Phụng Vụ - Mục Vụ
Con Đường Không Bằng Phẳng
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
04:53 10/07/2012
Gioan Tẩy Giả đi trước dọn đường cho Chúa Kitô. Con đường của Gioan đi không bằng phẳng mà ông lại kêu gọi mọi người hãy dọn phẳng đường cho ơn cứu độ của Chúa sắp đến. Đó là một điểm giao thoa giữa trời và đất. Con đường của Gioan đã mang một sứ mệnh ngay từ lúc mới sinh. Tất cả mọi người đều bảo nhau rằng: “Con trẻ này rồi sẽ nên như thế nào? Vì quả thật, bàn tay của Thiên Chúa đã ở cùng em”(Lc 1,66).
Khi lớn lên, Gioan khác người đời. Ông vào trong sa mạc sống khắc khổ, và khi trở lại, ông làm phép rửa, điều mà các tiên tri trong thời Cựu Ước không hề có. Ông khiến cho tất cả mọi người phải hiếu kỳ và đến hỏi ông: “Ông là ai?”(Ga 1,19). Câu hỏi như muốn hỏi rõ hơn: “Ông có phải là Đấng Mesia không?” Và nếu Gioan Tẩy Giả cứ liều nhận “Phải!” thì chắc chắn họ tin Gioan hơn Giêsu Nazareth. Vì Đức Giêsu giáng sinh giữa đêm đông trong nơi hang đá bò lừa, chỉ có một số nhỏ mục đồng chăn chiên biết, ngoài ra chẳng có ai biết. Còn Gioan Tẩy Giả thì ngược lại, từ lúc cha ông là Dacaria bị câm nín, người ta đã biết sự lạ xảy đến với ông, cho đến ngày bà Elisabeth sinh con, đặt tên cho con trẻ là Gioan, khác hẳn với tên trong dòng họ. Rồi ông Dacaria bật miệng để có thể nói được lời chúc tụng Thiên Chúa:
“Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israel đã viếng thăm cứu chuộc dân Người.
Từ dòng dõi trung thần Đa-vít, Người đã cho xuất hiện vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta”(Lc 1,68-69).
Người ta thấy những dấu lạ ngay từ lúc Gioan Tẩy Giả ra đời và dõi theo bóng dáng của ông vào sa mạc. Người ta chờ đợi ngày Gioan Tẩy Giả trở lại trong những ơn lạ và những dấu chỉ. Nhưng Gioan đã tuyên bố rất dõng dạc: “Tôi là tiếng kêu trong hoang địa. Hãy dọn đường cho Chúa đến”(Ga 1,23). Như vậy, sứ mệnh của Gioan là một sứ mệnh đi trước dọn đường cho Chúa. Sứ mệnh ấy không diễn ra trong bằng phẳng. Gioan đã sống khắc khổ ngay từ bé, bị tấn công ngay khi từ hoang địa trở về, và khi sứ mệnh đã gần hoàn tất Gioan bị bắt cầm tù. Sứ mệnh của Gioan là dọn đường cho Chúa. Ông đã hoàn thành sứ mệnh đó và hoàn thành một cách xuất sắc khi giới thiệu Đức Chúa Giêsu lúc Ngài đi ngang qua: “Đây Chiên Thiên Chúa. Đây Đấng xóa tội trần gian”(Ga 1,29). Chính vì ông hoàn thành sứ mạng như vậy nên đầu Gioan được đặt trong khay như là một của lễ trang trọng dâng về cho Thiên Chúa.
Cuộc đời của Gioan tuy ngắn ngủi, sứ mệnh của Gioan chỉ gói gọn trong hoang địa, nhưng nội dung mà Gioan loan báo quá ư là quan trọng. Đó là ơn cứu độ cho tất cả nhân loại. Đó là Đấng Mesia, Đấng Cứu thế đã đến trần gian. Dẫu cuộc đời Gioan ngắn ngủi, gập gềnh trên những nẻo đường sứ mệnh. Nhưng Gioan đã được gọi là cao trọng hơn tất cả các tiên tri khác. Vì các tiên tri thời Cựu Ước cho tới Gioan kết thúc. Riêng Gioan là người không chỉ loan báo Đấng Mesia mà còn chỉ Đấng Mesia cho dân chúng biết. Gioan đã bắc nhịp cầu từ Cựu Ước sang Tân Ước. Gioan là người đã bắt đầu bằng phép Rửa thống hối là hình bóng báo trước Đức Kitô sẽ thiết lập Bí tích Rửa Tội. Vì vậy, Gioan cho chúng ta một ân huệ lớn lao. Sứ mệnh của Gioan kết thúc không phải để khép lại một hành trình mà chính là mở ra một hành trình của ơn cứu độ thực hiện trong Đức Giêsu Kitô. Vì thế, chúng ta đến với Gioan là đến với Đức Kitô. Chúng ta đón nhận sứ mệnh của Gioan là đón nhận những gì mà Đức Giêsu Kitô muốn cho chúng ta tiếp cận ơn cứu độ nơi chính Ngài. Một hành trình quan trọng như vậy nên Gioan không cần phải nói nhiều. Gioan rao giảng bằng hình ảnh: Rìu đã để sát gốc cây, cây nào không sinh hoa trái sẽ bị chặt đi, hay người cầm nia trong tay mà rê lúa. Lúa thì thu lại cho vào kho lẫm, còn trấu thì đem đốt trong lửa đời đời.
Những cách rao giảng của Gioan cho chúng ta thấy một sự lựa chọn dứt khoát đặt ra trước mắt chúng ta. Cũng như Môisê ngày xưa đã có những diễn thuyết hùng hồn: “Hôm nay tôi đưa ra cho anh em chọn: hoặc được chúc phúc hoặc bị nguyền rủa. Anh em sẽ được chúc phúc nếu vâng nghe những mệnh lệnh của Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mà tôi truyền cho anh em hôm nay. Anh em sẽ bị nguyền rủa, nếu không vâng nghe những mệnh lệnh của Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, nếu anh em bỏ con đường hôm nay tôi truyền cho anh em phải đi, mà theo những thần khác anh em không biết. (Dnl 11,26-28)
Gioan hôm nay còn mạnh hơn nữa để nói lên một sứ mệnh đã được ấn định. Và nếu người ta không lựa chọn thì việc gì phải đến sẽ đến. Những gì mà Môisê diễn từ trước dân chúng và những gì mà Gioan đặt ra trước mắt mọi người sẽ là những hành trình ngắn nhất để đưa người Kitô hữu vào trong chương trình của Đức Kitô.
Khởi đi từ Môisê với sự lựa chọn giữa sự sống và sự chết đến Gioan đòi hỏi người Ki tô hữu phải ra đi, phải lên đường. Và trong Đức Giêsu Kitô, con đường ấy, con đường cứu độ ấy sẽ sinh hoa kết trái và hoa trái tồn tại đến muôn đời. Người Kitô hữu hôm nay mời gọi đến với Gioan là để Gioan chỉ Đấng Cứu Thế cho mọi người, để cho những kẻ ngỗ nghịch biết trở về với Thiên Chúa toàn năng. Đến với Gioan Tẩy Giả là để nhận một sứ mệnh, sứ mệnh dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Chúng ta không còn gì để nói hơn. Chúng ta không còn gì để thắc mắc. Khi đứng trước ngưỡng cửa của Cựu Ước, Đức Giêsu tuyên bố: “Trong tất cả những người bởi phụ nữ sinh ra không ai trọng hơn Gioan Tẩy Giả”(Mt 11,11; Lc 7,28)). Người mà Chúa cho phép đứng ở Cựu Ước và một tay với sang Tân Ước!
Một vị trí quan trọng. Một sứ mệnh quan trọng như thế nên nếu hôm nay Gioan Tẩy Giả xuất hiện giữa chúng ta. Ngài không chỉ lấy nước để rửa nữa mà lấy máu làm chứng cho thế giới. Hãy dừng tay giết các thai nhi vô tội; hãy biết lựa chọn con đường sáng, con đường sống, con đường tình yêu mà đừng tách biệt để khỏi trở thành tình dục. Gioan Tẩy Giả không bảo cầm nia trong tay, không bảo cầm rìu để chém gốc cây. Nhưng Gioan Tẩy Giả hôm nay nói với chúng ta rằng: hãy chọn sự sáng thay sự tối tăm. Ánh sáng của thế giới hiện đại càng sáng bừng lên bao nhiêu thì sự dữ và sự tối tăm càng khốc liệt bấy nhiêu. Vì thế, nếu Gioan Tẩy Giả xuất hiện, Ngài sẽ nói với chúng ta rằng “Hãy tìm sự sáng”, “Hãy tìm sự sống”. Con đường sáng ấy, con đường sống ấy đã được Đức Giêsu thánh hóa và đã khẳng định: “Ta là đường, là sự thật và là sự sống”(Ga 14,6).
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa là đường để chúng con bước đi không sợ lầm lạc.
Chúa là sự thật để chúng con không bước đi trong bóng tối.
Chúa là sự sống để chúng con không ở trong bóng đêm của sự chết.
Xin cho chúng con biết nghe lời của Gioan Tẩy Giả,
biết động lòng vì sứ mệnh của ông
mà lay tỉnh tâm hồn thời đại trong hiện tại hôm nay,
để chúng con biết trở về với Chúa,
đón nhận ơn cứu độ của Đấng
mà Gioan Tẩy Giả đã chỉ cho những người đương thời được biết:
“Đây là Chiên Thiên Chúa.
Đây Đấng xóa tội trần gian”
Xin cho chúng con được họa thêm lời của Giáo Hội:
Phúc cho chúng con,
những người được mời tới dự tiệc chiên Thiên Chúa. Amen.
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Chúa Giêsu luôn quan tâm đến con người
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
04:53 10/07/2012
CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 5, 21-43
Đọc Tin Mừng Chúa Giêsu, chúng ta nhận thấy mỗi tác giả Phúc Âm đều có những nét riêng biệt diễn tả con người của Đức Kitô. Tuy nhiên, dù có những điểm khác biệt trong Tin Mừng của mình. Nhưng tất cả các tác giả Tin Mừng đều cố gắng với sự linh hứng của Chúa Thánh Thần đều nói lên tính cách trung thực và đồng nhất về Chúa Giêsu Nagiarét, Đấng Cứu Thế đã đến trong thế gian. Thánh Máccô trình bầy Chúa Giêsu như Một- Con -Người-Chúa, một người luôn yêu thương và cảm thông với chúng ta.
Các bài đọc Chúa nhật XIII thường niên, năm B, đặc biệt đoạn Tin Mừng của thánh Máccô nhằm giới thiệu một Đức Kitô nhân từ, giầu lòng thương xót. Ngài luôn quan tâm, săn sóc và yêu thương, giúp đỡ con người. Tin Mừng Mc 5,21-43 thuật lại hai phép lả Chúa Giêsu đã làm để cứu vớt con người.Phép lạ thứ nhất, Chúa làm cho đứa bé con ông trưởng Hội đường Giairô, chết sống lại. Phép lạ thứ hai, Chúa làm cho người đàn bà bị bệnh băng huyết lâu năm được khỏi. Cả hai phép lả được Chúa làm là do lòng tin của con người. Ông trưởng hội đường đã tỏ thái độ tin sâu xa khi Ông khẩn khoản nài xin Chúa Giêsu: ” Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay trên cháu, để nó được cứu thoát và được sống “ ( Mc 5, 23 ).Còn người đàn bà bị bệnh băng huyết từ lâu đã có một đức tin thật đáng nể: ” Tôi mà sờ được vào áo của Người thôi, là sẽ được cứu “ ( Mc 5, 28 ). Nơi Ông Giairô. Lòng tin được biểu lộ cách cụ thể, mãnh liệt, rõ ràng, còn nơi người đàn bà, lòng tin rụt rè, kín đáo. Nhưng dù lòng tin có mãnh liệt hay rụt rè, tất cả đều nói lên đức tin của con người. Và như thế, đức tin là yếu tố quyết định để Chúa làm phép lạ.
Ở đây, chúng ta nhận ra rằng trong đời sống truyền giáo, đời sống phục vụ của Chúa Giêsu, Ngài luôn dành thời gian cho mọi hạng người. Dù người có địa vị như ông trưởng Hội đườung, hay người vô danh tiểu tốt như người đàn bà đang bị bệnh, Chúa luôn yêu thương họ như nhau. Mỗi người đều có chỗ đứng trong trái tim của Người. Tin Mừng cho chúng ta thấy rất nhiều lớp người đã tới với Chúa Giêsu và chính Người cũng đã tới với nhiều lớp người trong xã hội. Chúa luôn yêu mến mọi người với trái tim con người. Người là Chúa, nhưng qua việc Nhập thể, Ngài đã chấp nhận kiếp sống làm người, ngoại trừ tội lỗi, do đó, Người chia sẻ kiếp người và cảm thông với những nỗi vui buồn của con người. Chúa đã cầm tay chúng ta bằng chính đôi tay của Người, gọi tên chúng ta, và làm cho chúng ta sống lại nhờ Người tẩy sạch tội lỗi cho chúng ta. Chúa đã nuôi dưỡng chúng ta bằng chính Mình Máu của Người.
Vâng, cuộc đời của mỗi người chúng ta ở trần gian là một cuộc hành trình đức tin. Con người chúng ta sống bằng đức tin chứ không chỉ duy tình cảm hời hợt bên ngoài. Bởi vì nếu chỉ dựa vào tình cảm chúng ta sẽ dễ chán nản, thất vọng …Đức tin sẽ giúp chúng ta vượt thắng mọi sự. Cuộc đời có lúc vui, có lúc buồn, có lúc thuận, có lúc nghịch nhưng chúng ta vẫn giữ vững một niềm tin.
Chúng ta tin khi có Chúa ở với chúng ta, chúng ta sẽ chiến thắng tất cả bởi vì Chúa đã nói trong Tin Mừng: ” Không có ta chúng con thể làm được gì “ và Chúa hứa: ” Ta sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế “. Thánh Phaolô đã rất xác tín: ” Tôi sống không còn là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “. Đối với Chúa, chúng ta tất cả đều được ngài quan tâm. Chúa Giêsu luôn luôn dành thời gian cho chúng ta.
Chúa đã yêu thương chúng ta như một người Cha nhân hậu tốt lành. Ngài biết chiên và gọi tên từng con chiên: ” Ta đến để cho chiên được sống và sống dồi dào “ ( Ga 10, 10 ). Chúa luôn tôn trọng sự tự do của chúng ta và để chúng ta đáp trả lại tình yêu ấy. Xin Chúa giúp chúng con luôn biết đáp trả tình thương của Chúa như một đứa con ngoan, một đứa con hết sức thảo hiếu bằng cách luôn hướng về Chúa trong mọi cơn thử thách, nguy nan.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn đặt niềm tin tín thác nơi Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Phép lạ thường xẩy ra khi nào ?
2.Lòng tin của ông Giairô như thế nào ?
3.Đức tin của người đàn bà đang mắc bệnh băng huyết làm sao ?
4.Cuộc đời của chúng ta được ví như thế nào ?
5.Chúa có quan tâm tới những nhu cầu chính đáng của con người không ? Tại sao ?
Mc 5, 21-43
Đọc Tin Mừng Chúa Giêsu, chúng ta nhận thấy mỗi tác giả Phúc Âm đều có những nét riêng biệt diễn tả con người của Đức Kitô. Tuy nhiên, dù có những điểm khác biệt trong Tin Mừng của mình. Nhưng tất cả các tác giả Tin Mừng đều cố gắng với sự linh hứng của Chúa Thánh Thần đều nói lên tính cách trung thực và đồng nhất về Chúa Giêsu Nagiarét, Đấng Cứu Thế đã đến trong thế gian. Thánh Máccô trình bầy Chúa Giêsu như Một- Con -Người-Chúa, một người luôn yêu thương và cảm thông với chúng ta.
Các bài đọc Chúa nhật XIII thường niên, năm B, đặc biệt đoạn Tin Mừng của thánh Máccô nhằm giới thiệu một Đức Kitô nhân từ, giầu lòng thương xót. Ngài luôn quan tâm, săn sóc và yêu thương, giúp đỡ con người. Tin Mừng Mc 5,21-43 thuật lại hai phép lả Chúa Giêsu đã làm để cứu vớt con người.Phép lạ thứ nhất, Chúa làm cho đứa bé con ông trưởng Hội đường Giairô, chết sống lại. Phép lạ thứ hai, Chúa làm cho người đàn bà bị bệnh băng huyết lâu năm được khỏi. Cả hai phép lả được Chúa làm là do lòng tin của con người. Ông trưởng hội đường đã tỏ thái độ tin sâu xa khi Ông khẩn khoản nài xin Chúa Giêsu: ” Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay trên cháu, để nó được cứu thoát và được sống “ ( Mc 5, 23 ).Còn người đàn bà bị bệnh băng huyết từ lâu đã có một đức tin thật đáng nể: ” Tôi mà sờ được vào áo của Người thôi, là sẽ được cứu “ ( Mc 5, 28 ). Nơi Ông Giairô. Lòng tin được biểu lộ cách cụ thể, mãnh liệt, rõ ràng, còn nơi người đàn bà, lòng tin rụt rè, kín đáo. Nhưng dù lòng tin có mãnh liệt hay rụt rè, tất cả đều nói lên đức tin của con người. Và như thế, đức tin là yếu tố quyết định để Chúa làm phép lạ.
Ở đây, chúng ta nhận ra rằng trong đời sống truyền giáo, đời sống phục vụ của Chúa Giêsu, Ngài luôn dành thời gian cho mọi hạng người. Dù người có địa vị như ông trưởng Hội đườung, hay người vô danh tiểu tốt như người đàn bà đang bị bệnh, Chúa luôn yêu thương họ như nhau. Mỗi người đều có chỗ đứng trong trái tim của Người. Tin Mừng cho chúng ta thấy rất nhiều lớp người đã tới với Chúa Giêsu và chính Người cũng đã tới với nhiều lớp người trong xã hội. Chúa luôn yêu mến mọi người với trái tim con người. Người là Chúa, nhưng qua việc Nhập thể, Ngài đã chấp nhận kiếp sống làm người, ngoại trừ tội lỗi, do đó, Người chia sẻ kiếp người và cảm thông với những nỗi vui buồn của con người. Chúa đã cầm tay chúng ta bằng chính đôi tay của Người, gọi tên chúng ta, và làm cho chúng ta sống lại nhờ Người tẩy sạch tội lỗi cho chúng ta. Chúa đã nuôi dưỡng chúng ta bằng chính Mình Máu của Người.
Vâng, cuộc đời của mỗi người chúng ta ở trần gian là một cuộc hành trình đức tin. Con người chúng ta sống bằng đức tin chứ không chỉ duy tình cảm hời hợt bên ngoài. Bởi vì nếu chỉ dựa vào tình cảm chúng ta sẽ dễ chán nản, thất vọng …Đức tin sẽ giúp chúng ta vượt thắng mọi sự. Cuộc đời có lúc vui, có lúc buồn, có lúc thuận, có lúc nghịch nhưng chúng ta vẫn giữ vững một niềm tin.
Chúng ta tin khi có Chúa ở với chúng ta, chúng ta sẽ chiến thắng tất cả bởi vì Chúa đã nói trong Tin Mừng: ” Không có ta chúng con thể làm được gì “ và Chúa hứa: ” Ta sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế “. Thánh Phaolô đã rất xác tín: ” Tôi sống không còn là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “. Đối với Chúa, chúng ta tất cả đều được ngài quan tâm. Chúa Giêsu luôn luôn dành thời gian cho chúng ta.
Chúa đã yêu thương chúng ta như một người Cha nhân hậu tốt lành. Ngài biết chiên và gọi tên từng con chiên: ” Ta đến để cho chiên được sống và sống dồi dào “ ( Ga 10, 10 ). Chúa luôn tôn trọng sự tự do của chúng ta và để chúng ta đáp trả lại tình yêu ấy. Xin Chúa giúp chúng con luôn biết đáp trả tình thương của Chúa như một đứa con ngoan, một đứa con hết sức thảo hiếu bằng cách luôn hướng về Chúa trong mọi cơn thử thách, nguy nan.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn đặt niềm tin tín thác nơi Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Phép lạ thường xẩy ra khi nào ?
2.Lòng tin của ông Giairô như thế nào ?
3.Đức tin của người đàn bà đang mắc bệnh băng huyết làm sao ?
4.Cuộc đời của chúng ta được ví như thế nào ?
5.Chúa có quan tâm tới những nhu cầu chính đáng của con người không ? Tại sao ?
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:53 10/07/2012
ĐÁNH CHẾT MỘT NỬA
Tính chất của con người ta thì tham tiền, có một phú ông đùa bỡn, nói:
- “Tôi biếu không cho anh một ngàn lượng bạc, anh dám để cho tôi đánh chết anh không ?”
Người ấy ngồi suy nghĩ rất lâu rồi trả lời:
- “Chỉ đánh tôi chết một nửa rồi cho tôi năm trăm lượng, được chứ ?”
Suy tư:
Tiền bạc cần thiết cho cuộc sống, nhưng mạng sống con người thì cao quý hơn tiền bạc nhiều, tiền bạc chất đầy như núi, nhà cửa nhiều căn, chết đi thì có hưởng được không ?
Người khôn ngoan trước hết là bảo vệ mạng sống mình, sau đó thì mới tìm cách làm ra của cải tiền bạc, cho nên cuộc sống của họ dù không có của ăn của để thì vẫn cứ là có ý nghĩa; nhưng người ngu dốt thì trước hết tìm tiền bạc của cải mà coi nhẹ mạng sống của mình, cho nên khi có tiền bạc rồi thì lao vào cuộc sống hưởng thụ, mặc cho thân xác dần dần tàn tạ…
Đức Chúa Giê-su đã nói với các tông đồ: “Vì vậy Thầy bào cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẵng trọng hơn áo mặc sao ?...” (Mt 6, 25-33).
Cuối cùng Ngài kết luận: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho”. (Mt 6, 33)
Được một ngàn lượng bạc mà mất mạng sống thì ngay cả người ngu cũng chẳng thèm, huống hồ được cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích gì chứ ?
Người Ki-tô hữu chắc chắn là không tham rồi. ha ha ha…
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Tính chất của con người ta thì tham tiền, có một phú ông đùa bỡn, nói:
- “Tôi biếu không cho anh một ngàn lượng bạc, anh dám để cho tôi đánh chết anh không ?”
Người ấy ngồi suy nghĩ rất lâu rồi trả lời:
- “Chỉ đánh tôi chết một nửa rồi cho tôi năm trăm lượng, được chứ ?”
Suy tư:
Tiền bạc cần thiết cho cuộc sống, nhưng mạng sống con người thì cao quý hơn tiền bạc nhiều, tiền bạc chất đầy như núi, nhà cửa nhiều căn, chết đi thì có hưởng được không ?
Người khôn ngoan trước hết là bảo vệ mạng sống mình, sau đó thì mới tìm cách làm ra của cải tiền bạc, cho nên cuộc sống của họ dù không có của ăn của để thì vẫn cứ là có ý nghĩa; nhưng người ngu dốt thì trước hết tìm tiền bạc của cải mà coi nhẹ mạng sống của mình, cho nên khi có tiền bạc rồi thì lao vào cuộc sống hưởng thụ, mặc cho thân xác dần dần tàn tạ…
Đức Chúa Giê-su đã nói với các tông đồ: “Vì vậy Thầy bào cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẵng trọng hơn áo mặc sao ?...” (Mt 6, 25-33).
Cuối cùng Ngài kết luận: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho”. (Mt 6, 33)
Được một ngàn lượng bạc mà mất mạng sống thì ngay cả người ngu cũng chẳng thèm, huống hồ được cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích gì chứ ?
Người Ki-tô hữu chắc chắn là không tham rồi. ha ha ha…
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:53 10/07/2012
N2T |
18. Ai thi hành thánh ý của Thiên Chúa từ bỏ những ước muốn riêng tư của mình, mới là người bác học đa tài đa năng.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 12 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:53 10/07/2012
CHỦA NHẬT 12 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mc 4, 35-41
“Người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh ?”
Anh chị em thân mến,
Có rất nhiều lần chúng ta tự hỏi: Đức Chúa Giê-su là ai ? Và cũng có rất nhiều lần khi gặp gian nan thử thách, chúng ta cũng trách Chúa: Chúa đâu rồi sao con khổ thế này ?
1. Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa.
Các tông đồ không dễ dàng gì nhận ra thiên tính Thiên Chúa nơi Đức Chúa Giê-su, mặc dù đi theo làm môn đệ của Ngài nhiều năm, mặc dù cùng sát cánh bên Ngài, thấy Ngài làm phép lạ, nghe Ngài giảng dạy, thấy Ngài chữa lành bệnh tật.v.v...nhưng các ông vẫn chưa tin Ngài là Thiên Chúa giáng trần.
Ngài nằm ngủ đó, phía sau con thuyền, mặc cho sóng to gió lớn, mặc cho các môn đệ chèo chống thất vọng, Ngài vẫn cứ ngủ, bởi vì Ngài là Thiên Chúa, là Đấng có quyền trên vạn vật, là Đấng tạo dựng nên chim trời cá nước... Và cho đến khi Ngài ra lệnh cho sóng gió lặng yên mà các môn đệ vẫn còn hoài nghi: người này là ai mà đến sóng gió phải nghe lời...!
2. Đức Chúa Giê-su là con người.
Điều này thì quá rõ ràng, bởi vì lý lịch của Ngài thì ai cũng biết, là con của bà Ma-ri-a, là em bé sinh ra trong hang lừa máng cỏ, là con của bác thợ mộc Giu-se, là người bị quan Phi-la-tô kết án đóng đinh vào thập giá và đã chết...
Nhưng Đức Chúa Giê-su “làm con người” không phải chỉ có như thế, mà điều quan trọng và có ý nghĩa nhất trong việc làm người của Ngài chính là: để chia sẻ thân phận con người như chúng ta, để thông cảm tha thứ và để cứu độ chúng ta...
Nằm ngủ phía sau con thuyền, Đức Chúa Giê-su chắc chắn nghe và thấy các môn đệ của mình sợ hãi lo âu, nhưng đây là dịp để Ngài thử thách lòng tin của các môn đệ mình: giữa bão táp phong ba có còn tin vào Ngài không ?
Anh chị em thân mến,
Trần gian là bể khổ, ai cũng nói như thế, mỗi người ai cũng chèo chống con thuyền của mình hy vọng đi vào bến bờ bình an, nhưng không phải ai cũng được bình an khi chèo chống con thuyền cuộc đời của mình.
Đức Chúa Giê-su ở đó, Ngài đang nằm ngủ đâu đó trong con thuyền cuộc đời của mỗi người, cứ tin tưởng và phó thác, cứ chèo chống hết sức mình với niềm tin, vì Đức Chúa Giê-su đang ở trong thuyền, chỉ cần chúng ta kêu cứu, Ngài sẽ ra tay giúp đỡ chúng ta...
Đó là cuộc thử thách lòng tin mà –qua hoàn cảnh- Thiên Chúa luôn gởi đến cho những ai tin tưởng vào Ngài, tin tưởng vào Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, đang hiện diện trong con thuyền cuộc đời của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mc 4, 35-41
“Người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh ?”
Anh chị em thân mến,
Có rất nhiều lần chúng ta tự hỏi: Đức Chúa Giê-su là ai ? Và cũng có rất nhiều lần khi gặp gian nan thử thách, chúng ta cũng trách Chúa: Chúa đâu rồi sao con khổ thế này ?
1. Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa.
Các tông đồ không dễ dàng gì nhận ra thiên tính Thiên Chúa nơi Đức Chúa Giê-su, mặc dù đi theo làm môn đệ của Ngài nhiều năm, mặc dù cùng sát cánh bên Ngài, thấy Ngài làm phép lạ, nghe Ngài giảng dạy, thấy Ngài chữa lành bệnh tật.v.v...nhưng các ông vẫn chưa tin Ngài là Thiên Chúa giáng trần.
Ngài nằm ngủ đó, phía sau con thuyền, mặc cho sóng to gió lớn, mặc cho các môn đệ chèo chống thất vọng, Ngài vẫn cứ ngủ, bởi vì Ngài là Thiên Chúa, là Đấng có quyền trên vạn vật, là Đấng tạo dựng nên chim trời cá nước... Và cho đến khi Ngài ra lệnh cho sóng gió lặng yên mà các môn đệ vẫn còn hoài nghi: người này là ai mà đến sóng gió phải nghe lời...!
2. Đức Chúa Giê-su là con người.
Điều này thì quá rõ ràng, bởi vì lý lịch của Ngài thì ai cũng biết, là con của bà Ma-ri-a, là em bé sinh ra trong hang lừa máng cỏ, là con của bác thợ mộc Giu-se, là người bị quan Phi-la-tô kết án đóng đinh vào thập giá và đã chết...
Nhưng Đức Chúa Giê-su “làm con người” không phải chỉ có như thế, mà điều quan trọng và có ý nghĩa nhất trong việc làm người của Ngài chính là: để chia sẻ thân phận con người như chúng ta, để thông cảm tha thứ và để cứu độ chúng ta...
Nằm ngủ phía sau con thuyền, Đức Chúa Giê-su chắc chắn nghe và thấy các môn đệ của mình sợ hãi lo âu, nhưng đây là dịp để Ngài thử thách lòng tin của các môn đệ mình: giữa bão táp phong ba có còn tin vào Ngài không ?
Anh chị em thân mến,
Trần gian là bể khổ, ai cũng nói như thế, mỗi người ai cũng chèo chống con thuyền của mình hy vọng đi vào bến bờ bình an, nhưng không phải ai cũng được bình an khi chèo chống con thuyền cuộc đời của mình.
Đức Chúa Giê-su ở đó, Ngài đang nằm ngủ đâu đó trong con thuyền cuộc đời của mỗi người, cứ tin tưởng và phó thác, cứ chèo chống hết sức mình với niềm tin, vì Đức Chúa Giê-su đang ở trong thuyền, chỉ cần chúng ta kêu cứu, Ngài sẽ ra tay giúp đỡ chúng ta...
Đó là cuộc thử thách lòng tin mà –qua hoàn cảnh- Thiên Chúa luôn gởi đến cho những ai tin tưởng vào Ngài, tin tưởng vào Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, đang hiện diện trong con thuyền cuộc đời của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Sinh nhật
Lm Vũđình Tường
04:53 10/07/2012
Chúa Nhật 12 Mùa Thường Niên Năm B
Lc 1, 57-66. 80
Giáo hội thường không mừng kính ngày sinh nhật các thánh, ngoại trừ sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria và sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả. Mừng sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả không phải vì ngài có bà con với Đức Kitô mà chính là do lòng khiêm nhường vượt bực của thánh nhân. Ngoài ra ngài còn được coi là đấng đi trước mở đường cho Chúa cứu thế. Thánh Gioan Tẩy Giả khiêm nhường từ lời nói đến việc làm. Lời nói phát xuất từ suy nghĩ khiêm nhường đến độ người ta không hiểu được. Khi người ta hỏi ngài có phải là Đấng Cứu Thế không. Ngài từ chối không phải là Đấng Cứu Thế. Vậy ngài là tiên tri Elia. Ngài đáp không phải. Thế thì có phải là vị ngôn sứ chăng. Ngài đáp cũng không phải. Vậy ông là ai, chúng tôi cần câu trả lời cho người sai chúng tôi đi. Ngài đáp:
Tôi là tiếng người hô trong hoang địa. Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi. Gn 1,23
Trước mắt Thiên Chúa ngài không nhận có bà con họ hàng với Đức Kitô nhưng tự nhận bản thân mình không gì khác hơn là tiếng kêu trong hoang điạ. Một câu nói khiêm nhu tự hạ mình xuống thành tiếng gió trong sa mạc, nơi đồng hoang. Ngài muốn tự biến mình thành kẻ vô danh để làm cho Danh Thiên Chúa nổi bật trong dân chúng.
Về hành động cũng thế ngài coi việc mình làm không đáng chi nếu không có Thánh Thần Chúa biến đổi việc làm đó thì việc ngài làm chỉ là rỗng tuyếch.
Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi, và tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Gioan 1,27
Thánh Luca thuật lại sự kiện phép rửa có kèm theo câu:
Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong thánh thần và lửa. Lk 3,16
Một câu nói khiêm nhường tự hạ mình xuống dưới hàng nô lệ. Người đầy tớ ít ra còn danh dự hầu hạ chủ nhà. Hàng nô lệ chắc chắn không được bước chân vào nhà chủ và hẳn nhiên không được đến gần bên. Gioan tự ví mình vào hàng nô lê, tôi đòi, không xứng đáng cởi quai dép cho Đấng ông phục vụ.
Đối với công chúng Gioan được coi là vị tiên tri vĩ đại và ông có nhiều người theo làm môn sinh. Gioan tự coi mình không đáng có những môn đệ nên ông giới thiệu các môn đệ mình cho Đức Kitô khi ông chỉ tay về phía Ngài xác tín
Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi Gn 1,30
Những việc làm trên cho thấy Gioan thực sự khiêm nhường, lòng khiêm nhu phát xuất tận đáy lòng, tự con tim yêu mến nồng nàn.
Ngài cũng chọn một cuộc sống bình dị, đơn giản đến độ thiếu đủ thứ cần thiết cho cuộc sống bình thường. Kinh thánh thuật lại ngài sống trong hoang địa ăn châu chấu, chấm mật ong rừng và mặc áo nhặm lông lạc đà. Dù sống bình dị và thiếu thốn đủ điều nhưng Ngài lại có cuộc sống an vui, hạnh phúc, hoàn toàn tự do, không bị vật chất ràng buộc. Niềm vui bắt nguồn từ việc bà Maria đến thăm bà con là bà Elizabeth. Khi nghe lời chào thì hài nhi trong lòng nhảy mừng. Niềm vui đó kéo dài trong cuộc đời của thánh Gioan Tẩy Giả. Chính ngài diễn tả niềm vui đó cũng bằng nghe được tiếng nói người mình kính trọng, tôn thờ.
Ai cưới cô dâu, người đó là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng, thì vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng. Đó là niềm vui của thầy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn. Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi. Gn 3,30.
Gioan tìm được niềm vui vì nghe được tiếng Thiên Chúa. Ngài không tìm niềm vui nơi danh vọng, vật chất, nơi người đời nhưng tìm niềm vui qua việc lắng nghe tiếng Chúa. Chính niềm vui này là sức mạnh giúp Gioan từ bỏ mọi sự trần thế kể cả tiếng ca tụng thiên hạ trao cho. Nhờ biết từ bỏ mọi tiếng khen chê mà Gioan sống thảnh thơi, an bình tự đáy lòng. Thành quả Chúa ban cho những ai chọn lối sống khiêm nhường.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Lc 1, 57-66. 80
Giáo hội thường không mừng kính ngày sinh nhật các thánh, ngoại trừ sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria và sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả. Mừng sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả không phải vì ngài có bà con với Đức Kitô mà chính là do lòng khiêm nhường vượt bực của thánh nhân. Ngoài ra ngài còn được coi là đấng đi trước mở đường cho Chúa cứu thế. Thánh Gioan Tẩy Giả khiêm nhường từ lời nói đến việc làm. Lời nói phát xuất từ suy nghĩ khiêm nhường đến độ người ta không hiểu được. Khi người ta hỏi ngài có phải là Đấng Cứu Thế không. Ngài từ chối không phải là Đấng Cứu Thế. Vậy ngài là tiên tri Elia. Ngài đáp không phải. Thế thì có phải là vị ngôn sứ chăng. Ngài đáp cũng không phải. Vậy ông là ai, chúng tôi cần câu trả lời cho người sai chúng tôi đi. Ngài đáp:
Tôi là tiếng người hô trong hoang địa. Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi. Gn 1,23
Trước mắt Thiên Chúa ngài không nhận có bà con họ hàng với Đức Kitô nhưng tự nhận bản thân mình không gì khác hơn là tiếng kêu trong hoang điạ. Một câu nói khiêm nhu tự hạ mình xuống thành tiếng gió trong sa mạc, nơi đồng hoang. Ngài muốn tự biến mình thành kẻ vô danh để làm cho Danh Thiên Chúa nổi bật trong dân chúng.
Về hành động cũng thế ngài coi việc mình làm không đáng chi nếu không có Thánh Thần Chúa biến đổi việc làm đó thì việc ngài làm chỉ là rỗng tuyếch.
Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi, và tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Gioan 1,27
Thánh Luca thuật lại sự kiện phép rửa có kèm theo câu:
Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong thánh thần và lửa. Lk 3,16
Một câu nói khiêm nhường tự hạ mình xuống dưới hàng nô lệ. Người đầy tớ ít ra còn danh dự hầu hạ chủ nhà. Hàng nô lệ chắc chắn không được bước chân vào nhà chủ và hẳn nhiên không được đến gần bên. Gioan tự ví mình vào hàng nô lê, tôi đòi, không xứng đáng cởi quai dép cho Đấng ông phục vụ.
Đối với công chúng Gioan được coi là vị tiên tri vĩ đại và ông có nhiều người theo làm môn sinh. Gioan tự coi mình không đáng có những môn đệ nên ông giới thiệu các môn đệ mình cho Đức Kitô khi ông chỉ tay về phía Ngài xác tín
Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi Gn 1,30
Những việc làm trên cho thấy Gioan thực sự khiêm nhường, lòng khiêm nhu phát xuất tận đáy lòng, tự con tim yêu mến nồng nàn.
Ngài cũng chọn một cuộc sống bình dị, đơn giản đến độ thiếu đủ thứ cần thiết cho cuộc sống bình thường. Kinh thánh thuật lại ngài sống trong hoang địa ăn châu chấu, chấm mật ong rừng và mặc áo nhặm lông lạc đà. Dù sống bình dị và thiếu thốn đủ điều nhưng Ngài lại có cuộc sống an vui, hạnh phúc, hoàn toàn tự do, không bị vật chất ràng buộc. Niềm vui bắt nguồn từ việc bà Maria đến thăm bà con là bà Elizabeth. Khi nghe lời chào thì hài nhi trong lòng nhảy mừng. Niềm vui đó kéo dài trong cuộc đời của thánh Gioan Tẩy Giả. Chính ngài diễn tả niềm vui đó cũng bằng nghe được tiếng nói người mình kính trọng, tôn thờ.
Ai cưới cô dâu, người đó là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng, thì vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng. Đó là niềm vui của thầy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn. Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi. Gn 3,30.
Gioan tìm được niềm vui vì nghe được tiếng Thiên Chúa. Ngài không tìm niềm vui nơi danh vọng, vật chất, nơi người đời nhưng tìm niềm vui qua việc lắng nghe tiếng Chúa. Chính niềm vui này là sức mạnh giúp Gioan từ bỏ mọi sự trần thế kể cả tiếng ca tụng thiên hạ trao cho. Nhờ biết từ bỏ mọi tiếng khen chê mà Gioan sống thảnh thơi, an bình tự đáy lòng. Thành quả Chúa ban cho những ai chọn lối sống khiêm nhường.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Gặp gỡ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
04:53 10/07/2012
GẶP GỠ (CN XIII TN B) (Kn 1,13-15;2,23-24; Mc 5,21-43)
“Nếu tôi chạm vào gấu áo của Nguời thì tôi sẽ được khỏi bệnh” (Mc 5, 28). Sự đụng chạm này đã linh nghiệm. Người phụ nữ được chữa lành khỏi bệnh băng huyết. Sức khoẻ của bà được phục hồi. “Người cầm lấy tay em bé và nói: Talithakum …lập tức em bé đứng dậy và đi lại được”(Mc 5,41-42). Cái cầm tay này đã linh nghiệm. Em bé đã được hồi sinh. Ôi, có những cái đụng chạm tuyệt vời, những cái đụng chạm làm phát sinh điều tốt đẹp. “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: Ai đã chạm đến Ta?” (c. 31). Quả thật, trong một ngày, một tuần… không biết bao lần ta đụng chạm, tiếp xúc với tha nhân cách này hay cách khác. Có nhiều cái đụng chạm, tiếp xúc hoá thành sự gặp gỡ và phát sinh hiệu quả tốt đẹp nhưng cũng có nhiều cái đụng chạm, tiếp xúc trở nên sự đụng độ và gây ra hậu quả chẳng hay. Khi sinh thời, rất nhiều người đã tiếp xúc với Chúa Giêsu và họ đã hưởng nhận biết bao ơn lành. Tuy nhiên cũng không ít người tiếp xúc với Chúa mà kết quả xem ra xấu xa và tồi tệ hơn chẳng hạn như một số các luật sĩ, biệt phái… Có thể khẳng định cái yếu tố khiến cho những sự tiếp xúc phát sinh những kết quả trái ngược như thế, đó là ý hướng, thái độ của người tiếp xúc: tin tưởng hay hoài nghi vì đố kỵ.
“Này bà, lòng tin bà đã cứu chữa bà. Bà hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh”. “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi” (Mc 5,34.36). Những lời của Chúa Giêsu nói với người phụ nữ bị băng huyết và với ông trưởng hội đường khiến ta liên tưởng đến lòng tin. Thật vậy, đọc Tin Mừng ta phải chân nhận rằng chính do bởi lòng tin của người ta mà Chúa Giêsu đã làm phép lạ để chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ hay phục sinh kẻ chết... Hình như chỉ mỗi một lần Chúa biểu dương uy quyền để củng cố đức tin người ta như phép lạ hoá nước thành rượu tại Cana. Tuy nhiên xét cho cùng, phép lạ ấy cũng được xuất phát từ lòng tin của Mẹ Maria. Mẹ đã vững tin nên dù nghe câu trả lời như từ chối của Chúa Giêsu thì Mẹ vẫn biểu gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5). Niềm tin làm phát sinh nhiều hiệu quả tốt đẹp lạ thường. Niềm tin giúp ta vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn. Niềm tin có sức chữa lành tật bệnh và khiến ta vui sống. Quả thật nếu không có lòng tin ở nhau thì ta thật khó mà tồn tại và phát triển. Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đồ: Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải thì các con có thể lấp biển, dời non. Điều kiện có vẻ như tiên quyết mà Chúa Giêsu đòi hỏi ở những ai muốn Người thi ân giáng phúc đó là tin vào Người.
Tin Mừng còn cho ta hay rằng có không ít Thượng tế, luật sĩ và biệt phái không tin vào Chúa Giêsu. Một trong những nguyên cớ khiến họ không tin vào Chúa Giêsu đó là lòng ganh tương đố kỵ. Bài đọc thứ nhất, sách Khôn ngoan nói rõ: “Chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết” (Kn 2,24). Vì lòng ganh tương đố kỵ mà nhiều người đang lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ dù có tiếp xúc với Chúa thì cả “những cái họ đang có cũng sẽ bị lấy mất”.
Ganh đua và ganh tị xem ra gần giống nhau ở đích nhắm. Cả hai đều không muốn kẻ khác hơn mình. Trong khi người ganh đua thì tìm cách học hỏi, nỗ lực rèn luyện…để vươn lên cho hơn người thì kẻ ganh tị chỉ loay hoay tìm cách hạn chế, hạ bệ kẻ khác để họ phải thua mình. Dĩ nhiên, kẻ ganh tị sẽ không trừ một thủ đoạn nào. Đặc biệt khi kẻ ganh tị lại lợi thế hơn nhờ chức quyền, địa vị thì thủ đoạn sẽ tinh vi và nhiều khi đi đến chỗ bất nhân cách trắng trợn nếu không muốn gọi là vô liêm sỉ. Như lời tác giả sách Khôn ngoan thì đằng sau kẻ ganh tị luôn có bóng dáng của Thần Dữ và hậu quả là “sự chết” cho cả người bị ganh tị lẫn kẻ ganh tương đố kỵ.
Mẹ Hội Thánh, đặc biệt từ sau Công Đồng Vaticanô II luôn cổ võ con cái mình tích cực gặp gỡ, đối thoại với thế giới, với anh em khác đạo và với cả anh em vô thần. (x.MV 92; TG 12). Ai cũng mong cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa ta và tha nhân mang lại kết quả. Thánh Công Đồng dạy ta cần phải khiêm tốn lắng nghe trong chân thành và sẵn sàng đón nhận những khác biệt chính đáng của tha nhân. Để có được thái độ này tiên vàn ta phải có lòng tin vào tha nhân. Tin vào thiện ý và thiện chí của nhau là tiên đề của mọi cuộc tiếp xúc hay đối thoại.
Chúa Giêsu đã làm guơng cho ta về thái độ này. Ngoại trừ một số người mà Chúa Giêsu đã biết rõ lòng dạ chai đá của họ, thì để khơi gợi lòng tin nơi những người mà Người gặp gỡ, Người thường đi bước trước bằng cách tin vào họ. Chính nhờ tin vào một chút thiện hảo nơi tấm lòng thiếu phụ Samaria bên bờ giếng Giacop, Chúa Giêsu đã đốt lên niềm tin của chị. Tin Mừng thứ tư đặc biệt nhấn mạnh đến chủ đề lòng tin. Những bài tường thuật về công việc của Chúa Giêsu cũng như những bài diễn từ khá dài của Người thường xoay quanh chủ đề lòng tin. Mặc dù thấy rõ sự cứng lòng tin của nhiều người Do Thái thế mà Chúa Giêsu vẫn không ngừng rao giảng và dùng việc làm để minh chứng cũng đủ cho ta thấy Chúa luôn hy vọng, tin tưởng. Chúa ban ơn tha thứ vì Người tin ở chúng ta. Chúa không ngần ngại sửa dạy cả những người có chức có quyền thời bấy giờ vì Người tin tưởng sẽ có ngày họ đổi thay.
Giữa Hội Thánh và Chính Quyền các cấp, giữa ta và anh chị em lương dân hay khác đạo, giữa ta với ta, bậc bề trên và người bề dưới trong đạo, điều lý tưởng là có sự tiếp xúc chứ không phải đụng độ, có sự đối thoại chứ không phải đối đầu. Để lý tưởng này được hiện thực, thiết nghĩ cần phải có lòng tin vào nhau. Những người biệt phái, tư tế, luật sĩ thời Chúa Giêsu, họ thiếu lòng tin thường là do bởi lòng ganh tị. Họ ganh tị vì không muốn cái anh thợ mộc Giêsu này hơn mình hay qua mặt mình.
Lòng tin thường phát xuất từ tình yêu. Hiện thực cuộc sống cho ta thấy điều này: tình yêu đến trước rồi đôi nam nữ dần tin nhau chứ không phải vì họ tin nhau trước rồi họ mới yêu nhau. Để xây dựng lòng tin, trước hết ta hãy có một chút tình. Ta hãy đi bước trước trong việc yêu thương như Chúa Giêsu yêu thương. Nguời không chỉ chăm sóc các môn đệ mà còn tìm mọi cách để cho các ông sinh hoa kết trái và tạo điều kiện để các ông “làm được nhiều việc lớn lao hơn cả những việc Người làm” (x.Ga 14,11-12).
Nếu như Chính Quyền không sợ Hội Thánh gây ảnh hưởng hay ngược lại, nếu như các tôn giáo không sợ nhau chiêu mộ tín đồ, nếu như bề trên không sợ bề dưới tài giỏi hơn mình và nếu… thì sự tiếp xúc, đối thoại chắc chắn sẽ hiện thực. Khi đã có lòng tin ở thiện ý và thiện chí của nhau thì sự gặp gỡ sẽ ở trong tầm tay chúng ta và kết quả là nhiều điều tốt đẹp sẽ diễn ra trước mắt chúng ta.
“Nếu tôi chạm vào gấu áo của Nguời thì tôi sẽ được khỏi bệnh” (Mc 5, 28). Sự đụng chạm này đã linh nghiệm. Người phụ nữ được chữa lành khỏi bệnh băng huyết. Sức khoẻ của bà được phục hồi. “Người cầm lấy tay em bé và nói: Talithakum …lập tức em bé đứng dậy và đi lại được”(Mc 5,41-42). Cái cầm tay này đã linh nghiệm. Em bé đã được hồi sinh. Ôi, có những cái đụng chạm tuyệt vời, những cái đụng chạm làm phát sinh điều tốt đẹp. “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: Ai đã chạm đến Ta?” (c. 31). Quả thật, trong một ngày, một tuần… không biết bao lần ta đụng chạm, tiếp xúc với tha nhân cách này hay cách khác. Có nhiều cái đụng chạm, tiếp xúc hoá thành sự gặp gỡ và phát sinh hiệu quả tốt đẹp nhưng cũng có nhiều cái đụng chạm, tiếp xúc trở nên sự đụng độ và gây ra hậu quả chẳng hay. Khi sinh thời, rất nhiều người đã tiếp xúc với Chúa Giêsu và họ đã hưởng nhận biết bao ơn lành. Tuy nhiên cũng không ít người tiếp xúc với Chúa mà kết quả xem ra xấu xa và tồi tệ hơn chẳng hạn như một số các luật sĩ, biệt phái… Có thể khẳng định cái yếu tố khiến cho những sự tiếp xúc phát sinh những kết quả trái ngược như thế, đó là ý hướng, thái độ của người tiếp xúc: tin tưởng hay hoài nghi vì đố kỵ.
“Này bà, lòng tin bà đã cứu chữa bà. Bà hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh”. “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi” (Mc 5,34.36). Những lời của Chúa Giêsu nói với người phụ nữ bị băng huyết và với ông trưởng hội đường khiến ta liên tưởng đến lòng tin. Thật vậy, đọc Tin Mừng ta phải chân nhận rằng chính do bởi lòng tin của người ta mà Chúa Giêsu đã làm phép lạ để chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ hay phục sinh kẻ chết... Hình như chỉ mỗi một lần Chúa biểu dương uy quyền để củng cố đức tin người ta như phép lạ hoá nước thành rượu tại Cana. Tuy nhiên xét cho cùng, phép lạ ấy cũng được xuất phát từ lòng tin của Mẹ Maria. Mẹ đã vững tin nên dù nghe câu trả lời như từ chối của Chúa Giêsu thì Mẹ vẫn biểu gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5). Niềm tin làm phát sinh nhiều hiệu quả tốt đẹp lạ thường. Niềm tin giúp ta vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn. Niềm tin có sức chữa lành tật bệnh và khiến ta vui sống. Quả thật nếu không có lòng tin ở nhau thì ta thật khó mà tồn tại và phát triển. Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đồ: Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải thì các con có thể lấp biển, dời non. Điều kiện có vẻ như tiên quyết mà Chúa Giêsu đòi hỏi ở những ai muốn Người thi ân giáng phúc đó là tin vào Người.
Tin Mừng còn cho ta hay rằng có không ít Thượng tế, luật sĩ và biệt phái không tin vào Chúa Giêsu. Một trong những nguyên cớ khiến họ không tin vào Chúa Giêsu đó là lòng ganh tương đố kỵ. Bài đọc thứ nhất, sách Khôn ngoan nói rõ: “Chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết” (Kn 2,24). Vì lòng ganh tương đố kỵ mà nhiều người đang lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ dù có tiếp xúc với Chúa thì cả “những cái họ đang có cũng sẽ bị lấy mất”.
Ganh đua và ganh tị xem ra gần giống nhau ở đích nhắm. Cả hai đều không muốn kẻ khác hơn mình. Trong khi người ganh đua thì tìm cách học hỏi, nỗ lực rèn luyện…để vươn lên cho hơn người thì kẻ ganh tị chỉ loay hoay tìm cách hạn chế, hạ bệ kẻ khác để họ phải thua mình. Dĩ nhiên, kẻ ganh tị sẽ không trừ một thủ đoạn nào. Đặc biệt khi kẻ ganh tị lại lợi thế hơn nhờ chức quyền, địa vị thì thủ đoạn sẽ tinh vi và nhiều khi đi đến chỗ bất nhân cách trắng trợn nếu không muốn gọi là vô liêm sỉ. Như lời tác giả sách Khôn ngoan thì đằng sau kẻ ganh tị luôn có bóng dáng của Thần Dữ và hậu quả là “sự chết” cho cả người bị ganh tị lẫn kẻ ganh tương đố kỵ.
Mẹ Hội Thánh, đặc biệt từ sau Công Đồng Vaticanô II luôn cổ võ con cái mình tích cực gặp gỡ, đối thoại với thế giới, với anh em khác đạo và với cả anh em vô thần. (x.MV 92; TG 12). Ai cũng mong cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa ta và tha nhân mang lại kết quả. Thánh Công Đồng dạy ta cần phải khiêm tốn lắng nghe trong chân thành và sẵn sàng đón nhận những khác biệt chính đáng của tha nhân. Để có được thái độ này tiên vàn ta phải có lòng tin vào tha nhân. Tin vào thiện ý và thiện chí của nhau là tiên đề của mọi cuộc tiếp xúc hay đối thoại.
Chúa Giêsu đã làm guơng cho ta về thái độ này. Ngoại trừ một số người mà Chúa Giêsu đã biết rõ lòng dạ chai đá của họ, thì để khơi gợi lòng tin nơi những người mà Người gặp gỡ, Người thường đi bước trước bằng cách tin vào họ. Chính nhờ tin vào một chút thiện hảo nơi tấm lòng thiếu phụ Samaria bên bờ giếng Giacop, Chúa Giêsu đã đốt lên niềm tin của chị. Tin Mừng thứ tư đặc biệt nhấn mạnh đến chủ đề lòng tin. Những bài tường thuật về công việc của Chúa Giêsu cũng như những bài diễn từ khá dài của Người thường xoay quanh chủ đề lòng tin. Mặc dù thấy rõ sự cứng lòng tin của nhiều người Do Thái thế mà Chúa Giêsu vẫn không ngừng rao giảng và dùng việc làm để minh chứng cũng đủ cho ta thấy Chúa luôn hy vọng, tin tưởng. Chúa ban ơn tha thứ vì Người tin ở chúng ta. Chúa không ngần ngại sửa dạy cả những người có chức có quyền thời bấy giờ vì Người tin tưởng sẽ có ngày họ đổi thay.
Giữa Hội Thánh và Chính Quyền các cấp, giữa ta và anh chị em lương dân hay khác đạo, giữa ta với ta, bậc bề trên và người bề dưới trong đạo, điều lý tưởng là có sự tiếp xúc chứ không phải đụng độ, có sự đối thoại chứ không phải đối đầu. Để lý tưởng này được hiện thực, thiết nghĩ cần phải có lòng tin vào nhau. Những người biệt phái, tư tế, luật sĩ thời Chúa Giêsu, họ thiếu lòng tin thường là do bởi lòng ganh tị. Họ ganh tị vì không muốn cái anh thợ mộc Giêsu này hơn mình hay qua mặt mình.
Lòng tin thường phát xuất từ tình yêu. Hiện thực cuộc sống cho ta thấy điều này: tình yêu đến trước rồi đôi nam nữ dần tin nhau chứ không phải vì họ tin nhau trước rồi họ mới yêu nhau. Để xây dựng lòng tin, trước hết ta hãy có một chút tình. Ta hãy đi bước trước trong việc yêu thương như Chúa Giêsu yêu thương. Nguời không chỉ chăm sóc các môn đệ mà còn tìm mọi cách để cho các ông sinh hoa kết trái và tạo điều kiện để các ông “làm được nhiều việc lớn lao hơn cả những việc Người làm” (x.Ga 14,11-12).
Nếu như Chính Quyền không sợ Hội Thánh gây ảnh hưởng hay ngược lại, nếu như các tôn giáo không sợ nhau chiêu mộ tín đồ, nếu như bề trên không sợ bề dưới tài giỏi hơn mình và nếu… thì sự tiếp xúc, đối thoại chắc chắn sẽ hiện thực. Khi đã có lòng tin ở thiện ý và thiện chí của nhau thì sự gặp gỡ sẽ ở trong tầm tay chúng ta và kết quả là nhiều điều tốt đẹp sẽ diễn ra trước mắt chúng ta.
Lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô - những tương đồng lạ lùng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
04:53 10/07/2012
LỄ HAI THÁNH TÔNG ĐỒ PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ
Giáo hội mừng kính hai Thánh Tông đồ, hai cột trụ Giáo hội cùng chung một ngày. Hai con người khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng có rất nhiều cái chung.Cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô. Cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô. Cùng chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó. Và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đã đưa hai Ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn. Cùng trở thành nền móng xây toà nhà Giáo hội. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công Giáo. Hai Thánh Tông Đồ được Giáo hội mừng chung vào một ngày lễ 29 tháng 6.
Hai con người khác biệt ấy lại có những điểm tương đồng lạ lùng.Chúa Kitô đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một ở trong Người. Thánh Phêrô, trước đây hèn nhát, sợ hãi, chối Chúa, về sau yêu Chúa nồng nàn thiết tha. Thánh Phaolô, trước kia ghét Chúa thậm tệ, sau này yêu Chúa trên hết mọi sự. Trước kia hai vị rất khác biệt, bây giờ cả hai nên một trong tình yêu Chúa.
1. Hai tên gọi cùng được đổi mới.
Theo cách dùngThánh Kinh, tên không những chỉ là danh xưng dùng để gọi một người mà còn là hiện thân của một người (x.Từ điển Công Giáo phổ thông).Tên gọi nói lên một sứ mạng. Tên mới biểu tượng một thân phận mới một bản chất mới. Ađam đặt tên cho mọi giống vật và đặt tên cho vợ: “Ngươi sẽ gọi tên vợ là Eva, vì bà là mẹ của chúng sinh” (St 3,20). Abram được đổi tên để nhận lấy một sứ mạng cao cả: “Tên ngươi không còn là Abram nữa, mà là Abraham…Sarai, vợ ngươi, sẽ không còn là Sarai nữa. Song tên nó là Sara. Bởi Sara, ngươi có một người con trai, ngươi sẽ đặt tên cho nó là Isaac” (St 17,5-20). Tổ phụ Giacop được đổi tên là Israel: “Người đó hỏi ông: "Tên ngươi là gì? " Ông đáp: "Tên tôi là Giacop." Người đó nói: "Người ta sẽ không gọi tên ngươi là Giacop nữa, nhưng là Israel, vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa và với người ta, và ngươi đã thắng." (St 32,28-29).Theo lời Sứ thần Gabriel, Đức Maria đặt tên cho con là Giêsu. Ông Giacaria đặt tên cho con trai là Gioan.
Khi Anrê dẫn em trai là Simon đến gặp Chúa Giêsu, Người nhìn Simon và nói: “Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha” (tức là Phêrô) (Ga 1,42). Chúa xây dựng Giáo Hội trên Đá Tảng Phêrô: “Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá. Trên tảng đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16,18). Chúa còn trao chìa khoá Nước trời cho Phêrô.
Saolô là một biệt phái nhiệt thành. Trên đường đến Đamát, thình linh một luồng sáng từ trời bao tỏa lấy Saolô. Ông ngã xuống đất và nghe một giọng nói với ông: “Saolô, Saolô, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Saolô hỏi: “Ngài là ai?” Và có tiếng trả lời “Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ” (Cv 9,1-5). Saolô đã bị mù lòa. Ông làm những gì được chỉ bảo. Ba ngày sau, ông Annanias đến, đặt tay trên Saolô và ngay lập tức có cái vảy bong ra khỏi mắt và ông được sáng. Ông đứng dậy và chịu phép rửa (Cv 9,6-18). Từ đó, Chúa Giêsu biến đổi Saolô thành một Tông đồ dân ngoại. Kể từ chương 13 sách CVTĐ, Saolô có tên mới là Phaolô.
Đặt tên cho một người là định hướng cuộc đời người ấy theo tên gọi. Từ đó có một chương trình trong sự quan tâm trìu mến của người đặt tên. Tên Giêsu là sứ mạng của Người (Mt 1,21) nghĩa là cứu độ (Cv 14,3), cứu thoát (Cv 4,12), đem lại sự sống siêu nhiên cách viên mãn (Col 3,17). Ai cầu nguyện nhân danh Đức Giêsu, theo ý hướng của Người sẽ luôn luôn được nhận lời (Ga 15,16); Ai kêu cầu tên Người sẽ được cứu thoát (Rm 10,13); Những ai tin vào tên Người sẽ làm nên Hội Thánh (1 Cor 1,2) và từ đó được gọi là Kitô hữu (Cv 11,26). Simon và Saolô đón nhận tên gọi mới là Phêrô và Phaolô với sứ vụ cao cả là đá tảng và là cột trụ của Giáo Hội.
2. Hai khuôn mặt cùng một niềm tin
Có nhiều dư luận nói về Chúa Giêsu. Người hỏi các môn đệ: “Các con bảo Thầy là ai?”. Simon Phêrô nhanh nhẹn đáp:"Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16,16). Chúa Giêsu rất hài lòng về câu trả lời của Phêrô. Người nói với Phêrô:"Này anh Simon, con ông Gioan, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời"( Mt 16,17 ). Phêrô tuyên xưng niềm tin. Chúa Giêsu đặt thánh Phêrô làm đầu Giáo Hội ( Mt 16,18 ).
Từ khi nhận phép rửa, Phaolô đã mạnh dạn rao giảng về Chúa Kitô khiến nhiều người Do Thái ngạc nhiên tự hỏi:" Ông này chẳng phải là người ở Giêrusalem vẫn tiêu diệt những ai kêu cầu danh Giêsu sao ? Chẳng phải ông đã đến đây với mục đích bắt trói họ giải về cho các thượng tế sao?"( Cv 9, 21 ). Phaolô đã làm bẽ mặt những người Do Thái ở Đamát, khi minh chứng rằng Đức Giêsu là Đấng Mêsia ( Cv 9, 22). Phaolô đã được các tông đồ tin tưởng nhờ đó ngài và các tông đồ đi lại hoạt động tại Giêrusalem. Phaolô mạnh dạn rao giảng nhân danh Chúa Giêsu Kitô ( Cv 9, 28 ).
Phêrô tuyên xưng đức tin. Trên đá tảng Phêrô, đức tin được xây dựng. Phaolô làm sáng tỏ đức tin. Vị tông đồ dân ngoại hăng hái đem đức tin gieo trồng khắp mọi nơi. Hai khía cạnh của đức tin luôn sống động trong Giáo Hội, sứ mạng củng cố đức tin, xây dựng nội bộ và sứ mạng truyền giáo, đem đức tin đến với muôn dân.
3. Hai tính cách cùng một lòng mến
Thánh Phêrô, tính tình nóng nảy, bộc trực và đôi lúc hơi liều lĩnh. Nói về ông người ta không thể không nhắc đến cái vết thật đen trong cuộc đời của ông. Đó là lần ông đã chối Chúa. Alain một nhà tư tưởng lớn của Pháp đã viết những lời như thế thật chua cay về cái biến cố này: "Tôi hình dung ra ông ta đang ở trên Thiên đàng, đầu đội triều thiên hào quang sáng chói nhưng mỗi khi nhớ đến 'dzụ' ấy, chắc ông còn phải đỏ mặt". Lý do, ông viết tiếp: "Tông đồ Phêrô trong hoàn cảnh lúc đó đã lẩn trốn như thỏ hay như chuột". Lời nhận định hơi chua chát một chút nhưng nó cho chúng ta thấy tính cách nghiêm trọng của vấn đề. Vì Phêrô là Thủ lãnh các tông đồ, thủ lãnh nhóm 12 và nhất là trước đó Chúa đã cảnh cáo ông.
Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và dang dỡ, giữa xa và gần, giữa trời và đất. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Tuy nhiên, thánh Phêrô có nhiều đức tính đáng nể phục. Chính những đức tính sáng chói này sẽ làm lu mờ đi những cái tầm thường nơi con người của ngài. Nhờ đó, ngài đã xứng đáng với sự tín nhiệm của Chúa. Thánh Phêrô có lòng quảng đại. Khi được Chúa gọi, ông nhanh nhẹn bỏ tất cả mọi sự rồi theo Chúa. Thánh Phêrô có một đức tin chân thành và lòng gắn bó keo sơn với Chúa: "Lạy thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai vì Thầy có lời ban sự sống đời đời”. Đức tính đáng cảm phục nhất chính là lòng khiêm nhường. Đó là nhân đức nền tảng của mọi nhân đức. Khiêm nhường là mẹ các nhân đức. Rõ ràng, trong trái tim Phêrô lúc nào cũng yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa bảo Phêrô là Satan thì Phêrô cũng không giận Chúa. Chỉ vì sự sợ hãi yếu đuối mà chối Thầy, chứ trong tâm hồn lúc nào Phêrô cũng yêu mến Chúa. Không phải Phêrô yếu đuối vấp ngã mà Chúa bỏ rơi, chính tình yêu chân thành trong tâm hồn Phêrô mà Chúa đã yêu thương chọn làm Tảng Đá.
Saolô là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Gamaliên ở Giêrusalem. Saolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Têphanô và trên đường Đamát truy lùng các Kitô hữu. Được ơn trở lại, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô,Tông Đồ dân ngoại. Khi đã biết Chúa Kitô thì “ những gì xưa kia tôi cho là có lợi,thì nay,vì Đức Kitô,tôi cho là thiệt thòi.Hơn nữa tôi còn coi tất cả mọi sự là thiệt thòi,so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô,Chúa của tôi.Vì Ngài, tôi đành mất hết,và tôi coi tất cả như đồ bỏ,để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.Được như vậy,không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Môsê đem lại,nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Giêsu”( Pl 3,7-9). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô. Ngài trở thành một Tông đồ dân ngoại kiệt xuất, thành lập nhiều Giáo đoàn, mở mang phát triển Hội Thánh cách quang minh chính đại, khiến bản thân phải ra toà, tù tội, vất vả trăm đường. Các mối phúc thật được kết tinh nơi cuộc đời thánh nhân. Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình “ Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành” (2 Cor 12,9).Không gì có thể làm nao núng lòng tin mãnh liệt ấy “Chúng tôi bị dồn ép tư bề nhưng không bị đè bẹp;hoang mang nhưng không tuyêt vọng;bị ngược đãi nhưng không bị bỏ rơi;bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt”( 2cor 4,8-9).Vị Tông đồ dân ngoại đã nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức “Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1Cor 5,14). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài “Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa,là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”( Gal 2,20).Vì Đức Kitô và vì Tin mừng, thánh nhân đã sống và chết cho sứ vụ. Cuộc sống buôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân,bắt bớ,đói khát,trần truồng,nguy hiểm,gươm giáo? … Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống,dù thiên thần hay thiên phủ,dù hiện tại hay tương lai,hay bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác,không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta “ ( Rm 8,35-39).
Hai vị Thánh Tông Đồ có chung một lòng mến, một niềm tin và một khát khao nên thánh.Cả hai vị đều có những lầm lỗi và yếu đuối. Và cả hai đều hối hận, đều yêu mến Chúa thật tình. Chúa đã gọi và chọn hai vị làm Tông Đồ. Nhân danh và nhờ quyền năng Chúa Giêsu Kitô, hai vị đã làm được nhiều phép lạ.
Phêrô cùng với Gioan chữa lành một người què từ lúc lọt lòng mẹ vẫn ngồi ăn xin ở Cửa Đẹp Đền Thờ ( x. Cv 3, 7 – 9 ); Phêrô làm cho người chết sống lại ( x. Cv 9, 40 – 42 ); Phêrô chữa nhiều người đau ốm bệnh hoạn mà dân chúng khiêng họ ra tận đường phố để khi Phêrô đi qua, ít ra cái bóng của ông phủ lên một bệnh nhân nào đó, và tất cả đã được chữa lành ( x. Cv 5, 15 – 16 )...
Phaolô đã chữa lành một người bẩm sinh bị bại chân tại Lítra ( x. Cv 14, 8 – 10 ). Phaolô cũng làm cho một người đã chết sống lại ( x. Cv 20, 9 – 12 ). Sách Công Vụ Tông Đồ cho biết Phêrô bị bắt giam trong ngục, đã được Chúa sai thiên sứ đến cứu thoát khỏi tay vua Hêrôđê ( x. Cv 12, 1–11). Cả hai vị được đầy quyền năng và vinh quang trước mặt người đời.
Cuối cùng hai vị cũng bị bắt và chịu chết vì Danh Đức Giêsu Kitô. Cả hai vị đã bằng lòng hy sinh đến giọt máu cuối cùng để làm chứng cho Đức Giêsu Phục Sinh. Hai vị đã trở nên trụ cột của Giáo Hội. Phêrô là Anh Cả, đứng đầu Tông Đồ Đoàn. Phaolô là Tông Đồ Dân Ngoại. Hai vị có tính tình khác nhau, trình độ văn hóa khác nhau, khả năng làm việc khác nhau, nhưng lại cùng hoạt động, cùng xây dựng Nước Chúa. Những khác biệt của hai vị là để bổ túc cho nhau, giúp đỡ nhau, cùng nhau thăng tiến trong sứ vụ Tông đồ. Trên “tảng đá Phêrô” và “cột trụ Phaolô”, Giáo Hội Chúa Kitô bền vững và phát triển đến thiên thu vạn đại.
Sự nghiệp Tông đồ tiếp bước Chúa Kitô, hai vị hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng, hiệp nhất trong một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để rồi mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin minh chứng. Mặc dù có nhiều khác biệt về thành phần bản thân, về ơn gọi theo Chúa về hướng truyền giáo, nhưng cả hai vị đã tạo nên sự hiệp nhất trong đa dạng. Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nổ lực của con người dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả”, đó là khuôn vàng thước ngọc cho tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội.
Giáo hội mừng kính hai Thánh Tông đồ, hai cột trụ Giáo hội cùng chung một ngày. Hai con người khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng có rất nhiều cái chung.Cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô. Cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô. Cùng chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó. Và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đã đưa hai Ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn. Cùng trở thành nền móng xây toà nhà Giáo hội. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công Giáo. Hai Thánh Tông Đồ được Giáo hội mừng chung vào một ngày lễ 29 tháng 6.
Hai con người khác biệt ấy lại có những điểm tương đồng lạ lùng.Chúa Kitô đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một ở trong Người. Thánh Phêrô, trước đây hèn nhát, sợ hãi, chối Chúa, về sau yêu Chúa nồng nàn thiết tha. Thánh Phaolô, trước kia ghét Chúa thậm tệ, sau này yêu Chúa trên hết mọi sự. Trước kia hai vị rất khác biệt, bây giờ cả hai nên một trong tình yêu Chúa.
1. Hai tên gọi cùng được đổi mới.
Theo cách dùngThánh Kinh, tên không những chỉ là danh xưng dùng để gọi một người mà còn là hiện thân của một người (x.Từ điển Công Giáo phổ thông).Tên gọi nói lên một sứ mạng. Tên mới biểu tượng một thân phận mới một bản chất mới. Ađam đặt tên cho mọi giống vật và đặt tên cho vợ: “Ngươi sẽ gọi tên vợ là Eva, vì bà là mẹ của chúng sinh” (St 3,20). Abram được đổi tên để nhận lấy một sứ mạng cao cả: “Tên ngươi không còn là Abram nữa, mà là Abraham…Sarai, vợ ngươi, sẽ không còn là Sarai nữa. Song tên nó là Sara. Bởi Sara, ngươi có một người con trai, ngươi sẽ đặt tên cho nó là Isaac” (St 17,5-20). Tổ phụ Giacop được đổi tên là Israel: “Người đó hỏi ông: "Tên ngươi là gì? " Ông đáp: "Tên tôi là Giacop." Người đó nói: "Người ta sẽ không gọi tên ngươi là Giacop nữa, nhưng là Israel, vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa và với người ta, và ngươi đã thắng." (St 32,28-29).Theo lời Sứ thần Gabriel, Đức Maria đặt tên cho con là Giêsu. Ông Giacaria đặt tên cho con trai là Gioan.
Khi Anrê dẫn em trai là Simon đến gặp Chúa Giêsu, Người nhìn Simon và nói: “Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha” (tức là Phêrô) (Ga 1,42). Chúa xây dựng Giáo Hội trên Đá Tảng Phêrô: “Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá. Trên tảng đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16,18). Chúa còn trao chìa khoá Nước trời cho Phêrô.
Saolô là một biệt phái nhiệt thành. Trên đường đến Đamát, thình linh một luồng sáng từ trời bao tỏa lấy Saolô. Ông ngã xuống đất và nghe một giọng nói với ông: “Saolô, Saolô, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Saolô hỏi: “Ngài là ai?” Và có tiếng trả lời “Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ” (Cv 9,1-5). Saolô đã bị mù lòa. Ông làm những gì được chỉ bảo. Ba ngày sau, ông Annanias đến, đặt tay trên Saolô và ngay lập tức có cái vảy bong ra khỏi mắt và ông được sáng. Ông đứng dậy và chịu phép rửa (Cv 9,6-18). Từ đó, Chúa Giêsu biến đổi Saolô thành một Tông đồ dân ngoại. Kể từ chương 13 sách CVTĐ, Saolô có tên mới là Phaolô.
Đặt tên cho một người là định hướng cuộc đời người ấy theo tên gọi. Từ đó có một chương trình trong sự quan tâm trìu mến của người đặt tên. Tên Giêsu là sứ mạng của Người (Mt 1,21) nghĩa là cứu độ (Cv 14,3), cứu thoát (Cv 4,12), đem lại sự sống siêu nhiên cách viên mãn (Col 3,17). Ai cầu nguyện nhân danh Đức Giêsu, theo ý hướng của Người sẽ luôn luôn được nhận lời (Ga 15,16); Ai kêu cầu tên Người sẽ được cứu thoát (Rm 10,13); Những ai tin vào tên Người sẽ làm nên Hội Thánh (1 Cor 1,2) và từ đó được gọi là Kitô hữu (Cv 11,26). Simon và Saolô đón nhận tên gọi mới là Phêrô và Phaolô với sứ vụ cao cả là đá tảng và là cột trụ của Giáo Hội.
2. Hai khuôn mặt cùng một niềm tin
Có nhiều dư luận nói về Chúa Giêsu. Người hỏi các môn đệ: “Các con bảo Thầy là ai?”. Simon Phêrô nhanh nhẹn đáp:"Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16,16). Chúa Giêsu rất hài lòng về câu trả lời của Phêrô. Người nói với Phêrô:"Này anh Simon, con ông Gioan, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời"( Mt 16,17 ). Phêrô tuyên xưng niềm tin. Chúa Giêsu đặt thánh Phêrô làm đầu Giáo Hội ( Mt 16,18 ).
Từ khi nhận phép rửa, Phaolô đã mạnh dạn rao giảng về Chúa Kitô khiến nhiều người Do Thái ngạc nhiên tự hỏi:" Ông này chẳng phải là người ở Giêrusalem vẫn tiêu diệt những ai kêu cầu danh Giêsu sao ? Chẳng phải ông đã đến đây với mục đích bắt trói họ giải về cho các thượng tế sao?"( Cv 9, 21 ). Phaolô đã làm bẽ mặt những người Do Thái ở Đamát, khi minh chứng rằng Đức Giêsu là Đấng Mêsia ( Cv 9, 22). Phaolô đã được các tông đồ tin tưởng nhờ đó ngài và các tông đồ đi lại hoạt động tại Giêrusalem. Phaolô mạnh dạn rao giảng nhân danh Chúa Giêsu Kitô ( Cv 9, 28 ).
Phêrô tuyên xưng đức tin. Trên đá tảng Phêrô, đức tin được xây dựng. Phaolô làm sáng tỏ đức tin. Vị tông đồ dân ngoại hăng hái đem đức tin gieo trồng khắp mọi nơi. Hai khía cạnh của đức tin luôn sống động trong Giáo Hội, sứ mạng củng cố đức tin, xây dựng nội bộ và sứ mạng truyền giáo, đem đức tin đến với muôn dân.
3. Hai tính cách cùng một lòng mến
Thánh Phêrô, tính tình nóng nảy, bộc trực và đôi lúc hơi liều lĩnh. Nói về ông người ta không thể không nhắc đến cái vết thật đen trong cuộc đời của ông. Đó là lần ông đã chối Chúa. Alain một nhà tư tưởng lớn của Pháp đã viết những lời như thế thật chua cay về cái biến cố này: "Tôi hình dung ra ông ta đang ở trên Thiên đàng, đầu đội triều thiên hào quang sáng chói nhưng mỗi khi nhớ đến 'dzụ' ấy, chắc ông còn phải đỏ mặt". Lý do, ông viết tiếp: "Tông đồ Phêrô trong hoàn cảnh lúc đó đã lẩn trốn như thỏ hay như chuột". Lời nhận định hơi chua chát một chút nhưng nó cho chúng ta thấy tính cách nghiêm trọng của vấn đề. Vì Phêrô là Thủ lãnh các tông đồ, thủ lãnh nhóm 12 và nhất là trước đó Chúa đã cảnh cáo ông.
Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và dang dỡ, giữa xa và gần, giữa trời và đất. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Tuy nhiên, thánh Phêrô có nhiều đức tính đáng nể phục. Chính những đức tính sáng chói này sẽ làm lu mờ đi những cái tầm thường nơi con người của ngài. Nhờ đó, ngài đã xứng đáng với sự tín nhiệm của Chúa. Thánh Phêrô có lòng quảng đại. Khi được Chúa gọi, ông nhanh nhẹn bỏ tất cả mọi sự rồi theo Chúa. Thánh Phêrô có một đức tin chân thành và lòng gắn bó keo sơn với Chúa: "Lạy thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai vì Thầy có lời ban sự sống đời đời”. Đức tính đáng cảm phục nhất chính là lòng khiêm nhường. Đó là nhân đức nền tảng của mọi nhân đức. Khiêm nhường là mẹ các nhân đức. Rõ ràng, trong trái tim Phêrô lúc nào cũng yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa bảo Phêrô là Satan thì Phêrô cũng không giận Chúa. Chỉ vì sự sợ hãi yếu đuối mà chối Thầy, chứ trong tâm hồn lúc nào Phêrô cũng yêu mến Chúa. Không phải Phêrô yếu đuối vấp ngã mà Chúa bỏ rơi, chính tình yêu chân thành trong tâm hồn Phêrô mà Chúa đã yêu thương chọn làm Tảng Đá.
Saolô là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Gamaliên ở Giêrusalem. Saolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Têphanô và trên đường Đamát truy lùng các Kitô hữu. Được ơn trở lại, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô,Tông Đồ dân ngoại. Khi đã biết Chúa Kitô thì “ những gì xưa kia tôi cho là có lợi,thì nay,vì Đức Kitô,tôi cho là thiệt thòi.Hơn nữa tôi còn coi tất cả mọi sự là thiệt thòi,so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô,Chúa của tôi.Vì Ngài, tôi đành mất hết,và tôi coi tất cả như đồ bỏ,để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.Được như vậy,không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Môsê đem lại,nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Giêsu”( Pl 3,7-9). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô. Ngài trở thành một Tông đồ dân ngoại kiệt xuất, thành lập nhiều Giáo đoàn, mở mang phát triển Hội Thánh cách quang minh chính đại, khiến bản thân phải ra toà, tù tội, vất vả trăm đường. Các mối phúc thật được kết tinh nơi cuộc đời thánh nhân. Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình “ Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành” (2 Cor 12,9).Không gì có thể làm nao núng lòng tin mãnh liệt ấy “Chúng tôi bị dồn ép tư bề nhưng không bị đè bẹp;hoang mang nhưng không tuyêt vọng;bị ngược đãi nhưng không bị bỏ rơi;bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt”( 2cor 4,8-9).Vị Tông đồ dân ngoại đã nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức “Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1Cor 5,14). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài “Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa,là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”( Gal 2,20).Vì Đức Kitô và vì Tin mừng, thánh nhân đã sống và chết cho sứ vụ. Cuộc sống buôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân,bắt bớ,đói khát,trần truồng,nguy hiểm,gươm giáo? … Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống,dù thiên thần hay thiên phủ,dù hiện tại hay tương lai,hay bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác,không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta “ ( Rm 8,35-39).
Hai vị Thánh Tông Đồ có chung một lòng mến, một niềm tin và một khát khao nên thánh.Cả hai vị đều có những lầm lỗi và yếu đuối. Và cả hai đều hối hận, đều yêu mến Chúa thật tình. Chúa đã gọi và chọn hai vị làm Tông Đồ. Nhân danh và nhờ quyền năng Chúa Giêsu Kitô, hai vị đã làm được nhiều phép lạ.
Phêrô cùng với Gioan chữa lành một người què từ lúc lọt lòng mẹ vẫn ngồi ăn xin ở Cửa Đẹp Đền Thờ ( x. Cv 3, 7 – 9 ); Phêrô làm cho người chết sống lại ( x. Cv 9, 40 – 42 ); Phêrô chữa nhiều người đau ốm bệnh hoạn mà dân chúng khiêng họ ra tận đường phố để khi Phêrô đi qua, ít ra cái bóng của ông phủ lên một bệnh nhân nào đó, và tất cả đã được chữa lành ( x. Cv 5, 15 – 16 )...
Phaolô đã chữa lành một người bẩm sinh bị bại chân tại Lítra ( x. Cv 14, 8 – 10 ). Phaolô cũng làm cho một người đã chết sống lại ( x. Cv 20, 9 – 12 ). Sách Công Vụ Tông Đồ cho biết Phêrô bị bắt giam trong ngục, đã được Chúa sai thiên sứ đến cứu thoát khỏi tay vua Hêrôđê ( x. Cv 12, 1–11). Cả hai vị được đầy quyền năng và vinh quang trước mặt người đời.
Cuối cùng hai vị cũng bị bắt và chịu chết vì Danh Đức Giêsu Kitô. Cả hai vị đã bằng lòng hy sinh đến giọt máu cuối cùng để làm chứng cho Đức Giêsu Phục Sinh. Hai vị đã trở nên trụ cột của Giáo Hội. Phêrô là Anh Cả, đứng đầu Tông Đồ Đoàn. Phaolô là Tông Đồ Dân Ngoại. Hai vị có tính tình khác nhau, trình độ văn hóa khác nhau, khả năng làm việc khác nhau, nhưng lại cùng hoạt động, cùng xây dựng Nước Chúa. Những khác biệt của hai vị là để bổ túc cho nhau, giúp đỡ nhau, cùng nhau thăng tiến trong sứ vụ Tông đồ. Trên “tảng đá Phêrô” và “cột trụ Phaolô”, Giáo Hội Chúa Kitô bền vững và phát triển đến thiên thu vạn đại.
Sự nghiệp Tông đồ tiếp bước Chúa Kitô, hai vị hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng, hiệp nhất trong một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để rồi mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin minh chứng. Mặc dù có nhiều khác biệt về thành phần bản thân, về ơn gọi theo Chúa về hướng truyền giáo, nhưng cả hai vị đã tạo nên sự hiệp nhất trong đa dạng. Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nổ lực của con người dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả”, đó là khuôn vàng thước ngọc cho tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội.
Đừng sợ, chỉ cần tin
Lm Jude Siciliano, OP
04:53 10/07/2012
CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN – B
Khôn ngoan 1: 13-15; 2: 23-24; Tv 30; 2 Cr. 8: 7, 9, 13-15; Maccô 5: 21-43
Các trình thuật của thánh Máccô thường ngắn gọn, sinh động và có cảm giác vội vã. Đức Giêsu đang vội vã hoàn tất công việc rao giảng Tin mừng; trong khi các môn đệ thì chậm chạm theo sau Người. Nhưng câu chuyện hôm nay lại dài bất thường. Câu chuyện mang đặc trưng “chèn” hai câu chuyện thành một. Một câu chuyện bắt đầu và bị chen ngang bởi một câu chuyện khác; câu chuyện này kết thúc, trước khi thánh Máccô trở lại câu chuyện chính.
Kỹ thuật kết nối kiểu “chèn vào” của hai nhân vật khác nhau trong cùng một trình thuật sẽ tạo ra sự so sánh giữa hai nhân vật. Chúng ta bắt đầu bằng việc so sánh hai nhân vật trong câu chuyện, những điểm tương đồng và dị biệt của họ. Những người có quyền hành và sức mạnh đã không thể giúp cả hai con người này. Các bác sỹ không thể chữa căn bệnh của người đàn bà này, còn những người đồng sự trong hội đường với Giaia cũng chẳng thể giúp gì cho ông. Vậy họ làm gì? Họ chủ động tìm đến Đức Giêsu, nhưng theo những cách thức khác nhau.
Giaia là một người cha đã tuyệt vọng và, dù ông là trưởng hội đường, ông đã vất bỏ mọi nghi thức, chuẩn mực để chạy đến với Đức Giêsu, sấp mình dưới chân và “khẩn khoản nài xin Người”. Ta thấy uy danh của Đức Giêsu trước bạn hữu của ông và những trưởng hội đường khác! Hãy thử tưởng tượng xem một chức sắc tôn giáo khiêm nhường sấp mình trước một nhà giảng thuyết lưu động.
Nhưng rồi ông phải chờ. Chẳng phải quý vị ghét chờ đợi ư? Chẳng hạn khi xếp hàng chờ thanh toán tại quầy trong siêu thị hay tại hí trường; một đoạn đường kẹt dài sau đèn đỏ; chờ nước sôi trong khi đói cồn cào; hay phải điền toa thuốc tại quầy thuốc. Nhưng đó cũng chỉ là những bất tiện nho nhỏ, phải không?
Còn có một sự chờ đợi khác với đầy sự căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và vô vọng. Chờ đợi khi một người mình yêu thương đang phải phẫu thuật; chờ đợi đứa con đi đâu mãi khuya không về; chờ người lính trở về từ chiến trường. Đó là những chờ đợi rất bấp bênh. Chúng ta bắt tay vào làm tất cả những gì có thể để giải quyết những tình huống và khó khăn. Nhưng những hình thức chờ đợi trên hoàn toàn khác, chúng ta chẳng thể làm gì, chúng ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, vì thế chúng ta chẳng có chọn lựa nào ngoài chờ đợi và cầu nguyện cho một giải pháp tốt nhất.
Thánh Máccô quả là một người kể chuyện tài tình khi ngài chen câu chuyện này vào câu chuyện kia. Ngài xây dựng được kịch tính và sự háo hức và chúng ta phải chờ để khám phá ra kết quả. Nhưng Giaia không ở đó để mà thưởng thức một câu chuyện hay và ông đang phải chờ vì Đức Giêsu quay qua câu chuyện của người đàn bà. Giaia phải chờ. Thử nghĩ xem ông ta phải trải qua cảm giác này như thế nào. Ông đã phải chạy đến Đức Giêsu trong khi hết sức nguy kịch. Ông mô tả điều đó rất ngắn gọn và khẩn cấp: “Con bé nhà tôi gần chết rồi”. Ông ấy và cả bạn bè có thế lực của ông cũng chẳng thể làm gì được. Đức Giêsu chính là hy vọng cuối cùng của ông. Ông đề nghị thẳng thắn “Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống”. Khi chúng ta đang cần gấp thì chẳng cần phải cầu nguyện với lời lẽ rườm rà. Đức Giêsu đáp lại tức thì “Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người”.
Đức Giêsu vội vã. Nhưng có lẽ đối với ông thì Đức Giêsu không có vẻ gì gấp gáp, vì Người dừng lại nói chuyện với người đàn bà bị băng huyết đã chạm vào Người và được lành bệnh. Chính việc bị chảy máu đã khiến bà bị xem như ô uế suốt cả 12 năm (Lv 15,25-30). Cộng với sự khổ sở này, bà còn bị loại khỏi gia đình, bạn bè và cả việc tham dự vào cộng đoàn cầu nguyện.
Đức Giêsu dừng lại nói chuyện với người đàn bà cho thấy Người xem nhu cầu của bà cũng quan trọng và khẩn thiết không kém nhu cầu của người lãnh đạo tôn giáo danh tiếng Giaia. Một lần nữa Đức Giêsu cho thấy những kẻ bị gạt ra bên lề cũng quan trọng trong sứ vụ và lời mời gọi vào Nước Chúa của Người.
Bối cảnh địa lý của câu chuyện cũng đưa ra một thông điệp tương tự. Đức Giêsu mới trở về từ “bên kia hồ”, xứ Dân Ngoại, nơi Người trừ các quỷ thuộc đạo binh Gherasa. Giờ Người trở lại phía tây, bờ biển của dân Dothái. Chi tiết địa lý này cho thấy rằng Đức Giêsu chữa bệnh ở cả hai “bờ”. Ơn lành của Người không thiên vị bên nào giữa Dothái và Dân Ngoại, giữa kẻ xa lạ và dân riêng của Người. Cả những người được tổ chức tôn giáo đón nhận hay những kẻ bị xem là “ngoài rìa” cũng đều được Đức Giêsu chữa lành và rộng ban ân sủng.
Chúng ta để cho Giaia chờ đợi và, trong những tình huống khủng hoảng, chờ đợi Thiên Chúa ra tay cứu giúp có thể là một thử thách nghiêm trọng. Khi chúng ta chờ đợi, như trong hoàn cảnh của con gái ông Giaia, thì sự việc từ xấu trở nên tồi tệ. Khi điều đó xảy ra thì đức tin của chúng ta dễ đổ vỡ. Chúng ta băn khoăn không biết liệu Thiên Chúa có hề yêu thương chúng ta chút nào; chúng ta nghi ngờ giá trị của chính mình; chúng ta cầu nguyện như thế đã thích hợp chưa; liệu chúng ta có đáng để Chúa quan tâm hay không,… Giaia có lẽ cũng đã có những tâm tình như thế, cộng thêm sự thất vọng, sợ hãi, tuyệt vọng và có thể còn tức giận nữa.
Đức Giêsu mời gọi ông Giaia tin vào quyền năng của Người. Tiếng gọi của thần chết gào thét trong thế giới chúng ta – nghèo đói, nghiện ngập, chiến tranh, chủng tộc, và cả cái chết nữa. Cả chúng ta lẫn Giáo hội không tự mình đối diện với chúng. Khi chúng ta đương đầu với bất kỳ hình thức nào của sự chết, chúng ta được mời gọi lắng nghe lời Đức Giêsu nói hôm nay “đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. Và chúng ta làm như ông Giaia và các môn đệ là đi theo Đức Giêsu, thậm chí đến chính nơi của cái chết và “có lòng tin”. Đám đông khi nghe Đức Giêsu nói “đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy” thì họ chế nhạo Người. Liệu có môn đệ nào trong đám đông những người chế nhạo ấy hay không? Thậm chí ngay khi đối diện với một điều không thể, Đức Giêsu vẫn mời gọi chúng ta đừng nghe theo lời kẻ hoài nghi và luôn phủ nhận. Thay vì thế, Người khích lệ chúng ta hãy đừng sợ.
Đừng quên người đàn bà. Bà có lẽ đã một thời từng khỏe mạnh và có địa vị cao trong xã hội (5,26). Nhưng bà đã “tán gia bại sản”. Bà phải một mình giữa nơi công cộng, điều này hiếm xảy ra thời bấy giờ. Bà là người phụ nữ không được bảo vệ và dễ bị tấn công. Không có người đàn ông thân thích nào bảo vệ cho bà. Và, tình trạng còn bi đát hơn, khi bà được xem như kẻ bị ô uế. Vì tình trạng của bà, bất cứ ai chạm đến bà đều nhiễm và lây tình trạng ô uế như bà. Nhưng vì bà tuyệt vọng nên mới liều thế. Hay chính niềm tin đã khiến bà liều lĩnh.
Có hai cái chết trong câu chuyện này và chúng đều liên quan đến con số mười hai. Người đàn bà đã xem như chết về mặt xã hội đến mười hai năm, vì bị loại khỏi gia đình và cộng đồng của mình. Đứa trẻ mười hai tuổi đã chết thật. Đức Giêsu đã có thể làm cho cả hai sống lại và đưa họ tái nhập vào cộng đồng của gia đình và đức tin của họ.
Việc người đàn bà được chữa lành là do chính bà liều đi bước trước. Thêm vào đó, Đức Giêsu không chủ động làm gì, điều này được khẳng định qua lời Người nói với bà “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con”. Nhiều người đã xô đẩy và chen lấn Đức Giêsu nhưng cái chạm của người đàn bà này quả có khác; bà có lòng tin và đã hành động vì tin.
Lời Đức Giêsu nói với bà sau khi bà được chữa lành được nhấn mạnh, vì Người gọi bà “Này con”. Việc được chữa lành không chỉ khiến bà đón nhận vào trong cộng xã hội mà còn được trở nên thành viên trong gia đình của Đức Giêsu. Người đã quy tụ một gia đình mới cho chính Người, không dựa trên quan hệ huyết tộc, nhưng dựa trên niềm tin và việc thi hành ý Thiên Chúa (3,31-35). Chúng ta không biết người đàn bà này có người đàn ông nào là người thân hay không, nhưng nay bà được bảo vệ bởi một “người cha” mới là Đức Giêsu – Đấng đã gọi bà “Này con”. Chúng ta cũng là con trai con gái của Người khi chúng ta tin tưởng Người cho đủ “đừng sợ”
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
13th SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Wisdom 1: 13-15; 2: 23-24; Psalm 30; 2 Cor. 8: 7, 9, 13-15; Mark 5: 21-43
Mark’s narratives are usually short, crisp and have a feeling of rush about them. Jesus is in a hurry to accomplish his task of announcing the good news; while his disciples lag behind. But today’s story is unusually long. The story is characteristic of Mark in its "sandwiching" two stories into one. One story begins and is interrupted by another; which is then completed, before Mark returns to the original.
Today’s "sandwich" technique links two diverse characters in one narrative and it naturally raises comparisons between the two. We begin by comparing the two characters in the story, their similarities and differences. Both were not able to be helped by those with power. The woman hadn’t been helped by doctors; Jairus’ religious colleagues couldn’t help him. So what do they do? They take the initiative and go to Jesus, but in different ways.
Jairus is a desperate parent and, though he was a synagogue official, he threw off all decorum, rushed to Jesus, fell at his feet and "pleaded earnestly with him." Well, there went Jairus’ reputation with his friends and the other important synagogue leaders! Imagine a religious dignitary humbling himself before an itinerant preacher.
But then he has to wait. Don’t you just hate to wait? Long cashier lines at the supermarket or movie theater; an extra long red light; water to boil when you’re hungry; a prescription to fill at the pharmacy. But those are only minor inconveniences, aren’t they?
There is another kind of waiting fraught with tension, anxiety, fear and helplessness. Waiting while a loved one undergoes surgery; for the results of a CAT scan; for a long overdue child to return late at night; for a soldier to return home from battle. These, and others like them, are forms of waiting that are pitched high. We like to attack difficult situations and problems to solve or bring them to resolution. But the above forms of waiting are completely different, we can’t do anything about them, they are out of our control, so we have no choice but to wait and pray for a happy resolution.
Mark is a wonderful storyteller as he inserts one story into another. He builds anticipation and drama and we wait to discover the outcome. But Jairus wasn’t there to appreciate a good story and he was being put on hold as Jesus addressed the woman. Jairus had to wait. Think what he must have been going through. He had rushed to Jesus in desperate need. He describes it succinctly, "My daughter is at the point of death." There’s nothing he or any other of his powerful friends can do. Jesus is his last hope. He makes a direct request, "Please come lay your hands on her that she may get well and live." When we are in need our prayers we don’t have to be fancy. Jesus responds immediately, "He went off with him and a large crowd followed him and pressed upon him."
Jairus was in a hurry. But it must’ve seemed to him that Jesus was not, because he stops to talk to the woman with hemorrhages (note the plural) who had touched him and was healed. Her flow of blood had made her ritually unclean for twelve (!) years (Lev 15:25-30). To her suffering was added the ostracization from her family, friends and the support of a praying community.
Jesus’ stop to address the woman shows he considered her and her need as important and as pressing as that of the prominent religious leader Jairus. Once again Jesus shows that the marginated have an important place in his ministry and his invitation to the reign of God.
The geography of the story suggests the same message. Jesus has just returned from the "other side" of the lake, Gentile country, where he expelled the evil spirits from the Gerasene demoniac. Now he is back on the western, Jewish shore. This geographic detail tells us that Jesus is healing on both "coasts." His blessing shows no partiality between Jew and Gentile, between those far off and his own people. Both those acceptable to the religious establishment and those considered "outsiders" fall under Jesus’ healing and grace-filled touch.
We left Jairus waiting and, in crisis situations, waiting for God to act can be a severe test of our faith. While we wait, as in the case of Jairus’ daughter, things can go from bad to worse. When that happens the cracks in our faith can show. We wonder if God loves us at all; we question our own worthiness; whether we are using the "proper prayers"; if we are worthy of God’s attention, etc. Jairus must have had some of those feelings, in addition to frustration, fear, desperation and maybe even a little anger as well.
Jesus invited Jairus to have faith in his power. The voices of death are powerful in our world – poverty, addictions, war, racism and death itself. Neither we, nor even the church, can face them on our own. When we are confronted by one or more of death’s guises we need to hear what Jesus says to us today, "Do not be afraid, just have faith." Then we do, what Jairus and the other disciples did, follow Jesus, even to the place of death itself and, "have faith." The crowd who heard Jesus say, "The child is not dead but asleep," ridiculed him. Were some of his disciples part of that ridiculing crowd? Even in the face of the impossible, Jesus urges us not to listen to the voices of cynics and naysayers. Instead, he encourages us not to be afraid.
Let’s not forget the woman. She must have had some wealth at one time and a higher status (5:26). But she has "spent all she had." She is in public by herself, something rare in the culture of the day. She was an unprotected and vulnerable female in a crowd. There is no male relative present to protect her. And, to make matters worse, she is ritually unclean. Because of her condition if anyone had touched her they would have become infected and made as ritually unclean as she was But she is desperate, maybe that’s why she risks so much. Or, perhaps, her faith makes her take such bold steps.
There were two deaths in this story and they are linked by the number twelve. For twelve years the woman was socially dead, an outcast of the community and any family she had. The child was twelve years old and was actually dead. Jesus was able to bring them both back to life and reincorporate them into their community of family and faith.
The woman’s healing takes place as a result of her own initiative. In addition, Jesus plays no active part in it, which underlines what he tells her, "Daughter, your faith has saved you." Lots of people must have been bumping into Jesus and brushing up against him. But this woman’s presence and touch were different; she had faith and she acted on it.
Jesus’ words to the woman after her healing must have been reassuring, for he calls her, "Daughter." Not only has her healing made her acceptable to reputable society, but she’s also a member of Jesus’ family. He was gathering a new family to himself, not based on blood, but on having faith and doing God’s will (3:31-35). We don’t know if the woman had any male relatives, but now she is under the protection of a new "father," Jesus – who calls her "Daughter." We too are his sons and daughters when we trust him enough "not to be afraid."
Khôn ngoan 1: 13-15; 2: 23-24; Tv 30; 2 Cr. 8: 7, 9, 13-15; Maccô 5: 21-43
Các trình thuật của thánh Máccô thường ngắn gọn, sinh động và có cảm giác vội vã. Đức Giêsu đang vội vã hoàn tất công việc rao giảng Tin mừng; trong khi các môn đệ thì chậm chạm theo sau Người. Nhưng câu chuyện hôm nay lại dài bất thường. Câu chuyện mang đặc trưng “chèn” hai câu chuyện thành một. Một câu chuyện bắt đầu và bị chen ngang bởi một câu chuyện khác; câu chuyện này kết thúc, trước khi thánh Máccô trở lại câu chuyện chính.
Kỹ thuật kết nối kiểu “chèn vào” của hai nhân vật khác nhau trong cùng một trình thuật sẽ tạo ra sự so sánh giữa hai nhân vật. Chúng ta bắt đầu bằng việc so sánh hai nhân vật trong câu chuyện, những điểm tương đồng và dị biệt của họ. Những người có quyền hành và sức mạnh đã không thể giúp cả hai con người này. Các bác sỹ không thể chữa căn bệnh của người đàn bà này, còn những người đồng sự trong hội đường với Giaia cũng chẳng thể giúp gì cho ông. Vậy họ làm gì? Họ chủ động tìm đến Đức Giêsu, nhưng theo những cách thức khác nhau.
Giaia là một người cha đã tuyệt vọng và, dù ông là trưởng hội đường, ông đã vất bỏ mọi nghi thức, chuẩn mực để chạy đến với Đức Giêsu, sấp mình dưới chân và “khẩn khoản nài xin Người”. Ta thấy uy danh của Đức Giêsu trước bạn hữu của ông và những trưởng hội đường khác! Hãy thử tưởng tượng xem một chức sắc tôn giáo khiêm nhường sấp mình trước một nhà giảng thuyết lưu động.
Nhưng rồi ông phải chờ. Chẳng phải quý vị ghét chờ đợi ư? Chẳng hạn khi xếp hàng chờ thanh toán tại quầy trong siêu thị hay tại hí trường; một đoạn đường kẹt dài sau đèn đỏ; chờ nước sôi trong khi đói cồn cào; hay phải điền toa thuốc tại quầy thuốc. Nhưng đó cũng chỉ là những bất tiện nho nhỏ, phải không?
Còn có một sự chờ đợi khác với đầy sự căng thẳng, lo lắng, sợ hãi và vô vọng. Chờ đợi khi một người mình yêu thương đang phải phẫu thuật; chờ đợi đứa con đi đâu mãi khuya không về; chờ người lính trở về từ chiến trường. Đó là những chờ đợi rất bấp bênh. Chúng ta bắt tay vào làm tất cả những gì có thể để giải quyết những tình huống và khó khăn. Nhưng những hình thức chờ đợi trên hoàn toàn khác, chúng ta chẳng thể làm gì, chúng ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, vì thế chúng ta chẳng có chọn lựa nào ngoài chờ đợi và cầu nguyện cho một giải pháp tốt nhất.
Thánh Máccô quả là một người kể chuyện tài tình khi ngài chen câu chuyện này vào câu chuyện kia. Ngài xây dựng được kịch tính và sự háo hức và chúng ta phải chờ để khám phá ra kết quả. Nhưng Giaia không ở đó để mà thưởng thức một câu chuyện hay và ông đang phải chờ vì Đức Giêsu quay qua câu chuyện của người đàn bà. Giaia phải chờ. Thử nghĩ xem ông ta phải trải qua cảm giác này như thế nào. Ông đã phải chạy đến Đức Giêsu trong khi hết sức nguy kịch. Ông mô tả điều đó rất ngắn gọn và khẩn cấp: “Con bé nhà tôi gần chết rồi”. Ông ấy và cả bạn bè có thế lực của ông cũng chẳng thể làm gì được. Đức Giêsu chính là hy vọng cuối cùng của ông. Ông đề nghị thẳng thắn “Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống”. Khi chúng ta đang cần gấp thì chẳng cần phải cầu nguyện với lời lẽ rườm rà. Đức Giêsu đáp lại tức thì “Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người”.
Đức Giêsu vội vã. Nhưng có lẽ đối với ông thì Đức Giêsu không có vẻ gì gấp gáp, vì Người dừng lại nói chuyện với người đàn bà bị băng huyết đã chạm vào Người và được lành bệnh. Chính việc bị chảy máu đã khiến bà bị xem như ô uế suốt cả 12 năm (Lv 15,25-30). Cộng với sự khổ sở này, bà còn bị loại khỏi gia đình, bạn bè và cả việc tham dự vào cộng đoàn cầu nguyện.
Đức Giêsu dừng lại nói chuyện với người đàn bà cho thấy Người xem nhu cầu của bà cũng quan trọng và khẩn thiết không kém nhu cầu của người lãnh đạo tôn giáo danh tiếng Giaia. Một lần nữa Đức Giêsu cho thấy những kẻ bị gạt ra bên lề cũng quan trọng trong sứ vụ và lời mời gọi vào Nước Chúa của Người.
Bối cảnh địa lý của câu chuyện cũng đưa ra một thông điệp tương tự. Đức Giêsu mới trở về từ “bên kia hồ”, xứ Dân Ngoại, nơi Người trừ các quỷ thuộc đạo binh Gherasa. Giờ Người trở lại phía tây, bờ biển của dân Dothái. Chi tiết địa lý này cho thấy rằng Đức Giêsu chữa bệnh ở cả hai “bờ”. Ơn lành của Người không thiên vị bên nào giữa Dothái và Dân Ngoại, giữa kẻ xa lạ và dân riêng của Người. Cả những người được tổ chức tôn giáo đón nhận hay những kẻ bị xem là “ngoài rìa” cũng đều được Đức Giêsu chữa lành và rộng ban ân sủng.
Chúng ta để cho Giaia chờ đợi và, trong những tình huống khủng hoảng, chờ đợi Thiên Chúa ra tay cứu giúp có thể là một thử thách nghiêm trọng. Khi chúng ta chờ đợi, như trong hoàn cảnh của con gái ông Giaia, thì sự việc từ xấu trở nên tồi tệ. Khi điều đó xảy ra thì đức tin của chúng ta dễ đổ vỡ. Chúng ta băn khoăn không biết liệu Thiên Chúa có hề yêu thương chúng ta chút nào; chúng ta nghi ngờ giá trị của chính mình; chúng ta cầu nguyện như thế đã thích hợp chưa; liệu chúng ta có đáng để Chúa quan tâm hay không,… Giaia có lẽ cũng đã có những tâm tình như thế, cộng thêm sự thất vọng, sợ hãi, tuyệt vọng và có thể còn tức giận nữa.
Đức Giêsu mời gọi ông Giaia tin vào quyền năng của Người. Tiếng gọi của thần chết gào thét trong thế giới chúng ta – nghèo đói, nghiện ngập, chiến tranh, chủng tộc, và cả cái chết nữa. Cả chúng ta lẫn Giáo hội không tự mình đối diện với chúng. Khi chúng ta đương đầu với bất kỳ hình thức nào của sự chết, chúng ta được mời gọi lắng nghe lời Đức Giêsu nói hôm nay “đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. Và chúng ta làm như ông Giaia và các môn đệ là đi theo Đức Giêsu, thậm chí đến chính nơi của cái chết và “có lòng tin”. Đám đông khi nghe Đức Giêsu nói “đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy” thì họ chế nhạo Người. Liệu có môn đệ nào trong đám đông những người chế nhạo ấy hay không? Thậm chí ngay khi đối diện với một điều không thể, Đức Giêsu vẫn mời gọi chúng ta đừng nghe theo lời kẻ hoài nghi và luôn phủ nhận. Thay vì thế, Người khích lệ chúng ta hãy đừng sợ.
Đừng quên người đàn bà. Bà có lẽ đã một thời từng khỏe mạnh và có địa vị cao trong xã hội (5,26). Nhưng bà đã “tán gia bại sản”. Bà phải một mình giữa nơi công cộng, điều này hiếm xảy ra thời bấy giờ. Bà là người phụ nữ không được bảo vệ và dễ bị tấn công. Không có người đàn ông thân thích nào bảo vệ cho bà. Và, tình trạng còn bi đát hơn, khi bà được xem như kẻ bị ô uế. Vì tình trạng của bà, bất cứ ai chạm đến bà đều nhiễm và lây tình trạng ô uế như bà. Nhưng vì bà tuyệt vọng nên mới liều thế. Hay chính niềm tin đã khiến bà liều lĩnh.
Có hai cái chết trong câu chuyện này và chúng đều liên quan đến con số mười hai. Người đàn bà đã xem như chết về mặt xã hội đến mười hai năm, vì bị loại khỏi gia đình và cộng đồng của mình. Đứa trẻ mười hai tuổi đã chết thật. Đức Giêsu đã có thể làm cho cả hai sống lại và đưa họ tái nhập vào cộng đồng của gia đình và đức tin của họ.
Việc người đàn bà được chữa lành là do chính bà liều đi bước trước. Thêm vào đó, Đức Giêsu không chủ động làm gì, điều này được khẳng định qua lời Người nói với bà “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con”. Nhiều người đã xô đẩy và chen lấn Đức Giêsu nhưng cái chạm của người đàn bà này quả có khác; bà có lòng tin và đã hành động vì tin.
Lời Đức Giêsu nói với bà sau khi bà được chữa lành được nhấn mạnh, vì Người gọi bà “Này con”. Việc được chữa lành không chỉ khiến bà đón nhận vào trong cộng xã hội mà còn được trở nên thành viên trong gia đình của Đức Giêsu. Người đã quy tụ một gia đình mới cho chính Người, không dựa trên quan hệ huyết tộc, nhưng dựa trên niềm tin và việc thi hành ý Thiên Chúa (3,31-35). Chúng ta không biết người đàn bà này có người đàn ông nào là người thân hay không, nhưng nay bà được bảo vệ bởi một “người cha” mới là Đức Giêsu – Đấng đã gọi bà “Này con”. Chúng ta cũng là con trai con gái của Người khi chúng ta tin tưởng Người cho đủ “đừng sợ”
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
13th SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Wisdom 1: 13-15; 2: 23-24; Psalm 30; 2 Cor. 8: 7, 9, 13-15; Mark 5: 21-43
Mark’s narratives are usually short, crisp and have a feeling of rush about them. Jesus is in a hurry to accomplish his task of announcing the good news; while his disciples lag behind. But today’s story is unusually long. The story is characteristic of Mark in its "sandwiching" two stories into one. One story begins and is interrupted by another; which is then completed, before Mark returns to the original.
Today’s "sandwich" technique links two diverse characters in one narrative and it naturally raises comparisons between the two. We begin by comparing the two characters in the story, their similarities and differences. Both were not able to be helped by those with power. The woman hadn’t been helped by doctors; Jairus’ religious colleagues couldn’t help him. So what do they do? They take the initiative and go to Jesus, but in different ways.
Jairus is a desperate parent and, though he was a synagogue official, he threw off all decorum, rushed to Jesus, fell at his feet and "pleaded earnestly with him." Well, there went Jairus’ reputation with his friends and the other important synagogue leaders! Imagine a religious dignitary humbling himself before an itinerant preacher.
But then he has to wait. Don’t you just hate to wait? Long cashier lines at the supermarket or movie theater; an extra long red light; water to boil when you’re hungry; a prescription to fill at the pharmacy. But those are only minor inconveniences, aren’t they?
There is another kind of waiting fraught with tension, anxiety, fear and helplessness. Waiting while a loved one undergoes surgery; for the results of a CAT scan; for a long overdue child to return late at night; for a soldier to return home from battle. These, and others like them, are forms of waiting that are pitched high. We like to attack difficult situations and problems to solve or bring them to resolution. But the above forms of waiting are completely different, we can’t do anything about them, they are out of our control, so we have no choice but to wait and pray for a happy resolution.
Mark is a wonderful storyteller as he inserts one story into another. He builds anticipation and drama and we wait to discover the outcome. But Jairus wasn’t there to appreciate a good story and he was being put on hold as Jesus addressed the woman. Jairus had to wait. Think what he must have been going through. He had rushed to Jesus in desperate need. He describes it succinctly, "My daughter is at the point of death." There’s nothing he or any other of his powerful friends can do. Jesus is his last hope. He makes a direct request, "Please come lay your hands on her that she may get well and live." When we are in need our prayers we don’t have to be fancy. Jesus responds immediately, "He went off with him and a large crowd followed him and pressed upon him."
Jairus was in a hurry. But it must’ve seemed to him that Jesus was not, because he stops to talk to the woman with hemorrhages (note the plural) who had touched him and was healed. Her flow of blood had made her ritually unclean for twelve (!) years (Lev 15:25-30). To her suffering was added the ostracization from her family, friends and the support of a praying community.
Jesus’ stop to address the woman shows he considered her and her need as important and as pressing as that of the prominent religious leader Jairus. Once again Jesus shows that the marginated have an important place in his ministry and his invitation to the reign of God.
The geography of the story suggests the same message. Jesus has just returned from the "other side" of the lake, Gentile country, where he expelled the evil spirits from the Gerasene demoniac. Now he is back on the western, Jewish shore. This geographic detail tells us that Jesus is healing on both "coasts." His blessing shows no partiality between Jew and Gentile, between those far off and his own people. Both those acceptable to the religious establishment and those considered "outsiders" fall under Jesus’ healing and grace-filled touch.
We left Jairus waiting and, in crisis situations, waiting for God to act can be a severe test of our faith. While we wait, as in the case of Jairus’ daughter, things can go from bad to worse. When that happens the cracks in our faith can show. We wonder if God loves us at all; we question our own worthiness; whether we are using the "proper prayers"; if we are worthy of God’s attention, etc. Jairus must have had some of those feelings, in addition to frustration, fear, desperation and maybe even a little anger as well.
Jesus invited Jairus to have faith in his power. The voices of death are powerful in our world – poverty, addictions, war, racism and death itself. Neither we, nor even the church, can face them on our own. When we are confronted by one or more of death’s guises we need to hear what Jesus says to us today, "Do not be afraid, just have faith." Then we do, what Jairus and the other disciples did, follow Jesus, even to the place of death itself and, "have faith." The crowd who heard Jesus say, "The child is not dead but asleep," ridiculed him. Were some of his disciples part of that ridiculing crowd? Even in the face of the impossible, Jesus urges us not to listen to the voices of cynics and naysayers. Instead, he encourages us not to be afraid.
Let’s not forget the woman. She must have had some wealth at one time and a higher status (5:26). But she has "spent all she had." She is in public by herself, something rare in the culture of the day. She was an unprotected and vulnerable female in a crowd. There is no male relative present to protect her. And, to make matters worse, she is ritually unclean. Because of her condition if anyone had touched her they would have become infected and made as ritually unclean as she was But she is desperate, maybe that’s why she risks so much. Or, perhaps, her faith makes her take such bold steps.
There were two deaths in this story and they are linked by the number twelve. For twelve years the woman was socially dead, an outcast of the community and any family she had. The child was twelve years old and was actually dead. Jesus was able to bring them both back to life and reincorporate them into their community of family and faith.
The woman’s healing takes place as a result of her own initiative. In addition, Jesus plays no active part in it, which underlines what he tells her, "Daughter, your faith has saved you." Lots of people must have been bumping into Jesus and brushing up against him. But this woman’s presence and touch were different; she had faith and she acted on it.
Jesus’ words to the woman after her healing must have been reassuring, for he calls her, "Daughter." Not only has her healing made her acceptable to reputable society, but she’s also a member of Jesus’ family. He was gathering a new family to himself, not based on blood, but on having faith and doing God’s will (3:31-35). We don’t know if the woman had any male relatives, but now she is under the protection of a new "father," Jesus – who calls her "Daughter." We too are his sons and daughters when we trust him enough "not to be afraid."
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:53 10/07/2012
NHÌN DU KHÁCH
Tết thượng tiêu năm nọ, tư mã Ôn Công đang tiêu khiển ở khu Lạc Dương, phu nhân muốn đi coi hội hoa đăng, tư mã Ôn Công bèn nói:
- “Trong nhà cũng có đèn, hà tất phải đi coi ?”
Phu nhân trả lời:
- “Luôn tiện nhìn du khách dạo phố”.
Ôn Công giận dữ nói:
- “Lẽ nào ta là kẻ xấu xí sao ?”
Suy tư:
Vợ chồng không hiểu ý nhau thì phát sinh ra nhiều chuyện không tốt, và có khi làm hại đến hạnh phúc của gia đình, làm thương tổn đến tình yêu vợ chồng, thế là trong gia đình cơm không lành canh không ngọt.
Khuyết điểm lớn nhất trong tình yêu của đàn ông là ích kỷ, họ năm thê bảy thiếp thì không sao, chuyện trò với cô này bà nọ thì được, nhưng vợ mình (hoặc người yêu) mà đứng nói chuyện với một người đàn ông hay một thanh niên đó thì nghi kỵ, hờn ghen. Khuyết điểm lớn nhất trong cuộc sống của người đàn bà là nhỏ nhen, chỉ biết mình mà không biết đến người khác, chỉ biết gia đình mình mà không cần biết đến những người chung quanh…
Đi coi hội hoa đăng và ngắm bà con đi chơi hội đèn thì có gì là xấu, nhưng xấu là vì ông chồng có bụng dạ ích kỷ, bà vợ thì vì nhỏ nhen chỉ biết mình mà không biết đến chồng đang ở nhà một mình.
Hạnh phúc chậm chậm rời bỏ gia đình là ở đó…
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Tết thượng tiêu năm nọ, tư mã Ôn Công đang tiêu khiển ở khu Lạc Dương, phu nhân muốn đi coi hội hoa đăng, tư mã Ôn Công bèn nói:
- “Trong nhà cũng có đèn, hà tất phải đi coi ?”
Phu nhân trả lời:
- “Luôn tiện nhìn du khách dạo phố”.
Ôn Công giận dữ nói:
- “Lẽ nào ta là kẻ xấu xí sao ?”
Suy tư:
Vợ chồng không hiểu ý nhau thì phát sinh ra nhiều chuyện không tốt, và có khi làm hại đến hạnh phúc của gia đình, làm thương tổn đến tình yêu vợ chồng, thế là trong gia đình cơm không lành canh không ngọt.
Khuyết điểm lớn nhất trong tình yêu của đàn ông là ích kỷ, họ năm thê bảy thiếp thì không sao, chuyện trò với cô này bà nọ thì được, nhưng vợ mình (hoặc người yêu) mà đứng nói chuyện với một người đàn ông hay một thanh niên đó thì nghi kỵ, hờn ghen. Khuyết điểm lớn nhất trong cuộc sống của người đàn bà là nhỏ nhen, chỉ biết mình mà không biết đến người khác, chỉ biết gia đình mình mà không cần biết đến những người chung quanh…
Đi coi hội hoa đăng và ngắm bà con đi chơi hội đèn thì có gì là xấu, nhưng xấu là vì ông chồng có bụng dạ ích kỷ, bà vợ thì vì nhỏ nhen chỉ biết mình mà không biết đến chồng đang ở nhà một mình.
Hạnh phúc chậm chậm rời bỏ gia đình là ở đó…
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:53 10/07/2012
N2T |
19. Cách thức hay nhất để phục vụ công việc của Thiên Chúa, chính là làm theo thánh ý của Ngài để phục vụ công việc của Ngài.
(Thánh Francis de Sales)Niềm tin thắp sáng hy vọng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
04:53 10/07/2012
Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay được cả ba tác giả trong Tin Mừng Nhất Lãm kể lại. Tuy nhiên, Máccô kể dài hơn, gồm 23 câu, do vậy nhiều tình tiết hơn, cảm động hơn khiến chúng ta bị cuốn hút một cách tự nhiên từ đầu đến cuối câu chuyện. Máccô đã lồng hai câu chuyện vào với nhau một cách khéo léo, tài tình, nhưng ý nghĩa vẫn là một: Đức Giêsu ban tặng sự sống cho những ai vững tin và biết cộng tác với Ơn Thánh.
1. Chúa ban sự sống, con người có lòng tin.
Phép lạ thứ nhất, Máccô kể rằng, giữa đám đông chen lấn chung quanh Ðức Giêsu, có những người đụng vào áo Người. Nhưng chỉ có một cái đụng cố ý, đụng lén như sợ bị bắt quả tang. Ðó là cái đụng của một người phụ nữ, bất chấp lệnh cấm theo lề luật Do thái. Mười hai năm mắc bệnh băng huyết. Mười hai năm tìm thầy chạy thuốc mà không khỏi. Mười hai năm bị coi là ô nhơ, không được đụng đến người khác, không được tham dự nghi lễ ở Ðền thờ. Người phụ nữ thận trọng và đầy can đảm đã đụng vào áo Ðức Giêsu bằng tay và bằng lòng tin, một lòng tin đơn sơ mà mạnh mẽ "Dầu tôi chỉ đụng vào áo Ngài, tôi sẽ được khỏi.". Tức khắc, bà cảm thấy lành bệnh vì máu trong người đã cầm lại. Cái đụng của lòng tin đã cứu bà khỏi bệnh.
Phép lạ thứ hai, Máccô kể, ông Giairô đến xin Đức Giêsu chữa lành cho con gái ông đã mười hai tuổi. Ông là viên chức trưởng hội đường. Tình yêu của người cha đối với đứa con gái đã làm cho ông can đảm. Ông sẵn sàng tin cậy vào một người xa lạ. Ông tín nhiệm vào một người từ nơi khác đến. Ông chỉ mới nghe danh tiếng về người ấy. Ông đến gặp Chúa và "phủ phục dưới chân Đức Giêsu và năn nỉ". Đức Giêsu đã chấp thuận, nhưng khi hai người đang trên đường về nhà ông thì được tin con gái đã chết. Vậy là hết, vô phương cứu chữa nữa! Đức Giêsu động viên ông "Đừng sợ, cứ tin". Khi đến nhà, thấy đông đảo bà con xóm làng đến, Người nói: “Sao lại náo động và khóc lóc như vậy ? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy!” Cô bé đã chết rồi, nhưng đối với Đức Giêsu, cái chết chẳng có tính chung cuộc mà chỉ là một giấc ngủ thôi. Người có quyền năng đưa kẻ chết ra khỏi giấc ngủ ấy. Với cử chỉ đơn sơ cầm tay đứa bé và nói “Talithakum”, nghĩa là “Này bé, Thầy truyền cho con: chỗi dậy đi !” Đức Giêsu đã khiến cho đứa bé đứng dậy và đi lại được. Người còn bảo họ cho đứa bé ăn để chứng thực là nó đã sống lại thật.
Hai phép lạ đều liên quan đến sự sống. Người phụ nữ bị bệnh loạn huyết đang mất dần sự sống: máu là nguyên lý sự sống, mà bà này đã bị mất máu liên tục mười hai năm, nghĩa là sức sống đang dần dần rời xa bà. Vì thế khi Đức Giêsu làm cho bà hết bệnh, là Người trả lại sức sống cho bà. Đứa con gái ông Giairô thì đã chết, sự sống đã hoàn toàn rời khỏi nó. Nhưng Đức Giêsu đã làm cho nó sống lại.
Hai phép lạ xảy ra nhờ có lòng tin. Ðức Giêsu xác nhận lòng tin vững vàng của người phụ nữ: "Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con". Ngài nâng đỡ lòng tin đang chao đao của Giarô: "Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi".
Tin vào những chuyện dễ dàng, tin khi cuộc sống bình an xuôi thuận thì chưa hẳn là đức tin. Đó chỉ là một chuyện đương nhiên thôi. Đức tin là một nhân đức căn bản của Đạo. Phải là vẫn cứ tin vào những chuyện khó khăn vượt quá sức loài người. Vẫn cứ tin khi cuộc đời gặp lúc cheo leo. Đức tin vững vàng như vậy có thể làm nên những phép lạ. Bởi lẽ, trước một hoàn cảnh quá khó khăn, trong lúc đời sống quá gian nan, nếu ta vẫn tin thì không phải là ta tin vào sức riêng của ta nữa, mà là tin vào sức Chúa, và Chúa quyền năng làm được mọi sự.
- Như Abraham đã 90 tuổi mới có được một đứa con trai. Vâng lệnh Chúa, ông đưa con yêu quý lên núi sát tế mà lòng đau như cắt. Ông tin rằng, Chúa sẽ thực hiện lời hứa ban cho ông thành tổ phụ một dân đông đảo. Ông vẫn tin và Chúa đã làm ông thành tổ phụ những người tin.
- Như Phêrô dám bước đi trên mặt nước. Ông đã đi khi vững tin vào Chúa. Nhưng khi bắt đầu hoài nghi thì cũng là lúc ông bắt đầu chìm xuống.
Đức Giêsu bày tỏ quyền năng trên thiên nhiên, trên ma quỷ, trên bệnh tật và trên sự chết, vì Người là Đấng ban sự sống. Tin vào Người, chúng ta luôn có được sự sống dồi dào.
2. Cộng tác với ơn Chúa
Chuyện kể rằng một bà già bị đau răng, bà đã làm Tuần chín ngày để kính thánh Antôn, vì người ta nói: Thánh Antôn "chuyên trách" về bệnh này.
Hết tuần chín ngày bà vẫn còn đau. Lúc đó một vị linh mục đến thăm. Bà liền hỏi:
- Xin Cha nói cho con biết: có phải thánh Antôn chuyên trách bệnh đau răng không?
Vị linh mục nói:
- Bà hãy nghe tôi: Đây là địa chỉ của nha sĩ. Hãy đến đó và nói là tôi giới thiệu, họ sẽ làm không công cho bà.
Bà già la lên:
- Trời đất ơi, một ông linh mục vô thần.
Thánh Antôn tự nhủ:
- Kể ra cũng đau lòng, để nhận lời cầu nguyện của bà, chính ta đã gởi cho bà vị linh mục này. Thế mà!
Người phụ nữ xuất huyết và bà già đau răng đều tin tưởng vào Chúa. Nhưng niềm tin của họ có sự khác biệt rất lớn. Người phụ nữ xuất huyết nghĩ mình phải làm điều gì đó chứ không chỉ tin suông. Bà đến với Chúa chứ không chờ Chúa đến với mình. Bà già đau răng thì cầu nguyện rồi chờ phép lạ. Bà không chịu làm gì nữa.
Ông Giairô cũng tin rằng Chúa có thể cứu sống con gái ông. Ông đã làm hết sức mình. Con gái ông hấp hối không thể đến với Chúa được, nên ông đã xin Chúa đến chữa cho con gái ông.
Cộng tác với ơn Chúa là điều kiện để Chúa ban ơn. Chúng ta không thể chỉ thụ động chờ Chúa làm phép lạ, nhưng hãy sử dụng hết những phương tiện bình thường Chúa ban. Phần còn lại tùy Chúa định liệu cho ta. Thánh Ignatio de Loyola đã cho chúng ta lời khuyên bất hủ này: "Hãy làm như thể mọi việc tùy thuộc chúng ta và hãy cầu nguyện như thể mọi việc tùy thuộc Thiên Chúa". Mc.Kenzie nói: "Khi ta cố gắng làm những gì có thể, Thiên Chúa sẽ làm những điều ta không thể".
Thiên Chúa ban cho chúng ta quyền tự do, Người không thúc ép, nhưng để chúng ta toàn quyền sử dụng tự do của mình. Thiên Chúa không đối xử với chúng ta như những con bù nhìn, nhưng luôn coi trọng chúng ta như những cộng tác viên của Người.
Trong các phép lạ Chúa làm, Người đều cần sự cộng tác của con người. Trong tiệc cưới Cana, Chúa chỉ làm phép lạ khi người ta đã "múc nước đổ đầy các chum" (Ga 2,7)
Trong phép lạ về bánh, Người chỉ làm cho bánh hóa nhiều khi "có 5 chiếc bánh và 2 con cá" (Mc 6,35-43).
Khi chữa mắt cho người mù, Người chỉ thoa bùn vào mắt anh, còn phần anh phải đi rửa ở hồ Silôê mới được sáng mắt (Ga 9,1-40).
Thiên Chúa muốn chúng ta sử dụng hết các khả năng của mình, và Người sẵn sàng can thiệp khi cần. Cộng tác với Ơn Chúa bằng lòng tin là con đường của hy vọng.
3. Niềm tin thắp sáng hy vọng
Các phép lạ Đức Giêsu đã làm thường là điểm giao tiếp giữa quyền năng đầy tình yêu của Thiên Chúa và niềm tin của con người. Thiên Chúa giàu lòng xót thương nên ở đâu có niềm tin, ở đó có phép lạ. Chúa nói với người phụ nữ: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con”; và nói với ông trưởng hội đường : “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”.
Đức tin là vị thuốc thần đem lại hạnh phúc cho nhân loại. Đức tin là bí quyết đem lại hy vọng cho nơi nào không còn gì để hy vọng! Sau khi mọi hy vọng, mọi biện pháp chữa trị của con người đã trở nên vô hiệu quả, thì chỉ còn niềm tin mới có khả năng “cứu độ”. Đức Giêsu đã đem lại niềm vui và bình an cho những ai tuyệt vọng mà vẫn một lòng cậy trông. Có lần Đức Giêsu đã nói: “Nếu bạn có đức tin bằng hạt cải, thì bạn có thể nói với ngọn núi này ‘hãy di chuyển từ đây đến kia’, nó sẽ di chuyển” (Mt 17,20). Đây không phải là một lời phóng đại, nhưng là một sự thực được chứng minh qua cuộc đời các vị Thánh. Các vị Thánh là những người đã tin và các ngài đã làm được nhiều điều kỳ diệu.
Một lần kia, trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Mẹ Têrêxa phải đối diện với một phóng viên không mấy thiện cảm đối với Giáo Hội.
Mẹ Têrêxa nói với ông : Tôi nghĩ rằng ông nên có đức tin.
Người phóng viên hỏi : Tôi phải làm gì để có đức tin?.
Mẹ Têrêxa đáp : Ông hãy cầu nguyện.
Ông chống chế : Tôi không biết và không thể cầu nguyện.
Mẹ Têrêxa dịu dàng nói : Tôi sẽ cầu nguyện cho ông. Nhưng về phần ông, ông hãy cố gắng mỉm cười với những người chung quanh ông. Một nụ cười có thể đánh động được tâm hồn người khác. Một nụ cười có thể cho chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống chúng ta.
Đức tin thắp sáng niềm hy vọng và trổ sinh hoa trái bằng việc làm.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:53 10/07/2012
GIỮ CÂY DƯƠNG LIỄU
Có người trồng dương liễu thuê một em nhỏ trông coi, suốt một tháng mà không mất một gốc cây nào. Chủ nhân rất vui mừng bèn hỏi nó:
- “Mày tận tâm thật đáng khen ngợi, nhưng xét cho cùng mày dùng cách gì mà giữ không mất một gốc nào vậy ?”
Em nhỏ trả lời:
- “Dạ, mỗi buổi tối con nhổ nó lên và đem giấu trong nhà ạ !”
Suy tư:
Suy nghĩ của em bé thật đơn giản: nhổ các gốc cây dương liễu đem giấu trong nhà kẻo trộm nó đến ăn cắp, thế là an toàn.
Linh hồn của con người ta không thể giấu trong nhà được, do đó mà ma quỷ là thù địch của chúng ta, như sư tử gầm thét, ngày đêm rình mò chờ chực cắn xé (1 Pr 5, 8). Vì không giấu trong nhà được, cho nên Thiên Chúa mới sai phái một thiên thần bản mệnh để canh giữ, Đức Chúa Giê-su thành lập các bí tích để ban ơn sủng cho chúng ta chống trả với ma quỷ, Đức Mẹ Ma-ri-a ban cho chúng ta vũ khí đơn sơ mà hiện đại là chuỗi Mân Côi để chiến thắng ma quỷ.
Do đó, chúng ta cần phải có tâm hồn đơn sơ như trẻ em, phó thác cho Thiên Chúa những vui buồn trong cuộc sống của mình, đó là bí quyết gìn giữ linh hồn của mình vậy.
-------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có người trồng dương liễu thuê một em nhỏ trông coi, suốt một tháng mà không mất một gốc cây nào. Chủ nhân rất vui mừng bèn hỏi nó:
- “Mày tận tâm thật đáng khen ngợi, nhưng xét cho cùng mày dùng cách gì mà giữ không mất một gốc nào vậy ?”
Em nhỏ trả lời:
- “Dạ, mỗi buổi tối con nhổ nó lên và đem giấu trong nhà ạ !”
Suy tư:
Suy nghĩ của em bé thật đơn giản: nhổ các gốc cây dương liễu đem giấu trong nhà kẻo trộm nó đến ăn cắp, thế là an toàn.
Linh hồn của con người ta không thể giấu trong nhà được, do đó mà ma quỷ là thù địch của chúng ta, như sư tử gầm thét, ngày đêm rình mò chờ chực cắn xé (1 Pr 5, 8). Vì không giấu trong nhà được, cho nên Thiên Chúa mới sai phái một thiên thần bản mệnh để canh giữ, Đức Chúa Giê-su thành lập các bí tích để ban ơn sủng cho chúng ta chống trả với ma quỷ, Đức Mẹ Ma-ri-a ban cho chúng ta vũ khí đơn sơ mà hiện đại là chuỗi Mân Côi để chiến thắng ma quỷ.
Do đó, chúng ta cần phải có tâm hồn đơn sơ như trẻ em, phó thác cho Thiên Chúa những vui buồn trong cuộc sống của mình, đó là bí quyết gìn giữ linh hồn của mình vậy.
-------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lễ thánh Phê-rô và thánh Phao-lô tông đồ
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:53 10/07/2012
LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ TÔNG ĐỒ
Tin mừng : Mt 16, 13-19
“Anh là Phê-rô, Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay toàn thể Giáo Hội hân hoan mừng lễ hai thánh Phê-rô và Phao-lô Tông Đồ, hai vị thánh hai khuôn mặt, hai đời sống và là hai cột trụ của Giáo Hội Công Giáo, trong tâm tình ấy tôi xin chia sẻ với anh chị em hai nét sau đây của hai vị thánh lớn của Giáo Hội.
1. Nhiệt tình với sứ mệnh.
Thánh Phê-rô và thánh Phao-lô đều có tâm hồn nhiệt tình với sứ mạng mà Đức Chúa Giê-su đã giao phó, sự nhiệt tình này Đức Chúa Giê-su đã nhìn thấy khi chọn các ngài làm tông đồ, và giao phó trọng trách gánh vác Giáo Hội của Ngài cho các ông.
Nhiệt tình chất phác bộc trực cương nghị của thánh Phê-rô, đã được Đức Chúa Giê-su khám phá ra khi ông đang đánh cá với anh mình là An-rê, Ngài nói: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” và hai ông đã lập tức bỏ chài lưới mà theo Ngài.
Nhiệt tình hăng hái của thánh Phao-lô đã bộc lộ rất rõ khi ngài giữ áo cho người ta ném đá tử hình thánh Stê-pha-nô , cũng như đang hăng hái bách hại Giáo Hội tiên khởi của Đức Chúa Giê-su , sự nhiệt tình này không phải vì danh dự cá nhân, nhưng nhiệt tình vì lòng yêu mến Đức Chúa Ya-Vê của người Do Thái.
Tâm hồn nhiệt tình là điều cần thiết trước tiên để được chọn, không ai chọn một tinh binh không có dũng khí chiến đấu để làm tiên phong, cũng không ai chọn một người dù tài cao học rộng nhưng không nhiệt tình với bổn phận để giao trọng trách, nhưng người ta đã chọn người có tâm hồn nhiệt tình hăng say với công việc để giao phó sứ mệnh quan trọng…
Hai thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ đã có đức tính này ngay trong cuộc sống đời thường của các ngài, và sau khi được chọn với ân sủng của Thánh Thần, các ngài càng thêm nhiệt tình với sứ mạng mà Đức Chúa Giê-su Ki-tô giao phó cho các ngài, sứ mạng đó chính là loan báo Tin Mừng Nước Trời.
Nhiệt tình của chúng ta có thừa, nhưng sự nhiệt tình này chúng ta đã dùng không đúng chỗ: chúng ta nhiệt tình với bạn bè mà không nhiệt tình với Thiên Chúa; chúng ta nhiệt tình với các hợp đồng béo bở nhưng lại lạnh băng với công tác từ thiện; chúng ta nhiệt tình với những công trình tiếng tăm để đời, nhưng lại nguội lạnh với công việc mà Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã trao cho chúng ta trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, là loan báo và làm chứng nhân cho Đức Chúa Giê-su Ki-tô trong cuộc sống hằng ngày của mình.
2. Yêu mến Đức Chúa Giê-su hết lòng.
Đức Chúa Giê-su đã ba lần hỏi thánh Phê-rô có yêu mến Ngài không, cả ba lần thánh Phê-rô đều cương quyết trả lời: “Thưa Thầy, có, Thầy biết con yêu mến Thầy”.
Một thánh Phao-lô đã tuyên bố: “Thật vậy, chúng tôi có điên, thì cũng là vì Thiên Chúa” và chính cá nhân ngài cũng đã không ngại ngùng nói: “Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi.”
Yêu mến Đức Chúa Giê-su làm gia tăng sự nhiệt thành trong tâm hồn của các ngài, cho nên dù chịu biết bao khổ cực, nhọc nhằn, dù chịu bao nhiêu hy sinh gian nan thì các ngài vẫn cứ yêu mến Đức Chúa Giê-su, và vì yêu mến Đấng đã chọn mình làm khí cụ loan báo tin mừng Nước Trời, nên các ngài vui lòng chia sẻ nỗi khổ đau với Đức Chúa Giê-su. Tình yêu đã làm nên những điều kỳ diệu nơi những người đang yêu, và điều kỳ diệu trước tiên xảy ra chính là hai thánh Phê-rô và Phao-lô đã cảm nghiệm Đấng mình yêu đang rất gần gũi bên mình, và do đó mà hai ngài đã không quản ngại hy sinh gian khổ để làm chứng cho tình yêu…
Yêu mến Đức Chúa Giê-su là năng lượng thúc đẩy chúng ta đi vào không gian vô tận của tình yêu Thiên Chúa, để sự nhiệt tình của chúng ta trở nên năng lực thúc đầy người khác biết yêu mến và sống tinh thần yêu mến của Chúa Giê-su…
Anh chị em thân mến,
Hai thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ chính là hai ngọn đèn tỏa sáng của Giáo Hội, chính trên nền tảng Phê-rô này, mà Phao-lô nổi bật với những giáo huấn về Đức Chúa Giê-su và đã làm cho ngài trở thành trụ cột của Giáo Hội như thánh Phê-rô.
Mừng lễ kính trọng thể hai thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô hôm nay, chúng ta cầu xin hai ngài ban cho chúng ta có tâm hồn nhiệt tình với tâm tình yêu mến Đức Chúa Giê-su, bởi vì chỉ có sự nhiệt tình mới làm cho sứ mệnh tông đồ của chúng ta được tiến triển, và Lời Chúa được mau chạy tiến bước đến với mọi tâm hồn.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Mt 16, 13-19
“Anh là Phê-rô, Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay toàn thể Giáo Hội hân hoan mừng lễ hai thánh Phê-rô và Phao-lô Tông Đồ, hai vị thánh hai khuôn mặt, hai đời sống và là hai cột trụ của Giáo Hội Công Giáo, trong tâm tình ấy tôi xin chia sẻ với anh chị em hai nét sau đây của hai vị thánh lớn của Giáo Hội.
1. Nhiệt tình với sứ mệnh.
Thánh Phê-rô và thánh Phao-lô đều có tâm hồn nhiệt tình với sứ mạng mà Đức Chúa Giê-su đã giao phó, sự nhiệt tình này Đức Chúa Giê-su đã nhìn thấy khi chọn các ngài làm tông đồ, và giao phó trọng trách gánh vác Giáo Hội của Ngài cho các ông.
Nhiệt tình chất phác bộc trực cương nghị của thánh Phê-rô, đã được Đức Chúa Giê-su khám phá ra khi ông đang đánh cá với anh mình là An-rê, Ngài nói: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” và hai ông đã lập tức bỏ chài lưới mà theo Ngài.
Nhiệt tình hăng hái của thánh Phao-lô đã bộc lộ rất rõ khi ngài giữ áo cho người ta ném đá tử hình thánh Stê-pha-nô , cũng như đang hăng hái bách hại Giáo Hội tiên khởi của Đức Chúa Giê-su , sự nhiệt tình này không phải vì danh dự cá nhân, nhưng nhiệt tình vì lòng yêu mến Đức Chúa Ya-Vê của người Do Thái.
Tâm hồn nhiệt tình là điều cần thiết trước tiên để được chọn, không ai chọn một tinh binh không có dũng khí chiến đấu để làm tiên phong, cũng không ai chọn một người dù tài cao học rộng nhưng không nhiệt tình với bổn phận để giao trọng trách, nhưng người ta đã chọn người có tâm hồn nhiệt tình hăng say với công việc để giao phó sứ mệnh quan trọng…
Hai thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ đã có đức tính này ngay trong cuộc sống đời thường của các ngài, và sau khi được chọn với ân sủng của Thánh Thần, các ngài càng thêm nhiệt tình với sứ mạng mà Đức Chúa Giê-su Ki-tô giao phó cho các ngài, sứ mạng đó chính là loan báo Tin Mừng Nước Trời.
Nhiệt tình của chúng ta có thừa, nhưng sự nhiệt tình này chúng ta đã dùng không đúng chỗ: chúng ta nhiệt tình với bạn bè mà không nhiệt tình với Thiên Chúa; chúng ta nhiệt tình với các hợp đồng béo bở nhưng lại lạnh băng với công tác từ thiện; chúng ta nhiệt tình với những công trình tiếng tăm để đời, nhưng lại nguội lạnh với công việc mà Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã trao cho chúng ta trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, là loan báo và làm chứng nhân cho Đức Chúa Giê-su Ki-tô trong cuộc sống hằng ngày của mình.
2. Yêu mến Đức Chúa Giê-su hết lòng.
Đức Chúa Giê-su đã ba lần hỏi thánh Phê-rô có yêu mến Ngài không, cả ba lần thánh Phê-rô đều cương quyết trả lời: “Thưa Thầy, có, Thầy biết con yêu mến Thầy”.
Một thánh Phao-lô đã tuyên bố: “Thật vậy, chúng tôi có điên, thì cũng là vì Thiên Chúa” và chính cá nhân ngài cũng đã không ngại ngùng nói: “Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi.”
Yêu mến Đức Chúa Giê-su làm gia tăng sự nhiệt thành trong tâm hồn của các ngài, cho nên dù chịu biết bao khổ cực, nhọc nhằn, dù chịu bao nhiêu hy sinh gian nan thì các ngài vẫn cứ yêu mến Đức Chúa Giê-su, và vì yêu mến Đấng đã chọn mình làm khí cụ loan báo tin mừng Nước Trời, nên các ngài vui lòng chia sẻ nỗi khổ đau với Đức Chúa Giê-su. Tình yêu đã làm nên những điều kỳ diệu nơi những người đang yêu, và điều kỳ diệu trước tiên xảy ra chính là hai thánh Phê-rô và Phao-lô đã cảm nghiệm Đấng mình yêu đang rất gần gũi bên mình, và do đó mà hai ngài đã không quản ngại hy sinh gian khổ để làm chứng cho tình yêu…
Yêu mến Đức Chúa Giê-su là năng lượng thúc đẩy chúng ta đi vào không gian vô tận của tình yêu Thiên Chúa, để sự nhiệt tình của chúng ta trở nên năng lực thúc đầy người khác biết yêu mến và sống tinh thần yêu mến của Chúa Giê-su…
Anh chị em thân mến,
Hai thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ chính là hai ngọn đèn tỏa sáng của Giáo Hội, chính trên nền tảng Phê-rô này, mà Phao-lô nổi bật với những giáo huấn về Đức Chúa Giê-su và đã làm cho ngài trở thành trụ cột của Giáo Hội như thánh Phê-rô.
Mừng lễ kính trọng thể hai thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô hôm nay, chúng ta cầu xin hai ngài ban cho chúng ta có tâm hồn nhiệt tình với tâm tình yêu mến Đức Chúa Giê-su, bởi vì chỉ có sự nhiệt tình mới làm cho sứ mệnh tông đồ của chúng ta được tiến triển, và Lời Chúa được mau chạy tiến bước đến với mọi tâm hồn.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:53 10/07/2012
N2T |
20. Sinh mạng trong sự biến hóa vô thường, như bệnh hoạn, tử vong.v.v…thì trong tâm phải luôn ghi nhớ nghe thánh ý của Thiên Chúa, và tin tưởng vào câu nói: “Thánh ý của Thiên Chúa đã như thế, thì chúng con đều cam tâm không từ chối".
(Thánh Alphonsus Liguori)Bệnh Xã Hội
Lm Vũđình Tường
04:53 10/07/2012
Khi gia đình có người ốm đau bệnh tật, người ta chạy đôn chạy đáo tìm thầy chạy thuốc. Nghe đồn có thầy giỏi, mát tay, thầy tây, thầy ta, thuốc bắc, thuốc nam, thuốc dân tộc đều chấp nhận. Tốn kém cũng cố hết sức miễn sao cứu được mạng người.
Những nơi xa phố người ta phải chạy xe cả đêm, ôm người bệnh trong lòng. Khá một chút thì thuê xe hơi; nghèo hơn thì honđa ôm. Tiện sông nước chạy đò, bơi thuyền.
Chạy tối mặt gặp thầy. May mắn thầy cho gặp năm phút. Sau đó lại phải chạy đi mua thuốc. Thuốc cứu mạng không thể đi nhưng phải chạy đua với đường dài, thời gian.
Nói đến bệnh tật, người ta thường nghĩ đến bệnh của người. Ít ai chấp nhận bệnh xã hội. Có người cho rằng xã hội không có bệnh nhưng phải nói là tệ nạn. Vì là tệ đoan nên không mang tính khẩn cấp, khi nào bài trừ cũng được.
Con vật có bệnh, cây cối có bệnh thì xã hội cũng có bệnh. Khi người thân bị bệnh, người nhà chạy khắp nơi tìm thầy; trái lại bệnh xã hội thì khác dường như ít ai quan tâm bởi vì nó bên ngoài xã hội, không phải thân thích nên để xã hội lo. Hơn nữa vì không phải là bệnh nên không cần chạy chữa. Tệ đoan xã hội tồn tại bao lâu người ta còn coi nó là tệ đoan. Phải thay đổi lối suy nghĩ coi đó là bệnh nguy hiểm, cùng nhau tìm phương cách chữa, diệt trừ nó. Tệ nạn xã hội là một loại bệnh bởi vì nó tạo nên cơn sốt xã hội. Nó giết chết tình người, bóp nghẹt niềm tin nơi lòng con người, tạo chia rẽ, nghi kị, chà đạp nhân phẩm và cuối cùng đối xử tệ với nhau. Là nạn nhân của cơn sốt xã hội người ta vẫn nhắm mắt làm ngơ. Dựa vào cổng kín, tường cao, hàng rào sắt quanh nhà, khóa lớn khóa nhỏ, tìm cuộc sống an toàn hơn bằng cách khoanh vùng giầu nghèo. Biện pháp tránh né không trừ được căn bệnh phải trực diện để chữa.
Có người cho rằng nguyên nhân gây nên do thất nghiệp cao. Thất nghiệp nhưng vẫn phải ăn uống. Ngày nào cũng phải ăn nhưng làm thì ngày có ngày không nên ăn lủng những gì tích trữ được tạo nên nghèo đói.
Giải thích khác viện lí đất nước đang chuyển mình từ hình thức nông nghiệp sang công nghiệp và tiến lên thương nghiệp. Việc chuyển mình đòi hỏi số vốn đầu tư khổng lồ và chuyên gia chuyên ngành. Thiếu tiền đầu tư, nghèo về chuyên môn, kém kinh nghiệm hành chánh và yếu bảo quản kinh tế thị trường là yếu tố chính tạo ra tệ đoan xã hội. Những khó khăn trên gây trở ngại giây chuyền khi phải phác họa những chương trình kiến thiết lớn và dài hạn trong tương lai.
Người ta chứng kiến hàng ngày thảm cảnh người mặc áo hở lưng, kẻ đội nón thiếu chỏm. Kẻ đi dép khác màu, hai chiếc đều đực hoặc đều cái.
Cảnh thân già còm cõi yếu ớt dơ đôi cánh tay chiếc dài chiếc ngắn run run xin chút cơm thừa.
Cảnh người chị héo hắt còm cõi gù lưng cõng em trên lưng đứng vỉa hè ngó người tay nâng li cà phê nóng nhâm nhi, tay khác vân vê điếu thuốc.
Cảnh người tàn tật phủ phục cạnh bàn tai nghe họ nói chuyện toàn tiền trăm, tiền triệu. Đợi mãi không thấy họ nói đến tiền lẻ để lên tiếng xin vài đồng độ nhật.
Kẻ xin ăn có kẻ mù thật, què giả, có dư của ăn cất giấu, cũng có kẻ không hạt gạo dính túi, không xó nhà ngụ qua đêm. Đành rằng kẻ ăn xin khác kẻ xin ăn.
Em bé nọ nhanh tay lượm được dăm vỏ chai nước ngọt của kẻ lơ đễnh cũng đủ tiền cho hai dĩa cơm vỉa hè. Người nọ khom lưng lượm túi nylong vất bên đường cũng kiếm ngày hai bữa mà không phải ngửa tay xin.
Người khá hơn có tí vốn bán vé số rong dọc đường hoặc ôm một mớ báo bán lấy lời đong gạo. Vỉa hè nào kê đủ chiếc bàn con và vài ba chiếc ghế nơi đó chiều chiều mọc lên cánh dù và chiếc xe đẩy chào cháo, rao phở, bán bánh, mời li nước mía. Cuộc sống gia đình nương nhờ vào đó. May mắn bán hết gia đình có cơm; không may trời mưa, ít người đi lại tối đó gia đình chắc chắn hưởng lộc thiên hạ chê.
Từ quan chí dân ai cũng thấy, cũng gặp, cũng nghe, cũng biết cuộc sống của họ. Các khẩu hiệu bích chương đỏ chói kêu gọi xóa đói, giảm nghèo, làm sạch xã hội khắp nơi chưa giải quyết mặt nổi tệ nạn xã hội, nói chi đến đói khổ sau hậu trường.
Tệ đoan xã hội không giải quyết được cho đến khi người ta tôn trọng con người, bất kể người đó già trẻ, đẹp xấu, giầu nghèo. Một khi giá trị con người bị tước đoạt người ta đối xử với nhau bằng tình đời. Tình đời thay trắng đổi đen. Tình tiền mong manh, nhẹ như tờ giấy in nó. Cơn gió thổi tiền bay mất; tình vỗ cánh đuổi theo. Chỉ có tình người đặt căn bản trên tình Chúa mới thực sự đem lại hạnh phúc.
Tôi gặp nhiều Kitô hữu đạo đức tốt lành, đầy lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ anh chị em khác. Họ thuộc mọi thành phần, giầu có, trung lưu có, bằng cấp có, thông minh có, sáng tạo có, nghị lực có. Sức mạnh này chưa được phát huy, cổ võ, điều động có kế hoạch giúp xóa tan đau khổ, đè bẹp rách nát và giải phóng bần cùng. Làm việc nghĩa vốn đầu tư nhỏ nhưng đạt chỉ tiêu cao. Vấn đề cần phải làm là thực hiện ngay chương trình coi trọng con người, dùng tình người đối xử với nhau. Anh em hãy mắc nợ nhau tình yêu mến. Cộng đoàn nào, xã hội nào trả được món nợ này giải quyết được mọi vấn đề xã hội lớn nhỏ. Kitô hữu không thể xé lẻ tình Chúa và Lời Chúa. Tình Chúa và Lời Chúa tuy hai mà là một. Người ta thích cho đi Lời Chúa nhưng giữ lại tình Chúa. Vì lẽ đó mà xã hội còn bất công, cộng đoàn còn xào xáo, gia đình còn bất hòa. Thà sống ích kỉ còn hơn cho đi Lời Chúa mà giữ lại tình Ngài.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Những nơi xa phố người ta phải chạy xe cả đêm, ôm người bệnh trong lòng. Khá một chút thì thuê xe hơi; nghèo hơn thì honđa ôm. Tiện sông nước chạy đò, bơi thuyền.
Chạy tối mặt gặp thầy. May mắn thầy cho gặp năm phút. Sau đó lại phải chạy đi mua thuốc. Thuốc cứu mạng không thể đi nhưng phải chạy đua với đường dài, thời gian.
Nói đến bệnh tật, người ta thường nghĩ đến bệnh của người. Ít ai chấp nhận bệnh xã hội. Có người cho rằng xã hội không có bệnh nhưng phải nói là tệ nạn. Vì là tệ đoan nên không mang tính khẩn cấp, khi nào bài trừ cũng được.
Con vật có bệnh, cây cối có bệnh thì xã hội cũng có bệnh. Khi người thân bị bệnh, người nhà chạy khắp nơi tìm thầy; trái lại bệnh xã hội thì khác dường như ít ai quan tâm bởi vì nó bên ngoài xã hội, không phải thân thích nên để xã hội lo. Hơn nữa vì không phải là bệnh nên không cần chạy chữa. Tệ đoan xã hội tồn tại bao lâu người ta còn coi nó là tệ đoan. Phải thay đổi lối suy nghĩ coi đó là bệnh nguy hiểm, cùng nhau tìm phương cách chữa, diệt trừ nó. Tệ nạn xã hội là một loại bệnh bởi vì nó tạo nên cơn sốt xã hội. Nó giết chết tình người, bóp nghẹt niềm tin nơi lòng con người, tạo chia rẽ, nghi kị, chà đạp nhân phẩm và cuối cùng đối xử tệ với nhau. Là nạn nhân của cơn sốt xã hội người ta vẫn nhắm mắt làm ngơ. Dựa vào cổng kín, tường cao, hàng rào sắt quanh nhà, khóa lớn khóa nhỏ, tìm cuộc sống an toàn hơn bằng cách khoanh vùng giầu nghèo. Biện pháp tránh né không trừ được căn bệnh phải trực diện để chữa.
Có người cho rằng nguyên nhân gây nên do thất nghiệp cao. Thất nghiệp nhưng vẫn phải ăn uống. Ngày nào cũng phải ăn nhưng làm thì ngày có ngày không nên ăn lủng những gì tích trữ được tạo nên nghèo đói.
Giải thích khác viện lí đất nước đang chuyển mình từ hình thức nông nghiệp sang công nghiệp và tiến lên thương nghiệp. Việc chuyển mình đòi hỏi số vốn đầu tư khổng lồ và chuyên gia chuyên ngành. Thiếu tiền đầu tư, nghèo về chuyên môn, kém kinh nghiệm hành chánh và yếu bảo quản kinh tế thị trường là yếu tố chính tạo ra tệ đoan xã hội. Những khó khăn trên gây trở ngại giây chuyền khi phải phác họa những chương trình kiến thiết lớn và dài hạn trong tương lai.
Người ta chứng kiến hàng ngày thảm cảnh người mặc áo hở lưng, kẻ đội nón thiếu chỏm. Kẻ đi dép khác màu, hai chiếc đều đực hoặc đều cái.
Cảnh thân già còm cõi yếu ớt dơ đôi cánh tay chiếc dài chiếc ngắn run run xin chút cơm thừa.
Cảnh người chị héo hắt còm cõi gù lưng cõng em trên lưng đứng vỉa hè ngó người tay nâng li cà phê nóng nhâm nhi, tay khác vân vê điếu thuốc.
Cảnh người tàn tật phủ phục cạnh bàn tai nghe họ nói chuyện toàn tiền trăm, tiền triệu. Đợi mãi không thấy họ nói đến tiền lẻ để lên tiếng xin vài đồng độ nhật.
Kẻ xin ăn có kẻ mù thật, què giả, có dư của ăn cất giấu, cũng có kẻ không hạt gạo dính túi, không xó nhà ngụ qua đêm. Đành rằng kẻ ăn xin khác kẻ xin ăn.
Em bé nọ nhanh tay lượm được dăm vỏ chai nước ngọt của kẻ lơ đễnh cũng đủ tiền cho hai dĩa cơm vỉa hè. Người nọ khom lưng lượm túi nylong vất bên đường cũng kiếm ngày hai bữa mà không phải ngửa tay xin.
Người khá hơn có tí vốn bán vé số rong dọc đường hoặc ôm một mớ báo bán lấy lời đong gạo. Vỉa hè nào kê đủ chiếc bàn con và vài ba chiếc ghế nơi đó chiều chiều mọc lên cánh dù và chiếc xe đẩy chào cháo, rao phở, bán bánh, mời li nước mía. Cuộc sống gia đình nương nhờ vào đó. May mắn bán hết gia đình có cơm; không may trời mưa, ít người đi lại tối đó gia đình chắc chắn hưởng lộc thiên hạ chê.
Từ quan chí dân ai cũng thấy, cũng gặp, cũng nghe, cũng biết cuộc sống của họ. Các khẩu hiệu bích chương đỏ chói kêu gọi xóa đói, giảm nghèo, làm sạch xã hội khắp nơi chưa giải quyết mặt nổi tệ nạn xã hội, nói chi đến đói khổ sau hậu trường.
Tệ đoan xã hội không giải quyết được cho đến khi người ta tôn trọng con người, bất kể người đó già trẻ, đẹp xấu, giầu nghèo. Một khi giá trị con người bị tước đoạt người ta đối xử với nhau bằng tình đời. Tình đời thay trắng đổi đen. Tình tiền mong manh, nhẹ như tờ giấy in nó. Cơn gió thổi tiền bay mất; tình vỗ cánh đuổi theo. Chỉ có tình người đặt căn bản trên tình Chúa mới thực sự đem lại hạnh phúc.
Tôi gặp nhiều Kitô hữu đạo đức tốt lành, đầy lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ anh chị em khác. Họ thuộc mọi thành phần, giầu có, trung lưu có, bằng cấp có, thông minh có, sáng tạo có, nghị lực có. Sức mạnh này chưa được phát huy, cổ võ, điều động có kế hoạch giúp xóa tan đau khổ, đè bẹp rách nát và giải phóng bần cùng. Làm việc nghĩa vốn đầu tư nhỏ nhưng đạt chỉ tiêu cao. Vấn đề cần phải làm là thực hiện ngay chương trình coi trọng con người, dùng tình người đối xử với nhau. Anh em hãy mắc nợ nhau tình yêu mến. Cộng đoàn nào, xã hội nào trả được món nợ này giải quyết được mọi vấn đề xã hội lớn nhỏ. Kitô hữu không thể xé lẻ tình Chúa và Lời Chúa. Tình Chúa và Lời Chúa tuy hai mà là một. Người ta thích cho đi Lời Chúa nhưng giữ lại tình Chúa. Vì lẽ đó mà xã hội còn bất công, cộng đoàn còn xào xáo, gia đình còn bất hòa. Thà sống ích kỉ còn hơn cho đi Lời Chúa mà giữ lại tình Ngài.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bệnh AID: Toà Thánh đòi hỏi việc chữa trị miễn phí
Bùi Hữu Thư
04:53 10/07/2012
Đại Hội Quốc Tế lần thứ 8 của Sant'Egidio
ROME, Thứ sáu 22 tháng 6, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Hồng Y Bertone tuyên bố: Tòa Thánh một lần nữa lại đòi hỏi cho có việc chữa trị miễn phí cho tất cả mọi người mắc bệnh AID (SIDA) trền toàn cầu.
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh thực sự đã can thiệp ngày 22 tháng 6, tại Rôma, nhân dịp Đại Hội Quốc Tế lần thứ 8 do Cộng Đồng Sant’Egidio tổ chức, trước sự hiện diện của các bộ trưởng hay các vị hữu trách của khoảng 20 quốc gia. Cuộc hội thảo tập trung vào việc giảm thiểu việc hoài thai của các bà mẹ và tình trạng của các trẻ em.
Đại Hội can thiệp 10 năm sau khi chương trình "Dream" được khai mào, và cho phép thiết lập các trung tâm định bệnh và chữa trị tại khoảng 10 quốc gia Phi Châu.
Để tăng cường cho việc tranh đấu này, Tòa Thánh đòi hỏi phải có sự chữa trị dễ dàng và miễn phí cho tất cả mọi người, nhất là các bà mẹ có thai, và các bà mẹ có con sơ sinh.
Đánh động lương tâm của những vị có quyền quyết định, Đức Hồng Y Bertone tuyên bố là ngài đang nói lên "tiếng nói của biết bao nhiêu bệnh nhân không có tiếng nói," ngài đòi hỏi những sự tài trợ cần thiết.
Các bà mẹ bị thiệt mạng tại Phi Châu gây thiệt hại không những cho các gia đình mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế nữa.
Trên hết, thay mặt cho Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y dòng La San đã khẳng định "sự yểm trợ của tất cả Giáo Hội cho Phi Châu" và cho cuộc tranh đấu chống bệnh AID."
Nhấn mạnh sự lo âu của Giáo Hội cho "thảm họa hiện đại này", Tổng Trưởng Ngoại Giáo đã nhắc rằng các cấu trúc của Công Giáo dành cho dịch vụ chăm sóc cho các bệnh nhân mắc bệnh AID biểu hiệu cho 30% của các tổ chức thuộc loại này trên thế giới.
Ngài đã khẳng định về niềm tin tưởng của ngài nơi các nguồn nguyên liệu của con người tại Lục Điạ Châu Phi trong một câu nói rõ ràng "chưa có gì bị mất mát" vì "Phi Châu có nhiều năng lượng" và như Đức Thánh Cha đã tuyên bố trong chuyến thăm Bénin: "Đây là điạ lục của niềm hy vọng."
ROME, Thứ sáu 22 tháng 6, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Hồng Y Bertone tuyên bố: Tòa Thánh một lần nữa lại đòi hỏi cho có việc chữa trị miễn phí cho tất cả mọi người mắc bệnh AID (SIDA) trền toàn cầu.
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh thực sự đã can thiệp ngày 22 tháng 6, tại Rôma, nhân dịp Đại Hội Quốc Tế lần thứ 8 do Cộng Đồng Sant’Egidio tổ chức, trước sự hiện diện của các bộ trưởng hay các vị hữu trách của khoảng 20 quốc gia. Cuộc hội thảo tập trung vào việc giảm thiểu việc hoài thai của các bà mẹ và tình trạng của các trẻ em.
Đại Hội can thiệp 10 năm sau khi chương trình "Dream" được khai mào, và cho phép thiết lập các trung tâm định bệnh và chữa trị tại khoảng 10 quốc gia Phi Châu.
Để tăng cường cho việc tranh đấu này, Tòa Thánh đòi hỏi phải có sự chữa trị dễ dàng và miễn phí cho tất cả mọi người, nhất là các bà mẹ có thai, và các bà mẹ có con sơ sinh.
Đánh động lương tâm của những vị có quyền quyết định, Đức Hồng Y Bertone tuyên bố là ngài đang nói lên "tiếng nói của biết bao nhiêu bệnh nhân không có tiếng nói," ngài đòi hỏi những sự tài trợ cần thiết.
Các bà mẹ bị thiệt mạng tại Phi Châu gây thiệt hại không những cho các gia đình mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế nữa.
Trên hết, thay mặt cho Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y dòng La San đã khẳng định "sự yểm trợ của tất cả Giáo Hội cho Phi Châu" và cho cuộc tranh đấu chống bệnh AID."
Nhấn mạnh sự lo âu của Giáo Hội cho "thảm họa hiện đại này", Tổng Trưởng Ngoại Giáo đã nhắc rằng các cấu trúc của Công Giáo dành cho dịch vụ chăm sóc cho các bệnh nhân mắc bệnh AID biểu hiệu cho 30% của các tổ chức thuộc loại này trên thế giới.
Ngài đã khẳng định về niềm tin tưởng của ngài nơi các nguồn nguyên liệu của con người tại Lục Điạ Châu Phi trong một câu nói rõ ràng "chưa có gì bị mất mát" vì "Phi Châu có nhiều năng lượng" và như Đức Thánh Cha đã tuyên bố trong chuyến thăm Bénin: "Đây là điạ lục của niềm hy vọng."
ĐTC: Thánh Gioan Tẩy Giả cao trọng vì là ngôn sứ dọn đường cho Chúa Cứu Thế
Linh Tiến Khải
04:53 10/07/2012
Thánh Gioan Tẩy Giả cao trọng vì là ngôn sứ dọn đường cho Chúa Cứu Thế Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với hơn 40.000 tín hữu tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 24-6-2012, lễ kính thánh Gioan Tẩy Giả.
Trong các đoàn hành hương có một ban nhạc và một nhóm dân ca vũ Bolivia mặc sắc phục rực rỡ nhiều mầu rất đẹp. Chúa Nhật hôm qua tại Italia cũng là Ngày Bác ái của Đức Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha đã cám ơn tín hữu nước này như sau:
Anh chị em thân mến, tại Italia hôm nay là Ngày Bác Aí của Giáo Hoàng. Tôi cám ơn tất cả các cộng đoàn giáo xứ, các gia đình và các tín hữu riệng biệt vì sự yểm trợ liên tục và quảng đại nhằm trợ giúp các anh chị em găp khó khăn. Nhân dịp này tôi cũng nhắc nhớ rằng ngày mốt, nếu đẹp lòng Chúa, tôi sẽ làm một cuộc viếng thăm ngắn trong các vùng bị động đất mới đây tại miền Bắc Italia. Tôi muốn rằng nó là một dấu chỉ tình liên đới của toàn thể Giáo Hội với các anh chị em nạn nhân, vì thế tôi mời gọi tất cả mọi người đồng hành với tôi trong lời cầu nguyện.
Trước đó, trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về lễ kính thánh Gioan Tiền Hô như sau:
Hôm nay 24 tháng 6 chúng ta cử hành lễ trọng sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả. Trừ Đức Trinh Nữ Maria ra, Gioan Tẩy Giả là vị thánh duy nhất mà phụng vụ mừng ngày sinh và Giáo Hội mừng sinh nhật thánh nhân vì nó gắn liền với mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Thật thế, từ trong lòng mẹ Gioan là tiền hô của Đức Giêsu: việc thụ thai ông cách lạ lùng đã được thiên thần báo cho Đức Maria biết như dấu chỉ ”không có gì là không thể được đối với Thiên Chúa” (Lc 1,37), sáu tháng trước khi xảy ra biến cố lạ lùng trao ban cho chúng ta sự cứu rỗi, sự kết hiệp của Thiên Chúa với con người bởi công trình của Chúa Thánh Thần. Bốn Phúc Âm nêu bật gương mặt của Gioan Tẩy Giả, là vị ngôn sứ kết thúc thời Cựu Ước và khai mào thời Tân ước, bằng cách cho chỉ cho thấy Đấng Cứu Thế nơi Đức Giêsu thành Nagiarét, Đấng Được Thánh Hiến của Chúa. Thật vậy, chính Đức Giêsu đẽ nói về Gioan như sau: ”Chính ông là người Thánh Kinh đã nói tới khi chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến. Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông” (Mt 11,10-11).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: cha của Gioan, ông Dakharia, chồng bà Elidabét, bà con của Đức Maria, đã là tư tế của phụng tự do thái. Ông đã không tin ngay lập tức vào lời loan báo chức làm cha đã không được chờ đợi nữa, vì thế ông bị câm cho tới ngày con trẻ được cắt bì, mà ông và vợ đặt tên cho như Thiên Chúa đã chỉ định, là Gioan, có nghĩa là ”Chúa thương xót”. Được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, ông Dakharia đã nói về sứ mệnh của con minh: ”Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu của Đấng Tối Cao; con sẽ đi trước Chúa mở lối cho Người, bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ, là tha cho họ hết moi tội khiên” (Lc 1,76-77).
Đức Thánh cha nói thêm trong bài huấn dụ:
Tất cả những điều này được tỏ lộ ba mươi năm sau đó, khi Gioan bắt đầu ban phép rửa trong sông Giọcđan, bằng cách kêu gọi người ta chuẩn bị, với cử chỉ sám hối, cho biến cố đến gần của Đấng Cứu Thế, mà Thiên Chúa đã mạc khải trong khi ông sống trong sa mạc Giuđêa. Vì thế ông được gọi là ”Tẩy Giả”, nghĩa là ”Người thanh tẩy” (x, Mt 3,1-6). Một ngày kia, khi từ Nagiarét, chính Đức Giêsu đến để được thanh tẩy; ban đầu Giaon từ chối, nhưng rồi ông đồng ý, và ông trông thấy Thánh Thần đậu xuống trên Đức Giêsu và nghe tiếng của Thiên Chúa Cha trên trời công bố Người là Con của Ngài (x. Mt 3,13-17). Nhưng sứ mệnh của ông Gioan đã chưa được thành toàn: ít lâu sau đó, ông được yêu cầu đi trước Đức Giêsu cả trong cái chết bạo lưc nữa; Gioan đã bị chém đầu trong ngục của vua Hếrôđê, và như hế ông đã làm chứng tá tràn đầy cho Chiên Con của Thiên Chúa, mà ông đã là người đầu tiên nhận biết và chỉ cho thấy một cách công khai.
Các bạn thân mếm, Đức Trinh Nữ Maria đã trợ giúp người bà con Elidabét cao niên kết thúc thời kỳ mang thai Gioan. Xin Mẹ giúp tất cả bước theo Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, mà ông Tẩy Giả đã loan báo với lòng khiêm tốn lớn lao và nhiệt huyết ngôn sứ.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Ý. Trong tiếng Pháp Đức Thánh Cha nói gương của thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi chúng ta hoán cải, làm chứng cho Chúa Kitô và loan báo Người trong lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện, là tiếng kêu trong sa mạc giống như thánh nhân cho đến chỗ hiến dâng mạng sống mình.
Chào các tín hữu Ba Lan Đức Thánh Cha nói ngài hiệp ý với tổng giáo phận Poznan, các cha dòng Oratoriani, và tín hữu hành hương Đền thánh Mẹ Thiên Chúa Gostyn, nhân dịp mừng kỷ niệm 500 năm thành lẠap đền thánh. Ngài cảm tạ Chúa vì các ơn Chúa đã rộng ban cho các thế hệ nhờ lời bầu cử của Mẹ và ngài xin sự chở che của Mẹ đồng hành với mọi người.
Trong tiếng Ý ngài chào các thành viên của Hiệp hội thiện nguyện Pro Loco Italia, chúc mừng 50 năm thành lập hội và cầu chúc mọi may lành cho công tác của hội phục vụ gia tài văn hóa của Italia.
Trong các đoàn hành hương có một ban nhạc và một nhóm dân ca vũ Bolivia mặc sắc phục rực rỡ nhiều mầu rất đẹp. Chúa Nhật hôm qua tại Italia cũng là Ngày Bác ái của Đức Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha đã cám ơn tín hữu nước này như sau:
Anh chị em thân mến, tại Italia hôm nay là Ngày Bác Aí của Giáo Hoàng. Tôi cám ơn tất cả các cộng đoàn giáo xứ, các gia đình và các tín hữu riệng biệt vì sự yểm trợ liên tục và quảng đại nhằm trợ giúp các anh chị em găp khó khăn. Nhân dịp này tôi cũng nhắc nhớ rằng ngày mốt, nếu đẹp lòng Chúa, tôi sẽ làm một cuộc viếng thăm ngắn trong các vùng bị động đất mới đây tại miền Bắc Italia. Tôi muốn rằng nó là một dấu chỉ tình liên đới của toàn thể Giáo Hội với các anh chị em nạn nhân, vì thế tôi mời gọi tất cả mọi người đồng hành với tôi trong lời cầu nguyện.
Trước đó, trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về lễ kính thánh Gioan Tiền Hô như sau:
Hôm nay 24 tháng 6 chúng ta cử hành lễ trọng sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả. Trừ Đức Trinh Nữ Maria ra, Gioan Tẩy Giả là vị thánh duy nhất mà phụng vụ mừng ngày sinh và Giáo Hội mừng sinh nhật thánh nhân vì nó gắn liền với mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Thật thế, từ trong lòng mẹ Gioan là tiền hô của Đức Giêsu: việc thụ thai ông cách lạ lùng đã được thiên thần báo cho Đức Maria biết như dấu chỉ ”không có gì là không thể được đối với Thiên Chúa” (Lc 1,37), sáu tháng trước khi xảy ra biến cố lạ lùng trao ban cho chúng ta sự cứu rỗi, sự kết hiệp của Thiên Chúa với con người bởi công trình của Chúa Thánh Thần. Bốn Phúc Âm nêu bật gương mặt của Gioan Tẩy Giả, là vị ngôn sứ kết thúc thời Cựu Ước và khai mào thời Tân ước, bằng cách cho chỉ cho thấy Đấng Cứu Thế nơi Đức Giêsu thành Nagiarét, Đấng Được Thánh Hiến của Chúa. Thật vậy, chính Đức Giêsu đẽ nói về Gioan như sau: ”Chính ông là người Thánh Kinh đã nói tới khi chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến. Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông” (Mt 11,10-11).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: cha của Gioan, ông Dakharia, chồng bà Elidabét, bà con của Đức Maria, đã là tư tế của phụng tự do thái. Ông đã không tin ngay lập tức vào lời loan báo chức làm cha đã không được chờ đợi nữa, vì thế ông bị câm cho tới ngày con trẻ được cắt bì, mà ông và vợ đặt tên cho như Thiên Chúa đã chỉ định, là Gioan, có nghĩa là ”Chúa thương xót”. Được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, ông Dakharia đã nói về sứ mệnh của con minh: ”Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu của Đấng Tối Cao; con sẽ đi trước Chúa mở lối cho Người, bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ, là tha cho họ hết moi tội khiên” (Lc 1,76-77).
Đức Thánh cha nói thêm trong bài huấn dụ:
Tất cả những điều này được tỏ lộ ba mươi năm sau đó, khi Gioan bắt đầu ban phép rửa trong sông Giọcđan, bằng cách kêu gọi người ta chuẩn bị, với cử chỉ sám hối, cho biến cố đến gần của Đấng Cứu Thế, mà Thiên Chúa đã mạc khải trong khi ông sống trong sa mạc Giuđêa. Vì thế ông được gọi là ”Tẩy Giả”, nghĩa là ”Người thanh tẩy” (x, Mt 3,1-6). Một ngày kia, khi từ Nagiarét, chính Đức Giêsu đến để được thanh tẩy; ban đầu Giaon từ chối, nhưng rồi ông đồng ý, và ông trông thấy Thánh Thần đậu xuống trên Đức Giêsu và nghe tiếng của Thiên Chúa Cha trên trời công bố Người là Con của Ngài (x. Mt 3,13-17). Nhưng sứ mệnh của ông Gioan đã chưa được thành toàn: ít lâu sau đó, ông được yêu cầu đi trước Đức Giêsu cả trong cái chết bạo lưc nữa; Gioan đã bị chém đầu trong ngục của vua Hếrôđê, và như hế ông đã làm chứng tá tràn đầy cho Chiên Con của Thiên Chúa, mà ông đã là người đầu tiên nhận biết và chỉ cho thấy một cách công khai.
Các bạn thân mếm, Đức Trinh Nữ Maria đã trợ giúp người bà con Elidabét cao niên kết thúc thời kỳ mang thai Gioan. Xin Mẹ giúp tất cả bước theo Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, mà ông Tẩy Giả đã loan báo với lòng khiêm tốn lớn lao và nhiệt huyết ngôn sứ.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Ý. Trong tiếng Pháp Đức Thánh Cha nói gương của thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi chúng ta hoán cải, làm chứng cho Chúa Kitô và loan báo Người trong lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện, là tiếng kêu trong sa mạc giống như thánh nhân cho đến chỗ hiến dâng mạng sống mình.
Chào các tín hữu Ba Lan Đức Thánh Cha nói ngài hiệp ý với tổng giáo phận Poznan, các cha dòng Oratoriani, và tín hữu hành hương Đền thánh Mẹ Thiên Chúa Gostyn, nhân dịp mừng kỷ niệm 500 năm thành lẠap đền thánh. Ngài cảm tạ Chúa vì các ơn Chúa đã rộng ban cho các thế hệ nhờ lời bầu cử của Mẹ và ngài xin sự chở che của Mẹ đồng hành với mọi người.
Trong tiếng Ý ngài chào các thành viên của Hiệp hội thiện nguyện Pro Loco Italia, chúc mừng 50 năm thành lập hội và cầu chúc mọi may lành cho công tác của hội phục vụ gia tài văn hóa của Italia.
Công bố Văn kiện của Bộ Giáo Dục Công Giáo về việc mục vụ ơn gọi linh mục
LM Trần Đức Anh OP
04:53 10/07/2012
Văn kiện dài lối 30 trang, soạn thảo trong vòng 7 năm qua, được ĐTC cho phép công bố ngày 25-3 năm nay và đã được ĐHY Tổng trưởng Zenon Grocholewski, Đức TGM Jean Louis Bruguès Tổng thư ký và Đức Ông Phó tổng thư ký Vencenzo Zani, giới thiệu trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh.
Ba phần của Văn kiện lần lượt trình bày ”Việc mục vụ ơn gọi trong thế giới ngày nay” (I); ”Ơn gọi và căn tính của chức linh mục thừa tác” (II) và sau cùng là ”Các đề nghị cụ thể cho việc mục vụ ơn gọi LM” (III).
Tài liệu này chủ yếu nói về tình trạng tại các nước có truyền thống Kitô kỳ cựu đang bị khan hiếm ơn gọi LM một cách trầm trọng; trong số những nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng này, có tình trạng giảm sút dân số và cuộc khủng hoảng gia đình, hiện tượng tục hóa, gương mù lạm dụng tính dục do một số LM, những ý tưởng sai lầm trong nội bộ Giáo Hội đưa tới sự coi rẻ đoàn sủng và sự chọn lựa độc thân, v.v. Nhiều cha mẹ, với những mong đợi về tương lai của con cái, nên ít quan tâm đến sự kiện con cái có thể được ơn gọi làm linh mục”. Cản trở ơn gọi LM, cũng có thể là chính đời sống LM bị thu hút vào sự miệt mài làm việc, với hậu quả là bị các hoạt động mục vụ đè bẹp, làm lu mờ và suy yếu kinh nghiệm sáng ngời về linh mục”.
Trong số những đề nghị cụ thể, Văn kiện của Bộ giáo dục Công Giáo nhấn mạnh đến chứng tá vui tươi và trung thành của linh mục trong sứ vụ, đây có thể là một hình ảnh thu hút mạnh mẽ nơi giới trẻ về chức linh mục; ngoài ra có kinh nghiệm về thiện nguyện; học đường như một môi trường quan tâm đến sự huấn luyện con người toàn diện..
Họp báo
Trong cuộc họp báo, ba vị lãnh đạo của Bộ Công Giáo lần lượt giới thiệu nội dung 3 phần của Văn Kiện:
1. ĐHY Zenon Grocholewski, người Ba Lan, đã giới thiệu lai lịch văn kiện và nội dung phần thứ I.
Ngài cho biết tiến trình soạn Văn kiện đã diễn ra trong 7 năm, qua các Đại hội của Bộ giáo dục Công Giáo. Đại hội năm 2005 với sự tham dự của các HY và GM thành viên, đã thảo luận về ơn gọi LM và yêu cầu đào sâu vấn đề để chuẩn bị một văn kiện về việc cổ võ ơn gọi LM. Đại hội cũng đề ra một số tiêu chuẩn hướng dẫn việc soạn văn kiện, ví dụ:
- Mời gọi toàn thể cộng đoàn Giáo Hội tái ý thức về trách nhiệm giáo dục và mục vụ trong việc cổ võ ơn gọi LM;
- Cống hiến một ý tưởng rõ ràng về hình ảnh chức linh mục thừa tác và sự cần thiết cũng như vai trò của chức LM trong Giáo Hội.
- Khuyến khích mọi phần tử của Giáo Hội, đặc biệt là các nhóm, hội đoàn và phong trào, nâng đỡ các sáng kiến và tiến trình ơn gọi.
- Cung cấp những chỉ dẫn và gợi ý hành động rất cụ thể và rõ ràng để việc mục vụ được hữu hiệu.
- Soạn thảo một văn kiện ngắn và xúc tích.
Đường hướng trên đây đã được đào sâu trong Đại hội năm 2008 của Bộ giáo dục Công Giáo, trong khi đó, một cuộc tham khảo sâu rộng được thực hiện nơi các HĐGM, qua một bản câu hỏi được chuẩn bị kỹ lưỡng, với mục đích thu thập các đề nghị cho việc soạn thảo văn kiện. Các bản trả lời từ các nơi gửi về thật phong phú và dồi dào. Đại hội kế tiếp của Bộ đã cứu xét và phê chuẩn văn kiện này và ngày 25-3-2012, nhân kỷ niệm 25 năm Tông huấn ”Thầy sẽ ban cho các con những vị mục tử” (Pastores dabo vobis), ĐTC Biển Đức 16 đã cho phép công bố Văn kiện này.
ĐHY Grocholewski cho biết chìa khóa để đọc Văn kiện ”Những đường hướng mục vụ ơn gọi LM”, nhất là phần thứ I là ”Sự chăm sóc ơn gọi linh mục là một thách đố trường kỳ đối với Giáo Hội”. Điều này có nghĩa là Giáo Hội có nghĩa vụ liên lỷ phải đề nghị, phân định, bảo tồn và thăng tiến ơn gọi LM; tiếp đến việc săn sóc ơn gọi LM là một thách đố liên lỷ được gửi đến cộng đoàn Giáo Hội. Thực vậy hoa quả phong phú và dồi dào của Thánh Linh trong lãnh vực này là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để nhận ra và đo lường sức sinh động của một giáo phận, chất lượng đức tin và chứng tá Tin Mừng của giáo phận ấy, giá trị và đặc tính sâu xa của giáo phận ấy trong sự gắn bó theo Chúa Kitô.
Theo chiều hướng đó, Văn kiện ”Đường hướng mục vụ ơn gọi” liên hệ đặc biệt tới các Giáo Hội có truyền truyền kỳ cựu, trong đó sự dửng dưng đối với tôn giáo, cùng với sự yếu kém trong việc làm chứng tá Kitô, khiến cho ơn gọi trở nên khan hiếm và khô cằn. Ví dụ trường hợp của Âu Châu từ nhiều năm nay đang chịu đau khổ nhiều nhất vì thiếu ơn gọi linh mục.
Cũng trong phần thứ I, Văn kiện của Bộ giáo dục Công Giáo nêu lên 3 lý do chính cản trở việc mục vụ ơn gọi tại các nước có truyền thống Kitô kỳ cựu, đó là:
- Sự giảm sút dân số và cuộc khủng hoảng gia đình làm cho con số các trẻ nam và người trẻ giảm bớt và khiến cho đời sống của họ, kể cả về phương diện đức tin, trở nên khó khăn và họ lo sợ trước một hiện tại bị phân tán và đe dọa, và trước một tương lai bấp bênh.
- Tiếp đến là sự lan tràn não trạng tục hóa và hậu quả là nhiều tín hữu từ bỏ đời sống Kitô. Tình trạng này càng làm cho họ khó thực hiện những chọn lựa quyết liệt và lâu dài trong thời gian, vì một bối cảnh văn hóa duy tương đối hơn, ảnh hưởng tiêu cực tới sự đào tạo các ơn gọi vững chắc và ổn định hơn.
- Thứ ba là tình cảnh khó khăn trong cuộc sống và sứ vụ của linh mục, phải chịu những biến đổi sâu đậm trong Giáo Hội và xã hội; hiện tượng đó thường làm cho LM, một đàng bị gạt ra ngoài lề và không còn quan trọng nữa, và đàng khác người ta có nguy cơ coi sứ vụ LM chỉ là một trong bao nhiêu nghề khác mà thôi. Những hiện tượng đó, thật rõ ràng tại nhiều nơi trên thế giới, có thể làm cho một số LM nản chí và sa xút về tinh thần.
Đứng trước tình trạng ấy, Phần thứ I trong Văn kiện mới của Bộ giáo dục Công Giáo liệt kê những điều kiện cần thiết để ơn gọi tìm được một mảnh đất phì nhiêu trong Giáo Hội và sự cởi mở của người trẻ đối với ơn gọi LM. Chẳng hạn:
- Cần kiến tạo một môi trường phong phú cho đời sống Kitô trong cộng đoàn Giáo Hội;
- Vai trò không thể thiếu được của việc cầu nguyện, xin Chủ mùa gặt sai nhiều trợ đến làm việc trong mùa gặt của Ngài;
- Giá trị của việc mục vụ toàn diện, thực thi một sự phối hợp, đồng qui các chương trình và đề nghị giữa các vị hữu trách khác nhau về giáo dục Công Giáo.
- Cần có một đà tái truyền giảng Tin Mừng và truyền giáo, khơi lên nơi người trẻ lòng hăng say mạnh mẽ đối với Tin Mừng
- Chức năng chủ yếu và không thể thay thế được của gia đình.
- Chứng tá cuộc sống vui tươi của các LM, sống phù hợp với niềm tin và ơn gọi của mình.
- Giá trị của trường học và đại học trong đó cần du nhận những cơ hội gặp gỡ và đào sâu ơn gọi Kitô.
2. Đức TGM Jean Louis Bruguès, OP
Phần thứ II của Văn kiện đã được vị Tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo là Đức TGM Jean Louis Bruguès, dòng Đa Minh, trình bày, nói về ”ơn gọi và căn tính của chức LM thừa tác”.
Phần này phê bình xu hướng dần dần biến chức linh mục thành một nghề, như thể đời sống trong sứ vụ LM có thể thu hẹp vào một loạt những điều cần phải làm theo khả năng nghề nghiệp chuyên môn. Thêm vào đó có những nguy hiểm thường gặp thấy trong kinh nghiệm đời sống LM như thái độ miệt mài làm việc thái quá, xu hướng cá nhân chủ nghĩa ngày càng gia tăng, nhiều khi khép kín linh mục trong sự cô độc tiêu tực và làm cho xuống tinh thần; sự lẫn lộn các vai trò trong Giáo Hội.
Đứng trước những tình trạng như thế, Phần II Văn kiện Bộ giáo dục Công Giáo đề nghị một số điểm suy tư, chẳng hạn ơn gọi LM luôn ở trong lãnh vực cuộc đối thoại yêu thương giữa Thiên Chúa và con người (n.5); tiếp đến, đạo lý thần học về ấn tích linh mục (n.6) đề ra một điều mới mẻ trong đời sống, đòi người được gọi phải đặc biệt chăm sóc quan hệ sinh động và liên lỷ với Chúa Kitô, dành trọn thời gian cần thiết cho Chúa và tiếp tục vun trồng, đào sâu quan hệ ấy mỗi ngày, như thể chạy đến cùng Chúa (Pl 3,12-14).
Trong các đoạn số từ 8 đến 10, Văn kiện Bộ giáo dục Công Giáo nhắc đến một loạt những hệ luận về cách thức khơi dậy, phân định và làm tăng trưởng ơn gọi LM. Ví dụ, để huấn luyện về sứ vụ LM, cần có một kinh nghiệm sâu xa về đời sống cộng đoàn để tránh những hình thức mới của xu hướng duy giáo sĩ, tập trung mục vụ, những dịch vụ mục vụ bán thời gian hoặc theo nhu cầu cá nhân; Cần có một sự hội nhập và trưởng thành đầy đủ về tình cảm, tránh những đề nghị ơn gọi cho những người có nhân cách mong manh; cần có một sự tham gia rộng rãi và ngoan ngoãn đối với bối cảnh Giáo hội, yêu thương cụ thể đối với giáo phận của mình đồng thời quảng đại cởi mở đối với chiều kích hoàn vũ của sứ vụ.
3. Đức Ông Vincenzo Zani
Phần thứ III là phần dài nhất của Văn kiện mang tựa đề ”Những đề nghị cho việc mục vụ ơn gọi LM” và do Đức Ông Vincenzo Zani, Phó tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo trình bày.
Đức Ông Zani đã cung cấp một vài con số về tình hình ơn gọi LM trong Giáo Hội: tại Âu Châu trong 10 năm qua, số chủng sinh giảm mất gần 6 ngàn thầy, từ 27 ngàn trong năm 2000 xuống còn 21 ngàn trong năm 2010; tại Bắc Mỹ số chủng sinh hầu như đứng yên với 5.500 thầy; tại Nam Mỹ có phần giảm: từ 22 ngàn trong năm 2006 xuống còn 21 ngàn trong năm 2010; trong khi đó số chủng sinh tại Á và Phi châu tiếp tục gia tăng: từ 20 ngàn trong năm 2000 lên 27 ngàn chủng sinh tại Phi châu; từ 25 ngàn trong năm 2000 lên 33 ngàn trong năm 2010 tại Á châu.
Phần III của Văn kiện chứa đựng một loạt những chỉ dẫn cụ thể do các HĐGM được hỏi ý kiến gửi về. Văn kiện nhấn mạnh tầm quan trọng không thể thiếu được của việc cầu nguyện cho ơn gọi, đồng thời nhận xét rằng mặc dù có những cơ quan và tổ chức chuyên về ơn gọi LM ở cấp hoàn vũ, quốc gia và giáo phận, nhưng các cơ quan này không thể thay thế cho các thành phần khác nhau trong cộng đoàn Kitô: bắt đầu từ gia đình Công Giáo vốn được Công đồng chung Vatican 2 gọi là ”chủng viện đầu tiên” (OT 2): gia đình phải có thể cống hiến những điều kiện thuận lợi cho sự nảy sinh ơn gọi. Điều này có nghĩa là không bao giờ có thể quan niệm việc mục vụ gia đình và mục vụ ơn gọi, cũng như mục vụ giới trẻ và mục vụ học đường, như thể chúng là những lãnh vực độc lập và xa lạ với nhau.
Văn kiện trình bày một loạt nhận xét về giáo xứ, vai trò của các LM, tu sĩ, giáo lý viên và những ngừơui linh hoạt mục vụ giáo xứ.
Đoạn số 15 nhấn mạnh trách nhiệm đặc thù của chủng sinh đối với ơn gọi. Trong thời gian thụ huấn các chủng sinh cũng phải được huấn luyện về khả năng làm chứng tá và đề nghị cho người khác kinh nghiệm của họ trong việc đáp lại ơn gọi.
Văn kiện Tòa Thánh đặc biệt đề cao vai trò của các hội đoàn và phong trào của Giáo Hội trong việc khơi dậy và nuôi dưỡng ơn gọi LM. Văn kiện không quên vai trò của các nhóm lễ sinh, tức là những người giúp lễ, trong đề nghị ơn gọi linh mục. Thời gian phục vụ của họ có thể coi như một trường thực hành về sự cầu nguyện và phục vụ Giáo Hội.
Văn kiện của Bộ giáo dục Công Giáo kết luận rằng:
”Môi trường phì nhiêu đối với hạt giống ơn gọi LM chính là một cộng đoàn Kitô cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện bằng phụng vụ và làm chứng tá bác ái; Bộ giáo dục Công Giáo khuyến khích toàn thể Giáo Hội, với lòng tín thác, hãy tái đảm trách quyết tâm giáo dục của mình để đón nhận tiếng Chúa gọi đi vào sứ vụ LM; tiếng Chúa gọi ngày nay vẫn dồi dào và thích ứng với nhu cầu của Giáo Hội cũng như nhu cầu rao giảng Tin Mừng trên thế giới.
Đức TGM William E. Lori khai mạc chiến dịch ''Hai Tuần Cho Tự Do Tôn Giáo''
Nguyễn Kim Ngân
04:53 10/07/2012
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC (ĐTGM) WILLIAM E. LORI KHAI MẠC CHIẾN DỊCH “HAI TUẦN CHO TỰ DO TÔN GIÁO”
Baltimore, MD, ngày 22 tháng 6, 2012 (CNA/EWTN News)
“Người Công giáo phải chống lại các thế lực đang tìm cách gạt bỏ tầm ảnh hưởng của tôn giáo ra khỏi nền văn hóa Hoa Kỳ,” ĐTGM William E. Lori của Baltimore, Chủ Tịch Ủy Ban Đặc Nhiệm Tự Do Tôn Giáo của HĐGMHK (xem Trần Mạnh Trác, VietCatholic, 06/21/12) đã tuyển bố như trên trước hơn một ngàn tín hữu tham dự Thánh Lễ nhằm khởi động chiến dịch 14 ngày cho tự do tôn giáo.
ĐTGM nói thêm rằng: “Tuy diễn đạt một cách khác nhau, nhưng giáo huấn của Hội Thánh và các văn kiện thời lập quốc Hoa Kỳ đều nhìn nhận rằng Tạo Hóa đã ban quyền tự do tôn giáo cho từng cá nhân. Quyền tự do này đi vào chính trọng tâm của phẩm giá con người.”
Qua bài giảng trong Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường cũng là Đài Đức Mẹ Mông Triệu tại Baltimore, ĐTGM đã khai mạc “Hai Tuần cho Tự Do Tôn Giáo”, một chiến dịch khởi đi từ ngày 21 tháng 6 năm 2012, đến hết ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, 4 tháng 7 năm 2012, nhằm tập trung vào việc cầu nguyện, giáo huấn và bênh vực cho quyền tự do tôn giáo.
Trong bài giảng, ĐTGM lưu ý về ngày được chọn để phát động phong trào chính là lễ vọng kính Thánh Thomas More và John Fisher, hai vị Thánh Tử Đạo của nước Anh vào thế kỷ 16, đã chiụ trảm quyết vì không chấp nhận việc Hoàng Đế Henry VIII tự phong là thủ lãnh Hội Thánh và việc ông cắt đứt liên lạc với Đức Giáo Hoàng.
ĐTGM giải thích rằng hai vị Thánh này tượng trưng cho “hai khía cạnh của tự do tôn giáo” mà chiến dịch “Hai Tuần cho Tự Do Tôn Giáo” đang cố công bảo vệ và nuôi dưỡng.
Là một luật sư thời danh đã lên tới chức Chưởng Ấn, Thánh Thomas More đã sẵn sàng và can đảm chấp nhận chết chứ không “phản bội các nguyên tắc và lương tâm của mình.” Thánh Thomas More đại diện cho giới chủ nhân và công nhân, những người chỉ muốn “sống niềm tin của mình và tuân theo các đòi hỏi của công bình xã hội, trong khi cố gắng tránh các tội về luân thường đạo lý trong đời sống thường ngày.”
Tuy ít nổi tiếng hơn, nhưng Thánh John Fisher, trong tư cách là Giám Mục Rochester tại Kent cũng là một chứng tá hùng hồn của đức tin Công giáo qua việc giúp canh tân từ trong lòng Giáo Hội, trong khi chống lại sự can thiệp từ bên ngoài của nhà nước. Chỉ sau khi ngài qua đời, các thế lực của hoàng gia mới có thể chiếm đoạt các thánh đường, tu viện và các trung tâm học hỏi, để rồi phá hủy đi hoặc cưỡng bức đoạn giao với Hội Thánh Công giáo. Thánh John Fisher tượng trưng cho “nỗ lực duy trì tự do tôn giáo của Hội Thánh, nơi các trường học và cơ sở từ thiện.”
ĐTGM nói rằng, tuy không ở trong một tình thế cực kỳ căng thẳng tương tự như thời hai vị Thánh Tử Đạo nói trên, nhưng Giáo Hội Hoa Kỳ hôm nay cũng đang ở giữa một “vùng nước sâu đầy nguy hiểm.” Đó là bởi vì chỉ thị của liên bang đòi buộc các chủ nhân phải cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe bao gồm cả việc ngừa thai lẫn triệt sản và cung cấp dược phẩm đưa đến phá thai. Mặc dù có cho phép một thứ luật trừ về mặt tôn giáo, nhưng lại chỉ áp dụng cho các cơ quan bất vụ lợi vốn hiện diện để nhằm khắc ghi các giá trị tôn giáo và tiên quyết phục vụ cũng như thuê mướn các thành viên thuộc cùng tôn giáo với mình.
Các cơ quan Công giáo như bệnh viện, học đường, và bác ái xã hội không được hưởng luật trừ này do bởi cam kết tiếp tục phục vụ tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo. Muốn được hưởng luật trừ vừa nói, Giáo Hội phải giam mình vào trong “khuôn khổ của nhà thờ” chứ không được “thuê mướn nhân viên khác tôn giáo” và không được phục vụ công ích. ĐTGM đã nhận xét như thế và cảnh giác rằng lối định nghĩa hẹp hòi này về giáo hội và tôn giáo (vốn chất chứa trong chỉ thị của Bộ Y Tế) “chắc chắn sẽ lan sang các luật lệ khác của liên bang, nếu không bị ngăn chặn kịp thời.
Nếu đúng như đã ban hành với ngày có hiệu lực là mùng 1 tháng 8 sắp tới, thì chỉ trong vòng dưới 6 tuần lễ nữa, các chủ nhân “có đạo” sẽ bị cưỡng bách “vi phạm lương tâm” của mình.
Khi gợi nhớ về việc tự do tôn giáo--cả trong lãnh vực thờ kính riêng tư lẫn đời sống công cộng—đã lôi kéo biết bao nhiêu người tuốn đến Hoa Kỳ từ ngày lập quốc, ĐTGM đã kêu gọi các tín hữu cố gắng “bảo vệ tự do của Hội Thánh nhằm hoàn thành sứ mệnh” qua việc rao giảng Tin Mừng và biểu lộ tình thương của Thiên Chúa trong các công cuộc giáo dục và bác ái.
ĐTGM còn nhấn mạnh đến việc bảo vệ tự do tôn giáo về cả hai mặt: cá nhân cũng như toàn thể Giáo Hội, vốn tìm được căn tính và sứ mệnh của mình trong các xác tín tôn giáo vững vàng. Điều quan trọng là phải bảo vệ cả hai do bởi vì cả hai “bất khả tách biệt nhau”, và mối đe doạ cho một phía thì cũng đe doạ luôn phía kia.
Cho dù rồi đây chỉ thị của Bộ Y Tế có bị đánh bại chăng nữa, theo ĐTGM, thì các tín hữu Công giáo vẫn phải tiếp tục chống lại các thế lực của chủ nghĩa duy tục đang cố gắng loại trừ mọi ảnh hưởng của tôn giáo ra khỏi nền văn hóa chúng ta. ĐTGM cổ võ các tín hữu can đảm hành động “xuyên suốt hai tuần chiến dịch và xa hơn nữa,” nhằm bảo vệ tự do và làm chứng cho các chân giá trị luân lý vốn là sự thật nền tảng cho một “xã hội công bằng, bình an, và bác ái.”
06/25/12
Nguyễn Kim Ngân
Baltimore, MD, ngày 22 tháng 6, 2012 (CNA/EWTN News)
“Người Công giáo phải chống lại các thế lực đang tìm cách gạt bỏ tầm ảnh hưởng của tôn giáo ra khỏi nền văn hóa Hoa Kỳ,” ĐTGM William E. Lori của Baltimore, Chủ Tịch Ủy Ban Đặc Nhiệm Tự Do Tôn Giáo của HĐGMHK (xem Trần Mạnh Trác, VietCatholic, 06/21/12) đã tuyển bố như trên trước hơn một ngàn tín hữu tham dự Thánh Lễ nhằm khởi động chiến dịch 14 ngày cho tự do tôn giáo.
ĐTGM nói thêm rằng: “Tuy diễn đạt một cách khác nhau, nhưng giáo huấn của Hội Thánh và các văn kiện thời lập quốc Hoa Kỳ đều nhìn nhận rằng Tạo Hóa đã ban quyền tự do tôn giáo cho từng cá nhân. Quyền tự do này đi vào chính trọng tâm của phẩm giá con người.”
Qua bài giảng trong Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường cũng là Đài Đức Mẹ Mông Triệu tại Baltimore, ĐTGM đã khai mạc “Hai Tuần cho Tự Do Tôn Giáo”, một chiến dịch khởi đi từ ngày 21 tháng 6 năm 2012, đến hết ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, 4 tháng 7 năm 2012, nhằm tập trung vào việc cầu nguyện, giáo huấn và bênh vực cho quyền tự do tôn giáo.
Trong bài giảng, ĐTGM lưu ý về ngày được chọn để phát động phong trào chính là lễ vọng kính Thánh Thomas More và John Fisher, hai vị Thánh Tử Đạo của nước Anh vào thế kỷ 16, đã chiụ trảm quyết vì không chấp nhận việc Hoàng Đế Henry VIII tự phong là thủ lãnh Hội Thánh và việc ông cắt đứt liên lạc với Đức Giáo Hoàng.
ĐTGM giải thích rằng hai vị Thánh này tượng trưng cho “hai khía cạnh của tự do tôn giáo” mà chiến dịch “Hai Tuần cho Tự Do Tôn Giáo” đang cố công bảo vệ và nuôi dưỡng.
Là một luật sư thời danh đã lên tới chức Chưởng Ấn, Thánh Thomas More đã sẵn sàng và can đảm chấp nhận chết chứ không “phản bội các nguyên tắc và lương tâm của mình.” Thánh Thomas More đại diện cho giới chủ nhân và công nhân, những người chỉ muốn “sống niềm tin của mình và tuân theo các đòi hỏi của công bình xã hội, trong khi cố gắng tránh các tội về luân thường đạo lý trong đời sống thường ngày.”
Tuy ít nổi tiếng hơn, nhưng Thánh John Fisher, trong tư cách là Giám Mục Rochester tại Kent cũng là một chứng tá hùng hồn của đức tin Công giáo qua việc giúp canh tân từ trong lòng Giáo Hội, trong khi chống lại sự can thiệp từ bên ngoài của nhà nước. Chỉ sau khi ngài qua đời, các thế lực của hoàng gia mới có thể chiếm đoạt các thánh đường, tu viện và các trung tâm học hỏi, để rồi phá hủy đi hoặc cưỡng bức đoạn giao với Hội Thánh Công giáo. Thánh John Fisher tượng trưng cho “nỗ lực duy trì tự do tôn giáo của Hội Thánh, nơi các trường học và cơ sở từ thiện.”
ĐTGM nói rằng, tuy không ở trong một tình thế cực kỳ căng thẳng tương tự như thời hai vị Thánh Tử Đạo nói trên, nhưng Giáo Hội Hoa Kỳ hôm nay cũng đang ở giữa một “vùng nước sâu đầy nguy hiểm.” Đó là bởi vì chỉ thị của liên bang đòi buộc các chủ nhân phải cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe bao gồm cả việc ngừa thai lẫn triệt sản và cung cấp dược phẩm đưa đến phá thai. Mặc dù có cho phép một thứ luật trừ về mặt tôn giáo, nhưng lại chỉ áp dụng cho các cơ quan bất vụ lợi vốn hiện diện để nhằm khắc ghi các giá trị tôn giáo và tiên quyết phục vụ cũng như thuê mướn các thành viên thuộc cùng tôn giáo với mình.
Các cơ quan Công giáo như bệnh viện, học đường, và bác ái xã hội không được hưởng luật trừ này do bởi cam kết tiếp tục phục vụ tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo. Muốn được hưởng luật trừ vừa nói, Giáo Hội phải giam mình vào trong “khuôn khổ của nhà thờ” chứ không được “thuê mướn nhân viên khác tôn giáo” và không được phục vụ công ích. ĐTGM đã nhận xét như thế và cảnh giác rằng lối định nghĩa hẹp hòi này về giáo hội và tôn giáo (vốn chất chứa trong chỉ thị của Bộ Y Tế) “chắc chắn sẽ lan sang các luật lệ khác của liên bang, nếu không bị ngăn chặn kịp thời.
Nếu đúng như đã ban hành với ngày có hiệu lực là mùng 1 tháng 8 sắp tới, thì chỉ trong vòng dưới 6 tuần lễ nữa, các chủ nhân “có đạo” sẽ bị cưỡng bách “vi phạm lương tâm” của mình.
Khi gợi nhớ về việc tự do tôn giáo--cả trong lãnh vực thờ kính riêng tư lẫn đời sống công cộng—đã lôi kéo biết bao nhiêu người tuốn đến Hoa Kỳ từ ngày lập quốc, ĐTGM đã kêu gọi các tín hữu cố gắng “bảo vệ tự do của Hội Thánh nhằm hoàn thành sứ mệnh” qua việc rao giảng Tin Mừng và biểu lộ tình thương của Thiên Chúa trong các công cuộc giáo dục và bác ái.
ĐTGM còn nhấn mạnh đến việc bảo vệ tự do tôn giáo về cả hai mặt: cá nhân cũng như toàn thể Giáo Hội, vốn tìm được căn tính và sứ mệnh của mình trong các xác tín tôn giáo vững vàng. Điều quan trọng là phải bảo vệ cả hai do bởi vì cả hai “bất khả tách biệt nhau”, và mối đe doạ cho một phía thì cũng đe doạ luôn phía kia.
Cho dù rồi đây chỉ thị của Bộ Y Tế có bị đánh bại chăng nữa, theo ĐTGM, thì các tín hữu Công giáo vẫn phải tiếp tục chống lại các thế lực của chủ nghĩa duy tục đang cố gắng loại trừ mọi ảnh hưởng của tôn giáo ra khỏi nền văn hóa chúng ta. ĐTGM cổ võ các tín hữu can đảm hành động “xuyên suốt hai tuần chiến dịch và xa hơn nữa,” nhằm bảo vệ tự do và làm chứng cho các chân giá trị luân lý vốn là sự thật nền tảng cho một “xã hội công bằng, bình an, và bác ái.”
06/25/12
Nguyễn Kim Ngân
Ngày quốc tế chống nạn tra tấn
Linh Tiến Khải
04:53 10/07/2012
Thứ ba 26-6-2012 là Ngày quốc tế chống nạn tra tấn. Ngày này đã do Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1987, tức cách đây 25 năm, để gây ý thức cho người dân thế giới đối với một tệ nạn kinh khủng vẫn còn được duy trì tại nhiều nước, mặc dù đã có luật cấm. Mục đích của ngày này cũng là để tỏ tình liên đới với hàng chục triệu nạn nhân bị tra tấn, hay bị đối xử tàn ác vô nhân và hạ nhục phẩm giá con người. Ngoài ra, Ngày quốc tế chống nạn tra tấn đã được Liên Hiệp Quốc thành lập để tái khẳng định quyền bình đẳng và các quyền bất khả xâm phạm của con người, là nền tảng của tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới.
Tra tấn là một tội phạm chống lại nhân loại và nền dân chủ, vì nó xúc phạm tới các quyền con người và tàn ác không tha ai, kể cả các trẻ em, như các biến cố xảy ra mới đây bên Siria đã minh chứng. Nó là một tội phạm xảy ra tại các nước đang bị xâu xé vì chiến tranh xung khắc, hay bị cai trị bởi các chế độ độc tài, và cả trong các nước viện cớ ”an ninh quốc gia” để duy trì hay dung thứ cho tội tra tấn. ”An ninh quốc gia” là cớ được các chính quyền độc tài thường xuyên đưa ra để bắt bớ và bách hại các người bất đồng chính kiến, hay để tiêu diệt bất cứ ai mà họ coi là nguy hiểm cho quyền lực độc tài của họ. Tội danh rất mơ hồ của các nạn nhân luôn luôn là ”vi phạm luật lệ an ninh quốc gia, gây rối loạn và phá hoại tình đoàn kết dân tộc”. Mơ hồ nhưng qúa dư đủ để bị kết án và nhốt tù hàng chục năm, mặc dù họ chẳng có tội vạ gì. Điển hình như trong trường hợp của các nước còn đang bị chế độ cộng sản cai trị như Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam. Trong các chế độc tài đảng trị này, nhà nước không chỉ tra tấn các tù nhân, mà ”tra tấn nhân dân toàn nước” với chính sách gian dối, lừa đảo ”nói một đàng làm một nẻo”, quanh năm ngày tháng từ trung ương tới địa phương; với chủ trương ngu dân, nhồi sọ, lèo lái độc quyền huy động toàn lực truyền thông bóp méo sự thật. Không chỉ bằng lòng với việc ”nô lệ hóa toàn dân” bằng cách tước đoạt hết mọi quyền tự do của họ, với các báo đài và truyền hình nô lệ một chiều nhà nước liên lỉ ”tra tấn tinh thần và tâm lý nhân dân toàn nước”, hết thập niên này sang thập niên khác.
Thống kê năm 2011 của tổ chức Ân xá quốc tế cho biết trên thế giới vẫn còn có 101 quốc gia thi hành tra tấn, và trong nhiều trường hợp là chống lại những ai tham gia các cuộc biểu tình chống chính quyền. Điều 1 của Tuyên ngôn chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc công bố năm 1984 nhắc cho mọi người biết đây là ”một hành động, qua đó người ta cố ý gây ra đau đớn hay khổ sở mạnh mẽ thể lý hay tâm thần cho một người, nhằm lấy tin tức hay các lời khai thú để trừng phạt hay đe dọa họ”. Đã có 145 nước phê chuẩn tuyên ngôn này trong đó có Italia, nhưng cho tới nay 21 năm sau khi ký nhận chính quyền Italia vẫn chưa đưa ra luật chống nạn tra tấn.
Một số đông các nạn nhân của tra tấn là người tị nạn. Thống kê của Ủy ban Italia đặc trách người tị nạn, từ 16 năm qua chuyên phối hợp các dự án tiếp đón và săn sóc người tị nạn, cho biết cứ 4 người tị nạn thì có một người là nạn nhân của tra tấn. Nhân Ngày quốc tế chống nạn tra tấn, chiều 25-6-2012 Ủy ban đã tổ chức một buổi trình diễn kịch nghệ do các người tị nạn đảm trách tại rạp hát Quirino ở Roma. Cũng đã có các cuộc đốt đuốc biểu tình tại nhiều nơi.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn mốt số nhận định của ba Fiorella Rathaus, đặc trách Ủy ban Italia về người tị nạn, về các dự án trợ giúp các nạn nhân của tệ nạn tra tấn.
Hỏi: Thưa bà, xin bà cho biết một vài nhận định và kinh nghiệm của bà đối với các nạn nhân của tệ nạn tra tấn.
Đáp: Người bị tra tấn thường là một người đã bị đánh đập trên thân xác, nhưng cũng rất thường khi bị đánh đập trong tâm thần nữa, vì thế chúng tôi thích nói tới các ”vết thương vô bình”. Đó là một người đã bị đánh đập để khai thác tin tức và bị bắt buộc phải cộng tác, nhưng cũng nhiều khi là để cho nạn nhân hay cộng đoàn mà nạn nhân là thành phần phải thinh lặng. Vì thế chúng ta có thể nói rằng tra tấn là một phương thế, qua đó người ta tìm cách bịt miệng bất cứ ai chống đối quyền bính đang cai trị bằng bất cứ cách nào. Tra tấn là cái gì nhắm hủy diệt căn tính sâu xa của người bị tra tấn. Và rất tiếc nó là điều cũng được thi hành tại các nước mà chúng ta cho là dân chủ nữa. Tuyệt đối nó không phải chỉ là một hiện tượng xảy ra trong những trường hợp qúa quắt, hay trong các chế độ độc tài; và trong các năm trở lại đây chúng đã chứng minh cho thấy một cách tỏ tường như vậy.
Hỏi: Thưa ba, nạn tra tấn cũng là tệ nạn liên quan tới phái tính. Trong số các nạn nhân cũng có nhiều phụ nữ, có đúng thế không?
Đáp: Đúng vậy. Và trên nữ giới thì nạn tra tấn luôn luôn được thi hành qua việc hãm hiếp họ. Các sự kiện đã xảy ra tại cựu Yugoslavi đã đậy cho chúng ta biềt rằng hãm hiếp phụ nữ là một ”dụng cụ chiến tranh đích thực”. Trên thân thể của người đàn bà người ta gây chiến giữa nam giới, trong một cách thức nào đó. Đây là một tệ nạn thê thảm không chỉ xảy ra tại cựu Yugoslavi, mà cũng đã xảy ra tại Rwuanda trên các phụ nữ Tutsi. Cho tới nay chúng ta đã đề cập tới sự kiện phụ nữ bị sử dụng để tấn công cộng đoàn nam giới, nhưng thật ra nó cũng liên quan tới phụ nữ dấn thân trong lãnh vực chính trị hay trong các lãnh vực khác. Trong các trường hợp này phụ nữ bị bách hại bởi các lý do khác, và tra tấn luôn luôn và cần thiết là hình thức hãm hiếp.
Hỏi: Các nạn nhân mà Ủy ban của qúy vị trợ giúp đến từ các nước nào trên thế giới thưa bà?
Đáp: Ủy ban Italia đặc trách người tị nạn thường gặp gỡ các nạn nhân đến từ Phi châu. Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng tai Italia chẳng hạn, các người đến từ châu Mỹ Latinh xin tị nạn khá hiếm. Vì thế tôi không muốn đưa ra một kết luận chung thực sự chú ý tới tình hình xảy ra trên thế giới. Chúng ta biết rằng tại hơn 100 quốc gia nạn tra tấn rất là phổ biến, và đó là điều khiến cho chúng tôi lo lắng. Nạn tra tấn cũng được sử dụng tại các nước nổi tiếng là ”dân chủ”, vì thế tôi tránh định nghĩa các quốc gia tốt các quốc gia xấu. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi có nhiều nạn nhân đến từ các nước như Côte d' Ivoire, Cộng hòa dân chủ Congo, là quốc gia bị nội chiến tàn phá từ bao nhiêu năm nay, và là nơi đã xảy ra các vụ tra tấn và bạo lực vượt ngoài mọi tiêu chuẩn và quy chiếu có thể có. Thề rồi cũng có các kinh nghiệm tột cùng của các nạn nhân đến từ các nước như Afghanistan, một quốc gia bị chiến tranh tàn phá. Rồi cũng còn có Somalia nữa. Thật khó mà chỉ cho thấy đâu là đầu và đâu là cuối của danh sách. Mới đây chúng tôi đã tiếp nhận nhiều người đến từ Eritrea, họ đã bị tra tấn tại quê hương đất nước của họ, và cũng bị tra tấn trong cuộc hành trình, rồi trong thời gian sống trong các trại giam bên Libia nữa.
Hỏi: Thưa bà Rathaus, có yếu tố nào chung cho tất cả các nạn nhân qua tới Italia không: họ hoàn toàn bị tàn phá, hay căn tính của họ bị hủy hoại?
Đáp: Vâng, tuyệt đối là như thế. Điều xảy ra như phản ứng từ con người của họ bộc lộ ra ngoài là sự ”bùng nổ tâm linh”. Và đấy là mục đích mà nạn tra tấn nhắm tới: đó là hủy diệt căn tính sâu xa của con người họ. Chúng tôi từng trông thấy những người gặp các khó khăn cùng cực. Nhìn thấy sự dữ một cách cận kề như vậy, sự dữ nhập thể, sự dữ mà một người cố ý làm cho một người khác, là một kinh nghiệm tuyệt đối không thể nào tả nổi. Tôi phải nói rằng đó là một kinh nghiệm, mà đối với cả chúng tôi là những người nghe kể lại các chuyện khác nhau, nó cũng tàn phá và không thể kể được. Thật ra, chúng ta thử tìm các từ của con người để bước vào trong một lãnh vực không còn tí gì là nhân bản nữa, mà chỉ còn là vô nhân thuần túy mà thôi.
Hỏi: Trong các năm qua, tức từ hơn 15 năm qua, Ủy ban Italia đặc trách người tị nạn đã đề ra một loạt các hoạt động nhằm nâng đỡ các anh chị em nạn nhân của tra tấn: từ trợ giúp pháp lý cho tới trợ giúp tâm lý vv... Thế thì có khả thế phục hồi nào cho các nạn nhân hay không thưa bà?
Đáp: Tại những nơi việc trợ giúp được thực hiện sớm, thì chắc chắn có các khả thể phục hồi. Tra tấn nhắm tàn phá căn tính sâu xa của bản vị con người. Nhiệm vụ của chúng tôi là tái lập cho bản vị của họ tất cả những gì có thể giúp họ hồi phục các mảnh căn tính đã bị xé rách và hủy diệt đó, tất cả những gì có thể giúp các nạn nhân nối kết lại các mảnh căn tính bị gẫy vụn ấy. Tại những nơi có thể can thiệp một cách mau chóng trong việc săn sóc y tế và tâm lý, thì có sự thành công đối với các khả năng hồi phục một cách rõ ràng. Chúng là các vết thương bên trong, bị chôn vùi đâu đó trong tâm trí, và nguy cơ đó là chúng có thể tái xuất hiện. Mặc đầu vậy, có thể thành công trong việc đạt tới một mức độ sống đứng đắn nào đó, và chúng tôi phải nhắm tới việc đạt mức độ ấy. Nói đến chuyện lành hoàn toàn là điều hơi lý thuyết. Nhưng chắc chắn là chúng tôi trợ giúp các nạn nhân trong các lộ trình hồi phục khiến cho chúng tôi phải nín thở, sau 15 năm hoạt động; và cũng rất may là chúng trao trả cho chúng tôi các cảm xúc nền tảng sâu đậm của con người. (RG 25-6-2012)
Tra tấn là một tội phạm chống lại nhân loại và nền dân chủ, vì nó xúc phạm tới các quyền con người và tàn ác không tha ai, kể cả các trẻ em, như các biến cố xảy ra mới đây bên Siria đã minh chứng. Nó là một tội phạm xảy ra tại các nước đang bị xâu xé vì chiến tranh xung khắc, hay bị cai trị bởi các chế độ độc tài, và cả trong các nước viện cớ ”an ninh quốc gia” để duy trì hay dung thứ cho tội tra tấn. ”An ninh quốc gia” là cớ được các chính quyền độc tài thường xuyên đưa ra để bắt bớ và bách hại các người bất đồng chính kiến, hay để tiêu diệt bất cứ ai mà họ coi là nguy hiểm cho quyền lực độc tài của họ. Tội danh rất mơ hồ của các nạn nhân luôn luôn là ”vi phạm luật lệ an ninh quốc gia, gây rối loạn và phá hoại tình đoàn kết dân tộc”. Mơ hồ nhưng qúa dư đủ để bị kết án và nhốt tù hàng chục năm, mặc dù họ chẳng có tội vạ gì. Điển hình như trong trường hợp của các nước còn đang bị chế độ cộng sản cai trị như Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam. Trong các chế độc tài đảng trị này, nhà nước không chỉ tra tấn các tù nhân, mà ”tra tấn nhân dân toàn nước” với chính sách gian dối, lừa đảo ”nói một đàng làm một nẻo”, quanh năm ngày tháng từ trung ương tới địa phương; với chủ trương ngu dân, nhồi sọ, lèo lái độc quyền huy động toàn lực truyền thông bóp méo sự thật. Không chỉ bằng lòng với việc ”nô lệ hóa toàn dân” bằng cách tước đoạt hết mọi quyền tự do của họ, với các báo đài và truyền hình nô lệ một chiều nhà nước liên lỉ ”tra tấn tinh thần và tâm lý nhân dân toàn nước”, hết thập niên này sang thập niên khác.
Thống kê năm 2011 của tổ chức Ân xá quốc tế cho biết trên thế giới vẫn còn có 101 quốc gia thi hành tra tấn, và trong nhiều trường hợp là chống lại những ai tham gia các cuộc biểu tình chống chính quyền. Điều 1 của Tuyên ngôn chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc công bố năm 1984 nhắc cho mọi người biết đây là ”một hành động, qua đó người ta cố ý gây ra đau đớn hay khổ sở mạnh mẽ thể lý hay tâm thần cho một người, nhằm lấy tin tức hay các lời khai thú để trừng phạt hay đe dọa họ”. Đã có 145 nước phê chuẩn tuyên ngôn này trong đó có Italia, nhưng cho tới nay 21 năm sau khi ký nhận chính quyền Italia vẫn chưa đưa ra luật chống nạn tra tấn.
Một số đông các nạn nhân của tra tấn là người tị nạn. Thống kê của Ủy ban Italia đặc trách người tị nạn, từ 16 năm qua chuyên phối hợp các dự án tiếp đón và săn sóc người tị nạn, cho biết cứ 4 người tị nạn thì có một người là nạn nhân của tra tấn. Nhân Ngày quốc tế chống nạn tra tấn, chiều 25-6-2012 Ủy ban đã tổ chức một buổi trình diễn kịch nghệ do các người tị nạn đảm trách tại rạp hát Quirino ở Roma. Cũng đã có các cuộc đốt đuốc biểu tình tại nhiều nơi.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn mốt số nhận định của ba Fiorella Rathaus, đặc trách Ủy ban Italia về người tị nạn, về các dự án trợ giúp các nạn nhân của tệ nạn tra tấn.
Hỏi: Thưa bà, xin bà cho biết một vài nhận định và kinh nghiệm của bà đối với các nạn nhân của tệ nạn tra tấn.
Đáp: Người bị tra tấn thường là một người đã bị đánh đập trên thân xác, nhưng cũng rất thường khi bị đánh đập trong tâm thần nữa, vì thế chúng tôi thích nói tới các ”vết thương vô bình”. Đó là một người đã bị đánh đập để khai thác tin tức và bị bắt buộc phải cộng tác, nhưng cũng nhiều khi là để cho nạn nhân hay cộng đoàn mà nạn nhân là thành phần phải thinh lặng. Vì thế chúng ta có thể nói rằng tra tấn là một phương thế, qua đó người ta tìm cách bịt miệng bất cứ ai chống đối quyền bính đang cai trị bằng bất cứ cách nào. Tra tấn là cái gì nhắm hủy diệt căn tính sâu xa của người bị tra tấn. Và rất tiếc nó là điều cũng được thi hành tại các nước mà chúng ta cho là dân chủ nữa. Tuyệt đối nó không phải chỉ là một hiện tượng xảy ra trong những trường hợp qúa quắt, hay trong các chế độ độc tài; và trong các năm trở lại đây chúng đã chứng minh cho thấy một cách tỏ tường như vậy.
Hỏi: Thưa ba, nạn tra tấn cũng là tệ nạn liên quan tới phái tính. Trong số các nạn nhân cũng có nhiều phụ nữ, có đúng thế không?
Đáp: Đúng vậy. Và trên nữ giới thì nạn tra tấn luôn luôn được thi hành qua việc hãm hiếp họ. Các sự kiện đã xảy ra tại cựu Yugoslavi đã đậy cho chúng ta biềt rằng hãm hiếp phụ nữ là một ”dụng cụ chiến tranh đích thực”. Trên thân thể của người đàn bà người ta gây chiến giữa nam giới, trong một cách thức nào đó. Đây là một tệ nạn thê thảm không chỉ xảy ra tại cựu Yugoslavi, mà cũng đã xảy ra tại Rwuanda trên các phụ nữ Tutsi. Cho tới nay chúng ta đã đề cập tới sự kiện phụ nữ bị sử dụng để tấn công cộng đoàn nam giới, nhưng thật ra nó cũng liên quan tới phụ nữ dấn thân trong lãnh vực chính trị hay trong các lãnh vực khác. Trong các trường hợp này phụ nữ bị bách hại bởi các lý do khác, và tra tấn luôn luôn và cần thiết là hình thức hãm hiếp.
Hỏi: Các nạn nhân mà Ủy ban của qúy vị trợ giúp đến từ các nước nào trên thế giới thưa bà?
Đáp: Ủy ban Italia đặc trách người tị nạn thường gặp gỡ các nạn nhân đến từ Phi châu. Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng tai Italia chẳng hạn, các người đến từ châu Mỹ Latinh xin tị nạn khá hiếm. Vì thế tôi không muốn đưa ra một kết luận chung thực sự chú ý tới tình hình xảy ra trên thế giới. Chúng ta biết rằng tại hơn 100 quốc gia nạn tra tấn rất là phổ biến, và đó là điều khiến cho chúng tôi lo lắng. Nạn tra tấn cũng được sử dụng tại các nước nổi tiếng là ”dân chủ”, vì thế tôi tránh định nghĩa các quốc gia tốt các quốc gia xấu. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi có nhiều nạn nhân đến từ các nước như Côte d' Ivoire, Cộng hòa dân chủ Congo, là quốc gia bị nội chiến tàn phá từ bao nhiêu năm nay, và là nơi đã xảy ra các vụ tra tấn và bạo lực vượt ngoài mọi tiêu chuẩn và quy chiếu có thể có. Thề rồi cũng có các kinh nghiệm tột cùng của các nạn nhân đến từ các nước như Afghanistan, một quốc gia bị chiến tranh tàn phá. Rồi cũng còn có Somalia nữa. Thật khó mà chỉ cho thấy đâu là đầu và đâu là cuối của danh sách. Mới đây chúng tôi đã tiếp nhận nhiều người đến từ Eritrea, họ đã bị tra tấn tại quê hương đất nước của họ, và cũng bị tra tấn trong cuộc hành trình, rồi trong thời gian sống trong các trại giam bên Libia nữa.
Hỏi: Thưa bà Rathaus, có yếu tố nào chung cho tất cả các nạn nhân qua tới Italia không: họ hoàn toàn bị tàn phá, hay căn tính của họ bị hủy hoại?
Đáp: Vâng, tuyệt đối là như thế. Điều xảy ra như phản ứng từ con người của họ bộc lộ ra ngoài là sự ”bùng nổ tâm linh”. Và đấy là mục đích mà nạn tra tấn nhắm tới: đó là hủy diệt căn tính sâu xa của con người họ. Chúng tôi từng trông thấy những người gặp các khó khăn cùng cực. Nhìn thấy sự dữ một cách cận kề như vậy, sự dữ nhập thể, sự dữ mà một người cố ý làm cho một người khác, là một kinh nghiệm tuyệt đối không thể nào tả nổi. Tôi phải nói rằng đó là một kinh nghiệm, mà đối với cả chúng tôi là những người nghe kể lại các chuyện khác nhau, nó cũng tàn phá và không thể kể được. Thật ra, chúng ta thử tìm các từ của con người để bước vào trong một lãnh vực không còn tí gì là nhân bản nữa, mà chỉ còn là vô nhân thuần túy mà thôi.
Hỏi: Trong các năm qua, tức từ hơn 15 năm qua, Ủy ban Italia đặc trách người tị nạn đã đề ra một loạt các hoạt động nhằm nâng đỡ các anh chị em nạn nhân của tra tấn: từ trợ giúp pháp lý cho tới trợ giúp tâm lý vv... Thế thì có khả thế phục hồi nào cho các nạn nhân hay không thưa bà?
Đáp: Tại những nơi việc trợ giúp được thực hiện sớm, thì chắc chắn có các khả thể phục hồi. Tra tấn nhắm tàn phá căn tính sâu xa của bản vị con người. Nhiệm vụ của chúng tôi là tái lập cho bản vị của họ tất cả những gì có thể giúp họ hồi phục các mảnh căn tính đã bị xé rách và hủy diệt đó, tất cả những gì có thể giúp các nạn nhân nối kết lại các mảnh căn tính bị gẫy vụn ấy. Tại những nơi có thể can thiệp một cách mau chóng trong việc săn sóc y tế và tâm lý, thì có sự thành công đối với các khả năng hồi phục một cách rõ ràng. Chúng là các vết thương bên trong, bị chôn vùi đâu đó trong tâm trí, và nguy cơ đó là chúng có thể tái xuất hiện. Mặc đầu vậy, có thể thành công trong việc đạt tới một mức độ sống đứng đắn nào đó, và chúng tôi phải nhắm tới việc đạt mức độ ấy. Nói đến chuyện lành hoàn toàn là điều hơi lý thuyết. Nhưng chắc chắn là chúng tôi trợ giúp các nạn nhân trong các lộ trình hồi phục khiến cho chúng tôi phải nín thở, sau 15 năm hoạt động; và cũng rất may là chúng trao trả cho chúng tôi các cảm xúc nền tảng sâu đậm của con người. (RG 25-6-2012)
Một số bố nhiệm tại Tòa Thánh
LM. Trần Đức Anh OP
04:53 10/07/2012
VATICAN. Hôm 26-6-2012, ĐTC đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, và bổ nhiệm người kế nhiệm là Đức Cha Vincenzo Paglia.
ĐHY Antonelli người Italia, năm nay 76 tuổi (1936) nguyên là TGM giáo phận Firenze, trước khi được ĐTC bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình cách đây 4 năm. ĐHY đã điều động tốt đẹp việc tổ chức Đại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới ở Milano hồi cuối tháng 5 đầu tháng 6 vừa qua.
Đức Cha Vincenzo Paglia, người Italia, năm nay 67 tuổi (1945) nguyên là đồng sáng lập kiêm tuyên úy cộng đồng thánh Egidio ở Roma, và được Tòa Thánh bổ nhiệm làm GM giáo phận Terni hồi năm 2000. Giáo phận này có gần 150 ngàn tín hữu và cách Roma lối 100 cây số. Cùng với việc bổ nhiệm trên đây, ĐTC đã thăng Đức Cha Paglia lên hàng TGM.
Cũng ngày hôm qua, ĐTC đã bổ nhiệm Đức TGM Jean Louis Bruguès O.P, người Pháp, tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo, làm tân Thư viện trưởng của Tòa Thánh, thay thế ĐHY Raffaele Farina, dòng Don Bosco, về hưu.
Đức TGM Bruguès, 69 tuổi (1943) nguyên làm GM giáo phận Angers bên Pháp trước khi được thăng TGM Tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo hồi tháng 11-2007.
Đức TGM Joseph Augustine Di Noia, dòng Đa Minh người Mỹ, cho đến nay là Tổng thư ký Bộ phụng tự và kỷ luật bí tích, được ĐTC bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Ecclesia Dei, Giáo Hội của Thiên Chúa, và Đức Cha Arthur Roche, người Anh, GM giáo phận Leeds, được thăng TGM Tổng thư ký Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích.
ĐTC cũng bổ nhiệm Đức Cha Protase Rugambwa, 52 tuổi (1960), GM giáo phận Kogoma bên Tanzania, làm TGM Đồng Tổng thư ký Bộ truyền giáo, thay thế Đức TGM Piergiuseppe Vacchelli, về hưu. Với chức vụ này, Đức TGM Rugambwa là Chủ tịch các Hội Giáo Hoàng truyền giáo. (SD 26-6-2012)
ĐHY Antonelli người Italia, năm nay 76 tuổi (1936) nguyên là TGM giáo phận Firenze, trước khi được ĐTC bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình cách đây 4 năm. ĐHY đã điều động tốt đẹp việc tổ chức Đại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới ở Milano hồi cuối tháng 5 đầu tháng 6 vừa qua.
Đức Cha Vincenzo Paglia, người Italia, năm nay 67 tuổi (1945) nguyên là đồng sáng lập kiêm tuyên úy cộng đồng thánh Egidio ở Roma, và được Tòa Thánh bổ nhiệm làm GM giáo phận Terni hồi năm 2000. Giáo phận này có gần 150 ngàn tín hữu và cách Roma lối 100 cây số. Cùng với việc bổ nhiệm trên đây, ĐTC đã thăng Đức Cha Paglia lên hàng TGM.
Cũng ngày hôm qua, ĐTC đã bổ nhiệm Đức TGM Jean Louis Bruguès O.P, người Pháp, tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo, làm tân Thư viện trưởng của Tòa Thánh, thay thế ĐHY Raffaele Farina, dòng Don Bosco, về hưu.
Đức TGM Bruguès, 69 tuổi (1943) nguyên làm GM giáo phận Angers bên Pháp trước khi được thăng TGM Tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo hồi tháng 11-2007.
Đức TGM Joseph Augustine Di Noia, dòng Đa Minh người Mỹ, cho đến nay là Tổng thư ký Bộ phụng tự và kỷ luật bí tích, được ĐTC bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Ecclesia Dei, Giáo Hội của Thiên Chúa, và Đức Cha Arthur Roche, người Anh, GM giáo phận Leeds, được thăng TGM Tổng thư ký Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích.
ĐTC cũng bổ nhiệm Đức Cha Protase Rugambwa, 52 tuổi (1960), GM giáo phận Kogoma bên Tanzania, làm TGM Đồng Tổng thư ký Bộ truyền giáo, thay thế Đức TGM Piergiuseppe Vacchelli, về hưu. Với chức vụ này, Đức TGM Rugambwa là Chủ tịch các Hội Giáo Hoàng truyền giáo. (SD 26-6-2012)
Đức Thánh Cha viếng thăm các nạn nhân động đất tại bắc Italia
LM. Trần Đức Anh OP
04:53 10/07/2012
EMILIA. Sáng ngày 26-6-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã đến viếng thăm các nạn nhân bị động đất tại miền Emilia Romagna, bắc Italia, bày tỏ tình liên đới và kêu gọi gia tăng cứu trợ các nạn nhân.
Hai trận động đất hồi cuối tháng 5 vừa qua tại miền này, đặc biệt tại giáo phận Carpi phía bắc thành phố Modena, đã làm cho 27 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương, 305 thánh đường trong số 45 ngàn nhà bị hư hại ở cấp độ khác nhau, chỉ có 4.700 căn nhà được xác nhận là có thể tiếp tục ở được.
Từ Vatican, ĐTC đã đáp trực thăng bay đến làng San Marino di Carpi, thuộc tỉnh Modena, lúc quá 10 giờ 15. Tại đây ngài được chính quyền địa phương, cùng với Đức GM sở tại Francesco Cavina và ông Franco Gabrielli, giám đốc cơ ban bảo vệ dân chúng, cùng với nhiều người dân đón tiếp. Liền đó ngài đến Nhà thờ thánh nữ Caterina Alessandria ở làng Roverteto di Novi, nơi cha sở Ivan Martini đã bị thiệt mạng, vì nhà thờ sụp trong lúc cha tìm cách cứu vãn tượng Đức Mẹ trong thánh đường. Khi đến trước thánh đường, ĐTC đã cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ. Trên cửa nhà thờ có treo hình cha sở bị tử nạn.
Cuộc gặp gỡ của ĐTC với hàng ngàn nạn nhân, trong đó có ĐHY Caffara, TGM giáo phận Bologna, Chủ tịch HĐGM miền Emilia Romagna, cùng với hàng chục GM khác trong vùng, cũng như chính quyền địa phương, đã diễn ra lúc 11 giờ trước một lễ đài rất đơn sơ, chỉ có mái che nắng.
Lên tiếng sau lời chào mừng của ông chủ tịch miền Emilia Romanga của ĐHY Caffara, ĐTC kêu gọi mọi người hãy đặt trọn niềm tín thác nơi Chúa, như lời thánh vịnh 46: ”Thiên Chúa là nơi con nương ẩn, là thành lũy bảo vệ, là sự phù trợ chắc chắn trong lo âu. Vì thế chúng ta không sợ khi đất rung chuyển, khi núi đồi lảo đảo nơi đáy biển cả” (Tv 46,2-3)
ĐTC nói: ”Những lời này của Thánh Vịnh không những gây ấn tượng mạnh nơi tôi vì hình ảnh động đất được dùng, nhưng nhất là vì điều mà Thánh Vịnh khẳng định về thái độ nội tâm của chúng ta những trước những đảo lộn của thiên nhiên: một thái độ an toàn vững mạnh, dựa trên đá tảng vững bền, không lay chuyển là Thiên Chúa”.
ĐTC giải thích rằng sự an toàn mà Thánh Vịnh nói đến chính là an toàn của Đức tin, qua đó có thể là ta cũng có sợ hãi và lo âu, như Chúa Giêsu cũng đã trải qua, nhưng nhất là chúng ta có niềm xác tín rằng Thiên Chúa ở với chúng ta, như một trẻ em biết mình luôn luôn có thể cậy trông vào cha mẹ, vì em cảm thấy được mến yêu, dù bất cứ điều gì xảy ra”.
ĐTC mời gọi dân chúng hãy tái thiết trên nền tảng hy vọng vững chắc ấy, như Italia đã từng xây dựng lại sau thời hậu chiến trên những đổ vỡ. Ngài nhắc đến tình liên đới của nhân dân Italia đối với các nạn nhân. Sau cùng ngài nói thêm rằng:
”Từ nơi này, tôi muốn mạnh mẽ kêu gọi các tổ chức chính quyền, và mỗi công dân, tuy ở trong tình cảnh khó khăn hiện nay, nhưng như người Samaritano nhân lành trong Phúc Âm, quí vị đừng bước đi lãnh đạm trước người đang túng thiếu và cần được giúp đỡ, trái lại, với tình yêu thương, cúi mình, cứu giúp và ở gần, đảm nhận tận tình những nhu cầu của tha nhân (Lc 10,29-37). Giáo Hội đang và sẽ gần gũi với anh chị em, với kinh nguyện và những giúp đỡ cụ thể qua các tổ chức của Giáo Hội, đặc biệt là Caritas, sẽ dấn thân cả trong việc tái thiết các cơ cấu cộng đoàn của các giáo xứ”.
Sau bài diễn văn, ĐTC còn bắt tay chào thăm lối 50 người thuộc các tầng lấp khác nhau trong dân chúng, trước khi đáp trực thăng trở về đến Vatican lúc 13.30 cùng ngày (SD 26-6-2012)
Hai trận động đất hồi cuối tháng 5 vừa qua tại miền này, đặc biệt tại giáo phận Carpi phía bắc thành phố Modena, đã làm cho 27 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương, 305 thánh đường trong số 45 ngàn nhà bị hư hại ở cấp độ khác nhau, chỉ có 4.700 căn nhà được xác nhận là có thể tiếp tục ở được.
Từ Vatican, ĐTC đã đáp trực thăng bay đến làng San Marino di Carpi, thuộc tỉnh Modena, lúc quá 10 giờ 15. Tại đây ngài được chính quyền địa phương, cùng với Đức GM sở tại Francesco Cavina và ông Franco Gabrielli, giám đốc cơ ban bảo vệ dân chúng, cùng với nhiều người dân đón tiếp. Liền đó ngài đến Nhà thờ thánh nữ Caterina Alessandria ở làng Roverteto di Novi, nơi cha sở Ivan Martini đã bị thiệt mạng, vì nhà thờ sụp trong lúc cha tìm cách cứu vãn tượng Đức Mẹ trong thánh đường. Khi đến trước thánh đường, ĐTC đã cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ. Trên cửa nhà thờ có treo hình cha sở bị tử nạn.
Cuộc gặp gỡ của ĐTC với hàng ngàn nạn nhân, trong đó có ĐHY Caffara, TGM giáo phận Bologna, Chủ tịch HĐGM miền Emilia Romagna, cùng với hàng chục GM khác trong vùng, cũng như chính quyền địa phương, đã diễn ra lúc 11 giờ trước một lễ đài rất đơn sơ, chỉ có mái che nắng.
Lên tiếng sau lời chào mừng của ông chủ tịch miền Emilia Romanga của ĐHY Caffara, ĐTC kêu gọi mọi người hãy đặt trọn niềm tín thác nơi Chúa, như lời thánh vịnh 46: ”Thiên Chúa là nơi con nương ẩn, là thành lũy bảo vệ, là sự phù trợ chắc chắn trong lo âu. Vì thế chúng ta không sợ khi đất rung chuyển, khi núi đồi lảo đảo nơi đáy biển cả” (Tv 46,2-3)
ĐTC nói: ”Những lời này của Thánh Vịnh không những gây ấn tượng mạnh nơi tôi vì hình ảnh động đất được dùng, nhưng nhất là vì điều mà Thánh Vịnh khẳng định về thái độ nội tâm của chúng ta những trước những đảo lộn của thiên nhiên: một thái độ an toàn vững mạnh, dựa trên đá tảng vững bền, không lay chuyển là Thiên Chúa”.
ĐTC giải thích rằng sự an toàn mà Thánh Vịnh nói đến chính là an toàn của Đức tin, qua đó có thể là ta cũng có sợ hãi và lo âu, như Chúa Giêsu cũng đã trải qua, nhưng nhất là chúng ta có niềm xác tín rằng Thiên Chúa ở với chúng ta, như một trẻ em biết mình luôn luôn có thể cậy trông vào cha mẹ, vì em cảm thấy được mến yêu, dù bất cứ điều gì xảy ra”.
ĐTC mời gọi dân chúng hãy tái thiết trên nền tảng hy vọng vững chắc ấy, như Italia đã từng xây dựng lại sau thời hậu chiến trên những đổ vỡ. Ngài nhắc đến tình liên đới của nhân dân Italia đối với các nạn nhân. Sau cùng ngài nói thêm rằng:
”Từ nơi này, tôi muốn mạnh mẽ kêu gọi các tổ chức chính quyền, và mỗi công dân, tuy ở trong tình cảnh khó khăn hiện nay, nhưng như người Samaritano nhân lành trong Phúc Âm, quí vị đừng bước đi lãnh đạm trước người đang túng thiếu và cần được giúp đỡ, trái lại, với tình yêu thương, cúi mình, cứu giúp và ở gần, đảm nhận tận tình những nhu cầu của tha nhân (Lc 10,29-37). Giáo Hội đang và sẽ gần gũi với anh chị em, với kinh nguyện và những giúp đỡ cụ thể qua các tổ chức của Giáo Hội, đặc biệt là Caritas, sẽ dấn thân cả trong việc tái thiết các cơ cấu cộng đoàn của các giáo xứ”.
Sau bài diễn văn, ĐTC còn bắt tay chào thăm lối 50 người thuộc các tầng lấp khác nhau trong dân chúng, trước khi đáp trực thăng trở về đến Vatican lúc 13.30 cùng ngày (SD 26-6-2012)
“Chúa xuống ngục tổ tông” nghĩa là gì?
Nguyễn Trọng Đa
04:53 10/07/2012
“Chúa xuống ngục tổ tông” nghĩa là gì?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi đã rất hài lòng với bản dịch mới của Kinh Tin Kính các Tông Đồ, vốn đã trở thành cách nào đó chính thức dưới thời của ĐTC Gioan Phaolô II. Tại sao nó bị gỡ bỏ trong bản dịch tiếng Anh mới của Sách Lễ Rôma (ấn bản châu Phi)? Đây là những gì tôi nhớ lại bản dịch mới, mà tôi thích rất nhiều vì sự đơn giản của nó: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi. Người xuống thai bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, sinh bởi Bà Maria đồng trinh. Chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác. Xuống ở nơi kẻ chết. Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại. Lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng. Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen”. Tôi nhớ một số giải thích về các thay đổi so với phiên bản cũ hơn: 'xuống thai bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần', 'xuống ở nơi kẻ chết’, vv.. Xin vui lòng sửa cho tôi nếu tôi sai. Tôi thích bản dịch mới hơn bản cũ. Tại sao chúng ta lại quay trở lại để nói đến "ngục tổ tông", nếu nhiều người cần nhiều giải thích của "ngục tổ tông" có nghĩa là trong bối cảnh này? – A.D., Nairobi, Kenya
Đáp: Bản văn của Kinh Tin Kính các Tông Đồ được tìm thấy trong bản dịch mới của Sách lễ như sau:
“Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh. Chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác. Xuống ngục tổ tông. Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại. Lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng. Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen”.
Trước khi giải quyết vấn đề bản dịch, tôi nghĩ thật nên bình luận về sự thay đổi trong các chữ đỏ, vốn liên quan đến việc sử dụng của Kinh Tin Kính các Tông Đồ trong phụng vụ của Thánh Lễ.
Trước khi xuất bản Sách lễ mới Latinh vào năm 2001, Kinh Tin kính các Tông Đồ ít được sử dụng cho Thánh Lễ. Chữ đỏ cho phép sử dụng Kinh này trong Thánh Lễ dành cho trẻ em. Trong một số nước, các Hội đồng Giám mục đã xin phép và được phép sử dụng Kinh này trong các dịp khác. Thật vậy, như một hệ quả, trong một số trường hợp, việc sử dụng Kinh Tin kính Nicea-Constantinopoli gần như biến mất.
Ấn bản thứ ba của Sách Lễ Rôma đã cho phép sử dụng Kinh Tin Kính các Tông Đồ trong một số trường hợp. Chữ đỏ hiện nay nói: "Thay vì Kinh Tin kính Nicea-Constantinopoli, đặc biệt là trong Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, Kinh Tuyên xưng Đức tin của Giáo Hội Rôma, được gọi là Kinh Tin Kính các Tông Đồ, có thể được sử dụng”.
Việc sử dụng mở rộng này có lẽ là một lý do tại sao cần một bản dịch mới hơn và chính xác hơn.
Độc giả của chúng tôi nói rằng ông thích phiên bản cũ và đặc biệt xem sự trở lại của cụm từ "xuống ngục tổ tông" là thích hợp hơn so với cụm từ “xuống ở nơi kẻ chết", do sự cần có sự giải thích của từ ngữ.
Tôi cho rằng có lẽ sự cần thiết cho một lời giải thích là lý do tại sao bản dịch cần phải chính xác và thực sự cung cấp một cơ hội, để minh họa cho sự phong phú của giáo huấn Công Giáo.
Điều này có thể được nhìn thấy trong bản dịch tiếng Anh của Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Trong đoạn 197, Sách Giáo Lý cung cấp bản dịch được độc giả của chúng tôi ưa thích và đã được sử dụng trong phụng vụ của Thánh Lễ dành cho trẻ em tại thời điểm xuất bản.
Tuy nhiên, khi trong các đoạn 631-636, Sách Giáo Lý Giáo Hội Công giáo giải thích đoạn trên, Sách bỏ qua bản dịch phụng vụ và dịch Kinh Tin kính theo nghĩa đen: “Chúa xuống ngục tổ tông"; mời đọc (Bản dịch tiếng Việt của nhóm dịch thuật Sài Gòn năm 1993):
631 "Ðức Giê-su đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới đất. Ðấng đã xuống, cũng chính là Ðấng đã lên" (Ep 4, 9-10). Kinh Tin Kính các tông đồ tuyên xưng, trong cùng một tín điều, việc Ðức Ki-tô xuống ngục tổ tông và việc ngày thứ ba Người bởi trong kẻ chết mà sống lại. Vì trong cuộc Vượt Qua của Người, chính từ trong lòng cái chết mà Người làm vọt lên sự sống:
Ðức Ki-tô, Con yêu quí của Cha, Ðấng đã từ cõi chết sống lại, đem ánh sáng thanh bình chiếu soi muôn dân. Người là Ðấng hằng sống hiển trị muôn đời. A-men (MR. Sách lễ: bài công bố Tin Mừng Phục Sinh-đêm vọng P. S).
632 Nhiều đoạn Tân Ước khẳng định Ðức Giê-su "chỗi dậy từ cõi chết" (Cv 3, 15; Rm 8, 11; 1Cr 15, 20), tức là, trước khi sống lại, Người đã ở nơi kẻ chết (x. Dt 13, 20). Khi rao giảng việc Ðức Giê-su xuống ngục tổ tông, các tông đồ muốn nói là: Ðức Giê-su đã chết như mọi người, và linh hồn Người xuống cõi âm, nhưng xuống với tư cách là Ðấng Cứu Ðộ, để loan báo Tin Mừng cho các vong linh bị giam cầm nơi đó (x. 1Pr 3, 18-19).
633 (1033) Kinh Thánh gọi nơi trú ngụ của các vong linh là âm phủ (Shéo1) hoặc âm ty (Hadés) (x. Pl 2, 10: Cv 2, 24; Kh 1, 18; Ep 4, 9). Trước khi Ðấng cứu chuộc đến, mọi người đã chết, dù lành haydữ (x. Tv 89, 49; Is 28, 19; Ed 32, 17-32), đều phải vào chốn này. Ở đó, họ không được nhìn thấy Thiên Chúa (x. Tv 6, 6;88, 11-13) và đang chờ đợi Ðấng Cứu Chuộc. Số phận của họ không giống hệt nhau, như Ðức Giê-su cho thấy qua dụ ngôn La-da-rô nghèo khổ được rước vào "lòng Áp-ra-ham" (x. Lc. 16, 22-26). "Khi xuống ngục tổ tông, Ðức Giê-su giải thoát chính những tâm hồn lành thánh "trong lòng Áp-ra-ham" ấy đang chờ đợi Ðấng giải thoát" (x . Giáo lý Rôma l. 6, 9). Ðức Giê-su xuống ngục tổ tông không phải để giải thoát những kẻ bị án phạt đời đời hoặc để phá hủy địa ngục đọa đày (x. DS 1011;1077), nhưng để giải thoát những người công chính đã chết trước khi Người đến (x. Cđ Tô-1ê-đô IV năm 625: DS 485; Mt 27, 52-53).
634 (605) "Tin Mừng cũng được loan báo cho cả kẻ chết... " (1Pr 4, 6). Việc Ðức Giê-su xuống ngục tổ tông hoàn tất cách sung mãn việc rao giảng Tin Mừng cứu độ. Ðây là chặng cuối cùng trong sứ mạng Mê-si-a của Ðức Giê-su, tuy diễn ra trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao là công cuộc cứu độ được mở rộng cho mọi người thuộc mọi thời và mọi nơi. Như vậy, tất cả những kẻ được cứu độ đều do Ðức Ki-tô.
635 Như thế Ðức Ki-tô đã xuống âm phủ (x. Mt 12, 40; Rm 10, 7; Ep 4, 9) để "kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa và ai nghe thì được sống" (Ga 5, 25). Ðức Giê-su, "Ðấng khơi nguồn sự sống" (Cv 3, 15), đã "nhờ cái chết của Người, tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ, và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ" (Dt 2, 14, 15). Từ nay, Ðức Ki-tô Phục Sinh "nắm giữ chìa khóa của sự chết và âm phủ" (Kh 1, 18) và "khi vừa nghe Danh Thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ" (Pl 2, 10):
Hôm nay mặt đất hoàn toàn thinh lặng, hoàn toàn thinh lặng và hoàn toàn cô quạnh. Hoàn toàn thinh lặng vì Ðức Vua an giấc. Trái đất run rẩy rồi yên tĩnh lại, vì Thiên Chúa đang ngủ trong xác phàm và Người đi đánh thức những kẻ đang ngủ từ bao đời ... Người đi tìm nguyên tổ A-đam như tìm con chiên lạc. Người muốn thăm viếng tất cả những ai đang ngồi trong tối tăm và trong bóng sự chết. Vừa là Thiên Chúa, vừa là con cháu của nguyên tổ, Người đi giải thoát A-đam và E-và đang đau khổ trong gông cùm xiềng xích ... "Ta là Chúa của ngươi, nhưng vì ngươi, Ta đã trở thành con của ngươi. Hỡi người ngủ mê, hãy chổi dậy ! vì Ta dựng nên ngươi không phải để cho ngươi ở lại đây trong gông cùm âm phủ. Hãy chỗi dậy từ cõi chết, vì Ta là sự sống của những kẻ đã chết (Bài giảng cổ vào thứ bảy tuần thánh)”.
Như vậy, trong khi khái niệm của “Người xuống ở nơi kẻ chết” là dễ dàng hơn, nó lại mất sự tương phản giữa “xuống ngục tổ tông” và “lên trời”, cũng như các nền tảng Kinh thánh của Kinh Tin Kính các Tông Đồ.
Phụng vụ sẽ luôn luôn đòi hỏi một số trung gian và giải thích, để các tín hữu có thể nắm bắt đầy đủ sự phong phú của nó. (Zenit.org 26-6-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Đáp: Bản văn của Kinh Tin Kính các Tông Đồ được tìm thấy trong bản dịch mới của Sách lễ như sau:
“Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh. Chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác. Xuống ngục tổ tông. Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại. Lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng. Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen”.
Trước khi giải quyết vấn đề bản dịch, tôi nghĩ thật nên bình luận về sự thay đổi trong các chữ đỏ, vốn liên quan đến việc sử dụng của Kinh Tin Kính các Tông Đồ trong phụng vụ của Thánh Lễ.
Trước khi xuất bản Sách lễ mới Latinh vào năm 2001, Kinh Tin kính các Tông Đồ ít được sử dụng cho Thánh Lễ. Chữ đỏ cho phép sử dụng Kinh này trong Thánh Lễ dành cho trẻ em. Trong một số nước, các Hội đồng Giám mục đã xin phép và được phép sử dụng Kinh này trong các dịp khác. Thật vậy, như một hệ quả, trong một số trường hợp, việc sử dụng Kinh Tin kính Nicea-Constantinopoli gần như biến mất.
Ấn bản thứ ba của Sách Lễ Rôma đã cho phép sử dụng Kinh Tin Kính các Tông Đồ trong một số trường hợp. Chữ đỏ hiện nay nói: "Thay vì Kinh Tin kính Nicea-Constantinopoli, đặc biệt là trong Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, Kinh Tuyên xưng Đức tin của Giáo Hội Rôma, được gọi là Kinh Tin Kính các Tông Đồ, có thể được sử dụng”.
Việc sử dụng mở rộng này có lẽ là một lý do tại sao cần một bản dịch mới hơn và chính xác hơn.
Độc giả của chúng tôi nói rằng ông thích phiên bản cũ và đặc biệt xem sự trở lại của cụm từ "xuống ngục tổ tông" là thích hợp hơn so với cụm từ “xuống ở nơi kẻ chết", do sự cần có sự giải thích của từ ngữ.
Tôi cho rằng có lẽ sự cần thiết cho một lời giải thích là lý do tại sao bản dịch cần phải chính xác và thực sự cung cấp một cơ hội, để minh họa cho sự phong phú của giáo huấn Công Giáo.
Điều này có thể được nhìn thấy trong bản dịch tiếng Anh của Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Trong đoạn 197, Sách Giáo Lý cung cấp bản dịch được độc giả của chúng tôi ưa thích và đã được sử dụng trong phụng vụ của Thánh Lễ dành cho trẻ em tại thời điểm xuất bản.
Tuy nhiên, khi trong các đoạn 631-636, Sách Giáo Lý Giáo Hội Công giáo giải thích đoạn trên, Sách bỏ qua bản dịch phụng vụ và dịch Kinh Tin kính theo nghĩa đen: “Chúa xuống ngục tổ tông"; mời đọc (Bản dịch tiếng Việt của nhóm dịch thuật Sài Gòn năm 1993):
631 "Ðức Giê-su đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới đất. Ðấng đã xuống, cũng chính là Ðấng đã lên" (Ep 4, 9-10). Kinh Tin Kính các tông đồ tuyên xưng, trong cùng một tín điều, việc Ðức Ki-tô xuống ngục tổ tông và việc ngày thứ ba Người bởi trong kẻ chết mà sống lại. Vì trong cuộc Vượt Qua của Người, chính từ trong lòng cái chết mà Người làm vọt lên sự sống:
Ðức Ki-tô, Con yêu quí của Cha, Ðấng đã từ cõi chết sống lại, đem ánh sáng thanh bình chiếu soi muôn dân. Người là Ðấng hằng sống hiển trị muôn đời. A-men (MR. Sách lễ: bài công bố Tin Mừng Phục Sinh-đêm vọng P. S).
632 Nhiều đoạn Tân Ước khẳng định Ðức Giê-su "chỗi dậy từ cõi chết" (Cv 3, 15; Rm 8, 11; 1Cr 15, 20), tức là, trước khi sống lại, Người đã ở nơi kẻ chết (x. Dt 13, 20). Khi rao giảng việc Ðức Giê-su xuống ngục tổ tông, các tông đồ muốn nói là: Ðức Giê-su đã chết như mọi người, và linh hồn Người xuống cõi âm, nhưng xuống với tư cách là Ðấng Cứu Ðộ, để loan báo Tin Mừng cho các vong linh bị giam cầm nơi đó (x. 1Pr 3, 18-19).
633 (1033) Kinh Thánh gọi nơi trú ngụ của các vong linh là âm phủ (Shéo1) hoặc âm ty (Hadés) (x. Pl 2, 10: Cv 2, 24; Kh 1, 18; Ep 4, 9). Trước khi Ðấng cứu chuộc đến, mọi người đã chết, dù lành haydữ (x. Tv 89, 49; Is 28, 19; Ed 32, 17-32), đều phải vào chốn này. Ở đó, họ không được nhìn thấy Thiên Chúa (x. Tv 6, 6;88, 11-13) và đang chờ đợi Ðấng Cứu Chuộc. Số phận của họ không giống hệt nhau, như Ðức Giê-su cho thấy qua dụ ngôn La-da-rô nghèo khổ được rước vào "lòng Áp-ra-ham" (x. Lc. 16, 22-26). "Khi xuống ngục tổ tông, Ðức Giê-su giải thoát chính những tâm hồn lành thánh "trong lòng Áp-ra-ham" ấy đang chờ đợi Ðấng giải thoát" (x . Giáo lý Rôma l. 6, 9). Ðức Giê-su xuống ngục tổ tông không phải để giải thoát những kẻ bị án phạt đời đời hoặc để phá hủy địa ngục đọa đày (x. DS 1011;1077), nhưng để giải thoát những người công chính đã chết trước khi Người đến (x. Cđ Tô-1ê-đô IV năm 625: DS 485; Mt 27, 52-53).
634 (605) "Tin Mừng cũng được loan báo cho cả kẻ chết... " (1Pr 4, 6). Việc Ðức Giê-su xuống ngục tổ tông hoàn tất cách sung mãn việc rao giảng Tin Mừng cứu độ. Ðây là chặng cuối cùng trong sứ mạng Mê-si-a của Ðức Giê-su, tuy diễn ra trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao là công cuộc cứu độ được mở rộng cho mọi người thuộc mọi thời và mọi nơi. Như vậy, tất cả những kẻ được cứu độ đều do Ðức Ki-tô.
635 Như thế Ðức Ki-tô đã xuống âm phủ (x. Mt 12, 40; Rm 10, 7; Ep 4, 9) để "kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa và ai nghe thì được sống" (Ga 5, 25). Ðức Giê-su, "Ðấng khơi nguồn sự sống" (Cv 3, 15), đã "nhờ cái chết của Người, tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ, và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ" (Dt 2, 14, 15). Từ nay, Ðức Ki-tô Phục Sinh "nắm giữ chìa khóa của sự chết và âm phủ" (Kh 1, 18) và "khi vừa nghe Danh Thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ" (Pl 2, 10):
Hôm nay mặt đất hoàn toàn thinh lặng, hoàn toàn thinh lặng và hoàn toàn cô quạnh. Hoàn toàn thinh lặng vì Ðức Vua an giấc. Trái đất run rẩy rồi yên tĩnh lại, vì Thiên Chúa đang ngủ trong xác phàm và Người đi đánh thức những kẻ đang ngủ từ bao đời ... Người đi tìm nguyên tổ A-đam như tìm con chiên lạc. Người muốn thăm viếng tất cả những ai đang ngồi trong tối tăm và trong bóng sự chết. Vừa là Thiên Chúa, vừa là con cháu của nguyên tổ, Người đi giải thoát A-đam và E-và đang đau khổ trong gông cùm xiềng xích ... "Ta là Chúa của ngươi, nhưng vì ngươi, Ta đã trở thành con của ngươi. Hỡi người ngủ mê, hãy chổi dậy ! vì Ta dựng nên ngươi không phải để cho ngươi ở lại đây trong gông cùm âm phủ. Hãy chỗi dậy từ cõi chết, vì Ta là sự sống của những kẻ đã chết (Bài giảng cổ vào thứ bảy tuần thánh)”.
Như vậy, trong khi khái niệm của “Người xuống ở nơi kẻ chết” là dễ dàng hơn, nó lại mất sự tương phản giữa “xuống ngục tổ tông” và “lên trời”, cũng như các nền tảng Kinh thánh của Kinh Tin Kính các Tông Đồ.
Phụng vụ sẽ luôn luôn đòi hỏi một số trung gian và giải thích, để các tín hữu có thể nắm bắt đầy đủ sự phong phú của nó. (Zenit.org 26-6-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Một giám mục Châu Phi được bổ nhiệm làm Phó Tổng Thư Ký Bộ Truyền Giáo
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
04:53 10/07/2012
ROMA, (Zenit.org) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm một giám mục người Châu Phi, đức cha Protase Rugambwa, cho đến thời điểmhiện này là giám mục giáo phận Kigoma, thuộc nước Tanzania, vào chức vụ PhóTổng Thư Ký (« nhân vật số 3 ») của Bộ Truyền Giáo, và kiêm Chủ TịchCông Cuộc Truyền Giáo của Tòa Thành. Đồng thời Đức Thánh cha cất nhắc vị giámchức này lên hàng tổng giám mục.
Trước đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã chấp nhậnđơn từ chức của đức cha Piergiuseppe Vacchelli, người tiền nhiệm, để nghỉ hưudo tuổi tác.
Đức Cha Protase Rugambwa sinh năm 1960 và thời còn là chủng sinh đã theo học triết học tại đại chủng viện Kibosho và Thần học tại chủng viện Saint Charles Lwanga Segerea. Ngài được chính Đức Giáo Hoàng Gioan -Phaolô II truyền chức linh mục tại Dar-es-Salaam nhân chuyến tông du Tazania vào năm 1990.
Sau khi thực hiện những sứ vụ khác nhau, cha ProtaseRugambwa đã đậu tiến sĩ thần học mục vụ tại Roma và sau đó trở thành nhà đạotạo các chủng sinh, đặc trách ơn gọi của giáo phận Rulenge, và cũng là chuyên viên về mục vụ của giáo phận. Năm 2008, ngài đã được Đức Thánh Cha BênêđictôXVI bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Kigoma.
Trước đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã chấp nhậnđơn từ chức của đức cha Piergiuseppe Vacchelli, người tiền nhiệm, để nghỉ hưudo tuổi tác.
Đức Cha Protase Rugambwa sinh năm 1960 và thời còn là chủng sinh đã theo học triết học tại đại chủng viện Kibosho và Thần học tại chủng viện Saint Charles Lwanga Segerea. Ngài được chính Đức Giáo Hoàng Gioan -Phaolô II truyền chức linh mục tại Dar-es-Salaam nhân chuyến tông du Tazania vào năm 1990.
Sau khi thực hiện những sứ vụ khác nhau, cha ProtaseRugambwa đã đậu tiến sĩ thần học mục vụ tại Roma và sau đó trở thành nhà đạotạo các chủng sinh, đặc trách ơn gọi của giáo phận Rulenge, và cũng là chuyên viên về mục vụ của giáo phận. Năm 2008, ngài đã được Đức Thánh Cha BênêđictôXVI bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Kigoma.
ĐTC: “Dốc đổ chính mình” là con đường của Cuộc Sống Kitô
Linh Tiến Khải
04:53 10/07/2012
Cái luận lý của loài người là tìm kiếm quyền bính, thống trị, các phương tiện mạnh mẽ, mà không biết rằng việc thực hiện tràn đầy chính mình là ở nơi thái độ ”dốc đổ chính mình”. Đó là con đường Chúa Giêsu Kitô đã chỉ cho chúng ta.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với 9.000 tín hữu hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua trong đại thính đường Phaolô VI.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy ý nghĩa bài thánh thi kitô học trong chương 2 thư thánh Phaolô gửi tín hữu Philiphê. Đây là bức thư thánh nhân viết cho tín hữu từ trong tù, có lẽ tại Roma. Người cảm thấy cái chết gần kề vì khẳng định rằng sự sống của người sẽ được dâng lên như hy lễ (Pl 2,17). Tuy đang phải sống trong tình trạng nguy hiểm tới sự an toàn thể lý như thế, nhưng trong toàn thư thánh nhân bầy tỏ niềm vui được là môn đệ của Chúa Kitô, được đi găp Người, cho tới chỗ coi cái chết như là một lợi lộc, chứ không phải là một sự mất mát. Chính vì thế trong chương cuối cùng của thư, thánh nhân mời gọi tín hữu hãy vui lên: ”Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!” (Pl 4,4). Làm sao mà có thể vui trước án tử hình gần mkề như vậy? Làm sao Thánh Phaolô đã kín múc được sự thanh thản, sức mạnh, lòng can đảm bước đi gặp sự tử đạo và đổ máu như thế?
Câu trả lời ở trong phần chính giữa của thư, mà truyền thống kitô thường gọi là ”bài ca của Chúa Kitô”, hay đúng hơn là bài thánh thi kitô học trình bày các tâm tình của Chúa Kitô, nghĩa là kiểu suy tư và thái độ sống cụ thể của Chúa. Đức Thánh Cha nói:
Lời cầu nguyện này bắt đầu với một lời khích lệ: ”Anh em hãy có những tâm tình của chính Đức Kitô Giêsu” (Pl 2,5). Các tâm tình ấy được trình bầy trong các câu tiếp theo: tình yêu thương, sự quảng đại, lòng khiêm nhường, sự vâng phục Thiên Chúa, việc trao ban chính mình. Đây không phải chỉ là theo gương Chúa Giêsu như là theo một luân lý, nhưng là liên lụy toàn cuộc sống theo kiểu suy tư và hành xử của Người. Lời cầu nguyện phải dẫn tới một sự hiểu biết và kết hiệp tình yêu ngày càng sâu xa hơn với Chúa, để có thể suy nghĩ, hành động và yêu thương như Người trong Người và cho Người. Tập cho có các tâm tình của Chúa Giêsu là con đường đời sống kitô.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích một vài yếu tố của bài thánh thi súc tích tóm gọn toàn lộ trình cuộc sống là Thiên Chúa và là Người của Con Thiên Chúa, và cũng bao gồm toàn lịch sử nhân loại: từ trong điều kiện là Thiên Chúa cho tới khi nhập thể, cho tới cái chết trên thập giá và được nâng cao trong vinh quang của Thiên Chúa Cha; phần nào đó nó cũng là thái độ của Ađam, của con người vào lúc khởi đầu.
Bài thánh ca khởi đầu từ lúc Chúa Kitô còn trong hình thể của Thiên Chúa hay đúng hơn còn trong điều kiện của Thiên Chúa. Đức Giêsu, Thiên Chúa thật và Người thật, không sống bản thể là Thiên Chúa của người để chiến thắng hay áp đặt quyền tối thượng của Người. Người không coi nó là một sự chiếm hữu, một đặc ân, một kho tàng cần gìn giữ cẩn trọng. Trái lại, Người ”lột bỏ”, Người ”dốc đổ chính mình”, bằng cách mặc lấy ”hình thể của nô lệ”, thực tại nhân loại bị ghi dấu bởi khổ đau, nghèo nàn và cái chết. Người đã trở nên hoàn toàn giống con người, ngoại trừ tội lỗi, để sống như tôi tớ hoàn toàn tận hiến cho việc phục vụ người khác. Liên quan tới điều này Đức Giám Mục Eusebio thành Cesarea sống hồi thế kỷ thứ IV đã khẳng định rằng: ”Người đã mang trên mình các mệt nhọc của các chi thể khổ đau. Người đã biến các bệnh tật hèn hạ của chúng ta thành của Người. Người đã đau khổ và chao đảo vì chúng ta: phù hợp với tình yêu thương cao cả của Người đối với nhân loại” (La dismostrazione evangelica, 10,1,23).
Thánh Phaolô miêu tả sự dốc đổ ấy như sau: ”Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến chết” (Pl 2,8). Con Thiên Chúa đã trở thành người thật, và đã đi trọn lộ trình trong sự vâng phục hoàn toàn và trung thành với ý muốn của Thiên Chúa Cha, cho tới hiến tế tột đỉnh sự sống của mình. Còn hơn thế nữa ”cho tới chết và chết trên thập giá”. Trên thập giá Đức Giêsu đã đạt tột định sự nhục nhã, bởi vì đóng đinh là hình phạt dành cho nô lệ chứ không phải cho người tự do.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Trong thập giá Chúa Kitô con người được cứu chuộc, và kinh nghiệm của Ađam bị đảo ngược: Adam đã được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, đã yêu sách trở nên như Thiên Chúa từ sức mạnh riêng của mình, yêu sách thay thế Thiên Chúa và như thế đã đánh mất đi phẩm giá ban đầu được ban cho ông. Đức Giêsu, trái lại, đã ở trong điều kiện của Thiên Chúa, nhưng đã tự hạ mình và dìm mình trong điều kiện của con người, trong sự trung thành hoàn toàn với Thiên Chúa Cha để cứu chuộc Ađam ở trong chúng ta và trao trả lại cho con người phẩm giá đã đánh mất. Các giáo phụ nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu đã vâng lời bằng cách trả lại cho bản tính nhân loại qua nhân tính và sự vâng phục của Người, điều đã bị mất bởi sự bất tuân phục của Ađam.
Trong lời cầu nguyện, trong tương quan với Thiên Chúa, chúng ta mở tâm trí và ý chí cho hành động của Chúa Thánh Thần để bước vào trong chính sự năng động của sự sống, như thánh Cirillo thành Alessandria mà chúng ta mừng lễ hôm nay khẳng định: ”Công trình của Thần Khí tìm biến đổi chúng ta qua ơn thánh thành bản sao toàn vẹn sự hạ nhục của Người” (Lettera Festale 10,4). Cái luận lý của loài người, trái lại, thường tìm kiếm việc thực hiện chính mình trong quyền bính, trong thống trị, trong các phương tiện mạnh mẽ. Con người tiếp tục muốn xây dựng với sức mạnh của riêng mình cái tháp Babel, để tự mình đạt tới độ cao của Thiên Chúa, để như Thiên Chúa. Đức Thánh Cha giải thích sự thành đạt trong nhãn quan linh đạo dốc đổ chính mình của Chúa Giêsu như sau:
Sự Nhập thể và Thập giá nhắc cho chúng ta biết rằng việc thực hiện tràn đầy chính mình là ở trong việc làm cho ý muốn nhân loại của mình phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa Cha, trong việc dốc đổ chính mình khỏi ích kỷ, để làm cho mình được tràn ngập tình yêu, lòng bác ái của Thiện Chúa, và như thế thực sự có khả năng yêu thương tha nhân.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Trong phần thứ hai của bài thánh thi kitô học của thư gửi tín hữu Philiphê, thánh Phaolô miêu tả hành động của Thiên Chúa Cha đối với Đức Giêsu: ”Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu” (Pl 2,9). Đấng đã tự hạ thẳm sâu bằng cách nhận lấy thân phận nô lệ được Thiên Chúa Cha nâng cao trên mọi sự, và ban cho danh hiệu ”Kyrios”, Chúa. Đó là chính tên gọi của Thiên Chúa trong Thánh Kinh Cựu Ước; trước danh hiệu đó ”mọi gối phải bái qùy cả trên trời dưới đất và để tôn vinh Thiên Chúa Cha mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2,10-11).
Đức Giêsu được nâng cao ở đây cũng là Đức Giêsu trong Bữa Tiệc Ly đã cởi áo ngoài, thắt lưng, rửa chân cho các Tông Đồ và hỏi họ: ”Các con có hiểu điều Thầy đã làm cho các con không? Các con gọi Thầy là Thầy là Chúa, và các con nói phải, vì qủa thật Thầy là Thầy và là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,12-14). Đây là điều quan trọng cần luôn luôn ghi nhớ trong lời cầu nguyện và đời sống của chúng ta: ”Việc lên cao với Thiên Chúa xảy ra chính trong việc hạ mình phục vụ, trong việc hạ mình trong tình yêu, là điều cốt tủy của Thiên Chúa và như thế chính là sức mạnh thanh tẩy thực sự khiến cho con người có khả năng nhận thức và trông thấy Thiên Chúa” (Đức Giêsu thành Nagiarét, Milano, 2007, tr.120)
Tiếp đến Đức Thánh Cha rút tỉa ra hai điểm quan trọng đối với lời cầu nguyện. Thứ nhất là lời khẩn nài ”Chúa” hướng tới Chúa Giêsu Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa Cha: chính Người là Chúa duy nhất của cuộc sống chúng ta, giữa biết bao nhiêu ”người thống trị” muốn chỉ đường và hướng dẫn nó. Vì thế cần có một bậc thang giá trị, trong đó chỗ nhất phải dành cho Thiên Chúa.
Thứ hai là sự phủ phục, quỳ gối, ám chỉ sự thờ lậy. Qùy gối trước Mình Thánh Chúa hay quỳ gối cầu nguyện diễn tả thái độ thờ lậy trước mặt Thiên Chúa, cả với thân xác. Vì thế cần ý thức được tầm quan trọng của việc quỳ gối, không phải vì thói quen nhưng với ý thức. Khi chúng ta quỳ gối trước mặt Chúa, chúng ta tuyên xưng đức tin của mình nơi Người, chúng ta thừa nhận rằng Người là Chúa duy nhất cuộc đời chúng ta.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và chúc mọi người những ngày hành hương và nghỉ hè tươi vui bổ ích. Sau cùng ngài cất kinh Lay Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với 9.000 tín hữu hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua trong đại thính đường Phaolô VI.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy ý nghĩa bài thánh thi kitô học trong chương 2 thư thánh Phaolô gửi tín hữu Philiphê. Đây là bức thư thánh nhân viết cho tín hữu từ trong tù, có lẽ tại Roma. Người cảm thấy cái chết gần kề vì khẳng định rằng sự sống của người sẽ được dâng lên như hy lễ (Pl 2,17). Tuy đang phải sống trong tình trạng nguy hiểm tới sự an toàn thể lý như thế, nhưng trong toàn thư thánh nhân bầy tỏ niềm vui được là môn đệ của Chúa Kitô, được đi găp Người, cho tới chỗ coi cái chết như là một lợi lộc, chứ không phải là một sự mất mát. Chính vì thế trong chương cuối cùng của thư, thánh nhân mời gọi tín hữu hãy vui lên: ”Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!” (Pl 4,4). Làm sao mà có thể vui trước án tử hình gần mkề như vậy? Làm sao Thánh Phaolô đã kín múc được sự thanh thản, sức mạnh, lòng can đảm bước đi gặp sự tử đạo và đổ máu như thế?
Câu trả lời ở trong phần chính giữa của thư, mà truyền thống kitô thường gọi là ”bài ca của Chúa Kitô”, hay đúng hơn là bài thánh thi kitô học trình bày các tâm tình của Chúa Kitô, nghĩa là kiểu suy tư và thái độ sống cụ thể của Chúa. Đức Thánh Cha nói:
Lời cầu nguyện này bắt đầu với một lời khích lệ: ”Anh em hãy có những tâm tình của chính Đức Kitô Giêsu” (Pl 2,5). Các tâm tình ấy được trình bầy trong các câu tiếp theo: tình yêu thương, sự quảng đại, lòng khiêm nhường, sự vâng phục Thiên Chúa, việc trao ban chính mình. Đây không phải chỉ là theo gương Chúa Giêsu như là theo một luân lý, nhưng là liên lụy toàn cuộc sống theo kiểu suy tư và hành xử của Người. Lời cầu nguyện phải dẫn tới một sự hiểu biết và kết hiệp tình yêu ngày càng sâu xa hơn với Chúa, để có thể suy nghĩ, hành động và yêu thương như Người trong Người và cho Người. Tập cho có các tâm tình của Chúa Giêsu là con đường đời sống kitô.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích một vài yếu tố của bài thánh thi súc tích tóm gọn toàn lộ trình cuộc sống là Thiên Chúa và là Người của Con Thiên Chúa, và cũng bao gồm toàn lịch sử nhân loại: từ trong điều kiện là Thiên Chúa cho tới khi nhập thể, cho tới cái chết trên thập giá và được nâng cao trong vinh quang của Thiên Chúa Cha; phần nào đó nó cũng là thái độ của Ađam, của con người vào lúc khởi đầu.
Bài thánh ca khởi đầu từ lúc Chúa Kitô còn trong hình thể của Thiên Chúa hay đúng hơn còn trong điều kiện của Thiên Chúa. Đức Giêsu, Thiên Chúa thật và Người thật, không sống bản thể là Thiên Chúa của người để chiến thắng hay áp đặt quyền tối thượng của Người. Người không coi nó là một sự chiếm hữu, một đặc ân, một kho tàng cần gìn giữ cẩn trọng. Trái lại, Người ”lột bỏ”, Người ”dốc đổ chính mình”, bằng cách mặc lấy ”hình thể của nô lệ”, thực tại nhân loại bị ghi dấu bởi khổ đau, nghèo nàn và cái chết. Người đã trở nên hoàn toàn giống con người, ngoại trừ tội lỗi, để sống như tôi tớ hoàn toàn tận hiến cho việc phục vụ người khác. Liên quan tới điều này Đức Giám Mục Eusebio thành Cesarea sống hồi thế kỷ thứ IV đã khẳng định rằng: ”Người đã mang trên mình các mệt nhọc của các chi thể khổ đau. Người đã biến các bệnh tật hèn hạ của chúng ta thành của Người. Người đã đau khổ và chao đảo vì chúng ta: phù hợp với tình yêu thương cao cả của Người đối với nhân loại” (La dismostrazione evangelica, 10,1,23).
Thánh Phaolô miêu tả sự dốc đổ ấy như sau: ”Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến chết” (Pl 2,8). Con Thiên Chúa đã trở thành người thật, và đã đi trọn lộ trình trong sự vâng phục hoàn toàn và trung thành với ý muốn của Thiên Chúa Cha, cho tới hiến tế tột đỉnh sự sống của mình. Còn hơn thế nữa ”cho tới chết và chết trên thập giá”. Trên thập giá Đức Giêsu đã đạt tột định sự nhục nhã, bởi vì đóng đinh là hình phạt dành cho nô lệ chứ không phải cho người tự do.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Trong thập giá Chúa Kitô con người được cứu chuộc, và kinh nghiệm của Ađam bị đảo ngược: Adam đã được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, đã yêu sách trở nên như Thiên Chúa từ sức mạnh riêng của mình, yêu sách thay thế Thiên Chúa và như thế đã đánh mất đi phẩm giá ban đầu được ban cho ông. Đức Giêsu, trái lại, đã ở trong điều kiện của Thiên Chúa, nhưng đã tự hạ mình và dìm mình trong điều kiện của con người, trong sự trung thành hoàn toàn với Thiên Chúa Cha để cứu chuộc Ađam ở trong chúng ta và trao trả lại cho con người phẩm giá đã đánh mất. Các giáo phụ nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu đã vâng lời bằng cách trả lại cho bản tính nhân loại qua nhân tính và sự vâng phục của Người, điều đã bị mất bởi sự bất tuân phục của Ađam.
Trong lời cầu nguyện, trong tương quan với Thiên Chúa, chúng ta mở tâm trí và ý chí cho hành động của Chúa Thánh Thần để bước vào trong chính sự năng động của sự sống, như thánh Cirillo thành Alessandria mà chúng ta mừng lễ hôm nay khẳng định: ”Công trình của Thần Khí tìm biến đổi chúng ta qua ơn thánh thành bản sao toàn vẹn sự hạ nhục của Người” (Lettera Festale 10,4). Cái luận lý của loài người, trái lại, thường tìm kiếm việc thực hiện chính mình trong quyền bính, trong thống trị, trong các phương tiện mạnh mẽ. Con người tiếp tục muốn xây dựng với sức mạnh của riêng mình cái tháp Babel, để tự mình đạt tới độ cao của Thiên Chúa, để như Thiên Chúa. Đức Thánh Cha giải thích sự thành đạt trong nhãn quan linh đạo dốc đổ chính mình của Chúa Giêsu như sau:
Sự Nhập thể và Thập giá nhắc cho chúng ta biết rằng việc thực hiện tràn đầy chính mình là ở trong việc làm cho ý muốn nhân loại của mình phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa Cha, trong việc dốc đổ chính mình khỏi ích kỷ, để làm cho mình được tràn ngập tình yêu, lòng bác ái của Thiện Chúa, và như thế thực sự có khả năng yêu thương tha nhân.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Trong phần thứ hai của bài thánh thi kitô học của thư gửi tín hữu Philiphê, thánh Phaolô miêu tả hành động của Thiên Chúa Cha đối với Đức Giêsu: ”Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu” (Pl 2,9). Đấng đã tự hạ thẳm sâu bằng cách nhận lấy thân phận nô lệ được Thiên Chúa Cha nâng cao trên mọi sự, và ban cho danh hiệu ”Kyrios”, Chúa. Đó là chính tên gọi của Thiên Chúa trong Thánh Kinh Cựu Ước; trước danh hiệu đó ”mọi gối phải bái qùy cả trên trời dưới đất và để tôn vinh Thiên Chúa Cha mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2,10-11).
Đức Giêsu được nâng cao ở đây cũng là Đức Giêsu trong Bữa Tiệc Ly đã cởi áo ngoài, thắt lưng, rửa chân cho các Tông Đồ và hỏi họ: ”Các con có hiểu điều Thầy đã làm cho các con không? Các con gọi Thầy là Thầy là Chúa, và các con nói phải, vì qủa thật Thầy là Thầy và là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,12-14). Đây là điều quan trọng cần luôn luôn ghi nhớ trong lời cầu nguyện và đời sống của chúng ta: ”Việc lên cao với Thiên Chúa xảy ra chính trong việc hạ mình phục vụ, trong việc hạ mình trong tình yêu, là điều cốt tủy của Thiên Chúa và như thế chính là sức mạnh thanh tẩy thực sự khiến cho con người có khả năng nhận thức và trông thấy Thiên Chúa” (Đức Giêsu thành Nagiarét, Milano, 2007, tr.120)
Tiếp đến Đức Thánh Cha rút tỉa ra hai điểm quan trọng đối với lời cầu nguyện. Thứ nhất là lời khẩn nài ”Chúa” hướng tới Chúa Giêsu Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa Cha: chính Người là Chúa duy nhất của cuộc sống chúng ta, giữa biết bao nhiêu ”người thống trị” muốn chỉ đường và hướng dẫn nó. Vì thế cần có một bậc thang giá trị, trong đó chỗ nhất phải dành cho Thiên Chúa.
Thứ hai là sự phủ phục, quỳ gối, ám chỉ sự thờ lậy. Qùy gối trước Mình Thánh Chúa hay quỳ gối cầu nguyện diễn tả thái độ thờ lậy trước mặt Thiên Chúa, cả với thân xác. Vì thế cần ý thức được tầm quan trọng của việc quỳ gối, không phải vì thói quen nhưng với ý thức. Khi chúng ta quỳ gối trước mặt Chúa, chúng ta tuyên xưng đức tin của mình nơi Người, chúng ta thừa nhận rằng Người là Chúa duy nhất cuộc đời chúng ta.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và chúc mọi người những ngày hành hương và nghỉ hè tươi vui bổ ích. Sau cùng ngài cất kinh Lay Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Hai Tuần cho Tự Do 21/6-04/7: Cầu nguyện và Học hỏi Giáo huấn của Giáo hội về Tự do Tôn giáo
Giuse Đặng Văn Kiếm
04:53 10/07/2012
WASHINGTON, DC - Đức Tổng Giám mục William E. Lori của Baltimore, Chủ tịch Ủy ban Đặc nhiệm về Tự do Tôn giáo trực thuộc Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, thừa nhận chiến dịch "Hai Tuần cho Tự Do" đang diễn ra từ ngày 21 tháng 6 tới ngày 4 tháng 7, đã bị chỉ trích nặng nề bởi các phương tiện truyền thông thế tục, trong thế giới blog và một số người Công giáo như là một nỗ lực chính trị đảng phái.
Tuy nhiên, Đức TGM Lori khẳng định tại Atlanta hôm 13 tháng 6 trong khóa họp mùa Xuân 2012 của HĐGMCGHK rằng chiến dịch "Hai Tuần cho Tự Do" này không liên hệ với bất cứ một thế lực hay đảng phái chính trị nào, mà chỉ nhấn mạnh việc cầu nguyện và giảng dạy giáo huấn của Hội Thánh về tự do tôn giáo.
Đức TGM Lori nói: "Chúng tôi xác tín rằng việc bảo vệ tự do tôn giáo không phải là một cuộc tuần hành nơi công viên… Chúng tôi nhìn thấy một số phản ứng đối với công việc của chúng tôi là đôi khi mang tính thù nghịch, không công bằng và không chính xác, và có khi đầy mỉa mai".
"Hai Tuần cho Tự Do" là một giai đoạn trong tiến trình giáo dục, cầu nguyện và hành động nhằm giải thích làm thế nào nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe liên bang, đòi buộc các cơ sở tôn giáo cung cấp bảo hiểm y tế cho nhân viên phải bao gồm các biện pháp tránh thai, thuốc gây phá thai và triệt sản, là vi phạm nguyên tắc và niềm tin tôn giáo.
"Hai Tuần cho Tự Do" đã mở đầu với Thánh Lễ ngày 21 tháng 6 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mông Triệu ở Baltimore, Maryland. Chiến dịch cầu nguyện cho tự do tôn giáo sẽ kết thúc với Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Washington DC trưa ngày Lễ Độc Lập 04 tháng 7, và cùng lúc tất cả các chuông nhà thờ trên toàn quốc đồng loạt sẽ được rung lên đúng 12 giờ trưa theo giờ miền Đông Hoa Kỳ.
Hầu như tất cả 195 Giáo phận Hoa Kỳ đều lên kế hoạch hoạt động "Hai Tuần cho Tự Do" này. Được biết ở Mỹ có gần 200 Cộng đoàn Giáo xứ Công giáo Việt Nam tại các địa phương cũng tích cực tham gia chiến dịch hai tuần lễ cho tự do tôn giáo, đồng thời hướng tâm tình cầu nguyện đặc biệt cho đất nước và Giáo hội Việt Nam.
Các bài đọc và những câu hỏi gợi ý hàng ngày cho suy tư cá nhân hoặc thảo luận nhóm, được trích từ Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo (Dignitatis Humanae) của Công đồng Vatican II; xin xem tài liệu huấn giáo liên hệ trong gia trang của HĐGMCGHK tại địa chỉ
http://www.usccb.org/issues-and-action/religious-liberty/fortnight-for-freedom/fortnight-for-freedom-reflections.cfm
Tuy nhiên, Đức TGM Lori khẳng định tại Atlanta hôm 13 tháng 6 trong khóa họp mùa Xuân 2012 của HĐGMCGHK rằng chiến dịch "Hai Tuần cho Tự Do" này không liên hệ với bất cứ một thế lực hay đảng phái chính trị nào, mà chỉ nhấn mạnh việc cầu nguyện và giảng dạy giáo huấn của Hội Thánh về tự do tôn giáo.
Đức TGM Lori nói: "Chúng tôi xác tín rằng việc bảo vệ tự do tôn giáo không phải là một cuộc tuần hành nơi công viên… Chúng tôi nhìn thấy một số phản ứng đối với công việc của chúng tôi là đôi khi mang tính thù nghịch, không công bằng và không chính xác, và có khi đầy mỉa mai".
"Hai Tuần cho Tự Do" là một giai đoạn trong tiến trình giáo dục, cầu nguyện và hành động nhằm giải thích làm thế nào nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe liên bang, đòi buộc các cơ sở tôn giáo cung cấp bảo hiểm y tế cho nhân viên phải bao gồm các biện pháp tránh thai, thuốc gây phá thai và triệt sản, là vi phạm nguyên tắc và niềm tin tôn giáo.
"Hai Tuần cho Tự Do" đã mở đầu với Thánh Lễ ngày 21 tháng 6 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mông Triệu ở Baltimore, Maryland. Chiến dịch cầu nguyện cho tự do tôn giáo sẽ kết thúc với Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Washington DC trưa ngày Lễ Độc Lập 04 tháng 7, và cùng lúc tất cả các chuông nhà thờ trên toàn quốc đồng loạt sẽ được rung lên đúng 12 giờ trưa theo giờ miền Đông Hoa Kỳ.
Hầu như tất cả 195 Giáo phận Hoa Kỳ đều lên kế hoạch hoạt động "Hai Tuần cho Tự Do" này. Được biết ở Mỹ có gần 200 Cộng đoàn Giáo xứ Công giáo Việt Nam tại các địa phương cũng tích cực tham gia chiến dịch hai tuần lễ cho tự do tôn giáo, đồng thời hướng tâm tình cầu nguyện đặc biệt cho đất nước và Giáo hội Việt Nam.
Các bài đọc và những câu hỏi gợi ý hàng ngày cho suy tư cá nhân hoặc thảo luận nhóm, được trích từ Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo (Dignitatis Humanae) của Công đồng Vatican II; xin xem tài liệu huấn giáo liên hệ trong gia trang của HĐGMCGHK tại địa chỉ
http://www.usccb.org/issues-and-action/religious-liberty/fortnight-for-freedom/fortnight-for-freedom-reflections.cfm
Những Suy Niệm cho "Hai tuần cho tự do" - Tuần Thứ Hai
Phaolô Phạm Xuân Khôi
04:53 10/07/2012
Những bài suy niệm và những bài đọc trích từ Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo (Dignitatis Humanae) của Công Đồng Vaticanô II có mục đích để dùng hằng ngày trong Hai Tuần cho Tự Do, là tên mà các Giám Mục Hoa Kỳ đặt cho cuộc vận động toàn quốc để giáo huấn và làm chứng trong việc hỗ trợ tự do tôn giáo. Những bài đọc và những câu hỏi đi kèm có thể được dùng để hội thảo nhóm hay suy nghĩ riêng.
Vì trong quyền nguyên thủy của nó, gia đình tự nó là một xã hội, nó có quyền tự do sống đời tôn giáo riêng của mình dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Hơn nữa, cha mẹ có quyền quyết định, theo niềm tin tôn giáo của mình, các loại giáo dục tôn giáo mà con của họ được lãnh nhận.
Do đó, chính quyền phải thừa nhận quyền thật sự tự do chọn lựa trường học và các phương tiện giáo dục khác cho con cái của cha mẹ. Việc sử dụng quyền tự do lựa chọn này không được biến thành lý do để áp đặt những gánh nặng bất công trên cha mẹ, dù trực tiếp hay gián tiếp. Ngoài ra, các quyền của cha mẹ bị vi phạm nếu con cái của họ bị bắt buộc phải tham dự các bài học hoặc giáo huấn không phù hợp với niềm tin tôn giáo của họ. Điều này cũng đúng nếu chính quyền áp đặt lên tất cả mọi người một hệ thống giáo dục duy nhất, trong đó tất cả các hình tôn giáo bị loại ra ngoài.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 5
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ Tám
Các Nghị Phụ Công Đồng nhắc đến quyền tự do tôn giáo là quyền mà các gia đình được vui hưởng. Các gia đình có quyền sống đức tin của họ tại gia. Hơn nữa, cha mẹ có một quyền tự nhiên để hướng dẫn gia đình của mình về tôn giáo. Họ là những người có trách nhiệm chính trong việc chăm sóc và giáo dục con em của họ, và điều này đặc biệt đúng với việc giáo về dục tôn giáo của con cái của họ. Vì vậy, trong khi cha mẹ là những người chủ yếu chịu trách nhiệm về giáo dục tôn giáo, họ cũng phải được tự do lựa chọn các loại giáo dục tôn giáo mà con cái của họ nhận được.
Từ trong truyền thống Công giáo, Công Đồng Vaticanô II nói rằng gia đình là một “hội thánh tại gia”, nghĩa là, chính trong gia đình mà con em lần đầu tiên được giảng dạy Tin Mừng, được dạy cầu nguyện và giữ các giới răn. Các phần tử trong một gia đình cùng nhau sống cuộc sống Tin Mừng tình yêu. Để phù hợp với điều này, Công Đồng nói rằng cha mẹ phải được tự do lựa chọn trường học cho con em họ. Việc thực thi quyền tự do này không thể là nguyên nhân gây ra gánh nặng tài chính quá mức cho gia đình. Cũng thế, không được bắt buộc trẻ em phải tham dự những giáo huấn trái với niềm tin tôn giáo của gia đình các em. Sau hết, nếu có chỉ có một hình thức giáo dục trong một quốc gia, điều này không có nghĩa là tất cả các giáo huần về tôn giáo đều bị cấm đoán. Phải có sự thích nghi. Những gì chúng ta thấy ở đây là Hội Thánh hăng say muốn đảm bảo một phạm vi rộng và mở rộng cho các gia đình để sống đức tin của họ như gia đình, và điều này mở rộng đến việc giáo dục con cái.
Tại sao điều trên quan trọng đối với cha mẹ và gia đình của họ? Những khía cạnh trên của tự do tôn giáo trong nước ngày nay có gặp nguy hiểm không?
Việc bảo vệ và cổ võ các quyền bất khả xâm phạm của con người được coi như một trong những nhiệm vụ cơ bản của chính quyền. Vì vậy, chính quyền phải nhận trách nhiệm bảo vệ tự do tôn giáo của tất cả mọi công dân của mình một cách hiệu quả, bằng những luật công bằng và những phương tiện thích hợp khác. Chính quyền cũng tạo điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng đời sống tôn giáo, ngõ hầu người dân có thể thực sự thực thi các quyền tôn giáo và làm tròn các bổn phận tôn giáo của họ, và cũng để chính xã hội có thể được hưởng nhờ ích lợi bởi những phẩm chất đạo đức của công lý và hòa bình là những điều có nguồn gốc từ lòng trung thành của con người đối với Thiên Chúa và Thánh Ý của Ngài.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn Giáo
(Dignitatis Humanae), số 7
Ngày 6 tháng 12, 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ Chín
Một lần nữa, các Nghị Phụ Công Đồng nhắm đến điều các ngài coi là một vấn đề rất quan trọng. Không phải chỉ đơn thuần là chính quyền không được từ chối hay cản trở tự do tôn giáo của các công dân của mình, mà cũng tối quan trọng là qua pháp luật công minh, họ tích cực là những người bảo vệ tự do tôn giáo, để không một nhóm cử tri nào – dù tôn giáo hay thế tục - trong xã hội tìm cách làm suy giảm quyền tự do tôn giáo của tất cả mọi người. Trong khi một số người ngày nay đang toan tính làm việc này, thì điểm tiếp theo mà các Nghị Phụ Công Đồng đưa ra cũng rất đáng kể. Các chính quyền cần thực sự “giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng đời sống tôn giáo.” Trong khi chính quyền không kiểm soát các tôn giáo, họ nên nhận ra giá trị của chúng và do đó cổ võ sự an sinh của chúng. Điều này cho phép tất cả các cơ quan tôn giáo và các thành viên của họ thực thi các quyền tôn giáo và “chu toàn các bổn phận tôn giáo của họ.” Công Đồng nói rằng việc chính quyền nuôi dưỡng đời sống tôn giáo của các công dân không những chỉ có lợi cho những công dân ấy mà còn đóng góp vào sự tốt lành của toàn thể xã hội. Nó giúp xã hội phát triển trong sự hiểu biết và thi hành những gì góp phần cho công lý và hòa bình. Công lý và hòa bình này tìm thấy nguồn gốc của chúng nơi Thiên Chúa, là Đấng muốn điều tốt cho mọi người.
Các chính quyền bảo vệ và cổ võ đời sống tôn giáo của công dân của họ thế nào? Các chính quyền thời nay có kể đến điều này không? Tại Mỹ, chính quyền nuôi dưỡng đời sống tôn giáo trong khi tôn trọng nguyên tắc tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước thế nào?
Cuối cùng, chính quyền phải thấy rằng sự bình đẳng của các công dân trước pháp luật, mà chính nó là một yếu tố của hạnh phúc chung, không bao giờ được vi phạm vì lý do tôn giáo dù công khai hoặc ngấm ngầm. Cũng không có sự kỳ thị giữa các công dân.
Do đó thật là sai trái khi chính quyền áp đặt trên dân chúng, bằng vũ lực hay sợ hãi hoặc bằng những phương tiện khác, việc tuyên xưng hoặc chối bỏ bất cứ tôn giáo nào, hoặc khi cản trở người dân gia nhập hoặc rời bỏ một cơ quan tôn giáo. Hơn nữa việc dùng vũ lực mà tiêu diệt hoặc đàn áp tôn giáo là một hành vi phạm đến Thánh Ý Thiên Chúa cùng các quyền thiêng liêng của con người và của gia đình các quốc gia, dù trong toàn thể nhân loại hay trong một quốc gia hoặc một cộng đồng riêng biệt.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 6
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ Mười
Bởi vì mọi người đều có phẩm giávà giá trị bằng nhau, chính quyền phải đảm bảo rằng sự bình đẳng này được duy trì vì cả lợi ích của cá nhân lẫn lợi ích của toàn thể xã hội. Sự bình đẳng này đặc biệt không được vi phạm vì những lý do tôn giáo. Mỗi cơ quan tôn giáo và các thành viên của cơ quan ấy có quyền bình đẳng về tự do tôn giáo. Sự bình đẳng này đòi hỏi rằng có thể không có sự kỳ thị dựa trên niềm tin tôn giáo của một người.
Các Nghị Phụ Công Đồng giờ đây nhấn mạnh rằng, dựa trên sự bình đẳng này giữa các công dân của mình, không một chính quyền nào được phép áp đặt bằng bất cứ cách nào “việc tuyên xưng hoặc chối từ về bất cứ tôn giáo nào.” Việc áp đặt như thế là một sự vi phạm đến quyền làm đúng theo lương tâm của một người. Vì quyền tự do lương tâm, chính quyền cũng không được phép khước từ một người quyền gia nhập hoặc rời bỏ một cơ chế tôn giáo. Chính quyền không có quyền quy định những gì một người có thể hoặc không thể tin.
Nếu điều trên là đúng, thì Công Đồng nói rằng càng sai lầm hơn nữa khi “dùng vũ lực bằng bất cứ cách nào để tiêu diệt hoặc đàn áp tôn giáo.” Điều này không chỉ áp dụng cho các chính quyền mà còn cho chính các cơ quan tôn giáo. Không một cơ quan tôn giáo nào được phép gây rối hoặc tìm cách loại bỏ một nhóm tôn giáo khác.
Trong thế giới hiện đại của chúng ta, sự bình đẳng về tôn giáo bị từ chối hoặc việc kỳ thị tôn giáo được chấp nhận ở đâu? Có những trường hợp nào mà một tôn giáo vi phạm quyền của các tôn giáo khác không?
Hơn nữa, xã hội có quyền tự vệ chống lại những lạm dụng có thể xảy ra viện vào quyền tự do tôn giáo. Chính quyền đặc có biệt nhiệm vụ cung cấp sự bảo vệ này. Tuy nhiên, chính quyền không được hành động một cách tùy tiện hoặc trong một tinh thần có tính cách bè phái bất công. Hành động của chính quyền được kiểm soát bằng các tiêu chuẩn pháp lý phù hợp với trật tự luân lý khách quan.
Các tiêu chuẩn nảy phát sinh từ nhu cầu bảo vệ có hiệu quả các quyền của mọi công dân và giải quyết cách hài hòa các xung đột về những quyền này. Chúng phát xuất từ nhu cầu phải chăm lo một cách đầy đủ cho sự an ninh công cộng thật, xảy ra khi người ta sống chung với nhau trong trật tự tốt đẹp và công lý thật. Sau cùng, chúng đến từ nhu cầu phải có một sự bảo vệ thích hợp về đạo đức xã hội. Những vấn đề này tạo nên thành phần cơ bản của phúc lợi chung: chúng là điều mà trật tự công cộng có ý nói đến.
Ngoài ra, những tập quán xã hội là những việc sử dụng tự do trong phạm vi đầy đủ của chúng. Những tập quán này đòi hỏi phải tôn trọng quyền tự do của con người càng nhiều càng tốt, và chỉ bị cắt giảm khi và trong mức độ cần thiết.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae),số 7
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ 11
Các Nghị Phụ Công Đồng cũng nhận thức rằng, trong khi các nhóm tôn giáo khác nhau có ý sống hòa hợp, mỗi nhóm nhìn nhận quyền bình đẳng của những nhóm khác, nhưng trong thực tế, các xung đột thường xảy ra giữa các tôn giáo khác nhau. Điều này có thể do những điều mà một tôn giáo tin liên quan đến bản chất của niềm tin riêng của mình trong tương quan với những niềm tin của các tôn giáo khác. Trong khi mỗi nhóm tôn giáo có quyền tuyên xưng rằng niềm tin tôn giáo mình là thật và niềm tin của các tôn giáo khác hoặc không đầy đủ hay có những nguyên lý sai lầm, không nhóm tôn giáo nào có quyền khủng bố hoặc tìm cách đàn áp các nhóm tôn giáo khác. Sự xung đột tương tự có thể phát sinh trong một tôn giáo, trong trường hợp này, nguyên nhân của cuộc xung đột không nằm trong niềm tin tôn giáo, nhưng trong một giải thích sai về những niềm tin ấy gây ra những cuộc tấn công sai lầm vào các nhóm tôn giáo khác.
Với hiện trạng của những cuộc xung đột tôn giáo như thế, các Nghị Phụ Công Đồng xác nhận rằng chính quyền có trách nhiệm giữ gìn trật tự công cộng, bằng cách không đứng về phe nào, nhưng ban hành những luật lệ công bình và bảo vệ quyền bình đẳng của tất cả mọi người.
Những nguyên nhân gây ra xung đột tôn giáo ngày nay là gì? Các chính quyền có luôn luôn đáp ứng đầy đủ đối với các cuộc xung đột như vậy không? Điều gì phân biệt giữa “trật tự công cộng” (giới hạn tự do tôn giáo) và một chính sách ưu tiên thông thường của chính quyền (điều gì không)?
Trong những điều liên quan đến lợi ích của Hội Thánh và thực ra đến phúc lợi xã hội ở đây nơi trần thế - do đó là những điều luôn luôn được giữ an toàn và bảo vệ khỏi mọi tổn thương ở khắp mọi nơi - sự chắc chắn này là ưu việt, nghĩa là, Hội Thánh cần được hưởng sự tự do trọn vẹn mà việc chăm lo phần rỗi của con người đòi buộc. Sự tự do này là điều thánh thiêng, bởi vì Con Một Thiên Chúa ban nó cho Hội Thánh mà Người đã chuộc bằng máu của Người. Sự tự do này chính là tài sản của Hội Thánh, cho nên hành động chống lại nó là hành động chống lại Thánh Ý Thiên Chúa. Quyền tự do của Hội Thánh là nguyên tắc cơ bản mà trong đó liên quan đến sự liên hệ giữa Hội Thánh và các chính quyền cùng toàn thể trật tự dân sự.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 13
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ Mười Hai
Trong chương I, các Nghị Phụ Công Đồng đã xét đến bản chất của tự do tôn giáo theo quan điểm luận lý và triết lý -- phẩm giá và sự bình đẳng của con người cùng quyền tự do tôn giáo tự nhiên. Trong chương II, các ngài xét đến tự do tôn giáo trong ánh sáng Mặc Khải Kitô giáo.
Trong bối cảnh này, các Nghị Phụ Công Đồng thẳng thắn nhấn mạnh rằng Hội Thánh phải “được hưởng sự tự do trọn vẹn mà việc chăm sóc cho phần rỗi của con người đòi buộc.” Chúa Giêsu đã làm người, đã chết, và đã sống lại từ cõi chết để tất cả mọi người nam nữ đều được cứu rỗi -- để biết sự viên mãn của chân lý và sự trọn vẹn của tình yêu của Chúa Cha. Đó là lý do tại sao quyền tự do tôn giáo của Hội Thánh là điều “thánh thiêng.” Chúa Giêsu, qua Chúa Thánh Thần, đã thành lập Hội Thánh như phương tiện mà nhờ đó sứ điệp và sự hiện diện cứu độ của Người sẽ đi đến toàn thế giới. Chỉ khi đó Tin Mừng của Chúa Giêsu sẽ được sống giữa mọi quốc gia và dân tộc. Chỉ khi nào Hội Thánh được tự do thì mới có thể chu toàn một cách đúng đắn sứ vụ thiêng liêng của mình. Đó là lý do tại sao mà Hội Thánh nhất quyết bảo vệ quyền sự tự do của mình, đồng thời nuôi dưỡng các mối quan hệ hài hòa, thích hợp, và công bằng với các chính quyền khác nhau trên toàn thế giới.
Điều gì đặc biệt đe dọa quyền tự do của Hội Thánh Công Giáo trong hoàn cảnh hiện nay? Các mối đe dọa quyền tự do của Hội Thánh luôn đến từ bên ngoài hay phát sinh từ bên trong? Những đe dọa nào trong quá khứ mà Hội Thánh tại đất nước của chúng ta đã phải đương đầu với?
Đổi lại, nơi nào các nguyên tắc về tự do tôn giáo không những chỉ được công bố bằng lời nói hoặc đơn thuần đưa vào luật pháp mà còn được áp dụng cách thực tế và chân thành, thì ở đó Hội Thánh thành công trong việc đạt được tình trạng ổn định về quyền cũng như về thực tế và sự độc lập, là điều cần thiết để thực thi sứ mệnh thiêng liêng của mình. Sự độc lập này chính là điều mà thẩm quyền Hội Thánh đòi hỏi trong xã hội.
Đồng thời, các tín hữu Kitô giáo, cùng chung với tất cả những người khác, có quyền công dân không thể bị cản trở trong việc sống cuộc đời họ theo lương tâm của họ. Vì vậy, có sự hòa hợp giữa quyền tự do của Hội Thánh và tự do tôn giáo là điều được công nhận như quyền của tất cả mọi người và cộng đồng và được phê chuẩn theo quy định của luật hiến pháp.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 13
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Suy Niệm cho Ngày Mười Ba
Trong khi nhấn mạnh đến quyền tự do tôn giáo của Hội Thánh, các Nghị Phụ Công Đồng không muốn gây ra cảm tưởng rằng bằng một cách nào đó Hội Thánh Công Giáo đặc biệt khi bàn về tự do tôn giáo. Vì vậy, Công Đồng trước hết nói ở trên rằng nơi nào mà các nguyên tắc tự do tôn giáo có mặt, thì Hội Thánh có thể hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình một cách an bình. Chính mối quan hệ thân thiện giữa Hội Thánh và các chính quyền dân sự là điều mà Hội Thánh luôn luôn muốn theo đuổi và đảm bảo.
Trong ánh sáng này, Hội Thánh cũng đấu tranh cho quyền tôn giáo và công dân của mọi người ngõ hầu họ có thể sống “cuộc đời của họ theo lương tâm.” Trong cách này không có sự xung đột với những gì Hội Thánh đòi hỏi cho mình và những gì Hội Thánh đòi hỏi cho những người khác, là quyền tự do làm theo lương tâm trong những vấn đề tôn giáo. Quyền tự do tôn giáo cho tất cả mọi người này là những gì Công Đồng một lần nữa tin rằng phải được thừa nhận và khuyến khích trong luật hiến pháp của các quốc gia.
Ở Hoa Kỳ, quyền tự do tôn giáo được bảo vệ trong Hiến Pháp, như Công Đồng mong muốn. Những sự bảo vệ theo hiến pháp có đủ không? Chúng phát triển mạnh hơn hoặc yếu hơn trong xã hội chúng ta hôm nay? Có gì khác, ngoài pháp luật, có thể củng cố hoặc làm suy yếu quyền tự do tôn giáo? Người Công Giáo nên làm gì để bảo vệ và nuôi dưỡng quyền tự do tôn giáo ở Mỹ ngày nay? Người Công giáo đã làm gì trong quá khứ khi tự do tôn giáo bị đe dọa?
Sự thực là con người ngày nay muốn được tự do tuyên xưng tôn giáo của họ cách riêng tư và công khai. Quyền tự do tôn giáo đã được tuyên bố là một quyền công dân trong hầu hết các hiến pháp, và nó được long trọng công nhận trong các tài liệu quốc tế. Sự thể xa hơn nữa là vẫn còn các hình thức chính quyền mà theo đó, mặc dù quyền tự do thờ phượng theo tôn giáo được công nhận theo hiến pháp, quyền bính của chính phủ đang cố gắng ngăn chặn không cho các công dân tuyên xưng tôn giáo và làm cho cuộc sống khó khăn và nguy hiểm cho các cộng đồng tôn giáo.
Thánh Công Đồng chào đón với niềm vui sự kiện thứ nhất của hai sự kiện này, như một trong những dấu chỉ của thời đại. Tuy nhiên, Hội Thánh đau buồn lên án sự kiện kia, như điều đáng tiếc. Công Đồng khuyên nhủ người Công giáo, và gửi một yêu cầu đến tất cả mọi người, là hãy rất cẩn trọng coi tự do tôn giáo là điều cần thiết thế nào, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện tại của gia đình nhân loại.
Tất cả các quốc gia đang đi đến sự hiệp nhất gần gũi hơn. Con người của các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau đang cùng nhau tụ họp trong mối quan hệ gần gũi hơn. Có một ý thức ngày càng gia tăng về trách nhiệm cá nhân đang đè nặng mỗi người. Tất cả điều này đều hiển nhiên.
Do đó, để mối quan hệ hòa bình và hòa hợp có thể được thiết lập và duy trì trong toàn thể nhân loại, thì quyền tự do tôn giáo cần phải được cung cấp khắp nơi bằng một đảm bảo hiến pháp có hiệu quả, và sự tôn trọng nhiệm vụ cao cả và quyền của con người tự do sống đời sống tôn giáo của mình trong xã hội phải được chứng tỏ.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 15
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Suy Niệm cho Ngày Mười Bốn
Trong kết luận Tuyên Ngôn Tự do Tôn Giáo của mình, Công Đồng vui mừng về sự kiện là tự do tôn giáo đã được ghi nhận trong hiến pháp của nhiều quốc gia cũng như trong các tuyên ngôn quốc tế. Tuy nhiên, Các Nghị Phụ Công Đồng cũng ý thức rằng tự do tôn giáo không được bảo đảm khi nó chỉ được ghi trên một mảnh giấy. Nó phải được thực thi bởi một nhóm dân sống động. Hơn nữa, thực sự có những chính quyền có hành động chống lại các cộng đồng tôn giáo, đôi khi còn mệnh danh tôn giáo. Các Nghị Phụ Công Đồng thấy tình trạng như thế thật kinh khủng và yêu cầu người Công giáo cùng mọi người thiện tâm làm việc để khắc phục sự bất công này.
Từ ngày Công Đồng Vaticanô, tự do tôn giáo được cải thiện hay bị giảm đi trên toàn thế giới? Sự quan hệ giữa việc phát triển về đa dạng tôn giáo, cũng như sự giao tiếp qua lại ngày càng ngày càng gia tăng giữa những người thuộc các tín ngưỡng khác nhau, và tự do tôn giáo là gì?
Ngày 8 * 28 tháng 6 năm 2012
Vì trong quyền nguyên thủy của nó, gia đình tự nó là một xã hội, nó có quyền tự do sống đời tôn giáo riêng của mình dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Hơn nữa, cha mẹ có quyền quyết định, theo niềm tin tôn giáo của mình, các loại giáo dục tôn giáo mà con của họ được lãnh nhận.
Do đó, chính quyền phải thừa nhận quyền thật sự tự do chọn lựa trường học và các phương tiện giáo dục khác cho con cái của cha mẹ. Việc sử dụng quyền tự do lựa chọn này không được biến thành lý do để áp đặt những gánh nặng bất công trên cha mẹ, dù trực tiếp hay gián tiếp. Ngoài ra, các quyền của cha mẹ bị vi phạm nếu con cái của họ bị bắt buộc phải tham dự các bài học hoặc giáo huấn không phù hợp với niềm tin tôn giáo của họ. Điều này cũng đúng nếu chính quyền áp đặt lên tất cả mọi người một hệ thống giáo dục duy nhất, trong đó tất cả các hình tôn giáo bị loại ra ngoài.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 5
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ Tám
Các Nghị Phụ Công Đồng nhắc đến quyền tự do tôn giáo là quyền mà các gia đình được vui hưởng. Các gia đình có quyền sống đức tin của họ tại gia. Hơn nữa, cha mẹ có một quyền tự nhiên để hướng dẫn gia đình của mình về tôn giáo. Họ là những người có trách nhiệm chính trong việc chăm sóc và giáo dục con em của họ, và điều này đặc biệt đúng với việc giáo về dục tôn giáo của con cái của họ. Vì vậy, trong khi cha mẹ là những người chủ yếu chịu trách nhiệm về giáo dục tôn giáo, họ cũng phải được tự do lựa chọn các loại giáo dục tôn giáo mà con cái của họ nhận được.
Từ trong truyền thống Công giáo, Công Đồng Vaticanô II nói rằng gia đình là một “hội thánh tại gia”, nghĩa là, chính trong gia đình mà con em lần đầu tiên được giảng dạy Tin Mừng, được dạy cầu nguyện và giữ các giới răn. Các phần tử trong một gia đình cùng nhau sống cuộc sống Tin Mừng tình yêu. Để phù hợp với điều này, Công Đồng nói rằng cha mẹ phải được tự do lựa chọn trường học cho con em họ. Việc thực thi quyền tự do này không thể là nguyên nhân gây ra gánh nặng tài chính quá mức cho gia đình. Cũng thế, không được bắt buộc trẻ em phải tham dự những giáo huấn trái với niềm tin tôn giáo của gia đình các em. Sau hết, nếu có chỉ có một hình thức giáo dục trong một quốc gia, điều này không có nghĩa là tất cả các giáo huần về tôn giáo đều bị cấm đoán. Phải có sự thích nghi. Những gì chúng ta thấy ở đây là Hội Thánh hăng say muốn đảm bảo một phạm vi rộng và mở rộng cho các gia đình để sống đức tin của họ như gia đình, và điều này mở rộng đến việc giáo dục con cái.
Tại sao điều trên quan trọng đối với cha mẹ và gia đình của họ? Những khía cạnh trên của tự do tôn giáo trong nước ngày nay có gặp nguy hiểm không?
Ngày 9 * 29 tháng 6, 2012
Việc bảo vệ và cổ võ các quyền bất khả xâm phạm của con người được coi như một trong những nhiệm vụ cơ bản của chính quyền. Vì vậy, chính quyền phải nhận trách nhiệm bảo vệ tự do tôn giáo của tất cả mọi công dân của mình một cách hiệu quả, bằng những luật công bằng và những phương tiện thích hợp khác. Chính quyền cũng tạo điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng đời sống tôn giáo, ngõ hầu người dân có thể thực sự thực thi các quyền tôn giáo và làm tròn các bổn phận tôn giáo của họ, và cũng để chính xã hội có thể được hưởng nhờ ích lợi bởi những phẩm chất đạo đức của công lý và hòa bình là những điều có nguồn gốc từ lòng trung thành của con người đối với Thiên Chúa và Thánh Ý của Ngài.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn Giáo
(Dignitatis Humanae), số 7
Ngày 6 tháng 12, 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ Chín
Một lần nữa, các Nghị Phụ Công Đồng nhắm đến điều các ngài coi là một vấn đề rất quan trọng. Không phải chỉ đơn thuần là chính quyền không được từ chối hay cản trở tự do tôn giáo của các công dân của mình, mà cũng tối quan trọng là qua pháp luật công minh, họ tích cực là những người bảo vệ tự do tôn giáo, để không một nhóm cử tri nào – dù tôn giáo hay thế tục - trong xã hội tìm cách làm suy giảm quyền tự do tôn giáo của tất cả mọi người. Trong khi một số người ngày nay đang toan tính làm việc này, thì điểm tiếp theo mà các Nghị Phụ Công Đồng đưa ra cũng rất đáng kể. Các chính quyền cần thực sự “giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng đời sống tôn giáo.” Trong khi chính quyền không kiểm soát các tôn giáo, họ nên nhận ra giá trị của chúng và do đó cổ võ sự an sinh của chúng. Điều này cho phép tất cả các cơ quan tôn giáo và các thành viên của họ thực thi các quyền tôn giáo và “chu toàn các bổn phận tôn giáo của họ.” Công Đồng nói rằng việc chính quyền nuôi dưỡng đời sống tôn giáo của các công dân không những chỉ có lợi cho những công dân ấy mà còn đóng góp vào sự tốt lành của toàn thể xã hội. Nó giúp xã hội phát triển trong sự hiểu biết và thi hành những gì góp phần cho công lý và hòa bình. Công lý và hòa bình này tìm thấy nguồn gốc của chúng nơi Thiên Chúa, là Đấng muốn điều tốt cho mọi người.
Các chính quyền bảo vệ và cổ võ đời sống tôn giáo của công dân của họ thế nào? Các chính quyền thời nay có kể đến điều này không? Tại Mỹ, chính quyền nuôi dưỡng đời sống tôn giáo trong khi tôn trọng nguyên tắc tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước thế nào?
Ngày 10 * 30 tháng 6, 2012
Cuối cùng, chính quyền phải thấy rằng sự bình đẳng của các công dân trước pháp luật, mà chính nó là một yếu tố của hạnh phúc chung, không bao giờ được vi phạm vì lý do tôn giáo dù công khai hoặc ngấm ngầm. Cũng không có sự kỳ thị giữa các công dân.
Do đó thật là sai trái khi chính quyền áp đặt trên dân chúng, bằng vũ lực hay sợ hãi hoặc bằng những phương tiện khác, việc tuyên xưng hoặc chối bỏ bất cứ tôn giáo nào, hoặc khi cản trở người dân gia nhập hoặc rời bỏ một cơ quan tôn giáo. Hơn nữa việc dùng vũ lực mà tiêu diệt hoặc đàn áp tôn giáo là một hành vi phạm đến Thánh Ý Thiên Chúa cùng các quyền thiêng liêng của con người và của gia đình các quốc gia, dù trong toàn thể nhân loại hay trong một quốc gia hoặc một cộng đồng riêng biệt.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 6
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ Mười
Bởi vì mọi người đều có phẩm giávà giá trị bằng nhau, chính quyền phải đảm bảo rằng sự bình đẳng này được duy trì vì cả lợi ích của cá nhân lẫn lợi ích của toàn thể xã hội. Sự bình đẳng này đặc biệt không được vi phạm vì những lý do tôn giáo. Mỗi cơ quan tôn giáo và các thành viên của cơ quan ấy có quyền bình đẳng về tự do tôn giáo. Sự bình đẳng này đòi hỏi rằng có thể không có sự kỳ thị dựa trên niềm tin tôn giáo của một người.
Các Nghị Phụ Công Đồng giờ đây nhấn mạnh rằng, dựa trên sự bình đẳng này giữa các công dân của mình, không một chính quyền nào được phép áp đặt bằng bất cứ cách nào “việc tuyên xưng hoặc chối từ về bất cứ tôn giáo nào.” Việc áp đặt như thế là một sự vi phạm đến quyền làm đúng theo lương tâm của một người. Vì quyền tự do lương tâm, chính quyền cũng không được phép khước từ một người quyền gia nhập hoặc rời bỏ một cơ chế tôn giáo. Chính quyền không có quyền quy định những gì một người có thể hoặc không thể tin.
Nếu điều trên là đúng, thì Công Đồng nói rằng càng sai lầm hơn nữa khi “dùng vũ lực bằng bất cứ cách nào để tiêu diệt hoặc đàn áp tôn giáo.” Điều này không chỉ áp dụng cho các chính quyền mà còn cho chính các cơ quan tôn giáo. Không một cơ quan tôn giáo nào được phép gây rối hoặc tìm cách loại bỏ một nhóm tôn giáo khác.
Trong thế giới hiện đại của chúng ta, sự bình đẳng về tôn giáo bị từ chối hoặc việc kỳ thị tôn giáo được chấp nhận ở đâu? Có những trường hợp nào mà một tôn giáo vi phạm quyền của các tôn giáo khác không?
Ngày 11 * 1 tháng 7, 2012
Hơn nữa, xã hội có quyền tự vệ chống lại những lạm dụng có thể xảy ra viện vào quyền tự do tôn giáo. Chính quyền đặc có biệt nhiệm vụ cung cấp sự bảo vệ này. Tuy nhiên, chính quyền không được hành động một cách tùy tiện hoặc trong một tinh thần có tính cách bè phái bất công. Hành động của chính quyền được kiểm soát bằng các tiêu chuẩn pháp lý phù hợp với trật tự luân lý khách quan.
Các tiêu chuẩn nảy phát sinh từ nhu cầu bảo vệ có hiệu quả các quyền của mọi công dân và giải quyết cách hài hòa các xung đột về những quyền này. Chúng phát xuất từ nhu cầu phải chăm lo một cách đầy đủ cho sự an ninh công cộng thật, xảy ra khi người ta sống chung với nhau trong trật tự tốt đẹp và công lý thật. Sau cùng, chúng đến từ nhu cầu phải có một sự bảo vệ thích hợp về đạo đức xã hội. Những vấn đề này tạo nên thành phần cơ bản của phúc lợi chung: chúng là điều mà trật tự công cộng có ý nói đến.
Ngoài ra, những tập quán xã hội là những việc sử dụng tự do trong phạm vi đầy đủ của chúng. Những tập quán này đòi hỏi phải tôn trọng quyền tự do của con người càng nhiều càng tốt, và chỉ bị cắt giảm khi và trong mức độ cần thiết.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae),số 7
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ 11
Các Nghị Phụ Công Đồng cũng nhận thức rằng, trong khi các nhóm tôn giáo khác nhau có ý sống hòa hợp, mỗi nhóm nhìn nhận quyền bình đẳng của những nhóm khác, nhưng trong thực tế, các xung đột thường xảy ra giữa các tôn giáo khác nhau. Điều này có thể do những điều mà một tôn giáo tin liên quan đến bản chất của niềm tin riêng của mình trong tương quan với những niềm tin của các tôn giáo khác. Trong khi mỗi nhóm tôn giáo có quyền tuyên xưng rằng niềm tin tôn giáo mình là thật và niềm tin của các tôn giáo khác hoặc không đầy đủ hay có những nguyên lý sai lầm, không nhóm tôn giáo nào có quyền khủng bố hoặc tìm cách đàn áp các nhóm tôn giáo khác. Sự xung đột tương tự có thể phát sinh trong một tôn giáo, trong trường hợp này, nguyên nhân của cuộc xung đột không nằm trong niềm tin tôn giáo, nhưng trong một giải thích sai về những niềm tin ấy gây ra những cuộc tấn công sai lầm vào các nhóm tôn giáo khác.
Với hiện trạng của những cuộc xung đột tôn giáo như thế, các Nghị Phụ Công Đồng xác nhận rằng chính quyền có trách nhiệm giữ gìn trật tự công cộng, bằng cách không đứng về phe nào, nhưng ban hành những luật lệ công bình và bảo vệ quyền bình đẳng của tất cả mọi người.
Những nguyên nhân gây ra xung đột tôn giáo ngày nay là gì? Các chính quyền có luôn luôn đáp ứng đầy đủ đối với các cuộc xung đột như vậy không? Điều gì phân biệt giữa “trật tự công cộng” (giới hạn tự do tôn giáo) và một chính sách ưu tiên thông thường của chính quyền (điều gì không)?
Ngày 12 * 2 tháng 7, 2012
Trong những điều liên quan đến lợi ích của Hội Thánh và thực ra đến phúc lợi xã hội ở đây nơi trần thế - do đó là những điều luôn luôn được giữ an toàn và bảo vệ khỏi mọi tổn thương ở khắp mọi nơi - sự chắc chắn này là ưu việt, nghĩa là, Hội Thánh cần được hưởng sự tự do trọn vẹn mà việc chăm lo phần rỗi của con người đòi buộc. Sự tự do này là điều thánh thiêng, bởi vì Con Một Thiên Chúa ban nó cho Hội Thánh mà Người đã chuộc bằng máu của Người. Sự tự do này chính là tài sản của Hội Thánh, cho nên hành động chống lại nó là hành động chống lại Thánh Ý Thiên Chúa. Quyền tự do của Hội Thánh là nguyên tắc cơ bản mà trong đó liên quan đến sự liên hệ giữa Hội Thánh và các chính quyền cùng toàn thể trật tự dân sự.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 13
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ Mười Hai
Trong chương I, các Nghị Phụ Công Đồng đã xét đến bản chất của tự do tôn giáo theo quan điểm luận lý và triết lý -- phẩm giá và sự bình đẳng của con người cùng quyền tự do tôn giáo tự nhiên. Trong chương II, các ngài xét đến tự do tôn giáo trong ánh sáng Mặc Khải Kitô giáo.
Trong bối cảnh này, các Nghị Phụ Công Đồng thẳng thắn nhấn mạnh rằng Hội Thánh phải “được hưởng sự tự do trọn vẹn mà việc chăm sóc cho phần rỗi của con người đòi buộc.” Chúa Giêsu đã làm người, đã chết, và đã sống lại từ cõi chết để tất cả mọi người nam nữ đều được cứu rỗi -- để biết sự viên mãn của chân lý và sự trọn vẹn của tình yêu của Chúa Cha. Đó là lý do tại sao quyền tự do tôn giáo của Hội Thánh là điều “thánh thiêng.” Chúa Giêsu, qua Chúa Thánh Thần, đã thành lập Hội Thánh như phương tiện mà nhờ đó sứ điệp và sự hiện diện cứu độ của Người sẽ đi đến toàn thế giới. Chỉ khi đó Tin Mừng của Chúa Giêsu sẽ được sống giữa mọi quốc gia và dân tộc. Chỉ khi nào Hội Thánh được tự do thì mới có thể chu toàn một cách đúng đắn sứ vụ thiêng liêng của mình. Đó là lý do tại sao mà Hội Thánh nhất quyết bảo vệ quyền sự tự do của mình, đồng thời nuôi dưỡng các mối quan hệ hài hòa, thích hợp, và công bằng với các chính quyền khác nhau trên toàn thế giới.
Điều gì đặc biệt đe dọa quyền tự do của Hội Thánh Công Giáo trong hoàn cảnh hiện nay? Các mối đe dọa quyền tự do của Hội Thánh luôn đến từ bên ngoài hay phát sinh từ bên trong? Những đe dọa nào trong quá khứ mà Hội Thánh tại đất nước của chúng ta đã phải đương đầu với?
Ngày 13 * 3 tháng 7, 2012
Đổi lại, nơi nào các nguyên tắc về tự do tôn giáo không những chỉ được công bố bằng lời nói hoặc đơn thuần đưa vào luật pháp mà còn được áp dụng cách thực tế và chân thành, thì ở đó Hội Thánh thành công trong việc đạt được tình trạng ổn định về quyền cũng như về thực tế và sự độc lập, là điều cần thiết để thực thi sứ mệnh thiêng liêng của mình. Sự độc lập này chính là điều mà thẩm quyền Hội Thánh đòi hỏi trong xã hội.
Đồng thời, các tín hữu Kitô giáo, cùng chung với tất cả những người khác, có quyền công dân không thể bị cản trở trong việc sống cuộc đời họ theo lương tâm của họ. Vì vậy, có sự hòa hợp giữa quyền tự do của Hội Thánh và tự do tôn giáo là điều được công nhận như quyền của tất cả mọi người và cộng đồng và được phê chuẩn theo quy định của luật hiến pháp.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 13
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Suy Niệm cho Ngày Mười Ba
Trong khi nhấn mạnh đến quyền tự do tôn giáo của Hội Thánh, các Nghị Phụ Công Đồng không muốn gây ra cảm tưởng rằng bằng một cách nào đó Hội Thánh Công Giáo đặc biệt khi bàn về tự do tôn giáo. Vì vậy, Công Đồng trước hết nói ở trên rằng nơi nào mà các nguyên tắc tự do tôn giáo có mặt, thì Hội Thánh có thể hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình một cách an bình. Chính mối quan hệ thân thiện giữa Hội Thánh và các chính quyền dân sự là điều mà Hội Thánh luôn luôn muốn theo đuổi và đảm bảo.
Trong ánh sáng này, Hội Thánh cũng đấu tranh cho quyền tôn giáo và công dân của mọi người ngõ hầu họ có thể sống “cuộc đời của họ theo lương tâm.” Trong cách này không có sự xung đột với những gì Hội Thánh đòi hỏi cho mình và những gì Hội Thánh đòi hỏi cho những người khác, là quyền tự do làm theo lương tâm trong những vấn đề tôn giáo. Quyền tự do tôn giáo cho tất cả mọi người này là những gì Công Đồng một lần nữa tin rằng phải được thừa nhận và khuyến khích trong luật hiến pháp của các quốc gia.
Ở Hoa Kỳ, quyền tự do tôn giáo được bảo vệ trong Hiến Pháp, như Công Đồng mong muốn. Những sự bảo vệ theo hiến pháp có đủ không? Chúng phát triển mạnh hơn hoặc yếu hơn trong xã hội chúng ta hôm nay? Có gì khác, ngoài pháp luật, có thể củng cố hoặc làm suy yếu quyền tự do tôn giáo? Người Công Giáo nên làm gì để bảo vệ và nuôi dưỡng quyền tự do tôn giáo ở Mỹ ngày nay? Người Công giáo đã làm gì trong quá khứ khi tự do tôn giáo bị đe dọa?
Ngày 14 * 4 tháng 7, 2012
Sự thực là con người ngày nay muốn được tự do tuyên xưng tôn giáo của họ cách riêng tư và công khai. Quyền tự do tôn giáo đã được tuyên bố là một quyền công dân trong hầu hết các hiến pháp, và nó được long trọng công nhận trong các tài liệu quốc tế. Sự thể xa hơn nữa là vẫn còn các hình thức chính quyền mà theo đó, mặc dù quyền tự do thờ phượng theo tôn giáo được công nhận theo hiến pháp, quyền bính của chính phủ đang cố gắng ngăn chặn không cho các công dân tuyên xưng tôn giáo và làm cho cuộc sống khó khăn và nguy hiểm cho các cộng đồng tôn giáo.
Thánh Công Đồng chào đón với niềm vui sự kiện thứ nhất của hai sự kiện này, như một trong những dấu chỉ của thời đại. Tuy nhiên, Hội Thánh đau buồn lên án sự kiện kia, như điều đáng tiếc. Công Đồng khuyên nhủ người Công giáo, và gửi một yêu cầu đến tất cả mọi người, là hãy rất cẩn trọng coi tự do tôn giáo là điều cần thiết thế nào, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện tại của gia đình nhân loại.
Tất cả các quốc gia đang đi đến sự hiệp nhất gần gũi hơn. Con người của các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau đang cùng nhau tụ họp trong mối quan hệ gần gũi hơn. Có một ý thức ngày càng gia tăng về trách nhiệm cá nhân đang đè nặng mỗi người. Tất cả điều này đều hiển nhiên.
Do đó, để mối quan hệ hòa bình và hòa hợp có thể được thiết lập và duy trì trong toàn thể nhân loại, thì quyền tự do tôn giáo cần phải được cung cấp khắp nơi bằng một đảm bảo hiến pháp có hiệu quả, và sự tôn trọng nhiệm vụ cao cả và quyền của con người tự do sống đời sống tôn giáo của mình trong xã hội phải được chứng tỏ.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 15
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Suy Niệm cho Ngày Mười Bốn
Trong kết luận Tuyên Ngôn Tự do Tôn Giáo của mình, Công Đồng vui mừng về sự kiện là tự do tôn giáo đã được ghi nhận trong hiến pháp của nhiều quốc gia cũng như trong các tuyên ngôn quốc tế. Tuy nhiên, Các Nghị Phụ Công Đồng cũng ý thức rằng tự do tôn giáo không được bảo đảm khi nó chỉ được ghi trên một mảnh giấy. Nó phải được thực thi bởi một nhóm dân sống động. Hơn nữa, thực sự có những chính quyền có hành động chống lại các cộng đồng tôn giáo, đôi khi còn mệnh danh tôn giáo. Các Nghị Phụ Công Đồng thấy tình trạng như thế thật kinh khủng và yêu cầu người Công giáo cùng mọi người thiện tâm làm việc để khắc phục sự bất công này.
Từ ngày Công Đồng Vaticanô, tự do tôn giáo được cải thiện hay bị giảm đi trên toàn thế giới? Sự quan hệ giữa việc phát triển về đa dạng tôn giáo, cũng như sự giao tiếp qua lại ngày càng ngày càng gia tăng giữa những người thuộc các tín ngưỡng khác nhau, và tự do tôn giáo là gì?
Linh mục nữ giới, sự độc thân và quyền bính của Rôma
Vũ Văn An
04:53 10/07/2012
Ngày 18 tháng 9 năm 2011, Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ, đã dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn về vấn đề quyền bính trong Giáo Hội và nữ giới có thể làm gì để đóng góp thiên tài phái tính của họ vào việc lãnh đạo Giáo Hội.
Các phong trào ly tâm
Được hỏi tại sao trong suốt nhiều thập niên qua, thỉnh thoảng người ta lại lên tiếng về cùng những nan đề của Giáo Hội như hiện nay, Đức Hồng Y cho hay: Trong lịch sử Giáo Hội, luôn có “những phong trào ly tâm”, những mưu toan nhằm “tầm thường hóa” biến cố ngoại thường của Chúa Kitô và của Nhiệm Thể Sống Động của Người trong lịch sử. Một “Giáo Hội bị tầm thường hóa” sẽ mất hết các sức mạnh tiên tri; sẽ không còn khả năng nói bất cứ điều gì cho nhân loại và thế giới nữa, và trên thực tế, sẽ phản bội chính Chúa Công của mình. Thời nay chỉ có điểm dị biệt lớn là nó liên hệ tới truyền thông đại chúng và đồng thời có tính học thuyết nữa.
Nói về học thuyết, hiện đang có cố gắng nhằm biện minh cho tội lỗi, không phó thác cho lòng từ nhân, mà là tin cậy vào một sự tự chủ đầy nguy hiểm, một sự tự chủ đầy mùi vô thần thực tiễn. Còn về truyền thông, trong nhiều thập niên qua, các “lực ly tâm” sinh lý học mỗi ngày mỗi nhận được chú ý và thổi phồng của truyền thông, một ngành phần lớn sống bằng tranh chấp.
Nhưng việc đòi phong chức linh mục cho nữ giới có thuộc lãnh vực học thuyết hay không? Theo Đức HY Piacenza, chắc chắn có. Và vấn đề, vì thế, đã được cả hai vị Giáo Hoàng là Phaolô VI lẫn Gioan Phaolô II đương đầu. Vị sau, trong Tông Thư "Ordinatio Sacerdotalis" năm 1994, đã dứt khoát kết thúc vấn đề. Thực thế, trong Tông Thư này, ngài viết “Bởi thế, ngõ hầu mọi hoài nghi có thể được cởi bỏ liên quan đến một vấn đề có tầm hết sức quan trọng, một vấn đề có liên hệ đến chính cơ cấu thần linh của Giáo Hội, nhân danh thừa tác vụ củng cố anh em của ta (xem Lc 22:32), ta tuyên bố rằng Giáo Hội không có thẩm quyền nào bất cứ để truyền chức linh mục cho nữ giới và phán quyết này phải được mọi tín hữu của Giáo Hội dứt khoát tuân phục”. Từ đó trở đi vẫn có một số người lên tiếng cho rằng đó chỉ là một sự “dứt khóat tương đối” về học thuyết. Nói một cách thành thực, chủ trương ấy không hề có một nền tảng nào cả.
Chỗ đứng của phụ nữ trong Giáo Hội
Như thế, phải chăng không có chỗ đứng nào trong Giáo Hội dành cho phụ nữ sao? Đức HY Piacenza cho là trái lại. Phụ nữ có một chỗ đứng hết sức quan trọng trong Nhiệm Thể Giáo Hội. Có điều, Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập. Chúng ta là người phàm, không thể quyết định về hình thức của nó; bởi thế, cơ cấu phẩm trật được Chúa Kitô liên kết với chức linh mục thừa tác, là chức chỉ dành cho nam giới. Nhưng tuyệt đối không có điều gì ngăn cản được việc đánh giá thiên tài nữ giới vì có những vai trò không liên kết với việc thi hành Chức Thánh. Thí dụ, ai dám ngăn cản một nữ kinh tế gia trở thành người đứng đầu việc quản trị Tòa Thánh? Ai dám ngăn cản một nhà báo nữ có khả năng trở thành phát ngôn viên cho Phòng Báo Chí của Tòa Thánh? Ta có thể nhân thừa các thí dụ ra khắp các cơ quan không liên kết với Chức Thánh. Có rất nhiều nhiệm vụ trong đó thiên tài nữ giới có thể đóng góp một cách lớn lao.
Vả lại, theo Đức HY Piacenza, không nên coi việc phục vụ trong Giáo Hội như một quyền bính và cố gắng phân bố quyền bình này theo định mức (quota), như kiểu xã hội phàm trần. Đàng khác, Đức HY cũng cho rằng việc đánh giá thấp huyền nhiệm mẫu tính vĩ đại, một điều hiện trở thành mô thức cho nền văn hóa đương thịnh, đã đóng góp rất nhiều vào việc làm nữ giới lệch hướng một cách tổng quát. Ý thức hệ lợi lộc vốn đã và đang cật lực dụng cụ hóa người phụ nữ mà không chịu thừa nhận sự đóng góp lớn lao nhất của họ cho xã hội và thế giới.
Giáo hội cũng không phải là một chính phủ theo nghĩa chính trị trong đó, người ta có quyền đòi được đại diện một cách thích đáng. Giáo Hội không phải như thế; Giáo Hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô và trong Giáo Hội, mỗi người là một phần theo như Chúa Kitô đã thiết lập. Hơn nữa, trong Giáo Hội, vấn đề không phải là vai trò nam giới hay vai trò nữ giới mà đúng hơn là vai trò do ý Chúa muốn có kéo theo việc phong chức hay không. Bất cứ người nam giáo dân nào làm được điều gì thì nữ giáo dân cũng làm được điều đó. Điều quan trọng là được huấn luyện thích đáng và chuyên biệt, còn là đàn ông hay đàn bà là điều không quan trọng.
Hiệp đoàn và phục vụ hiệp thông
Tuy nhiên, một ai đó có thể thực sự tham gia vào sinh hoạt của Giáo Hội khi không có một chút quyền lực hay trách nhiệm nào không? Nhưng, theo Đức HY Piacenza, tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội đâu phải là vấn đề quyền lực. Vì nếu không như thế, ta phải loại bỏ sự lưỡng nghĩa thực sự để không còn coi Giáo Hội như một định chế nhân thần, mà nguyên tuyền chỉ là một trong những hiệp hội nhân bản, có thể là lớn nhất và cao quí nhất, xét theo lịch sử của nó; lúc đó, Giáo Hội cần được “quản trị” bằng một sự phân quyền nào đó. Điều ấy không đúng chút nào với thực tại! Phẩm trật trong Giáo Hội, ngoài việc là một định chế do Thiên Chúa thiết lập, còn luôn luôn được hiểu là để phục vụ sự hiệp thông. Chỉ có sự hàm hồ, mà theo lịch sử vốn phát sinh từ kinh nghiệm độc tài, mới khiến người ta nghĩ về phẩm trật Giáo Hội như một thực hành “quyền lực tuyệt đối”. Những người được mời gọi phụ giúp Đức Giáo Hoàng trong trách nhiệm bản thân của ngài đối với Giáo Hội phổ quát biết rất rõ: hiểu như thế là sai lầm xiết bao! Có biết bao công việc trung gian, tham khảo, nói lên tính hiệp đoàn thực sự đến nỗi, trên thực tế, không một hành vi cai quản nào lại là thành quả của một cá nhân, trái lại luôn là kết quả của một diễn trình dài, biết lắng nghe Chúa Thánh Thần và sự đóng góp quí giá của rất nhiều người. Trước nhất, các giám mục và hội đồng giám mục khắp thế giới. Tính hiệp đoàn không phải là một quan niệm có tính xã hội lịch sử, mà phát sinh từ Phép Thánh Thể chung, từ “cảm tính” (affectus) do việc cùng dùng một Bánh và cùng sống một đức tin sinh ra; từ việc kết hợp với Chúa Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống; Người vẫn như thế hôm qua, hôm nay và mãi mãi!
Nhưng há Rôma không có quá nhiều quyền lực đó ư? Đức HY Piacenza cho rằng nói đến “Rôma” chỉ là nói tới “công giáo tính” và “hiệp đoàn tính”. Rôma là kinh thành được Chúa Quan Phòng chọn làm nơi tử đạo của hai tông đồ Phêrô và Phaolô và hiệp thông với Giáo Hội này, theo lịch sử, vốn luôn có nghĩa là hiệp thông với Giáo Hội phổ quát, là thống nhất, là sứ vụ và được chắc chắn về học thuyết. Rôma là để phục vụ mọi giáo hội. Nó yêu thương mọi giáo hội và lo bảo vệ các giáo hội bị đe dọa nhiều nhất bởi quyền lực thế gian và quyền lực các chính phủ không hoàn toàn tôn trọng quyền nhân bản và quyền tự nhiên bất khả nhượng tức tự do tôn giáo.
Phải nhìn Giáo Hội từ viễn tượng Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium của Vatican II, gồm cả các ghi chú dính liền với văn kiện này. Ở đấy, Giáo Hội tiên khởi, Giáo Hội của các Giáo Phụ, Giáo Hội của mọi thời, tức Giáo Hội của chúng ta hôm nay, một Giáo Hội không gián đoạn, đã được mô tả; đó cũng là Giáo Hội của Chúa Kitô. Rôma được kêu gọi chủ toạ trong Đức Ái và Sự Thật, là nguồn duy nhất của hòa bình Kitô Giáo đích thực. Sự thống nhất của Giáo Hội không phải là thỏa hiệp với thế gian và não trạng của nó, đúng hơn, do hồng ân của Chúa Kitô, là kết quả lòng trung thành của ta với sự thật và tình bác ái mà ta có khả năng sống thực.
Thiển nghĩ ngày nay, chỉ có Giáo Hội, chứ không ai khác, mới bênh vực con người và lý trí của họ, khả năng của họ trong việc hiểu biết hiện thực và bước vào liên hệ với hiện thực ấy, nói tóm là con người trong toàn diện tính của họ. Rôma là để phục vụ toàn thể Giáo Hội của Thiên Chúa đang hiện diện trong trần gian và đang là chiếc “cửa sổ mở ra” thế giới. Chiếc cửa sổ này đem lại tiếng nói cho tất cả những ai không có tiếng nói, mời gọi mọi người tiếp tục hoán cải và nhờ thế đóng góp vào việc xây dựng một thế giới tốt hơn, một nền văn minh tình thương.
Nhưng có người cho rằng vai trò đó của Rôma đang cản trở sự hợp nhất và phong trào đại kết? Đức HY Piacenza cho là trái lại. Vì vai trò của Rôma là điều kiện tiên quyết của sự hợp nhất và đại kết này. Đại kết là ưu tiên đối với đời sống của Giáo Hội và là một đòi hỏi tuyệt đối của Giáo Hội, một đòi hỏi phát sinh từ chính kinh cầu của Chúa Kitô: “Ut unum sint” (Để chúng nên một), một kinh cầu đã trở thành “lệnh truyền hợp nhất” cho mọi Kitô hữu chân chính. Bằng lời cầu nguyện chân thành và với tinh thần hoán cải liên tục trong tâm hồn, luôn trung thành với bản sắc của mình và trong cố gắng chung đạt tới đức ái hoàn hảo do Chúa ban tặng, mọi người phải cam kết làm hết sức để không còn một cản trở nào nữa cho hành trình tiến tới đại kết. Thế giới cần sự hợp nhất của ta; nên điều khẩn trương là phải bước vào đối thoại đức tin với mọi anh em Kitô hữu của ta, để Chúa Kitô thành men trong xã hội. Ta cũng phải khẩn trương cùng làm việc với những người không phải là Kitô hữu, nghĩa là, bước vào đối thoại liên văn hóa để cùng họ xây dựng một thế giới tốt hơn, hợp tác với họ trong các việc làm tốt, và làm cho xã hội mới và nhân bản hơn trở thành khả hữu. Ngay trong trách nhiệm này, Rôma cũng có vai trò thúc đẩy độc đáo. Không còn thì giờ cho chia rẽ nữa; mọi thì giờ và năng lực của ta phải được dùng để tìm kiếm hợp nhất.
Vấn đề độc thân
Người ta vẫn coi việc độc thân như là nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu ơn gọi làm linh mục. Nhưng theo Đức HY Piacenza, việc độc thân không gây nan đề nào cả. Ngài cho rằng linh mục không phải là nhân viên xã hội, càng không phải là các viên chức của Thiên Chúa. Cuộc khủng hoảng về căn tính đặc biệt nặng nề trong các ngữ cảnh bị tục hóa nhiều hơn, trong đó, dường như không còn chỗ nào dành cho Thiên Chúa nữa. Nhưng linh mục vẫn như thuở nào; họ luôn là điều Chúa Kitô muốn họ là! Căn tính linh mục luôn lấy Chúa Kitô làm tâm điểm và do đó có tính Thánh Thể. Nó lấy Chúa Kitô làm trung tâm vì, như Đức Thánh Cha từng nhắc nhở nhiều lần, chính trong chức linh mục thừa tác,”Chúa Kitô kéo ta vào trong Người”, làm Người can dự vào ta và làm ta can dự vào chính sự hiện sinh của Người. Sự lôi cuốn “thực sự” này xẩy ra một cách bí tích, và do đó, một cách khách quan và tuyệt diệu, trong Bí Tích Thánh Thể, một bí tích mà linh mục vốn là thừa tác viên, nghĩa là người phục vụ và là dụng cụ hữu hiệu.
Nhưng luật độc thân của các linh mục có tuyệt đối không? Có thể thay đổi được không? Đức HY Piacenza cho rằng độc thân không phải chỉ là một luật đơn thuần. Luật này là hậu quả của một thực tại cao hơn, một thực tại chỉ nắm được trong tương quan sống động với Chúa Kitô. Chúa từng nói rằng “ai hiểu được thì hiểu”. Việc độc thân thánh không phải là một điều ta có thể vượt qua, đúng hơn, nó luôn luôn mới mẻ, theo nghĩa: nhờ nó, đời sống của linh mục được “đổi mới”, vì nó luôn là một ơn ban, mà lòng trung thành có gốc rễ nơi Thiên Chúa và các hoa trái của nó thể hiện nơi sự triển nở của tự do nhân bản.
Nan đề thực sự nằm ở chỗ con người hiện đại thiếu khả năng thực hiện các chọn lựa dứt khoát, nằm ở chỗ họ đã giảm thiểu tối đa sự tự do nhân bản, biến nó thành mỏng dòn đế độ không còn theo đuổi được sự thiện nữa, ngay cả khi nó được nhận ra và được trực giác như một khả thể của hiện sinh họ. Độc thân không phài là một nan đề, mà cả lòng bất trung và yếu đuối của một số linh mục cũng không thể là tiêu chuẩn để người ta phán đoán. Thống kê cho hay: hơn 40% cuộc hôn nhân đã thất bại. Nhưng lại chỉ có 2% linh mục thất bại mà thôi trong cuộc sống độc thân của họ, cho nên giải pháp không phải là biến độc thân thành một chọn lựa nhiệm ý. Thay vào đó, tại sao ta không ngưng việc giải thích tự do như là việc không bị trói buộc, không có gì là dứt khoát, và bắt đầu nhận chân rằng hạnh phúc nhân bản hệ ở tính dứt khoát trong việc hiến mình cho tha nhân và cho Thiên Chúa?
Khủng hoảng ơn gọi
Liệu ơn gọi làm linh mục có gia tăng hay không khi ta bãi bỏ việc độc thân? Đức HY Piacenza cho rằng không! Các hệ phái Kitô Giáo không có hàng linh mục thụ phong, không có học thuyết và kỷ luật độc thân, cũng đang gặp khủng hoảng lớn về ơn gọi vào hàng lãnh đạo cộng đoàn. Hiện cũng đang có cuộc khủng hoảng về bí tích hôn phối: người ta không coi nó là duy nhất và bất khả tiêu nữa. Trên thực tế, tất cả những cuộc khủng hoảng đang từ từ xuất hiện, xét trong căn bản, đều là cuộc khủng hoảng đức tin tại Phương Tây. Ta phải làm sao để đức tin lớn mạnh. Đó mới là trọng điểm. Chứ khủng hoảng thì hiện ta có khủng hoảng ngày lễ, khủng hoảng xưng tội, khủng hoảng hôn nhân v.v…
Việc tục hóa và do đó, việc đánh mất cảm thức về thánh hiêng, về đức tin và các thực hành về nó đã đem lại và tiếp tục đem lại sự giảm thiểu con số các ứng viên linh mục. Song song với các nguyên nhân rõ ràng có tính thần học và giáo hội này, ta còn thấy một số yếu tố có tính xã hội học: đầu tiên rõ ràng có việc giảm thiểu số sinh, kết quả là con số thanh thiếu niên cũng giảm và con số ơn gọi làm linh mục cũng vì thế giảm theo. Đây là yếu tố không thể bỏ qua. Mọi sự đều có liên hệ với nhau. Đôi khi tiền đề có đó, nhưng người ta không chấp nhận hậu quả, những hậu quả này không thể nào tránh được.
Phương thuốc đầu tiên và không thể chối cãi được để trị cuộc khủng hoảng sa sút ơn gọi đã được chính Chúa Giêsu đề ra: “Hãy cầu xin để Chúa mùa gặt sai thợ đến mùa gặt” (Mt 9:38). Đấy mới là chủ nghĩa hiện thực dành cho công tác mục vụ về ơn gọi. Cầu nguyện cho ơn gọi, một hệ thống cầu nguyện sốt sắng, phổ quát và cùng khắp cũng như thờ lạy Thánh Thể bao trùm cả thế giới mới là giải pháp đối với cuộc khủng hoảng ơn gọi hiện nay. Nơi nào một thái độ cầu nguyện như thế hiện hữu một cách bền bỉ, nơi ấy sẽ có chuyển biến lớn về con số ơn gọi. Mặt khác, điều hết sức nền tảng là phải lưu ý đến căn tính và tính chuyên biệt trong cuộc sống giáo hội của các linh mục, các tu sĩ và tín hữu giáo dân, để mỗi người thực sự hiểu biết và chào đón ơn gọi của Chúa dành cho mình. Mọi người phải hàng ngày cố gắng trở nên điều Chúa muốn mình trở nên.
Đối với Đức HY Piacenza, ta không nên cố gắng sống thoát sóng gió cuộc đời bằng bất cứ giá nào, với hoài mong được công luận hoan nghênh. Trái lại, ta luôn cố gắng phục vụ tha nhân, bất kể họ là ai, với tình yêu và lòng mến Chúa, luôn nhớ rằng chỉ có Chúa Giêsu mới là Cứu Chúa. Ta phải để Người bước tới, lên tiếng, hành động qua con người khốn cùng của ta và qua việc làm hàng ngày của ta. Ta không nên đặt ta lên trước mà phải đặt Người lên trước. Ta không nên nhát sợ trước tình thế, dù nó tệ hại đến đâu. Chúa vẫn đang hiện diện trên con thuyền Phêrô dù xem ra Người đang thiếp ngủ; Người vẫn đang ở đây! Ta phải hành động bằng nghị lực như thể mọi sự tùy thuộc ở ta nhưng với sự bình an thư thái của những người biết rõ ràng rằng mọi sự tùy thuộc nơi Chúa. Bởi thế, cần nhớ rằng vào lúc này đây tên của tình yêu là “chung thủy”!
Tín hữu chúng ta biết rõ Người Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, chứ Người không phải là một con đường, một sự thật, một sự sống. Chính vì thế, chìa khóa mở cửa sứ mạng của ta trong xã hội là lòng can đảm phụng sự sự thật, sẵn sàng chấp nhận lăng nhục và trách cứ; lòng can đảm này đồng nhất với tình yêu, với bác ái mục vụ, một đức ái cần được phục hồi để làm cho ơn gọi Kitô Giáo có tính hấp dẫn hơn bao giờ hết. Xin mượn châm ngôn của Hội Đồng Giáo Hội Phúc Âm họp tại Stuugart năm 1945 để kết thúc: “Tuyên xưng cách can đảm hơn, cầu nguyện cách tin tưởng hơn, tin kính cách hân hoan hơn, yêu thương cách say mê hơn”.
Các phong trào ly tâm
Được hỏi tại sao trong suốt nhiều thập niên qua, thỉnh thoảng người ta lại lên tiếng về cùng những nan đề của Giáo Hội như hiện nay, Đức Hồng Y cho hay: Trong lịch sử Giáo Hội, luôn có “những phong trào ly tâm”, những mưu toan nhằm “tầm thường hóa” biến cố ngoại thường của Chúa Kitô và của Nhiệm Thể Sống Động của Người trong lịch sử. Một “Giáo Hội bị tầm thường hóa” sẽ mất hết các sức mạnh tiên tri; sẽ không còn khả năng nói bất cứ điều gì cho nhân loại và thế giới nữa, và trên thực tế, sẽ phản bội chính Chúa Công của mình. Thời nay chỉ có điểm dị biệt lớn là nó liên hệ tới truyền thông đại chúng và đồng thời có tính học thuyết nữa.
Nói về học thuyết, hiện đang có cố gắng nhằm biện minh cho tội lỗi, không phó thác cho lòng từ nhân, mà là tin cậy vào một sự tự chủ đầy nguy hiểm, một sự tự chủ đầy mùi vô thần thực tiễn. Còn về truyền thông, trong nhiều thập niên qua, các “lực ly tâm” sinh lý học mỗi ngày mỗi nhận được chú ý và thổi phồng của truyền thông, một ngành phần lớn sống bằng tranh chấp.
Nhưng việc đòi phong chức linh mục cho nữ giới có thuộc lãnh vực học thuyết hay không? Theo Đức HY Piacenza, chắc chắn có. Và vấn đề, vì thế, đã được cả hai vị Giáo Hoàng là Phaolô VI lẫn Gioan Phaolô II đương đầu. Vị sau, trong Tông Thư "Ordinatio Sacerdotalis" năm 1994, đã dứt khoát kết thúc vấn đề. Thực thế, trong Tông Thư này, ngài viết “Bởi thế, ngõ hầu mọi hoài nghi có thể được cởi bỏ liên quan đến một vấn đề có tầm hết sức quan trọng, một vấn đề có liên hệ đến chính cơ cấu thần linh của Giáo Hội, nhân danh thừa tác vụ củng cố anh em của ta (xem Lc 22:32), ta tuyên bố rằng Giáo Hội không có thẩm quyền nào bất cứ để truyền chức linh mục cho nữ giới và phán quyết này phải được mọi tín hữu của Giáo Hội dứt khoát tuân phục”. Từ đó trở đi vẫn có một số người lên tiếng cho rằng đó chỉ là một sự “dứt khóat tương đối” về học thuyết. Nói một cách thành thực, chủ trương ấy không hề có một nền tảng nào cả.
Chỗ đứng của phụ nữ trong Giáo Hội
Như thế, phải chăng không có chỗ đứng nào trong Giáo Hội dành cho phụ nữ sao? Đức HY Piacenza cho là trái lại. Phụ nữ có một chỗ đứng hết sức quan trọng trong Nhiệm Thể Giáo Hội. Có điều, Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập. Chúng ta là người phàm, không thể quyết định về hình thức của nó; bởi thế, cơ cấu phẩm trật được Chúa Kitô liên kết với chức linh mục thừa tác, là chức chỉ dành cho nam giới. Nhưng tuyệt đối không có điều gì ngăn cản được việc đánh giá thiên tài nữ giới vì có những vai trò không liên kết với việc thi hành Chức Thánh. Thí dụ, ai dám ngăn cản một nữ kinh tế gia trở thành người đứng đầu việc quản trị Tòa Thánh? Ai dám ngăn cản một nhà báo nữ có khả năng trở thành phát ngôn viên cho Phòng Báo Chí của Tòa Thánh? Ta có thể nhân thừa các thí dụ ra khắp các cơ quan không liên kết với Chức Thánh. Có rất nhiều nhiệm vụ trong đó thiên tài nữ giới có thể đóng góp một cách lớn lao.
Vả lại, theo Đức HY Piacenza, không nên coi việc phục vụ trong Giáo Hội như một quyền bính và cố gắng phân bố quyền bình này theo định mức (quota), như kiểu xã hội phàm trần. Đàng khác, Đức HY cũng cho rằng việc đánh giá thấp huyền nhiệm mẫu tính vĩ đại, một điều hiện trở thành mô thức cho nền văn hóa đương thịnh, đã đóng góp rất nhiều vào việc làm nữ giới lệch hướng một cách tổng quát. Ý thức hệ lợi lộc vốn đã và đang cật lực dụng cụ hóa người phụ nữ mà không chịu thừa nhận sự đóng góp lớn lao nhất của họ cho xã hội và thế giới.
Giáo hội cũng không phải là một chính phủ theo nghĩa chính trị trong đó, người ta có quyền đòi được đại diện một cách thích đáng. Giáo Hội không phải như thế; Giáo Hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô và trong Giáo Hội, mỗi người là một phần theo như Chúa Kitô đã thiết lập. Hơn nữa, trong Giáo Hội, vấn đề không phải là vai trò nam giới hay vai trò nữ giới mà đúng hơn là vai trò do ý Chúa muốn có kéo theo việc phong chức hay không. Bất cứ người nam giáo dân nào làm được điều gì thì nữ giáo dân cũng làm được điều đó. Điều quan trọng là được huấn luyện thích đáng và chuyên biệt, còn là đàn ông hay đàn bà là điều không quan trọng.
Hiệp đoàn và phục vụ hiệp thông
Tuy nhiên, một ai đó có thể thực sự tham gia vào sinh hoạt của Giáo Hội khi không có một chút quyền lực hay trách nhiệm nào không? Nhưng, theo Đức HY Piacenza, tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội đâu phải là vấn đề quyền lực. Vì nếu không như thế, ta phải loại bỏ sự lưỡng nghĩa thực sự để không còn coi Giáo Hội như một định chế nhân thần, mà nguyên tuyền chỉ là một trong những hiệp hội nhân bản, có thể là lớn nhất và cao quí nhất, xét theo lịch sử của nó; lúc đó, Giáo Hội cần được “quản trị” bằng một sự phân quyền nào đó. Điều ấy không đúng chút nào với thực tại! Phẩm trật trong Giáo Hội, ngoài việc là một định chế do Thiên Chúa thiết lập, còn luôn luôn được hiểu là để phục vụ sự hiệp thông. Chỉ có sự hàm hồ, mà theo lịch sử vốn phát sinh từ kinh nghiệm độc tài, mới khiến người ta nghĩ về phẩm trật Giáo Hội như một thực hành “quyền lực tuyệt đối”. Những người được mời gọi phụ giúp Đức Giáo Hoàng trong trách nhiệm bản thân của ngài đối với Giáo Hội phổ quát biết rất rõ: hiểu như thế là sai lầm xiết bao! Có biết bao công việc trung gian, tham khảo, nói lên tính hiệp đoàn thực sự đến nỗi, trên thực tế, không một hành vi cai quản nào lại là thành quả của một cá nhân, trái lại luôn là kết quả của một diễn trình dài, biết lắng nghe Chúa Thánh Thần và sự đóng góp quí giá của rất nhiều người. Trước nhất, các giám mục và hội đồng giám mục khắp thế giới. Tính hiệp đoàn không phải là một quan niệm có tính xã hội lịch sử, mà phát sinh từ Phép Thánh Thể chung, từ “cảm tính” (affectus) do việc cùng dùng một Bánh và cùng sống một đức tin sinh ra; từ việc kết hợp với Chúa Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống; Người vẫn như thế hôm qua, hôm nay và mãi mãi!
Nhưng há Rôma không có quá nhiều quyền lực đó ư? Đức HY Piacenza cho rằng nói đến “Rôma” chỉ là nói tới “công giáo tính” và “hiệp đoàn tính”. Rôma là kinh thành được Chúa Quan Phòng chọn làm nơi tử đạo của hai tông đồ Phêrô và Phaolô và hiệp thông với Giáo Hội này, theo lịch sử, vốn luôn có nghĩa là hiệp thông với Giáo Hội phổ quát, là thống nhất, là sứ vụ và được chắc chắn về học thuyết. Rôma là để phục vụ mọi giáo hội. Nó yêu thương mọi giáo hội và lo bảo vệ các giáo hội bị đe dọa nhiều nhất bởi quyền lực thế gian và quyền lực các chính phủ không hoàn toàn tôn trọng quyền nhân bản và quyền tự nhiên bất khả nhượng tức tự do tôn giáo.
Phải nhìn Giáo Hội từ viễn tượng Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium của Vatican II, gồm cả các ghi chú dính liền với văn kiện này. Ở đấy, Giáo Hội tiên khởi, Giáo Hội của các Giáo Phụ, Giáo Hội của mọi thời, tức Giáo Hội của chúng ta hôm nay, một Giáo Hội không gián đoạn, đã được mô tả; đó cũng là Giáo Hội của Chúa Kitô. Rôma được kêu gọi chủ toạ trong Đức Ái và Sự Thật, là nguồn duy nhất của hòa bình Kitô Giáo đích thực. Sự thống nhất của Giáo Hội không phải là thỏa hiệp với thế gian và não trạng của nó, đúng hơn, do hồng ân của Chúa Kitô, là kết quả lòng trung thành của ta với sự thật và tình bác ái mà ta có khả năng sống thực.
Thiển nghĩ ngày nay, chỉ có Giáo Hội, chứ không ai khác, mới bênh vực con người và lý trí của họ, khả năng của họ trong việc hiểu biết hiện thực và bước vào liên hệ với hiện thực ấy, nói tóm là con người trong toàn diện tính của họ. Rôma là để phục vụ toàn thể Giáo Hội của Thiên Chúa đang hiện diện trong trần gian và đang là chiếc “cửa sổ mở ra” thế giới. Chiếc cửa sổ này đem lại tiếng nói cho tất cả những ai không có tiếng nói, mời gọi mọi người tiếp tục hoán cải và nhờ thế đóng góp vào việc xây dựng một thế giới tốt hơn, một nền văn minh tình thương.
Nhưng có người cho rằng vai trò đó của Rôma đang cản trở sự hợp nhất và phong trào đại kết? Đức HY Piacenza cho là trái lại. Vì vai trò của Rôma là điều kiện tiên quyết của sự hợp nhất và đại kết này. Đại kết là ưu tiên đối với đời sống của Giáo Hội và là một đòi hỏi tuyệt đối của Giáo Hội, một đòi hỏi phát sinh từ chính kinh cầu của Chúa Kitô: “Ut unum sint” (Để chúng nên một), một kinh cầu đã trở thành “lệnh truyền hợp nhất” cho mọi Kitô hữu chân chính. Bằng lời cầu nguyện chân thành và với tinh thần hoán cải liên tục trong tâm hồn, luôn trung thành với bản sắc của mình và trong cố gắng chung đạt tới đức ái hoàn hảo do Chúa ban tặng, mọi người phải cam kết làm hết sức để không còn một cản trở nào nữa cho hành trình tiến tới đại kết. Thế giới cần sự hợp nhất của ta; nên điều khẩn trương là phải bước vào đối thoại đức tin với mọi anh em Kitô hữu của ta, để Chúa Kitô thành men trong xã hội. Ta cũng phải khẩn trương cùng làm việc với những người không phải là Kitô hữu, nghĩa là, bước vào đối thoại liên văn hóa để cùng họ xây dựng một thế giới tốt hơn, hợp tác với họ trong các việc làm tốt, và làm cho xã hội mới và nhân bản hơn trở thành khả hữu. Ngay trong trách nhiệm này, Rôma cũng có vai trò thúc đẩy độc đáo. Không còn thì giờ cho chia rẽ nữa; mọi thì giờ và năng lực của ta phải được dùng để tìm kiếm hợp nhất.
Vấn đề độc thân
Người ta vẫn coi việc độc thân như là nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu ơn gọi làm linh mục. Nhưng theo Đức HY Piacenza, việc độc thân không gây nan đề nào cả. Ngài cho rằng linh mục không phải là nhân viên xã hội, càng không phải là các viên chức của Thiên Chúa. Cuộc khủng hoảng về căn tính đặc biệt nặng nề trong các ngữ cảnh bị tục hóa nhiều hơn, trong đó, dường như không còn chỗ nào dành cho Thiên Chúa nữa. Nhưng linh mục vẫn như thuở nào; họ luôn là điều Chúa Kitô muốn họ là! Căn tính linh mục luôn lấy Chúa Kitô làm tâm điểm và do đó có tính Thánh Thể. Nó lấy Chúa Kitô làm trung tâm vì, như Đức Thánh Cha từng nhắc nhở nhiều lần, chính trong chức linh mục thừa tác,”Chúa Kitô kéo ta vào trong Người”, làm Người can dự vào ta và làm ta can dự vào chính sự hiện sinh của Người. Sự lôi cuốn “thực sự” này xẩy ra một cách bí tích, và do đó, một cách khách quan và tuyệt diệu, trong Bí Tích Thánh Thể, một bí tích mà linh mục vốn là thừa tác viên, nghĩa là người phục vụ và là dụng cụ hữu hiệu.
Nhưng luật độc thân của các linh mục có tuyệt đối không? Có thể thay đổi được không? Đức HY Piacenza cho rằng độc thân không phải chỉ là một luật đơn thuần. Luật này là hậu quả của một thực tại cao hơn, một thực tại chỉ nắm được trong tương quan sống động với Chúa Kitô. Chúa từng nói rằng “ai hiểu được thì hiểu”. Việc độc thân thánh không phải là một điều ta có thể vượt qua, đúng hơn, nó luôn luôn mới mẻ, theo nghĩa: nhờ nó, đời sống của linh mục được “đổi mới”, vì nó luôn là một ơn ban, mà lòng trung thành có gốc rễ nơi Thiên Chúa và các hoa trái của nó thể hiện nơi sự triển nở của tự do nhân bản.
Nan đề thực sự nằm ở chỗ con người hiện đại thiếu khả năng thực hiện các chọn lựa dứt khoát, nằm ở chỗ họ đã giảm thiểu tối đa sự tự do nhân bản, biến nó thành mỏng dòn đế độ không còn theo đuổi được sự thiện nữa, ngay cả khi nó được nhận ra và được trực giác như một khả thể của hiện sinh họ. Độc thân không phài là một nan đề, mà cả lòng bất trung và yếu đuối của một số linh mục cũng không thể là tiêu chuẩn để người ta phán đoán. Thống kê cho hay: hơn 40% cuộc hôn nhân đã thất bại. Nhưng lại chỉ có 2% linh mục thất bại mà thôi trong cuộc sống độc thân của họ, cho nên giải pháp không phải là biến độc thân thành một chọn lựa nhiệm ý. Thay vào đó, tại sao ta không ngưng việc giải thích tự do như là việc không bị trói buộc, không có gì là dứt khoát, và bắt đầu nhận chân rằng hạnh phúc nhân bản hệ ở tính dứt khoát trong việc hiến mình cho tha nhân và cho Thiên Chúa?
Khủng hoảng ơn gọi
Liệu ơn gọi làm linh mục có gia tăng hay không khi ta bãi bỏ việc độc thân? Đức HY Piacenza cho rằng không! Các hệ phái Kitô Giáo không có hàng linh mục thụ phong, không có học thuyết và kỷ luật độc thân, cũng đang gặp khủng hoảng lớn về ơn gọi vào hàng lãnh đạo cộng đoàn. Hiện cũng đang có cuộc khủng hoảng về bí tích hôn phối: người ta không coi nó là duy nhất và bất khả tiêu nữa. Trên thực tế, tất cả những cuộc khủng hoảng đang từ từ xuất hiện, xét trong căn bản, đều là cuộc khủng hoảng đức tin tại Phương Tây. Ta phải làm sao để đức tin lớn mạnh. Đó mới là trọng điểm. Chứ khủng hoảng thì hiện ta có khủng hoảng ngày lễ, khủng hoảng xưng tội, khủng hoảng hôn nhân v.v…
Việc tục hóa và do đó, việc đánh mất cảm thức về thánh hiêng, về đức tin và các thực hành về nó đã đem lại và tiếp tục đem lại sự giảm thiểu con số các ứng viên linh mục. Song song với các nguyên nhân rõ ràng có tính thần học và giáo hội này, ta còn thấy một số yếu tố có tính xã hội học: đầu tiên rõ ràng có việc giảm thiểu số sinh, kết quả là con số thanh thiếu niên cũng giảm và con số ơn gọi làm linh mục cũng vì thế giảm theo. Đây là yếu tố không thể bỏ qua. Mọi sự đều có liên hệ với nhau. Đôi khi tiền đề có đó, nhưng người ta không chấp nhận hậu quả, những hậu quả này không thể nào tránh được.
Phương thuốc đầu tiên và không thể chối cãi được để trị cuộc khủng hoảng sa sút ơn gọi đã được chính Chúa Giêsu đề ra: “Hãy cầu xin để Chúa mùa gặt sai thợ đến mùa gặt” (Mt 9:38). Đấy mới là chủ nghĩa hiện thực dành cho công tác mục vụ về ơn gọi. Cầu nguyện cho ơn gọi, một hệ thống cầu nguyện sốt sắng, phổ quát và cùng khắp cũng như thờ lạy Thánh Thể bao trùm cả thế giới mới là giải pháp đối với cuộc khủng hoảng ơn gọi hiện nay. Nơi nào một thái độ cầu nguyện như thế hiện hữu một cách bền bỉ, nơi ấy sẽ có chuyển biến lớn về con số ơn gọi. Mặt khác, điều hết sức nền tảng là phải lưu ý đến căn tính và tính chuyên biệt trong cuộc sống giáo hội của các linh mục, các tu sĩ và tín hữu giáo dân, để mỗi người thực sự hiểu biết và chào đón ơn gọi của Chúa dành cho mình. Mọi người phải hàng ngày cố gắng trở nên điều Chúa muốn mình trở nên.
Đối với Đức HY Piacenza, ta không nên cố gắng sống thoát sóng gió cuộc đời bằng bất cứ giá nào, với hoài mong được công luận hoan nghênh. Trái lại, ta luôn cố gắng phục vụ tha nhân, bất kể họ là ai, với tình yêu và lòng mến Chúa, luôn nhớ rằng chỉ có Chúa Giêsu mới là Cứu Chúa. Ta phải để Người bước tới, lên tiếng, hành động qua con người khốn cùng của ta và qua việc làm hàng ngày của ta. Ta không nên đặt ta lên trước mà phải đặt Người lên trước. Ta không nên nhát sợ trước tình thế, dù nó tệ hại đến đâu. Chúa vẫn đang hiện diện trên con thuyền Phêrô dù xem ra Người đang thiếp ngủ; Người vẫn đang ở đây! Ta phải hành động bằng nghị lực như thể mọi sự tùy thuộc ở ta nhưng với sự bình an thư thái của những người biết rõ ràng rằng mọi sự tùy thuộc nơi Chúa. Bởi thế, cần nhớ rằng vào lúc này đây tên của tình yêu là “chung thủy”!
Tín hữu chúng ta biết rõ Người Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, chứ Người không phải là một con đường, một sự thật, một sự sống. Chính vì thế, chìa khóa mở cửa sứ mạng của ta trong xã hội là lòng can đảm phụng sự sự thật, sẵn sàng chấp nhận lăng nhục và trách cứ; lòng can đảm này đồng nhất với tình yêu, với bác ái mục vụ, một đức ái cần được phục hồi để làm cho ơn gọi Kitô Giáo có tính hấp dẫn hơn bao giờ hết. Xin mượn châm ngôn của Hội Đồng Giáo Hội Phúc Âm họp tại Stuugart năm 1945 để kết thúc: “Tuyên xưng cách can đảm hơn, cầu nguyện cách tin tưởng hơn, tin kính cách hân hoan hơn, yêu thương cách say mê hơn”.
Tòa Thánh Vatican công bố các TGM được trao dây pallium và những thay đổi trong nghi thức
Lã Thụ Nhân
04:53 10/07/2012
Vatican (CWN, VIS) - Tòa Thánh Vatican đã công bố một sự thay đổi trong nghi lễ mà các Tân Tổng Giám Mục nhận dây pallium từ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vào Lễ kính hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, 29 tháng Sáu.
Dây pallium là một dây len trắng có thêu thánh giá bằng lụa đen, đeo quanh cổ, như một dấu hiệu của thẩm quyền của một Tổng Giám Mục chính tòa. Mỗi năm vào ngày lễ Hai Thánh Phêrô và Phaolô, Đức Giáo Hoàng trao dây pallium cho các tổng giám mục đã được bổ nhiệm trong suốt 12 tháng trước.
Năm nay, việc trao dây pallium sẽ được thực hiện trước Thánh Lễ, chứ không phải sau bài giảng như trước đây. Tòa Thánh Vatican thông báo rằng việc thay đổi đã được dự định nhằm làm cho buổi lễ ngắn hơn, để tránh gián đoạn phụng vụ, và để làm rõ rằng việc trao dây pallium, vốn là một truyền thống lâu đời, không phải là một nghi thức bí tích.
Tòa thánh Vatican cũng đưa ra một danh sách đầy đủ của 46 giám mục, những người sẽ được nhận pallium năm nay:
1. Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Berlin, Đức
2. Đức Hồng Y Francisco Robles Ortega của Guadalajara, Mêxicô
3. Đức Tổng Giám Mục Francesco Moraglia, Thượng phụ của Venice, Ý
4. Đức Tổng Giám Mục Alfredo Horacio Zecca của Tucuman, Argentina
5. Đức Tổng Giám Mục Mario Alberto Molina Palma O.A.R. của Los Altos, Quetzaltenango-Totonicapan, Guatemala
6. Đức Tổng Giám Mục Charles Joseph Chaput của Philadelphia, Hoa Kỳ
7. Đức Tổng Giám Mục Luc Cyr của Sherbrooke, Canada
8. Đức Tổng Giám Mục Salvador Pineiro Garcia-Calderon của Ayacucho hay Huamanga, Peru.
9. Đức Tổng Giám Mục Francesco Panfilo S.D.B. của Rabaul, Papua New Guinea
10. Đức Tổng Giám Mục Ulises Antonio Gutierrez Reyes O. de M. của Ciudad Bolivar, Venezuela
11. Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Budzik của Lublin, Ba Lan
12. Đức Tổng Giám Mục Wilson Tadeu Jonck S.C.I. của Florianopolis, Brazil
13. Đức Tổng Giám Mục Paul - Andre Durocher của Gatineau, Canada
14. Đức Tổng Giám Mục Luis Antonio G. Tagle của Manila, Philippines
15. Đức Tổng Giám Mục Patrick D’Rozario C.S.C. của Dhaka, Bangladesh
16. Đức Tổng Giám Mục Wiktor Pawel Skworc của Katowice, Ba Lan
17. Đức Tổng Giám Mục Jose F. Advincula của Capiz, Philippines
18. Đức Tổng Giám Mục Filippo Santoro của Taranto, Ý
19. Đức Tổng Giám Mục Jose Francisco Rezende Dias của Niteroi, Brazil
20. Đức Tổng Giám Mục Esmeraldo Barreto de Farias của Porto Velho, Brazil
21. Đức Tổng Giám Mục Jaime Vieira Rocha của Natal, Brazil
22. Đức Tổng Giám Mục Joseph Harris của Port of Spain, Trinidad và Tobago
23. Đức Tổng Giám Mục Waclaw Depo của Czestochowa, Ba Lan
24. Đức Tổng Giám Mục Ignatius Chama của Kasama, Zambia
25. Đức Tổng Giám Mục Pascal Wintzer của Poitiers, Pháp
26. Đức Tổng Giám Mục John Moolachira của Guwahati, Ấn Độ
27. Đức Tổng Giám Mục William Charles Skurla of Pittsburgh của Byzantine, Hoa Kỳ
28. Đức Tổng Giám Mục Joseph Coutts của Karachi, Pakistan
29. Đức Tổng Giám Mục Romulo Geolina Valles của Davao, Philippines
30. Đức Tổng Giám Mục Airton Jose dos Santos của Campinas, Brazil
31. Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe S.D.B. của Perth, Úc
32. Đức Tổng Giám Mục Jacinto Furtado de Brito Sobrinho của Teresina, Brazil
33. Đức Tổng Giám Mục Thomas D'Souza của Calcutta, Ấn Độ
34. Đức Tổng Giám Mục Arrigo Miglio của Cagliari, Ý
35. Đức Tổng Giám Mục John F. Du của Palo, Philippines
36. Đức Tổng Giám Mục Paulo Mendes Peixoto của Uberaba, Brazil
37. Đức Tổng Giám Mục Christian Lepine của Montreal, Canada
38. Đức Tổng Giám Mục William Edward Lori của Baltimore, Hoa Kỳ
39. Đức Tổng Giám Mục Mark Benedict Coleridge của Brisbane, Úc
40. Đức Tổng Giám Mục Jesus Carlos Cabrero Romero của San Luis Potosi, Mêxicô
41. Đức Tổng Giám Mục Andrew Yeom Soo Jung của Seoul, Hàn Quốc
42. Đức Tổng Giám Mục Benedito Roberto C.S.Sp. của Malanje, Angola
43. Đức Tổng Giám Mục Alfred Adewale Martins của Lagos, Nigeria
44. Đức Tổng Giám Mục Joseph Samuel Aquila của Denver, Hoa Kỳ
Hai Tổng Giám Mục sau đây sẽ nhận dây pallium tại Tòa Tổng Giám Mục của họ vì không thể tham dự buổi lễ tại Rôma:
1. Đức Tổng Giám Mục Gabriel Justice Yaw Anokye của Kumasi, Ghana
2. Đức Tổng Giám Mục Valery Vienneau của Moncton, Canada
Lã Thụ Nhân
Bài giáo lý của ĐTC về cầu nguyện: Di chúc thiêng liêng của thánh Phaolô
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
04:53 10/07/2012
ROMA, (Zenit.org) - Thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Philipphê dường như là « di chúc thiêng liêng » của thánh nhân, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhận xét: đối diện với viễn cảnh tử đạo sắp đến hồi kết để đưa mình giống với Đấng Cứu Chuộc, thánh Tông Đồ đã hé mở màu nhiệm sống nơi mình những tình cảm giống như Đức Kitô.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã có bài giáo lý hàng tuần vào hôm qua Thứ Tư ngày 27 tháng Sáu 2012 về cầu nguyện với các thư của thánh Phaolô. Trong buổi tiếp kiến chung quy tụ khoảng 8 ngàn khách hành hương tại sảnh đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha đã chú giải thư của thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Philipphê.
« Anh chị em thân mến, Đức Giáo Hoàng nói bằng Tiếng Pháp, thánh Phaolô đã để lại cũng để nói di chúc thiêng liêng của mình trong thư gửi tín hữu Philipphê. Mặc cho sự mất an toàn đang vây quanh mình, ngài đã biểu lộ niềm vui là môn đệ Chúa Kitô, đi đến gặp Người, với cái nhìn chết chóc không phải là mất mát nhưng là một mối lợi. Ngài đã rút được sự can đảm này từ đâu khi mà sự tử đạo đang gần kề ? ».
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhận ra rằng thánh Phaolô thấy được câu trả lời cho chính mình: « Trong khi có nơi mình những tình cảm của Đức Kitô, có nghĩa là tình yêu, khiêm nhường, vâng phục Thiên Chúa. Chúa Giêsu, Thiên Chúa thật và là người thật, không sống hữu thế của mình như Thiên Chúa để chiến thắng, hay áp đặt bằng sức mạnh của mình. Không, Ngài đã tự hủy, mặc lấy thân phận phàm nhân được ghi dấu qua đau khổ và cái chết, trở nên nô lệ nhằm phục vụ cho người khác đến tột cùng của hiến tế ».
« Như vậy, vâng lời của Đức Kitô mang lại cho chúng ta cái mà do sự bất tuân phục của Ađam, muốn đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa, đã đánh mất. Và con người được chuộc lại tìm thấy được tất cả phẩm giá của mình », Đức Thánh Cha nói tiếp.
Đó là tầm quan trọng của cầu nguyện, vì nó có khả năng chuyển đổi nội tâm nơi người tín hữu, Đức Giáo Hoàng còn giải thích: « Anh chị em thân mến, trong khi cầu nguyện, Thánh Thần làm cho chúng ta đi vào sự năng động này của sự sống. Sự thực hiện của riêng chúng ta vốn không có khả năng hay tự đủ để trở nên như Thiên Chúa. Theo Chúa Giêsu, là làm cho ý chúng ta hợp với ý Thiên Chúa, là làm cho chúng ta trở nên trống rỗng để kín đầy tình yêu của Ngài giúp ta có khả năng sống yêu thương người khác. Như thánh Phaolô, ước chi thang gia trị của chúng ta đặt Thiên Chúa và nhận biết Đức Giêsu Kitô lên vị trí hàng đầu ! ».
Bằng Tiếng Ý, Đức Thánh Cha cũng gợi đến kinh nghiệm của thánh Phaxicô Khó Khăn: « Khởi đầu buổi giáo lý này, chúng ta tự hỏi làm thế mà thánh Phaolô có thể giữ được niềm vui khi đối diện với rủi ro về tính mạng dẫn đến tử tạo và đổ máu. Chỉ có thể vì thánh nhân không bao giờ xa rời cái nhìn của mình vào Chúa Kitô, đến độ trở nên giống với Người trong cái chết « ngõ hầu có thể đi đến sự phục sinh giữa những kẻ chết » (Ph 3, 11). Và cũng như thánh Phaxicô trước tượng Chịu Nạn, chúng ta cũng hãy nói: « Lạy Thiên Chúa Tối Cao và Vinh Quang, hãy đến xua tan những tăm tối trong con tim của con; hãy ban cho con một đức tin ngay thẳng, một niềm hy vọng chắc chắn, một đức bác ái hoàn hảo, và cũng giúp con cảm nghiệm và nhận biết, ngõ hầu con có thể chu toàn thánh ý không bao giờ xa rời khỏi con. Amen ».
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã có bài giáo lý hàng tuần vào hôm qua Thứ Tư ngày 27 tháng Sáu 2012 về cầu nguyện với các thư của thánh Phaolô. Trong buổi tiếp kiến chung quy tụ khoảng 8 ngàn khách hành hương tại sảnh đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha đã chú giải thư của thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Philipphê.
« Anh chị em thân mến, Đức Giáo Hoàng nói bằng Tiếng Pháp, thánh Phaolô đã để lại cũng để nói di chúc thiêng liêng của mình trong thư gửi tín hữu Philipphê. Mặc cho sự mất an toàn đang vây quanh mình, ngài đã biểu lộ niềm vui là môn đệ Chúa Kitô, đi đến gặp Người, với cái nhìn chết chóc không phải là mất mát nhưng là một mối lợi. Ngài đã rút được sự can đảm này từ đâu khi mà sự tử đạo đang gần kề ? ».
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhận ra rằng thánh Phaolô thấy được câu trả lời cho chính mình: « Trong khi có nơi mình những tình cảm của Đức Kitô, có nghĩa là tình yêu, khiêm nhường, vâng phục Thiên Chúa. Chúa Giêsu, Thiên Chúa thật và là người thật, không sống hữu thế của mình như Thiên Chúa để chiến thắng, hay áp đặt bằng sức mạnh của mình. Không, Ngài đã tự hủy, mặc lấy thân phận phàm nhân được ghi dấu qua đau khổ và cái chết, trở nên nô lệ nhằm phục vụ cho người khác đến tột cùng của hiến tế ».
« Như vậy, vâng lời của Đức Kitô mang lại cho chúng ta cái mà do sự bất tuân phục của Ađam, muốn đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa, đã đánh mất. Và con người được chuộc lại tìm thấy được tất cả phẩm giá của mình », Đức Thánh Cha nói tiếp.
Đó là tầm quan trọng của cầu nguyện, vì nó có khả năng chuyển đổi nội tâm nơi người tín hữu, Đức Giáo Hoàng còn giải thích: « Anh chị em thân mến, trong khi cầu nguyện, Thánh Thần làm cho chúng ta đi vào sự năng động này của sự sống. Sự thực hiện của riêng chúng ta vốn không có khả năng hay tự đủ để trở nên như Thiên Chúa. Theo Chúa Giêsu, là làm cho ý chúng ta hợp với ý Thiên Chúa, là làm cho chúng ta trở nên trống rỗng để kín đầy tình yêu của Ngài giúp ta có khả năng sống yêu thương người khác. Như thánh Phaolô, ước chi thang gia trị của chúng ta đặt Thiên Chúa và nhận biết Đức Giêsu Kitô lên vị trí hàng đầu ! ».
Bằng Tiếng Ý, Đức Thánh Cha cũng gợi đến kinh nghiệm của thánh Phaxicô Khó Khăn: « Khởi đầu buổi giáo lý này, chúng ta tự hỏi làm thế mà thánh Phaolô có thể giữ được niềm vui khi đối diện với rủi ro về tính mạng dẫn đến tử tạo và đổ máu. Chỉ có thể vì thánh nhân không bao giờ xa rời cái nhìn của mình vào Chúa Kitô, đến độ trở nên giống với Người trong cái chết « ngõ hầu có thể đi đến sự phục sinh giữa những kẻ chết » (Ph 3, 11). Và cũng như thánh Phaxicô trước tượng Chịu Nạn, chúng ta cũng hãy nói: « Lạy Thiên Chúa Tối Cao và Vinh Quang, hãy đến xua tan những tăm tối trong con tim của con; hãy ban cho con một đức tin ngay thẳng, một niềm hy vọng chắc chắn, một đức bác ái hoàn hảo, và cũng giúp con cảm nghiệm và nhận biết, ngõ hầu con có thể chu toàn thánh ý không bao giờ xa rời khỏi con. Amen ».
Công bố 17 sắc lệnh về các án phong chân phước
LM. Trần Đức Anh OP
04:53 10/07/2012
VATICAN. Hôm 28-6-2012, Bộ Phong Thánh đã công bố 17 Sắc lệnh liên quan đến án phong chân phước của hàng trăm vị Tôi Tớ Chúa.
Các sắc lệnh được công bố sau cuộc tiếp kiến của ĐTC dành cho ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh.
Có hai sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của 2 vị Tôi Tớ Chúa: LM Luca Passi (1789-1866), Sáng lập dòng các nữ tu Giáo chức thánh Dorotea; tiếp đến là nữ giáo dân Fracesca De Paula De Jesús (1808-1895) người Brazil.
Có 3 sắc lệnh nhìn nhận các cuộc tử đạo của 154 Tôi Tớ Chúa trong thời nội chiến tại Tây Ban Nha (1936-1939), 1 sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của Cha Giuseppe Puglisi (1937-1993) bị mafia sát hại tại Palermo, Italia; 1 giáo dân Ấn độ, Devasahaysam (Lazaro) Pillai (1712-1752) tử đạo.
Trong số các vị Tôi Tớ Chúa được nhìn nhận các nhân đức anh hùng qua 7 sắc lệnh, đặc biệt có Đức TGM Fulton Sheen (1895-1979) nguyên GM giáo phận Rochester Hoa Kỳ, nhà giảng thuyết nổi tiếng trên các đài truyền hình; tiếp đến là Đức Cha Álvaro Del Portillo y Diez de Sollano (1914-1994), nguyên Bề trên giám hạt tòng nhân Opus Dei. Ngài là người kế nhiệm trực tiếp của thánh José Maria Esquivar de Balaguer, người sáng lập Opus Dei (1902-1975).
Với việc công bố các sắc lệnh nói trên, trong tương lai gần đây, Giáo Hội sắp có thêm 158 vị chân phước mới. Các vị được nhìn nhận các nhân đức anh hùng, còn phải đợi xem có phép lạ được chứng thực nhờ lời chuyển cầu của các vị hay không. (SD 28-6-2012)
Các sắc lệnh được công bố sau cuộc tiếp kiến của ĐTC dành cho ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh.
Có hai sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của 2 vị Tôi Tớ Chúa: LM Luca Passi (1789-1866), Sáng lập dòng các nữ tu Giáo chức thánh Dorotea; tiếp đến là nữ giáo dân Fracesca De Paula De Jesús (1808-1895) người Brazil.
Có 3 sắc lệnh nhìn nhận các cuộc tử đạo của 154 Tôi Tớ Chúa trong thời nội chiến tại Tây Ban Nha (1936-1939), 1 sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của Cha Giuseppe Puglisi (1937-1993) bị mafia sát hại tại Palermo, Italia; 1 giáo dân Ấn độ, Devasahaysam (Lazaro) Pillai (1712-1752) tử đạo.
Trong số các vị Tôi Tớ Chúa được nhìn nhận các nhân đức anh hùng qua 7 sắc lệnh, đặc biệt có Đức TGM Fulton Sheen (1895-1979) nguyên GM giáo phận Rochester Hoa Kỳ, nhà giảng thuyết nổi tiếng trên các đài truyền hình; tiếp đến là Đức Cha Álvaro Del Portillo y Diez de Sollano (1914-1994), nguyên Bề trên giám hạt tòng nhân Opus Dei. Ngài là người kế nhiệm trực tiếp của thánh José Maria Esquivar de Balaguer, người sáng lập Opus Dei (1902-1975).
Với việc công bố các sắc lệnh nói trên, trong tương lai gần đây, Giáo Hội sắp có thêm 158 vị chân phước mới. Các vị được nhìn nhận các nhân đức anh hùng, còn phải đợi xem có phép lạ được chứng thực nhờ lời chuyển cầu của các vị hay không. (SD 28-6-2012)
Đức Thánh Cha tiếp kiến Phái đoàn Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople
LM. Trần Đức Anh OP
04:53 10/07/2012
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 28-6-2012, dành cho Phái đoàn tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, ĐTC mời gọi dâng lời cảm tạ Chúa vì những cải tiến trong quan hệ huynh đệ giữa Công Giáo và Chính Thống giáo.
Phái đoàn do Đức TGM Emmanuel, thuộc Giáo Hội Chính Thống tại Pháp, kiêm Giám đốc Văn phòng Giáo Hội Chính Thống cạnh Liên hiệp Âu Châu, hướng dẫn, cùng với 1 GM là Đức Cha Ilias Katre GM giáo phận Philomelion Hoa Kỳ và 1 phó tế là thầy Paisios Kokkinakis thuộc Thánh Hội đồng tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople bên Thổ Nhĩ Kỳ. Theo truyền thống tốt đẹp, Phái đoàn Chính Thống đến Roma để dự lễ kính thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, bổn mạng của Giáo Hội Roma.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2, với sự tham dự của Đại diện tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople trong tư cách là đại biểu anh em. Sự kiện này bắt đầu một giai đoạn mới, quan trọng, trong quan hệ giữa hai Giáo Hội. ĐTC nói: ”Chúng ta muốn chúc tụng Thiên Chúa trước tiên vì sự tái khám phá tình huynh đệ sâu xa liên kết chúng ta, và vì hành trình đã trải qua trong những năm qua, qua Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống nói chung”.
ĐTC không quên nhắc đến hình ảnh và hoạt động của Đức Thượng Phụ Athénagoras, qua đời cách đây gần 40 năm. Đức Thượng Phụ cùng với Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan 23 và vị Tôi Tớ Chúa, ĐGH Phaolô 6, đã cổ võ những sáng kiến can đảm, mở đường cho những quan hệ được canh tân giữa Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople và Giáo Hội Công Giáo, do lòng hăng say đối với sự hiệp nhất Giáo Hội thúc đẩy. Con đường đó đã được Đức đương kim Thượng Phụ Bartolomaios I tiếp nối trong tinh thần trung thành và sáng tạo.
Sau cùng, ĐTC mời gọi phái đoàn Chính Thống giáo cùng khẩn cầu Thánh Phêrô và Phaolô tử đạo chuyển cầu để các tín hữu Công giáo và Chính Thống sớm đến ngày có thể cùng nhau chia sẻ bàn tiệc Thánh Thể.
Hội Đồng Tòa Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô cho biết thói quen trao đổi phái đoàn giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Constantinople vào dịp lễ bổn mạng của Giáo Hội liên hệ có từ năm 1969 với cuộc viếng thăm tại Constantinople của ĐHY Johannes Willibrands, bấy giờ là Chủ tịch Văn phòng Tòa Thánh về hiệp nhất Kitô, nhân dịp lễ thánh Anrê Tông Đồ, 30-11. (SD 28-6-2012)
Phái đoàn do Đức TGM Emmanuel, thuộc Giáo Hội Chính Thống tại Pháp, kiêm Giám đốc Văn phòng Giáo Hội Chính Thống cạnh Liên hiệp Âu Châu, hướng dẫn, cùng với 1 GM là Đức Cha Ilias Katre GM giáo phận Philomelion Hoa Kỳ và 1 phó tế là thầy Paisios Kokkinakis thuộc Thánh Hội đồng tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople bên Thổ Nhĩ Kỳ. Theo truyền thống tốt đẹp, Phái đoàn Chính Thống đến Roma để dự lễ kính thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, bổn mạng của Giáo Hội Roma.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2, với sự tham dự của Đại diện tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople trong tư cách là đại biểu anh em. Sự kiện này bắt đầu một giai đoạn mới, quan trọng, trong quan hệ giữa hai Giáo Hội. ĐTC nói: ”Chúng ta muốn chúc tụng Thiên Chúa trước tiên vì sự tái khám phá tình huynh đệ sâu xa liên kết chúng ta, và vì hành trình đã trải qua trong những năm qua, qua Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống nói chung”.
ĐTC không quên nhắc đến hình ảnh và hoạt động của Đức Thượng Phụ Athénagoras, qua đời cách đây gần 40 năm. Đức Thượng Phụ cùng với Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan 23 và vị Tôi Tớ Chúa, ĐGH Phaolô 6, đã cổ võ những sáng kiến can đảm, mở đường cho những quan hệ được canh tân giữa Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople và Giáo Hội Công Giáo, do lòng hăng say đối với sự hiệp nhất Giáo Hội thúc đẩy. Con đường đó đã được Đức đương kim Thượng Phụ Bartolomaios I tiếp nối trong tinh thần trung thành và sáng tạo.
Sau cùng, ĐTC mời gọi phái đoàn Chính Thống giáo cùng khẩn cầu Thánh Phêrô và Phaolô tử đạo chuyển cầu để các tín hữu Công giáo và Chính Thống sớm đến ngày có thể cùng nhau chia sẻ bàn tiệc Thánh Thể.
Hội Đồng Tòa Thánh Hiệp nhất các tín hữu Kitô cho biết thói quen trao đổi phái đoàn giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Constantinople vào dịp lễ bổn mạng của Giáo Hội liên hệ có từ năm 1969 với cuộc viếng thăm tại Constantinople của ĐHY Johannes Willibrands, bấy giờ là Chủ tịch Văn phòng Tòa Thánh về hiệp nhất Kitô, nhân dịp lễ thánh Anrê Tông Đồ, 30-11. (SD 28-6-2012)
Thuốc phá thai Mifeprestone (RU-486) giết người
Vũ Văn An
04:53 10/07/2012
Tôi bắt đầu cảm thấy đau ở bụng dưới, một cái đau không giống bất cứ cái đau nào tôi từng trải nghiệm. Thế rồi tôi bị chẩy máu. Máu thực sự phun ra từ trong tôi… Tôi ngồi đấy hàng giờ, máu cứ chẩy, tứ tung vào thùng rác phòng tắm, chỉ biết khóc và đổ mồ hôi.
Đó là lời của Abby Johnson, nguyên giám đốc lâm sàng của tổ chức Planned Parenthood (phá thai), và hiện là một người tranh đấu phò sự sống. Bà có ý nói tới vụ phá thai của mình bằng cách sử dụng thuốc RU-486, cũng có tên là mifepristone. Bà hồi phục khỏi cơn ác mộng khủng khiếp này sau 8 tuần lễ đau đớn cùng cực, mất máu và kiệt lực.
Điều bất hạnh là trải nghiệm của bà không phải duy nhất. Ngay Liên Đoàn Phá Thai Toàn Quốc, một tổ chức bênh vực cho phá thai, cũng phải nhìn nhận rằng những phản ứng phụ như thế là chuyện thông thường chứ không phải ngoại lệ, đối với các vụ phá thai bằng thuốc mifepristone. Người ta thường gọi loại phá thai này là phá thai dùng thuốc (medical abortion). Ói mửa, đau đớn cùng cực, chẩy máu xối xả, ỉa chẩy, nóng lạnh đều là các triệu chứng của việc sử dụng mifepristone. Phản ứng phụ nổi tiếng dù ít phổ quát là ra máu đến độ đòi phải được truyền máu, bị làm độc và ngay cả tử vong.
Phương thức phá thai đầy tàn bạo này ở tam cá nguyệt đầu tiên đã được triển khai tại Pháp trong thập niên 1980. Nó vận hành bằng cách ngăn cản progesterone, một nội tiết tố chủ yếu để duy trì niêm mạc tử cung giúp cho việc phát triển của bào thai. Năm 2000, Cơ Quan Thực Phẩm và Thuốc Men (FDA) của Hoa Kỳ cho phép sử dụng mifepristone bằng một diễn trình chấp thuận nhanh chóng, thường chỉ dành cho các phương pháp điều trị để cứu sống. Diễn trình này cho phép việc tiếp thị mifepristone mà không cần tới các tiêu chuẩn an toàn thông thường. Thượng Nghị Sĩ của South Carolina là Jim DeMint hồi ấy đã cực lực chỉ trích diễn trình này như sau: “Định nghĩa thai nghén như một căn bệnh đe dọa tới mạng sống là một quyết định hoàn toàn có tính chính trị, chứ không khoa học chút nào. Bất cứ người hữu lý nào đã cam kết bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của phụ nữ đều phải kết luận rằng diễn trình chấp thuận RU-486 cần được tái duyệt một cách độc lập”.
Bất chấp các chỉ trích ấy, người ta vẫn tiếp tục phổ biến và cho sử dụng mifepristone. Phúc trình thăm dò năm 2008 của Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật (CDC) cho hay: 14.6% các vụ phá thai được xếp vào loại phá thai dùng thuốc, nghĩa là có sử dụng mifepristone. Tỷ lệ ấy chỉ là 3.4% vào năm 2001, một năm sau khi FDA chấp thuận RU-486. Đến Tháng Tư năm 2011, FDA phúc trình 1.52 triệu phụ nữ Hoa Kỳ chọn phá thai bằng cách sử dụng mifepristone. Trên quốc tế, việc sử dụng mifepristone cũng nới rộng đáng kể. Bộ Y Tế Anh cho hay năm 2009, 40% các vụ phá thai tại Anh và Wales đã được thực hiện bằng cách sử dụng mifepristone. Tại Tô Cách Lan, 80% các vụ phá thai được thực hiện trước khi bào thai được 9 tuần lễ và 74% mọi vụ phá thai có sử dụng mifepristone. Loại thuốc này được sử dụng rộng rãi khắp các nước Âu Châu, trừ Ái Nhĩ Lan và Ba Lan. Nó cũng được sử dụng rộng rãi tại Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Trung Hoa và Đài Loan.
Sau gần hai thập niên khắp thế giới sử dụng loại thuốc gây phá thai này, ta biết gì về sự an toàn và hiệu quả dài hạn của mifepristone? Tại Hoa Kỳ, phúc trình hậu tiếp thị của FDA về các hậu quả tai hại được liên kết với mifepristone trình bày 2,200 trường hợp bị hậu quả phụ nặng nề, trong đó, bị mất máu đến phải truyền máu, bị làm độc nặng, và chết. Điều quan trọng cần ghi chú là: việc báo cáo các phản ứng phụ tai hại này hoàn toàn là nhiệm ý, nên không đưa ra được tài liệu đầy đủ để chứng minh các hậu quả tồi tệ của mifepristone. Mười bốn cái chết tại Hoa Kỳ đã được liên kết với mifepristone. FDA cũng nhận được báo cáo về năm cái chết liên quan tới mifepristone ở ngoại quốc. Phân nửa các vụ chết chóc này là do bị làm độc nặng. Thự vậy, trong số 265 vụ làm độc do mifepristone gây ra được báo cáo cho FDA, gần 20% được coi là nặng vì kết cục của chúng là chết, là nằm bệnh viện hai ngày hay hơn, hoặc cần được chích trụ sinh dưới da ít nhất trong 24 giờ. Sự liên hệ giữa việc dùng mifepristone và việc bị nhiễm độc đã được chi tiết hóa bởi Bác Sĩ Ralph P. Miech, Giáo Sư Hưu Trí tại Đại Học Y Khoa Brown, người đã đăng kết quả trên tờ Annals of Pharmacotherapy, cho rằng các đặc tính ức chế miễn dịch (immunosuppressant) của mifepristone đã góp phần vào việc phát triển kích ngất nhiễm khuẩn (septic shock) nơi các phụ nữ phá thai y khoa.
Một cuộc duyệt xét sâu rộng các hậu quả xấu nơi những người sử dụng mifepristone tại Phần Lan được công bố trong số tháng Mười năm 2009 của tờ Obstetrics & Gynecology. Các tác giả duyệt xét diễn biến y khoa của 22,368 phụ nữ phá thai bằng thuốc, bằng cách sử dụng mifepristone so với 20,251 phụ nữ phá thai theo kiểu mổ xẻ thông thường. Tỷ lệ biến chứng nơi phụ nữ sử dụng mifepristone cao hơn 4 lần. Trong cuộc duyệt xét này, điều đáng lưu ý là 6.7% phụ nữ phá thai y khoa cần được điều trị thêm vì họ phá thai không trọn vẹn. Điều này có nghĩa: họ không hoàn toàn trục hết được bào thai và rau thai. Không trục được hết thứ tế bào dư lại này có thể gây ra kích ngất nhiễm khuẩn và tử vong.
Biến cố phá thai không trọn vẹn này còn đáng lưu ý hơn nữa trong một cuộc nghiên cứu việc dùng mifepristone tại Trung Hoa. Được công bố vào năm 2011 trên tờ Archives of Gynecology and Obstetrics, cuộc nghiên cứu này thấy rằng 20% các vụ phá thai bằng thuốc đòi được giải phẫu thêm vì những tế bào phôi thai còn dư lại này.
Song song với nguy cơ chẩy máu trầm trọng, tế bào phôi thai còn dư lại, và những vụ làm độc đe dọa tới sinh mạng, các vụ phá thai dùng thuốc còn che đậy sự hiện diện của các vụ thai nghén ngoài tử cung (ectopic pregnancy). Đã có 54 vụ sử dụng mifepristone mà mang thai ngoài tử cung đã được báo cáo cho FDA, trong đó có hai vụ chết người. Có thai ngoài tử cung là một định mức chứng tỏ việc phá thai y khoa là có hại, nhưng các hướng dẫn cho việc sử dụng mifepristone lại không nói chi tới việc sử dụng thông thường siêu âm, là phương tiện duy nhất hiện nay để loại bỏ việc có thai ngoài tử cung. Điều bất hạnh là: sự co cứng (cramping) và chẩy máu rất có thể xẩy ra khi dùng mifepristone giống hệt các dấu hiệu và triệu chứng của một vụ có thai ngoài tử cung bị bể. Điều này khiến các phụ nữ sử dụng mifepristone nhưng không khám phá ra mình có thai ngoài tử cung lần lữa không chịu điều trị khẩn cấp và do đó, nguy đến tính mạng.
Điều rõ ràng là: tiềm năng có thể có biến chứng đe dọa đến tính mạng đòi người ta phải sử dụng mifepristone dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ và được theo dõi trọn vẹn. Nhưng tổ chức Planned Parenthood và một số cơ quan khác lại không nghĩ như thế, vì họ luôn nhằm mục tiêu biến phá thai thành phổ quát hơn. Liên Minh Phá Thai Toàn Quốc phúc trình rằng 87% các quận huyện (counties) của Hoa Kỳ không có cơ sở cung cấp phá thai. Nên, Planned Parenthood và những tổ chức cổ võ phá thai đang tìm cách đem phá thai tới các nơi đó dưới hình thức “hội chẩn phá thai từ xa” (telemed abortions). Trong thủ tục gây tranh cãi này, một y tá hay một nhân viên y tế trung cấp sẽ khám nghiệm bệnh nhân. Sau cuộc khám nghiệm sơ khởi này, một bác sĩ sẽ tiến hành cuộc phỏng vấn bằng video với bệnh nhân, rồi bấm một cái nút, cái nút này sẽ từ xa mở một ngăn kéo có chứa mifepristone và thế là bệnh nhân có thể tự sử dụng mifepristone. Hiển nhiên, vị bác sĩ cung cấp ngừa thai bằng thuốc này không muốn dính dáng gì tới các hậu quả có thể gây chết người. Các cơ sở y tế và các y sĩ địa phương không cung cấp phá thai bị chừa phần vụ phải chăm sóc bệnh nhân có biến chứng do việc phá thai bằng thuốc được một bác sĩ xa xôi vạn dặm quyết định. May mắn một điều: năm tiểu bang (Arizona, Kansas, North Dakota, Nebraska và Tennessee) đã ra lệnh cấm kiểu phá thai bằng hội chẩn từ xa này. Hy vọng sẽ có nhiều tiểu bang hơn nữa cùng tham gia với các tiểu bang này nhằm ngăn ngừa điều có thể gọi là phá thai “đánh rồi chạy” này.
Việc mất 1.5 trẻ em ở Hoa Kỳ mà thôi vì các vụ phá thai bằng thuốc là một thảm kịch không lời nào mô tả được. Thảm kịch này sẽ tăng gấp bội khi các bà mẹ của các em đau đớn và đôi khi thiệt mạng do phương cách chữa trị mà Planned Parenthood vốn coi là tự nhiên và muốn biến phá thai ra giống như việc xẩy thai vậy. Việc làm ngơ các thử nghiệm an toàn thông thường của FDA đối với RU-486 và việc cổ vũ các vụ phá thai bằng hội chẩn từ xa bất chấp các nguy cơ thực sự bị biến chứng chết người cho người ta thấy rõ kỹ nghệ phá thai chỉ quan tâm tới lợi nhuận của nó chứ không phải sức khỏe và phúc lợi của phụ nữ. Những kẻ cổ vũ phá thai, bất kể là mổ xẻ hay dùng thuốc, đang thực sự gây chiến đối với phụ nữ vậy.
Theo Denise Hunnell, MD, Zenit 27/6/2012. Hunnell là một chuyên viên nghiên cứu của tổ chức Human Life International. Bà thường xuyên viết trên tờ Truth and Charity Forum của tổ chức này.
Đó là lời của Abby Johnson, nguyên giám đốc lâm sàng của tổ chức Planned Parenthood (phá thai), và hiện là một người tranh đấu phò sự sống. Bà có ý nói tới vụ phá thai của mình bằng cách sử dụng thuốc RU-486, cũng có tên là mifepristone. Bà hồi phục khỏi cơn ác mộng khủng khiếp này sau 8 tuần lễ đau đớn cùng cực, mất máu và kiệt lực.
Điều bất hạnh là trải nghiệm của bà không phải duy nhất. Ngay Liên Đoàn Phá Thai Toàn Quốc, một tổ chức bênh vực cho phá thai, cũng phải nhìn nhận rằng những phản ứng phụ như thế là chuyện thông thường chứ không phải ngoại lệ, đối với các vụ phá thai bằng thuốc mifepristone. Người ta thường gọi loại phá thai này là phá thai dùng thuốc (medical abortion). Ói mửa, đau đớn cùng cực, chẩy máu xối xả, ỉa chẩy, nóng lạnh đều là các triệu chứng của việc sử dụng mifepristone. Phản ứng phụ nổi tiếng dù ít phổ quát là ra máu đến độ đòi phải được truyền máu, bị làm độc và ngay cả tử vong.
Phương thức phá thai đầy tàn bạo này ở tam cá nguyệt đầu tiên đã được triển khai tại Pháp trong thập niên 1980. Nó vận hành bằng cách ngăn cản progesterone, một nội tiết tố chủ yếu để duy trì niêm mạc tử cung giúp cho việc phát triển của bào thai. Năm 2000, Cơ Quan Thực Phẩm và Thuốc Men (FDA) của Hoa Kỳ cho phép sử dụng mifepristone bằng một diễn trình chấp thuận nhanh chóng, thường chỉ dành cho các phương pháp điều trị để cứu sống. Diễn trình này cho phép việc tiếp thị mifepristone mà không cần tới các tiêu chuẩn an toàn thông thường. Thượng Nghị Sĩ của South Carolina là Jim DeMint hồi ấy đã cực lực chỉ trích diễn trình này như sau: “Định nghĩa thai nghén như một căn bệnh đe dọa tới mạng sống là một quyết định hoàn toàn có tính chính trị, chứ không khoa học chút nào. Bất cứ người hữu lý nào đã cam kết bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của phụ nữ đều phải kết luận rằng diễn trình chấp thuận RU-486 cần được tái duyệt một cách độc lập”.
Bất chấp các chỉ trích ấy, người ta vẫn tiếp tục phổ biến và cho sử dụng mifepristone. Phúc trình thăm dò năm 2008 của Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật (CDC) cho hay: 14.6% các vụ phá thai được xếp vào loại phá thai dùng thuốc, nghĩa là có sử dụng mifepristone. Tỷ lệ ấy chỉ là 3.4% vào năm 2001, một năm sau khi FDA chấp thuận RU-486. Đến Tháng Tư năm 2011, FDA phúc trình 1.52 triệu phụ nữ Hoa Kỳ chọn phá thai bằng cách sử dụng mifepristone. Trên quốc tế, việc sử dụng mifepristone cũng nới rộng đáng kể. Bộ Y Tế Anh cho hay năm 2009, 40% các vụ phá thai tại Anh và Wales đã được thực hiện bằng cách sử dụng mifepristone. Tại Tô Cách Lan, 80% các vụ phá thai được thực hiện trước khi bào thai được 9 tuần lễ và 74% mọi vụ phá thai có sử dụng mifepristone. Loại thuốc này được sử dụng rộng rãi khắp các nước Âu Châu, trừ Ái Nhĩ Lan và Ba Lan. Nó cũng được sử dụng rộng rãi tại Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Trung Hoa và Đài Loan.
Sau gần hai thập niên khắp thế giới sử dụng loại thuốc gây phá thai này, ta biết gì về sự an toàn và hiệu quả dài hạn của mifepristone? Tại Hoa Kỳ, phúc trình hậu tiếp thị của FDA về các hậu quả tai hại được liên kết với mifepristone trình bày 2,200 trường hợp bị hậu quả phụ nặng nề, trong đó, bị mất máu đến phải truyền máu, bị làm độc nặng, và chết. Điều quan trọng cần ghi chú là: việc báo cáo các phản ứng phụ tai hại này hoàn toàn là nhiệm ý, nên không đưa ra được tài liệu đầy đủ để chứng minh các hậu quả tồi tệ của mifepristone. Mười bốn cái chết tại Hoa Kỳ đã được liên kết với mifepristone. FDA cũng nhận được báo cáo về năm cái chết liên quan tới mifepristone ở ngoại quốc. Phân nửa các vụ chết chóc này là do bị làm độc nặng. Thự vậy, trong số 265 vụ làm độc do mifepristone gây ra được báo cáo cho FDA, gần 20% được coi là nặng vì kết cục của chúng là chết, là nằm bệnh viện hai ngày hay hơn, hoặc cần được chích trụ sinh dưới da ít nhất trong 24 giờ. Sự liên hệ giữa việc dùng mifepristone và việc bị nhiễm độc đã được chi tiết hóa bởi Bác Sĩ Ralph P. Miech, Giáo Sư Hưu Trí tại Đại Học Y Khoa Brown, người đã đăng kết quả trên tờ Annals of Pharmacotherapy, cho rằng các đặc tính ức chế miễn dịch (immunosuppressant) của mifepristone đã góp phần vào việc phát triển kích ngất nhiễm khuẩn (septic shock) nơi các phụ nữ phá thai y khoa.
Một cuộc duyệt xét sâu rộng các hậu quả xấu nơi những người sử dụng mifepristone tại Phần Lan được công bố trong số tháng Mười năm 2009 của tờ Obstetrics & Gynecology. Các tác giả duyệt xét diễn biến y khoa của 22,368 phụ nữ phá thai bằng thuốc, bằng cách sử dụng mifepristone so với 20,251 phụ nữ phá thai theo kiểu mổ xẻ thông thường. Tỷ lệ biến chứng nơi phụ nữ sử dụng mifepristone cao hơn 4 lần. Trong cuộc duyệt xét này, điều đáng lưu ý là 6.7% phụ nữ phá thai y khoa cần được điều trị thêm vì họ phá thai không trọn vẹn. Điều này có nghĩa: họ không hoàn toàn trục hết được bào thai và rau thai. Không trục được hết thứ tế bào dư lại này có thể gây ra kích ngất nhiễm khuẩn và tử vong.
Biến cố phá thai không trọn vẹn này còn đáng lưu ý hơn nữa trong một cuộc nghiên cứu việc dùng mifepristone tại Trung Hoa. Được công bố vào năm 2011 trên tờ Archives of Gynecology and Obstetrics, cuộc nghiên cứu này thấy rằng 20% các vụ phá thai bằng thuốc đòi được giải phẫu thêm vì những tế bào phôi thai còn dư lại này.
Song song với nguy cơ chẩy máu trầm trọng, tế bào phôi thai còn dư lại, và những vụ làm độc đe dọa tới sinh mạng, các vụ phá thai dùng thuốc còn che đậy sự hiện diện của các vụ thai nghén ngoài tử cung (ectopic pregnancy). Đã có 54 vụ sử dụng mifepristone mà mang thai ngoài tử cung đã được báo cáo cho FDA, trong đó có hai vụ chết người. Có thai ngoài tử cung là một định mức chứng tỏ việc phá thai y khoa là có hại, nhưng các hướng dẫn cho việc sử dụng mifepristone lại không nói chi tới việc sử dụng thông thường siêu âm, là phương tiện duy nhất hiện nay để loại bỏ việc có thai ngoài tử cung. Điều bất hạnh là: sự co cứng (cramping) và chẩy máu rất có thể xẩy ra khi dùng mifepristone giống hệt các dấu hiệu và triệu chứng của một vụ có thai ngoài tử cung bị bể. Điều này khiến các phụ nữ sử dụng mifepristone nhưng không khám phá ra mình có thai ngoài tử cung lần lữa không chịu điều trị khẩn cấp và do đó, nguy đến tính mạng.
Điều rõ ràng là: tiềm năng có thể có biến chứng đe dọa đến tính mạng đòi người ta phải sử dụng mifepristone dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ và được theo dõi trọn vẹn. Nhưng tổ chức Planned Parenthood và một số cơ quan khác lại không nghĩ như thế, vì họ luôn nhằm mục tiêu biến phá thai thành phổ quát hơn. Liên Minh Phá Thai Toàn Quốc phúc trình rằng 87% các quận huyện (counties) của Hoa Kỳ không có cơ sở cung cấp phá thai. Nên, Planned Parenthood và những tổ chức cổ võ phá thai đang tìm cách đem phá thai tới các nơi đó dưới hình thức “hội chẩn phá thai từ xa” (telemed abortions). Trong thủ tục gây tranh cãi này, một y tá hay một nhân viên y tế trung cấp sẽ khám nghiệm bệnh nhân. Sau cuộc khám nghiệm sơ khởi này, một bác sĩ sẽ tiến hành cuộc phỏng vấn bằng video với bệnh nhân, rồi bấm một cái nút, cái nút này sẽ từ xa mở một ngăn kéo có chứa mifepristone và thế là bệnh nhân có thể tự sử dụng mifepristone. Hiển nhiên, vị bác sĩ cung cấp ngừa thai bằng thuốc này không muốn dính dáng gì tới các hậu quả có thể gây chết người. Các cơ sở y tế và các y sĩ địa phương không cung cấp phá thai bị chừa phần vụ phải chăm sóc bệnh nhân có biến chứng do việc phá thai bằng thuốc được một bác sĩ xa xôi vạn dặm quyết định. May mắn một điều: năm tiểu bang (Arizona, Kansas, North Dakota, Nebraska và Tennessee) đã ra lệnh cấm kiểu phá thai bằng hội chẩn từ xa này. Hy vọng sẽ có nhiều tiểu bang hơn nữa cùng tham gia với các tiểu bang này nhằm ngăn ngừa điều có thể gọi là phá thai “đánh rồi chạy” này.
Việc mất 1.5 trẻ em ở Hoa Kỳ mà thôi vì các vụ phá thai bằng thuốc là một thảm kịch không lời nào mô tả được. Thảm kịch này sẽ tăng gấp bội khi các bà mẹ của các em đau đớn và đôi khi thiệt mạng do phương cách chữa trị mà Planned Parenthood vốn coi là tự nhiên và muốn biến phá thai ra giống như việc xẩy thai vậy. Việc làm ngơ các thử nghiệm an toàn thông thường của FDA đối với RU-486 và việc cổ vũ các vụ phá thai bằng hội chẩn từ xa bất chấp các nguy cơ thực sự bị biến chứng chết người cho người ta thấy rõ kỹ nghệ phá thai chỉ quan tâm tới lợi nhuận của nó chứ không phải sức khỏe và phúc lợi của phụ nữ. Những kẻ cổ vũ phá thai, bất kể là mổ xẻ hay dùng thuốc, đang thực sự gây chiến đối với phụ nữ vậy.
Theo Denise Hunnell, MD, Zenit 27/6/2012. Hunnell là một chuyên viên nghiên cứu của tổ chức Human Life International. Bà thường xuyên viết trên tờ Truth and Charity Forum của tổ chức này.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ra phán quyết 'Sứ Vụ cá nhân' của đạo luật Cải Tồ Y Tế là hợp hiến
Trần Mạnh Trác
04:53 10/07/2012
Trái lại Tòa án cũng phán quyết rằng chương trình mở rộng Medicaid của liên bang là vi hiến, vì chính phủ liên bang không thể đặt lệnh trừng phạt lên các tiểu bang nếu họ từ chối áp dụng việc mở rộng Medicaid.
Đây là một phán quyết của một Tòa Án không hợp nhất, Chánh Án 'bảo thủ' (conservative) John Roberts đã bỏ phiếu chung với các thẩm phán 'phóng khóang' (liberal) là Ruth Bader Ginsburg, Stephen Breyer, Sonia Sotomayor và Elena Kagan để có đa số 5-4 cho vấn đề 'sứ vụ cá nhân'. Những thẩm phán bảo thủ Antonin Scalia, Anthony Kennedy, Clarence Thomas và Samuel Alito đã viết ý kiến bất đồng.
Mặc dù phe khiếu nại bị thua, tòa án đã đồng ý với họ về một lập luận cơ bản là Quốc hội không thể sử dụng quyền 'điều hợp thương mại liên bang' để bắt mọi người mua bảo hiểm. Chánh án Roberts viết rằng lập luận của chính phủ ở điểm này có nguy cơ làm thay đổi "căn bản của mối quan hệ giữa công dân và chính phủ liên bang."
Đây là một chiến thắng cho đảng Dân chủ và của Tổng thống Obama. Nó cũng hóa giải những lo âu bất trắc của các bệnh viện, bác sĩ và chủ nhân lao động, là những thành phần đã bỏ ra hơn hai năm chuẩn bị cho những thay đổi theo qui định của bộ luật.
Phản ứng về phán quyết quan trọng này thì tức thời:
1- Phản ứng của Hội Đồng các Giám Mục Công Giáo HK:
Hội Đồng các Giám Mục Hoa Kỳ một lần nữa kêu gọi Quốc hội cần phải sửa chữa một số vấn đề trong bộ luật.
Bàn tuyên bố của HĐGMHK cho biết rằng trong năm 2010 khi bộ luật được thông qua thì dù không đồng ý ở nhiều điểm, Hội Đồng đã không kêu gọi và tham gia "những nỗ lực nhằm bãi bỏ toàn bộ bộ luật" và "chúng tôi cũng không làm như vậy ngày hôm nay."
Tuy nhiên, HĐGMHK lập luận, Bộ Luật có "nhiều sai sót cơ bản" đã không được giải quyết qua quyết định này của Tòa án tối cao. Hơn nữa còn cần phải sửa chữa các vấn đề liên hệ đến sự tài trợ phá thai, bảo vệ lương tâm và điều trị cho người nhập cư.
Bản tuyên bố lưu ý rằng trong gần 100 năm, các giám mục Công giáo đã kêu gọi "việc cải cách chăm sóc sức khỏe toàn diện để đảm bảo quyền truy cập vào các vấn đề y tế bảo vệ cuộc sống, cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. "
Bản tuyên bố giải thích HĐGMHK đã phản đối văn bản cuối cùng của Đạo Luật Cải Tổ Y Tế vì nhiều lý do.
Đầu tiên là Bộ Luật đã mâu thuẫn với "chính sách lâu đời của Liên Bang " bằng cách cho phép "dùng quỹ liên bang để trả tiền cho phá thai và cho các kế hoạch bảo hiểm phá thai."
Thêm vào đó, HĐGMHK cho biết, bộ luật không "cung cấp sự bảo vệ lương tâm cần thiết, trong và ngoài bối cảnh phá thai."
Hơn nữa còn có vần đề liên quan đến "dịch vụ ngừa bệnh" ban hành theo Đạo Luật. Đó sắc lệnh 'sứ vụ cá nhân,' công bố bởi Bộ Y tế, đòi hỏi người sử dụng lao động phải cung cấp các kế hoạch bảo hiểm y tế bao gồm biện pháp tránh thai, triệt sản và thuốc phá thai, dù cho làm như vậy vi phạm lương tâm của họ.
Tất cả các Giám mục của tất cả các giáo phận tại Hoa Kỳ đã tham gia với các tôn giáo khác, với các giới chính trị để lên tiếng chống lại sắc lệnh, cảnh báo rằng nó đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đến tự do tôn giáo và có thể buộc các trường học Công giáo, bệnh viện và các tổ chức từ thiện phải đóng cửa.
Hơn 50 nguyên đơn - bao gồm nhiều giáo phận Công giáo - hiện đang nộp đơn kiện sắc lệnh. Những vụ kiện đó không nằm trong phạm vi của câu hỏi được xem xét bởi tòa án vào ngày 28 tháng 6, vì vậy chúng không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của tòa án và sẽ tiếp tục tiến tới trong hệ thống tư pháp.
Ngoài ra, hội nghị giám mục cảnh báo, Bộ Luật là không công bằng cho người lao động nhập cư và gia đình của họ, "họ còn bị tồi tệ hơn vì không được phép mua bảo hiểm y tế trong thị trường Y Tế mới sẽ được tạo ra theo quy định của pháp luật, ngay cả khi họ sử dụng tiền riêng của họ".
Điều này mâu thuẫn với mục đích của bộ luật là cung cấp sự chăm sóc cơ bản cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo nhất.
Bản tuyên bố nhấn mạnh rằng "Quyết định của Tòa án Tối cao không làm giảm bớt những đòi hỏi đạo đức để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe thỏa đáng cho tất cả mọi người, và cũng không loại bỏ sự cần thiết phải sửa chữa các sai sót cơ bản được mô tả ở trên."
Nhấn mạnh đến nghĩa vụ đạo đức, HĐGMHK kêu gọi "Quốc hội thông qua, và Chính quyền ban hành, một đạo luật sửa chữa những sai sót" vẫn còn tồn đọng trong bộ luật trên.
Kỳ sau: Phản ứng của các giới Công Giáo (bảo thủ và phóng khóang,) và các giáo phái Tin Lành.
Đức Thánh Cha: Một ngày lễ vũ hoàn và đại kết
Bùi Hữu Thư
04:53 10/07/2012
Đức Thánh Cha: Một ngày lễ vũ hoàn và đại kết
29/6/2012, Vatican Radio:
Trong phần suy niệm trước Kinh Truyền Tin buổi trưa, ghi nhớ Lễ Thánh Phêrô và Phaolô ngày thứ sáu này, Đức Thánh Cha e Benedict XVI đề cao giá trị hoàn vũ và đại kết của ngày lễ phụng vụ này. Từ cửa sổ văn phòng làm việc của ngài trông ra quảng trường Thánh Phêrô tràn ngập nắng vàng, Đức Thánh Cha lôi cuốn sự chú ý của hàng ngàn khách hành hương và du khách đến hai bức tượng của hai vị đại thánh, và cũng là hai người bảo vệ thành Rôma.
Ngài nói: "Ghi dấu trong lịch sử Rôma về đời sống và cái chết vinh quang của người dân chài tầm thường thành Galilê và vị tông đồ dân ngoại, là hai người Thánh Đô đã lựa chọn là hai vị bảo vệ cho thành phố. Nhắc lại nhân chứng sáng chói của hai vị, chúng ta nhớ đến thời kỳ tiên khởi đáng kính của giáo hội khi Rôma tin tưởng, cầu nguyện, và tuyên xưng Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế”.
Nhưng ngài tiếp tục: “hai thánh Phêrô và Phaolô không những chỉ sáng chói trên bầu trời Rôma, mà còn ở trong lòng của tất cả mọi tín hữu, là những người được soi sáng bởi giáo huấn và gương sáng của hai vị, từ khắp nơi trên thế giới đang đi trên con đường của đức tin, đức cậy và đức mến. Trên con đường dẫn đến sự cứu rỗi này, cộng đồng Kitô giáo được hỗ trợ bởi sự hiện diện của Thần Khí của Thiên Chúa Hằng Sống, cảm thấy được khuyến khích để tiếp tục mạnh dạn và bình an trên con đường trung thành với Chúa Kitô và rao truyền Phúc Âm của Người cho mọi dân nước trong mọi thời đại”.
Tham dự vào việc cử hành nghi lễ ngày thứ sáu này có một phái đoàn Phái đoàn tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople và một ca đoàn Anh Giáo từ Tu Viện Westminster, họ đã kết hợp với ca đoàn của Nhà Nguyện Sistine trong Thánh Lễ sáng ngày Thứ Sáu trong đó, Đức Thánh Cha trao ban giây pallium cho 40 tân Tổng Giám Mục các đô thị đến từ khắp nơi trên thế giới.
Trong bài suy niệm trong Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Benedict nói: "Việc trao ban giây pallium... cũng là một yếu tố của hành trình tâm linh và truyền giáo thành công này”. “Việc này đề cao sự hiệp thông tối hậu của các chủ chăn với vị kế nhiệm Thánh Phêrô, và sợi giây liên kết chặt chẽ chúng ta với truyền thống tông đồ. Đây là một kho báu lớn lao về sự lành thánh, liên kết đặc tính hiệp nhất và Công Giáo của Giáo Hội: một kho tàng quý giá phải được tái khám phá và canh tân bằng những cam kết sốt sắng và bền vững. "
Ngài kết luận: "Các bạn hành hương thân mến đang tụ tập tại đây từ khắp nơi trên thế giới! Trong ngày lễ này, chúng ta cầu nguyện bằng phụng vụ Đông Phương." Chúc tụng Thánh Phêrô và Phaolô, là hai ngọn đuốc soi sáng Giáo Hội, đang chói lọi trên bầu trời của Đức Tin. "Xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria hướng dẫn tất cả mọi tín hữu tin nơi Chúa Kitô tới mục tiêu của sự hoàn toàn hiệp nhất! ".
29/6/2012, Vatican Radio:
Trong phần suy niệm trước Kinh Truyền Tin buổi trưa, ghi nhớ Lễ Thánh Phêrô và Phaolô ngày thứ sáu này, Đức Thánh Cha e Benedict XVI đề cao giá trị hoàn vũ và đại kết của ngày lễ phụng vụ này. Từ cửa sổ văn phòng làm việc của ngài trông ra quảng trường Thánh Phêrô tràn ngập nắng vàng, Đức Thánh Cha lôi cuốn sự chú ý của hàng ngàn khách hành hương và du khách đến hai bức tượng của hai vị đại thánh, và cũng là hai người bảo vệ thành Rôma.
Ngài nói: "Ghi dấu trong lịch sử Rôma về đời sống và cái chết vinh quang của người dân chài tầm thường thành Galilê và vị tông đồ dân ngoại, là hai người Thánh Đô đã lựa chọn là hai vị bảo vệ cho thành phố. Nhắc lại nhân chứng sáng chói của hai vị, chúng ta nhớ đến thời kỳ tiên khởi đáng kính của giáo hội khi Rôma tin tưởng, cầu nguyện, và tuyên xưng Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế”.
Nhưng ngài tiếp tục: “hai thánh Phêrô và Phaolô không những chỉ sáng chói trên bầu trời Rôma, mà còn ở trong lòng của tất cả mọi tín hữu, là những người được soi sáng bởi giáo huấn và gương sáng của hai vị, từ khắp nơi trên thế giới đang đi trên con đường của đức tin, đức cậy và đức mến. Trên con đường dẫn đến sự cứu rỗi này, cộng đồng Kitô giáo được hỗ trợ bởi sự hiện diện của Thần Khí của Thiên Chúa Hằng Sống, cảm thấy được khuyến khích để tiếp tục mạnh dạn và bình an trên con đường trung thành với Chúa Kitô và rao truyền Phúc Âm của Người cho mọi dân nước trong mọi thời đại”.
Tham dự vào việc cử hành nghi lễ ngày thứ sáu này có một phái đoàn Phái đoàn tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople và một ca đoàn Anh Giáo từ Tu Viện Westminster, họ đã kết hợp với ca đoàn của Nhà Nguyện Sistine trong Thánh Lễ sáng ngày Thứ Sáu trong đó, Đức Thánh Cha trao ban giây pallium cho 40 tân Tổng Giám Mục các đô thị đến từ khắp nơi trên thế giới.
Trong bài suy niệm trong Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Benedict nói: "Việc trao ban giây pallium... cũng là một yếu tố của hành trình tâm linh và truyền giáo thành công này”. “Việc này đề cao sự hiệp thông tối hậu của các chủ chăn với vị kế nhiệm Thánh Phêrô, và sợi giây liên kết chặt chẽ chúng ta với truyền thống tông đồ. Đây là một kho báu lớn lao về sự lành thánh, liên kết đặc tính hiệp nhất và Công Giáo của Giáo Hội: một kho tàng quý giá phải được tái khám phá và canh tân bằng những cam kết sốt sắng và bền vững. "
Ngài kết luận: "Các bạn hành hương thân mến đang tụ tập tại đây từ khắp nơi trên thế giới! Trong ngày lễ này, chúng ta cầu nguyện bằng phụng vụ Đông Phương." Chúc tụng Thánh Phêrô và Phaolô, là hai ngọn đuốc soi sáng Giáo Hội, đang chói lọi trên bầu trời của Đức Tin. "Xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria hướng dẫn tất cả mọi tín hữu tin nơi Chúa Kitô tới mục tiêu của sự hoàn toàn hiệp nhất! ".
Trung Quốc hoãn tấn phong giám mục bất hợp thức
Lã Thụ Nhân
04:53 10/07/2012
Trung Quốc hoãn tấn phong giám mục bất hợp thức
Rôma (AsiaNews) - Trong những tháng qua, các tín hữu Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang) đã cầu nguyện và ăn chay vì sợ rằng việc tấn phong Giám mục mà không có phép của Đức Giáo Hoàng sẽ được tiến hành, giờ đây họ đã yên lòng: việc tấn phong theo lịch trình diễn ra vào ngày 29/06 sẽ không xảy ra. Các nguồn địa phương cho hãng Thông Tấn AsiaNews hay rằng "sẽ không có tấn phong vào ngày mai (29/6)".
Trong thời gian vừa qua, các tin đồn đầy dẫy ở thành phố phía Bắc rằng ứng viên của Hội Yêu nước (PA) là cha Giuse Yue Fusheng, 48 tuổi sẽ sớm được tấn phong giám mục vào 29/6. Các linh mục đã được Văn phòng Tôn Giáo Vụ liên lạc, cảnh báo không được gây trở ngại và Nhà thờ Chánh tòa Cáp Nhĩ Tân đã đang được khôi phục nhân dịp này. Việc tấn phong cha Yue đã được thúc đẩy trong nhiều năm. Vào tháng 12 năm 2010, ngài đã được lựa chọn là một trong ba Phó Chủ tịch của Hội Yêu nước Toàn quốc, cùng với cha Phaolô Lei Shiyin (Giáo phận Lạc Sơn) và cha Giuse Huang Bingzhang (Giáo phận Sán Đầu), cả hai đã trở thành giám mục mà không có phép của Đức Giáo Hoàng.
Các tín hữu của cộng đoàn hầm trú và chính thức đã giữ những khoảnh khắc cầu nguyện và ăn chay để một "cái tát vào mặt Đức Thánh Cha" sẽ không xảy ra. Ngay cả các linh mục trong giáo phận cũng đã tuyên bố phản đối vụ tấn phong này.
Đức Cha Savio Hàn Đại Huy, Tổng Thư Ký Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân tộc, trong một cuộc phỏng vấn với AsiaNews đã cảnh báo cha Yue không được thực hiện những hành động như thế vì nó trái với sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng.
Một linh mục địa phương nói với AsiaNews rằng trong bất kỳ trường hợp nào "người dân chúng tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện và ăn chay để việc tấn phong được hủy bỏ vĩnh viễn". Thực tế theo tin đồn, nó chỉ được "hoãn lại cho đến tháng tới". Tuy nhiên, vị linh mục nhấn mạnh rằng sự trì hoãn này là kết quả của sự hiệp nhất của Giáo Hội Cáp Nhĩ Tân.
Trong cuộc phỏng vấn nói trên, Đức Cha Hàn Đại Huy cho hay các vụ tấn phong bất hợp thức với vẻ bề ngoài của rất nhiều tuyên bố của một bộ phận lãnh đạo cấp tiến là dấu hiệu của cuộc tranh giành đang diễn ra trong đảng giữa phe cấp tiến và phe theo chủ nghĩa Stalin, cụ thể là "các thái tử", con trai các vị lãnh đạo kỳ cựu của Đảng, những người không muốn mất quyền lực. Trong những ngày gần đây tin tức nổi lên là một trong những người theo chủ nghĩa Stalin, Zhu Weiqun, đã buộc phải từ chức Phó Chủ tịch Mặt Trận Thống Nhất vì lý do tuổi tác và đã được thay thế bởi Zhang Yijiong. Mặt trận Thống nhất kiểm soát các hiệp hội yêu nước của các tôn giáo khác nhau. Vài tháng trước đây, Zhu Weiqun đã biện hộ cho sự cần thiết tăng cường kiểm soát của Đảng đối với tôn giáo.
Rôma (AsiaNews) - Trong những tháng qua, các tín hữu Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang) đã cầu nguyện và ăn chay vì sợ rằng việc tấn phong Giám mục mà không có phép của Đức Giáo Hoàng sẽ được tiến hành, giờ đây họ đã yên lòng: việc tấn phong theo lịch trình diễn ra vào ngày 29/06 sẽ không xảy ra. Các nguồn địa phương cho hãng Thông Tấn AsiaNews hay rằng "sẽ không có tấn phong vào ngày mai (29/6)".
Trong thời gian vừa qua, các tin đồn đầy dẫy ở thành phố phía Bắc rằng ứng viên của Hội Yêu nước (PA) là cha Giuse Yue Fusheng, 48 tuổi sẽ sớm được tấn phong giám mục vào 29/6. Các linh mục đã được Văn phòng Tôn Giáo Vụ liên lạc, cảnh báo không được gây trở ngại và Nhà thờ Chánh tòa Cáp Nhĩ Tân đã đang được khôi phục nhân dịp này. Việc tấn phong cha Yue đã được thúc đẩy trong nhiều năm. Vào tháng 12 năm 2010, ngài đã được lựa chọn là một trong ba Phó Chủ tịch của Hội Yêu nước Toàn quốc, cùng với cha Phaolô Lei Shiyin (Giáo phận Lạc Sơn) và cha Giuse Huang Bingzhang (Giáo phận Sán Đầu), cả hai đã trở thành giám mục mà không có phép của Đức Giáo Hoàng.
Các tín hữu của cộng đoàn hầm trú và chính thức đã giữ những khoảnh khắc cầu nguyện và ăn chay để một "cái tát vào mặt Đức Thánh Cha" sẽ không xảy ra. Ngay cả các linh mục trong giáo phận cũng đã tuyên bố phản đối vụ tấn phong này.
Đức Cha Savio Hàn Đại Huy, Tổng Thư Ký Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân tộc, trong một cuộc phỏng vấn với AsiaNews đã cảnh báo cha Yue không được thực hiện những hành động như thế vì nó trái với sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng.
Một linh mục địa phương nói với AsiaNews rằng trong bất kỳ trường hợp nào "người dân chúng tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện và ăn chay để việc tấn phong được hủy bỏ vĩnh viễn". Thực tế theo tin đồn, nó chỉ được "hoãn lại cho đến tháng tới". Tuy nhiên, vị linh mục nhấn mạnh rằng sự trì hoãn này là kết quả của sự hiệp nhất của Giáo Hội Cáp Nhĩ Tân.
Trong cuộc phỏng vấn nói trên, Đức Cha Hàn Đại Huy cho hay các vụ tấn phong bất hợp thức với vẻ bề ngoài của rất nhiều tuyên bố của một bộ phận lãnh đạo cấp tiến là dấu hiệu của cuộc tranh giành đang diễn ra trong đảng giữa phe cấp tiến và phe theo chủ nghĩa Stalin, cụ thể là "các thái tử", con trai các vị lãnh đạo kỳ cựu của Đảng, những người không muốn mất quyền lực. Trong những ngày gần đây tin tức nổi lên là một trong những người theo chủ nghĩa Stalin, Zhu Weiqun, đã buộc phải từ chức Phó Chủ tịch Mặt Trận Thống Nhất vì lý do tuổi tác và đã được thay thế bởi Zhang Yijiong. Mặt trận Thống nhất kiểm soát các hiệp hội yêu nước của các tôn giáo khác nhau. Vài tháng trước đây, Zhu Weiqun đã biện hộ cho sự cần thiết tăng cường kiểm soát của Đảng đối với tôn giáo.
Top Stories
Putin travels to Middle East "to strengthen Russian influence"
Asia-News
04:53 10/07/2012
The head of the Kremlin will visit Israel, Palestinian Territories and Jordan, while the tension mounts on Syria and Iran, Russia wants to boost its image as a superpower.
Moscow (AsiaNews) - With the escalation of tension between Ankara and Damascus, the rise to power of the Muslim Brotherhood in Egypt and the stalled negotiations between the West and Iran over its nuclear program, comes Vladimir Putin's official visit of in the Middle East, the first since returning to the Kremlin last May. As announced by the presidential adviser, Yuri Ushakov, Putin will hold talks on "bilateral and international issues" with the leaders of Israel, the Palestinian Territories and Jordan. "Such a weighty visit to the Middle East - said Ushakov - highlights the significance of the region within our foreign policy priorities and aims to facilitate the strengthening of Russia's positions in that part of the world."
Since the former KGB agent returned to power in Russia, many have spoken of a new Cold War climate, with Moscow determined not to make free concessions to the West, especially in light of the frustrating Libyan experience. The Federation has no intention of cede its role in the Middle East - where it is Damascus' last true ally and an important customer for the arms industry - and wants to negotiate with all parties involved, both President Bashar al-Assad, as well as put pressure on Iran to stop its nuclear program. Among the Kremlin's objectives - contrary to any form of international intervention and officially motivated by humanitarian concerns - is a reaffirmation of the principle of noninterference in the internal affairs of a country, after the intervention to topple Gaddafi in Libya. Another source of confrontation with the West is the goal of slowing down the deployment of the U.S. and NATO missile shield in Eastern Europe: one part is already deployed in Turkey and is directed against both Iran and towards the Russian bases in the Black Sea and Moscow wants written assurances that the project will not undermine its strategic deterrence capability.
In Israel, which is pushing for more action against Tehran, Putin will hold talks with both the president and the prime minister. The last round of the 5 +1 in Moscow (18-19 June) failed to gain any results: the ayatollahs' regime continues to demand it be given the right to civilian nuclear energy while the concerns of the West and Israel wants intervention. On 26 June, however, the Russian head of state will make a stop in Bethlehem, where he will meet Palestinian leader, Mahmoud Abbas to discuss the Israeli-Palestinian peace process and intra-Palestinian reconciliation agreement. The tour will end in Jordan. Here Putin will attend the opening of a pilgrim hostel on the Jordan River and meet King Abdullah II.
According to Dmitri Trenin, director of the Carnegie Center in Moscow, the current Kremlin policy is to restore Russia to superpower status, equating it to China and the United States. For this reason, a compromise must be found with Moscow, despite the unorthodox methods of Putin's Kremlin, forgotten in the brief and conciliatory interlude of his predecessor, Medvedev, increasingly seen as a having a a"loser" in Russian diplomacy and in domestic public opinion.
Moscow (AsiaNews) - With the escalation of tension between Ankara and Damascus, the rise to power of the Muslim Brotherhood in Egypt and the stalled negotiations between the West and Iran over its nuclear program, comes Vladimir Putin's official visit of in the Middle East, the first since returning to the Kremlin last May. As announced by the presidential adviser, Yuri Ushakov, Putin will hold talks on "bilateral and international issues" with the leaders of Israel, the Palestinian Territories and Jordan. "Such a weighty visit to the Middle East - said Ushakov - highlights the significance of the region within our foreign policy priorities and aims to facilitate the strengthening of Russia's positions in that part of the world."
Since the former KGB agent returned to power in Russia, many have spoken of a new Cold War climate, with Moscow determined not to make free concessions to the West, especially in light of the frustrating Libyan experience. The Federation has no intention of cede its role in the Middle East - where it is Damascus' last true ally and an important customer for the arms industry - and wants to negotiate with all parties involved, both President Bashar al-Assad, as well as put pressure on Iran to stop its nuclear program. Among the Kremlin's objectives - contrary to any form of international intervention and officially motivated by humanitarian concerns - is a reaffirmation of the principle of noninterference in the internal affairs of a country, after the intervention to topple Gaddafi in Libya. Another source of confrontation with the West is the goal of slowing down the deployment of the U.S. and NATO missile shield in Eastern Europe: one part is already deployed in Turkey and is directed against both Iran and towards the Russian bases in the Black Sea and Moscow wants written assurances that the project will not undermine its strategic deterrence capability.
In Israel, which is pushing for more action against Tehran, Putin will hold talks with both the president and the prime minister. The last round of the 5 +1 in Moscow (18-19 June) failed to gain any results: the ayatollahs' regime continues to demand it be given the right to civilian nuclear energy while the concerns of the West and Israel wants intervention. On 26 June, however, the Russian head of state will make a stop in Bethlehem, where he will meet Palestinian leader, Mahmoud Abbas to discuss the Israeli-Palestinian peace process and intra-Palestinian reconciliation agreement. The tour will end in Jordan. Here Putin will attend the opening of a pilgrim hostel on the Jordan River and meet King Abdullah II.
According to Dmitri Trenin, director of the Carnegie Center in Moscow, the current Kremlin policy is to restore Russia to superpower status, equating it to China and the United States. For this reason, a compromise must be found with Moscow, despite the unorthodox methods of Putin's Kremlin, forgotten in the brief and conciliatory interlude of his predecessor, Medvedev, increasingly seen as a having a a"loser" in Russian diplomacy and in domestic public opinion.
Vietnam: Lettre de l’évêque de Kontum dénonçant le projet de destruction d’un établissement ‘emprunté’ à l’Eglise par l’Etat
+ Msgr. Michel Hoàng Đức Oanh
04:53 10/07/2012
A Kontum, comme dans beaucoup d'autres diocèses du Vietnam, les propriétés d'Eglise ‘empruntées’ par l'État, sont nombreuses et importantes. Dans cette lettre ouverte au président du comité populaire de la province de Kontum, Mgr Hoang Duc Oanh énumère ces biens, tout en soulignant que la perte d'une propriété n'est pas une « plaie mortelle ». La raison de sa protestation, explique-t-il, c'est la défense de la justice et des droits inaliénables du peuple dont fait partie la communauté catholique de son diocèse et que l'État est censé représenter et protéger.
Le texte vietnamien de cette lettre ouverte, mis en ligne sur le site de Vietcatholic News a été traduit par la rédaction d’Eglises d’Asie.
A Monsieur le président du comité populaire de la province de Kontum
Monsieur le président,
De différentes sources nous parviennent des informations selon lesquelles le service provincial de l'Education nationale s'apprête à faire abattre l'ensemble du centre caritatif de l'évêché de Kontum, situé au 12 de la rue Nguyen Huê, district de Thông Nhât, dans la ville de Kontum, pour y faire construire une école de formation du personnel des écoles maternelles. Comment cela est-il possible ? Cet établissement que les autorités ont ‘emprunté’ après 1975, a été réclamé de nombreuses fois par l'évêché qui a envoyé plusieurs demandes écrites à ce sujet ! Mais les autorités ont à chaque fois trouvé une échappatoire… Cette affaire ne concerne pas simplement les biens d'une collectivité ; elle illustre la manière de faire et la politique d'un régime. Accepter en silence qu'à la suite d’une décision du service de l'éducation, l'établissement ‘emprunté’ mais jamais rendu, disparaisse, ou plutôt se volatilise, serait criminel. C'est pourquoi, nous nous permettons de vous alerter à temps, Monsieur le président, pour que vous vous opposiez aux agissements illégaux de ce service et répondiez ainsi aux aspirations légitimes de notre Eglise.
L'expérience acquise pendant sa vie a fait dire au poète Goethe des paroles que tous ceux qui sont soucieux de l'avenir de leur pays devraient méditer : « Une perte d'argent est une perte légère ; une perte d'honneur, une grosse perte ; une perte de confiance, une perte irréparable ».
La loi naturelle nous enseigne que chaque bien doit être rendu à son propriétaire. Mais que nous enseigne la loi de la Réplique socialiste du Vietnam à ce sujet ? Nous entendons les cadres [du Parti] nous déclarer : « Notre régime ne prend rien au peuple, ne serait-ce qu’un simple fil ! » Mais les biens dérobés par l'usage des armes, à qui appartiennent-ils ? En réalité, les autorités locales continuent ‘à faire comme si elles ne savaient rien’ et agissent en contradiction avec les dispositions qu'elles ont elles-mêmes établies. Mais soyons plus concrets : le couvent des religieuses de la charité du 11 rue Nguyên Huê, qui existait depuis 1936, a été abattu par les autorités pour construire l'école spécialisée Nguyên Tât Thanh. Les sœurs ont dû chercher asile dans la maison de retraite des prêtres, 19 rue Nguyên Trai. Les religieuses de la Providence qui ont été expulsées de leur couvent, sont logées à l'évêché depuis plus de 30 ans. Quant au centre caritatif, les autorités l'ont ‘emprunté’ en 1978 et elles acceptent aujourd'hui que le service d'éducation nationale détruise ces constructions, (ce qui est une action tout à fait anti- éducative !). Les gens du peuple ont des oreilles, des yeux et un cerveau pour réfléchir. Le peuple est là pour très longtemps, mais les mandarins n'ont qu'un temps ! Vous faudra-t-il attendre la fin de votre mandat pour avoir accès à ces vérités-là ? ...
La tradition populaire nous a rapporté cette histoire : un homme riche envoya son intendant à la fin de l’année au marché pour se procurer ce qui lui manquait encore. Ayant appris que l'économe avait proclamé sur le marché que toutes les dettes contractées à l'égard de son maître étaient abolies, ce dernier lui en demanda raison. L'intendant lui répondit : « Maître, notre maison est bien pourvue dans tous les domaines. De l'or, de l'argent, de la nourriture, nous en avons en abondance. Il nous manque simplement de ‘l'humanité’. C'est pourquoi, en votre nom, j'ai remis les dettes de tout le monde. » Quelque temps plus tard, l'homme riche fit faillite. Mais alors, où qu'il aille, il y avait toujours quelqu'un pour le recevoir… C'était une stratégie à long terme : « Les sacrifices de la génération du père profitent à la génération du fils ». Voilà l'exemple que les fonctionnaires gouvernementaux devraient méditer et mettre en oeuvre dans l'intérêt de la nation, pour qu'ensuite, ils puissent se retirer le coeur paisible !
Je vous proposerai encore une histoire. Elle s'est déroulée entre le responsable des affaires religieuses et nous-mêmes dans un certain bureau. Ce jour-là, il y avait avec moi le vicaire général et le directeur du séminaire. La question débattue était de savoir si c'était le chauffeur ou la voiture ayant heurté et tué un piéton qui devait en assumer la responsabilité, indemniser la famille de la victime et être mis en prison. Le cadre des affaires religieuses répondit : « Bien évidemment, c’est le chauffeur ! La voiture n'a aucune conscience… Comment la mettre en prison ? ». Quant à nous, nous lui avons répliqué : « C'est la voiture qui a tamponné cet homme et l’a tué. C'est elle qui doit payer l'indemnisation et être mise en prison, et non pas le conducteur ». Mais en fin de compte, nous avons abandonné notre point de vue et humblement reconnu que le responsable des affaires religieuses avait raison. En fait, nous avions utilisé ce stratagème pour qu’il transmette aux instances supérieures notre requête, à savoir la demande de restitution de l'église Hiêu Dao, de l'école des catéchistes, du couvent des religieuses de la charité, du couvent de Kim Phuoc et de quelques autres propriétés. Je pense que ces établissements n'ont « aucune conscience ». Voilà des années qu'ils sont emprisonnés tandis que les fidèles et les religieuses sont obligés de se joindre à d'autres communautés et de se faire héberger ici et là... Sans lieu de résidence, comment pourraient-ils jouir de la tranquillité et travailler en paix ?
Monsieur le président, alors que nous vivons dans une société où tant de grandes choses restent à faire, c'est vraiment à notre corps défendant que nous revenons sans cesse vers cette question de propriété. Nous sommes persuadés que les biens de ce monde passent rapidement et que les hommes sont mortels. « Pertes d'argent, pertes de biens, pertes légères ; perte d'honneur, grosse perte ; perte de confiance, perte irréparable ! ». Mais il ne s'agit pas ici seulement d'une question de biens ou de propriétés. C'est une question de justice et d'équité ; il s'agit des sentiments du peuple et de ses intérêts, de la loi et du bonheur de l'homme. Lorsque le coeur du peuple n'est pas en paix, tout le reste devient sans importance. Déclarer que l'on oeuvre pour le peuple, en son nom, et à cause de lui mais en fait, ne pas vivre et agir en fonction, c'est une trahison. Être complice, se taire, ne pas élever la voix pour protester contre les erreurs des cadres, c'est contribuer à la détérioration de la société.
Monsieur le président, je vous ai rapporté les deux histoires citées plus haut pour que vous puissiez comprendre les difficultés rencontrées par le peuple des croyants depuis longtemps déjà, et que vous compreniez quels doivent être les sentiments de ceux qui ont été placés au service du peuple et qui ont pour devoir de protéger ses intérêts légitimes. Nous ne demandons pas de faveur, nous souhaitons seulement être traités avec la justice due aux membres du peuple qui ont le droit de vivre correctement dans une société où la loi est correctement appliquée. Nous souhaitons seulement que toute affaire soit réglée dans le respect de la vérité, de la justice et dans l'amour
Michel Hoang Duc Oanh
évêque du diocèse de Kontum
(Eglises d’Asie, 25 juin 2012)
The Holy See is seeking transparency and justice as guiding principles on foreign debt.
Archbishop Silvano Tomasi
04:53 10/07/2012
“Unjust, and especially exploitative, economic transactions are invalid and must be made just, even if each party agreed to the legal terms of the exchange, as it may happen when the rich lend to the poor,” said Archbishop Silvano Tomasi, the Permanent Observer of the Holy See to the United Nations in Geneva.
Speaking during a meeting of the Human Rights Council, Archbishop Tomasi said human rights must be fundamental to any system of international loans.
“Financial relationships that increase inequality and do not promote income convergence are contrary to justice,” he said.
Archbishop Tomasi also pointed out that transparency in the process can help make sure money is spent wisely.
“We acknowledge the role that corruption has played and continues to play in aggravating the problem of debt obligations in many less developed countries,” he said.
The full text of Archbishop Tomasi’s statement
Madam President,1. The Holy See strongly supports the Report’s assertion that human rights as well as the rules of justice and ethics apply to all economic and social relations, including foreign debt obligations. Human rights criteria for evaluating foreign debt can be an important tool for moving development from the narrow “economic” or material understanding to one based on integral human development, one that promotes “the development of each man and of the whole man". This recognizes the “right to development" grounded in the humanity of each and every person, from conception to natural death, regardless of their age, nationality, race, religion, ethnicity, sex and disability status. At the same time, we acknowledge the role that corruption has played and continues to play in aggravating the problem of debt obligations in many less developed countries.
2. A people-centered ethics is one that is grounded in a view of the human person which emphasizes human dignity, the basis of human rights, for human rights are those rights that spring from what it means to be human. All just economic activity respects this human dignity. Wealth and debt must serve the common good. If justice is violated, wealth and debt become instruments of exploitation, especially of the poor and marginalized. But unjust, and especially exploitative, economic transactions are invalid and must be made just, even if each party agreed to the legal terms of the exchange, as it may happen when the rich lend to the poor. For many years now all have come to recognize that “the heavy burden of external debt (…) compromises the economies of whole peoples and hinders their social and political progress.”/a>
3. Foreign debt is just a symptom of the lack of justice in the flow of capital in the world. “The debt question is part of a vaster problem: that of the persistence of poverty, sometimes even extreme, and the emergence of new inequalities which are accompanying the globalization process. If the aim is globalization without marginalization, we can no longer tolerate a world in which there live side by side the immensely rich and the miserably poor, the have-nots deprived even of essentials and people who thoughtlessly waste what others so desperately need. Such contrasts are an affront to the dignity of the human person.”
Thus, in evaluating foreign loans consideration should be given to: (1) Reducing unethical loan practices and (2) Better aligning foreign loans with authentic human development. If both the loan process and the loan use have to respect human rights there is a much better chance that the money from the loan will promote development and the necessary environment for the enjoyment of human rights. Many of the barriers to development arise because the human costs and benefits of economic activities are not given adequate, or any, weight in the decision making process. “Human costs always include economic costs, and economic dysfunctions always involve human costs” and the consequent violation of human rights.
4. While institutionalizing the inclusion of human rights into the cost and benefit calculations will present challenges, we would like to remind the Council that every past improvement in human rights and expansion of participation and inclusion faced the same challenge. In a few words, financial relationships that increase inequality and do not promote income convergence are “contrary to justice”./a>
5. Along with the Report, and most objective observers, the Holy See recognizes that loans to developing countries have at times promoted inequality and have become barriers to development rather than serving as tools to promote development. Often this is due to changes in outside economic circumstances which can turn a good and just loan arrangement into a barrier to development and a vehicle for exploitation. One such change in outside circumstances that the Report addresses and responds to relates to fluctuations in currency values.6. The Holy See supports the new principle for transparency in foreign loans at all levels and by all actors (borrowers, lenders and international agencies) in order to lessen the chance of the grave mistakes that were made in the past, when corruption led to secret loans for dubious purposes, taken out by leaders not interested in the common good with the poor in developing countries bearing the burden. We support this reform and encourage efforts to correct the injustices of past loans with more aggressive debt forgiveness.
The Holy See hopes that “the process of debt cancellation and reduction for the poorest countries will be continued and accelerated. At the same time, these processes must not be made conditional upon structural adjustments that are detrimental to the most vulnerable populations.” The Holy See supports the Human Rights Council’s call to end conditionality in debt forgiveness and renegotiation, and supports its call to respect the sovereignty and right of each country to independently plan its own development strategies and not be forced by outside agencies or governments to pursue policies which are more in the interest of the lending nations than the common good of the developing nations. Furthermore, programs for debt cancellation or relief should not result in insurmountable obstacles to future responsible borrowing that may be critically necessary for the long-term development and prosperity of the country at risk.
7. Greater transparency will also help in preventing the building up of unsustainable levels of debt by developing nations. In both developing and developed countries the lack of transparency in the accumulating of debt has added to economic uncertainty in the world financial system. The Guiding Principles on Foreign Debt and Human Rights move in the direction of a concrete solution. Sovereign debt cannot be viewed as an exclusively economic problem. It affects future generations a well as the social conditions that allow the enjoyment of human rights of vast numbers of people entitled to the solidarity of the whole human family.Thank you, Madam President.
Speaking during a meeting of the Human Rights Council, Archbishop Tomasi said human rights must be fundamental to any system of international loans.
“Financial relationships that increase inequality and do not promote income convergence are contrary to justice,” he said.
Archbishop Tomasi also pointed out that transparency in the process can help make sure money is spent wisely.
“We acknowledge the role that corruption has played and continues to play in aggravating the problem of debt obligations in many less developed countries,” he said.
The full text of Archbishop Tomasi’s statement
Madam President,1. The Holy See strongly supports the Report’s assertion that human rights as well as the rules of justice and ethics apply to all economic and social relations, including foreign debt obligations. Human rights criteria for evaluating foreign debt can be an important tool for moving development from the narrow “economic” or material understanding to one based on integral human development, one that promotes “the development of each man and of the whole man". This recognizes the “right to development" grounded in the humanity of each and every person, from conception to natural death, regardless of their age, nationality, race, religion, ethnicity, sex and disability status. At the same time, we acknowledge the role that corruption has played and continues to play in aggravating the problem of debt obligations in many less developed countries.
2. A people-centered ethics is one that is grounded in a view of the human person which emphasizes human dignity, the basis of human rights, for human rights are those rights that spring from what it means to be human. All just economic activity respects this human dignity. Wealth and debt must serve the common good. If justice is violated, wealth and debt become instruments of exploitation, especially of the poor and marginalized. But unjust, and especially exploitative, economic transactions are invalid and must be made just, even if each party agreed to the legal terms of the exchange, as it may happen when the rich lend to the poor. For many years now all have come to recognize that “the heavy burden of external debt (…) compromises the economies of whole peoples and hinders their social and political progress.”/a>
3. Foreign debt is just a symptom of the lack of justice in the flow of capital in the world. “The debt question is part of a vaster problem: that of the persistence of poverty, sometimes even extreme, and the emergence of new inequalities which are accompanying the globalization process. If the aim is globalization without marginalization, we can no longer tolerate a world in which there live side by side the immensely rich and the miserably poor, the have-nots deprived even of essentials and people who thoughtlessly waste what others so desperately need. Such contrasts are an affront to the dignity of the human person.”
Thus, in evaluating foreign loans consideration should be given to: (1) Reducing unethical loan practices and (2) Better aligning foreign loans with authentic human development. If both the loan process and the loan use have to respect human rights there is a much better chance that the money from the loan will promote development and the necessary environment for the enjoyment of human rights. Many of the barriers to development arise because the human costs and benefits of economic activities are not given adequate, or any, weight in the decision making process. “Human costs always include economic costs, and economic dysfunctions always involve human costs” and the consequent violation of human rights.
4. While institutionalizing the inclusion of human rights into the cost and benefit calculations will present challenges, we would like to remind the Council that every past improvement in human rights and expansion of participation and inclusion faced the same challenge. In a few words, financial relationships that increase inequality and do not promote income convergence are “contrary to justice”./a>
5. Along with the Report, and most objective observers, the Holy See recognizes that loans to developing countries have at times promoted inequality and have become barriers to development rather than serving as tools to promote development. Often this is due to changes in outside economic circumstances which can turn a good and just loan arrangement into a barrier to development and a vehicle for exploitation. One such change in outside circumstances that the Report addresses and responds to relates to fluctuations in currency values.6. The Holy See supports the new principle for transparency in foreign loans at all levels and by all actors (borrowers, lenders and international agencies) in order to lessen the chance of the grave mistakes that were made in the past, when corruption led to secret loans for dubious purposes, taken out by leaders not interested in the common good with the poor in developing countries bearing the burden. We support this reform and encourage efforts to correct the injustices of past loans with more aggressive debt forgiveness.
The Holy See hopes that “the process of debt cancellation and reduction for the poorest countries will be continued and accelerated. At the same time, these processes must not be made conditional upon structural adjustments that are detrimental to the most vulnerable populations.” The Holy See supports the Human Rights Council’s call to end conditionality in debt forgiveness and renegotiation, and supports its call to respect the sovereignty and right of each country to independently plan its own development strategies and not be forced by outside agencies or governments to pursue policies which are more in the interest of the lending nations than the common good of the developing nations. Furthermore, programs for debt cancellation or relief should not result in insurmountable obstacles to future responsible borrowing that may be critically necessary for the long-term development and prosperity of the country at risk.
7. Greater transparency will also help in preventing the building up of unsustainable levels of debt by developing nations. In both developing and developed countries the lack of transparency in the accumulating of debt has added to economic uncertainty in the world financial system. The Guiding Principles on Foreign Debt and Human Rights move in the direction of a concrete solution. Sovereign debt cannot be viewed as an exclusively economic problem. It affects future generations a well as the social conditions that allow the enjoyment of human rights of vast numbers of people entitled to the solidarity of the whole human family.Thank you, Madam President.
Priests in the third millennium
Vatican Radio
04:53 10/07/2012
While any vocation to the priesthood is a gift from God, the future of the priesthood also depends on the present coherence of Christian life in families, parishes, communities and priests themselves, who must help create a space that encourages young men to consider priestly life in an often discouraging world. Vatican Radio’s Emer McCarthy reports listen:
Four years in the making, this Monday the Congregation for Catholic Education presented a guideline to help local churches promote vocations to the priesthood and religious life. The 27-page document is divided into three main parts that tackle the state of vocations in today’s world, the vocation and identity of priesthood and suggestions for the promotion of vocations to priestly life.
The document is the result of a questionnaire sent out across the universal Church following the 2008 plenary assembly of the Congregation and was drawn up in collaboration with Congregations for the Evangelization of Peoples, for the Oriental Churches, for Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life, and for the Clergy.
Describing the current situation of priestly vocations as “good and bad”, the document begins by focusing on traditionally Christian countries in the West. In notes how unbridled consumerism, falling birth-rates and a fall in religious practice have led to a decline in vocations and an increasingly elderly pool of priests to serve the Church.
It puts this down to a series of reasons that leads to young men ignoring a vocation to priestly ministry: the spreading of a secularized mentality that discourages the response of young people to follow the Lord Jesus more radically and more generously; parents, who “reserve little space to the possibility of a call to a special vocation”; the gradual marginalization of the priest in social life, with the consequent loss of his relevance in the public sphere.These elements include "a tendency towards the progressive transformation of the priesthood into a profession". This can be associated with "the danger of exaggerated activism, an increasing individualism which not infrequently closes priests in a perverse and depressing solitude, and the confusion of roles in the Church which comes about when we lose the sense of distinction between roles and responsibilities, and not everyone comes together to collaborate in the one mission entrusted to the People of God".
“Furthermore, in many places the choice of celibacy is questioned. Not only a secularized mentality, but also erroneous opinions within the Church bring about a lack of appreciation for the charism and the choice of celibacy”.
It states that “however much the pastoral ministry for vocations in Europe and in the Americas is organized and creative, the results obtained do not correspond to the efforts made”. Instead it says that “where clear and challenging proposals of Christian life are offered”, particularly through new evangelisation initiatives that are carried out in cooperation with the domestic Church, there are signs of recovery.
Again and again the document returns to the first form of Christian life and community – the family, parish and movement or association. It states young people are more open to God’s call when they are presented with a strong example of Christian life in the home, or wider community. Moreover, young men often feel encouraged to consider a vocation as a result of the “joyful witness of the priests” they have encountered in their lives.The Congregation suggests that pastoral ministry of vocations must offer boys and young men a Christian experience where they can know first hand the reality of God Himself. This means making families aware of the important role they play in forming a vocation. It encourages an experience of community life before entrance to the seminary and underlines the importance of a clear understanding of the commitments the priesthood entails, in particular with regard to celibacy. It concludes, “fostering vocations to the priesthood is a constant challenge for the Church” in particular, “a welcome for the call of God to ministerial priesthood”.
Four years in the making, this Monday the Congregation for Catholic Education presented a guideline to help local churches promote vocations to the priesthood and religious life. The 27-page document is divided into three main parts that tackle the state of vocations in today’s world, the vocation and identity of priesthood and suggestions for the promotion of vocations to priestly life.
The document is the result of a questionnaire sent out across the universal Church following the 2008 plenary assembly of the Congregation and was drawn up in collaboration with Congregations for the Evangelization of Peoples, for the Oriental Churches, for Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life, and for the Clergy.
Describing the current situation of priestly vocations as “good and bad”, the document begins by focusing on traditionally Christian countries in the West. In notes how unbridled consumerism, falling birth-rates and a fall in religious practice have led to a decline in vocations and an increasingly elderly pool of priests to serve the Church.
It puts this down to a series of reasons that leads to young men ignoring a vocation to priestly ministry: the spreading of a secularized mentality that discourages the response of young people to follow the Lord Jesus more radically and more generously; parents, who “reserve little space to the possibility of a call to a special vocation”; the gradual marginalization of the priest in social life, with the consequent loss of his relevance in the public sphere.These elements include "a tendency towards the progressive transformation of the priesthood into a profession". This can be associated with "the danger of exaggerated activism, an increasing individualism which not infrequently closes priests in a perverse and depressing solitude, and the confusion of roles in the Church which comes about when we lose the sense of distinction between roles and responsibilities, and not everyone comes together to collaborate in the one mission entrusted to the People of God".
“Furthermore, in many places the choice of celibacy is questioned. Not only a secularized mentality, but also erroneous opinions within the Church bring about a lack of appreciation for the charism and the choice of celibacy”.
It states that “however much the pastoral ministry for vocations in Europe and in the Americas is organized and creative, the results obtained do not correspond to the efforts made”. Instead it says that “where clear and challenging proposals of Christian life are offered”, particularly through new evangelisation initiatives that are carried out in cooperation with the domestic Church, there are signs of recovery.
Again and again the document returns to the first form of Christian life and community – the family, parish and movement or association. It states young people are more open to God’s call when they are presented with a strong example of Christian life in the home, or wider community. Moreover, young men often feel encouraged to consider a vocation as a result of the “joyful witness of the priests” they have encountered in their lives.The Congregation suggests that pastoral ministry of vocations must offer boys and young men a Christian experience where they can know first hand the reality of God Himself. This means making families aware of the important role they play in forming a vocation. It encourages an experience of community life before entrance to the seminary and underlines the importance of a clear understanding of the commitments the priesthood entails, in particular with regard to celibacy. It concludes, “fostering vocations to the priesthood is a constant challenge for the Church” in particular, “a welcome for the call of God to ministerial priesthood”.
Cardinal Turkson: Church must respond to challenges of rural life
Vatican Radio
04:53 10/07/2012
Cardinal Turkson began his intervention with a look at his own country of Ghana, where gold-mining has failed to improve the condition of most of the population. “My story about Ghana is, sadly, representative of many rural communities in our world not only wounded by sin but also being rapidly transformed by the ambiguous process of globalization.”
Cardinal Turkson says the Church must respond to the problems facing rural life: “No matter how complex such problems are, the Gospel requires the Church’s creative, collaborative, and determined response.” He points to the social teaching of Pope Benedict XVI, especially in Caritas in veritate, as a starting point for the Church’s response to those problems. In that Encyclical, the Holy Father reminds us that “Integral human development is primarily a vocation, and therefore it involves a free assumption of responsibility in solidarity on the part of everyone” (Civ 11). Cardinal Turkson points out, “On the one hand, those in rural life make a vital contribution to the integral human development of all humankind; at the same time, those in rural life want opportunities to develop integrally themselves, their families and their communities. Only if we have both, are we fulfilling God's design for his sons and daughters. And only if we take an integrated view of the challenges and marshal our expertise and good intentions in an integrated manner, can we hope for improvement in the most needed areas without deterioration in others.”
Below, please find the full text of Cardinal Turkson’s speech to the IV World Congress on Rural Life.
IV WORLD CONGRESS ON RURAL LIFE
“Evolution and problems of the rural world facing the challenges of globalization”
(Rome, 25/06/12)
For the Integral Development of God's Land and People
Introduction: Signs of Yesterday and TomorrowYour Eminence, your Excellencies the Minister, the Director General of the FAO, (the Mayor of Rome), the President of ICRA, distinguished participants in the IV World Congress on Rural Life; dear brothers and sisters in Christ: In the name of ICRA and of PCJP, I welcome you warmly to the IV World Congress on Rural Life.
We gather in Rome fifty years after the First International Meeting of Catholics in Rural Life held in September 1962; fifty years after Pope John XXIII’s encyclical Mater et Magistra, one-quarter of which was devoted to land tenure and agriculture. Fifty years ago, oriented by Vatican II, the Church looked ahead, towards our present day:
The 1960s bring promising prospects: recovery after the devastation of the war, the beginning of decolonization, and the first timid signs of a thaw in the relations between the American and Soviet blocs. This is the context within which Blessed Pope John XXIII reads deeply into the “signs of the times” [cf. Pacem in Terris]. The social question is becoming universal and involves all countries: together with the labour question and the Industrial Revolution, there come to the fore problems of agriculture, of developing regions, of increasing populations, and those concerning the need for global economic cooperation. Inequalities that in the past were experienced within nations are now becoming international and make the dramatic situation of the Third World ever more evident. (Compendium, 94)
We are, thank God, beyond colonial times and the Cold War. But the signs of those times have become the agenda of today in the context, which Pope John virtually foresaw, of globalization: signs like agriculture, developing regions, population increase and decrease, and inequalities growing in scope and intensity. The problems in these areas will continue to worsen in the absence of global responsibility.
My words of greeting begin in Ghana, where I ask: who is paying for the real cost of gold? I will then consider the rural sector in its global context, to which, thirdly, the Church responds with analysis and teaching. I would then hearken to our faith foundations, and conclude with a new mandate to tackle the challenges in a truly faith-based holistic manner.
I. Land: to Whose Benefit?
Let me begin in my home country of Ghana (formerly, Gold Coast) with its long history of mining, especially gold. What happens to inhabitants when open-pit mining takes over forest reserves and rural farmland? The consequences can be far-reaching. In Ghana farmers have been arrested in their fields because a ministry of the government ceded their land to a mining company without their knowledge, not to mention compensation. Once the mine is operating and some of their land is gone, the villagers continue to suffer losses. The explosions that expose the ore also damage houses and destabilize their foundations, forcing villagers to relocate, again without compensation. To process gold ore requires cyanide, a process that can pollute local drinking water, kill fish and sicken villagers who, of course, have no ready access to healthcare. Mining has not improved the lives of many Ghanaians.
Should we imagine that the scientists and engineers, who do know how to blast an open pit and use cyanide to extract gold, do not know how to avoid ruining houses and poisoning water? Of course not. But the corporations and government-agencies in charge typically respond that the wealth created for the many outweighs the unfortunate consequences for a few. Would that this were true! In spite of its mining wealth, Ghana remains largely underdeveloped, with about 80% of its 24 million people living on less than US$2 a day. In 2001, Ghana became one of the Highly Indebted Poor Countries and benefited from massive debt relief. But the HIPC initiative drew attention to how the country had failed to turn its mineral wealth into economic assets that would help the populace emerge from economic hardship and under-development. What HIPC did not make manifest is that the bulk of the profits goes abroad, to owners and shareholders. As little as 10% of mining profits remains in Ghana.
All of us here know this to be true. Economic statistics and social studies teach us such facts, which our own encounters with rural people make personal. My story about Ghana is, sadly, representative of many rural communities in our world not only wounded by sin but also being rapidly transformed by the ambiguous process of globalization, to which we now turn.
II. The Rural Sector in the Global Context
Psalm 24 affirms that “the earth is the Lord’s and the fullness thereof,” but with Pope Benedict we observe and decry a far different situation: “Life in many poor countries is still extremely insecure as a consequence of food shortages, and the situation could become worse: hunger still reaps enormous numbers of victims.” (Civ 27)
The hunger and insecurity which recent Popes have denounced is a scandal, an offence against our generous Creator and his poor sons and daughters. Even those who live on the land have to struggle for their daily bread. Since the Green Revolution of the 1960s, corporate agriculture has been claiming it can meet the world's needs – yet 2 billion are still food insecure. Prospects of long-term integral human development seem very remote.
Globalization, increasingly powered by communications technology, has further complicated the challenges facing rural communities. Our present global economic crisis was caused by unregulated and risky financial speculation, especially in the so-called derivatives market. Financial speculators, wary of the risk and potential loss of profit, turned to other global markets to “hedge,” that is, to protect their investments. One such market was agricultural commodities futures. When billions of dollars flood in and out of this market every day, such speculation causes food prices to spike. In 2008, this led to an explosion of food riots around the world. Food prices, no longer set by the usual criteria of supply and demand in their complex interplay, fell prey to market speculation. Far removed from the land where people live and grow food, traders peer into computer screens and bet on the future prices of crops. Later in 2008 began the full-blown financial and monetary crisis.
Global oil prices also influence food prices; first, because petroleum products are a major requirement in agriculture; and second, because of the growing demand for biofuels. This so-called ‘green’ solution promises to wean us from our dependence on petroleum oil. It has resulted in ‘land grabs’ of unprecedented proportions, forcing many small subsistence farmers off their land and flooding the cities with large populations of internally displaced persons.
On these upheavals, Pope Benedict has reflected in Caritas in veritate: “Nature, especially in our time, is so integrated into the dynamics of society and culture that by now it hardly constitutes an independent variable.” (Civ 51) That is, nature cannot be properly understood as standing apart from human culture and society. As Pope John Paul II said earlier, “we cannot interfere in one area of the ecosystem without paying due attention both to the consequences of such interference in other areas and to the well-being of future generation.”
The effects of unmanaged globalization are multiple: on food production, on rural life, on the natural environment. How are farming communities to contend with such practices? Let us turn to Pope Benedict's social teaching which not only assigns responsibilities where they belong but provides a comprehensive approach to the challenges posed by globalization to the rural world.
III. The Church Responds
No matter how complex such problems are, the Gospel requires the Church’s creative, collaborative, and determined response. In Caritas in veritate the Holy Father begins with food insecurity, to articulate the long-term institutional responses that are needed under both normal and emergency circumstances:
Hunger is not so much dependent on lack of material things as on shortage of social resources, the most important of which are institutional. What is missing, in other words, is a network of economic institutions capable of guaranteeing regular access to sufficient food and water for nutritional needs, and also capable of addressing the primary needs and necessities ensuing from genuine food crises, whether due to natural causes or political irresponsibility, nationally and internationally. The problem of food insecurity needs to be addressed within a long-term perspective, eliminating the structural causes that give rise to it and promoting the agricultural development of poorer countries. (Civ 27)
The Holy Father notes that, in addition to institutional change and over-arching policies, particular streams of investment are needed:
This can be done by investing in rural infrastructures, irrigation systems, transport, organization of markets, and in the development and dissemination of agricultural technology that can make the best use of the human, natural and socio-economic resources that are more readily available at the local level, while guaranteeing their sustainability over the long term as well. (ibid.)
An additional element is involvement and empowerment of those who are directly affected, and respect for their traditional knowledge:
All this needs to be accomplished with the involvement of local communities in choices and decisions that affect the use of agricultural land. In this perspective, it could be useful to consider the new possibilities that are opening up through proper use of traditional as well as innovative farming techniques, always assuming that these have been judged, after sufficient testing, to be appropriate, respectful of the environment and attentive to the needs of the most deprived peoples. (ibid.)
Thus the three dimensions spelled out by Benedict XVI are the needed institutions, the well-focused investments, and the broad participation of rural peoples. Obviously in touch with competent research and expert analysis, the Church makes use of these within its holistic, long-term view of human needs and potential. Moreover, the Holy Father is unafraid to speak of human ideals as well as human failings, thanks to our Catholic faith and tradition, to which we now turn.
IV. Foundations in Faith and the Church
The Church has long opted for the rural world. This extends back to the people of Israel whose life on the land became the setting of Israel's experiences of God's blessings and curses: fertility of the land and abundant harvest represented divine blessing, while drought and poor harvest signified divine curses.
Later, the prophets often spoke of salvation in natural, rural and agricultural terms, for example, “As the rain and the snow come down from the heavens and do not return without watering the earth, making it yield and giving growth to provide seed for the sower and bread for the eating, so the word that goes from my mouth does not return to me empty, without carrying out my will and succeeding in what it was sent to do” (Isaiah 55: 10-11). Our Lord Jesus uses similar imagery to proclaim our Father's generosity. Yet today, “hunger still reaps enormous numbers of victims among those who, like Lazarus, are not permitted to take their place at the rich man's table, contrary to the hopes expressed by Paul VI” and indeed by our Lord himself when he told the cutting parable of luxury enjoyed in full view of starvation.
The Church blesses the land – before planting, during its growth, and at harvest time. During the holy Mass, gifts of bread and wine are blessed, recognizing the work of the Creator and human hands. This makes the Eucharist a cosmic action, a prayer of thanksgiving for our salvation. We Catholics in particular are a profoundly sacramental people, not only in our sacramental celebrations, but also in seeing the entire created world as mediating God’s bountiful love and care.
A proverb of the Akans in Ghana says: Adwen nnyi baakofo tsirmul: “Knowledge cannot be in only one head.” Accordingly, our Church and related organizations have shared useful knowledge with men and women in rural communities. They have increased awareness of basic rights to information and even property, and developed leadership and practical skills. It is with both faith and competence, with hard work and liturgical celebration, that we want to embrace what God and the Church ask of ICRA and PCJP at this Congress.
V. In Conclusion, a New Mandate
Excellencies, esteemed delegates, dear brothers and sisters: from 1962 to today, Mater et Magistra has provided fundamental guidance for ICRA. During these same first fifty years, Catholic Social Teaching has deepened and developed remarkably, culminating for us in Caritas in veritate of 2009. We thank God for the knowledge he has put in our heads. Building on it, may I now propose that Caritas in veritate provide the overarching orientation and basic criteria for many years to come.
One sentence serves to draw my reflections to a challenging conclusion: “Integral human development is primarily a vocation, and therefore it involves a free assumption of responsibility in solidarity on the part of everyone” (Civ 11). On the one hand, those in rural life make a vital contribution to the integral human development of all humankind; at the same time, those in rural life want opportunities to develop integrally themselves, their families and their communities. Only if we have both, are we fulfilling God's design for his sons and daughters. And only if we take an integrated view of the challenges and marshal our expertise and good intentions in an integrated manner, can we hope for improvement in the most needed areas without deterioration in others.
May this IV World Congress on Rural Life help us faithfully to discover our vocation, freely to take up our responsibilities, and joyfully to strengthen our solidarity on the long way ahead.
Philippines: Le projet de loi visant à interdire les manifestations et signes religieux dans les bâtiments publics a été retiré
Eglises d’Asie
04:53 10/07/2012
Après cinq jours de controverse qui ont tenu en haleine tout le pays, le jeune parlementaire a « présenté [ses] excuses à tous ceux que [son] projet avait offensés, sans qu’il en ait eu aucunement l’intention ». Raymond Palatino a avoué également n’avoir jamais imaginé que sa proposition de loi déclencherait une telle levée de boucliers. « J’ai fait une erreur de jugement, a-t-il déclaré à l’agence Ucanews le 25 juin, les Philippins ne sont pas encore prêts pour ça ».
Raymond ‘Mong’ Palatino avait présenté le 19 juin dernier devant le Congrès Philippin son projet de loi, Religious Freedom in Government Offices Act (ou House Bill 6330) visant à faire interdire dans les bâtiments publics et bureaux de l’administration, la pratique courante consistant à y afficher des images ou à y tenir des manifestations religieuses diverses (comme une prière avant une audience au tribunal ou une célébration eucharistique dans la mairie). Selon le jeune législateur, ces démonstrations de foi ostensibles nuisaient à « la neutralité que doit montrer l’Etat vis-à-vis des différentes religions ». Lui-même catholique, le leader du Kabataan partylist , "parti des jeunes" qu'il représente à l’Assemblée (1) s’était appuyé pour défendre son projet, sur la constitution des Philippines stipulant que « l’Etat ne doit pas favoriser une religion par rapport à une autre ».
Un argument qu’il avait aussi développé dans l’édition du Manila Bulletin du 19 juin : « Cette loi permettra aux responsables des services administratifs publics de suivre strictement les dispositions de la Constitution concernant la liberté de religion, en particulier dans l’exercice de leurs fonctions et la mise à disposition de l’espace public ».
C’est par une condamnation unanime et immédiate que l’Eglise catholique a accueilli la proposition de Raymond Palatinot. Le P. Carmelo Diola, représentant de la Dilaab Foundation, une organisation catholique, a été l’un des premiers à réagir en qualifiant la loi HB 6330 de « projet à courte vue, discriminatoire et anti-philippin ». Dans sa déclaration publiée le 19 juin, le prêtre catholique a affirmé également que « [cette loi] rejetait la religion et l’Eglise dans la sphère privée, leur retirant ainsi toute légitimité à intervenir dans la vie publique ».
Quant au directeur de l’information pour la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP), Mgr Pedro Quitorio, il a souligné ironiquement que « le gouvernement devait probablement avoir des problèmes plus prioritaires que cette loi » tandis que Mgr Deogracias Iniguez, évêque de Kalookan et responsable des affaires publiques à la CBCP, déclarait que « loin d’assurer la liberté de la foi, cette loi allait simplement limiter la pratique religieuse ».Le reste de l’épiscopat avait fait chorus, exposant que « la majorité des employés du service public étant catholiques », il n’y avait pas lieu de « les empêcher d’exprimer leur foi », et que la présence d’un « petit crucifix et la récitation d’une courte prière ne pouvaient qu’engendrer des résultats positifs, rappelant à l’employé d’être bon, juste et honnête dans son travail ».
Parmi ce concert de critiques, Mgr Ricardo Vidal, archevêque émérite de Cebu a eu la condamnation la plus sévère, priant Raymond Palatino de bien vouloir consulter le peuple qu’il était censé représenter avant de parler en son nom et de le « priver du respect » qui lui était dû. Appelant les chrétiens à « se lever pour défendre leur foi » le prélat a ajouté : « La religion catholique fait partie de ce que nous sommes. Elle donne les valeurs essentielles à partir desquelles l'Etat délimite son champ éthique et spirituel. Sans elle, l'Etat deviendrait une zone de non-droit ».
Dans le Cebu Daily News du 20 juin, l’ancien archevêque a également illustré son propos en évoquant la fête du Santo Nino (Enfant-Jésus) de Tacloban (2) célébrée le même jour dans les Visayas avec la ferveur démonstrative propre aux Philippines. « La vénération du Santo Nino (3) est partie intégrante de notre culture et aucune civilisation ne peut avancer en oubliant sa culture », a commenté Mgr Vidal avant de rappeler ce qui était arrivé dans les années 1990 au commissaire de police Jose Andaya venu prendre son poste au commissariat de Talisay à Cebu. « La population l’avait encerclé et lui avait interdit d’entrer » parce qu’il avait ordonné de retirer des commissariats de police toutes les représentations religieuses, dont le Santo Nino. « Si vous touchez au Santo Nino, vous touchez à la culture des habitants de Cebu ! »,a averti le prélat, soutenu dans sa position par le gouverneur de Cebu, Gwendolyn Garcia, le maire de Cebu City, Michael Rama et celui de Lapu-Lapu City, Paz Radaza, dont la dévotion au Santo Nino est bien connue, et qui se sont également fermement opposé au projet de loi.
La nouvelle de l’abandon de la proposition par Raymond Palatino a suscité une nouvelle vague de déclarations des évêques philippins, cette fois unanimes à se réjouir que « la liberté religieuse ne soit plus menacée » et à féliciter le jeune député « d’avoir eu la maturité et l’humilité d’accepter les critiques et d’écouter le peuple qu’il représentait ».
En annonçant le retrait de son projet, le leader du Kabataan Partylist a cependant tenu à réitérer qu’il n’avait « jamais cherché à supprimer aucune religion, empêcher quiconque de pratiquer sa foi, ou encore moins interdire Dieu » mais « seulement voulu rappeler que l’espace public était à tout le monde » en ne permettant qu’une religion soit favorisée aux dépens d’une autre.
(1) Le Kabataan Partylist se définit comme le « premier et seul parti jeunesse » représenté au Congrès philippin. Issu d’un vaste réseau de blogueurs et des mouvements étudiants (comme le National Union of Students, ou encore la League of Filipino Students), essentiellement formé de catholiques, ses membres militent pour « une nouvelle société sans corruption, injustice sociale ou discrimination ».
(2) Le 20 juin de chaque année est célébré le Santo Nino de Tacloban, un rite remontant au XVIIIe siècle consistant à un échange traditionnel des Santo Nino (‘Balyuan’) entre les deux paroisses de Tacloban et de Basey situées dans les Visayas orientales.
(3) Le Santo Nino est la figure la plus vénérée des Philippines où chaque maison ou presque en possède une reproduction. Les origines historiques du culte sont mal connues mais sont étroitement associées dans l’esprit des Philippins à la christianisation de l’archipel. Le Sinulog, fête principale en l’honneur du Santo Nino, se tient à Cebu le troisième week-end de janvier et dure plusieurs jours. http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/philippines/a-mindanao-catholiques-et-musulmans-fetent-ensemble-le-sinulog-en-l2019honneur-de-l2019enfant-jesus.
(Source: Eglises d’Asie, 26 juin 2012)
Raymond ‘Mong’ Palatino avait présenté le 19 juin dernier devant le Congrès Philippin son projet de loi, Religious Freedom in Government Offices Act (ou House Bill 6330) visant à faire interdire dans les bâtiments publics et bureaux de l’administration, la pratique courante consistant à y afficher des images ou à y tenir des manifestations religieuses diverses (comme une prière avant une audience au tribunal ou une célébration eucharistique dans la mairie). Selon le jeune législateur, ces démonstrations de foi ostensibles nuisaient à « la neutralité que doit montrer l’Etat vis-à-vis des différentes religions ». Lui-même catholique, le leader du Kabataan partylist , "parti des jeunes" qu'il représente à l’Assemblée (1) s’était appuyé pour défendre son projet, sur la constitution des Philippines stipulant que « l’Etat ne doit pas favoriser une religion par rapport à une autre ».
Un argument qu’il avait aussi développé dans l’édition du Manila Bulletin du 19 juin : « Cette loi permettra aux responsables des services administratifs publics de suivre strictement les dispositions de la Constitution concernant la liberté de religion, en particulier dans l’exercice de leurs fonctions et la mise à disposition de l’espace public ».
C’est par une condamnation unanime et immédiate que l’Eglise catholique a accueilli la proposition de Raymond Palatinot. Le P. Carmelo Diola, représentant de la Dilaab Foundation, une organisation catholique, a été l’un des premiers à réagir en qualifiant la loi HB 6330 de « projet à courte vue, discriminatoire et anti-philippin ». Dans sa déclaration publiée le 19 juin, le prêtre catholique a affirmé également que « [cette loi] rejetait la religion et l’Eglise dans la sphère privée, leur retirant ainsi toute légitimité à intervenir dans la vie publique ».
Quant au directeur de l’information pour la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP), Mgr Pedro Quitorio, il a souligné ironiquement que « le gouvernement devait probablement avoir des problèmes plus prioritaires que cette loi » tandis que Mgr Deogracias Iniguez, évêque de Kalookan et responsable des affaires publiques à la CBCP, déclarait que « loin d’assurer la liberté de la foi, cette loi allait simplement limiter la pratique religieuse ».Le reste de l’épiscopat avait fait chorus, exposant que « la majorité des employés du service public étant catholiques », il n’y avait pas lieu de « les empêcher d’exprimer leur foi », et que la présence d’un « petit crucifix et la récitation d’une courte prière ne pouvaient qu’engendrer des résultats positifs, rappelant à l’employé d’être bon, juste et honnête dans son travail ».
Parmi ce concert de critiques, Mgr Ricardo Vidal, archevêque émérite de Cebu a eu la condamnation la plus sévère, priant Raymond Palatino de bien vouloir consulter le peuple qu’il était censé représenter avant de parler en son nom et de le « priver du respect » qui lui était dû. Appelant les chrétiens à « se lever pour défendre leur foi » le prélat a ajouté : « La religion catholique fait partie de ce que nous sommes. Elle donne les valeurs essentielles à partir desquelles l'Etat délimite son champ éthique et spirituel. Sans elle, l'Etat deviendrait une zone de non-droit ».
Dans le Cebu Daily News du 20 juin, l’ancien archevêque a également illustré son propos en évoquant la fête du Santo Nino (Enfant-Jésus) de Tacloban (2) célébrée le même jour dans les Visayas avec la ferveur démonstrative propre aux Philippines. « La vénération du Santo Nino (3) est partie intégrante de notre culture et aucune civilisation ne peut avancer en oubliant sa culture », a commenté Mgr Vidal avant de rappeler ce qui était arrivé dans les années 1990 au commissaire de police Jose Andaya venu prendre son poste au commissariat de Talisay à Cebu. « La population l’avait encerclé et lui avait interdit d’entrer » parce qu’il avait ordonné de retirer des commissariats de police toutes les représentations religieuses, dont le Santo Nino. « Si vous touchez au Santo Nino, vous touchez à la culture des habitants de Cebu ! »,a averti le prélat, soutenu dans sa position par le gouverneur de Cebu, Gwendolyn Garcia, le maire de Cebu City, Michael Rama et celui de Lapu-Lapu City, Paz Radaza, dont la dévotion au Santo Nino est bien connue, et qui se sont également fermement opposé au projet de loi.
La nouvelle de l’abandon de la proposition par Raymond Palatino a suscité une nouvelle vague de déclarations des évêques philippins, cette fois unanimes à se réjouir que « la liberté religieuse ne soit plus menacée » et à féliciter le jeune député « d’avoir eu la maturité et l’humilité d’accepter les critiques et d’écouter le peuple qu’il représentait ».
En annonçant le retrait de son projet, le leader du Kabataan Partylist a cependant tenu à réitérer qu’il n’avait « jamais cherché à supprimer aucune religion, empêcher quiconque de pratiquer sa foi, ou encore moins interdire Dieu » mais « seulement voulu rappeler que l’espace public était à tout le monde » en ne permettant qu’une religion soit favorisée aux dépens d’une autre.
(1) Le Kabataan Partylist se définit comme le « premier et seul parti jeunesse » représenté au Congrès philippin. Issu d’un vaste réseau de blogueurs et des mouvements étudiants (comme le National Union of Students, ou encore la League of Filipino Students), essentiellement formé de catholiques, ses membres militent pour « une nouvelle société sans corruption, injustice sociale ou discrimination ».
(2) Le 20 juin de chaque année est célébré le Santo Nino de Tacloban, un rite remontant au XVIIIe siècle consistant à un échange traditionnel des Santo Nino (‘Balyuan’) entre les deux paroisses de Tacloban et de Basey situées dans les Visayas orientales.
(3) Le Santo Nino est la figure la plus vénérée des Philippines où chaque maison ou presque en possède une reproduction. Les origines historiques du culte sont mal connues mais sont étroitement associées dans l’esprit des Philippins à la christianisation de l’archipel. Le Sinulog, fête principale en l’honneur du Santo Nino, se tient à Cebu le troisième week-end de janvier et dure plusieurs jours. http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/philippines/a-mindanao-catholiques-et-musulmans-fetent-ensemble-le-sinulog-en-l2019honneur-de-l2019enfant-jesus.
(Source: Eglises d’Asie, 26 juin 2012)
Egypt's Christians react to new president
Vatican Radio
04:53 10/07/2012
Egypt’s new president, Mohammed Morsi, has moved into his new office and has started work on forming a new government. Morsi on Sunday was declared the victor in Egypt’s first presidential run-off.
Father Rafic Greiche, the spokesman for Egypt’s Catholic Coptic Church, spoke to Vatican Radio about the reaction of Christians to the election. He said the situation in Egypt is “complicated.” Many Christians, he said, had voted for Morsi’s opponent, Ahmed Shafiq, who had promised a secular government. Father Greiche says Christians are concerned that Islamist groups will attempt to impose some form of sharia law. “All the Christians are afraid that they will apply the sharia… as they interpret it. So the Christians are not happy, they fell insecure.”
He says Christians hope that Morsi will fulfil the promises he made as a candidate. “We hope that, (Morsi) will bring the laws that the Christians want, like the building of the churches, or the laws for the Christian family, or not to have discrimination in the positions or in the government. These were promises, now we have to see if he will apply what he promised.”
Father Greiche says it is important to pray for his country: “I hope you pray for us, you pray for Egypt. Because this phase is not ended by having a president . . . We want to have a constitution, we want that the law prevails, and that the law be applied to everybody, starting from the president to anybody.”
Father Rafic Greiche, the spokesman for Egypt’s Catholic Coptic Church, spoke to Vatican Radio about the reaction of Christians to the election. He said the situation in Egypt is “complicated.” Many Christians, he said, had voted for Morsi’s opponent, Ahmed Shafiq, who had promised a secular government. Father Greiche says Christians are concerned that Islamist groups will attempt to impose some form of sharia law. “All the Christians are afraid that they will apply the sharia… as they interpret it. So the Christians are not happy, they fell insecure.”
He says Christians hope that Morsi will fulfil the promises he made as a candidate. “We hope that, (Morsi) will bring the laws that the Christians want, like the building of the churches, or the laws for the Christian family, or not to have discrimination in the positions or in the government. These were promises, now we have to see if he will apply what he promised.”
Father Greiche says it is important to pray for his country: “I hope you pray for us, you pray for Egypt. Because this phase is not ended by having a president . . . We want to have a constitution, we want that the law prevails, and that the law be applied to everybody, starting from the president to anybody.”
Archbishops who will receive the Pallium and the changes to the Rite of Imposition
Vatican Radio
04:53 10/07/2012
"Things will remain substantially the same", the note reads, "but this year, following a logic of development in continuity, it has been decided simply to move the rite itself, and it will now take place before the Eucharistic celebration.
"The modification has been approved by the Holy Father and is motivated by the following reasons:
"1. To make the rite shorter. The list of new metropolitan archbishops will be read out immediately before the entry of the opening procession and the singing of 'Tu es Petrus', and it will not be part of the celebration. The rite of the palliums will take place as soon as the Holy Father reaches the altar.
"2. To ensure that the Eucharistic celebration is not 'interrupted' by a relatively long rite (the number of metropolitan archbishops now stands at around forty-five each year), which could make attentive and focused participation in the Mass more difficult.
"3. To make the rite of imposing the pallium more in keeping with the 'Cerimoniale Episcoporum', and to avoid the possibility that, by coming after the homily (as happened in the past), it may be thought of as a Sacramental rite. Indeed, the rites which take place during a Eucharistic celebration following the homily are normally Sacramental rites: Baptism, Confirmation, Ordination, Matrimony, Anointing of the Sick. The imposition of the pallium, on the other hand, is not Sacramental in nature".
The following metropolitan archbishops will receive the pallium in this year's ceremony:
- Cardinal Rainer Maria Woelki, archbishop of Berlin, Germany.
- Cardinal Francisco Robles Ortega, archbishop of Guadalajara, Mexico.
- Archbishop Francesco Moraglia, patriarch of Venice, Italy.
- Archbishop Alfredo Horacio Zecca of Tucuman, Argentina.
- Archbishop Mario Alberto Molina Palma O.A.R. of Los Altos, Quetzaltenango-Totonicapan, Guatemala.
- Archbishop Charles Joseph Chaput O.F.M. Cap. of Philadelphia, U.S.A.
- Archbishop Luc Cyr of Sherbrooke, Canada.
- Archbishop Salvador Pineiro Garcia-Calderon of Ayacucho or Huamanga, Peru.
- Archbishop Francesco Panfilo S.D.B. of Rabaul, Papua New Guinea.
- Archbishop Ulises Antonio Gutierrez Reyes O. de M. of Ciudad Bolivar, Venezuela.
- Archbishop Stanisław Budzik of Lublin, Poland.
- Archbishop Wilson Tadeu Jonck S.C.I. of Florianopolis, Brazil.
- Archbishop Paul-Andre Durocher of Gatineau, Canada.
- Archbishop Luis Antonio G. Tagle of Manila, Philippines.
- Archbishop Patrick D’Rozario C.S.C. of Dhaka, Bangladesh.
- Archbishop Wiktor Pawel Skworc of Katowice, Poland.
- Archbishop Jose F. Advincula of Capiz, Philippines.
- Archbishop Filippo Santoro of Taranto, Italy.
- Archbishop Jose Francisco Rezende Dias of Niteroi, Brazil.
- Archbishop Esmeraldo Barreto de Farias of Porto Velho, Brazil.
- Archbishop Jaime Vieira Rocha of Natal, Brazil.
- Archbishop Joseph Harris C.S.Sp. of Port of Spain, Trinidad and Tobago.
- Archbishop Waclaw Depo of Czestochowa, Poland.
- Archbishop Ignatius Chama of Kasama, Zambia.
- Archbishop Pascal Wintzer of Poitiers, France.
- Archbishop John Moolachira of Guwahati, India.
- Archbishop William Charles Skurla of Pittsburgh of the Byzantines, U.S.A.
- Archbishop Joseph Coutts of Karachi, Pakistan.
- Archbishop Romulo Geolina Valles of Davao, Philippines.
- Archbishop Airton Jose dos Santos of Campinas, Brazil.
- Archbishop Timothy Costelloe S.D.B. of Perth, Australia.
- Archbishop Jacinto Furtado de Brito Sobrinho of Teresina, Brazil.
- Archbishop Thomas D’Souza of Calcutta, India.
- Archbishop Arrigo Miglio of Cagliari, Italy.
- Archbishop John F. Du of Palo, Philippines.
- Archbishop Paulo Mendes Peixoto of Uberaba, Brazil.
- Archbishop Christian Lepine of Montreal, Canada.
- Archbishop William Edward Lori of Baltimore, U.S.A.
- Archbishop Mark Benedict Coleridge of Brisbane, Australia.
- Archbishop Jesus Carlos Cabrero Romero of San Luis Potosi, Mexico.
- Archbishop Andrew Yeom Soo jung of Seoul, Korea.
- Archbishop Benedito Roberto C.S.Sp. of Malanje, Angola.
- Archbishop Alfred Adewale Martins of Lagos, Nigeria.
- Archbishop Samuel Joseph Aquila of Denver, U.S.A.
The following two archbishops will receive the pallium in their metropolitan sees:
- Archbishop Gabriel Justice Yaw Anokye of Kumasi, Ghana.
- Archbishop Valery Vienneau of Moncton, Canada.
XV World Seminar for Catholic Civil Aviation Chaplains and Chaplaincy Members
Vatican Document
04:53 10/07/2012
"The New Evangelization means that chaplains move from maintenance to mission"
VATICAN CITY, JUNE 27 - Here is the full text of the Final Document of the XV World Seminar for Catholic Civil Aviation Chaplains and Chaplaincy Members under the theme of “New Evangelization in the Field of Civil Aviation”.
INTRODUCTION
We, seventy-nine Catholic chaplains and chaplaincy members who serve in civil aviation across the world with joy and hope, have come together from thirty-one international airports of fourteen countries in Europe and the Americas, to respond to the call of the Pontifical Council for the Pastoral Care of Migrants and Itinerant People to examine how we could effectively carry out the New Evangelization in the world of civil aviation. In our assembly, we counted on the competent help of experts and institutional representatives who enlightened us regarding the context in which the New Evangelization needs to be carried out in our contemporary world and the importance of considering different forms of dialogue as part of the evangelizing process everywhere, including the sphere of human mobility in general and our civil aviation milieu in particular.
Stepping back from the day-to-day activities in which we are immersed to reflect on our ministry and to be in dialogue and communion with others who share our mission has been a great grace. We remember the importance of periodically “coming away,” as the Gospel tells us, to pray and reflect on our mission and ministry.
Inspired by the words that the Holy Father addressed to us, we have become more aware that we are “called to embody in the world’s airports the Church’s mission of bringing God to man and lead man to the encounter with God.” This has re-affirmed our sense of purpose and our understanding of the importance of this mission and ministry in the life of the Church.
We leave our gathering of Catholic chaplains who serve in civil aviation across the world with joy and hope. We leave with a sense of challenge to meet the many needs and possibilities that we have seen emerge in the world of civil aviation. We anticipate the results of the upcoming Synod of Bishops as a further clarification of our task in bringing the New Evangelization to a world in need.
Our conclusions represent some of the major lines of development that emerged in the course of the seminar.
CONCLUSIONS
Airport chaplaincy is an important ministry and pastoral outreach of the Church that contributes to her vital presence not only in airports but in society as well. It needs recognition and support as such by those responsible for the structure and organization of the Church’s mission. The particular circumstances of airports that include large populations of both stable and transient persons of various cultural backgrounds indicate the great potential of this ministry for the New Evangelization.
Airport chaplains need to continue to serve the religious and spiritual needs of believing people, especially through the celebration of the sacraments for Catholic people. At the same time, the New Evangelization invites chaplains to serve the revitalization of the faith of those who are already faithful. In the Year of Faith this can mean a more extensive catechesis and deeper exploration of the ways of prayer and spiritual counseling.
The New Evangelization means that chaplains move from maintenance to mission, from simply being responsive to requests to actively reaching out to those who are alienated from faith and Church. Thus, the New Evangelization means an intensification of the apostolic outreach of airport ministry. For this outreach to take place and to be effective, chaplains must engage their imaginations and creativity with others in the Church, because the New Evangelization is, indeed, new.
Airport chaplains who wish to promote the New Evangelization must be conscious of the fluid and multidimensional cultural context of their efforts. Culture encompasses the new terrain of electronic communications, a globalized economy, a re-alignment of religious sensibilities that span the forces of secularization to the surge of various forms of fundamentalism, and people who are ever more mobile and mixed in their backgrounds. The airport itself is a great point of cultural intersection and, therefore, becomes an extraordinary “Areopagus” in the context of the New Evangelization.
A critical moment for airport chaplains and others engaged in the New Evangelization is the process of pre-evangelization. The process of pre-evangelization includes helping men and women of our time to identify the deepest questions of their lives. Only if they are clear on the questions will they be open and available to the answer which is found in Jesus Christ, the Word of Life. Often these deep human questions are connected to a sense of the fragility of human life as well as the deepest aspirations of the human heart for knowledge and love. Chaplains can effectively pre-evangelize by using the airport experiences of fragility and vulnerability as well as high human aspirations to draw their listeners into a clearer possession of the decisive life questions that can only be answered by faith in Jesus Christ.
If airport chaplains are to carry on the New Evangelization, they themselves must be personally engaged. Their own formation as believers is, of course, essential, since to be effective evangelizers they need first to be living witnesses of Christ’s Gospel. Even before that, the human formation of airport chaplains must be a central concern. Their human personalities enable them to receive people, to be present to them, to listen to them attentively, and to engage in a dialogue which can lead them to faith or deeper faith. Their humanity, in the words of Blessed John Paul II, must become a bridge and not an obstacle in the communication of Jesus Christ to men and women today.
Because airports are grand intersections of all humanity, the ecumenical and inter-faith dimensions of airport ministry are extraordinarily important. Airport chaplains need to be sensitive to the different religious traditions. In particular, chaplains need an ecumenical perspective that would link them with other Christians. This ecumenical connection serves to give common witness to Jesus Christ and, in its own way, fosters the New Evangelization.
We have therefore come up with some suggestions for concrete actions to be taken in the context of the new evangelization.
SOME CONCRETE SUGGESTIONS
The method of evangelization in airport chaplaincies cannot be the same as that of a parish. In airports, chaplains and their collaborators meet people who would otherwise not encounter people of faith, nor enter into any kind of religious or spiritual dialogue. Therefore, we suggest the use of video presentations in the chaplaincies on various aspects of the Catholic faith, including further explanation of the catechism. A good occasion would be before the celebration of Holy Mass. This could also be done by making similar CDs or books available in the chapel, or by distributing them, for instance, as Christmas gifts to airport workers.
We recommend that all those who carry out their mission in airports be readily identifiable, for example through the use of a chaplaincy badge. In particular, it is suggested, where possible and opportune, that priests, deacons and religious men and women connected to airport chaplaincies wear their clerical garb or religious habit to make them a visible presence of the Church in a neutral space.
Airport chaplains and their collaborators need to maintain good relations with the airport authorities, entrepreneurs and labor unions to be able to better attend to and serve the people entrusted to their care – airport and airline workers and users, as well as aircraft passengers – by protecting their dignity and responding to their spiritual and social needs.
This would also make it possible for airport chaplaincies to have the opportunity to use technological instruments present in airports for their pastoral service in the context of the new evangelization.
Airport chaplains and chaplaincy members have an important evangelization mission to carry out in moments of emergencies and critical incidents. Therefore it is necessary that they be competent not only in pastoral terms but also on how to be concrete responders to the demands of such moments.
The new evangelization in airports would greatly benefit from the full-time availability of airport chaplains and chaplaincy members. Where possible, Ordinaries of Dioceses where airports are located are encouraged to appoint a full-time chaplain. The participation of volunteers who support the chaplains in the ministry is also encouraged.
The publication of a new “Prayer Book for Travelers” could be a useful instrument of new evangelization.
A study could be made regarding the possibility of establishing an International Association of lay volunteers who would be of assistance to airport chaplains and may guarantee constant prayer in the chapel, for example, through permanent Eucharistic adoration.
Epilogue
We therefore consider it our task to implement these conclusions and recommendations, and communicate them to our fellow chaplains and chaplaincy members as well as to our Bishops, so that together we may carry them out more effectively not only to the benefit of the people we serve, but so that Christ may be more visible in the civil aviation milieu and become more and more the center of its life and activities.
We lay the work that we have done at the feet of Our Lady of Loreto, our patroness, so that she may be our constant inspiration and guide in this challenging and fulfilling mission.
VATICAN CITY, JUNE 27 - Here is the full text of the Final Document of the XV World Seminar for Catholic Civil Aviation Chaplains and Chaplaincy Members under the theme of “New Evangelization in the Field of Civil Aviation”.
INTRODUCTION
We, seventy-nine Catholic chaplains and chaplaincy members who serve in civil aviation across the world with joy and hope, have come together from thirty-one international airports of fourteen countries in Europe and the Americas, to respond to the call of the Pontifical Council for the Pastoral Care of Migrants and Itinerant People to examine how we could effectively carry out the New Evangelization in the world of civil aviation. In our assembly, we counted on the competent help of experts and institutional representatives who enlightened us regarding the context in which the New Evangelization needs to be carried out in our contemporary world and the importance of considering different forms of dialogue as part of the evangelizing process everywhere, including the sphere of human mobility in general and our civil aviation milieu in particular.
Stepping back from the day-to-day activities in which we are immersed to reflect on our ministry and to be in dialogue and communion with others who share our mission has been a great grace. We remember the importance of periodically “coming away,” as the Gospel tells us, to pray and reflect on our mission and ministry.
Inspired by the words that the Holy Father addressed to us, we have become more aware that we are “called to embody in the world’s airports the Church’s mission of bringing God to man and lead man to the encounter with God.” This has re-affirmed our sense of purpose and our understanding of the importance of this mission and ministry in the life of the Church.
We leave our gathering of Catholic chaplains who serve in civil aviation across the world with joy and hope. We leave with a sense of challenge to meet the many needs and possibilities that we have seen emerge in the world of civil aviation. We anticipate the results of the upcoming Synod of Bishops as a further clarification of our task in bringing the New Evangelization to a world in need.
Our conclusions represent some of the major lines of development that emerged in the course of the seminar.
CONCLUSIONS
Airport chaplaincy is an important ministry and pastoral outreach of the Church that contributes to her vital presence not only in airports but in society as well. It needs recognition and support as such by those responsible for the structure and organization of the Church’s mission. The particular circumstances of airports that include large populations of both stable and transient persons of various cultural backgrounds indicate the great potential of this ministry for the New Evangelization.
Airport chaplains need to continue to serve the religious and spiritual needs of believing people, especially through the celebration of the sacraments for Catholic people. At the same time, the New Evangelization invites chaplains to serve the revitalization of the faith of those who are already faithful. In the Year of Faith this can mean a more extensive catechesis and deeper exploration of the ways of prayer and spiritual counseling.
The New Evangelization means that chaplains move from maintenance to mission, from simply being responsive to requests to actively reaching out to those who are alienated from faith and Church. Thus, the New Evangelization means an intensification of the apostolic outreach of airport ministry. For this outreach to take place and to be effective, chaplains must engage their imaginations and creativity with others in the Church, because the New Evangelization is, indeed, new.
Airport chaplains who wish to promote the New Evangelization must be conscious of the fluid and multidimensional cultural context of their efforts. Culture encompasses the new terrain of electronic communications, a globalized economy, a re-alignment of religious sensibilities that span the forces of secularization to the surge of various forms of fundamentalism, and people who are ever more mobile and mixed in their backgrounds. The airport itself is a great point of cultural intersection and, therefore, becomes an extraordinary “Areopagus” in the context of the New Evangelization.
A critical moment for airport chaplains and others engaged in the New Evangelization is the process of pre-evangelization. The process of pre-evangelization includes helping men and women of our time to identify the deepest questions of their lives. Only if they are clear on the questions will they be open and available to the answer which is found in Jesus Christ, the Word of Life. Often these deep human questions are connected to a sense of the fragility of human life as well as the deepest aspirations of the human heart for knowledge and love. Chaplains can effectively pre-evangelize by using the airport experiences of fragility and vulnerability as well as high human aspirations to draw their listeners into a clearer possession of the decisive life questions that can only be answered by faith in Jesus Christ.
If airport chaplains are to carry on the New Evangelization, they themselves must be personally engaged. Their own formation as believers is, of course, essential, since to be effective evangelizers they need first to be living witnesses of Christ’s Gospel. Even before that, the human formation of airport chaplains must be a central concern. Their human personalities enable them to receive people, to be present to them, to listen to them attentively, and to engage in a dialogue which can lead them to faith or deeper faith. Their humanity, in the words of Blessed John Paul II, must become a bridge and not an obstacle in the communication of Jesus Christ to men and women today.
Because airports are grand intersections of all humanity, the ecumenical and inter-faith dimensions of airport ministry are extraordinarily important. Airport chaplains need to be sensitive to the different religious traditions. In particular, chaplains need an ecumenical perspective that would link them with other Christians. This ecumenical connection serves to give common witness to Jesus Christ and, in its own way, fosters the New Evangelization.
We have therefore come up with some suggestions for concrete actions to be taken in the context of the new evangelization.
SOME CONCRETE SUGGESTIONS
The method of evangelization in airport chaplaincies cannot be the same as that of a parish. In airports, chaplains and their collaborators meet people who would otherwise not encounter people of faith, nor enter into any kind of religious or spiritual dialogue. Therefore, we suggest the use of video presentations in the chaplaincies on various aspects of the Catholic faith, including further explanation of the catechism. A good occasion would be before the celebration of Holy Mass. This could also be done by making similar CDs or books available in the chapel, or by distributing them, for instance, as Christmas gifts to airport workers.
We recommend that all those who carry out their mission in airports be readily identifiable, for example through the use of a chaplaincy badge. In particular, it is suggested, where possible and opportune, that priests, deacons and religious men and women connected to airport chaplaincies wear their clerical garb or religious habit to make them a visible presence of the Church in a neutral space.
Airport chaplains and their collaborators need to maintain good relations with the airport authorities, entrepreneurs and labor unions to be able to better attend to and serve the people entrusted to their care – airport and airline workers and users, as well as aircraft passengers – by protecting their dignity and responding to their spiritual and social needs.
This would also make it possible for airport chaplaincies to have the opportunity to use technological instruments present in airports for their pastoral service in the context of the new evangelization.
Airport chaplains and chaplaincy members have an important evangelization mission to carry out in moments of emergencies and critical incidents. Therefore it is necessary that they be competent not only in pastoral terms but also on how to be concrete responders to the demands of such moments.
The new evangelization in airports would greatly benefit from the full-time availability of airport chaplains and chaplaincy members. Where possible, Ordinaries of Dioceses where airports are located are encouraged to appoint a full-time chaplain. The participation of volunteers who support the chaplains in the ministry is also encouraged.
The publication of a new “Prayer Book for Travelers” could be a useful instrument of new evangelization.
A study could be made regarding the possibility of establishing an International Association of lay volunteers who would be of assistance to airport chaplains and may guarantee constant prayer in the chapel, for example, through permanent Eucharistic adoration.
Epilogue
We therefore consider it our task to implement these conclusions and recommendations, and communicate them to our fellow chaplains and chaplaincy members as well as to our Bishops, so that together we may carry them out more effectively not only to the benefit of the people we serve, but so that Christ may be more visible in the civil aviation milieu and become more and more the center of its life and activities.
We lay the work that we have done at the feet of Our Lady of Loreto, our patroness, so that she may be our constant inspiration and guide in this challenging and fulfilling mission.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn CGVN tại Aarhus: Lễ hội mùa hè 2012
CĐ Aarhus
04:53 10/07/2012
ĐAN MẠCH - Trọn vẹn ngày thứ bảy mùa hè 23.6, tại công viên thành phố cổ (Gamle By), các em thiếu nhi, thiếu niên và giới trẻ cùng các phụ huynh vừa mừng lễ hội mùa hè với chủ đề Niềm Vui.
Niềm vui thực sự “nở hoa” nơi từng các em thiếu nhi và thiếu niên, khi các em đến lễ hội với tâm hồn đơn sơ và trong trắng, hoà nhập với các bạn và mọi người, để chạy nhảy, vui chơi và trao tặng cho nhau những nụ cười trẻ thơ thật đẹp.
Niềm vui được nở rộ nơi các bạn trẻ, khi các em sẵn sàng nhận trách nhiệm, để lo cho chương trình lễ hội được tràn đầy sức sống của người trẻ, với những sáng kiến thật dễ thương và tràn đầy ý nghĩa.
Niềm vui cũng được “cười tươi” nơi các phụ huynh và mọi người xunh quanh, khi mỗi người sẵn sàng dấn thân hy sinh cho ngày lễ hội. Người dựng lều, người nấu ăn, người khuân đồ, người đón tiếp, người lo thánh lễ, người lo tập hát thánh ca… Dù lo nhiều việc, nhưng anh chị em không quên cùng chơi chung với các em. Quả bóng tròn lăn trên nền cỏ xanh, tiếng “U.u.u.u”, của trò chơi “U”… đã đưa lại biết bao nhiêu nụ cười dòn dã tươi vui.
Và Niềm vui lớn hơn hết là niềm vui của Thiên Chúa và Mẹ Maria, Nữ Vương Bình an, ban tặng cho mọi người trong ngày lễ hội. Thật vậy, dù theo dự báo thời tiết, trời sẽ mưa nhiều, nhưng suốt ngày Chúa và Mẹ “góp” nắng nhiều hơn mưa. Đó là món quà cao quý mà Thiên Chúa và Mẹ Maria đã ban cho chúng ta.
Chúng ta ngẩng đầu hướng mắt nhìn trời, để hết long cám ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria về sự chúc lành, và về ánh nắng thật dễ thương cho ngày lễ hội tràn đầy niềm vui.
Chúng ta hướng mắt nhìn các em bé thiếu nhi và thiếu niên, để cám ơn các em đã đến, để vui và vui thật là vui với mọi người.
Chúng ta nhìn đến các bạn trẻ, để cám ơn các bạn sẵn sàng giúp cho các em thiếu nhi, thiếu niên có được một ngày mùa hè vui ơi là vui.
Chúng ta cũng nhìn đến nhau, để cám ơn Ban Chấp Hành, cám ơn các phụ huynh, cám ơn ca đoàn, và cám ơn mỗi người đã góp công sức, đã đến và hiện diện trong ngày lễ hội tràn đầy niềm vui của mùa hè năm nay.
Ước sao niềm vui này sẽ tiếp tục ở lại và “cười tươi” nơi các em thiếu nhi, thiếu niên và giới trẻ, để nhờ đó mọi người trong cộng đoàn cũng được vui cười với các em, tương lai của cộng đoàn, tương lai của Giáo Hội.
Niềm vui được nở rộ nơi các bạn trẻ, khi các em sẵn sàng nhận trách nhiệm, để lo cho chương trình lễ hội được tràn đầy sức sống của người trẻ, với những sáng kiến thật dễ thương và tràn đầy ý nghĩa.
Niềm vui cũng được “cười tươi” nơi các phụ huynh và mọi người xunh quanh, khi mỗi người sẵn sàng dấn thân hy sinh cho ngày lễ hội. Người dựng lều, người nấu ăn, người khuân đồ, người đón tiếp, người lo thánh lễ, người lo tập hát thánh ca… Dù lo nhiều việc, nhưng anh chị em không quên cùng chơi chung với các em. Quả bóng tròn lăn trên nền cỏ xanh, tiếng “U.u.u.u”, của trò chơi “U”… đã đưa lại biết bao nhiêu nụ cười dòn dã tươi vui.
Và Niềm vui lớn hơn hết là niềm vui của Thiên Chúa và Mẹ Maria, Nữ Vương Bình an, ban tặng cho mọi người trong ngày lễ hội. Thật vậy, dù theo dự báo thời tiết, trời sẽ mưa nhiều, nhưng suốt ngày Chúa và Mẹ “góp” nắng nhiều hơn mưa. Đó là món quà cao quý mà Thiên Chúa và Mẹ Maria đã ban cho chúng ta.
Chúng ta ngẩng đầu hướng mắt nhìn trời, để hết long cám ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria về sự chúc lành, và về ánh nắng thật dễ thương cho ngày lễ hội tràn đầy niềm vui.
Chúng ta hướng mắt nhìn các em bé thiếu nhi và thiếu niên, để cám ơn các em đã đến, để vui và vui thật là vui với mọi người.
Chúng ta nhìn đến các bạn trẻ, để cám ơn các bạn sẵn sàng giúp cho các em thiếu nhi, thiếu niên có được một ngày mùa hè vui ơi là vui.
Chúng ta cũng nhìn đến nhau, để cám ơn Ban Chấp Hành, cám ơn các phụ huynh, cám ơn ca đoàn, và cám ơn mỗi người đã góp công sức, đã đến và hiện diện trong ngày lễ hội tràn đầy niềm vui của mùa hè năm nay.
Ước sao niềm vui này sẽ tiếp tục ở lại và “cười tươi” nơi các em thiếu nhi, thiếu niên và giới trẻ, để nhờ đó mọi người trong cộng đoàn cũng được vui cười với các em, tương lai của cộng đoàn, tương lai của Giáo Hội.
Lễ cung hiến nhà thờ và thành lập giáo xứ Thanh Bình
Hồng Hương
04:53 10/07/2012
PHAN THIẾT - Sáng ngày 22.06.2012, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết đã đến Giáo họ Đức Bà, hạt Hàm Tân, chủ sự Thánh lễ Tạ Ơn Cung Hiến Nhà thờ, Bàn thờ và công bố chính thức nâng giáo họ này lên hàng giáo xứ với tên gọi Giáo xứ Thanh Bình. Cùng với niềm vui Tạ ơn là lời chúc mừng của Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha và toàn thể quan khách đến cha Cha đặc trách Phêrô Nguyễn Văn Quang và cộng đoàn Thanh Bình.
Ngôi Thánh đường của Tân Giáo xứ Thanh Bình toạ lạc trên một khu đất còn khá hoang sơ thuộc xã Tân Bình – Thị xã Lagi – Tỉnh Bình Thuận. Từ một giáo họ thuộc giáo xứ Bình An, hôm nay đã được Đức Giám Mục nâng lên hàng giáo xứ với tên gọi Giáo xứ Thanh Bình. Lãnh thổ Tân Giáo xứ thuộc các xóm 1- 4, thôn Bình An II, Xã Tân Bình, Thị xã Lagi, Tỉnh Bình Thuận. Đông giáp Cty TNHH Thiên Xuân – Giáo xứ Hiệp An; Tây giáp Giáo Họ Phêrô Giáo xứ Bình An; Nam giáp xóm 1 Giáo xứ Tân Lý; Bắc giáp Suối giấy.
Qua 36 năm hình thành và phát triển, Họ Đạo Đức Bà in đậm những dấu ấn tình yêu của Thiên Chúa quan phòng và các vị mục tử với đoàn con mang tước hiệu Mẹ. Ngược dòng thời gian, vào năm 1976, một số gia đình Công giáo từ hai Tỉnh Nghệ An và Quảng Bình đến đây lập nghiệp và hình thành nên một cộng đồng Công giáo sống gắn bó với nhau trong đời sống đức tin và xã hội.
Năm 1980, Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi chấp thuận thành lập Giáo họ mới với Tước hiệu “Đức Bà” (mừng Bổn Mạng ngày 15.08) gồm 33 gia đình với 75 giáo hữu đặt dưới sự hướng dẫn mục vụ của Cha Giacôbê Lê Đức Trung, là cha xứ Bình An. Các cha sở Bình An sau đó là Cha Dom. Cẩm Nguyễn Đình Cẩm (1994-2002), Cha cố Phêrô Hồ Văn Hưởng (cha sở Phước An kiêm quản nhiệm Bình An từ 2002-2003) và cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy (2003-2007) đã rất quan tâm chăm sóc cho giáo họ bé nhỏ này.
Ngày 03.03.2007, Cha Phêrô Nguyễn Văn Quang được Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan (Nguyên Giám Mục GP Phan Thiết) cử về nhậm chức quản xứ Bình An. Là một linh mục trẻ nhiều nhiệt huyết, Cha đã lên nhiều chương trình hoạt động nâng cao đời sống đức tin và vật chất cho giáo xứ và các giáo họ. Đến năm 2009, GH Đức Bà đã có số giáo dân khá đông lên đến 194 gia đình với 1.043 tín hữu. Tuy không thường xuyên trực tiếp ở tại giáo họ, nhưng Cha Phêrô vẫn lo lắng cho cộng đoàn được có đầy đủ mọi sinh hoạt nên ngày 25.3.2009 đã mời các nữ tu thuộc Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ về phục vụ tại đây. Nhận thấy nhu cầu của giáo họ Đức Bà lúc này là cần một ngôi nhà thờ đủ rộng để bà con giáo dân tham dự thánh lễ thay cho ngôi nhà nguyện cũ vừa nhỏ lại xuống cấp trầm trọng nên Cha Phêrô bắt đầu xúc tiến các thủ tục xây dựng Nhà thờ mới. Ngày 20.08.2009, UBND Tỉnh Bình Thuận cấp giấy phép xây dựng số 4203/UBND/Tỉnh Bình Thuận. Ngày 15.09.2009, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Tân Giám Mục GP Phan Thiết, chấp thuận cho phép xây dựng nhà thờ mới. Ngày 12.10.2009, giáo họ hân hoan đón Đức Cha Giuse đến dâng Thánh lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên xây dựng nhà thờ và chính thức khởi công vào ngày 22.02.2010.
Hôm nay, sau 2 năm 4 tháng xây dựng, ngôi Nhà thờ mới có hình dáng như chiếc thuyền, được gợi hứng từ câu Lời Chúa: “Anh em hãy đi giảng dạy muôn dân, và làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19) đã được hoàn thành trên vùng đất cát hoang sơ bạc màu. Niềm vui được gia tăng khi giáo họ sau 36 năm hình thành nay được chính thức nâng lên hàng giáo xứ. Đức Cha Giuse trong bài giảng lễ đã gọi tên ngôi thánh đường mới này là nhà thờ "con thuyền" sẵn sàng ra khơi truyền giáo, điều này thật ý nghĩa bởi năm nay cũng là Năm Truyền Giáo của GP Phan Thiết. Ngài cũng thay lời quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh, quý ân nhân và quý khách, chúc mừng cha xứ và cộng đoàn Thanh Bình, đồng thời cũng "cầu mong con thuyền nhà thờ luôn xinh đẹp, cha xứ thuyền trưởng luôn an mạnh và giáo dân thuyền viên luôn hạnh phúc để lướt sóng ra khơi đem về hoa trái dồi dào trong tinh thần truyền giáo.
Hai năm bốn tháng dựng xây,
Con thuyền lớn sẵn xuôi ngay hải trình.
Chúc mừng giáo xứ Thanh Bình,
Thuyền viên thuyền trưởng đồng tình ra khơi".
Nhìn lại một chặng đường dài của Họ Đạo Đức Bà và cũng là Tân giáo xứ Thanh Bình hôm nay, biết bao hồng ân của Chúa qua đôi tay từ mẫu của Mẹ Maria đã ban cho giáo xứ. Hôm nay Tân Giáo xứ Thanh Bình có được một ngôi thánh đường thật khang trang dâng kính Thiên Chúa chính là nhờ sự quan tâm ưu ái của Đức Giám Mục, Đức Cha Nicôla và Đức Cha Phaolô, Quý cha tiền nhiệm, quý Ân nhân đã quảng đại đóng góp và đặc biệt là Cha Quản nhiệm Phêrô đã hết lòng chăm lo cho giáo xứ.
Bài giảng của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống ngày Lễ Cung Hiến nhà thờ và thành lập Giáo xứ Thanh Bình
NHÀ THỜ “CON THUYỀN”
Muốn biết tình hình sức khỏe của một gia đình, người ta thường quan sát mâm cơm, vì mâm cơm phản ánh dưỡng chất cung cấp cho các thành viên của một nhà. Mới đây trên trang Tin nhanh VnExpress, người ta đã quan ngại cho sức khỏe của công nhân khi xem hình bữa cơm dành cho 6 người vỏn vẹn chỉ có một đĩa cá kho, một đĩa rau luộc và một tô canh “toàn quốc” nghĩa là lõng chõng nước. Còn muốn biết tình hình đức tin nơi một giáo xứ, người ta lại hướng chú ý đến nhà thờ, vì nhà thờ như là bộ mặt của giáo xứ: nhà thờ hoa đèn tươi sạch tường vách khang trang nói lên đức tin sống động; nhà thờ ghế bàn bụi bặm nhện giăng tứ phía lại cho thấy một đức tin khó có thể gọi là mạnh mẽ nếu không muốn nói là èo uột. Nhà thờ chính là ngôi nhà tiêu biểu với nhiều ý nghĩa tại giáo hội địa phương cấp nhỏ nhất là giáo xứ. Hôm nay trong niềm vui tạ ơn của Giáo xứ Thanh Bình, xin ghi nhận đôi nét về nhà thờ Đức Bà.
1. Về mặt kiến trúc, đây là một công trình xây dựng độc đáo nơi vùng biển.
Hai năm bốn tháng trước, khi đặt viên đá khởi công xây dựng, nơi đây chỉ là một diện tích trũng thấp cát trắng phủ đầy với lưa thưa vài hàng bạch đàn phơi nắng. Nhìn vào mô hình nhà thờ, người ta một mặt thán phục sáng kiến táo bạo của cha xứ, và mặt khác cũng ái ngại không biết công trình độc đáo như thế có thể thực hiện được theo mô hình dự kiến. Nhưng hôm nay, như một giấc mơ, trên cả tuyệt vời, nhà thờ đã được hoàn thành. Nhà thờ Đức Bà, như cộng đoàn thấy, có dáng của một con thuyền lướt đi vững chãi giữa vùng cát trắng nắng vàng biển xanh thuộc xã Tân Bình. Thật đẹp và cũng thật công phu. Không biết cộng đoàn thế nào, chứ riêng tôi từ đầu thánh lễ đến giờ cứ có cảm giác dường như say sóng, lâu lâu lại phải thử xem mình còn đứng vững trên phòng lái là cung thánh đây hay không.
Trên tấm thiệp mời, người ta đọc thấy hàng chữ nói lên tâm tình của ngày lễ, đó là tạ ơn. Tạ ơn vì những lo toan của con người đã được Chúa hóa giải, không gặp phải ngãng trở dở dang; tạ ơn vì những nỗ lực xây dựng đã được Chúa chúc lành, luôn diễn ra theo tiến độ thời gian; và nhất là tạ ơn vì nhờ lời chuyển cầu của Đức Bà Hồn Xác Lên Trời, bổn mạng giáo đường, công trình đã hoàn thành một cách tốt đẹp và an toàn. Trong tâm tình tạ ơn ấy, giáo xứ nêu lên vắn gọn: “từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa”, nhưng thực chất, như kiểu nói nối kết, công trình này là tổng hợp của bốn thứ công: cong ơn của Chúa đỡ nâng; công khó của cha xứ ngược xuôi kiếm tìm trợ giúp; công sức của giáo dân đóng góp những ngày lao động vàcông đức của quý vị ân nhân xa gần hằng tâm hằng sản sẵn sàng chung phần mở mang Hội Thánh.
Đà Lạt có nhà thờ “con gà”, Bến Đá có nhà thờ “con tàu” và từ nay, có thể nói: xã Tân Bình có nhà thờ “con thuyền”. Độc đáo, táo bạo và rất đáng tự hào.
2. Về mặt cử hành, đây lại là công trình biểu thị sự hiện diện của Thiên Chúa.
Nỗi niềm của thánh lễ hôm nay là tạ ơn, nhưng cử hành chính yếu lại là nghi thức thánh hiến nhà thờ mới và bàn thờ mới, thế nên đã đem đến cho công trình kiến trúc này một sứ mạng trọng đại là trở thành nhà của Thiên Chúa, nơi Chúa hiện diện thi ân giáng phúc cho con cái loài người. Tất nhiên, là Đấng quyền năng Thiên Chúa có mặt ở khắp muôn nơi, chẳng nơi nào không có sự hiện diện của Người, và cũng chẳng nơi nào lại giới hạn được sự hiện diện thần thiêng ấy. Nhưng quyền năng của Thiên Chúa thường biểu lộ cho nhân thế bằng ngôn ngữ loài người và sự linh thiêng vô hình của Thiên Chúa cũng thường được diễn tả qua những phương cách hữu hình. Mỗi một nhà thờ được thánh hiến là một địa chỉ mới biểu thị sự hiện diện của Chúa ở giữa dân mình. Theo ý nghĩa đó, nhà thờ “con thuyền” từ nay có chủ quyền thuộc về Thiên Chúa và Đấng bảo trợ là chính Đức Trinh Nữ Maria luôn đứng mũi chịu sào cho đời sống của giáo xứ được thăng tiến cả trong tình Chúa lẫn tình người.
Đã đành, Thiên Chúa luôn luôn thấu hiểu tấm lòng con cái ngay cả trước khi người ta cầu nguyện và sẵn sàng thi ân mọi lúc mọi nơi. Hồng ân của Chúa bao la, con người chỉ mở tay ra nhận về. Nhưng Thiên Chúa lại cứ vui thích ở giữa dân mình trong những ngôi nhà thờ được thánh hiến dành riêng cho Người, để những ai đến với Người cũng nhận được ơn lành đáp cứu. Nơi nhà thờ Đức Bà đây, tín hữu được thanh tẩy trở nên thành viên của Dân Chúa, được rước lễ trở nên chi thể sống động của Chúa Kitô, được sức thiêng biến đổi trở nên viên đá sống động kiến tạo đền thờ Chúa Thánh Thần. Đến với sự hiện diện của Chúa là có tất cả, còn ngược lại, lẩn tránh sự sự hiện diện này lại là một thảm họa không tên. Vấn đề không phải là lo lắng xây nhà cho Chúa nữa, mà là siêng năng tìm đến gặp gỡ Chúa trong ngôi nhà mới của Người.
3. Về mặt giáo hội, đây còn là bộ mặt của giáo xứ Thanh Bình.
Từ một công trình kiến trúc trở nên ngôi nhà thánh, nhà thờ “con thuyền” này còn là diện mạo của giáo xứ nữa. Ký ức lịch sử cho biết giáo họ Đức Bà đã 36 năm hiện diện là một giáo họ thuộc giáo xứ Bình An, nhưng hôm nay đã lột xác để hiện diện độc lập trong tư cách mới là giáo xứ Thanh Bình, thỏa đáp được những tiêu chuẩn của Giáo Luật và cũng phù hợp với nguyện vọng của mọi người. Cứ nhìn vào khuôn mặt rạng rỡ của bà con giáo dân tại chỗ, chắc cộng đoàn cũng nhận ra sự mãn nguyện chính đáng này.
Theo Giáo Luật, muốn thành lập một giáo xứ, phải thỏa đáp ba điều kiện: - có một số giáo dân đủ lớn cư ngụ trên phần đất với ranh giới rạch ròi; - có nhà thờ là nơi thờ phượng và cử hành phụng vụ thánh lễ cũng như các bí tích; -có cha xứ được bổ nhiệm cách hợp pháp. Giáo họ Đức Bà đã hội đủ cả ba yếu tố vừa nêu, nên hôm nay chính thức được nâng lên thành giáo xứ; còn danh xưng Thanh Bình có lẽ muốn nói lên một mặt sự hội nhập của giáo dân di cư gốc Nghệ An-Quảng Bình năm 1976 vào xã Tân Bình hiện nay, và mặt khác diễn tả ước vọng muôn đời của mọi người là được hưởng một cuộc sống thanh bình trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội.
Hai năm bốn tháng vừa qua, cha xứ Phêrô Nguyễn văn Quang và cộng đoàn giáo dân đã bỏ hết tâm lực sức lực và tài lực ra đóng thuyền, và hôm nay con thuyền đã được hạ thủy khánh thành. Nhà thờ mới, Giáo xứ mới, diện mạo mới, cuộc đời mới, vận mạng mới. Có thể từ nay, mỗi khi nói đến giáo xứ Thanh Bình, người ta sẽ hình dung ngay ra nhà thờ con thuyền, và như thế bộ mặt của giáo xứ sẽ trùng khớp với ý hướng truyền giáo, rất ý nghĩa và cũng rất thời sự.
Cùng với quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh, quý ân nhân và quý khách, xin chúc mừng cha xứ và cộng đoàn, đồng thời cũng cầu mong con thuyền nhà thờ luôn xinh đẹp, cha xứ thuyền trưởng luôn an mạnh và giáo dân thuyền viên luôn hạnh phúc để lướt sóng ra khơi đem về hoa trái dồi dào trong tinh thần truyền giáo. Hai năm bốn tháng dựng xây, Con thuyền lớn sẵn xuôi ngay hải trình. Chúc mừng giáo xứ Thanh Bình, Thuyền viên thuyền trưởng đồng tình ra khơi.
Qua 36 năm hình thành và phát triển, Họ Đạo Đức Bà in đậm những dấu ấn tình yêu của Thiên Chúa quan phòng và các vị mục tử với đoàn con mang tước hiệu Mẹ. Ngược dòng thời gian, vào năm 1976, một số gia đình Công giáo từ hai Tỉnh Nghệ An và Quảng Bình đến đây lập nghiệp và hình thành nên một cộng đồng Công giáo sống gắn bó với nhau trong đời sống đức tin và xã hội.
Năm 1980, Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi chấp thuận thành lập Giáo họ mới với Tước hiệu “Đức Bà” (mừng Bổn Mạng ngày 15.08) gồm 33 gia đình với 75 giáo hữu đặt dưới sự hướng dẫn mục vụ của Cha Giacôbê Lê Đức Trung, là cha xứ Bình An. Các cha sở Bình An sau đó là Cha Dom. Cẩm Nguyễn Đình Cẩm (1994-2002), Cha cố Phêrô Hồ Văn Hưởng (cha sở Phước An kiêm quản nhiệm Bình An từ 2002-2003) và cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy (2003-2007) đã rất quan tâm chăm sóc cho giáo họ bé nhỏ này.
Ngày 03.03.2007, Cha Phêrô Nguyễn Văn Quang được Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan (Nguyên Giám Mục GP Phan Thiết) cử về nhậm chức quản xứ Bình An. Là một linh mục trẻ nhiều nhiệt huyết, Cha đã lên nhiều chương trình hoạt động nâng cao đời sống đức tin và vật chất cho giáo xứ và các giáo họ. Đến năm 2009, GH Đức Bà đã có số giáo dân khá đông lên đến 194 gia đình với 1.043 tín hữu. Tuy không thường xuyên trực tiếp ở tại giáo họ, nhưng Cha Phêrô vẫn lo lắng cho cộng đoàn được có đầy đủ mọi sinh hoạt nên ngày 25.3.2009 đã mời các nữ tu thuộc Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ về phục vụ tại đây. Nhận thấy nhu cầu của giáo họ Đức Bà lúc này là cần một ngôi nhà thờ đủ rộng để bà con giáo dân tham dự thánh lễ thay cho ngôi nhà nguyện cũ vừa nhỏ lại xuống cấp trầm trọng nên Cha Phêrô bắt đầu xúc tiến các thủ tục xây dựng Nhà thờ mới. Ngày 20.08.2009, UBND Tỉnh Bình Thuận cấp giấy phép xây dựng số 4203/UBND/Tỉnh Bình Thuận. Ngày 15.09.2009, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Tân Giám Mục GP Phan Thiết, chấp thuận cho phép xây dựng nhà thờ mới. Ngày 12.10.2009, giáo họ hân hoan đón Đức Cha Giuse đến dâng Thánh lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên xây dựng nhà thờ và chính thức khởi công vào ngày 22.02.2010.
Hôm nay, sau 2 năm 4 tháng xây dựng, ngôi Nhà thờ mới có hình dáng như chiếc thuyền, được gợi hứng từ câu Lời Chúa: “Anh em hãy đi giảng dạy muôn dân, và làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19) đã được hoàn thành trên vùng đất cát hoang sơ bạc màu. Niềm vui được gia tăng khi giáo họ sau 36 năm hình thành nay được chính thức nâng lên hàng giáo xứ. Đức Cha Giuse trong bài giảng lễ đã gọi tên ngôi thánh đường mới này là nhà thờ "con thuyền" sẵn sàng ra khơi truyền giáo, điều này thật ý nghĩa bởi năm nay cũng là Năm Truyền Giáo của GP Phan Thiết. Ngài cũng thay lời quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh, quý ân nhân và quý khách, chúc mừng cha xứ và cộng đoàn Thanh Bình, đồng thời cũng "cầu mong con thuyền nhà thờ luôn xinh đẹp, cha xứ thuyền trưởng luôn an mạnh và giáo dân thuyền viên luôn hạnh phúc để lướt sóng ra khơi đem về hoa trái dồi dào trong tinh thần truyền giáo.
Hai năm bốn tháng dựng xây,
Con thuyền lớn sẵn xuôi ngay hải trình.
Chúc mừng giáo xứ Thanh Bình,
Thuyền viên thuyền trưởng đồng tình ra khơi".
Nhìn lại một chặng đường dài của Họ Đạo Đức Bà và cũng là Tân giáo xứ Thanh Bình hôm nay, biết bao hồng ân của Chúa qua đôi tay từ mẫu của Mẹ Maria đã ban cho giáo xứ. Hôm nay Tân Giáo xứ Thanh Bình có được một ngôi thánh đường thật khang trang dâng kính Thiên Chúa chính là nhờ sự quan tâm ưu ái của Đức Giám Mục, Đức Cha Nicôla và Đức Cha Phaolô, Quý cha tiền nhiệm, quý Ân nhân đã quảng đại đóng góp và đặc biệt là Cha Quản nhiệm Phêrô đã hết lòng chăm lo cho giáo xứ.
Bài giảng của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống ngày Lễ Cung Hiến nhà thờ và thành lập Giáo xứ Thanh Bình
NHÀ THỜ “CON THUYỀN”
1. Về mặt kiến trúc, đây là một công trình xây dựng độc đáo nơi vùng biển.
Hai năm bốn tháng trước, khi đặt viên đá khởi công xây dựng, nơi đây chỉ là một diện tích trũng thấp cát trắng phủ đầy với lưa thưa vài hàng bạch đàn phơi nắng. Nhìn vào mô hình nhà thờ, người ta một mặt thán phục sáng kiến táo bạo của cha xứ, và mặt khác cũng ái ngại không biết công trình độc đáo như thế có thể thực hiện được theo mô hình dự kiến. Nhưng hôm nay, như một giấc mơ, trên cả tuyệt vời, nhà thờ đã được hoàn thành. Nhà thờ Đức Bà, như cộng đoàn thấy, có dáng của một con thuyền lướt đi vững chãi giữa vùng cát trắng nắng vàng biển xanh thuộc xã Tân Bình. Thật đẹp và cũng thật công phu. Không biết cộng đoàn thế nào, chứ riêng tôi từ đầu thánh lễ đến giờ cứ có cảm giác dường như say sóng, lâu lâu lại phải thử xem mình còn đứng vững trên phòng lái là cung thánh đây hay không.
Trên tấm thiệp mời, người ta đọc thấy hàng chữ nói lên tâm tình của ngày lễ, đó là tạ ơn. Tạ ơn vì những lo toan của con người đã được Chúa hóa giải, không gặp phải ngãng trở dở dang; tạ ơn vì những nỗ lực xây dựng đã được Chúa chúc lành, luôn diễn ra theo tiến độ thời gian; và nhất là tạ ơn vì nhờ lời chuyển cầu của Đức Bà Hồn Xác Lên Trời, bổn mạng giáo đường, công trình đã hoàn thành một cách tốt đẹp và an toàn. Trong tâm tình tạ ơn ấy, giáo xứ nêu lên vắn gọn: “từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa”, nhưng thực chất, như kiểu nói nối kết, công trình này là tổng hợp của bốn thứ công: cong ơn của Chúa đỡ nâng; công khó của cha xứ ngược xuôi kiếm tìm trợ giúp; công sức của giáo dân đóng góp những ngày lao động vàcông đức của quý vị ân nhân xa gần hằng tâm hằng sản sẵn sàng chung phần mở mang Hội Thánh.
Đà Lạt có nhà thờ “con gà”, Bến Đá có nhà thờ “con tàu” và từ nay, có thể nói: xã Tân Bình có nhà thờ “con thuyền”. Độc đáo, táo bạo và rất đáng tự hào.
2. Về mặt cử hành, đây lại là công trình biểu thị sự hiện diện của Thiên Chúa.
Nỗi niềm của thánh lễ hôm nay là tạ ơn, nhưng cử hành chính yếu lại là nghi thức thánh hiến nhà thờ mới và bàn thờ mới, thế nên đã đem đến cho công trình kiến trúc này một sứ mạng trọng đại là trở thành nhà của Thiên Chúa, nơi Chúa hiện diện thi ân giáng phúc cho con cái loài người. Tất nhiên, là Đấng quyền năng Thiên Chúa có mặt ở khắp muôn nơi, chẳng nơi nào không có sự hiện diện của Người, và cũng chẳng nơi nào lại giới hạn được sự hiện diện thần thiêng ấy. Nhưng quyền năng của Thiên Chúa thường biểu lộ cho nhân thế bằng ngôn ngữ loài người và sự linh thiêng vô hình của Thiên Chúa cũng thường được diễn tả qua những phương cách hữu hình. Mỗi một nhà thờ được thánh hiến là một địa chỉ mới biểu thị sự hiện diện của Chúa ở giữa dân mình. Theo ý nghĩa đó, nhà thờ “con thuyền” từ nay có chủ quyền thuộc về Thiên Chúa và Đấng bảo trợ là chính Đức Trinh Nữ Maria luôn đứng mũi chịu sào cho đời sống của giáo xứ được thăng tiến cả trong tình Chúa lẫn tình người.
Đã đành, Thiên Chúa luôn luôn thấu hiểu tấm lòng con cái ngay cả trước khi người ta cầu nguyện và sẵn sàng thi ân mọi lúc mọi nơi. Hồng ân của Chúa bao la, con người chỉ mở tay ra nhận về. Nhưng Thiên Chúa lại cứ vui thích ở giữa dân mình trong những ngôi nhà thờ được thánh hiến dành riêng cho Người, để những ai đến với Người cũng nhận được ơn lành đáp cứu. Nơi nhà thờ Đức Bà đây, tín hữu được thanh tẩy trở nên thành viên của Dân Chúa, được rước lễ trở nên chi thể sống động của Chúa Kitô, được sức thiêng biến đổi trở nên viên đá sống động kiến tạo đền thờ Chúa Thánh Thần. Đến với sự hiện diện của Chúa là có tất cả, còn ngược lại, lẩn tránh sự sự hiện diện này lại là một thảm họa không tên. Vấn đề không phải là lo lắng xây nhà cho Chúa nữa, mà là siêng năng tìm đến gặp gỡ Chúa trong ngôi nhà mới của Người.
3. Về mặt giáo hội, đây còn là bộ mặt của giáo xứ Thanh Bình.
Từ một công trình kiến trúc trở nên ngôi nhà thánh, nhà thờ “con thuyền” này còn là diện mạo của giáo xứ nữa. Ký ức lịch sử cho biết giáo họ Đức Bà đã 36 năm hiện diện là một giáo họ thuộc giáo xứ Bình An, nhưng hôm nay đã lột xác để hiện diện độc lập trong tư cách mới là giáo xứ Thanh Bình, thỏa đáp được những tiêu chuẩn của Giáo Luật và cũng phù hợp với nguyện vọng của mọi người. Cứ nhìn vào khuôn mặt rạng rỡ của bà con giáo dân tại chỗ, chắc cộng đoàn cũng nhận ra sự mãn nguyện chính đáng này.
Theo Giáo Luật, muốn thành lập một giáo xứ, phải thỏa đáp ba điều kiện: - có một số giáo dân đủ lớn cư ngụ trên phần đất với ranh giới rạch ròi; - có nhà thờ là nơi thờ phượng và cử hành phụng vụ thánh lễ cũng như các bí tích; -có cha xứ được bổ nhiệm cách hợp pháp. Giáo họ Đức Bà đã hội đủ cả ba yếu tố vừa nêu, nên hôm nay chính thức được nâng lên thành giáo xứ; còn danh xưng Thanh Bình có lẽ muốn nói lên một mặt sự hội nhập của giáo dân di cư gốc Nghệ An-Quảng Bình năm 1976 vào xã Tân Bình hiện nay, và mặt khác diễn tả ước vọng muôn đời của mọi người là được hưởng một cuộc sống thanh bình trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội.
Hai năm bốn tháng vừa qua, cha xứ Phêrô Nguyễn văn Quang và cộng đoàn giáo dân đã bỏ hết tâm lực sức lực và tài lực ra đóng thuyền, và hôm nay con thuyền đã được hạ thủy khánh thành. Nhà thờ mới, Giáo xứ mới, diện mạo mới, cuộc đời mới, vận mạng mới. Có thể từ nay, mỗi khi nói đến giáo xứ Thanh Bình, người ta sẽ hình dung ngay ra nhà thờ con thuyền, và như thế bộ mặt của giáo xứ sẽ trùng khớp với ý hướng truyền giáo, rất ý nghĩa và cũng rất thời sự.
Cùng với quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh, quý ân nhân và quý khách, xin chúc mừng cha xứ và cộng đoàn, đồng thời cũng cầu mong con thuyền nhà thờ luôn xinh đẹp, cha xứ thuyền trưởng luôn an mạnh và giáo dân thuyền viên luôn hạnh phúc để lướt sóng ra khơi đem về hoa trái dồi dào trong tinh thần truyền giáo. Hai năm bốn tháng dựng xây, Con thuyền lớn sẵn xuôi ngay hải trình. Chúc mừng giáo xứ Thanh Bình, Thuyền viên thuyền trưởng đồng tình ra khơi.
Các Nữ tu Đời Sống Tông Đồ ICM tham gia Sa mạc Trợ úy Thiếu nhi Thánh Thể
Nguyễn Xuân
04:53 10/07/2012
Một trong những hoạt động chính của Tu Hội là Dấn thân đi truyền giáo, Huấn luyện giáo lý viên, Dạy giáo lý cho tân tòng, vào những vùng sâu vùng xa. Và thao thức của Hội dòng luôn là tìm những phương pháp thích hợp cho việc giáo dục đức tin cho các em trong thời đại khoa học tiến bộ mà các thiếu nhi được trang bị không thiếu các phương tiện vật chất nhưng thiếu thốn đời sống tinh thần và đạo đức. Thế cho nên, sau khi đi viếng thăm các cộng đoàn, chị Tổng Đại diện Tu Hội, đã nghiệm được những ưu điểm của phương pháp giáo dục trong phong trào Thiếu nhi Thánh Thể, một phương pháp rất hữu hiệu trong việc giáo dục đức tin cho các thiếu nhi. Qua đó các em sẽ cảm thấy vui tươi thoải mái trong khi học giáo lý chứ không phải khó khăn nuốt những kiến thức khô khan.
Theo lời giới thiệu của cha Giuse Trần Đức Liêm, Tuyên úy Liên Đoàn Anrê Phú Yên Giáo phận Đà Lạt, Chị TổngĐại diện đã mời các Huấn luyện viên Liên Đoàn Anrê Phú Yên, Giáo phận Sài gòn hỗ trợ Tu hội trong việc tổ chức sa mạc Trợ úy Thiếu nhi Thánh Thể cho các sơ trong Hội dòng, từ ngày 18-22 tháng 6 năm 2012, tại Nhà Huynh đệ Dưỡng Lão, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Đây cũng là sa mạc trợ úy đầu tiên tại giáo hạt Bảo Lộc.
Nghi thức khai mạc sa mạc được diễn ra vào lúc lúc 08giờ sáng 18/02/2012, với sự hiện diện của cha Tuyên úy sa mạc, Giuse Trần Viết Thái, Giáo phận Saigòn, Chị Tổng Đại Diện Hội Dòng, các huấn luyện viên Liên đoàn Anrê Phú Yên Saigòn và không thể thiếu một cảm tình viên đặc biệt là cha Giuse Trần Đức Liêm.
Ngày nay, giới trẻ thường chọn cho mình những thần tượng, trong các nhân vật nổi tiếng, như một chính trị gia, một danh nhân, một diễn viên điện ảnh để sống theo gương của họ, để bắt chước từ trang phục, kiểu tóc, cung cách sống, và cả lý tưởng sống. Thiếu nhi Thánh Thể và Tu Hội ICM cũng chọn cho mình một thần tượng, một lý tưởng sống là Chúa Giêsu Thánh Thể. Đặc biệt sa mạc này chọn một Danh nhân trên trời là thánh Anrê Phú Yên để các sa mạc sinh dõi theo trong suốt hành trình sa mạc. Với khẩu hiệu “Anrê Phú Yên-Can đảm”, Chị Sa mạc trưởng Trần Thị Lệ Điềm đã chính thức tuyên bố khai mạc sa mạc “ Anrê Phú Yên - Can đảm” và chúc các sa mạc sinh can đảm dấn bước, chấp nhận mọi hy sinh, đi suốt hành trình sa mạc. Sau khi hát vang bài hát chủ đề “ Chúa đã lên đường và mời gọi mọi người cùng đi theo Chúa …” hơn 50 sa mạc sinh là thành viên thuộc 16 cộng đoàn của Tu Hội, đang làm công tác mục vụ tại các giáo xứ trong và ngoài giáo phận, đã mạnh dạn tiến bước vào sa mạc.
Với tinh thần học tập và tinh thần đồng đội cao, các sa mạc sinh cùng thảo luận chia sẻ 22 bài khóa lý thuyết về phong trào, những kỹ năng: thắt nút dât, dựng lều … cũng như hăng say sáng tác các vũ điệu, bài hát, băng reo trò chơi trong Bầu khí Thánh Kinh.
Giờ Lửa Thiêng Thánh Thể các chị đã thực hiện phần diễn nguyện rất đặc sắc và rất cảm động, nhờ vào khả năng nhập vai tuyệt vời của các chị. Mọi người cùng sống lại cuộc đời của Chúa Giêsu từ giây phút Nhập thể đến giây phút tận cùng, chết trên cây thập giá và sống lại. Với tâm tình trên, các sa mạc sinh tham dự giờ Chầu Thánh Thể thật sốt sắng, quyết tâm đem ngọn Lửa Tình yêu Chúa thắp lên đốt lòng mọi người.
Ngày cuối của sa mạc, các chị hăng hái tham dự hành trình “Đi Tìm Kho Báu”. Cùng chăm chú lắng nghe những bản tin Morse, cùng khó khăn giải những mật thư với chìa khóa Thánh kinh, cùng dọ dẫm tìm những trạm trưởng để chịu những thử thách, và để được khảo bài. Cuối cùng các chị nhận ra “Kho báu mà mọi người phải tìm, phải tich trữ chính là kho tàng trên Trời nơi mối mọt không làm hư mất” (Mt 6, 20)
Như thế các chị đã sống trọn vẹn bốn ngày sa mạc, trang bị cho mình những kiến thức mới, một tinh thần mới để sẵn sàng lên đường đến các gíao xứ mà các chị sẽ được sai đến, để giới thiệu Chúa Giêsu Thánh Thể cho các thiếu nhi và dẫn dắt các thiếu nhi đến gặp gỡ Chúa Giêsu Thánh Thể.
Theo lời giới thiệu của cha Giuse Trần Đức Liêm, Tuyên úy Liên Đoàn Anrê Phú Yên Giáo phận Đà Lạt, Chị TổngĐại diện đã mời các Huấn luyện viên Liên Đoàn Anrê Phú Yên, Giáo phận Sài gòn hỗ trợ Tu hội trong việc tổ chức sa mạc Trợ úy Thiếu nhi Thánh Thể cho các sơ trong Hội dòng, từ ngày 18-22 tháng 6 năm 2012, tại Nhà Huynh đệ Dưỡng Lão, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Đây cũng là sa mạc trợ úy đầu tiên tại giáo hạt Bảo Lộc.
Nghi thức khai mạc sa mạc được diễn ra vào lúc lúc 08giờ sáng 18/02/2012, với sự hiện diện của cha Tuyên úy sa mạc, Giuse Trần Viết Thái, Giáo phận Saigòn, Chị Tổng Đại Diện Hội Dòng, các huấn luyện viên Liên đoàn Anrê Phú Yên Saigòn và không thể thiếu một cảm tình viên đặc biệt là cha Giuse Trần Đức Liêm.
Ngày nay, giới trẻ thường chọn cho mình những thần tượng, trong các nhân vật nổi tiếng, như một chính trị gia, một danh nhân, một diễn viên điện ảnh để sống theo gương của họ, để bắt chước từ trang phục, kiểu tóc, cung cách sống, và cả lý tưởng sống. Thiếu nhi Thánh Thể và Tu Hội ICM cũng chọn cho mình một thần tượng, một lý tưởng sống là Chúa Giêsu Thánh Thể. Đặc biệt sa mạc này chọn một Danh nhân trên trời là thánh Anrê Phú Yên để các sa mạc sinh dõi theo trong suốt hành trình sa mạc. Với khẩu hiệu “Anrê Phú Yên-Can đảm”, Chị Sa mạc trưởng Trần Thị Lệ Điềm đã chính thức tuyên bố khai mạc sa mạc “ Anrê Phú Yên - Can đảm” và chúc các sa mạc sinh can đảm dấn bước, chấp nhận mọi hy sinh, đi suốt hành trình sa mạc. Sau khi hát vang bài hát chủ đề “ Chúa đã lên đường và mời gọi mọi người cùng đi theo Chúa …” hơn 50 sa mạc sinh là thành viên thuộc 16 cộng đoàn của Tu Hội, đang làm công tác mục vụ tại các giáo xứ trong và ngoài giáo phận, đã mạnh dạn tiến bước vào sa mạc.
Với tinh thần học tập và tinh thần đồng đội cao, các sa mạc sinh cùng thảo luận chia sẻ 22 bài khóa lý thuyết về phong trào, những kỹ năng: thắt nút dât, dựng lều … cũng như hăng say sáng tác các vũ điệu, bài hát, băng reo trò chơi trong Bầu khí Thánh Kinh.
Giờ Lửa Thiêng Thánh Thể các chị đã thực hiện phần diễn nguyện rất đặc sắc và rất cảm động, nhờ vào khả năng nhập vai tuyệt vời của các chị. Mọi người cùng sống lại cuộc đời của Chúa Giêsu từ giây phút Nhập thể đến giây phút tận cùng, chết trên cây thập giá và sống lại. Với tâm tình trên, các sa mạc sinh tham dự giờ Chầu Thánh Thể thật sốt sắng, quyết tâm đem ngọn Lửa Tình yêu Chúa thắp lên đốt lòng mọi người.
Ngày cuối của sa mạc, các chị hăng hái tham dự hành trình “Đi Tìm Kho Báu”. Cùng chăm chú lắng nghe những bản tin Morse, cùng khó khăn giải những mật thư với chìa khóa Thánh kinh, cùng dọ dẫm tìm những trạm trưởng để chịu những thử thách, và để được khảo bài. Cuối cùng các chị nhận ra “Kho báu mà mọi người phải tìm, phải tich trữ chính là kho tàng trên Trời nơi mối mọt không làm hư mất” (Mt 6, 20)
Như thế các chị đã sống trọn vẹn bốn ngày sa mạc, trang bị cho mình những kiến thức mới, một tinh thần mới để sẵn sàng lên đường đến các gíao xứ mà các chị sẽ được sai đến, để giới thiệu Chúa Giêsu Thánh Thể cho các thiếu nhi và dẫn dắt các thiếu nhi đến gặp gỡ Chúa Giêsu Thánh Thể.
TGP. Sài Gòn mừng Ngày Của Cha với chủ đề “Điểm Tựa Đời Con”
Tạ Ân Phúc
04:53 10/07/2012
TGP. Sài Gòn mừng Ngày Của Cha với chủ đề “Điểm Tựa Đời Con”
“Sự vắng mặt người cha trong gia đình sẽ gây trở ngại cho sự hiểu biết của con trẻ về Thiên Chúa như một người cha yêu thương”.
Trong buổi triều yết chung thứ Tư hằng tuần ngày 23 tháng Năm 2012, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nhắc lại tầm quan trọng của người cha trong gia đình. Tương tự như thế, trong Thánh lễ Bế mạc Đại hội Gia đình Thế giới lần VII tại Milan, ngày 03 tháng Sáu 2012, ngài cũng nhắc nhở: “Hãy dành thời giờ bên gia đình”. Một lần nữa vị đứng đầu Giáo hội Công Giáo lên tiếng kêu gọi các bậc cha mẹ đừng để những bận bịu công việc mà quên đi thời gian chăm sóc cho gia đình, nhất là hãy dành thời gian cùng nhau mừng lễ trong ngày của Chúa.
Xem hình
Qua Đại Hội Gia Đình Thế Giới, Mẹ Giáo Hội kêu gọi tất cả các gia đình và các Giáo hội địa phương trên thế giới hãy cứu lấy gia đình, hãy có nhiều sáng kiến; tổ chức nhiều lễ hội, nhiều lớp học, nhiều buổi cầu nguyện để nâng cao vai trò, phẩm giá, ơn gọi của từng thành viên trong gia đình. Cùng chung nhịp đập của Giáo hội, sáng thứ Bảy 16/06/2012, khoảng hơn 500 tham dự viên đã quy tụ về Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn để tham dự lễ hội mừng Ngày Của Cha với chủ đề “Điểm Tựa Đời Con” do Chương trình Chuyên đề Giáo Dục thuộc Ban Mục vụ Gia đình tổ chức.
Trong nắng sớm của những ngày hè oi bức, các tham dự viên được ban tiếp tân tươi cười, ân cần đón tiếp nơi cổng chào, mỗi người được tặng một món quà là quyển sách “Điểm Tựa Đời Con”. Đây là cuốn sách tập hợp những bài viết hay và các bài viết đoạt giải trong hai cuộc thi Viết Về Cha năm 2011 và 2012 do Chương trình Chuyên đề Giáo Dục tổ chức. Cổng chào được trang trí bằng hình ảnh của những khóm tre, hình ảnh nhắc nhớ đến lũy tre làng thân thuộc bao đời trên quê hương Việt Nam, nó cũng là hình ảnh để nhắc nhớ đến người cha trong gia đình, một nắng hai sương, dầm mưa dãi nắng để che chở, bảo bọc cho đàn con. Theo lối đi quen thuộc bước vào sảnh, đập vào mắt các tham dự viên là một chiếc thuyền lớn với những đám mạ non xanh mơn mởn, hai bức tường của sảnh được trang trí hai hình ảnh: “Ra khơi nơi biển cả” và “Cánh đồng xanh tận chân trời”. Con thuyền, biển cả cùng với dòng chữ “Cùng cha ra khơi” nhắc nhớ lời dạy của Chúa Giêsu: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” (Lc 5,4), còn đám mạ, cánh đồng nhắc đến một lời dạy khác của Người: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít” (Mt 9,37). Cả hai hình ảnh này gợi lại trong lòng mỗi người về nhiệm vụ truyền giáo, là thợ gặt trong cánh đồng, là ngư phủ trên biển cả mênh mông của quê hương Việt Nam mến yêu. Bước vào hội trường, sân khấu chính thể hiện khung cảnh làng quê Việt Nam với nhà tranh vách đất, lũy tre, đường làng và hình ảnh người cha bồng bế con, người cha dìu dắt con đi trên bước đường vào đời. Tất cả những trang trí, những hình ảnh ấy nhằm dẫn dắt mọi người bước vào tâm tình của chương trình Mừng Ngày Của Cha để tôn vinh, tri ân những người cha trong cuộc sống hôm nay với niềm xác tín: “Cha là điểm tựa đời con”.
Khai mạc Lễ hội
Sau những giây phút cầu nguyện xin Chúa thánh hóa cho buổi lễ được diễn ra tốt đẹp theo Thánh ý Ngài, các thành viên Ban Tổ chức bước vào vị trí của mình để chuẩn bị bắt đầu ngày hội. Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Minh Thiệu SDB hướng dẫn cộng đoàn khởi động bằng một bài hát rất thân thương mang tên “Ngôi nhà chúng ta” để tạo bầu khí ấm cúng, liên kết mọi người với nhau: “Anh em chúng ta có chung một ngôi nhà, anh em chúng ta có chung một người cha, dù có đi xa vẫn mong quay về nhà, nhà chúng ta ngôi nhà rộng lớn bao la”.
Những hồi trống vang dội, rộn rã của đội trống Đất Việt đã đánh dấu sự khởi đầu của lễ hội Mừng Ngày Của Cha 2012. Tiếng trống như nói lên tính cách mạnh mẽ của người cha trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho đời con. Qua chương trình này, Ban Tổ chức hy vọng rằng tất cả mọi người có cái nhìn rõ nét hơn về người cha của mình, về những công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mà không bút mực nào có thể diễn tả hết. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để những người làm cha có thể nhìn lại trách nhiệm và vai trò của mình đối với con cái. Cuối cùng, để nhắc nhớ mọi người về người cha đích thật, là cội nguồn của mọi tình phụ tử trên trời, dưới đất, đó chính là Thiên Chúa - Người Cha nhân từ hằng yêu thương, quan phòng cho con cái loài người.
Trong ít phút thinh lặng, cộng đoàn đã dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện tha thiết, xin Người chúc lành cho ngày hội được thành công, và cầu nguyện đặc biệt cho những người cha: “Xin Chúa ban những ơn cần thiết, sự khôn ngoan, tình yêu, sức mạnh, lòng đạo đức, sự kiên nhẫn và sự miệt mài để những người làm cha lèo lái con tàu của từng gia đình, giáo xứ và giáo phận vượt qua biết bao sóng gió để đi đến bến bờ bình an”.
Trong lời giới thiệu quý quan khách, hai người dẫn chương trình là Anh Vũ Minh và Chị Thiên Lý đã giới thiệu sự hiện diện của Thượng tọa Thích Thiện Tâm - Giảng sư Ban Hoằng Pháp tỉnh hội Phật giáo Tỉnh Đồng Nai, Sư cô Thích Nữ Hương Nhủ - Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, Ủy viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương. Về phía Công Giáo có Cha Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh - Tổng Đại Diện TGP. Sài Gòn, Cha Phanxicô Xaviê Bảo Lộc - Trưởng ban Mục vụ Đối Thoại Liên Tôn TGP. Sài Gòn, Cha Trịnh Tuấn Hoàng và quý cha Hội Bác Ái Phanxicô Hoa Kỳ. Đến tham dự lễ hội còn có các tăng ni sinh của Học viện Phật giáo, các thí sinh và Ban Giám khảo trong cuộc thi “Viết về Cha”, quý linh mục, tu sĩ, các bậc cha mẹ và những người con đến tôn vinh những người cha.
Tại Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ VII tại Milan, Đức Giáo hoàng cho biết:“Một phần ba các đứa trẻ đi vào đời không có hình bóng của người cha”. Đó là thông tin mà Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng ban Mục vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn - đưa ra trong lời khai mạc để nói đến sự nguy hại nghiêm trọng khi đứa trẻ vào đời mà thiếu đi một “điểm tựa”. Cha nói: Điểm tựa ấy chính là tình thương của cha, của mẹ, không chỉ để nâng đỡ người con mà nó có thể là một sức bật vô song để mỗi người “bật” tất cả những sức nặng đè lên cuộc đời.
Cha còn cho biết để củng cố hình ảnh của người cha trong gia đình, người cha dẫn đưa con vào lòng đời, Ban Mục vụ Gia đình qua Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã tổ chức hai cuộc thi Viết Về Cha trong năm 2011 và 2012, Ban Tổ chức đã chắt lọc những bài viết đạt giải và những bài chất lượng cao để in tập sách “Điểm Tựa Đời Con”. Ngài cũng nói rằng viết về cha thật khó vì “tình cha vẫn còn thấp thoáng không như tình mẹ, cha âm thầm như Thái Sơn đứng bên bờ cuộc đời con, che chở con mà con không ngờ, con không hay. Chỉ khi bóng Thái Sơn ngã cuối đời thì con mới chợt nhận ra bóng Thái Sơn ấy vẫn luôn luôn đứng đó bên ta và che chở cho ta. Trong dòng chảy ấy, lễ hội này nhằm tôn vinh vai trò và ơn gọi của những người cha, là hình bóng, là họa ảnh của người Cha, nguồn cội mọi tình phụ tử trên trời, dưới đất, chính là Thiên Chúa Tình Yêu, là nguồn cội của mỗi người và đích điểm của mỗi cuộc đời”.
Phần I: “Cha ơi! Cha là ai?”
Có thể nói, lời khai mạc của Cha Luy cũng chính là câu trả lời cho lý do mà Ban Tổ chức chọn tên gọi cho phần I của lễ hội “Cha ơi! Cha là ai?” nhằm diễn tả lại hình ảnh người cha trong cuộc đời mỗi người. Mở đầu cho việc khắc họa này, Nhóm múa Rồng Việt với vũ điệu đẹp mắt, uyển chuyển cùng với hoạt cảnh minh họa đã tái hiện một khung cảnh gia đình rất đời thường với hình ảnh người cha đã hy sinh để đón nhận đứa con nuôi bị bỏ rơi bên hiên nhà, để rồi từ đó tần tảo vất vả một mình “gà trống nuôi con” nên người. Hình ảnh quen thuộc này đã tôn vinh vai trò của người cha với nhân đức hy sinh, với công ơn cao dày trong cuộc sống hôm nay.
Với đề tài chia sẻ “Ơn gọi làm cha”, Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn một lần nữa đến với ngày hội bằng những câu hỏi: “Ai gọi? Gọi ai? Và gọi làm gì?”. Thay cho câu trả lời, ngài cho biết mỗi người trong chúng ta đi vào đời không hề ngẫu nhiên chút nào mà nằm trong ý định của một “Trí khôn” hết sức vô song với một “Trái tim” biết yêu thương, và là nguồn cội của hiện hữu này, đó chính là Thiên Chúa, là Cha nhờ Đức Giêsu Kitô. Vì thế, khi những người nam đi vào đời thì được Thiên Chúa là Cha mời gọi họa lại hình ảnh của Ngài trong cuộc sống đầy hữu hạn này. Những người nam trước khi làm cha cần phải có một trải nghiệm về người cha là điểm tựa cho mình đi vào đời về vai trò tương lai mà mình phải đảm nhận để làm trưởng một gia đình. Tuy nhiên, Thiên Chúa là Cha đích thực cũng đã quan phòng gửi đến những đứa trẻ thiếu vắng hình ảnh cha những người thay thế vai trò ấy để họ cũng có một trải nghiệm về tình cha. Tình cha được ví cao hơn cả núi Thái Sơn vì đó là họa ảnh của một tình yêu vô hạn là Cha trên trời, Cha ấy là Thiên Chúa, là nguồn cội của mọi tình phụ tử trên trời, dưới đất.
Cha Luy cũng chia sẻ về những người cha nhiều khi vì con mà chấp nhận ngậm đắng nuốt cay trong cuộc sống xã hội, vì con mà cha chấp nhận từ chối những mời mọc khi tan ca chiều về. Vì hình bóng của con mà cha từ chối không nhám tay trong những guồng máy tội lỗi của xã hội, vì tương lai của con, cả về tinh thần lẫn đạo đức của con, đó mới là điểm tựa bền vững. Những hy sinh của cha chính là những bằng chứng của tình yêu để đóng trọn vai trò, đóng trọn ơn gọi làm cha của người nam. Bên cạnh những người cha trong gia đình còn có những người cha tinh thần khác trong xã hội này, để cùng tựa nương vào nhau giúp đỡ mỗi một con người bước vào đời và lớn lên, trở thành họa ảnh tình yêu của Thiên Chúa.
“Chiều xuân nắng nhạt giữa tiêu điều
Bên đồi thanh vắng gió hiu hiu
Thao thức nấm mồ hay màu áo
Cỏ rộ chân trời bóng liêu xiêu”
Đây là khổ thơ đầu của bài thơ Tảo Mộ, tác phẩm đạt giải Nhì thể loại thơ cuộc thi Viết về Cha của bạn trẻ khiếm thị Luy Phạm Lê Anh Kiệt, đến từ Giáo phận Huế. Đến với lễ hội em, kể về câu chuyện “Lời sám hối muộn màng” vẫn còn đọng lại trong ký ức của em về người cha. Bằng chất giọng trầm ấm rất Huế, em kể rằng: Vào một buổi chiều của hơn một năm trước khi cha em nằm trên giường bệnh, lúc được cha xứ đến thăm, cha em đã thổn thức với cha xứ những điều còn trăn trở. Cha em đã thú nhận rằng mình là người có lỗi trước mặt Thiên Chúa, là người biết Chúa thông qua mẹ em, nhưng đôi khi cha đã chối Chúa, dẹp bàn thờ trong những lễ tiệc chỉ vì lời xúi giục của bạn bè, xóm giềng, gia đình họ nội. Trong nỗi nghẹn ngào của vợ con bên giường bệnh, cha em đã căn dặn rằng hãy thắp lên những nén hương cho đậm tình gia đình, để giữ bầu khí của gia đình. Bản thân em nhận ra rằng không khí gia đình không chỉ là thắp lên những nén nhang mà chính là sự xúc cảm, là những dòng tâm sự, là sự sẻ chia của những người con, của những người làm cha làm mẹ, của mỗi người con đối với Thiên Chúa tình yêu.
“Con căm ghét ba vì ba say rượu đến độ đứng lên không nổi. Cái hành lang chỉ độ chục bước chân cũng làm ba té lên té xuống. Ba gục ngã sau một hồi bò lê, bò lết, ba nhìn con cầu cứu. Con ngồi đó nhìn ba, rồi bước qua chỗ ba, đi thẳng. Con căm ghét ba!”. Đó là những cảm xúc chân thật mà thí sinh Giuse Nguyễn Thanh Tùng, đến từ Giáo phận Nha Trang đã trải lòng về ba của mình thật ấn tượng và cũng thật xúc động, em đã đạt giải nhất cuộc thi Viết Về Cha ở mảng Văn với tác phẩm “Thư Gửi Ba”.
Em cho hay lời yêu thương là những lời thật sự rất khó nói đã mượn một bức thư để trải lòng những cảm xúc của mình để gửi đến ba. “Con ghét bia, con ghét rượu rồi con ghét cả cái mùi hôi hám đó nữa”. Em đã quát lên như thế mỗi khi ba say. Ba say sưa đã làm gia đình rạn vỡ, dẫn đến những cuộc cãi vã, ẩu đả trong gia đình. Em đã thấy được sự lao tâm khổ tứ trên khuôn mặt nhăn nheo của bà nội, sự đau đớn buồn tủi của má và gánh nặng mưu sinh đổ lên đôi vai của má. Em đã buồn tủi trong những lần nói chuyện với bạn bè, chúng tự hào về ba như đánh đàn giỏi, làm hang đá cho nhà thờ… còn em, lục lại tâm trí thì không có gì để kể về ba.
Rồi cuộc sống dần trôi, em học biết được rằng phải cầu nguyện thay vì căm ghét chính đấng sinh thành của mình. Em cầu nguyện liên lỉ và cảm thấy được sự bình an tuyện vời mà bao năm chưa bao giờ thấy được. Như một câu chuyện cổ tích, ba bỗng dưng bỏ rượu mà không ai biết lý do và em cảm thấy ấm áp khi sống trong bầu khí gia đình thực sự. Và ý Chúa thật nhiệm mầu khi ba được bầu trở thành một ủy viên giáo họ, một người chức việc. Ba trở nên siêng đến nhà thờ, cầu nguyện, chầu Thánh Thể, trung thành với giờ kinh chung trong gia đình. Thế rồi, ba em bị hở 3/4 van tim, gan, thận bị suy kiệt nặng nề vì hậu quả của rượu. Em suy sụp nhưng cũng học biết cách tạ ơn, em đã tạ ơn Chúa vì tất cả là hồng ân, tất cả đều là chương trình của Ngài. Bất ngờ thay, cuộc điều trị của ba em chuyển biến tốt như một phép mầu, ba lại về với gia đình. Qua một câu hát vang vọng trong lòng, em giật mình nhận ra mình cũng chưa nói lời yêu thương quý mến với mẹ, với cha. Trước mặt ba, trước mặt cộng đoàn, em đã không bỏ qua cơ hội để nói rằng: “Ba ơi! Con thương ba nhiều lắm” và trao tặng cha yêu đóa hoa tươi thắm để nói lên tâm tình tri ân.
Lễ hội mừng Ngày Của Cha cũng là dịp để Ban Tổ Chức trao giải thưởng cho cuộc thi Viết Về Cha. Sau hơn 8 tháng phát động (15/07/2011 - 31/03/2012), Ban Tổ chức đã nhận được 273 bài dự thi nhưng chỉ có 122 bài Văn và 48 bài Thơ đạt chất lượng vào vòng 1. Lứa tuổi tham dự cuộc thi đa dạng, từ 12-70, đặc biệt là giới trẻ (dưới 25 tuổi) chiếm hơn 65%. Chiều ngày 14/04/2012, Vòng Chung Kết của cuộc thi đã diễn ra tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, 21 thí sinh thuộc mảng Văn và Thơ, đến từ 11 tỉnh thành khác nhau, đã chia sẻ những tâm tình nồng ấm, những trăn trở rất riêng… về người cha của mình, trong đó có cả những người cha tinh thần.
Các thí sinh đoạt giải thể loại Thơ gồm:
- Giải nhất: Maria Nguyễn Thi Thanh Hương với tác phẩm “Cha Mình”.
- Giải nhì: Luy Phạm Lê Anh Kiệt (khiếm thị) với tác phẩm “Tảo Mộ”.
- Giải ba: Maria Catarina Phan Thị Linh với tác phẩm “Lặng Thầm Bên Cha”.
Về thể loại Văn có các giải:
- Giải nhất: Giuse Nguyễn Thanh Tùng với tác phẩm “Thư Gửi Ba”
- Giải nhì: Têrêsa Nguyễn Thị Bình Tâm với tác phẩm “Nguyên Tắc Vàng Của Cha Tôi”.
- Đồng giải ba: Anh Nguyễn Thành Công với tác phẩm “Cha Tôi” và Anh Bùi Đức Dương (Dân tộc Mường) với tác phẩm “Bố Tôi”.
- Giải khuyến khích: Agata Nguyễn Thị Thùy Hương với tác phẩm “Tâm Sự Ngày Mưa”; A Lăng Tạo (người dân tộc Cơ Tu) với tác phẩm “Tình Cha Nơi Đỉnh Núi”; Maria Gôretti Nguyễn Phan Cát Trinh với tác phẩm “Câu Chuyện Về ‘Nóc Nhà’ Tôi”.
Sau khi trao giải cho các thí sinh, Ca sĩ Diệu Hiền đã làm cho khán giả lắng đọng tâm hồn để cùng ngợi ca tình cha qua một ca khúc của Nhạc sĩ Thế Thông mang tên “Tình Cha cho con” với sự minh họa của nhóm múa Rồng Việt: “…Tình cha trao con xin nguyện luôn ghi khắc từng giây. Tình cha cho con như bóng mát phủ che đời con đây. Tình cha cho con cao vút Thái Sơn muôn trùng, lai láng ví như biển Đông, biết đến bao giờ mới hiểu tình cha…”
Giờ giải lao rộn ràng hẳn lên với những chiếc bánh ngọt lót dạ cùng với những chai nước suối nơi tiền sảnh của hội trường. Râm ran đây đó là những nhóm bạn “tay bắt mặt mừng”, hàn huyên tâm sự, chúc tụng lẫn nhau. Phía chiếc thuyền, đám mạ, mái lá, chốc chốc lại có những nhóm đến chụp hình lưu niệm, Anh Vũ Minh cũng tranh thủ thời gian phỏng vấn những suy nghĩ của khán giả về Ngày Của Cha. Lại có những người chỉ trỏ trầm trồ, hoặc thắc mắc chẳng hiểu sao lại có chiếc thuyền thật to đến thế làm vật trang trí cho ngày lễ hội.
Phần II: “Điểm Tựa Đời Con”
Phần II của ngày hội với tên gọi “Điểm Tựa Đời Con” được khởi đầu bằng bài múa cộng đồng “Khúc hát cha yêu” do Cha Nguyễn Minh Thiệu hướng dẫn đã dẫn dắt cộng đoàn vào tâm tình hoài niệm về công ơn cha: “Nhiều năm trôi qua mau, dòng đời bao nhiêu đổi thay. Nhìn lại mái tóc Cha yêu nay đã bạc màu. Cùng bao năm tháng nuôi con lớn khôn”.
“Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1-3). Đó là lời Thánh Phaolô nhắc nhở mỗi người về bổn phận làm con. Tuy nhiên, bổn phận của những người con đối với cha mẹ không chỉ gói gọn trong Giáo Hội Công Giáo mà nó còn được thể hiện trong đạo hiếu của con người Việt Nam. Để diễn tả tâm tình đó, một diễn giả rất quen thuộc của Chương trình Chuyên đề Giáo Dục là Sư cô Thích Nữ Hương Nhủ đã chia sẻ đề tài “Nếu vắng Cha” gây xúc động, rưng rưng dòng lệ nơi mọi người trong khán phòng.
Sư cô cho hay rất bất ngờ và ngạc nhiên khi được mời chia sẻ về đề tài này vì cuộc đời của sư cô vắng cha thật sự trong khi Ban Tổ Chức không biết cuộc đời của sư cô lớn lên như thế nào. Sư cô và các anh chị em chỉ được sống trong tình thương của cha trong thời gian rất ngắn, khi sư cô tròn 2 tuổi thì cha vĩnh viễn ra đi. Từ đó anh chị em 6 người sống trong sự đùm bọc che chở của mẹ hiền yêu dấu: “Ai người chia sớt nỗi buồn; Mẹ tôi gánh mãi hoàng hôn một mình”.
Tuy sống bên cha trong thời gian quá ngắn, những kỷ niệm về cha quá mơ hồ nhưng sư cô rất hạnh phúc khi nói về cha. Sư cô có ấn tượng rất sâu sắc về cha vì mẹ thường hay bảo “Con có biết rằng con cười rất giống cha con hay không, tánh của con rất giống cha”. Có lẽ những lời nói rất đơn giản của mẹ làm cho sư cô biết rằng mình đã thừa hưởng ở cha rất nhiều điều quý giá. Lúc nhận bằng tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, khi chúng bạn có cha đến chúc mừng con mình, sư cô cảm nhận dường như niềm hạnh phúc người cha lớn hơn những người con đã thành công và tự nhủ rằng “Cha ơi, nếu có cha, cha sẽ thấy rằng con gái của cha rất giống cha nhiều thứ”. Trong thời gian thực tập làm giáo viên, khi người chị dâu đột ngột ra đi vĩnh viễn để lại đứa con trai mới 1 tuổi, sư cô cảm nhận đời sống quả thật ngắn ngủi, mong manh và vô thường, nên đã xuất gia từ bỏ cuộc sống thế tục đi vào đời sống khác nhằm đem lại an lành và hạnh phúc cho muôn người chứ không chỉ riêng mái gia đình bé nhỏ của mình.
Sư cô cũng nói rằng ngoài những người cha thành đạt dễ dàng đưa con vào đời, có những người cha nuôi con bằng những giọt sữa kết tinh từ mồ hôi và nước mắt, tất cả sự gian lao và khó nhọc. Cha mãi mãi vẫn là điểm tựa đời con. Mỗi con người có hai người cha, một người cha tạo cho mình thân thể và sức vóc, nghĩa là không có cha, không có mình, và một người cha cho chúng ta đời sống tâm linh, không có người cha này đời sống thật khô khan cho nên người cha tâm linh đó đúng là điểm tựa của cuộc đời. Sau khi chia sẻ, sư cô hát bài “Tình Cha” của Nhạc sĩ Giác An với giọng hát ngọt ngào, trầm lắng, gây xúc động mạnh, làm không ít người ngấn dòng lệ nơi khóe mắt.
“Điểm Tựa Đời Con” cũng là bài hát được Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng sáng tác và được anh trình bày trong ngày hội để mô tả về người cha: “Cha cho con hình hài thuở ấu thơ khi còn trong nôi. Nuôi cho con nên người bằng tháng năm vất vả ngược xuôi. Một ngày chợt nhìn thấy mái tóc cha nay đã bạc màu. Lòng này chợt nhói đau mong thời gian đừng trôi qua mau. Trên những bước đường đời hình bóng cha mãi luôn gần bên”.
Phận làm con luôn phải hiếu kính cha mẹ, dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nào đi nữa, và người làm cha, làm mẹ phải cố gắng làm tròn trách nhiệm nuôi dạy con cái không chỉ về vật chất mà cả về tinh thần. Nhóm kịch của Cha Giuse Hoàng Kim Toan trình diễn vở kịch mang tên “Sám Hối” để diễn tả lại đạo lý đó. Vở kịch được bắt đầu bằng cảnh một nhóm ca viên trò chuyện với nhau và phát hiện ra sự vắng mặt của một nữ ca viên, Thùy được mẹ gọi về quê mà không ai biết lý do. Hóa ra là, Thùy được mẹ gọi về quê chịu tang cha, nhưng em không chịu vì em hận cha đã ra đi mất biệt, không thấy bóng dáng từ khi em còn nhỏ, chỉ mình mẹ nuôi Thùy khôn lớn. Người anh họ cũng là ca trưởng khuyên nhủ rằng mẹ em là người đau khổ nhất đã tha lỗi cha, em xem lại có nên cố chấp thế không và gửi em bức thư của cha gửi về từ nước ngoài. Người cha xin lỗi con vì đã ra đi kiếm thật nhiều tiền để tạo cho con tương lai. Nhưng người cha hối hận vì tiền bạc, vật chất không sánh được với thời gian ở bên gia đình, đã không dạy dỗ con khôn lớn, không làm tròn trách nhiệm làm cha. Sau khi đọc xong bức thư, Thùy nhận ra mình sai và xin lỗi người cha đã khuất vì tội bất hiếu, đã sống trong oán giận cha, hứa thay ba chăm sóc và yêu thương mẹ. Lời câu hát kết thúc vở kịch làm những ai mất cha cảm thấy nghẹn lòng: “Cha ơi! Cha bỏ con, cuộc đời con mất cha thật rồi. Cha ơi! Cha bỏ con, trọn đời con không còn thấy cha”.
“Tình Người Cha” là một ca khúc của Cha Cao Thăng được tam ca “Cha cha cha” trình bày, tam ca đó là Cha Cao Thăng - Chánh xứ Bắc Dũng, Cha Hoàng Quân - Trung tâm Mục vụ, và Cha Micae Cù Đức Trí - Giáo phận Phan Thiết. Bài hát nói lên tâm tình của những người con đối với cha của mình: “Ngày còn thơ bên cha dấu yêu. Ngày còn thơ bên cha sớm chiều. Tiếng hát câu hò rộn vang trên từng nẻo quê. Ôi yêu sao tiếng cười ấm áp gia đình. Lời của cha cho con lớn khôn. Lời của cha giang tay đón chờ. Những lúc hoang đàng, ngồi mộng con về từng đêm. Cha lo âu tiếng cười tắt lịm trên môi...”
Tiếp đến, là trò chơi Thi đố vui Ngày của Cha với 15 câu hỏi yêu cầu điền câu, cụm từ còn thiếu vào những câu ca dao, tục ngữ nói về cha hay cho biết tựa đề những đoạn video clip bài hát về cha. Trò chơi đã tạo không khí sôi động, vui nhộn, được mọi người giơ tay hưởng ứng khí thế, hết mình.
Trong lời khích lệ của Cha Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, đại diện cho Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm vì ngài có việc đột xuất không thể tham dự lễ hội, Cha Tổng Đại diện đã cám ơn Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã có những sáng kiến để tổ chức những sinh hoạt như Ngày Của Cha. Cha cũng nói các sự kiện đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của các tôn giáo bạn như Phật giáo và Tin lành.
Ngài chia sẻ về danh xưng cha được mọi người gọi ngài trên cương vị là linh mục, ngài cũng đã thắc mắc rất nhiều về danh xưng này và tìm được câu trả lời qua Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài cho hay khi được gọi là cha, tôi phải sống như thế nào để nhắc mọi người về Cha thật ở trên Trời, và khi họ gọi cha thì họ được hướng tới Cha thật là Thiên Chúa. Ngài cũng sám hối vì đôi khi trở thành vật cản không hướng người gọi đến với Cha thật. Ngài nói rằng hoàn cảnh xã hội không tạo điều kiện cho những người cha hoàn thành trách nhiệm, ngược lại còn lôi cuốn, ép buộc người ta sống không đúng vai trò người cha, người chồng, người con trong gia đình. Cha mong muốn Chương trình Chuyên đề Giáo Dục tiếp tục những sinh hoạt hữu ích để nâng đỡ các gia đình có điều kiện sống trọn ơn gọi gia đình thật sự về mặt xã hội, về mặt tâm linh: “Công việc này thật cấp thiết, đòi hỏi thật nhiều người chung tay với nhau không phân biệt tôn giáo, giai tầng xã hội, quan điểm lập trường chính trị. Tất cả vì hạnh phúc của con người, hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại và hạnh phúc vĩnh cửu, tràn đầy mai sau”.
Bế mạc Lễ hội
Sau lời cảm ơn của Ban Tổ Chức, Ngày Của Cha kết thúc bằng lời cầu nguyện và cộng đoàn cùng hòa chung khúc hát bài “Công Ơn Cha Mẹ”. Có thể nói, Ngày Của Cha là một cơ hội thuận lợi để những người cha nhìn lại vai trò và trách nhiệm của mình trong gia đình, và để những người con càng hiểu rõ và ý thức hơn để trân trọng công lao trời biển của cha. Ngày Của Cha như một tiếng chuông gióng lên trong một xã hội luôn ồn ào, xô bồ và nhiều tạp âm để nhắc nhở nhau về lòng biết ơn và yêu mến đối với những người cha, bậc sinh thành đáng tôn quý.
Tạ Ân Phúc
“Sự vắng mặt người cha trong gia đình sẽ gây trở ngại cho sự hiểu biết của con trẻ về Thiên Chúa như một người cha yêu thương”.
Trong buổi triều yết chung thứ Tư hằng tuần ngày 23 tháng Năm 2012, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nhắc lại tầm quan trọng của người cha trong gia đình. Tương tự như thế, trong Thánh lễ Bế mạc Đại hội Gia đình Thế giới lần VII tại Milan, ngày 03 tháng Sáu 2012, ngài cũng nhắc nhở: “Hãy dành thời giờ bên gia đình”. Một lần nữa vị đứng đầu Giáo hội Công Giáo lên tiếng kêu gọi các bậc cha mẹ đừng để những bận bịu công việc mà quên đi thời gian chăm sóc cho gia đình, nhất là hãy dành thời gian cùng nhau mừng lễ trong ngày của Chúa.
Xem hình
Qua Đại Hội Gia Đình Thế Giới, Mẹ Giáo Hội kêu gọi tất cả các gia đình và các Giáo hội địa phương trên thế giới hãy cứu lấy gia đình, hãy có nhiều sáng kiến; tổ chức nhiều lễ hội, nhiều lớp học, nhiều buổi cầu nguyện để nâng cao vai trò, phẩm giá, ơn gọi của từng thành viên trong gia đình. Cùng chung nhịp đập của Giáo hội, sáng thứ Bảy 16/06/2012, khoảng hơn 500 tham dự viên đã quy tụ về Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn để tham dự lễ hội mừng Ngày Của Cha với chủ đề “Điểm Tựa Đời Con” do Chương trình Chuyên đề Giáo Dục thuộc Ban Mục vụ Gia đình tổ chức.
Trong nắng sớm của những ngày hè oi bức, các tham dự viên được ban tiếp tân tươi cười, ân cần đón tiếp nơi cổng chào, mỗi người được tặng một món quà là quyển sách “Điểm Tựa Đời Con”. Đây là cuốn sách tập hợp những bài viết hay và các bài viết đoạt giải trong hai cuộc thi Viết Về Cha năm 2011 và 2012 do Chương trình Chuyên đề Giáo Dục tổ chức. Cổng chào được trang trí bằng hình ảnh của những khóm tre, hình ảnh nhắc nhớ đến lũy tre làng thân thuộc bao đời trên quê hương Việt Nam, nó cũng là hình ảnh để nhắc nhớ đến người cha trong gia đình, một nắng hai sương, dầm mưa dãi nắng để che chở, bảo bọc cho đàn con. Theo lối đi quen thuộc bước vào sảnh, đập vào mắt các tham dự viên là một chiếc thuyền lớn với những đám mạ non xanh mơn mởn, hai bức tường của sảnh được trang trí hai hình ảnh: “Ra khơi nơi biển cả” và “Cánh đồng xanh tận chân trời”. Con thuyền, biển cả cùng với dòng chữ “Cùng cha ra khơi” nhắc nhớ lời dạy của Chúa Giêsu: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” (Lc 5,4), còn đám mạ, cánh đồng nhắc đến một lời dạy khác của Người: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít” (Mt 9,37). Cả hai hình ảnh này gợi lại trong lòng mỗi người về nhiệm vụ truyền giáo, là thợ gặt trong cánh đồng, là ngư phủ trên biển cả mênh mông của quê hương Việt Nam mến yêu. Bước vào hội trường, sân khấu chính thể hiện khung cảnh làng quê Việt Nam với nhà tranh vách đất, lũy tre, đường làng và hình ảnh người cha bồng bế con, người cha dìu dắt con đi trên bước đường vào đời. Tất cả những trang trí, những hình ảnh ấy nhằm dẫn dắt mọi người bước vào tâm tình của chương trình Mừng Ngày Của Cha để tôn vinh, tri ân những người cha trong cuộc sống hôm nay với niềm xác tín: “Cha là điểm tựa đời con”.
Khai mạc Lễ hội
Sau những giây phút cầu nguyện xin Chúa thánh hóa cho buổi lễ được diễn ra tốt đẹp theo Thánh ý Ngài, các thành viên Ban Tổ chức bước vào vị trí của mình để chuẩn bị bắt đầu ngày hội. Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Minh Thiệu SDB hướng dẫn cộng đoàn khởi động bằng một bài hát rất thân thương mang tên “Ngôi nhà chúng ta” để tạo bầu khí ấm cúng, liên kết mọi người với nhau: “Anh em chúng ta có chung một ngôi nhà, anh em chúng ta có chung một người cha, dù có đi xa vẫn mong quay về nhà, nhà chúng ta ngôi nhà rộng lớn bao la”.
Những hồi trống vang dội, rộn rã của đội trống Đất Việt đã đánh dấu sự khởi đầu của lễ hội Mừng Ngày Của Cha 2012. Tiếng trống như nói lên tính cách mạnh mẽ của người cha trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho đời con. Qua chương trình này, Ban Tổ chức hy vọng rằng tất cả mọi người có cái nhìn rõ nét hơn về người cha của mình, về những công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mà không bút mực nào có thể diễn tả hết. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để những người làm cha có thể nhìn lại trách nhiệm và vai trò của mình đối với con cái. Cuối cùng, để nhắc nhớ mọi người về người cha đích thật, là cội nguồn của mọi tình phụ tử trên trời, dưới đất, đó chính là Thiên Chúa - Người Cha nhân từ hằng yêu thương, quan phòng cho con cái loài người.
Trong ít phút thinh lặng, cộng đoàn đã dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện tha thiết, xin Người chúc lành cho ngày hội được thành công, và cầu nguyện đặc biệt cho những người cha: “Xin Chúa ban những ơn cần thiết, sự khôn ngoan, tình yêu, sức mạnh, lòng đạo đức, sự kiên nhẫn và sự miệt mài để những người làm cha lèo lái con tàu của từng gia đình, giáo xứ và giáo phận vượt qua biết bao sóng gió để đi đến bến bờ bình an”.
Trong lời giới thiệu quý quan khách, hai người dẫn chương trình là Anh Vũ Minh và Chị Thiên Lý đã giới thiệu sự hiện diện của Thượng tọa Thích Thiện Tâm - Giảng sư Ban Hoằng Pháp tỉnh hội Phật giáo Tỉnh Đồng Nai, Sư cô Thích Nữ Hương Nhủ - Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, Ủy viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương. Về phía Công Giáo có Cha Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh - Tổng Đại Diện TGP. Sài Gòn, Cha Phanxicô Xaviê Bảo Lộc - Trưởng ban Mục vụ Đối Thoại Liên Tôn TGP. Sài Gòn, Cha Trịnh Tuấn Hoàng và quý cha Hội Bác Ái Phanxicô Hoa Kỳ. Đến tham dự lễ hội còn có các tăng ni sinh của Học viện Phật giáo, các thí sinh và Ban Giám khảo trong cuộc thi “Viết về Cha”, quý linh mục, tu sĩ, các bậc cha mẹ và những người con đến tôn vinh những người cha.
Tại Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ VII tại Milan, Đức Giáo hoàng cho biết:“Một phần ba các đứa trẻ đi vào đời không có hình bóng của người cha”. Đó là thông tin mà Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng ban Mục vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn - đưa ra trong lời khai mạc để nói đến sự nguy hại nghiêm trọng khi đứa trẻ vào đời mà thiếu đi một “điểm tựa”. Cha nói: Điểm tựa ấy chính là tình thương của cha, của mẹ, không chỉ để nâng đỡ người con mà nó có thể là một sức bật vô song để mỗi người “bật” tất cả những sức nặng đè lên cuộc đời.
Cha còn cho biết để củng cố hình ảnh của người cha trong gia đình, người cha dẫn đưa con vào lòng đời, Ban Mục vụ Gia đình qua Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã tổ chức hai cuộc thi Viết Về Cha trong năm 2011 và 2012, Ban Tổ chức đã chắt lọc những bài viết đạt giải và những bài chất lượng cao để in tập sách “Điểm Tựa Đời Con”. Ngài cũng nói rằng viết về cha thật khó vì “tình cha vẫn còn thấp thoáng không như tình mẹ, cha âm thầm như Thái Sơn đứng bên bờ cuộc đời con, che chở con mà con không ngờ, con không hay. Chỉ khi bóng Thái Sơn ngã cuối đời thì con mới chợt nhận ra bóng Thái Sơn ấy vẫn luôn luôn đứng đó bên ta và che chở cho ta. Trong dòng chảy ấy, lễ hội này nhằm tôn vinh vai trò và ơn gọi của những người cha, là hình bóng, là họa ảnh của người Cha, nguồn cội mọi tình phụ tử trên trời, dưới đất, chính là Thiên Chúa Tình Yêu, là nguồn cội của mỗi người và đích điểm của mỗi cuộc đời”.
Phần I: “Cha ơi! Cha là ai?”
Có thể nói, lời khai mạc của Cha Luy cũng chính là câu trả lời cho lý do mà Ban Tổ chức chọn tên gọi cho phần I của lễ hội “Cha ơi! Cha là ai?” nhằm diễn tả lại hình ảnh người cha trong cuộc đời mỗi người. Mở đầu cho việc khắc họa này, Nhóm múa Rồng Việt với vũ điệu đẹp mắt, uyển chuyển cùng với hoạt cảnh minh họa đã tái hiện một khung cảnh gia đình rất đời thường với hình ảnh người cha đã hy sinh để đón nhận đứa con nuôi bị bỏ rơi bên hiên nhà, để rồi từ đó tần tảo vất vả một mình “gà trống nuôi con” nên người. Hình ảnh quen thuộc này đã tôn vinh vai trò của người cha với nhân đức hy sinh, với công ơn cao dày trong cuộc sống hôm nay.
Với đề tài chia sẻ “Ơn gọi làm cha”, Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn một lần nữa đến với ngày hội bằng những câu hỏi: “Ai gọi? Gọi ai? Và gọi làm gì?”. Thay cho câu trả lời, ngài cho biết mỗi người trong chúng ta đi vào đời không hề ngẫu nhiên chút nào mà nằm trong ý định của một “Trí khôn” hết sức vô song với một “Trái tim” biết yêu thương, và là nguồn cội của hiện hữu này, đó chính là Thiên Chúa, là Cha nhờ Đức Giêsu Kitô. Vì thế, khi những người nam đi vào đời thì được Thiên Chúa là Cha mời gọi họa lại hình ảnh của Ngài trong cuộc sống đầy hữu hạn này. Những người nam trước khi làm cha cần phải có một trải nghiệm về người cha là điểm tựa cho mình đi vào đời về vai trò tương lai mà mình phải đảm nhận để làm trưởng một gia đình. Tuy nhiên, Thiên Chúa là Cha đích thực cũng đã quan phòng gửi đến những đứa trẻ thiếu vắng hình ảnh cha những người thay thế vai trò ấy để họ cũng có một trải nghiệm về tình cha. Tình cha được ví cao hơn cả núi Thái Sơn vì đó là họa ảnh của một tình yêu vô hạn là Cha trên trời, Cha ấy là Thiên Chúa, là nguồn cội của mọi tình phụ tử trên trời, dưới đất.
Cha Luy cũng chia sẻ về những người cha nhiều khi vì con mà chấp nhận ngậm đắng nuốt cay trong cuộc sống xã hội, vì con mà cha chấp nhận từ chối những mời mọc khi tan ca chiều về. Vì hình bóng của con mà cha từ chối không nhám tay trong những guồng máy tội lỗi của xã hội, vì tương lai của con, cả về tinh thần lẫn đạo đức của con, đó mới là điểm tựa bền vững. Những hy sinh của cha chính là những bằng chứng của tình yêu để đóng trọn vai trò, đóng trọn ơn gọi làm cha của người nam. Bên cạnh những người cha trong gia đình còn có những người cha tinh thần khác trong xã hội này, để cùng tựa nương vào nhau giúp đỡ mỗi một con người bước vào đời và lớn lên, trở thành họa ảnh tình yêu của Thiên Chúa.
“Chiều xuân nắng nhạt giữa tiêu điều
Bên đồi thanh vắng gió hiu hiu
Thao thức nấm mồ hay màu áo
Cỏ rộ chân trời bóng liêu xiêu”
Đây là khổ thơ đầu của bài thơ Tảo Mộ, tác phẩm đạt giải Nhì thể loại thơ cuộc thi Viết về Cha của bạn trẻ khiếm thị Luy Phạm Lê Anh Kiệt, đến từ Giáo phận Huế. Đến với lễ hội em, kể về câu chuyện “Lời sám hối muộn màng” vẫn còn đọng lại trong ký ức của em về người cha. Bằng chất giọng trầm ấm rất Huế, em kể rằng: Vào một buổi chiều của hơn một năm trước khi cha em nằm trên giường bệnh, lúc được cha xứ đến thăm, cha em đã thổn thức với cha xứ những điều còn trăn trở. Cha em đã thú nhận rằng mình là người có lỗi trước mặt Thiên Chúa, là người biết Chúa thông qua mẹ em, nhưng đôi khi cha đã chối Chúa, dẹp bàn thờ trong những lễ tiệc chỉ vì lời xúi giục của bạn bè, xóm giềng, gia đình họ nội. Trong nỗi nghẹn ngào của vợ con bên giường bệnh, cha em đã căn dặn rằng hãy thắp lên những nén hương cho đậm tình gia đình, để giữ bầu khí của gia đình. Bản thân em nhận ra rằng không khí gia đình không chỉ là thắp lên những nén nhang mà chính là sự xúc cảm, là những dòng tâm sự, là sự sẻ chia của những người con, của những người làm cha làm mẹ, của mỗi người con đối với Thiên Chúa tình yêu.
“Con căm ghét ba vì ba say rượu đến độ đứng lên không nổi. Cái hành lang chỉ độ chục bước chân cũng làm ba té lên té xuống. Ba gục ngã sau một hồi bò lê, bò lết, ba nhìn con cầu cứu. Con ngồi đó nhìn ba, rồi bước qua chỗ ba, đi thẳng. Con căm ghét ba!”. Đó là những cảm xúc chân thật mà thí sinh Giuse Nguyễn Thanh Tùng, đến từ Giáo phận Nha Trang đã trải lòng về ba của mình thật ấn tượng và cũng thật xúc động, em đã đạt giải nhất cuộc thi Viết Về Cha ở mảng Văn với tác phẩm “Thư Gửi Ba”.
Em cho hay lời yêu thương là những lời thật sự rất khó nói đã mượn một bức thư để trải lòng những cảm xúc của mình để gửi đến ba. “Con ghét bia, con ghét rượu rồi con ghét cả cái mùi hôi hám đó nữa”. Em đã quát lên như thế mỗi khi ba say. Ba say sưa đã làm gia đình rạn vỡ, dẫn đến những cuộc cãi vã, ẩu đả trong gia đình. Em đã thấy được sự lao tâm khổ tứ trên khuôn mặt nhăn nheo của bà nội, sự đau đớn buồn tủi của má và gánh nặng mưu sinh đổ lên đôi vai của má. Em đã buồn tủi trong những lần nói chuyện với bạn bè, chúng tự hào về ba như đánh đàn giỏi, làm hang đá cho nhà thờ… còn em, lục lại tâm trí thì không có gì để kể về ba.
Rồi cuộc sống dần trôi, em học biết được rằng phải cầu nguyện thay vì căm ghét chính đấng sinh thành của mình. Em cầu nguyện liên lỉ và cảm thấy được sự bình an tuyện vời mà bao năm chưa bao giờ thấy được. Như một câu chuyện cổ tích, ba bỗng dưng bỏ rượu mà không ai biết lý do và em cảm thấy ấm áp khi sống trong bầu khí gia đình thực sự. Và ý Chúa thật nhiệm mầu khi ba được bầu trở thành một ủy viên giáo họ, một người chức việc. Ba trở nên siêng đến nhà thờ, cầu nguyện, chầu Thánh Thể, trung thành với giờ kinh chung trong gia đình. Thế rồi, ba em bị hở 3/4 van tim, gan, thận bị suy kiệt nặng nề vì hậu quả của rượu. Em suy sụp nhưng cũng học biết cách tạ ơn, em đã tạ ơn Chúa vì tất cả là hồng ân, tất cả đều là chương trình của Ngài. Bất ngờ thay, cuộc điều trị của ba em chuyển biến tốt như một phép mầu, ba lại về với gia đình. Qua một câu hát vang vọng trong lòng, em giật mình nhận ra mình cũng chưa nói lời yêu thương quý mến với mẹ, với cha. Trước mặt ba, trước mặt cộng đoàn, em đã không bỏ qua cơ hội để nói rằng: “Ba ơi! Con thương ba nhiều lắm” và trao tặng cha yêu đóa hoa tươi thắm để nói lên tâm tình tri ân.
Lễ hội mừng Ngày Của Cha cũng là dịp để Ban Tổ Chức trao giải thưởng cho cuộc thi Viết Về Cha. Sau hơn 8 tháng phát động (15/07/2011 - 31/03/2012), Ban Tổ chức đã nhận được 273 bài dự thi nhưng chỉ có 122 bài Văn và 48 bài Thơ đạt chất lượng vào vòng 1. Lứa tuổi tham dự cuộc thi đa dạng, từ 12-70, đặc biệt là giới trẻ (dưới 25 tuổi) chiếm hơn 65%. Chiều ngày 14/04/2012, Vòng Chung Kết của cuộc thi đã diễn ra tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn, 21 thí sinh thuộc mảng Văn và Thơ, đến từ 11 tỉnh thành khác nhau, đã chia sẻ những tâm tình nồng ấm, những trăn trở rất riêng… về người cha của mình, trong đó có cả những người cha tinh thần.
Các thí sinh đoạt giải thể loại Thơ gồm:
- Giải nhất: Maria Nguyễn Thi Thanh Hương với tác phẩm “Cha Mình”.
- Giải nhì: Luy Phạm Lê Anh Kiệt (khiếm thị) với tác phẩm “Tảo Mộ”.
- Giải ba: Maria Catarina Phan Thị Linh với tác phẩm “Lặng Thầm Bên Cha”.
Về thể loại Văn có các giải:
- Giải nhất: Giuse Nguyễn Thanh Tùng với tác phẩm “Thư Gửi Ba”
- Giải nhì: Têrêsa Nguyễn Thị Bình Tâm với tác phẩm “Nguyên Tắc Vàng Của Cha Tôi”.
- Đồng giải ba: Anh Nguyễn Thành Công với tác phẩm “Cha Tôi” và Anh Bùi Đức Dương (Dân tộc Mường) với tác phẩm “Bố Tôi”.
- Giải khuyến khích: Agata Nguyễn Thị Thùy Hương với tác phẩm “Tâm Sự Ngày Mưa”; A Lăng Tạo (người dân tộc Cơ Tu) với tác phẩm “Tình Cha Nơi Đỉnh Núi”; Maria Gôretti Nguyễn Phan Cát Trinh với tác phẩm “Câu Chuyện Về ‘Nóc Nhà’ Tôi”.
Sau khi trao giải cho các thí sinh, Ca sĩ Diệu Hiền đã làm cho khán giả lắng đọng tâm hồn để cùng ngợi ca tình cha qua một ca khúc của Nhạc sĩ Thế Thông mang tên “Tình Cha cho con” với sự minh họa của nhóm múa Rồng Việt: “…Tình cha trao con xin nguyện luôn ghi khắc từng giây. Tình cha cho con như bóng mát phủ che đời con đây. Tình cha cho con cao vút Thái Sơn muôn trùng, lai láng ví như biển Đông, biết đến bao giờ mới hiểu tình cha…”
Giờ giải lao rộn ràng hẳn lên với những chiếc bánh ngọt lót dạ cùng với những chai nước suối nơi tiền sảnh của hội trường. Râm ran đây đó là những nhóm bạn “tay bắt mặt mừng”, hàn huyên tâm sự, chúc tụng lẫn nhau. Phía chiếc thuyền, đám mạ, mái lá, chốc chốc lại có những nhóm đến chụp hình lưu niệm, Anh Vũ Minh cũng tranh thủ thời gian phỏng vấn những suy nghĩ của khán giả về Ngày Của Cha. Lại có những người chỉ trỏ trầm trồ, hoặc thắc mắc chẳng hiểu sao lại có chiếc thuyền thật to đến thế làm vật trang trí cho ngày lễ hội.
Phần II: “Điểm Tựa Đời Con”
Phần II của ngày hội với tên gọi “Điểm Tựa Đời Con” được khởi đầu bằng bài múa cộng đồng “Khúc hát cha yêu” do Cha Nguyễn Minh Thiệu hướng dẫn đã dẫn dắt cộng đoàn vào tâm tình hoài niệm về công ơn cha: “Nhiều năm trôi qua mau, dòng đời bao nhiêu đổi thay. Nhìn lại mái tóc Cha yêu nay đã bạc màu. Cùng bao năm tháng nuôi con lớn khôn”.
“Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1-3). Đó là lời Thánh Phaolô nhắc nhở mỗi người về bổn phận làm con. Tuy nhiên, bổn phận của những người con đối với cha mẹ không chỉ gói gọn trong Giáo Hội Công Giáo mà nó còn được thể hiện trong đạo hiếu của con người Việt Nam. Để diễn tả tâm tình đó, một diễn giả rất quen thuộc của Chương trình Chuyên đề Giáo Dục là Sư cô Thích Nữ Hương Nhủ đã chia sẻ đề tài “Nếu vắng Cha” gây xúc động, rưng rưng dòng lệ nơi mọi người trong khán phòng.
Sư cô cho hay rất bất ngờ và ngạc nhiên khi được mời chia sẻ về đề tài này vì cuộc đời của sư cô vắng cha thật sự trong khi Ban Tổ Chức không biết cuộc đời của sư cô lớn lên như thế nào. Sư cô và các anh chị em chỉ được sống trong tình thương của cha trong thời gian rất ngắn, khi sư cô tròn 2 tuổi thì cha vĩnh viễn ra đi. Từ đó anh chị em 6 người sống trong sự đùm bọc che chở của mẹ hiền yêu dấu: “Ai người chia sớt nỗi buồn; Mẹ tôi gánh mãi hoàng hôn một mình”.
Tuy sống bên cha trong thời gian quá ngắn, những kỷ niệm về cha quá mơ hồ nhưng sư cô rất hạnh phúc khi nói về cha. Sư cô có ấn tượng rất sâu sắc về cha vì mẹ thường hay bảo “Con có biết rằng con cười rất giống cha con hay không, tánh của con rất giống cha”. Có lẽ những lời nói rất đơn giản của mẹ làm cho sư cô biết rằng mình đã thừa hưởng ở cha rất nhiều điều quý giá. Lúc nhận bằng tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, khi chúng bạn có cha đến chúc mừng con mình, sư cô cảm nhận dường như niềm hạnh phúc người cha lớn hơn những người con đã thành công và tự nhủ rằng “Cha ơi, nếu có cha, cha sẽ thấy rằng con gái của cha rất giống cha nhiều thứ”. Trong thời gian thực tập làm giáo viên, khi người chị dâu đột ngột ra đi vĩnh viễn để lại đứa con trai mới 1 tuổi, sư cô cảm nhận đời sống quả thật ngắn ngủi, mong manh và vô thường, nên đã xuất gia từ bỏ cuộc sống thế tục đi vào đời sống khác nhằm đem lại an lành và hạnh phúc cho muôn người chứ không chỉ riêng mái gia đình bé nhỏ của mình.
Sư cô cũng nói rằng ngoài những người cha thành đạt dễ dàng đưa con vào đời, có những người cha nuôi con bằng những giọt sữa kết tinh từ mồ hôi và nước mắt, tất cả sự gian lao và khó nhọc. Cha mãi mãi vẫn là điểm tựa đời con. Mỗi con người có hai người cha, một người cha tạo cho mình thân thể và sức vóc, nghĩa là không có cha, không có mình, và một người cha cho chúng ta đời sống tâm linh, không có người cha này đời sống thật khô khan cho nên người cha tâm linh đó đúng là điểm tựa của cuộc đời. Sau khi chia sẻ, sư cô hát bài “Tình Cha” của Nhạc sĩ Giác An với giọng hát ngọt ngào, trầm lắng, gây xúc động mạnh, làm không ít người ngấn dòng lệ nơi khóe mắt.
“Điểm Tựa Đời Con” cũng là bài hát được Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng sáng tác và được anh trình bày trong ngày hội để mô tả về người cha: “Cha cho con hình hài thuở ấu thơ khi còn trong nôi. Nuôi cho con nên người bằng tháng năm vất vả ngược xuôi. Một ngày chợt nhìn thấy mái tóc cha nay đã bạc màu. Lòng này chợt nhói đau mong thời gian đừng trôi qua mau. Trên những bước đường đời hình bóng cha mãi luôn gần bên”.
Phận làm con luôn phải hiếu kính cha mẹ, dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nào đi nữa, và người làm cha, làm mẹ phải cố gắng làm tròn trách nhiệm nuôi dạy con cái không chỉ về vật chất mà cả về tinh thần. Nhóm kịch của Cha Giuse Hoàng Kim Toan trình diễn vở kịch mang tên “Sám Hối” để diễn tả lại đạo lý đó. Vở kịch được bắt đầu bằng cảnh một nhóm ca viên trò chuyện với nhau và phát hiện ra sự vắng mặt của một nữ ca viên, Thùy được mẹ gọi về quê mà không ai biết lý do. Hóa ra là, Thùy được mẹ gọi về quê chịu tang cha, nhưng em không chịu vì em hận cha đã ra đi mất biệt, không thấy bóng dáng từ khi em còn nhỏ, chỉ mình mẹ nuôi Thùy khôn lớn. Người anh họ cũng là ca trưởng khuyên nhủ rằng mẹ em là người đau khổ nhất đã tha lỗi cha, em xem lại có nên cố chấp thế không và gửi em bức thư của cha gửi về từ nước ngoài. Người cha xin lỗi con vì đã ra đi kiếm thật nhiều tiền để tạo cho con tương lai. Nhưng người cha hối hận vì tiền bạc, vật chất không sánh được với thời gian ở bên gia đình, đã không dạy dỗ con khôn lớn, không làm tròn trách nhiệm làm cha. Sau khi đọc xong bức thư, Thùy nhận ra mình sai và xin lỗi người cha đã khuất vì tội bất hiếu, đã sống trong oán giận cha, hứa thay ba chăm sóc và yêu thương mẹ. Lời câu hát kết thúc vở kịch làm những ai mất cha cảm thấy nghẹn lòng: “Cha ơi! Cha bỏ con, cuộc đời con mất cha thật rồi. Cha ơi! Cha bỏ con, trọn đời con không còn thấy cha”.
“Tình Người Cha” là một ca khúc của Cha Cao Thăng được tam ca “Cha cha cha” trình bày, tam ca đó là Cha Cao Thăng - Chánh xứ Bắc Dũng, Cha Hoàng Quân - Trung tâm Mục vụ, và Cha Micae Cù Đức Trí - Giáo phận Phan Thiết. Bài hát nói lên tâm tình của những người con đối với cha của mình: “Ngày còn thơ bên cha dấu yêu. Ngày còn thơ bên cha sớm chiều. Tiếng hát câu hò rộn vang trên từng nẻo quê. Ôi yêu sao tiếng cười ấm áp gia đình. Lời của cha cho con lớn khôn. Lời của cha giang tay đón chờ. Những lúc hoang đàng, ngồi mộng con về từng đêm. Cha lo âu tiếng cười tắt lịm trên môi...”
Tiếp đến, là trò chơi Thi đố vui Ngày của Cha với 15 câu hỏi yêu cầu điền câu, cụm từ còn thiếu vào những câu ca dao, tục ngữ nói về cha hay cho biết tựa đề những đoạn video clip bài hát về cha. Trò chơi đã tạo không khí sôi động, vui nhộn, được mọi người giơ tay hưởng ứng khí thế, hết mình.
Trong lời khích lệ của Cha Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, đại diện cho Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm vì ngài có việc đột xuất không thể tham dự lễ hội, Cha Tổng Đại diện đã cám ơn Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã có những sáng kiến để tổ chức những sinh hoạt như Ngày Của Cha. Cha cũng nói các sự kiện đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của các tôn giáo bạn như Phật giáo và Tin lành.
Ngài chia sẻ về danh xưng cha được mọi người gọi ngài trên cương vị là linh mục, ngài cũng đã thắc mắc rất nhiều về danh xưng này và tìm được câu trả lời qua Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài cho hay khi được gọi là cha, tôi phải sống như thế nào để nhắc mọi người về Cha thật ở trên Trời, và khi họ gọi cha thì họ được hướng tới Cha thật là Thiên Chúa. Ngài cũng sám hối vì đôi khi trở thành vật cản không hướng người gọi đến với Cha thật. Ngài nói rằng hoàn cảnh xã hội không tạo điều kiện cho những người cha hoàn thành trách nhiệm, ngược lại còn lôi cuốn, ép buộc người ta sống không đúng vai trò người cha, người chồng, người con trong gia đình. Cha mong muốn Chương trình Chuyên đề Giáo Dục tiếp tục những sinh hoạt hữu ích để nâng đỡ các gia đình có điều kiện sống trọn ơn gọi gia đình thật sự về mặt xã hội, về mặt tâm linh: “Công việc này thật cấp thiết, đòi hỏi thật nhiều người chung tay với nhau không phân biệt tôn giáo, giai tầng xã hội, quan điểm lập trường chính trị. Tất cả vì hạnh phúc của con người, hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại và hạnh phúc vĩnh cửu, tràn đầy mai sau”.
Bế mạc Lễ hội
Sau lời cảm ơn của Ban Tổ Chức, Ngày Của Cha kết thúc bằng lời cầu nguyện và cộng đoàn cùng hòa chung khúc hát bài “Công Ơn Cha Mẹ”. Có thể nói, Ngày Của Cha là một cơ hội thuận lợi để những người cha nhìn lại vai trò và trách nhiệm của mình trong gia đình, và để những người con càng hiểu rõ và ý thức hơn để trân trọng công lao trời biển của cha. Ngày Của Cha như một tiếng chuông gióng lên trong một xã hội luôn ồn ào, xô bồ và nhiều tạp âm để nhắc nhở nhau về lòng biết ơn và yêu mến đối với những người cha, bậc sinh thành đáng tôn quý.
Tạ Ân Phúc
Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Melbourne mừng 50 năm tuổi
Trần Văn Minh
04:53 10/07/2012
Melbourne - Hôm 24/6/2012 vào lúc 2 giờ 30 chiều, nhiều người đủ mọi sắc tộc, đông nhất là người Việt, đã đến tham dự Thánh lễ mừng kỷ niệm 50 năm ngày khánh thành Thánh đường Our Lady thuộc Tổng Giáo phận Melbourne.
Nói đến Nhà thờ Our Lady Maidstone thì phần đông giáo dân Công giáo Việt Nam trong Tổng giáo phận Melbourne có rất nhiều người đã biết, nhất là giáo dân trong khu vực miền Tây, Giáo xứ Our Lady cũng có một cộng đồng Công giáo Việt Nam sinh hoạt, có Thánh lễ tiếng Việt mỗi hai tuần do Linh mục Philip Minh Lê Văn Sơn phụ trách.
Trước Thánh lễ, tiếng trống cà rùng truyền thống ở các xứ đạo của Cộng đoàn Người Việt Nam đã rộn ràng mở đầu chào đón Đức cha Vincent và các cha đồng tế bước vào Thánh đường Our Lady dâng Thánh lễ cảm tạ 50 năm hồng ân của giáo xứ.
Thánh lễ đồng tế do Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Melbourne chủ tế. Cùng đồng tế gồm có cha Chánh xứ Giáo xứ Our Lady Boy Galdo, cha phó Dishan Candappa và Philip Minh Lê Văn Sơn cùng với các cha nguyên chánh hoặc phó giáo xứ đã từng phục vụ tuỳ thời gian ngắn dài trong suốt thời gian 50 năm qua. Trong số các vị linh mục coi giáo xứ có một linh mục Việt Nam là LM. Vincent Lê Thành Nhân với cương vị phó xứ Our Lady trong 4 năm, hôm nay cũng về dâng Thánh lễ đồng tế.
Nhờ đa văn hóa và đủ sắc tộc đại diện cộng đồng Việt Nam cũng tham gia gồm có ca đoàn Nữ Vương & Martino, thừa tác viên đọc lời Chúa và lời nguyện giáo dân cùng với Cộng đoàn Philippine, Italian và tiếng Anh làm chuẩn. Hai giáo dân cao niên và sống lâu trong xứ đạo được chọn làm người thay mặt cho cộng đoàn dâng của lễ lên Thiên Chúa để dâng lời cảm tạ những hồng ân mà xứ đạo được hưởng trong 50 năm qua.
Giáo dân cũng đông đủ mọi sắc dân và tham dự rất đông đảo và sốt sắng để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và Đức Mẹ Hằng Cứu giúp đã ban bình an cho giáo xứ trong thời gian dài vừa qua.
Sau Thánh lễ, để tỏ lòng cảm mến đoàn đồng tế cùng với mọi thành phần giáo dân đã rước ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu giúp đi vòng quanh Thánh đường và trở về nhà thờ chầu mình Thánh Chúa trong Tháng Thánh Tâm .
Mọi người đã đáp lại lời mời gọi của Linh mục chánh xứ Boy Galdo sau giờ chầu Thánh Thể đến hội trường giáo xứ để dự tiệc mừng giáo xứ 50 năm. Linh mục chánh phó xứ đã chung tay cắt chiếc bánh kỷ niêm 50 năm trong tiếng vỗ tay và niềm hân hoan mừng vui của mọi người.
Trong dịp này, các vị linh mục cũ mới đã có dịp gặp lại giáo dân thân quen, tâm tình chào hỏi nhau trong lúc cùng ăn uống vui vẻ, giáo xứ chiếu slide show để mọi người xem lại các hình ảnh, lời giới thiệu những sinh hoạt lịch sử từ thủa sơ khai cho đến ngày hôm nay và các sinh hoạt mục vụ tôn giáo trong thời gian 50 năm qua của xứ đạo.
Nói đến Nhà thờ Our Lady Maidstone thì phần đông giáo dân Công giáo Việt Nam trong Tổng giáo phận Melbourne có rất nhiều người đã biết, nhất là giáo dân trong khu vực miền Tây, Giáo xứ Our Lady cũng có một cộng đồng Công giáo Việt Nam sinh hoạt, có Thánh lễ tiếng Việt mỗi hai tuần do Linh mục Philip Minh Lê Văn Sơn phụ trách.
Trước Thánh lễ, tiếng trống cà rùng truyền thống ở các xứ đạo của Cộng đoàn Người Việt Nam đã rộn ràng mở đầu chào đón Đức cha Vincent và các cha đồng tế bước vào Thánh đường Our Lady dâng Thánh lễ cảm tạ 50 năm hồng ân của giáo xứ.
Thánh lễ đồng tế do Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Melbourne chủ tế. Cùng đồng tế gồm có cha Chánh xứ Giáo xứ Our Lady Boy Galdo, cha phó Dishan Candappa và Philip Minh Lê Văn Sơn cùng với các cha nguyên chánh hoặc phó giáo xứ đã từng phục vụ tuỳ thời gian ngắn dài trong suốt thời gian 50 năm qua. Trong số các vị linh mục coi giáo xứ có một linh mục Việt Nam là LM. Vincent Lê Thành Nhân với cương vị phó xứ Our Lady trong 4 năm, hôm nay cũng về dâng Thánh lễ đồng tế.
Nhờ đa văn hóa và đủ sắc tộc đại diện cộng đồng Việt Nam cũng tham gia gồm có ca đoàn Nữ Vương & Martino, thừa tác viên đọc lời Chúa và lời nguyện giáo dân cùng với Cộng đoàn Philippine, Italian và tiếng Anh làm chuẩn. Hai giáo dân cao niên và sống lâu trong xứ đạo được chọn làm người thay mặt cho cộng đoàn dâng của lễ lên Thiên Chúa để dâng lời cảm tạ những hồng ân mà xứ đạo được hưởng trong 50 năm qua.
Giáo dân cũng đông đủ mọi sắc dân và tham dự rất đông đảo và sốt sắng để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và Đức Mẹ Hằng Cứu giúp đã ban bình an cho giáo xứ trong thời gian dài vừa qua.
Sau Thánh lễ, để tỏ lòng cảm mến đoàn đồng tế cùng với mọi thành phần giáo dân đã rước ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu giúp đi vòng quanh Thánh đường và trở về nhà thờ chầu mình Thánh Chúa trong Tháng Thánh Tâm .
Mọi người đã đáp lại lời mời gọi của Linh mục chánh xứ Boy Galdo sau giờ chầu Thánh Thể đến hội trường giáo xứ để dự tiệc mừng giáo xứ 50 năm. Linh mục chánh phó xứ đã chung tay cắt chiếc bánh kỷ niêm 50 năm trong tiếng vỗ tay và niềm hân hoan mừng vui của mọi người.
Trong dịp này, các vị linh mục cũ mới đã có dịp gặp lại giáo dân thân quen, tâm tình chào hỏi nhau trong lúc cùng ăn uống vui vẻ, giáo xứ chiếu slide show để mọi người xem lại các hình ảnh, lời giới thiệu những sinh hoạt lịch sử từ thủa sơ khai cho đến ngày hôm nay và các sinh hoạt mục vụ tôn giáo trong thời gian 50 năm qua của xứ đạo.
Giáo xứ Hà Nội hạt Xóm Mới: Nuôi dưỡng Đức tin người trẻ
Nguyễn Duy
04:53 10/07/2012
Mừng kính sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả - Bổn mạng Đoàn Giáo Lý Viên Hà Nội – Giáo Hạt Xóm mới – GP Sài Gòn
SAIGÒN - Hằng năm, cứ đến tháng Năm và tháng Sáu, là thời điểm học sinh tổng kết năm học để bước vào mùa hè đầy thú vị. Đây cũng là thời điểm Giáo hội tưng bừng tổ chức các buổi lễ Khấn dòng, lễ Truyền chức phó tế và linh mục… mà chúng ta hay gọi là “Mùa Thánh Hiến”. Cũng trong tháng Sáu này, Giáo hội long trọng mừng kính lễ Thánh Gioan Baotixita, vị tiền hô của Đấng Cứu Thế.
Hiệp cùng niềm vui của Hội Thánh, vào lúc 16g30 ngày 24/6/2012, giáo xứ Hà Nội đã hân hoan mừng lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả, bổn mạng đoàn Giáo lý viên của giáo xứ.
Thánh lễ trọng thể do Cha Giuse Phùng Văn Thông Minh - Đặc trách Thiếu nhi giáo xứ Hà Nội - chủ tế. Đồng tế với ngài có Cha Giuse Maria Nguyễn Đức Vinh, SDB; Cha Giuse Nguyễn Thanh Bình, và thầy Ignatiô Nguyễn Thanh Toàn phục vụ bàn thờ.
Mở đầu Thánh lễ, cha chủ tế mời gọi cộng đoàn chúc mừng và cầu nguyện cho Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Cha Tổng Đại diện Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, Cha Phó Hạt trưởng Gioan Baotixita Nguyễn Văn Luyến, cùng quý ông nhận Thánh Gioan Baotixita làm bổn mạng, đặc biệt là các anh chị giáo lý viên và các cháu thiếu nhi.
Cũng trong dịp này, Cha Đaminh Đinh Ngọc Lễ, chánh xứ Giáo xứ Hà Nội từ phương xa cũng gửi lời hỏi thăm chúc mừng đến các anh chị giáo lý viên giáo xứ nhân dịp bổn mạng, thay lời cha chánh xứ Đaminh, Cha Giuse chủ tế cũng cám ơn quý phụ huynh đã quảng đại với Chúa và Giáo hội, bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để các anh chị giáo lý viên tham gia nhiệm vụ giảng dạy giáo lý, cộng tác với quý cha, quý thầy và quý nữ tu trong việc ươm mầm và nuôi dưỡng đời sống đức tin cho các cháu thiếu nhi trong giáo xứ. Đồng thời, ngài cũng kêu gọi các bạn trẻ, hãy tích cực tham gia vào các đoàn thể trong giáo xứ, để vừa bồi dưỡng, củng cố niềm tin của mình vừa góp phần vào sinh hoạt của giáo xứ được luôn sinh động.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Cha Giuse Maria Nguyễn Đức Vinh mong muốn cộng đoàn hãy noi gương các thánh, chọn cho mình một “Châm ngôn sống” hoặc một câu Lời Chúa để làm kim chỉ nam, giúp mình sống chứng tá cho đức tin Kitô giáo, tiếp tục công cuộc loan báo Tin Mừng đến cho mọi người từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Chỉ khi nào chúng ta biết chọn Đức Kitô làm điểm tựa, chọn Nước Trời là đích điểm cuộc đời mình, thì chúng ta mới sống và thực thi trách nhiệm “Tư tế - Vương đế - Ngôn sứ” mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta.
Thánh lễ kết thúc lúc 17g30, quý cha, quý chức, quý phụ huynh và các anh chị giáo lý viên đã có một buổi họp mặt thân mật tại Hoa viên giáo xứ.
SAIGÒN - Hằng năm, cứ đến tháng Năm và tháng Sáu, là thời điểm học sinh tổng kết năm học để bước vào mùa hè đầy thú vị. Đây cũng là thời điểm Giáo hội tưng bừng tổ chức các buổi lễ Khấn dòng, lễ Truyền chức phó tế và linh mục… mà chúng ta hay gọi là “Mùa Thánh Hiến”. Cũng trong tháng Sáu này, Giáo hội long trọng mừng kính lễ Thánh Gioan Baotixita, vị tiền hô của Đấng Cứu Thế.
Thánh lễ trọng thể do Cha Giuse Phùng Văn Thông Minh - Đặc trách Thiếu nhi giáo xứ Hà Nội - chủ tế. Đồng tế với ngài có Cha Giuse Maria Nguyễn Đức Vinh, SDB; Cha Giuse Nguyễn Thanh Bình, và thầy Ignatiô Nguyễn Thanh Toàn phục vụ bàn thờ.
Mở đầu Thánh lễ, cha chủ tế mời gọi cộng đoàn chúc mừng và cầu nguyện cho Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Cha Tổng Đại diện Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, Cha Phó Hạt trưởng Gioan Baotixita Nguyễn Văn Luyến, cùng quý ông nhận Thánh Gioan Baotixita làm bổn mạng, đặc biệt là các anh chị giáo lý viên và các cháu thiếu nhi.
Cũng trong dịp này, Cha Đaminh Đinh Ngọc Lễ, chánh xứ Giáo xứ Hà Nội từ phương xa cũng gửi lời hỏi thăm chúc mừng đến các anh chị giáo lý viên giáo xứ nhân dịp bổn mạng, thay lời cha chánh xứ Đaminh, Cha Giuse chủ tế cũng cám ơn quý phụ huynh đã quảng đại với Chúa và Giáo hội, bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để các anh chị giáo lý viên tham gia nhiệm vụ giảng dạy giáo lý, cộng tác với quý cha, quý thầy và quý nữ tu trong việc ươm mầm và nuôi dưỡng đời sống đức tin cho các cháu thiếu nhi trong giáo xứ. Đồng thời, ngài cũng kêu gọi các bạn trẻ, hãy tích cực tham gia vào các đoàn thể trong giáo xứ, để vừa bồi dưỡng, củng cố niềm tin của mình vừa góp phần vào sinh hoạt của giáo xứ được luôn sinh động.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Cha Giuse Maria Nguyễn Đức Vinh mong muốn cộng đoàn hãy noi gương các thánh, chọn cho mình một “Châm ngôn sống” hoặc một câu Lời Chúa để làm kim chỉ nam, giúp mình sống chứng tá cho đức tin Kitô giáo, tiếp tục công cuộc loan báo Tin Mừng đến cho mọi người từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Chỉ khi nào chúng ta biết chọn Đức Kitô làm điểm tựa, chọn Nước Trời là đích điểm cuộc đời mình, thì chúng ta mới sống và thực thi trách nhiệm “Tư tế - Vương đế - Ngôn sứ” mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta.
Thánh lễ kết thúc lúc 17g30, quý cha, quý chức, quý phụ huynh và các anh chị giáo lý viên đã có một buổi họp mặt thân mật tại Hoa viên giáo xứ.
Thánh lễ truyền chức tại giáo phận Autun, Pháp quốc
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
04:53 10/07/2012
Autun - Trong bầu không khí của ngày lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, vào lúc 15 giờ 30 chiều hôm nay, Chúa Nhật ngày 24 tháng Sáu 2012, tại nhà thờ chính tòa thánh Lazarô giáo phận Autun, Pháp quốc, đã diễn ra thánh lễ truyền chức phó tế và linh mục cho hai ứng sinh của bí Truyền Chức Thánh. Thầy Micae Trần Minh Tòan lãnh chức phó tế và thầy Nicolas Berthier lãnh chức linh mục.
Thánh lễ được Đức Cha Benoit Rivière, Giám Mục giáo phận Autun, cử hành trọng thể cùng với khỏang 120 linh mục đồng tế.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha giáo phận đã gửi lời chào đến gia đình và những người thân thuộc cùng bằng hữu của hai ứng viên phó tế và linh mục cũng như bày tỏ niềm hân hoan của giáo phận vì có thêm được những người dâng mình cho Chúa để phục vụ Giáo hội của Người.
Thánh lễ được tiếp nối bằng việc gọi hai ứng sinh, đồng thời các cha Bề Trên chủng viện và cha phụ trách năm phó tế đã giới thiệu cho Đức Cha chủ tế và cộng đòan về các khả năng và đức tính tốt đẹp của hai thầy, đồng thời kiểm chứng rằng họ xứng đáng lãnh nhận bí tích Truyền chức.
Sau phần giới thiệu và tiếp nhận vào đón nhận vào hàng giáo sĩ, cộng đòan cảm tạ Thiên Chúa về hồng ân trọng đại này bằng hát xướng kinh Vinh Danh. Thánh lễ được tiếp tục với phần phụng vụ lời Chúa của lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả.
Trong phần bài giảng, Đức Cha Rivière đã liên tưởng biến cố truyền chức thánh với niềm vui của ngày sinh nhật thánh Gioan. « Nếu như sự ra đời của thánh Gioan đã đem lại niềm vui cho Zakaria và Êlisabeth cũng như cho những nguời thân thuộc và láng giềng trước sự can thiệp của Thiên Chúa để thánh Gioan thi hành sứ vụ dọn đường cho Chúa. Hôm nay, các ứng sinh của Bí Tích Truyền Chức Thánh được gọi để phục vụ Giáo Hội và Tin Mừng. Đặc biệt là chuyên tâm cầu nguyện cho dân Chúa. Mỗi sáng thức dậy, họ bắt đầu ngày sống bằng việc xin Thiên Chúa mở miệng lưỡi mình để ca ngợi Thiên Chúa", Đức Cha chủ tế chia sẻ.
Trọng tâm của buổi cử hành hôm nay là phần truyền chức bằng việc đặt tay trên ứng viên thừa tác và lời nguyện truyền chức của Giám Mục. Ca đoàn dẫn đưa cộng đoàn vào bầu khí linh thiêng này bằng việc hát xướng cầu xin Chúa Thánh Thần, sau đó là hát Kinh Cầu Các Thánh. Rất trang trọng và cảm động khi người hát xướng tên các thánh của giáo hội Pháp đặc biệt là các thánh tử đạo và đan tu của giáo phận Autun.
Cộng đoàn sốt sắng bước vào phần cử hành phần Thánh Thể cùng với hai tân chức, một phó tế phục vụ bàn thờ và một linh mục thừa tác.
Phần cuối thánh lễ, hai tân chức ngỏ lời cám ơn Đức Cha chủ tế, cũng như tất cả những ai đã góp công của và lời cầu nguyện cũng như những động viên khích lệ trong việc vun trồng ơn gọi để có được thành quả của ngày hôm nay. Phần kết lễ cũng là phần được sai đi, Đức Cha công bố trước cộng đoàn các giáo xứ mà thầy phó tế và tân linh mục được gửi đến để phục vụ.
Niềm vui của ngày lễ chịu chức được kéo dài bằng bữa tiệc mừng tại khuôn viên Toà Giám Mục Autun, một Toà Giám Mục được công nhận trong số các Toà Giám Mục lâu đời nhất thế giới. Tại đó người ta tìm thấy vết tích của những bức tường được xây dựng vào thế kỷ thứ III. Cũng chính nơi đây còn giữ một dây pallium do thánh giáo phụ Grégoire Cả (540-604) tặng giám mục Autun và được các giám mục giáo phận sử dụng cho đến tận năm 1978, vì sau này dây pallium chỉ dành cho các tổng giám mục.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha giáo phận đã gửi lời chào đến gia đình và những người thân thuộc cùng bằng hữu của hai ứng viên phó tế và linh mục cũng như bày tỏ niềm hân hoan của giáo phận vì có thêm được những người dâng mình cho Chúa để phục vụ Giáo hội của Người.
Thánh lễ được tiếp nối bằng việc gọi hai ứng sinh, đồng thời các cha Bề Trên chủng viện và cha phụ trách năm phó tế đã giới thiệu cho Đức Cha chủ tế và cộng đòan về các khả năng và đức tính tốt đẹp của hai thầy, đồng thời kiểm chứng rằng họ xứng đáng lãnh nhận bí tích Truyền chức.
Sau phần giới thiệu và tiếp nhận vào đón nhận vào hàng giáo sĩ, cộng đòan cảm tạ Thiên Chúa về hồng ân trọng đại này bằng hát xướng kinh Vinh Danh. Thánh lễ được tiếp tục với phần phụng vụ lời Chúa của lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả.
Trong phần bài giảng, Đức Cha Rivière đã liên tưởng biến cố truyền chức thánh với niềm vui của ngày sinh nhật thánh Gioan. « Nếu như sự ra đời của thánh Gioan đã đem lại niềm vui cho Zakaria và Êlisabeth cũng như cho những nguời thân thuộc và láng giềng trước sự can thiệp của Thiên Chúa để thánh Gioan thi hành sứ vụ dọn đường cho Chúa. Hôm nay, các ứng sinh của Bí Tích Truyền Chức Thánh được gọi để phục vụ Giáo Hội và Tin Mừng. Đặc biệt là chuyên tâm cầu nguyện cho dân Chúa. Mỗi sáng thức dậy, họ bắt đầu ngày sống bằng việc xin Thiên Chúa mở miệng lưỡi mình để ca ngợi Thiên Chúa", Đức Cha chủ tế chia sẻ.
Trọng tâm của buổi cử hành hôm nay là phần truyền chức bằng việc đặt tay trên ứng viên thừa tác và lời nguyện truyền chức của Giám Mục. Ca đoàn dẫn đưa cộng đoàn vào bầu khí linh thiêng này bằng việc hát xướng cầu xin Chúa Thánh Thần, sau đó là hát Kinh Cầu Các Thánh. Rất trang trọng và cảm động khi người hát xướng tên các thánh của giáo hội Pháp đặc biệt là các thánh tử đạo và đan tu của giáo phận Autun.
Cộng đoàn sốt sắng bước vào phần cử hành phần Thánh Thể cùng với hai tân chức, một phó tế phục vụ bàn thờ và một linh mục thừa tác.
Phần cuối thánh lễ, hai tân chức ngỏ lời cám ơn Đức Cha chủ tế, cũng như tất cả những ai đã góp công của và lời cầu nguyện cũng như những động viên khích lệ trong việc vun trồng ơn gọi để có được thành quả của ngày hôm nay. Phần kết lễ cũng là phần được sai đi, Đức Cha công bố trước cộng đoàn các giáo xứ mà thầy phó tế và tân linh mục được gửi đến để phục vụ.
Niềm vui của ngày lễ chịu chức được kéo dài bằng bữa tiệc mừng tại khuôn viên Toà Giám Mục Autun, một Toà Giám Mục được công nhận trong số các Toà Giám Mục lâu đời nhất thế giới. Tại đó người ta tìm thấy vết tích của những bức tường được xây dựng vào thế kỷ thứ III. Cũng chính nơi đây còn giữ một dây pallium do thánh giáo phụ Grégoire Cả (540-604) tặng giám mục Autun và được các giám mục giáo phận sử dụng cho đến tận năm 1978, vì sau này dây pallium chỉ dành cho các tổng giám mục.
Gx Thái Hà khai mạc Tam nhật mừng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Hoài Thu
04:53 10/07/2012
HÀ NỘI - Ngay từ sớm thứ hai ngày 25/06/2012, Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, gx Thái Hà rợp trong nhiều sắc màu của cờ xí, màu trắng, màu xanh đồng phục của hơn 1.000 hội viên Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của, gx Hoàng Nguyên, gx Nam Dư, gx Động Linh, gx Chuôn, gx Thạch Bích, gx Bái Xuyên…, và hàng ngàn tín hữu từ muôn phương quy tụ về bên Đức Mẹ HCG, để chung lời tạ ơn Thiên Chúa trong ngày khai mạc Tam nhật mừng kính Đức Mẹ HCG.
Về tham dự ngày hồng phúc này, quý cha quý thầy DCCT Hà Nội và giáo dân Thái Hà còn vinh dự vui mừng đón tiếp quý Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang- nguyên Gm Giáo phận Thái Bình và một số quý cha trong Giáo phận Hà Nội.
8giờ tại khuôn viên giáo xứ đã rất đông người, cha Giuse Nguyễn Văn Phượng,chánh xứ Thái Hà đã có lời chào mừng quý Đức Cha, quý cha, quý anh chị em giáo dân gần xa đã về bên Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, và mời gọi mọi người cùng đứng cầu nguyện trước hang đá Đức Mẹ. Sau đó, lần lượt 3 đội hoa: gx Thạch Bích, gx Hoàng Nguyên và Gia Đình Công Giáo Xa Quê Hà Nội đã tiến hoa cho Đức Mẹ.
Năm sắc hoa xanh, đỏ, tím, vàng, trắng hòa với những nén hương trầm cùng những lời ca dịu êm, tha thiết được các đội hoa dâng lên Đức Mẹ với tất cả tấm lòng thành kính.
Tiếp theo, 3 đội hoa và mọi người tiến vào trong Nhà thờ tham dự giờ khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Với cung giọng nhẹ nhàng, truyền cảm, cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, DCCT đã dẫn đưa mọi người vào trong tâm tình tri ân cảm tạ Thiên Chúa và Đức Mẹ HCG vì những ân huệ mà Thiên Chúa đã ban qua sự chuyển cầu rất hiệu năng của Đức Mẹ. Đồng thời, cha Gioan đại diện cho cộng đoàn dâng lên Đức Mẹ HCG hàng ngàn ý khấn của những người đã đến với Đức Mẹ HCG và xin Đức Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho họ. Quả thật:
“Mẹ là Mẹ Chúa Thiên Đình
Cho con gửi gấm tâm tình thâm sâu
Cuộc đời lắm nỗi bể dâu
Mẹ cho con biết nông sâu giữa đời.
Mẹ là Nữ Vương Đất Trời
Cho con có được cuộc đời ước mơ
Mẹ ơi! Tình Mẹ vô bờ
Dẫn đưa con đến bến bờ bình an.
Mẹ là Nữ Vương Bình An
Chở che nâng đỡ lành an xác hồn
Cho con luôn biết giữ hồn
Tránh xa dịp tội, linh hồn sạch trong.
Mẹ là chiếc phao giữa giòng
Đưa con thoát khỏi cơn giông cuộc đời
Mẹ ơi! Lòng Mẹ biển khơi
Tình yêu của Mẹ chẳng vơi bao giờ
Mẹ là vầng Trăng sáng ngời
Xóa đi bóng tối, cuộc đời u mê
Để con lại được trở về
Bên Chúa bên Mẹ tràn trề Hồng Ân…”
(Trích bài thơ “Mẹ ơi” của tác giả Maria Hương Nguyên)
Sau giờ hành hương sốt sáng, cộng đoàn cùng đứng đón đoàn đồng tế từ trong Tu Viện DCCT tiến vào trong Nhà thờ trong tiếng hát du dương của Ca đoàn Thạch Bích và tiếng kèn trầm hùng của đội kèn gx Thạch Bích. Chủ tế thánh lễ và giảng lễ hôm nay là Đức Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Sang- nguyên Giám mục Giáo phận Thái Bình. Cùng đồng tế với ngài có cha Phaolô Nguyễn Văn Đoàn, chánh xứ Thạch Bích, cha Giuse Đào Bá Thuyết, chánh xứ Hoàng Nguyên, cha Giuse Nguyễn Văn Phượng, chánh xứ Thái Hà, cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, đặc trách Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Miền Bắc và 6 cha Dòng Chúa Cứu Thế.
Sau lời nguyện hiệp lễ, cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, đặc trách Hội Đức Mẹ HCG đã đại diện cho quý cha trong Dòng Chúa Cứu Thế, Hội Đức Mẹ HCG cám ơn Đức Cha Fx Nguyễn Văn Sang, quý linh mục, tu sĩ và anh chị em tín hữu gần xa đã về đây chung lời tạ ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ trong ngày khai mạc Tam nhật mừng kính Đức Mẹ HCG.
11giờ30 thánh lễ kết thúc trong niềm hân hoan, phấn khởi của mọi người.
8giờ tại khuôn viên giáo xứ đã rất đông người, cha Giuse Nguyễn Văn Phượng,chánh xứ Thái Hà đã có lời chào mừng quý Đức Cha, quý cha, quý anh chị em giáo dân gần xa đã về bên Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, và mời gọi mọi người cùng đứng cầu nguyện trước hang đá Đức Mẹ. Sau đó, lần lượt 3 đội hoa: gx Thạch Bích, gx Hoàng Nguyên và Gia Đình Công Giáo Xa Quê Hà Nội đã tiến hoa cho Đức Mẹ.
Năm sắc hoa xanh, đỏ, tím, vàng, trắng hòa với những nén hương trầm cùng những lời ca dịu êm, tha thiết được các đội hoa dâng lên Đức Mẹ với tất cả tấm lòng thành kính.
Tiếp theo, 3 đội hoa và mọi người tiến vào trong Nhà thờ tham dự giờ khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Với cung giọng nhẹ nhàng, truyền cảm, cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, DCCT đã dẫn đưa mọi người vào trong tâm tình tri ân cảm tạ Thiên Chúa và Đức Mẹ HCG vì những ân huệ mà Thiên Chúa đã ban qua sự chuyển cầu rất hiệu năng của Đức Mẹ. Đồng thời, cha Gioan đại diện cho cộng đoàn dâng lên Đức Mẹ HCG hàng ngàn ý khấn của những người đã đến với Đức Mẹ HCG và xin Đức Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho họ. Quả thật:
“Mẹ là Mẹ Chúa Thiên Đình
Cho con gửi gấm tâm tình thâm sâu
Cuộc đời lắm nỗi bể dâu
Mẹ cho con biết nông sâu giữa đời.
Mẹ là Nữ Vương Đất Trời
Cho con có được cuộc đời ước mơ
Mẹ ơi! Tình Mẹ vô bờ
Dẫn đưa con đến bến bờ bình an.
Mẹ là Nữ Vương Bình An
Chở che nâng đỡ lành an xác hồn
Cho con luôn biết giữ hồn
Tránh xa dịp tội, linh hồn sạch trong.
Mẹ là chiếc phao giữa giòng
Đưa con thoát khỏi cơn giông cuộc đời
Mẹ ơi! Lòng Mẹ biển khơi
Tình yêu của Mẹ chẳng vơi bao giờ
Mẹ là vầng Trăng sáng ngời
Xóa đi bóng tối, cuộc đời u mê
Để con lại được trở về
Bên Chúa bên Mẹ tràn trề Hồng Ân…”
(Trích bài thơ “Mẹ ơi” của tác giả Maria Hương Nguyên)
Sau giờ hành hương sốt sáng, cộng đoàn cùng đứng đón đoàn đồng tế từ trong Tu Viện DCCT tiến vào trong Nhà thờ trong tiếng hát du dương của Ca đoàn Thạch Bích và tiếng kèn trầm hùng của đội kèn gx Thạch Bích. Chủ tế thánh lễ và giảng lễ hôm nay là Đức Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Sang- nguyên Giám mục Giáo phận Thái Bình. Cùng đồng tế với ngài có cha Phaolô Nguyễn Văn Đoàn, chánh xứ Thạch Bích, cha Giuse Đào Bá Thuyết, chánh xứ Hoàng Nguyên, cha Giuse Nguyễn Văn Phượng, chánh xứ Thái Hà, cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, đặc trách Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Miền Bắc và 6 cha Dòng Chúa Cứu Thế.
Sau lời nguyện hiệp lễ, cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, đặc trách Hội Đức Mẹ HCG đã đại diện cho quý cha trong Dòng Chúa Cứu Thế, Hội Đức Mẹ HCG cám ơn Đức Cha Fx Nguyễn Văn Sang, quý linh mục, tu sĩ và anh chị em tín hữu gần xa đã về đây chung lời tạ ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ trong ngày khai mạc Tam nhật mừng kính Đức Mẹ HCG.
11giờ30 thánh lễ kết thúc trong niềm hân hoan, phấn khởi của mọi người.
Hội thánh: Sức mạnh Tình yêu
Gioan Lê Quang Vinh
04:53 10/07/2012
Trong tháng 6, người Công giáo có nhiều niềm vui với những Đại Lễ và những dịp vui mừng như trẩy hội. Tháng 6, Hội Thánh mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, có Chúa Nhật kính Mình Máu Thánh Chúa, có ngày Lễ Kính Thánh Tâm Yêu Thương của Chúa, có ngày Lễ kính Thánh Gioan Tiền Hô.
Trong các giáo xứ, tháng 6 cũng là dịp bế giảng năm học giáo lý, phát thưởng cuối năm, tổ chức nghi thức đón nhận các Bí tích Khai tâm. Và cuối tháng 6, Đại Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô nhắc cho dân Chúa nhớ đến mầu nhiệm Hội Thánh duy nhất, thánh thiện công giáo và tông truyền.
Suy tư về những đại lễ và những hội mừng trong tháng sáu, chúng ta nhìn thấy một điểm chung làm nền cho các biến cố, ấy là hy tế. Chúa Giêsu hy tế chính mình Người để làm giá chuộc Dân thánh Chúa, và để lại cho Dân Chúa Bí tích Thánh Thể nhiệm mầu.
Thánh Gioan, Đấng Tiền Hô cho Người, cũng chấp nhận hy tế để chứng minh cho công lý. Hai vị Tông đồ, được mệnh danh là Đá Tảng làm nền xây Hội Thánh và cột trụ chống giữ toà nhà Hội Thánh, cũng kết thúc cuộc đời bằng lễ hy sinh.
Như thế, xem ra Hội Thánh được khởi đầu và chọn con đường đi tới của mình bằng những hy tế. Và lời hứa của Chúa Giêsu “Các con được gấp trăm ngay ở đời này” chắc chắn thế gian không thể hiểu được, bởi vì trong thực tế, Hội Thánh và con cái mình vẫn cứ phải đi con đường hẹp, con đường hết sức gian nan và nguy hiểm.
Tội lỗi thế gian quá lớn lao nặng nề, lớn và nặng đến nỗi không một con người thế gian nào có thể đền được cho tội lỗi mình, và do đó mầu nhiệm Cứu chuộc cần thiết để giải thoát nhân loại này. Nhưng cho dù tội lỗi là một mầu nhiệm, nó vẫn không lý giải được mầu nhiệm Nhập thể và Cứu chuộc của Đức Kitô. Chính mầu nhiệm Tình yêu vô biên của Thiên Chúa đã làm nên điều kỳ diệu cho một nhân loại tưởng đã hư đi.
Thánh Công Đồng Vatican II dạy: “Mỗi lần hy lễ thánh giá được cử hành trên bàn thờ, nhờ đó "Chúa Kitô, chiên vượt qua của chúng ta chịu hiến tế" (1Cor 5,7), thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện.” (LG. 3). Chính Tình yêu lạ lùng của Thiên Chúa đã thực hiện các kỳ công này.
Theo gương Chúa Kitô, Hội Thánh cũng đi con đường hy tế. Mỗi lần mừng kính một chi thể đã hoàn tất cuộc đời hy tế của mình, Hội Thánh muốn nhắc cho con cái mình về Tình Yêu và ơn Cứu chuộc của Thập giá Chúa Kytô.
Như thế lời Chúa Giêsu “Các con được gấp trăm ngay ở đời này” được thực hiện nơi chính cuộc đời hy tế của mỗi người tín hữu. Được kết hiệp với Tình yêu hy tế của Đức Kitô là một ơn huệ vô biên. Chúa Giêsu không hứa cho môn đệ Người những phù vân thế gian, những phù vân mà chính Người đã từ chối trong hoang mạc khi chịu cám dỗ.
Điều huyền diệu là khi Dân thánh Chúa từ chối các vinh hoa trần gian để chấp nhận đời hy tế thì họ lại được hưởng nếm trước hương vị Thiên Đàng trong bí tích Thánh Thể, trong muôn hồng ân và qua các dịp lễ mừng trong Hội Thánh.
Những điều ấy cho chúng ta và cho thế gian thấy rằng sức mạnh làm nên Hội Thánh và làm cho Hội Thánh đứng vững không phải phát sinh từ thế gian, do đó thế gian không thể dùng mưu mô và lực lượng của mình để làm Hội Thánh lay chuyển.
Đồng thời, niềm vui và lòng tin tưởng của mỗi người tín hữu trong Hội Thánh cũng không đến từ thế gian, do đó mọi biến động trên cõi đời này không ảnh hưởng gì đến những giá trị cao cả ấy trong lòng họ.
Cuối tháng 6, khi kính mừng Đại Lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, Dân thánh trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và Hội Thánh, muốn một lần nữa diễn tả niềm tin tưởng của mình vào sức mạnh của Hội Thánh, đó là tình yêu, tình yêu của Đấng Phu Quân khả kính của Hội Thánh và tình yêu của từng con người trong Hội Thánh dành cho Đấng Phu Quân ấy.
Trong khi thế gian tìm mọi cách để làm cho Hội Thánh Chúa lung lay và bày ra vô số những mưu chước để làm cho Dân thánh Chúa hoang mang, thì Đại Lễ kính hai Thánh Tông Đồ làm vang vọng lại lời Chúa Giêsu: “Trên Đá này Thầy xây Hội Thánh Thầy, và quyền lực hoả ngục cũng không làm gì được”.
Lời hứa ấy của Chúa Giêsu đủ làm cho Dân thánh Chúa hiểu rằng những thử thách trong Hội Thánh, những tấn công từ mọi phía, và kể cả những thái độ chưa phù hợp của một số thành phần trong Hội Thánh, cũng chỉ là những áng mây mờ trong chốc lát. Tất cả là những thử thách, là những thánh giá trong cuộc đời. Và Dân thánh Chúa cuối cùng sẽ vui mừng reo lên như Thánh Phaolô: “Vinh quang của ta là Thánh Giá Đức Kitô”.
Lạy Mẹ Maria là Mẹ Hội Thánh, xin cho chúng con tin tưởng vào Tình yêu Thiên Chúa như Mẹ và sẵn sàng sống chết cho Tình Yêu ấy.
Trong các giáo xứ, tháng 6 cũng là dịp bế giảng năm học giáo lý, phát thưởng cuối năm, tổ chức nghi thức đón nhận các Bí tích Khai tâm. Và cuối tháng 6, Đại Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô nhắc cho dân Chúa nhớ đến mầu nhiệm Hội Thánh duy nhất, thánh thiện công giáo và tông truyền.
Suy tư về những đại lễ và những hội mừng trong tháng sáu, chúng ta nhìn thấy một điểm chung làm nền cho các biến cố, ấy là hy tế. Chúa Giêsu hy tế chính mình Người để làm giá chuộc Dân thánh Chúa, và để lại cho Dân Chúa Bí tích Thánh Thể nhiệm mầu.
Thánh Gioan, Đấng Tiền Hô cho Người, cũng chấp nhận hy tế để chứng minh cho công lý. Hai vị Tông đồ, được mệnh danh là Đá Tảng làm nền xây Hội Thánh và cột trụ chống giữ toà nhà Hội Thánh, cũng kết thúc cuộc đời bằng lễ hy sinh.
Như thế, xem ra Hội Thánh được khởi đầu và chọn con đường đi tới của mình bằng những hy tế. Và lời hứa của Chúa Giêsu “Các con được gấp trăm ngay ở đời này” chắc chắn thế gian không thể hiểu được, bởi vì trong thực tế, Hội Thánh và con cái mình vẫn cứ phải đi con đường hẹp, con đường hết sức gian nan và nguy hiểm.
Tội lỗi thế gian quá lớn lao nặng nề, lớn và nặng đến nỗi không một con người thế gian nào có thể đền được cho tội lỗi mình, và do đó mầu nhiệm Cứu chuộc cần thiết để giải thoát nhân loại này. Nhưng cho dù tội lỗi là một mầu nhiệm, nó vẫn không lý giải được mầu nhiệm Nhập thể và Cứu chuộc của Đức Kitô. Chính mầu nhiệm Tình yêu vô biên của Thiên Chúa đã làm nên điều kỳ diệu cho một nhân loại tưởng đã hư đi.
Thánh Công Đồng Vatican II dạy: “Mỗi lần hy lễ thánh giá được cử hành trên bàn thờ, nhờ đó "Chúa Kitô, chiên vượt qua của chúng ta chịu hiến tế" (1Cor 5,7), thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện.” (LG. 3). Chính Tình yêu lạ lùng của Thiên Chúa đã thực hiện các kỳ công này.
Theo gương Chúa Kitô, Hội Thánh cũng đi con đường hy tế. Mỗi lần mừng kính một chi thể đã hoàn tất cuộc đời hy tế của mình, Hội Thánh muốn nhắc cho con cái mình về Tình Yêu và ơn Cứu chuộc của Thập giá Chúa Kytô.
Như thế lời Chúa Giêsu “Các con được gấp trăm ngay ở đời này” được thực hiện nơi chính cuộc đời hy tế của mỗi người tín hữu. Được kết hiệp với Tình yêu hy tế của Đức Kitô là một ơn huệ vô biên. Chúa Giêsu không hứa cho môn đệ Người những phù vân thế gian, những phù vân mà chính Người đã từ chối trong hoang mạc khi chịu cám dỗ.
Điều huyền diệu là khi Dân thánh Chúa từ chối các vinh hoa trần gian để chấp nhận đời hy tế thì họ lại được hưởng nếm trước hương vị Thiên Đàng trong bí tích Thánh Thể, trong muôn hồng ân và qua các dịp lễ mừng trong Hội Thánh.
Những điều ấy cho chúng ta và cho thế gian thấy rằng sức mạnh làm nên Hội Thánh và làm cho Hội Thánh đứng vững không phải phát sinh từ thế gian, do đó thế gian không thể dùng mưu mô và lực lượng của mình để làm Hội Thánh lay chuyển.
Đồng thời, niềm vui và lòng tin tưởng của mỗi người tín hữu trong Hội Thánh cũng không đến từ thế gian, do đó mọi biến động trên cõi đời này không ảnh hưởng gì đến những giá trị cao cả ấy trong lòng họ.
Cuối tháng 6, khi kính mừng Đại Lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, Dân thánh trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và Hội Thánh, muốn một lần nữa diễn tả niềm tin tưởng của mình vào sức mạnh của Hội Thánh, đó là tình yêu, tình yêu của Đấng Phu Quân khả kính của Hội Thánh và tình yêu của từng con người trong Hội Thánh dành cho Đấng Phu Quân ấy.
Trong khi thế gian tìm mọi cách để làm cho Hội Thánh Chúa lung lay và bày ra vô số những mưu chước để làm cho Dân thánh Chúa hoang mang, thì Đại Lễ kính hai Thánh Tông Đồ làm vang vọng lại lời Chúa Giêsu: “Trên Đá này Thầy xây Hội Thánh Thầy, và quyền lực hoả ngục cũng không làm gì được”.
Lời hứa ấy của Chúa Giêsu đủ làm cho Dân thánh Chúa hiểu rằng những thử thách trong Hội Thánh, những tấn công từ mọi phía, và kể cả những thái độ chưa phù hợp của một số thành phần trong Hội Thánh, cũng chỉ là những áng mây mờ trong chốc lát. Tất cả là những thử thách, là những thánh giá trong cuộc đời. Và Dân thánh Chúa cuối cùng sẽ vui mừng reo lên như Thánh Phaolô: “Vinh quang của ta là Thánh Giá Đức Kitô”.
Lạy Mẹ Maria là Mẹ Hội Thánh, xin cho chúng con tin tưởng vào Tình yêu Thiên Chúa như Mẹ và sẵn sàng sống chết cho Tình Yêu ấy.
Frankfurt, Diễn Hành Văn Hóa cho sự tôn trọng nền văn hoá khác
Lê Ngọc Châu
04:53 10/07/2012
Trong buổi Diễn Hành Văn Hóa tại Frankfurt những nhóm (hội đoàn) và gian hàng cổ động cho sự khoan dung nhiều hơn với nhau. Ngay cả sự "sự áp bức" tại quê hương của "những người khách" (Gaeste) cũng được đưa ra làm đề tài thảo luận !
Cao hơn đầu của khán giả, cô gái tóc vàng ném quả tròn bằng len vào không khí, trong khi bốn "đồng nghiệp" giữ chặt cổ chân (Fußgelenk) của cô. "Cướp biển Frankfurt" đã trình diễn lại trong cuộc diễu hành "Parade der Kutur" nền văn hóa của Hoa Kỳ.
Hai nữ du khách trẻ cũng còn chưa "phục màn trình diễn": "Vâng, người ta cũng thường thấy trên đài truyền hình (Tivi)", cô này thì thầm với cô kia. Thú vị hơn là đoán lá cờ màu vàng-đỏ của quốc gia mà các vũ công kế tiếp mang trên người!. "Việt Nam? Tôi nghĩ rằng đây là Việt Nam". Đúng như vậy, phái đoàn kế tiếp là Hội của những người tị nạn Việt Nam (ghi chú thêm: Hội NVTNCS tại Frankfurt am Main và VPC) đi ngang qua nhà thờ St Catherine. Và xem kìa, hai khán giả này đã phát hiện ra được một người quen trong số các vũ công, và vui vẻ vẫy tay với cô ấy.
Parade 2012
Hơn 1.600 người từ 100 nền văn hóa đã dự cuộc Diễn Hành Văn Hóa tại trung tâm thành phố vào ngày thứ Bảy (ghi chú thêm: 23-06-2012). Theo tin tức từ những người tổ chức thì có khoảng 70.000 khán giả đã "hộ tống" (begleiten) cuộc diễn hành. Buổi tổ chức với phương châm "Tôn trọng (Respekt)", chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và loại trừ (Ausgrenzung).
Trong số 50 nhóm (hội) ghi danh có những vũ công từ các vùng biển phía Nam hay Venezuela, nhóm nhạc đến từ Trung Quốc và Phi Châu. Đặc biệt đầy màu sắc như trong vài năm qua, 50 vũ công của Hội "Puerta del Sol" đến từ Bolivia. Ngoài ra còn có thêm rất nhiều câu lạc bộ văn hóa của nhiều quốc gia và chính trong đó có cả đại diện truyền thống của Đức: Những người tham gia Lễ Hội Hóa Trang và lính cứu hỏa.
Người bảo trợ cho "cuộc diễn hành của các nền văn hoá" là Oka Nikolov, thủ môn của câu lạc bộ túc cầu " Bundesliga Eintracht Frankfurt ".
" Tôn trọng! Bây giờ hơn bao giờ hết - chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và loại trừ " là phương châm của cuộc Diễn Hành Văn Hóa lần Thứ Tám vào ngày thứ Bảy tại Frankfurt. Hơn 1.600 người từ 100 nền văn hóa di chuyển qua trung tâm thành phố, khoảng 70.000 khán giả "chiếu cố các màn trình diễn" dọc theo những đường phố. Khía cạnh đa sắc và đa dạng của cư dân thành phố cho thấy những người tham gia diễn hành với trang phục khác nhau và trình diễn quốc gia điển hình. "Rất tiếc là sự tôn trọng các nền văn hóa khác ở Đức trước sau không phải là sự đương nhiên!", MC Andrea Ehrig đã nói qua microphone. Sự việc khủng bố của phát xít xảy ra trong nhiều năm qua chưa được khám phá ra và mới gần đây nữa đã chứng minh điều này.
Tại Hauptwache (tạm dịch nhà canh gác chính!) thanh niên hiện đang thu thập chữ ký cho lệnh cấm NPD. Dọc theo bờ sông Main có khoảng 80 gian hàng đang chờ đợi du khách xem diễn hành. Trong số đó có vài gian hàng "dẫn chứng" sự vi phạm nhân quyền tại các nước khác. Trước một gian hàng giới thiệu nghệ thuật thiền định Pháp Luân Công Trung Quốc, sáu người đàn ông nhắm mắt đứng với đôi tay choàng qua đầu. Trên T-Shirt của họ đề câu "Pháp Luân Đại Pháp là tốt".
Một bà phụ trách gian hàng giải thích: " Pháp Luân Đại Pháp có nguồn gốc ở Trung Quốc. Nhưng nhà cầm quyền cộng sản hiện nay trừng phạt những người thực hành các bài tập ở nơi công cộng". Ai muốn phản đối chống lại có thể ghi tên của mình trên một danh sách của Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Cuối cùng, cuộc diễu hành bắt đầu tại Willy Brandt-Platz (tạm dịch: Công Viên Willy Brandt), đi ngang qua Mainufer. Theo sau đoàn múa Việt là một chiếc xe loại trung (ghi chú thêm được trang hoàng đẹp và trang trọng!) với dòng chữ "Cha Lý tại tòa án Cộng sản." Điều này nói đến linh mục Công giáo Thaddeus Nguyễn Văn Lý, người kể từ hơn thập niên qua đã tranh đấu bênh vực cho Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam do cộng sản cai trị. Vì vậy ông đã ngồi tù 15 năm, trong năm 2007, một lần nữa ông bị kết án tám năm tù. Trong phiên tòa, vị linh mục đã bị một nhân viên an ninh (Sicherheitsbeamter = security officer) bịt miệng, khi Văn Lý, kêu lên: "Đả đảo cộng sản!".
Những người dân sống ở Frankfurt với cuộc diễn hành chung với nhau không những đã xác định một dấu hiệu cho sự khoan dung, mà còn chống lại sự áp bức, đe dọa một số người dân của họ tại chính đất nước họ. "Tôi cho rằng tuyệt vời là có thể có cuộc diễn hành ở đây, một du khách Bồ Đào Nha đã nói. Cô ta sống từ nhiều năm ở Đức và chụp hình chiếc xe "từ từ lăn qua" với tấm ảnh của Cha Lý...
* Lê Ngọc Châu (Người có mặt trong buổi Parade der Kultur 2012) phóng dịch từ bài viết của Von Julia Frese (FAZ) bằng tiếng Đức, mục đích giới thiệu đến những độc giả chưa nắm bắt hết nội dung hay ở xa không tham dự. Vì không phải chuyên nghiệp,nên bài phóng dịch chỉ muốn chia sẻ dựa trên căn bản thuần túy xã hội nên hy vọng độc giả hoan hỷ cho sơ sót chắc chắc không tránh khỏi.
Hai nữ du khách trẻ cũng còn chưa "phục màn trình diễn": "Vâng, người ta cũng thường thấy trên đài truyền hình (Tivi)", cô này thì thầm với cô kia. Thú vị hơn là đoán lá cờ màu vàng-đỏ của quốc gia mà các vũ công kế tiếp mang trên người!. "Việt Nam? Tôi nghĩ rằng đây là Việt Nam". Đúng như vậy, phái đoàn kế tiếp là Hội của những người tị nạn Việt Nam (ghi chú thêm: Hội NVTNCS tại Frankfurt am Main và VPC) đi ngang qua nhà thờ St Catherine. Và xem kìa, hai khán giả này đã phát hiện ra được một người quen trong số các vũ công, và vui vẻ vẫy tay với cô ấy.
Parade 2012
Hơn 1.600 người từ 100 nền văn hóa đã dự cuộc Diễn Hành Văn Hóa tại trung tâm thành phố vào ngày thứ Bảy (ghi chú thêm: 23-06-2012). Theo tin tức từ những người tổ chức thì có khoảng 70.000 khán giả đã "hộ tống" (begleiten) cuộc diễn hành. Buổi tổ chức với phương châm "Tôn trọng (Respekt)", chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và loại trừ (Ausgrenzung).
Trong số 50 nhóm (hội) ghi danh có những vũ công từ các vùng biển phía Nam hay Venezuela, nhóm nhạc đến từ Trung Quốc và Phi Châu. Đặc biệt đầy màu sắc như trong vài năm qua, 50 vũ công của Hội "Puerta del Sol" đến từ Bolivia. Ngoài ra còn có thêm rất nhiều câu lạc bộ văn hóa của nhiều quốc gia và chính trong đó có cả đại diện truyền thống của Đức: Những người tham gia Lễ Hội Hóa Trang và lính cứu hỏa.
Người bảo trợ cho "cuộc diễn hành của các nền văn hoá" là Oka Nikolov, thủ môn của câu lạc bộ túc cầu " Bundesliga Eintracht Frankfurt ".
" Tôn trọng! Bây giờ hơn bao giờ hết - chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và loại trừ " là phương châm của cuộc Diễn Hành Văn Hóa lần Thứ Tám vào ngày thứ Bảy tại Frankfurt. Hơn 1.600 người từ 100 nền văn hóa di chuyển qua trung tâm thành phố, khoảng 70.000 khán giả "chiếu cố các màn trình diễn" dọc theo những đường phố. Khía cạnh đa sắc và đa dạng của cư dân thành phố cho thấy những người tham gia diễn hành với trang phục khác nhau và trình diễn quốc gia điển hình. "Rất tiếc là sự tôn trọng các nền văn hóa khác ở Đức trước sau không phải là sự đương nhiên!", MC Andrea Ehrig đã nói qua microphone. Sự việc khủng bố của phát xít xảy ra trong nhiều năm qua chưa được khám phá ra và mới gần đây nữa đã chứng minh điều này.
Tại Hauptwache (tạm dịch nhà canh gác chính!) thanh niên hiện đang thu thập chữ ký cho lệnh cấm NPD. Dọc theo bờ sông Main có khoảng 80 gian hàng đang chờ đợi du khách xem diễn hành. Trong số đó có vài gian hàng "dẫn chứng" sự vi phạm nhân quyền tại các nước khác. Trước một gian hàng giới thiệu nghệ thuật thiền định Pháp Luân Công Trung Quốc, sáu người đàn ông nhắm mắt đứng với đôi tay choàng qua đầu. Trên T-Shirt của họ đề câu "Pháp Luân Đại Pháp là tốt".
Một bà phụ trách gian hàng giải thích: " Pháp Luân Đại Pháp có nguồn gốc ở Trung Quốc. Nhưng nhà cầm quyền cộng sản hiện nay trừng phạt những người thực hành các bài tập ở nơi công cộng". Ai muốn phản đối chống lại có thể ghi tên của mình trên một danh sách của Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Cuối cùng, cuộc diễu hành bắt đầu tại Willy Brandt-Platz (tạm dịch: Công Viên Willy Brandt), đi ngang qua Mainufer. Theo sau đoàn múa Việt là một chiếc xe loại trung (ghi chú thêm được trang hoàng đẹp và trang trọng!) với dòng chữ "Cha Lý tại tòa án Cộng sản." Điều này nói đến linh mục Công giáo Thaddeus Nguyễn Văn Lý, người kể từ hơn thập niên qua đã tranh đấu bênh vực cho Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam do cộng sản cai trị. Vì vậy ông đã ngồi tù 15 năm, trong năm 2007, một lần nữa ông bị kết án tám năm tù. Trong phiên tòa, vị linh mục đã bị một nhân viên an ninh (Sicherheitsbeamter = security officer) bịt miệng, khi Văn Lý, kêu lên: "Đả đảo cộng sản!".
Những người dân sống ở Frankfurt với cuộc diễn hành chung với nhau không những đã xác định một dấu hiệu cho sự khoan dung, mà còn chống lại sự áp bức, đe dọa một số người dân của họ tại chính đất nước họ. "Tôi cho rằng tuyệt vời là có thể có cuộc diễn hành ở đây, một du khách Bồ Đào Nha đã nói. Cô ta sống từ nhiều năm ở Đức và chụp hình chiếc xe "từ từ lăn qua" với tấm ảnh của Cha Lý...
* Lê Ngọc Châu (Người có mặt trong buổi Parade der Kultur 2012) phóng dịch từ bài viết của Von Julia Frese (FAZ) bằng tiếng Đức, mục đích giới thiệu đến những độc giả chưa nắm bắt hết nội dung hay ở xa không tham dự. Vì không phải chuyên nghiệp,nên bài phóng dịch chỉ muốn chia sẻ dựa trên căn bản thuần túy xã hội nên hy vọng độc giả hoan hỷ cho sơ sót chắc chắc không tránh khỏi.
Trãi hè Thiếu nhi tại giáo xứ Trà Cổ, GP Xuân Lộc
Joseph Vũ Thế Phong
04:53 10/07/2012
Hè về, các em thiếu nhi trong giáo xứ Trà Cổ tổ chức trại hè tại khuôn viên nhà giáo lý của giáo xứ.
Năm nay, trại hè được Ban Tổ Chức (BTC) lấy tên “ Sa Mạc Huấn Luyện” được điễn ra trong hai ngày 22 & 23/06/2012 với sự tham dự của hơn 320 em thiếu nhi, và toàn thể 115 anh chị giáo lý viên của trong giáo xứ. Đây là trại hè thường niên được Cha Chánh xứ Giuse Nguyễn Anh Hùng tổ chức nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho các em trong những ngày hè, huấn luyện nhân cách sống của các em, huấn luyện cách tự lập trong cuộc sống.
Trước đó vài ngày, cảnh náo nức của các em chạy đôn, chạy đáo để chuẩn bị cho ngày hội trại thật náo nhiệt. Lúc 6g00’ ngày 22/6 tại sân nhà giáo lý, tất cả các trại viên tập trung đầy đủ theo đội của mình để khai mạc trại. Năm nay với số trại viên đông nên BTC chia thành 20 đội. Sau lễ khai mạc ngắn gọn và đầy ý nghĩa, các đội đã tham gia một trò chơi họp mặt giữa các trại viên, tiếp đến là thi dựng trại giữa các đội.
Sau khi dựng trại xong, BTC trại hè tiếp tục với các trò chơi sinh động. Đến 11g00’ là thời gian các đội bắt tay vào trổ tài thi nấu ăn, vì thời gian có hạn nên BTC đã quyết định chuẩn bị sẵn khẩu phần thức ăn sẵn, các đội sẽ thi nấu ăn…. Sau cơm trưa, các đội có một ít thời gian ngắn để giải lao, và đúng 13g30’ anh điều khiển trại hè lại nổi còi tiếp tục sinh hoạt cho các đội. Đến 17g30’ các trại viên được tự do thời gian d639 chuẩn bị cho thánh lễ chiều.
Sau bữa cơm tối, các đội được anh hướng dẫn sinh hoạt đốt lửa trại, các đội thị nhau diễn các hoạt cảnh Tin Mừng, khai mạc lửa trại là màn trổ tài bắn lửa trại, với khâu này BTC đã rất công phu chuẩn bị cho màn bắn những tia lửa để đốt lửa trại, sau đó thần bóng đêm xuất hiện với những hành động làm lòng người sợ hải, thiên thần hộ mệnh luôn luôn có mặt để bảo vệ loài người, tiếp đến là những tiết mục hoạt cảnh được anh hướng dẫn hoạt náo rất tốt với từng tiết mục. Đặc biệt năm nay, với sự hiện diện của các anh chị giáo lý viên các xứ lân cận cũng đến tham dự để học hỏi kinh nghiệm tổ chức. Sau lửa trại, mọi người được anh trưởng trại hướng dẫn đọc kinh tối, dâng cho Chúa lời cảm tạ với bao hồng ân Chúa đã ban xuống trên mỗi người.
5g00’ sáng 23/6 còi báo thức vang lên, các trại viên thức dậy, vệ sinh cá nhân chuẩn bị tham dự thánh lễ. Vì là mùa Euro 2012 nên một số trại viên thức đêm coi đá banh nên thức dậy trễ. 5g30’ Cha Chánh xứ Giuse đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho các em bước vào một ngày mới với bao công việc và trò chơi đang chờ các em ở phía trước. Dùng bữa sáng xong, các trại viên tham gia trò chơi lớn. 20 đội thi thuyết trình Panô ý nghĩa của mỗi đội, sau khi thuyết trình xong các đội lại bước vào thi trò chơi tìm mật thư. Đây là trò chơi rất lý tú với các em, BTC đã chuẩn bị chu đáo các mật thư, với biết bao rào cản được dựng nên, nhưng với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, các đội đã thi đấu rất hăng say, suy nghĩ những dường đi ngắn nhất để sớm là đội về đầu tiên.
Sau khi kết thúc trò chơi đi tìm mật thư các đội về về top đầu được BTC tổng kết hội trại để tìm ra đội thi xuất sắc nhất trong trại hè năm nay. Cuộc hội ngộ bào rồi cũng tàn, chia ly nào cũng phải có tiếng khóc, khi anh quản trại cất lên bài hát “ Gặp nhau đây rồi chia tay…” vang lên, trong lúc đó các trại viên giữa các đội tay trong tay nắm lấy tay không muốn tách rời, để ai trở về nhà nấy. Các em nữ nước mắt sụt sịt, hẹn gặp lại các em trong trại hè năm sau, chia tay ra về các em mang theo nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong trại hè “Sa mạc huấn luyện” này.
Trước đó vài ngày, cảnh náo nức của các em chạy đôn, chạy đáo để chuẩn bị cho ngày hội trại thật náo nhiệt. Lúc 6g00’ ngày 22/6 tại sân nhà giáo lý, tất cả các trại viên tập trung đầy đủ theo đội của mình để khai mạc trại. Năm nay với số trại viên đông nên BTC chia thành 20 đội. Sau lễ khai mạc ngắn gọn và đầy ý nghĩa, các đội đã tham gia một trò chơi họp mặt giữa các trại viên, tiếp đến là thi dựng trại giữa các đội.
Sau khi dựng trại xong, BTC trại hè tiếp tục với các trò chơi sinh động. Đến 11g00’ là thời gian các đội bắt tay vào trổ tài thi nấu ăn, vì thời gian có hạn nên BTC đã quyết định chuẩn bị sẵn khẩu phần thức ăn sẵn, các đội sẽ thi nấu ăn…. Sau cơm trưa, các đội có một ít thời gian ngắn để giải lao, và đúng 13g30’ anh điều khiển trại hè lại nổi còi tiếp tục sinh hoạt cho các đội. Đến 17g30’ các trại viên được tự do thời gian d639 chuẩn bị cho thánh lễ chiều.
Sau bữa cơm tối, các đội được anh hướng dẫn sinh hoạt đốt lửa trại, các đội thị nhau diễn các hoạt cảnh Tin Mừng, khai mạc lửa trại là màn trổ tài bắn lửa trại, với khâu này BTC đã rất công phu chuẩn bị cho màn bắn những tia lửa để đốt lửa trại, sau đó thần bóng đêm xuất hiện với những hành động làm lòng người sợ hải, thiên thần hộ mệnh luôn luôn có mặt để bảo vệ loài người, tiếp đến là những tiết mục hoạt cảnh được anh hướng dẫn hoạt náo rất tốt với từng tiết mục. Đặc biệt năm nay, với sự hiện diện của các anh chị giáo lý viên các xứ lân cận cũng đến tham dự để học hỏi kinh nghiệm tổ chức. Sau lửa trại, mọi người được anh trưởng trại hướng dẫn đọc kinh tối, dâng cho Chúa lời cảm tạ với bao hồng ân Chúa đã ban xuống trên mỗi người.
5g00’ sáng 23/6 còi báo thức vang lên, các trại viên thức dậy, vệ sinh cá nhân chuẩn bị tham dự thánh lễ. Vì là mùa Euro 2012 nên một số trại viên thức đêm coi đá banh nên thức dậy trễ. 5g30’ Cha Chánh xứ Giuse đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho các em bước vào một ngày mới với bao công việc và trò chơi đang chờ các em ở phía trước. Dùng bữa sáng xong, các trại viên tham gia trò chơi lớn. 20 đội thi thuyết trình Panô ý nghĩa của mỗi đội, sau khi thuyết trình xong các đội lại bước vào thi trò chơi tìm mật thư. Đây là trò chơi rất lý tú với các em, BTC đã chuẩn bị chu đáo các mật thư, với biết bao rào cản được dựng nên, nhưng với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, các đội đã thi đấu rất hăng say, suy nghĩ những dường đi ngắn nhất để sớm là đội về đầu tiên.
Sau khi kết thúc trò chơi đi tìm mật thư các đội về về top đầu được BTC tổng kết hội trại để tìm ra đội thi xuất sắc nhất trong trại hè năm nay. Cuộc hội ngộ bào rồi cũng tàn, chia ly nào cũng phải có tiếng khóc, khi anh quản trại cất lên bài hát “ Gặp nhau đây rồi chia tay…” vang lên, trong lúc đó các trại viên giữa các đội tay trong tay nắm lấy tay không muốn tách rời, để ai trở về nhà nấy. Các em nữ nước mắt sụt sịt, hẹn gặp lại các em trong trại hè năm sau, chia tay ra về các em mang theo nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong trại hè “Sa mạc huấn luyện” này.
Họ đạo La Mã Bến Tre mừng lễ bổn mạng
Anmai, CSsR
04:53 10/07/2012
Hòa cùng niềm vui với toàn thể Giáo Hội và cách riêng với Dòng Chúa Cứu Thế trên thế giới, hôm nay họ đạo La Mã Đức Mẹ La Mã Bến Tre mừng bổn mạng : Maria - Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Tuy không đông như những ngày đại lễ như ngày Đức Mẹ lộ hình hay ngày tìm được ảnh Mẹ nhưng từ khá sớm, cộng đoàn dân Chúa cũng đã quy tụ về mảnh đất thiêng La Mã Bến Tre này. Một số thì quây quần bên hang đá Mẹ, số khác thì râm ran tiếng kinh cầu, số khác nữa thì quỳ bên ảnh Mẹ để cầu nguyện, để xin ơn.
Đúng 10 giờ, cha phụ tá họ đạo mời gọi cộng đoàn cùng nhau đi vào giờ hành hương kính Mẹ. Giọng ca, tiếng hát thật sốt sắng vang lên giữa trưa hè nóng bức. Có lẽ, với lòng yêu mến Mẹ cách đặc biệt nên cộng đoàn quên hẳn luôn cả cái nóng, cái bức của thời tiết.
Giờ hành hương kết thúc, giờ Thánh Lễ được bắt đầu. Chủ tế Thánh Lễ mừng bổn mạng họ đạo hôm nay là Cha Tôma Trần Quốc Hùng, cùng đồng tế với cha Tôma gồm có 8 cha thuộc Dòng Chúa Cứu Thế và quý cha ở các họ đạo lân cận.
Trong bài chia sẻ, Cha giảng mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên hình ảnh Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp. Maria, Mẹ đã đón nhận ơn cứu độ từ ngày thưa hai tiếng "xin vâng". Lời xin vâng đó Mẹ đã vâng cho đến dưới chân cây thập giá. Mẹ đã cưu mang, Mẹ đã ôm Ơn Cứu Độ là Ngôi Lời Nhập Thể vào trong lòng Mẹ, ôm vào trong cuộc đời của Mẹ. Dưới chân thập giá, với lời trăng trối của Chúa Giêsu, Mẹ đã ôm thánh Gioan - đại diện cho nhân loại - vào trong lòng Mẹ. Mẹ vẫn hiện ra nơi này nơi kia trên thế giới như Mễ Du, như Fatima ... tại Việt Nam như La Vang, Trà Kiệu và nơi xa xôi hẻo lánh nhỏ bé như La Mã đây. Chuyện quan trọng là chúng ta có đón Mẹ về nhà mình như Thánh Gioan hay không mà thôi, hay là chúng ta cứ chạy quanh quẩn đâu đó để đón người khác không phải là Mẹ ... Hôm nay mừng Lễ Mẹ Hằng Cứu Giúp, một lần nữa chúng ta chân nhận, chúng ta xác nhận rằng Mẹ luôn luôn che chở, cứu giúp những ai chạy đến Mẹ. Hãy đưa Mẹ về nhà để luôn luôn được bình an và được ơn cứu độ sau khi từ bỏ cõi tạm này ...
Sau Thánh Lễ, cộng đoàn cùng nhau chia sẻ với nhau bữa cơm đạm bạc đậm tình nhà quê. Mọi người lại lên đường trở về với công việc thường nhật.
Lòng bình an hơn, thanh thản hơn vì có Mẹ Hằng Cứu Giúp ở cùng.
Đúng 10 giờ, cha phụ tá họ đạo mời gọi cộng đoàn cùng nhau đi vào giờ hành hương kính Mẹ. Giọng ca, tiếng hát thật sốt sắng vang lên giữa trưa hè nóng bức. Có lẽ, với lòng yêu mến Mẹ cách đặc biệt nên cộng đoàn quên hẳn luôn cả cái nóng, cái bức của thời tiết.
Giờ hành hương kết thúc, giờ Thánh Lễ được bắt đầu. Chủ tế Thánh Lễ mừng bổn mạng họ đạo hôm nay là Cha Tôma Trần Quốc Hùng, cùng đồng tế với cha Tôma gồm có 8 cha thuộc Dòng Chúa Cứu Thế và quý cha ở các họ đạo lân cận.
Trong bài chia sẻ, Cha giảng mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên hình ảnh Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp. Maria, Mẹ đã đón nhận ơn cứu độ từ ngày thưa hai tiếng "xin vâng". Lời xin vâng đó Mẹ đã vâng cho đến dưới chân cây thập giá. Mẹ đã cưu mang, Mẹ đã ôm Ơn Cứu Độ là Ngôi Lời Nhập Thể vào trong lòng Mẹ, ôm vào trong cuộc đời của Mẹ. Dưới chân thập giá, với lời trăng trối của Chúa Giêsu, Mẹ đã ôm thánh Gioan - đại diện cho nhân loại - vào trong lòng Mẹ. Mẹ vẫn hiện ra nơi này nơi kia trên thế giới như Mễ Du, như Fatima ... tại Việt Nam như La Vang, Trà Kiệu và nơi xa xôi hẻo lánh nhỏ bé như La Mã đây. Chuyện quan trọng là chúng ta có đón Mẹ về nhà mình như Thánh Gioan hay không mà thôi, hay là chúng ta cứ chạy quanh quẩn đâu đó để đón người khác không phải là Mẹ ... Hôm nay mừng Lễ Mẹ Hằng Cứu Giúp, một lần nữa chúng ta chân nhận, chúng ta xác nhận rằng Mẹ luôn luôn che chở, cứu giúp những ai chạy đến Mẹ. Hãy đưa Mẹ về nhà để luôn luôn được bình an và được ơn cứu độ sau khi từ bỏ cõi tạm này ...
Sau Thánh Lễ, cộng đoàn cùng nhau chia sẻ với nhau bữa cơm đạm bạc đậm tình nhà quê. Mọi người lại lên đường trở về với công việc thường nhật.
Lòng bình an hơn, thanh thản hơn vì có Mẹ Hằng Cứu Giúp ở cùng.
GM Alexander Salazar chủ sự thánh lễ kính Lòng Chúa Thương Xót tại CĐVN ở St Anthony
Lê Văn Sự
04:53 10/07/2012
LOS ANGELES - Kể từ Lễ Kính Long Chúa Thương Xót: 14-04-2012 sinh hoạt của Cộng Đoàn Việt Nam tại Giáo Xứ St. Anthony 1901 S. San Gabriel Blvd. San Gabriel, CA 91776 đã được Đức Giám Mục Bản quyền Giáo Phận chính thức chuẩn thuận. Thánh lễ sẽ được cử hành vào mỗi chiều Thứ Bảy hàng tuần.
Hình ảnh thánh lễ
Ngày 23-06-2012, dưới sự chủ tọa của Đức Cha Alexander Salazar, Giám Mục phụ tá Los Angeles, đặc trách mục vụ Sắc Tộc, Thánh Lễ Tạ Ơn Kính Lòng Chúa Thương Xót đã được long trọng tổ chức. Chủ tế đoàn gồm có Cha Austin Doran Chánh Xứ, Cha Tadeus Bùi, Cha Minh, Thầy Phó Tế Nguyễn Lộc và Thầy Phó Tế Manuel Chavez.
Trước Thánh Lễ, Đức Cha ngỏ lời chúc mừng Cha Sở đã nhiệt tâm lo lắng sắp xếp để cho Giáo Xứ có thêm sắc thái sinh hoạt và Phụng thờ Chúa. Ngài rất vui vì có thành viên mới là Cộng Đoàn Việt Nam. Giáo dân cùng chung một gia đình yêu thương và hợp nhất. Sau đó Thánh Lễ đã được diễn tiến sốt sắng trang nghiêm với lời ca tiếng hát của các anh chị em ca đoàn Việt Nam.
Sau Thánh Lễ, trong bữa tiệc mừng thân mật, Đức Cha đã dành đặc biệt thời giờ gặp gỡ tâm tình với mọi người muốn gặp riêng. Trong đó, một chị người Việt Nam đã xin Ngài cầu nguyện, nhất là được chính Ngài ban Bí Tích rửa Tội và Ngài đã chấp tuận. Sự việc này sẽ được Cha Sở sắp xếp để rồi chính Đức Cha sẽ hiện diện ngày chị được Rửa Tội. Phải chăng, đây là "Ơn đặc biệtr của ngày Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót, là niềm vui chung cho Cộng Đoàn Việt Nam tại Giáo Xứ St. Anthony này!
Hình ảnh thánh lễ
Trước Thánh Lễ, Đức Cha ngỏ lời chúc mừng Cha Sở đã nhiệt tâm lo lắng sắp xếp để cho Giáo Xứ có thêm sắc thái sinh hoạt và Phụng thờ Chúa. Ngài rất vui vì có thành viên mới là Cộng Đoàn Việt Nam. Giáo dân cùng chung một gia đình yêu thương và hợp nhất. Sau đó Thánh Lễ đã được diễn tiến sốt sắng trang nghiêm với lời ca tiếng hát của các anh chị em ca đoàn Việt Nam.
Sau Thánh Lễ, trong bữa tiệc mừng thân mật, Đức Cha đã dành đặc biệt thời giờ gặp gỡ tâm tình với mọi người muốn gặp riêng. Trong đó, một chị người Việt Nam đã xin Ngài cầu nguyện, nhất là được chính Ngài ban Bí Tích rửa Tội và Ngài đã chấp tuận. Sự việc này sẽ được Cha Sở sắp xếp để rồi chính Đức Cha sẽ hiện diện ngày chị được Rửa Tội. Phải chăng, đây là "Ơn đặc biệtr của ngày Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót, là niềm vui chung cho Cộng Đoàn Việt Nam tại Giáo Xứ St. Anthony này!
Thánh Lễ Thêm Sức tại Giáo Xứ Chúa Kitô Vua, Fort Worth, Texas
Clara Nguyễn Diễm Trang
04:53 10/07/2012
Fort Worth, Texas24/06/2012 - Tôi thật sự xúc động khi ca đoàn cất cao giọng: “Xin Ngôi Ba Thiên Chúa, ngự xuống trên chúng con…” và rồi … những giọt lệ bỗng òa vỡ, tràn ứ, lăn dài trên má tôi với lời hát cầu xin Chúa Thánh Linh “biến chúng con thành những chiến sĩ theo Chúa Kitô, thành nhân chứng Nước Trời, cho muôn người trong khắp nơi…”. Thật không thể nào không xúc động khi nhìn thấy những học trò bé nhỏ của mình năm nào như những thiên thần áo trắng từ từ tiến lên trong ngày vui trọng đại của các em. Chúa Nhật 24/06/2012, trong tâm tình mừng kính Thánh Gioan Tẩy Giả, vị sứ giả loan báo Đức Kitô cho nhân loại, 46 em thuộc giáo xứ Chúa Kitô Vua ở Fort Worth, TX hân hoan tiến thêm một bước trong đời sống Đức Tin của mình qua việc lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức.
Đức Giám Mục Kevin Vann chủ tế Thánh Lễ, cùng với Cha Xứ Louis Phạm Hữu Độ, Cha Simon Đào Duy Khiêm, và thầy phó tế Truật. Trong bài giảng, Đức Cha chia sẻ tâm tình của vị chủ chăn: “Cha rất vui mừng đến với các con hôm nay để cầu xin Chúa Thánh Thần đến trên các con. Với hồng ân của Ngài, để biến đổi các con trở nên chứng nhân khắp thế giới. Chúa nhật này Giáo Hội mừng kính Thánh Gioan Tẩy Giả, sứ mạng của Gioan là dọn đường cho Chúa Giêsu để Ngài loan truyền nước của Thiên Chúa. Hôm nay, Chúa Thánh Thần cũng kêu gọi các con làm như vậy, các con được Chúa đặt tên, được kêu gọi ra đi vào lòng đời để chuẩn bị con đường cho Chúa Giêsu đi vào tâm hồn của những người xung quanh. Qua Gương Sáng, qua Đức Tin, và qua Đời Sống của các con mà người khác nhận biết Đức Kitô và mở cửa lòng ra đón Ngài. Cha mẹ các con đã truyền lại cho các con tặng ân Đức Tin rất vững mạnh trong văn hóa và truyền thống VN. Có nhiều cuộc sống và nhiều trái tim đóng cửa không cho Chúa vào. Cuộc sống của các con và hồng ân Chúa Thánh Thần sẽ giúp mở những cánh cửa đó. Đức Tin không phải là thứ để giữ lại nhưng là một tặng ân để sống và chia sẻ bằng tất cả sự thật, sự diễm lệ, và sự dễ mến. Xin Thiên Chúa chúc lành cho các con, Cha hãnh diện về các con…”
Nghi thức ban Bí Tích Thêm Sức diễn ra thật trang nghiêm, sốt sắng, và ấm áp nhờ sức nóng và ân sủng mà Thần Linh Chúa tuôn đổ chan hòa trên các em. Tôi tin sức sống Thần Thiêng đó sẽ đủ biến đổi các em trở nên những nhân chứng sống động cho Chúa Kitô trong mội trường sống hôm nay.
Thánh Lễ kết thúc trong niềm hân hoan của mọi người và đầy xúc động đối với tôi, người giáo lý viên, luôn mong mõi nhìn thấy các em lớn lên và trưởng thành trong đời sống Đức Tin. Sau Thánh Lễ, Đức Cha ở lại chụp hình với các em và gia đình, rồi Ngài ở lại chung vui với mọi người bữa trưa ấm áp.
Giáo xứ và gia đình sẽ tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ đời sống thiêng liêng của các em để các em giữ mãi ân huệ hôm nay, luôn sống tốt đạo, đẹp đời, và luôn hăng say trong đời sống chứng nhân của mình.
Nghi thức ban Bí Tích Thêm Sức diễn ra thật trang nghiêm, sốt sắng, và ấm áp nhờ sức nóng và ân sủng mà Thần Linh Chúa tuôn đổ chan hòa trên các em. Tôi tin sức sống Thần Thiêng đó sẽ đủ biến đổi các em trở nên những nhân chứng sống động cho Chúa Kitô trong mội trường sống hôm nay.
Thánh Lễ kết thúc trong niềm hân hoan của mọi người và đầy xúc động đối với tôi, người giáo lý viên, luôn mong mõi nhìn thấy các em lớn lên và trưởng thành trong đời sống Đức Tin. Sau Thánh Lễ, Đức Cha ở lại chụp hình với các em và gia đình, rồi Ngài ở lại chung vui với mọi người bữa trưa ấm áp.
Giáo xứ và gia đình sẽ tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ đời sống thiêng liêng của các em để các em giữ mãi ân huệ hôm nay, luôn sống tốt đạo, đẹp đời, và luôn hăng say trong đời sống chứng nhân của mình.
Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang: 23 Nữ Tu Khấn Trọn Đời
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
04:53 10/07/2012
Sáng ngày 28.6.2012, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh chủ sự Lễ Khấn Trọn Đời 23 Nữ Tu và Ngân Khánh Khấn Dòng 2 Nữ Tu tại nguyện đường hội dòng MTG Nha Trang. Đồng tế thánh lễ có Đức Ông TĐD GP Nha trang, cha TĐD GP Đà nẵng cùng với hơn 80 linh mục trong và ngoài Giáo phận. Các tu sĩ nam nữ và quý thân nhân ân nhân các Tân Khấn Sinh hiệp thông tạ ơn và chung lời cầu nguyện.
Xem hình ảnh
Người Nữ Tu đã hiến dâng đời mình cho Chúa, bước theo Chúa trên con đường Thánh Giá và thuộc trọn về Chúa suốt đời.
Có một nhà văn đã gọi các Nữ Tu là “những con người mạnh mẽ”, là phái mạnh, chứ không phải phái yếu. Sự mạnh mẽ của các Nữ Tu là “sự mạnh mẽ trong Chúa Thánh Thần, là Sức Mạnh của Thiên Chúa”, chứ không phải là sự mạnh mẽ của xác phàm. Xác thịt của con người thì yếu đuối như nhau. Sự từ bỏ mọi sự là điều rất khó.Chính vì thế mà phải mạnh mẽ lắm, hy sinh nhiều lắm, mới từ bỏ thế gian được. Từ bỏ mọi sự và theo Chúa là ý nghĩa cơ bản và thâm sâu nhất của đời tu, đời sống thánh hiến dành riêng cho Chúa và công trình cứu độ của Ngài.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse suy niệm về căn tính và hành trình từ bỏ vác thánh giá của người Nữ Tu Mến Thánh Giá. Nhờ đó Nữ Tu có đủ sức mạnh để sống đời dâng hiến.
1. Sức mạnh của đời dâng hiến là thuộc về Thiên Chúa Chí Thánh.
Ơn gọi Kitô hữu là nên thánh. Nữ Tu là những con người ưu tuyển bằng đời sống của mình làm chứng về sự thánh thiện.Thiên Chúa là Đấng Thánh mọi người phải nên thánh, người Nữ Tu bằng đời sống thánh hiến của mình làm chứng về sự thánh thiện. Vì vậy chúng con hãy quý trọng ơn mà chúng con đã lãnh nhận ngày hôm nay. Sự thánh thiện phải là ưu tiên hàng đầu trong đời sống của chúng con. Hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn cuộc đời của chúng con. Mà Chúa Thánh Thần như thế nào và Chúa Thánh Thần ở đâu? Chúng con khao khát có Chúa Thánh Thần. Cha nói với chúng con một bí quyết. Đó là hãy nhìn vào Mẹ Maria. Chính Mẹ Maria người đầy tràn Chúa Thánh Thần, mà nhờ có Chúa Thánh Thần thì Mẹ luôn luôn làm đẹp lòng Thiên Chúa và Mẹ mãi mãi trung thành bước theo Chúa Giê-su đấng cứu độ duy nhất thập giá.
Mẹ Maria sẽ nhắc chúng con ba điểm này:
Điểm thứ nhất: Tiếng xin vâng của Mẹ.
Xin vâng không phải là sự ủy mị, không phải là sự yếu hèn nhưng Xin vâng để nói lên niềm tin và sự phó thác. Vì vậy, điểm đầu tiên khi chúng con đi theo Đức Mẹ, học với Đức Mẹ để sống đời thánh hiến chúng con đó là tiếng Fiat. Fiat trong cuộc đời của mình. Hôm nay chúng con long trọng nói tiếng Fiat bằng lời khấn trọn trọn đời và tiếng Fiat này sẽ theo sát chúng con trong mọi biến cố của trong cuộc đời. Chúng con sẽ lớn lên, sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong đời tu và chúng con quý trọng tiếng Fiat, nói một lần, nói nhiều lần, nói mãi mãi, nói trọn đời tiếng Fiat. Đó là Mẹ Maria mở cho những ai đi vào con đường của Mẹ. Tiếng Fiat sẽ giúp cho Mẹ đầy tràn bình an, đầy tràn niềm vui trong tâm hồn khi thuận lợi cũng như lúc khi gặp nghịch cảnh, Mẹ vẫn có sự bình an để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, để mời gọi mọi người tạ ơn Thiên Chúa.
Điểm thứ hai: Tiếng Magnifiat của Mẹ:
Linh hồn tôi ngợi khen Chúa khi vui cũng như khi buồn, khi thuận lợi cũng như lúc gặp nghịch cảnh. Mẹ vẫn luôn luôn hướng lòng về cùng Thiên Chúa, không tìm bất cứ một điểm tựa nào khác, không tìm bất cứ niềm an ủi nào khác ngoại trừ Thiên Chúa là Đấng Thánh. Vì vậy tiếng Magnificat cũng sẽ theo chúng con mọi ngày suốt đời con.
Điểm thứ ba Đó là Thánh Giá.
Trong khi người ta tìm quyền lực, giàu sang, danh vọng thì Mẹ tìm Thánh Giá của Chúa Giê-u, đi theo con đường thành giá của Chúa và khi đối diện với thánh giá Mẹ đấng thẳng để nói lên niềm tin yêu gắn bó và hy vọng của mình. Mẹ đứng kề bên thánh giá của Chúa.
2. Sức mạnh của đời dâng hiến là yêu mến Giáo hội
Hội Dòng Mến Thánh Giá được thành lập, có thể nói cùng với việc khai sinh Giáo Hội Việt Nam. Đức Cha Lambert De La Mort và Fransoit Pallu là đấng sáng lập Mến Thánh Giá Việt Nam và nói là những Giám mục đầu tiên đặt nến tảng xây dựng Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Vì vậy, điều mà cha ước ao nơi Dòng Mến Thánh Giá là chúng con luôn luôn yêu mến Giáo Hội Việt Nam. Vì Dòng Mến Thánh giá phát sinh từ ngày khai sinh Giáo Hội Việt Nam, lớn lên cùng với Giáo Hội Việt Nam trải qua những bước thăng trầm và nhiều Nữ Tu Mến Thánh Giá đã dùng máu đào để làm chứng cho đức tin Công Giáo. Vì vậy khi nói tới các tổ tiên tử đạo của chúng ta tất cả đều hiểu rằng: trong đó có những chị em Nữ Tu Mến Thánh Giá. Vì thế, khi sinh mạng của chúng con có thể nói như gắn liền với sinh mạng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Giáo Hội Công Giáo có mặt tại Việt Nam để yêu thương và phục vu. Giáo Hội Công Giáo không tìm danh vọng nào khác ngoài việc yêu thương và phục vụ quê hương dân tộc này để làm cho mãnh đất đã thấm máu đào tử đạo, để làm cho dân tộc Việt Nam nhận ra Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh trên cây thập giá, hồng ân của Chúa Thánh Thần, đời sống chứng nhân của những bậc tu trì trong Giáo Hội Công Giáo. Yêu thương và phục vụ đó là lẽ sống của đạo Công Giáo tại Việt Nam. Đồng thời vì Nữ Tu Mến Thánh Giá gắn liền với Giáo Hội Việt Nam cho nên hãy tin rằng Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập Giáo Hội của Ngài trên nền tảng các tông đồ và các đấng kế vị các tông đồ. Đó là điều mà Nữ Tu Mến Thánh Giá ghi khắc trong tâm khảm của mình. Nữ Tu Mến Thánh Giá phải yêu mến mến Giáo Hội Việt Nam, hãy yêu mến và gắn bó đặc biệt với các tông đồ trong Giáo Hội Việt Nam. Có như vậy đời sống của người Nữ Tu Mến Thánh Giá mới triển nở và hạnh phúc.
Lễ khấn dòng của các Nữ Tu là một giao ước, là một lễ cưới huyền nhiệm. Trong thánh lễ, Đức cha chủ sự làm phép nhẫn cho các Nữ Tu, xỏ nhẫn vào tay từng người. Chiếc nhẫn ấy là dấu chỉ các Nữ Tu từ nay là hôn thê, là người yêu của Chúa. Lễ cưới của các Nữ Tu không có xe hoa, không có chú rể, vì Tân Lang là Đức Kitô. Các Nữ Tu trở thành tân nương, nhưng vẫn là những trinh nữ thanh khiết. Hình ảnh ấy, Thánh Phaolô ước muốn cho Giáo hội. Ngài mong cho Giáo hội được tinh tuyền như một người trinh nữ. Các trinh nữ được hiến thánh trong Giáo Hội luôn được quý trọng, được đề cao. Các Nữ Tu thường xuyên tiếp xúc với Chúa, gặp gỡ Chúa, và đó là điều làm cho Chúa sung sướng, hạnh phúc. Các Nữ Tu sẽ được Chúa dẫn đi sâu vào đường lối của Người. Người đã đạt tới Vinh Quang bằng Con Đường Thánh Giá. Người đạt tới tột điểm của hạnh phúc kinh qua con đường khổ nạn. Đó là đường lối mà Chúa Cha đã vạch ra cho Chúa Kitô, cho Giáo hội và cho mỗi một người Kitô hữu. Ai muốn là môn đệ của Người, đều phải theo con đường ấy. Các Nữ Tu khấn dòng đã chọn con đường ấy một cách đặc biệt hơn. Các Nữ Tu đã chọn Dòng Mến Thánh Giá.Chính các Nữ Tu sẽ tuyên dương Thánh Giá Cứu Độ của Chúa.
Các Nữ Tu thuộc trọn về Chúa suốt đời nên thấy khó nghèo là hạnh phúc nhất. Các Dì không có tiền bạc, nhưng lại thấy mình hạnh phúc hơn những người có tiền bạc. Các Nữ Tu chấp nhận những khổ đau trong cuộc sống hằng ngày, những hy sinh hãm mình, những va chạm hằng ngày trong cuôc sống chung, những hiểu lầm ngộ nhận. Các Nữ Tu sẽ thấy mọi khổ đau đều trở thành hạnh phúc, niềm vui, niềm an ủi cho những ai yêu mến Chúa. Hằng ngày các Nữ Tu sẵn sàng hãm dẹp tính xác thịt, không cần những thú vui đời sống vợ chồng, không đi tìm tình cảm nam nữ, cố gắng giữ cho tâm hồn trong sạch, các Nữ Tu sẽ được thấy Thiên Chúa. Tâm hồn trong trắng làm cho các Nữ Tu dễ tiếp xúc với Chúa, dễ gặp gỡ Chúa. Các Nữ Tu bước theo Chúa suốt đời. Họ hạnh phúc khi gặp gỡ Chúa vì yêu Chúa. Họ hạnh phúc vì yêu thương mọi người, và yêu thương một cách trọn hão. Không gì dễ bằng yêu thương, và cũng không gì khó bằng yêu thương. Nhưng mỗi hành vi yêu thương đều mang lại hạnh phúc, và cuộc đời của những ai được dệt bằng yêu thương là cuộc đời hạnh phúc.
Mặc dù con đường của Chúa Giêsu là con đường Thánh Giá, nhưng con đường ấy vẫn là con đường hạnh phúc, con đường đưa tới Nước Trời, là con đường Tám Mối Phúc. Nếu sống đời tu trọn vẹn, tu sĩ vừa là hiện thân của Chúa Giêsu chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí mình như được ghi trong Hiến Chương Dòng Mến Tháng Giá; cũng vừa là hiện thân của Nước Trời, của Tám Mối Phúc. Tu sĩ là những chứng nhân sống động nhất cho Tình Yêu của Thiên Chúa giữa trần gian.
Theo Tông Huấn Vita Consecrata, mọi ơn gọi đời sống thánh hiến đều bắt nguồn từ Thập giá Chúa Kitô (số 23). “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác Thập Giá mình mà theo." (Mc 8, 34).Chiêm ngắm Chúa Kitô chịu đóng đinh là nguồn linh hứng cho mọi ơn gọi. Hồng ân Thánh Thần của Thập giá là nguồn gốc mọi hồng ân, đặc biệt là hồng ân đời sống thánh hiến. Khi từ bỏ mình, người Nữ Tu không đi tìm danh lợi và sự hãnh diện cho chính bản thân và gia đình. Từ bỏ mình cũng có nghĩa là từ chối nhiều điều kiện "thuận lợi " trong cuộc sống giúp thăng tiến bản thân. Khi lựa chọn bước theo Chúa Giêsu, thì như các Tông đồ, thuyền lưới buông bỏ, gia đình cũng xin chia tay, ghế thâu thuế cũng trả lại. Từ bỏ mình chưa đủ, Chúa Giêsu còn đòi hỏi phải vác thập giá của mình mà bước theo. Vác Thập giá của mình đó chính là thái độ sẵn sàng đón nhận những vất vả, đau khổ, thử thách mà người Nữ tu sẽ gặp suốt hành trình. Con đường theo Chúa Giêsu không trải đầy nhung lụa mà là những gai nhọn và gian nan.
Trong cuộc đời hôm nay, các Nữ Tu đang dấn thân phục vụ nhiều lãnh vực xã hội. Đem yêu thương đến những tâm hồn đau khổ và tội lỗi, đưa niềm tin và hy vọng đến cho những ai thất vọng, tạo hướng đi dẫn tới hạnh phúc cho những người bơ vơ và lạc bước. Dâng hiến không có nghĩa là biến trái tim trở nên khô cứng lạnh lùng băng giá, không còn rung cảm trước những vẻ đẹp của nhân tình thế thái. Dâng hiến cũng không phải là trở nên lạc lõng cô độc, khinh thường tình yêu trần thế; mà trái lại, người Nữ tu vẫn là người giữa cuộc đời, vẫn tiếp nhận những làn sóng yêu thương gọi mời trong rung động của trái tim. Vẫn có thể bị dao động trước một đối tượng mình tiếp xúc. Vẫn nhìn thấy những kỳ lạ tình yêu đi tìm một nữa hồn mình. Nhưng hạnh phúc là dám từ bỏ để dâng tình yêu cho Chúa, dám sống đời hèn mọn, dám sống đời tận hiến với quyết tâm thuộc trọn về Chúa suốt đời. Đó là Ơn Gọi cho những người bước đi theo Thầy Giêsu. Lời khấn khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục đã giúp bao tâm hồn tu sĩ thuộc trọn về Chúa suốt đời. Ra đi loan báo Tin mừng trên mọi nẻo đường phục vụ. Hương thơm của cuộc đời sống thanh khiết đã mang đến cho cuộc đời một mùa xuân dịu mát trong những vẻ đẹp thanh cao nhất, biến đổi thế giới trong những ích kỷ chiếm đoạt của tình yêu đam mê, hướng nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt mỹ.
Xem hình ảnh
Người Nữ Tu đã hiến dâng đời mình cho Chúa, bước theo Chúa trên con đường Thánh Giá và thuộc trọn về Chúa suốt đời.
Có một nhà văn đã gọi các Nữ Tu là “những con người mạnh mẽ”, là phái mạnh, chứ không phải phái yếu. Sự mạnh mẽ của các Nữ Tu là “sự mạnh mẽ trong Chúa Thánh Thần, là Sức Mạnh của Thiên Chúa”, chứ không phải là sự mạnh mẽ của xác phàm. Xác thịt của con người thì yếu đuối như nhau. Sự từ bỏ mọi sự là điều rất khó.Chính vì thế mà phải mạnh mẽ lắm, hy sinh nhiều lắm, mới từ bỏ thế gian được. Từ bỏ mọi sự và theo Chúa là ý nghĩa cơ bản và thâm sâu nhất của đời tu, đời sống thánh hiến dành riêng cho Chúa và công trình cứu độ của Ngài.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse suy niệm về căn tính và hành trình từ bỏ vác thánh giá của người Nữ Tu Mến Thánh Giá. Nhờ đó Nữ Tu có đủ sức mạnh để sống đời dâng hiến.
1. Sức mạnh của đời dâng hiến là thuộc về Thiên Chúa Chí Thánh.
Ơn gọi Kitô hữu là nên thánh. Nữ Tu là những con người ưu tuyển bằng đời sống của mình làm chứng về sự thánh thiện.Thiên Chúa là Đấng Thánh mọi người phải nên thánh, người Nữ Tu bằng đời sống thánh hiến của mình làm chứng về sự thánh thiện. Vì vậy chúng con hãy quý trọng ơn mà chúng con đã lãnh nhận ngày hôm nay. Sự thánh thiện phải là ưu tiên hàng đầu trong đời sống của chúng con. Hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn cuộc đời của chúng con. Mà Chúa Thánh Thần như thế nào và Chúa Thánh Thần ở đâu? Chúng con khao khát có Chúa Thánh Thần. Cha nói với chúng con một bí quyết. Đó là hãy nhìn vào Mẹ Maria. Chính Mẹ Maria người đầy tràn Chúa Thánh Thần, mà nhờ có Chúa Thánh Thần thì Mẹ luôn luôn làm đẹp lòng Thiên Chúa và Mẹ mãi mãi trung thành bước theo Chúa Giê-su đấng cứu độ duy nhất thập giá.
Mẹ Maria sẽ nhắc chúng con ba điểm này:
Điểm thứ nhất: Tiếng xin vâng của Mẹ.
Xin vâng không phải là sự ủy mị, không phải là sự yếu hèn nhưng Xin vâng để nói lên niềm tin và sự phó thác. Vì vậy, điểm đầu tiên khi chúng con đi theo Đức Mẹ, học với Đức Mẹ để sống đời thánh hiến chúng con đó là tiếng Fiat. Fiat trong cuộc đời của mình. Hôm nay chúng con long trọng nói tiếng Fiat bằng lời khấn trọn trọn đời và tiếng Fiat này sẽ theo sát chúng con trong mọi biến cố của trong cuộc đời. Chúng con sẽ lớn lên, sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong đời tu và chúng con quý trọng tiếng Fiat, nói một lần, nói nhiều lần, nói mãi mãi, nói trọn đời tiếng Fiat. Đó là Mẹ Maria mở cho những ai đi vào con đường của Mẹ. Tiếng Fiat sẽ giúp cho Mẹ đầy tràn bình an, đầy tràn niềm vui trong tâm hồn khi thuận lợi cũng như lúc khi gặp nghịch cảnh, Mẹ vẫn có sự bình an để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, để mời gọi mọi người tạ ơn Thiên Chúa.
Điểm thứ hai: Tiếng Magnifiat của Mẹ:
Linh hồn tôi ngợi khen Chúa khi vui cũng như khi buồn, khi thuận lợi cũng như lúc gặp nghịch cảnh. Mẹ vẫn luôn luôn hướng lòng về cùng Thiên Chúa, không tìm bất cứ một điểm tựa nào khác, không tìm bất cứ niềm an ủi nào khác ngoại trừ Thiên Chúa là Đấng Thánh. Vì vậy tiếng Magnificat cũng sẽ theo chúng con mọi ngày suốt đời con.
Điểm thứ ba Đó là Thánh Giá.
Trong khi người ta tìm quyền lực, giàu sang, danh vọng thì Mẹ tìm Thánh Giá của Chúa Giê-u, đi theo con đường thành giá của Chúa và khi đối diện với thánh giá Mẹ đấng thẳng để nói lên niềm tin yêu gắn bó và hy vọng của mình. Mẹ đứng kề bên thánh giá của Chúa.
2. Sức mạnh của đời dâng hiến là yêu mến Giáo hội
Hội Dòng Mến Thánh Giá được thành lập, có thể nói cùng với việc khai sinh Giáo Hội Việt Nam. Đức Cha Lambert De La Mort và Fransoit Pallu là đấng sáng lập Mến Thánh Giá Việt Nam và nói là những Giám mục đầu tiên đặt nến tảng xây dựng Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Vì vậy, điều mà cha ước ao nơi Dòng Mến Thánh Giá là chúng con luôn luôn yêu mến Giáo Hội Việt Nam. Vì Dòng Mến Thánh giá phát sinh từ ngày khai sinh Giáo Hội Việt Nam, lớn lên cùng với Giáo Hội Việt Nam trải qua những bước thăng trầm và nhiều Nữ Tu Mến Thánh Giá đã dùng máu đào để làm chứng cho đức tin Công Giáo. Vì vậy khi nói tới các tổ tiên tử đạo của chúng ta tất cả đều hiểu rằng: trong đó có những chị em Nữ Tu Mến Thánh Giá. Vì thế, khi sinh mạng của chúng con có thể nói như gắn liền với sinh mạng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Giáo Hội Công Giáo có mặt tại Việt Nam để yêu thương và phục vu. Giáo Hội Công Giáo không tìm danh vọng nào khác ngoài việc yêu thương và phục vụ quê hương dân tộc này để làm cho mãnh đất đã thấm máu đào tử đạo, để làm cho dân tộc Việt Nam nhận ra Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh trên cây thập giá, hồng ân của Chúa Thánh Thần, đời sống chứng nhân của những bậc tu trì trong Giáo Hội Công Giáo. Yêu thương và phục vụ đó là lẽ sống của đạo Công Giáo tại Việt Nam. Đồng thời vì Nữ Tu Mến Thánh Giá gắn liền với Giáo Hội Việt Nam cho nên hãy tin rằng Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập Giáo Hội của Ngài trên nền tảng các tông đồ và các đấng kế vị các tông đồ. Đó là điều mà Nữ Tu Mến Thánh Giá ghi khắc trong tâm khảm của mình. Nữ Tu Mến Thánh Giá phải yêu mến mến Giáo Hội Việt Nam, hãy yêu mến và gắn bó đặc biệt với các tông đồ trong Giáo Hội Việt Nam. Có như vậy đời sống của người Nữ Tu Mến Thánh Giá mới triển nở và hạnh phúc.
Lễ khấn dòng của các Nữ Tu là một giao ước, là một lễ cưới huyền nhiệm. Trong thánh lễ, Đức cha chủ sự làm phép nhẫn cho các Nữ Tu, xỏ nhẫn vào tay từng người. Chiếc nhẫn ấy là dấu chỉ các Nữ Tu từ nay là hôn thê, là người yêu của Chúa. Lễ cưới của các Nữ Tu không có xe hoa, không có chú rể, vì Tân Lang là Đức Kitô. Các Nữ Tu trở thành tân nương, nhưng vẫn là những trinh nữ thanh khiết. Hình ảnh ấy, Thánh Phaolô ước muốn cho Giáo hội. Ngài mong cho Giáo hội được tinh tuyền như một người trinh nữ. Các trinh nữ được hiến thánh trong Giáo Hội luôn được quý trọng, được đề cao. Các Nữ Tu thường xuyên tiếp xúc với Chúa, gặp gỡ Chúa, và đó là điều làm cho Chúa sung sướng, hạnh phúc. Các Nữ Tu sẽ được Chúa dẫn đi sâu vào đường lối của Người. Người đã đạt tới Vinh Quang bằng Con Đường Thánh Giá. Người đạt tới tột điểm của hạnh phúc kinh qua con đường khổ nạn. Đó là đường lối mà Chúa Cha đã vạch ra cho Chúa Kitô, cho Giáo hội và cho mỗi một người Kitô hữu. Ai muốn là môn đệ của Người, đều phải theo con đường ấy. Các Nữ Tu khấn dòng đã chọn con đường ấy một cách đặc biệt hơn. Các Nữ Tu đã chọn Dòng Mến Thánh Giá.Chính các Nữ Tu sẽ tuyên dương Thánh Giá Cứu Độ của Chúa.
Các Nữ Tu thuộc trọn về Chúa suốt đời nên thấy khó nghèo là hạnh phúc nhất. Các Dì không có tiền bạc, nhưng lại thấy mình hạnh phúc hơn những người có tiền bạc. Các Nữ Tu chấp nhận những khổ đau trong cuộc sống hằng ngày, những hy sinh hãm mình, những va chạm hằng ngày trong cuôc sống chung, những hiểu lầm ngộ nhận. Các Nữ Tu sẽ thấy mọi khổ đau đều trở thành hạnh phúc, niềm vui, niềm an ủi cho những ai yêu mến Chúa. Hằng ngày các Nữ Tu sẵn sàng hãm dẹp tính xác thịt, không cần những thú vui đời sống vợ chồng, không đi tìm tình cảm nam nữ, cố gắng giữ cho tâm hồn trong sạch, các Nữ Tu sẽ được thấy Thiên Chúa. Tâm hồn trong trắng làm cho các Nữ Tu dễ tiếp xúc với Chúa, dễ gặp gỡ Chúa. Các Nữ Tu bước theo Chúa suốt đời. Họ hạnh phúc khi gặp gỡ Chúa vì yêu Chúa. Họ hạnh phúc vì yêu thương mọi người, và yêu thương một cách trọn hão. Không gì dễ bằng yêu thương, và cũng không gì khó bằng yêu thương. Nhưng mỗi hành vi yêu thương đều mang lại hạnh phúc, và cuộc đời của những ai được dệt bằng yêu thương là cuộc đời hạnh phúc.
Mặc dù con đường của Chúa Giêsu là con đường Thánh Giá, nhưng con đường ấy vẫn là con đường hạnh phúc, con đường đưa tới Nước Trời, là con đường Tám Mối Phúc. Nếu sống đời tu trọn vẹn, tu sĩ vừa là hiện thân của Chúa Giêsu chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí mình như được ghi trong Hiến Chương Dòng Mến Tháng Giá; cũng vừa là hiện thân của Nước Trời, của Tám Mối Phúc. Tu sĩ là những chứng nhân sống động nhất cho Tình Yêu của Thiên Chúa giữa trần gian.
Theo Tông Huấn Vita Consecrata, mọi ơn gọi đời sống thánh hiến đều bắt nguồn từ Thập giá Chúa Kitô (số 23). “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác Thập Giá mình mà theo." (Mc 8, 34).Chiêm ngắm Chúa Kitô chịu đóng đinh là nguồn linh hứng cho mọi ơn gọi. Hồng ân Thánh Thần của Thập giá là nguồn gốc mọi hồng ân, đặc biệt là hồng ân đời sống thánh hiến. Khi từ bỏ mình, người Nữ Tu không đi tìm danh lợi và sự hãnh diện cho chính bản thân và gia đình. Từ bỏ mình cũng có nghĩa là từ chối nhiều điều kiện "thuận lợi " trong cuộc sống giúp thăng tiến bản thân. Khi lựa chọn bước theo Chúa Giêsu, thì như các Tông đồ, thuyền lưới buông bỏ, gia đình cũng xin chia tay, ghế thâu thuế cũng trả lại. Từ bỏ mình chưa đủ, Chúa Giêsu còn đòi hỏi phải vác thập giá của mình mà bước theo. Vác Thập giá của mình đó chính là thái độ sẵn sàng đón nhận những vất vả, đau khổ, thử thách mà người Nữ tu sẽ gặp suốt hành trình. Con đường theo Chúa Giêsu không trải đầy nhung lụa mà là những gai nhọn và gian nan.
Trong cuộc đời hôm nay, các Nữ Tu đang dấn thân phục vụ nhiều lãnh vực xã hội. Đem yêu thương đến những tâm hồn đau khổ và tội lỗi, đưa niềm tin và hy vọng đến cho những ai thất vọng, tạo hướng đi dẫn tới hạnh phúc cho những người bơ vơ và lạc bước. Dâng hiến không có nghĩa là biến trái tim trở nên khô cứng lạnh lùng băng giá, không còn rung cảm trước những vẻ đẹp của nhân tình thế thái. Dâng hiến cũng không phải là trở nên lạc lõng cô độc, khinh thường tình yêu trần thế; mà trái lại, người Nữ tu vẫn là người giữa cuộc đời, vẫn tiếp nhận những làn sóng yêu thương gọi mời trong rung động của trái tim. Vẫn có thể bị dao động trước một đối tượng mình tiếp xúc. Vẫn nhìn thấy những kỳ lạ tình yêu đi tìm một nữa hồn mình. Nhưng hạnh phúc là dám từ bỏ để dâng tình yêu cho Chúa, dám sống đời hèn mọn, dám sống đời tận hiến với quyết tâm thuộc trọn về Chúa suốt đời. Đó là Ơn Gọi cho những người bước đi theo Thầy Giêsu. Lời khấn khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục đã giúp bao tâm hồn tu sĩ thuộc trọn về Chúa suốt đời. Ra đi loan báo Tin mừng trên mọi nẻo đường phục vụ. Hương thơm của cuộc đời sống thanh khiết đã mang đến cho cuộc đời một mùa xuân dịu mát trong những vẻ đẹp thanh cao nhất, biến đổi thế giới trong những ích kỷ chiếm đoạt của tình yêu đam mê, hướng nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt mỹ.
Giáo xứ Thanh Đa: Đức Hồng Y G.B viếng thăm mục vụ và ban Bí tích Thêm Sức
Giacobê Hồ Anh Minh
04:53 10/07/2012
SAIGÒN - 9h sáng Chúa Nhật 24/6/2012, chuông Nhà thờ Thanh Đa vang lên rộn rã chào mừng Vị Chủ Chăn: Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn viếng thăm mục vụ và chủ sự Thánh lễ Ban Bí tích Thêm Sức, chứng nhận Tuyên Hứa bao đồng và Rước lễ lần đầu của 224 em học sinh giáo lý.
Xem hình ảnh
Đón Đức Hồng Y tại cổng chính Nhà thờ có Cha Sở Đaminh Nguyễn Đình Tân, Cha Phó Giuse Ngô Viết Thanh, Hội đồng Mục vụ, các đoàn thể và tất cả các em học sinh giáo lý dự lễ hôm nay, Đức Hồng Y tươi cười đáp trả 2 hàng chào từ tiếng vỗ tay không ngừng của cộng đoàn giáo xứ.
Hôm nay là ngày hạnh phúc của giáo xứ Thanh Đa, không những được vị Cha Chung của giáo phận viếng thăm mục vụ, ban Bí tích cho các em, giáo xứ còn vinh dự chung vui hiệp dâng Thánh lễ mừng bổn mạng của Ngài.
Trong bài giảng lễ, Đức Hồng Y đã nhấn mạnh quà tặng của Thiên Chúa ban tặng con người chính là Thánh Thể và Lời Chúa. Thiên Chúa yêu thương đã làm mọi cách để trao tặng món quà là con một của Người, vì sự sống của con người và ơn cứu độ của chúng ta.
Trước khi ban phép lành, Hội đồng Mục vụ đã báo cáo với Đức Hồng Y các sinh hoạt đạo đức của giáo xứ, được biết, giáo xứ Thanh Đa hiện có 5 khu giáo, 16 ban ngành, 19 đoàn thể, 9 ca đoàn. Một đại diện học sinh giáo lý dâng lên Đức Hồng Y bó hoa tươi thắm như lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Vị Cha Chung nhân lễ bổn mạng của Ngài.
Các em học sinh giáo lý các khối và HĐMV cùng nhiều đoàn thể khác được vinh dự chụp hình lưu niệm chung với Đức Hồng Y.
Sau thánh lễ, giáo xứ tổ chức bữa cơm thân mật mừng bổn mạng Đức Hồng Y tại Hội trường, nhiều tiết mục văn nghệ của Nhóm Trẻ Don Bosco, Thiếu nhi, Hội các Bà mẹ Công giáo diễn ra sôi nổi và vui tươi.
Xem hình ảnh
Đón Đức Hồng Y tại cổng chính Nhà thờ có Cha Sở Đaminh Nguyễn Đình Tân, Cha Phó Giuse Ngô Viết Thanh, Hội đồng Mục vụ, các đoàn thể và tất cả các em học sinh giáo lý dự lễ hôm nay, Đức Hồng Y tươi cười đáp trả 2 hàng chào từ tiếng vỗ tay không ngừng của cộng đoàn giáo xứ.
Hôm nay là ngày hạnh phúc của giáo xứ Thanh Đa, không những được vị Cha Chung của giáo phận viếng thăm mục vụ, ban Bí tích cho các em, giáo xứ còn vinh dự chung vui hiệp dâng Thánh lễ mừng bổn mạng của Ngài.
Trong bài giảng lễ, Đức Hồng Y đã nhấn mạnh quà tặng của Thiên Chúa ban tặng con người chính là Thánh Thể và Lời Chúa. Thiên Chúa yêu thương đã làm mọi cách để trao tặng món quà là con một của Người, vì sự sống của con người và ơn cứu độ của chúng ta.
Trước khi ban phép lành, Hội đồng Mục vụ đã báo cáo với Đức Hồng Y các sinh hoạt đạo đức của giáo xứ, được biết, giáo xứ Thanh Đa hiện có 5 khu giáo, 16 ban ngành, 19 đoàn thể, 9 ca đoàn. Một đại diện học sinh giáo lý dâng lên Đức Hồng Y bó hoa tươi thắm như lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Vị Cha Chung nhân lễ bổn mạng của Ngài.
Các em học sinh giáo lý các khối và HĐMV cùng nhiều đoàn thể khác được vinh dự chụp hình lưu niệm chung với Đức Hồng Y.
Sau thánh lễ, giáo xứ tổ chức bữa cơm thân mật mừng bổn mạng Đức Hồng Y tại Hội trường, nhiều tiết mục văn nghệ của Nhóm Trẻ Don Bosco, Thiếu nhi, Hội các Bà mẹ Công giáo diễn ra sôi nổi và vui tươi.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo điểm Con Cuông, Nghệ An bị chính quyền quấy rối nghiêm trọng
Nguyễn Ngọc
04:53 10/07/2012
NGHỆ AN - Trời mưa tầm tã không ngớt, từng hạt mưa như những viên đạn cao su bay thẳng vào mặt, làm chúng tôi e ngại trên con đường thăm lại giáo điểm Con Cuông thuộc miền Tây Nghệ an. Trên chiếc xe máy theo chân một nhóm bạn trẻ, chúng tôi đã phải cố gắng mới “vượt biên” qua các chốt công an, để tới được nhà nguyện Con Cuông đi dự Thánh lễ Chúa Nhật. Có một điều lạ, tại huyện Con Cuông này chính quyền sợ Tôn giáo và đang có những cách đối xử thô bạo với những người theo đạo. Phải chăng Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân như Mác nói?
10km 5 chốt công an giao thông để,… hạn chế dân đi dự lễ
Dù đã được cảnh báo trước, nhưng tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên bởi các chốt công an giao thông nhiều bất thường so với khoảng cách đoạn đường. Con đường dẫn vào nhà nguyện khoảng 10 km bắt đầu từ thị trấn Con Cuông nhưng có đến 5 chốt công an giao thông, cứ 2 km một chốt. Ngay chốt đầu tiên chúng tôi đã bị chặn lại kiểm tra giấy tờ và một số thông tin khác. Trời mưa lạ chã cũng không cản nổi sự nhiệt tình của các anh công an. Một anh trong chốt lao ra thật nhanh ngăn chúng tôi lại:
- Hỏi: Các anh đi mô (đâu)?
- Đi lễ Chúa nhật, chúng tôi đáp lại.
- Công an: Ở đây không được đi lễ, bị cấm. Không được tụ tập đông người.
- Đi lễ là tự do tín ngưỡng, đảng không cấm... Lời một bạn trẻ.
Anh công an nói vòng vo mấy câu rồi để chúng tôi đi. Chạy tiếp vài cây số, xe chúng tôi dừng lại khi một anh công an dơ dùi cui chắn ngang đường. Cũng với cách làm việc rập khuôn, như một cái máy được lập trình sẵn chúng tôi làm các “thủ tục” tương tự, rồi anh cho qua. Trên đường đi chúng tôi đếm được 3 chốt nữa, mỗi chốt gồm 3 đến 4 người. Trên đoạn đường dẫn vào nhà nguyện, người tham gia giao thông đều bị công an kiểm duyệt chặt chẽ, nếu là giáo dân đi dâng lễ ắt sẽ bị hoạnh họe này nọ, rồi lấy đủ lí do để cấm giáo dân không được đi lễ ở nhà nguyện Con Cuông. Chúng tôi chưa thấy ở một địa phương nào trên cả nước, giáo dân lại “được quan tâm” như vậy.
“Quấy rối” hay “ con rối quấy”
Cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi thật hoảng hốt và bất ngờ, một chiếc xe công an được đỗ ngay trước cổng nhà nguyện, chĩa hai loa phóng thanh rú lên inh ỏi náo động vào nhà nguyện, công an đứng dày hai mặt đường, trong lúc đó giáo dân vẫn đang dâng Thánh lễ Chúa nhật trong nhà nguyện.
Khung cảnh xung quanh nhà nguyện cũng mang đầy không khí căng thẳng và lộn xộn: Nhận thấy có rất nhiều công an chìm, công an nổi đang “làm nhiệm vụ”, các loại xe chuyên dụng chở tội phạm, xe cảnh sát giao thông đỗ hai bên đường, một số bà con bản làng cũng đứng từng tốp để xem diễn biến và bàn tán huyên náo, thấp thoáng mấy chú công an mặc quân phục nhảy qua bờ tường vào nhà nguyện, sân nhà nguyện đông nghịt người, tiếng người hò hét, nói chuyện xôn xao, chỉ loáng thoáng nghe tiếng đọc kinh của giáo dân ri rỉ…
Trong khu vực nhà nguyện, có rất nhiều người tụ tập nói chuyện và hò hét ồn ào nhằm cản trở linh mục và giáo dân dâng lễ. Qua quan sát và theo lời kể, cứ vào ngày chúa nhật dưới sự chỉ đạo của chủ tịch huyện Con Cuông, UB mặt trận huyện điều động công an và nhóm “quần chúng tự phát” vào quấy rối. Đến đây, chúng tôi không còn ngạc nhiên khi thấy số lượng công an, và nhóm “quần chúng tự phát” nhưng thật ra là nhóm xã hội đen cùng một số thanh niên ô hợp tập trung để quấy rối giáo dân dâng lễ. Cũng một cách làm việc máy móc hệ thống từ một hệ tư tưởng, nhằm triệt tiêu Tôn giáo như ở Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu,… làm vậy chẳng khác gì chính quyền đã bôi nhọ trên mặt mình và lại càng thể hiện bản chất vô thần, hay đúng hơn họ đang sợ Tôn giáo.
Suốt cả Thánh lễ hai chiếc loa phóng thanh với công suất lớn hướng về nhà nguyện, luôn phát ra những lời đe dọa, vu khống không có căn cứ với linh mục và giáo dân. Mục đích để cản trở, gây khó ngại cho giáo dân dâng lễ. Chúng tôi tham dự Thánh lễ nhưng không biết nên nói đây là Thánh lễ hay đi xem những con rối công an, quần chúng tự phát đang khuấy động, quấy rối giáo dân. Mặc dù trên loa phóng thanh nói rằng, linh mục và giáo dân đến dâng lễ là quấy rối, làm náo động bản làng, mất trật tự, gây bức xúc cho người dân, nhưng “trăm nghe không bằng mắt thấy”, có “mục sở thị” mới biết được tình hình tại giáo điểm Con Cuông căng thẳng đến mức nào. Một Thánh lễ của người Công giáo nhưng đại đa số là công an, cán bộ huyện xã, quần chúng tự phát đến để quấy rối. Trong nhà nguyện Linh mục JB. Nguyễn Đình Thục cùng giáo dân dâng Thánh lễ Chúa nhật, còn ở ngoài nhà nguyện (cách một bức tường) thì quần chúng tự phát và công an tha hồ hò hét, chửi bới những lời xúc phạm đến Tôn giáo, những lời lẽ khiếm nhã và vô văn hóa, cộng với tiếng loa phát thanh công suất lớn làm mất sự trang nghiêm, thánh thiện của một Thánh lễ. Chúng ta biết rằng, Thánh lễ được coi là tinh hoa, là trung tâm điểm của người Công giáo.
Mọi người đến tham dự Thánh lễ đều rất bức xúc và phẫn nộ, với những việc làm trắng trợn của chính quyền huyện Con Cuông khi xâm phạm đến tự do Tôn giáo người dân. Nên nhớ, đạo hay Tôn giáo là “đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội (theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học).
Theo lời kể của sơ Đinh Thị Bắc, “Thánh lễ Chúa nhật nào nhà nguyện cũng náo động, đông vui như thế này nhưng sau thánh lễ khung cảnh trở lại bình thường”. Tôi hỏi người dân bản làng, họ nghĩ sao? Nghe sơ trả lời, tất cả đều có thiện cảm tốt với các sơ và những người đến dự lễ. Hơn nữa dân làng còn bức xúc hơn khi chính quyền cứ đến mỗi Chúa nhật lại điều động công an, và kêu gọi nhóm thanh niên xấu trong làng để làm náo động và quấy rối…
Đọc thông điệp vàng
Trên chiếc xe máy chạy thẳng về xuôi, tôi nhớ mãi hình ảnh và cái bắt tay giữ chặt, không muốn buông của ông Trận, ông là chủ nhà đã dâng mảnh đất làm nhà nguyện và cũng là nòng cốt cho giáo điểm Con Cuông. Từ lúc ngôi nhà nguyện Con Cuông hình thành, gia đình ông đã bị chính quyền huyện Con Cuông khủng bố và đàn áp thẳng tay, lúc thì đánh đòn kinh tế vào gia đình ông, khi thì cho công an hoạnh họe này nọ...
Có lẽ vì thế mà, hôm nay trông khuôn mặt ông thật mệt mỏi, đôi mắt ông không còn tinh ranh như lần tôi gặp ông nữa nhưng đã có gì đó trong sâu thẳm bờn chờn vô định, cộng với vóc người nhỏ thẻ trông ông thật tội nghiệp và chút đáng thương. Cái bắt tay của ông cũng thật níu kéo lạ thường, như muốn nhắn gửi bao nỗi niềm tâm trạng vô bờ, cái bắt tay của ông như đang khao khát, đang trông chờ một chút gì đó nhưng có lẽ ông biết nỗi chờ mong đó còn vẻ xa xăm lắm. Tôi đã phải lúng túng trước cái bắt tay chân thành của ông. Nhưng tôi đặt tin tưởng nơi người đàn ông kiên cường này. Ông là mẫu người cho thế hệ truyền giáo hôm nay tại đất nước Việt nam. Ông đã dám can trường vì giáo hội chắc giáo hội sẽ không bỏ rơi ông?
Tôi đoán được mười mươi thông điệp từ cái bắt tay của ông đã trao cho tôi. Và tôi cầu mong Gp Vinh sẽ có những đường hướng, để mau chóng thay đổi tình hình tại giáo điểm Con Cuông.
Dù đã được cảnh báo trước, nhưng tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên bởi các chốt công an giao thông nhiều bất thường so với khoảng cách đoạn đường. Con đường dẫn vào nhà nguyện khoảng 10 km bắt đầu từ thị trấn Con Cuông nhưng có đến 5 chốt công an giao thông, cứ 2 km một chốt. Ngay chốt đầu tiên chúng tôi đã bị chặn lại kiểm tra giấy tờ và một số thông tin khác. Trời mưa lạ chã cũng không cản nổi sự nhiệt tình của các anh công an. Một anh trong chốt lao ra thật nhanh ngăn chúng tôi lại:
- Hỏi: Các anh đi mô (đâu)?
- Đi lễ Chúa nhật, chúng tôi đáp lại.
- Công an: Ở đây không được đi lễ, bị cấm. Không được tụ tập đông người.
- Đi lễ là tự do tín ngưỡng, đảng không cấm... Lời một bạn trẻ.
Anh công an nói vòng vo mấy câu rồi để chúng tôi đi. Chạy tiếp vài cây số, xe chúng tôi dừng lại khi một anh công an dơ dùi cui chắn ngang đường. Cũng với cách làm việc rập khuôn, như một cái máy được lập trình sẵn chúng tôi làm các “thủ tục” tương tự, rồi anh cho qua. Trên đường đi chúng tôi đếm được 3 chốt nữa, mỗi chốt gồm 3 đến 4 người. Trên đoạn đường dẫn vào nhà nguyện, người tham gia giao thông đều bị công an kiểm duyệt chặt chẽ, nếu là giáo dân đi dâng lễ ắt sẽ bị hoạnh họe này nọ, rồi lấy đủ lí do để cấm giáo dân không được đi lễ ở nhà nguyện Con Cuông. Chúng tôi chưa thấy ở một địa phương nào trên cả nước, giáo dân lại “được quan tâm” như vậy.
“Quấy rối” hay “ con rối quấy”
Cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi thật hoảng hốt và bất ngờ, một chiếc xe công an được đỗ ngay trước cổng nhà nguyện, chĩa hai loa phóng thanh rú lên inh ỏi náo động vào nhà nguyện, công an đứng dày hai mặt đường, trong lúc đó giáo dân vẫn đang dâng Thánh lễ Chúa nhật trong nhà nguyện.
Khung cảnh xung quanh nhà nguyện cũng mang đầy không khí căng thẳng và lộn xộn: Nhận thấy có rất nhiều công an chìm, công an nổi đang “làm nhiệm vụ”, các loại xe chuyên dụng chở tội phạm, xe cảnh sát giao thông đỗ hai bên đường, một số bà con bản làng cũng đứng từng tốp để xem diễn biến và bàn tán huyên náo, thấp thoáng mấy chú công an mặc quân phục nhảy qua bờ tường vào nhà nguyện, sân nhà nguyện đông nghịt người, tiếng người hò hét, nói chuyện xôn xao, chỉ loáng thoáng nghe tiếng đọc kinh của giáo dân ri rỉ…
Trong khu vực nhà nguyện, có rất nhiều người tụ tập nói chuyện và hò hét ồn ào nhằm cản trở linh mục và giáo dân dâng lễ. Qua quan sát và theo lời kể, cứ vào ngày chúa nhật dưới sự chỉ đạo của chủ tịch huyện Con Cuông, UB mặt trận huyện điều động công an và nhóm “quần chúng tự phát” vào quấy rối. Đến đây, chúng tôi không còn ngạc nhiên khi thấy số lượng công an, và nhóm “quần chúng tự phát” nhưng thật ra là nhóm xã hội đen cùng một số thanh niên ô hợp tập trung để quấy rối giáo dân dâng lễ. Cũng một cách làm việc máy móc hệ thống từ một hệ tư tưởng, nhằm triệt tiêu Tôn giáo như ở Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu,… làm vậy chẳng khác gì chính quyền đã bôi nhọ trên mặt mình và lại càng thể hiện bản chất vô thần, hay đúng hơn họ đang sợ Tôn giáo.
Suốt cả Thánh lễ hai chiếc loa phóng thanh với công suất lớn hướng về nhà nguyện, luôn phát ra những lời đe dọa, vu khống không có căn cứ với linh mục và giáo dân. Mục đích để cản trở, gây khó ngại cho giáo dân dâng lễ. Chúng tôi tham dự Thánh lễ nhưng không biết nên nói đây là Thánh lễ hay đi xem những con rối công an, quần chúng tự phát đang khuấy động, quấy rối giáo dân. Mặc dù trên loa phóng thanh nói rằng, linh mục và giáo dân đến dâng lễ là quấy rối, làm náo động bản làng, mất trật tự, gây bức xúc cho người dân, nhưng “trăm nghe không bằng mắt thấy”, có “mục sở thị” mới biết được tình hình tại giáo điểm Con Cuông căng thẳng đến mức nào. Một Thánh lễ của người Công giáo nhưng đại đa số là công an, cán bộ huyện xã, quần chúng tự phát đến để quấy rối. Trong nhà nguyện Linh mục JB. Nguyễn Đình Thục cùng giáo dân dâng Thánh lễ Chúa nhật, còn ở ngoài nhà nguyện (cách một bức tường) thì quần chúng tự phát và công an tha hồ hò hét, chửi bới những lời xúc phạm đến Tôn giáo, những lời lẽ khiếm nhã và vô văn hóa, cộng với tiếng loa phát thanh công suất lớn làm mất sự trang nghiêm, thánh thiện của một Thánh lễ. Chúng ta biết rằng, Thánh lễ được coi là tinh hoa, là trung tâm điểm của người Công giáo.
Mọi người đến tham dự Thánh lễ đều rất bức xúc và phẫn nộ, với những việc làm trắng trợn của chính quyền huyện Con Cuông khi xâm phạm đến tự do Tôn giáo người dân. Nên nhớ, đạo hay Tôn giáo là “đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội (theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học).
Theo lời kể của sơ Đinh Thị Bắc, “Thánh lễ Chúa nhật nào nhà nguyện cũng náo động, đông vui như thế này nhưng sau thánh lễ khung cảnh trở lại bình thường”. Tôi hỏi người dân bản làng, họ nghĩ sao? Nghe sơ trả lời, tất cả đều có thiện cảm tốt với các sơ và những người đến dự lễ. Hơn nữa dân làng còn bức xúc hơn khi chính quyền cứ đến mỗi Chúa nhật lại điều động công an, và kêu gọi nhóm thanh niên xấu trong làng để làm náo động và quấy rối…
Đọc thông điệp vàng
Trên chiếc xe máy chạy thẳng về xuôi, tôi nhớ mãi hình ảnh và cái bắt tay giữ chặt, không muốn buông của ông Trận, ông là chủ nhà đã dâng mảnh đất làm nhà nguyện và cũng là nòng cốt cho giáo điểm Con Cuông. Từ lúc ngôi nhà nguyện Con Cuông hình thành, gia đình ông đã bị chính quyền huyện Con Cuông khủng bố và đàn áp thẳng tay, lúc thì đánh đòn kinh tế vào gia đình ông, khi thì cho công an hoạnh họe này nọ...
Có lẽ vì thế mà, hôm nay trông khuôn mặt ông thật mệt mỏi, đôi mắt ông không còn tinh ranh như lần tôi gặp ông nữa nhưng đã có gì đó trong sâu thẳm bờn chờn vô định, cộng với vóc người nhỏ thẻ trông ông thật tội nghiệp và chút đáng thương. Cái bắt tay của ông cũng thật níu kéo lạ thường, như muốn nhắn gửi bao nỗi niềm tâm trạng vô bờ, cái bắt tay của ông như đang khao khát, đang trông chờ một chút gì đó nhưng có lẽ ông biết nỗi chờ mong đó còn vẻ xa xăm lắm. Tôi đã phải lúng túng trước cái bắt tay chân thành của ông. Nhưng tôi đặt tin tưởng nơi người đàn ông kiên cường này. Ông là mẫu người cho thế hệ truyền giáo hôm nay tại đất nước Việt nam. Ông đã dám can trường vì giáo hội chắc giáo hội sẽ không bỏ rơi ông?
Tôi đoán được mười mươi thông điệp từ cái bắt tay của ông đã trao cho tôi. Và tôi cầu mong Gp Vinh sẽ có những đường hướng, để mau chóng thay đổi tình hình tại giáo điểm Con Cuông.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một tầm nhìn đại kết về vai trò của Đức Maria trong kế hoạch Thiên Chúa và trong hiệp thông các thánh (15)
Vũ Văn An
04:53 10/07/2012
II. Sự hồi tâm của Thệ Phản
1. Hồi tâm trong thái độ
Diễn trình hồi tâm của người Thệ Phản cần được diễn ra trên hai bình diện. Trước nhất, họ cần nhìn nhận rằng một người anh em hay một người chị em trong Chúa Giêsu Kitô vẫn có thể sùng kính Đức Maria mà không vì thế bẻ gẫy sự hiệp thông của đức tin. Thứ đến, vấn nạn không ở chỗ phải chăng một bên quá sùng kính, còn bên kia sùng kính không đủ (hàm ý một bất cân xứng), mà vấn đề là điều gì ở cả hai phía đang án ngữ giữa tín hữu và Chúa Giêsu Kitô. Người Thệ Phản cần tự hỏi liệu sự im lặng quá thường xuyên của họ đối với Đức Maria há không quá thiên kiến đối với mối liên hệ của họ với Chúa Giêsu Kitô đó hay sao (20).
Nếu ta nhìn vào hai truyền thống liên hệ và cùng nhau lục lọi Thánh Kinh để nhìn ra vị trí của Đức Maria trong lịch sử cứu rỗi, như ta đã làm ở phần đầu sách này, thì việc làm của ta sẽ đem lại các hậu quả cụ thể đối với ta. Đây không phải là vấn đề chỉ kìm hãm sự thổi phồng Đức Maria trong lòng sùng kính của Công Giáo và tái lập Đức Maria vào đúng vị trí của ngài trong lòng đạo của Thệ Phản (bớt chỗ kia một ít, thêm chỗ này một ít!). Phong trào đại kết cần nhiều hơn thế. Như cùng nhau có cái nhìn mới về các dị biệt vẫn tồn tại giữa chúng ta, nhất là thuộc lãnh vực tín điều hóa vị trí của Đức Maria trong công trình cứu rỗi.
Đó chính là hình thức hồi tâm mà người Thệ Phản cần phải có.
Khi bàn luận về Đức Maria, ta phải bước ra khỏi cái thế giới tranh cãi vô bổ và những biếm họa dễ dãi mà mỗi bên vốn sẵn sàng dành cho bên kia, để mong không dính dáng gì tới nhau. Để chống lại thái độ quá chú trọng tới Đức Maria trong lòng sùng kính Công Giáo, người Thệ Phản đã tự giam mình vào một im lặng đến độ không những không kính trọng đức tin của Công Giáo mà còn dẫn tới thái độ tự kiểm duyệt chính mình, không đếm xỉa gì tới chủ trương của các Nhà Cải Cách cũng như vị trí đích thực của Đức Maria trong lịch sử cứu rỗi.
Vì lý do đó, ta phải hoan hô chào đón một vài tiếng nói Thệ Phản, những tiếng nói không hẳn kém thế giá, từng kêu gọi ta “hướng tới một thái độ tích cực mà chúng ta, trong tư cách con cháu Phong Trào Thệ Phản, cần phải có đối với vị trí của Mẹ Chúa Cứu Thế trong các điều mà Kitô hữu chúng ta biết chắc chắn”. Tác giả này nói tiếp rằng: “một giáo huấn về Đức Maria không những là điều có thể có mà còn cần thiết nữa trong đức tin và nền thần học Thệ Phản. Không có giáo huấn này, việc phê phán Công Giáo Rôma sẽ bị bóp méo và chắc chắn vô hiệu. Dù sao, về phương diện này, ta chỉ cần hồi tưởng và khuyến cáo cuốn chú giải tinh tế của Luther về Kinh Magnificat” (21).
Như thế, bất chấp các lệch lạc có thể có trong lòng sùng kính Đức Maria, người Thệ Phản được thúc giục bước ra khỏi sự dè dặt thái quá hiện nay để tái lập vị trí chân thực của Đức Maria trong sự hiểu biết đức tin và trong lời cầu nguyện của giáo hội.
Việc tái đánh giá hay phục hồi Đức Maria và vị trí độc đáo mà ngài vốn chiếm giữ trong kế hoạch của Thiên Chúa này không phải là hoa trái của một “thỏa hiệp đại kết”, gom lại một chỗ các quan điểm hoàn toàn khác nhau, mà là một trở về với Đức Maria của Tin Mừng và là một dấu ấn của lòng trung thành lớn hơn đối với Thánh Kinh. Ngay Karl Barth, người vốn hết sức nghiêm khắc phê phán lòng sùng kính Đức Maria, cũng minh nhiên viết về ngài rằng: “Ở đây, có một người còn lớn hơn cả Ápraham, lớn hơn cả Đavít, và lớn hơn cả Gioan Tẩy Giả, lớn hơn cả Phaolô và lớn cả toàn bộ Giáo Hội Kitô Giáo; ở đây, ta đang xử lý với lịch sử Mẹ của Chúa, và là Mẹ của Thiên Chúa. Đây là một biến cố độc nhất và vô song” (22).
Sự tỉnh táo Thệ Phản này cũng nên dẫn ta tới chỗ đừng nói quá về tầm quan trọng của Đức Maria trong đời sống Giáo Hội Công Giáo. Vị trí của ngài trong lòng đạo của người Công Giáo rất khác nhau, và phụng vụ Chúa Nhật rất dè dặt về ngài. Các tín điều thánh mẫu và các tuyên bố khác về Đức Maria cần được đặt trong “phẩm trật các chân lý” và chúng không hề chiếm hàng đầu trong giáo huấn Công Giáo hiểu như một toàn bộ. Người Thệ Phản được khuyến khích có cái nhìn mới mẻ, một cái nhìn không cường điệu: khi nói về Giáo Hội Công Giáo, họ không nên lẫn lộn tâm điểm hay những điều cốt chính trong phát biểu đức tin với các điều ngoại vi.
2. Hồi tâm trong tín lý
Mọi sự đều được thâu tóm nơi Chúa Kitô, và không có một khoảng trống nào nữa cần được lấp đầy giữa Thiên Chúa và ta, giữa trời và đất, giữa hiện tại, quá khứ và tương lai. Hơn nữa, nhờ đức tin, ta được lồng vào chuỗi dài mọi tín hữu: các tông đồ, các tiên tri, các tử đạo, và các chứng tá mọi thời từng đi trước ta và nay tạo thành hiệp thông các thánh. Bất chấp vị trí đặc biệt làm mẹ Chúa Kitô, Đức Maria vẫn không thể bị tách biệt ra khỏi hiệp thông này, và điều đó phải là sự tôn kính trước nhất và chân thực nhất đối với ngài.
Vị trí thích đáng ta có thể phục hồi cho Đức Maria chỉ có thể có trong hiệp thông các thánh mà thôi. Các thánh là những người đi trước và là mẫu mực cho những ai, cùng với các ngài và theo sau các ngài, đứng trong hàng ngũ “đoàn tùy tùng” của Chúa Kitô chiến thắng (Eph 4:8; Cl 2:15). Bằng sự sống và chứng tá, Đức Maria và mọi vị khác chia sẻ cùng một hiệp thông các thánh như nhau trong Chúa Kitô.
A. “Sự cộng tác” hay đáp ứng tích cực của Đức Maria
Cẩn thận đọc Sách Thánh, ta sẽ được thúc đẩy một cách lành mạnh để hiểu rõ vai trò và vị trí của Đức Maria. Dù ơn thánh luôn luôn ở hàng đầu, nhưng lúc nào nó cũng đòi phải có một đáp ứng, một đáp ứng tình yêu bằng tình yêu. Từ cái nhìn này, Đức Maria đã được ban cho ta làm mẫu gương dứt khoát và toàn hảo của lời đáp xin vâng mà đức tin Kitô Giáo cần phải thốt ra. Trong viễn tượng này, Đức Maria có thể được coi như mẫu mực của tín hữu, những người nên công chính nhờ đức tin, chứ không nhờ việc làm. Trong tư cách ấy, Đức Maria, “đấng đầy ơn phúc”, nữ tì hèn mọn của Chúa, được Chúa đoái nhìn một cách trìu mến và do đó, có phúc hơn mọi phụ nữ, đấng được tuyên xưng là có phúc vì đã tin; Đức Maria này quả là “mẫu mực cho Giáo Hội” (23), cho dân Chúa đang sống trên trần gian và đang tiến về nước trời; ngài quả là chị ta:
“Maria, người em gái ta, “cô gái nhỏ”, và chính vì thế là chị của mọi con người nhân bản chúng ta.
“Maria, khuôn mặt đơn sơ, thường hay bị bóp méo và bôi lọ, hiển nhiên do cùng một hành động.
“Maria, “đấng có phúc lạ” với cái nhìn thấu suốt tâm hồn thiên thần và giọng nói đã cất cao bài Magnificat cho ta.
“Maria Thành Nadarét, đầy ơn phúc và hồng ân, mà đức tin vốn là công trình kỳ diệu.
Một câu truyện, một tập chú vào lịch sử riêng mình, đủ nói với ta về Thiên Chúa của tầng trời trở thành xác phàm nơi ngài.
“Maria, đấng, hơn bất cứ người nào khác, có khả năng hơn hết nói với ta về lịch sử ấy.
“Maria, còn hơn là mẹ ta; mãi mãi, ‘Maria là chị ta’” (24).
Khi đã loại bỏ mọi hàm hồ lưỡng nghĩa liên quan tới việc ơn cứu rỗi có hiệu lực là nhờ một mình ơn thánh của Chúa Kitô mà thôi, người Thệ phản sẽ tìm ra ý nghĩa của sự “cộng tác” nói ở đây. Theo chân các Nhà Cải Cách, họ sẽ tìm thấy nơi Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, một con người chỉ nhờ đáp ứng tích cực của mình mà “cộng tác” vào ơn cứu rỗi và nhờ đó cho ta thấy một cách điển hình mọi Kitô hữu đều được thánh hóa ra sao. Vì, nhờ là “mẫu mực của Giáo Hội” và ở giữa hiệp thông các thánh, Đức Maria đã trở thành “mẹ ta và ta trở thành con cái ngài. Chính do lòng tốt và ơn an ủi tràn trề, Thiên Chúa đã ban cho nhân loại một của châu báu như thế, bằng cách biến Đức Maria thành mẹ thật của họ, Chúa Kitô là anh của họ, và Thiên Chúa là Cha của họ” (25). Như thế, ta có thể hiểu “sự cộng tác” ấy là việc “mô phỏng Đức Maria” mà Calvin vốn mời gọi mọi Kitô hữu thể hiện (26).
a. Hai tín điều mới đây của Công Giáo
A. Piepkorn, một nhà thần học của Giáo Hội Luthêrô, từng viết như sau: “Liên quan tới sự chín chắn của một số cái nhìn thấu suốt về giáo hội học của Công Giáo Rôma lần đầu tiên được mô tả một cách xúc tích trong Lumen Gentium và Unitatis Redintegratio: sẽ đến ngày người ta phải chấp nhận và nhìn nhận rằng trước 1854 và trước 1950, toàn thể Giáo Hội không được tham khảo, toàn thể Giáo Hội không nhất trí với các định nghĩa này hay đồng thuận với chúng, và bất chấp mức độ giá trị giáo luật (canonical) của chúng đối với những ai chấp nhận thẩm quyền của giám mục Rôma, chúng vẫn được để ngỏ cho Giáo Hội như một toàn bộ chất vấn” (27).
Vào thời kỳ ấy, quan điểm như trên vẫn còn bị tác giả của nó coi như không phải là giải pháp được người Công Giáo Rôma chấp nhận. Ba mươi năm đối thoại đại kết đã chứng minh rằng sự thông cảm nỗi khó khăn này càng ngày càng gia tăng như đã thấy ở phần nói tới sự hồi tâm về phía Công Giáo (28). Tình thế mới này mang theo lời kêu gọi phía người Thệ Phản và giúp nhóm Dombes đi đến chủ trương sau.
“Dù các nhà Thệ Phản của Nhóm Dombes không thể chấp nhận được việc Vô Nhiễm Thai cũng như Mông Triệu thuộc đức tin của giáo hội, đặc biệt vì các tín điều này không được Sách Thánh chứng thực, tuy nhiên họ khá nhậy cảm đối với giá trị tượng trưng của chúng và sẵn sàng để anh em Công Giáo coi chúng như các tín điều. Nếu xét tới những gì chúng tôi đã nói về sự cộng tác và công chính hóa nhờ đức tin mà thôi (29), chúng tôi có thể nói rằng việc giải thích các tín điều này không còn chứa bất cứ điều gì ngược lại với việc công bố Tin Mừng. Trong chiều hướng này, các tín điều ấy không tạo nên một sự dị biệt đến độ gây chia rẽ. Về phần mình, người Thệ Phản của Nhóm tin rằng rất có thể xem sét việc trở về hiệp thông trọn vẹn trong đó, mỗi bên được tự do trong việc tôn trọng các quan điểm của phe kia”.
b. Sự trọn đời đồng trinh của Đức Maria
Về tước hiệu “đồng trinh mãi mãi” của Đức Maria, người Thệ Phản tôn trọng điều này như là một công bố thuộc đức tin chung trước khi có sự phân rẽ và nay là thành phần đức tin của đa số anh chị em Kitô hữu của họ. Bất kể các khó khăn có như thế nào của tước hiệu này, họ cũng vẫn tôn kính Đức Maria như trinh nữ tuyệt hảo, một tước hiệu mãi mãi là của ngài chỉ vì ngài đã thụ thai Chúa Giêsu một cách đồng trinh.
2. Đức Maria trong kinh nguyện và ca ngợi của Kitô Giáo
Lòng tôn kính Đức Maria, một lòng tôn kính vốn có chỗ đứng trong truyền thống Thệ Phản, sẽ không bao giờ biến thành sự thờ phượng: vì “chỉ một mình Thiên Chúa được tôn vinh mà thôi!”.
Hiển nhiên, trong sự tôn kính Đức Maria, người ta thấy nhiều mức độ khác nhau. Với viễn tượng ấy, người Thệ Phản hẳn sẵn sàng hiểu rằng các truyền thống Kitô Giáo khác có thể tiến xa hơn họ trong cách nói lên lòng tôn kính này, tuy họ không chấp nhận sự khác nhau về chủng loại giữa việc tôn kính Đức Maria và tôn kính các thánh hay các chứng tá vĩ đại của đức tin. Nhưng thử hỏi: ở phía Thệ Phản, đặc tính của việc “tôn kính dành cho Trinh Nữ thánh thiện và đầy ơn phúc Maria” là thế nào? (30).
Vượt lên trên sự im lặng của họ, các tranh cãi thần học của họ, và sự thận trọng dè dặt của họ trước các lệch lạc mà họ cho là thờ ngẫu thần Maria, người Thệ Phản vẫn cần phải đặt Đức Maria trở lại vị trí chân chính của ngài trong mầu nhiệm cứu rỗi và trong hiệp thông các thánh, cả về tín lý lẫn phụng vụ. Làm như thế, họ sẽ đóng góp lớn lao vào ước nguyện hiệp thông của các giáo hội và sẽ đặt mình tốt hơn vào hàng ngũ các truyền thống lớn của toàn thể giáo hội.
Điều trên hàm nghĩa rằng các Giáo Hội Thệ Phản sẽ dành một chỗ thích đáng trong việc thờ phượng Chúa Nhật và Kinh Nguyện Thánh Thể cho các chứng tá nói trên, nhất là trong các mùa chính của năm phụng vụ, như Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, Mùa Thương Khó và Mùa Hiện Xuống, và sẽ phục hồi ý nghĩa cho lễ Các Thánh.
Nhờ cố gắng đọc lại Sách Thánh như thế và nhờ cái hiểu đổi mới này, các Giáo Hội Thệ Phản sẽ phục hưng việc tiếp xúc với chính các truyền thống của họ, và, giống một số nhà Cải Cách, biết khám phá ra niềm vui vốn được liên kết với các ngày Lễ Đức Mẹ, như Lễ Truyền Tin, Lễ Thăm Viếng, và Lễ Dâng Con Vào Đền Thờ. Tất cả các lễ này đều được nối kết với mầu nhiệm Chúa Kitô.
Sau cùng, việc chú ý tới các thái quá có thể có trong lòng sùng kính Đức Maria buộc người Thệ Phản chất vấn chính cách thức cầu nguyện của họ, các giới hạn và thiếu sót của nó. Liệu những hạn chế đôi khi quá đáng trong nền phụng vụ của họ có chừa chỗ nào cho một lòng đạo đức không rơi vào cảm tính hay hứng khởi vô độ không? Chú ý tới sự thật trong lối cầu nguyện của ta là một thao tác hồi tâm mà ai trong chúng ta cũng cần phải thực hiện.
“Điều gì cản trở” (xem Lc 18:16; Cv 8:36) không cho người Thệ Phản:
- hân hoan dùng đức tin ca hát vị trí mà Kinh Tin Kính vốn dành cho Đức Maria?
- nhấn mạnh tới định mệnh đặc biệt của người con gái đất Israel, từng trở thành mẹ Chúa Kitô và là chi thể của giáo hội?
- làm chứng cho việc hồi tâm của Đức Maria, đấng từng thêm vào tư cách làm mẹ của mình, tư cách khiêm nhường hơn làm hiền tỉ và nữ tì?
- nhất trí rằng kinh Magnificat ca ngợi một cách điển hình chính đức tin và đức cậy của họ?
- có khả năng ca ngợi Thiên Chúa vì những gì Người cho phép Đức Maria trở thành và thực hiện, và không khinh mạng những ai vì tình yêu đối với Chúa Giêsu đã đem danh mẹ của Người vào việc tạ ơn của họ, bằng cách sử dụng chính lời lẽ của thiên thần lúc Truyền Tin và lời chúc phúc của người chị em họ Êlisabét, và ngay cả lời của ông già Simêong lúc Dâng Con Vào Đền Thờ?
- nhìn nhận rằng lời tán tụng của Tin Mừng trên luôn luôn là lời tuyên xưng mầu nhiệm nhập thể và cứu chuộc; không gì gán cho “mẹ” Maria mà lại không thuộc Con Trai của ngài; và trong hiệp thông các thánh, không nên từ chối điều gì với Đức Maria?
- nhớ rằng Đức Maria là khởi đầu và là kết thúc thừa tác vụ trên gian của Chúa Giêsu, một chứng tá cho việc bắt đầu thừa tác vụ này tại Cana và lúc hoàn tất nó trên thánh giá?
Kết luận và tóm lược
Ở cuối hành trình của ta, liệu ta có cần phải tiếp tục nói tới “sự bất đồng” giữa người Thệ Phản và người Công Giáo về chủ đề Maria hay không? Thiển nghĩ cần trả lời câu hỏi này một cách dè dặt.
Nhiều điểm bất đồng vẫn còn đó, và vì ta đã nghiên cứu chúng một cách tường tận đến nỗi không thể không nhớ đến chúng khi viết mấy giòng kết luận này. Nhưng quan tâm của ta đúng ra là cố gắng cởi bỏ khỏi chúng các hiểu lầm khác nhau vẫn còn đang đè nặng lên chúng tận cho đến nay và giảm nhẹ ảnh hưởng của chúng bằng cách luôn cố gắng làm cho việc tương hợp giữa các quan điểm được rõ ràng hết sức. Chúng ta đã tìm hiểu tường tận liệu và đến mức độ nào các bất đồng kia nghiêm trọng đến có thể đụng tới “nền tảng” của đức tin ta.
Nhờ đó, Nhóm Dombes đã đưa ra kết luận sau đây:
“Là thành viên của Nhóm Dombes, và dưới ánh sáng các đề nghị hồi tâm trình bày ở cuối hành trình của mình, chúng tôi không còn coi các dị biệt mô tả trên có tính phân rẽ chúng tôi nữa. Ở cuối cuộc nghiên cứu lịch sử, Thánh Kinh và tín lý của mình, chúng tôi không còn thấy sự bất tương hợp nào có tính bất giản lược nữa, bất kể một vài phân rẽ thực sự về thần học và thực tiễn.
“Chúng tôi đồng thanh chấp nhận những gì kinh tin kính truyền lại cho chúng tôi. Kinh này dạy chúng tôi rằng Chúa Giêsu ‘được tượng thai bởi Chúa Thánh Thần và được sinh ra bởi Trinh Nữ Maria’. Chúng tôi cũng chấp nhận chứng cớ của Thánh Kinh. Chúng tôi vốn coi Đức Maria giữ vị trí tâm điểm trong việc khai triển sự sống của Chúa Kitô trong nhiệm thể của Người là Giáo Hội. Quan điểm này chính đáng vì dựa vào điều khoản đức tin vốn là thành phần trong Kinh Tin Kính Các Tông Đồ qua các hạn từ ‘hiệp thông các thánh’”.
Nếu thế thì đâu là nỗi khó khăn vẫn còn đang tiếp diễn? Đối với người Thệ Phản, nỗi khó khăn đó hiển nhiên nằm ở một số chủ đề được người Công Giáo sử dụng để nói về Đức Maria. Nhưng hơn thế nữa, nó còn nằm ở việc nại tới thánh truyền, tới việc khai triển học lý, và tới vai trò của huấn quyền, ở đây cũng như ở các phạm vi khác.
Đối với người Công Giáo, nỗi khó khăn ấy rõ ràng nằm ở lối đọc chứng tá Thánh Kinh có tính hết sức giới hạn của người Thệ Phản, và có lẽ nghiêm trọng nhất, chính là sự đối kháng của họ đối với cảm tình tính, một đối kháng được duy trì trong nhiều thế kỷ qua những tranh cãi khôn nguôi về Trinh Nữ Maria.
Tuy thế, toàn bộ công trình nghiên cứu này cho thấy không có điều gì về Đức Maria khiến ta biến ngài thành biểu tượng của những điều chia rẽ chúng ta.
Vậy thì mọi sự đều đã đâu vào đó cả hay sao? Chắc chắn không! Nhưng thiển nghĩ ta nên chấp nhận một tiêu chuẩn chung như sau: Đức Maria không bao giờ tách biệt khỏi Người Con của ngài và “nữ tì của Chúa”, người mà “Đấng Toàn Năng đã làm cho nhiều điều trọng đại”, luôn tôn vinh Con của mình là Cứu Chúa của mình và của tất cả chúng ta. Ta chiêm ngưỡng Chúa Kitô trong chính mầu nhiệm thập giá. Theo Thánh Gioan, mọi sự đã “hoàn tất” sau khi Chúa Giêsu ủy thác mẹ và môn đệ của Người cho nhau. Vì Đức Maria hiện diện như thế trong kế hoạch Thiên Chúa và ở ngay khởi đầu hiệp thông các thánh, thiển nghĩ cả hai bên, Thệ Phản lẫn Công Giáo, cùng với muôn triệu chứng tá trong lịch sử cứu rỗi, đều được mời gọi liên tục quay về với Chúa Giêsu Kitô, Đấng “được tượng thai bởi Chúa Thánh Thần và được sinh ra bởi Trinh Nữ Maria”.
Ghi chú
(20) Xem chương 1, phần nói về Đức Maria trong các giáo hội thoát thai từ Cải Cách trong thế kỷ 19.
(21) P. Maury, “La Vierge Marie dans le catholicisme contemporain”, Bulletin Fac. Théol. Prot. (Paris: 1946) 6.
(22) K. Barth, “Quatre études bibliques”, Foi et Vie, số 85-86 (1936) 487.
(23) S. De Diétrich, “Rôle de Vierge Marie” Cahiers d’Orgemont, số 58 (1966) 27.
(24) A. và F. Dumas, Marie de Nazareth (Geneva: Labor et Fides, 1989) 98-99.
(25) Luther, Bài Giảng Năm 1522; xem Kirchenpostille (WA 10/1/1).
(26) Tuy Calvin từ khước việc gọi Đức Maria là “người giữ kho ơn thánh” theo nghĩa của truyền thống Trung Cổ, nhưng ông đã tái giải thích ý nghĩa của tước hiệu này theo quan điểm Cải Cách: “Theo một nghĩa khác, Trinh Nữ quả là người giữ kho ơn thánh. Vì ngài gìn giữ học lý có sức mở cửa nước trời cho ta ngày nay và dẫn ta tới Chúa Giêsu, Chúa chúng ta; ngài gìn giữ học lý ấy như một kho tàng, và rồi nhờ ngài, ta lãnh nhận được học lý ấy và ngày nay, ta được bồi đắp nhờ học lý này. Như vậy, bạn hãy chiêm ngắm vinh dự Chúa ban cho ngài; hãy xem xem ta nên nghĩ ra sao về ngài: không ngưng lại nơi ngài cũng như không biến ngài thành ngẫu tượng, nhưng để, nhờ ngài, ta được dẫn tới Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, vì đó chính là nơi ngài sẽ sai ta đến” (Bài Giảng thứ 25 về Sự Hoà Hợp của Tin Mừng, trích dẫn trong La Revue réformée, số 31 [1957/4] 37).
(27) A. Piepkorn, “Mary’s Place Within the People of God” Marian Studies 18 (1967) 82.
(28) Xem Chương 4, phần nói về Sự Hồi Tâm Tín Lý của Công Giáo (nhận định của Nhóm Dombes).
(29) Xem Chương 3, phần nói về Sự Cộng Tác của Đức Maria (hướng tới một hoà giải)
(30) Xem Ch.Drelincourts, The Honor Due to the Holy and Blessed Virgin Mary.
1. Hồi tâm trong thái độ
Diễn trình hồi tâm của người Thệ Phản cần được diễn ra trên hai bình diện. Trước nhất, họ cần nhìn nhận rằng một người anh em hay một người chị em trong Chúa Giêsu Kitô vẫn có thể sùng kính Đức Maria mà không vì thế bẻ gẫy sự hiệp thông của đức tin. Thứ đến, vấn nạn không ở chỗ phải chăng một bên quá sùng kính, còn bên kia sùng kính không đủ (hàm ý một bất cân xứng), mà vấn đề là điều gì ở cả hai phía đang án ngữ giữa tín hữu và Chúa Giêsu Kitô. Người Thệ Phản cần tự hỏi liệu sự im lặng quá thường xuyên của họ đối với Đức Maria há không quá thiên kiến đối với mối liên hệ của họ với Chúa Giêsu Kitô đó hay sao (20).
Nếu ta nhìn vào hai truyền thống liên hệ và cùng nhau lục lọi Thánh Kinh để nhìn ra vị trí của Đức Maria trong lịch sử cứu rỗi, như ta đã làm ở phần đầu sách này, thì việc làm của ta sẽ đem lại các hậu quả cụ thể đối với ta. Đây không phải là vấn đề chỉ kìm hãm sự thổi phồng Đức Maria trong lòng sùng kính của Công Giáo và tái lập Đức Maria vào đúng vị trí của ngài trong lòng đạo của Thệ Phản (bớt chỗ kia một ít, thêm chỗ này một ít!). Phong trào đại kết cần nhiều hơn thế. Như cùng nhau có cái nhìn mới về các dị biệt vẫn tồn tại giữa chúng ta, nhất là thuộc lãnh vực tín điều hóa vị trí của Đức Maria trong công trình cứu rỗi.
Đó chính là hình thức hồi tâm mà người Thệ Phản cần phải có.
Khi bàn luận về Đức Maria, ta phải bước ra khỏi cái thế giới tranh cãi vô bổ và những biếm họa dễ dãi mà mỗi bên vốn sẵn sàng dành cho bên kia, để mong không dính dáng gì tới nhau. Để chống lại thái độ quá chú trọng tới Đức Maria trong lòng sùng kính Công Giáo, người Thệ Phản đã tự giam mình vào một im lặng đến độ không những không kính trọng đức tin của Công Giáo mà còn dẫn tới thái độ tự kiểm duyệt chính mình, không đếm xỉa gì tới chủ trương của các Nhà Cải Cách cũng như vị trí đích thực của Đức Maria trong lịch sử cứu rỗi.
Vì lý do đó, ta phải hoan hô chào đón một vài tiếng nói Thệ Phản, những tiếng nói không hẳn kém thế giá, từng kêu gọi ta “hướng tới một thái độ tích cực mà chúng ta, trong tư cách con cháu Phong Trào Thệ Phản, cần phải có đối với vị trí của Mẹ Chúa Cứu Thế trong các điều mà Kitô hữu chúng ta biết chắc chắn”. Tác giả này nói tiếp rằng: “một giáo huấn về Đức Maria không những là điều có thể có mà còn cần thiết nữa trong đức tin và nền thần học Thệ Phản. Không có giáo huấn này, việc phê phán Công Giáo Rôma sẽ bị bóp méo và chắc chắn vô hiệu. Dù sao, về phương diện này, ta chỉ cần hồi tưởng và khuyến cáo cuốn chú giải tinh tế của Luther về Kinh Magnificat” (21).
Như thế, bất chấp các lệch lạc có thể có trong lòng sùng kính Đức Maria, người Thệ Phản được thúc giục bước ra khỏi sự dè dặt thái quá hiện nay để tái lập vị trí chân thực của Đức Maria trong sự hiểu biết đức tin và trong lời cầu nguyện của giáo hội.
Việc tái đánh giá hay phục hồi Đức Maria và vị trí độc đáo mà ngài vốn chiếm giữ trong kế hoạch của Thiên Chúa này không phải là hoa trái của một “thỏa hiệp đại kết”, gom lại một chỗ các quan điểm hoàn toàn khác nhau, mà là một trở về với Đức Maria của Tin Mừng và là một dấu ấn của lòng trung thành lớn hơn đối với Thánh Kinh. Ngay Karl Barth, người vốn hết sức nghiêm khắc phê phán lòng sùng kính Đức Maria, cũng minh nhiên viết về ngài rằng: “Ở đây, có một người còn lớn hơn cả Ápraham, lớn hơn cả Đavít, và lớn hơn cả Gioan Tẩy Giả, lớn hơn cả Phaolô và lớn cả toàn bộ Giáo Hội Kitô Giáo; ở đây, ta đang xử lý với lịch sử Mẹ của Chúa, và là Mẹ của Thiên Chúa. Đây là một biến cố độc nhất và vô song” (22).
Sự tỉnh táo Thệ Phản này cũng nên dẫn ta tới chỗ đừng nói quá về tầm quan trọng của Đức Maria trong đời sống Giáo Hội Công Giáo. Vị trí của ngài trong lòng đạo của người Công Giáo rất khác nhau, và phụng vụ Chúa Nhật rất dè dặt về ngài. Các tín điều thánh mẫu và các tuyên bố khác về Đức Maria cần được đặt trong “phẩm trật các chân lý” và chúng không hề chiếm hàng đầu trong giáo huấn Công Giáo hiểu như một toàn bộ. Người Thệ Phản được khuyến khích có cái nhìn mới mẻ, một cái nhìn không cường điệu: khi nói về Giáo Hội Công Giáo, họ không nên lẫn lộn tâm điểm hay những điều cốt chính trong phát biểu đức tin với các điều ngoại vi.
2. Hồi tâm trong tín lý
Mọi sự đều được thâu tóm nơi Chúa Kitô, và không có một khoảng trống nào nữa cần được lấp đầy giữa Thiên Chúa và ta, giữa trời và đất, giữa hiện tại, quá khứ và tương lai. Hơn nữa, nhờ đức tin, ta được lồng vào chuỗi dài mọi tín hữu: các tông đồ, các tiên tri, các tử đạo, và các chứng tá mọi thời từng đi trước ta và nay tạo thành hiệp thông các thánh. Bất chấp vị trí đặc biệt làm mẹ Chúa Kitô, Đức Maria vẫn không thể bị tách biệt ra khỏi hiệp thông này, và điều đó phải là sự tôn kính trước nhất và chân thực nhất đối với ngài.
Vị trí thích đáng ta có thể phục hồi cho Đức Maria chỉ có thể có trong hiệp thông các thánh mà thôi. Các thánh là những người đi trước và là mẫu mực cho những ai, cùng với các ngài và theo sau các ngài, đứng trong hàng ngũ “đoàn tùy tùng” của Chúa Kitô chiến thắng (Eph 4:8; Cl 2:15). Bằng sự sống và chứng tá, Đức Maria và mọi vị khác chia sẻ cùng một hiệp thông các thánh như nhau trong Chúa Kitô.
A. “Sự cộng tác” hay đáp ứng tích cực của Đức Maria
Cẩn thận đọc Sách Thánh, ta sẽ được thúc đẩy một cách lành mạnh để hiểu rõ vai trò và vị trí của Đức Maria. Dù ơn thánh luôn luôn ở hàng đầu, nhưng lúc nào nó cũng đòi phải có một đáp ứng, một đáp ứng tình yêu bằng tình yêu. Từ cái nhìn này, Đức Maria đã được ban cho ta làm mẫu gương dứt khoát và toàn hảo của lời đáp xin vâng mà đức tin Kitô Giáo cần phải thốt ra. Trong viễn tượng này, Đức Maria có thể được coi như mẫu mực của tín hữu, những người nên công chính nhờ đức tin, chứ không nhờ việc làm. Trong tư cách ấy, Đức Maria, “đấng đầy ơn phúc”, nữ tì hèn mọn của Chúa, được Chúa đoái nhìn một cách trìu mến và do đó, có phúc hơn mọi phụ nữ, đấng được tuyên xưng là có phúc vì đã tin; Đức Maria này quả là “mẫu mực cho Giáo Hội” (23), cho dân Chúa đang sống trên trần gian và đang tiến về nước trời; ngài quả là chị ta:
“Maria, người em gái ta, “cô gái nhỏ”, và chính vì thế là chị của mọi con người nhân bản chúng ta.
“Maria, khuôn mặt đơn sơ, thường hay bị bóp méo và bôi lọ, hiển nhiên do cùng một hành động.
“Maria, “đấng có phúc lạ” với cái nhìn thấu suốt tâm hồn thiên thần và giọng nói đã cất cao bài Magnificat cho ta.
“Maria Thành Nadarét, đầy ơn phúc và hồng ân, mà đức tin vốn là công trình kỳ diệu.
Một câu truyện, một tập chú vào lịch sử riêng mình, đủ nói với ta về Thiên Chúa của tầng trời trở thành xác phàm nơi ngài.
“Maria, đấng, hơn bất cứ người nào khác, có khả năng hơn hết nói với ta về lịch sử ấy.
“Maria, còn hơn là mẹ ta; mãi mãi, ‘Maria là chị ta’” (24).
Khi đã loại bỏ mọi hàm hồ lưỡng nghĩa liên quan tới việc ơn cứu rỗi có hiệu lực là nhờ một mình ơn thánh của Chúa Kitô mà thôi, người Thệ phản sẽ tìm ra ý nghĩa của sự “cộng tác” nói ở đây. Theo chân các Nhà Cải Cách, họ sẽ tìm thấy nơi Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, một con người chỉ nhờ đáp ứng tích cực của mình mà “cộng tác” vào ơn cứu rỗi và nhờ đó cho ta thấy một cách điển hình mọi Kitô hữu đều được thánh hóa ra sao. Vì, nhờ là “mẫu mực của Giáo Hội” và ở giữa hiệp thông các thánh, Đức Maria đã trở thành “mẹ ta và ta trở thành con cái ngài. Chính do lòng tốt và ơn an ủi tràn trề, Thiên Chúa đã ban cho nhân loại một của châu báu như thế, bằng cách biến Đức Maria thành mẹ thật của họ, Chúa Kitô là anh của họ, và Thiên Chúa là Cha của họ” (25). Như thế, ta có thể hiểu “sự cộng tác” ấy là việc “mô phỏng Đức Maria” mà Calvin vốn mời gọi mọi Kitô hữu thể hiện (26).
a. Hai tín điều mới đây của Công Giáo
A. Piepkorn, một nhà thần học của Giáo Hội Luthêrô, từng viết như sau: “Liên quan tới sự chín chắn của một số cái nhìn thấu suốt về giáo hội học của Công Giáo Rôma lần đầu tiên được mô tả một cách xúc tích trong Lumen Gentium và Unitatis Redintegratio: sẽ đến ngày người ta phải chấp nhận và nhìn nhận rằng trước 1854 và trước 1950, toàn thể Giáo Hội không được tham khảo, toàn thể Giáo Hội không nhất trí với các định nghĩa này hay đồng thuận với chúng, và bất chấp mức độ giá trị giáo luật (canonical) của chúng đối với những ai chấp nhận thẩm quyền của giám mục Rôma, chúng vẫn được để ngỏ cho Giáo Hội như một toàn bộ chất vấn” (27).
Vào thời kỳ ấy, quan điểm như trên vẫn còn bị tác giả của nó coi như không phải là giải pháp được người Công Giáo Rôma chấp nhận. Ba mươi năm đối thoại đại kết đã chứng minh rằng sự thông cảm nỗi khó khăn này càng ngày càng gia tăng như đã thấy ở phần nói tới sự hồi tâm về phía Công Giáo (28). Tình thế mới này mang theo lời kêu gọi phía người Thệ Phản và giúp nhóm Dombes đi đến chủ trương sau.
“Dù các nhà Thệ Phản của Nhóm Dombes không thể chấp nhận được việc Vô Nhiễm Thai cũng như Mông Triệu thuộc đức tin của giáo hội, đặc biệt vì các tín điều này không được Sách Thánh chứng thực, tuy nhiên họ khá nhậy cảm đối với giá trị tượng trưng của chúng và sẵn sàng để anh em Công Giáo coi chúng như các tín điều. Nếu xét tới những gì chúng tôi đã nói về sự cộng tác và công chính hóa nhờ đức tin mà thôi (29), chúng tôi có thể nói rằng việc giải thích các tín điều này không còn chứa bất cứ điều gì ngược lại với việc công bố Tin Mừng. Trong chiều hướng này, các tín điều ấy không tạo nên một sự dị biệt đến độ gây chia rẽ. Về phần mình, người Thệ Phản của Nhóm tin rằng rất có thể xem sét việc trở về hiệp thông trọn vẹn trong đó, mỗi bên được tự do trong việc tôn trọng các quan điểm của phe kia”.
b. Sự trọn đời đồng trinh của Đức Maria
Về tước hiệu “đồng trinh mãi mãi” của Đức Maria, người Thệ Phản tôn trọng điều này như là một công bố thuộc đức tin chung trước khi có sự phân rẽ và nay là thành phần đức tin của đa số anh chị em Kitô hữu của họ. Bất kể các khó khăn có như thế nào của tước hiệu này, họ cũng vẫn tôn kính Đức Maria như trinh nữ tuyệt hảo, một tước hiệu mãi mãi là của ngài chỉ vì ngài đã thụ thai Chúa Giêsu một cách đồng trinh.
2. Đức Maria trong kinh nguyện và ca ngợi của Kitô Giáo
Lòng tôn kính Đức Maria, một lòng tôn kính vốn có chỗ đứng trong truyền thống Thệ Phản, sẽ không bao giờ biến thành sự thờ phượng: vì “chỉ một mình Thiên Chúa được tôn vinh mà thôi!”.
Hiển nhiên, trong sự tôn kính Đức Maria, người ta thấy nhiều mức độ khác nhau. Với viễn tượng ấy, người Thệ Phản hẳn sẵn sàng hiểu rằng các truyền thống Kitô Giáo khác có thể tiến xa hơn họ trong cách nói lên lòng tôn kính này, tuy họ không chấp nhận sự khác nhau về chủng loại giữa việc tôn kính Đức Maria và tôn kính các thánh hay các chứng tá vĩ đại của đức tin. Nhưng thử hỏi: ở phía Thệ Phản, đặc tính của việc “tôn kính dành cho Trinh Nữ thánh thiện và đầy ơn phúc Maria” là thế nào? (30).
Vượt lên trên sự im lặng của họ, các tranh cãi thần học của họ, và sự thận trọng dè dặt của họ trước các lệch lạc mà họ cho là thờ ngẫu thần Maria, người Thệ Phản vẫn cần phải đặt Đức Maria trở lại vị trí chân chính của ngài trong mầu nhiệm cứu rỗi và trong hiệp thông các thánh, cả về tín lý lẫn phụng vụ. Làm như thế, họ sẽ đóng góp lớn lao vào ước nguyện hiệp thông của các giáo hội và sẽ đặt mình tốt hơn vào hàng ngũ các truyền thống lớn của toàn thể giáo hội.
Điều trên hàm nghĩa rằng các Giáo Hội Thệ Phản sẽ dành một chỗ thích đáng trong việc thờ phượng Chúa Nhật và Kinh Nguyện Thánh Thể cho các chứng tá nói trên, nhất là trong các mùa chính của năm phụng vụ, như Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, Mùa Thương Khó và Mùa Hiện Xuống, và sẽ phục hồi ý nghĩa cho lễ Các Thánh.
Nhờ cố gắng đọc lại Sách Thánh như thế và nhờ cái hiểu đổi mới này, các Giáo Hội Thệ Phản sẽ phục hưng việc tiếp xúc với chính các truyền thống của họ, và, giống một số nhà Cải Cách, biết khám phá ra niềm vui vốn được liên kết với các ngày Lễ Đức Mẹ, như Lễ Truyền Tin, Lễ Thăm Viếng, và Lễ Dâng Con Vào Đền Thờ. Tất cả các lễ này đều được nối kết với mầu nhiệm Chúa Kitô.
Sau cùng, việc chú ý tới các thái quá có thể có trong lòng sùng kính Đức Maria buộc người Thệ Phản chất vấn chính cách thức cầu nguyện của họ, các giới hạn và thiếu sót của nó. Liệu những hạn chế đôi khi quá đáng trong nền phụng vụ của họ có chừa chỗ nào cho một lòng đạo đức không rơi vào cảm tính hay hứng khởi vô độ không? Chú ý tới sự thật trong lối cầu nguyện của ta là một thao tác hồi tâm mà ai trong chúng ta cũng cần phải thực hiện.
“Điều gì cản trở” (xem Lc 18:16; Cv 8:36) không cho người Thệ Phản:
- hân hoan dùng đức tin ca hát vị trí mà Kinh Tin Kính vốn dành cho Đức Maria?
- nhấn mạnh tới định mệnh đặc biệt của người con gái đất Israel, từng trở thành mẹ Chúa Kitô và là chi thể của giáo hội?
- làm chứng cho việc hồi tâm của Đức Maria, đấng từng thêm vào tư cách làm mẹ của mình, tư cách khiêm nhường hơn làm hiền tỉ và nữ tì?
- nhất trí rằng kinh Magnificat ca ngợi một cách điển hình chính đức tin và đức cậy của họ?
- có khả năng ca ngợi Thiên Chúa vì những gì Người cho phép Đức Maria trở thành và thực hiện, và không khinh mạng những ai vì tình yêu đối với Chúa Giêsu đã đem danh mẹ của Người vào việc tạ ơn của họ, bằng cách sử dụng chính lời lẽ của thiên thần lúc Truyền Tin và lời chúc phúc của người chị em họ Êlisabét, và ngay cả lời của ông già Simêong lúc Dâng Con Vào Đền Thờ?
- nhìn nhận rằng lời tán tụng của Tin Mừng trên luôn luôn là lời tuyên xưng mầu nhiệm nhập thể và cứu chuộc; không gì gán cho “mẹ” Maria mà lại không thuộc Con Trai của ngài; và trong hiệp thông các thánh, không nên từ chối điều gì với Đức Maria?
- nhớ rằng Đức Maria là khởi đầu và là kết thúc thừa tác vụ trên gian của Chúa Giêsu, một chứng tá cho việc bắt đầu thừa tác vụ này tại Cana và lúc hoàn tất nó trên thánh giá?
Kết luận và tóm lược
Ở cuối hành trình của ta, liệu ta có cần phải tiếp tục nói tới “sự bất đồng” giữa người Thệ Phản và người Công Giáo về chủ đề Maria hay không? Thiển nghĩ cần trả lời câu hỏi này một cách dè dặt.
Nhiều điểm bất đồng vẫn còn đó, và vì ta đã nghiên cứu chúng một cách tường tận đến nỗi không thể không nhớ đến chúng khi viết mấy giòng kết luận này. Nhưng quan tâm của ta đúng ra là cố gắng cởi bỏ khỏi chúng các hiểu lầm khác nhau vẫn còn đang đè nặng lên chúng tận cho đến nay và giảm nhẹ ảnh hưởng của chúng bằng cách luôn cố gắng làm cho việc tương hợp giữa các quan điểm được rõ ràng hết sức. Chúng ta đã tìm hiểu tường tận liệu và đến mức độ nào các bất đồng kia nghiêm trọng đến có thể đụng tới “nền tảng” của đức tin ta.
Nhờ đó, Nhóm Dombes đã đưa ra kết luận sau đây:
“Là thành viên của Nhóm Dombes, và dưới ánh sáng các đề nghị hồi tâm trình bày ở cuối hành trình của mình, chúng tôi không còn coi các dị biệt mô tả trên có tính phân rẽ chúng tôi nữa. Ở cuối cuộc nghiên cứu lịch sử, Thánh Kinh và tín lý của mình, chúng tôi không còn thấy sự bất tương hợp nào có tính bất giản lược nữa, bất kể một vài phân rẽ thực sự về thần học và thực tiễn.
“Chúng tôi đồng thanh chấp nhận những gì kinh tin kính truyền lại cho chúng tôi. Kinh này dạy chúng tôi rằng Chúa Giêsu ‘được tượng thai bởi Chúa Thánh Thần và được sinh ra bởi Trinh Nữ Maria’. Chúng tôi cũng chấp nhận chứng cớ của Thánh Kinh. Chúng tôi vốn coi Đức Maria giữ vị trí tâm điểm trong việc khai triển sự sống của Chúa Kitô trong nhiệm thể của Người là Giáo Hội. Quan điểm này chính đáng vì dựa vào điều khoản đức tin vốn là thành phần trong Kinh Tin Kính Các Tông Đồ qua các hạn từ ‘hiệp thông các thánh’”.
Nếu thế thì đâu là nỗi khó khăn vẫn còn đang tiếp diễn? Đối với người Thệ Phản, nỗi khó khăn đó hiển nhiên nằm ở một số chủ đề được người Công Giáo sử dụng để nói về Đức Maria. Nhưng hơn thế nữa, nó còn nằm ở việc nại tới thánh truyền, tới việc khai triển học lý, và tới vai trò của huấn quyền, ở đây cũng như ở các phạm vi khác.
Đối với người Công Giáo, nỗi khó khăn ấy rõ ràng nằm ở lối đọc chứng tá Thánh Kinh có tính hết sức giới hạn của người Thệ Phản, và có lẽ nghiêm trọng nhất, chính là sự đối kháng của họ đối với cảm tình tính, một đối kháng được duy trì trong nhiều thế kỷ qua những tranh cãi khôn nguôi về Trinh Nữ Maria.
Tuy thế, toàn bộ công trình nghiên cứu này cho thấy không có điều gì về Đức Maria khiến ta biến ngài thành biểu tượng của những điều chia rẽ chúng ta.
Vậy thì mọi sự đều đã đâu vào đó cả hay sao? Chắc chắn không! Nhưng thiển nghĩ ta nên chấp nhận một tiêu chuẩn chung như sau: Đức Maria không bao giờ tách biệt khỏi Người Con của ngài và “nữ tì của Chúa”, người mà “Đấng Toàn Năng đã làm cho nhiều điều trọng đại”, luôn tôn vinh Con của mình là Cứu Chúa của mình và của tất cả chúng ta. Ta chiêm ngưỡng Chúa Kitô trong chính mầu nhiệm thập giá. Theo Thánh Gioan, mọi sự đã “hoàn tất” sau khi Chúa Giêsu ủy thác mẹ và môn đệ của Người cho nhau. Vì Đức Maria hiện diện như thế trong kế hoạch Thiên Chúa và ở ngay khởi đầu hiệp thông các thánh, thiển nghĩ cả hai bên, Thệ Phản lẫn Công Giáo, cùng với muôn triệu chứng tá trong lịch sử cứu rỗi, đều được mời gọi liên tục quay về với Chúa Giêsu Kitô, Đấng “được tượng thai bởi Chúa Thánh Thần và được sinh ra bởi Trinh Nữ Maria”.
Ghi chú
(20) Xem chương 1, phần nói về Đức Maria trong các giáo hội thoát thai từ Cải Cách trong thế kỷ 19.
(21) P. Maury, “La Vierge Marie dans le catholicisme contemporain”, Bulletin Fac. Théol. Prot. (Paris: 1946) 6.
(22) K. Barth, “Quatre études bibliques”, Foi et Vie, số 85-86 (1936) 487.
(23) S. De Diétrich, “Rôle de Vierge Marie” Cahiers d’Orgemont, số 58 (1966) 27.
(24) A. và F. Dumas, Marie de Nazareth (Geneva: Labor et Fides, 1989) 98-99.
(25) Luther, Bài Giảng Năm 1522; xem Kirchenpostille (WA 10/1/1).
(26) Tuy Calvin từ khước việc gọi Đức Maria là “người giữ kho ơn thánh” theo nghĩa của truyền thống Trung Cổ, nhưng ông đã tái giải thích ý nghĩa của tước hiệu này theo quan điểm Cải Cách: “Theo một nghĩa khác, Trinh Nữ quả là người giữ kho ơn thánh. Vì ngài gìn giữ học lý có sức mở cửa nước trời cho ta ngày nay và dẫn ta tới Chúa Giêsu, Chúa chúng ta; ngài gìn giữ học lý ấy như một kho tàng, và rồi nhờ ngài, ta lãnh nhận được học lý ấy và ngày nay, ta được bồi đắp nhờ học lý này. Như vậy, bạn hãy chiêm ngắm vinh dự Chúa ban cho ngài; hãy xem xem ta nên nghĩ ra sao về ngài: không ngưng lại nơi ngài cũng như không biến ngài thành ngẫu tượng, nhưng để, nhờ ngài, ta được dẫn tới Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, vì đó chính là nơi ngài sẽ sai ta đến” (Bài Giảng thứ 25 về Sự Hoà Hợp của Tin Mừng, trích dẫn trong La Revue réformée, số 31 [1957/4] 37).
(27) A. Piepkorn, “Mary’s Place Within the People of God” Marian Studies 18 (1967) 82.
(28) Xem Chương 4, phần nói về Sự Hồi Tâm Tín Lý của Công Giáo (nhận định của Nhóm Dombes).
(29) Xem Chương 3, phần nói về Sự Cộng Tác của Đức Maria (hướng tới một hoà giải)
(30) Xem Ch.Drelincourts, The Honor Due to the Holy and Blessed Virgin Mary.
Phán Quyết sắp tới của Tối Cao Pháp Viện: khởi đầu một trận chiến chính trị bấp bênh mới?
Trần Mạnh Trác
04:53 10/07/2012
Số phận của thành tích lớn nhất của Tổng thống Obama sẽ được Tòa Án Tối Cao Pháp quyết định vào những ngày sắp tới, người ta đang lo lắng phải chăng đây là khởi đầu của một cuộc chiến chính trị, một cuộc chiến mà cả hai bên Dân Chủ và Cộng Hòa đều chưa có kế họach an tòan để đương đầu.
Bộ luật Cải Tổ Y Tế vẫn là một bộ luật 'mất lòng dân' nhất từ trứơc đến nay. Theo cuộc thăm dò của hãng AP vào giữa tháng 6 thì 47% người Mỹ nói rằng họ phản đối Đạo luật so với 33% hỗ trợ. Hãng AP cũng cho biết mức hỗ trợ đã chưa bao giờ lên được trên 45% trong hơn hai năm qua kể từ khi bộ luật được thông qua. Nhắc lại vào tháng hai, một cuộc thăm dò của viện Gallup cũng cho thấy hầu hết những người Mỹ có bảo hiểm đều nói rằng bộ luật đã làm cho tình trạng chăm sóc sức khỏe của họ tồi tệ hơn chứ không tốt hơn.
Dù thế, hình như dân Mỹ cũng không hài lòng nếu Tòa Án Tối Cao đưa ra một phán quyết bác bỏ tòan bộ đạo luật. Cuộc thăm dò mới nhất của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 48% người Mỹ tỏ ý sẽ không vui, chỉ có 44% cho biết họ sẽ hạnh phúc.
Nhưng nếu Tòa giữ lại tòan bộ đạo luât thì sao? 51% người Mỹ nói rằng họ sẽ rất buồn.
Ảnh hưởng tới Tòa Án:
Như vậy, cơ quan chịu ảnh hưởng lập tức từ phán quyết này lại chính là Tối Cao Pháp Viện. Danh tiếng của Tòa Án, dù phán quyết cho bên nào đi nữa, cũng sẽ bị đem ra mổ xẻ.
Giáo sư luật Randy Barnett của viện Đại học Georgetown, người đã giúp 'Liên đoàn Quốc gia của những nhà Kinh Doanh Độc Lập' đứng đơn kiện bộ luật, cho biết "Vì bộ luật đã không được lòng dân cho nên đây là một cơ hội cho Tòa Án đánh giá một cách công bằng dựa trên những tiêu chỉ của Hiến Pháp. .. chứ không vì áp lực phản ứng của dân chúng. " Ông cho rằng, "Các thẩm phán có thể quyết định trường hợp này dựa trên giá trị của nó - họ sẽ không phải lo lắng rằng tính hợp pháp của tòa án sẽ bị suy yếu nếu họ quyết định bãi bỏ điều khỏan 'sứ vụ cá nhân' (individual mandate) của bộ luật. "
Nhưng luật sư Neal Katyal, là 'quyền ủy viên chính phủ' (luật sư tạm thời của chính phủ) của chính quyền Obama có phận sự bảo vệ bộ luật trứơc các tòa án kháng cáo liên bang, lập luận rằng ngành Tư Pháp phải biết tự kiềm chế - Tòa án tối cao không do dân bầu thì không nên giành quyền quyết định dân chủ của nhân dân."
Về mặt chính trị, những gì sẻ xảy ra và hậu quả ra sao?
Kịch bản 1, Bộ Luật bị bãi bỏ:
Kịch bản 1 diễn ra nếu Tòa Án phán quyết rằng điều khỏan về 'sứ vụ' (mandate) (sự ủy quyền của Quốc Hội cho Chính Phủ để thực hiện việc mọi người có bổn phận phải mua bảo hiểm) là vi hiến và vì Bộ Luật không thể thực hiện được nếu lọai bỏ điều khỏan này cho nên Bộ Luật sẽ vô hiệu.
Theo cuộc thăm dò của Associated Press - GfK trong tháng 6, tuy chỉ có một phần ba dân chúng ủng hộ bộ luật hiện hành, nhưng có một sự ủng hộ áp đảo trong cả hai phe ủng hộ và chống đối muốn rằng Quốc hội và tổng thống phải tìm ra một phương thuốc mới nếu Tòa Án bãi bỏ bộ luật.
Quốc hội sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ viết ra một luật thay thế, sẽ lại có những tranh cãi nóng bỏng và lâu dài để tìm đủ túc số cho mỗi tiết mục 'được lòng dân' như việc hãng bảo hiểm không được từ chối những người có bệnh từ trước v.v.
Obama và đảng Dân chủ sẽ gọi phán quyết của Tòa Án là một "hành vi cổ động" (activist) của phe bảo thủ tại Tòa Án nhằm tước đi những lợi ích mà phần lớn người dân Mỹ đang hỗ trợ, chẳng hạn như điều khỏan đòi hỏi các công ty phải cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho mọi người bất kể tình trạng sức khỏe của họ, hoặc điều khỏan phải kéo dài bảo hiểm cho con cái cho tới tuổi 26.
Obama sẽ đổ lỗi cho Romney, phe Cộng hòa tại Quốc Hội và những thẩm phán bảo thủ của Tòa Án là đã phủ nhận lợi ích sức khỏe cho hàng triệu người ở Hoa Kỳ.
Ngược lại Romney có thể tuyên bố chiến thắng về việc ông đã khẳng định rằng chính phủ đi quá xa.
Romney đã nhấn mạnh việc cam kết sẽ bãi bỏ bộ luật. Ông đã phát hành một quảng cáo trên truyền hình nhấn mạnh rằng việc loại bỏ của bộ luật cải tổ Y Tế là ưu tiên hàng đầu trong 100 ngày đầu tiên của chính quyền của ông.
"Day One (Ngay ngày thứ nhất), Tổng thống Romney sẽ khởi sự bãi bỏ luật Obamacare và tấn công vào tình trạng thâm hụt ngân sách", theo lời diễn viên trong quảng cáo đang phát hình tại các Tiểu Bang Virginia, North Carolina và Iowa.
Kịch bản 2, chỉ có 'sứ vụ cá nhân' (individual mandate) bị bãi bỏ:
Kịch bản 2 diễn ra nếu Tòa Án tuyên bố rằng điều khỏan về 'sứ vụ' là vi hiến, nhưng lại quyết định rằng điều khoản đó có thể tách rời ra khỏi phần còn lại của bộ luật, do đó các diều khỏan khác vẫn còn hiệu lực: ví dụ như các khỏan tín dụng thuế ban cho những người có thu thập thấp để họ có thể mua bảo hiểm, và thị trường bảo hiểm do nhà nước thành lập còn gọi tắt là "exchanges" (thị trường.)
Đây sẽ là một cơn ác mộng cho cả hai phe. Tất cà các nhóm (bạn của Tòa Án) đã đạo đạt ý kiến trước ngày xử, đều cho rằng nếu các thẩm phán loại bỏ điều khỏan 'sứ vụ' thì hậu quả sẽ lây lan qua những điều khỏan khác, ví dụ trong thị trường bảo hiểm, việc các công ty bảo hiểm không được từ chối những người 'có bệnh với chi phí cao' sẽ không thể thực hiện được.
Bà giáo sư Sheila Burke, cựu giám đốc phòng nhân viên của cựu Thượng Nghị sỹ lãnh đạo khối Đa số Bob Dole, hiện đang giảng dạy môn chính quyền tại Đại học Harvard Kennedy School cho biết "Môi trường tranh biện. .. sẽ bị đầu độc" khi mà không một thành viên nào của quốc hội của cả hai bên, có thể thể 'vẽ lại' vị trí đường lối cứng rắn mà họ đã vẽ ra.
Chris Jennings, một nhà tư vấn về y tế dưới thời Bill Clinton và là một phụ tá tại Thương Viện cho Đảng Dân Chủ, cho rằng "Những gì mà Tòa Án còn để lại (không bãi bỏ đi) thì sẽ rất khó sửa chữa," sở dĩ vậy là vì tình trạng Quốc Hội đang quá 'đảng phái' (partisan) và hơn nữa còn quá nhiều cấp bách cần phải giải quyết ngay như món nợ quốc gia, sự thâm hụt ngân qũy và nhu cầu phải cải tổ thuế vụ.
Jennings nói rằng về mặt chính trị "là hầu như không thể " sửa chữa phần còn lại của bộ luật vì sự đồng thuận của quốc hội sẽ không tồn tại.
"Thành thật mà nói, không ai biết điều gì sẽ xảy ra" là lời của chuyên viên tài chánh chuyên về y tế là Larry Levitt, một cựu quan chức trong chính quyền Clinton, đang làm việc cho Kaiser Family Foundation. "Chúng tôi chưa từng có một kinh nghiệm như thế này bao giờ."
Quốc hội có thể phản ứng bằng cách đánh thêm thuế, Levitt nói, các khoản thu mới sẽ được sử dụng để trợ cấp bảo hiểm y tế cho những người có điều kiện y tế khó khăn. "Đây sẽ là, tôi nghĩ rằng, cách tiếp cận đơn giản và sạch sẽ nhất", Levitt nói. Nhưng hồi năm 2010, Quốc hội với đa số Dân chủ đã tránh gọi điều khỏan 'sứ vụ' là một 'thuế' và do đó sẽ không chắc chắn Quốc hội sẽ có đủ túc số trong Hạ viện để thông qua một khoản thuế như vậy trong năm 2013, ngay cả khi Đảng Dân chủ giành lại được đa số.
Kịch bản 3, tòan thể bộ luật được duy trì:
Đây là kết quả mà nhiều luật sư Dân chủ đang mong đợi. Nếu điều này xảy ra, thì các đối thủ của bộ luật "sẽ có một động cơ để chiến đấu chống lại tất cả các điểm của 'sứ vụ' từng điểm một", bà giáo sư Sheila Burke nói. "Bạn có thể tưởng tượng nguy cơ cao nhất có thể là sứ vụ cá nhân, rồi sứ vụ của chủ nhân, và việc mở rộng Medicaid. .. Có một danh sách dài bạn không thể tưởng tượng nổi mà từng dân biểu nghị sỹ của (Quốc hội) sẽ cố gắng theo đuổi. Họ sẽ mổ xẻ ra từng phần một - từ bên trái và bên phải - để cố gắng thay đổi tại chỗ những điểm nhỏ nhặt nhất. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể giả định rằng mọi người sẽ đơn giản nói 'Tòa án đã quyết định rồi, vậy thì hãy làm việc khác đi (let's move on).' Tôi nghĩ cuộc chiến sẽ tiếp tục. "
Một thách thức trong việc thực hiện bộ luật, nếu nó được duy trì, là mở rộng Medicaid, số người hưởng lợi ích này có thể thêm lên 17 triệu. Bà bác sỹ Gail Wilensky, cố vấn Y Tế của cựu Tổng thống George HW Bush, cho biết số người mới này tập trung cao ở các tiểu bang miền Nam. Ví dụ, Louisiana sẽ có 37% dân số dùng Medicaid. Bà tự hỏi "Làm thế nào chúng ta có thể cung cấp dịch vụ cho tất cả những người này?" Một số tiểu bang sẽ "bị 'quá tải' vì những người thụ hưởng Medicaid mới."
Nhưng nếu đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2012 và kiểm soát Thượng viện, thì một số các quy định của bộ luật, chẳng hạn như việc mở rộng Medicaid có thể bị đảo ngược bằng một thủ tục hòa giải Thượng viện mà đảng Dân chủ đã sử dụng để ban hành chúng.
Mark McClellan, cựu giám đốc Medicare và Medicaid dưới thời Tổng thống George W. Bush, nói rằng nếu bộ luật được duy trì, thì sự 'mất lòng dân' của 'sứ vụ cá nhân' có thể bắt Quốc hội phải xem xét lại các hình phạt vì không mua bảo hiểm, hoặc có thể tìm ra những cách tiếp cận khác để thúc đẩy những người mạnh khỏe trẻ mua bảo hiểm, chẳng hạn như lệ phí bảo hiểm sẽ thấp hơn cho những người đăng ký bảo hiễm khi còn trẻ và cao hơn cho những người chờ đợi để mua bảo hiểm sau này.
Vế mặt chính trị, Obama sẽ hiên ngang hơn vì sự thành tựu lập pháp của của mình.
Romney sẽ phải đưa ra một mục tiêu cụ thể cho lời cam kết hủy bỏ nó của ông.
Bãi bỏ Obamacare sẽ là một điệp khúc ngày càng trở nên ồn ào hơn, chiến dịch của Romney sẽ nhấn mạnh về một chiến thắng của Romney là cơ hội tốt nhất để dỡ bỏ một đạo luật không đắc nhân tâm đối với hàng triệu người.
Bộ luật Cải Tổ Y Tế vẫn là một bộ luật 'mất lòng dân' nhất từ trứơc đến nay. Theo cuộc thăm dò của hãng AP vào giữa tháng 6 thì 47% người Mỹ nói rằng họ phản đối Đạo luật so với 33% hỗ trợ. Hãng AP cũng cho biết mức hỗ trợ đã chưa bao giờ lên được trên 45% trong hơn hai năm qua kể từ khi bộ luật được thông qua. Nhắc lại vào tháng hai, một cuộc thăm dò của viện Gallup cũng cho thấy hầu hết những người Mỹ có bảo hiểm đều nói rằng bộ luật đã làm cho tình trạng chăm sóc sức khỏe của họ tồi tệ hơn chứ không tốt hơn.
Dù thế, hình như dân Mỹ cũng không hài lòng nếu Tòa Án Tối Cao đưa ra một phán quyết bác bỏ tòan bộ đạo luật. Cuộc thăm dò mới nhất của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 48% người Mỹ tỏ ý sẽ không vui, chỉ có 44% cho biết họ sẽ hạnh phúc.
Nhưng nếu Tòa giữ lại tòan bộ đạo luât thì sao? 51% người Mỹ nói rằng họ sẽ rất buồn.
Ảnh hưởng tới Tòa Án:
Như vậy, cơ quan chịu ảnh hưởng lập tức từ phán quyết này lại chính là Tối Cao Pháp Viện. Danh tiếng của Tòa Án, dù phán quyết cho bên nào đi nữa, cũng sẽ bị đem ra mổ xẻ.
Giáo sư luật Randy Barnett của viện Đại học Georgetown, người đã giúp 'Liên đoàn Quốc gia của những nhà Kinh Doanh Độc Lập' đứng đơn kiện bộ luật, cho biết "Vì bộ luật đã không được lòng dân cho nên đây là một cơ hội cho Tòa Án đánh giá một cách công bằng dựa trên những tiêu chỉ của Hiến Pháp. .. chứ không vì áp lực phản ứng của dân chúng. " Ông cho rằng, "Các thẩm phán có thể quyết định trường hợp này dựa trên giá trị của nó - họ sẽ không phải lo lắng rằng tính hợp pháp của tòa án sẽ bị suy yếu nếu họ quyết định bãi bỏ điều khỏan 'sứ vụ cá nhân' (individual mandate) của bộ luật. "
Nhưng luật sư Neal Katyal, là 'quyền ủy viên chính phủ' (luật sư tạm thời của chính phủ) của chính quyền Obama có phận sự bảo vệ bộ luật trứơc các tòa án kháng cáo liên bang, lập luận rằng ngành Tư Pháp phải biết tự kiềm chế - Tòa án tối cao không do dân bầu thì không nên giành quyền quyết định dân chủ của nhân dân."
Về mặt chính trị, những gì sẻ xảy ra và hậu quả ra sao?
Kịch bản 1, Bộ Luật bị bãi bỏ:
Kịch bản 1 diễn ra nếu Tòa Án phán quyết rằng điều khỏan về 'sứ vụ' (mandate) (sự ủy quyền của Quốc Hội cho Chính Phủ để thực hiện việc mọi người có bổn phận phải mua bảo hiểm) là vi hiến và vì Bộ Luật không thể thực hiện được nếu lọai bỏ điều khỏan này cho nên Bộ Luật sẽ vô hiệu.
Theo cuộc thăm dò của Associated Press - GfK trong tháng 6, tuy chỉ có một phần ba dân chúng ủng hộ bộ luật hiện hành, nhưng có một sự ủng hộ áp đảo trong cả hai phe ủng hộ và chống đối muốn rằng Quốc hội và tổng thống phải tìm ra một phương thuốc mới nếu Tòa Án bãi bỏ bộ luật.
Quốc hội sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ viết ra một luật thay thế, sẽ lại có những tranh cãi nóng bỏng và lâu dài để tìm đủ túc số cho mỗi tiết mục 'được lòng dân' như việc hãng bảo hiểm không được từ chối những người có bệnh từ trước v.v.
Obama và đảng Dân chủ sẽ gọi phán quyết của Tòa Án là một "hành vi cổ động" (activist) của phe bảo thủ tại Tòa Án nhằm tước đi những lợi ích mà phần lớn người dân Mỹ đang hỗ trợ, chẳng hạn như điều khỏan đòi hỏi các công ty phải cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho mọi người bất kể tình trạng sức khỏe của họ, hoặc điều khỏan phải kéo dài bảo hiểm cho con cái cho tới tuổi 26.
Obama sẽ đổ lỗi cho Romney, phe Cộng hòa tại Quốc Hội và những thẩm phán bảo thủ của Tòa Án là đã phủ nhận lợi ích sức khỏe cho hàng triệu người ở Hoa Kỳ.
Ngược lại Romney có thể tuyên bố chiến thắng về việc ông đã khẳng định rằng chính phủ đi quá xa.
Romney đã nhấn mạnh việc cam kết sẽ bãi bỏ bộ luật. Ông đã phát hành một quảng cáo trên truyền hình nhấn mạnh rằng việc loại bỏ của bộ luật cải tổ Y Tế là ưu tiên hàng đầu trong 100 ngày đầu tiên của chính quyền của ông.
"Day One (Ngay ngày thứ nhất), Tổng thống Romney sẽ khởi sự bãi bỏ luật Obamacare và tấn công vào tình trạng thâm hụt ngân sách", theo lời diễn viên trong quảng cáo đang phát hình tại các Tiểu Bang Virginia, North Carolina và Iowa.
Kịch bản 2, chỉ có 'sứ vụ cá nhân' (individual mandate) bị bãi bỏ:
Kịch bản 2 diễn ra nếu Tòa Án tuyên bố rằng điều khỏan về 'sứ vụ' là vi hiến, nhưng lại quyết định rằng điều khoản đó có thể tách rời ra khỏi phần còn lại của bộ luật, do đó các diều khỏan khác vẫn còn hiệu lực: ví dụ như các khỏan tín dụng thuế ban cho những người có thu thập thấp để họ có thể mua bảo hiểm, và thị trường bảo hiểm do nhà nước thành lập còn gọi tắt là "exchanges" (thị trường.)
Đây sẽ là một cơn ác mộng cho cả hai phe. Tất cà các nhóm (bạn của Tòa Án) đã đạo đạt ý kiến trước ngày xử, đều cho rằng nếu các thẩm phán loại bỏ điều khỏan 'sứ vụ' thì hậu quả sẽ lây lan qua những điều khỏan khác, ví dụ trong thị trường bảo hiểm, việc các công ty bảo hiểm không được từ chối những người 'có bệnh với chi phí cao' sẽ không thể thực hiện được.
Bà giáo sư Sheila Burke, cựu giám đốc phòng nhân viên của cựu Thượng Nghị sỹ lãnh đạo khối Đa số Bob Dole, hiện đang giảng dạy môn chính quyền tại Đại học Harvard Kennedy School cho biết "Môi trường tranh biện. .. sẽ bị đầu độc" khi mà không một thành viên nào của quốc hội của cả hai bên, có thể thể 'vẽ lại' vị trí đường lối cứng rắn mà họ đã vẽ ra.
Chris Jennings, một nhà tư vấn về y tế dưới thời Bill Clinton và là một phụ tá tại Thương Viện cho Đảng Dân Chủ, cho rằng "Những gì mà Tòa Án còn để lại (không bãi bỏ đi) thì sẽ rất khó sửa chữa," sở dĩ vậy là vì tình trạng Quốc Hội đang quá 'đảng phái' (partisan) và hơn nữa còn quá nhiều cấp bách cần phải giải quyết ngay như món nợ quốc gia, sự thâm hụt ngân qũy và nhu cầu phải cải tổ thuế vụ.
Jennings nói rằng về mặt chính trị "là hầu như không thể " sửa chữa phần còn lại của bộ luật vì sự đồng thuận của quốc hội sẽ không tồn tại.
"Thành thật mà nói, không ai biết điều gì sẽ xảy ra" là lời của chuyên viên tài chánh chuyên về y tế là Larry Levitt, một cựu quan chức trong chính quyền Clinton, đang làm việc cho Kaiser Family Foundation. "Chúng tôi chưa từng có một kinh nghiệm như thế này bao giờ."
Quốc hội có thể phản ứng bằng cách đánh thêm thuế, Levitt nói, các khoản thu mới sẽ được sử dụng để trợ cấp bảo hiểm y tế cho những người có điều kiện y tế khó khăn. "Đây sẽ là, tôi nghĩ rằng, cách tiếp cận đơn giản và sạch sẽ nhất", Levitt nói. Nhưng hồi năm 2010, Quốc hội với đa số Dân chủ đã tránh gọi điều khỏan 'sứ vụ' là một 'thuế' và do đó sẽ không chắc chắn Quốc hội sẽ có đủ túc số trong Hạ viện để thông qua một khoản thuế như vậy trong năm 2013, ngay cả khi Đảng Dân chủ giành lại được đa số.
Kịch bản 3, tòan thể bộ luật được duy trì:
Đây là kết quả mà nhiều luật sư Dân chủ đang mong đợi. Nếu điều này xảy ra, thì các đối thủ của bộ luật "sẽ có một động cơ để chiến đấu chống lại tất cả các điểm của 'sứ vụ' từng điểm một", bà giáo sư Sheila Burke nói. "Bạn có thể tưởng tượng nguy cơ cao nhất có thể là sứ vụ cá nhân, rồi sứ vụ của chủ nhân, và việc mở rộng Medicaid. .. Có một danh sách dài bạn không thể tưởng tượng nổi mà từng dân biểu nghị sỹ của (Quốc hội) sẽ cố gắng theo đuổi. Họ sẽ mổ xẻ ra từng phần một - từ bên trái và bên phải - để cố gắng thay đổi tại chỗ những điểm nhỏ nhặt nhất. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể giả định rằng mọi người sẽ đơn giản nói 'Tòa án đã quyết định rồi, vậy thì hãy làm việc khác đi (let's move on).' Tôi nghĩ cuộc chiến sẽ tiếp tục. "
Một thách thức trong việc thực hiện bộ luật, nếu nó được duy trì, là mở rộng Medicaid, số người hưởng lợi ích này có thể thêm lên 17 triệu. Bà bác sỹ Gail Wilensky, cố vấn Y Tế của cựu Tổng thống George HW Bush, cho biết số người mới này tập trung cao ở các tiểu bang miền Nam. Ví dụ, Louisiana sẽ có 37% dân số dùng Medicaid. Bà tự hỏi "Làm thế nào chúng ta có thể cung cấp dịch vụ cho tất cả những người này?" Một số tiểu bang sẽ "bị 'quá tải' vì những người thụ hưởng Medicaid mới."
Nhưng nếu đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2012 và kiểm soát Thượng viện, thì một số các quy định của bộ luật, chẳng hạn như việc mở rộng Medicaid có thể bị đảo ngược bằng một thủ tục hòa giải Thượng viện mà đảng Dân chủ đã sử dụng để ban hành chúng.
Mark McClellan, cựu giám đốc Medicare và Medicaid dưới thời Tổng thống George W. Bush, nói rằng nếu bộ luật được duy trì, thì sự 'mất lòng dân' của 'sứ vụ cá nhân' có thể bắt Quốc hội phải xem xét lại các hình phạt vì không mua bảo hiểm, hoặc có thể tìm ra những cách tiếp cận khác để thúc đẩy những người mạnh khỏe trẻ mua bảo hiểm, chẳng hạn như lệ phí bảo hiểm sẽ thấp hơn cho những người đăng ký bảo hiễm khi còn trẻ và cao hơn cho những người chờ đợi để mua bảo hiểm sau này.
Vế mặt chính trị, Obama sẽ hiên ngang hơn vì sự thành tựu lập pháp của của mình.
Romney sẽ phải đưa ra một mục tiêu cụ thể cho lời cam kết hủy bỏ nó của ông.
Bãi bỏ Obamacare sẽ là một điệp khúc ngày càng trở nên ồn ào hơn, chiến dịch của Romney sẽ nhấn mạnh về một chiến thắng của Romney là cơ hội tốt nhất để dỡ bỏ một đạo luật không đắc nhân tâm đối với hàng triệu người.
Mẹ Maria, Đấng An Ủi
Lm. Nguyễn Hữu Thy
04:53 10/07/2012
1. Mẹ Maria, niềm an ủi của Thiên Chúa
Thánh Ireneus thành Lyon (+202) đã quả quyết: “Đức Trinh Nữ Maria đã hoàn toàn tuân phục thánh ý Chúa khi Mẹ thưa: ´Vâng, con là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho con như lời Sứ Thần vừa nói.`(Lc 1,38) Trong khi đó, E-và ngược lại đã không tuân phục Chúa: Bà đã không tuân phục, mặc dù lúc ấy bà hãy còn là trinh nữ. Bởi vậy, cũng như E-và do sự bất phục tùng của bà mà gây ra cái chết cho chính bà và cho toàn thể con cái loài người, thì Mẹ Maria do sự tuân phục của Mẹ đã mang lại cho chính Mẹ và toàn thể nhân loại ơn cứu độ. Do đó, điều đã bị trói buộc, thì chỉ được cởi ra, nếu người ta mở các nốt thắt theo chiều hướng ngược lại. Thật vậy, các nốt thắt do sự bất phục tùng của bà E-và gây ra, thì qua sự tuân phục của Mẹ Maria đã được tháo gỡ, vì trinh nữ E-và đã buộc chặt lại bằng sự ngờ vực của bà, thì đã được tháo gỡ ra nhờ đức tin của Đức Trinh Nữ Maria.”(1)
Khi các khách du lịch ghé tham quan viện bảo tàng hội họa tại Vatican họ sẽ không thể bỏ qua bức tranh tuyệt tác của danh họa Rafaello trình bày khung cảnh “Truyền Tin”: Thiên sứ Gabriel thừa lệnh Chúa Cha đến thỉnh ý Đức Trinh Nữ Maria về chương trình cứu độ nhân loại của Người. Trong khi đó tại một khung cửa vòm ở phía hậu bức họa, Chúa Cha đang “chờ đợi” câu trả lời tích cực hoàn toàn tự nguyện của Đức Trinh Nữ Maria. Chính Chúa Cha đã dựng nên Đức Trinh Nữ từ hư không, nhưng nay Người muốn có sự cộng tác của Đức Trinh Nữ để công cuộc cứu chuộc nhân loại của Người có thể hiện thực được, Người phải kiên nhẫn chờ đợi sự đồng ý tự nguyện của Đức Trinh Nữ, chứ Người không thể áp đặt hay ép buộc được; vì cũng như mọi người khác, Đức Trinh Nữ Maria có ý chí tự do mà chính Chúa đã ban cho Mẹ; nếu không, Thiên Chúa Cha sẽ tự mâu thuẫn với chính mình, một điều tuyệt đối không thể xảy ra.
Nhưng theo thánh Bernard thành Clairvaux, thì không chỉ Thiên Chúa Cha, mà cùng với Người toàn thể vũ trụ cũng đều nín thở chờ đợi câu trả lời của Đức Trinh Nữ Maria. Khi diễn giải quang cảnh Truyền Tin được thánh sử Luca tường thuật lại (Lc 35-38), thánh Bernard đã phát biểu: “Lạy Mẹ Maria, toàn thể vũ trụ đang kiên trì quỳ dưới chân Mẹ để khẩn cầu Mẹ chấp nhận nói lên hai tiếng “xin vâng” đối với thánh ý Chúa Cha. Điều ấy không phải là điều bất công, vì niềm an ủi của những người nghèo đói, sự cứu thoát của những người bị giam cầm, sự giải phóng của những người bị kết án, nói tắt, sự cứu rỗi của tất cả mọi con cái A-dong, của toàn thể con cái loài người của Mẹ. Tất cả đều tùy thuộc vào những lời ấy bởi môi miệng Mẹ nói ra,.”(2)
Thánh Tổng lãnh Thiên Thần cắt nghĩa cho Đức Trinh Nữ hiểu rõ hơn mầu nhiệm cứu thế của Ngôi Hai Thiên Chúa. Đó chính là cao điểm của lịch sử nhân loại. Tất cả đều tùy thuộc vào câu trả lời của Mẹ Maria, của người Trinh Nữ thành Na-da-rét. Nhưng trước khi nói lên hai tiếng „xin vâng“ của sự đồng ý tự nguyện, Mẹ Maria đã đặt một câu hỏi hết sức rõ ràng, cụ thể và hợp lý: „Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng“(Lc 1,34). Còn Chúa Cha chắc chắn vào câu trả lời của người nữ tỳ „gratia plena“, đầy ơn phúc của Người.
Với thái độ khiêm tốn và đầy tin tưởng, Đức Trinh Nữ Maria đã lắng nghe, thấu hiểu và đón nhận Lời Thiên Chúa vào trong tâm hồn và trong trí khôn mình; bấy giờ Mẹ mới bắt đầu mang thai Con Thiên Chúa bởi quyền năng Chúa Thánh Thần. Thánh tiến sĩ Giám Mục Augustinô đã diễn tả sự kiện vô cùng cao cả ấy như sau: „Trong đức tin, Đức Trinh Nữ Maria đã sinh hạ Đấng mà Mẹ đã đón nhận trong đức tin (…). Sau khi Thiên Sứ đã trình bày với Mẹ, thì Mẹ đã đầy tin tưởng đón nhận Đức Kitô ngay trong Trái Tim Mẹ rồi, trước khi Mẹ đón nhận Người trong cung lòng Mẹ (prius concepit mente quam corpore).“(3)
1.1. Các tín điều loan báo Mẹ Maria là niềm an ủi của Chúa Cha
Ở đây, có lẽ một câu hỏi lại được đặt ra là căn cứ vào tín điều và nhân đức nào mà người ta có thể gọi Mẹ Maria là niềm an ủi của Chúa Cha?
Thực tại vô nhiễm thai của Đức Trinh Nữ Maria hoàn toàn ăn khớp nhịp nhàng với chức vị làm cha của Thiên Chúa và sự trung kiên tuyệt đối của Đức Trinh Nữ Maria trong mọi kế hoạch của Thiên Chúa là nột nhân đức an ủi Chúa Cha nhiều nhất.
Ngày 8.12.1854, khi công bố tín điều về ơn Vô Nhiễm Thai của Mẹ Maria qua Tông Thư “Ineffabilis Deus” của ngài, Đức Thánh Cha Piô IX đã viết: “Giáo huấn dạy rằng, Đức Rất Thánh Trinh Nữ Maria từ giây phút đầu tiên khi được dựng thai trong lòng mẹ nhờ một đặc ơn riêng của Thiên Chúa Toàn Năng dựa vào công nghiệp của Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc của toàn thể nhân loại, đã được gìn giữ nguyên tuyền trước mọi tổn hại do nguyên tội gây nên, đã được Thiên Chúa mặc khải, vì thế buộc tất cả mọi tín hữu phải tin một cách chắc chắn và bền vững.”
Vì do vị thế bất khả giải thích thuộc lãnh vực tín lý của nó, tín điều “Immaculata Conceptio”, tín điều “Vô Nhiễm Thai” của Mẹ Maria, đã trở thành đối tượng cho một cuộc tranh luận thần học lâu dài. Một vấn nạn đã từng nêu lên thắc mắc: Mẹ Maria đã tham phần vào công trình cứu độ nhân loại như thế nào, khi Mẹ đã sống dưới các điều kiện của nguyên tội cũng như tất cả mọi người khác? Để giải toả thắc mắc quan trọng đã được đặt ra, người ta có thể trả lời bằng hai cách: Hoặc chấp nhận rằng ơn Vô Nhiễm Thai của Đức Trinh Nữ Maria là một sự thanh tẩy hay một sự thánh hóa (Sanctificatio Mariae) mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi Đức Trinh Nữ, như các Tu sĩ Dòng Đa Minh đã từng chủ trương, hoặc người ta quả quyết rằng Đức Trinh Nữ Maria được cưu mang trong lòng mẹ hoàn toàn tinh tuyền, không hề vướng mắc tội nguyên tổ nên không cần phải được thanh tẩy, như các Tu sĩ Dòng Phanxicô vẫn luôn khẳng định.
Vấn nạn thần học được nêu lên trên đây đã được thánh Gioan Duns Scotus, “Doctor Subtilis”, vị Tiến sị tinh tế và tài tình, nghiên cứu và giải đáp. Theo suy tư thần học của ngài, thánh Duns Scotus quả quyết rằng, ngay từ giây phút đầu tiên khi được thụ thai trong lòng mẹ, Mẹ Maria đã hoàn toàn được gìn giữ khỏi vết nhơ tội nguyên tổ, do Mẹ được hưởng trước công nghiệp Đức Giêsu, Con Mẹ. Chúng ta cũng có thể chiêm niệm mầu nhiệm cao cả này của Mẹ Maria về phương diện Chúa Cha, Đấng đã hài long và được an ủi trước về sự trung tín và tuân phục tuyệt của Mẹ đối trước mọi sự an bài của Người.
Vâng, khi để cho tâm hồn mình lắng đọng trong kinh nguyện, chúng ta hãy chiêm niệm tất cả những gì chúng ta học được từ sự trung tín của Mẹ Maria. Và hoa quả đầu tiên của đức trung tín ấy trước hết phải kể đến sự tin tưởng của các Kitô hữu, kể cả nhiều tín đồ các tôn giáo khác cũng như nhiều người bên lương, khi gặp hoạn nạn thử thách đều chạy đến cùng Mẹ để xin Mẹ an ủi, cầu bầu chở che, vì họ luôn cảm nhận được rằng, Mẹ Maria chính là nơi nương tựa và ẩn náu chắc chắn cho đời mình.
Nhưng phải chăng lòng tin tưởng và hy vọng ấy của chúng ta đối với Mẹ Maria chỉ vì lợi ích riêng của chính mình?
Câu trả lời vừa có vừa không. “Có”, vì mỗi người mẹ đều biết điều đó, nhưng đối với các ngài thái độ ấy của các con cái không quan trọng, đúng như lời thánh Josefmaria Escrivá, Đấng sang lập phong trào “Opus Dei”, viết: “Vì Mẹ Maria chính là mẹ, và tình mẫu tử vô vị lợi của Mẹ có thể nhìn thấy được phía sau cái vỏ bên ngoài của sự ích kỷ của chúng ta còn có tình con thảo và lòng tin tưởng phó thác của chúng ta nơi Mẹ nữa.”(4) Và “không”, bao lâu chúng ta còn dấn thân phụng sự một cách vô vị lợi như Mẹ Maria, và mong ước thực hiện tất cả chỉ để làm vinh danh Chúa mà thôi.
1.2. Mẹ Maria, niềm an ủi của Đức Giêsu Kitô
Trong bài suy niệm về chặng thứ IV của Đường Thánh Giá, thánh Josefmaria Escrivá đã trình bày khi Mẹ Maria gặp lại Con Mẹ khắp cả thân mình đầy thương tích và đang lê từng bước nặng nề đi lên núi sọ với cây thập tự trên vai, thì đã an ủi Người như thế nào: “Khi ngã quỵ xuống đất lần thứ nhất và đang lấy hết chút sức lực còn lại để gượng đứng lên, thì Đức Giêsu đã gặp lại Mẹ già dấu yêu của Người đang đứng bên lề đường. Với hai dòng nước mắt dàn dụa đầy đau đớn và tình thương vô bờ bến, Mẹ Maria nhìn Đức Giêsu và Đức Giêsu nhìn Mẹ Maria. Hai Mẹ Con cùng nhìn nhau lòng đầy tan nát. Sự đau khổ đầy chua xót của Đức Kitô tràn ngập tâm hồn Mẹ Maria. (…) Trong giờ phút đen tối bị bỏ rơi một mình trong đau khổ tột độ như thế của Con, Đức Mẹ đã an ủi vổ về Con mình bằng sự dịu dàng, bằng sự liên kết gắn bó và bằng sự trung tín và hoàn toàn “xin vâng” đối với thánh ý Thiên Chúa. Trong vòng tay hiền mẫu Mẹ Maria, chúng ta – bạn và tôi – cũng muốn an ủi Đức Giêsu, khi chúng ta luôn sẵn sang chấp nhận thánh ý của Cha Người và cũng là Cha của chúng ta trong mọi sự.”(5)
Điều đó đã minh chứng cho chúng ta biết rằng, thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa của Mẹ Maria đã trở nên công nghiệp tràn đầy trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Đứng dưới chân thánh giá gồm có Mẹ Maria và một số các người phụ nữ khác. Cả thánh Gioan, người Môn Đệ yêu dấu của Chúa và là người duy nhất trong số những người từng theo Chúa, cũng có mặt tại đó. Mẹ Cực Thánh của Người đã phải một mình trải qua cái sa mạc mênh mông của sự lo lắng thương Con khôn kể xiết, của sự không thể hiểu hết những gì đang xảy ra cho Con, của sự đau đớn tột cùng. Nhưng giờ đây Mẹ đang đứng như chết dưới chân thập giá, phải tận mắt chứng kiến cảnh Con Yêu Dấu đang hấp hối từ từ, đang thì thào từng tiếng và trút hơi thở trong đau đớn. Trái tim Mẹ phải tan vỡ ra từng mảnh.
Nhưng khi Mẹ Maria can đảm đứng dưới chân thánh giá như thế, Mẹ đã thực sự trở nên “fortitude nostra”, trở nên sức mạnh của chúng ta trong mọi thử thách và trong mọi gian nguy của cuộc đời. Mẹ chỉ lặng yên đứng đó, và theo Kinh Thánh, Mẹ đã không nói gì với Đức Giêsu cả, hay nói đúng hơn: Mẹ không còn đủ sức lực để có thể nói được lời nào với Con Mẹ nữa, và chỉ đưa mắt đầy đau đớn chăm chăm nhìn lên Con mà thôi. Nhưng chính cái nhìn đầy yêu thương ấy, chính Trái Tim Vẹn Sạch bị bị đau khổ đâm nát của Mẹ (đúng như lời tiên tri Simeon đã báo trước: Còn chính Bà sẽ bị một lưỡi gươm đâm thấu linh hồn. Lc 2,35) là cả một niềm an ủi to lớn nhất cho Người Con đang trong cơn đau khổ tột cùng mà Trái Tim Cực Thánh của Người đã bị một lưỡi đòng của kẻ vô đạo đâm thủng, đến nỗi giọt máu cuối cùng trong tim Con Mẹ cũng không được đọng lại, mà phải tuôn chảy hết ra ngoài. Những điều đó đã nói hết tất cả rồi. Không cần phải nói gì nữa!
Tuy nhiên từ trên thánh giá, Đức Giêsu đã đưa mắt âu yếm nhìn về phía Mẹ. Người muốn nối lại sự liên lạc với Mẹ Người và chắc chắn đây sẽ là lần cuối. Hai cặp mắt của hai Mẹ Con lại nhìn nhau trong đau đớn nghẹn ngào, trong tủi buồn và trong yêu thương vô hạn. Vâng, trong không gian đau đớn Ngôi Lời đã thiết lập nên một sự khởi đầu mới cho một mối tương quan mới, mà chỉ những kẻ có con mắt đức tin sống động và tình yêu sâu xa như Mẹ Maria, thì mới biết đón nhận được, vì trong không gian của sự đau khổ thường nảy sinh không gian của tình yêu. Khởi đầu có lẽ không gian ấy chỉ nhỏ xíu thôi. Nhưng với thời gian, chính sự trung tín và sự nhẫn nhục sẽ làm cho không gian tình yêu ấy càng ngày càng trở nên bao la rộng lớn, và nhất là trở thành không gian sống cho nhiều người.
Ở đây, chúng ta lại chiêm ngắm tín điều thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa của Mẹ Maria, mà Công đồng Ephesus (431) đã công bố, và được các Công đồng tiếp sau đó nhắc lại và chứng thực: Đức Giêsu Kitô, (Emmanuel: Chúa-ở-cùng-chún-tôi), là Thiên Chúa, và vì thế, Đức Thánh Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos), vì theo phương diện xác thịt Mẹ đã sinh hạ Ngôi Lời nhập thể vốn phát xuất từ Thiên Chúa (Ngôi Lời Vĩnh Cửu và là Con Một của Thiên Chúa), tức Thiên-Chúa-Làm-Người: Đức Giêsu Kitô.
Nhưng tất cả những sự kiện trên đây muốn quả quyết sự thật này: Nhân đức nổi trội của Mẹ Maria là đức mạnh mẽ. Mẹ Maria quả thật là thầy dạy đức mạnh mẽ. Chúng ta hãy nhớ lại những gì đã xảy ra trong biến cố “Dâng Con Vào Đền Thánh” như chúng ta vừa nhắc trên, ông Simeon đã nói với Me: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en vấp ngã hay đứng dậy và cháu cũng là dấu hiệu cho thiên hạ chống đối; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươmg sẽ đâm thấu tâm hồn bà.”(Lc 2,34-35).
Nhưng lưỡi gươm ấy đã không chỉ đâm thấu tâm hồn Mẹ Maria trong cuộc khổ nạn của Con Mẹ mà thôi, nó đã đâm nát Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ ngay từ sau ngày “Truyền Tin”, lúc Mẹ phải chứng kiến sự đau khổ âm thầm đang dày xéo con tim Thánh Cả Giuse, một người công chính thánh thiện, vì ngài nhìn thấy Mẹ mang thai Đấng Cứu Thế mà không biết là bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, còn Mẹ chỉ biết âm thầm lau hai dòng nước mắt và hoàn toàn tín thác vào Chúa tất cả, chứ không thể tự giải thích được. Tiếp đến, Mẹ cùng Thánh Giuse phải lóc cóc vất vả cuốc bộ trên 170 cây số đường trường để về quê cũ Bethlehem khai sổ đinh và rồi phải sinh Con trong một hoàn cảnh vô cùng éo le, thương cảm: không có bất cứ phương diện tối thiểu nào; rồi lại phải vội vã tản cư sang Ai Cập để bảo toàn mạng sống cho Con trước lưỡi gươm hung dữ của bạo vương Hê-rô-đê; cảnh lạc mất Con trong ba ngày với bao ưu sầu lo lắng, v.v… mãi cho tới khi cùng theo con bước đi trên con đường dốc lên núi sọ: khi nhìn từng giọt máu con rơi rớt dọc đường là ruột Mẹ lại đứt ra từng khúc; khi những làn rót lý hình quật vào thân Con là ruột gan Mẹ lại nát vụn ra từng mảnh. Và sau cùng khi nhìn thấy lưỡi gươm tên lý hình đâm thủng Trái Tim Con, thì một lưỡi gươm vô hình khác cũng đã thực sự đâm thủng Trái Tim Mẹ.
Vâng, tình mẫu tử bao la và vô vị lợi của Mẹ Maria đối với Đức Giêsu, Con Mẹ, và đối với toàn thể nhân loại đã mang lại một tác động cụ thể là Lời Chúa đã thực sự trở thành thực tại trong Mẹ: Không một ai có tình yêu lớn hơn tình yêu người đã hiến mạng sống mình cho các bạn hữu.(x. Ga 15,13). Vì thế, người ta có lý khi nói rằng, Mẹ Maria đã cùng với Đức Kitô cứu rỗi cả nhân loại, vì Mẹ đã cùng với Con Mẹ chịu mọi khổ hình và khi Con Mẹ hấp hối trên thập giá, thì Trái Tim Mẹ cũng hấp hối theo Con; và vì phần rỗi con cái loài người Mẹ đã khước từ quyền lợi và bản năng của một người mẹ, là dùng hết mọi sức lực của mình để bênh vực và cứu Con Mẹ ra khỏi mọi nguy hiểm, như xưa kia Mẹ đã một lần từng làm khi đưa Con trốn sang Ai Cập.
Toàn diện kế hoạch cứu rỗi nhân loại của Thiên Chúa nói chung và cuộc khổ nạn của Đức Kitô nói riêng đều tùy thuộc vào Mẹ Maria, vào sự đồng ý tự nguyện của Mẹ, và, vì trước hết Mẹ muốn cho phép công bằng của Thiên Chúa được thể hiện và tiếp đến, là Mẹ muốn cho loài người được hòa giải lại với Thiên Chúa, và nhờ thế tránh cho họ khỏi bị tiêu diệt.(6) Vậy, chúng ta thực sự cảm nhận được đức mạnh mẽ của Mẹ Maria trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô một cách đầy đủ hơn, Đấng mà chúng ta hằng luôn đầy tâm tình yêu mến, biết ơn và hăng say chiêm ngắm, điều mà Mẹ Người đã làm xưa kia khi đứng dưới chân thập giá: “Stabat autem juxta crucem Jesu Mater ejus - Mẹ Đức Giêsu đứng dưới chân thập giá Con Mẹ.”(Ga 19,25)
Đúng vậy, khi giờ hy lễ thập giá đã điểm, Mẹ Maria vẫn đứng đó và lòng đầy đau đớn tủi nhục khi tai Mẹ phải nghe những lời thách thức, chửi bới và nhiếc mắng của thiên hạ, của kẻ đi người lại trước mặt Con Chí Thánh của Mẹ: “Mày đã từng muốn phá Đền Thờ Thiên Chúa và trong ba ngày mày sẽ xây lại. Giờ đây, mày hãy tự cứu mình đi! Nếu mày là Con Thiên Chúa thì hãy xuống khỏi thập giá đi xem nào!”(Mt 27,39-40) Thánh Josefmaria Escrivá đã cắt nghĩa sự kiện này bằng những lời tâm huyết này: “Nhờ có sự hiện diện âm thầm lặng lẽ nhưng đầy yêu thương của Mẹ Người, Đức Giêsu lại cảm thấy được củng cố và mạnh mẽ thêm. Mẹ Maria không thất vọng bỏ đi, không cán chường bỏ chạy. Stabat - Mẹ vẫn đứng yên, Mẹ đứng yên bên Con Mẹ. Từ trên thập giá, Đức Giêsu đưa mắt nhìn xuống Mẹ mình và lại nhìn sang môn đệ Gioan và nói: “Thưa Bà, kìa là con Bà”. Tiếp đến, Người lại nói với người Môn đệ: “Kìa là Mẹ con!”(Ga 19,26-27). Qua thánh Gioan, Đức Giêsu đã giao phó cho Mẹ Người coi sóc tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là các Môn đệ của Người, tức những kẻ tin kính Người.”(7)
1.3. Mẹ Maria, niềm an ủi của Chúa Thánh Thần
Trong Giáo Hội Mẹ Maria cũng được xưng tụng là “Hiền thê” của Chúa Thánh Thần, một kiểu nói mà không ít người cho là quá táo bạo, quá bạo miệng. Nhưng đây là tước hiệu đã được biện minh từ Công đồng chung Ephesus vào năm 431. Nhưng đồng thời tước hiệu “Hiền thê Chúa Thánh Thần” của Mẹ Maria không có nghĩa là người ta có quyền trình bày hay giới thiệu Chúa Thánh Thần như là cha của Đức Kitô, vì đó là một tư tưởng sai lầm mà Công nghị thứ XI ở Toledo đã kết án. Bởi vậy, tư tưởng sai lầm ấy chưa hề được xuất hiện trong các văn phẩm hay hội họa tôn giáo. Trong khi đó, người ta đã tìm gặp tước hiệu “Hiền thê Chúa Thánh Thần” rất phổ thông ngay từ thời hậu thượng cổ, và nhất là vào thời trung cổ. Trong các bản văn suy niệm về cuộc đời Đức Kitô mà thường được cho là của thánh Bonaventura, người ta đọc thấy rằng, ví dụ: Trong biến cố truyền tin, Mẹ Maria theo nghĩa thần bí học được coi như “Con gái của Chúa Cha, Mẹ của Chúa Con và hiền thê của Chúa Thánh Thần.” Sự suy niệm này được dựa trên nền tảng bản tường thuật của Tin Mừng theo thánh Luca: “Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà và quyền năng Đấng tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà.”(Lc 1,35).
Như vậy, vấn đề đã quá hiển nhiên, là Mẹ Thiên Chúa đã được vinh danh qua tước hiệu “Hiền thê của Chúa Thánh Thần”, một tước hiệu danh dự mà theo quan niệm thực tiễn ngày nay có thể gây nên những phản hồi tiêu cực, nhưng nếu dựa theo truyền thống lâu đời trong Giáo Hội, thì đó là một tước hiệu danh dự hợp lý.(8)
Hơn nữa, Mẹ Maria là sự an ủi của Chúa Thánh Thần, bởi vì Mẹ là “Virgo fidelis”, là Người Trinh Nữ trung tín. Mẹ là “Immaculata”, là Đấng Vẹn Sạch, là Mẹ của Tình Yêu tuyệt vời: “Trên trời xuất hiện một điềm lạ: một người Nữ, mình khoác áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao.”(Kh 12,1). Chính Thiên Chúa đã dựng nên nét kiều diễm ấy và rồi Người rất ngưỡng mộ nét kiềm diễm ấy, như lời Thánh Vịnh đã viết: “Sắc nước hương trời, Quân Vương sủng ái, hãy vào phục lạy: Người là Chúa của Bà! (…) Đẹp lộng lẫy, này đây công chúa, mặc xiêm y dệt gấm thêu vàng, phục sức huy hoàng, được dẫn tới Quân Vương.”(Tv 45, 12-15).
Mẹ Maria luôn mãi là đền thờ Chúa Thánh Thần. Mẹ được coi như là bồ câu Thánh Thể, là Nhà Tạm cất giữ “Sancta Sanctorum”, cất giữ Mầu Nhiệm Cực Thánh. Là bồ câu trắng, Mẹ Maria được biểu tượng cho uy quyền, sự tinh tuyền, sự bình an và niềm hoan lạc. Bồ câu trắng vốn là biểu tượng của sự bình an, của nền hòa bình! Nhưng khi bồ câu trắng mỏ gặm nhánh Ô-liu lại biểu tượng của niềm hy vọng, như trong câu chuyện ông Nô-e và trận lụt đại hồng thủy: một ngày kia, ông No-ê nhìn thấy con chim câu trắng bay trở lại với ông và mỏ nó gặm một nhánh Ô-liu, lập tức ông biết rằng đã có hy vọng, chiếc tàu của ông sắp có thể đậu vào một bến mới, vì đại họa đã qua. (x. St chương 6-8).
Là “Hiền thê” tinh tuyền của Chúa Thánh Thần, Mẹ Maria dẫn đưa chúng ta đến với tín điều “Đồng trinh Vẹn Sạch” của Mẹ, đã được công bố trong Công Nghị Lateranô (Lateransynode) vào năm 649: Mẹ Maria, Đấng thánh thiện, luôn là trinh nữ và tinh tuyền. Chính thánh Giám Mục tiến sĩ Augustinô đã quả quyết: “Mẹ Maria luôn vẫn là trinh nữ khi Mẹ cưu mang Con Mẹ, là trinh nữ khi sinh hạ Con, là trinh nữ khi Mẹ bồng ẳm Con, là trinh nữ khi Mẹ ôm Con vào lòng để cho bú. Trọn đời Mẹ luôn mãi là trinh nữ.”(9)
Mẹ Maria là Đấng Vô Nhiễm Thai, vâng, Mẹ đã không hề bị vướng mắc vết nhơ tội nguyên tổ ngay từ giây phút đầu tiên khi được dựng thai trong lòng mẹ. Mẹ là “gratia plena”, Trinh Nữ đầy ơn phúc Chúa, vì Mẹ đầy tình yêu Chúa, vì Mẹ là Đấng kiều diễm, tinh tuyền và thánh thiện vô song trước mặt Thiên Chúa. Do đó, chỉ có Mẹ mới có thể chỉ cho chúng ta một cách cụ thể nét kiều diễm của sự tinh tuyền thánh thiện.
Thánh Tông đồ Phaolô đã từng nhắn nhủ các tín hữu Cô-rin-thô phải luôn ý thức mình đã thuộc về Đức Kitô và thân thể mình là đền thờ Chúa Thánh Thần, hầu lo sống đạo đức thánh thiện, hầu lo sống một cách xứng đáng là những người con Chúa: “Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao? Thế tôi lại được phép lấy phần thân thể của Đức Kitô làm phần thân thể một kỹ nữ sao? (…) Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là đền thờ của Chúa Thánh Thần, Đấng đang ngự trong anh em sao? Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà mua chuộc lấy anh em. Vậy, anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em.”(1Cr 6,15.19-20).
2. Mẹ Maria, niềm an ủi của toàn thể nhân loại
Nỗi vui mừng và niềm hy vọng! Mẹ Maria là niềm an ủi của Con Chí Thánh Mẹ và đồng thời cũng là “consolatrix afflictorum et causa nostrae laetitiae”, là Đấng yên ủi mọi kẻ âu lo khốn khó và là nguyên nhân niềm hoan lạc của chúng ta.
Là niềm vui, khi Mẹ Maria mang niềm vui tới cho bà Elisabeth: Đứa trẻ đã hân hoan nhảy mừng trong lòng mẹ!(x. Lc 1,41) Là niềm vui, sau khi Mẹ Maria đã mang đến cho chúng ta sự an ủi: “Này con cháu E-và, thân phận người lưu lạc, chúng con ngửa trông Bà, kêu Bà mà khóc lóc, than thở với rên la trong thung lủng đầy nước mắt… Xin Bà khấng tỏ ra cho đoàn con được thấy quả phúc bởi lòng Bà: Đức Giêsu khả ái!”(10) Và trong kinh Kính Mừng chúng ta cầu nguyện hằng ngày: Trước hết, chúng ta ca tụng Mẹ Maria với lời chào của Thiên sứ: „Ave Maria, gratia plena – kính mừng Maria, đầy ơn phúc“, và tiếp đến, chúng ta khẩn cầu sự bầu cử nguyện giúp của Mẹ trước tòa Đức Giêsu, Con Mẹ: „Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con.“
Niềm ủi an và nỗi vui mùng là hai chị em song sinh – tương tự như „auxilium christianorum“ và „causa nostra laetitiae“: sự cứu giúp các giáo hữu và nguyên nhân niềm vui mừng của chúng ta.
Mẹ Maria là niềm an ủi của chúng ta, vì Mẹ cứu giúp chúng ta trong khi phải chống trả ba thù và nhắc nhủ chúng ta luôn biết ăn năn cải thiện cuộc sống. Đồng thời, qua đó Mẹ đã mang lại cho chúng ta niềm vui mừng chân thật.
Và sau biến cố „truyền tin“, Mẹ Maria đã vội vã lên đường đi thăm bà Elisabeth, ngoài việc Mẹ đã thực hiện một cuộc hành trình dài đầy gian khổ và hiểm nguy, Mẹ còn mang gì thêm? Được đầy ơn Chúa Thánh Thần, Đấng rợp bóng trên Mẹ, Mẹ Maria muốn mau mang niềm vui cao cả và thánh thiện này cho hai mẹ con bà Elisabeth. Cũng chính Chúa Thánh Thần đã tuôn đổ tràn ân sủng xuống trên bà Elisabeth và tác động cho thai nhi nhảy mừng trong lòng bà, thoạt khi tai bà vừa nghe tiếng chào của Mẹ Maria. Nhưng đâu là hoa quả đầu tiên của ơn được „đầy tràn Chúa Thánh Thần“? Đức Thánh Cha Bêneđíctô XVI phát biểu về sự tương quan giữa niềm vui và chân lý là chính Đức Kitô: „Đức Kitô, Đấng là chính sự đầy tràn Chúa Thánh Thần, lôi kéo tâm hồn mỗi người đến với mình, mở rộng nó ra và tuôn đổ tràn đầy trên nó niềm hân hoan vui mừng. Bởi vì, chỉ có chân lý mới có thể thấu suốt được tinh thần con người và ban tặng cho nó niềm vui mừng trọn vẹn. Niềm vui mừng này mở rộng các chiều kích của tâm hồn con người, khi nó giải thoát tâm hồn khỏi sự chật hẹp của lòng ích kỷ và tạo điều kiện cho nó đạt tới tình yêu chân thật.“(11)
Trong suốt cả cuộc đời, Mẹ Maria luôn đồng hành cùng Con Mẹ trong từng bước đi, đó là: Khi Mẹ nói lên hai tiếng „vin vâng“ để Ngôi Lời Thiên Chúa toàn năng có thể mặc lấy xác phàm trong long Mẹ; trong sự khốn cùng của Bết-lê-hem; trong cuộc sống ẩn dật của Đức Giêsu với những công việc thường ngày ở Na-da-rét; khi Người bắt đầu cuộc đời công khai với quyền năng Thiên Chúa được tỏ hiện trong tiệc cuới Ca-na miền Ga-li-lê-a; trong suốt cuộc khổ nạn: khi Con Mẹ lần từng bước nặng nề tiến lên núi Sọ giữa những tiếng chửi bới, xỉ nhục và những cú gậy gộc của bọn lý hình phang tới tấp vào thân mình vốn đã bị đánh bầm dập của Con Mẹ không một chút thương tiếc, cho tới khi Người bị lột hết áo quần và bị đóng đinh trần truồng trên thập giá; rồi lúc Con Mẹ hấp hối trong đau thương tủi nhục và mệt nhọc thì thào từng tiếng cuối cùng để tạm biệt Mẹ, và khi xác Con đầy thương tích và bê bết máu vừa được tháo từ thập giá xuống Mẹ đã vội ôm chặt vào trong vòng tay gầy yếu, thân xác mà xưa kia Mẹ đã từng mang đầy bụng trong chín tháng mười ngày và yêu thương săn sóc từng miếng cơm manh áo; rồi khi Con được an táng trong mồ, và sau cùng khi Con Mẹ sống lại vinh quang và rước Mẹ về hưởng hạnh phúc bất diệt trên Nước Trời. Tất cả từng giờ từng phút trong suốt cả cuộc đời buồn vui của Đức Giêsu đều có bóng Mẹ Maria thấp thoáng hiện diện bên cạnh.
Trong mọi khoảnh khắc cuộc đời Mẹ, Mẹ Maria đã chỉ cho chúng ta thấy rằng, Mẹ là chính „causa nostrae laetitiae“, là nguồn cội, là nguyên nhân niềm vui mừng của chúng ta. Sau biến cố truyền tin, lòng đầy vui mừng Mẹ đã vội vã lên đường đi thăm viếng và phục vụ bà Elisabeth trong khi sinh nở. Ở Bết-lê-hem Mẹ Maria là nguyên nhân niềm vui mừng của các các Thiên Thần – „Gloria in excelsis Deo“(Lc 2,14) – và của các mục đồng: „Các mục đồng ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như lời Thiên Thần đã nói với họ.“(Lc 2,20). Ở tiệc cưới Cana, Mẹ đã giúp cho bầu không khí vui mừng của cô dấu chú rể và các quan viên hai họ được tiếp tục: „Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người: Họ hết rượu rồi.“(Ga 2,3). Vì thế, không phải là điều ngẫu nhiên khi thánh Ephraem đã gọi phép Thánh Thể là „Bánh làm từ bó lúa được chúc phúc (Mẹ Maria)“ và „Nho thơm do Mẹ Maria cung cấp“. Mẹ Maria hiện diện trong niềm vui của dân chúng khi Đức Kitô rao giảng: „Khi Người đang nói, một người phụ nữ trong đám đông nói đã thưa với Người: phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm“(Lc 11,27). Và dưới chân Thánh Giá, Mẹ là niềm an ủi và vui mừng cho thánh Gioan: „Kể từ giờ đó, người Môn đệ rước Bà về nhà mình.“(Ga 19,27).
Và sau khi Chúa đã sống lại, ánh sáng rực rỡ của Mẹ Maria càng chiếu tỏa trên các Tông đồ: „Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện (…) cùng với bà Maria, thân mẫu Đức Giêsu.“ (Cv 1,14).
Sau cùng, chúng ta cùng suy niệm tín điều về Mẹ Maria, Đấng là nơi ẩn náu chắc chắn nhất cho hết mọi người: Tín điều “Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời”. Đây là tín điều đã được Đức Thánh Cha Piô XII long trọng công bố vào ngày 1.11.1950 trong Tông hiến „Munificentissimus Deus“: „Với uy quyền của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, của hai thánh Phêrô và Phaolô và với quyền hành của chúng tôi, chúng tôi công bố, diễn giải và định nghĩa: Là một tín điều được Thiên Chúa mặc khải, đó là Mẹ Maria trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa tinh tuyền, sau khi hoàn tất cuộc sống dương thế đã được đón rước vào vinh quang Nước Trời cả hồn lẫn xác.“
Đây là chân lý đã được chính danh họa Raffaello, tên đầy đủ là Raffaello da Urbino (1483-1520), đã từng trình bày vào thế kỷ XV trên một bức họa thời danh và hiện đang được trưng bày tại viện bảo tàng hội họa Vatican: phía dưới bức họa là một cái thạch mộ (Sarcophage) trống không và các Tông đồ đang đứng chung quanh. Từ trong thạch mộ mọc lên từng cụm hoa huệ và hoa hồng bốc hương thơm ngào ngạt. Còn các Tông đồ đứng nhìn lên trời thấy Đức Giêsu đang đội triều thiên lên đầu cho Mẹ dấu yêu của Người. Và muôn vàn Thiên Thần đang ca hát nhảy mừng với tiếng đàn vĩ cầm du dương thánh thót. Cũng như các vị Thiên Thần, chúng ta nhận chân được rằng: Đức Giêsu đã hoàn tất tuyệt tác của Người.
Nói tóm lại
Mẹ Maria đã bước đi theo Đức Kitô trước chúng ta trên mọi nẽo đường của cuộc đời Người: Mọi vui buồn, mọi sướng khổ của Con là của Mẹ. Vì thế, nay Mẹ được Con Mẹ rước về Thiên Đàng cả hồn lẫn xác giữa sự hoan ca nhảy mừng của cả triều thần Thiên Quốc.
Ôi đẹp thay! Ôi huy hoàng thay! Ôi vui mừng thay! Mẹ vất vả ra đi vào cuộc đời mang theo hạt giống đức tin, hạt giống yêu mến và hạt giống tín thác để gieo vãi vào lòng đời, nay Mẹ trở về Quê Trời hai tay mang nặng bó lúa của vinh quang và của hạnh phúc bất diệt giữa tiếng chào đón reo mừng của các đạo binh Thiên Thần và các vị Thánh nhân.
Nhưng sự vinh quang và hạnh phúc bất diệt của Mẹ Maria ngày nay trên Thiên Đàng là niềm hy vọng chắc chắn cho sự cứu rỗi của chúng ta mai ngày, nếu chúng ta cũng như Mẹ biết hoàn toàn tín thác vào sự an bài đầy yêu thương của Cha trên trời và trung tín bước theo Tin Mừng Đức Kitô trong mọi giây phút của cuộc sống. Vì thế, chúng ta gọi Mẹ là “spes nostra”, “solacium vitae nostrae” và “causa nostrae laetitiae” – là niềm hy vọng, là niềm an ủi và nguyên nhân niềm hoan lạc của chúng ta.
“Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”
__________________
1. Hl. Irenäus, Gegen die Häresien, III,22,4.
2. Bernhard von Clairvaux, Lobpreis der jungfräulichen Gottesmutter, 4. Homilie.
3. Augustinus, Gespräche 215,4; PL 38,1074.
4. Josefmaria Escrivá, “Freunde Gottes”, số 280.
5. Josefmaria Escrivá, Der Kreuzweg, 4. Station.
6. x. Benedickt XV., Tông thư “Inter sodalicia”, 22.3.1918, ASS 10 (1919), 182.
7. Josefmaria Escrivá, Freunde Gottes, số 288.
8. xem http://www.legion.mariens.de/maria-braut-des-heiligen-geistes.html.
9. Hl. Augustinus, Serm. 186,1.
10. Kinh Salve Regina, Gotteslob der deutschen kath. Kirche,570.
11. Ansprache an die Glaubenskongregation, vào ngày 10.2.2006.
Lm Nguyễn Hữu Thy
Một tầm nhìn đại kết về vai trò của Đức Maria trong kế hoạch Thiên Chúa và trong hiệp thông các thánh (16)
Vũ Văn An
04:53 10/07/2012
Phụ lục I: Các tín điều Vô Nhiễm Thai và Mông Triệu
1. Vô Nhiễm Thai
Sau đây là lời công bố tín điều được Đức Giáo Hoàng Piô IX xác định vào ngày 8 tháng 12 năm 1854:
“Ta tuyên bố, công bố và xác định rằng: tín lý theo đó Đức Trinh Nữ rất thánh Maria, từ giây phút đầu tiên được tượng thai, nhờ ơn thánh đặc biệt và đặc ân của Thiên Chúa toàn năng và dự ứng công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế của nhân loại, đã được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ của tội nguyên tổ, là tín lý được Thiên Chúa mạc khải và, do đó, phải được mọi tín hữu tin một cách chắc chắn và mãi mãi” (Sắc chỉ Ineffabilis Deus; Denzinger 2803).
Đọc công bố trên, ta cần lưu ý mấy điểm sau đây:
- ở đây, học lý Vô Nhiễm Thai là chủ đề của một định nghĩa long trọng và nhận được tư cách một học lý “được Thiên Chúa mạc khải”. Tuy nhiên, trong lời giải thích của mình, chính Đức Piô IX nhấn mạnh tới tính liên tục của nó với đức tin của Giáo Hội được phát biểu trong các ngày lễ phụng vụ và giáo huấn các giáo phụ và một số vị giáo hoàng. Hơn nữa, dù có nhắc tới một số đoạn văn Thánh Kinh (St 3:15; Lc 1:28 và 1:42), nhưng ngài không trực tiếp biện bác từ Thánh Kinh. Tuy nhiên, ngài nhìn nhận rằng học lý này “theo phán quyết của các giáo phụ, đã được ghi trong Sách Thánh”.
- chính công thức định nghĩa không sử dụng thuật ngữ “Vô Nhiễm Thai”. Công thức này cũng không xác định “giây phút đầu tiên” của việc tượng thai; chỉ xác định rằng từ “giây phút đầu tiên”, Đức Maria được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ.
- một thế kỷ sau định nghĩa của Đức Piô IX, Công Đồng Vatican II đã đề cập tới mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai bằng những lời lẽ ít “Latinh” hơn và mang nhiều dấu ấn của ngôn ngữ truyền thống Phương Đông hơn:
“Không có gì lạ, nếu các Thánh Giáo Phụ đã thường xưng tụng Mẹ Thiên Chúa là Ðấng toàn thánh, không vương nhiễm một tội nào, như một tạo vật mới do Chúa Thánh Thần uốn nắn và tác thành. Tràn đầy thánh thiện, có một không hai ngay từ lúc mới được thụ thai, Ðức Trinh Nữ thành Nazareth được Thiên Thần vâng lệnh Chúa đến truyền tin và kính chào là "Ðấng đầy ân phúc" (x. Lc 1:28)” (Lumen Gentium, số 56).
2. Mông Triệu
Trong Tông Hiến Munificentissimus Deus, ngày 1 tháng 11 năm 1950, Đức Giáo Hoàng Piô XII, đã xác định tín điều Mông Triệu như sau:
“Do thẩm quyền của Chúa chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, do thẩm quyền của các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và do thẩm quyền riêng của ta, ta công bố, tuyên bố và ấn định thành tín điều do Thiên Chúa mạc khải rằng: Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa, là Đức Maria trọn đời đồng trinh, khi chấm dứt cuộc sống trần gian, được triệu cả hồn và xác về hưởng vinh quang thiên đàng” (Denzinger 3903).
Ở đây, một lần nữa, ta nên lưu ý mấy điều sau đây:
- Đoạn đầu câu định nghĩa có ám chỉ tới tín điều vô ngộ của đức giáo hoàng được công bố năm 1870.
- Lời định nghĩa trên gợi ta nhớ tới mối liên kết giữa Mông Triệu và các mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai, Mẹ Thiên Chúa, và Trọn Đời Đồng Trinh.
- Sự khác nhau giữa các hạn từ “được triệu” (động từ thể thụ động) và các hạn từ được dùng trong Kinh Tin Kính để nói về việc “lên trời” của Chúa Kitô cho ta thấy rằng không nên lẫn lộn việc mông triệu của Đức Trinh Nữ với việc thăng thiên của Chúa Kitô.
- Các lời sau cùng “được triệu cả hồn và xác về hưởng vinh quang thiên đàng” không có ý nói tới việc thay đổi nơi chốn, mà đúng hơn nói tới việc biến đổi thân xác Đức Maria và việc toàn diện hữu thể ngài bước vào tình trạng “vinh quang” trong đó, ngài được kết hợp với thân xác vinh hiển của Con mình.
- Khi trình bày tín điều này, Đức Piô XII không trực tiếp biện bác từ Thánh Kinh nhưng nại tới Thánh Kinh qua ngả Thánh Truyền và dưới ánh sáng mối dây liên kết Đức Maria với Con của ngài.
- Công Đồng Vatican II, khi nhắc lại tín diều của Đức Piô XII, đã càng nhấn mạnh hơn nữa tới sợi dây liên kết đời đời giữa Con Trai vinh hiển và mẹ Người là Đức Maria:
“Được gìn giữ tinh sạch khỏi mọi vết tội nguyên tổ, và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Ðức Nữ Trinh Vô Nhiễm đã được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ, để nên giống Con ngài trọn vẹn hơn, là Chúa các Chúa (x. Kh 19,16), Ðấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết” (Lumen Gentium, số 59).
Phụ lục II: Các kinh có nhắc đến Đức Maria trong một số Giáo Hội Thệ Phản
1. Trong Hiệp Thông Anh Giáo
a. Trích từ Kinh Tiền Tụng các lễ kính Đức Maria:
“Và nay, chúng con tạ ơn Cha, vì khi chọn Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria làm mẹ Con của Cha, Cha đã hiển dương những người bé nhỏ và thấp hèn. Thiên thần của Cha đã chào kính ngài là người có phúc cao; cùng với mọi thế hệ, chúng con xưng tụng ngài là đấng diễm phúc và cùng với ngài, chúng con hân hoan và chúc tụng thánh danh Cha”
b. Lời cầu nguyện trong các lễ kính Đức Maria:
“Lạy Thiên Chúa, Đấng đã triệu về với Chúa Trinh Nữ Diễm Phúc Maria, người mẹ của Con Chúa, xin cho chúng con được dự phần với ngài vào vinh quang trong vương quốc đời đời của Chúa, vì cả chúng con nữa cũng đã được máu Chúa Kitô cứu chuộc”.
2. Trong Các Giáo Hội Luthêrô tại Pháp (Phụng vụ Chúa Nhật và các ngày lễ, tháng 2 năm 1983)
a. Lời cầu nguyện trong các lễ kính Đức Trinh Nữ
(a) Lễ Truyền Tin (25 tháng 3 hay trong Mùa Vọng):
“Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, qua lời thiên thần Gabrien, Chúa đã cho chúng con hay sự nhập thể của Con Chúa. Xin đổ tràn ơn thánh Chúa xuống tâm hồn chúng con để, khi theo chân Người trong đau khổ và cái chết của Người, chúng con cũng được hưởng sự vinh quang của phục sinh nhờ Chúa Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa chúng con, Đấng hiện sống và trị vì mãi mãi cùng Chúa, là Cha, và Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa duy nhất”.
(b) Lễ Thăm Viếng (2 tháng 7 hay trong Mùa Vọng):
“Lạy Thiên Chúa, là Cha chúng con, qua Chúa Thánh Thần, Chúa đã dẫn dắt Trinh Nữ Maria tới với Bà Êlisabét để họ cùng nhau hân hoan chào đón việc xuống thế của Con Cha. Xin Cha cũng điều hướng bước chân của chúng con để chúng con đem đến cho thế gian niềm vui của Đấng đã trở nên khó nghèo vì chúng con, là Chúa Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con, Đấng hiện sống và trị vì mãi mãi cùng Chúa, là Cha, và Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa duy nhất”
b. Kinh tiền tụng Mùa Vọng
“Lạy Cha rất thánh, là Thiên Chúa vĩnh cửu và toàn năng, thật là phải đạo và tốt đẹp, được luôn luôn và từ khắp nơi vinh danh Cha và dâng lên Cha lời cảm tạ của chúng con, qua Chúa Kitô, Chúa chúng con. Chính Người là Đấng mọi tiên tri đã ca ngợi; Đức Trinh Nữ Maria đã yêu thương chờ đợi, và Thánh Gioan Tẩy Giả đã công bố sự xuất hiện và tỏ lộ sự hiện diện; chính Người đã ban cho chúng con niềm vui được bước vào mầu nhiệm Giáng Sinh để khi Người đến, Người có thể thấy chúng con đang chờ đợi trong cầu nguyện và tràn đầy niềm vui”.
c. Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng
“Chúc tụng Chúa nhờ đấng có phúc hơn mọi phụ nữ; chúc tụng Chúa vì ngài đã tin; chúc tụng Chúa đã để nữ tì Chúa mở lòng ra chào đón lời Chúa và cưu mang Đấng đã tạo dựng nên thế giới; chúc tụng Chúa vì nhờ ngài, Con Chúa đã có thể mặc lấy xác phàm của chúng con và dâng lên của lễ duy nhất hữu hiệu: ‘Này đây, Con đến để làm theo Ý Cha’” (Lời nguyện Phụng Vụ Chúa Nhật, Lutheran Domestic Mission, 1991).
d. Kinh tưởng niệm (anamnesis), Lễ Giáng Sinh
“Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cử hành việc xuất hiện của Con Cha. Giống Đức Maria, chúng con tưởng niệm trong tâm hồn chúng con việc Người sinh ra. Chúng con tưởng nhớ các lời Người nói, các việc Người làm, cuộc thống khổ và thập giá của Người. Sự sống hiện nay của Người là niềm vui của chúng con và việc Người trở lại là niềm hy vọng của chúng con. Nhân danh Người, chúng con dám nguyện rằng: Lạy Cha chúng con ở trên trời…”
3. Các Kinh của Giáo Hội Cải Cách
a. Phụng vụ của Giáo Hội Cải Cách Pháp (1996)
“Lạy Cha, Cha là Đấng đã mặt đối mặt nói với Môsê,
Là đấng đã làm cho các tiên tri vui mừng và khóc lóc,
Là Đấng đã phát sinh ra các thánh vịnh nơi dân Cha và thỏ thẻ sự khôn ngoan của phương châm cho họ.
Cha, Thiên Chúa hằng sống, là Đấng đã đặt Kinh Magnificat vào môi miệng Đức Maria và lời tuyên xưng Chúa Kitô trên môi miệng Thánh Phêrô,
Cha là Đấng đã thốt Lời Cha thành lời nhân bản trong đời sống Con Cha: nhờ Chúa Thánh Thần, Cha đã làm các lời này thành sinh động vào lúc này; xin cho chúng trở thành Lời Cha cho chúng con. Amen”
b. Kinh Bữa Tiệc Ly
“Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con tạ ơn Cha: từ nguyên thủy, nhờ Lời của Cha và hơi thở của Thần Trí Cha, Cha đã làm cho thế giới và những huy hoàng của nó hiện hữu. Cha đã tạo nên con người giống hình ảnh Cha và ký giao ước với họ; Cha đã chọn một dân tộc cho riêng Cha để qua họ, mọi dân tộc trên thế giới được chúc phúc.
“Nhờ Chúa Thánh Thần, Cha đã làm cho Con Cha được Trinh Nữ Maria sinh hạ; Người đã trở nên người anh của chúng con và đã sống cuộc sống yêu thương Cha cho tới chết trên thập giá. Nhờ quyền lực của Thần Trí Cha, Cha đã làm Người trỗi dậy từ cõi chết; Cha đã đặt Người làm đầu Giáo Hội và là Cứu Chúa của thế gian…” (Phụng Vụ thực nghiệm “Cam” của Giáo Hội Cải Cách Pháp, 1982).
c. Các thánh ca của Giáo Hội Cải Cách Pháp: Số 171: Tôi Tán Tụng Thiên Chúa (Magnificat)
1. Tôi tán tụng Thiên Chúa và hân hoan ca hát,
Vì Cứu Chúa đã cúi xuống phận mỏng dòn tôi;
Người đã đoái xem để từ nay
mọi người sẽ mãi mãi khen nữ tì Người có phúc.
2. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều kỳ diệu.
Danh Người là thánh! Tình yêu Người thiên thu vạn đại.
Cánh tay quyền năng của Người luôn hành động
Cho những ai thực hiện thánh ý Người.
3. Người phá tan suy nghĩ của kẻ kiêu căng
Hạ những kẻ hợm hĩnh khỏi bệ vàng;
Người nâng người nghèo dậy và nuôi sống họ;
Kẻ giầu, Người đuổi khỏi tay không.
4. Đối với Israel, Thiên Chúa luôn yêu thương trìu mến;
Trung thành với lời hứa, Người luôn trợ giúp họ;
Với Ápraham và miêu duệ,
Thiên Chúa mãi mãi là Cứu Chúa đến tận cùng (Arc en Ciel và Nos Coeurs te chantent, Tháng 7, 1994)
d. Trích Kinh Nguyện Thánh Thể, Tiệc Cưới Cana
Lạy Chúa, đơn thành và tín thác biết bao là lời Đức Maria biểu lộ!
- Chỉ một vài lời đủ cho Chúa thấy tình thế làm ngài lo âu: “họ hết rượu rồi”.
- Chỉ một vài lời đủ cho gia nhân hiểu sự tín thác của ngài: “hãy làm bất cứ điều gì Người bảo anh em”.
Ấy thế mà chúng con lại lải nhải trong lời cầu nguyện của chúng con, không nhìn thấy dấu chỉ Chúa hiện diện nào.
Này đây, chúng con đang được mời dự bữa ăn của Chúa, nhưng chúng con biết được gì về sự sống của Chúa trong mẩu bánh này và trong chén rượu này?
Chúng con biết được gì về ơn thánh Chúa dành cho chúng con ?
Xin sai Thần Khí Chúa xuống
- để chúng con nhìn thấy Chúa hiện diện tại tâm điểm bữa ăn này
- để chúng con nghe thấy lời Chúa vang vọng trong Tin Mừng
- để chúng con nhận ra mình và máu Chúa trong bánh và rượu này… (Mục sự Antoine Nouis, La Galette et le cruche, Nhà Xuất Bản Réveil, 1993).
Phụ Lục III: Danh sách các vị hợp soạn tác phẩm này trong các năm 1991-1997
Linh Mục Jean-Noel Aletti|Mục Sư Guy Lasserre
Mục Sư Francois Altermath|Linh Mục Pierre Lathuilière
Linh Mục René Beaupère|Linh Mục Marie Leblanc
Mục Sư André Benoit|Mục Sư Michel Leplay
Mục Sư Alain Blancy|Mục Sư Louis Lévrier
Mục Sư Daniel Bourguet|Linh Mục Robert Liotard
Mục Sư Marc Chambron|Linh Mục Guy Lourmande
Linh Mục Bruno Chenu|Mục Sư Alain Massini
Linh Mục Henri Denis|Mục Sư Alain Martin
Linh Mục Michel Fédou|Mục Sư Willy-René Nussbaume
Mục Sư Flemming Fleinert-Jensen|Mục Sư Jacques-Noel Pérès
Mục Sư Michel Freychet|Linh Mục René Remise
Mục Sư Daniel Fricker|Mục Sư Antoine Reymond
Linh Mục Paul Gay|Linh Mục Bernard Sesboué
Linh Mục Claude Gerest|Linh Mục Damien Sicard
Linh Mục Étienne Goutagny|Mục Sư Jean Tartier
Linh Mục Pierre Gressot|Mục Sư Danis Vatinel
Mục Sư Gottfried Hammann|Mục Sư Jean-Marc Viollet
Linh Mục Joseph Hoffmann|Linh Mục Pierre Vuichard
Linh Mục Maurice Jourjon|Mục Sư Gaston Westphal
1. Vô Nhiễm Thai
Sau đây là lời công bố tín điều được Đức Giáo Hoàng Piô IX xác định vào ngày 8 tháng 12 năm 1854:
“Ta tuyên bố, công bố và xác định rằng: tín lý theo đó Đức Trinh Nữ rất thánh Maria, từ giây phút đầu tiên được tượng thai, nhờ ơn thánh đặc biệt và đặc ân của Thiên Chúa toàn năng và dự ứng công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế của nhân loại, đã được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ của tội nguyên tổ, là tín lý được Thiên Chúa mạc khải và, do đó, phải được mọi tín hữu tin một cách chắc chắn và mãi mãi” (Sắc chỉ Ineffabilis Deus; Denzinger 2803).
Đọc công bố trên, ta cần lưu ý mấy điểm sau đây:
- ở đây, học lý Vô Nhiễm Thai là chủ đề của một định nghĩa long trọng và nhận được tư cách một học lý “được Thiên Chúa mạc khải”. Tuy nhiên, trong lời giải thích của mình, chính Đức Piô IX nhấn mạnh tới tính liên tục của nó với đức tin của Giáo Hội được phát biểu trong các ngày lễ phụng vụ và giáo huấn các giáo phụ và một số vị giáo hoàng. Hơn nữa, dù có nhắc tới một số đoạn văn Thánh Kinh (St 3:15; Lc 1:28 và 1:42), nhưng ngài không trực tiếp biện bác từ Thánh Kinh. Tuy nhiên, ngài nhìn nhận rằng học lý này “theo phán quyết của các giáo phụ, đã được ghi trong Sách Thánh”.
- chính công thức định nghĩa không sử dụng thuật ngữ “Vô Nhiễm Thai”. Công thức này cũng không xác định “giây phút đầu tiên” của việc tượng thai; chỉ xác định rằng từ “giây phút đầu tiên”, Đức Maria được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ.
- một thế kỷ sau định nghĩa của Đức Piô IX, Công Đồng Vatican II đã đề cập tới mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai bằng những lời lẽ ít “Latinh” hơn và mang nhiều dấu ấn của ngôn ngữ truyền thống Phương Đông hơn:
“Không có gì lạ, nếu các Thánh Giáo Phụ đã thường xưng tụng Mẹ Thiên Chúa là Ðấng toàn thánh, không vương nhiễm một tội nào, như một tạo vật mới do Chúa Thánh Thần uốn nắn và tác thành. Tràn đầy thánh thiện, có một không hai ngay từ lúc mới được thụ thai, Ðức Trinh Nữ thành Nazareth được Thiên Thần vâng lệnh Chúa đến truyền tin và kính chào là "Ðấng đầy ân phúc" (x. Lc 1:28)” (Lumen Gentium, số 56).
2. Mông Triệu
Trong Tông Hiến Munificentissimus Deus, ngày 1 tháng 11 năm 1950, Đức Giáo Hoàng Piô XII, đã xác định tín điều Mông Triệu như sau:
“Do thẩm quyền của Chúa chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, do thẩm quyền của các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và do thẩm quyền riêng của ta, ta công bố, tuyên bố và ấn định thành tín điều do Thiên Chúa mạc khải rằng: Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa, là Đức Maria trọn đời đồng trinh, khi chấm dứt cuộc sống trần gian, được triệu cả hồn và xác về hưởng vinh quang thiên đàng” (Denzinger 3903).
Ở đây, một lần nữa, ta nên lưu ý mấy điều sau đây:
- Đoạn đầu câu định nghĩa có ám chỉ tới tín điều vô ngộ của đức giáo hoàng được công bố năm 1870.
- Lời định nghĩa trên gợi ta nhớ tới mối liên kết giữa Mông Triệu và các mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai, Mẹ Thiên Chúa, và Trọn Đời Đồng Trinh.
- Sự khác nhau giữa các hạn từ “được triệu” (động từ thể thụ động) và các hạn từ được dùng trong Kinh Tin Kính để nói về việc “lên trời” của Chúa Kitô cho ta thấy rằng không nên lẫn lộn việc mông triệu của Đức Trinh Nữ với việc thăng thiên của Chúa Kitô.
- Các lời sau cùng “được triệu cả hồn và xác về hưởng vinh quang thiên đàng” không có ý nói tới việc thay đổi nơi chốn, mà đúng hơn nói tới việc biến đổi thân xác Đức Maria và việc toàn diện hữu thể ngài bước vào tình trạng “vinh quang” trong đó, ngài được kết hợp với thân xác vinh hiển của Con mình.
- Khi trình bày tín điều này, Đức Piô XII không trực tiếp biện bác từ Thánh Kinh nhưng nại tới Thánh Kinh qua ngả Thánh Truyền và dưới ánh sáng mối dây liên kết Đức Maria với Con của ngài.
- Công Đồng Vatican II, khi nhắc lại tín diều của Đức Piô XII, đã càng nhấn mạnh hơn nữa tới sợi dây liên kết đời đời giữa Con Trai vinh hiển và mẹ Người là Đức Maria:
“Được gìn giữ tinh sạch khỏi mọi vết tội nguyên tổ, và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Ðức Nữ Trinh Vô Nhiễm đã được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ, để nên giống Con ngài trọn vẹn hơn, là Chúa các Chúa (x. Kh 19,16), Ðấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết” (Lumen Gentium, số 59).
Phụ lục II: Các kinh có nhắc đến Đức Maria trong một số Giáo Hội Thệ Phản
1. Trong Hiệp Thông Anh Giáo
a. Trích từ Kinh Tiền Tụng các lễ kính Đức Maria:
“Và nay, chúng con tạ ơn Cha, vì khi chọn Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria làm mẹ Con của Cha, Cha đã hiển dương những người bé nhỏ và thấp hèn. Thiên thần của Cha đã chào kính ngài là người có phúc cao; cùng với mọi thế hệ, chúng con xưng tụng ngài là đấng diễm phúc và cùng với ngài, chúng con hân hoan và chúc tụng thánh danh Cha”
b. Lời cầu nguyện trong các lễ kính Đức Maria:
“Lạy Thiên Chúa, Đấng đã triệu về với Chúa Trinh Nữ Diễm Phúc Maria, người mẹ của Con Chúa, xin cho chúng con được dự phần với ngài vào vinh quang trong vương quốc đời đời của Chúa, vì cả chúng con nữa cũng đã được máu Chúa Kitô cứu chuộc”.
2. Trong Các Giáo Hội Luthêrô tại Pháp (Phụng vụ Chúa Nhật và các ngày lễ, tháng 2 năm 1983)
a. Lời cầu nguyện trong các lễ kính Đức Trinh Nữ
(a) Lễ Truyền Tin (25 tháng 3 hay trong Mùa Vọng):
“Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, qua lời thiên thần Gabrien, Chúa đã cho chúng con hay sự nhập thể của Con Chúa. Xin đổ tràn ơn thánh Chúa xuống tâm hồn chúng con để, khi theo chân Người trong đau khổ và cái chết của Người, chúng con cũng được hưởng sự vinh quang của phục sinh nhờ Chúa Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa chúng con, Đấng hiện sống và trị vì mãi mãi cùng Chúa, là Cha, và Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa duy nhất”.
(b) Lễ Thăm Viếng (2 tháng 7 hay trong Mùa Vọng):
“Lạy Thiên Chúa, là Cha chúng con, qua Chúa Thánh Thần, Chúa đã dẫn dắt Trinh Nữ Maria tới với Bà Êlisabét để họ cùng nhau hân hoan chào đón việc xuống thế của Con Cha. Xin Cha cũng điều hướng bước chân của chúng con để chúng con đem đến cho thế gian niềm vui của Đấng đã trở nên khó nghèo vì chúng con, là Chúa Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con, Đấng hiện sống và trị vì mãi mãi cùng Chúa, là Cha, và Chúa Thánh Thần, một Thiên Chúa duy nhất”
b. Kinh tiền tụng Mùa Vọng
“Lạy Cha rất thánh, là Thiên Chúa vĩnh cửu và toàn năng, thật là phải đạo và tốt đẹp, được luôn luôn và từ khắp nơi vinh danh Cha và dâng lên Cha lời cảm tạ của chúng con, qua Chúa Kitô, Chúa chúng con. Chính Người là Đấng mọi tiên tri đã ca ngợi; Đức Trinh Nữ Maria đã yêu thương chờ đợi, và Thánh Gioan Tẩy Giả đã công bố sự xuất hiện và tỏ lộ sự hiện diện; chính Người đã ban cho chúng con niềm vui được bước vào mầu nhiệm Giáng Sinh để khi Người đến, Người có thể thấy chúng con đang chờ đợi trong cầu nguyện và tràn đầy niềm vui”.
c. Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng
“Chúc tụng Chúa nhờ đấng có phúc hơn mọi phụ nữ; chúc tụng Chúa vì ngài đã tin; chúc tụng Chúa đã để nữ tì Chúa mở lòng ra chào đón lời Chúa và cưu mang Đấng đã tạo dựng nên thế giới; chúc tụng Chúa vì nhờ ngài, Con Chúa đã có thể mặc lấy xác phàm của chúng con và dâng lên của lễ duy nhất hữu hiệu: ‘Này đây, Con đến để làm theo Ý Cha’” (Lời nguyện Phụng Vụ Chúa Nhật, Lutheran Domestic Mission, 1991).
d. Kinh tưởng niệm (anamnesis), Lễ Giáng Sinh
“Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cử hành việc xuất hiện của Con Cha. Giống Đức Maria, chúng con tưởng niệm trong tâm hồn chúng con việc Người sinh ra. Chúng con tưởng nhớ các lời Người nói, các việc Người làm, cuộc thống khổ và thập giá của Người. Sự sống hiện nay của Người là niềm vui của chúng con và việc Người trở lại là niềm hy vọng của chúng con. Nhân danh Người, chúng con dám nguyện rằng: Lạy Cha chúng con ở trên trời…”
3. Các Kinh của Giáo Hội Cải Cách
a. Phụng vụ của Giáo Hội Cải Cách Pháp (1996)
“Lạy Cha, Cha là Đấng đã mặt đối mặt nói với Môsê,
Là đấng đã làm cho các tiên tri vui mừng và khóc lóc,
Là Đấng đã phát sinh ra các thánh vịnh nơi dân Cha và thỏ thẻ sự khôn ngoan của phương châm cho họ.
Cha, Thiên Chúa hằng sống, là Đấng đã đặt Kinh Magnificat vào môi miệng Đức Maria và lời tuyên xưng Chúa Kitô trên môi miệng Thánh Phêrô,
Cha là Đấng đã thốt Lời Cha thành lời nhân bản trong đời sống Con Cha: nhờ Chúa Thánh Thần, Cha đã làm các lời này thành sinh động vào lúc này; xin cho chúng trở thành Lời Cha cho chúng con. Amen”
b. Kinh Bữa Tiệc Ly
“Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con tạ ơn Cha: từ nguyên thủy, nhờ Lời của Cha và hơi thở của Thần Trí Cha, Cha đã làm cho thế giới và những huy hoàng của nó hiện hữu. Cha đã tạo nên con người giống hình ảnh Cha và ký giao ước với họ; Cha đã chọn một dân tộc cho riêng Cha để qua họ, mọi dân tộc trên thế giới được chúc phúc.
“Nhờ Chúa Thánh Thần, Cha đã làm cho Con Cha được Trinh Nữ Maria sinh hạ; Người đã trở nên người anh của chúng con và đã sống cuộc sống yêu thương Cha cho tới chết trên thập giá. Nhờ quyền lực của Thần Trí Cha, Cha đã làm Người trỗi dậy từ cõi chết; Cha đã đặt Người làm đầu Giáo Hội và là Cứu Chúa của thế gian…” (Phụng Vụ thực nghiệm “Cam” của Giáo Hội Cải Cách Pháp, 1982).
c. Các thánh ca của Giáo Hội Cải Cách Pháp: Số 171: Tôi Tán Tụng Thiên Chúa (Magnificat)
1. Tôi tán tụng Thiên Chúa và hân hoan ca hát,
Vì Cứu Chúa đã cúi xuống phận mỏng dòn tôi;
Người đã đoái xem để từ nay
mọi người sẽ mãi mãi khen nữ tì Người có phúc.
2. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều kỳ diệu.
Danh Người là thánh! Tình yêu Người thiên thu vạn đại.
Cánh tay quyền năng của Người luôn hành động
Cho những ai thực hiện thánh ý Người.
3. Người phá tan suy nghĩ của kẻ kiêu căng
Hạ những kẻ hợm hĩnh khỏi bệ vàng;
Người nâng người nghèo dậy và nuôi sống họ;
Kẻ giầu, Người đuổi khỏi tay không.
4. Đối với Israel, Thiên Chúa luôn yêu thương trìu mến;
Trung thành với lời hứa, Người luôn trợ giúp họ;
Với Ápraham và miêu duệ,
Thiên Chúa mãi mãi là Cứu Chúa đến tận cùng (Arc en Ciel và Nos Coeurs te chantent, Tháng 7, 1994)
d. Trích Kinh Nguyện Thánh Thể, Tiệc Cưới Cana
Lạy Chúa, đơn thành và tín thác biết bao là lời Đức Maria biểu lộ!
- Chỉ một vài lời đủ cho Chúa thấy tình thế làm ngài lo âu: “họ hết rượu rồi”.
- Chỉ một vài lời đủ cho gia nhân hiểu sự tín thác của ngài: “hãy làm bất cứ điều gì Người bảo anh em”.
Ấy thế mà chúng con lại lải nhải trong lời cầu nguyện của chúng con, không nhìn thấy dấu chỉ Chúa hiện diện nào.
Này đây, chúng con đang được mời dự bữa ăn của Chúa, nhưng chúng con biết được gì về sự sống của Chúa trong mẩu bánh này và trong chén rượu này?
Chúng con biết được gì về ơn thánh Chúa dành cho chúng con ?
Xin sai Thần Khí Chúa xuống
- để chúng con nhìn thấy Chúa hiện diện tại tâm điểm bữa ăn này
- để chúng con nghe thấy lời Chúa vang vọng trong Tin Mừng
- để chúng con nhận ra mình và máu Chúa trong bánh và rượu này… (Mục sự Antoine Nouis, La Galette et le cruche, Nhà Xuất Bản Réveil, 1993).
Phụ Lục III: Danh sách các vị hợp soạn tác phẩm này trong các năm 1991-1997
Linh Mục Jean-Noel Aletti|Mục Sư Guy Lasserre
Mục Sư Francois Altermath|Linh Mục Pierre Lathuilière
Linh Mục René Beaupère|Linh Mục Marie Leblanc
Mục Sư André Benoit|Mục Sư Michel Leplay
Mục Sư Alain Blancy|Mục Sư Louis Lévrier
Mục Sư Daniel Bourguet|Linh Mục Robert Liotard
Mục Sư Marc Chambron|Linh Mục Guy Lourmande
Linh Mục Bruno Chenu|Mục Sư Alain Massini
Linh Mục Henri Denis|Mục Sư Alain Martin
Linh Mục Michel Fédou|Mục Sư Willy-René Nussbaume
Mục Sư Flemming Fleinert-Jensen|Mục Sư Jacques-Noel Pérès
Mục Sư Michel Freychet|Linh Mục René Remise
Mục Sư Daniel Fricker|Mục Sư Antoine Reymond
Linh Mục Paul Gay|Linh Mục Bernard Sesboué
Linh Mục Claude Gerest|Linh Mục Damien Sicard
Linh Mục Étienne Goutagny|Mục Sư Jean Tartier
Linh Mục Pierre Gressot|Mục Sư Danis Vatinel
Mục Sư Gottfried Hammann|Mục Sư Jean-Marc Viollet
Linh Mục Joseph Hoffmann|Linh Mục Pierre Vuichard
Linh Mục Maurice Jourjon|Mục Sư Gaston Westphal
Suy tư về Bí tích Hôn Nhân Kitô giáo
Lm Nguyễn Hữu Thy
04:53 10/07/2012
Suy tư về Bí tích Hôn Nhân Kitô giáo
Để chuẩn bị cho Con Một Người nhập thể mặc lấy xác phàm hầu thực hiện công cuộc cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa đã tuyển chọn dân Ít-ra-en làm dân riêng Người và đã thiết lập với họ một giao ước tình yêu và chung thủy vĩnh cửu, mà Người gọi là „hôn ước vĩnh cửu“, tức giao ước hôn nhân muôn đời không đổi thay. Qua miệng sứ ngôn Hô-sê, Thiên Chúa đã phán: „Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cửu. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công bình và chính trực, trong ân tình và xót thương. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành, và ngươi sẽ được biết Đức Chúa.“ (Hs 2,21-22).
Hôn ước tình yêu và thành tín, hay nói đúng hơn, tình yêu thương vô bờ bến và sự trung thành muôn đời trường tồn của Thiên Chúa dành cho dân riêng Người mà sứ ngôn Hô-sê đã thừa lệnh Chúa phát biểu như trên đây là hình ảnh chân thực, là nền tảng của cuộc sống hôn nhân Kitô giáo: Yêu thương chân thành và trọn đời thủy chung!
Điều đó muốn khẳng định rằng, đời sống hôn nhân không phải là một thực tại thuần túy thuộc lãnh vực thế tục, nhưng là một thực tại thiêng liêng cao cả, được gắn liền với sự tương quan của Thiên Chúa với nhân loại.
Tình yêu Thiên Chúa thôi thúc chúng ta
Lời thề hứa của Thiên Chúa với dân riêng Ít-ra-en, mà Hô-sê đã thừa lệnh Người viết ra, thật tuyệt vời: Người hứa trung thành với họ đến muôn đời, chứ không hề bỏ họ mà đi, cho dù cuộc đời có thay đổi ra sao đi nữa, dù nếu chẳng may xảy ra những xung đột, bất đồng và cả sự phản bội nữa, thì tình yêu và lòng trung tín của Người vẫn trường tồn. Rất có thể khi họ phản bội lại Người, Thiên Chúa sẽ sửa trị họ, để nhắc nhủ họ quay trở lại với Người, quay lại đường ngay lẽ phải, chứ không phải Người chủ trương trừng trị hay bỏ rơi họ, vì Người là Đấng trung tín và Người không thể tự phản lại chính mình.
Thiên Chúa nói với dân Ít-ra-en: Ngươi có thể hoàn toàn tin tưởng ở Ta, vì Ta không bao giờ bỏ ngươi. Và những gì Người dùng miệng sứ ngôn Hô-sê mà nói ra cho dân Ít-ra-en, thì Người đã thực hiện một cách rõ ràng và cụ thể trong con người Đức Giêsu Na-da-rét. Để bày tỏ tình yêu thương và lòng trung thành tuyệt đối của Người với nhân loại, qua Đức Giêsu Na-da-rét, Con Một Người, Thiên Chúa đã không chút ngần ngại bước đi trên con đường dẫn đưa Người đến khổ đau và chết thảm thương! Thực tại ấy đã quả quyết lời hứa của Chúa „Hỡi con người, Ta sẽ lập với Ngươi một hôn ước vĩnh cửu“ đã hoàn toàn được hiện thực một cách rõ ràng và cụ thể. Quả thật, đối với Thiên Chúa, „hôn ước“ giữa Người và nhân loại không phải là thời gian „trăng mật“ đầy hoan lạc, nhưng là một biểu lộ tình yêu thương vô bờ bến và sự tín trung tuyệt đối của Người đối với họ. Đối với Thiên Chúa, một lần đã thề hứa là mãi mãi trường tồn, dù cho con người luôn phản bội Người!
Cũng tương tự như thế, các người sống bậc hôn nhân Kitô giáo cũng đã long trọng thề hứa với nhau trước bàn thờ Chúa trọn đời yêu thương và trung thành với nhau cho đến chết. Vâng, chỉ sự chết mới có thể xoá bỏ được lời thề hứa hôn nhân Kitô giáo mà thôi, vì qua Bí tích hôn nhân chính Thiên Chúa đã liên kết họ lạivới nhau, mà „những gì Thiên Chúa đã liên kếtt thì loài không có quyền phân ly“. Điều đó muốn khẳng định rằng các người sống bậc vợ chồng cũng phải luôn trung thành với nhau, sẵn sàng thông cảm và tha thứ cho nhau, dù phải đối mặt với các thách đố khắc nghiệt của cuộc sống, với các khác biệt và xung đột, và dĩ nhiên cả sự phản bội nữa. Nhưng đây là một thực tế cực kỳ gai góc và phủ phàng nhất trong cuộc sống hôn nhân, và thường là nguyên nhân gây nên sự đổ vỡ cho đời sống hôn nhân và phá hủy hạnh phúc các gia đình, xô đẩy tất cả những người liên hệ – vợ chồng, cha mẹ và con cái – vào một chuỗi bất hạnh không có điểm dừng.
Tuy nhiên, cái thực tại phủ phàng và bất hạnh ấy không phải là con ngõ cụt một chiều và không lối thoát. Trái lại, một lối thoát khả dĩ vẫn còn đó, vẫn đang chờ đợi những người trong cuộc, đó là tình yêu quảng đại! Vâng, chỉ với tình yêu quảng đại và cái nhìn rộng rãi trên toàn diện cuộc sống, nhất là với đức tin sống động, người ta mới có thể thu nhỏ sự tự ái cá nhân và tìm ra được lối thoát khả dĩ cho các bế tắc trong đời sống hôn nhân và trong đời sống gia đình. Ở đây, hoàn toàn ứng nghiệm câu „không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đã tự chết cho người mình yêu!“ Thật vậy, chỉ khi người ta biết can đảm giảm thiểu tối đa cái „sĩ diện“ và cái tự ái cá nhân đầy yêu sách của mình, vâng, chỉ khi người ta biết can đảm tự chết đi một chút cho người mình yêu, hay đã từng yêu, cho hạnh phúc toàn thể gia đình, thì không có gì là bất khả.
Sự hấp dẫn và lôi cuốn mạnh nhất và đặc thù nhất của tình yêu hoàn toàn xã thân và vô vị lợi của Thiên Chúa là nó tác động và gây nên trong ta sự ngưỡng mộ, sự mô phỏng hay sự thực hành theo. Bởi vì Thiên Chúa muôn đời tín trung và sự tín trung của Người là nơi nương tựa, là sự bảo đảm tuyệt đối chắc chắn cho chúng ta: không còn bao giờ sợ bị bỏ rơi nữa. Nhưng sự trung tín ấy cũng đòi chúng ta phải đưa ra áp dụng và thực hành trong cuộc sống mình, là tiếp tục trao ban nó cho người khác. Thiên Chúa đã đong cho chúng ta đấu nào, thì đến lượt mình, chúng ta cũng phải đong lại cho người khác đấu ấy. Chính Chúa đã dạy: „Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã thương yêu anh em.“(Ga 15,12b) Và thánh Phaolô cũng đã nhắc lại giới răn tình yêu của Chúa trong thư gửi Cô-lô-xê: „Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.“(Cl 3,13b)
Thế nhưng, tình yêu Thiên Chúa thì vô bờ bến và sự tha thứ của Người thì không giới hạn. Người tha thứ luôn luôn, chứ không chỉ bảy lần mà thôi(x. Mt 18,22) và Người không chỉ tha thứ cho những kẻ phản bội Người – như Phêrô và các Môn đệ khác – nhưng Người còn tha thứ cho cả những kẻ kết án, hành hạ và giết chết Người một cách bất công và vô cớ – như các vị Thương tế, Philatô và các lý hình. Lòng quảng đại và lượng tha thứ vô bờ bến của Chúa được cô đọng lại trong câu nói cuối cùng của Người khi đang bị treo trên thập giá: „Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc mình làm.“(Lc 23,34) Nhưng lòng quảng đại và sự tha thứ bao dung của Chúa tựa như ánh sáng: một khi được thắp sáng lên thì tất cả mọi cảnh vật chung quanh đều được chiếu sáng, đều được hưởng chung ánh sáng của nó. Cũng vậy, tình yêu và sự tha thứ của Chúa cũng đòi buộc chúng ta phải tiếp tục trao ban cho những người khác, phải tiếp tục sống quảng đại tha thứ với những người khác. Nếu Thiên Chúa là Đấng trung tín và bền vững trong các lời Người nói và qua các việc Người làm cho chúng ta, chứ Người không hề đổi thay, dù cho hoàn cảnh có thay đổi thế nào đi nữa, thì chúng ta cũng phải vậy, chúng ta cũng phải luôn giữ trọn chữ „tín“ và chữ „trung“ trong mọi tương quan với Người cũng như với đồng loại
Sự chắc chắn khả tín và bền vững trong các tương quan xã hội là một nhân đức Kitô giáo. Chính Đức Giêsu cũng đã dạy: „Có thì phải nói có, không thì phải nói không.“(Mt 5,37) Điều đó muốn khẳng định rằng, nếu người ta dễ dàng phản bội bạn bè, dễ dàng bỏ rơi cha mẹ, vợ/chồng hay con cái là một hành động đi ngược lại nhân đức này của Kitô giáo. Dĩ nhiên cũng có những trường hợp hay hoàn cảnh hợp lý biện minh cho những thái độ „nới lỏng“ trong các tương quan xã hội ấy, chẳng hạn khi con cái đi kết hôn và thành lập gia đình riêng, thì tất nhiên những liên lạc chặt chẽ giữa họ và cha mẹ sẽ bị giảm thiểu hay có thể bị gián đoạn. Trong trường hợp này, cha mẹ chẳng những cần phải chấp nhận, mà còn phải nỗ lực lo lắng và giúp đỡ con cái trong bước đường tự lập và độc lập ấy. Và đối với tình bằng hữu cũng có thể bị gián đoạn hay cả bị chấm dứt, như trong trường hợp vì sinh kế hay thay đổi chỗ ở xa xôi cách trở, v.v…khiến người ta không còn điều kiện để liên lạc với nhau nữa.
Tính chất Bí tích Hôn Nhân: Luôn có Chúa cùng đồng hành
Ngoại trừ trường hợp „đốt giai đoạn“ của những „cú sét ái tình“, con đường đi tới hôn nhân thường cũng được bắt đầu tương tự như tình bằng hữu: Từ diện mạo và ngoại hình xinh đẹp cho đến thái độ cư xử và cách ăn nói lịch thiệp của một người sẽ gây nên cảm tình, sự thích gần gũi, gặp gỡ và trao đổi chuyện trò, v.v… nơi một hay nhiều người khác, và rồi dần dà dẫn tới tình yêu. Sự „mê đắm“ và lòng „xao xuyến giao động“ khi đứng trước một người khác phái là những yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong tương quan giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Nhưng đó chỉ là những phản ứng khởi đầu thuần túy thuộc cảm tính và dễ qua đi. Người ta có thể so sánh chúng với những con bướm chỉ nhẹ nhàng bay chập chờn trên một bông hoa nào đó và rồi lại vội vàng bay sang một bông hoa khác. Cũng vậy, phút giây mê đắm và xao xuyến giao động ban đầu sẽ chóng qua đi theo dòng thời gian, chẳng hạn khi người ta phải chuyên tâm dồn trí vào những thực tại khắc nghiệt của cuộc sống cụ thể, khi người ta do hoàn cảnh xã hội đưa đẩy phải sống cách biệt nhau, và „xa mặt thì cách lòng“, hay khi sự chín chắn cá nhân theo tuổi tác tăng dần lên.
Đàng khác, khi lòng mê đắm và xao xuyến giao động mãnh liệt trước một người khác phái – nghĩa là tình yêu đang ở giai đoạn đầu, giai đoàn còn thuần tuý cảm tính – rất có thể đưa đến những „cuộc tình“ phiêu lưu nguy hiểm mà điểm dừng cuối cùng rất có thể là sự thất vọng chán chường và đau khổ tuyệt vọng, nếu không được lý trí hướng dẫn và không có tình yêu chân chính đi kèm theo, tức một tình yêu hội đủ hai yếu tố cơ bản là sự thủy chung và trách nhiệm. Dĩ nhiên những người trong cuộc, tức những người đang yêu say đắm, thường lại có những cảm nhận mang tính cách chủ quan. Họ xác tín mình được sinh ra là để cho nhau và vì nhau. Họ đinh ninh rằng mỗi người trong họ thực sự là một nửa của người kia. Nhưng rồi khi phải đối mặt với những thực tại phủ phàng của cuộc sống cụ thể hằng ngày, khi tiếng nói của con tim phải nhường chỗ cho tiếng nói của lý trí, bấy giờ từng góc cạnh của mối quan hệ ấy sẽ được đem ra phân tích mổ xẻ và được loại trừ dần hết những yếu tố phụ thuộc, cho tới khi mối quan hệ thuần túy do cảm tính tạo nên cũng tan biến.
Nhưng những hiện tượng tâm lý này không được phép có mặt trong cuộc sống hôn nhân nói chung và cuộc sống hôn nhân Kitô giáo nói riêng, vì tình yêu hôn nhân Kitô giáo không chỉ đặt nền tảng trên cảm tính thuần túy, nhưng trước hết, được xây dựng trên nền tảng phán đoán và chấp thuận của lý trí sau những chuỗi dài tìm hiểu, bàn hỏi và cân nhắc kỹ càng, nhất là nó được xây dựng trên nền tảng chắc chắn của đức tin, nên chỉ có sự chết mới có thể chia cắt được. Nói cách khác, được đức tin hướng dẫn và soi sáng, các người sống bậc vợ chồng Kitô giáo cũng có thể sống tin tưởng vào nhau hoàn toàn như họ sống tín thác vào Thiên Chúa vậy.
Nhưng ở đây một câu hỏi được đặt ra: Nội dung và mục đích của hôn nhân Kitô giáo là gì để nó có thể bền vững và trường tồn cho tới chết?
Chính gương sống cụ thể của tất cả những cặp vợ chồng và những gia đình sống gắn bó mật thiết với đức tin Kitô giáo của mình là một minh chứng hùng hồn và sống động khẳng định rằng lý tưởng tồn tại vĩnh cửu và bất khả phân ly của hôn nhân Kitô giáo hoàn toàn là một thực tại khả thi, chứ không phải là một ảo tưởng. Dĩ nhiên điều ấy không muốn phủ nhận thực trạng cụ thể là đã không thiếu các hôn nhân nói chung và các hôn nhân Kitô giáo nói riêng bị đổ vỡ. Phải chăng ngày nay đời sống hôn nhân dễ dàng bị đổ vỡ là do các cặp vợ chồng thường có một cuộc sống độc lập và ít lệ thuộc vào nhau, nhất là trong lãnh vực kinh tế, và tiếp đến, là do các phương diện thế tục đã chiếm ưu thế trong cuộc sống của họ, khiến cho đức tin Kitô giáo của họ bị sao nhãng hay bị rơi vào quên lảng?
Rất có thể những yếu tố ấy đã thực sự đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong những đổ vỡ của các gia đình. Do đó, ở đây chúng ta thử đi tìm một nguyên nhân khác đã giúp các cuộc sống hôn nhân và gia đình thành công và hạnh phúc, đó chính là sự tương quan sống động của các đương sự với Thiên Chúa. Chính cuộc sống đức tin Kitô giáo, tức cuộc sống tiếp cận với Thiên Chúa qua các kinh nguyện hằng ngày và qua sự thực hành tinh thần công bình bác ái của Tin Mừng, mới là yếu tố quyết định giúp con người biết tổ chức cho mình một cuộc sống hạnh phúc và an lành, chứ không phải các yếu tố thuần tuý xã hội và kinh tế mà thôi. Ở điểm này, chúng ta cần tìm hiểu bản chất chính của hôn nhân theo quan điểm Kitô giáo, tức tính chất Bí tích Hôn Nhân Kitô giáo.
Tính chất Bí tích Hôn Nhân không gì khác hơn là các đôi vợ chồng và các gia đình của họ luôn có Thiên Chúa cùng đồng hành và phù trợ họ trong cuộc sống. Vâng, các hôn nhân Kitô giáo không hề lẻ loi cô độc một mình, họ luôn có Chúa bên cạnh, dĩ nhiên không phải để sống thay hay làm thay các bổn phận của họ trong bậc đôi lứa, nhưng là để trợ giúp họ chu toàn các bổn phận ấy của mình bằng các ân sủng của người.
Bởi vậy, điều kiện tất yếu ở đây là người ta cần phải luôn thực thi, gìn giữ và thăng tiến các tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa cũng như với đồng loại trong cuộc sống xã hội. Cuộc sống lứa đôi và gia đình sẽ thành công và hạnh phúc hay thất bại và bất hạnh đều tùy thuộc các tương quan ấy.
Nhưng đối với nhiều người trong thời đại tân tiến ngày nay sự thực hành và bảo tồn mối tương quan tốt đẹp với những người khác tuy khó nhưng tương đối còn khả thi hơn là đối với Thiên Chúa bội phần, vì Thiên Chúa không hiện diện cụ thể bằng xương bằng thịt trước mắt họ như một người bạn thân. Chúng ta chỉ gặp gỡ được Người trong đức tin sống động, đặc biệt trong Phép Thánh Thể, trong đó Người hiện diện một cách cụ thể. Qua Đức Giêsu Na-da-rét, Con Một yêu dấu của Người, chúng ta biết được rằng Thiên Chúa luôn hiện diện ở giữa chúng ta và chỉ vì Người yêu thương ta. Chính Đức Giêsu đã mặc khải chân lý ấy cho chúng ta, chân lý: Thiên Chúa là tình yêu, và Người yêu thương ta hơn bất cứ một người trần gian nào có thể thương yêu ta!
Một thực tại khác chúng ta cũng cần ghi nhận là đặc biệt các thế hệ trẻ ngày nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc cảm nhận được sự hiện diện cần thiết của Thiên Chúa trong đời sống của họ, vì một số lớn trong họ đã không có được một môi trường sống thuận lợi hay sự may mắn để học hỏi phải tổ chức một mối tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa như thế nào. Những thanh thiếu niên này thường được sinh ra và lớn lên trong một môi trường gia đình thiếu giáo dục đầy đủ về tôn giáo. Các cha mẹ của họ thường chỉ nhấn mạnh và đặt nặng vấn đề bạn bè và hôn nhân của con cái thuần tuý thuộc lãnh vực kinh tế và xã hội, còn vấn đề thuộc lãnh vực tôn giáo thì rất hạn hẹp, nếu không muốn nói là bị coi thường và đánh giá thấp. Vì thế, các thế hệ trẻ ấy thật khó lòng để cảm nhận được các thực tại thiêng liêng và vô hình, nhưng lại rất gần gũi và quan trọng mang tính cách quyết định đối với sự thành công và sự hạnh phúc của cuộc sống hôn nhân và gia đình của họ, sự cảm nhận: Chúng ta có Chúa cùng đồng hành trong cuộc sống!
Tổ chức các khóa chuẩn bị hôn nhân là điều tối cần
Chính hoàn cảnh sống bất thuận lợi và khó khăn thuộc lãnh vực tôn giáo và đức tin của các thế hệ trẻ ngày nay đã đòi hỏi Giáo Hội không có giải pháp thực dụng và cần thiết nào khác ngoài việc tổ chức các khóa huấn luyện và chuẩn bị hôn nhân cho các bạn trẻ đang dọn mình bước vào cuộc sống hôn nhân gia đình. Và như vừa đề cập tới ở trên, tôn giáo và đức tin luôn đóng một vai trò chủ chốt trong đời sống hạnh phúc lứa đôi và gia đình, nên trong các khóa chuẩn bị hôn nhân của Giáo Hội vấn đề tương quan tốt đẹp giữa hôn nhân và Thiên Chúa cần phải được đặt làm trọng tâm, dĩ nhiên người ta cũng không được coi thường các vấn đề thuộc các lãnh vực xã hội, bạn bè, sức khỏe hay bổn phận giáo dục con cái.
Trong phạm vi thuộc chủ đề này, chúng ta có thể trích những lời phát biểu rất chí lý của Đức TGM Wolfgang Haas, Giám Mục thủ đô Vaduz của tiểu quốc Lichtenstein nằm trong biên giới Thụy Sĩ, được phổ biết trong Thư Chung dịp Mùa Chay 2012 của ngài: „Đối với các Kitô hữu thì vấn đề tự bản chất của nó đương nhiên phải được hiểu là họ cũng cần phải liên kết sự chuẩn bị cá nhân cho đời sống hôn nhân của họ với kinh nguyện và với những trợ giúp phần thiêng liêng, nhờ đó các đôi tân hôn sẽ ý thức được một cách sâu xa sự thánh thiên và sự đẹp đẽ của cuộc sống hôn nhân tương lai của họ. Đặc biệt đối với các đôi tân hôn Công Giáo, điều ấy có nghĩa là họ cần chuẩn bị tâm hồn cho lễ Hôn Phối, một biến cố vô cùng trọng đại của đời họ, bằng việc dọn mình xưng tội và rước lễ một cách cẩn thận. Trước một sự quyết định vô cùng quan trọng như thế, tức bước vào cuộc sống hôn nhân, người ta cần phải sống đời cầu nguyện một cách mãnh liệt hơn nữa cũng như tận dụng tối đa các phương tiện thánh hóa của Giáo Hội.“
Những lời khuyên bảo quan trọng của Đức TGM Haas dành cho các đôi tân hôn như trên, không chỉ được thực hành trong thời gian chuẩn bị mà còn trong suốt cuộc sống hôn nhân của họ nữa. Cùng nhau siêng năng đọc kinh trong gia đình, tham dự Thánh Lễ và đều đặn lãnh nhận Bí tích Cáo Giải: Tất cả những thực hành đạo đức ấy sẽ gắn bó vợ chồng và cả gia đình lại với nhau, cũng như sẽ gắn bó họ lại với Thiên Chúa, Đấng luôn hiện diện giữa họ. Ngoài ra, các cuộc gặp gỡ và trao đổi về các vấn đề thiêng liêng với các cha Linh Hướng cũng đóng một vai trò không nhỏ trong đời sống nội tâm của mỗi người cũng như trong đời sống hôn nhân của họ. Tiếp đến, cả những giao lưu và kết bạn với những người cùng chung một đức tin, cùng đồng chí hướng cũng không kém phần quan trọng trong việc củng cố đời sống hôn nhân của chính mình, bởi vì „ai tin thì không lẻ loi một mình“ đúng như lời phát biểu của Đức Thánh Cha Bênẹđíctô XVI. Người có đức tin thì không chỉ không cô đơn lẻ loi một mình, vì luôn có Chúa ở cùng, và bên cạnh còn có rất nhiều người khác cũng đang sống đức tin Kitô giáo một cách đầy xác tín và vui vẻ nữa. Qua những tiếp xúc ấy, chúng ta chắc chắn sẽ cảm nhận được rằng cuộc sống đức tin cũng như cuộc hôn nhân của mình được củng cố thêm rất nhiều.
Dấu ấn đời tận hiến trong hôn nhân Kitô giáo
Ở đây chúng ta cũng cần ghi nhận một quan niệm khá chủ quan một chiều đã ăn sâu vào tâm thức dân gian do ảnh hưởng của câu thơ Truyện Kiều gây nên: „Tu là cội phúc tình là dây oan!“ Người ta đã đem hai lối sống „tu“ và „đời“ ấy đối lập với nhau: Một bên thì thanh cao, thiện hảo và đáng quý, còn bên kia lại trần tục, thấp kém và chỉ là món nợ đời mà định mệnh bắt phải gánh chịu mà thôi. Nhưng theo bản chất hai lối sống „tu trì“ và „hôn nhân“, thì tuy khác nhau, nhưng không chống đối hay phủ nhận nhau. Ngược lại, cả hai lối sống ấy cùng hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta đừng quên rằng, những người được kêu mời sống đời tận hiến tu trì không phải tự nhiên từ trời rơi xuống, mà xuất phát từ các gia đình, từ đời sống hôn nhân. Bởi vậy, cuộc sống hôn nhân và gia đình thánh thiện thực sự là những thửa đất mầu mỡ làm trổ sinh các ơn gọi Linh mục và tu Dòng tốt.
Và ngược lại, đời sống độc thân Linh Mục và tu Dòng là một sự động viên và sự củng cố cụ thể nhất cho cuộc sống hôn nhân và gia đình. Sự gắn bó và liên kết chặt chẽ với Thiên Chúa của đời sống các Linh Mục và Tu Sĩ qua các lời khấn của họ thực sự là một sự nâng đỡ to lớn cho các người sống bậc vợ chồng và gia đình, vì các người này cũng theo đuổi cùng một mục đích là mong kiến tạo được một mối tương quan chặt chẽ và tốt đẹp với Chúa.
Một cách cụ thể, đời sống trinh khiết của các Linh Mục và các Tu Sĩ nam nữ là một sự động viên và một sự trợ lực cần thiết cho những người sống bậc vợ chồng luôn giữ trọn được sự chung thủy hôn nhân của mình, không những trong những lúc họ phải tiết dục, phải „kiêng cữ“, như trong trường hợp đau ốm bệnh tật, v.v…, nhưng cả trong cuộc sống bình thường hằng ngày nữa, khi họ phải tự chủ và phải tự kiềm chế những đòi hỏi tự nhiên quá trớn của xác thịt. Vì đời sống hôn nhân theo quan điểm Kitô giáo là một cuộc sống chung giữa một người nam và một người nữ, được chính Thiên Chúa nối kết và chúc phúc trước sự chứng giám của Giáo Hội. Nhờ thế, cả hai vợ chồng không còn là hai nữa, nhưng đã trở nên „một thân xác“ để trọn đời yêu thương nhau, cùng lo lắng cho nhau, cùng tôn trọng và trung thành với nhau, và nhất là cùng giúp nhau biết tôn thờ và kính sợ Thiên Chúa qua kinh nguyện và qua việc chu toàn các bổn phận của bậc mình, nhất là bổn phận nuôi dạy và giáo dục con cái nên những người tín hữu tốt, nên những công dân hữu ích cho xã hội, chứ không phải một lối sống nhằm tạo điều kiện cho người ta được hoàn toàn tự do thỏa mãn các đòi hỏi thuộc phái tính của mình, đến chỗ coi người bạn đời của mình hầu như là một phương tiện hợp pháp cho sự thỏa mãn ích kỷ ấy.
Qua những trình bày trên đây, chúng ta thấy rằng tinh thần lời khấn khiết tịnh của đời sống tu trì nâng đỡ cho những người sống bậc vợ chồng gìn giữ và bảo toàn được sự trung thành hôn nhân của mình, khi giúp họ biết định hướng tình yêu hôn nhân của mình theo tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, cũng như tình yêu của con người nói chung và của những bậc tu trì nói riêng đối với Thiên Chúa.
Tình yêu trung thành, bao dung và vô giới hạn của Thiên Chúa đối với con người thôi thúc con người cũng phải đáp trả lại cách tương xứng bằng chính tình yêu của mình. Đó cũng là cách thức cần được áp dụng trong tình yêu hôn nhân. Vâng, tình yêu của vợ chồng trao cho nhau luôn được củng cố bởi tình yêu của Thiên Chúa đối với họ. Mỗi người trong họ cần xác tín rằng, Thiên Chúa yêu thương người bạn đời của tôi cũng bằng chính tình yêu như khi Người yêu tôi. Người đã hết lòng yêu thương tôi và đã thực hiện cho tôi bao điều thiện hảo, cũng vậy, tôi cũng cần phải hết lòng yêu thương và làm cho người bạn đời của tôi những điều thiện hảo như thế.
Đàng khác, khi những người sống đời tu trì luôn ý thức được lý tưởng tận hiến của mình cho Thiên Chúa, cũng có thể nâng đỡ cho những người sống đời hôn nhân và gia đình ý thức được một cách rõ ràng hơn các tương quan của mình với Thiên Chúa và với người bạn đời của mình. Nhờ thế, họ sẽ luôn cảm nhận được rằng, hằng ngày khi bước đi trên con đường hôn nhân, họ luôn có Chúa cùng đồng hành. Hơn nữa, chính Người là đường, là sự thật và là sự sống. Nếu thế, con đường mà cuộc sống hôn nhân và gia đình Kitô giáo bước đi là chính lộ, nên chẳng những các người sống đời hôn nhân gia đình không cần phải lo sợ bị lạc đường nữa, nhưng còn xác tín được rằng con đường họ cùng nhau bước đi chắc chắn sẽ dẫn đưa họ tới hạnh phúc chân thật.
Để chuẩn bị cho Con Một Người nhập thể mặc lấy xác phàm hầu thực hiện công cuộc cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa đã tuyển chọn dân Ít-ra-en làm dân riêng Người và đã thiết lập với họ một giao ước tình yêu và chung thủy vĩnh cửu, mà Người gọi là „hôn ước vĩnh cửu“, tức giao ước hôn nhân muôn đời không đổi thay. Qua miệng sứ ngôn Hô-sê, Thiên Chúa đã phán: „Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cửu. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công bình và chính trực, trong ân tình và xót thương. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành, và ngươi sẽ được biết Đức Chúa.“ (Hs 2,21-22).
Hôn ước tình yêu và thành tín, hay nói đúng hơn, tình yêu thương vô bờ bến và sự trung thành muôn đời trường tồn của Thiên Chúa dành cho dân riêng Người mà sứ ngôn Hô-sê đã thừa lệnh Chúa phát biểu như trên đây là hình ảnh chân thực, là nền tảng của cuộc sống hôn nhân Kitô giáo: Yêu thương chân thành và trọn đời thủy chung!
Điều đó muốn khẳng định rằng, đời sống hôn nhân không phải là một thực tại thuần túy thuộc lãnh vực thế tục, nhưng là một thực tại thiêng liêng cao cả, được gắn liền với sự tương quan của Thiên Chúa với nhân loại.
Tình yêu Thiên Chúa thôi thúc chúng ta
Lời thề hứa của Thiên Chúa với dân riêng Ít-ra-en, mà Hô-sê đã thừa lệnh Người viết ra, thật tuyệt vời: Người hứa trung thành với họ đến muôn đời, chứ không hề bỏ họ mà đi, cho dù cuộc đời có thay đổi ra sao đi nữa, dù nếu chẳng may xảy ra những xung đột, bất đồng và cả sự phản bội nữa, thì tình yêu và lòng trung tín của Người vẫn trường tồn. Rất có thể khi họ phản bội lại Người, Thiên Chúa sẽ sửa trị họ, để nhắc nhủ họ quay trở lại với Người, quay lại đường ngay lẽ phải, chứ không phải Người chủ trương trừng trị hay bỏ rơi họ, vì Người là Đấng trung tín và Người không thể tự phản lại chính mình.
Thiên Chúa nói với dân Ít-ra-en: Ngươi có thể hoàn toàn tin tưởng ở Ta, vì Ta không bao giờ bỏ ngươi. Và những gì Người dùng miệng sứ ngôn Hô-sê mà nói ra cho dân Ít-ra-en, thì Người đã thực hiện một cách rõ ràng và cụ thể trong con người Đức Giêsu Na-da-rét. Để bày tỏ tình yêu thương và lòng trung thành tuyệt đối của Người với nhân loại, qua Đức Giêsu Na-da-rét, Con Một Người, Thiên Chúa đã không chút ngần ngại bước đi trên con đường dẫn đưa Người đến khổ đau và chết thảm thương! Thực tại ấy đã quả quyết lời hứa của Chúa „Hỡi con người, Ta sẽ lập với Ngươi một hôn ước vĩnh cửu“ đã hoàn toàn được hiện thực một cách rõ ràng và cụ thể. Quả thật, đối với Thiên Chúa, „hôn ước“ giữa Người và nhân loại không phải là thời gian „trăng mật“ đầy hoan lạc, nhưng là một biểu lộ tình yêu thương vô bờ bến và sự tín trung tuyệt đối của Người đối với họ. Đối với Thiên Chúa, một lần đã thề hứa là mãi mãi trường tồn, dù cho con người luôn phản bội Người!
Cũng tương tự như thế, các người sống bậc hôn nhân Kitô giáo cũng đã long trọng thề hứa với nhau trước bàn thờ Chúa trọn đời yêu thương và trung thành với nhau cho đến chết. Vâng, chỉ sự chết mới có thể xoá bỏ được lời thề hứa hôn nhân Kitô giáo mà thôi, vì qua Bí tích hôn nhân chính Thiên Chúa đã liên kết họ lạivới nhau, mà „những gì Thiên Chúa đã liên kếtt thì loài không có quyền phân ly“. Điều đó muốn khẳng định rằng các người sống bậc vợ chồng cũng phải luôn trung thành với nhau, sẵn sàng thông cảm và tha thứ cho nhau, dù phải đối mặt với các thách đố khắc nghiệt của cuộc sống, với các khác biệt và xung đột, và dĩ nhiên cả sự phản bội nữa. Nhưng đây là một thực tế cực kỳ gai góc và phủ phàng nhất trong cuộc sống hôn nhân, và thường là nguyên nhân gây nên sự đổ vỡ cho đời sống hôn nhân và phá hủy hạnh phúc các gia đình, xô đẩy tất cả những người liên hệ – vợ chồng, cha mẹ và con cái – vào một chuỗi bất hạnh không có điểm dừng.
Tuy nhiên, cái thực tại phủ phàng và bất hạnh ấy không phải là con ngõ cụt một chiều và không lối thoát. Trái lại, một lối thoát khả dĩ vẫn còn đó, vẫn đang chờ đợi những người trong cuộc, đó là tình yêu quảng đại! Vâng, chỉ với tình yêu quảng đại và cái nhìn rộng rãi trên toàn diện cuộc sống, nhất là với đức tin sống động, người ta mới có thể thu nhỏ sự tự ái cá nhân và tìm ra được lối thoát khả dĩ cho các bế tắc trong đời sống hôn nhân và trong đời sống gia đình. Ở đây, hoàn toàn ứng nghiệm câu „không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đã tự chết cho người mình yêu!“ Thật vậy, chỉ khi người ta biết can đảm giảm thiểu tối đa cái „sĩ diện“ và cái tự ái cá nhân đầy yêu sách của mình, vâng, chỉ khi người ta biết can đảm tự chết đi một chút cho người mình yêu, hay đã từng yêu, cho hạnh phúc toàn thể gia đình, thì không có gì là bất khả.
Sự hấp dẫn và lôi cuốn mạnh nhất và đặc thù nhất của tình yêu hoàn toàn xã thân và vô vị lợi của Thiên Chúa là nó tác động và gây nên trong ta sự ngưỡng mộ, sự mô phỏng hay sự thực hành theo. Bởi vì Thiên Chúa muôn đời tín trung và sự tín trung của Người là nơi nương tựa, là sự bảo đảm tuyệt đối chắc chắn cho chúng ta: không còn bao giờ sợ bị bỏ rơi nữa. Nhưng sự trung tín ấy cũng đòi chúng ta phải đưa ra áp dụng và thực hành trong cuộc sống mình, là tiếp tục trao ban nó cho người khác. Thiên Chúa đã đong cho chúng ta đấu nào, thì đến lượt mình, chúng ta cũng phải đong lại cho người khác đấu ấy. Chính Chúa đã dạy: „Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã thương yêu anh em.“(Ga 15,12b) Và thánh Phaolô cũng đã nhắc lại giới răn tình yêu của Chúa trong thư gửi Cô-lô-xê: „Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.“(Cl 3,13b)
Thế nhưng, tình yêu Thiên Chúa thì vô bờ bến và sự tha thứ của Người thì không giới hạn. Người tha thứ luôn luôn, chứ không chỉ bảy lần mà thôi(x. Mt 18,22) và Người không chỉ tha thứ cho những kẻ phản bội Người – như Phêrô và các Môn đệ khác – nhưng Người còn tha thứ cho cả những kẻ kết án, hành hạ và giết chết Người một cách bất công và vô cớ – như các vị Thương tế, Philatô và các lý hình. Lòng quảng đại và lượng tha thứ vô bờ bến của Chúa được cô đọng lại trong câu nói cuối cùng của Người khi đang bị treo trên thập giá: „Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc mình làm.“(Lc 23,34) Nhưng lòng quảng đại và sự tha thứ bao dung của Chúa tựa như ánh sáng: một khi được thắp sáng lên thì tất cả mọi cảnh vật chung quanh đều được chiếu sáng, đều được hưởng chung ánh sáng của nó. Cũng vậy, tình yêu và sự tha thứ của Chúa cũng đòi buộc chúng ta phải tiếp tục trao ban cho những người khác, phải tiếp tục sống quảng đại tha thứ với những người khác. Nếu Thiên Chúa là Đấng trung tín và bền vững trong các lời Người nói và qua các việc Người làm cho chúng ta, chứ Người không hề đổi thay, dù cho hoàn cảnh có thay đổi thế nào đi nữa, thì chúng ta cũng phải vậy, chúng ta cũng phải luôn giữ trọn chữ „tín“ và chữ „trung“ trong mọi tương quan với Người cũng như với đồng loại
Sự chắc chắn khả tín và bền vững trong các tương quan xã hội là một nhân đức Kitô giáo. Chính Đức Giêsu cũng đã dạy: „Có thì phải nói có, không thì phải nói không.“(Mt 5,37) Điều đó muốn khẳng định rằng, nếu người ta dễ dàng phản bội bạn bè, dễ dàng bỏ rơi cha mẹ, vợ/chồng hay con cái là một hành động đi ngược lại nhân đức này của Kitô giáo. Dĩ nhiên cũng có những trường hợp hay hoàn cảnh hợp lý biện minh cho những thái độ „nới lỏng“ trong các tương quan xã hội ấy, chẳng hạn khi con cái đi kết hôn và thành lập gia đình riêng, thì tất nhiên những liên lạc chặt chẽ giữa họ và cha mẹ sẽ bị giảm thiểu hay có thể bị gián đoạn. Trong trường hợp này, cha mẹ chẳng những cần phải chấp nhận, mà còn phải nỗ lực lo lắng và giúp đỡ con cái trong bước đường tự lập và độc lập ấy. Và đối với tình bằng hữu cũng có thể bị gián đoạn hay cả bị chấm dứt, như trong trường hợp vì sinh kế hay thay đổi chỗ ở xa xôi cách trở, v.v…khiến người ta không còn điều kiện để liên lạc với nhau nữa.
Tính chất Bí tích Hôn Nhân: Luôn có Chúa cùng đồng hành
Ngoại trừ trường hợp „đốt giai đoạn“ của những „cú sét ái tình“, con đường đi tới hôn nhân thường cũng được bắt đầu tương tự như tình bằng hữu: Từ diện mạo và ngoại hình xinh đẹp cho đến thái độ cư xử và cách ăn nói lịch thiệp của một người sẽ gây nên cảm tình, sự thích gần gũi, gặp gỡ và trao đổi chuyện trò, v.v… nơi một hay nhiều người khác, và rồi dần dà dẫn tới tình yêu. Sự „mê đắm“ và lòng „xao xuyến giao động“ khi đứng trước một người khác phái là những yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong tương quan giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Nhưng đó chỉ là những phản ứng khởi đầu thuần túy thuộc cảm tính và dễ qua đi. Người ta có thể so sánh chúng với những con bướm chỉ nhẹ nhàng bay chập chờn trên một bông hoa nào đó và rồi lại vội vàng bay sang một bông hoa khác. Cũng vậy, phút giây mê đắm và xao xuyến giao động ban đầu sẽ chóng qua đi theo dòng thời gian, chẳng hạn khi người ta phải chuyên tâm dồn trí vào những thực tại khắc nghiệt của cuộc sống cụ thể, khi người ta do hoàn cảnh xã hội đưa đẩy phải sống cách biệt nhau, và „xa mặt thì cách lòng“, hay khi sự chín chắn cá nhân theo tuổi tác tăng dần lên.
Đàng khác, khi lòng mê đắm và xao xuyến giao động mãnh liệt trước một người khác phái – nghĩa là tình yêu đang ở giai đoạn đầu, giai đoàn còn thuần tuý cảm tính – rất có thể đưa đến những „cuộc tình“ phiêu lưu nguy hiểm mà điểm dừng cuối cùng rất có thể là sự thất vọng chán chường và đau khổ tuyệt vọng, nếu không được lý trí hướng dẫn và không có tình yêu chân chính đi kèm theo, tức một tình yêu hội đủ hai yếu tố cơ bản là sự thủy chung và trách nhiệm. Dĩ nhiên những người trong cuộc, tức những người đang yêu say đắm, thường lại có những cảm nhận mang tính cách chủ quan. Họ xác tín mình được sinh ra là để cho nhau và vì nhau. Họ đinh ninh rằng mỗi người trong họ thực sự là một nửa của người kia. Nhưng rồi khi phải đối mặt với những thực tại phủ phàng của cuộc sống cụ thể hằng ngày, khi tiếng nói của con tim phải nhường chỗ cho tiếng nói của lý trí, bấy giờ từng góc cạnh của mối quan hệ ấy sẽ được đem ra phân tích mổ xẻ và được loại trừ dần hết những yếu tố phụ thuộc, cho tới khi mối quan hệ thuần túy do cảm tính tạo nên cũng tan biến.
Nhưng những hiện tượng tâm lý này không được phép có mặt trong cuộc sống hôn nhân nói chung và cuộc sống hôn nhân Kitô giáo nói riêng, vì tình yêu hôn nhân Kitô giáo không chỉ đặt nền tảng trên cảm tính thuần túy, nhưng trước hết, được xây dựng trên nền tảng phán đoán và chấp thuận của lý trí sau những chuỗi dài tìm hiểu, bàn hỏi và cân nhắc kỹ càng, nhất là nó được xây dựng trên nền tảng chắc chắn của đức tin, nên chỉ có sự chết mới có thể chia cắt được. Nói cách khác, được đức tin hướng dẫn và soi sáng, các người sống bậc vợ chồng Kitô giáo cũng có thể sống tin tưởng vào nhau hoàn toàn như họ sống tín thác vào Thiên Chúa vậy.
Nhưng ở đây một câu hỏi được đặt ra: Nội dung và mục đích của hôn nhân Kitô giáo là gì để nó có thể bền vững và trường tồn cho tới chết?
Chính gương sống cụ thể của tất cả những cặp vợ chồng và những gia đình sống gắn bó mật thiết với đức tin Kitô giáo của mình là một minh chứng hùng hồn và sống động khẳng định rằng lý tưởng tồn tại vĩnh cửu và bất khả phân ly của hôn nhân Kitô giáo hoàn toàn là một thực tại khả thi, chứ không phải là một ảo tưởng. Dĩ nhiên điều ấy không muốn phủ nhận thực trạng cụ thể là đã không thiếu các hôn nhân nói chung và các hôn nhân Kitô giáo nói riêng bị đổ vỡ. Phải chăng ngày nay đời sống hôn nhân dễ dàng bị đổ vỡ là do các cặp vợ chồng thường có một cuộc sống độc lập và ít lệ thuộc vào nhau, nhất là trong lãnh vực kinh tế, và tiếp đến, là do các phương diện thế tục đã chiếm ưu thế trong cuộc sống của họ, khiến cho đức tin Kitô giáo của họ bị sao nhãng hay bị rơi vào quên lảng?
Rất có thể những yếu tố ấy đã thực sự đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong những đổ vỡ của các gia đình. Do đó, ở đây chúng ta thử đi tìm một nguyên nhân khác đã giúp các cuộc sống hôn nhân và gia đình thành công và hạnh phúc, đó chính là sự tương quan sống động của các đương sự với Thiên Chúa. Chính cuộc sống đức tin Kitô giáo, tức cuộc sống tiếp cận với Thiên Chúa qua các kinh nguyện hằng ngày và qua sự thực hành tinh thần công bình bác ái của Tin Mừng, mới là yếu tố quyết định giúp con người biết tổ chức cho mình một cuộc sống hạnh phúc và an lành, chứ không phải các yếu tố thuần tuý xã hội và kinh tế mà thôi. Ở điểm này, chúng ta cần tìm hiểu bản chất chính của hôn nhân theo quan điểm Kitô giáo, tức tính chất Bí tích Hôn Nhân Kitô giáo.
Tính chất Bí tích Hôn Nhân không gì khác hơn là các đôi vợ chồng và các gia đình của họ luôn có Thiên Chúa cùng đồng hành và phù trợ họ trong cuộc sống. Vâng, các hôn nhân Kitô giáo không hề lẻ loi cô độc một mình, họ luôn có Chúa bên cạnh, dĩ nhiên không phải để sống thay hay làm thay các bổn phận của họ trong bậc đôi lứa, nhưng là để trợ giúp họ chu toàn các bổn phận ấy của mình bằng các ân sủng của người.
Bởi vậy, điều kiện tất yếu ở đây là người ta cần phải luôn thực thi, gìn giữ và thăng tiến các tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa cũng như với đồng loại trong cuộc sống xã hội. Cuộc sống lứa đôi và gia đình sẽ thành công và hạnh phúc hay thất bại và bất hạnh đều tùy thuộc các tương quan ấy.
Nhưng đối với nhiều người trong thời đại tân tiến ngày nay sự thực hành và bảo tồn mối tương quan tốt đẹp với những người khác tuy khó nhưng tương đối còn khả thi hơn là đối với Thiên Chúa bội phần, vì Thiên Chúa không hiện diện cụ thể bằng xương bằng thịt trước mắt họ như một người bạn thân. Chúng ta chỉ gặp gỡ được Người trong đức tin sống động, đặc biệt trong Phép Thánh Thể, trong đó Người hiện diện một cách cụ thể. Qua Đức Giêsu Na-da-rét, Con Một yêu dấu của Người, chúng ta biết được rằng Thiên Chúa luôn hiện diện ở giữa chúng ta và chỉ vì Người yêu thương ta. Chính Đức Giêsu đã mặc khải chân lý ấy cho chúng ta, chân lý: Thiên Chúa là tình yêu, và Người yêu thương ta hơn bất cứ một người trần gian nào có thể thương yêu ta!
Một thực tại khác chúng ta cũng cần ghi nhận là đặc biệt các thế hệ trẻ ngày nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc cảm nhận được sự hiện diện cần thiết của Thiên Chúa trong đời sống của họ, vì một số lớn trong họ đã không có được một môi trường sống thuận lợi hay sự may mắn để học hỏi phải tổ chức một mối tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa như thế nào. Những thanh thiếu niên này thường được sinh ra và lớn lên trong một môi trường gia đình thiếu giáo dục đầy đủ về tôn giáo. Các cha mẹ của họ thường chỉ nhấn mạnh và đặt nặng vấn đề bạn bè và hôn nhân của con cái thuần tuý thuộc lãnh vực kinh tế và xã hội, còn vấn đề thuộc lãnh vực tôn giáo thì rất hạn hẹp, nếu không muốn nói là bị coi thường và đánh giá thấp. Vì thế, các thế hệ trẻ ấy thật khó lòng để cảm nhận được các thực tại thiêng liêng và vô hình, nhưng lại rất gần gũi và quan trọng mang tính cách quyết định đối với sự thành công và sự hạnh phúc của cuộc sống hôn nhân và gia đình của họ, sự cảm nhận: Chúng ta có Chúa cùng đồng hành trong cuộc sống!
Tổ chức các khóa chuẩn bị hôn nhân là điều tối cần
Chính hoàn cảnh sống bất thuận lợi và khó khăn thuộc lãnh vực tôn giáo và đức tin của các thế hệ trẻ ngày nay đã đòi hỏi Giáo Hội không có giải pháp thực dụng và cần thiết nào khác ngoài việc tổ chức các khóa huấn luyện và chuẩn bị hôn nhân cho các bạn trẻ đang dọn mình bước vào cuộc sống hôn nhân gia đình. Và như vừa đề cập tới ở trên, tôn giáo và đức tin luôn đóng một vai trò chủ chốt trong đời sống hạnh phúc lứa đôi và gia đình, nên trong các khóa chuẩn bị hôn nhân của Giáo Hội vấn đề tương quan tốt đẹp giữa hôn nhân và Thiên Chúa cần phải được đặt làm trọng tâm, dĩ nhiên người ta cũng không được coi thường các vấn đề thuộc các lãnh vực xã hội, bạn bè, sức khỏe hay bổn phận giáo dục con cái.
Trong phạm vi thuộc chủ đề này, chúng ta có thể trích những lời phát biểu rất chí lý của Đức TGM Wolfgang Haas, Giám Mục thủ đô Vaduz của tiểu quốc Lichtenstein nằm trong biên giới Thụy Sĩ, được phổ biết trong Thư Chung dịp Mùa Chay 2012 của ngài: „Đối với các Kitô hữu thì vấn đề tự bản chất của nó đương nhiên phải được hiểu là họ cũng cần phải liên kết sự chuẩn bị cá nhân cho đời sống hôn nhân của họ với kinh nguyện và với những trợ giúp phần thiêng liêng, nhờ đó các đôi tân hôn sẽ ý thức được một cách sâu xa sự thánh thiên và sự đẹp đẽ của cuộc sống hôn nhân tương lai của họ. Đặc biệt đối với các đôi tân hôn Công Giáo, điều ấy có nghĩa là họ cần chuẩn bị tâm hồn cho lễ Hôn Phối, một biến cố vô cùng trọng đại của đời họ, bằng việc dọn mình xưng tội và rước lễ một cách cẩn thận. Trước một sự quyết định vô cùng quan trọng như thế, tức bước vào cuộc sống hôn nhân, người ta cần phải sống đời cầu nguyện một cách mãnh liệt hơn nữa cũng như tận dụng tối đa các phương tiện thánh hóa của Giáo Hội.“
Những lời khuyên bảo quan trọng của Đức TGM Haas dành cho các đôi tân hôn như trên, không chỉ được thực hành trong thời gian chuẩn bị mà còn trong suốt cuộc sống hôn nhân của họ nữa. Cùng nhau siêng năng đọc kinh trong gia đình, tham dự Thánh Lễ và đều đặn lãnh nhận Bí tích Cáo Giải: Tất cả những thực hành đạo đức ấy sẽ gắn bó vợ chồng và cả gia đình lại với nhau, cũng như sẽ gắn bó họ lại với Thiên Chúa, Đấng luôn hiện diện giữa họ. Ngoài ra, các cuộc gặp gỡ và trao đổi về các vấn đề thiêng liêng với các cha Linh Hướng cũng đóng một vai trò không nhỏ trong đời sống nội tâm của mỗi người cũng như trong đời sống hôn nhân của họ. Tiếp đến, cả những giao lưu và kết bạn với những người cùng chung một đức tin, cùng đồng chí hướng cũng không kém phần quan trọng trong việc củng cố đời sống hôn nhân của chính mình, bởi vì „ai tin thì không lẻ loi một mình“ đúng như lời phát biểu của Đức Thánh Cha Bênẹđíctô XVI. Người có đức tin thì không chỉ không cô đơn lẻ loi một mình, vì luôn có Chúa ở cùng, và bên cạnh còn có rất nhiều người khác cũng đang sống đức tin Kitô giáo một cách đầy xác tín và vui vẻ nữa. Qua những tiếp xúc ấy, chúng ta chắc chắn sẽ cảm nhận được rằng cuộc sống đức tin cũng như cuộc hôn nhân của mình được củng cố thêm rất nhiều.
Dấu ấn đời tận hiến trong hôn nhân Kitô giáo
Ở đây chúng ta cũng cần ghi nhận một quan niệm khá chủ quan một chiều đã ăn sâu vào tâm thức dân gian do ảnh hưởng của câu thơ Truyện Kiều gây nên: „Tu là cội phúc tình là dây oan!“ Người ta đã đem hai lối sống „tu“ và „đời“ ấy đối lập với nhau: Một bên thì thanh cao, thiện hảo và đáng quý, còn bên kia lại trần tục, thấp kém và chỉ là món nợ đời mà định mệnh bắt phải gánh chịu mà thôi. Nhưng theo bản chất hai lối sống „tu trì“ và „hôn nhân“, thì tuy khác nhau, nhưng không chống đối hay phủ nhận nhau. Ngược lại, cả hai lối sống ấy cùng hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta đừng quên rằng, những người được kêu mời sống đời tận hiến tu trì không phải tự nhiên từ trời rơi xuống, mà xuất phát từ các gia đình, từ đời sống hôn nhân. Bởi vậy, cuộc sống hôn nhân và gia đình thánh thiện thực sự là những thửa đất mầu mỡ làm trổ sinh các ơn gọi Linh mục và tu Dòng tốt.
Và ngược lại, đời sống độc thân Linh Mục và tu Dòng là một sự động viên và sự củng cố cụ thể nhất cho cuộc sống hôn nhân và gia đình. Sự gắn bó và liên kết chặt chẽ với Thiên Chúa của đời sống các Linh Mục và Tu Sĩ qua các lời khấn của họ thực sự là một sự nâng đỡ to lớn cho các người sống bậc vợ chồng và gia đình, vì các người này cũng theo đuổi cùng một mục đích là mong kiến tạo được một mối tương quan chặt chẽ và tốt đẹp với Chúa.
Một cách cụ thể, đời sống trinh khiết của các Linh Mục và các Tu Sĩ nam nữ là một sự động viên và một sự trợ lực cần thiết cho những người sống bậc vợ chồng luôn giữ trọn được sự chung thủy hôn nhân của mình, không những trong những lúc họ phải tiết dục, phải „kiêng cữ“, như trong trường hợp đau ốm bệnh tật, v.v…, nhưng cả trong cuộc sống bình thường hằng ngày nữa, khi họ phải tự chủ và phải tự kiềm chế những đòi hỏi tự nhiên quá trớn của xác thịt. Vì đời sống hôn nhân theo quan điểm Kitô giáo là một cuộc sống chung giữa một người nam và một người nữ, được chính Thiên Chúa nối kết và chúc phúc trước sự chứng giám của Giáo Hội. Nhờ thế, cả hai vợ chồng không còn là hai nữa, nhưng đã trở nên „một thân xác“ để trọn đời yêu thương nhau, cùng lo lắng cho nhau, cùng tôn trọng và trung thành với nhau, và nhất là cùng giúp nhau biết tôn thờ và kính sợ Thiên Chúa qua kinh nguyện và qua việc chu toàn các bổn phận của bậc mình, nhất là bổn phận nuôi dạy và giáo dục con cái nên những người tín hữu tốt, nên những công dân hữu ích cho xã hội, chứ không phải một lối sống nhằm tạo điều kiện cho người ta được hoàn toàn tự do thỏa mãn các đòi hỏi thuộc phái tính của mình, đến chỗ coi người bạn đời của mình hầu như là một phương tiện hợp pháp cho sự thỏa mãn ích kỷ ấy.
Qua những trình bày trên đây, chúng ta thấy rằng tinh thần lời khấn khiết tịnh của đời sống tu trì nâng đỡ cho những người sống bậc vợ chồng gìn giữ và bảo toàn được sự trung thành hôn nhân của mình, khi giúp họ biết định hướng tình yêu hôn nhân của mình theo tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, cũng như tình yêu của con người nói chung và của những bậc tu trì nói riêng đối với Thiên Chúa.
Tình yêu trung thành, bao dung và vô giới hạn của Thiên Chúa đối với con người thôi thúc con người cũng phải đáp trả lại cách tương xứng bằng chính tình yêu của mình. Đó cũng là cách thức cần được áp dụng trong tình yêu hôn nhân. Vâng, tình yêu của vợ chồng trao cho nhau luôn được củng cố bởi tình yêu của Thiên Chúa đối với họ. Mỗi người trong họ cần xác tín rằng, Thiên Chúa yêu thương người bạn đời của tôi cũng bằng chính tình yêu như khi Người yêu tôi. Người đã hết lòng yêu thương tôi và đã thực hiện cho tôi bao điều thiện hảo, cũng vậy, tôi cũng cần phải hết lòng yêu thương và làm cho người bạn đời của tôi những điều thiện hảo như thế.
Đàng khác, khi những người sống đời tu trì luôn ý thức được lý tưởng tận hiến của mình cho Thiên Chúa, cũng có thể nâng đỡ cho những người sống đời hôn nhân và gia đình ý thức được một cách rõ ràng hơn các tương quan của mình với Thiên Chúa và với người bạn đời của mình. Nhờ thế, họ sẽ luôn cảm nhận được rằng, hằng ngày khi bước đi trên con đường hôn nhân, họ luôn có Chúa cùng đồng hành. Hơn nữa, chính Người là đường, là sự thật và là sự sống. Nếu thế, con đường mà cuộc sống hôn nhân và gia đình Kitô giáo bước đi là chính lộ, nên chẳng những các người sống đời hôn nhân gia đình không cần phải lo sợ bị lạc đường nữa, nhưng còn xác tín được rằng con đường họ cùng nhau bước đi chắc chắn sẽ dẫn đưa họ tới hạnh phúc chân thật.
Thông Báo
Phân Ưu: Linh mục Augustinô Nguyễn Đức Thụ, SJ. đã qua đời
Lm Văn Chi
04:53 10/07/2012
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Trong niềm cậy trông phó thác vào lòng nhân từ của Chúa,
Tuyên Úy Đoàn và Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Liên Bang Úc Châu,
xin thành kính phân ưu cùng Cha Quan Chú Canut Nguyễn Thái Hoạch
cùng toàn thể Gia Đình Tang Quyến về sự ra đi của một Người Cha Thương Mến:
CHA AUGUSTINÔ NGUYỄN ĐỨC THỤ, SJ.
Cựu Tuyên Úy CĐCGVN Adelaide,
đã được Chúa gọi về lúc 9.50am ngày 26 tháng 06 năm 2012 tại Bệnh Viện Melbourne,
Hưởng thọ 74 tuổi.
Đôi dòng tiểu sử:
5/1938 Sinh tại giáo xứ Thạch Bích, Hà đông, Việt Nam
1951-58 Theo học tại Bùi Chu, Sàigòn, Việt Nam
1958-62 Theo học Triết học tại Giáo Hoàng Học viện Piô X tại Đàlạt
1964-68 Theo học Thần học tại Giáo Hoàng Học viện Piô X tại Đàlạt
Tháng Bảy 1968 Gia nhập dòng Tên tại Việt Nam trực thuộc tỉnh dòng Trung Hoa
1974 Theo học Ngành Giáo dục tại Manila, Philippines
1975 Theo học Ngành Viễn thông tại Lyon, France
1975-78 Làm việc cho người tỵ nạn tại Paris, France
10/1976- 6/1977 dạy học tại trường Trung học St Beuno’s, Wales (M. Ivens / G. Hughes, Tert. Instr.)
1979-91 Làm Tuyên uý cho Cộng đòan Việt Nam tại TGP Adelaide Nam Úc
1992 Năm Tu nghiệp và cư trú tại trường Xavier, Kew, Victoria
1993-94 Phó xứ St Ignatius’, Richmond, Victoria và theo học ngành tư vấn
10/1994-95 Theo học văn bằng Cao học Mục vụ tại Đại học Loyola Chicago Hoa Kỳ
1996 ở Toowong, Qld và phụ giúp Cộng đồng Công giáo Việt Nam Brisbane
1997-2004 Làm Tuyên uý cho Cộng đòan Việt Nam tại TGP Adelaide Nam Úc
2005-2012 Hưu trí và phụ giúp mục vụ tại St Ignatius’, Richmond, Vic.: Tuyên úy cho Bệnh viện Epworth và Tuyên úy cho Trường Tiểu học Trinity Catholic School (2005-2009)
THÁNH LỄ ĐƯA CHÂN
6.00 tối thăm viếng tại thánh đường St Ignatius, Richmond, Victoria
& 7.00 tối Thánh lễ tại thánh đường St Ignatius, Richmond, Victoria
THÁNH LỄ AN TÁNG
9.00 sáng Thánh lễ An táng tại thánh đường St Ignatius, Richmond, Victoria
AN TÁNG
11.00 sáng an táng tại Nghĩa trang Melbourne, Parkville, Victoria
Nguyện Xin Thiên Chúa Yêu Thương, Mẹ Maria Từ Ái,
và Thánh Tiến Sĩ Augustinô sớm đưa Linh Hồn Cha Augustinô Nguyễn Đức Thụ
về hưởng tôn nhan Chúa.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
TUYÊN ÚY ĐOÀN VÀ CĐCGVN
LIÊN BANG ÚC CHÂU.
President: Rev. Paul Van Chi CHU, Sydney.
Vice President: Rev. Raphael Đức Thiện VÕ, Melbourne.
Secretary: Rev. Peter Xuân Mỹ BÙI, Canberra.
Treasurer: Rev. Peter Mộng Huỳnh NGUYỄN, Perth.
Vietcatholic & Dân Chúa Phân Ưu: Linh mục Augustinô Nguyễn Đức Thụ SJ
Ban Giám đốc Vietcatholic
04:53 10/07/2012
DÂN CHÚA ÚC CHÂU VÀ VIETCATHOLIC
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Trong niềm cậy trông phó thác vào lòng nhân từ của Chúa,
Vietcatholic.net và Nguyệt san Dân Chúa Úc Châu
xin thành kính phân ưu cùng Linh mục Canut Nguyễn Thái Hoạch
và Tang Quyến về sự ra đi của:
LINH MỤC AUGUSTINÔ NGUYỄN ĐỨC THỤ, SJ.
Cựu Tuyên Úy CĐCGVN Adelaide,
được Chúa gọi về lúc 9.30am ngày 26 tháng 06 năm 2012
tại Bệnh Viện St Vincent, Melbourne, Hưởng thọ 74 tuổi.
Xin Thiên Chúa và Mẹ Lavang và các Thánh Tử đạo Việt Nam
Chào đón Cha vào trong Vương Quốc Chúa trên trời.
Lm Giám đốc Vietcatholic: Trần Công Nghị
Lm Chủ nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu: Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
Và toàn ban biên tập, Cộng sự viên...
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Trong niềm cậy trông phó thác vào lòng nhân từ của Chúa,
Vietcatholic.net và Nguyệt san Dân Chúa Úc Châu
xin thành kính phân ưu cùng Linh mục Canut Nguyễn Thái Hoạch
và Tang Quyến về sự ra đi của:
LM Augustinô Nguyễn Đức Thụ SJ |
LINH MỤC AUGUSTINÔ NGUYỄN ĐỨC THỤ, SJ.
Cựu Tuyên Úy CĐCGVN Adelaide,
được Chúa gọi về lúc 9.30am ngày 26 tháng 06 năm 2012
tại Bệnh Viện St Vincent, Melbourne, Hưởng thọ 74 tuổi.
Xin Thiên Chúa và Mẹ Lavang và các Thánh Tử đạo Việt Nam
Chào đón Cha vào trong Vương Quốc Chúa trên trời.
Lm Giám đốc Vietcatholic: Trần Công Nghị
Lm Chủ nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu: Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
Và toàn ban biên tập, Cộng sự viên...
Phân ưu LM Augustinô Nguyễn Đức Thụ SJ
CĐCGVN Melbourne
04:53 10/07/2012
BAN MỤC VỤ CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM MELBOURNE – VICTORIA
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Trong niềm tin yêu, cậy trông và phó thác vào lòng nhân lành của Chúa,
Ban Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne – Victoria,
Xin thành kính phân ưu cùng toàn thể Gia Đình tang quyến về sự ra đi của
LINH MỤC AUGUSTINÔ NGUYỄN ĐỨC THỤ, SJ.
Cựu Tuyên Úy CĐCGVN Adelaide,
Đã được Chúa gọi về lúc 9:50am ngày 26 tháng 6 năm 2012 tại Bệnh Viện St. Vincent, Melbourne, Hưởng thọ 74 tuổi.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha nhân từ và qua lời cầu bầu của Thánh Bổn Mạng Augustinô
đón nhận linh hồn Cha Augustinô Nguyễn Văn Thụ vào trong Vương Quốc Ngài.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Nguyễn Ngọc Trúc - Trưởng Ban Mục Vụ CĐCGVN Melbourne – Victoria
Nguyễn Quốc Dũng – Phó Ban Mục Vụ CĐCGVN Melbourne – Victoria
Trần Cao Minh Đạo - Tổng Thư Ký Ban Mục Vụ CĐCGVN Melbourne – Victoria
Và toàn Ban Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne - Victoria
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Trong niềm tin yêu, cậy trông và phó thác vào lòng nhân lành của Chúa,
Ban Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne – Victoria,
Xin thành kính phân ưu cùng toàn thể Gia Đình tang quyến về sự ra đi của
LINH MỤC AUGUSTINÔ NGUYỄN ĐỨC THỤ, SJ.
Cựu Tuyên Úy CĐCGVN Adelaide,
Đã được Chúa gọi về lúc 9:50am ngày 26 tháng 6 năm 2012 tại Bệnh Viện St. Vincent, Melbourne, Hưởng thọ 74 tuổi.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha nhân từ và qua lời cầu bầu của Thánh Bổn Mạng Augustinô
đón nhận linh hồn Cha Augustinô Nguyễn Văn Thụ vào trong Vương Quốc Ngài.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Nguyễn Ngọc Trúc - Trưởng Ban Mục Vụ CĐCGVN Melbourne – Victoria
Nguyễn Quốc Dũng – Phó Ban Mục Vụ CĐCGVN Melbourne – Victoria
Trần Cao Minh Đạo - Tổng Thư Ký Ban Mục Vụ CĐCGVN Melbourne – Victoria
Và toàn Ban Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne - Victoria
Văn Hóa
Gia đình linh tông tại các giáo phận Việt Nam ngày xưa.
Nguyễn Long Thao
04:53 10/07/2012
Gia đình linh tông tại các giáo phận ngày xưa.
Định Nghiã Linh Tông: Linh Tông là từ Hán Việt. Linh 灵: thiêng liêng. Tông 宗: tổ tiên, dòng họ như Đại Tông là dòng trưởng, Tiểu Tông dòng thứ, Đồng Tông: người cùng họ. Linh Tông: họ hàng dựa trên mối liên hệ thiêng liêng . Những người nhận cùng một linh mục đỡ đầu tự coi mình như có họ hàng với nhau theo liên hệ linh tông.
Linh Tông cũng như từ Linh Thao hay Linh Đạo là những đặc ngữ Công Giáo Việt Nam mới xuất hiện gần đây. Từ Linh Thao dịch từ tiếng Anh Spiritual Exercise. Từ Linh Đạo từ tiếng Spirituality. Riêng từ Linh Tông chưa được một từ điển nào liệt kê và giải thích. Linh tông là một tổ chức để nối dõi sứ vụ tu trì. Thể chế này đã có từ rất lâu,tuy không phải là một tổ chức chính thức của Giáo Hội, nhưng được xã hội và Giáo Hội Việt Nam mặc nhiên thừa nhận.
Tổ Chức Gia Đình Linh Tông: Trong xã hội, khi người con trai đi lập gia đình thì ngay lúc đó một chi tộc mới được thành hình để nối dõi tông đường. Đối với Giáo Hội Công Giáo, khi một linh mục triều nhận bảo trợ ơn thiên triệu cho một người, thì gia đình linh tông bắt đầu thành hình để nối dõi sứ vụ linh mục. Hiện nay, chưa có tài liệu nào nói gia đình linh tông xuất hiện tại Việt Nam từ bao giờ và người ta chỉ biết rằng trước những năm 1950, tại nhiều giáo phận, nhất là ở miền Bắc, gia đình linh tông hoạt động mạnh, góp phần tích cực vào việc đào tạo ơn kêu gọi linh mục, thầy giảng, nam nữ tu sĩ. Ngày nay, thể chế linh tông đang phai nhạt dần và có nguy cơ biến mất theo sự thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội, đưa đến hậu quả là thiếu linh mục tu sĩ trong tương lai. Do nguyên nhân này, chúng tôi thấy cần viết lại tập tục gia đình linh tông tại các giáo phận ngày xưa để thấy những ưu điểm của tổ chức này trong việc cổ vũ, duy trì và phát triển ơn kêu gọi tu trì.
Theo truyền thống, khởi đầu của một gia đình linh tông là khi vị linh mục triều bắt đầu tuyển chọn các em trai, tuổi từ 8 đến 10, thường là người ở trong xứ đạo, muốn đi tu mà đặc ngữ gọi là muốn “đi ở nhà thầy”. Lúc này cha xứ hay cha phó trở thành cha Bố, cha Nghĩa Phụ của một gia đình linh tông. Ban đầu các thiếu niên được đưa vào nhà xứ sinh sống, được tập cho giúp lễ, được dậy bảo để làm quen với nếp sống tu trì, được các thầy khai tâm cho bằng các bài học về chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ. Lúc này giáo dân trong xứ gọi các em là các “cậu”, một đặc ngữ xưng hô dành cho con các quan hay các gia đình giầu có. Ngày xưa, khi giấy tờ hộ tịch chưa triệt để áp dụng, cha mẹ có thể thay đổi tên con cái. Gia đình linh tông cũng vậy, để biểu lộ sự liên hệ “họ hàng”, cha bố có thể đổi tên con để người ngoài nhận biết các người đó cùng thuộc gia đình linh tông. Ví dụ cha bố tên Huy thì đổi tên các con là Hưởng, Hạnh, Hùng v.v…và các tên này trở thành tên chính thức của một người.
Về vấn đề chi phí ăn ở và giáo dục, “Nhà Quê”, tức gia đình của cha mẹ đẻ, chỉ phụ giúp phần nào, còn đa số chi phí khác đều do cha bố bao bọc vì cha xứ có quyền sử dụng nguồn lợi của giáo xứ để nuôi dưỡng các người đi tu hay làm việc trong nhà xứ.
Sau một hai năm sống trong nhà xứ, thấy cậu nào thích hợp đời sống tu trì, có khả năng học hành giỏi, cha bố gửi đi học ở Trường Thử. Tai đây cậu được thử thách trong một hai năm và nếu bề trên thấy cậu có khả năng học hành khá, tính tình tốt, cậu được chuyển lên Tràng La Tinh. Tràng La Tinh là tiếng đọc trại của Trường La Tinh và sau này gọi là Tiểu Chủng Viện. Tại đây, cậu được học tiếng La tinh, và bắt đầu được người ta gọi bằng “Chú” thay vì “Cậu”. Học hết trường La Tinh trong vòng 5 đến 7 năm, nếu không “bị loại”, một đặc ngữ công giáo, chú được chuyển lên “Trường Lý Đoán”. Trường Lý Đoán là một danh từ nhà đạo, sau này được gọi là Đại Chủng Viện. Tại đây, người ta không gọi bằng “Chú” nữa mà bằng“Thầy” “Thầy Già”, Ông Già” và sau này gọi là thầy Đại Chủng Viện hay Đại Chủng Sinh. Tất cả đều có nghĩa là một người đang học tại Đại Chủng Viện. Trường Thử, Trường La Tinh, Trường Lý Đoán, chỉ liên lạc và báo cáo thành quả học hành, tu đức của tu sinh với cha bố. Còn Nhà Quê không được nhà trường báo cáo gì.
Suốt thời gian học hành trong mười mấy năm cho đến khi chịu chức Linh Mục, cha bố cấp dưỡng quần áo, sách vở, ít tiền tiêu vặt cho các con. Nhà quê cũng cấp thêm. Do vậy, ai có bố giầu, có nhà quê khá giả, đời sống chủng sinh được thoải mái hơn.
Trong tháng hè, các chú, các thầy chỉ được về thăm nhà quê trong thời gian ngắn, còn phải ở trong nhà xứ với cha bố, phụ trách các việc như dậy giáo lý, tập hát cho thiếu nhi. Sau kỳ hè, các chú trở về trường cầm theo lá thư của cha bố báo cáo về sinh hoạt của con cho bề trên nơi trường con theo học.
Nếu cậu nào, chú nào không làm Linh Mục được có thể gia nhập trường Kẻ Giảng để rồi sau vài năm huấn luyện, được Đức Giám Mục bổ nhiệm đi giúp việc trong các giáo xứ. Còn những cậu không tu được mà đặc ngữ Công Giáo gọi là “tu xuất” hay “bị loại” thì trở về đời, lập gia đình nhưng vẫn duy trì mối liên hệ linh tông, nhưng ở mức độ nhạt nhẽo hơn.
Cha bố cũng có thể nuôi con gái để những người này trở thành nữ tu. Các em gái không theo quy chế như các con trai, không ở chung trong nhà xứ mà được gửi ngay đi nhà tập của dòng Mến Thánh Giá. Cha bố cũng trợ giúp con gái và các tháng hè, các cô nữ tu về nhà bố mẹ và thỉnh thoảng đến thăm cha bố.
Trong gia đình linh tông, các con cũng được phân biệt theo thứ tự trưởng thứ như gia đình bên ngoài. Danh từ Bác Cả là để chỉ người con trưởng, từ Quan Bác để chỉ các người anh, và từ Quan Chú để chỉ các người em. Sống tết, chết giỗ. Ngày tết hay lễ bổn mạng của cha bố, các con đã là linh mục cũng về mừng lễ bổn mạng hay chúc tuổi và tết bố. Các người em cũng giữ lễ biếu tết anh. Khi cha bố qua đời, các con về thọ tang và tang lễ tổ chức thế nào đều do người con trưởng quyết định. Khi bố qua đời mà có con chưa làm linh mục, theo tục lệ gia đình linh tông, người con đó có thể được bố nối lại cho người anh cùng cha, hay nối làm con nuôi của vị linh mục khác. Những người anh cũng có nhiệm vụ tương trợ các em, nhất là em còn đang học trong chủng viện.
Cha bố nào “mát tay’ nuôi được nhiều con, trai thì đỗ cụ hay làm thầy giảng, gái thì thành nữ tu, và vẻ vang hơn nữa, nếu các con là những người học hành giỏi giang có vai vế trong giáo phận. Đoàn con trên sẽ “nối dõi” tông đường trong sứ vụ linh mục, thầy giảng, nữ tu. Gia đình linh tông thường chỉ gồm những người ở trong ba thế hệ là ông, cha, và con, rất hoạ hiếm được có những người trong bốn thế hệ mà gia đình huyết tộc gọi là Tứ Đại Đồng Đường. Linh tông cũng làm gia phả giống như gia đình huyết tộc.
Theo tập tục, chỉ các linh mục triều được nhận con nuôi. Các thầy giảng, các nữ tu, các linh mục dòng không được nhận con nuôi, có lẽ vì các nữ tu, các thầy giảng không được phép dùng nguồn lợi của giáo xứ để nuôi dưỡng con cái trong gia đình linh tông.
Tinh thần gia tộc là nét văn hóa nền tảng của con người Việt Nam. Do vậy, khi một người rời bỏ gia đình đi tu, không có nghĩa là họ bị bật gốc khỏi nền tảng văn hóa gia đình huyết tộc, mà thay vào đó, họ được tháp nhập vào một cơ cấu mới là gia đình linh tông, có chức năng và lý tưởng giống như gia đình huyết tộc. Trong khi đó, đối với Nhà Quê, người đi tu vẫn giữ mối liên hệ tình cảm thắm thiết với cha mẹ, anh chị em ruột thịt, cũng có những nghĩa vụ “sống tết, chết giỗ”. Như vậy, với người đi tu, nét văn hóa gia đình không những không suy giảm, mà còn triển nở thêm ở bình diện gia đình linh tông.
Giáo Hội Việt Nam đã du nhập văn hóa gia đình vào sinh hoạt của Giáo Hội thể hiện qua tổ chức gia đình linh tông, cùng sống trong “nhà Đức Chúa Trời”. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử giáo hội kết luận rằng nơi nào “nhà Đức Chúa Trời” và thể chế gia đình linh tông phát triển mạnh, nơi đó con số linh mục tu sĩ, nữ tu đông hơn nơi khác vì đó là môi trường thích hợp cho việc nâng đỡ ơn kêu gọi. Thiết tưởng, trong tình hình kinh tế, chính trị tại Việt Nam hiện nay, một câu hỏi cần đặt ra là ta có nên chính thức thừa nhận và tái phục hồi tổ chức gia đình linh tông để tăng thêm số linh mục và nam nữ tu sĩ ?
Nguyễn Long Thao
Định Nghiã Linh Tông: Linh Tông là từ Hán Việt. Linh 灵: thiêng liêng. Tông 宗: tổ tiên, dòng họ như Đại Tông là dòng trưởng, Tiểu Tông dòng thứ, Đồng Tông: người cùng họ. Linh Tông: họ hàng dựa trên mối liên hệ thiêng liêng . Những người nhận cùng một linh mục đỡ đầu tự coi mình như có họ hàng với nhau theo liên hệ linh tông.
Linh Tông cũng như từ Linh Thao hay Linh Đạo là những đặc ngữ Công Giáo Việt Nam mới xuất hiện gần đây. Từ Linh Thao dịch từ tiếng Anh Spiritual Exercise. Từ Linh Đạo từ tiếng Spirituality. Riêng từ Linh Tông chưa được một từ điển nào liệt kê và giải thích. Linh tông là một tổ chức để nối dõi sứ vụ tu trì. Thể chế này đã có từ rất lâu,tuy không phải là một tổ chức chính thức của Giáo Hội, nhưng được xã hội và Giáo Hội Việt Nam mặc nhiên thừa nhận.
Tổ Chức Gia Đình Linh Tông: Trong xã hội, khi người con trai đi lập gia đình thì ngay lúc đó một chi tộc mới được thành hình để nối dõi tông đường. Đối với Giáo Hội Công Giáo, khi một linh mục triều nhận bảo trợ ơn thiên triệu cho một người, thì gia đình linh tông bắt đầu thành hình để nối dõi sứ vụ linh mục. Hiện nay, chưa có tài liệu nào nói gia đình linh tông xuất hiện tại Việt Nam từ bao giờ và người ta chỉ biết rằng trước những năm 1950, tại nhiều giáo phận, nhất là ở miền Bắc, gia đình linh tông hoạt động mạnh, góp phần tích cực vào việc đào tạo ơn kêu gọi linh mục, thầy giảng, nam nữ tu sĩ. Ngày nay, thể chế linh tông đang phai nhạt dần và có nguy cơ biến mất theo sự thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội, đưa đến hậu quả là thiếu linh mục tu sĩ trong tương lai. Do nguyên nhân này, chúng tôi thấy cần viết lại tập tục gia đình linh tông tại các giáo phận ngày xưa để thấy những ưu điểm của tổ chức này trong việc cổ vũ, duy trì và phát triển ơn kêu gọi tu trì.
Theo truyền thống, khởi đầu của một gia đình linh tông là khi vị linh mục triều bắt đầu tuyển chọn các em trai, tuổi từ 8 đến 10, thường là người ở trong xứ đạo, muốn đi tu mà đặc ngữ gọi là muốn “đi ở nhà thầy”. Lúc này cha xứ hay cha phó trở thành cha Bố, cha Nghĩa Phụ của một gia đình linh tông. Ban đầu các thiếu niên được đưa vào nhà xứ sinh sống, được tập cho giúp lễ, được dậy bảo để làm quen với nếp sống tu trì, được các thầy khai tâm cho bằng các bài học về chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ. Lúc này giáo dân trong xứ gọi các em là các “cậu”, một đặc ngữ xưng hô dành cho con các quan hay các gia đình giầu có. Ngày xưa, khi giấy tờ hộ tịch chưa triệt để áp dụng, cha mẹ có thể thay đổi tên con cái. Gia đình linh tông cũng vậy, để biểu lộ sự liên hệ “họ hàng”, cha bố có thể đổi tên con để người ngoài nhận biết các người đó cùng thuộc gia đình linh tông. Ví dụ cha bố tên Huy thì đổi tên các con là Hưởng, Hạnh, Hùng v.v…và các tên này trở thành tên chính thức của một người.
Về vấn đề chi phí ăn ở và giáo dục, “Nhà Quê”, tức gia đình của cha mẹ đẻ, chỉ phụ giúp phần nào, còn đa số chi phí khác đều do cha bố bao bọc vì cha xứ có quyền sử dụng nguồn lợi của giáo xứ để nuôi dưỡng các người đi tu hay làm việc trong nhà xứ.
Sau một hai năm sống trong nhà xứ, thấy cậu nào thích hợp đời sống tu trì, có khả năng học hành giỏi, cha bố gửi đi học ở Trường Thử. Tai đây cậu được thử thách trong một hai năm và nếu bề trên thấy cậu có khả năng học hành khá, tính tình tốt, cậu được chuyển lên Tràng La Tinh. Tràng La Tinh là tiếng đọc trại của Trường La Tinh và sau này gọi là Tiểu Chủng Viện. Tại đây, cậu được học tiếng La tinh, và bắt đầu được người ta gọi bằng “Chú” thay vì “Cậu”. Học hết trường La Tinh trong vòng 5 đến 7 năm, nếu không “bị loại”, một đặc ngữ công giáo, chú được chuyển lên “Trường Lý Đoán”. Trường Lý Đoán là một danh từ nhà đạo, sau này được gọi là Đại Chủng Viện. Tại đây, người ta không gọi bằng “Chú” nữa mà bằng“Thầy” “Thầy Già”, Ông Già” và sau này gọi là thầy Đại Chủng Viện hay Đại Chủng Sinh. Tất cả đều có nghĩa là một người đang học tại Đại Chủng Viện. Trường Thử, Trường La Tinh, Trường Lý Đoán, chỉ liên lạc và báo cáo thành quả học hành, tu đức của tu sinh với cha bố. Còn Nhà Quê không được nhà trường báo cáo gì.
Suốt thời gian học hành trong mười mấy năm cho đến khi chịu chức Linh Mục, cha bố cấp dưỡng quần áo, sách vở, ít tiền tiêu vặt cho các con. Nhà quê cũng cấp thêm. Do vậy, ai có bố giầu, có nhà quê khá giả, đời sống chủng sinh được thoải mái hơn.
Trong tháng hè, các chú, các thầy chỉ được về thăm nhà quê trong thời gian ngắn, còn phải ở trong nhà xứ với cha bố, phụ trách các việc như dậy giáo lý, tập hát cho thiếu nhi. Sau kỳ hè, các chú trở về trường cầm theo lá thư của cha bố báo cáo về sinh hoạt của con cho bề trên nơi trường con theo học.
Nếu cậu nào, chú nào không làm Linh Mục được có thể gia nhập trường Kẻ Giảng để rồi sau vài năm huấn luyện, được Đức Giám Mục bổ nhiệm đi giúp việc trong các giáo xứ. Còn những cậu không tu được mà đặc ngữ Công Giáo gọi là “tu xuất” hay “bị loại” thì trở về đời, lập gia đình nhưng vẫn duy trì mối liên hệ linh tông, nhưng ở mức độ nhạt nhẽo hơn.
Cha bố cũng có thể nuôi con gái để những người này trở thành nữ tu. Các em gái không theo quy chế như các con trai, không ở chung trong nhà xứ mà được gửi ngay đi nhà tập của dòng Mến Thánh Giá. Cha bố cũng trợ giúp con gái và các tháng hè, các cô nữ tu về nhà bố mẹ và thỉnh thoảng đến thăm cha bố.
Trong gia đình linh tông, các con cũng được phân biệt theo thứ tự trưởng thứ như gia đình bên ngoài. Danh từ Bác Cả là để chỉ người con trưởng, từ Quan Bác để chỉ các người anh, và từ Quan Chú để chỉ các người em. Sống tết, chết giỗ. Ngày tết hay lễ bổn mạng của cha bố, các con đã là linh mục cũng về mừng lễ bổn mạng hay chúc tuổi và tết bố. Các người em cũng giữ lễ biếu tết anh. Khi cha bố qua đời, các con về thọ tang và tang lễ tổ chức thế nào đều do người con trưởng quyết định. Khi bố qua đời mà có con chưa làm linh mục, theo tục lệ gia đình linh tông, người con đó có thể được bố nối lại cho người anh cùng cha, hay nối làm con nuôi của vị linh mục khác. Những người anh cũng có nhiệm vụ tương trợ các em, nhất là em còn đang học trong chủng viện.
Cha bố nào “mát tay’ nuôi được nhiều con, trai thì đỗ cụ hay làm thầy giảng, gái thì thành nữ tu, và vẻ vang hơn nữa, nếu các con là những người học hành giỏi giang có vai vế trong giáo phận. Đoàn con trên sẽ “nối dõi” tông đường trong sứ vụ linh mục, thầy giảng, nữ tu. Gia đình linh tông thường chỉ gồm những người ở trong ba thế hệ là ông, cha, và con, rất hoạ hiếm được có những người trong bốn thế hệ mà gia đình huyết tộc gọi là Tứ Đại Đồng Đường. Linh tông cũng làm gia phả giống như gia đình huyết tộc.
Theo tập tục, chỉ các linh mục triều được nhận con nuôi. Các thầy giảng, các nữ tu, các linh mục dòng không được nhận con nuôi, có lẽ vì các nữ tu, các thầy giảng không được phép dùng nguồn lợi của giáo xứ để nuôi dưỡng con cái trong gia đình linh tông.
Tinh thần gia tộc là nét văn hóa nền tảng của con người Việt Nam. Do vậy, khi một người rời bỏ gia đình đi tu, không có nghĩa là họ bị bật gốc khỏi nền tảng văn hóa gia đình huyết tộc, mà thay vào đó, họ được tháp nhập vào một cơ cấu mới là gia đình linh tông, có chức năng và lý tưởng giống như gia đình huyết tộc. Trong khi đó, đối với Nhà Quê, người đi tu vẫn giữ mối liên hệ tình cảm thắm thiết với cha mẹ, anh chị em ruột thịt, cũng có những nghĩa vụ “sống tết, chết giỗ”. Như vậy, với người đi tu, nét văn hóa gia đình không những không suy giảm, mà còn triển nở thêm ở bình diện gia đình linh tông.
Giáo Hội Việt Nam đã du nhập văn hóa gia đình vào sinh hoạt của Giáo Hội thể hiện qua tổ chức gia đình linh tông, cùng sống trong “nhà Đức Chúa Trời”. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử giáo hội kết luận rằng nơi nào “nhà Đức Chúa Trời” và thể chế gia đình linh tông phát triển mạnh, nơi đó con số linh mục tu sĩ, nữ tu đông hơn nơi khác vì đó là môi trường thích hợp cho việc nâng đỡ ơn kêu gọi. Thiết tưởng, trong tình hình kinh tế, chính trị tại Việt Nam hiện nay, một câu hỏi cần đặt ra là ta có nên chính thức thừa nhận và tái phục hồi tổ chức gia đình linh tông để tăng thêm số linh mục và nam nữ tu sĩ ?
Nguyễn Long Thao
Euro 2012: Tây Ban Nha - Pháp: 2-0
Thanh-Sơn
04:53 10/07/2012
"Gà Trống" hôm hay hết gáy rồi
Oai phong "Bò Tót" bước lên ngôi
Cặp sừng nhọn hoắt phăng phăng tiến
Hai cựa tề bằng phướt phướt trôi
"Mấy cú cưa ngang" chìm tiếng Quác !!!
"Vài đường xẻ dọc" khiến Gà toi !!!
Thương thay một thủa oai hùng thế
Nuốt phải "dây thun" mới hóa tồi.
TÓM LƯỢC TRẬN ĐẤU: TRẬN ĐẤU TÂY BAN NHA -PHÁP
Thật không hổ danh nhà Dương Kim Vô Địch châu Âu, Tây Ban Nha đã biến trận đấu với Đội Tuyển Pháp thành một cuộc chiến không cân sức và không quá khó khăn giành thắng lợi 2-0 để đi vào bán kết.
Không nhìn thấy một hình ảnh “Gà trống Gaulois” oai hùng trong quá khứ. Các cầu thủ Đội Tuyển Pháp đá như... gà rù.
Thi đấu rời rạc, không ăn ý với nhau trong lối chơi, nhiều khi còn nhào cả vào nhau trên sân, và bị đối thủ Tây Ban Nha áp đảo gần như trên mọi phương diện.
Các tiền vệ của Tây Ban Nha kiểm soát banh ở khu vực giữa sân quá tốt. Hoàn toàn chia cắt hàng công của Đội Tuyển Pháp, đối phương không có thể tiến lên nổi. Dù cầu thủ Benzema của Pháp đã "rất cố gắng" lùi sâu về để kiếm banh và chuyền cho đồng đội, nhưng đội Pháp không thể gây nên được khó khăn cho thủ thành Casillas bên Tây Ban Nha. Trong suốt 90 phút, Đội Pháp chỉ một lần duy nhất gây sóng gió về phía khung thành của Tây Ban Nha. Đó là cú đánh đầu của tiền vệ Debuchy sau nỗ lực đưa banh ngang vao của Ribery, banh đi lướt qua xà ngang trong gang tấc.
Trong một thế trận vượt trội về mọi mặt, Tây Ban Nha áp đảo khung thành của thủ môn Lloris Pháp nhiều lần. Ngay từ khi trận đấu bắt đầu được 5 phút, một tý nửa là Tây Ban Nha đã có bàn thắng, nếu trọng tài không thổi phạt một quả penalty, lúc Fabregas xâm nhập vòng cấm địa cầu thủ Pháp Clichy đã kéo áo.
Phút thứ 19 thì Tây Ban Nha hạ gục chú “Gà trống Gaulois”. bằng cú đánh đầu của Xabi Alonso. Điều bất ngờ cách "lật cánh đánh đầu", chứ không theo phong cách đan bóng theo kiểu tiqui-taca quen thuộc của xứ " Bò Tót" này. Tiền vệ Iniesta đưa banh lên cho hậu vệ cánh trái Alba phi xuống tạt bóng ngang vào cho Xabi Alonso đánh đầu trong tư thế khá đẹp để ghi bàn.
Đây chắc chắn là một kỷ niệm rất đẹp cho Xabi Alonso mang thành tích ngày đá thứ 100 này cho Đội Tuyển Tây Ban Nha. thật là tuyệt vời!. Hình như hôm nay các đồng đội đã tạo điều kiện tối đa để anh có một ngày vui trọn vẹn.
Phút 90, cầu thủ vào sân thay người Pedro đã mang về cho Tây Ban Nha một quả penalty, sau khi anh bị hậu vệ Reveillere bên phía Đội Tuyển Pháp phạm lỗi trong vòng cấm địa. Xabi Alonso được giao trọng trách đá "trái phạt", anh đã hoàn thành xuất sắc nâng tỉ số lên 2-0 cho nước nhà Tây Ban Nha Đương Kim Vô Địch châu Âu.
Bàn thắng trên chấm phạt đền của Alonso không chỉ tô điểm cho chiến thắng của "Bò tót" mà còn khiến cho trận đấu thứ 100 cho đội tuyển của bản thân tiền vệ này thêm ngọt ngào hương vị, và Pháp chấp nhận thua trong sự "tâm phục khẩu phục"
Với chiến thắng này, Tây Ban Nha sẽ gặp anh "hàng xóm" Bồ Đào Nha của bán đảo "Iberia" này ở bán kết. (Chắc chắn sẽ có rất nhiều gay cấn).
PHỤ GHI:
"Phúc cho người thua biết chấp nhận vui vẻ
Khốn cho kẻ bại mang thù hận kiêu căng"
"Người biết khiêm nhường, sẽ sống luôn hạnh phúc
Kẻ nào tự phụ, mãi sầu khổ thương đau"
"Từ ngàn xưa vẫn thế, người đi trước đến đỉnh
Rồi lại phải bước xuống bởi có kẻ lên sau"
Thánh Gioan Tẩy Giả khiêm nhường làm kẻ mở đường, và Ngài nói,
Kẻ đến sau tôi rất cao trọng, "tôi không đáng cởi quay dép cho Người" (Ga.1,27)
Hôm nay ngày lễ kính thánh Goan Tẩy Giả, Ngài là kẻ rất khiêm nhường trước Chúa Giêsu và sự công chính.
Nhưng ngài không bao giờ lùi bước trước cái ác và sự bất công dù có phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Kính chúc qúy độc giả một ngày lễ sống đẹp trong vui vẻ, công chính, và lẽ thật.
Thánh Gioan Tẩy Giả
Trầm Hương Thơ
04:53 10/07/2012
Trong hoang địa vang vang lời rao giảng
Nghe oang oang từ tảng sáng tinh mơ
Bao nhiều người nghe thấy cũng bất ngờ
Ngài sắp đến, đừng chờ, khi đã đến!
Hãy mở lòng đón chờ mau mộ mến
Từng đoàn người tìm đến để nghe gì ?
Hãy sửa lòng! ngay thẳng đón Chúa đi
San núi đồi! bạt tội mình cho thẳng
Mau ăn năn! thú tội khiên dũng cảm
Trong cuộc đời u ám đầy tội lỗi
Thức tỉnh lên! trước khi trời mờ tối
Đừng để rồi! trăn trối trong buồn đau
Chiếc rìu kia đã để sẵn đàng sau
Khốn cho cây! bạc màu, không sinh trái
Nòi rắn độc! đội lốt, hình thông thái
Cứ ngồi trên, ăn hại! mãi hay sao?
Không ăn năn! còn đợi đến ngày nào?
Sẽ đốn đi! quẳng vào trong lò lửa
Bởi bên trong lòng cây đã thối rữa
Mục cả lòng chất chứa lắm gian tham
Phải đền trả những gì nó đã làm
Nòi rắn độc! hiểm nham, lòng thối rữa.
Ngày hôm nay, nước ta làm phép rửa
Đấng đến sau, mang lửa của Thánh Linh
Quyền uy Người, cao cả, rất quang vinh
Tay cầm nia, anh minh, Ngài sàng xảy
Ngài chọn ra những hạt nào tốt mẩy
Lòng hân hoan đong đầy ôi! diễm phúc
Những hạt lép, lãnh ngàn kiếp ô nhục
Quẳng vào lửa, vô phúc, biết dường bao
Nếm đau thương, khổ nhục, của thét gào.
Hỡi những kẻ cứng lòng, "mau sám hối!"
Chớ đừng để đến khi trời mờ tối!!!
Euro 2012: Ý - Anh: 4-2
Thanh-Sơn
04:53 10/07/2012
Một trận thư hùng quyết chiến to
Tam Sư đụng Ý đấu ra trò
Hai bên quần thảo thân rời rã
Bốn trận tơi bời đến phát ho
Cổ động rung trời "mong thủng lưới"
La làng chuyển đất "cũng không vô"
Cuối cùng xử cú phân cao thấp
Ý dứt Anh "đo đất" thẳng ro
MỞ MÀN TRẬN ĐẤU ĐẦY GAY CẤN
Bất ngờ mới phút thứ ba
Ý tung một cú căng da suýt vào.
Anh và Italia bất ngờ khởi đầu đầy khí thế, trái ngược hẳn với dự đoán ban đầu về một thế trận phòng ngự chặt chẽ.
Thủ Môn Anh Joe Hart mới phút thứ 3, đã thoát chết khi cú sút banh từ cự ly 25m tuyệt đẹp của De Rossi đi đúng cột dọc.
Tam Sư bực qúa trả lời
Hai phút sau đó tuyệt vời chẳng thua.
Chỉ 2 phút sau, Anh có câu trả lời. Phút thứ 5, G. Johnson bất ngờ xâm nhập vòng cấm tung cú sút từ khoảng cách 6m nhưng banh đi đúng chỗ Buffon tính sẵn.
Bao nhiêu cơ hội diễn ra
Bao nhiêu cú sút thế mà chẳng vô
Liên tiếp các cơ hội ngoạn mục được tạo ra. Phút 25, Pirlo chuyền banh tuyệt đẹp để Balotelli luồn xuống thành công, nhưng chạm trán với Joe Hart, Super Mario hơi chậm nên hậu vệ Anh lao về phá kịp.
Nhịp nhàng đẹp mặt chuyền banh
Tam Sư đá đụng cầu thành chuyển rung
Phút 33, Rooney phối hợp nhịp nhàng 1-2 khá đẹp với Welbeck xuyên qua hàng thủ Ý, nhưng may cho Ý
khi cú sút của Welbeck lại đi vọt xà ngang.
Nửa đường đợi tiếp hiệp hai
Bao nhiêu nuối tiếc cả hai bên đều.
Hiệp 1 kết thúc trong sự nuối tiếc của cả 2 đội đã làm mất quá nhiều các cơ hội làm bàn.
Vừa vào quyết chiến hiệp hai
Rossi bỏ lỡ tiếc dài xót xa
Ngay đầu hiệp 2 mấy phút, Ý lại bỏ mất cơ hội vàng, khi De Rossi sút chân trái xém cột, chàng ta chỉ cách khung thành có 5m và trước mặt chỉ còn mỗi thủ môn Anh.
Tiếp theo mấy cú tuyệt hay
Nào ngờ banh đụng xà bay ra ngoài.
Phút 52, với kỹ thuật tuyệt vời, Balotelli xuay người tung banh rất đẹp mắt nhưng Joe Hart lại cản phá banh ra thành công Montolivo rất nhanh lao vào đá bồi thêm nhưng lại vọt xà ngang. ( đây là lần thủa môn Anh phải cản phá banh thứ 19 từ đầu giải),
Bên anh thay đổi hai người
Tưởng sau mấy phút điểm lời cho Anh.
Vào phút thứ 60, Roy Hodgson tung cả Walcott và Carroll vào sân để tăng sức tấn công. Chỉ 5 phút sau, Carroll lập tức nhận banh từ Carroll liền đua banh đến chân A. Young lập tức tung cú sút thần sầu nhưng hậu vệ Ývẫn kịp lao về cản phá giải nguy khung thành Đội Tuyển Ý.
Thêm vài phút đá thêm giờ
Tưởng rằng bàn thắng bất ngờ xảy ra
Đúng phút thứ 3
đá bù giờ , Carroll đánh đầu đưa banh và Rooney tung người ngả bàn đèn trong vòng cấm nhưng một lần nữa banh lại đi vọt xà ngang.
Hiệp hai gay cấn diễn ra
Bàn cân chưa thấy ngã qua bên nào
Cần hai hiệp phụ thêm vào
Nửa cân, tám lạng đảo chao rã rời.
Sau 90 phút chính thức vẫn đều 0-0. Đây là trận đầu tiên ở EURO 2012 không có bàn thắng nào được ghi.
Thêm 2 hiệp phụ Ý tiếp tục là đội nắm giữ thế thượng phong luôn tấn công tìm kiếm bàn thắng nhưng không thành công.
Cuối cùng vẫn "bất phân thắng bại", hai đội buộc phải kéo nhau lên chấm 11m để quyết định.
May mắn tưởng đã dành cho Anh khi Montolivo đá hỏng ở phiên penalty thứ hai. Nhưng không ngờ 2 chàng Ashley, Young và Cole, đã tự làm mất lợi thế ấy khi cả hai cùng đá hỏng. Ở quả đá quyết định, cầu thủ Ý Diamanti đã đá thành công tung lưới của Anh, thủ môn Joe Hart đã cố gắng hết mình nhưng không thể nào cản nổi nên đành phải nằm đo đất trong xót xa và nuối tiếc.
Đội anh tiếc ngẩn tiếc ngơ
Tưởng giờ may mắn giấc mơ đã thành
Nào ngờ vài phút mong manh
Thế cờ lật ngược thôi đành ra đi
Phải công nhận là Đội Tuyển Ý bước vào bán kết cũng rất là xứng đáng. Vì trong cả bốn hiệp đấu Đội Cầu Ý luôn nắm thế thượng phọng về nhiều mặt.
Về phần Đội Tuyển Anh cũng phải chấp nhận hài lòng. Dù sao thì những gì làm được cũng đã vượt quá sự kỳ vọng trước giải EURO này.
Thôi đành chấp nhận thương đau
Luyện nghề để bốn năm sau trổ tài
Gẫm sự đời: Hát về mẹ của một em bé mồ côi
Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
04:53 10/07/2012
Cậu bé có tên rất ư là dân giã Ô Đạt Mộc (Udamu) đến từ vùng đất của những người con du mục Nội Mông. Song cuộc đời của cậu bé đã sớm chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tuy nhiên điều này không làm cho cậu bé mặc cảm hay thất vọng, ngược lại nó còn là động lực giúp cậu bé không ngừng vươn lên trong cuộc sống như là món quà để tặng người mẹ trên Thiên Đàng. Hãy xem ước mơ của cậu bé cũng mộc mạc đáng yêu như chính cái tên của mình. Khi vị giám khảo hỏi em có ước mơ gì không, cậu bé liền trả lời : "Thưa, con có một ước mơ là phát minh ra một loại mực mà khi đổ xuống trái đât này, cả thế giới sẽ trở nên đồng cỏ xanh bao la bát ngát". Đây là mơ ước không chỉ rất thiết thực của dân du mục mà còn là mơ ước của toàn thể nhân loại khi đối diện với một thế giới ngày càng bị huỷ diệt bởi sự tàn phá thiên nhiên. Tài năng của cậu bé cũng xuất phát từ đây. Bởi theo như lời chia sẻ của em, trên đồng cỏ xanh tươi, em như lạc vào một thế giới khác để có thể hát một cách thoả thích. Và mẹ em cũng ước mong em sẽ có một thế giới đáng yêu như thế. Chính vì thế, khi đến với chương trình China's Got Talent, Ô Đạt Mộc đã chọn bài hát về mẹ để nói lên ước mơ nhỏ bé của em về một người mẹ đã đi xa. Bài hát đã làm cho những ai xem chương trình này phải rơi lệ và thương cảm về phận đời của một cậu bé mồ côi.
Ô Đạt Mộc chọn ca khúc "Mơ về Mẹ" để đến với cuộc thi như là một món quà kính yêu để tặng người mẹ đang ở trên Thiên đàng.
"Trong đất trời mênh mông, con mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho con.
Mẹ trao cho con giòng sữa, thứ quý giá nhất của đất trời.
Mẹ của con ở một nơi rất xa.
Khi những vì sao lấp lành trên thảo nguyên xanh, con lại nhớ về khuôn mặt đầy yêu thương của mẹ.
Trên Thiên Đàng, mẹ sẽ cầu nguyện cho con có một cuộc sống bình an hạnh phúc.
Trong những giấc mơ của con, con thấy ngôi nhà thân yêu của mình hiện ra dưới ánh mặt trời.
Và ở đó, mẹ đang hát những khúc ca êm đềm.
Có một đồng cỏ xanh trải dài trước sân nhà.
Mẹ ở một nơi rất xa và đang chờ đợi con...
Gửi cho mẹ những bông hoa đẫm sương, con có thể cảm nhận được ánh mắt của mẹ.
Sau những giấc mơ kia, con lại thao thức: hãy về đây Mẹ yêu của con.
Con mơ cưỡi chim Hạc bay lên trời cao, mơ thấy mẹ vun đắp cho con hạnh phúc.
Con của mẹ đang đến. Hãy đợi con mẹ nhé!
Trên Thiên Đàng, mẹ sẽ cầu nguyện cho con có một cuộc sống bình an hạnh phúc."
Nghe những ca từ và nhìn cậu bé đắm mình trong những ca từ đó khiến cả khán phòng như bay bỗng trong một thế giới huyền diệu mà ở đó chỉ có mẹ, cậu bé, đàn chim Hạc, cánh đồng xanh dưới ánh mặt trời và cả bầu khí của sự cầu nguyện... Thế rồi khi cậu bé kết thúc ca khúc cũng là lúc mà cả khán phòng dậy sóng với tiếng vỗ tay cùng với những giọt nước mắt lăn dài trên má của khán giả như muốn được chia sẻ và đồng cảm với tình cảm thiêng liêng mà cậu bé dành cho mẹ. Ban giám khảo và khán giả đã thật sự bị cậu bé cuốn hút bởi ước mơ thánh thiện và lòng hiếu thảo. Bí quyết để Ô Đạt Mộc biểu diễn thành công ca khúc "Mơ về Mẹ" không chỉ đến từ tài năng mà điều quan trọng nhất, là đến từ chính cuộc đời của cậu. Có thể nói câu chuyện về cuộc đời mồ côi của cậu bé mà như cậu bé chia sẻ là mỗi khi nhớ về mẹ, cậu luôn hát ca khúc này và cảm nhận một điều vô cùng thiêng liêng đó là người mẹ vẫn ở bên, vẫn vỗ về, âu yếm và yêu thương.
Vâng, cám ơn Ô Đạt Mộc và cám ơn những tâm tình mà em đã "thay lời muốn nói" cho hết thảy những ai không còn mẹ. Ước mơ đơn sơ thánh thiện của em cũng là ước mơ chung của thời đại này, là ước mơ của hết những người con mồ côi mẹ. "Con có một ước mơ là phát minh ra một loại mực mà khi đổ xuống trái đất này, cả thế giới sẽ trở nên đồng cỏ xanh bao la bát ngát"… “Trên Thiên Đàng, mẹ sẽ cầu nguyện cho con có một cuộc sống bình an hạnh phúc…"
Thánh Tông Đồ Phêrô
Lm Vũđình Tường
04:53 10/07/2012
Thánh Tông Đồ Phêrô
Tư gia thánh Phêrô là nơi dừng chân của Chúa và các tông đồ. Mười chương đầu Phúc Âm Marcô thuật lại những lần Chúa và các tông đồ trú ngụ tại tư gia ông Phêrô ở Carphanaum.Chúa chữa mẹ vợ ông khỏi bệnh, ngủ qua đêm tại đó. Gặp Mẹ và anh em Ngài. Tư gia Phêrô trở thành nơi thờ phượng chung và được nới rộng đủ chỗ cho 500 dân làng tụ họp. Hoàng đế công giáo đầu tiên là Constantine xây thánh đường hình 5 góc bao trùm căn nhà thánh Phêrô - Ngũ Giác Đường thánh Phêrô. Gần đây khoa khảo cổ đào bới tìm thấy căn nhà lịch sử. Ngay phía dưới chính điện của Ngũ Giác Đường là ngưỡng cửa dẫn vào phòng nơi Chúa, các tông đồ và các giáo hữu tiên khởi tụ họp cầu nguyện. Tường còn nguyên vẹn. Người ta nhặt được cả 2 cái lưỡi câu.
Phêrô dáng người thon nhỏ, cao, da trắng, râu rậm, mềm quăn tít. Mắt đen có chấm đỏ khóc nhiều thống hối sau ngày chối Chúa. Lông mày nâu, thưa mỏng. Tính tình Phêrô bộc trực, thẳng thắn. Chúa nhắc đến nhiều nhất và cũng thay đổi ông nhiều nhất kể cả đổi tên chuẩn bị cho vị lãnh đạo tương lai. Phêrô có hai thư kí tài ba, trung thành. Marcô nghe Phêrô giảng dậy ghi lại những gì Phêrô giảng sau này trở thành Phúc Âm thánh Marcô . Silvanus viết hai thơ thánh Phêrô một và hai (1phêrô 5,12). Nhờ lòng nhiệt thành và thành tín Phêrô làm tròn trách nhiệm Chúa trao phó. Những chương đầu sách Tông Đồ Công Vụ tường thuật rất nhiều về việc rao giảng Tin Mừng của Phêrô. Ông tỏ ra là người lãnh đạo khôn ngoan, can trường và nhiều sáng kiến. Ông đề nghị chọn người thế chỗ Juđa (Cv 1,15). Ông mạnh dạn tranh biện với chính quyền khi họ cấm đạo (Cv 4). Ông phạt vợ chồng Ananias and Sappira chết tại chỗ khi họ thiếu thành thật (Cv 5). Ông truyền giáo nhiều nơi: Lydda, Joppa, Babylon, Antioch, Caesarea và rửa tội cho Cornelius (Cv 10). Phêrô giải quyết vấn đề gay cấn nên hay không nên rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại (Cv 11).
Mesopotamia là trung tâm thương mại quan trọng và sầm uất của người Do Thái, từ đây họ đi buôn sang đến tận Ấn Độ và Trung Hoa nên các tông đồ đi hoặc cử người đi truyền giáo khắp nơi như Corinth, Antioch, Ephesus, Alexandra, Rome. Thư thứ nhất của Phêrô viết bên Babylon. Từ 33-40 ông coi sóc giáo hội bên Antioch. Năm 44 đến Roma. Trên đường truyền giáo ông mang theo vợ giúp việc (1Corintô 9,5). Đi tù hai lần tại Jerusalem trước khi đi Babylon (Cv 12,17). Có tin Phêrô đi truyền giáo bên Anh Quốc và Gaul. Vua Lucius bên Anh xây thánh đường năm 156 lấy tên Phêrô tại Winchester, ngày nay gọi là Thánh Phêrô of Cornhill tưởng nhớ công đức vị tông đồ này. Một số sử gia cho là Phêrô không bao giờ truyền giáo bên Anh. Anh quốc là thuộc địa của Lamã gần 200 năm, từ năm 50 trước Chúa Giáng Sinh. Bên Anh thường có những cuộc nổi dậy nên đường sang Anh Quốc là đường quen thuộc của quân Roma. Phêrô có ba đệ tử là các thánh Eucharius, Valerius và Martenus. Eucharius làm giám mục và hai người kia là phụ tá. Martenus thành Nain Lk 7,11)được Chúa làm phép lạ cho sống lại. Ông xây thánh đường tại Alps.
Phêrô đến Rôme Khi nào rất khó xác định. Sử sách ghi ông đến Rôme năm 44 dưới triều hoàng đế Claudius. Ông này đuổi người Do Thái khỏi Roma năm 50 vì có nhiều người tin theo Chúa. Sách khác ghi từ 44-49 Phêrô ở bên Babylon, không phải bên Rôme. Tuy nhiên cả Phêrô lẫn Phaolô đều chết bên Rôme. Ai thành lập Giáo Hội tại Roma là vấn đề nan giải. Thánh Giacôbê chết năm 44. Tông Đồ Công Vụ 12,17 ghi thánh Phêrô bỏ Jerusalem đi nơi khác. Không biết đi đâu nhưng ngài xuất hiện tại công đồng tại Jerusalem năm 49. Thánh sử gia Eusibius ghi là ngài đến Rome năm 44 khi Claudius lên ngôi hoàng đế. Sử khác ghi lúc đó ngài đang giảng đạo tại Babylon. Thư Phaolô gởi cho tín hữu Roma khỏang năm 57-58 cho thấy các tín hữu ở đây đang có vấn đề tranh chấp giữa Do Thái giáo và Kitô hữu không thuộc gốc Do Thái. Tranh biện này là nguyên nhân dẫn đến việc vua Claudius đuổi Kitô hữu ra khỏi lãnh địa ông cai quản. Phêrô và Phaolô cả hai đều không lập Giáo Hội tại Roma nhưng cả hai đều tử đạo tại Roma. Ứng nghiệm sách Khải Huyền11 tiên đoán về cái chết của hai sứ giả Tin Mừng. Nero đóng đinh Phêrô nhưng ông xin đóng đinh ngược và lời yêu cầu của ông được chấp thuận. Ứng nghiệm đoạn trong Gioan 21,18. Trước khi chết ông bị cầm tù trong ngục tối Gemonium hay Tullian Keep, sau này đổi tên là Mamertine. Ngục này có 2 tầng đào sâu vào núi. Phêrô bị xích vào cột đá ngày đêm ăn ngủ ở thế đứng suốt 9 tháng không ánh sáng. Bị đánh ngất đi tỉnh lại nhiều lần nhưng tinh thần vẫn minh mẫn, vui tươi. Ngục tối Mamertine là đường một chiều cho các tù nhân. Cửa duy nhất ra vào là leo qua mái nhà xây trên 2 tầng ngục thất. Mùi hôi thối triền miên vì ngục không bao giờ được dọn dẹp, lau chùi. Phêrô sống sót suốt 9 tháng trong điều kiện tối tăm, hôi thối trong ổ vi trùng xác người là một phép lạ. Thời gian này ông cải hóa, truyền đạo cho cai tù, giám đốc đề lao, và 47 người khác. Năm 67 Nero ra lệnh đóng đinh Phêrô nhưng ông xin đóng đinh ngược đầu xuống đất. Nơi đóng đinh là đỉnh đồiVatican. Marcellinus nhận xác chôn tại Triumphant Way, cách nơi xử khỏang 2 cây số, lập nhà nguyện nhưng bị Heliogalachis phá hủy. Julius xây thánh đường ngay nơi có xác thánh. Giáo Hòang Pius XII ra lệnh tìm xương thánh Phêrô. 1971 các nhà khảo cổ tìm thấy mộ thánh nhân qua các chữ viết trên mộ. Khi chết xác chôn không có quan tài. Vua Constantine cho nhặt xương bọc trong vải màu tím có riềm vàng để tỏ lòng tôn kính. Xương không chôn trong quan tài, phòng bị ăn cắp, nhưng gói cẩn thận giấu trong hầm mộ. Người hành hương quệch quạc ngòai mộ câu ‘xác thánh Phêrô bên trong’. Nhờ câu này người ta cố đào bới, tìm trong mộ và kiếm thấy gói xương bọc vải điều, riềm vàng. Loại vải này chỉ hoàng gia mới được phép dùng. Vua Constantine cho xây Vương Cung Thánh Đường Phêrô trên một nghĩa trang cổ của người Roma. Giáo hoàng Phaolô VI hôm 26/6/ 1968 xác nhận xương tìm thấy dưới bàn thờ chính là xương của thánh Phêrô. Giám mục Clement of Alexandra và thánh sử gia Eusibius còn thêm chi tiết thánh nhân vui mừng trong ngày bà Phêrô bị điệu ra pháp trường chết, nhân chứng Chúa Kitô. Thánh nhân gọi tên bà khuyến khích ‘Hãy hướng về Thiên Chúa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tư gia thánh Phêrô là nơi dừng chân của Chúa và các tông đồ. Mười chương đầu Phúc Âm Marcô thuật lại những lần Chúa và các tông đồ trú ngụ tại tư gia ông Phêrô ở Carphanaum.Chúa chữa mẹ vợ ông khỏi bệnh, ngủ qua đêm tại đó. Gặp Mẹ và anh em Ngài. Tư gia Phêrô trở thành nơi thờ phượng chung và được nới rộng đủ chỗ cho 500 dân làng tụ họp. Hoàng đế công giáo đầu tiên là Constantine xây thánh đường hình 5 góc bao trùm căn nhà thánh Phêrô - Ngũ Giác Đường thánh Phêrô. Gần đây khoa khảo cổ đào bới tìm thấy căn nhà lịch sử. Ngay phía dưới chính điện của Ngũ Giác Đường là ngưỡng cửa dẫn vào phòng nơi Chúa, các tông đồ và các giáo hữu tiên khởi tụ họp cầu nguyện. Tường còn nguyên vẹn. Người ta nhặt được cả 2 cái lưỡi câu.
Phêrô dáng người thon nhỏ, cao, da trắng, râu rậm, mềm quăn tít. Mắt đen có chấm đỏ khóc nhiều thống hối sau ngày chối Chúa. Lông mày nâu, thưa mỏng. Tính tình Phêrô bộc trực, thẳng thắn. Chúa nhắc đến nhiều nhất và cũng thay đổi ông nhiều nhất kể cả đổi tên chuẩn bị cho vị lãnh đạo tương lai. Phêrô có hai thư kí tài ba, trung thành. Marcô nghe Phêrô giảng dậy ghi lại những gì Phêrô giảng sau này trở thành Phúc Âm thánh Marcô . Silvanus viết hai thơ thánh Phêrô một và hai (1phêrô 5,12). Nhờ lòng nhiệt thành và thành tín Phêrô làm tròn trách nhiệm Chúa trao phó. Những chương đầu sách Tông Đồ Công Vụ tường thuật rất nhiều về việc rao giảng Tin Mừng của Phêrô. Ông tỏ ra là người lãnh đạo khôn ngoan, can trường và nhiều sáng kiến. Ông đề nghị chọn người thế chỗ Juđa (Cv 1,15). Ông mạnh dạn tranh biện với chính quyền khi họ cấm đạo (Cv 4). Ông phạt vợ chồng Ananias and Sappira chết tại chỗ khi họ thiếu thành thật (Cv 5). Ông truyền giáo nhiều nơi: Lydda, Joppa, Babylon, Antioch, Caesarea và rửa tội cho Cornelius (Cv 10). Phêrô giải quyết vấn đề gay cấn nên hay không nên rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại (Cv 11).
Mesopotamia là trung tâm thương mại quan trọng và sầm uất của người Do Thái, từ đây họ đi buôn sang đến tận Ấn Độ và Trung Hoa nên các tông đồ đi hoặc cử người đi truyền giáo khắp nơi như Corinth, Antioch, Ephesus, Alexandra, Rome. Thư thứ nhất của Phêrô viết bên Babylon. Từ 33-40 ông coi sóc giáo hội bên Antioch. Năm 44 đến Roma. Trên đường truyền giáo ông mang theo vợ giúp việc (1Corintô 9,5). Đi tù hai lần tại Jerusalem trước khi đi Babylon (Cv 12,17). Có tin Phêrô đi truyền giáo bên Anh Quốc và Gaul. Vua Lucius bên Anh xây thánh đường năm 156 lấy tên Phêrô tại Winchester, ngày nay gọi là Thánh Phêrô of Cornhill tưởng nhớ công đức vị tông đồ này. Một số sử gia cho là Phêrô không bao giờ truyền giáo bên Anh. Anh quốc là thuộc địa của Lamã gần 200 năm, từ năm 50 trước Chúa Giáng Sinh. Bên Anh thường có những cuộc nổi dậy nên đường sang Anh Quốc là đường quen thuộc của quân Roma. Phêrô có ba đệ tử là các thánh Eucharius, Valerius và Martenus. Eucharius làm giám mục và hai người kia là phụ tá. Martenus thành Nain Lk 7,11)được Chúa làm phép lạ cho sống lại. Ông xây thánh đường tại Alps.
Phêrô đến Rôme Khi nào rất khó xác định. Sử sách ghi ông đến Rôme năm 44 dưới triều hoàng đế Claudius. Ông này đuổi người Do Thái khỏi Roma năm 50 vì có nhiều người tin theo Chúa. Sách khác ghi từ 44-49 Phêrô ở bên Babylon, không phải bên Rôme. Tuy nhiên cả Phêrô lẫn Phaolô đều chết bên Rôme. Ai thành lập Giáo Hội tại Roma là vấn đề nan giải. Thánh Giacôbê chết năm 44. Tông Đồ Công Vụ 12,17 ghi thánh Phêrô bỏ Jerusalem đi nơi khác. Không biết đi đâu nhưng ngài xuất hiện tại công đồng tại Jerusalem năm 49. Thánh sử gia Eusibius ghi là ngài đến Rome năm 44 khi Claudius lên ngôi hoàng đế. Sử khác ghi lúc đó ngài đang giảng đạo tại Babylon. Thư Phaolô gởi cho tín hữu Roma khỏang năm 57-58 cho thấy các tín hữu ở đây đang có vấn đề tranh chấp giữa Do Thái giáo và Kitô hữu không thuộc gốc Do Thái. Tranh biện này là nguyên nhân dẫn đến việc vua Claudius đuổi Kitô hữu ra khỏi lãnh địa ông cai quản. Phêrô và Phaolô cả hai đều không lập Giáo Hội tại Roma nhưng cả hai đều tử đạo tại Roma. Ứng nghiệm sách Khải Huyền11 tiên đoán về cái chết của hai sứ giả Tin Mừng. Nero đóng đinh Phêrô nhưng ông xin đóng đinh ngược và lời yêu cầu của ông được chấp thuận. Ứng nghiệm đoạn trong Gioan 21,18. Trước khi chết ông bị cầm tù trong ngục tối Gemonium hay Tullian Keep, sau này đổi tên là Mamertine. Ngục này có 2 tầng đào sâu vào núi. Phêrô bị xích vào cột đá ngày đêm ăn ngủ ở thế đứng suốt 9 tháng không ánh sáng. Bị đánh ngất đi tỉnh lại nhiều lần nhưng tinh thần vẫn minh mẫn, vui tươi. Ngục tối Mamertine là đường một chiều cho các tù nhân. Cửa duy nhất ra vào là leo qua mái nhà xây trên 2 tầng ngục thất. Mùi hôi thối triền miên vì ngục không bao giờ được dọn dẹp, lau chùi. Phêrô sống sót suốt 9 tháng trong điều kiện tối tăm, hôi thối trong ổ vi trùng xác người là một phép lạ. Thời gian này ông cải hóa, truyền đạo cho cai tù, giám đốc đề lao, và 47 người khác. Năm 67 Nero ra lệnh đóng đinh Phêrô nhưng ông xin đóng đinh ngược đầu xuống đất. Nơi đóng đinh là đỉnh đồiVatican. Marcellinus nhận xác chôn tại Triumphant Way, cách nơi xử khỏang 2 cây số, lập nhà nguyện nhưng bị Heliogalachis phá hủy. Julius xây thánh đường ngay nơi có xác thánh. Giáo Hòang Pius XII ra lệnh tìm xương thánh Phêrô. 1971 các nhà khảo cổ tìm thấy mộ thánh nhân qua các chữ viết trên mộ. Khi chết xác chôn không có quan tài. Vua Constantine cho nhặt xương bọc trong vải màu tím có riềm vàng để tỏ lòng tôn kính. Xương không chôn trong quan tài, phòng bị ăn cắp, nhưng gói cẩn thận giấu trong hầm mộ. Người hành hương quệch quạc ngòai mộ câu ‘xác thánh Phêrô bên trong’. Nhờ câu này người ta cố đào bới, tìm trong mộ và kiếm thấy gói xương bọc vải điều, riềm vàng. Loại vải này chỉ hoàng gia mới được phép dùng. Vua Constantine cho xây Vương Cung Thánh Đường Phêrô trên một nghĩa trang cổ của người Roma. Giáo hoàng Phaolô VI hôm 26/6/ 1968 xác nhận xương tìm thấy dưới bàn thờ chính là xương của thánh Phêrô. Giám mục Clement of Alexandra và thánh sử gia Eusibius còn thêm chi tiết thánh nhân vui mừng trong ngày bà Phêrô bị điệu ra pháp trường chết, nhân chứng Chúa Kitô. Thánh nhân gọi tên bà khuyến khích ‘Hãy hướng về Thiên Chúa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Đáp trả Tình Yêu
Nguyễn thanh Trúc
04:53 10/07/2012
Trái tim Ngài, chia sẽ những buồn vui
Việc Cứu Độ, vẫn luôn là mầu nhiệm
Nhưng trở nên gần gũi với con người
Vì Trái Tim con người trong Đức Chúa
Tim GiêSu mộc mạc và an bình
Cùng nhịp đập với trái tim nhân loại
Ngài hiến dâng chia sẽ với muôn loài
Lực tình yêu đến từ trái tim Chúa
Là đơn sơ khoan hòa và thứ tha
Bước bên nhau tâm lòng không tàn úa
Mến thương nhau không phân biệt hơn thua
Kính Thánh Tâm chúa, cốt đời Kitô hữu
Hướng lòng lên, chiêm ngắm Đấng Tình Yêu
Tình Yêu đó, đóng đinh cho đến chết
Chết nhục đau, Tình Yêu ôi cao siêu!
Trên đồi cao lưỡi đòng dài đâm thủng
Máu Ngài tuôn cùng nước chảy chan hòa
Là nguồn mạch vô biên đời sống mới
Cứu muôn người khỏi tục hóa trầm luân
Tôn sùng Thánh Tâm Chúa, ánh sáng đời Kitô hữu,
Lòng chúng con vuisay, cháy lên ngọn lửa tình yêu.
Cải hóa tim chúngcon, thêm yêu Chúa yêu nhân loại.
Vấn nạn đời chúng con, Chúa giải đáp hết muôn điều
Con bất xứng nhưng xin Ngài thêm sức
Biết đáp đền sống đời sốngtình yêu
Biết tín thác hoàn toàn nơi tim Chúa
Đi loan truyền tình Chúa mến thương nhiều.
Thánh Tâm của Chúa Từ Nhân
Ngô xuân Tịnh
04:53 10/07/2012
Là bao xúc phạm đi cùng
bao nhiêu sỉ nhục theo dòng thời gian
của bao từng lớp thế nhân
và bao nhiêu kẻ mang danh những người
làm con hiếu thảo Chúa Trời
Một giòng máu chảy ở nơi lưỡi đòng
lý hình xuyên thủng khi trông
thấy Người đã chết ở trên thập hình
Con tim ngọn lửa lung linh
Luôn luôn cháy bỏng lửa tình Chúa yêu
Khát khao ban phát thật nhiều
hồng ân cứu độ như triều sóng dâng
ngập tràn hết mọi tâm hồn
thoát vòng khổ luỵ ở trong dòng đời
Này em mau mắn nghe lời
Mở lòng đáp trả điều Người ước mong
Yêu Người hết cả tim hồng
Ddể Người làm chủ cõi lòng của em
Tình yêu phục vụ đốt lên
Hồng ân cứu độ tỏa lan muôn nhà
Muôn người hạnh phúc hoan ca
Vinh danh Thiên Chúa bao la muôn đời.
Thánh Phaolô và một ''cú đổi đời''
Trầm Hương Thơ
04:53 10/07/2012
Tuổi trẻ tài cao qúa nhiệt thành
Truy lùng diệt Đạo Chúa xung quanh
Lập công ném đá "Ai Theo Chúa"
Bắt trói giết người "Quyết Đóng Đanh"
Phóng ngựa trên đường "Đang mắt sáng"
Văng nhào xuống đất "bỗng mù nhanh"
Phao lô Chúa "gọi" từ hôm ấy
Trở lại theo Ngài mãi sáng danh.
ĐÔI DÒNG MỌN VỀ THÁNH PHAO LÔ
Thánh Phaolô sinh khoảng năm 5 tại Tácxô, Tiểu Á, ngày nay là thành phố ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thời bấy giờ nhiều người ở đây đã trở nên công dân của Đế quốc Rôma.
Khi còn nhỏ, Sao-lê học kinh doanh, cha là người buôn vải. Nhưng Sao-lê lại có tài lãnh đạo. Hơn 10 tuổi, Saolê đến Jerusalem học với thầy Gamaliel. Trong đền thờ chật người, lần đầu Sao-lê nghe nói đến Đức Kitô rao giảng ở Galilê. Dù chưa hề gặp Chúa Giêsu, “tiếng gọi” kia vẫn làm Sao-lê chú ý.
Sao-lê đã tìm và bách hại Giáo Hội sơ khai bằng cách hành hạ các tín hữu cho đến chết, trói và tống ngục cả đàn ông lẫn phụ nữ.
Người đầu tiên bị Phaolô nhúng tay vào là Thánh Stêphanô, bị ném đá đến chết trước mặt người Pharisiêu. (Cv 7,55-60)
SAO-LÊ NGÃ NGỰA VÀ CUỘC ĐỔI ĐỜI:
Từ Jerusalem đến Damascus trên đường đi bắt đạo Chúa Giêsu Kitô, Saolê bị ngã ngựa vì một thị kiến đặc biệt. Một luồng ánh sáng bao phủ và tiếng Chúa Giêsu gọi: “Saolê! Sao-lê! Tại sao anh tìm bắt tôi?”. Bị mù vì thị kiến, Saolô phải có người dẫn vào thành phố (tên là phố Thẳng) . (Cv. 9,1-9)
Chúa lại sai Kha-na-ni-a từ thành phố Đa-mát đến chữa và rửa tội cho Sao Lô Chưa đầy 3 ngày, thanh niên này bình phục và trở nên một thụ tạo mới - một người được tuyển chọn của Thiên Chúa.(Cv.9,10-19)
Vô tri bất mộ. Nhưng rồi Phaolô đã nhận là mình được Thiên Chúa thương đặc biệt. Phaolô đã tin tưởng, kiên trì, tự nhận mình yếu đuối, và ơn tha thứ tuôn đổ trên ông.
Như vậy, Chúa đã thay đổi hoàn toàn tâm hồn của Phao lô để trở thành một nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử Kitô giáo.
Chàng đã bỏ tên Do Thái là Sao-lô để thay tên Latinh là Phaolô và từ đó trở về sau chàng tự xưng mình là Tông Đồ của Đức Kitô, và bắt đầu tuyên xưng danh Đức Kitô và rao giảng tin mừng của Ngài
Sau này với tư cách là Tông đồ của dân ngoại, Phao-lô được sai đi truyền giáo ở Địa Trung Hải.
Hành trình tông đồ của Thánh Phaolô đã đưa ngài tới những miền đất lạ, rảo bước khắp Tiểu Á, đến đảo Cyprus để “thả lưới”, vượt sang Âu châu để rửa tội cho những người ở Macedonia. Có thể nói, Ngài đến đâu cũng dễ được chấp nhận như một người Do Thái. Chỉ khi đến với dân ngoại, Thánh Phaolô mới gặp sự tức giận của người Do Thái. Các tư tế cho rằng nam giới phải chịu cắt bì mới được cứu độ, vì luật đã ghi như vậy. Nhưng với tư cách một nhà truyền giáo, Thánh Phaolô yêu cầu mỗi Kitô hữu nên bỏ luật Môisê, nếu không Kitô giáo không bao giờ là tôn giáo của mọi người, mà vẫn chỉ là sự thay đổi của Do Thái giáo. Đức tin mới là vấn đề chứ không phải lề luật theo nghĩa hạn hẹp của nó. Từ đó Công giáo cang ngày càng phát triển .
Những thư từ, Phaolô đã có hệ tư tưởng thần học mà cho đến nay vẫn là nền tảng của việc giáo huấn Kitô giáo.
Các tác giả viết sách Kitô giáo cho biết Thánh Phaolô đến tận Tây Ban Nha và Á châu. Đó là thời gian chống Kitô giáo dữ dội. Khoảng năm 60-65, Thánh Phaolô bị bắt lần nữa và bị giải về Rôma.
Tương truyền chính vua Nero, người chống Kitô giáo kịch liệt, đã ngồi ghế thẩm phán kết án Thánh Phaolô bị xử trảm tại Hang Toại đạo (Khuynh Diệp) gần Rôma. Trong sách ghi rằng thủ cấp của Thánh Phaolô rơi xuống và nảy lên 3 lần trên đất tạo thành 3 giếng nước.
Cách đó khoảng 2 dặm là Đại Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành được xây dựng chỉ sau khi ngài tử đạo một thời gian ngắn
(Tôi đã đến đây 2 lần kính viếng, và thấy dòng suối vẫn róc rách chảy từ 20 thế kỷ nay giống như niềm tin của thế các thế hệ đi trước vẫn vang vọng mãi.)
Euro 2012: Bán kết Song-Nha: 2-4
Thanh-Sơn
04:53 10/07/2012
"SONG NHA" quyết chiến tối hôm qua
Một trận thư hùng đã diễn ra
Bò Tót giương sừng oanh liệt húc
Bồ Đào bửu bối cản như pha
Đôi bên hết sức tung đòn hiểm
Bốn trận thần công vẫn chỉ hòa
Cú đá luân phiên phân thắng bại
"Xà ngang" phá hỏng "giấc mơ hoa"
BỒ ĐÀO NHA TAN GIÁC MƠ HOA:
Từ lần vô địch hụt EURO 2004 tại sân nhà tới bây giờ, đây là lần kế tiếp người Bồ Đào Nha lại mơ.
Họ đã mơ một giấc mơ hoa thật đẹp tại giải đấu này. Nhưng tất cả lại kết thúc bởi cái "xà ngang" banh văng ra ngoài của cú đá định mệnh Bruno Alves . Có lẽ "giấc mơ hoa" chưa thể đến với người Bồ Đào Nha. Phải nhận định thẳng rằng Đội Tuyển Bồ Đào Nhà họ đã chơi tuyệt hay! nhưng cuối cùng lại thất bại, thất bại trên chấm phạt đền.
(Nếu ta đem so sánh với Đội Tuyển Pháp- Tây Ban Nha hôm tứ kết, thì Đội Tuyển Bố Đào Nha vượt trội hơn rất nhiều).
ANH HÙNG NGÃ NGỰA:
Trước Tây Ban Nha, đội Tuyến Bồ Đào Nha chơi rất hay, bản thân anh thi đấu cũng tốt, nhưng đã thiếu một chút may để có thể chuyển hóa những cơ hội kiếm được thành chiến thắng. Một mình Ronaldo cũng đã có vài pha đối mặt với cơ hội làm bàn nhưng giấc mơ không thành. Rất đau! anh đã không thể có được "cơ hội" để bước lên sút quả penalty quyết định cho Bồ Đào Nha. Trong loạt đá luân lưu, vì chưa đến lượt anh, 2 đồng đội là Moutinho và Alves đã đá hỏng và Bồ Đào Nha đã bị loại, thật xót xa!
GIẤC MƠ HOA ĐÃ KHÔNG THỂ TRỞ THÀNH SỰ THẬT:
Ronaldo đã mơ, cả nước Bồ Đào Nha đã mơ! nhưng điều đó đã không đến. Niềm kiêu hãnh có được sau vòng bảng và vòng tứ kết đã không thể giúp anh và Đội Tuyển Bồ Đào Nha bước vào chung kết. Anh và đồng đội đã không thể ngăn được những giọt nước mắt sau khi trận đấu với Tây Ban Nha kết thúc.
TIẾC THAY CHO RONALDO!
Anh là cầu thủ số 1 với hy vọng vô địch EURO 2012 . Nếu Bồ Đào Nha thắng, ngoài vinh quang mang về cho tổ quốc, tiền vệ này mới thực sự là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. Nếu vô địch được giải EORO 2012 này, thì Quả bóng Vàng năm 2012 có lẽ cũng sẽ thuộc về anh. Tiếc thay!
BỒ ĐÀO NHA ĐÃ THẤT BẠI, VÀ RONALDO CŨNG LÀ NGƯỜI THẤT BẠI:
Sự lạnh lùng của số phận đã khiến Bồ Đào Nha không thể đi được đến cái đích cuối cùng.
Trận bán kết khép lại bằng 2 cú sút chạm khung thành, nhưng nghiệt ngã ở chỗ, cú sút của Bruno Alves Bồ Đào Nha banh đụng xà ngang văng ra ngoài, còn cú sút của Fabregas Tây Ban Nha thì banh đụng cột lại nảy vào trong. làm cho kẻ khóc người cười. Đúng là một bi hài!
Người ta đụng cột thì vui
Tôi đây đụng cột ngậm ngùi xót xa
Một lần nữa giấc mơ chưa thể thực hiện được. Giấc mơ đến rồi đi, chỉ còn lại 1 thực tế buồn... đau lòng chia tay giải EURO 2012 trong nuối tiếc và xót xa...
Kính hai thánh Phêrô và Phaolô
Trầm Hương Thơ
04:53 10/07/2012
"TRỤ ĐỒNG-ĐÁ TẢNG"
Căn nhà Giáo Hội Chúa xây nên
Chắc chắn muôn đời mãi vững bền
"Đá Tảng Phêrô là bệ thạch"
"Phaolô Đồng Trụ đứng bên trên"
Đời đời phép Chúa luôn trừng trị
Kiếp kiếp ác thần mãi khóc rên
Hội Thánh thông công Ngài đã lập
Trên trời dưới thế, hãy ca lên!
HAI THÁNH PHÊRÔ-PHAOLÔ
CÁCH CHÚA CHỌN KỲ LẠ:
Hôm nay giáo hội mừng kính chung hai vị thánh: Phêrô và Phaolô. Hai thánh lớn bậc nhất của giáo hội.
Phêrô là nền đá, Phaolô là trụ đồng. Nhờ nền đá và trụ đồng mà hơn hai ngàn năm trôi qua căn nhà Giáo Hội luôn vững bền. Đây chính là công trình của Đức Kitô con một của Thiên Chúa đã dựng xây.
Chính ngài khi còn tại thế đã tuyên bố, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.(Mt,16,19) Đấy là câu chúa chọn Thánh Phêrô (một chú thuyền chài) để làm nền cho Hội Thánh của Ngài.
Còn Chúa chọn Thánh Phalô cũng lạ lắm, một người học giả cồng nhiệt, chuyên đi tìm bắt giết những người theo Chúa Giêsu. Chúa quật cho một phát té ngựa nhớ đời:
Saolê bị ngã ngựa vì một thị kiến đặc biệt. Một luồng ánh sáng bao phủ và tiếng Chúa Giêsu gọi: “Saolê! Sao-lê! Tại sao anh tìm bắt tôi?”. Và Sao lê Bị mù vì thị kiến Chúa, phải có người dẫn vào thành phố (tên là phố Thẳng). (Cv. 9,1-9)
Chúa lại sai Kha-na-ni-a từ thành phố Đa-mát đến chữa và rửa tội cho Sao Lô. Chưa đầy 3 ngày, thanh niên này bình phục và trở nên một thụ tạo mới - một người được tuyển chọn của Thiên Chúa.(Cv.9,10-19)
ĐIỀU CHÚA LÀM KỲ DIỆU:
Việc hai vị thánh được mừng kính chung là sự diệu kỳ của Thiên Chúa xây nên nền tảng đức tin nơi các Kitô hữu. Từ hai nền tảng đức tin này do chính Chúa kiến tạo mà Giáo Hội trường tồn bền vững và mãi cứ phát triển giữa bao sóng gió bão táp của ác thần nơi trần gian.
Chúa Kitô chọn hai ông từ hai thái cực theo cách của Ngài. Một ông "thuyền chài nhiệt thành", một ông "thông thái diệt dạo" Nhưng cái sự tréo cẳng ngỗng này lại làm nên một Giáo Hội rất là hài hòa của ngài.
Việc của Chúa làm thật kỳ lạ. Ngài gọi Phêrô và Phaolô, để làm nên tính đa dạng hài hòa của Hội Thánh. Trong Giáo Hội của ngài phải bao gồm tất cả, từ những người đánh cá ven hồ nghèo nàn dốt nát cho đến những vị rất thông thái học vị cao sang nơi phố thi cung vua.
Anh thuyền chài thì cảm nhận Thiên Chúa bằng trái tim; Người học thức thì cảm nhận Thiên Chúa bằng khối óc. Trái tim của Anh thuyền chài Phêrô luôn rộng mở nhiệt thành nhưng nộng cạn, nên có lắm lúc cũng "anh hùng rơm" tuốt gươm chém đút tai tên đầy tớ. Rồi lại chối Thầy, nhưng vẫn lén bước theo để nhìn và thành tâm sám hối.
Học thức uyên thâm như Phaolô đầy nhiệt thành, kiến thức thâm sâu, nhưng đi lạc đường đến độ Chúa phải quật cho một cú để đổi đời, nên nhanh chóng phục thiện và ngoan ngoãn bước theo đường lối của Ngài.
Nếu một người chỉ cảm nhận Thiên Chúa bằng trái tim, đức tin có nguy dễ lầm lạc.
Nếu những vị chỉ cảm nhận Chúa bằng khối óc, đức tin có thể chỉ là những lý thuyết trống rỗng, vô cảm.
VIỆC CHÚA LÀM KỲ CÔNG:
Đây là lời của Thánh Phaolô: “Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Người thương xót, vì tôi hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin” (1 Tm 1,13).
Đây là lời của Thánh Phêrô: cho dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không (Mc 14,19.30-31). Lời nói nghe rất là cương quyết như (đinh đóng cột), nhưng Chúa nhỏ nhẹ nói với ông rằng:
“Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần” (Mt 26: 30-35, Mc 14: 26-31; Lc 22: 31- 34; Ga 13: 36 – 38).
Nhưng Phê-rô đã được ơn hoán cải và hơn thế nữa, được Chúa Giê-su uỷ thác nhiệm vụ củng cố anh em mình.
“ Thầy đã cầu nguyện để con khỏi mất đức tin. Còn phần con, khi đã trở lại, con hãy làm cho anh em con vững tin.” (Lc 22,31-32).
Và ông đã trở thành một môn đệ khiêm tốn, chỉ còn thốt lên lời cam kết yêu thương: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy!” (Ga 21,17).
Cuộc đời và sứ mạng của hai vị thánh vĩ đại nhất của Giáo Hội cho chúng ta thấy: không có ơn Chúa chúng ta chả là gì cả.
Tất cả mọi người đều được mời gọi thánh hóa bản thân, lắng nghe và thực thi Lời Chúa, là Lời đem lại cho chúng ta ơn cứu độ của Ngài, để được một cuộc sống tràn đầy niềm vui bình an và hạnh phúc.
Hôm nay chúng con mừng kính các Ngài. Kính xin Hai Thánh cả cầu bầu cùng Chúa cho Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng con, được biến đổi cuộc đời giống như các Ngài, để nhiệt thành bước theo giáo huấn của Chúa Kitô Chúa chúng con Amen.
Căn nhà Giáo Hội Chúa xây nên
Chắc chắn muôn đời mãi vững bền
"Đá Tảng Phêrô là bệ thạch"
"Phaolô Đồng Trụ đứng bên trên"
Đời đời phép Chúa luôn trừng trị
Kiếp kiếp ác thần mãi khóc rên
Hội Thánh thông công Ngài đã lập
Trên trời dưới thế, hãy ca lên!
HAI THÁNH PHÊRÔ-PHAOLÔ
CÁCH CHÚA CHỌN KỲ LẠ:
Hôm nay giáo hội mừng kính chung hai vị thánh: Phêrô và Phaolô. Hai thánh lớn bậc nhất của giáo hội.
Phêrô là nền đá, Phaolô là trụ đồng. Nhờ nền đá và trụ đồng mà hơn hai ngàn năm trôi qua căn nhà Giáo Hội luôn vững bền. Đây chính là công trình của Đức Kitô con một của Thiên Chúa đã dựng xây.
Chính ngài khi còn tại thế đã tuyên bố, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.(Mt,16,19) Đấy là câu chúa chọn Thánh Phêrô (một chú thuyền chài) để làm nền cho Hội Thánh của Ngài.
Còn Chúa chọn Thánh Phalô cũng lạ lắm, một người học giả cồng nhiệt, chuyên đi tìm bắt giết những người theo Chúa Giêsu. Chúa quật cho một phát té ngựa nhớ đời:
Saolê bị ngã ngựa vì một thị kiến đặc biệt. Một luồng ánh sáng bao phủ và tiếng Chúa Giêsu gọi: “Saolê! Sao-lê! Tại sao anh tìm bắt tôi?”. Và Sao lê Bị mù vì thị kiến Chúa, phải có người dẫn vào thành phố (tên là phố Thẳng). (Cv. 9,1-9)
Chúa lại sai Kha-na-ni-a từ thành phố Đa-mát đến chữa và rửa tội cho Sao Lô. Chưa đầy 3 ngày, thanh niên này bình phục và trở nên một thụ tạo mới - một người được tuyển chọn của Thiên Chúa.(Cv.9,10-19)
ĐIỀU CHÚA LÀM KỲ DIỆU:
Việc hai vị thánh được mừng kính chung là sự diệu kỳ của Thiên Chúa xây nên nền tảng đức tin nơi các Kitô hữu. Từ hai nền tảng đức tin này do chính Chúa kiến tạo mà Giáo Hội trường tồn bền vững và mãi cứ phát triển giữa bao sóng gió bão táp của ác thần nơi trần gian.
Chúa Kitô chọn hai ông từ hai thái cực theo cách của Ngài. Một ông "thuyền chài nhiệt thành", một ông "thông thái diệt dạo" Nhưng cái sự tréo cẳng ngỗng này lại làm nên một Giáo Hội rất là hài hòa của ngài.
Việc của Chúa làm thật kỳ lạ. Ngài gọi Phêrô và Phaolô, để làm nên tính đa dạng hài hòa của Hội Thánh. Trong Giáo Hội của ngài phải bao gồm tất cả, từ những người đánh cá ven hồ nghèo nàn dốt nát cho đến những vị rất thông thái học vị cao sang nơi phố thi cung vua.
Anh thuyền chài thì cảm nhận Thiên Chúa bằng trái tim; Người học thức thì cảm nhận Thiên Chúa bằng khối óc. Trái tim của Anh thuyền chài Phêrô luôn rộng mở nhiệt thành nhưng nộng cạn, nên có lắm lúc cũng "anh hùng rơm" tuốt gươm chém đút tai tên đầy tớ. Rồi lại chối Thầy, nhưng vẫn lén bước theo để nhìn và thành tâm sám hối.
Học thức uyên thâm như Phaolô đầy nhiệt thành, kiến thức thâm sâu, nhưng đi lạc đường đến độ Chúa phải quật cho một cú để đổi đời, nên nhanh chóng phục thiện và ngoan ngoãn bước theo đường lối của Ngài.
Nếu một người chỉ cảm nhận Thiên Chúa bằng trái tim, đức tin có nguy dễ lầm lạc.
Nếu những vị chỉ cảm nhận Chúa bằng khối óc, đức tin có thể chỉ là những lý thuyết trống rỗng, vô cảm.
VIỆC CHÚA LÀM KỲ CÔNG:
Đây là lời của Thánh Phaolô: “Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Người thương xót, vì tôi hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin” (1 Tm 1,13).
Đây là lời của Thánh Phêrô: cho dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không (Mc 14,19.30-31). Lời nói nghe rất là cương quyết như (đinh đóng cột), nhưng Chúa nhỏ nhẹ nói với ông rằng:
“Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần” (Mt 26: 30-35, Mc 14: 26-31; Lc 22: 31- 34; Ga 13: 36 – 38).
Nhưng Phê-rô đã được ơn hoán cải và hơn thế nữa, được Chúa Giê-su uỷ thác nhiệm vụ củng cố anh em mình.
“ Thầy đã cầu nguyện để con khỏi mất đức tin. Còn phần con, khi đã trở lại, con hãy làm cho anh em con vững tin.” (Lc 22,31-32).
Và ông đã trở thành một môn đệ khiêm tốn, chỉ còn thốt lên lời cam kết yêu thương: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy!” (Ga 21,17).
Cuộc đời và sứ mạng của hai vị thánh vĩ đại nhất của Giáo Hội cho chúng ta thấy: không có ơn Chúa chúng ta chả là gì cả.
Tất cả mọi người đều được mời gọi thánh hóa bản thân, lắng nghe và thực thi Lời Chúa, là Lời đem lại cho chúng ta ơn cứu độ của Ngài, để được một cuộc sống tràn đầy niềm vui bình an và hạnh phúc.
Hôm nay chúng con mừng kính các Ngài. Kính xin Hai Thánh cả cầu bầu cùng Chúa cho Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng con, được biến đổi cuộc đời giống như các Ngài, để nhiệt thành bước theo giáo huấn của Chúa Kitô Chúa chúng con Amen.
Euro 2012: Bán kết Ý - Đức: 2-1
Thanh-Sơn
04:53 10/07/2012
Rô-ma chiến mã phá xe tăng
Một trận oai hùng đấu rất căng
Mì ống xơi vào thêm sức chiến
Pizza nuốt xuống thể mà hăng
Xe tăng bốn trận đang toàn thắng
Trúng đạn hai bàn hết khả năng
Đứt xích tan hàng đành nuốt hận
EURO lần tới quyết vinh thăng
Ý HIÊN NGANG VÀO DỰ CHUNG KẾT
Ý đã có một trận đấu sòng phẳng trước ứng cử viên số 1 Đức.
Hai bàn thắng của Balotelli đã nhấn chìm sự kiêu hãnh của "Chiếc Xe Tăng Đức" và nhận chiếc vé cuối cùng vào chung kết cho đội banh nhà.
TÓM TẮT TRẬN ĐẤU (Balotelli 20', 36' - Oezil pen 90')
Đức chơi ép sân trong phần lớn thời gian hiệp 1 nhưng không tài nào chọc thủng lưới đối thủ, ngược lại còn để thủng lưới 2 lần.Thế mới đau!
Hai bàn thủng lưới này đếu do Balotelli đá vào và đã đưa anh lên ngang hàng với Mario Gomez, Mandzukic trong danh hiệu "Vua phá lưới" với 3 bàn thắng.
Balotelli trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn cho Italia tại trận bán kết của 1 kỳ EURO -
Đức đã có bàn rút ngắn tỷ số xuống còn 1-2 ở phút bù giờ hiệp 2 do công của Oezil sau khi hậu vệ Balzaretti của Italia để bóng chạm tay.
Đúng là hoàng đế của bán kết vẫn không rời ngai. Ý đã lọt vào chung kết thứ 9/11 lần đá bán kết ở những giải lớn.
Hôm nay lần nữa lại khiến trái tim các CĐV Đức đau đớn! (trong đó có TS)
Cũng không khác lần đụng Anh ở tứ kết, hàng thủ ĐT. Ý đã gặp một số lúng túng sau tiếng còi khai cuộc, Đức tạo ra một số cơ hội rất nguy hiểm. Đáng chú ý là lần đưa banh của Khedira vào, thủ môn Ý Buffon phải đấm banh vào thẳng chân của Barzagli, may mắn cho Italia là banh bay ra ngoài. Làm Ý bị một phen hú viá!
Đội Tuyển Đức đã không đoán (hay đánh giá) đúng được đối thủ. Họ đã không ghi được bàn thắng vào thời điểm đầu trận khi Đội Tuyển Ý lúc lúng túng nhất, điều này khiến Cỗ xe tăng phải trả giá.
Trong một cuộc tấn công biên đơn giản nhưng rất bài bản ở phút 20, Cassano dẫn banh khéo để vượt qua sự truy cản của 2 cầu thủ Đức, sau đó đua vào rất đẹp cho Balotelli đánh đầu mở tỉ số.
Trong lần đưa banh này, Badstuber đã bị sơ hở khi không kè sát bên Balotelli nên để bị tung lưới cách đau đớn. ( Hơi bị lãng!)
Mở màn hiệp 2 trở nên hấp dẫn hơn sau khoảng 10 phút, liên tiếp 2 cơ hội nguy hiểm được Podolski và Khedira tạo ra, nhưng Đức không có may mắn để ghi được bàn gỡ.
Phút 36, Cỗ xe tăng Đức bị bắn cú sốc thứ hai, Montolivo chuyền dài lên giúp Balotelli may mắn tránh được bẫy việt vị, lần này anh không bỏ lỡ cơ hội như mọi khi ,một cú sút như búa bổ của Super Mario làm Thủ môn Đức Neuer bó tay 2-0 cho Ý.
Sang hiệp 2, ĐT Đức cố gắng tấn công lên và đã tạo ra vài cơ hội, điển hình là pha phối hợp nhỏ ở đầu hiệp 2 nhưng Lahm đã sút vọt xà ngang. Phút 62 chứng kiến tình huống sóng gió nhất trước khung thành Ý, nhưng cú sút phạt tuyệt đẹp của Reus đã bị Buffon xuất sắc cản phá. Phút bù giờ thứ 2, sau khi thoát hiểm lọt lưới ở ít nhất 3 tình huống mười mươi nhưng vẫn không thành.
Đội Tuyển Đức có bàn gỡ 1-2 từ cú phạt penalty của Oezil, nhưng đã qúa muộn để lội ngược dòng!
Dù bị giới chuyên môn đánh giá thấp hơn rất nhiều, nhưng đội quân của Ý đã gây bất ngờ khi chủ động tấn công. Không cần nhờ đến tình huống cố định như phân tích ban đầu. Ý đã trừng phạt đối thủ nhờ việc tận dụng những khoảnh khắc thiếu tập trung của hàng thủ Đức, điều mà dường như BHL. Ý đã tính kỹ đến trước ở nhà.
Hiệp 2 Ý vẫn chơi bình tĩnh và tập trung, Luôn sẵn sàng phá gẫy nhưng đường banh công lên của đối thủ từ xa.
Một đội Tuyển mưu trí và khôn khéo như vậy, họ rất xứng đáng nhận chiếc vé để đi vào dự thi chung kết!
Chiếc cúp vàng óng Ánh đang đợi họ ở trên ngôi cao.
KẾT QUẢ CHUNG CUỘC VÒNG BÁN KẾT
Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha: 0-0 (4-2 penalty)
Đức - Italia: 1-2
CHUNG KẾT
01h45 ngày 2/7, sân Olympic, Ukraine
Tây Ban Nha - Italia
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm /Thiền: Chuồn Chuồn Lửa
Đặng Đức Cương
04:53 10/07/2012
CHUỒN CHUỒN LỬA
Ảnh của Đặng Đức Cương
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Đặng Đức Cương
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rừng Già Núi Cao
Dominic Đức Nguyễn
04:53 10/07/2012
RỪNG GIÀ NÚI CAO
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Cổ thụ vươn cao xòe tán rộng
Rừng già nắng lọt đốm hoa rơi..
Trên đường lác đác cây tùng cổ
Thợ trời khéo đặt cảnh thiên trì.
(Trích thơ của Hoàng Quang Thuận)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Cổ thụ vươn cao xòe tán rộng
Rừng già nắng lọt đốm hoa rơi..
Trên đường lác đác cây tùng cổ
Thợ trời khéo đặt cảnh thiên trì.
(Trích thơ của Hoàng Quang Thuận)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chào Nhau
Lê Trị
04:53 10/07/2012
CHÀO NHAU
Ảnh của Lê Trị
Sớm mai ơi…hãy cùng em bay nhé
Đôi cánh thiên thần gỏ cửa trời xanh
Gởi ước mơ theo ngọn gió trong lành
Và em biết ước mơ sẽ thành hiện thực…
(Trích thơ của Tóc Mai)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lê Trị
Sớm mai ơi…hãy cùng em bay nhé
Đôi cánh thiên thần gỏ cửa trời xanh
Gởi ước mơ theo ngọn gió trong lành
Và em biết ước mơ sẽ thành hiện thực…
(Trích thơ của Tóc Mai)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Lily
Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
04:53 10/07/2012
HOA LILY
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Khi bạn chỉ còn 2 xu dính túi,
hãy mua bánh một xu,
xu còn lại mua hoa Lily.
When you have only two pennies left in the world,
buy a loaf of bread with one, and a lily with the other.
(Chinese Proverb)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Khi bạn chỉ còn 2 xu dính túi,
hãy mua bánh một xu,
xu còn lại mua hoa Lily.
When you have only two pennies left in the world,
buy a loaf of bread with one, and a lily with the other.
(Chinese Proverb)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Gia Đình
Joseph Nguyễn Tro Bụi
04:53 10/07/2012
GIA ĐÌNH
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Con cái là hồng ân của Chúa,
Con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban.
(Tv 127,3)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Con cái là hồng ân của Chúa,
Con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban.
(Tv 127,3)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền