Phụng Vụ - Mục Vụ
Khôn ngoan từ bỏ của cải đời nầy lấy Nước Trời đời sau
Lm Đan Vinh
04:52 28/07/2017
Chúa Nhật 17 THƯỜNG NIÊN A
1 V 3,5.7-12; Rm 8,28-30; Mt 13,44-52
KHÔN NGOAN TỪ BỎ CỦA CẢI ĐỜI NÀY LẤY NƯỚC TRỜI ĐỜI SAU
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 13, 44-52
(44) “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy. (45) Nước Trời lại giống như một thương gia đi tìm ngọc đẹp. (46) tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy. (47) Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. (48) Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. (49) Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính. (50) Rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. (51) Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không ? “Họ đáp: Thưa hiểu”. (52) Người bảo họ: “Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ”.
2. Ý CHÍNH:
Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su tiếp tục dùng ba dụ ngôn là Kho Báu, Ngọc Quý và Lưới Cá, nhằm trình bày những khía cạnh khác nhau của Nước Trời mà Người sắp thiết lập: Nước Trời có giá trị thiêng liêng giống như một kho báu hay một viên ngọc quý giá, mà người khám phá ra, sẽ bằng lòng hy sinh mọi thứ mình có ở đời này để mua lấy Nước Trời có giá trị vĩnh hằng ấy. Vào ngày tận thế, chỉ những tín hữu sống đức tin cậy mến, giống như những con cá tốt, mới được tiếp nhận, còn những kẻ bất tín gian ác, giống như loài cá xấu, sẽ bị loại khỏi Nước Trời.
3. CHÚ THÍCH:
- C 44: + Nước Trời giống như: Không phải Nước Trời được so sánh với kho tàng châu báu, nhưng giống như thái độ của người khám phá ra giá trị của kho báu. + Kho báu chôn giấu trong ruộng: Dân Do Thái luôn bị các nước lớn chung quanh như Ai Cập, Át-si-ri, Ba-by-lon… xâm lược và cướp bóc tài sản, nên họ thường đào hố chôn giấu vàng bạc châu báu trong ruộng của mình. Về sau, thỉnh thoảng có người đã đào được những kho báu chôn giấu như thế. + Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại: Luật La Mã và Do thái thời bấy giờ cho phép ai tìm thấy tài sản trên đất của mình thì có quyền sở hữu. Ở đây người nông dân này không có quyền sở hữu đất ruộng mà anh đang cày thuê, nên anh ta vội vã chôn vùi lại để tránh bị kẻ khác biết, rồi tìm cách mua thửa ruộng ấy để có thể công khai chiếm hữu kho báu kia. Ở đây kho báu được tình cờ tìm thấy, cho thấy việc khám phá ra Nước Trời là một ơn cho không của Thiên Chúa. + Rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy: Kho báu kia quý giá đến nỗi đã thôi thúc anh đánh đổi mọi cái đang có. Cũng vậy, Nước Trời do Đức Giê-su thiết lập cũng là một kho báu thiêng liêng, mà khi khám phá ra, người ta sẵn sàng hy sinh từ bỏ mọi sự để có được Nước Trời ấy.
Tóm lại: Nước Trời đòi người ta phải đáp trả cách trọn vẹn, sẵn sàng hy sinh bản thân (x. Mt 16, 24), tình cảm gia đình (x. Mt 10, 37), chấp nhận mất mát cả những bộ phận cơ thể quý giá như mắt, tay, chân (x. Mt 18, 8-9), và ngay cả mạng sống của mình nữa (x. Mt 10,39) để có được Nước Trời làm gia nghiệp. Dù hy sinh như vậy nhưng người ta vẫn không bị thiệt, mà trái lại sẽ được lợi gấp trăm ở đời này và còn được hưởng hạnh phúc Nước Trời đời sau (x. Mt 19, 28-29).
- C 45-46: + Giống như chuyện một thương gia: Dụ ngôn không nhằm so sánh Nước Trời với viên ngọc đẹp, mà nhấn mạnh tới hành động của người thương gia sau đó. + Đi tìm ngọc đẹp: Thời xưa, ngọc trai là một vật rất được ưa chuộng. Chúng được các thợ lặn mò từ đáy biển Đỏ, vịnh Ba Tư hay Ấn Độ Dương. Các hạt ngọc trai này được kết thành tràng chuỗi đeo nơi cổ. + bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy: Sau nhiều vất vả học hỏi giáo lý và gặp được Chúa, các tín hữu sẽ noi gương các môn đệ xưa, sẵn sàng từ bỏ mọi sự để đi tu làm linh mục phục vụ dân Chúa, tận hiến cuộc đời trong tu viện để ngày một nên hòan thiện, hoặc sẵn sàng hy sinh mọi đam mê lạc thú đời này để có Nước Trời làm phần gia nghiệp muôn đời.
- C 47-48: + Giống như chuyện chiếc lưới: Nước Trời không giống như lưới cá, nhưng được so sánh với toàn bộ công việc thả lưới bắt cá. + Thả xuống biển: Lưới đây ám chỉ Hội Thánh, biển là trần gian, ngư phủ thả lưới là Thiên Chúa. Thiên Chúa đã sai Đức Giê-su đến thiết lập Hội Thánh để ban ơn cứu độ cho loài người. + Gồm được đủ thứ cá: Đủ thứ cá tốt và cá xấu. Trong Hội Thánh cũng có cả người tốt lẫn kẻ xấu. + Lưới đầy người ta kéo lên bãi: Đến ngày tận thế, mọi kẻ chết sẽ được Chúa cho sống lại để chịu phán xét chung. + Cá tốt cho vào giỏ: Cá tốt là loại cá mà luật Mô-sê cho phép ăn là “những loài cá có vây và có vẩy” (Đnl 14,9). Ở đây cá tốt ám chỉ người lành. Họ sẽ được thu nhận vào giỏ thiên đàng. + Cá xấu thì vứt ra ngoài: Cá xấu là loại cá mà luật Mô-sê cấm ăn là “những loài không có vây và không có vẩy” (Đnl 14,10). Ở đây cá xấu ám chỉ những kẻ làm tay sai của ma qủy và cố tình làm điều gian ác.
- C 49-50: + Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa…: Đến ngày tận thế, sẽ không còn cảnh vàng thau lẫn lộn: Kẻ dữ sẽ bị loại bỏ khỏi Nước Trời, và sẽ bị phạt trong hỏa ngục. Ở đó họ sẽ phải khóc lóc đau khổ trong sự nghiến răng hận thù.
- C 51-52: + Bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời: Kinh sư là thày dạy về kinh thánh Cựu Ước, nay họ lại được nghe Đức Giê-su giảng về màu nhiệm Nước Trời của Tân Ước. + Thì cũng giống như chủ nhà kia…: Tất cả những ai nghe và hiểu tường tận về mầu nhiệm Nước Trời, thì sẽ biết sử dụng những điều mới và cũ đã nghe để ứng dụng vào việc rao giảng Tin Mừng. Chính nhờ hiểu biết Luật Mô-sê mà các môn đệ sẽ dễ dàng hiểu biết những lời Đức Giê-su rao giảng và biết được ý nghĩa của những lời tuyên sấm Cựu Ước đã được ứng nghiệm nơi Người.
4. CÂU HỎI:
1) Ba dụ ngôn về Nước Trời được trình bày trong Tin Mừng hôm nay là gì ?
2) Ý nghĩa của hai dụ ngôn đầu thế nào ?
3) Thái độ của người nông dân khi tìm thấy kho báu chôn giấu trong thửa ruộng đang cày ra sao ? Anh ta làm như vậy nhằm mục đích gì ?
4) Cá tốt cá xấu trong dụ ngôn lưới cá ám chỉ những ai ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy” (Mt 13, 44).
2. CÂU CHUYỆN:
1) GIÁ TRỊ CỦA SỰ KHÔN NGOAN :
Sa-lo-mon là con của vua Đa-vít. Ông là một vị vua nổi tiếng về sự khôn ngoan trong việc cai trị điều hành nước Ít-ra-en. Danh tiếng về sự khôn ngoan của ông đã truyền đi khắp nơi và được mọi người mến phục. Ông còn được một nữ hoàng Sa-ba ở tận Phương Nam xa xôi tìm đến thăm viếng để học tập sự khôn ngoan của ông. Nhưng tại sao Sa-lo-mon có sự khôn ngoan như thế? Bài trích sách Các Vua hôm nay thuật lại như sau:
Trước khi lên ngôi, Thiên Chúa đã hiện ra và cho Sa-lô-mon được chọn lựa: “Ngươi muốn gì, cứ xin, Ta sẽ ban cho”. Khác với lẽ thông thường : người ta sẽ xin giàu sang phú quý, danh vọng chức quyền… Nhưng vua Sa-lo-mon đã không màng những thứ ấy. Ông đã cầu xin như sau: « Chính Chúa đã đặt tôi tớ Chúa lên kế vị Đa-vít, thân phụ con, mặc dầu con chỉ là một con trẻ yếu đuối… ở giữa một đám dân đông đúc không kể xiết. Vậy xin Chúa ban cho tôi tới Chúa đây một tâm hồn biết lắng nghe Lời Chúa để cai trị dân Chúa và phân xử cách khôn ngoan ». Lời cầu xin này đẹp lòng Chúa. Sa-lô-mon không xin của cải, không xin sống lâu, cũng không xin chiến thắng quân thù mà chỉ xin khôn ngoan. Nên Chúa đã ban cho ông sự khôn ngoan vượt bậc, và còn ban cho ông tất cả những gì ông không xin như Ngài phán: « Ta ban cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi không một ai được như ngươi, và sau ngươi không ai được bằng ngươi ». Salomon đã không xin cho mình, mà chỉ xin những điều ích lợi cho dân Chúa.
2) VIÊN NGỌC QUÝ ĐÍCH THỰC LÀ SỰ BÌNH AN TRONG TÂM HỒN :
Một hôm, có một người kia gặp một tu sĩ đang đi qua con đường ở đầu làng, liền chạy theo và kêu lên: "Xin ông cho tôi viên ngọc quý trong cái bị của ông". Vị tu sĩ ngạc nhiên hỏi "Viên ngọc quý nào?". Ông ta nói: "Đêm qua tôi nằm mơ thấy có một tiên ông bảo là nếu tôi có được viên ngọc quý của một tu sĩ sắp đi ngang qua làng vào ngày hôm sau, thì tôi sẽ trở thành một người giàu có nhất trên đời. Vậy xin ông cho tôi viên ngọc quý giá đó". Vị tu sĩ tốt bụng liền móc từ trong bị ra một vật và nói: "Có phải cái này không? Tôi mới nhặt được nó ở cánh đồng bên kia bờ suối. Nếu ông muốn thì tôi sẵn sàng biếu cho ông". Người kia sung sướng cầm lấy viên ngọc quý, cám ơn rối rít rồi quay về nhà, vừa đi vừa sung sướng tự nghĩ: "Từ nay ta đã là một người giàu có, không còn phải hằng ngày lo toan kiếm sống vất vả nữa". Thế nhưng đêm hôm ấy ông cảm thấy áy náy, suy nghĩ trằn trọc không sao ngủ được. Sáng hôm sau, ông cầm viên ngọc quý kia đi tìm vị tu sĩ và thấy ông ta đang nằm ngủ ngon lành dưới một gốc cây bên bìa rừng. Ông rón rén đến gần đánh thức vị tu sĩ và nói: "Thưa ông, tôi xin trả lại ông viên ngọc quý này, xin ông ban cho tôi viên ngọc quý khác, tức là sự giàu có của tâm hồn, thứ đã làm ông sẵn lòng tặng cho tôi viên ngọc quý này không chút tiếc xót".
Vậy viên ngọc quý tâm hồn khiến vị tu sĩ sẵn sàng bỏ qua giàu sang không chút tiếc xót kia là gì ? Đó chính là viên ngọc quý được Đức Giê-su đề cập tới trong Tin Mừng dụ ngôn Nước Trời.
3) CHỈ TỪ BỎ CỦA CẢI ĐỜI NÀY NẾU XÁC TÍN VÀO HẠNH PHÚC ĐỜI SAU :
Đức Hồng Y Martini thường hay kể câu chuyện sau đây mà Ngài lấy làm tâm đắc: Có người đến gặp vị ẩn sĩ trong sa mạc và hỏi: “Thưa cha, cha là người có nhiều kinh nghiệm, xin cha giải thích cho con rõ: tại sao có nhiều bạn trẻ vào tu trong sa mạc này, nhưng sau đó nhiều người lại bỏ về nhà, và chỉ ít người là bền đỗ tu đến cùng?”. Vị ẩn sĩ trả lời: “Chuyện này giống như câu chuyện một con chó kia nhìn thấy một con thỏ đang chạy phía trước liền đuổi theo, vừa đuổi vừa sủa lên inh ỏi. Nhiều con chó khác nghe thấy tiếng sủa và thấy con chó đang chạy cũng bắt chước chạy theo mà chẳng hiểu chạy theo như vậy để làm gì. Chẳng mấy lúc các con cho chạy sau bị mệt và ngừng lại. Chỉ có con chó đầu tiên là tiếp tục chạy cho đến khi bắt được con thỏ !
Qua câu chuyện này, vị ẩn sĩ muốn dạy: “Chỉ người nào nhìn thấy mục tiêu mình đang theo đuổi thì mới bền đỗ đến cùng, dù gặp nhiều gian khổ”. Cũng vậy: Nếu chúng ta xác tín Nước Trời chính là kho báu quý giá, và Đức Giê-su cũng là viên ngọc quý có giá trị rất lớn, thì chúng ta sẽ sẵn sàng từ bỏ mọi thứ có giá trị đời này là của cải danh vọng trần gian để theo làm môn đệ của Chúa và hăng say chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời cho mọi người.
4) GƯƠNG TỪ BỎ DANH LỢI TRẦN THẾ CỦA THÁNH PHAN-XI-CÔ XA-VI-Ê :
PHAN-XI-CÔ XA-VI-Ê (1506-1552) là con của gia đình quí tộc nước Tây Ban Nha. Lớn lên được cha mẹ cho sang Pháp du học. Phan-xi-cô có một người bạn thân là I-nha-xi-ô Lôi-ô-la. Một hôm trong khi tham dự thánh lễ, Phan-xi-cô đã nghe được Lời Chúa phán: "Lời lãi cả và thế gian mà mất linh hồn, nào được ích gì?" Câu Kinh thánh này đã ảnh hưởng sâu xa trong suốt thời gian học đại học của Phan-xi-cô. Cũng chính câu lời Chúa ấy đã đánh động tâm hồn khiến anh quyết định từ bỏ mọi danh vọng trần thế đang chờ đón, để chọn theo lý tưởng tu trì phụng sự Chúa Giê-su. Phan-xi-cô đã xin gia nhập vào dòng Tên do I-nha-xi-ô thành lập. Sau đó anh vâng lời bề trên từ giã quê hương sang truyền giáo bên nước Ấn độ xa xôi và đã đưa được hàng vạn người về với Chúa. Sau đó, Phan-xi-cô còn có ước vọng đi truyền giáo tại nước Trung Hoa. Nhưng trên đường đi, ngài đã bị bệnh nặng và chết trên một hòn đảo, mặt luôn hướng về đất nước Trung Hoa.
5) THÁI ĐỘ NGHE GIẢNG CỦA MỘT NÔNG DÂN :
Một bác nông dân kia đến nhà thờ vào ngày Chúa Nhật để nghe một nhà giảng thuyết lừng danh tên là GION OÉT-LÂY (John Wesley) giảng về đề tài “Phải sử dụng của cải đời này như thế nào ?”. Trong phần thứ nhất, nhà giảng thuyết triển khai tư tưởng: “Hãy tìm mọi cách để làm giàu”. Bác nông dân nghe vậy thì cảm thấy phấn khởi. Bác ta thúc nhẹ cùi chỏ vào ông bạn bên cạnh và nói: “Một bài giảng thật tuyệt vời !”. Sau đó diễn giả khai triển sang điểm thứ hai: “Cần phải tiết kiệm tối đa”. Bác nông dân lại tiếp tục suýt xoa khen: “Ôi chao ! Tôi chưa bao giờ được nghe một bài giảng hay như vậy !”. Nhưng khi diễn giả sang điểm thứ ba: “Hãy chia sẻ tối đa của cải kiếm được cho người nghèo” thì bác ta cụt hứng, đành im lặng rời nhà thờ về nhà với bộ mặt buồn bã thất vọng, vì cuối cùng bài giảng đã không phù hợp với quan điểm sống của bác ta.
Người ta thường làm việc do động lực lợi lộc thôi thúc; người nông dân trong Tin Mừng hôm nay đã bán tất cả gia sản để mua bằng được thửa ruộng có chứa kho tàng quý giá. Ông nhà buôn cũng sẵn sàng bán hết tài sản để mua bằng được viên ngọc quý giá. Vì ham lợi, các nhà doanh nghiệp không ngần ngại đầu tư tiền bạc công sức vào các công trình xây dựng, hy vọng mang lại nhiều lợi nhuận trong tương lai. Vì muốn dành được huy chương vàng, các vận động viên sẵn sàng bỏ ra nhiều thời gian tiền bạc và sức lực vào công việc tập luyện. Để có tương lai tốt đẹp, các sinh viên đại học chăm chỉ học hành để thi đậu và được cấp bằng đại học. Còn chúng ta: để có được Nước Trời làm phần gia nghiệp, chúng ta cần phải đầu tư những gì ngay từ hôm nay ? Chúng ta cần phải vượt qua những trở lực nào trong cuộc sống hiện tại ?
6) LỜI NHẮN NHỦ CÁC BẠN TRẺ CỦA MỘT BÁC SĨ TÀI DANH :
Bác sĩ RICHARD TEO KENG SIANG, 40 tuổi. Một triệu phú ngành giải phẫu thẩm mỹ ở đảo quốc Sin-ga-pore. Đột nhiên phát hiện mình đã bị ung thư phổi giai đoạn cuối khi anh đang ở đỉnh cao tiền tài và danh vọng. Richard Teo qua đời ngày 18/10/2012. Những chia sẻ của anh khi được đưa lên facebook đã gây một xúc động rất lớn cho các bạn trẻ và được nhiều lời bình luận đồng ý.
- “Chào tất cả các em. Tôi tên là Richard và là một bác sĩ. Từ lúc trẻ, tôi là sản phẩm đặc trưng của xã hội ngày nay. Hồi nhỏ, tôi lớn lên trong một gia đình sống dưới mức trung bình. Tôi được mọi người dạy rằng: thành công và giàu có đồng nghĩa với hạnh phúc. Với suy nghĩ này, tôi quyết tâm ganh đua học tập ngay từ nhỏ và đã đạt được thành công và có được mọi thứ như lòng mong ước. Nhưng thật trái ngược, chỉ khi sắp chết thì tôi mới nhận biết mình nên sống ra sao. Tôi biết điều này nghe có vẻ phi thực tế, nhưng lại là sự thật mà chính tôi đang trải qua: Sự thành công, xe cộ, nhà cửa, những thứ mà tôi nghĩ sẽ đem lại hạnh phúc cho mình. Nhưng thực ra chúng đã không mang lại niềm vui, mà nếu được chọn lựa lại, tôi sẽ chọn một lối sống khác tốt đẹp hơn.”
- Đây không chỉ là lối sống thực dụng của Richard Teo, mà còn của mọi người chúng ta. Chúng ta đã quá lo toan lao vào cuộc cạnh tranh tìm kiếm tiền tài danh lợi, mà quên đi giá trị cao cả hơn là hạnh phúc vĩnh hằng đời sau. Chúng ta đã đầu tư quá nhiều công sức vào những thứ mau qua và chỉ có giá trị tương đối, mà bỏ qua cơ hội để tích lũy cho mình một gia tài thiêng liêng có giá trị lâu bền đời sau.
3. SUY NIỆM:
1. SỰ KHÔN NGOAN CỦA VUA SA-LÔ-MON :
Sa-lô-mon là con vua Đa-vít và được thừa kế ngai vàng của vua cha. Sa-lô-mon nhận biết mình “trẻ người non dạ” và còn nhiều hạn chế trước trọng trách làm vua. Ông được Đức Chúa hứa ban các ơn cần cho chức vụ cai quản dân Chúa. Sa-lô-mon đã không xin của cải giàu có, quyền lực vinh quang hay sống lâu trường thọ. Ông chỉ xin Chúa ban sự khôn ngoan để hướng dẫn dân Chúa đi theo đường lối của Ngài. Điều ông xin đẹp lòng Đức Chúa và ông đã được Chúa ban cho ông trở thành một vị vua tài trí bậc nhất thiên hạ. Danh tiếng về sự khôn ngoan của ông vượt ra khỏi biên giới đất nước : Trước ông, không ai được như ông và sau ông cũng không ai được bằng ông.
2) Ý NGHĨA CỦA HAI DỤ NGÔN NƯỚC TRỜI LÀ KHO BÁU VÀ VIÊN NGỌC QUÝ:
Đức Giê-su đến rao giảng Tin Mừng Nước Trời và mời gọi mọi người gia nhập để được ơn cứu độ. Người đòi người ta phải khôn ngoan chọn lựa Nước Trời qua hai dụ ngôn là Kho Báu và viên Ngọc Quý như sau :
- Một nông dân nghèo phải đi cày thuê để kiếm sống. Một hôm ông ta tình cờ phát hiện ra một cái chum trong có chứa nhiều vàng bạc quý báu, được ai đó đem chôn giấu trong ruộng mà anh đang cày thuê. Một nhà buôn nọ tình cờ gặp thấy một viên ngọc quý được bán với giá hời. Phản ứng của hai người giống nhau là khôn ngoan trở về nhà, âm thầm đem bán tất cả nhà cửa ruộng vườn và những gì đang có, lấy tiền mua lấy thửa ruộng có chôn kho báu, mua lấy viên ngọc mà chỉ ông ta mới biết giá trị lớn lao thực sự của nó.
- Kho báu và viên ngọc quý nói chung là những gì có giá trị trước mắt, vì chúng hứa hẹn sự giàu có mà ai cũng mong muốn. Chúng chính là động lực thôi thúc người ta sẵn sàng hy sinh tất cả để lấy làm của riêng mình. Nhưng Lời Chúa hôm nay dạy các tín hữu chúng ta: Kho báu và ngọc quý nói trên dù sao cũng chỉ lcó giá trị tương đối và không bền vững. Chúng chỉ mang lại cho người ta thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua không bền vững. Mới đây báo chí đăng tin về một vụ cướp bằng súng AK ngay trên đường phố. Hồi 19 giờ tối, một vụ cướp táo bạo đã xảy ra trên đường Huỳnh khương Ninh, Phường Đa Kao, Quận 1. Một ông chủ tiệm chở vàng bằng xe du lịch từ tiệm vàng về nhà, thì bất ngờ bị 2 tên cướp đi xe Su-zu-ki Sì-po áp sát. Chúng dùng súng AK hãm thanh bắn gục cô người làm khi cô vừa mở cửa nhà. Sau đó, trước khi tẩu thoát chúng tiếp tục bắn ông chủ mấy phát và giật phăng chiếc túi xách chứa vàng ông đang ôm, và để lại hiện trường một khẩu súng AK. Theo lời khai của nạn nhân thì trong túi vàng chứa 250 lượng vàng SJC, 20 ngàn đô la và khoảng 20 triệu đồng. Như vậy: giàu có của cải đã không mang lại hạnh phúc cho chủ của, mà có thể còn là nguyên nhân gây tai họa cho bản thân và những người thân nữa.
3) NGƯỜI TÍN HỮU CẦN SẴN SÀNG HY SINH CỦA CẢI ĐỜI NÀY ĐỔI LẤY NƯỚC TRỜI:
Nhiều người coi Nước Trời chỉ là một thứ kho báu thiêng liêng không thực tế, nên đã không muốn từ bỏ của cải mình đang có. Nhưng đối với các tín hữu chúng ta: Nước Trời thực sự là một kho báu. Chỉ khi nào xác tín như thế, chúng ta mới dám hy sinh từ bỏ của cải chỉ có giá trị tương đối, để đổi lấy kho báu trên trời có giá trị vĩnh hằng (x. Mt 6,10-20). Tin Mừng Mác-cô có thuật lại câu chuyện về một chàng thanh niên giàu có muốn nên trọn lành đến gặp Đức Giê-su để hỏi mình phải làm gì để được nên trọn lành. Anh cho biết đã tuân giữ các giới răn ngay từ khi còn nhỏ dại. Nhưng khi Đức Giê-su yêu cầu anh về nhà bán của cải phân phát cho người nghèo, đổi lấy kho báu thiêng liêng trên trời, rồi đến theo làm môn đệ của Người, thì anh sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh không thể bỏ được những của cải vật chất đang chiếm hữu (x Mc 10,17-22).
Thánh Phao lô dạy: “Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư. Trái lại, chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát” (1 Cr 9,25). Vàng bạc châu báu khi ta chết sẽ về tay kẻ khác. Huy chương vàng sau khi vận động viên chết đi sẽ chỉ còn là một vật lưu niệm. Trái lại, nếu người tín hữu biết từ bỏ của cải vật chất để mua lấy Nước Trời bằng các việc bác ái từ thiện, thì sau khi chết, họ sẽ chiếm hữu Nước trời là của cải quý giá và có giá trị muôn đời.
4) CHÚNG TA CẦN KHÔN NGOAN CHỌN LỰA THẾ NÀO TRONG CUỘC SỐNG ?
- Hôm nay Chúa mời gọi chúng ta phải khôn ngoan chọn lựa : Chọn lựa của cải trần gian mau qua hay chọn Nước Trời vĩnh cửu. Chọn với thái độ dứt khoát không nửa vời, vì “thà mất một mắt, một tay, một chân mà được vào Nước Trời, hơn là có đủ nguyên vẹn mà phải sa hỏa ngục”. Chọn với sự đánh đổi : Đổi những gì mình có để mua lấy Nước Trời ?
- Để có Nước Trời là hạnh phúc đời đời, các tín hữu chúng ta phải biết khôn ngoan cầu xin Chúa như vua Sa-lô-môn: Ông không cầu xin Chúa ban giầu có hay khả năng đánh bại quân thù, mà chỉ xin Chúa ban sự khôn ngoan để chọn làm theo ý Chúa, phân biệt thiện ác, làm theo lẽ phải.
- Tìm kiếm Nước Trời và từ bỏ mọi sự để đạt được Nước Trời cần phải có ơn Chúa trợ giúp. Thực vậy: Làm sao chúng ta dễ dàng bán hết những gì một đời vất mới có được ? Làm sao chúng ta có thể từ bỏ một mối tình vụng trộm đầy sức cuốn hút ? Làm sao từ bỏ được một thói quen mang lại sự thỏa mãn xác thịt ? Làm sao chúng ta có thể bỏ lỡ một cơ hội giúp kiếm được nhiều tiền… để chu toàn bổn phận đến nhà thờ tham dự thánh lễ Chúa Nhật ? Làm sao chúng ta có thể bố thí cho một bệnh nhân nghèo một ít tiền chữa bệnh, dù chúng ta có thể dễ dàng chi gấp nhiều lần cho một chai rượu ngoại để nhậu với bạn bè ? Làm sao chúng ta có thể xin lỗi người dưới khi mình sai ? Làm sao chúng ta có thể không đi làm thêm để học giáo lý ?... Để có thể chọn lựa lối hành xử đúng đắn, chúng ta cần năng nghe Lời Chúa dạy và suy niệm để tìm ra ý Chúa muốn và xin ơn Thánh Thần soi dẫn, giúp chúng ta vâng phục ý Chúa.
- Tóm lại, nếu vì hạnh phúc Nước Trời mà mình có thể bị nghèo đi, bị mất công ăn việc làm, hay có thể mất cả địa vị xã hội… thì chúng ta cũng vẫn phải đánh đổi. Vì dù sao tiền tài danh vọng cũng không dành riêng cho mình và cũng không mang lại cho chúng ta hạnh phúc thực sự. Chỉ có hạnh phúc Nước Trời mới có giá trị lâu dài và mang lại hạnh phúc thực sự cho chúng ta, như ông Gia-kêu sau khi gặp Chúa đã sẵn sàng chia phân nửa gia sản bố thí cho người nghèo, và sẵn sàng đền gấp bốn lần những thiệt hại đã gây ra cho người khác.
4. THẢO LUẬN:
Đức Giê-su đòi các môn đệ từ bỏ mọi sự mà đi theo làm Tông đồ của Người. Còn các tín hữu hôm nay cần từ bỏ những gì để trở thành tông đồ giáo dân phục vụ Nước Trời của Chúa ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY Chúa GIÊ-SU. Chúng con thường bị giàu sang, danh vọng, sắc dục cám dỗ lôi cuốn, và trói buộc. Chúng không cho chúng con nâng tâm hồn lên cao để gặp Thiên Chúa là nguồn chân thiện mỹ và đạt tới hạnh phúc đời đời.
- Lạy Chúa, Xin giải thoát chúng con khỏi những ham mê của cải vật chất trần gian, nhưng biết tìm kiếm kho báu thiêng liêng trên trời. Xin cho chúng con luôn có thái độ cởi mở thân thiện với tha nhân, luôn quên mình phục vụ vô vụ lợi. Nhờ đó, chúng con chắc chắn sẽ có được kho báu là Nước Trời đời sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
1 V 3,5.7-12; Rm 8,28-30; Mt 13,44-52
KHÔN NGOAN TỪ BỎ CỦA CẢI ĐỜI NÀY LẤY NƯỚC TRỜI ĐỜI SAU
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 13, 44-52
(44) “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy. (45) Nước Trời lại giống như một thương gia đi tìm ngọc đẹp. (46) tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy. (47) Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. (48) Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. (49) Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính. (50) Rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. (51) Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không ? “Họ đáp: Thưa hiểu”. (52) Người bảo họ: “Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ”.
2. Ý CHÍNH:
Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su tiếp tục dùng ba dụ ngôn là Kho Báu, Ngọc Quý và Lưới Cá, nhằm trình bày những khía cạnh khác nhau của Nước Trời mà Người sắp thiết lập: Nước Trời có giá trị thiêng liêng giống như một kho báu hay một viên ngọc quý giá, mà người khám phá ra, sẽ bằng lòng hy sinh mọi thứ mình có ở đời này để mua lấy Nước Trời có giá trị vĩnh hằng ấy. Vào ngày tận thế, chỉ những tín hữu sống đức tin cậy mến, giống như những con cá tốt, mới được tiếp nhận, còn những kẻ bất tín gian ác, giống như loài cá xấu, sẽ bị loại khỏi Nước Trời.
3. CHÚ THÍCH:
- C 44: + Nước Trời giống như: Không phải Nước Trời được so sánh với kho tàng châu báu, nhưng giống như thái độ của người khám phá ra giá trị của kho báu. + Kho báu chôn giấu trong ruộng: Dân Do Thái luôn bị các nước lớn chung quanh như Ai Cập, Át-si-ri, Ba-by-lon… xâm lược và cướp bóc tài sản, nên họ thường đào hố chôn giấu vàng bạc châu báu trong ruộng của mình. Về sau, thỉnh thoảng có người đã đào được những kho báu chôn giấu như thế. + Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại: Luật La Mã và Do thái thời bấy giờ cho phép ai tìm thấy tài sản trên đất của mình thì có quyền sở hữu. Ở đây người nông dân này không có quyền sở hữu đất ruộng mà anh đang cày thuê, nên anh ta vội vã chôn vùi lại để tránh bị kẻ khác biết, rồi tìm cách mua thửa ruộng ấy để có thể công khai chiếm hữu kho báu kia. Ở đây kho báu được tình cờ tìm thấy, cho thấy việc khám phá ra Nước Trời là một ơn cho không của Thiên Chúa. + Rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy: Kho báu kia quý giá đến nỗi đã thôi thúc anh đánh đổi mọi cái đang có. Cũng vậy, Nước Trời do Đức Giê-su thiết lập cũng là một kho báu thiêng liêng, mà khi khám phá ra, người ta sẵn sàng hy sinh từ bỏ mọi sự để có được Nước Trời ấy.
Tóm lại: Nước Trời đòi người ta phải đáp trả cách trọn vẹn, sẵn sàng hy sinh bản thân (x. Mt 16, 24), tình cảm gia đình (x. Mt 10, 37), chấp nhận mất mát cả những bộ phận cơ thể quý giá như mắt, tay, chân (x. Mt 18, 8-9), và ngay cả mạng sống của mình nữa (x. Mt 10,39) để có được Nước Trời làm gia nghiệp. Dù hy sinh như vậy nhưng người ta vẫn không bị thiệt, mà trái lại sẽ được lợi gấp trăm ở đời này và còn được hưởng hạnh phúc Nước Trời đời sau (x. Mt 19, 28-29).
- C 45-46: + Giống như chuyện một thương gia: Dụ ngôn không nhằm so sánh Nước Trời với viên ngọc đẹp, mà nhấn mạnh tới hành động của người thương gia sau đó. + Đi tìm ngọc đẹp: Thời xưa, ngọc trai là một vật rất được ưa chuộng. Chúng được các thợ lặn mò từ đáy biển Đỏ, vịnh Ba Tư hay Ấn Độ Dương. Các hạt ngọc trai này được kết thành tràng chuỗi đeo nơi cổ. + bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy: Sau nhiều vất vả học hỏi giáo lý và gặp được Chúa, các tín hữu sẽ noi gương các môn đệ xưa, sẵn sàng từ bỏ mọi sự để đi tu làm linh mục phục vụ dân Chúa, tận hiến cuộc đời trong tu viện để ngày một nên hòan thiện, hoặc sẵn sàng hy sinh mọi đam mê lạc thú đời này để có Nước Trời làm phần gia nghiệp muôn đời.
- C 47-48: + Giống như chuyện chiếc lưới: Nước Trời không giống như lưới cá, nhưng được so sánh với toàn bộ công việc thả lưới bắt cá. + Thả xuống biển: Lưới đây ám chỉ Hội Thánh, biển là trần gian, ngư phủ thả lưới là Thiên Chúa. Thiên Chúa đã sai Đức Giê-su đến thiết lập Hội Thánh để ban ơn cứu độ cho loài người. + Gồm được đủ thứ cá: Đủ thứ cá tốt và cá xấu. Trong Hội Thánh cũng có cả người tốt lẫn kẻ xấu. + Lưới đầy người ta kéo lên bãi: Đến ngày tận thế, mọi kẻ chết sẽ được Chúa cho sống lại để chịu phán xét chung. + Cá tốt cho vào giỏ: Cá tốt là loại cá mà luật Mô-sê cho phép ăn là “những loài cá có vây và có vẩy” (Đnl 14,9). Ở đây cá tốt ám chỉ người lành. Họ sẽ được thu nhận vào giỏ thiên đàng. + Cá xấu thì vứt ra ngoài: Cá xấu là loại cá mà luật Mô-sê cấm ăn là “những loài không có vây và không có vẩy” (Đnl 14,10). Ở đây cá xấu ám chỉ những kẻ làm tay sai của ma qủy và cố tình làm điều gian ác.
- C 49-50: + Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa…: Đến ngày tận thế, sẽ không còn cảnh vàng thau lẫn lộn: Kẻ dữ sẽ bị loại bỏ khỏi Nước Trời, và sẽ bị phạt trong hỏa ngục. Ở đó họ sẽ phải khóc lóc đau khổ trong sự nghiến răng hận thù.
- C 51-52: + Bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời: Kinh sư là thày dạy về kinh thánh Cựu Ước, nay họ lại được nghe Đức Giê-su giảng về màu nhiệm Nước Trời của Tân Ước. + Thì cũng giống như chủ nhà kia…: Tất cả những ai nghe và hiểu tường tận về mầu nhiệm Nước Trời, thì sẽ biết sử dụng những điều mới và cũ đã nghe để ứng dụng vào việc rao giảng Tin Mừng. Chính nhờ hiểu biết Luật Mô-sê mà các môn đệ sẽ dễ dàng hiểu biết những lời Đức Giê-su rao giảng và biết được ý nghĩa của những lời tuyên sấm Cựu Ước đã được ứng nghiệm nơi Người.
4. CÂU HỎI:
1) Ba dụ ngôn về Nước Trời được trình bày trong Tin Mừng hôm nay là gì ?
2) Ý nghĩa của hai dụ ngôn đầu thế nào ?
3) Thái độ của người nông dân khi tìm thấy kho báu chôn giấu trong thửa ruộng đang cày ra sao ? Anh ta làm như vậy nhằm mục đích gì ?
4) Cá tốt cá xấu trong dụ ngôn lưới cá ám chỉ những ai ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy” (Mt 13, 44).
2. CÂU CHUYỆN:
1) GIÁ TRỊ CỦA SỰ KHÔN NGOAN :
Sa-lo-mon là con của vua Đa-vít. Ông là một vị vua nổi tiếng về sự khôn ngoan trong việc cai trị điều hành nước Ít-ra-en. Danh tiếng về sự khôn ngoan của ông đã truyền đi khắp nơi và được mọi người mến phục. Ông còn được một nữ hoàng Sa-ba ở tận Phương Nam xa xôi tìm đến thăm viếng để học tập sự khôn ngoan của ông. Nhưng tại sao Sa-lo-mon có sự khôn ngoan như thế? Bài trích sách Các Vua hôm nay thuật lại như sau:
Trước khi lên ngôi, Thiên Chúa đã hiện ra và cho Sa-lô-mon được chọn lựa: “Ngươi muốn gì, cứ xin, Ta sẽ ban cho”. Khác với lẽ thông thường : người ta sẽ xin giàu sang phú quý, danh vọng chức quyền… Nhưng vua Sa-lo-mon đã không màng những thứ ấy. Ông đã cầu xin như sau: « Chính Chúa đã đặt tôi tớ Chúa lên kế vị Đa-vít, thân phụ con, mặc dầu con chỉ là một con trẻ yếu đuối… ở giữa một đám dân đông đúc không kể xiết. Vậy xin Chúa ban cho tôi tới Chúa đây một tâm hồn biết lắng nghe Lời Chúa để cai trị dân Chúa và phân xử cách khôn ngoan ». Lời cầu xin này đẹp lòng Chúa. Sa-lô-mon không xin của cải, không xin sống lâu, cũng không xin chiến thắng quân thù mà chỉ xin khôn ngoan. Nên Chúa đã ban cho ông sự khôn ngoan vượt bậc, và còn ban cho ông tất cả những gì ông không xin như Ngài phán: « Ta ban cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi không một ai được như ngươi, và sau ngươi không ai được bằng ngươi ». Salomon đã không xin cho mình, mà chỉ xin những điều ích lợi cho dân Chúa.
2) VIÊN NGỌC QUÝ ĐÍCH THỰC LÀ SỰ BÌNH AN TRONG TÂM HỒN :
Một hôm, có một người kia gặp một tu sĩ đang đi qua con đường ở đầu làng, liền chạy theo và kêu lên: "Xin ông cho tôi viên ngọc quý trong cái bị của ông". Vị tu sĩ ngạc nhiên hỏi "Viên ngọc quý nào?". Ông ta nói: "Đêm qua tôi nằm mơ thấy có một tiên ông bảo là nếu tôi có được viên ngọc quý của một tu sĩ sắp đi ngang qua làng vào ngày hôm sau, thì tôi sẽ trở thành một người giàu có nhất trên đời. Vậy xin ông cho tôi viên ngọc quý giá đó". Vị tu sĩ tốt bụng liền móc từ trong bị ra một vật và nói: "Có phải cái này không? Tôi mới nhặt được nó ở cánh đồng bên kia bờ suối. Nếu ông muốn thì tôi sẵn sàng biếu cho ông". Người kia sung sướng cầm lấy viên ngọc quý, cám ơn rối rít rồi quay về nhà, vừa đi vừa sung sướng tự nghĩ: "Từ nay ta đã là một người giàu có, không còn phải hằng ngày lo toan kiếm sống vất vả nữa". Thế nhưng đêm hôm ấy ông cảm thấy áy náy, suy nghĩ trằn trọc không sao ngủ được. Sáng hôm sau, ông cầm viên ngọc quý kia đi tìm vị tu sĩ và thấy ông ta đang nằm ngủ ngon lành dưới một gốc cây bên bìa rừng. Ông rón rén đến gần đánh thức vị tu sĩ và nói: "Thưa ông, tôi xin trả lại ông viên ngọc quý này, xin ông ban cho tôi viên ngọc quý khác, tức là sự giàu có của tâm hồn, thứ đã làm ông sẵn lòng tặng cho tôi viên ngọc quý này không chút tiếc xót".
Vậy viên ngọc quý tâm hồn khiến vị tu sĩ sẵn sàng bỏ qua giàu sang không chút tiếc xót kia là gì ? Đó chính là viên ngọc quý được Đức Giê-su đề cập tới trong Tin Mừng dụ ngôn Nước Trời.
3) CHỈ TỪ BỎ CỦA CẢI ĐỜI NÀY NẾU XÁC TÍN VÀO HẠNH PHÚC ĐỜI SAU :
Đức Hồng Y Martini thường hay kể câu chuyện sau đây mà Ngài lấy làm tâm đắc: Có người đến gặp vị ẩn sĩ trong sa mạc và hỏi: “Thưa cha, cha là người có nhiều kinh nghiệm, xin cha giải thích cho con rõ: tại sao có nhiều bạn trẻ vào tu trong sa mạc này, nhưng sau đó nhiều người lại bỏ về nhà, và chỉ ít người là bền đỗ tu đến cùng?”. Vị ẩn sĩ trả lời: “Chuyện này giống như câu chuyện một con chó kia nhìn thấy một con thỏ đang chạy phía trước liền đuổi theo, vừa đuổi vừa sủa lên inh ỏi. Nhiều con chó khác nghe thấy tiếng sủa và thấy con chó đang chạy cũng bắt chước chạy theo mà chẳng hiểu chạy theo như vậy để làm gì. Chẳng mấy lúc các con cho chạy sau bị mệt và ngừng lại. Chỉ có con chó đầu tiên là tiếp tục chạy cho đến khi bắt được con thỏ !
Qua câu chuyện này, vị ẩn sĩ muốn dạy: “Chỉ người nào nhìn thấy mục tiêu mình đang theo đuổi thì mới bền đỗ đến cùng, dù gặp nhiều gian khổ”. Cũng vậy: Nếu chúng ta xác tín Nước Trời chính là kho báu quý giá, và Đức Giê-su cũng là viên ngọc quý có giá trị rất lớn, thì chúng ta sẽ sẵn sàng từ bỏ mọi thứ có giá trị đời này là của cải danh vọng trần gian để theo làm môn đệ của Chúa và hăng say chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời cho mọi người.
4) GƯƠNG TỪ BỎ DANH LỢI TRẦN THẾ CỦA THÁNH PHAN-XI-CÔ XA-VI-Ê :
PHAN-XI-CÔ XA-VI-Ê (1506-1552) là con của gia đình quí tộc nước Tây Ban Nha. Lớn lên được cha mẹ cho sang Pháp du học. Phan-xi-cô có một người bạn thân là I-nha-xi-ô Lôi-ô-la. Một hôm trong khi tham dự thánh lễ, Phan-xi-cô đã nghe được Lời Chúa phán: "Lời lãi cả và thế gian mà mất linh hồn, nào được ích gì?" Câu Kinh thánh này đã ảnh hưởng sâu xa trong suốt thời gian học đại học của Phan-xi-cô. Cũng chính câu lời Chúa ấy đã đánh động tâm hồn khiến anh quyết định từ bỏ mọi danh vọng trần thế đang chờ đón, để chọn theo lý tưởng tu trì phụng sự Chúa Giê-su. Phan-xi-cô đã xin gia nhập vào dòng Tên do I-nha-xi-ô thành lập. Sau đó anh vâng lời bề trên từ giã quê hương sang truyền giáo bên nước Ấn độ xa xôi và đã đưa được hàng vạn người về với Chúa. Sau đó, Phan-xi-cô còn có ước vọng đi truyền giáo tại nước Trung Hoa. Nhưng trên đường đi, ngài đã bị bệnh nặng và chết trên một hòn đảo, mặt luôn hướng về đất nước Trung Hoa.
5) THÁI ĐỘ NGHE GIẢNG CỦA MỘT NÔNG DÂN :
Một bác nông dân kia đến nhà thờ vào ngày Chúa Nhật để nghe một nhà giảng thuyết lừng danh tên là GION OÉT-LÂY (John Wesley) giảng về đề tài “Phải sử dụng của cải đời này như thế nào ?”. Trong phần thứ nhất, nhà giảng thuyết triển khai tư tưởng: “Hãy tìm mọi cách để làm giàu”. Bác nông dân nghe vậy thì cảm thấy phấn khởi. Bác ta thúc nhẹ cùi chỏ vào ông bạn bên cạnh và nói: “Một bài giảng thật tuyệt vời !”. Sau đó diễn giả khai triển sang điểm thứ hai: “Cần phải tiết kiệm tối đa”. Bác nông dân lại tiếp tục suýt xoa khen: “Ôi chao ! Tôi chưa bao giờ được nghe một bài giảng hay như vậy !”. Nhưng khi diễn giả sang điểm thứ ba: “Hãy chia sẻ tối đa của cải kiếm được cho người nghèo” thì bác ta cụt hứng, đành im lặng rời nhà thờ về nhà với bộ mặt buồn bã thất vọng, vì cuối cùng bài giảng đã không phù hợp với quan điểm sống của bác ta.
Người ta thường làm việc do động lực lợi lộc thôi thúc; người nông dân trong Tin Mừng hôm nay đã bán tất cả gia sản để mua bằng được thửa ruộng có chứa kho tàng quý giá. Ông nhà buôn cũng sẵn sàng bán hết tài sản để mua bằng được viên ngọc quý giá. Vì ham lợi, các nhà doanh nghiệp không ngần ngại đầu tư tiền bạc công sức vào các công trình xây dựng, hy vọng mang lại nhiều lợi nhuận trong tương lai. Vì muốn dành được huy chương vàng, các vận động viên sẵn sàng bỏ ra nhiều thời gian tiền bạc và sức lực vào công việc tập luyện. Để có tương lai tốt đẹp, các sinh viên đại học chăm chỉ học hành để thi đậu và được cấp bằng đại học. Còn chúng ta: để có được Nước Trời làm phần gia nghiệp, chúng ta cần phải đầu tư những gì ngay từ hôm nay ? Chúng ta cần phải vượt qua những trở lực nào trong cuộc sống hiện tại ?
6) LỜI NHẮN NHỦ CÁC BẠN TRẺ CỦA MỘT BÁC SĨ TÀI DANH :
Bác sĩ RICHARD TEO KENG SIANG, 40 tuổi. Một triệu phú ngành giải phẫu thẩm mỹ ở đảo quốc Sin-ga-pore. Đột nhiên phát hiện mình đã bị ung thư phổi giai đoạn cuối khi anh đang ở đỉnh cao tiền tài và danh vọng. Richard Teo qua đời ngày 18/10/2012. Những chia sẻ của anh khi được đưa lên facebook đã gây một xúc động rất lớn cho các bạn trẻ và được nhiều lời bình luận đồng ý.
- “Chào tất cả các em. Tôi tên là Richard và là một bác sĩ. Từ lúc trẻ, tôi là sản phẩm đặc trưng của xã hội ngày nay. Hồi nhỏ, tôi lớn lên trong một gia đình sống dưới mức trung bình. Tôi được mọi người dạy rằng: thành công và giàu có đồng nghĩa với hạnh phúc. Với suy nghĩ này, tôi quyết tâm ganh đua học tập ngay từ nhỏ và đã đạt được thành công và có được mọi thứ như lòng mong ước. Nhưng thật trái ngược, chỉ khi sắp chết thì tôi mới nhận biết mình nên sống ra sao. Tôi biết điều này nghe có vẻ phi thực tế, nhưng lại là sự thật mà chính tôi đang trải qua: Sự thành công, xe cộ, nhà cửa, những thứ mà tôi nghĩ sẽ đem lại hạnh phúc cho mình. Nhưng thực ra chúng đã không mang lại niềm vui, mà nếu được chọn lựa lại, tôi sẽ chọn một lối sống khác tốt đẹp hơn.”
- Đây không chỉ là lối sống thực dụng của Richard Teo, mà còn của mọi người chúng ta. Chúng ta đã quá lo toan lao vào cuộc cạnh tranh tìm kiếm tiền tài danh lợi, mà quên đi giá trị cao cả hơn là hạnh phúc vĩnh hằng đời sau. Chúng ta đã đầu tư quá nhiều công sức vào những thứ mau qua và chỉ có giá trị tương đối, mà bỏ qua cơ hội để tích lũy cho mình một gia tài thiêng liêng có giá trị lâu bền đời sau.
3. SUY NIỆM:
1. SỰ KHÔN NGOAN CỦA VUA SA-LÔ-MON :
Sa-lô-mon là con vua Đa-vít và được thừa kế ngai vàng của vua cha. Sa-lô-mon nhận biết mình “trẻ người non dạ” và còn nhiều hạn chế trước trọng trách làm vua. Ông được Đức Chúa hứa ban các ơn cần cho chức vụ cai quản dân Chúa. Sa-lô-mon đã không xin của cải giàu có, quyền lực vinh quang hay sống lâu trường thọ. Ông chỉ xin Chúa ban sự khôn ngoan để hướng dẫn dân Chúa đi theo đường lối của Ngài. Điều ông xin đẹp lòng Đức Chúa và ông đã được Chúa ban cho ông trở thành một vị vua tài trí bậc nhất thiên hạ. Danh tiếng về sự khôn ngoan của ông vượt ra khỏi biên giới đất nước : Trước ông, không ai được như ông và sau ông cũng không ai được bằng ông.
2) Ý NGHĨA CỦA HAI DỤ NGÔN NƯỚC TRỜI LÀ KHO BÁU VÀ VIÊN NGỌC QUÝ:
Đức Giê-su đến rao giảng Tin Mừng Nước Trời và mời gọi mọi người gia nhập để được ơn cứu độ. Người đòi người ta phải khôn ngoan chọn lựa Nước Trời qua hai dụ ngôn là Kho Báu và viên Ngọc Quý như sau :
- Một nông dân nghèo phải đi cày thuê để kiếm sống. Một hôm ông ta tình cờ phát hiện ra một cái chum trong có chứa nhiều vàng bạc quý báu, được ai đó đem chôn giấu trong ruộng mà anh đang cày thuê. Một nhà buôn nọ tình cờ gặp thấy một viên ngọc quý được bán với giá hời. Phản ứng của hai người giống nhau là khôn ngoan trở về nhà, âm thầm đem bán tất cả nhà cửa ruộng vườn và những gì đang có, lấy tiền mua lấy thửa ruộng có chôn kho báu, mua lấy viên ngọc mà chỉ ông ta mới biết giá trị lớn lao thực sự của nó.
- Kho báu và viên ngọc quý nói chung là những gì có giá trị trước mắt, vì chúng hứa hẹn sự giàu có mà ai cũng mong muốn. Chúng chính là động lực thôi thúc người ta sẵn sàng hy sinh tất cả để lấy làm của riêng mình. Nhưng Lời Chúa hôm nay dạy các tín hữu chúng ta: Kho báu và ngọc quý nói trên dù sao cũng chỉ lcó giá trị tương đối và không bền vững. Chúng chỉ mang lại cho người ta thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua không bền vững. Mới đây báo chí đăng tin về một vụ cướp bằng súng AK ngay trên đường phố. Hồi 19 giờ tối, một vụ cướp táo bạo đã xảy ra trên đường Huỳnh khương Ninh, Phường Đa Kao, Quận 1. Một ông chủ tiệm chở vàng bằng xe du lịch từ tiệm vàng về nhà, thì bất ngờ bị 2 tên cướp đi xe Su-zu-ki Sì-po áp sát. Chúng dùng súng AK hãm thanh bắn gục cô người làm khi cô vừa mở cửa nhà. Sau đó, trước khi tẩu thoát chúng tiếp tục bắn ông chủ mấy phát và giật phăng chiếc túi xách chứa vàng ông đang ôm, và để lại hiện trường một khẩu súng AK. Theo lời khai của nạn nhân thì trong túi vàng chứa 250 lượng vàng SJC, 20 ngàn đô la và khoảng 20 triệu đồng. Như vậy: giàu có của cải đã không mang lại hạnh phúc cho chủ của, mà có thể còn là nguyên nhân gây tai họa cho bản thân và những người thân nữa.
3) NGƯỜI TÍN HỮU CẦN SẴN SÀNG HY SINH CỦA CẢI ĐỜI NÀY ĐỔI LẤY NƯỚC TRỜI:
Nhiều người coi Nước Trời chỉ là một thứ kho báu thiêng liêng không thực tế, nên đã không muốn từ bỏ của cải mình đang có. Nhưng đối với các tín hữu chúng ta: Nước Trời thực sự là một kho báu. Chỉ khi nào xác tín như thế, chúng ta mới dám hy sinh từ bỏ của cải chỉ có giá trị tương đối, để đổi lấy kho báu trên trời có giá trị vĩnh hằng (x. Mt 6,10-20). Tin Mừng Mác-cô có thuật lại câu chuyện về một chàng thanh niên giàu có muốn nên trọn lành đến gặp Đức Giê-su để hỏi mình phải làm gì để được nên trọn lành. Anh cho biết đã tuân giữ các giới răn ngay từ khi còn nhỏ dại. Nhưng khi Đức Giê-su yêu cầu anh về nhà bán của cải phân phát cho người nghèo, đổi lấy kho báu thiêng liêng trên trời, rồi đến theo làm môn đệ của Người, thì anh sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh không thể bỏ được những của cải vật chất đang chiếm hữu (x Mc 10,17-22).
Thánh Phao lô dạy: “Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư. Trái lại, chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát” (1 Cr 9,25). Vàng bạc châu báu khi ta chết sẽ về tay kẻ khác. Huy chương vàng sau khi vận động viên chết đi sẽ chỉ còn là một vật lưu niệm. Trái lại, nếu người tín hữu biết từ bỏ của cải vật chất để mua lấy Nước Trời bằng các việc bác ái từ thiện, thì sau khi chết, họ sẽ chiếm hữu Nước trời là của cải quý giá và có giá trị muôn đời.
4) CHÚNG TA CẦN KHÔN NGOAN CHỌN LỰA THẾ NÀO TRONG CUỘC SỐNG ?
- Hôm nay Chúa mời gọi chúng ta phải khôn ngoan chọn lựa : Chọn lựa của cải trần gian mau qua hay chọn Nước Trời vĩnh cửu. Chọn với thái độ dứt khoát không nửa vời, vì “thà mất một mắt, một tay, một chân mà được vào Nước Trời, hơn là có đủ nguyên vẹn mà phải sa hỏa ngục”. Chọn với sự đánh đổi : Đổi những gì mình có để mua lấy Nước Trời ?
- Để có Nước Trời là hạnh phúc đời đời, các tín hữu chúng ta phải biết khôn ngoan cầu xin Chúa như vua Sa-lô-môn: Ông không cầu xin Chúa ban giầu có hay khả năng đánh bại quân thù, mà chỉ xin Chúa ban sự khôn ngoan để chọn làm theo ý Chúa, phân biệt thiện ác, làm theo lẽ phải.
- Tìm kiếm Nước Trời và từ bỏ mọi sự để đạt được Nước Trời cần phải có ơn Chúa trợ giúp. Thực vậy: Làm sao chúng ta dễ dàng bán hết những gì một đời vất mới có được ? Làm sao chúng ta có thể từ bỏ một mối tình vụng trộm đầy sức cuốn hút ? Làm sao từ bỏ được một thói quen mang lại sự thỏa mãn xác thịt ? Làm sao chúng ta có thể bỏ lỡ một cơ hội giúp kiếm được nhiều tiền… để chu toàn bổn phận đến nhà thờ tham dự thánh lễ Chúa Nhật ? Làm sao chúng ta có thể bố thí cho một bệnh nhân nghèo một ít tiền chữa bệnh, dù chúng ta có thể dễ dàng chi gấp nhiều lần cho một chai rượu ngoại để nhậu với bạn bè ? Làm sao chúng ta có thể xin lỗi người dưới khi mình sai ? Làm sao chúng ta có thể không đi làm thêm để học giáo lý ?... Để có thể chọn lựa lối hành xử đúng đắn, chúng ta cần năng nghe Lời Chúa dạy và suy niệm để tìm ra ý Chúa muốn và xin ơn Thánh Thần soi dẫn, giúp chúng ta vâng phục ý Chúa.
- Tóm lại, nếu vì hạnh phúc Nước Trời mà mình có thể bị nghèo đi, bị mất công ăn việc làm, hay có thể mất cả địa vị xã hội… thì chúng ta cũng vẫn phải đánh đổi. Vì dù sao tiền tài danh vọng cũng không dành riêng cho mình và cũng không mang lại cho chúng ta hạnh phúc thực sự. Chỉ có hạnh phúc Nước Trời mới có giá trị lâu dài và mang lại hạnh phúc thực sự cho chúng ta, như ông Gia-kêu sau khi gặp Chúa đã sẵn sàng chia phân nửa gia sản bố thí cho người nghèo, và sẵn sàng đền gấp bốn lần những thiệt hại đã gây ra cho người khác.
4. THẢO LUẬN:
Đức Giê-su đòi các môn đệ từ bỏ mọi sự mà đi theo làm Tông đồ của Người. Còn các tín hữu hôm nay cần từ bỏ những gì để trở thành tông đồ giáo dân phục vụ Nước Trời của Chúa ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY Chúa GIÊ-SU. Chúng con thường bị giàu sang, danh vọng, sắc dục cám dỗ lôi cuốn, và trói buộc. Chúng không cho chúng con nâng tâm hồn lên cao để gặp Thiên Chúa là nguồn chân thiện mỹ và đạt tới hạnh phúc đời đời.
- Lạy Chúa, Xin giải thoát chúng con khỏi những ham mê của cải vật chất trần gian, nhưng biết tìm kiếm kho báu thiêng liêng trên trời. Xin cho chúng con luôn có thái độ cởi mở thân thiện với tha nhân, luôn quên mình phục vụ vô vụ lợi. Nhờ đó, chúng con chắc chắn sẽ có được kho báu là Nước Trời đời sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:31 28/07/2017
85. NGƯỜI NƯỚC TRỊNH NÓNG VỘI
Ngày xưa ở nước Trịnh có người tính tình rất là nóng vội, bắn cung không trúng hồng tâm thì đem cung bẻ gảy, đánh cờ không thắng liền cắn con cờ, có người thấy vậy thì khuyên anh ta:
- “Đó không phải là do cung tên hoặc con cờ sai, tại sao không suy nghĩ một chút, tìm nguyên nhân nơi bản thân mình xem sao ?”
Anh ta chẳng thèm nghe, cuối cùng phải chết vì cái thói nóng vội của mình.
(Úc Ly tử)
Suy tư 85:
Con người ta ai cũng có tính nóng nảy, có điều là biết kiềm chế cơn nóng nảy của mình hay không mà thôi.
Có người nóng nhanh, có người nóng chậm.
Có người khi nóng thì thoá mạ chửi bới, có người khi nóng thì miệng hét tay thoi chân đá.
Có người khi nóng giận thì mặt đỏ kè như con tắc kè, có người khi nóng giận thì mặt vàng như nghệ, có người khi nóng giận thì môi rung mắt giựt giựt, có người khi nóng giận thì mím môi nắm tay...
Tất cả các trạng thái nóng nảy đó đều nói lên được trình độ sự tu dưỡng tinh thần của họ đến đâu, nhưng nguy hiểm nhất chính là tính nóng vội.
Người nóng vội thì có một tâm hồn bất an, cố chấp vì sự tu dưỡng tinh thần nông cạn, nên thường xảy ra những việc đáng tiếc cho tha nhân và cho chính bản thân mình.
Linh mục mà có tính nóng vội là một linh mục tội nghiệp và rất ít người thích cộng tác với các ngài, ngay cả giáo dân cũng không dám tiếp xúc và bàn chuyện với các ngài vì sợ tính nóng vội của các đấng, và có lúc giáo dân ngao ngán với tính nóng vội của linh mục mà không thèm đến nhà thờ.
Ma quỷ rất thích kết bạn với người có tính nóng vội, bởi vì sự nóng vội làm cho người ta thường lỡ lời nói, làm cho người ta chia rẽ nhau, làm cho người ta ghen ghét nhau và thù hằn nhau, làm cho người ta có những hành vi không đúng với thân phận của mình, và cuối cùng thì có thể chết phần xác đời này và phần hồn đời sau.
“Lạy Đức Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con học nơi Chúa sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng, để xứng đáng là một mục tử tốt lành của đàn chiên, nhưng có những lúc trong cuộc sống chúng con đối xử với tha nhân không có tình bác ái vì tính nóng vội của chúng con: chúng con lập tức nổi nóng khi giáo dân chỉ ra cái sai của mình, chúng con lập tức nóng nảy khi có ai đó làm không vừa ý mình, chúng con lập tức thoá mạ khi có người khác “sửa lưng” cho mình...
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sự khiêm tốn của Chúa, để con tự nhận ra mình còn quá nhiều khuyết điểm hơn cả giáo dân, hơn cả bạn bè, để chúng con biết thông cảm và nâng đỡ tha nhân trong cách sống khiêm tốn của mình. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Ngày xưa ở nước Trịnh có người tính tình rất là nóng vội, bắn cung không trúng hồng tâm thì đem cung bẻ gảy, đánh cờ không thắng liền cắn con cờ, có người thấy vậy thì khuyên anh ta:
- “Đó không phải là do cung tên hoặc con cờ sai, tại sao không suy nghĩ một chút, tìm nguyên nhân nơi bản thân mình xem sao ?”
Anh ta chẳng thèm nghe, cuối cùng phải chết vì cái thói nóng vội của mình.
(Úc Ly tử)
Suy tư 85:
Con người ta ai cũng có tính nóng nảy, có điều là biết kiềm chế cơn nóng nảy của mình hay không mà thôi.
Có người nóng nhanh, có người nóng chậm.
Có người khi nóng thì thoá mạ chửi bới, có người khi nóng thì miệng hét tay thoi chân đá.
Có người khi nóng giận thì mặt đỏ kè như con tắc kè, có người khi nóng giận thì mặt vàng như nghệ, có người khi nóng giận thì môi rung mắt giựt giựt, có người khi nóng giận thì mím môi nắm tay...
Tất cả các trạng thái nóng nảy đó đều nói lên được trình độ sự tu dưỡng tinh thần của họ đến đâu, nhưng nguy hiểm nhất chính là tính nóng vội.
Người nóng vội thì có một tâm hồn bất an, cố chấp vì sự tu dưỡng tinh thần nông cạn, nên thường xảy ra những việc đáng tiếc cho tha nhân và cho chính bản thân mình.
Linh mục mà có tính nóng vội là một linh mục tội nghiệp và rất ít người thích cộng tác với các ngài, ngay cả giáo dân cũng không dám tiếp xúc và bàn chuyện với các ngài vì sợ tính nóng vội của các đấng, và có lúc giáo dân ngao ngán với tính nóng vội của linh mục mà không thèm đến nhà thờ.
Ma quỷ rất thích kết bạn với người có tính nóng vội, bởi vì sự nóng vội làm cho người ta thường lỡ lời nói, làm cho người ta chia rẽ nhau, làm cho người ta ghen ghét nhau và thù hằn nhau, làm cho người ta có những hành vi không đúng với thân phận của mình, và cuối cùng thì có thể chết phần xác đời này và phần hồn đời sau.
“Lạy Đức Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con học nơi Chúa sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng, để xứng đáng là một mục tử tốt lành của đàn chiên, nhưng có những lúc trong cuộc sống chúng con đối xử với tha nhân không có tình bác ái vì tính nóng vội của chúng con: chúng con lập tức nổi nóng khi giáo dân chỉ ra cái sai của mình, chúng con lập tức nóng nảy khi có ai đó làm không vừa ý mình, chúng con lập tức thoá mạ khi có người khác “sửa lưng” cho mình...
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sự khiêm tốn của Chúa, để con tự nhận ra mình còn quá nhiều khuyết điểm hơn cả giáo dân, hơn cả bạn bè, để chúng con biết thông cảm và nâng đỡ tha nhân trong cách sống khiêm tốn của mình. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 17 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:36 28/07/2017
Chúa Nhật XVII THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 13, 44-52.
“ Người ấy bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.”
Bạn thân mến,
Bài Phúc Âm hôm nay Đức Chúa Giê-su đưa ra ba dụ ngôn nói về Nước Trời với ba ý nghĩa khác nhau, để cho bạn và tôi cùng suy nghĩ xem mình có phải là người mừng vui khi tìm được Nước Trời hay không: Nước Trời ví như kho tàng chôn giấu trong ruộng, Nước Trời giống như thương gia đi tìm ngọc đẹp, Nước Trời cũng giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển.v.v...
Bạn là người tìm được Nước Trời chôn giấu giữa thế gian, khi mà chung quanh bạn có rất nhiều người chưa tìm được kho tàng quý báu ấy, nhưng bạn có vui lòng bán tất cả, đánh đổi tất cả những gì bạn đang có để chiếm hữu Nước Trời không ? Bạn có so đo thời gian tham dự thánh lễ quá dài so với thời gian ngồi nhậu nhẹt với bạn bè không ? Bạn có sẵn lòng hy sinh sự nghiệp, hy sinh tình yêu, hy sinh tiền bạc, hy sinh tất cả, để chiếm lấy Nước Trời là kho tàng mà bạn đã tìm được giữa thế gian này không ?
Khi mà có rất nhiều đang mò mẫm đi tìm chân lý thì bạn đã tìm được chân lý là Đức Chúa Giê-su; khi mà người ta đi tìm Thiên Chúa trên mặt trăng, dười biển sâu, trong các thư viện cổ kính giá trị, thì bạn đã tìm được Thiên Chúa ngay trong cuộc sống của mình; khi mà người ta quyết đánh đổi tất cả để được sự bình an trong tâm hồn, thì bạn đã được sự bình an của Đức Chúa Giê-su trong lòng. Tất cả những điều ấy chính là kho tàng quý giá mà Thiên Chúa –vì yêu thương- đã trao ban cho bạn khi bạn tìm kiếm Ngài.
Bạn thân mến,
Có nhiều người Ki-tô hữu đã tìm được kho tàng quý giá là Nước Trời, nhưng họ không giữ được lâu bền, bởi vì họ đem kho tàng vô giá ấy đánh đổi với vật chất của thế gian. Nhưng bạn và tôi là những người được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt, đã đem kho tàng Nước Trời mặc khải cho chúng ta, và giúp chúng ta phương pháp gìn giữ kho tàng ấy, đó chính là tham dự các bí tích và khiêm tốn ước ao đón nhận ân sủng của Ngài.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 13, 44-52.
“ Người ấy bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.”
Bạn thân mến,
Bài Phúc Âm hôm nay Đức Chúa Giê-su đưa ra ba dụ ngôn nói về Nước Trời với ba ý nghĩa khác nhau, để cho bạn và tôi cùng suy nghĩ xem mình có phải là người mừng vui khi tìm được Nước Trời hay không: Nước Trời ví như kho tàng chôn giấu trong ruộng, Nước Trời giống như thương gia đi tìm ngọc đẹp, Nước Trời cũng giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển.v.v...
Bạn là người tìm được Nước Trời chôn giấu giữa thế gian, khi mà chung quanh bạn có rất nhiều người chưa tìm được kho tàng quý báu ấy, nhưng bạn có vui lòng bán tất cả, đánh đổi tất cả những gì bạn đang có để chiếm hữu Nước Trời không ? Bạn có so đo thời gian tham dự thánh lễ quá dài so với thời gian ngồi nhậu nhẹt với bạn bè không ? Bạn có sẵn lòng hy sinh sự nghiệp, hy sinh tình yêu, hy sinh tiền bạc, hy sinh tất cả, để chiếm lấy Nước Trời là kho tàng mà bạn đã tìm được giữa thế gian này không ?
Khi mà có rất nhiều đang mò mẫm đi tìm chân lý thì bạn đã tìm được chân lý là Đức Chúa Giê-su; khi mà người ta đi tìm Thiên Chúa trên mặt trăng, dười biển sâu, trong các thư viện cổ kính giá trị, thì bạn đã tìm được Thiên Chúa ngay trong cuộc sống của mình; khi mà người ta quyết đánh đổi tất cả để được sự bình an trong tâm hồn, thì bạn đã được sự bình an của Đức Chúa Giê-su trong lòng. Tất cả những điều ấy chính là kho tàng quý giá mà Thiên Chúa –vì yêu thương- đã trao ban cho bạn khi bạn tìm kiếm Ngài.
Bạn thân mến,
Có nhiều người Ki-tô hữu đã tìm được kho tàng quý giá là Nước Trời, nhưng họ không giữ được lâu bền, bởi vì họ đem kho tàng vô giá ấy đánh đổi với vật chất của thế gian. Nhưng bạn và tôi là những người được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt, đã đem kho tàng Nước Trời mặc khải cho chúng ta, và giúp chúng ta phương pháp gìn giữ kho tàng ấy, đó chính là tham dự các bí tích và khiêm tốn ước ao đón nhận ân sủng của Ngài.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:44 28/07/2017
18. Thiên Chúa muốn chúng ta thôi thúc Ngài, gò ép Ngài.
(Thánh Gregory)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuần chầu Thánh Thể tại xứ Lộc Mỹ , hạt Cửa Lò, GP Vinh
Hạ Cửa Lò
08:18 28/07/2017
GIÁO XỨ LỘC MỸ, GIÁO HẠT CỬA LÒ KHAI MẠC TUẦN CHẦU THÁNH THỂ.
Sáng nay, ngày 28/7/2017, Giáo xứ Lộc Mỹ thuộc Giáo hạt Cửa Lò, Gp Vinh tổ chức khai mạc tuần Chầu Lượt, để đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu Lòng Thương Xót. Giáo xứ Lộc Mỹ nằm đối diện nhìn ra cửa biển Lạch Lò, một Giáo xứ đã có hàng trăm năm ngay từ những ngày đầu hạt giống Tin Mừng được gieo vào trên mảnh đất Nghệ Tĩnh Bình.
Xem hình
Cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh, Tổng Đại diện Tòa Giám Mục chủ tế cùng với 28 linh mục đoàn hiệp dâng thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Giáo phận, trong tâm tình trang nghiêm sốt mến của đông đảo cộng đoàn tham dự. Tạ ơn Chúa, tôn vinh Thánh Danh Ngài đã luôn yêu thương và gìn giữ Hội Thánh được bình an qua bao thế hệ, đặc biệt là Giáo xứ Lộc Mỹ thân yêu.
Nguyện xin lòng thương xót Chúa đổ dồi dào hồng ân xuống trên Giáo phận và Giáo xứ thân yêu của chúng con.
Ban BT giáo hạt Cửa Lò.
Sáng nay, ngày 28/7/2017, Giáo xứ Lộc Mỹ thuộc Giáo hạt Cửa Lò, Gp Vinh tổ chức khai mạc tuần Chầu Lượt, để đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu Lòng Thương Xót. Giáo xứ Lộc Mỹ nằm đối diện nhìn ra cửa biển Lạch Lò, một Giáo xứ đã có hàng trăm năm ngay từ những ngày đầu hạt giống Tin Mừng được gieo vào trên mảnh đất Nghệ Tĩnh Bình.
Xem hình
Cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh, Tổng Đại diện Tòa Giám Mục chủ tế cùng với 28 linh mục đoàn hiệp dâng thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Giáo phận, trong tâm tình trang nghiêm sốt mến của đông đảo cộng đoàn tham dự. Tạ ơn Chúa, tôn vinh Thánh Danh Ngài đã luôn yêu thương và gìn giữ Hội Thánh được bình an qua bao thế hệ, đặc biệt là Giáo xứ Lộc Mỹ thân yêu.
Nguyện xin lòng thương xót Chúa đổ dồi dào hồng ân xuống trên Giáo phận và Giáo xứ thân yêu của chúng con.
Ban BT giáo hạt Cửa Lò.
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Đón nhận Tân tòng & mừng bổn mạng
Văn Minh
08:34 28/07/2017
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Đón nhận Tân tòng & mừng bổn mạng
“Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bậc làm cha mẹ phải là một tấm gương sáng và sống đời đạo hạnh, thánh thiện, nhờ đó sẽ sinh ra những hoa trái tốt tươi và làm đẹp lòng Thiên Chúa”.
Xem Hình
Cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, đã chia sẻ như thế cho cộng đoàn giáo xứ trong Thánh lễ mừng kính hai thánh Gioakim và Anna – bổn mạng của cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, cũng là bổn mạng của anh em Nhóm Tự Nguyện thuộc giáo xứ Vĩnh Hòa.
Thánh lễ trọng thể diễn ra lúc 17g30 thứ Tư ngày 26.07.2017, do cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Gioakim Trần Văn Ngọc, SCJ, (Dòng linh mục Thánh Tâm), và thầy Martinô Nguyễn Đức Trọng phụ lễ.
Trước Thánh lễ, cha xứ Gioakim đã cử hành nghi thức tiếp nhận 8 anh chị Dự tòng học khóa I năm 2017 tại giáo xứ Vĩnh Hòa.
Sau phần nghi thức tiếp nhận, các anh chị Dự tòng cùng bố mẹ đỡ đầu tiến vào nhà thờ trong sự vui mừng chào đón của cộng đoàn giáo xứ.
Đầu lễ, cha xứ Gioakim thay mặt cộng đoàn giáo xứ ngỏ lời chào mừng cha Gioakim Trần Văn Ngọc, thầy Martinô Nguyễn Đức Trọng, các anh chị Dự tòng bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn. Đồng thời, mời gọi cộng đoàn hiệp ý dâng lời cầu nguyện cho quý cha, các anh chị Dự tòng, anh em Nhóm Tự Nguyện được nhiều hồng ân và luôn biết đặt trọn niềm tin của mình vào quyền năng của Thiên Chúa trong cuộc sống thường ngày.
Bài giảng trong Thánh lễ, cha xứ Gioakim chia sẻ: “Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bậc làm cha mẹ phải là một tấm gương sáng và sống đời đạo hạnh, thánh thiện, nhờ đó sẽ sinh ra những hoa trái tốt tươi và làm đẹp lòng Thiên Chúa”. Thật vậy, thánh Gioakim và Anna là những con người bình dân giản dị, nhưng lại có đời sống đạo hạnh, và thánh thiện, các ngài luôn khát khao được nên người công chính, và giữ mọi lề luật mà Thiên Chúa đã truyền dạy. Có câu: “xem quả thì biết cây, cây tốt thì sinh ra trái tốt” thánh Gioakim và thánh Anna mà chúng ta mừng kính hôm nay. Nhờ các ngài sống đạo hạnh mà đã để lại cho nhân loại một viên ngọc quý giá, đó là Đức Maria, Mẹ của Đấng Cứu Thế”.
Riêng đối với anh em Nhóm Tự Nguyện, cha xứ có lời cảm ơn và khích lệ các công việc anh em đã dóng góp trong việc xây dựng một ngôi nhà thờ đá bền vững này. Và hôm nay, anh em vẫn duy trì tinh thần phục vụ giáo xứ qua các công việc như:
- Giữ trật tự, giữ xe cho cộng đoàn đi hiệp dâng Thánh lễ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ Trọng.
- Căng bạt che mưa, che nắng, gắn quạt, đèn, tại gia đình khi có người qua đời trong giáo xứ, hoặc những người lương dân khác khi cần.
- Sửa chữa những thiết bị hư hỏng và vệ sinh chung quanh nhà thờ trước những ngày Lễ Trọng. Ngoài ra, trong gia đình, anh em vẫn chu toàn bổn phận của người chồng, được xem là trụ cột và là người gương mẫu, biết chăm lo cho gia đình của mình được trở nên hạnh phúc.
Sau bài giảng lễ, thầy Martinô Nguyễn Đức Trọng chủ sự nghi thức Rửa Tội, và cha Gioakim Trần Văn Ngọc ban bí tích Thêm Sức cho 8 anh chị Dự tòng ngay trên cung thánh.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông chủ tịch HĐMVGX Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thơi, thay mặt cho cộng đoàn giáo xứ chúc mừng bổn mạng cha xứ và quý cha đồng tế được nhiều hồng ân Thiên Chúa. Đặc biệt trong ngày hôm nay, các hội đoàn đạo đức dâng lên cha xứ bó hoa thiêng liêng trong tuần gồm: 1357 lần hiệp dâng Thánh lễ, 1288 lần rước lễ, 2418 lần đọc kinh Mân Côi, 1288 lần cầu nguyện, 212 lần hy sinh hãm mình và 614 lần chia sẻ bác ái. Đồng thời, ông chủ tịch cũng chúc cho anh em Nhóm Tự Nguyện được nhiều sức khỏe, luôn sống khiêm nhường, phó thác, cậy trông vào Chúa và noi gương hai vị thánh nhân về mọi phương diện trong đời sống. Đáp lời, cha xứ thay mặt cộng đoàn phụng vụ cảm ơn quý vị trong HĐMVGX, Ban Giảng huấn, cùng cộng đoàn dân Chúa đã đến hiệp dâng Thánh lễ và cầu nguyện cho ngài trong ngày mừng bổn mạng, và chúc mừng anh em Tự Nguyện luôn hăng say và nhiệt thành hơn nữa trong công việc chung của giáo xứ, góp phần xây dựng một giáo xứ ngày một phát triển về mọi mặt trong tiếng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.
Thánh lễ khép lại lúc 19g00. Sau Thánh lễ, cha xứ cùng các anh chị Dự tòng và anh em Nhóm Tự Nguyện chụp chung tấm hình kỷ niệm.
Trước khi ra về, cộng đoàn cùng nhau chia vui với cha xứ bên chiếc bánh kem trước sân nhà thờ nhân ngày mừng bổn mạng của ngài.
“Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bậc làm cha mẹ phải là một tấm gương sáng và sống đời đạo hạnh, thánh thiện, nhờ đó sẽ sinh ra những hoa trái tốt tươi và làm đẹp lòng Thiên Chúa”.
Xem Hình
Cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, đã chia sẻ như thế cho cộng đoàn giáo xứ trong Thánh lễ mừng kính hai thánh Gioakim và Anna – bổn mạng của cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, cũng là bổn mạng của anh em Nhóm Tự Nguyện thuộc giáo xứ Vĩnh Hòa.
Thánh lễ trọng thể diễn ra lúc 17g30 thứ Tư ngày 26.07.2017, do cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Gioakim Trần Văn Ngọc, SCJ, (Dòng linh mục Thánh Tâm), và thầy Martinô Nguyễn Đức Trọng phụ lễ.
Trước Thánh lễ, cha xứ Gioakim đã cử hành nghi thức tiếp nhận 8 anh chị Dự tòng học khóa I năm 2017 tại giáo xứ Vĩnh Hòa.
Sau phần nghi thức tiếp nhận, các anh chị Dự tòng cùng bố mẹ đỡ đầu tiến vào nhà thờ trong sự vui mừng chào đón của cộng đoàn giáo xứ.
Đầu lễ, cha xứ Gioakim thay mặt cộng đoàn giáo xứ ngỏ lời chào mừng cha Gioakim Trần Văn Ngọc, thầy Martinô Nguyễn Đức Trọng, các anh chị Dự tòng bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn. Đồng thời, mời gọi cộng đoàn hiệp ý dâng lời cầu nguyện cho quý cha, các anh chị Dự tòng, anh em Nhóm Tự Nguyện được nhiều hồng ân và luôn biết đặt trọn niềm tin của mình vào quyền năng của Thiên Chúa trong cuộc sống thường ngày.
Bài giảng trong Thánh lễ, cha xứ Gioakim chia sẻ: “Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bậc làm cha mẹ phải là một tấm gương sáng và sống đời đạo hạnh, thánh thiện, nhờ đó sẽ sinh ra những hoa trái tốt tươi và làm đẹp lòng Thiên Chúa”. Thật vậy, thánh Gioakim và Anna là những con người bình dân giản dị, nhưng lại có đời sống đạo hạnh, và thánh thiện, các ngài luôn khát khao được nên người công chính, và giữ mọi lề luật mà Thiên Chúa đã truyền dạy. Có câu: “xem quả thì biết cây, cây tốt thì sinh ra trái tốt” thánh Gioakim và thánh Anna mà chúng ta mừng kính hôm nay. Nhờ các ngài sống đạo hạnh mà đã để lại cho nhân loại một viên ngọc quý giá, đó là Đức Maria, Mẹ của Đấng Cứu Thế”.
Riêng đối với anh em Nhóm Tự Nguyện, cha xứ có lời cảm ơn và khích lệ các công việc anh em đã dóng góp trong việc xây dựng một ngôi nhà thờ đá bền vững này. Và hôm nay, anh em vẫn duy trì tinh thần phục vụ giáo xứ qua các công việc như:
- Giữ trật tự, giữ xe cho cộng đoàn đi hiệp dâng Thánh lễ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ Trọng.
- Căng bạt che mưa, che nắng, gắn quạt, đèn, tại gia đình khi có người qua đời trong giáo xứ, hoặc những người lương dân khác khi cần.
- Sửa chữa những thiết bị hư hỏng và vệ sinh chung quanh nhà thờ trước những ngày Lễ Trọng. Ngoài ra, trong gia đình, anh em vẫn chu toàn bổn phận của người chồng, được xem là trụ cột và là người gương mẫu, biết chăm lo cho gia đình của mình được trở nên hạnh phúc.
Sau bài giảng lễ, thầy Martinô Nguyễn Đức Trọng chủ sự nghi thức Rửa Tội, và cha Gioakim Trần Văn Ngọc ban bí tích Thêm Sức cho 8 anh chị Dự tòng ngay trên cung thánh.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông chủ tịch HĐMVGX Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thơi, thay mặt cho cộng đoàn giáo xứ chúc mừng bổn mạng cha xứ và quý cha đồng tế được nhiều hồng ân Thiên Chúa. Đặc biệt trong ngày hôm nay, các hội đoàn đạo đức dâng lên cha xứ bó hoa thiêng liêng trong tuần gồm: 1357 lần hiệp dâng Thánh lễ, 1288 lần rước lễ, 2418 lần đọc kinh Mân Côi, 1288 lần cầu nguyện, 212 lần hy sinh hãm mình và 614 lần chia sẻ bác ái. Đồng thời, ông chủ tịch cũng chúc cho anh em Nhóm Tự Nguyện được nhiều sức khỏe, luôn sống khiêm nhường, phó thác, cậy trông vào Chúa và noi gương hai vị thánh nhân về mọi phương diện trong đời sống. Đáp lời, cha xứ thay mặt cộng đoàn phụng vụ cảm ơn quý vị trong HĐMVGX, Ban Giảng huấn, cùng cộng đoàn dân Chúa đã đến hiệp dâng Thánh lễ và cầu nguyện cho ngài trong ngày mừng bổn mạng, và chúc mừng anh em Tự Nguyện luôn hăng say và nhiệt thành hơn nữa trong công việc chung của giáo xứ, góp phần xây dựng một giáo xứ ngày một phát triển về mọi mặt trong tiếng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.
Thánh lễ khép lại lúc 19g00. Sau Thánh lễ, cha xứ cùng các anh chị Dự tòng và anh em Nhóm Tự Nguyện chụp chung tấm hình kỷ niệm.
Trước khi ra về, cộng đoàn cùng nhau chia vui với cha xứ bên chiếc bánh kem trước sân nhà thờ nhân ngày mừng bổn mạng của ngài.
Video và Hình ảnh Họp mặt Chuyên gia và Kỹ thuật Truyền hình VietCatholic TV ngày 27/7/2017 tại Nam Cali
VietCatholic Network
14:57 28/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chiều hôm 27/7/2017 các anh chị em phụ trách Chương trình TV VietCatholic vùng miền Nam Cali đã họp tại Trụ sở VietCatholic. Nhân dịp này Cha Giám đốc Trần Công Nghị và Cha Phó Giám đốc Điều Hành Paul Văn Chi đã dâng thánh lễ Tạ ơn các Ân nhân còn sống cũng như qua đời, cám tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho tòan thể anh chị em tiếp tục dấn thân truyền giáo rao giảng Tin Mừng qua lãnh vực Truyền Thông Truyền Hình trên VietCatholic.
Hình ảnh
Mở đầu Thánh Lễ, Cha Giám đốc chào đón tòan thể anh chị em và đặc biệt chúc mừng Cha Văn Chi mới đây vừa trị liệu thành công nhiễm trùng máu, cầu chúc Cha sức khỏe và thì giờ thích hợp cùng chung anh chị em sát cánh phát động mạnh Truyền Hình Công Giáo.
Chia sẻ trong Thánh Lễ, Cha Văn Chi nói: “Chúng ta họp nhau nơi đây dâng Thánh lễ Tạ Ơn và cầu nguyện cho các cộng tác viên và các kỹ thuật viên đã cố gắng hết sức từ khắp 5 châu, để mang Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người qua VietCatholic. Trong Thánh lễ Tạ Ơn này, chúng ta đặc biệt nhớ đến các ân nhân đã xuyên suốt 20 năm nâng đỡ và hỗ trợ cho VietCatholic…Chúa mời gọi chúng ta rao giảng Tin Mừng qua từng vai trò cộng tác trong chương trình VietCatholic…”
Sau Thánh lễ Tạ Ơn, trên 25 cộng tác viên đã cùng nhau bên bờ hồ thơ mộng, đã chia sẻ bữa party tạ ơn thân mật đầy yêu thương gắn bó, để cùng nhau hàn huyên và nguyện đóng góp công sức phát triển cho VietCatholic mỗi ngày một thăng tiến.
Các chuyên gia và kỹ thuật hiện diện gồm có:
- Anh chị Dung - Hóa: video editor, quay phim và ráp nối chương trình TV,
- Anh Chị Lê Sự: video editor, quay phim và ráp nối chương trình TV,
- Anh Lưu văn Lễ, script editor, viết tin và tóm lược tin tức cho chương trình TV,
- Anh Chị Ngân – Kim Lan: voice over, thuyết minh,
- Anh Chị Lễ - Kim Phụng: voice over, thuyết minh,
- Anh chị giáo sư: Thanh – Lan: chuyên gia điện tóan, photographer,
- Anh chị Thanh Hà: voice over, thuyết minh, photographer,
- Anh William Nguyễn Ngọc: photographer,
- Anh chị Lan – Tú: phối trí các Xướng ngôn viên,
- Ngòai ra còn có các cộng sự viên và thân hữu khác như:
- Anh chị Tuấn – Thu Hương,
- Cô Kim Cúc và cô Kiều Loan,
- Anh chị Việt – Phương,
- Anh Đinh văn Ân.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 25)
Vũ Văn An
00:36 28/07/2017
Tại sao người Công Giáo liên kết mạnh mẽ đến thế với phong trào phò sự sống?
Giáo Hội Công Giáo dành cho việc bảo vệ sự sống con người, và do đó, chống đối phá thai, an tử, và dùng tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu một vị trí ưu tiên rõ ràng trong các quan tâm chính trị của mình, song song với việc bảo vệ gia đình truyền thống, đặt căn bản trên sự kết hợp suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà, và do đó, chống đối hôn nhân đồng tính. Các nhà lãnh đạo Công Giáo thường so sánh việc tranh đấu cho sự sống với phong trào hủy bỏ nạn nô lệ ở thế kỷ 19; các ngài cho rằng Giáo Hội đã không ở tuyến đầu trong việc xác định các vấn đề nhân quyền của thời ấy, nên các ngài thề hứa lần này sẽ không mắc cùng một sai lầm như thế nữa.
Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, năm 2009, nói rằng “Về phương diện lịch sử, tôi nghĩ ta hoàn toàn có lý khi so sánh vấn đề phò sự sống với vấn đề nô lệ. Ngày nay, nhìn lại các giám mục Hoa kỳ đối với nạn nô lệ, chúng ta phải mắc cỡ, vì lúc ấy mình đã không tiên tri chút nào. Chỉ có một hay hai trường hợp trừ, không giám mục nào ở thế kỷ 19 dám đứng lên mà nói ‘điều này xấu ngay trong nội tại và chúng ta phải chấm dứt nó ngay bây giờ’. Có lúc, các vị còn viết thế này ‘chúng tôi xin để vấn đề này cho các người thế gian’. Như thể chúng ta đang ở Sao Hỏa không bằng! Chúng ta nhìn lại mà mắc cỡ về những điều như thế, và mắc cỡ là đúng, nhưng nhất định chúng ta sẽ không như thế nữa đối với vấn đề phá thai”.
Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ đôi khi bị coi là phò sự sống một cách hăng hái hơn ở Âu Châu, nơi các thập tự chinh Công Giáo hàng đầu nằm ở chỗ khác: như bảo vệ tôn giáo chống lại phong trào duy tục trong Liên Hiệp Âu Châu, chẳng hạn, hay mối tương quan với Hồi Giáo. Ngay những người Âu Châu bảo thủ nhất đôi khi cũng tố cáo các đồng đạo Hoa Kỳ của họ là đã thiển cận, chỉ chú tâm vào vấn đề phá thai. Một phần, sự khác nhau này phản ảnh bầu khí chính trị. Phá thai là vấn đề phần lớn đã lắng dịu ở hầu hết các nước ở Âu Châu, thành thử người Công Giáo Âu Châu có xu hướng đầu tư năng lực của họ vào các vấn đề khác. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, cuộc tranh luận về phá thai vẫn còn đang sôi nổi, nên Giáo Hội cảm thấy có nghĩa vụ phải lên tiếng.
Phải chăng lập trường phò sự sống này đã được khắc cố định vào đá?
Các giá trị thì nhất định đã được khắc cố định vào đá rồi, nhưng bối cảnh chính trị thì thay đổi. Trong tương lai, điều chắc là việc chống đối tân thế giới kỹ thuật sinh học (biotechnology) đầy dạn sĩ sẽ phát xuất như nhau từ phe tả thế tục và từ phe hữu tôn giáo, kể cả các cuộc tranh luận về việc sinh vô tính (cloning), chép hình di truyền (genetic profiling) và các “chimeras”, tức các lai giống nhân tạo giữa người và thú vật. Thực tế này hiện nay đã khá rõ rõ ràng tại Âu Châu, nơi việc sử dụng các thực phẩm thay đổi gen (genetically modified foods), trong căn bản, đã bị chặn đứng bởi phe tả chính trị, chứ không phải phe hữu. Một loạt các vấn đề kỹ thuật sinh học khác đang ló dạng cũng có một phản ứng tương tự. Jeremy Rifkin, chẳng hạn, thường đứng chung hàng với các giới cấp tiến về môi trường; ông vốn là cố vấn cho Romano Prodi, một cựu thủ tướng Ý trung dung thiên tả (left-of-center). Rifkin cũng là người phê bình thời đại kỹ thuật sinh học gay gắt nhất, đến độ có biệt danh, do tờ Times đặt cho, là “người bị ghét nhất trong khoa học”. Như trong lãnh vực thực phẩm biến chế gen chẳng hạn, Rifkin nói rằng chúng đe dọa nhân loại bằng một “hình thức tận diệt từng chút nhưng gây chết chóc y như việc hỏa thiêu hạch nhân”.
Rifkin nhìn nhận rằng sự phân loại tả hữu ngày trước nay đang biến dạng. Ông viết: “thời đại kỹ thuật sinh học sẽ đem theo nó cả một sự đồng hình đồng dạng của nhiều viễn kiến chính trị và lực lượng xã hội khác nhau, y hệt như thời đại kỹ nghệ đã làm. Cuộc tranh luận hiện nay về việc sinh vô tính các bào thai người… đang tháo gỡ các liên minh và phạm trù cũ. Đây chính là lúc bắt đầu một nền chính trị sinh học mới”.
Trong phần lớn các vấn đề kỹ thuật sinh học mới, Giáo Hội Công Giáo có lẽ sẽ đứng về phe chống đối, trên cơ sở tôn trọng sự sống cũng như sự lo lắng cho rằng mục tiêu tối hậu của các kỹ thuật này là phá hủy tính độc đáo của con người. Khi bảo vệ các giá trị này, các giám mục và các nhà tranh đấu phò sự sống rất có thể mỗi lúc mỗi thấy mình phải đồng hành với các đồng minh không quen thuộc của phe tả thế tục. Ngay trong điều có lẽ được coi như một trong các phép lạ hàng đầu của khoa học di truyền, Giáo Hội và ít nhất một số thành phần của phe tả, một lần nữa, thấy mình quen biết nhau đến có thể chuyện trò với nhau được.
Có phải việc Công Giáo chống hôn nhân đồng tính cuối cùng cũng đã phát sinh ra tranh chấp không?
Dám chắc như thế. Các cơ quan bác ái Công Giáo ở Boston, chẳng hạn, hồi tháng Tư năm 2006, buộc phải ngưng việc cung cấp các dịch vụ nhận con nuôi sau khi không được miễn trừ việc luật lệ tiểu bang đòi các cơ sở nhận tài trợ công cộng phải phục vụ các cặp đồng tính. Ở Illinois, năm 2011, Tiểu Bang rút việc tài trợ công cộng dành cho các dịch vụ nhận con nuôi khỏi các cơ sở Công Giáo vì các cơ sở này từ chối làm việc với các cặp đồng tính, thực tế đẩy Giáo Hội ra khỏi nghiệp vụ nhận con nuôi. Cũng một sự kiện như thế đã xẩy ra tại San Francisco và Thủ Đô Washington, và thứ áp lực này không chỉ có ở Hoa Kỳ mà thôi. Tháng Hai năm 2007, chính phủ Anh tuyên bố các cơ sở nhận con nuôi tư nhân nào từ khước phục vụ các cặp đồng tính sẽ không còn nhận được tiền bồi hoàn cho các dịch vụ của họ nữa, kết quả khiến các cơ quan bác ái Công Giáo tại Anh mất hơn 9 triệu dollars tiền bồi hoàn.
Mà chuyện đồng tính luyến ái cũng không phải là mặt trận duy nhất trong cuộc va chạm càng ngày càng gia tăng giữa nhà nước và Giáo Hội. Năm 2011, chương trình Phục Vụ Di Dân và Tị Nạn của các giám mục Hoa Kỳ mất một khế ước với chính phủ liên bang nhằm trợ giúp các nạn nhân của nạn buôn người ở ngoại quốc, một khế ước mang lại cho cơ quan này khoảng 14 triệu dollars tài trợ công cộng giữa các năm 2006 và 2011. Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản quyết định không tái tục khế ước, phần lớn vì cơ quan này từ khước việc cung cấp các dịch vụ phá thai hay ngừa thai. Hóa ra, đó mới chỉ là khúc dạo đầu cho một cuộc tranh luận gay gắt hơn nhiều giữa các giám mục và chính phủ Obama về các qui định để thi hành cuộc cải tổ chăm sóc y tế, đòi phải bảo hiểm ngừa thai và dùng thuốc bị Giáo Hội coi như các hình thức phá thai, mở màn cho cả một cảnh chua cay chính trị lẫn hàng loạt vụ kiện vẫn chưa được giải quyết.
Một số nhà lãnh đạo Công Giáo tin rằng vì các chuẩn mực xã hội ở Tây Phương đang di chuyển khỏi các xác tín luân lý của Giáo Hội, nên tương lai chắc chắn sẽ đem lại nhiều thù nghịch lớn lao hơn nữa. Năm 2010, Đức Hồng Y Francis George nói rằng “tôi hy vọng được chết trên giường, vị kế nhiệm của tôi sẽ chết trong tù, còn vị kế nhiệm của ngài sẽ chết như một tử đạo ở công trường”. Trong cái năng động tính chính trị ở Tây Phương, các lập trường của Giáo Hội về các vấn đề sự sống xem ra kết cục sẽ đẩy Giáo Hội vào thế phải liên minh trên thực tế (de facto) nhiều hơn với phe hữu chính trị, khiến Giáo Hội khó duy trì được việc tự coi mình là super partes, tức đứng trên mọi phe phái.
Tại sao Giáo Hội nói nhiều như thế về tự do tôn giáo?
Việc bảo vệ tự do tôn giáo dường như kết cục sẽ trở thành quan tâm xã hội và chính trị hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo trong thế kỷ 21. Ta thấy sự xôn xao quanh vấn đề này ở khắp nơi. Khắp Trung Đông, nỗi lo sợ trước hậu quả của Mùa Xuân Ả Rập đã ám ảnh cộng đồng Kitô Giáo tuy nhỏ nhưng có tầm quan trọng cao về biểu tượng này. Ở Hoa Kỳ, các giám mục Công Giáo đã phát động một ủy ban đặc nhiệm mới về tự do tôn giáo, sẵn sàng cho một mùa tranh tụng cao gồm nhiều tranh chấp giữa Giáo Hội và nhà nước. Từ Vatican, Đức Hồng Y Kurt Koch, người Thụy Sĩ, đã đề xuất ý niệm “đại kết tử đạo” làm căn bản mới cho việc hợp nhất Kitô Giáo, phản ảnh các thực tại bách hại Kitô Giáo trên thế giới. Mẫu số chung là người Kitô hữu tin rằng quyền tự do của họ đang lâm nguy, dưới một hình thức nào đó.
Hai chuyển động lịch sử sâu xa đang đẩy vấn đề tự do tôn giáo lên quan tâm hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo.
Chuyển động thứ nhất là việc Kitô Giáo ở Tây Phương đang quá độ từ khối đa số tạo nền cho văn hóa trở thành một nền văn hóa phụ (subculture). Sự chuyền dịch này đã diễn ra từ lâu, song song với diễn trình tục hóa, và được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI lột tả khi ngài cho rằng ở Tây Phương hiện nay, Kitô Giáo phải sống trong thân phận “một khối thiểu số có óc sáng tạo”. Trong tư cách một nền văn hóa phụ, Kitô giáo không thể coi lòng tốt của nhà nước hoặc của xã hội rộng lớn bên ngoài kia là chuyện đương nhiên nữa. Đối với người Công Giáo, việc xói mòn lòng kính trọng theo truyền thống mà Giáo Hội vốn được hưởng từ các chính khách, các triều đình, các phương tiện truyền thông, và các tác nhân tạo văn hóa khác, nay đã bị cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục làm cho gia tốc. Về phương diện xã hội học, các nền văn hóa phụ có xu hướng loay hoay lo duy trì bản sắc riêng biệt của mình, và điều này không có chi là phi lý cả. Họ rất cẩn trọng, không để cho bản sắc này bị xâm lấn, nhất là từ phía nhà nước. Việc này mô tả đầy đủ điều đang diễn ra ngày nay ở cấp lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo: các ngài coi việc nói lên các quan tâm về tự do tôn giáo như ưu tiên hàng đầu.
Chuyển động thứ hai là việc xuất hiện một Giáo Hội thực sự có tính hoàn cầu, một Giáo Hội trong đó, 2 phần 3 dân số Công Giáo của thế giới đang sống tại Nam Bán Cầu; và tỷ lệ này sẽ tăng tới 3 phần 4 vào giữa thế kỷ này. Sự chuyển dịch về dân số này càng diễn biến, người ta càng hiểu rõ rằng phần lớn người Công Giáo sẽ phải sống tại các khu xóm nơi họ không còn coi tự do tôn giáo là chuyện đương nhiên được nữa. Tại những nơi này, các đe dọa đối với tự do tôn giáo không phải là chỉ thị bảo hiểm nữa hay “các miễn trừ cấp bộ trưởng” đối với các luật lệ liên bang về thuê mướn và sa thải công nhân nữa. Thay vào đó, là các đe dọa tới chính mạng sống hay tứ chi, khi các tín hữu cầm bằng mạng sống trong tay mỗi lần đi thờ phượng, hay mở kinh doanh buôn bán, hoặc ra ngoài phố để làm những việc này.
Thực vậy, đầu thế kỷ 21, người ta đã mục kích sự xuất hiện cả một tân thế hệ các vị tử đạo Kitô Giáo. Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu, một cơ quan bác ái Công Giáo quốc tế, ước lượng mỗi năm, có khoảng 150,000 Kitô hữu bị giết do lòng thù ghét đức tin hay vì các việc bác ái được thúc đẩy bởi đức tin. Hội Nhân Quyền Quốc Tế, một cơ quan quan sát thế tục đặt trụ sở tại Frankfurt, Đức Quốc, ước lượng rằng khoảng 80 phần trăm mọi hành vi kỳ thị tôn giáo trên thế giới hiện nay là nhằm vào các Kitô hữu. Điển hình đau lòng nhất có lẽ là Iraq, nơi đã mất khoảng 2 phần 3 dân số Kitô Giáo kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần đầu tiên năm 1991. Phần lớn việc mất mát này là do bạo lực và bất ổn giáng xuống mọi người dân Iraq, nhưng không ai chối cãi rằng việc lan tràn các nhóm duy Hồi Giáo cực đoan và các vụ tấn công liên tiếp của chúng vào các nhà thờ, cơ sở làm ăn và các cá nhân Kitô Giáo cũng là sức đẩy mạnh mẽ tạo ra cuộc xuất hành đau lòng này.
Từ Trung Đông tới bán đảo Ấn Độ, từ các miền của Hạ Sahara Châu Phi tới các vùng khác nhau của Đông Á Châu, hàng triệu Kitô hữu đang sống trong đe dọa, và hàng ngàn đã phải trả giá máu vì đã khước từ việc từ bỏ đức tin. Trong Giáo Hội Công Giáo, nơi viễn kiến trí thức, đà chính trị và các ưu tiên mục vụ càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở Nam Bán Cầu, tự do tôn giáo sẽ là vấn đề thuộc ưu tiên hàng đầu.
Công lý cho người nghèo quan trọng ra sao đối với Giáo Hội Công Giáo?
Dù giáo huấn xã hội Công Giáo, từ lâu, vốn cổ vũ phương thức đặc biệt, gọi là “ưu tiên chọn người nghèo”, điều chắc là phương thức này vẫn sẽ là quan tâm hàng đầu trong một Giáo Hội, nơi các nhà lãnh đạo xuất thân từ các vùng trên thế giới mà đa số những người bị loại ra ngoài các cơ hội mới do việc hoàn cầu hóa đem là người Công Giáo. Một tài liệu do Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh công bố năm 2011 đã minh họa được thứ suy nghĩ sẽ được mở rộng trong trí tưởng tượng của Giáo Hội về chính trị.
Nói một cách ngắn gọn, tài liệu trên minh nhiên bác bỏ các chính sách kinh tế “tân cấp tiến” và cũng minh nhiên chấp nhận “một thẩm quyền chính trị có tính thế giới thực sự” để điều hòa nền kinh tế hoàn cầu, một nền kinh tế không bị thống trị bởi các đại cường như Hiệp Chúng Quốc. Như một biện pháp tiên khởi, tài liệu này kêu gọi lập ra một định chế, hay một vài định chế, để đảm nhiệm vai trò một “ngân hàng trung ương của thế giới”. Tài liệu cũng đề nghị một thứ “thuế Tôbin” đánh trên các giao dịch tài chánh, công chúng cung cấp vốn cho các ngân hàng, và có nhiều qui định hơn đối với các “thị trường trong bóng tối”.
Ngôn từ trên có chỗ mạnh mẽ đến độ một số người thực sự nghĩ rằng Tòa Thánh gián tiếp ủng hộ phong trào Chiếm Đóng Wall Street: “Điều gì đã đẩy thế giới vào một hướng đi đầy vấn đề như thế đối với nền kinh tế của nó và đối với hòa bình? Trước nhất và trên hết, đó là chủ nghĩa cấp tiến kinh tế, một chủ nghĩa bác bỏ mọi qui định và kiểm soát… Hệ thống tư duy kinh tế nào tiên thiên đặt ra các định luật để điều hành thị trường và phát triển kinh tế, mà không đo lường chúng với thực tại, có nguy cơ trở thành khí cụ phụ thuộc quyền lợi của các quốc gia, trên thực tế, đang nắm thế thượng phong về kinh tế và tài chánh”.
Điều thích đáng là giới chức chịu trách nhiệm đối với tài liệu trên là một người Châu Phi, Đức Hồng Y Peter Turkson của Ghana, vì tài liệu này trình bầy rõ ràng các yếu tố chủ chốt của điều ta gần như có thể gọi là một “đồng thuận Châu Phi” trong Đạo Công Giáo. Một cách đo lường tầm quan trọng của nó là dấu chỉ cho thấy việc chuyển dịch dân số diễn ra từ lâu trong Giáo Hội, với việc trung tâm trọng lực đã từ Bắc chuyển xuống Nam, cũng đang được cảm nhận tại Rôma.
Về các vấn đề luân lý tính dục và các “cuộc chiến văn hóa”, người Công Giáo ở Nam Bán Cầu, nói chung, rất bảo thủ so với người Châu Âu và Châu Mỹ: họ chống đối hôn nhân đồng tính, chống phá thai, gắn bó với gia đình truyền thống. Tuy nhiên, khi chuyển qua các câu truyện về chính sách kinh tế và địa chính trị, thì ý kiến Công Giáo tại các nước đang mở mang thường lại hết sức cấp tiến. Các giám mục, linh mục, tu sĩ và cả giáo dân Nam Bán Cầu thường:
• Nghi ngờ chủ nghĩa tư bản thị trường và việc hoàn cầu hóa phi qui định;
• Lo sợ ảnh hưởng có tính hoàn cầu của Hoa Kỳ;
• Ủng hộ Liên Hiệp Quốc và hình thức cai trị hoàn cầu;
• Ủng hộ vai trò mạnh mẽ của nhà nước trong nền kinh tế.
Người ta có thể tranh luận các giá trị của các tri cảm trên hay các động thái chính sách có thể từ chúng phát sinh ra. Tuy nhiên, về phương diện mô tả, chúng đã nói lên quan điểm nền tảng của các nhà lãnh đạo Công Giáo càng ngày càng có nhiều tiếng nói quyết định do các thực tại mới về dân số và văn hóa trong Giáo Hội của thế kỷ 21 đem lại. Nói cách khác, tài liệu của Tòa Thánh năm 2011 này không phải là tiếng vọng của chủ nghĩa xã hội Âu Châu đang chết dần nay được hâm nóng lại. Mà đúng hơn, nó là gợn sóng đầu tiên của làn sóng Phương Nam.
Giáo Hội có ưu tư trước “cuộc va chạm văn minh” với Hồi Giáo không?
Dĩ nhiên là có, và vì nhiều lý do hiển nhiên. Các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín là tiếng chuông cảnh tỉnh trước sự đe dọa của chủ nghĩa cực đoan duy Hồi Giáo, một chủ nghĩa đã có tầm cỡ hoàn cầu thực sự, ở một thập niên sau đó. Tại Nigeria, chẳng hạn, Boko Haram là một phong trào có vũ trang lấy tên từ một câu trong ngôn ngữ địa phương Hausa có nghĩa đại khái là “Cấm Tây Phương”. Thành lập năm 2001, Boko Haram bị tố cáo chịu trách nhiệm đối với 10,000 cái chết trong thập niên qua, trong đó có khoảng 620 cái chết trong sáu tháng đầu năm 2012. Nó chuyên tấn công các mục tiêu Kitô Giáo, kể cả các nhà thờ trong lúc đang cử hành phụng vụ Chúa Nhật.
Cuộc vận động với Hồi Giáo hiện khá rõ rệt ở mọi cấp bậc trong Giáo Hội Công Giáo. Thí dụ, trong số các hình ảnh mới đây về các vị giáo hoàng, hình ảnh Đức Bênêđíctô XVI đứng chung với một giáo sĩ Hồi Giáo ở Đền Xanh tại Istanbul năm 2006, mặt hướng về mihrab [hốc tường chỉ hướng Mecca] im lặng cầu nguyện, thường được xếp lên hàng đầu. Hồi còn là một thần học gia, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger vốn cho biết ngài không ưa những buổi cầu nguyện liên tôn. Thành thử sự kiện ngài phải đi ngược lại quan điểm cá nhân trong những thời điểm như thế chứng tỏ ngài hết lòng dấn thân vào việc hòa giải với thế giới Hồi Giáo xiết bao.
Khi Đức Bênêđíctô được bầu làm giáo hoàng, nhiều quan sát viên tiên đoán rằng ngài sẽ là vị giáo hoàng “va chạm văn minh”, theo kiểu nói của Samuel Huntington; họ cho rằng ngài sẽ liên kết Phương Tây Kitô Giáo chống lại sự đe dọa duy Hồi Giáo. Bài diễn văn ngài đọc tại Regensburg, Đức, hồi tháng Chín năm 2006 xem ra đã đi theo hướng này, tạo thuốc súng cho nhiều cuộc phản đối khắp thế giới Hồi Giáo, vì đã liên kết Muhammad với bạo lực. Thế nhưng, từ ngày có cuộc tranh cãi ấy, Đức Bênêđíctô XVI đã gặp gỡ người Hồi Giáo ở rất nhiều dịp, mở ra nhiều cuộc đối thoại mới, và đã thực hiện nhiều chuyến đi thành công tới các quốc gia Hồi Giáo. Cả Đức Giáo Hoàng lẫn các nhà lãnh đạo Công Giáo cao cấp khác đều không bỏ các ưu tư của các ngài về bạo lực và thiếu khoan dung đối với các nhóm thiểu số tôn giáo tại một số quốc gia Hồi Giáo, những cuộc tranh cãi chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục phát sinh nhiều đau lòng có tính liên tôn trong thế kỷ 21. Thế nhưng, bất chấp những điểm này, điều cũng quá rõ ràng là hòa dịu với Hồi Giáo là ưu tiên liên tôn hàng đầu của triều giáo hoàng Bênêđíctô XVI, và của Giáo Hội Công Giáo đầu thế kỷ 21.
Ở cốt lõi viễn kiến của Đức Bênêđíctô là điều chính ngài mô tả là “liên minh văn minh”, trong cuộc viếng thăm Jordan hồi tháng Năm năm 2009, cuộc du hành đầu tiên của ngài tới một quốc gia đa số theo Hồi Giáo. Lối mô tả của ngài khéo léo ở chỗ đã nhại theo kiểu nói “va chạm văn minh” của Huntington. Suy nghĩ của ngài là: các Kitô hữu và người Hồi Giáo nên chung vai sát cánh để bảo vệ các giá trị chung như quyền sống, chăm sóc người nghèo, chống đối chiến tranh và thối nát, và một vai trò mạnh mẽ cho tôn giáo trong sinh hoạt công cộng.
Trong cuộc phỏng vấn dài in thành sách năm 2010 với một nhà báo Đức, Đức Bênêđíctô được hỏi xem ngài đã từ bỏ ý niệm thời trung cổ cho rằng các vị giáo hoàng có nhiệm vụ phải cứu Phương Tây khỏi phong trào Hồi Giáo hoá. Ngài đã trả lời: “Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới hoàn toàn khác, trong đó, chiến tuyến đã được vạch khác hẳn. … Trong thế giới này, chủ nghĩa duy tục triệt để đứng ở một bên, còn vấn đề Thiên Chúa, dưới nhiều hình thức khác nhau, đứng ở bên kia”.
Ý niệm người Kitô hữu và người Hồi Giáo là liên minh tự nhiên trong trận chiến chống chủ nghĩa duy tục triệt để không phải chỉ là chuyện tưởng tượng mà thôi. Nhiều nhà phân tích tin rằng cơ sở tự nhiên của giai cấp trung lưu Hồi Giáo Âu Châu cuối cùng sẽ là các đảng phái trung hữu (center-right) bảo vệ nền luân lý truyền thống và vai trò mạnh mẽ của tôn giáo trong sinh hoạt công cộng. Đến một mức nào đó, tương lai này nay đã xuất hiện ở Đức, nơi, một cách khá nghịch lý, một nhóm nhỏ nhưng đang lớn dần các người Hồi Giáo trở thành các đảng viên Dân Chủ Thiên Chúa Giáo. Ở Phi Luật Tân, có lúc, đảng cầm quyền trong nước có tên là Dân Chủ Kitô Giáo Hồi Giáo (Christian Muslim Democrats), một liên minh các đảng trung hữu gồm cả xu hướng Kitô Giáo lẫn Hồi Giáo. Một số chuyên viên coi trải nghệm này như chứng cớ chứng minh rằng sự đối kháng có thể được chuyển đổi thành sự hợp tác trong những điều kiện thuận lợi. Dù sao, vì tất cả điều may cũng như điều rủi, ít ai hoài nghi rằng mối tương quan với Hồi Giáo và với các xã hội Hồi Giáo, tốt xấu gì, cũng vẫn sẽ là quan tâm chính trị và văn hóa hàng đầu của Đạo Công Giáo trong một tương lai có thể dự đoán được.
Còn tiếp
Giáo Hội Công Giáo dành cho việc bảo vệ sự sống con người, và do đó, chống đối phá thai, an tử, và dùng tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu một vị trí ưu tiên rõ ràng trong các quan tâm chính trị của mình, song song với việc bảo vệ gia đình truyền thống, đặt căn bản trên sự kết hợp suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà, và do đó, chống đối hôn nhân đồng tính. Các nhà lãnh đạo Công Giáo thường so sánh việc tranh đấu cho sự sống với phong trào hủy bỏ nạn nô lệ ở thế kỷ 19; các ngài cho rằng Giáo Hội đã không ở tuyến đầu trong việc xác định các vấn đề nhân quyền của thời ấy, nên các ngài thề hứa lần này sẽ không mắc cùng một sai lầm như thế nữa.
Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, năm 2009, nói rằng “Về phương diện lịch sử, tôi nghĩ ta hoàn toàn có lý khi so sánh vấn đề phò sự sống với vấn đề nô lệ. Ngày nay, nhìn lại các giám mục Hoa kỳ đối với nạn nô lệ, chúng ta phải mắc cỡ, vì lúc ấy mình đã không tiên tri chút nào. Chỉ có một hay hai trường hợp trừ, không giám mục nào ở thế kỷ 19 dám đứng lên mà nói ‘điều này xấu ngay trong nội tại và chúng ta phải chấm dứt nó ngay bây giờ’. Có lúc, các vị còn viết thế này ‘chúng tôi xin để vấn đề này cho các người thế gian’. Như thể chúng ta đang ở Sao Hỏa không bằng! Chúng ta nhìn lại mà mắc cỡ về những điều như thế, và mắc cỡ là đúng, nhưng nhất định chúng ta sẽ không như thế nữa đối với vấn đề phá thai”.
Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ đôi khi bị coi là phò sự sống một cách hăng hái hơn ở Âu Châu, nơi các thập tự chinh Công Giáo hàng đầu nằm ở chỗ khác: như bảo vệ tôn giáo chống lại phong trào duy tục trong Liên Hiệp Âu Châu, chẳng hạn, hay mối tương quan với Hồi Giáo. Ngay những người Âu Châu bảo thủ nhất đôi khi cũng tố cáo các đồng đạo Hoa Kỳ của họ là đã thiển cận, chỉ chú tâm vào vấn đề phá thai. Một phần, sự khác nhau này phản ảnh bầu khí chính trị. Phá thai là vấn đề phần lớn đã lắng dịu ở hầu hết các nước ở Âu Châu, thành thử người Công Giáo Âu Châu có xu hướng đầu tư năng lực của họ vào các vấn đề khác. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, cuộc tranh luận về phá thai vẫn còn đang sôi nổi, nên Giáo Hội cảm thấy có nghĩa vụ phải lên tiếng.
Phải chăng lập trường phò sự sống này đã được khắc cố định vào đá?
Các giá trị thì nhất định đã được khắc cố định vào đá rồi, nhưng bối cảnh chính trị thì thay đổi. Trong tương lai, điều chắc là việc chống đối tân thế giới kỹ thuật sinh học (biotechnology) đầy dạn sĩ sẽ phát xuất như nhau từ phe tả thế tục và từ phe hữu tôn giáo, kể cả các cuộc tranh luận về việc sinh vô tính (cloning), chép hình di truyền (genetic profiling) và các “chimeras”, tức các lai giống nhân tạo giữa người và thú vật. Thực tế này hiện nay đã khá rõ rõ ràng tại Âu Châu, nơi việc sử dụng các thực phẩm thay đổi gen (genetically modified foods), trong căn bản, đã bị chặn đứng bởi phe tả chính trị, chứ không phải phe hữu. Một loạt các vấn đề kỹ thuật sinh học khác đang ló dạng cũng có một phản ứng tương tự. Jeremy Rifkin, chẳng hạn, thường đứng chung hàng với các giới cấp tiến về môi trường; ông vốn là cố vấn cho Romano Prodi, một cựu thủ tướng Ý trung dung thiên tả (left-of-center). Rifkin cũng là người phê bình thời đại kỹ thuật sinh học gay gắt nhất, đến độ có biệt danh, do tờ Times đặt cho, là “người bị ghét nhất trong khoa học”. Như trong lãnh vực thực phẩm biến chế gen chẳng hạn, Rifkin nói rằng chúng đe dọa nhân loại bằng một “hình thức tận diệt từng chút nhưng gây chết chóc y như việc hỏa thiêu hạch nhân”.
Rifkin nhìn nhận rằng sự phân loại tả hữu ngày trước nay đang biến dạng. Ông viết: “thời đại kỹ thuật sinh học sẽ đem theo nó cả một sự đồng hình đồng dạng của nhiều viễn kiến chính trị và lực lượng xã hội khác nhau, y hệt như thời đại kỹ nghệ đã làm. Cuộc tranh luận hiện nay về việc sinh vô tính các bào thai người… đang tháo gỡ các liên minh và phạm trù cũ. Đây chính là lúc bắt đầu một nền chính trị sinh học mới”.
Trong phần lớn các vấn đề kỹ thuật sinh học mới, Giáo Hội Công Giáo có lẽ sẽ đứng về phe chống đối, trên cơ sở tôn trọng sự sống cũng như sự lo lắng cho rằng mục tiêu tối hậu của các kỹ thuật này là phá hủy tính độc đáo của con người. Khi bảo vệ các giá trị này, các giám mục và các nhà tranh đấu phò sự sống rất có thể mỗi lúc mỗi thấy mình phải đồng hành với các đồng minh không quen thuộc của phe tả thế tục. Ngay trong điều có lẽ được coi như một trong các phép lạ hàng đầu của khoa học di truyền, Giáo Hội và ít nhất một số thành phần của phe tả, một lần nữa, thấy mình quen biết nhau đến có thể chuyện trò với nhau được.
Có phải việc Công Giáo chống hôn nhân đồng tính cuối cùng cũng đã phát sinh ra tranh chấp không?
Dám chắc như thế. Các cơ quan bác ái Công Giáo ở Boston, chẳng hạn, hồi tháng Tư năm 2006, buộc phải ngưng việc cung cấp các dịch vụ nhận con nuôi sau khi không được miễn trừ việc luật lệ tiểu bang đòi các cơ sở nhận tài trợ công cộng phải phục vụ các cặp đồng tính. Ở Illinois, năm 2011, Tiểu Bang rút việc tài trợ công cộng dành cho các dịch vụ nhận con nuôi khỏi các cơ sở Công Giáo vì các cơ sở này từ chối làm việc với các cặp đồng tính, thực tế đẩy Giáo Hội ra khỏi nghiệp vụ nhận con nuôi. Cũng một sự kiện như thế đã xẩy ra tại San Francisco và Thủ Đô Washington, và thứ áp lực này không chỉ có ở Hoa Kỳ mà thôi. Tháng Hai năm 2007, chính phủ Anh tuyên bố các cơ sở nhận con nuôi tư nhân nào từ khước phục vụ các cặp đồng tính sẽ không còn nhận được tiền bồi hoàn cho các dịch vụ của họ nữa, kết quả khiến các cơ quan bác ái Công Giáo tại Anh mất hơn 9 triệu dollars tiền bồi hoàn.
Mà chuyện đồng tính luyến ái cũng không phải là mặt trận duy nhất trong cuộc va chạm càng ngày càng gia tăng giữa nhà nước và Giáo Hội. Năm 2011, chương trình Phục Vụ Di Dân và Tị Nạn của các giám mục Hoa Kỳ mất một khế ước với chính phủ liên bang nhằm trợ giúp các nạn nhân của nạn buôn người ở ngoại quốc, một khế ước mang lại cho cơ quan này khoảng 14 triệu dollars tài trợ công cộng giữa các năm 2006 và 2011. Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản quyết định không tái tục khế ước, phần lớn vì cơ quan này từ khước việc cung cấp các dịch vụ phá thai hay ngừa thai. Hóa ra, đó mới chỉ là khúc dạo đầu cho một cuộc tranh luận gay gắt hơn nhiều giữa các giám mục và chính phủ Obama về các qui định để thi hành cuộc cải tổ chăm sóc y tế, đòi phải bảo hiểm ngừa thai và dùng thuốc bị Giáo Hội coi như các hình thức phá thai, mở màn cho cả một cảnh chua cay chính trị lẫn hàng loạt vụ kiện vẫn chưa được giải quyết.
Một số nhà lãnh đạo Công Giáo tin rằng vì các chuẩn mực xã hội ở Tây Phương đang di chuyển khỏi các xác tín luân lý của Giáo Hội, nên tương lai chắc chắn sẽ đem lại nhiều thù nghịch lớn lao hơn nữa. Năm 2010, Đức Hồng Y Francis George nói rằng “tôi hy vọng được chết trên giường, vị kế nhiệm của tôi sẽ chết trong tù, còn vị kế nhiệm của ngài sẽ chết như một tử đạo ở công trường”. Trong cái năng động tính chính trị ở Tây Phương, các lập trường của Giáo Hội về các vấn đề sự sống xem ra kết cục sẽ đẩy Giáo Hội vào thế phải liên minh trên thực tế (de facto) nhiều hơn với phe hữu chính trị, khiến Giáo Hội khó duy trì được việc tự coi mình là super partes, tức đứng trên mọi phe phái.
Tại sao Giáo Hội nói nhiều như thế về tự do tôn giáo?
Việc bảo vệ tự do tôn giáo dường như kết cục sẽ trở thành quan tâm xã hội và chính trị hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo trong thế kỷ 21. Ta thấy sự xôn xao quanh vấn đề này ở khắp nơi. Khắp Trung Đông, nỗi lo sợ trước hậu quả của Mùa Xuân Ả Rập đã ám ảnh cộng đồng Kitô Giáo tuy nhỏ nhưng có tầm quan trọng cao về biểu tượng này. Ở Hoa Kỳ, các giám mục Công Giáo đã phát động một ủy ban đặc nhiệm mới về tự do tôn giáo, sẵn sàng cho một mùa tranh tụng cao gồm nhiều tranh chấp giữa Giáo Hội và nhà nước. Từ Vatican, Đức Hồng Y Kurt Koch, người Thụy Sĩ, đã đề xuất ý niệm “đại kết tử đạo” làm căn bản mới cho việc hợp nhất Kitô Giáo, phản ảnh các thực tại bách hại Kitô Giáo trên thế giới. Mẫu số chung là người Kitô hữu tin rằng quyền tự do của họ đang lâm nguy, dưới một hình thức nào đó.
Hai chuyển động lịch sử sâu xa đang đẩy vấn đề tự do tôn giáo lên quan tâm hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo.
Chuyển động thứ nhất là việc Kitô Giáo ở Tây Phương đang quá độ từ khối đa số tạo nền cho văn hóa trở thành một nền văn hóa phụ (subculture). Sự chuyền dịch này đã diễn ra từ lâu, song song với diễn trình tục hóa, và được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI lột tả khi ngài cho rằng ở Tây Phương hiện nay, Kitô Giáo phải sống trong thân phận “một khối thiểu số có óc sáng tạo”. Trong tư cách một nền văn hóa phụ, Kitô giáo không thể coi lòng tốt của nhà nước hoặc của xã hội rộng lớn bên ngoài kia là chuyện đương nhiên nữa. Đối với người Công Giáo, việc xói mòn lòng kính trọng theo truyền thống mà Giáo Hội vốn được hưởng từ các chính khách, các triều đình, các phương tiện truyền thông, và các tác nhân tạo văn hóa khác, nay đã bị cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục làm cho gia tốc. Về phương diện xã hội học, các nền văn hóa phụ có xu hướng loay hoay lo duy trì bản sắc riêng biệt của mình, và điều này không có chi là phi lý cả. Họ rất cẩn trọng, không để cho bản sắc này bị xâm lấn, nhất là từ phía nhà nước. Việc này mô tả đầy đủ điều đang diễn ra ngày nay ở cấp lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo: các ngài coi việc nói lên các quan tâm về tự do tôn giáo như ưu tiên hàng đầu.
Chuyển động thứ hai là việc xuất hiện một Giáo Hội thực sự có tính hoàn cầu, một Giáo Hội trong đó, 2 phần 3 dân số Công Giáo của thế giới đang sống tại Nam Bán Cầu; và tỷ lệ này sẽ tăng tới 3 phần 4 vào giữa thế kỷ này. Sự chuyển dịch về dân số này càng diễn biến, người ta càng hiểu rõ rằng phần lớn người Công Giáo sẽ phải sống tại các khu xóm nơi họ không còn coi tự do tôn giáo là chuyện đương nhiên được nữa. Tại những nơi này, các đe dọa đối với tự do tôn giáo không phải là chỉ thị bảo hiểm nữa hay “các miễn trừ cấp bộ trưởng” đối với các luật lệ liên bang về thuê mướn và sa thải công nhân nữa. Thay vào đó, là các đe dọa tới chính mạng sống hay tứ chi, khi các tín hữu cầm bằng mạng sống trong tay mỗi lần đi thờ phượng, hay mở kinh doanh buôn bán, hoặc ra ngoài phố để làm những việc này.
Thực vậy, đầu thế kỷ 21, người ta đã mục kích sự xuất hiện cả một tân thế hệ các vị tử đạo Kitô Giáo. Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu, một cơ quan bác ái Công Giáo quốc tế, ước lượng mỗi năm, có khoảng 150,000 Kitô hữu bị giết do lòng thù ghét đức tin hay vì các việc bác ái được thúc đẩy bởi đức tin. Hội Nhân Quyền Quốc Tế, một cơ quan quan sát thế tục đặt trụ sở tại Frankfurt, Đức Quốc, ước lượng rằng khoảng 80 phần trăm mọi hành vi kỳ thị tôn giáo trên thế giới hiện nay là nhằm vào các Kitô hữu. Điển hình đau lòng nhất có lẽ là Iraq, nơi đã mất khoảng 2 phần 3 dân số Kitô Giáo kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần đầu tiên năm 1991. Phần lớn việc mất mát này là do bạo lực và bất ổn giáng xuống mọi người dân Iraq, nhưng không ai chối cãi rằng việc lan tràn các nhóm duy Hồi Giáo cực đoan và các vụ tấn công liên tiếp của chúng vào các nhà thờ, cơ sở làm ăn và các cá nhân Kitô Giáo cũng là sức đẩy mạnh mẽ tạo ra cuộc xuất hành đau lòng này.
Từ Trung Đông tới bán đảo Ấn Độ, từ các miền của Hạ Sahara Châu Phi tới các vùng khác nhau của Đông Á Châu, hàng triệu Kitô hữu đang sống trong đe dọa, và hàng ngàn đã phải trả giá máu vì đã khước từ việc từ bỏ đức tin. Trong Giáo Hội Công Giáo, nơi viễn kiến trí thức, đà chính trị và các ưu tiên mục vụ càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở Nam Bán Cầu, tự do tôn giáo sẽ là vấn đề thuộc ưu tiên hàng đầu.
Công lý cho người nghèo quan trọng ra sao đối với Giáo Hội Công Giáo?
Dù giáo huấn xã hội Công Giáo, từ lâu, vốn cổ vũ phương thức đặc biệt, gọi là “ưu tiên chọn người nghèo”, điều chắc là phương thức này vẫn sẽ là quan tâm hàng đầu trong một Giáo Hội, nơi các nhà lãnh đạo xuất thân từ các vùng trên thế giới mà đa số những người bị loại ra ngoài các cơ hội mới do việc hoàn cầu hóa đem là người Công Giáo. Một tài liệu do Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh công bố năm 2011 đã minh họa được thứ suy nghĩ sẽ được mở rộng trong trí tưởng tượng của Giáo Hội về chính trị.
Nói một cách ngắn gọn, tài liệu trên minh nhiên bác bỏ các chính sách kinh tế “tân cấp tiến” và cũng minh nhiên chấp nhận “một thẩm quyền chính trị có tính thế giới thực sự” để điều hòa nền kinh tế hoàn cầu, một nền kinh tế không bị thống trị bởi các đại cường như Hiệp Chúng Quốc. Như một biện pháp tiên khởi, tài liệu này kêu gọi lập ra một định chế, hay một vài định chế, để đảm nhiệm vai trò một “ngân hàng trung ương của thế giới”. Tài liệu cũng đề nghị một thứ “thuế Tôbin” đánh trên các giao dịch tài chánh, công chúng cung cấp vốn cho các ngân hàng, và có nhiều qui định hơn đối với các “thị trường trong bóng tối”.
Ngôn từ trên có chỗ mạnh mẽ đến độ một số người thực sự nghĩ rằng Tòa Thánh gián tiếp ủng hộ phong trào Chiếm Đóng Wall Street: “Điều gì đã đẩy thế giới vào một hướng đi đầy vấn đề như thế đối với nền kinh tế của nó và đối với hòa bình? Trước nhất và trên hết, đó là chủ nghĩa cấp tiến kinh tế, một chủ nghĩa bác bỏ mọi qui định và kiểm soát… Hệ thống tư duy kinh tế nào tiên thiên đặt ra các định luật để điều hành thị trường và phát triển kinh tế, mà không đo lường chúng với thực tại, có nguy cơ trở thành khí cụ phụ thuộc quyền lợi của các quốc gia, trên thực tế, đang nắm thế thượng phong về kinh tế và tài chánh”.
Điều thích đáng là giới chức chịu trách nhiệm đối với tài liệu trên là một người Châu Phi, Đức Hồng Y Peter Turkson của Ghana, vì tài liệu này trình bầy rõ ràng các yếu tố chủ chốt của điều ta gần như có thể gọi là một “đồng thuận Châu Phi” trong Đạo Công Giáo. Một cách đo lường tầm quan trọng của nó là dấu chỉ cho thấy việc chuyển dịch dân số diễn ra từ lâu trong Giáo Hội, với việc trung tâm trọng lực đã từ Bắc chuyển xuống Nam, cũng đang được cảm nhận tại Rôma.
Về các vấn đề luân lý tính dục và các “cuộc chiến văn hóa”, người Công Giáo ở Nam Bán Cầu, nói chung, rất bảo thủ so với người Châu Âu và Châu Mỹ: họ chống đối hôn nhân đồng tính, chống phá thai, gắn bó với gia đình truyền thống. Tuy nhiên, khi chuyển qua các câu truyện về chính sách kinh tế và địa chính trị, thì ý kiến Công Giáo tại các nước đang mở mang thường lại hết sức cấp tiến. Các giám mục, linh mục, tu sĩ và cả giáo dân Nam Bán Cầu thường:
• Nghi ngờ chủ nghĩa tư bản thị trường và việc hoàn cầu hóa phi qui định;
• Lo sợ ảnh hưởng có tính hoàn cầu của Hoa Kỳ;
• Ủng hộ Liên Hiệp Quốc và hình thức cai trị hoàn cầu;
• Ủng hộ vai trò mạnh mẽ của nhà nước trong nền kinh tế.
Người ta có thể tranh luận các giá trị của các tri cảm trên hay các động thái chính sách có thể từ chúng phát sinh ra. Tuy nhiên, về phương diện mô tả, chúng đã nói lên quan điểm nền tảng của các nhà lãnh đạo Công Giáo càng ngày càng có nhiều tiếng nói quyết định do các thực tại mới về dân số và văn hóa trong Giáo Hội của thế kỷ 21 đem lại. Nói cách khác, tài liệu của Tòa Thánh năm 2011 này không phải là tiếng vọng của chủ nghĩa xã hội Âu Châu đang chết dần nay được hâm nóng lại. Mà đúng hơn, nó là gợn sóng đầu tiên của làn sóng Phương Nam.
Giáo Hội có ưu tư trước “cuộc va chạm văn minh” với Hồi Giáo không?
Dĩ nhiên là có, và vì nhiều lý do hiển nhiên. Các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín là tiếng chuông cảnh tỉnh trước sự đe dọa của chủ nghĩa cực đoan duy Hồi Giáo, một chủ nghĩa đã có tầm cỡ hoàn cầu thực sự, ở một thập niên sau đó. Tại Nigeria, chẳng hạn, Boko Haram là một phong trào có vũ trang lấy tên từ một câu trong ngôn ngữ địa phương Hausa có nghĩa đại khái là “Cấm Tây Phương”. Thành lập năm 2001, Boko Haram bị tố cáo chịu trách nhiệm đối với 10,000 cái chết trong thập niên qua, trong đó có khoảng 620 cái chết trong sáu tháng đầu năm 2012. Nó chuyên tấn công các mục tiêu Kitô Giáo, kể cả các nhà thờ trong lúc đang cử hành phụng vụ Chúa Nhật.
Cuộc vận động với Hồi Giáo hiện khá rõ rệt ở mọi cấp bậc trong Giáo Hội Công Giáo. Thí dụ, trong số các hình ảnh mới đây về các vị giáo hoàng, hình ảnh Đức Bênêđíctô XVI đứng chung với một giáo sĩ Hồi Giáo ở Đền Xanh tại Istanbul năm 2006, mặt hướng về mihrab [hốc tường chỉ hướng Mecca] im lặng cầu nguyện, thường được xếp lên hàng đầu. Hồi còn là một thần học gia, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger vốn cho biết ngài không ưa những buổi cầu nguyện liên tôn. Thành thử sự kiện ngài phải đi ngược lại quan điểm cá nhân trong những thời điểm như thế chứng tỏ ngài hết lòng dấn thân vào việc hòa giải với thế giới Hồi Giáo xiết bao.
Khi Đức Bênêđíctô được bầu làm giáo hoàng, nhiều quan sát viên tiên đoán rằng ngài sẽ là vị giáo hoàng “va chạm văn minh”, theo kiểu nói của Samuel Huntington; họ cho rằng ngài sẽ liên kết Phương Tây Kitô Giáo chống lại sự đe dọa duy Hồi Giáo. Bài diễn văn ngài đọc tại Regensburg, Đức, hồi tháng Chín năm 2006 xem ra đã đi theo hướng này, tạo thuốc súng cho nhiều cuộc phản đối khắp thế giới Hồi Giáo, vì đã liên kết Muhammad với bạo lực. Thế nhưng, từ ngày có cuộc tranh cãi ấy, Đức Bênêđíctô XVI đã gặp gỡ người Hồi Giáo ở rất nhiều dịp, mở ra nhiều cuộc đối thoại mới, và đã thực hiện nhiều chuyến đi thành công tới các quốc gia Hồi Giáo. Cả Đức Giáo Hoàng lẫn các nhà lãnh đạo Công Giáo cao cấp khác đều không bỏ các ưu tư của các ngài về bạo lực và thiếu khoan dung đối với các nhóm thiểu số tôn giáo tại một số quốc gia Hồi Giáo, những cuộc tranh cãi chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục phát sinh nhiều đau lòng có tính liên tôn trong thế kỷ 21. Thế nhưng, bất chấp những điểm này, điều cũng quá rõ ràng là hòa dịu với Hồi Giáo là ưu tiên liên tôn hàng đầu của triều giáo hoàng Bênêđíctô XVI, và của Giáo Hội Công Giáo đầu thế kỷ 21.
Ở cốt lõi viễn kiến của Đức Bênêđíctô là điều chính ngài mô tả là “liên minh văn minh”, trong cuộc viếng thăm Jordan hồi tháng Năm năm 2009, cuộc du hành đầu tiên của ngài tới một quốc gia đa số theo Hồi Giáo. Lối mô tả của ngài khéo léo ở chỗ đã nhại theo kiểu nói “va chạm văn minh” của Huntington. Suy nghĩ của ngài là: các Kitô hữu và người Hồi Giáo nên chung vai sát cánh để bảo vệ các giá trị chung như quyền sống, chăm sóc người nghèo, chống đối chiến tranh và thối nát, và một vai trò mạnh mẽ cho tôn giáo trong sinh hoạt công cộng.
Trong cuộc phỏng vấn dài in thành sách năm 2010 với một nhà báo Đức, Đức Bênêđíctô được hỏi xem ngài đã từ bỏ ý niệm thời trung cổ cho rằng các vị giáo hoàng có nhiệm vụ phải cứu Phương Tây khỏi phong trào Hồi Giáo hoá. Ngài đã trả lời: “Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới hoàn toàn khác, trong đó, chiến tuyến đã được vạch khác hẳn. … Trong thế giới này, chủ nghĩa duy tục triệt để đứng ở một bên, còn vấn đề Thiên Chúa, dưới nhiều hình thức khác nhau, đứng ở bên kia”.
Ý niệm người Kitô hữu và người Hồi Giáo là liên minh tự nhiên trong trận chiến chống chủ nghĩa duy tục triệt để không phải chỉ là chuyện tưởng tượng mà thôi. Nhiều nhà phân tích tin rằng cơ sở tự nhiên của giai cấp trung lưu Hồi Giáo Âu Châu cuối cùng sẽ là các đảng phái trung hữu (center-right) bảo vệ nền luân lý truyền thống và vai trò mạnh mẽ của tôn giáo trong sinh hoạt công cộng. Đến một mức nào đó, tương lai này nay đã xuất hiện ở Đức, nơi, một cách khá nghịch lý, một nhóm nhỏ nhưng đang lớn dần các người Hồi Giáo trở thành các đảng viên Dân Chủ Thiên Chúa Giáo. Ở Phi Luật Tân, có lúc, đảng cầm quyền trong nước có tên là Dân Chủ Kitô Giáo Hồi Giáo (Christian Muslim Democrats), một liên minh các đảng trung hữu gồm cả xu hướng Kitô Giáo lẫn Hồi Giáo. Một số chuyên viên coi trải nghệm này như chứng cớ chứng minh rằng sự đối kháng có thể được chuyển đổi thành sự hợp tác trong những điều kiện thuận lợi. Dù sao, vì tất cả điều may cũng như điều rủi, ít ai hoài nghi rằng mối tương quan với Hồi Giáo và với các xã hội Hồi Giáo, tốt xấu gì, cũng vẫn sẽ là quan tâm chính trị và văn hóa hàng đầu của Đạo Công Giáo trong một tương lai có thể dự đoán được.
Còn tiếp
Văn Hóa
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Martha và Maria: Chúa Khó Tánh!
Nguyễn Trung Tây
06:42 28/07/2017
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Martha và Maria: Chúa Khó Tánh!
□ Ông Tư dì Tư, một đôi vợ chồng người miền Nam, định cư tại Quận Cam từ những ngày cuối năm 75. Ông Tư hồi xưa người trong thôn gọi cậu Tư Cường, răng cậu Tư bịt vàng sáng chóe.
Dì Tư từ ngoài hàng rào bước thẳng một mạch vào nhà. Dì nhìn trước ngó sau, nhanh nhanh đóng mạnh lại cánh cửa. Nhìn thấy chồng đang ngồi đọc báo, dì đằng hắng mấy tiếng, rồi bỗng dưng xuống giọng thì thào nho nhỏ, tuồng như sợ hàng xóm tai vách mạch rừng,
— Tui biết nói cái này thiệt tình là không phải, nhưng tui thấy nhiều khi Chúa cũng khó tánh quá!
Ông Tư dừng ngang chung trà ngay cửa miệng, đôi mắt trợn tròn, ánh mặt chòng chọc nhìn thẳng vào ngay mặt vợ,
— Bà lóng rầy có thấy nóng sốt hay cảm cúm chi trong người hay không vậy?
Dì Tư cự nự,
— Ông ăn nói nghe lãng xẹt à. Người ta đang mạnh sân sẩn, tự nhiên ông mở miệng mời gọi thầy lang ghé vào nhà à…
Ông Tư buông xuống bàn tờ báo,
— Thì không đau yếu mà sao tự dưng lại buông lời nói năng gì mà nghe kỳ cục như vậy? Mà bà nói Chúa khó tánh là khó ở chỗ nào?
Dì Tư nói liền một hơi,
— Thì tui nhớ đâu ở cái đoạn mà bà Martha than thở sao Chúa không để cho cô Maria vô bếp phụ bả một tay đó. Nghe bả càm ràm như vậy, Chúa mới mở miệng rầy bả một câu, “Martha, Martha, con lo lắng nhiều chuyện quá. Maria đã chọn phần tốt nhất” (Luca 10:41-42). Mà ta nói cái phần tốt nhất lại là cái phần mà cô Maria cứ ngồi miết ở dưới chân Chúa, còn việc cơm nước trong nhà là cô ấy đổ hết lên đầu của cái cô chị (Luke 10:39). Thiệt tình…
Dì Tư chép miệng,
— Cái này là tui nói thật bụng đó nghen. Ai nói gì thì nói, tui vẫn khoái cái bà Martha hơn. Đàn bà con gái là phải như vậy. Khách khứa tới nhà là mình phải te te chạy ra rót nước, tay dâng cau mời trầu. Rồi đàn bà con gái là mình phải lẹ làng chạy xuống bếp, giết gà nấu cơm bầy lên mâm đồng mời khách. Như vậy mới là đàn bà con gái chứ…
Dì Tư dừng lại,
— Nhưng thiệt tình tui không hiểu tại sao Chúa lại cất tiếng khen cái cô em oang oang à. Còn cái cô Martha, Chúa đã không khen thì thôi, nhưng lại còn nói mấy câu làm người ta buồn. Ai thì không biết, chứ Chúa mà nói với tui như vậy là tui rầu thúi ruột luôn! Mình thì cứ lục đục loay hoay trong bếp chiên xào nấu nướng cho Chúa có miếng ăn ngon, mà Chúa lại không hiểu cho cái tâm thành của lòng mình. Hỏi sao mà cô Martha lại không buồn?
Dì Tư dừng lại nhìn ông Tư. Ông Tư nhíu mày nhìn vợ,
— Bà ơi, cái này người ta nói là học không thông, ôm gối bông cũng thấy nặng, cho nên Chúa nói gà mà mình nghe ra vịt là như vậy. Cái ông Luca, ta nói...ổng viết bản Phúc Âm... tình thiệt là có hơi khác với ông Máccô và ông Mátthêu…
Dì Tư nóng nẩy,
— Khác là khác như thế nào? Ông muốn nói cái chi thì cứ nói huệch toẹt ra đi. Nhằm ngay cái người chậm lụt rùa bò như tui mà ông cứ rề rà tuồng như người đứng gác chim cu núp núp ở trong bụi rậm không bằng…
Ông Tư chép miệng, nói rõ ràng mạch lạc tuồng như thầy đồ ngồi giảng bài,
— Thì bà cũng phải cho tui nói có đầu có đuôi, như vậy bà mới hiểu tuồng hiểu tích chứ. Ta nói cái điều mà ông Luca muốn trình bày trong câu chuyện hai chị em bà Martha là...Chúa Giêsu là Lời Chúa...là Tin Mừng...
Dì Tư đưa tay cản lại cấp kỳ,
— Ông nói chiện lạ! Chứ bộ mấy ông kia hổng có nói Chúa Giêsu là Lời Chúa là Tin Mừng hay sao?
Ông Tư mặt vẫn không đổi sắc,
— Không! Không! Bà nói đúng lắm. Cả bốn ông thánh sử là cả bốn ông, ông nào cũng nói Chúa Giêsu là Lời Chúa là Tin Mừng. Nhưng mỗi người có một cách nói khác nhau.
Ông Tư uống thêm một ngụm trà, rồi tiếp tục nói,
— Ta nói đối với ông Máccô, Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai chịu nhiều đau khổ. Còn đối với ông Mátthêu, Chúa Giêsu là Con Vua Đavít. Với ông Gioan, thì Chúa Giêsu là Lời, là Ngôi Lời xua tan đêm đen bóng tối. Nhưng riêng cái ông Luca này thì đặc biệt nhất. Đối với ổng, Chúa Giêsu không những là Lời Chúa, mà còn là số một...
Ông Tư dừng lại, nhìn vào mặt dì Tư, buông giọng nói rõ từng chữ,
— Tất cả những cái còn lại đều là thứ yếu, không có chi phải đáng bận tâm hết…
Dì Tư dừng nhai trầu thuốc, bĩu môi,
— Ông nói khơi khơi như vậy ai mà nói chẳng được...
Ông Tư cầm quyển Kinh Thánh đưa cho vợ,
— Bà không tin lời tui hén. Thì đây, nếu bà không tin tui thì bà đọc đoạn này đi. Đó, đó, đoạn Máccô 3:31-35 đó, rồi đây là đoạn Mátthêu 12:46-50, và luôn cả đoạn Luca 8:19-21 nữa đây nè. Cả ba đoạn này đều kể chuyện Đức Mẹ với mấy người anh em của Chúa đi kiếm Chúa đó, bà còn nhớ hay không?
Ông Tư dừng lại,
— Bây giờ bà đọc ba đoạn này đi, rồi bà nói cho tui nghe, bà thấy ba đoạn Phúc Âm này giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?
Dì Tư cầm quyển Kinh Thánh lên, tay móc cặp kiếng lão trong túi áo đeo vào, tay lật ra từng trang, miệng đọc lẩm nhẩm… Năm phút sau, dì Tư dừng lại buông gọn một câu,
— Tui thấy cả ba đoạn Phúc Âm này đều giống y như nhau, có gì khác đâu...
Ông Tư buông lời chắc nịch,
— Bà có dám chắc với tui là cả ba đoạn Phúc Âm đều giống y như nhau hay không?
Dì Tư lại cúi xuống, mắt nhìn vào những trang Kinh Thánh một lần nữa, miệng lại đọc lẩm nhẩm,
— Ừa, thì tui cũng chỉ thấy có một điều hơi là lạ mà thôi…
Ông Tư khuyến khích,
— Điều gì lạ đâu? Bà nói đi…
Dì Tư tuồng như nửa bắp nửa khoai,
— Thì ta nói trong khi Chúa trong Phúc Âm Máccô và của ông Mátthêu thì nói, “Ai mà làm theo ý Chúa, ý Cha trên trời, thì người đó là mẹ ta và anh em ta” (Mk 3:35, Matt 12:50), nhưng Chúa trong Phúc Âm Luca thì lại nói khác?
— Bà nói khác là khác như thế nào?
Dì Tư đeo lại cặp kiếng lão, mắt chăm chú dõi nhìn những hàng chữ trong chương thứ 8 Tin Mừng Luca,
— Lạ kỳ hén, ông Luca thì lại viết, “Mẹ ta và anh em ta là những người lắng nghe Lời Chúa” (Luca 8:21).
Ông Tư rạng rỡ khuôn mặt,
— Đó, bà đã thấy chưa?
Dì Tư nhíu cặp chân mày,
— Ông nói thấy là thấy cái chi?
Ông Tư hỏi ngay,
— Thì đoạn Kinh Thánh Luca bà vừa mới đọc có giống như đoạn Kinh Thánh kể chuyện hai chị em bà Martha và Maria đón Chúa vào nhà hay không?
Dì Tư dè dặt,
— Ông muốn nói đối với ông Luca, “Lời Chúa mới là chuyện quan trọng. Những cái còn lại đều là thứ yếu”?
Ông Tư cười tươi,
— Thì chứ còn gì nữa. Cho nên ta nói câu chuyện Tin Mừng hai chị em bà Martha và Maria là một câu chuyện phải hiểu theo nghĩa bóng, chứ không thể hiểu theo nghĩa đen cho đặng.
Đã đưa tay với lấy chung trà, nghe chồng nói vậy, dì Tư ngưng ngang, nhăn nhăn vầng trán,
— Nghĩa đen với nghĩa bóng là cái gì? Ông nói cao xa quá, làm sao tui hiểu cho thấu!
Dì Tư buông lời thẳng ruột ngựa,
— Có phải ông muốn nói là chuyện bà Martha nấu nướng với bà Maria nghe Lời Chúa không phải là câu chuyện có thật.
Ông Tư mặt nghiêm trọng,
— Nè, nè! Cái này là bà nói chứ không phải tui nói đó nghen. Ý của tui là qua câu chuyện bà Martha và bà Maria, ông Luca muốn đề cao vai trò tối ưu của Lời Chúa trong đời sống đức tin. Cho nên nếu chỉ phân tích câu chuyện này theo nghĩa đen, bà đã hiểu lầm Chúa Giêsu và luôn cả cái điều mà ông Luca muốn nhắn gửi tới độc giả Kinh Thánh rồi. Bởi hiểu lầm như vậy, hèn chi bà than thở là Chúa khó tánh Nếu Chúa thiệt tình mà khó tánh, thì hai vợ chồng nhà mình là mệt cầm canh rồi đó nghen.
Dì Tư hờn mát,
— Ông nói chiện! Thì ai chẳng biết là hồi đó ông được ba má cho đi học nội trú trường đạo trên Sài Gòn, cho nên ông mới thấu hiểu Lời Chúa tường tận thấu đáo. Tui là phận nhà nghèo, hồi xưa không được đi học, cho nên ta nói bây giờ mà ông cha xứ chịu khó mở lớp Kinh Thánh là tui xách tập vở te te đi ngay, mà tui là tui ngồi ngay cái bàn đầu cho coi.
Ông Tư hưỡn đãi,
— Bà nói như vậy mà không sợ lọt tới tai cha xứ, ổng nghe được, ông ấy lại buồn. Cái này ta nói là tai nghe sao, tui nhắc lại nguyên tuồng làm vậy mà thôi. Tui nhớ có lần ông cha xứ than phiền là đã mấy lần ổng cất công mời mấy ông cha giáo về xứ mở lớp Thần Học Kinh Thánh cho người trong xứ. Nhưng lần nào cũng vậy, chẳng ai chịu ghi danh đi học hết. Hoặc ghi danh rồi, thì tới ngày học lại bỏ không tới lớp, làm cho ổng quê gần chết với mấy ông cha khách à...
Lời Chúa
Trong khi Thầy trò đi đường, Đức Giêsu vào làng kia. Có một người phụ nữ tên là Martha đón Người vào nhà. Cô có người em gái tên là Maria. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. Còn cô Martha thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!” Chúa đáp: “Martha! Martha ơi! Con băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy đi” (Luke 10:38-42).
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin cho chúng con bớt đi những lo toan tính toán trần thế, nhưng hướng tâm hồn về hạnh phúc niềm tin, lòng yêu tha nhân, và nhân đức cậy trông vào Lời Chúa.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Đẹp Ao Hè
Nguyễn Đức Cung
18:30 28/07/2017
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Nắng hè bông súng rộn ràng
Nhớ về quê cũ ao làng đầy hoa.
(nđc)