Ngày 04-07-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:42 04/07/2015
TỰ MÂU THUẪN
N2T

Có người bán hai loại binh khí: cây xà mâu (giáo dài) và cái thuẫn (cái mộc) rồi khoe khoang nói:
- “Cây xà mâu của tôi rất bén nhọn, bất kỳ cái gì của anh dù là cứng chắc đến đâu cũng đều bị đâm thủng.”
Qua một lúc sau, lại phô trương:
- “Cái thuẫn của tôi rất bền chắc, bất cứ đồ gì của anh cũng không thể đâm thủng.”
Có người cười nói:
- “Cầm cây xà mâu của anh mà đâm cái thuẫn của anh rồi xem như thế nào?”
Người ấy câm miệng không trả lời được !
(Hàn Phi tử)

Suy tư:
Tự mâu thuẫn, theo nghĩa đen thì do câu chuyện trên mà ra: tự có nghĩa là mình; mâu có nghĩa là cái giáo dài; thuẫn có nghĩa là khiêng mộc. tự mâu thuẫn theo nghĩa bóng là tự mình chống lại với mình, ngôn hành bất nhất.
Người tự mâu thuẫn với mình là người nói một đàng làm một nẻo, là người ra lệnh mà không tuân theo lệnh, là người coi trọng mục đích cá nhân hơn mục đích của cộng đoàn. Ở đâu có loại người “tự mâu thuẫn” thì người ở đó cảm thấy bất an, vì họ luôn bị quấy rầy làm ngược lại với kế hoạch chung đã định, họ gây xáo trộn cho mọi sinh hoạt và phá tan bầu khí thân thiện của mọi người.
Người luôn tự mâu thuẫn với mình thì không thể là người lãnh đạo, vì người lãnh đạo trước khi lên kế hoạch thì tự đưa ra những vấn nạn cho các vấn đề; đúng hay sai, nếu sai thì phải làm sao, khắc phục thế nào, phương án khắc phục 1, khắc phục 2… đến khi rốt ráo thì đưa ra ban cố vấn bàn thảo cái ưu cái khuyết và quyết định, như thế thì không còn tự mâu thuẫn được mà chỉ có quyết tâm.
Nước Trời cũng phải có quyết tâm mới dành được ( Mt 11, 12), người tự mâu thuẫn thì khó mà dành được Nước Trời.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 14 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:44 04/07/2015
Chúa Nhật 14 THƯỜNG NIÊN
N2T

Tin mừng : Mc 6, 1-6
“Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở quê hương mình.”


Anh chị em thân mến,
Chỉ có những người đã cảm nghiệm qua được những đau khổ mới chia sẻ được với những đau khổ của tha nhân; chỉ có những ai đã bị khinh chê, bị hất hủi, bị rẻ rúng mới hiểu được thế nào là sự tủi nhục của anh chị em mình.

Đức Chúa Giê-su đã kinh qua điều ấy khi Ngài bị những người trong làng trong họ rẻ rúng coi khinh, vì lý lịch của Ngài đối với họ không ra gì cả: con của bác thợ mộc Giu-se và bà Ma-ri-a nghèo nàn. Vì những thành kiến này, mà Đức Chúa Giê-su đã không làm một phép lạ nào cho họ, bởi vì dù có làm chăng nữa thì họ cũng không tin Ngài là Đấng Mê-si-a.

Thành kiến là mối mọt gặm nhấm tình yêu mà Đức Chúa Giê-su đã phát hiện ra khi trở về quê hương sau những ngày bôn ba rao giảng Tin Mừng Nước Trời, đáng lẽ, những người ở quê hương phải vui mừng mới phải, vì từ nơi quê hương của mình đã phát sinh ra một người con làm rạng rỡ cho quê hương làng xóm, nhưng họ đã làm ngược lại: họ đã khinh rẻ Đức Chúa Giê-su vì Ngài xuất thân từ con nhà nghèo, con của bác thợ mộc.

Thành kiến là mối mọt gặm nhấm tình yêu giữa người với người, giữa những thành viên trong cộng đoàn với nhau, nó như những con mọt âm thầm phá nát mối giây liên hệ tình người trong cuộc sống, nó không chấp nhận một sự thực tồn tại, đó là cuộc sống của người anh chị em hôm qua và hôm nay không giống nhau; họ chì nhìn thấy cái quá khứ nghèo nàn của Đức Chúa Giê-su, họ chỉ nhìn thấy cái kém cỏi của tha nhân hôm qua mà không thấy cái hay cái tốt của họ hôm nay, cho nên đối với họ, dù cho anh chị em có tài giỏi đến đâu chăng nữa, thì anh chị em ấy cũng vẫn là con bác thợ mộc nghèo nàn, cũng là nói: anh vẫn cứ là một đứa có lý lịch không ra gì.

Thành kiến là chống lại ân sủng của Thiên Chúa nơi người anh em chị em của chúng ta, bởi vì ân sủng của Chúa như giòng nước tuôn chảy trong tâm hồn của con người. Nước chảy thì luôn làm cho nơi mà nó chảy qua được sạch sẽ đổi mới và trong lành, cũng vậy khi chúng ta cứ mãi mãi nhìn thấy cái khuyết điểm hôm qua của tha nhân để rồi phê bình, khinh bỉ, thì chúng ta chống đối và phủ nhận ân sủng của Chúa nơi người anh em chị em của chúng ta.

Anh chị em thân mến,
Ở trên đời có rất nhiều sự việc xảy ra mà chúng ta không ngờ tới, không dám nghĩ tới, nhưng nó vẫn cứ xảy ra, huống hồ người anh chị em của chúng ta, hôm qua họ là người thô lổ cộc cằn, nhưng hôm nay họ trở nên hiền lành dễ thương; hôm qua họ buôn gian bán lận, nhưng hôm nay họ trở thành kẻ lương thiện; hôm qua họ là tên không ra gì, nhưng hôm nay họ trở thành một linh mục, một tu sĩ, một nữ tu...

Tất cả đều là hồng ân của Thiên Chúa, không có ân sủng của Ngài thì không ai có thể làm cho mình trở nên tốt hơn, nhưng họ đã cậy nhờ ơn Chúa để thánh hoá mình và vươn lên, vậy chúng ta lấy quyền gì để khinh rẻ anh chị em của mình ?

Nếu Đức Chúa Giê-su cứ nhìn cái ngày hôm qua của chúng ta, nghĩa là Ngài cứ nhìn mỗi tội lỗi của chúng ta, thì thử hỏi, chúng ta sẽ như thế nào, chúng ta được cứu độ chăng ?

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:46 04/07/2015
N2T

23. Đức Mẹ Ma-ri-a là nền móng của hy vọng.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một ”Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:49 04/07/2015
CỬ HÀNH BÍ TÍCH
Có nhiều giáo dân muốn xưng tội, cha sở nhờ cha phó ngồi tòa giùm vì hôm nay đến phiên ngài dâng lễ cho giáo dân tại nhà thờ chính. Thầy giúp xứ nghe vậy liền hỏi cha sở:
- “Thưa cha, con nghe nói trong nhà thờ không được cử hành hai bí tích cùng một lúc, chẳng hạn như giải tội và thánh lễ thì không được, phải không cha ?”
Cha sở ngạc nhiên hỏi ai nói, thì thầy nói là cha sở ở một nhà thờ lớn nọ tại thành phố nói như thế.
Cha sở nói:
- “Thầy có thấy cử hành bí tích rửa tội có phải trong thánh lễ không, bí tích thêm sức có phải trong thánh lễ không, bí tích hôn phối có phải trong thánh lễ không, tất cả đều cử hành cùng một lúc đó mà. Cũng vậy, trong thánh lễ nếu có một linh mục khác ngồi tòa thì có ai cấm đâu, hơn nữa lòng thương xót và tha thứ của Chúa không phải đợi đúng ngày đúng giờ mới ban, nhưng bất kỳ lúc nào nếu chúng ta hối tội thì Chúa sẵn sàng tha thứ ngay. Tuy nhiên, cha sở có thể nhắc nhở giáo dân là nên xưng tội trước khi dâng thánh lễ đễ hiệp thông trọn vẹn về Lời Chúa và Thánh Thể.”
Rồi ngài cười nói tiếp:
- “Nếu sau này thầy làm linh mục thì nhớ: bất kỳ lúc nào nếu giáo dân cần xưng tội thì thầy phải mau mắn thể hiện sự tha thứ của Chúa nơi con người của thầy, đừng hoạch họe, đừng làm khó dễ giáo dân, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã chọn thầy để nối tiếp công trình yêu thương và tha thứ của Ngài.”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TGM Canterbury bày tỏ sự 'quan ngại sâu sắc' trước sự kiện Anh giáo Episcopal chấp thuận cho hôn nhân đồng tính
Emily Nguyễn
21:11 04/07/2015
CWN 03 tháng 7 năm 2015 - Tổng giám mục Canterbury đã lên tiếng tỏ ý e ngại về quyết định cho cử hành nghi thức kết hôn đồng tính của Hội Thánh Cơ Đốc Hiệp Thông ở Mỹ.
Tiến sĩ Justin Welby, vị lãnh đạo Anh giáo trên toàn thế giới nói rằng quyết định của Giáo Hội tại Mỹ "sẽ làm phiền lòng một số người và gây ra sự chia rẽ trong Anh Giáo nói chung, cũng như cho mối quan hệ đại kết và liên tôn của Giáo Hội "

Mặc dù thừa nhận những "đặc quyền của Anh Giáo trong khi giải quyết những vấn đề phù hợp với bối cảnh riêng của Giáo Hội", vị tổng giám mục cho biết ông đã xem xét các quyết định này với mối "quan ngại sâu sắc."
 
Biểu tình chống chính phủ ở Ecuador trước chuyến thăm viếng của Đức Thánh Cha
Emily Nguyễn
21:12 04/07/2015
CWN - 03 tháng 7 năm 2015 - Ngày 1 tháng Bảy vưà quaTổng thống Ecuador Rafael Correa đã phải đối mặt với những người biểu tình đòi loại bỏ ông ra khỏi chức vụ nguyên thủ quốc gia, chỉ vài ngày trước cuộc viếng thăm đã được sắp xếp của Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô.

Hàng ngàn người biểu tình đã tuần hành qua các thành phố lớn của Ecuador nhằm phản đối chính sách cuả ông Correa về kế hoạch khai thác hầm mỏ cho mục đích thương mại ở khu vực Amazon. Chính phủ nước này đã mất đi sự ủng hộ cuà quần chúng vì những vấn đề kinh tế gâ ra bởi sự sụt giảm cuả giá dầu, và tổng thống Correa đã phải đối mặt với những cuộc biểu tình công khai thường xuyên diễn ra trong tháng trước.

Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô sẽ đến Ecuador vào Chúa Nhật ngày 5 tháng Bảy, bắt đầu cho chuyến tông du dài một tuần ở khu vực Nam Mỹ này .
 
200.000 người tị nạn Burundi di tản ra nước ngoài, các linh mục phải chạy trốn vì các mối đe dọa
Nam Điền
06:59 04/07/2015
(Agenzia Fides) – Theo tin của hãng thông tấn Fides trích thuật các nguồn tin địa phương từ thủ đô nước Burundi: "hôm nay, dân chúng mừng lễ độc lập quốc gia. Lễ kỷ niệm đã diễn ra ở trung tâm thủ đô Bujumbura không có gì đáng tiếc xẩy ra. Nhưng các đường chung quanh ngoại ô đã bị phong tỏa để ngăn chặn các đoàn người biểu tình của phe đối lập.

Trước đó vào ngày 29 tháng sáu, đã diễn ra các cuộc bầu cử hội đồng thị xã và lập pháp. Cuộc bầu cử đã bị phe đối lập và cộng đồng quốc tế tẩy chay và phản đối, vì tình hình căng thẳng gây ra sau khi tổng thống Pierre Nkurunziza đương nhiệm thông báo muốn ra ứng cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ thứ ba sẽ được tổ chức vào ngày 15 tháng bảy, mặc dầu vi phạm hiến pháp. Trong các cuộc xung đột mấy tuần qua, tối thiểu đã có 70 người thiệt mạng.

Hãng thông tấn Fides đã loan theo nguồn tin yêu cầu giấu tên vì lý do an ninh: "Ngay khi kết quả cuộc kiểm phiếu một phần được công bố, ứng cử viên của các đảng đối lập đã nhận được đa số phiếu, mặc dầu họ đã tẩy chay cuộc bầu cử. Lý do vì dân quân vũ trang thuộc phe đa số tổng thống đã gây áp lực ép dân chúng phải đi bầu, nhưng người dân đã can đảm nói lên tiếng nói bất đồng của họ bằng cách dồn phiếu cho phe đối lập. Chung cuộc, Đồng minh đảng của tổng thống chỉ nhận được rất ít phiếu bầu.

"Chúng tôi đang chờ đợi kết quả cuối cùng. Trong mọi trường hợp, các tổ chức của phe đối lập, xã hội dân sự và cộng đồng quốc tế (Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp Phi Châu, Hoa Kỳ, liên minh châu Âu) đều tuyên bố rằng đó là cuộc bầu cử bất hợp lệ, vì bối cảnh hỗn độn đã xẩy ra (bạo lực, đe dọa và đóng cửa của các phương tiện thông tin độc lập, thiếu các quan sát viên độc lập trong cuộc bầu cử)'.

“Trong tình thế hiện nay, chúng tôi đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, mặc dầu có thỏa thuận ngừng bắn. Nhưng dân chúng tiếp tục chạy trốn ra nước ngoài, di tản tới nước láng giềng (Rwanda, Uganda, Cộng hòa dân chủ Congo và Tanzania) và Kenya hoặc những người có tiền của có thể di tản xa hơn nữa tới châu Âu. Theo ước tính sơ khởi của chúng tôi, đã có khoảng 200.000 người Burundi đã đi tỵ nạn tại nước ngoài. Hãng thông tấn Fides còn tiết lộ thêm: Có 4 hoặc 5 linh mục cũng phải di tản vì bị đe dọa đến tính mạng. (L.M.) (Agenzia Fides ngày 07/01 năm 2015
 
Đức Thánh Cha gặp gỡ 30 ngàn thành viên Canh tân trong Thánh Linh
Lm. Trần Đức Anh OP
14:24 04/07/2015
VATICAN. Chiều thứ sáu 3-7-2015, ĐTC đã gặp gỡ 30 ngàn thành viên Phong trào Canh tân trong Thánh Linh, nhân dịp khai mạc Đại hội lần thứ 38 của Phong trào này.

Chủ đề cuộc gặp gỡ và đại hội là ”Những con đường hiệp nhất và hòa bình. Những tiếng nói trong kinh nguyện cho những người tử đạo ngày nay, và cho Phong trào đại kết tinh thần”.

Hiện diện tại cuộc gặp gỡ còn có hơn 10 GM và chức sắc và tín hữu Kitô thuộc các hệ phái Kitô khác, như Đức TGM Policarpo Eugenio Aydin, Đại diện Đức Thượng phụ Chính Thống Siriac ở Hòa Lan, Đức TGM David Moxon, Đại diện Đức TGM Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo cạnh Tòa Thánh, và một Mục sư thuộc Giáo Hội Tin Lành Luther Thụy Điển.

Trong khi chờ đợi ĐTC đến Quảng trường thánh Phêrô, các tham dự viên đã hát thánh ca, cầu nguyện, nghe trình bày chứng từ, xoay quanh chủ đề ”đại kết bằng máu”, tức là các tín hữu Kitô thuộc các hệ phái khác nhau, đã chịu chết vì niềm tin nơi Chúa Kitô.

Khi ĐTC đến quảng trường, có 2 chứng từ đã được trình bày với ĐTC: trước tiên của Ông Vittorio Aliquò, người thành Palermo trên đảo Sicilia, đã làm Ủy viên công tố trong 48 năm trời và đã điều tra về những hoạt động của các tổ chức bất lương mafia: trong 20 năm trời ông luôn phải sống trong sự hộ tống, kể cả khi đi nghỉ hè, và đi lễ Chúa Nhật thì luôn phải thay đổi nhà thờ, và ông lấy làm tiếc vì không thể tham dự các buổi cầu nguyện Thánh Linh. Ông đã thấy bao nhiêu đồng nghiệp, nhân viên công lực, chủ xí nghiệp và cả LM chân phước Pino Puglisi bị mafia giết chết. Ông Aliquò nói:

”Con đã thấy bao nhiêu máu vô tội đổ ra trước mắt con. Khi nhìn các vị tử đạo ngày nay và trước đây, và nghĩ đến các thế hệ trẻ, con muốn nói rằng việc nhớ đến máu đổ ra như thế trên các đường phố của chúng ta không thể bị xóa bỏ”.

Chứng từ thứ hai của anh Ugo Esposto, 17 tuổi, sau một thời niên thiếu với bao nhiêu xáo trộn, bị gia đình bỏ rơi khiến anh ta không còn tin tưởng và sống trong cô đơn, sau cùng Ugo đã tìm lại niềm tín thác nhờ được biết đại gia đình Canh tân trong Thánh Linh. Anh nói: ”Với lời cầu nguyện xin Chúa Thánh Linh đổ ơn thiêng xuống, cuộc sống của con đã được hoàn toàn biến đổi. Bây giờ con cũng như điều để nói và để đóng góp với thế giới. Lời Chúa đã đốt lên một ngọn lửa mà con không thể cầm giữ. Lời Chúa đã tỏ cho con thấy con được yêu mến và không bị bỏ rơi, con quí giá, và cuộc sống của con có ý nghĩa và có một mục đích. Nếu Chúa Giêsu có thể tái ban hy vọng này cho cuộc sống của con, Ngài cũng có thể ban cho mọi thiếu niên như con”.

Huấn từ

Trong bài huấn từ, ĐTC Phanxicô đề cao phong trào đại kết bằng máu và ngài khích lệ các thành viên Phong trào canh tân trong Thánh Linh nỗ lực cầu nguyện và hoạt động cho sự hiệp nhất. Ngài ứng khẩu nói:

”Hoạt động cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô bắt đầu bằng việc cầu nguyện. Cầu nguyện với nhau. Hiệp nhất vì máu các vị tử đạo ngày nay làm cho chúng ta hiệp nhất. Có một phong trào đại kết bằng máu. Chúng ta biết rằng khi những người oán ghét Chúa Kitô giết hại một Kitô hữu, trước khi giết họ không hỏi tín hữu: ”Ngươi là tin lành Luther, là tín hữu Chính Thống hay tin Lành, Baptist hay Methodist?” Ngươi là Kitô hữu, và họ chém đầu người ấy.”

ĐTC cũng nhắc đến các vị tử đạo ở Uganda được phong thánh cách đây 50 năm, các vị ấy là tín hữu Công Giáo và Anh giáo.

Ngài nhấn mạnh đến sự hiệp nhất trong Thánh Linh, tức là hiệp nhất trong sự khác biệt, chứ không phải sự đồng nhất. Sự hiệp nhất ấy là công trình của Chúa Thánh Linh chứ không phải của chúng ta.

ĐTC nói đến việc phục vụ quan trọng của các vị lãnh đạo, các thủ lãnh giáo dân, là làm tăng trưởng về tinh thần và mục vụ những người sẽ thay thế khi họ mãn nhiệm. Và ngài nói: ”Điều thích hợp là mọi việc phục vụ trong Giáo Hội có một thời hạn, đừng có những thủ lãnh trọn đời trong Giáo Hội. Điều này xảy ra tại vài nước có chế độ độc tài... Người duy nhất không thể thay thế được trong Giáo Hội là Chúa Thánh Linh và Chúa duy nhất chính là Đức Giêsu Kitô”.

Trước khi ban phép lành kết thúc, ĐTC đã ủy thác cho các thành viên Phong trào Thánh Linh sứ vụ: ”Với Kinh Thánh, với Lời Chúa, anh chị hay ra đi, rao giảng sự mới mẻ mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta. Hãy rao giảng cho người nghèo, những người bị gạt ra ngoài lề, người mù, các bệnh nhân, tù nhân và mọi người nam nữ. Nơi mỗi người có tinh thần bên trong muốn được giúp đỡ để mở toang cánh cửa để làm cho họ được sống”.

Sau cuộc gặp gỡ với ĐTC, Đại hội của Phong trào Canh tân trong Thánh Linh đã tiếp tục vào thứ bẩy 4-7-2015, tại Sân vận động Olimpic ở Roma. (SD 4-7-2015)
 
Top Stories
Pope greets members of the Renewal of the Holy Spirit
Vatican Radio
14:25 04/07/2015
2015-07-03 Vatican - On Friday afternoon in St Peter’s Square, Pope Francis met with members of the Renewal of the Holy Spirit, who have come to Rome for their 38th annual Convocation.

A light rain did nothing to dampen the spirits of the tens of thousands of people gathered together in St Peter’s Square for an evening of prayer, spirituality, and evangelization. The event had a distinctively ecumenical character, with the theme of “Ways of Unity and Peace – Voices of prayer for the martyrs of today and for a spiritual ecumenism.” Representatives of various Christian Churches and Ecclesial Communities were present for the meeting with the Pope Francis, testifying to “the power of ecumenical prayer and the need for a new fraternity among Christians.”

In his prayer at the beginning of the Audience, Pope Francis prayed that God the Father might send the Holy Spirit, Who will guide us to unity. It is the Holy Spirit, he said, who gives the various charisms within the Church, who works through the variety of gifts in the Church, and who grants unity. Pope Francis asked that Jesus, who prayed for unity in His Church, might help us to walk along the path of “unity, or of reconciled diversity.”

In his address, which he delivered “off-the-cuff,” the Holy Father reminded the members of the Renewal of the Holy Spirit of the words of Cardinal Leo Joseph Suenens, who called the charismatic renewal a “stream of grace.” The current of grace, he said, must always flow into the ocean of God, the love of God, and must not be turned in on itself.

Pope Francis also spoke about the idea of “unity in diversity.” Unity is not uniformity, he said, but reflects the confluence of all the different parts that go to make it up.

He warned of the temptation of leaders – or rather, servants – to imagine that they are indispensable, a temptation that can lead to authoritarianism or personalism, which “does not allow the renewed communities to live in the Spirit.” The Holy Spirit, Pope Francis exclaimed, is the only indispensable actor in the renewal, just as Jesus is the one Lord. At the same time he spoke of good founders who lead the communities they found, caring for them and leading them to spiritual maturity.

The Holy Father gave thanks for the “current of grace” which has borne much fruit. He encouraged those who have had the experience of the renew “to go forward, share it with the Church,” a service he called very important. He encouraged them especially “to form bonds of trust and cooperation with the Bishops, who have the pastoral responsibility of guiding the Body of Christ, including the charismatic renewal."

Finally, Pope Francis emphasized the ecumenical dimension of the charismatic movement, rooting it in our common Baptism. Unity among Christians, he said, must begin with prayer. He spoke, too, of modern-day martyrs: “The blood of the martyrs of today makes us one!” He gave the examples of a Catholic priest and a Lutheran minister who were both executed by the Nazis, and of the 23 Coptic Christians who, just a few months ago, were murdered in Libya. He noted, too, that Paul VI, in canonizing the Ugandan martyrs made reference to the Anglican catechists who shed their blood with them. “Excuse me, don’t be scandalized, they are our martyrs,” he said.

Pope Francis concluded his remarks by reminding those in the Square of the upcoming 50th anniversary of the charismatic movement, which will be marked in St Peters on Pentecost in 2017. This jubilee, he said, quoting Bd Paul VI, will be an opportunity for the Church “to give thanks to the Holy Spirit for this current of grace which is for the Church and for the world; and to celebrate the marvelous works the Holy Spirit has done in the course of these 50 years, changing the lives of millions of Christians.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo hạt Đà Lạt chung tay hỗ trợ mùa thi 2015
Thông Xanh
20:31 04/07/2015
Từ ngày 29.6, tại nhà thờ Chánh Tòa và Học viện Don Bosco Đà Lạt chính thức đón tiếp các thí sinh đến TP. Đà Lạt dự kỳ thi THPT quốc gia 2015.

Hình ảnh

Các thí sinh từ tỉnh Ninh Thuận và các huyện xa nhộn nhịp đến làm thủ tục tại 2 điểm tiếp đón, để được các tình nguyện viên hướng dẫn về các điểm lưu trú.

Do lượng thí sinh quá đông, nên có những thời điểm trưa và chiều tối 29.6 thí sinh phải chờ đợi khá lâu. Mặt khác, một số giáo xứ chưa gởi thông tin cần thiết là địa điểm thi nên Ban tổ chức chưa thể phân chia nơi ở hợp lý.

Ngày 30.6, các thí sinh tiếp tục đến đăng ký. Thông kê sơ bộ, có hơn 1.400 thí sinh đến làm thủ tục và được bố trí ở tại 20 điểm. Nhiều nhất tại giáo xứ Thiện Lâm 330 thí sinh, Chánh Tòa 226 thí sinh, Don Bosco gần 200 thí sinh, Tùng Lâm 150 thí sinh, Cộng đòan Phanxicen 90 thí sinh, Trung tâm mục vụ 66 thí sinh; các cộng đòan Vinh Sơn (Thánh Tâm, Vinh Sơn (Yết Kiêu) Tận hiến (Minh Giáo), giáo xứ Du Sinh, công đòan nam Đa Minh, cộng đòan nữ Phaolô, MTG Gò Vấp, nữ Đa Minh, nữ Mân Côi, nữ Phaolô Thiện bản, Con Đức Mẹ Vô nhiễm, Lưu xá nam Phanxicô (Thánh Mẫu), gia đình ông Nguyễn Chánh Tòa (Gx Thánh Mẫu), gia đình anh chị Tiên- Hạnh (Gx Đa Thiện) mở rộng cửa đón từ 15 đến 50 thí sinh.

Do việc đăng ký điểm thi và khâu nhập liệu có sơ suất nên một số thí sinh được bố trí nơi ở thiếu hợp lý, đến chiều 30.6, Ban tổ chức đã điều chỉnh các em đến nơi ở gần điểm thi nhất.

Trưa và chiều 29.6, Nhà xe Thành Bưởi hỗ trợ miễn phí hơn 400 hộp cơm cho các thí sinh chờ làm thủ tục đăng ký nơi ở. Nhà xe Thành Bưởi còn hỗ trợ xe 45 chỗ đưa các em đến điểm thi.

Các tình nguyện viên là sinh viên, các nhóm giới trẻ giáo hạt rất nhiệt tình dùng xe máy vận chuyển các thí sinh đến nơi ở, bên cạnh 3 xe ô tô BTC thuê.

Sáng 30.6 và 1.7, Ban tổ chức huy động gần 20 xe ô tô từ 4 chỗ đến 45 chỗ cùng hàng chục xe máy để chở các em đến điểm thi. Đến 7 giờ các điểm thông tin các thí sinh đến trường thi an tòan và trước giờ qui định

Tại các giáo xứ Chánh Tòa, Thiện Lâm, Tùng Lâm, Du Sinh, Minh Giáo… Cha quản xứ và Ban hành giáo, các hội đòan chung lòng chung sức chăm lo cho các thí sinh đến lưu trú. tại các Công đòan, các bề trên, các cha, các thầy, các sơ cũng nhiệt tình giúp đỡ các em.

Chiều 30.6, trước khi bước vào kỳ thi, tại các nhà thờ và một số Cộng đòan có thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho các thí sinh.

Trưa 1.7, Cha Tổng Đại diện đến thăm một số cộng đòan và giáo xứ đang hỗ trợ mùa thi 2015.

Cha Tổng Đại diện GP Đà Lạt thăm hỏi và khích lệ các thí sinh tại các địa điểm lưu trú

Ngày 3.7 Cha Tổng Đại diện Lê Đức Huân tiếp tục đến các cộng đoàn Nam Đa Minh (đường Hà Huy Tập), Phaolô (đường Trần Phú), Con Đức Mẹ Vô nhiễm (hẻm Trần Phú), nữ tu Đa Minh (đường Thông Thiên Học, nữ tu Mân Côi (hẻm Bùi Thị Xuân) và Học viện Don Bosco Đà Lạt để thăm hỏi, động viên các thí sinh.

Tại những nơi này cha Tổng đều bày tỏ lòng biết ơn các Cộng đoàn đã mở rộng cửa đón các thí sinh đến lưu trú chăm lo cho các em ăn uống nghỉ ngơi; nhiều tu sĩ còn dùng xe máy chở các em đến trường thi… Ngài càm ơn các cộng đoàn Phaolô ủng hộ miễn phí suất ăn cho 50 thí sinh, nữ tu Mân Côi ủng hộ 10 suất, MTG Thiên Hương (Gò Vấp) 20 suất. Do phải bố trí nơi ở gần điểm thi nhất cho các thí sinh, trách việc phải di chuyển xa gây tốn kém, nên Ban tổ chức xin phép được sử dụng những suất ăn miễn phí đó làm “quĩ” chung và điều phối hợp lý. Vì có nhiều thí sinh hoàn cành nghèo được miễn đóng tiền, hàng trăm thì sinh dân tộc chỉ đóng 50% số tiền cần được hỗ trợ dù không ở tại các cộng đoàn trên.

Trưa 3.7 cha Tổng dùng cơm với các thí sinh và các tình nguyện viên, Công tác viên Sa lê diêng, tu sinh đang ngày đêm phục vụ và hộ trực các em. Học viện Don Bosco là nơi đã thực hiện 5 lần Hỗ trợ mùa thi nên có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các sinh hoạt giúp các em gắn kết tình thân ái, giải trí, thư giãn đầu óc.

Mỗi buổi chiều các thí sinh được giao lưu đá bánh, thi đấu bóng rổ… trong các bữa ăn được tham dự đố vui có thưởng, xem ảo thuật…

Cha Tổng Đại diện đã cảm ơn Quí cha, Quí thầy, tu sinh, Quí Cộng tác viên Sa lê diệng điều phối, quí ân nhân đã đồng lòng đồng sức hỗ trợ mùa thi thật tốt đẹp.

Khi đến các cộng đoàn, cha Tổng đều bày tỏ sự vui mừng vì thấy hình ảnh của một Hội Thánh mở ra, đi ra như tinh thần của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày càng rõ nét. Theo cha Tổng nếu những mùa thi năm tới số lượng thí sinh đông hơn sẽ kêu gọi thêm các gia đình Công giáo sống gần các điểm thi mở cửa đón thí sinh.

Trưa hôm nay 4.7, cha Tổng sẽ dùng cơm với các thí sinh và các tình nguyện viên tại Cộng đoàn nam Đa Minh.

Theo Ban tổ chức, đến chiều tối có hàng trăm thí sinh đã hoàn thành những môn thi đăng ký đã làm thủ tục để trở về với gia đình. Trong những ngày qua có 2 thí sinh lưu trú ở Tùng Lâm và Trung tâm Mục vụ bị sốt và viêm phế quản được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cấp cứu, được các bác sĩ chăm sóc tận tình miễn phí nên các em có thể đến trường thi tiếp những môn còn lại. Cha Tổng đại diện và Ban điều phối chương trình đã đến bệnh viện thăm hỏi động viên các thí sinh trên, các y bác sĩ Công Giáo, các tình nguyện viên đã nấu từng miếng cháo, mua từng viên thuốc để chăm sóc sức khỏe cho các thí sinh bị nhức đầu, cảm lạnh, đau bụng…

Tối ngày 4.7 tại nhà thờ Chánh Tòa và Don Bosco có chương trình giao lưu sinh hoạt kết nối tình thân giữa các thí sinh và các tình nguyện viên.
 
Việt Nam - Vatican tiếp tục đàm phán hướng đến việc nối lại quan hệ ngoại giao
Emily Nguyễn
21:09 04/07/2015
HÀ NỘI - Một viên chức hàng đầu trong chính quyền Việt nam đã tường trình về tiến triển trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với tòa thánh Vatican, sau chuyến thăm Rome của ông vào tuần này.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản ông Nguyễn Thiện Nhân đã có cuộc gặp gỡ Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh tòa thánh Vatican. Cả hai được cho biết là đã đối thoại trong chiều hướng tích cực về triển vọng phục hồi mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Việt Nam và Vatican đã tham gia vào hàng loạt đàm phán ngoại giao, kéo dài trong nhiều năm, để thương lượng cho quan hệ giữa Giáo Hội và chính quyền quốc gia châu Á này. Chính quyền Việt Nam đã và đang dần nới lỏng những hạn chế đối với Giáo Hội, nhưng vẫn miễn cưỡng chưa cấp phát đầy đủ các quyền tự do tôn giáo.
 
Hội đồng Comitium Legio Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Melbourne tập huấn năm 2015.
Trần Văn Minh
23:08 04/07/2015
Melbourne vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy 04/07/2015. Tại Trung Tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Hội đồng Comitium Legio Mariae Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Flemington đã tổ chức khoá Tập huấn và Nghi thức Tận Hiến cho Chúa Thánh Thần, của toàn thể hội viên Legio Mariae Việt Nam trong Tổng Giáo phận Melbourne.

Mời coi hình

Khoá Tập huấn và Tận Hiến được hội đồng tổ chức từ 10 giờ 30 sáng và kết thúc lúc 5 giờ 45 trong ngày. Mặc dù trời đang giữa mùa Đông và rất lạnh kèm cơn mưa nhẹ, nhưng những quân binh của Mẹ trong đoàn quân binh Legio Mariae về tham dự rất đông.

Khóa có ba phần, phần thuyết giảng, phần chia sẻ và cuối cùng là phần Tận Hiến cho Chúa Thánh Thần. Phần thuyết giảng buổi sáng do Linh mục Phaolo Nguyễn Trọng Thiên Dòng Ngôi Lời thuyết giảng, với giọng nói mạch lạc, rõ ràng, cộng với kiến thức Thần học, đã cho các hội viên tham dự hiểu rõ, hiểu sâu hơn về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần hoạt động trong đời sống của Giáo Hội, Cộng Đoàn, Gia Đình và trong mỗi người chúng ta. Chúa Thánh Thần đã Thánh hóa và canh tân, Ngài luôn đồng hành cùng chúng ta để mỗi khi chúng ta biết mở lòng mình đón nhận thì Chúa Thánh Thần sẽ ngự đến trong tâm hồn chúng ta ngay, giúp chúng ta hoạt động hữu hiệu và gặt hái những hoa qủa mà Chúa Thánh Thần mang lại. Và quân binh của Legio là những người được ơn gọi gia nhập chứ không phải dễ dàng trở thành hội viên Legio được, đó là niềm tự hào của đoàn quân binh của Mẹ.

Vì học tập nguyên ngày, và cũng do thời tiết lạnh, Comitium đã tổ chức bữa ăn trưa cho học viên, những phần cơm nóng với canh do các chị em Legio trong ban phục vụ đã đưa đến tận ghế ngồi cho mọi người thưởng thức những món ăn ngon miệng. Thế nên, chỉ trong một buổi sáng, mọi người vừa được đón nhận những món ăn tinh thần, vừa được no đủ phần thể xác.

Sau khi nghỉ trưa, hội viên được mời lên nguyện đường để tiếp tục nghe Linh mục Trần Ngọc Tân Quản nhiệm giảng thuyết cùng chủ đề Tận Hiến cho Chúa Thánh Thần. Tóm tắt, Linh mục giảng thuyết đã nói khi chúng ta tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, lòng chúng ta hân hoan sẽ toát ra bề ngoài thân xác, làm chúng ta tươi trẻ rạng rỡ.

Qua phần giảng thuyết, Comitium được Linh mục quản nhiệm đặt mình Thánh Chúa trên bàn thờ để mọi mọi người chầu Thánh Thể củng chia sẻ với nhau những ân huệ từ Chúa Thánh Thần. Sen kẽ là những bài Thánh ca được hát chung.

Cuối cùng, Nghi thức Tận Hiến, mỗi người trên tay cầm nến, miệng hát vang bài: Thánh Thần hãy đến, cùng tiến lên trước bàn thờ có Mình Thánh Chúa để Tận Hiến cho Chúa Thánh Thần, kết thúc một ngày Tập huấn và Tận Hiến của quân binh Legio Mariae cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn hoạt động trong đời sống của mỗi người.
 
Hội Nghộ Giới Trẻ Việt Nam tại Seattle ở Bang Washington
Nguyễn Quốc Lân
06:09 04/07/2015
(Seattle, Washington) – Sau gần 2 năm chuẩn bị, Đại Hội Giới Trẻ Việt Nam Kỳ 5 đã vừng lên thật sôi động nơi thành phố mang tiếng “buồn ngũ” như diễn tả trong bộ phim “Sleepless Night in Seattle.” Từ 8 giờ sáng, các bạn trẻ trong ban tổ chức đã rộn rang chạy đôn chạy đáo để chuẩn bị cho “làn sóng” các bạn trẻ đầu tiến đến khoảng 10 giờ sáng. Chương trình đại hội sẽ không bắt đầu cho đến 1 giờ chiều, nhưng mọi khâu tổ chức đã chuẩn bị sẵn sàng.

Hình ảnh

Bên cạnh các bạn trẻ, các bà mẹ Công Giáo và giáo dân từ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Seattle đã đôn đã chuẩn bị đồ ăn sáng và nước uống để chăm sóc các bạn trẻ đến từ khắp nơi. Bắt đầu từ ngày hôm qua, Nhà Thờ Giáo Xứ đã tràn ngập các bạn trẻ đến từ các nơi để tá túc qua đêm và còn được cho ăn “all you can eat”, hát karaoke và ngũ tràn lan trong “sleeping bags” tại khắp mọi nơi trong phòng khách và hội trường của giáo xứ. Có cô chú còn đưa các bạn trẻ về nhà tắm rửa và trở lại hội trường nhà xứ để ngũ. Ông bà Chủ Tịch Nguyễn Kiên còn được con cái mời khéo đi ngũ chỗ khác để có chỗ cho các bạn trẻ ngủ thoải mái hơn tại nhà của ông bà.

Ban Tổ Chức đã tiếp đón hơn 1,800 bạn trẻ và hơn 150 tu sĩ nam nữ đến từ khắp nơi đến tham dự cuộc hội ngộ thật ý nghĩa này. Từ những ngày đầu lo sợ các bạn trẻ không tham dự đủ để “huề vốn” chi phí tổ chức, ngày hôm nay Ban Tổ Chức đang lo lắng hội trường với khoảng 2,400 chỗ ngồi có thể chật. Biến đổi khí hậu nóng bất thường vào cuối tuần này tại thành phố nỗi tiếng mưa nhiều và ẩm ướt đã buộc BTC đã chạy đua với thời gian để trang bị hệ thống máy lạnh (air conditioner) tại ngôi trường Đại Học Pacific Lutheran Univerisity nơi mà trong lịch sử 125 năm qua họ không cần trang bị. Có lẽ Tuổi trẻ Việt Nam “hot” quá, đã mang lại hơi ấm tình thương cho hàng ngàn bạn trẻ đến từ mọi chân trời nơi hải ngoại.

Cũng giống như các kỳ đại hội trước đây tại Miền Nam California, nghi lễ khai mạc đã được tổ chức một cách long trọng và hoành tráng. Đức Tổng Giám Mục Peter Sartain được dự trù Chủ Tế Thánh Lễ Khai Mạc, nhưng vào giờ chót Ngài phải vào bệnh viện mỗ khẩn cấp nhưng Ngài cũng không quên gởi một đoạn video clip đến để chào mừng các bạn trẻ. Trong lời chào mừng gởi qua video clip, Đức TGM cũng nhắc đến gương sống đạo là một nhân chứng của đức tin của Cố Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, nhất là trong lúc khó khăn nhất khi Ngài bị giam cầm trong lao tù Cộng Sản. Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Melbourne, đến từ Úc đã đọc bài huấn từ đến các bạn trẻ, ngài đã nhắc đến lịch sử trốn chạy Cộng Sản để đi tìm tự do của gia đình và bản than, từ cuộc di cư năm 1954 đến cuộc vượt biển tìm tự do sau 1975. DGM Long nhắc nhở các bạn trẻ hãy nhớ rõ mình là người Việt Nam, mang trách nhiệm đem lại tự do dân chủ cho người Việt Nam và là chứng nhân của đức tin, cũng giống như Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã luôn nhắn với giới trẻ Việt Nam hãy luôn là nhân chứng của đức tin, nhưng đừng quên mình là người Việt Nam.

Trong nghi lễ khai mạc còn có cuộc biểu diễn đặc sắc của Đoàn Biểu Diễn Trống Truyền Thống của Giới Trẻ Lasan từ San Jose giúp các bạn trẻ cảm nghiệm được niềm hãnh diện về văn hóa Việt Nam trong cuộc sống đầy khó khăn tại Hoa Kỳ và tiếng trống như đôn thúc các bạn tiến lên và hãnh diện là người trẻ Công Giáo Việt Nam.

Sau nghi lễ khai mạc là bắt đầu các chuỗi hội thảo với các chủ đề gây nhiều tò mò nhưng quen thuộc với giới trẻ như LOL – What’s Love Got to Do With It? (Mắc Mớ gì Đến Tình Yêu?), SOS – Help Me, Please? (Xin Làm Ơn Giúp Tôi), Decoding the Vietnamese American Heritage for Our Children (Bật Mí Di Sản Người Mỹ Gốc Việt Cho Con Em Chúng Ta) hay Celebrating Our Vietnamese American Catholic Identity (Ngợi Ca Căn Cước Người Công Giáo Mỹ Gốc Việt”

Sau chương trình hội thảo là chương trình thi thố tài năng (We Got Talents) và Ngắm Mình Thánh Chúa và lúc 9:30 tối trước khi các bạn được thưởng thức món cháo gà vào đêm khuya cũng do các bà mẹ Công Giáo phục vụ. Chương Trình ngày thứ sau được đặt trọng tâm vào chủ đề Through Him (Qua Ngài), ngày thứ bảy là With Him (Với Ngài), ngày Chúa Nhật là In Him (Trong Ngài).

Chương Trình Đại Hội sẽ tiếp tục vào ngày thứ bảy và Chúa Nhật và sẽ kết thúc với Thánh Lễ Bế Mạc và Nghi Thức Sai Đi sẽ bắt đầu vào lúc 1 giờ chiều ngày Chúa Nhật.

Khai mạc Đại Hội:

Hơn 1800 bạn trẻ Việt Nam từ khắp nơi trên Hoa Kỳ và một số từ Âu Châu và Canada đang tề tựu về Seattle để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Kỳ 5 được tổ chức vào ba ngày cuối tuần Lễ Độc Lập, 3 đến 5 tháng 7, tại Đại Học PLU trong khu vực Tacoma. Đây là một trong những cuộc tập trung giới trẻ Việt Nam đông nhất tại hải ngoại. Với nhiều bạn trẻ, đây là chuyến đi lần đầu tiên không cùng với gia đình.

Lần đầu tiên tổ chức ngoài Miền Nam California, các bạn trẻ từ Seattle đã chuẩn bị rất chu đáo trong hơn một năm rưỡi với một tinh thần nhiệt tâm và tin yêu của giới trẻ. Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, với sự quản đại của Cha Chánh Xứ Đào Xuân Thành cùng với toàn thể các đoàn thể giáo dân tại đây đã chuẩn bị đón tiếp các bạn trẻ từ khắp nơi, kể cả cung cấp ăn uống và chỗ ngũ hoàn toàn miễn phí. Tổng Giáo Phận Seattle cũng đã hết lòng hỗ trợ kế hoạch tổ chức đại hội. Đức Tổng Giám Mục Sartain sẽ đến chủ tọa nghi lễ khai mạc. Ngoài ra, Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long từ Úc cũng sẽ đến và là diễn giả chính trong nghi lễ khai mạc.

Theo báo cáo của Ban Tổ Chức, nhiều địa phương đã gởi phái đoàn rất đông bạn trẻ đến tham dự, ví dụ như 350 từ Nam California, 250 từ Bắc California, 30 từ Las Vegas hay Canada, và dĩ nhiên hơn 1,000 bạn trẻ từ các khu vực địa phương như Seattle, Tacoma, Portland, Oregon, v..v.. Từ Quận Cam, các bạn trẻ thuộc Sinh Viên Công Giáo và Cộng Đoàn St. Barbara đã tổ chức đi xe bus và có ghé thăm các danh lam thắng cảnh dọc theo đường đi và đường về.

Chủ đề của kỳ đại hội nay là “Tựa Vào Ngài – In Christ Alone” để phản ảnh đức tính tin tưởng và phó thác nơi người Công Giáo, đặc biệt là các bạn trẻ. Trong suốt 3 ngày đại hội, các bạn sẽ làm quen, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm sống đức tin của người trẻ Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Chương trình hội thảo sẽ gồm có 30 lớp với nhiều đề tài khác nhau dưới sự hướng dẫn của hơn 20 diễn giả, hầu hết gồm những tên tuổi nổi tiếng và nhiều kinh nghiệm hướng dẫn giới trẻ trên toàn Hoa Kỳ.

Ngoài ra các bạn trẻ còn có cơ hội tham gia các chương trình tâm linh như Taiser, văn nghệ và các thánh lễ cầu nguyện. Nghi lễ khai mạc sẽ bắt đầu vào lúc 1 giờ chiều ngày thứ sáu. Vào tối thứ bảy, một chương trình văn nghệ thi đua tài năng sẽ do các bạn trẻ từ khắp nơi biểu diễn. Đoàn Biểu Diễn Trống Truyền Thống Lasan từ San Jose cũng sẽ tham dự biểu diễn trong nhiều nghi lễ trong suốt đại hội. Thánh lễ bế mạc sẽ bắt đầu vào lúc 1 giờ vào chiều Chúa Nhật.
 
Đức Hồng Y Parolin tiếp kiến Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
09:37 04/07/2015
Roma, ngày 03.07.2015 (ZENIT.org) - Ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (UBMTTQVN), do đảng cộng sản thành lập nhắm các hoạt động xã hội, văn hóa và tôn giáo – đã gặp Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Pietro Parolin vào ngày mùng 1 tháng bẩy 2015 vừa qua. Đây là một bước tiến mới trong tiến trình thành lập bang giao giữa Tòa Thánh Vatican và chính phủ Việt Nam.

Hãng thông tấn Việt Nam + « Vietnam Plus » đã tường thuật rằng: Trong cuộc gặp gỡ hai bên đã bầy tỏ vui mừng về mối liên hệ giữa Việt Nam và Vatican trong những năm qua đã đạt được những thành quả tốt đẹp.

Vẫn theo tin của hãng thông tấn Việt Nam +: Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đã ca ngợi thông điệp Laudato Sí của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về môi sinh khi thông báo rằng „ông ta sẽ phối hợp với Hội Đồng Giám mục Việt Nam trong việc vận động dân chúng và những người Công Giáo tích cực tham gia để bảo vệ môi trường“

MTTQVN đã ca ngợi những „đóng góp mới đây của hơn sáu triệu người Công Giáo Việt Nam cho công cuộc phát triển đất nước“

Về phần mình, ĐHY Parolin, đề cao mối liên hệ giữa Vatican và Việt Nam đã được phát triển tốt đẹp và ngài chủ trương rằng các chính quyền và các dân tộc phải biết hành động để „bảo vệ hòa bình trên thế giói“

Cả hai vị đại diện đều bầy tỏ sựu sẵn sàng „để tiếp tục duy trì các cuộc họp thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo, nhưng một trật cũng tiến hành chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và chính phủ Việt Nam“

Thực ra, một động lực thực sự đã được khởi động: Ngày 22.03.2014, Đức Giáo Hoàng đã tiếp kiến riêng tại Vatican ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch quốc hội và ngày 28.10 năm ngoái, Ngài cũng đã tiếp kiến thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

Ông Regis Anouil, tổng biên tập của Các Giáo Hội Châu Á (Eglises d'Asie), cơ quan truyền thông của Hội Thừa Sai Paris, đã phân tích mối liên hệ „hài hòa“ như sau: „Có một động lực đã được khởi động từ thời gian qua, chắc chắn là do ĐHY Parolin đã luôn quan tâm theo dõi các biến cố Việt Nam, chính Ngài đã điều đình với chính quyền Việt Nam dài dọc trong suốt mười năm qua. Ngài là người then chốt biết rõ hồ sơ và nắm vững vấn đề“. Vào tháng 11 năm 2002, ĐHY Parolin đã được bổ nhiệm làm phó bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh và đã tham gia các cuộc đàm phán hàng năm giữa Thánh và chính phủ Việt Nam cho tới năm 2009.

Vào buổi lễ tôn phong Hồng Y và ngày 22.04.2014, một phái đoàn chính phủ Việt Nam với năm thành viên do ông Dương Ngọc Tấn, phó trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ, đã tham dự để vinh danh Ngài.

Ông Resgis Anouil còn bình luận thêm rằng: „ Bỏ ngoài yếu tố cá nhân nêu trên, hồ sơ bang giao này đã bị ngưng trệ trong nhiều năm mãi cho tới khi chính phủ Việt Nam chấp nhận cho Sứ Thần Tòa Thánh ở Singapour làm vị đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam ….Phải nói rằng thực sự đã có những bước tiến quan trọng trong các mối liên hệ song phương ngày càng được xác định giữa Tòa Thánh và Việt Nam, nhưng nói đúng ra thực sự chưa phải là bang giao“ (xin xem Zenit ngày 25.03.2014)
 
Gà trống nuôi bốn con gái thủ khoa
Đằng-Giao/Người Việt
07:18 04/07/2015
BEAVERTON, Oregon (NV) - Có một người con đậu thủ khoa trung học đã là điều khó, vậy mà ông Thomas Trịnh có đến bốn cô con gái (Tiffany Tuyet Mai - Jessica Thanh Thanh - Michelle Bich Ngoc - Victoria Tuong Vy và Christine Thuy-Duong) luân phiên nhau đậu đầu bảng trường trung học Công Giáo De La Salle North, ở tiểu bang Oregon.

Từ trái: Tiffany, Jessica, Michelle, ông Thomas, Victoria, Christine
Bà Barbara Ward, cố vấn đại học của trường De La Salle, hãnh diện reo lên, “Lần đầu tiên ở Oregon có chuyện như vậy xảy ra. Lần đầu tiên!”

Bà Barbara cho Người Việt hay rằng bà là cố vấn của cả bốn chị em thông minh này nên biết rất rõ về các cô. “Mấy chị em nhà này rất gương mẫu và rất dễ gần. Cả bốn người đều thể hiện sự toàn vẹn, từ bài vở trong lớp đến những sinh hoạt ngoại khóa. Các cô hoạt động xã hội rất hăng say.”

Khi Người Việt hỏi bí quyết để cả bốn chị em đều trở thành thủ khoa, cả bốn cô cùng trả lời: “Vì tụi con muốn làm cho ba hãnh diện. Ba đã hy sinh cả đời cho tụi con.”

Ông Thomas Trịnh định cư tại Hoa Kỳ năm 1982 ở Philadelphia, sau đó ông dọn đến Beaverton thuộc tiểu bang Oregon lập nghiệp và xây dựng gia đình cho đến giờ.

“Tôi bắt đầu hành trình ‘gà trống nuôi con’ từ năm 2003 khi vừa 40 tuổi. Lúc ấy cháu lớn nhất được 12 tuổi.” ông Thomas tâm sự với Người Việt.

Người cha hãnh diện này nhấn mạnh, “Và cháu nhỏ nhất thì chỉ mới hai tháng.”

Ông nhớ, “Vừa làm kỹ sư computer, vừa nuôi dạy năm con quả là vất vả vô cùng vì phải xa nhà thường xuyên.”

“Mỗi khi phải đi công tác xa, tôi lại phải nhờ bà con chăm nom các cháu. Bỏ con ở nhà, đau lòng lắm.” Ông Thomas nuốt vội cảm xúc.

Ông đã tạo cho các con một gia đình có sự gắn bó trong tinh thần tôn giáo. Ông Thomas nói, “Tôi tập cho các cháu thói quen từ thuở bé là đọc 12 kinh hàng đêm, không bỏ đêm nào. Mục đích là cảm tạ Chúa về những gì Ngài đã ban phát và những gì Ngài sẽ ban phát cho chúng tôi.”

Ngoài phần hồn, ông Thomas phải biết nấu ăn ngon để chăm lo phần thể chất cho con.

Jessica Thanh Thanh, cô thứ ba, khoe, “Ba nấu món súp nào cũng ngon, nhưng con thích nhất là món... bún riêu.”

Cô đầu lòng Michelle Bích Ngọc đồng ý, “Ba con chỉ cẩn 30 phút là nấu xong một bữa ăn ngon mà chỉ dùng toàn những gì còn sót trong tủ lạnh thôi.”

Thanh Thanh cười, “Có lần sau lễ Thanksgiving, ba con lấy tất cả mọi thức ăn còn dư rồi bỏ vô nấu cháo. Lúc đầu nhìn ghê lắm, bắp nhồi trong bụng gà và con gà Tây nổi lều bều trong nồi. Nhưng ăn thì lại ngon miệng. Từ đó trở đi, ba vẫn thường nấu món này.”

Thế nhưng không phải món gì ông Thomas nấu cũng được các cô thủ khoa thưởng thức. Bích Ngọc cười, “Có lần ba con thấy xác một con nai trên đường đi câu cá, ba quăng nó lên xe truck rồi đi câu tiếp. Mãi lâu sau mới về xả thịt nai nấu nướng. Tối đó con không ăn miếng nào.”

“Bữa đó không cháu nào ăn miếng nào cả,” ông Thomas cười vang tiếp lời con.

Muốn đỡ đần cho cha, cô chị lớn nhất đã tập nấu ăn từ nhỏ. “Để nấu cho mấy em mỗi khi ba con đi làm xa,” Bích Ngọc kể.

Thấy cha và chị đều biết nấu nướng, cô thứ nhì, Christine Thùy Dương đã có lúc muốn chọn nghề đầu bếp nhưng bị ông Thomas dọa, “Nếu con muốn theo nghề này thì phải nhớ là trong ba năm đầu sau khi ra trường, người ta sẽ bắt con chỉ được rửa chén bát thôi.”

“Lâu lâu phải rửa chén một lần ở nhà đã đủ sợ rồi nên con tôi quyết định... “bỏ nghề,” ông Thamas cười đắc chí.

Trả lời câu hỏi có phải các con học giỏi là nhờ ba nấu thức ăn ngon, “Kỷ luật. Ba luôn đặt kỷ luật lên hàng đầu,” cô gái út Victoria Tường Vy khẳng định.

Cô lớn nhất, Ngọc Trinh, kể rõ, “Ba dùng sự thất vọng làm công cụ của kỷ luật. Tụi con được dạy dỗ kỹ lưỡng nên ai cũng biết cái gì làm ba vui, cái gì làm ba thất vọng.”

Ông Thomas tự hào, “Tôi rất hãnh diện mà nói rằng có sáu đứa con mà chưa bao giờ tôi phải nặng tay với cháu nào cả. Hình phạt nặng nhất của tôi là cho khoanh tay quay mặt vô tường năm phút.”

Ông thừa nhận việc nuôi dạy các con chẳng phải là điều dễ dàng, “Mấy cháu đầu của tôi tương đối biết nghe lời, chỉ có cô út, Tường Vy, là khó bảo nhất.”

Ngọc Trinh đồng ý, “Tường Vy thích chơi thể thao lắm, cả bóng rổ và bóng chuyền. Ba con có dự những lần Tường Vy tranh giải nhưng luôn nhắc nhở em không được xao lãng việc học.”

Ông Thomas hồi tưởng, “Tôi vất vả nhất với Tường Vy, vì cháu có rất đông bạn bè. Nhiều lần tôi phải lén đi theo (Tường Vy) xem cháu đi đâu, làm gì và tôi đã phải làm dữ, dọa không cho cháu học trường tư nữa. Sợ quá cháu mới chịu học.”

Ông cười, “Cháu nào muốn có bạn trai thì người bạn đó phải đến gặp tôi và phải có giấy chứng nhận của cảnh sát là hoàn toàn trong sạch và phải có kế hoạch làm gì trong tương lai, trong một năm, trong bốn năm và mười năm.”

“Điều kiện quá rõ ràng như vậy mà chưa anh nào dám bén mảng nhà tôi cả.” Ông Thomas cười vang.

Nhờ luôn gần gũi và coi các con là bạn nên các cô gái này cũng đã chia sẻ gánh nặng với cha mình.

Ngọc Trinh kể, “Tụi con học trường tư nên ba phải trả nhiều tiền. Vì vậy tụi con mỗi tuần bỏ ra một ngày trong tuần để làm việc trong trường và tiết kiệm cho ba.” Từ nhỏ, các con gái của ông Thomas đều học trường tư. Các em học tiểu học tư thục Holy Cross, cũng ở địa phương.

Bà Barbara nói, “Một ngày một tuần suốt niên học nên cô nào cũng tiết kiệm cho ông Thomas phân nửa học phí.”

Đã thế, các cô cũng dành thời gian thường xuyên làm công tác thiện nguyện như phân phối thực phẩm cho người nghèo.

Bà Barbara kể với ít nhiều tự hào lây, “Các cô họ Trịnh này đã giỏi về học vấn mà lại còn tích cực tham gia công tác xã hội cũng như nghệ thuật, kịch nghệ ở trường nữa.”

Cả bốn cô thủ khoa của ông Thomas đều đang thực hành ý nguyện muốn giúp đỡ người khác.

Ý chí và nhân cách của các cô con gái được bạn học xác định. “Họ (các chị em) lương thiện và trung thực một cách tự nhiên, không cố gắng gì cả. Họ bình dị nhưng ý chí rất mạnh.” Lời em Michael Dong, người bạn chung của các chị em.

Ali Wrede, bạn học của Michelle, nói về bạn mình, “Michelle rất chăm chỉ. Tính cách thân thiện, thoải mái khiến Michelle trở thành người bạn học gần gũi.”

Ngắn gọn và mang tính kết luận, Phi Nguyễn, bạn chung của các chị em, nói về bạn mình, “Muốn điều gì thì phải tận tâm để đạt được điều đó. Họ đã làm như vậy. Đơn giản vậy thôi.”

Hiện giờ, người chị cả, Michelle Bích Ngọc Trịnh, 24 tuổi, đã tốt nghiệp đại học Portland và đang làm việc tại một dưỡng đường tại thành phố Gresham, Oregon.

Cô thứ nhì, Christine Thùy Dương Trịnh, 22 tuổi, đang học ngành y tá tại đại học Georgetown, Washington, DC.

Cô thứ ba, Jessica Thanh Thanh, 20 tuổi, đang là sinh viên ngành dược tại đại học Pacific, Pacific Forest Grove, Oregon.

Và cô út, Victoria Tường Vy Trịnh, 18 tuổi, sinh viên y khoa tại Boston College, Massachusetts. Hai bé Tiffany và Andy (con trai của Thomas và người vợ kế) cũng nói “muốn theo chân các chị.”

Vẫn cư ngụ tại Beaverton, Oregon, ông Thomas Trịnh hiện là quản lý phòng thí nghiệm cho công ty Intel và vẫn tiếp tục nuôi hai con nhỏ với sự giúp đỡ của người vợ kế là Võ Thục Nhi.

Ông nhìn nhận sự đóng góp của vợ mình, “Nhà tôi từ Việt Nam sang đây lúc cháu lớn Bích Ngọc đã 14 tuổi nhưng cũng giúp chúng tôi rất nhiều trong việc săn sóc cho các cháu. Bên cạnh người đàn ông thành công phải có một người đàn bà giỏi giắn.”

Về phần mình, các cô không thể nào quên được những gì cha mình đã làm cho mình.

Thùy Dương, người được các chị em bình chọn là con gái cưng của ba, thổ lộ, “Ba con nhọc nhằn cả đời cho tụi con mà chưa bao giờ than vãn. Được đậu thủ khoa không thể sánh với ân huệ được làm con của ba. Sung sướng lớn nhất của con là được thấy ba con hãnh diện với cả thế giới vì các con mình.”

Cô nhấn mạnh: “Quá khứ của con, tương lai của con, tất cả là do ba con.”

(Nguồn: Người Việt online June 27, 2015, Đằng-Giao, ngo.giao@nguoi-viet.com)
 
Thánh lễ mừng hồng ân vĩnh khấn tại nhà nguyện Đan Viện Cát Minh Sàigòn
Pet. Chuyên Trần
11:50 04/07/2015
Thánh lễ mừng hồng ân vĩnh khấn tại nhà nguyện Đan Viện Cát Minh Sàigòn

Tại nhà nguyện Đan Viện Cát Minh Sàigòn, Thứ Bảy ngày 04 tháng 07 năm 2015. Thánh lễ tuyên khấn được cử hành trọng thể. Nữ tu Maria Annê Chúa Giêsu Thánh Thể Đào Tuyết Khanh tân khấn sinh hân hoan được lãnh nhận hồng ân vĩnh khấn.

Chủ sự Thánh lễ có Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, đồng tế với ngài có cha Tuyên úy của dòng, Cha giáo Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài gòn; cùng quý cha trong và ngoài giáo phận.

Đến cùng hiệp dâng thánh lễ có qúi tu sĩ nam nữ, gia đình thân tộc và đông đảo cộng đoàn dân Chúa tham dự.

Mở đầu thánh lễ, Đức TGM Phaolô chia sẻ niềm vui cùng nguyện xin Chúa chúc phúc Đan viện đã có thêm thành viên mới. Cách riêng Nữ tu Annê dào tràn ơn Chúa Thánh Thần, luôn lòng nhiệt thành Nhà Chúa như hôn ước cuộc đời từ đây hoàn toàn thuộc về Chúa và Giáo Hội.

Phần giảng huấn, ngài trình bày thêm ý nghĩa từ bài Kinh thánh đọc trong thánh lễ hôm nay trong tâm tình bài Diễm ca,khi nói về tương quan giữa tình yêu của Thiên Chúa đối với dân người. "Nếu Diễm ca diễn tả tình yêu của người tình, thì chúng ta cũng sống đẹp như tình yêu của người con thảo với Chúa để ngài thương đổ tràn ơn thánh cho chúng ta.

Về khía cạnh lắng nghe, chúng ta đã luôn nghe giảng dạy Lời Chúa thì càng phải thực thi và biết vâng theo ý Chúa để trở nên người thân yêu của ngài. Như Chúa Giêsu đã vâng phục Chúa Cha và chết trên thập giá mang ơn cứu độ cho chúng ta để rồi phục sinh và hiển vinh. Ngài ân cần nhắn nhủ cách riêng: Ứớc gì nữ tu Annê có một tình yêu nồng nàn không kém như ngọn lửa hồng bồng cháy, như suối nước tuôn trào. ..trái tim nồng nàn này sẽ luôn thuộc về Chúa, không theo ý mình nhất là trong đời sống thánh hiến càng phải tuân theo lời khấn Khó nghèo-Khiết tịnh và Vâng phục.."

Thánh lễ trong bầu khí trang trọng và sốt sắng, đặc biệt nhiều người tham dự hôm nay đều được chiêm nghiệm nghi thức tuyên khấn truyền thống theo cung cách của dòng kín thật cảm động. Đơn sơ, Nhưng mô tả nền tảng một cộng đoàn nhỏ huynh đệ mang tính cô tịch, nguyện gẫm và khó nghèo cân xứng với châm ngôn của dòng: "Zélo zelátus sum pro Dónimo, Deo execituum” (Tôi nhiệt thành vì vinh quang Thiên Chúa).

Trước và sau Thánh lễ, khuôn viên Đan viện nhộn nhịp khác thường. Thân nhân gia đình được phép thăm khấn sinh, chia sẻ niềm vui tại nhà thăm viếng riêng biệt theo quy định của dòng kín Cát Minh Sài gòn. Tuy giới hạn theo luật dòng, nhưng sự biểu lộ cử chỉ mừng vui của tân khấn sinh qua chấn song cũng đủ nói lên niềm vui thánh hiến và lời tri ân thầm kín khi được mọi người hiện diện hiệp thông thánh lễ và sự chúc mừng đông đúc trong ngày hồng ân này.

Cùng chia sẻ niềm vui với Đan viện và gia đình tân khấn sinh. Mọi người đã cùng tề tựu tại nhàTrung Tâm Mục vụ Giáo phận dùng bữa cơm trưa thân mật.

Pet.Chuyentran
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phóng sự về nhà thờ Sagrada Familia - Thánh Gia - ở Barcelona.
Trần Mạnh Trác
07:46 04/07/2015
Xem hình ảnh

Hai thắng cảnh cuả Barcelona:

Những du khách khi đến Barcelona, Tây Ban Nha, thường được giới thiệu 2 địa danh: đó là rặng núi Montserrat và nhà thờ Sagrada Familia.

Chúng tôi đã có dịp giới thiệu núi Montserrat với tượng 'Đức Mẹ Đen' là 'nơi chôn rau cắt rốn cuả dòng Tên' trong bài 'Một danh hiệu Đức Mẹ mà ĐTC Phanxicô yêu quí: Đức Mẹ Montserrat' . Vùng này cách xa thành phố trên 30 dặm cho nên du khách thường phải ghi danh đi 'tour' hoặc nhập vào những đoàn hành hương để viếng thăm.

Còn nhà thờ Sagrada Familia (Thánh Gia, Gia Đình cuả Chuá), khởi công từ năm 1882, dự trù hoàn thành 200 năm sau, thì nằm ngay trong phố có đường xe buýt, cho nên hầu như những ai hễ đã đến Barcelona thì không thể không biết đến.

Nhà thờ Sagrada Família:

Tên chính thức cuả nhà thờ là Basílica i Temple Expiatori de la Sagrada Família, Vương cung thánh đường và đền thánh cứu chuộc cuả Gia Đình Thánh.

Nhân dịp dừng chân tại Barcelona vào giữa tháng 6 vừa qua, chúng tôi đã thăm viếng ngôi nhà thờ 'bất thường' nhưng nổi danh này.

Gọi là bất thường, không chỉ vì hình dáng khác lạ, nhưng còn là vì những sự kiện chưa từng xảy ra bao giờ như tuy chưa xây xong, Sagrada Familia đã được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI thánh hiến và nâng lên hàng Vương Cung Thánh Đường (Basilica), đồng thời được UNESCO liệt kê là một di sản cuả thế giới.

Hình dáng bên ngoài:

Bây giờ hãy nói về hình dáng mà thôi. Ngôi nhà thờ đã là đề tài gây chia rẽ dân thành Barcelona một thời gian dài. Mới đầu nhà thờ được thiết kế theo mô hình cổ điển với những nét tròn và bệ vệ dựa theo mẫu ngôi đền Loreto ở Roma, nhưng sau khi ông Gaudi tham gia thì mô hình đã thay đổi trở thành kiểu Gothic cao và nhọn pha lẫn với nghệ thuật 'Art Nouveau' có nhiều dường cong uốn éo. Ngày nay, chỉ có gian hầm (crypt) là còn giữ dấu tích cổ điển nguyên thủy mà thôi.

Năm 1936, quân Cách Mạng thời nội chiến (1936-1939) đã đốt phá căn nhà hầm (crypt), trường học và xưởng thợ. Mặt phải (facade) cuả nhà thờ nằm ở hướng Đông, gọi là mặt Giáng Sinh, vẫn có dấu tích ám khói. Vết hằn cuả những sự căm thù vẫn còn để lại trên những bức tượng bị đập phá dù cho một số đã được sưả lại. Mầu đá mới vá víu vào mầu đá cũ. Đã 75 năm sau cuộc nội chiến rồi mà nhiều bức tượng vẫn còn gẫy tay, như thể làm nhân chứng cho một biến cố lịch sử đau thương.

Mặt phải này có cửa đi vào một trong 2 cánh cuả một mô hình thánh giá mà ngôi nhà thờ được thiết kế theo, việc quay mặt về hướng đông biểu lộ sự khởi đầu cuả sự sống. Mặt này diễn tả quang cảnh hang đá Bê Lem, lõm vào và có bùn đất rêu phong nhỏ giọt khắp nơi với nhiều quang cảnh về cuộc đời niên thiếu cuả Chuá Giêsu: 'cây bá hương biểu hiệu gia phả', 'Truyền Tin', 'Thăm Viếng bà Isave', 'Hang lừa', 'Mục đồng', 'Thiên Thần', 'Ba Vua', 'Di cư sang Ai Cập', 'Lạc trong đền Thánh', 'Làm Thợ Mộc' vv.

Kiến trúc sư Antoni Gaudí (1852–1926) đã cố ý thực hiện cánh phải này trước hết vì ông nghĩ rằng sự tích thần tiên cuả Giáng Sinh sẽ làm cho dân thành Barcelona sẵn sàng chấp nhận thiết kế của ông.

Nhưng dù thế vẫn không thiếu kẻ chỉ trích loại nghệ thuật mới mẻ cuả ông, nhà sử học Nikolaus Pevsner chế diễu rằng ngôi nhà thờ lớn lên như 'những ổ bánh mì ngọt và những ổ kiến', ông coi những giọt bùn và rêu nhỏ xuống trên mặt nhà thờ là 'mất thẩm mỹ' (bad taste) và 'trơ tráo một cách tàn nhẫn ' (ruthless audacity.)

'Những ổ bánh mì' mà Nikolaus Pevsner nói, là ám chỉ về những ngọn tháp cao vút. Sẽ có 18 ngọn tháp biểu hiệu cho 12 thánh tông đồ, 4 vị thánh sử, Đức Mẹ và Chuá Giêsu. Đã hoàn thành 8 ngọn tháp ở cửa đông và tây. Ngọn tháp chính và cao nhất biểu hiệu cho Chuá Giêsu đang được xây.

Ngọn tháp cao nhất này sau khi hoàn thành sẽ làm cho chiều cao cuả nhà thờ tăng gấp đôi hiện tại, lên tới 560ft (170m), trở thành công trình cao nhất cuả Thiên Chuá Giáo. Nhưng dù như thế thì đỉnh tháp cuả nhà thờ vẫn còn thấp hơn ngọn núi Montjuïc nằm trong tầm nhìn cuả Barcelona khoảng 1m. Theo sự suy luận cuả Gaudi thì không thể có một công trình nào cuả loài người được phép vượt qua công trình cuả Thiên Chuá.

Không như Nikolaus Pevsner dùng hình ảnh 'những ổ bánh mì' để diễn tả những ngọn tháp, những ngọn tháp ấy và toàn thể những trang hoàng khác đều dựa vào phong cảnh thiên nhiên cuả vùng Barcelona, tức là những thân cây dừa cao vút được tiả gọt và những tàng lá (cuả loại dừa gọi là cây Kè) rũ xuống trông như những cánh quạt.

Ông Gaudi đã rất có lý khi quyết định cho xây cánh phải trước tiên, bởi vì phiá Tây, diễn tả mầu nhiệm Thương Khó, thì rợn rùng khôn tả. Đó là những cảnh tượng cuả những đống xương khô, cuả những sọ người, đang nhìn về hướng cuả thần Chết.

Người ta đã gần hoàn thành mặt phiá Tây này, những bức tượng có nhiều góc cạnh tạo ra một phong cách đối chọi với những bức tượng trơn tru ở phiá Đông. Chủ đề cuả mặt Tây là cuộc thương khó tử nạn cuả Chuá Giêsu, gồm có nhiều cảnh tượng như 'Giuda hôn Thầy', 'Toà Philatô', 'chặng đàng Thánh Giá', 'đồi Golgotha' và trói vào một cây cột ở ngay trước cửa, là bức tượng cuả Chuá Giêsu đang chiụ đánh đòn.

Trong cảnh 'Cái hôn phản bội cuả Giuda' có một cái bảng vuông '4 x4' trông giống như cái 'bảng kỳ diệu' goị là Melancholia (U Sầu) (cuả Albrecht Dürer, 1514). Những 'bảng kỳ diệu' như thế thực ra chỉ là những trò chơi số học, người ta đã nhận ra là có thể sắp đặt những con số để làm cho mọi phép cộng trên mọi hàng (ngang hay dọc hay chéo) đều có cùng một đáp số như nhau. Đã có rất nhiều bảng kỳ diệu như thế bao gồm những bảng vuông 3x3, 4x4, 5x5, 6x6 v.v. Bảng Melancholia đem lại đáp số 34 nhưng bảng trong cảnh 'Giuda hôn Chuá' thì có đáp số là 33, ám chỉ số tuổi cuả Chuá Giêsu. Người ta phê bình rằng chiếc bảng 'Giuda hôn Chuá' này không đủ tiêu chuẩn để được gọi là kỳ diệu bởi vì trong 16 số thì thiếu mất hai số 12 và 16 và đổi lại thì lại có 2 số trùng nhau là 10 và 14.

Trở lại các mặt cuả nhà thờ, mặt tiền, nhìn về phiá Nam, diễn tả cuộc phục sinh khải hoàn cuả Chuá Giêsu, đã bắt đầu từ năm 2002 nhưng chưa hoàn thành và chưa mở ra cho công chúng.

Đây sẽ là mặt vĩ đại nhất, đặt tên là mặt Khải Hoàn, diễn tả sự vinh hiển cuả Chuá Giêsu trên Trời và con đường cuả Chuá trong ngày Cánh Chung: Cái Chết, cuộc Phán Xét cuối cùng, sự Vinh quang cuả những người Lành và số phận Hoả Ngục dành cho kẻ Dữ.

...

Vào năm 2010 thì công trình xây dựng Sagrada Família được coi là mới chỉ hoàn thành được có một nửa mà thôi và những thách thức lớn nhất vẫn cần phải được giải quyết. Nhưng trong những năm vừa qua, nhờ sự trợ giúp cuả kỹ thuật thiết kế điện tử và nhờ việc áp dụng máy móc vào việc cưa đá thay vì phải đẽo gọt bằng tay, người ta dự trù ngày hoàn tất sẽ là vào năm 2028, nhưng hy vọng có thể rút ngắn vào năm 2026 để kỷ niệm 100 năm ngày chết cuả ông Gaudi.

Một điều kiện khác đã giúp việc xây dựng được tăng tốc là nhờ ở việc gây quĩ được dồi dào hơn, nhất là sau khi thế giới biết đến ngôi nhà thờ sau dịp Olympics ở Barcelona vào năm 1992, và nhờ ở việc bán vé cho du khách tham quan.

Bên trong nhà thờ:

Vào trong nhà thờ phải mua vé. Để kiểm soát số lượng du khách, người ta ấn định giờ vào, làm cho việc chờ đợi trở thành khá lâu, chưa kể việc phải xếp hàng khi mua vé.

Nhưng nếu không vào bên trong thì không thể cảm nghiệm được cái tinh tuý cuả một nghệ thuật có một không hai này.

Mọi người, khi bỏ lại sau lưng cái nóng cháy và cái ánh sáng choí chang bên ngoài để bước qua ngưỡng cửa, để nhận lấy một luồng không khí mát rượi trong một ánh sáng diụ dàng và trong vắt, thì đều có cảm tưởng như vừa thoát khỏi một cõi ô trọc mà được nhập vào một chốn thiên đường.

Những khung cảnh 'mất thẩm mỹ' và 'trơ tráo một cách tàn nhẫn ' (Nikolaus Pevsner) cuả chốn trần gian được thay thế bằng những khung cảnh tròn triạ, sáng như pha lê, và muôn sắc muôn màu giống như trong những giấc mơ.

Rõ ràng tác giả cuả công trình đã không chỉ muốn thiết kế ra một tác phẩm vật chất mỹ thuật mà thôi, nhưng đã cố gắng tạo ra một môi trường để phát huy nền tâm linh nội thức.

Những cây cột trơn tru và lóng lánh như ngọc vươn lên cao như một rừng cây, cao tít mãi, rồi chia cành tạo ra vòm, rồi trổ lá tạo thành trần. Và từ đỉnh cao nhất, từ vòm cuả cung thánh, một ánh sáng từ trời đổ xuống, men theo tia kim tuyến và tia ngọc bích, phản chiếu nhẹ nhàng trên lá màu bạc, rồi hoà vào vùng không gian rộng thênh thang cuả chính điện.

Cũng từ vòm trời đổ xuống, giống như từ những vì sao, những ngọn pháo bông nở rộ.

Và từ những cửa kính khổng lồ, ánh sáng muôn màu vẽ lên cảnh vật những giọt lung linh.

Không ai mà không phải một lần nín thở để ngỡ ngàng... trước kỳ công và tuyệt diệu.

Người ta cảm thấy mình thật là bé nhỏ và an bình.

Báo chí đã không ngớt ca tụng sự thiết trí kỳ diệu và hoàn hảo về ánh sáng cuả nhà thờ Sagrada Família. Riêng tôi, khi sửa hình trên Photoshop, lại một lần nữa cảm phục cái kỳ tài cuả kiến trúc sư Gaudi vì mọi tấm hình đều có đủ ánh sáng, không cần sửa đổi gì cả, dù cho đó là những tấm hình lấy từ những chiếc điện thoại di động sơ sài.

...

Kết luận

Vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về ngôi nhà thờ Sagrada Famila, nhưng nói chung thì sự đánh giá từ giới kiến trúc là rất tích cực; Ông Louis Sullivan, người được coi là tổ phụ cuả những căn nhà trọc trời ở Mỹ, ngưỡng mộ và mô tả Sagrada Família là "công trình kiến trúc sáng tạo vĩ đại nhất trong 25 năm vừa qua."

Còn ông Walter Gropius, người được coi là khai phá ra nền kiến trúc tân thời cuả nước Đức cũng ca ngợi Sagrada Família là "một ngạc nhiên về kỹ thuật hoàn hảo ".

Cho nên dù với hình dạng bất thường, mà tạp chí Time từng phê bình là 'gợi cảm, tinh thần, quái dị và cởi mở', ngôi nhà thờ Sagrada Familia đã trở thành biểu tượng cho thành phố Barcelona.

Mỗi năm có khoảng 2.5 triệu người đến thăm.
 
Hôn nhân đồng tính : Hình ảnh chiếc cầu vồng
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:52 04/07/2015
Hình ảnh chiếc cầu vồng

Những ngày qua, thật ra đã có từ nhiều những năm trước rồi, phong trào đồng tình luyến ái giữa hai người đồng giới tính trên thế giới đạt tới cao điểm, khi Tòa án tối cao liên bang Hoa Kỳ đưa ra phán quyết: hôn nhân đồng tính phái là hợp pháp không bị ngăn cản cấm đoán trên toàn nước Hoa Kỳ.

Như một chiếc quân bài Domino nghiêng đổ, những quân bài khác cũng lung lay sụp nghiêng đổ theo. Phong trào đòi hỏi hôn nhân theo đà hứng khởi chiến thắng đó lên cao như diều gặp gío tung bay. Họ luôn chiến đấu ý tưởng hôn nhân cho mọi người, chứ không còn muốn theo truyền thống, như đạo Công Giáo và luật dân sự xã hội xưa nay đã định nghĩa công nhận nếp sống hôn nhân giữa một người đàn ông và một người phụ nữ.

Họ từng bước yêu cầu, biểu tình, kiện cáo trước pháp luật làm áp lực đòi hỏi luật pháp quốc gia đất nước cần phải sửa đổi lại, theo đà mức đó càng lớn tiếng mạnh mẽ thêm: hôn nhân mở rộng cho tất cả mọi người.

Hội Thánh Công Giáo có nhiệm vụ tinh thần luân lý xưa nay hằng ra sức bảo vệ nếp sống hôn nhân gia đình truyền thống theo luật tự nhiên Thiên Chúa đã ấn định, ngày càng bị thách thức về vấn đề căn bản thần học luân lý này mạnh mẽ khốc liệt hơn lúc nào hết.

Bên bênh vực thuận theo hôn nhân truyền thống dựa trên luật thiên nhiên, luật đạo đức lương tâm. Nên cần phải duy trì bảo vệ cho phẩm gía con người, cho nòi giống nhân loại.

Bên chống luật hôn nhân truyền thống cho rằng cần phải thay đổi não trạng, theo với đã tiến hóa thay đổi của người thời đại, mở rộng hôn nhân cho cả đồng giới tính dựa trên tình yêu, sự tự do tình tự con người.

Phong trào đòi tự do cho hôn nhân người đồng giới tính giương cao lá cờ có in hình cầu vồng làm biểu tượng cho phong trào như dấu chỉ lòng khoan dung, làm biểu hiệu cho phong trào.

Nhưng đâu là nguồn gốc cùng ý nghĩa những mầu sắc của chiếc hình cầu vồng?

Hình cầu vồng vòng cung chúng ta quan sát nhìn được bằng con mắt thường nổi hiện trên nền trời vào những ngày có mưa và có nắng phản chiếu cùng lúc.

Hình cầu vồng là hiện tượng thiên nhiên xuất hiện như một pha diễn xuất ngoạn mục với nhiều mầu sắc pha trộn. Điều này đưa đến sự say mê thích thú người quan sát nó. Nó mang lại cảm tưởng cùng diễn tả sự hài hòa chunbg hợp giữa các mầu sắc hợp lại với nhau.

Vì thế cầu vồng trong niềm tin tôn giáo nói lên dấu chỉ giữa trời và đất, giữa Thượng Đế với con người trần thế.

1. Trong Kinh Thánh Do Thái giáo và Kitô giáo hình ảnh cầu vồng là giao ước giữa Thiên Chúa với con người. Hình cầu vồng xuất hiện trên nền trời sau trận lụt hồng thủy thời Ông Noah, như dấu chỉ sự làm hòa Thiên Chúa ký kết với con người.

„Thiên Chúa phán: "Đây là dấu hiệu giao ước Ta đặt giữa Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật ở với các ngươi, cho đến muôn thế hệ mai sau:13 Ta gác cây cung của Ta lên mây, và đó sẽ là dấu hiệu giao ước giữa Ta với cõi đất.14 Khi Ta cho mây kéo đến trên mặt đất và cây cung xuất hiện trong mây,15 Ta sẽ nhớ lại giao ước giữa Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm; và nước sẽ không còn trở thành hồng thủy để tiêu diệt mọi xác phàm nữa.16 Cây cung sẽ ở trong mây. Ta sẽ nhìn nó để nhớ lại giao ước vĩnh cửu giữa Thiên Chúa với mọi sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm ở trên mặt đất."

17 Thiên Chúa phán với ông Nô-ê: "Đó là dấu của giao ước Ta đã lập giữa Ta với mọi xác phàm ở trên mặt đất.“ St 9, 12-17.

Hình ảnh cầu vồng hình vòng cung này như cây cầu nối kết giữa

trời và đất, giữa Thiên Chúa thần thánh và con người. Nó khác nào như một loại thang bắc lên trời cao, hay từ trời cao xuống dưới mật trái đất. Và như thế trở nên dấu chỉ sự hòa giải. Và từ đó nó cũng trở thành dấu chỉ về Đức mẹ Maria.

2. Thời văn hóa xa xưa bên vùng Nam Mỹ Châu, chiếc lúp vải bảy mầu của Thần Maya, người mẹ đã sinh sản ra thế giới muôn mầu cũng trùng hợp với thần thoại bên Ai Cập về chiếc lúp bảy mầu của Thần Isis, một trong những người mẹ lớn lao cao cả.

3. Chiếc cầu thang bảy bậc nấc mà Đức Phật Thích ca dùng từ trời cao xuống hạ giới cũng là hình chiếc cầu vồng.

4. Trong nền văn hóa Hylạp hình ảnh chiếc cầu vồng giống với vòng cung của con mắt Iris, với sứ giả Heras và cũng mang ý nghĩa sự thông thương nối liền giữa hai thế giới. Nó là ngôn ngữ tiếng nói của thần thánh.

5. Trong nền văn hóa Trung quốc hình ảnh chiếc cầu vồng có năm mầu sắc, như sự hòa hợp giữa Yin và YangY, âm và dương, như dấu hiệu sự hài hòa của vũ trụ và sự phong phú mầu mỡ của vũ trụ.

6. Trong nền văn hóa Hồi giáo bảy mầu hình cầu vồng là dấu chỉ nội dung phẩm chất thần thánh chiếu xuống mặt đất.

7. Trong nền văn hóa Mesopotamia hình ảnh bảy mầu chỉ về bảy lớp tầng trời.

8. Cầu vòng theo phân tích phản chiếu lại bảy mầu sắc khác nhau: đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh trong sáng, xanh thẫm và tím:

- Mầu đỏ là mầu chỉ về tình yêu, về sự sống, mầu của máu. Đặc tính của mầu đỏ như gợi ý thúc đẩy xây dựng, sáng tạo, tích cực.

- Mầu cam nói lên sự vui mừng phấn khởi chung hợp tập thể. Đây cũng là mầu nói lên hình ảnh của niềm vui sự sống, sự biến báo sáng tạo, lạc quan, và sức khoẻ.

- Mầu vàng diễn tả mầu ánh sáng mặt trời, nói lên sự nồng ấm, chiếu sáng, nhẹ nhàng cùng có nhiều thay đổi biến chuyển..

- Mầu xanh lá cây là mầu của thiên nhiên, mầu của sức sống niềm hy vọng vươn lên. Mầu xanh lá cây biểu hiệu cho sự ngay thẳng, tính tập trung và sự quân bình cân bằng.

- Mầu xanh trong sáng biểu hiện về sự chân thật, sự giao thương liên lạc. Mầu xanh trong sáng nói lên nét thuần mỹ, thanh thản yên lành.

- Mầu xanh thẫm đem lại cảm gíac trầm lặng tư lự, mang tính tiêu cực cùng tin tưởng. Mầu này phát tỏa ra nét vẻ lạnh lùng, nhưng cũng đầy sức lực và làm dịu sự đau thương.

- Mầu tím diễn tả sự thanh tẩy ăn năn thống hối, mầu nói nhiều về tâm linh thiêng liêng cùng đượm nét trực giác. Mầu tím đưa đến tình tự cảm giác liên kết nối liền, lý tưởng và mang dấu chỉ về gía trị.

Hình ảnh chiếc cầu vồng, như Thánh Gioan tông đồ vẽ diễn tả trong sách Khải Huyền - 4,3 và 10,1- như dấu chỉ nhắc nhớ rằng Thiên Chúa luôn trung thành với con người trên trái đất, cho dù họ có phạm tội chống lại Ngài.

Cầu vồng trên nền trời mà chúng ta xem thấy được bằng mắt như pha diễn xuất của thiên nhiên là dấu chỉ nói lên sự thánh thiêng. Trong đó ẩn chứa những sứ điệp diễn tả qua bảy mầu sắc khác nhau cho đời sống con người.

Mùa Kiết Hạ 2015

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long