Ngày 19-07-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:37 19/07/2013
LIỄU AN ĐẮC ĐẠO LÊN TRỜI
N2T

Liễu An là người thích luyện chế thuốc và cầu khẩn thần tiên, do đó mà có rất nhiều người đến làm môn hạ của ông ta, cùng với ông ta nghiên cứu tiên thuật.
Một hôm có tám ông lão đến xin gặp Liễu An, người gác cửa nói:
- “Liễu vương gia cần là cần những người trai tráng khỏe mạnh, chứ không phải những lão già yếu nhược.”
Tám vị lão già nói:
- “Vậy thì chúng tôi bớt vài tuổi.”
Nói xong chớp mắt thì biến thành tám vị thiếu niên, người gác cổng lập tức mời họ vào cổng, khi nhìn thấy Liễu An thì tám người này lại biến thành tám lão già râu tóc bạc phơ, Liễu An gọi tám lão già là Bát Công, Bát Công ở Tư tiên đài giá bên lò luyện thuốc, luyện thành công chín viên thuốc để cho Liễu An dùng mà lên trời thành tiên, sau đó lò luyện thuốc để lại trong sân của nhà Liễu An, gà chó sau khi liếm mổ thì đều bay lên trời.
Tục ngữ “một người đắc đạo, gà chó lên trời” là từ mà ra.
(Tấn, Cát Hồng “Thần tiên truyện”)

Suy tư:
“Một người đắc đạo, gà chó lên trời” là một câu nói mỉa mai của người xưa, bởi vì con người ta ai mà được thành tiên lên trời, chẳng qua đây là câu nói bóng gió mỉa mai những người dựa thế cha ông làm quan rồi lên mặt lên mày với người khác; cũng ám chỉ đến những người thật ra không ra gì cả, nhưng nhờ được bố mẹ làm quan to nên cũng “làm quan” hách dịch với người khác...
Tục ngữ Việt Nam có câu nói: “một người làm quan, cả họ được nhờ”, đối với xã hội mà nói, thì câu tục ngữ này rất đúng cho những ông quan không liêm khiết, bởi vì họ dựa vào chức quan là để chỉ vơ vét cho mình hoặc cho gia đình bên vợ bên chồng của mình mà thôi.
Đối với Giáo Hội thì câu nay sẽ được hiểu cách khác: có một người trong hàng bà con thân thuộc làm linh mục, làm giám mục hay làm thầy dòng bà phước thì cả họ được nhờ, không phải cậy nhờ tiền bạc thần thế, nhưng nhờ vào lời cầu nguyện của các ngài trong mỗi lần dâng thánh lễ, trong mỗi lần nguyện ngắm, chắc chắn các ngài sẽ cầu nguyện cho tất cả bà con thân thuộc của mình và những người khác nữa.
“Một người đắc đạo, gà chó lên trời” thì không có, vì đó chỉ là những câu truyện thần thoại, nhưng có rất nhiều người được ân phúc của Chúa nhờ lời cầu nguyện của các linh mục, giám mục hoặc của các tu sĩ là chuyện có thật.
Đó không phải là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa ban cho con người hay sao ?
------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:40 19/07/2013
N2T

16. Đọc những loại sách không tốt sẽ khiến cho tâm trí của con đầy những sự xấu, loại độc hại này sẽ làm ô nhiễm tư tưởng của con, do đó dẫn đến hủy diệt và tử vong.

(Thánh John Baptist de la Salle)
------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 16 Thường niên năm C 21.7.2013
Mai Tá
06:27 19/07/2013
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 16 Thường niên năm C 21.7.2013

“Nhìn nụ cười, nhìn ánh mắt mênh mang”
“mà yêu thương, thêm muôn ngàn tha thiết.”
(dẫn từ thơ Hoài Châu)
Lc 10: 38-42
Cũng bằng ánh mắt yêu thương nhìn Thày thêm tha thiết, hai chị em Maria và Martha lại có động thái rất khác biệt. Như trình thuật hôm nay, rày đã kể.
Trình thuật hôm nay, thánh Luca kể về động-thái rất khác biệt, giữa chị em Maria và Martha. Khác biệt ở điểm: người thì chú trọng đến chiêm niệm, còn người kia lại chỉ sống Lời Chúa cách năng động, chứ không thích cung cách sống nào khác, trong đời. Trình thuật, nay ám chỉ động thái của ai đó chỉ biết lo toan, đắn đo những việc không quan trọng, để rồi vô tình xa rời điều cần thiết: sống yêu thương. Sống tin tưởng.
Sống tin-yêu, không là kéo dài ngày cuối tuần để chứng tỏ: Chúa yêu ta biết chừng nào. Sống năng động, là chuyện cần thiết, cũng giúp ích như chuyện nguyện cầu sớm tối. Hệt như, thánh Tôma Akinô từng nói: yêu Chúa, không cần đạt mức thương yêu thật “dữ dội”. Nhưng nguyện cầu, cũng nên hạn định giờ giấc mới có lợi. Bởi, việc cần thiết nguyện cầu, còn tùy người/tùy hoàn cảnh khác nhau. Nên, chuyện tu thân/tích đức đã trở thành vấn đề với người thời đại, hôm nay. Hôm nay, hay khi trước, ai cũng công nhận rằng cả Martha lẫn Maria, đều trở thành đấng thánh cũng rất lành.
Ngày nay, nhiều người vẫn cứ tưởng: ai sống kiểu Martha đều thấy mình không mấy thánh-thiện là vì mình không siêng-năng cầu nguyện đúng cách. Cũng thế, có người sống giống như Maria lại nghĩ: mình có cảm giác như thể lâu nay không được đề cao cho đủ, bằng nhận xét trên. Vậy nên, ta cũng xin lỗi Maria, vì tư tưởng ở bên dưới, thuộc những người theo phía Martha, khá năng động.
Sâu sắc hơn tu-đức, như nhận-thức “nội tại”, lại cứ hỏi: cuộc sống con người rày ra sao? Sống năng động hay nội tại, có trực giác/giản đơn đâu cần chuyện ‘siêu nhiên’/‘tu-đức’ mà chỉ cần kiên nhẫn nhờ ánh sáng soi dọi nhận thức, rất đúng. Điều này chắc chắn sẽ hiện hữu như quan niệm nằm sâu nơi tâm tư con người. Sống như thế, ngày nay mọi người gọi đó là “sống trí-tuệ”.
Sống “trí-tuệ”, là cuộc sống đưa con người vào phục vụ niềm tin, hầu cho phép niềm-tin tự hiểu mình chứ không sống như các kẻ-tin vẫn thực hiện theo thói tục/luật lệ, mà chỉ làm vào những lúc mình sinh hoạt đạo đức, thôi. Và, đây là thứ “trí-tuệ” chẳng bao giờ bị rút khỏi tâm trí của kẻ tin.
Phần đông mọi người được mời gọi tiếp tục tạo sự tốt đẹp trong cuộc sống; và tiếp tục chiếu rọi cảm giác vẫn có về mình và về thế giới mình đang sống để rồi biết rằng mình “sống trí-tuệ” là sống có niềm tin sâu sắc. Bằng vào cách này, những người sống như thế mới hiểu thế nào là niềm tin-yêu, mình xác tín. Những người sống như thế, sẽ không được mời gọi chấm dứt suy tư, mà gọi mời sống sao cho “sốt sắng” hơn nữa. Suy như thế, người người sẽ hiểu, là ta được cứu rỗi chỉ vì tin, mà thôi. Điều này thật cũng đúng. Nhưng, ta được gọi mời không chỉ sống cho niềm tin, nhưng còn “sống trí tuệ” nữa. Có lần, Lm Herbert McCabe, o.p. được hỏi là: “Có chăng một tương-quan sống niềm tin và sống lý trí không?” thì được ông trả lời: “Tôi có đức tin nhưng đức tin của tôi vẫn đồng-hành với lý-trí.”
Nhiều vị, lại cứ quan niệm: ta được mời gọi sống đặc biệt rất tu đức, chỉ mỗi thế. Và từ đó, mọi người gọi đó là “ơn gọi đặc biệt”. Thật ra, không phải ai cũng nhận được “ơn gọi” ấy. Thật cũng không phải, nếu ta bó buộc tín-hữu sống như thế. Cũng có người lại có khuynh-hướng bắt chước sống giống như bậc hiển thánh khi xưa từng như thế. Và, không ai lại nghĩ ta sẽ trở thành người cương-nghị quyết sống đạo như vậy. Trái lại, hãy trở nên chính mình, sống đích thực như mình được sinh. Còn chuyện sùng bái, luyến ái lối sống của các thánh này/khác, không là chuyện bó buộc thành viên nhóm hội/đoàn thể nào đó phải đặt dưới sự bảo trợ của đấng thánh quan thầy đó.
Ngày nay, ta thật không rõ có khác biệt chăng giữa động-thái “chiêm niệm” kiểu Maria và lối sống “năng động” kiểu Martha, tức: có đáp-ứng tình-huống người thời đại mình nữa hay không? Để trả lời, có thể nói: phần đông tín-hữu Đạo mình, từng sống “sốt sắng” theo cách này/khác, vẫn không thay đổi lối sống, rất cũ xưa của mình.
Giữ vững niềm tin, người ngày nay sống trong thể-chế Giáo Hội không còn hấp-dẫn như xưa, tức: người ngày nay vẫn sống sốt sắng/chiêm niệm, theo cách nào đó, dù Giáo Hội có để luột mất không ít uy tín/hấp-lực của mình. Hoặc, không còn sức bật để trở thành nhóm người ưu-tú như khi trước. Uy tín với uy lực của Hội thánh, nay tàn-tạ, không còn ảnh hưởng lên dư-luận quần-chúng, dù vẫn lên tiếng trong nhiều trường hợp. Ngày nay, lại đã thấy nhiều xung đột xảy đến giữa dân con tốt lành, trong đạo nữa.
Dù là thế, nhiều người có rời bỏ hay vẫn cứ ở lại với Giáo Hội, nay cũng tìm được đường-lối khác để còn tin. Tin, như thể “rễ cái” giá trị nằm im bên dưới tầng lớp đổ nát, gãy vụn; và họ vẫn sống có niềm tin trực-tiếp hơn bao giờ hết. Giả như những người này vẫn còn tin như thế, thì Chúa vẫn đến với họ mãi đến bây giờ. Giữa họ và Chúa vẫn có quan-hệ mật thiết, cũng rất gần. Và, ta gọi đó là lối sống sốt sắng, theo cách khác.
Lạ thay, mọi việc do các vị này làm cho mọi người đông đảo là thế, mà sao ai cũng sống êm ả, kể cũng lạ. Sống êm ả, là vì mọi người nay tin vào trực-giác hỗ-tương, có khả-năng duy trì niềm tin cho cả người khác, nữa. Niềm tin, cắm rễ sâu nơi Đấng thánh, vẫn là trọng tâm cuộc sống của các vị, hơn mọi thứ. Cắm rễ niềm tin vào Chúa, là tâm trạng của Martha và cả Maria nữa.
Các thánh sống năng động hơn bao giờ nhưng lại cũng chiêm niệm, hơn lúc nào hết. Có thể, đây là lý do khiến các vị cứ gần gũi với phấn đấu và khổ đau của dân thường ở đời, tức: những người luôn kiếm tìm niềm tin, không ngưng nghỉ. Những người, không cần phải ra ngoài mới đến được với người khác; bởi, người khác đã đi bước trước, đến với họ tự bao giờ. Sống năng động và chiêm niệm, đâu cần ganh tương/tị nạnh về văn hoá, danh dự. Và đôi lúc, cũng chẳng cần thiện tâm/thiện ý xuất tự Giáo Hội địa phương, hoặc thể chế. Bởi, các vị vẫn đồng hành với người nghèo khổ sống giữa quá khứ và vị lai. Bởi, các vị nay đem đến cho họ niềm hy vọng, rất phấn chấn.
Xem ra, nay đang có thứ gì đó xảy đến, cũng rất nhiều. Trong số các đấng bậc lành-thánh, như: thày dòng, linh mục, nữ tu và giáo dân, chừng như tất cả đều tìm ra ý nghĩa mới về Đức Chúa. Ý nghĩa này, qua lối sống chiêm niệm, vẫn đáp ứng lời mời của Chúa cách hân hoan, lạ kỳ nên đã biết cảm tạ ngay lập tức. Kết cục, muốn được thế, ta chỉ cần biết mở lòng ứng-đáp điều lạ lùng Chúa gửi, như quà tặng. Để được thế, người người đà rời bỏ động thái muốn sở đắc mọi sự, hầu tỏ bày tình thương-yêu đặc-biệt. Rời bỏ, không còn theo lệnh truyền này khác, trừ khi gặp hoàn cảnh và con người đối chất với mình một cách bất ngờ, thôi. Phải chăng chuyện đó là do có lập trường sống giống Martha? Hoặc Maria? Hoặc cả hai?
Có vị chủ trương mọi sự nên tập trung vào Chúa. Nhiều vị khác, chủ trương: ta chỉ nên để ý những gì xảy đến với mình, thôi. Nói tóm lại, tất cả đều dồn vào sự kiện: Chúa đang ở trong mọi người, và mọi người ở trong Chúa. Nhiều vị quá chăm chú vào chủ-thuyết cá-nhân. Có vị khác lại cứ nghĩ: chỉ có bạn bè về linh hồn là người tốt, đáng cho ta quan hệ. Cuối cùng, tất cả dẫn về kết cuộc: tự kỷ. Tự kỷ, là chẳng lý gì đến người khác. Và cứ nghĩ: người khác chẳng bao giờ làm lợi cho tôi, nên tôi đâu cần làm lợi cho người khác!
Có vị lại đã từ bỏ chốn ồn ào, nhiệt náo của đời mình, để sống khắc kỷ chứ không sống đơn giản như khi trước. Có vị, vẫn nghĩ đến người khác, giúp người khác sống tử tế, thanh tao như mọi người, với mọi người. Cuối cùng ra, muốn sống sao thì sống miễn là ta biết tri ân quà tặng Chúa ban, để rồi chuyển trao quà ấy cho những người có nhu cầu hơn mình, ngõ hầu họ sẽ sống phấn chấn với món quà, mình san sẻ. Cuối cùng thì, sống theo tinh thần sẻ san hết mọi sự với cộng đoàn, không còn vấn đề nào khác ngoài việc cứ sống “quanh quẩn” bên nhau, trợ giúp nhau. Sống như thế, là sống trong hy vọng mọi việc sẽ tiến về phía trước, rất hứa hẹn.
Sống như thế, sẽ không còn thấy điều khác biệt giữa lập trường/quan niệm của Martha và Maria, nữa. Bởi, Chúa đã phục sinh/trỗi dậy để Ngài về với vũ trụ, vạn vật. Sống như thế, sẽ không còn khó khăn để ta quỳ trước chân Ngài mà phân trần về mọi khác biệt. Bởi, mọi người đều hành xử, rất tin-yêu. Sống tin-yêu, là không còn sống theo kiểu chính-trị-gia chuyên kết bè/kết đảng, để chia rẻ. Sống có tin và có yêu, là sống đúng ý định Chúa muốn ta sống rất vui tươi, và hy vọng vào mai ngày, nhiều khích lệ.
Trong quyết tâm sống như thế, ta lại sẽ ngâm lên lời ca vui, rằng:

“Nhìn nụ cười, nhìn ánh mắt mênh mang”
“mà yêu thương thêm muôn ngàn tha thiết.”
(Hoài Châu – Nguyện Cầu)

Nguyện cầu sao, mọi người sẽ “yêu thương thêm muôn ngàn tha thiết” để rồi mình sẽ sống nhanh, sống mạnh, sống vững chãi với người đời, trong đời người.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch
 
Tin, động tác phát tự con tim: điều này thật ra có nghĩa gì?
Mai Tá
06:29 19/07/2013
Chương I: Tin, động tác phát tự con tim: điều này thật ra có nghĩa gì?
(bài 4)


Phần I: Tin, một giả-định trí-tuệ có từ độ trước


Nay, ta hãy cùng nhau xét kỹ hơn về động-tác “tin”, vốn từng xuất phát tự con tim. Ai cũng nói được là mình ‘tin’ vào Chúa, vào Đức Giêsu, vào Hội thánh và tất cả những gì Hội thánh từng nói cho ta nghe và mang đến cho ta những gì Chúa muốn ta nghe biết. Thế nhưng, ta có thực sự tin vào điều ấy hay không, đó mới là vấn đề.

Nếu ta chẳng bao giờ nhìn vào lý do xác đáng để còn tin, thì có lẽ ta cũng nên điều-nghiên thêm về lý lẽ từng đưa ra ở trong đó (tức: theo tính-cách khoa-học rất hữu-dụng) và cả sự thật rất thực luôn hàm ngụ trong đó (tức: bằng vào phương-pháp lịch-sử rất hữu ích). Có như thế, ta mới đạt được quan-điểm/lập trường, mà chẳng có thứ nào là niềm tin đích-thực, hết.

Trước nhất: có thể, ta cũng từng thấy được đặc-trưng thánh-hiến nhưng không thành-thật trong Giáo-hội, vốn cố đưa ra nhiều yêu sách hơn những gì mình được phép đòi hỏi. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ nói: tôi không thể nào tin vào chuyện ấy.

Thứ hai: có thể, ta cũng cảm nghiệm được sự thể: Giáo Hội mình khi xưa cũng muốn nghiêng về phía sau để thích-nghi những gì mà người thời nay muốn nghe biết. Và khi ấy, nhiều người trong ta, cũng sẽ nói: tôi không thể tin chuyện ấy, hết.

Thứ ba: cũng có thể, lâu nay ta không thấy đó là thời khắc thuận-lợi để chọn cho mình lập trường/quan điểm, riêng tây. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại cứ bảo: tôi sẽ bỏ đó, hạ hồi sẽ tính.

Thứ tư: cũng có thể, lâu nay ta bị nhiều thứ lấn át, tựa hồ như: lời lẽ, giáo huấn, bài viết có tính giáo-khoa và toàn bộ những người thắng lướt vẫn cảm thấy như thế. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ bảo: tôi rồi cũng bỏ đó, hạ hồi rồi tính. Có thể là, họ sẽ quên luôn. Có thể, điều ấy cũng tốt cho riêng tôi. Và có thể: chuyện ấy ta nên làm theo chiều-kích trí-tuệ.

Thứ năm: cũng có thể, là ta đã thấy mọi việc rồi ra sẽ như thế, hoặc rồi cũng đến đó và thật sự, cũng tốt đẹp đủ ngõ hầu đánh động nhiều người, nhưng lại không giữ chân được ta và cũng không đòi ta tỏ bày sự đồng thuận. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ nói: tôi thấy cũng ấn tượng thật, nhưng khổ nỗi tôi vẫn không tin vào chuyện ấy, một chút nào. Cũng hệt như khi ta xem diễn tuồng ở nhà hát lớn hoặc hí truờng, cũng thấy có tiếng khóc tiếng cười, nhưng vẫn không thích và cũng chẳng hợp, bèn bỏ đó về nhà, mà thôi.

Có bao giờ ta thấy người nào đó ngồi vào bàn để nhìn lại chính mình, rồi tự hỏi: có chăng một thời-khắc qua đó ta tin là mình đã và đang tin-tưởng, không? Có bao giờ ta cảm nhận được nguồn hứng về thứ gì đó, tựa hồ như những thứ mình cứ nghĩ là niềm tin phải như thế, nhưng sự thật, thì cũng chẳng cảm nhận được là mình đã có niềm tin hay không?

Tất cả những điều kể trên, vẫn xảy đến với số đông nhiều người. Họ là những người có chân trong cơ quan/đoàn thể khá nổi cộm. Và, cả ta nữa, cũng có cảm giác giống như thế, cũng rất thường

Nhân chứng riêng-tư, tự-do tư-riêng

Niềm tin sẽ không đến, trừ phi người chứng kiến niềm tin đó đem nó đến với ta, và chính ta cũng đặt hết tin tưởng vào người ấy. Chứng kiến, phải xem ‘được’ và coi như là ‘đáng tin cậy’. Tốt hơn, nếu có người nào ra như thế và xem như thể họ đã tin, thì: không nhất thiết phải đòi hỏi cùng một chữ ‘tin’, cứ cùng một đường lối, là được. Tốt hơn, nếu họ tỏ ra vững mạnh và kiên định với xác tín riêng của họ, thì cũng được. Tốt hơn, nếu họ tìm ra được điều gì khác biệt hoặc điều gì thật xuất sắc hoặc rất mới. Tốt hơn, nếu những gì họ từng phát giác ra, lại biến thành sự khác biệt rất kiên định và tích cực trong đời, thật cũng tốt. Còn tốt hơn, nếu niềm tin họ sở-đắc xem ra cũng giống với nhận-thức đích-thực, ở trong đời, cũng tốt thôi. Nhưng, cả vào những lúc như thế, nó cũng chẳng tự động đem đến cho ta, chính niềm tin phải có.

Có thể, nhiều người sẽ mời ta và hứa với ta là họ sẽ đồng-hành, hiệp thông một cách trung-thực, bao lâu ta vẫn cứ sống. Có thể, họ sẽ cho ta biết thiên-đường thuộc về ta nếu ta tin vào đó. Nhưng, họ lại không thể làm cho ta tin tưởng, rất nhất mực. Cũng không nhất thiết đi theo những gì ta tin, thế mới lạ. Sự thể là, ta vẫn có thể nói được rằng: tôi không thể làm như thế. Ta vẫn có quyền nói được rằng: nếu tôi làm thế, thì người đó sẽ không là tôi đâu; mà tôi chỉ bó buộc người nào đó, thôi.

Ta thấy đó. Tin là thứ gì đó rất tự-do. Thứ tự do thoát khỏi những gì là chính ta. Chính đó là đáp ứng. Ứng đáp, từ chính ta. Chính vì ta đã đáp-ứng lại ai đó, người mà ta chưa từng gặp gỡ, vào lúc trước. Đó, chính là động-tác dính dự; tức: chính ta chọn được ràng buộc chính mình vào một người nào, để rồi ta cho nó đi vào với đối kháng; và, ta biết là mình đã tin vào người đó rồi. Ta không chỉ tin-tưởng vào những gì ta nghe biết mà thôi, nhưng còn tin vào người đó. Ta đặt mình trong tay người đó, tức: người đó biết rõ mọi sự, hơn cả ta. Và, ta tin vào Chúa, tức: do bởi ta đã gặp Ngài. Ngài là Đấng ta được gặp. Nơi Ngài, ta có khả-năng để tin theo. Ta tin vào Đức Giêsu và vào Hội thánh của Ngài. Ta cũng tin vào dân con được Chúa tin-tưởng. Và thông thường, ta làm việc đó mà không biết rõ chi tiết hoặc chưa từng làm sáng tỏ câu chuyện mình muốn nói, thật ra là có ý nghĩa. Ta không cần đến những chuyện như thế. Ta đã có mặt ở đó. Và, ta tin. Thế là đủ.

Niềm tin, thật ra là quyết định của ta. Là, chọn lựa do ta tự-do tạo ra và nhất quyết can dự.

Khi sự việc đến với ta, ta lại không tìm được Chúa. Chính Chúa đã tìm ta. Sau đó, ta mới lại khám phá ra: đó chính là Ngài. Và, Ngài tiếp tục là Đức Chúa. Tiếp tục là Đấng ban cho ta quà niềm-tin. Ta không thể xác chứng điều đó cho bất cứ ai. Nhưng, đến lượt mình, ta lại có thể kể cho ai khác biết được chuyện đó và làm chứng cho mọi người, rằng: như thế là Chúa, bởi tự thân, ta chẳng biết cách làm như thế. Và từ đó, ta biết ơn Chúa và tri ân những người từng làm nhân chứng cho ta. Bởi, cùng đồng hành với họ, ta trở thành kẻ tin, cũng rất vững.

Ngày nay, ngưòi ta nói nhiều về nhu cầu đòi Giáo Hội phải canh-cải việc ‘rao truyền Đạo Chúa’. Điều này có nghĩa: Giáo Hội cần yêu cầu những người trong Đạo phải quyết tâm tin. Phải thật sự có niềm tin đích-thực. Tin, như thể mình chưa bao giờ tin được như thế. Có thể là: trước đây, những người như thế cũng từng đồng hành mang theo sự tin tưởng, rất tương tự. Nhưng, xem ra như thể: mình đã chẳng tin vào những chuyện ra như thế? Giáo Hội, cũng có nhiều người từng lĩnh-nhận bí-tích thanh-tẩy, cũng đi lễ và rước Chúa vào lòng cũng như từng nghe giảng giải các sự việc này khác, nhưng chưa từng ngồi lại mà nhìn vào chính mình, để tìm xem những gì đã và đang thực sự xảy đến bên trong con người mình. Chúa vẫn hiện diện với mình ở trong đó. Và, Ngài trao ban cho mỗi người và mọi người quà tặng niềm-tin. Mọi kẻ tin đều xác chứng được điều đó, cho chính họ. Nhưng chừng như họ chưa từng có lập trường tư riêng tạo cho mình, để rồi khi niềm-tin sờ chạm chính con người mình, thì mình mới đáp ứng theo cung cách riêng tư và thực sự. Tất cả mọi người, ai cũng cần gặp lại người-chứng là những người sờ chạm vào người mình, để rồi dẫn đưa mọi đi vào mà đáp ứng với niềm-tin trung-thực hơn là chính mình từng ban phát cho người khác. Và, điều này ta gọi là “cải-tân rao truyền Lời Chúa”.

Chúa lúc nào cũng sẵn sàng có mặt với ta một khi ta chuẩn bị, cho chu đáo. Chúa thực sự hiện diện ở trong đó, nơi ta; nên, mọi biến đổi đều ở nơi ta, và trong ta.

Đến với niềm tin là quy-trình luôn thăng-tiến trong mọi quan hệ. Quan-hệ giữa Chúa và ta, cũng như giữa ta và người khác. Đó là: sự thể đã và đang hiện hữu, rất đích thực.

--------------- (còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 16 thường niên -C
LM. Giuse Nguyễn Kim Long.
15:40 19/07/2013
Chúa Nhật 21-07-2013
Chúa Nhật 16 Thường niên -C (Luca 10:38-42)



Ngày kia, thánh Phanxicô Assisi nói với một thày dòng: "Nào chúng ta cùng đi phố và giảng đạo. " Hai người ra đi, hết con đường trước mặt, quẹo sang đường khác rồi về nhà. Thày dòng thắc mắc hỏi: "Con nghe ngài nói là mình đi phố và giảng đạo cơ mà!" Thánh Phanxicô đáp: "Chúng ta đã giảng đạo rồi đó! Khi chúng ta đi đường. Mọi người nhìn ta, thấy phong cách của ta, nghĩ về đời sống của ta và rồi họ sẽ thắc mắc về nguồn sống nơi linh hồn của họ. Như thế chẳng phải là ta đã giảng đạo cho họ rồi sao?"

Cách thức giảng đạo của Thánh Phanxicô Assisi trong câu truyện trên có thể được xem như sự kết hợp giữa hoạt động tông đồ và đời sống cầu nguyện -chiêm niệm, hai yếu tố làm nên đời sống tu trì hay đời sống người Kitô hữu.

Bài Tin mừng hôm nay, qua câu truyện hai chị em Matta và Maria đón tiếp Chúa Giêsu tại nhà, thường được giải thích theo 2 chủ đề sau:

1. Tương quan giữa hoạt động tông đồ và đời sống chiêm niệm, cầu nguyện. Matta, người chị trong vai trò chủ nhà, tỏ thái độ hiếu khách qua việc bận rộn chuẩn bị, tượng trưng cho những hoạt động tông đồ của người tu sĩ hay giáo dân: thăm viếng người bệnh, người gia yếu, cộng tác trong việc giáo dục giới trẻ, dấn thân cho công lý, và lên tiếng bảo vệ sự sống..... Maria, người em, chọn hình thức ngồi bên cạnh Chúa để tiếp chuyện, là hình ảnh của đời sống chiêm niệm và cầu nguyện. Trong cái nhìn của Chúa, cho dù Matta có phàn nàn, thì việc tông đồ hay sống đời chiêm niệm, cầu nguyện đều tốt, nhưng việc chiêm niệm, cầu nguyện sẽ tốt hơn vì luôn kết hợp và đón nhận được ân sủng của Chúa: "Maria đã chọn phần tốt hơn".

Giáo Hội luôn đề cao tầm quan trọng của hoạt động tông đồ và đời sống chiêm niệm, cầu nguyện. Đối với những người lựa chọn sống đời thánh hiến, Giáo Hội mời gọi họ: các Giám mục, Linh mục và Tu sĩ cố gắng cân bằng hai khiá cạnh này của đời tận hiến, luôn kết hiệp với Chúa qua việc chiêm niệm, cầu nguyện để có được nguồn ân sủng thiêng liêng; và thể hiện qua hành động cụ thể trong việc tông đồ cho tha nhân. Còn đối với anh chị em giáo dân, biết rằng họ bận rộn với việc mưu sinh, nhưng Giáo Hội vẫn khuyến khích họ ý thức sứ mạng của người Kitô hữu, thực hành cầu nguyện và dấn thân trong những việc bác ái, góp phần xây dựng gia đình và xã hội ngày thêm tốt đẹp.

2. Sự đón tiếp. Chúa Giêsu cảm nhận sự đón tiếp của hai chị em Matta và chia sẻ niềm vui với họ. Giáo Hội luôn mời gọi các con cái mình hãy mở rộng tâm hồn và vòng tay để đón tiếp và chia sẻ với những người nghèo khó, người bất hạnh, đem lại cho họ sự bình an va hy vọng trong một thế giới còn nhiều đau khổ và bất ổn. Vì vậy, người Kitô hữu cần quan tâm đến thái độ nhân bản này vì cũng là một phần trong ơn gọi truyền giáo. Qua việc đón tiếp, người Kitô hữu sẽ đem đến cho thế giới khuôn mặt nhân từ của Chúa Giêsu, Đấng luôn đón nhận mọi người.

Lạy Chúa Giêsu, qua bài Tin mừng hôm nay, Chúa dạy chúng con bài học về đời sống người Kitô hữu: cân bằng giữa việc tông đồ và sự cầu nguyện, đồng thời mở rộng vòng tay đón tiếp tha nhân. Xin giúp mỗi người chúng con biết áp dụng bài học này trong cuộc sống hằng ngày, và trở nên những chứng nhân của Chúa cho mọi người. Amen

Cha Giuse Nguyễn Kim Long

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cô giáo 23 tuổi đi dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới bị buộc tội vận chuyển ma tuý đã được trả tự do
Đặng Tự Do
08:46 19/07/2013
Àngel de María Soto Zárate đã được trả tự do
Àngel de María Soto Zárate hoàn toàn vô tội. Giới trẻ Mễ Tây Cơ đã thành công trong chiến dịch đấu tranh để khôi phục danh dự cho cô trên các mạng xã hội.

Hôm 11 tháng 7, cô giáo trẻ Àngel de María Soto Zárate cùng các bạn đáp chuyến bay từ Mexico City đi Rio De Janeiro để tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Lúc đổi chuyến bay tại Peru, cô nhận ra mình đã bị mất hộ chiếu. Không thể đi tiếp được, cô đã phải bay trở lại Mexico và tại sân bay hãng hàng không buộc cô phải nhận một chiếc vali không phải của cô. Trong vali đó, cảnh sát tìm thấy gần 10kg cocaine.

Cô giáo trẻ đã bị bắt giữ và bị giam trong một nhà tù được bảo vệ với mấy hàng rào an ninh.

Cuộc đấu tranh đòi trả trong sạch cho Àngel de María Soto Zárate đã được dấy lên trong giới trẻ Công Giáo Mễ Tây Cơ. Nhiều buổi cầu nguyện và ký thỉnh nguyện thư đã diễn ra.

An ninh sân bay đã tìm thấy đoạn phim ghi hình lúc cô rời Mexico với chiếc vali của mình. Hoàn toàn không phải là cái vali quái quỷ kia. Vì vậy, nhà chức trách Mễ Tây Cơ đã rút lại tất cả các cáo buộc chống lại cô.

Ngày 18 tháng 7, Àngel de María Soto Zárate đã rời khỏi nhà tù và trở về nhà tại Veracruz, nơi cô đang cố gắng để quên đi vụ rắc rối này và đang cố gắng thu hết can đảm để lên đường lần thứ hai đến Brazil để gặp gỡ Đức Giáo Hoàng và các bạn trẻ khác.
 
Tất cả mọi đời sống đều có giá trị cao quý
Bùi Hữu Thư
08:47 19/07/2013


2013-07-17 Vatican Radio

(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxicô gửi điện văn yểm trợ đời sống con người cho các tín hữu Công Giáo tại Ái Nhĩ Lan, Anh và Wales.

Trong môt điện văn đặc biệt gửi cho cho các tín hữu Công Giáo tại Ái Nhĩ Lan, Anh và Wales, trước ngày kỷ niệm thường niên đề cao đời sống con người (‘Ngày Dành cho Đời Sống’: Annual Day for Life), Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh về nhu cầu phải chăm sóc cho đời sống từ lúc thụ thai cho tới cái chết tự nhiên.

Trong điện văn, ngài nói tất cả mọi đời sống đều có giá trị cao quý ‘ngay cả những người yếu đuối, bệnh tật và già nua nhất, những thai nhi và người nghèo khó, đều là những tuyệt tác phẩm do Thiên Chúa tạo dựng, theo hình ảnh của Người, và được trao ban một đời sống vĩnh cửu, và xứng đáng được tôn kính và tôn trọng.’

Ngài đã hứa cầu nguyện cho ‘Ngày Dành cho Đời Sống sẽ hỗ trợ cho việc đảm bảo rằng đời sống con người luôn luôn nhận được những bảo vệ cần phải có.’

Trên nửa triệu truyền đơn sẽ được gửi tới các giáo xứ bên Anh và Wales để sẵn sàng cho Ngày Dành cho Đời Sống, vào ngày Chúa Nhật 28 tháng 7, 2013. Chủ đề của ngày này là ‘Săn sóc cho đời sống - một việc đáng làm’ được trích dẫn từ một bài giảng của Đức Thánh Cha trong lễ kính Thánh Raymond Nonnatus, quan thầy bảo vệ các bà mẹ mang thai. Trong bài giảng lúc ngài chưa lên ngôi Giáo Hoàng, ngài nói: “Tất cả chúng ta đều phải chăm sóc, yêu mến đời sống với sự trìu mến, nồng nhiệt… ban cho đời sống là mở lòng ra, và chăm sóc cho đời sống là hiến thân lo lắng cho kẻ khác với tình thương yêu dịu hiền, là có ưu tư trong trái tim về tha nhân. Săn sóc cho đời sống từ lúc khởi sự đến khi chấm dứt. Thât là giản dị, thật là cao đẹp… Do đó, xin hãy bước tới và đừng nản lòng. Chăm sóc cho đời sống. Một việc đáng làm.”

Ngày Dành cho Đời sống năm nay chú trọng vào việc chăm sóc cho các thai nhi và các bà mẹ; chăm sóc cho những người cao niên và cho những ai có ý định tự tử và gia đình của họ. Một trong những mục tiêu là xây dựng một môi trường cảm thông và chăm sóc để nuôi dưỡng và duy trì đời sống, ngay cả trong những biến cố nhân loại và hoàn cảnh cá nhân khó khăn nhất.

Hàng năm Ngày Dành cho Đời Sống được Giáo Hội Công Giáo tại Ái Nhĩ Lan, Tô Cách Lan, Anh, và Wales tổ chức. Tiền dâng cúng trong ngày này được dùng cho việc yểm trợ Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Anscombe (Anscombe Bioethics Centre) và các hoạt động bảo vệ đời sống khác do Giáo Hội tổ chức.
 
Một ngày sống với trẻ em bụi đời đường phố tại Recife, Brasil
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
09:16 19/07/2013
Một ngày sống với trẻ em bụi đời đường phố tại Recife, Brasil

Recife - Sáng nay, thứ năm ngày 18.7.2013 nhóm chúng tôi xuất phát sớm đến ngôi nhà đón nhận trẻ em bụi đời để ăn sáng với các em. Chúng tôi thật bỡ ngỡ khi đến phòng ăn thì thấy không khác chi một góc nhà tù với những song sắt và cửa ra vào phòng ăn bị khóa lại. Các em bụi đời đang ngồi bên trong ăn sáng, khoảng 35 em và vài người lớn bụi đời nữa. Một lời giải thích ngắn ngọn của những nhân viên chăm sóc cho biết các em thường không giữ được trật tự như những trẻ bình thường nên trong giờ ăn phải làm như thế cho đến khi mọi người ăn xong mới mở cửa ra. Hình như các em đã quen với điều này nên chẳng cần biết việc làm như thế có thể làm giảm đi phẩm giá nhân quyền, đúng ra các trẻ em bụi đời có quyền này đâu mà đòi hỏi.

Xem Hình

Nhận xét đầu tiên của chúng tôi là thấy nhiều em không bình thường về tâm lý, kể cả vài người lớn. Nơi đây à cơ quan từ thiện tư nhân tên gọi là "Comunidade dos Pequenos Prophetas" (CPP) - ý nghĩa là "Ngôi nhà của các tiên tri bé nhỏ" - được tài trợ của chính phủ Brasil thực hiện một mái ấm cho trẻ em bụi đời tại thành phố Recife, một cơ quan duy nhất thuộc loại này trong thành phố dành cho trẻ em thanh thiếu niên bụi đời từ 7 đến 21 tuổi. Đúng ra họ chỉ đón nhận các em từ 8g sáng và đến 5 giờ chiều là các em phải rời khỏi nơi đây, tìm góc đường phố nào đó để ngủ qua đêm và sáng hôm sau các em lại trở lại. Chẳng lạ gì chúng tôi thấy vài em ăn sáng xong là tìm ngay một góc nhà để ngủ, có lẽ đêm qua các em không ngủ ngon vì đêm qua trời đổ mưa tầm tã và kéo dài suốt đêm.

Nơi nhà CPP có chuyên gia tâm lý, giáo dục và một y tá để chăm sóc các em. Hôm nay chương trình chung là có giờ vẽ hình, làm thủ công và chơi đánh trống, đây là môn chơi các em thích nhất vì rất ồn ào và lại có thể nhịp nhàng nhảy theo điệu múa truyền thống Samba. Tại phòng y tế chúng tôi thấy vài em có những vết thương nghiêm trọng trên người phải được băng bó điều trị.

Trong phòng vẽ có nhiều trẻ em, đứa bé nhất mới có 5 tuổi tên là Victoria, điểm gây ấn tượng là các em yên lặng và chăm chú (thường không như thế) ngồi tô mầu. Một bé trai mới 7 tuổi có hoa tay vẽ đẹp nhất trong lớp học. Chúng ta phải biết là các em bé này không có cha mẹ hoặc là chẳng ai biết bố mẹ các em là ai. Các nhân viếng chăm sóc tại đây cho biết một số em không có một mảnh giấy tùy thân trên người, nghĩa là không có giấy khai sinh để tìm kiếm lại bố mẹ cho các em.

Một điều chúng tôi nhận ra tận mắt là vài em thuộc diện mồ côi, lẽ thường phải gửi vào viện mồ côi, nhưng đây là các trẻ em bụi đời - bản năng của các em chỉ sống ngoài đường phố, có gửi vào nơi đâu thì sớm chốc lại sẽ trốn ra.

Nói chung ai cũng ngại tiếp xúc với các trẻ em bụi đời, đến nỗi thành phố có những sân đá banh nhỏ công cộng cũng không muốn cho các em sử dụng đá banh vì nơi nào các em tụ tập đông thì dân chúng đều lo lắng vì các hệ qủa trộm cắp, đánh nhau luôn đi kèm với chúng.

Đến buổi ăn trưa chúng tôi cũng ăn chung với các em, sống với nhau gần nửa ngày thì cũng quen nhau, có lẽ trước đó tôi mang kẹo và bút viết tặng cho các em làm cho các em chẳng còn ngại ngùng, nên tôi chọn một bàn có các em nhỏ nhất để ngồi ăn chung, trong đó có bé gái vừa 5 tuổi đã nhắc ở trên. Cô bé này thật lạ, nhỏ người nhưng lại ăn nhiều nhất, ăn khỏe hơn tôi và các bạn khác. Tôi mới chợt nghĩ cô bé chắc là ăn luôn cho buổi chiều nay vì sẽ lang thang một góc chợ nào đó, rồi còn bị mưa thì chắc chắn sẽ phải đói bụng. Em bé này ngồi đối diện vơớ tôi, tôi thử cầm thìa đút cơm cho cô bé thì cô bé vui vẻ há miệng đón cơm, các bạn khác cùng cười làm cho cô bé cũng cười vang. Có thể lâu rồi chẳng ai đút cơm cho cô bé này rồi đấy. Bên tay phải có bé trai tên Tomy, 7 tuổi tôi cũng thử đút cơm cho cậu bé thì cậu bé cũng vui mừng đón nhận, cả bàn cười vui làm cho các em khác cũng bu lại.

Ăn xong còn chút thời gian tôi thấy các cháu vẫn trân quý cây viết nguyên tử mà tôi tặng hồi sáng thì bèn nói các cháu viết tên của các cháu lên cánh tay của tôi. Đứa nào cũng hớn hở thích làm việc này và hình như chưa bao giờ làm được như thế cho một người lớn, lại là một linh mục nữa. Những tấm hình nhìn thấy nơi đây là do tôi đưa máy hình cho các em chụp đấy, nhìn cũng chẳng kém nhà chuyên nghiệp. Đối với tôi đó là những món quà thật đẹp và quý hiếm, do tự các trẻ em bụi đời chụp hình và tự viết lên cánh tay của tôi. Lúc này một bầu khí thân thương đượm tình gia đình mà tôi có thể cảm nhận là các cháu ít khi được hưởng như thế. Điều cần nhắc đến là tiếng Bồ Đào Nha tôi bập bẹ chỉ được vài câu, thế mà giữa chúng tôi vẫn hiểu được nhau, thế mới là vui vẻ, diệu kỳ.

Đến lúc phải chia tay, các em bịn rịn và còn đưa tôi ra đến tận cửa, có đứa còn nói được tiếng cám ơn "Obrigado" đến tôi. Một ngày sống trọn vẹn và đầy ý nghĩa cho chúng tôi với các chia sẻ đau khổ về những số phận trẻ em bụi đời. Đêm nay trời lại đổ mưa to, tôi lại nhớ đến cô bé 5 tuổi Victoria và thằng Tomy 7 tuổi. Có lẽ các em đang phải tìm chỗ trú mưa và thức chờ cơn mưa tạnh lại.

Bên cạnh đó tiếng kể chuyện của ông giám đốc "Ngôi nhà của các tiên tri bé nhỏ" làm ai nghe cũng phải nhói lòng cho thân phận của các trẻ em bụi đời: "Hôm nay các em đến ngôi nhà này, nhưng qua một đêm có thể một đứa trong nhóm họ chẳng bao giờ có cơ hội để trở lại vào ngày mai", nghĩa là em có thể bị giết ở một nơi đầu đường xó chợ nào đó trong đêm.

Vài hàng ghi lại vội vã trong đêm từ Brasil.

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
 
Đức Thánh Cha chia buồn vụ tai nạn giao thông xảy ra tại Guiana thuộc Pháp khi các bạn trẻ đi dự WYD
Đặng Tự Do
09:55 19/07/2013
"Đức Giáo Hoàng Phanxicô chia sẻ nỗi đau của các gia đình bị ảnh hưởng bởi cái chết của một người thân, và của các nhà lãnh đạo và tổ chức của nhóm."

Hôm thứ Năm 18/7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được tin buồn là một tai nạn thảm khốc đã xảy ra một ngày trước đó tại lãnh thổ Guiana thuộc Pháp. Một chiếc xe buýt chở các bạn trẻ tham dự ngày Giới Trẻ Thế Giới đã bị một chiếc xe tải đi ngược chiều đâm phải, một cô gái trẻ người Paris bị thiệt mạng, và ba bạn trẻ khác đang trong tình trạng nguy kịch.

Trong một thông điệp chia buồn do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh thay mặt Đức Giáo Hoàng gởi cho Đức Giám Mục giáo phận Cayenne, thủ phủ của đảo Guyana thuộc Pháp, Đức Thánh Cha hứa cầu nguyện cho tất cả những người liên quan trong vụ tai nạn này, và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc nhất của mình với các nạn nhân, gia đình của họ, cũng như các nhân viên cứu hộ và tất cả những người bị ảnh hưởng. Đức Thánh Cha Phanxicô ban một Phép Lành Tông Tòa đặc biệt cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này.

Tai nạn xảy ra cách Saint-Laurent du Maroni khoảng sáu mươi cây số, trên con đường chính nối thành phố với Cayenne. Nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa được biết.

Tối thứ Năm, Đức Hồng Y Andre Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, đã chủ sự một buổi cầu nguyện được tổ chức bởi giáo xứ của cô gái trẻ tại Pháp, trong khi ở đảo Guyana thuộc Pháp, Đức Giám Mục Cayenne đã dâng Thánh Lễ tại Nhà thờ chính tòa.

French Guiana là một lãnh thổ hải ngoại của Pháp nằm ở phía Bắc của Brazil với dân số tổng cộng là 239,500 người với diện tích 83,534 km2. Đây là lãnh thổ hải ngoại lớn nhất của Pháp.

Nước Guyana hiện nay chỉ còn lại 214,970 km2 với dân số là 752,940 người sau khi được Anh trao trả độc lập vào ngày 26 tháng 5 năm 1966. Các lãnh thổ khác vẫn còn thuộc nước ngoài là French Guiana, Amapá thuộc Brazil, tỉnh Guyana thuộc Venezuela, Guyana thuộc Hòa Lan nay gọi là Suriname.
 
10.000 thanh niên Hoa Kỳ tham gia Ngày GTTG 2013
Jos. Tú Nạc, NMS
10:36 19/07/2013
WASHONGTON DC - Theo tin từ Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, hơn 9.500 thanh niên Hoa Kỳ sẽ tham gia Ngày GTTG tại Rio de Janeiro. Những thanh niên này là thành viên của những nhóm 650 giáo phận và giáo xứ.

Ba mươi giám mục sẽ cùng tham gia với những khách hành hương. Tại Rio, những thanh niên này sẽ tham dự những buổi hội thảo giáo lý được dẫn dắt bởi 9 Đức Giám Mục, gồm cả Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York, Đức Hồng Y Sean O’Malley của Boston, Đức Tổng Giám mục Samuel Aquila của Denver, và Đức Tổng Giám mục Charles Chaput của Philadelphia.
 
Thanh niên Cuba đến với Ngày GTTG “với niềm hy vọng vô biên”
Jos. Tú Nạc, NMS
10:41 19/07/2013
SANTO DOMINGO - Ở tuổi 24, Meylan Legorburo chưa một lần được rời khỏi Cuba và không bao giờ cô nghĩ đến điều đó.

Thế nhưng, vào ngày 15 tháng 7, những nhà nghiên cứu xã hội và 47 thanh niên Cuba khác đang trên đường tới phi trường Quốc tế Jose Marti bên ngoài Havana để đáp chuyến bay tới Brazil, nơi mà họ đã lên kế hoạch tham gia Ngày GTTG.

Lễ kỷ niệm mang tính quốc tế này, bắt đầu vào ngày 23 tháng 7 tại Rio de Janeiro, là giây phút huy hoàng tráng lệ đối với những thanh niên Công Giáo. Sự kiện năm nay, khoảng 2.5 triệu người dự kiến tham gia, và cũng đánh dấu chuyến tông du quốc tế đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Nhưng sự kiện đặc biệt ngọt ngào này dành cho đoàn đại biểu Cuba gồm 55 thành viên, trong đó gồm 4 linh mục, Giám mục Alvaro Beyra Luarca của giáo phận Bayamo, 2 nữ tu và 48 thanh niên Công Giáo.

Quan hệ nhà nước – Giáo Hội căng thẳng thậm chí đã bỏ mặc những người Công Giáo tôn sùng mộ đạo, chẳng hạn như Legorburo, với hy vọng mong manh được tham gia vào những cuộc quy tụ như vậy. Và chỉ mới đây, chính quyền cộng sản Cuba đã sễ dàng những hạn chế đi lại, và cho phép một số người thường trú di du lịch duy nhất với một hộ chiếu.

“Thậm chí trước đây tôi chưa bao giờ có một hộ chiếu,” Legorburo nói qua điện thoại trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service, “tôi không bao giờ nghĩ là mình sẽ được đi du lịch, thôi thì ít nhiều mình cũng nhận được món quà như thế này.”

Theo nữ tu Maria Susana Moreno, người giúp đỡ tổ chức đoàn đại biểu cho Hội đồng Giám mục Cuba cho biết, Giáo Hội bao tất cả mọi chi phí, lên tới khoảng 1.800 Mỹ kim một người. “Đoàn đại biểu Cuba ít ỏi so với những quốc gia khác,” bà nói “nhưng những người trẻ của chúng tôi sẽ lên đường với niềm hy vọng vô biên.”

Giám mục Beyra, Chủ tịch Uy ban Mục vụ Thanh niên của Hội đồng Giám mục Cuba đã dẫn một phái đoàn tham dự Ngày GTTG năm 2011 tổ chức tại Mandrid. Những thanh niên Cuba cũng đã tham dự Ngày GTTG ở Sydney năm 2008 và ở Rome năm 2000. Năm 2002 có khoảng 200 thanh niên Cuba đến với Ngày GTTG ở Toronto, và 23 người đã đào tị.

Trong môt cuộc phỏng vấn với một trang web tiếng Tây Ban Nha, Đức Giám Mục Beyra cho biết việc bảo đảm ngân sách để gửi đoàn đại biểu đi là bước khó khăn nhất. Các cơ quan Giáo Hội quốc tế đã phải quyên góp tiền bạc.

Miguel Angel Monto đã mô tả mình như “rơi vào trạng thái siêu hổi hộp” khi chờ đợi Thánh Lễ cuối cùng trước khi hướng đến phi trường ngày 15 tháng 7. “Thật là một cơ hội đã dành cho chúng tôi điều này,” anh đã trả lời phỏng vấn qua điện thoại. Monto nói rằng cách đây không bao lâu, anh nghĩ suốt đời mình sẽ không bao giờ được rời khỏi đất nước này. “Giờ đây, thời điểm đã đến với chúng tôi để đi và để chia sẻ và gặp gỡ những bạn trẻ khác từ khắp nơi trên thế giới,” anh nói. “Chúng tôi sẽ được tiếp xúc với nhiều điều mới lạ.”

Những người tổ chức đoàn đại biểu cũng nhận thấy sự kiện này như một bước quan trong dành cho Giáo Hội Cuba, mà đã có mối quan hệ lịch sử căng thẳng với một chính phủ mà đã từng tuyên bố là nhà nước vô thần, những linh mục bị lưu đày và các trường học Công Giáo bị tước đoạt.

Giáo Hội ước tính rằng khoảng 60-70 % người Cuba nhận mình là Công Giáo, nhưng đó chỉ là 2,5 % thuộc 11 triệu người của đất nước này thực thi tôn giáo. Con số tiêu biểu cho sự gia tăng kể từ khi Chân Phước Gio-an Phao-lô VI viếng thăm vào năm 1998.

Chuyến viếng thăm năm ngoái của Đức Thánh Cha Benedict XVI, trong chuyến thăm ngài đã cầu nguyện tại Đền Thờ Đức Mẹ bác Ái El Cobre, Bổn mạng của Cuba, đã truyền cảm hứng cho những người trẻ.

“Cùng với một người bạn, tôi thức dậy vào lúc 2:00 sáng … để tới Havana cho kịp giờ ngài dâng Thánh Lễ,” Legorburo nói. “Mới đây, tôi cảm thấy rằng đã có những khoảnh khắc quan trong đối với Giáo Hội Cuba … là đã đánh thức người dân trong đất nước này.” Mereno đã tán thành. “Chúng tôi đang sống trong một thời gian có ý nghĩa đối với Giáo Hội Cuba, trên một con đường tích cực,” bà nói. “Đây là một cơ hội quan trong dành cho thanh niên của chúng tôi.”
 
Bệnh viện Phanxicô ở Rio đang náo nức chuẩn bị chờ đón chuyến viếng thăm của ĐGH Phanxicô
Jos. Tú Nạc, NMS
10:41 19/07/2013
RIO DE JANEIRO – Trước một tuần khi Đức Giáo Hoàng viếng thăm, anh chị em Dòng Phanxicô đang hào hứng chuẩn bị bệnh viện Thánh Phanxicô Assisi, và đang tổ chức chỉnh trang một nhà nguyện nơi mà Đức Giáo Hoàng sẽ cầu nguyện, và họ cũng đang tập luyện một bài thánh ca dành hát cho ngài.

Các tu sĩ, những thành viên của của Dòng Anh Em Bác Ái Thánh Phanxicô Chúa Quan Phòng, coi chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, đã được lên lịch vào ngày 24 tháng 7 là “sự xác nhận con đường của chúng tôi và ơn gọi của chúng tôi,” Sư huynh Issac Prudencio, phó giám đốc bệnh viện đã nói. “Điều đó y như Thiên Chúa đã xuống thế và nói, “Các con đang bước trên con đường công chính.” Chúng tôi đang chuẩn bị cho một khoảnh khắc tuyệt vời của công việc truyền giáo trong bệnh viện,” ngài nói. “Chúng tôi đang chuẩn bị tâm hồn con người.”

Tuy nhiên, Sư huynh Prudencio cũng cho biết bệnh viện không có kế hoạch dàn dựng sự chào đón vị khách của mình. “Những gì chúng tôi nói vào lúc đó là tiếng nó chân thành xuất phát tự tâm hồn chúng tôi,” ngài nói, hãy nhớ rằng bản thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô “có xu hướng phá vỡ những giao thức.” “Chúng tôi đang đợi lời nói của ngài để chúng tôi có thể chia sẻ cảm xúc của chúng tôi với ngài.” Sư huynh Prudencio nói.

Phát ngôn nhân Tòa Thánh Vatican, Cha Federico Lombardi, đã nói với các phóng viên ở Roma vào ngày 17 tháng 7 rằng Đức Giáo Hoàng đã có ý định thăm bệnh viện, tọa lạc tại thị trấn Tijuca thuộc tầng lớp lao động phía bắc Rio, để tượng trưng “cho tất cả những ai làm việc với người nghèo, những người gánh chịu thiệt thòi, và những người đang phải đấu tranh với nghiện ngập.”

Trong chuyến viếng thăm của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ khánh thành một khu điều trị mới của bệnh viện dành cho những người điều trị tâm thần nghiện ma túy, gồm cả nững người sử dụng cocain, những người đại diện 3% dân số Brazil, theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới được bệnh viện dẫn chứng. Riêng trong thành phố Rio ước tính có 6.000 người sử dụng bạch phiến.

Đại diện các tổ chức Công Giáo khác trong cùng lãnh vực đã được mời tham dự sự kiện này. Trong số đó có Cha Phanxicô Hans Stapel, người sáng lập trung tâm cai nghiện Fazenda da Esparenca (Trang trại Hy vọng), một trung tâm cai nghiện do Hội Thánh điều hành thuộc vùng nông thôn Brazil đã được Đức Thánh Cha Benedict viếng thăm năm 2007.

Calos Francisco Tarige Britto, 15 tuổi, cha của cậu đã vượt qua sự lệ thuộc ma túy tại bệnh viện Rio, sẽ biếu Đức Giáo Hoàng một tượng điêu khắc Thánh Francis Assisi, được một bệnh nhân khác làm trước đây. “Điều làm tôi khó có thể tin rằng ngài sẽ đến Brazil và tôi sẽ có cơ hội để gặp ngài,” Britto nói. “Tôi quả thật rất xúc động.” Ngay lúc này, thậm chí không biết tôi có được hầu chuyện với ngài hay không. Tôi sẽ cầu xin ngài ban phép lành cho tôi.”
 
Thể thức để nhận ơn Toàn Xá qua TV, Radio, Websites, Twitter trong dịp WYD 2013.
Trần Mạnh Trác
15:38 19/07/2013
Lần đầu tiên trong lịch sử, những ai theo dõi các diễn tiến trên TV, Radio và các phương tiện truyền thông xã hội về Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2013 có thể được hưởng ơn Toàn Xá, mỗi ngày một ơn.

Có nghĩa là, mặc dù không thể đi tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại chỗ được, những người ở xa vẫn có thể hưởng những ơn ích bằng cách thông công qua các phương tiện truyền thông.

Theo nghị định ban hành tại Rôma của Tòa Ân Giải Tối Cao, ngày 24 tháng 6, năm 2013, vào dịp lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, thì:

a) - ơn Toàn Xá áp dụng cho mọi tín hữu, với lòng hối cải, tham gia vào các lễ nghi sẽ diễn ra tại Rio de Janeiro, có thể được hưởng mỗi ngày một lần trong những điều kiện bình thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý của Đức Thánh Cha). Có thể áp dụng ơn này để giảm hình phạt cho các linh hồn.

Những tín hữu có ngăn trở hợp pháp vẫn có thể được hưởng ơn toàn xá miễn là, đã hoàn thành các điều kiện bình thường - xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý của Đức Thánh Cha - và tham gia trong tinh thần các diễn tiến thiêng liêng trong ngày, và thông công với các nghi thức và thực hành đạo đức qua truyền hình và đài phát thanh hay, với một lòng thành kính thích hợp, qua các phương tiện truyền thông xã hội mới.


Một câu hỏi được đặt ra là nếu một người tò mò, đơn giản vặn TV để xem tin tức về ngày đại hội ở Rio, thì có thể được hưởng ơn Toàn Xá không?

"Bạn không được ơn Toàn Xá giống như bạn mua cà phê từ một máy bán hàng tự động," Đức ông Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền Thông Xã Hội, cho biết. "Chỉ xem một Thánh Lễ trực tuyến hoặc theo dõi Đức Thánh Cha qua truyền hình trên iPad hoặc trên website Pope2You.net mà thôi thì không đủ"

"Những phương tiện đó chỉ là các thiết bị mà thôi. Điều quan trọng là những hoa quả thiêng liêng và chân thành trong trái tim cuả từng người, được phát sinh ra từ những hình ảnh cuả ngày Giới Trẻ hoặc các Tweet cuả Đức Thánh Cha."

Nói cách nôm na, để có thể hưởng những ơn Toàn Xá dành cho những người ở xa này, chúng ta hãy:

1- Xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý của Đức Thánh Cha.

2- Theo dõi các diễn tiến cuả đại hội WYD trên TV, Radio, Youtube, Twitter và

3- Dục lòng thông công với các chủ đề cuả đại hội.

Sau đây là những chỉ dẫn để theo dõi trực tuyến:

Dùng twitter trên computer hay IPhone:

Ghi danh vào Twitter và theo dõi (following) @Pontifex.

hoặc Nhấn vào đây

Dùng Internet:

Vatican Youtube

Trực tiếp từ ĐGH

Dùng Youtube:

Vatican Youtube

Các diễn biến sau đây đã có trên Youtube và đang đếm giờ để bắt đầu:

Lể đón tiếp ĐGH tại Brazil (Starts:July 22, 2013)

Lể khai mạc World Youth Day (WYD) (Starts:July 23, 2013)

Hành hương và lể đức Mẹ Aparecida (Starts:July 24, 2013)

ĐGH viếng nhà thương São Francisco De Assis Na Providência (Starts:July 24, 2013)

ĐGH nhận chià khoá thành phố (Starts:July 25, 2013)

ĐGH thăm khu ổ chuột (Starts:July 25, 2013)

Giới trẻ đón tiếp ĐGH (Starts:July 25, 2013)

ĐGH chúc mừng trong buổi đọc kinh Truyền Tin (Starts:July 26, 2013)

ĐGH đi đàng Thánh Giá (Starts:July 26, 2013)

ĐGH cử hành thánh lể với các giám mục, linh mục, tu sĩ và chủng sinh (Starts:July 27, 2013)

ĐGH hội đàm với các nhà lãnh đạo (Starts:July 27, 2013)

ĐGH đự buổi kinh tối với giới trẻ (July 28, 2013)
 
Những vị Giáo hoàng và Đại Hội giới trẻ thế giới
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:37 19/07/2013
Những vị Giáo hoàng và Đại Hội giới trẻ thế giới

Đại hội giới trẻ thế giới thứ 28. sẽ diễn ra ở Rio de Janeiro từ ngày 23. đến 28.Tháng Bảy 2013.

Đức Giáo Hoàng Phanxico sẽ đến cùng sinh hoạt tham dự Đại Hội, theo ước tính, với khoảng gần ba triệu bạn Trẻ thế giới cùng kéo về Rio.

Đây là một biến cố đạo đức của Giáo Hội Công Giáo diễn ra mang tầm mức chiều kích hoàn vũ. Nói theo ngôn ngữ chính trị kinh tế đó là chiều kích quốc tế toàn cầu.

Chủ đề Đại Hội lần này rất phù hợp với chiều kích hoàn vũ, mà Chúa Giêsu ngày xưa khi sai các Tông đồ „ Anh em hãy đi đến cùng mọi dân tộc trên thế giới giúp họ trở thành môn đệ của Thầy.“ ( Mt 28, 19.)

Nếp sống đạo đức tươi trẻ này trong Giáo Hội có chiều dài lịch sử từ 28 năm nay (1985- 2013) trải qua đến nay với ba đời Giáo Hoàng.

Họ đã có liên quan thế nào với Đại hội giới trẻ thế giới ?

1. Người có ý tưởng phát minh ra sáng kiến thành lập Đại hội giới trẻ thế giới, và đồng thời là người tiên khởi chiến đấu cho sáng kiến được thành hình trong đời sống Gíao hội, là Á Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II.

Bây giờ từ trên trời cao, ngài hằng cầu xin phù trợ cho Đại Hội được thành công có kết qủa tốt đẹp. Ngài trở thành vị Thánh bổn mạng cho Đại hội. Như lời đức Hồng Y Ratyinger đã suy tư:“ Từ cửa sổ nhà Chúa Cha trên trời, ngài nhìn xuống chúc lành cho chúng ta.“

Vâng, Á Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II. đã được Chúa Thánh Thần mạc khải soi sáng đưa ra ý kiến chương trình lập ra tập tục tinh thần đạo đức này, cùng mang mầu sắc văn hóa cho người trẻ trong Giáo Hội của mọi dân tộc đất nước trên thế giới. Đại hội cứ cách khảng hai hay ba năm lại diễn ra ở mỗi châu lục, thành phố tổng gíao phận.

Đại Hội giới trẻ thế giới không phải là lễ hội diễn ra tưng bừng náo nhiệt theo chiều bề nổi bên ngoài, hay là một „highligts Event tuyệt đối“. Nhưng Đại Hội bén rễ nằm sâu trong lòng đá tảng Phero. Vì thập gía Chúa Giêsu Kito đã cắm sâu trên đá tảng này và không thể bị phá gẫy được.

Á Thánh gíao hoàng Gioan Phaolo II. khi đưa ra sáng kiến thần thánh thiêng liêng thành lập Đại Hội giới trẻ muốn lôi kéo người trẻ trở về với Chúa, với Giáo Hội của Chúa, mà họ đang bị những căm dỗ, những thói tục phong trào dưới mọi hình thức làm cho chao đảo mất hướng đi, nhất là lung lạc vể các gía trị đạo gíao tinh thần.

Đại Hội đã thu hút từng trăm ngàn, triệu người đến tham đự. Riêng lần Đại hội giới trẻ X. năm 1995 ở Manila bên Phi luật Tân có 04 triệu người trẻ tụ tập bên Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II.

2. Vị gíao hoàng kế nhiệm Benedicto XVI. đã tiếp tục công việc gây lòng niềm vui phấn khởi đạo đức tinh thần giới trẻ thế giới qua tổ chức Đại hội giới trẻ , mà vị tiền nhiệm đã khởi xướng thành lập. Á Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo đã thu hút gây phấn khởi người trẻ qua nếp sống, từ lời nói đến cử chỉ hành động, đầy ơn đặc sủng có sức mạnh thần thiêng thánh đức phát tỏa ra từ nơi bản thân của ngài.

Đức nguyên giáo hoàng Bendicto XVI. đã thu hút chiếm cảm tình của người trẻ qua cung cách nếp sống khôn ngoan hiểu biết sâu rộng, nhưng tràn đầy lòng khiêm cung. Sự thông minh lỗi lạc của ngài thể hiện trong ngôn từ đơn sơ trong sáng đã giúp người trẻ nhận ra căn rễ đức tin mạnh mẽ hơn. Niềm vui với đức tin như có chất xúc đà thúc đẩy dần triển nở, cùng lòng can đảm dấn thân cho đời sống Tin mừng vào Chúa thể hiện rõ nét.

Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. (2005 - 2013) trong tám năm đã ba lần cùng chủ sự và tham dự Đại hội giới trẻ thế giới lần XX. ở Kơln năm 2005, lần XXIII. ở Sydney năm 2008 và lần XXVI. năm 2011 ở Madrid. Ngài đã qua đó giúp củng cố đức tin của người trẻ trong Giáo Hội.

3. Đức đương kim Giáo hoàng Phanxico ngay từ ngày đầu mới trở thành Giáo hoàng đã kêu gọi Giáo Hội phải ra đi đến với những người ở nghèo, người bệnh tật, người đau khổ, người bị bỏ rơi bên lề xã hội, những người vô thần, cả những người chống báng Giáo Hội. Trong thông điệp mùa chay 2013, ngài nói, thực hành việc bác ái tình người, rao giảng truyền đạt đức tin không phải vì hạnh phúc cuộc sống ở trần gian, nhưng vì ơn cứu độ mà Chúa Giêsu Kito mang đến cho trần gian.

Đức Giáo Hoàng Phanxico qua đó đã khơi dậy ngọn lửa lòng nhiệt thành cho việc tông đồ làm chứng cho Chúa giữa con người.

Từ ngày được bầu chọn là Giáo hoàng trong Giáo Hội, ngài không mỏi mệt luôn nói đến việc làm sáng danh Chúa, đến ơn cứu độ cho linh hồn, đến tình yêu và lòng thương xót của Chúa, đến sự chân thật và lòng khiêm nhường.

„Lòng nhiệt thành việc tông đồ thay vì phòng khách của Kito giáo...Phải chăng không có những Kito hữu kiểu trong phòng khách ? Đó là những người nào đó rút về sống trong an hưởng phúc lợi một đời sống đầy đủ thỏa mãn. Nhưng họ không hiểu rằng bằng sự rao giảng và lòng nhiệt thành việc tông đồ sẽ mang lại hoa qủa con cái cho Giáo Hội.“

„Cộng đoàn không bao giờ tự mình là mục tiêu cho mình. Cộng đoàn không bao giờ là đích điểm. Nhưng là phương tiện cùng nhau đến gần Chúa hơn.“

„Chúng ta cầu xin Đức Chúa Thánh Thần ban cho ơn lòng nhiệt thành việc tông đồ, và cho người Tín hữu Chúa Kito có lòng nhiệt thành việc tông đồ . Khi chúng ta sa ngã: Tạ ơn Chúa! Hãy đứng dậy thẳng tiến, vì như Chúa Giêsu đã nói cùng Thánh Phaolo: Hãy can đảm lên, đừng sợ!“

Thiên Chúa đã dùng ba vị Giáo hoàng với ba cung cách sống làm chứng rao giảng tin mừng của Chúa cho con người trẻ trong Giáo Hội giữa lòng thế giới ngày hôm nay.

Á Thánh Gioan Phaolo II. với những ý tưởng thiên tài thần thánh do đặc sủng thiên nhiên Chúa tạo dựng cho, đã gây niềm vui lòng phấn khởi cho người trẻ lôi kéo họ về Chúa, với Gíao hội.

Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. với cung cách sống khiêm nhường cùng đơn sơ của một mục tử có trí khôn thông minh trong sáng lỗi lạc, đã giúp dẫn đưa tâm trí người trẻ về với căn rễ đức tin vào Chúa.

Đức đương kim giáo hòang Phanxico với cung cách lối sống nhiệt thành, bình dân cùng chân thành của một vị mục tử chân chính, đã phát tỏa đốt thắp lên ngọn lửa lòng hăng say nơi người trẻ hăng hái ra đi đến với con người sống làm chứng cho Chúa giữa lòng xã hội và Gíao hội.

Đại hội giới trẻ thế giới XXVIII. 2013

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp Đức Bênêđíctô thứ 16 để thảo luận về ngày Quốc Tế Giới Trẻ
Đặng Tự Do
16:15 19/07/2013
Trước một biến cố trọng đại trong đời sống Giáo Hội là ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Brazil, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đang nghỉ hưu tại Vatican để xin ngài cầu nguyện cho sự thành công của biến cố này và thảo luận những chi tiết liên quan đến chương trình tại Rio De Janeiro.

Hai vị đã gặp gỡ nhau hôm thứ Sáu 19 tháng 7. Lần cuối cùng, Đức Giáo Hoàng gặp gỡ vị tiền nhiệm của ngài là hai tuần trước đó hôm thứ Sáu 5 tháng 7 khi hai vị làm phép khánh thành tượng đài Tổng Lãnh Thiên Thần Micae tại Vườn Vatican.

Trong cuộc gặp gỡ lần này, trước hết hai vị đã cùng cầu nguyện chung với nhau tại nhà nguyện nơi Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đang nghỉ hưu. Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa cho Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 tập sách chính thức về Phụng Vụ trong thời gian Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vừa được ấn hành và một huy hiệu chính thức của ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio De Janeiro.

Hai vị đã thảo luận trên 30 phút về biến cố sắp xảy ra trong tuần tới tại Rio De Janeiro.

Các thiết bị đã được cài đặt tại nhà hưu dưỡng của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 để ngài có thể theo dõi biến cố này từ Vatican.

Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã chủ sự các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Köln (Cologne) vào tháng 8 năm 2005, tại Sydney vào tháng 7 năm 2008 và tại Madrid tháng 8 năm 2011.
 
Sắc lệnh của Đức Thánh Cha thành lập ủy ban dự thảo cải cách các thể chế của Tòa Thánh
Đặng Tự Do
16:51 19/07/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm một ủy ban quốc tế, bao gồm chủ yếu là các chuyên gia giáo dân, để nghiên cứu các vấn đề kinh tế và cơ cấu hành chính của Tòa Thánh và đề xuất cải cách.

Trong một sắc lệnh Giáo Hoàng ký ngày thứ Năm 18 Tháng Bảy, Đức Giáo Hoàng đã thành lập một ủy ban gồm 8 người, với nhiệm vụ đưa ra "dự thảo cải cách thể chế của Tòa Thánh, theo chiều hướng đơn giản hóa và hợp lý hóa các tổ chức hiện có, và quan trọng hơn là cẩn thận lập kế hoạch kinh tế cho tất cả các cơ quan hành chính Vatican."

Ủy ban này sẽ báo cáo trực tiếp cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Sắc lệnh của Đức Thánh Cha lưu ý rằng ủy ban mới được thành lập phải hợp tác với ủy ban của 8 vị Hồng Y đã được Đức Thánh Cha mời cố vấn cho ngài về những cải tổ trong giáo triều Rôma. Đức Thánh Cha cũng thúc giục các cơ quan Tòa Thánh hợp tác hoàn toàn với công việc của nhóm.

Các thành viên của ủy ban là các "chuyên gia trong các vấn đề pháp lý, kinh tế, tài chính và tổ chức." Ủy ban được lãnh đạo bởi Joseph Zahra, một giáo dân Malta hiện đang làm việc trong Ủy Ban Tòa Thánh về Kinh Tế Sự Vụ. Thư ký của ủy ban, linh mục Lucio Angel Vallejo Balda, là giáo sĩ duy nhất trong ủy ban mới thành lập. Sáu thành viên khác đều là giáo dân từ Ý, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, và Singapore.

Ủy ban mới sẽ bắt đầu công việc của mình ngay lập tức. Trong sắc lệnh này, Đức Thánh Cha cũng bày tỏ hy vọng ủy ban sẽ "đề ra các giải pháp chiến lược để cải thiện, để tránh sự lạm dụng các tài nguyên kinh tế của Tòa Thánh, cải thiện tính minh bạch trong quá trình mua sắm hàng hoá và dịch vụ; hiệu năng hóa việc quản lý hàng hóa và bất động sản, làm việc với sự thận trọng hơn nữa trong lĩnh vực tài chính, bảo đảm áp dụng đúng các nguyên tắc kế toán; và đảm bảo các lợi ích an ninh y tế và xã hội cho tất cả những người hội đủ điều kiện”
 
Linh mục người Argentina được tuyển dụng là thư ký mới cho Đức Giáo Hoàng
Jos. Tú Nạc, NMS
17:48 19/07/2013
Đức ông Fabian Pedacchio Leaniz, một linh mục người Argentina đang làm việc tại Bộ Giám mục, đã bắt đầu làm việc với tư cách thư ký cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Vị giáo sĩ người Argentina này, người mà được mô tả là giàu nghị lực và có năng lực, đã nói với Thông tấn xã Công Giáo “tôi muốn giữ một số hồ sơ khiêm tốn.” Ngài làm việc cùng với Đức ông Alfred Xuereb, một giáo sĩ người Malta tiếp tục phục vụ làm thư ký cho Đức Giáo Hoàng sau khi đảm nhiệm vai trò tương tự cho Đức Thánh Cha Benedict XVI.
 
Các cộng sự Liên Hiệp quốc với Ngày GTTG tham gia hội thảo về vấn đề lãnh đạo giới trẻ
Jos. Tú Nạc, NMS
18:18 19/07/2013
RIO de JANEIRO, BRAZIL – Những nhà tổ chức ngày GTTG và Liên Hiệp quốc sẽ hợp tác để bảo trợ một buổi sáng với những tham luận về vai trò của thanh niên trong việc phát triển và hòa bình bền vững.

Sự kiện “Thanh niên và văn hóa hòa bình” sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 7.

Cùng với sự tham gia của ông Ahmad Alhendawi đại diện, và là đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-Moon, và một thời gian dành cho những phát biểu của 5 đại diện thanh niên từ 5 châu lục. Khoảng 650 thanh niện được mời tham dự.

Sự kiện này được tổ chức tại tòa nhà Bar Association Brazil (Edificio OAB), nơi lãnh sự của các đoàn đại biểu quốc tế sẽ đặt văn phòng trong thời gian diễn ra Ngày GTTG Rio 2013.

Theo Đức ông Joel Portella, thư ký điều hành Ngày GTTG, tuần lễ Rio là một cơ hội để lắng nghe thanh niên và hiểu biết về những mong đợi của họ đối với thế giới.

“Ngày GTTG có một đặc trưng rất thú vị vì nó thu hút thanh niên hướng đến Thiên Chúa, hướng đến thế giới và hướng đến bản thân,” Đức ông Portella nói. “Điều này dẫn đến một trách nhiệm quan trọng trong việc xây dựng thế giới mới này.”
 
Những người Nam Hàn diễn hành cổ động hòa bình tại Peninsula
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
23:26 19/07/2013
Người ta kêu gọi cho Hòa Bình bền vửng và chấm dứt: sự “Ngưng Bắn tạm bợ”

ROME (Zenit.org)- Những Người Công Giáo Nam Hàn dự định diễn hành gần những vùng phi quân sự phân chia họ kHỏi Bắc Hàn cộng sản mà Giáo Hội giải thích là “ một thời gian đặc biệt cầu nguyện cho việc hòa giải và hiệp nhất dân tộc Hàn, “ Biến cố sẽ trùng vào dịp kỷ niệm lần thứ 60 ngưng bắn giữa hai miền Nam Bắc vào ngày 27/7.

Theo cơ quan Tin tưc Fides, biến cố được tổ chức bởi Ủy Ban Hòa Giải của Hội Đồng Giám Mục Hàn Quốc”. Lãnh đạo Ủy Ban, Giám Mục Phêrô Lee Ki-heon tại Uijeongbu, đã công bố biến cố sẽ tập trung vào sự cầu nguyện cho hòa bình giữa giữa các bán đảo bị chia cắt.

Mặc dầu cuộc đình chiến được ký kết, bán đảo Hàn Quốc còn trong tình trạng chiến tranh,,, vì một hòa ước hòa bình cuối cùng chưa được ký kết, “ Giám Mục Ki-heon nói với Fides. Đó là lý do còn cần phải cầu nguyện và làm việc cho hòa bình, và những biến cố được đề nghị cho các tín hữu có thể là trách nhiệm nặng nề cho hòa bình trên bán đảo Hàn Quốc.”

Ủy Ban đã tổ chức trong tháng Sáu phát động một chuổi dây Mân Côi cầu nguyện hầu xin sự cầu bàu của Đức Trinh Nữ Maria Chí Thánh ban hòa bình trong vùng. Một hội nghị chuyên đề với tước hiệu: ”Hòa Bình trên Bán Đảo Korea: Làm sao Xây Dựng sự ấy” cũng được tổ chức như là phần những cố gắng của Hội Đồng Giám Mục. Cuộc diễn hành sẽ được tổ chức từ 26/7 tới 1/8.

Một tuyên bố từ ủy ban gởi tới Fides nói tới việc cần thiết cho một nền hòa bình vĩnh viễn chớ không phải “ một sự ngưng bắn tạm bợ có hiệu lực trong 60 năm qua.”

Điều quan trọng là khơi động lên ước muốn của các tín hữu về sự hòa giải và sự hiệp nhất của dân tộc Korean, xây dựng hòa bình đích thực trên bán đảo Korean, chuẩn bị phúc âm hóa Bắc Korea, bằng cách giúp các tín hữu trở nên những tông đồ của hòa bình”.
 
Hai cơ xưởng biến chế rượu được vinh dự cung cấp rượu cho Đức Giáo Hoàng tại Aparecida.
Trung Ngọc
23:24 19/07/2013
JUNDIAI, Brazil Trong chuyến tông du Giáo Hoàng tới Aparecida cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2013 đã thật sự mang một ý nghĩa đặc biệt đến hai gia đình, đã được yêu cầu cung cấp rượu cho Thánh Lễ của Giáo Hoàng cũng như cho các buổi ăn trưa Giáo Hoàng. Và cả hai gia đình đều xuất thân từ Italia.



Cả hai vườn nho biến chế rượu trong tầng cấp gia đình tại vùng ngoại ô Jundiai, cách Sao Paulo khoảng 64 cây số.



Ông Clemente Maziero đã cho biết ông nội của ông xuất thân từ Italia, đã đến lập nghiệp tại đây từ cuối thập niên năm 1800 đã bắt đầu trồng nho và biến chế rượu, “chúng tôi chỉ có 10 nhân công”. Trong mùa hái nho từ tháng Giêng tới tháng Ba, ông ta phải mướn thêm 2 hay 3 người nữa.



Ông Clemente nói “Công việc gia truyền này do chính ông nội tôi đã khởi nghiệp”.

Hầm rượu đã sản xuất chỉ khoảng 60,000 lít rượu nho mỗi năm, và ông ta chỉ bán các chai rượu vang này tại các tiệm bán rượu lẻ trong vùng của ông mà thôi.



Ông cho biết “tôi không bán rượu tại các thương nghiệp lớn hay tại các cửa hàng đặc biệt, nhưng nếu thật sự họ cần thì họ tự đến mua và chuyên chở lấy”.

Ông Clemente cho biết gia đình ông thật sự được vinh dự khi được yêu cầu cung cấp 60 chai rượu vang trắng và đỏ cho Đức Giáo Hoàng cho các buổi ăn trưa với các Giám Mục và các Đại Chủng Sinh trong chuyến tông du Giáo Hoàng tại Aparecida.



Đây không phải là lần đầu tiên cơ xưởng này đã cũng cấp rượu cho Đức Giáo Hoàng. Ông Clemente cũng cho biết “vào năm 2007, khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tới Aparecida, chúng tôi cũng được yêu cầu cung cấp rượu để dùng”.

Cũng tại trong vùng cách xa không tới 5 cây số, một gia đình trồng nho Brunholi đã rất ngạc nhiên khi được yêu cầu cung cấp rượu để xử dụng cho các Thánh Lễ Giáo Hoàng.

Ông Paulo Brunholi chủ cơ xưởng biến chế rượu cũng theo gia truyền do chính cụ ông khởi nghiệp đã di dân từ Italia đến đây vào năm 1889 đã thố lộ rằng “chúng tôi đã không ngờ đến”.



Gia đình Brunholi đã sản xuất khoảng 80,000 tới 100,000 lít rượu vang mỗi năm. Họ sản xuất cả thảy 13 loại rượu, dĩ nhiên không phải tất cả rượu được biến chế từ nho tại khu doanh trại của ông.

Ông Paulo cho biết “chúng tôi phải mua nho từ miền Nam để chế biến rượu vang đỏ, nhưng dĩ nhiên chúng tôi biến chế giống như cụ ông của chúng tôi đã làm khi còn sinh thời”,

Ông nói trong vùng đã sản xuất một loại rượu ngon, với đặc sản quê hương trong vùng, hoàn toàn khác hẳn so với các vị rượu khác được bán trong các cửa tiệm.

Ông cho biết loại rượu này “có ít lượng đường cho nên hương vị đậm đà hơn”.

Ông thố lộ rằng các vị trong Giáo Hội khi đặt hàng đã yêu cầu một điều là trong số 80 chai rượu được cung cấp, tất cả đều phải dán nhãn hiệu “rượu dùng cho Thánh Lễ”.

Ông Paulo tin rằng ông được yêu cầu cùng cấp rượu cho Thánh Lễ vì gia đình ông đã chuyên cung cấp rượu lễ cho Tu Viện Biển Đức tại thành phố Sao Paulo.

Vào ngày 24/7 tới đây ông Arnaldo Brunholi là ba của ông Paolô được vinh dự ngồi hàng ghế đầu trong Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng chủ sự Tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Aparecida, để ghi nhận rằng rượu được dùng trong Thánh Lễ do Gia Đình Brunholi cung cấp. “Chúng tôi thật sự rất vinh dự khi Đức Giáo Hoàng sẽ nếm lấy một trong những loại rượu của chúng tôi”.

Rượu được cung cấp cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro sẽ được cung cấp bởi xưởng biến chế rượu Salton từ Rio Grande do Sul.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những vị khách qúi tới thăm Catalina Island, California
VIetCatholic
14:31 19/07/2013
CATALINA ISLAND - Chiều hôm qua 18.7.2013, thành phố Avalon, Santa Catalina, bất chợt được tiếp đón qúi linh mục từ xa tới thăm, thật là một nguồn vui tràn đầy. Những vị khách qúi gồm có Cha Mai Khải Hoàn, chủ tịch Tu sĩ Miền Tây Nam Hoa Kỳ, hiện ở Nam Cali; Cha Vũ Thành, nguyên chủ tịch Miền Nam Hoa Kỳ, từ Texas và Cha Bùi Huy Hoàng thuộc giáo xứ St. Vincent de Paul, Texas; Cha Nguyễn Huy Dũng thuộc giáo xứ Our Lady of Lourdes, ở Violet, New Orleans.

Cha Dũng là chuyên viên câu cá nên khi nghe nói bãi biển ở đây có nhiều cá, Cha liền rủ tất cả đi câu cá. Lần đầu tiên Cha Hoàn câu được 2 con cá mừng hết sức. Sau 45 phút đã câu được 5 con cá, định nấu canh cá, nhưng không có rọc mùng và khóm tươi, nên đành ăn món "đặc sản" Catalina mà chủ nhà đã sắp sãn khoản đãi. Bữa cơm huynh đệ, chuyện nổ như pháo rang tới mãi 10 giờ đêm mới tàn kinh...

Cuộc thăm viếng chớp nhoáng và sáng 19.7 nay các ngài vừa rời khỏi Catalina. Tuy không hẹn mà hò, nhưng thật ấm cúng chan hòa tình nghĩa huynh đệ linh mục. nhất là với Cha Vũ Thành và Cha Khải Hoàn là những người đã từng làm việc cộng tác chung với Cha Trần CôngNghị trong nhiều công tác chung của Liên Tu sĩ Roma cũng như tại Hoa Kỳ. Thật cảm động và vui vẻ...

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tọa đàm về cha Trần Lục -Bài 5: LM Phêrô Trần Lục - Danh Nhân Văn Hóa Dân Gian
Phaolô Lê Đức Long
18:11 19/07/2013
TOẠ ĐÀM VỀ CÔNG TRÌNH CHA PHÊRÔ TRẦN LỤC

LINH MỤC PHÊ RÔ TRẦN LỤC (1825-1899)
DANH NHÂN VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM


Nói về Cụ Sáu, một vĩ nhân của lịch sử cận đại, tên tuổi ngài gắn liền với Phát Diệm cũng như Nguyễn Công Trứ gắn liền với Kim Sơn. Ngài không chỉ là một giáo sĩ đạo đức nhiệt thành việc tông đồ, mà còn là một danh nhân văn hóa, có tài kinh bang tế thế.

Đức Cha Nguyễn Bá Tòng giám mục tiên khởi Việt Nam, nổi tiếng thông thái và hùng biện, được mời đi diễn thuyết nhiều nơi ở trời Âu đã ca tụng Cụ Sáu như sau: Tôi quyết rằng không có người Việt Nam nào như Cụ Sáu, và ngài nhắc đến lời Thánh ca khen ngợi Đức Maria là “Vẻ vang của Giêrusalem, là vui mừng của Israel và danh dự của dân tộc” để liên hệ đến Cụ Sáu rằng: Cụ là vẻ vang của Hội Thánh Bắc kỳ này, là vui mừng của con cái Phát Diệm, là danh dự của cả dân tộc Đông Dương chúng tôi. Bàn về một con người vĩ đại như thế thì phải cả một pho sách dầy, bởi vì Cụ Sáu là nhà truyền giáo, nhà chính trị, nhà văn hóa, nhà kiến trúc, nhà giáo dục, nhà thơ, nhưng trên hết là một cha xứ đạo đức thánh thiện, hết lòng với con chiên, để lại cho hậu thế một cuộc đời xuất chúng, một sự nghiệp phi thường vượt không gian và thời gian. Đã có rất nhiều bài viết về Ngài, ở đây tôi chỉ xin nói đến một lĩnh vực: Cụ Sáu – danh nhân văn hóa dân gian Việt Nam.

Cha Phêrô Trần Lục sinh 1825 ở làng Mỹ Quan Nga Sơn Thanh Hóa, thụ phong linh mục năm 1860 rồi lên truyền giáo ở Lạng Sơn. Nguyễn Công Trứ khai khẩn Kim Sơn 1829. Cha Tôma Kỳ mở xứ Phát Diệm được tách ra từ xứ Hảo Nho năm 1850, cha Kỳ tử đạo tháng 12/1861. Cha Anrê Dũng kế thừa cũng tử đạo chết rũ tù ở Ninh Bình tháng 5/1863. Sau 2 năm vắng cha xứ, đến năm 1865, Đức Cha Chiêu Theurel sai cha Phêrô Trần Lục về coi xứ Phát Diệm, năm đó Ngài 40 tuổi, 5 năm linh mục.

34 năm làm cha xứ, Cụ Sáu đã để lại cho Phát Diệm một quần thể kiến trúc nhà thờ vĩ đại với phong cách Á Đông tuyệt mĩ, những đường nét tinh sảo được khắc chạm trên gỗ, trên đá với văn hóa dân tộc: Tứ Linh – Tứ Quý – Lá Lật, những chủ đề Kinh thánh được phác họa với khuôn mặt Á Đông, những vầng mây, đài sen gần gũi với Phật giáo và văn hóa dân gian. Bốn Thánh sử trên nóc bốn lầu phụ của Phương đình được đắp với tư thế ngồi thiền, một cảnh chưa từng có vì tượng thánh của đạo Công Giáo khắp nơi đều tượng đứng, trừ tượng Pietà của Michelange. Vị trí đặt cũng mang một ý nghĩa từ Kinh Thánh: “Những điều anh em nghe rỉ tai thì hãy công bố trên nóc nhà”. Tôi đang nói về những nét văn hóa dân gian của Cụ Sáu trong kiến trúc xây dựng, mảng đề tài này đã nhiều người khảo sát bàn đến.

Ở đây tôi muốn nói đến văn hóa giáo dục của Ngài trong lãnh vực thơ văn, ai cũng biết đến ca vè Cụ Sáu giáo dục ở đây có cả dạy Đạo và dạy Đời. Dạy đời có 2.544 câu thơ, nội dung giáo dục nhân bản gồm: Hiếu tự ca 1088 câu, dạy đạo làm con đối với cha mẹ, bề dưới với bề trên.

Nữ tắc thường lễ 1016 câu, dạy người con gái ăn ở nết na, mẹo mực sống.

Nịch ái vong ân 440 câu, dạy người con trai biết sống và ứng xử ở đời.

Về Đạo có ca vè hạnh tích các thánh, về Đức Mẹ, về Chúa Ba Ngôi, về Thánh linh, Thánh Thể, các vãn dâng hoa tháng Đức Mẹ, Dâng hạt mùa thương khó, đặc biệt nhất là bài văn Than mồ “Đứng trước Hiếu Sơn” dài 66 câu thật sâu đậm và linh thiêng, nó mang dáng dấp ca vè trong văn chương bình dân Việt Nam, nhưng lại là lời kinh trong nghi thức phụng vụ. Tóm lược lịch sử cứu độ, kể cuộc đời Chúa cứu thế từ sinh ra, đi giảng đạo, chịu khổ hình chết trên Thánh giá và mai táng trong mồ. Chúng ta thấy gần giống như Kinh Nguyện Thánh Thể IV trong sách lễ Rôma ngày nay. Nhưng kinh nguyện Thánh Thể IV ghi lại lịch sử cứu rỗi để tạ ơn chúc tụng, còn vãn than mồ của Cụ Sáu hướng lòng giáo dân đi sâu vào mầu nhiệm thương khó và sự chết của Chúa Giêsu để sám hối đền tạ.

Còn phải kể đến kinh cầu hồn và kinh Lạy Chúa Ngôi Hai. Hai kinh này chỉ Địa phận Phát Diệm có, các địa phận khác ở Việt Nam không có. Người dân Phát Diệm đi đọc kinh giỗ cho người qua đời, hay tháng các linh hồn không thể bỏ qua kinh cầu hồn, lứa tuổi 60 – 70 trở lên ai cũng thuộc lòng. Còn kinh Lạy Chúa Ngôi Hai rất hay và thảm thiết, nói đến ơn cứu chuộc và diễn tả Tứ Chung: Chết – Phán xét – Thiên Đàng – Hỏa Ngục, giới trẻ bây giờ nghe họ bảo là rất khiếp sợ, cứ suy ngẫm kinh này thì không ai dám phạm tội nữa. Cả 2 kinh này giờ không thấy in trong sách kinh giáo phận Phát Diệm nữa.

Trở lại đề tài tham luận của tôi: Cụ Sáu – nhà văn hóa dân gian – vì Cụ đã khéo trình bày chân lý đạo với tâm thức văn hóa dân gian Việt Nam, vấn đề này Cụ đã đi trước Công đồng Vaticant II 3/4 thế kỷ, một vĩ nhân của lịch sử đóng vai trò tiên tri. Cụm từ Hội nhập văn hóa mới được ứng dụng sau Công đồng Vaticant II 1965, nhưng xa xưa thời Giáo Hội sơ khai Thánh Phaolô đã từng tuyên bố Ngài là Do Thái với người Do Thái, Hy Lạp với người Hy Lạp (1 Cr). Thánh Tôma Aquinô thì có châm ngôn này: “Điều gì được tiếp nhận, thì được tiếp nhận theo cách thế của người tiếp nhận” (quidquid recipitur, ad modum recipientis recipitur).

Để kết thúc tôi muôn nói rằng Phát Diệm có được Cụ Sáu là một ơn huệ, ơn huệ ấy để ca ngợi Chúa, cuộc đời Cụ Sáu ca ngợi Chúa, văn chương Cụ Sáu ca ngợi Chúa, Khu Thánh đường này ca ngợi Chúa, mọi người về đây ca ngợi Chúa, những phiến đá bất động sừng sững nơi Phương đình này ca ngợi Chúa, và cả nền văn hóa dân gian Việt Nam yêu quý của chúng ta cùng với Cụ Sáu cũng đang thầm lặng ca ngợi Chúa. Adorat Te silentium.

Xin trân trọng cảm ơn ./.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội
Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
21:28 19/07/2013
NHÀ THỜ CHÍNH TÒA HÀ NỘI
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên,
cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính,
để Đức Vua vinh hiển ngự vào.
(Tv 24, 7)