Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:30 13/07/2023
8. Con ở trong tu viện, mà nếu một người ăn mày được ơn Chúa đánh động và muốn con thu nhận, thì tất cả đều là món quà từ người khác.
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Suy Niệm ngày 14/7: Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ
Giáo Hội Năm Châu
05:31 13/07/2023
Lời Chúa: Mt 10, 24-33
Hôm ấy, Đức Giêsu nói với các Tông Đồ rằng: “Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ. Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là khá lắm rồi. Chủ nhà mà người ta còn gọi là quỷ vương, huống chi là người nhà. Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy rao trên mái nhà. Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục. Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ. Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.”
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện (tập 9)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:35 13/07/2023
1. VƯƠNG ĐÔN NGỘ THỰC
Đại thần Đông Tấn là Vương Đôn vừa cùng với công chúa kết hôn chưa bao lâu.
Lúc vào nhà vệ sinh, thấy có một cái rương sơn đỏ bên trong đựng mấy trái táo khô ngon lành hấp dẫn, dùng để nhét trong mũi để tránh ngửi mùi hôi, Vương Đôn không hiểu, nên cho rằng những trái táo khô này bỏ đây là để khi đi cầu không có chuyện gì thì có thể nhai cho đỡ buồn miệng, và cũng nghĩ rằng các đầy tớ ở hoàng gia thật chu đáo, bèn lấy mà ăn hết.
Đi vệ sinh xong thì đi đến phòng của công chúa, nhìn thấy tớ gái bưng một cái dĩa ngọc lưu ly nước đựng đầy đậu tắm (1) bỏ ở đó thì cho rằng để cho ông ta ăn, bèn đem đậu tắm đổ tất cả vào trong cái chậu sắt và ăn sạch trơn, nói:
- “Đây là cơm gì, đại khái gọi là cơm khô được không?”
Tên tớ gái đứng ngoài bụm miệng mà cười.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 1:
Xét về khoa học máy móc điện tử người nhà quê không biết là chuyện thường, nhưng lấy táo khô khử mùi trong nhà vệ sinh ăn sạch trơn là chuyện quê mùa hết nước nói.
Có những người thời nay không “phân biệt” được cà phê đèn mờ và cà phê quán cóc bên đường, nên tâm hồn của họ ngày càng tàn tạ xuống dốc; lại có người cứ tưởng rằng cần gì phải rào trước đón sau khi đi hớt tóc ở các tiệm hớt tóc “thanh nữ” trá hình, bởi vì họ cho rằng mình đường hoàng chính chính thì sợ gì mấy cái chuyện vuốt ve lẻ tẻ ấy, thế là họ như ăn phải bã thuốc phiện, mỗi tuần đều kiếm cớ đi cạo mặt, đi cạo râu, đi ráy tai, và cuối cùng thì thơ thơ thẩn thẩn quên mất mình là ai...
“Quê mùa” thì cũng có nhiều loại: kiểu nhà quê ra tỉnh thì chẳng có gì đáng nói, kiểu nhà nghèo đến nhà giàu thì cũng là chuyện bình thường, nhưng giả mặt “nai tơ” quê mùa đến nỗi không phân biệt đèn mờ đèn sáng là chuyện đáng đánh đòn.
Người Ki-tô hữu là người khôn ngoan, vì chính họ được Đức Chúa Thánh Thần hướng dẫn biết phân biệt sự tối và sự sáng chung quanh họ, do đó mà họ không bị “ngộ độc” bởi mưu mô của ma quỷ.
(1) Loại đậu dùng để khử mùi khi tắm.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đại thần Đông Tấn là Vương Đôn vừa cùng với công chúa kết hôn chưa bao lâu.
Lúc vào nhà vệ sinh, thấy có một cái rương sơn đỏ bên trong đựng mấy trái táo khô ngon lành hấp dẫn, dùng để nhét trong mũi để tránh ngửi mùi hôi, Vương Đôn không hiểu, nên cho rằng những trái táo khô này bỏ đây là để khi đi cầu không có chuyện gì thì có thể nhai cho đỡ buồn miệng, và cũng nghĩ rằng các đầy tớ ở hoàng gia thật chu đáo, bèn lấy mà ăn hết.
Đi vệ sinh xong thì đi đến phòng của công chúa, nhìn thấy tớ gái bưng một cái dĩa ngọc lưu ly nước đựng đầy đậu tắm (1) bỏ ở đó thì cho rằng để cho ông ta ăn, bèn đem đậu tắm đổ tất cả vào trong cái chậu sắt và ăn sạch trơn, nói:
- “Đây là cơm gì, đại khái gọi là cơm khô được không?”
Tên tớ gái đứng ngoài bụm miệng mà cười.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 1:
Xét về khoa học máy móc điện tử người nhà quê không biết là chuyện thường, nhưng lấy táo khô khử mùi trong nhà vệ sinh ăn sạch trơn là chuyện quê mùa hết nước nói.
Có những người thời nay không “phân biệt” được cà phê đèn mờ và cà phê quán cóc bên đường, nên tâm hồn của họ ngày càng tàn tạ xuống dốc; lại có người cứ tưởng rằng cần gì phải rào trước đón sau khi đi hớt tóc ở các tiệm hớt tóc “thanh nữ” trá hình, bởi vì họ cho rằng mình đường hoàng chính chính thì sợ gì mấy cái chuyện vuốt ve lẻ tẻ ấy, thế là họ như ăn phải bã thuốc phiện, mỗi tuần đều kiếm cớ đi cạo mặt, đi cạo râu, đi ráy tai, và cuối cùng thì thơ thơ thẩn thẩn quên mất mình là ai...
“Quê mùa” thì cũng có nhiều loại: kiểu nhà quê ra tỉnh thì chẳng có gì đáng nói, kiểu nhà nghèo đến nhà giàu thì cũng là chuyện bình thường, nhưng giả mặt “nai tơ” quê mùa đến nỗi không phân biệt đèn mờ đèn sáng là chuyện đáng đánh đòn.
Người Ki-tô hữu là người khôn ngoan, vì chính họ được Đức Chúa Thánh Thần hướng dẫn biết phân biệt sự tối và sự sáng chung quanh họ, do đó mà họ không bị “ngộ độc” bởi mưu mô của ma quỷ.
(1) Loại đậu dùng để khử mùi khi tắm.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vì sao Chúa giảng dạy bằng dụ ngôn ?
Lm. Alf Nguyễn Công Minh
09:20 13/07/2023
CN 15 QN A :Dụ ngôn “Gieo giống” Vì sao Chúa giảng dạy bằng dụ ngôn?
Bài giảng hôm nay nhằm vào phần II của bài Tin Mừng. Phần I : Chúa công bố dụ ngôn người gieo giống. Phần III: Chúa giải thích dụ ngôn đó nghĩa là gì. Còn Phần II: Chúa trả lời cho câu hỏi của các tông đồ: Vì sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng.
Vì sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng?
Chúng ta thử trả lời và chúng ta nghe Chúa Giêsu trả lời.
1. Chúng ta thử trả lời:
Nếu để chúng ta trả lời cho câu hỏi ”vì sao Chúa dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng,” thì nghĩa thật đơn giản : Chúa dùng dụ ngôn để cho dân dễ hiểu. Mầu nhiệm Nước Trời thì cao siêu sâu thẳm, Chúa phải dùng những ví dụ, những hình ảnh quen thuộc trong đời thường của người dân lúc đó, như cây nho ai cũng thấy, như hạt lúa ai cũng hay, như mẻ cá ai cũng rõ, như đàn chiên ai cũng tỏ, như đám cưới ai cũng có thể tường và cảm được vv… để diễn tả những mặt khác nhau của mầu nhiệm Nước trời.
Một bài giảng không có những ví dụ, bài giảng đó sẽ khô khan. Một cours triết không có những hình ảnh, sẽ tối nghĩa..., vì thế dụ ngôn là những hình ảnh, những ví dụ trong Tin Mừng nhằm làm cho dân chúng dễ hiểu.
2. Chúa Giêsu trả lời
Nhưng câu trả lời rất dễ hiểu của chúng ta lại không phải là câu giải đáp của Chúa khi tông đồ hỏi : Tại sao lại dùng dụ ngôn. Chúa đã trả lời ngược hẳn lại với ý của chúng ta : Thầy dùng dụ ngôn để dân chúng không hiểu được !
“Bởi thế Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. [Rồi Chúa còn trích lời ngôn sứ Isaia xưa làm ta thêm lúng túng: Kẻo mắt họ thấy được, tai họ nghe được và họ hiểu được mà hối cải rồi ta lại chữa lành cho họ].
Quả vậy dụ ngôn khi đẩy đến nghệ thuật cao sẽ trở thành câu đố bí hiểm. Người không được khai tâm, người không có khoá giải mã sẽ không hiểu được.
Trong Cựu Ước đầy dẫy những hình ảnh mật mã câu đố ấy. Như Samson đố người Philitinh: “Tự đứa ăn của ăn xuất, tự đứa mạnh, ngọt ngào ra” nếu giải được thì thưởng 30 bộ trang phục.
Không có gì mạnh bằng sư tử, không có gì ngọt bằng mật ong.
Con sư tử bị Samson giết bằng tay không hôm nào, nay đàn ong đến đóng tổ trong đầu nó, ong hút nhuỵ hoa, sản xuất mật : tự đứa ăn của ăn xuất. Đàn ong vào làm tổ trong đầu sư tử, Samson lấy mật ong từ đầu sư tử : tự đứa mạnh, ngọt ngào ra. (sách Thủ Lãnh 14,4tt).
Việt Nam có nhiều câu đó tương tự : Một đàn cò trắng phau phau, ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. Đó là chén bát ăn cơm.
Is 5,17 cho một dụ ngôn khác: “Bạn ta có một vườn nho, rào dậu chăm bón, nhưng nho lại sinh trái dại, chủ vườn nho thịnh nộ : Ta sẽ cấm mây trời đổ mưa xuống trên nó …” Bí mật vẫn còn bao trùm. Tấm màn bí ẩn chỉ bị xé rách khi cuối bài đó, Isaia cho biét: Vườn nho của Đức Chúa các cơ binh chính là nhà Israel.
Một ngày kia, Thiên Chúa cho ngôn sứ Amos thấy một giỏ trái cây chín. Và Người phán: Ngươi thấy gì hỡi Amốt. Tôi thưa : Một giỏ trái cây chín. Và Đức Chúa bảo tôi: Dân Israel đã chín tới thời tận. Chín có nghĩa là gặt hái, thu lượm kết quả. Nhưng chín cũng có nghĩa là tận cùng, rơi rụng,.. Phải giải thích, giải mã mới hiểu.
Các dụ ngôn của Chúa Giêsu cũng phải được giải thích và Chúa lại chỉ giải thích cho các môn đệ nhóm người bé nhỏ. Còn đối với dân thì cứ để họ không hiểu.
Câu trả lời kế tiếp của Chúa còn làm ta lúng túng hơn khi Chúa trích lời Isaia: Họ nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. Kẻo mắt họ thấy được, tai họ nghe được, lòng họ mở ra, và họ hối cải, thì ta lại chữa lành. Cứ như mạch văn đây thì: dạy bằng dụ ngôn là để cho dân không hiểu. Không muốn cho dân hiểu, kẻo họ hiểu rồi hối cải thì ”Ta” sẽ chữa lành mất.
Ta phải hiểu câu này thế nào. Có nhiều lối giải thích, từ uyên bác đến đơn sơ, từ lịch sử đến đạo đức, kể cả lối giải thích gọi là lịch sử hình thành các bản văn. Nhưng ở đây lối hiểu theo văn phạm giúp ta dễ vượt qua hơn cả.
Khi ta nói : ăn để mà sống. Chữ “để” có nghĩa là mục đích. Ăn có mục đích làm cho sống. Nhưng ta cũng có thể nói : Ăn để chết chữ “để” không có ý nghĩa mục đích nữa mà là thể ”liên tiếp”, thể ”hậu quả”. Cứ ăn đi rồi tới lúc phải chết. Câu nói của Chúa Giêsu trong trường hợp này cũng vậy, không phải chỉ mục đích, nhưng vì là Thiên Chúa thấu suốt cả tương lai, nên Ngài biết hậu quả là như thế. Giảng bằng ngụ ngôn để họ không hiểu, họ không tin, họ không trở lại.
Câu Chúa Giêsu nói đây trích từ sách Isaia. Thời Isaia, khi được sai đi, Đức Chúa đã cho biết Dân mà Isaia giảng cho, nghe mà không chịu hiểu đâu, để ngôn sứ đừng ngã lòng.
Thời Đức Giêsu, mấy kẻ theo Ngài, chỉ trừ một nhóm nhỏ hiền lành, chất phác.
Thời các tông đồ, dân Do Thái cũng chẳng tin là là bao đến nỗi cuối sách Công Vụ khi Phaolô được giải tới Roma, ngài gặp cộng đoàn Do Thái tại đó trước, nhưng họ chẳng tin, nên Phaolô cũng trích lại câu Isaia trên kia : nghe mà không hiểu, trố mắt mà chẳng thấy (Cv 28, 26-27)
Mãi cho tới nay, 2000 năm sau, một dân Do Thái vẫn vững mạnh với Cựu Ước: 5 triệu người Do thái, đếm được mấy ai tin Đức Giêsu.
Đức Giêsu là người Israel, sống tại Israel, giảng đạo tại Israel. Đức Mẹ, thánh Giuse, các tông đồ đều là người Israel, vậy mà cho đến hôm nay họ vẫn quyết liệt từ chối Chúa Giêsu và Hội Thánh của Người. Hình như ”không tin, cứng lòng” là định mệnh của họ. Số của họ là vậy. Ôi Dân Ta mà chẳng nghe lời, Israel nào đâu có chịu, thì Ta đành mặc họ lòng chai dạ đá, muốn đi đâu thì cứ việc đi. (Tv 80).
Họ có trách nhiệm gì không trong việc cứng tin này, chúng ta không biết được. Nhưng thánh Phaolô trong Rm 11,25 đã hé cho ta thấy kế hoạch của Thiên Chúa: Sau khi chư dân đã tin, thì tất cả Israel cũng được ơn cứu độ. Việc Israel cứng tin chỉ là sự kích thích cho dân ngoại (dân không phải Do thái) tin vào. Và khi nói đến đó thánh Phaolô đã ca tụng sự khôn ngoan vô lường của Thiên Chúa và ý định của Người. Ôi sâu thẳm muôn trùng, sự khôn ngoan thông minh của Thiên Chúa. Ý định Người không ai dò thấu. Đường lối Người không sức dõi theo.
Chúng ta Kitô hữu Việt Nam là Dân ngoại so với dân Israel, nhưng lại là Israel mới, là Dân thánh. Israel cũ cứng tin, nhưng Israel mới là chúng ta vững tin và trong khi cầu nguyện cho Israel cũ tức dân Do Thái tin Đức Kitô, thì chúng ta hãy vững vàng tuyên xưng niềm tin của mình trong kinh Tin Kính : tin Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người và ở giữa chúng ta.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Bài giảng hôm nay nhằm vào phần II của bài Tin Mừng. Phần I : Chúa công bố dụ ngôn người gieo giống. Phần III: Chúa giải thích dụ ngôn đó nghĩa là gì. Còn Phần II: Chúa trả lời cho câu hỏi của các tông đồ: Vì sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng.
Vì sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng?
Chúng ta thử trả lời và chúng ta nghe Chúa Giêsu trả lời.
1. Chúng ta thử trả lời:
Nếu để chúng ta trả lời cho câu hỏi ”vì sao Chúa dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng,” thì nghĩa thật đơn giản : Chúa dùng dụ ngôn để cho dân dễ hiểu. Mầu nhiệm Nước Trời thì cao siêu sâu thẳm, Chúa phải dùng những ví dụ, những hình ảnh quen thuộc trong đời thường của người dân lúc đó, như cây nho ai cũng thấy, như hạt lúa ai cũng hay, như mẻ cá ai cũng rõ, như đàn chiên ai cũng tỏ, như đám cưới ai cũng có thể tường và cảm được vv… để diễn tả những mặt khác nhau của mầu nhiệm Nước trời.
Một bài giảng không có những ví dụ, bài giảng đó sẽ khô khan. Một cours triết không có những hình ảnh, sẽ tối nghĩa..., vì thế dụ ngôn là những hình ảnh, những ví dụ trong Tin Mừng nhằm làm cho dân chúng dễ hiểu.
2. Chúa Giêsu trả lời
Nhưng câu trả lời rất dễ hiểu của chúng ta lại không phải là câu giải đáp của Chúa khi tông đồ hỏi : Tại sao lại dùng dụ ngôn. Chúa đã trả lời ngược hẳn lại với ý của chúng ta : Thầy dùng dụ ngôn để dân chúng không hiểu được !
“Bởi thế Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. [Rồi Chúa còn trích lời ngôn sứ Isaia xưa làm ta thêm lúng túng: Kẻo mắt họ thấy được, tai họ nghe được và họ hiểu được mà hối cải rồi ta lại chữa lành cho họ].
Quả vậy dụ ngôn khi đẩy đến nghệ thuật cao sẽ trở thành câu đố bí hiểm. Người không được khai tâm, người không có khoá giải mã sẽ không hiểu được.
Trong Cựu Ước đầy dẫy những hình ảnh mật mã câu đố ấy. Như Samson đố người Philitinh: “Tự đứa ăn của ăn xuất, tự đứa mạnh, ngọt ngào ra” nếu giải được thì thưởng 30 bộ trang phục.
Không có gì mạnh bằng sư tử, không có gì ngọt bằng mật ong.
Con sư tử bị Samson giết bằng tay không hôm nào, nay đàn ong đến đóng tổ trong đầu nó, ong hút nhuỵ hoa, sản xuất mật : tự đứa ăn của ăn xuất. Đàn ong vào làm tổ trong đầu sư tử, Samson lấy mật ong từ đầu sư tử : tự đứa mạnh, ngọt ngào ra. (sách Thủ Lãnh 14,4tt).
Việt Nam có nhiều câu đó tương tự : Một đàn cò trắng phau phau, ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. Đó là chén bát ăn cơm.
Is 5,17 cho một dụ ngôn khác: “Bạn ta có một vườn nho, rào dậu chăm bón, nhưng nho lại sinh trái dại, chủ vườn nho thịnh nộ : Ta sẽ cấm mây trời đổ mưa xuống trên nó …” Bí mật vẫn còn bao trùm. Tấm màn bí ẩn chỉ bị xé rách khi cuối bài đó, Isaia cho biét: Vườn nho của Đức Chúa các cơ binh chính là nhà Israel.
Một ngày kia, Thiên Chúa cho ngôn sứ Amos thấy một giỏ trái cây chín. Và Người phán: Ngươi thấy gì hỡi Amốt. Tôi thưa : Một giỏ trái cây chín. Và Đức Chúa bảo tôi: Dân Israel đã chín tới thời tận. Chín có nghĩa là gặt hái, thu lượm kết quả. Nhưng chín cũng có nghĩa là tận cùng, rơi rụng,.. Phải giải thích, giải mã mới hiểu.
Các dụ ngôn của Chúa Giêsu cũng phải được giải thích và Chúa lại chỉ giải thích cho các môn đệ nhóm người bé nhỏ. Còn đối với dân thì cứ để họ không hiểu.
Câu trả lời kế tiếp của Chúa còn làm ta lúng túng hơn khi Chúa trích lời Isaia: Họ nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. Kẻo mắt họ thấy được, tai họ nghe được, lòng họ mở ra, và họ hối cải, thì ta lại chữa lành. Cứ như mạch văn đây thì: dạy bằng dụ ngôn là để cho dân không hiểu. Không muốn cho dân hiểu, kẻo họ hiểu rồi hối cải thì ”Ta” sẽ chữa lành mất.
Ta phải hiểu câu này thế nào. Có nhiều lối giải thích, từ uyên bác đến đơn sơ, từ lịch sử đến đạo đức, kể cả lối giải thích gọi là lịch sử hình thành các bản văn. Nhưng ở đây lối hiểu theo văn phạm giúp ta dễ vượt qua hơn cả.
Khi ta nói : ăn để mà sống. Chữ “để” có nghĩa là mục đích. Ăn có mục đích làm cho sống. Nhưng ta cũng có thể nói : Ăn để chết chữ “để” không có ý nghĩa mục đích nữa mà là thể ”liên tiếp”, thể ”hậu quả”. Cứ ăn đi rồi tới lúc phải chết. Câu nói của Chúa Giêsu trong trường hợp này cũng vậy, không phải chỉ mục đích, nhưng vì là Thiên Chúa thấu suốt cả tương lai, nên Ngài biết hậu quả là như thế. Giảng bằng ngụ ngôn để họ không hiểu, họ không tin, họ không trở lại.
Câu Chúa Giêsu nói đây trích từ sách Isaia. Thời Isaia, khi được sai đi, Đức Chúa đã cho biết Dân mà Isaia giảng cho, nghe mà không chịu hiểu đâu, để ngôn sứ đừng ngã lòng.
Thời Đức Giêsu, mấy kẻ theo Ngài, chỉ trừ một nhóm nhỏ hiền lành, chất phác.
Thời các tông đồ, dân Do Thái cũng chẳng tin là là bao đến nỗi cuối sách Công Vụ khi Phaolô được giải tới Roma, ngài gặp cộng đoàn Do Thái tại đó trước, nhưng họ chẳng tin, nên Phaolô cũng trích lại câu Isaia trên kia : nghe mà không hiểu, trố mắt mà chẳng thấy (Cv 28, 26-27)
Mãi cho tới nay, 2000 năm sau, một dân Do Thái vẫn vững mạnh với Cựu Ước: 5 triệu người Do thái, đếm được mấy ai tin Đức Giêsu.
Đức Giêsu là người Israel, sống tại Israel, giảng đạo tại Israel. Đức Mẹ, thánh Giuse, các tông đồ đều là người Israel, vậy mà cho đến hôm nay họ vẫn quyết liệt từ chối Chúa Giêsu và Hội Thánh của Người. Hình như ”không tin, cứng lòng” là định mệnh của họ. Số của họ là vậy. Ôi Dân Ta mà chẳng nghe lời, Israel nào đâu có chịu, thì Ta đành mặc họ lòng chai dạ đá, muốn đi đâu thì cứ việc đi. (Tv 80).
Họ có trách nhiệm gì không trong việc cứng tin này, chúng ta không biết được. Nhưng thánh Phaolô trong Rm 11,25 đã hé cho ta thấy kế hoạch của Thiên Chúa: Sau khi chư dân đã tin, thì tất cả Israel cũng được ơn cứu độ. Việc Israel cứng tin chỉ là sự kích thích cho dân ngoại (dân không phải Do thái) tin vào. Và khi nói đến đó thánh Phaolô đã ca tụng sự khôn ngoan vô lường của Thiên Chúa và ý định của Người. Ôi sâu thẳm muôn trùng, sự khôn ngoan thông minh của Thiên Chúa. Ý định Người không ai dò thấu. Đường lối Người không sức dõi theo.
Chúng ta Kitô hữu Việt Nam là Dân ngoại so với dân Israel, nhưng lại là Israel mới, là Dân thánh. Israel cũ cứng tin, nhưng Israel mới là chúng ta vững tin và trong khi cầu nguyện cho Israel cũ tức dân Do Thái tin Đức Kitô, thì chúng ta hãy vững vàng tuyên xưng niềm tin của mình trong kinh Tin Kính : tin Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người và ở giữa chúng ta.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Thủy chung
Lm. Minh Anh
14:19 13/07/2023
THUỶ CHUNG
“Thầy sai các con đi như chiên đi vào giữa bầy sói!”.
Trong “Bits & Pieces”, “Những Điều Nhỏ Nhặt”, tác giả nhận xét, “Chính những gì mà những người không quan trọng làm, mới thực sự có ý nghĩa và quyết định tiến trình lịch sử nhân loại. Thế giới sẽ sớm tàn nhưng sự thuỷ chung, lòng trung thành và sự cống hiến của những con người vô danh, lại là những con người làm nên lịch sử!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay không chỉ nói đến những con người ‘thuỷ chung vô danh’ góp phần làm nên lịch sử, nhưng còn nói đến những con người ‘thuỷ chung hữu danh’ được Chúa sai đi làm nên lịch sử! Và Ngài, Đấng Thuỷ Chung, kiến tạo lịch sử, sẽ luôn ở cùng họ!
Bài đọc Sáng Thế tiếp tục kể chuyện Giuse, người được sai đi để cứu một dân tộc. Sau khi tỏ mình cho các anh, Giuse được Pharaô ban xa mã để nghinh đón cha già và họ hàng. Phần Giacóp, ông vừa vui mừng, vừa lắng lo khi sắp rời quê nhà, thì Thiên Chúa trấn an, “Đừng sợ, hãy xuống Ai Cập. Ta sẽ xuống đó với ngươi. Cũng chính Ta sẽ đưa ngươi lên!”. Ôi! Một Thiên Chúa uy dũng, quyền năng sẽ tự mình ‘di cư’ với nhà Giacóp; để về sau, chính Ngài, Đấng Thuỷ Chung, sẽ ‘hồi hương’, đưa họ lên lại quê nhà!
Trong Tin Mừng hôm nay, khi sai các môn đệ đi truyền giáo, Chúa Giêsu ví họ “như chiên đi vào giữa bầy sói”. Ngài không yêu cầu chúng ta phải có khả năng đối mặt với những con sói, nghĩa là có thể tranh luận, đưa ra những lập trường phản bác và tự bảo vệ mình. Không! Bạn và tôi có thể nghĩ rằng, chúng ta hãy trở nên đông đảo, có uy tín và thế giới sẽ lắng nghe, tôn trọng… và chúng ta sẽ đánh bại bầy sói. Không phải vậy! Ngài sai chúng ta đi như chiên, và điều này quan trọng! Nếu bạn không muốn làm chiên, Chúa không bảo vệ bạn khỏi bầy sói. Nhưng nếu bạn là chiên, hãy yên tâm, Ngài sẽ bảo vệ bạn. Khiêm tốn! Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta chỉ ngần ấy! Ngài đòi chúng ta nhu mì, có ý chí trong trắng, sẵn sàng hy sinh. Và Ngài, Người Chăn Chiên ‘thuỷ chung’ sẽ nhận ra chiên của mình và bảo vệ chúng khỏi bầy sói!
Anh Chị em,
“Thầy sai các con đi như chiên đi vào giữa bầy sói”. Gioan Kim Khẩu viết, “Chừng nào bạn và tôi còn là chiên con, chúng ta sẽ thắng; ngay cả khi bị vây hãm bởi nhiều con sói, bạn và tôi vẫn thắng! Nhưng nếu chúng ta trở thành những con sói - ‘Ồ, thông minh làm sao, nhìn này, tôi cảm thấy hài lòng về bản thân’ - chúng ta sẽ bị đánh bại, bởi sẽ bị tước mất sự giúp đỡ của Người Chăn Chiên. Ngài không chăn sói, mà chăn chiên!”. Thánh Vịnh đáp ca tiết lộ, “Người công chính được Chúa thương cứu độ!”. Mỗi ngày, ‘Giêsu Thuỷ Chung’ đang ở với chúng ta, trong chúng ta; Ngài là Emmanuel, ban sức mạnh và ân sủng Thánh Thần qua các Bí Tích, đặc biệt Bí Tích Thánh Thể. Vấn đề còn lại là liệu bạn và tôi có biết chạy đến với Ngài để múc lấy ơn thánh và nghị lực cho tâm hồn, hầu có thể đương đầu với đủ ‘loại hình sói’ ngay trong cuộc sống mình?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con đi vào thế giới, không vô danh chút nào. Cho con luôn là chiên ‘thuỷ chung’, trung thành, làm nên lịch sử. Đừng để con là sói, ‘vô danh’ cũng không và ‘hữu danh’ lại càng không!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Đất và hạt giống
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
22:32 13/07/2023
ĐẤT VÀ HẠT GIỐNG
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN NĂM A
Tin Mừng Chúa nhật XV thường niên năm A là dụ ngôn về người gieo giống. Như hạt giống gieo vào đất, tâm hồn mỗi người cũng là mãnh đất cho Lời Chúa được gieo cấy.
Dù thái độ của người gieo giống là thái độ hân hoan. Nhưng trong câu chuyện, vẫn ẩn chứa điều gì đó bi quan, ngược hẳn thái độ tin yêu, lạc quan của người gieo giống.
Bởi trong bốn loại đất dành cho người gieo, có đến ba loại đất xấu.
Ngay cả khi hạt giống được gieo trên đất tốt, cũng không phải mọi hạt giống đều sinh kết quả đều nhau, không phải tất cả đều đạt trăm phần trăm (x.Mt 13, 3- 8).
Đó là thực tế đáng buồn trong công tác rao giảng Lời Chúa. Thực tế ấy chẳng những còn mới nguyên, không thuyên giảm, ngược lại, xem ra lại đáng buồn hơn, đáng suy nghĩ hơn. Vì hình như ngay thời buổi này:
- Lòng người bận rộn với những mưu toan, tính toán đời thường nhiều hơn, do đó Lời Chúa dễ bị đánh mất, dễ bị thay thế bởi những bộn bề triền miên của cuộc sống, đến nỗi Lời Chúa chưa từng có cơ may cho một chút phát triển nào, cũng giống như hạt giống bị chim trời cướp mất.
- Lòng người không xây dựng đời mình trên những giá trị tinh thần, chối từ, hoặc nếu không chối từ thì cũng dửng dưng với các giá trị đạo đức, các giá nền tảng cần thiết cho tương quan của đời sống nhân loại, biến chính mình trở thành kẻ nông cạn, hời hợt.
Nặng hơn, trở thành kẻ sống xô bồ, thiếu kỷ luật, vô tổ chức, vô trật tự. Một mãnh đất tâm hồn pha lẫn quá nhiều sỏi đá, nếu không muốn nói, sỏ đá còn nhiều hơn cả đất như thế, làm sao có chỗ cho Lời Chúa lớn lên nơi chính tâm hồn mình.
- Tệ hơn, lòng người, nhất là những ai quyền chức, nổi nang, dư ăn, dư để…, đêm ngày chỉ ngụp lặn trong rất nhiều nhu cầu giả tạo hết sức xa hoa (chẳng hạn đổi áo quần, đổi di động, đổi xe cộ, đổi nhà cửa… liên tục cho hợp với “mode” thời thượng…).
Hoặc băng mình vào những thụ hưởng phè phởn, ích kỷ, sa đọa.
Hoặc tìm và sáng tạo không biết bao nhiêu hình thức, kỷ nghệ dung tục đến độ thú tính, thậm chí độc ác chỉ để nhắm mỗi một việc, đó là phục vụ sự thỏa mãn của bản thân.
Hoặc tự giam mình vào lối sống thực dụng, để chỉ thấy cái lợi trước mắt, nhất là những lúc bán rẻ lương tâm, nhằm đang tâm sở hữu cho bằng được vật chất, tiền của.
Lòng người bị gai góc um tùm chụp lấy như thế, thì còn đâu, dù chỉ là một khoảng trống, cho tự do của tâm hồn để Lời Chúa có thể phát triển!
Đất xấu là đất không có chỗ cho hạt giống sinh sôi. Vì thế đất xấu là đất hoang tàn, trơ trụi, khó tìm thấy sự sống. Nếu không tìm được sự sống, đất xấu đồng nghĩa với đất chết.
Cũng vậy, lòng người xấu là lòng người không thể tiếp nhận Lời Chúa. Không thể tiếp nhận Lời Chúa, lòng người đã xấu càng xấu hơn, sự sống của tâm hồn cũng bắt đầu chết trong sự tệ hại ấy.
Tâm hồn đã chết, dù thân xác có sống, sự sống ấy chỉ là sự sống gieo rắc cái chết, gieo rắc sự mất bình an, gieo rắc gương mù, và tội lỗi…
Kitô hữu vừa là mảnh đất chứa đựng Lời Chúa, vừa là người đi gieo Lời Chúa.
- Là mảnh đất chứa đựng Lời Chúa, bạn và tôi là loại đất nào? Nếu chúng ta đã từng là đất tốt, đã từng sống rất ngoan ngùy, đã có ý thức để cho Lời Chúa thẩm thấu trong tâm hồn, thì đấy là dấu tốt, báo hiệu những kết quả cần thiết đang đón chờ phía trước, hoặc đang nảy sinh và lớn lên ngay trong hiện tại này.
Nếu bạn và tôi là mảnh đất chưa tốt, xin đừng quên, Thiên Chúa không từ chối một ai. Người ban Lời Hằng sống cho mọi người bất kể người tốt, kẻ xấu, để mời gọi họ tiến về phía Người, đón nhận Người và sống trong nhà Người.
Chúng ta hãy nỗ lực tự biến đổi và xin Chúa biến đổi lập tức. Là Kitô hữu, chúng ta cần có Thiên Chúa chứ không phải bất cứ cái gì khác của trần gian. Chỉ có một tâm hồn biết biến đổi thành mảnh đất màu mỡ cho Lời Chúa, ta mới có Chúa là Chúa của mình, có Chúa thuộc về chính mình mà thôi.
- Nếu là người đi gieo Lời Chúa, trước hết, tâm hồn chúng ta phải là tâm hồn thấm đẫm Lời Chúa, phải là mảnh đất tốt, là môi trường thuận lợi cho Lời Chúa đơm hoa kết trái.
Chỉ có tâm hồn chứa đầy Lời Chúa mới là tâm hồn xứng đáng gieo hạt giống của lời ấy.
Biết bao nhiêu mẫu gương của rất nhiều những anh chị em quên mình, xả thân để hạt giống Lời Chúa phát triển khắp nên trên toàn cõi thế giới là tấm gương sáng ngời để chúng ta cũng trở thành những tấm gương sống và gieo Lời Chúa sáng ngời soi chiếu cho lớp lớp thế hệ tiếp bước theo mình.
Nguyện xin Chúa giúp chúng ta dọn dẹp mảnh đất đời mình, để hạt giống Lời Chúa được tự do tăng trưởng. Nguyện xin Chúa làm cho tâm hồn ta trở nên mảnh đất tốt tiếp nhận Lời Chúa, để được vinh dự làm người gieo hạt giống Lời Chúa bằng chính đời sống thánh thiện, ý hướng ngày lành, tình yêu thương không bao giờ lặn, không bao giờ phôi phai nơi chính mình.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tờ The Australian: Nhiều người Công Giáo Úc tỏ ra thất vọng vì hơn 20 năm không có tân Hồng Y
Đặng Tự Do
05:39 13/07/2023
Tờ The Australian số ra hôm thứ Ba 11 Tháng Bẩy viết như sau: Sáu tháng sau cái chết của Đức Hồng Y George Pell, Đức Giáo Hoàng đã coi thường nước Úc khi bổ nhiệm 21 tân Hồng Y sẽ được phong vào ngày 30 tháng 9. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney có trình độ tốt hơn, về mặt học thuật và kinh nghiệm mục vụ, mà Đức Thánh Cha Phanxicô thường gọi là bài kiểm tra “mùi của con cừu” so với hầu hết các vị trong danh sách được công bố vào hôm Chúa Nhật.
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher chia sẻ số phận hẩm hiu với nhiều vị khác. Đức Giáo Hoàng cũng bỏ qua Venice, nơi đã sản sinh ra ba giáo hoàng trong thế kỷ 20, Pháp, từ lâu được biết đến là “trưởng nữ của Giáo Hội '', và Los Angeles, tổng giáo phận lớn nhất ở Hoa Kỳ với hơn năm giáo phận hạt, và hơn 5 triệu người Công Giáo. Trái lại, Đức Phanxicô đã bao gồm cả Giám mục Penang, nơi chỉ có khoảng 65.000 người Công Giáo.
Giám mục Hương Cảng, Stâphanô Châu Thủ Nhân, một tu sĩ Dòng Tên, người ủng hộ mạnh mẽ thỏa thuận bí mật của Vatican với Trung Quốc, đã lọt vào danh sách này. Đức Tổng Giám Mục Victor Fernandez, tác giả của Heal Me With Your Mouth: The Art of Kissing, một bài thơ dài khét tiếng được viết khi còn là một linh mục trẻ ở Á Căn Đình.
Tổng giám mục Fernandez hiện đang cố gắng xóa bài thơ khỏi lý lịch sau khi được thăng chức đứng đầu cơ quan giám sát giáo lý của Giáo Hội, một vị trí do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger nắm giữ trong 24 năm dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Trong một cuộc phỏng vấn với La Civilta Cattolica hay Văn Minh Công Giáo vào tháng 5 năm nay, Đức Giám Mục Châu Thủ Nhân cho biết “chính phủ Trung Quốc cũng rất kính trọng Đức Thánh Cha Phanxicô. Họ đặc biệt đánh giá cao sự cởi mở và hòa nhập của ngài. Tình yêu của ngài dành cho nhân loại nói chung được coi là trùng hợp với các giá trị được Chủ tịch Tập Cận Bình tán thành khi ông tập trung vào 'Cộng đồng vận mệnh chung' của nhân loại.”
Tân Hồng Y Châu Thủ Nhân, người đã đến thăm Bắc Kinh trước cuộc phỏng vấn, cho biết từ những gì ngài đã thấy, đọc và gặp gỡ thái độ của những người Công Giáo mà ngài đã tiếp xúc trong chuyến đi, “Tôi có thể nói rằng phần lớn người Công Giáo ở Trung Quốc trung thành với Đức Thánh Cha Phanxicô, và họ hy vọng thỏa thuận tạm thời sẽ mang lại những thay đổi mong muốn cho Giáo Hội của họ, bao gồm cả một cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Chủ tịch Tập Cận Bình”.
Danh sách các tân Hồng Y bao gồm các giám mục đến từ Juba ở Nam Sudan, Cape Town ở Nam Phi, Tabora ở Tanzania và Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, là nhà lãnh đạo Công Giáo cao cấp nhất ở Thánh địa, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa người Ý, có tổng giáo phận bao gồm Israel, các vùng lãnh thổ của Palestine, Jordan và Síp.
Một trong những vị được tấn phong Hồng Y có quyền lực nhất là nhà lãnh đạo Cơ quan bổ nhiệm Giám mục sinh ra ở Chicago, là Đức Tổng Giám Mục Robert Prevost.
Một vị khác là Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, người Pháp, là Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, người mà sự thăng tiến sẽ giúp ông mạnh tay hơn trong việc chống lại chương trình nghị sự quay trở lại những năm 1960 trong Giáo Hội ở Hoa Kỳ.
Những vị khác trong danh sách là các giám mục và tổng giám mục từ Corsica, Lisbon, Madrid, Lodz (Ba Lan), Bogota và Cordoba (Á Căn Đình). Mười tám trong số các tân Hồng Y dưới 80 tuổi và do đó đủ điều kiện để bỏ phiếu trong bất kỳ mật nghị sắp tới.
Sau công nghị, số Hồng Y cử tri sẽ là 137, nhưng con số này có thể thay đổi nhanh chóng khi một số vị bước sang tuổi 80.
Công nghị tấn phong Hồng Y này sẽ là công nghị thứ chín của Đức Phanxicô kể từ khi lên ngôi Giáo Hoàng vào năm 2013.
Trước đó một tháng, ngài dự kiến sẽ đến thăm Mông Cổ, nơi có giáo hội 1300 người Công Giáo được lãnh đạo bởi vị Hồng Y trẻ nhất của giáo hội, Giorgio Marengo, 49 tuổi, người Ý, người mà Đức Phanxicô đã tấn phong Hồng Y vào năm ngoái.
Source:The Australian
ĐTGM Công Giáo Ukraine kêu gọi công lý, chữa lành sau 500 ngày xâm lược của Nga
Đặng Tự Do
05:41 13/07/2023
Khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đạt mức 500 ngày, tờ Our Sunday Visitor đã đến Kyiv để nói chuyện với Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương trên toàn thế giới, về cuộc chiến và những tác động của nó đối với người Ukraine, Giáo Hội Công Giáo và cộng đồng toàn cầu.
Our Sunday Visitor: Đức Cha mô tả thế nào về 500 ngày xâm lược toàn diện của Nga?
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk: Mỗi ngày trong 500 ngày qua đều khác nhau. Ban đầu, đặc biệt là ở Kyiv, chúng tôi phải đối mặt với sự xâm lược trực tiếp và cái chết cận kề. Kyiv giống như một cái bẫy.... Người Nga chỉ còn cách đó 20 kilômét. Sông Dnipro bị chặn và gài mìn; tất cả các cây cầu đã bị đóng cửa.
Các lực lượng vũ trang hùng mạnh của Nga đã có mặt ở đây ngay cả trước cuộc xâm lược. Chúng tôi phát hiện ra rằng chúng tôi có họ ngay cả trong dàn hợp xướng nhà thờ của chúng tôi. Họ biết rất rõ nơi tôi sống, cửa sổ của tôi ở đâu, lối vào tòa nhà của chúng tôi ở đâu. Tôi nằm trong danh sách bị ám sát. Theo nghĩa đen, chúng tôi đã được cứu bởi những người của khu phố này, những người đã thành lập một đơn vị tự vệ đặc biệt.... Chúng tôi đã được bảo vệ bởi các đơn vị quân đội đó cho đến cuối năm ngoái.
Trong nhà tôi, chúng tôi không thể có bất kỳ bức tranh nào trên tường, bởi vì mọi thứ đều rung chuyển rất mạnh do các vụ nổ. Hình ảnh và bức tượng sẽ rơi xuống.
Chúng tôi đã học cách phân biệt các loại vụ nổ. Nếu trái đất rung chuyển và sau đó có một vụ nổ, đó là pháo kích. Nếu có một vụ nổ mà không rung lắc, có thể hệ thống phòng không đang hoạt động. Vì vậy, chúng tôi bị chấn thương về tinh thần.
Our Sunday Visitor: Trong chuyến hành hương gần đây tại Ukraine, Đức Cha đã nhận những chiếc khăn tay tượng trưng cho những giọt nước mắt của tang quyến. Đức Cha đối phó với nỗi đau ấy như thế nào?
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk: Tôi còn có thể nói gì với người mẹ đã mất con trai mình? Người ta còn có thể tìm thấy niềm an ủi nào cho một người mà cuộc sống của họ bị hủy hoại vì cuộc chiến này?
Phản ứng chỉ là hiện diện, sát cánh và có thể khóc cùng họ, chia sẻ nỗi đau và nỗi buồn của họ. Thậm chí không phải lúc nào bạn cũng có thể nói: “Tôi thấu hiểu”. Tôi được biết rằng khi đến thăm những người lính của chúng tôi trong bệnh viện. Câu nói khó nghe nhất đối với người lính nằm cụt hai chân đó là ai đó nói với anh ta: “Tôi thấu hiểu.”
Tôi gọi đây là bí tích hiện diện – khi chúng ta hiện diện, chia sẻ nỗi buồn này, chính Thiên Chúa hiện diện. Nếu bạn chia sẻ nỗi buồn, nỗi đau đó có thể giảm bớt. Và nếu bạn mời những người này giúp đỡ lẫn nhau, những hành động bác ái như vậy có thể có tác dụng chữa bệnh. Có điều gì đó tuyệt vời về điều đó; bạn không thể giải thích nó bằng lý luận của con người, nhưng đó là những gì đang thực sự xảy ra.
Our Sunday Visitor: Đức Cha đã đến thăm những nơi diễn ra những hành động tàn ác tồi tệ nhất cho đến nay trong cuộc chiến này. Đức Cha có thể mô tả những kinh nghiệm đó và cách Đức Cha phục vụ gia đình nạn nhân không?
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk: Tôi thường xuyên đến thăm những nơi đó, những người đó. Tôi nhớ khi tôi được phép đến thăm Bucha, Irpin, Borodyanka. … Thật kinh khủng. Chúng tôi thấy những thi thể nằm dọc đường phố. Nhà thờ của chúng tôi ở Irpin đã bị gài mìn. Chúng tôi đến gần Nhà thờ, và quân đội bắt đầu hét lên, “Xin dừng lại ngay!” bởi vì nó rất nguy hiểm.... Mìn ở khắp mọi nơi.
Chúng tôi đã đến những ngôi mộ tập thể đó.... Tôi hỏi liệu có thể đến gần, ở lại và cầu nguyện không. Tôi đứng ở rìa của một ngôi mộ. Trong một vài khoảnh khắc, tôi cảm thấy như thể mình không đứng vững; nó đang di chuyển. Tôi hỏi các binh sĩ, “Tôi ở đây có ổn không?” Họ trả lời: “Đừng sợ, nhưng Đức Cha đang đứng trên các xác chết.” Bạn có thể tưởng tượng cảm giác khi tôi biết rằng tôi đang đứng trên những xác chết bên dưới.
Và lúc đó tôi chỉ biết kêu lên: “Chúa ơi, tại sao? Tại sao nó lại xảy ra, và tại sao tôi còn sống còn họ thì chết?” Có lẽ trong khoảnh khắc đó tôi bắt đầu trải qua cảm giác tội lỗi của kẻ sống sót, một hiện tượng tâm lý mà những người lính của chúng tôi rất thường cảm thấy, và điều này đặt ra một số câu hỏi đau đớn: tại sao bạn tôi chết, còn tôi thì sống?
Vì vậy, câu hỏi “tại sao” là tiếng kêu hiện sinh vẫn thôi thúc tôi đi tìm ý nghĩa, đánh thức ý thức của nhiều người trên thế giới, là tiếng nói của những người đang nằm trong những nấm mồ tập thể đó.
Năm nay tôi lại đến thăm những nơi đó để gặp gỡ những tang quyến. Chúng tôi đã cầu nguyện ở một nơi có vết đạn nơi nhiều cậu bé đã bị hành quyết. Và sau buổi cầu nguyện này, chúng tôi có cơ hội ở lại vài giờ và chỉ để nói chuyện. Tôi nhớ một người đàn ông với đôi mắt xanh sâu thẳm đã im lặng. Cuối cùng, tôi đã nói chuyện với anh ta, và anh ta chia sẻ việc anh ta đã đến đó như thế nào để tìm thi thể của cậu con trai 22 tuổi, cũng tên là Sviatoslav. Anh ta nói với tôi: “Con đã nhìn thấy con trai mình với đôi mắt lồi ra.”
Người dân Bucha nói với tôi rằng quân đội Nga đang thực hiện những tội ác đó để chuẩn bị cho một cuộc thanh lọc sắc tộc lớn ở Kyiv. Nếu Nga tiến vào thành phố, Kyiv sẽ ngập trong máu người. Họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho một tội ác như vậy, nhưng thật mầu nhiệm, chúng tôi vẫn còn sống. Tôi sẽ coi mỗi ngày trong cuộc sống của tôi hôm nay là một phép lạ.
Our Sunday Visitor: Giáo Hội Công Giáo có thể đáp ứng mục vụ như thế nào trước những đau khổ của người dân Ukraine?
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk: Người Ukraine chúng tôi chưa nhận ra chúng tôi bị tổn thương sâu sắc như thế nào. Những người đã đi qua các phòng tra tấn, các chủng sinh của chúng tôi đã đi qua các trại lọc máu, các linh mục bị tra tấn của chúng tôi trong các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm, các thương binh – mỗi người đều có chấn thương chiến tranh của riêng mình.
Chúng tôi có một nhóm trị liệu đặc biệt trong giáo xứ của chúng tôi, là Nhà thờ Chính tòa Phục sinh của Chúa Kitô, nằm ở Kyiv, dành cho những phụ nữ bị bạo lực tình dục từ quân đội Nga. Bạo lực đó đã xảy ra ở nơi công cộng, chỉ để hủy hoại phẩm giá của con người. Chữa lành vết thương của bạo lực tình dục thời chiến có thể là một ngành tâm lý học hoàn toàn mới.
Vì vậy, chữa lành nỗi đau do chấn thương chiến tranh sẽ là nhiệm vụ mục vụ chính của Giáo hội ít nhất là trong 10 năm tới. Tôi nghĩ rằng tương lai của Ukraine sẽ phụ thuộc vào khả năng của chúng tôi trong việc hỗ trợ mọi người trong quá trình này.
Our Sunday Visitor: Trước lời kêu gọi tha thứ của Tin Mừng, Đức Cha sẽ phản ứng thế nào với những người thúc giục Ukraine tìm kiếm hòa bình và hòa giải với Nga?
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk: Liệu có thể hòa giải với một người đã gây ra cho chúng tôi nỗi đau khủng khiếp như vậy không? Điều đó sẽ mất thời gian. Chúng tôi không thể bị ép buộc. Không thể áp đặt bất kỳ loại dấu hiệu hòa giải giả tạo nào.
Có một số bước nên được thực hiện. Tôi liên tục lặp lại điều đó với rất nhiều, rất nhiều các vị trong hàng giáo phẩm của Giáo Hội Công Giáo trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Vatican, những người rất mong muốn thúc đẩy chúng tôi tiến tới hòa giải.... Tôi luôn hỏi, “Xin làm ơn, không phải bây giờ.” Bởi vì chấn thương chiến tranh sẽ khiến chúng tôi từ chối ngay cả ý tưởng hòa giải như vậy. Chúng tôi cần thời gian.
Đầu tiên, người Nga nên ngừng giết chúng tôi và rút khỏi vùng đất của chúng tôi. Trong khi cuộc chiến này đang ở giai đoạn được gọi là “giai đoạn nóng”, trước tiên chúng ta phải cứu mạng sống con người, bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và là tiếng nói của những người không có tiếng nói. Sau đó, chúng tôi phải giải quyết vết thương của chính mình và tìm kiếm công lý.
Chúng ta không nên biện minh cho kẻ săn mồi. Chúng ta phải lắng nghe nạn nhân. Nếu chúng ta đặt hai bên ngang nhau, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được công lý và cũng chẳng có thể bắt đầu bất kỳ quá trình hòa giải nào.
Our Sunday Visitor: Các nhà lãnh đạo Chính thống giáo của Nga, nổi bật nhất là Thượng phụ Kirill, đã tán thành và thậm chí chúc lành cho các cuộc tấn công của quốc gia họ vào Ukraine. Đức Cha có thể nói gì về điều này?
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk: Giống như Nhà nước Hồi giáo công cụ hóa tôn giáo Hồi giáo, ý thức hệ Thế Giới Nga đang công cụ hóa Kitô giáo. Ở Ukraine, chúng tôi có cùng sự phát triển trong thần học quân sự như Chính thống Nga, trong đó nói rằng, “Chúng ta là những Kitô hữu đích thực cuối cùng; mọi người khác đều là dị giáo. Chúng ta là những người bảo vệ các giá trị Kitô giáo truyền thống đích thực. Phương Tây tập thể là hiện thân của những kẻ phản Kitô. Họ đang tấn công chúng ta. Chúng ta phải chiến đấu với cuộc chiến siêu hình. Và phần thưởng cho những người lính Nga là gì? tha thứ mọi tội lỗi dù tàn bạo đến đâu và được ban cho sự sống đời đời.”
Và học thuyết quỷ quyệt đó đang xâm chiếm Kitô giáo cả ở Hoa Kỳ. Nó không chỉ là vấn đề đối với Ukraine, mà nó còn làm suy yếu uy tín của Phúc âm của Chúa Giêsu Kitô cho các thế hệ tương lai.
Con cái của những người chấp nhận một hệ ý thức hệ như vậy một ngày nào đó sẽ hỏi bạn đã làm gì khi hệ tư tưởng Nga đang giết chết con người – chúng ta đang trải qua cuộc chiến xảy ra ở Ukraine nhưng đã ảnh hưởng đến toàn thế giới biết là ngần nào.
Source:OSV
Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhắc lại lòng can đảm của Đức Thánh Cha Phanxicô cho hòa bình
Thanh Quảng sdb
16:21 13/07/2023
Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhắc lại lòng can đảm của Đức Thánh Cha Phanxicô cho hòa bình
Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, chủ tịch Thánh bộ Quan hệ với các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế của Vatican, phát biểu tại buổi giới thiệu cuốn sách mới bằng tiếng Ý có tựa đề "Những bài học về Ukraine", nhấn mạnh tới những nỗ lực của Đức Thánh Cha Phanxicô nhằm thúc đẩy hòa bình, đặc biệt cho Ukraine.
(Tin Vatican - Roberto Paglialonga)
Phát biểu tại buổi giới thiệu cuốn sách "Lezioni ucraine" (Những bài học về Ukraine) của tạp chí Ý về chính trị, Limes, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ của Tòa thánh với các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế, đã nhấn mạnh đến "lập trường của Đức Thánh Cha liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine và cách giải thích được đưa ra cho lời nói và hành động của ĐTC."
ĐTGM lưu ý rằng "không thể chối cãi, và phải thành thực nhận rằng 'phản ứng của người Ukraine đối với những tuyên bố của ĐTC Phanxicô phản ánh một sự thất vọng sâu sắc'". Điều này thấy nơi chính quyền Ukraine và các đại diện tôn giáo khác nhau của các Giáo hội và cộng đồng Giáo hội địa phương bày tỏ, trong một số trường hợp thậm chí gần đây. Phản ứng đối với những lời nói và cử chỉ công khai của Đức Thánh Cha và cách giải thích chúng một cách đúng đắn, tự do và thận trọng.”
Mong muốn đối thoại và hòa bình
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng "việc giải thích cho là 'những hành động của chủ nghĩa hòa bình trống rỗng' và những biểu hiện của 'thể loại sân khấu của' suy nghĩ mơ tưởng ngoan đạo'", không phù hợp với tầm nhìn và ý định của Đức Thánh Cha, người không muốn cam chịu chiến tranh và kiên quyết tin tưởng vào hòa bình, mời mọi người trở thành những người thợ dệt và nghệ nhân sáng tạo và can đảm."
ĐTGM giải thích thêm rằng “điều thúc đẩy Đức Thánh Cha không gì khác hơn là mong muốn làm cho đối thoại và hòa bình trở nên khả thi, được truyền cảm hứng bởi nguyên tắc 'Giáo hội không nên xử dụng ngôn ngữ chính trị, mà là ngôn ngữ của Chúa Giêsu.'"
ĐTGM nói mọi người nên nhận ra rằng “rằng những cử chỉ và lời nói của Đức Thánh Cha không phải là biểu hiện của một ‘lời hùng biện về hòa bình’, mà là một ‘lời tiên tri về hòa bình’ mạnh mẽ và can đảm, vốn thách thức chiến tranh và các vấn đề của nó! được cho là không thể tránh khỏi."
ĐTGM nói: Tuy nhiên, lời tiên tri này thường bị bác bỏ và lên án hơn là được hoan nghênh và ủng hộ.
Tình liên đới và sự gần gũi Kitô hữu
Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhắc lại việc Sứ thần Tòa thánh vẫn ở lại thủ đô Ukraine, trong khi các đại sứ quán khác đã chuyển đến Lviv, như một cách để thể hiện “sự gần gũi cụ thể của Giáo hội với những người tử vì đạo và ủng hộ hòa bình”.
Theo nghĩa này ĐTGM nói: "điều đáng chú ý là sự tham gia của Giáo Hội Công Giáo địa phương, theo nghi lễ Latinh và Đông phương, cũng như của các tổ chức từ thiện Công Giáo khác, đặc biệt trong lĩnh vực nhân đạo, không quên nhiều việc đã được thực hiện ở Ukraine bởi Đức Hồng Y Konrad Krajewski".
Gọi những nỗ lực này là “vòng tay bác ái,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher cho biết Đức Thánh Cha “đã cưu mang người dân Ukraine, không để họ một mình trong đau khổ và trong bi kịch mà họ đang trải qua.”
Điều này đã chứng tỏ "sự thật mà tất cả chúng ta phải nhìn nhận.... vì trách nhiệm chung là thúc đẩy mọi sự có thể giúp chuyển biến thành tích cực cho thảm kịch hiện tại."
Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, chủ tịch Thánh bộ Quan hệ với các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế của Vatican, phát biểu tại buổi giới thiệu cuốn sách mới bằng tiếng Ý có tựa đề "Những bài học về Ukraine", nhấn mạnh tới những nỗ lực của Đức Thánh Cha Phanxicô nhằm thúc đẩy hòa bình, đặc biệt cho Ukraine.
(Tin Vatican - Roberto Paglialonga)
Phát biểu tại buổi giới thiệu cuốn sách "Lezioni ucraine" (Những bài học về Ukraine) của tạp chí Ý về chính trị, Limes, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ của Tòa thánh với các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế, đã nhấn mạnh đến "lập trường của Đức Thánh Cha liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine và cách giải thích được đưa ra cho lời nói và hành động của ĐTC."
ĐTGM lưu ý rằng "không thể chối cãi, và phải thành thực nhận rằng 'phản ứng của người Ukraine đối với những tuyên bố của ĐTC Phanxicô phản ánh một sự thất vọng sâu sắc'". Điều này thấy nơi chính quyền Ukraine và các đại diện tôn giáo khác nhau của các Giáo hội và cộng đồng Giáo hội địa phương bày tỏ, trong một số trường hợp thậm chí gần đây. Phản ứng đối với những lời nói và cử chỉ công khai của Đức Thánh Cha và cách giải thích chúng một cách đúng đắn, tự do và thận trọng.”
Mong muốn đối thoại và hòa bình
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng "việc giải thích cho là 'những hành động của chủ nghĩa hòa bình trống rỗng' và những biểu hiện của 'thể loại sân khấu của' suy nghĩ mơ tưởng ngoan đạo'", không phù hợp với tầm nhìn và ý định của Đức Thánh Cha, người không muốn cam chịu chiến tranh và kiên quyết tin tưởng vào hòa bình, mời mọi người trở thành những người thợ dệt và nghệ nhân sáng tạo và can đảm."
ĐTGM giải thích thêm rằng “điều thúc đẩy Đức Thánh Cha không gì khác hơn là mong muốn làm cho đối thoại và hòa bình trở nên khả thi, được truyền cảm hứng bởi nguyên tắc 'Giáo hội không nên xử dụng ngôn ngữ chính trị, mà là ngôn ngữ của Chúa Giêsu.'"
ĐTGM nói mọi người nên nhận ra rằng “rằng những cử chỉ và lời nói của Đức Thánh Cha không phải là biểu hiện của một ‘lời hùng biện về hòa bình’, mà là một ‘lời tiên tri về hòa bình’ mạnh mẽ và can đảm, vốn thách thức chiến tranh và các vấn đề của nó! được cho là không thể tránh khỏi."
ĐTGM nói: Tuy nhiên, lời tiên tri này thường bị bác bỏ và lên án hơn là được hoan nghênh và ủng hộ.
Tình liên đới và sự gần gũi Kitô hữu
Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhắc lại việc Sứ thần Tòa thánh vẫn ở lại thủ đô Ukraine, trong khi các đại sứ quán khác đã chuyển đến Lviv, như một cách để thể hiện “sự gần gũi cụ thể của Giáo hội với những người tử vì đạo và ủng hộ hòa bình”.
Theo nghĩa này ĐTGM nói: "điều đáng chú ý là sự tham gia của Giáo Hội Công Giáo địa phương, theo nghi lễ Latinh và Đông phương, cũng như của các tổ chức từ thiện Công Giáo khác, đặc biệt trong lĩnh vực nhân đạo, không quên nhiều việc đã được thực hiện ở Ukraine bởi Đức Hồng Y Konrad Krajewski".
Gọi những nỗ lực này là “vòng tay bác ái,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher cho biết Đức Thánh Cha “đã cưu mang người dân Ukraine, không để họ một mình trong đau khổ và trong bi kịch mà họ đang trải qua.”
Điều này đã chứng tỏ "sự thật mà tất cả chúng ta phải nhìn nhận.... vì trách nhiệm chung là thúc đẩy mọi sự có thể giúp chuyển biến thành tích cực cho thảm kịch hiện tại."
Hai vụ bắt giữ được thực hiện trong các vụ phá hoại tại các nhà thờ Công Giáo ở Giáo phận Brooklyn
Đặng Tự Do
17:10 13/07/2023
Các vụ bắt giữ đã được thực hiện vào thứ Bảy trong hai vụ phá hoại riêng biệt tại các nhà thờ Công Giáo ở Giáo phận Brooklyn, New York.
Tại Nhà thờ Phục sinh ở Brooklyn, một bức tượng Đức Mẹ bằng đá cẩm thạch trắng bị phun sơn đen lên mặt, vai và tay.
Từ “giả mạo” được viết trên bức tượng cũng như những gì dường như là một cây thánh giá lộn ngược, một biểu tượng hiếm khi được nhìn thấy trong các vụ phá hoại tại các địa điểm Công Giáo.
Jonathan Bulik, 37 tuổi, ở Brooklyn, bị buộc tội hình sự như một tội ác căm thù liên quan đến vụ tấn công. Theo The Tablet, cơ quan thông tấn của giáo phận, hai giáo dân đã ngăn cản anh ta thực hiện hành vi này vào thứ Bảy, khi nhìn thấy anh ta phun sơn lên bức tượng.
Một sự việc khác xảy ra vào hôm thứ Bảy tại Nhà thờ Công Giáo St. Joseph ở Astoria bởi cùng một người đàn ông được cho là đã mạo phạm nhà thờ vào đầu tháng Sáu.
Vào ngày 8 tháng 7, Jaime Bonilla bước vào nhà thờ và bắt đầu “hành động thất thường, làm xáo trộn buổi tập luyện của dàn hợp xướng thanh niên và khiến bọn trẻ sợ hãi,” giáo phận cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy.
Giáo phận cho biết không ai bị thương và không có thiệt hại nào đối với nhà thờ.
Cảnh sát đã được gọi đến và thanh niên 22 tuổi đến từ Queens đã bị bắt và bị buộc tội hình sự liên quan đến vụ phá hoại vào tháng Sáu.
Trong vụ việc vào ngày 5 tháng 6, Bonilla bị cáo buộc đã phá hủy các bức ảnh có khung của Đức Thánh Cha Phanxicô và Giám mục Robert Brennan của Brooklyn. Ngoài ra, anh ta còn phết sơn mỏng hơn trên sàn tầng hầm và mặc lễ phục linh mục, một tuyên bố hồi tháng 6 từ Giáo phận Brooklyn cho biết.
Một trong các linh mục đã tìm thấy Bonilla trong nhà nguyện chầu của nhà thờ “tự đánh vào đầu mình một cách thô bạo bằng một mặt nhật”, được sử dụng để trưng bày Mình Thánh Chúa, bản tuyên bố cho biết.
Giáo phận nói rằng Bonilla sau đó đã chạy đến cung thánh chính, mở cửa nhà tạm và ném Mình Thánh Chúa xuống sàn.
Cảnh sát đến và còng Bonilla nhưng đưa anh ta đến Bệnh viện Elmhurst để giám định, tuyên bố của giáo phận cho biết.
“Giáo phận Brooklyn rất biết ơn giáo dân và nhân viên trong cả hai vụ việc đã can thiệp để giữ thủ phạm cho đến khi cảnh sát đến,” tuyên bố gần đây nhất của giáo phận cho biết.
Một cuộc tấn công khác vào một nhà thờ Công Giáo ở Miami, Florida, xảy ra vào đầu tháng 6, dẫn đến việc bắt giữ một phụ nữ 44 tuổi, người bị cáo buộc đã phun sơn các từ ngữ tục tĩu và vẽ thánh giá ngược trên tường nhà thờ, một tấm biển và các cột trong sân trường học của nhà thờ.
Vào tháng 5, một phụ nữ 41 tuổi đã bị bắt và bị buộc tội liên quan đến việc gây thiệt hại hơn 78.000 đô la trong một cuộc tấn công đốt phá tại Đền thờ Đức Mẹ Guadalupe ở Des Plaines, Illinois.
Source:Catholic News Agency
Nhật Ký Trừ Tà số 248: Đức Maria, Mẹ Các Thầy Trừ Quỷ
Đặng Tự Do
17:11 13/07/2023
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #248: Mary, Mother of Exorcists”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Quỷ #248: Đức Maria, Mẹ Các Thầy Trừ Quỷ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tôi chưa bao giờ nghe nói về việc đích thân Chúa Giêsu xuất hiện trong một cuộc trừ tà và đuổi quỷ. Có lẽ điều đó đã xảy ra nhưng tôi chưa nghe nói về nó.
Dĩ nhiên, chính trong danh thánh của Chúa Giêsu mà ma quỷ bị đuổi. Gần đây, một người bị quỷ ám nói với tôi rằng bất cứ khi nào tôi kêu thánh danh Chúa Giêsu, điều đó làm cho lũ quỷ “vô cùng tức giận” và nó thấy “rất đau đớn”. Sự chết và sống lại của Chúa Giêsu là phép trừ tà cơ bản đã đập tan vương quốc của Satan. Danh và quyền của Chúa Kitô đuổi quỷ. Vậy thì tại sao Ngài không đích thân xuất hiện trong các cuộc trừ quỷ?
Hiểu được Satan là ai và do đó hình phạt của hắn là điều quan trọng. Satan đã cố gắng làm cho mình ngang hàng với Thiên Chúa. Như một trong những lời cầu nguyện trừ tà của chúng ta nói với Satan, “Trong lòng kiêu ngạo quá mức, ngươi vẫn cho rằng mình ngang hàng với Thiên Chúa.” Người ta có thể suy đoán rằng nếu Chúa Giêsu, đích thân xuất hiện để đánh đuổi Satan, thì điều đó sẽ hỗ trợ cho ảo tưởng của ma quỷ rằng nó có thể ở cùng một bình diện với Thiên Chúa, để thách thức Ngài và bình đẳng với Ngài. Nhưng Satan chỉ là cát bụi so với Chúa Giêsu; ma quỷ là một sinh vật thấp hèn, người đã tự hạ thấp mình hơn nữa vì sự xấu xa của mình.
Hơn nữa, các nhà thần học thường suy đoán rằng một trong những lý do ban đầu khiến Satan nổi loạn chống lại Thiên Chúa là để đáp lại sự mặc khải về Nhập thể. Đối với Satan, đó là một sự sỉ nhục khi Thiên Chúa chọn tôn vinh loài người thấp kém của chúng ta thay vì bản chất thiên thần cao cả của Satan. Lòng kiêu hãnh của Satan đã làm hắn mù quáng và hắn trở nên giận dữ chống lại Chúa Giêsu và toàn thể nhân loại, luôn luôn quyết tâm tiêu diệt nó.
Đáp lại, Chúa Giêsu sai một phụ nữ “hèn mọn” từ Palestine đến để đuổi ma quỷ ra ngoài. “Vũ khí” duy nhất của Đức Mẹ là tình yêu của Mẹ dành cho Chúa Giêsu, sự khiêm nhường hoàn toàn và sự vâng lời của Mẹ đối với Thiên Chúa. Chính trong những điều này mà con người chúng ta chiến thắng cái ác. Theo công lý của Thiên Chúa, Satan đang phải chịu đựng một thực tế mà hắn chưa bao giờ học được: đó là bản chất của sức mạnh thực sự thuộc về Thiên Chúa. Như thánh Phaolô đã nói: “Tôi rất vui lòng khoe khoang về những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Chúa Kitô ở trong tôi” (2 Cr 12:9).
Cá nhân tôi tin rằng toàn bộ sứ vụ trừ tà đã được Thiên Chúa ủy thác cho Đức Trinh Nữ Maria. Đức Mẹ là Mẹ của các Nhà Trừ Tà; Tôi tin rằng Đức Mẹ hiện diện tâm linh trong mọi lễ trừ tà; và Đức Mẹ thường được trực tiếp cảm nhận hiện diện trong việc đuổi Satan.
Tôi không biết một nhà trừ quỷ dày dạn kinh nghiệm nào lại không có lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa sâu sắc và chân thành. Trên thực tế, tôi nói với những nhà trừ quỷ mới đang được đào tạo rằng sự sùng kính như vậy không chỉ đơn giản là một sự bổ sung ngoan đạo cho chức vụ của một người. Nó là cần thiết. Chúng tôi bắt đầu mọi cuộc trừ tà với sự trợ giúp của Mẹ Thiên Chúa quyền năng nhất.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ của các nhà trừ quỷ, xin cầu cho chúng con.”.
Source:Catholic Exorcism
Đức Tổng Giám Mục Fernandez nghĩ gì với vai trò mới của bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin
Vũ Văn An
19:53 13/07/2023
Như mọi người đều biết, để thuyết phục Đức Tổng Giám Mục Fernandez chấp nhận việc bổ nhiệm ngài vào chức vụ mới, Đức Phanxicô đã làm một việc chưa từng có là viết một lá thư làm bảo chứng rằng nhiệm vụ của ngài tại Bộ Giáo Lý Đức Tin chỉ là các vấn đề tín lý, chứ không còn là các vấn đề kỷ luật, không phải đi tìm những kẻ phá hoại tín lý này cho bằng tích cực khai triển nó cho thời đại hiện nay.
Theo Courtney Mares của hãng tin CNA, trong cuộc phỏng vấn đầu tiên từ ngày được bổ nhiệm, Đức Tổng Giám Mục Fernandez cho hay ngài đã viết cho các thành viên của Bộ Giáo Lý Đức Tin một lá thư trong đó, ngài ca ngợi đương kim bộ trưởng, Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, như một nhà thần học và vì phong thái làm việc của ngài nhưng “nói thêm rằng tôi sẽ làm nó ‘theo cách của tôi’như bài hát tiếng Ý nói”.
Trong cuộc phỏng vấn của trang mạng Tây Ban Nha InfoVaticana, công bố ngày 5 tháng 7, ngài nói, “Tôi sẽ lưu ý đến lời kêu gọi đồng nghị của Đức Giáo Hoàng, trước nhất tôi sẽ lắng nghe một chút trước khi đưa ra bất cứ quyết định gì, nhưng chắc chắn có những xem xét từ lá thư của Đức Giáo Hoàng gửi cho tôi mà ta sẽ phải áp dụng cách nào đó”.
Khi được hỏi ngài sẽ nói gì với những người chống đối việc bổ nhiệm ngài, Đức Tổng Giám Mục Fernandez cho hay: “đối với bạn há không tốt hay sao việc vào một lúc nào đó trong lịch sử một người Mỹ Latinh từng là một cha xứ một họ đạo ngoại vi, lớn lên tại một thị trấn nhỏ ở vùng quê, rất mẫn cảm một cách gần gũi với nỗi đau của những người bị vứt bỏ của xã hội, với một câu truyện đời sống rất khác với câu truyện đời sống của người Âu Châu hay Hoa Kỳ, nhưng đồng thời là một tiến sĩ thần học, chiếm giữ chúc vụ này sao? Một lần nữa, tôi xin nói với họ rằng tôi sẽ học hỏi từ lịch sử, tôi sẽ tôn trọng các diễn trình, tôi sẽ đối thoại, nhưng tôi sẽ làm nó theo cách của tôi”.
Cách ấy chắc chắn là tập chú vào việc khai triển tín lý, không phải lên án các sai lầm. Về khía cạnh này, theo Scott Smith trên National Catholic Register [https://www.ncregister.com/blog/ddf-new-prefect-reaction], Đức Tổng Giám Mục Fernandez cho rằng “vào các thời kỳ khác trước đây, Bộ Giáo Lý Đức Tin được gọi là Văn phòng Thánh, chuyên bách hại các người lạc giáo, những người phạm sai lạc tín lý, và Đức Giáo Hoàng [Phanxicô] thừa nhận rằng Văn phòng này đã dùng các phương pháp vô luân như tra tấn. Ngài nói với tôi rằng ngài yêu cầu tôi một điều rất khác, vì các sai lạc không được chỉnh sửa bằng bách hại hay kiểm soát, mà bằng cách tạo đức tin và gia tăng đức khôn ngoan. Đó là cách tốt nhất bảo tồn đức tin”.
Smith cho rằng tập chú trên thực ra chẳng cách mạng chi, mà đúng hơn chỉ nhắc lại sứ mệnh của Bộ Giáo Lý Đức Tin vốn có từ năm 1965. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, trong tông thư Integrae Servendae, cải tổ Bộ Giáo Lý Đức Tin, lúc đó từng viết rằng: “Nhưng, vì trong tình yêu không hề có sợ hãi (1Ga 4:18), việc bảo vệ đức tin nay được phục vụ tốt hơn bằng việc cổ vũ tín lý, một cách khiến cho, trong khi các sai lạc được chỉnh sửa và những người sai lạc được nhẹ nhàng kêu gọi trở về với sự thật, các sứ giả của Tin Mừng tìm được sức mạnh mới. Hơn nữa, việc thăng tiến nền văn hóa nhân bản, mà tầm quan trọng của nó lãnh vực tôn giáo không nên bỏ qua, là việc tín hữu tuân theo các chỉ thị của Giáo Hội một cách gắn bó và đầy yêu thương hơn nếu, trong các vấn đề đức tin và luân lý, ta có thể làm rõ ràng cho họ các lý do cho các định tín và lề luật”.
Ngoài ra, đối với Smith, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đâu có miễn chước cho Bộ Giáo Lý Đức Tin vai trò liên tục trong việc áp dụng kỷ luật đối với các thần học gia bất đồng ý kiến. Mới năm ngoái đây, trong Tự sắc Fidem Servare tháng Hai năm 2022 của ngài, Đức Phanxicô đã tái khẳng định rằng phân bộ tín lý của Bộ Giáo Lý Đức Tin có nhiệm vụ “sắp xếp việc khảo sát... các trước tác và ý kiến tỏ ra có vấn đề đối với đức tin đúng đắn, khuyến khích đối thoại với các tác giả của chúng và đề nghị các biện pháp sửa chữa thích đáng”.
Và một lần nữa trong tông hiến Praedicate Evangelium tháng 3 năm 2022, tức tông hiến ấn định cơ cấu hiện thời của Giáo triều Rôma, Đức Phanxicô xác định vai trò của Bộ Giáo Lý Đức Tin bao gồm “việc bảo vệ chân lý đức tin và sự toàn vẹn luân lý”. Thực vậy, tiết tín lý của tông hiến liệt kê hai nhiệm vụ cho thánh bộ;
1. Xem xét các trước tác và ý kiến có vẻ trái ngược hoặc có hại cho đức tin và luân lý; nó tìm kiếm một cuộc đối thoại với các tác giả của những trước tác này và đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp để áp dụng, theo các quy tắc thích hợp của nó;
2. Hoạt động để bảo đảm rằng những sai lầm và giáo huấn nguy hiểm đang lưu truyền dân Kitô giáo phải bị bác bỏ một cách thích hợp.
Thành thử, theo Smith, nhiệm vụ của Đức Tổng Giám Mục Fernandez không khác bao nhiêu so với nhiệm vụ của các vị tiền nhiệm của ngài.
Chúc lành các cặp đồng tính luyến ái
Một trong những lý do Bộ Giáo Lý Đức Tin trước đây triển hạn cấp nihil obstat cho việc đề cử Cha Fernandez làm viện trưởng viện Đại Học Công Giáo Á Căn Đình là quan điểm của ngài về việc chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái. Theo Luke Coppen của tạp chí The Pillar, Đức Tổng Giám Mục nói rằng ngài chống đối việc chúc lành cho các cặp đồng tính khi việc này gây “hiểu lầm” đối với bản chất của hôn nhân. Tuy nhiên, những cuộc chúc lành nào không gây một hiểu lầm như thế thì “nên phân tích và xác nhận”. Ngài đưa ra nhận định này trong cuộc phỏng vấn của InfoVaticana.
Ngài nói: “như tôi cương quyết chống phá thai thế nào (và tôi thách thức bạn tìm được ai ở Châu Mỹ Latinh viết nhiều bài báo hơn tôi chống phá thai), tôi cũng hiểu rằng ‘hôn nhân’, theo nghĩa chặt chẽ của nó, chỉ là một điều: cuộc kết hợp bền vững của hai hữu thể khác nhau là nam và nữ, những người, trong chính sự khác nhau này, có khả năng sinh ra sự sống mới”.
“Không có điều gì có thể so sánh với điều đó và sử dụng tên đó để phát biểu một điều khác là không tốt và đúng đắn. Đồng thời, tôi tin rằng chúng ta phải tránh các cử chỉ và hành động có thể nói lên một điều khác. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng phải hết sức cẩn thận tránh các nghi thức hay chúc lành có thể nuôi dưỡng sự mơ hồ này”.
Ngài nói thêm: “nhưng nếu việc chúc lành được ban một cách không tạo nên sự mơ hồ đó, thì ta phải phân tích nó và xác nhận nó. Như bạn thấy, có một điểm tại đó, ta phải bỏ qua cuộc thảo luận thần học đúng nghĩa để chuyển qua vấn đề có tính khôn ngoan thận trọng và kỷ luật nhiều hơn”.
Coppen nhân dịp này nhắc đến hai thực hành chúc lành cho các cặp đồng tính: một tại Bỉ và một tại Đức. Tuy Đức Giáo Hoàng Phanxicô chưa lên tiếng gì về hình thức thực hành này, nhưng năm 2021, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ban hành một chỉ thị dưới hình thức một bản trả lời (Responsum) cho câu hỏi: Giáo hội có quyền ban phép lành cho các cuộc kết hợp của những người cùng một giới tính hay không? Và câu trả lời là KHÔNG.
Bản trả lời và lời giải thích kèm theo đã đệ trình lên Đức Phanxicô và Đức Phanxicô “đã thuận ý cho việc công bố Bản Trả Lời trên với Lời Giải Thích đính kèm”. Lời giải thích này khẳng định rằng “Sẽ trái phép khi ban phép lành cho các mối liên hệ hay sống chung, dù là ổn định, nếu liên hệ đến sinh hoạt tính dục bên ngoài hôn nhân... như trường hợp các cuộc kết hợp giữa những người cùng một giới tính”.
Nó khẳng định thêm: “sự hiện diện các yếu tố tích cực trong các mối liên hệ này, tuy tự chúng cần được trân trọng và đánh giá cao, vẫn không thể biện minh cho các mối liên hệ này và làm chúng thành đối tượng hợp pháp của phép lành Giáo Hội, vì các yếu tố tích cực hiện hữu trong bối cảnh một việc kết hợp không tuân theo kế hoạch của Thiên Chúa”.
Lời giải thích quảng diễn thêm lý do tại sao việc chúc lành này trái phép: “vì chúng tạo nên một mô phỏng hay loại suy nào đó với phép lành hôn phối ban cho một người đàn ông và một người đàn bà kết hợp trong bí tích hôn phối trong khi trên thực tế, ‘tuyệt đối không hề có cơ sở nào để coi các cuộc kết hợp đồng tính tương tự bất cứ cách nào hay cả xa xôi loại suy với kế hoạch của Thiên Chúa dành cho hôn nhân và gia đình”, Lời Giải Thích nói thế, dựa vào chính tông huấn Amoris Laetitia năm 2016 của Đức Phanxicô, bản văn mà Đức Tổng Giám Mục Fernandez giúp soạn thảo.
Một tân Ratzinger?
Mặc dù chính Đức Tổng Giám Mục Fernandez chưa bao giờ tự ví mình như Đức Hồng Y Joseph Rtazinger, vị tiền nhiệm của ngài tại Bộ Giáo Lý Đức Tin, mặc dù theo Dan Hitchens của First Things (https://www.firstthings.com/web-exclusives/2023/07/archbishop-fernandez-preacher-of-chaos), ngài khá khoa trương. Nhưng ít nhất có đến hai tạp chí đề cập đến sự so sánh này. Đó là John Allen trên tạp chí CruxNow và Cha de Souza trên tạp chí National Catholic Register.
Ngay 1 ngày sau tin bổ nhiệm ngài, John Allen cho chạy hàng tít: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa ban Ratzinger của ngài cho Vatican”. Allen không có ý so sánh phẩm chất hay ý nghĩa xuất lượng trí thức của hai vị, nhưng về phương diện chính trị và bản thân, Đức Tổng Giám Mục Fernandez đối với Đức Phanxicô gần giống như Đức Hồng Y Ratzinger đối với Đức Gioan Phaolô II, có khi còn hơn thế nữa vì dây nối kết giữa ngài và Đức Phanxicô thâm hậu hơn mối liên kết bản thân giữa Đức Hồng Y Ratzinger và Đức Gioan Phaolô II. Mối liên kết này có từ năm 2007: ngài là chuyên viên của Đức Hồng Y Bergoglio tại Hội Nghị các Giám Mục Mỹ Latinh tại Aparecida với văn kiện sau cùng trở thành kế sách cho triều Giáo Hoàng Phanxicô. Và rồi các văn kiện Niềm vui Tin Mừng năm 2013, Niềm Vui Yêu Thương năm 2016 và cả Laudato Si’ nữa đều do ngài viết ẩn danh.
Allen liệt kê 3 song hành giữa Ratzinger và Fernandez: 1) Ratzinger nổi bật hơn cả Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano thế nào, Fernandez hiện cũng nổi nang như thế so với đương kim Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin; 2) Ratzinger là cột thu lôi cho triều Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thế nào, thì Fernandez cũng là cột thu lôi như thế cho triều Giáo Hoàng Phanxicô; 3) Dù thế, Ratzinger thành người kế vị của Đức Gioan Phaolô II; với tước vị Hồng Y, Fernandez cũng rất có thể trở thành người kế vị của Đức Phanxicô.
Cha de Souza viết sau đó 3 ngày, với nhận định cho rằng: “Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hài lòng về việc để thừa tác vụ của ngài được phê phán bởi việc ngài lựa chọn người cộng tác chính thế nào, thì Đức Tổng Giám Mục Fernandez cũng nghĩ rằng việc bổ nhiệm ngài phục vụ cùng một vai trò như thế đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”, nghĩa là ngài là một Ratzinger của Đức Phanxicô.
Nhưng có phải là Ratzinger đối với người khác hay không, quả là một chuyện khác hẳn. Vì người ta vốn nghĩ ngài “là một nhân vật hậu trường, chắc chắn có gây ảnh hưởng, nhưng không thuộc loại nhân vật có quyền đòi được yêu qúi rộng rãi như một giáo phẩm dầy kinh nghiệm và một thần học gia có năng khiếu”.
Sở dĩ Cha De Souza nhận định Đức Tổng Giám Mục Fernandez có ý tự ví mình như Đức Hồng Y Ratzinger có lẽ do câu nói của ngài khi gọi những người chỉ trích ngài là “các nhóm chống đối Đức Phanxicô”. Khi tự cột mình vào Đức Giáo Hoàng Phanxicô như thế “Đức Tổng Giám Mục Fernadez minh nhiên mong muốn vai trò Ratzinger từng đóng cho Đức Gioan Phaolô II, người giải thích ưu tuyển của triều Giáo Hoàng”.
VietCatholic TV
Nga xác nhận Tướng Tư Lệnh Phó Quân Khu Phía Nam tử trận. Tình báo Ukraine nói về cuộc binh biến
VietCatholic Media
03:08 13/07/2023
1. Truyền hình nhà nước Nga xác nhận tướng Nga tử trận ở Ukraine
Một chương trình truyền hình nhà nước nổi tiếng của Nga đã xác nhận cái chết của một vị tướng Nga ở Ukraine.
Các quan chức Ukraine đã tuyên bố rằng Oleg Tsokov, Tư Lệnh Tập Đoàn Quân 58, Tư Lệnh phó của Quân khu phía Nam, nằm trong số những người Nga thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine vào đầu ngày thứ Tư. Các quan chức Ukraine cho biết vụ tấn công nhằm vào một trụ sở của Nga ở thành phố Berdianska bị tạm chiếm.
Người dẫn chương trình Olga Skabeeva cho biết trong chương trình hôm thứ Tư, “Mọi chuyện đã được làm rõ cho khán giả truyền hình của chúng tôi, mặc dù chưa có thông tin chính thức từ Bộ Quốc phòng, nhưng tất cả báo chí đã đưa tin,” và nói thêm rằng Tư Lệnh phó của Quân khu phía Nam đã bị giết.
Vị khách của cô, Andrey Gurulev, bản thân từng là Tư Lệnh phó của Quân khu phía Nam và hiện là thành viên của Quốc hội Nga, cho biết Tsokov là “một người từng chứng kiến những rắc rối mà ít người có thể nghĩ tới”.
“Anh ta bị thương nặng vào năm ngoái và gần như không thể rút lui,” vị khách nói, đồng thời cho biết thêm rằng Tsokov đã chọn quay lại chiến đấu ngay cả khi bị thương.
Một số bối cảnh: Quân khu phía Nam đã tham gia rất nhiều vào cuộc xâm lược kể từ khi nó bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Quân khu phía Nam là một trong bốn Quân khu của lực lượng vũ trang Nga.
Các nhà phân tích độc lập và thống kê riêng của CNN chỉ ra rằng Nga đã mất ít nhất 10 tướng lĩnh trong trận chiến kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu.
2. Ukraine tuyên bố tiến bộ hơn nữa xung quanh Bakhmut và ở miền nam Ukraine
Các lực lượng Ukraine đang tiến xa hơn ở khu vực Bakhmut và đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở những nơi khác trong khu vực Donetsk.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 13 tháng Bẩy, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar cho biết lực lượng quốc phòng Ukraine đã ngăn chặn thành công các cuộc tấn công của Nga ở các hướng Kupyansk, Lyman, Avdiivka và Marinka -đó là tất cả các khu vực tiền tuyến mà người Nga đã nhiều lần cố gắng chọc thủng tuyến phòng thủ của Ukraine.
“Ở khu vực Bakhmut, chúng ta đã tiến hành một cuộc tấn công vào sườn phía nam xung quanh Bakhmut... Có một bước tiến. Giờ đây, quân đội chúng ta đang củng cố vị trí của họ trên các tuyến đã chiếm được,” Maliar nói thêm.
Các lực lượng Ukraine đang cố chiếm lấy những vùng đất cao hơn ở rìa phía bắc và phía nam của thành phố.
Ở phía nam: Maliar cho biết quân đội “ngày hôm nay tiếp tục cuộc tấn công của họ trên các hướng Melitopol và Berdianskaa,” và đang “thực hiện nhiều nhiệm vụ nhằm làm suy yếu đối phương.”
Cô cho biết vì các chiến đấu cơ của Ukraine đã phá hủy "một số lượng lớn kho đạn dược" nên số lượng các cuộc tấn công của Nga đã giảm. Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và pháo binh tầm xa vào các trung tâm hậu cần và chỉ huy của Nga ở phía nam.
3. Giám đốc tình báo của Ukraine cho biết quân Wagner đã tiếp cận địa điểm hạt nhân bí mật trong cuộc binh biến
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Troops Reached Secret Nuclear Site During Mutiny—Ukraine Intel Chief”, nghĩa là “Giám đốc tình báo của Ukraine cho biết quân Wagner đã tiếp cận địa điểm hạt nhân bí mật trong cuộc binh biến.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự của Ukraine đã nói rằng những người lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner đã cố gắng có được các thiết bị hạt nhân trong cuộc binh biến của họ chống lại cơ sở quân sự của Nga.
Kyrylo Budanov nói với Reuters rằng các chiến binh từ nhóm lính đánh thuê do Yevgeny Prigozhin đứng đầu đã đến một căn cứ hạt nhân gần thành phố Voronezh với ý định lấy các thiết bị hạt nhân nhỏ thời Liên Xô.
Ông nói với cơ quan này: “Nếu bạn sẵn sàng chiến đấu cho đến khi người cuối cùng đứng vững, thì đây là một trong những cơ sở làm tăng đáng kể cơ may thành công.”
Tuyên bố của Budanov, chưa được xác nhận độc lập và bị một số chuyên gia tranh cãi, theo sau suy đoán về hậu quả của sự kiện ngày 24 tháng 6, khi các chiến binh của Prigozhin chiếm giữ các cơ sở quân sự ở thành phố Rostov-on-Don của Nga.
Chuyên gia về Nga, Mark Galeotti, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Mayak Intelligence có trụ sở tại London, nói với Newsweek rằng những bình luận của Budanov là nhằm “khuấy động rắc rối bên trong nước Nga”.
Với mục đích lật đổ Bộ Quốc phòng Nga, những người lính đánh thuê đã tiến về Mạc Tư Khoa trước khi Prigozhin ngừng binh biến sau một thỏa thuận được báo cáo trong đó thủ lĩnh Wagner và các đồng đội của ông ta phải sống lưu vong ở Belarus.
Voronezh nằm gần nửa đường giữa Rostov và Mạc Tư Khoa và là nơi có căn cứ quân sự Voronezh-45, một trong 12 cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân của Nga.
Hãng tin độc lập tiếng Nga Agentsvo đưa tin rằng các phương tiện quân sự của Wagner chuyển hướng về phía đông trên đường cao tốc và hướng tới Voronezh-25, theo các video được đăng trực tuyến và các cuộc phỏng vấn với cư dân địa phương.
Cơ quan truyền thông này cho biết lính đánh thuê Wagner đã đến thị trấn Talovaya, nơi họ chiến đấu với quân đội Nga, bắn hạ một chiếc trực thăng Ka-52 “Alligator”.
Budanov nói với Reuters rằng các chiến binh Wagner không thể lấy vũ khí hạt nhân vì “cửa kho đã đóng và họ không thể vào khu vực kỹ thuật”.
Reuters cho biết một nguồn tin từ Điện Cẩm Linh đã chứng thực một phần tuyên bố của Budanov, nói với cơ quan này rằng một số chiến binh Wagner “đã vào được khu vực có lợi ích đặc biệt” làm dấy lên mối lo ngại của Hoa Kỳ và thúc đẩy Điện Cẩm Linh tìm cách chấm dứt cuộc nổi loạn, mà trong thực tế đã kết thúc nhờ trung gian của nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko.
Newsweek đã gửi email cho Bộ Quốc phòng Ukraine và Nga để bình luận.
Matt Korda, từ Dự án Thông tin Hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, nói với Reuters rằng “một tác nhân phi nhà nước hầu như không thể” vượt qua các biện pháp an ninh mà Nga sẽ áp dụng.
Ngoài việc chiến binh Wagner không biết cách kích nổ bom, ông cho biết vũ khí sẽ ở “trạng thái lắp ráp chưa hoàn thiện” cần thiết bị chuyên dụng để lắp ráp và sự hợp tác của một người nào đó trong Tổng cục 12 của Bộ Quốc phòng Nga.
Galeotti nói: “Một phần trong bản tóm tắt của Budanov rõ ràng là khuấy động rắc rối bên trong nước Nga, cho dù là tổ chức các cuộc tấn công phá hoại hay tung tin đồn chia rẽ.
Ông nói: “Những tuyên bố này dường như phản ánh mong muốn của ông ấy là khiến người Nga càng lo lắng hơn trước sự thất bại của Điện Cẩm Linh trong việc kiểm soát Wagner, và do đó coi Putin đã phạm sai lầm khi không ngăn mối thù này trở thành một cuộc khủng hoảng”.
4. Cựu thủ tướng Anh cảnh báo Mỹ "sự mệt mỏi về Ukraine" và nói rằng chiến thắng trước Nga là rất quan trọng
Cựu Thủ tướng Anh, ông Vladimir Johnson kêu gọi Hoa Kỳ đừng mệt mỏi với trận chiến khốc liệt của Ukraine chống lại Nga và nói rằng chiến thắng trước Mạc Tư Khoa là bắt buộc.
Johnson kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, bao gồm cả việc cung cấp vũ khí ổn định, trong một cuộc phỏng vấn khi hội nghị thượng đỉnh quan trọng của NATO kết thúc hôm thứ Tư.
Ông nói rằng "không thể có lý do nào khả thi" để trì hoãn việc trở thành thành viên NATO của Ukraine.
“Không thể có lý do hay một lời biện minh nào khả thi để tiếp tục loay hoay và trì hoãn,” Johnson nói, đồng thời cho biết thêm rằng việc xác định rằng Ukraine đang trên đường trở thành thành viên NATO là “rất quan trọng”. “Sự phản đối cuối cùng còn lại sẽ khiêu khích Vladimir Putin. Chúng ta đã thấy điều gì sẽ xảy ra khi không có Ukraine trong NATO, điều đó đã gây ra cuộc chiến tồi tệ nhất ở Âu Châu trong 80 năm qua”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và các nhà lãnh đạo G7 đã công bố một sự ủng hộ đáng kể đối với Ukraine vào ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius, Lithuania - đưa ra một tuyên bố chung về sự hỗ trợ nhằm củng cố khả năng quân sự của Kyiv.
Biden thừa nhận rằng liên minh đã không mời Ukraine trở thành thành viên trong hội nghị thượng đỉnh vì nó hoạt động dựa trên "những cải cách cần thiết", nhưng cho biết họ sẽ tiếp tục tăng cường an ninh của đất nước. Biden đã nhấn mạnh rằng Ukraine chưa sẵn sàng gia nhập NATO, và nói vào tuần trước rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine cần phải kết thúc trước khi liên minh có thể xem xét đưa Kyiv vào hàng ngũ của mình.
Trong thời gian làm thủ tướng Anh, Johnson là người lên tiếng ủng hộ Ukraine và phát triển mối quan hệ làm việc thân thiết với Zelenskiy, trở thành một trong những nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thực hiện chuyến đi bấp bênh tới Kyiv. Johnson từ chức thủ tướng vào tháng 9 năm 2022 và tư cách thành viên quốc hội vào tháng 6, sau những vụ bê bối về việc ông giải quyết cuộc khủng hoảng coronavirus ở Vương quốc Anh.
Hôm thứ Tư, ông cảnh báo rằng ngoài quân đội Nga, đối phương lớn nhất mà người Ukraine gặp phải trong cuộc xung đột là “sự mệt mỏi về Ukraine”.
“Đó là sự mệt mỏi của phần còn lại của thế giới, và đặc biệt là những người ủng hộ Ukraine, trong việc bảo đảm rằng họ sẽ giành chiến thắng,” ông nói. “Nhưng họ phải giành chiến thắng, điều đó cực kỳ quan trọng,” ông nói thêm, giải thích rằng chiến thắng của Ukraine là “sống còn đối với nền dân chủ và tự do trên toàn thế giới.”
5. Thủ tướng Estonia ủng hộ quyết định của Mỹ cung cấp bom chùm cho Ukraine
Thủ tướng Estonia đang bảo vệ sự ủng hộ của bà đối với quyết định của Hoa Kỳ cung cấp bom chùm gây tranh cãi cho Ukraine.
“Chúng ta phải làm mọi thứ để giúp Ukraine chừng nào còn cần thiết. Và tất nhiên, khi không còn đạn dược để cung cấp ngoại trừ bom chùm, tôi nghĩ chúng ta cũng phải cung cấp những thứ đó”, Thủ tướng Kaja Kallas nói. “Ukraine đã nói rằng họ sẽ không sử dụng chúng trên những vùng lãnh thổ có thường dân, họ sẽ chỉ sử dụng chúng để tự vệ và đẩy Nga trở lại Nga.”
Bom chùm là những ống mang và giải phóng những quả bom nhỏ hơn rơi xuống đất. Theo Hội Hồng Thập Tự Quốc tế, chúng gây tranh cãi nhiều hơn các loại bom khác vì đạn chưa nổ có thể được kích hoạt bởi hoạt động dân sự nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ sau đó.
Kallas cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine gia nhập NATO và nói rằng các đồng minh đồng ý rằng vị trí cuối cùng của Ukraine là trong liên minh. Cô cho biết cơ hội để Ukraine trở thành thành viên có thể đến sau khi chiến tranh kết thúc.
“Câu hỏi không phải là liệu điều đó có xảy ra hay không mà là khi nào điều đó sẽ xảy ra và chúng ta đã đồng ý về các bước và lộ trình thực tế để đạt được điều đó,” Kallas nói. “Vì vậy, nếu những điều kiện đó được đáp ứng, cửa sổ cơ hội sẽ mở ra khi chiến tranh kết thúc, khi đó chúng ta có thể kết nạp Ukraine vào NATO và điều khoản 5 này cũng được áp dụng đối với Ukraine.”
6. Nga cho biết NATO đã quay trở lại "kế hoạch Chiến tranh Lạnh" sau hội nghị thượng đỉnh ở Lithuania
Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm thứ Tư rằng kết quả của hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania, chứng minh rằng liên minh quân sự "cuối cùng đã quay trở lại các kế hoạch Chiến tranh Lạnh."
“'Phương Tây tập thể' do Hoa Kỳ lãnh đạo chưa sẵn sàng chấp nhận sự hình thành của một thế giới đa cực và có ý định bảo vệ quyền bá chủ của mình bằng mọi phương tiện sẵn có, bao gồm cả quân sự," Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói.
“Những nỗ lực của NATO nhằm che đậy những tham vọng và hành động hiếu chiến của họ bằng Hiến chương Liên Hiệp Quốc không đứng vững trước sự giám sát. Liên minh và tổ chức thế giới Liên Hiệp Quốc không có gì chung,” bà ta nói.
Bà ta nhấn mạnh rằng cho biết Mạc Tư Khoa sẽ phân tích cẩn thận kết quả của hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius và phản ứng kịp thời “sử dụng tất cả các phương tiện và phương pháp mà chúng tôi có”.
Cuối cùng, Maria Zakharova cũng tuyên bố rằng Nga sẽ tiếp tục củng cố quân đội và hệ thống phòng thủ của mình.
7. NATO bảo đảm với Ukraine rằng tương lai của đất nước là với liên minh trong ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh
Các bảo đảm an ninh từ các quốc gia hàng đầu và bảo đảm rằng tương lai của Ukraine nằm trong NATO dường như đã làm dịu đi những lo ngại đang nhen nhóm rằng sự thất vọng của Ukraine khi không được chấp nhận vào liên minh sẽ làm lu mờ một trong những hội nghị thượng đỉnh quan trọng nhất của khối trong năm gần đây.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và các nhà lãnh đạo G7 đã công bố một sự ủng hộ đáng kể đối với Ukraine hôm thứ Tư tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania, đưa ra một tuyên bố chung về sự hỗ trợ cho Ukraine nhằm củng cố khả năng quân sự của quốc gia bị chiến tranh tàn phá.
Biden thừa nhận rằng liên minh đã không mời Ukraine trở thành thành viên trong hội nghị thượng đỉnh vì nó hoạt động dựa trên "những cải cách cần thiết", nhưng ông nói, "Chúng tôi không chờ quá trình đó kết thúc" để tăng cường an ninh quốc gia.
Biden đã nhấn mạnh rằng Ukraine chưa sẵn sàng gia nhập NATO, vì cuộc xâm lược của Nga cần phải kết thúc trước khi liên minh có thể xem xét đưa thêm Kyiv vào hàng ngũ của mình.
Ukraine là một chủ đề nổi bật trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh khi Tổng thống Mỹ tìm cách giữ cho nhóm thống nhất đằng sau Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trước cuộc xâm lược của Nga. Zelenskiy đã đến Lithuania vào thứ Ba và đưa ra một tuyên bố gay gắt bày tỏ sự thất vọng của mình khi không nhận được thông tin chi tiết cụ thể hơn về thời điểm và cách thức Ukraine sẽ tham gia liên minh.
Tuy nhiên, có vẻ như anh ta đã nghe đủ để vui vẻ về nhà, và nói rằng, “Kết quả của hội nghị thượng đỉnh là rất tốt” trong một cuộc họp báo với nhà lãnh đạo liên minh. Trong số các động thái mà NATO thực hiện là đồng ý loại bỏ một yêu cầu để Ukraine gia nhập nhóm – đó là Kế hoạch hành động trở thành thành viên - do mối quan hệ chặt chẽ của Kyiv với các quốc gia NATO. Nó không đưa ra một mốc thời gian chắc chắn khi nào người Ukraine sẽ trở thành thành viên chính thức.
Viện trợ quân sự mới cho Ukraine: G7 đã ban hành một tài liệu dài ba trang nêu chi tiết về thỏa thuận tuyên bố chung ngay sau khi các nhà lãnh đạo phát biểu hôm thứ Tư.
“Hôm nay - thông qua các cam kết và thỏa thuận an ninh song phương phù hợp với khuôn khổ đa phương này, phù hợp với các yêu cầu pháp lý và hiến pháp tương ứng của chúng tôi - chúng tôi đang khởi động các cuộc đàm phán với Ukraine để chính thức hóa sự hỗ trợ lâu dài của chúng tôi dành cho Ukraine khi nước này bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tái thiết nền kinh tế, bảo vệ công dân của mình và theo đuổi việc hội nhập vào cộng đồng Âu Châu-Đại Tây Dương,” tuyên bố cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng những cuộc thảo luận đó sẽ bắt đầu “ngay lập tức”.
Nó sẽ hoạt động dựa trên “các cam kết và thỏa thuận an ninh song phương, dài hạn hướng tới” ba mục tiêu.
Mục tiêu đầu tiên là “bảo đảm một lực lượng bền vững có khả năng bảo vệ Ukraine hiện tại và ngăn chặn sự xâm lược của Nga trong tương lai”, thông qua việc cung cấp hỗ trợ an ninh và thiết bị quân sự hiện đại, hỗ trợ phát triển cơ sở công nghiệp của Ukraine, huấn luyện lực lượng, chia sẻ và hợp tác thông tin tình báo. và hỗ trợ cho các sáng kiến phòng thủ, an ninh và khả năng phục hồi không gian mạng.
Mục tiêu thứ hai là “tăng cường sự ổn định và khả năng phục hồi kinh tế của Ukraine, bao gồm thông qua các nỗ lực tái thiết và phục hồi, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế của Ukraine, bao gồm cả an ninh năng lượng”.
Mục tiêu thứ ba là “cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các nhu cầu cấp thiết của Ukraine bắt nguồn từ cuộc chiến của Nga cũng như giúp Ukraine tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hiệu quả nhằm hỗ trợ quản trị tốt cần thiết để tiến tới khát vọng Âu Châu-Đại Tây Dương”.
Thông báo sẽ bắt đầu một quá trình đàm phán song phương với Kyiv, Giám đốc cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia về Âu Châu Amanda Sloat nói với các phóng viên.
8. Biden nói cuộc gặp với Zelenskiy "diễn ra rất tốt"
Tổng thống Mỹ cho biết cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy “đã diễn ra rất tốt đẹp”.
“Chúng tôi đã dành khoảng một giờ bên nhau và tôi nghĩ chúng tôi đang đi đúng hướng,” Biden nói với các phóng viên hôm thứ Tư khi ông rời hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania. “Vì vậy, tôi cảm thấy hài lòng về chuyến đi và bạn biết đấy, chúng tôi đã hoàn thành mọi mục tiêu mà chúng tôi đề ra.”
Tổng thống lưu ý rằng "có một số hoài nghi về việc liệu tôi có thể nói chuyện với người Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Thụy Điển hay không", ám chỉ đến thỏa thuận vào phút cuối của Thổ Nhĩ Kỳ cho phép Thụy Điển tham gia liên minh quân sự.
Biden cho biết ông tin tưởng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ tư cách thành viên của Thụy Điển cũng như sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ đối với việc bán chiến đấu cơ F-16 cho Ankara.
Biden cho biết ông không thấy Kyiv gia nhập NATO cho đến khi "chiến tranh kết thúc", nhưng làm sáng tỏ cuộc trò chuyện của ông với tổng thống Ukraine.
“Hãy nhìn xem, một điều mà Zelenskiy hiểu bây giờ là việc ông ấy có ở trong NATO hay không bây giờ không liên quan miễn là ông ấy có các cam kết,” ông nói, so sánh tình hình với “cách chúng ta đối phó với Israel.
“Vì vậy, ông ấy không lo lắng,” Biden nói.
Khi được hỏi về cuộc phản công của Ukraine, Biden cho biết ông “không có quyền cung cấp các chi tiết về điều đó – chúng tôi đã nói chuyện rất lâu về vấn đề này với tất cả những người trong quân đội của ông ấy ở đó và họ vẫn lạc quan nhưng họ biết đó là một công việc khó khăn.”
Biden cho biết Ukraine đã có "tương đương với ATACMS", đó là hỏa tiễn tầm xa, nhưng cần đạn pháo. Ông nói thêm rằng Ukraine “rất hài lòng” với những gì được cung cấp.
9. Cựu tướng Mỹ cho rằng thúc đẩy việc Ukraine gia nhập NATO là trúng kế Putin
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Zelensky 'Plays Into Putin's Hand' With NATO Push: Ex-General”, nghĩa là “ Cựu tướng Mỹ cho rằng Tổng thống Zelenskiy thúc đẩy việc Ukraine gia nhập NATO là trúng kế Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Tướng Mỹ đã nghỉ hưu Barry McCaffrey cảnh báo, việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy thúc đẩy gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, đang “làm lợi cho Putin”.
Tư cách thành viên NATO tiềm năng của Ukraine vẫn là một điểm khó khăn giữa Kyiv và các quốc gia thành viên của liên minh quân sự giữa hội nghị thượng đỉnh của họ trong tuần này. Zelenskiy đã thúc đẩy một mốc thời gian rõ ràng hơn về thời điểm Ukraine có thể gia nhập NATO và đã bày tỏ sự thất vọng với các nhà lãnh đạo về việc họ miễn cưỡng đưa ra lời mời đến quốc gia Đông Âu đang tiếp tục chống lại cuộc xâm lược từ Nga.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba rằng Ukraine chỉ có thể gia nhập liên minh khi “các điều kiện” được đáp ứng, nhưng không đi sâu vào chi tiết về những yêu cầu đó. Tuy nhiên, Zelenskiy đã chỉ trích lãnh đạo NATO về sự mơ hồ xung quanh việc Ukraine gia nhập thành viên trước hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, Lithuania, viết rằng thật “vô lý khi không đưa ra khung thời gian cho việc gia nhập trong tương lai của Ukraine”.
“Trên đường tới Vilnius, chúng tôi nhận được tín hiệu rằng một số từ ngữ nhất định đang được thảo luận mà không có Ukraine. Và tôi muốn nhấn mạnh rằng từ ngữ này nói về lời mời trở thành thành viên NATO, không phải về tư cách thành viên của Ukraine,” ông viết. “Thật vô lý và chưa từng có khi khung thời gian không được thiết lập cho cả lời mời cũng như tư cách thành viên của Ukraine. Đồng thời, từ ngữ mơ hồ về 'điều kiện' được thêm vào ngay cả khi mời Ukraine.”
McCaffrey cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên MSNBC hôm thứ Ba rằng Zelenskiy, người đã thể hiện “những phán đoán chính trị đáng ngưỡng mộ” trong chính sách ngoại giao của mình giữa chiến tranh, đang “thực sự đẩy cánh cửa bị khóa” liên quan đến tư cách thành viên NATO.
“Đối với tôi, việc anh ta khăng khăng đòi cử chỉ công khai này, có vẻ như điều đó thật điên rồ. Điều này làm lợi cho Putin. Ông ấy muốn tuyên bố rằng ông ấy đang chiến đấu chống lại NATO, chứ không phải đang phạm tội xâm lược một quốc gia láng giềng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Zelenskiy đang trượt khỏi tấm ván ở đây, và điều này không tốt cho Ukraine.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine để bình luận.
Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Ukraine khó có thể trở thành thành viên NATO cho đến khi cuộc chiến chống Nga kết thúc. Điều 5 của NATO quy định rằng một cuộc tấn công vào một quốc gia NATO sẽ được liên minh coi là một cuộc tấn công vào tất cả, làm dấy lên lo ngại rằng việc Ukraine gia nhập tổ chức sẽ khiến toàn bộ khối xảy ra chiến tranh với Nga.
McCaffrey cho biết các nước NATO không muốn tham gia cuộc chiến Nga-Ukraine, vì các chuyên gia cho rằng làm như vậy sẽ có nguy cơ leo thang xung đột đáng kể. Ông lưu ý rằng mặc dù Ukraine không phải là một quốc gia thành viên, nhưng NATO và các đồng minh khác đã cung cấp viện trợ quân sự đáng kể cho nước này nhằm xoay chuyển cục diện cuộc chiến theo hướng có lợi cho họ.
McCaffrey nói: “Không có khả năng bất kỳ thành viên nào của NATO muốn tham gia cuộc chiến trên không, trên bộ, trên biển chống lại Nga. “Zelenskiy và Ukraine đang nhận được hàng chục tỷ đô la hỗ trợ kinh tế, nhân đạo và quân sự không chỉ từ NATO mà còn từ các nhóm liên lạc”.
Biden hôm Chúa Nhật đã kêu gọi một “con đường hợp lý” cho phép Ukraine gia nhập NATO sau khi cuộc chiến với Nga kết thúc trong cuộc phỏng vấn trên CNN.
“Chúng tôi quyết tâm cam kết bảo vệ từng inch lãnh thổ của NATO. Đó là cam kết mà tất cả chúng tôi đã thực hiện bất kể điều gì xảy ra,” Biden nói. “Nếu chiến tranh đang diễn ra, thì tất cả chúng ta đều ở trong cuộc chiến. Chúng ta đang có chiến tranh với Nga, nếu đúng như vậy.”
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna nói với Newsweek hôm thứ Hai rằng việc Ukraine gia nhập là “không thể tránh khỏi”, bất kể mối đe dọa nào từ Nga.
10. Bộ Quốc phòng Nga cho biết Wagner đã bàn giao xe tăng và các loại vũ khí khác
Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Tư rằng nhóm lính đánh thuê Wagner đã hoàn thành việc bàn giao tất cả các thiết bị quân sự của mình cho các lực lượng vũ trang chính quy của Nga.
Theo tuyên bố của bộ trên, Wagner đã từ bỏ hơn 2.000 vũ khí và các hệ thống khác, bao gồm cả xe tăng chiến đấu chủ lực như T-90, T-80 và T-72B3.
Wagner cũng đã bàn giao các hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Grad và Uragan.
Việc chuyển nhượng diễn ra sau cuộc binh biến bị hủy bỏ do lãnh đạo Wagner, Yevgeny Prigozhin phát động vào cuối tháng trước.
Trong nhiều tháng trước khi cuộc binh biến thất bại, Prigozhin cáo buộc Bộ Quốc phòng đã bỏ đói thiết bị và đạn dược của Wagner.
Sau cuộc binh biến thất bại, các chiến binh Wagner được lựa chọn ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga, gia nhập Prigozhin lưu vong ở Belarus hoặc trở về nhà.
Trước đó vào thứ Tư, Bộ Nội vụ Belarus cho biết lực lượng đặc biệt của nước này sẽ tiến hành huấn luyện chiến đấu với các chiến binh Wagner, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nhà nước.
Không rõ có bao nhiêu nhân viên Wagner đã chuyển đến Belarus.
ĐTGM Ukraine nghẹn ngào nhìn lại 500 ngày bi thảm. Hơn 20 năm không có Tân HY. GH Úc bị xem thường?
VietCatholic Media
05:37 13/07/2023
1. Tờ The Australian: Nhiều người Công Giáo Úc tỏ ra thất vọng vì không có tân Hồng Y
Tờ The Australian số ra hôm thứ Ba 11 Tháng Bẩy viết như sau: Sáu tháng sau cái chết của Đức Hồng Y George Pell, Đức Giáo Hoàng đã coi thường nước Úc khi bổ nhiệm 21 tân Hồng Y sẽ được phong vào ngày 30 tháng 9. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney có trình độ tốt hơn, về mặt học thuật và kinh nghiệm mục vụ, mà Đức Thánh Cha Phanxicô thường gọi là bài kiểm tra “mùi của con cừu” so với hầu hết các vị trong danh sách được công bố vào hôm Chúa Nhật.
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher chia sẻ số phận hẩm hiu với nhiều vị khác. Đức Giáo Hoàng cũng bỏ qua Venice, nơi đã sản sinh ra ba giáo hoàng trong thế kỷ 20, Pháp, từ lâu được biết đến là “trưởng nữ của Giáo Hội '', và Los Angeles, tổng giáo phận lớn nhất ở Hoa Kỳ với hơn năm giáo phận hạt, và hơn 5 triệu người Công Giáo. Trái lại, Đức Phanxicô đã bao gồm cả Giám mục Penang, nơi chỉ có khoảng 65.000 người Công Giáo.
Giám mục Hương Cảng, Stâphanô Châu Thủ Nhân, một tu sĩ Dòng Tên, người ủng hộ mạnh mẽ thỏa thuận bí mật của Vatican với Trung Quốc, đã lọt vào danh sách này. Đức Tổng Giám Mục Victor Fernandez, tác giả của Heal Me With Your Mouth: The Art of Kissing, một bài thơ dài khét tiếng được viết khi còn là một linh mục trẻ ở Á Căn Đình.
Tổng giám mục Fernandez hiện đang cố gắng xóa bài thơ khỏi lý lịch sau khi được thăng chức đứng đầu cơ quan giám sát giáo lý của Giáo Hội, một vị trí do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger nắm giữ trong 24 năm dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Trong một cuộc phỏng vấn với La Civilta Cattolica hay Văn Minh Công Giáo vào tháng 5 năm nay, Đức Giám Mục Châu Thủ Nhân cho biết “chính phủ Trung Quốc cũng rất kính trọng Đức Thánh Cha Phanxicô. Họ đặc biệt đánh giá cao sự cởi mở và hòa nhập của ngài. Tình yêu của ngài dành cho nhân loại nói chung được coi là trùng hợp với các giá trị được Chủ tịch Tập Cận Bình tán thành khi ông tập trung vào 'Cộng đồng vận mệnh chung' của nhân loại.”
Tân Hồng Y Châu Thủ Nhân, người đã đến thăm Bắc Kinh trước cuộc phỏng vấn, cho biết từ những gì ngài đã thấy, đọc và gặp gỡ thái độ của những người Công Giáo mà ngài đã tiếp xúc trong chuyến đi, “Tôi có thể nói rằng phần lớn người Công Giáo ở Trung Quốc trung thành với Đức Thánh Cha Phanxicô, và họ hy vọng thỏa thuận tạm thời sẽ mang lại những thay đổi mong muốn cho Giáo Hội của họ, bao gồm cả một cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Chủ tịch Tập Cận Bình”.
Danh sách các tân Hồng Y bao gồm các giám mục đến từ Juba ở Nam Sudan, Cape Town ở Nam Phi, Tabora ở Tanzania và Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, là nhà lãnh đạo Công Giáo cao cấp nhất ở Thánh địa, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa người Ý, có tổng giáo phận bao gồm Israel, các vùng lãnh thổ của Palestine, Jordan và Síp.
Một trong những vị được tấn phong Hồng Y có quyền lực nhất là nhà lãnh đạo Cơ quan bổ nhiệm Giám mục sinh ra ở Chicago, là Đức Tổng Giám Mục Robert Prevost.
Một vị khác là Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, người Pháp, là Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, người mà sự thăng tiến sẽ giúp ông mạnh tay hơn trong việc chống lại chương trình nghị sự quay trở lại những năm 1960 trong Giáo Hội ở Hoa Kỳ.
Những vị khác trong danh sách là các giám mục và tổng giám mục từ Corsica, Lisbon, Madrid, Lodz (Ba Lan), Bogota và Cordoba (Á Căn Đình). Mười tám trong số các tân Hồng Y dưới 80 tuổi và do đó đủ điều kiện để bỏ phiếu trong bất kỳ mật nghị sắp tới.
Sau công nghị, số Hồng Y cử tri sẽ là 137, nhưng con số này có thể thay đổi nhanh chóng khi một số vị bước sang tuổi 80.
Công nghị tấn phong Hồng Y này sẽ là công nghị thứ chín của Đức Phanxicô kể từ khi lên ngôi Giáo Hoàng vào năm 2013.
Trước đó một tháng, ngài dự kiến sẽ đến thăm Mông Cổ, nơi có giáo hội 1300 người Công Giáo được lãnh đạo bởi vị Hồng Y trẻ nhất của giáo hội, Giorgio Marengo, 49 tuổi, người Ý, người mà Đức Phanxicô đã tấn phong Hồng Y vào năm ngoái.
Source:The Australian
2. Úc Đại Lợi từ lâu không có Hồng Y mới
Một số báo chí nhận xét rằng từ hai mươi năm nay, không có Hồng Y mới nào được bổ nhiệm cho Giáo hội tại Úc Đại Lợi, tức là từ sau khi Đức Tổng Giám Mục Georg Pell, Tổng giám mục Giáo phận Sydney được bổ nhiệm làm Hồng Y năm 2003, do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, rồi từ năm 2014 ngài được mời về Vatican làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế, và qua đời ngày 10 tháng Giêng năm nay.
Từ đó, Giáo hội tại Australia không có thêm Hồng Y nào nữa, mặc dù tại Úc châu có Đức Hồng Y John Atcherley Dew, 75 tuổi nguyên Tổng giám mục Wellington ở New Zealand, và một Hồng Y ở đảo Tongo là Soan Patita Paini Mafi, năm nay 62 tuổi, thuộc Dòng Đức Mẹ, được bổ nhiệm làm Hồng Y hồi năm 2015, chủ chăn của 13.000 tín hữu Công Giáo trong tổng số 100.000 dân cư, phần lớn là Tin lành, sống rải rác tại 53 hải đảo. Ngài cũng là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Thái Bình Dương. Trong thời gian gần đây, ngài bị vấn đề sức khỏe nên phải cư ngụ tại Rôma.
Tổng giáo phận Sydney là giáo phận lớn nhất tại Úc châu với 667.000 tín hữu Công Giáo. Từ năm 2014, tổng giáo phận do Đức Tổng Giám Mục John Fisher, Dòng Đa Minh coi sóc. Ngài cũng là Giáo chủ Công Giáo Úc.
3. Mục tử Công Giáo Ukraine kêu gọi công lý, chữa lành sau 500 ngày xâm lược của Nga
Khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đạt mức 500 ngày, tờ Our Sunday Visitor đã đến Kyiv để nói chuyện với Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương trên toàn thế giới, về cuộc chiến và những tác động của nó đối với người Ukraine, Giáo Hội Công Giáo và cộng đồng toàn cầu.
Our Sunday Visitor: Đức Cha mô tả thế nào về 500 ngày xâm lược toàn diện của Nga?
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk: Mỗi ngày trong 500 ngày qua đều khác nhau. Ban đầu, đặc biệt là ở Kyiv, chúng tôi phải đối mặt với sự xâm lược trực tiếp và cái chết cận kề. Kyiv giống như một cái bẫy.... Người Nga chỉ còn cách đó 20 kilômét. Sông Dnipro bị chặn và gài mìn; tất cả các cây cầu đã bị đóng cửa.
Các lực lượng vũ trang hùng mạnh của Nga đã có mặt ở đây ngay cả trước cuộc xâm lược. Chúng tôi phát hiện ra rằng chúng tôi có họ ngay cả trong dàn hợp xướng nhà thờ của chúng tôi. Họ biết rất rõ nơi tôi sống, cửa sổ của tôi ở đâu, lối vào tòa nhà của chúng tôi ở đâu. Tôi nằm trong danh sách bị ám sát. Theo nghĩa đen, chúng tôi đã được cứu bởi những người của khu phố này, những người đã thành lập một đơn vị tự vệ đặc biệt.... Chúng tôi đã được bảo vệ bởi các đơn vị quân đội đó cho đến cuối năm ngoái.
Trong nhà tôi, chúng tôi không thể có bất kỳ bức tranh nào trên tường, bởi vì mọi thứ đều rung chuyển rất mạnh do các vụ nổ. Hình ảnh và bức tượng sẽ rơi xuống.
Chúng tôi đã học cách phân biệt các loại vụ nổ. Nếu trái đất rung chuyển và sau đó có một vụ nổ, đó là pháo kích. Nếu có một vụ nổ mà không rung lắc, có thể hệ thống phòng không đang hoạt động. Vì vậy, chúng tôi bị chấn thương về tinh thần.
Our Sunday Visitor: Trong chuyến hành hương gần đây tại Ukraine, Đức Cha đã nhận những chiếc khăn tay tượng trưng cho những giọt nước mắt của tang quyến. Đức Cha đối phó với nỗi đau ấy như thế nào?
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk: Tôi còn có thể nói gì với người mẹ đã mất con trai mình? Người ta còn có thể tìm thấy niềm an ủi nào cho một người mà cuộc sống của họ bị hủy hoại vì cuộc chiến này?
Phản ứng chỉ là hiện diện, sát cánh và có thể khóc cùng họ, chia sẻ nỗi đau và nỗi buồn của họ. Thậm chí không phải lúc nào bạn cũng có thể nói: “Tôi thấu hiểu”. Tôi được biết rằng khi đến thăm những người lính của chúng tôi trong bệnh viện. Câu nói khó nghe nhất đối với người lính nằm cụt hai chân đó là ai đó nói với anh ta: “Tôi thấu hiểu.”
Tôi gọi đây là bí tích hiện diện – khi chúng ta hiện diện, chia sẻ nỗi buồn này, chính Thiên Chúa hiện diện. Nếu bạn chia sẻ nỗi buồn, nỗi đau đó có thể giảm bớt. Và nếu bạn mời những người này giúp đỡ lẫn nhau, những hành động bác ái như vậy có thể có tác dụng chữa bệnh. Có điều gì đó tuyệt vời về điều đó; bạn không thể giải thích nó bằng lý luận của con người, nhưng đó là những gì đang thực sự xảy ra.
Our Sunday Visitor: Đức Cha đã đến thăm những nơi diễn ra những hành động tàn ác tồi tệ nhất cho đến nay trong cuộc chiến này. Đức Cha có thể mô tả những kinh nghiệm đó và cách Đức Cha phục vụ gia đình nạn nhân không?
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk: Tôi thường xuyên đến thăm những nơi đó, những người đó. Tôi nhớ khi tôi được phép đến thăm Bucha, Irpin, Borodyanka. … Thật kinh khủng. Chúng tôi thấy những thi thể nằm dọc đường phố. Nhà thờ của chúng tôi ở Irpin đã bị gài mìn. Chúng tôi đến gần Nhà thờ, và quân đội bắt đầu hét lên, “Xin dừng lại ngay!” bởi vì nó rất nguy hiểm.... Mìn ở khắp mọi nơi.
Chúng tôi đã đến những ngôi mộ tập thể đó.... Tôi hỏi liệu có thể đến gần, ở lại và cầu nguyện không. Tôi đứng ở rìa của một ngôi mộ. Trong một vài khoảnh khắc, tôi cảm thấy như thể mình không đứng vững; nó đang di chuyển. Tôi hỏi các binh sĩ, “Tôi ở đây có ổn không?” Họ trả lời: “Đừng sợ, nhưng Đức Cha đang đứng trên các xác chết.” Bạn có thể tưởng tượng cảm giác khi tôi biết rằng tôi đang đứng trên những xác chết bên dưới.
Và lúc đó tôi chỉ biết kêu lên: “Chúa ơi, tại sao? Tại sao nó lại xảy ra, và tại sao tôi còn sống còn họ thì chết?” Có lẽ trong khoảnh khắc đó tôi bắt đầu trải qua cảm giác tội lỗi của kẻ sống sót, một hiện tượng tâm lý mà những người lính của chúng tôi rất thường cảm thấy, và điều này đặt ra một số câu hỏi đau đớn: tại sao bạn tôi chết, còn tôi thì sống?
Vì vậy, câu hỏi “tại sao” là tiếng kêu hiện sinh vẫn thôi thúc tôi đi tìm ý nghĩa, đánh thức ý thức của nhiều người trên thế giới, là tiếng nói của những người đang nằm trong những nấm mồ tập thể đó.
Năm nay tôi lại đến thăm những nơi đó để gặp gỡ những tang quyến. Chúng tôi đã cầu nguyện ở một nơi có vết đạn nơi nhiều cậu bé đã bị hành quyết. Và sau buổi cầu nguyện này, chúng tôi có cơ hội ở lại vài giờ và chỉ để nói chuyện. Tôi nhớ một người đàn ông với đôi mắt xanh sâu thẳm đã im lặng. Cuối cùng, tôi đã nói chuyện với anh ta, và anh ta chia sẻ việc anh ta đã đến đó như thế nào để tìm thi thể của cậu con trai 22 tuổi, cũng tên là Sviatoslav. Anh ta nói với tôi: “Con đã nhìn thấy con trai mình với đôi mắt lồi ra.”
Người dân Bucha nói với tôi rằng quân đội Nga đang thực hiện những tội ác đó để chuẩn bị cho một cuộc thanh lọc sắc tộc lớn ở Kyiv. Nếu Nga tiến vào thành phố, Kyiv sẽ ngập trong máu người. Họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho một tội ác như vậy, nhưng thật mầu nhiệm, chúng tôi vẫn còn sống. Tôi sẽ coi mỗi ngày trong cuộc sống của tôi hôm nay là một phép lạ.
Our Sunday Visitor: Giáo Hội Công Giáo có thể đáp ứng mục vụ như thế nào trước những đau khổ của người dân Ukraine?
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk: Người Ukraine chúng tôi chưa nhận ra chúng tôi bị tổn thương sâu sắc như thế nào. Những người đã đi qua các phòng tra tấn, các chủng sinh của chúng tôi đã đi qua các trại lọc máu, các linh mục bị tra tấn của chúng tôi trong các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm, các thương binh – mỗi người đều có chấn thương chiến tranh của riêng mình.
Chúng tôi có một nhóm trị liệu đặc biệt trong giáo xứ của chúng tôi, là Nhà thờ Chính tòa Phục sinh của Chúa Kitô, nằm ở Kyiv, dành cho những phụ nữ bị bạo lực tình dục từ quân đội Nga. Bạo lực đó đã xảy ra ở nơi công cộng, chỉ để hủy hoại phẩm giá của con người. Chữa lành vết thương của bạo lực tình dục thời chiến có thể là một ngành tâm lý học hoàn toàn mới.
Vì vậy, chữa lành nỗi đau do chấn thương chiến tranh sẽ là nhiệm vụ mục vụ chính của Giáo hội ít nhất là trong 10 năm tới. Tôi nghĩ rằng tương lai của Ukraine sẽ phụ thuộc vào khả năng của chúng tôi trong việc hỗ trợ mọi người trong quá trình này.
Our Sunday Visitor: Trước lời kêu gọi tha thứ của Tin Mừng, Đức Cha sẽ phản ứng thế nào với những người thúc giục Ukraine tìm kiếm hòa bình và hòa giải với Nga?
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk: Liệu có thể hòa giải với một người đã gây ra cho chúng tôi nỗi đau khủng khiếp như vậy không? Điều đó sẽ mất thời gian. Chúng tôi không thể bị ép buộc. Không thể áp đặt bất kỳ loại dấu hiệu hòa giải giả tạo nào.
Có một số bước nên được thực hiện. Tôi liên tục lặp lại điều đó với rất nhiều, rất nhiều các vị trong hàng giáo phẩm của Giáo Hội Công Giáo trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Vatican, những người rất mong muốn thúc đẩy chúng tôi tiến tới hòa giải.... Tôi luôn hỏi, “Xin làm ơn, không phải bây giờ.” Bởi vì chấn thương chiến tranh sẽ khiến chúng tôi từ chối ngay cả ý tưởng hòa giải như vậy. Chúng tôi cần thời gian.
Đầu tiên, người Nga nên ngừng giết chúng tôi và rút khỏi vùng đất của chúng tôi. Trong khi cuộc chiến này đang ở giai đoạn được gọi là “giai đoạn nóng”, trước tiên chúng ta phải cứu mạng sống con người, bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và là tiếng nói của những người không có tiếng nói. Sau đó, chúng tôi phải giải quyết vết thương của chính mình và tìm kiếm công lý.
Chúng ta không nên biện minh cho kẻ săn mồi. Chúng ta phải lắng nghe nạn nhân. Nếu chúng ta đặt hai bên ngang nhau, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được công lý và cũng chẳng có thể bắt đầu bất kỳ quá trình hòa giải nào.
Our Sunday Visitor: Các nhà lãnh đạo Chính thống giáo của Nga, nổi bật nhất là Thượng phụ Kirill, đã tán thành và thậm chí chúc lành cho các cuộc tấn công của quốc gia họ vào Ukraine. Đức Cha có thể nói gì về điều này?
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk: Giống như Nhà nước Hồi giáo công cụ hóa tôn giáo Hồi giáo, ý thức hệ Thế Giới Nga đang công cụ hóa Kitô giáo. Ở Ukraine, chúng tôi có cùng sự phát triển trong thần học quân sự như Chính thống Nga, trong đó nói rằng, “Chúng ta là những Kitô hữu đích thực cuối cùng; mọi người khác đều là dị giáo. Chúng ta là những người bảo vệ các giá trị Kitô giáo truyền thống đích thực. Phương Tây tập thể là hiện thân của những kẻ phản Kitô. Họ đang tấn công chúng ta. Chúng ta phải chiến đấu với cuộc chiến siêu hình. Và phần thưởng cho những người lính Nga là gì? tha thứ mọi tội lỗi dù tàn bạo đến đâu và được ban cho sự sống đời đời.”
Và học thuyết quỷ quyệt đó đang xâm chiếm Kitô giáo cả ở Hoa Kỳ. Nó không chỉ là vấn đề đối với Ukraine, mà nó còn làm suy yếu uy tín của Phúc âm của Chúa Giêsu Kitô cho các thế hệ tương lai.
Con cái của những người chấp nhận một hệ ý thức hệ như vậy một ngày nào đó sẽ hỏi bạn đã làm gì khi hệ tư tưởng Nga đang giết chết con người – chúng ta đang trải qua cuộc chiến xảy ra ở Ukraine nhưng đã ảnh hưởng đến toàn thế giới biết là ngần nào.
Source:OSV
Moscow rúng động: Tướng, Tá Putin hơn chục người vừa tử trận. Thiếu Tướng Nga buộc tội Sergei Shoigu
VietCatholic Media
16:28 13/07/2023
1. Tướng cấp cao của Nga tại Ukraine nói rằng ông đã bị cách chức sau khi chỉ trích việc thiếu hỗ trợ cho quân đội. Việc cách chức ông đã khiến Trung Tướng Oleg Tsokov ra người thiên cổ
Theo thông tấn xã CNN, một vị tướng cấp cao của Nga chỉ huy các lực lượng ở miền nam Ukraine bị tạm chiếm cho biết ông đã bị cách chức sau khi cáo buộc Bộ Quốc phòng phản bội binh lính Nga bằng cách không hỗ trợ đầy đủ.
Thiếu Tướng Ivan Popov là chỉ huy của Tập Đoàn Quân số 58, đã tham gia vào các cuộc giao tranh ác liệt ở khu vực Zaporizhzhia. Ông là một trong những sĩ quan cao cấp nhất tham gia vào chiến dịch của Nga ở Ukraine.
Popov nói rằng ông đã đặt vấn đề về việc “thiếu khả năng tác chiến phản pháo, không có các trạm trinh sát pháo binh và những cái chết và thương tích hàng loạt của anh em chúng tôi do pháo binh địch. Tôi cũng nêu ra một số vấn đề khác và đã bày tỏ tất cả ở mức cao nhất một cách thẳng thắn và cực kỳ gay gắt.”
Popov nói rằng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sergey Shoigu sau đó đã sa thải ông vào đầu Tháng Bẩy này.
“Như nhiều chỉ huy của các trung đoàn và sư đoàn đã nói hôm nay, các quân nhân của lực lượng vũ trang Ukraine không thể chọc thủng quân đội của chúng tôi từ phía trước, nhưng chỉ huy cấp cao của chúng tôi đã đánh chúng tôi từ phía sau, một cách gian xảo và hèn hạ đã chặt đầu quân đội vào thời điểm khó khăn nhất và vào những khoảnh khắc căng thẳng nhất.”
Thông điệp âm thanh của Popov đã được chuyển tiếp bởi Trung Tướng Andrey Gurulev, một thành viên của quốc hội Nga và là cựu Tư lệnh Phó Quân khu phía Nam, trên kênh Telegram của anh ta.
Theo các nhà phân tích, việc sa thải một quan chức cấp cao như vậy trong bối cảnh tranh chấp công khai về việc tiến hành chiến dịch của Nga là chưa từng có tiền lệ.
Thiếu Tướng Ivan Popov cho rằng Trung Tướng Oleg Tsokov và hàng chục sĩ quan cấp tá lẽ ra vẫn còn sống. Trung Tướng Oleg Tsokov là Tư lệnh Phó Quân khu phía Nam và đang là Tư Lệnh Tập Đoàn Quân 20 đã phải kiêm nhiệm Tập Đoàn Quân 58 sau khi Popov bị Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cách chức và sa thải khỏi quân đội.
Trung Tướng Oleg Tsokov đã tập hợp các sĩ quan sư đoàn và trung đoàn tại Khách sạn Dune tại khu nghỉ mát biển Azov Berdiansk. Một quả hỏa tiễn Storm Shadow đã được không quân Ukraine phóng vào. Theo các cư dân địa phương báo cáo, khách sạn bị san thành bình địa và có lẽ không còn ai sống sót. Việc dọn dẹp và lôi ra các thi thể bị chôn vùi cho đến nay vẫn chưa xong.
2. Khách sạn sang trọng bị san thành bình địa trong vụ tấn công bằng hỏa tiễn Storm Shadow vào bộ chỉ huy Tập Đoàn Quân của Nga
Ký giả Nick Parker của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “VLAD CHIEF KILLED Hotel used for Russian top brass blitzed by British Storm Shadow missile killing commanders including top general”, nghĩa là “Tướng hàng đầu của Putin bị giết. Khách sạn được dùng bởi các sĩ quan cấp cao bị xé toạc bởi hỏa tiễn Storm Shadow giết chết các chỉ huy bao gồm cả tướng hàng đầu”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Một khách sạn sang trọng từng là nơi nghỉ dưỡng của giới thượng lưu Nga đã bị hỏa tiễn Storm Shadow của Anh tấn công - giết chết các chỉ huy, trong đó có một tướng hàng đầu của Putin.
Vụ nổ đã giết chết Trung tướng Oleg Tsokov, Tư lệnh Phó Quân khu phía Nam của Nga được cho là “có quen biết cá nhân với Vladimir Putin.”
Hỏa tiễn hành trình Storm Shadow đã đánh sập toàn bộ khách sạn có bể bơi cộng với sở chỉ huy dự bị cho Tập Đoàn Quân số 58 của Nga.
Khách sạn Dune tại khu nghỉ mát biển Azov Berdiansk được giới thượng lưu Nga “yêu thích” đã bị san bằng và các thi thể vẫn đang được kéo ra khỏi đống đổ nát ngày hôm qua
Những bức ảnh được chụp trước chiến tranh cho thấy vị trí đắc địa bên bờ biển và hồ bơi của khách sạn trước khi bị quân xâm lược cấp cao chiếm giữ.
Một nguồn tin Ukraine hôm qua cho biết: “Tòa nhà thực sự đã bị san bằng và hiện tại đống đổ nát đang được phân loại.”
“Nhiều xe cứu thương chạy về hướng đó.”
Một nguồn tin địa phương cho biết thêm: “rất nhiều” quân nhân Nga đã chết và bị thương.
Thị trưởng Melitopol Ivan Fedorov cho biết: “Khách sạn Dune ở Berdyansk bốc cháy…hàng chục quân nhân Nga và ít nhất một vị tướng bị thiêu rụi tại nơi làm việc.
“Các phương tiện truyền thông Nga đã xác nhận cái chết của Oleg Tsokov, người chỉ huy các cuộc tấn công hỏa tiễn ở Ukraine.”
Đoạn phim được quay ngay sau vụ nổ cho thấy một đám mây hình nấm bốc lên trên đống đổ nát của tòa nhà - là mục tiêu mới nhất trong chuỗi các mục tiêu của Storm Shadow.
Các hỏa tiễn phóng từ trên không có vận tốc 620 dặm một giờ có tầm bắn lên tới 320 dặm và có thể được lập trình trước để bay theo hình zig-zag ở các độ cao khác nhau trước khi lao vào tiêu diệt mục tiêu.
Tsokov - bị trừng phạt vì ra lệnh tấn công dân thường ở Ukraine vào tháng 12 năm 2022 - là một trong số hàng chục tướng lĩnh hàng đầu của Putin đã tử trận trong Chiến tranh Ukraine cho đến nay.
Trong những ngày này ở Nga, để tưởng niệm, người ta chiếu một video cho thấy vị tướng nói chuyện với Putin tại một buổi lễ ở Điện Cẩm Linh vào năm 2021, ca ngợi bạo chúa vì “sự quan tâm đặc biệt cá nhân” đối với việc thúc đẩy cỗ máy chiến tranh của Nga.
3. Nhà lãnh đạo NATO nói chiến thắng của Putin là “nguy cơ lớn nhất” trong cuộc chiến ở Ukraine
Trong những nhận xét mạnh mẽ nhấn mạnh mối đe dọa của cuộc xung đột đối với bối cảnh an ninh của Âu Châu, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết “rủi ro lớn nhất” đối với hòa bình và an ninh thế giới là nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine.
“Có một cuộc chiến toàn diện đang diễn ra ở Âu Châu và không có lựa chọn nào mà không có rủi ro cho các đồng minh NATO, nhưng rủi ro lớn nhất là nếu Tổng thống Putin chiến thắng,” ông Stoltenberg cho biết vào ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania.
Trong một ám chỉ mạnh mẽ đến Trung Quốc, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh rằng một chiến thắng của Nga sẽ kích hoạt nhiều cuộc xâm lược hơn nữa, không chỉ trong khu vực Đông Âu, nhưng là toàn thế giới.
“Đó chính xác là lý do tại sao điều quan trọng đối với các đồng minh NATO là hỗ trợ Ukraine,” ông nói thêm.
“Đây thực sự là một thời khắc lịch sử: các đồng minh và Ukraine ngồi cạnh nhau một cách bình đẳng để giải quyết tầm nhìn chung của chúng ta về an ninh Âu Châu-Đại Tây Dương,” ông Stoltenberg nói khi chào mừng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tới cuộc họp và ca ngợi lòng dũng cảm của người dân Ukraine.
Liên minh đã tìm cách gửi tín hiệu ủng hộ Ukraine mặc dù không đưa ra lộ trình cụ thể để trở thành thành viên tại hội nghị thượng đỉnh này. Ông Stoltenberg đưa ra những bảo đảm về sự ủng hộ và khẳng định Ukraine sẽ trở thành thành viên vào một ngày trong tương lai.
Ông nói: “Chúng ta cần theo kịp và mở rộng hơn nữa sự hỗ trợ của mình để giúp Ukraine giải phóng đất đai và ngăn chặn sự xâm lược của Nga trong tương lai.”
“Tại hội nghị thượng đỉnh này, chúng tôi đã tái khẳng định rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên của liên minh và chúng tôi đã đưa ra quyết định đưa Ukraine đến gần hơn với NATO. Hôm nay chúng ta gặp nhau với tư cách bình đẳng, và tôi mong chờ ngày chúng ta gặp nhau với tư cách là đồng minh.”
4. Nga trả thù cho Trung Tướng Oleg Tsokov. Ukraine báo cáo nhiều khu vực bị tấn công trong đêm
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Năm 13 tháng Bẩy, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết trong đêm 12 rạng sáng 13 Tháng Bẩy, lực lượng phòng không đã bắn hạ tất cả 20 máy bay không người lái “Shahed” và hai hỏa tiễn Kalibr. Hậu quả vụ phóng hỏa tiễn trả thù này đang được làm rõ. Ông tin rằng người Nga tấn công lớn như vậy là để trả thù cho Trung Tướng Oleg Tsokov, là người đã trúng hỏa tiễn Storm Shadow trong một cuộc họp tại một khách sạn sang trọng ở thành phố Berdiansk.
Ở Kyiv, các mảnh vỡ từ máy bay không người lái bị bắn rơi đã làm hư hại các ngôi nhà - bốn người bị thương.
Vào ban đêm, quân đội Nga tấn công Antonivka và Kherson. Trong ngày qua, 3 người thiệt mạng và 2 người bị thương ở vùng Kherson. Tám người bị thương ở vùng Donetsk, một người ở vùng Kharkiv.
Số người bị thương do vật nổ rơi ở Zaporizhzhia hôm 12/7 đã tăng lên 21 người, trong đó có 8 trẻ em.
5. Bộ trưởng Quốc phòng Anh nhận định rằng Nga còn rất ít sức mạnh dự trữ 'quý giá'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Has 'Precious Little' Reserve Strength Left: U.K. Defense Secretary”, nghĩa là “Bộ trưởng Quốc phòng Anh nhận định rằng Nga còn rất ít sức mạnh dự trữ 'quý giá'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói rằng Mạc Tư Khoa “đang cảm thấy” tỷ lệ tiêu hao lực lượng của họ ở Ukraine cao và gợi ý rằng phản ứng vụng về của Điện Cẩm Linh đối với cuộc nổi loạn gần đây của Tập đoàn Wagner cho thấy sự thiếu hụt lực lượng dự trữ cho các hoạt động của Nga.
Phát biểu trong một sự kiện bên lề tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania, hôm thứ Tư, ông Wallace nói với những người tham dự rằng Nga không bảo đảm nổi cho thành công ở Ukraine ngay cả khi họ chỉ muốn giữ cho bằng được khoảng 20% lãnh thổ của Ukraine mà quân đội của họ đã chiếm được từ năm 2014 cho đến nay.
“ Tôi không nghĩ rằng Nga đang hướng tới một vị trí mà họ có thể lựa chọn.”
“Họ có thể chọn cách bám trụ, tự dựng rào chắn ở Crimea. Nhưng hiện tại, bất chấp những cáo buộc mà một số phương tiện truyền thông Nga đưa tin, Ukraine đang tiến lên từng ngày. Ukraine có thể không tiến nhanh như mọi người dự đoán, nhưng Ukraine đang chiếm ưu thế mỗi ngày. Người Nga phải trả giá để giữ những gì đã chiếm được.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để bình luận.
Các cơ quan tình báo phương Tây tin rằng Mạc Tư Khoa đã chịu tổn thất đáng kinh ngạc trong gần 18 tháng tham chiến ở Ukraine. Kyiv tuyên bố đã “loại bỏ” hơn 235.000 quân Nga kể từ ngày 24/2/2022.
Các tài liệu bị rò rỉ của Ngũ Giác Đài cho thấy có 189.500 đến 223.000 thương vong của Nga, trong đó có tới 43.000 người thiệt mạng trong chiến đấu. Về phía Ukraine, Ngũ Giác Đài ước tính số người bị thương và thiệt mạng từ 124.500 đến 131.000 người, với khoảng 17.500 người được cho là đã thiệt mạng trong chiến đấu. Cả Kyiv và Mạc Tư Khoa đều không công bố con số thương vong chi tiết.
Wallace cho biết phản ứng chậm chạp của Điện Cẩm Linh đối với “cuộc tấn công đến Mạc Tư Khoa” của nhà tài chính Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin cho thấy “hiện tại họ chỉ có sẵn một lượng dự trữ nhỏ quý giá của Nga. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng Nga có đủ điều kiện để bám víu vào một số biện pháp phòng thủ. Nó đã thử điều đó.”
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace trong cuộc họp báo ngày 17/5/2023 tại Berlin, Đức. Wallace cho biết tại hội nghị thượng đỉnh NATO tuần này rằng Mạc Tư Khoa đang phải vật lộn với tỷ lệ tiêu hao cao.
“Ukraine đang đạt được những thành công chậm nhưng chắc chắn,” Wallace nói thêm. “Tôi không nghĩ những gì đang diễn ra trong tâm trí của Điện Cẩm Linh là kiểu thảo luận hợp lý đó. Tôi chắc chắn không nghĩ rằng Putin có đủ điều kiện để nghĩ được như vậy.”
“Họ đang ở một vị trí mà tỷ lệ tiêu hao lực lượng Nga rất khó khăn. Và vâng, Nga có quy mô về phía mình. Nó có thể tạo ra, hoặc cố gắng tái tạo, cơ sở công nghiệp của nó. Nó có thể tiếp tế, nó có thể đưa thêm nhiều thanh niên đến chỗ chết theo cách của họ. Nhưng suy cho cùng, tôi nghĩ chúng ta nên lạc quan hơn, và cũng nên nhìn lại những điểm yếu của mình.
“Tất cả những người tôi gặp đều đánh giá thấp Ukraine ngay từ ngày đầu tiên. Tôi nghĩ rằng điều đó tiếp tục trong cùng một ánh sáng. Ukraine có nhiều cú đấm hơn trong đó. Ukraine đã không tung ra toàn bộ dự trữ của mình. Và những nguồn dự trữ đó có thể rất quan trọng.”
6. Các lực lượng Nga ở Nam Ukraine đang như rắn mất đầu sau khi Tư Lệnh Tập Đoàn Quân tử trận
Các lực lượng Ukraine đang tiến xa hơn ở khu vực Bakhmut và đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở những nơi khác trong khu vực Donetsk. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar đã cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Năm 13 tháng Bẩy.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar cho biết lực lượng quốc phòng Ukraine đã ngăn chặn thành công cuộc tấn công của Nga ở các hướng Kupyansk, Lyman, Avdiivka và Marinka - tất cả các khu vực tiền tuyến mà người Nga đã nhiều lần cố gắng chọc thủng tuyến phòng thủ của Ukraine.
“Ở khu vực Bakhmut, chúng ta đã tiến hành một cuộc tấn công vào sườn phía nam xung quanh Bakhmut và đã có nhiều bước tiến trong 24 giờ qua.
Các lực lượng Ukraine đang cố chiếm lấy những vùng đất cao hơn ở rìa phía bắc và phía nam của thành phố, cô nói.
Ở mặt trận phía Nam Ukraine, quân Nga liên tục rút lui dần. Có thể là sau khi Trung Tướng Oleg Tsokov, Tư Lệnh Tập Đoàn Quân số 58 và là Tư Lệnh Phó Quân Khu phía Nam trúng hỏa tiễn Storm Shadow và tử trận, hệ thống chỉ huy của Nga đã rơi vào tình trạng bối rối.
Khi vụ tấn công xảy ra, Trung Tướng Oleg Tsokov đang chủ trì một cuộc họp để củng cố lại Tập Đoàn Quân số 58 sau khi Tư Lệnh của Tập Đoàn Quân này là Thiếu Tướng Ivan Popov bị cách chức. Cuộc họp gần chắc chắn như có đủ mặt các sĩ quan trong Tập Đoàn Quân. Tất cả những người có mặt trong khách sạn được tin là chết hết.
Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết các chiến binh của Ukraine cũng đã phá hủy “một số lượng lớn các kho đạn dược” nên số lượng các cuộc tấn công của Nga đã giảm hẳn. Trong bối cảnh đó, quân Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và pháo binh tầm xa vào các trung tâm hậu cần và chỉ huy của Nga ở phía nam.
Trong 24 giờ qua, 510 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 2 xe tăng, 9 xe thiết giáp, 23 hệ thống pháo, 4 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 6 hệ thống phòng không, và 17 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 13 Tháng Bẩy, khoảng 236.040 quân nhân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.092 xe tăng, 7.999 xe thiết giáp, 4.425 hệ thống pháo, 678 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 421 hệ thống phòng không, 315 chiến đấu cơ, 310 máy bay trực thăng, 3.752 máy bay không người lái, 1.271 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.995 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 652 thiết bị chuyên dụng.
7. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết Nga đã sử dụng các phương tiện làm thiết bị nổ tự chế ở Donetsk.
Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh đã công bố bản tóm tắt tình báo mới nhất về cách họ nhìn nhận tình hình trên thực địa ở Ukraine, và gợi ý rằng các lực lượng Nga đã sử dụng bom xe tự chế ở khu vực Donetsk, có thể được xúi giục do kinh nghiệm của người Chechnya là lực lượng được triển khai ở đó.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Vào tháng 6 năm 2023, đã có một số báo cáo về việc lực lượng Nga sử dụng các phương tiện bọc thép cũ kỹ trong đó chất nhiều tấn chất nổ làm thiết bị nổ tự chế gắn trên phương tiện, gọi tắt là VBIED. Tổ lái có khả năng thoát ra khỏi xe sau khi đưa nó vào lộ trình.
Hầu hết các trường hợp VBIED của Nga đã được báo cáo xung quanh Marinka, gần thành phố Donetsk và bắt đầu vài ngày sau khi các đơn vị Chechnya được tăng viện cho khu vực: có khả năng thực tế là các lực lượng Chechnya đang đi tiên phong trong chiến thuật này.
Có một di sản về các chiến binh Chechnya thành thạo trong việc sử dụng IED – hay các chất nổ tự chế - có từ Chiến tranh Chechnya trong những năm 1990. Người Chechnya chiến đấu bên phía Ukraine cũng được cho là đã thực hiện các VBIED tương tự vào Tháng Giêng năm 2023.
Hầu hết các VBIED của Nga gần như chắc chắn đã phát nổ trước khi chúng tiếp cận mục tiêu thông qua sự kết hợp giữa mìn chống tăng và hỏa lực trực tiếp, đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại của khả năng này.
Tuy nhiên, những VBIED này gây ra vụ nổ cực lớn, vẫn có khả năng gây ảnh hưởng tâm lý cho lực lượng phòng thủ.
8. Tại sao ATACMS của Hoa Kỳ sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Why U.S. ATACMS Would Be a Game Changer for Ukraine”, nghĩa là “Tại sao ATACMS của Hoa Kỳ sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Mỹ dường như đang tiến gần hơn đến việc cung cấp cho Ukraine vũ khí tấn công tầm xa mà các chuyên gia cho rằng có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi khi nước này tìm cách đẩy mạnh phản công và chiếm lại nhiều lãnh thổ bị tạm chiếm hơn từ Nga.
Ngũ Giác Đài cho đến nay đã chống lại áp lực cung cấp cho Ukraine Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội, được gọi là ATACMS, có tầm bắn khoảng 200 dặm hay 320km. Các chuyên gia nói với Newsweek rằng Ukraine có thể sử dụng ATACMS để tấn công xa phía sau chiến tuyến ở phía nam và phía đông của đất nước, mang lại lợi thế trước hỏa tiễn Storm Shadow của Anh và hỏa tiễn SCALP của Pháp đã được cam kết.
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, nói với trang web Defense One vào tháng 3 rằng Hoa Kỳ có “tương đối ít ATACMS, chúng tôi cũng phải bảo đảm rằng chúng tôi duy trì kho vũ khí của riêng mình”. Vào cuối tháng 6, Thư ký Báo chí Ngũ Giác Đài Chuẩn Tướng Pat Ryder nói với giới truyền thông rằng không có “quyết định sắp xảy ra nào liên quan đến ATACMS.”
Nhưng các báo cáo gần đây cho thấy chính quyền Biden đang hướng tới việc đưa ATACMS cho Ukraine. Việc Anh cam kết cung cấp hỏa tiễn Storm Shadow vào tháng 5 đã khiến câu hỏi về ATACMS trở nên tập trung hơn, cũng như cam kết mới của Pháp về việc cung cấp hỏa tiễn SCALP tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius.
Vào tháng 5, chuyên gia quốc phòng David Hambling nói với Newsweek rằng động thái của Vương quốc Anh ám chỉ rằng “suy nghĩ đã thay đổi, và thực tế là tăng thêm mức độ hỗ trợ mà phương Tây sẵn sàng cung cấp.”
Oksana Markarova, đại sứ Ukraine tại Washington, DC, đã chỉ ra vào giữa tháng 6 rằng Hoa Kỳ đã “thay đổi giọng điệu” về ATACMS trong vài tuần trước đó.
Các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện đã nhiều lần kêu gọi chính quyền Biden cung cấp ATACMS, kể cả ngay sau khi cuộc phản công đang diễn ra và khi Hoa Kỳ cam kết cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine vào ngày 7 tháng 7.
ATACMS có tầm bắn xa hơn khoảng 30 dặm hay gần 50km so với hỏa tiễn Storm Shadow và SCALP. Điều này sẽ cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu của Nga ở khoảng cách xa hơn một chút, miễn là tình báo, trinh sát và giám sát của Kyiv có thể hoạt động ở khoảng cách đó, theo Ed Arnold, nhà nghiên cứu về an ninh Âu Châu tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia có trụ sở tại London.
“Tuy nhiên, lợi ích chính không phải là phạm vi mà chỉ đơn giản là khả năng,” Arnold nói với Newsweek. Ông nói, Ukraine sẽ có nhiều cơ hội tấn công các mục tiêu của Nga hơn so với việc cung cấp hỏa tiễn Storm Shadows và SCALP.
Fabian Hoffmann, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Oslo, Na Uy, đồng ý: “Số lượng có phẫm chất của riêng nó.”
“Càng nhiều thì càng tốt cho Ukraine,” Frederik Mertens, nhà phân tích chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược The Hague, nói với Newsweek. Ông nói thêm: “Nếu có đủ hỏa tiễn trong tay, bạn sẽ thực hiện các cuộc tấn công theo kế hoạch bằng nhiều bệ phóng cùng một lúc để gây nhầm lẫn cho lực lượng phòng không của Nga”.
Trong khi hỏa tiễn Storm Shadow và SCALP là hỏa tiễn hành trình tầm xa, không đối không, ATACMS là hệ thống đất đối đất với một số khả năng cơ động trong suốt hành trình.
Hoffmann cho biết ATACMS nhanh hơn, có thể tiếp cận các mục tiêu cách xa 250 km (155 dặm) trong khoảng năm phút, thay vì thời gian di chuyển của Storm Shadow và SCALP là 15 phút.
“Điều đó có thể thực sự hữu ích cho Ukraine, nếu họ muốn tấn công các mục tiêu nhạy cảm với thời gian” có thể đang di chuyển. Mertens lập luận: “Ưu điểm lớn nhất có lẽ là tốc độ mà ATACMS có thể phản ứng khi phát hiện mục tiêu.
Mặc dù có thể so sánh và thường xuyên được xem xét trong cùng một bình diện, ATACMS cung cấp các khả năng khác so với vũ khí Storm Shadow và SCALP.
Đầu đạn ATACMS không được thiết kế để tiêu diệt cụ thể các mục tiêu khó hơn và nhiều khả năng sẽ được sử dụng để tấn công các mục tiêu nhẹ hơn như nhà kho hoặc kho chứa, thay vì boongke hoặc mục tiêu kiên cố.
Hoffmann nói: “Nhìn chung, điều ATACMS thực sự mang lại chỉ là nó có một hồ sơ năng lực khác với các vũ khí tấn công tầm xa mà Ukraine đã có. “Điều đó chỉ mang lại cho Ukraine sự linh hoạt hơn.”
Mertens cho biết thêm, Nga cũng có thể gặp khó khăn trong việc đánh chặn ATACMS và Mạc Tư Khoa đôi khi phải vật lộn để bắn hạ Storm Shadows.
Quân đội Ukraine có thể bắn ATACMS từ các vị trí “an ninh tương đối”, Mertens nói, không giống như phóng Storm Shadows hoặc SCALP từ chiến đấu cơ dễ bị tổn thương hơn như Su-24.
“ATACMS sẽ thực sự tạo ra sự khác biệt. Ukraine có thể sử dụng chúng để tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao của Nga và đẩy lùi chúng xa hơn nữa,” đặc biệt là bên cạnh một cuộc tấn công mặt đất hiệu quả.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận qua email.
9. Người Nga hối hả rút tiền mặt trong bối cảnh những lo ngại Putin bị lật đổ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russians Scrambled for Cash Amid Fears of Putin's Ousting”, nghĩa là “Người Nga hối hả rút tiền mặt trong bối cảnh những lo ngại Putin bị lật đổ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Người Nga đã rút 100 tỷ rúp (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các ngân hàng trong cuộc binh biến thất bại hồi tháng trước của Tập đoàn lính đánh thuê Wagner, theo số liệu do Ngân hàng Trung ương Nga công bố.
Báo cáo chính sách tiền tệ hàng tháng của ngân hàng được công bố hôm thứ Ba cho thấy 100 tỷ rúp đã được rút ra từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 6, đó là mốc thời gian sơ bộ của cuộc nổi loạn do ông chủ Wagner, Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo The Moscow Times đưa tin.
Vào ngày 23 tháng 6, Prigozhin tuyên bố quân đội Nga đã giết khoảng 30 binh sĩ của ông ta trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, và ông ta ra lệnh cho quân của mình hành quân đến Mạc Tư Khoa. Cuộc nổi dậy kết thúc vào ngày hôm sau, sau khi hòa bình được tái lập do Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian.
Mặc dù được giải quyết nhanh chóng, vụ việc được một số nhà quan sát gọi là thách thức nghiêm trọng nhất đối với quyền lực của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Hãng tin kinh doanh RBC của Nga đưa tin rằng việc rút tiền trong cuộc binh biến Wagner “là đợt tăng đáng chú ý nhất về nhu cầu tiền mặt” kể từ khi nước này tuyên bố huy động một phần quân đội cho cuộc chiến ở Ukraine vào tháng 9 năm 2022.
Ngân hàng Trung ương Nga báo cáo rằng 500 tỷ rúp (khoảng 5,5 tỷ USD) đã được rút khỏi các ngân hàng của quốc gia trong suốt tháng 6 và số liệu của họ cho thấy 1/5 số tiền đó xảy ra trong khoảng thời gian diễn ra cuộc nổi dậy từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 6.
Ngân hàng Trung ương cho biết sự gia tăng lưu thông tiền mặt như vậy không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của họ, theo RBC.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga và Ngân hàng Trung ương Nga qua email để bình luận.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng cuộc binh biến của Tập đoàn Wagner là nguyên nhân một phần khiến đồng rúp chạm mức thấp nhất trong 15 tháng vào tuần trước khi giao dịch ở mức 93 so với đồng đô la vào ngày 6/7.
Giá trị của đồng rúp đã thấp hơn kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine của Putin vào tháng 2 năm 2022. Anatoly Aksakov, một thành viên của hạ viện Nga, cho biết tuần trước rằng sự sụt giảm gần đây của đồng rúp một phần là do các quỹ được cung cấp cho các khu vực của Ukraine đã bị Putin sáp nhập bất hợp pháp vào mùa thu năm ngoái.
Nhà kinh tế và giáo sư tại Trường Kinh tế Cao cấp của Mạc Tư Khoa, Evgeny Kogan cho biết rằng đồng rúp tiếp tục gặp khó khăn do cuộc nổi dậy của Wagner xảy ra trong khi thị trường đang lo ngại về giá trị của nó, The Moscow Times đưa tin.
Nhưng Kogan cũng đồng ý với những bình luận gần đây của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Elvira Nabiullina, người đã đổ lỗi cho những rắc rối gần đây của đồng rúp là do doanh thu từ xuất khẩu của Nga giảm.
“Vâng, một phần của sự mất giá hiện nay là do những cú sốc trong nước. Nhưng cũng có một lý do cơ bản – xuất khẩu thấp,” Kogan đã tweet vào ngày 5 tháng 7.
Quá điên: Xông vào nhà thờ cầm Mặt Nhật đập vào đầu. Tại sao các Nhà Trừ Tà thường kêu cầu Đức Mẹ?
VietCatholic Media
17:07 13/07/2023
1. Hai vụ bắt giữ được thực hiện trong các vụ phá hoại tại các nhà thờ Công Giáo ở Giáo phận Brooklyn
Các vụ bắt giữ đã được thực hiện vào thứ Bảy trong hai vụ phá hoại riêng biệt tại các nhà thờ Công Giáo ở Giáo phận Brooklyn, New York.
Tại Nhà thờ Phục sinh ở Brooklyn, một bức tượng Đức Mẹ bằng đá cẩm thạch trắng bị phun sơn đen lên mặt, vai và tay.
Từ “giả mạo” được viết trên bức tượng cũng như những gì dường như là một cây thánh giá lộn ngược, một biểu tượng hiếm khi được nhìn thấy trong các vụ phá hoại tại các địa điểm Công Giáo.
Jonathan Bulik, 37 tuổi, ở Brooklyn, bị buộc tội hình sự như một tội ác căm thù liên quan đến vụ tấn công. Theo The Tablet, cơ quan thông tấn của giáo phận, hai giáo dân đã ngăn cản anh ta thực hiện hành vi này vào thứ Bảy, khi nhìn thấy anh ta phun sơn lên bức tượng.
Một sự việc khác xảy ra vào hôm thứ Bảy tại Nhà thờ Công Giáo St. Joseph ở Astoria bởi cùng một người đàn ông được cho là đã mạo phạm nhà thờ vào đầu tháng Sáu.
Vào ngày 8 tháng 7, Jaime Bonilla bước vào nhà thờ và bắt đầu “hành động thất thường, làm xáo trộn buổi tập luyện của dàn hợp xướng thanh niên và khiến bọn trẻ sợ hãi,” giáo phận cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy.
Giáo phận cho biết không ai bị thương và không có thiệt hại nào đối với nhà thờ.
Cảnh sát đã được gọi đến và thanh niên 22 tuổi đến từ Queens đã bị bắt và bị buộc tội hình sự liên quan đến vụ phá hoại vào tháng Sáu.
Trong vụ việc vào ngày 5 tháng 6, Bonilla bị cáo buộc đã phá hủy các bức ảnh có khung của Đức Thánh Cha Phanxicô và Giám mục Robert Brennan của Brooklyn. Ngoài ra, anh ta còn phết sơn mỏng hơn trên sàn tầng hầm và mặc lễ phục linh mục, một tuyên bố hồi tháng 6 từ Giáo phận Brooklyn cho biết.
Một trong các linh mục đã tìm thấy Bonilla trong nhà nguyện chầu của nhà thờ “tự đánh vào đầu mình một cách thô bạo bằng một mặt nhật”, được sử dụng để trưng bày Mình Thánh Chúa, bản tuyên bố cho biết.
Giáo phận nói rằng Bonilla sau đó đã chạy đến cung thánh chính, mở cửa nhà tạm và ném Mình Thánh Chúa xuống sàn.
Cảnh sát đến và còng Bonilla nhưng đưa anh ta đến Bệnh viện Elmhurst để giám định, tuyên bố của giáo phận cho biết.
“Giáo phận Brooklyn rất biết ơn giáo dân và nhân viên trong cả hai vụ việc đã can thiệp để giữ thủ phạm cho đến khi cảnh sát đến,” tuyên bố gần đây nhất của giáo phận cho biết.
Một cuộc tấn công khác vào một nhà thờ Công Giáo ở Miami, Florida, xảy ra vào đầu tháng 6, dẫn đến việc bắt giữ một phụ nữ 44 tuổi, người bị cáo buộc đã phun sơn các từ ngữ tục tĩu và vẽ thánh giá ngược trên tường nhà thờ, một tấm biển và các cột trong sân trường học của nhà thờ.
Vào tháng 5, một phụ nữ 41 tuổi đã bị bắt và bị buộc tội liên quan đến việc gây thiệt hại hơn 78.000 đô la trong một cuộc tấn công đốt phá tại Đền thờ Đức Mẹ Guadalupe ở Des Plaines, Illinois.
Source:Catholic News Agency
2. Mười tám người trẻ Nga tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ
Chỉ có mười tám người trẻ Nga tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Lisbon, vào đầu tháng Tám tới đây, nhưng sẽ có hơn bốn trăm người trẻ Công Giáo Nga sẽ tham dự cuộc gặp gỡ Lần thứ X của giới trẻ Nga, tại thành phố San Pietroburgo, từ ngày 23 đến ngày 27 tháng Tám sau đó, một cơ hội để củng cố sự hiệp nhất tại một quốc gia, trong đó các tín hữu Công Giáo ít ỏi, và sống rải rác.
Đoàn mười tám bạn trẻ Nga đi Lisbon dưới sự hướng dẫn của cha Markus Novotny, đặc trách các hoạt động huấn luyện, và cũng là quản lý Đại chủng viện tại San Pietroburgo. Giữa lúc rất khó khăn đối với các công dân Nga muốn đi tới các nước Âu châu, Giáo Hội Công Giáo Nga đặc biệt quan tâm đến các nhu cầu của các tín hữu, kể cả những bạn trẻ không thể đến Lisbon cũng như San Pietroburgo.
Mười tám bạn trẻ đi dự Ngày Quốc tế Giới trẻ ở Bồ Đào Nha, cũng như hơn 400 bạn trẻ họp mặt tại San Pietroburgo, khi trở về nhà, họ sẽ làm chứng về những gì họ đã sống.
Trong năm ngày gặp gỡ tại San Pietroburgo, các bạn trẻ sẽ có những buổi học hỏi giáo lý vào ban sáng. Họ được chia thành những nhóm ba mươi người, học hỏi, suy tư về chủ đề được Đức Thánh Cha chọn cho Ngày Quốc tế Giới trẻ năm nay, là: “Đức Maria mau mắn lên đường”. Các bài giáo lý sẽ dựa trên các tài liệu nhận được từ Lisbon,, và dành chỗ cho các cuộc thảo luận.
Ban chiều mỗi ngày ở San Pietroburgo sẽ được dành cho các cuộc viếng thăm tám giáo xứ khác nhau trong thành phố, và tham dự thánh lễ. Chương trình ban tối khác nhau, có những lúc lễ hội, những lúc cầu nguyện.
Các bạn trẻ tham dự đến từ bốn giáo phận tại Nga, với năm mươi bốn thành phố. Họ sẽ được đón tiếp trong các giáo xứ, và các gia tấn Công Giáo ở San Pietroburgo. Năm giám mục, cùng với các linh mục, tu sĩ dấn thân trong việc mục vụ giới trẻ của các giáo phận sẽ đồng hành với họ. Ngày cuối cùng, các tham dự viên sẽ tham dự thánh lễ bế mạc.
3. Nhật Ký Trừ Tà số 248: Đức Maria, Mẹ Các Thầy Trừ Quỷ
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #248: Mary, Mother of Exorcists”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Quỷ #248: Đức Maria, Mẹ Các Thầy Trừ Quỷ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tôi chưa bao giờ nghe nói về việc đích thân Chúa Giêsu xuất hiện trong một cuộc trừ tà và đuổi quỷ. Có lẽ điều đó đã xảy ra nhưng tôi chưa nghe nói về nó.
Dĩ nhiên, chính trong danh thánh của Chúa Giêsu mà ma quỷ bị đuổi. Gần đây, một người bị quỷ ám nói với tôi rằng bất cứ khi nào tôi kêu thánh danh Chúa Giêsu, điều đó làm cho lũ quỷ “vô cùng tức giận” và nó thấy “rất đau đớn”. Sự chết và sống lại của Chúa Giêsu là phép trừ tà cơ bản đã đập tan vương quốc của Satan. Danh và quyền của Chúa Kitô đuổi quỷ. Vậy thì tại sao Ngài không đích thân xuất hiện trong các cuộc trừ quỷ?
Hiểu được Satan là ai và do đó hình phạt của hắn là điều quan trọng. Satan đã cố gắng làm cho mình ngang hàng với Thiên Chúa. Như một trong những lời cầu nguyện trừ tà của chúng ta nói với Satan, “Trong lòng kiêu ngạo quá mức, ngươi vẫn cho rằng mình ngang hàng với Thiên Chúa.” Người ta có thể suy đoán rằng nếu Chúa Giêsu, đích thân xuất hiện để đánh đuổi Satan, thì điều đó sẽ hỗ trợ cho ảo tưởng của ma quỷ rằng nó có thể ở cùng một bình diện với Thiên Chúa, để thách thức Ngài và bình đẳng với Ngài. Nhưng Satan chỉ là cát bụi so với Chúa Giêsu; ma quỷ là một sinh vật thấp hèn, người đã tự hạ thấp mình hơn nữa vì sự xấu xa của mình.
Hơn nữa, các nhà thần học thường suy đoán rằng một trong những lý do ban đầu khiến Satan nổi loạn chống lại Thiên Chúa là để đáp lại sự mặc khải về Nhập thể. Đối với Satan, đó là một sự sỉ nhục khi Thiên Chúa chọn tôn vinh loài người thấp kém của chúng ta thay vì bản chất thiên thần cao cả của Satan. Lòng kiêu hãnh của Satan đã làm hắn mù quáng và hắn trở nên giận dữ chống lại Chúa Giêsu và toàn thể nhân loại, luôn luôn quyết tâm tiêu diệt nó.
Đáp lại, Chúa Giêsu sai một phụ nữ “hèn mọn” từ Palestine đến để đuổi ma quỷ ra ngoài. “Vũ khí” duy nhất của Đức Mẹ là tình yêu của Mẹ dành cho Chúa Giêsu, sự khiêm nhường hoàn toàn và sự vâng lời của Mẹ đối với Thiên Chúa. Chính trong những điều này mà con người chúng ta chiến thắng cái ác. Theo công lý của Thiên Chúa, Satan đang phải chịu đựng một thực tế mà hắn chưa bao giờ học được: đó là bản chất của sức mạnh thực sự thuộc về Thiên Chúa. Như thánh Phaolô đã nói: “Tôi rất vui lòng khoe khoang về những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Chúa Kitô ở trong tôi” (2 Cr 12:9).
Cá nhân tôi tin rằng toàn bộ sứ vụ trừ tà đã được Thiên Chúa ủy thác cho Đức Trinh Nữ Maria. Đức Mẹ là Mẹ của các Nhà Trừ Tà; Tôi tin rằng Đức Mẹ hiện diện tâm linh trong mọi lễ trừ tà; và Đức Mẹ thường được trực tiếp cảm nhận hiện diện trong việc đuổi Satan.
Tôi không biết một nhà trừ quỷ dày dạn kinh nghiệm nào lại không có lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa sâu sắc và chân thành. Trên thực tế, tôi nói với những nhà trừ quỷ mới đang được đào tạo rằng sự sùng kính như vậy không chỉ đơn giản là một sự bổ sung ngoan đạo cho chức vụ của một người. Nó là cần thiết. Chúng tôi bắt đầu mọi cuộc trừ tà với sự trợ giúp của Mẹ Thiên Chúa quyền năng nhất.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ của các nhà trừ quỷ, xin cầu cho chúng con.”.
Source:Catholic Exorcism