Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:31 07/07/2017
74. KHỈ ÔM HẠT DẺ
Có một người nước Bạc Nhân (tên một sắc tộc thiểu số cổ xưa ở Trung Quốc) nuôi rất nhiều khỉ, ông ta cho chúng nó mặc áo, dạy cho chúng nó nhảy múa, dáng điệu múa của khỉ xoay chuyển phức tạp, nhưng đều phù hợp với niêm luật, tiết tấu của âm nhạc.
Có một người đất Ba (tên một nước thời nhà Chu, nay thuộc miền đông Tứ Xuyên, Trung Quốc) làm nghề ca múa thấy vậy thì lấy làm ghen ghét, tìm cách phá đám để xảy ra chuyện xấu xa khi lũ khỉ diễn xuất trước công chúng.
Một hôm, việc trước tiên của hắn ta là bỏ trong tay áo một vài hạt dẻ ngon, lúc lũ khỉ biểu diễn thì hắn ta quăng lăn lóc mấy hạt dẻ trên đất, lũ khỉ vừa thấy thì cởi phăng áo quần giành nhau nhặt hạt dẻ, náo loạn đến nỗi bình đổ bàn lật, người nước Bạc Nhân lớn tiếng mắng nhiếc cũng không làm sao được, thật là rủi ro.
(Úc Ly tử)
Suy tư 74:
Khỉ là loài thích ăn trái cây, nhất là hạt dẻ, giống như người Việt Nam thích ăn cơm với cá, do đó mới có câu “ăn cơm với cá như mạ với con”, nghĩa là tình cảm mẹ con thật thắm thiết không thể tách rời, như ăn cơm cần phải có cá thì mới ngon.
Bản chất của người Ki-tô hữu là cầu nguyện, và người Ki-tô hữu rất thích cầu nguyện bởi vì cầu nguyện là hơi thở của linh hồn, và người ta có thể nói Ki-tô hữu và cầu nguyện là một, là không thể tách lìa.
Bản chất của ma quỷ là ghen ghét, cho nên nó rất ghét những người Ki-tô hữu luôn cầu nguyện, bởi vì cầu nguyện làm cho chúng nó không còn ảnh hưởng trên họ nữa, do đó mà nó tìm mọi cách để cám dỗ họ, mà cách hay nhất của ma quỷ dùng đó là sự thích hưởng thụ vật chất xác thịt của chúng ta.
Có người công phu tu dưỡng cả đời cũng không thể thắng được sự thèm muốn hưởng thụ chỉ trong tíc tắc; có người suốt ngày ăn chay hãm mình cũng không lướt qua được sự ước ao hưởng thụ xác thịt; lại có người tránh xa bao cám dỗ của cõi hồng trần mà vào sống trong tu viện, rồi cũng không thoát ly được cơn cám dỗ hưởng thụ của ma quỷ mà ôm mối hận trở lại cõi hồng trần đầy bụi bặm. Tại sao vậy ?
Thưa, là vì tâm của họ cứ hướng ngoại và thiếu cầu nguyện liên lỉ.
Ăn và uống cần thiết cho thân xác.
Cầu nguyện và hy sinh cần thiết cho linh hồn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một người nước Bạc Nhân (tên một sắc tộc thiểu số cổ xưa ở Trung Quốc) nuôi rất nhiều khỉ, ông ta cho chúng nó mặc áo, dạy cho chúng nó nhảy múa, dáng điệu múa của khỉ xoay chuyển phức tạp, nhưng đều phù hợp với niêm luật, tiết tấu của âm nhạc.
Có một người đất Ba (tên một nước thời nhà Chu, nay thuộc miền đông Tứ Xuyên, Trung Quốc) làm nghề ca múa thấy vậy thì lấy làm ghen ghét, tìm cách phá đám để xảy ra chuyện xấu xa khi lũ khỉ diễn xuất trước công chúng.
Một hôm, việc trước tiên của hắn ta là bỏ trong tay áo một vài hạt dẻ ngon, lúc lũ khỉ biểu diễn thì hắn ta quăng lăn lóc mấy hạt dẻ trên đất, lũ khỉ vừa thấy thì cởi phăng áo quần giành nhau nhặt hạt dẻ, náo loạn đến nỗi bình đổ bàn lật, người nước Bạc Nhân lớn tiếng mắng nhiếc cũng không làm sao được, thật là rủi ro.
(Úc Ly tử)
Suy tư 74:
Khỉ là loài thích ăn trái cây, nhất là hạt dẻ, giống như người Việt Nam thích ăn cơm với cá, do đó mới có câu “ăn cơm với cá như mạ với con”, nghĩa là tình cảm mẹ con thật thắm thiết không thể tách rời, như ăn cơm cần phải có cá thì mới ngon.
Bản chất của người Ki-tô hữu là cầu nguyện, và người Ki-tô hữu rất thích cầu nguyện bởi vì cầu nguyện là hơi thở của linh hồn, và người ta có thể nói Ki-tô hữu và cầu nguyện là một, là không thể tách lìa.
Bản chất của ma quỷ là ghen ghét, cho nên nó rất ghét những người Ki-tô hữu luôn cầu nguyện, bởi vì cầu nguyện làm cho chúng nó không còn ảnh hưởng trên họ nữa, do đó mà nó tìm mọi cách để cám dỗ họ, mà cách hay nhất của ma quỷ dùng đó là sự thích hưởng thụ vật chất xác thịt của chúng ta.
Có người công phu tu dưỡng cả đời cũng không thể thắng được sự thèm muốn hưởng thụ chỉ trong tíc tắc; có người suốt ngày ăn chay hãm mình cũng không lướt qua được sự ước ao hưởng thụ xác thịt; lại có người tránh xa bao cám dỗ của cõi hồng trần mà vào sống trong tu viện, rồi cũng không thoát ly được cơn cám dỗ hưởng thụ của ma quỷ mà ôm mối hận trở lại cõi hồng trần đầy bụi bặm. Tại sao vậy ?
Thưa, là vì tâm của họ cứ hướng ngoại và thiếu cầu nguyện liên lỉ.
Ăn và uống cần thiết cho thân xác.
Cầu nguyện và hy sinh cần thiết cho linh hồn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:33 07/07/2017
7. Lời cầu nguyện của linh mục như nước của cá, như không khí với chim, như nguồn nước của hươu.
(Thánh John Bosco)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 14 Mùa Thường Niên A. 9.7.2017
Lm Francis Lý văn Ca
04:29 07/07/2017
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sẽ mạc khải cho chúng ta biết Ngài là Đấng hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. Ngài đã tụ tập bên Ngài những kẻ hiền lành và chất phác, để mạc khải những điều cao cả.
Chúng ta cầu xin Chúa, qua thánh lễ hôm nay, với những tư tưởng chúng ta chia sẻ, cũng như các bài đọc chúng ta sắp nghe, sẽ được thấm nhuần tinh thần khiêm hạ mà Chúa Giêsu muốn chúng ta noi theo.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
Trước bài I:
Trong một thị kiến, tiên tri Giacaria đã được nhìn thấy vị cứu tinh xuất hiện. Ngài đã đè bẹp ngoại bang, Ngài không oai hùng ngồi trên ngựa chiến thắng, nhưng Ngài ngồi trên lưng lừa, một con vật hiền lành.
Trước bài II:
Thánh Phaolô, nhắc nhở chúng ta về nghĩa vụ phải chu toàn với tư cách là thần dân của Chúa, phải mặc lấy tinh thần mới đó là tha thứ.
Trước bài Tin Mừng:
Chúa Kitô đã đến và Ngài đã thiết lập một vương quốc mới, vương quốc của sự bình an. Chúng ta đang sống trong vương quốc đó nhờ phép rửa tội. Hãy hiến dâng tâm hồn và thân xác để phục vụ vương quốc đó.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hiệp với toàn thể Giáo Hội, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện cầu cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa trong ngày Chúa Nhật hôm nay:
1. Xin cho mỗi người tín hữu chúng ta, biết dùng những tài năng Chúa ban, để phục vụ tha nhân trong khả năng và điều kiện của cá nhân hay gia đình cho phép. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta có được tinh thần phục vụ, như Chúa đã phục vụ, đến với anh chị em trong mọi hoàn cảnh, không phân biệt sang hèn, phe nhóm, để kiến tạo một vương quốc yêu thương và tha thứ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho chúng ta, mỗi ngày một khám phá ra, những nét đẹp nơi tha nhân, sự quảng đại và lòng nhân hậu của từng cá nhân hay gia đình của chính họ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những khám mới qua nhãn quang mới đối với anh chị em sống chung quanh… chúng ta sẽ nối kết với nhau thành những thần dân trong một vương quốc đầy tình thương. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tín hữu của Chúa đã qua đời, những người không biết Chúa, nhưng khi còn tại thế họ đã ăn ngay ở lành, được hưởng niềm hoan lạc trong Nhà Cha muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, qua cuộc sống trần gian, Chúa đã thiết lập vương quốc tình thương giữa xã hội, gia đình và cộng đoàn xứ đạo chúng con đang sống. Xin Chúa ban ơn để chúng con phát triển vương quốc nầy được lan rộng trong yêu thương. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sẽ mạc khải cho chúng ta biết Ngài là Đấng hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. Ngài đã tụ tập bên Ngài những kẻ hiền lành và chất phác, để mạc khải những điều cao cả.
Chúng ta cầu xin Chúa, qua thánh lễ hôm nay, với những tư tưởng chúng ta chia sẻ, cũng như các bài đọc chúng ta sắp nghe, sẽ được thấm nhuần tinh thần khiêm hạ mà Chúa Giêsu muốn chúng ta noi theo.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
Trước bài I:
Trong một thị kiến, tiên tri Giacaria đã được nhìn thấy vị cứu tinh xuất hiện. Ngài đã đè bẹp ngoại bang, Ngài không oai hùng ngồi trên ngựa chiến thắng, nhưng Ngài ngồi trên lưng lừa, một con vật hiền lành.
Trước bài II:
Thánh Phaolô, nhắc nhở chúng ta về nghĩa vụ phải chu toàn với tư cách là thần dân của Chúa, phải mặc lấy tinh thần mới đó là tha thứ.
Trước bài Tin Mừng:
Chúa Kitô đã đến và Ngài đã thiết lập một vương quốc mới, vương quốc của sự bình an. Chúng ta đang sống trong vương quốc đó nhờ phép rửa tội. Hãy hiến dâng tâm hồn và thân xác để phục vụ vương quốc đó.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hiệp với toàn thể Giáo Hội, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện cầu cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa trong ngày Chúa Nhật hôm nay:
1. Xin cho mỗi người tín hữu chúng ta, biết dùng những tài năng Chúa ban, để phục vụ tha nhân trong khả năng và điều kiện của cá nhân hay gia đình cho phép. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho chúng ta có được tinh thần phục vụ, như Chúa đã phục vụ, đến với anh chị em trong mọi hoàn cảnh, không phân biệt sang hèn, phe nhóm, để kiến tạo một vương quốc yêu thương và tha thứ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho chúng ta, mỗi ngày một khám phá ra, những nét đẹp nơi tha nhân, sự quảng đại và lòng nhân hậu của từng cá nhân hay gia đình của chính họ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những khám mới qua nhãn quang mới đối với anh chị em sống chung quanh… chúng ta sẽ nối kết với nhau thành những thần dân trong một vương quốc đầy tình thương. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tín hữu của Chúa đã qua đời, những người không biết Chúa, nhưng khi còn tại thế họ đã ăn ngay ở lành, được hưởng niềm hoan lạc trong Nhà Cha muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, qua cuộc sống trần gian, Chúa đã thiết lập vương quốc tình thương giữa xã hội, gia đình và cộng đoàn xứ đạo chúng con đang sống. Xin Chúa ban ơn để chúng con phát triển vương quốc nầy được lan rộng trong yêu thương. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công Nghị Lãnh Ðạo Công Giáo Hoa Kỳ--Sự Hiện Diện Sống Ðộng Của Chúa Thánh Thần
Trần Hiếu
08:53 07/07/2017
Công Nghị Lãnh ÐẠo Công Giáo Hoa Kỳ--Sự Hiện Diện Sống ÐỘng Của Chúa Thánh Thần
Sau bốn ngày hội thảo từ mồng 1 đến mồng 4 tháng 7, 2017, Công Nghị Lãnh Ðạo Công Giáo: Niềm Vui Tin Mừng Trên Ðất Hoa Kỳ (Convocation of Catholic Leaders: The Joy of the Gospel in America) đã kết thúc với sứ điệp sai đi loan báo Tin Mừng khắp nơi, đặc biệt đến các vùng ngoại biên của Giáo Hội.
“Chúng ta đang ở trong thời khắc vô cùng ý nghĩa của quốc gia nầy”, Ðức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ, giảng trong thánh lễ bế mạc. Ngài nhắc nhở các đại biểu tham dự, “Hãy dấn thân trong sứ vụ một cách khiêm nhường” với niềm xác tín sâu xa "Ðức Giêsu cùng đồng hành khi anh chị em liên kết trong Mình và Máu Thánh của Người."
Là một biến cố chưa từng xảy ra trong Giáo Hội Hoa Kỳ, được tổ chức tại thành phố Orlando, Florida, Công Nghị qui tụ trên 3500 đại biểu bao gồm 160 giám mục, Hồng Y, hằng trăm linh mục, tu sĩ và hàng ngàn giáo dân lãnh đạo đến từ 155 giáo phận và 200 tổ chức, phong trào và hội đoàn toàn quốc. Khoảng hai chục tham dự viên người Việt, là đại biểu của một số giáo phận, dòng tu, của đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam và phong trào Cursillo Hoa Kỳ.
Khởi đầu Công Nghị
Trong bài giảng thánh lễ khai mạc công nghị, Ðức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York, nói rằng người môn đệ của thế kỷ thứ 21 phải là “chứng nhân của niềm vui”. Ngài nói, “Người ta có thể nói họ không muốn 'tin, cậy, mến', nhưng họ không thể khước từ niềm vui.” Ngài nhấn mạnh, "công nghị là thời điểm để nhận ra Chúa Kitô đang kêu mời các môn đệ liên kết với nhau và được sai đi loan báo Tin Mừng trong niềm vui”. Ngài tiếp, “Ðức Maria là mẫu gương của người môn đệ, với hiệp nhất, niềm vui và sứ vụ”.
Trọng tâm của các sứ điệp xoay quanh chủ đề làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô. Trong ngày đầu, sáu nhóm hội thảo được sắp xếp theo từng giới: giám mục, các cha sở, lãnh đạo giáo phận, lãnh đạo giáo dân của các tổ chức, phong trào, hội đoàn. Các ngày tiếp theo, các đại biểu, không phân biệt thành phần, được phân tán theo từng nhóm với các chủ đề chuyên biệt.
Theo mô thức của tĩnh tâm, công nghị được khởi sự và kết thúc mỗi ngày với kinh nguyện. Ngày khai mạc, nhằm vào thứ Bảy, giờ kinh tối biệt kính Ðức Mẹ với việc lần chuỗi bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Việt. Mỗi ngày, thánh lễ được cử hành long trọng trong đại sảnh của khách sạn Hyatt Regency, và hai phòng lớn gần đó được sắp xếp cho việc chầu Thánh Thể và bí tích Hòa Giải.
Các bài diễn văn chính trước toàn thể công nghị, nhiều giáo dân là diễn giả cùng với các Hồng Y và giám mục. Nội dung các đề tài sau đó được quãng diễn thêm với một ban thuyết trình gồm giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Trong suốt hội nghị, nhiều cuộc thảo luận nhóm nhỏ được sắp xếp theo chuyên đề tại các phòng hội riêng biệt.
Viễn kiến của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô liên quan công cuộc truyền giáo, phản ánh trong thông điệp “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium”) được nhắc đến nhiều trong các bài thuyết trình và thảo luận nhóm nhỏ. Các đại biểu được tự do lựa chọn tham dự đề tài và thảo luận tùy theo sứ vụ hoặc ý thích của mình.
Trong gần 100 phiên họp nhóm nhỏ, các đề tài được thảo luận bao gồm nhiều khía cạnh đời sống hiện hành của người tín hữu Hoa Kỳ: kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, xã hội, truyền thông, di dân, gia đình, giới trẻ, sắc dân, giới tính, nhu cầu chăm sóc y tế...
Đức Hồng Y Donald W. Wuerl, Tổng Giám Mục Washington DC, trong một bài thuyết trình chính, nói rằng người Công Giáo thường không cảm thấy dễ chịu với ý tưởng loan báo Tin Mừng, "nhưng họ cần bước ra ngoài chính con người của mình để nói với người khác về niềm tin của mình, đó là điều mà ĐGH Phanxicô yêu cầu."
Ông Carl Anderson, Hiệp Sĩ Tối Cao của tổ chức Knight Columbus, một người nổi danh trong Giáo Hội Hoa Kỳ, từng dẫn đầu các nổ lực bảo vệ tự do tôn giáo và cổ võ sự hiện diện người Khi tô hữu tại miền đất khắt khe Trung Ðông, trong bài diễn văn chính ngày thứ ba công nghị, đã nói đến nhu cầu đáp ứng các quan tâm truyền giáo cho các vùng ngoại biên trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ông nhìn nhận rằng “Vươn ra người láng giềng của chúng ta là khó khăn hơn vì nó đòi hỏi người môn đệ phải vượt qua khu an toàn cá nhân nhằm nổ lực nhiều hơn.”
Bước ra vùng ngoại biên để rao giảng
Ông nói rằng, để thấu hiểu hơn chúng ta hôm nay là ai, cần nhớ những lời của Ðức Thánh Cha Phanxicô, “Chúng ta phải là một cộng đồng truyền giáo được chất đầy niềm vui, một cộng đồng trong trạng thái ra đi liên lỉ”.
Bài phát biểu của ông sau đó được Tổng Giám Mục Jóse Gomez, Los Angeles, tiếp nối khi ngài vẽ ra một viễn ảnh cho Giáo Hội trong thời hiện đại. Ngài nói rằng, "ÐGH Phanxicô khi vừa đắc cử giáo hoàng năm 2013 đã kêu gọi toàn Giáo Hội, vượt ra khỏi chính mình đi đến các vùng ngoại biên để rao giảng".
Với cái nhìn sắc bén, ngài nói, “Vùng ngoại biên có chiều kích vừa xã hội học vừa là địa lý". Ðó là nơi, “hơn là một vị trí địa lý… người ta nghèo đói không chỉ về phương diện vật chất mà còn về tinh thần”. Ngài tiếp, “Người nghèo ở ngay cạnh chúng ta, nhiều người đang đói khát tinh thần.”
Vào cuối thánh lễ bế mạc, Tổng Giám Mục Christopher Pierre, sứ thần tòa thánh tại Hoa Kỳ, chúc mừng các đại biểu tham dự đã có bốn ngày hội thảo sống động. Ngài nhắc lại những điểm chính của các bài thuyết trinh và khuyến khích các đại biểu thực hiện hoài bão loan báo Tin Mừng tại các cộng đồng của mình, "với tinh thần của người tông đồ, để đem niềm an ủi và hòa bình cho những con người đau khổ”.
Vị sứ thần tham dự từ ngày đầu và hiện diện suốt bốn ngày công nghị nói rằng , “Ðây chính là thời của Giáo Hội Hoa Kỳ”. Và ngài kêu gọi, “Hãy làm chứng với đời sống của chính mình, như là sứ giả truyền giáo mà Ðức Thánh Cha kêu gọi”. “Chúa Thánh Thần đang hiện diện sống động trong Giáo Hội Hoa Kỳ. Tôi sẽ tường trình lên Ðức Thánh Cha sự dấn thân quảng đại của anh chị em, các tông đồ truyền giáo với tình yêu lớn lao dành cho Giáo Hội”.
“Chúng ta đang ở trong thời khắc vô cùng ý nghĩa của quốc gia nầy”, Ðức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ, giảng trong thánh lễ bế mạc. Ngài nhắc nhở các đại biểu tham dự, “Hãy dấn thân trong sứ vụ một cách khiêm nhường” với niềm xác tín sâu xa "Ðức Giêsu cùng đồng hành khi anh chị em liên kết trong Mình và Máu Thánh của Người."
Là một biến cố chưa từng xảy ra trong Giáo Hội Hoa Kỳ, được tổ chức tại thành phố Orlando, Florida, Công Nghị qui tụ trên 3500 đại biểu bao gồm 160 giám mục, Hồng Y, hằng trăm linh mục, tu sĩ và hàng ngàn giáo dân lãnh đạo đến từ 155 giáo phận và 200 tổ chức, phong trào và hội đoàn toàn quốc. Khoảng hai chục tham dự viên người Việt, là đại biểu của một số giáo phận, dòng tu, của đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam và phong trào Cursillo Hoa Kỳ.
Khởi đầu Công Nghị
Trong bài giảng thánh lễ khai mạc công nghị, Ðức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York, nói rằng người môn đệ của thế kỷ thứ 21 phải là “chứng nhân của niềm vui”. Ngài nói, “Người ta có thể nói họ không muốn 'tin, cậy, mến', nhưng họ không thể khước từ niềm vui.” Ngài nhấn mạnh, "công nghị là thời điểm để nhận ra Chúa Kitô đang kêu mời các môn đệ liên kết với nhau và được sai đi loan báo Tin Mừng trong niềm vui”. Ngài tiếp, “Ðức Maria là mẫu gương của người môn đệ, với hiệp nhất, niềm vui và sứ vụ”.
Theo mô thức của tĩnh tâm, công nghị được khởi sự và kết thúc mỗi ngày với kinh nguyện. Ngày khai mạc, nhằm vào thứ Bảy, giờ kinh tối biệt kính Ðức Mẹ với việc lần chuỗi bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Việt. Mỗi ngày, thánh lễ được cử hành long trọng trong đại sảnh của khách sạn Hyatt Regency, và hai phòng lớn gần đó được sắp xếp cho việc chầu Thánh Thể và bí tích Hòa Giải.
Các bài diễn văn chính trước toàn thể công nghị, nhiều giáo dân là diễn giả cùng với các Hồng Y và giám mục. Nội dung các đề tài sau đó được quãng diễn thêm với một ban thuyết trình gồm giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Trong suốt hội nghị, nhiều cuộc thảo luận nhóm nhỏ được sắp xếp theo chuyên đề tại các phòng hội riêng biệt.
Viễn kiến của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô liên quan công cuộc truyền giáo, phản ánh trong thông điệp “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium”) được nhắc đến nhiều trong các bài thuyết trình và thảo luận nhóm nhỏ. Các đại biểu được tự do lựa chọn tham dự đề tài và thảo luận tùy theo sứ vụ hoặc ý thích của mình.
Đức Hồng Y Donald W. Wuerl, Tổng Giám Mục Washington DC, trong một bài thuyết trình chính, nói rằng người Công Giáo thường không cảm thấy dễ chịu với ý tưởng loan báo Tin Mừng, "nhưng họ cần bước ra ngoài chính con người của mình để nói với người khác về niềm tin của mình, đó là điều mà ĐGH Phanxicô yêu cầu."
Ông Carl Anderson, Hiệp Sĩ Tối Cao của tổ chức Knight Columbus, một người nổi danh trong Giáo Hội Hoa Kỳ, từng dẫn đầu các nổ lực bảo vệ tự do tôn giáo và cổ võ sự hiện diện người Khi tô hữu tại miền đất khắt khe Trung Ðông, trong bài diễn văn chính ngày thứ ba công nghị, đã nói đến nhu cầu đáp ứng các quan tâm truyền giáo cho các vùng ngoại biên trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ông nhìn nhận rằng “Vươn ra người láng giềng của chúng ta là khó khăn hơn vì nó đòi hỏi người môn đệ phải vượt qua khu an toàn cá nhân nhằm nổ lực nhiều hơn.”
Bước ra vùng ngoại biên để rao giảng
Ông nói rằng, để thấu hiểu hơn chúng ta hôm nay là ai, cần nhớ những lời của Ðức Thánh Cha Phanxicô, “Chúng ta phải là một cộng đồng truyền giáo được chất đầy niềm vui, một cộng đồng trong trạng thái ra đi liên lỉ”.
Bài phát biểu của ông sau đó được Tổng Giám Mục Jóse Gomez, Los Angeles, tiếp nối khi ngài vẽ ra một viễn ảnh cho Giáo Hội trong thời hiện đại. Ngài nói rằng, "ÐGH Phanxicô khi vừa đắc cử giáo hoàng năm 2013 đã kêu gọi toàn Giáo Hội, vượt ra khỏi chính mình đi đến các vùng ngoại biên để rao giảng".
Vào cuối thánh lễ bế mạc, Tổng Giám Mục Christopher Pierre, sứ thần tòa thánh tại Hoa Kỳ, chúc mừng các đại biểu tham dự đã có bốn ngày hội thảo sống động. Ngài nhắc lại những điểm chính của các bài thuyết trinh và khuyến khích các đại biểu thực hiện hoài bão loan báo Tin Mừng tại các cộng đồng của mình, "với tinh thần của người tông đồ, để đem niềm an ủi và hòa bình cho những con người đau khổ”.
Vị sứ thần tham dự từ ngày đầu và hiện diện suốt bốn ngày công nghị nói rằng , “Ðây chính là thời của Giáo Hội Hoa Kỳ”. Và ngài kêu gọi, “Hãy làm chứng với đời sống của chính mình, như là sứ giả truyền giáo mà Ðức Thánh Cha kêu gọi”. “Chúa Thánh Thần đang hiện diện sống động trong Giáo Hội Hoa Kỳ. Tôi sẽ tường trình lên Ðức Thánh Cha sự dấn thân quảng đại của anh chị em, các tông đồ truyền giáo với tình yêu lớn lao dành cho Giáo Hội”.
Nhớ về Đức cố Hồng Y Joachim Meisner
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:35 07/07/2017
Nhớ về Đức cố Hồng Y Joachim Meisner
Ngày 05.07.2017 Đức Hồng Y Joachim Meisner, nguyên Tổng Gám mục Tổng giáo phận Köln từ 1989-2014 đã đột ngột qua đời, trong tay còn cầm sách Kinh nhật tụng, quần áo mặc chỉnh tề sửa soạn dâng Thánh lễ Misa buổi sáng, đang ngồi trên ghế trong phòng, khi đang đi nghỉ tĩnh dưỡng ở Bad Füssing, vùng Bayern miền Nam nước Đức, hưởng trường thọ 83 tuổi.
Sinh thời đức cố Hồng Y Joachim Meisner là người can đảm mạnh mẽ hằng lên tiếng bênh vực chống đỡ Giáo Hội Chúa và sự sống con người do Thiên Chúa tạo dựng. Nên không được coi thường chà đạp , phá hủy hay tìm cách nhân tạo thay đổi sự sống trái với thiên nhiên.
Đức cố Hồng Y Joachim Meisner luôn lên tiếng bênh vực bảo vệ sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống con người, Giáo Hội của Chúa ở trần gian, gia đình con người, không biết mệt mỏi với cả tâm huyết cả thể xác lẫn tinh thần, và với cả những căng thẳng khác ngược với quan niệm trong một xã hội đa nguyên như ở nước Đức, dù phải chấp nhận những phê bình chỉ trích. Ngài luôn nêu cao lập trường của Thiên Chúa, của Giáo Hội. Vì thế có những ý kiến cho ngài là người bảo thủ một chiều. Nhưng những điều đó chứng tỏ ngài là người đại diện Giáo Hội sâu sắc có sức thuyết phục nhất.
Đức cố Hồng Y Joachim là người có lòng sùng kính Đức Mẹ Maria rất nhiệt thành. Ngài giảng về Đức Mẹ Maria rất hùng hồn xác tín sâu sắc với tất cả tâm hồn lòng yêu mến tin tưởng.
Ngài là người bạn thân thiết xưa kia với Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô I I., và với Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedicktô 16.
Đức cố Hồng Y Joachim đã có suy tư về sự chết : „ Sự chết với tôi thuộc về đời sống. Nó không là gì khác, đó là sự trao phó dâng đời ta sang bàn tay của Thiên Chúa.
Trong chúc thư để lại, Đức cố Hồng Y Joachim viết:“ Các Bạn biết đấy, đời sống tôi đã sống trải qua, ba giai đoạn hệ thống chính trị: 12 năm thời chuyên chế Hitler, 40 năm chế độ độc tài Cộng sản, và bây giờ hơn 20 năm tự do Dân Chủ. Trong ba giai đoạn đời sống như thế, sự dấn thân phục vụ của Đức Thánh Cha đã mang lại cho tôi sự chỉ dẫn hướng con đường phải đi, sự khích lệ phấn chấn và sự nâng đỡ. Các Bạn hãy luôn luôn gắn bó với Đức Thánh Cha, và các Bạn sẽ không bao giờ xa mất Chúa Giêsu Kitô“
Đức cố Hồng Y Meisner sinh ngày 25. 12.1933 ở Breslau trong một gia đình có bốn người con, ngài là người con thứ hai. Năm 1945 gia đình ngài đã trốn chạy hồng quân Liên Xô đi định cư từ Breslau đến vùng Thueringen phía Đông Đức.
Năm 1956 Joachim Meisner học thần học và triết học ở Erfurt. Ngày 22.12.1962 được thụ phong Linh mục. Sau thời gian làm cha phó, rồi phụ trách Caritas giáo phận Erfurt, năm 1969 được cử sang Roma học lấy học vị Tiến sĩ thần học ở đại học Gregoriana.
Ngày 17. 05.1975 linh mục Meisner được tấn phong Giám mục phụ tá giáo phận Erfurt. Năm năm sau ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Berlin. Sống trong chế độ Cộng sản thời nước Đông Đức, nhưng ngài vẫn can đảm giữ vững vị trí lập trường trung thành với Giáo Hội không để mảy may bị ảnh hưởng bởi chế độ cộng sản. Ngài hằng cổ võ sự hòa giải với Balan, Tiệp Khắc và Slovakai.
Ngày 20.12.1988 Đức Giáo Hoàng Phaolo đệ nhị đã đổi sai ngài về Tổng giáo phận Koeln làm Tổng Giám Mục, dù ngài không bao giờ muốn về Koeln. Nhưng sau 25 năm làm tổng giám mục ở Koeln, năm 2014 ngài đi nghỉ hưu theo giáo luật ấn định về tuổi tác, 80 tuổi, khi nhìn lại ngài đã có nhận xét mang đậm suy tư hòa giải: „Nơi mà người ta không muốn đến, lại là nơi đúng họ được sai cử đến.“
Những trách vụ trong đời Đức cố Hồng Y Joachim Meisner được Giáo Hội trao cho, ngài đã chu toàn cách tuyệt vời đến gây ngạc nhiên thán phục cho mọi người, theo đúng tiêu chuẩn và theo đúng lương tâm.
Đức cố Hồng Y Joachim Meisner đã sống làm việc dấn thân phục vụ trọn đời mình cho công việc làm chứng cho Chúa ở trần gian
Đức cố Hồng Y Joachim Meisner, theo như thuật lại, đã ra đi khỏi cuộc sống trần gian, trở về bàn tay Thiên Chúa thư thái bình an trong tư thế ngồi ở ghế hướng đôi tay cùng con mắt lên trời cao.
Thật là một cái chết tốt lành thánh đức tuyệt đẹp!
Thi hài Đức cố Hồng Y Joachim Meisner được quàn ờ St. Gereon , trung tâm thành phố Koeln, từ ngày thứ Sáu, 07.07. đến thứ hai, 10.07.2017., để cho mọi người đến viếng xác và cầu nguyện cho ngài.
Lễ an táng sẽ được cử hành vào ngày Thứ bẩy, 15.07.2017 ở nhà thờ chính tòa Koeln Dom lúc 10.00 giờ. Và thân xác ngài được an táng trong lòng nhà thờ chính tòa Koeln theo như tập tục trong Giáo Hội. Các Giám mục chính tòa được an táng trong lòng nhà thờ chính tòa, nơi vị đó là Giám mục chính tòa.
Trong bàn tay tràn đầy lòng thương xót của Chúa, Đấng đã tạo dựng nuôi sống, cùng kêu gọi tuyển chọn Joachim Meisner trở thành là Linh Mục, rồi thành Giám mục và thành Hồng Y, chúng ta với lòng thành kính biết ơn ngậm ngùi dâng lời cầu nguyện phó dâng linh hồn Đức cố Hồng Y đáng kính Joachim Meisner.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ngày 05.07.2017 Đức Hồng Y Joachim Meisner, nguyên Tổng Gám mục Tổng giáo phận Köln từ 1989-2014 đã đột ngột qua đời, trong tay còn cầm sách Kinh nhật tụng, quần áo mặc chỉnh tề sửa soạn dâng Thánh lễ Misa buổi sáng, đang ngồi trên ghế trong phòng, khi đang đi nghỉ tĩnh dưỡng ở Bad Füssing, vùng Bayern miền Nam nước Đức, hưởng trường thọ 83 tuổi.
Đức cố Hồng Y Joachim Meisner luôn lên tiếng bênh vực bảo vệ sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống con người, Giáo Hội của Chúa ở trần gian, gia đình con người, không biết mệt mỏi với cả tâm huyết cả thể xác lẫn tinh thần, và với cả những căng thẳng khác ngược với quan niệm trong một xã hội đa nguyên như ở nước Đức, dù phải chấp nhận những phê bình chỉ trích. Ngài luôn nêu cao lập trường của Thiên Chúa, của Giáo Hội. Vì thế có những ý kiến cho ngài là người bảo thủ một chiều. Nhưng những điều đó chứng tỏ ngài là người đại diện Giáo Hội sâu sắc có sức thuyết phục nhất.
Đức cố Hồng Y Joachim là người có lòng sùng kính Đức Mẹ Maria rất nhiệt thành. Ngài giảng về Đức Mẹ Maria rất hùng hồn xác tín sâu sắc với tất cả tâm hồn lòng yêu mến tin tưởng.
Ngài là người bạn thân thiết xưa kia với Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô I I., và với Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedicktô 16.
Đức cố Hồng Y Joachim đã có suy tư về sự chết : „ Sự chết với tôi thuộc về đời sống. Nó không là gì khác, đó là sự trao phó dâng đời ta sang bàn tay của Thiên Chúa.
Trong chúc thư để lại, Đức cố Hồng Y Joachim viết:“ Các Bạn biết đấy, đời sống tôi đã sống trải qua, ba giai đoạn hệ thống chính trị: 12 năm thời chuyên chế Hitler, 40 năm chế độ độc tài Cộng sản, và bây giờ hơn 20 năm tự do Dân Chủ. Trong ba giai đoạn đời sống như thế, sự dấn thân phục vụ của Đức Thánh Cha đã mang lại cho tôi sự chỉ dẫn hướng con đường phải đi, sự khích lệ phấn chấn và sự nâng đỡ. Các Bạn hãy luôn luôn gắn bó với Đức Thánh Cha, và các Bạn sẽ không bao giờ xa mất Chúa Giêsu Kitô“
Đức cố Hồng Y Meisner sinh ngày 25. 12.1933 ở Breslau trong một gia đình có bốn người con, ngài là người con thứ hai. Năm 1945 gia đình ngài đã trốn chạy hồng quân Liên Xô đi định cư từ Breslau đến vùng Thueringen phía Đông Đức.
Năm 1956 Joachim Meisner học thần học và triết học ở Erfurt. Ngày 22.12.1962 được thụ phong Linh mục. Sau thời gian làm cha phó, rồi phụ trách Caritas giáo phận Erfurt, năm 1969 được cử sang Roma học lấy học vị Tiến sĩ thần học ở đại học Gregoriana.
Ngày 17. 05.1975 linh mục Meisner được tấn phong Giám mục phụ tá giáo phận Erfurt. Năm năm sau ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Berlin. Sống trong chế độ Cộng sản thời nước Đông Đức, nhưng ngài vẫn can đảm giữ vững vị trí lập trường trung thành với Giáo Hội không để mảy may bị ảnh hưởng bởi chế độ cộng sản. Ngài hằng cổ võ sự hòa giải với Balan, Tiệp Khắc và Slovakai.
Ngày 20.12.1988 Đức Giáo Hoàng Phaolo đệ nhị đã đổi sai ngài về Tổng giáo phận Koeln làm Tổng Giám Mục, dù ngài không bao giờ muốn về Koeln. Nhưng sau 25 năm làm tổng giám mục ở Koeln, năm 2014 ngài đi nghỉ hưu theo giáo luật ấn định về tuổi tác, 80 tuổi, khi nhìn lại ngài đã có nhận xét mang đậm suy tư hòa giải: „Nơi mà người ta không muốn đến, lại là nơi đúng họ được sai cử đến.“
Những trách vụ trong đời Đức cố Hồng Y Joachim Meisner được Giáo Hội trao cho, ngài đã chu toàn cách tuyệt vời đến gây ngạc nhiên thán phục cho mọi người, theo đúng tiêu chuẩn và theo đúng lương tâm.
Đức cố Hồng Y Joachim Meisner đã sống làm việc dấn thân phục vụ trọn đời mình cho công việc làm chứng cho Chúa ở trần gian
Đức cố Hồng Y Joachim Meisner, theo như thuật lại, đã ra đi khỏi cuộc sống trần gian, trở về bàn tay Thiên Chúa thư thái bình an trong tư thế ngồi ở ghế hướng đôi tay cùng con mắt lên trời cao.
Thật là một cái chết tốt lành thánh đức tuyệt đẹp!
Thi hài Đức cố Hồng Y Joachim Meisner được quàn ờ St. Gereon , trung tâm thành phố Koeln, từ ngày thứ Sáu, 07.07. đến thứ hai, 10.07.2017., để cho mọi người đến viếng xác và cầu nguyện cho ngài.
Lễ an táng sẽ được cử hành vào ngày Thứ bẩy, 15.07.2017 ở nhà thờ chính tòa Koeln Dom lúc 10.00 giờ. Và thân xác ngài được an táng trong lòng nhà thờ chính tòa Koeln theo như tập tục trong Giáo Hội. Các Giám mục chính tòa được an táng trong lòng nhà thờ chính tòa, nơi vị đó là Giám mục chính tòa.
Trong bàn tay tràn đầy lòng thương xót của Chúa, Đấng đã tạo dựng nuôi sống, cùng kêu gọi tuyển chọn Joachim Meisner trở thành là Linh Mục, rồi thành Giám mục và thành Hồng Y, chúng ta với lòng thành kính biết ơn ngậm ngùi dâng lời cầu nguyện phó dâng linh hồn Đức cố Hồng Y đáng kính Joachim Meisner.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle: “Xin các cha đừng nói ‘Good Morning’ ở đầu thánh lễ”
Đặng Tự Do
18:44 07/07/2017
Ngài quan sát rằng nhiều linh mục quá nhấn mạnh vào câu chào này. Các ngài nói “Good Morning” và mong cộng đoàn đáp lại “Good Morning, Father”. Thậm chí có vị còn lặp lại “Good Morning” khi thấy cộng đoàn đáp lại “Good Morning, Father” nhỏ quá.
Theo Đức Hồng Y, các linh mục bắt đầu Thánh lễ bằng “Good Morning” dường như không nắm bắt được sự sâu sắc của lời chào “Dominus vobiscum” - “Chúa ở cùng anh chị em”
“Với tất cả sự tôn trọng, thưa các anh em linh mục của tôi, tôi không hiểu tại sao anh em phải nói ‘Good Morning’ và những lời chúc tương tự khi Sự Hiện Diện Thật Sự của Thiên Chúa trong Thánh Thể là một phúc lành quá đủ cho mọi người rồi”.
“Hãy nói ‘Chúa ở cùng anh chị em’ là đủ.”
Đức Hồng Y đã nói như trên trong Thánh lễ Corpus Christi tại nhà thờ Santa Cruz ở Manila. Những lời bình luận này của Đức Hồng Y Tagle đã được đăng lại trong một bài báo trên trang web của Hội đồng Giám mục Công Giáo Philippines hôm thứ Tư 5 tháng Bẩy.
Đức Giáo Hoàng gửi thư cho Thượng Đỉnh G20
Vũ Văn An
20:33 07/07/2017
Theo tin Zenit, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi các nhà tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 đang nhóm họp tại Hamburg, Đức Quốc, từ ngày 7 tới ngày 8 tháng 7 năm 2017: “Qúy vị hãy dành ưu tiên tuyệt đối cho người nghèo, người tỵ nạn, người đau khổ, người rời cư và người bị hất hủi” và “hãy bác bỏ các tranh chấp có vũ trang”.
Ngài viết như trên trong một lá thư gửi Thủ Tướng Đức, Angela Merkel. Trong bức thư này, ngài khẩn khoản yêu cầu họ lưu ý tới số dân đang chết đói tại Châu Phi, nhất là tại Nam Sudan, lưu vực Hồ Chad, vùng Sừng Châu Phi (Horn of Africa) và Yemen.
Sau đây là nguyên văn lá thư dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh (nguyên bản bằng tiếng Đức):
Kính gửi Ngài,
Bà Angela Merkel,
Thủ Tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức
Tiếp theo cuộc hội kiến mới đây của chúng ta tại Vatican, và để trả lời cho lời yêu cầu thâm trầm của ngài, tôi muốn đưa ra một vài xem xét mà, cùng với mọi Mục Tử của Giáo Hội Công Giáo, tôi coi là quan trọng trong viễn ảnh cuộc họp sắp tới của G20, một cuộc họp sẽ qui tụ Các Vị Đứng Đầu Nhà Nước và Chính Phủ của Nhóm gồm các nền kinh tế lớn của thế giới và các thẩm quyền cao nhất của Liên Hiệp Âu Châu. Khi làm như thế, tôi chỉ tuân theo một truyền thống vốn khởi đầu bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI hồi tháng Tư năm 2009 nhân dịp Thượng Đỉnh G20 tại Luân Đôn. Vị tiền nhiệm của tôi cũng đã viết cho ngài năm 2006, khi Đức giữ chức chủ tịch của Liên Hiệp Âu Châu và của G8.
Trước nhất, tôi muốn diễn tả, với ngài, và với các nhà lãnh đạo ở Hamburg, sự đánh giá cao của tôi về các cố gắng đang được thực hiện để bảo đảm tính có thể cai trị và ổn định của nền kinh tế thế giới, nhất là liên hệ tới các thị trường tài chánh, giao thương, các vấn đề ngân sách và, một cách tổng quát hơn, sự lớn mạnh có tính bao gồm và lâu dài hơn của nền kinh tế hoàn cầu (xem Thông Cáo Chung của Các NHà Lãnh Đạo G20, Thượng Đỉnh Hàng Châu, ngày 5 tháng Chín năm 2016). Như đã rõ trong chương trình của Thượng Đỉnh, các cố gắng như thế không thể tách rời khỏi việc phải giải quyết các tranh chấp đang tiếp diễn và các vấn đề di dân khắp thế giới.
Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng của tôi, một văn kiện có tính cách lên chương trình của triều giáo hoàng của tôi ngỏ cùng các tín hữu Công Giáo, tôi đề ra bốn nguyên tắc hành động để xây dựng các xã hội huynh đệ, công lý và hòa bình: thời gian lớn hơn không gian; hợp nhất trổi vượt hơn tranh chấp; các thực tại quan trọng hơn các ý niệm; và toàn bộ lớn hơn từng phần. Các đường hướng hành động này hiển nhiên là thành phần trong túi khôn lâu đời của toàn thể nhân loại; tôi tin rằng chúng cũng có thể được dùng làm trợ cụ suy tư cho cuộc họp tại Hamburg và cho việc đánh giá các thành quả của nó.
Thời gian lớn hơn không gian. Tính cách nghiêm trọng, phức tạp và bất nối kết trong các vấn đề của thế giới lớn lao đến nỗi không thể có các giải pháp ngay tức khắc và hoàn toàn thỏa mãn. Buồn thay, cuộc khủng hoảng di dân, một cuộc khủng hoảng không thể tách rời khỏi vấn đề nghèo khó và càng làm cho tồi tệ thêm bởi các cuộc tranh chấp có vũ trang, là chứng cớ của điều này. Dù thế, vẫn có thể khởi động các diễn trình có thể mang lại các giải pháp tiệm tiến và không gây chấn thương, và là các giải pháp có thể dẫn tới việc tự do lưu chuyển và một cuộc định cư có lợi cho mọi người, trong một thời gian tương đối ngắn. Ruy nhiên, sự căng thẳng giữa không gian và thời gian này, giữa giới hạn và viên mãn, đòi phải có sự chuyển đổi hoàn toàn ngược lại trong tâm trí các nhà lãnh đạo chính phủ và những người có thế lực. Một giải pháp hữu hiệu, một giải pháp nhất thiết phải trải dài trong thời gian, sẽ chỉ khả hữu nếu mục tiêu sau cùng của diễn trình được trình bày rõ ràng trong việc lên kế hoạch về nó. Trong tâm trí các nhà lãnh đạo chính phủ, và ở mọi giai đoạn thi hành các biện pháp chính trị, cần phải dành ưu tiên tuyệt đối cho người nghèo, người tỵ nạn, người đau khổ, người rời cư và người bị hất hủi, không phân biệt quốc gia, nòi giống, tôn giáo hay văn hóa, và phải bác bỏ các cuộc tranh chấp có vũ trang.
Ở điểm này, tôi không thể không ngỏ với Các Vị Đứng Đầu Nhà Nước và Chính Phủ của G20, và với toàn thể cộng đồng thế giới, lời kêu gọi tự đáy lòng cho hoàn cảnh bi thương ở Nam Sudan, lưu vực Hồ Chad, vùng Sừng Châu Phi (Horn of Africa) và Yemen, nơi 30 triệu người đang thiếu lương thực và nước uống cần thiết để sống còn. Một cam kết để giải quyết các tình huống này một cách khẩn trương và cung cấp ngay tức khắc sự trợ giúp những con người này sẽ là một dấu chỉ tính nghiêm túc và lòng thành thực của một cam kết trung hạn nhằm cải tổ nền kinh tế thế giới và một bảo đảm cho việc phát triển lành mạnh của nó.
Hợp nhất trổi vượt hơn tranh chấp. Lịch sử nhân loại, cả ở thời ta, trình bầy với chúng ta một tòan cảnh rộng lớn các cuộc tranh chấp hiện nay và có thể có. Tuy nhiên, chiến tranh không bao giờ là một giải pháp. Nhân dịp gần kề ngày kỷ niệm năm thứ 100 lá thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV Gửi Các Nhà Lãnh Đạo của Các Dân Tộc Đang Giao Chiến, tôi cảm thấy có bổn phận yêu cầu thế giới hãy chấm dứt mọi “cuộc tàn sát vô ích” ấy. Mục tiêu của G20 và của những cuộc hội họp hàng năm tương tự là để giải quyết các dị biệt kinh tế một cách hòa bình và để đồng ý với nhau về các qui định chung liên quan tới tài chánh và giao thương nhằm cho phép một sự phát triền toàn diện cho mọi người, ngõ hầu thi hành Nghị Trình 2030 và Các Mục Tiêu Phát Triển Lâu Dài (xem Tuyên Bố Chung của Thượng Đỉnh G20 tại Hàng Châu). Thế nhưng, điều này chỉ khả hữu nếu mọi bên đều tự cam kết giảm thiểu có phẩm lượng các mức độ tranh chấp, ngưng cuộc chạy đua vũ khí hiện nay và từ bỏ việc can dự trực tiếp hoặc gián tiếp vào các cuộc tranh chấp, cũng như đồng ý với nhau trong việc thảo luận một cách thành thực và trong sáng mọi dị biệt của họ. Hiện đang có sự mâu thuẫn và bất nhất bi đát trong việc hợp nhất có tính biểu kiến từng được phát biểu tại các diễn đàn chung về các vấn đề kinh tế hay xã hội, và việc chấp nhận các cuộc tranh chấp có vũ trang, một cách tích cực hoặc thụ động.
Các thực tại quan trọng hơn các ý niệm. Các ý thức hệ gây tai họa của tiền bán thế kỷ 20 đã được thay thế bằng các ý thức hệ mới về quyên tự trị tuyệt đối của thị trường và đầu cơ tài chánh (xem Niềm Vui Tin Mừng, số 56). Theo chân bi đát của chúng là loại trừ, phí phạm và thậm chí chết chóc nữa. Đàng khác, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa của thế kỷ qua luôn luôn được đánh dấu bằng một tính thực dụng lành mạnh và khôn ngoan, được điều hướng bởi tính ưu việt của con người nhân bản và cố gắng hội nhập và phối hợp các thực tại đa dạng và đôi khi trái ngược nhau, dựa trên việc tôn trọng mỗi một và mọi công dân. Tôi cầu xin Thiên Chúa để Thượng Đỉnh Hamburg được chiếu rọi bởi gương sáng của những nhà lãnh đạo Âu Châu và thế giới luôn nhất quán dành một chỗ danh dự cho đối thoại và mưu tìm các giải pháp chung; họ là Schuman, De Gaspari, Adenauer, Monnet và rất nhiều người khác nữa.
Toàn bộ lớn hơn từng phần. Các vấn đề cần được giải quyết một cách cụ thể và lưu ý một cách thỏa đáng tới tính chuyên biệt của chúng, nhưng các giải pháp như thế, muốn lâu dài, không thể nào làm ngơ một viễn kiến bao quát hơn. Chúng cũng phải xem xét các hậu quả có thể có đối với mọi quốc gia và các công dân của họ, trong khi vẫn tôn trọng các quan điểm và ý kiến của các thực thể vừa nói. Ở đây, tôi muốn nhắc lại lời cảnh báo mà Đức Bênêđíctô XVI từng ngỏ với Thượng Đỉnh G20 tại Luân Đôn năm 2009. Dù điều hợp lý là các Thượng Đỉnh G20 chỉ nên được giới hạn cho một số nhỏ các quốc gia đại diện cho 90% việc sản xuất của cải và dịch vụ khắp thế giới, nhưng tình huống này phải thúc đẩy các nhà tham dự suy nghĩ sâu xa hơn. Các nhà nước và cá nhân có tiếng nói yếu ớt nhất trên sân khấu chính trị thế giới chính là các thực thể chịu phần lớn các hậu quả tai hại của các cuộc khủng hoảng kinh tế, những cuộc khủng hoảng họ có rất ít trách nhiệm, hay không có trách nhiệm nào cả. Khối đại đa số này, mà trong lãnh vực kinh tế chỉ chiếm 10% của toàn bộ, là phân bộ nhân loại có tiềm năng lớn nhất để đóng góp vào sự tiến bộ của mọi người. Thành thử, cần phải luôn tham chiếu Liên Hiệp Quốc, các chương trình và các cơ quan liên hệ của nó, và tiếp tục cổ vũ phương thức đa phương, để các giải pháp được phổ quát và lâu dài thực sự, vì lợi ích của mọi người (xem Bênêđictô XVI, Thư Gửi Ngài Gordon Brown, 30 tháng 3 năm 2009).
Tôi đưa ra các xem xét trên như một đóng góp vào việc làm của G20, với lòng tin tưởng vào tinh thần liên đới có trách nhiệm đang hướng dẫn tất cả những ai đang tham dự. Tôi cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho cuộc họp ở Hamburg và cho mọi cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc lên khuôn một thời đại phát triển mới có tính canh tân, nối kết với nhau, lâu dài, biết tôn trọng môi trường và bao gồm mọi dân tộc và mọi cá nhân (xem Thông Cáo Chung Thượng Đỉnh G20, Hàng Châu).
Tôi mượn dịp này bảo đảm với ngài sự ân cần và lòng qúy mên cao độ của tôi.
Từ Vatican,, 29 tháng 6 năm 2017
Phanxicô
Ngài viết như trên trong một lá thư gửi Thủ Tướng Đức, Angela Merkel. Trong bức thư này, ngài khẩn khoản yêu cầu họ lưu ý tới số dân đang chết đói tại Châu Phi, nhất là tại Nam Sudan, lưu vực Hồ Chad, vùng Sừng Châu Phi (Horn of Africa) và Yemen.
Sau đây là nguyên văn lá thư dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh (nguyên bản bằng tiếng Đức):
Kính gửi Ngài,
Bà Angela Merkel,
Thủ Tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức
Tiếp theo cuộc hội kiến mới đây của chúng ta tại Vatican, và để trả lời cho lời yêu cầu thâm trầm của ngài, tôi muốn đưa ra một vài xem xét mà, cùng với mọi Mục Tử của Giáo Hội Công Giáo, tôi coi là quan trọng trong viễn ảnh cuộc họp sắp tới của G20, một cuộc họp sẽ qui tụ Các Vị Đứng Đầu Nhà Nước và Chính Phủ của Nhóm gồm các nền kinh tế lớn của thế giới và các thẩm quyền cao nhất của Liên Hiệp Âu Châu. Khi làm như thế, tôi chỉ tuân theo một truyền thống vốn khởi đầu bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI hồi tháng Tư năm 2009 nhân dịp Thượng Đỉnh G20 tại Luân Đôn. Vị tiền nhiệm của tôi cũng đã viết cho ngài năm 2006, khi Đức giữ chức chủ tịch của Liên Hiệp Âu Châu và của G8.
Trước nhất, tôi muốn diễn tả, với ngài, và với các nhà lãnh đạo ở Hamburg, sự đánh giá cao của tôi về các cố gắng đang được thực hiện để bảo đảm tính có thể cai trị và ổn định của nền kinh tế thế giới, nhất là liên hệ tới các thị trường tài chánh, giao thương, các vấn đề ngân sách và, một cách tổng quát hơn, sự lớn mạnh có tính bao gồm và lâu dài hơn của nền kinh tế hoàn cầu (xem Thông Cáo Chung của Các NHà Lãnh Đạo G20, Thượng Đỉnh Hàng Châu, ngày 5 tháng Chín năm 2016). Như đã rõ trong chương trình của Thượng Đỉnh, các cố gắng như thế không thể tách rời khỏi việc phải giải quyết các tranh chấp đang tiếp diễn và các vấn đề di dân khắp thế giới.
Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng của tôi, một văn kiện có tính cách lên chương trình của triều giáo hoàng của tôi ngỏ cùng các tín hữu Công Giáo, tôi đề ra bốn nguyên tắc hành động để xây dựng các xã hội huynh đệ, công lý và hòa bình: thời gian lớn hơn không gian; hợp nhất trổi vượt hơn tranh chấp; các thực tại quan trọng hơn các ý niệm; và toàn bộ lớn hơn từng phần. Các đường hướng hành động này hiển nhiên là thành phần trong túi khôn lâu đời của toàn thể nhân loại; tôi tin rằng chúng cũng có thể được dùng làm trợ cụ suy tư cho cuộc họp tại Hamburg và cho việc đánh giá các thành quả của nó.
Thời gian lớn hơn không gian. Tính cách nghiêm trọng, phức tạp và bất nối kết trong các vấn đề của thế giới lớn lao đến nỗi không thể có các giải pháp ngay tức khắc và hoàn toàn thỏa mãn. Buồn thay, cuộc khủng hoảng di dân, một cuộc khủng hoảng không thể tách rời khỏi vấn đề nghèo khó và càng làm cho tồi tệ thêm bởi các cuộc tranh chấp có vũ trang, là chứng cớ của điều này. Dù thế, vẫn có thể khởi động các diễn trình có thể mang lại các giải pháp tiệm tiến và không gây chấn thương, và là các giải pháp có thể dẫn tới việc tự do lưu chuyển và một cuộc định cư có lợi cho mọi người, trong một thời gian tương đối ngắn. Ruy nhiên, sự căng thẳng giữa không gian và thời gian này, giữa giới hạn và viên mãn, đòi phải có sự chuyển đổi hoàn toàn ngược lại trong tâm trí các nhà lãnh đạo chính phủ và những người có thế lực. Một giải pháp hữu hiệu, một giải pháp nhất thiết phải trải dài trong thời gian, sẽ chỉ khả hữu nếu mục tiêu sau cùng của diễn trình được trình bày rõ ràng trong việc lên kế hoạch về nó. Trong tâm trí các nhà lãnh đạo chính phủ, và ở mọi giai đoạn thi hành các biện pháp chính trị, cần phải dành ưu tiên tuyệt đối cho người nghèo, người tỵ nạn, người đau khổ, người rời cư và người bị hất hủi, không phân biệt quốc gia, nòi giống, tôn giáo hay văn hóa, và phải bác bỏ các cuộc tranh chấp có vũ trang.
Ở điểm này, tôi không thể không ngỏ với Các Vị Đứng Đầu Nhà Nước và Chính Phủ của G20, và với toàn thể cộng đồng thế giới, lời kêu gọi tự đáy lòng cho hoàn cảnh bi thương ở Nam Sudan, lưu vực Hồ Chad, vùng Sừng Châu Phi (Horn of Africa) và Yemen, nơi 30 triệu người đang thiếu lương thực và nước uống cần thiết để sống còn. Một cam kết để giải quyết các tình huống này một cách khẩn trương và cung cấp ngay tức khắc sự trợ giúp những con người này sẽ là một dấu chỉ tính nghiêm túc và lòng thành thực của một cam kết trung hạn nhằm cải tổ nền kinh tế thế giới và một bảo đảm cho việc phát triển lành mạnh của nó.
Hợp nhất trổi vượt hơn tranh chấp. Lịch sử nhân loại, cả ở thời ta, trình bầy với chúng ta một tòan cảnh rộng lớn các cuộc tranh chấp hiện nay và có thể có. Tuy nhiên, chiến tranh không bao giờ là một giải pháp. Nhân dịp gần kề ngày kỷ niệm năm thứ 100 lá thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV Gửi Các Nhà Lãnh Đạo của Các Dân Tộc Đang Giao Chiến, tôi cảm thấy có bổn phận yêu cầu thế giới hãy chấm dứt mọi “cuộc tàn sát vô ích” ấy. Mục tiêu của G20 và của những cuộc hội họp hàng năm tương tự là để giải quyết các dị biệt kinh tế một cách hòa bình và để đồng ý với nhau về các qui định chung liên quan tới tài chánh và giao thương nhằm cho phép một sự phát triền toàn diện cho mọi người, ngõ hầu thi hành Nghị Trình 2030 và Các Mục Tiêu Phát Triển Lâu Dài (xem Tuyên Bố Chung của Thượng Đỉnh G20 tại Hàng Châu). Thế nhưng, điều này chỉ khả hữu nếu mọi bên đều tự cam kết giảm thiểu có phẩm lượng các mức độ tranh chấp, ngưng cuộc chạy đua vũ khí hiện nay và từ bỏ việc can dự trực tiếp hoặc gián tiếp vào các cuộc tranh chấp, cũng như đồng ý với nhau trong việc thảo luận một cách thành thực và trong sáng mọi dị biệt của họ. Hiện đang có sự mâu thuẫn và bất nhất bi đát trong việc hợp nhất có tính biểu kiến từng được phát biểu tại các diễn đàn chung về các vấn đề kinh tế hay xã hội, và việc chấp nhận các cuộc tranh chấp có vũ trang, một cách tích cực hoặc thụ động.
Các thực tại quan trọng hơn các ý niệm. Các ý thức hệ gây tai họa của tiền bán thế kỷ 20 đã được thay thế bằng các ý thức hệ mới về quyên tự trị tuyệt đối của thị trường và đầu cơ tài chánh (xem Niềm Vui Tin Mừng, số 56). Theo chân bi đát của chúng là loại trừ, phí phạm và thậm chí chết chóc nữa. Đàng khác, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa của thế kỷ qua luôn luôn được đánh dấu bằng một tính thực dụng lành mạnh và khôn ngoan, được điều hướng bởi tính ưu việt của con người nhân bản và cố gắng hội nhập và phối hợp các thực tại đa dạng và đôi khi trái ngược nhau, dựa trên việc tôn trọng mỗi một và mọi công dân. Tôi cầu xin Thiên Chúa để Thượng Đỉnh Hamburg được chiếu rọi bởi gương sáng của những nhà lãnh đạo Âu Châu và thế giới luôn nhất quán dành một chỗ danh dự cho đối thoại và mưu tìm các giải pháp chung; họ là Schuman, De Gaspari, Adenauer, Monnet và rất nhiều người khác nữa.
Toàn bộ lớn hơn từng phần. Các vấn đề cần được giải quyết một cách cụ thể và lưu ý một cách thỏa đáng tới tính chuyên biệt của chúng, nhưng các giải pháp như thế, muốn lâu dài, không thể nào làm ngơ một viễn kiến bao quát hơn. Chúng cũng phải xem xét các hậu quả có thể có đối với mọi quốc gia và các công dân của họ, trong khi vẫn tôn trọng các quan điểm và ý kiến của các thực thể vừa nói. Ở đây, tôi muốn nhắc lại lời cảnh báo mà Đức Bênêđíctô XVI từng ngỏ với Thượng Đỉnh G20 tại Luân Đôn năm 2009. Dù điều hợp lý là các Thượng Đỉnh G20 chỉ nên được giới hạn cho một số nhỏ các quốc gia đại diện cho 90% việc sản xuất của cải và dịch vụ khắp thế giới, nhưng tình huống này phải thúc đẩy các nhà tham dự suy nghĩ sâu xa hơn. Các nhà nước và cá nhân có tiếng nói yếu ớt nhất trên sân khấu chính trị thế giới chính là các thực thể chịu phần lớn các hậu quả tai hại của các cuộc khủng hoảng kinh tế, những cuộc khủng hoảng họ có rất ít trách nhiệm, hay không có trách nhiệm nào cả. Khối đại đa số này, mà trong lãnh vực kinh tế chỉ chiếm 10% của toàn bộ, là phân bộ nhân loại có tiềm năng lớn nhất để đóng góp vào sự tiến bộ của mọi người. Thành thử, cần phải luôn tham chiếu Liên Hiệp Quốc, các chương trình và các cơ quan liên hệ của nó, và tiếp tục cổ vũ phương thức đa phương, để các giải pháp được phổ quát và lâu dài thực sự, vì lợi ích của mọi người (xem Bênêđictô XVI, Thư Gửi Ngài Gordon Brown, 30 tháng 3 năm 2009).
Tôi đưa ra các xem xét trên như một đóng góp vào việc làm của G20, với lòng tin tưởng vào tinh thần liên đới có trách nhiệm đang hướng dẫn tất cả những ai đang tham dự. Tôi cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho cuộc họp ở Hamburg và cho mọi cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc lên khuôn một thời đại phát triển mới có tính canh tân, nối kết với nhau, lâu dài, biết tôn trọng môi trường và bao gồm mọi dân tộc và mọi cá nhân (xem Thông Cáo Chung Thượng Đỉnh G20, Hàng Châu).
Tôi mượn dịp này bảo đảm với ngài sự ân cần và lòng qúy mên cao độ của tôi.
Từ Vatican,, 29 tháng 6 năm 2017
Phanxicô
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ban Công Lý và Hòa Bình GP. Vinh tổ chức tập huấn
Mary Nguyễn
08:32 07/07/2017
Ban Công Lý và Hòa Bình tổ chức tập huấn tại ba cụm Giáo Hạt trong giáo phận Vinh
Khi tìm kiếm tư liệu với cụm từ “thực trạng xã hội Việt nam hiện nay” trên google (internet) người ta bắt gặp không ít bài báo, hình ảnh, video với những cụm từ tiêu cực: “chạm ngưỡng báo động”, “ruồng bỏ sự thật”, “suy thoái đạo đức”…
Quả thật, xã hội hiện nay với trào lưu duy vật hưởng thụ, sự ích kỷ cá nhân, phe nhóm; tham nhũng, lạm quyền hay những tội ác phạm đến nhân phẩm, luân lý tràn lan khắp nơi. Lợi ích về quyền lợi và kinh tế thuộc về một số ít người có địa vị trong xã hội, nhưng bất công và đau khổ lại đè nặng trên phần lớn những người dân thấp cổ bé họng.
Xem Hình
Đứng trước thực trạng đó, Giáo Hội thao thức “đẩy mạnh công lý và hòa bình, đưa ánh sáng và men Tin Mừng thâm nhập mọi lĩnh vực của xã hội con người” (Học thuyết xã hội về nhân phẩm). Ngày 4-6/7/2017 Ban Công Lý và Hòa Bình (CLHB) Giáo Phận Vinh đã phối hợp với Ủy ban CLHB Việt Nam tổ chức tập huấn, học hỏi về Học Thuyết xã hội Công Giáo tại giáo phận Vinh.
Đợt tập huấn 3 ngày quy tụ gần 1000 người, tại 3 địa điểm: Nhà thờ giáo xứ Kẻ Dừa gồm Hạt Kẻ Dừa và Hạt Đông Tháp. Nhà thờ giáo xứ Ngọc Long gồm Hạt Bảo Nham và Hạt Quy Hậu. Nhà thờ giáo xứ Cầu Rầm gồm Hạt Cầu Rầm và Hạt Vạn Lộc.
Với sự có mặt của Cha Giuse Lê Quốc Thăng, tổng thư ký UB CLHB thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam; Cha Antôn Nguyễn Văn Đính trưởng Ban CLHB Giáo Phận Vinh; quý Cha thành viên trong Ban CLHB Giáo phận, quý Cha đặc trách CLHB giáo hạt, quý cha trong các Giáo hạt cùng toàn thể thành viên trong tiểu ban CLHB và Hội đồng Mục vụ các Giáo xứ trong hai Giáo hạt tham dự.
Nội dung của các buổi tập huấn gồm 4 phần chính:
Khái Quát Chung: Do Cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng nói về Nhân Vị - Nhân Phẩm – Nhân Quyền theo cái nhìn của nhân loại và theo cái nhìn của Giáo Hội qua Học Thuyết xã hội. Theo đó, ngài đưa ra những công bố chung trong bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền được Liên Hiệp Quốc công nhận ngày 10/12/1948 và đề cao Học Thuyết xã hội Công Giáo về quyền con người.
Về Vấn đề phạt sinh con thứ ba trở lên, cha Antôn Nguyễn Thanh Tịnh đã giúp tham dự viên có cái nhìn rõ ràng hơn về mặt pháp luật trong vấn đề này. Ngài đưa ra những điều, khoản luật liên quan để nhấn mạnh việc từ chối, gây khó khăn phiền hà cho việc đăng ký khai sinh cho trẻ em là vi phạm nghiêm trọng các Công ước quốc tế về quyền con người, quyền trẻ em.
Trong phần thứ ba Cha Micae Trần Trung Năng trình bày về tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục – đào tạo công lập Nghệ An. Cha đưa ra các điều, khoản luật hay nghị định; và so sánh với mức thu học phí cụ thể theo quyết định của UBND đối với các trường công lập trong tỉnh Nghệ An. Ngài cũng đưa ra lời giải thích theo các văn bản pháp luật hiện hành quy định về vấn đề liên quan như các Nghị định, Công văn đề cập đến các khoản tiền xã hội hoá giáo dục.
Cuối cùng cha Phó ban Giuse Nguyễn Công Bắc nói về vấn đề lạm thu thuế, phí và lệ phí tại nông thôn. Trong phần này, cha Giuse phân biệt giữa thuế, phí và lệ phí. Đứng trước hàng loạt bài báo nói về vấn đề lạm thu thuế, phí, lệ phí tại các vùng nông thôn, cha Giuse đưa ra những văn bản pháp lý quan trọng để làm rõ vấn đề đó.
Trước khi vào nội dung chính, cha Antôn trưởng Ban CLHB Giáo phận đã giới thiệu về UB CLHB, thành viên, mục đích, mục tiêu, sứ mạng, nguyên tắc hành động, đối tượng phục vụ, cơ cấu tổ chức của Ủy ban. Ngài cũng nói đến hiện trạng xã hội Việt Nam về lĩnh vực công lý và hòa bình để giúp tham dự viên hiểu rõ về UB cũng như về thực trạng xã hội và sứ mạng của mình giữa lòng trần thế là như “chiên đi vào giữa bầy sói”.
Trong suốt quá trình tập huấn, nhiều câu hỏi của tham dự viên xoay quanh các chủ đề đã được đưa ra thảo luận và được các cha am hiểu về chuyên môn giải đáp. Nhiều tham dự viên chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về các khuất tất mà họ gặp tại địa phương cũng như việc họ đứng ra đấu tranh để pháp luật được thực thi mang lại quyền lợi chính đáng cho người dân.
Buổi tập huấn mang lại cho tham dự viên hiểu thêm về pháp luật và cái nhìn của Giáo Hội Công Giáo về nhân phẩm. Tham dự viên được mời gọi sống đúng theo pháp luật bao gồm cả quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm. Cùng với ý thức là men Tin Mừng giữa lòng xã hội, được mời gọi sống theo chân lý và sự thật, các tham dự viên đã rất tích cực trong việc học hỏi, kiếm tìm và quyết tâm làm chứng cho sự thật để công lý và hòa bình được thực thi.
Giữa các giờ học, tham dự viên được nghỉ ngơi 15 phút và 1 tiếng sau cơm trưa. Tuy nhiên, trong những giờ nghỉ ngắn ngủi đó, phần lớn các tham dự viên đã dành thời gian để đọc, tìm kiếm tư liệu, thảo luận với nhau hay tìm các cha để được giải thích thêm. Điều đó chứng tỏ tinh thần học hỏi và ý thức tìm kiếm sự thật của người dân rất cao dù phần lớn họ đều là những người lao động chân tay bình thường.
Trước khi kết thúc, cha Trưởng ban CLHB giáo phận Vinh đã có những chia sẻ về ưu tư của UB CLHB các cấp đối với lời mời gọi đứng về phía công lý nhằm bảo vệ những người yếu đuối (Xuất hành 22, 20-26) của Thiên Chúa trước thực trạng xã hội đang bị thống lãnh bởi bạo lực và gian dối hôm nay. Tuy nhiên, cha Ant cũng cho biết, Ban CLHB không có tham vọng có thể nhanh chóng làm một điều gì đó lớn lao để thay đổi xã hội nhiễu nhương, trắng đen lẫn lộn này. Nhưng cũng như việc “thà cố gắng thắp lên một ngọn nến, còn hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm”, Ban hy vọng có thể gây ý thức từ từ cho mọi người về việc đoàn kết, bảo vệ quyền lợi của người dân theo đúng pháp luật nhà nước hiện hành.
Buổi tập huấn với kết quả nhiều hơn sự mong đợi đối với ban tổ chức cũng như người tham dự. Giống như tác giả Thánh vịnh 85, mọi người trông chờ sự giao thoa giữa đất và trời trong ý nghĩa công lý luôn được thực thi: “Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ / Hòa bình công lý đã giao duyên”.
Mary Nguyễn
Khi tìm kiếm tư liệu với cụm từ “thực trạng xã hội Việt nam hiện nay” trên google (internet) người ta bắt gặp không ít bài báo, hình ảnh, video với những cụm từ tiêu cực: “chạm ngưỡng báo động”, “ruồng bỏ sự thật”, “suy thoái đạo đức”…
Quả thật, xã hội hiện nay với trào lưu duy vật hưởng thụ, sự ích kỷ cá nhân, phe nhóm; tham nhũng, lạm quyền hay những tội ác phạm đến nhân phẩm, luân lý tràn lan khắp nơi. Lợi ích về quyền lợi và kinh tế thuộc về một số ít người có địa vị trong xã hội, nhưng bất công và đau khổ lại đè nặng trên phần lớn những người dân thấp cổ bé họng.
Xem Hình
Đứng trước thực trạng đó, Giáo Hội thao thức “đẩy mạnh công lý và hòa bình, đưa ánh sáng và men Tin Mừng thâm nhập mọi lĩnh vực của xã hội con người” (Học thuyết xã hội về nhân phẩm). Ngày 4-6/7/2017 Ban Công Lý và Hòa Bình (CLHB) Giáo Phận Vinh đã phối hợp với Ủy ban CLHB Việt Nam tổ chức tập huấn, học hỏi về Học Thuyết xã hội Công Giáo tại giáo phận Vinh.
Đợt tập huấn 3 ngày quy tụ gần 1000 người, tại 3 địa điểm: Nhà thờ giáo xứ Kẻ Dừa gồm Hạt Kẻ Dừa và Hạt Đông Tháp. Nhà thờ giáo xứ Ngọc Long gồm Hạt Bảo Nham và Hạt Quy Hậu. Nhà thờ giáo xứ Cầu Rầm gồm Hạt Cầu Rầm và Hạt Vạn Lộc.
Với sự có mặt của Cha Giuse Lê Quốc Thăng, tổng thư ký UB CLHB thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam; Cha Antôn Nguyễn Văn Đính trưởng Ban CLHB Giáo Phận Vinh; quý Cha thành viên trong Ban CLHB Giáo phận, quý Cha đặc trách CLHB giáo hạt, quý cha trong các Giáo hạt cùng toàn thể thành viên trong tiểu ban CLHB và Hội đồng Mục vụ các Giáo xứ trong hai Giáo hạt tham dự.
Nội dung của các buổi tập huấn gồm 4 phần chính:
Khái Quát Chung: Do Cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng nói về Nhân Vị - Nhân Phẩm – Nhân Quyền theo cái nhìn của nhân loại và theo cái nhìn của Giáo Hội qua Học Thuyết xã hội. Theo đó, ngài đưa ra những công bố chung trong bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền được Liên Hiệp Quốc công nhận ngày 10/12/1948 và đề cao Học Thuyết xã hội Công Giáo về quyền con người.
Về Vấn đề phạt sinh con thứ ba trở lên, cha Antôn Nguyễn Thanh Tịnh đã giúp tham dự viên có cái nhìn rõ ràng hơn về mặt pháp luật trong vấn đề này. Ngài đưa ra những điều, khoản luật liên quan để nhấn mạnh việc từ chối, gây khó khăn phiền hà cho việc đăng ký khai sinh cho trẻ em là vi phạm nghiêm trọng các Công ước quốc tế về quyền con người, quyền trẻ em.
Trong phần thứ ba Cha Micae Trần Trung Năng trình bày về tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục – đào tạo công lập Nghệ An. Cha đưa ra các điều, khoản luật hay nghị định; và so sánh với mức thu học phí cụ thể theo quyết định của UBND đối với các trường công lập trong tỉnh Nghệ An. Ngài cũng đưa ra lời giải thích theo các văn bản pháp luật hiện hành quy định về vấn đề liên quan như các Nghị định, Công văn đề cập đến các khoản tiền xã hội hoá giáo dục.
Cuối cùng cha Phó ban Giuse Nguyễn Công Bắc nói về vấn đề lạm thu thuế, phí và lệ phí tại nông thôn. Trong phần này, cha Giuse phân biệt giữa thuế, phí và lệ phí. Đứng trước hàng loạt bài báo nói về vấn đề lạm thu thuế, phí, lệ phí tại các vùng nông thôn, cha Giuse đưa ra những văn bản pháp lý quan trọng để làm rõ vấn đề đó.
Trước khi vào nội dung chính, cha Antôn trưởng Ban CLHB Giáo phận đã giới thiệu về UB CLHB, thành viên, mục đích, mục tiêu, sứ mạng, nguyên tắc hành động, đối tượng phục vụ, cơ cấu tổ chức của Ủy ban. Ngài cũng nói đến hiện trạng xã hội Việt Nam về lĩnh vực công lý và hòa bình để giúp tham dự viên hiểu rõ về UB cũng như về thực trạng xã hội và sứ mạng của mình giữa lòng trần thế là như “chiên đi vào giữa bầy sói”.
Trong suốt quá trình tập huấn, nhiều câu hỏi của tham dự viên xoay quanh các chủ đề đã được đưa ra thảo luận và được các cha am hiểu về chuyên môn giải đáp. Nhiều tham dự viên chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về các khuất tất mà họ gặp tại địa phương cũng như việc họ đứng ra đấu tranh để pháp luật được thực thi mang lại quyền lợi chính đáng cho người dân.
Buổi tập huấn mang lại cho tham dự viên hiểu thêm về pháp luật và cái nhìn của Giáo Hội Công Giáo về nhân phẩm. Tham dự viên được mời gọi sống đúng theo pháp luật bao gồm cả quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm. Cùng với ý thức là men Tin Mừng giữa lòng xã hội, được mời gọi sống theo chân lý và sự thật, các tham dự viên đã rất tích cực trong việc học hỏi, kiếm tìm và quyết tâm làm chứng cho sự thật để công lý và hòa bình được thực thi.
Giữa các giờ học, tham dự viên được nghỉ ngơi 15 phút và 1 tiếng sau cơm trưa. Tuy nhiên, trong những giờ nghỉ ngắn ngủi đó, phần lớn các tham dự viên đã dành thời gian để đọc, tìm kiếm tư liệu, thảo luận với nhau hay tìm các cha để được giải thích thêm. Điều đó chứng tỏ tinh thần học hỏi và ý thức tìm kiếm sự thật của người dân rất cao dù phần lớn họ đều là những người lao động chân tay bình thường.
Trước khi kết thúc, cha Trưởng ban CLHB giáo phận Vinh đã có những chia sẻ về ưu tư của UB CLHB các cấp đối với lời mời gọi đứng về phía công lý nhằm bảo vệ những người yếu đuối (Xuất hành 22, 20-26) của Thiên Chúa trước thực trạng xã hội đang bị thống lãnh bởi bạo lực và gian dối hôm nay. Tuy nhiên, cha Ant cũng cho biết, Ban CLHB không có tham vọng có thể nhanh chóng làm một điều gì đó lớn lao để thay đổi xã hội nhiễu nhương, trắng đen lẫn lộn này. Nhưng cũng như việc “thà cố gắng thắp lên một ngọn nến, còn hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm”, Ban hy vọng có thể gây ý thức từ từ cho mọi người về việc đoàn kết, bảo vệ quyền lợi của người dân theo đúng pháp luật nhà nước hiện hành.
Buổi tập huấn với kết quả nhiều hơn sự mong đợi đối với ban tổ chức cũng như người tham dự. Giống như tác giả Thánh vịnh 85, mọi người trông chờ sự giao thoa giữa đất và trời trong ý nghĩa công lý luôn được thực thi: “Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ / Hòa bình công lý đã giao duyên”.
Mary Nguyễn
Giáo Phận Kontum : Lễ Khánh Thành Và Cung Hiến Nhà Thờ Đăk Giấc
Người Giồng Trôm
09:05 07/07/2017
Giáo Phận Kontum : Lễ Khánh Thành Và Cung Hiến Nhà Thờ Đăk Giấc
Với tất cả niềm tin tưởng, hy vọng và phó thác để rồi sau hơn 1 năm nỗ lực và cố gắng, giáo xứ Đăk Giấc đã hoàn thành việc xây dựng Ngôi Thánh Đường của giáo xứ. Hòa với niềm tri ân cảm mến, hôm nay 7 tháng 7 năm 2017, Đức Cha Alôsiô Nguyễn Hùng Vị đã đến Đăk Giấc để dâng Thánh Lễ tạ ơn cũng như cung hiến nhà thờ.
Từ nhiều ngày qua và đặc biệt ngày hôm nay, mọi sự cố gắng hết sức có thể nói từ Cha chính xứ Đăk Giấc Đaminh Trần Văn Vũ đến nhiều người dành cho Thánh Lễ trang trọng hôm nay. Từ rất sớm, nhiều đoàn từ những vùng xa đã đến với Đăk Giấc thân yêu. Có đoàn đến từ có thể xa nhất là Sài Gòn cũng đã kịp hiện diện trong Thánh Lễ sáng nay.
Xem Hình
9 g 50, đoàn đồng tế đã hiện diện trước tiền sảnh Nhà Thờ. Đức Cha Alôsiô cùng với Cha Tổng Đại Diện, Cha Đại diện miền Kontum và vài vị đại diện cắt băng khánh thành Nhà Thờ. Trước khi cắt băng khánh thành, Cha đại diện miền Kontum Đỗ Hiệu giới thiệu các thành phần tham dự Thánh Lễ tạ ơn sáng nay.
Sau khi cắt băng khánh thành, Đại diện ban xây dựng trao nhà thờ cho Đức Giám Mục.
Vị đại diện cho cộng đoàn biết giáo xứ Đăk Giấc thành lập từ năm 1975. Đến nay cộng đoàn có 5300 người trong tổng số 35.000. Ngôi thánh đường mới được xây dựng với diện tích dài 43 mét, rộng cũng 43 mét và cao 14 mét. Độ cao thánh giá 3,6 mét. Tiền sảnh nhà thờ có thể dùng sinh hoạt hay các dịp Lễ ngoài trời.
Tiếp đó là lời lời hiệu triệu của Đức Cha Alôsiô và mở phiến đá ghi dấu ngày kỷ niệm này. Và rồi Đức Cha trao chìa khóa cho cha sở như là người đại diện của Đức Cha để trông nom và gìn giữ nhà thờ này.
Ca đoàn cùng cất cao lời ca để đón đoàn đồng tế : Nhịp nhàng vui bước đi lên đền thánh Ngài, dâng câu ca ngợi tình thương Chúa chan hòa. Đây con dâng Ngài niềm tin mến thiết tha, Thu qua Đông tàn lòng thành quyết không phai nhòa. Về nhà Chúa ôi lòng đầy rộn rã, cất câu ca con thấy lòng an hòa. Trong tình yêu của Thiên Chúa là Cha, con cảm tạ ôi tình Cha muôn vàn.
Trước khi làm phép nước, Đức Cha Alôsiô Nguyễn Hùng Vị ngỏ đôi lời cảm ơn Cha chính xứ, quý ân nhân xa gần và mọi người đã đóng góp xây dựng ngôi nhà thờ này hoàn thành nhanh chóng và bình an. Tiếp đến, Đức Cha nói :”
Anh chị em rất thân mến, để cử hành nghi lễ trọng thể cung hiến ngôi nhà này, chúng ta hãy khẩn khoản nài xin Chúa là Thiên Chúa chúng ta khấng làm phép nước này để rảy trên chúng ta làm dấu chỉ thống hối và nhắc lại bí tích Thánh Tẩy, và cũng để thanh tẩy tường và bàn thờ mới. Chính Chúa dùng ơn của Người mà giúp đỡ chúng ta để chúng ta ngoan ngoãn vâng theo Thánh Thần đã nhận được mà sống trung thánh trong Hội Thánh Người”.
Sau đó, Đức Cha Alôsiô dâng lời cầu nguyện :
“Lạy Chúa, nhờ Chúa mà mọi vật đã được nhìn thấy ánh sáng sự sống. Chúa tha thiết yêu thương loài người đến nỗi không những chăm sóc nuôi dưỡng họ như một người Cha, mà còn dủ thương lấy sương sa bác ái rửa họ sạch mọi tội lỗi, và không ngừng dẫn đưa họ về với Đức Kitô là Thủ Lãnh.
Quả thật, vì lòng thương, Chúa đã quyết định : những ai vướng mắc tội lỗi mà bước xuống dòng nước thánh thì được cùng chết với Đức Kitô và được chỗi dậy trong sạch, trở nên chi thể của Người và cùng Người thừa kế phần thưởng đời đời.
Vì vậy, xin Chúa ban phúc lành X thánh hóa nước này, để khi rảy trên chúng con và các tường của nhà thờ này, nước ấy trở nên dấu chỉ thứ nước thanh tẩy cứu rỗi đã gột rửa chúng con trong Đức Kitô, làm cho chúng con trở nên đền thờ Chúa Thánh Thần ; xin Chúa thương ban cho chúng con và mọi anh chị em sẽ cử hành mầu nhiệm thánh trong nhà thờ này được đạt tới Giêrusalem trên trời. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con”.
Nghi thức làm phép nước kết thúc, Đức Cha Alôsiô rảy nước trên cộng đoàn như là cử chỉ sám hối.
Sau khi Thầy phó tế công bố Tin Mừng, Đức Cha Alôsiô chia sẻ với cộng đoàn :
Kính thưa cộng đoàn !
Hôm nay chúng ta có dịp để tham dự Nghi Lễ cung hiến Nhà Thờ. Cứ sự thường Nhà Thờ làm phép là đủ nhưng nhà thờ có đủ điều kiện nào đó thì được cung hiến. Về ý nghĩa thì cung hiến hay làm phép mang ý nghĩa như nhau. Nhà thờ dành riêng cho việc thờ phượng Chúa.
Tuy nhiên, cung hiến cử hành cách long trọng hơn. Trong nghi thức Cung Hiến bàn thờ được xức dầu Thánh. Các thánh giá trên tường ngà thờ được xức dầu. Nhà thờ đã được Cung hiến thì hàng năm phải mừng lễ kỷ niệm ngày cung hiến cách trọng thể. Như hôm nay, 7 tháng 7 năm 2017 thì sang năm 7 tháng 7 năm 2018 mừng trọng thể
Các bài đọc sách Thánh trong lễ Cung hiến hôm nay đều nói về nhà thờ. Bài đọc thứ nhất nói về sự hân hoan của dân Do Thái sau khi lưu đày. Họ xây dựng Đền Thờ và thánh hiến trọng thể. Niềm hân hoan vui mừng đó cũng giống như niềm vui của giáo xứ Đăk Giấc hôm nay. Có điều lạ là có nhiều người Do Thái khóc trong ngày thánh hiến này khi nghe đọc sách Lề Luật là sách Thánh. Có lẽ họ khóc vì sám hối. Lời Chúa dạy nhiều điều hay lẽ phải mà họ đã không tuân giữ. Như Thầy tư tế mời gọi họ đừng buồn đừng khóc trong ngày này, phải ăn tiệc vui mừng, không phải vì mình tốt lành mà vì mình tin tưởng vào lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa. Phải cảm tạ, phải vui mừng vì Chúa tốt lành và giàu lòng thương xót.
Trong bài đọc thứ 2, Thánh Phêrô đưa chúng ta đến một đền thờ khác thiêng liêng hơn là là Đền Thờ Hội Thánh. Thánh mời gọi chúng ta trở nên những viên đá sống động xây nên Đền Thờ Thiên Chúa và viên đá quan trọng nhất là Đức Ki tô vì Ngài là viên đá góc tường. Chúng ta phải sống đức tin, phải sống theo lời Chúa dạy để trở thành những viên gạch tốt, viên đá tốt để tòa nhà Hội Thánh vững vàng..
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nhắc nơi thờ phượng của người Do Thái trên đồi Sion, Đền Thờ hay ngọn núi hay bất cứ nơi nào cũng không phải là những nơi chốn có thể nhốt Thiên Chúa nơi đó. Người ta không thể dựa vào nơi chốn để chiếm lấy Thiên Chúa làm của riêng cho mình. Thiên Chúa là Thần Khí, là Tinh Thần. Muốn thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực thì phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật. Chúa Giêsu không phủ nhận ngôi nhà thờ vật chất. Chúa muốn hướng chúng ta đến ngôi nhà thờ thiêng liêng tâm hồn của mỗi chúng ta.
Thật vậy, đối với Thiên Chúa không cần thiết vì Ngài ở khắp mọi nơi. Nhưng đối với chúng ta thì Nhà Thờ hết sức cần thiết. Về mặt tâm linh, người ta định nghĩa con người là con vật có tôn giáo. Không phải chỉ có tín ngưỡng mà con người phải có tôn giáo. Tín ngưỡng là niềm tin riêng tư trong lòng mỗi người. Con người tự do muốn tin gì cũng được không ai cấm cản được. Tôn giáo thì khác. Tôn giáo cần có nghi lễ, Giáo Lý và được biểu lộ ra bên ngoài và có tính cách tập thể, xã hội. Nhà thờ hay chùa chiềng là nơi tập họp của các tín đồ để thực hành những nghi lễ tôn giáo. Đối với người Công Giáo, hầu như tất cả những việc quan trọng của đời người đều đều diễn ra ở Nhà Thờ : rửa tội, thêm sức, lúc trưởng thành cử hành bí tích hôn phối đều cử hành tại Nhà Thờ. Khi chết đi cũng mang đến nhà thờ để cộng đoàn cầu nguyện. Nhà Thờ là Trung Tâm của giáo xứ. Chúa ban cho các bí tích qua nhà thờ. Đang khi ở trần gian, Hội Thánh cần những nơi tập họp dân Chúa. Các Nhà thờ hữu hình là những nơi thánh, Nhà Thờ là hình ảnh của Gierusalem Thiên Quốc. Chính ở nhà Thờ, hội Thánh thờ phượng công khai Thiên Chúa, để lắng nghe lời Chúa, để dâng lên Chúa những lời cầu nguyện và dâng hy tế của Đức Kitô để xin ơn cứu độ trần gian.
Hôm nay, toàn thể giáo xứ Đăk Giấc vui mừng vì có ngôi nhà thờ mới Giáo xứ sẽ có nơi làm việc thờ phượng Chúa cách xứng đáng hơn nhưng chúng ta không dừng lại ở thái độ vui mừng ở công trình vật chất mà đòi hỏi chúng ta nhìn nhận giá trị của con người là chính là Đền Thờ của Thiên Chúa. Ngoài ra, anh chị em nhất là anh chị em giáo dân trong giáo xứ Đăk Giấc này phải làm cho mình trở nên những viên đá tốt để xây nên Đền thờ liêng là Hội Thánh.
Sau bài giảng của Đức Cha là kinh cầu các Thánh, Lời nguyện cung hiến Bàn Thờ là phần rước xương Thánh Micae Hồ Đình Hy để trước Bàn Thờ.
Tiếp theo, Cha Quản Hạt Đắk Mót đọc công bố chứng thư nói lên gia trị trọng đại Cung Hiến Nhà Thờ và Bàn Thờ : Tòa Giám Mục Kontum nhận : Hôm nay, Thứ Sáu ngày 7 tháng 7 năm 2017, lúc 9 g 30, Tôi Alôsiô Giám Mục Chứng nhận cung hiến Nhà Thờ và Bàn Thờ. Nhà Thờ được xây dựng để dâng kính Lòng Chúa Thương xót, mừng kính vào Chúa Nhật Thứ II sau Phục Sinh.
Và rồi Cha chính xứ Đăk Giấc Đaminh Trần Văn Vũ và đại diện Mục Vụ ký nhận chứng thư của Đức Cha.
Lời nguyện Hiệp Lễ kết thúc là nghi thức tôn thờ Thánh Thể. Sau đó Đức Cha cất Mình Thánh Chúa vào Nhà Tạm mới được làm phép của Nhà Thờ.
Sau đó, vị đại diện cộng đoàn giáo xứ Đăk Giấc là Cha chính xứ Đaminh Trần Văn Vũ ngỏ đôi lời cảm ơn Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn cũng như chính quyền các cấp.
Thánh Lễ tạ ơn cung hiến Thánh Đường giáo xứ Đăk Giấc khép lại trong niềm hân hoan tạ ơn Chúa, cảm ơn nhau. Xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót tuôn đổ muôn ơn lành trên Giáo xứ để Giáo xứ ngày một phát triển không chỉ về vật chất mà về tinh thần. Xin cho mỗi thành phần dân Chúa trong giáo xứ Đăk Giấc trở nên những viên đá sống động xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng là thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô.
Với tất cả niềm tin tưởng, hy vọng và phó thác để rồi sau hơn 1 năm nỗ lực và cố gắng, giáo xứ Đăk Giấc đã hoàn thành việc xây dựng Ngôi Thánh Đường của giáo xứ. Hòa với niềm tri ân cảm mến, hôm nay 7 tháng 7 năm 2017, Đức Cha Alôsiô Nguyễn Hùng Vị đã đến Đăk Giấc để dâng Thánh Lễ tạ ơn cũng như cung hiến nhà thờ.
Từ nhiều ngày qua và đặc biệt ngày hôm nay, mọi sự cố gắng hết sức có thể nói từ Cha chính xứ Đăk Giấc Đaminh Trần Văn Vũ đến nhiều người dành cho Thánh Lễ trang trọng hôm nay. Từ rất sớm, nhiều đoàn từ những vùng xa đã đến với Đăk Giấc thân yêu. Có đoàn đến từ có thể xa nhất là Sài Gòn cũng đã kịp hiện diện trong Thánh Lễ sáng nay.
Xem Hình
9 g 50, đoàn đồng tế đã hiện diện trước tiền sảnh Nhà Thờ. Đức Cha Alôsiô cùng với Cha Tổng Đại Diện, Cha Đại diện miền Kontum và vài vị đại diện cắt băng khánh thành Nhà Thờ. Trước khi cắt băng khánh thành, Cha đại diện miền Kontum Đỗ Hiệu giới thiệu các thành phần tham dự Thánh Lễ tạ ơn sáng nay.
Sau khi cắt băng khánh thành, Đại diện ban xây dựng trao nhà thờ cho Đức Giám Mục.
Vị đại diện cho cộng đoàn biết giáo xứ Đăk Giấc thành lập từ năm 1975. Đến nay cộng đoàn có 5300 người trong tổng số 35.000. Ngôi thánh đường mới được xây dựng với diện tích dài 43 mét, rộng cũng 43 mét và cao 14 mét. Độ cao thánh giá 3,6 mét. Tiền sảnh nhà thờ có thể dùng sinh hoạt hay các dịp Lễ ngoài trời.
Tiếp đó là lời lời hiệu triệu của Đức Cha Alôsiô và mở phiến đá ghi dấu ngày kỷ niệm này. Và rồi Đức Cha trao chìa khóa cho cha sở như là người đại diện của Đức Cha để trông nom và gìn giữ nhà thờ này.
Ca đoàn cùng cất cao lời ca để đón đoàn đồng tế : Nhịp nhàng vui bước đi lên đền thánh Ngài, dâng câu ca ngợi tình thương Chúa chan hòa. Đây con dâng Ngài niềm tin mến thiết tha, Thu qua Đông tàn lòng thành quyết không phai nhòa. Về nhà Chúa ôi lòng đầy rộn rã, cất câu ca con thấy lòng an hòa. Trong tình yêu của Thiên Chúa là Cha, con cảm tạ ôi tình Cha muôn vàn.
Trước khi làm phép nước, Đức Cha Alôsiô Nguyễn Hùng Vị ngỏ đôi lời cảm ơn Cha chính xứ, quý ân nhân xa gần và mọi người đã đóng góp xây dựng ngôi nhà thờ này hoàn thành nhanh chóng và bình an. Tiếp đến, Đức Cha nói :”
Anh chị em rất thân mến, để cử hành nghi lễ trọng thể cung hiến ngôi nhà này, chúng ta hãy khẩn khoản nài xin Chúa là Thiên Chúa chúng ta khấng làm phép nước này để rảy trên chúng ta làm dấu chỉ thống hối và nhắc lại bí tích Thánh Tẩy, và cũng để thanh tẩy tường và bàn thờ mới. Chính Chúa dùng ơn của Người mà giúp đỡ chúng ta để chúng ta ngoan ngoãn vâng theo Thánh Thần đã nhận được mà sống trung thánh trong Hội Thánh Người”.
Sau đó, Đức Cha Alôsiô dâng lời cầu nguyện :
“Lạy Chúa, nhờ Chúa mà mọi vật đã được nhìn thấy ánh sáng sự sống. Chúa tha thiết yêu thương loài người đến nỗi không những chăm sóc nuôi dưỡng họ như một người Cha, mà còn dủ thương lấy sương sa bác ái rửa họ sạch mọi tội lỗi, và không ngừng dẫn đưa họ về với Đức Kitô là Thủ Lãnh.
Quả thật, vì lòng thương, Chúa đã quyết định : những ai vướng mắc tội lỗi mà bước xuống dòng nước thánh thì được cùng chết với Đức Kitô và được chỗi dậy trong sạch, trở nên chi thể của Người và cùng Người thừa kế phần thưởng đời đời.
Vì vậy, xin Chúa ban phúc lành X thánh hóa nước này, để khi rảy trên chúng con và các tường của nhà thờ này, nước ấy trở nên dấu chỉ thứ nước thanh tẩy cứu rỗi đã gột rửa chúng con trong Đức Kitô, làm cho chúng con trở nên đền thờ Chúa Thánh Thần ; xin Chúa thương ban cho chúng con và mọi anh chị em sẽ cử hành mầu nhiệm thánh trong nhà thờ này được đạt tới Giêrusalem trên trời. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con”.
Nghi thức làm phép nước kết thúc, Đức Cha Alôsiô rảy nước trên cộng đoàn như là cử chỉ sám hối.
Sau khi Thầy phó tế công bố Tin Mừng, Đức Cha Alôsiô chia sẻ với cộng đoàn :
Kính thưa cộng đoàn !
Hôm nay chúng ta có dịp để tham dự Nghi Lễ cung hiến Nhà Thờ. Cứ sự thường Nhà Thờ làm phép là đủ nhưng nhà thờ có đủ điều kiện nào đó thì được cung hiến. Về ý nghĩa thì cung hiến hay làm phép mang ý nghĩa như nhau. Nhà thờ dành riêng cho việc thờ phượng Chúa.
Tuy nhiên, cung hiến cử hành cách long trọng hơn. Trong nghi thức Cung Hiến bàn thờ được xức dầu Thánh. Các thánh giá trên tường ngà thờ được xức dầu. Nhà thờ đã được Cung hiến thì hàng năm phải mừng lễ kỷ niệm ngày cung hiến cách trọng thể. Như hôm nay, 7 tháng 7 năm 2017 thì sang năm 7 tháng 7 năm 2018 mừng trọng thể
Các bài đọc sách Thánh trong lễ Cung hiến hôm nay đều nói về nhà thờ. Bài đọc thứ nhất nói về sự hân hoan của dân Do Thái sau khi lưu đày. Họ xây dựng Đền Thờ và thánh hiến trọng thể. Niềm hân hoan vui mừng đó cũng giống như niềm vui của giáo xứ Đăk Giấc hôm nay. Có điều lạ là có nhiều người Do Thái khóc trong ngày thánh hiến này khi nghe đọc sách Lề Luật là sách Thánh. Có lẽ họ khóc vì sám hối. Lời Chúa dạy nhiều điều hay lẽ phải mà họ đã không tuân giữ. Như Thầy tư tế mời gọi họ đừng buồn đừng khóc trong ngày này, phải ăn tiệc vui mừng, không phải vì mình tốt lành mà vì mình tin tưởng vào lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa. Phải cảm tạ, phải vui mừng vì Chúa tốt lành và giàu lòng thương xót.
Trong bài đọc thứ 2, Thánh Phêrô đưa chúng ta đến một đền thờ khác thiêng liêng hơn là là Đền Thờ Hội Thánh. Thánh mời gọi chúng ta trở nên những viên đá sống động xây nên Đền Thờ Thiên Chúa và viên đá quan trọng nhất là Đức Ki tô vì Ngài là viên đá góc tường. Chúng ta phải sống đức tin, phải sống theo lời Chúa dạy để trở thành những viên gạch tốt, viên đá tốt để tòa nhà Hội Thánh vững vàng..
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nhắc nơi thờ phượng của người Do Thái trên đồi Sion, Đền Thờ hay ngọn núi hay bất cứ nơi nào cũng không phải là những nơi chốn có thể nhốt Thiên Chúa nơi đó. Người ta không thể dựa vào nơi chốn để chiếm lấy Thiên Chúa làm của riêng cho mình. Thiên Chúa là Thần Khí, là Tinh Thần. Muốn thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực thì phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật. Chúa Giêsu không phủ nhận ngôi nhà thờ vật chất. Chúa muốn hướng chúng ta đến ngôi nhà thờ thiêng liêng tâm hồn của mỗi chúng ta.
Thật vậy, đối với Thiên Chúa không cần thiết vì Ngài ở khắp mọi nơi. Nhưng đối với chúng ta thì Nhà Thờ hết sức cần thiết. Về mặt tâm linh, người ta định nghĩa con người là con vật có tôn giáo. Không phải chỉ có tín ngưỡng mà con người phải có tôn giáo. Tín ngưỡng là niềm tin riêng tư trong lòng mỗi người. Con người tự do muốn tin gì cũng được không ai cấm cản được. Tôn giáo thì khác. Tôn giáo cần có nghi lễ, Giáo Lý và được biểu lộ ra bên ngoài và có tính cách tập thể, xã hội. Nhà thờ hay chùa chiềng là nơi tập họp của các tín đồ để thực hành những nghi lễ tôn giáo. Đối với người Công Giáo, hầu như tất cả những việc quan trọng của đời người đều đều diễn ra ở Nhà Thờ : rửa tội, thêm sức, lúc trưởng thành cử hành bí tích hôn phối đều cử hành tại Nhà Thờ. Khi chết đi cũng mang đến nhà thờ để cộng đoàn cầu nguyện. Nhà Thờ là Trung Tâm của giáo xứ. Chúa ban cho các bí tích qua nhà thờ. Đang khi ở trần gian, Hội Thánh cần những nơi tập họp dân Chúa. Các Nhà thờ hữu hình là những nơi thánh, Nhà Thờ là hình ảnh của Gierusalem Thiên Quốc. Chính ở nhà Thờ, hội Thánh thờ phượng công khai Thiên Chúa, để lắng nghe lời Chúa, để dâng lên Chúa những lời cầu nguyện và dâng hy tế của Đức Kitô để xin ơn cứu độ trần gian.
Hôm nay, toàn thể giáo xứ Đăk Giấc vui mừng vì có ngôi nhà thờ mới Giáo xứ sẽ có nơi làm việc thờ phượng Chúa cách xứng đáng hơn nhưng chúng ta không dừng lại ở thái độ vui mừng ở công trình vật chất mà đòi hỏi chúng ta nhìn nhận giá trị của con người là chính là Đền Thờ của Thiên Chúa. Ngoài ra, anh chị em nhất là anh chị em giáo dân trong giáo xứ Đăk Giấc này phải làm cho mình trở nên những viên đá tốt để xây nên Đền thờ liêng là Hội Thánh.
Sau bài giảng của Đức Cha là kinh cầu các Thánh, Lời nguyện cung hiến Bàn Thờ là phần rước xương Thánh Micae Hồ Đình Hy để trước Bàn Thờ.
Tiếp theo, Cha Quản Hạt Đắk Mót đọc công bố chứng thư nói lên gia trị trọng đại Cung Hiến Nhà Thờ và Bàn Thờ : Tòa Giám Mục Kontum nhận : Hôm nay, Thứ Sáu ngày 7 tháng 7 năm 2017, lúc 9 g 30, Tôi Alôsiô Giám Mục Chứng nhận cung hiến Nhà Thờ và Bàn Thờ. Nhà Thờ được xây dựng để dâng kính Lòng Chúa Thương xót, mừng kính vào Chúa Nhật Thứ II sau Phục Sinh.
Và rồi Cha chính xứ Đăk Giấc Đaminh Trần Văn Vũ và đại diện Mục Vụ ký nhận chứng thư của Đức Cha.
Lời nguyện Hiệp Lễ kết thúc là nghi thức tôn thờ Thánh Thể. Sau đó Đức Cha cất Mình Thánh Chúa vào Nhà Tạm mới được làm phép của Nhà Thờ.
Sau đó, vị đại diện cộng đoàn giáo xứ Đăk Giấc là Cha chính xứ Đaminh Trần Văn Vũ ngỏ đôi lời cảm ơn Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn cũng như chính quyền các cấp.
Thánh Lễ tạ ơn cung hiến Thánh Đường giáo xứ Đăk Giấc khép lại trong niềm hân hoan tạ ơn Chúa, cảm ơn nhau. Xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót tuôn đổ muôn ơn lành trên Giáo xứ để Giáo xứ ngày một phát triển không chỉ về vật chất mà về tinh thần. Xin cho mỗi thành phần dân Chúa trong giáo xứ Đăk Giấc trở nên những viên đá sống động xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng là thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô.
Văn Hóa
Lá thư Canada: Mừng Lễ 150
Trà Lũ
08:55 07/07/2017
Lá thư Canada : MỪNG LỄ 150
Canada vừa mừng lễ quốc khánh 150 tuổi trong nắng vàng bát ngát. Ngay từ đầu năm nay, hàng chữ ‘Canada 150’ xuất hiện khắp nơi. Nó nhắc nhở mọi người về nguồn gốc xứ sở gấm hoa này. Không phải đất Canada mới xuất hiện trên trái đất 150 năm mà đã có từ lâu lắm, cách đây ít là 15 ngàn năm. Nguyên thủy đây là đất của người Da Đỏ. Người Vikings đã đến đây từ thế kỷ 11 nhưng vì lạnh quá nên đã bỏ đi. Mãi thế kỷ 16 bóng dáng người da trắng mới xuất hiện, đại biểu cho lớp người da trắng này là ông Jacques Cartier và đoàn tùy tùng, đến từ nước Pháp. Người Pháp đến rồi người Anh đến, cả hai coi đây như đất nhà mình, tha hồ bành trướng, không hề nghĩ tới người Da Đỏ bản địa. Rồi người Anh và người Pháp đánh nhau dành ảnh hưởng. Rồi người Pháp bại trận phải nhường quyền đất đai cho đế quốc Anh. Hiện nay dấu vết cuộc chiến ban đầu giữa Pháp và Anh là thành phố Quebec City được xây năm 1608 với tường lũy bao quanh, và thành phố Montreal với chiến lũy Fort Ville-Marie được xây năm 1642. Cụ nào thích lịch sử, khi du lịch Canada nhớ đến Quebec City và Fort Ville-Marie nha.
Riêng người thổ địa Da Đỏ, dân số ban đầu là một nửa triệu, nhưng từ khi tiếp xúc với người Da Trắng thì đã lây nhiều bệnh của dân da trắng mà chết rất nhiều. Người da trắng ban đầu đến đây đều có máu thực dân, vừa chiếm đất vừa diệt người dân bản địa. Hiện nay chính quyền Canada đã nhận ra lỗi lầm này nên để chuộc lỗi, hằng năm trước lễ quốc khánh thì có đại lễ của Dân Da Dỏ gọi là National Aboriginal Day mừng vào ngày 21 tháng Sáu.
Sau khi thắng người Pháp, người Anh cai trị toàn vùng, và đặt sự cai trị này dưới quyền của vương quốc Anh.
Rồi nhiều sắc dân khác theo chân người Anh và người Pháp kéo tới miền đất rộng lớn và trù phú này, lập ra nhiều thành phố. Năm 1867, Nữ hoàng Victoria của mẫu quốc Anh ký sắc lệnh thành lập nước Canada, lúc đó dân số mới có 3.5 triệu. Sau 150 năm, nay dân số Canada lên tới 36 triệu. Đây quả thật là miền đất lạnh tình nồng, bao nhiêu người ao ước được tới lập nghiệp. Thống kê năm 2015 cho biết các di dân tới đây từ khắp nơi trên thế giới. Theo bảng sắp hạng 20 nước có di dân đến Canada đông nhất thì Phi Luật Tân đứng đầu, rồi đến Ấn Dộ, Trung Hoa, Iran, Pakistan, Syria, HOA KỲ, Pháp, Anh... Việt Nam đứng hạng 20 với 2,591 người. Điều làm nhiều người ngạc nhiên là người Hoa Kỳ cũng di cư sang Canada, năm 2015 số di dân Mỹ sang đây là 7,522 người, đứng hạng 7 trong danh sách trên. Năm 2016 trong mùa bầu cử tổng thống bên Hoa Kỳ, nhiều người dọa rằng nếu ông Trump đắc cử thì họ sẽ di cư sang Canada. Thống kê về di dân năm 2016 chưa có nên tôi chưa biết những vị ghét vua Trump đã di cư sang Canada được bao nhiêu.
Canada là xứ tự do dân chủ nhưng trên danh hiệu vẫn ở dưới quyền của nữ hoàng bên Anh. Vua nước Canada là nữ hoàng Anh Quốc hiện nay. Vì nữ hoàng không có mặt ở Canada nên hiến pháp mới đặt ra một vị đại diện, gọi là Ngài Toàn Quyền.
Hoa Kỳ được gọi là ‘melting pot’, cái lò hoà tan. Bao nhiêu di dân với cái gốc văn hoá khác nhau khi đến ở Hoa Kỳ thì cái gốc văn hóa riêng bị hoà tan, trở thành một nền văn hoá chung. Còn ở Canada là đất nước gồm đủ mọi sắc dân với bao nhiêu gốc văn hoá, cái gốc văn hóa đó không bị hoà tan. Canada là nước đa chủng và đa văn hóa, do dó Canada có một ngày lễ tôn vinh cái nét đa văn hóa này, ngày lễ mang tên ‘Canadian Multiculturalism Day’ mừng vào ngày 27 tháng Sáu hằng năm, trước lễ quốc khánh 3 ngày.
Năm nay, sau khi mừng lễ đa văn hoá trên đây, vào ngày đại lễ quốc khánh Bộ Di Sản Canada còn tổ chức tại thành phố Toronto một cuộc diễn hành chung của mọi sắc dân mang tên ‘Parade of Nations’. Cộng đồng VN đã tham dự rất đông, cờ Canada chen lẫn cờ vàng VN, các biểu ngữ ‘Thanh You Canada 150’ rợp trời. Nổi nhất là phái đoàn phụ nữ VN với rất nhiều tà áo dài xanh đỏ đã được mọi ngươì vỗ tay khen ngợi và chào đón rất nồng nhiệt.
Nói về Canada, chắc có bạn sẽ hỏi tôi cái gì là biểu trưng Canada. Thưa nhiều lắm, như :
- Quốc kỳ . Quốc kỳ Canada, rất đơn sơ, chỉ có 2 mầu trắng và đỏ. Ở giữa cờ là một lá cây phong mầu đỏ . Hai màu trắng và đỏ trên quốc kỳ trông thân thương làm sao. Nhìn màu đỏ trên quốc kỳ Canada ta thấy rực lên tình yêu và sự bằng an, khác hẳn khi nhìn lá cờ đỏ của VC và TC, ta toàn thấy máu và sự chém giết.
- Nhân nói tới màu cờ Canada tôi chợt nhớ tới đại hội hoa tulip ngày 12 tháng Năm vừa qua ở thủ đô Ottawa. Nước Hòa Lan nhớ ơn Canada đã tới giải phóng kỳ đệ nhị thế chiến nên hằng năm vẫn mang hoa tulip sang tặng. Năm nay, các nhà trồng hoa Hoà Lan và Canada đã chung sức tạo ra được một mẫu hoa tulip đẹp tuyệt vời. Bông tulip mầu trắng với những vệt đỏ như ngọn lửa trông xinh và dễ thương hết sức. Thủ đô Ottawa đã tràn ngập hoa tulip loại mới này. Ai cũng cám ơn nước Hoà lan.
- Cổng đá totem. Đây là biểu tượng của người Da Đỏ Canada. Các cụ biết hình dáng cổng đá totem chứ ? Trên sách báo tôi thấy hễ viết về dân Da Đỏ thì thế nào cũng có hình cổng đá này.
- Con hải ly / beaver. Đây là con vật nổi tiếng về sự chăm chỉ. Nó làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Nó cắn lấy các khúc cây rồi ngăn sông làm tổ. Tên tiếng Anh của nó là beaver. Tiếc rằng gần đây dân gian đã dùng từ này vừa chỉ con hải ly lại vừa chỉ khu tam giác hồng của phụ nữ. Các nhà ngữ học Canada giận quá, can không được nên có ý định không dùng con beaver làm biểu tượng Canada nữa mà dùng con vật khác để thay thế, đó là con gấu bắc cực, polar bear.
- Cây phong / maple. Gia tộc nhà cây phong rất lớn, có mặt khắp nơi trên thế giới, ở VN cũng có. Nhưng chỉ cây phong mọc ở Canada là đặc biệt vì nhựa của nó có đường ngọt. Người Canada đã dùng loại đường này mà chế biến ra các loại sirô rất nổi tiếng. Dân làng chúng tôi khi đi xa vẫn mang ‘ Canadian maple syrup’ làm quà, ai cũng thích. Vì cây phong Canada có đường nên vào mùa thu lá phong trở nên muôn sắc. Các loại cây khác vào cuối thu thì lá hoá vàng rồi rụng. Lá phong Canada cuối thu, từ mầu vàng biến ra mầu hồng, rồi màu đỏ, rồi đỏ rực, mãi rồi mới theo gió bay đi. Chính vì lá phong đẹp như vậy nên Canada mới chọn lá phong làm biểu tượng và đặt ở giữa quốc kỳ.
Xin hết về các biểu tượng Canada.
Anh H.O. trong làng An Lạc của tôi nghe tôi nói về con beaver thì cười hinh hích. Anh bảo ngưòi Canada chọn tiếng beaver để chỉ khu tam giác hồng của phụ nữ là thiếu sáng tạo, thua xa người Tàu. Những dân Tàu mà không theo CS thì ghét lãnh tụ Mao Trạch Đông vô cùng, họ gọi khu tam giác hồng của phái đẹp là ‘ Miệng Mao trạch Đông’. Giống y như ở VN , dân ghét CS thường gọi cây súng của nam giới là ‘ Cụ Hồ’. Chứng cớ ư ? Xin đọc câu ca dao cực tả sự nghèo khổ của người dân trong việc mỗi năm ai cũng chỉ được mua 2 thước vải, lời ca như sau :
Một năm hai thước vải thô
Lấy gì che kín cụ Hồ, em ơi !
Còn bà Cụ B.95 trong làng khi nhìn cờ Canada có lá cây phong ở giữa thì thốt lên : Ban đầu khi mới sang Canada, lão cứ ngỡ cái lá đó là lá bí ngô ở ngoài Bắc nhà mình, chứ đâu có biết là lá cây phong Canada.
Từ đầu tới giờ tôi đã lan man về chuyện lập quốc Canada, bây giờ xin trở về làng An Lạc của tôi. Xin trình các cụ là dân làng tôi đã đi tham dự buổi đại lễ và diễn hành nơi tòa đô chính Toronto ngày quốc khách. Đông ơi là đông và vui ơi là vui. Chúng tôi thấy mình như chìm ngập trong một biển người đủ màu da, nói đủ thứ tiếng. Đúng là một lễ hội đa văn hóa của Canada. Sau buổi lễ thì anh John nói với mọi người :
- Hôm nay là ngày quốc lễ Canada, các bạn là người Canada 50%, còn tôi mới là Canada 100%, do vậy, tôi xin kính mời cả làng về nhà tôi ăn cơm. Về tới nhà anh thì anh John thưa : Lúc nãy tôi nói là về nhà tôi ăn cơm cho dễ hiểu chứ món chính mà vợ chồng chúng tôi đãi hôm nay không phải là cơm mà là một món Canada đặc biệt, xin đố cả làng đây là món gì ?
Dân làng ai cũng ớ ra vì cái anh John này láu lắm, dám là thịt bò bí tết, dám là gà tây quay, dám là cá hấp bỏ lò. Nhưng mọi suy đoán đều sai hết. Anh cười hà hà rồi nói : hôm nay là ngày lễ Canada thì ta phải ăn món đặc trưng Canada chứ. Thưa món biểu tượng Canada là món ‘ poutine ‘ạ. Nhà tôi đã chuẩn bị sẵn sàng từ hôm qua, nay chỉ việc làm nóng là xong ngay.
Các cụ đã ăn món poutine này bao giờ chưa ? Thưa, đây là một món rất đặc biệt, gốc nó từ Quebec. Nó gồm khoai tây chiên, phó mát và sữa đông phủ lên, trên cùng là nước sốt thịt bò hay thịt gà. Nó mới xuất hiện từ năm 1950. Vì do miền Quebec là đất của người Pháp nên mới có gốc khoai chiên. Ban đầu nó xuất hiện ở Quebec, rồi vì nó ngon quá nên đã lan tràn khắp Canada, và bây giờ lan tràn sang cả Hoa Kỳ. Đây là một món ăn nhanh nên nó đã có mặt ở McDonald, KFC và Burger King. Thường thì trên thực đơn các nhà hàng đều có món poutine. Món này có nhiều biến thiên về món nước sauce thịt ở trên cùng. Nhiều nơi thay vì chỉ rưới nước sauce thì còn thêm những miếng thịt bò, thịt gà, hải sản...
Theo đúng truyền thống của làng, phe các bà đã ào vào bếp giúp Chị Ba Biên Hòa làm món poutine với anh John. Vì món căn bản là món khoai chiên nên Chị Ba đã không chiên khoai trước, khoai phải ăn nóng sốt mới dòn. Khoai đã được chị cắt sẵn nên bây giờ chỉ cho lên chảo chiên cái ào là xong. Loáng một cái, mỗi dân làng có một đĩa nóng hổi trước mặt, thơm và ngon quá sức. Món ăn Canada thì phải đi với rượu Canada. Chúng tôi được mời rượu Ice Wine. Các cụ biết Ice Wine chứ? Đây là rượu được làm từ cây nho trồng ở miền thác Niagara . Chỉ nho trồng ở miền này mới cho rượu ngon. Sở dĩ nó có tên ‘Ice’ là vì người ta hái nó vào giữa mùa đông khi trái nho đã đóng băng, đã hóa đá. Ice Wine đã được 25 giải thưởng quốc tế. Trong ice wine thường có một chút rượu brandy. Các cụ khi đi thăm thác Niagara ở Canada thì nên đi thăm các hãng làm rượu ice wine nha, không xa thác bao nhiêu. Khi đi du lịch tới miền thác này, cụ cứ hỏi mấy hãng làm rượu ice wine thì ai cũng biết. Thác Niagara ở gữa Canada với Hoa Kỳ, nhưng phải xem thác bên Canada mới thấy thác đẹp và mới mua được rượu qúy này. Một nét đặc biệt là chai rượu ice wine hình dáng thon thon chứ không to ngang như các chai rượu khác.
Lần đầu tiên ăn món lạ, cụ B.95 thích lắm. Vì có chút rượu nên cụ vui vẻ khác thường. Khi cụ xin nghe chuyện thời sự thì anh John chủ nhà kể liền, nghề và nghiệp của anh xưa nay trong làng mà. Anh bảo anh có 3 tin nóng sốt :
- Thứ nhất là tin Canada hợp pháp hóa cần sa, dân chúng được trồng, mua bán và tiêu dùng tự do kể từ lễ quốc khánh sang năm. Bây giờ chính phủ cần một thời gian để làm các thủ tục cần thiết.
- Thứ hai là giá nhà ở Toronto miền đông Canada và ở Vancouver miền tây Canada đang tăng lên một cách chóng mặt. Khách mua nhà đa số là người Nga và người Tàu. Tôi quen một ông bạn gốc Hoa. Ông này làm nghề địa ốc. Ông kể trong tháng vừa qua ông có một người khách Á Châu. Ông khách này muốn mua căn nhà biệt lập chứ không muốn mua chúng cư. Ông địa ốc dẫn người khách này đi coi chừng 30 căn nhà, rồi hỏi ông chọn mua căn nào. Câu trả lời của vị khách này làm ông bạn xém té xỉu : Ông ta gật đầu mua tất cả 30 căn nhà đã xem ! Thì ra ông khách từ bên Trung Hoa lục địa sang. Ông ta là một trong số nhiều người ngoại quốc có tiền đến Canada mua nhà rồi để đấy, coi như là giữ của. Chính vì tình trạng này mà trong tháng 6 vừa qua ở Toronto đã có 27,000 căn nhà bỏ trống. Chính quyền Canada biết việc ngoại nhân đến đây mua nhà để giữ của chứ không để ở khiến dân đi ở thuê lao đao, nên đã cho thi hành việc đánh thuế 15% vào các căn nhà bỏ trống.
- Tin thứ ba là Ngũ Giác Đài đã cho bố trí ở Alaska tám hệ thống đánh chận hỏa tiễn tấn công có thể của Bắc Hàn và Iran. Đây là cách phòng vệ an toàn nhất trước khi hỏa tiễn của đối phương có thể rơi xuống đất Mỹ. Việc này giúp bảo vệ Canada luôn. Cũng y như việc hồi đệ nhị thế chiến, Mỹ cũng đã cho quân đội trấn đóng ở miền bắc Canada để đề phòng Nga Xô tiến quân qua bắc cực , vượt Canada mà tấn công Hoa Kỳ.
Kể đến đây xong thì anh John xin hết. Rồi anh quay vào chính Cụ B.95 xin cụ kể chuyện cười. Cụ bảo cụ gốc nhà quê thêm tuổi già, chẳng có chuyện gì vui cả, trừ mấy chuyện ngớ ngẩn nhà quê hồi mới sang Canada. Cụ nói tiếp : Lúc đó tôi có biết tiếng Anh gì đâu. Đứa cháu gái tên Elizabeth thì tôi gọi nó là con Bẹt, thằng cháu trai tên Joseph thì gọi nó là thằng Giồ, chúng bảo đang xem phim Romeo và Juliet thì tôi nghe ra mài mại như phim về lavabo và toilet. Còn chuyện ngoài Bắc trước khi tôi sang Canada thì toàn chuyện đói khát. Hồi đó ở Bắc Kỳ không có chết đói nhưng đói đến chết. Bọn cán bộ chúng nó ăn gian ăn cắp ăn bẩn của dân, nghĩa là chúng ăn tất tần tật, trừ có ăn năn thì chúng không bao giờ ăn năn.
Sau 1975 tôi có vào trong Nam tìm con, tôi thấy trong ấy họ nói một câu rất hay về CSVN. Câu ấy như thế này : Năm 1954, VC nông thôn hóa Hà Nội, và năm 1975 VC đã ‘Hà-Lội-hóa’ Saigon ! Tôi nhớ quê hương quá. Bên này tôi xem phim thời sự thấy nhiều em bé ở vùng cao phải lội sông lội suối đi học mà thấy đứt ruột ! Chính quyền địa phương làm ngơ bỏ mặc các em bé này vì họ phải dành tiền cho việc xây tượng đài Cụ Hồ...
Anh John xin ngắt lời cụ để kể một câu chuyện bên lề. Rằng tuần qua tôi mời cụ xem một bộ phim cũ của tài tử Lý Tiểu Long. Khi cụ xem cảnh anh chàng họ Lý này dùng khí giới ‘nhị đoản côn’ mà hạ được bao nhiêu đối thủ thì cụ la lên : Nó dùng cái gì như cái néo đập lúa ngoài Bắc của tôi vậy ? Tiếng ‘cái néo đập lúa’ làm ông ODP ngồi bên giật mình ! À, phải rồi, bây giờ thì tôi nhìn ra và hiểu rồi. Nó đúng là cái néo đập lúa chứ còn gì nữa ! Các cụ nào sống ngoài Bắc còn nhớ cái dụng cụ mà các nhà nông dùng để cuộn các bông lúa rồi đập vào cối đá không ? Nó gồm 2 khúc tre cột vào một đoạn giây thừng. Nhà nông bên Tàu và bên VN đều dùng cái néo để đập lúa. Ngày xưa lúc Nhật xâm chiếm và cai trị Tàu và VN, thì nó cấm người dân mang bất cứ thứ dao búa nào trong mình. Người hùng Lý Tiểu Long mới nghĩ ra cái néo đập lúa này, anh thu nhỏ nó lại, và giấu trong người. Nó sẽ là một thứ khí giới lợi hại. Quân Nhật mà có bắt được thì anh sẽ khai đây là cái néo đập lúa, tôi mang trong người để đi đập lúa thuê. Quân Nhật không thể ngờ được đây là một khí cụ tấn công vô cùng nguy hiểm. Các cụ xem Lý Tiểu Long múa nhị đoản côn tức là anh ta đang múa cái néo đệp lúc ngày xưa của cha ông chúng ta đó nha.
Rồi ông ODP xin hết chuyện Bắc Kỳ. Ông quay vào anh John : Các chuyện về
viêc anh học tiếng Việt còn hay hơn chuyện cái néo đập lúa của tôi. Xin anh nói thêm về đề tài đó. Lời này hợp ý anh John nên anh kể ngay.
- Rằng trong tiếng Miền Nam có việc nuốt chữ nghe rất hay rất ngộ. Nhân nói
tới chữ ẤY trong lần họp trước làm tôi nhớ tới việc nuốt chữ Ấy. Người Miền Nam thường nói ‘ anh ấy’ là ảnh, bà ấy là bả, ông ấy là ổng... Người miền Bắc không nuốt chữ ấy, nhưng nuốt chữ hai mươi và ba mươi. Ví dụ số 21, thay vì đọc là hai mươi mốt thì người Bắc đọc là HĂM mốt, số 22, thay vì đọc là hai mươi hai thì đọc là HĂM hai... Và con số 31, 32... cũng vậy, thay vì đọc là ba mươi mốt thì đọc là BĂM mốt, rồi băm hai, băm ba... Nghĩa là toàn bộ hàng hai chục và ba chục thì đều hoá ra HĂM và BĂM hết.
Nghe đến đây thì cả làng òa ra cười. Hay quá là hay, phải không cơ, mình
là người Việt nóí tiếng Việt mà không nhìn ra cái hay, người ngoại quốc học tiếng Viêt thì mới nhìn thấy.
Anh John được hứng xin kể tiếp :
- Miền Nam còn có vài kiểu nói vắn tắt mà các bác gọi là ‘nuốt chữ’ nghe
cũng vui tai lắm. Chẳng hạn ông già gọi thằng cháu lại để ông dạy bảo, ông Bắc kỳ thì nói ‘lại đây tao bảo !’ còn ông Nam kỳ thì nói : ‘ lợi biểu !’ Rõ ràng câu nói có 4 chữ mà ông Nam Kỳ đã nuốt mất 2 chữ !
- Cô Huế Tôn Nữ hỏi anh John : Khi anh mới gặp Cụ B.95 lần đầu, cụ nói tiếng
Bắc thì anh có hiểu hết không ? Anh John cười hà hà rồi kể : Đa phần thì tôi hiểu, nhưng có câu này tôi cho là rất buồn cười và đặc chất Bắc kỳ. Bữa đó lần đầu tiên gặp tôi thì cụ bảo tôi đẹp trai nên chắc là có nhiều gái mê tôi lắm, cụ nói : ‘ Cái mặt đẹp như thế này thì ối cô mết nhẩy !’ Mãi về sau tôi mới hiểu chữ ối của cụ là nhiều, ‘mết là mê, và chữ nhẩy của cụ không phải là nhảy đầm mà là biến thiên từ chữ nhỉ.
Thưa các cụ, chuyện tiếng Bắc và tiếng Nam trong làng tôi sinh ra nhiều chuyện buồn cười lắm, lại còn tiếng miền Trung nữa cơ mới hãi, cười vỡ bụng luôn, lần sau tôi xin kể tiếp nha.
TRÀ LŨ
Lời NXB : Hiện nay kho sách của Trà Lũ chỉ còn 3 cuốn : 300 Cười + 400 Cười + Đất Quê Hương 2, gồm 26 chuyện phiếm đầy tiếng cười. Đây là món quà qúy và hiếm cho mình và cho thân nhân. Giá 65 mỹ kim gồm tiền sách và bưu phí. Xin liên lạc : petertralu@gmail.com
Canada vừa mừng lễ quốc khánh 150 tuổi trong nắng vàng bát ngát. Ngay từ đầu năm nay, hàng chữ ‘Canada 150’ xuất hiện khắp nơi. Nó nhắc nhở mọi người về nguồn gốc xứ sở gấm hoa này. Không phải đất Canada mới xuất hiện trên trái đất 150 năm mà đã có từ lâu lắm, cách đây ít là 15 ngàn năm. Nguyên thủy đây là đất của người Da Đỏ. Người Vikings đã đến đây từ thế kỷ 11 nhưng vì lạnh quá nên đã bỏ đi. Mãi thế kỷ 16 bóng dáng người da trắng mới xuất hiện, đại biểu cho lớp người da trắng này là ông Jacques Cartier và đoàn tùy tùng, đến từ nước Pháp. Người Pháp đến rồi người Anh đến, cả hai coi đây như đất nhà mình, tha hồ bành trướng, không hề nghĩ tới người Da Đỏ bản địa. Rồi người Anh và người Pháp đánh nhau dành ảnh hưởng. Rồi người Pháp bại trận phải nhường quyền đất đai cho đế quốc Anh. Hiện nay dấu vết cuộc chiến ban đầu giữa Pháp và Anh là thành phố Quebec City được xây năm 1608 với tường lũy bao quanh, và thành phố Montreal với chiến lũy Fort Ville-Marie được xây năm 1642. Cụ nào thích lịch sử, khi du lịch Canada nhớ đến Quebec City và Fort Ville-Marie nha.
Riêng người thổ địa Da Đỏ, dân số ban đầu là một nửa triệu, nhưng từ khi tiếp xúc với người Da Trắng thì đã lây nhiều bệnh của dân da trắng mà chết rất nhiều. Người da trắng ban đầu đến đây đều có máu thực dân, vừa chiếm đất vừa diệt người dân bản địa. Hiện nay chính quyền Canada đã nhận ra lỗi lầm này nên để chuộc lỗi, hằng năm trước lễ quốc khánh thì có đại lễ của Dân Da Dỏ gọi là National Aboriginal Day mừng vào ngày 21 tháng Sáu.
Sau khi thắng người Pháp, người Anh cai trị toàn vùng, và đặt sự cai trị này dưới quyền của vương quốc Anh.
Rồi nhiều sắc dân khác theo chân người Anh và người Pháp kéo tới miền đất rộng lớn và trù phú này, lập ra nhiều thành phố. Năm 1867, Nữ hoàng Victoria của mẫu quốc Anh ký sắc lệnh thành lập nước Canada, lúc đó dân số mới có 3.5 triệu. Sau 150 năm, nay dân số Canada lên tới 36 triệu. Đây quả thật là miền đất lạnh tình nồng, bao nhiêu người ao ước được tới lập nghiệp. Thống kê năm 2015 cho biết các di dân tới đây từ khắp nơi trên thế giới. Theo bảng sắp hạng 20 nước có di dân đến Canada đông nhất thì Phi Luật Tân đứng đầu, rồi đến Ấn Dộ, Trung Hoa, Iran, Pakistan, Syria, HOA KỲ, Pháp, Anh... Việt Nam đứng hạng 20 với 2,591 người. Điều làm nhiều người ngạc nhiên là người Hoa Kỳ cũng di cư sang Canada, năm 2015 số di dân Mỹ sang đây là 7,522 người, đứng hạng 7 trong danh sách trên. Năm 2016 trong mùa bầu cử tổng thống bên Hoa Kỳ, nhiều người dọa rằng nếu ông Trump đắc cử thì họ sẽ di cư sang Canada. Thống kê về di dân năm 2016 chưa có nên tôi chưa biết những vị ghét vua Trump đã di cư sang Canada được bao nhiêu.
Canada là xứ tự do dân chủ nhưng trên danh hiệu vẫn ở dưới quyền của nữ hoàng bên Anh. Vua nước Canada là nữ hoàng Anh Quốc hiện nay. Vì nữ hoàng không có mặt ở Canada nên hiến pháp mới đặt ra một vị đại diện, gọi là Ngài Toàn Quyền.
Hoa Kỳ được gọi là ‘melting pot’, cái lò hoà tan. Bao nhiêu di dân với cái gốc văn hoá khác nhau khi đến ở Hoa Kỳ thì cái gốc văn hóa riêng bị hoà tan, trở thành một nền văn hoá chung. Còn ở Canada là đất nước gồm đủ mọi sắc dân với bao nhiêu gốc văn hoá, cái gốc văn hóa đó không bị hoà tan. Canada là nước đa chủng và đa văn hóa, do dó Canada có một ngày lễ tôn vinh cái nét đa văn hóa này, ngày lễ mang tên ‘Canadian Multiculturalism Day’ mừng vào ngày 27 tháng Sáu hằng năm, trước lễ quốc khánh 3 ngày.
Năm nay, sau khi mừng lễ đa văn hoá trên đây, vào ngày đại lễ quốc khánh Bộ Di Sản Canada còn tổ chức tại thành phố Toronto một cuộc diễn hành chung của mọi sắc dân mang tên ‘Parade of Nations’. Cộng đồng VN đã tham dự rất đông, cờ Canada chen lẫn cờ vàng VN, các biểu ngữ ‘Thanh You Canada 150’ rợp trời. Nổi nhất là phái đoàn phụ nữ VN với rất nhiều tà áo dài xanh đỏ đã được mọi ngươì vỗ tay khen ngợi và chào đón rất nồng nhiệt.
Nói về Canada, chắc có bạn sẽ hỏi tôi cái gì là biểu trưng Canada. Thưa nhiều lắm, như :
- Quốc kỳ . Quốc kỳ Canada, rất đơn sơ, chỉ có 2 mầu trắng và đỏ. Ở giữa cờ là một lá cây phong mầu đỏ . Hai màu trắng và đỏ trên quốc kỳ trông thân thương làm sao. Nhìn màu đỏ trên quốc kỳ Canada ta thấy rực lên tình yêu và sự bằng an, khác hẳn khi nhìn lá cờ đỏ của VC và TC, ta toàn thấy máu và sự chém giết.
- Nhân nói tới màu cờ Canada tôi chợt nhớ tới đại hội hoa tulip ngày 12 tháng Năm vừa qua ở thủ đô Ottawa. Nước Hòa Lan nhớ ơn Canada đã tới giải phóng kỳ đệ nhị thế chiến nên hằng năm vẫn mang hoa tulip sang tặng. Năm nay, các nhà trồng hoa Hoà Lan và Canada đã chung sức tạo ra được một mẫu hoa tulip đẹp tuyệt vời. Bông tulip mầu trắng với những vệt đỏ như ngọn lửa trông xinh và dễ thương hết sức. Thủ đô Ottawa đã tràn ngập hoa tulip loại mới này. Ai cũng cám ơn nước Hoà lan.
- Cổng đá totem. Đây là biểu tượng của người Da Đỏ Canada. Các cụ biết hình dáng cổng đá totem chứ ? Trên sách báo tôi thấy hễ viết về dân Da Đỏ thì thế nào cũng có hình cổng đá này.
- Con hải ly / beaver. Đây là con vật nổi tiếng về sự chăm chỉ. Nó làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Nó cắn lấy các khúc cây rồi ngăn sông làm tổ. Tên tiếng Anh của nó là beaver. Tiếc rằng gần đây dân gian đã dùng từ này vừa chỉ con hải ly lại vừa chỉ khu tam giác hồng của phụ nữ. Các nhà ngữ học Canada giận quá, can không được nên có ý định không dùng con beaver làm biểu tượng Canada nữa mà dùng con vật khác để thay thế, đó là con gấu bắc cực, polar bear.
- Cây phong / maple. Gia tộc nhà cây phong rất lớn, có mặt khắp nơi trên thế giới, ở VN cũng có. Nhưng chỉ cây phong mọc ở Canada là đặc biệt vì nhựa của nó có đường ngọt. Người Canada đã dùng loại đường này mà chế biến ra các loại sirô rất nổi tiếng. Dân làng chúng tôi khi đi xa vẫn mang ‘ Canadian maple syrup’ làm quà, ai cũng thích. Vì cây phong Canada có đường nên vào mùa thu lá phong trở nên muôn sắc. Các loại cây khác vào cuối thu thì lá hoá vàng rồi rụng. Lá phong Canada cuối thu, từ mầu vàng biến ra mầu hồng, rồi màu đỏ, rồi đỏ rực, mãi rồi mới theo gió bay đi. Chính vì lá phong đẹp như vậy nên Canada mới chọn lá phong làm biểu tượng và đặt ở giữa quốc kỳ.
Xin hết về các biểu tượng Canada.
Anh H.O. trong làng An Lạc của tôi nghe tôi nói về con beaver thì cười hinh hích. Anh bảo ngưòi Canada chọn tiếng beaver để chỉ khu tam giác hồng của phụ nữ là thiếu sáng tạo, thua xa người Tàu. Những dân Tàu mà không theo CS thì ghét lãnh tụ Mao Trạch Đông vô cùng, họ gọi khu tam giác hồng của phái đẹp là ‘ Miệng Mao trạch Đông’. Giống y như ở VN , dân ghét CS thường gọi cây súng của nam giới là ‘ Cụ Hồ’. Chứng cớ ư ? Xin đọc câu ca dao cực tả sự nghèo khổ của người dân trong việc mỗi năm ai cũng chỉ được mua 2 thước vải, lời ca như sau :
Một năm hai thước vải thô
Lấy gì che kín cụ Hồ, em ơi !
Còn bà Cụ B.95 trong làng khi nhìn cờ Canada có lá cây phong ở giữa thì thốt lên : Ban đầu khi mới sang Canada, lão cứ ngỡ cái lá đó là lá bí ngô ở ngoài Bắc nhà mình, chứ đâu có biết là lá cây phong Canada.
Từ đầu tới giờ tôi đã lan man về chuyện lập quốc Canada, bây giờ xin trở về làng An Lạc của tôi. Xin trình các cụ là dân làng tôi đã đi tham dự buổi đại lễ và diễn hành nơi tòa đô chính Toronto ngày quốc khách. Đông ơi là đông và vui ơi là vui. Chúng tôi thấy mình như chìm ngập trong một biển người đủ màu da, nói đủ thứ tiếng. Đúng là một lễ hội đa văn hóa của Canada. Sau buổi lễ thì anh John nói với mọi người :
- Hôm nay là ngày quốc lễ Canada, các bạn là người Canada 50%, còn tôi mới là Canada 100%, do vậy, tôi xin kính mời cả làng về nhà tôi ăn cơm. Về tới nhà anh thì anh John thưa : Lúc nãy tôi nói là về nhà tôi ăn cơm cho dễ hiểu chứ món chính mà vợ chồng chúng tôi đãi hôm nay không phải là cơm mà là một món Canada đặc biệt, xin đố cả làng đây là món gì ?
Dân làng ai cũng ớ ra vì cái anh John này láu lắm, dám là thịt bò bí tết, dám là gà tây quay, dám là cá hấp bỏ lò. Nhưng mọi suy đoán đều sai hết. Anh cười hà hà rồi nói : hôm nay là ngày lễ Canada thì ta phải ăn món đặc trưng Canada chứ. Thưa món biểu tượng Canada là món ‘ poutine ‘ạ. Nhà tôi đã chuẩn bị sẵn sàng từ hôm qua, nay chỉ việc làm nóng là xong ngay.
Các cụ đã ăn món poutine này bao giờ chưa ? Thưa, đây là một món rất đặc biệt, gốc nó từ Quebec. Nó gồm khoai tây chiên, phó mát và sữa đông phủ lên, trên cùng là nước sốt thịt bò hay thịt gà. Nó mới xuất hiện từ năm 1950. Vì do miền Quebec là đất của người Pháp nên mới có gốc khoai chiên. Ban đầu nó xuất hiện ở Quebec, rồi vì nó ngon quá nên đã lan tràn khắp Canada, và bây giờ lan tràn sang cả Hoa Kỳ. Đây là một món ăn nhanh nên nó đã có mặt ở McDonald, KFC và Burger King. Thường thì trên thực đơn các nhà hàng đều có món poutine. Món này có nhiều biến thiên về món nước sauce thịt ở trên cùng. Nhiều nơi thay vì chỉ rưới nước sauce thì còn thêm những miếng thịt bò, thịt gà, hải sản...
Theo đúng truyền thống của làng, phe các bà đã ào vào bếp giúp Chị Ba Biên Hòa làm món poutine với anh John. Vì món căn bản là món khoai chiên nên Chị Ba đã không chiên khoai trước, khoai phải ăn nóng sốt mới dòn. Khoai đã được chị cắt sẵn nên bây giờ chỉ cho lên chảo chiên cái ào là xong. Loáng một cái, mỗi dân làng có một đĩa nóng hổi trước mặt, thơm và ngon quá sức. Món ăn Canada thì phải đi với rượu Canada. Chúng tôi được mời rượu Ice Wine. Các cụ biết Ice Wine chứ? Đây là rượu được làm từ cây nho trồng ở miền thác Niagara . Chỉ nho trồng ở miền này mới cho rượu ngon. Sở dĩ nó có tên ‘Ice’ là vì người ta hái nó vào giữa mùa đông khi trái nho đã đóng băng, đã hóa đá. Ice Wine đã được 25 giải thưởng quốc tế. Trong ice wine thường có một chút rượu brandy. Các cụ khi đi thăm thác Niagara ở Canada thì nên đi thăm các hãng làm rượu ice wine nha, không xa thác bao nhiêu. Khi đi du lịch tới miền thác này, cụ cứ hỏi mấy hãng làm rượu ice wine thì ai cũng biết. Thác Niagara ở gữa Canada với Hoa Kỳ, nhưng phải xem thác bên Canada mới thấy thác đẹp và mới mua được rượu qúy này. Một nét đặc biệt là chai rượu ice wine hình dáng thon thon chứ không to ngang như các chai rượu khác.
Lần đầu tiên ăn món lạ, cụ B.95 thích lắm. Vì có chút rượu nên cụ vui vẻ khác thường. Khi cụ xin nghe chuyện thời sự thì anh John chủ nhà kể liền, nghề và nghiệp của anh xưa nay trong làng mà. Anh bảo anh có 3 tin nóng sốt :
- Thứ nhất là tin Canada hợp pháp hóa cần sa, dân chúng được trồng, mua bán và tiêu dùng tự do kể từ lễ quốc khánh sang năm. Bây giờ chính phủ cần một thời gian để làm các thủ tục cần thiết.
- Thứ hai là giá nhà ở Toronto miền đông Canada và ở Vancouver miền tây Canada đang tăng lên một cách chóng mặt. Khách mua nhà đa số là người Nga và người Tàu. Tôi quen một ông bạn gốc Hoa. Ông này làm nghề địa ốc. Ông kể trong tháng vừa qua ông có một người khách Á Châu. Ông khách này muốn mua căn nhà biệt lập chứ không muốn mua chúng cư. Ông địa ốc dẫn người khách này đi coi chừng 30 căn nhà, rồi hỏi ông chọn mua căn nào. Câu trả lời của vị khách này làm ông bạn xém té xỉu : Ông ta gật đầu mua tất cả 30 căn nhà đã xem ! Thì ra ông khách từ bên Trung Hoa lục địa sang. Ông ta là một trong số nhiều người ngoại quốc có tiền đến Canada mua nhà rồi để đấy, coi như là giữ của. Chính vì tình trạng này mà trong tháng 6 vừa qua ở Toronto đã có 27,000 căn nhà bỏ trống. Chính quyền Canada biết việc ngoại nhân đến đây mua nhà để giữ của chứ không để ở khiến dân đi ở thuê lao đao, nên đã cho thi hành việc đánh thuế 15% vào các căn nhà bỏ trống.
- Tin thứ ba là Ngũ Giác Đài đã cho bố trí ở Alaska tám hệ thống đánh chận hỏa tiễn tấn công có thể của Bắc Hàn và Iran. Đây là cách phòng vệ an toàn nhất trước khi hỏa tiễn của đối phương có thể rơi xuống đất Mỹ. Việc này giúp bảo vệ Canada luôn. Cũng y như việc hồi đệ nhị thế chiến, Mỹ cũng đã cho quân đội trấn đóng ở miền bắc Canada để đề phòng Nga Xô tiến quân qua bắc cực , vượt Canada mà tấn công Hoa Kỳ.
Kể đến đây xong thì anh John xin hết. Rồi anh quay vào chính Cụ B.95 xin cụ kể chuyện cười. Cụ bảo cụ gốc nhà quê thêm tuổi già, chẳng có chuyện gì vui cả, trừ mấy chuyện ngớ ngẩn nhà quê hồi mới sang Canada. Cụ nói tiếp : Lúc đó tôi có biết tiếng Anh gì đâu. Đứa cháu gái tên Elizabeth thì tôi gọi nó là con Bẹt, thằng cháu trai tên Joseph thì gọi nó là thằng Giồ, chúng bảo đang xem phim Romeo và Juliet thì tôi nghe ra mài mại như phim về lavabo và toilet. Còn chuyện ngoài Bắc trước khi tôi sang Canada thì toàn chuyện đói khát. Hồi đó ở Bắc Kỳ không có chết đói nhưng đói đến chết. Bọn cán bộ chúng nó ăn gian ăn cắp ăn bẩn của dân, nghĩa là chúng ăn tất tần tật, trừ có ăn năn thì chúng không bao giờ ăn năn.
Sau 1975 tôi có vào trong Nam tìm con, tôi thấy trong ấy họ nói một câu rất hay về CSVN. Câu ấy như thế này : Năm 1954, VC nông thôn hóa Hà Nội, và năm 1975 VC đã ‘Hà-Lội-hóa’ Saigon ! Tôi nhớ quê hương quá. Bên này tôi xem phim thời sự thấy nhiều em bé ở vùng cao phải lội sông lội suối đi học mà thấy đứt ruột ! Chính quyền địa phương làm ngơ bỏ mặc các em bé này vì họ phải dành tiền cho việc xây tượng đài Cụ Hồ...
Anh John xin ngắt lời cụ để kể một câu chuyện bên lề. Rằng tuần qua tôi mời cụ xem một bộ phim cũ của tài tử Lý Tiểu Long. Khi cụ xem cảnh anh chàng họ Lý này dùng khí giới ‘nhị đoản côn’ mà hạ được bao nhiêu đối thủ thì cụ la lên : Nó dùng cái gì như cái néo đập lúa ngoài Bắc của tôi vậy ? Tiếng ‘cái néo đập lúa’ làm ông ODP ngồi bên giật mình ! À, phải rồi, bây giờ thì tôi nhìn ra và hiểu rồi. Nó đúng là cái néo đập lúa chứ còn gì nữa ! Các cụ nào sống ngoài Bắc còn nhớ cái dụng cụ mà các nhà nông dùng để cuộn các bông lúa rồi đập vào cối đá không ? Nó gồm 2 khúc tre cột vào một đoạn giây thừng. Nhà nông bên Tàu và bên VN đều dùng cái néo để đập lúa. Ngày xưa lúc Nhật xâm chiếm và cai trị Tàu và VN, thì nó cấm người dân mang bất cứ thứ dao búa nào trong mình. Người hùng Lý Tiểu Long mới nghĩ ra cái néo đập lúa này, anh thu nhỏ nó lại, và giấu trong người. Nó sẽ là một thứ khí giới lợi hại. Quân Nhật mà có bắt được thì anh sẽ khai đây là cái néo đập lúa, tôi mang trong người để đi đập lúa thuê. Quân Nhật không thể ngờ được đây là một khí cụ tấn công vô cùng nguy hiểm. Các cụ xem Lý Tiểu Long múa nhị đoản côn tức là anh ta đang múa cái néo đệp lúc ngày xưa của cha ông chúng ta đó nha.
Rồi ông ODP xin hết chuyện Bắc Kỳ. Ông quay vào anh John : Các chuyện về
viêc anh học tiếng Việt còn hay hơn chuyện cái néo đập lúa của tôi. Xin anh nói thêm về đề tài đó. Lời này hợp ý anh John nên anh kể ngay.
- Rằng trong tiếng Miền Nam có việc nuốt chữ nghe rất hay rất ngộ. Nhân nói
tới chữ ẤY trong lần họp trước làm tôi nhớ tới việc nuốt chữ Ấy. Người Miền Nam thường nói ‘ anh ấy’ là ảnh, bà ấy là bả, ông ấy là ổng... Người miền Bắc không nuốt chữ ấy, nhưng nuốt chữ hai mươi và ba mươi. Ví dụ số 21, thay vì đọc là hai mươi mốt thì người Bắc đọc là HĂM mốt, số 22, thay vì đọc là hai mươi hai thì đọc là HĂM hai... Và con số 31, 32... cũng vậy, thay vì đọc là ba mươi mốt thì đọc là BĂM mốt, rồi băm hai, băm ba... Nghĩa là toàn bộ hàng hai chục và ba chục thì đều hoá ra HĂM và BĂM hết.
Nghe đến đây thì cả làng òa ra cười. Hay quá là hay, phải không cơ, mình
là người Việt nóí tiếng Việt mà không nhìn ra cái hay, người ngoại quốc học tiếng Viêt thì mới nhìn thấy.
Anh John được hứng xin kể tiếp :
- Miền Nam còn có vài kiểu nói vắn tắt mà các bác gọi là ‘nuốt chữ’ nghe
cũng vui tai lắm. Chẳng hạn ông già gọi thằng cháu lại để ông dạy bảo, ông Bắc kỳ thì nói ‘lại đây tao bảo !’ còn ông Nam kỳ thì nói : ‘ lợi biểu !’ Rõ ràng câu nói có 4 chữ mà ông Nam Kỳ đã nuốt mất 2 chữ !
- Cô Huế Tôn Nữ hỏi anh John : Khi anh mới gặp Cụ B.95 lần đầu, cụ nói tiếng
Bắc thì anh có hiểu hết không ? Anh John cười hà hà rồi kể : Đa phần thì tôi hiểu, nhưng có câu này tôi cho là rất buồn cười và đặc chất Bắc kỳ. Bữa đó lần đầu tiên gặp tôi thì cụ bảo tôi đẹp trai nên chắc là có nhiều gái mê tôi lắm, cụ nói : ‘ Cái mặt đẹp như thế này thì ối cô mết nhẩy !’ Mãi về sau tôi mới hiểu chữ ối của cụ là nhiều, ‘mết là mê, và chữ nhẩy của cụ không phải là nhảy đầm mà là biến thiên từ chữ nhỉ.
Thưa các cụ, chuyện tiếng Bắc và tiếng Nam trong làng tôi sinh ra nhiều chuyện buồn cười lắm, lại còn tiếng miền Trung nữa cơ mới hãi, cười vỡ bụng luôn, lần sau tôi xin kể tiếp nha.
TRÀ LŨ
Lời NXB : Hiện nay kho sách của Trà Lũ chỉ còn 3 cuốn : 300 Cười + 400 Cười + Đất Quê Hương 2, gồm 26 chuyện phiếm đầy tiếng cười. Đây là món quà qúy và hiếm cho mình và cho thân nhân. Giá 65 mỹ kim gồm tiền sách và bưu phí. Xin liên lạc : petertralu@gmail.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đồng Cỏ Nhà Chúa
Nguyễn Trung Tây, Lm. SVD
18:57 07/07/2017
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Chúa chăn nuôi tôi,
tôi chẳng thiếu thốn chi.
Trên đồng cỏ xanh rì,
Người dẫn tôi nằm nghỉ.
(TV 23)