Ngày 28-07-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
The Seventeenth Sunday, Year C: Knock! And the Door...
Nguyễn Trung Tây, SVD
01:07 28/07/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
The Seventeenth Sunday: Knock! And The Door...



One of my favorite verses in the Gospel is that of Jesus’ saying, “Ask, and it will be given to you; search and you will find; knock, and the door will be opened” (Luke 11:9).

What a comforting saying for our lost souls since we are assured by heaven that if we pray, our prayer will be answered; if we search, we will find; and if we knock, the door will be opened.

Indeed, many times I knock on the door while facing difficulties and challenges on my own journey of faith. And sometimes it takes only a short period of time for heaven to open the gate; and at other times, nothing happens; but still I stand by the door and keep knocking. Persistence and perseverance are the two virtues that I am talking about...

I stop my meditation, for I hear the sound as if someone is knocking on the door of my office. I look up. Guess what…I see him, a good friend of mine, standing by the door motionless.

He doesn’t look happy at all, I can tell…

“What is it? Why do you look so sad?” I am curious.

He sighs, a long and a deep sigh while dropping his body down on the chair as if he has run out of energy. He is quiet. I say nothing, but patiently wait for the moment. He eventually becomes calm. It takes a couple of minutes for him to share, a deep sharing. “Today,” he continues, “Marks the first anniversary of my grandmother’s death. You remember?” He pauses, then continues, “I prayed for her recovery, but obviously God did not heed my prayer. I knocked, but the door did not open. I asked God for a miracle, but nana still died. I asked for a fish, but a snake was what I was given. I asked for nana’s healing, but her funeral was what I was granted.” His voice eventually becomes bitter. And he says, “I ask you to offer a mass intention to pray for her soul on her first anniversary of death.”

My turn for a deep sign while remembering the funeral of which I was a presider last year. I still remember vividly the funeral day, an autumn day, many golden leaves left the branches and fell on the coffin’s lid during the burial service as even the blue sky would like to bid farewell to the gentle lady. Time went very fast. One year already. “I’m sorry for what happened to your grandmother,” I offer my condolences again.

I take a deep breath to collect all the courage and the strength in my mind to move to the next step, “I’m sorry. How old is your grandmom? I forgot…”

“She was 84…”

“How long did she suffer with her cancer? I forgot…”

“She battled with the deadly disease for ten years…”

“Well, you know… Nana suffered with cancer; she passed away into heaven at the age of eighty four years old. And you believe that God did not heed your prayer for your grandmom…”

He rolls his eyes at me, “What are you talking about?”

“You know what I am talking about… It is just like I turn to God praying for a sunny day when the local meteorologist already announces a snowy weather for a whole week. That kind of prayer is not an authentic prayer… That kind of prayer is not fair to God. In such a case, I am not praying, but rather demanding of God. Actually I am playing God. I want to change the things I cannot change. I want the flowers to blossom in the hill in the middle of the winter. I want to the azure blue sky throughout the year, 365 days. I want to become a millionaire when I don’t even bother to roll up my sleeves nor get my hands dirty. In such a case, I am praying to God, “Oh, please remove the cup from me, yet not your will but mine be done…’ ”

“The truth is we must pray for the strength to do what we are meant to do. We must pray for the courage to meet the challenges of life. We must pray for the endurance it will take to go on even when nothing changes (Joan Chittister, The Breath of the Soul, p. 25). And be ready to accept and embrace ‘the mysterious No’ as an answer from heaven.”

He stares at me again, responding in a cynical voice, “Thanks for your comforting speech.” But, obviously he appears as being more relaxed. He smiles eventually, saying, "Thanks...".

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Đêm Canh Thức WYD Rio De Janeiro 2013
J.B. Đặng Minh An dịch
03:02 28/07/2013
Các bạn trẻ thân mến,

Chúng ta vừa nhắc lại câu chuyện của Thánh Phanxicô thành Assisi. Trước cây thánh giá, ngài nghe tiếng Chúa Giêsu gọi: "Phan xi cô, con hãy đi xây dựng lại ngôi nhà của ta". Anh bạn trẻ Phan xi cô lúc ấy đã mau mắn và hào phóng đáp lại tiếng gọi của Chúa để xây dựng lại ngôi nhà của Người. Nhưng mà ngôi nhà nào? Chậm nhưng chắc chắn, Phan xi cô đã nhận ra rằng đó không phải là chuyện sửa chữa một ngôi nhà bằng đá, mà là việc phải đóng góp phần mình vào đời sống của Giáo Hội. Đó là tham gia vào việc phục vụ Giáo Hội, yêu mến Giáo Hội và làm sao để dung nhan của Chúa Kitô tỏa sáng rực rỡ hơn bao giờ hết trong Giáo Hội.

Cả hôm nay, hỡi các bạn trẻ, Chúa cũng cần đến các con cho Giáo Hội của Người. Ngày nay cũng vậy, Người đang kêu gọi mỗi người trong các con hãy theo Ngài trong Giáo Hội của Người và trở thành những nhà truyền giáo. Bằng cách nào? Theo nghĩa nào? Bắt đầu với tên của địa điểm mà chúng ta đang có mặt, Campus Fidei, cánh đồng của đức tin, Cha đã nghĩ về ba hình ảnh có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn “môn đệ” và “nhà truyền giáo” có nghiã là gì. Trước hết, cánh đồng là nơi để gieo hạt giống, thứ hai, cánh đồng là một thao trường, và thứ ba, cánh đồng là một công trường xây dựng.

1. Cánh đồng là nơi để gieo hạt giống. Chúng ta đều biết dụ ngôn Chúa Giêsu nói về một người gieo giống ngoài cánh đồng Có những hạt giống rơi trên đường đi, một số rơi trên đá sỏi, một số rơi vào bụi gai, và không thể mọc được. Những hạt giống khác rơi vào đất tốt và trổ sinh nhiều hoa trái (x. Mt13 :1-9). Chúa Giêsu giải thích ý nghĩa của dụ ngôn như sau: hạt giống là Lời Chúa gieo vào lòng ta (x. Mt13 :18-23). Các con thân mến, như thế, cánh đồng đức tin thực sự chính là trái tim của các con, là cuộc đời các con. Chúa Giêsu muốn bước vào đời các con với Lời Ngài, với sự hiện diện của Ngài. Xin hay để cho Chúa Kitô bước vào đời các con để lời Ngài đi vào cuộc sống các con, thăng hoa và triển nở. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng các hạt giống rơi trên đường đi, trên sỏi đá hoặc bụi gai sẽ không trổ sinh hoa trái. Câu hỏi đặt ra là chúng ta là loại mặt đất nào? Chúng ta muốn là loại điạ thế nào? Có lẽ đôi khi chúng ta giống như đường đi: chúng ta nghe lời Chúa nhưng lời Ngài chẳng thay đổi được bao nhiêu trong đời sống ta bởi vì chúng ta cứ để chính mình bị tê liệt bởi những tiếng nói hời hợt giành lấy sự chú ý của ta, hoặc chúng ta giống như mặt đá sỏi: chúng ta đón nhận Chúa Giêsu với nhiệt tình, nhưng rồi chúng ta lại ngập ngừng, và khi đối mặt với gian truân, chúng ta không có can đảm để lội ngược dòng, hoặc chúng ta giống như mặt đất gai góc: thái độ bi quan, những cảm xúc tiêu cực đã bóp nghẹt lời Chúa trong ta (x. Mt 13:18-22) .

Nhưng hôm nay cha chắc chắn rằng hạt giống đang rơi xuống mảnh đất tốt, và cha tin các con muốn là loại đất tốt, không phải loại Kitô hữu nửa mùa, "nhạt nhách" và hời hợt, mà là Kitô hữu thật sự. Cha chắc chắn rằng các con không muốn bị lừa bởi một thứ tự do giả tạo, luôn thần phục và đáp lại lời mời gọi của thời trang và những ý thích bồng bột nhất thời. Cha biết rằng các con đang đặt kỳ vọng vào những quyết định lâu bền có thể làm cho đời các con có ý nghĩa. Chúa Giêsu có khả năng giúp các con làm điều này: Ngài là "đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6). Chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Chúng ta hãy đặt Ngài làm người dẫn đường cho chúng ta!

2. Cánh đồng là một thao trường. Chúa Giêsu đòi chúng ta đi theo Ngài suốt đời mình, Ngài đòi hỏi chúng ta là môn đệ của Ngài, để "chơi trong đội ngũ của Ngài ". Cha nghĩ rằng hầu hết các con đều yêu thích thể thao! Ở Brazil này, cũng như ở các nước khác, túc cầu là một niềm đam mê của cả nước. Thế thì, các cầu thủ sẽ làm gì khi họ được yêu cầu tham gia vào đội bóng? Họ phải tập luyện và tập luyện rất nhiều! Đời sống của chúng ta trong tư cách là những môn đệ của Chúa cũng phải như thế. Thánh Phaolô đã nói với chúng ta: "các vận động viên tự mình từ bỏ đủ thứ; họ làm điều này để giành lấy một vương miện bằng lá chóng tàn, nhưng chúng ta được một vương miện bất diệt" (1 Cor 9:25).

Chúa Giêsu ban cho chúng ta một cái gì đó còn lớn lao hơn World Cup! Ngài cho chúng ta khả năng có được một cuộc sống tràn đầy và sinh nhiều hoa trái, Ngài cũng cho chúng ta một tương lai bên Ngài, một tương lai bất tận, là cuộc sống đời đời. Nhưng Ngài yêu cầu chúng ta phải tập luyện"để lấy lại vóc dáng", để chúng ta có thể đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống mà không hề thối chí, nhưng hiên ngang làm nhân chứng cho đức tin của mình. Làm thế nào để chúng ta lấy lại vóc dáng? Thưa là bằng cách trò chuyện với Ngài: bằng lời cầu nguyện là đối thoại hàng ngày của chúng ta với Thiên Chúa, Đấng luôn luôn lắng nghe chúng ta. Bằng các phép bí tích, là cách làm cho Ngài phát triển trong chúng ta và uốn nắn chúng ta cho phù hợp với Chúa Kitô. Bằng cách yêu thương nhau, học cách lắng nghe, để hiểu, để tha thứ, để chấp nhận và giúp đỡ người khác, tất cả mọi người, không một ai bị loại trừ hoặc tẩy chay.

Các bạn trẻ thân mến, hãy là những "vận động viên thật sự của Chúa Kitô"

3. Cánh đồng là một công trường xây dựng. Khi trái tim chúng ta là mảnh đất tốt để lãnh nhận Lời Chúa, khi "chúng ta đổ mồ hôi", cố gắng sống đời Kitô hữu, chúng ta trải nghiệm một cái gì đó thật to lớn: chúng ta không bao giờ cô độc, chúng ta là một phần của một gia đình có anh có chị có em, tất cả cùng đồng hành trên cùng một con đường: chúng ta là một phần của Giáo Hội; Quả thực, chúng ta đang xây dựng Giáo Hội và chúng ta đang làm nên lịch sử. Thánh Phêrô đã nói với chúng ta rằng chúng ta là những viên đá sống động, tạo thành một công trình thiêng liêng (x. 1 Pr 2:5).

Khi nhìn lên sân khấu này, chúng ta thấy nó mang hình dạng của một đền thờ, được xây dựng bằng đá và gạch. Trong Đền thờ của Chúa Giêsu, chính chúng ta là những viên đá sống động. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta xây dựng Đền thờ của Ngài, nhưng không chỉ là một ngôi nhà nguyện nhỏ nhoi nơi chỉ có một nhúm người. Ngài đòi hỏi chúng ta làm cho Giáo Hội sống động của Ngài trở thành to lớn đến độ nó có thể chứa đựng tất cả nhân loại, nơi có thể thành một ngôi nhà cho tất cả mọi người! Ngài đã nói với cha, và với các con: "Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành các môn đệ ". Đêm nay, chúng ta hãy trả lời Ngài: Vâng, con cũng muốn trở thành một hòn đá sống chúng ta hãy cùng nhau xây dựng Giáo Hội của Chúa Giêsu! Tất cả chúng ta hãy cùng nói với nhau: tôi muốn ra đi và xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô!

Trong trái tim trẻ tuổi của các con có khát vọng muốn xây dựng một thế giới tốt hơn. Cha đã theo dõi chặt chẽ những tin tức của những bạn trẻ từ khắp thế giới đã xuống đường nhằm bày tỏ ước muốn của họ cho một xã hội công bằng và huynh đệ hơn. Nhưng câu hỏi vẫn còn tồn đọng: chúng ta bắt đầu từ nơi nào? Các tiêu chí để xây dựng một xã hội công bằng hơn là những gì? Mẹ Têrêsa thành Calcutta trước đây đã từng bị đặt câu hỏi là Giáo Hội cần thay đổi những gì. Câu trả lời của Mẹ là: bạn và tôi!

Các con thân mến, đừng bao giờ quên rằng các con cũng là cánh đồng của đức tin! Các con là vận động viên của Chúa Kitô! Các con được mời gọi để xây dựng một Giáo Hội mỹ miều hơn và một thế giới tốt hơn. Chúng ta hãy ngước lên Đức Mẹ. Mẹ Maria giúp chúng ta theo Chúa Giêsu, Mẹ cho chúng ta mẫu gương qua lời "xin vâng" với Thiên Chúa: "Vâng tôi là tôi tớ Chúa, xin cứ làm cho tôi như lời Sứ Thần nói" (Lc 1:38). Tất cả chúng ta hay cùng nhau hợp ý với Mẹ Maria thưa với Thiên Chúa: Xin thực hiện cho con như lời Ngài nói. Amen!
 
Cuốc bộ gần hai ngàn dặm tới Rio để thấy Đức Phanxicô
Vũ Văn An
04:23 28/07/2013
Trong lời chào mừng giới trẻ tại bãi biển Copacabana, Đức Phanxicô gọi người trẻ hiện diện ở đấy là các anh hùng. Nhưng trong số người trẻ hôm ấy, người nổi bật hẳn phải là Facundo, một thiếu niên Á Căn Đình.

Bản tin ngày 26 tháng 7 của CNA/EWTN cho hay vì không có khả năng trả tiền vận chuyển, Facundo đã quyết định cuốc bộ 1,829 dặm từ quê nhà tới Rio de Janeiro để được thấy vị giáo hoàng cậu ngưỡng mộ.
Facundo đã dành cả một tháng trường hầu như dọc dài qua suốt Châu Mỹ La Tinh, từ thị trấn nhà là Jujuy, Á Căn Đình, tới Rio, Ba Tây, tham dự biến cố hoàn cầu là Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Cậu cho hay: “Tôi muốn tới đây với người Jujuy nhưng tôi không có khả năng vì tôi phải trả 7,000 pesos (tương đương với 1,280 dollars Mỹ); đó là số tiền lớn... Tôi cứ xin cùng đi với họ, nhưng họ không để tôi đi”.

Tốt nghiệp trung học năm ngoái, Facundo cho biết chỉ được hướng dẫn nhờ chiếc bản đồ mà vị linh mục sở tại vẽ cho cậu. “Tôi lạc hoài ngay tại Á Căn Đình và tôi để mình được hướng dẫn khi đến Ba Tây. Nhưng tôi càng lạc hơn tại các thành phố lớn, như São Paulo chẳng hạn vì tôi chưa bao giờ ra khỏi thị trấn của mình và chưa bao giờ đi xe điện”.

Cậu cảm thấy bứt rứt mấy tháng nay khi thấy như có tiếng gọi phải đi dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới nhưng lại sợ phải đi một mình. Cậu nhớ cậu còn thốt lên câu“Không, mình đi không được vì đâu có đủ tiền”.

Tuy nhiên, ngày 19 tháng 3, ngày sinh nhật của mình, cậu “bước vào nhà thờ để cầu nguyện. Có một vị linh mục ở đó và bỗng nhiên tôi bật khóc mà không hiểu tại sao”. Vì thế, khi linh mục hỏi lý do tại sao cậu khóc, cậu không trả lời được, nhưng cậu muốn xưng tội.

“Sau khi xưng tội, ngài hỏi tôi xem tôi có muốn đi dự Ngày Giới Trẻ Thế giới hay không, tôi ngước nhìn lên và thấy bức ảnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô với hai cánh tay rộng mở, tôi bèn nói: ‘có, con sẽ đi’”.

Vị linh mục cảnh giác cậu về những nguy hiểm dọc đường như bị người lạ cướp bóc chẳng hạn. Nhưng cậu trả lời “con bất kể”.

Vị linh mục rất lưỡng lự vì không biết cậu ngủ ở đâu và ăn uống ra sao, còn mẹ cậu cho rằng cậu điên. Facundo cho hay khi lên đường vào ngày 1 tháng 7, cậu rất phấn khởi và chỉ cho gia đình biết vào hôm trước.

Cậu bảo: “Gia đình tôi hỏi tại sao tôi lại đi sớm như thế và ai sẽ cùng đi với tôi, tôi chỉ nói là đi với Chúa Giêsu. Gia đình tôi bắt đầu khóc vì họ sợ quá, nhất là bà tôi, người sinh bệnh vì việc này”.

Tuy nhiên, mẹ cậu cũng cho cậu 600 pesos (tương đương với 110 dollars Mỹ) và cậu bắt đầu cuốc bộ tới Rio de Janeiro. Facundo nhận định: “Người đi balô tùy thuộc tiền bạc, nhưng tôi trở thành người hành hương thực sự vì người hành hương chỉ tùy thuôc đức tin”.

“Tôi vào các nhà thờ chỉ để cầu nguyện và ai cũng nhìn tôi, nhưng tôi bất cần vì tôi chỉ muốn đổ đầy con người mình với nhiều đức tin hơn nữa”.

Facundo cho hay khi tới biên giới Ba Tây, cậu chỉ còn 100 pesos (20 dollars Mỹ) nên cậu quyết định “không tùy thuộc tiền bạc nữa, chỉ tùy thuộc lời cầu nguyện thôi”.

Cậu bước qua Tượng Đức Mẹ Itatí và từ đó, cậu không ngừng nhắc cho mình nhớ “Đức Mẹ phù hộ mình và Chúa Giêsu đang đồng hành với mình”. Cậu bảo: “thách đố lớn nhất là khi vào Ba Tây, túi chỉ còn 13 dollars Mỹ, bụng đói và không biết ngôn ngữ”.

Facundo xin quá giang và một tài xế xe buýt cho cậu quá giang một chuyến và cho cậu xuống Nhà Thờ Chánh Tòa Iguazu, nơi cậu được nghe Thánh Lễ bằng tiếng Bồ Đào Nha lần đầu tiên và ngủ tại một trường của Dòng Phanxicô. Những người tại trường tặng cậu chuyến bay thẳng, nhưng cậu quyết định tiếp tục cuốc bộ với các đan sĩ khác từ Boston tới và họ cùng đi tới Rio với nhau, vì cậu nghĩ như thế sẽ là một cuộc hành hương tốt hơn và đẹp hơn.

Cậu miệt mài đi cả ngày lẫn đêm và khi sợ, chỉ biết đọc Kinh Mân Côi liên lỉ. Cậu cho hay: “Có lúc tôi cảm thấy đi hết nổi, nên chỉ còn biết khóc và cầu xin Chúa Giêsu che chở mọi người và cho ý Người được thể hiện”.

Sau hai ngày cuốc bộ với bụng rỗng và đôi giầy tơi tả, có người đàn ông từ São Paulo cho Facundo và các đan sĩ quá giang xe. “Chuyến đi rất gian nguy vì chúng tôi không có nơi nào để ngủ cả, chỉ biết đọc kinh Mân Côi”, cậu kể lại như thế.

Cậu tới Đền Đức Mẹ Aparecida một ngày trước Đại Hội Giới Trẻ. “Lúc ấy đang có một lễ hội diễn ra, nhờ thế tôi hiểu là mình rất gần rồi, nên bật khóc... Tôi gặp một linh mục Á Căn Đình và chúng tôi cùng tiến bước trong đói khát, nhưng cuối cùng, chúng tôi cũng tới được Rio. Tôi tuy đói nhưng rất hạnh phúc”.

Cậu bảo: Đức Giáo Hoàng luôn nói rằng người Kitô hữu là người hạnh phúc và thêm “tiền bạc không giá trị chi cả, nó chỉ đem lại an toàn, nhưng Chúa Giêsu mới đem lại cho bạn niềm tin tưởng và hy vọng”.

Facundo gặp một thiện nguyện viên Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Anh gửi cậu tới một tu viện đối diện với bãi biển Rio để ngủ suốt tuần. Cậu cho hay: “nhưng trước khi tới bãi biển, tôi thích được thấy Đức Giáo Hoàng hơn. Tôi không thấy ngài khi ngài đi qua trong chiếc giáo hoàng xa vào ngày hôm trước”.

Cậu cho hay: “hôm đó, tôi phải chọn giữa việc được thấy ngài và được tham dự Thánh Lễ, tôi đã chọn Thánh Lễ”. Cậu nhấn mạnh rằng cậu hy vọng có dịp nói với Đức Giáo Hoàng rằng ngài đúng “ta nên để Chúa Giêsu hướng dẫn, tôi đã làm điều này”.

Facundo nói thực tình: “Tôi muốn gặp Đức Giáo Hoàng (Phanxicô) bởi vì các linh mục và các vị giáo hoàng không lưu ý tới người nghèo; còn ngài, ngài trực tiếp sống với người nghèo như thể là anh em của họ... Thật là đáng khi được thấy một vị giáo hoàng biết lưu ý tới người nghèo. Đó là lý do tôi muốn gặp ngài. Tôi thực sự muốn thưa với ngài rằng theo chân Chúa Giêsu là điều đẹp đẽ xiết bao và ngài rất đúng”.
 
Dư luận báo chí về Đêm Canh Thức tại Rio
Vũ Văn An
07:48 28/07/2013
Ký giả Sara Smyth của tờ Daily Mail, London, cung cấp nhiều hình ảnh sống động về Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Bên cạnh các hình ảnh trực tiếp về Ngày này, ta còn được thấy những hình ảnh về sự hiện diện của người hành hương tại những chỗ của người bình thường: các nữ tu với đủ tu phục bên cạnh những thiếu nữ gần như khỏa thân đang phơi nắng trên cát biển... thật nóng của một ngày giữa mùa đông Nam Bác Cầu. Phải chăng đây cũng là một đáp trả cho lời kêu gọi mà hôm Thứ Năm, Đức Phanxicô đã ngỏ với giới trẻ Á Căn Đình đang tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới Rio? Ra ngoài phố rất có thể gặp tai nạn, nhưng Giáo Hội là Giáo Hội đi ra ngoài, đi ra ngoài phố, đi ra cả bãi biển, tới mọi nơi, làm mọi sự nên tương phản, nên thách thức, làm mọi tương phản nên rõ rệt để lương tâm hiện đại đắn đo suy nghĩ tại sao?

Quả vậy, thứ Bẩy qua, trên bãi Copacabana thời danh, người tắm nắng và các nữ tu đã ngồi cạnh nhau trong khi hơn 1 triệu người Công Giáo tụ họp nhau tham dự Buổi Canh Thức sẽ được Đức Phanxicô cử hành.

Vị giáo hoàng người Á Căn Đình, người sẽ trở lại Rôma vào ngày mai, đêm qua, đã tới bãi biển này bằng giáo hoàng xa để cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Ngài chạy qua đám đông, vẫy tay với khách hành hương trước khi lên bàn thờ vĩ đại nơi ngài sẽ cử hành buổi phụng vụ.

Khách hành hương và người địa phương dựng lên những chiếc lều và trải túi ngủ bên bờ biển để tham dự buổi cử hành.

Sau khi nhận chiếc áo thung từ một trong những ngôi sao sáng chói của nền túc cầu Ba Tây, danh thủ Zico, và thăm viếng một trong những khu ổ chuột bạo tàn nhất của thành phố, hôm nay Đức Giáo Hoàng Phanxicô hoà mình sâu hơn nữa vào nền văn hóa Ba Tây khi đội thử chiếc nón lông của một tù trưởng địa phương.

Lúc ngài tới, người ta tắt hết đèn và đèn pha của bãi biển đã được chiếu vào xe Đức Giáo Hoàng để mọi người hiện diện có thể thoáng thấy vị giáo hoàng thân thương của họ. Ngài tiến rất chậm qua đoàn người hoan hô vang dậy. Điều thú vị là người Ba Tây rất “hào phóng” trong việc tặng áo thung hay bất cứ vật dụng gì họ có được. Từ đoàn lũ khách hành hương hai bên lối đi, các áo thung hay cờ hiệu được liệng về vào giáo hoàng xa. Ngài cố gắng đích thân lượm chúng, nhưng phần lớn rơi vào tay các phụ tá. Trong một buổi tối, số áo thung ngài nhận được đủ cho ít nhất 100 người mặc!

Phản ứng đối với chuyến viếng thăm một tuần của Đức Giáo Hoàng hết sức thân thiện tại thành phố này. Người Công Giáo ở đây nói rằng Đức Phanxicô đang phá sập các rào cản giữa Giáo Hội và dân chúng.

Daily Mail cũng cho rằng với cờ xí trên không và những chiếc lều đó đây khắp bãi biển, không khí chuẩn bị bước vào buổi canh thức giống như không khí ngày hội. Một biểu ngữ khổng lồ với hình Đức Phanxicô đã được giăng ra đủ phủ cả một đám đông mấy trăm người.

Đức Phanxicô cũng đã gặp các thổ dân Ba Tây tại nhà hát lớn của thành phố, nơi ngài cũng đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế của xứ sở.

Khi xếp hàng để được hôn nhẫn Đức Giáo Hoàng, một người đàn ông thuộc bộ lạc Pataxo đã dâng lên Đức Phanxicô một chiếc nón nghi lễ cổ truyền. Ngài bèn đội chiếc nón này lên đầu khi nói chuyện với bộ lạc, chiếc nón có hình rẻ quạt.

Nay đã là ngày thứ sáu trong chuyến viếng thăm ngoại quốc lần đầu của ngài, nhà lãnh đạo của một trong các Giáo Hội lớn nhất thế giới tiếp tục giảng dạy về nhu cầu phải đối thoại tốt hơn sau nhiều cuộc biểu tình bạo động tại Ba Tây.

Trong bài diễn văn đọc tại Nhà Hát Lớn Thành Phố, nơi ngài được mọi người đứng lên vỗ tay chào đón, ngài nói cần có đối thoại tốt hơn giữa các tôn giáo. Ngài bảo: “giữa dửng dưng vị kỷ và biểu tình bạo động luôn có một giải pháp khác: giải pháp đối thoại. Một quốc gia chỉ phát triển khi có đối thoại xây dựng diễn ra giữa các thành phần văn hóa phong phú khác nhau: văn hóa bình dân, văn hóa đại học, văn hóa tuổi trẻ, văn hóa nghệ thuật và kỹ thuật, văn hóa kinh tế, văn hóa gia đình và văn hóa truyền thông”.

Ngài nói với các nhà lãnh đạo chính trị và văn hóa của Ba Tây rằng “trong mọi quốc gia, những người nắm các chức vụ có trách nhiệm đều được mời gọi đối diện với tương lai với “một cái nhìn thanh thản của một người biết phải nhìn sự thật ra sao”, như lời tư tưởng gia Ba Tây Alceu Amoroso Lima từng nói. Tôi muốn chia sẻ với qúy vị ba khía cạnh của cái nhìn thanh thản và khôn ngoan này: thứ nhất, tính rành mạch trong truyền thống văn hóa của qúy vị; thứ hai, trách nhiệm chung trong việc xây dựng tương lai; và thứ ba, đối thoại xây dựng khi giáp mặt với giây phút hiện tại”.

Các nhà bình luận cho rằng cuộc thăm viếng Ba Tây của Đức Giáo Hoàng là một thành công trong việc hợp nhất hóa. Kh itới Nhà Hát Lớn để đọc diễn văn, ngài được mọi người đứng dậy chào đón và hô to “vạn tuế Đức Giáo Hoàng!”

Trước đó cùng ngày, ngài cử hành Thánh Lễ với 1,000 giám mục tại ngôi nhà thờ chánh tòa hết sức tân tiến giống như tổ ong. Ngài lặp lại sứ điệp đã nói trước đó với giới trẻ tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới rằng phải triệt để đổi mới Giáo Hội đã nhiều bụi bặm, đang mất dần tín hữu ở Âu Châu do nạn thờ ơn phổ quát.

Có người nhận định rằng khi lên tiếng với các giám mục, lúc nào Đức Phanxicô cũng sử dụng thứ ngôn ngữ mạnh mẽ nhất. Không những thế, bài nói chuyện với các giám mục tại Rio còn là bài nói chuyện sâu rộng nhất kể từ ngày ngài được bầu làm giáo hoàng. Có người còn cho rằng đây là một trong những sứ điệp quan trọng nhất của ngài xưa nay. Thực tế, nó cũng là bài diễn văn dài nhất, 9 trang A4, khổ chữ Times New Roman, gồm 4,402 chữ tiếng Anh.

Ngài nói: “ta không thể đóng kín nơi các giáo xứ, nơi các cộng đồng của ta khi có quá nhiều người đang mong đợi Tin Mừng! Chỉ đứng trong để mở cửa mà thôi không đủ, ta phải ra ngoài chiếc cửa kia để tìm và gặp người khác”.

Vị giáo hoàng ổ chuột, người vốn được trọng kính vì nhiều công trình cho người nghèo, đã được nghênh đón hết sức nồng nhiệt tại khu ổ chuột Varginha vào ngày thứ Năm; đây là khu ổ chuột tại bắc Rio tồi tàn đến độ được gọi là Giải Gaza.

Vị giáo hoàng 76 tuổi này hoàn toàn xem ra như ở nhà mình, “lội” qua đoàn người hoan hô, hôn người trẻ người già và cho họ hay: Giáo Hội Công Giáo đứng về phía họ. Cuộc viếng thăm Varginha là một trong các cao điểm của tuần lễ tông du Ba Tây của Đức Phanxicô, cuộc tông du đầu tiên của ngài ra ngoài nước Ý.



Tuy nhiên, một ngạc nhiên đã diễn ra trong cuộc gặp gỡ của ngài với giới trẻ hành hương của Á Căn Đình, chỉ được lên chương trình vào phút chót, một dấu chỉ cho thấy vị giáo hoàng bộc phát này đang lay động thủ tục lễ nghi ù lì và đôi khi ngột ngạt ra sao.

Ngài nói với họ, khoảng hơn 30,000 người đăng ký, phải ra ngoài phố để loan truyền đức tin, cho rằng một Giáo Hội không ra ngoài và truyền giảng nơi đường phố chỉ trở thành một nhóm dân sự hay nhân đạo. “Cha cho các con hay một điều. Cha mong Ngày Giới Trẻ Thế Giới đem lại hậu quả nào? Cha muốn một khuấy động (mess). Ta biết ở Rio này đã có những lộn xộn lớn, nhưng cha muốn có khuấy động tại các giáo phận!”. Ngài nói như thế bằng tiếng Tây Ban Nha bên ngoài bản văn soạn sẵn... Cha muốn được thấy Giáo Hội gần gũi hơn với dân chúng. Cha muốn loại bỏ chủ trương giáo sĩ trị, tinh thần phàm trần, tự khóa chặt ở trong mình, ở trong giáo xứ, trường học hay cơ cấu của mình. Vì tất cả các định chế này cần phải ra ngoài!”

Thu hút 3 triệu người dự đêm canh thức

Có đến hai nguồn tin cho hay Đêm Canh Thức và Thánh Lễ Bế Mạc Ngày Giới trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro thu hút hơn 3 triệu khách hành hương.

Jenny Barchfield và Nicole Winfield của Associated Press cho hay có tường trình quả quyết Đức Giáo Hoàng Phanxicô lôi cuốn 3 triệu tín hữu tay phất cờ tay lần chuỗi Mân Côi tới bãi biển Capacabana để dự đêm canh thức của Ngày Giới Trẻ Thế Giới, vài giờ sau khi ngài quở trách Giáo Hội Ba Tây đã không ngăn chặn được làn sóng người Công Giáo chạy qua các cộng đồng Tin Lành.

Đức Phanxicô đang bước vào các giờ phút cuối cùng trong chuyến tông du quốc tế đầu tiên của ngài với một làn sóng dâng cao về việc được lòng dân: tới lúc chiếc xe của ngài tiến vào lễ đài của Đêm Canh Thức, phía sau chiếc xe chở ngài đầy những áo thung túc cầu, cờ và hoa do các khách hành hương ngưỡng mộ đứng dọc bờ biển tung vào.

Fiorella Dias, 16 tuổi, một thiếu nữ Ba Tây vừa nhẩy cỡn lên vì vui khi xem lại khúc phim cô quay Đức Giáo Hoàng vừa vượt qua vừa hổn hển “Tao sướng run lên được, nhìn này mày thấy ngài rõ xiết bao! Tao phải gọi má tao mới được!”

Bất chấp việc đánh giá khắt khe của Đức Phanxicô về hiện tình Giáo Hội Tây Ban Nha, việc tiếp đón ngài tại Rio cho thấy ngài có khả năng thu hút một đám đông hết sức đáng kể. Bãi biển Copacabana cát trắng dài 4 cây số chật cứng người để tham dự đêm canh thức, một phần nhờ trời tuy lạnh nhưng không có mưa.

Giới truyền thông địa phương, dựa vào thông tin của tòa thị chính, cho rằng 3 triệu người có mặt trong Đêm Canh Thức. Điện thoại tới tòa thị chính không được hồi đáp ngay. Như thế là cao hơn nhiều so với con số 1 triệu người của Đêm Canh Thức tại Madrid năm 2011 và đông hơn hẳn con số 650,000 người của Đêm Canh Thức Toronto năm 2002.

Trước đó cùng ngày, Thị Trưởng Rio ước lượng có khoảng 3 triệu người sẽ tham dự Thánh Lễ Bế Mạc. Anna Samson, 21 tuổi, sinh viên tại Long Beach, California, nói dỡn: “trong nhà thờ thì có hơi buồn tẻ, nhưng ở đây thì tuyệt diệu... Được thấy Đức Giáo Hoàng, được đi Đàng Thánh Giá trình diễn sống, được thấy mọi người trẻ đến từ khắp nơi, quả là quá sung sướng, quá tguyệt diệu”.

Ký giả kỳ cựu Rocco Palmo cũng cho chạy hàng tít lớn: “Hãy đến với ‘Đức Phapha’ – Trên Bãi Biển Copacabana, Đức Phanxicô lôi cuốn 3 triệu người”.

Đêm Thứ Bẩy, vị Giáo Hoàng thứ nhất của Châu Mỹ La Tinh đã lôi cuốn một đám đông lớn nhất xưa nay của Rio de Janeiro khi các viên chức thành phố xác nhận con số hơn 3 triệu người tới Bãi Biển Copacabana tham dự Đêm Canh Thức của Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Theo Palmo, đây là cuộc tham dự đông thứ hai trong lịch sử 25 năm của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Cuộc tham dự đông thứ nhất với 5 triệu người diễn ra tại Manila năm 1995. Cho tới nay, cuộc tham dự đông thứ ba với 2 triệu người diễn ra tại Rôma năm 2000.

Điều đáng lưu ý là hai Ngày Giới Trẻ Thế Giới đông nhất đều đã diễn ra ở ngoài Âu Châu. Nhưng điều còn đáng lưu ý hơn là ở cả hai Ngày Giới Trẻ Thế Giới này số tham dự của Hoa Kỳ được coi là thấp hơn cả.

Thực ra, theo Palmo, con số 3 triệu là con số ước lượng vào đầu tuần, trước khi địa điểm cử hành được di chuyển từ ngoại ô vào trung tâm thành phố. Thành thử có người cho rằng với địa điểm thuận tiện hơn của Bãi Biển Copacabana và thời tiết tốt hơn, con số trên còn có hể lên cao hơn nữa về đêm.

Bản tin của Associated Press được nhiều cơ quan khác trích dẫn như Sydney Morning Herald, Fox News, The Border Mail. Tuy nhiên, Sky News, Yahoo News cũng như SBS của Úc thì dựa vào lời Linh Mục Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, cho rằng con số này là 2 triệu, dù vẫn co rằng theo Thị Trưởng Rio de Janeiro, con số ấy là 3 triệu người.

Thực ra, con số đối với Đức Phanxicô không phải là điều quan trọng. Sứ điệp của ngài là hãy ra ngoài phố, dù gặp tai nạn, nghĩa là dù mình có nguy cơ bị đánh, chứ không thêm được bạn. Sứ điệp ấy dường như đang có hiệu quả ngay trên bãi biển Copacabana như nhận xét bằng hình ảnh của Daily Mail, London, qua đó, người của Chúa đang hòa mình vào giữa thế gian.
 
Ngày hành hương đi bộ 9,5 km của Giới Trẻ Thế Giới 2013 tại Rio
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
06:57 28/07/2013
Ngày hành hương đi bộ 9,5 km của Giới Trẻ Thế Giới 2013 tại Rio

Rio –Thứ bẩy, 27.7.2013 - Theo truyền thống của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới thì ngày thứ bẩy là cuộc đi bộ hành hương. Nhiều bạn trẻ đã thất vọng vì không có cuộc hành hương đi về Cánh Đồng Đức Tin nằm ở Guaratiba, cách Rio khoảng 70 km về phía Tây để làm đêm canh thức, vì vài ngày qua mưa nhiều quá làm cho cánh đồng lầy lội và ẩm ướt, nếu ngủ qua đêm sẽ có thể bị cảm lạnh. Ban Tổ Chức có sự đồng ý của ĐGH đã quyết định làm giờ cầu nguyện canh thức vào tối thứ bẩy ngay trên bãi biển Copacabana. Như thế một kế hoạch B dựbị đi bộ được xuất phát từ trung tâm của Rio, khởi đầu bằng việc phát thùng thức ăn (tiếng Bồ: Kit Vigília) gần trạm xe điện Gloria, nơi công viên của Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật.

Đêm canh thức tại bãi biển Copacabana không biết bao nhiêu người dồn về, khởi đầu dự định 1,5 triệu đến 2 triệu người tham dự, nhưng báo chí Ba Tây vừa đưa tin con số đã lên đến 3 triệu. Toàn bãi biển tràn ngập dòng thác người trẻ hành hương, từ trên cao nhìn xuống trông họ như một đàn kiến khổng lồ.

Sáng thứ bẩy mưa nhiều, có cả trận mưa rào, cho đến giữa trưa thì trời sáng sủa lên và kéo dài đến đêm trời vẫn còn tốt đẹp. Nhiều bản trẻ phải chờ đợi cả 2 tiếng đồng hồ giữa cơn mưa để nhận phần ăn. Chúa ơi, thùng đồ ăn nặng đến 3 kg, khi nhận xong là phải mang theo trên con đường hành hương dài đến 9,5 cây số. Trong thùng chứa 4 bữa ăn cho cuối tuần này: ăn trưa và tối thứ bẩy, ăn sáng và trưa Chúa Nhật. Tại đây nhộn nhịp nhận thức ăn, cứ liên tục cho kẻ vào người ra. Tiếp theo là điểm phát xuất đi bộ ngay tại nơi này, trên các trục chính của thành phố tiến về địa danh Flamengo để đến bã biển Copacabana. Quân đội Ba Tây gồm 3.300 binh sĩ đóng chốt tại các trục chính để giữ an toàn cho đoàn hành hương khổng lồ, không phải vài ngàn, vài chục ngàn, nhưng là hàng trăm ngàn bạn trẻ tuôn đổ ra ngoài đưởng đi bộ.

Những hình ảnh sống động hiếm có được ở thành phố Rio, đoàn hành hương nối dài bất tận, vừ đi vừa hát hoặc reo hò, có đoàn đoàn kinh lần chuỗi mân côi, mỗi người mỗi vẻ. Ai cũng mang trên vai những thứ cần thiết cho việc nghỉ đêm ở bãi biển, mặc dù ban tổ chức đã thông báo không có đầy đủ các nhà vệ sinh và nước dùng nên khuyên mọi người hãy trở về nơi cư trú sau giờ canh thức.

Hình như ngủ đêm ngoài cánh đồng là một việc các bạn trẻ thích nhất trong dịp ĐHGT Thế Giới, lần này lại được ngủ ngay tại nơi bãi biển nổi tiếng thế giới thì họ sẵn sàng chấp nhận thiếu thốn đủ bề. Thành phố Rio chẳng còn cách nào khác để giải quyết sự việc tốt hơn cho hàng triệu người trẻ nên đã cho phép những người tham gia ĐHGTTG ngủ trên bãi biển. Tại thời điểm buổi chiều muốn đi vệ sinh đã cần chờ hơn 1 tiếng rồi, cho dù ban tổ chức đã điều động thêm hàng trăm nhà vệ sinh hóa học.

Một ngày hành hương thú vị, hình như sức mạnh thể xác và cả đức tin của từng người lan tỏa cho nhau nên có thể làm cho mọi người không biết mệt và cùng nhau hăng hái tiến bước. Những nhóm khỏe mạnh đi nhanh đến được đích sớm vào khoảng 4 giờ chiều, còn những đoàn khác trễ hơn 1 tiếng. Bãi biển lúc này chẳng còn chỗ chen chân nên hàng ngàn người khác phải lấy chỗ lan lên cả mặt đường, kéo dài cả cây số.

Thị trưởng thành phố Rio, ông Eduardo Paes nhìn thấy các bạn trẻ thế giới về Rio dự đại hội đã bầy tỏ: "Chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng là một vinh dự và một niềm vui" vì thế hội đồng thành phố chấp nhận kế hoạch B để chặn lại các con đường cho đoàn hành hương đi, tuy nhiên ông cũng bảo đảm: "Chúng tôi sẽ không tạo ra một vấn đề cho thành phố."

Thánh lễ bế mạc vào Chúa Nhật vào lúc 10g sẽ có với sự hiện diện của Nữ Tổng thống Dilma Rousseff và đồng thời cũng là Chủ tịch châu Mỹ Latinh.

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
 
Video WYD 2013: Đêm Canh Thức WYD Rio De Janeiro 2013
VietCatholic Network
13:56 28/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn trẻ thân mến,

Chúng ta vừa nhắc lại câu chuyện của Thánh Phanxicô thành Assisi. Trước cây thánh giá, ngài nghe tiếng Chúa Giêsu gọi: "Phan xi cô, con hãy đi xây dựng lại ngôi nhà của ta". Anh bạn trẻ Phan xi cô lúc ấy đã mau mắn và hào phóng đáp lại tiếng gọi của Chúa để xây dựng lại ngôi nhà của Người. Nhưng mà ngôi nhà nào? Chậm nhưng chắc chắn, Phan xi cô đã nhận ra rằng đó không phải là chuyện sửa chữa một ngôi nhà bằng đá, mà là việc phải đóng góp phần mình vào đời sống của Giáo Hội. Đó là tham gia vào việc phục vụ Giáo Hội, yêu mến Giáo Hội và làm sao để dung nhan của Chúa Kitô tỏa sáng rực rỡ hơn bao giờ hết trong Giáo Hội.

Cả hôm nay, hỡi các bạn trẻ, Chúa cũng cần đến các con cho Giáo Hội của Người. Ngày nay cũng vậy, Người đang kêu gọi mỗi người trong các con hãy theo Ngài trong Giáo Hội của Người và trở thành những nhà truyền giáo. Bằng cách nào? Theo nghĩa nào? Bắt đầu với tên của địa điểm mà chúng ta đang có mặt, Campus Fidei, cánh đồng của đức tin, Cha đã nghĩ về ba hình ảnh có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn “môn đệ” và “nhà truyền giáo” có nghiã là gì. Trước hết, cánh đồng là nơi để gieo hạt giống, thứ hai, cánh đồng là một thao trường, và thứ ba, cánh đồng là một công trường xây dựng.

1. Cánh đồng là nơi để gieo hạt giống. Chúng ta đều biết dụ ngôn Chúa Giêsu nói về một người gieo giống ngoài cánh đồng Có những hạt giống rơi trên đường đi, một số rơi trên đá sỏi, một số rơi vào bụi gai, và không thể mọc được. Những hạt giống khác rơi vào đất tốt và trổ sinh nhiều hoa trái (x. Mt13 :1-9). Chúa Giêsu giải thích ý nghĩa của dụ ngôn như sau: hạt giống là Lời Chúa gieo vào lòng ta (x. Mt13 :18-23). Các con thân mến, như thế, cánh đồng đức tin thực sự chính là trái tim của các con, là cuộc đời các con. Chúa Giêsu muốn bước vào đời các con với Lời Ngài, với sự hiện diện của Ngài. Xin hay để cho Chúa Kitô bước vào đời các con để lời Ngài đi vào cuộc sống các con, thăng hoa và triển nở. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng các hạt giống rơi trên đường đi, trên sỏi đá hoặc bụi gai sẽ không trổ sinh hoa trái. Câu hỏi đặt ra là chúng ta là loại mặt đất nào? Chúng ta muốn là loại điạ thế nào? Có lẽ đôi khi chúng ta giống như đường đi: chúng ta nghe lời Chúa nhưng lời Ngài chẳng thay đổi được bao nhiêu trong đời sống ta bởi vì chúng ta cứ để chính mình bị tê liệt bởi những tiếng nói hời hợt giành lấy sự chú ý của ta, hoặc chúng ta giống như mặt đá sỏi: chúng ta đón nhận Chúa Giêsu với nhiệt tình, nhưng rồi chúng ta lại ngập ngừng, và khi đối mặt với gian truân, chúng ta không có can đảm để lội ngược dòng, hoặc chúng ta giống như mặt đất gai góc: thái độ bi quan, những cảm xúc tiêu cực đã bóp nghẹt lời Chúa trong ta (x. Mt 13:18-22) .

Nhưng hôm nay cha chắc chắn rằng hạt giống đang rơi xuống mảnh đất tốt, và cha tin các con muốn là loại đất tốt, không phải loại Kitô hữu nửa mùa, "nhạt nhách" và hời hợt, mà là Kitô hữu thật sự. Cha chắc chắn rằng các con không muốn bị lừa bởi một thứ tự do giả tạo, luôn thần phục và đáp lại lời mời gọi của thời trang và những ý thích bồng bột nhất thời. Cha biết rằng các con đang đặt kỳ vọng vào những quyết định lâu bền có thể làm cho đời các con có ý nghĩa. Chúa Giêsu có khả năng giúp các con làm điều này: Ngài là "đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6). Chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Chúng ta hãy đặt Ngài làm người dẫn đường cho chúng ta!

2. Cánh đồng là một thao trường. Chúa Giêsu đòi chúng ta đi theo Ngài suốt đời mình, Ngài đòi hỏi chúng ta là môn đệ của Ngài, để "chơi trong đội ngũ của Ngài ". Cha nghĩ rằng hầu hết các con đều yêu thích thể thao! Ở Brazil này, cũng như ở các nước khác, túc cầu là một niềm đam mê của cả nước. Thế thì, các cầu thủ sẽ làm gì khi họ được yêu cầu tham gia vào đội bóng? Họ phải tập luyện và tập luyện rất nhiều! Đời sống của chúng ta trong tư cách là những môn đệ của Chúa cũng phải như thế. Thánh Phaolô đã nói với chúng ta: "các vận động viên tự mình từ bỏ đủ thứ; họ làm điều này để giành lấy một vương miện bằng lá chóng tàn, nhưng chúng ta được một vương miện bất diệt" (1 Cor 9:25).

Chúa Giêsu ban cho chúng ta một cái gì đó còn lớn lao hơn World Cup! Ngài cho chúng ta khả năng có được một cuộc sống tràn đầy và sinh nhiều hoa trái, Ngài cũng cho chúng ta một tương lai bên Ngài, một tương lai bất tận, là cuộc sống đời đời. Nhưng Ngài yêu cầu chúng ta phải tập luyện"để lấy lại vóc dáng", để chúng ta có thể đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống mà không hề thối chí, nhưng hiên ngang làm nhân chứng cho đức tin của mình. Làm thế nào để chúng ta lấy lại vóc dáng? Thưa là bằng cách trò chuyện với Ngài: bằng lời cầu nguyện là đối thoại hàng ngày của chúng ta với Thiên Chúa, Đấng luôn luôn lắng nghe chúng ta. Bằng các phép bí tích, là cách làm cho Ngài phát triển trong chúng ta và uốn nắn chúng ta cho phù hợp với Chúa Kitô. Bằng cách yêu thương nhau, học cách lắng nghe, để hiểu, để tha thứ, để chấp nhận và giúp đỡ người khác, tất cả mọi người, không một ai bị loại trừ hoặc tẩy chay.

Các bạn trẻ thân mến, hãy là những "vận động viên thật sự của Chúa Kitô"

3. Cánh đồng là một công trường xây dựng. Khi trái tim chúng ta là mảnh đất tốt để lãnh nhận Lời Chúa, khi "chúng ta đổ mồ hôi", cố gắng sống đời Kitô hữu, chúng ta trải nghiệm một cái gì đó thật to lớn: chúng ta không bao giờ cô độc, chúng ta là một phần của một gia đình có anh có chị có em, tất cả cùng đồng hành trên cùng một con đường: chúng ta là một phần của Giáo Hội; Quả thực, chúng ta đang xây dựng Giáo Hội và chúng ta đang làm nên lịch sử. Thánh Phêrô đã nói với chúng ta rằng chúng ta là những viên đá sống động, tạo thành một công trình thiêng liêng (x. 1 Pr 2:5).

Khi nhìn lên sân khấu này, chúng ta thấy nó mang hình dạng của một đền thờ, được xây dựng bằng đá và gạch. Trong Đền thờ của Chúa Giêsu, chính chúng ta là những viên đá sống động. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta xây dựng Đền thờ của Ngài, nhưng không chỉ là một ngôi nhà nguyện nhỏ nhoi nơi chỉ có một nhúm người. Ngài đòi hỏi chúng ta làm cho Giáo Hội sống động của Ngài trở thành to lớn đến độ nó có thể chứa đựng tất cả nhân loại, nơi có thể thành một ngôi nhà cho tất cả mọi người! Ngài đã nói với cha, và với các con: "Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành các môn đệ ". Đêm nay, chúng ta hãy trả lời Ngài: Vâng, con cũng muốn trở thành một hòn đá sống chúng ta hãy cùng nhau xây dựng Giáo Hội của Chúa Giêsu! Tất cả chúng ta hãy cùng nói với nhau: tôi muốn ra đi và xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô!

Trong trái tim trẻ tuổi của các con có khát vọng muốn xây dựng một thế giới tốt hơn. Cha đã theo dõi chặt chẽ những tin tức của những bạn trẻ từ khắp thế giới đã xuống đường nhằm bày tỏ ước muốn của họ cho một xã hội công bằng và huynh đệ hơn. Nhưng câu hỏi vẫn còn tồn đọng: chúng ta bắt đầu từ nơi nào? Các tiêu chí để xây dựng một xã hội công bằng hơn là những gì? Mẹ Têrêsa thành Calcutta trước đây đã từng bị đặt câu hỏi là Giáo Hội cần thay đổi những gì. Câu trả lời của Mẹ là: bạn và tôi!

Các con thân mến, đừng bao giờ quên rằng các con cũng là cánh đồng của đức tin! Các con là vận động viên của Chúa Kitô! Các con được mời gọi để xây dựng một Giáo Hội mỹ miều hơn và một thế giới tốt hơn. Chúng ta hãy ngước lên Đức Mẹ. Mẹ Maria giúp chúng ta theo Chúa Giêsu, Mẹ cho chúng ta mẫu gương qua lời "xin vâng" với Thiên Chúa: "Vâng tôi là tôi tớ Chúa, xin cứ làm cho tôi như lời Sứ Thần nói" (Lc 1:38). Tất cả chúng ta hay cùng nhau hợp ý với Mẹ Maria thưa với Thiên Chúa: Xin thực hiện cho con như lời Ngài nói. Amen!

 
Đức Thánh Cha Phanxicô dưới con mắt cuả một linh mục Tân Giáo
Trần Mạnh Trác
18:33 28/07/2013
Linh mục phái Tin Lành Tân Giáo (Episcopal) Albert Cutié là chánh xứ cuả nhà thờ Church of the Resurrection ở Biscayne Park, FL.

Giống như phần đông các vị mục tử Tin Lành, Cha Cutié đã lập gia đình và có 3 người con và dĩ nhiên lập trường về đời sống linh mục cuả ngài cũng khác với lập trường cuả Công Giáo, đó là chưa kể một số nhận định về đạo Công Giáo theo nhãn quan riêng cuả ngài.

Tuy có những khác biệt đó, trong dịp Đức Thánh Cha Phanxicô đi dự đại hội Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Rio, Cha Cutié đã không tiếc lời viết lên những cảm tưởng tích cực về Đức Giáo Hoàng như sau trên đài Fox News Latino:


----------------

Đức Thánh Cha Phanxicô là một niềm cảm hứng! Kể từ khi Ngài xuất hiện lần đầu tiên trên ban công của đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican cho đến chuyến viếng thăm Brazil tuần này, chúng tôi đã bị cảm kích không thể tả được vì phong cách đơn giản, thẳng thắn và niềm nở cuả vị giám mục Roma mới này. Hầu hết
mọi người khác và các nhà lãnh đạo tôn giáo mà tôi đã có dịp nói chuyện - bao gồm nhiều tôn giáo và giáo phái khác nhau - đều đã chia sẻ những cảm kích ấy. Thật không có một sự nghi ngờ nào rằng Đức Giáo Hoàng mới đã giành được nhiều con tim.

Trong một môi trường tinh thần mà những nhà thuyết giáo và thần học luôn luôn đề cao một loại "Tin Mừng về sự thịnh vượng" (“Prosperity Gospel”), thì Đức Thánh Cha Phanxicô đã đem lại cho chúng ta một gương mẫu Kitô giáo đích thực và hết sức cần thiết là sống làm chứng nhân cho lời tiên tri nổi tiếng từ Kinh Thánh cuả Do Thái giáo (Cựu ước), "... hãy hành động công bằng, hãy yêu mến sự thương xót và hãy bước đi cách khiêm tốn với Thiên Chúa của ngươi "(Mi-chê 6:8). Thái độ và phong cách của Ngài rõ ràng nói lên rằng tiền bạc và quyền lực không phải là Thiên Chuá.

Trong lời mở đầu khi đến Brazil, Ngài đã phát biểu với một vẻ đầy khiêm tốn: "Tôi không có bạc hoặc vàng, nhưng tôi mang theo một món quà quý giá nhất cuả tôi: đó là Chúa Giêsu Kitô". Rõ ràng bản chất khiêm tốn này không phải là để xã giao và chắc chắn cũng không phải là để diễn kịch, vì nó là điều mà Ngài đã luôn luôn sống là một tín đồ của Chúa Giêsu, dù lúc còn là một linh mục hay giám mục và bây giờ Ngài mang những đặc tính cá nhân đó áp dụng cho chức vụ giáo hoàng. Đó là một làn không khí tươi mát mới!

Thách thức cuả Đức Thánh Cha Francis sẽ là tiếp tục cải cách một tổ chức đặt trọng tâm vào các chỉ tiêu riêng như chính sách và thủ tục chứ không luôn luôn nhắm vào thông điệp cốt lõi của Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Hơn nữa, Giáo Hội Công Giáo La Mã trong 25 năm qua cũng đã bỏ bê những cải cách của Công Đồng Vatican II (1962-1965) được dùng để hiện đại hóa sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới ngày nay và đã dành nhiều năng lượng và thời gian vào việc giải quyết không thành công sự quản lý Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng cũng sẽ phải rất cẩn thận trong việc lựa chọn những "người giúp việc", ngài cần cải cách bộ máy hành chính và loại bỏ tham nhũng trong nhiều khu vực nhất định của Giáo Hội, nhưng cho đến nay, không may cho ngài, ngài đã chọn lầm một số người và thậm chí đã mang lại cho ngài nhiều vần đề còn lớn hơn là cuả những người ngài đang cố gắng làm sạch. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng tôi cầu nguyện rằng với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, ngài sẽ thực hiện nó.

Tôi tin rằng vô số các quy tắc không bắt nguồn từ Kinh Thánh và nhiều chỉ tiêu mà các người có quyền quyết định đang mạnh mẽ đề cao đã là những trở ngại cho sự cải tổ - và đôi khi gây ra thiệt hại - cho cơ cấu của Giáo Hội. Khi nhiều người tốt bị loại ra khỏi hội Thánh, khi tổ chức và thói tục ngày càng trở nên quan trọng hơn là việc thực hành lòng từ bi thực sự cuả Chúa Kitô, khi những tội ác và tham nhũng được che đậy và không bị trừng phạt để tránh những hậu quả thiệt hại đến hình ảnh của tổ chức, khi những người có gia đình và phụ nữ bị loại ra khỏi chức vụ linh mục, thì toàn bộ cơ thể của Chúa Kitô bị đau khổ, kể cả bên ngoài Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Brazil và Ngày giới trẻ Thế giới giống như một bữa tiệc lớn: Một lễ hội thực sự của đức tin và cuả sự nhiệt tình tuổi trẻ. Nhưng, một khi lễ hội kết thúc, Đức Giáo Hoàng sẽ phải quay trở lại các vấn đề cần giải quyết. Cá nhân tôi, tôi luôn hy vọng rằng đức tin và sự cam kết với sứ điệp của Chúa Giêsu rất rõ ràng của ngài sẽ hướng dẫn và nâng đỡ ngài trong nhiệm vụ to lớn của ngài. Hãy để cho cảm hứng và sự cải cách cần thiết tiếp tục!
 
Bãi biển Copacabana được gọi là Popeacabana với 3 triệu người dự Lễ
Trần Mạnh Trác
20:55 28/07/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thu hút một đám đông trên 3 triệu người vẫy cờ, vẫy tràng hạt trên bãi biển.

4 km (2,5 dặm) cát trắng cuả bãi Copacabana tràn ngập tín hữu. Đây là đám đông lớn nhất chưa từng thấy - lớn gấp ba lần số người tham dự buổi trình diễn của ban nhạc Rolling Stones năm 2006.

Thời tiết sau cùng đã hợp tác với ban tổ chức, nhiệt độ tuy vẫn lạnh nhưng khô sau nhiều ngày mưa.

Dựa vào thông tin cuả ban tổ chức Ngày Giới trẻ và cuả chính quyền địa phương thì sự ước tính là có đến hai phần ba số người đến từ bên ngoài Rio. Con số này cao hơn Ngày Giới trẻ Thế giới tại Madrid năm 2011 (1 triệu) và Toronto năm 2002 ( 850.000)

Đây là thánh lễ đông thứ nhì trong lịch sử. Thánh Lễ cuả Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Manila, thủ đô của Philippines năm 1995, là lớn nhất, khoảng 5 triệu người. Hạng thứ ba là ở Rome, Ngày Giới trẻ Thế giới Năm Thánh 2000, với 2 triệu người, và đồng hạng Ba là thánh lễ năm 1979 ở Krakow, Ba Lan quê hương của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong chuyến về thăm quê hương đầu tiên của ngài.

Như thể tưởng nhớ đến Thánh Lễ lịch sử vừa nói, Đức Giáo Hoàng Francis đã công bố hôm Chúa Nhật rằng Ngày Giới trẻ Thế giới tiếp theo sẽ được tổ chức tại Krakow năm 2016.

Đức Giáo Hoàng Francis kết thúc những giờ cuối cùng của chuyến đi quốc tế đầu tiên cuả Ngài với một làn 'sóng thần' mến mộ: Vào lúc chiếc xe của ngài đi tới khán đài sau một quãng đường dài đi giữa công chúng, chiếc ghế sau đã chất đống với đủ thứ nào là áo thể thao, cờ và hoa, do các người hâm mộ ném tới.

Ngay cả những nhân viên bảo vệ với bộ mặt nghiêm khắc lạnh như tiền cũng phải mỉm cười trước những nhiệt tình của đám đông.

"Tôi đang run lên đây này!" cô Fiorella Dias hổn hển noí, cô gái Brazil 16 tuổi này vừa nhảy nhót vừa quay video về phiá Đức Giáo Hoàng. "Tôi phải gọi cho mẹ của tôi ngay!"

Từ khán đài trắng tinh, nhìn xuống đám đông vỉ đại, Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi người Công Giáo trẻ hãy đi ra ngoài lan truyền đức tin của mình ''đến tận lề xã hội, kể cả những người lánh xa nhất, vô tình nhất.''

'' Hội Thánh cần bạn, sự nhiệt tình của bạn, sự sáng tạo của bạn và niềm vui là đặc trưng của bạn!'' Ngài nói trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt.

Nhiều người trẻ đã ở qua đêm trên bãi biển, thức suốt đêm để liên hoan, trùm mình trong những lá cờ và túi ngủ để tránh cái lạnh. Họ đã nhảy múa, cầu nguyện và hát hò - và đứng chờ đợi trong những hàng dài trước các phòng vệ sinh di động được đặt dọc theo bãi biển.

'' Chúng tôi gần chết vì lạnh nhưng vẫn là đáng lắm,'' cô Lucrecia Grillera nói như thế, một cô gái 18 tuổi đến từ Cordoba, Argentina, nơi Đức Thánh Cha Francis đã sống hồi trước. '' Tuy là một ngày mệt mỏi, nhưng thất là một kinh nghiệm tuyệt vời.''

4 vị tổng thống cuả Brazil, Argentina, Bolivia và Suriname có mặt trong Thánh Lễ, và hai vị phó tổng thống cuả Uruguay và Panama.

Một vinh dự đặc biệt được dành cho hai nhân vật mà Đức Thánh Cha Francis đã gặp hôm thứ Bảy sau Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa St Sebastian của Rio, đó là hai thường dân đã mang đứa con gái bị bệnh hoại não (anencephaly) đến xin phép lành cuả Ngài. Đức Thánh Cha mời họ dâng lễ vào ngày Chúa Nhật, với một chiếc áo thun có dòng chữ '' Đừng phá thai''.

Đây là một tuyên ngôn mạnh mẽ cuà Đức Thánh Cha đề cao sự sống trong dịp bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới, chính Ngài đã yêu cầu vào phút chót rằng đứa trẻ bị bệnh nhưng cha mẹ đã từ chối phá thai này phải được hiện diện với các đoàn thể dâng lễ, như là một cử chỉ chào đón và bảo vệ một cuộc sống cuả Thiên Chúa.

Hầu hết các em bé sinh ra thiếu một phần não không sống lâu hơn vài phút sau khi sinh ra, một số khác có thể sống nhiều năm. Nhiều người có trường hợp như thế thường chọn biện pháp phá thai.

Theo cha Lombardi, phát ngôn viên cuả Toà Thánh thì "Các bậc cha mẹ không nên bỏ con mình ngay cả khi việc phá thai là hợp pháp."

"Các bậc cha mẹ phải đón chào món quà của sự sống."

Thông điệp trong bài giảng của Đức Thánh Cha nhấn mạnh việc Ngài trông cậy vào người Công Giáo trẻ, trở thành các môn đệ truyền bá đức tin.

'' Đem theo Tin Mừng là đem theo sức mạnh của Thiên Chúa để nhổ rễ và phá vỡ bạo lực và cái ác, là phá tan và lật đổ những hàng rào và ích kỷ, bất khoan dung và thù hận, để xây dựng một thế giới mới,'' Ngài nói.

Có vẻ thông điệp đã được chấp nhận.

'' Tôi thường đi lễ mỗi tuần một lần, nhưng bây giờ tôi đi lễ hai tuần một lần", lời cô Larissa Miranda, một sinh viên luật 20 tuổi đến từ vùng nông nghiệp cuả tiểu bang Rio de Janeiro. '' Tuy nhiên, biến cố này đã làm cho tôi nhận ra rằng tôi cần phải hoạt động trở lại và sẽ trở lại nhà thờ mỗi tuần''.

Linh mục Jean-Luc Zadroga, một tu sĩ Biển Đức dẫn đầu một nhóm 14 sinh viên Mỹ cuả đại học Công Giáo Latrobe, Pennsylvania, nhận thấy Đức Thánh Cha Francis đã kết nối với đám đông một cách rõ ràng, đặc biệt là với người dân địa phương.

'' Ngài thực sự đã cố gắng tiếp cận với những người Công Giáo đã bỏ đạo hay thất vọng với Giáo Hội và tôi nghĩ rằng ngài đã thành công''.
 
Top Stories
WYD Rio: 2 million throng prayer vigil with Pope Francis
VietCatholic Network
09:16 28/07/2013
Pope Francis joined over a million young people on Copacabana beach Saturday evening, for a prayer vigil on the eve of the final Mass marking World Youth Day, 2013 in Rio de Janeiro, Brazil. The centerpiece of the vigil was a Eucharistic procession. The event featured litanies and hymns, as well as the testimonies of four different young people.

In his remarks to the youthful pilgrims, Pope Francis focused on the image of the field of faith – the name of the venue at which the vigil was originally to have taken place, before the week’s inclement weather rendered it unusable: the field as a place to sow seed and raise crops; the field as a place of training; the field as construction site.

The Holy Father also had words of encouragement for the many young people around the world – and especially in Brazil, who in recent days and weeks have taken to the streets to call for the betterment of their societies in a spirit of greater brotherhood. “I encourage them,” he said, “in an orderly, peaceful and responsible manner, motivated by the values ​​of the Gospel, to continue overcoming apathy and offering a Christian response to social and political concerns present in their countries.”

Please find the full text of Pope Francis’ remarks, below:

***************************************************

Apostolic Journey of Pope Francis to Brazil
Address of the Holy FatherVigil with Young People
(Rio de Janeiro, 27 July 2013)

Dear Young Friends,

We have just recalled the story of Saint Francis of Assisi. In front of the crucifix he heard the voice of Jesus saying to him: “Francis, go, rebuild my house”. The young Francis responded readily and generously to the Lord’s call to rebuild his house. But which house? Slowly but surely, Francis came to realize that it was not a question of repairing a stone building, but about doing his part for the life of the Church. It was a matter of being at the service of the Church, loving her and working to make the countenance of Christ shine ever more brightly in her.

Today too, as always, the Lord needs you, young people, for his Church. Today too, he is calling each of you to follow him in his Church and to be missionaries. How? In what way? Well, I think we can learn something from what happened in these days: as we had to cancel due to bad weather, the realization of this vigil on the campus Fidei, in Guaratiba. Lord willing might we say that the real area of ​​faith, the true campus fidei, is not a geographical place - but we, ourselves? Yes! Each of us, each one of you. And missionary discipleship means to recognize that we are God’s campus fidei, His “field of faith”! Therefore, from the image of the field of faith, starting with the name of the place, Campus Fidei, the field of faith, I have thought of three images that can help us understand better what it means to be a disciple and a missionary. First, a field is a place for sowing seeds; second, a field is a training ground; and third, a field is a construction site.

1. A field is a place for sowing seeds. We all know the parable where Jesus speaks of a sower who went out to sow seeds in the field; some seed fell on the path, some on rocky ground, some among thorns, and could not grow; other seed fell on good soil and brought forth much fruit (cf. Mt 13:1-9). Jesus himself explains the meaning of the parable: the seed is the word of God sown in our hearts (cf. Mt 13:18-23). This, dear young people, means that the real Campus Fidei, the field of faith, is your own heart, it is your life. It is your life that Jesus wants to enter with his word, with his presence. Please, let Christ and his word enter your life, blossom and grow.

Jesus tells us that the seed which fell on the path or on the rocky ground or among the thorns bore no fruit. What kind of ground are we? What kind of terrain do we want to be? Maybe sometimes we are like the path: we hear the Lord’s word but it changes nothing in our lives because we let ourselves be numbed by all the superficial voices competing for our attention; or we are like the rocky ground: we receive Jesus with enthusiasm, but we falter and, faced with difficulties, we don’t have the courage to swim against the tide; or we are like the thorny ground: negativity, negative feelings choke the Lord’s word in us (cf. Mt 13:18-22). But today I am sure that the seed is falling on good soil, that you want to be good soil, not part-time Christians, not “starchy” and superficial, but real. I am sure that you don’t want to be duped by a false freedom, always at the beck and call of momentary fashions and fads. I know that you are aiming high, at long-lasting decisions which will make your lives meaningful. Jesus is capable of letting you do this: he is “the way, and the truth, and the life” (Jn 14:6). Let’s trust in him. Let’s make him our guide!

2. A field is a training ground. Jesus asks us to follow him for life, he asks us to be his disciples, to “play on his team”. I think that most of you love sports! Here in Brazil, as in other countries, football is a national passion. Now, what do players do when they are asked to join a team? They have to train, and to train a lot! The same is true of our lives as the Lord’s disciples. Saint Paul tells us: “athletes deny themselves all sorts of things; they do this to win a crown of leaves that withers, but we a crown that is imperishable” (1 Cor 9:25). Jesus offers us something bigger than the World Cup! He offers us the possibility of a fulfilled and fruitful life; he also offers us a future with him, an endless future, eternal life. But he asks us to train, “to get in shape”, so that we can face every situation in life undaunted, bearing witness to our faith. How do we get in shape? By talking with him: by prayer, which is our daily conversation with God, who always listens to us. By the sacraments, which make his life grow within us and conform us to Christ. By loving one another, learning to listen, to understand, to forgive, to be accepting and to help others, everybody, with no one excluded or ostracized. Dear young people, be true “athletes of Christ”!

3. A field is a construction site. When our heart is good soil which receives the word of God, when “we build up a sweat” in trying to live as Christians, we experience something tremendous: we are never alone, we are part of a family of brothers and sisters, all journeying on the same path: we are part of the Church; indeed, we are building up the Church and we are making history. Saint Peter tells us that we are living stones, which form a spiritual edifice (cf. 1 Pet 2:5). Looking at this platform, we see that it is in the shape of a church, built up with stones and bricks. In the Church of Jesus, we ourselves are the living stones. Jesus is asking us to build up his Church, but not as a little chapel which holds only a small group of persons. He asks us to make his living Church so large that it can hold all of humanity, that it can be a home for everyone! To me, to you, to each of us he says: “Go and make disciples of all nations”. Tonight, let us answer him: Yes, I too want to be a living stone; together we want to build up the Church of Jesus! Let us all say together: I want to go forth and build up the Church of Christ!

In your young hearts, you have a desire to build a better world. I have been closely following the news reports of the many young people who throughout the world have taken to the streets in order to express their desire for a more just and fraternal society - (and here in Brazil), they have gone out into the streets to express a desire for a more just and fraternal civilization. These are young people who want to be agents of change. I encourage them, in an orderly, peaceful and responsible manner, motivated by the values ​​of the Gospel, to continue overcoming apathy and offering a Christian response to social and political concerns present in their countries. But the question remains: Where do we start? What are the criteria for building a more just society? Mother Teresa of Calcutta was once asked what needed to change in the Church. Her answer was: you and I!

Dear friends, never forget that you are the field of faith! You are Christ’s athletes! You are called to build a more beautiful Church and a better world. Let us lift our gaze to Our Lady. Mary helps us to follow Jesus, she gives us the example by her own “yes” to God: “I am the servant of the Lord; let it be done to me as you say” (Lk 1:38). All together, let us join Mary in saying to God: let it be done to me as you say. Amen!
 
Pope to clergy, religious, seminarians: respond to God's call in 3 ways
Vatican Radio
09:18 28/07/2013
Vatican 2013-07-27 - Pope Francis today urged clergy, seminarians and religious to respond to the call of God, proclaim the Gospel and promote a culture of encounter in their lives and ministry. In his homily at mass Saturday at Rio de Janeiro’s Cathedral of Saint Sebastian, the Pope cited these three aspects of their vocation as essential to evangelization. The Holy Father is in Brazil for a week long visit to celebrate World Youth Day with young people from around the world.

In order to do this effectively, first, they must rekindle “an awareness of their divine vocation” – something “we often take for granted in the midst of our many daily responsibilities.” We were called by God, he reminded them and we are called to live a life in Christ to be effective apostles.

And that takes “faithfulness to a life of prayer,” the daily Eucharist, and “helping those most in need.”

Far from isolating ourselves, we are called to proclaim the Gospel to others wherever they may be – he said, “even if that means in our own country.”

Let us help our young people, he said, to realize that being missionary is what it means to be Christian. And no effort should be spared in their formation.

The Pope challenged religious to look “courageously…to pastoral needs, beginning in the outskirts, with those farthest away… those who do not…go to church.”

While “the culture of exclusion, of rejection is spreading,” religious must promote “a culture of encounter.” He invited them to go against the tide in a society where the elderly and children are “unwanted” and “there is no time for that poor person on the edge of the Street.” Encounter and communion are marks of our Christian faith, he said, and we must be “obsessive” about living these out.

Below, we publish the full text of his homily:

Dear Brothers and Sisters in Christ,

Seeing this Cathedral full of Bishops, priests, seminarians, and men and women religious from the whole world, I think of the Psalmist’s words from today’s Mass: “Let the peoples praise you, O God” (Ps 66). We are indeed here to praise the Lord, and we do so reaffirming our desire to be his instruments so that not only some peoples may praise God, but all. With the same parrhesia of Paul and Barnabas, we proclaim the Gospel to our young people, so that they may encounter Christ, the light for our path, and build a more fraternal world. I wish to reflect with you on three aspects of our vocation: we are called by God, called to proclaim the Gospel, and called to promote the culture of encounter.

1. Called by God – It is important to rekindle an awareness of our divine vocation, which we often take for granted in the midst of our many daily responsibilities: as Jesus says, “You did not choose me, but I chose you” (Jn 15:16). This means returning to the source of our calling. At the beginning of our vocational journey, there is a divine election. For this reason, a bishop, a priest, a consecrated man or woman, a seminarian cannot have a bad memory. He or she must safeguard that grace and never forget his or her first calling. We were called by God and we were called to be with Jesus (cf. Mk 3:14), united with him in a way so profound that we are able to say with Saint Paul: “It is no longer I who live, but Christ who lives in me” (Gal 2:20). This living in Christ, in fact, marks all that we are and all that we do. And this “life in Christ” is precisely what ensures the effectiveness of our apostolate, that our service is fruitful: “I appointed you that you should go and bear fruit and that your fruit should abide” (Jn 15:16). It is not pastoral creativity, or meetings or planning that ensure our fruitfulness, but our being faithful to Jesus, who says insistently: “Abide in me and I in you” (Jn 15:4). And we know well what that means: to contemplate him, to worship him, to embrace him, especially through our faithfulness to a life of prayer, and in our daily encounter with him, present in the Eucharist and in those most in need. “Being with” Christ does not isolate us from others. Rather, it is a “being with” in order to go forth and encounter others. This brings to mind some words of Blessed Mother Teresa of Calcutta: “We must be very proud of our vocation because it gives us the opportunity to serve Christ in the poor. It is in the favelas, in the cantegriles, in the villas miseria, that one must go to seek and to serve Christ. We must go to them as the priest presents himself at the altar, with joy” (Mother’s Instructions, I, p. 80). Jesus, the Good Shepherd, is our true treasure. Let us try to unite our hearts ever more closely to his (cf. Lk 12:34).

2. Called to proclaim the Gospel – dear Bishops and priests, many of you, if not all, have accompanied your young people to World Youth Day. They too have heard the mandate of Jesus: “Go and make disciples of all nations” (cf. Mt 28:19). It is our responsibility to help kindle within their hearts the desire to be missionary disciples of Jesus. Certainly, this invitation could cause many to feel somewhat afraid, thinking that to be missionaries requires leaving their own homes and countries, family and friends. God asks us to be missionaries wherewe are, where He puts us! Let us help our young people to realize that the call to be missionary disciples flows from our baptism and is an essential part of what it means to be a Christian. We must also help them to realize that we are called first to evangelize in our own homes and our places of study and work, to evangelize our family and friends. Let us help our young people, let us open our ears to their questions, they need to be listened to when in difficulty; of course patience is needed to listen, in confession and in spiritual direction. We need to know how best to spend time with them.

Let us spare no effort in the formation of our young people! Saint Paul uses a beautiful expression that he embodied in his own life, when he addressed the Christian community: “My little children, with whom I am again in travail until Christ be formed in you” (Gal 4:19). Let us embody this also in our own ministry! Let us help our young people to discover the courage and joy of faith, the joy of being loved personally by God, who gave his Son Jesus for our salvation. Let us form them in mission, in going out and going forth. Jesus did this with his own disciples: he did not keep them under his wing like a hen with her chicks. He sent them out! We cannot keep ourselves shut up in parishes, in our communities, when so many people are waiting for the Gospel! It is not enough simply to open the door in welcome, but we must go out through that door to seek and meet the people! Let us courageously look to pastoral needs, beginning on the outskirts, with those who are farthest away, with those who do not usually go to church. They are the V.I.P.s invited to the table of the Lord... go and look for them in the nooks and crannies of the streets.

3. Called to promote the culture of encounter – Unfortunately, in many places, generally in this economic humanism that prevails in the world, the culture of exclusion, of rejection, is spreading. There is no place for the elderly or for the unwanted child; there is no time for that poor person on the edge of the street. At times, it seems that for some people, human relations are regulated by two modern “dogmas”: efficiency and pragmatism. Dear Bishops, priests, religious and you, seminarians who are preparing for ministry: have the courage to go against the tide. Let us not reject this gift of God which is the one family of his children. Encountering and welcoming everyone, solidarity... this is a word that in this culture is being hidden away, as if it was a swear word... solidarity and fraternity: these are what make our society truly human.

Be servants of communion and of the culture of encounter! Permit me to say that we must be almost obsessive in this matter. We do not want to be presumptuous, imposing “our truths”. What must guide us is the humble yet joyful certainty of those who have been found, touched and transformed by the Truth who is Christ, ever to be proclaimed (cf. Lk 24:13-35).

Dear brothers and sisters, we are called by God, called to proclaim the Gospel and called to promote with courage the culture of encounter. May the Virgin Mary be our exemplar. In her life she was “a model of that motherly love with which all who join in the Church’s apostolic mission for the regeneration of humanity should be animated” (Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution Lumen Gentium, 65). Let us ask her to teach us to meet Jesus every day, let us ask her to encourage us to go out to meet our many brothers and sisters who are on the edges and are thirsty for God but do not have anyone to announce Him; let us ask her not to throw us out of home, but to encourage us to leave home; in this way we will be disciples of the Lord.
 
Pope Francis to Brazilian Bishops: Are we still a Church capable of warming hearts?
VietCatholic
09:21 28/07/2013
Vatican 2013-07-27 -

Pope Francis to Brazilian Bishops: Are we still a Church capable of warming hearts?

100

187

Print

2013-07-27 Vatican Radio

Pope Francis had a joyful but challenging message for the Bishops of Brazil today.

Apostolic Journey of Pope Francis to Brazil
Address of the Holy Father
Meeting with the Bishops of Brazil

Rio de Janeiro – Archbishop’s House, 28 July 2013

Dear Brothers,

How good it is to be here with you, the Bishops of Brazil!

Thank you for coming, and please allow me to speak with you as one among friends. That’s why I prefer to speak to you in Spanish, so as to express better what I carry in my heart. I ask you to forgive me.

We are meeting somewhat apart, in this place prepared by our brother, Archbishop Orani Tempesta, so that we can be alone and speak to one another from the heart, as pastors to whom God has entrusted his flock. On the streets of Rio, young people from all over the world and countless others await us, needing to be reached by the merciful gaze of Christ the Good Shepherd, whom we are called to make present. So let us enjoy this moment of repose, exchange of ideas and authentic fraternity.

Beginning with the President of the Episcopal Conference and the Archbishop of Rio de Janeiro, I want to embrace each and every one of you, and in a particular way the Emeritus Bishops.

More than a formal address, I would like to share some reflections with you.

The first came to mind when I visited the shrine of Aparecida. There, at the foot of the statue of the Immaculate Conception, I prayed for you, your Churches, your priests, men and women religious, seminarians, laity and their families and, in a particular way, the young people and the elderly: these last are the hope of a nation; the young, because they bring strength, idealism and hope for the future; the elderly because they represent the memory, the wisdom of the people.

1. Aparecida: a key for interpreting the Church’s mission

In Aparecida God gave Brazil his own Mother. But in Aparecida God also offered a lesson about himself, about his way of being and acting. A lesson about the humility which is one of God’s essential features, part of God’s DNA. Aparecida offers us a perennial teaching about God and about the Church; a teaching which neither the Church in Brazil nor the nation itself must forget.

At the beginning of the Aparecida event, there were poor fishermen looking for food. So much hunger and so few resources. People always need bread. People always start with their needs, even today.

They have a dilapidated, ill-fitted boat; their nets are old and perhaps torn, insufficient.

First comes the effort, perhaps the weariness, of the catch, yet the results are negligible: a failure, time wasted. For all their work, the nets are empty.

Then, when God wills it, he mysteriously enters the scene. The waters are deep and yet they always conceal the possibility of a revelation of God. He appeared out of the blue, perhaps when he was no longer expected. The patience of those who await him is always tested. And God arrived in a novel fashion, since he can always reinvent himself: as a fragile clay statue, darkened by the waters of the river and aged by the passage of time. God always enters clothed in poverty, littleness.

Then there is the statue itself of the Immaculate Conception. First, the body appeared, then the head, then the head was joined to the body: unity. What had been broken is restored and becomes one. Colonial Brazil had been divided by the shameful wall of slavery. Our Lady of Aparecida appears with a black face, first separated, and then united in the hands of the fishermen.

Here there is an enduring message which God wants to teach us. His own beauty, reflected in his Mother conceived without original sin, emerges from the darkness of the river. In Aparecida, from the beginning, God’s message was one of restoring what was broken, reuniting what had been divided. Walls, chasms, differences which still exist today are destined to disappear. The Church cannot neglect this lesson: she is called to be a means of reconciliation.

The fishermen do not dismiss the mystery encountered in the river, even if it is a mystery which seems incomplete. They do not throw away the pieces of the mystery. They await its completion. And this does not take long to come. There is a wisdom here that we need to learn. There are pieces of the mystery, like the stones of a mosaic, which we encounter, which we see. We are impatient, anxious to see the whole picture, but God lets us see things slowly, quietly. The Church also has to learn how to wait.

Then the fishermen bring the mystery home. Ordinary people always have room to take in the mystery. Perhaps we have reduced our way of speaking about mystery to rational explanations; but for ordinary people the mystery enters through the heart. In the homes of the poor, God always finds a place.

The fishermen “bundle up” the mystery, they clothe the Virgin drawn from the waters as if she were cold and needed to be warmed. God asks for shelter in the warmest part of ourselves: our heart. God himself releases the heat we need, but first he enters like a shrewd beggar. The fishermen wrap the mystery of the Virgin with the lowly mantle of their faith. They call their neighbours to see its rediscovered beauty; they all gather around and relate their troubles in its presence and they entrust their causes to it. In this way they enable God’s plan to be accomplished: first comes one grace, then another; one grace leads to another; one grace prepares for another. God gradually unfolds the mysterious humility of his power.

There is much we can learn from the approach of the fishermen. About a Church which makes room for God’s mystery; a Church which harbours that mystery in such a way that it can entice people, attract them. Only the beauty of God can attract. God’s way is through enticement, allure. God lets himself be brought home. He awakens in us a desire to keep him and his life in our homes, in our hearts. He reawakens in us a desire to call our neighbours in order to make known his beauty. Mission is born precisely from this divine allure, by this amazement born of encounter. We speak about mission, about a missionary Church. I think of those fishermen calling their neighbours to see the mystery of the Virgin. Without the simplicity of their approach, our mission is doomed to failure.

The Church needs constantly to relearn the lesson of Aparecida; she must not lose sight of it. The Church’s nets are weak, perhaps patched; the Church’s barque is not as powerful as the great transatlantic liners which cross the ocean. And yet God wants to be seen precisely through our resources, scanty resources, because he is always the one who acts.

Dear brothers, the results of our pastoral work do not depend on a wealth of resources, but on the creativity of love. To be sure, perseverance, effort, hard work, planning and organization all have their place, but first and foremost we need to realize that the Church’s power does not reside in herself; it is hidden in the deep waters of God, into which she is called to cast her nets.

Another lesson which the Church must constantly recall is that she cannot leave simplicity behind; otherwise she forgets how to speak the language of Mystery. Not only does she herself remain outside the door of the mystery, but she proves incapable of approaching those who look to the Church for something which they themselves cannot provide, namely, God himself. At times we lose people because they don’t understand what we are saying, because we have forgotten the language of simplicity and import an intellectualism foreign to our people. Without the grammar of simplicity, the Church loses the very conditions which make it possible “to fish” for God in the deep waters of his Mystery.

A final thought: Aparecida took place at a crossroads. The road which linked Rio, the capital, with São Paulo, the resourceful province then being born, and Minas Gerais, the mines coveted by the courts of Europe, was a major intersection in colonial Brazil. God appears at the crossroads. The Church in Brazil cannot forget this calling which was present from the moment of her birth: to be a beating heart, to gather and to spread.

2. Appreciation for the path taken by the Church in Brazil

The Bishops of Rome have always had a special place in their heart for Brazil and its Church. A marvellous journey has been accomplished. From twelve dioceses during the First Vatican Council, it now numbers 275 circumscriptions. This was not the expansion of an organization or a business enterprise, but rather the dynamism of the Gospel story of the “five loaves and two fish” which, through the bounty of the Father and through tireless labour, bore abundant fruit.

Today I would like to acknowledge your unsparing work as pastors in your local Churches. I think of Bishops in the forests, travelling up and down rivers, in semiarid places, in the Pantanal, in the pampas, in the urban jungles of your sprawling cities. Always love your flock with complete devotion! I also think of all those names and faces which have indelibly marked the journey of the Church in Brazil, making palpable the Lord’s immense bounty towards this Church.

The Bishops of Rome were never distant; they followed, encouraged and supported this journey. In recent decades, Blessed John XXIII urged the Brazilian Bishops to draw up their first pastoral plan and, from that beginning a genuine pastoral tradition arose in Brazil, one which prevented the Church from drifting and provided it with a sure compass. The Servant of God Paul VI encouraged the reception of the Second Vatican Council not only in fidelity but also in creativity (cf. the CELAM General Assembly in Medellin), and decisively influenced the self-identity of the Church in Brazil through the Synod on evangelization and that basic point of reference which is the Apostolic Exhortation Evangelii Nuntiandi. Blessed John Paul II visited Brazil three times, going up and down the country, from north to south, emphasizing the Church’s pastoral mission, communion and participation, preparation for the Great Jubilee and the new evangelization. Benedict XVI chose Aparecida as the site of the Fifth CELAM General Assembly and this left a profound mark on the Church of the whole continent.

The Church in Brazil welcomed and creatively applied the Second Vatican Council, and the course it has taken, though needing to overcome some teething problems, has led to a Church gradually more mature, open, generous and missionary.

Today, times have changed. As the Aparecida document nicely put it: ours is not an age of change, but a change of age. So today we urgently need to keep putting the question: what is it that God is asking of us? I would now like to sketch a few ideas by way of a response.

3. The icon of Emmaus as a key for interpreting the present and the future

Before all else, we must not yield to the fear once expressed by Blessed John Henry Newman: “… the Christian world is gradually becoming barren and effete, as land which has been worked out and is become sand”. We must not yield to disillusionment, discouragement and complaint. We have laboured greatly and, at times, we see what appear to be failures. We feel like those who must tally up a losing season as we consider those who have left us or no longer consider us credible or relevant.

Let us read once again, in this light, the story of Emmaus (cf. Lk 24:13-15). The two disciples have left Jerusalem. They are leaving behind the “nakedness” of God. They are scandalized by the failure of the Messiah in whom they had hoped and who now appeared utterly vanquished, humiliated, even after the third day (vv. 17-21). Here we have to face the difficult mystery of those people who leave the Church, who, under the illusion of alternative ideas, now think that the Church – their Jerusalem – can no longer offer them anything meaningful and important. So they set off on the road alone, with their disappointment. Perhaps the Church appeared too weak, perhaps too distant from their needs, perhaps too poor to respond to their concerns, perhaps too cold, perhaps too caught up with itself, perhaps a prisoner of its own rigid formulas, perhaps the world seems to have made the Church a relic of the past, unfit for new questions; perhaps the Church could speak to people in their infancy but not to those come of age. It is a fact that nowadays there are many people like the two disciples of Emmaus; not only those looking for answers in the new religious groups that are sprouting up, but also those who already seem godless, both in theory and in practice.

Faced with this situation, what are we to do?

We need a Church unafraid of going forth into their night. We need a Church capable of meeting them on their way. We need a Church capable of entering into their conversation. We need a Church able to dialogue with those disciples who, having left Jerusalem behind, are wandering aimlessly, alone, with their own disappointment, disillusioned by a Christianity now considered barren, fruitless soil, incapable of generating meaning.

A relentless process of globalization, an often uncontrolled process of urbanization, have promised great things. Many people have been captivated by the potential of globalization, which of course does contain positive elements. But many also completely overlook its darker side: the loss of a sense of life’s meaning, personal dissolution, a loss of the experience of belonging to any “nest” whatsoever, subtle but relentless violence, the inner fragmentation and breakup of families, loneliness and abandonment, divisions, and the inability to love, to forgive, to understand, the inner poison which makes life a hell, the need for affection because of feelings of inadequacy and unhappiness, the failed attempt to find an answer in drugs, alcohol, and sex, which only become further prisons.

Many, too, have sought shortcuts, for the standards set by Mother Church seem to be asking too much. Many people think: “the Church’s idea of man is too lofty for me, the ideal of life which she proposes is beyond my abilities, the goal she sets is unattainable, beyond my reach. Nonetheless – they continue – I cannot live without having at least something, even a poor imitation, of what is too lofty for me, what I cannot afford. With disappointed hearts, they then go off in search of someone who will lead them even further astray.

The great sense of abandonment and solitude, of not even belonging to oneself, which often results from this situation, is too painful to hide. Some kind of release is necessary. There is always the option of complaining: however did we get to this point? But even complaint acts like a boomerang; it comes back and ends up increasing one’s unhappiness. Few people are still capable of hearing the voice of pain; the best we can do is to anaesthetize it.

Today, we need a Church capable of walking at people’s side, of doing more than simply listening to them; a Church which accompanies them on their journey; a Church able to make sense of the “night” contained in the flight of so many of our brothers and sisters from Jerusalem; a Church which realizes that the reasons why people leave also contain reasons why they can eventually return. But we need to know how to interpret, with courage, the larger picture.

I would like all of us to ask ourselves today: are we still a Church capable of warming hearts? A Church capable of leading people back to Jerusalem? Of bringing them home? Jerusalem is where our roots are: Scripture, catechesis, sacraments, community, friendship with the Lord, Mary and the apostles… Are we still able to speak of these roots in a way that will revive a sense of wonder at their beauty?

Many people have left because they were promised something more lofty, more powerful, and faster.

But what is more lofty than the love revealed in Jerusalem? Nothing is more lofty than the abasement of the Cross, since there we truly approach the height of love! Are we still capable of demonstrating this truth to those who think that the apex of life is to be found elsewhere?

Do we know anything more powerful than the strength hidden within the weakness of love, goodness, truth and beauty?

People today are attracted by things that are faster and faster: rapid Internet connections, speedy cars and planes, instant relationships. But at the same time we see a desperate need for calmness, I would even say slowness. Is the Church still able to move slowly: to take the time to listen, to have the patience to mend and reassemble? Or is the Church herself caught up in the frantic pursuit of efficiency? Dear brothers, let us recover the calm to be able to walk at the same pace as our pilgrims, keeping alongside them, remaining close to them, enabling them to speak of the disappointments present in their hearts and to let us address them. They want to forget Jerusalem, where they have their sources, but eventually they will experience thirst. We need a Church capable of accompanying them on the road back to Jerusalem! A Church capable of helping them to rediscover the glorious and joyful things that are spoken of Jerusalem, and to understand that she is my Mother, our Mother, and that we are not orphans! We were born in her. Where is our Jerusalem, where were we born? In Baptism, in the first encounter of love, in our calling, in vocation.

We need a Church capable of restoring citizenship to her many children who are journeying, as it were, in an exodus.

4. Challenges facing the Church in Brazil

In the light of what I have said above, I would like to emphasize several challenges facing the beloved Church in Brazil.

Formation as a priority: Bishops, priests, religious, laity

Dear brothers, unless we train ministers capable of warming people’s hearts, of walking with them in the night, of dialoguing with their hopes and disappointments, of mending their brokenness, what hope can we have for our present and future journey? It isn’t true that God’s presence has been dimmed in them. Let us learn to look at things more deeply. What is missing is someone to warm their heart, as was the case with the disciples of Emmaus (cf. Lk 24:32).

That is why it is important to devise and ensure a suitable formation, one which will provide persons able to step into the night without being overcome by the darkness and losing their bearings; able to listen to people’s dreams without being seduced and to share their disappointments without losing hope and becoming bitter; able to sympathize with the brokenness of others without losing their own strength and identity.

What is needed is a solid human, cultural, effective, spiritual and doctrinal formation. Dear brother Bishops, courage is needed to undertake a profound review of the structures in place for the formation and preparation of the clergy and the laity of the Church in Brazil. It is not enough that formation be considered a vague priority, either in documents or at meetings. What is needed is the practical wisdom to set up lasting educational structures on the local, regional and national levels and to take them to heart as Bishops, without sparing energy, concern and personal interest. The present situation calls for quality formation at every level. Bishops may not delegate this task. You cannot delegate this task, but must embrace it as something fundamental for the journey of your Churches.

Collegiality and solidarity in the Episcopal Conference

The Church in Brazil needs more than a national leader; it needs a network of regional “testimonies” which speak the same language and in every place ensure not unanimity, but true unity in the richness of diversity.

Communion is a fabric to be woven with patience and perseverance, one which gradually “draws together the stitches” to make a more extensive and thick cover. A threadbare cover will not provide warmth.

It is important to remember Aparecida, the method of gathering diversity together. Not so much a diversity of ideas in order to produce a document, but a variety of experiences of God, in order to set a vital process in motion.

The disciples of Emmaus returned to Jerusalem, recounting their experience of meeting the risen Christ. There they came to know other manifestations of the Lord and the experiences of their brothers and sisters. The Episcopal Conference is precisely a vital space for enabling such an exchange of testimonies about encounters with the Risen One, in the north, in the south, in the west… There is need, then, for a greater appreciation of local and regional elements. Central bureaucracy is not sufficient; there is also a need for increased collegiality and solidarity. This will be a source of true enrichment for all.

Permanent state of mission and pastoral conversion

Aparecida spoke about a permanent state of mission and of the need for pastoral conversion. These are two important results of that Assembly for the entire Church in the area, and the progress made in Brazil on these two points has been significant.

Concerning mission, we need to remember that its urgency derives from its inner motivation; in other words, it is about handing on a legacy. As for method, it is essential to realize that a legacy is about witness, it is like the baton in a relay race: you don’t throw it up in the air for whoever is able to catch it, so that anyone who doesn’t catch it has to manage without. In order to transmit a legacy, one needs to hand it over personally, to touch the one to whom one wants to give, to relay, this inheritance.

Concerning pastoral conversion, I would like to recall that “pastoral care” is nothing other than the exercise of the Church’s motherhood. She gives birth, suckles, gives growth, corrects, nourishes and leads by the hand … So we need a Church capable of rediscovering the maternal womb of mercy. Without mercy we have little chance nowadays of becoming part of a world of “wounded” persons in need of understanding, forgiveness, love.

In mission, also on a continental level, it is very important to reaffirm the family, which remains the essential cell of society and the Church; young people, who are the face of the Church’s future; women, who play a fundamental role in passing on the faith. Let us not reduce the involvement of women in the Church, but instead promote their active role in the ecclesial community. By losing women, the Church risks becoming sterile.

The task of the Church in society

In the context of society, there is only one thing which the Church quite clearly demands: the freedom to proclaim the Gospel in its entirety, even when it runs counter to the world, even when it goes against the tide. In so doing, she defends treasures of which she is merely the custodian, and values which she does not create but rather receives, to which she must remain faithful.

The Church claims the right to serve man in his wholeness, and to speak of what God has revealed about human beings and their fulfilment. The Church wants to make present that spiritual patrimony without which society falls apart and cities are overwhelmed by their own walls, pits, barriers. The Church has the right and the duty to keep alive the flame of human freedom and unity.

Education, health, social harmony are pressing concerns in Brazil. The Church has a word to say on these issues, because any adequate response to these challenges calls for more than merely technical solutions; there has to be an underlying view of man, his freedom, his value, his openness to the transcendent. Dear brother Bishops, do not be afraid to offer this contribution of the Church, which benefits society as a whole.

The Amazon Basin as a litmus test for Church and society in Brazil

There is one final point on which I would like to dwell, which I consider relevant for the present and future journey not only of the Brazilian Church but of the whole society, namely, the Amazon Basin. The Church’s presence in the Amazon Basin is not that of someone with bags packed and ready to leave after having exploited everything possible. The Church has been present in the Amazon Basin from the beginning, in her missionaries and religious congregations, and she is still present and critical to the area’s future. I think of the welcome which the Church in the Amazon Basin is offering even today to Haitian immigrants following the terrible earthquake which shook their country.

I would like to invite everyone to reflect on what Aparecida said about the Amazon Basin, its forceful appeal for respect and protection of the entire creation which God has entrusted to man, not so that it be indiscriminately exploited, but rather made into a garden. In considering the pastoral challenge represented by the Amazon Basin, I have to express my thanks for all that the Church in Brazil is doing: the Episcopal Commission for the Amazon Basin established in 1997 has already proved its effectiveness and many dioceses have responded readily and generously to the appeal for solidarity by sending lay and priestly missionaries. I think Archbishop Jaime Chemelo, a pioneer in this effort, and Cardinal Hummes, the current President of the Commission. But I would add that the Church’s work needs to be further encouraged and launched afresh. There is a need for quality formators, especially professors of theology, for consolidating the results achieved in the area of training a native clergy and providing priests suited to local conditions and committed to consolidating, as it were, the Church’s “Amazonian face”.

Dear brother Bishops, I have attempted to offer you in a fraternal spirit some reflections and approaches for a Church like that of Brazil, which is a great mosaic made up of different pieces, images, forms, problems and challenges, but which for this very reason is an enormous treasure. The Church is never uniformity, but diversities harmonized in unity, and this is true for every ecclesial reality.

May the Virgin of Aparecida be the star which illumines your task and your journey of bringing Christ, as she did, to all the men and women of your immense country. Just as he did for the two lost and disillusioned disciples of Emmaus, he will warm your hearts and give you new and certain hope.
 
WYD in Rio: what is the media saying?
Vatican Radio
09:24 28/07/2013
2013-07-27 Vatican Radio - Our correspondent in Rio, Sean Patrick Lovett, takes a look at what the local media has to say about the ongoing World Youth Day events.

One thing that really stands out in headlines across the media spectrum, is how the Argentine Pope is conquering everybody - even the Brazilians (!) - with his warm and simple attitude and with the direct way he uses words...

Both local Rio papers, O Globo and O Estado de S.Paulo, publish articles that alternate between amazement at the number of people that participated in the Via Crucis at Copacabana (one a half million is the official figure) – and criticism of what they perceive as continuing WYD organizational glitches.

Let’s begin with the amazement. Here are some of the titles they use to express it: in them Pope Francis is described as “friend of faith”…”super star”…”stealer of hearts”… the one who ”saves the day” and who’s “sympathy and simplicity” and use of “popular language and personal contact” has won over the people of Brazil.

The criticism is a little less lyrical. Much of it is aimed at the persistent transportation difficulties. Crowds of young people trying to return home after the Copacabana event, ended up forming a line nearly a kilometre long trying to get into one of the main metro stations. And clearly not all of the residents of Copacabana Beach are delighted at the prospect of having over a million hyped-up young people dancing and singing on their prestigious doorstep either.

Restaurant-owners and street vendors aren’t complaining, but local home-owners are. Under the headline “Residents in revolt”, one interviewee claims he hasn’t had a full night’s sleep since the Rolling Stones held their famous concert there in 2006. (I’m not quite sure what the connection is between Mick Jagger and Pope Francis – but there you have it.)

Reading between the pages of both local dailies there are more interesting articles that provide reports on the Pope’s meeting with eight young prisoners at the Archbishop’s house on Friday morning. All of them comment on his reaction to receiving a giant rosary from them that commemorates the Candelària massacre of 20 years ago – and his words “Candelària nunca mais” (“never again”). They also return to the inevitable issue of security – which is… substantial…to say the least. If you really want to know: in order to get into work here at the international media centre every day, I have to pass no fewer than seven identification barriers, two metal detectors and, as of yesterday, a body search. And I’m an accredited Vatican journalist with special access credentials and a papal mandate.

Just imagine if I wasn’t. SPL
 
Pope Francis: ''Go, do not be afraid, and serve''
+Pope Francis
09:25 28/07/2013

Pope Francis on Sunday celebrated the concluding Mass of World Youth Day on the beachfront of Copacabana in Rio de Janeiro in the presence of over 3 million people. Please find the full text of his homily below:

Brother Bishops and Priests,Dear Young Friends,

“Go and make disciples of all nations”. With these words, Jesus is speaking to each one of us, saying: “It was wonderful to take part in World Youth Day, to live the faith together with young people from the four corners of the earth, but now you must go, now you must pass on this experience to others.” Jesus is calling you to be a disciple with a mission! Today, in the light of the word of God that we have heard, what is the Lord saying to us? Three simple ideas: Go, do not be afraid, and serve.

1. Go. During these days here in Rio, you have been able to enjoy the wonderful experience of meeting Jesus, meeting him together with others, and you have sensed the joy of faith. But the experience of this encounter must not remain locked up in your life or in the small group of your parish, your movement, or your community. That would be like withholding oxygen from a flame that was burning strongly. Faith is a flame that grows stronger the more it is shared and passed on, so that everyone may know, love and confess Jesus Christ, the Lord of life and history (cf. Rom 10:9).

Careful, though! Jesus did not say: “if you would like to, if you have the time”, but: “Go and make disciples of all nations.” Sharing the experience of faith, bearing witness to the faith, proclaiming the Gospel: this is a command that the Lord entrusts to the whole Church, and that includes you; but it is a command that is born not from a desire for domination or power but from the force of love, from the fact that Jesus first came into our midst and gave us, not a part of himself, but the whole of himself, he gave his life in order to save us and to show us the love and mercy of God. Jesus does not treat us as slaves, but as free men, as friends, as brothers and sisters; and he not only sends us, he accompanies us, he is always beside us in our mission of love.

Where does Jesus send us? There are no borders, no limits: he sends us to everyone. The Gospel is for everyone, not just for some. It is not only for those who seem closer to us, more receptive, more welcoming. It is for everyone. Do not be afraid to go and to bring Christ into every area of life, to the fringes of society, even to those who seem farthest away, most indifferent. The Lord seeks all, he wants everyone to feel the warmth of his mercy and his love.

In particular, I would like Christ’s command: “Go” to resonate in you young people from the Church in Latin America, engaged in the continental mission promoted by the Bishops. Brazil, Latin America, the whole world needs Christ! Saint Paul says: “Woe to me if I do not preach the Gospel!” (1 Cor 9:16). This continent has received the proclamation of the Gospel which has marked its history and borne much fruit. Now this proclamation is entrusted also to you, that it may resound with fresh power. The Church needs you, your enthusiasm, your creativity and the joy that is so characteristic of you. A great Apostle of Brazil, Blessed José de Anchieta, set off on the mission when he was only nineteen years old. Do you know what the best tool is for evangelizing the young? Another young person. This is the path to follow!

2. Do not be afraid. Some people might think: “I have no particular preparation, how can I go and proclaim the Gospel?” My dear friend, your fear is not so very different from that of Jeremiah, a young man like you, when he was called by God to be a prophet. We have just heard his words: “Ah, Lord God! Behold, I do not know how to speak, for I am only a youth”. God says the same thing to you as he said to Jeremiah: “Be not afraid ... for I am with you to deliver you” (Jer 1:7,8). He is with us!

“Do not be afraid!” When we go to proclaim Christ, it is he himself who goes before us and guides us. When he sent his disciples on mission, he promised: “I am with you always” (Mt 28:20). And this is also true for us! Jesus does not leave us alone, he never leaves you alone! He always accompanies you.

And then, Jesus did not say: “One of you go”, but “All of you go”: we are sent together. Dear young friends, be aware of the companionship of the whole Church and also the communion of the saints on this mission. When we face challenges together, then we are strong, we discover resources we did not know we had. Jesus did not call the Apostles to live in isolation, he called them to form a group, a community. I would like to address you, dear priests concelebrating with me at this Eucharist: you have come to accompany your young people, and this is wonderful, to share this experience of faith with them! But it is a stage on the journey. Please continue to accompany them with generosity and joy, help them to become actively engaged in the Church; never let them feel alone! And at this point I would like to express my heartfelt thanks to theYouth Ministery groups, to the Movements and the new Communities that accompany the young people in their experience of being Church. They are so creative, so audacious. Carry on and do not be afraid!

3. The final word: serve. The opening words of the psalm that we proclaimed are: “Sing to the Lord a new song” (Psalm 95:1). What is this new song? It does not consist of words, it is not a melody, it is the song of your life, it is allowing our life to be identified with that of Jesus, it is sharing his sentiments, his thoughts, his actions. And the life of Jesus is a life for others. It is a life of service.

In our Second Reading today, Saint Paul says: “I have made myself a slave to all, that I might win the more” (1 Cor 9:19). In order to proclaim Jesus, Paul made himself “a slave to all”. Evangelizing means bearing personal witness to the love of God, it is overcoming our selfishness, it is serving by bending down to wash the feet of our brethren, as Jesus did.

Three words: Go, do not be afraid, and serve. Follow these three words: Go, do not be afraid, and serve. If you follow these three ideas, you will experience that the one who evangelizes is evangelized, the one who transmits the joy of faith receives joy. Dear young friends, as you return to your homes, do not be afraid to be generous with Christ, to bear witness to his Gospel. In the first Reading, when God sends the prophet Jeremiah, he gives him the power to “pluck up and to break down, to destroy and to overthrow, to build and to plant” (1:10). It is the same for you. Bringing the Gospel is bringing God’s power to pluck up and break down evil and violence, to destroy and overthrow the barriers of selfishness, intolerance and hatred, so as to build a new world. Jesus Christ is counting on you! The Church is counting on you! The Pope is counting on you! May Mary, Mother of Jesus and our Mother, always accompany you with her tenderness: “Go and make disciples of all nations”. Amen.
 
Pope draws 3 millions to Mass as Brazil trip closes
Marco Sibaja and Bradley Brooks /AP
17:03 28/07/2013
RIO DE JANEIRO (AP) — An estimated 3 million people poured onto Rio's Copacabana beach Sunday for the final Mass of Pope Francis' historic trip to his home continent, cheering the first Latin American pope in one of the biggest turnouts for a papal Mass in recent history.

Speaking from a white stage and looking out over the enormous crowd, Francis urged young Catholics to go out and spread their faith "to the fringes of society, even to those who seem farthest away, most indifferent."

"The church needs you, your enthusiasm, your creativity and the joy that is so characteristic of you!" he said to applause in his final homily of the World Youth Day festivities.

Later Sunday, he issued a more pointed message to the region's bishops, telling them to better look out for their flocks and put an end to the "clerical" culture that places priests on a pedestal — often with what Francis called the "sinful complicity" of lay Catholics who hold the clergy in such high esteem.

The pope's trip, which ended Sunday, was hailed as a success by the Vatican, pilgrims and everyday Brazilians alike. His nonstop agenda was followed live on television for all seven days, his good nature and modesty charming a nation that counts more Catholics than any other.

"It was great to see the pope on his continent, in his house, speaking his language every day," said the Rev. Federico Lombardi, the Vatican spokesman.

Nearly the entire 4 kilometer (2.5 mile) crescent of Copacabana's broad beach overflowed with flag-waving faithful, some of them taking an early morning dip in the Atlantic and others tossing T-shirts, flags and soccer jerseys into the pontiff's open-sided car as he drove by. Francis worked the crowd, kissing babies, taking a sip of mate tea handed up to him and catching gifts on the fly.

Even the normally stern-faced Vatican bodyguards let smiles slip as they jogged alongside Francis' car, caught up in the enthusiasm of the crowd.

The numbers clearly overwhelmed the area's services: The stench of garbage and human waste hung in Rio's humid air, and the beach and adjoining chic Atlantic Avenue looked like an improvised refugee camp plunked down in the middle of one of the world's most beautiful cities. Copacabana's famous mosaic sidewalks were strewn with trampled cardboard, plastic bags, empty water bottles and cookie wrappers as trash collectors in orange uniforms tried to restore order.

"You'd think they could at least put their garbage in all the bins," said Jose da Silva, a 75-year-old retired farm worker who supplements his meager income by collecting empty cans for recycling. "I'm also pretty surprised that people who call themselves Christians would throw away all this food."

Many of the youngsters on hand for the Mass spent the night on the beach, an all-night slumber party to end the Catholic youth fest, with pilgrims wrapped in flags and sleeping bags to ward off the cold.

"We were dying of cold but it was worth it," said Lucrecia Grillera, an 18-year-old from Cordoba, Argentina, where Francis lived for a time before becoming pope. "It was a tiring day, but it was a great experience."

By morning, vendors hawking World Youth Day trinkets, T-shirts, hats and flags were doing brisk business as pilgrims snapped up souvenirs before heading home. Jehovah's Witnesses stood by stands stocked with pamphlets offering to explain "What does the Bible really teach" but they had few takers.

The Vatican said more than 3 million people were on hand for the Mass, based on information from World Youth Day organizers and local authorities who estimated two-thirds were from outside Rio. That was far higher than the 1 million at the last World Youth Day in Madrid in 2011 or the 850,000 at Toronto's 2002 concluding Mass.

Only Pope John Paul II's Mass during his 1995 visit to Manila, the capital of the Philippines, topped Rio's numbers, with an estimated 5 million people taking part. Third place among papal Masses now goes to Rome's World Youth Day in the 2000 Jubilee year, when 2 million people participated. A similar number attended John Paul's final Mass in Krakow, his Polish hometown, in 1979, during his first visit to his homeland as pope.

As if recalling that historic Mass, Francis announced Sunday that the next World Youth Day would be held in Krakow in 2016.

The presidents of Brazil, Francis' native Argentina, Bolivia and Suriname were on hand for the Mass, as were the vice presidents of Uruguay and Panama. Receiving a special honor was a couple Francis met on Saturday after Mass at Rio's cathedral; they had brought him their anencephalic baby daughter to be blessed. Francis invited them to participate in the offertory procession on Sunday, at which the father wore a T-shirt that read "Stop abortion."

After Sunday's Mass, Francis met with the bishops of Latin America and the Caribbean, telling them that they must be spiritually close to their flock, a point he has made before in saying pastors must have the "scent of their flock" on them. He said bishops must love poverty, look out for their faithful and not be ambitious themselves.

The pope also scheduled a thank-you audience with some of the 60,000 volunteers who organized the youth festival before flying to Rome. Local broadcasters showed thousands of young people packed into a vast conference center hall as they waited for the pope.

"It was such an excellent week, everybody was in such good spirit, you could just feel a sense of peace," said Denise da Silva, a Rio de Janeiro Catholic who was sitting alone on the beach Sunday morning, a Brazilian flag painted on her face. "I have never seen something here in Rio so marvelous as what we have just lived."

Francis spent the week emphasizing a core message: of the need for Catholics, lay and religious, to shake up the status quo, get out of their stuffy sacristies and reach the faithful on the margins of society or risk losing them to rival churches.

According to census data, the number of Catholics in Brazil dipped from 125 million in 2000 to 123 million in 2010, with the church's share of the total population dropping from 74 percent to 65 percent. During the same time period, the number of evangelical Protestants and Pentecostals jumped from 26 million to 42 million, increasing from 15 percent to 22 percent of the population in 2010.

Francis repeated that stirring message Sunday in his homily, saying he was counting on young Catholics in particular to be "missionary disciples" in spreading the faith.

"Bringing the Gospel is bringing God's power to pluck up and break down evil and violence, to destroy and overthrow the barriers and selfishness, intolerance and hatred, so as to build a new world," he said.

It seemed the message was getting through.

"I used to go to Mass every week but now I go every other week, if that," said Larissa Miranda, a 20-year-old law student from rural Rio de Janeiro state who moved to the city two years ago. "But this event had made me realize that I need to get active again and get back to church every week."

The Rev. Jean-Luc Zadroga, a Benedictine monk who was leading a group of 14 students from a Catholic university in Latrobe, Pennsylvania, said it was clear Francis had connected with the crowd, particularly the locals.

"He's really trying to reach out to Catholics who have fallen away from the church or disappointed with the church and I think it's working," he said.
 
Pope to Rio youth: Jesus better than World Cup
Jenny Barchfield /AP
17:06 28/07/2013
RIO DE JANEIRO (AP) — Pope Francis spoke the language of Brazil's soccer-mad youth Saturday, telling them that being a good Catholic is like training to play soccer. Only he added a seemingly blasphemous twist, telling them Jesus offers them "something more than the World Cup."

In the land of Pele that will host the World Cup in 2014, the joke might have gone over poorly coming from a pope from Argentina, Brazil's nemesis on the pitch.

But the crowd on Copacabana beach for the World Youth Day vigil cheered with delight.

"In order to enjoy soccer, you've got to have beer, you've got to have beautiful women and maybe drugs. How many beer cans do you see around here?" said Douglas Junior Segatini, a 35-year-old nurse from Sao Paulo state and "lifelong fan" of the Santos soccer team. "None, and that's because Christ is better than any alcohol, better than any drug, better than any match."

Francis is a lifelong fan of the Buenos Aires club San Lorenzo and has been a member (ID No. 88235) since 2008.

On this trip he has added to his already sizeable collection of soccer jerseys given to him by the faithful.

When he gets back to Rome, he'll be treated to a friendly on Aug. 14 between Argentina and Italy organized in honor of his election.
 
Pope Francis: address to CELAM leadership
Vatican Radio
17:18 28/07/2013
2013-07-29 - Pope Francis met with the leadership of the Council of Bishops’ Conferences of Latin America and the Caribbean, CELAM, which is holding its general coordinating meeting this week. The meeting was one of two appointments expressly desired by the Holy Father outside the context of World Youth Day, during his week-long visit to Rio for the World Youth Day celebrations. The first was a visit to the Marian shrine at Aparecida.

It was in Aparecida in 2007 that the CELAM bishops held their 5th General Conference, which produced a major three-part document outlining a plan for assessment of the situation of the Church in Latin America and implementing pastoral strategies to renew and revitalize the faith in the region. In his remarks to the CELAM leadership, Pope Francis said that the desired renewal is already underway in many particular Churches. His prepared address focused on the legacy of CELAM 5.

Please find the full text of Pope Francis’ prepared remarks, below:

Apostolic Journey of Pope Francis to Brazil Address to the Leadership of the Episcopal Conferences of Latin America
during the General Coordination MeetingRio de Janeiro – 28 July 2013

1. Introduction

I thank the Lord for this opportunity to speak with you, my brother bishops, the leadership of CELAM for the four-year period from 2011 to 2015. For 57 years CELAM has served the 22 Episcopal Conferences of Latin America and the Caribbean, working in a spirit of solidarity and subsidiarity to promote, encourage and improve collegiality among the bishops and communion between the region’s Churches and their pastors.

Like yourselves, I too witnessed the powerful working of the Spirit in the Fifth General Conference of the Latin American and Caribbean Episcopate in Aparecida, in May 2007, which continues to inspire the efforts of CELAM for the desired renewal of the Particular Churches. In many of them, this renewal is clearly taking place. I would like to focus this conversation on the legacy of that fraternal encounter, which all of us have chosen to call a Continental Mission.

2. Particular characteristics of Aparecida

There are four hallmarks of the Fifth Conference. They are like four pillars for the implementation of Aparecida, and they are what make it distinctive.

1) Starting without a document

Medellín, Puebla and Santo Domingo began their work with a process of preparation which culminated in a sort of Instrumentum Laboris which then served as a basis for discussion, reflection and the approval of the final document. Aparecida, on the other hand, encouraged the participation of the Particular Churches as a process of preparation culminating in a document of synthesis. This document, while serving as a point of reference throughout the Fifth General Conference, was not taken as a starting point. The initial work consisted in pooling the concerns expressed by the bishops as they considered the new period of history we are living and the need to recover the life of discipleship and mission with which Christ founded the Church.

2) A setting of prayer with the people of God

It is important to remember the prayerful setting created by the daily sharing of the Eucharist and other liturgical moments, in which we were always accompanied by the People of God. On the other hand, since the deliberations took place in the undercroft of the Shrine, the music which accompanied them were the songs and the prayers of the faithful.

3) A document which continues in commitment, with the Continental Mission This context of prayer and the life of faith gave rise to a desire for a new Pentecost for the Church and the commitment to undertake a Continental Mission. Aparecida did not end with a document; it continues in the Continental Mission.

4) The presence of Our Lady, Mother of America

It was the first conference of the bishops of Latin America and the Caribbean to be held in a Marian shrine.

3. Dimensions of the Continental Mission

The Continental Mission is planned along two lines: the programmatic and the paradigmatic. The programmatic mission, as its name indicates, consists in a series of missionary activities. The paradigmatic mission, on the other hand, involves setting in a missionary key all the day-to-day activities of the Particular Churches. Clearly this entails a whole process of reforming ecclesial structures. The “change of structures” (from obsolete ones to new ones) will not be the result of reviewing an organizational flow chart, which would lead to a static reorganization; rather it will result from the very dynamics of mission. What makes obsolete structures pass away, what leads to a change of heart in Christians, is precisely missionary spirit. Hence the importance of the paradigmatic mission.

The Continental Mission, both programmatic and paradigmatic, calls for creating a sense of a Church which is organized to serve all the baptized, and men and women of goodwill. Christ’s followers are not individuals caught up in a privatized spirituality, but persons in community, devoting themselves to others. The Continental Mission thus implies membership in the Church.

An approach like this, which begins with missionary discipleship and involves understanding Christian identity as membership in the Church, demands that we clearly articulate the real challenges facing missionary discipleship. Here I will mention only two: the Church’s inner renewal and dialogue with the world around us.

The Church’s inner renewal

Aparecida considered Pastoral Conversion to be a necessity. This conversion involves believing in the Good News, believing in Jesus Christ as the bearer of God’s Kingdom as it breaks into the world and in his victorious presence over evil, believing in the help and guidance of the Holy Spirit, believing in the Church, the Body of Christ and the prolonging of the dynamism of the incarnation.

Consequently, we, as pastors, need to ask questions about the actual state of the Churches which we lead. These questions can serve as a guide in examining where the dioceses stand in taking up the spirit of Aparecida; they are questions which we need to keep asking as an examination of conscience.

1. Do we see to it that our work, and that of our priests, is more pastoral than administrative? Who primarily benefits from our efforts, the Church as an organization or the People of God as a whole?

2. Do we fight the temptation simply to react to complex problems as they arise? Are we creating a proactive mindset? Do we promote opportunities and possibilities to manifest God's mercy? Are we conscious of our responsibility for refocusing pastoral approaches and the functioning of Church structures for the benefit of the faithful and society?

3. In practice, do we make the lay faithful sharers in the Mission? Do we offer them the word of God and the sacraments with a clear awareness and conviction that the Holy Spirit makes himself manifest in them?

4. Is pastoral discernment a habitual criterion, through the use of Diocesan Councils? Do such Councils and Parish Councils, whether pastoral or financial, provide real opportunities for lay people to participate in pastoral consultation, organization and planning? The good functioning of these Councils is critical. I believe that on this score, we are far behind.

5. As pastors, bishops and priests, are we conscious and convinced of the mission of the lay faithful and do we give them the freedom to continue discerning, in a way befitting their growth as disciples, the mission which the Lord has entrusted to them? Do we support them and accompany them, overcoming the temptation to manipulate them or infantilize them? Are we constantly open to letting ourselves be challenged in our efforts to advance the good of the Church and her mission in the world?

6. Do pastoral agents and the faithful in general feel part of the Church, do they identify with her and bring her closer to the baptized who are distant and alienated?

As can be appreciated, what is at stake here are attitudes. Pastoral Conversion is chiefly concerned with attitudes and reforming our lives. A change of attitudes is necessarily something ongoing: “it is a process”, and it can only be kept on track with the help of guidance and discernment. It is important always to keep in mind that the compass preventing us from going astray is that of Catholic identity, understood as membership in the Church.

Dialogue with the world around us

We do well to recall the words of the Second Vatican Council: “The joys and hopes, the grief and anguish of the people of our time, especially of those who are poor or afflicted, are the joys and hopes, the grief and anguish of the followers of Christ as well” (Gaudium et Spes, 1). Here we find the basis for our dialogue with the contemporary world.

Responding to the existential issues of people today, especially the young, listening to the language they speak, can lead to a fruitful change, which must take place with the help of the Gospel, the magisterium, and the Church’s social doctrine. The scenarios and the areopagi involved are quite varied. For example, a single city can contain various collective imaginations which create “different cities”. If we remain within the parameters of our “traditional culture”, which was essentially rural, we will end up nullifying the power of the Holy Spirit. God is everywhere: we have to know how to find him in order to be able to proclaim him in the language of each and every culture; every reality, every language, has its own rhythm.

4. Some temptations against missionary discipleship

The decision for missionary discipleship will encounter temptation. It is important to know where the evil spirit is afoot in order to aid our discernment. It is not a matter of chasing after demons, but simply one of clear-sightedness and evangelical astuteness. I will mention only a few attitudes which are evidence of a Church which is “tempted”. It has to do with recognizing certain contemporary proposals which can parody the process of missionary discipleship and hold back, even bring to a halt, the process of Pastoral Conversion.

1. Making the Gospel message an ideology. This is a temptation which has been present in the Church from the beginning: the attempt to interpret the Gospel apart from the Gospel itself and apart from the Church. An example: Aparecida, at one particular moment, felt this temptation. It employed, and rightly so, the method of “see, judge and act” (cf. No. 19). The temptation, though, was to opt for a way of “seeing” which was completely “antiseptic”, detached and unengaged, which is impossible. The way we “see” is always affected by the way we direct our gaze. There is no such thing as an “antiseptic” hermeneutics. The question was, rather: How are we going to look at reality in order to see it? Aparecida replied: With the eyes of discipleship. This is the way Nos. 20-32 are to be understood. There are other ways of making the message an ideology, and at present proposals of this sort are appearing in Latin America and the Caribbean. I mention only a few:

a) Sociological reductionism. This is the most readily available means of making the message an ideology. At certain times it has proved extremely influential. It involves an interpretative claim based on a hermeneutics drawn from the social sciences. It extends to the most varied fields, from market liberalism to Marxist categorization.

b) Psychologizing. Here we have to do with an elitist hermeneutics which ultimately reduces the “encounter with Jesus Christ” and its development to a process of growing self- awareness. It is ordinarily to be found in spirituality courses, spiritual retreats, etc. It ends up being an immanent, self-centred approach. It has nothing to do with transcendence and consequently, with missionary spirit.

c) The Gnostic solution. Closely linked to the previous temptation, it is ordinarily found in elite groups offering a higher spirituality, generally disembodied, which ends up in a preoccupation with certain pastoral “quaestiones disputatae”. It was the first deviation in the early community and it reappears throughout the Church’s history in ever new and revised versions. Generally its adherents are known as “enlightened Catholics” (since they are in fact rooted in the culture of the Enlightenment).

d) The Pelagian solution. This basically appears as a form of restorationism. In dealing with the Church’s problems, a purely disciplinary solution is sought, through the restoration of outdated manners and forms which, even on the cultural level, are no longer meaningful. In Latin America it is usually to be found in small groups, in some new religious congregations, in tendencies to doctrinal or disciplinary “safety”. Basically it is static, although it is capable of inversion, in a process of regression. It seeks to “recover” the lost past.

2. Functionalism. Its effect on the Church is paralyzing. More than being interested in the road itself, it is concerned with fixing holes in the road. A functionalist approach has no room for mystery; it aims at efficiency. It reduces the reality of the Church to the structure of an NGO. What counts are quantifiable results and statistics. The Church ends up being run like any other business organization. It applies a sort of “theology of prosperity” to the organization of pastoral work.

3. Clericalism is also a temptation very present in Latin America. Curiously, in the majority of cases, it has to do with a sinful complicity: the priest clericalizes the lay person and the lay person kindly asks to be clericalized, because deep down it is easier. The phenomenon of clericalism explains, in great part, the lack of maturity and Christian freedom in a good part of the Latin American laity. Either they simply do not grow (the majority), or else they take refuge in forms of ideology like those we have just seen, or in partial and limited ways of belonging. Yet in our countries there does exist a form of freedom of the laity which finds expression in communal experiences: Catholic as community. Here one sees a greater autonomy, which on the whole is a healthy thing, basically expressed through popular piety. The chapter of the Aparecida document on popular piety describes this dimension in detail. The spread of bible study groups, of ecclesial basic communities and of Pastoral Councils is in fact helping to overcome clericalism and to increase lay responsibility.

We could continue by describing other temptations against missionary discipleship, but I consider these to be the most important and influential at present for Latin America and the Caribbean.

5. Some ecclesiological guidelines

1. The missionary discipleship which Aparecida proposed to the Churches of Latin America and the Caribbean is the journey which God desires for the present “today”. Every utopian (future-oriented) or restorationist (past-oriented) impulse is spiritually unhealthy. God is real and he shows himself in the “today”. With regard to the past, his presence is given to us as “memory” of his saving work, both in his people and in each of us as individuals; with regard to the future, he gives himself to us as “promise” and hope. In the past God was present and left his mark: memory helps us to encounter him; in the future is promise alone… he is not in the thousand and one “futuribles”. The “today” is closest to eternity; even more: the “today” is a flash of eternity. In the “today”, eternal life is in play.

Missionary discipleship is a vocation: a call and an invitation. It is given in the “today”, but also “in tension”. There is no such thing as static missionary discipleship. A missionary disciple cannot be his own master, his immanence is in tension towards the transcendence of discipleship and towards the transcendence of mission. It does not allow for self-absorption: either it points to Jesus Christ or it points to the people to whom he must be proclaimed. The missionary disciple is a self-transcending subject, a subject projected towards encounter: an encounter with the Master (who anoints us as his disciples) and an encounter with men and women who await the message.

That is why I like saying that the position of missionary disciples is not in the centre but at the periphery: they live poised towards the peripheries… including the peripheries of eternity, in the encounter with Jesus Christ. In the preaching of the Gospel, to speak of “existential peripheries” decentralizes things; as a rule, we are afraid to leave the centre. The missionary disciple is someone “off centre”: the centre is Jesus Christ, who calls us and sends us forth. The disciple is sent to the existential peripheries.

2. The Church is an institution, but when she makes herself a “centre”, she becomes merely functional, and slowly but surely turns into a kind of NGO. The Church then claims to have a light of her own, and she stops being that “mysterium lunae” of which the Church Fathers spoke. She becomes increasingly self-referential and loses her need to be missionary. From an “institution” she becomes a “enterprise”. She stops being a bride and ends up being an administrator; from being a servant, she becomes an “inspector”. Aparecida wanted a Church which is bride, mother and servant, a facilitator of faith and not an inspector of faith.

3. In Aparecida, two pastoral categories stand out; they arise from the uniqueness of the Gospel, and we can employ them as guidelines for assessing how we are living missionary discipleship in the Church: nearness and encounter. Neither of these two categories is new; rather, they are the way God has revealed himself to us in history. He is the “God who is near” to his people, a nearness which culminates in the incarnation. He is the God who goes forth to meet his people. In Latin America and the Caribbean there are pastoral plans which are “distant”, disciplinary pastoral plans which give priority to principles, forms of conduct, organizational procedures… and clearly lack nearness, tenderness, a warm touch. They do not take into account the “revolution of tenderness” brought by the incarnation of the Word. There are pastoral plans designed with such a dose of distance that they are incapable of sparking an encounter: an encounter with Jesus Christ, an encounter with our brothers and sisters. Such pastoral plans can at best provide a dimension of proselytism, but they can never inspire people to feel part of or belong to the Church. Nearness creates communion and belonging; it makes room for encounter. Nearness takes the form of dialogue and creates a culture of encounter. One touchstone for measuring whether a pastoral plan embodies nearness and a capacity for encounter is the homily. What are our homilies like? Do we imitate the example of our Lord, who spoke “as one with authority”, or are they simply moralizing, detached, abstract?

4. Those who direct pastoral work, the Continental Mission (both programmatic and paradigmatic) are the bishops. Bishops must lead, which is not the same thing as being authoritarian. As well as pointing to the great figures of the Latin American episcopate, which we all know, I would like to add a few things about the profile of the bishop, which I already presented to the Nuncios at our meeting in Rome. Bishops must be pastors, close to people, fathers and brothers, and gentle, patient and merciful. Men who love poverty, both interior poverty, as freedom before the Lord, and exterior poverty, as simplicity and austerity of life. Men who do not think and behave like “princes”. Men who are not ambitious, who are married to one church without having their eyes on another. Men capable of watching over the flock entrusted to them and protecting everything that keeps it together: guarding their people out of concern for the dangers which could threaten them, but above all instilling hope: so that light will shine in people’s hearts. Men capable of supporting with love and patience God’s dealings with his people. The Bishop has to be among his people in three ways: in front of them, pointing the way; among them, keeping them together and preventing them from being scattered; and behind them, ensuring that no one is left behind, but also, and primarily, so that the flock itself can sniff out new paths.

I do not wish to go into further detail about the person of the Bishop, but simply to add, including myself in this statement, that we are lagging somewhat as far as Pastoral Conversion is concerned. We need to help one another a bit more in taking the steps that the Lord asks of us in the “today” of Latin America and the Caribbean. And this is a good place to start.

I thank you for your patience in listening to me. Pardon me if my remarks have been somewhat disjointed and please, I beg that we take seriously our calling as servants of the holy and faithful people of God, for this is where authority is exercised and demonstrated: in the ability to serve. Many thanks.

The Pope added several "off the cuff" comments which will be available on our website shortly.
 
WYD: The Pope and the people
Vatican Radio
17:19 28/07/2013
2013-07-28 - Pope Francis on Sunday celebrated the concluding World Youth Day Mass in Rio de Janeiro as the many events and inititives that filled the articulated World Youth Day programme are come to end.

Millions of pilgrims are preparing to leave the city and - as Pope Francis urged them to do - go home to share their experience of faith. Thousands of journalists, reporters, photographers and other media operators are also packing up after a busy week. Amongst them, Vatican Radio's Sean Patrick Lovett, who has sent us his daily impressions of the Pope and the people during this intense experience of life and of faith.

After all these years of Pope-watching, who would have thought that staring at a papal motorcade could be so irresistible? It’s not just about a man dressed in white waving from an open jeep to the festive multitudes, it’s that you never know what he’s going to do next – and he might just do it the moment you look away.

So you begin by counting babies – then give up when you get confused about whether or not infants and toddlers qualify. You wipe away a furtive tear whenever he stops to encourage anyone in a wheelchair or to embrace a child with any kind of disability. You are filled with irrational terror every time he drinks a “mate” offered by an anonymous onlooker (what if it’s poisoned?!). You stare in admiration at the speed and dexterity of papal catching skills – then realise that the number and nature of items being flung in his direction gives a whole new meaning to the term “unidentified flying objects”. You are amazed at the number of zealous individuals who launch themselves intrepidly in the direction of the papal vehicle without a thought for their own safety (or anyone else’s) – and you continue to be impressed by how few of them end up permanently injured in the process.

You wonder at the athletic prowess of the papal security detail, trotting sportingly alongside the moving pope-mobile – ever vigilant, ever ready to intervene with controlled force in case a fan turns out to be a fanatic. You notice the growing pile of paraphernalia on the back seat of the papal jeep and can’t help wondering what on earth he’s going to do with it all – he has to be the man with the world’s greatest collection of flags, football caps, and jerseys with his name on them.You find yourself thinking back to a time (not that long ago) when a Pope seen in public was nothing more than a static speck in the distance – an aged, enigmatic figure carried aloft on a gilded throne, unapproachable, untouchable, unknowable.

And you reflect on how times change, styles change, popes change, we change. And you realise how much better it is…the way it is.
 
Pope Francis: Next WYD in Krakòw, Poland 2016
Vatican Radio
17:21 28/07/2013
2013-07-28 - It’s official: the next venue for World Youth Day celebrations will be Krakòw, Poland. Pope Francis made the announcement in Rio de Janeiro Sunday, the final day of his week-long pastoral visit to Brazil for WYD 2013.

Speaking ahead of reciting the Angelus prayer with the faithful gathered in Rio, Pope Francis invoked the intercession of the Virgin Mary in preparation for Krakòw, asking “for the light of the Holy Spirit upon the journey that will lead us to this next stage in our joyful celebration of faith and the love of Christ.”

The decision to hold World Youth Day in Poland’s second largest city will come as no surprise to many. Blessed Pope John Paul II, a Pole who led the Archdiocese of Krakòw for some 15 years and the Universal Church for nearly 27, is soon to be canonized, becoming one of the country’s newest saints.

Not long before departing for WYD in Brazil, on July 4, 2013, Pope Francis confirmed his approval of Karol Wojtyla’s canonization, in a process initiated in 2005 under the pontificate of Benedict XVI.

The Polish pontiff will be canonized together with Pope John XXIII in a special mass expected to take place before the end of 2013.

Hundreds of thousands of Poles came to Rome to mourn their beloved pope in April 2005 after John Paul II’s death. They credit him with the downfall of the former communist regime and the resurgence of Poland’s Catholic identity.

A university city, Kraków is a major national academic and artistic centre whose old town was one of UNESCO’s first World Heritage sites. Situated on the banks of the Vistula River in the Lesser Poland region, the city dates back to the 7th century. Krakòw has a population of approximately 760,000 but some 8 million people live within a 100 km radius of the centre.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trại Hè cho Giới trẻ Đà Nẵng và mừng lễ An-rê Phú Yên
Toma Trương Văn Ân
02:15 28/07/2013
TRẠI HÈ GIỚI TRẺ GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG

Đà Nẵng, hiệp thông với Đại Hội Giới trẻ thế giới đang diễn ra tại Rio De Janeiro Brazin. Ban Mục vụ Giới trẻ Giáo phận Đà Nẵng đã tổ chức trại hè cho giới trẻ vào ngày 25/7/2013 tại Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu và ngày 26 / 7 / 2013 tại đền Chân Phước An rê Phú Yên, Phước Kiều.

Xem hình ảnh

Với chủ đề: Giới trẻ Giáo phận Đà Nẵng hiệp nhất, sống Đức Tin, loan báo Tin Mừng.

Đến dự khai mạc hội trại tại Trà Kiệu, có Cha Phao lô Maria Trần Quốc Việt - Tổng Đại diện; Cha Phao lô Đoàn Quang Dân – Giám đốc Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu, Quản xứ và Cha Phao lô Lê Tấn Kính –Phó xứ Trà Kiệu; Cha GB Châu Ngọc Minh - đặc trách Mục vụ giới trẻ Giáo phận, Trưởng Ban điều hành trại; và các Cha đặc trách giới trẻ các Giáo hạt.

Sau chuẩn bị và ổn định trại, lúc 10 giờ, Cha Trưởng ban tuyên bố khai mạc và giới thiệu ban điều hành cho trại sinh.

Những trò chơi, băng reo, thi Giáo lý….nội dụng xoáy vào “ Đức Tin, hành động”.

Ngoài những giờ vui chơi giao lưu học hỏi, giới trẻ còn được quý Cha và các anh chị có chuyên môn giới thiêu hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc của giới trẻ về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Đức Tin và Khoa học, giới trẻ sống Đức Tin và loan báoTin Mừng.

17 giờ chiều, ĐGM Giáo phận đến dâng Thánh Lễ, mời gọi giới trẻ cùng hiệp thông với giới trẻ toàn cầu, theo lời huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico: “ Chúa Ki tô mời gọi chúng ta trở nên những Môn Đệ đem Chúa đến với anh em…”

Lúc 19 giờ, giao lưu văn nghệ vui nhộn gồm nhiều tiết mục: ca múa hát; vài Giáo xứ đã được khán giã trầm trồ khen ngợi.

Trại sinh nghĩ đêm lúc 22 giờ để lấy sức cho sáng mai dự Thánh lễ kính Chân Phước An rê Phú Yên tại Phước Kiều

Ngày 26 / 7 / 2013, sáng 4 giờ 30 trại sinh thức dậy, vệ sinh cá nhân, hạ trại, thu dọn khu vực đóng trại. cùng di chuyển về đền Thánh An Rê Phú Yên để dự Thánh Lễ

Sau Thánh lễ, Ban điều hành trại đã tổng kết. ĐGM, Cha Tổng Đại diện và quý Cha đặc trách giới trẻ phát thưởng cho đại diện giới trẻ các Giáo xứ đã đạt giải các cuộc thi trong ngày trại.

Trước lúc chia tay, giới trẻ cùng hát Kinh Hòa Bình, một lần nữa khẳng định căn tính của mỗi người Ki-tô Hữu hiệp nhất sống Đức Tin và loan báo Tin Mừng.

THÁNH LỄ MỪNG KÍNH CHÂN PHƯỚC AN RÊ PHÚ YÊN

Lúc 6 giờ 30 ngày 26 / 7 / 2013, Đức Giám Mục Giáo phận Chủ tế Lễ mừng kính chân phước An rê Phú Yên, sinh nhật trên trời lần thứ 369 của ngài. Linh Mục đoàn cùng đồng tế với ĐGM.

Trước Thánh lễ, Thánh tích được kiệu trong thể, Thánh tích là 5 sợi tóc của Chân phước Anre Phú Yên ( Thánh tích này đã được ĐGM Giáo phận xin Tỉnh Dòng Tên Việt Nam)

Năm nay đoàn kiệu có đội kèn đồng Gx Chính Tòa, quý Nữ Tu, quý Thầy, Linh Mục đoàn, ĐGM Giáo phận, đại diện các Ban Mục Vụ Giáo xứ và đông đảo ạnh chị em Giáo dân,

Trước lúc vào Thánh lễ, ĐGM giới thiệu sơ qua về tiểu sử, các hoạt động, tinh thần can đảm, yêu mến Chúa cho đến hết hơi cho đến tron đời của thánh Nhân. Hôm nay Giáo Hội hoàn cầu mừng lễ kính hai Thánh Gioakim và Anna, riêng Giáo Hội Việt Nam, các cộng đoàn Việt Nam tại hải ngoại được mừng kính Chân Phước Anre Phú Yên.

Giáo phận Đà Nẵng được vinh dự và hạnh phúc vì dòng máu đào của Người Chứng Thứ Nhất đã đổ trên mảnh đất Phước Kiều, giáo phận Đà Nẵng. Cộng đoàn Dân Chúa tuôn về Phước Kiều là trở về với cội nguồn, nơi hạt giống An rê làm trổ sinh Đức Tin khắp con dân đất việt. Mỗi người chúng ta cần kiểm điểm về vấn đề đón nhận và loan truyền Đức Tin như thế nào?

Cuối Thánh Lễ, Cha GB Hồ Thái Sơn ( Chánh văn phòng TGM ) công bố Quy Chế Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, theo quyết định của ĐGM Giáo phận. Qui chế trong thời gian 4 năm thử nghiệm kể từ ngày công bố. Căn cứ qui chế, các Giáo xứ bầu các ban phù hợp với hoàn cảnh điều kiện của Giáo xứ mình.

Vũ khúc: An rê Phú Yên, Người Chứng Anh hùng và kinh cầu Chân Phướng An rê Phú Yên đã kết thúc Thánh Lễ.

Trước lúc ĐGM ban phép lành với ơn toàn xá, Cha Tổng Đại diện cám ơn ĐGM, quý Cha, Chính Quyền các cấp, các Dòng tu, Giáo xứ Hội An, các cá nhân và tập thể đã hết lòng cộng tác cho Đại Lễ thành công tốt đẹp.

Mọi người ra về trong hân hoan nhưng cũng ghi tâm huấn từ của ĐGM: “mỗi người cần hiệp nhất, sống Đức Tin và loan báoTin Mừng đến với anh em, cần chung tay góp sức để đền Thánh Chân Phước An rê Phú Yên được xứng tầm là trung tâm hành hương, bởi vì Phước Kiều là cội nguồn, từ đây hạt giống Tin Mừng lan đi khắp nơi. Phước Kiều còn là nôi sinh ra chữ Quốc ngữ ngày nay, mặc dù ban đầu các Cha Dòng Tên với mục đích dạy Giáo lý cách dễ dàng hơn chữ Nôm, nhưng ngày nay ai cũng cảm nhận được tiện ích của chữ Quốc Ngữ( dễ học, dễ hiễu, ngữ nghĩa rộng khắp}. Qua đó Tín hữu có được dịp, có điều kiện đến kêu cầu Chân Phước An Rê. Nhờ vậy quá trình phong Thánh cho Ngài được thuận lợi khi có những phép lạ do Ngài chuyển cầu cùng Chúa, nhằm đủ hồ sơ phong Thánh, theo yêu cầu của Bộ Phong Thánh”.

“Lấy tình yêu đáp lại tình yêu, lấy mạng sống đáp đền mạng sống” tấm gương sáng chói của thánh Nhân.
 
Giới trẻ Giáo xứ Phương Trung và Canh Hoạch mừng lễ bổn mạng Thánh Anphongsô Ligôri
Canh Hoạch
02:59 28/07/2013
HÀ NỘI - Thứ bảy, ngày 27 tháng 07 năm 2013, các bạn trẻ của hai giáo xứ Phương Trung và Canh Hoạch hân hoan mừng lễ thánh An-phong-sô bổn mạng. Chương trình mừng lễ đã được chuẩn bị chu đáo từ nhiều ngày trước. Dưới sự hướng dẫn của Cha Giuse Nguyễn Văn Hoàng (OP), rất nhiều bạn trẻ đã quy tụ về giáo xứ Canh hoạch để mừng lễ và gặp gỡ giao lưu.

Xem hình ảnh

Tham dự Chương trình mừng lễ Bổn Mạng có Cha Quản hạt Phao-lô Nguyễn Văn Đoàn, Cha giáo Phanxico Xavie Đào Trung Hiệu, Quý Thầy, Quý Sơ và khoảng 500 bạn trẻ của hai xứ Phương Trung và Canh Hoạch, các bạn sinh viên Công Giáo Hải Hà, giới trẻ giáo xứ Thạch Bích, Mỗ Xá, Lam Điền, Đàn Giản…

Chương trình được bắt đầu vào lúc 16h 30, do cha Phaolô Nguyễn Văn Đoàn – Quản Hạt Thanh Oai khai mạc. Sau đó các bạn trẻ được nghe thuyết trình về Năm Đức Tin với chủ đề: “Đức tin Công Giáo với người trẻ hôm nay” do Cha Phanxicô Xaviê Đào Trung Hiệu (OP) trình bày. Cuối phần thuyết trình, cha Phanxicô đã trả lời các câu hỏi của các ban trẻ đặt ra liên quan đến cuộc sống của giới trẻ ngày nay. Thiết nghĩ các bạn trẻ hai xứ sẽ lãnh nhận được nhiều hoa trái đức tin, giúp các bạn đặt niềm tin vững chắc vào Đức Kitô.

Cao điểm của trương trình là Thánh lễ mừng kính thánh An-phong-sô Bổn mạng giới trẻ của hai xứ. Thánh lễ diễn ra thật sốt sáng và ý nghĩa trong bối cảnh Năm Thánh Đức Tin của Giáo Hội toàn cầu và ngày Đại hội Giới trẻ Thế Giới được tổ chức tại Brazil.

Cuối Thánh lễ Cha Giuse Nguyễn Văn Hoàng (op) đã cử hành Nghi thức sai đi cho các bạn trẻ. Nghi thức mang ý nghĩa sâu sắc giúp các bạn trẻ ra đi chiếu sáng cho mọi người và mọi nơi.

Thánh lễ kết thúc với bài hát “Chúa sai tôi” vang lên trong lòng các bạn trẻ và mỗi người thúc giục các bạn lên đường làm nhân chứng đức tin cho Chúa và Giáo Hội hôm nay. “Giờ đây Chúa sai tôi đem tin yêu đến cho mọi người…Được Chúa sai đi, tôi hân hoan gieo rắc tình người, đem an vui cùng với nụ cười cho thế giới hôm nay.. .Mong sao cho bốn phương là con một Chúa, để tình người anh em thắp sáng bên nhau, để cuộc đời không còn những tiếng thương đau”.
 
Gx Thanh Xuân tổ chức tuần lễ “Nhớ ơn Sinh thành Dưỡng dục”
Pv. Thanh Xuân
02:52 28/07/2013
PHAN THIẾT- Nằm trong chương trình sống “Năm Đức tin”, nhất là tuần lễ hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ hướng về Đại hội Quốc tế Giới trẻ 2013 (tại Brazil); Giáo xứ Thanh Xuân tổ chức tuần lễ “Nhớ ơn Sinh thành Dưỡng dục”, nhằm giáo dục người trẻ lòng biết ơn hiếu kính những Đấng bậc làm Cha làm Mẹ, để hướng lên tâm tình tri ân cảm tạ Thiên Chúa hầu sống đức tin trong lòng xã hội hôm nay.

Xem hình ảnh

Chương trình sống đức tin trong tháng Bảy của Giáo xứ bao gồm:

Chúa Nhật 07/7/2013: bế mạc và trao chứng chỉ cho lớp Dự bị Hôn nhân khóa I.

Chúa Nhật 14/7/2013: nghi thức sai đi và phát chứng chỉ cho lớp Giáo lý Vào đời.

Chúa Nhật 21/7/2013: Giới trẻ hướng về Đại hội Quốc tế Giới trẻ bằng việc hành hương kính viếng Thánh tượng Kitô Vua (Tao Phùng), Nhà thờ Mồ (Bà Rịa) nơi chôn 288 vị tử đạo, giao lưu với giới trẻ, tặng quà chia sẻ với quí cụ già neo đơn Nhà Dưỡng lão Gx. Nam Đồng …

Chiều thứ Năm 25/7/2013, Giáo Lý Viên tĩnh tâm và xưng tội chuẩn bị cho ngày mừng lễ bổn mạng Chân phước Anrê Phú Yên.
Sáng thứ Sáu, ngày 26/7/2013, dâng lễ trọng thể kính nhớ hai thánh Anna và Gioankim, song thân Đức Maria, cầu nguyện cho Ông bà Cha mẹ, những Đấng bậc sinh thành dưỡng dục làm nên cuộc đời mỗi người.

Ra mắt Đặc san “Chào mừng Ngày Phụ mẫu” như một món quà gởi đến mọi gia đình, mọi thành phần dân Chúa trong Giáo xứ.

Tối thứ Sáu, ngày 26/7/2013, là đêm văn nghệ tôn vinh ơn cha nghĩa mẹ với chủ đề: “Kính Dâng Cha Mẹ Ngàn Lời Yêu Thương”. Nội dung bao gồm:

I. Khai mạc
1. Trống Khai mạc: - Hành Khúc Thanh Xuân.
2. Tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự
3. Huấn từ và tuyên bố khai mạc của Cha Chính xứ

II. Phần I: Công Cha Nghĩa Mẹ
4. Hợp xướng: Lòng Mẹ của Hải Linh
5. Tiểu phẩm: Tình Cha
6. Vũ khúc: Tình Thương Phụ Mẫu - Bên nhau
7. Đơn ca (múa phụ họa): Nén hương thắp muộn

III. Phần II: Tâm Tình Tri Ân Cha Me
8. Hợp xướng: Nhớ ơn Cha Mẹ - của Tuấn Kim
9. Vũ khúc: Nhớ về Tổ tiên
10. Liên khúc: Gặp Mẹ Trong Mơ - Công Đức Sinh Thành - Bóng Cha
11. Tiểu phẩm: Tình Thương Cha Mẹ

IV. Kết thúc
12. Hát chung: “Cầu cho Cha Mẹ”: tất cả diễn viên (thắp nến) hát cùng khán giả
13. Lời cám ơn của Ban Tổ chức
14. Phép lành của Cha xứ

Trước khi bắt đầu văn nghệ là giờ Chầu xin Chúa ban phúc lành cho những đấng bậc sinh thành Ông bà Cha mẹ và cầu nguyện cho đêm văn nghệ thu được những kết quả như lòng Chúa ước mong. Tất cả phó thác cho Chúa, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria, thánh cả Giuse, hai Cha già Phêrô cựu quản xứ. Nhờ thế, những đám mây đen nặng nề ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới bởi cơn bão số 4 đã được khai thông và bầu trời trở nên thanh trong mát mẻ. Đêm văn nghệ diễn ra thật tốt đẹp.

Trong lời khai mạc đêm văn nghệ, Cha xứ Phêrô Nguyễn viết Hiền đã quả quyết: “Tâm tình biết ơn Cha mẹ, ghi ơn Ông bà Tổ tiên, và nhất là tri ân cảm tạ Thiên Chúa là những tâm tình không thể thiếu trong hành trình đức tin. Thiếu tâm tình tri ân sẽ làm cho đức tin trở nên nghèo nàn và thiếu sức sống…”. Sau khi đã tổ chức “Ngày của Mẹ” (5/2011) và “Ngày của Cha” (6/2012), lần đầu tiên Giáo xứ tổ chức “Ngày Thân Phụ mẫu” (26/7/2013). Có thể nói đây là một “đặc sản” của riêng Thanh Xuân. Và cũng thật trùng hợp khi cả nước đang phát động các phong trào hưởng ứng “Năm Gia Đình” trong năm 2013 mà Thủ tướng đã quyết định tại Văn bản số 251/TTg - KGVX ngày 19/02/2013.

Đêm văn nghệ “Kính Dâng Cha Mẹ Ngàn Lời Yêu Thương” khép lại bằng những bài hát cầu cho cha mẹ được tất cả các ca viên, diễn viên, khán giả ngân vang trong ánh nến lung linh như muốn thắp lên trong trái tim mọi người lòng biết ơn: biết ơn Ông bà Cha mẹ, biết ơn Thiên Chúa Tình Yêu.
 
Giáo lý viên Giáo phận Xuân Lộc mừng bổng mạng lễ thánh Anrê Phú Yên
Nt. Têrêxa Ngọc Lễ,O.P
08:54 28/07/2013
Trên 2300, là con số các anh chị Giáo lý viên trong Giáo phận Xuân Lộc đã hiện diện tại Giáo xứ Thái Hòa, Giáo phận Xuân Lộc để mừng lễ Thánh Anrê Phú Yên, bổn mạng người Giáo lý viên GLV trong ngày Chúa Nhật 28/07/2013.

Xem hình ảnh

Từ sáng sớm, các anh chị GLV từ khắp nơi đã về nơi đây, tạo nên một quang cảnh thật sinh động, đầy sức trẻ, và tràn đầy nhiệt huyết từ muôn ngàn con tim của mọi người tham dự. Những khuôn mặt trẻ, tâm hồn trẻ, những vũ điệu trẻ trung sôi động, nội dung ý nghĩa phù hợp với chủ đề chung của Giáo phận trong Năm Đức Tin, và trong 4 khóa Đuốc Hồng 2013 vừa qua, các Giáo lý viên đã sống, học và sinh hoạt “ GIÁO LÝ VIÊN SỐNG HIỆP THÔNG BÁC ÁI TRONG ĐỨC TIN” đã tạo nên một âm vang mạnh mẽ, hào hùng, xác tín nơi mọi anh chị Giáo lý viên.

“ Ngày Đại hội này như là đỉnh cao, tiếp nối chương trình của 4 đợt khóa Đuốc Hồng, huấn luyện Giáo lý viên của Giáo phận đã được tổ chức trong tháng 07/2013. Đây là một ngày quí giá để mọi anh chị GLV có được cơ hội để gặp lại nhau, để thắt thêm tình thân ái, hiệp thông trong đức tin, để cùng nhau nâng đỡ sứ vụ và tạo thêm ngọn lửa truyền trao cho nhau, giúp nhau đi trọn vẹn và sống đúng với chức danh người Giáo lý viên” Đó là những lời phát biểu của cha Đặc trách Huấn Giáo khi nói về ngày Đại lễ này trước Đức Cha Giuse Đinh Đức cùng mọi thành phần tham dự.

Chương trình ngày gặp gỡ được chia làm 5 phần: Giáo lý viên gặp gỡ nhau; Giáo lý viên gặp gỡ Chúa; Giáo lý viên hiệp thông với Giáo Hội; Giáo lý viên hiệp thông; và Giáo lý viên lên đường làm chứng cho Sự Thật.

Đón tiếp- Tập trung- Khởi động là các phần đầu tiên của ngày gặp gỡ. Thật nhanh, gọn, chính xác trong vui tươi, nhộn nhịp nhưng rất trật tự là hình ảnh khá đẹp khởi đầu một ngày trong tin yêu, hiệp thông, bác ái của Ban Tổ chức và với từng nhóm, từng cá nhân Giáo lý viên tham dự ngày hôm nay. Quí thầy Đại Chủng viện Thánh Giuse, các anh dự tu của Giáo phận là thành phần linh hoạt thật xuất sắc trong ngày Đại hội này. Những vũ khúc khởi động, làm mẫu do quí thầy và các anh chị Giáo lý viên Giáo xứ Thái Hòa đã nối kết mọi người tham dự đi vào sự hiệp nhất cùng nhau trong từng cử điệu, là những hình ảnh thật quí giá, đầy ý nghĩa khi nhìn đến một lực lượng giáo lý viên của giáo phận Xuân Lộc của hôm nay và tương lai.

8g15, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc đã đến và đi giữa các bạn trong tiếng vỗ tay vang dội của 2300 người Giáo lý viên. Tiếng vỗ tay vui, hân hoan, như muốn kéo dài mãi. Sau lời chào mừng Đức Cha của cha Giuse Đỗ Đức Trí, Đặc trách Huấn Giáo của Giáo phận, là nhạc cảnh “ Tin, sống và tuyên xưng đức tin” do quí nữ tu Hội Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm đã được mọi người chăm chú theo dõi, một ngọn lửa được truyền đi, một thông điệp nhắc nhở lưu giữ hồng ân đức tin, sống và trao truyền đức tin cho mọi người mà người Giáo lý viên gặp gỡ.

Trong những lời yêu thương nhắn gởi đến với các bạn Giáo lý viên trong những khoảng khắc đầu tiên gặp gỡ, Đức Cha Giuse đã trao cho mọi người Giáo lý viên cần sống và thi hành “chức danh” của mình thế nào để các em thiếu nhi, và mọi người có thể nhận ra “ mùi Đức Kitô” ở trong từng người Giáo lý viên. Một ví dụ, một ngôn ngữ rất hình ảnh đã khắc nhớ thật nhanh, sâu đối với mọi người tham dự. Như một liên kết chuỗi ý tưởng, trong bài giảng Thánh lễ, Đức Cha Giuse nhấn mạnh đến thái độ lắng nghe Lời Chúa của người Giáo lý viên. Với ba hình ảnh nghe tiếng Chúa trong Kinh Thánh: Samuel, Saolê và chàng thanh niên giàu có trong Tin Mừng, Đức Cha đã phân tích cho anh chị Giáo lý viên thấy rằng: người Giáo lý viên phải lấy mẫu gương Samuel, người biết nghe tiếng Chúa với tất cả tâm tình, sự tha thiết trong trái tim và trong cuộc đời, nên đã biết thực thi Lời, sứ điệp của Thiên Chúa. Còn Saolê, vì đã từ chối lắng nghe Chúa, nên Thiên Chúa đã không ban lời của Người cho Saolê; và vì quá ham mê trần gian, chàng thanh niên giàu có đã không thể nào nghe tiếng mời gọi của Thiên Chúa trong cuộc đời mình: đó là hai ví dụ mà người giáo lý viên đừng bao giờ để những minh họa này ở trong cuộc đời mình. Và trước khi ban phép lành cuối lẽ, một lần nữa, Đức Cha Giuse lại nhắc đến sứ mạng của người giáo lý viên: phải giới thiệu Đức Kitô đến cho mọi người, làm cho những anh chị em là con cái Chúa nhưng lại chưa có được diễm phúc nhận biết, cảm nghiệm và sống hạnh phúc khi nhận ra Thiên Chúa là Cha và họ là con cái của Người. Đặc biệt, với Giáo phận Xuân Lộc, dù là một Giáo phận đứng thứ nhất so với các giáo phận khác về số lượng người giáo dân, nhưng thực tế, số người Công Giáo chỉ chiếm 30% so với số dân về mặt xã hội. Vì thế, sứ mạng giới thiệu Đức Kitô đến cho mọi người phải là thao thức của người Giáo lý viên. Đồng thời, trong một xã hội mà nhiều phụ huynh chỉ lo cho con cái mình trau dồi kiến thức ( head), những kỹ năng, tài năng ( hand) mà lơ là đến việc huấn luyện trái tim, cảm xúc( heart), và chẳng ưu tư gì đến việc cho con cái đến trau dồi đến thiêng liêng ( holy spirit), đời sống đức tin qua việc học hỏi giáo lý…thì người giáo lý viên cần phải ưu tư nhiều hơn, đề ra cho mình làm những gì để các em được huấn luyện, đào tạo thành một con người toàn diện có cả 4 mảng gồm 4 chữ H trong tiếng Anh: tri thức (head), kỹ năng( hand); trái tim của con người ( heart) và sự thiêng liêng đạo đức ( holy spirit).

Phần 2. Giáo lý viên gặp gỡ Chúa. Các bạn GLV được mời gọi cùng nhau bước vào phần 2 chương trình với Nghi thức tôn vinh Á Thánh Anrê Phú Yên và Thánh Lễ, đỉnh cao đời sống Giáo lý viên. Thánh lễ do Đức Cha Giuse chủ tế cùng cha Đặc trách Giuse, quí cha, quí tu sĩ nam nữ, và đặc biệt là biết bao tâm hồn của người Giáo lý viên trong trang trọng và linh thánh.

Phần 3. Giáo lý viên hiệp thông với Giáo Hội được thể hiện qua việc cùng nhau chia sẻ bữa Agapê đậm đà tình Chúa và hơi ấm tình người, tình bạn của biết bao người đã gởi gấm nơi bữa ăn tình yêu này khi lần đầu tiên, tất cả các anh chị Giáo lý viên được nhìn thấy, được cùng ăn “ cơm bụi” ( như lời cha Giuse thông báo) với Đức Cha Phụ tá Giuse . Đó là tình thân thương với đàn con, thể hiện sự giản dị của vị cha chung với những người con thương yêu trong giáo phận, đặc biệt với những người giáo lý viên, mang trong mình sứ mạng của Giáo Hội, của Giáo phận Xuân Lộc.

Trong giờ cơm, cũng là phần sinh hoạt, ca vũ, hát, giao lưu với các ca sĩ, các diễn viên, xuất thân là con cái trong giáo phận, là chính các anh chị giáo lý viên. Nghệ thuật âm nhạc đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức rất phù hợp với các anh chị giáo lý viên nên đã lôi cuốn và kéo dài hơn 1tiếng đồng hồ, tưởng chừng không có điểm dừng, nếu không có phần thông báo tập trung nghe chủ đề theo từng nhóm.

14giờ. Phần 4. Giáo lý viên hiệp thông được khai triển qua việc cùng học hỏi, đào sâu những nội dung về Đức tin. Các anh chị GLV được chia thành 4 nhóm để nghe chia sẻ các đề tài trong thời gian 2 tiết học: Đức tin và khoa học ( Phụ trách: Cha Gioan Baotixita Trương Đình Hà); Hành trình Đức tin ( phụ trách: cha Fx. Nguyễn Minh Thiệu, SDB); Giáo lý viên với Lời Chúa ( phụ trách: cha Giuse Trần Ngọc Xưa); Giáo lý viên yêu mến Chúa Kitô và Giáo Hội ( phụ trách: thầy Giuse Nguyễn Năng Thể). Dù đã rất năng động và tiêu hao khá nhiều sức lực cho chương trình từ sáng đến giờ, nhưng trong gần 2 giờ đồng hồ, quí cha giảng viên và quí anh chị GLV đã rất tích cực tham gia học và đào sâu những đề tài hữu ích do ban tổ chức đưa ra.

Phần 5. Giáo lý viên lên đường làm chứng cho sự thật. Các biểu tượng Thánh Giá, quạt trắng, dải lụa xanh được trao cho các GLV trong nghi thức lên đường. Từng người trong nhóm màu xanh cầm một Thánh Giá nhỏ đi theo sau Thánh Giá lớn và ngọn đuốc; nhóm màu hồng và nâu : quạt trắng và nhóm vàng: dải lụa vàng. Đội hình được di chuyển và tạo được logo biểu tượng Năm Đức Tin với Thánh giá, con thuyền, sóng… Nghi thức ngắn nhưng đem lại nhiều ý nghĩa, đúc kết và lưu lại nơi từng người Giáo lý viên những gì đẹp nhất trong ngày gặp gỡ hôm nay. Lên đường. Thi hành sứ vụ trong tin yêu vào Đức Kitô.

Ngày Đại hội Bổn mạng Anrê Phú Yên của Giáo lý viên là hồng ân thương ban của Thiên Chúa ban cho mỗi anh chị GLV. Xin tri ân Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Phụ tá Giáo phận, cha Giuse Đỗ Đức Trí, Đặc trách Huấn Giáo, cha Px. Xuân Huy, Phó Đặc trách, quí cha, quí tu sĩ, quí thầy Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, các anh dự tu của Giáo phận, Ban Hành Giáo, quý đoàn thể thuộc Giáo xứ Thái Hòa đã lo lắng và tổ chức ngày gặp gỡ này được trọn vẹn trong ân tình của Thiên Chúa.
 
Phái đoàn Việt Nam từ Úc và Mỹ gặp nhau tại WYD
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
10:31 28/07/2013
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mừng 25 Năm Tuyên Phong Các Thánh Tử Đạo Việt-Nam- Bài 3: Các Thánh Tử Đạo đích thực là tử đạo Kytô hữu
Trần Văn Cảnh
20:44 28/07/2013
" MỪNG 25 NĂM TUYÊN PHONG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT-NAM 1988-2013,

ĐỌC LẠI « LỊCH SỬ Công Giáo VIỆT NAM BỊ CẤM VÀ BÁCH HẠI »


LTS : Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp bày tỏ lòng mộ mến Các Thánh Tử Đạo Việt Nam một cách đặc biệt bằng cách cùng nhau tổ chức Đại Hội Lộ Đức từ 01 đến 05 tháng 08 năm 2013 để « Mừng 25 năm tuyên phong các thánh Tử Đạo Việt Nam - Sống Đức Tin theo gương tiền nhân »

Để góp phần chia sẻ long mộ mến này, chúng tôi xin giới thiệu loạt bài sau đây của Gs Trần Văn Cảnh.

"Mừng 25 năm tuyên phong các Thánh Tử Đạo Việt Nam 1988-2013,

đọc lại "Lịch sử Công Giáo Việt Nam bị cấm và bách hại "

a. Lịch sử những lý do và sắc chỉ cấm đạo_160713

b. Chính sách cấm đạo của vua Minh Mệnh_260713

c. Các Thánh Tử Đạo đích thực là tử đạo kytô hữu_270713

d. Gương đốt sáng văn hóa Việt Nam của các Thánh Tử Đạo Việt Nam

e. Gương thăng hoa văn hóa Việt Nam của các Thánh Tử Đạo Việt Nam

f. Cộng sản quản lý Công Giáo Việt Nam thế nào? Công Giáo Việt Nam chinh phục Cộng Sản ra sao?


Bài 3 : CÁC THÁNH TỬ ĐẠO ĐÍCH THỰC LÀ TỬ ĐẠO KYTÔ HỮU

Tuyên phong hiển thánh 117 vị tử đạo ở Việt Nam, ngày 19.06.1988 tại Rôma, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dựa vào Phúc Âm Thánh Matthêu chương X và Thư 1 của thánh Phaolô Gửi Tín Hữu Cô-Rin-Tô để phân tích những nét chính yếu trong những cuộc xưng đạo của các thánh tử đạo ở Việt Nam [1]. Những nét chính yếu này xác định tính chất xác thực tử đạo vì Chúa Kytô. Những nét chính yếu này đã rõ ràng được nhìn thấy trong cuộc xưng đạo và tử đạo của tất cả 117 thánh tử đạo Việt Nam, dẫu rằng mỗi cuộc tử đạo đều có hoàn cảnh cá biệt. Chúng tôi xin dựa vào những sự kiện thực tế của ba vị : Thánh Linh Mục Năm, Thánh Trùm Đích và Thánh Lý Mỹ [2], để đúc kết những nét chính yếu trong việc tử đạo mà ba vị cũng như tất cả 117 vị tử đạo khác đã lãnh nhận tại Việt Nam.

1. Các Ngài đã bị theo dõi, bị tố cáo và bị bắt, nộp cho quan, vì là Công Giáo. Cả ba thánh đều là những người lương thiện. Cha Năm hiền hòa vui vẻ, tính khiêm nhường, đạo đức, cứ giờ cứ mực mà ra đọc kinh, lại có lòng thương người nghèo khó, khi ăn cơm ngài thường để dành cho kẻ khó một ít. Ông Trùm Ðích là người hiền lành thật thà từ nhỏ, chẳng hề cãi mắng buồn giận ai bao giờ. Ông cũng chẳng chơi bời, cờ bạc rượu chè mà chỉ chuyên chú làm ăn. Ông rất căn cơ mực thước, nên nhà không bao giờ thiếu thốn. Trong gia đình có con ăn đầy tớ, và ông đối xử rất công bằng. Ông Lý Mỹ thương kẻ khó và bố thí cho họ. Có năm mất mùa, thiên hạ đói khổ, ông truyền nấu cháo cho kẻ khó ăn, vì ông sợ cho gạo, họ sẽ ăn xong và đau bụng mà chết. Tuy còn trẻ, nhưng tư cách và uy tín của ông đáng kính phục. Ông là người sắc sảo giỏi giang, ông ăn ở chính trực và ăn nói lý sự mà bặt thiệp. Có lần trong làng khuyết một chân cai tổng, lý trưởng trong làng đến nhà ông xin ông ra làm việc chung, nhưng ông không chịu.

Nhưng cả ba vị đều là Công Giáo, tin vào Thiên Chúa. Và vì vậy, vua quan Việt Nam ghét bỏ các vị và muốn giết hại các vị. Lệnh vua Minh Mệnh đòi phải xử tử các đạo trưởng, xử tử những người chấp chứa các đạo trưởng, xử tử những quan quyền không tố cáo các đạo trưởng trong địa hạt của mình. Và sự gì phải đến, đã đến. Họ đã cho mật thám giả làm gia nhân, để lấy tin tức. Khi biết rõ tính thế, họ đã đưa lính tráng đến nhà vây bắt.

Khi bị nhận diện, cha Năm đã chẳng chối, mà còn xác nhận : "Phải tôi là cụ đạo đấy". Do vậy lính tráng đã bắt cha Năm và bắt cả ông trùm Đích giải nộp cho quan. Bấy giờ quan gọi ông Lý Mỹ tới trước mặt và nói:"Tờ giấy này mày tính làm sao ? Mày đã ký nhận trong làng không có đạo trưởng, mà nếu khám bắt được đạo trưởng hay là đồ đạo, thì mày xin nộp đầu"? Ông Lý Mỹ thưa vững tiếng rằng: "Bẩm quan lớn, tôi xin chịu tội". Quan lại hỏi ông: "Làm sao mày dám khinh mạn phép vua như vậy"? Ông Mỹ đáp lại: "Bẩm lạy quan lớn, nếu quan lớn thương thì chúng tôi nhờ hồng phúc của quan lớn, bằng quan lớn bắt tội thì chúng tôi cam chịu".

Quả đúng như lời Chúa Kytô đã tiên báo về số phận của những người theo ngài. « Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên tố cáo làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Cha, chúng con sẽ bị mọi người ghét bỏ, nhưng ai bền chí đến cùng sẽ được cứu độ” (Mt 10:21-22).

2. Các Ngài đã bị bị đánh đập giữa hội đường, bị điệu ra trước tòa quan quyền vì tin vào Chúa Kytô. Bấy giờ quan tức giận truyền nọc ông Lý Mỹ ra đánh 40 roi đòn. Trong suốt thời gian bị giam giữ, ông Lý Mỹ nhiều lần bị Quan Tổng đốc nổi giận truyền đánh đòn, tính tổng cộng ông Lý Mỹ đã phải chịu đến 500 roi, kể cả ba lần chịu đòn thay cho nhạc phụ. Ông đau lắm song can đảm không kêu than một tiếng nào. Quan đánh xong mới truyền đóng gông giải cả ba người lên tỉnh. Ðến trưa về tới đồn Lục Bộ, quan lại hỏi ông có bỏ đạo không thì cho về, nhưng ông nhất định không chịu bỏ đạo. Ở Lục Bộ, một người huynh thứ trong làng Kẻ Vĩnh đến bàn với ông về việc hối lộ để chuộc ông ra, nhưng ông Lý Mỹ không chịu lại nói rằng: "Xin cám ơn dân có lòng, dân có lòng thì trả ơn dân, nhưng đừng chạy chuộc tội, xin để tiền ấy mà giúp vợ con tôi và làm bữa mừng khi đem xác tôi về".

Khi đến tỉnh Nam Ðịnh, ông Lý Mỹ cũng bị giam một trại với Cha Năm, và ông trùm Ðích. Về phần Cha Năm các quan biết ngài là đạo trưởng, nên sau mấy lần khuyên nhủ mà vẫn thấy ngài vững lòng nhất định không bỏ đạo, nên cũng chẳng giục ép ngài nữa. Còn ông trùm Ðích đã già nua nên quan cũng không muốn làm khó ông nữa. Chỉ có ông Lý Mỹ bị hành hạ khổ sở hơn hết vì các quan thấy ông còn trẻ trung lại có tài mới ra mật lệnh đánh đập để cho ông sợ mà đành chịu bỏ đạo. Vì thế ông bị hành hạ rất khổ sở trước khi ông bị xử trảm. Ông chẳng những chịu đòn phần mình mà còn vì thương cha vợ là ông trùm Ðích, ông xin chịu đòn thế cho ông trùm. Tính ra ông phải bị đánh đến hơn 500 roi đòn, hai mông rách nát cả thịt ra chẳng còn nơi đâu lành. Cổ chân cổ tay sưng đầy lên vì nọc thẳng quá, và còn bị đeo gông cùm nặng nề. Tuy bị đòn đau như thế mà ông vẫn can đảm không kêu ca. Ðến nỗi có quan phải thốt lên: "Thằng này chết đoạn sẽ làm thành hoàng đất của nó. Thằng này chẳng phải là người vừa đâu".

Lới Chúa tiên báo cho các tông đồ và cho các môn đệ các ngài trong mọi thời đại, lời tiên báo một cách hết sức rõ rệt, không có úp mở đã xẩy ra cho ba thánh : « Họ sẽ lôi chúng con ra tòa công nghị, sẽ đánh đập chúng con giữa hội đường, sẽ điệu chúng con ra trước vua chúa quan quyền vì danh Cha, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại” (Mt 10:17-18).

3. Các Ngài khi bị tra khảo, có lúc (ông trùm Đích) đã lo sợ, muốn sờn lòng, khi nghĩ đến những hình khổ sẽ phải chịu. Quả thật, cứ lý tự nhiên, nghĩ đến những hình phát dã man mà nhà cầm quyền thời đó đã mang ra xử các vị tử đạo, ai mà không bị tinh thần khủng bố ? Bá đao, xử tử với lý hình dùng dao cắt xẻo từng miếng thịt trên thân thể cho đủ 100 miếng. Lăng trì, xử tử bằng chặt chân chặt tay trước khi chém đầu. Thiêu sinh, xử tử bằng thiêu sống. Trảm, xử tử bằng chém đầu. Giảo, xử tử bằng tròng dây vào cổ và kéo hai đầu dây cho đến chết. Rũ tù, xử tử bằng tra tấn, hành hạ đủ cách đủ kiểu, rồi bỏ đói cho tới khi kiệt sức và chết gục trong tù. Hình phạt nào cũng kinh khủng, cũng đáng khiếp sợ. Và chịu chết khổ hình như vậy để làm chứng cho Chúa Kitô tử nạn, sự kiện đó há chẳng phải là khôn ngoan, là mãnh lực vượt mức loài người đó ư ? Thần Linh chính là Thần Linh chân lý. Ngài có đã là mãnh lực trong thân xác yếu hèn của con người ? Ông Lý Mỹ mỗi lần thấy quan toan đánh ông trùm Ðích thì lại xin quan: "Lạy quan lớn, cha tôi già nua tuổi tác cùng yếu đuối, xin quan lớn tha cho cha tôi, tôi xin chịu đòn thay cho cha tôi". Quan thấy ông có lòng hiếu thảo, thì ưng tha cho ông trùm Ðích và đánh ông Lý Mỹ. Có lần ông Mỹ chịu đòn thay cho ông trùm Ðích về, thì nói với ông trùm Ðích rằng: "Lạ thay bởi ơn Ðức Chúa Trời thương, khi quan đánh, thì con không thấy đau là mấy". Ông Trùm Đích có đã nhờ Thần Linh Chúa là mãnh lực mà có thể thành chứng nhân chăng ?

4. Nhưng rút cục tất cả các Ngài đều đã can đảm trả lời xưng đức tin một cách công khai và rõ rệt, để làm chứng rằng đạo Thiên Chúa là đạo thật. Nhưng Thánh Thần Chúa đã đến khuyên bảo và khích lệ ông Trùm Đích qua miệng của cha Năm và của các con cái ông, như ông Lý Mỹ, ông Lý Thi. Ông trùm Đích trở thành mạnh dạn, can đảm.

Khi Quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh dùng mọi phương thế, từ thuyết phục đến tra tấn, để bắt ông trùm Đích bỏ đạo : "Ông đã cao niên, các con đã trưởng thành, các cháu chắt đông đảo, có nhà cửa phong lưu, ông hãy quá khóa để vui hưởng tuổi già với đàn con cháu có hơn không?". Ông trùm Đích trả lời với giọng vững vàng : "Thưa quan, con cháu chi cũng mặc, tôi đã lo liệu cho chúng. Tôi có bổn phận tôn thờ Thiên Chúa, quan tha hoặc kết tội thì tùy, chứ đừng ép tôi bỏ đạo".

Quan truyền khiêng ông qua Thánh Giá nhưng ông co hai chân lên, tức giận quan truyền đánh đòn ông. vì phải mang gông xiềng, bị tra tấn lại thấy mình già nua yếu đuối, có lúc ông tưởng không chịu nổi gian truân thử thách đến cùng, nhưng may mắn ông vẫn kiên trung tới ngày tử đạo, nhờ ơn Chúa giúp, nhờ sự khuyên nhủ của cha Năm, nhờ lời khích lệ của các bạn tù, nhất là nhờ tấm lòng hy sinh cao cả của con rể chí hiếu, Micae Lý Mỹ. Ông Lý mỹ sau khi lãnh phần mình xong, ba lần chịu đòn thay cho nhạc phụ, ông trùm Đích được mang gông nhẹ hơn.

Thấy không thể khuyên dụ ông trùm Đích bỏ đạo, quan làm sới tâu về kinh. Đây là nội dung sớ tâu luận tội: « Tên Đích tin theo và thực hành tà đạo, dù đã bị cấm. Đã không nộp đạo trưởng Mai Năm cho quan, lại còn chứa chấp, không nghe lời khuyên cáo dạy bảo, nhất là không chịu quá khóa, thật là người cố chấp, bất tuân luật nước ». Chúng thần đã nhiều lần truyền buộc y quá khóa trước công đường, nhưng y trả lời : « Tôi giữ đạo từ nhỏ, tôi sẵn sáng thà chết chẳng thà bỏ đạo’. Vậy xin luận xử trảm quyết làm gương cho kẻ khác ».

Riêng ông Lý Mỹ, khi đến tỉnh Nam Ðịnh, cũng bị giam một trại với Cha Năm, và ông trùm Ðích. Ngoài ra các quan còn làm hết cách để dụ dỗ ông. Có khi dụ dỗ cùng lúc với Cha Năm và ông trùm Ðích, có khi thì dụ dỗ riêng một mình ông. Có lần quan bảo ông: "Mày là thằng giỏi giang lại trẻ tuổi, lý sự và coi sóc dân làng giỏi, ai cũng được nhờ, sao mày dại mà chẳng chịu quá khóa đi"? Ông Mỹ thưa lại: "Sao tôi lại dại? Khi chưa có tôi thì đã có dân, thế thì ai coi sóc dân lúc bấy giờ? Nhưng mà linh hồn tôi thì tôi phải coi giữ, cho nên tôi chẳng bỏ linh hồn tôi mà nghe lời quan đâu". Quan lại bảo: "Sao mày chẳng thương vợ con? Con cái còn bé mọn yếu đuối, sao mày nỡ quên tình cha mà không thương con thế vậy? Dù chúng tao chỉ nghĩ tới hay trông thấy chúng nó thì cũng xót còn mày mê man làm sao mà chẳng quá khóa đi"? Ông Lý Mỹ thưa lại quan: "Tôi tính sao hả? Tôi có mê đâu! Vợ con là của Ðức Chúa Trời phó cho tôi, tôi coi sóc dạy dỗ khi có thể làm được. Mà bây giờ Ðức Chúa Trời định cho tôi ở trong tay quan lớn, thì tôi cũng phải vâng ý Người, cũng như vợ con tôi phải vâng ý tôi. Sao ông lại bảo lăng nhăng xàng xiên rằng tôi phải bỏ đạo, bỏ Ðức Chúa Trời là phải lẽ sao?"

Có một lần quan truyền cho lính kéo ông qua ảnh thánh giá. Quân lính lôi ông qua và reo lên: "Anh này quá khóa rồi". Lúc đó ông Lý Mỹ kêu lên: "Bẩm lạy quan lớn, ông lớn kéo voi qua thập tự thì cũng được, nhưng mà chúng tôi nhất định không chịu bước qua Chúa chúng tôi thờ đâu"! Thấy ông trả lời khôn ngoan, các quan lại càng bực tức làm như chẳng lẽ mình lại thua một thằng tù. Các quan càng ra lệnh hành hạ ông hơn nữa. Có lần đến trước quan án, mà quan cứ giục ông phải bỏ đạo, nên ông nói chọc quan lớn: "Giả như giặc giã đến đây mà truyền cho chúng tôi đập đầu quan lớn để chúng tôi được sống, thì chúng tôi dám làm, nhưng Chúa chúng tôi thờ thì chúng tôi chẳng dám làm đâu". Quan nghe vậy tức giận quá, liền cầm cái quạt ném vào mặt ông trúng vào con mắt ông, ông đau đớn quá ngã xuống sân.

Có lần khác quan thương tình khuyên bảo ông: "Mày còn trai tráng, và giỏi giang. Mày đã làm lý trưởng, nếu biết điều mày cũng có thể trở nên giàu sang, và được phong lưu sống lâu. Mày hãy quá khóa đi, thì được về nhà ở với vợ con. Nhiều kẻ khác đã quá khóa rồi, sao mày chẳng bắt chước chúng nó quá khóa, khi về nhà thì mày muốn giữ đạo thế nào cũng được".

Ông Lý Mỹ thưa lại quan: "Bẩm lạy quan, tôi đã xem sách đạo và hiểu lẽ đạo, tôi đã biết đạo Ðức Chúa Trời là đạo thật cho nên tôi không thể bỏ được. Giả như có ai bảo quan lớn đập đầu Ðức Hoàng Ðế đã ban quyền cao chức trọng cho quan, ắt là quan lớn chẳng dám làm. Vậy tôi dám đạp ảnh Ðức Chúa Trời là Chúa tôi thờ làm sao được? Tôi chẳng tiếc sự sống hèn sống tạm ở đời này, vì thế nào tôi cũng phải chết. Nếu chẳng chết trước thì cũng chết sau. Còn về của cải chức quyền thì xin quan lớn biết rằng chẳng có chức quyền và của cải nào sánh bằng phúc trọng tôi sẽ được chết vì đạo. Tôi vốn thương vợ con tôi lắm, nhưng tôi sẵn lòng lìa bỏ họ vì tôi biết rằng Ðức Chúa Trời sẽ coi sóc chúng nó, và ngày sau sẽ cho tôi được gặp họ trên Thiên Ðàng. Quan lớn dạy rằng có nhiều người bỏ đạo. Vậy những thằng lính vì sợ giặc bỏ chạy cũng bỏ thầy mình thì có ra gì? Tại sao quan lớn lại dạy tôi bắt chước chúng nó?"

Các quan thấy khuyên nhủ ông bỏ đạo cũng vô ích, nên làm án tâu vua rằng: "Chúng tôi đã xét việc tên Mỹ là lý trưởng xã Vĩnh Trị, tên ấy xưng mình sinh bởi cha mẹ có đạo ở xã Vĩnh Trị. Năm nay 34 tuổi, và làm lý trưởng từ năm Ðức Hoàng Ðế thập lục niên. Tên ấy xưng mình có đạo, cam lòng chịu tội, chẳng dám phàn nàn. Chẳng những nó không bắt nộp đạo trưởng Mai Ngũ, lại còn giấu ông ta ở xã mình. Dù chúng tôi đã khuyên bảo cùng bắt ép quá khóa nhiều lần, nó cũng không chịu, nó cứ một mực chấp mê bất khẳng quá khóa, đó là bất tuân quốc pháp. Cho nên chúng tôi luận cho nó phải xử trảm quyết để làm gương cho kẻ khác sợ". Vua chuẩn y án này.

Còn Cha Năm thì khi đến Nam Ðịnh phải giam vào ngục thất ngay. Hôm sau các quan điệu ngài ra tra khảo bắt bỏ đạo. Cha Năm khẳng khái trả lời quan: "Bẩm lạy quan lớn, tôi là đạo trưởng mà tôi dám bỏ đạo hay đạp ảnh tượng Chúa tôi làm sao được? Tôi vốn khuyên dạy người ta phải giữ đạo vững vàng và thà chết chẳng thà bỏ đạo, thì tôi phải giữ lời tôi khuyên dạy kẻ khác. Nếu chính kẻ làm đạo trưởng chẳng chịu chết vì đạo, thì còn ai chịu chết vì đạo nữa?"

- "Nếu ông cứ nói giọng này thì ông phải chết chẳng có lẽ nào sống được. Ta thấy ông là người lương thiện hẳn hoi nên ta muốn cho ông được sống. Ta khuyên ông nên vâng lời Ðức Hoàng Ðế mà bỏ đạo".

- "Bẩm lạy quan lớn, tôi đã bằng này tuổi đầu thì tôi đâu còn sợ chết, vì dù quan lớn có tha chẳng giết tôi, chẳng bao lâu tôi cũng chết vì bệnh. Nhưng nếu quan lớn giết tôi vì đạo tôi lại được nhiều ơn ích hơn là tôi chết vì bệnh. Vì nếu tôi chết vì đạo, tôi sẽ được chết vì Chúa tôi, đấng đã chịu chết cho tôi và tôi chóng được phần phúc Người đã hứa ban cho những kẻ giữ lòng trung cùng Người cho đến sau hết".

Các quan thấy Cha Năm ăn nói cả quyết cứng cát và chỉ ao ước được chết vì đạo, thì biết rằng chẳng có thể nào dụ dỗ ngài bỏ đạo được, và dù có tra tấn ngài mặc lòng thì cũng vô ích mà thôi, cho nên chẳng những các quan chẳng tra khảo mà cũng chẳng đánh đập ngài. Hơn nữa các quan thấy ngài đã có tuổi, ăn nói lễ phép nên cũng thương không bắt ngài mang gông cùm ban ngày mà chỉ bắt mang ban đêm thôi. Các quan cũng làm ngơ để cho cha đi lại trong tù dễ dàng. Ở đây lại được dịp cho cha truyền giáo. Ðối với những người ngoại giáo thì cha yên ủi giảng dạy cho họ. Ðối với những người có đạo thì cha nâng đỡ và khuyên bảo họ mạnh dạn xưng đức tin. Trường hợp ông trùm Ðích, tuổi đã cao, và rất sợ hãi không biết có chịu nổi các thử thách và đòn đánh đến giây phút cuối cùng không, Cha Năm luôn khuyên bảo ông can đảm chịu đựng vì Chúa: "Khi được ơn Chúa giúp sức thì chẳng có hình khổ dữ tợn và đau đớn nào mà người ta chẳng chịu nổi. Như trường hợp Thánh Laurenso bị nướng trên giường sắt, ba trẻ đi trong lò lửa". Nhờ cha mà ông trùm Ðích can đảm chịu chết vì Chúa cùng một lượt với cha và con rể của ông.

Giam cha được mấy ngày, quan lại đòi cha ra hầu tòa lần nữa, lần này các quan lại khuyên cha bỏ đạo, ngài từ chối không chịu bỏ đạo. Các quan lại hỏi ai đã truyền chức linh mục cho cha? Và các đạo trưởng Tây ở đâu? Cha Năm trả lời quan rằng ngài được Ðức Cha Giacôbê Leager truyền chức, Ðức Cha Giacôbê đã qua đời ở làng Kẻ Vĩnh bẩy tám năm trước đây. Còn về các đạo trưởng tây đang ở đâu, thì ngài không biết, vì từ khi triều đình cấm đạo, thì ai nấy tìm đàng mà trốn tránh, mỗi người một nơi không ai có thể biết được.

Sau nhiều ngày trong tù, các quan thấy Cha Năm không thay dạ đổi lòng, và biết không thể nào khuyên cha bỏ đạo, thì làm án xin xử tử cha. Án của cha như sau: "Tên Mai Ngũ là đạo trưởng đã theo tây dương đạo trưởng Giacôbê (Ðức Cha Leager) từ thuở nhỏ đến lớn, đã tin đạo Gia Tô cùng in đạo ấy vào lòng đến nỗi không còn hiểu được sự phải trái. Lại bởi tên ấy cứ một mực chấp mê cứng cổ bất khẳng quá khóa, bất tuân quốc pháp, thì chúng tôi đã luận cho nó phải trảm quyết cùng bêu đầu ba ngày để cho ai nấy phải sợ và đừng bắt chước nó nữa".

Cha Năm biết các quan làm sớ về triều rồi thì chắc chẳng bao lâu nữa mình sẽ phải xử, cho nên dọn mình chết rất kỹ càng. Cha xưng tội rất nhiều lần. Trong hơn một tháng, Cha Năm, ông Trùm Antôn Ðích và ông Lý Mỹ bị giam chung, cả ba đọc kinh tối sớm với nhau lớn tiếng mà chẳng ai nói chẳng ai cấm. Cũng vào thời ấy có hai ba cha thuộc địa phận Ðông cũng bị giam, các cha xưng tội với nhau.

Rõ rệt Thầy chí thánh không bỏ rơi các tông đồ và những người tin theo các tông đồ trong những cơn bách hại: “Khi bị nộp vào tay họ, chúng con đừng lo phải nói thế nào và nói gì, lúc đó sẽ dạy chúng con những điều phải nói. Vì thực ra không phải chúng con nói, nhưng là Thần Linh của Chúa Cha nói trong các con” (Mat 10:19-20). Các Quan nghe ba thánh nhất định không chối đạo và sẵn sàng chịu chết để tuyên xưng đức tin thì cho là dại dột. Các ông có biết đâu các ngài đã có mãnh lực, khôn ngoan từ Thiên Chúa. Nhờ vậy các ngài mới có thể tuyên xưng mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa, chính là tình yêu được diễn tả trong cuộc tử nạn trên thập giá để cứu chuộc trần gian quả là mầu nhiệm bao la vượt hẳn sự suy luận loài người. “Là vì cái điên rồ nơi Thiên Chúa còn khôn ngoan hơn cả sự khôn ngoan người đời, và cái yếu hèn nơi Thiên Chúa còn mạnh hơn cả sức lực phàm nhân” (I Cor 1:25).

5. Quyết định của vua quan tuyên bố xử trảm các Ngài cũng nói rõ rằng các Ngài phải chết vì đã tin theo đạo Gia Tô. Khi đến pháp trường, Cha Năm quỳ xuống cái chiếu mà ông Lý Thi con ông trùm Ðích đã trải sẵn. Ba đấng cầu nguyện một lúc. Sau đó quan giám sát dịch loa, truyền mọi người yên lặng. Quan truyền lịch: "Các người hãy đến để xử những tên theo ông Giêsu. Nếu ai còn dám theo tôn giáo này, thì hãy biết rằng lệnh vua sẽ xử trảm như những tên can phạm này". Sau đó một tên lính cầm thẻ đề tên Cha Năm mà rao cho mọi người nghe: "Tên Mai Ngũ này là đạo trưởng, quê Ðông Biên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đã theo đạo Gia Tô từ thuở còn bé. Lại bất khẳng bỏ đạo thì đức Hoàng Ðế truyền cho nó phải trảm quyết và bêu đầu ba ngày cho người ta xem thấy mà sợ cùng đừng bắt chước nó".

Sau khi đọc bản án từng người, quan truyền lệnh xử tử tù nhân. Ông Lý Mỹ xin quan xử Cha Năm và ông trùm Ðích trước. Quan ưng thuận lời xin của ông. Quan truyền xử Cha Năm trước rồi ông trùm Ðích sau. Lý hình chém một nhát thì đứt đầu ông.

Sau khi xử hai đấng, tên lý hình đòi ông Lý Mỹ năm quan tiền thì sẽ xử một nhát mát mẻ. Nhưng ông bảo rằng: "Năm quan tiền để làm phúc cho kẻ khó, chẳng có tiền cho chú mình đâu, muốn băm vằm thế nào thì mặc". Lý hình bực tức, chém một nhát trượt không đúng, chỉ đứt một miếng thịt nơi cằm, ông Lý Mỹ ngã xuống. Mãi đến nhát thứ năm mới đứt đầu.

Các ngài đang thực hiện lời thánh Phaolô Tông Đồ đã viết: “Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô tử nạn thập giá: Đức Kitô - trong mầu nhiệm Phục Sinh - đã minh chứng ngài là mãnh lực của Thiên Chúa, là khôn ngoan của Thiên Chúa” (I Cor 1: 23-24).

6. Các Ngài không chống đối, phản kháng, nhưng đã chấp nhận án chết vì đạo một cách vui vẻ. Ngày 12.08.1838, trên đường đi ra pháp trường Bảy Mẫu, ba thánh ca hát vui vẻ lắm. Dân chúng kéo đi xem rất đông. Hai ông quan giám sát cưỡi hai voi và hơn hai trăm quân lính kéo ra lối cửa Bắc đi trước, Cha Năm, ông trùm Ðích, ông Lý Mỹ mang gông mang xiềng đi sau. Lại có ba tên lính mang thẻ đã đề tên ba đấng đi trước các ngài. Rồi đến Cha Năm đi trước, ông trùm Ðích và ông Lý Mỹ theo sau. Thỉnh thoảng Cha Năm bảo người ta: "Này đạo trưởng đây, đến mà xem". Gặp những người quen, ngài chào từ giã vui vẻ: "Anh em nghỉ lại, tôi về quê trước, nhưng sau này chúng ta sẽ gặp nhau".

Khi đi chịu chết ông Lý Mỹ vui mừng, nhanh chân nhẹ bước đi trước, vừa đi vừa chào hỏi mọi người. Miệng ông hát kinh tạ ơn Ðức Chúa Trời, tay ông gõ nhịp cùng rung xiềng xích tỏ ra rất vui vẻ. Kẻ ngoại đạo thấy ông mặt mũi vui tươi hớn hở thì khen ông là người anh hùng can trường. Trên đường đi ông gặp ông cả Thâu là anh em họ, con chú bác. Ông Thâu nói với ông Mỹ: "Anh Lý hãy vững vàng nhé". Ông Mỹ thưa lại: "Anh hãy yên trí tôi chẳng có sợ đâu".

KẾT LUẬN

Cuộc tử đạo của 3 thánh : Thánh Linh Mục Năm, Thánh Trùm Đích và Thánh Lý Mỹ, dẫu ở những hoàn cảnh cá biệt riêng tư, đều có những nét chính yếu chung trong việc tử đạo mà ba vị cũng như tất cả 117 vị tử đạo khác đã lãnh nhận tại Việt Nam.

Tất cả các ngài đã bị theo dõi, bị tố cáo và bị bắt, bị nộp cho quan, vì là Công Giáo. Các ngài đã bị đánh đập giữa hội đường, bị điệu ra trước tòa quan quyền vì tin vào Chúa Kytô. Bi tra khảo, có lúc một vài vị lo sợ, muốn sờn lòng, khi nghĩ đến những hình khổ sẽ phải chịu. Nhưng rút cục, các đấng đều đã can đảm trả lời xưng đức tin một cách công khai và rõ rệt, để làm chứng rằng đạo Thiên Chúa là đạo thật. Quyết định của vua quan tuyên bố xử các thánh cũng nói rõ rằng các ngài phải chết vì đã tin theo đạo Gia Tô. Các ngài không chống đối, phản kháng, nhưng đã chấp nhận án chết vì đạo một cách vui vẻ.

Trở về Lộ Đức, « Mừng 25 năm tuyên phong các thánh Tử Đạo Việt Nam 1988-2013 - Sống Đức Tin theo gương tiền nhân », ôn lại lịch sử tử đạo của các thánh tiền nhân tử đạo Việt Nam, người tín hữu nào mà chẳng biết trân trọng hơn gia sản đức tin mà các bậc tiền nhân đã để lại. Biết đâu, nhờ đó, người tín hữu sẽ được các thánh tiền nhân phù trợ, được can đảm và sáng kiến hơn, hầu giữ vững và làm chứng cho Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh » [3]. Ngắm nhìn tấm gương kiên trung và oai hùng của các thánh Tử Đạo Việt Nam, lòng người tín hữu hôm nay không khỏi bồi hồi cảm kích, mà thì thầm : « Thật là một cuộc xưng đạo và tử đạo bi hùng và vinh quang » !

Đức Gioan Phaolô II đã nhận ra và đã chia sẻ : « Trước mặt chúng ta hôm nay, các vị Tử Đạo Việt Nam đóng vai trò những người đi gặt lúa cho Chúa, như đã ghi trong Thánh Vịnh:“Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. Lúc ra đi phải khóc than, vì công vất vả gieo hạt. Nhưng khi trở về, lòng thênh thanh phấn khởi, vì sẽ ôm nặng nhiều bông lúa” (Ca Vịnh 125, 126: 5-6). Lời duyền diệu trên đây nói lên ý nghĩa cuộc chứng nhân lịch sử nơi các vị Tử Đạo trong Giáo Hội Việt Nam. Trong vũng nước mắt của họ đã gieo xuống hạt giống ân sủng, để rồi trở thành vô số bông hoa đức Tin: “Hạt giống gieo xuống mà không mục đi thì chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu mục đi sẽ sinh nhiều bông lúa” (Gioan 12:24). Rồi lặp lại lời thánh Phaolô, Đức Giáo Hoàng đã khẳng định : « Chúng ta rao giảng Chúa Giêsu tử nạn thập giá » (I Cor 1:23).

Paris, ngày 27 tháng 07 năm 2013

Trần Văn Cảnh

Phụ chú :

(1). Đức Thánh Cha GIOAN PHAOLÔ II : Bài giảng trong ngày tuyên phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 19.6.1988, in

http://www.xuanha.net/TruyencacthanhTDVN-lephongthanh/5phongthanh-baigiangDTC.htm

(2). Vũ Thành : Dòng máu anh hùng, tập 2 ; Franklin : Phong trào Thanh Sinh Công tại Hoa Kỳ ; 1987 ; tr. 171-203.

(3). Phêrô Nguyễn Văn Nhơn : Thư mục vụ Năm Đức Tin của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ngày 11 tháng 10 năm 2012 ; Nguồn : http://www.hdgmvietnam.org/thu-muc-vu-nam-duc-tin-cua-hoi-dong-giam-muc-viet-nam/4314.116.3.aspx
 
Văn Hóa
Một tuần đã qua rồi... Người đã xa Rio de Janerio
Tuyết Mai
22:43 28/07/2013
Đó là một tuần lễ của Đức Giáo Hoàng Francisco đã quá bận rộn với những buổi họp mặt của mọi giới từ chính quyền cho đến phẩm trật của Giáo Hội và đến giáo dân Brazil; Thánh Lễ được cử hành; ngài đi thăm viếng vài nơi, và sau cùng là ngài đã gặp gỡ giới trẻ Brazil để cám ơn họ là những volunteers giữ trật tự, giúp ban tổ chức, và cố gắng cho mọi người được an toàn. Và là lẽ đương nhiên ngài đã cám ơn tất cả mọi người hiện diện, đã làm cho ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới gặt hái được mọi thành quả tốt đẹp trong suốt tuần lễ ngài ở đó.

Nhưng trước nhất hết thảy chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa Đấng nhân lành vô cùng đã thương yêu con cái của Người, đã đổ xuống cho vài cơn mưa hồng ân, tuy có làm gián đoạn, có thay đổi nơi tổ chức, và có đình trệ giờ giấc chút đỉnh nhưng sau đó thì mọi sự đều trở lại và trở nên tốt đẹp hơn. Nhất là buổi Thánh Lễ của sáng ngày hôm nay là 28 tháng 7 đã diễn ra cách tốt đẹp, hoàn hảo, sốt sắng, và thật đi vào lòng người của cả thế giới trước đại ống kiếng chiếu trực tiếp trên màn ảnh của TV. Qua Đức Giáo Hoàng Francisco ngài đã đem thế giới gần lại với nhau để cùng hỗ trợ nhau trong đời sống Đức Tin, hướng mọi người đến gần với Đấng tốt lành, thánh thiện, và nhân từ nhất là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.

Không nói nhưng cả nước Brazil toàn thể dân của họ đã rất hãnh diện với thế giới vì có mời được Đức Giáo Hoàng Francisco đến quê hương rất yêu dấu của họ, được nhận phép lành từ tay của ĐGH Francisco là người đại diện của Chúa và chúc phúc trên toàn dân nước của họ. Điều mà chúng ta cần phải cảm tạ Thiên Chúa của chúng ta đó là đã ban cho thời buổi văn minh tân tiến của ngày nay thật hiện đại, nên không ai mà thiếu theo dõi từng bước đi của Đức Thánh Cha Francisco trên phần đất Rio.

Cả thế giới không ai con cái Chúa lại không khỏi hãnh diện quá đi chứ khi nhìn thấy cả rừng người đứng chen chúc với nhau, chạy theo mà chào đón ngài Francisco cách nồng nhiệt, phấn khởi, tung hô dơ cao lá cờ của quốc gia riêng của mình mà trên thế giới không có một vị vua nào, hay một tổng thống nào lại có được tầm cỡ người đông đảo đón tiếp ngài cách trông đợi và tưng bừng như thế!.

Những banner chào mừng ngài phất phơ tung bay trước gió cũng đủ làm cho cả triệu triệu con tim vui mừng trong sụt xùi vì súc động mạnh. Nhưng sau những sầm uất, ồn ào, náo nhiệt, tưng bừng đó thì cũng phải đến giờ chia tay, ly biệt thưa có phải? Nhưng tất cả những lời ngài giáo huấn, những nụ cười nồng ấm đầy yêu thương, những cái hôn trao tặng cho con cái của ngài đầy chất ngất tình người, đã để lại biết bao kỷ niệm rất thân thương trong lòng mọi người.

Chúng con toàn thể con cái Chúa trên khắp thế giới, chúc Đức Thánh Cha Francisco được thượng lộ bình an, luôn được Chúa gìn giữ xác hồn, và nâng đỡ ngài trong mọi nơi mọi lúc, vì ngài là vị đại diện Chúa Giêsu ở thời đại chúng con của ngày hôm nay. Dư âm ấy và ấn tượng tốt đẹp thánh thiện ấy đã để lại trong lòng của dân Brazil thật khó mà quên cách nhanh chóng cho được. Đức Thánh Cha Francisco đã để lại cho dân nước Brazil một cây đuốc to sáng sẽ cháy luôn mãi và sẽ không bao giờ bị tắt lịm trong lòng người.

Bởi có ai đi đốt đuốc (ánh sáng Đức Tin) cho sáng rồi thì đi tắt nó đi bao giờ??. Vì ánh đuốc sáng ấy đã được đốt cháy lên cho những cây đuốc nhỏ là những thành phần của chính phủ, thành phần của Giáo Hội, tất cả giáo dân con Chúa. Chúng con hết thảy mọi dân nước trên toàn cầu, cảm tạ Thiên Chúa Đấng tối cao đã ban cho hết thảy chúng con cùng có được hạnh phúc tuyệt đối mà papa Francisco đã đem đến cho toàn thể anh chị em nhân loại của chúng con, được tổ chức và kết thúc cách toàn mỹ tại Rio, Brazil. Amen.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ve Sầu Ngày Nắng Hạ
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:33 28/07/2013
VE SẦU NGÀY NẮNG HẠ
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
(Trích thơ của Trần Quốc Minh)