Phụng Vụ - Mục Vụ
Hướng Thiên
Lm Vũđình Tường
05:50 27/07/2017
Chọn lối sống hướng thiên hay hướng địa là chọn khuôn mẫu cho cuộc sống. Chọn lựa này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại hay tương lai mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống trường sinh. Phúc Âm đưa ra nhiều dụ ngôn về cuộc sống trường sinh, tất cả đều bắt đầu bằng hình ảnh cụ thể trong cuộc sống. Dụ ngôn người gieo giống nói về lượng từ bi của chủ vườn, không nhổ cỏ dại ngay sợ bị ảnh hưởng đến hạt giống, mà đợi cho đến lúc thu hoạch mới thu thóc lúa vào kho và cỏ dại bị thiêu huỷ bởi lửa. Dụ ngôn trộn bột chung với men cho biết sự kiên nhẫn mong đợi trong hy vọng chờ cho men dậy bột. Dụ ngôn hạt cải nói lên tương quan, hữu dụng trong cuộc sống, cải là hạt bé nhỏ trở thành nơi che mát cho chim trời. Dụ ngôn người tìm được viên ngọc quí nói lên chọn lựa khôn ngoan của người mua ngọc, ông ta đánh đổi toàn thể tài sản để mua viên ngọc. Dụ ngôn người đánh cá đề cao hy vọng bởi rất khó định trước ình trạng sông biển, có khi đi về không. Hy vọng có cá và cá tốt. Tất cả các dụ ngôn đều có điểm chung liên quan đến thời gian, kiên tâm làm việc trong hy vọng. Bởi có làm việc nên có hy vọng. Hy vọng gặt hái thành quả tốt đẹp. Người nông dân mong thu hoạch mùa lúa tốt, người làm bánh mong đước cái bánh tốt, theơm ngon, và người chài lưới mong bắt mẻ cá lớn. Bởi có lao nhọc nên không hy vọng hão, mơ màng mà hy vọng của tâm sức.
Chọn lối sống hướng thiên là chọn điều tốt nhất, không phải chỉ tốt mà là tốt nhất, trọn hảo. Chọn điều trọn hảo là chọn đặt í trời lên trên í cá nhân. Đối với Kitô hữu í trời chính là í Chúa- í Chúa Trời. Chọn í Chúa là chọn hướng thiên, hướng về thiên quốc, sống cuộc sống trần thế nhưng tâm hồn hướng về cuộc sống trên trời. Chọn sống theo í Chúa là chọn cách sống làm đẹp lòng Chúa. Làm đẹp lòng Chúa cả trên trời lẫn nơi trần thế. Chọn theo kinh Lậy Cha cho í Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Các tông đồ đã chọn lối sống hướng thiên khi các ông nghe tiếng Đức Kitô mời gọi các ông đã bỏ thuyền, bỏ chài, bỏ cha và đồng nghiệp bước đi theo Đức Kitô. Mt. 4, 18-22.
Chọn hướng thiên là để cuộc đời được hướng dẫn bởi giáo huấn của Đức Kitô, Đấng đến từ trời cao. Loại bỏ lối sống cũ để sống theo lối sống mới; sống tin theo Đức Kitô; sống thực hành lời Chúa dậy, mến Chúa yêu người; sống thuộc về Chúa; đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô.
Sau khi gieo hạt người chủ ruộng kiên nhẫn chờ đến mùa lúa chín mới phân chia lúa cho vào kho, còn cỏ dại đốt đi trong lửa. Dân chài lưới lựa cá tốt và bỏ cá xấu. Viên ngọc quí cần phải mài dũa cho bóng láng mới làm bật giá trị thật của nó. Muốn đánh bóng ngọc quí cần dụng cụ và kĩ thuật cũng như kiên tâm mới có được viên ngọc quí. Như thế cuộc sống trần thế luôn có giới hạn về thời gian. Đến một ngày nào đó sẽ có sự phân chia, có đón nhận và từ bỏ. Cuộc sống trần thế của con người cũng có giới hạn. Một ngày nào đó đời sống trần gian sẽ kết thúc và ai chọn cuộc sống thiên quốc sẽ được đón nhận vào thiên quốc. Ai chọn cuộc sống trần gian sẽ đi vào lịch sử trần gian bởi chính họ tự nguyện chọn lối sống đó.
Các học giả Kinh Thánh thường dùng hình ảnh chài lưới để nói về Giáo Hội Chúa nơi trần thế. Hình ảnh này gắn liền với lời mời gọi đi theo Đức Kitô để trở thành kẻ chài lưới người ta. Giáo Hội Chúa nơi trần thế gồm người lành , kẻ dữ sống chung, cùng thờ phượng chung, chung sống xóm làng nhưng có cuộc sống khác nhau, niềm tin khác nhau và đưa đến kết quả cuối đời khác nhau. Tất cả đều là tội nhân nhưng người lành thánh là người nhận biết mình tội lỗi và xin ơn Chúa thanh tẩy, nhận ân sủng Chúa để cố gắng sống tốt hơn, lành thánh hơn. Họ trở thành tông đồ của Đức Kitô, sống cho Chúa và đặt í Chúa trên í riêng. Họ nhận biết mọi sự họ có đều thuộc về Chúa, do Chúa ban và sống tâm tình tạ ơn, cảm mến. Họ không sống riêng cho cá nhân mình nhưng nhận biết mọi người đều là con cái Chúa, mang hình ảnh Đức Kitô trong người nên họ học yêu mến, thương yêu, tha thứ và nâng đỡ mọi người. Họ cũng nhận biết sau cuộc đời này sẽ đi về với Đấng tạo dựng nên họ nên họ chuẩn bị cho ngày tái ngộ nơi Thiên quốc. Hãy xin ơn khôn ngoan biết chọn lựa cuộc sống hướng thiên để được cùng về trời với Con Chúa là Đức Kitô.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Chọn lối sống hướng thiên là chọn điều tốt nhất, không phải chỉ tốt mà là tốt nhất, trọn hảo. Chọn điều trọn hảo là chọn đặt í trời lên trên í cá nhân. Đối với Kitô hữu í trời chính là í Chúa- í Chúa Trời. Chọn í Chúa là chọn hướng thiên, hướng về thiên quốc, sống cuộc sống trần thế nhưng tâm hồn hướng về cuộc sống trên trời. Chọn sống theo í Chúa là chọn cách sống làm đẹp lòng Chúa. Làm đẹp lòng Chúa cả trên trời lẫn nơi trần thế. Chọn theo kinh Lậy Cha cho í Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Các tông đồ đã chọn lối sống hướng thiên khi các ông nghe tiếng Đức Kitô mời gọi các ông đã bỏ thuyền, bỏ chài, bỏ cha và đồng nghiệp bước đi theo Đức Kitô. Mt. 4, 18-22.
Chọn hướng thiên là để cuộc đời được hướng dẫn bởi giáo huấn của Đức Kitô, Đấng đến từ trời cao. Loại bỏ lối sống cũ để sống theo lối sống mới; sống tin theo Đức Kitô; sống thực hành lời Chúa dậy, mến Chúa yêu người; sống thuộc về Chúa; đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô.
Sau khi gieo hạt người chủ ruộng kiên nhẫn chờ đến mùa lúa chín mới phân chia lúa cho vào kho, còn cỏ dại đốt đi trong lửa. Dân chài lưới lựa cá tốt và bỏ cá xấu. Viên ngọc quí cần phải mài dũa cho bóng láng mới làm bật giá trị thật của nó. Muốn đánh bóng ngọc quí cần dụng cụ và kĩ thuật cũng như kiên tâm mới có được viên ngọc quí. Như thế cuộc sống trần thế luôn có giới hạn về thời gian. Đến một ngày nào đó sẽ có sự phân chia, có đón nhận và từ bỏ. Cuộc sống trần thế của con người cũng có giới hạn. Một ngày nào đó đời sống trần gian sẽ kết thúc và ai chọn cuộc sống thiên quốc sẽ được đón nhận vào thiên quốc. Ai chọn cuộc sống trần gian sẽ đi vào lịch sử trần gian bởi chính họ tự nguyện chọn lối sống đó.
Các học giả Kinh Thánh thường dùng hình ảnh chài lưới để nói về Giáo Hội Chúa nơi trần thế. Hình ảnh này gắn liền với lời mời gọi đi theo Đức Kitô để trở thành kẻ chài lưới người ta. Giáo Hội Chúa nơi trần thế gồm người lành , kẻ dữ sống chung, cùng thờ phượng chung, chung sống xóm làng nhưng có cuộc sống khác nhau, niềm tin khác nhau và đưa đến kết quả cuối đời khác nhau. Tất cả đều là tội nhân nhưng người lành thánh là người nhận biết mình tội lỗi và xin ơn Chúa thanh tẩy, nhận ân sủng Chúa để cố gắng sống tốt hơn, lành thánh hơn. Họ trở thành tông đồ của Đức Kitô, sống cho Chúa và đặt í Chúa trên í riêng. Họ nhận biết mọi sự họ có đều thuộc về Chúa, do Chúa ban và sống tâm tình tạ ơn, cảm mến. Họ không sống riêng cho cá nhân mình nhưng nhận biết mọi người đều là con cái Chúa, mang hình ảnh Đức Kitô trong người nên họ học yêu mến, thương yêu, tha thứ và nâng đỡ mọi người. Họ cũng nhận biết sau cuộc đời này sẽ đi về với Đấng tạo dựng nên họ nên họ chuẩn bị cho ngày tái ngộ nơi Thiên quốc. Hãy xin ơn khôn ngoan biết chọn lựa cuộc sống hướng thiên để được cùng về trời với Con Chúa là Đức Kitô.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Để được khôn ngoan
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:56 27/07/2017
ĐỂ ĐƯỢC KHÔN NGOAN
(Chúa Nhật XVII TN A)
Theo truyền thống Kitô giáo, dựa vào sách tiên tri Isaia 11,1-2, thì một trong bảy ơn của Chúa Thánh Thần và cũng là ơn đầu tiên đó là ơn khôn ngoan. Để trình bày sự phát triển cách sung mãn của Đấng Cứu Độ, thánh sử Luca ghi: “Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2,52). Khôn ngoan là một trong những nhân đức đáng kính, đáng trọng, vì người khôn ngoan là người biết hành xử như là tạo vật trỗi vượt trên các loài tạo vật hữu hình.
Khôn ngoan là nhân đức giúp ta biết phân biệt phải trái, đúng sai, tốt xấu, thiệt hơn… Người khôn ngoan còn biết phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là hệ quả, cái gì là bản chất, cái gì là hiện tượng, điều gì là nhất thời, chóng qua và điều gì là vạn đại thường tồn … Salômon, một vị vua nổi danh là khôn ngoan khó có ai bì vì ngài đã biết xin Thiên Chúa ơn ấy, khi kế nghiệp vương đế của vua cha. “Xin ban cho tôi tớ Chúa đây, một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái”. Điều Salômon xin làm đẹp lòng Thiên Chúa nên Người đã “ban cho ông một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ông, chẳng một ai sánh bằng, và sau ông, cũng chẳng có ai bì kịp” (1V 3, 12).
Người khôn ngoan là người không chỉ biết phân biệt mà còn biết chọn lựa. Dĩ nhiên đã là khôn ngoan thì phải biết chọn điều tốt thay vì điều xấu, chọn điều đúng thay vì điều sai, chọn cái tốt hơn thay vì cái tốt kém…Không một sự chọn lựa nào mà không phải trả giá. Đã chọn điều này thì phải chấp nhận bỏ điều kia. Câu ngạn ngữ “chọn lựa là hy sinh” một cách nào đó diễn tả quy luật này.
Qua hai dụ ngôn về Nước Trời như kho báu chôn giấu trong ruộng, như viên ngọc quý mà Chúa Giêsu kể thì người phát hiện đều sẵn sàng “bán đi tất cả những gì mình có” để mua cho được thuở ruộng hay mua cho được viên ngọc quý. Bán đi một để được lợi gấp trăm, gấp nghìn lần là chuyện khỏi phải bàn, nếu ta có chút trí khôn suy xét hay có chút khôn ngoan để phân biệt. Những lợi lộc trần thế này thì hầu như ai cũng có thể cảm nhận vì nó cụ thể và thực tế trước mắt. Còn hạnh phúc Nước Trời thì sao đây? Làm sao ta có thể được như thánh Phaolô tông đồ là “chấp nhận mọi thua thiệt trước một mối lợi to lớn là được biết Chúa Kitô?” hoặc có được chút xác tín “Chúa là gia nghiệp của con, vì ngoài Chúa ra đâu là hạnh phúc”. Đây là một sự thật mà ta chỉ có thể nhận biết nhờ đức tin.
TIN LÀ MỘT CÁCH THẾ KHÔN NGOAN
Để được khôn ngoan đích thực thì cần phải có đức tin. Có thể nói theo phương diện hiểu biết, thì tin là nhìn nhận mọi sự theo cái nhìn của Thiên Chúa. Dù rằng đức tin trước hết là ơn Chúa ban, tuy nhiên phần phía con người cũng cần có sự đáp trả. Có nhiều cách thế đáp trả trước ân ban của Thiên Chúa, nhưng một trong những cách thế gần gũi và thiết thực đó là tiếp cận với Lời Chúa qua Thánh Kinh. Càng đọc Thánh Kinh, càng nghiền ngẫm và gẫm suy Kinh Thánh thì ta càng có cái nhìn như Chúa nhìn, càng có lối nghĩ suy như Chúa suy nghĩ, càng có tâm tình như tấm lòng của Thiên Chúa.
Lời đáp ca mà Hội Thánh dọn cho ta trong Thánh lễ Chúa Nhật này như là thái độ cần có của Kitô hữu để được khôn ngoan đích thực. “Luật pháp Ngài, Lạy Chúa, con yêu chuộng biết bao. Con coi trọng luật Chúa truyền ban hơn vàng muôn bạc triệu. Vì luật Chúa làm con vui sướng thỏa thuê. Thánh ý Chúa kỳ diệu lắm thay. Giải thích Lời Ngài là đem lại ánh sáng cho kẻ đơn sơ thông hiểu”.
Cần biết liều một chút. Dẫu sao đi nữa, đã nói là tin thì chọn điều mà mắt không hề thấy, đúng hơn là chưa thấy rõ tận tường, đo đó cần có một chút liều. Yếu tố liều là yếu tố không thể thiếu trong niềm tin. Tuy nhiên cái sự liều của chúng ta không là vô căn cớ hay là phi lý. Pascal, một tư tuởng gia lỗi lạc đã làm một thách đố với người không tin và ông đã chỉ ra kết quả là người tin chỉ có hòa và thắng chứ không hề thua. “Tôi tin có Chúa và nhận Người làm gia nghiệp, còn anh không tin. Nếu không có Người thì tôi và anh, kẻ tin, người không tin, vẫn hòa nhau, còn nếu thực sự có Người hiện hữu thì tôi lãi lớn”. Cái sự được gọi là cá cược của Pascal tuy có vẻ hấp dẫn nhưng vẫn chưa mang tính thuyết phục, vì vẫn chưa làm nổi bật sự cao trọng và quý giá của Nước Trời. Để có thể cảm nhận hay nói theo ngôn từ nhà Phật là ngộ ra sự vô giá của hạnh phúc Nước Trời, thiết tưởng chúng ta cần noi gương vua Salômon: Xin cho con có được một tâm hồn biết lắng nghe.
BIẾT LẮNG NGHE: MỘT THÁI ĐỘ TẤT YẾU CỦA NGƯỜI TIN.
Về mặt tiêu cực: nhận ra sự hữu hạn và chóng qua của những điều được cho là tốt là đẹp ở đời này. Với một tâm hồn biết lắng nghe tức là biết thức tỉnh thì ta sẽ có thể nhận ra sự mong manh, bất toàn của các thiện hảo đời này. Sắc đẹp không qua khỏi làn da và cũng chẳng thoát được sự tàn phá của thời gian. Tiền bạc có thể mua được người tình mà chẳng có thể mua được tình yêu, có thể mua được thuốc tốt nhưng chẳng thể mua được sức khỏe, có thể mua được chiếc giường son, chăn ấm mà không thể mua được giấc ngủ ngon…Hơn nữa, không ai có thể mang của tiền theo mình xuống nấm mộ. Danh vọng hay quyền lực có thể làm cho cái tôi của mình phình rộng ra nhưng không thể làm cho nhân cách của mình lớn lên. Quyền cao chức trọng thì có thể sai bảo được nhiều người nhưng rồi chính bản thân lại không thể tự mình đi xuống huyệt lạnh. Phù vân trên mọi phù vân, tất cả đều là phù vân.
Về mặt tích cực: nhận ra sự vô biên, hằng hữu, tuyệt hảo của Đấng dựng nên ta từ hư vô. Với một tâm hồn biết lắng nghe, đặc biệt bằng sự cầu nguyện, ta sẽ nhận ra rằng ta không tự mua lấy sự sống đời này. Không một ai phải trả một cái giá nào để làm người, để chào đời. Không một ai tự chọn cho mình hoàn cảnh làm người, môi trường chào đời, thời gian lịch sử làm người… Nhờ sự cầu nguyện, nhờ kết hiệp với Đấng là căn nguyên và cứu cánh đời ta thì ta sẽ cảm nghiệm và nhận ra đâu là hạnh phúc vĩnh cửu.
Các nhà thông thái, các triết gia rất có khả năng nhận ra tính phù du của tạo vật bằng sự phản tỉnh, nhưng chính các bậc thánh nhân mới là những người khám phá kho tàng vô giá của Nước Trời bằng đời sống cầu nguyện. Khi sinh thời Chúa Giêsu thường khuyên dạy các môn sinh và dân chúng là hãy biết tỉnh thức và cầu nguyện luôn (x.Mt 26,41).
Sự khôn ngoan không phải là nhân đức ta có được một lần cho cả đời nhưng là nhân đức ta cần chuyên chăm đón nhận và tập luyện cả đời. Khôn ba năm mà có thể khờ dại vỏn vẹn trong một giờ. Cuộc đời của vua Salômon là một đan cử điển hình. Về cuối đời vua Salômon đã chiều theo các bà vợ mà đánh mất sự khôn ngoan của một thời. Để được khôn ngoan, để biết chọn điều tốt nhất với bất cứ giá nào, cho dù phải bán đi tất cả những gì mình có, chắc chắn cần có niềm tin, một niềm tin dựa trên nền tảng Lời Chúa cùng với sự chuyên chăm tỉnh thức và cầu nguyện liên lỉ, không ngừng.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XVII TN A)
Theo truyền thống Kitô giáo, dựa vào sách tiên tri Isaia 11,1-2, thì một trong bảy ơn của Chúa Thánh Thần và cũng là ơn đầu tiên đó là ơn khôn ngoan. Để trình bày sự phát triển cách sung mãn của Đấng Cứu Độ, thánh sử Luca ghi: “Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2,52). Khôn ngoan là một trong những nhân đức đáng kính, đáng trọng, vì người khôn ngoan là người biết hành xử như là tạo vật trỗi vượt trên các loài tạo vật hữu hình.
Khôn ngoan là nhân đức giúp ta biết phân biệt phải trái, đúng sai, tốt xấu, thiệt hơn… Người khôn ngoan còn biết phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là hệ quả, cái gì là bản chất, cái gì là hiện tượng, điều gì là nhất thời, chóng qua và điều gì là vạn đại thường tồn … Salômon, một vị vua nổi danh là khôn ngoan khó có ai bì vì ngài đã biết xin Thiên Chúa ơn ấy, khi kế nghiệp vương đế của vua cha. “Xin ban cho tôi tớ Chúa đây, một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái”. Điều Salômon xin làm đẹp lòng Thiên Chúa nên Người đã “ban cho ông một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ông, chẳng một ai sánh bằng, và sau ông, cũng chẳng có ai bì kịp” (1V 3, 12).
Người khôn ngoan là người không chỉ biết phân biệt mà còn biết chọn lựa. Dĩ nhiên đã là khôn ngoan thì phải biết chọn điều tốt thay vì điều xấu, chọn điều đúng thay vì điều sai, chọn cái tốt hơn thay vì cái tốt kém…Không một sự chọn lựa nào mà không phải trả giá. Đã chọn điều này thì phải chấp nhận bỏ điều kia. Câu ngạn ngữ “chọn lựa là hy sinh” một cách nào đó diễn tả quy luật này.
Qua hai dụ ngôn về Nước Trời như kho báu chôn giấu trong ruộng, như viên ngọc quý mà Chúa Giêsu kể thì người phát hiện đều sẵn sàng “bán đi tất cả những gì mình có” để mua cho được thuở ruộng hay mua cho được viên ngọc quý. Bán đi một để được lợi gấp trăm, gấp nghìn lần là chuyện khỏi phải bàn, nếu ta có chút trí khôn suy xét hay có chút khôn ngoan để phân biệt. Những lợi lộc trần thế này thì hầu như ai cũng có thể cảm nhận vì nó cụ thể và thực tế trước mắt. Còn hạnh phúc Nước Trời thì sao đây? Làm sao ta có thể được như thánh Phaolô tông đồ là “chấp nhận mọi thua thiệt trước một mối lợi to lớn là được biết Chúa Kitô?” hoặc có được chút xác tín “Chúa là gia nghiệp của con, vì ngoài Chúa ra đâu là hạnh phúc”. Đây là một sự thật mà ta chỉ có thể nhận biết nhờ đức tin.
TIN LÀ MỘT CÁCH THẾ KHÔN NGOAN
Để được khôn ngoan đích thực thì cần phải có đức tin. Có thể nói theo phương diện hiểu biết, thì tin là nhìn nhận mọi sự theo cái nhìn của Thiên Chúa. Dù rằng đức tin trước hết là ơn Chúa ban, tuy nhiên phần phía con người cũng cần có sự đáp trả. Có nhiều cách thế đáp trả trước ân ban của Thiên Chúa, nhưng một trong những cách thế gần gũi và thiết thực đó là tiếp cận với Lời Chúa qua Thánh Kinh. Càng đọc Thánh Kinh, càng nghiền ngẫm và gẫm suy Kinh Thánh thì ta càng có cái nhìn như Chúa nhìn, càng có lối nghĩ suy như Chúa suy nghĩ, càng có tâm tình như tấm lòng của Thiên Chúa.
Lời đáp ca mà Hội Thánh dọn cho ta trong Thánh lễ Chúa Nhật này như là thái độ cần có của Kitô hữu để được khôn ngoan đích thực. “Luật pháp Ngài, Lạy Chúa, con yêu chuộng biết bao. Con coi trọng luật Chúa truyền ban hơn vàng muôn bạc triệu. Vì luật Chúa làm con vui sướng thỏa thuê. Thánh ý Chúa kỳ diệu lắm thay. Giải thích Lời Ngài là đem lại ánh sáng cho kẻ đơn sơ thông hiểu”.
Cần biết liều một chút. Dẫu sao đi nữa, đã nói là tin thì chọn điều mà mắt không hề thấy, đúng hơn là chưa thấy rõ tận tường, đo đó cần có một chút liều. Yếu tố liều là yếu tố không thể thiếu trong niềm tin. Tuy nhiên cái sự liều của chúng ta không là vô căn cớ hay là phi lý. Pascal, một tư tuởng gia lỗi lạc đã làm một thách đố với người không tin và ông đã chỉ ra kết quả là người tin chỉ có hòa và thắng chứ không hề thua. “Tôi tin có Chúa và nhận Người làm gia nghiệp, còn anh không tin. Nếu không có Người thì tôi và anh, kẻ tin, người không tin, vẫn hòa nhau, còn nếu thực sự có Người hiện hữu thì tôi lãi lớn”. Cái sự được gọi là cá cược của Pascal tuy có vẻ hấp dẫn nhưng vẫn chưa mang tính thuyết phục, vì vẫn chưa làm nổi bật sự cao trọng và quý giá của Nước Trời. Để có thể cảm nhận hay nói theo ngôn từ nhà Phật là ngộ ra sự vô giá của hạnh phúc Nước Trời, thiết tưởng chúng ta cần noi gương vua Salômon: Xin cho con có được một tâm hồn biết lắng nghe.
BIẾT LẮNG NGHE: MỘT THÁI ĐỘ TẤT YẾU CỦA NGƯỜI TIN.
Về mặt tiêu cực: nhận ra sự hữu hạn và chóng qua của những điều được cho là tốt là đẹp ở đời này. Với một tâm hồn biết lắng nghe tức là biết thức tỉnh thì ta sẽ có thể nhận ra sự mong manh, bất toàn của các thiện hảo đời này. Sắc đẹp không qua khỏi làn da và cũng chẳng thoát được sự tàn phá của thời gian. Tiền bạc có thể mua được người tình mà chẳng có thể mua được tình yêu, có thể mua được thuốc tốt nhưng chẳng thể mua được sức khỏe, có thể mua được chiếc giường son, chăn ấm mà không thể mua được giấc ngủ ngon…Hơn nữa, không ai có thể mang của tiền theo mình xuống nấm mộ. Danh vọng hay quyền lực có thể làm cho cái tôi của mình phình rộng ra nhưng không thể làm cho nhân cách của mình lớn lên. Quyền cao chức trọng thì có thể sai bảo được nhiều người nhưng rồi chính bản thân lại không thể tự mình đi xuống huyệt lạnh. Phù vân trên mọi phù vân, tất cả đều là phù vân.
Về mặt tích cực: nhận ra sự vô biên, hằng hữu, tuyệt hảo của Đấng dựng nên ta từ hư vô. Với một tâm hồn biết lắng nghe, đặc biệt bằng sự cầu nguyện, ta sẽ nhận ra rằng ta không tự mua lấy sự sống đời này. Không một ai phải trả một cái giá nào để làm người, để chào đời. Không một ai tự chọn cho mình hoàn cảnh làm người, môi trường chào đời, thời gian lịch sử làm người… Nhờ sự cầu nguyện, nhờ kết hiệp với Đấng là căn nguyên và cứu cánh đời ta thì ta sẽ cảm nghiệm và nhận ra đâu là hạnh phúc vĩnh cửu.
Các nhà thông thái, các triết gia rất có khả năng nhận ra tính phù du của tạo vật bằng sự phản tỉnh, nhưng chính các bậc thánh nhân mới là những người khám phá kho tàng vô giá của Nước Trời bằng đời sống cầu nguyện. Khi sinh thời Chúa Giêsu thường khuyên dạy các môn sinh và dân chúng là hãy biết tỉnh thức và cầu nguyện luôn (x.Mt 26,41).
Sự khôn ngoan không phải là nhân đức ta có được một lần cho cả đời nhưng là nhân đức ta cần chuyên chăm đón nhận và tập luyện cả đời. Khôn ba năm mà có thể khờ dại vỏn vẹn trong một giờ. Cuộc đời của vua Salômon là một đan cử điển hình. Về cuối đời vua Salômon đã chiều theo các bà vợ mà đánh mất sự khôn ngoan của một thời. Để được khôn ngoan, để biết chọn điều tốt nhất với bất cứ giá nào, cho dù phải bán đi tất cả những gì mình có, chắc chắn cần có niềm tin, một niềm tin dựa trên nền tảng Lời Chúa cùng với sự chuyên chăm tỉnh thức và cầu nguyện liên lỉ, không ngừng.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật XVII Thường Niên - A
Lm. Jude Siciliano, OP
17:45 27/07/2017
Chúa Nhật XVII Thường Niên - A
1các Vua 3: 5, 7-12; Tv. 118; Rôma 8: 28-30;Mátthêu 13: 44-52
Bạn đã bao giờ kể chuyện cổ tích cho thiếu nhi chưa? Quay lại một câu chuyện: Về một ông giàu có góa vợ, có một người con gái. Ông ta cưới một bà vợ sang trọng có hai người con gái không mấy tử tế. Chúng nó thường quấy rầy Cinderella (Cô bé lọ lem) con ông cha ghẻ. Nhưng nhờ có một bà Tiên làm mẹ đỡ đầu; đã thay đổi Cô bé lọ lem để cô ta có thể đi dự buổi dạ hội trong triều vua. Trong buổi dạ hội đó có một hoàng tử trông thấy Cô bé lọ lem. hoàng tử đem lòng yêu Cô Cinderella. Nhưng bà mẹ đỡ đầu đã bảo là Cinderella phải ra về đúng 12 giờ khuya. Đến giờ ra về, Cô ta vội vả rời bữa tiệc và làm rớt lại một chiếc giảy thuỷ tinh. Hoàng tử lấy được chiếc giày và đi tìm Cô ta khắp cùng nước vua cha cai trị. Hoàng tử vào nhà Cô Cinderella. Hai người con gái trong nhà thử chiếc giày nhưng không vừa. Đó đúng là chiếc giày của Cinderella. Hoàng tử tìm được người yêu. Rồi có đám cưới linh đình trong triều vua và câu chuyên kết thúc rất hạnh phúc. Đó có phải là điều chúng ta mong đợi ở những câu chuyện cổ tích chăng? Một thường dân được đưa tới cung điện vua và lên ngai. Kết thúc hạnh phúc phải không?
Với các dụ ngôn không có câu chuyện như thế. Câu chuyện trong dụ ngôn thay đổi và làm chúng ta ngạc nhiên. Đó là cách Chúa Giêsu giải thích cho chúng ta về Thiên Chúa và cách thức thông thường của Ngài. Trong phúc âm, thánh Mátthêu thường có câu mở đầu trước dụ ngôn là Chúa Giêsu nói "Triều Đại Thiên Chúa là như...". Trong những câu chuyện tầm thường và chán nản này, Chúa Giêsu miêu tả Thiên Chúa ở với chúng ta và hành động ở giũa chúng ta như thế nào. Triều Đại Thiên Chúa rất lạ lùng và xãy ra một cách bất ngờ mà bạn không thể biết trước được để định nghĩa hay miêu tả. Vì thế khi nói câu chuyện về Triều Đại Thiên Chúa, Ngài khuyến khích chúng ta dùng trí tưởng tượng để nghĩ đến những kết thúc có thể xãy ra.
Có thể các môn đệ hơi chán nản khi nghe các dụ ngôn của Chúa Giêsu. Các ông mong đợi vinh quang và thành đạt lớn lao. Các vua chúa thắng trận, đạo binh oai hùng và các lãnh đạo lật đổ uy quyền áp bức hiện diện ở đâu trong các câu chuyện do Chúa Giêsu kể? Quyền uy ở đâu và sự lạ lùng ở đâu? Đó có phải là những điều chúng ta cũng muốn nghe khi chúng ta nghĩ đến việc Thiên Chúa hành động trong thế gian này phải không? như: quyền uy, thắng lợi và vinh quang phải không? Nhưng, trong các dụ ngôn Chúa Giêsu muốn chúng ta nhìn về Thiên Chúa ở trong đời sống chúng ta một cách khác và lạ lùng vì Ngài nói "Triều Đại Nước Trời ở giữa anh em" Dụ ngôn có thể mở mắt chúng ta và mở tai chúng ta để chúng ta trông thấy và biết đường lối Thiên Chúa đầy bất ngờ nhưng không lạ trong cuộc sống.
Nói một cách khác, khi Chúa Giêsu nói đến Triều Đại, Ngài không nói đến đời sau. Như có câu nói "Triều Đại Nước Trời không ở đây, hay không ở một chỗ nào" Đó phải chăng là những điều Chúa Giêsu dạy trong kinh Lạy Cha "xin cho Triều Đại Cha mau đến". Chính đó là hành vi của Thiên Chúa hiện diện trong thời gian và nơi chốn của chúng ta. Chúng ta, người kitô hữu, tin vào mầu nhiệm nhập thể, một mầu nhiệm về sự kết hợp giữa thiên tính với phàm nhân tính trong con người Chúa Giêsu. Thiên Chúa đã làm người, và như thánh Gioan nói "ở giữa chúng ta". Vì thế, Chúa Giêsu kể dụ ngôn là những thí dụ tầm thường nhắc chúng ta làm sao tìm gặp Thiên Chúa ở đâu, lúc nào, giữa đời sống chúng ta. Các dụ ngôn của Chúa Giêsu là những câu chuyện gần gủi chúng ta như dụ ngôn hôm nay: một người vào một thửa ruộng, một thương gia buôn ngọc báu, người ngư phủ đánh cá được đầy cả lưới. Những hình ảnh đó không hề nói về mây trên trời tản ra để ánh sáng mặt trời chiếu xuống gương mặt Chúa Giêsu trong khi Ngài nói với đám đông dân chúng, và chửa lành bệnh nhân.
Chúa Giêsu không phải là người đầu tiên nói về kho báu chôn giấu trong ruộng. Trong những câu chuyện theo truyền thống Do thái, thì một người phải làm lụng khó khăn mới tìm được kho báu. Nếu ai giữ tất cả các lề luật tôn giáo, và làm điều phải, người đó sẽ được phần thưởng. Trong câu chuyện của các thầy tư tế, trước hết một người phải mua thửa ruộng, rồi người đó làm lụng vất vả, và kho báu sẽ hiện hửu cho người đó.
Thường thì hình như các bạn và tôi được cha mẹ dạy cho biết giá trị của việc làm cực nhọc. "Con sẽ thành đạt mỹ mãn về việc con đã làm", hay "con chim bay ra sớm sẽ được bắt được con sâu". Đó là những bài học quý giá. Nhưng, Chúa Giêsu không dạy chúng ta làm sao nên người giàu có và thành đạt. Ngài có một chương trình khác, là dạy các môn đệ làm sao biết bàn tay của Thiên Chúa hành động trong đời sống của chúng ta: ơn thánh sủng trao đến như một của tặng nhưng không, và thường đén một cách nhẹ nhàng mà chúng ta không thể biết được.
Các dụ ngôn Chúa Giêsu có thể nói một cách mạnh. Và hình như là Chúa Giêsu muốn đánh thức chúng ta để nói với chúng ta điều gì chúng ta không tự chúng ta biết được. Dụ ngôn về kho báu chôn giấu trong thửa ruộng làm chúng ta để ý. Chúa Giêsu nói đến một người nhanh lẹ bất thình lình gặp một kho báu, ông ta chôn giấu kho báu lại, và rồi vui mừng đi bán tất cả những gì ông ta có mà mua thửa ruộng đó. Chúng ta có nghe điều gì xãy ra không? Kho báu không đến với việc làm vất vả mà một người có thể hưởng được. Kho báu là một điều người đó tìm thấy, một của ban nhưng không. Người tìm được kho báu nhận thấy giá trị của nó, ông ta rất vui mừng, và rồi hy sinh tất cả. Ông ta thay đổi đời sống của ông ta, sống theo kho báu ông ta đã tìm được. Hãy để ý, ông ta không hy sinh lớn lao để được kho báu đó. Ông ta gặp được kho báu và chôn giấu lại thôi.
Có một sự thật chính xác trong dụ ngôn ngắn ngủi đó mà chúng ta nghe trong tất cả các dụ ngôn. Chúng ta được cứu độ bởi một Thiên Chúa nhân từ, không phải vì việc chúng ta đã làm. Vì sao lại có một của ban rộng lượng như thế cho chúng ta? Vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Trong thế giới chúng ta, chúng ta được hưởng tình thương. Trong thế giới của Thiên Chúa , tình thương là của ban.
Một khi chúng ta tìm thấy được điều gì Thiên Chúa ban cho chúng ta với tình thương, vậy chúng ta phải làm gì? Chúng ta bắt chước Thiên Chúa mà chúng ta tìm được. Chúng ta tha thứ cho người khác ngay trước khi người đó xin được tha thứ. Chúng ta giúp những người không đáng được giúp. Chúng ta đưa tay ra giúp những người bé mọn bên lề xã hội chúng ta. Vì sao chúng ta lại làm những việc khờ khạo như thế trong thế gian? Vì đó là cách Thiên Chúa đối xử với chúng ta.
Những người mời gọi chúng ta tìm kiếm như trong dụ ngôn người thương gia đi tìm ngọc quý. Thường chúng ta tìm kiềm qua nhiều hình thức: như dự tĩnh tâm; đọc sách thiêng liêng; dự các lớp giáo lý tân tòng trong giáo xứ; dự các lớp dạy về Kinh Thánh; để thêm thì giờ cầu nguyện; đọc các tài liệu về Giáo Hội của các giáo hoàng và về các vấn đề xã hội v.v... Sự tìm kiếm có nhiều hình thức và đến lúc đúng thì như ánh sáng chiếu vào chúng ta để chúng ta thấy thế gian và đời sống chúng ta có một sinh khí mới. Chúng ta đã tìm được viên ngọc quý và đời sống chúng ta đã thay đổi hẵn và làm mới cho chúng ta.
Chúa Giêsu không gọi dân chúng đến với Thiên Chúa bằng cách hăm dọa họ về sự phán xét đời đời. Trái lại, qua những dụ ngôn này và tất cả những lời Ngài nói và việc Ngài làm, Ngài cho chúng ta thấy Thiên Chúa ở rất gần chúng ta và mời gọi chúng ta từ trong thâm tâm vì Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
17th Sunday in Ordinary Time (A)
1 Kings 3: 5, 7-12; Psalm 119; Romans 8: 28-30; Matthew 13: 44-52
Have you told stories to children? Fairytales? Brothers Grim? How about Cinderella, a children’s favorite? To refresh your memory and for our foreign readers: a wealthy widower with one daughter marries a proud and haughty woman with two daughters — not nice people. They torment Cinderella. But there is a fairy godmother who transforms her so she can go to the king’s ball. At the ball the prince sees and falls in love with her. But, as instructed by the fairy godmother, Cinderella has to leave at midnight. The hour comes and she rushes off leaving her glass slipper behind. With the slipper in hand the prince searches for her throughout the kingdom. He enters her home where the sisters try on the slipper first, it doesn’t fit. But it does fit Cinderella. The prince has found his love, there is a royal wedding and the fairy tale ends happily. Isn’t that what we expect from fairytales? The ordinary person is raised up to a castle and a throne – a happy and predictable ending.
Not so with the parables. They twist and turn and surprise us. They were Jesus’ favorite way to tell us about God and God’s unusual ways. Matthew’s way of signaling the beginning of a parable has Jesus announcing, "The kingdom of heaven is like...." In these deceptive and unusual stories Jesus described how God is present and acts among us. The reign of God is so amazing and happens in such unexpected ways, that you can’t define or directly describe it. So, Jesus tells stories about it, encouraging us to use our imaginations and see the endless possibilities.
The disciples must have been a bit disappointed when they heard Jesus’ parables. They were looking for triumph and prestige. Where were the victorious kings, military might and revolutionary leaders in Jesus’ simple tales? Where were the power and the extraordinary? Is that what we look for as we anticipate God’s working in our world – power, spectacle and success? But in his parables Jesus hints that we need to look for God breaking into our lives elsewhere and in surprising ways, for he said, "The kingdom of heaven is in your midst." The parables can open our eyes and ears to God’s unexpected and surprising ways.
In other words, when Jesus speaks of the kingdom it’s not in the next life. As the saying goes, "The kingdom of heaven is either here, or it is no where." Isn’t that what Jesus taught us to pray for in the Lord’s Prayer – "Thy kingdom come" – the manifestation of God’s ways in our time and place? We Christians believe in the Incarnation, the mystery of the meeting of the divine and human in the person of Jesus. God has taken flesh and, as St. John puts it, "dwelt among us." So, Jesus tells parables, ordinary examples, hinting to us where, when and how to find God breaking into our lives. His parables are down to earth, like today’s – a man in a field, a businessman dealing in fine pearls, fishers with nets full of fish. Hardly like those paintings depicting the divine with clouds parting and with rays of sun shining down on Jesus’ face as he addresses the crowds, or heals a sick person.
Jesus wasn’t the first to tell stories about buried treasure. But in the stories of the Jewish tradition it is by hard work that a person discovers a treasure. If you observe all the religious laws, and do things right, you get your reward. In rabbinical treasure stories first you buy the field, then you work hard and the treasure will be there for you.
Most likely you and I were raised by parents who taught us the value of hard work. "You get what you work for." "The early bird catches the worm." Those were valuable life lessons; but Jesus isn’t teaching us how to be prosperous and successful. He has another project in mind; to teach his disciples how to spot the hand of God working in our lives: grace comes as an unearned gift and often in subtle ways that could be missed.
His parables can be very bold. It is as if he wants to shake us awake to tell us something we would never get on our own. The parable of the hidden treasure gets our attention. Jesus tells of a conniving person who happens to come upon a treasure, hides it and sells all he has to buy the field. Do we hear what is emerging? The treasure doesn’t come to a hard working, good person who deserves it. It comes as a discovery, a free gift. The person who discovers it realizes immediately the value of what he has found. He is filled with joy, then makes a big, personal sacrifice. He changes his life, adjusts it for the sake of the treasure. Note that there is no emphasis on the big sacrifice the man makes. He doesn’t make a sacrifice to earn the treasure; he discovers the treasure as a gift and then responds.
There is a basic truth in this brief parable, which we hear in all the parables. We are saved by a gracious act of God, not because of our own works. The motive for such a generous gift to us? – God loves us. In our world we earn love; in God’s world it comes as a gift.
Once we have discovered that God has gifted us with love what shall we do? We imitate the God we have discovered: we forgive people even before they have asked us; we help those considered unworthy; we reach out to the least on society’s fringe. Why would we do such foolish things in the eyes of the world? Because that is the way God has treated us.
Those who would describe ourselves as seekers, are encouraged by the parable of the jeweler’s search for fine pearls. Our seeking takes many forms: we make retreats; read books on spirituality, attend Scripture classes; enroll in the RCIA program in our parish; cut more time out of our schedule for prayer; read church and papal documents on social issues, etc. The search takes many forms and at the right time it is as if a light is turned on for us and we see the world and our lives in a new way. We have found the pearl of great price Life is completely changed and new for us.
Jesus doesn’t call people to God by threatening them with eternal punishment. Instead, through these parables and every thing he said and did, he showed us how close God is and invites us to enter more fully into the kingdom that is already present in our midst.
1các Vua 3: 5, 7-12; Tv. 118; Rôma 8: 28-30;Mátthêu 13: 44-52
Bạn đã bao giờ kể chuyện cổ tích cho thiếu nhi chưa? Quay lại một câu chuyện: Về một ông giàu có góa vợ, có một người con gái. Ông ta cưới một bà vợ sang trọng có hai người con gái không mấy tử tế. Chúng nó thường quấy rầy Cinderella (Cô bé lọ lem) con ông cha ghẻ. Nhưng nhờ có một bà Tiên làm mẹ đỡ đầu; đã thay đổi Cô bé lọ lem để cô ta có thể đi dự buổi dạ hội trong triều vua. Trong buổi dạ hội đó có một hoàng tử trông thấy Cô bé lọ lem. hoàng tử đem lòng yêu Cô Cinderella. Nhưng bà mẹ đỡ đầu đã bảo là Cinderella phải ra về đúng 12 giờ khuya. Đến giờ ra về, Cô ta vội vả rời bữa tiệc và làm rớt lại một chiếc giảy thuỷ tinh. Hoàng tử lấy được chiếc giày và đi tìm Cô ta khắp cùng nước vua cha cai trị. Hoàng tử vào nhà Cô Cinderella. Hai người con gái trong nhà thử chiếc giày nhưng không vừa. Đó đúng là chiếc giày của Cinderella. Hoàng tử tìm được người yêu. Rồi có đám cưới linh đình trong triều vua và câu chuyên kết thúc rất hạnh phúc. Đó có phải là điều chúng ta mong đợi ở những câu chuyện cổ tích chăng? Một thường dân được đưa tới cung điện vua và lên ngai. Kết thúc hạnh phúc phải không?
Với các dụ ngôn không có câu chuyện như thế. Câu chuyện trong dụ ngôn thay đổi và làm chúng ta ngạc nhiên. Đó là cách Chúa Giêsu giải thích cho chúng ta về Thiên Chúa và cách thức thông thường của Ngài. Trong phúc âm, thánh Mátthêu thường có câu mở đầu trước dụ ngôn là Chúa Giêsu nói "Triều Đại Thiên Chúa là như...". Trong những câu chuyện tầm thường và chán nản này, Chúa Giêsu miêu tả Thiên Chúa ở với chúng ta và hành động ở giũa chúng ta như thế nào. Triều Đại Thiên Chúa rất lạ lùng và xãy ra một cách bất ngờ mà bạn không thể biết trước được để định nghĩa hay miêu tả. Vì thế khi nói câu chuyện về Triều Đại Thiên Chúa, Ngài khuyến khích chúng ta dùng trí tưởng tượng để nghĩ đến những kết thúc có thể xãy ra.
Có thể các môn đệ hơi chán nản khi nghe các dụ ngôn của Chúa Giêsu. Các ông mong đợi vinh quang và thành đạt lớn lao. Các vua chúa thắng trận, đạo binh oai hùng và các lãnh đạo lật đổ uy quyền áp bức hiện diện ở đâu trong các câu chuyện do Chúa Giêsu kể? Quyền uy ở đâu và sự lạ lùng ở đâu? Đó có phải là những điều chúng ta cũng muốn nghe khi chúng ta nghĩ đến việc Thiên Chúa hành động trong thế gian này phải không? như: quyền uy, thắng lợi và vinh quang phải không? Nhưng, trong các dụ ngôn Chúa Giêsu muốn chúng ta nhìn về Thiên Chúa ở trong đời sống chúng ta một cách khác và lạ lùng vì Ngài nói "Triều Đại Nước Trời ở giữa anh em" Dụ ngôn có thể mở mắt chúng ta và mở tai chúng ta để chúng ta trông thấy và biết đường lối Thiên Chúa đầy bất ngờ nhưng không lạ trong cuộc sống.
Nói một cách khác, khi Chúa Giêsu nói đến Triều Đại, Ngài không nói đến đời sau. Như có câu nói "Triều Đại Nước Trời không ở đây, hay không ở một chỗ nào" Đó phải chăng là những điều Chúa Giêsu dạy trong kinh Lạy Cha "xin cho Triều Đại Cha mau đến". Chính đó là hành vi của Thiên Chúa hiện diện trong thời gian và nơi chốn của chúng ta. Chúng ta, người kitô hữu, tin vào mầu nhiệm nhập thể, một mầu nhiệm về sự kết hợp giữa thiên tính với phàm nhân tính trong con người Chúa Giêsu. Thiên Chúa đã làm người, và như thánh Gioan nói "ở giữa chúng ta". Vì thế, Chúa Giêsu kể dụ ngôn là những thí dụ tầm thường nhắc chúng ta làm sao tìm gặp Thiên Chúa ở đâu, lúc nào, giữa đời sống chúng ta. Các dụ ngôn của Chúa Giêsu là những câu chuyện gần gủi chúng ta như dụ ngôn hôm nay: một người vào một thửa ruộng, một thương gia buôn ngọc báu, người ngư phủ đánh cá được đầy cả lưới. Những hình ảnh đó không hề nói về mây trên trời tản ra để ánh sáng mặt trời chiếu xuống gương mặt Chúa Giêsu trong khi Ngài nói với đám đông dân chúng, và chửa lành bệnh nhân.
Chúa Giêsu không phải là người đầu tiên nói về kho báu chôn giấu trong ruộng. Trong những câu chuyện theo truyền thống Do thái, thì một người phải làm lụng khó khăn mới tìm được kho báu. Nếu ai giữ tất cả các lề luật tôn giáo, và làm điều phải, người đó sẽ được phần thưởng. Trong câu chuyện của các thầy tư tế, trước hết một người phải mua thửa ruộng, rồi người đó làm lụng vất vả, và kho báu sẽ hiện hửu cho người đó.
Thường thì hình như các bạn và tôi được cha mẹ dạy cho biết giá trị của việc làm cực nhọc. "Con sẽ thành đạt mỹ mãn về việc con đã làm", hay "con chim bay ra sớm sẽ được bắt được con sâu". Đó là những bài học quý giá. Nhưng, Chúa Giêsu không dạy chúng ta làm sao nên người giàu có và thành đạt. Ngài có một chương trình khác, là dạy các môn đệ làm sao biết bàn tay của Thiên Chúa hành động trong đời sống của chúng ta: ơn thánh sủng trao đến như một của tặng nhưng không, và thường đén một cách nhẹ nhàng mà chúng ta không thể biết được.
Các dụ ngôn Chúa Giêsu có thể nói một cách mạnh. Và hình như là Chúa Giêsu muốn đánh thức chúng ta để nói với chúng ta điều gì chúng ta không tự chúng ta biết được. Dụ ngôn về kho báu chôn giấu trong thửa ruộng làm chúng ta để ý. Chúa Giêsu nói đến một người nhanh lẹ bất thình lình gặp một kho báu, ông ta chôn giấu kho báu lại, và rồi vui mừng đi bán tất cả những gì ông ta có mà mua thửa ruộng đó. Chúng ta có nghe điều gì xãy ra không? Kho báu không đến với việc làm vất vả mà một người có thể hưởng được. Kho báu là một điều người đó tìm thấy, một của ban nhưng không. Người tìm được kho báu nhận thấy giá trị của nó, ông ta rất vui mừng, và rồi hy sinh tất cả. Ông ta thay đổi đời sống của ông ta, sống theo kho báu ông ta đã tìm được. Hãy để ý, ông ta không hy sinh lớn lao để được kho báu đó. Ông ta gặp được kho báu và chôn giấu lại thôi.
Có một sự thật chính xác trong dụ ngôn ngắn ngủi đó mà chúng ta nghe trong tất cả các dụ ngôn. Chúng ta được cứu độ bởi một Thiên Chúa nhân từ, không phải vì việc chúng ta đã làm. Vì sao lại có một của ban rộng lượng như thế cho chúng ta? Vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Trong thế giới chúng ta, chúng ta được hưởng tình thương. Trong thế giới của Thiên Chúa , tình thương là của ban.
Một khi chúng ta tìm thấy được điều gì Thiên Chúa ban cho chúng ta với tình thương, vậy chúng ta phải làm gì? Chúng ta bắt chước Thiên Chúa mà chúng ta tìm được. Chúng ta tha thứ cho người khác ngay trước khi người đó xin được tha thứ. Chúng ta giúp những người không đáng được giúp. Chúng ta đưa tay ra giúp những người bé mọn bên lề xã hội chúng ta. Vì sao chúng ta lại làm những việc khờ khạo như thế trong thế gian? Vì đó là cách Thiên Chúa đối xử với chúng ta.
Những người mời gọi chúng ta tìm kiếm như trong dụ ngôn người thương gia đi tìm ngọc quý. Thường chúng ta tìm kiềm qua nhiều hình thức: như dự tĩnh tâm; đọc sách thiêng liêng; dự các lớp giáo lý tân tòng trong giáo xứ; dự các lớp dạy về Kinh Thánh; để thêm thì giờ cầu nguyện; đọc các tài liệu về Giáo Hội của các giáo hoàng và về các vấn đề xã hội v.v... Sự tìm kiếm có nhiều hình thức và đến lúc đúng thì như ánh sáng chiếu vào chúng ta để chúng ta thấy thế gian và đời sống chúng ta có một sinh khí mới. Chúng ta đã tìm được viên ngọc quý và đời sống chúng ta đã thay đổi hẵn và làm mới cho chúng ta.
Chúa Giêsu không gọi dân chúng đến với Thiên Chúa bằng cách hăm dọa họ về sự phán xét đời đời. Trái lại, qua những dụ ngôn này và tất cả những lời Ngài nói và việc Ngài làm, Ngài cho chúng ta thấy Thiên Chúa ở rất gần chúng ta và mời gọi chúng ta từ trong thâm tâm vì Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
17th Sunday in Ordinary Time (A)
1 Kings 3: 5, 7-12; Psalm 119; Romans 8: 28-30; Matthew 13: 44-52
Have you told stories to children? Fairytales? Brothers Grim? How about Cinderella, a children’s favorite? To refresh your memory and for our foreign readers: a wealthy widower with one daughter marries a proud and haughty woman with two daughters — not nice people. They torment Cinderella. But there is a fairy godmother who transforms her so she can go to the king’s ball. At the ball the prince sees and falls in love with her. But, as instructed by the fairy godmother, Cinderella has to leave at midnight. The hour comes and she rushes off leaving her glass slipper behind. With the slipper in hand the prince searches for her throughout the kingdom. He enters her home where the sisters try on the slipper first, it doesn’t fit. But it does fit Cinderella. The prince has found his love, there is a royal wedding and the fairy tale ends happily. Isn’t that what we expect from fairytales? The ordinary person is raised up to a castle and a throne – a happy and predictable ending.
Not so with the parables. They twist and turn and surprise us. They were Jesus’ favorite way to tell us about God and God’s unusual ways. Matthew’s way of signaling the beginning of a parable has Jesus announcing, "The kingdom of heaven is like...." In these deceptive and unusual stories Jesus described how God is present and acts among us. The reign of God is so amazing and happens in such unexpected ways, that you can’t define or directly describe it. So, Jesus tells stories about it, encouraging us to use our imaginations and see the endless possibilities.
The disciples must have been a bit disappointed when they heard Jesus’ parables. They were looking for triumph and prestige. Where were the victorious kings, military might and revolutionary leaders in Jesus’ simple tales? Where were the power and the extraordinary? Is that what we look for as we anticipate God’s working in our world – power, spectacle and success? But in his parables Jesus hints that we need to look for God breaking into our lives elsewhere and in surprising ways, for he said, "The kingdom of heaven is in your midst." The parables can open our eyes and ears to God’s unexpected and surprising ways.
In other words, when Jesus speaks of the kingdom it’s not in the next life. As the saying goes, "The kingdom of heaven is either here, or it is no where." Isn’t that what Jesus taught us to pray for in the Lord’s Prayer – "Thy kingdom come" – the manifestation of God’s ways in our time and place? We Christians believe in the Incarnation, the mystery of the meeting of the divine and human in the person of Jesus. God has taken flesh and, as St. John puts it, "dwelt among us." So, Jesus tells parables, ordinary examples, hinting to us where, when and how to find God breaking into our lives. His parables are down to earth, like today’s – a man in a field, a businessman dealing in fine pearls, fishers with nets full of fish. Hardly like those paintings depicting the divine with clouds parting and with rays of sun shining down on Jesus’ face as he addresses the crowds, or heals a sick person.
Jesus wasn’t the first to tell stories about buried treasure. But in the stories of the Jewish tradition it is by hard work that a person discovers a treasure. If you observe all the religious laws, and do things right, you get your reward. In rabbinical treasure stories first you buy the field, then you work hard and the treasure will be there for you.
Most likely you and I were raised by parents who taught us the value of hard work. "You get what you work for." "The early bird catches the worm." Those were valuable life lessons; but Jesus isn’t teaching us how to be prosperous and successful. He has another project in mind; to teach his disciples how to spot the hand of God working in our lives: grace comes as an unearned gift and often in subtle ways that could be missed.
His parables can be very bold. It is as if he wants to shake us awake to tell us something we would never get on our own. The parable of the hidden treasure gets our attention. Jesus tells of a conniving person who happens to come upon a treasure, hides it and sells all he has to buy the field. Do we hear what is emerging? The treasure doesn’t come to a hard working, good person who deserves it. It comes as a discovery, a free gift. The person who discovers it realizes immediately the value of what he has found. He is filled with joy, then makes a big, personal sacrifice. He changes his life, adjusts it for the sake of the treasure. Note that there is no emphasis on the big sacrifice the man makes. He doesn’t make a sacrifice to earn the treasure; he discovers the treasure as a gift and then responds.
There is a basic truth in this brief parable, which we hear in all the parables. We are saved by a gracious act of God, not because of our own works. The motive for such a generous gift to us? – God loves us. In our world we earn love; in God’s world it comes as a gift.
Once we have discovered that God has gifted us with love what shall we do? We imitate the God we have discovered: we forgive people even before they have asked us; we help those considered unworthy; we reach out to the least on society’s fringe. Why would we do such foolish things in the eyes of the world? Because that is the way God has treated us.
Those who would describe ourselves as seekers, are encouraged by the parable of the jeweler’s search for fine pearls. Our seeking takes many forms: we make retreats; read books on spirituality, attend Scripture classes; enroll in the RCIA program in our parish; cut more time out of our schedule for prayer; read church and papal documents on social issues, etc. The search takes many forms and at the right time it is as if a light is turned on for us and we see the world and our lives in a new way. We have found the pearl of great price Life is completely changed and new for us.
Jesus doesn’t call people to God by threatening them with eternal punishment. Instead, through these parables and every thing he said and did, he showed us how close God is and invites us to enter more fully into the kingdom that is already present in our midst.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại học Al Azhar triệu tập một “Hội Nghị Quốc Tế “về Jerusalem.
Giuse Thẩm Nguyễn
15:44 27/07/2017
Sau những căng thẳng ở khu đền thờ Hồi Giáo al-Aqsa, Đại Học Al Azhar triệu tập một “Hội Nghị Quốc Tế “về Jerusalem.
(News.va) Tin từ Cairo -Trường Đại Học Al Azhar, một trung tâm dạy thần học nổi tiếng nhất của phái Hồi Giáo Sunni vừa công bố quyết định triệu tập một hội nghị quốc tế về Jerusalem vào tháng Chín năm tới để thảo luận với “các tổ chức và các giáo phái quan trọng” về tình trạng hiện tại và tương lai của Đất Thánh, vì những căng thẳng bắt đầu mới nảy sinh quanh khu vực đền hồi giáo Al-Aqsa và các Đền Thánh Hồi Giáo.
Trong một tuyên bố mới đây được đưa ra bởi các phương tiện truyền thông Ai Cập, Al Azhar cho rằng những biện phát được thực hiện trong những ngày qua của chính quyền Israel đã không “căn cứ vào nguyên tắc nhân bản hay dân sự nào.” Tuần trước, trường Đại Học của phái Sunni này đã kêu gọi cộng đồng thế giới hãy tiếp tục đứng ngoài những biện pháp được coi là “những hành động hiếu chiến” của nhà nước Israel.
Cuộc căng thẳng mới quanh khu đền thờ Hồi Giáo đã leo thang bắt đầu bằng một cuộc tấn công vũ trang tại khu vực này vào ngày 14 tháng Bẩy với ba người Plalestin mang bom tự sát, gây nên cái chết cho hai binh sĩ Israel. Đặc biệt việc lắp đặt hệ thống rà xét kim loại tại các cửa vào quanh khu đền thờ cũng tạo phản ứng, châm ngòi cho những xung khắc. Từ đó đã có sự gia tăng bạo lực khắp vùng Đất Thánh với ít nhất là sáu người chết tại Jerusalem và mạn Bờ Tây.
Các cuộc căng thẳng quanh khu vực Đền Thờ Hồi Giáo ở Jerusalem cũng có nguyên nhân từ cuộc tấn công vào đại sứ quán của Israel ở Ammam gây nên cái chết cho hai người Jordan và một binh sĩ Israel bị thương nặng.
Hội nghị quốc tế lần vừa qua cũng do Azhar tổ chức có chủ đề là “Hội Nghị Quốc Tế về Hòa Bình”, kết thúc vào 28 tháng Tư với bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Giuse Thẩm Nguyễn
(News.va) Tin từ Cairo -Trường Đại Học Al Azhar, một trung tâm dạy thần học nổi tiếng nhất của phái Hồi Giáo Sunni vừa công bố quyết định triệu tập một hội nghị quốc tế về Jerusalem vào tháng Chín năm tới để thảo luận với “các tổ chức và các giáo phái quan trọng” về tình trạng hiện tại và tương lai của Đất Thánh, vì những căng thẳng bắt đầu mới nảy sinh quanh khu vực đền hồi giáo Al-Aqsa và các Đền Thánh Hồi Giáo.
Trong một tuyên bố mới đây được đưa ra bởi các phương tiện truyền thông Ai Cập, Al Azhar cho rằng những biện phát được thực hiện trong những ngày qua của chính quyền Israel đã không “căn cứ vào nguyên tắc nhân bản hay dân sự nào.” Tuần trước, trường Đại Học của phái Sunni này đã kêu gọi cộng đồng thế giới hãy tiếp tục đứng ngoài những biện pháp được coi là “những hành động hiếu chiến” của nhà nước Israel.
Cuộc căng thẳng mới quanh khu đền thờ Hồi Giáo đã leo thang bắt đầu bằng một cuộc tấn công vũ trang tại khu vực này vào ngày 14 tháng Bẩy với ba người Plalestin mang bom tự sát, gây nên cái chết cho hai binh sĩ Israel. Đặc biệt việc lắp đặt hệ thống rà xét kim loại tại các cửa vào quanh khu đền thờ cũng tạo phản ứng, châm ngòi cho những xung khắc. Từ đó đã có sự gia tăng bạo lực khắp vùng Đất Thánh với ít nhất là sáu người chết tại Jerusalem và mạn Bờ Tây.
Các cuộc căng thẳng quanh khu vực Đền Thờ Hồi Giáo ở Jerusalem cũng có nguyên nhân từ cuộc tấn công vào đại sứ quán của Israel ở Ammam gây nên cái chết cho hai người Jordan và một binh sĩ Israel bị thương nặng.
Hội nghị quốc tế lần vừa qua cũng do Azhar tổ chức có chủ đề là “Hội Nghị Quốc Tế về Hòa Bình”, kết thúc vào 28 tháng Tư với bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Giuse Thẩm Nguyễn
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Tư 26/7/2017
VietCatholic Network
16:25 27/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Đức Thánh Cha viết thư trả lời cho từng linh mục ở giáo phận Ahiara đã viết thư cho ngài.
2- Đức Thánh Cha nói với một trẻ em: “Đừng bao giờ nói ‘không bao giờ’”.
3- Theo báo Vatican, kế hoạch của Đức Giáo Hoàng thường bị cản trở bởi sự đối kháng trong giới tu sĩ.
4- Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ nỗi đớn đau vô biên của gia đình bé Charlie Gard.
5- 'Mẹ của Thánh Don Bosco' là một người mẹ tuyệt vời.
6- Phong trào quốc tế công nhân Công Giáo kỷ niệm 50 năm thành lập.
7- Đức Hồng Y Philippe Barbarin Tổng Giám mục Lyon, Pháp ghé thăm Mosul giải phóng.
8- 15 tượng Đức Mẹ Lộ Đức được thay thế cho những tượng đã bị quân khủng bố ISIS đập phá.
9- Biến cố đau buồn: 160,000 người Đức bỏ đạo Công Giáo trong năm 2016.
10- Trung Quốc quyết tâm đẩy mạnh kế hoạch “Trung Hoa hóa” Giáo Hội Công Giáo.
11- Tổng Thống Venezuela Nicolás Maduro thẳng thừng bác bỏ đề nghị của Tòa Thánh.
12- Kosovo xây dựng Nhà thờ chính tòa dâng kính Mẹ Têrêsa thành Calcutta.
13- Giới lãnh đạo Kitô Thánh Địa lên án bạo lực leo thang.
14- Giới thiệu thánh ca Vào Đời: Một Chút.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Vĩnh Long : Đại hội giới trẻ
Người Giồng Trôm
16:24 27/07/2017
GIÁO PHẬN VĨNH LONG : ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ
Ban Mục Vụ Giới Trẻ giáo phận Vĩnh Long sau khi cầu nguyện, bàn bạc, hội ý … đã chọn ngày hôm nay Thứ Năm 27 tháng 7 năm nay, 2017, làm ngày Đại Hội Giới Trẻ của Giáo Phận. Để chuẩn bị cho ngày hôm nay, thông báo đã được gửi đến các giáo hạt và các họ đạo từ nhiều ngày trước để các bạn trẻ đăng ký tham dự Đại Hội. Chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ năm nay rất thiết thực trong cuộc sống thực tại : “Sống Đẹp”.
Xem Hình
Có những đoàn ở xa từ Tỉnh Bến Tre phải dậy từ rất sớm sau khi chợp mắt một tí để “khăn gói quả mướp” về với ngôi Thánh Đường Mẹ Giáo Phận. Có những đoàn lo lắng vì phải vượt qua 2 chuyến phà sợ trễ giờ vì như ông bà xưa nói “qua sông phải lụy đò”. Thế nhưng rồi, tất cả đều tốt đẹp là đến tham dự kịp giờ, ngoại trừ vài trường hợp nhỏ không đáng kể.
Các đoàn khi đến với Nhà Thờ Chính Tòa đã tìm đến các bàn ghi danh để báo cho Ban Tổ Chức biết số lượng của đoàn mình cũng như nhận áo đồng phục …
Từ 6 g 30 đến 7 g 30 là khoảng thời gian dành cho sự tiếp đón cũng như điểm tâm sáng.
Như mọi năm, con số tham dự khoảng 1200 bạn nhưn năm nay con số đạ vượt ngưỡng 1500 cho những bạn có đồng phục. Và hơn nữa, có một số non kém 200 đến giờ phút cuối mới có thể tham dự Đại Hội nên chấp nhận không có đồng phục.
Để bắt đầu cho ngày Đại Hội, các bạn trẻ cùng nhau kiệu Thánh Giá.
Sau đó, với chất giọng hết sức truyền cảm, Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy đã mời gọi các bạn trẻ nghe sứ điệp Giới Trẻ lần 32 do Đức Thánh Cha Phanxico gửi cho Đại Hội Giới Trẻ thế giới.
Tiếp theo đó, Cha Phêrô Nguyễn Minh Thái – phó họ Cái Bông cùng chia sẻ và sinh hoạt với các bạn. Với sự nhiệt tình và năng nổ, Cha Thái đã khuấy động các bạn thật vui tươi.
Để dọn lòng thanh sạch, các bạn trẻ cùng nhau nhìn lại mình, xét mình và lãnh bí tích Hòa Giải.
Nghỉ giải lao một chút và các bạn quay lại Nhà Thờ để ôn hát cho Thánh Lễ tạ ơn.
10 g 00, đoàn đồng tế cất bước vào Nhà Thờ. Cộng đoàn cùng ca đoàn hân hoan ca tụng Chúa với niềm vui lên Đền : “Từ muôn phương ta về đây …” Tâm tình hân hoan, vui tươi và phấn khởi đã đưa cộng đoàn vào Thánh Lễ tạ ơn hôm nay.
Chủ tế Thánh Lễ tạ ơn Chúa nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám mục Giáo Phận Vĩnh Long. Cùng đồng tế với Đức Cha có quý Cha đặc trách giới trẻ các giáo hạt và các vùng Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô ngỏ lời với cộng đoàn : “Anh chị em thân mến ! Chúng ta cùng nhau tụ họp trong nhà thờ này. Chúng ta cùng dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa vì Chúa đã ban cho chúng ta nhiều ơn lành cho tất cả chúng ta, tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng con một ngày dự Đại Hội Giới Trẻ Vĩnh Long hôm nay với trên dưới 1600 em. Trong Thánh Lễ này, chúng con cầu xin Chúa chúc lành cho chúng con, xin Chúa ban ơn cho chúng con để chúng con sống đức tin của mình mạnh mẽ hơn, sống đức tin giữa long xã hội : một xã hội của khoa học kỹ thuật, một xã hội của kỹ thuật số … sống thế nào để đức tin của mình được loan báo. Tạ ơn Chúa với những tâm tình đó chúng ta dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa”.
Sau khi Cha Phanxicô Xavie Trần Tấn Hạp – cha sở họ Ba Lai công bố Tin Mừng, Đức Cha Phêrô chia sẻ với cộng đoàn. Đức Cha Phêrô mời gọi các bạn cùng nhìn lại trang Tin Mừng … các môn đệ hỏi Chúa Giêsu : “Tại sao Thầy nói với họ như vậy”. Tại sao có sự khác biệt trong cư xử. Khi sử dụng dụ ngôn, Chúa không giấu sự thật với những người chân thành tìm kiếm. Những người đó hiểu minh họa dụ ngôn là gì. Còn những người cứng lòng tin thì họ xem câu chuyện Chúa nói như vô nghĩa. Chính vì thế, Chúa có hai thái độ với người tin và không tin …
Chúa nói : Của Thánh chớ quăng cho chó, ngọc trai chớ liệng cho heo … kẻo họ quay lại cắn xé anh em. Mầu Nhiệm Nước Trời ban cho những ai tin Chúa. Những người cứng lòng tin đã làm ra vô ích những gì họ nhận. Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ vì họ nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. Chúa Giêsu nhắm đến sự từ chối từ trong con tim chứ không phải từ thể lý. Họ không muốn nghe, không muốn thấy nên Chúa trích sách ngôn sứ Isaia : Chúng bưng tai bịt mắt không muốn thấy không muốn nghe. Họ không thích giáo huấn của Chúa Giêsu. Đây là vấn đề tự do của con người với Lời của Thiên Chúa.
Chúa chia ra 2 nhóm. Những người tin và những người không tin. Chúa Giêsu nhấn mạnh những người mở trái tim mình ra và Chúa giữ lại những người muốn làm môn đệ của Ngài. Biên giới giữa tin và không tin là ở trong con tim của mỗi người …
Sau đó, Đức Cha mời gọi : các con hãy xét lại các con … bởi vì đôi khi chúng con hành động như họ, không nghe lời Chúa vì chúng con không quan tâm đến Chúa. Không phải Chúa không yêu mến chúng con nhưng chúng con từ chối Thiên Chúa. Chúng con luôn có những lý do để biện luận về những hành động đó. Khi chúng con thực hiện theo ý muốn của chúng con, chúng con dù người khác có nói cũng không thay đổi ý định. Chúng con không nghe gì, không thấy gì vì chúng con bị mù lòa và bị điếc vì những ước muốn riêng tư. Chúng con bị xâm chiếm bởi nhiều tiếng động. Vào trong tai chúng con những tiếng động làm cho chúng con mù và điếc với Lời của Chúa. Biết bao nhiêu lần chúng con cho rằng Lời của Chúa gây xáo trộn đời sống chúng con. Lời của Chúa không hài long chúng con. Phải thế này thế kia. Chúng con đổ thừa người khác về sự thất bại của chúng con. Chúng con bị bắt buộc không làm những điều vô nghĩa thì chúng con phản kháng kêu la. KHông phải bởi Chúa mà bởi chúng con. Chúng con tự xét mình, hãy chân thành với chính mình. Chúng con có phải là người không tin, cứng cổ và cứng đầu không. Ngược lại, chúng con có phải là những người có phúc được nghe, được thấy … có phúc để cho âm thanh, lời cầu nguyện của cộng đoàn vang lên trong tâm hồn chúng con.
Các câu hỏi này nhắc nhở chúng con mỗi ngày thách thức sự tự do của chúng con. Chúng con cùng nhau cầu xin Chúa : Lạy Chúa Thánh Thần, xin dạy chúng con, đừng để long chúng con ra chai đá. Đừng để chúng con nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. Xin Chúa chúc lành cho chúng con.
Thánh Lễ tạ ơn khép lại trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Sau Thánh Lễ, các bạn trẻ dùng cơm trưa thân mật với nhau.
Dùng cơm trưa, nghỉ ngơi đến 12 giờ thì chương trình game-show và thư giãn bắt đầu. Có thể nói rằng giờ phút này là những giờ phút náo động vui tươi nhất và phù hợp với các bạn.
Sau những giờ phút sôi động, các bạn giải lao một chút và tiếp tục đi vào 2 chuyên đề chính của Đại Hội hôm nay. Đề tài thứ nhất là Đức tin – nén bạc quý giá. Nếu như Đức Tin – nén bạc quý giá như là phần lý thuyết thì bổ túc cho đề tài thứ nhất và cũng rất thiết thực để thực hành trong đề tài 2 : Sống đức tin thời đại số.
Có thể nói, đây là phần trọng tâm và chính yếu nhất mà Ban Tổ Chức gửi gắm cho các bạn trẻ tham dự Đại Hội Giới Trẻ năm nay.
Sau 2 đề tài chính, giây phút dễ thương và đặc biệt nhất đó chính là giây phút mà Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương – Tổng Đại Diện Giáo Phận gặp gỡ các bạn trẻ.
Tuy không còn trẻ nhưng với hết tất cả tâm tình và long yêu thương giới trẻ, Đức Ông kính yêu của Giáo Phận đã chia sẻ những tâm tình hết sức thiết thực trong cuộc sống để các bạn trẻ ứng dụng vào cuộc đời của mình.
Một ngày bồi dưỡng tinh thần, đức tin và cả thư giãn trôi qua thật nhanh. Hy vọng với chủ đề Sống Đẹp cũng như sống đức tin giữa thời đại số như Đức Giám Mục Chăn vịt ao ước sẽ là hành trang cho các bạn trẻ mang về với gia đình, với họ đạo.
Chương trình Đại Hội kết thúc bằng giờ Chầu Thánh Thể thật sốt sắng. Các bạn được nhận phép lành từ Đức Ông Barnabê kính yêu.
Chia tay trong niềm vui và luyến nhớ. Hẹn các bạn vào Đại Hội Giới Trẻ năm sau và hy vọng con số tham dự sẽ đông hơn nữa.
Ban Mục Vụ Giới Trẻ giáo phận Vĩnh Long sau khi cầu nguyện, bàn bạc, hội ý … đã chọn ngày hôm nay Thứ Năm 27 tháng 7 năm nay, 2017, làm ngày Đại Hội Giới Trẻ của Giáo Phận. Để chuẩn bị cho ngày hôm nay, thông báo đã được gửi đến các giáo hạt và các họ đạo từ nhiều ngày trước để các bạn trẻ đăng ký tham dự Đại Hội. Chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ năm nay rất thiết thực trong cuộc sống thực tại : “Sống Đẹp”.
Xem Hình
Có những đoàn ở xa từ Tỉnh Bến Tre phải dậy từ rất sớm sau khi chợp mắt một tí để “khăn gói quả mướp” về với ngôi Thánh Đường Mẹ Giáo Phận. Có những đoàn lo lắng vì phải vượt qua 2 chuyến phà sợ trễ giờ vì như ông bà xưa nói “qua sông phải lụy đò”. Thế nhưng rồi, tất cả đều tốt đẹp là đến tham dự kịp giờ, ngoại trừ vài trường hợp nhỏ không đáng kể.
Các đoàn khi đến với Nhà Thờ Chính Tòa đã tìm đến các bàn ghi danh để báo cho Ban Tổ Chức biết số lượng của đoàn mình cũng như nhận áo đồng phục …
Từ 6 g 30 đến 7 g 30 là khoảng thời gian dành cho sự tiếp đón cũng như điểm tâm sáng.
Như mọi năm, con số tham dự khoảng 1200 bạn nhưn năm nay con số đạ vượt ngưỡng 1500 cho những bạn có đồng phục. Và hơn nữa, có một số non kém 200 đến giờ phút cuối mới có thể tham dự Đại Hội nên chấp nhận không có đồng phục.
Để bắt đầu cho ngày Đại Hội, các bạn trẻ cùng nhau kiệu Thánh Giá.
Sau đó, với chất giọng hết sức truyền cảm, Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy đã mời gọi các bạn trẻ nghe sứ điệp Giới Trẻ lần 32 do Đức Thánh Cha Phanxico gửi cho Đại Hội Giới Trẻ thế giới.
Tiếp theo đó, Cha Phêrô Nguyễn Minh Thái – phó họ Cái Bông cùng chia sẻ và sinh hoạt với các bạn. Với sự nhiệt tình và năng nổ, Cha Thái đã khuấy động các bạn thật vui tươi.
Để dọn lòng thanh sạch, các bạn trẻ cùng nhau nhìn lại mình, xét mình và lãnh bí tích Hòa Giải.
Nghỉ giải lao một chút và các bạn quay lại Nhà Thờ để ôn hát cho Thánh Lễ tạ ơn.
10 g 00, đoàn đồng tế cất bước vào Nhà Thờ. Cộng đoàn cùng ca đoàn hân hoan ca tụng Chúa với niềm vui lên Đền : “Từ muôn phương ta về đây …” Tâm tình hân hoan, vui tươi và phấn khởi đã đưa cộng đoàn vào Thánh Lễ tạ ơn hôm nay.
Chủ tế Thánh Lễ tạ ơn Chúa nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám mục Giáo Phận Vĩnh Long. Cùng đồng tế với Đức Cha có quý Cha đặc trách giới trẻ các giáo hạt và các vùng Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô ngỏ lời với cộng đoàn : “Anh chị em thân mến ! Chúng ta cùng nhau tụ họp trong nhà thờ này. Chúng ta cùng dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa vì Chúa đã ban cho chúng ta nhiều ơn lành cho tất cả chúng ta, tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng con một ngày dự Đại Hội Giới Trẻ Vĩnh Long hôm nay với trên dưới 1600 em. Trong Thánh Lễ này, chúng con cầu xin Chúa chúc lành cho chúng con, xin Chúa ban ơn cho chúng con để chúng con sống đức tin của mình mạnh mẽ hơn, sống đức tin giữa long xã hội : một xã hội của khoa học kỹ thuật, một xã hội của kỹ thuật số … sống thế nào để đức tin của mình được loan báo. Tạ ơn Chúa với những tâm tình đó chúng ta dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa”.
Sau khi Cha Phanxicô Xavie Trần Tấn Hạp – cha sở họ Ba Lai công bố Tin Mừng, Đức Cha Phêrô chia sẻ với cộng đoàn. Đức Cha Phêrô mời gọi các bạn cùng nhìn lại trang Tin Mừng … các môn đệ hỏi Chúa Giêsu : “Tại sao Thầy nói với họ như vậy”. Tại sao có sự khác biệt trong cư xử. Khi sử dụng dụ ngôn, Chúa không giấu sự thật với những người chân thành tìm kiếm. Những người đó hiểu minh họa dụ ngôn là gì. Còn những người cứng lòng tin thì họ xem câu chuyện Chúa nói như vô nghĩa. Chính vì thế, Chúa có hai thái độ với người tin và không tin …
Chúa nói : Của Thánh chớ quăng cho chó, ngọc trai chớ liệng cho heo … kẻo họ quay lại cắn xé anh em. Mầu Nhiệm Nước Trời ban cho những ai tin Chúa. Những người cứng lòng tin đã làm ra vô ích những gì họ nhận. Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ vì họ nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. Chúa Giêsu nhắm đến sự từ chối từ trong con tim chứ không phải từ thể lý. Họ không muốn nghe, không muốn thấy nên Chúa trích sách ngôn sứ Isaia : Chúng bưng tai bịt mắt không muốn thấy không muốn nghe. Họ không thích giáo huấn của Chúa Giêsu. Đây là vấn đề tự do của con người với Lời của Thiên Chúa.
Chúa chia ra 2 nhóm. Những người tin và những người không tin. Chúa Giêsu nhấn mạnh những người mở trái tim mình ra và Chúa giữ lại những người muốn làm môn đệ của Ngài. Biên giới giữa tin và không tin là ở trong con tim của mỗi người …
Sau đó, Đức Cha mời gọi : các con hãy xét lại các con … bởi vì đôi khi chúng con hành động như họ, không nghe lời Chúa vì chúng con không quan tâm đến Chúa. Không phải Chúa không yêu mến chúng con nhưng chúng con từ chối Thiên Chúa. Chúng con luôn có những lý do để biện luận về những hành động đó. Khi chúng con thực hiện theo ý muốn của chúng con, chúng con dù người khác có nói cũng không thay đổi ý định. Chúng con không nghe gì, không thấy gì vì chúng con bị mù lòa và bị điếc vì những ước muốn riêng tư. Chúng con bị xâm chiếm bởi nhiều tiếng động. Vào trong tai chúng con những tiếng động làm cho chúng con mù và điếc với Lời của Chúa. Biết bao nhiêu lần chúng con cho rằng Lời của Chúa gây xáo trộn đời sống chúng con. Lời của Chúa không hài long chúng con. Phải thế này thế kia. Chúng con đổ thừa người khác về sự thất bại của chúng con. Chúng con bị bắt buộc không làm những điều vô nghĩa thì chúng con phản kháng kêu la. KHông phải bởi Chúa mà bởi chúng con. Chúng con tự xét mình, hãy chân thành với chính mình. Chúng con có phải là người không tin, cứng cổ và cứng đầu không. Ngược lại, chúng con có phải là những người có phúc được nghe, được thấy … có phúc để cho âm thanh, lời cầu nguyện của cộng đoàn vang lên trong tâm hồn chúng con.
Các câu hỏi này nhắc nhở chúng con mỗi ngày thách thức sự tự do của chúng con. Chúng con cùng nhau cầu xin Chúa : Lạy Chúa Thánh Thần, xin dạy chúng con, đừng để long chúng con ra chai đá. Đừng để chúng con nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. Xin Chúa chúc lành cho chúng con.
Thánh Lễ tạ ơn khép lại trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Sau Thánh Lễ, các bạn trẻ dùng cơm trưa thân mật với nhau.
Dùng cơm trưa, nghỉ ngơi đến 12 giờ thì chương trình game-show và thư giãn bắt đầu. Có thể nói rằng giờ phút này là những giờ phút náo động vui tươi nhất và phù hợp với các bạn.
Sau những giờ phút sôi động, các bạn giải lao một chút và tiếp tục đi vào 2 chuyên đề chính của Đại Hội hôm nay. Đề tài thứ nhất là Đức tin – nén bạc quý giá. Nếu như Đức Tin – nén bạc quý giá như là phần lý thuyết thì bổ túc cho đề tài thứ nhất và cũng rất thiết thực để thực hành trong đề tài 2 : Sống đức tin thời đại số.
Có thể nói, đây là phần trọng tâm và chính yếu nhất mà Ban Tổ Chức gửi gắm cho các bạn trẻ tham dự Đại Hội Giới Trẻ năm nay.
Sau 2 đề tài chính, giây phút dễ thương và đặc biệt nhất đó chính là giây phút mà Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương – Tổng Đại Diện Giáo Phận gặp gỡ các bạn trẻ.
Tuy không còn trẻ nhưng với hết tất cả tâm tình và long yêu thương giới trẻ, Đức Ông kính yêu của Giáo Phận đã chia sẻ những tâm tình hết sức thiết thực trong cuộc sống để các bạn trẻ ứng dụng vào cuộc đời của mình.
Một ngày bồi dưỡng tinh thần, đức tin và cả thư giãn trôi qua thật nhanh. Hy vọng với chủ đề Sống Đẹp cũng như sống đức tin giữa thời đại số như Đức Giám Mục Chăn vịt ao ước sẽ là hành trang cho các bạn trẻ mang về với gia đình, với họ đạo.
Chương trình Đại Hội kết thúc bằng giờ Chầu Thánh Thể thật sốt sắng. Các bạn được nhận phép lành từ Đức Ông Barnabê kính yêu.
Chia tay trong niềm vui và luyến nhớ. Hẹn các bạn vào Đại Hội Giới Trẻ năm sau và hy vọng con số tham dự sẽ đông hơn nữa.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những cái lưỡi gỗ ngụy ngôn
Phạm Trần
08:52 27/07/2017
NHỮNG CÁI LƯỠI GỖ NGỤY NGÔN
Khi “cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” của đội ngũ tuyên truyền đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) bị tê liệt trước tình trạng đảng viên quay lưng lại chế độ thì chúng lại gay gắt với những ai đã nhìn ra sai lầm của đảng cầm quyền.
Bằng chứng là từ sau Hội nghị Trung ương 4 năm 2016, nhiều bài viết của Tuyên giáo và Tổng cục chính trị Quân đội đã chĩa mũi dùi tấn công “một bộ phận cán bộ, đảng viên” không còn tuân thủ những quy định viết trong Cương lĩnh, Điều lệ và Nghị quyết đảng. Thậm chí còn có tài liệu được phát tán phê bình chủ trương, chính sách của nhà nước hoặc bác bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh mà Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh phải kiên định và tuyệt đối trung thành.
Nội dung các bài viết của giới lý luận còn lên án tình trạng lười học tập chính trị, quan trọng hàng đầu là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các Nghị quyết đảng. Đồng thời các dư luận viên của Tuyên giáo và Quân đội cũng tìm cách đổ vạ cho điều được gọi là “các thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” của đế quốc đã gây ra tình trạng rối ren và chống phá làm cho đảng mất quyền lãnh đạo.
Tình trạng “thay gió đổi chiều” mới của cán bộ, đảng viên đã được Thiện Văn báo động trên báo Quân đội Nhân dân ngày 06/07/2017, theo đó: “Một trong những nổi cộm của biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng chỉ rõ là một bộ phận cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) “nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
Nhưng “Một bộ phận” là bao nhiêu trong số trên 4 triệu đảng viên ? Chỉ biết rằng, tại Hội nghị Trung ương 4/XII năm 2016, một Nghị quyết về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ “ đã được bàn hành ngày 31/10/2016.
Theo nhận xét của Nghị quyết thì đã có “một bộ phận không nhỏ” suy thoái chính trị, đạo đức và lối sống, nhưng đảng không dám nói đến con số chính xác là bao nhiêu.
Nghị quyết chỉ cho biết rằng:”Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.”
Nhưng những thói hư tật xấu của cán bộ đảng viên đã có từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư, rồi liên tục qua Khóa đảng VIII thời Lê Khả Phiêu, qua Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), lan sang hai Khóa IX và X của Nông Đức Mạnh. Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng thì những khuyết tật này càng nghiêm trọng hơn nên đã được nói thêm một lần, cũng trong Nghị quyết Trung ương 4 của Khóa đảng XI.
Bây giờ ở vào Khóa đảng XII, ông Trọng lại phải tiếp tục đương đầu với những tệ nạn này, qua Nghị quyết 4/XII thì có phải đảng không còn khả năng giải quyết hay ông Trọng đã đầu hàng rồi ?
Vì vậy sau hai năm lăn lộn với khóa đảng XII, ai cũng thấy ông Nguyễn Phú Trọng đã đuối sức ở tuổi 73 (ông sinh năm 1944) nên tình trạng cán bộ, đảng viên chệch hướng, tự mình tách ra khỏi đường đi với đảng, đã có từ trước Hội nghị Trung ương 4 năm 2016, đã tiếp tục với tốc độ nhanh hơn.
CÔNG KHAI THÁCH ĐỐ
Bằng chứng là những người phạm kỷ luật đảng đã không còn chấp hành điều đầu tiên của 19 Điều đảng viên “không được làm”, theo đó họ bị tuyệt đối cấm :”Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng…”
Ngoài ra, họ cũng đã công khai không chấp hành Điều lệ đảng, như quy định trong Ðiều 2 gồm:
1.Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Ðảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị của Ðảng, pháp luật của Nhà nước….”
2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
Họ cũng không tha thiết “Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Ðảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Ðảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Ðảng….” (điểm 4/ Điều 2)
Hay còn bỏ ngoài tai điều bắt “Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Ðảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Ðảng phục tùng Ðại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.” (Điều 9, Điều lệ đảng)
Như vậy thì còn đảng với đòan gì nữa, ông Trọng ?
ĐA NGUYÊN-ĐA ĐẢNG
Hẳn ông còn nhớ trong Nghị quyết 4/XII mà ông ký ban hành ngày 31/10/2016, Trung ương đã công khai thừa nhận những
“biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Đứng đầu và quan trọng nhất là nhiều cán bộ, đảng viên đã :” Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng".
Ngoài ra, đảng viên còn:” Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự" . Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.”
Hay cứ :” Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.”
Ngoài ra, khi không còn coi đảng ra gì nữa thì đảng viên cũng chẳng còn sợ hãi ai, theo lời Nghị quyết, để :” Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.”
Đới với vai trò của Quân đội, đã và đang bị lên án chỉ biết bảo vệ đảng và tranh dành làm kinh tế với tư nhân để tư lợi thay vì rèn luyện để bảo vệ đất nước, trước đe dọa xâm lăng mới của Trung Cộng, thì vô số cán bộ, đảng viên đã:” Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi "phi chính trị hoá" quân đội và công an…”
Bây giờ, những điều đảng lo sợ như trên đây vẫn không thay đổi mà còn lan nhanh khiến báo Quân đội Nhân dân phải lên tiếng cảnh giác thêm lần nữa, trong số báo ngày 13/07/2017.
Bài báo viết:”Mục tiêu của những luận điệu hô hào, cổ xúy đòi "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập" không gì khác là hạ thấp và đi tới phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam, bằng những lời lẽ hết sức mị dân. Họ cho rằng chỉ có “thực hiện chế độ “đa nguyên, đa đảng” thì “xã hội Việt Nam mới nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo”; chỉ có "đa nguyên, đa đảng" thì xã hội mới có dân chủ thực sự...”
Nói thế, nhưng tác gỉa bài viết, Thành Vinh, cũng không dám phân tích lợi hại giữa một nhà nước có bầu cử dân chủ với nhiều đảng chính trị tham gia, khác với nhà nước chỉ có một đảng tự cho mình cầm quyền như đảng Cộng sản Việt Nam mà không do dân bầu lên.
Vì vậy, người này chỉ biết nói bừa rằng:”Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ nhận, nhất là đối với những người nhận thức có phần còn hạn chế, từ đó có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn, có thể dẫn tới sự dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam; gây nên sự phân tâm trong xã hội; làm suy giảm và có thể đi đến mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Viết như thế tưởng đã cởi trói được giây thòng lọng độc tài của đảng đã thắt vào cổ dân từ 1946 nên Thành Vinh đã lập luận cù nhầy và tự biên, tự diễn bằng cái lưỡi gỗ:”Thực hiện chế độ nhất nguyên chính trị, một Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo xã hội Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó cũng là sự lựa chọn đúng đắn của chính nhân dân Việt Nam trong quá trình đấu tranh cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một hiện tượng hoàn toàn hợp quy luật, phản ánh những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đã chín muồi trong quá trình vận động của cách mạng Việt Nam.” (Thành Vinh-QĐND, ngày 13/07/2017)
Cũng với quan điểm bảo hòang hơn vua và tự cho những cái lưỡi gỗ tuyên truyền không bao giờ sai, Thiện Văn, trong bài viết trên QĐND ngày 06/07/2017 cũng đã nhấn mạnh rằng:” Những ai đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng, nhất thiết phải chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và khi nói, viết cần bám sát, dựa trên cơ sở các quan điểm, đường lối của Đảng. Tuy nhiên, thời gian qua, trong khi phần đông CB, ĐV một lòng kiên định với lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, tự giác gương mẫu chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, thì vẫn còn một bộ phận CB, ĐV có những phát ngôn không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng.”
Bởi vì, theo cái lưỡi gỗ Thiện Văn :”Những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta được xây dựng, ban hành bởi tập thể những người có trình độ hiểu biết cao, kiến thức sâu rộng và được kiến tạo theo một quy trình chặt chẽ, khoa học. Đây là những “sản phẩm” tập hợp, quy tụ tinh hoa trí tuệ xã hội và có giá trị như “cẩm nang” để góp phần định hướng và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội.
Do vậy, đối với CB, ĐV nói, viết và làm theo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không chỉ thể hiện thái độ chuẩn mực về chính trị, mà còn là hành vi ứng xử văn hóa của người công dân. Khi đã là thành viên của một tổ chức, đòi hỏi yêu cầu cao về ý thức chấp hành kỷ luật nghiêm minh như tổ chức Đảng, nếu tùy tiện nói trái, viết lệch hay phê phán chủ trương, đường lối của Đảng là sai cả về lý và tình.”
Ăn nói như thế thì có ngụy ngôn không ?
Phạm Trần
(07/017)
Khi “cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” của đội ngũ tuyên truyền đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) bị tê liệt trước tình trạng đảng viên quay lưng lại chế độ thì chúng lại gay gắt với những ai đã nhìn ra sai lầm của đảng cầm quyền.
Bằng chứng là từ sau Hội nghị Trung ương 4 năm 2016, nhiều bài viết của Tuyên giáo và Tổng cục chính trị Quân đội đã chĩa mũi dùi tấn công “một bộ phận cán bộ, đảng viên” không còn tuân thủ những quy định viết trong Cương lĩnh, Điều lệ và Nghị quyết đảng. Thậm chí còn có tài liệu được phát tán phê bình chủ trương, chính sách của nhà nước hoặc bác bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh mà Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh phải kiên định và tuyệt đối trung thành.
Nội dung các bài viết của giới lý luận còn lên án tình trạng lười học tập chính trị, quan trọng hàng đầu là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các Nghị quyết đảng. Đồng thời các dư luận viên của Tuyên giáo và Quân đội cũng tìm cách đổ vạ cho điều được gọi là “các thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” của đế quốc đã gây ra tình trạng rối ren và chống phá làm cho đảng mất quyền lãnh đạo.
Tình trạng “thay gió đổi chiều” mới của cán bộ, đảng viên đã được Thiện Văn báo động trên báo Quân đội Nhân dân ngày 06/07/2017, theo đó: “Một trong những nổi cộm của biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng chỉ rõ là một bộ phận cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) “nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
Nhưng “Một bộ phận” là bao nhiêu trong số trên 4 triệu đảng viên ? Chỉ biết rằng, tại Hội nghị Trung ương 4/XII năm 2016, một Nghị quyết về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ “ đã được bàn hành ngày 31/10/2016.
Theo nhận xét của Nghị quyết thì đã có “một bộ phận không nhỏ” suy thoái chính trị, đạo đức và lối sống, nhưng đảng không dám nói đến con số chính xác là bao nhiêu.
Nghị quyết chỉ cho biết rằng:”Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.”
Nhưng những thói hư tật xấu của cán bộ đảng viên đã có từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư, rồi liên tục qua Khóa đảng VIII thời Lê Khả Phiêu, qua Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), lan sang hai Khóa IX và X của Nông Đức Mạnh. Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng thì những khuyết tật này càng nghiêm trọng hơn nên đã được nói thêm một lần, cũng trong Nghị quyết Trung ương 4 của Khóa đảng XI.
Bây giờ ở vào Khóa đảng XII, ông Trọng lại phải tiếp tục đương đầu với những tệ nạn này, qua Nghị quyết 4/XII thì có phải đảng không còn khả năng giải quyết hay ông Trọng đã đầu hàng rồi ?
Vì vậy sau hai năm lăn lộn với khóa đảng XII, ai cũng thấy ông Nguyễn Phú Trọng đã đuối sức ở tuổi 73 (ông sinh năm 1944) nên tình trạng cán bộ, đảng viên chệch hướng, tự mình tách ra khỏi đường đi với đảng, đã có từ trước Hội nghị Trung ương 4 năm 2016, đã tiếp tục với tốc độ nhanh hơn.
CÔNG KHAI THÁCH ĐỐ
Bằng chứng là những người phạm kỷ luật đảng đã không còn chấp hành điều đầu tiên của 19 Điều đảng viên “không được làm”, theo đó họ bị tuyệt đối cấm :”Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng…”
Ngoài ra, họ cũng đã công khai không chấp hành Điều lệ đảng, như quy định trong Ðiều 2 gồm:
1.Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Ðảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị của Ðảng, pháp luật của Nhà nước….”
2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
Họ cũng không tha thiết “Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Ðảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Ðảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Ðảng….” (điểm 4/ Điều 2)
Hay còn bỏ ngoài tai điều bắt “Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Ðảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Ðảng phục tùng Ðại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.” (Điều 9, Điều lệ đảng)
Như vậy thì còn đảng với đòan gì nữa, ông Trọng ?
ĐA NGUYÊN-ĐA ĐẢNG
Hẳn ông còn nhớ trong Nghị quyết 4/XII mà ông ký ban hành ngày 31/10/2016, Trung ương đã công khai thừa nhận những
“biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Đứng đầu và quan trọng nhất là nhiều cán bộ, đảng viên đã :” Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng".
Ngoài ra, đảng viên còn:” Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự" . Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.”
Hay cứ :” Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.”
Ngoài ra, khi không còn coi đảng ra gì nữa thì đảng viên cũng chẳng còn sợ hãi ai, theo lời Nghị quyết, để :” Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.”
Đới với vai trò của Quân đội, đã và đang bị lên án chỉ biết bảo vệ đảng và tranh dành làm kinh tế với tư nhân để tư lợi thay vì rèn luyện để bảo vệ đất nước, trước đe dọa xâm lăng mới của Trung Cộng, thì vô số cán bộ, đảng viên đã:” Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi "phi chính trị hoá" quân đội và công an…”
Bây giờ, những điều đảng lo sợ như trên đây vẫn không thay đổi mà còn lan nhanh khiến báo Quân đội Nhân dân phải lên tiếng cảnh giác thêm lần nữa, trong số báo ngày 13/07/2017.
Bài báo viết:”Mục tiêu của những luận điệu hô hào, cổ xúy đòi "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập" không gì khác là hạ thấp và đi tới phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam, bằng những lời lẽ hết sức mị dân. Họ cho rằng chỉ có “thực hiện chế độ “đa nguyên, đa đảng” thì “xã hội Việt Nam mới nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo”; chỉ có "đa nguyên, đa đảng" thì xã hội mới có dân chủ thực sự...”
Nói thế, nhưng tác gỉa bài viết, Thành Vinh, cũng không dám phân tích lợi hại giữa một nhà nước có bầu cử dân chủ với nhiều đảng chính trị tham gia, khác với nhà nước chỉ có một đảng tự cho mình cầm quyền như đảng Cộng sản Việt Nam mà không do dân bầu lên.
Vì vậy, người này chỉ biết nói bừa rằng:”Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ nhận, nhất là đối với những người nhận thức có phần còn hạn chế, từ đó có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn, có thể dẫn tới sự dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam; gây nên sự phân tâm trong xã hội; làm suy giảm và có thể đi đến mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Viết như thế tưởng đã cởi trói được giây thòng lọng độc tài của đảng đã thắt vào cổ dân từ 1946 nên Thành Vinh đã lập luận cù nhầy và tự biên, tự diễn bằng cái lưỡi gỗ:”Thực hiện chế độ nhất nguyên chính trị, một Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo xã hội Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó cũng là sự lựa chọn đúng đắn của chính nhân dân Việt Nam trong quá trình đấu tranh cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một hiện tượng hoàn toàn hợp quy luật, phản ánh những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đã chín muồi trong quá trình vận động của cách mạng Việt Nam.” (Thành Vinh-QĐND, ngày 13/07/2017)
Cũng với quan điểm bảo hòang hơn vua và tự cho những cái lưỡi gỗ tuyên truyền không bao giờ sai, Thiện Văn, trong bài viết trên QĐND ngày 06/07/2017 cũng đã nhấn mạnh rằng:” Những ai đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng, nhất thiết phải chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và khi nói, viết cần bám sát, dựa trên cơ sở các quan điểm, đường lối của Đảng. Tuy nhiên, thời gian qua, trong khi phần đông CB, ĐV một lòng kiên định với lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, tự giác gương mẫu chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, thì vẫn còn một bộ phận CB, ĐV có những phát ngôn không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng.”
Bởi vì, theo cái lưỡi gỗ Thiện Văn :”Những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta được xây dựng, ban hành bởi tập thể những người có trình độ hiểu biết cao, kiến thức sâu rộng và được kiến tạo theo một quy trình chặt chẽ, khoa học. Đây là những “sản phẩm” tập hợp, quy tụ tinh hoa trí tuệ xã hội và có giá trị như “cẩm nang” để góp phần định hướng và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội.
Do vậy, đối với CB, ĐV nói, viết và làm theo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không chỉ thể hiện thái độ chuẩn mực về chính trị, mà còn là hành vi ứng xử văn hóa của người công dân. Khi đã là thành viên của một tổ chức, đòi hỏi yêu cầu cao về ý thức chấp hành kỷ luật nghiêm minh như tổ chức Đảng, nếu tùy tiện nói trái, viết lệch hay phê phán chủ trương, đường lối của Đảng là sai cả về lý và tình.”
Ăn nói như thế thì có ngụy ngôn không ?
Phạm Trần
(07/017)
Điểm sách : Lịch sử chính trị cận đại Ngô Đình Diệm và bang giao Việt Mỹ.
Lê Đình Thông
15:40 27/07/2017
LỊCH SỬ CHÍNH TRỊ CẬN ĐẠI VIỆT NAM
QUYỂN 1 : NGÔ ĐÌNH DIỆM & BANG GIAO VIỆT MỸ
TÁC GIẢ : TIẾN SĨ SỬ HỌC PHẠM VĂN LƯU
Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (Melbourne) vừa ấn hành quyển 1 trong bộ sách Lịch sử Chính trị Cận đại Việt Nam do Tiến sĩ Phạm Văn Lưu biên soạn. Toàn bộ công trình nghiên cứu được chia làm nhiều thời kỳ, quyển 1 nhan đề Ngô Đình Diệm và Bang giao Việt-Mỹ 1954-1963, dày 475 trang. Sách bìa cứng, mạ vàng, có bao giấy bọc ngoài (jaquette) in quốc kỳ hai nước Việt-Mỹ, tổng thống Dwight D. Eisenhower (1890-1969) bắt tay tổng thống Ngô Đình Diệm (1901-1963). Bìa sách nói lên nội dung cuốn sách nói về một thời hưng thịnh trong lịch sử cận đại nước ta, quan hệ Việt-Mỹ dựa trên nền tảng bình đẳng.
Quyền 1 gồm chín chương sách, không kể lời nói đầu, phần phụ lục và thư tịch chọn lọc.
Chương 1 : Chân dung Ngô Đình Diệm (tr. 1-26) gồm các mục : giới thiệu dòng họ và gia đình, giáo dục, tham chính, từ quan.
Quốc trưởng Bảo Đại nói về việc từ chức của ông Diệm như sau như sau : Sau bốn tháng, vào đầu tháng 9/1933, Ngô Đình Diệm không tìm thấy ở Phạm Quỳnh một sự giúp đỡ gì, liền gặp tôi :
- Tâu Hoàng thượng, hạ thần đến để xin Hoàng thượng cho từ chức, và cũng xin Hoàng thượng cho giải nhiệm luôn tất cả những chức vụ mà Hoàng thượng đã trao phó từ trước.’’ (tr. 14)
Lý do từ quan vì ‘‘người Pháp đã lấy hết quyền hành, họ đã cai trị trực tiếp, luôn nhân danh hòa ước bảo hộ, nhưng không lúc nào họ không vi phạm từng ngày, từng giờ.’’
Việc tác giả Phạm Văn Lưu phác họa Chân dung Ngô Đình Diệm từ lúc sinh ra (1901) đến khi từ quan ở tuổi 32 (1933) đã định danh ông Diệm là nhà lãnh đạo (statesman) biết nghĩ đến thế hệ mai sau, không phải là chính khách (polician) màng công danh, lợi lộc cho riêng mình, theo định nghĩa của James Freeman Clarke (1810-1888) : The difference between a politician and a statesman is that a politician thinks about the next election while the statesman think about the next generation.
Việc tác giả chép lại Chân dung Ngô Đình Diệm chứng minh sự nhất quán giữa quá khứ và tương lai trong một hành trình. Tác phẩm L’Existentialisme est un humanisme của Jean-Paul Sartre cũng tán thành quan điểm của Bergson khi cho rằng quá khứ ảnh hưởng đến hành động mai sau, tạo thành bản sắc của một nhân vật : mon identité se constitue au fur et à mesure de ces événements qui écrivent mon histoire et influencent la personne que je deviens.
- Chương 2 : Vận động cho Độc lập Quốc gia (tr. 27-52) bàn về Hoạt động chống thực dân, Bất hợp tác với quân phiệt Nhật, Đối đầu với cộng sản, Hoạt động chính trị ở hải ngoại, Viếng thăm Trung quốc, Qua Nhật, Triều yết Đức Giáo Hoàng tại La Mã, Trở lại Hoa Kỳ.
Tác giả Phạm Văn Lưu trích thuật một tài liệu của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói lên định hướng chiến lược của nhân vật lịch sử này như sau :
‘‘...Ông Diệm cũng nhấn mạnh rằng Pháp không thể thắng cuộc chiến tranh này, chỉ có người Việt Quốc gia mới có thể làm được điều đó. Và họ chỉ thực sự chiến đấu nếu họ có thêm tự do.’’ (tr. 50)
Jean-Paul Delfino cho rằng nắm giữ quyền bính đòi hỏi khả năng tiên liệu và dự kiến được sự việc trước người khác (gouverner c'est prévoir, et prévoir c'est concevoir les choses avant les autres). Ông Ngô Đình Diệm đã thấy trước người ‘‘Pháp không thể thắng cuộc chiến tranh này’’ ; và đến lượt người Mỹ cũng sẽ cùng một số phận, vì ‘‘chỉ có người Việt quốc gia mới làm được điều đó’’. Ta có thể suy ra định lý đảo trong câu nói của Delfino : khả năng tiên liệu và quan niệm sự việc báo trước Ông Diệm sẽ lãnh đạo đất nước.
- Chương 3 đề cập đến việc Thành lập Nội các (tr. 53 - 72). Trong chương này, tác giả trích thuật nhận định của Quốc trưởng Bảo Đại về nhân vật sẽ trở thành Thủ tướng Quốc gia Việt Nam : Đúng vậy, đó là người của hoàn cảnh. (tr. 57).
Sau này, Paul Hersey và Kenneth Blanchard đưa ra lý thuyết nhà lãnh đạo giỏi phải biết lèo lái sao cho phù hợp với tình hình (leadership situationnel): gặp thời thế thế thời phải thế (Ngô Thì Nhậm). Theo phân tích xã hội học chính trị (sociologie politique), miền Nam năm 1954 lẫn lộn giữa các trật tự chính trị, kinh tế và xã hội, phát sinh nhiều nhóm thống trị (groupements de domination) :
- Lực lượng cảnh sát do Bình Xuyên nắm giữ, khai thác sòng bạc Kim Chung Đại Thế giới ;
- Mỗi giáo phái lại có lực lượng võ trang riêng
Thực tế, lúc đó quyền hạn của thủ tướng Diệm không vượt quá khuôn viên của Dinh Gia Long (tr. 65). Tình hình năm 54 hậu quả của việc Pháp đô hộ chẳng khác nào thời thập nhị sứ quân (944-968), phát sinh từ việc xã hội bị phân hóa dưới thời Bắc thuộc. Cũng như Đinh Bộ Lĩnh kết hợp giữa quân sự và chính trị, thủ tướng Diệm áp dụng các biện pháp chính trị đối với Cao Đài ở miền Đông và dùng quân sự đối phó với Năm Lửa và Ba Cụt ở miền Tây (tr. 65). Bối cảnh đất nước vào giai đoạn dầu sôi lửa bỏng này cho phép tác giả bàn đến chương kế tiếp.
- Chương 4: Việt Nam sau Hội nghị Genève gồm các mục: Lập trường của Hoa Kỳ, Hiệp ước Phòng thủ Đông Nam Á, Mục tiêu của Hoa Kỳ tại Việt Nam, Hoa Kỳ yêu cầu Pháp hợp tác, Lập trường của Pháp.
Tác giả chia mối bang giao Việt-Mỹ từ 1954 - 1963 làm ba giai đoạn :
- Giai đoạn 1 (từ 09/1954 đến cuối 1955): Hoa Kỳ muốn trắc nghiệm khả năng lãnh đạo của ông Diệm trong việc đối phó với tình hình nghiêm trọng của miền Nam. Nếu ông Diệm thành công, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ. Nếu thất bại, Hoa Kỳ sẽ bỏ rơi ông Diệm.
- Giai đoạn 2 (từ đầu 1956 đến cuối 1960) : Hoa Kỳ mạnh mẽ và hoàn toàn ủng hộ ông Diệm, xem ông Diệm là nhân vật duy nhất có thể xây dựng miền Nam thành điền đồn của Thế giới Tự do, ngăn chận hữu hiện sự bành trướng của làn sóng đỏ cộng sản.
- Giai đoạn 3 (từ đầu 1961 đến tháng 11/1963) : Hoa Kỳ nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của Tổng thống Diệm. Hoa Thịnh Đốn muốn sử dụng chính sách viện trợ để kiểm soát việc thi hành các biện pháp chính trị và quân sự của chính phủ Việt Nam. Điều này dẫn đến sự căng thẳng giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và chính quyền Kennedy. Để rồi Hoa Kỳ ủng hộ cuộc đảo chính 01/11/1963 để lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Thực ra, Hoa Kỳ không chỉ ‘‘ủng hộ’’ cuộc đảo chính, mà đã ‘‘bật đèn xanh’’ cho nhóm tướng lãnh (en 1963, l’administration Kennedy a donné le feu vert à des comploteurs de l’armée pour renverser le président sud-vietnamien Ngo Dinh Diem).
- Chương 5 : Chờ và xem (tr. 87-158) gồm các mục : Tướng Hinh và âm mưu đảo chính, Hội nghị Hoa Thịnh Đốn (09/1954), Phúc trình Mansfield, Đại sứ Heath quyết định Diệm phải ra đi. Collins trở thành Đại sứ tại Việt Nam, Collons lại đề nghị Diệm phải ra đi. Tranh chấp với Bình Xuyên và các Giáo phái, Ngoại trưởng Foster Dulles viếng thăm Saigon, Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia, Lập trường của Hoa Kỳ, Tòa Đại sứ Mỹ tại Saigon : Đã đến lúc phải thay Diệm. Ba Lê: Giải pháp Diệm đã cáo chung. Bảo Đại: Phan Huy Quát sẽ là Thủ tướng ?
Chương 5 đưa ra những liên lạc ngoại giao chính yếu từ giai đoạn đầu năm 1954 đến cuối năm 1955 (tr. 158). Trong chương sách này, tác giả cung cấp một số sử liệu đã có từ trước (rétroactivement) nhằm chứng minh cho luận cứ của mình. Vì vậy, chương sách này không theo nguyên tắc tam nhất (la règle des trois unités), so với các chương trước.
- Chương 6 : Tích cực ủng hộ (1956-1960) (tr. 159-180) gồm các mục: Quan niệm chiến lược, Về hình thức việc trợ, Quân sự, Phương thức công khai, Dư luận Hoa Kỳ ủng hộ ông Diệm.
Cuối chương 6, tác giả nhắc lại một sự việc : tuy bác sĩ Phan Quang Đán dẫn đầu tại đơn vị bầu cử 1 tại Saigon với 33166 phiếu nhưng bị loại với lý do ‘‘vi phạm luật bầu cử’’. Công luận Hoa Kỳ bình luận bất lợi cho VNCH. Phụ tá Ngoại trường William B. Macomber đã lên tiếng bênh vực như sau : Tuy nền dân chủ đầy đủ với tất cả quyền tự do không được thực thi tại Việt Nam nhưng hạt giống dân chủ gieo trồng bắt đầu đem lại hoa trái. (tr. 174).
- Chương 7 : Duyệt lại chính sách 1961-1963 (tr. 181-242), gồm các mục : Nhóm Tự do và Tiến bộ hay là Nhóm Caravelle, Ảnh hưởng của Bản Tuyên ngôn, Cuộc Đảo chính hụt 11/11/1960, Hoa Kỳ thay đổi chính sách, Lực lượng Đặc nhiệm về Việt Nam, Phó Tổng thống Johnson đến Việt Nam, Phái đoàn Taylor-Rostow, Hoa Kỳ mở rộng ảnh hưởng, Nỗ lực vượt thoát lệ thuộc, Uy tín của Tổng thống Diệm suy giảm, Phái đoàn Hilsman và Forrestal, Mỹ muốn trubng lập hoá miên Nam.
Tiến sĩ Phạm Văn Lưu giải thích về tình trạng suy thoái tình hình (dégradation de la situation) trong giai đoạn này như sau : Tóm lại, đến đầu năm 1963, có lẽ vì không hiểu đưọc bản chất của cuộc chiến tranh khuynh đảo do cộng sản gây ra, cũng như những khác biệt về tư tưởng và phương pháp làm việc đã khiến cho hậu thuẫn chính trị của Tổng thống Diệm tại Hoa Thịnh Đốn đã giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt những người có nhiều ảnh hưởng trong chính quyền Kennedy. Hơn nữa tính cương trực và quyết tâm muốn bản vệ một đường lối chính trị độc lập cho Việt Nam của Tổng thống Diệm đã khiến cho những viên chức của bộ Ngoại giao càng có thêm lý do tiến tới quyết định Diệm phải ra đi. (tr. 241-242).
Đó là những lý do trực tiếp (causes immédiates) đưa đến cuộc chính biến 1963.
- Chương 8 : Bang giao căng thẳng (tr. 243 - 376) gồm các mục : Biến cố tại Huế, Công điện 9195, Cuộc rước Phật ngày 8/5, Lễ Phật tại Chùa Từ Đàm, Vụ nổ Đài Phát thanh Huế, Năm Nguyện vọng của Phật giáo, Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, Thể lệ treo cờ, Nguyên nhân sâu xa, Quan điểm của Hoa Kỳ, Khiếu nại của Phật giáo miền Trung, Từ Huế vào Saigon, Chính phủ nhượng bộ, Vụ Tự thiêu của Thượng tọa Thích Quảng Đức, Thông cáo chung 16/06/1963, Tranh đấu giai đoạn 2, Quân đội tham gia, Lệnh thiết quân luật, Bất lương và Dối trá, Dư luận về Biến cố đêm 20/08/1963, Đàng sau Phong trào Phật giáo, Hỗ trợ công khai và bí mật của cộng sản, Vai trò của báo chí Tây phương, Hoa Kỳ và âm mưu đảo chính, Điện văn đảo chính, Âm mưu đảo chính thất bại, Dư luận về âm mưu đảo chính, Hòa giải hay Áp lực, Đảo chính 01/11/1963, Chính quyền Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn, Về phía chính quyền Việt Nam, Ai là thủ phạm, Một chứng từ, Phải chăng là một mất mát ?
Tác giả dành 143 trang cho chương này. Mỗi biến cố là thêm giọt nước làm tràn ly. Cơ cấu của lịch sử nói chung, nói riêng là lịch sử chính trị cận đại của đất nước bắt đầu bằng tình huống đầu (situation initiale) đưa đến yếu tố khởi động (élément déclencheur), tiếp theo là điểm mấu chốt (noeud) sau cùng là hồi chung cục (dénouement), kết thúc bằng tình huống cuối (situation finale).
- Chương 9 : Đông và Tây (tr. 377-428) gồm các mục : Quan niệm chính danh, Gia đình trị, Tùy thuộc vào thân nhân, Thiếu hiểu biết về Việt Nam, Ông Diệm là nhà độc tài ? Ngô Đình Nhu ? Quan niệm dân chủ.
Chương sách ngắn này nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề đưa đến cuộc chính biến 1963.
Tiến sĩ Phạm Văn Lưu đã sắp xếp các tình tiết để hình thành cuốn sách, theo phương pháp sử học : la mise en intrigue s’impose à tout historien. Tác giả làm công việc biên tu và khảo hiệu của quốc sử quán triều Hậu Lê và triều Nguyễn. Việc biên tu đòi hỏi khoảng cách thời gian (từ 1963 đến 2016) và khách quan, theo quan điểm của triết gia Paul Ricoeur (1913-2005). Theo Charles Péguy, sử gia phải trung thực, chính trực, khiêm tốn. Lịch sử không là một khoa học, mà là khoa đạo đức: l’historien doit être probe, honnête, modeste. L’histoire n’est pas une science mais une éthique. (Charles Péguy, De la situation faite à l’histoire et à la sociologie dans les temps modernes, 4 novembre 1906, Troisième cahier de la huitième série, Œuvres en prose complètes, t. 3, Paris, Gallimard, Bibliothèque de la Pléiade, 1988, p. 489). Trong tác phẩm sử học của Tiến sĩ Phạm Văn Lưu, người ta nhận ra các yếu tố này.
Trong những tác phẩm sau này, mong rằng tác giả sẽ làm công việc biên tu, điều tra cặn kẽ. Trong cổ ngữ Hy Lạp; Ἱστορίαι (historíai) có nghĩa là điều tra (enquête), nhằm làm sáng tỏ một số nghi vấn liên hệ đến tiến trình mất nước bắt đầu từ 1963, kết thúc năm 1975. Đành rằng Hoa Kỳ đã bỏ rơi chung ta. Vấn đề đặt ra là tại sao nước Đức, Hàn Quốc, Đài Loan cũng cùng cảnh ngộ mà không bị cộng sản thôn tính ? Tại sao trước 1975, các tỉnh mất an ninh như Phú Bổn lại tiêu thụ nhiên liệu và gạo rất cao, so với dân số ? Tại sao xe tăng T-34, T-54 và xe tải Molotova lại có đủ nhiên liệu sử dụng tại chiến trường miền Nam ? Tại sao trên một triệu bộ đội cộng sản chiến đấu tại miền Nam lại có đủ cơm ăn ? Vai trò của phu nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phu nhân thủ tướng Trần Thiện Khiêm trong việc bán xăng gạo như thế nào ? Nếu làm sáng tỏ các vấn đề này, hương linh biết bao người chết biển, chết trong tù ngục cộng sản sẽ được ngậm cười nơi chín suối.
Paris, tháng Tư 2017
Lê Đình Thông
QUYỂN 1 : NGÔ ĐÌNH DIỆM & BANG GIAO VIỆT MỸ
TÁC GIẢ : TIẾN SĨ SỬ HỌC PHẠM VĂN LƯU
Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (Melbourne) vừa ấn hành quyển 1 trong bộ sách Lịch sử Chính trị Cận đại Việt Nam do Tiến sĩ Phạm Văn Lưu biên soạn. Toàn bộ công trình nghiên cứu được chia làm nhiều thời kỳ, quyển 1 nhan đề Ngô Đình Diệm và Bang giao Việt-Mỹ 1954-1963, dày 475 trang. Sách bìa cứng, mạ vàng, có bao giấy bọc ngoài (jaquette) in quốc kỳ hai nước Việt-Mỹ, tổng thống Dwight D. Eisenhower (1890-1969) bắt tay tổng thống Ngô Đình Diệm (1901-1963). Bìa sách nói lên nội dung cuốn sách nói về một thời hưng thịnh trong lịch sử cận đại nước ta, quan hệ Việt-Mỹ dựa trên nền tảng bình đẳng.
Quyền 1 gồm chín chương sách, không kể lời nói đầu, phần phụ lục và thư tịch chọn lọc.
Chương 1 : Chân dung Ngô Đình Diệm (tr. 1-26) gồm các mục : giới thiệu dòng họ và gia đình, giáo dục, tham chính, từ quan.
Quốc trưởng Bảo Đại nói về việc từ chức của ông Diệm như sau như sau : Sau bốn tháng, vào đầu tháng 9/1933, Ngô Đình Diệm không tìm thấy ở Phạm Quỳnh một sự giúp đỡ gì, liền gặp tôi :
- Tâu Hoàng thượng, hạ thần đến để xin Hoàng thượng cho từ chức, và cũng xin Hoàng thượng cho giải nhiệm luôn tất cả những chức vụ mà Hoàng thượng đã trao phó từ trước.’’ (tr. 14)
Lý do từ quan vì ‘‘người Pháp đã lấy hết quyền hành, họ đã cai trị trực tiếp, luôn nhân danh hòa ước bảo hộ, nhưng không lúc nào họ không vi phạm từng ngày, từng giờ.’’
Việc tác giả Phạm Văn Lưu phác họa Chân dung Ngô Đình Diệm từ lúc sinh ra (1901) đến khi từ quan ở tuổi 32 (1933) đã định danh ông Diệm là nhà lãnh đạo (statesman) biết nghĩ đến thế hệ mai sau, không phải là chính khách (polician) màng công danh, lợi lộc cho riêng mình, theo định nghĩa của James Freeman Clarke (1810-1888) : The difference between a politician and a statesman is that a politician thinks about the next election while the statesman think about the next generation.
Việc tác giả chép lại Chân dung Ngô Đình Diệm chứng minh sự nhất quán giữa quá khứ và tương lai trong một hành trình. Tác phẩm L’Existentialisme est un humanisme của Jean-Paul Sartre cũng tán thành quan điểm của Bergson khi cho rằng quá khứ ảnh hưởng đến hành động mai sau, tạo thành bản sắc của một nhân vật : mon identité se constitue au fur et à mesure de ces événements qui écrivent mon histoire et influencent la personne que je deviens.
- Chương 2 : Vận động cho Độc lập Quốc gia (tr. 27-52) bàn về Hoạt động chống thực dân, Bất hợp tác với quân phiệt Nhật, Đối đầu với cộng sản, Hoạt động chính trị ở hải ngoại, Viếng thăm Trung quốc, Qua Nhật, Triều yết Đức Giáo Hoàng tại La Mã, Trở lại Hoa Kỳ.
Tác giả Phạm Văn Lưu trích thuật một tài liệu của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói lên định hướng chiến lược của nhân vật lịch sử này như sau :
‘‘...Ông Diệm cũng nhấn mạnh rằng Pháp không thể thắng cuộc chiến tranh này, chỉ có người Việt Quốc gia mới có thể làm được điều đó. Và họ chỉ thực sự chiến đấu nếu họ có thêm tự do.’’ (tr. 50)
Jean-Paul Delfino cho rằng nắm giữ quyền bính đòi hỏi khả năng tiên liệu và dự kiến được sự việc trước người khác (gouverner c'est prévoir, et prévoir c'est concevoir les choses avant les autres). Ông Ngô Đình Diệm đã thấy trước người ‘‘Pháp không thể thắng cuộc chiến tranh này’’ ; và đến lượt người Mỹ cũng sẽ cùng một số phận, vì ‘‘chỉ có người Việt quốc gia mới làm được điều đó’’. Ta có thể suy ra định lý đảo trong câu nói của Delfino : khả năng tiên liệu và quan niệm sự việc báo trước Ông Diệm sẽ lãnh đạo đất nước.
- Chương 3 đề cập đến việc Thành lập Nội các (tr. 53 - 72). Trong chương này, tác giả trích thuật nhận định của Quốc trưởng Bảo Đại về nhân vật sẽ trở thành Thủ tướng Quốc gia Việt Nam : Đúng vậy, đó là người của hoàn cảnh. (tr. 57).
Sau này, Paul Hersey và Kenneth Blanchard đưa ra lý thuyết nhà lãnh đạo giỏi phải biết lèo lái sao cho phù hợp với tình hình (leadership situationnel): gặp thời thế thế thời phải thế (Ngô Thì Nhậm). Theo phân tích xã hội học chính trị (sociologie politique), miền Nam năm 1954 lẫn lộn giữa các trật tự chính trị, kinh tế và xã hội, phát sinh nhiều nhóm thống trị (groupements de domination) :
- Lực lượng cảnh sát do Bình Xuyên nắm giữ, khai thác sòng bạc Kim Chung Đại Thế giới ;
- Mỗi giáo phái lại có lực lượng võ trang riêng
Thực tế, lúc đó quyền hạn của thủ tướng Diệm không vượt quá khuôn viên của Dinh Gia Long (tr. 65). Tình hình năm 54 hậu quả của việc Pháp đô hộ chẳng khác nào thời thập nhị sứ quân (944-968), phát sinh từ việc xã hội bị phân hóa dưới thời Bắc thuộc. Cũng như Đinh Bộ Lĩnh kết hợp giữa quân sự và chính trị, thủ tướng Diệm áp dụng các biện pháp chính trị đối với Cao Đài ở miền Đông và dùng quân sự đối phó với Năm Lửa và Ba Cụt ở miền Tây (tr. 65). Bối cảnh đất nước vào giai đoạn dầu sôi lửa bỏng này cho phép tác giả bàn đến chương kế tiếp.
- Chương 4: Việt Nam sau Hội nghị Genève gồm các mục: Lập trường của Hoa Kỳ, Hiệp ước Phòng thủ Đông Nam Á, Mục tiêu của Hoa Kỳ tại Việt Nam, Hoa Kỳ yêu cầu Pháp hợp tác, Lập trường của Pháp.
Tác giả chia mối bang giao Việt-Mỹ từ 1954 - 1963 làm ba giai đoạn :
- Giai đoạn 1 (từ 09/1954 đến cuối 1955): Hoa Kỳ muốn trắc nghiệm khả năng lãnh đạo của ông Diệm trong việc đối phó với tình hình nghiêm trọng của miền Nam. Nếu ông Diệm thành công, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ. Nếu thất bại, Hoa Kỳ sẽ bỏ rơi ông Diệm.
- Giai đoạn 2 (từ đầu 1956 đến cuối 1960) : Hoa Kỳ mạnh mẽ và hoàn toàn ủng hộ ông Diệm, xem ông Diệm là nhân vật duy nhất có thể xây dựng miền Nam thành điền đồn của Thế giới Tự do, ngăn chận hữu hiện sự bành trướng của làn sóng đỏ cộng sản.
- Giai đoạn 3 (từ đầu 1961 đến tháng 11/1963) : Hoa Kỳ nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của Tổng thống Diệm. Hoa Thịnh Đốn muốn sử dụng chính sách viện trợ để kiểm soát việc thi hành các biện pháp chính trị và quân sự của chính phủ Việt Nam. Điều này dẫn đến sự căng thẳng giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và chính quyền Kennedy. Để rồi Hoa Kỳ ủng hộ cuộc đảo chính 01/11/1963 để lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Thực ra, Hoa Kỳ không chỉ ‘‘ủng hộ’’ cuộc đảo chính, mà đã ‘‘bật đèn xanh’’ cho nhóm tướng lãnh (en 1963, l’administration Kennedy a donné le feu vert à des comploteurs de l’armée pour renverser le président sud-vietnamien Ngo Dinh Diem).
- Chương 5 : Chờ và xem (tr. 87-158) gồm các mục : Tướng Hinh và âm mưu đảo chính, Hội nghị Hoa Thịnh Đốn (09/1954), Phúc trình Mansfield, Đại sứ Heath quyết định Diệm phải ra đi. Collins trở thành Đại sứ tại Việt Nam, Collons lại đề nghị Diệm phải ra đi. Tranh chấp với Bình Xuyên và các Giáo phái, Ngoại trưởng Foster Dulles viếng thăm Saigon, Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia, Lập trường của Hoa Kỳ, Tòa Đại sứ Mỹ tại Saigon : Đã đến lúc phải thay Diệm. Ba Lê: Giải pháp Diệm đã cáo chung. Bảo Đại: Phan Huy Quát sẽ là Thủ tướng ?
Chương 5 đưa ra những liên lạc ngoại giao chính yếu từ giai đoạn đầu năm 1954 đến cuối năm 1955 (tr. 158). Trong chương sách này, tác giả cung cấp một số sử liệu đã có từ trước (rétroactivement) nhằm chứng minh cho luận cứ của mình. Vì vậy, chương sách này không theo nguyên tắc tam nhất (la règle des trois unités), so với các chương trước.
- Chương 6 : Tích cực ủng hộ (1956-1960) (tr. 159-180) gồm các mục: Quan niệm chiến lược, Về hình thức việc trợ, Quân sự, Phương thức công khai, Dư luận Hoa Kỳ ủng hộ ông Diệm.
Cuối chương 6, tác giả nhắc lại một sự việc : tuy bác sĩ Phan Quang Đán dẫn đầu tại đơn vị bầu cử 1 tại Saigon với 33166 phiếu nhưng bị loại với lý do ‘‘vi phạm luật bầu cử’’. Công luận Hoa Kỳ bình luận bất lợi cho VNCH. Phụ tá Ngoại trường William B. Macomber đã lên tiếng bênh vực như sau : Tuy nền dân chủ đầy đủ với tất cả quyền tự do không được thực thi tại Việt Nam nhưng hạt giống dân chủ gieo trồng bắt đầu đem lại hoa trái. (tr. 174).
- Chương 7 : Duyệt lại chính sách 1961-1963 (tr. 181-242), gồm các mục : Nhóm Tự do và Tiến bộ hay là Nhóm Caravelle, Ảnh hưởng của Bản Tuyên ngôn, Cuộc Đảo chính hụt 11/11/1960, Hoa Kỳ thay đổi chính sách, Lực lượng Đặc nhiệm về Việt Nam, Phó Tổng thống Johnson đến Việt Nam, Phái đoàn Taylor-Rostow, Hoa Kỳ mở rộng ảnh hưởng, Nỗ lực vượt thoát lệ thuộc, Uy tín của Tổng thống Diệm suy giảm, Phái đoàn Hilsman và Forrestal, Mỹ muốn trubng lập hoá miên Nam.
Tiến sĩ Phạm Văn Lưu giải thích về tình trạng suy thoái tình hình (dégradation de la situation) trong giai đoạn này như sau : Tóm lại, đến đầu năm 1963, có lẽ vì không hiểu đưọc bản chất của cuộc chiến tranh khuynh đảo do cộng sản gây ra, cũng như những khác biệt về tư tưởng và phương pháp làm việc đã khiến cho hậu thuẫn chính trị của Tổng thống Diệm tại Hoa Thịnh Đốn đã giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt những người có nhiều ảnh hưởng trong chính quyền Kennedy. Hơn nữa tính cương trực và quyết tâm muốn bản vệ một đường lối chính trị độc lập cho Việt Nam của Tổng thống Diệm đã khiến cho những viên chức của bộ Ngoại giao càng có thêm lý do tiến tới quyết định Diệm phải ra đi. (tr. 241-242).
Đó là những lý do trực tiếp (causes immédiates) đưa đến cuộc chính biến 1963.
- Chương 8 : Bang giao căng thẳng (tr. 243 - 376) gồm các mục : Biến cố tại Huế, Công điện 9195, Cuộc rước Phật ngày 8/5, Lễ Phật tại Chùa Từ Đàm, Vụ nổ Đài Phát thanh Huế, Năm Nguyện vọng của Phật giáo, Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, Thể lệ treo cờ, Nguyên nhân sâu xa, Quan điểm của Hoa Kỳ, Khiếu nại của Phật giáo miền Trung, Từ Huế vào Saigon, Chính phủ nhượng bộ, Vụ Tự thiêu của Thượng tọa Thích Quảng Đức, Thông cáo chung 16/06/1963, Tranh đấu giai đoạn 2, Quân đội tham gia, Lệnh thiết quân luật, Bất lương và Dối trá, Dư luận về Biến cố đêm 20/08/1963, Đàng sau Phong trào Phật giáo, Hỗ trợ công khai và bí mật của cộng sản, Vai trò của báo chí Tây phương, Hoa Kỳ và âm mưu đảo chính, Điện văn đảo chính, Âm mưu đảo chính thất bại, Dư luận về âm mưu đảo chính, Hòa giải hay Áp lực, Đảo chính 01/11/1963, Chính quyền Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn, Về phía chính quyền Việt Nam, Ai là thủ phạm, Một chứng từ, Phải chăng là một mất mát ?
Tác giả dành 143 trang cho chương này. Mỗi biến cố là thêm giọt nước làm tràn ly. Cơ cấu của lịch sử nói chung, nói riêng là lịch sử chính trị cận đại của đất nước bắt đầu bằng tình huống đầu (situation initiale) đưa đến yếu tố khởi động (élément déclencheur), tiếp theo là điểm mấu chốt (noeud) sau cùng là hồi chung cục (dénouement), kết thúc bằng tình huống cuối (situation finale).
- Chương 9 : Đông và Tây (tr. 377-428) gồm các mục : Quan niệm chính danh, Gia đình trị, Tùy thuộc vào thân nhân, Thiếu hiểu biết về Việt Nam, Ông Diệm là nhà độc tài ? Ngô Đình Nhu ? Quan niệm dân chủ.
Chương sách ngắn này nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề đưa đến cuộc chính biến 1963.
Tiến sĩ Phạm Văn Lưu đã sắp xếp các tình tiết để hình thành cuốn sách, theo phương pháp sử học : la mise en intrigue s’impose à tout historien. Tác giả làm công việc biên tu và khảo hiệu của quốc sử quán triều Hậu Lê và triều Nguyễn. Việc biên tu đòi hỏi khoảng cách thời gian (từ 1963 đến 2016) và khách quan, theo quan điểm của triết gia Paul Ricoeur (1913-2005). Theo Charles Péguy, sử gia phải trung thực, chính trực, khiêm tốn. Lịch sử không là một khoa học, mà là khoa đạo đức: l’historien doit être probe, honnête, modeste. L’histoire n’est pas une science mais une éthique. (Charles Péguy, De la situation faite à l’histoire et à la sociologie dans les temps modernes, 4 novembre 1906, Troisième cahier de la huitième série, Œuvres en prose complètes, t. 3, Paris, Gallimard, Bibliothèque de la Pléiade, 1988, p. 489). Trong tác phẩm sử học của Tiến sĩ Phạm Văn Lưu, người ta nhận ra các yếu tố này.
Trong những tác phẩm sau này, mong rằng tác giả sẽ làm công việc biên tu, điều tra cặn kẽ. Trong cổ ngữ Hy Lạp; Ἱστορίαι (historíai) có nghĩa là điều tra (enquête), nhằm làm sáng tỏ một số nghi vấn liên hệ đến tiến trình mất nước bắt đầu từ 1963, kết thúc năm 1975. Đành rằng Hoa Kỳ đã bỏ rơi chung ta. Vấn đề đặt ra là tại sao nước Đức, Hàn Quốc, Đài Loan cũng cùng cảnh ngộ mà không bị cộng sản thôn tính ? Tại sao trước 1975, các tỉnh mất an ninh như Phú Bổn lại tiêu thụ nhiên liệu và gạo rất cao, so với dân số ? Tại sao xe tăng T-34, T-54 và xe tải Molotova lại có đủ nhiên liệu sử dụng tại chiến trường miền Nam ? Tại sao trên một triệu bộ đội cộng sản chiến đấu tại miền Nam lại có đủ cơm ăn ? Vai trò của phu nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phu nhân thủ tướng Trần Thiện Khiêm trong việc bán xăng gạo như thế nào ? Nếu làm sáng tỏ các vấn đề này, hương linh biết bao người chết biển, chết trong tù ngục cộng sản sẽ được ngậm cười nơi chín suối.
Paris, tháng Tư 2017
Lê Đình Thông
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sóng
Lê Trị
20:20 27/07/2017
Ảnh của Lê Trị
Đứng giữa trời mênh mông ngàn con sóng .
Sóng cuộc đời hay sóng của lòng ai ?
Mãi lô xô , ôm ấp nối nhau hoài
Em muốn gửi hồn mình vào lớp sóng !
(KD)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Tư 26/7/2017
VietCatholic Network
16:28 27/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Đức Thánh Cha viết thư trả lời cho từng linh mục ở giáo phận Ahiara đã viết thư cho ngài.
2- Đức Thánh Cha nói với một trẻ em: “Đừng bao giờ nói ‘không bao giờ’”.
3- Theo báo Vatican, kế hoạch của Đức Giáo Hoàng thường bị cản trở bởi sự đối kháng trong giới tu sĩ.
4- Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ nỗi đớn đau vô biên của gia đình bé Charlie Gard.
5- 'Mẹ của Thánh Don Bosco' là một người mẹ tuyệt vời.
6- Phong trào quốc tế công nhân Công Giáo kỷ niệm 50 năm thành lập.
7- Đức Hồng Y Philippe Barbarin Tổng Giám mục Lyon, Pháp ghé thăm Mosul giải phóng.
8- 15 tượng Đức Mẹ Lộ Đức được thay thế cho những tượng đã bị quân khủng bố ISIS đập phá.
9- Biến cố đau buồn: 160,000 người Đức bỏ đạo Công Giáo trong năm 2016.
10- Trung Quốc quyết tâm đẩy mạnh kế hoạch “Trung Hoa hóa” Giáo Hội Công Giáo.
11- Tổng Thống Venezuela Nicolás Maduro thẳng thừng bác bỏ đề nghị của Tòa Thánh.
12- Kosovo xây dựng Nhà thờ chính tòa dâng kính Mẹ Têrêsa thành Calcutta.
13- Giới lãnh đạo Kitô Thánh Địa lên án bạo lực leo thang.
14- Giới thiệu thánh ca Vào Đời: Một Chút.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết