Ngày 18-07-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy hy vọng trong mọi hoàn cảnh
Lm Jude Siciliano OP
18:07 18/07/2014
Chúa Nhật XVI THƯỜNG NIÊN A
Khôn ngoan 12: 13, 16-19; Tvịnh 85; Rôma 8: 26-27; Mátthêu 13: 24-30

HÃY HY VỌNG TRONG MỌI HOÀN CẢNH

Có bao nhiêu người trong quý vị ít nhất một lần đã xem bộ phim Harry Potter? Phải chăng quý vị là một “Muggle”? Tôi chắc rằng quý vị đã nghe đến thuật ngữ đó, ngay cả khi quý vị không theo kịp loạt truyện Harry Potter. Trong câu chuyện, “Muggle” là người không được phú ban các năng khiếu phi thường. Tám trong số những bộ phim giả tưởng như thế này đã thu về hơn 7 tỉ đô la Mỹ! Hàng loạt sách truyện và phim ảnh kéo dài đủ lâu cho nhiều người đi từ thời thơ ấu cho đến tuổi trưởng thành. Anh trai tôi phải đợi trước một hiệu sách ở New York vào nửa đêm để mua tập hai cho con gái nhỏ của anh ấy, khi ấy mới 13 tuổi. Bây giờ cô bé đã 26 tuổi. Những loạt truyện và phim ảnh này vẫn còn phát hành. Nếu quý vị chưa xem phần cuối bộ phim, thì “Harry Potter and the Deadly Hallows: phần hai” đang được chiếu trên truyền hình cáp đó.

Loạt phim như thế này không thể có được ở Walt Disney! Chúng bao gồm trong đó một thế giới của những loài, những vật kỳ lạ. Nhiều thứ ác thần. Chẳng hạn như Severus Snape, kẻ thù lâu năm của Harry. Thỉnh thoảng ông ta bị đóng khung bởi một cửa sổ hình quan tài. Có một con rồng bạch phun lửa. Kế đó có kẻ thù không đội trời chung của Harry là Lord Voldermort. Ông ta quá tàn ác đến nỗi dân chúng không dám nhắc đến tên ông. Ông ta được gọi là “kẻ chẳng bao giờ được nhắc đến”. (Một phụ nữ, sau cuộc ly dị cay đắng, đã gọi chồng cũ của mình là Lord Voldermort - nhưng đó lại là một câu chuyện khác!)

Những người tốt trong câu truyện như là Harry, Hermione, Ron có được khả năng nào? Họ rất tử tế, trong sáng, có thiện ý. Thế lực chống lại họ là kẻ ác hết sức quỷ quyệt, hùng mạnh và già đời. Bộ phim không tô vẽ, cũng không xem nhẹ các mối đe dọa chống lại người tốt và liêm chính. Đoạn cuối phim là cái chết của một vài nhân vật đáng yêu. Hãy nhắm mắt lại nếu như quý vị không muốn thấy kết cục đó - nhưng Dumbledore đã chết!

Với tất cả thế lực bóng tối dường như bất khả chiến bại như vậy, người ta khó có thể chờ đợi đến phần cuối để biết câu truyện sẽ kết thúc như thế nào. Trẻ em, cũng như những người lớn, luôn hy vọng sự thiện sẽ chiến thắng và điều ác cuối cùng sẽ bị đánh bại. Nhưng rõ ràng là trong phim, điều đó không dễ dàng chút nào. Có cuộc tranh đấu và sự đau thương trước khi chiến thắng. Đã có lúc người ta nghi ngờ chiến thắng của sự thiện. Wikipedia ví các cốt truyện trong loạt truyện Harry Potter như là các ngụ ngôn Kitô giáo. Không khó để hiểu tại sao. Chúng có nhiều điểm chung với dụ ngôn hôm nay.

Dụ ngôn chúng ta nghe hôm nay là một câu chuyện với chủ đề tương tự. Có một cánh đồng gồm cả hạt giống tốt và cỏ dại; một cuộc xung đột giữa thiện và ác. Các đầy tớ tỏ ra lo lắng. Họ đặt các câu hỏi tương tự như của chúng ta: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?” Có lẽ chúng ta thêm vào: “Cuối cùng, liệu các cây cỏ lùng có lấn át lúa không?”

Dụ ngôn phản chiếu lại cuộc đời Đức Giêsu. Người là hạt giống tốt được gieo trồng giữa chúng ta. Trong suốt sứ vụ của Người, kẻ thù đã gieo cỏ lùng nhằm chống lại Người. Ngay cả giới chức tôn giáo - những người Đức Giêsu muốn thuyết phục làm đồng minh - cũng gieo cỏ lùng. Thoạt tiên ác thần đã thắng, Đức Giêsu bị nghiền nát. Nhưng điều quan trọng là câu chuyện không dừng ở đó. Thiên Chúa đã làm cho Đức Giêsu chỗi dậy từ cõi chết. Cuối cùng, không còn nghi ngờ gì nữa, sự thiện sẽ chiến thắng.

Một người nào đó cố gắng an ủi một phụ nữ có chồng vừa mất rằng: “Thiên Chúa không bao giờ để cho bà phải vượt quá sức chịu đựng đâu”. Dụ ngôn muốn nói rằng Thiên Chúa không hành động theo cách đó. Ông chủ gieo trồng “giống tốt” và ông không màng tới sự hiện diện của kẻ thù. Khi được hỏi về điều đó, ông trả lời thật rõ ràng : “Kẻ thù đã làm đó!” Không thể đổ lỗi cho Thiên Chúa khi những điều xấu xảy ra cho chúng ta. Câu nói “Kẻ thù đã làm đó” có thể không phải là một câu trả lời rõ ràng và trọn vẹn chúng ta mong muốn. Nhưng rõ ràng là chúng ta không thể đổ lỗi cho Thiên Chúa vì cỏ lùng.

Ông chủ căn dặn những người làm công, cảnh báo họ không được vội vàng nhổ bỏ cỏ lùng. Điều đó ngụ ý một câu hỏi được đặt ra cho chúng ta rằng: “Anh có chắc rằng anh biết đâu là cây cỏ lùng và đâu là cây lúa không?” Tôi thích câu chuyện về thử vai của Fred Astaire. Vị giám khảo ghi nhận xét như sau: “Không thể nhập vai. Hơi hói đầu. Biết khiêu vũ một chút”. Astaire đã đóng khung và treo nhận xét đó trên lò sưởi. Bạn chẳng thể biết mọi chuyện cho dù đã trải qua kinh nghiệm thực thế.

Sự dữ bắt nguồn từ đâu: phải chăng từ các tệ nạn mà chúng ta vật lộn nhằm bảo vệ con cái của mình; tai họa có thể lẻn vào và thậm chí có thể làm đảo lộn các dự kiến làm điều thiện của chúng ta; và có lẽ làm ngã lòng tất cả, sự dữ cũng xuất hiện trong Hội Thánh từ khi được thiết lập? Sự dữ như thế này và còn hơn thế nữa có thể làm chúng ta ngã lòng và lạc hướng. Quý vị nghĩ rằng Kinh Thánh sẽ cho chúng ta một câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi quan trọng như vậy. Nhưng dường như Kinh Thánh lặng thinh về vấn đề này. Điều rõ ràng từ dụ ngôn này là ông chủ không phải là nguồn gốc của cỏ lùng. Không phải chính Thiên Chúa mang đến cho chúng ta bệnh tật hay nhiều lần khốn khó. Cũng không như những gì người ta nói khi chúng ta đang phải chịu đựng đau khổ: “Chúa đang thử thách đức tin của chúng ta”.

Dụ ngôn đề nghị người khôn ngoan hãy nắm lấy cơ hội. Bạn không vui mừng sao khi mà dụ ngôn cho chúng ta thời gian làm được nhiều việc trong đời mình? Chúng ta có thời gian và không bị xét xử vội vàng. Dụ ngôn là câu chuyện của quà tặng ân sủng và thời gian: thời gian để thay đổi và ân sủng để làm biến đổi những gì chúng ta phải thực hiện.

Dụ ngôn này bảo đảm rằng Chúng ta không làm việc một mình. Ông chủ cánh đồng đã đầu tư nhiều cho chúng ta và hết sức quan tâm đến cuộc sống của chúng ta. Dụ ngôn là một câu chuyện về lòng xác tín. Chắc chắn rằng sẽ có một vụ gặt bội thu, cho dù lúc này chưa thể nói đến. Điều cốt yếu của dụ ngôn này chính là niềm hy vọng - ngay cả khi không có cơ sở rõ ràng, chúng ta vẫn có thể hy vọng.

Dụ ngôn này dành cho:
• Những cặp vợ chồng có được hy vọng khi họ đến tư vấn với chuyên viên về hôn nhân gia đình để hàn gắn những rạn nứt trong mối quan hệ của họ.
• Các sinh viên có được hy vọng và trong suốt thời gian nghỉ lễ Phục Sinh sẽ đến Appalachia để làm nên một sân chơi học đường cho các trẻ em.
• Những người đang đấu tranh với cỏ lùng của căn bệnh trầm trọng ăn sâu vào cơ thể và hy vọng rằng Thiên Chúa ở gần và là sức mạnh của họ.
• Những người đang cố gắng chấm dứt cơn nghiện hay từ bỏ một thói quen xấu. Đôi khi chúng ta không chắc có thể thực hiện được điều đó, nhưng hãy nghe lời hứa trong dụ ngôn này. Ông chủ sẽ không để cho cỏ lùng chiến thắng đâu.
• Những người nghiêm túc chuẩn bị tham gia vào sự rối ren và cỏ lùng của đấu trường chính trị, với hy vọng sẽ tạo nên sự khác biệt tốt cho cộng đồng.

Trong Thánh lễ này, cùng với bánh và rượu, chúng ta dâng cuộc chiến hiện tại chúng ta đang bị cuốn vào: cố gắng làm điều tốt và không ngã lòng dù có chống đối. Chúng ta cử hành Thánh lễ, lời kinh tạ ơn của ta dành cho Ông Chủ của cánh đồng, Đấng nuôi dưỡng chúng ta bằng sự hiện diện sống động của Đức Giêsu, Người trung thành với Thiên Chúa trong suốt cuộc đời, dù cho cỏ lùng đang cố gắng bóp nghẹt điều tốt lành Người đang thực hiện.

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đa Minh Gò Vấp


16th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Wisdom 12: 13, 16-19; Psalm 86; Rom 8: 26-27; Matthew 13: 24-30

How many of you have seen at least one Harry Potter movie? Are you a "Muggle?" I am sure you’ve heard that term, even if you haven’t kept up with the Harry Potter series. A Muggle is a person who lacks the magical gifts of the characters in the story. There have been eight of these fantasy films and they have grossed over $7 billion! The series of books and films have lasted long enough for some people to go from childhood to adulthood. My brother waited at a bookstore in New York at midnight to purchase the second volume for his young daughter, who was then 13 years old. Now she is 26. The books and movies are still in circulation. If you haven’t caught the last of them, "Harry Potter and the Deadly Hallows: Part Two" is currently running on cable television.

These movies are hardly Walt Disney! They contain a world of strange creatures. Some are out right evil. For example, Severus Snape, Harry’s longtime nemesis. He is sometimes framed by a coffin-shaped window. There is a fire-breeding albino dragon. Then there is Harry’s arch enemy, Lord Voldermort. He is so evil people don’t even mention his name. He is called, "the name that shall not be mentioned." (A woman, after a nasty divorce, referred to her former husband as Lord Voldermort – but that’s another story!)

What chance do the good people in the story have – Harry, Hermione, Ron? They’re so good, clean-cut, well intentioned. The forces against him are so powerful, ancient, insidious and deeply evil. The series doesn’t sugarcoat or easily push aside the threats against the good and upright. In the last episode there are some deaths of beloved characters. Close your eyes if you do not want to know – but Dumbledore dies in the last film!

With all the forces of the dark side seeming so invincible, people could hardly wait for the last episode to see how the story would end. Children, as well as adults, were hoping that goodness would triumph and evil finally be overcome. But it was clear in the film that it wasn’t going to be easy. There were struggle and pain before it was all over. For a while, the outcome was even in doubt. Wikipedia likens the plots of the Harry Potter series to Christian allegories. It is not hard to see why. They have a lot in common with today’s parable.

The parable we hear today is a tale with a similar theme. There is a field with good seed and weeds; a conflict between good and evil. The workers express concern. They ask questions similar to the ones we would ask, "Master, did you not sow good seed in your field? Where have the weeds come from?" We might have added, "Will the weeds win out at the end?

The parable reflects Jesus’ life. He is the good seed planted among us. Throughout his ministry his enemies sowed weeds against him. Even religious people, whom he wanted to win over as allies, yielded weeds. At first evil won the day; Jesus was crushed. But here’s the bottom line: the story didn’t end there. God raised Jesus from the dead. Finally, despite all doubt, goodness is the end of the story.

Someone said the other day, trying to console a woman whose husband had died, "God will never give you more than you can bear." The parable suggests that’s not how God works. The owner plants "good seed"and is not oblivious to the presence of evil. When asked about it, his response is very clear, "An enemy has done this!" Can’t blame God when bad things happen to us. "An enemy has done this," may not be a complete or the specific answer we would like. But it is clear we can’t blame God for the weeds.

The owner cautions workers, warning them not to be so hasty ripping up the weeds. Implied is a question that is posed to us, "Are you so sure you know which are the weeds and which is the wheat?" I love the story about Fred Astaire’s screen test. The testing director wrote his evaluation: "Can’t act. Slightly bald. Can dance a little." Astaire had the memo framed over his fireplace. Despite our current experience – you never know.

Where does all the evil come from: the evils we struggle to protect our children from; the evil that seeps into and can mess up even our best plans to do good; and perhaps most discouraging of all, the evil that has been present in the church since its very foundation? Evil like these and so much more, can discourage and derail us. You would think that the Bible would give us a definitive answer to such an important question. But it’s almost silent on the subject. What is very clear from this parable is that the owner is not the source of the weeds. It’s not God who gives us sickness or hard times. It’s not what some people say to us when we are burdened, "God is testing your faith."

Aren’t you glad that we don’t have to be the final judge of the world? The parable suggests someone who knows, will take care of that. Aren’t you glad the parable grants time for us to work things out in our lives? We have been given time; we haven’t been judged hastily. There is a gift of grace and time in the parable: time to change and the grace to make the changes we must make.

There is also reassurance in this parable. We are not on our own. The owner of the field has invested a lot in us and is vitally concerned about how our lives are going now. The parable is story of confidence. There is no doubt that there will be a fruitful harvest, even if in the present it’s hard to tell. The bottom line of the parable is hope – even without overwhelming proof, we can have hope.

The parable is for:
• married couples who have hope when they go to a marriage counselor to work through weeds in their relationship.
• college kids who have hope and during Easter break go to Appalachia to work on a school playground for kids.
• those struggling with the weeds of serious illness sewn into their bodies and have hope that God is close and is their strength.
• those trying to end an addiction or break a bad habit. Sometimes we are not sure we can do it, but we hear a promise in this parable. The owner will not let weeds triumph.
• those decent people who enter into the tangles and weeds of the political arena, hoping to make a difference for the good in the community.

At this Eucharist, along with the bread and wine, we offer the struggle we are currently involved in: trying to do the right thing and not getting discouraged despite opposition. We celebrate Eucharist, our prayer of thanks to the Owner of the field, who nourishes us with the living presence of Jesus, who was faithful to God throughout his life, despite the weeds that tried to choke the good that he was doing.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thượng Phụ Canđê Louis Raphael I Sako kêu gọi các dân biểu Iraq nghĩ tới tương lai đất nước
Linh Tiến Khải
05:45 18/07/2014
BAGHDAD: Ngày 15 tháng 7 vừa qua Đức Cha Louis Rapharel I Sako, thượng phụ Công Giáo Canđê đã thiết tha kêu gọi các dân biểu Quốc Hội Irak mau chóng thành lập tân chính phủ để tránh cho đất nước khọi rơi vào cảnh hỗn loạn.

Trong thư ngỏ gửi các dân biểu quốc hội Đức Cha Sako khẳng định: cho tới nay các cuộc họp của Quốc hội nhằm thành lập một tân chính quyền đã không đi tới đâu. Xin qúy vị và các đảng phái chính trị toàn nước biết cho rằng đất nước Irak đang rơi vào cảnh hỗn loạn, vì thế không đựơc mất thì giờ. Hợp tiếng nói khiêm tốn của tôi với tiếng nói của các vị lãnh đạo Hồi Sciít và Sunnít tôi xin qũy vị nhanh chóng bầu ba vị lãnh đạo để tránh cho đất nước khỏi rơi vào tình trạng vô chính phú, hỗn loạn và phân hóa.

Đức Thượng phụ Sako cũng đề nghị các dân biểu đọc một lời kinh đơn sơ ngài đã soạn trước các cuộc họp. Lời kinh viết: ”Lậy Chúa, xin trợ giúp chúng con, để chúng con có thể đổi thoại với nhau và hiểu biết nhau, xa lánh mọi hẹp hòi và óc bè phái. Lậy Chúa, xin giúp chúng con phổ biến hòa bình và an ninh cho dân tộc chúng con, như thế đất nước Irak có thể chiến thắng ra khỏi mọi vấn đề của mình. Amen”

Mặt khác các giới lãnh đạo tôn giáo Irak cũng đã yêu cầu Liên Hiệp Âu châu giúp chấm dứt nội chiến gây nguy cơ cho tương lai đất nước Irak và các tôn giáo thiểu số. Trước tình hình nghiêm trọng tại Irak Hội đồng Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ đã mời vài vị lãnh đạo của Giáo Hội địa phương tới Bruxelles để gặp gỡ ông Herman van Rompuy, Chủ tịch Hội đồng âu châu và giới lãnh đạo Liên HIệp Âu châu. Sáng kiến này nằm trong chương trình cộng tác giữa Tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ và Liên Hiệp Âu châu tạo sự gặp gỡ giữa các vị lãnh đạo chính trị âu châu với các chứng nhân của các Giáo Hội đang gặp khó khăn như Pakistan, Ai Cập, Siria, và Cộng hòa Trung Phi.

Đức Thượng phụ Louis Sako cho biết thiểu số kitô tại Irak hiên nay rất suy yếu. Nếu không có một giải pháp hòa bình cho Irak, thì sẽ chỉ còn một sự hiện diện kitô biểu tượng. Và điều này sẽ là sự kết thúc lịch sử Giáo Hội tại Irak. Đức Cha Sako cũng cho biết từ sau cuộc xấm chiếm của lực lượng ISIL, rất nhiều kitô hữu và cả các tín hữu hồi đã bỏ nhà cửa ruộng vườn trong tay các dân quân hồi thánh chiến, và đến trú ngụ trong các cơ cấu của Giáo Hôi hay trong các gia đình kitô ở các làng bên cạnh. Giáo Hội trợ giúp mọi người không phân biệt ai. Tuy là một thiểu số sống sót sau các năm bạo lưc và bách hại có hệ thống, nhưng Giáo Hội có thể góp phần làm trung gian trong cuộc xung đột và tạp thuận tiện cho các liên lạc với cộng đồng quốc tế (ZENIT 15-7-2014)
 
Cấy tủy, niềm hy vọng mới cho các em bị bệnh ung thư máu
Linh Tiến Khải
05:47 18/07/2014
Phỏng vấn bác sĩ Alice Bertaina, chuyên viên nghiên cứu thuộc khu vực Ung thư máu của Nhà thương Chúa Giêsu Hai Đồng ở Roma

Ung thư là một trong các thứ bệnh khiến cho nhiều người chết nhất trên thế giới hiện nay. Bản tường trình Globocan do ”Ủy ban quốc tế nghiên cứu ung thư” của Liên HIệp Quốc công bố năm 2014 cho biết số người bị bệnh ung thư trên thế giới đã gia tăng 11% trong bốn năm qua với hơn 14 triệu trường hợp bị bệnh trong năm 2012. Trong cùng năm 2012 đã có 8,2 triệu người chết vì bệnh ung thư, trong đó có 4,2 triệu tuổi từ 30 tới 69. Và tình hình sẽ không tốt đẹp hơn trong hai mươi năm tới, vì người ta ước tình rằng số người bị bệnh ung thư trên thế giới sẽ gia tăng 75%, tức sẽ lên tới 25 triệu. Trên đây là vài dữ kiện báo động được phổ biến trong ”Ngày quốc tế chống bệnh ung thư” mùng 4 tháng 2 năm 2014.

Bản tường trình Globocan năm 2012 cho biết dựa trên các dữ kiện thu thập tại 184 quốc gia có 28 loại ung thư giết người. Đứng đầu là ung thư phổi với hơn 1,8 triệu người chết, tức chiếm 13% tổng số nạn nhân. Tiếp đến là ung thư vú nơi phụ nữ với 1,7 triệu người chết trong năm 2012, tức chiếm 11,9%, gia tăng 20% so với năm 2008. Và số phự nữ chết cũng gia tăng 14%, tức 522 ngàn người.

Ông David Forman, trưởng ban thông tin của Ủy ban quốc tế nghiên cứu ung thư, cho biết ung thư vú là hình thức phổ biến nhất, và là lý do thông thường nhất gây thiệt mạng nơi nữ giới, kể cả tại các quốc gia ít phát triển. Ung thư tử cung cũng là hình thức khiến cho hàng năm có 528 ngàn trường hợp mới, và là loại ung thư thứ bốn gây tử vong cho phụ nữ. Liên quan tới vùng địa lý có 70% các trường hợp xảy ra trong các nước đang trên đường phát triển, và chỉ nội Ấn Độ đã chiếm một phần năm.

Vẫn theo thống kê của bản tường trình Globocan, hằng năm tại Bắc Mỹ cứ mỗi 100 ngàn phự nữ có 6,6 người bị ung thư và 2,5 người bị chết. Trong khi tại miền nam sa mạc Sahara bên Phi châu cứ 100 ngàn phụ nữ thì có 34,8 người bị ung thư và 22,5 người bị bị chết, tức cao gấp 5 và gấp 9 lần so với Bắc Mỹ. Theo các chuyên viên số phụ nữ tại các nước nghèo chết vì ung thư vú và ung thư tử cung cao hơn các nước giầu vì kiểu sống khác nhau, và vì tại các nước nghèo ngành y tế thiếu các hệ thống và phương tiện y khoa tân tiến giúp chụp hình, soi rọi và thử nghiệm.

Trong số các lý do gây ra bệnh ung thư có sự kiện các loại thực phẩm không tươi bổ, bị ô nhiễm, hay chứa qúa nhiều hóa chất, ngay từ lúc bắt đầu chăn nuôi súc vật, chuẩn bị, đóng hộp bảo quản, cho tới khi tới bàn ăn của người tiêu thụ. Các thứ rau trái cũng theo cùng các tiến trình bị nhiễm độc như thế. Thêm vào đó là mọi thứ hóa chất sử dụng trong cuộc sống thường ngày đơn sơ như: thuốc giặt, thuốc tẩy, các chất để rửa đĩa bát vv... từ từ mỗi ngày một chút, cũng góp phần tạo ra bệnh ung thư.

Ngoài các loại khói xe, khói của đủ mọi thứ nhà máy kỹ nghệ, bụi bẩn, còn có khói thuốc lá cũng gây ung thư. Hiện nay trên thế giới có hơn 1 tỷ người hút mỗi năm 6 ngàn tỷ điếu thuốc. Tính trung bình mỗi người hút khoảng 6,5 kí lô thuốc mỗi năm, trung bình mỗi năm 1600 điếu. Từ năm 1970 tới nay số người hút thuốc tại các nước đang trên đường phát triển gia tăng 67%, nhưng cũng gia tăng tại các nước kỹ nghệ tân tiến. Trung quốc trở thành nước được các nhà sản xuất thuốc lá nhắm tới nhất, vì có tới 300 triệu người hút thuốc và hàng năm hút 1.889 tỷ điếu thuốc.

Theo tổ chức Sức Khỏe Thế Giới thuốc lá là lý do gây ra 20% trường hợp tử vong tại các nước phát triển. Nó là lý do gây ra 90-95% bệnh ung thư phổi, 80-85% bệnh cuống phổi kinh niên, và 20-25% các thứ bệnh tim mạch, hay bộ máy tuần hoàn. Mỗi năm trên thế giới có 3 triệu người chết vì khói thuốc. Từ 2 triệu năm 1995 số người chết vì hút thuốc tại các nước kỹ nghệ sẽ tăng lên 3 triệu trong năm 2025. Trong khi tại các nước đang trên đường phát triển từ 1 triệu trong năm 1995 sẽ tăng lên 7 triệu trong năm 2025. Lý do chết vì hút thuốc gồm 94% là ung thư phổi, 69% ung thư cuống họng và vòm họng, 18% các loại ung thư khác, 82% là vì các bệnh kinh niên của đường hô hấp, 31% vì bệnh suyễn, 34% các bệnh về bộ máy tuần hoàn, và 35% các loại bệnh khác.

Ông Christopher Wild, giám đốc Ủy ban quốc tế nghiên cừu ung thư của Liên hIệp Quốc nói: ”Số bệnh nhân ung thư gia tăng trên thế giới là một chướng ngại trầm trọng đối với sự phát triển và hạnh phúc của nhân loại. Các dữ kiện mới này gửi một tín hiệu mạnh mẽ liên quan tới mọi cộng đoàn và mọi quốc gia trên thế giới, không trừ ai”. Thật thế Bản tường trình Globocan năm 2014 xác nhận sự không đồng đều trong việc chữa trị và kiểm soát bênh ung thư tại nhiều nước khác nhau trên thế giới. Số người chết vì bệnh ung thư đang gia tăng cách đáng ngạc nhiên giữa các nước nghèo nhất. Một cách đặc biệt số người sẽ chết vì bệnh ung thư trong năm 2025 gia tăng 80%

Trong số các thứ bệnh ung thứ cũng có bệnh ung thư máu, và có nhiều trẻ em bị bệnh này. Nhưng với phương pháp cấy tủy mới, người ta hy vọng số tử vong sẽ giảm trong tương lai.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bải phỏng vấn nữ bác sĩ Alice Bertaina, chuyên viên nghiên cứu thuộc khu vực Ung thư máu của Nhà thương Chúa Giêsu Hài Đồng ở Roma.

Hỏi: Thưa bác sĩ Alice, các bác sĩ nhà thương Chúa Hài Đồng Giêsu ở Roma trong đó có bác sĩ, đã khám phá ra một phương cách cấy tủy mới, bằng cách lấy tủy của cha mẹ và lèo lái tế bào để cho nó hợp với tủy của đứa con và cấy cho đứa con bị bệnh ung thứ máu. Đây là niềm hy vọng mới cho các trẻ em bị bệnh có đúng thế không?

Đáp: Vâng, với kiểu lèo lái tế bào này, từ nay trở đi có thể dùng các tế bào tủy gốc của cha hay mẹ và cũng đạt được các kết qủa y như khi người ta dùng các tế bào gốc của một người anh em hay của một người hiến tủy phù hợp với người nhận. Kỹ thuật này không dự kiến lấy tủy, mà chỉ hứng lấy máu trong mạch ngoại biên, chẳng hạn như của mạch máu cánh tay, và làm việc trên các tế bào trong phòng thí nghiệm. Chỉ có các tế bào xấu là bị loại trừ, nghĩa là các tế bào có thể tấn công cơ phận của người nhận, trong khi các tế bào tốt đều được giữ lại để cấy vào tủy người nhận, tức các tân tế bào tặng che chở người bệnh khỏi các nhiễm trùng, liên quan tới các bệnh ung thư không nặng, và cả đối với các bệnh ung thư máu tái phát nữa.

Hỏi: Có nhiều bệnh nhân ung thư máu không tìm ra người cho tủy phù hợp, và khả thể hai anh em phù hợp với nhau chỉ được 25 phần trăm các trường hợp thôi, có phải thế không thưa bác sĩ?

Đáp: Giá trị và tầm quan trọng của phương pháp mới này là chính nơi khả thể trao ban một cơ may cho người không có may mắn có được người cống hiến tế bào thích hợp trong gia đình. Vì chỉ có 25% trường hợp là có người thân trong gia đình có tế bào thích hợp mà thôi. Hay không thể tìm ra người cho thích hợp trên danh sách các người hiến tủy xương hay máu lấy từ nhau. Mặc dù tinh thần liên đới rất cao của những người hiến tủy xương và của các bà mẹ hiến cuống rốn của con họ khi chúng sinh ra, vẫn còn có một số đông khoảng 30-40% các bệnh nhân ung thư máu không tìm ra các người cho thích hợp. Chính vì thế trong các năm qua chúng tôi đã tập trung cố gắng nơi việc đưa ra một phương pháp mới cho phép sử dụng các tế bào gốc của cha hay của mẹ bệnh nhân.

Hỏi: Kỹ thuật này đã được thử nghiệm trên 23 trẻ em. Nó đã đạt được các kết qủa nào, thưa bác sĩ?

Đáp: Nghiên cửu này liên quan tới việc cấy tủy cho 23 trẻ em bi bệnh ung thư máu nhẹ, nghĩa là các trẻ em bị ung thư máu vì hồng huyết cầu bị suy yếu và hủy diệt, hệ miễn nhiễm bị thiếu hụt trầm trọng, hay giảm hồng huyết cầu di truyền thiếu chất đạm sửa chữa yếu tố di truyền DNA. Số trẻ em khỏi bệnh sống sót đạt 90%, nghĩa là số phần trăm khỏi bệnh rất cao so với việc cấy tế bào cúa một người anh em hiến tủy trong cùng một gia đình.

Hỏi: Như thế trẻ em bị bất cứ loại ung thư máu nào cũng có thể chữa trị với phương pháp mới này, chứ không phải chỉ có trường hợp hệ thống miễn nhiễm bị thiếu hụt thôi, có phải thế không thưa bác sĩ?

Đáp: Chúng tôi cũng đã thử nghiệm cùng kỹ thuật này cho các loại ung thư máu trên 70 trẻ em, và các kết qủa đạt được đã thật đặc biệt. Bởi vì trong trường hợp này khả thể lành bệnh lến tới 80%. Nghĩa là rất cao, nếu chúng ta nói tới các trẻ em bị ung thư máu nặng.

Hỏi: Đây là bằng chứng cho thấy việc đầu tư vào lãnh vực này thật đáng công, có đúng thế không thưa bác sĩ Alice?

Đáp: Vâng tuyết đối đúng rồi. Tôi cũng xin nhấn mạnh rằng đây là một nghiên cứu phần lớn đã được tài trợ bởi ”Hiệp hội nghiên cứu Italia chống ung thư”, nghĩa là nhờ tình liên đới của tất cả mọi người dân Italia đã đóng góp cho tổ chức để tổ chức trợ gúp tài chánh cho công trình nghiên cừu của chúng tôi đạt các kết qủa tốt đẹp. (RG 7-7-2014)
 
Allô? Tôi là Phanxicô đây”: một cuốn sách trình bầy đặc sủng truyền thông của Đức Thánh Cha Phanxicô
Linh Tiến Khải
05:49 18/07/2014
”Allô? Tôi là Phanxicô đây”. Đó là tựa đề cuốn sách trình bầy kiểu truyền thông cách mạng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong gần một năm rưỡi giữ chức vụ Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ. Cuốn sách duyệt qua các kiểu truyền thông Đức Thánh Cha Phanxicô dùng: từ các cú điện thoại trực tiếp cho tới các sứ điệp ngắn phóng lên mạng Tweeter, từ các bài giảng thánh lễ cử hành mỗi sáng trong nguyện đường Nhà trọ thánh Marta cho tới các bài huấn dụ trong các buổi tiếp kiến ngày thứ tư hàng tuần hay đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật với tín hữu và du khách hành hương, cũng như các diễn văn và bài giảng trong các chuyến công du và viếng thăm mục vụ trong và ngoài nước Italia. Chính kiểu truyền thông của Đức Thánh Cha lôi cuốn tín hữu tuốn về Roma, đạt con số kỷ lục vượt cả thời Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.

Sự kiện Đức Thánh Cha Phanxicô là một nhà truyền thông qua các lời nói, cử chỉ của ngài là điều ai cũng nhận ra ngay trong những lần xuất hiện đầu tiên sau khi ngài được Hồng Y Đoàn bầu làm Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ. Sự đơn sơ, không trịnh trọng quan cách ngay trong thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y cho chúng ta thấy điều đó. Sau Phúc Âm ngài đứng giảng như một cha sở, chứ không ngồi như các Giáo Hoàng thường làm. Tiếp đến sau thánh lễ thay vì ngồi trên ngai, ngài đứng bắt tay các Hồng Y và nhận sự vâng phục của các vị. Đến lượt Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài Gòn, khi nghe Đức Hồng Y tự giới thiệu ngài nói ngay ”Giáo Hội Việt Nam tử đạo”, rồi khiêm nhường cúi xuống hôn tay và nhẫn Đức Hồng Y, qua đó ngài hôn Giáo Hội tử đạo Việt Nam. Ngài cũng làm như thế đối với Đức Hồng Y Hồng Kông.

Từ khi làm Giáo Hoàng Đức Phanxicô ở lại trong nhà trọ thánh Marta chứ không ở trong Dinh Tông Tòa. Sáng nào ngài cũng dâng thánh lễ có các linh mục đồng tế và tín hữu tham dự, và giảng sau Phúc Âm. Các bài giảng của ngài đơn sơ, ngắn gọn, nhưng rất cụ thể, dễ hiểu và không kém phần sâu sắc.

Ước muốn gần gũi và tiếp xúc trực tiếp với dân chúng khiến cho Đức Thánh Cha Phanxicô từ chối dùng xe díp bọc kính chắn đạn trong các chuyến công du và trong các buổi tiếp kiến chung. Mỗi khi bắt đầu buổi tiếp kiến hay học Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngài luôn nói: ”Chào anh chị em” đơn sơ như người thân hay bạn bè chào nhau. Buổi tiếp kiến sáng thứ tư hàng tuần chính thức bắt đầu lúc 10 giờ 30, nhưng Đức Phanxicô bao giờ cũng ra quảng trường trước 45 phút để chào dân chúng, hôn các trẻ em, vuốt ve, xoa đầu các em, bắt tay tín hữu. Đôi khi gặp các cụ già bổn đạo cũ của ngài tại Buenos Aires réo gọi, ngài nhận ra họ và bảo tài xế dừng xe díp để ngài xuống ôm hôn và nói chuyện với các cụ. Cũng thường xảy ra là các nhóm trẻ réo gọi và ngài xuống bắt tay hỏi chuyện các em.

Khi lên tới khán đài Đức Phanxicô bao giờ cũng bắt tay chào các Đức ông và linh mục thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh có nhiệm vụ giới thiệu các nhòm hành hương, tóm tắt bài huấn dụ và dịch lời chào của ngài bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Huấn dụ thường chỉ dài 10 phút và kể cả các lời tóm tắt và lời chào nữa, tổng cộng là 30 phút. Nhưng sau khi ban phép lành cho mọi người Đức Thánh Cha còn đứng chào các Hồng Y, Giám Mục, linh mục, nhân viên ngoại giao đoàn và khách, có khi cả trăm người. Tiếp đến ngài chào và nói chuyện với tín hữu đứng hai bên khán đài, rồi tới phiên các cặp vợ chồng mới cưới. Khi có đông người bệnh và tàn tật ngồi trên xe lăn, Đức Thánh Cha dành giờ để chào, hôn, vuốt ve và nói chuyện với họ có khi cả giờ đồng hồ. Trong những ngày hè nóng nực, các bệnh nhân và người tàn tật được tụ tập trong đại thính đường Phaolô VI. Đức Thánh Cha đến chào và ban phép lành cho họ trước khi ra quảng trường chào tín hữu và chủ sự buổi tiếp kiến chung.

Mỗi một buổi tiếp kiến chung đều vui như lễ hội, các trẻ em và học sinh la hét và không ngớt réo gọi tên Đức Thánh Cha. Hàng chục trẻ em, có em mới mấy tháng, được các cận vệ bế lên cho Đức Thánh Cha hôn, chúc lành và vuốt ve, xoa đầu các em, khiến cho các bà mẹ rất vui sướng. Thỉnh thoảng có em nhát, sợ qúa khóc thét lên, nhưng cũng có em cứ ôm lấy cổ và nắm áo Đức Thánh Cha và không muốn rời nữa. Một đôi khi có em dạn hơn vượt rào cản chạy lên xe díp của Đức Thánh Cha ôm chân ngài và xin ngồi trên ghế của ngài. Đức Thánh Cha mỉm cười cho phép và nói chuyện với em. Trong các buổi tiếp kiến tín hữu thường tặng ”mũ calốt” trắng cho Đức Thánh Cha. Thời gian ban đầu ngài lấy mũ mới đội ngay và cho họ cái mũ của ngài để làm kỷ niệm. Sau này có lẽ có cái không vừa, nên ngài chỉ lấy mũ giáo dân muốn tặng đội lên đầu rồi trả lại cho họ. Tín hữu cũng tặng khăn, tặng áo thun Đức Thánh Cha. Và cũng có người đưa nước ngọt cho ngài uống. Ngài đơn sơ cầm uống ngay. Chính cung cách yêu thương, giản dị, đơn sơ, không kiểu cách này đã lôi kéo tín hữu và du khách năm châu tuốn về Roma để gặp gỡ vị Chủ Chăn Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Nó chúng minh cho đặc sủng truyền thông của Đức Phanxicô.

Sau đây chúng tôi xin gửi gới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Massimo Enrico Milone, tác giả cuốn sách nói trên và là người phụ trách đài phát thánh Rai Vatican.

Hỏi: Thưa ông Milone, cuốn sách trên đây của ông có dạng thái như thế nào?

Đáp: Nó là một loại ghi chép nhật ký dọc dài một năm các suy tư mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn hiến tặng cho các nhân viên truyền thông xã hội, và ngài đã muốn làm liên quan tới lãnh vực truyền thông. Hầu như nó là một loại Thông điệp về truyền thông xã hội. Ngay sau Mật nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng, Đức Phanxicô đã xin kể lại sự thật, lòng tốt và vẻ đẹp. Sự cách mạng này của tinh thần, cuộc cách mạng của một Giáo Hội, cống hiến đề nghị cách mạng của Tin Mừng, hai ngàn năm sau, trong chìa khóa tân tiến của sự đồng hành với tín hữu và những người không tin. Từ chuyến công du đầu tiên sang Rio de Janeiro cho tới bài phỏng vấn dành cho nguyệt san Văn Minh Kitô, cho tới cuộc nói chuyuện với ông Scalfari, các cuộc điện thoại, các tư tưởng đưa lên mạng Tweeter, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đi qua đi lại và thăm lại tất cả các khoản luật của việc truyền thông tấn tiến,

Hỏi: Từ các cuộc nói chuyện bằng điện thoại cho tới các tư tưởng của ngài, từ các bài giảng cho tới các chuyến công du quốc tế, kiểu truyền thông của Đức Thánh Cha Phanxicô di chuyển từ cá nhân sang tập thể, và đây là điều khiến cho người ta rất thích. Có thể nói tới Đức Thánh Cha Phanxicô như một trong những nhà truyền thông lớn nhất thế kỷ XX không thưa ông?

Đáp: Chắc chắn là có thể rồi. Đức Phanxicô là một trong những nhà truyền thông lớn nhất. Không phải là tôi nói đâu, nhưng là chính các nhà bình luận và các người chuyên đưa ra các ý kiến trên toàn thế giới đã nêu bật như vậy. Chỉ cần nhớ rằng năm 2013 khi tờ Thời báo Times đã bình chọn ngài là nhân vật số một của thế giới, hay khi hình Đức Phanxicô được đăng tải trên trang bìa của nguyệt san nhạc rock Rolling Stones. Tất cả các giới truyền thông quốc tế đều đã thừa nhận đặc sủng này của ngài: một vị Giáo Hoàng cô đọng, luôn luôn nhắm vào trái tim con người và đương nhiên nhắm vào trái tim của đề nghị kitô.

Hỏi: Khả năng truyền thông này của Đức Giáo Hoàng phản ảnh trên tín hữu Công Giáo và không Công Giáo như thế nào thưa ông?

Đáp: Trước hết đó đã là một cú roi quất vào thế giới Công Giáo có lẽ đang ngủ gà ngủ gật hơn là ngủ say. Và nó cũng là một cú đánh đối với những tín hữu không Công Giáo và những người không tin, và chắc cũng là một khả thể của một cuộc gặp gỡ nữa. Đức Thánh Cha Phanxicô đồng hành với chúng ta hằng ngày dọc dài các con đường của một cuộc tìm kiếm. dối với các người không Công Giáo đó là khả thể của một cánh cửa rộng mở. Sự dễ dàng gặp gỡ đã là một chìa khóa chiến thắng và cũng vì thế nó là cách mạng.

Hỏi: Đâu là sứ điệp và cử chỉ của Đức Thánh Cha Phanxicô đã đánh động ông nhất trên bình diện sự hữu hiệu của việc truyền thông?

Đáp: Đó là cuộc họp báo trong đó Đức Thánh Cha trả lời tất cả mọi vấn đề mà không dấu điếm bất cứ gì trên máy bay trở về Roma sau các ngày tuyệt diệu tại Rio de Janeiro. Tuy mệt, nhưng ngài đã trả lời mọi câu hỏi của các nhà báo liên quan tới các vấn đề nội bộ của Giáo Hội, tương quan với xã hội, con người của ngài, và lý do tại sao của một vài lựa chọn. Cuộc họp báo trả lời 360 độ đó của Đức Thánh Cha mà không có lưới an toàn, không có bất cứ lưới an toàn nào, được quay phim và thu băng trực tiếp, đã là nền tảng mạnh mẽ triều đại Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, và đó là điều chúng ta đã trông thấy trong các tháng qua. (RG 6-7-2014)
 
Sự kiện phụ nữ Anh giáo làm Giám mục là chướng ngại cho nỗ lực Đại kết
Linh Tiến Khải
05:51 18/07/2014
YORK: Sự kiện Tổng công nghị Anh giáo chấp thuận cho nữ giới làm Giám Mục tạo thêm một chướng ngại mới trên con đường tiến vế hiệp nhất giữa Anh giáo và Công Giáo.

Đức Cha Bernard Longley, Tổng Giám Mục Bermingham, kiêm chủ tịch Ủy ban đối thoại và hiệp nhất của Hội Đồng Giám Mục Anh quốc, đã khẳng định như trên trong một thông cáo công bố ngày 15 tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên, Đức Cha cho biết Giáo Hội Công Giáo sẽ tiếp tục dấn thân trong cuộc đối thoaị đại kết đễ tìm hiểu biết lẫn nhau sâu xa hơn, và cộng tác với nhau trong những lãnh vực có thể. Đức Cha ghi nhân các tiến bộ đã có được trong các thập niên qua giữa hai Giáo Hội, kể từ sau Công Đồng Chung Vaticăng II và tình bạn phát riển giữa hai cộng đoàn.

Trong những ngày vừa qua Giáo Hội Anh giáo đã nhóm Tổng công nghị tại York và đã chấp thuận phong chức Giám Mục cho các nữ mục sư. Vấn đề này đã được thảo luận từ nhiều năm qua và đã bị bác bỏ năm 2012, nhưng nay đã được hai phần ba các thành viên Tổng công nghị gồm các Giám mục, mục sư và giáo dân chấp nhận.

Sư kiện nữ giới làm Giám Mục Anh giáo đã có từ lâu tại nhiều nước khác như Hoa Kỳ và Australia, nhưng tại Anh quốc thì vẫn còn lưỡng lự, mặc dù Anh giáo đã chấp nhận cho nữ giới làm linh mục năm 1994. Tình trạng này cũng tạo căng thẳng với các Giáo Hội Anh giáo Phi châu nhất quyết không chấp nhận nữ giới làm Giám Mục (SD 15-7-2014).
 
Những Thách Đố về Mục Vụ Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hoá (3)
Phaolô Phạm Xuân Khôi
06:33 18/07/2014

Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường III

Những Thách Đố về Mục Vụ Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hoá



Chương III

Tin Mừng về gia đình và luật tự nhiên



Sự liên hệ giữa Tin Mừng về gia đình và luật tự nhiên

20. Trong phạm vi chấp nhận các giáo huấn của Hội Thánh về hôn nhân và gia đình, cần phải nhắc đến đề tài luật tự nhiên. Ở đây chúng ta phải kể đến sự kiện là các tài liệu của Huấn Quyền thường nhắc đến từ này, là từ mà ngày nay hơi có một chút khó hiểu. Tình trạng phức tạp trên một quy mô rộng lớn mà chúng ta hiện nay đang thấy về quan niệm luật tự nhiên có chiều hướng ảnh hưởng một cách phiền toái đến một số yếu tố của giáo lý Kitô giáo về đề tài này. Thực ra, điều làm nền tảng cho mối liên hệ giữa Tin Mừng về gia đình và luật tự nhiên, không phải là việc bảo vệ một khái niệm triết học trừu tượng, nhưng là một mối liên hệ cần thiết mà Tin Mừng thiếp lập với con người trong tất cả các biến cố lịch sử và văn hóa của họ. “Như vậy luật tự nhiên đáp ứng nhu cầu được thiết lập bởi nhân quyền dựa trên l‎ý trí và làm cho một cuộc đối thoại liên văn hóa và liên tôn có thể xảy ra” (Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, Tìm Kiếm một nền đạo đức phổ quát: một cái nhìn mới về luật tự nhiên, 35).

Các vấn đề liên quan đến luật tự nhiên ngày nay

21. Trong ánh sáng của những gì Hội Thánh đã duy trì qua nhiều kỷ nguyên, qua việc nghiên cứu về mối liên hệ giữa Tin Mừng về gia đình và kinh nghiệm chung cho từng người, chúng ta có thể kể đến rất nhiều vấn đề được vạch ra trong các câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến đề tài luật tự nhiên. Đối với đại đa số các câu trả lời và ‎ý kiến, thì quan niệm về “luật tự nhiên” ngày nay, trong nhiều bối cảnh văn hóa khác nhau, có vẻ rất có vấn đề, nếu không nói là không thể hiểu nổi. Đây là một từ ngữ được hiểu nhiều cách khác nhau hoặc đơn thuần là không hiểu gì cả. Nhiều Hội Đồng Giám Mục, trong những hoàn cảnh rất khác nhau, nói rằng mặc dầu chiều kích hôn nhân của mối liên hệ giữa người nam và người nữ thường được chấp nhận như một thực tại sống động, nhưng không được giải thích theo một luật phổ quát được xác định. Chỉ có một số rất ít câu trả lời và ý‎ kiến chứng tỏ một sự hiểu biết đầy đủ về luật này ở mức phổ thông.

22. Cũng rõ ràng từ các câu trả lời và ý kiến rằng tĩnh từ “tự nhiên” đôi khi có thể bị hiểu theo nghĩa chủ quan là “bộc phát”. Người ta có khuynh hướng đề cao giá trị của cảm giác và cảm xúc, là những chiều kích có vẻ “xác thực” và “cơ bản”, và do đó, “tự nhiên” để làm theo. Những quan niệm về nhân chủng cơ bản, một đàng. nhắc đến quyền tự chủ của sự tự do của con người, là điều không nhất thiết phải liên quan đến một trật tự tự nhiên khách quan, và đàng khác, nhắc đến khát vọng hạnh phúc của con người được hiểu như việc đạt được các ước muốn của mình. Do đó, luật tự nhiên được coi là một di sản lỗi thời. Ngày nay, không chỉ ở Tây phương, nhưng từ từ trên toàn thế giới, các nghiên cứu khoa học trở nên một thách đố nghiêm trọng đối với những quan niệm về tự nhiên. Sự tiến hóa, sinh vật học và khoa học thần kinh, khi đối diện với những tư tưởng truyền thống về luật tự nhiên, đưa đến kết luận rằng không nên coi luật này là phù hợp với “khoa học”.

23. Ngay cả quan niệm về “nhân quyền” cũng thường bị coi như một nhắc nhở về quyền tự quyết của chủ thể, nhưng không dựa vào quan niệm luật tự nhiên. Về điểm này, nhiều người đã ghi nhận rằng hệ thống luật pháp của nhiều quốc gia đang ban hành luật về những trường hợp trái với trật tự truyền thống của luật tự nhiên (chẳng hạn như việc thụ thai nhân tạo, hôn nhân đồng tính, thí nghiệm phôi thai người, phá thai, vv.). Chính trong bối cảnh này, mà ý thức hệ gọi là học thuyết về phái tính càng ngày càng lan tràn, theo đó, phái tính của mỗi cá nhân chỉ là sản phẩm của việc điều kiện hoá xã hội và các nhu cầu xã hội, nên không còn có một sự tương ứng hoàn toàn với phái tính theo sinh vật học.

24. Ngoài ra, người ta cũng ghi nhận một cách rộng rãi rằng điều gì được luật dân sự thiết lập - dựa trên chủ nghĩa thực chứng pháp lý càng ngày càng chiếm ưu thế - sẽ dễ được chấp nhận về mặt luân lý, theo não trạng thông thường. Điều là “tự nhiên” có khuynh hướng được định nghĩa như thế bởi các cá nhân và xã hội, trở thành những thẩm phán duy nhất của các lựa chọn đạo đức. Việc tương đối hoá quan niệm về “tự nhiên” cũng được phản ánh trong khái niệm về sự ổn định “về thời gian” trong sự liên hệ của những kết hợp vợ chồng. Ngày nay, tình yêu được coi là “mãi mãi” bao lâu mối liên hệ này thực sự còn có thể kéo dài.

25. Nếu, một đàng, người ta đánh mất ý nghĩa của “luật tự nhiên”, đàng khác, như một số Hội Đồng Giám Mục Châu Phi, Châu Đại Dương và Châu Á nói rằng, trong một số vùng, chế độ đa thê được coi là “tự nhiên”, và việc bỏ một người vợ không có khả năng sinh con - đặc biệt là con trai - cho chồng cũng được coi là “tự nhiên”. Nói cách khác, có vẻ như, từ quan điểm của nền văn hóa thịnh hành, luật tự nhiên không còn được coi là phổ quát, vì không còn là một hệ thống để quy chiếu chung nữa.

26. Những câu trả lời cũng cho thấy rõ một niềm tin phổ biến rằng sự phân biệt phái tính có một nền tảng tự nhiên nơi chính đời sống con người. Vì thế, theo truyền thống, văn hóa và trực giác, người ta ước muốn duy trì sự kết hợp giữa người nam và người nữ. Do đó, luật tự nhiên là một “thực thể” được các tín hữu chấp nhận rộng rãi, mà không cần phải biện minh bằng lý thuyết. Vì sự biến mất của quan niệm về luật tự nhiên có khuynh hướng làm tan rã mối liên hệ giữa tình yêu, tính dục và khả năng sinh sản, là những điều được hiểu như bản chất của hôn nhân, nên người ta không hiểu được nhiều khía cạnh luân lý tính dục của Hội Thánh ngày nay. Chính trên sự biến mất này đã mọc ra một số phê bình về luật tự nhiên, thậm chí từ một số thần học gia.

Những tranh luận thực tiễn về sự kết hợp giữa người nam và người nữ của luật tự nhiên

27. Vì các học viện ngày nay ít nhắc đến luật tự nhiên, nên có nhiều tranh luận gây ra bởi việc thực hành rộng rãi nạn ly dị, chung sống trước hôn nhân, ngừa thai, truyền sinh nhân tạo và hôn nhân đồng tính. Trong số những dân nghèo nhất và ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng Tây phương nhất – đặc biệt được nhắc đến ở đây là một số quốc gia Phi châu - các loại tranh luận khác về luật này lại tỏ tưởng, chẳng hạn như hiện tượng trọng nam khinh nữ, chế độ đa thê, hôn nhân giữa thiếu niên và trẻ em dưới 13 tuổi và ly dị trong trường hợp không có con, hay không có con trai làm kế tử, cũng như loạn luân và những thực hành sai lạc khác.

28. Trong hầu hết các câu trả lời, kể cả những ý‎ kiến, càng ngày càng có nhiều gia đình “mở rộng,” đặc biệt là sự hiện diện của con cái từ các cặp vợ chồng khác nhau. Trong xã hội Tây phương, hiện nay có nhiều hợp trong đó con cái của những cha mẹ ly thân hoặc ly dị, dù có tái hôn hay không, ở với các ông bà cũng ở trong tình trạng ấy. Ngoài ra, đặc biệt là ở Âu châu và Bắc Mỹ (nhưng cũng trong các quốc gia Đông Á), có sự gia tăng những trường hợp kết hôn nhưng không muốn có con, cũng như những cá nhân sống độc thân hay sống đơn lẻ. Ngay cả số gia đình chỉ có một cha hay một mẹ cũng gia tăng. Ở trong cùng những châu lục ấy, tuổi kết hôn cũng gia tăng một cách đáng kể. Nhiều khi, đặc biệt là ở các nước Bắc Âu và Bắc Mỹ, con cái còn bị coi là một trở ngại cho hạnh phúc của cá nhân và của các cặp vợ chồng.

29. Cũng đáng nhắc đến là việc sẵn sàng nhìn nhận theo mức độ dân sự, đặc biệt là ở nhiều vùng của Á châu, cái được gọi là những kết hợp “đa nhân” giữa những cá nhân có khuynh hướng tính dục và căn tính giới tính khác nhau, chỉ dựa trên nhu cầu của họ cùng trên nhu cầu cá nhân và chủ quan. Tóm lại, người ta có khuynh hướng nhấn mạnh đến quyền tự do cá nhân mà không nhượng bộ: người ta chỉ “xây dựng” dựa trên những dục vọng cá nhân của họ. Cái mà người ta cho là có thể trở nên “tự nhiên” chỉ là quy về mình và điều khiển những dụ vọng cùng nguyện vọng của mình. Điểu này chịu ảnh hưởng bởi những phương tiện truyền thông đại chúng và lối sống được biểu thị bởi một số nhân vật thể thao và kịch ảnh; những bình diện này có ảnh hưởng thậm chí ở những quốc gia mà nền văn hóa gia đình truyền thống có vẻ chống lại chúng nhiều hơn (Phi Châu, Trung Đông và Trung và Nam Á).

Kêu gọi đổi mới từ ngữ

30. Nhu cầu cấp bách hậu thuẫn việc sử dụng thuật ngữ truyền thống “luật tự nhiên” là đẩy mạnh việc cải tiến ngôn từ và khuôn khổ khái niệm để tham chiếu, ngõ hầu truyền thông các giá trị của Tin Mừng một cách dễ hiểu hơn với con người thời nay. Đặc biệt là phần lớn các câu trả lời và hơn nữa là các ý kiến cho thấy sự cần thiết phải nhấn mạnh một cách quả quyết hơn đến vai trò của Lời Chúa như một công cụ đặc quyền trong khái niệm về đời sống hôn nhân gia đình, và khuyến khích việc tham khảo thế giới Thánh Kinh và các ngôn ngữ cùng các hình thức tường thuật của nó nhiều hơn nữa. Theo nghĩa này, điều đáng ghi nhận là đề nghị xắp loại các câu Thánh Kinh theo chủ đề và đào sâu khái niệm về sự linh hứng của Thánh Kinh và về “trật tự sáng tạo,” như một cơ hội để đọc lại “luật tự nhiên” một cách sống còn và có ý nghĩa hơn (như ý tưởng về lề luật được viết trong tim trong Rm 1:19-21; 2:14-15). Một số người cũng đề nghị việc phải nhất định sử dụng một ngôn ngữ dễ hiểu, như ngôn ngữ biểu tượng được sử dụng trong phụng vụ. Cũng có những đề nghị khuyến khích việc chú tâm đến thế giới của giới trẻ qua các cuộc đối thoại trực tiếp, đặc biệt là về các chủ đề này.

(còn tiếp)

Nguyên bản: http://www.vatican.va/roman_curia/synod/documents/rc_synod_doc_20140626_instrumentum-laboris-familia_it.html
 
Sứ điệp của Liên HĐGM Phi Châu và Madagascar
Linh Tiến Khải
16:52 18/07/2014
BRAZZAVILLE: Trong sứ điệp công bố sau hội nghị về gia đình do Liên HĐHM Phi châu và Madagascar tổ chức trong các ngày từ mùng 6 đến 13 tháng 7, các Giám Mục đã đưa ra 23 đề nghị nhằm củng cố gia đình truyền thống bằng cách gia tăng chương trình chuẩn bị hôn nhân, thăng tiến giáo dục đào tạo gia đình cả trên bình diện tinh thần.

Các chương trình này cần thiết, vì giúp gia đình đương đầu với cuộc khủng hoảng hiện nay hậu qủa của chủ trương cá nhân, duy lợi ích và tham lam, khiến cho người ta quên đi sự nhưng không của tình yêu.

Mười đề nghị đầu liên quan tới việc chuẩn bị hôn nhân chu đáo, bắng cách tái cấu trúc mục vụ gia đình, đào tạo các nhân viên mục vụ gia đình, củng cố đặc thái kitô, giáo dục con cái và người trẻ có tinh thần trách nhiệm và trưởng thành, dấn thân trong các lãnh vực xã hội, luật pháp và chính trị.

Mười đề nghị tiếp theo nêu bật bốn cột trụ của chiều kích tinh thần trong cuộc sống gia đình là: lắng nghe Lời Chúa, thường xuyên tham dự các buổi cử hành Thánh Thể, cầu nguyện chung và siêng năng rước Minh Thánh Chúa.

Các Giám Mục cũng đề cao việc đẩy mạnh tình liên đới với các gia đình nghèo túng và gặp khó khăn, cũng như thanh tẩy các tập tục liên quan tới của hồi môn, chống lại các hiện tượng giáo phái, phù thủy, ma thuật và thăng tiến mục vụ của lý trí (SD 16-7-2014)
 
Sứ điệp gửi tín hữu Hồi giáo nhân dịp kết thúc chay tịnh Ramadan
Mai Anh
16:53 18/07/2014
VATICAN: Hôm qua, 18.07, Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn đã công bố sứ điệp gửi các tín hữu Hồi giáo nhân dịp kết thúc tháng chay tịnh Ramadan.

Sứ điệp mang chữ ký của Đức Hồng Y Jean Louis Tauran chủ tịch và linh mục Miguel Ayuso Guixot, tổng thư ký hội đồng đối thoại liên tôn của Tòa Thánh, có đoạn viết ”Anh chị em hồi giáo thân mến, chúng tôi rất vui mừng và thành tâm chúc mừng anh chị em dịp lễ Id al Fitr, chấm dứt tháng chay tịnh Ramadan là tháng dành để cầu nguyện, thanh tịnh và cứu giúp người nghèo. Hồi năm ngoái, trong năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đích thân gửi điệp cho anh chị en nhân dịp này. Tín hữu ky tô và hồi giáo đều là anh chị em của nhau, vì cùng là con cái của một Thiên Chúa duy nhất đã tạo dựng nên gia đình nhân loại. Chúng ta luôn cám ơn Đấng Tối Cao đã ban cho chúng ta nhiều điểm tương đồng, chẳng hạn như phẩm giá con người là con cái Thiên Chúa và lòng tuân phục Người, cùng với tình yêu, công lý, hòa bình và sứ mạng phục vụ giúp đỡ người nghèo khó. Như mọi người chúng ta đều rõ, thế giới ngày nay đang phải đối diện với những thách đố trước hiểm họa môi sinh, cuộc khủng hoảng kinh tế hoàn vũ và nạn thất nghiệp lên cao, nhất là giữa người trẻ. Nhân loại ngày nay cần phải chung sức hoạt động để xây những nhịp cầu hòa bình và thăng tiến hòa giải, nhất là tại những vùng mà tín hữu kytô và hồi giáo cùng đang chịu cảnh thương đau của chiến tranh. Cầu xin tình thân hữu của chúng ta sẽ làm nảy sinh những đường hướng cộng tác mới để giải quyết những thách đố này cách khôn ngoan và thận trọng, để chứng minh rằng các tôn giáo có thể là suối nguồn mang lại hòa hợp và lợi ích cho toàn xã hội. Cùng với Đức Giao Hoàng Phanxicô, chúng tôi xin gửi đến toàn thể các anh chị em những lời chúc mừng an vui và thịnh vượng nồng nhiệt nhất. (CSD 4974)
 
Thân phận Kitô hữu tại Iraq: Phải cải sang Hồi Giáo, hoặc trả thêm thuế, hoặc tử hình.
Nguyễn Long Thao
17:15 18/07/2014
Thân phận Kitô hữu tại Iraq: Phải cải sang Hồi Giáo, hoặc trả thêm thuế, hoặc tử hình.

Baghdad, Iraq (CNN) – Quân Hồi Giáo cực đoan đang chiếm đóng vùng phía bắc Iraq và Syria đã ra lệnh cho các Kitô hữu ở thành phố Mosul - Iraq rằng hoặc phải bỏ Kitô giáo và nhận Hồi giáo làm tôn giáo của mình, hoặc phải nộp thêm thuế cho các tòa án Hồi giáo Sharia, nếu không sẽ bị tử hình"

Quốc gia Hồi Giáo ở Iraq và Syria, gọi tắt là ISIS (Islamic State in Iraq and Syria), đã gửi văn thư có nội dung nói trên cho các nhà lãnh đạo Kitô Giáo tại Mosul.

Văn thư nói rõ rằng nhà lãnh đạo ISIS, giáo sĩ Abu Bakr al-Baghdadi, đã thỏa thuận để các người Kitô giáo không chịu cải sang Hồi giáo có thể trả thêm thuế nếu muốn sống ở Mosul. Nếu không, phải rời bỏ thành phố này trước buổi trưa ngày thứ Bảy 19 tháng 7 năm 2014. Sau thời hạn đó, văn thư của giáo sĩ nói rõ : “không còn lựa chọn nào khác ngoài lưỡi gươm chém đầu.

Tưởng cũng nên nói thêm nhóm chiến binh thánh chiến ISIS thuộc nhóm Sunni quá khích đã tách khỏi Al Qaeda. Trong mấy tháng qua họ chiếm vùng đất ở Iraq và Syria có người Sunni cư ngụ và thiết lập một nước Hồi giáo mà đặc ngữ chuyên môn gọi là Caliphate. Giáo sĩ Abu Bakr al-Baghdadi đã tuyên bố ông là nhà lãnh đạo tân quốc gia Hồi Giáo này
 
Vai trò quốc vụ khanh Tòa Thánh
Vũ Văn An
18:56 18/07/2014
Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, cựu quốc vụ khanh Tòa Thánh, gần đây có dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn trước khi ngài nói chuyện về đề tài Nền Ngoại Giao Của Tòa Thánh Trong Thế Giới Hoàn Cầu Hóa nhân dịp phát động cuốn sách cùng tên của ngài.

Đức Hồng Y cho hay trong những năm gần đây, Tòa Thánh đưa ra nhiều cố gắng lớn lao và bền bỉ để ngăn chặn chiến tranh, cổ vũ hòa bình, phát triển kinh tế, và bảo vệ các nhân quyền cũng như tình huynh đệ giữa mọi dân tộc.

Nếu nhìn trở lui một số cuộc tranh chấp gần đây, ta hẳn thấy Tòa Thánh đã tìm nhiều cách để ngăn chặn chúng và nếu chúng khởi sự, thì Tòa Thánh cố gắng hết sức để trợ giúp các nạn nhân và hàn gắn các thương tích của chiến tranh. Điều rõ ràng là trong năm qua, cả Tòa Thánh lẫn Đức Phanxicô đã đưa ra nhiều cố gắng cam go để cổ vũ hòa bình tại Syria và Đất Thánh.

Đức Hồng Y cho rằng mục lục cuốn sách sắp phát động của ngài cho thấy rõ các ưu tiên của nền ngoại giao giáo hoàng. Các ưu tiên này ngài nhận rõ qua kinh nghiệm cũng như các cuộc hành trình riêng của ngài: vấn đề bảo vệ nhân quyền, tầm quan trọng căn bản của nhân phẩm, nhu cầu phải có sự bảo đảm của quốc tế đối với tự do tôn giáo, hiện đang bị đe dọa tại nhiều nơi, việc phát triển các dân tộc dựa trên tình liên đới.

Ngài đặc biệt nhớ tới cuộc gặp gỡ với các vị tổng thống Á Căn Đình và Chilê, dịp kỷ niệm 25 năm hòa ước Beagle, cũng như cuộc gặp gỡ với các vị quốc trưởng và chính phủ nhân dịp hội nghị của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Âu Châu họp tại Astna, Kazaskhtan.

Về các chỉ trích đối với lối quản trị Giáo Triều trước đây của ngài, Đức Hồng Y Bertone cho rằng những lời chỉ trích này chỉ căn cứ vào những sự thật do họ cắt dán mà không đủ biện phân. Như vụ chỉ trích về căn hộ tại Vatican của ngài chẳng hạn. Các chỉ trích ấy sai về kích thước đến nỗi dù ngài đã đính chính, họ vẫn tiếp tục nhắc lai như trước, bất chấp thực tế có như thế nào.

Nhân dịp này, Đức HY Bertone nhắc tới lời Đức GH Phanxicô đề tựa cho cuốn sách của ngài. Đức Thánh Cha viết rằng: thước đo những người phục vụ Giáo Hội không do các hàng tít lớn ở trang đầu các tờ báo quyết định mà do lòng tận tụy âm thầm và quảng đại phục vụ nhiệm thể Chúa Kitô và thiện ích con người.

Khi đụng tới vấn đề quản trị, điều quan trọng cần ghi nhận là quốc vụ khanh không cai trị một cách độc lập và chuyên chế. Ngài thi hành các hướng dẫn và các ưu tiên của Thẩm Quyền Tối Cao của Giáo Hội và hết lòng trợ giúp Đức Thánh Cha trong sứ vụ của ngài.

Trong việc làm của mình, quốc vụ khanh được sư trợ giúp của nhân viên thuộc nhiều nha sở khác nhau, như đã được qui định trong nhiều văn kiện giáo hoàng. Các hướng dẫn này, như Tông Hiến Pastor Bonus, chẳng hạn, cho thấy rõ quốc vụ khanh phải tôn trọng các lãnh vực trách nhiệm của các văn phòng, các thánh bộ, các tòa án, các hội đồng và các cơ quan khác.Vai trò quốc vụ khánh là tạo điều kiện thuận lợi cho các tương tác giữa các cơ quan này, mà không xâm phạm tới tư cách độc lập của họ.

Được hỏi đặc biệt về việc đầu tư vào dự án Lux Vide, Đức HY Bertone trả lời rằng đây là một diễn trình nghiên cứu và biện phân khá dài, bắt đầu từ năm 2009 và chấm dứt vào tháng 12 năm 2013, khi ngài trình bày dự án trong một cuộc họp hỗn hợp của Ủy Ban Giám Sát Gồm Các Hồng Y và Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Tòa Thánh và được cả hai cơ quan này đồng thanh ủng hộ, có biên bản ghi chép đàng hoàng. Dự án này nhằm hợp tác với Lux Vide để sản xuất các hư cấu và các phim ảnh dựa vào linh hứng Thánh Kinh và Kitô Giáo, nhằm phục vụ những ai có kinh nghiệm giáo dục cũng như các dự án phúc âm hóa của Giáo Hội.
Việc nghiên cứu các chi tiết kỹ thuật thuộc hoạt động tài chánh thì không tùy thuộc Đức HY Bertone mà là các bộ phận quản trị của Ngân Hàng Tòa Thánh, là các bộ phận luôn hành động theo mục đích của họ, nhằm lợi ích của Giáo Hội hòan vũ. Vả lại, theo ngài, Lux Vide là một công ty có khả năng trong lãnh vực truyền thông bằng phim ảnh và truyền hình. Chính vị sáng lập ra Ngân Hàng Vatican là Đức Piô XII cũng từng tài trợ cho “Instituto Luce” để sản xuất ra cuốn phim "Pastor Angelicus" (Mục Tử Thiên Thần).

Nhân dịp này, Đức HY Bertone còn cho hay liên hệ giữa ngài với Đức Đương Kim Giáo Hoàng rất tốt: cuối tháng 5 vừa qua, ngài được gặp riêng Đức Phanxicô. Hai vị nói tới cuốn phim “Pastor Angelicus” vừa nhắc ở trên. Còn Đức Phanxicô thì nói về thời còn con nít ở Buenos Aires. Liên hệ ấm cúng cũng vẫn còn giữa ngài và Đức Bênêđíctô. Đức GH hưu trí đã ân cần mời ngài dùng cơm trưa nhân dịp Đức HY mừng ngày thụ phong linh mục hôm 1 tháng 7 vừa qua. Hai vi nói về những quan tâm chung liên hệ tới công việc hồi hai vị còn phục vụ tại Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và hồi Đức HY phục vụ tại phủ quốc vụ khanh.

Đức HY Bertone cũng cho biết: đã là giám mục thì người giữ chức này không bao giờ rời bỏ các trách nhiệm mục vụ của mình cả, nên cam kết của ngài đối với Giáo Hội vẫn như trước, cả sau khi đã về hưu. Thành thử, hiện nay, ngài vẫn là thành viêm tham vấn của nhiều thánh bộ Tòa Thánh. Ngoài ra, ngài sẵn sàng giúp các giáo xứ cũng như các tổ chức cộng đoàn bằng cách cử hành thánh lễ hay tham gia các hội nghị.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam tại Đan viện St. Ottilien, Đức quốc
Hoàng Thanh Bình
06:11 18/07/2014
Tường thuật ngày cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam tại Đan viện St. Ottilien, Đức Quốc ngày 12.07.2014

Cả tuần nay trời đổ mưa, mưa như tắm gội mặt đất, làm cho cây cối, xanh ngát màu lá non mới. Cũng như thường lệ, hàng năm , Đan viện St. Ottilien tổ chức một ngày cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam. Năm nay , vào ngày 12/7/2014 đáp lại thư mời của Lm Augustinô Phạm Sơn Hà OSB, người người cùng hẹn hò, rủ nhau về Đan viện St. Ottilien để tham dự Ngày cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam.Trong dịp nầy, cùng về tham dự Thánh lễ, có bác hội trưởng là Bác sĩ Nguyễn Qúy Cường và qúy bác trong HỘI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CAO NIÊN München và vùng phụ cận. Anh Lê Quang Thành chủ tịch CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO MÜNCHEN, BAYERN và các thành viên.

Gần đến giờ cử hành Thánh lễ, mưa vẫn còn rơi, nhưng bên trong nhà thờ của Đan viện St. Ottilien, mỗi lúc người đến càng đông. Chẳng mấy chốc, các dãy ghế đã kín chỗ ngồi. Vào lúc 15 giờ, Thánh giá dẫn đầu đoàn đồng tế, rước từ phía cuối nhà thờ tiến lên Cung Thánh, giữa tiếng hát vang dội „Lobe den Herrn“ (Ngợi ca danh Chúa) của ca đoàn „Chorgemeinschaft St. Martin, Germering“ cùng với tất cả mọi người tham dự Thánh lễ ngày hôm đó.

Mở đầu Thánh lễ, Linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà OSB nồng nhiệt chào mừng tất cả mọi người,và giới thiệu các linh mục cùng đồng tế Thánh lễ, đến từ nhiều nơi trên thế giới: Lm. Michael Rapp ,Nordamerika (USA), Lm. Emanuele Nadalini, Italien (Diösese Bologna), Lm. Edgar Rene Martinez OSB, Zentralamerika Esquipulas, Guatemala, Lm. Basilio Da Silva OSB, Brasilien, Lm. Jeronimo Pereira Silva OSB, Brasilien, Lm. Manoel Da Paixai Gomes Do Prado, Brasilien, Lm. Pater Johannes Adom, Togo (Nordafrika), Lm. Romain Botta Togo (Nordafrika), Lm. Juan Antonio, Spanien, St. Ottilien.

Cha Claudius Bals OSB chủ tế Thánh lễ, làm dấu Thánh giá, mọi người cùng hướng lòng lên, sốt sắng, cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam .

Ý cầu nguyện trong Thánh lễ hôm đó: “Hoà bình cho toàn thế giới” đặc biệt, "Quê hương Việt Nam đang bị bạo quyền phương bắc đe dọa, đang bị cai trị bởi chế độ độc tài cộng sản, hèn với giặc, ác với dân. Quyền tự do của con người bị cấm cản, nhân phẩm bị chà đạp."

Qua bài giảng trong Thánh lễ, Linh mục Claudius Bals OSB đã nhấn mạnh: “Qúy ông bà, anh chị và các bạn trẻ Việt nam thân yêu, nhiệm vụ của tất cả qúy vị ở đây là tăng cường sự đoàn kết với nhau; đồng thời, quý vị phải có trách nhiệm với quê hương của qúy vị, cổ võ công bằng và công lý thật nhiều và nhiều hơn nữa để công lý, công bằng được thực hiện trên Quê hương của Quý vị."

với tiếng hát lúc mạnh mẽ vang dội, lúc trầm bổng, du dương của hai ca đoàn “Chorgemeinschaft St. Martin, Germering và Chöre des pfarrverbands Steinhöring” đã cuốn hút mọi người, làm tăng thêm lòng sốt sắng, hướng lên với Chúa.

Thánh lễ kết thúc, một nữ giáo dân đã mang hoa và tấm hình cờ vàng ba sọc đỏ, tặng cho Linh mục Claudius Bals OSB, nhà thờ vang dội tiếng vỗ tay. Lm Augustinus Phạm Sơn Hà cám ơn tất cả m ọi người tham dự Thánh lễ, cám ơn ông bà Đàm Văn Tiếu đã tặng một tượng Đức Mẹ La vang cho buổi kiệu nến ngày hôm đó, và ngài kính mời mọi người đến sân nhà Tĩnh tâm của Đan viện St. Ottilien để hàn huyên, nướng thịt.

Buổi ăn chiều tại sân nhà Tĩnh tâm của Đan viện thật vui vẻ, đầm ấm. Cha viện phóTimotheus Bosch OSB của Đan viện St.Ottilien đã đến thăm, chào mừng và chung vui với mọi người.

Linh mục Michael Rapp ,Nordamerika (USA) v à Linh mục Emanuele Nadalini, Italien (Diösese Bologna) đàn hát bài Freedom. Nhóm người Việt nam hợp ca những bài rất hùng hồn nói về quê hương, bảo vệ giang sơn, và những người Đức cũng không kém, đóng góp những bài vui nhộn.

Cơm chiều dùng xong, mọi người tụ họp quay quần xung quanh bàn kiệu Đức Mẹ, với những ngọn nến trong tay được thắp sáng, vào lúc 19 giờ 30 để cùng hợp lòng cầu nguyện, dâng Quê Hương Việt Nam cho Đức Mẹ; Linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà OSB và Linh mục Tobias Merkt OSB cùng làm dấu Thánh giá, hướng dẫn nguyện kinh. Đoàn kiệu vang lên tiếng hát ”Ave Maria, con dâng lời chào Mẹ..” chậm rãi khoan thai bước đi trong ánh nến lung linh, đọc kinh, cầu nguyện:

Lạy Mẹ Maria, Quê hương Việt Nam đang bị bạo quyền phương bắc đe dọa, xin Mẹ cầu bàu và gìn giữ Quê Hương Việt nam chúng con được toàn vẹn lãnh thổ.

Lạy Mẹ Maria, Quê hương Việt Nam còn có nhiều người phải sống trong cảnh bần cùng, bị đàn áp , bóc lột, cướp đất đai, tài sản. Nhiều người già yếu không nơi nương tựa, có những trẻ em phải lê lết đầu đường, xó chợ tìm kiếm, xin ăn, những thiếu nữ nghèo đói phải bán thân làm nô lệ tình dục.

Xin Mẹ cứu giúp, chỉ dẫn để công lý được thực thi trên Quê Hương Việt Nam, tình người được thăng hoa, cuộc sống chan hòa, tươi vui, no ấm! Lạy Mẹ Maria, xin cho toàn thể người con dân Việt, biết đoàn kết yêu thương nhau! Đoàn rước đã đi vào Nhà Nguyện St. Ottilien, mỗi người cầm một ngọn nến đang cháy, đặt trên tấm bản đồ Việt Nam, như làm tỏa sáng cho cả vùng trời Quê Hương .

Linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà OSB và Linh mục Tobias Merkt OSB Cầu xin Thiên Chúa Và Mẹ Maria chúc lành cho mọi người. Cuộc sống, cho dù ở đâu, cũng có những vất vả ,gian truân, lo lắng, bất an, nhưng chúng con vẫn tin tưởng, phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, noi theo gương Mẹ Maria. Bài "Xin vâng"được mọi người hát lên một cách trìu mến đầy tin tưởng.

Trời đã về chiều, buổi kiệu nến dâng Quê Hương Việt Nam cho Mẹ Maria cũng được kết thúc, mọi người, lòng tràn ngập niềm vui, chào nhau ra về, rộn rã tiếng cười.

Hoàng Thanh Bình
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Rước Lễ Lần Đầu, có cần trọng thể không?
Nguyễn Trọng Đa
08:31 18/07/2014
Giải đáp phụng vụ: Rước Lễ Lần Đầu, có cần trọng thể không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Cháu gái của tôi sắp được Rước lễ Lần Đầu, và tôi được biết là cháu sẽ không cần mang áo đầm trắng truyền thống, cũng không Rước lễ chung với các em cũng sẽ Rước lễ Lần Đầu. Cha xứ nói cháu có thể tham dự bất cứ thánh lễ nào, và đi lên rước lễ bình thường. Tôi đã phản đối với cha xứ về việc này, và được cha trả lời ngắn gọn rằng áo đầm trắng là quá đắt tiền đối với một số bà mẹ. Tôi không nhắc ở đây các câu hỏi khác mà tôi đã hỏi cha xứ. Thưa cha, cha xứ có quyền làm như vậy không? – D. S., Woy Woy, Australia


Đáp: Có nhiều mức độ phải được giải quyết trong trong câu hỏi này.

Từ một quan điểm giáo luật, chúng tôi có thể nói rằng, nói đúng ra, cha xứ có quyền không tổ chức một buổi lễ Rước Lễ Lần Đầu đặc biệt. Nếu cha đoan chắc rẳng đứa trẻ đã được chuẩn bị tốt đủ, và đã xưng tội lần đầu rồi, thì ngài có quyền cho phép đứa trẻ rước lễ trong bất cứ Thánh lễ nào, mà không cần trang phục đặc biệt hoặc buổi lễ đặc biệt.

Đây là một phần bởi vì, không giống như phép rửa tội hoặc phép thêm sức, việc Rước Lễ Lần Đầu không phải là một bí tích riêng biệt, nhưng là sự tham dự vào Hy lễ thánh, như là đỉnh cao của quá trình khai tâm. Trong hầu hết các Giáo Hội Đông Phương, cả ba bí tích được ban một lần cho trẻ nhỏ.

Sách Lễ không có một nghi thức đặc biệt hoặc Thánh lễ cho các em Rước Lễ Lần Đầu, khác với các Thánh lễ khác. Thực ra do tập tục ở nhiều nơi là cử hành việc Rước Lễ Lần Đầu vào các ngày Chúa Nhật cuối tháng Tư và tháng Năm, vốn thường trùng với các ngày lễ trọng.

Đồng thời, từ một quan điểm mục vụ, việc thực hành một buổi cử hành đặc biệt cho trẻ em Rước Lễ Lần Đầu được thiết lập trong Giáo Hội Latinh, và đã chứng minh giá trị của nó trong nhiều cách. Trên hết, khi được chuẩn bị tốt, buổi lễ có thể là một kinh nghiệm rất đặc biệt trong đời sống của một đứa trẻ, và có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia đầy đủ vào đời sống bí tích của Giáo Hội. Nó cũng có thể là một cơ hội tốt cho sự tái sinh thiêng liêng cho cả gia đình.

Quả là đúng rằng, khách quan mà nói, việc Rước Lễ Lần Đầu trong một thánh lễ bình thường của giáo xứ, thay vì trong một buổi cử hành đặc biệt, cũng cấu thành hành vi chất thể như nhau. Tuy nhiên, xét về chủ quan, nó dường như thiếu vài hình thức bên ngoài để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó, ý nghĩa sâu xa của nó sẽ bị mất trên hầu hết các đứa trẻ.

Phải thừa nhận rằng, các yếu tố bên ngoài không phải là trung tâm của việc chuẩn bị cho Rước Lễ Lần Đầu, vốn phải là trước tiên tín lý và tinh thần, tất nhiên phải thích ứng với trẻ bảy tuổi. Tuy vậy, chúng ta không nên bỏ qua các phương thức giúp đứa trẻ đem ý nghĩa sâu xa này về nhà.

Vì vậy, trong khi biểu lộ sự kính trọng với linh mục, trong trường hợp này thật là tốt khi báo tin cho Giám mục biết về sự thực hành mục vụ đặc biết ấy, bởi vì Ngài có thể có một tiêu chuẩn khác vì lợi ích các linh hồn.

Tuy nhiên, linh mục quản xứ đã đưa ra ánh sáng một khó khăn mục vụ thực sự. Trong một số xã hội, các khoảnh khắc thiêng liêng bề ngoài như việc rửa tội và Rước Lễ Lần Đầu đã đôi khi biến thành các sự kiện xã hội, và làm tăng sự thi đua không lành mạnh và thiếu tinh thần Kitô giáo giữa các gia đình đang cạnh tranh cho uy thế và sự phô trương bên ngoài. Thật vậy, đôi khi một số gia đình đã cảm thấy bị áp lực trong chi phí không cần thiết và không đủ sức trong các dịp như vậy.

Một giải pháp cho vấn đề này là rất phổ biến ở Ý và một số nước khác. Giáo xứ hoặc cho thuê hoặc bán cho các bậc cha mẹ một áo trắng tiêu chuẩn dành cho các em chuẩn bị Rước Lễ Lần Đầu. Áo thường là như nhau cho nam và nữ, mặc dù trong một số trường hợp các em gái mang thêm một dải buộc đầu màu trắng. Giải pháp này xóa bỏ mọi sự phân biệt xã hội và nhấn mạnh đến việc Rước lễ, chứ không đến các yếu tố bề ngoài.

Về dài hạn, khi giải pháp này được áp dụng, các cha mẹ sẽ ưa thích nó, vì nó giải thoát khỏi các chi phí thái quá, và cũng giúp cho phép họ tập trung vào các yếu tố chính yếu.

Đây cũng chỉ là một giải pháp khả dĩ cho một khó khăn, vốn là có thực ở một số nơi. Có thể có các giải pháp khác nữa. Thật là quan trọng để tìm ra các giải pháp khắc phục các khó khăn, trong khi vẫn duy trì và nâng cao các yếu tố chứng tỏ sự hiệu quả mục vụ của chúng.

Tuy nhiên, chúng tôi phải thừa nhận rằng các truyền thống cũ của trang phục màu trắng đặc biệt cho các trẻ em gái cũng có lợi thế của nó, đặc biệt là khi trang phục này được gìn giữ cẩn thận và sử dụng lại trong các gia đình, hoặc được đặc biệt may bởi các thành viên gia đình.

Tôi biết ít nhất một gia đình, mà trong đó vải áo cưới của mẹ sau đó được may thành áo rửa tội và áo Rước Lễ Lần Đầu cho con cái. Đây là một cách thức tuyệt đẹp để tượng trưng cho hoa trái thiêng liêng đi kèm với hôn nhân của cha mẹ.

Các khó khăn nảy sinh khi các truyền thống như thế bị mất đi, và do đó người ta nhấn mạnh hơn đến các biểu hiện bên ngoài. (Zenit.org 15-7-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thông Báo
Thông báo : Đan viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý đón nhận tu sinh
Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý
21:53 18/07/2014
Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý
Vĩnh Thanh – Nhơn Trạch - Đồng Nai.


THÔNG BÁO ĐÓN NHẬN TU SINH

Phước Lý ngày 17 tháng 07 năm 2014

Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý là một dòng chuyên sống đời đan tu chiêm niệm, thuộc Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, trân trọng thông báo đến quý cha và quý anh chị em, đặc biệt các bạn trẻ gần xa.

Điều kiện để gia nhập:

- Thanh niên Công Giáo 18 tuổi trở lên.
- Tốt nghiệp phổ thông trung học, hoặc cao hơn.
- Có nhân cách trưởng thành, phán đoán tốt, khả năng học hành và cộng tác.
- Có ý ngay lành theo đuổi ơn gọi tận hiến.

Đan Viện sẽ đón nhận ứng sinh bắt đầu từ ngày 20/7 đến 01/09 năm 2014

Hồ sơ gồm có (phần hồ sơ này sẽ bổ sung sau khi ứng sinh đã đến tìm hiểu tại Đan Viện và quyết định gia nhập):

1/ Thư giới thiệu của cha sở.
2/ Chứng chỉ Rửa tội và Thêm sức.
3/ Bằng tốt nghiệp phổ thông (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp).
4/ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của xã / phường.
5/ Bản sao Chứng minh nhân dân, có công chứng.
6/ 3 tấm ảnh 4 x 6

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Tập sư: 0902727513
Phó tập sư: 0909737388
Phụ tá tập sư: 01679582880
ĐT Nhà Dòng: Đt: 061.3.519081

Emai: dvphuocly@yahoo.com

Website: danvienphuocly.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bánh Hằng Sống
Dominic Đức Nguyễn
21:16 18/07/2014
BÁNH HẰNG SỐNG
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Tình thương của Chúa bao la
Để Mình Máu Thánh nuôi ta hàng ngày
Xác không lương thực hao gầy
Đời không tình Chúa đắng cay u sầu.
(Trích thơ của Trương Hoàng)