệu bài bình luận được gửi lên Internet. Nhà cầm quyền CS cấm không nhắc đến tên tên Đặng Ngọc Kiều, địa danh huyện Ba Đông, và ra lịnh cảnh sát cô lập hiện trường án mạng. Tường lửa của nhà cầm quyền không ngưng được xa lộ thông tin nghị luận Internet, biến lửa của bức tường thành cơn bão đấu tranh trên Internet. Có người cảm kích quá tỉnh bơ xin đi thăm liệt nữ đã trừ gian diệt bạo.

Dân Internet ở Trung Quốc còn có nhiều sáng kiến trừ gian, diệt bạo CS nữa. Như vận động phong trào Những Bà Mẹ Thiên an Môn, mở tượng đài trên Internet ghi danh và tưởng niệm nạn nhân Thiên An môn. Mới đây nhứt đưa lên Internet hình ảnh một cán bộ đảng viên CS đeo một cái đồng hồ Vacheron Constantin trị giá 14 000 đôla. Không bao lâu sau, người cán bộ này bị nặc lịnh từ dịch.

Sau cùng, Internet đã trở thành vũ khí đấu tranh mọi mặt, từ đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, đến trừ gian diệt bạo độc tài toàn trị. Nên không có gì ngạc nhiên khi thấy độc tài lúc nào cũng muốn biến Internet lợi cho họ và bóp chết những gì lợi cho nhân quần xã hội. Hai chế độ CS còn sót lại lớn nhứt ở Á châu là CS Bắc Kinh và lớn nhì là CS Hà nội làm đủ mọi cách để "nắm" Internet. Từ tường lửa ngăn chận vào các lãnh vực cấm kỵ của CS, đến đưa ra hàng binh đoàn tin tặc đánh phá và chim mồi giả dạng chống Cộng cuội, đến áp lực đặt điều kiện với những công ty cung ứng dịch vụ Internet muốn vào làm ăn trong chế độ CS, phải tạo điều kiện cho nhà cầm quyền kiềm soát Internet và cho tên họ những ai chống Đảng Nhà Nước CS trên Internet. Thậm chí TC đòi hỏi những nhà sản xuất computers muốn bán ở TC phải cài đặt một bộ phận ngăn cản kgông vào được những lãnh vực nhà cầm quyền cấm kỵ.

Lấy thí dụ Yahoo và Google ở VN. CS Hà nội đòi hỏi Google và Yahoo giúp kiểm sóat blog, đặt "vấn đề blog" với Google. CS Hà nội liên tiếp ban hành nghị định và quy định quản lý thêm blog. Đầu tháng 10 năm ngoái, thành lập "Cục Quản Lý Phát Thanh, Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử," đặt dưới quyền quản lý của Bộ Thông Tin - Truyền Thông CS Hà nội. CS Hà nội bị các tổ chức báo chí và nhân quyền quốc tế liệt vào 1 trong 10 chế độ đối xử tệ nhất với giới Blogger. Blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải bị trấn áp nghiệt ngã và oan sai. Hầu hết ký giả quốc tế nào, có dịp nhận định về tình hình kiểm soát chặt chẽ Internet tại Việt Nam, đều nhắc lại trường hợp của blogger Điếu Cày.

Dù vậy CS Hà nội đâu có lấy thúng úp miệng voi được. Thông tin, nghị luận, hình ảnh nào mà CS Hà nội quyết tâm bưng bít đều có trên Internet dưới nhiều hình thức được Internet chuyển đi. Thí dụ căn nhà sang trọng như cung điện, vườn rau sạch trên lầu của Lê khả Phiêu ở Hà nội, phủ thờ gia đình của Nguyễn tấn Dũng lớn hơn cái đình làng, đền thờ Nguyễn trung Trực, Nguyễn tấn Dũng đeo cây kiếng mát giá 50 000 Đô la, hình ảnh, tin tức đều được "vi hữu" VN đưa lên Internet. CS Hà nội chưa phản ứng vì coi thường dân VN. Nhưng làm riết CS cũng như dân sẽ chống tham quan ô lại rồi trừ gian diệt bạo một ngày nào.

Tóm lại Internet là một phương tiện của tự do thông tin, tự do báo chí tốt tại Việt Nam hiện nay dù đang nằm trong gọng kềm CS. Blog trên Internet là công cụ phát biểu ý kiến rất tốt. Blog là nơi mọi người có thể tham gia mà không bị sự cản trở của nhà nước. Cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình quốc tế nào trong thế giới tư do cũng mở nhiều trang blog để để biến mình thành thành tờ báo, đài phát hình, phát thanh của quần chúng nói chung và độc giả khán thính giả nói riêng. Đặc biệt trong chế độ độc tài toàn trị, khi người dân không có quyền hội họp, không có quyền ăn nói tự do, không có tự do báo chí, thì một trong những nơi tự do nhất để có được thông tin về thế giới bên ngoài, bàn bạc, đóng góp ý kiến với nhau, và phanh phui tội lỗi của nhà cầm quyền - nơi đó, chính là Internet.

(Nguồn: http://vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=146350)
 
Vì cầu nguyện, giáo dân xứ Cam Châu – GP Thái Bình liên tục bị sách nhiễu
CTV
00:40 01/07/2009
Giáo xứ Cam Châu – GP Thái Bình là một Giáo xứ mới ở xã Thụy Liên – huyện Thái Thụy – Tỉnh Thái Bình. Ở đây, giáo dân có đời sống đạo đức và nhiệt thành. Đặc biệt tinh thần hiệp thông của giáo dân ở đây rất mạnh mẽ và kiên cường.

Những ngày qua, giáo dân xứ Cam Châu luôn tỏ tinh thần hiệp thông mạnh mẽ với Giáo hội và những vấn nạn mà anh chị em những nơi khác đang gặp phải bằng những cuộc hành hương, thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà, cho Đức Tổng Giuse, các giáo dân, giáo sĩ Thái Hà, cho vấn nạn bô-xit với đồng bào Tây Nguyên.

Cuộc hành hương về đền Đức Mẹ Hằng cứu giúp ở Thái Hà đầu tháng 5/2009 được công an và cán bộ quan tâm hết sức bằng cách gửi giấy triệu tập trưởng hội kèn nữ lên làm việc vào ngày đó. Thậm chí bằng những biện pháp hết sức ngang ngược là “cấm đường, ngăn cản”… giáo dân về hành hương.

Tuy nhiên, chị em đã không quản ngại đe dọa, khó khăn về bằng được để hành hương Thái Hà nhưng lòng họ mong ước.

Sau những ngày hành hương về Đền Đức Mẹ Hằng cứu giúp tại Thái Hà – Hà Nội và những cuộc cầu nguyện hiệp thông, Ban hành giáo và hội kèn nữ Cam Châu đã liên tục bị Công an sách nhiễu và đe dọa.

Sau khi giáo dân thắp nến cầu nguyện, đặc biệt sau khi giáo dân Thái Bình nhất loạt tẩy chay cuộc văn nghệ “chào mừng ngày 19/5, công an huyện Thái Thụy đã gọi điện thoại để triệu tập ông Gioan Đoàn Viết Xuân lên công an huyện đe dọa, thậm chí đến tận nhà xứ gặp linh mục quản xứ Luca –Maria Nguyễn Văn Định để “làm việc”.

Mới đây,công an huyện lại liên tục gửi giấy mời bà Trần Thị Cát, trưởng hội kèn nữ Giáo xứ lên huyện để “trình bày công việc cần”.

Trước những hành động ngang ngược trái pháp luật của cơ quan thực thi pháp luật qua những giấy “triệu tập” vô lý, bà Trần Thị Cát đã không đến công an huyện vì “không có lý do gì để công an phải triệu tập”.

Chưa biết trong những ngày tới công an Thái Thụy sẽ còn giở những trò gì với giáo dân và linh mục nơi đây.

Phải chăng, họ đang muốn các giáo dân, giáo xứ khác trong Giáo phận Thái Bình và khắp nơi lại thắp nến cầu nguyện cho giáo dân Cam Châu?

 
Vì sao ‘cỗ xe’ bauxite chẳng thể dừng?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
05:54 01/07/2009
Vậy là cái ‘nút chận’ quốc hội, khung thành cuối cùng của những ai ngày đêm đau đáu vì chuyện khai thác bất hợp pháp bauxite Tây Nguyên cũng đã bị làm cho tan hoang!

Khi đem vận mệnh đất nước cột vào sợi chỉ mành như trong vụ khai thác bauxite hiện nay, theo cách tính lời lỗ 50-50 của một quan chức của tập đoàn Than Khoáng Sản VN (TKV) chủ đầu tư vụ bauxite này, CSVN đã dám vác 80 triệu dân ra chơi ván bài ‘5 ăn 5 thua’ với phía TQ, chúng tôi không tin là họ không biết đấy là việc làm nguy hiểm.

Họ thừa biết nhưng vẫn cứ phải làm, bởi lẽ khi xâu chuỗi các sự kiện trong quá khứ - hiện tại lại với nhau, chúng tôi thấy dường như CSVN cũng chẳng còn nhiều quyền chọn lựa trước ‘đàn anh’ TQ trong những vấn đề liên quan đến vận mệnh của chính đất nước mình về biên giới, hải đảo, khai thác bauxite hiện nay.

Cái lý do hết sức đau xót của sự ‘no way’, hết cửa chọn lựa này, có vẻ như đó là chuyện ‘số phận’ trước sau gì nó cũng sẽ phải đến, vì mọi thứ đã đã được sắp đặt sẵn từ gần mươi năm trước…

“Qui hàng”

Mấy chục năm trước, Csvn từng dại dột xưng mình là ‘tiền đồn Đông Nam Á’ của phe CNXH do Liên Xô đứng đầu. Vì vậy khi thấy ‘anh Hai’ sắp tắt thở, Tổng bí thư đảng CSVN khi ấy là ông Nguyễn Văn Linh, mặc dù là người không ưa gì TQ và chủ trương thân Nga khiến cho quan hệ giữa VN-TQ đã bị đoạn tuyệt nhiều năm nhất là sau cuộc chiến biên giới 1979. Cuối cùng ông cũng đã phải vội vã quay sang ngậm bồ hòn làm lành với TQ để tiếp tục có đấng ‘đàn anh’ bảo kê về chính trị.

Tình hình phe XHCN rối ren đến mức, dù dốt nát đến mấy, giới lãnh đạo Hà Nội cũng thừa biết họ sắp bị thế giới tư bản cô lập để tiêu diệt. Muốn sống, không còn cách nào khác cần phải tìm chỗ trú ẩn phòng mọi bất trắc có thể xảy ra. Nhìn gương E.Honecker bị dẫn độ từ Moscou về lại Đức, thử hỏi trên trái đất này còn đâu dám mở rộng tay nhận và họ cảm thấy an toàn hơn Bắc Kinh?

Và thế là chuyện ‘qui hàng’ này đã xảy ra tại Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên TQ hồi đầu tháng 9/1990.

Mặc dù cho đến tận nay Csvn vẫn chưa bao giờ dám thừa nhận chuyện qui hàng này, nhưng những tài liệu đáng tin cậy phổ biến lâu nay trên mạng như talawas, thongluan về cuộc gặp gỡ lén lút này giữa hai đảng cộng sản VN và TQ của chính hai nhân vật chóp bu của hai bên tiết lộ, đó là cựu bộ trưởng ngoại giao của VN là ông Trần Quang Cơ và cựu thủ tướng TQ Lý Bằng, thiết tưởng khúc quanh lịch sử ấy nay đã quá rõ ràng.

Theo nhật ký của ông Lý Bằng thì hai bên chính thức bắt đầu gặp nhau kể từ lúc 14giờ chiều ngày 03/9/1990, nhưng chỉ mới đến 14 giờ 30’ hôm sau 04/9/1990, việc bình thường hóa quan hệ đã được hai đảng ‘long trọng ký kết’!!!.

Hai mươi bốn giờ đồng hồ, tính luôn cả thời gian ăn uống ngủ nghỉ, tất cả đã phơi bày một sự thật là sự thần phục của CSVN trước Bắc Kinh đã được Hà Nội thực hiện ‘bằng mọi giá’ bất chấp bối cảnh TQ vừa để xảy ra vụ Thiên An Môn đầy tai tiếng bị cả thế giới lên án nhưng Hà Nội vẫn phớt lờ, chứng tỏ Csvn khi ấy đã hết đường chạy.

Không biết trong lịch sử ngoại giao quốc tế, đã từng có cuộc hội đàm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa các bên cựu thù nào đạt đến mức kỷ lục nhanh như vậy chưa? Nhưng với các đồng chí TQ, thì chỉ với ngần ấy thời gian, mọi ‘xúc phạm’ và ‘lầm lỡ’ của CSVN trước kia do bám đuôi Liên Xô đã nhanh chóng được Bắc Kinh xuống tay ban phép lành xóa tội!

Để tưởng thưởng cho thành quả bất ngờ ‘đột quị’ này của Hà Nội, cũng theo Lý Bằng thuật lại, thì: “đồng chí Giang Trạch Dân tặng các đồng chí Việt Nam hai câu thơ ngay tại chỗ: "Độ tận kiếp ba huynh đệ tại/ tương phùng nhất tiếu mân ân cừu" (tạm dịch nghĩa: qua hết sóng dữ, anh em vẫn còn; gặp nhau cười một cái là rửa sạch ân oán). Hai câu thơ này là của Lỗ Tấn. Các đồng chí Việt Nam tỏ ra rất phấn khởi trước việc đó”.

Suốt chiều dài lịch sử 4 ngàn năm của dân tộc, chưa có sự qui hàng phương Bắc nào nhục nhã hơn thế!

“Hàng” nào mà chẳng có giá?

Nay trước bao trái ngang đang diễn ra trên đất nước này, những gì đã diễn ra tại Thành Đô năm ấy khiến chúng ta không khỏi băn khoăn: Vì sao một ‘tay anh chị’ mới năm nào từng buông ra những lời lẽ hậm hực “cần phải dạy cho thằng đệ tử này một bài học nhớ đời vì tội phản phúc” mà sao bỗng dưng lại trở nên thân hiền từ, dễ tính khác thường?

Chẳng nhẽ Bắc Kinh khi ấy cũng đang khao khát đồng minh VN như Hà Nội đang cầu cạnh họ sao?

Chắc chắn không bao giờ có chuyện đó với một Bắc Kinh đầy mưu kế và thâm độc như chính các tình tiết ly lỳ trong lịch sử của họ chúng ta từng được đọc, trừ phi ‘thằng em’ Hà Nội đã tỏ ra đủ sự ngoan ngoãn cần thiết.

Nếu ở vào các triều đại phong kiến xưa để có được sự ‘bảo kê’ như vậy, các vua quan An Nam xứ ta luôn bị các triều đình TQ ra điều kiện buộc phải tuân giữ lệ triều cống hằng năm những phẩm vật quí giá nhất định nào đó.

Nhưng nay thời thế đã thay đổi, ‘ba cái đồ lẻ tẻ’ ngà voi, châu báu, cung tần mỹ nữ của lệ triều cống xa xưa đâu còn đáng gì đối với một TQ ‘vĩ đại’ ngày nay với 1,3 tỷ dân đang muốn vươn mình ra biển nhớn!?

Cái Bắc Kinh ‘đói’ ngày nay là dầu hỏa ở biển Đông, các loại khoáng sản trong đó có aluminum từ quặng bauxite để phục vụ cho kỹ nghệ không gian v.v… và vì thế, Hà Nội khó còn cửa để ‘mặc cả’ với đàn anh về chuyện toàn vẹn lãnh thổ, cũng như khai thác tài nguyên quốc gia được nữa!

Chi tiết về những thỏa thuận của chuyến đi này ra sao, là dân thường, chắc chắn chúng ta không có cơ hội được biết rõ tường tận, chỉ trừ phi sau này khi chế độ CSVN bị cáo chung. Tuy nhiên không phải vì thế mà mọi hiểu biết của chúng ta đều bế tắc theo, vì mọi việc diễn ra trên cõi đời này bao giờ cũng phải tuân theo những trật tự logic, mà nếu chịu khó ‘động não’ chút chúng ta đều có thể phần nào lý giải được chúng.

Chính những cái cực phi lý không thể xảy ra nhưng CSVN bùa phép hòng biến nó thành hợp lý và để xảy ra, như khai thác bauxite hiện nay mặc dù bị cả nước lên án, lợi lộc chẳng đáng là bao, nếu cái tâm của trong dự án này là thực sự vì dân vì nước, tôi tin chẳng có lãnh đạo nào dại dột lao vào, thế nhưng Csvn thì ngược lại, họ vẫn nói ‘Yes’ và tiếp tục tiến hành. Buộc chúng ta phải suy ra dự án này được làm vì 1 trong 2 động cơ: Hoặc vì lợi ích của chính họ hoặc vì áp lực từ TQ. Nhưng khi gắn kết hai điều này lại với nhau trong bối cành hàng phục Bắc Kinh của Csvn chúng ta thấy rất logic. Csvn và TQ cả hai đều có lợi.

Vậy thì chúng ta đã có đủ cơ sở để đi đến kết luận: Csvn bỏ tài nguyên ra để mua lấy an toàn về chính trị!

Trên thực tế cho thấy suy luận trên hoàn toàn đáng tin cậy. Vì kể từ sau khi ‘nhắm mắt đưa chân’ liều bước đến Thành Đô 19 năm trước, Bộ Chính Trị đảng CSVN kể từ ngày ấy bất kể họ là những ai, tổng bí thư đảng tên tuổi là gì, tất cả họ, kẻ trước người sau cũng phải đều lần lượt ‘ngã ngựa’ trước sự xâm phạm lãnh thổ của TQ mà không thấy bất kỳ kẻ nào dám mở miệng kêu la tiếng đau nào. Khác hẳn trước kia, đã từng có một Bộ Chính Trị từng dám chấp nhận khiêu khích TQ khi đem quân sang tiêu diệt đồng minh Polpot của Bắc Kinh.

Chúng ta cũng còn biết rằng nội bộ các đảng cộng sản luôn có những chuyện đấu đá nhau bên trong rất dữ dằn, thế nhưng trước thế giới họ luôn ra vẻ rất đoàn kết, yêu thương nhau một cách hết sức giả dối.

Chính cái sự đoàn kết ‘quái gở’ kiểu cộng sản khiến kẻ lên làm lãnh đạo sau luôn phải bịt kín bưng tất cả những chuyện xấu xa, sai phạm của các ‘đồng chí’ của tiền nhiệm để xảy ra trước đó. Sai cũng phải ca là đúng, đúng thì càng phải hót nhiều hơn vì uy tín đảng là chính uy tín, tồn vong của bản thân họ. Hậu quả là tất cả mọi lãnh đạo csvn từ cao xuống thấp, không một ai dám hé răng mở miệng cãi lại quan thầy Bắc Kinh.

Hà Nội chẳng thà chấp nhận đàn áp dân chúng trong nước mặc dù biết chắc chắn sẽ bị lịch sử lên án, nhưng làm thế có khi họ thấy còn dễ chịu hơn việc chống lại bá quyền phương Bắc. Há miệng với TQ bây giờ với họ là bị mắc quai liền lập tức!

Và vì thế, bánh xe định mệnh bauxite vẫn cứ quay mà chẳng chịu ngừng!

(Xin xem thêm “Nội tình bình thường hóa quan hệ Trung - Việt qua Nhật ký của Lý Bằng”, http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=13906&rb=11 ).

Sàigòn, 01/7/2009
 
Lời “nhận tội và xin khoan hồng” không phải là chứng cứ buộc tội
Luật Sư Lê Trần Luật
12:56 01/07/2009
Thời gian vừa qua, các phương tiện truyền thông Việt Nam hay đưa tin: bị can, bị cáo đã “nhận tội và xin khoan hồng”… Thông tin như vậy làm cho dư luận thấy rằng, các cơ quan chức năng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, kịp thời đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp dư luận tỏ ra hoang mang và đặt nhiều nghi ngờ.

Trong bài viết này, tôi xin phân tích một số thuộc tính của chứng cứ và ý nghĩa pháp lý của việc nhận tội và xin khoan hồng.

Chứng cứ là những gì có thật có liên quan đến vụ án, được thu thập theo trình tự nhất định, dùng để xác định có hay không hành vi phạm tội (điều 64 bộ luật tố tụng hình sự). Như vậy, dễ dàng nhận thấy chứng cứ có 3 thuộc tính sau đây:

- Tính có thật (hay còn gọi là tính khách quan)
- Tính hợp pháp (thu thập theo trình tự luật định)
- Tính liên quan


Về tính khách quan

Tính khách quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ chứng cứ được dùng để chứng minh cho một nhận định, một kết luận phải là những sự kiện, tài liệu, đồ vật được phản ánh trung thực. Những sự kiện, tài liệu, đồ vật này tồn tại độc lập với ý thức con người. Chúng không thể là sự suy diễn, phỏng đoán và tưởng tượng theo ý chí chủ quan. Đây là thuộc tính quan trọng nhất của chứng cứ. Thực tế cho thấy, trong phần lớn những vụ án oan sai, sai sót xuất phát từ việc chứng cứ không bảo đảm sự khách quan; theo đó, các cơ quan chức năng dựa trên việc nhận tội của bị cáo để đi đến kết luận bị cáo có tội.

Dư luận có lẽ còn nhớ vụ án vườn cao su:

Tại vườn cao su của tỉnh H, cơ quan chức năng phát hiện được một xác chết của một người phụ nữ bị giết chết. Tại hiện trường, các cơ quan chức năng tìm được chiếc đồng hồ và vết chân trượt của anh T. Tại cơ quan điều tra cũng như tòa án, anh T đều thừa nhận đã giết người phụ nữ đó. Tòa đã tuyên xử anh tử hình. Trong thời gian chờ thi hành án, thì ở một vụ án của tỉnh khác, đối tượng M đã khai nhận chính mình đã giết người phụ nữ ở vườn cao su tại tỉnh H chứ không phải anh T. Cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra lại và xác định anh T không giết người. Tuy nhiên sau khi được tha bổng thì anh T đã chết vì bệnh tật do thời gian bị giam cầm quá lâu. Sự thật là anh T có đi ngang qua hiện trường nơi người phụ nữ bị giết, do trời tối và lại có mưa nên trượt chân và văng chiếc đồng hồ.

Đây là vụ án có thật. Ví dụ này nhằm khẳng định: lời nhận tội không bao giờ được phép xem là chứng cứ, vì lời nhận tội không bảo đảm tính khách quan của chứng cứ. Lời nhận tội là một thái độ chủ quan.

Ngoài ra, thực tế có nhiều vụ án về tai nạn giao thông mà người có bằng lái xe thường hay nhận tội cho người không có bằng lái xe (mục đích để tránh tình tiết tăng nặng hình phạt). Chỉ đến khi tòa án tuyên một hình phạt khá cao thì người nhận tội thay mới khai ra toàn bộ sự thật.

Xuất phát từ thuộc tính khách quan này của chứng cứ mà bộ luật tố tụng hình sự qui định không được lấy lời người bị bắt, người bị tạm giam làm chứng cứ định tội.

Về tính hợp pháp

Chứng cứ phải được thu nhập theo một trình tự hợp pháp. Thuộc tính này buộc các cơ quan chức năng phải tôn trọng pháp luật khi thu thập chứng cứ. Những tài liệu, thông tin, đồ vật được thu thập bất hợp pháp sẽ không được xem là chứng cứ.

Tôi xin kể về vụ án vườn tiêu:

Theo trình báo của chủ vười tiêu – người bị mất cắp, tại hiện trường công an thu thập được một chiếc dép bị bỏ lại (do đối tượng trộm cắp leo qua tường rào nên bị đánh rơi). Cơ quan công an xác định đó là đối tượng K; tại nhà của K, cơ quan công an đã thu giữ một chiếc dép còn lại. Màu sắc và kích cỡ của chiếc dép giống như chiếc đã được thu thập ở hiện trường. Bản thân K cũng thừa nhận mình bị mất một chiếc dép. Nhưng do cơ quan công an quên lập biên bản tạm giữ chứng cứ cho chiếc dép thu được tại hiện trường, nên tại phiên tòa, luật sư của K cho rằng “chiếc dép đó không phải là chứng cứ”. Kết quả là, tòa án đã tuyên K không phạm tội.

Khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng có khi bộc lộ nhiều thiếu sót, gây nghi ngờ về tính xác thực của chứng cứ được thu thập. Cũng có khi, điều tra viên lấy lời khai của bị can bằng cách quay video nhưng không cho người đó xem lại, không lập biên bản, mớm cung cho các bị can khác bằng cách cho họ xem lại đoạn video trước khi trả lời.

Còn nhớ trong vụ án xét xử 8 giáo dân của giáo xứ Thái Hà, một trong những chứng cứ mà các cơ quan chức năng buộc tội các giáo dân là đoạn video ghi lại những cảnh giáo dân cầu nguyện. Tại tòa, tôi đã cho rằng chứng cứ này là thiếu khách quan và được thu thập không hợp pháp, vì người quay đoạn video đó là lực lượng công an quận Đống Đa, hay đúng hơn, cơ quan công an đã tự tạo ra chứng cứ để buộc tội các giáo dân.

Vụ dân oan ở Quận 9 cũng là một ví dụ điển hình. Ngày mở phiên tòa, tôi xin hoãn và đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ nguồn gốc của đoạn video quay cảnh dân oan “Gây rối trật tự công cộng”. Tuy nhiên đề nghị này của tôi không được chấp nhận và tòa án đã xử 9 dân oan mỗi người vài năm tù.

Về tính liên quan, tôi xin phép viết trong bài khác.

Như vậy, chúng ta thấy rằng: “lời nhận tội và xin khoan hồng” không phải là chứng cứ buộc tội. Việc công bố tài liệu là lời khai, video âm thanh và hình ảnh người nhận tội chưa chắc bảo đảm tính hợp pháp của chứng cứ.

Ý nghĩa của việc “nhận tội và xin khoan hồng”

Chúng ta biết rằng “không ai bị xem là có tội khi chưa có phán quyết có hiệu lực của tòa án”. Việc nhận tội và xin khoan hồng là thái độ của người bị tạm giữ, tạm giam đối với hành vi của người đó. Tòa án có thể không chấp nhận lời nhận tội của người đó và tuyên người đó vô tội. Cho nên “việc nhận tội và xin khoan hồng” chỉ có ý nghĩa khi tòa án phán quyết rằng người đó có tội. Việc nhận tội dẫn đến người đó phải thành khẩn khai báo về hành vi của mình cũng như những người có liên quan.

Không phải lời nhận tội nào cũng phản ánh đúng ý thức cá nhân của người đó. Chúng ta cũng phải đánh giá tổng thể hoàn cảnh và điều kiện nhận tội. Có thể người đó bị bức cung, nhục hình, bị dụ dỗ hoặc mong muốn sớm tự do, v.v.

Thậm chí việc nhận tội cũng có thể là một bước đi có tính toán của bị cáo khi những căn cứ khởi tố và quy kết phạm tội quá sơ sài, quá thiếu sót và bị phụ thuộc quá nhiều vào tính chủ quan, thành kiến của cơ quan điều tra. Thực tế cho thấy không ít trường hợp bị cáo đã phản cung ngay tại phiên tòa và tự tìm lý lẽ biện hộ cho mình. Trong các trường hợp này thì hành động nhận tội trước đó không còn ý nghĩa nữa, kể cả khi người đó bị tòa án phán quyết rằng người đó có tội.

Xin lưu ý, các tội của chương “An ninh quốc gia” trong Bộ luật hình sự luôn luôn bắt buộc rằng “phải có mục đích nhằm chống chính quyền”. Không có mục đích này thì không bao giờ có tội. Nếu chúng ta thực hiện quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ chứng kiến đối lập để xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ thì không ai được phép kết luận chúng ta có tội.

Sài Gòn 1/7/2009

 
Chuột Cộng Sản
Vũ Minh Tâm
17:04 01/07/2009
LTS: Chúng tôi nhận được bài viết sau đây của một độc giả nhân định về Chủ thuyết Cộng Sản và những hậu quả của nó từ khi xâm nhập bào Việt Nam. Đây là bài viết trình bầy quan điểm riêng của bạn đọc Vũ Minh Tâm. chúng tôi cho đăng lên mạng lưới để chia sẻ và rộng đường dư luận. Bài viết như sau:

Thế giới hiện nay đang phải đối mặt với một nạn dịch vô cùng khủng khiếp, đó là dịch Cúm A H1N1. Đây là một loại Virus cúm có nguồn gốc từ loài heo, nên còn được gọi là Cúm Heo. Loại Virus này có khả năng phát tán một cách kinh khủng, và sức phá huỷ của nó đối với tế bào con người là vô cùng khốc liệt. Nếu loại dịch cúm này bùng phát trên toàn thế giới thì nó sẽ cướp đi ít nhất là vài triệu sinh mạng chứ không phải ít. Tuy nhiên, có một điều khiến nhân loại bớt đi được một phần sự hoang mang và lo lắng đối với loại Virus này, đó là việc người ta đã nhận diện được nó và đã chế ra được các thứ thuốc kháng sinh để phòng ngừa cũng như để tiêu diệt chúng.

Ơ Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y Tế, thì người ta mới chỉ phát hiện ra có trên tám chục trường hợp dương tính với Cúm A H1N1 mà thôi. Con số trên tám chục trường hợp này dĩ nhiên là có gây lo lắng nhưng ở mức độ chưa đến nỗi nào.

Cách đây không lâu, báo chí Việt nam đã gây xôn xao dư luận về việc Hải Quan Việt Nam đã dễ dàng cho nhập khẩu một loại Chuột cảnh mà chưa tìm hiểu kỹ về sinh hoạt, về khả năng mang mầm bệnh cũng như về khả năng phá hoại của chúng. Biết đâu việc nhập khẩu loài động vật gậm nhấm này lại mang đến cho nhà nông Việt Nam một đại hoạ giống như khi người ta nhập khẩu Ốc Bươu Vàng hay nhập khẩu cây Mai Dương cách đây một ít năm thì sao?

Có lẽ người Việt Nam đã quá dễ dãi hay đã quá ngây thơ khi cho nhập khẩu vào nước mình một loạt những giống vật nuôi cây trồng chẳng những chẳng mang lại lợi ích gì cho quốc gia, mà còn gây tai hoạ cho đất nước nữa là đàng khác.

Và cũng có lẽ vì sự dễ dãi và ngây thơ như vậy, nên cách nay khoảng tám chục năm, người ta đã cho nhập khẩu vào Việt Nam một loài động vật gậm nhấm mà thoạt nhìn người ta tưởng đâu là chuột cảnh, nhưng qua một thời gian chứng nghiệm người ta mới phát giác ra rằng, đó là một loài gậm nhấm vô cùng nguy hiểm. Và loài động vật gậm nhấm nguy hiểm đó không phải là cái gì khác mà là chính chủ nghĩa cộng sản.

Sở dĩ gọi cộng sản là một loài động vật gậm nhấm là bởi vì cách thức sinh hoạt và khả năng phá hoại cũng như khả năng mang mầm bệnh của chúng giống hệt như loài chuột vậy.

Để có khả năng ngăn chặn, phòng ngừa và tiêu diệt được Virus Cúm A H1N1 thì trước tiên người ta phải nhận diện được chúng và phải chế ra được các thứ thuốc nhằm tiêu diệt chúng. Cũng vậy, để có khả năng ngăn chặn và tiêu diệt được một loại động vật nguy hiểm như loài chuột chẳng hạn, thì trước tiên người ta cũng phải nhận diện được chúng cũng như phải tìm ra được các phương thức để tiêu diệt chúng.

NHẬN DIỆN CHUỘT CỘNG SẢN:

Chuột, trước tiên là một loại động vật thuộc họ gậm nhấm. Đặc trưng của loài động vật này là có các răng cửa rất sắc và cứng, dùng để gặm nhấm gỗ, thức ăn, cắn kẻ thù, ăn và tàn phá các kho dự trữ lương thực của loài người, phá hoại cây trồng, đặc biệt là cây trồng của nhà nông; là nguồn gốc đưa đến việc lan truyền các dịch bệnh; thường sống ở những khu ẩm ướt, rác rưởi, sình lầy, cống rãnh, tối tăm. ..; và thường đi ăn và cắn phá vào ban đêm nhằm lúc con người đã đi ngủ.

Trong số 2.277 loài động vật gặm nhấm (theo cuốn Mammal Species of the World), thì loài chuột là loài phổ biến nhất, ta có thể bắt gặp chuùng ở bất cứ nơi ñaâu trên thế giới; là loài gặm nhấm con người ghét nhất, đến nỗi gặp đâu là người ta đánh đấy hoặc đuổi như đuổi tà. Nói về Chuột thì cũng có nhiều loại, chẳng hạn như: chuột nhắt, chuột chù, chuột chũi, chuột cống, chuột đồng, chuột nhảy, chuột lang, chuột hôi v.v. Và vì là loài gặm nhấm, nên chúng cũng có các đặc tính như: ăn tàn phá hoại, là nguồn gốc lây truyền dịch bệnh và thường hoạt động, cắn phá vào ban đêm.

Ở Việt Nam, từ khi bên Trung Quốc ban hành chính sách thâm độc “mua mèo”, đã xuất hiện “nạn chuột” hay còn được gọi là “giặc chuột”, gây ra bao nhiêu đại họa cho con người. Chuột một mình “một sân” mặc sức tung hoành phá hoại vì chẳng còn chú mèo/địch thủ nào mà sợ.

Tóm lại, khi nói tới chuột, người ta thường nghĩ tới một loài động vật gậm nhấm thật đáng gét, cần phải diệt trừ bao nhiêu có thể.

Tuy nhiên, ở Việt Nam cách đây gần 80 năm, người ta đã ngây thơ rước về một loại chuột mà thoạt nhìn người ta tưởng đâu đó là chuột cảnh, nhưng khi chứng nghiệm rồi thì người ta mới biết đó là một loài chuột “quái thai dị dạng” mặt người dạ quỷ, có sức ăn tàn, phá hoại ghê gớm chưa từng thấy; đặc biệt khi không còn “mèo”, loài chuột này một mình một địa vực thoải mái đục phá không còn sợ ai; phá hoại cả đêm lẫn ngày; phá hoại một cách ngang nhiên, trắng trợn, đó là lũ chuột CS/giặc CS.

Như đã nói ở trên, sở dĩ gọi CS là lũ chuột là vì chúng cũng có những đặc tính giống hệt nhứ các đặc tính của loài chuột vậy, tức là cũng sống chui rúc nơi những khu vực tối tăm, ẩm thấp, hôi thối; là nguồn lây lan dịch bệnh; và ăn tàn phá hoại chưa từng thấy ở loài gặm nhấm nào.

Chui rúc

Cũng giống như các loài chuột khác, chủ nghĩa CS khi vào Việt Nam, nó không thể sống đàng hoàng quang minh chính đại giữa thanh thiên bạch nhật, mà phải sống sống chui lủi, thoắt ẩn, thoắt hiện. Rừng rú, đầm lầy, cống rãnh, nhà vệ sinh công cộng v.v. là những nơi mà CS thường trú ngụ và ẩn nấp. Đêm về, CS bổ ra đường đi cắn phá, chiêu này chúng gọi là “đánh du kích”, chiến lược “cài răng lược”, hoặc đôi khi chúng “cắn quái” chúng gọi là “cảm tử quân”, trượt chân bị tai nạn chúng gọi là “lấy thân mình chèn bánh pháo” hoặc “lấy thân mình lấp lỗ châu mai”…

Đó là chuyện cách đây 34 năm rồi. Còn hiện nay, mặc dù dưới ánh sáng văn minh của nhân loại, nhưng bản chất chui lủi, rúc rỉa của CS vẫn không hề thay đổi, có chăng chỉ là thay đổi về hình thức để phù hợp với cách thức chui rúc kiểu mới mà thôi. Chúng chui rúc ngụy trang dưới bình phong “độc lập dân tộc”; dưới lớp vỏ dân chủ “của dân, do dân và vì dân”; “núp bóng cái chân, cái thiện, cái chính trực để tung hoành một cách hợp pháp như một lối sống đương nhiên mà ai cũng phải chịu đựng”(GS Nguyễn Huệ Chi); dưới các lớp rừng luật pháp tự chúng “trồng” ra; dưới các lớp bằng cấp, học vị “giấy”, “tiến sĩ giấy”, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, “ông thánh” mà chúng tự phong cho nhau; trong những bộ com-lê, xe hơi, chuyên cơ, biệt thự/khu nghỉ mát sang trọng; dưới lớp vỏ “những kẻ đạo mạo, ăn mặc vào loại tươm tất, nhiều kẻ không thiếu những từ văn hoa khi nói với người khác, chúng luôn luôn cho mọi người cảm giác đang cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp… Chúng toàn chén những thứ thơm tho, béo bổ, quý hiếm... thuộc hàng cao lương mỹ vị…” (Ta Duy Anh)(1). Chúng núp dưới những kế hoạch/dự án quy hoạch, mở rộng, đập cũ, xây mới v.v. để đục rỗng xương tủy của dân tộc. Chúng còn núp dưới bóng ô lọng của nhau, che chắn cho nhau đục khoét phá hoại. Nguy hiểm nhất là chúng núp dưới bóng “anh hai” Tàu cộng để tồn tại. Chúng tìm cách hiến đất hiến biển hiến đảo, hiến Tây Nguyên và tiến tới hiến cả đất nước này, dân tộc này cho lũ “anh hai”/chuột cống có cùng nòi giống giống như chúng, cốt sao lũ “anh hai” này chấp nhận làm “quan thầy” cho chúng để chúng có thể “tựa đầu” vào “anh hai” mà tồn tại và mặc sức ăn tàn phá hoại.

Bản chất chui rúc này của lũ CS sẽ không bao giờ thay đổi! Hơn nữa chúng cũng không bao giờ muốn thay đổi, vì khi thay đổi, bản chất xấu xa, đê tiện, ác quỷ… của chúng sẽ lộ nguyên hình, chúng sẽ không thể lừa dối được ai nữa và như vậy chúng chỉ còn con đường chết hoặc “tự sát”(2). Bao lâu chúng còn chui rúc được, bấy lâu CS còn có thể tồn tại.

Nguồn lây lan dịch bệnh

Bên cạnh đặc điểm và “tài” sống chui rúc nói trên, CS còn là nguồn lây lan của các loại dịch bệnh, mà toàn những loại dịch bệnh kinh khủng. Hơn nữa, mỗi một con chuột CS lại chính là một con “virus” có hình người. Vì thế, thật khốn cho dân tộc nào gặp phải dịch bệnh từ lũ chuột CS, như Việt Nam chẳng hạn!

Ngay từ khi loài chuột này xuất hiện ở Việt Nam, nó đã mang đến cho dân tộc Việt Nam một đại dịch có sức tàn phá nặng nề, cướp đi hàng triệu sinh mạng của người dân. Dân tộc Việt Nam từ lúc hình thành đến nay chưa bao giờ gặp phải một đại dịch lớn, hung ác và có sức hủy diệt như vậy. Dịch bệnh này có tên là Mác-Lê, có người còn gọi là “tà dịch/ôn dịch CS”.

Tà dịch này, nhờ lũ chuột CS, nó lây lan một cách khủng khiếp ở Việt Nam. Có những “đợt” dịch lên đỉnh điểm, điển hình là vào năm 1954-1956. Đợt dịch này có tên là “Cải cách ruộng đất” đã cướp đi hàng trăm ngàn sinh mạng vô tội (Cộng sản tổ chức những cuộc đấu tố kéo dài từ năm 1954 đến năm 1956 mà thành phần bị đấu tố là: "Tri, Phú, Địa, Hào, tôn giáo lưu manh" trong hai năm đấu tố Cộng sản đã giết 700.000 người dân vô tội)(3). Tiếp theo đợt dịch này, một đợt dịch điển hình khác, kéo dài hơn ¼ thế kỷ, mãi tận đến ngày “quốc nhục” 30/04/1975 mới tạm lắng xuống. Đợt dịch này có tên là “nồi da nấu thịt” (cũng có người gọi đợt dịch này là “nội chiến”). Đợt dịch bệnh này đã cướp đi hằng triệu sinh mạng của người dân từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, từ biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa đến vùng núi, nông thôn hẻo lánh. Bầu khí tang tóc, đau thương tràn ngaäp khắp cõi Việt Nam; đâu đâu cũng gặp những cảnh mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng, em mất anh… Thật thê lương!

Tà dịch CS ở VN đã cướp đi 1.670.000 (4) mạng người, chưa kể đến hàng triệu con người khác ñaõ trở nên thương tật suốt đời cộng với những di chứng không thể khắc phục được để lại cho các thế hệ sau, và hằng hà sa số người dân “rơi” vào cảnh tù đày một cách vô cớ, không hề có xét xử, điều tra.

Tà dịch này gây khủng khiếp đến nỗi mà sử gia Rudolph J. Rummel đã phải thốt lên trong sách "Death by Government" rằng: “Tội ác CS đã gây ra những con số chết chóc khủng khiếp cho chính dân chúng của họ, có lẽ chỉ có ác thú mới làm được”. Đúng vậy, chỉ có cụm từ “ác thú” mới có thể diễn tả được nổi bản chất độc ác của cs khi chúng gây ra những sự chết chóc cho dân lành !

Mặc dù trung tâm “ổ dịch”, nguồn gốc của sự phát sinh và lây lan đã bị nhân loại tiêu diệt cách đây 20 năm rồi (thế giới giờ đây chỉ còn một việc là chữa lành những vết thương do đại dịch này gây ra mà thôi), nhưng loại dịch bệnh này laïi vẫn còn đang hoành hành một cách mạnh mẽ ở Việt Nam; những xú khí, tà khí của tà dịch này vẫn đang trào ra ở dải đất hình S của 87 triệu người Việt này.

Một trong những lý do làm cho loaïi dịch bệnh này vẫn còn tồn tại dai dẳng ở Việt Nam maõi cho đến nay, đó là vì loài dịch bệnh này gồm những con virus/con chuột có hình người và có cách biến hóa khôn lường. Hãy lắng nghe một con chuột/virus CS nói với đồng bọn rằng “…phải không ngừng tiến hóa về mặt tư duy lẫn thủ đoạn để sống sót mà vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào; phải luôn uyển chuyển và linh động để sẵn sàng thay máu đổi màu khi cần thiết…phải thiên biến vạn hóa, ranh ma tàn độc đủ cả… và đặc biệt phải biết dùng hình nộm kết hợp với thủ đoạn đấu bò tót kiểu Tây Ban Nha để thu hút ám khí và sừng bò của đối thủ” (Nguyễn Tâm Bảo) (5). Mặc dù thay da đổi thịt, nhưng bản chất phá hoại, nguy hiểm của những con virus/lũ chuột này không hề thay đổi. Ñuùng nhö lôøi nhaän xeùt raèng: “Khi không còn sự hậu thuẫn của thành trì Xã Hội Chủ Nghĩa, con thú dữ đã bị bẻ nanh vuốt, con Kỳ Nhông đã phải đổi mầu để tồn tại và thích nghi với môi trường mới, nhưng bản chất của nó vẫn không thay đổi” (Vương Định) (6).

Như vậy, nhờ biết cách biến hóa, thay da đổi thịt khôn lường, mọc đuôi, thêm cánh, loại virus của dịch bệnh này càng có thể sống dai hơn, khôn ranh hơn. Sự thay đổi này kéo theo sự thay đổi về tên gọi của loại dịch bệnh này. Trước đây nó được gọi là “Mac-Lê”, sau này nó mọc thêm đuôi, thêm cánh trở thành cái tên quái thai, dị dạng, hổ lốn đúng như chính bản chất của nó, là “Mác-Lê-Mao-tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Mặc dù ôn dịch CS hiện nay không gây chết người ngay lập tức, nhưng nó đang làm tê liệt con người; làm cho con người mất sức phản kháng, đấu tranh; truyền nọc độc cho con người bằng hình thức giáo dục, tuyên truyền “nhồi sọ” một chiều; độc đoán, khống chế con người, làm cho con người mất ý thức hoặc mơ hồ về quyền làm người của chính mình. Cứ như vậy, loại ôn dịch CS vẫn còn tiếp tục kéo dài maõi, vaø CS vẫn còn sống nhăn ra ñaáy, cöù tieáp tuïc phaù hoaïi maõi.

Phá hoại

Chuột là một loại động vật có khả năng sinh sản ở mức khủng khiếp. Nếu không bị tiêu diệt thì chỉ cần một thời gian ngắn thôi, từ một cặp chuột bố mẹ có thể sản sinh ra hàng triệu con chuột. Chính sự sinh sôi nảy nở với mức kinh khủng như vậy mà sự phá hại của chúng trở nên nguy hiểm hơn bất cứ mọi loài động vật nào. Với chuột CS thì từ khi được nhập khẩu vào Việt Nam tới nay, nó đã sinh sôi nảy nở được tới gần 4 triệu con với đủ các loại: chuột nhắt, chuột chù, chuột chũi, chuột cống, chuột đồng, chuột nhảy, chuột lang, chuột hôi…; chuột ông chuột bà, chuột cha chuột con, chuột cháu chuột chắt v.v., và mặc sức phá hoại. Đặc biệt, như đã nói ở trên, khi lũ chuột này không còn “mèo” trong địa hạt của chúng (khi chúng đã cướp được quyền lực với lực lượng quân đội, cảnh sát hùng hậu), chúng không còn đối thủ nào nữa, không còn sợ ai nữa, một mình một sân, thì chúng mặc sức ra tay vơ vét của cải, phá hoại dân tộc, đất nước, đưa dân tộc đi từ thảm họa này đến thảm họa khác.

- Phá hoại nền đạo đức

Nói đến sự phá hoại của lũ CS ở Việt Nam thì đầu tiên phải kể đến sự phá hoại của nó về nền đạo đức xã hội. Loài chuột thông thường thì không thể cắn phá những cái gì phi vật chất, phi vật thể, ấy vậy mà lũ chuột CS lại có thể phá hoại được những điều đó như tôn giáo, đạo đức, văn hóa…. Đây cũng chính là điều nguy hiểm nhất của lũ chuột CS.

Ngay từ ban đầu khi vào Việt Nam, lũ chuột CS đã tìm đủ mọi cách, mọi thủ đoạn để triệt tiêu những gì được coi là chuẩn mực đạo đức, truyền thống dân tộc, văn hóa kết tinh từ ngàn đời, đặc biệt là các tôn giáo để nó gieo rắc và thay thế bằng một thói “đạo đức” mới mà chúng gọi bằng một cái tên nghe coù veû raát mỹ miều là “đạo đức cách mạng” - đạo đức của kẻ cướp! và một thứ ý thức hệ - tôn giáo tôn thờ bạo lực trong đó giáo chủ của chúng là những kẻ giết người, khát máu, thèm khát quyền lực, hòng nô dịch con người về mặt tư tưởng. Thậm chí khi cướp được chính quyền, chúng còn ngông cuồng bắt cả thần, thánh phải nghe theo nó: “…Khi đã thâu tóm được quyền bính, bắt tất thảy mọi người mọi tầng lớp xã hội phải qui phục Đảng. Chưa vừa lòng, họ đang toan tính bắt cả thần Phật, thánh chúa phải trong vòng cương tỏa của kẻ độc tài...” (Vương Định).

Lũ chuột CS hiểu hơn ai hết rằng muốn phá bỏ được truyền thống đạo đức, văn hóa, thì phải phá bỏ được tôn giáo vì tôn giáo là sự kết tinh của dân tộc, gồm cả những giá trị văn hóa và đạo đức, trong đó đạo đức được đặt lên hàng đầu ở bất kỳ tôn giáo nào. “Tôn giáo là nền tảng tư tưởng cho một xã hội đi theo hướng phát triển có tính tích cực, tôn giáo đem lại cho xã hội sự yên lành hạnh phúc và những giá trị về đạo đức, hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mĩ. Thượng tôn đạo lý chính nghĩa…tôn giáo là tài sản vô giá của xã hội, của dân tộc…” (Như Hà) (7). Cho nên 70 năm qua, lũ chuột CS ở Việt Nam đã ra sức cắn phá điên cuồng tôn giáo bằng mọi hình thức và thủ đoạn. Hậu quả là làm cho xã hội Việt Nam có một lỗ hổng lớn về tôn giáo, đạo lý, giá trị đạo đức bị đảo lộn, con người trong xã hội mất phương hướng, không biết đâu là chuẩn mực đạo đức, đạo đức bị xuống cấp trầm trọng, mạnh ai nấy sống; con người chà đạp, dối trá, chém giết nhau mà sống; con người tôn thờ bạo lực, đồng tiền, sống thác loạn, “khiến hiện nay VN như là một vùng đất chết, đen tối đầy tệ nạn, đạo đức nhân bản đã mất hết, cái dư âm của “cải cách ruộng đất”, hệ thống “công an trị” đã khiến hiện nay, từ gia đình ra đến xã hội, tất cả chỉ là nhòm ngó lẫn nhau, sẳn sàng tố cáo chà đạp lên nhau, tham nhũng để sinh tồn, thậm chí đụng đâu lừa đó kể cả người thân họ hàng hay bạn bè. ..” (Nhất Thanh) (8). Trên các trang báo ngày nào cũng có những tin như: mẹ ném con xuống sông, bố giết con, ông giết cháu, con giết bố giết mẹ, giết người cướp của, tống tiền, hiếp dâm, mại dâm, hút chích, cờ bạc... Đặc biệt tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động cao nhất, nhất là ở lứa tuổi vị thành niên: “… mỗi năm toàn quốc có 1,2 - 1,6 triệu ca nạo phá thai, trong đó 20% ở lứa tuổi VTN, và là một trong ba nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới” (9).

Sự tha hóa đạo đức đã trở nên nghiêm trọng đến mức mà GS Nguyễn Huệ Chi đã phải thốt lên rằng: “…người ta đã quá quen với kiểu hành xử dung dưỡng cho cái ác, cái tham, cái dối trá, cái bợ đỡ, cái hèn hạ…sự khủng hoảng đạo đức trong xã hội chúng ta đã vượt khỏi cái ngưỡng mà như một quy ước vô ngôn, mọi xã hội văn minh không bao giờ cho phép vượt. Hãy cứ nhìn vào nhiều ngõ ngách của đời sống, bất cứ vùng miền nào cũng diễn ra như cơm bữa những chuyện nhức nhối mà lý trí thông thường không thể giải thích, đôi khi có cả những chuyện tưởng chừng đã chạm đến bản năng sinh tồn nó phân biệt con vật với con người” (10).

Không một dân tộc nào, một quốc gia nào có thể đứng vững và phát triển được khi đạo đức bị suy đồi, luân lý bị chối bỏ, niềm tin bị chà đạp và bị thay vào đó bằng sự vô luân, vô thần, gian dối, bạo lực; chân lý thuộc về kẻ mạnh, kẻ ác, kẻ man rợ. Một xã hội như thế là một xã hội đã chết và đang thối rữa, một xã hội như thế là một địa ngục kinh hoàng. Lũ CS đã đầu độc dân tộc này bao lâu thì cũng cần phải mất ngần ấy thời gian để tẩy rửa và khắc phục nó.

- Phá hoại văn hóa và lịch sử

Một trong những thủ đoạn để đánh phá tôn giáo của lũ CS là chúng đập phá, cướp bóc tài sản của nhà thờ, chùa chiền, miếu mạo, “... tượng Phật Bồ Tát bị đập phá, chùa lấy làm kho chứa lúa, chứa phân, làm chuồng heo, hoặc cày ủi lấy đất canh tác, các trung tâm văn hóa của giáo hội thì bị tịch thu…” (Huynh Trưởng GĐPT Hồ Tấn Anh). Kết quả là một loạt các nơi thừa tự/di tích văn hóa lịch sử của tiền nhân để lại đã bị lũ CS phá hoại.

Khi mở cửa ra bên ngoài với các dân tộc tiên tiến, dưới ánh sáng văn minh, tưởng rằng lũ CS sẽ biết từ bỏ bản chất phá hoại của mình, ngờ đâu lũ chuột vẫn là lũ chuột, lũ CS vẫn là lũ CS, chúng phá hoại với những thủ đoạn và mánh khóe mới, tinh vi hơn.

Dưới chiêu bài trùng tu các di tích văn hóa, chúng lập các dự án to, dự án nhỏ để tìm kiếm vàng bạc châu báu vì chúng nghĩ rằng ở dưới các di tích này được chôn nhiều vàng bạc châu báu và nhờ có dự án chúng có cớ đển ăn chia, tham ô, đục khoét. Có người xót xa nhận xét: “Chỉ vì đập đi xây lại được nhiều tiền, kiếm được nhiều tiền, nhiều người nhẫn tâm đập đi cái văn hóa Việt hàng trăm năm. Chua chát và đau xót khi nhìn thấy những nét cổ kính còn sót lại sau hai cuộc chiến tranh giờ lại bị những kẻ hám tiền và ngu dốt đập nốt”(11). Ngay cả những nơi được gọi là thánh thiêng nhất, ẩn khuất nơi rừng thiêng như “nơi vua Trần Nhân Tông vĩ đại đã tu, đã ngồi thiền và viên tịch như am Ngoạ Vân, chỗ nào cũng bị cạy bới, đào phá. Họ bới xá lỵ tìm vàng bạc, tìm chum choé cổ. Đập bia, móc từng mảng tường, đào cả nền móng những cái am mà Phật hoàng từng thiền (am Thiên Sơn Tử, Am Thiền Định). Ngựa đá cũng bị đập tan tành. Các mộ tháp bị khoét sâu như hầm lò, đường ngang ngõ tắt dưới lòng đất hun hút như... địa đạo. Tấm bia nổi tiếng do chúa Trịnh Căn cho dựng để kỷ niệm việc ông đưa các bậc vương hầu, công chúa lên chiêm bái nơi Phật hoàng viên tịch cũng bị đập phá thành hàng chục mảnh. Cả vườn mộ tháp bên rừng thông trước am, cách đây chục năm vẫn uy nghi một góc trời, giờ bị đào bới đổ hoàn toàn”(12). Cảnh đập phá các di tích đang diễn ra phổ biến ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam này. Thậm chí bất cứ di tích lịch sử nào cũng có thể bị đập phá, ngay cả “đền thờ Lý Chiêu Hoàng, người ta đang tâm đập phá tháo dỡ để "làm lại" thì kinh hoàng quá!” (13). Có những di tích lịch sử văn hóa chúng không đập phá ngay được, thì chúng lại làm cho biến dạng hay lấn chiếm. Ngay cả “đến tháp Hòa Phong và Tháp Bút ở bên cạnh Hồ Gươm cũng bị vạch khắc lên hàng trăm dòng chữ bẩn thỉu, hoặc như chùa Hàm Long bị lấn chiếm vô tội vạ mà chẳng một ai đoái hoài” (14).

Ai cũng có thể nhận thức được rằng các di tích/di sản văn hóa của tiền nhân để lại bản thân nó đã là một kho báu, tài sản vô giá. Tiền nhân không chỉ để lại cho một hoặc hai thế hệ, một hoặc hai triều đại, mà các ngài để lại cho muôn thế hệ con cháu. Đáng tiếc lũ CS đã phá hoại gần hết và vẫn tiếp tục phá hoại. Con cháu sẽ lấy gì để mà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, văn minh của dân tộc mình; thế hệ mai sau seõ lấy gì để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa bốn ngàn năm văn hiến, văn vật? Nếu chúng ta không lên tiếng, không có hành động ngăn chặn sự phá hoại của lũ CS, chúng ta sẽ thưa gì đây với liệt tổ liệt tông, chúng ta sẽ phải ăn nói như thế nào với thế hệ con cháu tương lai!?

- Phá hoại tài nguyên môi trường

Bên cạnh sự phá hoại các tài sản có tính văn hóa lịch sử của cha ông, lũ CS còn ăn tàn phá hoại tài nguyên mà cha ông đã mất bao xương máu để bảo vệ và duy trì nó.

Từ Bắc chí Nam, từ biển cả hải đảo xa xôi đến tây nguyên rừng núi, không một nơi nào lũ CS không đào bới lên. Có những nguồn tài nguyên tự bản thân chúng, chúng không thể đào bới được do ngu dốt, nhưng chúng cũng không tha, chuùng ñaõ đưa những lũ CS ở phương khác tôùi ñeå giúp chúng đào bới roài cùng ăn chia. (Điển hình gần đây nhất là chúng “rước” lũ CS Trung cộng vào đào bới bauxite ở Tây Nguyên) (15). Dẫn đến không những nguồn tài nguyên bị phá hoại, môi trường bị tàn phá, mà còn dẫn đến nguy cơ mất nước, tan nhà.

Còn nguồn tài nguyên nào nữa mà lũ CS không phá hoại!? Hậu quả của sự phá hoại của lũ CS này làm cho nguồn tài nguyên bị kiệt quệ. Còn đâu những rừng vàng biển bạc! Giờ chỉ còn những cánh rừng xơ xác với đồi trọc núi trơ là nguồn hiểm họa, tai ương, lũ lụt, hạn hán cho con người. Những dòng sông chết, biển chết mỗi ngày thêm dài, thêm rộng. Sự thật này đang hiển hiện và tác động đến từng hơi thở, thớ thịt của mỗi người dân đang sống trên mảnh đất hình chữ S này.

- Phá hoại nền kinh tế

Bên cạnh việc phá hoại tài nguyên môi trường, lũ CS còn phá hoại đất nước, dân tộc bằng việc đập nát cơ cấu kinh tế xã hội vốn đang phát triển theo hướng văn minh và quy luật lịch sử chung của nhân loại, đưa dân tộc trở về thời kỳ nguyên thủy lông lá.

Khi lũ CS đã cướp được chính quyền ở VN, chúng thực hiện chính sách bần cùng hóa và ngu dân để chúng dễ bề thống trị, bằng cách tiến hành phá hoại kinh tế xã hội và tiêu diệt trí thức có hệ thống. Điển hình là ở miền Bắc chúng tiến hành thực hiện chính sách đấu tố địa chủ với khẩu hiệu: “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc”. Thủ đoạn này của lũ CS không chỉ làm cho hàng trăm ngàn người chết oan, mà tạo ra một xã hội hỗn loạn, những người có khả năng làm ra của cải vật chất cho xã hội thì bị tận diệt, bị tước đoạt phương tiện sản xuất. Tiếp theo, lũ CS “lùa” cả dân tộc VN vào cái được gọi là “hợp tác xã” với mô hình “kinh tế tập thể”, “bao cấp” để chúng dễ bề thao túng, kiểm soát và thống trị. Kết quả của chính sách này laø đem cả dân tộc xuống vực thẳm của đói nghèo và tụt hậu. Còn ở miền Nam, sau khi cướp được, chúng tiến hành các cuộc thanh trừng và “tẩy não” tầng lớp tư sản, dẫn đến một loạt caùc nhà máy, cơ sở sản xuất bị đóng cửa, máy móc sản xuất trở thành những đống sắt vụn; thay vào đó, một loạt các nhà tù, trại cải tạo mọc lên. Những người biết làm ra của cải vật chất, biết làm kinh tế bị giết hại, tù đày, bị đưa đi “tẩy não” hoặc phải chạy trốn ra nước ngoài. Đến nay người đời vẫn còn ngâm những câu thơ như:

“Tất cả là tại vua Hùng!

Sinh ra một lũ vừa khùng vừa điên

Đứa khôn thì đi vượt biên

Những thằng ở lại toàn điên với khùng!”


Đến nay, tình trạng này vẫn còn tiếp tục diễn ra, nhưng ở một dạng thức mới. Nhiều người chạy trốn CS dưới hình thức du học, tu nghiệp ở nước ngoài và khi học xong thì tìm đủ mọi cách ở lại nước đó. Hiện tượng này hiện nay được gọi là “chảy máu chất xám”, và tình trạng chảy máu chất xám càng ngày càng nghiêm trọng.

Lũ CS ở VN chỉ biết giỏi dùng bạo lực, lừa đảo và phá hoại thôi, còn chuyện làm ăn kinh tế thì chúng không hề biết gì. Chúng phá hoại cơ cấu kinh tế cũ nhưng khi phá xong chúng không biết phải làm gì tiếp theo, nên chúng dùng cả dân tộc vào làm vật thí nghiệm, đưa dân tộc từ tai họa này đến tai họa khác và chúng rập khuôn một cách mù quáng các chính sách chết người của lũ cs ñaøn anh.

Tưởng rằng khi cái học thuyết khốn nạn chúng đang tôn thờ vaø theo đuổi bị nhân loại bỏ vào sọt rác lịch sử cách đây 20 năm rồi, thì chúng sẽ mở mắt ra trở về với con đường sáng; bắt tay, giao lưu và hội nhập với thế giới văn minh, tiến bộ, chúng sẽ “buông tha” cho dân tộc, nhưng ngờ đâu lũ CS ở VN vẫn không buông tha cho dân tộc VN, vẫn “kiên trì con đường XHCN”(16) với mô hình kinh tế quái thai dị dạng “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, giống như kiểu đi xe honda “vừa tăng ga, vừa đạp thaéng”, như vậy chỉ làm cho động cơ mau hỏng mà thôi. Sở dĩ nền kinh tế quái thai dị dạng không giống ai này vẫn còn thoi thóp sống như ngày này là do chúng vẫn còn được nuôi bởi ba nguồn tài chính khổng lồ đó là: tiền bán tài nguyên, tiền viện trợ/vay vốn từ các nước văn minh và nguồn kiều hối khổng lồ (17). Chỉ cần cắt một trong ba nguồn tài chính vừa nói trên thì nền kinh tế quái thai này sẽ tắc tử ngay lập tức (vừa qua chỉ cần một nhà tài trợ Nhật Bản bất ngờ tuyên bố tạm dừng viện trợ ODA cho đến khi nào Việt Nam có biện pháp hữu hiệu giảm trừ tệ nạn tham nhũng đã làm cho lũ CS ở Việt Nam hoảng sợ và bối rối. Một loạt các “ông to bà lớn” lần lượt sang Nhật Bản cúc cung “van xin”, hứa hẹn, cam kết này nọ…, hòng để được Nhật Bản nối lại viện trợ. “Vào lúc 17h30 chiều 23.2 tại Thủ đô Tokyo, sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ KHĐT Việt Nam Võ Hồng Phúc, Ngoại trưởng Nhật Bản Nakasone đã chính thức tuyên bố việc Chính phủ Nhật Bản đã quyết định nối lại viện trợ ODA cho Chính phủ Việt Nam”(18). Lũ CS ở VN đón nhận sự kiện này như là một tin thắng trận, một đại tin mừng!)

Hậu quả của sự cố chấp và mù lòa của lũ CS áp đặt lên dân tộc Việt Nam nói trên là: mặc dù nhân loại đã bước vào năm thứ 10 của ngàn năm thứ III rồi, mà dân tộc Việt Nam vẫn tụt hậu, nghèo đói và loay hoay trong cái bị rách vá chằng chịt của lũ CS. Không cần so sánh đâu xa, chỉ cần so sánh với các dân tộc xung quanh thôi, ngöôøi ta thaáy họ đã bỏ xa dân tộc Việt Nam hàng thế kỷ (19).

- Phá hoại tương lai bằng nguồn vốn đi vay

Hơn nửa thế kỷ qua lũ CS đã phá hoại, đục khoét tận xương tủy đất nước, nhân dân; làm cho đất nước trở nên nghèo nàn, lạc hậu vào bậc nhất thế giới. Sự nghèo đói này đã khiến cho thế giới văn minh cảm thấy “thương hại” cho con dân đất Việt, họ đã giúp đỡ bằng cách cho vay những khoản vay ưu đãi: ODA.

Nguồn vốn này đáng lẽ phải được tận dụng tối đa phể xây dựng và phát triển đất nước và con người, nhưng đáng tiếc, với bản chất phá hoại, lũ CS ñaõ không “tha”, không trừ bất cứ một miếng mồi nào, đặc biệt là những miếng mồi ngon, nóng hổi, dễ xơi như nguồn vốn ODA từ các nước tư bản. Chúng tìm cách ăn chia, xâu xé, đục khoét và chiếm đoạt nguồn vốn này dưới mọi hình thức. Bản thân một tên CS, Tào Hữu Phùng (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội) cũng phải thốt lên rằng: Điều tôi cảm thấy đau xót nhất hiện nay là người ta xem vốn vay ODA như "của chùa” (20).

Lũ CS đang đục khoét nguồn vốn ODA là đang đưa dân tộc Việt Nam vào con đường nợ nần, đang chồng chất gánh nặng nợ nần lên vai các thế hệ tương lai. Vốn ODA không phải là vốn cho không, vốn từ thiện, mà là vốn vay. Mà đã vay thì phải trả, và phải trả cả gốc lẫn ngọn. Chính lũ CS cũng ý thức rất rõ về điều này: “trong khi đó chúng ta nên nhớ rằng đây là vốn vay ưu đãi, trong 5-10 năm nữa chúng ta sẽ phải lấy vốn ngân sách ra để trả và lúc đó nếu chúng ta không quản lý tốt điều này thì con, cháu chúng ta sẽ phải è lưng trả nợ” (Tào Hữu Phùng). Vaøo năm 2003 dân tộc Việt Nam đã nợ nước ngoài hơn 15 tỷ USD, đến năm 2005 con số nợ tăng lên 20 tỷ USD tương đương 40% tổng thu nhập quốc dân (21), đến nay con số này lên tới trên 30 tỷ USD. Số nợ nần này mỗi ngày một lớn dần. Tính bình quân, đến năm 2005 mỗi người Việt Nam trong độ tuổi lao động đang cõng trên lưng khoản nợ nước ngoài tương đương trên 40 USD (22) và hiện nay là 65 USD.

Ngoài những thứ lũ CS phá hoại vừa nêu trên, thử hỏi trên đời này, trên mảnh đất hình chữ S này còn cái gì mà lũ CS không phá hoại!? Rồi đây, những thế hệ con cháu tương lai khi chúng chưa kịp mở mắt chào đời, chuùng đã phải vác trên mình cái nợ nước ngoài do lũ CS vay về phá hoại. Các thế hệ tương lai này sẽ biết xoay sở như thế nào đây với đống nợ như núi mà lũ CS để lại với một đất nước hoang tàn đổ nát; nguồn tài nguyên bị khai phá không còn gì; rừng núi, sông ngòi, biển cả ô nhiễm trở thành vùng đất, vùng biển chết; với một nền kinh tế chắp vá; và một xã hội suy đồi về đạo đức!?

Như vậy, với những gì mà chúng ta vừa biết được về chuột cs, chúng ta thấy rằng, đây là một lũ chuột rất tinh ranh và nguy hiểm, cần phải có những hành động thiết thực đối với lũ chuột này.

PHÒNG VÀ DIỆT TRỪ CHUỘT CỘNG SẢN

Loại trừ lũ chuột, lũ giặc CS bằng cách nào là câu hỏi lớn đang làm nhức nhối đối với tất cả những ai yêu nước, yêu dân tộc; đối với những người không bị liệt kháng, ngộ độc; và cả đối với những người đã tỉnh mê sau khi bị lũ CS đầu độc, nhất là khi lũ giặc CS đã hủy hoại đất nước này, dân tộc này đến mức không còn thể hủy hoại hơn được nữa, làm tê liệt đến nỗi dường như không thể đứng lên được nữa. Để trả lời được câu hỏi trên thì những vẫn đề sau đây cần phải được thực hiện ngay bây giờ.

- Không được sợ hãi

Để có thể tiêu diệt được lũ chuột CS, trước tiên cá nhân của mỗi con người phải vượt lên trên sự sợ hãi của chính bản thân mình. Sự sợ hãi làm cho con người không dám phản kháng, chấp nhận tất cả, kể cả những điều tồi tệ nhất. Không phải bạo lực có thể giết chết con người mà chính sự sợ hãi của con người giết chết con người. Bà Aung San Suu Kyi, người được giải Nobel Hòa Bình năm 1991, đã nói một câu bất hủ: "Không phải cái Quyền hủy diệt con người, nhưng chính là cái Sợ". Đối với bà Aung San Suu Kyi, cái sợ mới là điều nguy hiểm nhất, vì nó làm cho con người chấp nhận tất cả những gì lẽ ra không thể chấp nhận. Nói cách khác, vì sợ, con người trở nên hèn. Ngược lại, khi không còn sợ, con người trở nên can đảm (23). Chính vì ý thức được sự quan trọng của can đảm, không sợ hãi, mà Đức Giáo hoàng Jean Paul II, khi vừa mới lên ngôi, trở về thăm Ba Lan, quê hương của Ngài đang đấu tranh chống lại cộng sản độc tài và sự hăm dọa của Liên Xô gửi quân sang đàn áp những nhà dân chủ ở Ba Lan, Ngài đã tuyên bố: “Hãy can đảm! Đừng sợ xệt! Hãy hy vọng!” (24). Câu nói này của ĐTC như một luồng sinh khí thổi tận đến tâm can sâu thẳm nhất của từng người dân Ba Lan, làm bùng lên sức mạnh của can đảm. Sự sợ hãi trước đây của người dân Ba Lan đã được thay bằng sự cam đảm. Chính nhờ điều này mà người dân Ba Lan quét sạch lũ CS và thành trì CS bị sụp đổ hoàn toàn cách đây 20 năm.

Hiện nay số lượng những người không còn sợ lũ CS ngày càng lớn mạnh. Điển hình gần đây nhất là Đức TGM Ngô Quang Kiệt, “vị giám mục đầu tiên cả gan chặt đứt sợi dây thừng vừa nói là đức cha Giu-se Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội, qua việc phản bác cơ chế xin-cho…”(Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh). Ngài đã can đảm công khai đòi quyền làm người trước lũ quan chức CSVN đang lăm le ăn tươi nuối sống Ngài. Tiếp theo, là các Linh mục DCCTVN như LM Vũ Khởi Phụng, Lê Quang Uy, Nguyễn Văn Khải v.v. đã can đảm đòi công lý, sự thật; các luật sư Lê Trần Luật, Lê Công Định v.v đã can đảm làm chứng cho sự thật, loan báo sự thật; và hàng ngàn người công giáo bất chấp bạo lực, súng đạn, dùi cui, hơi cay, thủ đoạn của lũ CS đã lên đường đòi công lý. Và ngọn đèn đòi/tìm công lý này bắt đầu từ TKS lan tỏa đến Thái Hà rồi tiếp tục lan tỏa đến khắp chốn ở Việt Nam. Ngọn đèn này đang rực cháy sáng hơn bao giờ hết.

Chính điều này đã làm cho chính lũ CS phải lo sợ. Chúng ta càng can đảm bao nhiêu thì lũ CS lại sợ bấy nhiêu. Như vậy sự sợ hãi này của lũ CS sẽ là nấm mồ ñeå chôn chúng.

- Tẩy chay hệ thống tuyên truyền của lũ CS

Khi chúng ta đã rũ bỏ được nỗi sợ hãi chuột CS, chúng ta có đủ can đảm để đối diện vaø đương đầu với chúng, và chúng ta có thể tiêu diệt được chúng. Để tiêu diệt được lũ chuột CS, trước tiên chúng ta phải đề phòng những dịch bệnh nguy hiểm từ chúng. Con đường truyền nhiễm chủ yếu của lũ CS là thông qua sự tuyên truyền láo lếu, bịp bợm, nhồi sọ một chiều của chúng. Như vậy, để không bị truyền nhiễm thì chúng ta phải tránh xa sự tuyên truyền của chúng. Nói cách khác chúng ta phải đoạn tuyệt với hệ thống tuyên truyền tức là đài báo của chúng. Cụ thể là chúng ta phải tẩy chay “700 cơ quan báo chí in, gần 15.000 nhà báo được cấp thẻ, 68 đài phát thanh, truyền hình của trung ương, cấp tỉnh và đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 80 báo điện tử và hàng nghìn trang tin điện tử trên mạng Internet, 55 nhà xuất bản” (theo báo cáo Nhân quyền của VN tại Hội đồng LHQ tại Geneva, Thụy Sỹ, 08/05/2009).

- Tìm kiếm sự thật và loan truyền sự thật

Với mạng lưới báo đài cùng với đội ngũ bồi bút của lũ cs hùng hậu nói trên đã giăng kín mít khắp dải đất hình chữ S này rồi, thêm vào nữa người dân vốn đã bị truyền nhiềm từ khi mới lọt lòng mẹ nên đã quen với cách thức truyền thông, giáo dục nhồi sọ một chiều này, thì làm sao có thể “tẩy chay” được!? Chỉ còn một cách có thể giải thoát, có thể tẩy chay được, đó là SỰ THẬT.

Sự thật sẽ phơi bày mọi tội ác, tâm địa đen tối, dơ bẩn, bán nước, hại dân của lũ CS. Một khi người dân thấy được điều này thì cho dù CS có mạng lưới báo đài với lũ bồi bút gấp hàng trăm lần như hiện nay thì người dân cũng không nghe và ngược lại càng làm cho người dân phỉ nhổ vào lũ CS, vào lũ bán miệng nuôi trôn.

Khi sự thật được tỏ hiện, thì cũng là ngày lũ CS bị tiêu diệt. Lê Sáng khẳng định rằng: “…cái việt gian cộng sản hôm nay sợ nhất là không kiểm soát, không bưng bít được tin tức sự thật. Cộng sản sống được là nhờ đủ thứ giả dối – Sự thực mà sáng tỏ nó sẽ kết liễu cộng sản, chẳng ai phải cầm súng bắn nó cả…” (25).

Vậy có thể tìm kiếm sự thật ở đâu, khi mà đâu đâu cũng thấy sự gian dối giăng đầy của lũ CS? Rất may, trong thời đại bùng nổ thông tin, với mạng thông tin toàn cầu internet vô cuøng hữu dụng, bức tường bưng bít thông tin của lũ CS dù có dầy đặc đến đâu, dù lũ CS ra sức ngăn chặn, che chắn đến đâu, cuõng đều có thể bị chọc thủng. Nếu ai muốn tìm kiếm sự thật về lũ CS, chỉ cần một cái click chuột thì chiếc mặt lạ của lũ CS bị lột ra, bản chất thực của lũ CS bị phơi bày ra trong từng trang viết.

Khi tìm kiếm được sự thật rồi, thì bản thân người ấy phải đi loan báo sự thật cho người khác hoặc phải chỉ cho người khác cách thức để tiếp cận sự thật. Nếu sự thật không được loan đi thì sự thật ấy có thể được gọi là “sự thật chết”, nó sẽ không tạo ra hiệu ứng cho xã hội, cộng đồng. Lũ CS sợ sự thật nhưng chúng không bao giờ sợ “sự thật chết”.

Vậy phải loan báo sự thật bằng cách nào? Có nhiều cách để loan báo. Trước tiên mỗi cá nhân phải ý thức được rằng mình phải có trách nhiệm loan báo sự thật cho người khác, sẵn sàng làm chứng cho sự thật trong mọi hoàn cảnh và loan báo sự thật bằng tất cả phương tiện trong mỗi hoàn cảnh cụ thể. Mọi người ở bất kỳ địa vị xã hội nào cũng có thể trở thành người loan báo sự thật. Một em học sinh có thể nói cho người bạn ngồi kế bên về sự thật; người cha có thể kể cho các con nghe về sự thật trong các bữa ăn, buổi nói chuyện thân mật của gia đình; người nông dân có thể kể sự thật cho người nông dân khác trên đường ra đồng làm việc của mình; trong cơ quan, đồng nghiệp này có thể giúp đồng nghiệp ngồi bên cạnh tìm và tiếp cận các trang website sự thật, gửi cho nhau những đường link…; các vị lãnh đạo tinh thần như các giám mục, các linh mục, các mục sư, các vị tăng sư. .. loan báo sự thật cho các tín đồ của mình, cho đồng đạo của mình; các nhà trí thức qua các diễn đàn có thể loan báo sự thật bằng các bài viết, bình luận…; các blogger có thể lưu truyền sự thật v.v. Cứ như vậy sự thật sẽ được loan đi vôùi cấp số nhân. Mỗi người phải tìm cho mình cách loan truyền sự thật phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của từng người.

Một ví dụ điển hình gần đây nhất trong việc loan báo sự thật đó là câu truyện của nhà giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh. Cô Hạnh đã tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại Học Đà Lạt và cô đã được mời dạy môn văn tại trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quãng Nam theo chương trình thu hút nhân tài của tình Quãng Nam năm 2007. Thạc sĩ Bích Hạnh cho biết, cô khuyến khích học trò chuyên của mình bớt chơi game mà nên dành thời gian tìm kiếm tri thức trên mạng. Cô đã giới thiệu với học trò các website, chẳng hạn talawas, Hợp Lưu, Tiền Vệ (26). Trong từng bài học, tình huống cụ thể, cô Hạnh đã đưa các em học sinh của mình đến SỰ THẬT một cách nhẹ nhàng, khôn khéo và đấy sức thuyết phục. Ví dụ: “Sau giờ giảng dạy về tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam, Bích Hạnh khuyên học trò nên tự nghiên cứu, tìm tòi thêm trên internet. Cô giáo thạc sĩ Bích Hạnh ân cần nói cho học trò biết trên mạng internet có nhiều tài liệu “rất thú vị” (chữ dùng của Bích Hạnh)… Tiếp tục đề cập tới những tin tức trên internet, Bích Hạnh cho học trò biết Cô có đọc một bài viết trên web mạng của giáo sư Lê Hữu Mục. Bài này chứng minh: Nhật ký trong tù không phải của ông Hồ. Một học trò của Bích Hạnh phản đối ý kiến vừa nêu với lời lẽ nguyên văn rằng: “Bác Hồ là thần tượng của cả dân tộc, tại sao lại có thông tin như vậy?” Bích Hạnh ôn tồn trả lời học trò: “ Cô tin sự thật, cái đẹp, chân lý luôn luôn tồn tại, cho dù ai đó có tìm cách phủ nhận”.

Ý kiến của cậu học trò về ông Hồ là ý kiến theo cảm tính, ý kiến của người có nhiều năm bị dạy dỗ bằng giáo dục nhồi sọ. Ý kiến của cô giáo là ý kiến của lý trí. Bích Hạnh nhấn mạnh: “Chân lý luôn luôn tồn tại dù ai đó tìm cách phủ nhận”. Dĩ nhiên “ai đó” ở đây là đảng CSVN chứ không là giáo sư Lê Hữu Mục. Vấn đề không là ông Hồ có phải là thần tượng của dân tộc Việt Nam hay không, vấn đề chính là ông Hồ có đích thực là tác giả của Nhật ký trong tù hay không? Chân lý mà cô Bích Hạnh muốn nói tới chính là chân lý rằng: Ông Hồ là người có biệt tài ăn trộm, ăn trộm tên, ăn trộm vợ, ăn trộm văn thơ và đặc biệt nhất là ăn trộm quyền hành của nhân dân”(Đỗ Thái Nhiên) (27).

Một ví dụ điển hình khác mang đầy tính thời sự và rất nóng bỏng hiện nay là vụ Luật sư Cù Huy Hà Vũ ngày 11/06/2009 đệ đơn khởi kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “Đã ban hành trái pháp luật Quyết Định số 167/2007/QD-TTg ngày 01/11/2007 phê duyệt Quy hoạch phân dùng thăm dò, khai thác chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025” lên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Trong đơn khởi kiện này, LS Hà Vũ đã nêu ra rằng Quyết Định này của ông Dũng đã vi phạm ít nhất 4 luật: Luật bảo vệ môi trường, Luật quốc phòng, Luật di sản văn hóa và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (28).

Nếu Luật sư Hà Vũ viết bài tố cáo những sai phạm của ông Dũng nói trên thì Luật sư sẽ bị quy chụp vào tội vi phạm điều 88 bộ luật hình sự do lũ CS vẽ ra và CS sẽ bắt bỏ tù không lương tay như trường hợp của LS Lê Công Định. LS Hà Vũ đã khôn khéo dùng chính luật của lũ CS vạch tội chúng. Mặc dù đơn kiện của LS Hà Vũ seõ coù theå không được tòa án CS thụ lý theo như nhiều người dự đoán, nhưng cách làm này của LS Hà Vũ đã gây một tiếng vang mới. Ngoài ra nhờ có đơn kiện này mà nhiều người đã bị đầu độc lâu năm, vốn luôn “dị ứng” với các trang mạng “phản động” nay tìm đến những trang này để đọc đơn khởi kiện ông Dũng của LS Hà Vũ vì các báo đài của lũ CS câm như hến, không hề đề cập đến đơn kiện nổi tiếng đầy mới mẻ này ở Việt Nam. Nhờ đơn kiện này không những tên đầu sỏ của lũ CS bị vạch tội chỉ tên, mà còn làm cho một bộ phận người ở Việt Nam biết đến những trang mạng, đến sự thật.

Như vậy, vì bất cứ hoàn cảnh gì, lý do gì, không ai có thể nói rằng tôi không thể biết sự thật hoặc không thể loan báo sự thật cho người khác được, mọi lý do đưa ra chỉ là ngụy biện!

- Tẩy chay các tổ chức của lũ CS

Khi chúng ta biết được sự thật về lũ CS, thì chúng ta nhận thức được rằng cần phải tẩy chay, không gia nhập bất kỳ tổ chức đoàn thể naøo mà lũ CS thành lập.

Lũ CS rất thâm hiểm đã lập ra đủ các thứ đoàn hội, tổ chức ở khắp mọi nơi, cho mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội, chúng lập cả tôn giáo quốc doanh. Các đoàn hội, tổ chức do lũ CS dựng lên, lập ra nhằm để kiểm soát người dân, khống chế người dân. Các đoàn hội chính là tai mắt của lũ CS. Những ai đang ở trong những tổ chức do lũ CS lập ra cần phải bước ra khỏi ngay lập tức.

Xa hơn nữa, phải tẩy chay các cuộc bầu cử do lũ CS tổ chức, đặc biệt là các cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, bầu cử quốc hội. Những cuộc bầu cử này chỉ là nhöõng trò chơi, trò hề dân chủ lừa bịp ma mãnh của lũ CS bày đặt ra, chỉ thêm tốn tiền, toán xương máu của nhân dân.

Khi các tổ chức do lũ CS lập ra không còn ai gia nhập, CS khó có thể kiểm soát được nhân dân; khi những tổ chức như hội đồng nhân dân, quốc hội do lũ CS bày đặt không được người dân đi bỏ phiếu, thì những tổ chức này mất đi tính “chính danh” nguyên tắc, đến lúc này quyền lực trong tay lũ cộng sản sẽ không được gọi là “chính” nữa mà trở về với bản chất thực là “ngụy”, và lúc này “ngụy quyền” này sẽ không còn đứng vững được nữa. Trong thế giới văn minh không bao giờ có chỗ đứng của “ngụy quyền”. Ngụy quyền sẽ trở nên bị cô lập và tự tan rã. Đó cũng là ngày lũ chuột CS đang đứng bên bờ huyệt.

- Lên đường

Những hành động nêu trên mới chỉ đưa lũ CS đến mép huyệt mộ. Hành động cuối cùng là tất cả mọi người dân phải đoàn kết và đồng loạt lên đường tiễn đưa lũ CS đến “nơi an nghỉ cuối cùng”. Khi người dân không còn sợ, biết rõ tội ác, sự nguy hiểm của lũ CS thì việc lên đường quét sạch lũ CS là điều tất yếu.

Lời kết

Nếu cách đây gần 80 năm, người dân Việt Nam đã thực hiện một cuộc canh chừng đối với chuột cs giống như cách thức mà ngày nay người ta đang làm đối với Cúm A H1N1 thì tai hoạ đâu có xảy ra cho dân tộc Việt Nam như đã từng xảy ra trong vòng mấy chục năm qua. Tuy nhiên, dù sao thì sự lơ đễnh cũng đã xảy ra rồi và giờ đây thì người ta chỉ còn có nước là tìm cách để khắc phục chúng mà thôi.

Bản chất chui rúc, cắn rỉa, ăn tàn phá hoại và truyền dịch bệnh của lũ CS không bao giờ thay đổi cho dù ở bất cứ điều kiện hay bối cảnh nào. Bất cứ nơi nào có lũ CS, nơi đó trở thành vùng đất chết; nơi đó toàn những bất công, bạo tàn và chết chóc, đạo đức bị tha hóa suy đồi; nơi đó trở thành địa ngục trần gian…

Dân tộc Việt Nam chỉ có thể tồn tại, phát triển và thịnh vượng; và đất nước Việt Nam chỉ có thể trở thành miền đất sống, phồn vinh khi nào lũ CS ở VN bị quét sạch.

Lũ CS còn tồn tại bao lâu nữa ở dải đất S này, ñieàu ñoù hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ và hành động của mỗi con dân Việt Nam. Vì dân tộc Việt Nam, vì chính bản thân của chính chúng ta và vì thế hệ tương lai, ngay lúc này và ngay bây giờ chúng ta phải đứng lên, nói lên và có hành động ngay lập tức để loại trừ lũ CS ra khỏi đất nước này, thế giới này. Bất cứ sự im lặng nào đều là sự đồng lõa với tội ác của CS! Thế hệ tương lai sẽ nguyền rủa, và hận chúng ta nếu chúng ta cứ để lũ CS sống thêm.

Xem:

(1) http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Luat-Phap/Sau_mot_va_gioi_bo/.

(2) http://www.vietnamadvisory.org/Bo%20Dieu%204%20Hien%20Phap%20La%20Tu%20Sat.pdf

(3) http://members.tripod.com/~tdtdnq/HPGVNTN.htm

(4) http://www.vietcatholic.org/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=67266

(5) VietCatholic News (Thứ Năm 11/09/2008 15:16)

(6) http://vietquoc.org/modules.php?name=News&file=article&sid=289

(7) http://www.vnfa.com/anews08/0809_338.html

(8) http://lienmang-vietsan.50webs.com/nt_tiaSangDanChu.htm

(9) http://ledienduc.wordpress.com/2009/04/22/ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt-ph%E1%BA%A3i-d%C6%B0%E1%BB%A3c-t%E1%BB%B1-do/,http://www.vietland.net/main/archive/index.php?t-2242.html) và http://www.thuocbietduoc.com.vn/home/newdt2231tt1ev11.aspx

(10) http://www.talawas.org/?p=708

(11) http://blog.360.yahoo.com/blog-2fa1jPIybqiglJEWUfCziqw-?cq=1&p=1033

(12) http://dddn.com.vn/33225cat96/gap-kho-bau-tren-non-thieng-yen-tu.htm.

(13) http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200916/20090413002846.aspx

(14) http://vietnamnet.vn/vanhoa/2009/02/830960/

(15) http://bauxitevietnam.info/

(16) http://www.tialia.com/showthread.php?t=135625

(17) http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/01/3BA0A26D/

(18) http://www.laodong.com.vn/Home/Nhat-Ban-noi-lai-vien-tro-ODA-cho-Viet-Nam/20092/127491.laodong

(19) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081216_vietnam_long_catchup.shtml

(20) http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ho-xem-von-vay-ODA-nhu-cua-chua/70045211/157/

(21) http://ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=177&nid=13843

(22) http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2006/04/3B9E88B4/

(23) xem http://www.viettan.org/spip.php?article2302

(24) http://pagesperso-orange.fr/chuchinam/C/bai%20viet%20CACH%20MANG/Khi%20su%20so%20hai%20doi%20chieu(ds).htm

(25) http://www.vietcatholic.org/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=67649

(26) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/teacher-get-fired-for-encouraging-students-finding-information-on-the-internet-TGiao-06042009091256.html

(27) http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3849, http://www.dcctvn.net/news.php?id=3867
 
Chế độ bê tông cốt tre
Lê Sáng
17:14 01/07/2009
Bê tông, là vật liệu xây dựng được con người phát minh đầu thế kỷ 20. Do điều kiện kinh tế lạc hậu, ở Việt Nam bê tông chỉ được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng khoảng từ thập kỷ 1990 trở đi. Do đặc tính dễ định hình, dễ chế tạo, dễ thi công, chịu lực, chịu tác động thời tiết tốt nên bê tông là vật liệu chủ lực trong xây dựng hiện nay. Đặc tính yếu điểm của bê tông là cứng nhưng dòn, nên nó phải có cốt sắt bên trong mới có thể chịu được lực nén, lực uốn cũng như chịu được tác động của thời tiết, thời gian… Về mặt giá thành, cốt thép luôn chiếm hơn nửa trị giá của bê tông (Tuỳ từng trường hợp mà cốt thép chiếm trị giá từ 55 đến 80% khối bê tông thành phẩm). Người ta ví cốt thép như bộ xương, còn vữa bê tông như lớp da thịt phủ ngoài…

Kể từ khi loại vật liệu này du nhập vào Việt Nam thời phong kiến triều Nguyễn cho đến ngày nay, trên thế giới người ta chỉ hoàn chỉnh thêm về công nghệ chứ không thay đổi về nguyên tắc: Bê Tông Cốt Thép – Nói đến bê tông là người ta hiểu ngay: Bê Tông Cốt Thép. Bất kể là quốc gia nào, theo thể chế chính trị nào, công nghệ bê tông cốt thép không hề thay đổi bởi nó là vấn đề kỹ thuật không thể bàn cãi, giữ qui tắc kỹ thuật để giữ an toàn cho tính mạng con người từ thi công đến sử dụng…

Trên thế giới chỉ có duy nhất nước Việt Nam trong giai đoạn cộng sản thống trị mới nảy sinh ra loại bê tông cốt tre: Vữa bê tông đúc bên ngoài cốt lấy từ thân cây tre. Chưa bàn đến mác vữa bê tông, chỉ cần thay đổi từ cốt thép sang cốt tre sẽ giảm được giá thành chỉ còn 1/4, rất lý tưởng cho những phi vụ đục khoét vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Nhưng làm bê tông bị thay đổi hoàn toàn về chất. Hình dạng nhìn bên ngoài bằng mắt thường không thể phát hiện. Chính thế làm tăng thêm tính nguy hiểm của loại vật liệu “lởm” này. Báo chí bồi bút cộng sản đã phanh phui rất nhiều vụ việc bê tông cốt tre trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay, xin quí vị tìm đọc trên internet.

Tại sao lại chỉ có chế độ nhà nước cộng sản Việt Nam sinh ra loại vật liệu quoái gở này? Trong khi các quốc gia nghèo đói khác ở Phi Châu, thậm chí đang trong tình trạng chết đói họ vẫn không “nghĩ ra được” thứ vật liệu dã man này? Để phân tích thật cặn kẽ vấn nạn này, có lẽ phải viết thành sách dài nhiều tập. Nên bài viết chỉ phân tích các ý rất phổ quát…

Trước hết, hãy xem chế độ nhà nước cộng sản Việt Nam được sinh ra từ cái gì? Về mặt học thuyết chế độ nhà nước cộng sản VN được ra đời từ học thuyết cộng sản của Mác, được Lênin hoán cải rồi đưa ra các hình mẫu hành động sặc mùi thù oán giết chóc. Cái gọi là chuyên chính vô sản được Lênin cho ra đời và đã giết hại hàng chục triệu sinh mạng thường dân vô tội. Tội ác vấy máu dân lành của nhà nước cộng sản được biện minh bằng mục đích tốt đẹp ảo, không bao giờ thành hiện thực. Nền móng xây trên cát của chủ thuyết cộng sản chính là nó đã lấy mục đích tốt đẹp ảo để biện minh cho những hành động giết người vô tội vạ. Và để tín đồ của nó giết người không run tay, nó phải đưa ra đủ thứ giả dối để loè bịp, lên dây cót tinh thần cho những cỗ máy này... Nền móng của chế độ cộng sản là đủ thứ giả dối. Nó giả dối thô thiển ấu trĩ đến mức khi toàn thể chế độ cộng sản kề sát miệng vực diệt vong đầu những năm 1980 mà trùm cộng sản Liên Xô Brêgiơnhép (Leonid Brezhnev) còn ngạo mạn tuyên bố công khai trước thế giới là đã xây dựng xong CNXH tại Liên Xô. Chỉ vài năm sau tuyên bố này, Liên Xô sụp đổ không tiếng súng, không kèn không trống không nước mắt của chính người cộng sản.

Đến hôm nay chủ thuyết cộng sản đã sụp đổ nhãn tiền. Những chính trị gia trong chế độ cộng sản đã có những đúc kết chính xác và sống động về người cộng sản: "Kẻ nào tin vào lời nói của người cộng sản, kẻ đó sẽ phải trả giá cho sự ngây thơ của mình" (Tổng thống Putin); "Chủ nghĩa cộng sản đẻ ra những kẻ dối trá" (Thủ tướng Meken) …v.v.

Khởi đầu người cộng sản dùng chủ thuyết cộng sản để xây dựng những chuẩn mực gian dối. Lấy các chuẩn mực này làm thước đo để đào tạo con người. Trong xã hội cộng sản có những kẻ tình nguyện đặt mình vào các chuẩn mực gian trá này để thủ lợi. Lại có những kẻ là nạn nhân của một xã hội lộng giả thành chân, sống lâu trong xã hội cộng sản rồi ít nhiều bị biến thành những kẻ lưu manh một cách vô thức… Bất cứ ai sinh ra và trưởng thành hoàn toàn trong cái xã hội quái gở này đều bị ảnh hưởng những cái xấu của nó…

Sau khi hệ thống nhà nước cộng trên thế giới sản sụp đổ. Học thuyết cộng sản phơi bày tính chất không tưởng. Nhà nước cộng sản phơi bày tội ác diệt chủng chống nhân loại… Cộng sản Việt Nam cũng rơi vào tình cảnh bế tắc về lý luận. Nếu thừa nhận sự sụp đổ về lý luận cộng sản, người cộng sản không thể biện minh cho hậu quả đẩy lùi dân tộc Việt hàng trăm năm lịch sử, cộng với núi xương sông máu họ đã gây ra. Csvn đang chắp vá lý luận, với kế kim thiền thoát xác hòng bám giữ quyền lực để tránh bị phán xét trước toà án nhân quyền của nhân loại. Các chuẩn mực gian dối tiếp tục được người cộng sản sử dụng lúc thì tinh vi, nhưng có lúc thì thô bỉ như bọn lục lâm thảo khấu vậy. Rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của hệ thống nhà nước cộng sản Đông Âu, CsVn đổi mới kinh tế dứt khoát không đổi mới chính trị. Và thứ kinh tế bị cưỡng hiếp bởi chính trị đó đẻ ra rất nhiều thứ quái thai – Bê tông cốt tre là một trong số cái quái thai đó.

Một xã hội gian trá từ học đường, gian trá vào trong hôn nhân vợ chồng – Có những cô gái lấy anh thương binh cụt hết cả tay chân, mù cả hai mắt chỉ vì theo sự áp đặt của hội phụ nữ chứ đến tận ngày cưới vẫn chưa giáp mặt vị hôn phu… Gian trá ăn bớt cả xuất ăn của trẻ mần non. Gian trá len lỏi vào cả nhà tu – Bởi đi tu phải xin giấy phép của chính quyền cộng sản, nên không thiếu những kẻ dùng tiền, thậm chí bán rẻ lương tâm cho cộng sản để có cái giấy này…

Các chuẩn mực gian trá cũng có lúc bị nhận diện. Nhưng người ngay lành muốn sống tử tế cũng không được vì sẽ bị xã hội giả dối hại chết tức khắc. Cả xã hội loay hoay trong bế tắc mắc mà không sao gỡ ra được… Và người ta chỉ còn biết vơ vét tiền của như là lối thoát duy nhất mà cái xã hội này còn để chừa ra với khẩu hiệu của nhà nước cộng sản: Đổi mới kinh tế, vươn lên thoát nghèo, cả nước làm kinh tế… Tuyệt nhiên không thấy ai kêu gọi vươn lên làm người, đòi lấy nhân quyền, đổi mới chuẩn mực xã hội cả… Có nhà giáo già cám cảnh mà thốt lên rằng xã hội hôm nay là xã hội làm kinh tế. Thầy giáo thì làm kinh tế học sinh; Bác sĩ thì làm kinh tế bệnh nhân; Quan toà thì làm kinh tế phạm nhân…

Nguy hiểm nhất là các chuẩn mực gian trá này được công nhiên thừa nhận. Con người trở nên thờ ơ với sự lộng hành của giả dối. Kẻ thi hành công vụ thì sử dụng các trò xảo thuật gian trá một cách ngang nhiên không cần che dấu cũng chẳng xấu hổ khi bị bại lộ. Ngay cả người dân là nạn nhân sống trong chế độ cộng sản, họ truyền tay nhau những kinh nghiệm đối phó… Cũng không sao kiểm soát hết được các rủi ro của những trò gian lận này. Trong vụ việc thu giữ máy Laptop của Linh mục Lê Quang Uy để trích xuất tài liệu gửi đi giám định, đã có người cảnh báo về những trò gian lận mà cán bộ cơ quan công quyền cộng sản sẽ áp dụng (... ). Vị linh mục này chắc cũng đã đọc được cảnh báo đăng công khai trên mạng… Vậy mà vẫn vướng phải cái bẫy cộng sản đã giăng… Giới chuyên môn về luật pháp và chính trị tại Việt Nam thì cho rằng, kể cả vị linh mục này áp dụng đủ biện pháp tự bảo vệ, cũng không thể thoát khỏi những cái bẫy đã găng cộng với việc cán bộ công quyền chơi trò đuổi bắt, lùa người dẫm vào bẫy… Cho nên việc cảnh báo nơi này đặt cạm, nơi kia có bẫy… chỉ là giải pháp tình thế. Giải pháp tổng thể và tận gốc là phải gỡ những cạm cái bẫy đó đi.

Khi gian trá ăn vào từng tế bào của xã hội, xã hội này chẳng khác căn nhà lầu được xây bằng bê tông cốt tre. Nhìn bằng mắt thường, và dùng trong ngắn hạn, không có biến động gì lớn… Nó chẳng khác nhà bê tông cốt thép… Nhưng bê tông cốt thép, người ta có thể gia cố để tăng thêm tầng sử dụng. Tận dụng mà không cần phải đập bỏ xây mới… Bê tông cốt tre như như cốc nước đã tới hạn, chỉ cần thêm 1 giọt cũng làm tràn ly… Muốn cho nó chịu được lực và an toàn, số tiền gia cố nó còn đắt hơn là đập đi xây mới…

Những kẻ “lão thành cách mạng cộng sản” cuối đời chợt nhận ra sự vô lý của lý luận cộng sản chủ nghĩa. Nhận ra sự vô luân của xã hội cộng sản. Họ thừa nhận xã hội cộng sản là căn nhà xây bằng cốt tre, đã hỏng hẳn không thể sửa chữa. nhưng không đủ nhân cách để phản tỉnh, vì não trạng của họ là những chuẩn mực gian dối… Dù có phản tỉnh thì vẫn còn % nào đó giả dối. Trong khi chân lý thì không được phép có 1 phần tỉ tỉ giả dối… Không nhận ra chân lý đích thực, phản tỉnh sẽ không có hành động, hoặc phản tỉnh bằng hành động giả dối – Xã hội chẳng được lợi gì, thậm chí thiệt hại thêm… bởi những kẻ “chuyên chính vô sản” có thêm duyên cớ ra tay giết chóc dân lành…

Những quốc gia dân tộc văn minh tiến bộ của nhân loại cũng trăn trở với tình trạng độc tài tham nhũng của cộng sản Việt Nam nganh nhiên chà đạp nhân quyền… Nhưng có lẽ họ cũng lo ngại cho một khoảng trống quyền lực sẽ làm nảy sinh đạo tặc… Người dân càng thống khổ… Và người ta tìm cách gia cố lại căn nhà bê tông cốt tre với lập luận: Nếu phá sập nó, tiền bạc đâu mà xây dựng mới? Không có nhà mới, nhà cũ đã phá sập thì người dân tạm trú tại đâu? Chẳng thà sửa lại nó để tá túc qua đêm hơn là sống màn trời chiếu đất. Thế là căn nhà bê tông cốt tre được gia cố lại, được chồng thêm tầng để thoả mãn nhu cầu đang gia tăng từng ngày…

Khi nền móng của chế độ nhà nước đã là gian trá - Nếu một vài gian trá có bị bại lộ, người ta chỉ thay sự gian trá này bằng sự gian trá khác mà thôi. Không có khả năng phục thiện bởi nếu phục thiện, người ta phải làm mới từ nền móng. Nghĩa là phải vứt bỏ cái chủ thuyết vô luân lưu manh cộng sản kia đi. Nói cụ thể là phải bỏ điều 4 hiến pháp CHXHCNVN cho phép cộng sản độc tài lãnh đạo xã hội đi. Bỏ điều 4 hiến pháp thì người cộng sản gọi là tự sát rồi. Như thế ngay người chủ nhà, người ở trong nhà cũng đã không cho gia cố lại căn nhà bê tông cốt tre… Làm sao tận dụng cái căn nhà ma quỉ này cho dân bớt khổ được ???

Thế mới thấy lời nói của ông Bôrít-Ensin (Boris Yeltsin) cựu bí thư thành uỷ Matxcơva, cựu uỷ viên bộ chính trị cộng sản Liên Bang Xô Viết, cựu tổng thống Nga: Cộng sản không thể thay đổi mà phải thay thế - Là chí lý, phát xuất từ cả lý luận và thực tiễn của một người từng là cộng sản gộc này. Nhưng phải hiểu thế nào đây khi chính ông Bôrít-Ensin cũng từng là đảng viên cộng sản mà lại đương nhiệm tổng thống Nga khi phát biểu câu này? Có lẽ ông muốn nói đến tính chất bảo thủ khi cộng sản là một tập đoàn dưới dạng đảng phái cưỡng chiếm quyền lực nhà nước – Tập đoàn này như thứ bê tông cốt tre vậy. Nó biết rằng nếu để lộ ra bản chất là bê tông cốt tre, nó sẽ bị thay thế chứ chẳng ai bỏ tiền bạc công sức đi gia cố khối bê tông cốt tre để tận dụng cả. Chắc chắn nó sẽ bị thay thế khi sự thật được minh bạch. Sự thật thì có tính chất tự thân. Nhưng minh bạch nó lại là trách nhiệm của con người. Vậy hãy làm cho sự thật được sáng tỏ để khối bê tông cốt tre kia sớm bị thay thế hầu cho dân tộc Việt được Phục Sinh.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những chương bi thảm
Lữ Giang
16:39 01/07/2009
Như chúng tôi từng đã nói, trong cuộc chiến Việt Nam, sự “đồng minh” giữa đảng CSVN và đảng CSTQ cũng như sự “đồng minh” giữa VNCH và Hoa Kỳ đều mang nhiều chương bi thảm. Những chương bi thảm trong quan hệ Việt - Trung đã được mô tả khá rõ nét trong tập “Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam - Trung Quốc Trong 30 Năm Qua” do Bộ Ngoại Giao Hà Hội xuất bản năm 1979. Trái lại, những chương bi thảm trong quan hệ Việt – Mỹ chỉ được giải mã dần qua thời gian.

Mới đây, hôm 23.6.2009, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) Hoa Kỳ đã công bố những cuốn băng ghi âm dài hơn 150 giờ về các cuộc đối thoại của cựu Tổng thống Nixon, trong đó ông chỉ trích giới truyền thông và Quốc hội Hoa Kỳ đã hủy hoại những nỗ lực cứu vãn cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đặc biệt, để ép buộc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải ký vào hiệp định ngưng chiến do Mỹ và Hà Nội soạn thảo, ông nói nếu ông Thiệu không chịu ký, ông sẵn sàng "cắt đầu y nếu cần thiết" (cut off his head if necessary). Ông đã yêu cầu Ngoại Trưởng Kissinger nói với Tổng Thống Thiệu rằng Quốc Hội Mỹ sẽ cắt viện trợ nếu Sài Gòn không đồng ý với kết quả hòa đàm.

Thật ra, đây chỉ là phần thứ hai của bộ tài liệu nói về kế hoạch tiến tới chấm dứt chiến tranh Việt Nam của Hoa Kỳ. Phần thứ nhất đã được Văn Khố An Ninh Quốc Gia (National Security Archive) của Hoa Kỳ công bố ngày 26.5.2006 gồm 2.100 bản văn (memoranda) dài 28.000 trang mang tên “The Kissinger Transcripts: A Verbatim Record of U.S. Diplomacy, 1969-1977” (Bản chép lời của Kissinger: Một hồ sơ đúng nguyên văn của ngành Ngoại Giao Hoa Kỳ, 1969 – 1977). Tài liệu này đã được chúng tôi tóm lược và phân tích trong bài “Chuyện hồ sơ Kissinger” phổ biến ngày 16.6.2006.

Những chương bi thảm về quan hệ Việt – Mỹ không phải mới khởi sự từ khi Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam mà khởi sự từ khi Mỹ quyết định nhảy vào Đông Dương thay Pháp, nhất là kể từ thời kỳ Tổng Thống Kennedy trở đi. Vụ Tổng Thống Nixon đòi “cắt đầu” Tổng Thống Thiệu cũng chỉ là một sự tái diễn những gì đã xẩy ra trước đó. Phải nhìn lại những diễn biến lịch sử này chúng ta mới có thể rút ra được những bài học lịch sử.

BỘ THUỘC ĐỊA VÀ TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG

Ngày xưa, người Pháp đến đô hộ miền Nam và “bảo hộ” miền Bắc và Miền Trung Việt Nam đều có ký hiệp ước với Triều Đình Huế. Đến năm 1887, Pháp kết hợp Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Cao Miên lại thành Liên Bang Đông Dương (Union Indochinoise) do một Toàn Quyền Đông Dương (Gouverneur Général de l’Indochine) ở Hà Nội cai trị và đặt dưới quyền của Bộ Thuộc Địa (Minstère des Colonies).

Tuy chính phủ Mỹ không hề ký với các chính phủ Việt Nam một hiệp ước nào về quyền “đô hộ” hay “bảo hộ” như chính phủ Pháp trước đây, nhưng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tự động biến thành Bộ Thuộc Địa để áp đặt mọi chính sách và đường lối của Hoa Kỳ lên trên miền Nam và một vài Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn đã tự coi mình như Toàn Quyền Đông Dương hay Cao Ủy Mỹ tại Đông Dương, thường được người Việt gọi là “Quan Thái Thú” . Trạm CIA (CIA Station) tại Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn đã hoạt động gióng hệt Sở Mật Thám hay Sở Liêm Phóng Đông Dương (Service de Sureté Généralle de l’Indochine) của Pháp ngày xưa! Các Lãnh Sự Mỹ ở tỉnh cũng đóng vai trò của các Công Sứ Pháp.

Dưới thới Tổng Thống Eisenhower, ông Elbridge Durbrow khi làm Đại Sứ Mỹ tại VNCH (1957 – 1960), đã tự coi mình là Toàn Quyền Đông Dương, buộc Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải thi hành các chỉ đạo của ông mới được nhận viện trợ. Nhưng Washington không đồng ý với nhiều chủ trương và cách thức hành động của ông, nên ông chưa làm gì được thì đến cuối năm 1960 ông đã bị thay thế vì có liên hệ đến cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960.

Đến thời Tổng Thống Kennedy, Averell W. Harriman, đã trở thành một con người có thế lực nhất ở Washington vì được Tổng Thống Kennedy tin cậy nhất, mặc dầu ông ta chỉ là Phụ Tá Ngoại Giao về Đông Nam Á Sự Vụ và sau đó trở thành Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách về Chính Trị Sự Vụ. Ông nghiễn nhiên trở thành Bộ Trưởng Bộ Thuộc Điạ khi Tổng Thống Kennedy quyết định “trung lập hóa” Lào để giải quyết cuộc chiến Việt Nam và giao cho ông thi hành quyết định này. Khi giải pháp “trung lập hóa” Lào bị thất bại thê thảm, ông quyết định lật đổ ông Diệm và đề nghị Tổng Thống Kennedy đưa ông Henry Cabot Lodge đến Sài Gòn làm Toàn Quyền Đông Dương để thực hiện chủ trương này.

Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết, miền Nam gần như không còn chủ quyền nữa.

Sau đây là những sự kiện chính có thể giúp chúng ta hiểu rõ chính sách của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam hơn.

BỘ TRƯỞNG THUỘC ĐỊA HARRIMAN

Trước khi nhận chức Tổng Thống, ngày 19.1.1961 ông Kennedy đã họp với Tổng Thống Eisenhower để nghe trình bày vấn đề Đông Dương. Tổng Thông Eisenhower nói rằng Lào là mấu chốt của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Nếu Lào sụp đổ, cả khu vực sẽ sụp đổ. Nhưng sau khi nhận chức Tỗng Thống, ông Kennedy đã hành động theo cảm tính. Ông nói ông không muốn là kẻ thừa kế chính sách Đông Nam Á của Tổng Thống Eisenhower. Ông thích một giải pháp ngoại giao hơn là quân sự. Ông ra lệnh cho Harriman tìm cách “trung lập hoá” Lào bằng mọi giá với sự tin tưởng rằng sau khi Lào trở thành trung lập, Cộng Sản Bắc Việt sẽ không còn đường xâm nhập miền Nam nữa!

Ngày 16.5.1961 Hội Nghị Quốc Tế Giải Quyết Vấn Đề Lào được tổ chức tại Genève.

1.- Cãi lộn với ông Ngô Đình Nhu

Tháng 7 năm 1961, hoàng tử nước Moroco là Moulay Hassan lên ngôi kế vị cha, được gọi là Hoàng Đế Hassan II. Nhân dịp này, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cử ông Ngô Đình Nhu, Cố Vấn Chính Trị của Tổng Thống, đại diện chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đi dự lễ đăng quang này với mục đích tạo cơ hội cho ông ghé Genève thảo luận với ông Harriman về vấn đề trung lập Lào. Ông Nhu đã ghé qua Pháp rồi cũng Giáo sư Bửu Hội đến Rabat dự lễ. Sau đó ông trở lại Pháp rồi cùng ông Cao Xuân Vỹ và người con gái là cô Ngô Đình Lệ Thủy đền Genève gặp Harriman đang tham dự hội nghị trung lập Lào tại đây.

Ông Cao Xuân Vỹ tường thuật lại rằng, theo chương trình, ông Harriman chỉ chịu tiếp ông Nhu trong vòng nửa tiếng. Ông Vỹ và cô Ngô Đình Lệ Thủy không được tham dự. Nhưng cuộc nói chuyện đã kéo dài đến 3 tiếng đồng hồ. Khi Harriman tiển ông Nhu đi ra cửa phòng, ông thấy mặt hại người đều hầm hầm. Sau đó, ông Nhu có than phiền với ông Vỹ: “Thằng cha này chẳng hiểu gì hết!” . Ông Vỹ hiểu rằng Harriman không chịu bỏ chủ trương trung lập hóa Lào. Trong buổi ăn tối, ông Nhu đã tiết lộ hai điểm rất quan trọng nói lên sự ngạo mạn của Harriman:

Điểm thứ nhất: Harriman cho rằng Việt Nam chưa bằng California, thế mà người Mỹ còn mua California được, miền Nam Việt Nam không nghĩa lý gì!

Điểm thứ hai: Harriman khẳng định rằng vấn đề Lào là vấn đề riêng giữa chính phủ Mỹ và chính phủ Lào, vấn đề này không liên hệ gì đến VNCH. Chính phủ VNCH cứ lo vấn đề Việt Nam đi, đừng can thiếp vào vấn đề Lào.

Ông Nhu trả lời rằng vấn đề Lào liên quan đến sự tồn vong của Miền Nam Việt Nam nên chính phủ Miền Nam phải quan tâm, nhưng Harriman gạt đi.

2.- Đe doạ Tổng Thống Diệm

Vì có sự bất đồng giữa Harriman và ông Ngô Đình Nhu, ông Diệm đã rút phái đoàn VNCH khỏi hội nghị Genève. Trung tuần tháng 9 năm 1961, Harriman phải đích thân đến Sài Gòn để thảo luận với các viên chức Hoa Kỳ và chính phủ Ngô Đình Diệm về giải pháp trung lập hoá Lào. Một cuộc họp đã diễn ra ngày 20.9.1961 tại một căn phòng nhỏ tại Dinh Gia Long. Ông Diệm trình bày qua một thông dịch viên. Ông giải thích cho Harriman một cách thẳng thắn tại sao ông không tin tưởng Cộng Sản sẽ thi hành hiệp ước sau khi đã ký. Tuy nhiên, Harriman đã không thèm nghe và nhắm mắt lại. Ông xem ra đang ngủ. Ông Diệm chú ý đến thái độ này và hơi bực mình, nhưng vẫn tiếp tục độc thoại.

Đại Sứ Nolting ngồi gần Harriman trên một cái sofa, nhận thấy rằng ông ta đang trải qua một giấc mơ dài và mệt mỏi. Ông cố gắng làm cho ông ta chú ý. Cuối cùng, Harriman gắt gỏng:

“Thưa Tổng Thống, tôi có “cảm nghiệm tường tận” (fingertips feeling) rằng Liên Sô sẽ thi hành các thỏa ước này và làm cho những người khác tuân theo thỏa ước đó. Tôi không thể đưa ra cho ngài bất cứ bảo đảo nào, nhưng có một điều rõ ràng là: nếu ngài không ký hiệp ước này, ngài sẽ mất hết viện trợ. Ngài phải chọn.”

Sau đó, Harriman trở lại Genève.

Ngày 22.6.1962, chính phủ liên hiệp Lào được thành lập gồm 3 chính đảng: trung lập 7 ghế, phe Phoumi 4 ghế, phe Pathet Lào 4 ghế và 4 ghế dành cho những người không thuộc đảng phái nào. Đây là chính phủ liên hiệp thứ hai của Lào.

Ngày 23.7.1962, Hiệp Ước Hòa Bình tại Lào đã được ký kết. Có 14 quốc gia đứng ra bảo đảm sự trung lập của Lào. Các cố vấn quân sự của Hoa Kỳ được lệnh rút ra khỏi Lào. Nhưng sau đó, 7.000 quân của CSBV chẳng những không rút lui mà còn tăng cường thêm. Họ đã xử dụng một cách tự do con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào để xâm nhập vào miền Nam, Mỹ phải can thiệp trở lại.

3.- Quyết định lật đổ ông Diệm

Ông Frederick Nolting, cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa, ghi rõ trong cuốn “From Trust to Tragedy” như sau:

“Âm mưu “trung lập hóa” Lào của ông ta (Harriman) là một sự thất bại thê thảm, và sự thù nghịch ngày càng gia tăng của ông với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và gia đình của ông ta, trở thành một yếu tố chủ yếu trong việc lật đổ ông Diệm. Tuy nhiên, thanh thế và ảnh hưởng của Harriman ở Washington lớn đến nổi trở thành quyết định trong các hành động cốt yếu mà chính phủ chúng ta đã thực hiện trong năm 1963.”

4.- Nhìn vào việc người

Trong cuốn hồi ký mang tên “The memoirs of Richard Nixon” , Tổng Tống Nixon có kể lại rằng khi đến Pakistan, ông gặp lại người bạn cũ là Tổng Tống Ayub Khan. Tổng Thống Khan đã nói một cách đau buồn về việc hạ sát Tổng Tống Ngô Đình Diệm:

“Tôi không thể nói – lẽ ra các ông đừng bao giờ ủng hộ ông Diệm ngay từ đầu. Nhưng các ông đã ủng hộ ông ta trong một thời gian dài và mọi người ở Á Châu đều biết điều đó. Dù họ có tán thành hay không tán thành điều đó, họ biết điều đó. Rồi đột nhiên các ông ngừng ủng hộ ông ta – và ông Diệm đã bị giết.” Ông ta lắc đầu và kết luận: “Việc hạ sát ông Diệm có ba ý nghĩa đối với các nhà lãnh đạo Á Châu: làm một người bạn với Hoa Kỳ là nguy hiểm; trung lập phải trả cái giá của nó; và đôi khi làm kẻ thù (của Hoa Kỳ) lại tốt hơn! Lòng tin cậy như một sợi chỉ mong manh và một khi nó đã đứt, rất khó mà nối lại.”

Mặc dầu biết như vận, sau này ông Nixon cũng làm gióng hệt chính phủ Kennedy.

5.- Kennedy quay ngược lại và bị giết

Sau khi lật đổ và giết ông Diệm, Tổng Thống Kennedy không còn tin tưởng vào cuộc chiến thắng tại miền Nam Việt Nam. Trong cuộc họp báo ngày 14.11.1963, Tổng Thống hỏi: “Bạn có chào thua tại miền Nam Việt Nam không?” Rồi ông tự trả lời câu hỏi của chính mình: “Chương trình quan trọng nhất, dĩ nhiên là cho nền an ninh của chúng ta, nhưng tôi không muốn Hoa Kỳ đưa quân tác chiến sang đó.” Sau đó ông nói: “Giờ đây mục tiêu của chúng ta là đưa quân nhân Hoa Kỳ về nước, cho phép Việt Nam tự duy trì lấy nước mình như là một quốc gia độc lập.”

Trong khi đó, các thế lực tư bản đứng đàng sau đang làm mọi cách để mở rộng chiến tranh và đổ quân vào Việt Nam. Vì thế, Tổng Thống Kennedy đã bị giết ngày 23.11.1963 tại Dallas.

BỘ TRƯỞNG THUỘC ĐỊA KISSINGER

1.- Những lời tiên đoán

Chúng tôi xin nhắc lại, trong công điện gởi cho Bộ Ngoại Giao lúc 2 giờ chiều ngày 7.9.1963, Đại Sứ Cabot Lodge có kể lại lời ông Ngô Đình Nhu đã nói với ông như sau:

“Tôi báo động về những gì sẽ xẩy ra trong Quân Lực. Nếu tôi ra đi, Quân Lực sẽ nắm chính quyền. Bọn cóc nhái của CIA và USIS này sẽ phá hoại nỗ lực chiến tranh.”

(I am alarmed by what's going on in the Armed Forces. If I leave, the Armed Forces will take over the government. 'Ces grenouillards' (which I translate as "these schemers" or 'these contrivers') of the CIA and USIS will sabotage the war effort.)

Trong công điện gởi Bộ Ngoại Giao lúc 6 giờ 39 phút chiều 29.10.1963, Đại Sừ Lodge trình rằng chiều 25.10.1963, ông Trần Trung Dung, cựu Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng, đã nói với viên chức CIA rằng ông được biết các tướng lãnh dự định làm đảo chánh trong vòng 10 ngày. Theo ông biết, các tướng lãnh không tiếp xúc với các nhà lãnh đạo dân sự. Ông ta bày tỏ một vài sự quan tâm về khả năng và ý định của các Tướng Lãnh. “Ông ta coi đa số các Tướng Lãnh không gì khác lơn là các trung sĩ được Pháp huấn luyện trong quân phục Tướng Lãnh” (He consider majority of Generals no more than French trained sergeants in Generals’ uniforms)... Theo ông ta, các Tướng Lãnh thiếu kinh nghiệm chính trị cần thiết để điều hành chính phủ.

Những lời tiên đoán này đã trở thành hiện thực. Trong tác phẩm “President Kennedy, Profile of Power”, sử gia Richard Reeves đã ghi lại tình trạng tại miền Nam sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ và các tướng lãnh Việt Nam lên nằm chính quyền như sau:

“Người Mỹ, vì các mục tiêu thực tế, đã cai quản đất nước. Các tướng lãnh Việt Nam cười trước các máy quay phim, nhưng lo lắng và chờ đợi tiền và chỉ thị từ Washington, thủ đô mới của miền Nam Việt Nam. Họ chờ đợi những mệnh lệnh mà ông Diệm từ chối, sẵn sàng bắt đầu công việc thắng cuộc chiến!

Một số tướng lãnh miền Nam đã tự nguyện làm lính Khố Xanh (Gardes Indigènes) hay lính Khố Đỏ (Tirailleurs) cho Mỹ. Sự mất chủ quyền lên đến cao điểm khi người Mỹ đưa hai nhân viên CIA của họ là Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Trần Thiện Khiêm lên năm chính quyền và cho nhân viên CIA thứ ba là Tướng Đặng Văn Quang ở cạnh Tổng Thống Thiệu để theo dõi. Tướng này trở thành chuyên viên “kinh tài” cho Tổng Thống Thiệu. Từ đó, người Mỹ đã tự quyết định lấy số phận của miền Nam Việt Nam.

2.- “Việt Nam hoá” chiến tranh

Vì không tìm thấy được thắng lợi một cách dễ dàng và nhanh chóng sau khi giết ông Diệm và đổ quân vào Việt Nam như người Mỹ tưởng, kể từ đầu năm 1968, Hoa Kỳ bắt đầu cố gằng làm tiêu hao lực lượng của Cộng quân và “Việt Nam hoá” chiến tranh để rút lui. Việc Hà Nội lập kế hoạch tấn công Tết Mậu Thân là một cơ hội tốt để Hoa Kỳ làm tiêu hao lực lượng của địch.

Các tài liệu cho thấy cả chính phủ VNCH lẫn Hoa Kỳ đã nhận được khá nhiều tin tức về Việt Cộng sẽ tấn công vào dịp Tết Mậu Thân. Cơ quan tình báo Hoa Kỳ biết rất rõ Hà Nội sẽ chiếm thành phố Huế và dùng nơi đây làm thủ đô của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nên Mỹ đã tương kế tựu kế, lập kế hoạch để tiêu diệt toàn bộ lực lượng này.

Trước Tết khoảng hai tuần, quân đội Hoa Kỳ đã ra lệnh cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ di chuyển từ An Khê, Bình Định, ra Vùng I Chiến Thuật, được nói là để tiếp viện cho mặt trận Khe Sanh, nhưng khi ra tới Huế, sư đoàn này được lệnh dừng lại và đóng ở Phú Bài, phía đông nam thành phố Huế. Sư Đoàn Dù của VNCH cũng được Hoa Kỳ yêu cầu tăng viện cho Vùng I một Chiến Đoàn. Vì thế, trước Tết, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Dù đã gởi ra Vùng I Tiểu Đoàn 2 và Tiểu Đoàn 9. Đến mồng 2 Tết gởi thêm Tiểu Đoàn 7. Ba tiểu đoàn này đã mai phục ở vùng Sịa để chờ tấn công vào thành phố Huế. Nhờ vậy, khoảng 7.500 Cộng quân chiếm thành phố Huế đã bị tiêu diệt hơn phân nữa.

Trong khi đó, Tổng Thống Thiệu cũng được báo tin khá đầy đủ về Việt Cộng sẽ tấn công vào dịp Tết Mậu Thân, nhưng ông không tin chuyện đó có thể xẩy ra, nên ông không ra lệnh ứng chiến và đã đi Mỹ Tho ăn Tết ở quê vợ!

Sau trận Mậu Thân, tháng 5 năm 1970, Hoa Kỳ phối hợp với Quân Lực VNCH mở các cuộc hành quân qua Cam-bốt phá hủy hậu cần rất lớn của Sư Đoàn 7 của Cộng quân nằm cách biên giới Việt – Miên khoảng 5 cây số, tịch thu nhiều vũ khí và 300 xe cộ các loại. Nhưng khi mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 qua Lào vào tháng 2/1971, cho Sư Đoàn Dù tiến chiếm mật khu 604 của Cộng quân nằm gần thành phố Tchépone của Lào, dụ 5 sư doàn Cộng quân đang lảng vảng trong vùng này nhập cuộc để tiêu diệt thì bị thất bại nặng vì Tổng Thống Thiệu bất thần nhảy vào phá vỡ kế hoạch hành quân, làm Quân Lực Mỹ và VNCH bị tổn thương rất nặng. Washington điên lên.

3.- Quyết định bỏ miền Nam

Qua cuộc hành quân nói trên. Người Mỹ nhận ra rằng “các trung sĩ được Pháp huấn luyện trong quân phục Tướng Lãnh” không đủ khả năng tiếp tục điều khiển cuộc chiến sau khi Mỹ rút, cho dù được viện trợ tối đa. Vì thế, Tổng Thống Nixon đã quyết định bỏ miền Nam và phái Bộ Trưởng Thuộc Địa Kissiger qua Trung Quốc thương lượng để giao miền Nam cho Trung quốc.

Vào tháng 8 năm 2004, nhân kỷ niệm 30 năm ngày Tổng Thống Nixon từ chức (9.8.1974 đến 9.8.2004) Miller Center of Public Affairs thuộc Đại Học Virgina đã cho công bố băng ghi âm các cuộc nói chuyện giữa Nixon và Kissinger. Tài liệu này cho biết mặc dầu đang mở cuộc oanh tạc Bắc Việt trong suốt mùa xuân và mùa hè 1972, Tổng Thống Nixon kết luận rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc “Nam Việt Nam có thể không bao giờ còn tồn tại dù bất cứ cách nào.” (South Vietnam probably can never even survive anyway).

Tổng Thống Nixon đã hỏi Kissinger rằng “chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao sống còn (a viable foreign policy) nếu một năm kể từ bây giờ hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam? Đó thật là vấn đề.”

Kissinger trả lời: “Nếu một hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam, chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao sống còn nếu coi điều đó như là kết quả của sự bất tài của người Nam Việt Nam (if it's the result of South Vietnamese incompetence.)

Trái lại, trong cuộc nói chuyện với Thủ Tướng Chu Ân Lai ngày 20/6/1972 tại Bắc Kinh, khi Chu Ân Lai nói Trung quốc sẽ không nói chuyện với Hoa Kỳ chừng nào Hoa Kỳ chưa lật đổ chế độ Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, Kissinger trả lời:

“Chúng tôi đã không làm việc đó dù rất trân trọng quan hệ giữa hai nước chúng ta. Then chốt quan hệ giữa chúng ta là để mọi sự diễn biến một cách hòa bình, chứ không phải là hành động thiếu danh dự. Nếu chúng tôi có thể phản bội một đồng minh này thì chúng tôi cũng có thể phản bội các đồng minh khác, và còn ai tin chúng tôi nữa?

Như vậy, trong cách nhìn và lý luận của Kissinger, Hoa Kỳ có thể bỏ miền Nam vì đó là “là kết quả của sự bất tài của người Nam Việt Nam” , còn Hoa Kỳ không thể bỏ Đài Loan được.

4.- Áp lực VNCH ký Hiệp Định Paris

Một cuộc hòa đàm để chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Paris kể từ năm 1968. Trong cuốn “Viet-Nam, Pourquoi les Etats-Unis ont-ils perdu la guerre” (Việt Nam, Tại sao Hoa Kỳ đã thất trận), ông Nguyễn Phú Đức, Cố Vấn Đặc Biệt của Tổng Thống Thiệu về Đối Ngoại, đã viết:

“Cuối cuộc họp, khi chúng tôi ở một mình với nhau, Kissinger muốn biết cảm nghĩ của tôi về bản dự thảo Hiệp Định, tôi nói với ông về lập trường của Chính Phủ Việt Nam trên hai vấn đề chính - rút quân lực của Bắc Việt, và không có chính phủ liên hiệp tại Nam Việt Nam - vẫn không thay đổi. Ông ta lưu ý tôi đó là những vấn đề nghiêm trọng. Tôi cách nghĩa cho ông ta rằng đó là vấn đề sinh tử của Nam Việt Nam... Tôi thẫm định rằng Hiệp Định này, với những từ ngữ của nó hiện tại, sẽ đưa đến sự sụp đổ của Nam Việt Nam. (trang 361)

Ngày 18.10.1972 Kissinger đã bay đến Saigon để làm áp lực buộc Tổng Thống Thiệu phải đồng ý nội dung bản dự thảo nầy, với hy vọng sẽ mang bản dự thảo đó ra Hà Nội ngày 24.10.1972 để Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ký tắt vào. Nhưng Kissinger đã thất bại. Chỉ trong một thời gian ngắn, phía Việt Nam Cộng Hòa đã phát hiện ra đến 23 điểm cần phải điều chỉnh. Kissinger chỉ đồng ý điều chỉnh 16 điểm không quan trọng mà thôi. Số còn lại phải để nguyên. Cuộc đối thoại trở nên gay cấn về hai điểm then chốt là việc chấp nhận cho quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam Việt Nam và việc thành lập một Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp giống như một chính phủ liên hiệp. VNCH coi đây là một cách bán đứng miền Nam Việt Nam cho Hà Nội nên cương quyết chống lại.

Thất bại với VNCH, Tổng Thống Nixon và Kissinger quay lại làm áp lực với Hà Nội. Kissinger đưa ra một bản dự thảo mới, yêu cầu Hà Hội tái thảo luận, nhưng Hà Nội từ chối. Tổng Thống Nixon liền gởi cho Hà Nội một thông điệp nói rằng nếu Hà Nội không chấp nhận thảo luận một cách nghiêm chỉnh thì sau 72 tiếng đồng hồ nữa Hoa Kỳ sẽ ném bom trở lại từ vĩ tuyến 20 trở lên. Ngày 18.2.1972, khi thời hạn này chấm dứt, hàng loạt B.52 đã bay đến ném bom xuống các căn cứ quân sự ở Hãi Phòng và Hà Nội. Đây là những khu vực chưa hề là mục tiêu đánh phá từ trước.

Cùng lúc đó, Tướng Haig được cử đến Saigon với sứ mạng vừa hứa hẹn vừa đe dọa. Trong thông điệp trao cho Tổng Thống Thiệu ngày 14.11.1972, Tổng Thống Nixon có cam kết:

“Tôi tuyệt đối cam đoan với Ngài rằng nếu Hà Nội không tuân theo những điều kiện của Hiệp Định nầy thì tôi cương quyết sẽ có hành động trả đủa mau lẹ và ác liệt.

Nhưng Tướng Haig cũng không quên lặp lại lời đe dọa của Washington rằng nếu Tổng Thống Thiệu không chấp nhận bản dự thảo hiệp định mới, Hoa Kỳ sẽ cắt hết việt trợ và ký một hiệp định riêng với Bắc Việt.

Tổng Thống Thiệu thừa biết Bắc Việt cố giữ lại điều khoản không rút quân để khi Hoa Kỳ rút hết, họ sẽ mở cuộc tấn công trở lại, nhưng bị ám ảnh bởi cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi Mỹ muốn đem quân vào, Tổng Thống Thiệu đã tự trấn an bằng những lời cam kết của Tổng Thống Nixon mà Tướng Haig mới chuyển đến, kèm thêm một số quân dụng được tiếp tế khẩn cấp qua chương trình Enhance và Enhance Plus, đã ra lệnh cho ký kết bản Hiệp Định Paris ngày 27.1.1973, một bản hiệp định mà ông thấy có quá nhiều điểm thất lợi.

KHÔNG CẦN BIẾT ĐỒNG MINH VÀ ĐỊCH

Sau khi buộc VNCH ký Hiệp Định Paris xong, ngày 29.6.1973 Hạ Viện Hoa Kỳ biểu quyết dự luật cấm các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trên toàn lãnh thổ Đông Nam Á. Dự luật nầy đã được lưỡng Viện thông qua ngày 21.9.1973. Đến ngày 12.10.1973, lưỡng Viện Hoa Kỳ lại thông qua dự luật hạn chế quyền của Tổng Thống trong việc đưa quân đội Hoa Kỳ ra ngoại quốc. Đến đây, VNCH phải hiểu ngay rằng Quân Đội Mỹ sẽ không trở lại Đông Dương nữa và VNCH phải tìm một giải pháp khác để sinh tồn. Nhưng điều đáng tiếc là Tổng Thống Thiệu đã không hiểu như thế!

Tổng Thống Thiệu có tướng mạo khá phương phi, nhưng lại có cái đầu đặc, biết rất ít về chính trị lẫn quân sự, thường hành động theo cảm tính và sự độc đoán của mình, KHÔNG CẦN BIẾT ĐỒNG MINH VÀ ĐỊCH ĐANG LÀM GÌ. Ông đúng là một “trung sĩ được Pháp huấn luyện trong quân phục Tướng Lãnh” như ông Trần Trung Dung đã nói với Đại Sứ Cabot Lodge.

Mỗi lần xẩy ra biến cố gì, ông đều có bảo cấp dưới nghiên cứu và đề nghị giải pháp, nhưng sau khi liếc qua phúc trình của cấp dưới, ông xếp vào đống hồ sơ rồi hành động theo những cảm nghĩ nông cạn của mình.

Người Việt chống cộng thường nhắc đi nhắc lại một câu nói của Tổng Thống Thiệu: "Đừng nghe những gì Công Sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm". Tuy dạy người khác như vậy, nhưng ông không bao giờ chịu “nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm”.

Sau khi ký Hiệp Định Paris, trong khi Hà Nội quyết định làm lại con đường 14, gọi là con đường Đông Trường Sơn, để đưa quân vào Phứóc Long và Bình Long rồi đánh thẳng xuống Sài Gòn năm 1976, bỏ qua các tỉnh miền Trung, Tổng Thống Thiệu lại hô hào “cải tổ hành chánh” để được lòng dân và thắng Cộng Sản! Ông bắt các công chức cao cấp đi dự một khoá huấn luyện ở Vũng Tàu và đưa Hoàng Đức Nhã xuống giảng về luân lý giáo khoa thư lớp đồng ấu! Tôi nhờ khi bước lên diễn đàn, Hoàng Đức Nhã đã đưa tay chỉ lên trời và nói: “Tôi đi guốc trong bụng tên Võ Nguyên Giáp!”

Chẳng những không quan tâm đến các khuyến cáo của cơ quan DAO, Tổng Thống Thiệu còn quyết định bỏ Phước Long “để xem Mỹ nó làm gì” , tức xem Hoa Kỳ có “hành động trả đủa mau lẹ và ác liệt” như Tổng Thống Nixon đã hứa không!

Khi viện trợ quân sự bị cắt dần, Tổng Thống Thiệu không nghĩ phải tìm một giải pháp chính trị mà cho rằng Mỹ cho 2 tỷ, ta giữ cả miền Nam. Mỹ rút xuống còn 700 triệu, ta chỉ giữ một phần lãnh thổ thôi. Ông làm như miền Nam là của Mỹ, ông chỉ là người làm công hay lính đánh thuê. Ông cho mời Chuẩn Tướng Ted Sarong, một chuyên viên du kích chiến của Úc, hợp tác với Tướng Đặng Văn Quang, một tay chuyên đi làm tiền, lập kế hoạch bỏ Vùng I và Vùng II và thiết lập một phòng tuyến mới từ Tây Ninh đến Nha Trang, gọi là kế hoạch “Đầu Bé Đít To” , để giữ phần đất còn lại! Kế hoạch này đã bị phê phán nặng nề, nhưng ông vẫn cho thi hành, làm mất miền Nam nhanh chóng.

LẤY THÚNG ÚP VOI

Mặc dầu các tài liệu bí mật về chiến tranh Việt Nam đã được Hoa Kỳ cho tiết lộ gần hết, một số người Việt chống Cộng vẫn chủ trương đừng nhắc đến những chuyện bi thảm này và chỉ nên nói đến những thất bại của Cộng Sản. Họ muốn lấy thúng úp voi, mặc dầu không thể làm được.

Điều quan trọng không phải là “lấy thúng úp voi”. Điều quan trọng là phải rút kinh nghiệm lịch sử để tìm ra một hướng đi mới giải phóng dân tộc.

(Ngày 30.6.2009)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Chim Chiều
Thérésa Nguyễn
06:22 01/07/2009

CÁNH CHIM CHIỀU



Ảnh của Thérésa Nguyễn

Có con chim đương tìm đường về biển

Gọi bâng quơ đàn đã lạc về đâu…

(Trích thơ của Lê Anh Dũng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền