Ngày 27-07-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ thánh Anphongsô Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế
Lm JB Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R
08:54 27/07/2008
LỄ THÁNH ANPHONGSO ĐẤNG SÁNG LẬP DÒNG CHÚA CỨU THẾ

Sắc lệnh Canh Tân và Thích Nghi Đời Sống Tu Dòng của Công đồng Vatican II dạy người tu: “phải trung thành nhận thức và noi giữ tinh thần cùng ý hướng đặc biệt của các Ðấng Sáng Lập cũng như tất cả các truyền thống lành mạnh, vì tất cả những yếu tố đó tạo nên di sản của mỗi hội dòng” (Số 2).

Theo lý ấy, dịp mừng lễ thánh Anphongso Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế vào ngày 01 tháng 8 hàng năm là cơ may để anh em Dòng Chúa Cứu Thế suy gẫm “tinh thần và ý hướng” của Đấng sáng lập.

Lời Chúa trong phụng lễ thánh Anphongso (x. Mt 9, 35-10.1) sẽ soi sáng tinh thần và ý hướng này.

I. LÒNG CHÚA CHẠNH THUƠNG

Đức Giê-su thấy đám đông dân chúng thì chạnh lòng thương (x. Mt 9, 36). Thời Chúa Giê-su, về xã hội cũng như tôn giáo, đám đông dân chúng đã có chính quyền chăm sóc và đã có giáo quyền quan tâm. Vậy mà họ vẫn là đám đông lầm than vất vưởng “như bày chiên không người chăn dắt”. Sao thế?

Đám đông lầm than vất vưởng là nạn nhân của sự cai trị hà khắc. Chính quyền bấy giờ là chính quyền ngoại bang đô hộ. Họ đã chất lên vai người dân đủ thứ thuế. Giáo quyền thì bày vẽ đủ thứ luật lệ bắt dân tuân giữ còn họ thì chỉ đóng kịch và giả hình. (x. Mt 23, 13-29). Đám đông này là những người không những nghèo vật chất mà còn thiếu trợ giúp thiêng liêng. Họ đã bị nền thống trị hà khắc của xã hội cũng như tôn giáo hất ra bên lề của cuộc đời.

Chúa Giê-su đã chạnh thương đám đông bơ vơ túng cực. Lòng chạnh thương của Chúa không mơ hồ, hời hợt. Chúa thiết lập nhóm 12 tông đồ (x. Mt 10, 1tt), sai các ông ra đi rao giảng Nước trời (x. Mt 10, 7 tt) để qua việc phục vụ dân Chúa của các tông đồ, tình thương của Chúa chạm đến từng thân phận người nghèo.

Nối tiếp sứ vụ của các thánh tông đồ, thánh Anphongso và các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế cũng được Thiên Chúa tuyển chọn cách đặc biệt và được Người ban ân sủng để họ phục vụ ơn cứu độ nơi những người lầm than vất vưởng.

II. NGƯỜI NGHÈO Ở ĐÂU?

Những người lầm than vất vưởng (Mt 9, 36) bao gồm những con người nghèo đói vật chất, nghèo đói thiêng liêng. Tắt một lời: họ là những con người bị thiếu trợ giúp thiêng liêng.

Theo lý này, người nghèo lang thang ở khắp mọi nơi: chốn phồn hoa đô hội, nơi làng quê xa xăm, thậm chí rất có thể ngay trong lòng cộng đoàn … Nơi đâu, con người cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nơi ấy có người nghèo. Nơi đâu mạng sống hay giá trị con người bị khinh rẻ, nơi ấy có người nghèo. Nơi đâu, giá trị thánh thiêng bị đánh mất, chỉ còn lừa lọc gian dối, toan tính vụ lợi… nơi ấy có người nghèo. Nơi đâu có sự cai trị hà khắc vô nhân tính … nơi ấy có người nghèo. Người nghèo là những nạn nhân của sự cai trị hà khắc.

Ngày nay, sống giữa lòng đời, ngày ngày các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế cũng thấy hoặc tiếp xúc với những đám đông đủ mọi thành phần “thượng vàng hạ cám”. Hẳn mỗi người đều được gợi lên những suy nghĩ về những dấu chỉ của thời đại và tự hỏi lòng mình: Ta đã cảm thông xâu xa hay lạnh lùng vô cảm?

Khi xưa, cha thánh Anphongso đã nhận được thánh ý Chúa qua tiếng kêu cứu của người nghèo và Ngài đã dấn thân quyết liệt cho thánh ý Chúa: chuyên tâm phục vu người nghèo bị bỏ rơi, công bố năm hồng ân cứu độ:

aân cöùu ñoä:

“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”. (Lc 4, 18-19).

Thời nay, qua tiếng kêu cứu của người nghèo, mẹ Têrêsa Calcutta cũng đã nhận ra chính tiếng kêu “Ta khát” của Chúa trên thập giá. Từ đó, mẹ đã dốc tâm dốc sức phục vụ người nghèo như phục vụ chính Chúa: “Bất cứ làm việc gì, hãy làm tận tâm như thể làm cho Chúa, chứ không phải cho người đời”(Cl 3, 23).

Người nghèo hiện diện khắp nơi. Ý thức diệu cảm của Đấng sáng lập, tiếng kêu cứu của người nghèo vẫn đang thúc bách lương tâm các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế hiến mình phục vụ như Chúa “phục vụ và hiến mạng sống” (Mc 10, 45).

III. HIẾN MÌNH PHỤC VỤ

Hơn bao giờ hết, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế được mời gọi “vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12, 15). Mọi nỗi âu lo hay vui mừng của nhân loại đều có liên quan đến từng tu sĩ, bởi họ là người của Thiên Chúa, người của hội dòng và cũng là người của gia đình nhận loại.

Là người của Thiên Chúa, họ cảm nhận sự hy sinh của Chúa Giê-su là Bánh Hằng Sống được ban cho nhân loại (x. Ga 6, 51). Đến lượt mình, họ cũng được mời gọi mang tâm hồn của Chúa Giê-su mục tử nhân lành trở nên quà tặng phục vụ nhân loại “anh em hãy cho họ ăn” (Mt 14, 16).

Là người của hội dòng, họ bị đòi buộc dấn thân quyết liệt cho sứ vụ của hội dòng, giới thiệu cho thế giới về sự hiện diện yêu thương của Chúa Giê-su “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (x. Ga 13, 35).

Là người của gia đình nhân loại, họ phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ như Thiên Chúa đã tha thứ cho họ trong Đức Ki-tô (x. Ep 4, 32). Một cách cụ thể, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã xác định ba hướng phục vụ: Truyền giáo cho lương dân - Giúp những người nghèo ở thành thị - Giảng Đại Phúc.

Với tinh thần phục vụ nêu trên, các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam được mời gọi trung thành và với lệnh truyền của Chúa “loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó…” (Lc 4, 18) và được thúc bách đồng hình đồng dạng với Chúa “phục vụ và hiến mạng sống” (Mc 10, 45).

Nhờ vậy, trong bất cứ môi trường hay lĩnh vực nào, các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế luôn được mời gọi trở nên dung mạo của Chúa Giê-su Cứu Thế: chạnh thương những người lầm than vất vưởng…, cảm thông với mọi người dù khác biệt tôn giáo, văn hóa, quan điểm… hầu góp phần xoa dịu mọi nỗi thống khổ của nhân loại.

KẾT

Chúa Giê-su đã chạnh thương đám đông dân chúng làm than vất vưởng như bày chiên không người chăn dắt (x. Mt 9, 36).

Người thiết lập tông đồ đoàn và ban cho các ông “quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” (Mt 10, 1). Từ đó, các tông đồ ra đi loan báo tin vui “Nước Trời đã đến gần, …chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ…”(Mt 10, 7tt).

Dõi theo “tinh thần và ý hướng” của cha thánh Anphongso Tổ phụ, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế hân hoan lên đường loan báo hồng ân cứu độ trong niềm xác tín: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn…” (Lc 4, 18).
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:13 27/07/2008
TÌM SAI CHỖ.

N2T


Có một lần, người hàng xóm phát hiện Na-lu-tin quỳ xuống tìm đồ vật, liền hỏi: “Chào thầy ạ ! Thầy đang tìm gì đấy ?”

- “Tìm cái chìa khóa ta bị mất”.

Thế là, cả hai người quỳ xuống nơi ấy để tìm chìa khóa, qua một lúc sau, người hàng xóm lại hỏi: “Bị mất chỗ nào ?”

- “Ở trong nhà”.

- “Thầy ạ ! Tại sao ngài lài tìm ở nơi đây chứ ?”

- “Bởi vì nơi đây sáng hơn !”


(Trích: Ý rộng ngoài trời)

Suy tư:

Không ai tìm đồ vật bị mất trong bóng tối nếu không có ánh sáng chiếu soi; không ai đi tìm chân lý trong sự gian dối, và cũng không ai tìm đi Thiên Chúa trong tội lỗi, bởi vì chân lý là sự thật và Thiên Chúa là sự sáng...

Có một vài người Ki-tô hữu đi tìm chân lý trong sự tranh chấp, nói xấu phê bình đối phương với ác ý chứ không phải xây dựng, họ bỏ công tìm tòi chứng cứ trong thánh kinh để phản bác anh em, nhưng họ lại không nhìn thấy ánh sáng yêu thương trong thánh kinh; lại có người đi tìm Thiên Chúa trong những áp phe bất chính, bốc lột tha nhân bằng những lời hứa hẹn mà họ lấy từ miệng Thiên Chúa phán ra, nhưng họ lại không nhìn thấy ánh sáng công bằng của Thiên Chúa trong lời phán của Ngài.

“Ki-tô hữu” tự nó là đã có Thiên Chúa rồi, nhưng có một vài người Ki-tô hữu cứ tranh chấp nhau, đấu đá nhau, phỉnh phờ nhau, bôi nhọ nhau để tìm kiếm Thiên Chúa của riêng mình, chứ không phải là Thiên Chúa của mọi người.

Ha ha ha, đúng là họ tìm sai chỗ rồi !
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:14 27/07/2008
N2T


21. Để đạt tới thành công, chúng ta cần phải cầu nguyện, bởi vì nhờ cầu nguyện mà chúng ta có thể đạt được những thứ mà chúng ta còn thiếu sót.

(Thánh Bernard)
 
Cha mẹ giáo dục con cái yêu mến lần hạt mân côi
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
23:07 27/07/2008
CHA MẸ GIÁO DỤC CON CÁI YÊU MẾN LẦN HẠT MÂN CÔI

Hồi thế chiến thứ nhất, 1914-1918, tại miền Bắc nước Ý, có một gia đình Công Giáo đông con. Đó là gia đình ông bà Federica và Mauro Antonelli.

Khi đôi bạn lấy nhau, Federica và Mauro đều chung ước nguyện có thật nhiều con cái. Cả hai đồng ý quảng đại chấp nhận hy sinh để chăm sóc con cái và nhất là, giáo dục chúng trở thành tín hữu Công Giáo ngoan đạo, tôn thờ THIÊN CHÚA và yêu mến Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA.

THIÊN CHÚA đã chúc phúc cho tổ ấm. Federica và Mauro lần lượt cho ra chào đời 5 đứa con kháu khính, 3 gái và 2 trai. Trong căn nhà luôn rộn rã tiếng nói tiếng cười trẻ thơ. Ông Mauro làm việc ngoài đồng. Bà Federica ở nhà chăm sóc con cái. Chẳng bao lâu nữa, tổ ấm đón chào đứa con thứ sáu. Gian nhà chật thêm một chút nhưng lại vui thêm gấp đôi.

Cứ chiều đến, sau khi dùng bữa tối, quang cảnh gia đình thật nhộn nhịp nhưng cũng thật trang trọng. Ông Mauro lắc quả chuông nhỏ báo hiệu giờ đọc kinh chung. Mọi người tụ họp trước bức ảnh Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Với tràng chuỗi cầm tay, ông Mauro bắt đầu buổi lần hạt Mân Côi. Tất cả các con yên lặng nghe lời Kinh của cha mẹ. Ba bé gái đầu có thể đọc và thưa kinh Kính Mừng MARIA với Ba Má.

Thường thì cả gia đình lần trọn chuỗi Mân Côi. Nhưng cũng có khi các con ngủ thiếp đi trước khi tràng chuỗi Mân Côi chấm dứt. Thế là, lời kinh đều đặn Kính mừng MARIA. . Thánh MARIA của hai ông bà Federica và Mauro trở thành lời ru con êm ái ngọt ngào.

Việc lần hạt Mân Côi chung trong gia đình quan trọng đến độ không vì bất cứ lý do gì có thể xóa bỏ được. Bà Federica thường nói với chồng:

- Con cái mình phải học biết về THIÊN CHÚA và phụng sự THIÊN CHÚA ngay từ lúc tuổi còn thơ. Rồi không gì đẹp bằng khi chiêm ngắm các con ngủ thiếp đi như Thiên Thần! Em có cảm tưởng như đang ở trên Thiên Đàng!

Ông Mauro - vì tình yêu vợ và muốn vợ được hạnh phúc - luôn luôn tìm cách làm vui lòng vợ. Bằng mọi giá, ông cố gắng duy trì buổi lần hạt Mân Côi chung trong gia đình vào mỗi tối.

Một ngày, bà Federica cho người gọi chồng từ ngoài đồng về. Bà cảm thấy đến giờ ”khai hoa nở nhụy”. Ông Mauro ngưng ngay công việc và tức tốc trở về. Đến nhà, ông thu xếp để đưa bà Federica đến nhà thương. Nhưng ông linh tính chuyện chẳng lành vì ông thấy vợ không khoẻ như những lần sinh nở trước đây. Riêng bà Federica, bà cố gắng giấu kín nổi đau để chồng khỏi lo lắng.

Khi đến nhà thương, bác sĩ thấy ngay tình trạng trầm trọng của bà Federica. Trước khi ông Mauro rời phòng sinh, bà Federica nói thì thầm vào tai chồng:

- Em muốn anh xin rửa tội ngay cho con trai chúng ta. Em cũng xin anh hứa với em đừng bao giờ bỏ việc lần hạt Mân Côi chung trong gia đình vào mỗi tối!

Ông Mauro dấu tiếng nấc và gật đầu tỏ ý sẽ làm theo lời vợ dặn. . Rời phòng, ông Mauro đi mời Linh Mục tuyên úy. Khi Cha Tuyên Úy đến nơi thì đứa bé đã chào đời nhưng bà Federica ở trong tình trạng thập tử nhất sinh. Ông Mauro canh thức bên cạnh vợ cho đến giây phút cuối cùng. Rồi ông buộc lòng rời xác vợ để về nhà với các con thơ.

Trên đường, lòng ông Mauro đau đớn khôn tả với ý nghĩ phải loan báo cho các con biết: ”Từ nay chúng không còn được diễm phúc trông thấy gương mặt mẹ hiền!” Nhưng ngạc nhiên biết bao, khi ông Mauro đẩy cửa bước vào, ông trông thấy Đức Bà MARIA thật đẹp đang ngồi lần hạt Mân Côi chung với các con giống y như bà Federica vẫn làm. Khi tràng hạt Mân Côi kết thúc, Đức Bà nói với ông Mauro:

- Đừng lo lắng gì hết Mauro à! Con sẽ không bao giờ đơn độc. Federica đang ở trên Trời với Mẹ. Nhưng Mẹ, Mẹ sẽ luôn luôn ở cùng các con. Mẹ không muốn các con con cảm thấy mất mát vì vắng bóng Federica. Mẹ sẽ là Mẹ, là hướng đạo và là sức mạnh cho các con con!

Hiện tượng lạ diễn ra nhiều lần và mỗi buổi chiều từ cánh đồng trở về, ông Mauro thấy căn nhà sắp xếp thật ngăn nắp, bữa ăn tối đã sẵn sàng. Ông hiểu rằng Đức Bà đã có mặt tại đây. Cứ thế theo dòng thời gian, khi các con ông lớn dần thì sự hiện diện của Đức Bà cũng thưa đi, rồi chấm dứt hẳn. Nhưng sự che chở thiêng liêng kín ẩn vẫn tiếp tục.

Để ghi ơn sự bảo bọc của Hiền Mẫu Thiên Quốc, ông Mauro dâng hiến cho Đức Mẹ MARIA, bản thân ông cùng toàn thể gia đình các con ông. Ông khẩn xin Đức Bà uốn nắn các con giống hình ảnh Đức Chúa GIÊSU, Con Mẹ.

Chiếc chuông nhỏ vẫn lắc đều đặn mỗi tối báo hiệu giờ lần hạt Mân Côi chung. Qua các lời kinh Kính Mừng MARIA, gia đình ông Mauro Antonelli cùng gởi lời chào bà Federica và Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA trên Thiên Quốc.

... Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ”Lạy Chúa! Lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của CHA Thầy là Đấng ngự trên Trời mới được vào mà thôi! Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: ”Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng con đã từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?” Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: ”Ta không hề biết các ngươi, xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!” (Matthêu 7,21-23)

(”Il Settimanale di Padre Pio”, n.12, 16-3-2003, trang 15)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thế nào là sự khác biệt giữa Basilica, Cathedral, và Shrine?
Anthony Lê
07:50 27/07/2008
Thế nào là sự khác biệt giữa Basilica, Cathedral, và Shrine?

Linh Mục William P. Saunders (*) trong cuốn sách của ngài có nhan đề "Những Câu Trả Lời Thẳng Thắng" (Straight Answers), vốn tóm lược lại tất cả những bài viết mà ngài đã viết ra và cho đăng trên tờ báo Công Giáo The Arlington Catholic Herald của Giáo Phận Arlington, thuộc tiểu bang Virginia, đã giải thích về sự khác biệt giữa Basilica, Cathedral, và Shrine như thế này:

(1) Xét về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt thì:

Basilica có nghĩa là Vương Cung Thánh Đường; Cathedral có nghĩa là Nhà Thờ Lớn hay Nhà Thờ Chánh Tòa; còn Shrine thì có nghĩa là Đền hay Đền Thờ.

Các chữ Basilica, CathedralShrine là những chữ khác biệt với nhau về mặt ngữ nghĩa, thế nhưng không hoàn toàn loại trừ nhau.

Lấy ví dụ, một Vương Cung Thánh Đường có thể là một Đền Thờ; và một Nhà Thờ Chánh Tòa cũng có thể là một Vương Cung Thánh Đường. Một sự mô tả rõ ràng và đúng đắn về từng chữ trên sẽ giúp ích cho chúng ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa chính xác của từng chữ một.

(2) Basilica (Vương Cung Thánh Đường):

Basilica of the Assumption
Cấu trúc của Vương Cung Thánh Đường đã được những người La Mã xưa thiết kế để trở thành những hội đường hay pháp đình vĩ đại, vốn được tọa lạc tại một nơi công cộng hay tại các quãng trường công cộng.

Nói một cách chính xác hơn, Vương Cung Thánh Đường có hình dạng giống như một hình bình hành (parallelogram) với bề ngang của tòa nhà không lớn hơn phân nửa hoặc không nhỏ hơn 1/3 của bề dài.

Tại một đầu cuối bên này chính là cổng vào với một mái cổng (portico), và tại đầu cuối bên kia chính là hậu cung hay phần sau Cung Thánh (apse). Có một gian/điện chính ở giữa, cùng với hai hay thậm chí là ba gian nữa ở hai bên phía với các hàng cột to lớn phân cách các gian. Bởi vì trần của gian chính cao hơn trần của hai gian nằm ở phía hai bên, do đó một khoảng tường có một hàng cửa sổ dọc theo được thêm vào trên đỉnh của các cột, nhằm cho phép ánh sáng có thể chiếu vào Vương Cung Thánh Đường.

Có rất nhiều ví dụ về những Vương Cung Thánh Đường xưa cổ hiện vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, đặc biệt là tại Ý Quốc. Do thế, chữ Basilica thường được rất nhiều người Ý quen dùng đến là vì vậy.

Khi Giáo Hội được cho phép có thêm "các nhà thờ" (churches) sau khi Đạo Kitô Giáo được chính thức hợp pháp hóa, thì cấu trúc theo dạng Vương Cung Thánh Đường dễ dàng được thích ứng ngay. Thật sự, rất nhiều các basilicas công cộng củ xưa hay các basilica đền thờ ngoại giáo được hoán chuyễn thành các nhà thờ, và giảng tòa hay ngai tòa của vị Giám Mục (cathedra) được đặt tại phần Cung Thánh được vây quanh bởi các hàng ghế dành cho giới tu sĩ.

Phía trước giảng tòa hay ngai tòa của vị Giám Mục chính là bàn thờ, với một mái vòm (canopy) hay một màn treo (baldachino) nằm ở phía trên bàn thờ. Gần bàn thờ chính là bục giảng. Bởi vì kích thước rộng lớn của Vương Cung Thánh Đường, cho nên Phép Thánh Thể được trang trọng tại một nhà nguyện bên hông, hay thậm chí tại một tủ đựng Bánh Thánh lững gần phía bàn thờ. Cộng đoàn giáo dân tụ tập tại gian chính, tức gian/điện giữa của giáo đường.

Những Vương Cung Thánh Đường của Giáo Hội thường có một sân trước (forecourt) được bao quanh bởi một dãy cột; sân trước có một cái giếng là nơi mà giáo dân có thể rửa tay và môi miệng trước khi bước vào tham dự Thánh Lễ. Những điều chỉnh sau này phải được bám chặt vào kiểu thiết kế của La Mã như việc thêm vào những cánh ngang, hay cung thờ bên của giáo đường, trong suốt các thời đại thuộc về kiểu kiến trúc của La Mã (tức kiểu kiến trúc với những vòm tròn, tường dày, vân vân... - NV) và và lối kiến trúc Gôtíc (tức trên vòm có đầu nhọn - NV).

Về sau này từ "basilica" được sử dụng để nhận dạng ra các ngôi giáo đường cổ xưa, có tính lịch sử lâu đời, và có tầm quan trọng lớn về mặt tâm linh. Thường, những ngôi giáo đường này được xây dựng theo kiểu của Vương Cung Thánh Đường, thế nhưng các tiêu chuẩn chính vẫn là những ngôi giáo đường này chính là những nơi có tính lịch sử và tầm quan trọng về mặt đạo đức linh thiêng. Đức Thánh Cha chính thức chỉ định đích danh ra giáo đường hay nhà thờ nào chính là Vương Cung Thánh Đường.

Do đó, khi có ai đó đề cập đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tại Rôma, thì danh xưng "Vương Cung Thánh Đường" là nhằm ám chỉ đến tính lịch sử và tầm quan trọng về mặt tâm linh, hay mặt đạo đức linh thiêng của chính ngôi giáo đường đó, và vinh dự đó chỉ được Đức Thánh Cha ban xuống mà thôi.

Xét về mặt truyền thống, thì trong một Vương Cung Thánh Đường, có một conopoeum (tức cái trông giống như một cái dù lớn) được làm bằng các vòng tơ màu đỏ và màu vàng xen kẻ nhau, tức những màu biểu trưng cho uy quyền của Đức Thánh Cha, và trên đó có một cây Thánh Giá; cái conopoeum này trước kia vẫn thường được dùng để che cho vị Giáo Trưởng. Những vật dụng truyền thống có trong Vương Cung Thánh Đường gồm có clochetta (tức một kiểu khí cụ âm nhạc gồm có một cái chuông, một tay cầm, và một biểu hiệu (insignia) của Vương Cung Thánh Đường đó, vốn được dùng trong những lần rước kiệu); và cái cappa magna (tức một cái áo choàng tím được các Cha của Vương Cung Thánh Đường mặc vào trong lúc cử hành các nghi thức Phụng Vụ).

Sau cùng, mỗi một Vương Cung Thánh Đường có một "cửa Thánh" (Holy door) vốn chỉ được mở ra trong suốt một khoảng thời gian hành hương đặc biệt được công bố bởi Đức Thánh Cha mà thôi.

Lấy ví dụ, vào Năm Thánh 2000 vừa qua, "cửa Thánh" của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô được mở ra (cũng như các "cửa Thánh" của tất cả các Vương Cung Thánh Đường khác trên khắp cả thế giới). Ơn toàn xá cũng được ban cho những khách hành hương nào đến viếng thăm các Vương Cung Thánh Đường đó, một khi họ đã thỏa mãn được những điều kiện đòi hỏi khác để lãnh nhận được ơn toàn xá.

Xét về mặt truyền thống, có một sự khác biệt giữa một Đại Vương Cung Thánh Đường (major Basilica) và một tiểu Vương Cung Thánh Đường (minor Basilica).

St. John Lateran
Bảy Đại Vương Cung Thánh Đường đều có mặt ở Rôma.

Đó là: Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ở Vaticăn (Basilica of St. Peter); Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Laterano (St. John Lateran); Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Chính (St. Mary Major); Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Bên Ngoài các Thành (St. Paul Outside the Walls); Vương Cung Thánh Đường Thánh Lawrence; Vương Cung Thánh Đường Thánh Sebastian; và Vương Cung Thánh Đường Thánh Giá ở Giêrusalem.

Xét về mặt kỷ thuật mà nói, bốn Vương Cung Thánh Đường được liệt kê đầu tiên được gọi là "các Đại Vương Cung Thánh Đường Chính Thức" (primary major Basilicas). Bảy Đại Vương Cung Thánh Đường này vẫn còn là những ngôi thánh đường có tầm quan trọng rất lớn về mặt đức tin cho các khách hành hương khi họ có dịp đến thăm viếng Rôma.

Một tiểu Vương Cung Thánh Đường chính là bất kỳ ngôi giáo đường quan trọng nào khác hiện có ở Rôma hay tại khắp nơi trên thế giới vốn được chính thức nhận được danh xưng "Vương Cung Thánh Đường" do chính Đức Thánh Cha ban ra.

Một ví dụ về một tiểu Vương Cung Thánh Đường chính là Vương Cung Thánh Đường của Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Quốc Gia (Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception) ở tại Washington, D.C. hay Vương Cung Thánh Đường Trái Tim Cực Thánh Chúa (Basilica of Sacred Heart) ở thành phố Hanover thuộc tiểu bang Pennsylvania; hoặc Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Về Trời (Basilica of the Assupmption) thuộc Tổng Giáo Phận Baltimore ở Maryland - đây cũng là Vương Cung Thánh Đường đầu tiên hết của Đạo Công Giáo ở Hoa Kỳ.

(3) Cathedral (Nhà Thờ Chánh Tòa):

Một Nhà Thờ Chánh Tòa, hay Nhà Thớ Lớn chính là nhà thờ chính thức của một giáo phận, và tự bản thân nó cũng còn là một nhà thờ của một xứ đạo nào đó. Xét về mặt kỷ thuật mà nói, vị Giám Mục địa phận chính là Cha Sở của giáo xứ Nhà Thờ Chánh Tòa, và vị Giám Mục đó bổ nhiệm một vị Rector (tức Cha Sở) để chăm sóc về mặt tâm linh và các vấn đề có liên quan đến trần tục.

Chữ Cathedral xuất phát từ tiếng La Tinh là cathedra. cathedra tượng trưng cho vị thế và uy quyền của vị Giám Mục, và là nơi mà vị Giám Mục cư ngụ trong khu vực thuộc quyền cai quản của ngài. Chổ ngồi của vị Giám Mục được tọa lạc ngay bên trong Nhà Thờ Chánh Tòa gần bên cạnh bàn thờ, thường ở phía cung Thánh. Nếu không có huy hiệu của vị Giám Mục và chổ ngồi hay ghế ngồi của vị Giám Mục địa phương bên trong, thì đó không phải là Nhà Thờ Chánh Tòa.

Nhà Thờ Chánh Tòa cũng có thể là một Vương Cung Thánh Đường. Lấy ví dụ, Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Phêrô và Phaolô (Cathedral Basilica of Saints. Peter and Paul ) ở Tổng Giáo Phận Philadelphia, thuộc tiểu bang Pennsylvania cũng chính là một Vương Cung Thánh Đường.

Hay ở Việt Nam, Nhà Thờ Chánh Tòa Đức Bà ở Sài Gòn cũng chính là một tiểu Vương Cung Thánh Đường.

(4) Shrine (Đền / Đền Thờ):

Một Đền Thờ chính là một nhà thờ, một giáo đường hay một nơi linh thiêng vốn có bảo tồn một thánh tích, giống như Đền Thờ Thánh Jude (Shrine of St. Jude) ở Tổng Giáo Phận Baltimore; hay là nơi có sự xuất hiện, hay sự hiện ra đã thật sự xảy ra, giống như Đền Thờ Đức Mẹ Knock (Shrine of Our Lady of Knock) ở Ái Nhĩ Lan; hay Đền Thờ Đức Mẹ Guadalupe (Shrine of Our Lady of Guadalupe) ở Thành Phố Mêhicô; hoặc là một nơi lịch sử vốn có một sự kiện liên quan đến đức tin được xảy ra, giống như Đền Thờ Đức Mẹ của các Thánh Tử Đạo (Shrine of the Our Lady of the Martyrs) ở thành phố Auriesville tại New York - là nơi mà những vị truyền giáo Dòng Tên thời sơ khởi đã tử vì đạo.

Một Đền Thờ cũng có thể là một nơi được chỉ định ra để cổ võ về một tín ngưỡng hay một sự sùng kính nào đó.

Shrine of the Our Lady of the Martyrs in New York


Chẳng hạn như, Vương Cung Thánh Đường của Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Quốc Gia (Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception) ở tại Washington, D.C. được xây dựng nên là để nhằm cổ võ sự tôn sùng về Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Hoa Kỳ, vì Đức Mẹ chính là vị Thánh Bổn Mạng của Hoa Kỳ dưới danh hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội; hay Đền Thờ Phép Thánh Thể (Shrine of the Most Blessed Sacrament) ở thành phố Hanceville, thuộc tiểu bang Alabama do Mẹ Angelica thành lập nên chẳng hạn, để dành sự tôn kính về Phép Thánh Thể.

Các Đền Thờ được vị Giám Mục địa phương quy định nên, và các Đền Thờ Quốc Gia thì được chỉ định bởi cả Hội Đồng Giám Mục của quốc gia đó.

Nói tóm lại, Vương Cung Thánh Đường của Đền Thờ Quốc Gia của Đức Mẹ Về Trời (Basilica of the National Shrine of the Assumption of the Blessed Virgin Mary, hay được viết tắt là Basilica of the Assumption) ở Tổng Giáo Phận Baltimore thuộc tiểu bang Maryland (là nơi có conopoeum - như được trình bày ở trên - NV) không chỉ là một Vương Cung Thánh Đường và một Đền Thờ, mà cũng còn là một Nhà Thờ Chánh Tòa khác nữa của Tổng Giáo Phận Baltimore.

Do đó, một nhà thờ hay một ngôi giáo đường cũng có thể đồng thời là một Vương Cung Thánh Đường, là một Nhà Thờ Chánh Tòa, và là một Đền Thờ.

T.B. (*) Cha Saunders chính là một Giáo Sư về Thần Học và Giáo Lý tại trường Đại Học Christendom thuộc Phân Khoa Cao Học Đức Bà ở thành phố Alexandria bên Virginia.
 
Tòa Thánh đã phê chuẩn bản dịch mới của Thánh Lễ bằng Tiếng Anh
Phaolô Phạm Xuân Khôi
09:05 27/07/2008
Vatican, 25/7/2008 (CWNews.com). – Tòa Thánh Vatican đã chính thức phê chuẩn bản dịch mới bằng tiếng Anh của các kinh nguyện chính của Thánh Lễ được dùng trong nước Hoa Kỳ.

Trong văn thư gửi Đức Cha Arthur Serratelli, chủ tịch Ủy Ban Phụng Vụ của HĐGMHK, Thánh Bộ Phụng Tự đã tuyên bố công nhận (recognitio) bản dịch, là bản đã được HĐGMHK chấp thuận, mặc dù có sự chống đối mạnh mẽ của một số giám mục cấp tiến.

Bản dịch mới đi sát hơn với bản tiếng Latinh của Sách Lễ Rôma (Roman Missal). Từ ngày ban hành huấn thị Liturgiam Authenticam, chỉ thị cho việc phiên dịch hoàn chỉnh các bản văn phụng vụ, Tòa Thánh Vatican đã đòi buộc phải dịch cách trung thành hơn với các bản văn phụng vụ chính thức bằng tiếng Latinh.

Ám chỉ cách nhẹ nhàng đến những tranh luận sôi nổi về những bản dịch phụng vụ tiếng Anh trong thập niên qua, Thánh Bộ Phụng Tự tường trình rằng “không ít hài lòng trong việc đi đến giai đoạn này.” Văn thư từ Vatican được ĐHY Francis Arinze và ĐTGM Albert Malcom Ranjith, là chủ tịch và thư ký Thánh Bộ ký tên.

Sự phê chuẩn của Tòa Thánh xảy ra ngay sau khi HĐGMHK bỏ phiếu không chấp thuận một phần trong hàng loạt bản dịch phải có để hoàn thành tất cả dự án phiên dịch.

Văn thư của Tòa Thánh nói rằng bản dịch mới sẽ chưa được sử dụng ngay. Thay vào đó các Giám Mục Hoa Kỳ được chỉ thị phải bắt đầu “chuẩn bị mục vụ” cho việc thay đổi từ ngữ trong Thánh Lễ. Cùng trong thời gian ấy, Thánh Bộ Phụng Tự ghi chú rằng cũng phải phổ nhạc cho bản văn.

Trong những thay đổi đáng ghi nhận mà người Công Giáo sẽ thấy khi bản dịch mới có hiệu lực là:

  • Trong khi Truyền Phép, linh mục sẽ nói về Máu của Đức Kitô “poured out for you and for many (được đổ ra cho anh chị em và cho nhiều người)” – là cách dịch chính xác của pro multis – thay vì “for all (cho mọi người)” như trong bản dịch hiện nay.
  • Trong Kinh Tin Kính Nicêa chữ mở đầu, Credo, sẽ được dịch đúng là “I believe (Tôi tin)” thay vì “We believe (Chúng tôi tin).”
  • Khi linh mục nói, "The Lord be with you, (Chúa ở cùng anh chị em)" giáo dân sẽ thưa, "And with your spirit, (và ở cùng tinh thần cha)" thay vì chỉ thưa, "And also with you (và ở cùng cha)."
  • Trong Kinh Nguyện Thánh Thể, khi nói về Hội Thánh thì dùng từ “she”“her” thay vì “it.”
  • Trong kinh Agnus Dei, bản văn trích dẫn là "Lamb of God, who takes away the sins (số nhiều) of the world," thay vì “sin (số ít).
  • Trong nghi thức sám hối thường dùng (Kinh Cáo Mình), tín hữu sẽ nhìn nhận rằng họ có tội "through my fault, through my fault, through my most grievous fault (lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng)."


  • Trong toàn thể bản dịch của phần Dâng Lễ và Kinh Nguyện Thánh Thể, những lời cầu khẩn theo truyền thống sẽ được phục hồi, và Hội Thánh được nhìn nhận là “thánh”—trong từng trường hợp, để phù hợp với bản chính thức bằng tiếng Latinh của Sách Lễ Rôma.
 
Giới chức Vatican hỏi tình yêu ở đâu?
Bùi Hữu Thư
09:11 27/07/2008

Giới chức Vatican hỏi tình yêu ở đâu?



Nói những ai chỉ trích "Humanae Vitae" vấn không hiểu rõ vấn đề

VATICAN 25 tháng 7, 2008
(Zenit.org).- Một phát ngôn viên của Tòa Thánh cho hay từ ngày Tông Huấn “Humanae Vitae" được ban hành đến nay đã được 40 năm, nhưng những giới chỉ trích văn kiện này vẫn không hiểu ý nghiã của tình yêu.

Hôm nay Linh mục Dòng Tên Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Vatican tuyên bố như vậy để đáp lại bài viết một nửa trang được đăng trong Nhật Báo Corriere della Sera, phát biểu sự bất đồng ý kiến với Giáo Hội về vấn đề ngừa thai nhân tạo.

Tờ quảng cáo được đăng dưới hình thức của một lá thư ngỏ được hơn 50 nhóm khác nhau ký tên, yêu cầu Đức Giáo Hoàng Benedict XVI hủy bỏ việc cấm dùng các phương pháp ngừa thai nhân tạo, họ nói có những ảnh hưởng hết sức tai hại, nhất là về vấn đề chống bệnh AIDS.

Nhóm Catholics for Choice, một nhóm người ở Hoa Thịnh Đốn ủng hộ cho việc tự ý chọn lựa để có thai hay không, đăng tải lá hư này nhận dịp kỷ niệm 40 năm Tông Huấn 1968 "Humanae Vitae" ra đời.

Cha Lombardi lên án bài quảng cáo này và nói rằng “không có gì mới lạ”, và 50 nhóm ký tên này đã bao năm “phản đối lập trường của Giáo Hội.”

Vị phát ngôn viên này nói sai lầm chính của lá thư là đã không hiểu ý nghĩa của "Humanae Vitae," nghiã là, "sự nối kết giũa mối liên hệ con người và liên hệ thiêng liêng giữa các cặp vợ chồng. "

Cha tiếp, "Trong toàn thể lá thư, không thấy có xuất hiện chữ ‘tình yêu’. “Dường như đây không phải là điều tất cả những người đã ký tên chú ý tới. Đối với họ, dường như niềm hy vọng duy nhất của các cặp hôn nhân và thế giới chỉ nằm ở nơi các phương tiện ngừa thai.

"Thật vậy, hiển nhiên là bài báo không diễn tả một lập trường về thần học hay luân lý, nhưng chỉ là một sự tuyên truyền ủng hộ việc ngừa thai. Câu hỏi là ai trả tiền đăng quảng cáo và tại sao? "

Cha Lombardi cũng nói rằng việc kết án Giáo Hội là trợ giúp cho việc bệnh AIDS lan truyền “hoàn toàn vô căn cứ”, và nhấn mạnh rằng Giáo Hội luôn luôn tích cực trong việc chống bệnh AIDS.

Cha tiếp, "Các chính sách chống bệnh AIDS chỉ dựa trên việc phân phát các túi cao xu đã gần như thất bại. Giải pháp cho bệnh AIDS đòi hỏi nhiều sự can thiệp sâu xa và phức tạp hơn, và Giáo Hội đang tiên phong trong mọi hình thức. "

Phát ngôn viên tiếp, "Việc lan truyền bệnh AIDS hoàn toàn độc lập đối với niềm tin của dân chúng và với ảnh hưởng của Giáo quyền. Hơn nữa, các chính sách đối phó với bệnh AIDS, dựa trên việc phân phát các túi cao xu đã thất bại."
 
Đức Thánh Cha tái cám ơn các vị tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ
LM Trần Đức Anh, OP
12:26 27/07/2008
CASTEL GANDOLFO - ĐTC Biển Đức 16 tái cám ơn tất cả những người đã góp phần tổ chức Ngày Quốc Tế giới trẻ thứ 23 tại Sydney và ngài gọi biến cố này là ”một lễ Hiện Xuống mới”.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bài huấn dụ trước khi đọc Kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 27-7-2008 trước sự hiện diện của hàng ngàn tín hữu tại khuôn viên dinh thự Castel Gandolfo, cách Roma lối 25 cây số. ĐTC nói:

”Anh chị em thân mến,

”Thứ hai vừa qua, tôi đã về đây từ Sydney bên Úc, nơi diễn ra Ngày Quốc tế giới trẻ thứ 23. Trong tâm trí tôi vẫn còn kinh nghiệm đặc biệt, qua đó tôi đã được gặp khuôn mặt trẻ trung của Giáo Hội: giống như một bức tranh khảm nhiều màu, gồm các bạn trẻ nam nữ đến từ các nơi trên thế giới, tụ tập trong một niềm tin duy nhất nơi Chúa Giêsu Kitô. Dân chúng vẫn gọi họ là ”Young pilgrims of the world, Những người lữ hành trẻ của thế giới, một thành ngữ thật đẹp tóm gọn nòng cốt của những ngày Quốc Tế giới trẻ được Đức Gioan Phaolô 2 khởi xướng. Thực vậy, các cuộc gặp gỡ ấy họp thành những giai đoạn trong cuộc đại lữ hành trên mặt đất, để chứng tỏ rằng niềm tin nơi Chúa Kitô biến tất cả chúng ta trở thành con cái của một Cha Duy nhất ở trên trời, và biến người trẻ thành những người xây dựng nền văn minh tình thương.

”Đặc điểm của cuộc gặp gỡ tại Sydney là sự ý thức về vị trí trung tâm của Chúa Thánh Linh, Đấng giữ vai trò chính trong đời sống của Giáo Hội của của tín hữu Kitô. Trọn hành trình chuẩn bị tại các Giáo Hội địa phương đã tiến hành theo chủ đề là lời Chúa Kitô Phục Sinh đã hứa với Tông Đồ: ”Các con sẽ được sức mạnh của Chúa Thánh Linh Đấng sẽ ngự xuống trên các con và các con sẽ là chứng nhân của Thầy” (TĐCV 1,8). Trong những ngày 16,17,18 tháng 7, tại các nhà thờ ở Sydney, nhiều GM hiện diện đã thi hành sứ vụ của các ngài, trình bày giáo lý bằng các thứ tiếng khác nhau: những buổi huấn giáo ấy là những lúc suy tư và hồi niệm không thể thiếu được để làm cho Ngày Quốc Tế giới trẻ không phải chỉ là những sinh hoạt bên ngoài, nhưng để lại những vết tích sâu đậm trong tâm hồn. Buổi tối Canh Thức là một sự hợp nguyện dâng lên Chúa Thánh Linh, và sau cùng, trong Thánh lễ trọng thể chúa nhật vừa qua, tôi đã ban bí tích thêm sức cho 24 bạn trẻ thuộc nhiều đại lục, trong đó có 14 người Úc, mời gọi tất cả mọi người hãy canh tân lời hứa khi chịu phép rửa tội. Như thế Ngày Quốc Tế giới trẻ biến thành một lễ hiện xuống mới, từ đó sứ vụ truyền giáo của giới trẻ được tái khởi hành. Họ được kêu gọi trở thành những tông đồ cho các bạn đồng lứa, như bao nhiêu vị thánh và chân phước, đặc biệt là Chân Phước Piergiorgio Frassati, di cốt của ngài đã được đặt tại Nhà thờ chính tòa Sydney và được các bạn trẻ liên tục kính viếng. Mỗi bạn trẻ nam nữ được mời gọi theo gương các ngài, chia sẻ kinh nghiệm bản thân của Chúa Giêsu, Đấng biến đổi cuộc sống các bạn hữu của ngài, bằng sức mạnh của Thánh Linh, là Thánh Thần tình yêu của Thiên Chúa.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Hôm nay tôi muốn tái cám ơn các GM Úc, đặc biệt là ĐHY Pell, TGM giáo phận Sydney, vì công trình chuẩn bị to lớn và vì sự tiếp đón nồng nhiệt dành cho tôi và mọi tín hữu hành hương khác. Tôi cám ơn chính quyền Úc vì sự cộng tác quí báu. Tôi đặc biệt cám ơn tất cả những người ở các nơi trên thế giới đã cầu nguyện cho biến cố này để bảo đảm sự thành công. Xin Đức Trinh Nữ Maria trả công cho mỗi người bằng những ân sủng đẹp nhất. Tôi cũng phó dâng cho Mẹ Maria thời kỳ nghỉ hè mà tôi sẽ trải qua tại Bressanone kể từ thứ hai hôm nay, nơi miền núi Alto Adige.” tục kết hiệp với nhau trong kinh nguyện:

Sau kinh Tuyền Tin và phép lành cho mọi người, ĐTC còn chào thăm và tóm lược ý nghĩa bài huấn dụ cho các tín hữu nói tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha và Ba Lan. Đặc biệt bằng tiếng Ý, ngài nói: ”Tôi chào thăm một nhóm đông đảo các tham dự viên Đại hội của Phong Trào Focolari, Tổ Ấm, và trong khi tôi vui mừng việc vì bầu các vị lãnh đạo mới của phong trào, tôi nhắn nhủ tất cả anh chị em hãy vui mừng và can đảm tiếp tục đường hướng gia sản tinh thần của Chị Chiara Lubich, được cô đọng trong qui chế của anh chị em, ngày càng gia tăng những liên hệ hiệp thông trong gia đình, trong các cộng đoàn và trong mọi môi trường xã hội”.

Các đại biểu của Phong trào Tổ Ấm nhóm họp tại Castel Gandolfo và hôm 7-7 vừa qua, đã bầu chị Maria Voce làm tân chủ tịch Phong trào thay thế chị Chiara Lubich qua đời ngày 14 tháng 3 năm nay.

Chị Maria Voce năm nay 71 tuổi và từng là một trong các cộng sự viên thân tín nhất của chị Chiara Lubich. Chị đã học thần học và giáo luật và đã có kinh nghiệm dài về đại kết và liên tôn. Tân Phó chủ tịch Phong trào Tổ ấm là anh Giancarlo Faletti, từng là đồng phụ trách phong trào Tổ Ấm Roma. Ngoài ra, Hội đồng cố với mới của Phong trào Tổ Ấm cũng đã được bầu lên trong thời gian qua.

Sau cùng, ĐTC cầu chúc mọi người đang nghỉ hè được qua những ngày tốt đẹp. Ngài không quên bày tỏ sự gần gũi những người không thể đi nghỉ hè, những người đau yếu, cô đơn cũng như những người phải ở lại trong thành phố nóng bức.
 
Vài nhận định củs ĐTC Bênêđitô XVI về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ vừa qua tại Sydney
Đặng Thế Dũng
21:28 27/07/2008
Quý vị và các bạn thân mến,

Trưa Chúa Nhật 27 tháng 7, trước khi xướng kinh Truyền Tin với các tín hữu tại sân Nhà Nghỉ Mát ở Castelgandolfo, ĐTC Bênêditô XVI đã nói vài lời huấn đức, nhắc lại Ngày Quốc Tế Giới Trẻ vừa kết thúc tạy Sydney, hôm Chúa Nhật 20 tháng 7. ĐTC đã nói như sau:

Anh chị em thân mến,

Tôi mới về tới hôm thứ hai vừa qua, từ Sydney, Australia, nơi đã diễn ra Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XXIII. Tôi còn giữ mãi trong mắt và trong con tim kinh nghiệm ngoại thường này, trong đó tôi đã được dịp gặp gỡ với dung mạo trẻ trung của Giáo Hội: một dung mạo giống như bức tranh kính màu muôn sắc, kết thành từ những người trẻ nam nữ đến từ khắp nơi trên thế giới, tất cả đều hiệp nhất với nhau trong đức tin duy nhất vào Chúa Giêsu Kitô. “Những người trẻ hành hương của thế giới”, người ta đã gọi họ như thế bằng cụm từ diễn tả tốt đẹp điểm thiết yếu của những ngày Quốc Tế Giới Trẻ được Đức Gioan Phaolô II khai sinh. Thật vậy, những cuộc gặp gỡ này kết thành những giai đoạn của một cuộc hành hương xuyên hành tinh trái đất, để biểu lộ cho biết như thế nào đức tin vào Chúa Kitô làm cho tất cả chúng ta trở nên con cái của một Cha duy nhất trên trời và trở thành những kẻ xây dựng nền văn minh tình thương.

Đặc điểm riêng biệt của cuộc Gặp Gỡ tại Sydney là ý thức về vai trò trung tâm của Chúa Thánh Thần, Đấng linh hoạt đời sống của Giáo Hội và của người Kitô. Cuộc hành hương dài để chuẩn bị tại các giáo hội địa phương đã diễn ra theo chủ đề lời hứa của Chúa Kitô Phục Sinh cho các môn đệ: “Chúng con sẽ lãnh nhận sức mạnh từ Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ ngự xuống trên chúng con và chúng con sẽ là những chứng nhân của Thấy” (CV 1,8).

Trong những ngày 16, 17, 18 tháng 7, tại các nhà thờ ở Sydney, nhiều giám mục hiện diện đã thi hành tác vụ của các ngài qua việc trình bày giáo lý bằng những ngôn ngữ khác nhau: những buổi giảng dạy giáo lý này là những giây phút suy nghĩ và tịnh tâm cần thiết, ngõ hầu biến cố không chỉ là một thể hiện bên ngoài, nhưng để lại dấu vết sâu xa trong các lương tâm. Buổi chiều canh thức tại trung tâm thành phố, dưới “Cây Thánh Giá miền Nam”, đã là như một bản hợp tấu cầu nguyện dâng lên Chúa Thánh Thần; và cuối cùng trong buổi long trong Cử Hành Thánh Thể hôm Chúa Nhật 20 tháng 7, Tôi đã ban bí tích Thêm Sức cho 24 người trẻ đến từ khắp các đại lục, trong số này có 14 bạn trẻ người Úc; đồng thời tôi mời gọi tất cả mọi người hiện diện lặp lại những lời hứa khi chịu Phép Rửa Tội.

Như thế Ngày Quốc Tế Giới Trẻ này đã được biến thành một Lễ Hiện Xuống Mới. mà từ đó xuất phát sứ mạng của người trẻ, những kẻ được gọi trở thành những tông đồ giữa các bạn cùng tuổi, noi gương biết bao vị thánh và chân phước, cách riêng chân phước Pier Giorgio Frassati, mà thánh tích của ngài, được mang đến đặt trong Nhà Thờ Chính Toà Sydney, đã được tôn kính bởi hàng dài vô cùng tận các bạn trẻ tuôn đến. Mọi người trẻ nam nữ đã được mời gọi sống theo gương của các vị, chia sẻ kinh nghiệm sống trực tiếp với Chúa Giêsu, Đấng thay đổi đời sống của những “bạn hữu” ngài bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Thánh Thần Tình Yêu của Thiên Chúa.

Một lần nữa, Tôi muốn cám ơn các vị giám mục Australia, đặc biệt Đức TGM Sydney, Đức Hồng Y George Pell, vì đã làm việc nhiều để chuẩn bị biến cố, và vì cuộc tiếp đón thân tình dành cho tôi và cho tất cả mọi người hành hương Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Tôi cám ơn quý Thẩm Quyền Dân Sự Australia vì đã cộng tác hết sức quý báu. Một lời cám ơn đặc biệt dành cho tất cả những ai, từ khắp nơi trên thế giới, đã cầu nguyện cho biến cố này và góp phần làm cho biến cố được thành công tốt đẹp. Nguyện Xin Mẹ Maria thưởng công mỗi người với những ơn lành tốt đẹp nhất. Tôi cũng phó thác cho Mẹ thời gian nghỉ hè mà tôi sẽ trải qua bắt đầu từ ngày mai, thứ hai, tại Bressanone, giữa những núi đồi vùng Alto Adige. Chúng ta hãy duy trì sự hiệp nhất với nhau trong lời cầu nguyện!
 
Top Stories
Pope's vacation begins Monday
CWNews
10:56 27/07/2008
Castel Gandolfo, Jul. 25, 2008 (CWNews.com) - Pope Benedict XVI will begin his 2-week summer vacation in the Italian Alps on Monday, July 28.

The Holy Father will travel to northern Italy, to the town of Bressanone, where he will stay in a diocesan seminary. During his stay there he will not hold private audiences.

The Pope has scheduled only a few public appearances during his stay in Bressanone. He will meet with local priests on August 6, and he will lead the Angelus prayer on the two Sundays he spends in the Alpine retreat, on August 3 and 10.

During the first three years of his pontificate, Pope Benedict XVI spent his vacation time at spots favored by his predecessor, Pope John Paul II (bio - news), in Les Combes and Lorenzago di Cadore. This year he has chosen a site that he used for vacations in the past, prior to his election as Roman Pontiff. Father Federico Lombardi, the director of the Vatican press office, pointed out that Bressanone is "associated with many memories of Pope Benedict's life."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Cao Niên Nam Úc Mừng Kính Thánh Bổn Mạng Emanuel Lê Văn Phụng
Jos. Vĩnh
04:40 27/07/2008
LỄ MỪNG KÍNH THÁNH EMMANUEL LÊ VĂN PHỤNG


Bổn Mạng của Hội Cao Niên Cộng Đồng Công Giáo Nam Úc


Bàn Thờ Thánh Phụng
Thánh Lễ lúc 9 giờ 30 sáng Chúa nhật 27/7/2008, hội Cao Niên Cộng Đồng Công Giáo Nam Úc, đã hân hoan mừng Lễ Bổn Mạng của Hội tại trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Poraka, Thánh Emmanuel Lê văn Phụng, Ngài là vị Thánh tử đạo đã đổ máu đào để tuyên xưng đức tin, bị xử giảo vào ngày 31/7/1859. Hội Cao Niên đã nhận Ngài làm Quan thầy của hội và tổ chức mừng lễ kính hàng năm vào cuối tháng Bảy.

Mừng lễ Bổn Mạng năm nay đã được tân BCH lên chương trình sớm hơn thường lệ, trang trí cho buổi lễ được chuẩn bị từ chiều thứ Bảy. Thánh Lễ mừng kính Thánh Bổn Mạng năm nay được cử hành trọng thể, đoàn đồng tế gồm 7 Linh mục Việt Nam từ các nước Pháp, Mỹ và Việt Nam đến thăm Cộng Đồng sau khi đã tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008 (WYD).

Từ tờ mờ sáng, các vị trong BCH của Hội đã chạy đôn đáo để kiểm lại các công tác đã được ủy thác. Trời sáng nay thật lạnh, cái lạnh buốt giá của mùa Đông Nam Úc. Các bác cao niên trong những bộ đồng phục sặc sỡ làm cho khung cảnh Thánh lễ càng trở nên tươi đẹp và trang trọng hơn, với sự hiện diện của các Linh mục đồng tế trong Thánh lễ, cùng với lời ca sốt sắng của ca đoàn Việt Linh đã làm cho Thánh Lễ thêm phần trang trong.

Sau Thánh Lễ, ông hội trưởng đã cám ơn Đức Ông, qúi Cha, qúi Tu sĩ và tất cả Cộng Đồng đã tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho các hội viên. Năm nay, hội cũng đã tổ chức phát bằng chúc thọ cho cho 13 của Hội. Các vị đã bước vào tuổi 60 lục tuần, 70 thất tuần và 90 cửu tuần, Các bằng chúc thọ đã được Đức Ông Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng trao tận tay từng vị.

Sau Thánh Lễ, Ban Chấp Hành Hội cũng đã tổ chức một tiệc mừng tại hội quán Việt Hương của Cộng Đồng, với sự hiện diện và tham dự của các vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ và những vị ân nhân hảo tâm, buổi tiệc mừng đã diễn ra thật sôi nổi, với những câu đố vui, những bài hát Karaoke tân cổ, kèm theo những món ăn ngon nóng sốt tạo nên một bầu không khí ấm cúng đánh tan đi cái lạnh lẽo của mùa Đông Nam Úc, mọi người đều vui vẻ, buổi tiệc được kết thúc vào lúc 1giờ chiều cùng ngày.

Thy Yên tường trình

Đoàn Đồng Tế
Thánh Lễ
Bài Đọc I
Bài Đọc 2
Đ/ô Minh Tâm giảng
Đồng Tế
Bằng Chúc Thọ
Mừng Bổn Mạng
Vị Nữ Cao Niên 90
Tiệc Mừng Bổn Mạng
 
Nữ Tu người Úc gốc Việt hướng dẫn đoàn hành hương từ Phi Châu và PNG sang Úc tham dự WYD
Thiên Nam
20:16 27/07/2008
Một Nữ Tu Người Úc gốc Việt Hướng Dẫn Nhóm Trẻ Phi Châu và Papua New Giunea tham dự WYD


Thủ Tướng Úc Châu và Nhóm Trẻ của Sr. Thủy
Soeur Cecilia Nguyễn Thanh Thủy RSM thuộc Dòng Đức Mẹ Từ (Religious Sister of Mercy) Brisbane, Queensland, Úc Châu, đã hướng dẫn một phái đoàn trẻ hành hương của 2 nhóm từ Malaika Phi Châu và đảo quốc Papua New Giunea sang Úc tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XXIII tại Sydney.

Sơ Thủy đã lo chăm sóc cho các em từ khi đặt chân xuống phi trường Úc Châu và sắp xếp các nơi tạm trú cho các em cũng như liên lạc với các vị ân nhân và cơ quan từ thiện cung cấp quần áo ấm cho các em sau khi đến Úc. Vì các xứ Phi Châu và PNG đang là mùa hè, các em đến Úc đã phải đương đầu với mùa Đông giá lạnh lại phải ngủ qua đêm canh thức ngoài trời và nơi cử hành các Thánh Lễ Đại Trào trên sân đua ngựa Randwick, hơn nữa các em sang Úc với một hành trang nghèo nàn, chỉ đem theo những bộ quần áo ngắn mùa hè.

Nhóm Giuse Túc thuộc phong trào Cursillos Tổng Giáo Phận Adelaide ngành Việt Nam đáp lời kêu gọi khẩn khỏan của Sr. Thủy, họ đã tặng 6 bao quần áo cho các em mặc trong suốt thời gian tham dự WYD. Các em đã tỏ ra rất vui mừng với những bộ quần áo ấm.

Sr. Thủy sống gần gũi sát cánh, cùng ăn ngủ chung và giúp đỡ 2 nhóm trẻ này trong suốt thời gian tham dự World Youth Day.

Sr. Thủy đã hướng dẫn các em đi tham quan nhiều thắng cảnh tại Sydney. Dẫn các em đến chào và gặp gỡ Thủ Tướng Kevin Rudd của Úc Châu.

Sr. Thủy hiện là một nhân viên xã hội đang công tác cho Hội Hồng Thập Tự Liên Hiệp Quốc và trông coi trên 200 em cô nhi tại Cộng Hoà Malaika bên Phi Châu.

Sơ Thủy ngoài tiếng Anh và tiếng Việt ra, còn nói thông thạo tiếng Phi Châu và có thể đàm thoại tiếng Papua New Guinea.

Sr. Thủy cũng có năng khiếu về âm nhạc và có thể chơi được nhiều nhạc cụ như: Violin, Saxophone, Piano, Guitar và Mandoline. Khi làm việc tại các cô nhi viện bên Phi Châu, Sơ Thủy mở các lớp dạy tiếng Anh, dạy nhạc, hướng dẫn các em sử dụng các nhạc cụ và dạy âm nhạc cho các em, nên các em thuộc giới trẻ rất quí mến Sơ.

Nhóm PNG Đêm Canh Thức trên sân Randwick


Quốc Phục Sắc Tộc


Sr. Thủy dẫn nhóm trẻ PNG tham quan Sydney


Sr. Thủy với Nhóm Trẻ Phi Châu và PNG


Cầu Sydney Harbour


Đên Canh Thức ngoài trời


Các em Phi Châu và Sr. Thủy
 
Giáo đoàn Revesby Sydney mừng kính Lễ Bổn Mạng Anrê Phú Yên
PV vietCatholic Sydney
23:00 27/07/2008
SYDNEY - Sáng Chúa Nhật 27/7/2008 Giáo đoàn Revesby đã long trọng mừng kính Lễ Thánh Tử Đạo Andrê Phú Yên Quan Thầy của Giáo đoàn.

Mời xem hình ảnh mừng lễ bổn mạng

Đúng 10 giờ 45 tất cả mọi người tập trung tại khuôn viên trường học nhà thờ St Luke Revesby và Cha Geoffrey Plant Chính xứ Revesby xông hương tượng Thánh Tử đạo Andrê Phú Yên sau đó là ba hồi chiêng trống cổ truyền VN bắt đầu kiệu tượng Thánh Andrê Phú Yên vào trong nhà thờ. Cuộc kiệu rất nghiêm trang và long trọng, các Hội Đoàn, Đoàn Thể trong Cộng Đồng, các Giáo đoàn bạn và quan khách Úc đều đến tham dự đông đủ.

Khi kiệu tiến vào trong nhà thờ và an vị trên cung Thánh. Anh Trần Anh Vũ đại diện Giáo đoàn đọc sơ lược tiểu sử anh hùng của Thánh Andrê Phú Yên, trong khi đó thì màn ảnh Projector chiếu bản tiểu sử của Thánh Andrê Phú Yên bằng Anh Ngữ cho các quan khách Úc đọc để biết về vị Thánh kiên cường Việt Nam và sau đó là phần dâng Thánh lễ tạ ơn gồm quý Cha Paul Văn Chi Đặc Trách Giáo Đoàn Revesby, Cha Trần Văn Trợ, Cha Nguyễn Khắc Quế, Cha Nguyễn Đình Hiếu, Cha Mai Quang Tuyến, và Cha Geoffrey Plant Chính xứ Revesby.

Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi đã nói về gương sáng của Thánh Anrê Phú Yên, Ngài rất trẻ với số tuổi 19, tuổi của năng động sinh cường phát triển, nhưng Ngài đã trung kiên với niềm tin của mình vào Thiên Chúa, dù bị tra tấn cực hình và bị xử tử Ngài vẫn trung thành với Thiên Chúa cho đến hơi thở cuối cùng. Lời nói của Ngài trước khi lìa cõi thế vẫn mãi là dư âm trong muôn ngàn thế hệ sau này “Tôi uớc ao có ngàn mạng sống để dâng về Thiên Chúa vì những hồng ân Thiên Chúa ban cho tôi. Chúng ta hãy lấy tình yêu để đáp lại tình yêu của Chúa chúng ta, hãy lấy mạng sống đáp lại mạng sống.”

Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008 vừa qua chính là một điểm son nổi bật của Giới Trẻ đã tìm một Niềm Tin tuyệt đối và tìm kiếm Nước Trời, và để làm chứng tá cho Thiên Chúa, bất chấp đường xá xa xôi cách trở hoặc thời tiết gía lạnh, để gặp gỡ các anh em khắp 4 phương, đặc biệt là gặp gỡ Đức Thánh Cha người đại diện cho Chúa KiTô nơi trần thế. Cha Văn Chi cũng khuyên nhủ mọi người hãy noi gương theo Thánh Andrê Phú Yên sống với niềm tin trọn vẹn dành trọn cho Chúa dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Geoffrey ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn và Cha ca ngợi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam đã đóng góp tích cực và mang lại Niềm Tin cho Đất Úc đang thiếu thốn về Niềm Tin. Ngài kêu gọi mọi người hãy cố gắng đóng góp phục vụ giúp ích cho Giáo xứ, Giáo Hội trên đất Úc này. Kế tiếp Anh Đỗ Ngọc Việt Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney đại diện Cộng Đồng lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng của Giáo đoàn. Sau cùng, anh Nguyễn Hữu Trình Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Revesby ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và toàn thể mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Quan Thầy của Giáo đoàn hôm nay và kính xin mọi người hãy cầu nguyện cho Giáo đoàn luôn được thăng tiến trong Cộng Đồng, Giáo xứ và Giáo Phận.

Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người ở lại cùng chung vui bữa tiệc thân mật trong khuôn viên trường học nhà thờ và thưởng lãm Văn Nghệ bỏ túi cây nhà lá vườn do Ca đoàn Revesby phối hợp với ban nhạc Giới Trẻ cùng trình diễn với những tiết mục Ca, Vũ rất ngoạn mục và kèm theo phần xổ số may mắn lấy hên. Cha Trần Văn Trợ Cựu Tuyên uý Cộng Đồng từ Miến Điện và anh Dương Quang Tiên Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh cũng đóng góp giúp vui một bản nhạc Và Con Tim Đã Vui Trở LạI của Đức Huy rất là hay. Ngoài ra cũng có một số quý vị trong các Giáo đoàn bạn cũng đóng góp giúp vui trong phần văn nghệ. Đặc biệt ban nhạc trẻ cũng trình diễn những nhạc phẩm ngoại quốc Hotel California, Come Toghether v..v.. rất xuất sắc. Sau đó kết thúc bế mạc trong tình đoàn kết thân thương.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tin vui từ giáo xứ Kẻ Mui
Gx Kẻ Mui
09:08 27/07/2008
VINH - Nói đến Kẻ Mui chắc bây giờ chủ đề mà được mọi người quan tâm nhất vẫn là về việc đất đai của Nhà Thờ Giáo xứ. Và hôm nay đây giáo xứ đã có tin vui đến cho mọi người đang ngóng chờ tin vui từ giáo xứ. Giáo xứ đã bắt đầu chỉnh trang khuôn viên Thánh Đường gần được 1 tuần nhưng bây giờ mới có thời gian báo tin được cho mọi người.

Xin xem những tin tức liên quan tới giáo xứ Kẻ Mui trước đây

Giáo xứ đã có quyết định của chính quyền về việc cấp lại đất cũng đã gần một tháng nhưng để cho 2 hộ dân có thời gian để di chuyển nên trong tuần này giáo xứ mới bắt tay vào công việc. Mấy ngày trong tuần qua cho dù nắng nóng nhưng toàn bộ giáo dân trong giáo xứ đã đến lao động rất đông, không chỉ đến đông mà họ còn làm rất tích cực, có gia đình đóng kín cửa để đi làm ở Giáo xứ,.

Trong tuần qua giáo dân đã làm việc cật lực và đến hôm nay đây 2 căn nhà của Bà Hoá và ông Bé đã được phá vỡ và thay vào đó là mảnh đất đã được giáo dân san bằng, Mọi cây cối, những cái trên đất đều được giáo dân chặt bỏ vì để tiện cho làm công trình. Hiên bây giờ tường bao quanh đã đựơc xây gần xong, và giáo xứ đã mở thêm cái cổng thứ 3 để tiện đi lại vì trong các ngày lễ Chúa Nhật Lễ trọng thường bị tắc đường vì con số giáo dân cũng rất đông.

Công trình cũng đang được làm hết sức dang dở vì nguyên vật liệu tăng cao nên Giáo xứ cũng phải tái tạo tất cả để sử dụng lại. Số tiền giáo dân phải đền bù cho hai gia đình cũng không phải là ít con số lên đến 227 triệu VNĐ chưa kể những cái lặt vặt khác.

Được ngày hôm nay trước hết là nhờ hồng ân của Thiên Chúa và Mẹ Maria sau đến là xin cảm ơn tất cả mọi người đã đóng góp về tinh thần cũng như về vật chất cho giáo xứ Kẻ Mui thân yêu của chúng giáo xứ trong suốt thời gian qua. Linh mục chính xứ và toàn giáo dân xin gửi đến quý vị lời cảm ơn chân thành và tri ân trong Đức Kitô Và Mẹ Maria. Xin mọi người giúp đỡ về vật chất và tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ Kẻ Mui.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Gióng hay Phù Đổng Thiên Vương và con đường ''Trở về Trời''...
Nguyễn Văn Thành
12:22 27/07/2008
Thánh Gióng hay là Phù Đổng Thiên Vương
và con đường « TRỞ VỀ TRỜI » của con Rồng cháu Tiên


Xuyên qua nhiều câu chuyện Huyền Sử, Tổ Tiên và Cha Ông từ đời các Vua Hùng, đã trối trăng lại cho chúng ta những sứ điệp LÀM NGƯỜI. Với một thái độ khiêm cung và lắng nghe, học hỏi và tìm kiếm, chúng ta có thể rút tỉa từ những sứ điệp nầy, những bài học giữ Nước và dựng Nước, nhất là khi có những hiểm họa trầm trọng xảy ra trong lòng Quê Hương và khả dĩ làm băng hoại tiền đồ của dân tộc.

Trong các bài chia sẻ, được đăng tải đó đây, trên nhiều tờ báo ở trong và ngoài Nước, tôi đã lần lượt trình bày và khảo sát một số sự việc quan trọng như sau:

- Thứ nhất, nguồn gốc rồng tiên của người Việt Nam đã được đề cập, trong câu chuyện kết duyên giữa Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ. Từ đó, một trăm đứa con được cưu mang trong cùng một bọc trứng. Cho nên ngày hôm nay, chúng ta có tập tục gọi nhau là anh chị em ĐỒNG BÀO, bất chấp những nét khác biệt giữa người ở Bắc và kẻ ở Nam, giữa người làm ăn ở vùng sơn cước và kẻ sinh sống ở miền đồng bằng...

- Thứ hai, vào những ngày tháng đầu tiên của dân tộc, Lạc Long Quân đã đích thân thực hiện ba công trình kỳ vĩ là hóa giải Ngư Tinh, Mộc Tinh và Hồ Tinh, để cho con cháu có thể an cư lạc nghiệp, trên mọi vùng trời, vùng biển và vùng đất của Quê Hương. Tuy nhiên, ba con yêu tinh ma quái ấy vẫn luôn luôn tồn đọng và tìm cách tái sinh trong quả tim của từng người, từ đời nầy qua đời nọ, dưới nhiều hình thức ngụy trang khác nhau.

- Thứ ba, mỗi lần con cái, cháu chắt đối diện một vấn đề và lên tiếng cầu cứu, nếu Lạc Long Quân không đích thân xuất hiện, Ngài thường sai phái Thần Kim Qui, đến hỗ trợ những công trình xây dựng và bảo vệ Non Sông.

- Thứ tư, chừng nào con Hồng cháu Lạc đoàn kết và nhất tâm với nhau, họ có khả năng vượt thắng mọi trở ngại và đánh tan mọi kẻ thù, cho dù xuất phát từ phương bắc, phương nam hoặc phương tây. Trái lại, tình trạng « nồi da xáo thịt » hay là « gà một nhà bội mặt đá nhau » là tên nội thù độc ác và nguy hiểm, đã từng làm băng hoại Non Sông, trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Mặc dù câu chuyện Sơn Tinh và Thủy Tinh đã cảnh tỉnh về tai ương hoạn nạn ấy, ngày hôm nay, vào thời đại Nghìn Năm Thứ Ba, chúng ta vẫn còn duy trì thái độ « bịt tai nhắm mắt, đóng kín mọi cửa lòng », nghĩa là ngoan cố, tiếp tục xếp hàng thành hai phe, tố cáo và kết án lẫn nhau. Chính vì lý do nầy, bạo động và hận thù đang còn bám trụ trong tâm tư và ngôn ngữ hằng ngày của mỗi người Việt Nam.

Câu chuyện về Thánh Gióng bổ túc và kiện toàn những bài học « giữ Nước và dựng Nước » trên đây, bằng cách thêm vào ba chi tiết mới lạ

- Thánh Gióng là người thần dân của Nước Trời. Ngài được sai phái đến đầu thai ở Làng Phù Đổng thuộc Quận Vũ Ninh, trong tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Khi lên ba tuổi, Ngài đã đi ra chiến trận, đánh tan giặc Ân và mang lại thanh bình cho Đất Nước, vào một giai đoạn rất đen tối và ngặt nghèo của lịch sử Nước Nhà.

- Sở dĩ Thánh Gióng đã thành công một cách nhanh chóng và dễ dàng, là vì nhờ được bà con xa gần trong xóm làng đã tích cực nuôi nấng và đóng góp: cho ăn cho mặc, cho ngựa cho gươm... cho Tình Thương và Lòng Hiểu Biết.

- Sau khi hoàn tất công việc « dẹp loạn giặc Ân », Thánh Gióng đã tức khắc và can đảm tìm đường trở về trời, chỉ để lại một vài dấu chân đậm nét trên vùng đất Đồ sơn (cách Hà Nội 15 Km đường chim bay) và còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Câu chuyện nầy được kết cấu một cách rất đơn sơ, với vài ba chi tiết thô thiển và mộc mạc. Bộ mặt bên ngoài xem ra có vẽ hoang đường và loạn tưởng, theo kiểu « bắt râu ông nọ đặt cằm bà kia », cơ hồ một giấc chiêm bao thoáng qua và vô nghĩa, xuất hiện và biến tan, trong tâm tư của mỗi người. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết dừng lại, đào bới, lắng nghe, tìm hiểu một cách khiêm cung và cẩn trọng... Hồn Nước, Hồn Non sẽ từ từ hiện về, trong cõi lòng của những ai đang sẵn sàng chờ đợi và đón nhận, biết nhìn và biết nghe

Trong khuôn khổ của bài chia sẻ nầy, tôi sẽ lần lượt trình bày con đường khám phá mà tôi đã đi qua, những vấn nạn mà tôi đã cưu mang ấp ủ, trong bao nhiêu ngày tháng, cũng như những câu trả lời mà tôi đã thừa kế, từ khi bước vào tuổi đời « lục thập nhi nhĩ thuận », có nghĩa là biết thức tỉnh và lắng nghe những loại ngôn ngữ không lời và hình tượng của các bậc tiền bối.

Nói cách khác, ba câu hỏi sẽ được đề cập và khảo sát một cách tường tận, trong các phần sau đây:

  • - Thứ nhất, giặc ÂN là ai ? Là gì ? Phát xuất từ nơi đâu ? Ở vào giai đoạn nào ?
  • - Thứ hai, Thánh Gióng đã đối ứng và khắc phục tên địch thù nầy, với những hành trang và khí giới nào ?
  • - Bí quyết thành công của Thánh Gióng bắt nguồn từ những động cơ và khả năng nào ?
1. Giặc ÂN trong tác phong và ngôn ngữ hằng ngày của chúng ta

Từ đời các Vua Hùng cho đến những triều đại cuối cùng của Nhà Nguyễn, Đất Nước Việt Nam đã phải đối đầu với nhiều loại giặc khác nhau, xuất phát từ phương Bắc. Đó là giặc Hán, giặc Tống, giặc Nguyên, giặc Minh và giặc Thanh. Không một lần, sử sách chính thức nói đến sự kiện giặc Ân tràn vào xâm chiếm Đất Nước của chúng ta, tuy dù trong lịch sử của Trung Hoa, theo ý kiến của Đào Duy Anh, vào những năm 700 sau Công Nguyên, có một đời Vua mang tên là ÂN.

Sau nhiều năm nghiên cứu, học hỏi và tìm kiếm, tôi nhận thấy rằng: những câu chuyện Huyền Sử, cho dù được sáng tác trong nhiều hoàn cảnh và giai đoạn hoàn toàn khác nhau, vẫn có liên hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau. Câu chuyện đến trước có thể chỉ nêu lên vấn đề một cách sơ phác. Những câu chuyện đến sau, sẽ bổ túc và soi sáng hay là từ từ đề nghị những lề lối giải quyết, thích ứng với từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, lề lối thuyên giải - nghĩa là khám phá ý nghĩa và hướng đi trong cuộc đời - vẫn tùy thuộc cảm nghiệm của mỗi người, nhất là sau khi họ biết ngồi lại, lắng nghe, trao đổi, đón nhận những ý kiến đóng góp của kẻ khác.

Trong tinh thần và lăng kính vừa được đề xuất như vậy, câu chuyện về Thánh Gióng được xem là một tia nắng mặt trời đang từ từ xóa tan những đám mây mù ảm đạm, phát xuất từ những xung đột sống mái giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đàng khác, chúng ta cũng còn có thể mạnh dạn khẳng quyết thêm rằng: Thánh Gióng là người thừa kế trực tiếp công trình của Lạc Long Quân. Công việc của Ngài là ngày ngày tiếp tục dẹp tan Ngư Tinh, Mộc Tinh và Hồ Tinh, trên những vùng đất khô cằn của Quê Hương cũng như trong cõi lòng sỏi đá của mỗi người. Chính trong giờ phút hiện tại nầy, phải chăng Thánh Gióng cũng như Thần Kim Qui đang hiện hình trở về với chúng ta, để giúp chúng ta « dẹp tan giặc ÂN », trong những quan hệ giữa chúng ta và anh chị em đồng bào ?

Nói khác đi, giặc ÂN là « giặc TÌNH », « giặc NGHĨA » hay là « giặc QUAN HỆ » giữa cha mẹ và con cái. Giữa vợ và chồng. Giữa anh, chị và em. Giữa những người đã cùng nhau chia sẻ những nỗi niềm ưu tư và hy vọng, cũng như những đắng cay và trăn trở hoàn toàn giống nhau. Hẳn thực, khi giặc ÂN len lỏi nằm vùng trong tâm tư và thái độ, tác phong và ngôn ngữ hằng ngày, tự khắc bầu khí quan hệ giữa những người cùng chung sống trong môi trường, sẽ bị đầu độc và ô nhiễm. Họ đánh mất khả năng đồng hành và đồng cảm trên con đường giữ Nước và dựng Nước. Tình đồng bào cũng do đó, bị hoen ố, chà đạp và phản bội.

Trước đây, như người xưa thường dạy bảo, « bên ướt mẹ nằm, bên ráo con nằm ». Bây giờ đây, trong một số trường hợp, những câu nói trao đổi giữa hai mẹ con đã trở thành « tên bay đạn lửa » có đầu ngòi tự động, đi tìm đường sát hại lẫn nhau. Trước đây, khi chưa cưới nhau, hai anh chị đã cùng nhau thề thốt: « chúng ta yêu nhau, từ kiếp nầy qua kiếp khác ». Không ngờ, sau khi đã trở thành vợ chồng, chính hai người ấy lại lên tiếng nguyền rủa nhau: « mầy và tao không thể nào đội trời chung », hay là « mày phải chết, để cho tao sống ».

Tệ hại biết chừng nào cho Đất Nước và Dân Tộc, nếu từ hai hay ba tuổi trở lên, khi con cái, cháu chắt chúng ta bắt đầu học nói, chúng nó đã ngày ngày ngụp lặn trong những quan hệ chưởi bới, tố cáo và mạt sát lẫn nhau trong thế giới của người lớn. Làm sao chúng nó có thể trở thành những thế hệ Thánh Gióng, luôn luôn « COI DÂN LÀ TRỌNG » nếu trước mặt và chung quanh chỉ được trình bày những bài học đàn áp, bốc lột, hối lộ, tham tàn, hống hách và quan liêu

Hẳn thực, với câu chuyện Huyền Sử về Thánh Gióng, Tổ Tiên và Cha Ông đang nêu ra cho chúng ta duy một câu hỏi chính yếu: chúng ta đang dạy con cái thế nào, xuyên qua tác phong và ngôn ngữ hằng ngày của chúng ta ? Có lẽ chúng ta có xu thế ta thán về một số hiện tượng đau buồn đang có mặt trong lòng Quê Hương, như bụi đời, xi đa, xì ke, ma túy của giới trẻ ? Thế nhưng, mấy người ý thức được một cách sáng suốt rằng: Không ai ngoài chúng ta là nguyên nhân đã tạo sinh giặc ÂN trong môi trường gia đình và học đường. Do đó, phải chăng chính chúng ta là người đầu tiên có trách nhiệm và sứ mệnh dẹp tan giặc ÂN đang khống chế tâm tư và đời sống tình cảm, bằng cách ngày ngày thay đổi lối nhìn của mình ? Không cố gắng tôi luyện lại lời ăn tiếng nói, khi tiếp xúc và trao đổi với con cái, cũng như khi làm việc với bạn bè xa gần, chính chúng ta đang phản bội Đất Nước và bôi nhọ nguồn gốc Rồng Tiên của chúng ta.

2. Từ bỏ những phản ứng máy móc tự động và sáng tạo những kỹ năng tương sinh, tương thành

Trong phần sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau lần lượt phát hiện những điểm tiêu cực cần đề phòng, cũng như những điểm tích cực cần phát huy và học tập, trong mỗi quan hệ hằng ngày giữa người với người.

2.1. Những tập tục phá hoại

Trong khuôn khổ của chương nầy, thay vì trình bày và giải thích dài dòng, tôi chỉ liệt kê một cách vắn gọn những tập tục tiêu cực và phá hoại, cần được đề phòng và xa lánh, trong những tình huống tiếp xúc và trao đổi hằng ngày.

- Tập tục tai hại đầu tiên là sử dụng tư tưởng nhị nguyên « Tao đúng mày sai, tao có lý, mày vô lý, tao tốt mày xấu, Tao chính mày ngụy… », trong các hình thức giao tế với anh chị em đồng bào.

- Chính vì tư tưởng nhị nguyên nầy, chúng ta cố quyết áp đặt cho kẻ khác lối nhìn, quan điểm, cách nhận thức của chúng ta. Với sứ điệp « ngôi thứ hai », cũng như với những loại động từ như « phải, nên, cần... », chúng ta rót ra những mệnh lệnh từ trên và từ ngoài, đòi buộc kẻ khác tuân hành hay là xa lánh. Ví dụ: « Mày phải câm miệng lại và nghe tao nói », hay là « mày không được trả lời với tao như thế »...

- Trong những cách truyền lệnh hay là áp đặt một lối cư xử và hành động, như vừa được trình bày, ý đồ sâu xa của chúng ta là « THAY ĐỔI kẻ khác tận gốc rễ, từ đen qua trắng », phủ nhận quyền tự quyết và quyền làm chủ thể cũng như tính khác biệt và độc đáo của họ. Bằng cách này hay cách nọ, chúng ta không cho phép kẻ khác « khẳng định bản sắc làm người của mình ». Họ chỉ là công cụ, đồ vật, phương tiện, trong tầm tay sử dụng và ảnh hưởng của chúng ta.

- Trường hợp họ chống đối, phản động, không tuân phục, nghĩa là từ khước trở thành lệ thuộc... chúng ta sẽ có phản ứng như tố cáo, phê phán, la mắng, chửi rủa, kết án, qui lỗi và loại trừ. ..

- Với những ai đã kết dệt những quan hệ gắn bó và thân tình, như con cái, vợ chồng, bạn bè thiết cốt... chúng ta sẽ sử dụng tình cảm để tạo áp lực, như khóc la, tuyệt thực, ngã bệnh, cắt đứt liên lạc, đóng kín cửa phòng, hay là cố thủ trong một thái độ câm nín suốt ngày, với bất kỳ ai...

- Một cách đặc biệt, khi nói về kẻ khác, chúng ta dễ dàng sa vào ba loại cạm bẫy máy móc và tự động. Thứ nhất là xu thế tổng quát hóa, còn được gọi là cường điệu, có ít xít ra cho nhiều. Thứ hai là xu thế gạn lọc, nghĩa là chỉ giữ lại những tin tức có khả năng củng cố lập trường có sẵn của chúng ta. Đồng thời, chúng ta loại trừ, không ghi nhận những tin tức không có lợi cho chúng ta. Thứ ba là xu thế bóp méo và xuyên tạc. Chúng ta giải thích thực tế, theo lối nhìn chủ quan hay là những định kiến đã có sẵn từ bao nhiêu đời, trong nội tâm và lòng tin tưởng của chúng ta. Chính vì những lý do nầy, khi phê phán và kết án kẻ khác, chúng ta dễ dàng gán cho họ những nhãn hiệu rất hồ đồ. Ví dụ: « Người Nam của các ông thì luôn luôn ba hoa chích chòe. Còn người Trung của chúng tôi thì không bao giờ tiêu xài phung phí... ». Có bao giờ chúng ta biết dừng lại, lắng nghe mình, để đặt ra những câu hỏi phản tỉnh: « Người Nam » là ai ? « Người Trung » ở vùng nào ? Cách nói « Luôn luôn » phải hiểu như thế nào ? « Không bao giờ » có ý nghĩa làm sao ? Có những ngoại lệ hay là không, khi bạn dùng lối nói « Không bao giờ » ?

- Ở bên dưới bao nhiêu thái độ, tác phong và lời nói, mà tôi vừa liệt kê và khảo sát trên đây, tư duy quá khích « HOẶC CÓ HOẶC KHÔNG » là nguyên tắc và động cơ nền tảng, khả dĩ lèo lái mọi đường đi nẻo về của chúng ta, khi tiếp xúc và trao đổi với kẻ khác, nhất là với giới trẻ. Thực tế cụ thể, trái lại, trong bất cứ hoàn cảnh nào, luôn luôn là một hiện tượng « VỪA CÓ VỪA KHÔNG ». Giữa trắng và đen, giữa tốt và xấu, giữa sự thật và gian dối... còn có bao nhiêu sắc độ từ mạnh xuống yếu, đang ở chung với nhau, ở sát cạnh nhau, hòa trộn vào nhau, trong thân phận và điều kiện làm người của chúng ta, cũng như trong tác phong và ý định của kẻ khác. Hiểu được điều cơ bản nầy, chúng ta sẽ biết thức tỉnh, không cho phép mình « nói về, nói thay hoặc nói thế » kẻ khác, theo kiểu « cả vú lấp miệng em ». Thay vào đó, chúng ta sẽ tôi luyện kỹ năng sử dụng sứ điệp « TÔI », để nói về mình. Diễn tả con người của mình. Sẵn sàng chia sẻ lối nhìn, quan điểm và lập trường chủ quan đang có mặt trong tâm hồn.

Trung thực và liêm chính phải chăng là hành trang của Thánh Gióng, và tất cả những ai có kế sách xây dựng và phát huy những quan hệ đồng hành và đồng cảm, trong lòng Quê Hương và Dân Tộc ?

2.2. Những kỹ năng và động tác cụ thể cần phát huy, khi thiết lập những quan hệ tôn trọng và hài hòa với anh chị em đồng bào

Những loại giặc từ Trung Hoa, Pháp quốc và Bắc Mỹ đã nhất loạt nêu cao ngọn cờ Nhân Nghĩa, để xâm lăng Đất Nước của chúng ta và áp đặt cho anh chị em đồng bào những hình thức nô lệ kiểu cũ và kiểu mới. Với khí thế hào hùng và tinh thần đoàn kết, dân tộc chúng ta đã sử dụng mọi loại khí giới, để thủ tiêu, tàn sát và ép buộc họ rút ra khỏi biên thùy. Sau một ngàn năm « nô lệ giặc Tàu », sau một trăm năm « đô hộ giặc Tây », chúng ta vẫn có thể vùng đứng lên, lật đổ chế độ thực dân xâm lược.

Tuy nhiên, khi cha mẹ, anh chị em, bà con xa gần... là giặc ÂN, giặc TÌNH, giặc NGHĨA, giặc QUAN HỆ... đang áp đặt cho chúng ta lối nhìn, quan điểm, lập trường của họ, chúng ta sẽ có những con đường đi như thế nào ? Xung đột, hận thù... như Sơn Tinh và Thủy Tinh đã từng chọn lựa ? Với cách làm nầy, chúng ta chỉ trối lại cho con cái và cháu chắt một gia tài đổ nát và tang thương. Nếu Tổ Tiên và Cha Ông hiện về và hỏi chúng ta: chúng ta đang làm gì với « dòng máu Rồng Tiên trong huyết quản », câu trả lời của chúng ta sẽ như thế nào ?

Chính Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ đã gặp những khó khăn tương tự, trong địa hạt quan hệ, từ ngày lập Nước và khai Quốc. Hai vị đã chọn lựa con đường « VỪA ra đi mỗi người một ngả, VỪA trở về với nhau », trong mỗi giây mỗi phút của cuộc đời.

Trong nền văn hóa Âu Tây ngày nay, nhan nhản khắp nơi, theo thiển ý của tôi, hình như đó cũng là con đường có xu thế tập hợp nhiều người. Chẳng hạn, trong lãnh vực vợ chồng, họ ra tòa ly dị. Nhưng họ vẫn duy trì quan hệ bạn bè với nhau. Vì lợi ích của con cái, họ vẫn trao đổi và tiếp xúc với nhau.

Trong lãnh vực chính trị, từ hai vị trí đối lập Tả và Hữu, họ dùng ngôn ngữ, để mạt sát lẫn nhau một cách thậm tệ. Nhưng họ biết tri chỉ, dừng lại, không đâm đầu vào con đường bạo động hay là thủ tiêu, ám sát và khủng bố. Họ tôn trọng luật pháp và chọn lựa con đường luật pháp, với những chuẩn mực khách quan và công bình, đối với mọi người.

Trong câu chuyện Huyền Sử, Thánh Gióng đã đề nghị và giới thiệu cho chúng ta một con đường hoàn toàn mới lạ và độc đáo, không hẳn hoàn toàn đồng ý với cách hành động của Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ. Đó là con đường « can thiệp sớm », trong địa hạt giáo dục.

Hẳn thực, trên một tiến trình làm người, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau như A, B, C, D, E... Khi có một vấn đề trầm trọng xảy ra ở giai đoạn C hoặc D, nếu chúng ta chỉ giải quyết vấn đề ở C hoặc D mà thôi, cách giải quyết vấn đề của chúng ta sẽ bị thui chột, không hoàn toàn hữu hiệu, nếu không nói là đã và sẽ thất bại hoàn toàn.

Lý do là khi một vấn đề bùng nổ, xuất hiện ra bên ngoài ở giai đoạn C, trước đôi mắt chứng kiến của mọi người có mặt, chính vấn đề ấy đã được cưu mang thai nghén, dưới thể hạt mầm, trong các giai đoạn sớm hơn, như ở A và B chẳng hạn. Không can thiệp từ đầu và tìm cách giải quyết vấn đề, khi còn ở trong thể trạng trứng nước, chúng ta chỉ hoài công: « Tiếc công đan giỏ bỏ cà, giỏ thưa, cà lọt, công đà uổng công ».

Trở về với câu chuyện Thánh Gióng, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy rằng: Khi vừa lên ba tuổi, Thánh Gióng đã được Mẹ và bà con xa gần « cho ăn, cho mặc... cho ngựa, cho gươm... » Không được nuôi dưỡng, cư xử và đãi ngộ như một Thần Dân của Nước Trời, từ khi đầu thai trong lòng Mẹ, không được lắng nghe, kính trọng, trả lời... lúc lên ba tuổi, Thánh Gióng sẽ suốt đời chỉ là « một đứa bé khuyết tật, không biết đi, không biết nói... ».

Thể theo lối nhìn của tác giả Donald Winnicott, nhờ được bồng bế thương yêu (Holding), nhờ được cư xử và đối đãi như một con người quan trọng, có giá trị (Handling), cũng như nhờ được nuôi nấng, dạy dỗ theo từng cấp độ phát triển và tăng trưởng (Object presenting), một đứa bé mới có khả năng từ từ trở thành một con người TỰ TIN. Khi lớn khôn, em sẽ ý thức mình là con người có giá trị, được thương yêu và kính trọng. Đồng thời, tùy vào những giai đọan học tập và phát triển, em sẽ hội nhập những kỹ năng, nghĩa là biết làm, biết sống, biết tiếp xúc và trao đổi, biết thích ứng với mỗi người và mỗi hoàn cảnh, trong đời sống giao tế.

Trong lăng kính ấy, khi tự tin, tôi biết: Tôi là ai ? Tôi xuất phát từ đâu ? Tận điểm của cuộc đời tôi là gì ? Ở vào vị trí hiện tại, tôi có những khả năng và khuyết điểm nào ? Tôi có những ước mơ và hoài bảo như thế nào ? Để biến ước mơ thành hiện thực, tôi cần thực hiện những động tác cụ thể nào ? Và khi hoạt động, tôi biết đánh giá những thành quả khách quan theo ba chiều hướng: Trường hợp tôi thành công, tôi biết rõ con đường cần tiếp tục đi tới là đâu. Khi thất bại, tôi biết chuyển hướng như thế nào. Khi sai lầm, tôi biết can đảm dừng lại, rút tỉa những bài học và kinh nghiệm.

Nói tóm lại, trong quan hệ giữa người với người, tôi chỉ lo tập luyện làm người về phía tôi. Tôi không đánh mất tính người và tình người, cho dù người bên kia chưa làm người. Thậm chí, họ còn làm muông thú, ở một khía cạnh nào đó, đối với tôi.

Nhằm sáng tạo và xây dựng những « quan hệ tốt đẹp và hài hòa » với anh chị em đồng bào, trong môi trường sinh sống và hoạt động thường nhật, tôi cần ngày ngày học tập, tôi luyện và thực hiện những động tác cơ bản sau đây:

- Động tác một, tôi dùng sứ điệp ngôi thứ nhất, để nói về những thực tại đang có mặt trong nội tâm: Lối nhìn, xúc động, nhu cầu, sở thích và yêu cầu. Tôi nói về tôi, một cách trung thực, thay vì bói đoán, tưởng tượng ý định và ý kiến của kẻ khác. Nói cách khác, tôi không nói thay, nói thế, nhất là áp đặt cho kẻ khác những ý đồ chủ quan của tôi.

- Động tác hai, khi trình bày lối nhìn, tôi nêu rõ những sự kiện cụ thể và khách quan được dùng làm cứ điểm cho những kết luận của tôi. Sự kiện có nghĩa là những điều chính tôi thấy và nghe, chứ không phải là những dư luận hay là lời đồn thổi.

- Động tác ba, khi nói về xúc động, tôi phân biệt một cách rành mạch: hoàn cảnh khách quan, nhu cầu, tên gọi của xúc động, và lời yêu cầu của tôi xuất phát từ xúc động ấy. Tôi không lẫn lộn yêu cầu với đòi hỏi, ép buộc. Ngoài ra, nhu cầu là một điều chính yếu cho sự sống còn của tôi. Trái lại, sở thích hay là nguyện vọng có thể được hoán chuyển, thay đổi và trì hoãn hay là không bao giờ được thỏa mãn và thực hiện.

- Động tác bốn: Khi thiết lập và xây dựng quan hệ, tôi di chuyển, một cách linh động và thoáng thoát, tùy trường hợp, giữa bốn hướng chọn lựa sau đây: Cho, Nhận, Xin và Từ Chối. Cho có nghĩa là hiến tặng, chứ không phải là ép buộc, áp đặt. Nhận là đón lấy từ tay của người khác, một cách thanh thản, sung sướng và tự do, chứ không phải là tước đoạt hay là chịu đựng, lệ thuộc. Xin là cầu mong một ân huệ, chứ không phải là đòi hỏi hay là cướp lấy trên tay của người khác. Trường hợp điều người khác trao tặng cho tôi, nếu không thích hợp với nhu cầu của tôi, hay là khi điều họ xin tôi, tôi còn cần dùng và muốn giữ lại... tôi có khả năng từ chối, một cách tự do và an lạc, thanh thản và hài hòa. Một cách đặc biệt, khi kẻ khác áp đặt cho tôi một nhãn hiệu, một lời tố cáo, một cách làm không thích hợp... thay vì phản công hoặc chống đối, giận hờn hay là trầm cảm, đặt mình trong tình huống xung đột, tôi chỉ cần thanh thản TRẢ LUI cho tác giả « tác phẩm » của họ. Ví dụ: « Tôi vừa nghe bạn nói: tôi là "thằng nói láo". Nhãn hiệu ấy không đúng và không thích hợp với con người thực sự của tôi. Vậy tôi trả về cho bạn lời bạn nói. Tôi không nhận quà tặng đã bị đầu độc và ô nhiễm như vậy ».

- Động tác năm: Khi chọn cách làm « Trả lui » ấy, tôi chỉ nhắm khẳng định chính mình, thay vì có thái độ tấn công hoặc phản kích hay là đánh mất an lạc của lòng mình. Tôi đang cố quyết LÀM NGƯỜI về phía tôi.

- Động tác sáu: Khẳng định mình mà thôi chưa đủ. Khi trao đổi với người đối diện, tôi còn phải kêu mời và tạo mọi điều kiện thuận lợi, để giúp họ cũng khẳng định mình, như tôi, với tôi, bằng cách lắng nghe, tìm hiểu thực tại, lối nhìn, quan điểm, khung qui chiếu của họ.

- Động tác bảy: Tôi nêu lên những nhận xét « phản hồi » và những câu hỏi mở, để thúc giục họ diễn tả con người của mình, một cách sâu sát và cởi mở, trong sáng và toàn diện. Nói khác đi, tôi giúp họ bổ túc và kiện toàn, đào sâu và mở rộng những điều chỉ mới hàm tiếu, trong lời phát biểu của họ. Công việc khai sáng và mở đường nầy đòi hỏi ở chúng ta nhiều tỉnh thức và kiên nhẫn, bởi vì vô thức hay là vô minh đang len lỏi nằm vùng trong nội tâm của mỗi người. Thêm vào đó, khi khổ đau tràn ngập và khống chế tư duy, chúng ta « có mắt nhưng không thấy, có tai nhưng không nghe ».

- Động tác tám: Ở đây tôi nhắc lại điều mà tôi đã trình bày trước đây. Khi người đối diện nêu ra những nhận xét hoàn toàn tiêu cực và vô bổ, có tính xúc phạm đến bản sắc làm người của tôi, tôi chỉ cần sử dụng kỹ thuật « Trả Lui », một cách bình tĩnh và hồn nhiên, thông suốt và trôi chảy, cơ hồ một con sông uốn mình giữa đồng cỏ xanh.

- Động tác chín: Con người - hay là chủ thể trao đổi - có giá trị và tầm mức quan trọng HƠN đối tượng hoặc nội dung được trình bày. Cho nên, khi lắng nghe và tìm hiểu ai, chúng ta đặt trọng tâm vào chính con người của họ. Qua lời nói bên ngoài của họ, có lẽ chúng ta đang bị tấn công, kết án, tố cáo, xuyên tạc, mạ lị, khinh thường... Nhưng nếu chúng ta sáng suốt ý thức rằng: người ấy đang khổ đau, người ấy chưa bao giờ có cơ may học như chúng ta đã học... chúng ta sẽ thương hơn là loại trừ. Còn hơn thế nữa, nếu người ấy là « ĐỒNG BÀO », phát xuất từ một cung lòng của Mẹ như chúng ta, chúng ta chỉ có một câu trả lời: Tình Thương vô điều kiện. Với một tấm lòng bao la như Đại Dương của Lạc Long Quân, với một lối nhìn cao cả như Bầu Trời của Mẹ Âu Cơ, cho dù người đồng bào là gì gì chăng nữa, họ là « Một mảnh đất của QUÊ HƯƠNG ».

- Cho nên, sau đây là động tác mười. Lắng nghe ai là NHÌN NHẬN vô điều kiện. Đằng sau một bộ mặt hống hách, ở bên dưới những lời tuyên bố sắc nhọn, gai gốc và độc ác, nếu chúng ta biết lắng nghe và có một lối nhìn xuyên thấu, chúng ta sẽ dễ dàng khám phá trong con người ấy, một vết thương lòng đang rướm máu và chưa bao giờ được ai băng bó, thoa dịu. Có lẽ chúng ta là người đầu tiên đang mang đến cho họ một chút hơi ấm tình người... Người ấy đang cần được NHÌN NHẬN, với những câu nói phản hồi như: « Qua những lời anh vừa phát biểu, tôi ghi nhận rằng: anh đang tức bực và lo buồn... anh đang gợi lại một thời thơ ấu mồ côi mẹ... anh đang lo sợ trong môi trường sinh hoạt ngày nay, giới trẻ đang phanh phui mọi chuyện trong đời tư của anh... »

3. Bí quyết thành công của Thánh Gióng

Như trước đây tôi đã gợi ý, câu chuyện Huyền Sử về Thánh Gióng có một « bề mặt » hoang đường và vô tưởng. Những chiến công oanh liệt của Ngài « xem ra » chỉ là điều bịa đặt dành cho trẻ con. Tuy nhiên, đối với những ai biết lắng nghe ngôn ngữ hình tượng của Tổ Tiên, Thánh Gióng không phải là ai xa lạ. Thánh Gióng là tôi, là anh, là chị, là em... đang trực diện với những vấn đề sôi bỏng của thế giới ngày hôm nay. Giặc quan hệ đang bủa vây chúng ta, ở khắp nơi, trong cũng như ngoài Nước. Tại một số gia đình, chẳng hạn, cha mẹ và con cái vào lứa tuổi mười sáu, đôi mươi... là hai đường song song vạn kiếp, không bao giờ có điểm hội tụ. Trong các đô thị đại công nghiệp, mái ấm gia đình đã trở thành một quán trọ, một nơi để qua đêm, không hơn không kém. Có dịp chứng kiến cảnh tượng cha mẹ và con cái trao đổi với nhau, tôi có cảm tưởng rằng họ là hai vị dân biểu thuộc phe tả và phe hữu đang chửi rủa lẫn nhau một cách thậm tệ, thiếu văn minh, trước mặt toàn dân có tiếng là văn minh và tiến bộ.

Với điều kiện và hành trang nào, chúng ta có thể xây dựng lại Ngôi Đền Cổ Loa, trong địa hạt quan hệ giữa người với người, giữa anh chị em đồng bào ?

Câu chuyện Huyền Sử về Thánh Gióng đã đề nghị câu trả lời trong ba chiều hướng khác nhau:

Thứ nhất, bài học về Quan Hệ phải được học và phải được dạy cho trẻ em, từ khi chúng nó lọt lòng mẹ. Trên đây, trong phần 2, tôi đã mạo muội sơ phác những gì nên tránh và những động tác nào cần tôi luyện. Bài học này cần trở nên một kế sách « giữ Nước và dựng Nước » của toàn dân. Khi người lớn ý thức mình cần phải dạy, họ sẽ học một cách chu đáo hơn. Dạy phải chăng có giá trị tương đương như ba lần học ?

Thứ hai, duy những ai có « CHẤT TRỜI » trong lòng mình, giống như Thánh Gióng, mới có khả năng thấm nhuần bài học về quan hệ. Hẳn thực, không ý thức về tình Anh Chị Em, tình đồng bào, làm sao chúng ta có thể « ĐI LÊN TRỜI », hướng thượng ? Làm sao chúng ta có thể NHÌN NHẬN vô điều kiện « chủ thể làm người » của anh chị em đồng bào, trong lòng Quê Hương, thậm chí khi họ có những hành vi sai trái, phản bội... Chia sẻ, đối thoại, giáo dục là con đường duy nhất tất yếu phải đi, nếu Con Rồng Cháu Lạc muốn tồn tại. Mỗi người, cho dù là tội phạm, vẫn mang « chất Trời » trong lòng mình. Cho nên, Khả Năng ĐI LÊN, TRỞ VỀ TRỜI vẫn luôn luôn ở trong tầm tay của mỗi người biết và được cư xử là người anh chị em.

Thứ ba, « lưỡi gươm » hay là dụng cụ tác động của chúng ta, trong lãnh vực xây dựng và phát huy quan hệ, có thể cùn mòn và gãy đổ. Nhưng sáng tạo là gia tài và gia sản của chúng ta, trong mọi tình huống. Sau khi lưỡi gươm đã trở thành vô hiệu, phải chăng Thánh Gióng đã nhổ bứt lên cả một bụi tre vàng, để xua đuổi địch thù ra khỏi Đất Nước ?

Cái gì Thánh Gióng đã làm được ngày qua, tôi cũng có khả năng làm như Ngài ngày hôm nay.

Xin mở và lắng nghe bài hát «Người Em Việt Nam» trong CD «Người Em Việt Nam», thơ của Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Ngọc Hoan phổ nhạc..

Sách tham khảo

1. NGUYỄN VĂN THÀNH - Sơn Tinh và Thủy Tinh: hai con đường, một Nước Non - Tình Người, Lausanne 2003.
2. STONES D. - Difficult conversations - Michael Joseph, London 1999.
3. SALOMÉ J. - Pour ne plus vivre sur la planète Taire: Une méthode pour mieux communiquer - Albin Michel, Paris 2003.
4. NGUYỄN LANG - Văn Lang Dị Sử - Lá Bối, Sunnyvale CA 1982.
5. HOÀNG TRỌNG MIÊN - Thần thoại Cổ tích - Tiếng Phương Đông, Sàigon 1973.
6. THÁI ĐẮC XUÂN - 100 truyện cổ tích Việt Nam - Nhà XB Hà Nội 2000.
7. WINNICOTT D. W. - L'enfant et sa famille - Petite Bibl. Payot, Paris 1957.
8. NGUYỄN Văn Thành - Huyền Sử Việt Nam: Con đường Luyện Vàng – TN, Orsonnens 2008
 
Vấn đề đồng tính luyến ái và Ơn gọi Linh Mục
Lm Nguyễn Hữu Thy
15:29 27/07/2008
Vấn đề đồng tính luyến ái và Ơn gọi Linh Mục

Trên chuyến bay tông du Hoa Kỳ vào ngày 15.4.2008, ĐTC Bênêđíctô XVI đã khẳng định với các phóng viên báo chí một cách dứt khoát: «Điều quan trọng đối với Giáo Hội là cần có những Linh Mục tốt, chứ không phải có nhiều Linh Mục.» Câu nói đó là một định hướng rõ ràng nhất cho việc tuyển chọn và huấn luyện các ứng sinh dọn mình lãnh nhận thừa tác vụ Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo: Đó là phải cân nhắc thận trọng tối đa trong việc tuyển chọn các ứng sinh tiến tới thừa tác vụ Linh Mục! Nói cách khác, điều cơ bản trước tiên ở đây là phẩm chất người Linh Mục, rồi mới đến số lượng Linh Mục. Nếu ngày nay số lượng Linh Mục đang thiếu hụt trầm trọng và đang là một điều trăn trở cho Giáo Hội, thì mối quan tâm lo lắng đầu tiên của Giáo Hội bao giờ cũng vẫn là việc tuyển chọn những ứng sinh tốt vào hàng ngũ Giáo Sĩ.

Vậy, để một ứng sinh có thể tiến tới thừa tác vụ Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo, ứng sinh đó phải thoả mãn được hai phương diện:

• Phương diện tích cực: phải hội đủ các điều kiện Giáo Hội đã thiết định về đức dục, trí dục, khả năng phán đoán, tư cách cá nhân và sự lành mạnh về tâm sinh lý, v.v…

• Phương diện tiêu cực: hoàn toàn không bị vướng mắc bất cứ ngăn trở khách quan nào đối với việc lãnh nhận thừa tác vụ Linh Mục.

"Điều quan trọng đối với Giáo Hội là cần có những Linh Mục tốt, chứ không phài có nhiều Linh Mục"
Nhưng khi đề cập đến những ngăn trở không cho phép một ứng sinh được lãnh nhận thừa tác vụ Linh Mục, người ta đã không khỏi băn khoăn tự hỏi: Phải chăng khuynh hướng đồng tính luyến ái (Homosexualität) cũng thuộc về những ngăn trở đó ? Hay nói rõ hơn, phải chăng khuynh hướng đồng tính luyến ái là một ngăn trở khách quan bất khả kháng không cho phép một ứng sinh được lãnh nhận thừa tác vụ Linh Mục và gia nhập hàng Giáo sĩ ?

Nếu nói một cách khách quan, người ta phải công nhận rằng đối với não trạng con người ngày nay, nguyên việc nêu lên câu hỏi trên và nhất là việc cho rằng khuynh hướng đồng tính luyến ái có thể là một ngăn trở khiến một ứng sinh bất khả lãnh nhận thừa tác vụ Linh Mục, cũng đã gây những phản ứng tiêu cực từ nhiều phía trong các từng lớp xã hội và ngay trong lòng Giáo Hội cũng không thiếu những phản ứng tiêu cực tương tự. Người ta cho rằng việc cấm cản những người có khuynh hướng tự nhiên về đồng tính luyến ái như hiện nay là một thái độ kỳ thị bất công đối với những người nhạy cảm về khuynh hướng tự nhiên đó; và theo họ thay vì cấm cản, Giáo Hội nên bày tỏ sự khoan dung và thông cảm, nhất là phải hết sức loại bỏ tư tưởng chống đối và đố kỵ đối với những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái. Vì người ta luôn xác tín rằng đồng tính luyến ái là một khuynh hướng bẩm sinh, do di truyền gây ra. Bởi vậy, họ cho rằng khuynh hướng đồng tính luyến ái cũng có giá trị tương đương với khuynh hướng lưỡng tính luyến ái bình thường, tức sự luyến ái giữa hai giới tính khác nhau (Heterosexualität), dù rằng cách thực hành có khác nhau. Được thế, nhân phẩm những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái mới được kính trọng và cách sống cũng như khuynh hướng bất khả thay đổi của họ mới được luật pháp bảo vệ.

Sự thay đổi ý thức một cách tuyệt căn tận gốc rễ

Đó là điều người ta nhìn thấy rõ được trong quan niệm cụ thể của con người ngày nay. Thật vậy, suốt dòng lịch sử nhân loại người ta luôn có một thái độ phê phán tiêu cực và kết án khắt khe đối với hành động đồng tính luyến ái và coi như một sự sa đọa thoái hóa về luân lý, có tính cách tội lỗi như chúng ta đã từng chứng kiến. Nhưng bỗng chốc, trong khoảng thời gian từ 30 năm nay, ít là tại lục địa Âu Châu và tại các nước Bắc Mỹ, người ta đã có một cái nhìn ngược lại đối với khuynh hướng đồng tính luyến ái: Từ một hành động hay cách sống tội vạ đáng kết án đã trở thành một phần chính yếu của nhân phẩm con người. Một dẫn chứng tiêu biểu là ông Gene Robinson, một Linh Mục thuộc Anh Giáo ở Hoa Kỳ mặc dù đã công khai tự nhân mình là đồng tính luyến ái, vào ngày 2.11.2003 đã được tấn phong Giám Mục và ngày 7.3.2004 ông đã chính thức làm lễ nhận chức GM Giáo phận New Hampshire. Sự thay đổi quan niệm và ý thức một cách nhanh chóng và tuyệt căn này của một số không nhỏ con người ngày nay quả là một hiện tượng khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên.

Dĩ nhiên, sự thay đổi quan niệm và ý thức này là một vấn đề đầy chủ ý; hay nói đúng hơn, đó là một khúc ngoặt cả về phương diện văn hóa lẫn luân lý đã được dàn dựng và lèo lái, và những lý do của khúc ngoặt văn hóa và luân lý đó thì rất đa dạng. Bên cạnh những xác tín đạo đức về một cuộc sống đúng đắn bị suy thoái kể từ thập niên sáu mươi của thế kỷ trước, người ta phải kể đến ảnh hưởng sâu đậm của «Kinsey-Reporte»(1), không những mang tính cách giả tạo, đượm màu sắc ý thức hệ, mà còn chứa đầy sai lầm nữa, là một sự thành công vô tiền khoáng hậu trong việc thay đổi toàn diện được não trạng của một số lớn người đương thời và đồng thời cũng là nguyên nhân làm nảy sinh ra phong trào những người đồng tính luyến ái. Đây là một phong trào còn chứa đựng những tình tiết phảng phất tính cách «trinh thám». Thật vậy, cả là một vấn đề đầy căng thẳng, đầy tính chất giật gân và kinh ngạc đối với những người đồng tính luyến ái khi họ theo đuổi mục đích là gây được sự chú ý và nhất là sự chấp nhận của xã hội. Nhưng càng kinh ngạc hơn nữa khi họ dùng tất cả mọi phương tiện để đạt cho được mục đích đó.

Thật vậy, trong một thời gian tương đối ngắn ngủi, phong trào những người đồng tính luyến ái đã thành công không những trong chiến lược làm cho xã hội chấp nhận khuynh hướng đồng tính luyến ái của họ, mà còn gây nên được ấn tượng là khuynh hướng tính dục đó của họ hoàn toàn bình thường, nếu không nói là còn đáng đề cao nữa. Họ luôn quảng cáo khuynh hướng đồng tính luyến ái của họ được dựa trên lý do khoa học và họ còn ầm ĩ kết án những quan điểm chống đối khuynh hướng của họ là thiên kiến chủ quan, thiếu cơ sở khoa học, nếu không nói là họ còn kết án những quan điểm đó là tội ác vì xúc phạm đến phẩm giá và sự tự do của con người. Ở đây, người ta cũng không quên nhắc đến thái độ tương đối hóa thiếu trách nhiệm của một phần lớn các chính sách trong phạm vi chính trị và xã hội đã quá hấp tấp vội vàng bị chinh phục bởi chiến lược của những người đồng tính luyến ái, và qua đó đã gián tiếp góp tay loại bỏ những giá trị luân lý đạo đức truyền thông và tạo nên một sự thay đổi sâu xa tận nền móng xã hội, nhất là một đe dọa trầm trọng cho các giá trị gia đình truyền thống.

Luận cứ trọng yếu và sự khẳng định của phong trào những người đồng tính luyến ái đưa ra là khuynh hướng tính dục đồng tính luyến ái của họ do di truyền bẩm sinh và thuộc về bản chất của con người nên bất khả thay đổi, vâng, thuộc về căn tính của mỗi người liên hệ.

Thế nhưng, nếu được phân tích một cách khách quan và đúng đắn thì người ta sẽ thấy rằng luận cứ trọng yếu hay điểm tựa căn bản đó của những người đồng tính luyến ái mang đầy tính cách chủ quan và không thể đứng vững. Hơn thế nữa, luận cứ và sự khẳng định đó có nguồn gốc từ một quan điểm chính trị được khơi dậy từ khoảng 100 năm trở lại đây, nhưng lại là một quan điểm chính trị thiếu hẳn nền tảng chắc chắn về sinh lý lẫn tâm lý. Thật vậy, từ trước cho tới nay chưa hề có một nghiên cứu khoa học khách quan nào chứng minh được rằng yếu tố sinh học là nguyên nhân chính của khuynh hướng đồng tính luyến ái nơi một số người. Dĩ nhiên, có một ít nhà khảo cứu tự nhận mình có khuynh hướng đồng tính luyến ái đã tự đưa ra những kết luận tích cực, nhưng những kết luận của họ lại thiếu tính cách khách quan và chỉ thuần lý thuyết suông mà thôi. Vì thế, người ta không quan tâm hay ít quan tâm đến những yếu tố và những giải thích thuộc lãnh vực tâm lý do những cuộc khảo cứu của họ đưa ra và điều đó cũng có nghĩa là nó không đủ khả năng tạo cho tâm lý một trọng lượng có tính cách thuyết phục, trái lại điều nó có được là một sự bất mãn mà thôi.

Đúng thế, những ai chưa hề hay rất ít hiểu được khuynh hướng đồng tình luyến ái khi được nhìn dưới góc cạnh tâm lý học, thì sẽ vô cùng bỡ ngỡ và ngạc nhiên trước những nhận định của các nhà tâm lý học thời danh, như Sigmund Freud, Stekel, Alfred Adler, Carl Gustav Jung, v.v… Tuy dựa theo những nghiên cứu khác nhau, nhưng tất cả họ đều cho rằng khuynh hướng đồng tính luyến ái là một sự xáo trộn trong giai đoạn phát triển thể lý thuộc phạm vi xác định về phái tính, một điều hoàn toàn không do bẩm sinh, nhưng gây ra bởi những điều kiện và những ảnh hưởng nhất định nào đó và vì thế hoàn toàn có thể thay đổi được. Chính nhà phân tâm học E. Ringel, người Áo, cũng nhận định rằng khuynh hướng đồng tính luyến ái là triệu chứng loạn thần kinh; đó là một kết quả mà ông đã rút tỉa ra được từ một trường hợp phát triển bệnh hoạn nơi trẻ con, và sự phát triển bệnh hoạn này chắc chắn sẽ dẫn tới một cấu trúc nhân vị bất bình thường trong lãnh vực tình cảm. Đối với giáo sư phân tâm học Ringel, khuynh hướng đồng tính luyến ái là một thí dụ điễn hình cho một thứ triệu chứng bệnh hoạn về phái tính, mà trên thực tế trong triệu chứng đó còn ẩn chứa một sự xáo trộn về nhân cách của đương sự.

Vậy, đã quá hiển nhiên, là xét về phương diện khoa học về con người, thì khuynh hướng đồng tính luyến ái biểu lộ một khuyết điểm của bản sắc con người thuộc lãnh vực phái tính. Đó là một khuyết điểm gây nên bởi sự xáo trộn tâm lý trong giai đoạn phát triển và qua những cách thức khác nhau hoặc nhiều hay ít đã tạo nên những ảnh hưởng cụ thể trên chính nhân vị của đương sự.

Riêng đối với các khoa học gia và các nhà trị liệu (Thérapeute), như G.J.M. van den Aardweg, J. Hatterer, J. Nicolosi, R. Fitzgibbons hay R.L. Spitzer, cả là một vấn đề đầy khó khăn và rắc rối khi lên tiếng phản đối trào lưu tâm lý hiện nay thiên về khuynh hướng đồng tính luyến ái, kể từ khi Ủy ban phân tâm học Hoa Kỳ, gọi tắt là APA, bị áp lực của phong trào những người đồng tính luyến ái, đã gạch bỏ khuynh hướng đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách những xáo trộn về tâm lý vào năm 1973. Và kể từ đó, những nghiên cứu về nguyên nhân của khuynh hướng đồng tính luyến ái càng ngày càng mang nặng màu sắc ý thức hệ và đánh mất đi các giá trị khách quan của mình, khi đưa ra những kết quả gượng ép phò khuynh hướng đồng tính luyến ái một cách thiên vị. Trên thực tế, thái độ chống đối khuynh hướng đồng tính luyến ái trên khắp thế giới từ trước tới nay đã và đang phải đối đầu với sức ép kinh khủng của phong trào những người đồng tính luyến ái, mà một số lớn trong họ đang nắm giữ những địa vị chủ chốt trong nhiều lãnh vực quan trọng của xã hội.

Những thái độ xử sự trong Giáo Hội

Vì Giáo Hội là một phần của xã hội nhân loại và ngược lại, nên người ta không lấy làm ngạc nhiên khi nhận thấy rằng vấn đề đồng tính luyến ái cũng đã và đang gây nên bao bức xúc và bao khó khăn ngay trong lòng Giáo Hội và cho Giáo Hội. Ở đây, một báo động không kém phần nghiêm trọng, đó là so sánh với tổng số dân cư thì con số những Chủng sinh, Linh Mục và các Tu Sĩ có xu hướng thiên về đồng tính luyến ái (hay đang thực hành điều đó) là quá cao; và trong lãnh vực này người ta có thể nói là Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ đang phải đối mặt với nhiều trăn trở vào hàng đầu.

Khi mà người ta không thể đưa ra một lời giải thích có tính cách nguyên nhân độc điệu cho hiện tượng xảy ra được, thì đương nhiên hiện tượng đó không chỉ đơn thuần gây nên bởi xã hội. Một điều chắc chắn là sự thay đổi ý thức và quan niệm của con người ngày nay trong xã hội không hề chịu dừng lại trước ngưỡng cửa Giáo Hội hay miễn trừ cho Giáo Hội, trái lại nó còn gây nên những tác động không kém phần nghiêm trọng trong Giáo Hội, như ngày nay người ta đang phải chứng kiến và đối mặt.

Người ta cũng phải thành thật công nhận rằng con số cao các Chủng sinh, Linh mục và Tu sĩ có khuynh hướng đồng tính luyến ái như đã nói trên là phần lớn tự mình gây ra. Thật vậy, nhiều vị có thẩm quyền trong Giáo Hội đã và đang hành động một cách cụ thể trong công tác Mục Vụ dựa theo những quan niệm lệch lạc về sự khoan dung và đức bác ái, và nhất là thái độ chối bỏ thực tế cụ thể, tương đối hóa vấn đề, giữ im lặng hay không muốn quan tâm đến vấn đề một cách vô tình hay bất cẩn. Và đây là điều không ai trong họ có thể biện minh cho thái độ của mình và tránh né trách nhiệm được.

Trong khi đó, ngược lại có những vị khác lại đã và đang hành động đầy ý thức và có đường hướng rõ ràng. Nhưng họ lại hành động qua một thái độ giải thích chứng từ Kinh Thánh một cách chủ quan độc đoán và một chiều, luôn trích dẫn truyền thống và những cắt nghĩa của Giáo Hội như bằng chứng để kết luận rằng khuynh hướng đồng tính luyến ái là một sự xáo trộn trong lãnh vực phái tính và sự thực hành khuynh hướng đó là một trọng tội. Mãi cho tới thời gian gần đây, các nhà thần học mới dứt bỏ được quan điểm đó. Qua một tiếp cận đúng đắn với Kinh Thánh, người ta mới nhận thức được rằng quan điểm trên thuần tuý tuỳ thuộc phạm trù thời gian và mang tính cách cá nhân, chứ không phải là những phát biểu chính yếu có tính cách cơ bản. Trong trường hợp như thế, sự chú giải Kinh Thánh đã trở thành sự chú giải chính quan niệm của cá nhân đương sự.

Trở lại vấn đề, ai đòi hỏi là sự đồng tính luyến ái cũng phải được nhìn nhận như một dị biệt trong công trình sáng tạo và có giá trị ngang hàng với khuynh hướng lưỡng tính luyến ái (giữa nam-nữ), thì người đó thực sự đã có một cái nhìn về hình ảnh con người hoàn toàn xa lạ với chứng từ Kinh Thánh về con người. Những đòi hỏi và ý nghĩ như vậy là không phù hợp với Kinh Thánh, nghĩa là đi ngược lại chương trình sáng tạo của chính Thiên Chúa Tạo Hoá. Đồng thời con người đã chống lại hàng ngàn năm lịch sự của nhân loại và hàng triệu năm của sự tiến hóa. Con người đã chống lại chính bản chất tự nhiên của mình. Con người tự phát minh ra chính mình một cách mới mẻ. Con người tranh đấu chống lại Đấng Tạo Hóa của mình. Nói cách khác, con người không còn muốn mình là hình ảnh của Thiên Chúa nữa, nhưng muốn chính mình là Tạo Hóa và chúa tể của chính mình.

Những mạng lưới liên kết mới đang được nảy sinh

Một điều không thể chối cãi là giáo huấn về luân lý phái tính (Sexualmoral) của Giáo Hội đã bị nhiều thành phần có trách nhiệm trong Giáo Hội tẩy chay, một cách công khai hay ngấm ngầm. Đó là những tố cáo mà Michael S. Rose đã nêu lên trong tác phẩm của ông tựa đề là «Goodbye! Good Men! How Catholic Seminaries Turned Away Two Generations of Vocations From The Priesthood”, xuất bản năm 2002 và ông nhìn thấy trong đó nguyên nhân quyết định của con số đang mỗi ngày mỗi tăng cao những Chủng sinh, Linh Mục và Tu Sĩ có xu hướng thiên về đồng tính luyến ái (kể cả những người đang thực hành điều đó). Rose trích dẫn những dẫn chứng về phía những ứng sinh bị từ chối, những người vì do có quan điểm lệch lạc và bất đồng đối với các giáo huấn của Giáo Hội về phái tính và về luân lý phái tính, đã phải trải qua một cuộc trắc nghiệm về tình trạng tâm lý, và mặc dù những cuộc trắc nghiệp đó thường được thực hiện bởi các nhà tâm lý học khô khan nguội lạnh trong vấn đề đức tin, vô thần hay có khuynh hướng chống đối Giáo Hội, kết quả vẫn tiêu cực: Tình trạng tâm lý của họ bị phê là “chậm phát triển về phái tính” hay “quá võ đoán”.

Trong khi đó, ngược lại, ai chấp nhận việc độc thân và từ chối việc công nhận khuynh hướng đồng tính luyến ái là một điều bình thường, sẽ bị coi là một người có những dấu hiệu đồi bại về tính dục. Sự kỳ thị công khai như thế đối với những Chủng sinh bình thường sẽ dẫn tới việc tạo nên một văn hóa đặc thù riêng tư về đồng tính luyến ái và những mạng lưới liên kết những thành phần đồng tính luyến ái trong các Chủng Viện và cả trong hàng ngũ các Giáo sĩ lại với nhau. Đây là một điều gây nên những ảnh hưởng không nhỏ làm cho những Linh Mục và Chủng sinh bình thường bị cô lập và mất sự tự tín và nhiều khi còn bị tẩy chay. Và đó chính là một trong những nguyên nhất quyết định khiến cho một số Giáo Sĩ dần dà bị lôi kéo vào tình trạng đồng tính luyến ái.

Ở đây người ta cũng tự hỏi là liệu những động lực và ảnh hưởng bên ngoài Giáo Hội Công Giáo có góp phần vào hiện tượng này hay không? Những quan sát khách quan cho thấy rằng ở Hoa Kỳ vào thập niên bảy mươi của thế kỷ trước hàng loạt người có khuynh hướng đồng tính luyến ái đã ồ ạt gia nhập các chủng viện, và con số họ càng ngày gia tăng. Điểm trùng hợp đặc biệt ở đây là cũng chính vào lúc đó phong trào quốc tế những người đồng tính luyến ái đã bắt đầu xuất hiện một cách công khai với khẩu hiệu “Chúng ta hãy tạo nên cơ chế cho mình”, chứ họ không muốn bị tẩy chay nữa. Và đương nhiên Giáo Hội Công Giáo là mục tiêu đầu tiên mà phong trào đồng tính luyến cương quyết nhắm tấn công, họ luôn coi Giáo Hội Công Giáo là đối thủ không đội trời chung, bởi vì Giáo Hội Công Giáo là cơ cấu xã hội duy nhất đã, đang và sẽ không bao giờ thỏa mãn được những đòi hỏi của những người đồng tính luyến, như hợp thức hóa sự sống chung của họ và đánh giá ngang hàng với gia đình truyền thống, cho phép họ được gia nhập hàng Giáo Sĩ, được nắm giữ những địa vị then chốt trong Giáo Hội, được cử hành và được lãnh nhận các phép Bí tích, v.v…

Những trường hợp lạm dụng tính dục của những Giáo Sĩ và Tu Sĩ đối với các thanh thiếu niên thuộc nam giới - mà đa số họ nay đã quá tuổi dậy thì và đã trưởng thành - đã gây nên trong những năm vừa qua bao tổn thất to lớn cho Giáo Hội về mặt luân lý cũng như về mặt tài chánh. Nhưng những trường hợp này hoàn toàn có liên hệ chặt chẽ với giai đoạn phát triển thể lý của con người, và dĩ nhiên những người liên hệ luôn kịch liệt gạt bỏ yếu tố này. Và những trường hợp đã công khai bị coi là xì-căng-đan lạm dụng tính dục trẻ con thì trên thực tế đa số là những xì-căng-đan thuộc lãnh vực đồng tính luyến ái.

Trong Huấn thị của Thánh Bộ về Giáo dục Công Giáo công bố ngày 29.11.2005 với sự phê chuẩn của ĐTC Bênêđíctô XVI đã nhắc lại luật cấm ngặt việc truyền chức Linh Mục cho những người thực hành đồng tính luyến ái, những người có khuynh hướng quá thiên về đồng tính luyến ái hay những người ủng hộ lối giải trí được gọi là “Gay-kultur”, trò chơi khêu gợi tính dục đồng tính luyến ái và cho đó là hợp lý. Việc chu toàn khoản 1024 của Giáo Luật – đòi buộc đối tượng được nhận lãnh Bí tích Truyền chức Linh Mục phải thuộc nam giới - một cách thuần tuý hình thức là chưa đủ. Bởi lẽ, Vị Linh Mục là đại diện cho Đức Giêsu Kitô trong hành động chuyên biệt của Người với tư cách là “Chú Rể” đối với “Cô Dâu”, tức Hiáo Hội. Nhưng một người có khuynh hướng quá thiên về tính dục đồng tính luyến ái sẽ không đủ khả năng và tư cách để chu toàn được nhiệm vụ đó, vì quan hệ “cô dâu-chú rể” hoàn toàn xa lạ đối với anh, nằm ngoài quan niệm của anh. Nếu ý nghĩa và biểu tượng của Bí tích truyền Chức thánh với lý do thầm kín như vừa nói cũng như dữ kiện cơ bản về nhân chủng học không bị làm lu mờ hay bị chối từ bởi sự tự đồng hóa mình cách công khai với lối giải trí “Gay-kultur” hay với sự đánh giá khuynh hướng đồng tính luyến ái của chính mình như là một điều tích cực, thì đương nhiên đã khẳng định rằng chỉ những người bình thường, tức những người có khuynh hướng tính dục lưỡng tính, mới được lãnh nhận thừa tác vụ Linh Mục là một điều hợp lý.

Để hiểu rõ điều đó hơn, chúng ta hãy quan sát những nạn nhân bị lạm dụng tính dục bởi một số Giáo Sĩ và Tu Sĩ mà đa số trong họ là những người trưởng thành thuộc nam giới đã qua tuổi dậy thì, điều đó đã chứng minh cho thấy khuynh hướng đồng tính luyến ái là một yếu tố nguy hiểm không thể phủ nhận và không thể coi thường được.

Sự hữu ích bó buộc của người Linh Mục đối với tác vụ của Giáo Hội theo Giáo Luật khoản 25, điều 2, được hiểu như là khả năng thi hành tác vụ cũng như không gây nên tổn hại cho Giáo Hội và những người thuộc quyền săn sóc của vị Linh Mục. Nếu thế thì những ứng sinh lãnh nhận thừa tác vụ Linh Mục có khuynh hướng tính dục thiên về đồng tính luyến ái sẽ được coi là quá bị giới hạn, vì sự thi hành tác vụ của họ cho Giáo Hội trong những lãnh vực vừa tế nhị vừa quan trọng, như trong công tác Mục Vụ cho trẻ con và thanh thiếu niên thì trên nguyên tắc sẽ là một mạo hiểm rất lớn.

Thái độ kính trọng những người đã được Giáo Hội giao phó cho mình coi sóc cũng như việc bảo vệ sự toàn vẹn về phương diện thể lý và luân lý của những người đó hoàn toàn phải được ưu tiên hơn những tình cảm của những người có khuynh hướng thiên về tính dục đồng tính luyến ái, mặc dầu những người này cảm thấy mình bị xúc phạm và bị đối xử bất công khi bị từ chối không được truyền chức Linh Mục. Theo Giáo Luật khoản 1037, lời tuyên hứa giữ đời độc thân của ứng sinh trước khi lãnh nhận Bí tích truyền Chức thánh đòi buộc không những bổn phận phải khước từ hành động tính dục, nhưng cả việc khước từ đời sống hôn nhân vợ chồng và gia đình. Theo nguyên tắc, sự khước từ này đòi hỏi những người thuộc phái nam bình thường, tức những người có khuynh hướng tính dục lưỡng tính. Trong khi đó, những người thuộc phái nam có khuynh hướng tính dục đồng tính luyến ái sẽ không thể chu toàn được sự đòi hỏi đó đối với việc lãnh nhận Bí tích truyền Chức thánh, trừ khi cái mà người ta gọi là “hôn nhân-đồng tính luyến ái” là một Bí tích hôn phối thực sự.

Vậy, người ta có thể nói rằng, khuynh hướng tính dục đồng tính luyến ái hoàn toàn không thể phù hợp với Bí tích truyền Chức thánh, nếu không, người ta sẽ tạo ra trong Giáo Hội và trong thần học những đối kháng phức tạp và bất khả vượt qua khi hợp pháp hóa việc truyền chức Linh Mục cho những người đồng tính luyến ái. Sự minh định rõ ràng dứt khoát trong phương diện suy lý và nhất là trong phương diện pháp lý đã nói lên sự thật của vấn đề và giải toả được tất cả những khúc mắc tồn đọng. Vì vậy, cần phải nêu danh rõ ràng rằng dựa theo Giáo Luật thì vấn đề đồng tính luyến ái là một ngăn trở khách quan đối với Bí tích truyền Chức thánh.

Chỉ trên giấy tờ một mình thì chưa đủ

Tuy nhiên, ở đây một câu hỏi được đặt ra là đứng trước những chống đối của nhiều thành phần trong Giáo Hội, liệu luật cấm truyền chức Linh Mục cho những người đồng tính luyến ái có thể tiếp tục đứng vững được không. Nếu chỉ căn cứ trên giấy tờ một mình là chưa đủ. Những người có trách nhiệm trong Giáo Hội trước hết còn cần phải có ý chí muốn nhìn thẳng vào vấn đề, tìm cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách cởi mở và dứt khoát, chứ không như thái độ từ trước tới nay vẫn thực hành là chỉ muốn giữ thái độ im lặng, coi thường hay tránh né vấn đề. Dĩ nhiên vấn đề cũng không thể để tồn đọng một chiều trong nội bộ của mình được, vì bên cạnh phương diện khuynh hướng có ơn gọi tiến tới thừa tác vụ Linh Mục còn có phương diện quan trọng cần thiết là việc đánh giá phẩm chất của ứng sinh vào thừa tác vụ Linh Mục vẫn chưa được làm sáng tỏ, dù rằng nguyên tắc đã được vạch ra một cách rõ ràng: “Điều quan trọng đối với Giáo Hội là cần có những Linh Mục tốt, chứ không phải có nhiều Linh Mục”. Nhưng một điểm có tính cách quyết định, là liệu tất cả mọi thành phần của Giáo Hội có chấp nhận trách nhiệm mà ĐGH Gioan Phaolô II đã từng đòi hỏi là ý thức được bổn phận của mình trong việc “chu toàn chân lý Kitô giáo trong lãnh vực luân lý phái tính” và qua đó góp phần vào một sự canh tân thừa tác vụ Linh Mục, đời sống hôn nhân và gia đình một cách thực tiễn.

______________________

Chú thích:

1. Alfred G. Kinsey (1894-1956), một nhà động vật học và một nhà khảo cứu về phái tính. Ông đã viết “Kinsey-Reports“; tức “Thái độ phái tính nơi nam giới“ và “Thái độ phái tính nơi nữ giới“.

Sách tham khảo:

Peter Mettler: Die Berufung zum Amt im Konfliktfeld von Eignung und Neigung. Eine Studie aus pastoraltheologischer und kirchenrechtlicher Perspektive, ob Homosexualität ein objktives Weihehindernis ist. Peter Lang – Internationaler Verlag der Wissenschaften, Frankfurt a.M., 2008, 390 Seiten. Europäische Hochschulschriften: Reihe 23, Theologie. Band 875.
 
Văn Hóa
Tôi tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới (3)
Vũ Văn An
00:58 27/07/2008
Tôi tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới

Mà sáng hôm sau, 16 tháng Bẩy, tôi nằm nhà thật. Dù một đêm nghỉ ngơi đã làm cho các bắp thị tay chân mềm lại, nhưng vì hôm nay, theo thông tri của WYD4VN, những người đăng ký ‘gói’ C như tôi không nên tham dự các buổi học giáo lý, ngay cả đó là các buổi giáo lý dành cho các đoàn Việt Nam tại Trung Tâm Whitlam ở Liverpool. Các buổi giáo lý này tôi không được tham dự, đương nhiên các buổi giáo lý dành cho các đoàn khác nói tiếng Pháp hay tiếng Anh là hai thứ tiếng tôi nghe lõm bõm, tôi lại càng không nên tham dự vì mình chỉ đóng có 175 dollars Úc mà thôi.

Thánh Giá Thổ Dân Trong WYD
Nằm nhà, đọc danh sách các chủ đề thảo luận trong các buổi hội học (forum) hôm nay mà thèm. “Đức tin nơi công trường, dấn thân, tích cực và tạo nên khác biệt” do các thành viên quốc hội Úc trình bầy. “Phát triển và Công bằng Xã hội” do hai cha Mark Raper, Frank Brennan [cựu luật gia] trình bầy. “Hãy tìm kiếm thánh nhan Người: Học biết Đấng bạn làm chứng” do linh mục Paul Murray OP. “Can dự vào sức khoẻ tâm thần và nạn không nhà trong bối cảnh tuổi trẻ” do Hội Vincent de Paul trình bầy. “Các khuynh hướng triết học hiện nay đang thách thức Chân Lý tuyệt đối: tìm hiểu Đức Tin và Lý Trí” do Trường Cao Đẳng Creston trình bầy. “Mọi tạo vật đang rên xiết: Cuộc tranh luận về sáng thế và biến thế” do Đức HY Schonborn OP, Tổng giám mục Viena trình bầy… “Thiên Chúa, Làm tình và Ý nghĩa cuộc đời: Dẫn nhập vào thần học thân xác của Đức Gioan Phaolô II” do Christopher West và Mike Magione trình bầy. “Từ Alice tới Xin Lỗi: hành trình linh đạo thổ dân Úc trong Giáo Hội Công Giáo kể từ cuộc thăm viếng năm 1986 của Đức Gioan Phaolô II cho tới việc Quốc Gia Xin Lỗi năm 2008” do cơ sở Magis08 của các cha Dòng Tên trình bầy.

WYD4VN không thông báo trước các đề tài giáo lý do các vị giám mục Việt Nam trình bầy, nên tôi không được rõ đó là những đề tài nào. Sau khi các ngài đã trình bầy rồi, VietCatholic mới cho hay tiêu đề các buổi trình bầy ấy. Và đều là các tiêu đề bổ ích và sâu sắc đối với giới trẻ Việt Nam khắp năm châu. Vấn đề ngôn ngữ lại được nhiều người bàn tán theo nghĩa các em không hiểu tiếng Việt bao nhiêu. Bản thân tôi vẫn tin vào sự thích hợp của việc sử dụng tiếng Việt làm chuyển ngữ trong hoàn cảnh này, với điều kiện có bản dịch tiếng Anh, hay tóm tắt bằng tiếng Anh, để các em ít khả năng tiếng Việt có thể theo dõi tốt hơn.

Sau trưa, tôi thấy chân tay mình đỡ hẳn, và theo thông báo của WYD4VN, những người như tôi có thể tham dự buổi Đại Nhạc Hội “Về Nguồn” tại Trung Tâm Whitlam, nên tôi chuẩn bị rất sớm để tham dự, không quên cẩn thận dặn anh con rể thủ sẵn cho một vé vào cửa, tránh trường hợp bị mời ra ngoài thì chỉ có độn thổ mà về nhà thôi. Rất may chuyện ấy đã không xẩy ra. Tôi và bà xã cứ lẳng lặng vượt qua mấy anh ‘người nước ngoài’ đứng ở cổng ra vào, ý chừng là các nhân viên an ninh. Họ không nói gì, có lẽ vì thấy hai đứa tôi cố ý ‘đánh lộn con đen’ bằng cách đeo lủng lẳng cái vé vào Randwick những ngày cuối tuần chăng.

Trời bên ngoài lạnh là thế mà lọt vào bên trong, sao mà ấm áp đến vậy. Do vì đêm Đại Nhạc Hội được tổ chức trong hội trường cũng có, mà do số đông người cũng có, có thể lên đến hơn 3 ngàn người, nhưng còn do bầu khí vui nhộn của buổi gặp gỡ nữa. Lúc chúng tôi vào thì Đoàn Trống San Jose đang trình diễn. Nhưng vì ngồi ở phía cuối hội trường, không trông thấy gì mà đứng lên thì người phía sau la ó, tôi đành để bà xã tiếp tục ngồi đó, lẻn qua cánh trái, tới một dẫy ghế còn trống, và mặc dù ghế nào cũng có tờ giấy viết chữ “reserved”, tôi vẫn cứ ung dung ngồi vào. Biết đâu, ‘họ’ không dành riêng cho mình. ‘Họ’ có nói gì thêm đâu! Thừa thắng xông lên, tôi còn lẻn tới hàng ghế đầu tiên, nơi có hai ba nữ tu với áo dòng chỉnh tề đang ngồi thưởng thức tài đánh trống thật điệu nghệ của các em San Jose, để chụp hình lia lịa.

Với Cụ Trưởng Tràng
Vừa tính quay xuống để trở về ghế ngồi ‘reserved’ thì nghe có tiếng gọi: An! An! Nhìn một lúc mới thấy dung nhan cụ trưởng tràng ngày nào, ngồi cách ghế ‘reserved’ của mình khoảng 10 hàng, mới hay đây là hàng ghế dành cho các linh mục. Anh em gặp lại nhau xiết bao mừng rỡ, dù đã gặp cụ một lần ở trung tâm cấp phát thẻ đồng tế tại Chippendale ngày 14 tháng Bẩy. Cụ từ Việt Nam qua nhưng nhanh nhẹn hơn người thổ địa Sydney. Vì cụ lãnh được thẻ ấy sớm hơn bọn tôi đến cả hai, ba chục phút. Làm sao bỏ lỡ được cơ hội chụp với cụ một tấm hình. Bèn nhờ cụ nghĩa tử của trưởng tràng bấm cho ‘hai thằng’ một pô. Chả hiểu cụ nghĩa tử bấm ra sao, mà lúc mở máy để soát xem có hình hay không, thì màn ảnh đen như mực, chỉ thấy một mầu đen vô tận, không thấy bất cứ hình ảnh nào. Tưởng đã đi đời nhà ma chiếc máy ảnh. Mở chiếc Handycam ra thì cũng thấy cùng một màn ảnh đen như mực ấy. Lấy làm lạ hôm nay là ngày gì mà xui tận mạng đến vậy. Loay hoay một hồi, hướng ống kính lên sân khấu chợt thấy rõ hình ảnh, mới hay máy mình không gặp trở ngại chi. Trở ngại hay không là chính cái lơ tơ mơ của mình. Ống kính hướng xuống nền xi măng đen xì trong một căn phòng không có ánh sáng, thì làm sao thấy có hình ảnh chi trên màn hình! Thế là lại quay, nhưng lúc đó, Đoàn Trống San Jose đã chấm dứt phần trình diễn của họ rồi. Vậy mà khi gặp Cha Văn Chi, cụ vẫn ‘phán’: anh viết bài tường thuật buổi trình diễn này cho em nhá! Chẳng anh em gì đâu, đây chỉ là lối xưng hô xưa nay của Cha Văn Chi với tác giả bài này thôi. Bèn gãi tai thưa lại: con theo dõi có ra gì đâu mà dám viết…

Từ hàng ghế ‘reserved’, tôi còn lẻn lên hàng ghế đầu nhiều lần nữa để chụp hình quay phim. Và thừa lúc Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, dưới tài điều khiển của Cha Văn Chi, lên trình diễn, cả trên sân khấu lẫn dưới sân khấu, vì số đoàn viên quá đông, tôi đã lẻn qua phía cánh phải của hội trường, và mon men tiến tới xát sân khấu. Ở đấy, tôi gặp hai đứa cháu ngoại đang say sưa, đứa kéo violon đứa kéo cello, trong ban nhạc tí hon, đệm cho Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh.Và dù đèn đóm không có, tôi cũng quay đại cảnh ban nhạc tí hon ấy trình diễn. Tiếc rằng, lúc ống kính của tôi bắt được hình ảnh hai đứa cháu ngoại, thì bản nhạc cũng kết thúc. Chưng hửng. Ông ngoại đến trễ không có dịp cổ vũ hai đứa, thôi cho ông ngoại xin lỗi, vì ông ngoại ‘lầm chẳng biết’ mô tê các cháu ngồi chơi nhạc ở mô. Các cháu chắc cũng chẳng cần cái thứ cổ vũ của ông ngoại, phải không?
Ban nhạc tí hon


Rồi thì đèn bật sáng, cả hội trường với đầy đủ mầu sắc xuất hiện đầy nét sinh động. Tôi có dịp gặp hai đức cha Vũ Văn Thiên và Mai Thanh Lương. Đức cha Thiên tôi đã nhắc đến rồi. Riêng Đức cha Mai Thanh Lương, thì đây là lần thứ hai tôi được gặp lại ngài trong những năm gần đây sau hơn 30 năm gặp nhau lần đầu năm 1973 tại Rochester, lúc tôi đi tu nghiệp quan sát nền hành chánh địa phương ở một số thành phố thuộc bang New York. Lúc ấy, Đức cha mới chịu chức linh mục được vài năm và hiện làm phó xứ nhà thờ Rochester. Lần thứ hai gặp lại ngài là ở WYD năm 2005 tại thành phố Bonn, thủ đô của Cộng Hòa Liên Bang Đức ngày trước. Các kỷ niệm ngày nào giờ đây chỉ còn rất ít. Âu cũng là do thời gian cả… Ngoài các đức cha và hai cha Nguyễn Quang Thạnh và Chu Văn Chi ra, ở hàng ghế đầu, tôi còn nhận thấy có ông Giang Hoan, chủ tịch ban thường vụ hội đồng mục vụ Công Giáo Việt Nam tại Sydney và ông Võ Trí Dũng, chủ tịch cộng đồng người Việt Tự Do Tiểu bang New South Wales. Cả hai vị đều là chủ tịch những định chế có tên thật dài, mà dài như thế mới thật đầy đủ ý nghĩa. Mất nước, phải đi tị nạn trên đất người, tên tổ chức Việt Nam nào ngắn cũng thành dài như vậy cả.

Randwick 20-07-08
Còn nhớ, khi tôi gửi hình chụp với ‘bố con’ trưởng tràng tại buổi Đại Nhạc Hội này cho anh em cùng lớp khắp nơi, có người khen: anh tế nhị thật, chụp với trưởng tràng và không có cờ gì ở phía sau. Tôi không biết phải thưa lại với anh bạn cùng lớp ra sao. Nào tôi có tế nhị gì đâu. Dù quay 360 độ khắp hội trường, phía sau chúng tôi vẫn không có lá cờ nào cả. Phải nhận đây là một điểm đáng ca ngợi ban tổ chức WYD4VN. Nhờ thế mà anh em con cùng một Giáo Hội Việt Nam đã có thể quên khuấy mình từ Hà Nội qua, hay mình từ Washington DC tới. Và chỉ còn nhớ mình là con cháu Việt Nam được vị Cha Chung tạo dịp may cho gặp nhau trong giây phút, rồi như vợ chồng ngâu, sẽ lại rưng rưng chia tay nay mai, nên phải lợi dụng tối đa giây phút hiện tại để cùng đập một nhịp, hát cùng một bài, hoan hô cùng một tiếng, say sưa cười nói huyên thuyên, vỗ tay vang dội khắp bầu trời Liverpool. Ở đây ai chả biết anh là Việt, em là Việt, chị là Việt, cha là Việt, ma xơ là Việt… Cần gì phải cầm cờ. Chắc ông Võ Trí Dũng cũng đồng ý. Cho nên Ông đã vui vẻ hiện diện từ đầu đến cuối buổi Đại Nhạc Hội không cờ. Và mấy hôm sau, ông đã cùng chúng tôi cầm nhiều lá cờ Việt Nam tự do đi tham dự WYD cùng người muôn phương muôn hướng, muôn quốc gia dân tộc để nói rằng: cả chúng tôi nữa, người Việt tự do, thưa người muôn phương muôn nước, cũng có mặt trong ngày hội của tuổi trẻ thế giới.
 
Hình ảnh khách hành hương WYD08 thăm Hạt Tây Brisbane Úc Châu 11/7/08
Lm Vũđình Tường
09:31 27/07/2008