Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:05 07/07/2009
MÔI SÊ GIỮ THINH LẶNG
Căn cứ theo ruyền thuyết trước khi Môi sê dẫn dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, thì ông ta sống bên cạnh một đại sư để học đạo, để chuẩn bị ngày sau làm tiên tri.
Đại sư đề ra giới luật thứ nhất là giữ thinh lặng, một ngày hai thầy trò cùng đi dạo ven thôn, phong cảnh tuyệt đẹp khiến cho Môi sê kinh ngạc không thốt nên lời, nhưng ông ta có thể giữ thinh lặng mà không một chút nghi vấn. Đi lại đi đến bên lòng sông, ông ta nhìn thấy bên bờ có một em bé sắp bị chìm xuống nước và mẹ nó đang kêu gào cầu cứu tội nghiệp.
Môi sê không thể giữ thinh lặng được.
- “Thưa thầy, xin thầy đi cứu em bé ấy.”
- “Giữ thinh lặng.” Sư phụ trả lời như thế nên Môi sê chỉ biết im miệng.
Nhưng trong lòng ông ta thật không yên tịnh: “Thầy mình là người lòng chai dạ đá như thế sao ? Hay là thầy không thể có năng lực cứu giúp người khác ?” Ông ta thực sự không dám nghĩ tiếp, nhưng không thể quên được điều ấy.
Vừa suy nghĩ vừa bước đi, lại đến một nơi bên biển, một chiếc thuyền và toàn bộ người trên thuyền sắp bị chìm xuống biển. Môi sê la lớn:
- “Sư phụ, chiếc thuyền ấy sắp chìm rồi.” Nhưng sư phụ vẫn nhắc nhở ông ta giữ thinh lặng, Môi sê chỉ biết giữ im miệng, nhưng thực sự trong lòng không thoải mái, sau khi về nhà thì đem vấn đề ấy ra hỏi Thiên Chúa, và Thiên Chúa trả lời ông ta như sau:
- “Thầy của con làm đúng, em bé sắp chìm xuống nước ấy thì cho là hai dân tộc đang chiến tranh, có trên hàng vạn người phải chết, nó bị chìm xuống là để tránh khỏi tai nạn chiến tranh. Chiếc thuyền và những người trên thuyền đều là hải tặc, chúng nó đang có kế hoạch cướp sạch thị trấn ven biển, những người dân vô tội trong toàn thị trấn đều bị tai vạ.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Thinh lặng là cơ hội để con người ta tìm thấy Thiên Chúa, bởi vì trong thinh lặng người ta dễ dàng lắng nghe hơn là trong ồn ào huyên náo, đó là căn bản của tinh thần tu đức.
Có một vài người Ki-tô hữu muốn tìm Chúa trong thinh lặng nên ngồi cả ngày trong nhà thờ, việc nhà phó mặc cho người khác; có một vài người Ki-tô hữu muốn tìm Chúa trong thinh lặng, nên cả ngày đăm chiêu nét mặt, ai hỏi gì cũng không nói giống như người cõi trên; lại có người muốn tìm Chúa trong thinh lặng nên làm giống như một tu sĩ, sáng đúng giờ đọc kinh phụng vụ, chiều đúng giờ đọc kinh phụng vụ rồi thinh lặng cầu nguyện, mà quên mất chuyện cơm nước cho chồng con.v.v...
Thinh lặng là việc làm tốt cho đời sống tu đức của mỗi người, nhưng Thiên Chúa thích nhất loại thinh lặng trong tâm hồn, tức là vẫn chu toàn bổn phận của mình trong cuộc sống, mà tâm hồn vẫn cứ luôn kết hợp với Chúa; dù cho cuộc sống bon chen sôi nổi hay trầm lặng, thì tâm hồn vẫn thinh lặng lắng đọng kết hợp với Chúa.
Đó là thinh lặng thật vậy.
N2T |
Căn cứ theo ruyền thuyết trước khi Môi sê dẫn dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, thì ông ta sống bên cạnh một đại sư để học đạo, để chuẩn bị ngày sau làm tiên tri.
Đại sư đề ra giới luật thứ nhất là giữ thinh lặng, một ngày hai thầy trò cùng đi dạo ven thôn, phong cảnh tuyệt đẹp khiến cho Môi sê kinh ngạc không thốt nên lời, nhưng ông ta có thể giữ thinh lặng mà không một chút nghi vấn. Đi lại đi đến bên lòng sông, ông ta nhìn thấy bên bờ có một em bé sắp bị chìm xuống nước và mẹ nó đang kêu gào cầu cứu tội nghiệp.
Môi sê không thể giữ thinh lặng được.
- “Thưa thầy, xin thầy đi cứu em bé ấy.”
- “Giữ thinh lặng.” Sư phụ trả lời như thế nên Môi sê chỉ biết im miệng.
Nhưng trong lòng ông ta thật không yên tịnh: “Thầy mình là người lòng chai dạ đá như thế sao ? Hay là thầy không thể có năng lực cứu giúp người khác ?” Ông ta thực sự không dám nghĩ tiếp, nhưng không thể quên được điều ấy.
Vừa suy nghĩ vừa bước đi, lại đến một nơi bên biển, một chiếc thuyền và toàn bộ người trên thuyền sắp bị chìm xuống biển. Môi sê la lớn:
- “Sư phụ, chiếc thuyền ấy sắp chìm rồi.” Nhưng sư phụ vẫn nhắc nhở ông ta giữ thinh lặng, Môi sê chỉ biết giữ im miệng, nhưng thực sự trong lòng không thoải mái, sau khi về nhà thì đem vấn đề ấy ra hỏi Thiên Chúa, và Thiên Chúa trả lời ông ta như sau:
- “Thầy của con làm đúng, em bé sắp chìm xuống nước ấy thì cho là hai dân tộc đang chiến tranh, có trên hàng vạn người phải chết, nó bị chìm xuống là để tránh khỏi tai nạn chiến tranh. Chiếc thuyền và những người trên thuyền đều là hải tặc, chúng nó đang có kế hoạch cướp sạch thị trấn ven biển, những người dân vô tội trong toàn thị trấn đều bị tai vạ.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Thinh lặng là cơ hội để con người ta tìm thấy Thiên Chúa, bởi vì trong thinh lặng người ta dễ dàng lắng nghe hơn là trong ồn ào huyên náo, đó là căn bản của tinh thần tu đức.
Có một vài người Ki-tô hữu muốn tìm Chúa trong thinh lặng nên ngồi cả ngày trong nhà thờ, việc nhà phó mặc cho người khác; có một vài người Ki-tô hữu muốn tìm Chúa trong thinh lặng, nên cả ngày đăm chiêu nét mặt, ai hỏi gì cũng không nói giống như người cõi trên; lại có người muốn tìm Chúa trong thinh lặng nên làm giống như một tu sĩ, sáng đúng giờ đọc kinh phụng vụ, chiều đúng giờ đọc kinh phụng vụ rồi thinh lặng cầu nguyện, mà quên mất chuyện cơm nước cho chồng con.v.v...
Thinh lặng là việc làm tốt cho đời sống tu đức của mỗi người, nhưng Thiên Chúa thích nhất loại thinh lặng trong tâm hồn, tức là vẫn chu toàn bổn phận của mình trong cuộc sống, mà tâm hồn vẫn cứ luôn kết hợp với Chúa; dù cho cuộc sống bon chen sôi nổi hay trầm lặng, thì tâm hồn vẫn thinh lặng lắng đọng kết hợp với Chúa.
Đó là thinh lặng thật vậy.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:06 07/07/2009
N2T |
33. Không khăng khăng tự cao tự đại, thì sẽ không xuống hỏa ngục.
(Thánh Bernard)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:07 07/07/2009
N2T |
166. Việc duy nhất mà chúng ta cần phải sợ hãi đó là sợ hãi bản thân mình.
Maria Goretti đóa huệ đồng nội
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
02:29 07/07/2009
MARIA GORETTI ĐÓA HUỆ ĐỒNG NỘI
1/ Nữ Thánh Maria Goretti chết vì đức trinh khiết
Ngày 6-7-1902, thiếu nữ đồng quê 12 tuổi - Maria Goretti - êm ái trút hơi thở cuối cùng tại nhà thương Orsenigo ở Nettuno, cách thủ đô Roma khoảng 60 cây số. Trước khi chết, Maria Goretti sẵn sàng tha thứ cho Alessandro Serenelli (1882-1970), kẻ đã muốn xúc phạm đến tiết trinh và đã tàn nhẫn sát hại mình. Maria Goretti được sùng kính và ngưỡng mộ như một vị thánh trẻ, đồng trinh và tử đạo. Cùng lúc, Maria Goretti là vị nữ thánh của lòng tha thứ và đức từ bi.
Cuộc đời vắn vỏi và cái chết anh hùng của Maria Goretti nêu bật tầm quan trọng của nền giáo dục gia đình Công Giáo.
Song thân của Maria là ông Luigi Goretti (26/12/1859 - 6/5/1900) và bà Assunta Angelina Carlini (15/8/1866 - 8/10/1954). Cả hai đều thuộc gia đình nghèo và thành hôn ngày 25-2-1886. Năm ấy Luigi 27 tuổi và Assunta 20 tuổi. Hành trang duy nhất cho cuộc sống lứa đôi là Đức Tin Công Giáo và tình yêu đậm đà. Họ dùng sức lao động để nuôi sống gia đình. Từ tổ uyên ương hạnh phúc ấy, ra chào đời 7 người con, 4 trai và 3 gái. Nhưng Antonio, trai đầu lòng, chết lúc 8 tháng. Chỉ còn lại 6 người. Sinh ngày 16-10-1890 tại Corinaldo, Maria Goretti là con thứ ba và là trưởng nữ của ông bà Luigi và Assunta.
Vì cuộc sống khó khăn nơi vùng Marche (Bắc Ý) hai vợ chồng Luigi và Assunta quyết định rời bỏ làng, đưa đàn con ra đi lập nghiệp nơi khác. Ban đầu gia đình Goretti đến sống tại Paliano. Sau đó dời về làm công nơi nông trại Ferriere di Conca trong vùng Agro Romano Pontino vào đầu năm 1900.
Luigi và Assunta Goretti là đôi vợ chồng nghèo. Họ chỉ giàu nhân đức và tình thương. Cả hai vợ chồng đón nhận những đứa con như món quà của THIÊN CHÚA đến từ Trời Cao. Họ tận lực giáo dục con cái. Ferriere di Conca không có trường học và cách xa nhà thờ, nên chính bà Assunta dạy các con đọc kinh và học giáo lý. Ngoài việc giải thích giáo lý đạo Công Giáo, bà còn huấn luyện các con về nhân đức vâng lời. Maria Goretti khắc sâu lời mẹ dạy và đem ra thực hành. Biết rõ nổi cơ cực của Ba Má, Maria Goretti quyết tâm phụ giúp cha mẹ trông coi việc nhà và các em nhỏ.
Tại Ferriere di Conca, gia đình Goretti gặp gia đình Serenelli. Ông Giovanni góa vợ và sống với con trai Alessandro. Để kiếm thêm chút ít lợi lộc, hai gia đình cùng nhau phân chia công việc đồng áng. Nhưng rồi hoạn nạn xảy đến cho gia đình Goretti. Chỉ vỏn vẹn sau 5 tháng ra công cày sâu cuốc bẫm, ông Luigi ngã bệnh nặng và vĩnh biệt vợ con vào ngày 6-5-1900, hưởng dương 41 tuổi. Trước khi tắt thở, ông thì thào nói với vợ hiền:
- Assunta, em hãy đưa các con trở về quê!
Cái chết bất ngờ của ông Luigi để lại lổ hổng rộng lớn nơi gia đình Goretti. Từ nay, bà Assunta thay thế chồng trong các việc nặng nhọc và làm chung với hai cha con ông Giovanni và Alessandro. Cuộc sống thật khó khăn. Khó khăn vì việc làm và nhất là vì tính tình trái ngược giữa hai gia đình. Gia đình Goretti nhẫn nhục, hiền hòa, quảng đại và đạo đức. Gia đình Serenelli cộc cằn, thô bạo, ích kỷ và không sống đạo.
Giữa bầu khí căng thẳng ấy, nổi bật khuôn mặt cô bé Maria Goretti, một thiếu nữ đơn sơ trong trắng. Mặc dầu còn nhỏ tuổi, Maria đã hiểu rõ thực trạng gia đình. Cô bé đặt trọn Đức Tin nơi THIÊN CHÚA và Đức Mẹ MARIA. Cô thường đến trước bức ảnh Đức Mẹ treo trong nhà để kêu xin Đức Mẹ phù giúp.
Maria cũng yêu chuộng việc lần hạt Mân Côi. Cô bé luôn giữ tràng hạt trong mình hoặc cầm nơi tay. Cuộc ra đi nhanh chóng của hiền phụ khiến Maria như già dặn hẳn ra. Cô bé thay thế mẹ trong tất cả các việc nội trợ. Cô sống trầm lặng và luôn giữ nét đoan trang. Có lẽ con tim thơ trẻ của Maria Goretti linh cảm trước những khó khăn. Cô cẩn thận tự chuẩn bị những đức tính cần thiết, hầu can đảm đối phó, khi hiểm nguy xảy ra. Maria Goretti đúng là đóa huệ đồng nội tỏa ngát hương thơm.
Một năm sau ngày ông Luigi Goretti từ trần, bé Maria được diễm phúc rước lễ lần đầu ngày 16-6-1901. Từ nay, Maria có thêm trợ lực vững mạnh từ Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể. Nhưng nhất là, để làm vui lòng Chúa và để được xứng đáng rước Đức Chúa GIÊSU ngự vào lòng, Maria cố gắng giữ thân xác trong sạch, con tim trong sạch, tâm trí trong sạch và linh hồn trong sạch. Trọn tình thương Maria dành cho mẹ và các em. Nơi các bữa ăn gia đình, Maria luôn mời mẹ và anh cả trước, rồi chia phần ăn dồi dào cho các em, sau đó mới lấy phần còn lại dành cho mình.
Kể từ tháng 6 năm 1902, hai cha con ông Giovanni và Alessandro dọn đến ở cùng căn nhà với mấy mẹ con bà Assunta. Vốn tính tình chất phác và chân thật, có lẽ bà Assunta không thấy ngay hiểm nguy rình rập gia đình bà. Nhưng bé Maria thì khác. Cử chỉ thô bạo, lời nói khiếm nhã đầy ẩn ý ”chọc ghẹo” của Alessandro khiến Maria hiểu rõ và cẩn trọng đề phòng. Maria - thiếu nữ 12 tuổi - thường lánh xa thanh niên Alessandro, 20 tuổi.
Nhưng chuyện phải đến đã đến. Hai lần Alessandro ”mon men” tìm cách dụ dỗ Maria Goretti phạm tội, trước tiên bằng lời nói, rồi bằng hành động. Sau lần cám dỗ thứ hai bị Maria quyết liệt từ chối và đẩy xa, Alessandro ngăn cấm Maria không được tiết lộ với mẹ, nếu bất tuân, chàng sẽ giết chết. Cũng từ đó, Alessandro nuôi ý định trả thù. Và cơ hội thuận tiện đã đến. Hôm ấy là 3 giờ chiều ngày thứ bảy 5-7-1902. Sau này, chính Alessandro cung khai trước tòa như sau:
... Tôi kéo áo Maria lên để lập lại cám dỗ lần thứ ba, nhưng tận thâm tâm tôi biết chắc: cô bé sẽ không chìu theo ước muốn bất chính của tôi. Thật thế, khi tôi kéo áo lên, cô bé giữ chặt áo lại và tìm cách tẩu thoát. Ngay lúc ấy, tôi hiểu rằng, chỉ còn cách duy nhất là giết chết cô bé. Tôi bắt đầu đâm túi bụi lên người cô bé. Phần Maria, khi tôi kéo áo cô lên, cô không ngừng lập đi lập lại lời răn đe:
- Không! Không! Chúa không muốn chúng ta làm điều xấu. Anh sẽ rơi xuống hỏa ngục!
Trong lúc bị tôi dùng dùi cui đâm, Maria tiếp tục nói như thế. Rồi cô bé kêu lớn tiếng gọi mẹ. Cô bé luôn tìm cách giữ chặt áo. Maria không bao giờ giơ tay đỡ các cú đâm của tôi. Trái lại, cô bé chỉ dùng đôi tay, tìm hết cách để kéo áo, che kín người cô lại. Vì thế, tôi có thể quả quyết rằng, không bao giờ, dù chỉ trong một thoáng giây, Maria có ý định chìu theo chước cám dỗ của tôi!
Maria Goretti được đưa ngay tới nhà thương Orsenigo ở Nettuno, do các Nữ Tu trông coi. Người ta đưa cô bé vào phòng mổ để các bác sĩ khâu lại các vết thương. Trên toàn người cô bé có tổng cộng đến 14 vết đâm lớn.
Cuộc mổ chấm dứt, bà Assunta được phép vào phòng thăm con. Vừa trông thấy mẹ, Maria cảm động kêu lên:
- Má ơi!
Bà Assunta cúi xuống hỏi thăm con, Maria trả lời:
- Con không sao Má à. Các em con thế nào? Xin Má đừng để cho Serenelli vào đây nhé!
Linh Mục Martino, Tuyên Úy bệnh viện đến thăm và hỏi Maria có muốn gia nhập Hội Con Đức Mẹ không. Maria thưa có. Cha Martino liền tròng vào cổ Maria sợi dây màu xanh với ảnh thánh Đức Mẹ MARIA. Sau đó, khi Cha hỏi cô có bằng lòng tha thứ cho Alessandro, kẻ sát nhân không, Maria Goretti đáp ngay, không chút do dự:
- Thưa Cha CÓ! Vì tình yêu Đức Chúa GIÊSU, con tha thứ cho anh ta. Con cũng muốn anh ấy vào Thiên Đàng với con!
Đó là cử chỉ anh hùng sau cùng, biểu lộ lòng quảng đại cao cả của Maria Goretti, cánh huệ đồng nội trong trắng. Cô nghiêng đầu tắt thở lúc 15 giờ 45 phút chiều Chúa Nhật 6-7-1902, hưởng dương 11 tuổi, 8 tháng, 21 ngày.
Mọi người tấm tắt ngợi ca tấm gương can đảm của Maria Goretti, thà chết chứ không thà phạm tội mất lòng Chúa.
Về phần Alessandro Serenelli, ngày 14-10-1902, bị kết án 30 năm tù. Trước khi rời phòng xử, quan tòa hỏi bà Assunta Carlini, thân mẫu Maria Goretti, có bằng lòng tha thứ cho Alessandro không. Bà trả lời ngay, không chút do dự:
- Thưa CÓ! Tôi tha thứ cho anh ta!
Lời tha thứ của hai mẹ con bà Assunta và Maria Goretti đã theo Alessandro vào nhà giam. Trong tù, nhờ lời chuyển cầu của thiếu nữ đồng trinh tử đạo Maria Goretti, Alessandro hồi tâm thống hối.
Mãn hạn tù, một ngày trong tháng 12 năm 1937, Alessandro tìm đến gặp bà Assunta ở Corinaldo để chính thức xin lỗi. Vừa gặp mặt, anh quì sụp xuống, nước mắt chan hòa, môi mấp máy:
- Xin bà Assunta tha thứ cho con!
Bà Assunta dịu dàng trả lời:
- Maria Goretti đã tha thứ cho anh. Chúa đã tha thứ cho anh. Vậy tôi cũng tha thứ cho anh.
Lễ Giáng Sinh năm đó, nơi nhà thờ xứ đạo Corinaldo, Alessandro Serenelli quì bên cạnh bà Assunta Carlini Goretti nơi bàn rước lễ, để lãnh nhận Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Từ Bi Nhân Hậu Vô Biên. .
Chiều thứ bảy 24-6-1950, trong khung cảnh Năm Thánh, Đức Thánh Cha Pio XII (1939-1958) long trọng nâng cô thiếu nữ đồng quê Maria Goretti, 12 tuổi, lên hàng hiển thánh với tước hiệu đồng trinh và tử đạo. Hiện diện trong nghi lễ, có thân mẫu Assunta Angelina Carlini Goretti và khoảng 500 ngàn tín hữu hành hương, đến từ khắp năm châu và toàn nước Ý. Cuối bài giảng, Đức Thánh Cha Pio XII đã trìu mến thân thưa cùng vị tân hiển thánh Maria Goretti như sau:
... ”Xin kính chào vị nữ thánh hiền dịu và khả ái! Hỡi vị Tử Đạo dưới đất và là Thiên Thần trên trời, từ nơi vinh quang của ngài, xin hãy ghé mắt nhìn xuống đoàn dân đây, đang yêu mến, kính tôn, tung hô và chúc tụng ngài. Trên vầng trán ngài, ghi rõ danh thánh chói sáng hiển vinh của Đức Chúa KITÔ chiến thắng (cfr. Apoc 3,12); trên khuôn mặt trinh khiết ngài, tỏa sáng sức mạnh tình yêu và lòng kiên trung với Đức Lang Quân Chí Thánh. Ngài là vị Hiền Thê dùng chính máu đào để họa lại nơi mình hình ảnh của Đức Chúa KITÔ. Hỡi vị nữ thánh quyền uy cạnh ngai tòa Chiên THIÊN CHÚA, xin phó dâng cho ngài những người đang có mặt nơi đây, cũng như những người đang kết hợp cách thiêng liêng với chúng con. Tất cả cùng ngưỡng mộ lòng anh hùng của ngài, nhưng nhất là, muốn bắt chước ngài trong nhiệt tâm giữ vững Đức Tin và bảo toàn các phong hóa cao quí. Từ nay, các bậc làm cha làm mẹ chạy đến kêu cầu, xin ngài trợ giúp trong nhiệm vụ giáo dục con cái. Xin đặt vào vòng tay ngài mọi trẻ thơ cùng thanh niên thiếu nữ, hầu ngài bảo vệ chúng thoát khỏi mọi hiểm độc và an vui tiến bước trên đường đời, trong niềm hoan lạc của những con tim trong trắng. Ước gì được như vậy”.
2/ Ông Alessandro Serenelli kẻ sát nhân thống hối
Cuối tháng Giêng năm 1985, nhà xuất bản Mondadori tại Milano (Bắc Ý) phát hành cuốn sách: “Povera santa, povero assassino - La vera storia di MARIA GORETTI”. Xin tạm dịch: ”Cô thánh đáng thương, tên sát nhân tội nghiệp - Câu chuyện thật về MARIA GORETTI”. Tác giả là sử gia Ý Giordano Bruno Guerri. Dụng ý ông Guerri là vừa trích dẫn vừa lèo lái các sử liệu để đi đến kết luận:
- Đây là vụ án ngụy tạo do Giáo Hội Công Giáo bịa đặt để chế biến một mẫu gương thánh thiện đáng thương!
Ông Guerri muốn bác bỏ các sử liệu minh chứng:
- Maria Goretti là thiếu nữ anh hùng, đồng trinh và tử đạo, được Đức Giáo Hoàng Pio XII long trọng nâng lên bậc hiển thánh vào ngày 24-6-1950.
Khi cuốn sách của ông Giordano Bruno Guerri vừa xuất hiện, Bộ Phong Thánh phản ứng tức khắc. Ngày 5-2-1985, Bộ thành lập một ”Ủy Ban” gồm các chuyên viên về kỷ luật thần học, sử học và luật học. Ủy Ban có nhiệm vụ vạch rõ và trả lời từng điểm, về những sai trái, bóp méo sự thật và những luận cứ hàm hồ trong cuốn sách của ông Guerri.
Đúng một năm sau, ngày 2-2-1986, ”Ủy Ban” của Bộ Phong Thánh phổ biến tài liệu: ”A Proposito di MARIA GORETTI, Santità e Canonizzazioni”. Xin tạm dịch: ”Vụ liên quan đến MARIA GORETTI, bậc Thánh Thiện và những cuộc Phong Thánh”.
Chúng tôi không mở lại vụ án với những tranh cãi lịch sử, giáo luật và thần học, cho bằng trích dẫn các lời khai của Alessandro Serenelli, kẻ sát nhân thống hối. Chính lời khai của Alessandro làm nổi bật khuôn mặt thánh thiện khả ái của một thiếu nữ đồng quê trong trắng, MARIA GORETTI. Maria bị hành hung ngày 5-7 và tắt thở hôm sau, 6-7-1902, hưởng dương 12 tuổi.
Ngày 15-10 cùng năm 1902 - ba tháng sau vụ thảm sát - Alessandro Serenelli bị kết án 30 năm tù. Năm ấy Alessandro đúng 20 tuổi. Anh bị giam tại nhiều nhà tù khác nhau. 16 năm đầu, từ 1902 đến 1918, anh được chuyển xuống Noto trên đảo Sicilia (Nam Ý).
Trong tù, nhờ lời chuyển cầu của Maria Goretti, cũng như tâm tình quảng đại tha thứ của cả hai mẹ con bà Assunta và Maria Goretti, Alessandro dần dần hồi tâm thống hối. Một yếu tố không kém quan trọng góp phần vào tiến trình cải hóa này, đó là một giấc mơ. Chính Alessandro thuật lại như sau:
... Xin kể về một giấc mơ đã thôi thúc tinh thần tôi sống tốt đẹp hơn. Đây là lần duy nhất tôi mơ thấy Maria Goretti. Tôi mơ thấy Maria xuất hiện thật đẹp, vận y phục toàn màu trắng và hái hoa nơi vườn tôi đang đứng. Maria hái những cành hoa huệ trắng tinh và mang đến cho tôi từng cánh huệ một. Mỗi lần đưa hoa cho tôi, Maria nói: ”Anh cầm lấy”, rồi nhoẻn miệng cười, nụ cười đẹp như một vị thiên thần. Nhưng khi những đóa huệ được đặt vào tay tôi, huệ liền chuyển thành những cây nến thắp sáng. Trước khi biến đi, Maria còn nhoẻn miệng cười lần nữa. Tôi giật mình thức giấc. Tôi tự nhủ: ”Mình sẽ được cứu rỗi vì chắc chắn Maria cầu nguyện cho mình”. Kể từ sau giấc mơ ấy, tôi thoát hẳn ra khỏi tâm tình tuyệt vọng. Điều này xảy ra vào cuối năm 1906.
Năm 1910, Đức Cha Giovanni Blandini (1832-1913), Giám Mục giáo phận Noto, đến nhà tù thăm tôi. Ngài đến thăm, theo lời yêu cầu của Đức Cha Cucchi, Giám Mục giáo phận Senigallia, nơi có làng Corinaldo, quê sinh của Maria Goretti. Lý do cuộc viếng thăm là như thế này:
Tại Corinaldo, các người đồng hương của Maria Goretti đã dựng một đài tưởng niệm cô. Ngày khánh thành đài là một lễ hội tưng bừng. Mấy mẹ con bà Assunta Goretti cũng có mặt, vì họ đã rời Ferriere và trở về làng cũ, sau ”vụ thảm sát”. Bà Assunta giúp việc cho Cha Sở nơi giáo xứ Corinaldo.
Có lẽ theo lời đề nghị của bà Assunta Goretti, người vẫn hằng cảm thương tôi, nên Cha Sở xin Đức Cha Tito Maria Cucchi dò xem tôi bị giam nơi nào. Sau khi biết tôi đang ở nhà tù Noto trên đảo Sicilia, Đức Cha Cucchi liên lạc ngay với Đức Cha Giovanni Blandini, Giám Mục sở tại. Ngài xin Đức Cha Blandini đến nhà tù thăm hỏi sức khoẻ, mang tin tức cũng như khuyến khích tôi sống đàng hoàng.
Đức Cha Blandini lúc ấy đã cao tuổi, phải chống gậy, nhưng vì lợi ích các linh hồn, ngài đã đích thân đến thăm tôi.
Tôi chưa bao giờ hầu chuyện trực tiếp với một vị Giám Mục. Do đó, khi được gọi ra nhà khách, tôi cảm thấy thật lúng túng. Nhưng thái độ khoan dung hiền phụ của vị Giám Mục đã giúp tôi tự nhiên cởi mở tấm lòng. Không hiểu sao, dần dần chúng tôi đề cập đến ”vụ thảm sát” và chính tôi kể lại tỉ mỉ cho ngài nghe, kể cả “giấc mơ” tôi thấy Maria Goretti.
Ngồi lắng nghe tôi nói, vị Giám Mục lão thành rưng rưng dòng lệ. Tôi cũng khóc và ân hận về lỗi lầm đã phạm. Rất tiếc là thời gian thăm viếng nơi nhà tù hạn hẹp, sắp chấm dứt. Vị Giám Mục hỏi tôi có hối hận không, tôi trả lời ngay:
- Thưa Đức Cha có. Trong những đêm khó ngủ, dồn dập diễn ra trong đầu con không biết bao nhiêu ý tưởng. Phải là người điên mới có thể không ăn năn thống hối!
Đức Cha tỏ ra thật cảm động. Nhưng vì thời gian thăm viếng kết thúc, nên Đức Cha khuyên tôi viết một bức thư để xin lỗi Chúa, xin lỗi gia đình nạn nhân và xin lỗi xã hội.
Tôi đáp không do dự:
- Con sẽ làm, vì đó là bổn phận của con.
Đức Cha âu yếm ban phép lành cho tôi. Ngài cũng khẩn cầu cùng THIÊN CHÚA và Maria Goretti cho tôi nữa.
Vừa về đến tòa Giám Mục, Đức Cha Giovanni Blandini viết thư ngay cho Đức Cha Cucchi, thuật lại cuộc gặp gỡ nơi nhà tù Noto. Hôm ấy là ngày 10-11-1910. Về phần tôi, khi trở lại phòng giam, tôi cũng tức khắc thi hành lời đã hứa. Nguyên văn bức thư của tôi:
Trọng kính Đức Giám Mục giáo phận Noto,
Con không biết diễn tả như thế nào cùng ngài tâm tình biết ơn của con, về niềm an ủi ngài để lại nơi tâm hồn sầu khổ của con, về vinh dự con được hầu chuyện với ngài. Vì thế, con xin gởi đến ngài tâm tình tri ân sâu xa, chân thành nhất của con.
Nếu quả thật đúng rằng, trong một lúc thác loạn tâm thần, đưa đến việc phạm một tội sát nhân man rợ và đã bị luật pháp trừng phạt, thì con không bao giờ có thể tự xưng thú rằng, con đã hoàn toàn tự ý quyết tâm làm điều xấu. Thật ra con còn quá trẻ và chưa biết rõ trường đời. Đây là lý do chính đưa con đến việc phạm một tội ác tầy trời mà hôm nay con cay đắng than khóc ăn năn. Con còn than khóc gấp đôi điều xấu con đã làm, bởi vì, con ý thức sâu xa rằng, con đã giết chết một thiếu nữ vô tội mà cho đến phút chót, vẫn cương quyết bảo toàn danh dự, thà hy sinh mạng sống chứ không thà nuông chìu theo ước muốn bất chính của con. Chính sức kháng cự của cô bé đã đẩy con đến hành động khủng khiếp và tồi tệ. Con xin công khai bày tỏ lòng gớm ghét điều xấu con đã làm và xin THIÊN CHÚA tha thứ cho con. Con cũng xin gia đình đáng thương và sầu khổ của nạn nhân tha thứ cho con về tội ác con đã phạm. Chỉ có thế, con mới hy vọng nhận được ơn tha thứ như bao nhiêu người khác trên cõi đời này. Con xin bày tỏ cùng Đức Cha những tâm tình trên đây với hy vọng được Đức Cha tận tình chiếu cố và tha thứ cho con. Nếu trong quá khứ con đã lầm lỡ làm hư hỏng tuổi trẻ của con, thì trong hiện tại, nguyện cho lời kinh của Đức Cha kết hiệp với lời khẩn cầu của con, có thể kéo xuống trên con ơn tha thứ của Đấng Cai Quản muôn loài, cũng như phép lành của thiếu nữ quá cố.
Con kính cẩn hôn tay Đức Cha và xin Đức Cha tha thứ cho con.
Đứa con mọn hèn, Serenelli Alessandro
Viết tại nhà giam Noto ngày 10 tháng Mười Một năm 1910.
Ba ngày sau, 13-11-1910, Đức Cha giáo phận Noto gởi bức thư của tôi cho Đức Cha giáo phận Senigallia, kèm theo lá thư của ngài, trong đó ngài viết:
- Nguyện xin THIÊN CHÚA, nhờ lời chuyển cầu của thiếu nữ nạn nhân thánh thiện, bổ túc công trình tái sinh thiêng liêng bằng ân sủng thánh hóa.
Về phần Đức Cha giáo phận Sinigallia, ngài chuyển thư của tôi đến Cha Sở giáo xứ Corinaldo. Trước tiên, Cha Sở đọc cho bà Assunta Goretti nghe. Sau đó, ngài đọc cho các tín hữu và toàn dân trong làng cùng nghe. Ngày 6-12-1910, Cha Sở viết thư cám ơn Đức Cha giáo phận Noto, vì đã đích thân đến nhà tù thăm tôi và đã giao hòa tôi với gia đình Goretti cũng như với xã hội loài người.
Kể từ đó, chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau. Các ngài gởi cho tôi tin tức cũng như các sách báo viết về Maria Goretti, kể cả các ơn lành nhận được nhờ lời chuyển cầu của Maria Goretti.
Ngày 31-5-1935, giáo phận Albano, nơi có thành phố Nettuno, chính thức lập hồ sơ xin phong chân phước cho thiếu nữ Maria Goretti, đồng trinh và tử đạo. Hơn 10 năm sau, ngày 25-12-1945, Đức Giáo Hoàng Pio XII nhìn nhận cuộc tử đạo vì trinh tiết của Maria Goretti và ngày 27-4-1947, ngài tuyên phong Maria Goretti lên bậc chân phước. Cũng chính Đức Pio XII đã long trọng nâng Maria Goretti lên hàng hiển thánh ngày 24-6-1950, trong khung cảnh Năm Thánh, trước sự hiện diện của thân mẫu Assunta cùng toàn gia đình Goretti và 500 ngàn tín hữu hành hương đến từ khắp 5 châu.
Suốt tiến trình điều tra của tòa án giáo phận Albano, đã xuất hiện một nhân chứng quan trọng nhất, đó là Alessandro Serenelli, kẻ sát nhân. Nhưng nay là một sát nhân thống hối.
Alessandro đã nhiều lần cung khai trước tòa cách tỉ mỉ các chi tiết chung quanh ”vụ án mạng”. Chẳng hạn, hai lần Alessandro ”mon men” tìm cách dụ dỗ Maria Goretti phạm tội, trước tiên bằng lời nói, rồi bằng hành động. Sau lần cám dỗ thứ hai bị Maria quyết liệt từ chối và đẩy xa, Alessandro ngăn cấm Maria không được tiết lộ với mẹ, nếu bất tuân, chàng sẽ giết chết. Cũng từ đó, Alessandro nuôi ý định trả thù. Và cơ hội thuận tiện đã đến. Hôm ấy là 3 giờ chiều ngày thứ bảy 5-7-1902. Alessandro làm chứng rõ ràng như sau:
... ”Tôi kéo áo Maria lên để lập lại cám dỗ lần thứ ba, nhưng tận thâm tâm tôi biết chắc: cô bé sẽ không chìu theo ước muốn bất chính của tôi. Thật thế, khi tôi kéo áo lên, cô bé giữ chặt áo lại và tìm cách tẩu thoát. Ngay lúc ấy, tôi hiểu rằng, chỉ còn cách duy nhất là giết chết cô bé. Tôi bắt đầu đâm túi bụi lên người cô bé. Phần Maria, khi tôi kéo áo cô lên, cô không ngừng lập đi lập lại lời răn đe: ”Không! Không! Chúa không muốn chúng ta làm điều xấu. Anh sẽ rơi xuống hỏa ngục!” Trong lúc bị tôi đâm, Maria tiếp tục nói như thế. Rồi cô bé kêu lớn tiếng gọi mẹ. Cô bé luôn tìm cách giữ chặt áo. Maria không bao giờ giơ tay đỡ các cú đâm của tôi. Trái lại, cô bé chỉ dùng đôi tay, tìm hết cách để kéo áo, che kín người cô lại. Vì thế, tôi có thể quả quyết rằng, không bao giờ, dù chỉ trong một thoáng giây, Maria có ý định chìu theo chước cám dỗ của tôi!”
Sau khi mãn hạn tù, Alessandro Serenelli tìm đến nương thân nơi tu viện. Các tu sĩ Phan-Sinh Hèn Mọn Cappuccini của tu viện Thánh Serafino ở Ascoli Piceno là những người đầu tiên tiếp nhận Alessandro. Từ năm 1956, ông Alessandro chuyển đến sống với các tu sĩ Cappuccini nơi tu viện ở Macerata, miền Trung Đông nước Ý. Ông ở lại đây, sống chay tịnh và cầu nguyện cho đến khi tắt thở vào ngày 6-5-1970, hưởng thọ 89 tuổi.
9 năm trước đó, ngày 5-5-1961, cụ Alessandro Serenelli đã viết chúc thư tinh thần, nguyên văn như sau:
... ”Tôi là một cụ già gần 80 tuổi, sắp kết thúc những ngày sống của tôi. Nhìn lại quá khứ, tôi thành thật nhìn nhận rằng, từ thời xuân trẻ, tôi đã rơi ngay vào con đường lầm lạc: con đường xấu đưa tôi đến chỗ hư hỏng. Tôi đọc báo xấu, xem tranh ảnh xấu và bắt chước những gương xấu của đa số các bạn trẻ đi theo con đường xấu mà không hề nghĩ ngợi. Tôi cũng thế, tôi không mảy may lo lắng gì.
... ”Có các tín hữu đạo đức và thực hành đạo sống cạnh tôi, nhưng tôi không hề lưu ý, trái lại, tôi nghe theo một sức mạnh xấu, thúc đẩy tôi đi theo con đường xấu. Năm 20 tuổi tôi đã phạm ngay một tội sát nhân mà mỗi lần nhớ lại tôi vẫn còn cảm thấy kinh hoàng. Maria Goretti, giờ đây là một vị thánh, từng là thiên thần tốt lành mà THIÊN CHÚA Quan Phòng đã đặt để trên bước đường tôi đi. Tôi vẫn còn khắc sâu trong tim lời thánh nữ trách cứ tôi cũng như lời thánh nữ tha thứ cho tôi. Thánh nữ đã cầu nguyện cho tôi, đã bầu cử cho tôi, kẻ đã nhẫn tâm sát hại mình.
... ”Tôi đã trải qua gần 30 năm trong nhà tù. Nếu không vì lý do tuổi còn trẻ, hẳn là tôi đã bị kết án chung thân. Nhưng tôi chấp nhận bản án tương xứng với tội ác của tôi: bản án gột rửa phần nào tội lỗi của tôi. Maria Goretti đích thật là ánh sáng cho tôi, là người che chở tôi. Nhờ sự trợ giúp của thánh nữ Maria Goretti, tôi đã cố gắng làm điều thiện và tìm cách sống ngay chính, khi xã hội loài người bằng lòng tái tiếp nhận tôi giữa những phần tử của mình. Con cái thánh Phanxicô, các Tu Sĩ Hèn Mọn Cappuccini ở vùng Marche, với tình bác ái thiên thần, đã bằng lòng tiếp rước tôi đến sống giữa các vị, không như một kẻ tôi tớ, nhưng như một người anh em. Tôi đã sống chung với các vị từ năm 1936.
... ”Và giờ đây tôi bình thản chờ đợi giây phút được nhận vào chiêm ngưỡng thánh nhan Chúa, được gặp lại những người thân và được gần gũi vị thiên thần bảo trợ tôi, cũng như người mẹ dấu ái của Maria là bà Assunta.
... ”Cầu chúc cho tất cả những ai đọc chúc thư này của tôi rút ra bài học quí giá là hãy luôn luôn tránh xa điều xấu và luôn luôn đi theo điều thiện, ngay từ thời thơ ấu. Hãy khắc sâu tư tưởng này là, tôn giáo với các lề luật đích thật là niềm an ủi, là con đường duy nhất, chắc chắn nhất trong mọi hoàn cảnh, ngay cả trong những hoàn cảnh đau thương nhất của cuộc sống. Nguyện chúc tất cả An Bình và Tốt Đẹp!”
Vào năm 2002 - tưởng niệm 100 năm thánh nữ Maria Goretti chết vì đức trinh khiết (1902-2002) - Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) dâng lên thánh nữ lời Kinh:
... Hỡi Cô Bé của THIÊN CHÚA, Bé đã sớm biết thế nào là khổ cực, nhọc mệt, đau thương cùng những niềm vui ngắn ngủi của cuộc sống. Bé từng biết thế nào là nghèo đói và mồ côi. Bé đã không ngừng yêu mến tha nhân, tự làm người hầu hạ khiêm tốn và ân cần. Bé sống tốt lành, không khoe khoang, và đã yêu mến Tình Yêu trên mọi sự. Bé đã đổ máu đào để khỏi phản bội THIÊN CHÚA. Bé đã tha thứ cho người đã giết Bé và cầu mong hạnh phúc Thiên Đàng cho anh ta. Xin Bé hãy bầu cử và cầu nguyện cho chúng tôi bên tòa THIÊN CHÚA CHA, hầu chúng tôi cũng biết thưa vâng đối với chương trình THIÊN CHÚA định liệu trên chúng tôi. Hỡi Đấng là Bạn Hữu của THIÊN CHÚA, đang chiêm ngưỡng Chúa mặt giáp mặt, xin hãy khẩn cầu cùng Chúa ban cho chúng tôi ơn xin cùng ngài... Chúng tôi cảm tạ ngài, hỡi Marietta, vì tình yêu ngài dành cho THIÊN CHÚA và cho anh chị em đồng loại, mà ngài đã gieo vãi trong lòng chúng tôi. Amen.
(Mario Ferrarese, ”MARIA GORETTI, una Santa Pontina per i nostri giorni”, Editrice Arti Grafiche Archimio, 2000. // ”A Proposito di MARIA GORETTI, Santità e Canonizzazioni”, Libreria Editrice Vaticana, 5/2/1985)
1/ Nữ Thánh Maria Goretti chết vì đức trinh khiết
Ngày 6-7-1902, thiếu nữ đồng quê 12 tuổi - Maria Goretti - êm ái trút hơi thở cuối cùng tại nhà thương Orsenigo ở Nettuno, cách thủ đô Roma khoảng 60 cây số. Trước khi chết, Maria Goretti sẵn sàng tha thứ cho Alessandro Serenelli (1882-1970), kẻ đã muốn xúc phạm đến tiết trinh và đã tàn nhẫn sát hại mình. Maria Goretti được sùng kính và ngưỡng mộ như một vị thánh trẻ, đồng trinh và tử đạo. Cùng lúc, Maria Goretti là vị nữ thánh của lòng tha thứ và đức từ bi.
Cuộc đời vắn vỏi và cái chết anh hùng của Maria Goretti nêu bật tầm quan trọng của nền giáo dục gia đình Công Giáo.
Song thân của Maria là ông Luigi Goretti (26/12/1859 - 6/5/1900) và bà Assunta Angelina Carlini (15/8/1866 - 8/10/1954). Cả hai đều thuộc gia đình nghèo và thành hôn ngày 25-2-1886. Năm ấy Luigi 27 tuổi và Assunta 20 tuổi. Hành trang duy nhất cho cuộc sống lứa đôi là Đức Tin Công Giáo và tình yêu đậm đà. Họ dùng sức lao động để nuôi sống gia đình. Từ tổ uyên ương hạnh phúc ấy, ra chào đời 7 người con, 4 trai và 3 gái. Nhưng Antonio, trai đầu lòng, chết lúc 8 tháng. Chỉ còn lại 6 người. Sinh ngày 16-10-1890 tại Corinaldo, Maria Goretti là con thứ ba và là trưởng nữ của ông bà Luigi và Assunta.
Vì cuộc sống khó khăn nơi vùng Marche (Bắc Ý) hai vợ chồng Luigi và Assunta quyết định rời bỏ làng, đưa đàn con ra đi lập nghiệp nơi khác. Ban đầu gia đình Goretti đến sống tại Paliano. Sau đó dời về làm công nơi nông trại Ferriere di Conca trong vùng Agro Romano Pontino vào đầu năm 1900.
Luigi và Assunta Goretti là đôi vợ chồng nghèo. Họ chỉ giàu nhân đức và tình thương. Cả hai vợ chồng đón nhận những đứa con như món quà của THIÊN CHÚA đến từ Trời Cao. Họ tận lực giáo dục con cái. Ferriere di Conca không có trường học và cách xa nhà thờ, nên chính bà Assunta dạy các con đọc kinh và học giáo lý. Ngoài việc giải thích giáo lý đạo Công Giáo, bà còn huấn luyện các con về nhân đức vâng lời. Maria Goretti khắc sâu lời mẹ dạy và đem ra thực hành. Biết rõ nổi cơ cực của Ba Má, Maria Goretti quyết tâm phụ giúp cha mẹ trông coi việc nhà và các em nhỏ.
Tại Ferriere di Conca, gia đình Goretti gặp gia đình Serenelli. Ông Giovanni góa vợ và sống với con trai Alessandro. Để kiếm thêm chút ít lợi lộc, hai gia đình cùng nhau phân chia công việc đồng áng. Nhưng rồi hoạn nạn xảy đến cho gia đình Goretti. Chỉ vỏn vẹn sau 5 tháng ra công cày sâu cuốc bẫm, ông Luigi ngã bệnh nặng và vĩnh biệt vợ con vào ngày 6-5-1900, hưởng dương 41 tuổi. Trước khi tắt thở, ông thì thào nói với vợ hiền:
- Assunta, em hãy đưa các con trở về quê!
Cái chết bất ngờ của ông Luigi để lại lổ hổng rộng lớn nơi gia đình Goretti. Từ nay, bà Assunta thay thế chồng trong các việc nặng nhọc và làm chung với hai cha con ông Giovanni và Alessandro. Cuộc sống thật khó khăn. Khó khăn vì việc làm và nhất là vì tính tình trái ngược giữa hai gia đình. Gia đình Goretti nhẫn nhục, hiền hòa, quảng đại và đạo đức. Gia đình Serenelli cộc cằn, thô bạo, ích kỷ và không sống đạo.
Giữa bầu khí căng thẳng ấy, nổi bật khuôn mặt cô bé Maria Goretti, một thiếu nữ đơn sơ trong trắng. Mặc dầu còn nhỏ tuổi, Maria đã hiểu rõ thực trạng gia đình. Cô bé đặt trọn Đức Tin nơi THIÊN CHÚA và Đức Mẹ MARIA. Cô thường đến trước bức ảnh Đức Mẹ treo trong nhà để kêu xin Đức Mẹ phù giúp.
Maria cũng yêu chuộng việc lần hạt Mân Côi. Cô bé luôn giữ tràng hạt trong mình hoặc cầm nơi tay. Cuộc ra đi nhanh chóng của hiền phụ khiến Maria như già dặn hẳn ra. Cô bé thay thế mẹ trong tất cả các việc nội trợ. Cô sống trầm lặng và luôn giữ nét đoan trang. Có lẽ con tim thơ trẻ của Maria Goretti linh cảm trước những khó khăn. Cô cẩn thận tự chuẩn bị những đức tính cần thiết, hầu can đảm đối phó, khi hiểm nguy xảy ra. Maria Goretti đúng là đóa huệ đồng nội tỏa ngát hương thơm.
Một năm sau ngày ông Luigi Goretti từ trần, bé Maria được diễm phúc rước lễ lần đầu ngày 16-6-1901. Từ nay, Maria có thêm trợ lực vững mạnh từ Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể. Nhưng nhất là, để làm vui lòng Chúa và để được xứng đáng rước Đức Chúa GIÊSU ngự vào lòng, Maria cố gắng giữ thân xác trong sạch, con tim trong sạch, tâm trí trong sạch và linh hồn trong sạch. Trọn tình thương Maria dành cho mẹ và các em. Nơi các bữa ăn gia đình, Maria luôn mời mẹ và anh cả trước, rồi chia phần ăn dồi dào cho các em, sau đó mới lấy phần còn lại dành cho mình.
Kể từ tháng 6 năm 1902, hai cha con ông Giovanni và Alessandro dọn đến ở cùng căn nhà với mấy mẹ con bà Assunta. Vốn tính tình chất phác và chân thật, có lẽ bà Assunta không thấy ngay hiểm nguy rình rập gia đình bà. Nhưng bé Maria thì khác. Cử chỉ thô bạo, lời nói khiếm nhã đầy ẩn ý ”chọc ghẹo” của Alessandro khiến Maria hiểu rõ và cẩn trọng đề phòng. Maria - thiếu nữ 12 tuổi - thường lánh xa thanh niên Alessandro, 20 tuổi.
Nhưng chuyện phải đến đã đến. Hai lần Alessandro ”mon men” tìm cách dụ dỗ Maria Goretti phạm tội, trước tiên bằng lời nói, rồi bằng hành động. Sau lần cám dỗ thứ hai bị Maria quyết liệt từ chối và đẩy xa, Alessandro ngăn cấm Maria không được tiết lộ với mẹ, nếu bất tuân, chàng sẽ giết chết. Cũng từ đó, Alessandro nuôi ý định trả thù. Và cơ hội thuận tiện đã đến. Hôm ấy là 3 giờ chiều ngày thứ bảy 5-7-1902. Sau này, chính Alessandro cung khai trước tòa như sau:
... Tôi kéo áo Maria lên để lập lại cám dỗ lần thứ ba, nhưng tận thâm tâm tôi biết chắc: cô bé sẽ không chìu theo ước muốn bất chính của tôi. Thật thế, khi tôi kéo áo lên, cô bé giữ chặt áo lại và tìm cách tẩu thoát. Ngay lúc ấy, tôi hiểu rằng, chỉ còn cách duy nhất là giết chết cô bé. Tôi bắt đầu đâm túi bụi lên người cô bé. Phần Maria, khi tôi kéo áo cô lên, cô không ngừng lập đi lập lại lời răn đe:
- Không! Không! Chúa không muốn chúng ta làm điều xấu. Anh sẽ rơi xuống hỏa ngục!
Trong lúc bị tôi dùng dùi cui đâm, Maria tiếp tục nói như thế. Rồi cô bé kêu lớn tiếng gọi mẹ. Cô bé luôn tìm cách giữ chặt áo. Maria không bao giờ giơ tay đỡ các cú đâm của tôi. Trái lại, cô bé chỉ dùng đôi tay, tìm hết cách để kéo áo, che kín người cô lại. Vì thế, tôi có thể quả quyết rằng, không bao giờ, dù chỉ trong một thoáng giây, Maria có ý định chìu theo chước cám dỗ của tôi!
Maria Goretti được đưa ngay tới nhà thương Orsenigo ở Nettuno, do các Nữ Tu trông coi. Người ta đưa cô bé vào phòng mổ để các bác sĩ khâu lại các vết thương. Trên toàn người cô bé có tổng cộng đến 14 vết đâm lớn.
Cuộc mổ chấm dứt, bà Assunta được phép vào phòng thăm con. Vừa trông thấy mẹ, Maria cảm động kêu lên:
- Má ơi!
Bà Assunta cúi xuống hỏi thăm con, Maria trả lời:
- Con không sao Má à. Các em con thế nào? Xin Má đừng để cho Serenelli vào đây nhé!
Linh Mục Martino, Tuyên Úy bệnh viện đến thăm và hỏi Maria có muốn gia nhập Hội Con Đức Mẹ không. Maria thưa có. Cha Martino liền tròng vào cổ Maria sợi dây màu xanh với ảnh thánh Đức Mẹ MARIA. Sau đó, khi Cha hỏi cô có bằng lòng tha thứ cho Alessandro, kẻ sát nhân không, Maria Goretti đáp ngay, không chút do dự:
- Thưa Cha CÓ! Vì tình yêu Đức Chúa GIÊSU, con tha thứ cho anh ta. Con cũng muốn anh ấy vào Thiên Đàng với con!
Đó là cử chỉ anh hùng sau cùng, biểu lộ lòng quảng đại cao cả của Maria Goretti, cánh huệ đồng nội trong trắng. Cô nghiêng đầu tắt thở lúc 15 giờ 45 phút chiều Chúa Nhật 6-7-1902, hưởng dương 11 tuổi, 8 tháng, 21 ngày.
Mọi người tấm tắt ngợi ca tấm gương can đảm của Maria Goretti, thà chết chứ không thà phạm tội mất lòng Chúa.
Về phần Alessandro Serenelli, ngày 14-10-1902, bị kết án 30 năm tù. Trước khi rời phòng xử, quan tòa hỏi bà Assunta Carlini, thân mẫu Maria Goretti, có bằng lòng tha thứ cho Alessandro không. Bà trả lời ngay, không chút do dự:
- Thưa CÓ! Tôi tha thứ cho anh ta!
Lời tha thứ của hai mẹ con bà Assunta và Maria Goretti đã theo Alessandro vào nhà giam. Trong tù, nhờ lời chuyển cầu của thiếu nữ đồng trinh tử đạo Maria Goretti, Alessandro hồi tâm thống hối.
Mãn hạn tù, một ngày trong tháng 12 năm 1937, Alessandro tìm đến gặp bà Assunta ở Corinaldo để chính thức xin lỗi. Vừa gặp mặt, anh quì sụp xuống, nước mắt chan hòa, môi mấp máy:
- Xin bà Assunta tha thứ cho con!
Bà Assunta dịu dàng trả lời:
- Maria Goretti đã tha thứ cho anh. Chúa đã tha thứ cho anh. Vậy tôi cũng tha thứ cho anh.
Lễ Giáng Sinh năm đó, nơi nhà thờ xứ đạo Corinaldo, Alessandro Serenelli quì bên cạnh bà Assunta Carlini Goretti nơi bàn rước lễ, để lãnh nhận Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Từ Bi Nhân Hậu Vô Biên. .
Chiều thứ bảy 24-6-1950, trong khung cảnh Năm Thánh, Đức Thánh Cha Pio XII (1939-1958) long trọng nâng cô thiếu nữ đồng quê Maria Goretti, 12 tuổi, lên hàng hiển thánh với tước hiệu đồng trinh và tử đạo. Hiện diện trong nghi lễ, có thân mẫu Assunta Angelina Carlini Goretti và khoảng 500 ngàn tín hữu hành hương, đến từ khắp năm châu và toàn nước Ý. Cuối bài giảng, Đức Thánh Cha Pio XII đã trìu mến thân thưa cùng vị tân hiển thánh Maria Goretti như sau:
... ”Xin kính chào vị nữ thánh hiền dịu và khả ái! Hỡi vị Tử Đạo dưới đất và là Thiên Thần trên trời, từ nơi vinh quang của ngài, xin hãy ghé mắt nhìn xuống đoàn dân đây, đang yêu mến, kính tôn, tung hô và chúc tụng ngài. Trên vầng trán ngài, ghi rõ danh thánh chói sáng hiển vinh của Đức Chúa KITÔ chiến thắng (cfr. Apoc 3,12); trên khuôn mặt trinh khiết ngài, tỏa sáng sức mạnh tình yêu và lòng kiên trung với Đức Lang Quân Chí Thánh. Ngài là vị Hiền Thê dùng chính máu đào để họa lại nơi mình hình ảnh của Đức Chúa KITÔ. Hỡi vị nữ thánh quyền uy cạnh ngai tòa Chiên THIÊN CHÚA, xin phó dâng cho ngài những người đang có mặt nơi đây, cũng như những người đang kết hợp cách thiêng liêng với chúng con. Tất cả cùng ngưỡng mộ lòng anh hùng của ngài, nhưng nhất là, muốn bắt chước ngài trong nhiệt tâm giữ vững Đức Tin và bảo toàn các phong hóa cao quí. Từ nay, các bậc làm cha làm mẹ chạy đến kêu cầu, xin ngài trợ giúp trong nhiệm vụ giáo dục con cái. Xin đặt vào vòng tay ngài mọi trẻ thơ cùng thanh niên thiếu nữ, hầu ngài bảo vệ chúng thoát khỏi mọi hiểm độc và an vui tiến bước trên đường đời, trong niềm hoan lạc của những con tim trong trắng. Ước gì được như vậy”.
2/ Ông Alessandro Serenelli kẻ sát nhân thống hối
Cuối tháng Giêng năm 1985, nhà xuất bản Mondadori tại Milano (Bắc Ý) phát hành cuốn sách: “Povera santa, povero assassino - La vera storia di MARIA GORETTI”. Xin tạm dịch: ”Cô thánh đáng thương, tên sát nhân tội nghiệp - Câu chuyện thật về MARIA GORETTI”. Tác giả là sử gia Ý Giordano Bruno Guerri. Dụng ý ông Guerri là vừa trích dẫn vừa lèo lái các sử liệu để đi đến kết luận:
- Đây là vụ án ngụy tạo do Giáo Hội Công Giáo bịa đặt để chế biến một mẫu gương thánh thiện đáng thương!
Ông Guerri muốn bác bỏ các sử liệu minh chứng:
- Maria Goretti là thiếu nữ anh hùng, đồng trinh và tử đạo, được Đức Giáo Hoàng Pio XII long trọng nâng lên bậc hiển thánh vào ngày 24-6-1950.
Khi cuốn sách của ông Giordano Bruno Guerri vừa xuất hiện, Bộ Phong Thánh phản ứng tức khắc. Ngày 5-2-1985, Bộ thành lập một ”Ủy Ban” gồm các chuyên viên về kỷ luật thần học, sử học và luật học. Ủy Ban có nhiệm vụ vạch rõ và trả lời từng điểm, về những sai trái, bóp méo sự thật và những luận cứ hàm hồ trong cuốn sách của ông Guerri.
Đúng một năm sau, ngày 2-2-1986, ”Ủy Ban” của Bộ Phong Thánh phổ biến tài liệu: ”A Proposito di MARIA GORETTI, Santità e Canonizzazioni”. Xin tạm dịch: ”Vụ liên quan đến MARIA GORETTI, bậc Thánh Thiện và những cuộc Phong Thánh”.
Chúng tôi không mở lại vụ án với những tranh cãi lịch sử, giáo luật và thần học, cho bằng trích dẫn các lời khai của Alessandro Serenelli, kẻ sát nhân thống hối. Chính lời khai của Alessandro làm nổi bật khuôn mặt thánh thiện khả ái của một thiếu nữ đồng quê trong trắng, MARIA GORETTI. Maria bị hành hung ngày 5-7 và tắt thở hôm sau, 6-7-1902, hưởng dương 12 tuổi.
Ngày 15-10 cùng năm 1902 - ba tháng sau vụ thảm sát - Alessandro Serenelli bị kết án 30 năm tù. Năm ấy Alessandro đúng 20 tuổi. Anh bị giam tại nhiều nhà tù khác nhau. 16 năm đầu, từ 1902 đến 1918, anh được chuyển xuống Noto trên đảo Sicilia (Nam Ý).
Trong tù, nhờ lời chuyển cầu của Maria Goretti, cũng như tâm tình quảng đại tha thứ của cả hai mẹ con bà Assunta và Maria Goretti, Alessandro dần dần hồi tâm thống hối. Một yếu tố không kém quan trọng góp phần vào tiến trình cải hóa này, đó là một giấc mơ. Chính Alessandro thuật lại như sau:
... Xin kể về một giấc mơ đã thôi thúc tinh thần tôi sống tốt đẹp hơn. Đây là lần duy nhất tôi mơ thấy Maria Goretti. Tôi mơ thấy Maria xuất hiện thật đẹp, vận y phục toàn màu trắng và hái hoa nơi vườn tôi đang đứng. Maria hái những cành hoa huệ trắng tinh và mang đến cho tôi từng cánh huệ một. Mỗi lần đưa hoa cho tôi, Maria nói: ”Anh cầm lấy”, rồi nhoẻn miệng cười, nụ cười đẹp như một vị thiên thần. Nhưng khi những đóa huệ được đặt vào tay tôi, huệ liền chuyển thành những cây nến thắp sáng. Trước khi biến đi, Maria còn nhoẻn miệng cười lần nữa. Tôi giật mình thức giấc. Tôi tự nhủ: ”Mình sẽ được cứu rỗi vì chắc chắn Maria cầu nguyện cho mình”. Kể từ sau giấc mơ ấy, tôi thoát hẳn ra khỏi tâm tình tuyệt vọng. Điều này xảy ra vào cuối năm 1906.
Năm 1910, Đức Cha Giovanni Blandini (1832-1913), Giám Mục giáo phận Noto, đến nhà tù thăm tôi. Ngài đến thăm, theo lời yêu cầu của Đức Cha Cucchi, Giám Mục giáo phận Senigallia, nơi có làng Corinaldo, quê sinh của Maria Goretti. Lý do cuộc viếng thăm là như thế này:
Tại Corinaldo, các người đồng hương của Maria Goretti đã dựng một đài tưởng niệm cô. Ngày khánh thành đài là một lễ hội tưng bừng. Mấy mẹ con bà Assunta Goretti cũng có mặt, vì họ đã rời Ferriere và trở về làng cũ, sau ”vụ thảm sát”. Bà Assunta giúp việc cho Cha Sở nơi giáo xứ Corinaldo.
Có lẽ theo lời đề nghị của bà Assunta Goretti, người vẫn hằng cảm thương tôi, nên Cha Sở xin Đức Cha Tito Maria Cucchi dò xem tôi bị giam nơi nào. Sau khi biết tôi đang ở nhà tù Noto trên đảo Sicilia, Đức Cha Cucchi liên lạc ngay với Đức Cha Giovanni Blandini, Giám Mục sở tại. Ngài xin Đức Cha Blandini đến nhà tù thăm hỏi sức khoẻ, mang tin tức cũng như khuyến khích tôi sống đàng hoàng.
Đức Cha Blandini lúc ấy đã cao tuổi, phải chống gậy, nhưng vì lợi ích các linh hồn, ngài đã đích thân đến thăm tôi.
Tôi chưa bao giờ hầu chuyện trực tiếp với một vị Giám Mục. Do đó, khi được gọi ra nhà khách, tôi cảm thấy thật lúng túng. Nhưng thái độ khoan dung hiền phụ của vị Giám Mục đã giúp tôi tự nhiên cởi mở tấm lòng. Không hiểu sao, dần dần chúng tôi đề cập đến ”vụ thảm sát” và chính tôi kể lại tỉ mỉ cho ngài nghe, kể cả “giấc mơ” tôi thấy Maria Goretti.
Ngồi lắng nghe tôi nói, vị Giám Mục lão thành rưng rưng dòng lệ. Tôi cũng khóc và ân hận về lỗi lầm đã phạm. Rất tiếc là thời gian thăm viếng nơi nhà tù hạn hẹp, sắp chấm dứt. Vị Giám Mục hỏi tôi có hối hận không, tôi trả lời ngay:
- Thưa Đức Cha có. Trong những đêm khó ngủ, dồn dập diễn ra trong đầu con không biết bao nhiêu ý tưởng. Phải là người điên mới có thể không ăn năn thống hối!
Đức Cha tỏ ra thật cảm động. Nhưng vì thời gian thăm viếng kết thúc, nên Đức Cha khuyên tôi viết một bức thư để xin lỗi Chúa, xin lỗi gia đình nạn nhân và xin lỗi xã hội.
Tôi đáp không do dự:
- Con sẽ làm, vì đó là bổn phận của con.
Đức Cha âu yếm ban phép lành cho tôi. Ngài cũng khẩn cầu cùng THIÊN CHÚA và Maria Goretti cho tôi nữa.
Vừa về đến tòa Giám Mục, Đức Cha Giovanni Blandini viết thư ngay cho Đức Cha Cucchi, thuật lại cuộc gặp gỡ nơi nhà tù Noto. Hôm ấy là ngày 10-11-1910. Về phần tôi, khi trở lại phòng giam, tôi cũng tức khắc thi hành lời đã hứa. Nguyên văn bức thư của tôi:
Trọng kính Đức Giám Mục giáo phận Noto,
Con không biết diễn tả như thế nào cùng ngài tâm tình biết ơn của con, về niềm an ủi ngài để lại nơi tâm hồn sầu khổ của con, về vinh dự con được hầu chuyện với ngài. Vì thế, con xin gởi đến ngài tâm tình tri ân sâu xa, chân thành nhất của con.
Nếu quả thật đúng rằng, trong một lúc thác loạn tâm thần, đưa đến việc phạm một tội sát nhân man rợ và đã bị luật pháp trừng phạt, thì con không bao giờ có thể tự xưng thú rằng, con đã hoàn toàn tự ý quyết tâm làm điều xấu. Thật ra con còn quá trẻ và chưa biết rõ trường đời. Đây là lý do chính đưa con đến việc phạm một tội ác tầy trời mà hôm nay con cay đắng than khóc ăn năn. Con còn than khóc gấp đôi điều xấu con đã làm, bởi vì, con ý thức sâu xa rằng, con đã giết chết một thiếu nữ vô tội mà cho đến phút chót, vẫn cương quyết bảo toàn danh dự, thà hy sinh mạng sống chứ không thà nuông chìu theo ước muốn bất chính của con. Chính sức kháng cự của cô bé đã đẩy con đến hành động khủng khiếp và tồi tệ. Con xin công khai bày tỏ lòng gớm ghét điều xấu con đã làm và xin THIÊN CHÚA tha thứ cho con. Con cũng xin gia đình đáng thương và sầu khổ của nạn nhân tha thứ cho con về tội ác con đã phạm. Chỉ có thế, con mới hy vọng nhận được ơn tha thứ như bao nhiêu người khác trên cõi đời này. Con xin bày tỏ cùng Đức Cha những tâm tình trên đây với hy vọng được Đức Cha tận tình chiếu cố và tha thứ cho con. Nếu trong quá khứ con đã lầm lỡ làm hư hỏng tuổi trẻ của con, thì trong hiện tại, nguyện cho lời kinh của Đức Cha kết hiệp với lời khẩn cầu của con, có thể kéo xuống trên con ơn tha thứ của Đấng Cai Quản muôn loài, cũng như phép lành của thiếu nữ quá cố.
Con kính cẩn hôn tay Đức Cha và xin Đức Cha tha thứ cho con.
Đứa con mọn hèn, Serenelli Alessandro
Viết tại nhà giam Noto ngày 10 tháng Mười Một năm 1910.
Ba ngày sau, 13-11-1910, Đức Cha giáo phận Noto gởi bức thư của tôi cho Đức Cha giáo phận Senigallia, kèm theo lá thư của ngài, trong đó ngài viết:
- Nguyện xin THIÊN CHÚA, nhờ lời chuyển cầu của thiếu nữ nạn nhân thánh thiện, bổ túc công trình tái sinh thiêng liêng bằng ân sủng thánh hóa.
Về phần Đức Cha giáo phận Sinigallia, ngài chuyển thư của tôi đến Cha Sở giáo xứ Corinaldo. Trước tiên, Cha Sở đọc cho bà Assunta Goretti nghe. Sau đó, ngài đọc cho các tín hữu và toàn dân trong làng cùng nghe. Ngày 6-12-1910, Cha Sở viết thư cám ơn Đức Cha giáo phận Noto, vì đã đích thân đến nhà tù thăm tôi và đã giao hòa tôi với gia đình Goretti cũng như với xã hội loài người.
Kể từ đó, chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau. Các ngài gởi cho tôi tin tức cũng như các sách báo viết về Maria Goretti, kể cả các ơn lành nhận được nhờ lời chuyển cầu của Maria Goretti.
Ngày 31-5-1935, giáo phận Albano, nơi có thành phố Nettuno, chính thức lập hồ sơ xin phong chân phước cho thiếu nữ Maria Goretti, đồng trinh và tử đạo. Hơn 10 năm sau, ngày 25-12-1945, Đức Giáo Hoàng Pio XII nhìn nhận cuộc tử đạo vì trinh tiết của Maria Goretti và ngày 27-4-1947, ngài tuyên phong Maria Goretti lên bậc chân phước. Cũng chính Đức Pio XII đã long trọng nâng Maria Goretti lên hàng hiển thánh ngày 24-6-1950, trong khung cảnh Năm Thánh, trước sự hiện diện của thân mẫu Assunta cùng toàn gia đình Goretti và 500 ngàn tín hữu hành hương đến từ khắp 5 châu.
Suốt tiến trình điều tra của tòa án giáo phận Albano, đã xuất hiện một nhân chứng quan trọng nhất, đó là Alessandro Serenelli, kẻ sát nhân. Nhưng nay là một sát nhân thống hối.
Alessandro đã nhiều lần cung khai trước tòa cách tỉ mỉ các chi tiết chung quanh ”vụ án mạng”. Chẳng hạn, hai lần Alessandro ”mon men” tìm cách dụ dỗ Maria Goretti phạm tội, trước tiên bằng lời nói, rồi bằng hành động. Sau lần cám dỗ thứ hai bị Maria quyết liệt từ chối và đẩy xa, Alessandro ngăn cấm Maria không được tiết lộ với mẹ, nếu bất tuân, chàng sẽ giết chết. Cũng từ đó, Alessandro nuôi ý định trả thù. Và cơ hội thuận tiện đã đến. Hôm ấy là 3 giờ chiều ngày thứ bảy 5-7-1902. Alessandro làm chứng rõ ràng như sau:
... ”Tôi kéo áo Maria lên để lập lại cám dỗ lần thứ ba, nhưng tận thâm tâm tôi biết chắc: cô bé sẽ không chìu theo ước muốn bất chính của tôi. Thật thế, khi tôi kéo áo lên, cô bé giữ chặt áo lại và tìm cách tẩu thoát. Ngay lúc ấy, tôi hiểu rằng, chỉ còn cách duy nhất là giết chết cô bé. Tôi bắt đầu đâm túi bụi lên người cô bé. Phần Maria, khi tôi kéo áo cô lên, cô không ngừng lập đi lập lại lời răn đe: ”Không! Không! Chúa không muốn chúng ta làm điều xấu. Anh sẽ rơi xuống hỏa ngục!” Trong lúc bị tôi đâm, Maria tiếp tục nói như thế. Rồi cô bé kêu lớn tiếng gọi mẹ. Cô bé luôn tìm cách giữ chặt áo. Maria không bao giờ giơ tay đỡ các cú đâm của tôi. Trái lại, cô bé chỉ dùng đôi tay, tìm hết cách để kéo áo, che kín người cô lại. Vì thế, tôi có thể quả quyết rằng, không bao giờ, dù chỉ trong một thoáng giây, Maria có ý định chìu theo chước cám dỗ của tôi!”
Sau khi mãn hạn tù, Alessandro Serenelli tìm đến nương thân nơi tu viện. Các tu sĩ Phan-Sinh Hèn Mọn Cappuccini của tu viện Thánh Serafino ở Ascoli Piceno là những người đầu tiên tiếp nhận Alessandro. Từ năm 1956, ông Alessandro chuyển đến sống với các tu sĩ Cappuccini nơi tu viện ở Macerata, miền Trung Đông nước Ý. Ông ở lại đây, sống chay tịnh và cầu nguyện cho đến khi tắt thở vào ngày 6-5-1970, hưởng thọ 89 tuổi.
9 năm trước đó, ngày 5-5-1961, cụ Alessandro Serenelli đã viết chúc thư tinh thần, nguyên văn như sau:
... ”Tôi là một cụ già gần 80 tuổi, sắp kết thúc những ngày sống của tôi. Nhìn lại quá khứ, tôi thành thật nhìn nhận rằng, từ thời xuân trẻ, tôi đã rơi ngay vào con đường lầm lạc: con đường xấu đưa tôi đến chỗ hư hỏng. Tôi đọc báo xấu, xem tranh ảnh xấu và bắt chước những gương xấu của đa số các bạn trẻ đi theo con đường xấu mà không hề nghĩ ngợi. Tôi cũng thế, tôi không mảy may lo lắng gì.
... ”Có các tín hữu đạo đức và thực hành đạo sống cạnh tôi, nhưng tôi không hề lưu ý, trái lại, tôi nghe theo một sức mạnh xấu, thúc đẩy tôi đi theo con đường xấu. Năm 20 tuổi tôi đã phạm ngay một tội sát nhân mà mỗi lần nhớ lại tôi vẫn còn cảm thấy kinh hoàng. Maria Goretti, giờ đây là một vị thánh, từng là thiên thần tốt lành mà THIÊN CHÚA Quan Phòng đã đặt để trên bước đường tôi đi. Tôi vẫn còn khắc sâu trong tim lời thánh nữ trách cứ tôi cũng như lời thánh nữ tha thứ cho tôi. Thánh nữ đã cầu nguyện cho tôi, đã bầu cử cho tôi, kẻ đã nhẫn tâm sát hại mình.
... ”Tôi đã trải qua gần 30 năm trong nhà tù. Nếu không vì lý do tuổi còn trẻ, hẳn là tôi đã bị kết án chung thân. Nhưng tôi chấp nhận bản án tương xứng với tội ác của tôi: bản án gột rửa phần nào tội lỗi của tôi. Maria Goretti đích thật là ánh sáng cho tôi, là người che chở tôi. Nhờ sự trợ giúp của thánh nữ Maria Goretti, tôi đã cố gắng làm điều thiện và tìm cách sống ngay chính, khi xã hội loài người bằng lòng tái tiếp nhận tôi giữa những phần tử của mình. Con cái thánh Phanxicô, các Tu Sĩ Hèn Mọn Cappuccini ở vùng Marche, với tình bác ái thiên thần, đã bằng lòng tiếp rước tôi đến sống giữa các vị, không như một kẻ tôi tớ, nhưng như một người anh em. Tôi đã sống chung với các vị từ năm 1936.
... ”Và giờ đây tôi bình thản chờ đợi giây phút được nhận vào chiêm ngưỡng thánh nhan Chúa, được gặp lại những người thân và được gần gũi vị thiên thần bảo trợ tôi, cũng như người mẹ dấu ái của Maria là bà Assunta.
... ”Cầu chúc cho tất cả những ai đọc chúc thư này của tôi rút ra bài học quí giá là hãy luôn luôn tránh xa điều xấu và luôn luôn đi theo điều thiện, ngay từ thời thơ ấu. Hãy khắc sâu tư tưởng này là, tôn giáo với các lề luật đích thật là niềm an ủi, là con đường duy nhất, chắc chắn nhất trong mọi hoàn cảnh, ngay cả trong những hoàn cảnh đau thương nhất của cuộc sống. Nguyện chúc tất cả An Bình và Tốt Đẹp!”
Vào năm 2002 - tưởng niệm 100 năm thánh nữ Maria Goretti chết vì đức trinh khiết (1902-2002) - Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) dâng lên thánh nữ lời Kinh:
... Hỡi Cô Bé của THIÊN CHÚA, Bé đã sớm biết thế nào là khổ cực, nhọc mệt, đau thương cùng những niềm vui ngắn ngủi của cuộc sống. Bé từng biết thế nào là nghèo đói và mồ côi. Bé đã không ngừng yêu mến tha nhân, tự làm người hầu hạ khiêm tốn và ân cần. Bé sống tốt lành, không khoe khoang, và đã yêu mến Tình Yêu trên mọi sự. Bé đã đổ máu đào để khỏi phản bội THIÊN CHÚA. Bé đã tha thứ cho người đã giết Bé và cầu mong hạnh phúc Thiên Đàng cho anh ta. Xin Bé hãy bầu cử và cầu nguyện cho chúng tôi bên tòa THIÊN CHÚA CHA, hầu chúng tôi cũng biết thưa vâng đối với chương trình THIÊN CHÚA định liệu trên chúng tôi. Hỡi Đấng là Bạn Hữu của THIÊN CHÚA, đang chiêm ngưỡng Chúa mặt giáp mặt, xin hãy khẩn cầu cùng Chúa ban cho chúng tôi ơn xin cùng ngài... Chúng tôi cảm tạ ngài, hỡi Marietta, vì tình yêu ngài dành cho THIÊN CHÚA và cho anh chị em đồng loại, mà ngài đã gieo vãi trong lòng chúng tôi. Amen.
(Mario Ferrarese, ”MARIA GORETTI, una Santa Pontina per i nostri giorni”, Editrice Arti Grafiche Archimio, 2000. // ”A Proposito di MARIA GORETTI, Santità e Canonizzazioni”, Libreria Editrice Vaticana, 5/2/1985)
Hãy nghỉ ngơi
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:09 07/07/2009
CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 6, 30 – 34
Sau những ngày ra đi mọi nơi làm việc truyền giáo, loan báo Nước Trời, các môn đệ đã gặt hái được nhiều thành quả thật tốt đẹp. Người ta có thể ví được đây là lúc vàng son của các môn đệ. Do đó, các Ngài trở về gặp Chúa Giêsu và sung sướng kể lại cho Thầy của mình nghe mọi việc các Ngài đã làm được, mọi thành công các Ngài đã gặt hái. Chúa Giêsu sau khi nghe các môn đệ trình bầy sự việc, kể lại những thành tựu tốt đẹp họ đã gặt hái trên đường truyền giáo. Chúa Giêsu đã khuyên các Ngài hãy rút lui vào nơi vắng vẻ để cầu nguyện và nghỉ ngơi…
MỘT SỰ THÀNH CÔNG NGOÀI SỨC TƯỞNG TƯỢNG CỦA CÁC MÔN ĐỆ: Các môn đệ được Chúa cho ra đi các nơi thực tập truyền giáo.Nhờ học hỏi nơi Chúa Giêsu, nhờ sự nâng đỡ của Ngài và sự tác động của Chúa Thánh Thần, các môn đệ đã gặt hái hết thành công này tới thành công khác.Sự thành công của các môn đệ ngoài dự tưởng của các Ông bởi vì có những người nhờ lời giảng dạy của các Ông đã tìm được Chúa, có những người, các môn đệ đặt tay đã làm cho họ được khỏi bệnh, có những người bị quỷ dữ hành hạ đã được các môn đệ cứu sống.Các môn đệ quả thực đã rất hạnh phúc và thành công. Trong cuộc đời làm môn đệ, có lẽ không lúc nào các Ông cảm thấy hãnh diện và sung sướng bằng lúc này vì những thành công tới với các Ông một cách rất dễ dàng và xem ra thật nhẹ nhàng. Những thành công này có lẽ đã làm cho các Ông quên đi những điều căn bản nhất Thầy mình đang muốn các Ông phải tuân thủ, vâng lời.
ANH EM HÃY LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI ĐÔI CHÚT : Vâng, làm gì không hạnh phúc bằng những công việc của các môn đệ Chúa được người ta đón nhận và những thành quả truyền giáo ấy như là những việc vàng son nhất của của môn đệ ? Chính vì thế, các môn đệ đã rất phấn khởi thuật lại những kết quả xem ra rất thành công của các Ongcho Chúa Giêsu nghe. Chúa hiểu tường tận những thành quả của các môn đệ, nhưng Ngài lưu tâm đến con người của các môn đệ hơn các công việc. Chúa muốn các môn đệ hãy lánh xa sự ồn ào, tránh xa dân chúng, Ngài muốn các môn đệ nghỉ ngơi bởi vì công việc nhiều ngày qua đã làm các ông quá vất vả, quá mệt mỏi, Chúa muốn các Ông để cho tâm hồn yên tĩnh, lắng đọng để Thầy và trò được sống trong sự thân mật tri giao và để Thầy và trò có dịp hàn huyên rút ra những ưu khuyết điểm, những gì cần phải củng cố, những gì cần phải phát triển vv…Việc Chúa Giêsu muốn các môn đệ phải nghỉ ngơi, phải cầu nguyện, phải rà soát lại công việc quả thực rất cần thiết. Có rà soát công việc, có thẩm định lại những biến cố để cho tâm hồn tĩnh lặng và để Chúa nói những việc đó mới thật cần thiết. Chúa muốn cho các môn đệ của Ngài yên tĩnh, lắng đọng tâm hồn và giãn xả nghỉ ngơi là để công việc truyền giáo còn dài càng ngày càng tốt đẹp hơn.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Ngày nay, thế giới càng lúc càng văn minh, tiến bộ, người ta thích ồn ào hơn thích yên lặng để nhìn lại những gì đã làm được. Người ta thích nhìn thấy những thành công trước mắt hơn là thích suy tư, suy nghĩ vv…Sự ồn ào bên ngoài nhiều khi lấn át tất cả những gì thâm sâu. Đức Hồng Y Etchaygaray đã nói một câu rất chí lý: “ Người ta dễ nghe thấy tiếng cây đổ hơn làtiếng tí tách của hàng triệu triệu những hạt mầm đang cố ngon lên khỏi mặt đất “. Những thành tựu trước mặt con người dễ nhận ra hơn là những cố gắng đã phải mất biết bao thời gian ấp ủ mới đi tới thành công. Đường vào Nước Trời là đường hẹp bởi vì Chúa đã nói: ” Ai muốn theo Thầy hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Thầy “…Muốn đi xa cần phải dừng bước để ngơi nghỉ và rồi lại tiếp bước.Muốn học tốt phải có kế hoạch, có thời giờ hợp lý. Muốn tới đích phải có định hướng vv…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết bắt chước Chúa biết lui vào nơi vắng vẻ để nghỉ ngơi và cầu nguyện. Xin cho chúng con đừng tự phụ với những thành công gặt được và cũng đừng chán nản với những thất bại ê chề, nhưng biết dừng, biết lắng đọng tâm hồn để nghe tiếng Chúa chỉ bảo. Amen.
Mc 6, 30 – 34
Sau những ngày ra đi mọi nơi làm việc truyền giáo, loan báo Nước Trời, các môn đệ đã gặt hái được nhiều thành quả thật tốt đẹp. Người ta có thể ví được đây là lúc vàng son của các môn đệ. Do đó, các Ngài trở về gặp Chúa Giêsu và sung sướng kể lại cho Thầy của mình nghe mọi việc các Ngài đã làm được, mọi thành công các Ngài đã gặt hái. Chúa Giêsu sau khi nghe các môn đệ trình bầy sự việc, kể lại những thành tựu tốt đẹp họ đã gặt hái trên đường truyền giáo. Chúa Giêsu đã khuyên các Ngài hãy rút lui vào nơi vắng vẻ để cầu nguyện và nghỉ ngơi…
MỘT SỰ THÀNH CÔNG NGOÀI SỨC TƯỞNG TƯỢNG CỦA CÁC MÔN ĐỆ: Các môn đệ được Chúa cho ra đi các nơi thực tập truyền giáo.Nhờ học hỏi nơi Chúa Giêsu, nhờ sự nâng đỡ của Ngài và sự tác động của Chúa Thánh Thần, các môn đệ đã gặt hái hết thành công này tới thành công khác.Sự thành công của các môn đệ ngoài dự tưởng của các Ông bởi vì có những người nhờ lời giảng dạy của các Ông đã tìm được Chúa, có những người, các môn đệ đặt tay đã làm cho họ được khỏi bệnh, có những người bị quỷ dữ hành hạ đã được các môn đệ cứu sống.Các môn đệ quả thực đã rất hạnh phúc và thành công. Trong cuộc đời làm môn đệ, có lẽ không lúc nào các Ông cảm thấy hãnh diện và sung sướng bằng lúc này vì những thành công tới với các Ông một cách rất dễ dàng và xem ra thật nhẹ nhàng. Những thành công này có lẽ đã làm cho các Ông quên đi những điều căn bản nhất Thầy mình đang muốn các Ông phải tuân thủ, vâng lời.
ANH EM HÃY LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI ĐÔI CHÚT : Vâng, làm gì không hạnh phúc bằng những công việc của các môn đệ Chúa được người ta đón nhận và những thành quả truyền giáo ấy như là những việc vàng son nhất của của môn đệ ? Chính vì thế, các môn đệ đã rất phấn khởi thuật lại những kết quả xem ra rất thành công của các Ongcho Chúa Giêsu nghe. Chúa hiểu tường tận những thành quả của các môn đệ, nhưng Ngài lưu tâm đến con người của các môn đệ hơn các công việc. Chúa muốn các môn đệ hãy lánh xa sự ồn ào, tránh xa dân chúng, Ngài muốn các môn đệ nghỉ ngơi bởi vì công việc nhiều ngày qua đã làm các ông quá vất vả, quá mệt mỏi, Chúa muốn các Ông để cho tâm hồn yên tĩnh, lắng đọng để Thầy và trò được sống trong sự thân mật tri giao và để Thầy và trò có dịp hàn huyên rút ra những ưu khuyết điểm, những gì cần phải củng cố, những gì cần phải phát triển vv…Việc Chúa Giêsu muốn các môn đệ phải nghỉ ngơi, phải cầu nguyện, phải rà soát lại công việc quả thực rất cần thiết. Có rà soát công việc, có thẩm định lại những biến cố để cho tâm hồn tĩnh lặng và để Chúa nói những việc đó mới thật cần thiết. Chúa muốn cho các môn đệ của Ngài yên tĩnh, lắng đọng tâm hồn và giãn xả nghỉ ngơi là để công việc truyền giáo còn dài càng ngày càng tốt đẹp hơn.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Ngày nay, thế giới càng lúc càng văn minh, tiến bộ, người ta thích ồn ào hơn thích yên lặng để nhìn lại những gì đã làm được. Người ta thích nhìn thấy những thành công trước mắt hơn là thích suy tư, suy nghĩ vv…Sự ồn ào bên ngoài nhiều khi lấn át tất cả những gì thâm sâu. Đức Hồng Y Etchaygaray đã nói một câu rất chí lý: “ Người ta dễ nghe thấy tiếng cây đổ hơn làtiếng tí tách của hàng triệu triệu những hạt mầm đang cố ngon lên khỏi mặt đất “. Những thành tựu trước mặt con người dễ nhận ra hơn là những cố gắng đã phải mất biết bao thời gian ấp ủ mới đi tới thành công. Đường vào Nước Trời là đường hẹp bởi vì Chúa đã nói: ” Ai muốn theo Thầy hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Thầy “…Muốn đi xa cần phải dừng bước để ngơi nghỉ và rồi lại tiếp bước.Muốn học tốt phải có kế hoạch, có thời giờ hợp lý. Muốn tới đích phải có định hướng vv…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết bắt chước Chúa biết lui vào nơi vắng vẻ để nghỉ ngơi và cầu nguyện. Xin cho chúng con đừng tự phụ với những thành công gặt được và cũng đừng chán nản với những thất bại ê chề, nhưng biết dừng, biết lắng đọng tâm hồn để nghe tiếng Chúa chỉ bảo. Amen.
Không nói được... Được nói không?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
17:09 07/07/2009
“Khi ấy, người ta đem đến cho Chúa Giêsu một người câm bị quỷ ám. Khi quỷ bị trục xuất rồi, thì người câm nói được. Dân chúng kinh ngạc, nói rằng: "Ở Israel, chưa hề thấy như thế bao giờ !” Nhưng người Pharisêu lại bảo: “Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.” (Mt 9,32-34).
Theo mạch văn Tin Mừng thì chính quỷ là nguyên nhân của sự việc bị câm. Ngôn ngữ qua lời nói là một trong những ưu phẩm của loài người so với các loài vật khác. Nhờ có tiếng nói mà con người co điều kiện truyền thông cho nhau cách hữu hiệu hơn. Đồng thời tiếng nói còn là một trong những cách thế để con người hiệp thông với nhau. Vì thế, một ai đó bị câm, không nói được là bị một mất mát, chịu một thiệt thòi to lớn. Với ba từ “không nói được” ta có thể hoán chuyển vị trí để có các cụm từ “ Không được nói”; “Nói không được”; “Được không nói”; “ Nói được không ?”; “ Được nói không ?” Xin được dùng lối chơi chữ theo kiểu hoán đổi các từ để cùng ngẫm nghĩ đôi điều.
1. Không nói được: Xin được hiểu cụm từ này như một sự khiếm khuyết thể lý trong chức năng nói. Rất nhiều người bố, người mẹ mừng rỡ khi đứa con bập bẹ tiếng mẹ, tiếng ba. Thật là khốn khổ cho bản thân cũng như cho người thân khi mà ta mất khả năng nói. Theo y khoa, các trẻ bé mắc bệnh điếc thì sẽ không nói được. Vì điếc, không nghe được tiếng nói của tha nhân nên không thể bắt chước, lặp lại được. Do vậy sẽ kéo theo bệnh câm. Một số trẻ em dù không bị điếc nhưng nếu bị lạc trong rừng và được muông thú nuôi dưỡng thì cũng sẽ không nói được. Thậm chí có người dù đã nói được nhưng vì lý do nào đó sống tách biệt với xã hội thì dần dà cũng đánh mất khả năng nói. Ngày nay chuyện ma quỷ ám làm cho người ta bị câm thì hiếm thấy nhưng chúng có thể ám ta sống tách biệt với xã hội một cách nào đó nên khả năng nói của ta cũng bị hạn chế. Thật vậy, nếu không có sự quan tâm theo dõi sát sao các mặt liên quan đến đời sống con người như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế…thì ta sẽ không biết nói những gì hoặc có muốn nói cũng không nói được điều đáng nói hay cần phải nói.
2. Nói không được: Cụm từ này làm ta liên tưởng đến những áp lực tâm lý từ bên trong. Có tật thì giật mình và há miệng thì mắc quai. Có thể do lầm lỗi hay khiếm khuyết nào đó của ta khiến ta thấy ngượng miệng khi phải nói điều gì đó phải nói. Đây là dữ kiện không mới, vì nó không chỉ là kinh nghiệm của người xưa mà còn là chuyện hiện sinh của kiếp người. Vẫn còn chút tự trọng và chút liêm sỉ thì người ta sẽ ngại ngần lấy cái rác trong mắt tha nhân khi mà cái xà nhà đang ở trong mắt mình. Ta cũng có thể kể đến những trường hợp “ăn xôi chùa, ngọng miệng”. Ta nói không được vì đã hưởng nhận chút lợi lộc nào đó thiếu trong sáng. Tệ nạn cũng là quốc nạn của nhiều nước hiện nay là tham nhũng – hối lộ. Và hệ quả kéo theo là những vị hữu trách “nói không được”, những điều cần nói, phải nói hay nên nói theo bổn phận và trách nhiệm của mình.
3. Được không nói: Có thể hiểu cụm từ này như là một sự trục lợi bằng sự im lặng. Chuyện không nói ở đây không phải là bị mà là được. Không chỉ là “chịu đấm ăn xôi” mà còn “ngậm miệng ăn tiền”. Nếu là người dưới quyền, người yếu thế hay là thuộc hạ thì cám dỗ “được không nói” rất khó vượt qua. Không nói để được việc này, để được mối lợi kia đúng là cơn cám dỗ nhẹ nhàng và tinh tế. Người rơi vào chước cám dỗ này có đủ lý do để biện minh. Một trong những lý do xem ra có tính thuyết phục nhất là đợi “cờ đến tay rồi sẽ phất”.
4. Không được nói: Mới nghe qua, chúng ta dễ hình dung nội hàm của cụm từ này. Chúng diễn tả những áp lực bên ngoài. Có thể là những áp lực trên thể lý cách cụ thể, cũng có thể là những áp lực do ý chí chủ quan của những người đang nắm quyền cao, chức lớn. Cái nguy hiểm nhất là khi những áp lực ấy được thể chế hóa bằng luật lệ. Không ai lại không thấy rằng những luật lệ ấy thường là do những người đang nắm quyền thiết lập và ban hành. Cái ý chí chủ quan giờ đây đã được khách quan hóa. Khi đã được đồng hóa với luật thì cái ý chí ấy trở nên dũng mãnh vô cùng và cũng “vô tâm” một cách khôn lường.
5. Nói được không? Dĩ nhiên, đã là người thì mọi người đều có quyền được nói. Đây là một trong những quyền căn bản của con người mà Liên Hiệp Quốc đã ghi vào bản Hiến Chương Nhân Quyền. Cá nhân hay tập thể lớn nhỏ dù với bất cứ lý do gì cũng không được phép vi phạm quyền căn bản này. Tuy nhiên cái quyền được nói (quyền ngôn luận) chỉ mang tính bất khả xâm phạm trong phạm vi cá nhân riêng tư và dĩ nhiên là không xâm phạm đến quyền lợi của tha nhân. Khi lời nói của anh đã mang tính xã hội, tính công khai, quảng bá thì sẽ bị chi phối bởi các luật lệ xã hội khác. Trong thực tế, người ta không trực tiếp xâm phạm quyền căn bản này của tha nhân, nhưng lại có thể hạn chế nó bằng những “vùng cấm” với nhiều lý do xem ra khá hợp lý. Vấn đề đặt ra là các lý do ấy có khách quan và chính đáng hay không.
6. Được nói không? Cụm từ thể dạng nghi vấn này bổ túc cho cụm từ “nói được không ?” Ta có quyền nói nhưng cần phải biết nói đúng sự việc, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng nơi và chắc chắn là phải đúng cách và đúng luật. Là con cái Chúa chúng ta chỉ được phép nói đúng sự thật. “Có thì nói có, không thì nói không. Thêm thắt là do sự dữ mà ra” (Mt 5,37). Nói đúng sự thật vẫn chưa đủ, chúng ta cần phải biết nói như thế nào cho có hiệu quả, nhất là phải biết nói lời đem lại hiệu quả tốt, nghĩa là phải biết nhắm đến các mục đích tốt đẹp cho tha nhân và xã hội. Điều này muốn nói rằng ta phải biết nói trong đức ái Kitô giáo. Trong trách vụ và hoàn cảnh ta có thể dùng lời nói “để phá, để nhổ” nhưng rồi “để xây, để trồng” (x.Gr 1,5-10). Như thế để xem một ai đó nói có được không thì hãy xem cái đích đến của nội dung người ấy nói. Nếu sau khi nhận định, phê bình mà có đề ra biện pháp khắc phục hay đường hướng xây dựng thì mục đích lời đã nói là tốt đẹp. Ngược lại, nếu chỉ có lời “để phá, để nhổ”, nếu chỉ có lời nhận định, phê bình mà không có biện pháp “để xây để trồng”, không có đường hướng khắc phục thì dù có quyền, ta vẫn không được nói.
Ngôn ngữ vốn là một phạm trù bao la. Người ta không chỉ nói bằng lời mà còn bằng chữ viết, bằng ký hiệu, dấu hiệu, biểu tượng và nhất là bằng thái độ sống. Rất có thể có khi một lời nói “vô ngôn, vô thanh” lại nói được nhiều điều hơn cả. Vả lại cái quyền nói (quyền ngôn luận) cũng không phải được hiểu cùng một nội hàm như nhau giữa các tập thể, các quốc gia. Chính vì thế, những dòng chia sẻ trên đây chắc chắn còn nhiều thiếu sót và có thể có sai sót tùy theo quan điểm người đọc.
Là Kitô hữu, theo thiển ý của tôi, không gì hơn, ta cần tập chú vào lời nói, cách nói của Đức Kitô, Đấng duy nhất là Ngôi Lời. Lời của Người có khi thì êm ái nhẹ nhàng, có khi thì chối tai, khó nhận, nhưng luôn là sự thật, luôn là ánh sáng dẫn chúng ta đi trên nẻo chính, đường ngay, và nhất là luôn vì hạnh phúc đích thật của người nghe. Đến thế gian, Người không chỉ nói mà còn tìm mọi cách để mở môi miệng chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi vòng kìm tỏa của ma quỷ đã làm ta câm nín. Trước mặt Caipha (tòa án đạo) và trước mặt Philatô (tòa án đời) Chúa Kitô đã nói cách long trọng: “Đúng vậy, Tôi thật là Con Thiên Chúa”; “Tôi đến thế gian này để làm chứng cho sự thật. Ai hâm mộ sự thật thì nghe tiếng tôi” (x.Mt 26,64; Ga 18,37). Chúa Kitô chỉ im lặng trước họ sau khi đã nói những gì phải nói và cần nói. Trong cơn hấp hối não nùng, Người vẫn cất lời tình yêu: “Ngay hôm nay, anh sẽ ở trên Thiên đàng với Ta”; “.Này là con bà. Này là mẹ con”; Lạy Cha, con phó dâng linh hồn con trong tay Cha”…
Ngay phút giây đầu ngày, ta thường cầu xin: “Lay Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài”. Việc ngợi khen Chúa là việc chính đáng và phải đạo. Và phải chăng Chúa sẽ phán cùng ta: “Epphata ! Hãy mở ra !” (Mc 7,34). Hãy mở miệng ra ! mở miệng ra để nói lời sự thật trong tình yêu và để nói lời tình yêu trong sự thật !
Theo mạch văn Tin Mừng thì chính quỷ là nguyên nhân của sự việc bị câm. Ngôn ngữ qua lời nói là một trong những ưu phẩm của loài người so với các loài vật khác. Nhờ có tiếng nói mà con người co điều kiện truyền thông cho nhau cách hữu hiệu hơn. Đồng thời tiếng nói còn là một trong những cách thế để con người hiệp thông với nhau. Vì thế, một ai đó bị câm, không nói được là bị một mất mát, chịu một thiệt thòi to lớn. Với ba từ “không nói được” ta có thể hoán chuyển vị trí để có các cụm từ “ Không được nói”; “Nói không được”; “Được không nói”; “ Nói được không ?”; “ Được nói không ?” Xin được dùng lối chơi chữ theo kiểu hoán đổi các từ để cùng ngẫm nghĩ đôi điều.
1. Không nói được: Xin được hiểu cụm từ này như một sự khiếm khuyết thể lý trong chức năng nói. Rất nhiều người bố, người mẹ mừng rỡ khi đứa con bập bẹ tiếng mẹ, tiếng ba. Thật là khốn khổ cho bản thân cũng như cho người thân khi mà ta mất khả năng nói. Theo y khoa, các trẻ bé mắc bệnh điếc thì sẽ không nói được. Vì điếc, không nghe được tiếng nói của tha nhân nên không thể bắt chước, lặp lại được. Do vậy sẽ kéo theo bệnh câm. Một số trẻ em dù không bị điếc nhưng nếu bị lạc trong rừng và được muông thú nuôi dưỡng thì cũng sẽ không nói được. Thậm chí có người dù đã nói được nhưng vì lý do nào đó sống tách biệt với xã hội thì dần dà cũng đánh mất khả năng nói. Ngày nay chuyện ma quỷ ám làm cho người ta bị câm thì hiếm thấy nhưng chúng có thể ám ta sống tách biệt với xã hội một cách nào đó nên khả năng nói của ta cũng bị hạn chế. Thật vậy, nếu không có sự quan tâm theo dõi sát sao các mặt liên quan đến đời sống con người như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế…thì ta sẽ không biết nói những gì hoặc có muốn nói cũng không nói được điều đáng nói hay cần phải nói.
2. Nói không được: Cụm từ này làm ta liên tưởng đến những áp lực tâm lý từ bên trong. Có tật thì giật mình và há miệng thì mắc quai. Có thể do lầm lỗi hay khiếm khuyết nào đó của ta khiến ta thấy ngượng miệng khi phải nói điều gì đó phải nói. Đây là dữ kiện không mới, vì nó không chỉ là kinh nghiệm của người xưa mà còn là chuyện hiện sinh của kiếp người. Vẫn còn chút tự trọng và chút liêm sỉ thì người ta sẽ ngại ngần lấy cái rác trong mắt tha nhân khi mà cái xà nhà đang ở trong mắt mình. Ta cũng có thể kể đến những trường hợp “ăn xôi chùa, ngọng miệng”. Ta nói không được vì đã hưởng nhận chút lợi lộc nào đó thiếu trong sáng. Tệ nạn cũng là quốc nạn của nhiều nước hiện nay là tham nhũng – hối lộ. Và hệ quả kéo theo là những vị hữu trách “nói không được”, những điều cần nói, phải nói hay nên nói theo bổn phận và trách nhiệm của mình.
3. Được không nói: Có thể hiểu cụm từ này như là một sự trục lợi bằng sự im lặng. Chuyện không nói ở đây không phải là bị mà là được. Không chỉ là “chịu đấm ăn xôi” mà còn “ngậm miệng ăn tiền”. Nếu là người dưới quyền, người yếu thế hay là thuộc hạ thì cám dỗ “được không nói” rất khó vượt qua. Không nói để được việc này, để được mối lợi kia đúng là cơn cám dỗ nhẹ nhàng và tinh tế. Người rơi vào chước cám dỗ này có đủ lý do để biện minh. Một trong những lý do xem ra có tính thuyết phục nhất là đợi “cờ đến tay rồi sẽ phất”.
4. Không được nói: Mới nghe qua, chúng ta dễ hình dung nội hàm của cụm từ này. Chúng diễn tả những áp lực bên ngoài. Có thể là những áp lực trên thể lý cách cụ thể, cũng có thể là những áp lực do ý chí chủ quan của những người đang nắm quyền cao, chức lớn. Cái nguy hiểm nhất là khi những áp lực ấy được thể chế hóa bằng luật lệ. Không ai lại không thấy rằng những luật lệ ấy thường là do những người đang nắm quyền thiết lập và ban hành. Cái ý chí chủ quan giờ đây đã được khách quan hóa. Khi đã được đồng hóa với luật thì cái ý chí ấy trở nên dũng mãnh vô cùng và cũng “vô tâm” một cách khôn lường.
5. Nói được không? Dĩ nhiên, đã là người thì mọi người đều có quyền được nói. Đây là một trong những quyền căn bản của con người mà Liên Hiệp Quốc đã ghi vào bản Hiến Chương Nhân Quyền. Cá nhân hay tập thể lớn nhỏ dù với bất cứ lý do gì cũng không được phép vi phạm quyền căn bản này. Tuy nhiên cái quyền được nói (quyền ngôn luận) chỉ mang tính bất khả xâm phạm trong phạm vi cá nhân riêng tư và dĩ nhiên là không xâm phạm đến quyền lợi của tha nhân. Khi lời nói của anh đã mang tính xã hội, tính công khai, quảng bá thì sẽ bị chi phối bởi các luật lệ xã hội khác. Trong thực tế, người ta không trực tiếp xâm phạm quyền căn bản này của tha nhân, nhưng lại có thể hạn chế nó bằng những “vùng cấm” với nhiều lý do xem ra khá hợp lý. Vấn đề đặt ra là các lý do ấy có khách quan và chính đáng hay không.
6. Được nói không? Cụm từ thể dạng nghi vấn này bổ túc cho cụm từ “nói được không ?” Ta có quyền nói nhưng cần phải biết nói đúng sự việc, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng nơi và chắc chắn là phải đúng cách và đúng luật. Là con cái Chúa chúng ta chỉ được phép nói đúng sự thật. “Có thì nói có, không thì nói không. Thêm thắt là do sự dữ mà ra” (Mt 5,37). Nói đúng sự thật vẫn chưa đủ, chúng ta cần phải biết nói như thế nào cho có hiệu quả, nhất là phải biết nói lời đem lại hiệu quả tốt, nghĩa là phải biết nhắm đến các mục đích tốt đẹp cho tha nhân và xã hội. Điều này muốn nói rằng ta phải biết nói trong đức ái Kitô giáo. Trong trách vụ và hoàn cảnh ta có thể dùng lời nói “để phá, để nhổ” nhưng rồi “để xây, để trồng” (x.Gr 1,5-10). Như thế để xem một ai đó nói có được không thì hãy xem cái đích đến của nội dung người ấy nói. Nếu sau khi nhận định, phê bình mà có đề ra biện pháp khắc phục hay đường hướng xây dựng thì mục đích lời đã nói là tốt đẹp. Ngược lại, nếu chỉ có lời “để phá, để nhổ”, nếu chỉ có lời nhận định, phê bình mà không có biện pháp “để xây để trồng”, không có đường hướng khắc phục thì dù có quyền, ta vẫn không được nói.
Ngôn ngữ vốn là một phạm trù bao la. Người ta không chỉ nói bằng lời mà còn bằng chữ viết, bằng ký hiệu, dấu hiệu, biểu tượng và nhất là bằng thái độ sống. Rất có thể có khi một lời nói “vô ngôn, vô thanh” lại nói được nhiều điều hơn cả. Vả lại cái quyền nói (quyền ngôn luận) cũng không phải được hiểu cùng một nội hàm như nhau giữa các tập thể, các quốc gia. Chính vì thế, những dòng chia sẻ trên đây chắc chắn còn nhiều thiếu sót và có thể có sai sót tùy theo quan điểm người đọc.
Là Kitô hữu, theo thiển ý của tôi, không gì hơn, ta cần tập chú vào lời nói, cách nói của Đức Kitô, Đấng duy nhất là Ngôi Lời. Lời của Người có khi thì êm ái nhẹ nhàng, có khi thì chối tai, khó nhận, nhưng luôn là sự thật, luôn là ánh sáng dẫn chúng ta đi trên nẻo chính, đường ngay, và nhất là luôn vì hạnh phúc đích thật của người nghe. Đến thế gian, Người không chỉ nói mà còn tìm mọi cách để mở môi miệng chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi vòng kìm tỏa của ma quỷ đã làm ta câm nín. Trước mặt Caipha (tòa án đạo) và trước mặt Philatô (tòa án đời) Chúa Kitô đã nói cách long trọng: “Đúng vậy, Tôi thật là Con Thiên Chúa”; “Tôi đến thế gian này để làm chứng cho sự thật. Ai hâm mộ sự thật thì nghe tiếng tôi” (x.Mt 26,64; Ga 18,37). Chúa Kitô chỉ im lặng trước họ sau khi đã nói những gì phải nói và cần nói. Trong cơn hấp hối não nùng, Người vẫn cất lời tình yêu: “Ngay hôm nay, anh sẽ ở trên Thiên đàng với Ta”; “.Này là con bà. Này là mẹ con”; Lạy Cha, con phó dâng linh hồn con trong tay Cha”…
Ngay phút giây đầu ngày, ta thường cầu xin: “Lay Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài”. Việc ngợi khen Chúa là việc chính đáng và phải đạo. Và phải chăng Chúa sẽ phán cùng ta: “Epphata ! Hãy mở ra !” (Mc 7,34). Hãy mở miệng ra ! mở miệng ra để nói lời sự thật trong tình yêu và để nói lời tình yêu trong sự thật !
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha lên án bạo lực ở Cotabato và cho hay Thiên Chúa đáp trả bạo lực bằng máu Người Con
Nguyễn Hoàng Thương
16:30 07/07/2009
Vatican City (AsiaNews) - Vào lúc kết thúc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 05/07, Đức Thánh Cha đã lên án cuộc tấn công sáng Chúa Nhật trước Nhà Thờ Chánh Tòa Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Cotabato, Phi Luật Tân. Đức Thánh Cha đã đoan hứa dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân, trong số đó có “phụ nữ và trẻ em” và ngài lên tiếng “chỉ trích việc sử dụng bạo lực, vốn không bao giờ là phương thế giải quyết mọi vấn đề”.
Bạo lực và đáp trả phi bạo lực của Chúa Kitô là tâm điểm của suy tư của Đức Thánh Cha: “Chúa Kitô không đáp trả điều ác bằng điều ác mà là điều thiện, với tình yêu vô bờ bến của Ngài”. Thực vậy, máu Chúa Giêsu là nguồn hy vọng cho tất cả nhân loại, vốn ghi dấu bởi bạo lực và thù ghét.
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Chúa Nhật đầu tiên của tháng Bảy trước đây dùng để sùng kính Máu Rất Châu Báu của Chúa Kitô. Máu mang ý nghĩa quan trọng trong Cựu Ước: “một ít máu động vật hiến tế trong Cựu Ước tượng trưng và thiết lập giao ước giữa Thiên Chúa và Dân Ngài”. Chúa Giêsu tự đổ máu mình ra như là chiên hiến tế của Cựu Ước: “từ lằn roi của Ngài đến vết đâm thâu nơi cạnh sườn Ngài sau khi chết trên thập giá, Chúa Kitô đã đổ hết máu mình ra, như là Chiên đích thật bị giết vì cứu chuộc muôn loài”.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói rằng trong thế giới ngày nay, máu vẫn đang đổ ra để “kêu lên Thiên Chúa”, như Abel bị Cain giết hại (St 4,10). “Và buồn thay, hôm nay cũng như hôm qua, tiếng kêu khóc này vẫn không ngớt, vì máu của con người vẫn phải đổ ra như là hậu quả của bạo lực, bất công và hận thù. Khi nào con người sẽ học được bài học sự sống là thiêng liêng và chỉ thuộc về Thiên Chúa? Khi nào con người hiểu được rằng tất cả chúng ta là huynh đệ? Kêu khóc vì máu, vốn được kêu lên từ nhiều phần khác nhau của thế giới, Thiên Chúa đã trả lời bằng máu của Con Ngài, Đấng dâng hiến mạng sống vì chúng ta. Chúa Kitô không đáp trả điều ác bằng điều ác mà là điều thiện, với tình yêu vô bờ bến của Ngài. Máu của Chúa Kitô là bằng chứng tình yêu chung thủy của Thiên Chúa đối với loài người. Chiêm ngắm những vết thương vì bị hành hạ của Chúa Kitô, mỗi con người, dù luân lý hết sức tệ bạc, cũng có thể thốt lên: Thiên Chúa đã không bỏ rơi tôi, Ngài thương tôi, ban cho tôi mạng sống Ngài và vì thế tái khám phá niềm hy vọng”.
Đức Thánh Cha kết thúc suy tư của mình bằng lời cầu xin: “Nguyện xin Đức Maria Đồng Trinh, người đứng dưới chân thập giá cùng với Thánh Gioan Tông Đồ, đã thu nhận di chúc máu của Chúa Giêsu, giúp chúng ta tái khám phá hồng ân quý báu vô giá này và tỏ lòng biết ơn luôn mãi”.
Vào lúc kết thúc buổi cầu nguyện, Đức Thánh Cha cũng nhắc lại các nạn nhân của thạm họa đường sắt Viareggio làm thiệt mạng 22 người.
Bạo lực và đáp trả phi bạo lực của Chúa Kitô là tâm điểm của suy tư của Đức Thánh Cha: “Chúa Kitô không đáp trả điều ác bằng điều ác mà là điều thiện, với tình yêu vô bờ bến của Ngài”. Thực vậy, máu Chúa Giêsu là nguồn hy vọng cho tất cả nhân loại, vốn ghi dấu bởi bạo lực và thù ghét.
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Chúa Nhật đầu tiên của tháng Bảy trước đây dùng để sùng kính Máu Rất Châu Báu của Chúa Kitô. Máu mang ý nghĩa quan trọng trong Cựu Ước: “một ít máu động vật hiến tế trong Cựu Ước tượng trưng và thiết lập giao ước giữa Thiên Chúa và Dân Ngài”. Chúa Giêsu tự đổ máu mình ra như là chiên hiến tế của Cựu Ước: “từ lằn roi của Ngài đến vết đâm thâu nơi cạnh sườn Ngài sau khi chết trên thập giá, Chúa Kitô đã đổ hết máu mình ra, như là Chiên đích thật bị giết vì cứu chuộc muôn loài”.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói rằng trong thế giới ngày nay, máu vẫn đang đổ ra để “kêu lên Thiên Chúa”, như Abel bị Cain giết hại (St 4,10). “Và buồn thay, hôm nay cũng như hôm qua, tiếng kêu khóc này vẫn không ngớt, vì máu của con người vẫn phải đổ ra như là hậu quả của bạo lực, bất công và hận thù. Khi nào con người sẽ học được bài học sự sống là thiêng liêng và chỉ thuộc về Thiên Chúa? Khi nào con người hiểu được rằng tất cả chúng ta là huynh đệ? Kêu khóc vì máu, vốn được kêu lên từ nhiều phần khác nhau của thế giới, Thiên Chúa đã trả lời bằng máu của Con Ngài, Đấng dâng hiến mạng sống vì chúng ta. Chúa Kitô không đáp trả điều ác bằng điều ác mà là điều thiện, với tình yêu vô bờ bến của Ngài. Máu của Chúa Kitô là bằng chứng tình yêu chung thủy của Thiên Chúa đối với loài người. Chiêm ngắm những vết thương vì bị hành hạ của Chúa Kitô, mỗi con người, dù luân lý hết sức tệ bạc, cũng có thể thốt lên: Thiên Chúa đã không bỏ rơi tôi, Ngài thương tôi, ban cho tôi mạng sống Ngài và vì thế tái khám phá niềm hy vọng”.
Đức Thánh Cha kết thúc suy tư của mình bằng lời cầu xin: “Nguyện xin Đức Maria Đồng Trinh, người đứng dưới chân thập giá cùng với Thánh Gioan Tông Đồ, đã thu nhận di chúc máu của Chúa Giêsu, giúp chúng ta tái khám phá hồng ân quý báu vô giá này và tỏ lòng biết ơn luôn mãi”.
Vào lúc kết thúc buổi cầu nguyện, Đức Thánh Cha cũng nhắc lại các nạn nhân của thạm họa đường sắt Viareggio làm thiệt mạng 22 người.
Tân Giám Mục Chanthaburi, Thái Lan quyết theo bước chân của Thánh Phanxicô và Mẹ Têrêsa
Nguyễn Hoàng Thương
16:31 07/07/2009
Bangkok (AsiaNews) – Tân Giám Mục của Chanthaburi, Đức Cha Silvino Charatsri, lên kế hoạch thi hành trách nhiệm Giám Mục của mình là “công cụ của Thiên Chúa, mang bình an và tình yêu đến cho người dân theo mẫu gương của Thánh Phanxicô Assisi”, người được dẫn đắt bởi “đời sống đơn giản và tràn đầy”, và Mẹ Têrêsa, người “phục vụ Thiên Chúa và người nghèo bằng tình yêu vĩ đại của mẹ”. Được tấn phong hôm thứ Bảy, Đức Giám Mục Charatsri lên kế vị Đức Cha Lawrence Thienchai, xin về hưu vì đã đến tuổi 75.
Như khẩu hiệu giám mục mà ngài đã chọn ‘Pax et Caritas’ (Bình An và Bác Ái), Đức Cha Charatsri nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “sống chứng nhân” trong xã hội ngày nay. Đối với ngài, tất cả chúng ta có trách nhiệm “công bố Tinh Mừng và Vương Quốc Thiên Chúa” vốn là “tình yêu, công lý và hòa bình”, và “đưa vào thực hành qua việc suy ngẫm Lời Chúa”.
Sinh ngày 10/12/1959 ở Ban Nok Kwaek, một ngôi làng o83 quận Bangnokkhuak, Đức Tân Giám Mục vào Tiểu Chủng Viện năm 1971 và gia nhập Đại Chủng Viện vào năm 1989, ngài được phong chức linh mục ngày 09/05/1987 ở Giáo phận Ratchaburi, nơi ngài trở thành Tổng Đại Diện. Ngài hoàn tất nghiên cứu của mình trong lĩnh vực loan báo Tin Mừng và Thần học Luân Lý ở Phi Luật Tân và Ý.
Đức Giám Mục Charatsri biết ơn gia đình ngài vì đã truyền thụ đức tin cho ngài. Một ngày sau khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm ngài làm giám mục, ngài đã đến thăm người mẹ 78 tuổi, mẹ ngài bảo rằng “hãy theo đức tin của con”, và hứa rằng “mẹ sẽ cầu nguyện cho con”.
Như là biểu hiện sau hết của trách nhiệm mới, Tân Giám Mục của Chanthaburi nhớ lại rằng điều gì đó ngài viết trong nhật ký của mình trước khi được tấn phong có công việc quan trong nhất của ngài sẽ là chăm sóc cho “trẻ em và người già”.
Khu truyền giáo Chanthaburi được Đức Thánh Cha Phaolô VI thiết lập vào ngày 18/12/1965, bao gồm 8 tỉnh miền Đông Thái Lan với dân số 4,5 triệu người. Người Công Giáo vào khoảng 36.000 người ở 88 giáo xứ với 88 linh mục triều, 20 linh mục dòng, 14 nam tu và 193 nữ tu.
Như khẩu hiệu giám mục mà ngài đã chọn ‘Pax et Caritas’ (Bình An và Bác Ái), Đức Cha Charatsri nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “sống chứng nhân” trong xã hội ngày nay. Đối với ngài, tất cả chúng ta có trách nhiệm “công bố Tinh Mừng và Vương Quốc Thiên Chúa” vốn là “tình yêu, công lý và hòa bình”, và “đưa vào thực hành qua việc suy ngẫm Lời Chúa”.
Sinh ngày 10/12/1959 ở Ban Nok Kwaek, một ngôi làng o83 quận Bangnokkhuak, Đức Tân Giám Mục vào Tiểu Chủng Viện năm 1971 và gia nhập Đại Chủng Viện vào năm 1989, ngài được phong chức linh mục ngày 09/05/1987 ở Giáo phận Ratchaburi, nơi ngài trở thành Tổng Đại Diện. Ngài hoàn tất nghiên cứu của mình trong lĩnh vực loan báo Tin Mừng và Thần học Luân Lý ở Phi Luật Tân và Ý.
Đức Giám Mục Charatsri biết ơn gia đình ngài vì đã truyền thụ đức tin cho ngài. Một ngày sau khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm ngài làm giám mục, ngài đã đến thăm người mẹ 78 tuổi, mẹ ngài bảo rằng “hãy theo đức tin của con”, và hứa rằng “mẹ sẽ cầu nguyện cho con”.
Như là biểu hiện sau hết của trách nhiệm mới, Tân Giám Mục của Chanthaburi nhớ lại rằng điều gì đó ngài viết trong nhật ký của mình trước khi được tấn phong có công việc quan trong nhất của ngài sẽ là chăm sóc cho “trẻ em và người già”.
Khu truyền giáo Chanthaburi được Đức Thánh Cha Phaolô VI thiết lập vào ngày 18/12/1965, bao gồm 8 tỉnh miền Đông Thái Lan với dân số 4,5 triệu người. Người Công Giáo vào khoảng 36.000 người ở 88 giáo xứ với 88 linh mục triều, 20 linh mục dòng, 14 nam tu và 193 nữ tu.
Báo Cáo Tài Chánh của Tòa Thánh năm 2008
Nguyễn Hoàng Thương
16:32 07/07/2009
Vatican (VIS) - Cuộc họp lần thứ 63 của Hội đồng Hồng Y về Nghiên Cứu các Vấn đề về Cơ Cấu Tổ Chức và Kinh Tế đã diễn ra tại Tòa Thánh Vatican từ ngày 1 đến 3 tháng Bảy dưới sự chủ trì của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone S.D.B.
Thông cáo báo chí hôm 04/07 giải thích rằng Bản Báo Cáo Tài Chánh Tòa Thánh năm 2008, được Tổng Giám Mục Velasio De Paolis C.S., Tổng Trưởng Văn phòng Đặc Trách Các Vấn Đề Kinh Tế Tòa Thánh trình bày cho các hồng y trong phiên họp, cho thấy thâm thụt ngân sách 911.514 euro, do chênh lệch giữa thu nhập là 253.953.869 euro và chi tiêu là 254.865.383 euro.
Chi tiêu cao nhất là các phí tổn bình thường và bất thường của các thánh bộ và các văn phòng của Tòa Thánh, gồm 2.732 người trong đó có 761 giáo sĩ, 334 tu sĩ và 1.637 giáo dân.
Cuộc họp cũng thẩm tra Bản Báo Cáo Tài Chánh của Ban Cai Quản Quốc Gia Vatican, trong đó cho thấy thâm thụt tài chánh hơn 15 triệu euro, có 1.894 người làm việc dưới quyền tài phán của Ban Cai Quản. Thông cáo giải thích rằng, trong năm tài khóa, Ban Cai Quản bắt đầu nghiên cứu đồng bộ cơ sở hạ tầng truyền thông gồm các dịch vụ điện thoại và internet, và lắp đặt các tấm quang điện trên nóc Sảnh Đường Phalô VI. Thông cáo cũng đề cập đến “gánh nặng kinh tế và tài chính trong việc bảo vệ, định giá và phục hồi các di sản mỹ thuật của Tòa Thánh (khôi phục Đền Thánh Phaolô và công việc ở các Vương cung Thánh đường Giáo Hoàng Thánh Phaolô Ngoại Thành và Đức Bà Cả)”
Cuối cùng, Bản Báo Cáo Tài Chánh của Quỹ Thánh Phêrô (Peter's Pence) cũng được trình bày. Quỹ này gồm những dâng tặng cho Đức Thánh Cha bởi các Nhà thờ, nhất dịp Lễ Trọng kính Thánh Phêrô và Phaolô và được sự đóng góp của các dòng tu tận hiến, các tu hội tông đồ, các tổ chức và các thành viên tín hữu khác nhau. Tiền dâng tặng năm 2008 là 54.387.714 euro, mặc dù số quyên góp tăng nhưng tổng số giảm một ít vì tình hình kinh tế chung.
Thông cáo báo chí hôm 04/07 giải thích rằng Bản Báo Cáo Tài Chánh Tòa Thánh năm 2008, được Tổng Giám Mục Velasio De Paolis C.S., Tổng Trưởng Văn phòng Đặc Trách Các Vấn Đề Kinh Tế Tòa Thánh trình bày cho các hồng y trong phiên họp, cho thấy thâm thụt ngân sách 911.514 euro, do chênh lệch giữa thu nhập là 253.953.869 euro và chi tiêu là 254.865.383 euro.
Chi tiêu cao nhất là các phí tổn bình thường và bất thường của các thánh bộ và các văn phòng của Tòa Thánh, gồm 2.732 người trong đó có 761 giáo sĩ, 334 tu sĩ và 1.637 giáo dân.
Cuộc họp cũng thẩm tra Bản Báo Cáo Tài Chánh của Ban Cai Quản Quốc Gia Vatican, trong đó cho thấy thâm thụt tài chánh hơn 15 triệu euro, có 1.894 người làm việc dưới quyền tài phán của Ban Cai Quản. Thông cáo giải thích rằng, trong năm tài khóa, Ban Cai Quản bắt đầu nghiên cứu đồng bộ cơ sở hạ tầng truyền thông gồm các dịch vụ điện thoại và internet, và lắp đặt các tấm quang điện trên nóc Sảnh Đường Phalô VI. Thông cáo cũng đề cập đến “gánh nặng kinh tế và tài chính trong việc bảo vệ, định giá và phục hồi các di sản mỹ thuật của Tòa Thánh (khôi phục Đền Thánh Phaolô và công việc ở các Vương cung Thánh đường Giáo Hoàng Thánh Phaolô Ngoại Thành và Đức Bà Cả)”
Cuối cùng, Bản Báo Cáo Tài Chánh của Quỹ Thánh Phêrô (Peter's Pence) cũng được trình bày. Quỹ này gồm những dâng tặng cho Đức Thánh Cha bởi các Nhà thờ, nhất dịp Lễ Trọng kính Thánh Phêrô và Phaolô và được sự đóng góp của các dòng tu tận hiến, các tu hội tông đồ, các tổ chức và các thành viên tín hữu khác nhau. Tiền dâng tặng năm 2008 là 54.387.714 euro, mặc dù số quyên góp tăng nhưng tổng số giảm một ít vì tình hình kinh tế chung.
Tóm lược Thông Điệp ''Caritas in Veritate” của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
LM Trần Đức Anh, OP
16:42 07/07/2009
VATICAN - Sáng 7-7-2009, Thông điệp thứ 3 của ĐTC Bênêđictô XVI, ”Caritas in veritate” (Bác ái trong sự thật) đã được công bố trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh.
ĐHY Renato Martino, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đã chủ tọa cuộc họp báo cùng với ĐHY Paul Cordes, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm, vá giáo sư Stephano Zamagno, giảng dạy môn kinh tế chính trị tai Đại Học Bologna, Italia, và cũng là cố vấn của Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình.
Tựa đề đầy đủ của văn kiện này là ”Thông điệp Caritas in Veritate của ĐTC Bênêđictô XVI gửi các Giám mục, Linh mục, Phó tế, những người thánh hiến, các tín hữu giáo dân và tất cả mọi người thiện chí về sự phát triển nhân bản toàn diện trong bác ái và trong sự thật”.
Thông điệp ấn hành bằng cách sinh ngữ chính: Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Bồ đào nha, dài khoảng 145 trang. Ngoài phần nhập đề và kết luận, Văn kiện được chia làm 77 đoạn gộp trong 6 chương, lần lượt đề cập đến: Sứ điệp của Thông điệp Phát Triển các dân tộc (c.1), sự phát triển nhân bản ngày nay (c.2), tình huynh đệ, sự phát triển kinh tế và xã hội dân sự (c.3), sự phát triển các dân tộc, quyền lợi và nghĩa vụ, môi sinh (c.4), sự cộng tác của gia đình nhân loại (c.5) và sau cùng là sự phát triển các dân tộc và kỹ thuật (c.6).
Sau đây là tóm lược Thông điệp mới của ĐTC:
”Bác ái trong sự thật mà Chúa Giêsu đã làm chứng” là ”động lực chủ yếu để phát triển đích thực cho mỗi người và toàn thể nhân loại”: Thông điệp ”Caritas in Veritate ”, Bác ái trong Sự Thật, bắt đầu bằng những lời ấy và được gửi tới thế giới Công giáo cũng như ”tới tất cả những người thiện chí”.
Trong Phần Nhập Đề, ĐTC nhắc nhở rằng ”bác ái là con đường chính yếu trong đạo lý xã hội của Hội Thánh”. Đàng khác, xét vì có ”nguy cơ bác ái bị hiểu lầm, bị đưa ra khỏi đời sống luân lý đạo đức, nên nó cần phải có sự thật đi kèm. Và ngài cảnh giác rằng ”Một thứ Kitô giáo bác ái mà không có sự thật thì dễ bị lẫn lộn với một mớ những tâm tình tốt đẹp, tuy hữu ích cho cuộc sống chung trong xã hội, nhưng nó ở bên lề xã hội” (1-4). Sự phát triển cần sự thật. ĐTC quả quyết rằng nếu không có sự thật, thì ”hoạt động xã hội sẽ tùy thuộc những tư lợi và phải tuân theo các tiêu chuẩn quyền lực, đưa tới những hậu quả phá tán xã hội” (5). ĐTC Biển Đức 16 nhấn mạnh hai ”tiêu chuẩn hướng dẫn hoạt động luân lý” xuất phát từ nguyên tắc ”bác ái trong sự thật”: đó là công lý và công ích ”. Mỗi Kitô hữu được mời gọi thực thi bác ái, kể cả qua ”con đường cơ chế” có ảnh hưởng tới đời sống của xã hội (6-7). Ngài lập lại rằng, ”Giáo Hội không đề ra những giải pháp chuyên môn”, nhưng Giáo Hội có ”một sứ mạng chân lý cần phải chu toàn” để ”có một xã hội xứng hợp với con người, với phẩm giá và ơn gọi của con người” (8-9).
Chương thứ I trong Thông Điệp được dành cho Sứ điệp của Thông điệp ”Populorum progressio”, Phát triển các dân tộc, của Đức Phaolô 6. ĐTC nhận xét rằng ”nếu không có viễn tượng đời sống vĩnh cửu, thì sự tiến bộ của con người trong thế giới này sẽ không có hơi thở”. Không có Thiên Chúa, thì sự phát triển bị phủ nhận, trở thành vô nhân đạo” (10-12). Đức Phaolô 6 tái khẳng định ”tầm quan trọng hết sức lớn lao của Tin Mừng trong việc xây dựng xã hội theo tự do và công lý” (13). Trong thông điệp Humanae vitae, Sự sống con người, ĐGH Montini ”nêu rõ những mối liên hệ chặt chẽ giữa luân lý đạo đức trong cuộc sống và luân lý đạo đức xã hội”. Ngày nay cũng vậy, ”Giáo Hội mạnh mẽ đề nghị mối liên hệ ấy” (14-15). ĐTC giải thích ý niệm ”ơn gọi” (vocatio) trong Thông điệp ”Phát triển các dân tộc”. ”Sự phát triển là ơn gọi” vì ”nó nảy sinh từ một tiếng gọi siêu việt. ”Sự phát triển có tính chất thực sự ”toàn diện” khi nó ”nhắm thăng tiến mỗi người và toàn thể con người”. Ngài nói thêm rằng ”Đức tin Kitô bàn đến sự phát triển không dựa trên những đặc ân hoặc những vị thế quyền lực”, nhưng ”chỉ dựa trên Chúa Kitô mà thôi” (16-18). ĐGH nêu bật rằng ”những nguyên do gây nên chậm tiến trước tiên không phải là những nguyên do thuộc lãnh vực vật chất”. Trước hết, chúng hệ tại nơi ý chí, tư tưởng và nhất là ”nơi sự thiếu tình huynh đệ giữa con người và các dân tộc với nhau”. ”Xã hội ngày càng hoàn cầu hóa làm cho chúng ta trở thành những người láng giềng của nhau, nhưng không làm cho chúng ta trở thành anh chị em với nhau. Vì thế, cần phải động viên, để nền kinh tế tiến tới những thành quả thực sự là nhân bản” (19-20).
Trong chương thứ II, ĐTC bàn thẳng tới vấn đề Phát triển con người ngày nay. Ngài nhận xét rằng sự tìm kiếm lợi lộc như một đối tượng duy nhất ”mà không để ý tới công ích như mục đích tối hậu thì có nguy cơ tàn phá sự phong phú và tạo nên nghèo đói”. Và Ngài kể ra một số méo mó trong sự phát triển, ví dụ: những hoạt động tài chánh ”hầu hết có tính chất đầu cơ”, làn sóng di dân ”thường chỉ do người ta tạo nên” và bị quản lý sai trái, hoặc ”sự khai thác bừa bãi những tài nguyên của trái đất”. Đứng trước những vấn đề có liên hệ với nhau như thế, ĐGH kêu gọi thực hiện ”một tổng hợp mới về nhân bản”. Cuộc khủng hoảng ”bó buộc chúng ta phải điều chỉnh lại hành trình của chúng ta” (21). ĐGH nhận xét rằng ”sự phát triển ngày nay có nhiều trục trung tâm”. ”Sự phong phú trên thế giới gia tăng, nếu xét tuyệt đối, nhưng lại gia tăng sự chênh lệch” và nảy sinh những thứ nghèo mới. ĐGH lấy làm tiếc vì nạn tham ô hối lộ đều hiện hữu tại các nước giàu cũng như nước nghèo; nhiều khi các đại xí nghiệp liên quốc không tôn trọng các quyền của công nhân. Đàng khác, ”những viện trợ quốc tế thường bị tước khỏi mục tiêu của chúng, vì thái độ vô trách nhiệm của những người hiến tặng và những người được hưởng. Đồng thời, ĐTC tố giác rằng, ”có những hình thức thái quá trong việc bảo vệ kiến thức từ phía các nước giàu, qua việc sử dụng một cách quá cứng nhắc quyền tài sản trí thức, nhất là trong lãnh vực y tế” (22).
ĐTC Biển Đức 16 nhận xét rằng sau khi các ”khối” chấm dứt, ĐGH Gioan Phaolô 2 đã kêu gọi điều chỉnh lại toàn bộ sự phát triển, nhưng điều này chỉ diễn ra một phần mà thôi. Ngày nay, có một sự tái thẩm định vai trò của chính quyền quốc gia, và ước mong có sự tham gia của xã hội dân sự vào chính sách quốc gia và quốc tế. Rồi ĐGH chú ý đến sự kiện các nước giàu di chuyển việc sản xuất tới những nơi khác với những phí tổn hạ. ĐGH cảnh giác rằng ”Tiến trình này có kèm theo sự giảm bớt các hệ thống an ninh xã hội” gây ”nguy hiểm trầm trọng cho quyền lợi của các công nhân”. Thêm vào đó, ”có việc cắt giảm những chi phí xã hội, nhiều khi do chính các tổ chức tài chánh quốc tế cổ võ, sự kiện này khiến cho các công dân trở nên bất lực đứng trước những rủi ro cũ và mới”. Đàng khác, người ta thấy rằng ”vì những lý do lợi ích kinh tế, các chính phủ thường giới hạn các quyền tự do công đoàn”. Vì thế, ĐGH nhắc nhớ các nhà cầm quyền rằng ”Tư bản đầu tiên cần bảo tồn và làm gia tăng giá trị chính là con người, là nhân vị trong sự toàn vẹn của con người” (23-25).
ĐGH viết thêm rằng, trên bình diện văn hóa, sự kiện có thể trao đổi phản ứng mở ra những viễn tượng mới cho việc đối thoại, nhưng cũng có hai nguy hiểm. Trước tiên là xu hướng ”hợp tuyển văn hóa ” (eclettismo culturale) trong đó các nền văn hóa nói chung ”được coi như tương đương với nhau”. Nguy cơ trái ngược là ”sự san bằng văn hóa”, ”đồng nhất hóa các lối sống” (26). Rồi ĐTC nghĩ tới thảm trạng nạn đói. Ngài tố giác rằng ”hiện nay đang thiếu những tổ chức kinh tế có khả năng đương đầu với tình trạng cấp thiết là nạn đói”. ĐTC cầu mong người ta tìm đến ”những biên cương mới” trong kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và sự cải cách ruộng đất công bằng tại các nước đang trên đường phát triển (27).
ĐTC Biển Đức 16 nhấn mạnh rằng việc tôn trọng sự sống không thể tách rời khỏi sự phát triển các dân tộc vì bất kỳ lý do gì. Ngài nhận thấy tại nhiều nơi trên thế giới vẫn còn có những biện pháp kiểm soát dân số tới độ ”áp đặt cả việc phá thai”. Tại các nước phát triển cao, có sự lan tràn não trạng bài trừ sinh sản và người ta thường tìm cách phổ biến não trạng ấy cho cả những nước khác, như thể đó là một sự tiến bộ văn hóa. Ngoài ra, ”Người ta có lý do để nghi ngờ rằng nhiều khi chính những viện trợ phát triển” bị gắn liền với ”những chính sách y tế, trong thực tế bao hàm sự áp đặt việc kiểm soát sinh sản. Thêm vào đó, những luật lệ cho phép làm cho chết êm dịu cũng thật là điều đáng lo âu. ”Khi một xã hội tiến tới sự phủ nhận hoặc hủy hoại sự sống thì rốt cuộc sẽ không còn tìm được những động lực và sức mạnh để hoạt động hầu phục vụ thiện ích đích thực của con người” (28).
Một khía cạnh khác gắn liền với sự phát triển là quyền tự do tôn giáo. ĐGH viết những bạo lực cản trở sự phát triển đích thực, điều này được đặc biệt áp dụng cho nạn khủng bố theo chủ nghĩa cực đoan”. Đồng thời, sự cổ võ chủ thuyết vô thần nơi nhiều quốc gia là điều trái ngược với những nhu cầu phát triển của các dân tộc, tước đoạt của họ những năng lực tinh thần và nhân bản (29). Để phát triển, cần có sự tác động hỗ tương của nhiều cấp độ kiến thức được hòa hợp với nhau nhờ đức bác ái (30-31).
Vì thế, ĐGH cầu mong rằng những chọn lựa kinh tế hiện nay tiếp tục ”theo đuổi mục tiêu ưu tiên là làm sao để mọi người có công ăn việc làm. ĐTC Biển Đức 16 cảnh giác chống lại một nền kinh tế ”ngắn hạn hoặc rất ngắn hạn”, hạ thấp mức độ bảo vệ quyền của giới công nhân, để một quốc gia nào đó có thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế. Vì thế, ngài khuyên nên sửa chữa những lệch lạc trong kiểu mẫu phát triển như tình trạng sức khỏe của trái đất ngày nay cũng đang đòi hỏi. Và ĐTC kết luận về sự hoàn cầu hóa rằng: “Nếu không có sự hướng dẫn của bác ái trong sự thật, thì sự hoàn cầu hóa có thể góp phần tạo nên những nguy cơ đưa tới những thiệt hại cho đến nay người ta chưa biết được và dẫn tới những chia rẽ mới”. Vì thế, cần có một sự dấn thân chưa từng có và với tinh thần sáng tạo” (32-33).
Chương thứ III có tựa đề ”Tình huynh đệ, phát triển kinh tế và xã hội dân sự”. Phần này mở đầu với lời ca ngợi kinh nghiệm về sự trao tặng. Kinh nghiệm này thường không được nhìn nhận ”vì thứ nhân sinh quan duy sản xuất và duy lợi ích”. ĐGH nhận xét rằng do xác tín về sự độc lập của kinh tế đối với những ảnh hưởng luân lý, đã thúc đẩy con người lạm dụng phương tiện kinh tế đến độ gây ra những tàn phá. Để thực sự có tính chất nhân bản, sự phát triển phải dành chỗ cho nguyên tắc nhưng không (34). Điều này có giá trị đặc biệt đối với thị trường. ĐGH cảnh giác rằng ”Nếu không có những hình thức nội tại liên đới và tín nhiệm lẫn nhau, thì thị trường không thể chu toàn chức năng kinh tế của nó”. Thị trường “không thể chỉ cậy dựa nơi chính mình”, nó phải kín múc năng lực luân lý từ các chủ thể khác, và không được coi những người nghèo như những gánh nặng, trái lại như một nguồn tài nguyên. ”Thị trường không thể trở thành nơi mà kẻ mạnh đè bẹp người yếu”. ”Tiêu chuẩn thương mại cần phải nhắm theo đuổi công ích mà nó, và nhất là cộng đồng kinh tế, phải đảm trách.” ĐGH minh định rằng tự bản chất thị trường không phải là điều tiêu cực. Vì thế, điều có liên hệ ở đây là con người, lương tâm và trách nhiệm của con người. Và ĐGH kết luận rằng cuộc khủng hoảng hiện nay chứng tỏ ”những nguyên tắc truyền thống về đạo đức xã hội - như sự minh bạch, lương thiện và trách nhiệm - không thể bị lơ là coi nhẹ”. Đồng thời ngài nhắc nhở rằng nền kinh tế không loại bỏ vai trò của Nhà Nước và cần phải có những luật lệ đúng đắn. Nhắc lại Thông điệp Centesimus Annus, Năm Thứ 100, ĐTC nêu rõ sự cần thiết phải có một hệ thống với ba chủ thể là: thị trường, Nhà Nước và xã hội dân sự, và ngài khuyến khích “văn minh hóa nền kinh tế”. Cần có những hình thức kinh tế liên đới. Thị trường và chính trị đang cần có ”những người cởi mở đối với việc trao tặng cho nhau” (35-39).
ĐGH nêu nhận xét: cuộc khủng hoảng hiện nay cũng đòi phải có một sự thay đổi sâu xa đối với xí nghiệp. Việc quản trị xí nghiệp không thể chỉ để ý tới lợi lộc của các chủ nhân mà thôi, nhưng còn phải đảm trách cộng đồng địa phương nữa. ĐGH nói đến những giới chủ xí nghiệp chỉ đáp ứng những chỉ dẫn của những người có cổ phần và ngài mời gọi tránh sử dụng đầu cơ các nguồn tài chánh (40-41). Chương III kết thúc với một sự thẩm định mới về hiện tượng hoàn cầu hóa, và không nên hiểu hiện tượng này như một ”tiến trình xã hội - kinh tế mà thôi”. ”Chúng ta không nên trở thành nạn nhân của hiện tượng này, nhưng phải là những người nắm vai chính, tiến hành một cách hợp lý, được sự hướng dẫn của bác ái và sự thật”. Sự hoàn cầu hóa cần một hướng đi văn hóa duy nhân vị và cộng đồng, cởi mở đối với siêu việt, có khả năng sửa chữa những lệch lạc. ĐGH nói thêm rằng ”có thể có sự tái phân phối tài nguyên, nhưng sự phổ biến an sinh không thể bị ngăn chặn bằng những dự phóng ích kỷ và bảo vệ thị trường” (42).
Trong chương thứ IV, Thông điệp của ĐTC khai triển đề tài Sự phát triển các dân tộc, các quyền lợi và nghĩa vụ, môi sinh. Ngài nhận xét rằng người ta đòi hỏi quyền được sống trong thừa thãi nơi các xã hội sung túc, trong khi tại một số miền chậm tiến dân chúng thiếu lương thực và nước uống. ”Các quyền lợi của cá nhân bị tách rời khỏi khuôn khổ nghĩa vụ thì sẽ trở thành điên rồ”. Các quyền lợi và nghĩa vụ đòi phải có một khuôn khổ luân lý đạo đức. Trái lại, nếu chúng ”chỉ đặt nền tảng trên những quyết định của một nghị viện công dân, thì chúng có thể bị thay đổi bất kỳ lúc nào. Các chính quyền và các tổ chức quốc tế không thể quên đặc tính khách quan và không thể tùy nghi sử dụng của các quyền (43). Về vấn đề này, ĐGH nhắc đến những vấn đề liên hệ tới sự gia tăng dân số và ngài khẳng định rằng ”thật là điều không đúng khi coi sự gia tăng dân số như nguyên nhân đầu tiên gây ra chậm tiến”. ĐGH tái khẳng định rằng tính dục không thể bị thu hẹp vào sự kiện thỏa mãn khoái lạc và ăn chơi”. Người ta cũng không thể điều hành tính dục bằng những chính sách duy vật, với chính sách cưỡng bách kế hoạch hóa sinh sản. Và ĐTC nhấn mạnh rằng sự cởi mở trong tinh thần luân lý trách nhiệm đối với sự sống là một sự phong phú về mặt xã hội và kinh tế. Các quốc gia được kêu gọi đề ra các chính sách đặt gia đình ở vị thế trung tâm” (44). ĐTC tái khẳng định: ”Nền kinh tế cần có một nền luân lý đạo đức để tiến hành tốt đẹp; không phải bất kỳ thứ luân lý đạo đức nào, nhưng là thứ luân lý thân thiện với con người”. Chính vị thế trung tâm của nhân vị con người phải là nguyên tắc hướng đạo trong những can thiệp giúp phát triển sự cộng tác quốc tế, những can thiệp này phải luôn có sự can dự của những người được trợ giúp. ĐTC khuyến khích các tổ chức quốc tế phải tự hỏi về hiệu năng đích thực của guồng máy bàn giấy hành chánh, thường các guồng máy này quá tốn kém. Nhiều khi chính những người nghèo lại là những người duy trì những tổ chức hành chánh hoang phí. Do đó, ĐTC kêu gọi hãy hoàn toàn minh bạch trong những ngân khoản nhận được (45-47).
Những đoạn cuối cùng trong chương thứ IV của Thông điệp được dành cho môi sinh. Đối với tín hữu, thiên nhiên là một món quà của Thiên Chúa cần phải sử dụng trong tinh thần trách nhiệm. Trong bối cảnh đó, ngài nói đến các vấn đề năng lượng. ĐTC tố giác ”sự kiện một số quốc gia và các nhóm quyền lực vơ vét các nguồn tài nguyên, đây là một cản trở nghiêm trọng đối với sự phát triển các nước nghèo”. Vì thế, cộng đồng quốc tế phải tìm ra những con đường cơ chế để kỷ luật hóa việc khai thác các tài nguyên không tái sinh được. Các xã hội kỹ thuật tân tiến có thể và phải giảm bớt nhu cầu năng lượng của mình, đồng thời phải gia tăng việc nghiên cứu các năng lượng khác. ĐTC nói rằng ”cần phải thực sự thay đổi não trạng để đi tới chỗ chấp nhận những lối sống mới. Ngày nay có một lối sống tại nhiều nơi trên thế giới, có xu hướng duy khoái lạc và duy tiêu thụ. Vấn đề quyết định là lối sống luân lý toàn bộ của xã hội. ”Nếu người ta không tôn trọng quyền sống và cái chết tự nhiên, thì lương tâm con người rốt cuộc sẽ đánh mất ý niệm về môi sinh nhân bản và ý niệm môi trường sống” (48-52).
Chương thứ V có trọng tâm là ”Sự cộng tác của gia đình nhân loại” trong đó ĐTC Biển Đức 16 nhấn mạnh rằng ”sự phát triển các dân tộc chủ yếu tùy thuộc sự nhìn nhận mình thuộc về một gia đình duy nhất”. Đàng khác, Kitô giáo chỉ có thể góp phần vào sự phát triển nếu Thiên Chúa có một chỗ đứng trong lãnh vực công cộng. Khi phủ nhận quyền công khai tuyên xưng đức tin của tín hữu, chính trị mang sắc thái đàn áp và gây hấn. Và ĐGH cảnh giác rằng ”với chủ thuyết duy đời và cực đoan, người ta mất cơ hội đối thoại phong phú” giữa lý trí và đức tin. Sự rạn nứt ấy đưa tới một thiệt hại nặng nề cho sự phát triển nhân loại (53-56).
Rồi ĐGH nhắc đến nguyên tắc phụ đới, mang lại sự giúp đỡ cho con người nhờ sự độc lập của các thực thể ở giữa. Ngài giải thích rằng nguyên tắc phụ đới là liều thuốc hữu hiệu nhất chống lại mọi hình thức trợ giúp theo tinh thần cha chú và nó thích hợp để nhân bản hóa hiện tượng hoàn cầu hóa. Những viện trợ quốc tế nhiều khi có thể duy trì một dân tộc trong tình trạng lệ thuộc, vì thế, viện trợ quốc tế cần được cung cấp với sự can dự của những chủ thể của xã hội dân sự chứ không phải chỉ liên hệ tới các chính quyền mà thôi. “Quá nhiều khi viện trợ chỉ được dùng để kiến tạo những thị trường bên lề cho các sản phẩm của các nước đang trên đường phát triển” (57-58). Rồi ĐGH khuyên các nước giầu hãy dành một tỷ lệ lớn hơn trong tổng sản lượng quốc gia để trợ giúp phát triển, tôn trọng những lời cam kết đã đưa ra. Ngài cầu mong làm sao cho dân chúng có cơ hội được giáo dục nhiều hơn, được huấn luyện đầy đủ. ĐTC cũng nhận xét rằng khi chiều theo chủ thuyết duy tương đối, người ta trở nên nghèo nàn hơn. Ví dụ hiện tượng sa đọa du lịch tình dục. ”Thật là điều đau thương khi nhận thấy rằng tệ nạn này thường diễn ra với sự đồng thuận của chính quyền địa phương, với sự im lặng của chính quyền các nước xuất xứ của các du khách và với sự đồng lõa của bao nhiêu người hoạt động trong ngành du lịch” (59-61).
Tiếp đến, ĐTC đề cập đến hiện tượng di cư rộng lớn. Ngài cảnh giác rằng ”Không một nước nào một mình có thể đương đầu được với các vấn đề di cư.” Mỗi người di cư là một nhân vị có những quyền phải được mọi người tôn trọng và trong mọi hoàn cảnh. ĐGH cũng yêu cầu đừng coi những công nhân nước ngoài như một món hàng và ngài nêu rõ mối liên hệ trực tiếp giữa nghèo đói và thất nghiệp. ĐGH cổ võ công ăn việc làm xứng đáng cho tất cả mọi người và mời gọi các công đoàn, tách biệt với chính trị, hãy hướng nhìn về những công nhân tại các quốc gia trong đó các quyền xã hội thường bị chà đạp (62-64).
Tài chánh, sau khi nó bị lạm dụng gây thiệt hại cho nền kinh tế thực sự, tái trở thành phương thế nhắm mục tiêu phát triển. Và ĐTC nói thêm rằng: ”Các người hoạt động trong lãnh vực tài chánh phải tái khám phá nền tảng luân lý đạo đức đích thực cho các hoạt động của mình. Ngoài ra cũng cần có những qui luật cho lãnh vực này để bảo đảm những người yếu thế nhất” (65-66). Đoạn cuối cùng trong chương V được ĐTC dành cho vấn đề cần cấp thiết cải tổ LHQ và cơ cấu kinh tế tài chánh quốc tế. Cần cấp thiết có sự hiện diện của một thẩm quyền đích thực của thế giới về chính trị, tuân hành nghiêm túc các nguyên tắc phụ đới và liên đới. Thẩm quyền này có quyền bính thực sự. Ngài kết luận với lời kêu gọi thiệt lập một cấp độ cao hơn trong hệ thống pháp lý quốc tế để điều khiển sự hoàn cầu hóa (67).
Trong chương VI và cũng là chương cuối cùng của Thông Điệp nói về đề tài Sự phát triển các dân tộc và kỹ thuật. ĐGH cảnh giác chống lại chủ trương ”coi trời bằng vung” theo đó, nhân loại tự nhận cho mình quyền năng tái sáng tạo, bằng cách sử dụng những kỳ công của kỹ thuật. ĐGH cảnh giác rằng kỹ thuật không thể có một thứ tự do tuyệt đối. Ngài nhận xét rằng ”tiến trình hoàn cầu hóa có thể thay thế các ý thức hệ bằng kỹ thuật” (68-72).
Gắn liền với sự phát triển kỹ thuật là các phương tiện truyền thông xã hội. Các phương tiện này được kêu gọi thăng tiến phẩm giá của con người và của các dân tộc (73). Chiến trường đầu tiên trong cuộc chiến văn hóa giữa trào lưu tuyệt đối hóa kỹ thuật và trách nhiệm luân lý của con người ngày nay là lãnh vực luân lý sinh học. Và ĐGH nói thêm rằng ”Lý trí mà không có đức tin thì sẽ bị mất hút trong ảo tưởng về sự toàn năng của mình”. Vấn đề xã hội trở thành vấn đề nhân loại học. ĐGH lấy làm tiếc vì sự nghiên cứu phôi thai người, phúc chế người đang được nền văn hóa ngày nay cổ võ, thứ văn hóa tin rằng mình đã vén mở mọi mầu nhiệm. ĐGH cảnh giác chống lại việc kế hoạch hóa đồng loại sự ưu sinh (74-75), chỉ cho sinh ra những trẻ em thuộc giống tốt. Ngài tái khẳng định rằng ”sự phát triển phải bao gồm cả sự tăng trưởng tinh thần hơn là vật chất”. Sau cùng, ĐGH kêu gọi hãy có một con tim mới để vượt thắng quan niệm duy vật về những biến cố của con người” (76-77).
Trong phần Kết luận, ĐGH nhấn mạnh rằng việc phát triển đang cần đến những tín hữu Kitô biết giơ cao đôi tay hướng về Thiên Chúa trong thái độ cầu nguyện, yêu thương, tha thứ, từ bỏ bản thân, đón tiếp tha nhân, công lý và hòa bình” (78-79).
ĐHY Renato Martino, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đã chủ tọa cuộc họp báo cùng với ĐHY Paul Cordes, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm, vá giáo sư Stephano Zamagno, giảng dạy môn kinh tế chính trị tai Đại Học Bologna, Italia, và cũng là cố vấn của Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình.
Tựa đề đầy đủ của văn kiện này là ”Thông điệp Caritas in Veritate của ĐTC Bênêđictô XVI gửi các Giám mục, Linh mục, Phó tế, những người thánh hiến, các tín hữu giáo dân và tất cả mọi người thiện chí về sự phát triển nhân bản toàn diện trong bác ái và trong sự thật”.
Thông điệp ấn hành bằng cách sinh ngữ chính: Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Bồ đào nha, dài khoảng 145 trang. Ngoài phần nhập đề và kết luận, Văn kiện được chia làm 77 đoạn gộp trong 6 chương, lần lượt đề cập đến: Sứ điệp của Thông điệp Phát Triển các dân tộc (c.1), sự phát triển nhân bản ngày nay (c.2), tình huynh đệ, sự phát triển kinh tế và xã hội dân sự (c.3), sự phát triển các dân tộc, quyền lợi và nghĩa vụ, môi sinh (c.4), sự cộng tác của gia đình nhân loại (c.5) và sau cùng là sự phát triển các dân tộc và kỹ thuật (c.6).
Sau đây là tóm lược Thông điệp mới của ĐTC:
”Bác ái trong sự thật mà Chúa Giêsu đã làm chứng” là ”động lực chủ yếu để phát triển đích thực cho mỗi người và toàn thể nhân loại”: Thông điệp ”Caritas in Veritate ”, Bác ái trong Sự Thật, bắt đầu bằng những lời ấy và được gửi tới thế giới Công giáo cũng như ”tới tất cả những người thiện chí”.
Trong Phần Nhập Đề, ĐTC nhắc nhở rằng ”bác ái là con đường chính yếu trong đạo lý xã hội của Hội Thánh”. Đàng khác, xét vì có ”nguy cơ bác ái bị hiểu lầm, bị đưa ra khỏi đời sống luân lý đạo đức, nên nó cần phải có sự thật đi kèm. Và ngài cảnh giác rằng ”Một thứ Kitô giáo bác ái mà không có sự thật thì dễ bị lẫn lộn với một mớ những tâm tình tốt đẹp, tuy hữu ích cho cuộc sống chung trong xã hội, nhưng nó ở bên lề xã hội” (1-4). Sự phát triển cần sự thật. ĐTC quả quyết rằng nếu không có sự thật, thì ”hoạt động xã hội sẽ tùy thuộc những tư lợi và phải tuân theo các tiêu chuẩn quyền lực, đưa tới những hậu quả phá tán xã hội” (5). ĐTC Biển Đức 16 nhấn mạnh hai ”tiêu chuẩn hướng dẫn hoạt động luân lý” xuất phát từ nguyên tắc ”bác ái trong sự thật”: đó là công lý và công ích ”. Mỗi Kitô hữu được mời gọi thực thi bác ái, kể cả qua ”con đường cơ chế” có ảnh hưởng tới đời sống của xã hội (6-7). Ngài lập lại rằng, ”Giáo Hội không đề ra những giải pháp chuyên môn”, nhưng Giáo Hội có ”một sứ mạng chân lý cần phải chu toàn” để ”có một xã hội xứng hợp với con người, với phẩm giá và ơn gọi của con người” (8-9).
Chương thứ I trong Thông Điệp được dành cho Sứ điệp của Thông điệp ”Populorum progressio”, Phát triển các dân tộc, của Đức Phaolô 6. ĐTC nhận xét rằng ”nếu không có viễn tượng đời sống vĩnh cửu, thì sự tiến bộ của con người trong thế giới này sẽ không có hơi thở”. Không có Thiên Chúa, thì sự phát triển bị phủ nhận, trở thành vô nhân đạo” (10-12). Đức Phaolô 6 tái khẳng định ”tầm quan trọng hết sức lớn lao của Tin Mừng trong việc xây dựng xã hội theo tự do và công lý” (13). Trong thông điệp Humanae vitae, Sự sống con người, ĐGH Montini ”nêu rõ những mối liên hệ chặt chẽ giữa luân lý đạo đức trong cuộc sống và luân lý đạo đức xã hội”. Ngày nay cũng vậy, ”Giáo Hội mạnh mẽ đề nghị mối liên hệ ấy” (14-15). ĐTC giải thích ý niệm ”ơn gọi” (vocatio) trong Thông điệp ”Phát triển các dân tộc”. ”Sự phát triển là ơn gọi” vì ”nó nảy sinh từ một tiếng gọi siêu việt. ”Sự phát triển có tính chất thực sự ”toàn diện” khi nó ”nhắm thăng tiến mỗi người và toàn thể con người”. Ngài nói thêm rằng ”Đức tin Kitô bàn đến sự phát triển không dựa trên những đặc ân hoặc những vị thế quyền lực”, nhưng ”chỉ dựa trên Chúa Kitô mà thôi” (16-18). ĐGH nêu bật rằng ”những nguyên do gây nên chậm tiến trước tiên không phải là những nguyên do thuộc lãnh vực vật chất”. Trước hết, chúng hệ tại nơi ý chí, tư tưởng và nhất là ”nơi sự thiếu tình huynh đệ giữa con người và các dân tộc với nhau”. ”Xã hội ngày càng hoàn cầu hóa làm cho chúng ta trở thành những người láng giềng của nhau, nhưng không làm cho chúng ta trở thành anh chị em với nhau. Vì thế, cần phải động viên, để nền kinh tế tiến tới những thành quả thực sự là nhân bản” (19-20).
Trong chương thứ II, ĐTC bàn thẳng tới vấn đề Phát triển con người ngày nay. Ngài nhận xét rằng sự tìm kiếm lợi lộc như một đối tượng duy nhất ”mà không để ý tới công ích như mục đích tối hậu thì có nguy cơ tàn phá sự phong phú và tạo nên nghèo đói”. Và Ngài kể ra một số méo mó trong sự phát triển, ví dụ: những hoạt động tài chánh ”hầu hết có tính chất đầu cơ”, làn sóng di dân ”thường chỉ do người ta tạo nên” và bị quản lý sai trái, hoặc ”sự khai thác bừa bãi những tài nguyên của trái đất”. Đứng trước những vấn đề có liên hệ với nhau như thế, ĐGH kêu gọi thực hiện ”một tổng hợp mới về nhân bản”. Cuộc khủng hoảng ”bó buộc chúng ta phải điều chỉnh lại hành trình của chúng ta” (21). ĐGH nhận xét rằng ”sự phát triển ngày nay có nhiều trục trung tâm”. ”Sự phong phú trên thế giới gia tăng, nếu xét tuyệt đối, nhưng lại gia tăng sự chênh lệch” và nảy sinh những thứ nghèo mới. ĐGH lấy làm tiếc vì nạn tham ô hối lộ đều hiện hữu tại các nước giàu cũng như nước nghèo; nhiều khi các đại xí nghiệp liên quốc không tôn trọng các quyền của công nhân. Đàng khác, ”những viện trợ quốc tế thường bị tước khỏi mục tiêu của chúng, vì thái độ vô trách nhiệm của những người hiến tặng và những người được hưởng. Đồng thời, ĐTC tố giác rằng, ”có những hình thức thái quá trong việc bảo vệ kiến thức từ phía các nước giàu, qua việc sử dụng một cách quá cứng nhắc quyền tài sản trí thức, nhất là trong lãnh vực y tế” (22).
ĐTC Biển Đức 16 nhận xét rằng sau khi các ”khối” chấm dứt, ĐGH Gioan Phaolô 2 đã kêu gọi điều chỉnh lại toàn bộ sự phát triển, nhưng điều này chỉ diễn ra một phần mà thôi. Ngày nay, có một sự tái thẩm định vai trò của chính quyền quốc gia, và ước mong có sự tham gia của xã hội dân sự vào chính sách quốc gia và quốc tế. Rồi ĐGH chú ý đến sự kiện các nước giàu di chuyển việc sản xuất tới những nơi khác với những phí tổn hạ. ĐGH cảnh giác rằng ”Tiến trình này có kèm theo sự giảm bớt các hệ thống an ninh xã hội” gây ”nguy hiểm trầm trọng cho quyền lợi của các công nhân”. Thêm vào đó, ”có việc cắt giảm những chi phí xã hội, nhiều khi do chính các tổ chức tài chánh quốc tế cổ võ, sự kiện này khiến cho các công dân trở nên bất lực đứng trước những rủi ro cũ và mới”. Đàng khác, người ta thấy rằng ”vì những lý do lợi ích kinh tế, các chính phủ thường giới hạn các quyền tự do công đoàn”. Vì thế, ĐGH nhắc nhớ các nhà cầm quyền rằng ”Tư bản đầu tiên cần bảo tồn và làm gia tăng giá trị chính là con người, là nhân vị trong sự toàn vẹn của con người” (23-25).
ĐGH viết thêm rằng, trên bình diện văn hóa, sự kiện có thể trao đổi phản ứng mở ra những viễn tượng mới cho việc đối thoại, nhưng cũng có hai nguy hiểm. Trước tiên là xu hướng ”hợp tuyển văn hóa ” (eclettismo culturale) trong đó các nền văn hóa nói chung ”được coi như tương đương với nhau”. Nguy cơ trái ngược là ”sự san bằng văn hóa”, ”đồng nhất hóa các lối sống” (26). Rồi ĐTC nghĩ tới thảm trạng nạn đói. Ngài tố giác rằng ”hiện nay đang thiếu những tổ chức kinh tế có khả năng đương đầu với tình trạng cấp thiết là nạn đói”. ĐTC cầu mong người ta tìm đến ”những biên cương mới” trong kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và sự cải cách ruộng đất công bằng tại các nước đang trên đường phát triển (27).
ĐTC Biển Đức 16 nhấn mạnh rằng việc tôn trọng sự sống không thể tách rời khỏi sự phát triển các dân tộc vì bất kỳ lý do gì. Ngài nhận thấy tại nhiều nơi trên thế giới vẫn còn có những biện pháp kiểm soát dân số tới độ ”áp đặt cả việc phá thai”. Tại các nước phát triển cao, có sự lan tràn não trạng bài trừ sinh sản và người ta thường tìm cách phổ biến não trạng ấy cho cả những nước khác, như thể đó là một sự tiến bộ văn hóa. Ngoài ra, ”Người ta có lý do để nghi ngờ rằng nhiều khi chính những viện trợ phát triển” bị gắn liền với ”những chính sách y tế, trong thực tế bao hàm sự áp đặt việc kiểm soát sinh sản. Thêm vào đó, những luật lệ cho phép làm cho chết êm dịu cũng thật là điều đáng lo âu. ”Khi một xã hội tiến tới sự phủ nhận hoặc hủy hoại sự sống thì rốt cuộc sẽ không còn tìm được những động lực và sức mạnh để hoạt động hầu phục vụ thiện ích đích thực của con người” (28).
Một khía cạnh khác gắn liền với sự phát triển là quyền tự do tôn giáo. ĐGH viết những bạo lực cản trở sự phát triển đích thực, điều này được đặc biệt áp dụng cho nạn khủng bố theo chủ nghĩa cực đoan”. Đồng thời, sự cổ võ chủ thuyết vô thần nơi nhiều quốc gia là điều trái ngược với những nhu cầu phát triển của các dân tộc, tước đoạt của họ những năng lực tinh thần và nhân bản (29). Để phát triển, cần có sự tác động hỗ tương của nhiều cấp độ kiến thức được hòa hợp với nhau nhờ đức bác ái (30-31).
Vì thế, ĐGH cầu mong rằng những chọn lựa kinh tế hiện nay tiếp tục ”theo đuổi mục tiêu ưu tiên là làm sao để mọi người có công ăn việc làm. ĐTC Biển Đức 16 cảnh giác chống lại một nền kinh tế ”ngắn hạn hoặc rất ngắn hạn”, hạ thấp mức độ bảo vệ quyền của giới công nhân, để một quốc gia nào đó có thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế. Vì thế, ngài khuyên nên sửa chữa những lệch lạc trong kiểu mẫu phát triển như tình trạng sức khỏe của trái đất ngày nay cũng đang đòi hỏi. Và ĐTC kết luận về sự hoàn cầu hóa rằng: “Nếu không có sự hướng dẫn của bác ái trong sự thật, thì sự hoàn cầu hóa có thể góp phần tạo nên những nguy cơ đưa tới những thiệt hại cho đến nay người ta chưa biết được và dẫn tới những chia rẽ mới”. Vì thế, cần có một sự dấn thân chưa từng có và với tinh thần sáng tạo” (32-33).
Chương thứ III có tựa đề ”Tình huynh đệ, phát triển kinh tế và xã hội dân sự”. Phần này mở đầu với lời ca ngợi kinh nghiệm về sự trao tặng. Kinh nghiệm này thường không được nhìn nhận ”vì thứ nhân sinh quan duy sản xuất và duy lợi ích”. ĐGH nhận xét rằng do xác tín về sự độc lập của kinh tế đối với những ảnh hưởng luân lý, đã thúc đẩy con người lạm dụng phương tiện kinh tế đến độ gây ra những tàn phá. Để thực sự có tính chất nhân bản, sự phát triển phải dành chỗ cho nguyên tắc nhưng không (34). Điều này có giá trị đặc biệt đối với thị trường. ĐGH cảnh giác rằng ”Nếu không có những hình thức nội tại liên đới và tín nhiệm lẫn nhau, thì thị trường không thể chu toàn chức năng kinh tế của nó”. Thị trường “không thể chỉ cậy dựa nơi chính mình”, nó phải kín múc năng lực luân lý từ các chủ thể khác, và không được coi những người nghèo như những gánh nặng, trái lại như một nguồn tài nguyên. ”Thị trường không thể trở thành nơi mà kẻ mạnh đè bẹp người yếu”. ”Tiêu chuẩn thương mại cần phải nhắm theo đuổi công ích mà nó, và nhất là cộng đồng kinh tế, phải đảm trách.” ĐGH minh định rằng tự bản chất thị trường không phải là điều tiêu cực. Vì thế, điều có liên hệ ở đây là con người, lương tâm và trách nhiệm của con người. Và ĐGH kết luận rằng cuộc khủng hoảng hiện nay chứng tỏ ”những nguyên tắc truyền thống về đạo đức xã hội - như sự minh bạch, lương thiện và trách nhiệm - không thể bị lơ là coi nhẹ”. Đồng thời ngài nhắc nhở rằng nền kinh tế không loại bỏ vai trò của Nhà Nước và cần phải có những luật lệ đúng đắn. Nhắc lại Thông điệp Centesimus Annus, Năm Thứ 100, ĐTC nêu rõ sự cần thiết phải có một hệ thống với ba chủ thể là: thị trường, Nhà Nước và xã hội dân sự, và ngài khuyến khích “văn minh hóa nền kinh tế”. Cần có những hình thức kinh tế liên đới. Thị trường và chính trị đang cần có ”những người cởi mở đối với việc trao tặng cho nhau” (35-39).
ĐGH nêu nhận xét: cuộc khủng hoảng hiện nay cũng đòi phải có một sự thay đổi sâu xa đối với xí nghiệp. Việc quản trị xí nghiệp không thể chỉ để ý tới lợi lộc của các chủ nhân mà thôi, nhưng còn phải đảm trách cộng đồng địa phương nữa. ĐGH nói đến những giới chủ xí nghiệp chỉ đáp ứng những chỉ dẫn của những người có cổ phần và ngài mời gọi tránh sử dụng đầu cơ các nguồn tài chánh (40-41). Chương III kết thúc với một sự thẩm định mới về hiện tượng hoàn cầu hóa, và không nên hiểu hiện tượng này như một ”tiến trình xã hội - kinh tế mà thôi”. ”Chúng ta không nên trở thành nạn nhân của hiện tượng này, nhưng phải là những người nắm vai chính, tiến hành một cách hợp lý, được sự hướng dẫn của bác ái và sự thật”. Sự hoàn cầu hóa cần một hướng đi văn hóa duy nhân vị và cộng đồng, cởi mở đối với siêu việt, có khả năng sửa chữa những lệch lạc. ĐGH nói thêm rằng ”có thể có sự tái phân phối tài nguyên, nhưng sự phổ biến an sinh không thể bị ngăn chặn bằng những dự phóng ích kỷ và bảo vệ thị trường” (42).
Trong chương thứ IV, Thông điệp của ĐTC khai triển đề tài Sự phát triển các dân tộc, các quyền lợi và nghĩa vụ, môi sinh. Ngài nhận xét rằng người ta đòi hỏi quyền được sống trong thừa thãi nơi các xã hội sung túc, trong khi tại một số miền chậm tiến dân chúng thiếu lương thực và nước uống. ”Các quyền lợi của cá nhân bị tách rời khỏi khuôn khổ nghĩa vụ thì sẽ trở thành điên rồ”. Các quyền lợi và nghĩa vụ đòi phải có một khuôn khổ luân lý đạo đức. Trái lại, nếu chúng ”chỉ đặt nền tảng trên những quyết định của một nghị viện công dân, thì chúng có thể bị thay đổi bất kỳ lúc nào. Các chính quyền và các tổ chức quốc tế không thể quên đặc tính khách quan và không thể tùy nghi sử dụng của các quyền (43). Về vấn đề này, ĐGH nhắc đến những vấn đề liên hệ tới sự gia tăng dân số và ngài khẳng định rằng ”thật là điều không đúng khi coi sự gia tăng dân số như nguyên nhân đầu tiên gây ra chậm tiến”. ĐGH tái khẳng định rằng tính dục không thể bị thu hẹp vào sự kiện thỏa mãn khoái lạc và ăn chơi”. Người ta cũng không thể điều hành tính dục bằng những chính sách duy vật, với chính sách cưỡng bách kế hoạch hóa sinh sản. Và ĐTC nhấn mạnh rằng sự cởi mở trong tinh thần luân lý trách nhiệm đối với sự sống là một sự phong phú về mặt xã hội và kinh tế. Các quốc gia được kêu gọi đề ra các chính sách đặt gia đình ở vị thế trung tâm” (44). ĐTC tái khẳng định: ”Nền kinh tế cần có một nền luân lý đạo đức để tiến hành tốt đẹp; không phải bất kỳ thứ luân lý đạo đức nào, nhưng là thứ luân lý thân thiện với con người”. Chính vị thế trung tâm của nhân vị con người phải là nguyên tắc hướng đạo trong những can thiệp giúp phát triển sự cộng tác quốc tế, những can thiệp này phải luôn có sự can dự của những người được trợ giúp. ĐTC khuyến khích các tổ chức quốc tế phải tự hỏi về hiệu năng đích thực của guồng máy bàn giấy hành chánh, thường các guồng máy này quá tốn kém. Nhiều khi chính những người nghèo lại là những người duy trì những tổ chức hành chánh hoang phí. Do đó, ĐTC kêu gọi hãy hoàn toàn minh bạch trong những ngân khoản nhận được (45-47).
Những đoạn cuối cùng trong chương thứ IV của Thông điệp được dành cho môi sinh. Đối với tín hữu, thiên nhiên là một món quà của Thiên Chúa cần phải sử dụng trong tinh thần trách nhiệm. Trong bối cảnh đó, ngài nói đến các vấn đề năng lượng. ĐTC tố giác ”sự kiện một số quốc gia và các nhóm quyền lực vơ vét các nguồn tài nguyên, đây là một cản trở nghiêm trọng đối với sự phát triển các nước nghèo”. Vì thế, cộng đồng quốc tế phải tìm ra những con đường cơ chế để kỷ luật hóa việc khai thác các tài nguyên không tái sinh được. Các xã hội kỹ thuật tân tiến có thể và phải giảm bớt nhu cầu năng lượng của mình, đồng thời phải gia tăng việc nghiên cứu các năng lượng khác. ĐTC nói rằng ”cần phải thực sự thay đổi não trạng để đi tới chỗ chấp nhận những lối sống mới. Ngày nay có một lối sống tại nhiều nơi trên thế giới, có xu hướng duy khoái lạc và duy tiêu thụ. Vấn đề quyết định là lối sống luân lý toàn bộ của xã hội. ”Nếu người ta không tôn trọng quyền sống và cái chết tự nhiên, thì lương tâm con người rốt cuộc sẽ đánh mất ý niệm về môi sinh nhân bản và ý niệm môi trường sống” (48-52).
Chương thứ V có trọng tâm là ”Sự cộng tác của gia đình nhân loại” trong đó ĐTC Biển Đức 16 nhấn mạnh rằng ”sự phát triển các dân tộc chủ yếu tùy thuộc sự nhìn nhận mình thuộc về một gia đình duy nhất”. Đàng khác, Kitô giáo chỉ có thể góp phần vào sự phát triển nếu Thiên Chúa có một chỗ đứng trong lãnh vực công cộng. Khi phủ nhận quyền công khai tuyên xưng đức tin của tín hữu, chính trị mang sắc thái đàn áp và gây hấn. Và ĐGH cảnh giác rằng ”với chủ thuyết duy đời và cực đoan, người ta mất cơ hội đối thoại phong phú” giữa lý trí và đức tin. Sự rạn nứt ấy đưa tới một thiệt hại nặng nề cho sự phát triển nhân loại (53-56).
Rồi ĐGH nhắc đến nguyên tắc phụ đới, mang lại sự giúp đỡ cho con người nhờ sự độc lập của các thực thể ở giữa. Ngài giải thích rằng nguyên tắc phụ đới là liều thuốc hữu hiệu nhất chống lại mọi hình thức trợ giúp theo tinh thần cha chú và nó thích hợp để nhân bản hóa hiện tượng hoàn cầu hóa. Những viện trợ quốc tế nhiều khi có thể duy trì một dân tộc trong tình trạng lệ thuộc, vì thế, viện trợ quốc tế cần được cung cấp với sự can dự của những chủ thể của xã hội dân sự chứ không phải chỉ liên hệ tới các chính quyền mà thôi. “Quá nhiều khi viện trợ chỉ được dùng để kiến tạo những thị trường bên lề cho các sản phẩm của các nước đang trên đường phát triển” (57-58). Rồi ĐGH khuyên các nước giầu hãy dành một tỷ lệ lớn hơn trong tổng sản lượng quốc gia để trợ giúp phát triển, tôn trọng những lời cam kết đã đưa ra. Ngài cầu mong làm sao cho dân chúng có cơ hội được giáo dục nhiều hơn, được huấn luyện đầy đủ. ĐTC cũng nhận xét rằng khi chiều theo chủ thuyết duy tương đối, người ta trở nên nghèo nàn hơn. Ví dụ hiện tượng sa đọa du lịch tình dục. ”Thật là điều đau thương khi nhận thấy rằng tệ nạn này thường diễn ra với sự đồng thuận của chính quyền địa phương, với sự im lặng của chính quyền các nước xuất xứ của các du khách và với sự đồng lõa của bao nhiêu người hoạt động trong ngành du lịch” (59-61).
Tiếp đến, ĐTC đề cập đến hiện tượng di cư rộng lớn. Ngài cảnh giác rằng ”Không một nước nào một mình có thể đương đầu được với các vấn đề di cư.” Mỗi người di cư là một nhân vị có những quyền phải được mọi người tôn trọng và trong mọi hoàn cảnh. ĐGH cũng yêu cầu đừng coi những công nhân nước ngoài như một món hàng và ngài nêu rõ mối liên hệ trực tiếp giữa nghèo đói và thất nghiệp. ĐGH cổ võ công ăn việc làm xứng đáng cho tất cả mọi người và mời gọi các công đoàn, tách biệt với chính trị, hãy hướng nhìn về những công nhân tại các quốc gia trong đó các quyền xã hội thường bị chà đạp (62-64).
Tài chánh, sau khi nó bị lạm dụng gây thiệt hại cho nền kinh tế thực sự, tái trở thành phương thế nhắm mục tiêu phát triển. Và ĐTC nói thêm rằng: ”Các người hoạt động trong lãnh vực tài chánh phải tái khám phá nền tảng luân lý đạo đức đích thực cho các hoạt động của mình. Ngoài ra cũng cần có những qui luật cho lãnh vực này để bảo đảm những người yếu thế nhất” (65-66). Đoạn cuối cùng trong chương V được ĐTC dành cho vấn đề cần cấp thiết cải tổ LHQ và cơ cấu kinh tế tài chánh quốc tế. Cần cấp thiết có sự hiện diện của một thẩm quyền đích thực của thế giới về chính trị, tuân hành nghiêm túc các nguyên tắc phụ đới và liên đới. Thẩm quyền này có quyền bính thực sự. Ngài kết luận với lời kêu gọi thiệt lập một cấp độ cao hơn trong hệ thống pháp lý quốc tế để điều khiển sự hoàn cầu hóa (67).
Trong chương VI và cũng là chương cuối cùng của Thông Điệp nói về đề tài Sự phát triển các dân tộc và kỹ thuật. ĐGH cảnh giác chống lại chủ trương ”coi trời bằng vung” theo đó, nhân loại tự nhận cho mình quyền năng tái sáng tạo, bằng cách sử dụng những kỳ công của kỹ thuật. ĐGH cảnh giác rằng kỹ thuật không thể có một thứ tự do tuyệt đối. Ngài nhận xét rằng ”tiến trình hoàn cầu hóa có thể thay thế các ý thức hệ bằng kỹ thuật” (68-72).
Gắn liền với sự phát triển kỹ thuật là các phương tiện truyền thông xã hội. Các phương tiện này được kêu gọi thăng tiến phẩm giá của con người và của các dân tộc (73). Chiến trường đầu tiên trong cuộc chiến văn hóa giữa trào lưu tuyệt đối hóa kỹ thuật và trách nhiệm luân lý của con người ngày nay là lãnh vực luân lý sinh học. Và ĐGH nói thêm rằng ”Lý trí mà không có đức tin thì sẽ bị mất hút trong ảo tưởng về sự toàn năng của mình”. Vấn đề xã hội trở thành vấn đề nhân loại học. ĐGH lấy làm tiếc vì sự nghiên cứu phôi thai người, phúc chế người đang được nền văn hóa ngày nay cổ võ, thứ văn hóa tin rằng mình đã vén mở mọi mầu nhiệm. ĐGH cảnh giác chống lại việc kế hoạch hóa đồng loại sự ưu sinh (74-75), chỉ cho sinh ra những trẻ em thuộc giống tốt. Ngài tái khẳng định rằng ”sự phát triển phải bao gồm cả sự tăng trưởng tinh thần hơn là vật chất”. Sau cùng, ĐGH kêu gọi hãy có một con tim mới để vượt thắng quan niệm duy vật về những biến cố của con người” (76-77).
Trong phần Kết luận, ĐGH nhấn mạnh rằng việc phát triển đang cần đến những tín hữu Kitô biết giơ cao đôi tay hướng về Thiên Chúa trong thái độ cầu nguyện, yêu thương, tha thứ, từ bỏ bản thân, đón tiếp tha nhân, công lý và hòa bình” (78-79).
Top Stories
World's oldest Christian Bible digitized
Nardine Saad, AP
02:36 07/07/2009
LONDON – The surviving pages of the world's oldest Christian Bible have been reunited — digitally. The early work known as the Codex Sinaiticus has been housed in four separate locations across the world for more than 150 years. But starting Monday, it became available for perusal on the Web at http://www.codexsinaiticus.org so scholars and other readers can get a closer look at what the British Library calls a "unique treasure."
"(The book) offers a window into the development of early Christianity and firsthand evidence of how the text of the Bible was transmitted from generation to generation," said Scot McKendrick, head of Western manuscripts at the British Library.
As it survives today, Codex Sinaiticus comprises just over 400 large leaves of prepared animal skin, each of which measures 15 inches by 13.5 inches (380 millimeters by 345 millimeters). It is the oldest book that contains a complete New Testament and is only missing parts of the Old Testament and the Apocrypha.
The 4th-century book, written in Greek, has been digitally reunited in a project involving groups from Britain, Germany, Russia and Egypt, which each possessed parts of the 1,600-year-old manuscript.
They worked together to publish new research into the history of the Codex and transcribed 650,000 words over a four-year period.
The Codex was both a key Christian text and "a landmark in the history of the book, as it is arguably the oldest large-bound book to have survived," McKendrick said.
Codex Sinaiticus, which loosely translated means "the book from Sinai," was discovered at the Monastery of Saint Catherine at Mount Sinai by German Bible scholar Constantine Tischendorf in the mid-19th century. Much of it eventually wound up in Russia — just how exactly the British Library won't say, citing lingering sensitivity over the circumstances surrounding its removal from the monastery.
The British Library bought 347 pages from Soviet authorities in 1933. Forty-three pages are at the University Library in Leipzig, Germany, and six fragments are at the National Library of Russia in St. Petersburg. And in 1975, monks stumbled on 12 more pages and 40 fragments stashed in a hidden room at the monastery at Mount Sinai.
Juan Garces, the Codex Sinaiticus project manager, said putting the book online was a "definitely a historical moment."
"It's special because it's the oldest almost completely preserved bible," Garces said.
Garces said the only other Bible that rivals Codex Sinaiticus in age is the Codex Vaticanus, which was written around the same time but lacks parts of the New Testament.
"It's such an important book — that's why it should be accessible," Garces said. "If you would have liked to see it before you would have had to travel to four countries in two continents. If you want to see the manuscript right now all you have to do is go online and experience it for yourself."
On the Codex parchment leaves is written around half of the Old Testament and Apocrypha, the whole of the New Testament and two early Christian texts not found in modern Bibles. Most of the first part of the Bible manuscript — containing most of the so-called historical books, from Genesis to 1 Chronicles — is missing and presumed to be lost.
Garces said Codex Sinaiticus was handwritten by four scribes. Experts had previously believed there were only three, but researchers at the British Library looked at the script with high quality digital imaging that revealed the hand of a fourth penman.
"From Parchment to Pixel: The Virtual Reunification of the Codex Sinaiticus," an exhibit about the Bible's reunification process, opened at the British Library on Monday and runs until Sept. 7.
The digitized manuscript includes more than 800 pages and fragments, including the pages discovered in 1975 — published for the first time.
"There's a high demand," Garces said. "Our Web site has crashed because people want to look at it."
(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20090706/ap_on_re_eu/eu_britain_bible)
"(The book) offers a window into the development of early Christianity and firsthand evidence of how the text of the Bible was transmitted from generation to generation," said Scot McKendrick, head of Western manuscripts at the British Library.
As it survives today, Codex Sinaiticus comprises just over 400 large leaves of prepared animal skin, each of which measures 15 inches by 13.5 inches (380 millimeters by 345 millimeters). It is the oldest book that contains a complete New Testament and is only missing parts of the Old Testament and the Apocrypha.
The 4th-century book, written in Greek, has been digitally reunited in a project involving groups from Britain, Germany, Russia and Egypt, which each possessed parts of the 1,600-year-old manuscript.
They worked together to publish new research into the history of the Codex and transcribed 650,000 words over a four-year period.
The Codex was both a key Christian text and "a landmark in the history of the book, as it is arguably the oldest large-bound book to have survived," McKendrick said.
Codex Sinaiticus, which loosely translated means "the book from Sinai," was discovered at the Monastery of Saint Catherine at Mount Sinai by German Bible scholar Constantine Tischendorf in the mid-19th century. Much of it eventually wound up in Russia — just how exactly the British Library won't say, citing lingering sensitivity over the circumstances surrounding its removal from the monastery.
The British Library bought 347 pages from Soviet authorities in 1933. Forty-three pages are at the University Library in Leipzig, Germany, and six fragments are at the National Library of Russia in St. Petersburg. And in 1975, monks stumbled on 12 more pages and 40 fragments stashed in a hidden room at the monastery at Mount Sinai.
Juan Garces, the Codex Sinaiticus project manager, said putting the book online was a "definitely a historical moment."
"It's special because it's the oldest almost completely preserved bible," Garces said.
Garces said the only other Bible that rivals Codex Sinaiticus in age is the Codex Vaticanus, which was written around the same time but lacks parts of the New Testament.
"It's such an important book — that's why it should be accessible," Garces said. "If you would have liked to see it before you would have had to travel to four countries in two continents. If you want to see the manuscript right now all you have to do is go online and experience it for yourself."
On the Codex parchment leaves is written around half of the Old Testament and Apocrypha, the whole of the New Testament and two early Christian texts not found in modern Bibles. Most of the first part of the Bible manuscript — containing most of the so-called historical books, from Genesis to 1 Chronicles — is missing and presumed to be lost.
Garces said Codex Sinaiticus was handwritten by four scribes. Experts had previously believed there were only three, but researchers at the British Library looked at the script with high quality digital imaging that revealed the hand of a fourth penman.
"From Parchment to Pixel: The Virtual Reunification of the Codex Sinaiticus," an exhibit about the Bible's reunification process, opened at the British Library on Monday and runs until Sept. 7.
The digitized manuscript includes more than 800 pages and fragments, including the pages discovered in 1975 — published for the first time.
"There's a high demand," Garces said. "Our Web site has crashed because people want to look at it."
(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20090706/ap_on_re_eu/eu_britain_bible)
Three options for pope's meeting with Obama: Pelosi, Blair, Zapatero
John L. Allen, Jr / NCR
03:31 07/07/2009
ROME Jul. 06, 2009 - Despite the intense anticipation surrounding Pope Benedict XVI’s July 10 meeting with President Barack Obama, the reality is that encounters between popes and politicians are generally all pictures and no sound, meaning that they’re often photo ops without much substance.
Obama will probably sit down with Benedict for 10-15 minutes, and maybe twice that with the Vatican’s Secretary of State, Cardinal Tarcisio Bertone, and other Vatican diplomats.
Those sessions will all take place off-camera, so aside from body language and vague impressions about the mood in the room before doors are closed, the key to shaping public impressions is whatever both sides say afterwards. Since the White House can be counted upon to apply the best possible spin no matter what, the only real “x factor” is whatever the Vatican will say.
The drama comes down to this: Will the Vatican accent the differences between the church and the White House over abortion and other life issues, creating the impression of a tense encounter? Will it play down those differences, suggesting the two men hit it off? Or, will the Vatican try to strike a delicate balance?
One can sketch the possibilities in terms of three options: the Pelosi Option, the Blair Option, and the Zapatero Option.
The Pelosi Option
When Nancy Pelosi met the pope last February, it was presented in advance as something of a breakthrough for the Democratic Speaker of the House, a pro-choice legislator who had recently been embroiled in a controversy with the U.S. bishops after publicly suggesting that Catholic teaching on when life begins was unsettled and unclear.
As things turned out, however, there was little joy in the meeting for Pelosi.
The Vatican did not permit any video or photos of the meeting, and the speaker hadn’t even left the Apostolic Palace before the Vatican released a tough statement saying the pope had reminded Pelosi of “the requirements of the natural moral law and the Church’s consistent teaching on the dignity of human life from conception until natural death, which enjoin all Catholics, and especially legislators, jurists … to work [toward] a just system of laws capable of protecting human life at all stages of development.”
As one blogger put it, the impression was that Benedict had “schooled” Pelosi.
Most observers, however, regard it as deeply unlikely that a similar treatment will be reserved for Obama. For one thing, Pelosi is Catholic and Obama is not, which means that to come extent her political views become a matter of internal ecclesiastical discipline. For another, Obama has never suggested that Catholic teaching on abortion is in flux, which effectively amounts to a challenge to the teaching authority of the bishops and the pope.
Given the fact that Pelosi’s meeting with Benedict came hard on the heels of her public spat with the U.S. bishops, there was real concern that the encounter might be manipulated in the States to suggest a kind of Vatican seal of approval for Pelosi’s position. Obama, meanwhile, recently vowed to always take seriously any criticism that comes from the American bishops, however passionate their tone.
Finally, the Speaker of the House simply isn’t the President of the United States, and Vatican diplomats would generally be loathe to burn bridges quite so emphatically with a new head of state.
The Blair Option
In June 2007, Tony Blair paid what amounted to a farewell call on Pope Benedict XVI, as he was then wrapping up his ten-year run as the British Prime Minister. As it was well known that Blair was on the brink of converting to Catholicism, the meeting with the pope marked not only his political exit but also his religious arrival, and most observers expected a largely amicable encounter.
Afterwards, however, the Vatican issued an unusual declaration, which read: “Some significant contributions of Prime Minster Blair, during his ten years of Government, were reviewed. There followed a frank exchange on the present international situation … Finally, after an exchange of opinions on some laws recently approved by the Parliament of the United Kingdom, best wishes were conveyed to the Hon Anthony Blair. ..”
While that may seem fairly tame, in diplomatic circles the phrase “frank exchange” is widely understood to be code for a bare-knuckles brawl. The British press played it up, suggesting there had been a “blazing row” between the pope and Blair – an impression, by the way, that the Vatican did not exactly go out of its way to correct.
The language about “some laws recently approved” in Britain was, among other things, understood to refer to a set of regulations the Blair government issued in January 2007, six months before the meeting with the pope, which prevent Catholic adoption agencies from refusing to serve gay couples. The phrase “international situation,” meanwhile, was seen in part as a coded reference to differences between Blair and the Vatican over the war in Iraq.
The bottom line is that what was supposed to be a feel-good session turned into a diplomatic incident.
Though a “Blair option” for the Obama meeting strikes most observers as more within the realm of possibility, it still comes off as unlikely for two reasons. One, Blair was on the verge of entering the Catholic church at the time, and hence his positions on matters such as abortion and embryonic stem cell research raise some of the same internal concerns as Pelosi; two, his government had just adopted a measure which was perceived not only as contrary to Catholic teaching, but directly discriminatory against the church’s charitable activity.
The Zapatero Option
Probably no political leader on the global stage today is more of a bête noire for the Vatican than Spanish Prime Minister José Luis Rodríguez Zapatero, a socialist whose full-court press in favor of gay marriage, embryonic stem cell research, divorce, and a wide variety of other issues has created church/state tensions not seen since the Spanish Civil War. Indeed, the shorthand way around the Vatican of referring to their worst-case scenario about Obama is that he could turn into a Zapatero globale, meaning a force for a radical social agenda all over the world.
When Benedict XVI met Zapatero for the first time in Valencia, Spain, in July 2006, many observers expected a diplomatic version of the Ali/Frazier prizefight.
That showdown never materialized, however, as the Vatican said essentially nothing afterwards, leaving the field clear for government spokespersons to assert that it had been a “highly cordial” meeting devoted to immigration, international conflicts, and the situation in Africa.
The pope met not only with Zapatero but also with his top deputy, María Teresa Fernández de la Vega, and Spanish sources told NCR that after his chat with Fernández de la Vega, the pope told her that he felt church/state relations in Spain are “in good hands.”
To be sure, Benedict found other occasions during his trip to Valencia to accent the church’s positions on hot-button matters such as abortion and gay marriage, especially since he was in town for a World Meeting of Families. Yet the Vatican worked hard to keep the whiff of conflict away from the encounter with Zapatero himself.
Upon his return to Rome, Benedict was asked by journalists about his remarkably positive tone in Spain, and he delivered a memorable reply: “Christianity, Catholicism, isn’t a collection of prohibitions … We’ve heard so much about what is not allowed that now it’s time to say: we have a positive idea to offer … [Everything] is clearer if you say it first in a positive way.”
The apparent calculation in Spain was that in an already tense situation, it was better for the pope to dial down the rhetoric and to stress potential zones of collaboration, rather than to let slip the dogs of cultural war.
Meeting in the Middle?
Which option might one expect for the meeting between Obama and Benedict on Friday, July 10?
Certainly the tone from the Vatican since Obama’s election last November has been basically positive, accenting potential areas of cooperation such as anti-poverty efforts, disarmament, multilateralism in foreign affairs, and outreach to the Islamic world. Vatican officials were particularly struck by the seemingly broad areas of coincidence between Benedict’s messages to Muslims during his mid-May trip to the Middle East and Obama’s speech in Cairo on June 4.
On the other hand, Vatican officials are sensitive to impressions of a split between Rome and the American bishops vis-à-vis Obama, given that several bishops in the States have struck a more confrontational posture over the “life issues.” In that regard, Obama’s respectful language about the American bishops during a recent Q&A session with religion writers in Washington was especially well received here.
Most senior diplomats and church-watchers in Rome expect there will be a reference in the Vatican’s public statements to the church’s concern for human dignity “from conception to natural death,” the usual way of flagging issues such as abortion and embryonic stem cell research.
Nonetheless, the sense here remains that both sides want the meeting to create the basis for a constructive working relationship. For that reason, most bets right now are running against any public reference to a “frank exchange” on Friday afternoon.
If not quite the Zapatero option, in other words, most sources here don’t expect a Pelosi or a Blair.
(Source: http://ncronline.org/blogs/ncr-today/three-options-popes-meeting-obama-pelosi-blair-zapatero)
Obama will probably sit down with Benedict for 10-15 minutes, and maybe twice that with the Vatican’s Secretary of State, Cardinal Tarcisio Bertone, and other Vatican diplomats.
Those sessions will all take place off-camera, so aside from body language and vague impressions about the mood in the room before doors are closed, the key to shaping public impressions is whatever both sides say afterwards. Since the White House can be counted upon to apply the best possible spin no matter what, the only real “x factor” is whatever the Vatican will say.
The drama comes down to this: Will the Vatican accent the differences between the church and the White House over abortion and other life issues, creating the impression of a tense encounter? Will it play down those differences, suggesting the two men hit it off? Or, will the Vatican try to strike a delicate balance?
One can sketch the possibilities in terms of three options: the Pelosi Option, the Blair Option, and the Zapatero Option.
The Pelosi Option
When Nancy Pelosi met the pope last February, it was presented in advance as something of a breakthrough for the Democratic Speaker of the House, a pro-choice legislator who had recently been embroiled in a controversy with the U.S. bishops after publicly suggesting that Catholic teaching on when life begins was unsettled and unclear.
As things turned out, however, there was little joy in the meeting for Pelosi.
The Vatican did not permit any video or photos of the meeting, and the speaker hadn’t even left the Apostolic Palace before the Vatican released a tough statement saying the pope had reminded Pelosi of “the requirements of the natural moral law and the Church’s consistent teaching on the dignity of human life from conception until natural death, which enjoin all Catholics, and especially legislators, jurists … to work [toward] a just system of laws capable of protecting human life at all stages of development.”
As one blogger put it, the impression was that Benedict had “schooled” Pelosi.
Most observers, however, regard it as deeply unlikely that a similar treatment will be reserved for Obama. For one thing, Pelosi is Catholic and Obama is not, which means that to come extent her political views become a matter of internal ecclesiastical discipline. For another, Obama has never suggested that Catholic teaching on abortion is in flux, which effectively amounts to a challenge to the teaching authority of the bishops and the pope.
Given the fact that Pelosi’s meeting with Benedict came hard on the heels of her public spat with the U.S. bishops, there was real concern that the encounter might be manipulated in the States to suggest a kind of Vatican seal of approval for Pelosi’s position. Obama, meanwhile, recently vowed to always take seriously any criticism that comes from the American bishops, however passionate their tone.
Finally, the Speaker of the House simply isn’t the President of the United States, and Vatican diplomats would generally be loathe to burn bridges quite so emphatically with a new head of state.
The Blair Option
In June 2007, Tony Blair paid what amounted to a farewell call on Pope Benedict XVI, as he was then wrapping up his ten-year run as the British Prime Minister. As it was well known that Blair was on the brink of converting to Catholicism, the meeting with the pope marked not only his political exit but also his religious arrival, and most observers expected a largely amicable encounter.
Afterwards, however, the Vatican issued an unusual declaration, which read: “Some significant contributions of Prime Minster Blair, during his ten years of Government, were reviewed. There followed a frank exchange on the present international situation … Finally, after an exchange of opinions on some laws recently approved by the Parliament of the United Kingdom, best wishes were conveyed to the Hon Anthony Blair. ..”
While that may seem fairly tame, in diplomatic circles the phrase “frank exchange” is widely understood to be code for a bare-knuckles brawl. The British press played it up, suggesting there had been a “blazing row” between the pope and Blair – an impression, by the way, that the Vatican did not exactly go out of its way to correct.
The language about “some laws recently approved” in Britain was, among other things, understood to refer to a set of regulations the Blair government issued in January 2007, six months before the meeting with the pope, which prevent Catholic adoption agencies from refusing to serve gay couples. The phrase “international situation,” meanwhile, was seen in part as a coded reference to differences between Blair and the Vatican over the war in Iraq.
The bottom line is that what was supposed to be a feel-good session turned into a diplomatic incident.
Though a “Blair option” for the Obama meeting strikes most observers as more within the realm of possibility, it still comes off as unlikely for two reasons. One, Blair was on the verge of entering the Catholic church at the time, and hence his positions on matters such as abortion and embryonic stem cell research raise some of the same internal concerns as Pelosi; two, his government had just adopted a measure which was perceived not only as contrary to Catholic teaching, but directly discriminatory against the church’s charitable activity.
The Zapatero Option
Probably no political leader on the global stage today is more of a bête noire for the Vatican than Spanish Prime Minister José Luis Rodríguez Zapatero, a socialist whose full-court press in favor of gay marriage, embryonic stem cell research, divorce, and a wide variety of other issues has created church/state tensions not seen since the Spanish Civil War. Indeed, the shorthand way around the Vatican of referring to their worst-case scenario about Obama is that he could turn into a Zapatero globale, meaning a force for a radical social agenda all over the world.
When Benedict XVI met Zapatero for the first time in Valencia, Spain, in July 2006, many observers expected a diplomatic version of the Ali/Frazier prizefight.
That showdown never materialized, however, as the Vatican said essentially nothing afterwards, leaving the field clear for government spokespersons to assert that it had been a “highly cordial” meeting devoted to immigration, international conflicts, and the situation in Africa.
The pope met not only with Zapatero but also with his top deputy, María Teresa Fernández de la Vega, and Spanish sources told NCR that after his chat with Fernández de la Vega, the pope told her that he felt church/state relations in Spain are “in good hands.”
To be sure, Benedict found other occasions during his trip to Valencia to accent the church’s positions on hot-button matters such as abortion and gay marriage, especially since he was in town for a World Meeting of Families. Yet the Vatican worked hard to keep the whiff of conflict away from the encounter with Zapatero himself.
Upon his return to Rome, Benedict was asked by journalists about his remarkably positive tone in Spain, and he delivered a memorable reply: “Christianity, Catholicism, isn’t a collection of prohibitions … We’ve heard so much about what is not allowed that now it’s time to say: we have a positive idea to offer … [Everything] is clearer if you say it first in a positive way.”
The apparent calculation in Spain was that in an already tense situation, it was better for the pope to dial down the rhetoric and to stress potential zones of collaboration, rather than to let slip the dogs of cultural war.
Meeting in the Middle?
Which option might one expect for the meeting between Obama and Benedict on Friday, July 10?
Certainly the tone from the Vatican since Obama’s election last November has been basically positive, accenting potential areas of cooperation such as anti-poverty efforts, disarmament, multilateralism in foreign affairs, and outreach to the Islamic world. Vatican officials were particularly struck by the seemingly broad areas of coincidence between Benedict’s messages to Muslims during his mid-May trip to the Middle East and Obama’s speech in Cairo on June 4.
On the other hand, Vatican officials are sensitive to impressions of a split between Rome and the American bishops vis-à-vis Obama, given that several bishops in the States have struck a more confrontational posture over the “life issues.” In that regard, Obama’s respectful language about the American bishops during a recent Q&A session with religion writers in Washington was especially well received here.
Most senior diplomats and church-watchers in Rome expect there will be a reference in the Vatican’s public statements to the church’s concern for human dignity “from conception to natural death,” the usual way of flagging issues such as abortion and embryonic stem cell research.
Nonetheless, the sense here remains that both sides want the meeting to create the basis for a constructive working relationship. For that reason, most bets right now are running against any public reference to a “frank exchange” on Friday afternoon.
If not quite the Zapatero option, in other words, most sources here don’t expect a Pelosi or a Blair.
(Source: http://ncronline.org/blogs/ncr-today/three-options-popes-meeting-obama-pelosi-blair-zapatero)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đồng CGVN Oregon Hành Hương Núi Đức Mẹ Sầu Bi kỉ niệm 34 năm ly hương
Phan Hoàng Phú Quý
04:34 07/07/2009
PORTLAND-Oregon: Theo thông lệ hàng năm nhân ngày lễ Độc Lập, cộng đồng công giáo Việt Nam tại tiểu bang Oregon Hoa Kỳ đã tổ chức Đại Hội Hành Hương kỷ niệm 34 năm ly hương, trong 3 ngày cuối tuần, bắt đầu từ thứ Sáu ngày 3 đến Chúa Nhật ngày 5/7/09.với chủ đề: Gia Đình là Nền Tảng của Giáo Hội.
Xem hình ảnh đại lễ
Chương trình hành hương được tổ chức thật chu đáo với nhiều ban, ngành, các hội đoàn, các hội đồng hương, đăc biệt năm nay có sự tham dự của hội Hướng Đạo VN, trong đó có nhiều trưởng là những linh mục đã từng tham gia sinh hoạt Hướng đạo nhiều năm tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ.
Trong suốt thời gian hành hương, quý linh mục luôn thường trực ngồi tòa để quý giáo hữu có cơ hội xưng tội, làm hòa với Chúa,
Các buổi thuyết trình về những đề tài: Bí Tích Giao Hòa, Gia Đình là nền Tảng của Giáo Hội, Mẹ Maria Nữ Vương Các Gia Đình, Vai Trò Người Con Trong gia Đình, đã được quý linh mục Phao lô Cao Thế Bình, Nguyễn Tiến Lộc, Phạm Quốc Hưng, Đoàn Hoàng Khôi Anh hướng dẫn, ngoài ra cũng có những giờ chầu Thánh Thể do Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Hội Đồng Hương Tam Tòa và Kênh 5 phụ trách.
Thánh lễ tôn vinh Các Thánh Tử Đạo VN cũng được cử hành trọng thể tại Lễ Đài Đức Mẹ trong khuôn viên giáo xứ La Vang, một hoạt cảnh nói về sự tích tử đạo của Thánh Anrê Trần Văn Trông (1808-1835) cũng được anh chị em trong ca đoàn Thanh Niên trình diễn trước thánh lễ rất là tâm tình và xúc động, được biết vị Thánh sinh tại Kim Long, Thừa Thiên Huế, lúc lên 20 tuổi đã tòng quân và trở thành đội quân dệt vải cho Thành Nội Huế. Thời bấy giờ Vua Minh Mạng ra lệnh cấm đạo rất nghiêm, sau nhiều lần bi bắt, bị tra tấn, dụ dỗ vô hiệu quả, Ngài đã bị xữ trãm, và thân mẫu Ngài đã xin quan để nhận xác con mình, giáo hữu họ Kim Long cung kính rước xác Thánh Tử Đạo Anrê Trần Văn Trông về an táng trong lòng nhà thờ Kim Long, Đức Thánh Cha Lêo XIII tôn vinh Ngài lên bậc Chân Phước ngày 27-5-1900, và Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã tôn vinh Ngài lên bậc Hiển Thánh ngày 19-6-1988.
Trong bài suy niệm linh mục Nguyễn Tiên Lộc cũng đã trích đoạn một lá thư của Thánh Lê Bảo Tịnh viết cho chủng sinh va giới trẻ từ ngục thất Hà Nội năm 1843: Tôi vẫn thầm xác tín rằng. Không gì có thể làm cho tôi xa lìa tình thương của Chúa Giêsu Kitô, dù lao tù, dù đói khát, dù gươm giáo, dù sự chết, là vì chính Chúa Kitô là sự sống của tôi, không phải vì tình cờ mà chúng tôi bị rơi vào tay hung ác, nhưng đó là một sự xê`p đặt của Chúa Quan Phòng. Tử đạo bằng máu quả thật là họa hiếm, Thiên Chúa chỉ ban cho một số it người, vì là hồng ân hoàn toàn, chứ không phải công nghiệp của ai. Nhưng mà tử đạo bằng ước muốn, bằng tình yêu là của hết mọi người, và cũng là có thể của riêng những người có tinh thần nghèo khó, hiếu hòa và tâm hồn trong sạch.
Ngài cũng khuyên mọi người hãy sống đức tin, biết phó thác và trông cậy vào Chúa, nhất là đừng sợ hãi, đừng lo phải nói gì, phải làm gì khì đối diện với kẻ thù, bởi vì lúc đó Thần lực của Thiên Chúa sẽ nói giùm cho anh em.
Cũng trong thánh lễ này, linh mục Nguyễn Thanh Liêm chủ tịch liên đoàn Tu Sĩ và Giáo Dân Hải Ngoại đã ngõ lời chào mừng Đại Hội Hành Hương, và trình bày cùng cộng đoàn dân Chúa về chương trình yễm trợ quỹ hưu dưỡng cho quý linh mục già tại Việt Nam do Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt phát động và xin moị người rộng tay giúp đỡ.
Sáng Chúa Nhật ngày 5-7-09 vào lúc 10 giờ sang, Giáo dân khắp nơi trong tiểu bang cũng như các tiềủ bang phụ cận như Washington State, Vancouver BC của Canada, Idaho, và California đã tập trung về Núi Đức Mẹ Sầu Bi để cung nghinh Đức Mẹ và hiệp dâng thánh lễ Tạ ơn, do Đức Tổng Giám Mục Portland chủ tế, có gấn 10 ngàn người tham dự thánh lễ này, bắt đâu là nghi thức truy điệu các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho lý tưởng tự do và hoà bình thế giới, quốc kỳ Hoa Kỳ và Viet Nam Cộng Hòa cũng như các Đồng Minh được rước đến trước lễ đài, và quốc ca Việt Mỹ được mọi người trân trọng hát lên, mọi con tim cùng hoà một nhịp hướng vê Tổ Quốc thân yêu, một phút mặc niệm cũng được mọi người kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ tổ quốc, ba hồi chiêng trồng và quốc thiều trổi lên chiêu hồn tử sĩ, Đức ông Giac ôbê Pham Văn Ninh chánh xứ đã niệm hương trước lễ đài. mọi người ai nấy đều bồi hồi cảm xúc.
Tiếp đến là phần cung nghinh Đức Mẹ đi chung quanh khu vực của khu hành hương, với Thánh Giá nến cao dãn đầu, rồi đến quý hội đoàn, quý giáo dân, quý nữ tu, quý linh mục, đoàn dâng hoa và các sắc tộc thiểu số, mọi người vừ đi vừa lần hạt Mân Côi, rất trang nghiêm và thành kính.
Sau phần cung nghinh là phần dâng hoa trước tòa Đức Mẹ, các em trong lễ phục cổ truyền của Dân tộc đã dâng lên cho Đức Mẹ những hương trầm cũng như những bông hoa xinh tươi đủ màu sắc, trông thật đẹp mắt và nhìều ý nghĩa, đây cũng là nghĩa cử con thảo đối với Mẹ hiền.
Thánh lễ Đại Trào do Đức Tổng Giám Mục Portland chủ tế cùng với quý linh mục Viêt Nam và Hoa Kỳ đồng tế, trong phần huấn từ Đức Tổng Giám Mục đã xin mọi ngườI hãy cãm tạ Thiên Chúa đã cho chúng ta có được một ngaỳ Lễ Độc Lập, được tự do, no ấm va bình an,
Kết lễ là lời cảm ơn chân thành của linh mục Giuse Vũ Hải Đăng phó xứ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang gởi đến Đức Tổng Giám Mục, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, đã dành thi gian quý báu cuối tuần để vế đây củng hiệp thông cầu nguỳện và ta ơn, xin bình an của Thiên Chúa va Mẹ La Vang chúc lành và ở cùng chúng ta luôn mãi.
Sau Thánh lễ là phần chụp hình lưu niệm của quý đoàn thể, quý ban ngành, quý khách hành hương với Đức Tổng Giám Mục và quý linh mục hiện diện trong thánh lễ hôm nay
Nguyện xin bình an của Chúa và Đức Mẹ đồng hành với Đức Tổng Giám Mục, quý linh mục, quý tu sỉ nam nữ và cùng với quý anh chi em trên mọi nẽo đường khì ra về và xin hẹn gặp lại quý vị trong kỳ Đại Hội hành hương lần thứ 35 tại Portland, Oregon July 4th 2010.
Xem hình ảnh đại lễ
Chương trình hành hương được tổ chức thật chu đáo với nhiều ban, ngành, các hội đoàn, các hội đồng hương, đăc biệt năm nay có sự tham dự của hội Hướng Đạo VN, trong đó có nhiều trưởng là những linh mục đã từng tham gia sinh hoạt Hướng đạo nhiều năm tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ.
Trong suốt thời gian hành hương, quý linh mục luôn thường trực ngồi tòa để quý giáo hữu có cơ hội xưng tội, làm hòa với Chúa,
Các buổi thuyết trình về những đề tài: Bí Tích Giao Hòa, Gia Đình là nền Tảng của Giáo Hội, Mẹ Maria Nữ Vương Các Gia Đình, Vai Trò Người Con Trong gia Đình, đã được quý linh mục Phao lô Cao Thế Bình, Nguyễn Tiến Lộc, Phạm Quốc Hưng, Đoàn Hoàng Khôi Anh hướng dẫn, ngoài ra cũng có những giờ chầu Thánh Thể do Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Hội Đồng Hương Tam Tòa và Kênh 5 phụ trách.
Thánh lễ tôn vinh Các Thánh Tử Đạo VN cũng được cử hành trọng thể tại Lễ Đài Đức Mẹ trong khuôn viên giáo xứ La Vang, một hoạt cảnh nói về sự tích tử đạo của Thánh Anrê Trần Văn Trông (1808-1835) cũng được anh chị em trong ca đoàn Thanh Niên trình diễn trước thánh lễ rất là tâm tình và xúc động, được biết vị Thánh sinh tại Kim Long, Thừa Thiên Huế, lúc lên 20 tuổi đã tòng quân và trở thành đội quân dệt vải cho Thành Nội Huế. Thời bấy giờ Vua Minh Mạng ra lệnh cấm đạo rất nghiêm, sau nhiều lần bi bắt, bị tra tấn, dụ dỗ vô hiệu quả, Ngài đã bị xữ trãm, và thân mẫu Ngài đã xin quan để nhận xác con mình, giáo hữu họ Kim Long cung kính rước xác Thánh Tử Đạo Anrê Trần Văn Trông về an táng trong lòng nhà thờ Kim Long, Đức Thánh Cha Lêo XIII tôn vinh Ngài lên bậc Chân Phước ngày 27-5-1900, và Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã tôn vinh Ngài lên bậc Hiển Thánh ngày 19-6-1988.
Trong bài suy niệm linh mục Nguyễn Tiên Lộc cũng đã trích đoạn một lá thư của Thánh Lê Bảo Tịnh viết cho chủng sinh va giới trẻ từ ngục thất Hà Nội năm 1843: Tôi vẫn thầm xác tín rằng. Không gì có thể làm cho tôi xa lìa tình thương của Chúa Giêsu Kitô, dù lao tù, dù đói khát, dù gươm giáo, dù sự chết, là vì chính Chúa Kitô là sự sống của tôi, không phải vì tình cờ mà chúng tôi bị rơi vào tay hung ác, nhưng đó là một sự xê`p đặt của Chúa Quan Phòng. Tử đạo bằng máu quả thật là họa hiếm, Thiên Chúa chỉ ban cho một số it người, vì là hồng ân hoàn toàn, chứ không phải công nghiệp của ai. Nhưng mà tử đạo bằng ước muốn, bằng tình yêu là của hết mọi người, và cũng là có thể của riêng những người có tinh thần nghèo khó, hiếu hòa và tâm hồn trong sạch.
Ngài cũng khuyên mọi người hãy sống đức tin, biết phó thác và trông cậy vào Chúa, nhất là đừng sợ hãi, đừng lo phải nói gì, phải làm gì khì đối diện với kẻ thù, bởi vì lúc đó Thần lực của Thiên Chúa sẽ nói giùm cho anh em.
Cũng trong thánh lễ này, linh mục Nguyễn Thanh Liêm chủ tịch liên đoàn Tu Sĩ và Giáo Dân Hải Ngoại đã ngõ lời chào mừng Đại Hội Hành Hương, và trình bày cùng cộng đoàn dân Chúa về chương trình yễm trợ quỹ hưu dưỡng cho quý linh mục già tại Việt Nam do Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt phát động và xin moị người rộng tay giúp đỡ.
Sáng Chúa Nhật ngày 5-7-09 vào lúc 10 giờ sang, Giáo dân khắp nơi trong tiểu bang cũng như các tiềủ bang phụ cận như Washington State, Vancouver BC của Canada, Idaho, và California đã tập trung về Núi Đức Mẹ Sầu Bi để cung nghinh Đức Mẹ và hiệp dâng thánh lễ Tạ ơn, do Đức Tổng Giám Mục Portland chủ tế, có gấn 10 ngàn người tham dự thánh lễ này, bắt đâu là nghi thức truy điệu các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho lý tưởng tự do và hoà bình thế giới, quốc kỳ Hoa Kỳ và Viet Nam Cộng Hòa cũng như các Đồng Minh được rước đến trước lễ đài, và quốc ca Việt Mỹ được mọi người trân trọng hát lên, mọi con tim cùng hoà một nhịp hướng vê Tổ Quốc thân yêu, một phút mặc niệm cũng được mọi người kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ tổ quốc, ba hồi chiêng trồng và quốc thiều trổi lên chiêu hồn tử sĩ, Đức ông Giac ôbê Pham Văn Ninh chánh xứ đã niệm hương trước lễ đài. mọi người ai nấy đều bồi hồi cảm xúc.
Tiếp đến là phần cung nghinh Đức Mẹ đi chung quanh khu vực của khu hành hương, với Thánh Giá nến cao dãn đầu, rồi đến quý hội đoàn, quý giáo dân, quý nữ tu, quý linh mục, đoàn dâng hoa và các sắc tộc thiểu số, mọi người vừ đi vừa lần hạt Mân Côi, rất trang nghiêm và thành kính.
Sau phần cung nghinh là phần dâng hoa trước tòa Đức Mẹ, các em trong lễ phục cổ truyền của Dân tộc đã dâng lên cho Đức Mẹ những hương trầm cũng như những bông hoa xinh tươi đủ màu sắc, trông thật đẹp mắt và nhìều ý nghĩa, đây cũng là nghĩa cử con thảo đối với Mẹ hiền.
Thánh lễ Đại Trào do Đức Tổng Giám Mục Portland chủ tế cùng với quý linh mục Viêt Nam và Hoa Kỳ đồng tế, trong phần huấn từ Đức Tổng Giám Mục đã xin mọi ngườI hãy cãm tạ Thiên Chúa đã cho chúng ta có được một ngaỳ Lễ Độc Lập, được tự do, no ấm va bình an,
Kết lễ là lời cảm ơn chân thành của linh mục Giuse Vũ Hải Đăng phó xứ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang gởi đến Đức Tổng Giám Mục, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, đã dành thi gian quý báu cuối tuần để vế đây củng hiệp thông cầu nguỳện và ta ơn, xin bình an của Thiên Chúa va Mẹ La Vang chúc lành và ở cùng chúng ta luôn mãi.
Sau Thánh lễ là phần chụp hình lưu niệm của quý đoàn thể, quý ban ngành, quý khách hành hương với Đức Tổng Giám Mục và quý linh mục hiện diện trong thánh lễ hôm nay
Nguyện xin bình an của Chúa và Đức Mẹ đồng hành với Đức Tổng Giám Mục, quý linh mục, quý tu sỉ nam nữ và cùng với quý anh chi em trên mọi nẽo đường khì ra về và xin hẹn gặp lại quý vị trong kỳ Đại Hội hành hương lần thứ 35 tại Portland, Oregon July 4th 2010.
LM Giuse Trần Hòa Hưng được bổ nhiệm làm Tân Giám tỉnh Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam
Fx Tran Duc Thinh SDB
06:32 07/07/2009
SAIGÒN - Chiều ngày 6 tháng 7 năm 2009, lúc 15giờ 40 Cha Pascual Chavez Bề Trên Cả Tu Hội Salêdiêng Don Bosco đã điện thoại trực tiếp từ Roma để thông báo cho Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thêm về việc ngài bổ nhiệm Cha Giám Tỉnh mới cho Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam. Sau đó Cha Bề Trên Cả đã gửi Fax Văn Thư công bố và bổ nhiệm lúc 17giờ 22 (giờ Roma).
Hôm nay 07 tháng 07 năm 2009, Cha GB Nguyễn Văn Thêm nguyên Giám Tỉnh đã loan báo Tin Vui cho toàn thể Tỉnh Dòng và Đại Gia Đình Salêdiêng Don Bosco Việt Nam là Cha Bề Trên Cả với sự nhất trí của Ban Tổng Cố Vấn đã bổ nhiệm Linh mục Giuse Trần Hòa Hưng làm Tân Giám Tỉnh của Tỉnh Dòng Salêdiêng Việt Nam.
Theo chương trình, lễ Tuyên xưng Đức Tin và nhậm chức Giám Tỉnh mới sẽ được cử hành ngày Thứ Bảy 11 tháng 07 năm 2009 tại Xuân Hiệp - Thủ Đức là trụ sở của Tỉnh Dòng.
Sau đây là sơ lược tiểu sử của Cha Giám Tỉnh mới:
Bản dịch Văn Thư Bổ Nhiệm Giám Tỉnh của Cha Bề Trên Cả Tu Hội Salêdiêng Don Bosco:
Prot. n. 09401
BỀ TRÊN CẢ TU HỘI THÁNH PHANXICÔ SALÊ
Mến gửi Hội viên Linh mục Giuse Trần Hòa Hưng, SDB
Một trong những nhiệm vụ chính của Bề Trên Cả là bổ nhiệm cho mỗi Tỉnh Dòng một Hội Viên “thực hiện việc phục vụ trong sự hiệp nhất với Bề Trên Cả, với đức ái và tinh thần mục tử” “sinh động đời sống tu trì và hoạt động tông đồ của Cộng Thể Tỉnh, chăm sóc việc đào luyện các hội viên, nhất là các Tập Sinh và Hội Viên trẻ, điều hành và kiểm soát việc quản trị tài sản của Tỉnh Dòng và từng Cộng Thể” (Hiến Luật số 161).
Vì thế, để tiên liệu việc bổ nhiệm Bề Trên hạt pháp lý “Thánh Gioan Bosco" ở Xuân Hiệp, Việt Nam.
Sau khi tham khảo theo Hiến Luật của chúng ta liên liệu, với sự đồng ý của Ban Tổng Cố Vấn, trong Chúa, Cha nhận thấy thích hợp để bổ nhiệm con làm Bề Trên Hạt Pháp Lý nói trên với nhiệm kỳ 2009 - 2015.
Cha đồng hành với con trong nhiệm vụ của con, với lời cầu chúc huynh đệ, cầu xin Thiên Chúa ban nhiều ơn phúc cho con và cho Cộng Thể Tỉnh được uỷ thác cho sự quan tâm mục vụ của con.
Roma ngày 26 tháng 06 năm 2009
Bề trên cả
Cha Pascual Chávez Villanueva SDB
Tổng Thư Ký
Cha Maria Stempel SDB.
______________________________________
Về Dòng Nữ Salêdiêng Việt Nam:
Được biết, ngày 04 -03 - 2009 Mẹ Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng đã ký quyết định thành lập Tỉnh Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam. Ngày 24 -4 - 2009 Sơ Rosa Vũ Thị Kim Liên (Giám tỉnh nhiệm kỳ 2003 - 2009) đã công bố Mẹ bề Trên Tổng Quyền Yvonne Reuguat đã bổ nhiệm Sơ TÊRÊSA UÔNG THỊ ĐOAN TRANG làm TÂN GIÁM TỈNH Tỉnh Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam với nhiệm kỳ 6 năm 2009 - 2015.
Cũng theo chương trình, lễ nhậm chức Giám Tỉnh mới của Sơ TÊRÊSA ĐOAN TRANG sẽ được cử hành vào lúc 6giờ sáng ngày 11 tháng 07 năm 2009 tới đây.
Tân giám tỉnh Cha Trần Hòa Hưng |
Theo chương trình, lễ Tuyên xưng Đức Tin và nhậm chức Giám Tỉnh mới sẽ được cử hành ngày Thứ Bảy 11 tháng 07 năm 2009 tại Xuân Hiệp - Thủ Đức là trụ sở của Tỉnh Dòng.
Sau đây là sơ lược tiểu sử của Cha Giám Tỉnh mới:
- Sinh ngày 20 - 11 - 1958 tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Khấn lần đầu ngày 14 - 08 - 1977.
- Khấn trọn đời ngày 24 - 07 - 1983.
- Thụ phong Linh mục ngày 28 - 10 - 1995.
- Cố Vấn Cộng Thể Ba Thôn từ 1997 - 2000.
- Phó Giám Đốc Học Viện Thần Học Rinaldi từ 2000 - 2003.
- Giám Đốc Học Viện Thần Học Rinaldi từ 2003 - 2006.
- Phó Giám Tỉnh - Trưởng Ban Đào Luyện của Tỉnh Dòng từ 2003 - 2009.
- Chủ Tịch Liên Tu Sỹ Tổng Giáo Phận Sài Gòn từ 05 - 05 - 2008.
Bản dịch Văn Thư Bổ Nhiệm Giám Tỉnh của Cha Bề Trên Cả Tu Hội Salêdiêng Don Bosco:
Prot. n. 09401
BỀ TRÊN CẢ TU HỘI THÁNH PHANXICÔ SALÊ
Mến gửi Hội viên Linh mục Giuse Trần Hòa Hưng, SDB
Một trong những nhiệm vụ chính của Bề Trên Cả là bổ nhiệm cho mỗi Tỉnh Dòng một Hội Viên “thực hiện việc phục vụ trong sự hiệp nhất với Bề Trên Cả, với đức ái và tinh thần mục tử” “sinh động đời sống tu trì và hoạt động tông đồ của Cộng Thể Tỉnh, chăm sóc việc đào luyện các hội viên, nhất là các Tập Sinh và Hội Viên trẻ, điều hành và kiểm soát việc quản trị tài sản của Tỉnh Dòng và từng Cộng Thể” (Hiến Luật số 161).
Vì thế, để tiên liệu việc bổ nhiệm Bề Trên hạt pháp lý “Thánh Gioan Bosco" ở Xuân Hiệp, Việt Nam.
Sau khi tham khảo theo Hiến Luật của chúng ta liên liệu, với sự đồng ý của Ban Tổng Cố Vấn, trong Chúa, Cha nhận thấy thích hợp để bổ nhiệm con làm Bề Trên Hạt Pháp Lý nói trên với nhiệm kỳ 2009 - 2015.
Cha đồng hành với con trong nhiệm vụ của con, với lời cầu chúc huynh đệ, cầu xin Thiên Chúa ban nhiều ơn phúc cho con và cho Cộng Thể Tỉnh được uỷ thác cho sự quan tâm mục vụ của con.
Roma ngày 26 tháng 06 năm 2009
Bề trên cả
Cha Pascual Chávez Villanueva SDB
Tổng Thư Ký
Cha Maria Stempel SDB.
______________________________________
Về Dòng Nữ Salêdiêng Việt Nam:
Được biết, ngày 04 -03 - 2009 Mẹ Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng đã ký quyết định thành lập Tỉnh Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam. Ngày 24 -4 - 2009 Sơ Rosa Vũ Thị Kim Liên (Giám tỉnh nhiệm kỳ 2003 - 2009) đã công bố Mẹ bề Trên Tổng Quyền Yvonne Reuguat đã bổ nhiệm Sơ TÊRÊSA UÔNG THỊ ĐOAN TRANG làm TÂN GIÁM TỈNH Tỉnh Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam với nhiệm kỳ 6 năm 2009 - 2015.
Cũng theo chương trình, lễ nhậm chức Giám Tỉnh mới của Sơ TÊRÊSA ĐOAN TRANG sẽ được cử hành vào lúc 6giờ sáng ngày 11 tháng 07 năm 2009 tới đây.
Sinh viên Công Giáo Thái Bình với hoạt động “tiếp sức mùa thi”
Hương Giang
16:33 07/07/2009
THÁI BÌNH - Sáng nay (ngày 7/7/2009), các thí sinh tham dự kì thi Đại học đợt 2 tại Hà Nội, lại tiếp tục hành trang lên đường “quyết tâm thực hiện ước mơ vào đại học của mình”. Các thí sinh đã đăng kí tham gia chương trình “Mùa hè xanh” do nhóm sinh viên Công Giáo Thái Bình tổ chức cũng nô nức trở về Toà Giám Mục từ sáng sớm để chuẩn bị cho buổi gặp gỡ, giao lưu cũng như chuẩn bị cho chặng đường “tiến về trường thi”.
Gặp gỡ, giao lưu trước khi lên đường
Trước khi lên đường, các thí sinh đã được Cha Tổng Đại diện – Đaminh Đặng Văn Cầu dặn dò rất kĩ lưỡng từ việc “ứng xử trong giao tiếp, cách đi lại trên đường phố” đến việc “cần bĩnh tĩnh, tự tin khi làm bài”. Cha cũng không quên chúc lành cho chuyến đi của các thí sinh.
Cha đặc trách nhóm sinh viên – Giuse Lý Văn Thưởng cũng khuyên các thí sinh cần “trung thực” khi làm bài: “cho dù chúng ta bơi có bị đuối thế nào cũng không bám vào phao”. Còn đối với các bậc phụ huynh “cũng không phải lo lắng vì các em đều là những người trưởng thành và lên chỗ thi cũng có rất nhiều bạn bè. Thêm vào đó, các em còn được sự quan tâm, hướng dẫn rất nhiệt tình của các anh chị sinh viên đi trước”.
Để các em bớt căng thẳng và hồi hộp sau những ngày “ôn luyện”, Thầy Bang đã tổ chức cho các em vui sinh hoạt bằng những bài hát vui nhộn, nhiều ý nghĩa. Thầy là người trực tiếp dẫn các em lên tận Hà Nội và sắp xếp cho các em có chỗ ăn, nghỉ đoàng hoàng Thầy mới yên tâm trở về.
Các bậc phụ huynh bớt được gánh nặng
Từ khi hoạt động “tiếp sức mùa thi” được thực hiện, nhiều phụ huynh đã “thở phào nhẹ nhõm” vì họ không còn phải lo lắng làm cách nào để có thể đưa con ra Thành phố thi? Làm thế nào để có thể kiếm cho con cái họ một chỗ ở tử tế trong vài ngày? Và còn nhiều, còn rất nhiều câu hỏi tương tự. Các bậc phụ huynh không lo sao được khi cả đời họ không bước ra khỏi luỹ tre làng, đâu biết đến nơi thành thị nhiều bon chen, lừa lọc… Nhưng từ đây nỗi lo ấy đã nhẹ đi rất nhiều. Mỗi thí sinh chỉ cần đóng khoảng 300.000 đồng là đã có thể hoàn thành kì thi quan trọng nhất đời mình.
Bác Quỳnh - phụ huynh của em Nguyễn Thị Hà (thi trường ĐHKHXH&NV) chia sẻ: “chúng tôi rất biết ơn các Cha, các Thầy cùng các cháu sinh viên đã tổ chức hoạt động rất bổ ích và ý nghĩa này. Trước kia, khi chưa có hoạt động “tiếp sức mùa thi”, chúng tôi phải vất vả và tốn kém lắm mới có thể đưa được 1 cháu đi thi đại học. Nhưng giờ thì chúng tôi không còn phải lo lắng như thế nữa. Nghe các cháu đi thi về kể: đi thi đại học mà cứ như đi du lịch…Chúng tôi rất an tâm và phấn khởi”.
Qua hai đợt thi Đại học, nhóm sinh viên Công Giáo Thái Bình đã đưa gần 200 em đi thi. Đây là một hoạt động mang tính truyền thống của nhóm nên cần được phát huy hơn nữa trong tương lai. Hoạt động này có ý nghĩa to lớn trong việc liên kết giữa những người con cái Chúa trong tinh thần hiệp nhất.
Gặp gỡ, giao lưu trước khi lên đường
Trước khi lên đường, các thí sinh đã được Cha Tổng Đại diện – Đaminh Đặng Văn Cầu dặn dò rất kĩ lưỡng từ việc “ứng xử trong giao tiếp, cách đi lại trên đường phố” đến việc “cần bĩnh tĩnh, tự tin khi làm bài”. Cha cũng không quên chúc lành cho chuyến đi của các thí sinh.
Cha đặc trách nhóm sinh viên – Giuse Lý Văn Thưởng cũng khuyên các thí sinh cần “trung thực” khi làm bài: “cho dù chúng ta bơi có bị đuối thế nào cũng không bám vào phao”. Còn đối với các bậc phụ huynh “cũng không phải lo lắng vì các em đều là những người trưởng thành và lên chỗ thi cũng có rất nhiều bạn bè. Thêm vào đó, các em còn được sự quan tâm, hướng dẫn rất nhiệt tình của các anh chị sinh viên đi trước”.
Để các em bớt căng thẳng và hồi hộp sau những ngày “ôn luyện”, Thầy Bang đã tổ chức cho các em vui sinh hoạt bằng những bài hát vui nhộn, nhiều ý nghĩa. Thầy là người trực tiếp dẫn các em lên tận Hà Nội và sắp xếp cho các em có chỗ ăn, nghỉ đoàng hoàng Thầy mới yên tâm trở về.
Các bậc phụ huynh bớt được gánh nặng
Từ khi hoạt động “tiếp sức mùa thi” được thực hiện, nhiều phụ huynh đã “thở phào nhẹ nhõm” vì họ không còn phải lo lắng làm cách nào để có thể đưa con ra Thành phố thi? Làm thế nào để có thể kiếm cho con cái họ một chỗ ở tử tế trong vài ngày? Và còn nhiều, còn rất nhiều câu hỏi tương tự. Các bậc phụ huynh không lo sao được khi cả đời họ không bước ra khỏi luỹ tre làng, đâu biết đến nơi thành thị nhiều bon chen, lừa lọc… Nhưng từ đây nỗi lo ấy đã nhẹ đi rất nhiều. Mỗi thí sinh chỉ cần đóng khoảng 300.000 đồng là đã có thể hoàn thành kì thi quan trọng nhất đời mình.
Bác Quỳnh - phụ huynh của em Nguyễn Thị Hà (thi trường ĐHKHXH&NV) chia sẻ: “chúng tôi rất biết ơn các Cha, các Thầy cùng các cháu sinh viên đã tổ chức hoạt động rất bổ ích và ý nghĩa này. Trước kia, khi chưa có hoạt động “tiếp sức mùa thi”, chúng tôi phải vất vả và tốn kém lắm mới có thể đưa được 1 cháu đi thi đại học. Nhưng giờ thì chúng tôi không còn phải lo lắng như thế nữa. Nghe các cháu đi thi về kể: đi thi đại học mà cứ như đi du lịch…Chúng tôi rất an tâm và phấn khởi”.
Qua hai đợt thi Đại học, nhóm sinh viên Công Giáo Thái Bình đã đưa gần 200 em đi thi. Đây là một hoạt động mang tính truyền thống của nhóm nên cần được phát huy hơn nữa trong tương lai. Hoạt động này có ý nghĩa to lớn trong việc liên kết giữa những người con cái Chúa trong tinh thần hiệp nhất.
Paraguay: Truyền giáo ở các Cộng đồng đa văn hóa
LM. Trần Xuân Sang, SVD.
16:51 07/07/2009
Một thoáng suy nghĩ về Năm Linh Mục
Thấm thoát đã gần nửa năm tôi chuyển đến vùng truyền giáo mới mẻ với nhiệm vụ đào tạo cho các nhà truyền giáo tương lai và thêm làm tuyên uý cho một giáo xứ gồm nhiều sắc dân sinh sống. Người đời thường nói thuyền to thì sóng lớn. Một tu sĩ non trẻ thiếu kinh nghiệm như tôi khi chuyển đến vùng đất mới này với những tập tục đa đạng của nhiều sắc dân cộng thêm việc đồng hành với những chủng sinh vùng Nam Mỹ đã làm tôi mất ăn mất ngủ và ảnh hưởng lớn đến cả thể xác lẫn tinh thần. Tôi đã cố gắng vừa học hỏi vừa làm việc trong môi trường mới mẻ này như là một thách đố mới trong sứ vụ dù lắm lúc cũng muốn rút lui và xin làm nhiệm vụ khác.
Paraguay nói riêng và vùng Nam Mỹ nói chung ơn gọi lúc này vô cùng quí hiếm. Phần đông các ứng sinh đến từ các vùng nông thôn nên học vấn rất thấp và đối với họ, gia đình là chính, còn chuyện ơn gọi thuộc hàng thứ yếu. Không giống như những gia đình ở Công giáo Việt Nam nói riêng và vùng Á đông nói chung khi trong gia đình có một người con đi tu thì ai nấy đều vui mừng hãnh diện và vung đắp cho ơn gọi sớm đơm hoa kết trái. Người Paraguay thì khác. Chẳng những gia đình không hề khuyến khích cho con cái mình đi tu mà còn cố ngăn cản, gièm pha hay thậm chí chính những bậc cha mẹ thường điện thoại bảo con cái quay trở về! Bởi thế cách đây 4 năm khi con số tu sĩ khấn tạm của Dòng là 16 mà nay chỉ còn vỏn vẹn 1 khấn sinh thì thử hỏi lấy đâu ra số tu sĩ trẻ để bù lại cho 20 tu sĩ bệnh tật và qua đời trong những năm qua.
Những tháng vừa qua giáo hội công giáo tại Paraguay có những khủng hoảng niềm tin do một số vị giáo sĩ cao cấp đã gây gương mù gương xấu và để lại những hậu quả luân lý không mấy đẹp đẽ khiến từ trẻ đến già đặt ra nhiều nghi vấn. Bởi thế Hội Động Giám Mục Paraguay đã công khai xin lỗi và nhìn nhận những lỗi lầm đáng tiếc do một thiểu số giáo sỹ gây ra và xin mọi người tha thứ và cầu nguyện để vượt qua cơn mây mù giông tố này.
Ngày 19 tháng 6 vừa qua tại nhà thờ Chính Toà của giáo phận nơi tôi đang phục vụ, Đức Giám mục giáo phận đã chủ sự thánh lễ để khai mạc năm thánh linh mục với sự hiện diện đầy đủ các các linh mục trong giáo phận. Đây là một trong những giáo phận lớn nhất của Paraguay với số tín hữu công giáo khoảng 500 ngàn nhưng chỉ có khoảng hơn 40 linh mục mà đa số là linh mục Dòng người ngoại quốc. Nhìn qua đếm lại chỉ thấy hai anh em linh mục Việt Nam xấp sỉ 40 tuổi lại là những người trẻ nhất trong nhóm các linh mục. Có những vị linh mục truyền giáo đã từng làm việc ở đây gần 60 năm và giờ đây đã lụm khụm thấy mà thương. Các linh mục người bản xứ Paraguay lại là thiểu số. Có người hỏi liệu nếu các linh mục nước ngoài không đến đây nữa thì giáo hội Paraguay sẽ ra sao!. Dĩ nhiên giáo hội của Chúa sẽ không chết nhưng nếu sống thì sống èo ọt và hiện tại cũng đang èo ọt vì thiếu vắng những tấm tấm lòng quảng đại của những người bản xứ không muốn dấn thân trong cánh đồng truyền giáo. Năm Thánh Linh Mục là thời gian để nhìn lại cuộc sống linh mục với những điều hay, dở và vạch ra những dự định cho tương lai của giáo hội non trẻ này.
Sứ mạng truyền giáo ở các cộng đồng đa văn hoá
Ngoài việc đồng hành với các chủng sinh truyền giáo trong vai trò đào tạo, tôi cũng được bề trên và giám mục giáo phận bổ nhiệm làm tuyên uý cho các cộng đoàn đa sắc dân đang sống trong vùng cực Nam của Paraguay với nhiều văn hoá và tập tục khác nhau. Tôi muốn chia sẻ với anh chị em về sứ mạng truyền giáo đặc biệt này những chuyện dở khóc, dở cười mà tôi đã chứng kiến và thực hiện trong thời gian nửa năm qua.
Lâu nay tôi cứ tưởng rằng những người trí thức là không mê tín hoặc là ít mê tín so với những người kém trí thức. Nhưng khi làm việc với những người trí thức gốc Ấu châu và một số người Nhật hải ngoại mới thấy rằng tôi đã lầm. Có lẽ về phương diện kiến thức xã hội, những người trí thức có bằng kỹ sư, tiến sĩ nhưng về phương diện đức tin họ giống như những đứa trẻ mới chập chững tập đi. Phần đông trong số họ được rửa tội ngay từ nhỏ nhưng không bao giờ họ thực hành niềm tin của họ. Mãi đến khi có chuyện thì họ mới đến linh mục và vặn vẹo đủ điều với những câu hỏi tại sao. Ở vùng đất mà đôi đang làm việc có rất nhiều tôn giáo và giáo phái, trong đó có giáo phái chứng nhân Giê-hô-va đang hoạt động rất mạnh và tranh giành ảnh hưởng nên nhiều người công giáo yếu đức tin đã bị lôi cuốn, thuyết phục. Các giáo phái này có tài lực (tiền bạc, ngân khoản viện trợ từ nhiều nguồn), nhân lực (các mục sư có đôi có cặp) và hoạt động theo từng vùng nên dễ đạt được hiệu quả. Trong khi đó các linh mục công giáo một thân một mình coi sóc nhiều giáo điểm và thiếu sự cộng tác từ nhiều phía nên phần thua là cái chắc. Bản thân tôi nhiều khi cảm thấy lạc lỏng, buồn tẻ và nhục chí khi những con chiên của mình bị người ta lấy đi mất. Đau xót lắm nhưng biết làm sao vì mỗi người có sự lựa chọn tự do mà.
Một chuyện đau lòng muốn kể ra đây để anh chị em biết rằng những người được gọi là trí thức ấy đã thực hành niềm tin của họ thua cả những người nông dân chất phát quê mùa chỉ biết làm dấu thánh giá và đọc kinh Lạy Cha. Số là mẹ của một anh kỹ sư công giáo người Đức qua đời trong vùng tôi phụ trách. Anh ta đã đến mời tôi cử hành nghi thức an táng cho bà. Tôi đã đến gia đình anh và cử hành nghi thức thật sốt sắng với cả tấm chân tình. Tuy nhiên, khi đưa xác bà ra mộ, anh ta lại mời vị mục sư tin lành để làm phép hạ huyệt và ngày sau đó những người thuộc giáo phái chứng nhân Giê-hô-va đến giảng kinh. Khi biết được chuyện đó, lòng tôi buồn rười rượi và thầm thĩ cầu xin Chúa tha thứ cho họ vì họ không biết việc họ làm.
Rồi mới đây tôi được mời làm phép xác cho một cựu quận trưởng bị mafia ám sát. Người ta nói với tôi rằng ông cựu quận trưởng này rất tốt và sống chính trực. Khi tôi đến Nhà Tang Lễ dành cho những VIP trong chính quyền để cử hành nghi thức an táng, tôi đã thấy nhiều người khóc than và cứ tưởng là thật. Sau khi hoàn tất công việc và tôi hỏi hai người đàn bà đứng bên quan tài là ai thì người ta trả lời với tôi rằng một người là vợ và người kia là người tình và cả hai đang là nghi phạm trong vụ ám sát tình tiền này. Tôi lại bị lừa. Theo cách nói của cha Phêrô Khảm, niềm tin bị đánh cắp!
Một chuyện không biết là vui hay buồn cũng xin tâm sự với anh chị em để biết công việc không mấy dễ dàng mà tôi đang dấn bước để anh chị em hiệp thông cầu nguyện cho tôi. Số là khi tôi chuẩn bị dâng thánh lễ thì có hai phụ nữ Nhật chạy vào để xin tôi làm phép nhà cho họ. Như anh chị em biết người Nhật ở hải ngoại sống rất khép kín, biệt lập và luôn giữ tập tục của họ. Trong vòng 5 phút trước khi tôi dâng thánh lễ, họ vắn tắt kể cho tôi nghe những điều xui xẻo xảy ra với gia đình họ trong thời gian qua mà họ cho rằng có ai trù yểm họ khi quăng một xác sapo (con cóc) hay feto (thai nhi) không có cái đầu vào nhà họ. Họ nói tiếng Tây Ban Nha giọng Nhật nên tôi đã hiểu lầm sapo (con cóc) thành feto (thai nhi). Sau thánh lễ ban tối, tôi tức tốc đến nhà họ với môt nữ tu lớn tuổi người Paraguay để làm phép nhà và cứ đinh ninh rằng đó là thai nhi và hỏi họ đã để thai nhi đó ở đâu. Họ bảo là quăng đi mất rồi nên tôi bảo với họ là hãy cố gắng tìm lại và chôn cất cho tử tế rồi làm tuần cửu nhật cầu nguyện để xin ơn tha thứ. Trên đường về, vị nữ tu Paraguay mới kể với tôi rằng đối với Nhật, con cóc là một điềm xấu và hỏi tôi tại sao tôi bảo họ phải đi tìm con cóc để chôn! Té ra là tôi nhầm chữ nghĩa, một cái nhầm đáng tiếc và ngày hôm sau đó tôi đã nhắn với vị nữ tu này đến giải thích về sự nhầm lẫn đáng tiếc của tôi cho người phụ nữ Nhật kẻo họ cho rằng tôi là linh mục công giáo mà mê tín dị đoan.
Còn biết bao nhiêu chuyện dở khóc, dở cười ở lĩnh vực truyền giáo mới mẻ này. Thật đúng là thuyền lớn thì sóng to. Sống ở vùng đa sắc dân, đa văn hoá này mỗi ngày tôi được học nhiều điều mới mẻ và cũng phải trả những giá khá đắt. Trong Năm Thánh Linh Mục, xin anh chị em cầu nguyện thật nhiều cho vị linh mục yếu đuối và thiếu kinh nghiệm này để tôi có đủ khả năng và đức độ nhằm chống chọi và vượt qua những khó khăn thử thách trong môi trường đa văn hoá.
Paraguay, Kỷ niệm ngày khấn Dòng
Thấm thoát đã gần nửa năm tôi chuyển đến vùng truyền giáo mới mẻ với nhiệm vụ đào tạo cho các nhà truyền giáo tương lai và thêm làm tuyên uý cho một giáo xứ gồm nhiều sắc dân sinh sống. Người đời thường nói thuyền to thì sóng lớn. Một tu sĩ non trẻ thiếu kinh nghiệm như tôi khi chuyển đến vùng đất mới này với những tập tục đa đạng của nhiều sắc dân cộng thêm việc đồng hành với những chủng sinh vùng Nam Mỹ đã làm tôi mất ăn mất ngủ và ảnh hưởng lớn đến cả thể xác lẫn tinh thần. Tôi đã cố gắng vừa học hỏi vừa làm việc trong môi trường mới mẻ này như là một thách đố mới trong sứ vụ dù lắm lúc cũng muốn rút lui và xin làm nhiệm vụ khác.
Paraguay nói riêng và vùng Nam Mỹ nói chung ơn gọi lúc này vô cùng quí hiếm. Phần đông các ứng sinh đến từ các vùng nông thôn nên học vấn rất thấp và đối với họ, gia đình là chính, còn chuyện ơn gọi thuộc hàng thứ yếu. Không giống như những gia đình ở Công giáo Việt Nam nói riêng và vùng Á đông nói chung khi trong gia đình có một người con đi tu thì ai nấy đều vui mừng hãnh diện và vung đắp cho ơn gọi sớm đơm hoa kết trái. Người Paraguay thì khác. Chẳng những gia đình không hề khuyến khích cho con cái mình đi tu mà còn cố ngăn cản, gièm pha hay thậm chí chính những bậc cha mẹ thường điện thoại bảo con cái quay trở về! Bởi thế cách đây 4 năm khi con số tu sĩ khấn tạm của Dòng là 16 mà nay chỉ còn vỏn vẹn 1 khấn sinh thì thử hỏi lấy đâu ra số tu sĩ trẻ để bù lại cho 20 tu sĩ bệnh tật và qua đời trong những năm qua.
Những tháng vừa qua giáo hội công giáo tại Paraguay có những khủng hoảng niềm tin do một số vị giáo sĩ cao cấp đã gây gương mù gương xấu và để lại những hậu quả luân lý không mấy đẹp đẽ khiến từ trẻ đến già đặt ra nhiều nghi vấn. Bởi thế Hội Động Giám Mục Paraguay đã công khai xin lỗi và nhìn nhận những lỗi lầm đáng tiếc do một thiểu số giáo sỹ gây ra và xin mọi người tha thứ và cầu nguyện để vượt qua cơn mây mù giông tố này.
Ngày 19 tháng 6 vừa qua tại nhà thờ Chính Toà của giáo phận nơi tôi đang phục vụ, Đức Giám mục giáo phận đã chủ sự thánh lễ để khai mạc năm thánh linh mục với sự hiện diện đầy đủ các các linh mục trong giáo phận. Đây là một trong những giáo phận lớn nhất của Paraguay với số tín hữu công giáo khoảng 500 ngàn nhưng chỉ có khoảng hơn 40 linh mục mà đa số là linh mục Dòng người ngoại quốc. Nhìn qua đếm lại chỉ thấy hai anh em linh mục Việt Nam xấp sỉ 40 tuổi lại là những người trẻ nhất trong nhóm các linh mục. Có những vị linh mục truyền giáo đã từng làm việc ở đây gần 60 năm và giờ đây đã lụm khụm thấy mà thương. Các linh mục người bản xứ Paraguay lại là thiểu số. Có người hỏi liệu nếu các linh mục nước ngoài không đến đây nữa thì giáo hội Paraguay sẽ ra sao!. Dĩ nhiên giáo hội của Chúa sẽ không chết nhưng nếu sống thì sống èo ọt và hiện tại cũng đang èo ọt vì thiếu vắng những tấm tấm lòng quảng đại của những người bản xứ không muốn dấn thân trong cánh đồng truyền giáo. Năm Thánh Linh Mục là thời gian để nhìn lại cuộc sống linh mục với những điều hay, dở và vạch ra những dự định cho tương lai của giáo hội non trẻ này.
Sứ mạng truyền giáo ở các cộng đồng đa văn hoá
Ngoài việc đồng hành với các chủng sinh truyền giáo trong vai trò đào tạo, tôi cũng được bề trên và giám mục giáo phận bổ nhiệm làm tuyên uý cho các cộng đoàn đa sắc dân đang sống trong vùng cực Nam của Paraguay với nhiều văn hoá và tập tục khác nhau. Tôi muốn chia sẻ với anh chị em về sứ mạng truyền giáo đặc biệt này những chuyện dở khóc, dở cười mà tôi đã chứng kiến và thực hiện trong thời gian nửa năm qua.
Lâu nay tôi cứ tưởng rằng những người trí thức là không mê tín hoặc là ít mê tín so với những người kém trí thức. Nhưng khi làm việc với những người trí thức gốc Ấu châu và một số người Nhật hải ngoại mới thấy rằng tôi đã lầm. Có lẽ về phương diện kiến thức xã hội, những người trí thức có bằng kỹ sư, tiến sĩ nhưng về phương diện đức tin họ giống như những đứa trẻ mới chập chững tập đi. Phần đông trong số họ được rửa tội ngay từ nhỏ nhưng không bao giờ họ thực hành niềm tin của họ. Mãi đến khi có chuyện thì họ mới đến linh mục và vặn vẹo đủ điều với những câu hỏi tại sao. Ở vùng đất mà đôi đang làm việc có rất nhiều tôn giáo và giáo phái, trong đó có giáo phái chứng nhân Giê-hô-va đang hoạt động rất mạnh và tranh giành ảnh hưởng nên nhiều người công giáo yếu đức tin đã bị lôi cuốn, thuyết phục. Các giáo phái này có tài lực (tiền bạc, ngân khoản viện trợ từ nhiều nguồn), nhân lực (các mục sư có đôi có cặp) và hoạt động theo từng vùng nên dễ đạt được hiệu quả. Trong khi đó các linh mục công giáo một thân một mình coi sóc nhiều giáo điểm và thiếu sự cộng tác từ nhiều phía nên phần thua là cái chắc. Bản thân tôi nhiều khi cảm thấy lạc lỏng, buồn tẻ và nhục chí khi những con chiên của mình bị người ta lấy đi mất. Đau xót lắm nhưng biết làm sao vì mỗi người có sự lựa chọn tự do mà.
Một chuyện đau lòng muốn kể ra đây để anh chị em biết rằng những người được gọi là trí thức ấy đã thực hành niềm tin của họ thua cả những người nông dân chất phát quê mùa chỉ biết làm dấu thánh giá và đọc kinh Lạy Cha. Số là mẹ của một anh kỹ sư công giáo người Đức qua đời trong vùng tôi phụ trách. Anh ta đã đến mời tôi cử hành nghi thức an táng cho bà. Tôi đã đến gia đình anh và cử hành nghi thức thật sốt sắng với cả tấm chân tình. Tuy nhiên, khi đưa xác bà ra mộ, anh ta lại mời vị mục sư tin lành để làm phép hạ huyệt và ngày sau đó những người thuộc giáo phái chứng nhân Giê-hô-va đến giảng kinh. Khi biết được chuyện đó, lòng tôi buồn rười rượi và thầm thĩ cầu xin Chúa tha thứ cho họ vì họ không biết việc họ làm.
Rồi mới đây tôi được mời làm phép xác cho một cựu quận trưởng bị mafia ám sát. Người ta nói với tôi rằng ông cựu quận trưởng này rất tốt và sống chính trực. Khi tôi đến Nhà Tang Lễ dành cho những VIP trong chính quyền để cử hành nghi thức an táng, tôi đã thấy nhiều người khóc than và cứ tưởng là thật. Sau khi hoàn tất công việc và tôi hỏi hai người đàn bà đứng bên quan tài là ai thì người ta trả lời với tôi rằng một người là vợ và người kia là người tình và cả hai đang là nghi phạm trong vụ ám sát tình tiền này. Tôi lại bị lừa. Theo cách nói của cha Phêrô Khảm, niềm tin bị đánh cắp!
Một chuyện không biết là vui hay buồn cũng xin tâm sự với anh chị em để biết công việc không mấy dễ dàng mà tôi đang dấn bước để anh chị em hiệp thông cầu nguyện cho tôi. Số là khi tôi chuẩn bị dâng thánh lễ thì có hai phụ nữ Nhật chạy vào để xin tôi làm phép nhà cho họ. Như anh chị em biết người Nhật ở hải ngoại sống rất khép kín, biệt lập và luôn giữ tập tục của họ. Trong vòng 5 phút trước khi tôi dâng thánh lễ, họ vắn tắt kể cho tôi nghe những điều xui xẻo xảy ra với gia đình họ trong thời gian qua mà họ cho rằng có ai trù yểm họ khi quăng một xác sapo (con cóc) hay feto (thai nhi) không có cái đầu vào nhà họ. Họ nói tiếng Tây Ban Nha giọng Nhật nên tôi đã hiểu lầm sapo (con cóc) thành feto (thai nhi). Sau thánh lễ ban tối, tôi tức tốc đến nhà họ với môt nữ tu lớn tuổi người Paraguay để làm phép nhà và cứ đinh ninh rằng đó là thai nhi và hỏi họ đã để thai nhi đó ở đâu. Họ bảo là quăng đi mất rồi nên tôi bảo với họ là hãy cố gắng tìm lại và chôn cất cho tử tế rồi làm tuần cửu nhật cầu nguyện để xin ơn tha thứ. Trên đường về, vị nữ tu Paraguay mới kể với tôi rằng đối với Nhật, con cóc là một điềm xấu và hỏi tôi tại sao tôi bảo họ phải đi tìm con cóc để chôn! Té ra là tôi nhầm chữ nghĩa, một cái nhầm đáng tiếc và ngày hôm sau đó tôi đã nhắn với vị nữ tu này đến giải thích về sự nhầm lẫn đáng tiếc của tôi cho người phụ nữ Nhật kẻo họ cho rằng tôi là linh mục công giáo mà mê tín dị đoan.
Còn biết bao nhiêu chuyện dở khóc, dở cười ở lĩnh vực truyền giáo mới mẻ này. Thật đúng là thuyền lớn thì sóng to. Sống ở vùng đa sắc dân, đa văn hoá này mỗi ngày tôi được học nhiều điều mới mẻ và cũng phải trả những giá khá đắt. Trong Năm Thánh Linh Mục, xin anh chị em cầu nguyện thật nhiều cho vị linh mục yếu đuối và thiếu kinh nghiệm này để tôi có đủ khả năng và đức độ nhằm chống chọi và vượt qua những khó khăn thử thách trong môi trường đa văn hoá.
Paraguay, Kỷ niệm ngày khấn Dòng
Thánh Lễ Truyền Chức ba linh mục Đa Minh tại Vancouver, Canada
Bùi Hữu Thư
22:42 07/07/2009
Thánh Lễ Truyền Chức ba linh mục Đa Minh tại Vancouver, Canada
Vancouver, BC ngày 3/7/09:
Thánh Lễ Truyền Chức Cha Thiên Ân, Đức, và Sơn 3/7/09
Thánh Lễ Đầu Tay Cha Thiên Ân 4/7/09
Thánh Lễ Đầu Tay hai cha Đức và Sơn 4/7/09
Thánh Lễ Tạ Ơn của ba cha Ân, Đức, Sơn 5/7/09
Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại đã tổ chức lễ truyền chức cho ba linh mục Dòng Đa Minh là các cha: Tôma Aquinô Trần Thiên Ân, O.P., Gioan Hoàng Thanh Sơn, O.P.; và Gioan Baotixita Nguyễn Minh Đức, O.P. tại Nhà thờ Đức Mẹ St. Mary’s Church: 5251 Joyce Street, Vancouver, BC. Canada lúc 7 giờ chiều ngày thứ sáu 3/7/09 dưới sự chủ tọa của Đức Cha Richard Gagnon, với sự hiện diện của khoảng 100 linh mục Đa Minh, và các cha dòng khác, cùng cha triều đến từ khắp các nơi trên Bắc Mỹ, Pháp và Việt Nam. Ngoài ra còn rất nhiều nam nữ tu sĩ Mỹ Việt thuộc các Dòng Đa Minh, Phanxicô, Mến Thánh Giá và Mân Côi, và hàng ngàn giáo dân từ khắp nơi.
Ban tổ chức là giáo xứ Thánh Giuse, Vancouver với cha xứ Phêrô Phạm Văn Hương, cha phó Martin Philip Bùi Thái Nhân, cha Lôrensô Chu Văn Quang, cha Giuse Lê Hoàng Thụy, và cha Carolô Vũ Anh Quốc, Hội Đồng Mục Vụ với ông Bùi Đức Thắng, các hội đoàn: Ban Chăm Sóc Nhà Chúa, Ban Xây Dựng Cơ Sở Giáo Xứ, Ban Tông Đồ Bác Ái, Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Việt Nam, Hội Khấn Thánh Martinô, Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh Việt Nam, Hội Mân Côi, và các ca đoàn: Ca Đoàn Cung Trầm, Ca Ðoàn Terêsa đã vất vả mấy từ mấy tuần trước, và đặc biệt là trong các ngày thứ sáu, thứ bẩy và chủ nhật vừa qua.
Hai cha Đức và Sơn xuất thân từ giáo xứ Thánh Giuse, nên giáo xứ đã được hưởng một mùa gặt thật no đầy. Đức Cha Roussin đã nói, ngài chưa bao giờ thấy có nhiều cha Đa Minh hiện diện tại một nơi như vậy. Điều này nói lên sự phát triển mạnh mẽ của Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại, mà nay đã được đổi là Miền. Ngoài cha Bề Trên Mỉền Giuse Trần Trung Liêm, các cha cựu bề trên Vinh Sơn Hà Viên Lự, cha Giuse Trần Trung Dung, còn có các cha bố: Nguyễn Đức Vượng của cha Trần Thiên Ân, Cha Vũ An đại diện cha Hoàng Ngọc Dũng, cha bố của cha Nguyễn Minh Đức, và cha Bùi Công Huy, cha bố của cha Hoàng Thanh Sơn (vắng mặt có cha Tùng thay thế). Ca đoàn Cung Trầm và các em trong ban Thánh Vũ đã giúp cho Thánh Lễ thêm phần long trọng. Sau thánh lễ mọi người đã sang hội trường nhà thờ St. Mary để chung vui với các cha mới và nhận phép lành đầu tay từ ba tân linh mục.
Ngày thứ bẩy tại Giáo Xứ Thánh Giuse có ba thánh lễ đầu tay của ba cha mới: Cha Trần Thiên Ân lúc 10 giờ sáng, cha Nguyễn Minh Đức lúc 2 giờ chiều, và cha Hoàng Thanh Sơn lúc 7 giờ tối. Sau mỗi thánh lễ đều có tiệc trà tại hội trường giáo xứ. Khi cha Thiên Ân trao tăng cho bà cố chiếc khăn lau dầu thánh được Đức Cha dùng trong thánh lễ, bà cố đã khóc làm cà nhà thờ đều mủi lòng. Cùng một sự việc này đã xẩy ra khi cha Sơn trao tăng tấm khăn cho bà chị của ngài.
Sáng Chúa nhật cả ba cha đã dâng thánh lễ tạ ơn lúc 10 giờ sáng cũng tại Giáo Xứ Thánh Giuse, và sau đó là bữa cơm do giáo xứ khoản đãi rất thịnh soạn, Trên sân khấu có chiếc bánh mừng các cha mới 4 tầng do các cô Mary Mai Bùi, và Chu Hương đã từ Arlington Virginia qua trước mấy ngày để làm bánh. Ông chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ, Bùi đức Thắng, Huynh Trưởng Huynh Đoàn Đa Minh ông Dương Văn Tâm, Hội Mân Côi, ông Trần văn Quý, và toàn thể giáo xứ đã hết sức chu đáo tổ chức mọi biến cố trong ba ngày liên tiếp. Ông Thắng cho hay đêm thứ bẩy ông đã ở nhà thờ cho đến 1:45 sáng để chuẩn bị, ngoài ra ban phụng vụ, ban cắm hoa cũng rất vất vả lo cho ban thánh vũ có hoa và đèn cầy cho mấy màn múa.
Phái đoàn từ khắp các tiểu bang, Texas, California, Oregon, Washington và đặc biệt từ Arlington Virginia đã đi rất đông, vì các huynh trưởng thiếu nhi trong đó có sơ Nguyệt Cầu Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Miền Fairfax đã ghi ơn các cha mới từng giúp cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể Đoàn Thánh Tâm thuộc giáo xứ Các Thánh Tử Đạo nhiều năm qua.
Nhiều người trở về nguyên quán ngày chủ nhật, có người ở lại đến thứ hai và thứ ba để thăm viếng những thắng cảnh của Vancouver như: Stanley Park, Queen Elizabeth Park, Chinatown, Suspension Bridge, và Victoria Island. Mọi người ghi nhớ sự hiếu khách của giáo xứ thánh Giuse và đặc biệt các thân hữu đã đưa đón từ phi trường và cho trú ngụ trong bốn năm ngày tại Vancouver. Tạ ơn Thiên Chúa đã cho giáo hội ba tân linh mục thánh thiện.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thêm 2 nhà bất đồng chính kiến bị bắt giam
RFA
18:46 07/07/2009
RFA 07.07.2009 - Việt Nam vừa bắt giữ thêm hai nhà bất đồng chính kiến nữa vì bị cáo buộc là có âm mưu lật đổ chính quyền. Truyền thông nhà nước đưa tin như vậy ngày hôm nay.
Hai người mới bị bắt giữ là Nguyễn Tiến Trung, 26 tuổi, bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh ngày hôm nay. Người thứ hai là cựu đại tá quân đội Trần Anh Kim, 60 tuổi, bị bắt tại Thái Bình hôm thứ hai.
Thông tấn xã Việt Nam trích lời thiếu tướng công an, Vũ Hải Triều, tại một buổi họp báo rằng Trung đã thành lập một tổ chức gọi là Phong trào thanh niên dân chủ để phối hợp với các nhóm khác nhằm mang lại sự đổi mới về thể chế chính trị tại Việt Nam.
Ngoài ra, cơ quan công an cũng cáo buộc Trung tội kích động các sinh viên biểu tình hồi năm 2007 chống lại việc Trung Quốc thành lập khu hành chính trên các quần đảo Trường sa và Hoàng Sa.
Đại tá Trần Anh Kim bị cáo buộc phối hợp với các nhóm hải ngoại tại Hoa Kỳ là Việt Tân để chống phá chính phủ.
Chúng tôi đang cố gắng liên hệ với những người có liên quan đến vụ bắt giữ này để tìm hiểu thêm chi tiết, và sẽ đưa đến quý thính giả các thông tin cập nhật ngay khi có thể.
(Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-arrests-2-men-for-planning-regime-change-07072009095535.html)
Hai người mới bị bắt giữ là Nguyễn Tiến Trung, 26 tuổi, bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh ngày hôm nay. Người thứ hai là cựu đại tá quân đội Trần Anh Kim, 60 tuổi, bị bắt tại Thái Bình hôm thứ hai.
Thông tấn xã Việt Nam trích lời thiếu tướng công an, Vũ Hải Triều, tại một buổi họp báo rằng Trung đã thành lập một tổ chức gọi là Phong trào thanh niên dân chủ để phối hợp với các nhóm khác nhằm mang lại sự đổi mới về thể chế chính trị tại Việt Nam.
Ngoài ra, cơ quan công an cũng cáo buộc Trung tội kích động các sinh viên biểu tình hồi năm 2007 chống lại việc Trung Quốc thành lập khu hành chính trên các quần đảo Trường sa và Hoàng Sa.
Đại tá Trần Anh Kim bị cáo buộc phối hợp với các nhóm hải ngoại tại Hoa Kỳ là Việt Tân để chống phá chính phủ.
Chúng tôi đang cố gắng liên hệ với những người có liên quan đến vụ bắt giữ này để tìm hiểu thêm chi tiết, và sẽ đưa đến quý thính giả các thông tin cập nhật ngay khi có thể.
(Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-arrests-2-men-for-planning-regime-change-07072009095535.html)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trên Đỉnh Thác Đổ
Dominic Đức Nguyễn
06:27 07/07/2009
TRÊN ĐỈNH THÁC ĐỔ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Ở đây tiên cảnh... sao buồn quá!
Chi ở dương trần mà có em!
(Trích thơ của Nguyễn Hùng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền