Ngày 10-07-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:41 10/07/2015
N2T

27. Đức Mẹ Ma-ri-a là nguồn suối của tất cả ân điển và an ủi.

(Thánh Elfleda)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:47 10/07/2015
DÌM TRẺ EM XUỐNG SỐNG
N2T

Có người từ bên kia sông đi qua, nhìn thấy một người đang ẵm một em bé, đi về phía con sông, đứa nhỏ khóc thét lên.
Người bộ hành hỏi ông ta nguyên nhân, ông ta đáp:
- “Đừng lo, bố của nó bơi rất giỏi”
( Lữ thị xuân thu )

Suy tư:
Vì muốn con mình biết bơi lội nên ông bố đem nó xuống sông cùng tắm với ông, dĩ nhiên là đứa bé rất sợ và khóc thét lên.
Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, vì muốn cho chúng ta trở nên tốt hơn nên Thiên Chúa đã đem chúng ta “xuống sông”, tức là Ngài để cho chúng ta gặp nhiều thử thách, và trong thử thách này, chúng ta càng trưởng thành hơn. Có những lúc chúng ta sợ hãi như em bé bị ẵm đi xuống sông tắm, chúng ta lo sợ vì thử thách quá nặng mà mình thì yếu đuối, nhưng Thiên Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta, như lời Ngài đã nói với thánh Phao-lô: “Ơn Ta đủ cho ngươi.”
Ơn của Chúa sẽ đủ cho chúng ta, nếu chúng ta biết luôn cầu nguyện, nếu chúng ta biết phó thác cuộc sống của mình trong sự quang phòng của Thiên Chúa.
Ơn của Chúa thì rất nhiều, nhưng tôi có đón nhận ơn ấy như đón nhận một thần lực làm cho tôi đủ sức đón nhận thử thách và được sống đời đời không ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chạnh lòng thương xót
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:42 10/07/2015
Chúa Nhật XVI THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 6, 30-34

CHẠNH LÒNG THƯƠNG XÓT

Hình ảnh Chúa là Mục tử nhân hậu đã có từ ngàn xưa trong truyền thống của người Do Thái. Các ngôn sứ, đặc biệt là Giêrêmia đã làm chứng rằng Thiên Chúa như Mục tử luôn lo lắng cho đàn chiên của mình. Thánh Vịnh 22 đã nói lên ý nghĩa ấy :” Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng còn thiếu gì “. Chính vì vậy, khi Chúa xuất hiện trước đám đông dân chúng, Ngài đã dùng hình ảnh mục tử để ám chỉ về Ngài. Chúa Giêsu đã ví mình như mục tử nhân lành luôn chăm sóc, cung cấp cho đàn chiên của Ngài mọi lương thực cần dùng cho đời sống, đặc biệt lương thực cho đời sống đức tin là Lời Chúa.

Bài trình thuật của thánh Marcô hôm nay ngắn, gọn là phần mở đầu đưa vào trình thuật “ Hóa Bánh “. Hẳn chúng ta còn nhớ khi các môn đệ được Chúa sai đi thực tập làm việc tông đồ, truyền giáo…Trở về, các ngài hân hoan, phấn khởi kể lại những việc các ngài đã làm, đã thu hoạch được trong chuyến đi thực tập truyền giáo. Dân chúng vẫn tuôn đến để nghe Chúa Giêsu giảng, trời về chiều, đến nỗi các môn đệ cũng không có giờ để ăn…Chúa Giêsu muốn các môn đệ rút vào nơi thanh vắng để nghỉ ngơi. Nhưng thực tế, dân chúng không muốn rời khỏi Chúa và các môn đệ. Do đó, trời về chiều và nơi họ đến với Chúa lại là nơi hoang vắng, không có hàng quán, Chúa nghĩ tới việc phải cho họ ăn, không họ đói, phép lạ Hóa Bánh xẩy ra trong bối cảnh ấy.

Đoạn Tin Mừng Mc 6, 30-34, nói lên cho chúng ta hay về một Đức Giêsu Kitô thật hiền hậu, nhân từ, một Thiên Chúa gần gũi, thân mật, tình cảm với con người, khác với một Thiên Chúa từ trên cao của mạc khải lớn lao Mùa Chay hay một Thiên Chúa vinh quang của mùa Phục Sinh. Chúa gặp gỡ, đối diện với đám đông, với nhân loại cách ân cần, mật thiết, Ngài dùng những phương tiện, những vật chất có sẵn để thực hiện lòng yêu thương của Ngài đối với con người, đối với đám đông dân chúng.

Phép lạ Chúa gợi ý cho các môn đệ là “ Hãy cho họ ăn “…Cho họ ăn chứ không phủi tay giải tán đám đông để họ vào làng tìm thức ăn. Chúa thực hiện phép lạ “ Hóa Bánh “ diễn tả lòng thương xót, sự quan tâm tuyệt đối của Ngài đối với đám đông. Tuy nhiên, trước khi làm phép lạ “ Hóa Bánh”, Chúa Giêsu đã cho họ Lời hằng sống, vĩnh cửu để họ nhận ra rằng lương thực phần xác rất cần để nuôi sống, nhưng thực tế của ăn phần hồn, của ăn thiêng liêng luôn cần thiết cho đời sống con người. Chúa đã làm phép lạ nuôi sống họ qua những ngày dân chúng theo Ngài để nghe Ngài giảng dạy…

Lòng Chúa nhói đau vì thấy đàn chiên bơ vơ không người chăm sóc…Cái đau nhói của một người Cha nhân từ…Một người Cha luôn mở rộng đôi tay đón đứa con hoang trở về, sự quặn đau của Chúa khi thấy các vị lãnh đạo tôn giáo thờ ơ, lãnh đạm với con chiên của mình. Một đám đông khát nghe Lời Chúa, khát nghe giảng dạy, nhưng các thủ lãnh tôn giáo vẫn ung dung xa họ, không chịu dạy dỗ họ.Chúa đau khổ khi nhìn thấy bầy chiên bơ vơ, vất vưởng, lạc loài không có người chăm sóc…Chúa nói :” Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt…”. Bơ vơ, lạc lõng, đó là đám đông vô số kể trên thế giới không được nghe loan báo Tin Mừng, không được nghe giảng dạy Lời Chúa. Các mục tử phải chăm sóc đàn chiên theo lòng Chúa mong muốn. Các Mục tử phải có lòng thương xót như Chúa Giêsu.

Vâng, với biết bao công việc chồng chất nặng nề, Chúa muốn các môn đệ hãy lui vào nơi thanh vắng để nghỉ ngơi và đặc biệt để trầm lắng tâm hồn, cầu nguyện, nhờ đó công việc phục vụ của mình sẽ tốt hơn. Các thánh là những người đã biết trầm lặng, cầu nguyện, lắng nghe tiếng Chúa xem các Chúa muốn các ngài làm gì ! Vào nơi thanh vắng để gặp Chúa, đối diện với Chúa nhờ đó sẽ đem lại hiệu quả tốt đẹp hơn cho việc phục vụ, cho việc loan báo Tin Mừng.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết lui vào nơi vắng vẻ, tránh những nơi ồn ào để cầu nguyện, lắng nghe Chúa nói, xem Chúa muốn chúng con phải làm gì, nói gì hầu chúng con đem lại cho đàn chiên Chúa, Giáo Hội trao phó cho chúng con chăm sóc được sống và sống dồi dào như lời Chúa nói :” Ta đến cho chiên được sống và sống dồi dào “ ( Ga 10, 10 ). Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Đoạn Tin Mừng hôm nay dẫn vào trình thuật nào ?
2.Chúa làm phép lạ “ Hóa Bánh “ nhân cơ hội nào ?
3.Chúa nói với các môn đệ điều gì ?
4.Vào nơi hoang địa thanh vắng để làm gì ?
5.Chúng ta có cần nghỉ ngơi không ?
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 15 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:33 10/07/2015
Chúa Nhật 15 THƯỜNG NIÊN
N2T

Tin mừng : Mc 6, 7-13
“Đức Chúa Giê-su bắt đầu sai các tông đồ đi rao giảng.”


Anh chị em thân mến,
Được sai đi là một vinh dự, càng vinh dự hơn khi người sai đi chính là Thiên Chúa, mỗi người trong chúng ta đều đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội tức là được trở nên môn đệ của Đức Chúa Ki-tô, và có bổn phận rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho mọi người.

Chúng ta được sai đi không như các tông đồ ngày xưa, và cũng không như các linh mục ngày nay, nhưng chúng ta được sai đi trong môi trường sống của mình là gia đình, là trường học, là chợ búa, là công sở, tóm lại ở đâu có chúng ta là ở đó Tin Mừng của Chúa được rao giảng, bằng các việc làm và lời nói chứa đựng tình yêu của Đức Chúa Giê-su cho mọi người, tuy việc rao giảng Tin Mừng của người tín hữu không giống như của các linh mục, nhưng chỉ thị của Đức Chúa Giê-su cho các tông đồ thì vẫn là chỉ thị cho chúng ta hôm nay:

1. Không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy.
Đi đường mà không mang gì cả thì thật sung sướng, không mang gì cả nhưng được mang cây gậy, đúng là Đức Chúa Giê-su rất cưng các học trò của mình, nhẹ nhàng ra đi truyền giáo với cây gậy làm vật hộ thân khi có sói rừng, khi gặp nguy hiểm, và nhờ có cây gậy mà người đi đường tự tin hơn.

Không mang gì cả đối với người Ki-tô hữu chính là hãy để cho tâm hồn mình bằng phẳng, đơn sơ, thật thà, đừng để tâm hồn chứa đựng nặng nề những ghét ghen, những hờn giận khi đi truyền giáo, cũng đừng chất chứa trong lòng những tham lam ích kỉ khi đi rao giảng Lời Chúa cho mọi người, bởi vì nếu tâm hồn chúng ta mang vác những thứ nặng nề ấy, thì sẽ không còn lòng dạ nào nữa để truyền giáo. Người ta sẽ không chấp nhận một nhà truyền giáo lòng đầy thù hận, ích kỷ nhỏ nhen.v.v... nhưng người ta chỉ hân hoan đón nhận một người truyền giáo thật thà đơn sơ, sống hết mình vì niềm tin của mình.

Cây gậy chính là đức tin của chúng ta, chỉ có đức tin mới làm cho chúng ta xác tín vào Lời Chúa mà không thèm mang gì cả khi ra đi truyền giáo, chỉ có đức tin mới làm cho tâm hồn chúng ta biết tin tưởng phó thác mọi sự trong tay Thiên Chúa, người có đức tin thì cuộc sống của họ tràn đầy ân sủng của Chúa. Khi gặp thử thách, chính đức tin làm cho họ trưởng thành hơn, khi gặp cám dỗ thì đức tin làm cho họ mạnh dạn thêm và chiến đấu đến cùng với ma quỷ.

Người Ki-tô hữu có thể không có gì cả, nhưng ”cây gậy đức tin” thì không thể thiếu, bởi vì nó làm cho người Ki-tô hữu luôn nhìn thấy Chúa hiện diện với họ trong cuộc sống, trong cuộc đời truyền giáo, không có đức tin thì không thể làm gì được kể cả cầu nguyện và đọc kinh, không có đức tin thì công việc truyền giáo của chúng ta chỉ là “hoa trong gương, trăng dưới nước” mà thôi, không tồn tại.

2. Được đi dép, nhưng không được mặc hai áo.
Đi dép là để cho chân của chúng ta được sạch và khỏi bị giẫm gai, đinh nhọn.v.v... tóm lại là để bảo vệ bàn chân của chúng ta, Đức Chúa Giê-su đúng là một vị sư phụ rất quan tâm đến học trò, đi đường mà lỡ đạp gai nhọn thì chỉ có nước mà vào bệnh viện nằm còn làm ăn gì được nữa chứ, mà đi truyền giáo ở thời đại của Đức Chúa Giê-su và các tông đồ thì làm gì có xe cộ, máy bay như bây giờ, lại còn phải vượt qua các đồi núi để giảng đạo, thì việc được phép mang dép là một hồng ân vậy.

“Đi dép” tức là phải có lòng trông cậy vào Thiên Chúa, đi truyền giáo mà chỉ ỷ lại vào các phương tiện của người đời hay là ỷ vào tài năng của mình thì có mà thất bại đau thương. Như bàn chân được đôi dép bảo vệ, người biết trông cậy vào Chúa thì sẽ an toàn trong cuộc sống của mình, vì họ luôn cậy nhờ vào tình thương của Chúa, dù cho thất bại, dù cho gặp nhiều chống đối, dù cho nguy hiểm thì người trông cậy vào Chúa vẫn luôn an toàn không nao núng.

Nhưng không được mặc hai áo, có người giải thích là vì khí hậu ở Pa-lét-ti-na rất nóng, cho nên Chúa muốn các tông đồ đừng mặc nhiều áo để nhẹ nhàng mà đi lại, nhưng chúng ta hiểu là: Chúa muốn người đi rao giảng Tin Mừng đừng có hai lòng ba dạ, nghĩa là cần phải có một tâm hồn công chính minh bạch.

Không được mặc hai áo là đừng có hai lòng ba dạ, đừng có ngoài miệng thì khen lấy khen để, nhưng trong lòng thì ghét cay ghét đắng; đừng có trước mặt thì anh anh chị chị rồi sau lưng thì tìm cách nói xấu chửi bới anh anh chị chị ấy. Một người làm công việc truyền giáo mà có hai lòng ba dạ thì chỉ là công cụ của ma quỷ mà thôi, họ không thật với chính lòng mình thì không thể sống hết mình vì anh chị em.

Anh chị em thân mến,
Có người hàng ngày đều có đến tham dự thánh lễ, nhưng lòng dạ thì vẫn cứ hờn giận ghét ghen người hàng xóm; có người vẫn cười cười nói nói thân thiện với mọi người, nhưng lại nói xấu chê bai họ sau lưng với người khác; lại có người không những “mặc hai áo” mà còn trùm luôn đầu, vì tâm hồn họ chứa đầy mưu mô hãm hại ngừơi anh em chị em, mặc dù ngoài mặt vẫn nắm tay cười cười nói nói...

Hôm nay Đức Chúa Giê-su cũng sai anh chị em ra đi loan báo Tin Mừng Nước Trời cho mọi người, Ngài không sai anh chị em đi như các tông đồ trèo non lặn suối để tìm con chiên lạc, nhưng Ngài muốn anh chị em hãy trở nên những chứng nhân cho Ngài trong gia đình của anh chị em, trong môi trường sống và hoàn cảnh làm việc của anh chị em, bởi vì tất cả chúng ta đều là những môn đệ của Ngài, là những cánh tay nối dài của Ngài để đem tình thương và hạnh phúc của Ngài đến cho mọi người bất hạnh đang chờ đợi chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:35 10/07/2015
ĐÁNH DẤU THUYỀN TÌM GƯƠM
N2T

Nước Sở có người ngồi trên thuyền vì không cẩn thận nên để gươm quý rơi xuống nước mất tiêu, lập tức ông ta khắc trên mạng thuyền một dấu hiệu và nói:
- “Đây là nơi gươm quý của tôi rơi xuống nước .”
Sau khi thuyền đã đến nơi muốn đến, ông ta bèn theo dấu khắc ấy và lặn xuống sông tìm gươm, nhưng làm sao có thể tìm được nó chứ ?
( Lữ thị xuân thu )

Suy tư:
Các bí tích là những dấu hiệu hữu hình bên ngoài và chỉ ơn sủng bên trong mà Đức Chúa Giê-su đã lập ra để cho chúng ta được nên thánh.
Mỗi bí tích đều có một dấu hiệu riêng biệt, cách cử hành riêng biệt, và hiệu quả của ơn thánh cũng khác nhau.
Các bí tích là nguồn suối tuôn trào ơn Chúa cho chúng ta, nhưng có lúc chúng ta sống trong nguồn suối mà bị khô họng chết khát, bởi vì chúng ta quá coi thường những bí tích ấy; chúng ta nhìn mà không thấy các dấu hiệu của ơn thánh trong khi đón nhận các bí tích, bởi vì chúng ta đón nhận cách chiếu lệ, thì chẳng khác gì người kia đánh dấu trên mạng thuyền để tìm gươm dưới dòng sông sâu, đã vô ích mà lại nguy hiểm.
“Lạy Chúa, xin Chúa cho chúng con nhận ra những dấu hiệu ban ơn cứu độ qua các bí tích, để khi chúng con lãnh nhận những bí tích của Chúa trong cuộc sống, thì cũng như được tham dự vào hạnh phúc Nước Trời mai sau vậy. Amen”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:37 10/07/2015
N2T

28. Đức Mẹ Ma-ri-a là sự an ủi của những kẻ khóc lóc.

(Thánh Germanus of Capua)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một ”Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:40 10/07/2015
LÀM KINH TẾ
Cha sở sợ ăn rau ngoài chợ có thuốc rầy, nên ngài có sáng kiến là trồng ít rau cải sạch để ăn, sáng chiều ngài chăm sóc vườn rau của ngài rất chu đáo, tưới nước, bắt sâu, bón phân.v.v….
Ngài chăm chỉ như một người làm vườn chính hiệu, có vài giáo dân khen cha biết làm kinh tế, ngài càng bỏ thời gian cho vườn rau nhiều hơn.
Một hôm đang tưới rau thì ngài tình cờ nghe có người nói:
- “Ước gì cha sở biết chăm sóc giáo dân như chăm sóc vườn rau của ngài.”
Lời ấy đã lọt vào tai ngài và ngài cảm thấy xấu hổ vì mình sống quá ích kỷ chỉ chăm lo của ăn phần xác của mình, mà ít chăm lo linh hồn của giáo dân.
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đến Bolivia, Đức Thánh Cha bất mãn với món quà của tổng thống Morales
VietCatholic Network
01:52 10/07/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 12 giờ trưa ngày thứ Tư, 8 tháng 7 Đức Thánh Cha đã đáp máy bay sang La Paz, thủ đô Bolivia, đến nơi vào 4 giờ rưỡi chiều. Ngài đã đến thăm Tổng thống tại tòa nhà chính phủ lúc 6 giờ chiều, rồi gặp gỡ chính quyền dân sự lúc 7 giờ tại Nhà thờ chính tòa thủ đô.

Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:

Kính thưa Tổng Thống,

Kính thưa các nhà cầm quyền cao quí,

Kính thưa các hiền huynh giám mục,

Anh chị em thân mến,


Ở đầu chuyến viếng thăm mục vụ của tôi, tôi cầu xin hòa bình và thịnh vượng xuống trên mọi người dân của đất nước này. Tôi cám ơn Tổng Thống của Quốc Gia Đa Sắc Tộc Bolivia vì sự tiếp đón nồng hậu và lời lẽ chào mừng tốt đẹp của ngài. Tôi cũng cám ơn các bộ trưởng chính phủ và các nhà chức trách quốc gia, quân lực và cảnh sát quốc gia, vì sự hiện diện của quí vị. Tôi xin chào kính các hiền huynh giám mục, các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các tín hữu giáo dân, và toàn bộ Giáo Hội lữ hành của Bolivia, trong một tinh thần hiệp thông trong Chúa. Tôi đặc biệt nghĩ tới các con trai con gái của lãnh thổ này vì nhiều lý do khác nhau đã phải đi tìm “mảnh đất khác” để cư ngụ; một nơi khác ở chỗ đó trái đất này cho phép họ trở thành hữu dụng và tìm được các khả thể ở trong đời.

Tôi rất hài lòng được có mặt ở đây, trên xứ sở đẹp đẽ có một không hai này, được Thiên Chúa chúc phúc suốt các vùng khác nhau: cao nguyên và thung lũng, miền Amazon, các sa mạc và những mặt hồ không gì sánh kịp. Lời mở đầu Hiến Pháp của quí vị đã dành một mô tả thơ mộng cho vẻ đẹp tự nhiên này: “Thời xa xưa, núi mọc lên, sông đổi dòng và hồ thành hình. Vùng Amazon của ta, đầm lầy và các cao nguyên của ta, và các đồng bằng cùng thung lũng được trải đầy cây cỏ và hoa lá”. Nó làm tôi hiểu một lần nữa rằng “thay vì là một vấn đề phải giải quyết, thế giới là một mầu nhiệm vui tươi để chiêm ngắm với niềm hân hoan và tạ ơn” (Laudato Si’, 12). Nhưng trên hết, Bolivia là lãnh thổ được chúc phúc nơi người dân của nó. Đây là tổ ấm của rất nhiều nền văn hóa và sắc dân khác nhau, vừa là nguồn vĩ đại để phong phú hóa vừa là lời mời gọi không ngừng phải tôn trọng và đối thoại hỗ tương. Ở đây, có những dân tộc thổ dân cổ xưa và những dân tộc bản địa gần đây hơn. Ngôn ngữ Tây Ban Nha được đem đến lãnh thổ này hiện đang vui vẻ cùng sống với 36 ngôn ngữ bản địa, những ngôn ngữ đến với nhau để tạo nên vẻ đẹp và sự hợp nhất trong đa dạng, giống như mầu đỏ và mầu vàng trong các loại hoa quốc gia Kantura và Patujú. Việc công bố Tin Mừng đã bén rễ sâu vào lãnh thổ và người dân ở đây, và qua năm tháng, nó tiếp tục rõi sáng lên xã hội, góp phần vào việc phát triển quốc gia và lên khuôn nền văn hóa của nó.

Trong tư cách một người khách và một người hành hương, tôi đến để củng cố đức tin của những người tin Chúa Kitô Phục Sinh, để, trong cuộc hành hương trên cõi đời này, các tín hữu chúng tôi có thể trở thành chứng nhân cho tình yêu của Người, thành men cho một thế giới tốt đẹp hơn và thành những người hợp tác trong việc xây dựng một xã hội công bình và huynh đệ hơn.

Bolivia đang thực hiện được những bước quan trọng hướng tới việc bao gồm nhiều giới khác nhau vào đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước. Hiến pháp của quí vị nhìn nhận quyền của các cá nhân, các nhóm thiểu số và môi trường tự nhiên, và chu cấp cho các định chế để họ cổ vũ chúng. Muốn đạt được các mục tiêu này, cần phải có một tinh thần hợp tác và đối thoại công dân, cũng như sự tham dự của các cá nhân và các nhóm xã hội vào những vấn đề được mọi người lưu tâm. Việc thăng tiến toàn bộ một quốc gia đòi các cá nhân phải biết đánh giá các giá trị cao hơn và việc họ phải càng ngày càng xích lại gần nhau hơn trong các lý tưởng chung mà mọi người có thể làm việc với nhau, không ai bị loại trừ hay bỏ quên. Một tăng trưởng chỉ có tính vật chất sẽ luôn có nguy cơ tạo ra các chia rẽ mới, sự giầu có của một số người được xây dựng trên cảnh nghèo của người khác. Do đó, ngoài sự trong sáng định chế, sự hợp nhất xã hội đòi phải có các cố gắng để cổ vũ nền giáo dục công dân.

Trong những ngày sắp tới, tôi muốn khuyến khích ơn gọi của các môn đệ Chúa Kitô biết chia sẻ niềm vui Tin Mừng, trở thành muối đất và ánh sáng thế gian. Tiếng nói của các giám mục, một tiếng nói cần phải có tính tiên tri, ngỏ với xã hội nhân danh Giáo Hội, Mẹ chúng ta, theo [giáo huấn] ưu tiên chọn người nghèo của Tin Mừng. Tình bác ái anh em, vốn là biểu thức sống động của giới răn mới của Chúa Giêsu, đã được phát biểu trong các chương trình, công trình và định chế nhằm làm việc cho việc phát triển toàn bộ con người, cũng như để chăm sóc và bảo vệ những ai yếu thế nhất. Chúng ta không thể tin Thiên Chúa Cha nếu không nhìn mọi người như anh chị em, và chúng ta không thể theo Chúa Giêsu nếu không hiến đời ta cho những người mà chính vì họ, Người đã chết trên thánh giá.

Trong một thời đại khi các giá trị nền tảng thường bị quên lãng hay bóp méo, gia đình đáng được các người có trách nhiệm đối với ích chung chú ý đặc biệt, vì gia đình là tế bào căn bản của xã hội. Các gia đình phát huy các mối dây hợp nhất bền vững trên đó việc sống chung nhân bản được đặt cơ sở, và, qua việc cưu mang và giáo dục con cái, họ bảo đảm việc đổi mới xã hội.

Giáo Hội cũng cảm thấy một quan tâm đặc biệt đối với giới trẻ, những người, nhờ cam kết đối với đức tin và trân trọng các lý tưởng cao vời, là hứa hẹn của tương lai, “những lính canh công bố ánh sáng của hừng đông và mùa xuân mới của Tin Mừng” (Đức Gioan Phaolô II, Sứ Điệp cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới Lần Thứ 18, 6). Chăm sóc trẻ em và giúp giới trẻ sống theo các lý tưởng cao quí là một bảo đảm cho tương lai của xã hội. Một xã hội sẽ khám phá được sức mạnh đổi mới khi biết đánh giá, tôn trọng, và chăm sóc người cao niên của mình, khi biết quyết định phát huy “nền văn hóa hoài niệm” có khả năng biết chắc điều này: người cao niên không những biết thưởng thức phẩm chất sự sống trong các năm tháng cuối đời của họ mà còn là sự âu yếm nữa, như hiến pháp của quí vị đã viết rất hay.

Kính thưa Tổng Thống, anh chị em thân mến, tôi cám ơn qúi vị về sự hiện diện của qúi vị. Trong mấy ngày này, chúng ta có thể mong chờ những thời khắc gặp gỡ, đối thoại và cử hành đức tin. Tôi rất hài lòng được có mặt ở đây, tại một đất nước tự xưng mình là duy hòa bình, một đất nước biết phát huy nền văn hóa hòa bình và quyền hòa bình.

Tôi xin phó thác chuyến viếng thăm này cho Nữ Trinh Diễm Phúc Copacabana, Nữ Vương Bolivia, và tôi cầu xin ngài che chở mọi con cái của ngài. Xin cám ơn qúi vị. Xin Chúa chúc lành cho quí vị! Jallalla (vạn tuế?) Bolivia.
 
Đức Hồng y Parolin: Tôi hy vọng những thay đổi ''cụ thể và thiết thực'' từ Thông điệp ''Laudato Si''
Lã Thụ Nhân
08:58 10/07/2015
Đức Hồng Y Parolin: Tôi hy vọng những thay đổi "cụ thể và thiết thực" từ Thông điệp "Laudato Si"

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh nói rõ rằng ngài muốn Tòa Thánh Vatican làm nhiều hơn để tạo nên những cử chỉ biểu tượng trên vũ đài thế giới. Sau khi Tòa Thánh thành công trong việc giúp Hoa Kỳ và Cuba tái lập quan hệ ngoại giao, giờ đây Tòa Thánh tập trung vào vấn đề biến đổi khí hậu.

Cụ thể, Tòa Thánh Vatican hy vọng rằng Thông điệp "Laudato Si" (Ngài đáng Chúc tụng Ngợi khen) sẽ ảnh hưởng đến các hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu ở Ethiopia, Hoa Kỳ, và Pháp. Tuy nhiên, hợp tác quốc tế mới chỉ ở bước khởi đầu.

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh cho biết: "Chúng ta cần những đường hướng đối thoại có thể giúp chúng ta tạo ra không gian để ngôi nhà của chúng ta được thực sự được chung tay gìn giữ. Các lực lượng làm việc trong lĩnh vực quốc tế bản thân họ thôi chưa đủ, tuy nhiên, cần phải được chú trọng bởi sự kích thích kinh tế quốc gia rõ ràng, theo nguyên tắc bổ trợ".

Bài diễn văn của Đức Hồng Y Parolin được tiếp sau bởi diễn văn của Thủ tướng Tuvalu, một quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. Ông cho biết sự tồn tại của đất nước mình đang gặp nguy hiểm do biến đổi khí hậu và năm nay rất quan trọng cho sự sống còn của nó.

Ông Enele Sopoaga, Thủ tướng của quốc đảo Tuvalu cho hay: "Chúng ta đều biết chúng ta đang chuẩn bị cho một thỏa ước biến đổi khí hậu mới sẽ được ký kết vào cuối năm nay. Chúng ta tin rằng, chúng ta phải thực hiện điều này khi xác định thời điểm để đưa ra một tuyên bố định nghĩa, phải rõ nét, đầy tham vọng, và phải nhìn xa trông rộng".

Đi xa hơn những điều ước quốc tế và những chính sách quốc gia thay đổi, Đức Hồng Y Parolin cho rằng mọi người cũng sẽ phải thay đổi hành vi cá nhân của mình.

Đức Hồng Y Pietro Parolin nói thêm: "Tôi hy vọng rằng tác động sẽ hết sức cụ thể và thiết thực. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã thảo luận rất nhiều về vấn đề biến đổi khí hậu. Bây giờ là thời gian hành động. Và tôi nghĩ rằng đây chính là những gì Đức Thánh Cha đang yêu cầu chúng ta, hãy hành động và bắt đầu thay đổi lối sống của mình để giữ gìn ngôi nhà chung của chúng ta, đó là Trái đất".

Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu" hay còn gọi là "COP21" sẽ được tổ chức ở Paris, Pháp, từ 30/11 đến 11/12, được xem là hội nghị quốc tế quan trọng nhất về biến đổi khí hậu trong năm nay.

Lã Thụ Nhân
 
Tại Quảng trường Thánh Phêrô Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho hàng ngàn Kitô hữu bị bách hại
Lã Thụ Nhân
15:35 10/07/2015
Tại Quảng trường Thánh Phêrô Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho hàng ngàn Kitô hữu bị bách hại

Hàng ngàn người từ phong trào Canh tân Thánh Linh cầu nguyện với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Quảng trường Thánh Phêrô cho các Kitô hữu bị bách. Đây là một sự kiện đại kết, vì những người bị bắt bớ không phân biệt giáo phái Kitô giáo khác nhau.

Policarpo Eugenio Aydin thuộc Giáo Hội Chính thống Syria cho biết: "Những gì các Kitô hữu có thể làm cho anh chị em họ ở phương Đông như sau: Trước hết là cầu nguyện, cầu nguyện cho những người bị tổn thương, cho những người đau khổ, không chỉ các Kitô hữu mà còn cho tất cả mọi người trong khu vực. Thứ hai là liên đới thông qua viện trợ nhân đạo. Tôi nghĩ rằng hai điều này có thể giúp làm giảm bớt sự đau khổ của anh chị em của họ ở phương Đông. "

Salvatore Martinez thuộc phong trào Canh tân Thánh Linh cho hay: "Chúng tôi muốn lên tiếng cho những người mất đi quyền được sống, để có một ngôi nhà với gia đình họ và sống với những người thân yêu của họ. Quyền tuyên xưng đức tin có nghĩa là khả năng tuyên xưng một cách tự do".

Sự kiện này kéo dài gần ba tiếng đồng hồ, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ tham dự phần cuối. Trước đó, có một bài hát cầu nguyện đặc biệt do nghệ sĩ Noa và Andrea Bocelli thực hiện.

Noa là một ca sĩ người Do Thái có sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ca sĩ NOA phát biểu: "Tôi thực sự nghĩ rằng ngài là mẫu gương cho các vị lãnh đạo thế giới ở khắp mọi nơi, bởi vì tôi nghĩ rằng nếu không có sự can thiệp của các vị lãnh đạo tôn giáo quan trọng, chúng ta sẽ không có hòa bình. Chúng ta có thể làm việc trên bình diện chính trị và ngoại giao, trên bình diện xã hội, nhưng thực sự là các vị lãnh đạo tôn giáo phải kêu gọi tín hữu của họ đừng gây chiến tranh nhân danh Thiên Chúa nữa, đừng ghen ghét nhân danh Thiên Chúa nữa".

Đây không phải là cuộc quy tụ thông thường ở Vatican. Cuộc quy tụ được bắt đầu bằng việc Andrea Bocelli hát ở Quảng trường Thánh Phêrô với giọng hát mạnh mẽ của mình, vang vọng khắp quảng trường. Hàng ngàn người hành hương đã lắng nghe tiếng nhạc. Sau đó, đến các khách mời danh dự. ... Đức Thánh Cha Phanxicô đi dọc theo quảng trường trên chiếc xe giáo hoàng, chúc lành cho đám đông trên đường đi.

Để bắt đầu, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại và cho sự hiệp nhất Kitô giáo.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Những người ghét Chúa Giêsu Kitô và sát hại các Kitô hữu... trước khi giết các Kitô hữu, chúng không đặt câu hỏi: Anh là người Tin Lành? Chính Thống? Baptist? Methodist? Không. Chúng chỉ nói anh là Kitô hữu và sau đó chúng cắt cổ. Chúng không phân biệt. Chúng biết rằng các Kitô hữu có một cội rễ chung mang đến cho con người sự và danh Ngài là Chúa Giêsu Kitô. Đó là Chúa Thánh Thần mang lại sự sống".

Có hai tham luận, nơi mà khách hành hương nói về vai trò đức tin Công Giáo trong đời sống của họ. Tham luận đầu tiên đến người thiếu niên 17 tuổi, người được ông bà nuôi dưỡng vì mẹ cậu nghiện ngập.

Sau đó, đến lượt một vị thẩm phán, ông nói về vai trò đáng ca ngợi của công lý và lòng thương xót: "Chúa Giêsu luôn là nguồn sức mạnh trong đời sống của tôi. Đó là sự thật. Ân sủng của Chúa Thánh Thần đã giúp tôi rất nhiều, nhất là không thể tin là tôi đã kiểm soát được sự sống của những người khác".

Đức Thánh Cha cho hay với quyền lực, một danh sách dài các cám dỗ một cách nhanh chóng theo sau, kể cả chuyện phù phiếm. Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu rằng đức tin và lòng sùng kính phải luôn đi đầu tiên.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay: "Ma quỷ dẫn con người đến cám dỗ. Sự cám dỗ hiện diện ở những người đang cầm quyền. Những người đang là trung tâm của tất cả."

Một lần nữa, Đức Thánh Cha nêu bật sự cần thiết của hiệp nhất Kitô giáo, ngay cả trong tất cả sự đa dạng của nó. Ngài nhấn mạnh đó không phải là sự đồng dạng mà là công nhận rằng Chúa Giêsu là trung tâm của đức tin Kitô giáo.

Cuộc gặp gỡ các phong trào tiếp tục vào hôm thứ Bảy 04/07 tại sân vận động Olympic ở Rôma, và các tham dự viên đến từ hàng chục quốc gia.

Lã Thụ Nhân
 
Giáo Hội Phnom Penh có tân linh mục: ơn gọi phát triển mạnh
Lã Thụ Nhân
09:03 10/07/2015
Giáo Hội Phnom Penh có tân linh mục: ơn gọi phát triển mạnh

Giáo Hội của Phnom Penh đã đón nhận một tân linh mục giáo phận, cha Pierre Sok Na. Theo Đức Cha Olivier Schmitthaeusler, MEP, Giám quản Tông tòa của Phnom Penh thì vị tân linh mục sẽ phục vụ ở phía nam Phnom Penh. Ngài cho hay: "Chúng tôi cảm tạ Chúa vì quà tặng này và cầu xin Chúa đổ đầy sứ vụ phục vụ và tình yêu của ngài trên các tín hữu, cũng như trên tất cả những người tìm kiếm ánh sáng, bình an và lòng thương xót trong cuộc sống đổ vỡ của họ".

Vị tân linh mục được phong chức hôm 27 tháng Sáu. Các tín hữu của Giáo phận đã quy tụ cho một sự kiện đặn biệt "Đêm Cầu Nguyện cho Ơn gọi". Đức Cha Schmitthaeusler cho hay: "Chắc chắn Chúa đã nghe lời cầu nguyện của những người cầu xin". Kể từ năm 2001, Giáo phận Phnom Penh đã phong chức cho ba linh mục Campuchia và ơn gọi không thiếu. Đức Cha cho biết: "Vào tháng chín năm 2015, chúng ta sẽ có ba chủng sinh năm hai và hai chủng sinh năm thứ ba". Việc đào tạo chủng sinh được phân bổ trong chu kỳ sáu năm và được đảm bảo bằng ngôn ngữ Campuchia bởi nhiều vị linh mục truyền giáo: "Họ sẵn sàng cho việc phục vụ quan trọng này nhằm xây dựng Giáo Hội địa phương".

Đức Cha nói thêm: "Chúng ta không được quên trường học dành cho giáo dân. Nơi 50 người lớn được rửa tội đã được đào tạo về thần học, tâm linh, lịch sử, Kinh Thánh, luân lý và giáo huấn xã hội để củng cố đức tin của họ. Giáo Hội của chúng ta đang gieo hạt giống cho tương lai". Cũng trong tháng Bảy và tháng Tám, giớ trẻ Công Giáo sẽ tham dự Ngày Giới Trẻ do Hội Đồng Giám Mục của Lào và Campuchia tổ chức từ ngày 10-ngày 16 Tháng 8 tại Campuchia, trong khi từ 20 đến 23 tháng Tám hội trại cho người trẻ với chủ đề của ơn gọi sẽ được tổ chức tại Sihanoukville.

Lã Thụ Nhân
 
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhận hai bằng tiến sĩ danh dự về Thánh Nhạc
Lã Thụ Nhân
09:05 10/07/2015
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhận hai bằng tiến sĩ danh dự về Thánh Nhạc

Kể từ khi về hưu, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tránh xuất hiện trước công chúng. Nhưng, nhưng dịp đặc biệt này, Đức Giáo Hoàng danh dự đã đồng ý xuất hiện công khai.

Ngài đã được trao hai bằng tiến sĩ danh dự về Thánh Nhạc. Một văn bằng từ trường Đại học Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở Krakow và cái kia từ Học viện Âm nhạc Krakow. Đức Giáo Hoàng Danh dự nói rằng âm nhạc thiêng liêng là con đường kết nối với Thiên Chúa.

Trong lời phát biểu của mình, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, hiện đã 88 tuổi, đã cảm ơn vị tiền nhiệm của mình về vai trò của Đức Giáo Hoàng người Ba Lan đã tác động lên đời sống của ngài.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho hay: "Nếu không có Đức Gioan Phaolô II, cuộc hành trình tâm linh và thần học của tôi chắc sẽ không thể tưởng tượng ra".

Các văn bằng đã được trao cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI như là sự công nhận cho những đóng góp của ngài cho nền âm nhạc thiêng liêng. Cụ thể làm nổi bật tầm quan trọng của việc kết hợp vẻ đẹp, sự thật và đức tin trong việc cử hành Phụng vụ.

Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, thư ký của Đức Gioan Phaolô II cho biết: "Cảm ơn Đức Thánh Cha vì sự phục vụ to lớn trên ngai giáo hoàng của ngài, vì di sản tín lý rộng lớn của ngài và lòng nhân từ mà ngài đã luôn luôn thể hiện".

Buổi lễ trao văn bằng diễn ra tại Dinh thự mùa hè Castel Gandolfo, nơi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đang tận hưởng kỳ nghỉ hai tuần nhằm tránh xa sức nóng mãnh liệt của Rôma.

Các vị hiệu trưởng của cả hai trường đã có mặt trong buổi lễ, khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhận được cả hai văn bằng danh dự.

Bênêđictô XVI cho biết: "Đức Gioan Phaolô là mẫu gương sống động về điều này. Ngài cho chúng ta thấy niềm vui của âm nhạc thiêng liêng tuyệt vời, đi đôi với sự tham gia phổ biến của Phụng Vụ Thánh".

Kể từ khi nghỉ hưu vào năm 2013, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bắt đầu đời sống cât2u nguyện và tĩnh tâm tại Vatican. Trong số những sở thích cá nhân của ngài là đọc sách và tất nhiên là chơi piano.

Lã Thụ Nhân
 
Cây Thánh Giá Cộng Sản? Bolivia và Vatican vội vàng cải chính.
Trần Mạnh Trác
14:06 10/07/2015


Trong dịp trao đổi quà tặng tại dinh Tổng Thống ở La Paz tối thứ Tư, vị Tổng thống thiên tả cuả Bolivia, Evo Morales, đã bất ngờ trao cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô một "cây thánh giá cộng sản", có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh trên một cái búa dựng trên một ngọn đồi có hình lưỡi liềm.

Video cho thấy ĐGH có vẻ ngỡ ngàng, tuy những tiếng clicks cuả máy hình làm cho Audio không còn rõ ràng, nhưng nghe như Đức Thánh Cha đã nói, “No está bien eso” ( “This is not ok” – "Nó không bình thường").

Văn phòng tổng thống cuả Bolivia đã vội vàng sửa chữa cái 'hố' về ngoại giao cuả họ, ra thông cáo cải chính rằng cử chỉ cuả Tổng Thống không có chủ ý xúc phạm và không có ẩn ý chính trị hoặc ý thức hệ nào cả.

Nhưng báo chí Thế Giới thì lập tức đặt ra nhiều vấn đề về ông Morales, cho rằng ông đã cố gắng 'chính trị hoá' cuộc tông du, và nhắc lại những quá khứ thường xuyên chống lại Giáo Hội Công Giáo và áp đặt chủ nghĩa xã hội của ông từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2006. Ngay cả những lời chỉ trích nhẹ nhàng nhất thì cũng cho rằng đó là một sự 'thiếu tế nhị' trong ngoại giao, và có thể là dị hợm.

Nhất là khi so sánh món quà đó với món quà cuả Vatican, một tấm khảm có hình Đức Mẹ "Salus Populus Romani", là tấm hình nổi tiếng và được quí trọng nhất tại đền thờ Đức Bà Cả ở Roma.

Trong thế giới 'nói tiếng Tây Ban Nha' thì đặc biệt ồn ào lên án cử chỉ cuả Morales, coi đó là một việc làm xúc phạm đến những nạn nhân của các nhóm khủng bố ở Châu Mỹ Latin và cuả các chế độ cộng sản độc tài toàn trị trong lịch sử.

Đức Giám Mục Jose Munilla Aguirre của San Sebastián, người Tây Ban Nha, viết: "Đỉnh cao của sự kiêu ngạo là việc thao tác Thiên Chúa trong các dịch vụ của hệ thống tư tưởng vô thần... Hôm nay, lại một lần nữa: Chuá bị đóng đinh".

Nhưng trong ngày thứ Năm đã có nhiều cố gắng cuả cả hai bên để xoa dịu dư luận. Chính ông tổng thống đã đích thân tới dự buổi lễ ngoài trời của Giáo Hội, ngồi trong hàng ghế cuả giáo dân và cố gắng len lỏi để được gặp mặt ĐGH trong giây lát khi Ngài đi xuống cầu thang cuối buổi lễ.

Chính phủ Bolivia khẳng định món quà không phải là một thủ đoạn chính trị, nhưng là một biểu tượng mô tả "Đức Giáo Hoàng là của người nghèo", là một điều mà ông Morales muốn nêu cao.

"Đó là ý định của món quà này, chứ không phải bất kỳ cơ động nào khác... Đó là từ một tình cảm trung thực và tuyệt vời, là một tác phẩm được thiết kế bởi chính bàn tay của LM Luis Espinal", theo lời ông Bộ trưởng Giao thông Marianela Paco nói trên đài phát thanh Patria Nueva.

Còn trong buổi họp báo, phát ngôn viên Vatican là linh mục Federico Lombardi cho biết rằng ĐGH đã không biết rằng chính cố LM Espinal là người đã thiết kế ra cây thánh giá đó và đã ngạc nhiên khi nhìn thấy nó, câu nói cuả ĐGH (sau khi nghe ông tổng thống giải thích) có thể mang một ý nghĩa là "điều này thì lạ" chứ không phải "điều này thì không tốt".

Nhắc lại, linh mục Luis Espinal, dòng Tên, là người đã bị lực lượng dân quân thiên hữu cuả Bolivia ám sát năm 1980 trước một cuộc đảo chính cuả quân đội. Trong dịp Tông Du này, ĐTC Phanxicô đã dừng xe lại để cầu nguyện ít phút ngay tại nơi mà thi thể cuả người bạn 'đồng môn đồng liêu' (cùng một Dòng) đã bị vất bỏ trong đống rác bên vệ đường.

"Anh Chị Em thân mến. Tôi dừng lại ở đây để chào đón anh chị em và trên tất cả để nhớ. Để nhớ lại một người anh em, một người anh em của chúng tôi, một nạn nhân của những người không muốn anh ta chiến đấu cho sự tự do của Bolivia," Đức Giáo Hoàng đã nói như thế với những người tụ tập tại đó.

"Xin Chúa Kitô nhận lấy anh. Xin Chúa cho anh yên nghỉ đời đời và ánh sáng chiếu rọi lên anh không bao giờ tắt. "

Cha Lombardi cho biết LM Espinal là một nghệ sĩ đã sáng tác ra cây thánh giá đó như là một biểu tượng của sự đối thoại và cam kết tự do và tiến bộ cho Bolivia, chứ không có ý định về bất kỳ ý thức hệ cụ thể nào. Cha Lombardi cũng cho biết riêng cá nhân cuả Ngài thì không cảm thấy bị xúc phạm.

"Bạn có thể tranh cãi về ý nghĩa và việc sử dụng các biểu tượng, nhưng nguồn gốc là từ LM Espinal và ý nghĩa của nó là về một cuộc đối thoại cởi mở, chứ không phải là về một tư tưởng cụ thể nào cả", Cha Lombardi nói.

Ngài lưu ý về giai đoạn lịch sử mà LM Espinal sống: là một linh mục tranh đấu cho công bằng xã hội ở Bolivia trong một thời kỳ bất ổn và ngay trước một chế độ độc tài thiên hữu khét tiếng với những vi phạm nhân quyền.

Mà thực vậy, Cha Xavier Albo Dòng Tên, một người bạn cùng sống với LM Espinal lúc đó, đã cho biết rằng ý định cuả LM Espinal là mong muốn Giáo Hội đối thoại với chủ nghĩa Mác, và nói LM Espinal đã thay đổi cây thánh giá để kết hợp với một biểu tượng mạnh mẽ nhất của CS: búa và liềm.

"Trong việc này, rõ ràng Cha ấy muốn nói về sự cần thiết phải đối thoại vĩnh viễn không chỉ với chủ nghĩa Mác nhưng với nông dân và thợ mỏ vv," Cha Albo đã nói như vậy từ đầu tháng vừa qua, trước khi có 'sự cố' về ngoại giao nói trên.

...

Dù thế, người ta vẫn không ngừng tiếp tục tranh luận về cử chỉ cuả ông Morales thêm ra.

Theo LM James Bretzke, một nhà thần học tại Boston College ở Massachusetts, thì cho biết Giáo Hội không qui định thế nào thì một hình ảnh Kitô giáo có thể bị coi là báng bổ vì nghệ thuật Kitô giáo thì rất đa dạng.

Nhưng, Ngài tiếp tục: "Đây có phải là một điều đáng làm không? khi sử dụng cây thánh giá cho một ý đồ chính trị? mà tôi nghi là có. Vì vậy, tôi sẽ đánh giá việc làm đó là 'vô vị', đặc biệt trong một tình huống mà Đức Thánh Cha đã không được rõ ràng giải thích trước. "

Còn LM Robert Gahl, một nhà thần học luân lý tại Giáo Hoàng học viện Thánh Giá ở Rome, thì cho biết tất cả là ở cái ý nghiã mà LM Espinal đã thiết kế và ở cái chủ ý cuả ông Morales khi đưa nó cho Đức Giáo Hoàng.

"Tôi nghĩ rằng, vì sự chào đón nồng nhiệt cuả ông Morales 'và niềm tin cá nhân của LM Espinal, với mục đích không phải để xúc phạm mà là để gia tăng tiềm năng đối thoại và gia tăng sức lôi cuốn (synergy)'," LM Robert Gahl viết trong một email. "Những Kitô hữu chúng ta nên nhìn những biểu tượng từ một quan điểm của tình yêu phổ quát, cuả sự cứu chuộc, và thậm chí cuả chiến thắng của Chúa Kitô trên sự dữ. Do đó, nên coi cây thánh giá đó với cái ý mà nó biểu trưng!"

...

Về linh Mục Espinal, thì ngày nay có nhiều người coi Ngài là một vị tử đạo đã sống Tin Mừng với một tinh thần tương tự như cuả Chân Phước Oscar Romero - người đã chịu tử đạo bởi phe thiên hữu ở Salvador, hai ngày sau khi LM Espinal bị ám sát. Ngược lại cũng có nhiều người khác coi vị linh mục là một người cộng sản và đã can dự quá đáng vào chính trị.

Sinh năm 1932 tại Barcelona, LM Espinal đã học xong triết học và thần học trước khi gia nhập Dòng Tên.

Ngài được đưa qua Bergamo, Ý, để học về báo chí. Sau đó trở về Tây Ban Nha và bắt đầu làm việc cho đài phát thanh Tây Ban Nha và Tổng công ty truyền hình TVE dưới thời cuả nhà độc tài Francisco Franco.

LM Espinola lên án sự kiểm duyệt dưới thời Franco và rời Tây Ban Nha. Ngài tới Bolivia vào tháng Tám năm 1968, và dạy môn báo chí tại Đại học Công Giáo của Bolivia, và sau này trở thành phó giám đốc.

Ngài nhập quốc tịch Bolivia vào năm 1970, và trong 10 năm làm việc trong làng báo và đài phát thanh, sản xuất phim tài liệu về chủ đề xã hội.

Là một người hăng say bảo vệ nhân quyền, vị linh mục đã sáng lập ra hội Nhân quyền ở Bolivia vào năm 1976. Trong cuộc đảo chính quân sự năm 1971 cuả Hugo Banzer Suarez, LM Espinola đã can thiệp cho các chính trị gia và tổ chức công đoàn bị bắt bớ và giam giữ.

Năm 1977, Ngài tham gia một cuộc tuyệt thực ba tuần để đòi đại xá cho những người lưu vong chính trị, cho sự hoạt động cuả các công đoàn và đòi hỏi quân đội rút ra khỏi các trung tâm hầm mỏ.

Năm 1979 LM Espinola thành lập tờ báo hàng tuần "Aqui," tờ báo này nhanh chóng bị coi là "thiên tả" vì những quan điểm chống những người cầm quyền và chống tham nhũng.

Ngài bị bắt cóc bởi một nhóm bán quân sự ngày 21 tháng 3 năm 1980, khi trên đường đi về nhà.

Theo cảnh sát thì các tay súng đã đưa LM Espinola đến lò mổ heo Achachicala ở La Paz, tra tấn 5 giờ và bắn 17 phát súng. Thi thể cuả Ngài bị còng tay và bịt miệng, được phát hiện vào sáng hôm sau.

Trong năm 2007, Tổng thống Morales chính thức tuyên bố ngày 21 tháng 3 là "Ngày của nghành Điện ảnh Bolivia " do sự đóng góp của vị linh mục. Vào ngày hôm đó, các rạp chiếu phim và các kênh truyền hình bị bắt buộc phải chiếu các phim tuyên truyền cuả chính phủ, đặc biệt là liên quan đến các chủ đề về quyền con người và các dân tộc bản địa.

Trong cuộc họp báo, Cha Lombardi cho biết hiện nay chưa có nổ lực nào về việc mở án phong chân phước cho LM Espinal.
 
Đức Thánh Cha viếng thăm nhà tù Palmasola ở Bolivia
Lm. Trần Đức Anh OP
13:51 10/07/2015
SANTA CRUZ. ĐTC Phanxicô khích lệ các tù nhân ở Bolivia tiếp tục hy vọng giữa bao nghịch cảnh và tận dụng hoàn cảnh hiện nay để chuẩn bị tái hội nhập vào xã hội.

Nhà tù Palmasola cách tòa TGM Santa Cruz của Bolovia 15 cây số và được chia làm nhiều khu vực dành cho các loại tù nhân khác nhau: nam, nữ, người trẻ, các tù nhân tội nhẹ và các tù nhân tội trọng. Khu nhà tù dành cho nam giới, nơi ĐTC đến thăm sáng thứ sáu 10-7-2015, được gọi tắt là PS 4, có 2.800 tù nhân và đặc biệt có khu vực dành cho các thân nhân, khoảng 1.500 người mỗi ngày. Họ có thể sống chung giống như trong một làng do chính các tù nhân quản trị.

Nhà tù Palmasola được dư luận biết đến nhiều nhất là sau một vụ nổi loạn và cuộc tấn công đàn áp bằng súng xịt xăng đặc hồi năm 2013 làm cho 31 tù nhân thiệt mạng và 36 người phỏng nặng. Đức Cha Jesus Juarez Parraga, TGM giáo phận Sucre, chủ tịch Ủy ban mục vụ xã hội, Caritas Bolivia và đặc trách mục vụ nhà tù, hy vọng cuộc viếng thăm của ĐTC sẽ thu hút sự chú ý của dư luận về tình trạng các nhà tù tại Bolivia và Mỹ châu la tinh nói chung. Các nhà tù này thường đông chật, tù nhân phải chịu nạn bạo lực và các tù nhân thanh toán, hành hạ nhau.

Đến nhà tù lúc 9 giờ rưỡi sáng, ĐTC đã chào thăm nhiều tù nhân, thân nhân, con cái họ tụ tập tại sân thể thao của nhà tù, cùng với nhiều người khác, trước khi tiến lên lễ đài đơn sơ. Hiện diện tại buổi gặp gỡ có Bộ trưởng tư pháp và các giới chức chính quyền Bolivia.

Thảm trạng các nhà tù ở Bolivia

Đầu buổi gặp gỡ, Đức Cha Jesus Juarez Parraga, TGM giáo phận Sucre, chủ tịch Ủy ban mục vụ xã hội, Caritas Bolivia và đặc trách mục vụ nhà tù, đã cám ơn ĐTC đến thăm và nói rằng Giáo Hội là chứng nhân về tình thương của Thiên Chúa giữa những người lầm than và khích lệ quyết tâm của những người thiện nguyện cũng như các nhân viện mục vụ nhà tù; cuộc viếng thăm của ĐTC cũng lưu ý các giới chức chính quyền hãy nhạy cảm ơn đối với vấn đề nhà tù và mở rộng con tim xã hội để có một lời đáp trả từ bi đối với tình trạng những người bị mất tự do.

Đức TGM Suarez nhắc đến thảm trạng của các tù nhân ở Bolivia và tình trạng đó là dấu hiệu một xã hội tạo ra nghèo đói, chênh lệch và bạo lực, dấu hiệu chứng tỏ sự suy yếu của những điểm tham chiếu luân lý trong gia đình, trong ngành giáo dục và cả trong các tôn giáo, thiếu sự tương hợp giữa một bên là các qui luật bảo vệ luật pháp cao độ, và bên kia là ngành công lý làm thương tổn các quyền của tù nhân.

Đức Cha Suarez cũng nói đến gương mù trong ngành công lý ở Bolivia. Theo thống kê đầu năm nay, 84% các tù nhân không được xét xử, công lý quá chậm chạp. Tỷ lệ chật chột lên tới 326%. Hơn 900 trẻ em sống trong tù với cha mẹ kể cả tại Palmasola. Tình trạng không thể chịu nổi đến độ có những tù nhân nhận tội để đổi lấy án tù ngắn hơn, dù họ vô tội.

Đức Cha nói thêm rằng cuộc viếng thăm hôm nay của ĐTC, gặp gỡ các tù nhân tại đây, phần nào họ đại diện cho 15 ngàn người đang bị thiếu tự do tại 53 nhà tù trên toàn quốc.

Tiếp lời Đức TGM, ba tù nhân cũng trình bày chứng từ tình cảnh của họ và của các tù nhân khác.

Huấn dụ của ĐTC

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhận thấy qua chứng từ của Đức TGM Jesus Juarez và của đại diện tù nhân, sự đau khổ không thể dập tắt niềm hy vọng nơi thẳm sâu tâm hồn và sự sống tiếp tục nảy mầm mạnh mẽ trong những nghịch cảnh.

ĐTC nói đến kinh nghiệm và xác tín bản thân của ngài: ”Người mà anh chị em đang thấy trước mặt đây là một người đã được tha thứ. Một người đã được cứu thoát khỏi nhiều tội lỗi của mình. Và tôi tự giới thiệu như thế trước mặt anh chị em. Tôi không có gì nhiều để trao tặng anh chị em, nhưng điều tôi có, điều tôi yêu mến, tôi muốn trao tặng anh chị em, chia sẻ với anh chị em, đó là Chúa Giêsu Kitô, là lòng từ bi của Chúa Cha. Người đến để tỏ cho chúng ta, làm choi tình thương của Thiên Chúa đối với chúng ta trở nên hữu hình. Một tình yêu tích cực, thực sự. Một tình yêu chữa lành, tha thứ, nâng dậy, chăm sóc.

ĐTC nhắc đến sự tích thánh Phêrô và Phaolô bị cầm tù, bị tước mất tự do, nhưng trong những hoàn cảnh ấy các vị đã được nâng đỡ, không lâm vào tình trạng tuyệt vọng. Đó chính là lời cầu nguyện, kinh nguyện bản thân và cộng đoàn. Các vị đã cầu nguyện và được cộng đoàn cầu nguyện cho. Hai hành động ấy cùng nhau họp thành một mạng lưới nâng đỡ cuộc sống và hy vọng, giúp chúng ta khỏi tuyệt vọng và khích lệ chúng ta tiếp tục tiến bước. Một mạng lưới nâng đỡ sự sống, cuộc sống của anh chị em và những người thân của anh chị em.

ĐTC khẳng định rằng khi Chúa Giêsu đi vào cuộc sống một người, thì họ không còn bị cầm tù trong quá khứ của họ nữa, nhưng bắt đầu nhìn hiện tại một cách khác, với một niềm hy vọng khác. Họ bắt đầu nhìn bản thân, nhìn thực tại của mình với một cặp mắt khác. Họ không còn bị cầm giữ trong những gì đã xảy ra, nhưng có khả năng khóc và tìm được sức mạnh để bắt đầu lại. Nếu có lúc nào anh chị em cảm thấy buồn sầu, đau khổ, xuống tinh thần, thì tôi mời gọi anh chị em hãy nhìn khuôn mặt của Chúa Giêsu chịu đóng đanh. Trong cái nhìn của Chúa, tất cả chúng ta đều tìm được chỗ. Tất cả chúng ta đều có thể phó thác cho Chúa những vết thương, những đau khổ và cả những tội lỗi của chúng ta nữa. Trong các vết thương của Chúa, các vết thương của chúng ta tìm được chỗ đứn. Để được săn sóc, thanh tẩy, biến đổi, hồi sinh.

ĐTC nói: ”xác tín ấy thúc đẩy chúng ta hoạt động cho phẩm giá của mình. Tình trạng bị giam tù không còn như trước nữa, nhưng nó trở nên thành phần của một tiến trình tái hội nhập vào xã hội. Tuy tình trạng nhà tù có nhiều điều tiêu cực, quá chật chội, công lý chậm chạp, thiếu các phương pháp trị liệu và chính sách phục hồi, không kể nạn bạo lực... Tuy chúng ta phải chiến đấu chống lại các thực tại ấy, nhưng chúng ta không thể cho là mọi sự đều vô ích.

ĐTC nhấn mạnh rằng tại Trung tâm phục hồi này, sự sống chung phần nào cũng tùy thuộc anh chị em. Đau khổ và thiếu thốn có thể làm cho con tim của anh chị em trở nên ích kỷ và tạo dịp cho những xung đột, nhưng chúng ta cũng có khả năng biến đổi chúng thành những dịp thực thi tình huynh đệ chân thực. Anh chị em hãy giúp đỡ nhau, đừng sợ giúp đỡ nhau. Ma quỉ tìm kiếm sự cạnh tranh, chia rẽ, phe phái. Anh chị em hãy chiến đấu để tiến bước.

Sau cùng, ĐTC không quên khích lệ tất cả những người làm việc tại Trung tâm phục hồi này, từ ban giám đốc, cho đến các nhân viên cảnh sát nhà tù và các nhân viên khác. Ngài nói: ”Anh chị em đang thực thi công việc phục vụ công cộng cơ bản. Anh chị em có một vai trò quan trọng trong tiến trình giúp các tù nhân tái hội nhập, có công tác nâng đỡ người khác trỗi dậy và không hạ xuống, mang lại phẩm giá chứ không hạ nhục, khích lệ chứ không đè bẹp”.

Sau khi ban phép lành cho các tù nhân và mọi người, ĐTC đã tới giáo xứ ”Thánh Giá” cách đó 14 cây số để gặp gỡ 37 GM Bolivia trước khi ra phi trường Viru Viru ở Santa Cruz để đáp máy bay sang Paraguay, chặng chót trong chuyến viếng thăm 8 ngày của ngài ở Mỹ châu la tinh.
 
Những đề nghị ”cách mạng” của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lm. Trần Đức Anh OP
13:56 10/07/2015
SANTA CRUZ. Trong cuộc gặp gỡ hàng ngàn đại biểu thuộc các Phong trào dân chúng nhóm tại Santa Cruz, Bolivia, chiều ngày 9-7-2015, ĐTC Phanxicô mạnh mẽ chống lại các hình thức thực dân mới và đưa ra nhiều đề nghị ”cách mạng” cải tiến nền kinh tế thế giới.

ĐTC đã đến khu vực Hội chợ triển làm Expo Feria ở thành phố Santa Cruz khoảng 5 giờ rưỡi chiều để gặp gỡ các tham dự viên Cuộc gặp gỡ thế giới kỳ 2 của các Phong trào nhân dân. Trung tâm này có diện tích 5 ngàn mét vuông và có hội trường Gaurayo có thể chứa được 3 ngàn người.

Tại đây trong những ngày từ 7 đến 9-7-2015 đã diễn ra cuộc gặp gỡ lần thứ 2 các Phong trào dân chúng, được tổ chức với sự cộng tác của Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa Bình, Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội. Tham dự sinh hoạt này có các đại biểu của các phong trào dân chúng đến từ các nước trên thế giới như giới lao động bấp bênh, và giới kinh tế không chính thức, đại diện các tầng lớp nông dân không ruộng đất, những người dân tại các khu phố nghèo, các thổ dân, và di dân. Ngoài ra cũng có một đoàn đại diện những người dấu tranh thuộc các phong trào xã hội.

Trong số các tham dự viên từ phía Tòa Thánh có ĐHY Peter Turkson, người Ghana, Chủ tịch Hội đồng Công lý và Hòa bình; Đức GM Marcelo Sanchez Sorondo, người Argentina, Chưởng Ấn Hàm lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của các phong trào dân chúng này đã được tổ chức tại Vatican hồi tháng 10 năm ngoái, và trong số các tham dự viên cũng có tổng thống Evo Morales của Bolivia.

Khi ĐTC đến nơi vào lúc quá 5 giờ rưỡi chiều, ngài đã được 6 tham dự viên, 3 nam 3 nữ, trao tặng Văn kiện chung kết của Hội nghị và cũng được trình bày tổng quát nội dung văn kiện. Cả tổng thống Evo Morales cũng lên tiếng trong dịp này và ông đã phát biểu 30 phút, trước khi ĐTC trình bày lập trường của ngài.

Diễn văn của Đức Thánh Cha

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của Phong trào này hồi tháng 10 năm ngoái (2014) tại Vatican trong một bầu không khí huynh đệ, quyết định, dấn thân, khao khát công lý. Và bây giờ cuộc gặp gỡ thứ hai này nhắm tạo cơ hội để thảo luận về những cách thức tốt đẹp hơn để vượt thắng những tình trạng bất công trầm trọng đang làm cho bao nhiêu người bị gạt bỏ trên thế giới phải chịu đau khổ.

Thực trạng cần thay đổi

1. Trước tiên ĐTC nhận xét rằng chúng ta đang cần một sự thay đổi.

Đây là những vấn đề chung cho mọi nước Mỹ châu la tinh và toàn thể nhân loại. Các vấn đề có tính chất hoàn cầu và không một nước nào một mình có thể giải quyết được:

- Chúng ta có biết nhìn nhận rằng tình trạng hiện nay không tốt trong một thế giới có bao nhiêu nông dân không có ruộng đất, bao nhiêu gia đình không có nhà ở, bao nhiêu công nhân viên không có quyền lợi, nhiều người bị thương tổn trong phẩm giá của họ hay không?

- Chúng ta có nhận ra rằng tình trạng hiện nay không tốt vì bao nhiêu cuộc chiến tranh điên rồ bùng nổ và bạo lực huynh đệ tương tàn gia tăng trong các khu phố của chúng ta hay không? Vì đất đai, nước, không khí và tất cả những sinh vật trong thiên nhiên đang liên tục bị đe dọa hay không?

Những thực tại tàn phá ấy tương ứng với một chế độ đang trở thành hoàn vũ, một chế độ áp đặt tiêu chuẩn lợi lộc bằng bất kỳ giá nào, không nghĩ đến sự gạt ra ngoài lề xã hội hoặc phá hủy thiên nhiên. Ngày nay sự lệ thuộc lẫn nhau trên trái đất đòi phải có những câu trả lời hoàn cầu cho các vấn đề địa phương. Sự hoàn cầu hóa niềm hy vọng, nảy sinh từ các dân tộc và gia tăng giữa người nghèo, phải thay thế sự hoàn cầu hóa tình trạng gạt ra ngoài lề và sự dửng dưng!

ĐTC nhận xét rằng ngay cả nơi những nhóm thiểu số đang thu hẹp, tưởng rằng mình được hưởng lợi nhờ chế độ ấy, nhưng thực tế họ cũng đang cảm thấy bất mãn và nhất là buồn sầu. Nhiều người đang chờ đợi một sự thay đổi giải thoát họ khỏi sự sầu muộn cá nhân chủ nghĩa ấy khiến họ trở thành nô lệ. Có lẽ nó đang gây thiệt hại không thể chữa lành cho hệ thống kinh tế. Sự ham hố vô độ đối với tiền bạc đang thống trị. Việc phục vụ công ích bị loại xuống hàng thứ yếu. Khi tư bản trở thành thần tượng và điều khiển những chọn lựa của con người, khi sự tham lam tiền bạc kiểm soát toàn bộ chế độ kinh tế đã hội, làm hư hỏng xã hội, phá hủy tình huynh đệ giữa con người với nhau, thúc đẩy dân tộc này chống lại dân tộc khác và đe dọa cả căn nhà chung của chúng ta.

Trước những tin tức đen tối hằng ngày, chúng ta tin rằng mình chẳng có thể làm được gì, nên chỉ cần chăm sóc mình và gia đình bé nhỏ của mình với tình thương yêu. Nhưng tương lai của nhân loại phần lớn ở trong khả năng tổ chức và thăng tiến những sáng kiến khác, trong nỗ lực hằng ngày tìm kiến 3 điều là: công ăn việc làm, nhà ở và đất đai, và trong sự tham gia tích cực vào những tiến trình thay đổi lớn trên bình diện quốc gia, miền và hoàn cầu.

Trách nhiệm của các Phong trào dân chúng

Sau khi trình bày thực trạng trên đây, ĐTC nói với các vị lãnh đạo các phong trào dân chúng rắng:

2. Anh chị em là những người phổ biến sự thay đổi, những tiến trình thay đổi.

Phải quan niệm sự thay đổi không phải như một cái gì một ngày kia sẽ xảy tới, vì ta đề ra những chọn lựa này hay chọn lựa khác về phương diện chính trị hoặc vì ta thiết lập cơ cấu xã hội này hay cơ cấu kia. Một sự thay đổi cơ cấu mà không có sự hoán cải chân thành trong thái độ và trong tâm hồn thì sớm muộn gì cũng trở thành một thứ bệnh bàn giấy, hư hỏng và sụp đổ. Mỗi người chúng ta chỉ là thành phần của một toàn bộ phức tạp và khác nhau, tác động trên nhau trong thời gian. Chúng ta phải chú ý đến những con người cụ thể, với khuôn mặt và danh tánh. Chúng ta rùng mình trước bao nhiêu đau khổ và cảm động vì ”chúng ta đã thấy và đã nghe” không phải những con số thống kê lạnh lùng, nhưng là những vết thương của nhân loại đau khổ, những vết thương của chúng ta, thân thể chúng ta. Điều này rất khác với sự đề ra những lý thuyết trừu tượng hoặc thái độ phẫn nộ ”tao nhã”. Sự gắn bó với khu phố, đất đai, lãnh thổ, công ăn việc làm, công đoàn, nhận ra mình trong khuôn mặt người khác, sự gần gũi hằng ngày, với những lầm than cơ cực và những cử chỉ anh hùng thường nhật, và điều giúp thực thi sứ mạng không phải đi từ những ý tưởng hay ý niệm, nhưng từ cuộc gặp gỡ chân thành giữa con người với nhau, vì ta không yêu thương những ý niệm hay ý tưởng, nhưng ta yêu thương con người.

ĐTC cũng nhấn mạnh tầm quan trọng phải làm việc trong viễn tượng không phe phái, và tìm cách giải quyết tận căn các vấn đề tổng quát là nạn nghèo đói, chênh lệch và loại trừ. Như thế các phong trào dân chúng trở thành một giải pháp khác với thứ hoàn cầu hóa loại trừ. Giáo Hội không thể và không được xa lạ với tiến trình ấy trong việc loan báo Tin Mừng. Sự cộng tác với các phong trào dân chúng, trong niềm tôn trọng nhau, có thể tăng cường những cố gắng và củng cố các tiến trình thay đổi.

Những đề nghị của ĐTC

Sau cùng, ĐTC đề cập đến một vài thách đố quan trong trong thời điểm lịch sử hiện nay. Ngài xác quyết rằng Giáo Hoàng cũng như Giáo Hội không có độc quyền giải thích thực tại xã hội hoặc đề nghị những giải pháp cho các vấn đề hiện nay. Đúng hơn, không có một công thức. Vì thế, ĐTC đề nghị 3 nghĩa vụ lớn”

Thứ I là đặt kinh tế phục vụ các dân tộc:

Con người và thiên nhiên không phải phục vụ tiền bạc. Không chấp nhận một thứ kinh tế loại trừ và bất chính trong đó tiền bạc thống trị thay vì phục vụ. Nền kinh tế này giết hại, gạt bỏ, phá hủy Mẹ Trái đất. Nền kinh tế phải là một sự quản lý tốt căn nhà chung. Một nền kinh tế thực sự có tính chất cộng đồng, lấy hứng từ Kitô giáo, phải bảo đảm phẩm giá cho các dân tộc, ”một sự thịnh vượng không loại trừ thiện ích nào”. Công ăn việc làm, nhà ở và đất đai, và cả việc giáo dục, sức khỏe, đổi mới, những sáng tác nghệ thuật và văn hóa, truyền thông, thể thao và giải trí. Cần cơ cấu hóa toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối để những khả năng và đòi hỏi của mỗi người được diễn tả thích hợp trong chiều kích xã hội. Đó không phải là một ảo tưởng hay tưởng tượng.

Những tài nguyên trong thế giới, kết quả của lao công thuộc các thế hệ các dân tộc và là hồng ân trong công trình tạo dựng, dư đủ cho sự phát triển toàn diện mỗi người và tất cả mọi người. Trái lại hệ thống hiện hành theo đuổi những mục tiêu khác. Do sự gia tăng vô trách nhiệm các nhịp độ sản xuất, tăng cường trong kỹ nghệ và nông nghiệp những phương pháp gây hại cho Mẹ Trái Đất, nhân danh mức sản xuất, người ta tiếp tục phủ nhận không cho hằng tỷ anh chị em được hưởng các quyền cơ bản nhất về kinh tế, xã hội và văn hóa. Chế độ này làm thương tổn dự phóng của Chúa Giêsu. Sự phân phối công bằng các hoa trái của trái đất và lao công của con người không phải chỉ là một sự thương người. Đó là một nghĩa vụ luân lý. Đối với các Kitô hữu, sự dấn thân như thế càng mạnh mẽ hơn, vì đó là một giới răn.

Nghĩa vụ thứ hai là liên kết các dân tộc chúng ta trên hành trình hòa bình và công lý:

Các dân tộc trên thế giới muốn làm chủ vận mạng của mình. Họ muốn tiến bước trong an bình trên con đường tiến về công lý. Họ không muốn sự bảo hộ hoặc những sự xen mình, trong đó kẻ mạnh nhất bắt những kẻ yếu phải tùng phục. Họ yêu cầu rằng nền văn hóa, ngôn ngữ, các tiến trình xã hội và các truyền thống tôn giáo của họ được tôn trọng. Không quyền bính nào - trong thực tế hoặc được thiết lập - có quyền tước đoạt các nước nghèo khỏi quyền thực thi trọn vẹn chủ quyền của mình, và khi xảy ra như thế, họ thấy đó là những hình thức thực dân mới làm thương tổn nghiêm trọng khả năng hòa bình và công lý, vì ”hòa bình không những dựa trên sự tôn trọng các quyền con người, nhưng còn trên sự tôn trọng các quyền của các dân tộc, đặc biệt là quyền độc lập” (Toát yếu xã hội, 157).

Trong những năm gần đây, sau bao nhiêu hiểu lầm, nhiều nước Mỹ châu la tinh đã thấy sự gia tăng tình huynh đệ giữa các dân tộc, để làm cho chủ quyền của mình được tôn trọng, chủ quyền của mỗi nước, và chủ quyền của vùng này nói chung. Nhưng ta phải rất để ý, vì chế độ thực dân mới có những khuôn mặt mới. Đó là quyền lực vô danh của thần tiền bạc: các liên minh, một số hiệp ước được gọi là tự do mậu dịch và sự áp đặt các phương thế tiết kiệm ngày càng làm cho các công nhân và người nghèo phải thắt lưng buộc bung. Cũng vậy, sự tập trung độc quyền các phương tiện truyền thông tìm cách áp đặt những kiểu mẫu tiêu thụ và một thứ đồng nhất về văn hóa, là một sắc thái khác của chế độ thực dân mới. Đó là chế độ thực dân ý thức hệ. Như các GM Phi châu đã nói, nhiều khi chúng chủ trương biến các nước nghèo thành những mảnh của một cơ cấu, một phần của một guồng máy khổng lồ.

Không có vấn đề trầm trọng nào của nhân loại có thể được giải quyết nếu không có sự đối tác giữa các quốc gia và dân tộc trên bình diện quốc tế. Nhưng sự đối tác không có nghĩa là áp đặt, không được ép nước này phải phục vụ và tùng phục quyền lợi của nước khác. Chế độ thực dân, cũ và mới, biến các nước nghèo thành những người cung cấp nguyên liệu và công nhân rẻ tiền, nó gây ra bạo lực, nghèo đói, cưỡng bách di dân, vì nó chối bỏ quyền được phát triển toàn diện. Đó là một sự bất chính và bất chính thì sinh ra bạo lực mà không có ngành cảnh sát, quân đối hoặc mật vụ nào có thể ngăn chặn được.

Chúng ta hãy chống lại những hình thức thực dân cũ và mới. Chúng ta hãy ủng hộ chấp nhận cuộc gặp gỡ giữa các dân tộc và các nền văn hóa.

Sau cùng, ĐTC nhìn nhận có những sự ác do các tín hữu Kitô gây ra trong dòng lịch sử. Ngài nói: ”Tôi muốn nói thật là rõ ràng, như thánh Gioan Phaolô 2, tôi khiêm tốn xin lỗi, không những vì những xúc phạm của Giáo Hội, nhưng vì những tội ác chống lại các dân tộc bản xứ trong thời kỳ gọi là chinh phục Mỹ châu. Tôi cũng xin tất cả mọi người, tín hữu hay không tín hữu, nhớ đến nhiều GM, LM và giáo dân đã và đang còn loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu với lòng can đảm và hiền từ, tôn trọng và trong an bình; khi rời bỏ cõi đời này, họ đã để lại những công trình thật cảm động, thăng tiến nhân bản và yêu thương, nhiều khi ở cạnh các dân tộc bản xứ hoăc tháp tùng các phong trào bình dân cho đến độ tử đạo. Giáo Hội, các con cái nam nữ của mình là thành phần của căn tính các dân tộc Mỹ châu la tinh. Căn tính mà tại đây cũng như tại các nước khác, một số quyền lực quyết liệt muốn xóa bỏ, đôi khi vì đức tin của chúng ta có tính chất cách mạng, vì đức tin chúng ta thách thức bạo quyền của thần tiền bạc. Ngày nay chúng ta kinh hoàng nhận thấy như tại Trung Đông và các nơi khác trên thế giới ngưới ta bách hại, tra tấn, ám sát các anh chị em chúng ta vì niềm tin của họ nơi Chúa Giêsu. Chúng ta cũng phải tố giác điều đó: trong cuộc thế chiến thứ 3 từng mảnh này mà chúng ta đang sống, có một thứ diệt chủng đang xảy ra và phải chặn đứng lại.

Nghĩa vụ thứ ba, có là lẽ quan trọng nhất mà chúng ta phải đảm nhận hôm nay, đó là bảo vệ Mẹ Trái Đất của chúng ta.

Chúng ta cảm thấy thất vọng gia tăng vì các hội nghị thượng đỉnh quốc tế nối tiếp nhau mà không có tiến bộ quan trọng nào. Có một mệnh lệnh khẩn thiết về luân lý đạo đức rõ rệt, không thể trì hoãn được phải hành động mà chưa được đáp ứng. Ta không thể để cho một số lợi lộc - nó có tính chất toàn cầu nhưng không hoàn vũ - áp đặt trên các nước, bắt các nước và các tổ chức quốc tế phải tùng phục và tiếp tục thiên nhiên. Các dân tộc và các phong trào được kêu gọi lên tiếng, động viên và đòi hỏi một cách ôn hòa nhưng kiên trì, yêu cầu chấp nhận những biện pháp thích hợp.

ĐTC kết thúc dài 55 phút. Sau cùng ngài nói: ”Xin anh chị em nhớ rằng niềm hy vọng không đánh lừa và xin nhớ cầu nguyện cho tôi. Nếu ai không thể cầu nguyện, thì xin hãy nghĩ đến tôi một cách tích cực!”. Trước đó ngài cũng nói rằng: ”Với thông điệp của ngài, tương lai không ở trong những kẻ cường quyền, nhưng trong tay các dân tộc”.

Sau cuộc gặp gỡ với hàng ngàn đại diện của các phong trào dân chúng, ĐTC đã về tòa TGM Santa Cruz để dùng bữa tối và nghỉ đêm.
 
Giám đốc Caritas Giêrusalem: Chúng tôi đang trong tình trạng khẩn cấp
Lã Thụ Nhân
15:35 10/07/2015
Giám đốc Caritas Giêrusalem: Chúng tôi đang trong tình trạng khẩn cấp hoàn toàn và liên tục Trong gần 50 năm qua, Caritas Giêrusalem đã giúp người dân Palestine ở Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem. Vị lãnh đạo hiện nay nói rằng những thách đố ngày nay là khó khăn hơn bao giờ hết.

Cha Raed Abusahila, Tổng giám đốc Caritas Giêrusalem cho biết: "Thực sự, chúng tôi đang trong tình trạng khẩn cấp hoàn toàn và liên tục. Vì vậy, điều cần thiết đầu tiên đối với chúng tôi là hòa bình và hòa giải. Lời kêu gọi riêng của chúng tôi là cộng đồng quốc tế cần phải can thiệp và giúp cả hai bên - Israel và Palestine - giải quyết cuộc xung đột này".

Tuy nhiên, việc quyết vẫn còn xa vời, Caritas đang bận rộn với việc cung cấp một loạt các dịch vụ cho các công dân trong khu vực, vì nhu cầu hàng ngày của người dân đang tăng lên.

Cha Raed Abusahila nói thêm: "Bây giờ chúng tôi đang làm việc trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong các dịch vụ cứu trợ xã hội, dịch vụ y tế ban đầu, tín dụng vi mô, phát triển giới trẻ. Và chúng tôi cũng đang đáp ứng với những tình trạng khẩn cấp trong khu vực".

Cuộc sống đặc biệt khó khăn đối với các Kitô hữu trong khu vực. Ngài nói rằng điều quan trọng là khích lệ các cộng đoàn Kitô hữu nhỏ ở lại Thánh Địa.

Cha Raed Abusahila cho hay: "Vì vậy, thách đố đầu tiên là làm thế nào và làm gì để khích lệ những người này ở lại Thánh Địa. Bởi vì thử thách đầu tiên là tất cả những người này đều muốn ra nước ngoài".

Nhưng hơn cả việc giữ chân các Kitô hữu ở lại Thánh Địa, ngài đề nghị các Kitô hữu từ khắp thế giới nên thực hiện một cử chỉ thậm chí sâu sắc hơn.

Cha Raed Abusahila nói: "Chúng tôi kêu gọi tất cả các anh chị em chúng ta trên toàn thế giới hãy đến Thánh Địa. Hãy quay trở về cội rễ của đức tin của anh chị em. Hãy đến. Đừng sợ đến. Hãy đến với lượng lớn. Hãy bảo những người khác đến, và đừng bỏ chúng tôi một mình".

Nếu nhiều Kitô hữu đến Thánh Địa, vị Giám đốc Caritas tin rằng đó sẽ là một dấu chỉ mạnh mẽ của tình liên đới nhằm thúc đẩy hòa bình trong một khu vực mà từ lâu rất cần có nó.

Lã Thụ Nhân
 
Những đề nghị cách mạng của ĐTC trong hội nghị các phong trào bình dân ở La Paz
VietCatholic Network
16:30 10/07/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong những ngày từ 7 đến 9-7 đã diễn ra cuộc gặp gỡ lần thứ 2 các Phong trào bình dân, được tổ chức với sự cộng tác của Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa Bình, Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội. Tham dự sinh hoạt này có các đại biểu của các phong trào bình dân đến từ các nước trên thế giới như giới lao động bấp bênh, và giới kinh tế không chính thức, đại diện các tầng lớp nông dân không ruộng đất, những người dân tại các khu phố nghèo, các thổ dân, và di dân. Ngoài ra cũng có một đoàn đại diện những người dấu tranh thuộc các phong trào xã hội.

Trong số các tham dự viên từ phía Tòa Thánh có ĐHY Peter Turkson, người Ghana, Chủ tịch Hội đồng Công lý và Hòa bình; Đức GM Marcelo Sanchez Sorondo, người Argentina, Chưởng Ấn Hàm lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của các phong trào bình dân này đã được tổ chức tại Vatican hồi tháng 10 năm ngoái, và trong số các tham dự viên cũng có tổng thống Evo Morales của Bolivia.

Khi ĐTC đến nơi vào lúc quá 5 giờ rưỡi chiều, ngài đã được 6 tham dự viên, 3 nam 3 nữ, trao tặng Văn kiện chung kết của Hội nghị và cũng được trình bày tổng quát nội dung văn kiện. Cả tổng thống Evo Morales cũng lên tiếng trong dịp này và ông đã phát biểu 30 phút, trước khi ĐTC trình bày lập trường của ngài.

Diễn văn của Đức Thánh Cha

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của Phong trào này hồi tháng 10 năm ngoái (2014) tại Vatican trong một bầu không khí huynh đệ, quyết định, dấn thân, khao khát công lý. Và bây giờ cuộc gặp gỡ thứ hai này nhắm tạo cơ hội để thảo luận về những cách thức tốt đẹp hơn để vượt thắng những tình trạng bất công trầm trọng đang làm cho bao nhiêu người bị gạt bỏ trên thế giới phải chịu đau khổ.

Thực trạng cần thay đổi

1. Trước tiên ĐTC nhận xét rằng chúng ta đang cần một sự thay đổi. Đây là những vấn đề chung cho mọi nước Mỹ châu la tinh và toàn thể nhân loại. Các vấn đề có tính chất hoàn cầu và không một nước nào một mình có thể giải quyết được:

- Chúng ta có biết nhìn nhận rằng tình trạng hiện nay không tốt trong một thế giới có bao nhiêu nông dân không có ruộng đất, bao nhiêu gia đình không có nhà ở, bao nhiêu công nhân viên không có quyền lợi, nhiều người bị thương tổn trong phẩm giá của họ hay không?

- Chúng ta có nhận ra rằng tình trạng hiện nay không tốt vì bao nhiêu cuộc chiến tranh điên rồ bùng nổ và bạo lực huynh đệ tương tàn gia tăng trong các khu phố của chúng ta hay không? Vì đất đai, nước, không khí và tất cả những sinh vật trong thiên nhiên đang liên tục bị đe dọa hay không?

Những thực tại tàn phá ấy tương ứng với một chế độ đang trở thành hoàn vũ, một chế độ áp đặt tiêu chuẩn lợi lộc bằng bất kỳ giá nào, không nghĩ đến sự gạt ra ngoài lề xã hội hoặc phá hủy thiên nhiên. Ngày nay sự lệ thuộc lẫn nhau trên trái đất đòi phải có những câu trả lời hoàn cầu cho các vấn đề địa phương. Sự hoàn cầu hóa niềm hy vọng, nảy sinh từ các dân tộc và gia tăng giữa người nghèo, phải thay thế sự hoàn cầu hóa tình trạng gạt ra ngoài lề và sự dửng dưng!

ĐTC nhận xét rằng ngay cả nơi những nhóm thiểu số đang thu hẹp, tưởng rằng mình được hưởng lợi nhờ chế độ ấy, nhưng thực tế họ cũng đang cảm thấy bất mãn và nhất là buồn sầu. Nhiều người đang chờ đợi một sự thay đổi giải thoát họ khỏi sự sầu muộn cá nhân chủ nghĩa ấy khiến họ trở thành nô lệ. Có lẽ nó đang gây thiệt hại không thể chữa lành cho hệ thống kinh tế. Sự ham hố vô độ đối với tiền bạc đang thống trị. Việc phục vụ công ích bị loại xuống hàng thứ yếu. Khi tư bản trở thành thần tượng và điều khiển những chọn lựa của con người, khi sự tham lam tiền bạc kiểm soát toàn bộ chế độ kinh tế đã hội, làm hư hỏng xã hội, phá hủy tình huynh đệ giữa con người với nhau, thúc đẩy dân tộc này chống lại dân tộc khác và đe dọa cả căn nhà chung của chúng ta.

Trước những tin tức đen tối hằng ngày, chúng ta tin rằng mình chẳng có thể làm được gì, nên chỉ cần chăm sóc mình và gia đình bé nhỏ của mình với tình thương yêu. Nhưng tương lai của nhân loại phần lớn ở trong khả năng tổ chức và thăng tiến những sáng kiến khác, trong nỗ lực hằng ngày tìm kiến 3 điều là: công ăn việc làm, nhà ở và đất đai, và trong sự tham gia tích cực vào những tiến trình thay đổi lớn trên bình diện quốc gia, miền và hoàn cầu.

Trách nhiệm của các Phong trào bình dân

Sau khi trình bày thực trạng trên đây, ĐTC nói với các vị lãnh đạo các phong trào bình dân rắng:

2. Anh chị em là những người phổ biến sự thay đổi, những tiến trình thay đổi. Phải quan niệm sự thay đổi không phải như một cái gì một ngày kia sẽ xảy tới, vì ta đề ra những chọn lựa này hay chọn lựa khác về phương diện chính trị hoặc vì ta thiết lập cơ cấu xã hội này hay cơ cấu kia. Một sự thay đổi cơ cấu mà không có sự hoán cải chân thành trong thái độ và trong tâm hồn thì sớm muộn gì cũng trở thành một thứ bệnh bàn giấy, hư hỏng và sụp đổ. Mỗi người chúng ta chỉ là thành phần của một toàn bộ phức tạp và khác nhau, tác động trên nhau trong thời gian. Chúng ta phải chú ý đến những con người cụ thể, với khuôn mặt và danh tánh. Chúng ta rùng mình trước bao nhiêu đau khổ và cảm động vì ”chúng ta đã thấy và đã nghe” không phải những con số thống kê lạnh lùng, nhưng là những vết thương của nhân loại đau khổ, những vết thương của chúng ta, thân thể chúng ta. Điều này rất khác với sự đề ra những lý thuyết trừu tượng hoặc thái độ phẫn nộ ”tao nhã”. Sự gắn bó với khu phố, đất đai, lãnh thổ, công ăn việc làm, công đoàn, nhận ra mình trong khuôn mặt người khác, sự gần gũi hằng ngày, với những lầm than cơ cực và những cử chỉ anh hùng thường nhật, và điều giúp thực thi sứ mạng không phải đi từ những ý tưởng hay ý niệm, nhưng từ cuộc gặp gỡ chân thành giữa con người với nhau, vì ta không yêu thương những ý niệm hay ý tưởng, nhưng ta yêu thương con người.

ĐTC cũng nhấn mạnh tầm quan trọng phải làm việc trong viễn tượng không phe phái, và tìm cách giải quyết tận căn các vấn đề tổng quát là nạn nghèo đói, chênh lệch và loại trừ. Như thế các phong trào bình dân trở thành một giải pháp khác với thứ hoàn cầu hóa loại trừ. Giáo Hội không thể và không được xa lạ với tiến trình ấy trong việc loan báo Tin Mừng. Sự cộng tác với các phong trào bình dân, trong niềm tôn trọng nhau, có thể tăng cường những cố gắng và củng cố các tiến trình thay đổi.

Những đề nghị của ĐTC

Sau cùng, ĐTC đề cập đến một vài thách đố quan trong trong thời điểm lịch sử hiện nay. Ngài xác quyết rằng Giáo Hoàng cũng như Giáo Hội không có độc quyền giải thích thực tại xã hội hoặc đề nghị những giải pháp cho các vấn đề hiện nay. Đúng hơn, không có một công thức. Vì thế, ĐTC đề nghị 3 nghĩa vụ lớn”

1. Thứ I là đặt kinh tế phục vụ các dân tộc. Con người và thiên nhiên không phải phục vụ tiền bạc. Không chấp nhận một thứ kinh tế loại trừ và bất chính trong đó tiền bạc thống trị thay vì phục vụ. Nền kinh tế này giết hại, gạt bỏ, phá hủy Mẹ Trái đất. Nền kinh tế phải là một sự quản lý tốt căn nhà chung. Một nền kinh tế thực sự có tính chất cộng đồng, lấy hứng từ Kitô giáo, phải bảo đảm phẩm giá cho các dân tộc, ”một sự thịnh vượng không loại trừ thiện ích nào”. Công ăn việc làm, nhà ở và đất đai, và cả việc giáo dục, sức khỏe, đổi mới, những sáng tác nghệ thuật và văn hóa, truyền thông, thể thao và giải trí. Cần cơ cấu hóa toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối để những khả năng và đòi hỏi của mỗi người được diễn tả thích hợp trong chiều kích xã hội. Đó không phải là một ảo tưởng hay tưởng tượng.

Những tài nguyên trong thế giới, kết quả của lao công thuộc các thế hệ các dân tộc và là hồng ân trong công trình tạo dựng, dư đủ cho sự phát triển toàn diện mỗi người và tất cả mọi người. Trái lại hệ thống hiện hành theo đuổi những mục tiêu khác. Do sự gia tăng vô trách nhiệm các nhịp độ sản xuất, tăng cường trong kỹ nghệ và nông nghiệp những phương pháp gây hại cho Mẹ Trái Đất, nhân danh mức sản xuất, người ta tiếp tục phủ nhận không cho hằng tỷ anh chị em được hưởng các quyền cơ bản nhất về kinh tế, xã hội và văn hóa. Chế độ này làm thương tổn dự phóng của Chúa Giêsu. Sự phân phối công bằng các hoa trái của trái đất và lao công của con người không phải chỉ là một sự thương người. Đó là một nghĩa vụ luân lý. Đối với các Kitô hữu, sự dấn thân như thế càng mạnh mẽ hơn, vì đó là một giới răn.

- Nghĩa vụ thứ hai là liên kết các dân tộc chúng ta trên hành trình hòa bình và công lý. Các dân tộc trên thế giới muốn làm chủ vận mạng của mình. Họ muốn tiến bước trong an bình trên con đường tiến về công lý. Họ không muốn sự bảo hộ hoặc những sự xen mình, trong đó kẻ mạnh nhất bắt những kẻ yếu phải tùng phục. Họ yêu cầu rằng nền văn hóa, ngôn ngữ, các tiến trình xã hội và các truyền thống tôn giáo của họ được tôn trọng. Không quyền bính nào - trong thực tế hoặc được thiết lập - có quyền tước đoạt các nước nghèo khỏi quyền thực thi trọn vẹn chủ quyền của mình, và khi xảy ra như thế, họ thấy đó là những hình thức thực dân mới làm thương tổn nghiêm trọng khả năng hòa bình và công lý, vì ”hòa bình không những dựa trên sự tôn trọng các quyền con người, nhưng còn trên sự tôn trọng các quyền của các dân tộc, đặc biệt là quyền độc lập” (Toát yếu xã hội, 157).

Trong những năm gần đây, sau bao nhiêu hiểu lầm, nhiều nước Mỹ châu la tinh đã thấy sự gia tăng tình huynh đệ giữa các dân tộc, để làm cho chủ quyền của mình được tôn trọng, chủ quyền của mỗi nước, và chủ quyền của vùng này nói chung. Nhưng ta phải rất để ý, vì chế độ thực dân mới có những khuôn mặt mới. Đó là quyền lực vô danh của thần tiền bạc: các liên minh, một số hiệp ước được gọi là tự do mậu dịch và sự áp đặt các phương thế tiết kiệm ngày càng làm cho các công nhân và người nghèo phải thắt lưng buộc bung. Cũng vậy, sự tập trung độc quyền các phương tiện truyền thông tìm cách áp đặt những kiểu mẫu tiêu thụ và một thứ đồng nhất về văn hóa, là một sắc thái khác của chế độ thực dân mới. Đó là chế độ thực dân ý thức hệ. Như các GM Phi châu đã nói, nhiều khi chúng chủ trương biến các nước nghèo thành những mảnh của một cơ cấu, một phần của một guồng máy khổng lồ.

Không có vấn đề trầm trọng nào của nhân loại có thể được giải quyết nếu không có sự đối tác giữa các quốc gia và dân tộc trên bình diện quốc tế. Nhưng sự đối tác không có nghĩa là áp đặt, không được ép nước này phải phục vụ và tùng phục quyền lợi của nước khác. Chế độ thực dân, cũ và mới, biến các nước nghèo thành những người cung cấp nguyên liệu và công nhân rẻ tiền, nó gây ra bạo lực, nghèo đói, cưỡng bách di dân, vì nó chối bỏ quyền được phát triển toàn diện. Đó là một sự bất chính và bất chính thì sinh ra bạo lực mà không có ngành cảnh sát, quân đối hoặc mật vụ nào có thể ngăn chặn được.

Chúng ta hãy chống lại những hình thức thực dân cũ và mới. Chúng ta hãy ủng hộ chấp nhận cuộc gặp gỡ giữa các dân tộc và các nền văn hóa.

Sau cùng, ĐTC nhìn nhận có những sự ác do các tín hữu Kitô gây ra trong dòng lịch sử. Ngài nói: ”Tôi muốn nói thật là rõ ràng, như thánh Gioan Phaolô 2, tôi khiêm tốn xin lỗi, không những vì những xúc phạm của Giáo Hội, nhưng vì những tội ác chống lại các dân tộc bản xứ trong thời kỳ gọi là chinh phục Mỹ châu. Tôi cũng xin tất cả mọi người, tín hữu hay không tín hữu, nhớ đến nhiều GM, LM và giáo dân đã và đang còn loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu với lòng can đảm và hiền từ, tôn trọng và trong an bình; khi rời bỏ cõi đời này, họ đã để lại những công trình thật cảm động, thăng tiến nhân bản và yêu thương, nhiều khi ở cạnh các dân tộc bản xứ hoăc tháp tùng các phong trào bình dân cho đến độ tử đạo. Giáo Hội, các con cái nam nữ của mình là thành phần của căn tính các dân tộc Mỹ châu la tinh. Căn tính mà tại đây cũng như tại các nước khác, một số quyền lực quyết liệt muốn xóa bỏ, đôi khi vì đức tin của chúng ta có tính chất cách mạng, vì đức tin chúng ta thách thức bạo quyền của thần tiền bạc. Ngày nay chúng ta kinh hoàng nhận thấy như tại Trung Đông và các nơi khác trên thế giới ngưới ta bách hại, tra tấn, ám sát các anh chị em chúng ta vì niềm tin của họ nơi Chúa Giêsu. Chúng ta cũng phải tố giác điều đó: trong cuộc thế chiến thứ 3 từng mảnh này mà chúng ta đang sống, có một thứ diệt chủng đang xảy ra và phải chặn đứng lại.

- Nghĩa vụ thứ ba, có là lẽ quan trọng nhất mà chúng ta phải đảm nhận hôm nay, đó là bảo vệ Mẹ Trái Đất của chúng ta.

Chúng ta cảm thấy thất vọng gia tăng vì các hội nghị thượng đỉnh quốc tế nối tiếp nhau mà không có tiến bộ quan trọng nào. Có một mệnh lệnh khẩn thiết về luân lý đạo đức rõ rệt, không thể trì hoãn được phải hành động mà chưa được đáp ứng. Ta không thể để cho một số lợi lộc - nó có tính chất toàn cầu nhưng không hoàn vũ - áp đặt trên các nước, bắt các nước và các tổ chức quốc tế phải tùng phục và tiếp tục thiên nhiên. Các dân tộc và các phong trào được kêu gọi lên tiếng, động viên và đòi hỏi một cách ôn hòa nhưng kiên trì, yêu cầu chấp nhận những biện pháp thích hợp.

ĐTC kết thúc dài 55 phút. Sau cùng ngài nói: ”Xin anh chị em nhớ rằng niềm hy vọng không đánh lừa và xin nhớ cầu nguyện cho tôi. Nếu ai không thể cầu nguyện, thì xin hãy nghĩ đến tôi một cách tích cực!”. Trước đó ngài cũng nói rằng: ”Với thông điệp của ngài, tương lai không ở trong những kẻ cường quyền, nhưng trong tay các dân tộc”.

Sau cuộc gặp gỡ với hàng ngàn đại diện của các phong trào bình dân, ĐTC đã về tòa TGM Santa Cruz để dùng bữa tối và nghỉ đêm.

 
Đức giáo hoàng đến Paraguay, hàng trăm ngàn người từ Argentina hành hương đến.
Trần Mạnh Trác
19:24 10/07/2015


Vào trưa thứ Sáu 10-7-2015, Đức Giáo Hoàng đã tới Paraguay dưới một bầu trời lúc mưa lúc tạnh nhưng như nhiều lần trước, Ngài không che dù, sau một chuyến bay (khá) gập ghềnh, theo lời mô tả cuả các phóng viên tháp tùng.

Đây là quốc gia cuối trong chặng đường tông du 3 quốc gia cuả Ngài, và là quốc gia Công Giáo nhất, bảo thủ nhất và... cũng tham nhũng nhất!

Paraguay cũng là nơi gần gũi nhất với quê hương Argentina cuả ĐGH. Mặc dù người em gái cuả Ngài đang bị bệnh nơi quê nhà, nhưng Argentina vẫn phải đợi tới năm sau vì Ngài không muốn sự hiện diện cuả mình ảnh hưởng tới cuộc bầu cử sắp diễn ra vào tháng 10 năm nay. "Em gái mà thôi thì không đủ để biện minh cho một chuyến tông du, cô ấy phải chờ vậy" theo lời Ngài than thở với phóng viên.

Mặc dù vậy, nhiều người Argentina cũng nô nức kéo nhau tới tham dự, trong số đó bà tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner sẽ có mặt tại thánh lễ vào ngày 12 tới.

Những người Argentina rất hãnh diện về vị GH 'người nhà cuả mình,' và hai quốc gia Bolivia và Paraguay lại là hàng xóm sát bên. Tại Santa Cruz, Bolivia, ban tổ chức buổi lễ đã ước lượng có tới 600,000 khách hành hương tới từ miền Bắc Argentina và từ các vùng lân lận.

Người ta tính rằng số khách sẽ còn nhiều hơn nữa vì Paraguay ở gần hơn, và nhất là ở gần với Buenos Aires là giáo phận mà ĐGH từng cai quản.

Từ Buenos Aires đi tới Ascension, Paraguay, thì chỉ có nửa đường đi tới Santa Cruz, Bolivia. Tuy thế một cuộc hành trình bằng xe buýt cũng sẽ kéo dài tới 15 tiếng đồng hồ.

Dù khó nhọc như thế nhưng các cư dân cuả các giáo xứ thuộc khu vực 'kế hoạch 21-24' ở gần Buenos Aires đã hăm hở ghi danh hành hương.

"Khi có tin rằng Đức Giáo Hoàng sẽ đi Paraguay, thì cũng có một ý tưởng nổi lên rằng chúng tôi sẽ đến đó như là một giáo xứ," Cha de Vedia, một trong 20 "curas villeros" (linh mục ổ chuột) phục vụ trong khu vực cho biết.

"Đó không phải là một việc bàn cãi nữa, nó như thể chúng tôi bị lôi cuốn bởi sự nhiệt tình," Ngài nói thêm.

Những người sinh sống trong khu vực 'kế hoạch 21-24' phần đông là những dân nhập cư từ Paraguay, "có thể có đến 1 phần 3 dân Paraguay sống ở đây" theo lời ĐGM Jorge Lugones cuả giáo phận Lomas de Zamora ở vùng ngoại ô Buenos Aires này. Họ đến đây để tìm một cuộc sống kinh tế tốt đẹp hơn.

Trong thời gian ĐTC còn là tổng giám mục Buenos Aires, Ngài thường xuyên tới thăm khu vực, nhất là trong các dịp lễ Đức Mẹ Caacupé cuả người Paraguay, là một truyền thuyết về ĐM rất giống như Đức Mẹ La Vang và Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở La Mã Bến Tre vậy. (Xin coi phần sau)

Đức Giáo Hoàng cũng chia sẻ lòng sùng kính Đức Mẹ Caacupé. Bà Bonifacia Acuna Vega, nhập cư đến Argentina đã 23 năm, nhớ lại một cuộc cung nghinh bức tượng Đức Mẹ Caaccupe ở Nhà thờ Chính Toà. Người ta thay phiên chuyền tay nhau bức tượng. "Lúc tôi đang ôm ĐM trên tay thì có một người xin tôi chuyền qua cho ông," bà ấy nói. "Tôi quay lại và thấy ĐGM Bergoglio, mặc chiếc áo choàng và với một chuỗi tràng hạt trong tay, cùng bước đi với chúng tôi."

Tuy đã rời Argentina, nhưng ĐGH vẫn không quên khu vực cuả dân Paraguay này, theo lời bà Bonifacia Acuna Vega thì mỗi ngày 15 tháng 5 là ngày lễ các bà mẹ ở Paraguay, các bà mẹ đều nhận được một copy cuả một lá thư cuả ĐGH gửi về hỏi thăm.

"Đối với cộng đồng của chúng tôi, thì đó là một phép lạ đặc biệt từ Đức Mẹ," bà nói. "Với những nhiệt tình cuả Ngài, với sự khiêm tốn, Ngài cho chúng tôi thấy rằng - Ngài san sẻ cuộc sống cuả chúng tôi như thể Ngài là một người trong số chúng tôi - Thật là một điều không thể giải thích nổi rằng hôm nay chúng tôi có Ngài là giáo hoàng"

Riêng các vùng sát biên giới Paraguay như giáo phận Formosa, thì đã tổ chức nhiều đoàn tàu vận tải, theo lời cuả Đức Giám Mục Jose Conejero Gallego, nhưng Ngài cũng bày tỏ một sự lo lắng là giòng người đông đảo sẽ tạo ra một sự hỗn loạn tại một nước không đầy đủ hạ tầng cơ sở.

"Tôi có một chút lo lắng," Ngài nói. "Paraguay không có khả năng để nhận nhiều người như dự tính."

Paraguay đứng trong số các nước nghèo nhất và tham nhũng nhất ở Nam Mỹ, mặc dù việc xuất khẩu nông nghiệp đã bùng nổ và đã mang lại một sự tăng trưởng với hàng số chục trong những năm gần đây. Nhưng nạn di cư ra nước ngoài vẫn tiếp tục không ngưng.

Đức Thánh Cha được dự kiến ​​sẽ nhấn mạnh đến chủ đề cần phải giúp đỡ những người nghèo và người bị áp bức. Nhưng ở Paraguay, có một thách thức không giống như ở Ecuador và Bolivia, quốc gia nội địa này được cai trị bởi một doanh nhân bảo thủ, ông Horacio Cartes, ít cởi mở để tiếp nhận các chính sách xã hội tiến bộ mà các vị giáo hoàng đã thúc đẩy.

Người tiền nhiệm cuả ông Cartes là Fernando Lugo, là một cựu linh mục Công Giáo, đã bị lật đổ bởi một tội danh mà những quốc gia Nam Mỹ mô tả là không có gì đáng hơn là một cuộc đảo chính do giới cai trị truyền thống. Ông Cartes được đưa lên cầm quyền do đảng Colorado là đảng của nhà độc tài Alfredo Stroessner.

Mặc dù một cuộc khảo sát mới đây của Trung tâm nghiên cứu Pew liệt kê Paraguay là một quốc gia Công Giáo nhất ở Nam Mỹ, sự tham dự Thánh lễ cao, nhưng nhiều người ở đây vẫn cảm thấy thất vọng bởi vì các vấn đề bê bối cuả hàng giáo sĩ như nạn lạm dụng tình dục.

"Tôi đã không bao giờ bỏ một lễ nào. Tôi đã thực sự sùng đạo lắm", là lời cuả ông Anibal Recalde, một thợ sửa máy đang thất nghiệp, ông hy vọng sẽ được nhìn thoáng qua Đức Thánh Cha. "Nhưng tất cả những gì xảy ra với việc lạm dụng trẻ em làm tôi mất niềm tin vào Giáo Hội, và trong bốn hoặc năm năm qua tôi đã bỏ lễ. Đó là những gì cần phải thay đổi và là những gì Đức Giáo Hoàng muốn. "

Ông Recalde cũng hy vọng Đức Thánh Cha sẽ nói với các nhà lãnh đạo của Paraguay phải chăm sóc người nghèo ", một điều đã chưa hề đến với Paraguay."

...





Sự tích Đức Mẹ Caacupé, Paraguay

Nằm cách 36 dặm (57 km) về phía đông của Asuncion, thủ đô của Paraguay, là một phố nhỏ Caacupé, và cũng là địa điểm hành hương quan trọng nhất của đất nước.

Tục truyền rằng vào đầu thế kỷ 16, một nông dân của bộ tộc Guarani tên là Indio Jose đã gia nhập đạo Công Giáo khi đó được các giáo sĩ dòng Phanxicô Pháp giao giảng tại làng Tobati. Indio Jose cũng là một thợ điêu khắc giỏi và các nhà truyền giáo chọn anh để khắc một bức tượng của Đức Trinh Nữ Maria cho ngôi nhà thờ mới.

Một hôm, anh đang đi trong rừng để tìm một cây Yerba Mate lớn có thể dùng để khắc tượng, thì các chiến binh của một bộ lạc đối thủ là Mbayae xuất hiện. Bộ lạc Mbayae đang chống Kitô giáo và tuyên bố tất cả các người rửa tội đều là kẻ thù của họ. Để thoát bị phát hiện, Indio Jose đã chạy vào rừng sâu và nấp sau một thân cây lớn. Anh đã cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria xin bảo vệ anh. Ngay sau khi kết thúc lời cầu nguyện, thì một cột ánh sáng chiếu xuống và đức trinh nữ Maria hiện ra. Indio Jose hứa với Đức Mẹ rằng nếu Ngài bảo vệ anh, anh sẽ khắc hai tác phẩm từ cây gỗ. Đức Mẹ chấp nhận lời hứa và biến mất để lại một mình Jose. Các chiến binh Mbayae đã đi ngang qua mà không nhìn thấy anh ta.

Giữ lời hưá, Indio Jose đốn cây gỗ và khắc hai bức tượng Đức Mẹ, tượng lớn hơn đặt trong nhà thờ Tobati (vẫn còn lưu giữ ở đó) và tượng nhỏ hơn thì anh giữ riêng để sùng kính tại nhà.



Vào năm 1603, các hồ ở vùng Tapaicuá tràn ngập thung lũng Pirayú, quét sạch mọi thứ, gồm cả nhà cuả Indio Jose và bức tượng cuả anh. Bấy giờ linh mục Dòng Phanxicô là Luis de Bolaños (1549-1629), đi với cư dân của khu vực, để cầu nguyện cho nạn lụt được qua khỏi. Ngay sau đó một phép lạ xảy ra. Nước rút đi và bức tượng nhỏ bỗng xuất hiện một cách kỳ diệu trên mặt hồ, và từ đó được gọi là Đức Trinh Nữ của Phép Lạ (La Virgen de los Milagros). Sau khi vớt được bức tượng, một thợ mộc, cũng tên là Jose, đã được các tu sĩ Phanxicô cho giữ bức tượng và ông muốn xây dựng một nhà nguyện nhỏ để tôn kính. Trong khi tìm kiếm gỗ cho ngôi nhà nguyện thì ông tìm ra một nơi xinh đẹp gọi là Ka'aguy Kupe (phía sau rừng) và quyết định di chuyển gia đình đến đó và dựng nhà nguyên tại đó.

Bức tượng Đức Mẹ Caacupé là một tượng gỗ đẹp, khoảng 50 cm chiều cao, với một khuôn mặt trái xoan thanh tú và đôi mắt màu xanh. Bức tượng mặc một áo dài trắng như tuyết và một áo choàng màu xanh da trời.

Bởi vì chiếc áo choàng màu xanh, bức tượng còn được gọi là La Virgen de Azul Paraguay (Blue Virgin of Paraguay, Đức Trinh Nữ da trời cuả Paraguay).

Vào ngày 8 tháng 12, lễ kính Đức Maria, thì cũng là ngày lễ tôn giáo quan trọng nhất của Paraguay. Vào ngày trước lễ, đường giao thông dẫn đến Caacupé trở thành gần như không thể vượt qua được vì khoảng một triệu người hành hương tràn ngập các đường phố. Một số lượng như thế thì lớn lắm so với toàn bộ đất nước có một dân số ít hơn bảy triệu người (cả nước là 87% Công Giáo). Nhiều gia đình dẫn nhau đi hết và ngủ qua đêm để chờ Thánh Lễ đầu tiên vào lúc tảng sáng. Các nhà lều cuả đền thờ chỉ đủ chứa 300.000 người mỗi năm, cho nên nhiều người phải ngủ ở vỉa hè.
 
Diễn Văn Của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Bolivia với Các Phong Trào Bình Dân
Vũ Van An
21:35 10/07/2015
"Làm việc để phân phối công bình các hoa trái của trái đất và lao công con người không phải chỉ là chuyện từ thiện. Nó là một nghĩa vụ luân lý”.

Dưới đây là nguyên văn bài nói chuyện của Đức GH Phanxicô với Cuộc Gặp Gỡ Thế Giới Lần Thứ Hai Các Phong Trào Bình Dân tại Bolivia, chiều ngày 9 tháng 7, 2015: Ngài đọc hầu như nguyên văn bài nói chuyện đã soạn sẵn với một số ứng khẩu được Hãng Zenit ghi nhận trong ngoặc

Chúc anh chị em buổi chiều tốt!

Ít tháng trước đây, chúng ta đã gặp nhau tại Rôma, và tôi nhớ đó là buổi gặp gỡ đầu tiên. Trong khi đó, tôi vẫn giữ anh chị em trong tâm tư và lời cầu nguyện của tôi. Tôi sung sướng được thấy anh chị em một lần nữa, tại đây, khi anh chị em thảo luận các phương cách tốt đẹp nhất để vượt thắng các tình huống bất công trầm trọng do những người bị hất hủi trải nghiệm khắp thế giới hiện nay. Xin cám ơn ngài, thưa Tổng Thống Evo Morales, vì các cố gắng của ngài khiến cuộc gặp gỡ này trở thành khả hữu.

Trong cuộc gặp gỡ thứ nhất của chúng ta tại Rôma, tôi cảm nhận được một điều rất đẹp đẽ: tình huynh đệ, sự quyết tâm và dấn thân, một niềm khát khao công lý. Hôm nay, tại Santa Cruz de la Sierra này, tôi lại cảm nhận được nó một lần nữa. Xin cám ơn anh chị em vì thế. Tôi cũng được biết nhờ Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, do Đức Hồng Y Turkson đứng đầu, nhiều người trong Giáo Hội cảm thấy rất gần gũi với các phong trào bình dân. Điều này làm tôi rất sung sướng! Tôi hài lòng thấy Giáo Hội mở cửa cho tất cả anh chị em, ôm ấp anh chị em, đồng hành với anh chị em và thiết lập tại mỗi giáo phận, tại mỗi ủy ban công lý và hòa bình, một sự hợp tác chân chính, liên tục và nghiêm túc với các phong trào bình dân. Tôi yêu cầu mọi người, giám mục, linh mục và giáo dân, cũng như các tổ chức xã hội tại các vùng ngoại vi thị thành cũng như thôn quê, đào sâu cuộc gặp gỡ này.

Hôm nay, Thiên Chúa ban ơn để chúng ta gặp lại nhau. Thánh Kinh dạy chúng ta rằng Thiên Chúa nghe thấy tiếng kêu của dân Người, và tôi góp tiếng nói của tôi vào tiếng nói của anh chị em đòi đất đai, đòi nơi ở và đòi việc làm cho mọi anh chị em của chúng ta. Tôi đã nói và đã lặp đi lặp lại điều này: đây là các quyền thánh thiêng. Điều này quan trọng, đáng để chúng ta tranh đấu. Ước mong cho tiếng kêu của những người bị loại trừ được nghe thấy tại Mỹ Châu La Tinh và khắp thế giới.

1. Ta hãy bắt đầu bằng cách thừa nhận rằng thay đổi là điều cần thiết. Ở đây tôi xin nói cho rõ, kẻo lại bị hiểu lầm, rằng tôi đang nói về các vấn đề chung cho mọi người Mỹ Châu La Tinh và, một cách tổng quát hơn, cho nhân loại như một toàn thể. Chúng là các vấn đề hoàn cầu mà ngày nay không một quốc gia nào tự mình giải quyết được. Nay, với sự minh xác này, tôi đề nghị ta nên hỏi các câu hỏi sau đây:

Chúng ta có hiểu rằng hiện có một điều sai lạc trên thế giới nơi có quá nhiều công nhân nông nghiệp không có đất đai, có quá nhiều gia đình không có nhà ở, có quá nhiều người lao động không có quyền lợi, có quá nhiều người mà phẩm giá không được tôn trọng? Chúng ta có hiểu rằng hiện có một điều sai lạc khi có quá nhiều cuộc chiến tranh vô nghĩa đang diễn ra và quá nhiều hành vi bạo lực huynh đệ tương tàn đang diễn tiến ngay ở ngưỡng cửa nhà ta? Chúng ta có hiểu hiện có một điều sai lạc khi đất đai, nguồn nước, không khí và sinh vật của thế giới này đang bị không ngừng đe dọa?

Thành thử đừng sợ mà nói điều này: chúng ta cần thay đổi; chúng ta muốn thay đổi. Trong các lá thư của anh chị em và trong các cuộc gặp gỡ của chúng ta, anh chị em nhắc tới nhiều hình thức loại trừ và bất công mà anh chị em phải trải nghiệm tại nơi làm việc, tại khu xóm và khắp lãnh thổ. Chúng nhiều lắm và đa dạng nữa, cũng nhiều và đa dạng như các phương cách anh chị em dùng đương đầu với chúng. Ấy thế nhưng có một sợi chỉ vô hình nối kết mọi hình thức loại trừ này: anh chị em có nhận ra sợi chỉ này không? Đây không phải là các vấn đề riêng rẽ. Tôi thắc mắc không hiểu liệu chúng ta có thấy rằng các thực tại phá phách này là thành phần của một hệ thống nay đã trở thành hoàn cầu. Chúng ta có hiểu: hệ thống này đã áp đặt não trạng kiếm lời bằng bất cứ giá nào, không một chút quan tâm tới việc loại trừ có tính xã hội hoặc phá hoại thiên nhiên?

Nếu đúng như thế, thì tôi xin nhấn mạnh, ta đừng sợ nói điều này: chúng ta muốn thay đổi, thay đổi thực chất, thay đổi cơ cấu. Hệ thống này đến nay không ai chịu đựng nổi nữa: công nhân nông nghiệp thấy nó không thể chịu đựng được, người lao công thấy nó không thể chịu đựng được, các cộng đồng thấy nó không thể chịu đựng được, các dân tộc thấy nó không thể chịu đựng được… Chính trái đất, chị ta, Mẹ Đất, như Thánh Phanxicô từng gọi, cũng thấy nó không thể chịu đựng được.

Chúng ta muốn có sự thay đổi trong cuộc sống, trong các khu xóm của ta, trong thực tại hàng ngày của ta. Chúng ta muốn một sự thay đổi có thể tác động toàn diện thế giới ta, vì sự liên lập hoàn cầu đòi các giải đáp hoàn cầu cho các vấn đề địa phương. Việc hoàn cầu hóa lòng hy vọng, một lòng hy vọng nẩy sinh từ các dân tộc và bén rễ nơi người nghèo, phải thay thế việc hoàn cầu hóa sự loại trừ và sự dửng dưng!

Hôm nay, tôi muốn cùng anh chị em suy tư về sự thay đổi ta muốn và ta cần. Anh chị em biết rằng mới đây tôi đã viết về các vấn đề thay đổi khí hậu. Nhưng bây giờ, tôi muốn nói về thay đổi theo một nghĩa khác. Sự thay đổi tích cực, một sự thay đổi tốt cho chúng ta, một sự thay đổi, ta có thể nói, có tính cứu chuộc. Vì chúng ta cần nó. Tôi biết rằng anh chị em đang mong đợi thay đổi, và không riêng gì anh chị em: trong các cuộc gặp gỡ khác nhau của tôi, trong các cuộc du hành của tôi, tôi cảm nhận một niềm mong chờ, một niềm khát khao, một niềm ao ước thay đổi, nơi mọi người khắp thế giới. Ngay bên trong thiểu số người tin rằng hệ thống hiện tại mang lại phúc lợi, vẫn có một cảm thức man mác không thỏa mãn, thậm chí chán nản nữa. Nhiều người hy vọng một sự thay đổi có khả năng giải thoát họ khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa duy cá nhân và sự chán nản do nó đẻ ra.

Anh chị em thân mến, xem ra thì giờ không còn nữa; chúng ta chưa xé nát nhau, nhưng chúng ta đang xé nát căn nhà chung của chúng ta. Ngày nay, cộng đồng khoa học hiểu được điều người nghèo nói với chúng ta từ lâu: một sự thiệt hại, dường như không thể đảo ngược được, đang giáng xuống hệ sinh thái. Trái đất, toàn bộ các dân tộc và con người cá thể đang bị trừng phạt cách dã man. Và đàng sau mọi cơn đau, mọi chết chóc và tàn phá này, có một thứ mùi hôi từ điều [một trong các nhà thần học đầu tiên của Giáo Hội], Thánh Basilêô Thành Xêdarê, gọi là “đống phân của ma quỉ”. Việc tự ý theo đuổi các qui luật của kim tiền. [Đó chính là đống phân của ma qủi]. Việc phục vụ ích chung bị để lại phía sau. Một khi tư bản trở thành ngẫu tượng và điều hướng các quyết định của người ta, một khi lòng tham tiền tài thống trị toàn bộ hệ thống kinh tế xã hội, nó sẽ phá hủy xã hội, nó sẽ kết án và nô dịch hóa con người nam nữ, hủy hoại tình huynh đệ nhân bản, khiến các dân tộc chống lại nhau và, như ta thấy rõ, thậm chí nó còn khiến căn nhà chung của chúng ta lâm nguy nữa. [Đó là chị và Mẹ Đất].

Tôi không cần tiếp tục mô tả các hậu quả xấu xa của ách độc tài tinh vi này: anh chị em quá biết chúng. Mà chỉ ra các nguyên nhân cơ cấu tạo ra cuộc khủng hoảng xã hội và môi sinh hiện nay cũng không đủ. Ta đang khốn khổ vì quá thặng dư việc định bệnh, điều đôi lúc dẫn ta tới việc nhân bội lời nói và miệt mài trong chủ nghĩa bi quan và tiêu cực. Xem tin tức hàng ngày, ta cho rằng chẳng còn gì để làm, ngoại trừ tự chăm sóc lấy mình và cái vòng bé nhỏ gồm gia đình và bạn bè ta.

Tôi có thể làm gì, trong tư cách người lượm giấy, quần áo cũ hoặc sắt đồng cũ, một người tái biến chế, tất cả các vấn đề này nếu tôi chỉ làm đủ tiền để đặt thức ăn lên bàn ăn? Tôi có thể làm gì, trong tư cách một thợ thủ công, một người bán rong ngoài phố, một người chạy xe tải, một công nhân bị chà đạp, nếu tôi không được hưởng cả quyền lợi của một công nhân? Tôi có thể làm gì, trong tư cách vợ nông dân, đàn bà thổ dân, một người đánh cá khó có thể tranh đấu chống lại sự thống trị của các đại công ty? Tôi có thể làm gì từ căn nhà bé nhỏ của tôi, khu ổ chuột của tôi, ấp của tôi, khu định cư của tôi, khi ngày nào tôi cũng gặp kỳ thị và đẩy ra bên lề? Điều gì có thể làm được bởi các sinh viên kia, những người trẻ kia, những nhà hoạt động kia, những nhà truyền giáo kia đến khu xóm tôi với những trái tim tràn đầy hy vọng và mộng ước, nhưng không một giải pháp thực chất nào cho các vấn đề của tôi? [Họ có thể làm] nhiều điều! Họ có thể làm nhiều điều. Anh chị em, những người thấp bé, những người bị bóc lột, những người nghèo và kém thế, có thể làm, và đang làm, nhiều điều. Thậm chí, tôi còn có thể nói rằng tương lai nhân loại phần rất lớn đang nằm trong tay anh chị em, nhờ khả năng tổ chức và thi hành các biện pháp thay thế đầy sáng tạo của anh chị em, nhờ các cố gắng hàng ngày của anh chị em nhằm bảo đảm ba chữ L (việc làm=labor, nhà ở=lodging, đất đai=land) và nhờ việc tham gia hợp lực của anh chị em vào các diễn trình thay đổi lớn lao trên các bình diện quốc gia, miền và hoàn cầu. Anh chị em đừng nản lòng!

2. Anh chị em là những người gieo thay đổi. Ở đây, ở Bolivia này, tôi đã nghe một câu nói mà tôi rất thích: “diễn trình thay đổi”. Thay đổi được xem không phải như một điều, một ngày nào đó, sẽ phát sinh từ bất cứ một quyết định chính trị nào hay một thay đổi trong cơ cấu xã hội nào. Do kinh nghiệm đau lòng, ta biết rằng các thay đổi cơ cấu nào không kèm theo việc thành thực hóan cải tâm trí chẳng chóng thì chầy sẽ kết thúc ở bàn giấy hóa, ở tham nhũng và thất bại. Đó là lý do tại sao tôi thích hình ảnh “diễn trình”, trong đó, nỗ lực gieo, tưới tắm hạt giống mà người khác sẽ thấy nẩy mầm, thay thế cho tham vọng muốn chiếm địa vị có quyền hành và thấy kết quả tức khắc. [Phải chọn sản sinh ra diễn trình chứ không chiếm giữ địa vị]. Mỗi người chúng ta chỉ là một thành phần của một toàn thể phức tạp và dị biệt hóa, hành động qua lại trong thời gian: những con người biết đấu tranh để tìm ý nghĩa, một định mệnh, và sống xứng đáng, “sống tốt” [theo nghĩa xứng đáng].

Là những thành viên của Các Phong Trào Bình Dân, anh chị em tiến hành công việc của anh chị em trong tinh thần yêu thương huynh đệ, mà anh chị em chứng tỏ qua việc chống đối bất công. Khi ta nhìn vào mắt người đau khổ, khi ta nhìn vào gương mặt người nông dân đang lâm nguy, người lao công nghèo khổ, người bản địa bị chà đạp, gia đình vô gia cư, người di dân bị bách hại, người trẻ thất nghiệp, em bé bị khai thác, bà mẹ mất đứa con trong một trận bắn lộn vì khu xóm (barrio) bị thống lãnh bởi những tay buôn bán ma túy, người cha mất đứa con gái vì nạn nô dịch… khi ta nghĩ tới tất cả những tên tuổi và gương mặt này, trái tim ta tan nát vì quá nhiều sầu buồn và đớn đau như thế. Và ta xúc động sâu xa… Ta xúc động vì “ta đã thấy đã nghe” không phải con số thống kê lạnh lùng mà là nỗi đớn đau của một nhân loại khốn khổ, nỗi đớn đau của chính chúng ta, da thịt của chính chúng ta. Đây là điều hoàn toàn khác với việc lý thuyết trừu tượng hay hùng hồn nổi cáu. Nó làm ta xúc động; nó làm ta chú ý tới người khác trong một cố gắng cùng nhau tiến lên. Xúc động biến cộng đồng thành hành động này không phải là điều có thể hiểu được duy bằng lý lẽ: nó có dư ý nghĩa mà chỉ người dân mới hiểu, và nó đem lại cho các phong trào bình dân chân chính một cảm nhận đặc biệt.

Hàng ngày, anh chị em đều bị cuốn vào những cơn bão táp của đời người. Anh chị em đã nói với tôi các nguyên nhân của những cơn bão táp này, anh chị em đã chia sẻ với tôi các cuộc đấu tranh riêng của anh chị em, [ngay lúc còn ở Buenos Aires] và tôi đã cám ơn anh chị em vì việc này. Anh chị em rất thân mến, anh chị em thường chỉ làm những việc nhỏ mọn, trong các hoàn cảnh địa phương, giữa nhiều hình thức bất công mà anh chị em không những không chấp nhận mà còn tích cực kháng cự lại, bằng cách đứng lên chống lại hệ thống ngẫu thần chuyên loại trừ, hạ nhân phẩm và sát hại. Tôi đã thấy anh chị em làm việc không mệt mỏi cho đất đai và mùa màng của các nông dân, cho lãnh thổ và cộng đoàn của họ, cho nền kinh tế địa phương có bề thế hơn, cho việc đô thị hóa nhà cửa và khu định cư của họ; anh chị em đã giúp họ xây dựng nhà cửa của họ và phát triển các hạ tầng cơ sở của khu xóm. Anh chị em cũng đã phát huy bất cứ con số sinh hoạt nào nhằm tái khẳng định một quyền lợi hết sức sơ đẳng nhưng cần thiết không ai chối cãi được đó là quyền của ba chữ “L”: đất đai (land), nhà cửa (lodging) và công ăn việc làm (labor).

Tính cách bén rễ vào khu xóm, đất đai, văn phòng, nghiệp đoàn, khả năng biết tự thấy mình trong gương mặt người khác, sự gần gũi hàng ngày để chia sẻ các lo lắng phiền muộn [vì quả có các phiền muộn thật, chúng ta có các phiền muộn] và các nghĩa cử anh hùng nho nhỏ của họ: đó là điều giúp anh chị em thực hành giới luật yêu thương, không phải trên căn bản ý niệm hay quan niệm, mà đúng hơn trên căn bản gặp gỡ liên ngã thực sự. [Chúng ta phải thiết lập nền văn hóa gặp gỡ này]. Chúng ta không yêu thương các quan niệm hay các ý niệm; [không ai đi yêu một quan niệm. Không ai đi yêu một ý niệm]. Chúng ta yêu người… Dấn thân, dấn thân thật, phát sinh từ tình yêu người nam nữ, yêu trẻ em, yêu người cao niên, yêu các dân tộc, yêu các cộng đồng… những tên tuổi và gương mặt đầy ắp trái tim ta. Từ những hạt giống hy vọng kiên nhẫn gieo tại các khu ngoại vi bị quên lãng của hành tinh đó, từ những mầm mống âu yếm, những mầm mống biết cố gắng vươn lên giữa bóng tối của loại trừ ấy, cây to bóng cả sẽ mọc lên, nhiều khu rừng hy vọng sẽ đem dưỡng khí lại cho thế giới chúng ta.

Do đó, tôi rất hài lòng khi thấy anh chị em đang tận tay cố gắng chăm sóc cho các mầm mống trên, nhưng đồng thời, với một viễn ảnh bao quát hơn, anh chị em còn bảo vệ cả khu rừng nữa. Việc làm của anh chị em được tiến hành với một chân trời mà dù tập trung vào khu vực chuyên biệt của anh chị em, cũng nhằm giải quyết tận gốc những vấn đề tổng quát hơn về nghèo đói, bất bình đẳng và loại trừ.

Tôi khen ngợi anh chị em về điểm trên. Cùng với việc bảo vệ các quyền hợp pháp của họ, điều chủ yếu là người ta và các tổ chức xã hội của họ phải có khả năng xây dựng được một phương cách hợp nhân đạo cho một thứ hoàn cầu hóa chuyên loại trừ. Anh chị em là những người gieo thay đổi. Xin Thiên Chúa ban cho anh chị em lòng can đảm, niền vui tươi, lòng kiên vững và say mê để tiếp tục việc gieo vãi. Anh chị em hãy vững tin rằng chẳng chóng thì chầy, chúng ta sẽ thấy hoa trái của nó. Về việc lãnh đạo, tôi xin yêu cầu điều này: anh chị em hãy có óc sáng tạo và đừng bao giờ ngưng bén rễ vào các thực tại địa phương, vì cha của gian dối có khả năng chiếm đoạt lời lẽ cao vời, cổ vũ những mốt trí thức nhất thời và đưa ra các chủ trương ý thức hệ. Nhưng nếu anh chị em xây dựng trên các nền vững chãi, trên các nhu cầu thực chất và trên kinh nghiệm sống của anh chị em mình, của các nông dân và người bản địa, của các công nhân bị loại trừ và các gia đình bị đẩy qua bên lề, chắc chắn anh chị em sẽ đi đúng đường.

Giáo Hội không thể và không nên xa lánh diễn trình trên trong khi công bố Tin Mừng. Nhiều linh mục và nhân viên mục vụ tiến hành công trình vĩ đại trong việc đồng hành và cổ xúy người bị loại trừ khắp trên thế giới, song song với các hợp tác xã, cũng ủng hộ giới doanh thương, cung cấp nhà ở, làm việc cách quảng đại trong các lãnh vực y tế, thể thao và giáo dục. Tôi xác tín rằng sự hợp tác đầy tôn trọng với các phong trào bình dân có thể tái sinh lực các cố gắng này và tăng cường các diễn trình thay đổi.

Chúng ta hãy có Trinh Nữ Maria trong tâm hồn; ngài là một cô gái khiêm nhường, xuất thân từ một dân tộc nhỏ bé, mất hút ở bên lề một đế quốc vĩ đại, một bà mẹ không nhà chỉ có thể biến máng cỏ dành cho thú vật thành chỗ nằm cho Chúa Giêsu với một ít tã quấn nhưng thật nhiều âu yếm. Mẹ Maria là dấu chỉ hy vọng cho những con người đang đau cái đau sinh ra công lý. Tôi cầu xin Đức Mẹ Núi Cácmen, quan thầy của Bolivia, cho cuộc gặp gỡ của chúng ta trở thành men thay đổi.

3. [Ông linh mục này nói dài quá, xem ra như thế, không phải sao?] Cuối cùng, tôi muốn tất cả chúng ta xem xét một số trách vụ quan trọng cho thời điểm lịch sử hiện tại, vì chúng ta muốn có thay đổi tích cực vì lợi ích của mọi anh chị em chúng ta. Chúng ta biết điều đó. Chúng ta muốn có sự thay đổi được phong phú hóa bởi sự hợp tác của các chính phủ, của các phong trào bình dân và của các lực lượng xã hội khác. Chúng ta cũng biết điều đó nữa. Quả không dễ khi phải ấn định nội dung của thay đổi, nói cách khác, một chương trình xã hội biết nhập thân dự án huynh đệ và công lý mà ta đang tìm. Bởi đó, anh chị em đừng hy vọng một công thức từ vị Giáo Hoàng này. Cả Đức Giáo Hoàng lẫn Giáo Hội đều không có độc quyền đối với việc giải thích thực tại xã hội hay đề xuất giải pháp cho các vấn đề hiện thời. Tôi dám nói rằng không hề có một công thức. Lịch sử được làm nên từ mỗi thế hệ nhờ biết đi theo vết chân của thế hệ trước nó, nhờ dò dẫm đường đi của nó và nhờ biết kính trọng các giá trị mà Thiên Chúa đã đặt vào trái tim con người.

Dù sao, tôi cũng xin đề nghị ba trách vụ lớn đòi sự đóng góp chung và dứt khoát của các phong trào bình dân:

3.1 Trách vụ đầu tiên là đặt nền kinh tế vào việc phục vụ người dân. Con người nhân bản và thiên nhiên không phải là để phục vụ đồng tiền. Ta hãy nói KHÔNG với một nền kinh tế loại trừ và bất bình đẳng trong đó đồng tiền cai trị chứ không phải việc phục vụ. Nền kinh tế ấy chỉ có giết. Nền kinh tế ấy chỉ có loại trừ. Nền kinh tế ấy hủy diệt Mẹ Đất.

Kinh tế không được là cơ chế để tích lũy của cải, nhưng đúng hơn là việc quản trị thích đáng căn nhà chung của chúng ta. Điều này bao hàm cam kết chăm sóc cho căn nhà đó và phân phối thích đáng các của cải của nó cho mọi người. Không phải chỉ bảo đảm việc cung cấp lương thực hay “nâng đỡ phải lẽ”. Nó cũng không phải chỉ bảo đảm cho ba chữ “L” là đất đai (land), nhà ở (lodging) và công ăn việc làm (labor) mà anh chị em đang làm, dù đây đã là một bước tiến tới rồi. Một nền kinh tế thực sự có tính cộng đồng, một nền kinh tế có thể nói là theo linh hứng Kitô Giáo, phải bảo đảm phẩm giá người ta và “phúc lợi cũng như thịnh vượng trần thế tổng quát” của họ nữa (1). [Câu này do Đức Gioan XXIII nói cách nay 50 năm. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu dạy rằng ai tự phát cho người đang khát một ly nước sẽ được tưởng nhớ trong nước thiên đàng. Thành thử…]

Điều này bao gồm ba chữ “L”, nhưng cũng bao gồm quyền được giáo dục, chăm sóc y tế, các kỹ thuật mới, các biểu hiện nghệ thuật và văn hóa, truyền thông, thể thao và giải trí. Một nền kinh tế công chính phải tạo ra các điều kiện để mọi người đều được vui hưởng tuổi thơ không thiếu thốn, phát triển các tài năng khi trẻ, làm việc với đầy đủ các quyền lợi trong những năm tháng hoạt động, và vui hưởng một cuộc hưu trí xứng đáng khi họ về già. Đó là một nền kinh tế trong đó con người nhân bản, trong sự hoà hợp với thiên nhiên, tạo cơ cấu cho toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối theo đường lối trong đó các tài năng và nhu cầu của mỗi cá nhân được phát biểu cách thích đáng trong đời sống xã hội. Anh chị em, và cả những người khác, đã tóm lược nguyện vọng này trong một cách nói đơn sơ nhưng đẹp đẽ là “sống tốt” [vivir bien không y hệt cách nói pasarla bien , chúc vui vẻ].

Một nền kinh tế như thế không những đáng ước ao và cần thiết, mà còn khả hữu nữa. Nó không ảo tưởng hay mây khói. Nó là một viễn ảnh cực kỳ hiện thực. Ta có thể đạt được nó. Các tài nguyên hiện có trên thế giới của chúng ta, hoa trái công lao của nhiều thế hệ con người và hồng phúc tạo thế, quá đủ để phát triển toàn diện “mỗi người và trọn con người” (2). Vấn nạn là một chuyện khác. Hiện đang có một hệ thống với các mục tiêu khác. Một hệ thống, trong khi gia tốc nhịp độ sản xuất một cách vô trách nhiệm, trong khi sử dụng các phương pháp kỹ nghệ và canh nông gây hại tới Mẹ Đất nhân danh “năng xuất”, đang tiếp tục bác bỏ các quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hóa sơ đẳng nhất của hàng triệu anh chị em chúng ta. Hệ thống này đi ngược lại kế hoạch của Chúa Giêsu. [Chống lại tin mừng mà Chúa Giêsu đã mang tới].

Làm việc cho việc phân phối công bằng các hoa trái của trái đất và lao công của con người không phải chỉ là việc từ thiện. Nó là một nghĩa vụ luân lý. Đối với các Kitô hữu, trách nhiệm lại càng lớn hơn: đây là một giới răn. Nó liên quan tới việc dành cho người nghèo và mọi người những gì là của họ theo quyền lợi. Đích điểm phổ quát của của cải không phải là hình ảnh để nói trong giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Nó là một thực tại có trước tư hữu. Tài sản phải luôn luôn phục vụ nhu cầu của người ta, nhất là khi đụng tới tài nguyên thiên nhiên. Và các nhu cầu này không bị giới hạn vào việc tiêu thụ. Chỉ rót vài giọt bất cứ khi nào người nghèo lắc ly tách, một ly tách chưa bao giờ tràn đầy, là điều không đủ. Các chương trình phúc lợi nhắm vào một số tình trạng khẩn cấp chỉ có thể được coi như các giải pháp tạm thời. Chúng không bao giờ có khả năng thay thế được việc bao gồm đích thực, một việc bao gồm đem lại việc làm có giá trị, tự do, có óc sáng tạo, có tham dự và đầy liên đới.

Trên con đường trên, các phong trào bình dân đóng vai trò chủ chốt, không những qua việc tạo yêu sách và đưa ra phản kháng, mà, một cách còn nền tảng hơn, là phải có óc sáng tạo. Anh chị em là các thi sĩ xã hội: những nhà sáng tạo ra việc làm, những nhà xây dựng nhà ở, những nhà sản xuất ra thực phẩm, trước hết cho những người bị thế giới thị trường bỏ lại sau lưng.

Tôi đã đầu tay được chứng kiến nhiều trải nghiệm trong đó các công nhân, hợp nhất trong các hợp tác xã và nhiều hình thức tổ chức cộng đồng khác, đã có thể tạo công ăn việc làm ở những nơi nền kinh tế ngẫu tượng chỉ để lại chút cơm thừa canh cặn. Các cơ sở kinh doanh được phục hồi, các hội chợ địa phương và các hợp tác xã của người lượm giấy là điển hình của nền kinh tế đại chúng này, một nền kinh tế phát sinh từ loại trừ nhưng đã từ từ, kiên nhẫn và cương quyết chấp nhận các hình thức liên đới giúp nó ra bề thế. Khác biết bao so với tình huống trong đó những người bị thị trường chính thức bỏ rơi bị bóc lột như những người tên nô lệ!

Các chính phủ nào biết nhận trách nhiệm đặt nền kinh tế phục vụ nhân dân cần phải cổ xúy việc tăng cường, cải thiện, phối hợp và mở rộng các hình thức của nền kinh tế bình dân và nền sản xuất cộng đồng này. Việc này bao hàm: phải cải thiện các diễn trình làm việc, cung cấp các hạ tầng cơ sở thích đáng và bảo đảm đầy đủ quyền lợi của công nhân trong khu vực thay thế này. Khi nhà nước và các tổ chức xã hội hợp tác làm việc cho ba chữ “L”, thì các nguyên tắc liên đới và phụ đới là điều phải có; và các nguyên tắc này cho phép người ta đạt được ích chung trong một nền dân chủ trọn vẹn và có tham gia.

3.2. Trách vụ thứ hai là hợp nhất người dân của ta trên đường hòa bình và công lý. Các dân tộc trên thế giới muốn là những người làm nên định mệnh riêng của họ. Họ muốn tiến tới công lý một cách hòa bình. Họ không muốn các hình thức giám hộ hay can thiệp mà các cường quốc quen dùng bắt các nước yếu hơn phải phụ thuộc. Họ muốn nền văn hóa, ngôn ngữ, các diễn trình xã hội và các truyền thống tôn giáo của họ được kính trọng. Không quyền lực thực tế hay có uy tín nào có quyền tước đoạt khỏi các dân tộc này quyền thực thi chủ quyền của họ. Bất cứ khi nào quyền lực ấy hành động như thế, ta đều thấy xuất hiện các hình thức mới của chủ nghĩa thực dân, các hình thức làm tổn hại nghiêm trọng khả thể hòa bình và công lý. Vì “hoà bình được xây dựng không những trên việc tôn trọng các nhân quyền mà còn trên việc tôn trọng quyền của các dân tộc nữa, nhất là quyền độc lập” (3).

Các dân tộc Mỹ Châu La Tinh đã chiến đấu giành độc lập chính trị và trong gần hai thế kỷ, lịch sử của họ khá bi thảm và đầy mâu thuẫn, khi họ cố gắng giành cho bằng được nền độc lập trọn vẹn.

Trong những năm gần đây, sau một số hiểu lầm, nhiều nước Mỹ Châu La Tinh đã được chứng kiến sự lớn mạnh của tình huynh đệ giữa các dân tộc. Các chính phủ trong vùng đã gom sức lực để bảo đảm sự tôn trọng chủ quyền của đất nước họ và của toàn vùng, mà cha ông chúng ta đã gọi một cách đẹp đẽ là “đất nước vĩ đại hơn”. Anh chị em thân mến trong các phong trào bình dân, tôi xin anh chị em phát huy và gia tăng sự hợp nhất này. Nó cần thiết để duy trì đoàn kết trước mọi cố gắng chia rẽ, nếu vùng này muốn tăng trưởng trong hoà bình và công lý.

Bất chấp các tiến bộ đã thực hiện, có nhiều nhân tố vẫn còn đang đe dọa sự phát triển nhân bản về công bình này và giới hạn chủ quyền các nước của “đất nước vĩ đại hơn” và nhiều khu vực khác của hành tinh chúng ta. Chủ nghĩa tân thực dân đang mang nhiều khuôn mặt khác nhau. Có lúc, nó xuất hiện dưới ảnh hưởng nặc danh của thần tài: các công ty, các cơ quan cho vay, một vài hiệp ước “tự do buôn bán”, và áp đặt các biện pháp “khắc khổ” luôn thắt lưng các công nhân và người nghèo. Các giám mục của Mỹ Châu La Tinh lên án việc này một cách hết sức rõ ràng trong Văn Kiện Aparecida; các ngài quả quyết rằng “các định chế tài chánh và các công ty đa quốc đang trở nên mạnh hơn tới chỗ các nền kinh tế địa phương phải tùy thuộc, nhất là làm suy yếu các chính phủ địa phương, là các chính phủ xem ra càng ngày càng ít quyền lực để thực thi các dự án phát triển nhằm phục vụ dân chúng của họ” (4). Có lúc, dưới bộ dạng cao qúi đánh tham nhũng, buôn bán ma túy và khủng bố, những cái ác của thời ta đang đòi phải có hành động có phối hợp của quốc tế, ta thấy các chính phủ đang chất đầy các biện pháp chẳng ăn nhập gì với việc giải quyết các vấn nạn này và thường làm cho chúng ra tệ hại hơn.

Cũng thế, việc độc quyền hóa các phương tiện truyền thông, là các phương tiện hiện đang áp đặt nhiều điển hình tha hóa của chủ nghĩa tiêu thụ và một hình thức độc dạng văn hóa nào đó, là một hình thức nữa trong số các hình thức do chủ nghĩa tân thực dân đưa ra. Đây là thứ chủ nghĩa thực dân có tính ý thức hệ. Như các giám mục Phi Châu đã nhận xét, các nước nghèo thường bị đối xử như “những bộ phận của một cỗ máy, những cái răng trên chiếc bánh xe khổng lồ” (5).

Cần phải nhìn nhận rằng không vấn đề nào trong số các vấn đề nghiêm trọng của nhân loại có thể được giải quyết nếu không có hành động qua lại giữa các chính phủ và nhân dân trên bình diện quốc tế. Mọi hành động có ý nghĩa thực hiện tại một nơi trên hành tinh đều có một tiếng vang phổ quát, sinh thái, xã hội và văn hóa. Ngay tội ác và bạo lực cũng được hoàn cầu hóa. Thành thử, không chính phủ nào có thể thi hành trách nhiệm chung một cách độc lập. Nếu chúng ta thực sự muốn có thay đổi tích cực, chúng ta phải khiêm nhường chấp nhận tính liên lập. [Nghĩa là, tính liên lập lành mạnh của ta]. Tuy nhiên, hành động qua lại không giống như việc áp đặt; nó không phải là việc khuất phục nước này để phục vụ quyền lợi nước kia. Chủ nghĩa thực dân nào, cả cũ lẫn mới, nhằm giản lược các nước nghèo thành người cung cấp các nguyên liệu và nhân công rẻ mà thôi, sẽ sản sinh ra bạo lực, nghèo khổ, cưỡng bức di dân và mọi cái ác khác vốn đi đôi với những cái ác này, chính bởi vì, khi đặt ngoại vi vào việc phục vụ trung tâm, nó đã bác bỏ quyền phát triển toàn diện của các nước này. [Và điều này, thưa các anh em] là bất bình đẳng, và bất bình đẳng sẽ sản sinh ra bạo lực mà không tài nguyên cảnh sát nào, quân đội hay tình báo nào có thể kiểm soát được.

Ta hãy nói KHÔNG với các hình thức thực dân chủ nghĩa cũ và mới. Ta hãy nói CÓ với cuộc gặp gỡ giữa các dân tộc và các nền văn hóa. Phúc cho những người kiến tạo hòa bình.

Ở đây, tôi muốn nêu lên một vấn đề quan trọng. Một số người có thể đúng khi nói rằng “khi Đức Giáo Hoàng nói tới chủ nghĩa thực dân, ngài quên khuấy một số hành động của Giáo Hội”. Tôi xin ân hận nói với anh chị em điều này: nhiều tội lỗi nặng nề đã xúc phạm tới các dân tộc bản địa của Mỹ Châu, nhân danh Thiên Chúa. Các vị tiền nhiệm của tôi đã thừa nhận điều ấy, CELAM đã nói lên điều ấy, và cả tôi nữa muốn nói lên điều ấy. Giống như Thánh Gioan Phaolô II, tôi xin Giáo Hội “hãy qùy trước Thiên Chúa và khẩn cầu sự tha thứ đối với các tội lỗi quá khứ và hiện tại của con cái nam nữ của mình” (6). Tôi cũng xin nói, và ở đây, tôi muốn hết sức rõ ràng, như Thánh Gioan Phaolô II: tôi khiêm cung xin sự tha thứ, không những cho các xúc phạm của chính Giáo Hội, mà còn cho các tội ác đã phạm đối với các dân tộc bản địa thời gọi là chinh phục Mỹ Châu.

[Và với lời xin tha thứ này, và để cho công bằng, tôi cũng muốn chúng ta nhìn nhận các linh mục và các giám mục đã từng mạnh mẽ chống đối luận lý học gươm giáo bằng sức mạnh của thập giá. Có tội lỗi. Có tội lỗi, và dư thừa là đàng khác, và vì vậy chúng tôi xin tha thứ. Nhưng cũng có việc ở đâu có tội lỗi, ở đâu có dư thừa tội lỗi, ơn thánh cũng dư thừa, qua những con người biết bảo vệ công lý của các dân tộc bản địa].

Tôi cũng yêu cầu mọi người, tin hay không tin, nghĩ tới nhiều giám mục, linh mục và giáo dân đã rao giảng và còn tiếp tục rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu một cách can đảm và hiền từ, tôn trọng và hoà bình; [tôi nói các giám mục, linh mục và giáo dân; tôi không muốn quên các nữ tu, những người đã vô danh dọc ngang khắp các khu xóm mang đến cho họ sứ điệp hoà bình và công lý] những người đã để lại sau lưng các việc làm gây ấn tượng có thể đem lại thăng thưởng và yêu thương của con người, để thông thường sát cánh với các dân tộc bản địa hay đồng hành với các phong trào bình dân của họ thậm chí cho tới chết vì đạo. Giáo Hội, con cái nam nữ của Giáo Hội, là thành phần trong căn tính các dân tộc Mỹ Châu La Tinh. Một căn tính mà ở đây, cũng như ở các nước khác, một số quyền lực cương quyết xóa bỏ, đôi khi vì đức tin của chúng ta có tính cách mạng, vì đức tin của chúng ta thách thức nền bạo chúa của kim tiền. Ngày nay, chúng ta thất vọng khi thấy tại Trung Đông và nhiều nơi khác trên thế giới, nhiều anh chị em chúng ta đang bị bách hại, tra tấn và sát hại vì đức tin của họ vào Chúa Giêsu. Điều đó cũng cần được tố cáo: trong thứ thế chiến thứ ba này, đang được tiến hành từng mảnh, mà hiện ta đang trải nghiệm, một hình thức diệt chủng đang xẩy ra, và nó cần phải được kết thúc.

Với các anh chị em của chúng ta trong phong trào thổ dân Mỹ Châu La Tinh, xin cho phép tôi bày tỏ lòng âu yếm sâu xa và đánh giá cao các cố gắng của họ nhằm đem các dân tộc và các nền văn hóa lại với nhau trong một hình thức sống chung mà tôi muốn gọi là đa diện (polyhedric), trong đó, mỗi nhóm duy trì căn tính riêng của mình bằng cách cùng nhau xây dựng một tính đa nguyên không đe dọa nhưng đúng hơn tăng cường sự hợp nhất. Việc các bạn mưu cầu một chủ nghĩa liên văn hóa (interculturalism), là chủ nghĩa phối hợp việc bảo vệ quyền lợi các dân tộc bản địa với việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, đối với tất cả chúng ta là một nguồn của phong phú hóa và khích lệ.

3.3. Trách vụ thứ ba, có lẽ quan trọng nhất đang thách thức chúng ta ngày nay, là bảo vệ Mẹ Đất.Căn nhà chung của chúng ta đang bị cướp phá, làm cho hoang phế và tàn hại mà không sợ bị trừng phạt. Sự hèn nhát không dám bảo vệ nó là một tội nặng. Ta càng ngày càng thất vọng thấy hết thượng đỉnh quốc tế này tới thượng đỉnh quốc tế khác diễn ra mà chẳng đem lại kết quả nào có ý nghĩa. Hiện có một mệnh lệnh đạo đức rõ rệt, dứt khoát và khẩn cấp để thực thi điều chưa được thực thi. Chúng ta không thể cho phép một số quyền lợi, các quyền lợi tuy hoàn cầu nhưng không phổ quát, tiếm quyền, thống trị các quốc gia và các tổ chức quốc tế, và tiếp tục hủy diệt tạo thế. Người dân và các phong trào của họ được mời gọi lên tiếng, động viên và đòi yêu sách, một cách hòa bình nhưng cương quyết, điều này: phải đưa ra các biện pháp thích đáng và đang rất cần. Tôi xin anh chị em, nhân danh Thiên Chúa, bảo vệ Mẹ Đất. Tôi đã bàn tới vấn đề này một cách thỏa đáng trong thông điệp Laudato Si’ của tôi.

4. Để kết luận, tôi muốn được nhắc lại: tương lai nhân loại không chỉ nằm trong tay các nhà lãnh đạo vĩ đại, các cường quốc và giai cấp ưu tú. Xét trong căn bản, nó nằm trong tay người dân và khả năng tổ chức của họ. Nó nằm trong tay họ, những bàn tay có thề điều hướng diễn trình thay đổi này một cách khiêm nhường và xác tín. Tôi về phía anh chị em. Chúng ta hãy cùng nhau nói từ thâm tâm rằng: không còn gia đình nào không có nhà ở, không còn công nhân nông nghiệp nào không có đất đai, không còn lao công nào không có quyền lợi, không còn dân tộc nào không có chủ quyền, không còn cá nhân nào không có phẩm giá, không còn em bé nào không có tuổi thơ, không có người trẻ nào không có tương lai, không người cao niên nào không có tuổi già đáng kính. Anh chị em hãy giữ vững cuộc đấu tranh và, vui lòng, chăm sóc Mẹ Đất. Tôi cầu xin cho anh chị em và với anh chị em, và tôi xin Thiên Chúa Cha đồng hành với anh chị em và chúc phúc cho anh chị em, đổ đầy tình yêu của Người xuống anh chị em và bảo vệ anh chị em trên con đường của anh chị em bằng cách ban cho anh chị em dư đầy sức mạnh có khả năng giữ vững bước chân ta đi: sức mạnh ấy là lòng hy vọng, [và là điều quan trọng], lòng hy vọng không hề làm thất vọng. Tôi xin cám ơn anh chị em và yêu cầu anh chị em, vui lòng, cầu nguyện cho tôi. Và nếu một hay hai anh chị em không thể cầu nguyện, tôi tôn trọng điều đó, thì xin nghĩ tới tôi, và xin anh chị em gửi cho tôi các rung cảm tốt lành.
____________________
(1) Đức Gioan XXIII, thông điệp Mater et Magistra (15 thang 5, 1961), 3: AAS 53 (1961), 402.
(2) Đức Phaolô VI, thông điệp Populorum Progressio (26 tháng 3, 1967), 14: AAS 59 (1967), 264.
(3) Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình, Toát Yếu Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội, 157.
(4) Hội Nghị Toàn Thể Lần Thứ Năm Các Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Vùng Caribean, Văn Kiện Aparecida (29 tháng 6, 2007), 66.
(5) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng, Giáo Hội Tại Phi Châu, (14 tháng 9, 1995), 52: AAS 88 (1996), 32-22; ID., thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (30 tháng 12, 1987), 22: AAS 80 (1988), 539.
(6) Sắc chỉ Ấn Định Đại Năm Thánh 2000, Incarnationis Mysterium (29 tháng 11, 1998),11: AAS 91 (1999), 139-141.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Triển lãm mỹ thuật ''Đời Thánh Hiến'' tại Nhà Sách Đức Mẹ Dòng Chúa Cứu Thế Saigòn
Peter Lê Hiếu
07:00 10/07/2015
Vào lúc 17g, thứ năm ngày 09.7.2015 tại tiền sảnh Nhà Sách Đức Mẹ (Dòng Chúa Cứu Thế) số 38 đường Kỳ Đồng - Quận 3 - Sài Gòn.



Nhóm MT tổ chức triển lãm mỹ thuật, chủ đề "Đời Thánh Hiến" do Ũy Ban Giám Mục Nghệ Thuật Thánh bảo trợ. Từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 7 năm 2015.



Với sự tham dự của Quý Cha Thư ký Ủy Ban Nghệ Thuật Thánh HĐGMVN, Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Trưởng Ban Văn Hóa Tổng Giáo Phận sài Gòn, Lm. Giuse Nguyễn Hữu Triết, Cha Anton Lê Ngọc Thanh, Cha Chánh xứ Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế,. .. quý tu sĩ Nam Nữ, anh chị em nghệ sĩ Ban Mỹ Thuật Đa Minh cùng đông đảo quý vị khách mời.....



Với 27 tác phẩm diển tả Đời SốngThánh Hiến qua các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gổ, chì than và bút sắt. của 9 tác giả trẻ như Họa sĩ Bùi thị Thắm ( trưởng nhóm MT) Nử tu Hs Mai Tú Quỳnh, Nữ tu hs Uyên Ly, Nữ tu hs Nguyễn Lĩnh, Họa sĩ Nguyễn Thành Phú, Họa sĩ Lã Hưng, Họa sĩ Trần Thị Ngọc Bích, Họa sĩ Phương Huyền, và Họa sĩ Nguyễn Đức Tín.



Trong một không gian nhỏ nhưng ấm cúng, nổi bật lên với nhửng tác phẩm tiêu biểu như:

“ Hôn Chân Chúa” sơn dầu, { 1m7 x 3m} của họa sĩ Nguyễn Thành Phú. Là một tác phẩm vẻ theo trường phái hiện thực kinh điển với gam màu tối thinh lặng và khiết tịnh của đời sống thánh hiến.



“ Người Cha Nhân Hậu” sơn mài,( 50 x 110cm) của họa sĩ Bùi Thị Thắm với gam mài nóng ấm, nồng nàn tình tự quê hương, được thoát ra từ ánh mắt yêu thương của người cha và nổi niềm đam mê củng như trăn trở của người con với nền nghệ thuật Thánh gần như bị lãng quên trong đời sống tục hóa hôm nay.



“ Lể Khấn” sơn mài ( 1m2 x 2m5 ) của nữ tu hs Mai Tú Quỳnh op, được thực hiện công phu, theo phong cách sơn mài cổ truyền, chúng ta bắt gặp ở đây nghệ thuật sơn son thếp vàng tạo được điểm nhấn linh thiêng qua các bộ tu phục, như thầm nói từ đây tôi đả đóng khung trong “ Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục”



Trăng tròn để rồi khuyết, hoa nở để rồi tàn. Triển lãm nào củng vậy thành công hay thất bại, hoành tráng hay thinh lặng rồi củng đi vào quên lãng. Nhưng với tôi và nhiều thế hệ sau này sẻ không bao giời quên, vì các bạn đả, đang nói lên và chứng minh “ Đời Thánh Hiến” đích thực. Thật vậy, nhửng khó khăn và nổi lòng cùa các bạn bây giờ không khác gì các thánh tử đạo đang bị triều đình Tự Đức truy sát. Tôi chân thành kính trọng và tôn vinh các bạn, xứng đáng là Thánh Tử Đạo Việt Nam đả dám sống và chết để linh hồn bay lên thành nhửng vì sao lấp lánh trên bầu trời nghệ thuật Thánh.
 
Tường thuật ngày cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam tại St. Ottilien
Hoàng Thanh Bình
09:31 10/07/2015
Tường thuật ngày cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam tại St. Ottilien (04/07/2015)

Hằng năm, vào tháng bảy, Đan viện St. Ottilien tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho Quê Hương VN, năm nay vào ngày thứ bảy 04/07//2015.

Trời hôm đó, nóng, nắng gay gắt. Chưa đến 14 giờ, sân nhà thờ của Đan viện đã rộn rã tiếng cười nói của người Việt. Thánh lễ gồm người Đức và người việt, ngoài ra còn có một số ông bà anh chị thuộc các tôn giáo bạn cũng đến tham dự, ghế trong nhà thờ kín chỗ ngồi.

Thánh lễ bắt đầu lúc 15 giờ, Linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà OSB nồng nhiệt chào mừng tất cả mọi người,và giới thiệu các linh mục cùng đồng tế Thánh lễ, đến từ nhiều nơi trên thế giới, linh mục Joel Macul đến từ USA, linh mục Ignatius Osward,và linh mục Pachomius Okogio đến từ Phi Châu, Linh mục Woo Sung Son đến từ Nam Triều Tiên, linh mục Mathew Jomcy đến từ Ấn Độ, Linh Mục Hansjörg Sailer đến từ Áo,và qúy linh mục trong Đan viện St.Ottilien và cùng nhiều thầy đ ến từ Hung gia lợi. Linh mục Thomas Wagner (người Đức ) chủ tế Thánh lễ.

Ý cầu nguyện trong Thánh lễ: Hoà bình cho toàn thế giới, đặc biệt cho Quê hương Việt Nam.

Bài Phúc âm trong Thánh lễ: “Tám Mối Phúc Thật”( Mt 5, 1-12a ). Linh mục Thomas Wagner chia sẻ lời Chúa, và được Linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà OSB lược dịch như sau:

“Quý ông bà, anh chị em thân mến,

Người Kitô hữu cần có tấm lòng ngay thật.

Là Kitô hữu, chúng ta có thể làm chứng cho Chúa trong công việc đời thường của chúng ta. Người Kitô hữu cũng có thể nhận biết tấm lòng ngay thật của mình, tấm lòng đó được diễn tả rõ ràng cho chúng ta qua bài giảng trên núi “Tám mối phúc thật” Chúa Giêsu đã công bố, trãi qua mọi thời đại.

Có ba điều mà trong bản văn này, chúng ta thường nghe nói và đọc; Thực sự, đây không phải chỉ gọi là Bài Giảng Trên Núi, nhưng phải gọi là "Hiến chương nước trời hayTám mối phúc thật" vì Chúa Giêsu đã chúc phúc thật cho những người bé mọn có lòng ngay thật.

Người Kitô hữu có lòng khoan dung và hòa giải.

Một dấu hiệu quan trọng để nhận ra người Kitô hữu là những người luôn làm những việc tốt, có lòng thương người, và muốn từ bỏ bạo lực. Chúa Giêsu chúc phúc cho những ai khao khát hòa bình; kinh nghiệm cho thấy hậu qủa tai hại khi dùng bạo lực gây ra mối bất hòa trong thế giới. Chúng ta hãy nhớ lại vụ những người Kitô hữu da đen tại Mỹ đã trở thành nạn nhân của một sát thủ phân biệt chủng tộc trong một vài tuần trước đây. Nhưng họ không trả thù, họ đã biểu tình bất bạo động, tụ tập lại cầu nguyện để cho thấy rõ ràng, họ muốn tha thứ cho người đàn ông trẻ bị loạn trí này. Đây là một ví dụ sống động cũng có thể được thực hiện nhiều nơi khác.

Người Kitô hữu bênh vực cho công lý.

Chúa Giêsu chúc phúc cho những ai đói khát sự công chính và bênh vực cho công lý. sự bất công có mặt mọi nơi, và trong Giáo Hội cũng không tránh khỏi. Vào năm 1989, những người Kitô hữu đứng lên chống lại các thế lực bất công, họ đã thắp nến cầu nguyện khiến bức tường Berlin phải sụp đổ. Người Kitô hữu ngày nay đã tham gia cộng tác trong nhiều lãnh vực, như hiện nay giúp đỡ người tị nạn, để chính quyền quốc gia một mình, đôi khi cũng không thể gánh vác được. Đặc biệt là Đức Giáo Hoàng PHAN-XI-C ô đã cảnh báo nhiều lần đến các mục tử phải chấp nhận mùi của chiên và cũng không sợ hãi, tránh né những “va chạm” phải xảy ra.

Quý ông bà, anh chị em Việt Nam thân yêu,

Tại Quê Hương Việt Nam, chưa có tự do dân chủ, nhân quyền chưa được tôn trọng, không có tự do báo chí. Nhà cầm quyền Việt Nam kiểm soát các hoạt động của các tôn giáo. Các linh mục, các Kitô hữu, các Phật tử và những người dân đang bị bắt vì họ can đảm lên tiếng cho tự do tôn giáo, tự do ngôn luận. Chúng ta không im lặng ngồi yên, mà cùng nhau đoàn kết giúp đỡ họ đang sống trong hoàn cảnh khó khăn như vậy.

Hôm nay là lần thứ năm, qúy ông bà anh chị em trở về đan viện St. Ottilien để cầu nguyện cho hòa bình thế giới và Quê Hương của qúy vị. Đối với tôi, cầu nguyện cho hòa bình là cần thiết và quan trọng. Cầu nguyện giúp con người tăng thêm nghị lực. Và tôi tin tưởng tác dụng hữu hiệu của lời cầu nguyện.

Người Kitô hữu trông cậy tất cả vào Thiên Chúa.

Chúa Giêsu chúc phúc cho những người có tâm hồn khiêm nhường, nghèo khó, đau buồn, họ vững tin cậy vào Thiên Chúa, vì nước trời là của họ. „Tám mối phúc thật“ bác bỏ những ai muốn thần thánh hóa chính mình. Trong chế độ độc tài và chế độ độc tài toàn trị, chỉ có một cuốn Thánh Kinh, hay là rao giảng Tin Mừng hoặc sống cộng đoàn Kitô hữu, tất cả đều bị cấm đoán nghiêm ngặt. Hiện nay ở Bắc Triều Tiên đang xảy ra.

Chỉ có Thiên Chúa, mới làm cho chúng ta được bình an, đ ược no thoả, được công bằng. Là Kitô hữu, chúng ta phải cùng đồng hành với Ngài.

Người Kitô hữu mang Chúa đến cho mọi người, trên toàn thế giới.

Ngày hôm nay, chúng ta trở về Đan viện St. Ottilien dâng Thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình, đây là cơ hội tốt để có thêm một kinh nghiệm quý báu. Là người Kitô hữu, chúng ta không sống một mình, nhưng cùng sống trong một cộng đoàn, và phải vượt ra ngoài cộng đoàn chúng ta để đến với nhiều người khác nữa. Những người muốn theo Ngài và muốn sống theo sự hướng dẫn của Ngài, thì Chúa Giêsu luôn hiện diện nơi đó. Nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần nâng đỡ, chúng ta không sợ mất thần khí của Ngài, chúng ta phải mạnh mẽ vững tin vào Ngài, bước đi trên lộ trình mới, lắm lúc trơn trượt, và gồ ghề. AMEN“

Sau Th ánh lễ, mọi người đến sân nhà Tĩnh tâm của Đan viện St. Ottilien. Cha viện trưởng Wolfgang Öxler OSB đã đến thăm, chào mừng, cùng hát với mọi người bài ”Lobet und preiset, ihr Völker, den Herrn“. Ngài làm dấu Thánh Giá chúc lành cho bữa ăn, và cùng ngồi ăn chung với mọi người.

Cơm chiều dùng xong, mọi người tụ họp quay quần xung quanh bàn kiệu Đức Mẹ, với những ngọn nến trong tay được thắp sáng, vào lúc 19 giờ 30 để cùng hợp lòng cầu nguyện, dâng Quê Hương Việt Nam cho Mẹ Maria.

Quê hương Việt Nam, đã 40 năm rồi, mà hôm nay vẫn chưa có hòa bình, tự do thực sự, khi người dân lên tiếng bênh vực cho lẽ phải, sự thật thì bị đàn áp, đánh đập và bị tù đày. Tự do tôn giáo còn bị hạn chế, cấm cản.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ đang chứng kiến những cảnh đàn áp bất công, Mẹ đang lắng nghe tiếng lòng thổn thức của con cái Mẹ. Xin Mẹ đoái thương, soi đường, dẫn lối cho Thế Giới biết xây dựng sự thật, công lý, để cho các dân tộc được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Lạy Mẹ Maria, chúng con tin rằng, Mẹ đã nghe lời chúng con khẩn cầu. Xin Mẹ cho Quê Hương việt nam chúng con được sống trong tình đoàn kết, yêu thương và hạnh phúc thật sự.

(Hoàng Thanh Bình)

Dưới đây là một số hình ảnh ngày cầu nguyện cho Quê hương Việt nam tại Đan Viện St.Ottilien (04/07/2015)

https://goo.gl/photos/7TE526mYmK8Z1xteA
 
Uỷ Ban Trợ Giúp Người Thượng Cùi và Cô Nhi Việt Nam quyên góp năm 2015.
Trần Văn Minh
23:59 10/07/2015
Melbourne. Vào lúc 11 giờ Ngày 11 Tháng 7 Năm 2015. Tại Nhà thờ Our Lady vùng Maidstone, một Thánh Lễ tạ ơn, cầu nguyện cho quý ân nhân và mọi người đã, đang rộng tay đóng góp giúp đỡ cho uỷ ban, để uỷ ban có điều kiện làm trung gian gửi chút qùa đến những anh em kém may mắn nơi quê nhà.

Mời coi hình


Mùa Đông Melbourne đang vào những ngày lạnh nhất. Nhưng như thông lệ hằng năm, Uỷ Ban Trợ Giúp Người Thượng Cùi và Cô Nhi Việt Nam đã tổ chức Thánh Lễ tạ ơn và quyên góp gây quỹ để bảo trợ chương trình trợ giúp cho niên khóa mới 2015-2016.

Trong cái lạnh và mưa của ngày mùa Đông làm cho mọi người co ro trong những chiếc áo ấm, nhưng ngôi Thánh đường cũng rất đông người, mọi người đã cùng về tụ họp bên nhau, hướng về mục đích như giới răn mà Thiên Chúa đã nhấn mạnh là: Kính Chúa, Yêu Người. Mọi người đã cảm thấy ấm áp hơn khi được chia sẻ với những người anh em kém may mắn, đang cần sự giúp đỡ. Cái lạnh cũng như nhắc nhở cho mọi người nhớ đến những người kém may mắn, cùng khổ, đang chịu thiếu thốn, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.

Thánh lễ do Linh mục Philip Lê Văn Sơn và Trần Nguyên Lãm đồng tế và đông đảo bà con giáo dân trong các cộng đoàn Việt Nam về tham dự. với phần phụng vụ thánh nhạc của Ca đoàn Cecillia với nhiều bản nhạc được chọn lựa cho phù hợp với buổi lễ.

Trong phần chia sẻ lời Chúa qua tin mừng của Thánh Mathêu, nói về Chúa phán xử về những cách sống thiếu lòng bác ái đến với anh chị em mình, như thấy người đói mà không cho họ ăn, thấy kẻ khát, đã không cho uống và thấy trần truồng mà không cho quần áo. Linh mục Trần Nguyên Lãm đã đưa cộng đoàn nhìn rõ, nhận ra những may mắn mà Thiên Chúa đã ban cho cộng đoàn nhiều ân sủng mà chúng ta được hưởng hằng ngày như sự khỏe mạnh, no ấm sống trong một xã hội an bình. Nhờ thế mà chúng ta tụ họp hôm nay để nhớ đến những anh em kém may mắn, bệnh tật, cơ nhỡ. Linh mục cũng nhắc nhở chúng ta biết ba điều chúng ta đang được hưởng:

1- Chúng ta Hạnh phúc, sống nơi an bình, Chúa đã cho chúng ta một đời sống khỏe mạnh, an lành.

2- Những hồng ân mà chúng ta được hưởng.

3-Chia sẻ những gì chúng ta có cho anh em mình. Những gì chúng ta có thể làm được thì làm ngay, kẻo bị cám dỗ qua sự lừa dối lương tâm là chúng ta không có gì!

Bằng lời nói nhẹ nhàng, ôn tồn như lời tâm sự. Linh mục chia sẻ lời Chúa qua những câu chuyện rất thật, nói về những cảnh đời kém may mắn mà linh mục đã từng gặp. Họ thiếu thốn rất nhiều thứ, nhưng cái thiếu thốn to lớn nhất đối với họ đó là là tình thương. Cái đáng sợ nhất hiện nay mà Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta sống sao để đừng vô cảm, lơ là trước nỗi đau của anh em đồng loại.

Cũng vẫn theo chương trình quyên góp của uỷ ban như các năm trước. Sau Thánh Lễ, quý ân nhân được mời qua hội trường giáo xứ để dùng món ăn nhẹ và uống nước, để hàn huyên và tham dự phần ca nhạc tình thương do ban nhạc Don Bosco giúp vui. Trong dịp này, ban tổ chức xin được đón nhận những món qùa tình thương từ tay quý ân nhân và các hình thức quyên góp khác như xổ số, đấu gía. Tất cả các hình thức quyên góp đều nhắm đến mục đích là nhận được thật nhiều qùa cho anh em kém may mắn nơi quê nhà. Để uỷ ban thay mặt mọi người chuyển những món qùa tình yêu thương đến an ủi những người kém may mắn hơn chúng ta.

Ông Nguyễn Mạnh Thăng đại diện cho Ủy ban đã cám ơn đến toàn thể cộng đoàn, những ân nhân đã rộng tay giúp đỡ cho uỷ ban có điều kiện giúp đỡ đến những người anh em kém may mắn đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta.

Trong phần báo cáo tài chánh, uỷ ban cũng cho chiếu kèm những hình ảnh của các trung tâm nuôi dậy các trẻ em mồ côi, khó nghèo, bệnh tật, cùng với những tấm hình của những người cùi ở những nơi xa xôi hẻo lánh trên vùng cao nguyên khi được thăm viếng ủi an. Nhìn những bàn tay, bàn chân không còn lành lặn, khuôn mặt ngơ ngác, như đã nhắn gửi đến mọi người tấm lòng biết ơn.

Được biết, Uỷ ban Trợ giúp Người Thượng Cùi và Cô nhi Việt Nam là một trong hai hội nhắm mục đích giúp đỡ Người Cùi tại Việt Nam của Tiểu bang Victoria, cả hai hội đã hoạt động nhiều năm và cũng phần nào giúp đỡ, xoa dịu được phần nào những nỗi khổ đau của những người cần đến sự giúp đỡ và chia sẻ của chúng ta, những người nhiều may mắn hơn.

Buổi lễ hôm nay đã được rất đông người đến tham dự, từ những cụ lớn tuổi có cụ phải dùng xe đẩy, đến các em bé được cha mẹ bồng ẵm trên tay. Ai cũng bỏ chút thời gian trong ngày cuối tuần để đến tham dự Thánh lễ. Trước là xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Sau là được đóng góp một chút ít gửi đến những anh em kém may mắn nơi quê nhà.



 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ông Trọng mất gì , được gì ở Hoa Thịnh Đốn
Phạm Trần
09:19 10/07/2015
ÔNG TRỌNG MẤT GÌ, ĐƯỢC GÌ Ở HOA THỊNH ĐỐN ?


Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đi vào lịch sử Việt Nam sau cuộc họp ngắn với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Văn phòng Bầu dục trong Tòa Bạch Ốc trưa 7/7/2015. Nhưng ông Trọng được gì và mất gì sau 3 ngày ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, kể từ sáng ngày 6/7 đến chiều 8/7 (2015) ?

Lý do ông Trọng được chú ý vì ông là Tổng Bí thư đầu tiên của đảng cầm quyền độc tài CSVN đươc mời sang thăm nước Mỹ và được Tổng thống dân cử của cường quốc đứng đầu Thế giới tiếp đón long trọng, mặc dù ông Trọng không phải là Thủ tướng hay Tổng thống.

Quyết định tiếp ông Trọng vuợt ra ngoài truyền thống ngọai giao của nước Mỹ đã bị một số Nhà lập pháp Quốc hội và các tổ chức nhân quyền-tôn giáo chỉ trích.

Những người chống đối cho rằng ông Trọng chỉ nên được Tổng thống Obama tiếp ở một phòng nào đó ít vinh dự hơn Văn phòng Bầu dục là nơi đặt bàm làm việc lịch sử của các vị Tổng thống Mỹ.

Nhưng phiá Bạch Ốc và Bộ Ngọai giao Mỹ thì cho rằng từ hai năm qua phía Việt Nam đã ngỏ ý muốn nâng cao hợp tác với Hoa Kỳ, quan trọng nhất là trong các lĩnh vực Kinh tế, An ninh và Quốc phòng nên Hoa Kỳ đã muốn tạo dịp để nghe trực tiếp từ ông Nguyễn Phú Trọng, người trong thực tế nắm quyền ở Việt Nam.

Hơn nữa, cuộc thăm viếng của ông Trọng còn mang ý nghĩa chính trị quan trọng đối với khu vực Á Châu và Thái Bình Dương sau khi Chính quyền Obama chuyển các lực lượng phòng thủ của Mỹ từ Âu Châu và Trung Đông sang Á Châu từ năm 2008 để đương đầu với thế lực bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.

Nhưng cuộc họp Obama-Nguyễn Phú Trọng đã đem lại kết qủa gì cho hai nước ?

Trước hết, hai ông đã thảo luận các vấn đề cùng quan tâm gồm có Quan hệ lâu dài giữa hai nước sau 20 năm thiết lập quan hệ ngọai giao (11/7/1995 – 11/7/2015) ; Khả năng hoàn tất và ký kết Hiệp định Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parshership, TPP) gồm 12 nước do Hoa Kỳ chủ động; Tình hình nhân quyền, tự do Tôn giáo, Tự do ngôn luận ở Việt Nam; sau cùng là Tình hình Biển Đông, nơi Việt Nam đang phải đương đầu với chính sách bành trướng và chiếm đóng biển đảo của Trung Quốc.

CÓ VÀ KHÔNG

Cả hai ông Obama và Trọng đều nói cuộc học ở Toà Bạch Ốc hữu ích và thẳng thắn. Tuy nhiên, ngoài sự đồng thuận về tình hình Biển Đông và không hài lòng những hành động gây bất ổn định của Trung Quốc, hai ông cũng đồng ý tranh chấp ở vùng biển này phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình theo Luật pháp Quốc tế.

Trong diễn văn trước cử tọa gồm các Học giả và chuyên gia Quốc tế Hoa Kỳ tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và những vấn đề Quốc tế (Center for Trategic&International Studies,CSIS) chiều 8/7, ông Nguyễn Phú Trọng nói : “ Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ Hoa Kỳ ngày càng quan tâm đến tình hình Biển Đông, bày tỏ kịp thời và nhất quán quan điểm ủng hộ việc giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực, không đơn phương thay đổi nguyên trạng, quân sự hoá hoặc áp đặt kiểm soát trên biển, trên không, ở Biển Đông. Việt Nam hoan nghênh các nước, trong đó có Hoa Kỳ, đóng vai trò tích cực và có trách nhiệm trong việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy hợp tác phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.”

Rõ ràng là ông Trọng muốn ám chỉ đến Trung Quốc nhưng không dám chỉ trích nước này, một đồng minh “chiến lược quan trọng và cũng là chủ nợ lớn của Việt Nam”. Bắc Kinh đã bành trướng thế lực ở Biển Đông trong hai năm qua, kể cả việc tân tạo 7 bãi đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 thành các đảo nhân tạo và căn cứ quân sự. Hải quân và tầu Hải Giám Trung Quốc cũng tiếp tục ngăn cấm, tấn công và tịch thu tài sản các thuyền đánh cá Việt Nam hành nghề từ Hòang Sa, bị Trung Quốc chiếm từ tay Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1974, xuống tận Trường Sa.

Về những vấn đề của hai nước, hai bên vẫn còn những bất đồng về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo và quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Ông Trọng nói với Tổng thống Obama rằng, những nhận thức khác biệt về nhân quyền và tự do tôn giáo của hai nước nên được tiếp tục thảo luận trong tinh thần vởi mở và hợp tác trên “tầm cao mới”, nhưng ông Obama và các viên chức Mỹ, tuy không nói ra nhưng có một lối nhìn khác.

Ông Nguyễn Phú Trọng bổ túc thêm trong diễn văn bằng tiếng Việt tại CSIS: “Vấn đề nhân quyền là vấn đề mà chính giới và dư luận Hoa Kỳ rất quan tâm, cũng là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Tôi khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề quyền con người. Đất nước chúng tôi tuy còn không ít vấn đề cần tiếp tục phải giải quyết, trong đó có vấn đề quyền con người, nhưng chúng tôi đang nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Tôi hiểu trong vấn đề này, hai bên còn có những khác biệt về nhận thức và cần tiếp tục thông qua đối thoại thẳng thắn, xây dựng để có cách nhìn tổng thể về những thay đổi cơ bản mang tính hệ thống, từ đó có đánh giá khách quan hơn về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, không để vấn đề này cản trở đà tiến triển tốt đẹp của quan hệ, cũng như ảnh hưởng tới việc xây dựng lòng tin giữa hai nước.”

Khi được hỏi về viễn ảnh của vấn đế nhân quyền và tự do ngôn luận ở VN trong tương lai, Tổng Bí thư CSCVN trả lời: “ Tôi biết nhân quyền là vấn đề Mỹ rất quan tâm, đây cũng là vấn đề VN rất coi trọng. Bảo đảm và cải thiện quyền của công dân là ưu tiên cơ bản và chiến lược của chúng tôi. Chúng tôi đã nỗ lực hết sức, nếu các bạn đến VN sẽ thấy quyền của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương như người nghèo, các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, được quan tâm.

Người dân VN chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay. Hiến pháp VN có chương riêng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, và đang dần được luật hóa.

Nhưng cũng cần thấy rằng quyền của cá nhân phải đặt trong bối cảnh quyền lợi chung của cộng đồng, mỗi người có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền của người khác và của cộng đồng.

Tôi nghĩ quốc gia nào cũng phải quản lý đất nước bằng luật pháp. Các vụ việc người bị bắt ở VN không phải do vấn đề dân tộc hay tôn giáo mà là họ vi phạm pháp luật.” (ViệtNamNet, 09/07/015)

Ông Trọng nói thế nhưng thực tế ở Việt Nam thì khác. Người dân không có dân chủ và các quyền tự do như Hiến pháp quy định. Tất cả mội thứ dân có là do đảng cho bao nhiêu thì được bấy nhiêu. Nhà nước độc quyền báo chí, không cho lập hội hay hội họp không phù hợp với yêu cầu và quyền lợi của đảng.

Quyền tự do tôn giáo, thờ phượng cũng bị hạn chế bằng các Nghị định hay Quyết định trái với các điều khỏan ghi trong Hiến pháp 2013. Ngược lại nhiều địa phương lại khuyến khích và tuyên dương những ai lập đền thờ Hồ Chí Minh, người sáng lập đảng CSVN !

TỬ TPP ĐẾN QUYỀN CỦA CÔNG NHÂN

Về TPP, ông Trọng đã nói với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman chiều ngày 06/07/015 rằng “Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp nhất trong TPP, nên cũng gặp nhiều thách thức nhất và phải sửa đổi nhiều quy định pháp luật nhất khi tham gia TPP.

Ông đề nghị Hoa Kỳ ủng hộ, cân nhắc đến trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam, và có những linh hoạt cần thiết, phù hợp đối với Việt Nam trong đàm phán TPP.

Ông bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nhất là khi Việt Nam đã tham gia một hiệp định có tiêu chuẩn cao và toàn diện như TPP.” (theo Phi Sơn, Thời báo Kinh tế Việt Nam (TBKTVN), 7/7/2015)

Về phần mình, vẫn theo TBKTVN, ông Trọng cũng “khẳng định với Đại diện Thương mại Micheal Froman, Việt Nam đã và đang thể hiện cam kết của mình với tiến trình đàm phán TPP và sẽ chủ động, tích cực phối hợp với Hoa Kỳ và các nước để thúc đẩy việc sớm kết thúc đàm phán.”

Trong diễn văn tại (CSIS) chiều 8/7, ông Trọng kêu Hoa Kỳ đầu tư nhiều hơn là ở địa vị hàng thứ 7 trong số các nước làm ăn buôn bán với Việt Nam. Đến năm 2014, mậu dịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đến mức 36 ỷ dollars, nhưng so với Trung Quốc thì chỉ là hạt muối bỏ biển.

Trước ông Trọng, hai ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Nguyễn Minh Triết cũng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi Mỹ nhìn nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, nhưng Mỹ chưa đáp ứng. Tại sao ?

Bởi vì Điều 51 của Hiến pháp 2013 đã quy định : “ Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.”

Nhiều kinh tế gia Việt Nam gọi chủ trương này là “kinh tế nửa nạc nữa mỡ”, hay “giở giăng giở đèn” không giống ai nhưng lại do các Doanh nghiêp Nhà nước cầm đầu và Nhà nước kiểm soát, không có tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh bình đẳng là những yếu tố trái với chế độ kinh tế thị trường của các nước không Cộng sản.

Ngòai ra nền kinh tế của Việt Nam cũng không tôn trọng và bảo vệ quyền của người lao động và thiếu sân chơi công bằng giữa các Doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân và giữa Công ty nước ngòai và của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Vì vậy, nếu được Hoa Kỳ nhìn nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường thì Việt Nam sẽ vượt qua được cửa ải quan trọng hàng đầu để được vào TPP.

Trong các vấn đề đang được thảo luận giữa 12 nước thành viên

TPP, có những điều khỏan buộc nước hội viên phải tôn trọng và bảo vệ quyền của công nhân và nhân quyền. Đối với Việt Nam thì đây là miếng ăn khó nuốt vì đảng CSVN chỉ muốn tập trung công nhân vào Tổng liên đòan lao động của nhà nước (Tổng liên đòan Lao động Việt Nam) để chỉ huy và đôi khi sử dụng lực lượng này để gây áp lực với các Công ty nước ngòai đang hoạt động ở Việt Nam.

Việt Nam cũng sẽ phải thay đổi quyết định không cho người dân được tự do lập hội, hay đảng chính trị nếu công nhân có quyền tổ chức nghiệp đòan mà không cần phải có phép của nhà nước.

Trong cuộc họp báo thường lệ chiều 7/7 (2015), Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest đã tiết lộ nhiều ràng buộc dành cho Việt Nam khi gia nhập TPP, căn cứ theo bản ghi băng của Văn phòng báo chí phổ biến.

Sau đây là những cầu hỏi và trả lời liên quan đến Việt Nam và cuộc họp giữa ông Trọng và Tổng thống Obama ngày 7/7/2015:

H: My main area of question is on Vietnam, if I could for a moment. Vietnam and Cuba. Is Vietnam, in fact, a model -- the way the President is treating Vietnam as a major trade partner involved in this TPP -- is this the way that, despite its human rights problems that have been acknowledged by the White House, that it would, in fact, like to deal with Cuba itself?

(Câu hỏi chính của tôi liên quan đến Việt Nam, nếu tôi có thể trong giây lát. Đó là vấn đề Cuba và Việt Nam. Có phải Việt Nam được coi như một mẫu mực mà, căn cứ vào cách đối xử dành cho Việt Nam của Tổng thống, thì ông coi Việt Nam là một đối tác thương mại có tầm vóc trong tổ chức TPP, mặc dù (VN) có vấn đề về nhân quyền như Tòa Bạch ốc đã biết rất rõ, như thế có phải là cách cũng sẽ được áp dụng với Cuba ?)

(MR. EARNEST: Well, clearly we would like to see a lot more progress be made on the human rights front in Vietnam; that’s true in Cuba as well. I think where there tends to be some overlap in terms of the way that we view these situations is when it comes to the advocacy that we make in Vietnam for greater protection of human rights -- that what the President has concluded is that the most effective way for us to do that is to try to engage with the government of Vietnam.

And in the case of Vietnam, this is encouraging them to be part of the Trans-Pacific Partnership. They are participating in the negotiations. And the fact is, we are -- if we can complete a TPP agreement, and if Vietnam signs on, they would be making specific commitments to better protect and reflect the basic rights of workers in that country. That would be important progress. Right now, we don’t just have a moral objection to the way that basic universal human rights are not protected in Vietnam; we recognize that in some instances the violation of basic human rights actually puts American businesses at a significant economic disadvantage.

So by engaging with Vietnam, by getting them to sign on to this broader agreement, we can get them to do a better job, at least, of protecting basic universal human rights, while at the same time doing that in a way that starts to level the playing field for American businesses and American workers. This is part of the -- so I think this reflects a validation of the President’s strategy that just trying to shun and isolate a country can, in some cases, not put as much pressure on them as actually engaging them.)

And again, if we can complete this TPP agreement -- or the TPP agreement, then we’ll see Vietnam start to take those kinds of steps. And again, this is consistent with the philosophy that we have applied in Cuba -- that for almost 60 years we tried a strategy of isolating Cuba, and we didn’t see nearly as much movement on the human rights front as we would like to see. The President is ready to try a new strategy and is hopeful that, in the years ahead, we’re going to see a Cuban government that will do a better job of respecting and even protecting the basic human rights of their people.)

(Đ: (Tạm dịch): “Tất nhiên rõ ràng là chúng tôi muốn thấy có tiến bộ nhiều hơn về lĩnh vực nhân quyến ở Việt Nam. Dó cũng là vấn đề của Cuba nữa. Tôi nghĩ cũng có chuyện trùng hợp ở đây khi mà chúng ta muốn Việt Nam cần bảo vệ nhân quyền hơn nữa nên Tổng thống đã kết luận rằng cách hữu hiệu nhất cho chúng ta có thể làm được là tìm cách kết nối với Việt Nam. Đối với trường hợp của Việt Nam là khuyến khích họ tham gia vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà thực tế là chúng ta đã làm như thế, nếu chúng ta hòan tất thỏa hiệp TPP và Việt Nam ký kết thì họ sẽ phải thực thi những cam kết bảo vệ và phản ảnh những quyền cơ bản của công nhân tại nước họ. Đó sẽ là một bước tiến quan trọng. Ngay bây giờ chúng ta không những có trách nhiệm tinh thần là chống lại tình trạng những quyền căn bản của con người không được bảo vệ ở Việt Nam mà thực tế là những vị phạm về nhân quyền đó đã làm cho các hoạt động thương mại của Mỹ gặp nhiều khó khăn.”

Do đó mà quan hệ với Việt Nam và có được họ ký kết vào thỏa hiệp có tầm vóc rộng lớn này thì chúng ta có thể làm tốt hơn, ít nhất là bảo vệ những quyền cơ bản của con người thì đồng thời cũng có lợi cho các hoạt động thương mại và công nhân Hoa Kỳ.

Điều này đã phản ảnh chiến lược của Tổng thống là thay vì làm ngơ hay cô lập một quốc gia mà, trong một số trường hợp, gây áp lực không hiệu qủa như quan hệ với họ.”

Do đó, nếu chúng ta hòan tất Hiệp định TPP thì chúng ta sẽ thấy Việt Nam khởi sự thực hiện những bước cam kết. Và đây cũng phù hợp với triết lý chúng ta áp dụng với Cuba mà ngót 60 năm qua chúng ta đã theo đuổi chiến lược cô lập Cuba, nhưng chúng ta không thấy có những tiến bộ nào về nhân quyền mà chúng ta muốn thấy. Tổng thống sãn sàng theo đuổi một chiến lược mới và hy vọng rằng, trong những nắm sắp tới, chúng ta sẽ thây chính phủ Cuba làm tốt hơn để tôn trọng và bảo vệ những quyền căn bản của người dân Cuba.” )

CÓ TRÉO CẲNG NGỖNG KHÔNG ?

H: ( And just one quick question to follow up on the meeting today. You made a forceful case for engaging with Vietnam, and many human rights activists have wondered if it’s possible -- if it isn’t better to engage without the symbolic validation of meeting with an elected official in the Oval Office.)

( Tôi có thêm câu hỏi ngắn tiếp theo về phiên họp hôm nay (Obama-Nguyễn Phú Trọng). Ông đã nói một cách thuyết phục về chuyện kết nối với Việt Nam, nhưng nhiều nhà đấu tranh nhân quyền cũng đặt câu hỏi là liệu có thể không, nếu quan hệ mà không cần phải chứng minh bằng một cuộc gặp gỡ (của ông Nguyễn Phú Trọng) với một vị Dân cử (Tổng thống Obama) tại Văn phòng Bầu dục ?

(MR. EARNEST: Well, again, Chris, I think the President had the opportunity to talk about the goal of his meeting in the Oval Office earlier. But what I would say is that this is -- this was a meeting where they covered a lot of ground, both to reflect the deepened relationship between our two countries in the 20 years since normalized diplomatic relations were restored between the United States and Vietnam. But they obviously had the opportunity to discuss the TPP agreement, and they had a discussion about human rights. And that level of engagement, the President believes, is consistent with the national security interests of the United States.

Đáp: (Tạm dịch:”Anh Chris, tôi nghĩ là Tổng thống đã nói về mục tiêu của cuộc gặp gỡ tại Văn phòng Bầu dục rồi. Nhưng điều mà tôi muốn nói rằng đây là cuộc họp bao trùm nhiều lĩnh vực, phản ảnh mối quan hệ sâu rộng trong 20 năm qua giữa 2 quốc gia kể từ khi bình thường hoá ngọai giao. Nhưng cả hai Nhà lãnh đạo đã thảo luận về TPP, vấn đề nhân quyền và mức độ hợp tác mà Tổng thống tin là phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.”

LIỆU VN CÓ GIỮ LỜI KHÔNG?

H: And on Vietnam. By some accounts, Vietnam is, of the TPP countries, the farthest away in terms of human rights and labor rights. How realistic is it that if they are included in that trade deal, that they could live up to it?

(H: Cũng vẫn chuyện Việt Nam, khi Việt Nam là một thành viên của TPP rồi, hãy phỏng đóan về chuyện Nhân quyền và Quyền lao động của Công nhân, liệu những vấn đề này có được bao gồm trong TPP không, và liệu Việt Nam có giữ lời hứa tuân thủ không ?)

(MR. EARNEST: Well, I think that the point that we would make -- and this sort of goes to Jim’s question from earlier -- right now, as of today, there’s very little pressure that can be applied to Vietnam and their human rights record. Obviously, we can speak out publicly and raise our concerns about it, which we have and which we do. But in the context of a TPP agreement, what we can actually do is compel Vietnam to better respect the basic rights of workers in that country, and make clear to them that there is a tangible incentive for them doing so; that they can join this powerful economic block that could enhance some economic opportunities in their country.

From the perspective of the United States, however, we view the TPP agreement as an opportunity to, first and foremost, start to level the playing field. That if Vietnam is no longer trying to so grievously oppress their workers and trample their basic human rights, that as they start to do a better job of reflecting some of those rights and protecting them, that that’s going to level the playing field. That companies can no longer seek a significant economic advantage by going to a place where the rights of workers are so frequently flouted.

We can also live up to a moral imperative. We recognize that our country has a responsibility to speak out on human rights, to make them a priority, and to make clear to other countries that they should do the same.

And in the context of the TPP agreement, we cannot just advocate for those positions but actually have some results to show for it. So time will tell whether or not they will live up to the agreement. The thing that I can tell you from right now is they will have a very clear incentive to do so, an incentive that right now doesn’t exist at least on the same scale.

Đ: (Tạm dịch) : “ Tôi nghĩ, mục tiêu mà chúng tôi muốn làm, như là tôi đã trả lời câu hỏi của anh Jim vừa rồi, nhưng ngay bây giờ, vào ngày hôm nay (7/7 (2015) chúng ta có rất ít điều kiện để gây áp lực đối với Việt Nam và hồ sơ nhân quyền của nước này. Tất nhiên là chúng ta có thể bầy tỏ công khai mối quan tâm của chúng ta, và cũng là việc chúng ta đã làm và đang làm.

Nhưng trong phạm vi của Hiệp định TPP thì chúng ta có thể đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng những quyền căn bản của công nhân của nước họ, và tất nhiên là cũng phải thẳng thắn cho Việt Nam biết là họ sẽ được “đãi ngộ xứng đáng” nếu thực thi đúng như thế. Và do đó, họ sẽ được tham gia vào khối kinh tế hùng mạnh này (TPP) để tạo cơ hội tốt cho nền kinh tế của Việt Nam.”

Nói theo quan điểm của Hoa Kỳ, chúng ta coi Hiệp định TPP như một cơ hội, trên hết là một sân chơi bình đẳng. Nếu Việt Nam không còn áp chế công nhân của họ và vi phạm những quyền căn bản của con người, và bắt đầu chứng minh bằng cách làm tốt hơn các quyền này và bảo vệ chúng thì đó là họ đã đi vào luật chơi. Và như vậy, các Công ty sẽ không còn tìm cách đến những nơi làm ăn mà quyền lợi của công nhân luôn luôn bị làm ngơ.”

“Tất nhiên là chúng ta cũng phải giữ đạo lý của mình. Chúng ta nhìn nhận là Hoa Kỳ có bổn phận lên tiếng về Nhân quyền, coi đó là ưu tiên hàng đầu, nên chúng ta cũng muốn nói thằng với các nước khác rằng họ cũng cần làm như vậy.

“Trong phạm vi của TPP, chúng ta không thể chỉ cổ võ cho những quan điểm như thế. Chúng ta có những bằng chứng cụ thể để trưng ra. Do đó, thời gian sẽ trả lời xem họ có giữ những cam kết hay không. Điều mà tôi có thể nói ngay bây giờ là họ sẽ được đãi ngộ nếu làm như thế, sự đãi ngộ này hiện nay chưa có, ít ra không thể có cùng một mức độ.”

(Q: And just quickly, 40 years after the end of the Vietnam War, how does the White House view our relationship with Vietnam? Is it a change on the scale of Japan or Germany after World War II?

(H: Tôi muốn hỏi nhanh là 40 năm sau chiến tranh Việt Nam, Tòa Bạch Ốc đánh giá quan hệ của chúng ta với Việt Nam như thế nào, liệu có thể thay thế mức độ quan hệ giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản và Đức Quốc sau Thế chiến thứ II ?)

(MR. EARNEST: Well, I think the relationship between the United States and Vietnam has obviously improved over the last 40 years, of course, but even over the last 20 years since our diplomatic relations were restored. But they’ve got quite a way to go to try to reach the level of the important alliances that the United States has with both Japan and Germany.)

Đ: (Tạm dịch: “Tôi nghĩ liên lạc giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những tiến bộ trong 40 năm qua, ngay cả trong 20 năm qua kể từ khi quan hệ ngọai giao giữa hai nước đã được phục hồi. Nhưng còn phải mất một thời gian để có thể tiến tới mức độ đồng minh quan trọng mà Hoa Kỳ đã có với Nhật Bản và Đức quốc.” )

Đó là quan điểm rất minh bạch của Hoa Kỳ đối với việc tuân thủ những cam kết của TPP dành cho Việt Nam qua lời của Phát ngôn viên Bạch Ốc Josh Earnest.

Lời tuyên bố này không ghi trong “Tuyên bố tầm nhìn chung” của hai nước, nhưng rõ ràng là Hoa Kỳ muốn đặt ra những điều kiện quan trọng ràng buộc Việt Nam với TPP.

Ông Trọng kêu gọi Mỹ “linh hoạt” những ràng buộc này trong cuộc tiếp Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman chiếu 6/7 thì chỉ 24 giớ sau (chiều 7/7) ông Earnest đã trả lời như thế!

Như vậy, trong 3 ngày ở Thủ đô nước Mỹ, tuy ông Trọng và phái đòan đã vẻ vang được Tổng thống Obama tiếp và Phó Tổng thống Jose Biden mời tiệc trưa, nhưng ông Trọng đã thất bại trong nỗ lực mưu tìm sự “thông cảm” của Hoa Kỳ trong TPP.

Tuy vậy, về lĩnh vực các thỏa hiệp được ký kết thì Tuyên bố tầm nhìn chung đã viết: “Các hiệp định và thỏa thuận dưới đây có đóng góp vào việc phát triển quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và tạo cơ sở vững chắc cho sự hợp tác trong tương lai mà hai nước sẽ tiếp tục xây dựng, bao gồm:

- Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và Nghị định thư của Hiệp định;

- Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc;

- Bản Ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ về Chương trình các mối đe dọa đại dịch mới nổi và Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu;

- Thỏa thuận Tài trợ giữa Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam;

- Việt Nam cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam mới.

Trong các lần xuất hiện ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ông Trọng luôn luôn nhã nhặn, vui vẻ (ít ra là bên ngòai đã nhìn thấy như thế) không hề nhắc đến Xã hội Chủ nghĩa, hay Cộng sàn chủ nghĩa vì hai nước đã đồng ý tôn trọng thể chế chính trị của nhau. Nhưng ông Trọng luôn luôn mong muốn Hoa Kỳ không nên để những bất đồng như nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận làm cản trở hợp tác giữa hai nước.

Tổng Bí thư Trọng cũng nói nhiều đến quyết tâm của Việt Nam hợp tác và nâng quan hệ ngọai giao giữa hai nước “lên tầm cao mới”.

Về phía ông Obama, tuy rất cởi mở và tỏ vẻ thân thiện, nhưng những tuyên bố của Phát ngôn viên Earnest đã phần nào phản ảnh cách ứng xử của ông Obama trước phái đòan cao cấp Việt Nam. Ông trọng chắc phải suy nghĩ nhiều trên đường về Việt Nam ngày 10/7, sau khi dừng chân ở Liên Hiệp Quốc để gặp Tổng Thứ ký Ban Ki Moon.

Phạm Trần

(07/015)
 
Văn Hóa
Lá thư Canada : Chuyện ăn cỏ khô
Trà Lũ
08:54 10/07/2015
Lá thư Canada: CHUYỆN ĂN CỎ KHÔ

Đầu tháng Sáu, Canada công bố sổ thông hành loại mới. Tôi yêu đất nước quê hương thứ hai này của tôi qúa. Nhiều kỹ thuật tối tân được thấy rõ trong tập sổ này. Đây là một tuyệt tác. Ban ngày thì nó giống như các sổ thông hành khác, nhưng ban đêm thì nó là một chuỗi kinh ngạc. Các trang đều hiện lên những hình ảnh đặc trưng của đất nước này, như hình lá phong, hình tòa nhà quốc hội… Trang nào cũng gấm hoa như thế. Sổ mới này sẽ tránh được bao nhiêu việc làm giả. Tôi gọi cuốn sổ thân yêu này là ‘sổ thông hành’ nha, chứ không xài chữ của VC là ‘hộ chiếu’, thưa các cụ. Hộ hộ cái gì, chiếu chiếu cái gì, nghe nặc giọng Tàu Cộng.

Rồi ngày mồng 3 tháng Sáu, Canada đã làm một việc lịch sử : một buổi lễ ‘ hòa hợp hòa giải’ với Người Da Đỏ. Dân Da Trắng đến đất của dân Da Đỏ này vào thế kỷ 15, đã chiếm đất và đã mang cái văn hóa Da Trắng Âu Châu áp đặt lên toàn lãnh thổ. Cách đây 130 năm, họ đã mở ra những trường nội trú bắt con cái người Da Đỏ vào học với hy vọng dồng hóa được lớp trẻ. Sử ghi khoảng 150.000 trẻ em Da Đỏ đã bị bắt rời gia đình vào sống trong những k‎ý‎ túc xá này. Nhưng việc đồng hóa đã thất bại. Theo kết quả điều tra, đã có hơn 6.000 trẻ em Da Đỏ chết trong các trường nội trú. Trong buổi lễ xin lỗi và hòa giải mang tên ‘ Truth and Reconciliation’ được tổ chức tại thủ đô Ottawa ngày đầu tháng sáu, Thủ tướng Harper đã ôm lấy bà Da Đỏ Evelyn Dewache, một học sinh nội trú ngày xưa còn sống sót, nói lời xin lỗi. Nhìn tấm ảnh ôm hôn và làm hòa này, ai cũng cảm động. Nhưng đây mới là một trong những bước đầu Canada phải làm với dân Da Đỏ. Đất của người ta, tự nhiên đến chiếm đoạt, tự cho mình quyền làm chủ đất, rồi dồn họ vào những đặc khu mang tên là ‘Reserved Area’, và gọi họ là ‘Aboriginal People’. Người Da Đỏ không chịu. Họ xưng mình là ‘ The First Nations’. Danh xưng này rõ ràng nói lên cái ‎‎ý họ là chủ nhân của toàn lãnh thổ. Chuyện này còn dài, nhưng tôi hy vọng sẽ có kết quả tốt đẹp vì bản chất người Canada là hiền hòa và lương thiện, không còn máu ‘thực dân’ như cha ông họ ngày xưa thời đi xâm lăng. Khác với máu của ông Nga Putin bây giờ còn đang lăm le chiếm đất Ukraine, khác với máu của ông Tàu Cộng Tập Cận Bình bây giờ vẫn còn đang lăm le chiếm Biển Đông.

Rồi trung tuần tháng Sáu là lễ tôn vinh Các Người Cha. Theo truyền thống của làng An Lạc chúng tôi, lễ này phe các bà trong làng làm tiệc đãi phe các ông. Ôi chao, bữa tiệc mới ngon làm sao. Toàn những món mà phe các nhà quân tử chúng tôi thích. Các cụ đã đoán ra món gì chưa cơ ? Thưa, món ngon lắm và dễ làm lắm, các bà chỉ mất công đi chợ mua những thứ này cho tươi rồi đem về hấp lên là xong ngay. Thưa, đó là món tôm hùm lobster và cua biển Canada. Tôi xin lặp lại : cua Canada nha, Canada nổi tiếng về cua biển. Ông ODP đã biết trước các bà đãi những món này, nên khi bữa ăn bắt đầu, khi chị Ba Biên Hòa và hai Cô Huế Tôn Nữ và Cao Xuân mang thức ăn từ bếp ra thì ông cũng chạy đi lấy một thùng rượu mà ông đã đem tới và giấu dưới bàn thờ. Ông này quả là tổ sư về nhiều mặt. Ông vừa cười vừa bày lên bàn năm chai rượu qu‎ý. Ông thưa với cả làng : Đây là rượu Canada, những chai này được các con sâu rượu quốc tế đánh giá là ngon nhất trong năm. Tôi xin chép tên mấy chai rượu qu‎ý ra đây để các cụ phương xa muốn nếm rượu ngon của Canada thì có sẵn tên nha : chai Henry of Pelham, rượu hồng rosé, làm ở miền Thác Niagara, bang Ontario ; chai Benjamin Bridge, rượu bọt sparkling, làm ở Nova Scotia miền dông Canada ; chai Bartier Bros, rượu trắng, làm ở miền thung lũng Okanagan, bang BC; chai Culmina Estate, rượu đỏ, làm ở Ontario ; chai Tawse Winery, rượu trắng, làm ở Niagara falls, bang Ontario.

Cụ B.95 thấy rượu thì kêu lên : Như thế này thì chỉ có tôi là thiệt vì tôi không biết uống rượu. Anh John trấn an cụ ngay : Xin Cụ an lòng, Bác ODP đã nghĩ trước tới việc này vì trong số 5 chai rượu qúy kia có một chai cụ uống được mà không sợ say, đó là chai rượu bọt sparkling. Loại rượu bọt này thuộc hạng champagne, uống rất nhẹ và rất thơm. Phe các bà ai cũng xin uống chai này, còn các nhà quân tử chúng tôi thi uống các thứ kia. Ôi, tôm hấp cua hấp mà nhâm nhi với ba loại rượu trắng đỏ hồng sao mà nó đã thế.

Trong bữa ăn vui vẻ và sung sướng này, chúng tôi đã nói bao nhiêu chuyện. Cụ Chánh tiên chỉ là người kể chuyện đầu tiên. Cụ bảo cụ đã 90, nên cụ thường suy ngẫm về thời gian. Cụ mới đọc được một bài viết về sự tiến bộ của loài người trong 100 năm qua. Rằng cách đây 100 năm thì tuổi thọ của loài người trung bình là 47 tuổi. Ở Hoa Kỳ và Canada cứ 100 gia đình thì chỉ có 14 gia đình có phòng tắm riêng, và 8 gia đình có điện thoại. Cả nước Mỹ chỉ có 8 ngàn xe hơi , xăng bán trong thùng và bày bán ở các tiệm thuốc tây, và toàn quốc chỉ có 144 dặm đường là lát gạch hay đá. Năm 1910 lương một giờ là 22 xu, và lương trung bình một năm của một người thợ là từ 200 đến 400 đồng, lương người kế toán giỏi một năm là 2 ngàn đồng. 100 năm qua thế giới đã có những bước tiến vĩ đại. Không biết 100 năm nữa, thế giới sẽ tiến bộ đến đâu ?

Cả làng vỗ tay khen câu chuyện hay, cụ Chánh được hứng liền kể tiếp một chuyện nữa. Rằng nhân lễ kính các Hiền Phụ, lão cũng vừa đọc được một bài rất ‎‎ý nghĩa đề cao người cha. Chuyện bên Mỹ. Đây là chuyện một người cha VN gương mẫu, do k‎‎ý giả Đằng Giao trên báo Người Việt ở Cali kể. Đó là chuyện Ông Thomas Trịnh. Ông tới Hoa Kỳ năm 1982 khi mới 40 tuổi, góa vợ, với một đàn con. Ông một mình vất vả đi làm ở Beaverton, Oregon, nuôi một đàn con ăn học thành tài. Bốn cô con gái : Tuyết Mai, Thanh Thanh, Bích Ngọc, Tường Vy, khi tốt nghiệp trung học đều dậu thủ khoa. Báo chí phỏng vấn các cô thủ khoa này thì các cô đều trả lời giống như nhau : Vì cả đời cha đã hy sinh cho chúng em, nên chúng em cố học và cố sống sao cho cha chúng em hạnh phúc. Ôi, người cha gà trống tuyệt vời ! Ôi, bốn người con gái thủ khoa tuyệt vời! Tình cha tình con, đẹp biết chừng nào !

Nhân nói tới tình cha con, cũng xin nói tới tình thày trò. Hai tháng vừa qua, thế giới âm nhạc VN đã mất hai ông thầy nổi tiếng. Thày thứ nhất là nhạc sĩ Nguyễn Đức, ông là vị thày đã đào tạo ra bao nhiêu ca nhạc sĩ tại Saigon trước 1975 và tại hải ngoại này, ông cư ngụ tại Toronto. Ông đã về VN sống những ngày cuối cùng. Nhạc Sĩ Nguyễn Đức mất ngày 25 Tháng Năm thọ 85 tuổi. Vị thày thứ hai, nổi danh quốc tế, đào tạo ra bao nhiêu môn sinh, người có công đầu về nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc cổ truyền VN, cũng đã về quê VN sống những ngày cuối, và đã ra đi ngày 24 tháng Sáu tại Saigon, đó là GS đại lão Trần Văn Khê, hưởng thọ 95. Nguyện cầu hai vị từ cõi thiên thu cực lạc phù hộ cho nền âm nhạc VN.

Anh H.O. xin làng ngưng nói chuyện cõi thiên thu để trở về hạ giới với hai món hải sản ngon quên chết mà dân làng đang nhậu say sưa này. Anh cười hê hê : Chúng ta đang nhậu tôm hùm và cua biển làm tôi nhớ tới một món cũng cực ngon cực bổ mà chúng ta đã nếm sơ sơ mấy tháng trước. Tôi đố cả làng biết tôi định nói về món gì. Anh John giơ tay đáp ngay : Đó là món ngọc dương hải cẩu mà bác Từ Hòe cho chúng ta ăn dịp tết vừa qua. Vâng, đúng thế. Tôi mới đọc báo thấy Bộ Ngư Nghiệp Canada đang có chương trình chế biến và xuất cảng món ngọc dương của hải cẩu. Đất Canada phía nam giáp Hoa Kỳ còn ba mặt kia đều giáp 3 đại dương lớn, là nơi sinh sống của hàng triệu con hải cẩu. Xưa nay Canada xuất cảng bộ lông hải cẩu đi khắp thế giới, chỉ bộ lông mà thôi còn các thứ khác thì vất đi hết. Nhưng nay Canada đã bừng tỉnh, không vất hết đi nữa. Bộ ngư nghiệp Canada, ngoài xuất cảng bộ lông, còn có chương trình bán thịt hải cẩu và đặc biệt bán món ‘ngọc dương’. Bây giờ Canada mới biết món ngọc dương này được dân Á Châu qu‎ý hơn thần dược Viagara nên đã có kế hoạch xuất cảng món qúy này dưới dạng khô và dạng nước. Dạng khô thì tôi có biết, còn dạng nước thì bây giờ tôi mới nghe. Chắc sẽ dưới dạng rượu thuốc. Để mở đầu chương trình này Canada sẽ dùng một đoàn tàu gồm 5 chiếc với 40 thủy thủ và săn hải cẩu với loại súng hãm thanh. Hãm thanh vì sợ hải cẩu nhức tim khi nghe súng nổ vang. Chưa biết rồi đây phong trào bảo vệ thú vật sẽ lên tiếng ra sao. Bao giờ Canada có sản phẩm ngọc dương hải cẩu khô và nước, tôi sẽ trình các cụ ngay. Các cụ nào ưa xài Viagara xin để dành tiền mua thuốc mới này nha.

Cô Tôn Nữ trong làng giơ tay xin lên tiếng. Rằng việc xuất cảng hai đặc phẩm vể hải cẩu này cốt chỉ để phục vụ phe các ông, như thế là bất công, phe liền bà chúng tôi chả được hưởng gì cả ! Đây là hai món trợ dương để phe các ông nhiều sức tấn công phe phái yếu chúng tôi.

Các cụ đã thấy cô này ăn nói bạo chưa. Ông ODP liền phản công ngay : Cô nói như vậy là đổ oan cho phe liền ông chúng tôi. Không phải lúc nào phe liền ông cũng ở thế tấn công đâu. Cô có biết chuyện ‘Cỏ Khô’ nổi tiếng bên Ả Rập không? Cô Huế lắc đầu và xin ông kể.

Rằng trong một chuyến xe lửa đường trường ban đêm, trên một toa xe chỉ có hai hành khách. Một nam, một nữ, cả hai đều tuổi xồn xồn. Để không cảm thấy trống vắng vì đường xa, họ đã làm quen với nhau và cả hai đều ngồi xuống bên nhau và kể cho nhau nghe các thứ chuyện vui. Anh con trai kể trước. Đến lượt cô gái thì cô vừa kể vừa cầm tay chàng, và kể chuyện này:

Có một vị hoàng đế kia sắp sửa lên đường đi săn. Đây là một cuộc đi săn dài ngày nên vua cho gọi tên hầu cận thân tín và dặn : Trong thời gian ta đi xa, ngươi phải hầu hạ chiều chuộng công chúa mọi mặt, nghe chưa? Tên hầu cận sấp mình xuống và thưa xin tuân lệnh. Đêm thứ nhất công chúa bấm chuông gọi tên hầu cận vào phòng. Anh ta thấy công chúa không mặc quần áo gì cả. Nàng nằm trên giường và than lạnh. Anh hầu cận liền lấy chăn đắp cho công chúa rồi rút lui. Đêm thứ hai công chúa cũng bấm chuông gọi, anh hầu cận vào phòng và cũng thấy công chúa trần truồng, nằm trên giường và kêu lạnh. Anh hầu cận không thấy chăn đâu cả, liền tháo màn cửa đắp cho công chúa rồi rút lui. Đêm thứ ba, công chúa cũng bấm chuông gọi. Anh hầu cận vào và cũng thấy công chúa trần truồng và kêu lạnh. Anh hầu cận không tìm thấy chăn, không tìm thấy màn cửa, liền cởi áo của mình đắp cho công chúa rồi rút lui. Ngày thư tư thì vua đi săn về và cho gọi người hầu cận vào hỏi : Trong thời gian ta đi vắng, ngươi có chiều chuộng công chúa như ‎nàng muốn không ? Anh hầu cận trả lời là anh ta đã làm hết sức mình. Vua cho gọi công chúa và hỏi tên hầu cận có chiều chuộng không. Công chúa đáp : Nó chẳng chiều con một tí gì! Nhà vua giận dữ nhìn tên hầu cận rồi nói : Ta cho ngươi một ngày một đêm để chuẩn bị lên máy chém. Tên hầu cận sợ hãi vô cùng. Anh ta chạy đến một vị đại thần thày dạy của vua để xin một lời khuyên. Vị quan này nghe xong liền chỉ vào đám cỏ khô và nói : Mi hãy ăn đi ! Anh hầu cận hỏi tại sao. Quan đáp : Vì mi ngu như con bò ! Cô gái kể xong câu chuyện này thì xe lửa cũng vừa chạy tới ga nàng phải xuống. Anh chàng xồn xồn liền xách giúp nàng cái vali ra tới cửa. Cô gái liền mở ví cho anh ta 10 đồng. Anh ta từ chối, cô gái vừa cười vừa nói : Để anh mua cỏ khô !

Cả làng vỗ tay khen câu chuyện hay thấm thía và cười nghiêng ngả. Ai cũng bảo cái anh xồn xồn trong toa xe lửa ngu y như cái anh hầu cận công chúa Ả rập. Anh John cũng cười, nhưng rồi anh nói : Riêng tôi thì đã được vợ dạy là trong mọi hoàn cảnh tôi luôn luôn phải ngu như vậy !

Cụ bà B.95 lên tiếng : Anh John kể chuyện ‘ăn cỏ khô’ như vậy đủ rồi, anh mà kể nữa thì tối nay sẽ được Chị Ba dạy bảo mệt lắm. Xin Anh kể sang đề tài khác, đề tài nào mà anh thích. Anh vâng lời ngay. Anh xin kể cái tuyệt vời của tiếng Việt trong cách đọc các chữ viết tắt. Rằng có một lần anh nghe người bạn chê người kia là hội viên Hội NATO thì anh ngạc nhiên lắm, vì NATO là một hiệp hội quân sự khối Bắc Đại Tây Dương có từ năm 1949, anh Mít kia là cái thớ gì mà được nhập khối NATO. Ông bạn tôi thấy tôi ngây thơ và chưa Việt Nam hóa đủ nên mới cười hì hì rồi giảng :

- NATO mà tôi nói ở đây không có nghĩa to lớn như vậy đâu, NATO là chữ viết tắt của bọn tôi ‘ No Action Talk Only’, có nghĩa rằng cái anh chàng này chỉ được cái miệng, yêu nước bằng mồm, chứ chả có hành động nào cả.

Từ đó tôi cứ nhớ mãi cái tếu của chữ Nato. Gần đây, cái tếu này còn tăng lên gấp bội khi tôi đọc được trên mạng một bài bàn về chữ Xã Hội Chủ Nghĩa của CSVN, bốn chữ này viết tắt là XHCN. Cái máu tếu của dân ngụy Miền Nam đã phát nổ dữ dội khi đọc 4 chữ viết tắt này. XHCN đọc là xếp hàng cả ngày, xuống hố cả nước, xuống hàng chó ngựa, xạo hết chỗ nói, xét hỏi cả ngày, xâm hại con người, xấu hơn cả ngợm, xơi hết cả nhà, xóa hết cội nguồn, xì hơi chết người, xóa hết chữ nghĩa… Bốn chữ này đều diễn tả đúng cái khốn nạn của các đỉnh cao trí tuệ Hà Nội. Tôi chưa hề thấy có tiếng nước nào mà thần tình đọc ra được nhiều lối như tiếng VN.

Chuyện ‘ăn cỏ khô’, chuyện âm dương nam nữ hút nhau, chuyện XHCN đã đưa các cụ đi xa quá mất rồi, xin mời các cụ trở về chuyện đầu mùa hè.

Xin kể chuyện quốc khánh Canada gần đây. Lễ quốc khánh Canada là ngày đầu tháng Bảy, bốn ngày sau mới là quốc khánh Hoa Kỳ. Đây là lễ sinh nhật Canada tròn 148 tuổi. Theo lịch sử thì năm xưa Canada xém bị Hoa Kỳ chiếm và đồng hóa đấy các cụ ạ. Nhưng gần đây các nhà tiên tri sử học lại cho biết 100 năm nữa thì Canada sẽ sát nhập vào Hoa Kỳ, lần này không phải Hoa Kỳ đem quân xâm chiếm mà Canada tự ‎ý kết hợp. Lúc đó thì quốc gia mới mang tên Americana và sẽ bá chủ thế giới về mọi mặt. Chắc Tàu Cộng và Việt Cộng đoán trước được việc này nên bây giờ các quan lớn Tàu và Việt đang vơ vét, đem của và đưa vợ con sang Canada và Hoa Kỳ.

Đó là chuyện tương lai, bây giờ xin trở lại chuyện hiện tại. Ngày lễ quốc khánh năm nay cũng là ngày kỷ niệm lá cờ Canada được chẵn 50 tuổi. Canada lập quốc cách đây 148 năm, lúc đó Canada mang màu cờ khác, tên là ‘The Union Jack’. Nó phảng phất dấu hình của đế quốc Anh. Quốc kỳ hiện nay mang tên ‘ The Red Maple Leaf ’. Các cụ biết cờ Canada rồi chứ ? Nó chỉ có 2 màu, trắng và đỏ. Hình lá cây phong mầu đỏ ỡ giữa nền trắng. Chị Ba Biên Hòa bảo tôi : Cờ Canada có màu đỏ và màu đỏ này chỉ tình yêu, sức mạnh, tiến bộ, hòa bình, khác hẳn cái màu đỏ trên cờ Tầu Cộng và Việt Cộng, đó là màu máu. Nhật báo lớn Toronto Star, số ngày quốc khánh, đã làm một cuộc phỏng vấn 50 công dân : Bạn nghĩ gì khi ôm lá cờ Canada ? Canada là nước có tới 100 sắc dân khác nhau, 50 người được phỏng vấn này cũng đủ mọi gốc di dân, nhưng hầu như ai cũng trả lời là yêu lá cờ này hết lòng, vì nó tượng trưng cho tự do, ấm no, dân chủ, hòa bình, tiến bộ. Bà Jasmine Katsikaris nói : Tôi yêu đất nước mà tôi chọn làm quê hương thứ hai này quá, vì quốc kỳ có màu trắng và màu đỏ, hai màu chỉ sự hòa bình và tình yêu. Khi bạn có tình yêu và hòa bình thì bạn còn thiếu gì nữa đâu. Tôi thường đi du lịch nhiều nơi, ai thấy thông hành Canada in cờ lá phong của tôi thì đều vui vẻ và dành mọi sự dễ dàng cho tôi.

À, còn một tin rất lớn và nóng hổi là các trận đá banh phái nữ giải vô địch túc cầu thế giới lần thứ 7 đã được tổ chức ở Canada, từ ngày 6 tháng Sáu tới ngày 5 tháng Bảy với sự tham dự của 24 quốc gia, tại 6 thành phố lớn là Moncton, Montreal, Ottawa, Edmonton, Winnipeg và Vancouver. Không có trận nào ở thành phố Toronto nổi tiếng này vì Toronto đang dành sức chuẩn bị cho Đại Hội Thể Thao Mỹ Châu, 2015 Pan Am Games, vào trung tuần tháng Bảy. Ngày đầu khai mạc giải bóng đá nữ, đoàn chủ nhà Canada đã đấu với đoàn Trung Quốc tại sân Edmonton và đã chiến thắng với tỷ số 1-0 . Cả nước vỗ tay vang rền, vỗ lâu nhất là cộng đồng VN ở Toronto và dân làng An Lạc chúng tôi. Đoàn Canada bị loại ở vòng tứ kết, nhưng ai cũng bằng lòng vì túc cầu là môn thể thao rất mới lạ ở xứ lá phong nơi chỉ biết bóng rổ và gậy hockey này. Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA xưa nay vẫn coi Canada ở vào hạng giữa, đàng sau Đức, Pháp, Nhật và Hoa Kỳ.

Ngày có trận chung kết là Chúa Nhật mồng 5 tháng Bảy, cả làng tôi họp ở nhà anh John vì nhà anh có màn hình to như cái chiếu, xem đã con mắt vô cùng. Hai đội Hoa Kỳ và Nhật Bản tranh nhau chức vô địch. Đoàn Nhật Bản làm chúng ta mát mặt qúa, phải không các cụ. Da vàng Á Châu đâu có thua châu nào.

Và một việc lịch sử đã xảy ra là phe các bà trong làng cũng tới tham dự. Ngày xưa con gái đâu có biết đá banh, ngay cả việc xem đá banh cũng không có họ bao giờ. Riêng làng tôi, xưa nay chỉ có phe liền ông tức các nhà quân tử chúng tôi xem đá banh, phe các bà có đến không phải để xem đá, nhưng để phục vụ thức ăn và nghe các chuyện ngoài lề. Lần này, vì các cầu thủ là phái nữ nên phe các bà bảo nhau đến đông đủ và rất sớm. Xưa nay các bà có hiểu gì về đá banh đâu nên bác ODP, một ông Huyền Vũ của Saigon ngày xưa , đã chĩ dẫn và giải thích luật lệ, thế nào là đá phạt góc, đá phạt đền, đá phạt trực tiếp, thế nào là thẻ vàng thế nào là thẻ đỏ. Đang khi ông thao thao về luật trên sân cỏ thì một việc rất tức cười đã xảy ra. Số là anh John đang chăm chú nhìn vào màn ảnh, tay đang ôm con chó mà anh cưng nó như con, thì Chị Ba tiến tới và lấy con chó đi. Phe đàn ông chúng tôi thấy thế thì phá ra cười, còn phe đàn bà thì ngơ ngác. Tại sao chị không cho anh ôm con chó khi coi đá banh? À, đây là chuyện dài có gốc từ ngày xưa. Hình như cách đây hơn chục năm, tôi có kể cho các cụ rồi thì phải. Chuyện như thế này : Số là lần xem đá banh bữa đó, anh John cũng ôm con chó trong lòng. Lúc anh xem thấy cầu thủ thiên tài Ronaldo của Brazil lừa được banh từ cầu thủ số 1 của Anh là Beckham, dẫn banh tới vùng cấm địa và đá một phát thật mạnh như trời giáng, trái banh trúng xà ngang của khung thành rồi bật ra ngoài. Anh John cũng như trăm ngàn khán giả đã cùng thét lên một tiếng. Tiếng thét to như sét nổ, con chó đang ở trong lòng anh sợ hãi chạy vuột ra cửa. Mãi 3 ngày sau anh mới tìm lại được con chó. Lần này Chị Ba cũng sợ mất chó như vậy nên chị đã không cho anh vừa ôm chó vừa xem.

Ông ODP, giống y như Huyền Vũ năm xưa của dài phát thanh Saigon, ông thuộc tên từng cầu thủ, nhất là các cầu thủ đầu đàn, như cô Christine Sinclair của Canada, cô Ogimi Yuki của Nhật, cô Carli Lloyd và Kelley O’Hara của Mỹ, cô Celia Sasic của Đức… Ông theo từng đường banh, ông làm mọi người đứng tim từng phút. Anh John vừa nói vừa cười hà hà : Bữa nay mà có thêm Bác Từ Hoè cùng xem và cùng bình luận một lúc thì chắc nhà tôi sập !

Ông ODP còn chỉ cho mọi người thấy thủ tướng Harper của Canada và ông Phó Tổng Thống Joe Biden của Hoa Kỳ ngồi ở hàng ghế danh dự. Xưa nay có mấy khi thấy các vị này đi coi đá banh đâu. Khán giả từ Mỹ sang ngồi chật cầu trường B.C. Place. À, tôi chưa kịp nói là trận chung kết này diễn ra tại thành phố Vancouver của bang B.C. miền Tây Canada. Cầu trường có 53.000 chỗ, vé đã bán hết trước 2 tuần và nghe nói vé chợ đen lên cao khủng khiếp. Thời tiết thật là đẹp vì mới đầu hè. Trận chung kết này có 2 điều đặc biệt : Ngay 16 phút đầu đội Hoa Kỳ đã đá lọt lưới Nhật bản 4 lần, do bàn chân vàng của cầu thủ siêu sao Carli Lloyd. Hoa Kỳ đã thắng lớn với tỷ số 5/2, đè bẹp đội Nhật Bản ngay từ phút đầu. Phục các người đẹp Hoa Kỳ quá !

Trận chung kết vừa xong, ai cũng no con mắt vì các đường banh, ai cũng no lỗ tai vì những lời bình luận và tiếng reo hò, và bụng ai cũng đói cồn cào. Tôi nhìn quanh thấy anh chị John không nấu nướng gì cả, bếp không có lửa gì cả. Lạ quá chứ. Tôi thấy dân làng ai cũng thắc mắc như tôi. Nhưng sự thắc mắc này không kéo dài. Trong khi dân làng đứng lên vặn mình vặn cổ cho thư giãn thì chuông cửa reo. A, nhà hàng dưới phố giao đồ ăn. Thật tuyệt vời. Sau mười phút nghỉ ngơi, cả làng được mời ăn cơm tối. Các cụ có biết Chị Ba Biên Hòa đãi chúng tôi món gì không ? Thưa, món Bún Thịt Nướng. Mỗi người một hộp to đùng. Trong hộp có bún, thịt nướng, các loại rau thơm và nước mắm pha với dồ chua cà rốt xu hào củ cải. Mời các cụ xơi ngay vì món thịt heo nướng còn nóng hổi. Chưa bao giờ tôi ăn món bún thị nướng ngon như bữa nay, các cụ ạ. Miếng thịt nướng cháy cạnh trên than hồng ăn kèm với lá tía tô, kinh giới, ngò, ngò gai, dấp cá, rau diếp, mấy sợi rau muống chẻ. Sao mà các thứ này hợp nhau thế. Thiệt là ngon quá sức ! Thế mới biết ông bà tổ tiên VN chúng ta tài giỏi thần sầu. Ông bà đã mất bao nhiêu thời gian mới tìm ra các hương liệu này và biết các thứ này phải đi với thịt heo nướng và bún chín. Anh John bảo tôi từ ngày anh biết ăn các lá thơm tía tô, kinh giới, dấp cá, ngò gai của người VN thì anh như người bị bỏ bùa.

Rồi chuyện cười bùng lên ở góc bàn của anh H.O. Cô Tôn Nữ lên tiếng cáo với Cụ B.95 : Cụ ơi, anh H.O. đang nói chuyện chê phụ nữ chúng ta nè. Cụ B.95 từ đầu bữa toàn nghe bình luận về trận đấu nên bắt đầu ngấy, nay nghe thấy đề tài khác thì thích quá. Cụ hỏi ngay : Sao, anh H.O. dám xúc phạm tới phái nữ mình hả, anh xúc phạm ra sao? Cô Tôn Nữ được dịp trả thù, liền đáp : Anh kể những 2 chuyện, chuyện nào cũng xúc phạm hết. Chuyện thứ nhất kể rằng có bà mẹ kia bảo cậu con trai : Con đã gần 40 tuổi rồi đấy, liệu mà lấy vợ đi, kẻo sau này ăn cơm xong muốn xỉa răng cũng không có người lấy tăm cho đâu. 40 năm sau, chàng trai ngày ấy nay đã thành ông già 80 tuổi, nằm ôm đầu ôm tai, miệng than thở : Ôi chỉ vì cái tăm mà thân ta phải khổ thế này…

Làng phá ra cười. Cô Tôn Nữ nói thêm : Chưa hết đâu, anh H.O. kể những hai chuyện cơ. Chuyện thứ hai như thế này : Trên đời có 2 việc khó nhất : Một là nhét được tư tưởng của mình vào đầu người khác, hai là lấy tiền của người khác bỏ vào túi mình. Ai làm được điều 1 thành công thì gọi là thày giáo, ai làm được điều 2 thành công thì gọi là ông chủ. Ít có ai thành công làm được cả 2 việc, trừ một lớp người. Đố bạn biết lớp người này là ai. Nhóm trong bàn cháu đã trả lời, đó là các anh chị thuộc bang xã hội, anh đều lắc đầu. Anh bảo không phải ngoài xã hội, mà ngay trong nhà chúng ta, thưa đó chính là các bà vợ. Phe các bà thì nhao nhao phản đối : Dữ ha, dữa ha! Còn phe các ông, tức các nhà quân tử chúng tôi thì ai cũng gật đầu, khen rằng đáp số đúng và hay quá.

Mọi người quay vào Cụ Chánh xin cụ phân xử. Cụ Chánh bữa nay không còn đóng vai trung lập mà lây cái tếu của bọn liền ông chúng tôi. Cụ nghe cô Tôn Nữ cáo tội ông H.O. xong, liền trả lời : Lão cũng không biết phân xử ra sao, vì chính lão đã 90 tuổi rồi mà cũng đang lúng túng về một việc. Đó là không biết dùng dấu phẩy làm sao cho đúng với 2 câu sau đây in trong 2 ấn bản khác nhau :

1. Câu 1 liên hệ tới phán quyết của quan tòa :

- Ở với vợ lớn , không được ở với vợ bé !

- Ở với vợ lớn không được , ở với vợ bé !

2 Câu 2 liên quan tới một lời khuyên :

- Gia đình nên có 2 con , vợ chồng hạnh phúc

- Gia đình nên có 2 con vợ , chồng hạnh phúc

Các cụ phương xa, đang mùa hè nhàn rỗi, xin góp ‎ý‎ với làng tôi về dấu phẩy này nha. Chúc các cụ mùa hè vui vẻ và hạnh phúc.

TRÀ LŨ

Tin Vui : Tác giả Trà Lũ đã viết xong bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ gồm 4 cuốn sưu tầm 300, 400, 500, 600 chuyện, tổng cộng hơn 1.800 chuyện cười khác nhau. Đây là món quà trang nhã nhất để tặng cho chính mình hay người thân. Giá sách 95 Gia Kim hay Mỹ Kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com



 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Dòng Sông Hương
Tấn Đạt
21:38 10/07/2015
BÊN DÒNG SÔNG HƯƠNG
Ảnh của Tấn Đạt
Thả hồn theo nước Hương Giang
Đò khua những giọt nắng vàng lăn tăn
Về thăm đất Huế một lần
Thấy mình như đã vạn lần đến đây.
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)