Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ
Giáo Hội Năm Châu
02:11 28/06/2023
BÀI ĐỌC 1 Cv 12:1-11
Bài trích sách Công vụ Tông đồ.
Thời ấy, vua Hê-rô-đê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Gia-cô-bê là anh ông Gio-an. Thấy việc đó làm vừa lòng người Do-thái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phê-rô nữa. Bấy giờ đang là tuần lễ Bánh Không Men.
Bắt được rồi, nhà vua truyền tống ngục và giao cho bốn tốp lính canh gác, mỗi tốp gồm bốn người, định sau lễ Vượt Qua sẽ điệu ông ra cho dân chúng. Đang khi ông Phê-rô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông.
Trong đêm trước ngày bị vua Hê-rô-đê đem ra xử, ông Phê-rô ngủ giữa hai người lính, và bị khoá vào hai cái xiềng. Trước cửa ngục lại có lính canh. Bỗng thiên sứ của Chúa đứng bên cạnh ông, và ánh sáng chói rực cả phòng giam.
Thiên sứ đập vào cạnh sườn ông Phê-rô, đánh thức ông và bảo: “Đứng dậy mau đi!”
Xiềng xích liền tuột khỏi tay ông. Thiên sứ nói tiếp: “Thắt lưng lại và xỏ dép vào!”
Ông làm như vậy. Rồi thiên sứ lại bảo ông: “Khoác áo choàng vào và đi theo tôi!”
Ông liền theo ra, mà không biết việc thiên sứ làm đó có thật hay không, cứ tưởng là mình thấy một thị kiến. Qua vọng canh thứ nhất, rồi vọng canh thứ hai, thiên sứ và ông tới trước cửa sắt thông ra phố. Cửa tự động mở ra trước mặt hai người. Ra đến ngoài, đi hết một đường phố, thì bỗng nhiên thiên sứ bỏ ông mà đi.
Lúc ấy ông Phê-rô mới hoàn hồn và nói: “Bây giờ tôi biết thực sự là Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hê-rô-đê, và khỏi mọi điều dân Do-thái mong muốn tôi phải chịu.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 2Tm 4:6-8,16b,17-18
Bài trích thư thứ hai của thánh Phao-lô tông đồ gửi ông Ti-mô-thê.
Anh thân mến, phần tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin.
Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện.
Mọi người đã bỏ mặc tôi. Nhưng có Chúa đứng bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi, để nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng.
Và tôi đã thoát khỏi nanh vuốt sư tử. Chúa sẽ còn cho tôi thoát khỏi mọi hành vi hiểm độc, sẽ cứu và đưa tôi vào vương quốc của Người ở trên trời. Chúc tụng Người vinh hiển đến muôn thuở muôn đời. A-men.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Mt 16:18
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.
Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này,
Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,
và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.
Ha-lê-lui-a.
TIN MỪNG Mt 16:13-19
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su đến miền Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?”
Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, người khác lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ.”
Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em nói Thầy là ai?”
Ông Si-môn Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.”
Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh ràng buộc điều gì, trên trời cũng sẽ ràng buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”
Đó là Lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:32 28/06/2023
30. Cầu nguyện là bảo vệ ơn thiên triệu.
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:36 28/06/2023
88. NGƯỜI LÀM VƯỜN VÀ CON LỪA
Có một người làm vườn, mỗi ngày đều đi một vòng vào trong thị trấn bên cạnh. Ông ta thường chất đầy thứ trên lưng con lừa chỉ chừa cái đầu của nó ló ra mà thôi.
Khi từ thị trấn trở về nhà thì phải đi ngang qua một cánh rừng, người làm vườn nhặt ít cành cây, ông ta nghĩ những cành cây này sau này sẽ có chỗ dùng.
- “Con lừa này nhất định có thể chở mấy thứ nhỏ nhặt này.”
Nói xong thì đem những cành cây chất trên lưng con lừa. Đi được không lâu, thì ông ta lại thấy có mấy cành trúc nhỏ thì nhặt mấy cây, trong lòng nghĩ sau này nếu sửa soạn lại vườn hoa thì có thể dùng nó chống đỡ mấy cành hoa mềm yếu ẻo lả.
- “Con lừa chắc không cảm thấy quá nặng”.
Ông ta lại chất mấy cành trúc trên thân lừa.
Lúc ấy, mặt trời đã lên cao, người làm vườn cảm thấy càng lúc càng nóng, tốt nhất là cởi áo khoác ra, cũng bỏ trên đống đồ đã chất cao. Ông ta nói:
- “Chúng ta cách nhà cũng không xa, cái áo này mình có thể lấy một ngón tay là có thể nhấc nó lên, đối với con lừa khỏe mạnh mà nói thì chẳng là gì cả.”
Nhưng, nói chưa dứt lời thì con lừa uể oải, cuối cũng nó ngã nằm trên đất, mãi mãi cũng không chỗi dậy nữa.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 88:
Không nên với tay chặt quá cao, bằng không thì những mảnh vụn sẽ bay vào mắt của mình.
Đừng nghĩ rằng chỉ một chút thôi không sao đâu, sẽ không sao đâu với người không làm gì cả, những sẽ trở nên gánh nặng cho những người đang làm việc và có khi quá sức chịu đựng của họ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người làm vườn, mỗi ngày đều đi một vòng vào trong thị trấn bên cạnh. Ông ta thường chất đầy thứ trên lưng con lừa chỉ chừa cái đầu của nó ló ra mà thôi.
Khi từ thị trấn trở về nhà thì phải đi ngang qua một cánh rừng, người làm vườn nhặt ít cành cây, ông ta nghĩ những cành cây này sau này sẽ có chỗ dùng.
- “Con lừa này nhất định có thể chở mấy thứ nhỏ nhặt này.”
Nói xong thì đem những cành cây chất trên lưng con lừa. Đi được không lâu, thì ông ta lại thấy có mấy cành trúc nhỏ thì nhặt mấy cây, trong lòng nghĩ sau này nếu sửa soạn lại vườn hoa thì có thể dùng nó chống đỡ mấy cành hoa mềm yếu ẻo lả.
- “Con lừa chắc không cảm thấy quá nặng”.
Ông ta lại chất mấy cành trúc trên thân lừa.
Lúc ấy, mặt trời đã lên cao, người làm vườn cảm thấy càng lúc càng nóng, tốt nhất là cởi áo khoác ra, cũng bỏ trên đống đồ đã chất cao. Ông ta nói:
- “Chúng ta cách nhà cũng không xa, cái áo này mình có thể lấy một ngón tay là có thể nhấc nó lên, đối với con lừa khỏe mạnh mà nói thì chẳng là gì cả.”
Nhưng, nói chưa dứt lời thì con lừa uể oải, cuối cũng nó ngã nằm trên đất, mãi mãi cũng không chỗi dậy nữa.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 88:
Không nên với tay chặt quá cao, bằng không thì những mảnh vụn sẽ bay vào mắt của mình.
Đừng nghĩ rằng chỉ một chút thôi không sao đâu, sẽ không sao đâu với người không làm gì cả, những sẽ trở nên gánh nặng cho những người đang làm việc và có khi quá sức chịu đựng của họ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Sứ mệnh bất di bất dịch
Lm. Minh Anh
15:11 28/06/2023
SỨ MỆNH BẤT DI BẤT DỊCH
“Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước Trời!”.
Hudson Taylor, 1832-1905, nhà truyền giáo vĩ đại người Anh truyền đạo tại Trung Quốc 51 năm. Ông xây 125 trường học, lập hơn 300 cứ điểm Tin Mừng với hơn 500 người giúp việc, đem về cho Chúa 18.000 linh hồn trong những năm đầu. Nhật ký ngày đầu tiên của ông ghi, “Cho một sứ mệnh bất di bất dịch, chúng tôi có 25 xu, và tất cả những lời hứa của Chúa!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa kính Hai Thánh Phêrô - Phaolô hôm nay cho thấy, Giáo Hội không phải là công trình của loài người, nhưng là của Thiên Chúa; không phải bắt đầu “với 25 xu”, nhưng là với “12” con người hèn yếu “và tất cả những lời hứa của Chúa!”. Chúa Giêsu trao cho họ một ‘sứ mệnh bất di bất dịch’; Ngài nói với Phêrô, “Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước Trời!”.
Qua mọi thời, Giáo Hội gặp nhiều khó khăn, ghét bỏ, hiểu lầm, vu khống, chế giễu; thậm chí, bách hại đến đổ máu. Mặc dù đôi khi điều lố bịch và đáng trách là do lỗi cá nhân của các thành viên; nhưng thông thường, Giáo Hội vẫn đang tiếp tục bị đàn áp do chính sứ mệnh của mình. Và vì đã là công trình của Thiên Chúa thì dấu chấm hết là điều không bao giờ xảy ra! Sứ mệnh đó được rao truyền một cách rõ ràng, nhân ái, chắc chắn, và có năng quyền. Đó là lý do đầu tiên Giáo Hội bị ghét bỏ và chịu công kích!
Vậy sứ mệnh của Giáo Hội là gì? Là giảng dạy một giáo lý đức tin tinh tuyền về lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng tuôn đổ ân sủng và bình an của Ngài qua các Bí Tích. Giáo Hội chăn dắt dân Chúa, dẫn đoàn chiên Ngài đến vui hưởng sự sống đời đời. Phêrô và Phaolô không chỉ là hai trong số những tấm gương lớn nhất về sứ mệnh đã được nhận lãnh, nhưng còn là nền tảng cụ thể, mà trên đó, Chúa Kitô đã bắt đầu với ‘sứ mệnh bất di bất dịch’ này. Với Phêrô mà “chìa khoá” Chúa Giêsu trao cho ngài, tượng trưng quyền lãnh đạo và giáo huấn. Đây là món quà thiêng liêng được gọi là không thể sai lầm cho người kế vị và các đấng kế nhiệm. Cho dẫu Phêrô và các đấng đến sau có nhiều yếu đuối, nhưng chìa khóa Nước Trời đã lãnh nhận vẫn được bảo tồn và thi hành đúng chức vụ và năng quyền của nó.
Thứ đến, Phaolô, người được gọi để trở nên Tông Đồ Dân Ngoại. Thư Timôthê hôm nay nói đến ‘sứ mệnh bất di bất dịch’ Phaolô đã lãnh nhận và chu toàn, “Có Chúa phù hộ cha; để nhờ cha, việc giảng đạo nên trọn và tất cả Dân Ngoại được nghe giảng Tin Mừng”. Như lời Thánh Vịnh đáp ca, Phaolô xác tín, “Chúa đã giải thoát tôi khỏi mọi nỗi kinh hoàng”. Đó cũng là tâm sự của Phêrô khi Chúa sai thiên thần đến giải thoát ngài khỏi ngục tối như bài đọc một cho biết. Cả Phêrô và Phaolô đều đã trả giá cho sự trung thành với sứ vụ bằng việc tử đạo.
Anh Chị em,
“Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước Trời!”. Trong sức mạnh Thánh Thần, các đấng kế vị Phêrô tiếp tục nhận chìa khoá Nước Trời và thi hành ý muốn của Thầy mình. Yếu tố con người không thành vấn đề, cho dù “chỉ với 25 xu”, nhưng điều quan trọng là “những lời hứa của Chúa”. Chớ gì ân sủng và những tố chất thần linh được ban qua phép Rửa Tội cũng thổi lên ngọn lửa tông đồ trong bạn và tôi; đồng thời, chúng ta nỗ lực hết mình để thi hành bổn phận theo đấng bậc một cách trung thành để nhiều người được tiếp cận Tin Mừng! Chúa Kitô đã đến trần gian, thi hành sứ mệnh cách âm thầm, kết thúc cách đau thương nhưng sống lại cách rạng rỡ; vì thế, việc ngưng thi hành sứ mệnh này là điều không bao giờ xảy ra!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con có nhiều hơn “25 xu, và tất cả những lời hứa của Chúa”. Đừng để con chểnh mảng trong việc vui sống ‘sứ điệp’, yêu mến ‘sứ vụ’ và chu tất ‘sứ mệnh’ của mình!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội đồng Hồng Y họp bàn về việc bảo vệ trẻ em của các Thượng hội đồng.
Thanh Quảng sdb
00:46 28/06/2023
Hội đồng Hồng Y họp bàn về việc bảo vệ trẻ em của các Thượng hội đồng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự một cuộc họp hai ngày với Hội đồng Hồng Y để nhìn lại về việc “Loan Truyền Tin mừng ” (Praedicate evangelium) của Giáo hội mà các Thượng Hội đồng đã thảo luận cùng với cuộc chiến ở Ukraine.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trong một cuộc họp vào ngày 26-27 tháng 6, Hội đồng Hồng Y, với sự hiện diện của Đức Thánh Cha, đã nhóm họp để bàn luận về một số vấn đề liên quan đến đời sống của Giáo hội.
Cuộc họp có sự tham dự của Hồng Y Đoàn cùng với Đức Giám Mục Marco Mellino, Thư ký của Hội đồng.
Theo một tuyên bố được Văn phòng Báo chí Tòa thánh hôm thứ Ba (27/6/2023), Đức Hồng Y Gianfranco Ghirlanda đã khởi xướng một suy tư về việc thực hiện Tông huấn “Loan Truyền Tin mừng ” (Praedicate evangelium) tại các Giáo hội địa phương.
Nỗ lực này nhằm mục đích sắp xếp lại các cơ cấu của giáo phận sao cho phù hợp với “tinh thần, nguyên tắc và tiêu chí” được quy định trong Tông huấn.
Thượng hội đồng và việc bảo vệ trẻ vị thành niên
Hội đồng Hồng Y cũng nói về chủ đề đồng nghị khi các Giáo hội địa phương hoàn tất các phiên họp Công đồng địa phương vào tháng 10 tới đây.
Đức Hồng Y Mario Grech cũng cập nhật về các tiến triển nhận được từ các Công đồng địa phương gửi về, đặc biệt là những tài liệu chuẩn bị cho Đại hội đồng nhóm họp vào tháng 10 sắp tới.
Sau đó, Hội đồng thảo luận về việc bảo vệ trẻ vị thành niên trong Giáo hội.
Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley đã chia sẻ thông tin liên quan đến Hội nghị Toàn thể gần đây của Ủy ban Giáo hoàng bàn về việc Bảo vệ Trẻ vị thành niên, được tổ chức vào tháng Năm.
Hội đồng đã được thông báo về những nỗ lực của Ủy ban trong việc cập nhật các quy định và thông lệ trong các giáo phận, đảm bảo rằng các cơ chế bảo vệ có hiệu quả và nhất quán trong toàn Giáo hội.
Hội đồng Hồng Y cũng dành thời gian để suy tư về cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Nhìn về tương lai, Hội đồng Hồng Y đã lên kế hoạch cho phiên họp kế tiếp vào tháng 12 năm nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự một cuộc họp hai ngày với Hội đồng Hồng Y để nhìn lại về việc “Loan Truyền Tin mừng ” (Praedicate evangelium) của Giáo hội mà các Thượng Hội đồng đã thảo luận cùng với cuộc chiến ở Ukraine.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trong một cuộc họp vào ngày 26-27 tháng 6, Hội đồng Hồng Y, với sự hiện diện của Đức Thánh Cha, đã nhóm họp để bàn luận về một số vấn đề liên quan đến đời sống của Giáo hội.
Cuộc họp có sự tham dự của Hồng Y Đoàn cùng với Đức Giám Mục Marco Mellino, Thư ký của Hội đồng.
Theo một tuyên bố được Văn phòng Báo chí Tòa thánh hôm thứ Ba (27/6/2023), Đức Hồng Y Gianfranco Ghirlanda đã khởi xướng một suy tư về việc thực hiện Tông huấn “Loan Truyền Tin mừng ” (Praedicate evangelium) tại các Giáo hội địa phương.
Nỗ lực này nhằm mục đích sắp xếp lại các cơ cấu của giáo phận sao cho phù hợp với “tinh thần, nguyên tắc và tiêu chí” được quy định trong Tông huấn.
Thượng hội đồng và việc bảo vệ trẻ vị thành niên
Hội đồng Hồng Y cũng nói về chủ đề đồng nghị khi các Giáo hội địa phương hoàn tất các phiên họp Công đồng địa phương vào tháng 10 tới đây.
Đức Hồng Y Mario Grech cũng cập nhật về các tiến triển nhận được từ các Công đồng địa phương gửi về, đặc biệt là những tài liệu chuẩn bị cho Đại hội đồng nhóm họp vào tháng 10 sắp tới.
Sau đó, Hội đồng thảo luận về việc bảo vệ trẻ vị thành niên trong Giáo hội.
Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley đã chia sẻ thông tin liên quan đến Hội nghị Toàn thể gần đây của Ủy ban Giáo hoàng bàn về việc Bảo vệ Trẻ vị thành niên, được tổ chức vào tháng Năm.
Hội đồng đã được thông báo về những nỗ lực của Ủy ban trong việc cập nhật các quy định và thông lệ trong các giáo phận, đảm bảo rằng các cơ chế bảo vệ có hiệu quả và nhất quán trong toàn Giáo hội.
Hội đồng Hồng Y cũng dành thời gian để suy tư về cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Nhìn về tương lai, Hội đồng Hồng Y đã lên kế hoạch cho phiên họp kế tiếp vào tháng 12 năm nay.
Thánh nữ Mary MacKillop đã mang tình yêu Chúa Kitô đến cho các vùng nông thôn Australia
Thanh Quảng sdb
16:25 28/06/2023
Thánh nữ Mary MacKillop đã mang tình yêu Chúa Kitô đến cho các vùng nông thôn Australia
Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư (28/6/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ lòng nhiệt thành tông đồ của Thánh nữ Mary MacKillop, ước muốn mang Chúa Kitô và nền giáo dục tốt đến cho các thổ dân ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh của lục địa Úc châu.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu lại loạt bài giáo lý về lòng nhiệt thành tông đồ vào các buổi triều yết thứ Tư, trước khi ĐTC sẽ đi nghỉ hè một tháng.
Đức Thánh Cha tập trung vào cuộc đời và gương sáng của Thánh nữ Mary MacKillop (1842-1909), người đã thành lập Dòng Nữ Thánh Giuse Thánh Tâm ở Úc Châu.
Nữ thánh sinh ở Melbourne trong một gia đình gốc Scotland di dân đến Úc, Mary cảm thấy được Chúa kêu gọi từ khi tấm bé để phục vụ Chúa một cách đặc biệt.
Nhiệt thành với người nghèo và bị gạt ra ngoài xã hội
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết Mary MacKillop tin rằng thánh nữ được sai đến “để truyền bá Tin Mừng và mời gọi tha nhân gặp gỡ Chúa Kitô hằng sống.”
ĐTC nói thánh nữ đã nhận ra những dấu chỉ của thời đại và cảm thấy bị cuốn hút vào việc thành lập một số trường học để truyền bá Phúc âm thông qua việc giáo dục Công Giáo.
ĐTC nói: “Một đặc điểm thiết yếu của lòng nhiệt thành của thánh nữ đối với Tin Mừng là mong muốn chăm sóc người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Điều này đã đưa thánh nữ đến những nơi mà những người khác từ chối hoặc không muốn đến.”
Vào Lễ Thánh Giuse, ngày 19 tháng 3 năm 1866, thánh nữ Mary mở trường học đầu tiên ở tiểu bang Nam Úc, sau đó các trường khác ở các cộng đồng nông thôn khác nhau ở Úc và New Zealand.
Tầm quan trọng của giáo dục Công Giáo
Đức Thánh Cha nhấn mạnh niềm tin của thánh nữ là nền giáo dục phải bao trùm “sự phát triển toàn diện con người với tư cách là một cá nhân cũng như là một thành viên của cộng đồng, điều này đòi hỏi sự khôn ngoan, kiên nhẫn và lòng bác ái của mỗi nhà giáo.”
Thánh nữ xác tín rằng: “Giáo dục không phải là lấp đầy những ý tưởng vào đầu trẻ mà là đồng hành và khuyến khích các em trên con đường phát triển nhân bản và thiêng liêng, cho các em thấy tình bạn với Chúa Giêsu Phục sinh đang mời gọi các em mở rộng trái tim tâm hồn ra cho Chúa và cho cuộc sống các em trở nên nhân bản hơn”.
Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi cái nhìn sâu sắc này rất phù hợp với thời đại của chúng ta, được thể hiện trong lời kêu gọi của chính ĐTC trước một Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục để kết hợp gia đình, trường học và xã hội lại với nhau.
Tin tưởng vào sự quan phòng
Lòng nhiệt thành tông đồ của thánh nữ Mary MacKillop khiến thánh nữ mở nhiều nhà từ thiện khác nhau, bắt đầu với “Nhà Quan Phòng” ở Adelaide để chào đón người trẻ và người già bị bỏ rơi.
Thánh nữ Mary đã nuôi dưỡng một niềm tín thác đặc biệt vào Sự Quan Phòng của Thiên Chúa giữa muôn vàn khó khăn về tài chính và tổ chức mà ngài phải đương đầu mỗi ngày.
“Mặc dù có nhiều vấn đề,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “thánh nữ đã giữ được tâm hồn bình thản và kiên nhẫn vác thập giá như một phần thiết yếu trong sứ mệnh của thánh nữ.”
Tình yêu dành cho Thập giá
Để kết luận, Đức Thánh Cha lưu ý rằng Thánh Mary MacKillop đã học yêu mến Thập giá Chúa Kitô và tìm ra phương cách để đáp ứng các nhu cầu của thời đại.
ĐTC cầu nguyện: “Xin cho những nỗ lực của Thánh nữ trong việc giáo dục người trẻ, truyền cảm hứng cho chúng ta hôm nay, và xin Thánh nữ nâng đỡ những công việc hàng ngày của cha mẹ, thầy cô, giáo lý viên và tất cả những nhà giáo dục, được thực hiện lợi ích cho người trẻ, để xây dựng một tương lai tốt đẹp nhân đạo và tràn đầy hy vọng.”
Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư (28/6/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ lòng nhiệt thành tông đồ của Thánh nữ Mary MacKillop, ước muốn mang Chúa Kitô và nền giáo dục tốt đến cho các thổ dân ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh của lục địa Úc châu.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu lại loạt bài giáo lý về lòng nhiệt thành tông đồ vào các buổi triều yết thứ Tư, trước khi ĐTC sẽ đi nghỉ hè một tháng.
Đức Thánh Cha tập trung vào cuộc đời và gương sáng của Thánh nữ Mary MacKillop (1842-1909), người đã thành lập Dòng Nữ Thánh Giuse Thánh Tâm ở Úc Châu.
Nữ thánh sinh ở Melbourne trong một gia đình gốc Scotland di dân đến Úc, Mary cảm thấy được Chúa kêu gọi từ khi tấm bé để phục vụ Chúa một cách đặc biệt.
Nhiệt thành với người nghèo và bị gạt ra ngoài xã hội
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết Mary MacKillop tin rằng thánh nữ được sai đến “để truyền bá Tin Mừng và mời gọi tha nhân gặp gỡ Chúa Kitô hằng sống.”
ĐTC nói thánh nữ đã nhận ra những dấu chỉ của thời đại và cảm thấy bị cuốn hút vào việc thành lập một số trường học để truyền bá Phúc âm thông qua việc giáo dục Công Giáo.
ĐTC nói: “Một đặc điểm thiết yếu của lòng nhiệt thành của thánh nữ đối với Tin Mừng là mong muốn chăm sóc người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Điều này đã đưa thánh nữ đến những nơi mà những người khác từ chối hoặc không muốn đến.”
Vào Lễ Thánh Giuse, ngày 19 tháng 3 năm 1866, thánh nữ Mary mở trường học đầu tiên ở tiểu bang Nam Úc, sau đó các trường khác ở các cộng đồng nông thôn khác nhau ở Úc và New Zealand.
Tầm quan trọng của giáo dục Công Giáo
Đức Thánh Cha nhấn mạnh niềm tin của thánh nữ là nền giáo dục phải bao trùm “sự phát triển toàn diện con người với tư cách là một cá nhân cũng như là một thành viên của cộng đồng, điều này đòi hỏi sự khôn ngoan, kiên nhẫn và lòng bác ái của mỗi nhà giáo.”
Thánh nữ xác tín rằng: “Giáo dục không phải là lấp đầy những ý tưởng vào đầu trẻ mà là đồng hành và khuyến khích các em trên con đường phát triển nhân bản và thiêng liêng, cho các em thấy tình bạn với Chúa Giêsu Phục sinh đang mời gọi các em mở rộng trái tim tâm hồn ra cho Chúa và cho cuộc sống các em trở nên nhân bản hơn”.
Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi cái nhìn sâu sắc này rất phù hợp với thời đại của chúng ta, được thể hiện trong lời kêu gọi của chính ĐTC trước một Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục để kết hợp gia đình, trường học và xã hội lại với nhau.
Tin tưởng vào sự quan phòng
Lòng nhiệt thành tông đồ của thánh nữ Mary MacKillop khiến thánh nữ mở nhiều nhà từ thiện khác nhau, bắt đầu với “Nhà Quan Phòng” ở Adelaide để chào đón người trẻ và người già bị bỏ rơi.
Thánh nữ Mary đã nuôi dưỡng một niềm tín thác đặc biệt vào Sự Quan Phòng của Thiên Chúa giữa muôn vàn khó khăn về tài chính và tổ chức mà ngài phải đương đầu mỗi ngày.
“Mặc dù có nhiều vấn đề,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “thánh nữ đã giữ được tâm hồn bình thản và kiên nhẫn vác thập giá như một phần thiết yếu trong sứ mệnh của thánh nữ.”
Tình yêu dành cho Thập giá
Để kết luận, Đức Thánh Cha lưu ý rằng Thánh Mary MacKillop đã học yêu mến Thập giá Chúa Kitô và tìm ra phương cách để đáp ứng các nhu cầu của thời đại.
ĐTC cầu nguyện: “Xin cho những nỗ lực của Thánh nữ trong việc giáo dục người trẻ, truyền cảm hứng cho chúng ta hôm nay, và xin Thánh nữ nâng đỡ những công việc hàng ngày của cha mẹ, thầy cô, giáo lý viên và tất cả những nhà giáo dục, được thực hiện lợi ích cho người trẻ, để xây dựng một tương lai tốt đẹp nhân đạo và tràn đầy hy vọng.”
Năm thí dụ về tính đồng nghị gặp khủng hoảng
Vũ Văn An
17:32 28/06/2023
Trả lời câu hỏi: Xem xét bối cảnh hiện tại, liệu Thượng hội đồng về tính đồng nghị có thể đưa ra một hướng đi hay không? Cha Raymond J. de Souza, trên National Catholic Register, bình luận rằng: Tiến trình đồng nghị về tính đồng nghị đối với một Giáo hội đồng nghị đã có một bước tiến lớn ở Rôma trong tuần này, khi instrumentum laboris (tài liệu làm việc) cho thượng hội đồng tháng 10 được công bố. Tuy nhiên, rất có thể tin tức quan trọng thực sự về dự án đồng nghị đã diễn ra gần đây ở Kigali, Rwanda; Alexandria, Ai Cập; Orlando Florida; Kochi, Ấn Độ; và Berlin, Đức.
Sau hai năm thai nghén khổng lồ kéo dài hai năm kể từ khi Đức Thánh Cha thông báo về tiến trình thượng hội đồng vào tháng 5 năm 2021, rất có thể toàn bộ dự án hiện đang hướng đến một cái chết yểu.
Ngay từ đầu, con voi ở Vatican, có thể nói như thế, tức “hiệp thông, truyền giáo, tham gia” - chủ đề của Thượng hội đồng được Đức Thánh Cha chọn - đang gặp khủng hoảng chính tại nơi tính đồng nghị được thực hành. Thật vậy, thế giới Kitô giáo đang ở trong một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất về tính đồng nghị mà nó từng trải qua. Các Giáo hội đồng nghị đang tự chia rẽ nhau, phá vỡ sự hiệp thông, bóp nghẹt sứ mệnh và ngăn cản sự tham gia.
Hãy xem xét những gì đã xảy ra trong những tuần gần đây.
Canterbury rớt ở Kigali
Giám mục Anh giáo Laurent Mbanda, chủ tịch Hội đồng Giáo chủ Gafcon, tuyên bố vào ngày 14 tháng 6, rằng các thành viên người Phi châu của Hiệp thông Anh giáo Hoàn cầu "không còn công nhận Tổng Giám mục Canterbury là người đứng đầu, lãnh đạo hoặc người phát ngôn của Hiệp thông Anh giáo," do việc chấp nhận đồng tính luyến ái. (Ảnh: Chụp màn hình)
Trong khi các cuộc họp thượng hội đồng khiến người Công Giáo bận nói chuyện với nhau về bản thân họ, họ có thể đã bỏ lỡ một trong những bước phát triển quan trọng nhất của Thệ phản kể từ thời Cải cách.
“Đây có thể là cuộc tụ họp quan trọng nhất của Anh giáo trong 400 năm,” Giám mục Lee McMunn của Scarborough, Anh, tuyên bố tại Hội nghị Tương lai Anh giáo Hoàn cầu lần thứ tư (GAFCON). GAFCON đã gặp nhau tại Kigali, Rwanda, vào tháng 4, chỉ vài tuần trước khi Tổng Giám mục Justin Welby của Canterbury lên sân khấu hoàn cầu để trao vương miện cho Vua Charles III.
GAFCON bao gồm các giám mục đại diện cho 85% tín đồ Anh giáo trên thế giới, phần lớn đến từ miền nam bán cầu. Tại Kigali, họ tuyên bố rằng họ không còn có thể công nhận sự lãnh đạo của Canterbury sau khi Giáo hội Anh quyết định ban phúc lành cho các cặp đồng tính.
Đức Tổng Giám Mục Henry Ndukuba, giáo chủ của Giáo hội Anh giáo Nigeria cho biết: “Chúng ta không thể ‘đồng hành cùng nhau’ trong sự bất đồng chính đáng với những người đã cố tình chọn cách rời xa ‘đức tin đã từng được ban cho các thánh’.
Người Công Giáo nói về các tiến trình đồng nghị. Anh giáo thực sự được các tiến trình này cai quản. Và Hiệp thông Anh giáo như một biểu hiện hoàn cầu của Kitô giáo, không còn nữa. Tính đồng nghị đã không bảo tồn sự hiệp thông.
Ai không có mặt ở Alexandria?
Mọi thứ đang diễn ra như thế nào trên các mặt trận đại kết khác, chủ yếu là với Chính thống giáo, những người anh em đại kết quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo?
Một cuộc họp chung giữa Công Giáo và Chính thống giáo đã diễn ra vào đầu tháng này tại Alexandria, tại đó đã công bố tuyên bố thần học chung đầu tiên sau bảy năm. Tài liệu, “Tính đồng nghị và tính tối thượng quyền trong thiên niên kỷ thứ hai,” đề cập đến những kinh nghiệm khác nhau về việc cai quản đồng nghị trong 1,000 năm qua.
Tuyên bố, được đưa ra trong bầu không khí hết sức vui vẻ, trích dẫn thuận lợi Evangelii Gaudium, trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng “trong cuộc đối thoại với các anh chị em Chính thống giáo của chúng ta, những người Công Giáo chúng ta có cơ hội học hỏi thêm về ý nghĩa của tính hợp đoàn giám mục và kinh nghiệm về tính đồng nghị của họ.”
Người Công Giáo có thể học được gì? Kể từ khi Đức Thánh Cha viết điều đó vào năm 2013, thế giới Chính thống giáo đã rơi vào một thời kỳ chia rẽ và tố cáo kéo dài. Giáo Hội lớn nhất trong số các Giáo Hội Chính thống, Tòa Thượng phụ Moscow, đã ra vạ tuyệt thông cho người đứng đầu Chính thống giáo, Thượng phụ Constantinople.
Tòa Thượng phụ Moscow cũng vắng mặt một cách rõ ràng trong cuộc tụ họp đại kết ở Alexandria. Tại cuộc họp Công Giáo-Chính thống giáo, người ta coi là lịch sự khi không lưu ý rằng Alexandria và Moscow hiện đang ly giáo, với người trước buộc tội người sau về một "đòn vô đạo đức" và "vi phạm dã man" lãnh thổ giáo luật của Alexandria.
Dù sao vẫn là một thế giới đồng nghị
Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, sứ thần giáo hoàng tại Hoa Kỳ. phát biểu trong cuộc họp mặt mùa xuân của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ ngày 15 tháng 6 tại Orlando, Florida. (Ảnh: Chụp màn hình)
Khi tính đồng nghị đang tiến đến thảm họa ở nước ngoài, mọi việc ở trong nước thế nào? Dưới bóng Disney World, Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã nói chuyện với các giám mục Hoa Kỳ vào tuần trước. Nhiệm vụ của ngài là làm cho các giám mục hào hứng với tiến trình Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị đối với một Giáo hội đồng nghị.
Tính đồng nghị là một “cách để trở thành Giáo hội”, Đức Tổng Giám Mục Pierre nói, sử dụng một công thức gần như chắc chắn bảo đảm sẽ tạo ra sự thất vọng trong hầu hết những người nghe ngài. Sứ thần là một viên chức trung thành, nhưng ngay cả ngài cũng có vẻ như muốn giảm sút trong lòng nhiệt tình của mình đối với cách thức mới này để “làm Giáo hội”.
Ngài bắt đầu ở Orlando bằng cách thừa nhận rằng, hai năm sau, “có thể chúng ta vẫn đang đấu tranh để hiểu được tính đồng nghị.” Thật vậy, vào thời điểm bài phát biểu của mình, Đức Tổng Giám Mục Pierre có thể đã xem tài liệu làm việc, trong đó bao gồm, chẳng hạn, đoạn sau đây về chủ đề của Thượng hội đồng “hiệp thông, truyền giáo và tham gia”:
“Các chữ ‘hiệp thông’ và ‘sứ mệnh’ có thể có nguy cơ vẫn còn hơi trừu tượng, trừ khi chúng ta vun trồng một tập quán giáo hội thể hiện tính cụ thể của tính đồng nghị ở mọi bước trong hành trình và hoạt động của chúng ta, khuyến khích sự tham gia thực sự của mỗi người và tất cả mọi người. … Chữ ‘tham gia’ bổ sung mật độ nhân học vào đặc điểm cụ thể của chiều kích thủ tục. … Nó bảo vệ chống lại việc rơi vào sự trừu tượng của các quyền hoặc biến con người thành những công cụ phục vụ cho hoạt động của tổ chức” (56).
Điều đó sẽ khiến vị sứ thần đáng kính bối rối như bất cứ độc giả nào khác. Vậy phải làm gi? Tuyên bố rằng tính đồng nghị phải được tìm thấy trong những gì Giáo hội đã làm. Tính đồng nghị sẽ ổn vì đó là điều đang được thực hiện.
Đức Tổng Giám Mục Pierre nhấn mạnh “một số thí dụ trong đó tính đồng nghị đã được thực hiện ở đất nước này,” trong đó có “các cơ quan dịch vụ xã hội Công Giáo,” “Cuộc Gặp gỡ Toàn quốc lần Thứ Năm của Thừa tác vụ gốc Tây Ban Nha/La tinh,” “việc đào tạo gia đình, đồng hành thiêng liêng và kết nối xã hội cho những người bị gạt ra ngoài lề xã hội và bị hiểu lầm.”
Sau khi tuyên bố rằng cuộc sống bình thường hàng ngày của Giáo hội đã là “đồng nghị”, đó là một bước ngắn để Đức Tổng Giám Mục Pierre kết luận rằng “lời kêu gọi đồng nghị không nhất thiết phải khiến chúng ta cảm thấy xa lạ”.
Chắc chắn, nếu các linh mục và cha mẹ huấn luyện các cậu giúp lễ xông hương là tính đồng nghị, thì sẽ không có ai phải lo lắng cả. Khi tính đồng nghị đang sụp đổ và bùng cháy trong thế giới Anh giáo và Chính thống giáo, việc làm cho nó có vẻ như hoàn toàn là thông lệ có một sức hấp dẫn nào đó.
Đụng độ tại Bàn thờ ở Kerala
Đập phá và đốt cháy cũng đánh dấu tính đồng nghị trong Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội Syro-Malabar sẽ sớm trở thành Giáo Hội lớn nhất trong số các Giáo Hội Công Giáo Đông phương (hiện tại nó có quy mô thứ hai sau Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine). Nó được điều hành bởi một thượng hội đồng, và trong năm qua nó đã phải vật lộn với những tranh chấp về phụng vụ thậm chí gây ra bạo lực tại bàn thờ.
Người đứng đầu Giáo hội, Đức Hồng Y George Alencherry, đã cử hành Thánh Thể dưới sự bảo vệ của cảnh sát khỏi chính người dân của mình. Một vương cung thánh đường nổi tiếng đã bị đóng cửa hơn 200 ngày do tranh chấp và lo sợ bạo lực. Khác xa với việc đồng hành cùng nhau, các cấu trúc đồng nghị của Nhà thờ Syro-Malabar đã tỏ ra không đủ để thậm chí cho phép các tín hữu thờ phượng cùng nhau.
Tại cuộc họp thượng hội đồng của họ vào tuần trước, các giám mục Syro-Malabar đã kiến nghị Rôma bổ nhiệm một đại diện đặc biệt để cung cấp một con đường tiến lên phía trước. Về vấn đề này, một Giáo Hội Công Giáo đồng nghị thực tế đã từ bỏ tính đồng nghị và yêu cầu sự can thiệp của Rôma.
Con đường đồng nghị bị chặn bởi một bức tường ở Berlin
Không có nơi nào trên hành tinh này nhiệt tình như nước Đức đối với tính đồng nghị. Ra mắt “Con đường Đồng Nghị” của riêng họ vào năm 2019, các đại biểu tập hợp đã thông qua rất nhiều nghị quyết khác với giáo huấn và thực hành Công Giáo đến nỗi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận xét rằng nước Đức “không cần một Giáo Hội [Thệ phản] nào khác”.
Trong mọi trường hợp, người Đức có một ý tưởng rõ ràng về ý nghĩa của tính đồng nghị, và nó có nghĩa là chấp nhận cách trở thành Giáo hội do Tổng Giám mục Canterbury đại diện. Cách trở thành Giáo hội đó hóa ra bao gồm việc cùng nhau bước đi ít hơn rất nhiều, như người Anh giáo đã phát hiện ra, với 85% đã chọn không đi trên con đường này. Tuy nhiên, người Đức vẫn quyết tâm tiếp tục bước đi, ngay cả khi họ bước đi một mình.
Một vài giám mục Đức tỏ ra nghi ngờ nghiêm trọng về tất cả những điều này, và bốn trong số họ đã chặn nguồn tài trợ trong tương lai cho Con đường Đồng nghị tại một cuộc họp ở Berlin vào tuần này, vào cùng ngày khi instrumentum laboris được công bố. Ngay cả ở Đức, sự nhiệt tình đối với tính đồng nghị cũng có giới hạn của nó.
Tính đồng nghị ở Rôma diễn ra với những lời êm dịu và vô số tài liệu, được trang trí bằng hình vẽ của trẻ em và thiết kế đồ họa. Nhưng ngoài một Rôma sẵn sàng tập trung mạnh mẽ vào bên trong phần còn lại của tiến trình Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị đối với một Giáo hội đồng nghị, tính đồng nghị là một cuộc khủng hoảng sâu sắc — ở Kigali, Alexandria, Orlando, Kochi và Berlin. Có thể đáng để hỏi liệu cách thức đồng nghị của Giáo hội có thực sự là một cách tốt để cùng nhau bước đi hay không.
Người Công Giáo Campuchia tôn vinh các vị tử đạo bị Khmer Đỏ sát hại
Đặng Tự Do
17:42 28/06/2023
Hơn 3.000 người Công Giáo bao gồm giám mục, linh mục và giáo dân ở Campuchia đã tham gia Thánh lễ tưởng niệm các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân đã tử đạo dưới chế độ Pol Pot trong thập niên 70.
Sự kiện được tổ chức tại huyện Tang Kork, tỉnh Kampong Thom, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 100 km vào ngày 17 tháng 6, như Catholic Cambodia đưa tin.
Trong buổi lễ, các vị tử đạo đã được tuyên xưng là “những người cha” của cộng đồng Công Giáo ngày nay ở Campuchia.
“Chứng từ của các vị tử đạo hướng dẫn chúng ta trên con đường” Đức Giám Mục Olivier Schmitthaeusler, Giám quản Tông tòa Phnom Penh và là một nhà truyền giáo Hội Thừa Sai Paris, nói.
Các Giám Mục Enrique Figaredo Alvargonzález, Giám quản tông tòa Battambang, Pierre Suon Hangly, Giám quản tông tòa Kompong-Cham, các linh mục, nữ tu và giáo dân đã tham dự Thánh lễ tưởng nhớ “Các vị tử đạo Campuchia”.
Vào năm 2015, Giáo hội Campuchia đã mở giai đoạn cấp giáo phận của quá trình phong chân phước cho Đức Cha Joseph Chhmar Salas và 34 vị tử đạo khác đã bị giết trong thời kỳ Khmer Đỏ.
Đức Cha Salas và các vị tử đạo khác đã bị giết trong khoảng thời gian 1970 đến 1977 trong cuộc đàn áp Giáo Hội Công Giáo bởi lực lượng Khmer Đỏ của Pol Pot.
Cha Paul Roeung Chatsirey, thỉnh nguyện viên án phong chân phước và giám đốc Truyền Giáo của Hội Thừa Sai Paris tại Lào và Campuchia, đã chỉ ra rằng một số cộng tác viên đã giúp “thu thập lời khai, bằng chứng và biên soạn các tài liệu để trình lên Tòa thánh”.
Các hoạt động tôn giáo đã bị đình chỉ dưới chế độ đàn áp của Pol Pot. Chế độ này bị cáo buộc đã sát hại khoảng hai triệu người Campuchia từ năm 1975 đến năm 1979 vì chế độ này muốn tiêu diệt tất cả những người mà họ coi là những kẻ phản bội và phản cách mạng.
Khmer Đỏ đã sát hại giáo dân, giáo lý viên và các nhà truyền giáo, bao gồm cả các thành viên của Hội Thừa Sai Paris người Campuchia, Việt Nam và Pháp.
Trong bài phát biểu trước cuộc họp mặt, Đức Cha Schmitthaeusler chỉ ra rằng tình hình đã được cải thiện rất nhiều kể từ khi chấm dứt các hành động tàn bạo của Khmer Đỏ.
Đức Cha Schmitthaeusler nói: “Tình hình ngày nay rất khác, nhà thờ còn mới, có khoảng 23.000 tín hữu và một số hội thánh rất trẻ, hầu hết được thành lập bởi những người mới chấp nhận đức tin Kitô.”
“Chúa đồng hành với chúng ta, và chúng ta luôn nhìn về tương lai đầy hy vọng,” vị Giám Mục nói thêm.
Sự kiện này cũng bao gồm việc trưng bày các hiện vật từ thời Đức Giám Mục Salas được người Công Giáo Campuchia cất giữ an toàn.
Cây thánh giá trước ngực mà Đức Cha Salas đeo và chiếc giường cũi mà ngài sử dụng đã được trưng bày trong sự kiện được tổ chức tại địa điểm mà Đức Cha Salas đã trải qua những ngày cuối cùng của mình.
Thánh giá Giám Mục trước ngực được trao cho Đức Cha Salas vào ngày 14 tháng 4 năm 1975, chỉ ba ngày trước khi Pol Pot tung ra cuộc khủng bố Khmer Đỏ ở Campuchia. Nó đã được truyền lại cho Đức Cha Schmitthaeusler.
Prich Chun, 52 tuổi, nói rằng ông rất vui khi được tham dự sự kiện kỷ niệm lần đầu tiên.
“Đây là lần đầu tiên tôi tham dự một buổi lễ tưởng niệm ở đây, và tôi cảm ơn Chúa vì khoảng thời gian quý báu này,” Chun nói.
Source:UCANews
Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan
Đặng Tự Do
17:44 28/06/2023
Các thành viên quốc hội bỏ phiếu cho phép phá thai là “phạm tội trọng và do đó không thể rước lễ”, Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết như trên.
Nhận xét của ngài được đưa ra sau khi tất cả các đảng đối lập chính của Ba Lan – hầu hết trong số họ có các nhà lãnh đạo là người Công Giáo thực hành đạo – đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc chấm dứt lệnh cấm phá thai gần như hoàn toàn hiện nay, được hỗ trợ bởi Giáo Hội.
Đức Cha Stanisław Gądecki, tổng giám mục Poznań và chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, cho biết: “Mạng sống con người là thiêng liêng và bất khả xâm phạm trong mọi khía cạnh và tình trạng”.
Tuy nhiên, “ngày nay quyền được sống thường bị đe dọa bởi lợi ích tài chính”, Đức Cha Gądecki cảnh báo.
“Một đạo luật vi phạm quyền sống tự nhiên của trẻ em là bất công. Bất kỳ nghị sĩ nào bỏ phiếu chống lại sự sống đều phạm tội trọng và do đó không thể rước lễ.”
Vào năm 2020, Tòa án Hiến pháp của Ba Lan đã đưa ra phán quyết thắt chặt luật phá thai của nước này, vốn đã là một trong những luật nghiêm khắc nhất ở Âu Châu. Nó cấm chấm dứt hợp pháp việc phá thai do chẩn đoán dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở thai nhi, trước đây chiếm 98% các ca phá thai hợp pháp ở Ba Lan.
Bây giờ phá thai chỉ được phép trong hai trường hợp: khi cái thai đe dọa sức khỏe hoặc tính mạng của người mẹ, hoặc khi nó là kết quả của một hành vi phạm tội như hiếp dâm hoặc loạn luân.
Giáo Hội ủng hộ mạnh mẽ việc thắt chặt luật pháp và đã là mục tiêu cho các cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp. Đảng Luật pháp và Công lý bảo thủ, đang cầm quyền, có quan hệ chặt chẽ với Giáo Hội, cũng hoan nghênh phán quyết.
Tuy nhiên, tất cả các đảng đối lập ngoại trừ Liên minh cực hữu đã bày tỏ sự phản đối đối với lệnh cấm phá thai gần như hoàn toàn.
Donald Tusk, lãnh đạo của Nền tảng công dân trung dung, là đảng đối lập lớn nhất, đã kêu gọi cho phép phá thai theo yêu cầu cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Ông cũng đã yêu cầu tất cả các đảng viên phải ủng hộ quan điểm đó.
Władysław Kosiniak-Kamysz và Szymon Hołownia, các nhà lãnh đạo của liên minh Con đường thứ ba trung hữu, đã không đi xa đến thế nhưng vẫn ủng hộ việc quay trở lại luật phá thai từ trước phán quyết của Tòa án Hiến pháp. Tuy nhiên, họ muốn vấn đề được quyết định bằng một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc.
Tusk, Kosiniak-Kamysz và Hołownia đều là những người Công Giáo thực hành đạo, cũng như nhiều nghị sĩ từ các đảng của họ. Hołownia đã từng được đào tạo để trở thành một linh mục nhưng cuối cùng đã từ bỏ ơn gọi đó và bước vào nghề báo, trước khi trở thành một chính trị gia.
Vào năm 2020, khi Hołownia đang ứng cử trong cuộc bầu cử tổng thống, một linh mục ở Warsaw đã từ chối không cho anh ta rước lễ. Vị linh mục nói rằng “lương tâm của tôi không cho phép tôi làm như vậy vì quan điểm mà bạn đang rao giảng”.
Source:notesfrompoland.com
Từ người vô thần chuyển sang Công Giáo: Chúa ghi khắc trong tim tôi một hình ảnh của Ngài
Đặng Tự Do
17:45 28/06/2023
Kristin Turner là một người nồng nhiệt ủng hộ phá thai, và hoàn toàn không tin vào Chúa. Cô ấy thậm chí đã từng phát biểu tại các sự kiện về chủ đề “Tại sao phá thai lại tốt cho xã hội”.
Nhưng giờ đây, cô gái hoạt động 21 tuổi này là một người ủng hộ nhiệt thành cho sự sống, và gần đây đã tuyên bố ý định gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
“Có một lỗ hổng trong trái tim tôi,” cô ấy viết trên Twitter vào ngày 29 tháng 5. “Tôi đã cố gắng lấp đầy nó bằng mọi thứ dưới ánh mặt trời. Nhưng điều đó là không thể. Tôi cần Ngài nhiều như Ngài cần tôi.”
Turner cho biết cô đã đi đến quyết định của mình thông qua “rất nhiều điều nhỏ nhặt”, nhưng sự tham gia của cô vào hoạt động ủng hộ sự sống đóng một vai trò quan trọng.
Sau khi bị một giáo viên trung học lạm dụng và nghĩ rằng mình đã có thai do sự lạm dụng đó, cô đã nghiên cứu sâu hơn về việc phá thai.
Sau đó, Turner nói, cô ấy “phải xem xét lại” quan điểm ủng hộ phá thai của mình.
Turner nói với Prudence Robertson trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên “EWTN Pro-Life Weekly”, cô nói: “Tôi nhận ra hành động bạo lực này đối với tôi song song với hành động bạo lực đối với một đứa trẻ chưa sinh ra không được coi là con người hoàn toàn và cơ thể của chúng không được tôn trọng, do đó có thể bị xâm phạm một cách thô bạo.”
“Và khi điều đó xảy ra,” Turner nói, “tôi biết mình phải làm gì đó.”
Tuy nhiên, cô ấy nói, đầu tiên “với tư cách là một nhà nữ quyền… và là một người tiến bộ và vẫn đang tiến bộ, tôi đã từng nghĩ rằng không có chỗ cho mình trong phong trào phò sự sống.”
Cuối cùng, sau những suy tư cô ấy quyết định lên tiếng vì sự sống, đầu tiên là thành lập một nhóm ủng hộ sự sống trong khuôn viên trường đại học của mình, sau đó thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình, Take Feminism Back. Theo hồ sơ LinkedIn của mình, nhóm “tồn tại để hỗ trợ những người đang mang thai và nuôi dạy con cái gặp khó khăn. Chúng tôi cũng làm việc để thúc đẩy sự thay đổi xã hội tiến bộ bao gồm tất cả mọi người từ trong bụng mẹ cho đến khi chết.”
Kể từ năm 2021, Turner làm giám đốc truyền thông cho Cuộc nổi dậy chống phá thai, một tổ chức có sứ mệnh “là đạt được công bằng chính trị xã hội cho trẻ sơ sinh bằng cách huy động các nhà hoạt động chống phá thai hành động trực tiếp và phản đối việc phá thai tự chọn thông qua một chiến dịch thăng tiến.
Các thành viên đã biểu tình trước các trung tâm phá thai và tuần hành trước Tòa án Tối cao. Turner và người sáng lập PAAU, Terrisa Bukovinac, thậm chí còn bị giam giữ trong 4 ngày vào tháng 11 năm 2022 sau một sự kiện “giải cứu” tại một trung tâm dành cho phụ nữ ở Virginia.
Tổ chức này cũng đã phát hiện ra hoạt động bất hợp pháp tiềm ẩn của một người phá thai ở Washington, DC vào năm ngoái sau khi phát hiện ra thi thể của 115 trẻ sơ sinh bên ngoài một phòng khám phá thai.
Chính nhờ công việc ủng hộ sự sống của mình mà Turner cảm thấy bị thu hút bởi Giáo Hội Công Giáo.
Cô ấy nói: “Thực sự là nhờ công việc đó và việc nhìn thấy một hành động hy sinh có thể mang lại kết quả như thế nào và một hành động hy sinh có thể biến đổi như thế nào mà đã thu hút tôi đến với Giáo hội, và chỉ cần nhìn thấy sự hy sinh của Chúa Giêsu và những gì Ngài sẵn lòng làm để nhân đạo hóa, để giúp cứu lấy cuộc sống của chúng ta.”
Turner cũng trích dẫn số lượng người Công Giáo tham gia vào phong trào ủng hộ sự sống đã nói chuyện với cô ấy về Giáo hội.
Cô nói với Robertson: “Có nhiều thứ đã đưa tôi đến đây, nhưng điều quan trọng nhất là tôi thấy được sự cần thiết phải hy sinh cho những đứa trẻ chưa chào đời này.”
Source:Catholic News Agency
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Niềm đam mê rao giảng Tin Mừng: lòng nhiệt thành tông đồ của người tín hữu. Nhân Chứng: Thánh Mary MacKillop
Vũ Văn An
23:43 28/06/2023
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, thứ Tư, ngày 28 tháng 6 năm 2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý nói về niềm đam mê rao giảng Tin mừng của ngài, nhấn mạnh tới chứng tá của Thánh Mary McKillop, vị thánh đầu tiên và hiện duy nhất của Úc. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh công bố:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Hôm nay chúng ta phải kiên nhẫn một chút, với sức nóng này – và cảm ơn anh chị em đã đến, với sức nóng này, với mặt trời này: cảm ơn anh chị em rất nhiều vì đã ghé thăm.
Trong loạt bài giáo lý về lòng nhiệt thành tông đồ này – chúng ta đang nói về điều này – chúng ta bắt gặp một số gương mẫu của những người nam nữ ở mọi thời và mọi nơi, những người đã hiến mạng sống mình cho Tin Mừng. Hôm nay chúng ta sẽ đến Châu Đại Dương – rất xa phải không? - một lục địa được tạo thành từ nhiều hòn đảo lớn nhỏ. Đức tin vào Chúa Kitô, mà rất nhiều người di cư châu Âu đã mang đến những vùng đất này, đã sớm bén rễ và sinh nhiều hoa trái (x. Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám mục Ecclesia in Oceania[Giáo hội tại Châu Đại Dương], 6). Trong số đó có một nữ tu phi thường, Mary MacKillop (1842-1909), người sáng lập Dòng Nữ tu Thánh Giuse Thánh Tâm, người đã cống hiến cuộc đời mình cho việc đào tạo trí thức và tôn giáo cho người nghèo ở vùng nông thôn Úc.
Mary MacKillop sinh ra gần Melbourne với cha mẹ di cư đến Úc từ Scotland. Khi còn là một thiếu nữ, ngài cảm thấy được Thiên Chúa kêu gọi để phục vụ Người và làm chứng cho Người không chỉ bằng lời nói, nhưng trên hết bằng một cuộc sống được biến đổi bởi sự hiện diện của Thiên Chúa (x. Evangelii gaudium[Niềm vui Tin Mừng], 259). Giống như Maria Mađalêna, người đầu tiên gặp gỡ Chúa Giêsu phục sinh và được Người sai đi loan báo Tin Mừng cho các môn đệ, Mary xác tín rằng mình cũng được sai đi để loan báo Tin Mừng và thu hút người khác đến gặp gỡ Thiên Chúa hằng sống.
Khi khôn ngoan đọc các dấu hiệu của thời đại, ngài hiểu rằng đối với ngài, cách tốt nhất để làm điều đó là thông qua việc giáo dục giới trẻ, với sự hiểu biết rằng giáo dục Công Giáo là một hình thức truyền giáo. Đó là một hình thức truyền giáo tuyệt vời. Theo cách này, nếu chúng ta có thể nói rằng “Mỗi vị thánh là một sứ mệnh, được Chúa Cha hoạch định để phản ảnh và hiện thân, vào một thời điểm cụ thể trong lịch sử, một khía cạnh nào đó của Tin Mừng” (Tông huấn Gaudete et Exsultate[Hân hoan Nhẩy mừng], 19) thì Mary McKillop đặc biệt như vậy thông qua việc thành lập các trường học.
Một đặc điểm thiết yếu trong lòng nhiệt thành của ngài đối với Tin Mừng là quan tâm đến người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Và điều này rất quan trọng: trên con đường nên thánh, tức là con đường Kitô giáo, người nghèo và bị gạt ra bên lề là những nhân vật chính, và một người không thể tiến tới sự thánh thiện nếu người ấy cũng không tận hiến cho họ, bằng cách này hay cách khác. Nhưng họ là sự hiện diện của Chúa, những người đang cần sự giúp đỡ của Chúa. Có lần tôi đọc được một cụm từ khiến tôi kinh ngạc; nó nói: “Nhân vật chính của Lịch sử là người ăn xin. Họ là những người thu hút sự chú ý đến sự bất công lớn này, đó là sự nghèo đói lớn trên thế giới”. Tiền được dùng để sản xuất vũ khí, không cung cấp bữa ăn. Và đừng quên: không có sự thánh thiện nếu bằng cách này hay cách khác không quan tâm đến người nghèo, người túng thiếu, những người phần nào ở bên lề xã hội. Sự quan tâm dành cho người nghèo và những người bị gạt ra bên lề xã hội này đã thúc đẩy Mary đi đến những nơi mà những người khác không muốn hoặc không thể đến. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1866, lễ Thánh Giuse, bà mở trường học đầu tiên ở một vùng ngoại ô nhỏ của Nam Úc. Tiếp theo là nhiều trường khác được ngài và các nữ tu của ngài thành lập tại các cộng đồng nông thôn trên khắp nước Úc và Tân Tây Lan. Nhưng chúng được nhân thừa lên, lòng nhiệt thành tông đồ là như thế: nó nhân thừa công việc.
Mary MacKillop tin chắc rằng mục đích của giáo dục là sự phát triển toàn diện con người với tư cách là một cá nhân và là một thành viên của cộng đồng; và điều này đòi hỏi sự khôn ngoan, kiên nhẫn và bác ái từ phía mỗi giáo viên.
Thật vậy, giáo dục không bao gồm việc lấp đầy đầu bằng những ý tưởng: không, không chỉ có thế, nhưng: giáo dục cấu thành cái gì? Đồng hành và khích lệ các em trên con đường trưởng thành nhân bản và thiêng liêng, cho các em thấy tình bạn với Chúa Giêsu Phục Sinh mở rộng tâm hồn và làm cho cuộc sống nhân bản hơn ra sao. Giáo dục và giúp đỡ suy nghĩ tốt, cảm nhận tốt (ngôn ngữ của trái tim) và làm điều tốt (ngôn ngữ của đôi tay). Viễn kiến này hoàn toàn phù hợp với ngày nay, khi chúng ta cảm thấy cần có một “hiệp ước giáo dục” có khả năng đoàn kết gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Lòng nhiệt thành rao truyền Tin Mừng cho người nghèo của Mary MacKillop cũng khiến ngài đảm nhận một số công việc từ thiện khác, bắt đầu với “Ngôi nhà Quan phòng” được mở ở Adelaide để tiếp nhận người già và trẻ em bị bỏ rơi. Mary rất tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa: ngài luôn tin tưởng rằng trong mọi tình huống, Thiên Chúa đều chu cấp. Nhưng điều này không ngăn cản ngài khỏi những lo lắng và khó khăn phát sinh trong công việc tông đồ của mình, và Mary có lý do chính đáng cho việc này: ngài phải trả các hóa đơn, thương lượng với các giám mục và linh mục địa phương, quản lý trường học và chăm sóc sự đào tạo nghề nghiệp và tinh thần của các nữ tu của ngài; và sau đó, ngài gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, qua tất cả, ngài vẫn bình thản, kiên nhẫn vác thập giá vốn là thành phần cấu tạo ra sứ mệnh.
Vào một dịp kia, tức lễ Suy tôn Thánh Giá, Mary đã nói với một nữ tu của mình: “Hỡi con gái, trong nhiều năm mẹ đã học biết yêu mến Thánh Giá”. Trong nhiều năm, mẹ đã học biết yêu mến Thánh Giá. Ngài đã không bỏ cuộc trong những lúc thử thách và tăm tối, khi niềm vui của ngài bị dập tắt bởi sự chống đối hoặc khước từ. Anh chị em hãy nhìn điều này: tất cả các thánh đều gặp phải sự chống đối, ngay cả trong Giáo hội. Điều này khá kỳ lạ. Và ngài cũng phải đối đầu với nó. Ngài vẫn tin chắc rằng ngay cả khi Chúa ban cho bà “bánh của nghịch cảnh và nước của hoạn nạn” (Is 30:20), thì chính Chúa sẽ sớm đáp lại tiếng kêu cầu của ngài và bao phủ ngài bằng ân sủng của Người. Đây là bí mật của lòng nhiệt thành tông đồ: mối quan hệ liên tục với Chúa.
Anh chị em thân mến, chớ gì tư cách môn đệ truyền giáo của Thánh Mary MacKillop, sự đáp ứng sáng tạo của ngài đối với những nhu cầu của Giáo hội vào thời của ngài, và sự dấn thân của ngài vào việc đào tạo toàn diện giới trẻ, truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta ngày nay, những người được kêu gọi trở thành men Tin Mừng trong các xã hội đang thay đổi nhanh chóng của chúng ta. Xin cho gương sáng và lời chuyển cầu của ngài nâng đỡ công việc hàng ngày của cha mẹ, thầy cô, giáo lý viên và tất cả những nhà giáo dục, vì lợi ích của giới trẻ và vì một tương lai nhân bản và đầy hy vọng hơn. Cảm ơn anh chị em rất nhiều.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Orange họp báo về Đại Hội Thánh Mẫu lần 2
Đỗ Dzũng/Người Việt
21:49 28/06/2023
Giáo Phận Orange họp báo về Đại Hội Thánh Mẫu lần 2
GARDEN GROVE, California (NV) – Giáo Phận Orange vừa mở một cuộc họp báo để nói về chi tiết của Đại Hội Thánh Mẫu lần thứ nhì, vào lúc 9 giờ sáng Thứ Tư, 28 Tháng Sáu.
Chủ đề của đại hội năm nay là “Cùng Mẹ, Lên Đường,” và đại hội sẽ được tổ chức tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang trong khuôn viên nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, 13280 Chapman Ave., Garden Grove, CA 92840, trong hai ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy, 14 và 15 Tháng Bảy.
Cuộc họp báo có sự hiện diện của Giám Mục Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá giáo phận; Linh Mục Thái Quốc Bảo, viện trưởng (rector) nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, trưởng ban tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu năm nay; một số thành viên ban tổ chức, và giới truyền thông.
“Hôm nay, tôi xin loan báo một tin mừng là Đại Hội Thánh Mẫu Giáo Phận Orange lần thứ nhì sẽ được tổ chức trong hai ngày 14 và 15 Tháng Bảy,” Giám Mục Nguyễn Thái Thành mở đầu cuộc họp báo. “Đại Hội Thánh Mẫu đầu tiên rất thành công, thu hút tới trên 10,000 người từ Orange County cũng như nhiều nơi khác về tham dự. Đại hội lần thứ nhì cũng tiếp tục với khuôn mẫu tương tự của lần trước, nhưng có thêm một vài hoạt động để làm cho hai ngày đại hội được tốt đẹp hơn.”
Giám mục cho biết thêm: “Vào ngày Thứ Năm, 6 Tháng Bảy, chúng tôi sẽ có Thánh Lễ Sai Đi. Có khoảng 1,200 tình nguyện viên tham dự, lãnh nhận phép lành, để ra đi chu toàn sứ vụ được giao phó trong hai ngày Đại Hội Thánh Mẫu.”
Vị Giám Mục Phụ Tá giáo phận cho biết Đại Hội Thánh Mẫu bao gồm Thánh Lễ, rước kiệu, hội thảo, sinh hoạt, vũ phụng vụ, ca nhạc, và thực phẩm.
“Trong hai ngày đại hội, chúng tôi ước mong toàn thể cộng đoàn giáo dân cùng đồng hành, học hỏi với những thuyết trình viên, tham dự các buổi chầu Thánh Thể, đón nhận Bí Tích Hòa Giải trong khuôn viên nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, lắng nghe trình diễn Thánh Ca, thưởng ngoạn vẻ đẹp nghệ thuật của khuôn viên nhà thờ, và thăm viếng Linh Đài Đức Mẹ La Vang,” Giám Mục Thành nói thêm.
Kế đến, Linh Mục Thái Quốc Bảo nói về chi tiết một số chương trình của hai ngày đại hội.
Theo linh mục cho biết, đại hội sẽ chính thức khai mạc vào lúc 5 giờ 30 chiều Thứ Sáu, 14 Tháng Bảy.
Diễn giả chính cho ngày khai mạc là Linh Mục Nguyễn Khắc Hy, với chủ đề “Noi Gương Đức Mẹ Trên Con Đường Truyền Giáo.”
Thánh Lễ khai mạc đại hội vào lúc 7 giờ tối sẽ do Giám Mục Oscar Cantu, giám mục Giáo Phận San Jose, chủ tế và giảng.
Sau Thánh Lễ là chương trình văn nghệ và ăn tối.
Thứ Bảy, 15 Tháng Bảy, ngày thứ nhì của đại hội, sẽ có Thánh Lễ Chữa Lành, vào lúc 8 giờ sáng, do Giám Mục Nguyễn Thái Thành chủ tế, Linh Mục Phạm Đức Thịnh giảng.
“Năm ngoái Thánh Lễ được tổ chức trong thánh đường không đủ chỗ. Năm nay, chúng tôi tổ chức Thánh Lễ bên ngoài, ở Linh Đài Đức Mẹ La Vang rộng rãi hơn,” Linh Mục Bảo cho biết. “Thánh Lễ sẽ có nghi thức chữa lành cho tất cả người bệnh. Sau đó là chầu Thánh Thể và nghi thức hòa giải.”
Linh mục trưởng ban tổ chức cho biết thêm đại hội có năm hội trường tổ chức các hội thảo với nhiều chủ đề khác nhau, bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
“Đến 3 giờ chiều là chuẩn bị rước kiệu Đức Mẹ và kiệu Thánh Thể, và cuối cùng là Thánh Lễ Đại Trào do Giám Mục Kevin Vann, giám mục giáo phận, chủ tế, và Giám Mục Nguyễn Thái Thành giảng. Ngoài các Thánh Lễ, hội thảo, xen kẽ của đại hội sẽ là các chương trình ca nhạc, sinh hoạt, và các hoạt động khác,” Linh Mục Bảo cho biết thêm. “Kết thúc đại hội sẽ là chương trình ca nhạc và xổ số.”
Linh mục cho biết thêm, nhà thờ có chín bãi đậu xe, sẽ có sáu bãi dành cho người tham dự đại hội, cộng với một số bãi bên ngoài khuôn viên.
Cô Linh Nguyễn, một thành viên ban tổ chức, cho biết đại hội sẽ có 1,000 ca viên hát Thánh Ca và 500 em thiếu nhi múa dâng hoa, mang hình ảnh Đức Mẹ đi rước kiệu…
“Chúng tôi có nhân viên an ninh, nhân viên cảnh sát Garden Grove lo trật tự. Ban tổ chức cũng có khu vực cấp cứu, xe cứu thương, xe chở người lớn tuổi, và các dịch vụ khác…,” cô Linh nói thêm.
Cô Linh kêu gọi: “Những gia đình nào có trẻ em chưa biết Đức Mẹ nên mang các em đến để tìm hiểu. Em nào biết rồi nên đến để tìm hiểu thêm. Xin quý vị cứ coi như đây là một sự kiện gia đình, đến để cầu nguyện và thưởng thức thực phẩm.”
Bác Sĩ Vincent Đạt Nguyễn, một người khác trong ban tổ chức, chia sẻ: “Chúng tôi muốn tập trung vào trẻ em, để các em hiểu về Đức Mẹ La Vang. Bản thân tôi đến Mỹ lúc 8 tuổi, cũng không biết gì nhiều về sự kiện Đức Mẹ La Vang. Nhờ những lần tham dự các sự kiện như vậy, tôi mới hiểu thêm. Với các bạn trẻ, hãy mời bạn mình đến tham dự đại hội, ngay cả bạn không phải là người Việt, để họ hiểu thêm về Đức Mẹ của chúng ta.”
Bác Sĩ Vincent cho biết thêm đại hội năm nay có một chương trình mà giới trẻ rất thích, gọi là “Taizé,” một hình thức cầu nguyện có âm nhạc.
“Đây là một chương trình mới lạ dành cho giới trẻ,” bác sĩ cho biết thêm.
Cô Phượng Bùi, một thành viên ban tổ chức, cho biết rước kiệu năm nay đặc biệt hơn năm trước.
“Sẽ có 40 em đi xung quanh kiệu Đức Mẹ La Vang. Các em sẽ cầm ảnh Đức Mẹ được trang hoàng lộng lẫy xung quanh. Chúng tôi sẽ có hội thảo, âm nhạc, cùng nhiều gian hàng thực phẩm. Chúng ta sẽ có món ăn tinh thần và món ăn âm nhạc,” cô Phượng cho biết. “Mọi chi tiết, xin quý vị vào trang web melavang.org, trong đó có QR code, chỉ cần để điện thoại vào là quý vị có thể biết hết mọi chuyện, mọi thông tin liên quan đến đại hội.”
Ban tổ chức cho biết, đặc biệt chương trình văn nghệ tối Thứ Bảy sẽ có phần rút vé số, nếu chưa mua, quý vị có thể mua tại chỗ trước Thánh Lễ. Sau Thánh Lễ, chúng tôi sẽ ngưng bán để cuộc xổ số được bắt đầu. Giá vé là $5/vé, $20/5 vé và chỉ bán cho cư dân California và đang được bán tại các giáo xứ trong giáo phận. Năm nay giải nhất là $50,000 tiền mặt.
Ban tổ chức có một bài hát và vũ điệu hướng về chủ đề “Cùng Mẹ, Lên Đường.” Trong các giờ sinh hoạt của cả hai ngày đại hội, ban tổ chức sẽ có người hướng dẫn cho giáo dân sinh hoạt theo.
Điệu múa và lời bài hát sẽ được trình chiếu trên các màn ảnh lớn để mọi người cùng hưởng ứng. Ban tổ chức kêu gọi mọi người có thể theo dõi và tập trước bất cứ lúc nào.
Tại cuộc họp báo, Giám Mục Nguyễn Thái Thành cũng cám ơn Giám Mục Kevin Vann, tất cả nhân viên giáo phận, ban tổ chức, tất cả giáo dân giúp cho sự chuẩn bị đại hội được tiến hành xuôi chảy.
“Đây là một dấu hiệu cho thấy sự hiệp nhất trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam chúng ta, tôi rất hãnh diện về điều này, đi đâu tôi cũng cảm thấy tự hào,” giám mục nói.
Đại Hội Thánh Mẫu Giáo Phận Orange được tổ chức lần đầu tiên trong hai ngày 1 và 2 Tháng Bảy, 2022, cũng tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang, với nhiều Thánh Lễ, hội thảo, văn nghệ, và các hoạt động khác.
Linh Đài Đức Mẹ La Vang của Giáo Phận Orange được thánh hiến ngày 17 Tháng Bảy, 2021, với tổng chi phí xây dựng khoảng $13 triệu, do giáo dân đóng góp.
Linh đài có tượng Đức Mẹ cao 12 ft, nặng 16,000 pound, khắc từ một khối cẩm thạch trắng của Ý.
Nằm giữa Linh Đài Đức Mẹ La Vang là Thánh Tượng Đức Mẹ Maria, giống như hình ảnh được thuật lại khi Đức Mẹ hiện ra với một nhóm giáo dân Việt Nam đang trốn tránh sự hãm hại vào năm 1798.
Trong lần hiện ra cách nay 223 năm, ở La Vang, Quảng Trị, vùng rừng núi hẻo lánh xa xôi ở Việt Nam, Đức Mẹ đã mang hy vọng và hướng dẫn cho các giáo dân đang trong cơn tuyệt vọng. Từ mấy thế kỷ qua, Đức Mẹ La Vang trở thành biểu tượng của hy vọng, của đức tin, và của lời hứa cho người Công Giáo Việt Nam khắp năm châu.
—–
Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com
GARDEN GROVE, California (NV) – Giáo Phận Orange vừa mở một cuộc họp báo để nói về chi tiết của Đại Hội Thánh Mẫu lần thứ nhì, vào lúc 9 giờ sáng Thứ Tư, 28 Tháng Sáu.
Giám Mục Nguyễn Thái Thành (phải), Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, và Linh Mục Thái Quốc Bảo, viện trưởng (rector) nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, trưởng ban tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu, trả lời báo giới tại cuộc họp báo.
Chủ đề của đại hội năm nay là “Cùng Mẹ, Lên Đường,” và đại hội sẽ được tổ chức tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang trong khuôn viên nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, 13280 Chapman Ave., Garden Grove, CA 92840, trong hai ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy, 14 và 15 Tháng Bảy.
Cuộc họp báo có sự hiện diện của Giám Mục Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá giáo phận; Linh Mục Thái Quốc Bảo, viện trưởng (rector) nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, trưởng ban tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu năm nay; một số thành viên ban tổ chức, và giới truyền thông.
“Hôm nay, tôi xin loan báo một tin mừng là Đại Hội Thánh Mẫu Giáo Phận Orange lần thứ nhì sẽ được tổ chức trong hai ngày 14 và 15 Tháng Bảy,” Giám Mục Nguyễn Thái Thành mở đầu cuộc họp báo. “Đại Hội Thánh Mẫu đầu tiên rất thành công, thu hút tới trên 10,000 người từ Orange County cũng như nhiều nơi khác về tham dự. Đại hội lần thứ nhì cũng tiếp tục với khuôn mẫu tương tự của lần trước, nhưng có thêm một vài hoạt động để làm cho hai ngày đại hội được tốt đẹp hơn.”
Giám mục cho biết thêm: “Vào ngày Thứ Năm, 6 Tháng Bảy, chúng tôi sẽ có Thánh Lễ Sai Đi. Có khoảng 1,200 tình nguyện viên tham dự, lãnh nhận phép lành, để ra đi chu toàn sứ vụ được giao phó trong hai ngày Đại Hội Thánh Mẫu.”
Vị Giám Mục Phụ Tá giáo phận cho biết Đại Hội Thánh Mẫu bao gồm Thánh Lễ, rước kiệu, hội thảo, sinh hoạt, vũ phụng vụ, ca nhạc, và thực phẩm.
“Trong hai ngày đại hội, chúng tôi ước mong toàn thể cộng đoàn giáo dân cùng đồng hành, học hỏi với những thuyết trình viên, tham dự các buổi chầu Thánh Thể, đón nhận Bí Tích Hòa Giải trong khuôn viên nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, lắng nghe trình diễn Thánh Ca, thưởng ngoạn vẻ đẹp nghệ thuật của khuôn viên nhà thờ, và thăm viếng Linh Đài Đức Mẹ La Vang,” Giám Mục Thành nói thêm.
Kế đến, Linh Mục Thái Quốc Bảo nói về chi tiết một số chương trình của hai ngày đại hội.
Theo linh mục cho biết, đại hội sẽ chính thức khai mạc vào lúc 5 giờ 30 chiều Thứ Sáu, 14 Tháng Bảy.
Diễn giả chính cho ngày khai mạc là Linh Mục Nguyễn Khắc Hy, với chủ đề “Noi Gương Đức Mẹ Trên Con Đường Truyền Giáo.”
Thánh Lễ khai mạc đại hội vào lúc 7 giờ tối sẽ do Giám Mục Oscar Cantu, giám mục Giáo Phận San Jose, chủ tế và giảng.
Sau Thánh Lễ là chương trình văn nghệ và ăn tối.
Thứ Bảy, 15 Tháng Bảy, ngày thứ nhì của đại hội, sẽ có Thánh Lễ Chữa Lành, vào lúc 8 giờ sáng, do Giám Mục Nguyễn Thái Thành chủ tế, Linh Mục Phạm Đức Thịnh giảng.
“Năm ngoái Thánh Lễ được tổ chức trong thánh đường không đủ chỗ. Năm nay, chúng tôi tổ chức Thánh Lễ bên ngoài, ở Linh Đài Đức Mẹ La Vang rộng rãi hơn,” Linh Mục Bảo cho biết. “Thánh Lễ sẽ có nghi thức chữa lành cho tất cả người bệnh. Sau đó là chầu Thánh Thể và nghi thức hòa giải.”
Linh mục trưởng ban tổ chức cho biết thêm đại hội có năm hội trường tổ chức các hội thảo với nhiều chủ đề khác nhau, bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
“Đến 3 giờ chiều là chuẩn bị rước kiệu Đức Mẹ và kiệu Thánh Thể, và cuối cùng là Thánh Lễ Đại Trào do Giám Mục Kevin Vann, giám mục giáo phận, chủ tế, và Giám Mục Nguyễn Thái Thành giảng. Ngoài các Thánh Lễ, hội thảo, xen kẽ của đại hội sẽ là các chương trình ca nhạc, sinh hoạt, và các hoạt động khác,” Linh Mục Bảo cho biết thêm. “Kết thúc đại hội sẽ là chương trình ca nhạc và xổ số.”
Linh mục cho biết thêm, nhà thờ có chín bãi đậu xe, sẽ có sáu bãi dành cho người tham dự đại hội, cộng với một số bãi bên ngoài khuôn viên.
Cô Linh Nguyễn, một thành viên ban tổ chức, cho biết đại hội sẽ có 1,000 ca viên hát Thánh Ca và 500 em thiếu nhi múa dâng hoa, mang hình ảnh Đức Mẹ đi rước kiệu…
“Chúng tôi có nhân viên an ninh, nhân viên cảnh sát Garden Grove lo trật tự. Ban tổ chức cũng có khu vực cấp cứu, xe cứu thương, xe chở người lớn tuổi, và các dịch vụ khác…,” cô Linh nói thêm.
Cô Linh kêu gọi: “Những gia đình nào có trẻ em chưa biết Đức Mẹ nên mang các em đến để tìm hiểu. Em nào biết rồi nên đến để tìm hiểu thêm. Xin quý vị cứ coi như đây là một sự kiện gia đình, đến để cầu nguyện và thưởng thức thực phẩm.”
Bác Sĩ Vincent Đạt Nguyễn, một người khác trong ban tổ chức, chia sẻ: “Chúng tôi muốn tập trung vào trẻ em, để các em hiểu về Đức Mẹ La Vang. Bản thân tôi đến Mỹ lúc 8 tuổi, cũng không biết gì nhiều về sự kiện Đức Mẹ La Vang. Nhờ những lần tham dự các sự kiện như vậy, tôi mới hiểu thêm. Với các bạn trẻ, hãy mời bạn mình đến tham dự đại hội, ngay cả bạn không phải là người Việt, để họ hiểu thêm về Đức Mẹ của chúng ta.”
Bác Sĩ Vincent cho biết thêm đại hội năm nay có một chương trình mà giới trẻ rất thích, gọi là “Taizé,” một hình thức cầu nguyện có âm nhạc.
“Đây là một chương trình mới lạ dành cho giới trẻ,” bác sĩ cho biết thêm.
Cô Phượng Bùi, một thành viên ban tổ chức, cho biết rước kiệu năm nay đặc biệt hơn năm trước.
“Sẽ có 40 em đi xung quanh kiệu Đức Mẹ La Vang. Các em sẽ cầm ảnh Đức Mẹ được trang hoàng lộng lẫy xung quanh. Chúng tôi sẽ có hội thảo, âm nhạc, cùng nhiều gian hàng thực phẩm. Chúng ta sẽ có món ăn tinh thần và món ăn âm nhạc,” cô Phượng cho biết. “Mọi chi tiết, xin quý vị vào trang web melavang.org, trong đó có QR code, chỉ cần để điện thoại vào là quý vị có thể biết hết mọi chuyện, mọi thông tin liên quan đến đại hội.”
Ban tổ chức cho biết, đặc biệt chương trình văn nghệ tối Thứ Bảy sẽ có phần rút vé số, nếu chưa mua, quý vị có thể mua tại chỗ trước Thánh Lễ. Sau Thánh Lễ, chúng tôi sẽ ngưng bán để cuộc xổ số được bắt đầu. Giá vé là $5/vé, $20/5 vé và chỉ bán cho cư dân California và đang được bán tại các giáo xứ trong giáo phận. Năm nay giải nhất là $50,000 tiền mặt.
Ban tổ chức có một bài hát và vũ điệu hướng về chủ đề “Cùng Mẹ, Lên Đường.” Trong các giờ sinh hoạt của cả hai ngày đại hội, ban tổ chức sẽ có người hướng dẫn cho giáo dân sinh hoạt theo.
Điệu múa và lời bài hát sẽ được trình chiếu trên các màn ảnh lớn để mọi người cùng hưởng ứng. Ban tổ chức kêu gọi mọi người có thể theo dõi và tập trước bất cứ lúc nào.
Tại cuộc họp báo, Giám Mục Nguyễn Thái Thành cũng cám ơn Giám Mục Kevin Vann, tất cả nhân viên giáo phận, ban tổ chức, tất cả giáo dân giúp cho sự chuẩn bị đại hội được tiến hành xuôi chảy.
“Đây là một dấu hiệu cho thấy sự hiệp nhất trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam chúng ta, tôi rất hãnh diện về điều này, đi đâu tôi cũng cảm thấy tự hào,” giám mục nói.
Đại Hội Thánh Mẫu Giáo Phận Orange được tổ chức lần đầu tiên trong hai ngày 1 và 2 Tháng Bảy, 2022, cũng tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang, với nhiều Thánh Lễ, hội thảo, văn nghệ, và các hoạt động khác.
Linh Đài Đức Mẹ La Vang của Giáo Phận Orange được thánh hiến ngày 17 Tháng Bảy, 2021, với tổng chi phí xây dựng khoảng $13 triệu, do giáo dân đóng góp.
Linh đài có tượng Đức Mẹ cao 12 ft, nặng 16,000 pound, khắc từ một khối cẩm thạch trắng của Ý.
Nằm giữa Linh Đài Đức Mẹ La Vang là Thánh Tượng Đức Mẹ Maria, giống như hình ảnh được thuật lại khi Đức Mẹ hiện ra với một nhóm giáo dân Việt Nam đang trốn tránh sự hãm hại vào năm 1798.
Trong lần hiện ra cách nay 223 năm, ở La Vang, Quảng Trị, vùng rừng núi hẻo lánh xa xôi ở Việt Nam, Đức Mẹ đã mang hy vọng và hướng dẫn cho các giáo dân đang trong cơn tuyệt vọng. Từ mấy thế kỷ qua, Đức Mẹ La Vang trở thành biểu tượng của hy vọng, của đức tin, và của lời hứa cho người Công Giáo Việt Nam khắp năm châu.
—–
Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thành Kiến: Theo Đạo Là Theo Tây Cần Xóa Bỏ !
Nguyễn Văn Nghệ
13:26 28/06/2023
Thành Kiến: “Theo Đạo Là Theo Tây” Cần Xóa Bỏ !
Tôi có một người bạn vong niên, dòng dõi quan đại thần Phạm Phú Thứ sinh năm 1930. Trước năm 1954, trên chiến khu, ông thuộc Ban tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa(ông phụ trách bên báo chí, ông Nguyễn Sung- nhà thơ Giang Nam- phụ trách bên văn nghệ). Sau năm 1954 ông được cài lại địa phương để hoạt động, nhưng do bị bại lộ, bị bắt và từ đó ông thôi không sinh hoạt đảng nữa. Trước khi quen biết với tôi, ông mang một tư tưởng thù hận đạo Công Giáo. Ông cho rằng: Những người theo đạo là theo Tây.Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược cũng là do những người theo đạo Công Giáo. Sau một thời gian quen biết với tôi, qua những trao đổi khi gặp mặt nhau, ông đã dần dần ngộ ra “theo Đạo không phải theo Tây”.
Không riêng gì ông bạn vong niên của tôi, hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều người giữ thành kiến như ông.
Ngày xưa triều đình Huế cũng như dân Việt Nam đều cả quyết: “Rằng: quân Tả đạo với Tây/Một lòng sinh sự phá rầy biên cương”.
Trong một bản điều trần gửi lên bộ Binh, Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn (1806-1874) có nói đến nguyên nhân vì sao có thành kiến ấy: “Hướng lai văn nhân ngôn: Da tô[1] đạo nhân học Tây dương chi đạo tất dữ Dương nhân đồng tâm! Kim Dương tặc hựu lai xâm cảnh thổ. Triều đình nghi nhi nghiêm giam canh thủ đạo nhân, dĩ phòng nội ứng. Thử sự ức hựu hà đẳng oan khiên!”(Từ trước đến giờ nghe người ta đồn rằng: Người theo đạo Da tô học đạo của người Tây dương, thế tất phải đồng lòng với người Tây dương! Nay giặc Tây dương lại đến xâm lấn cõi bờ, Triều đình nghi ngờ mà giam cầm người có đạo một cách nghiêm nhặt để phòng cái họa nội ứng. Sự việc này mới thiệt oan ức làm sao! – Bản điều trần “Nhất khoản Binh bộ đường chi cứu vấn”[2])
Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn minh oan cho giáo dân
Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn (1806-1874) trong lúc trốn tránh lệnh bắt đạo và bị bắt tại huyện Mộ Đức được giải lên quan tỉnh. Nhờ trong người có 6 chương điều trần được viết sẳn, nên có lệnh đưa Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn ra kinh đô Huế. Ra đến kinh đô Huế, Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn được đưa vào bộ Binh: “Trước đem vào tại bộ Binh/Thấy quan Lâm đó một mình mà thôi/Thượng quan vào Nội tấu rồi/ Một chặp kéo tới vô hồi quan gia/ Biết là mấy vạn người ta/ Đến coi thời sự thử ra thế nào?/Phan, Lâm[3] quan lớn ngồi cao/ Các quan bề dưới ngồi bao hai hàng/ Triều đình thể diện nghiêm trang/ Gươm hầu, giáo đóng chật đàng đầy sân”.
Sau đó: “Quan truyền trải chiếu lại gần/ Bảo Tuấn ngồi đó hỏi lần căn nguyên/ Rằng: Vua có chỉ phán truyền/ Cho đòi đạo trưởng xét riêng hai điều/ Một là hỏi đạo Chúa Dêu[4]/Nghe trong đạo ấy nhiều điều nghinh ngang/ Hai là hỏi giặc Tây dương/Qua đây khuấy rối làm ngang cớ gì?/Biết sao nói thật đừng khi/ Mặc lượng Hoàng đế rộng suy thẩm tình”
Quan hỏi xong, Linh mục Đặng Đức Tuấn trả lời từng điều một: “Tuấn rằng: nhờ lượng triều đình/Phận tôi ty tiểu một mình tới đây/Ông lớn cho phép nói ngay/Thì tôi mới dám tỏ bày đạo nguyên/Đạo thờ dạy Chúa thiêng liêng/Dựng nên trời đất cầm quyền tử sanh/Hễ người thì có tánh linh/Giữ noi đàng chánh trường sinh cõi trời/Đạo dạy thờ Vua dưới đời/Vì Vua thay mặt Chúa Trời trị dân/Đạo dạy thảo kính song thân/Cù lao báo bổ ân cần đền ơn/Ấy là ba đấng trọng hơn/Gọi là Tam Phụ có quờn khác nhau/Đạo hằng giảng tập dồi trau/Đời nay vâng giữ, đời sau hưởng nhờ/Thánh kinh,Thánh giáo,Chư thơ/Đinh ninh lẽ thật, sờ sờ đàng ngay/Dễ đâu tôi dám vẽ bày”
Linh mục Đặng Đức Tuấn giải thích đạo Công Giáo không phải phát xuất từ nước Pháp: “Rô Ma có một Giáo hoàng/Gốc đầu Hội Thánh, mối mang Đạo Trời/Tuy rằng đạo ở khắp nơi/Giáo hữu chốn chốn vâng lời Pha Pha[5]/Như giặc bởi nước Rô Ma/Thì tôi cam chịu đạo qua quấy rầy/Vốn nay chẳng phải làm vầy/Lang sa[6] nước khác đến gây chiến trường/Giặc này tôi chẳng biết tường/Nhưng mà ước cũng tìm đường lợi danh/Vậy nên gây cuộc chiến tranh/Nếu đi giảng đạo hoành hành sao nên?/Xin suy lấy việc năm trên/Đạo mà nội ứng với tàu Lang sa/Thì khi tàu ấy mới qua/Kéo nhau bỏ xứ chạy hòa theo Tây”.
Sau khi nghe lời giải đáp mạch lạc của Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn: “Quan rằng: Đạo trưởng nói thông/Ta cho về nghỉ mai hòng đòi lên/Các quan lớn nhỏ hai bên/Ngó nhau gục gặc, miệng khen xầm xì”.
Cũng trong bản điều trần gửi lên bộ Binh, Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn đã phân tích nguồn gốc của đạo Da tô: “Thiên Chúa Da tô chi đạo, tuy truyền tại Tây dương nhi phi Tây dương chi đạo dã. Nãi Tạo vật chi đạo dã. Cái Tây dương giả, nãi Tây thổ chi tổng danh nhi kỳ trung vạn ban chư quốc giai biệt phong cương, điển tịch đồ thơ, các thù âm tự. Thiên Chúa chi đạo, nguyên sinh chi thủy, Như Đức Á quốc tiên đắc kỳ truyền. Kế thử Rô Ma độc đắc kỳ chính truyền nhi chủ trương thị đạo duy thử quốc chi Giáo hoàng nhĩ. Kỳ hậu, đông, tây, nam, bắc chư quốc, phàm học Thiên Chúa chi đạo giả, tất dĩ thử quốc chi truyền vi chánh truyền dã. Tha quốc bất dự yên”(Tuy đạo Thiên Chúa Da tô truyền tại đất Tây dương mà thiệt không phải đạo của người Tây dương. Đó là đạo của đấng Tạo hóa sinh thành muôn vật. Tây dương là cái tên chung cho đất ở phương Tây, trong đó có rất nhiều nước, cương thổ khác nhau, phong tục, tập quán, bản đồ, sách vở đều khác tiếng, khác chữ. Nguyên thủy đạo Thiên Chúa là ở nước Như Đức Á [Israel/ Do Thái]được mối truyền lúc ban đầu, sau đó chỉ có Rô ma là được mối chính truyền mà chủ trương đạo này thì chỉ có một Đức Giáo Hoàng của nước đó mà thôi. Về sau, đông, tây, nam, bắc bốn phương, phàm người nào học đạo đó đều lấy mối đạo truyền từ nước Rô ma là mối truyền chân chánh. Nước khác không được dự vào. – Bản điều trần “Nhất khoản Binh bộ đường chi cứu vấn”)
Liên quân Pháp và Y Pha Nho (Tây Ban Nha) mượn cớ bảo vệ các giáo sĩ và dân theo đạo Da tô đã tấn công Đà Nẵng: “Đương khi thanh vắng biển sông/Bỗng nghe tiếng súng đầm đùng vang tai/Nhộn nhàng, xao xác trong ngoài/Người người mất vía, ai ai kinh hoàng/Ít ngày nghe chuyện rõ ràng/Tây dương tàu lại cửa Hàn dạo chơi/Trước đà bày chuyện báo đời/Rày còn tái lại Trời ơi là Trời[7]”. Liên quân Pháp- Y Pha Nho nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng đã khiến triều đình nghi ngại người theo đạo làm nội ứng: “Khéo làm tội báo oan gia/Tính bề trục lợi khéo pha việc lành/Mượn câu giảng đạo làm danh/Làm cho giáo hữu tan tành phen ni/Làm cho Nhà nước sinh nghi/Giam cầm đầu mục khinh khi đạo Trời/Làm cho xao xác trong đời/Rúng động đất nước đổi dời gió trăng/…/Ngạn rằng: Quà quạ ăn dưa/Bắt có phơi nắng người xưa để lời”.Đúng là: “Kẻ bên Tây dương qua bắn súng/Người bên Nam Việt lại mang gông/…/Đồng đạo nào hề đồng chước móc/Khác trời khác bể khác tây đông/…/Khác trời khác biển tây đông/Vì giữ đạo Chúa cũng đồng vấn vương”. Lịch sử đã chứng minh là khi Liên quân đánh Đà Nẵng nào có thấy người theo đạo Da tô làm nội ứng, chỉ điểm cho giặc hoặc “Kéo nhau bỏ xứ chạy hòa theo Tây”. Do bị quân triều đình nhà Nguyễn cầm chân ở Đà Nẵng nên Liên quân quay vào đánh chiếm thành Gia Định: “Lên lập phố xá tại Hàn/Ở vài năm đó chẳng toan ra gì/Rủ nhau kéo hết mà đi/Gia Định thẳng tới thành trì bắn tan/Quan quân chết ước dư ngàn/Súng giáo mất hết, kho tàng còn chi?/Kéo lên chiếm xứ Nam Kỳ/Nghênh ngang xa giá li bì nguyệt hoa”[8]
Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta, người theo đạo Da tô vẫn thực hành nghĩa vụ người công dân: “Bởi đạo không có lòng này/Đâu đó bình tĩnh xưa nay như thường/Phụng công thủ pháp mọi đường/Binh thuế như chúng, kiều lương như người/Không lòng mạn phép dể ngươi/Không làm trộm cướp, không lời khinh khi/Đạo chẳng dám xuất bỏ đi/Là trọng Thiên Chúa, đâu vì Lang sa/Triều đình là lượng mẹ cha/Bắt bớ thời chịu thứ tha thời nhờ/Dễ đâu tôi dám nói vơ/Việc việc đều có sờ sờ chẳng không”
Trước đó quan Án sát tỉnh Quảng Nam là Ngụy Khắc Đản có làm bài “Hoán mê khúc” kêu gọi người theo đạo Da tô hãy từ bỏ đạo mà quay về với đạo ông bà tổ tiên: “Tin chi Tây giáo truyền qua/Can vào quốc pháp, can ra tội người”. Ông đã đánh đồng thực dân là đạo và đạo là thực dân: “Đạo Tây bảo khiêm nhường một mối/Chớ ngạo kiêu bỏ thói cậy mình/Cớ sao dấy động đao binh/Cớ sao kéo đến chiến tranh nước người?/…/ Lại thập giới phân phân đó nữa/Một nói rằng thấy của chớ tham/Cớ sao non biển nước Nam/Mắt vừa xem thấy, miệng thèm, lòng quên/Cũng không mua, cũng không xin/Liều toan tự đoạt không nhìn mặt ai/Chẳng qua cậy sức, cậy tài/Cậy già thuốc súng, cậy hay máy tàu/Nào can, nào giới ở đâu?/Đạo nào giảng dạy mà cầu Nhà Chung?/…/Chẳng qua mượn đạo làm danh/Thèm non Đà Nẵng, muốn thành Đồng Nai/Chẳng qua lấy đạo làm mai/Làm cho trong ứng ra ngoài họa xâm”.
Lúc ấy Linh mục Đặng Đức Tuấn đang trốn tránh, nhưng cũng làm bài “Hồi đáp yết thị ca”: “Rằng mê Tả đạo Phương Tây/Bỏ vua, bỏ nước, bỏ thầy, bỏ cha/Cực lòng nên phải nói ra/Nín đi cũng ngặt trình qua vài lời” để minh oan cho dân theo đạo Da tô: “Phải mà trên xuống chiếu ban/Truyền cho bổn đạo tùng đoàn cự Tây/Cam lòng liều thác bỏ thây/Ơn vua trả đặng lòng này mới ưng/Kẻo rằng: Trở mặt sấp lưng/Ở trong vương thổ trông chừng Tây dương/Suy đi nghiệm lại cho tường/Bất cảm khoa quá, kính nhường thờ ai/Vốn là vì Chúa thiên thai/Chẳng phải vì người hóa ngoại Tây dương”.
Thực dân Pháp dùng chiêu bài bảo vệ đạo Da tô, nhưng thực chất dùng Đạo để làm cái cớ xâm lược nước ta, ly gián triều đình và giáo dân. Giáo dân bị triều đình nghi ngại, bị giam cầm, tra tấn nhưng giáo dân không hề than trách: “Ách giữa đàng phải mang vào cổ/Sự oan khiên trút đổ đầy đầu/Phá lúa chỉn thật bầy trâu/Ngựa thời mắc án gẫm âu ức tình!/Cũng thời xích tử triều đình/Thuế xâu cũng đủ, binh đinh cũng đồng/Thế mà mang tiếng bất trung/Mặc tình nghi ngại, không lòng oán vưu/Cam lòng sáp quản giam lưu/Phải sao chịu vậy chẳng cưu lòng hiềm/Dầu cho pháp trọng hình nghiêm/Trọn niềm kính Chúa, trọn niềm ngay vua”.
Ta yếu- Địch mạnh (ngã quân chi nhược, bỉ quân chi cường) nên ta thua là tất yếu.
Người dân theo đạo Da tô bị triều đình vu cho cái tội làm nội ứng cho giặc Pháp: “Thảng hoặc thất thủ biên cương, tắc chấp sự giả bất thực tri ngã quân chi nhược, bỉ quân chi cường, thế nan để địch dĩ trí kỳ nhiên. Cánh quy cừu ư Da tô đạo nhân chi tương vi nội ứng, ám lý quan thông, cố địch nhân đắc tận tri ngã quân chi hư thực, đạo lộ chi hiểm di, nhi tư kỳ xâm lược nhĩ! Nhất nhân ngôn chi, thập nhân tùng nhi phụ hội chi, tri đạo nhân thụ âm ám chi hiềm nghi nhi tận la vu oan ngục. Dĩ vi nhược thử, tắc tức nội hoạn tuyệt nhi ngoại vụ khả binh. Thù bất tri thảo dã tiểu dân chi hàm oan, tức dĩ thương thiên địa chi hòa khí, thử chính nội tư đa sự, ngoại trí nhiễu nhương, nhi vị đắc tảo bình chi thiện sách” (Rủi như thất thủ chốn biên cương thì những kẻ đương nhiệm lại không chịu biết rằng, quân ta yếu, quân giặc mạnh, chiến trận diễn biến theo thế tất nhiên, việc đã đến phải đến. Bèn quay ra, đổ oán hờn tội lỗi cho những người theo đạo Da tô, ức đoán rằng những người này làm nội ứng cho giặc, bí mật thông báo tin tức cho nên giặc mới biết đường nào hiểm trở, đường nào dễ đi, nơi nào quân ta đông, nơi nào quân ta ít…Giặc nhờ vậy mà thỏa chí xâm lăng. Một người nói ra, mười người phụ họa lặp lại, khiến cho những người có đạo phải chịu cái hiềm nghi đen tối rồi hết thảy đều sa vòng tù ngục oan khiên. Những người có trách nhiệm làm như vậy tưởng đâu trừ được mối lo nội phản ở bên trong thì có thể đánh bình được nạn ngoại xâm từ bên ngoài vậy. Họ có biết đâu rằng bọn dân hèn ở chốn thảo dã chịu oan uổng tức là đã làm thương tổn cái hòa khí của trời đất. Ấy mới thiệt là bên trong tự gây ra rối loạn làm cho tai họa bên ngoài càng thêm rắc rối, nhiễu nhương, rốt cuộc chưa có được phương lược đúng tốt để dẹp trừ quốc nạn. – Tập điều trần tạm gọi “Minh đạo bình Tây sách”)
Lãnh tụ phong trần Cần vương tỉnh Quảng Nam là Nguyễn Duy Hiệu trước lúc bị xử tử vẫn không nhận ra nguyên nhân thất bại của nghĩa quân. Nghĩa quân thất bại trước quân Pháp xâm lược là do quân ta thiếu quân nhu, quân lương, khí giới súng đạn. Ông cứ khăng khăng cho rằng quân ta thua là do những người theo đạo Da tô làm nội ứng, đưa đường chỉ lối cho giặc. Ông có làm bài thơ Tuyệt mệnh, trong đó có hai câu 3 và 4: “Nhược sử gian phòng vô áo viện/ Hà nan trung đính thát cường di”. Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã dịch: “Giáo như không trở, tay giàn kín/Giặc khó gì hơn, gậy đuổi bừa”. Giáo sư Lam Giang Nguyễn Quang Trứ đã dịch hai câu thơ ấy: “Nếu trong không có phường gian/Gậy tre, ta đủ đánh tan quân thù”.
Khi trò chuyện với ông bạn vong niên, tôi mới hỏi ông ta: Lúc ở trên chiến khu, chú đã học kỹ lý luận Mác- Lê về duy vật lịch sử, duy vật biện chứng…Vậy theo chú thì Việt Nam bị mất nước vào tay thực dân Pháp là tất yếu hay không tất yếu? Ông trả lời: Tất yếu! Bởi vì phương thức sản xuất sau tiến bộ sẽ thắng phương thức sản xuất cũ kỹ lạc hậu.
Người theo đạo Da tô cũng có lòng yêu nước thương nòi.
Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn khẳng định người theo đạo Da tô cũng như bao con dân khác trên đất Việt luôn yêu nước thương nòi: “Kim cai tặc lai xâm ngã quốc, nãi thác dĩ “thỉnh thỉ cấm đạo nhân” vi từ. Bất quá tá thử dĩ khi nhân thị thính nhĩ. Nhiên cứu kỳ sở hành, đô thị kiêu hoành phóng tứ, khởi khả mục vi đồng đạo, đồng tâm? Lý đương cừu địch, thống suất cương trường, tu ngã qua mâu, súng dược, thệ bất lưỡng lập. Dương tặc chi binh bãi nhi anh hùng chi hận phương tiêu. An khả bội bổn quốc nhi vi thử bối chi nội ứng gia? Dương ký đắc ư tội Triều đình, âm hựu ư đắc tội Thiên Chúa. Kỳ thành tâm phụng giáo chi nhân, quyết vô thị sự”(Nay bọn giặc Tây dương xâm phạm nước ta, lại mượn câu “Xin bỏ lệnh cấm đạo” làm danh nghĩa. Chẳng qua bọn nó mượn điều này để lừa gạt công luận của thiên hạ mà thôi. Nhưng, xét những việc chúng làm thì đều là cậy sức mạnh hung tàn, ngang dọc lung tung há người theo đạo Thiên Chúa lại có thể coi bọn đó là đồng tâm, đồng đạo? Chính lý phải coi bọn đó là cừu thù, xông ra ngoài cõi chiến trường, sửa sang giáo mác, súng đạn, thề cùng bọn đó không đội trời chung, bay còn thì tao mất, bay mất thì tao còn. Có đánh bình được Dương di thì cái lòng căm giận của người anh hùng mới tiêu tan, đâu lại có thể phản bội nước mình mà làm nội ứng cho bọn đó được sao? Nếu làm như vậy thì bề ngoài và trên cõi thế gian, đã mắc tội với Triều đình, mà bề trong, trong cõi huyền linh[âm hựu], lại mắc tội với Thiên Chúa. Những kẻ lòng thành giữ đạo, quyết không có việc này. - Bản điều trần “Nhất khoản Binh bộ đường chi cứu vấn”)
Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn cam kết:“Chí nhược Phú Lãng Sa tứ bạo xâm lăng tức sắc lệnh cai đạo nhân vị quốc gia lập hiệu. Hữu công giả thưởng, hữu dị tâm giả tru di kỳ tộc, cai đạo nhân tuy phấn cốt toái thân, diệc đồ báo nhi bất nhị kỳ tâm. Năng giả hiến kỳ năng, dũng giả hiến kỳ lực, tất trí bình Dương tặc nhi hậu dĩ” (Đến như việc quân Pháp xâm lấn bờ cõi thì nhà vua sắc lệnh cho lũ người theo đạo Da tô phải vì nước lập công. Ai có công thì thưởng, đứa nào có lòng bất trung thì giết cả họ nó đi. Lũ người theo đạo kia dầu xương nát thịt tan, quyết cũng giữ tấm lòng trung kiên bào đền ơn nước. Kẻ có tài năng thì hiến dâng tài năng, kẻ có sức mạnh thì hiến dâng sức mạnh, tất phải cố gắng đến chừng nào đánh tan bọn Dương di mới thôi. – Tập điều trần, tạm gọi “Minh đạo bình Tây sách”)
Thay lời kết
Tôi xin mượn những lời thơ trong bài thơ “Con có một Tổ quốc” của cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận sáng tác vào năm 1976 lúc đang quản thúc tại Giáo xứ Cây Vông, thuộc thôn Đại Điền Tây, xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa để nói lên tâm nguyện của người Công Giáo Việt Nam: “…Con có một Tổ quốc Việt Nam/Quê hương yêu quý ngàn đời/Con hãnh diện, con vui sướng/Con yêu non sông gấm vóc/Con yêu lịch sử vẻ vang/Con yêu đồng bào cần mẫn/Con yêu chiến sĩ hào hùng/Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn/Núi cao, xương chất cao hơn/Đất tuy hẹp, nhưng chí lớn/Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang/Con phục vụ hết tâm hồn/Con trung thành hết nhiệt huyết/Con bảo vệ bằng xương máu/Con xây dựng bằng tim óc/Vui niềm vui của đồng bào/Buồn nỗi buồn của Dân tộc/Một nước Việt Nam/Một Dân tộc Việt Nam/Một tâm hồn Việt Nam/Một truyền thống Việt Nam/Là người Công Giáo Việt Nam/Con phải yêu Tổ quốc gấp bội/Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con/Cha mong giòng máu ái quốc/Sôi trào trong huyết quản con”
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang
Sách tham khảo:
Lam Giang & Võ Ngọc Nhã, Đặng Đức Tuấn tinh hoa Công Giáo ái quốc Việt Nam, in lần thứ nhất, Tác giả tự xuất bản, 1970
Nguyễn Đình Đầu, Tiểu sử Cha Khâm Đặng Đức Tuấn thông ngôn sứ bộ Phan Thanh Giản năm 1862, Nxb Tôn giáo
Nguyễn văn Thoa, Cuộc đời và tác phẩm của Linh mục Đặng Đức Tuấn, Nxb Tổng hợp TP.HCM
Chú thích
[1]- Da tô là âm Hán Việt tên Jésus, đấng sáng lập Kitô giáo. Jésus viết chữ Nôm đọc là “Chi Thu”. Trong Sát Tả bình Tây hịch ở liên thứ 12a và 12b có câu: “Phụ khuyển, mẫu phệ chi phong, tự khoa binh giáp/Chúa Trời, Chi Thu chi thuyết, phục uế thính văn”, Giáo sư Lam Giang dịch: “Cắn càn, cắn bậy, khoe khoang binh giáp Viễn dương/Tin nhảm, tin xằng, bịa đặt Chúa Trời Tây Vực”. Bản dịch xưa: “Miệng hùm phóng độc, khoe khoang binh giáo Chúa Trời”. Do các dịch giả không hiểu từ “Chi Thu” là gì nên mới dịch như vậy. Bởi vì “Chúa Trời, Chi Thu” mới đối lại với “Phụ khuyển, mẫu phệ”. Theo tôi tạm dịch liên 12b: “Tin nhảm, tin xằng, bày đặt Chúa Trời, Giê su”. Lâu nay âm Hán Việt được viết nhầm là “Gia tô”. Triều đình gọi người theo đạo Da tô là “Tả đạo” hoặc “Dửu dân”(cỏ lồng vực mọc chung trong lúa làm hại lúa)
[2]- Ngày xưa bản điều trần bằng chữ Hán không có tiêu đề như ngày nay.Hiện nay tiêu đề trong bản dịch các bản điều trần của Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn là do người đời sau đặt. Có thể họ lấy một vài chữ đầu trong bản điều trần mà đặt tiêu đề.
[3]- Phan, Lâm tức là Phan Thanh Giản, từng giữ chức Thượng thư bộ Lại, bộ Lễ. Lúc tra vấn Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn ông giữ chức Thượng thư bộ Hộ. Lâm Duy Hiệp (cùng viết chữ Hán như nhau nhưng có sách chép là Lâm Duy Thiếp) trước có tên là Lâm Duy Nghĩa, tháng 9 năm Canh Thân( 1860) ông được thăng chức Thượng thư bộ Binh
[4]- Chúa Dêu: phiên âm chữ “Deus” trong tiếng Latin có nghĩa là Thượng Đế, Đức Chúa Trời. Trong lịch sử truyền giáo ở miền Viễn Đông, có nhiều cuộc tranh luận xem có nên dùng từ “Thượng Đế” hay “Thiên Chủ/Thiên Chúa” không. Trong bối cảnh lịch sử văn hóa thế kỷ XVII-XVIII, vì sợ gây hiểu lầm giữa quan niệm Thiên Chúa của Kitô giáo với Thượng Đế của các tôn giáo cổ truyền, cho nên người ta tránh dùng từ “Thượng Đế” và thậm chí có lúc để nguyên tiếng Latin “Chúa Dêu(Deus).
[5]- Pha Pha: phiên âm chữ “Papa” trong tiếng Latin, âm Hán Việt đọc là Giáo Hoàng. Khoảng trước thế kỷ XIX người Công Giáo Việt Nam gọi Giáo hoàng là Đức Thánh Pha Pha, sau đó gọi là Đức Giáo tông. Hiện nay gọi là Đức Giáo Hoàng hoặc Đức Thánh Cha.
[6]- Lang sa: Tên gọi tắt nước Pháp. Sách Doanh hoàn chí lược gọi nước Pháp là Phật Lan Tây, còn có tên gọi khác là Pháp Lan Tây hoặc Phật Lãng Cơ. Thời Gia Long và Minh Mạng đều chép là Phú Lãng Sa, thời Thiệu Trị chép là Phất Lan Tê; vì chữ Phật, chữ Pháp, chữ Phú, 3 âm gần giống nhau, chữ Lang, Lan, Lãng, Tây, Cơ, Sa cũng vậy. Cho nên tùy từng lúc dịch ra không giống nhau. Tự Đức lên ngôi chép tên nước Pháp là Phật Lan.Năm Tự Đức thứ 9 (Bính Thìn/1856), Pháp lại sinh sự ở Đà Nẵng, mà sau đều chép là “Dương”. Trong các bản điều trần, Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn chép là “Tây Dương” hoặc “Dương”. Đến năm Tự Đức thứ 15 (Nhâm Tuất/1862) nghị hòa, có quốc thư dịch âm ra mới chép là Phú, tức là Phú Lãng Sa mà bớt chữ “Lãng Sa” đi; đến năm Tự Đức thứ 36 (Quý Mùi/1883) lại theo bản dịch của Trung Quốc, chép là Pháp; tức là Pháp Lan Tây mà bớt chữ “Lan Tây” đi. (Đại Nam thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr.225)
[7]-Trước đà bày chuyện báo đời: Câu này nhắc lại sự kiện 2 chiến hạm của Pháp vào neo đậu ở Đà Nẵng để xin vua Thiệu Trị bỏ dụ cấm đạo và dân được tự do theo đạo. Việc chưa ngã ngũ, thấy mấy chiến thuyền của triều đình gần đó, chiến hạm Pháp đánh đắm 3 chiến thuyền của triều đình rồi rút đi. Sự kiện thứ 2 là chiến hạm Catinat do William Le Lieur chỉ huy, sau khi ghé Thuận An để xin triều đình bãi bỏ dụ cấm đạo và tự do thông thương đã vào Đà Nẵng ngày 26/9/1857 bắn phá một số đồn ven biển Đà Nẵng và bắt đi một số người Việt Nam. Câu: “Rày còn tái lại Trời ơi là Trời!”: Nhắc sự kiện ngày 1/9/1858 Liên quân Pháp -Y Pha Nho nổ súng tấn công Đà Nẵng.
[8]- Đoạn thơ này, Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn bị nhầm: Ngày 1/9/1858 Liên quân Pháp – Y Pha Nho nổ súng tấn công Đà Nẵng. Suốt 5 tháng bị cầm chân ở cửa Hàn, do dịch bệnh, nắng nóng đã khiến Liên quân mệt mỏi, hao mòn nên ngày 2/2/1859 Phó Đô đốc Hải quân Charles Rigault de Genouilly để lại Đà Nẵng 1/3 quân số (khoảng 1000 quân), còn lại bao nhiêu kéo vào đánh chiếm và hạ thành Gia Định ngày 17/2/1859.
Tôi có một người bạn vong niên, dòng dõi quan đại thần Phạm Phú Thứ sinh năm 1930. Trước năm 1954, trên chiến khu, ông thuộc Ban tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa(ông phụ trách bên báo chí, ông Nguyễn Sung- nhà thơ Giang Nam- phụ trách bên văn nghệ). Sau năm 1954 ông được cài lại địa phương để hoạt động, nhưng do bị bại lộ, bị bắt và từ đó ông thôi không sinh hoạt đảng nữa. Trước khi quen biết với tôi, ông mang một tư tưởng thù hận đạo Công Giáo. Ông cho rằng: Những người theo đạo là theo Tây.Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược cũng là do những người theo đạo Công Giáo. Sau một thời gian quen biết với tôi, qua những trao đổi khi gặp mặt nhau, ông đã dần dần ngộ ra “theo Đạo không phải theo Tây”.
Không riêng gì ông bạn vong niên của tôi, hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều người giữ thành kiến như ông.
Ngày xưa triều đình Huế cũng như dân Việt Nam đều cả quyết: “Rằng: quân Tả đạo với Tây/Một lòng sinh sự phá rầy biên cương”.
Trong một bản điều trần gửi lên bộ Binh, Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn (1806-1874) có nói đến nguyên nhân vì sao có thành kiến ấy: “Hướng lai văn nhân ngôn: Da tô[1] đạo nhân học Tây dương chi đạo tất dữ Dương nhân đồng tâm! Kim Dương tặc hựu lai xâm cảnh thổ. Triều đình nghi nhi nghiêm giam canh thủ đạo nhân, dĩ phòng nội ứng. Thử sự ức hựu hà đẳng oan khiên!”(Từ trước đến giờ nghe người ta đồn rằng: Người theo đạo Da tô học đạo của người Tây dương, thế tất phải đồng lòng với người Tây dương! Nay giặc Tây dương lại đến xâm lấn cõi bờ, Triều đình nghi ngờ mà giam cầm người có đạo một cách nghiêm nhặt để phòng cái họa nội ứng. Sự việc này mới thiệt oan ức làm sao! – Bản điều trần “Nhất khoản Binh bộ đường chi cứu vấn”[2])
Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn minh oan cho giáo dân
Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn (1806-1874) trong lúc trốn tránh lệnh bắt đạo và bị bắt tại huyện Mộ Đức được giải lên quan tỉnh. Nhờ trong người có 6 chương điều trần được viết sẳn, nên có lệnh đưa Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn ra kinh đô Huế. Ra đến kinh đô Huế, Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn được đưa vào bộ Binh: “Trước đem vào tại bộ Binh/Thấy quan Lâm đó một mình mà thôi/Thượng quan vào Nội tấu rồi/ Một chặp kéo tới vô hồi quan gia/ Biết là mấy vạn người ta/ Đến coi thời sự thử ra thế nào?/Phan, Lâm[3] quan lớn ngồi cao/ Các quan bề dưới ngồi bao hai hàng/ Triều đình thể diện nghiêm trang/ Gươm hầu, giáo đóng chật đàng đầy sân”.
Sau đó: “Quan truyền trải chiếu lại gần/ Bảo Tuấn ngồi đó hỏi lần căn nguyên/ Rằng: Vua có chỉ phán truyền/ Cho đòi đạo trưởng xét riêng hai điều/ Một là hỏi đạo Chúa Dêu[4]/Nghe trong đạo ấy nhiều điều nghinh ngang/ Hai là hỏi giặc Tây dương/Qua đây khuấy rối làm ngang cớ gì?/Biết sao nói thật đừng khi/ Mặc lượng Hoàng đế rộng suy thẩm tình”
Quan hỏi xong, Linh mục Đặng Đức Tuấn trả lời từng điều một: “Tuấn rằng: nhờ lượng triều đình/Phận tôi ty tiểu một mình tới đây/Ông lớn cho phép nói ngay/Thì tôi mới dám tỏ bày đạo nguyên/Đạo thờ dạy Chúa thiêng liêng/Dựng nên trời đất cầm quyền tử sanh/Hễ người thì có tánh linh/Giữ noi đàng chánh trường sinh cõi trời/Đạo dạy thờ Vua dưới đời/Vì Vua thay mặt Chúa Trời trị dân/Đạo dạy thảo kính song thân/Cù lao báo bổ ân cần đền ơn/Ấy là ba đấng trọng hơn/Gọi là Tam Phụ có quờn khác nhau/Đạo hằng giảng tập dồi trau/Đời nay vâng giữ, đời sau hưởng nhờ/Thánh kinh,Thánh giáo,Chư thơ/Đinh ninh lẽ thật, sờ sờ đàng ngay/Dễ đâu tôi dám vẽ bày”
Linh mục Đặng Đức Tuấn giải thích đạo Công Giáo không phải phát xuất từ nước Pháp: “Rô Ma có một Giáo hoàng/Gốc đầu Hội Thánh, mối mang Đạo Trời/Tuy rằng đạo ở khắp nơi/Giáo hữu chốn chốn vâng lời Pha Pha[5]/Như giặc bởi nước Rô Ma/Thì tôi cam chịu đạo qua quấy rầy/Vốn nay chẳng phải làm vầy/Lang sa[6] nước khác đến gây chiến trường/Giặc này tôi chẳng biết tường/Nhưng mà ước cũng tìm đường lợi danh/Vậy nên gây cuộc chiến tranh/Nếu đi giảng đạo hoành hành sao nên?/Xin suy lấy việc năm trên/Đạo mà nội ứng với tàu Lang sa/Thì khi tàu ấy mới qua/Kéo nhau bỏ xứ chạy hòa theo Tây”.
Sau khi nghe lời giải đáp mạch lạc của Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn: “Quan rằng: Đạo trưởng nói thông/Ta cho về nghỉ mai hòng đòi lên/Các quan lớn nhỏ hai bên/Ngó nhau gục gặc, miệng khen xầm xì”.
Cũng trong bản điều trần gửi lên bộ Binh, Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn đã phân tích nguồn gốc của đạo Da tô: “Thiên Chúa Da tô chi đạo, tuy truyền tại Tây dương nhi phi Tây dương chi đạo dã. Nãi Tạo vật chi đạo dã. Cái Tây dương giả, nãi Tây thổ chi tổng danh nhi kỳ trung vạn ban chư quốc giai biệt phong cương, điển tịch đồ thơ, các thù âm tự. Thiên Chúa chi đạo, nguyên sinh chi thủy, Như Đức Á quốc tiên đắc kỳ truyền. Kế thử Rô Ma độc đắc kỳ chính truyền nhi chủ trương thị đạo duy thử quốc chi Giáo hoàng nhĩ. Kỳ hậu, đông, tây, nam, bắc chư quốc, phàm học Thiên Chúa chi đạo giả, tất dĩ thử quốc chi truyền vi chánh truyền dã. Tha quốc bất dự yên”(Tuy đạo Thiên Chúa Da tô truyền tại đất Tây dương mà thiệt không phải đạo của người Tây dương. Đó là đạo của đấng Tạo hóa sinh thành muôn vật. Tây dương là cái tên chung cho đất ở phương Tây, trong đó có rất nhiều nước, cương thổ khác nhau, phong tục, tập quán, bản đồ, sách vở đều khác tiếng, khác chữ. Nguyên thủy đạo Thiên Chúa là ở nước Như Đức Á [Israel/ Do Thái]được mối truyền lúc ban đầu, sau đó chỉ có Rô ma là được mối chính truyền mà chủ trương đạo này thì chỉ có một Đức Giáo Hoàng của nước đó mà thôi. Về sau, đông, tây, nam, bắc bốn phương, phàm người nào học đạo đó đều lấy mối đạo truyền từ nước Rô ma là mối truyền chân chánh. Nước khác không được dự vào. – Bản điều trần “Nhất khoản Binh bộ đường chi cứu vấn”)
Liên quân Pháp và Y Pha Nho (Tây Ban Nha) mượn cớ bảo vệ các giáo sĩ và dân theo đạo Da tô đã tấn công Đà Nẵng: “Đương khi thanh vắng biển sông/Bỗng nghe tiếng súng đầm đùng vang tai/Nhộn nhàng, xao xác trong ngoài/Người người mất vía, ai ai kinh hoàng/Ít ngày nghe chuyện rõ ràng/Tây dương tàu lại cửa Hàn dạo chơi/Trước đà bày chuyện báo đời/Rày còn tái lại Trời ơi là Trời[7]”. Liên quân Pháp- Y Pha Nho nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng đã khiến triều đình nghi ngại người theo đạo làm nội ứng: “Khéo làm tội báo oan gia/Tính bề trục lợi khéo pha việc lành/Mượn câu giảng đạo làm danh/Làm cho giáo hữu tan tành phen ni/Làm cho Nhà nước sinh nghi/Giam cầm đầu mục khinh khi đạo Trời/Làm cho xao xác trong đời/Rúng động đất nước đổi dời gió trăng/…/Ngạn rằng: Quà quạ ăn dưa/Bắt có phơi nắng người xưa để lời”.Đúng là: “Kẻ bên Tây dương qua bắn súng/Người bên Nam Việt lại mang gông/…/Đồng đạo nào hề đồng chước móc/Khác trời khác bể khác tây đông/…/Khác trời khác biển tây đông/Vì giữ đạo Chúa cũng đồng vấn vương”. Lịch sử đã chứng minh là khi Liên quân đánh Đà Nẵng nào có thấy người theo đạo Da tô làm nội ứng, chỉ điểm cho giặc hoặc “Kéo nhau bỏ xứ chạy hòa theo Tây”. Do bị quân triều đình nhà Nguyễn cầm chân ở Đà Nẵng nên Liên quân quay vào đánh chiếm thành Gia Định: “Lên lập phố xá tại Hàn/Ở vài năm đó chẳng toan ra gì/Rủ nhau kéo hết mà đi/Gia Định thẳng tới thành trì bắn tan/Quan quân chết ước dư ngàn/Súng giáo mất hết, kho tàng còn chi?/Kéo lên chiếm xứ Nam Kỳ/Nghênh ngang xa giá li bì nguyệt hoa”[8]
Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta, người theo đạo Da tô vẫn thực hành nghĩa vụ người công dân: “Bởi đạo không có lòng này/Đâu đó bình tĩnh xưa nay như thường/Phụng công thủ pháp mọi đường/Binh thuế như chúng, kiều lương như người/Không lòng mạn phép dể ngươi/Không làm trộm cướp, không lời khinh khi/Đạo chẳng dám xuất bỏ đi/Là trọng Thiên Chúa, đâu vì Lang sa/Triều đình là lượng mẹ cha/Bắt bớ thời chịu thứ tha thời nhờ/Dễ đâu tôi dám nói vơ/Việc việc đều có sờ sờ chẳng không”
Trước đó quan Án sát tỉnh Quảng Nam là Ngụy Khắc Đản có làm bài “Hoán mê khúc” kêu gọi người theo đạo Da tô hãy từ bỏ đạo mà quay về với đạo ông bà tổ tiên: “Tin chi Tây giáo truyền qua/Can vào quốc pháp, can ra tội người”. Ông đã đánh đồng thực dân là đạo và đạo là thực dân: “Đạo Tây bảo khiêm nhường một mối/Chớ ngạo kiêu bỏ thói cậy mình/Cớ sao dấy động đao binh/Cớ sao kéo đến chiến tranh nước người?/…/ Lại thập giới phân phân đó nữa/Một nói rằng thấy của chớ tham/Cớ sao non biển nước Nam/Mắt vừa xem thấy, miệng thèm, lòng quên/Cũng không mua, cũng không xin/Liều toan tự đoạt không nhìn mặt ai/Chẳng qua cậy sức, cậy tài/Cậy già thuốc súng, cậy hay máy tàu/Nào can, nào giới ở đâu?/Đạo nào giảng dạy mà cầu Nhà Chung?/…/Chẳng qua mượn đạo làm danh/Thèm non Đà Nẵng, muốn thành Đồng Nai/Chẳng qua lấy đạo làm mai/Làm cho trong ứng ra ngoài họa xâm”.
Lúc ấy Linh mục Đặng Đức Tuấn đang trốn tránh, nhưng cũng làm bài “Hồi đáp yết thị ca”: “Rằng mê Tả đạo Phương Tây/Bỏ vua, bỏ nước, bỏ thầy, bỏ cha/Cực lòng nên phải nói ra/Nín đi cũng ngặt trình qua vài lời” để minh oan cho dân theo đạo Da tô: “Phải mà trên xuống chiếu ban/Truyền cho bổn đạo tùng đoàn cự Tây/Cam lòng liều thác bỏ thây/Ơn vua trả đặng lòng này mới ưng/Kẻo rằng: Trở mặt sấp lưng/Ở trong vương thổ trông chừng Tây dương/Suy đi nghiệm lại cho tường/Bất cảm khoa quá, kính nhường thờ ai/Vốn là vì Chúa thiên thai/Chẳng phải vì người hóa ngoại Tây dương”.
Thực dân Pháp dùng chiêu bài bảo vệ đạo Da tô, nhưng thực chất dùng Đạo để làm cái cớ xâm lược nước ta, ly gián triều đình và giáo dân. Giáo dân bị triều đình nghi ngại, bị giam cầm, tra tấn nhưng giáo dân không hề than trách: “Ách giữa đàng phải mang vào cổ/Sự oan khiên trút đổ đầy đầu/Phá lúa chỉn thật bầy trâu/Ngựa thời mắc án gẫm âu ức tình!/Cũng thời xích tử triều đình/Thuế xâu cũng đủ, binh đinh cũng đồng/Thế mà mang tiếng bất trung/Mặc tình nghi ngại, không lòng oán vưu/Cam lòng sáp quản giam lưu/Phải sao chịu vậy chẳng cưu lòng hiềm/Dầu cho pháp trọng hình nghiêm/Trọn niềm kính Chúa, trọn niềm ngay vua”.
Ta yếu- Địch mạnh (ngã quân chi nhược, bỉ quân chi cường) nên ta thua là tất yếu.
Người dân theo đạo Da tô bị triều đình vu cho cái tội làm nội ứng cho giặc Pháp: “Thảng hoặc thất thủ biên cương, tắc chấp sự giả bất thực tri ngã quân chi nhược, bỉ quân chi cường, thế nan để địch dĩ trí kỳ nhiên. Cánh quy cừu ư Da tô đạo nhân chi tương vi nội ứng, ám lý quan thông, cố địch nhân đắc tận tri ngã quân chi hư thực, đạo lộ chi hiểm di, nhi tư kỳ xâm lược nhĩ! Nhất nhân ngôn chi, thập nhân tùng nhi phụ hội chi, tri đạo nhân thụ âm ám chi hiềm nghi nhi tận la vu oan ngục. Dĩ vi nhược thử, tắc tức nội hoạn tuyệt nhi ngoại vụ khả binh. Thù bất tri thảo dã tiểu dân chi hàm oan, tức dĩ thương thiên địa chi hòa khí, thử chính nội tư đa sự, ngoại trí nhiễu nhương, nhi vị đắc tảo bình chi thiện sách” (Rủi như thất thủ chốn biên cương thì những kẻ đương nhiệm lại không chịu biết rằng, quân ta yếu, quân giặc mạnh, chiến trận diễn biến theo thế tất nhiên, việc đã đến phải đến. Bèn quay ra, đổ oán hờn tội lỗi cho những người theo đạo Da tô, ức đoán rằng những người này làm nội ứng cho giặc, bí mật thông báo tin tức cho nên giặc mới biết đường nào hiểm trở, đường nào dễ đi, nơi nào quân ta đông, nơi nào quân ta ít…Giặc nhờ vậy mà thỏa chí xâm lăng. Một người nói ra, mười người phụ họa lặp lại, khiến cho những người có đạo phải chịu cái hiềm nghi đen tối rồi hết thảy đều sa vòng tù ngục oan khiên. Những người có trách nhiệm làm như vậy tưởng đâu trừ được mối lo nội phản ở bên trong thì có thể đánh bình được nạn ngoại xâm từ bên ngoài vậy. Họ có biết đâu rằng bọn dân hèn ở chốn thảo dã chịu oan uổng tức là đã làm thương tổn cái hòa khí của trời đất. Ấy mới thiệt là bên trong tự gây ra rối loạn làm cho tai họa bên ngoài càng thêm rắc rối, nhiễu nhương, rốt cuộc chưa có được phương lược đúng tốt để dẹp trừ quốc nạn. – Tập điều trần tạm gọi “Minh đạo bình Tây sách”)
Lãnh tụ phong trần Cần vương tỉnh Quảng Nam là Nguyễn Duy Hiệu trước lúc bị xử tử vẫn không nhận ra nguyên nhân thất bại của nghĩa quân. Nghĩa quân thất bại trước quân Pháp xâm lược là do quân ta thiếu quân nhu, quân lương, khí giới súng đạn. Ông cứ khăng khăng cho rằng quân ta thua là do những người theo đạo Da tô làm nội ứng, đưa đường chỉ lối cho giặc. Ông có làm bài thơ Tuyệt mệnh, trong đó có hai câu 3 và 4: “Nhược sử gian phòng vô áo viện/ Hà nan trung đính thát cường di”. Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã dịch: “Giáo như không trở, tay giàn kín/Giặc khó gì hơn, gậy đuổi bừa”. Giáo sư Lam Giang Nguyễn Quang Trứ đã dịch hai câu thơ ấy: “Nếu trong không có phường gian/Gậy tre, ta đủ đánh tan quân thù”.
Khi trò chuyện với ông bạn vong niên, tôi mới hỏi ông ta: Lúc ở trên chiến khu, chú đã học kỹ lý luận Mác- Lê về duy vật lịch sử, duy vật biện chứng…Vậy theo chú thì Việt Nam bị mất nước vào tay thực dân Pháp là tất yếu hay không tất yếu? Ông trả lời: Tất yếu! Bởi vì phương thức sản xuất sau tiến bộ sẽ thắng phương thức sản xuất cũ kỹ lạc hậu.
Người theo đạo Da tô cũng có lòng yêu nước thương nòi.
Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn khẳng định người theo đạo Da tô cũng như bao con dân khác trên đất Việt luôn yêu nước thương nòi: “Kim cai tặc lai xâm ngã quốc, nãi thác dĩ “thỉnh thỉ cấm đạo nhân” vi từ. Bất quá tá thử dĩ khi nhân thị thính nhĩ. Nhiên cứu kỳ sở hành, đô thị kiêu hoành phóng tứ, khởi khả mục vi đồng đạo, đồng tâm? Lý đương cừu địch, thống suất cương trường, tu ngã qua mâu, súng dược, thệ bất lưỡng lập. Dương tặc chi binh bãi nhi anh hùng chi hận phương tiêu. An khả bội bổn quốc nhi vi thử bối chi nội ứng gia? Dương ký đắc ư tội Triều đình, âm hựu ư đắc tội Thiên Chúa. Kỳ thành tâm phụng giáo chi nhân, quyết vô thị sự”(Nay bọn giặc Tây dương xâm phạm nước ta, lại mượn câu “Xin bỏ lệnh cấm đạo” làm danh nghĩa. Chẳng qua bọn nó mượn điều này để lừa gạt công luận của thiên hạ mà thôi. Nhưng, xét những việc chúng làm thì đều là cậy sức mạnh hung tàn, ngang dọc lung tung há người theo đạo Thiên Chúa lại có thể coi bọn đó là đồng tâm, đồng đạo? Chính lý phải coi bọn đó là cừu thù, xông ra ngoài cõi chiến trường, sửa sang giáo mác, súng đạn, thề cùng bọn đó không đội trời chung, bay còn thì tao mất, bay mất thì tao còn. Có đánh bình được Dương di thì cái lòng căm giận của người anh hùng mới tiêu tan, đâu lại có thể phản bội nước mình mà làm nội ứng cho bọn đó được sao? Nếu làm như vậy thì bề ngoài và trên cõi thế gian, đã mắc tội với Triều đình, mà bề trong, trong cõi huyền linh[âm hựu], lại mắc tội với Thiên Chúa. Những kẻ lòng thành giữ đạo, quyết không có việc này. - Bản điều trần “Nhất khoản Binh bộ đường chi cứu vấn”)
Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn cam kết:“Chí nhược Phú Lãng Sa tứ bạo xâm lăng tức sắc lệnh cai đạo nhân vị quốc gia lập hiệu. Hữu công giả thưởng, hữu dị tâm giả tru di kỳ tộc, cai đạo nhân tuy phấn cốt toái thân, diệc đồ báo nhi bất nhị kỳ tâm. Năng giả hiến kỳ năng, dũng giả hiến kỳ lực, tất trí bình Dương tặc nhi hậu dĩ” (Đến như việc quân Pháp xâm lấn bờ cõi thì nhà vua sắc lệnh cho lũ người theo đạo Da tô phải vì nước lập công. Ai có công thì thưởng, đứa nào có lòng bất trung thì giết cả họ nó đi. Lũ người theo đạo kia dầu xương nát thịt tan, quyết cũng giữ tấm lòng trung kiên bào đền ơn nước. Kẻ có tài năng thì hiến dâng tài năng, kẻ có sức mạnh thì hiến dâng sức mạnh, tất phải cố gắng đến chừng nào đánh tan bọn Dương di mới thôi. – Tập điều trần, tạm gọi “Minh đạo bình Tây sách”)
Thay lời kết
Tôi xin mượn những lời thơ trong bài thơ “Con có một Tổ quốc” của cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận sáng tác vào năm 1976 lúc đang quản thúc tại Giáo xứ Cây Vông, thuộc thôn Đại Điền Tây, xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa để nói lên tâm nguyện của người Công Giáo Việt Nam: “…Con có một Tổ quốc Việt Nam/Quê hương yêu quý ngàn đời/Con hãnh diện, con vui sướng/Con yêu non sông gấm vóc/Con yêu lịch sử vẻ vang/Con yêu đồng bào cần mẫn/Con yêu chiến sĩ hào hùng/Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn/Núi cao, xương chất cao hơn/Đất tuy hẹp, nhưng chí lớn/Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang/Con phục vụ hết tâm hồn/Con trung thành hết nhiệt huyết/Con bảo vệ bằng xương máu/Con xây dựng bằng tim óc/Vui niềm vui của đồng bào/Buồn nỗi buồn của Dân tộc/Một nước Việt Nam/Một Dân tộc Việt Nam/Một tâm hồn Việt Nam/Một truyền thống Việt Nam/Là người Công Giáo Việt Nam/Con phải yêu Tổ quốc gấp bội/Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con/Cha mong giòng máu ái quốc/Sôi trào trong huyết quản con”
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang
Sách tham khảo:
Lam Giang & Võ Ngọc Nhã, Đặng Đức Tuấn tinh hoa Công Giáo ái quốc Việt Nam, in lần thứ nhất, Tác giả tự xuất bản, 1970
Nguyễn Đình Đầu, Tiểu sử Cha Khâm Đặng Đức Tuấn thông ngôn sứ bộ Phan Thanh Giản năm 1862, Nxb Tôn giáo
Nguyễn văn Thoa, Cuộc đời và tác phẩm của Linh mục Đặng Đức Tuấn, Nxb Tổng hợp TP.HCM
Chú thích
[1]- Da tô là âm Hán Việt tên Jésus, đấng sáng lập Kitô giáo. Jésus viết chữ Nôm đọc là “Chi Thu”. Trong Sát Tả bình Tây hịch ở liên thứ 12a và 12b có câu: “Phụ khuyển, mẫu phệ chi phong, tự khoa binh giáp/Chúa Trời, Chi Thu chi thuyết, phục uế thính văn”, Giáo sư Lam Giang dịch: “Cắn càn, cắn bậy, khoe khoang binh giáp Viễn dương/Tin nhảm, tin xằng, bịa đặt Chúa Trời Tây Vực”. Bản dịch xưa: “Miệng hùm phóng độc, khoe khoang binh giáo Chúa Trời”. Do các dịch giả không hiểu từ “Chi Thu” là gì nên mới dịch như vậy. Bởi vì “Chúa Trời, Chi Thu” mới đối lại với “Phụ khuyển, mẫu phệ”. Theo tôi tạm dịch liên 12b: “Tin nhảm, tin xằng, bày đặt Chúa Trời, Giê su”. Lâu nay âm Hán Việt được viết nhầm là “Gia tô”. Triều đình gọi người theo đạo Da tô là “Tả đạo” hoặc “Dửu dân”(cỏ lồng vực mọc chung trong lúa làm hại lúa)
[2]- Ngày xưa bản điều trần bằng chữ Hán không có tiêu đề như ngày nay.Hiện nay tiêu đề trong bản dịch các bản điều trần của Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn là do người đời sau đặt. Có thể họ lấy một vài chữ đầu trong bản điều trần mà đặt tiêu đề.
[3]- Phan, Lâm tức là Phan Thanh Giản, từng giữ chức Thượng thư bộ Lại, bộ Lễ. Lúc tra vấn Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn ông giữ chức Thượng thư bộ Hộ. Lâm Duy Hiệp (cùng viết chữ Hán như nhau nhưng có sách chép là Lâm Duy Thiếp) trước có tên là Lâm Duy Nghĩa, tháng 9 năm Canh Thân( 1860) ông được thăng chức Thượng thư bộ Binh
[4]- Chúa Dêu: phiên âm chữ “Deus” trong tiếng Latin có nghĩa là Thượng Đế, Đức Chúa Trời. Trong lịch sử truyền giáo ở miền Viễn Đông, có nhiều cuộc tranh luận xem có nên dùng từ “Thượng Đế” hay “Thiên Chủ/Thiên Chúa” không. Trong bối cảnh lịch sử văn hóa thế kỷ XVII-XVIII, vì sợ gây hiểu lầm giữa quan niệm Thiên Chúa của Kitô giáo với Thượng Đế của các tôn giáo cổ truyền, cho nên người ta tránh dùng từ “Thượng Đế” và thậm chí có lúc để nguyên tiếng Latin “Chúa Dêu(Deus).
[5]- Pha Pha: phiên âm chữ “Papa” trong tiếng Latin, âm Hán Việt đọc là Giáo Hoàng. Khoảng trước thế kỷ XIX người Công Giáo Việt Nam gọi Giáo hoàng là Đức Thánh Pha Pha, sau đó gọi là Đức Giáo tông. Hiện nay gọi là Đức Giáo Hoàng hoặc Đức Thánh Cha.
[6]- Lang sa: Tên gọi tắt nước Pháp. Sách Doanh hoàn chí lược gọi nước Pháp là Phật Lan Tây, còn có tên gọi khác là Pháp Lan Tây hoặc Phật Lãng Cơ. Thời Gia Long và Minh Mạng đều chép là Phú Lãng Sa, thời Thiệu Trị chép là Phất Lan Tê; vì chữ Phật, chữ Pháp, chữ Phú, 3 âm gần giống nhau, chữ Lang, Lan, Lãng, Tây, Cơ, Sa cũng vậy. Cho nên tùy từng lúc dịch ra không giống nhau. Tự Đức lên ngôi chép tên nước Pháp là Phật Lan.Năm Tự Đức thứ 9 (Bính Thìn/1856), Pháp lại sinh sự ở Đà Nẵng, mà sau đều chép là “Dương”. Trong các bản điều trần, Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn chép là “Tây Dương” hoặc “Dương”. Đến năm Tự Đức thứ 15 (Nhâm Tuất/1862) nghị hòa, có quốc thư dịch âm ra mới chép là Phú, tức là Phú Lãng Sa mà bớt chữ “Lãng Sa” đi; đến năm Tự Đức thứ 36 (Quý Mùi/1883) lại theo bản dịch của Trung Quốc, chép là Pháp; tức là Pháp Lan Tây mà bớt chữ “Lan Tây” đi. (Đại Nam thực lục tập 7, Nxb Giáo dục, tr.225)
[7]-Trước đà bày chuyện báo đời: Câu này nhắc lại sự kiện 2 chiến hạm của Pháp vào neo đậu ở Đà Nẵng để xin vua Thiệu Trị bỏ dụ cấm đạo và dân được tự do theo đạo. Việc chưa ngã ngũ, thấy mấy chiến thuyền của triều đình gần đó, chiến hạm Pháp đánh đắm 3 chiến thuyền của triều đình rồi rút đi. Sự kiện thứ 2 là chiến hạm Catinat do William Le Lieur chỉ huy, sau khi ghé Thuận An để xin triều đình bãi bỏ dụ cấm đạo và tự do thông thương đã vào Đà Nẵng ngày 26/9/1857 bắn phá một số đồn ven biển Đà Nẵng và bắt đi một số người Việt Nam. Câu: “Rày còn tái lại Trời ơi là Trời!”: Nhắc sự kiện ngày 1/9/1858 Liên quân Pháp -Y Pha Nho nổ súng tấn công Đà Nẵng.
[8]- Đoạn thơ này, Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn bị nhầm: Ngày 1/9/1858 Liên quân Pháp – Y Pha Nho nổ súng tấn công Đà Nẵng. Suốt 5 tháng bị cầm chân ở cửa Hàn, do dịch bệnh, nắng nóng đã khiến Liên quân mệt mỏi, hao mòn nên ngày 2/2/1859 Phó Đô đốc Hải quân Charles Rigault de Genouilly để lại Đà Nẵng 1/3 quân số (khoảng 1000 quân), còn lại bao nhiêu kéo vào đánh chiếm và hạ thành Gia Định ngày 17/2/1859.
Hình ảnh tình anh em
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
13:41 28/06/2023
Hình ảnh tình anh em
Ngạn ngữ dân gian có ca ví khôn ngoan: Anh em như thể tay chân!
Ca ví này diễn tả tình thân nghĩa thiết anh em cùng máu mủ gắn bó với nhau trong suốt dọc đời sống. Điều này thật đẹp có gía trị nhân bản cao qúi cùng cần thiết đạo đức.
Nhưng rất tiếc, rất đáng buồn thảm thương, vì trong thực tế đời sống lại có trường hợp xảy ra giữa hai anh em không chỉ không thuận hòa với nhau, mà còn đi đến thảm kịch làm hại đời sống của nhau.
Những thảm họa bi kịch như thế, không bao giờ là điều tốt, không là đạo đức, không là điều mong muốn trong đời sống. Nhưng đã có xảy ra từ thời nguyên thủy nhân loại cùng trong suốt dọc đời sống con người xưa nay trên trần gian.
Nguyên nhân do đâu đưa đến hình ảnh bi kịch thảm họa như thế?
Kinh Thánh nơi sách Sáng Thế ký thuật lại Ông bà nguyên tổ Adong Evà có hai người con Cain và Aben. Họ là anh em ruột thịt máu mủ do cha mẹ sinh ra. Nhưng bi thảm kịch đau thương đầu tiên của nhân loại đã xảy ra cảnh máu chảy sự sống bị hủy hoại giữa tình anh em họ: Cain là anh đã giết chết em mình là Aben.( St 4,1-6).
Anh Cain giết em Aben do lòng ghen tỵ thù hận.Vì của lễ Cain dâng lên Thiên Chúa là hoa qủa ruộng đồng không được nhận. Đang khi của lễ của Aben dâng tiến là những con vật đầu lòng còn non trẻ béo tốt được chấp nhận.
Kinh thành muôn thuở Roma được thành lập nên từ thời cổ đại xa xưa ( 754. trước Công nguyên) cũng có câu chuyện lịch sử thần thoại về sự rạn nứt bi thảm kịch đẫm máu giữa tình anh em Romulus và Remus.
Theo lịch sử thần thọai thuật kể lại, hai anh em song sinh Romulus und Remus là con của vị Thần chiến tranh Mars và nữ thầy cả Rhea Silvia sinh ra. Sau khi mở mắt chào đời, hai anh em bị cha mẹ bỏ rơi bên bờ sông Tiber, và họ được một con chó sói cái cho bú nuôi lớn lên. Ngày nay khi sang thăm viếng kinh thành Roma, có tượng hình ảnh hai đứa trẻ bú sữa con cho sói cái bằng đồng cao 57 centimét, rộng dài 114 centimét ở Capitolinische Museen. Bức tượng thần thoại này nhắc nhớ đến thủy tổ xây dựng nên thành phố muôn thuở Roma, và trở thành nổi tiếng khắp thế giới.
Ngay nơi bờ sông Tiber, nơi ngày xưa thời còn thơ bé Romulus và Remus đã được con chó sói cái cho bú sữa nuôi sống, theo thần thoại thành phố Roma đã được xây dựng thành hình trong dòng lịch sử thời gian.
Đầu tiên Romulus bắt đầu xây dựng khu tường thành chỗ mình ở. Remus thấy vậy sinh lòng ganh tỵ thèm muốn. Thấy tường rào còn thấp, Remus bèn nhẩy vượt qua. Thấy hành động của em mình như vậy, Rolumus sinh lòng nghi ngờ rồi thành giận dữ hận thù... Nên Romulus nóng giận đã xông đến đánh giết Remus em mình.
Bi thảm kịch đẫm máu phá hủy sự sống đã xảy ra tàn phá tình nghĩa anh em của họ.
Cain đã giết em ruột thịt của mình Aben thời thủy tổ nhân loại Adong -Evà.
Romulus đánh giết em mình Remus cũng là hai anh em ruột thịt theo thần thoại là thủy tổ đã xây dựng nên thành phố muôn thuở Roma.
Và trong dòng lịch sử nhân loại xưa nay vẫn hằng có những bi thảm kịch phá đổ tình anh em xảy ra…
Còn trong nếp sống đạo gíao tinh thần niềm tin thì sao, có hình ảnh như thế xảy ra không?
Lịch sử cho hay có những trường hợp đã xẩy ra, nhưng không đến mức độ hận thù đổ máu giết hại nhau, mà chỉ tranh cãi nhau thôi, có chăng đến mức độ gay gắt “mặt đỏ tía tai thôi!”, hay mỗi người đi sống một ngả đường riêng rẽ. Hay có thể họ cùng tìm một con đường hoà giải với nhau, tìm ra một mẫu số chung với nhau cho việc chung.
Hình ảnh như thế tìm thấy cụ trong Kinh Thánh nơi sách Công vụ Tông đồ viết thuật lại về cung cách sống tình anh em Tông đồ Chúa Giêsu Kitô của hai vị Thánh tông đồ Phero và Phaolô, mà Giáo hội hằng năm mừng kính lễ của hai vị vào ngày 29. Tháng Sáu.
Ở nước Do Thánh nơi thành phố thánh địa Jerusalem, Chúa Giêsu Kitô đã thành lập Giáo hội và cử sai các Tông đồ đi loan truyền làm chứng cho tin mừng nước Chúa khắp nơi trên trần gian.
Hai vị Tông đồ này không là anh em ruột thịt máu mủ cùng cha mẹ với nhau.
Nhưng hai vị này cùng là người thuộc dòng máu dân tộc Do Thái. Hai vị này cùng có những thời gian giai đoạn đen tối về đức tin vào Chúa: Phero chối Chúa Thầy mình, còn Phaolô đi lùng bắt cấm cách những tín hữu tin theo Chúa Giêsu thuở ban đầu, hai vị cùng có đức tin vào Chúa Giêsu Con Thiên Chúa và họ nhiệt thành ra đi ra giảng làm chứng cho tin mừng ơn cứu độ sự sống lại của Chúa Giêsu, dù con đường cùng cách thế loan truyền tin mừng của Chúa có khác nhau giữa họ.
Dù hai vị được tuyển chọn kêu gọi là những người đi rao giảng nước Chúa ở trần gian, nhưng họ có những khác biệt:
Phero người xuất thân từ miền nhà quê bình dị vùng Galileo, còn Phaolo xuất thân ờ vùng Tarsus một thành phố sinh động, nơi có nhóm thiểu số người Hylạp với mức văn hoá cao đến lập cư sinh sống.
Phero là người nông dân sống bằng nghề chài lưới đánh bắt cá nơi biển hồ Genezareth ở Galileo. Còn Phaolô là một nhà trí thức nơi ngưỡng cửa trường lớp đại học, học trò của Thầy Rabbi Gamaliel.
Phero được Chúa Giêsu tuyển chon kêu gọi đầu tiên làm Tông đồ của Ngài. Còn Phaolô được kêu gọi tuyển chọn là vị Tông đồ sau chót cùng của Chúa Giêsu.
Phero là thành viên tiên khởi của Giáo đoàn xứ đạo thành thánh Jerusalem ngay từ lúc Giáo hội thuở ban đầu. Còn Phaolô là thành viên được kết nạy trễ sau này vào Giáo đoàn xứ đạo thành Damaskus rồi Cộng đoàn xứ đạo thành Antiochia.
Hai vị “Tông đồ anh em” này với những khác biệt như thế có những suy nghĩ, cùng tầm nhìn khác biệt nhau rất nhiều trong lãnh vực thần học.
Dù vậy họ không để cho sự khác biệt giữa họ làm suy yếu phá đổ tin mừng tình yêu của Chúa: Sự hiệp nhất là giới luật căn bản quan trọng cho công việc mục vụ làm chứng loan báo tin mừng nước Chúa cho muôn dân.
Sách kinh thánh Công vụ Tông đồ thuật lại biến cố tranh cãi quyết liệt ở Antiochia, nơi Phaolô loan truyền tin mừng nước Chúa Kitô, về thắc mắc những người trở lại xin gia nhập vào Giáo Chúa Kitô có phải giữ luật Mose không. Tông đồ Phero lưỡng lự không có quyết định chính xác.
Phaolô và Barnaba được cử đến Jerusalem trình bầy sự thể tranh luận gay gắt đó giữa nhóm người ủng hộ phải giữ luật Mose là phải chịu phép cắt bì, khi trở lại Giáo hội Chúa Kitô, và phe chống đối cho là không phải giữ luật này do Phaolo và Barnaba đứng đầu.
Tại Jerusalem sau tranh luận gay gắt, họ đã tìm ra mẫu số chung để có được sự hiệp nhất trong Giáo hội:
“ Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này:29 là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết và tránh gian dâm. Anh em cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi. Chúc anh em an mạnh.” ( CV 15,28-29)
Sự khác biệt giữa anh em Tông đồ Phero và Phaolô không đi đến hồi kết thúc với bi thảm kịch đổ máu phạm tội phá hủy sự sống, như Cain và Aben, như Romulus và Remus. Nhưng hai vị đã tìm ra chân lý sự hiệp nhất đồng thuận cho cung cách sống đức tin vào Chúa.
Hai vị không vì thế gây ra cảnh bi thảm kịch đổ máu hại nhau. Nhưng hai vị đã lấy chính máu mình, sự sống của mình làm chứng cho tin mừng nước Chúa Giêsu, cho sự hiệp nhất tình bác ái huynh đệ trong đời sống.
Hai vị cùng đến thành Roma, nơi ngày xa xưa Romulus và Remus theo thần thoại kể thuật lại là Ông thủy tổ của thành Roma.
Nơi kinh thành muôn thuở Roma hai vị đã thiết lập cơ cấu Giáo Hội Công Giáo của Chúa. Quốc gia Vatican về địa lý nằm trong thành phố Roma, là thủ đô của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
Trên đồi Vatican có ngôi đền thờ Thánh Phero nguy nga to lớn nhất thế giới, và bên dưới tầng hầm ngay nơi cung thánh bàn thờ có ngôi mộ của Thánh giáo hoàng tiên khởi Phero.
Ở vùng bên ngoài thành Roma có ngôi đền thờ Thánh Phaolô to lớn nguy nga, nơi đây có ngôi mộ Thánh Phaolô và vòng dây xích mà ngày xưa Phaolô bị trói đem đi tù.
Cả hai vị Tông đồ Phero và Phaolô cùng bị bắt tù tội và chịu án tử hình ở Roma, vì hai vị đã trung thành với Giáo lý tin mừng của Chúa Giêsu Kitô trong thờikỳ đạo Công Giáo bị cấm cách khoảng những năm 64-67 sau Chúa giáng sinh, thời hoàng đế Nero.
Thành phố Roma thời đế quốc Roma, trước Chúa Giêsu, trải rộng từ Âu châu sang khắp vùng tiểu Á miền Trung Đông là trung tâm thủ đô của thế giới đế quốc (vương quốc) Roma., và là thủ đô chính trị của nước Ý ngày nay.
Ngày nay Vatican- nằm trong thành phố Roma- là thủ đô của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
Cuối năm 2022 đức cố Giáo hoàng Benedictô 16. đã có suy tư về hai vị Tông đồ anh em Phero và Phalo:hai vị được liệt kê vào danh sách những vị Thánh của thành phố Roma. Vì hai vị đã tử đạo chết ở Roma, và cùng được mai táng ở nơi đây. Ở Roma có đền thờ Thánh Phero lớn nhất và đền thờ Thánh Phaolo lớn thứ nhì.
Thánh phố Roma được nhìn theo góc cạnh anh em song sinh:
Thành phố muôn thuở Roma theo thần thoại được thành lập nên từ thời hai vị thủy tổ Romulus và Remus, họ là anh em song sinh với nhau.
Giáo Hội Công Giáo Roma được thành lập nên nơi đây từ thời hai Tông đồ Phero và Phaolo đến đây loan truyền tin mừng giáo lý của Chúa, họ là hai tông đồ anh em của Chúa Giêsu Kitô.
Tại thành phố thủ đô Roma có hình tượng hai vị thủy tổ anh em song sinh Romulus và Remus. Cũng tại Roma có hai đền thờ to lớn cùng với hai ngôi mộ của hai vị Tông đồ anh em Phero và Phaolô.
Hai vị Tông đồ anh em Phero và Phaolô dù có những tầm nhìn suy nghĩ khác biệt nhau, nhưng hai vị đã tìm ra con đường hiệp nhất cho đời sống làm chứng loan truyền tin mừng tình yêu của Chúa, cho nếp sống hòa bình giữa con người với nhau, như biến cố Antiochia năm xưa đã được thuật lại trong kinh thánh.
Lễ mừng kính hai vị Thánh Phero và Phaolo cùng chung một ngày, 29.06., nói lên hình ảnh căn bản quan trọng cho đời sống chung: Anh em như thể tay chân!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.
Ngạn ngữ dân gian có ca ví khôn ngoan: Anh em như thể tay chân!
Ca ví này diễn tả tình thân nghĩa thiết anh em cùng máu mủ gắn bó với nhau trong suốt dọc đời sống. Điều này thật đẹp có gía trị nhân bản cao qúi cùng cần thiết đạo đức.
Nhưng rất tiếc, rất đáng buồn thảm thương, vì trong thực tế đời sống lại có trường hợp xảy ra giữa hai anh em không chỉ không thuận hòa với nhau, mà còn đi đến thảm kịch làm hại đời sống của nhau.
Những thảm họa bi kịch như thế, không bao giờ là điều tốt, không là đạo đức, không là điều mong muốn trong đời sống. Nhưng đã có xảy ra từ thời nguyên thủy nhân loại cùng trong suốt dọc đời sống con người xưa nay trên trần gian.
Nguyên nhân do đâu đưa đến hình ảnh bi kịch thảm họa như thế?
Kinh Thánh nơi sách Sáng Thế ký thuật lại Ông bà nguyên tổ Adong Evà có hai người con Cain và Aben. Họ là anh em ruột thịt máu mủ do cha mẹ sinh ra. Nhưng bi thảm kịch đau thương đầu tiên của nhân loại đã xảy ra cảnh máu chảy sự sống bị hủy hoại giữa tình anh em họ: Cain là anh đã giết chết em mình là Aben.( St 4,1-6).
Anh Cain giết em Aben do lòng ghen tỵ thù hận.Vì của lễ Cain dâng lên Thiên Chúa là hoa qủa ruộng đồng không được nhận. Đang khi của lễ của Aben dâng tiến là những con vật đầu lòng còn non trẻ béo tốt được chấp nhận.
Kinh thành muôn thuở Roma được thành lập nên từ thời cổ đại xa xưa ( 754. trước Công nguyên) cũng có câu chuyện lịch sử thần thoại về sự rạn nứt bi thảm kịch đẫm máu giữa tình anh em Romulus và Remus.
Theo lịch sử thần thọai thuật kể lại, hai anh em song sinh Romulus und Remus là con của vị Thần chiến tranh Mars và nữ thầy cả Rhea Silvia sinh ra. Sau khi mở mắt chào đời, hai anh em bị cha mẹ bỏ rơi bên bờ sông Tiber, và họ được một con chó sói cái cho bú nuôi lớn lên. Ngày nay khi sang thăm viếng kinh thành Roma, có tượng hình ảnh hai đứa trẻ bú sữa con cho sói cái bằng đồng cao 57 centimét, rộng dài 114 centimét ở Capitolinische Museen. Bức tượng thần thoại này nhắc nhớ đến thủy tổ xây dựng nên thành phố muôn thuở Roma, và trở thành nổi tiếng khắp thế giới.
Ngay nơi bờ sông Tiber, nơi ngày xưa thời còn thơ bé Romulus và Remus đã được con chó sói cái cho bú sữa nuôi sống, theo thần thoại thành phố Roma đã được xây dựng thành hình trong dòng lịch sử thời gian.
Đầu tiên Romulus bắt đầu xây dựng khu tường thành chỗ mình ở. Remus thấy vậy sinh lòng ganh tỵ thèm muốn. Thấy tường rào còn thấp, Remus bèn nhẩy vượt qua. Thấy hành động của em mình như vậy, Rolumus sinh lòng nghi ngờ rồi thành giận dữ hận thù... Nên Romulus nóng giận đã xông đến đánh giết Remus em mình.
Bi thảm kịch đẫm máu phá hủy sự sống đã xảy ra tàn phá tình nghĩa anh em của họ.
Cain đã giết em ruột thịt của mình Aben thời thủy tổ nhân loại Adong -Evà.
Romulus đánh giết em mình Remus cũng là hai anh em ruột thịt theo thần thoại là thủy tổ đã xây dựng nên thành phố muôn thuở Roma.
Và trong dòng lịch sử nhân loại xưa nay vẫn hằng có những bi thảm kịch phá đổ tình anh em xảy ra…
Còn trong nếp sống đạo gíao tinh thần niềm tin thì sao, có hình ảnh như thế xảy ra không?
Lịch sử cho hay có những trường hợp đã xẩy ra, nhưng không đến mức độ hận thù đổ máu giết hại nhau, mà chỉ tranh cãi nhau thôi, có chăng đến mức độ gay gắt “mặt đỏ tía tai thôi!”, hay mỗi người đi sống một ngả đường riêng rẽ. Hay có thể họ cùng tìm một con đường hoà giải với nhau, tìm ra một mẫu số chung với nhau cho việc chung.
Hình ảnh như thế tìm thấy cụ trong Kinh Thánh nơi sách Công vụ Tông đồ viết thuật lại về cung cách sống tình anh em Tông đồ Chúa Giêsu Kitô của hai vị Thánh tông đồ Phero và Phaolô, mà Giáo hội hằng năm mừng kính lễ của hai vị vào ngày 29. Tháng Sáu.
Ở nước Do Thánh nơi thành phố thánh địa Jerusalem, Chúa Giêsu Kitô đã thành lập Giáo hội và cử sai các Tông đồ đi loan truyền làm chứng cho tin mừng nước Chúa khắp nơi trên trần gian.
Hai vị Tông đồ này không là anh em ruột thịt máu mủ cùng cha mẹ với nhau.
Nhưng hai vị này cùng là người thuộc dòng máu dân tộc Do Thái. Hai vị này cùng có những thời gian giai đoạn đen tối về đức tin vào Chúa: Phero chối Chúa Thầy mình, còn Phaolô đi lùng bắt cấm cách những tín hữu tin theo Chúa Giêsu thuở ban đầu, hai vị cùng có đức tin vào Chúa Giêsu Con Thiên Chúa và họ nhiệt thành ra đi ra giảng làm chứng cho tin mừng ơn cứu độ sự sống lại của Chúa Giêsu, dù con đường cùng cách thế loan truyền tin mừng của Chúa có khác nhau giữa họ.
Dù hai vị được tuyển chọn kêu gọi là những người đi rao giảng nước Chúa ở trần gian, nhưng họ có những khác biệt:
Phero người xuất thân từ miền nhà quê bình dị vùng Galileo, còn Phaolo xuất thân ờ vùng Tarsus một thành phố sinh động, nơi có nhóm thiểu số người Hylạp với mức văn hoá cao đến lập cư sinh sống.
Phero là người nông dân sống bằng nghề chài lưới đánh bắt cá nơi biển hồ Genezareth ở Galileo. Còn Phaolô là một nhà trí thức nơi ngưỡng cửa trường lớp đại học, học trò của Thầy Rabbi Gamaliel.
Phero được Chúa Giêsu tuyển chon kêu gọi đầu tiên làm Tông đồ của Ngài. Còn Phaolô được kêu gọi tuyển chọn là vị Tông đồ sau chót cùng của Chúa Giêsu.
Phero là thành viên tiên khởi của Giáo đoàn xứ đạo thành thánh Jerusalem ngay từ lúc Giáo hội thuở ban đầu. Còn Phaolô là thành viên được kết nạy trễ sau này vào Giáo đoàn xứ đạo thành Damaskus rồi Cộng đoàn xứ đạo thành Antiochia.
Hai vị “Tông đồ anh em” này với những khác biệt như thế có những suy nghĩ, cùng tầm nhìn khác biệt nhau rất nhiều trong lãnh vực thần học.
Dù vậy họ không để cho sự khác biệt giữa họ làm suy yếu phá đổ tin mừng tình yêu của Chúa: Sự hiệp nhất là giới luật căn bản quan trọng cho công việc mục vụ làm chứng loan báo tin mừng nước Chúa cho muôn dân.
Sách kinh thánh Công vụ Tông đồ thuật lại biến cố tranh cãi quyết liệt ở Antiochia, nơi Phaolô loan truyền tin mừng nước Chúa Kitô, về thắc mắc những người trở lại xin gia nhập vào Giáo Chúa Kitô có phải giữ luật Mose không. Tông đồ Phero lưỡng lự không có quyết định chính xác.
Phaolô và Barnaba được cử đến Jerusalem trình bầy sự thể tranh luận gay gắt đó giữa nhóm người ủng hộ phải giữ luật Mose là phải chịu phép cắt bì, khi trở lại Giáo hội Chúa Kitô, và phe chống đối cho là không phải giữ luật này do Phaolo và Barnaba đứng đầu.
Tại Jerusalem sau tranh luận gay gắt, họ đã tìm ra mẫu số chung để có được sự hiệp nhất trong Giáo hội:
“ Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này:29 là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết và tránh gian dâm. Anh em cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi. Chúc anh em an mạnh.” ( CV 15,28-29)
Sự khác biệt giữa anh em Tông đồ Phero và Phaolô không đi đến hồi kết thúc với bi thảm kịch đổ máu phạm tội phá hủy sự sống, như Cain và Aben, như Romulus và Remus. Nhưng hai vị đã tìm ra chân lý sự hiệp nhất đồng thuận cho cung cách sống đức tin vào Chúa.
Hai vị không vì thế gây ra cảnh bi thảm kịch đổ máu hại nhau. Nhưng hai vị đã lấy chính máu mình, sự sống của mình làm chứng cho tin mừng nước Chúa Giêsu, cho sự hiệp nhất tình bác ái huynh đệ trong đời sống.
Hai vị cùng đến thành Roma, nơi ngày xa xưa Romulus và Remus theo thần thoại kể thuật lại là Ông thủy tổ của thành Roma.
Nơi kinh thành muôn thuở Roma hai vị đã thiết lập cơ cấu Giáo Hội Công Giáo của Chúa. Quốc gia Vatican về địa lý nằm trong thành phố Roma, là thủ đô của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
Trên đồi Vatican có ngôi đền thờ Thánh Phero nguy nga to lớn nhất thế giới, và bên dưới tầng hầm ngay nơi cung thánh bàn thờ có ngôi mộ của Thánh giáo hoàng tiên khởi Phero.
Ở vùng bên ngoài thành Roma có ngôi đền thờ Thánh Phaolô to lớn nguy nga, nơi đây có ngôi mộ Thánh Phaolô và vòng dây xích mà ngày xưa Phaolô bị trói đem đi tù.
Cả hai vị Tông đồ Phero và Phaolô cùng bị bắt tù tội và chịu án tử hình ở Roma, vì hai vị đã trung thành với Giáo lý tin mừng của Chúa Giêsu Kitô trong thờikỳ đạo Công Giáo bị cấm cách khoảng những năm 64-67 sau Chúa giáng sinh, thời hoàng đế Nero.
Thành phố Roma thời đế quốc Roma, trước Chúa Giêsu, trải rộng từ Âu châu sang khắp vùng tiểu Á miền Trung Đông là trung tâm thủ đô của thế giới đế quốc (vương quốc) Roma., và là thủ đô chính trị của nước Ý ngày nay.
Ngày nay Vatican- nằm trong thành phố Roma- là thủ đô của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
Cuối năm 2022 đức cố Giáo hoàng Benedictô 16. đã có suy tư về hai vị Tông đồ anh em Phero và Phalo:hai vị được liệt kê vào danh sách những vị Thánh của thành phố Roma. Vì hai vị đã tử đạo chết ở Roma, và cùng được mai táng ở nơi đây. Ở Roma có đền thờ Thánh Phero lớn nhất và đền thờ Thánh Phaolo lớn thứ nhì.
Thánh phố Roma được nhìn theo góc cạnh anh em song sinh:
Thành phố muôn thuở Roma theo thần thoại được thành lập nên từ thời hai vị thủy tổ Romulus và Remus, họ là anh em song sinh với nhau.
Giáo Hội Công Giáo Roma được thành lập nên nơi đây từ thời hai Tông đồ Phero và Phaolo đến đây loan truyền tin mừng giáo lý của Chúa, họ là hai tông đồ anh em của Chúa Giêsu Kitô.
Tại thành phố thủ đô Roma có hình tượng hai vị thủy tổ anh em song sinh Romulus và Remus. Cũng tại Roma có hai đền thờ to lớn cùng với hai ngôi mộ của hai vị Tông đồ anh em Phero và Phaolô.
Hai vị Tông đồ anh em Phero và Phaolô dù có những tầm nhìn suy nghĩ khác biệt nhau, nhưng hai vị đã tìm ra con đường hiệp nhất cho đời sống làm chứng loan truyền tin mừng tình yêu của Chúa, cho nếp sống hòa bình giữa con người với nhau, như biến cố Antiochia năm xưa đã được thuật lại trong kinh thánh.
Lễ mừng kính hai vị Thánh Phero và Phaolo cùng chung một ngày, 29.06., nói lên hình ảnh căn bản quan trọng cho đời sống chung: Anh em như thể tay chân!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.
VietCatholic TV
Bí ẩn lớn: Putin đột ngột chấp nhận yêu sách Wagner. Bị Prigozhin uy hiếp? Shoigu và Gerasimov ra đi
VietCatholic Media
03:20 28/06/2023
1. Putin chấp nhận hầu hết các yêu cầu của trùm Wagner Yevgeny Prigozhin làm dấy lên những đồn đoán ông ta đang bị uy hiếp
Trong bài phát biểu tối thứ Hai, tổng thống Nga Vladimir Putin, trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng sau cuộc binh biến đã thề sẽ trừng trị đích đáng những kẻ nổi loạn.
Cũng trong ngày thứ Hai, Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Liên Bang Nga tuyên bố “Yevgeny Prigozhin vẫn đang bị điều tra vì nghi ngờ tổ chức một cuộc binh biến vũ trang.” Ông khẳng định rằng ngay cả trong trường hợp Prigozhin lưu vong, anh ta vẫn bị dẫn độ về Nga và ra trước tòa.
Chưa đầy 24 giờ sau đó, hôm thứ Ba, Trung Tướng Igor Krasnov lại xuất hiện và tuyên bố rằng vụ kiện chống lại nhóm bán quân sự Wagner đã bị hủy bỏ.
“Vụ việc vũ trang nổi dậy đã bị hủy bỏ vào ngày 27 tháng 6. Trong quá trình điều tra vụ án nổi loạn, chúng tôi xác định rằng những người tham gia đã ngừng hành động trực tiếp phạm tội, vụ án đã được khép lại”
Tuyên bố không đề cập đến tên của lãnh đạo Wagner, Yevgeny Prigozhin.
Wagner cũng sẽ bàn giao các thiết bị quân sự hạng nặng của mình cho các đơn vị đang hoạt động của quân đội Nga trước ngày 30 Tháng Sáu, Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Ba.
Cũng trong ngày thứ Ba, nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố rằng hai chiếc máy bay riêng của quân Wagner đã đáp xuống một phi trường ở Belarus và Yevgeny Prigozhin có mặt trong một chiếc phi cơ đó.
Nhà phân tích chính trị ủng hộ Điện Cẩm Linh, ông Sergei Markov, cho biết trên kênh Telegram của mình rằng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu sẽ bị thay thế bởi Alexei Dyumin và Tổng Tham Mưu Trưởng Valery Gerasimov sẽ bị thay thế bởi tướng đầu trọc Sergei Surovikin.
Những diễn biến này khiến người ta nghĩ rằng Putin thực sự đang bị trùm Wagner uy hiếp nên đã nhanh chóng chấp nhận các yêu cầu của anh ta thay vì trừng phạt anh ta như đã tuyên bố vào tối thứ Hai.
Nhiều người vẫn tin vào giả thuyết cho rằng Prigozhin đã chiếm được cơ sở lưu trữ hạt nhân Voronezh-45 của đơn vị quân đội Nga 14254, và đánh cướp vũ khí hạt nhân. Điều đó có thể giúp giải thích quyết định kết thúc đột ngột và kỳ lạ của anh ta đối với cuộc đảo chính đang thành công ngoạn mục.
Pavel Podvig, một nhà phân tích quân sự độc lập có trụ sở tại Geneva, chống lại giả thuyết này vì cho rằng việc sử dụng hoặc kích nổ những vũ khí này sẽ yêu cầu “mã mở khóa PAL”. Viễn cảnh vũ khí hạt nhân rơi vào tay một bọn du đảng là một tin rất buồn đối với thế giới.
Tuy nhiên, việc cho rằng trùm Wagner Yevgeny Prigozhin ngưng cuộc binh biến vì ngây thơ tin vào những lời hứa mơ hồ của nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko xem ra cũng hoang đường không kém.
2. Aleksey Dyumin là ai? Cựu cận vệ của Putin được cho là thay thế Shoigu
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Who is Aleksey Dyumin? Putin's Ex-Bodyguard Tipped to Replace Shoigu”, nghĩa là “Aleksey Dyumin là ai? Cựu cận vệ của Putin được cho là thay thế Shoigu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Aleksey Dyumin, một cựu nhân viên an ninh của Điện Cẩm Linh, đã nổi lên như một ứng cử viên tiềm năng để thay thế Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, người đã bị ông chủ Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin yêu cầu sa thải trong nỗ lực nổi loạn vào ngày 24 tháng 6.
Sinh ra ở Kursk, phía tây nước Nga, Dyumin, 50 tuổi, là cựu đặc vụ của Cơ quan Bảo vệ Liên bang, gọi tắt là FSO, chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh cho tổng thống và các quan chức nhà nước khác, và được Tổng thống Nga Vladimir Putin bổ nhiệm làm thống đốc vùng Tula vào tháng Hai, năm 2016. Trước đây ông từng là cấp phó của Shoigu trong Bộ Quốc phòng Nga, và một số nhà phân tích—phương Tây và Nga—tin rằng ông muốn trở lại bộ với tư cách là người đứng đầu.
Dyumin phục vụ trong đội cận vệ của Putin khi ông làm tổng thống từ năm 2000 đến 2008 cũng như khi Putin đứng đầu chính phủ từ năm 2008 đến 2012.
Khi Tập đoàn Wagner hành quân đến Mạc Tư Khoa trong cuộc binh biến ngắn ngủi của Prigozhin vào ngày 24 tháng 6, nhà tài phiệt Nga tuyên bố rằng mục tiêu của ông ta là khiến những người lãnh đạo cuộc chiến của Nga ở Ukraine – là Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov – phải từ chức.
Sau âm mưu nổi dậy, các nhà phân tích cho rằng Dyumin cuối cùng có thể thay thế Shoigu làm bộ trưởng quốc phòng.
Nhà phân tích chính trị ủng hộ Điện Cẩm Linh, ông Sergei Markov, cho biết trên kênh Telegram của mình rằng ông tin rằng “rất có khả năng Alexei Dyumin sẽ trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tướng Sergei Surovikin sẽ trở thành Tổng tham mưu trưởng.”
“Nhưng điều này sẽ không xảy ra ngay lập tức, để không có suy nghĩ cho rằng Shoigu và Gerasimov đã bị loại bỏ theo yêu cầu của phiến quân.”
Ruslan Pukhov, giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở tại Mạc Tư Khoa, nói với Financial Times rằng Shoigu và Gerasimov “rõ ràng là những con vịt què” và cả hai sẽ “bị loại bỏ” bởi Putin.
Abbas Gallyamov, người đã phục vụ trong ba năm với tư cách là người viết diễn văn cho Putin, cũng đồng tình.
“Có vẻ như Dyumin hiện là người được yêu thích nhất,” Gallyamov viết trên kênh Telegram của mình.
Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một đoạn video vào hôm thứ Hai dường như cho thấy Shoigu đang thực hiện nhiệm vụ lần đầu tiên kể từ khi Prigozhin chiếm giữ Bộ chỉ huy quân sự phía Nam của Nga ở Rostov-on-Don và tiến về phía Mạc Tư Khoa, trước khi rút các chiến binh của mình. Không rõ video được quay khi nào và ở đâu.
Trong cuộc binh biến bị hủy bỏ của Prigozhin, các báo cáo lan truyền rằng Dyumin đã tham gia đàm phán với ông chủ của Tập đoàn Wagner trước khi một thỏa thuận được cho là do nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian để tránh “đổ máu”. Điện Cẩm Linh nói rằng thỏa thuận đó sẽ chứng kiến Prigozhin rời đi Belarus và vụ án hình sự chống lại anh ta vì tội nổi loạn vũ trang sẽ bị hủy bỏ. Hôm thứ Hai, các phương tiện truyền thông đưa tin cuộc điều tra về ông chủ Tập đoàn Wagner vẫn mở. Nhưng hôm thứ Ba, truyền thông nhà nước, trích dẫn Cơ quan An ninh Liên bang, gọi tắt là FSB, đưa tin rằng chính quyền Nga đã khép lại cuộc điều tra nổi loạn nhắm vào Tập đoàn Wagner.
Dịch vụ báo chí của khu vực Tula nói với tờ báo Nga Vedomosti rằng Dyumin không tham gia vào các cuộc đàm phán giữa Lukashenko và Prigozhin.
Hãng tin độc lập Meduza có trụ sở tại Latvia đã đưa tin vào tháng 10 năm 2022, trích dẫn các nguồn tin thân cận với Điện Cẩm Linh, rằng mối quan hệ giữa Dyumin và Shoigu đã không suôn sẻ khi cả hai cùng làm việc trong Bộ Quốc phòng.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết suy đoán về việc Dyumin thay thế Shoigu làm bộ trưởng quốc phòng không thể được xác nhận, đồng thời nói thêm rằng “bất kỳ thay đổi nào đối với ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga sẽ được coi là một chiến thắng quan trọng cho Prigozhin”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để xin bình luận.
3. Lukashenko nói rằng anh ta đã đàm phán cả ngày thứ Bảy với ông chủ của Wagner, Prigozhin
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tiết lộ chi tiết mới về các cuộc trò chuyện giữa ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Wagner Yevgeny Prigozhin vào cuối tuần qua, sau khi tuyên bố rằng ông đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn cuộc nổi dậy hôm thứ Bảy.
Theo lời kể của Lukashenko, ông đã nói chuyện điện thoại với Putin lúc 10 giờ sáng giờ địa phương vào sáng thứ Bảy về cuộc khủng hoảng gia tăng ở miền nam nước Nga. Lukashenko cho biết ông đã đàm phán cả ngày thứ Bảy với Prigozhin.
“Điều nguy hiểm nhất, theo tôi hiểu, không phải là tình huống như thế nào, mà là nó có thể phát triển như thế nào và hậu quả của nó. Tôi cũng nhận ra rằng có một quyết định khắc nghiệt được đưa ra – đó là tiêu diệt. Tôi đề nghị Putin đừng vội vàng. Hãy nói chuyện với Prigozhin, với các chỉ huy của ông ấy,” Lukashenko nhấn mạnh rằng đó là những cuộc trò chuyện ban đầu với nhà lãnh đạo Nga.
Lukashenko cho biết Putin sau đó nói với ông rằng sẽ không trả lời các cuộc điện thoại của Prigozhin, vì vậy ông đã cố gắng tìm số điện thoại để liên lạc với Prigozhin, và “đến giữa ngày, chúng tôi đã tổ chức tới ba kênh để có thể nói chuyện với Rostov.”
Lúc 11 giờ sáng giờ địa phương, Lukashenko cho biết ông ta đã gọi cho Prigozhin, trùm Wagner “ngay lập tức bắt máy,” và có vẻ phấn khích.
“Chúng tôi đã nói chuyện trong vòng 30 phút đầu tiên bằng ngôn ngữ chửi thề. Có những từ chửi thề nhiều gấp 10 lần - sau này tôi đã phân tích chúng - so với từ vựng thông thường. Tất nhiên, anh ta đã xin lỗi trước và bắt đầu kể cho tôi nghe mọi chuyện bằng những từ ngữ tục tĩu này”, Lukashenko nói.
CNN đã liên hệ với dịch vụ báo chí của Prigozhin và không nhận được phản hồi.
Lukashenko cho biết ông đã cảnh báo Prigozhin rằng ông sẽ không làm trung gian đàm phán nữa nếu có bất kỳ thường dân nào thiệt mạng.
“Ngay khi bạn cố tình, sơ ý giết ít nhất một người, đặc biệt là dân thường, thì sẽ không có cuộc đàm phán nào với bạn, và tôi sẽ không nói chuyện với bạn,” ông ta nói.
Nhà lãnh đạo Belarus nói rằng Prigozhin rất quyết liệt đối với yêu cầu sa thải Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng Nga.
Lukashenko cho biết ông đã bảo đảm cho cá nhân Prigozhin về sự an toàn của anh ta và người của anh ta nếu kết thúc cuộc nổi dậy vào tối thứ Bảy.
Lukashenko cho biết Prigozhin đã gọi cho ông ta lúc 5 giờ chiều giờ địa phương để chấp nhận các điều kiện,
Prigozhin sau đó hỏi anh ta, “'nhưng... tôi nên làm gì? Chúng tôi dừng lại, họ sẽ tiêu diệt chúng tôi,'“. Lukashenko đã trả lời, “Họ sẽ không làm như thế đâu. Tôi bảo đảm với bạn. Tôi sẽ tự gánh trách nhiệm.”
Hôm thứ Hai, văn phòng báo chí của Lukashenko loan báo ông ta sẽ có cuộc họp báo trong đó ông ta sẽ trả lời mọi thứ liên quan đến trùm Wagner Yevgeny Prigozhin. Tuy nhiên, cuộc họp báo đã bị hủy bỏ vào giờ chót.
Khi được hỏi về những phát biểu mới nhất của nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko, Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã từ chối bình luận.
4. Nga nhắm không giữ nổi khu vực tả ngạn sông Dnipro nên di chuyển các thiết bị về bán đảo Crimea
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 28 tháng Sáu, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết trong 24 giờ qua không quân và pháo binh Ukraine đã tấn công dữ dội vào các đoàn xe Nga đang di chuyển các khí tài chiến tranh từ tả ngạn sông Dnipro vùng Kherson đến bán đảo Crimea.
Ông nói thêm rằng Lực lượng không quân và pháo binh cũng đã đánh trúng một sở chỉ huy của Nga, 12 đơn vị pháo binh đang ở vị trí khai hỏa và một số mục tiêu quan trọng khác.
Serhiy Khlan, một thành viên của Hội đồng khu vực Kherson, báo cáo rằng: “Quân đội Nga đang triển khai lại thiết bị từ tả ngạn vùng Kherson đến Crimea. Đồng thời, nạn cướp bóc gia tăng trong các lãnh thổ bị tạm chiếm.”
“Người Nga đang rất vội vàng ở tả ngạn – việc di chuyển liên tục các thiết bị quân sự và đạn dược đến Crimea đã được ghi lại.”
Người Nga ở khu vực Kherson bị tạm chiếm đã bắt đầu tháo dỡ và loại bỏ các cối xay gió khỏi trang trại gió Windcraft Ukraine.
Để chuyên chở nhanh các khí tài chiến tranh, quân xâm lược đã bắc một cầu phao vượt biển thay cho cầu Chonhar bị hỏa tiễn Storm Shadow làm hư hại. Chiếc cầu phao chỉ hoạt động cho nhu cầu quân sự, dân chúng không được đến gần.
Tưởng cũng nên nhắc lại là vào mùa thu năm ngoái, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã giải phóng phần hữu ngạn của vùng Kherson, bao gồm cả thành phố Kherson. Một phần của khu vực, nằm ở tả ngạn sông Dnipro, đang bị quân đội Nga tạm thời xâm lược.
Cũng trong cuộc họp báo sáng thứ Tư 28 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết trong 24 giờ qua, 590 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 5 xe tăng, 14 xe thiết giáp, 28 hệ thống pháo, 2 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, một hệ thống phòng không, và 21 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 27 Tháng Sáu, khoảng 226.170 quân nhân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.036 xe tăng, 7.834 xe thiết giáp, 4.083 hệ thống pháo, 626 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 386 hệ thống phòng không, 314 máy bay, 308 trực thăng, 3.492 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 1.261 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.772 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 563 đơn vị thiết bị đặc biệt.
5. 4 người thiệt mạng, trong đó có một trẻ em, sau khi hỏa tiễn của Nga tấn công trung tâm Kramatorsk
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 28 tháng Sáu, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết một hỏa tiễn của Nga đã tấn công một khu vực sầm uất ở trung tâm Kramatorsk ở miền đông Ukraine vào tối thứ Ba, giết chết ít nhất 4 người, trong đó có một trẻ em và làm bị thương hàng chục người khác.
Cô cho biết hỏa tiễn thứ hai đã đánh trúng một ngôi làng ở ngoại ô thành phố.
“Nga cố tình tấn công vào các khu vực đông đúc,” cô nói.
Cô cho biết vụ không kích xảy ra vào khoảng 7:30 tối giờ địa phương. Những người bị thương bao gồm ba người nước ngoài và một trẻ em.
Một cô gái 17 tuổi nằm trong số những người thiệt mạng và một em bé 8 tháng tuổi nằm trong số những người bị thương.
“Tâm chấn của vụ nổ xảy ra gần các tòa nhà chung cư, cơ sở thương mại, xe hơi, bưu điện và các tòa nhà khác, trong đó cửa sổ, kính và cửa ra vào bị thổi bay, và có thể có thêm người dưới đống đổ nát.”
Một nhân chứng mô tả có tới hàng chục người được kéo ra khỏi đống đổ nát. Không rõ những người này còn sống hay đã chết, người đàn ông nói với các phóng viên CNN tại chỗ.
Các nhà hàng trên quảng trường bị tấn công rất phổ biến với người dân và quân đội, theo các nhóm CNN quen thuộc với khu vực. RIA Pizza, một trong những doanh nghiệp ở quảng trường, đặc biệt nổi tiếng với quân đội.
Bộ Nội vụ Ukraine cho biết lực lượng cấp cứu đã dập tắt đám cháy trong tòa nhà của một nhà hàng bị phá hủy và việc tìm kiếm thêm các nạn nhân đang được tiến hành khi đống đổ nát đang được dọn sạch.
“Đống đổ nát của quán cà phê bị phá hủy đang được dỡ bỏ với sự trợ giúp của hai cần cẩu và các nạn nhân đang được tìm kiếm,”
Alyona Lyutnytska cho biết thêm rằng một cuộc tấn công thứ hai đã xảy ra ở làng Bilenke.
6. Zelenskiy gọi cuộc tấn công Kramatorsk là “biểu hiện của khủng bố”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gọi cuộc tấn công của Nga vào Kramatorsk, miền đông Ukraine là “biểu hiện của khủng bố.”
“Mỗi biểu hiện khủng bố như vậy hết lần này đến lần khác chứng minh cho chúng tôi và toàn thế giới rằng Nga chỉ xứng đáng với một điều duy nhất sau tất cả những gì nước này đã làm – đó là thất bại và một phiên tòa xét xử công bằng và hợp pháp đối với tất cả những kẻ sát nhân và khủng bố người Nga,” Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu hàng đêm tối thứ Ba.
Ít nhất 4 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương sau khi một hỏa tiễn của Nga tấn công khu vực sầm uất ở trung tâm Kramatorsk vào tối thứ Ba. Theo Văn phòng Tổng công tố, một cô gái 17 tuổi nằm trong số những người thiệt mạng và một em bé 8 tháng tuổi nằm trong số những người bị thương.
Zelenskiy cho biết người Nga đã “bắn phá Kramatorsk một cách tàn bạo bằng hỏa tiễn S-300.”
Tổng thống Ukraine cũng cho biết ông “chân thành biết ơn” Tổng thống Joe Biden về gói quốc phòng mới. Trước đó vào thứ Ba, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã công bố hỗ trợ an ninh bổ sung cho Ukraine, trị giá lên tới 500 triệu đô la.
7. Quân đội Wagner vẫn ở bên trong Ukraine, Ngũ Giác Đài nói
Theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, quân đội Wagner vẫn ở bên trong Ukraine sau cuộc binh biến cuối tuần qua. Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài Chuẩn Tướng Patrick Ryder cho biết như trên tại một cuộc họp báo.
Ryder nói thêm rằng Hoa Kỳ đã không thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với tư thế lực lượng của Hoa Kỳ để đối phó với các sự kiện ở Nga.
“Chúng tôi chưa thấy bất cứ điều gì, theo quan điểm của chúng tôi, yêu cầu chúng tôi thực hiện bất kỳ loại điều chỉnh tư thế bắt buộc nào,” ông nói.
8. Ngoại trưởng Mỹ công bố gói hỗ trợ an ninh 500 triệu USD cho Ukraine
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã công bố gói hỗ trợ an ninh trị giá 500 triệu USD cho Ukraine vào hôm thứ Ba.
Ông cho biết gói này bao gồm:
Xe Bradley và Stryker; đạn bổ sung cho hệ thống phòng không pháo binh; nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt; vũ khí chống tăng; hỏa tiễn chống bức xạ; đạn chính xác trên không.
Blinken nói trong tuyên bố khi công bố gói hỗ trợ rằng:
“Lòng can đảm bền bỉ và tình đoàn kết của người dân Ukraine tiếp tục truyền cảm hứng cho thế giới. Nga đã bắt đầu cuộc chiến vô cớ này chống lại Ukraine,”
Ông cũng tiếp tục tái khẳng định cam kết của Mỹ với Ukraine.
“Nga có thể kết thúc nó bất cứ lúc nào bằng cách rút lực lượng khỏi Ukraine và ngừng các cuộc tấn công tàn bạo nhằm vào các thành phố và người dân Ukraine. Cho đến khi Nga chưa làm như vậy, Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác của chúng tôi sẽ tiếp tục đoàn kết với Ukraine cho đến chừng nào còn cần thiết,” ông nói.
9. Các nguồn tin cho biết Hoa Kỳ đã thu thập thông tin tình báo chi tiết về các kế hoạch nổi loạn của thủ lĩnh Wagner nhưng giữ bí mật
Các quan chức tình báo Hoa Kỳ đã có thể thu thập một bức tranh cực kỳ chi tiết và chính xác về các kế hoạch của người đứng đầu Wagner, Yevgeny Prigozhin, dẫn đến cuộc nổi loạn ngắn ngủi của ông ta, bao gồm cả địa điểm và cách thức Wagner lên kế hoạch, các nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói với CNN.
Nhưng thông tin tình báo được giữ chặt đến mức nó chỉ được chia sẻ với một số đồng minh được chọn, bao gồm các quan chức cấp cao của Anh, chứ không phải ở cấp độ NATO rộng lớn hơn.
Các nguồn tin cho biết không rõ chính xác khi nào Prigozhin sẽ hành động. Nhưng có vẻ như anh ta đã quyết định xúc tiến kế hoạch của mình sau tuyên bố ngày 10 tháng 6 của Bộ Quốc phòng Nga rằng tất cả các công ty quân sự tư nhân, bao gồm cả Wagner, sẽ buộc phải ký hợp đồng với quân đội Nga bắt đầu từ tháng 7 và về cơ bản sẽ bị Bộ Quốc phòng Nga tiếp thu.
Thông tin tình báo bí mật đến mức ở Hoa Kỳ, nó chỉ được thông báo cho các quan chức chính quyền cấp cao nhất cũng như các thành viên của Quốc hội liên quan đến các Ủy ban tình báo, là những người có quyền truy cập vào các vấn đề tình báo nhạy cảm nhất.
Bí mật xung quanh thông tin tình báo là lý do tại sao một số quan chức cấp cao của Âu Châu và thậm chí cả các quan chức cấp cao trong chính phủ Hoa Kỳ đã mất cảnh giác trước cuộc tấn công của Prigozhin vào hôm thứ Sáu, và tốc độ mà lực lượng Wagner tiến vào Rostov-on-Don và hướng tới Mạc Tư Khoa vào sáng thứ Bảy.
Một số quan chức NATO bày tỏ sự thất vọng vì thông tin tình báo không được chia sẻ. Nhưng làm như vậy sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến các nguồn và phương pháp cực kỳ nhạy cảm. Các quan chức Ukraine cũng không được thông báo trước về thông tin tình báo, chủ yếu do lo ngại rằng các cuộc trò chuyện giữa các quan chức Mỹ và Ukraine có thể bị đối phương chặn lại.
Biden đã dành nhiều ngày sau khi cuộc nổi dậy thất bại để nói chuyện với các đồng minh, bao gồm các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Vương quốc Anh và Canada, cũng như Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelenskiy. Trong các cuộc trò chuyện đó, ông đã chia sẻ những thông tin mà Hoa Kỳ có về cuộc nổi dậy, theo các quan chức, để bảo đảm các nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn về những gì tình báo Hoa Kỳ đã biết.
10. Trong cuộc nổi dậy của Wagner, các đồng minh khuyên Ukraine không nên tấn công bên trong nước Nga
Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mark Warner, chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, cho biết trước khi người đứng đầu Wagner, Yevgeny Prigozhin xuống thang trong cuộc binh biến ngày vào thứ Bảy, các đồng minh ở một số cấp độ khác nhau đã tiếp cận với các quan chức Ukraine, cảnh báo họ đừng lợi dụng sự hỗn loạn để tấn công bên trong Nga.
Mối lo ngại là Ukraine và phương Tây sẽ bị coi là đang giúp đỡ Prigozhin và đe dọa chủ quyền của Nga.
“Thông điệp là đừng làm rung chuyển con thuyền ở đây,” Mark Warner nói, đồng thời cho biết thêm rằng thông điệp đã được truyền đi ở cấp bộ trưởng ngoại giao, các cấp phó và thông qua các đại sứ.
“Đó là vấn đề nội bộ của Nga,” Thượng nghị sĩ Mark Warner cho biết các quan chức Ukraine đã được thông báo, lặp lại những gì Mỹ và các quan chức phương Tây khác đã nói công khai.
“Người Ukraine đã được các đồng minh cảnh báo không được khiêu khích tình hình. Hãy tận dụng các cơ hội trên lãnh thổ Ukraine nhưng đừng để bị lôi kéo vào các vấn đề nội bộ hoặc tấn công vào các tài sản quân sự mang tính tấn công bên trong Nga”
Trong cuộc chiến với Nga, Ukraine bị Nga cáo buộc thực hiện ngày càng nhiều vụ tấn công bí mật xuyên biên giới và phá hoại các cơ sở quân sự của Nga, thậm chí cả một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào điện Cẩm Linh. Các lực lượng Ukraine đã nã pháo vào khu vực Belgorod của Nga, gần biên giới giữa hai nước.
“Chúng tôi chỉ không muốn đưa vào câu chuyện này rằng cuộc binh biến này là sáng kiến của chúng tôi,” Thượng nghị sĩ Mark Warner nói. “Đó là điều mà người Nga luôn mong muốn để chứng minh rằng có những mối đe dọa đối với chủ quyền của Nga.”
11. Prigozhin lần đầu tiên lên tiếng kể từ khi thỏa thuận với Putin
Yevgeny Prigozhin, nhà tài phiệt người Nga và là thủ lĩnh của tập đoàn lính đánh thuê Tập đoàn Wagner, đã lên tiếng lần đầu tiên sau khi kết thúc đột ngột âm mưu nổi loạn của ông ta chống lại Điện Cẩm Linh.
Hôm thứ Sáu, Prigozhin kêu gọi các lực lượng của mình tiến hành chiến tranh chống lại Bộ Quốc phòng Nga, tuyên bố rằng quân đội Nga đã tấn công một số quân Wagner đóng tại Ukraine, khiến nhiều người thiệt mạng. Đội quân đánh thuê tuyên bố đã giành quyền kiểm soát các địa điểm quân sự ở thành phố Rostov-on-Don của Nga trước khi bắt đầu hành quân về phía bắc tới Mạc Tư Khoa.
Cuộc binh biến, được một số người mô tả là cả một âm mưu đảo chính và một cuộc nổi dậy vũ trang, đã đột ngột kết thúc vào hôm thứ Bảy khi có thông tin rằng Prigozhin đã chấp nhận một thỏa thuận được môi giới với sự giúp đỡ từ chính phủ Belarus. Là một phần của thỏa thuận này, các lực lượng của Wagner sẽ giảm leo thang để đổi lấy những bảo đảm an toàn nhất định, trong khi bản thân Prigozhin đồng ý rời khỏi đất nước và cư trú tại Belarus.
Hôm thứ Hai, Prigozhin đã phá vỡ sự im lặng của mình trong một loạt bản ghi âm được chia sẻ trên tài khoản Telegram chính thức của mình. Trong các đoạn clip, anh ta khẳng định rằng ý định của anh ta không phải là để lực lượng của anh ta nhắm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin hay lật đổ toàn bộ chính phủ Nga.
“Chúng tôi không hành quân để lật đổ hàng lãnh đạo của Nga,” Prigozhin nói, theo bản dịch đoạn băng từ BBC News. “Mục đích của cuộc tuần hành là để tránh sự hủy diệt của Wagner và buộc các quan chức phải chịu trách nhiệm vì những hành động thiếu chuyên nghiệp của họ đã phạm một số sai lầm lớn.”
Prigozhin tuyên bố Tập đoàn Wagner “dứt khoát” phản đối một phần của thỏa thuận nhằm “đóng cửa Wagner vào ngày 1 tháng 7 năm 2023 và sáp nhập nó vào Bộ quốc phòng Nga. Ông tuyên bố, các chỉ huy của quân Wagner đã từ chối nhận hợp đồng với Bộ Quốc Phòng.
Nhà tài phiệt xác nhận thêm về sự tham gia của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko trong việc môi giới thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc binh biến, nói rằng nhà lãnh đạo này “đã dang tay và đề nghị tìm cách để Wagner tiếp tục công việc của mình một cách hợp pháp.”
Prigozhin cũng sử dụng đoạn clip để tiếp tục chia sẻ những lời chỉ trích quân đội Nga, cho rằng cuộc binh biến ngắn ngủi của Wagner cho thấy “các vấn đề an ninh nghiêm trọng trên toàn quốc” và tuyên bố rằng cuộc xâm lược Ukraine sẽ thành công hơn nếu quân đội của ông ta thực hiện các cuộc tấn công đầu tiên.”
Nói chuyện với Newsweek, Trung tá Quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Daniel Davis đã thảo luận về những gì ông thấy “sáng tỏ” về Prigozhin.
Davis viết: “Bản ghi âm mới từ Prigozhin đang làm sáng tỏ những gì anh ta nói cũng như những gì anh ta ngụ ý. Ông ấy tuyên bố dứt khoát rằng điều này không bao giờ nhằm lật đổ Putin, điều này phần lớn phù hợp với thông điệp của ông ta trong suốt cuộc khủng hoảng. Ngay cả trong cơn giận dữ dội nhất của mình trong cuộc nổi dậy, ông ấy đã xác định rõ điều này không phải là đảo ngược trật tự chính trị ở Điện Cẩm Linh và lật đổ Putin, mà là để 'đem lại công lý'—chưa bao giờ thực sự được định nghĩa.”
“Tuy nhiên, trong đoạn ghi âm, anh ta dường như đã đưa ra manh mối về động cơ của mình: đó là vì bị sắp giải tán vào ngày 1 tháng 7. Bộ Quốc phòng Nga dường như sẽ giành lại quyền kiểm soát Wagner sau khi đánh chiếm thành công Bakhmut để loại bỏ cái gai đối với họ là Prigozhin bằng cách yêu cầu những người đàn ông ký hợp đồng, không phải với Prigozhin và công ty quân sự tư nhân của anh ta, mà là với Bộ Quốc phòng Nga, và như thế là loại bỏ Prigozhin một cách hiệu quả. Anh ta từ chối chịu đựng điều đó và chấp nhận rủi ro sinh tử để cố gắng giữ quyền kiểm soát.
Đáng chú ý, nhà lãnh đạo Wagner dường như im lặng sau khi thông báo rằng quân đội của ông ta sẽ ngừng hoạt động vào hôm thứ Bảy, không đưa ra tuyên bố công khai cho đến khi chia sẻ đoạn ghi âm vào hôm thứ Hai. Điều này làm dấy lên một số suy đoán về nơi ở và ý định của anh ta. Prigozhin đã không tiết lộ vị trí của mình trong bất kỳ bài đăng nào anh ta đăng vào thứ Hai.
12. Một quan chức nhận định rằng cuộc binh biến của Prigozhin là giai đoạn đầu tiên của quá trình 'giải thể' hệ thống Putin
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Prigozhin's Mutiny Was First Stage of Putin System's 'Dismantling'—Official”, nghĩa là “Một quan chức nhận định rằng cuộc binh biến của Prigozhin là giai đoạn đầu tiên của quá trình 'giải thể' hệ thống Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Người đứng đầu Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, đã tạm dừng cuộc binh biến ở Nga, là giai đoạn đầu tiên của quá trình “xóa bỏ” chế độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine cho biết như trên.
“Prigozhin chỉ là một phần của nhóm và là một phần của kế hoạch,” Oleksiy Danilov cho biết. Ông nói, nỗ lực nổi dậy của nhà tài phiệt Nga là “phần nổi của tảng băng chìm của quá trình gây bất ổn”.
Trong cuộc nổi dậy vũ trang của Prigozhin, kéo dài chưa đầy 24 giờ, Tập đoàn Wagner cho biết họ đã kiểm soát hai trung tâm quân sự ở miền nam nước Nga và tiến sâu trong phạm vi 120 dặm quanh Mạc Tư Khoa trước khi rút lui. Prigozhin đã công bố một cuộc “tuần hành vì công lý” của các chiến binh của ông ta chống lại giới lãnh đạo quân sự của đất nước sau mối bất hòa công khai kéo dài hàng tháng về việc giải quyết cuộc chiến ở Ukraine.
Nhưng các chiến binh của anh ta đã rút lui sau khi Điện Cẩm Linh cho biết một thỏa thuận đã được nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian để tránh “đổ máu” khiến anh ta phải rời đến Belarus, và một vụ án hình sự chống lại anh ta vì tội nổi loạn vũ trang đã bị hủy bỏ, mặc dù hôm thứ Hai các phương tiện truyền thông Nga đưa tin không có chuyện hủy bỏ.
Danilov nói: “Chuyến hành quân của Prigozhin từ Rostov-on-Don đến Mạc Tư Khoa là một minh chứng cho thấy ý định của ông ấy nghiêm túc đến mức nào, những cơ hội nào tồn tại và những điều kiện được tạo ra như thế nào để khởi động quá trình chuyển giao quyền lực—dù là tự nguyện hay bị ép buộc”.
Ông viết: “Các đoàn xe của Wagner hoặc những đoàn do các thế lực khác thành lập vẫn có thể đến được Quảng trường Đỏ.”
Ông Danilov nói thêm rằng Putin chỉ có một lối thoát duy nhất – thanh lọc hoàn toàn khối quyền lực, loại bỏ thực tế Tập đoàn Wagner, trừng phạt thẳng thừng Prigozhin và áp dụng thiết quân luật ở Nga, Danilov nói thêm.
Tổng thống Vladimir Putin, trong một tin nhắn video, đã mô tả nỗ lực nổi dậy của Prigozhin là một sự phản bội và đâm sau lưng. Ba hãng thông tấn chính của Nga—Tass, RIA Novosti và Interfax—đã đưa tin hôm thứ Hai rằng Prigozhin vẫn đang bị điều tra vì nghi ngờ tổ chức một cuộc binh biến vũ trang, bất chấp lời hứa của Điện Cẩm Linh rằng các cáo buộc sẽ được bãi bỏ như một phần của thỏa thuận. Tổ chức một cuộc binh biến vũ trang có thể bị phạt tù tới 20 năm ở Nga.
Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, cho biết “cuộc tuần hành vì công lý” của Wagner cho thấy Điện Cẩm Linh “không biết chính đất nước của mình”.
“Chính phủ ở Nga chỉ mạnh trên TV, nhưng trên thực tế, nó mục nát như doanh trại bằng gỗ ở các tỉnh của Nga,” ông nói.
“Nga hóa ra không phải là một pháo đài, mà là một cửa ngõ. Quân tình nguyện Nga được tự do vào vùng Belgorod; thủ đô và điện Cẩm Linh bị máy bay không người lái tấn công, và đội quân đánh thuê có khả năng chiếm không phải Kyiv mà là Mạc Tư Khoa mà không cần giao tranh trong hai ngày,” Gerashchenko nói thêm.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
13. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không bình luận về động cơ của Prigozhin và không biết anh ta đang ở đâu
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ không suy đoán về động cơ của ông chủ Wagner, Yevgeny Prigozhin, khi kích động một cuộc nổi dậy vũ trang ở Nga vào cuối tuần qua.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Matthew Miller cho biết trong một cuộc họp báo: “Tôi sẽ nói rằng, chính Vladimir Putin đã khơi dậy bóng ma năm 1917, chứ không phải ai đó, không phải bất kỳ ai từ chính phủ Hoa Kỳ”.
Miller cho biết Hoa Kỳ không biết về vị trí của Prighozin hoặc việc bố trí lực lượng Wagner ở Ukraine hay những nơi khác.
Ông nói tiếp: “Tình hình ở Nga vẫn rất năng động.”
Miller nói thêm: “Chúng tôi vẫn không rõ ý nghĩa cuối cùng của những gì đã xảy ra và nó liên quan đến các hoạt động của Hoa Kỳ và lợi ích của Hoa Kỳ ra sao,” Miller nói, và gọi động thái của Prigozhin là “một bước quan trọng.”
“Đó chắc chắn là một điều mới mẻ khi chứng kiến khả năng lãnh đạo của Tổng thống Putin bị thách thức trực tiếp. Thật là một điều mới mẻ khi thấy Yevgeny Prigozhin trực tiếp đặt câu hỏi về lý do căn bản của cuộc chiến này và chỉ trích rằng cuộc chiến về cơ bản đã được tiến hành dựa trên sự dối trá, đó là điều mà chúng tôi đã nói trước đây, nhưng chắc chắn chúng tôi chưa từng thấy xuất phát từ các quan chức Nga.”
Diễn biến bất ngờ: Tướng Surovikin bị nghi cấu kết Wagner đảo chính Putin. Kyiv thắng lớn ở Bakhmut
VietCatholic Media
17:38 28/06/2023
1. Valery Gerasimov và Sergei Shoigu tung độc chiêu nhằm hạ gục tướng quân ngày tận thế Sergey Surovikin
Hôm thứ Ba, tờ New York Times đưa tin rằng Tướng Sergey Surovikin, phó chỉ huy các chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, đã biết trước rằng chỉ huy lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin đang lên kế hoạch nổi loạn chống lại các quan chức quốc phòng của Mạc Tư Khoa. Không những biết trước ý định của trùm Wagner Yevgeny Prigozhin, Tướng Sergey Surovikin có thể đã đích thân hoạch định kế hoạch tấn công.
Tờ báo dẫn lời các quan chức Mỹ đã được thông báo tin tức tình báo của Mỹ về vấn đề này và báo cáo rằng các quan chức này đang “cố gắng tìm hiểu xem liệu Tướng Sergey Surovikin, cựu chỉ huy hàng đầu của Nga ở Ukraine, có giúp lên kế hoạch cho các hành động của ông Prigozhin vào cuối tuần trước hay không”.
Prigozhin đã bay sang Belarus sống lưu vong hôm thứ Ba theo một thỏa thuận chấm dứt cuộc binh biến ngắn ngủi do các chiến binh Wagner của ông thực hiện vào cuối tuần qua, trong khi Vladimir Putin đang ca ngợi các lực lượng vũ trang của ông đã ngăn chặn một cuộc nội chiến.
Khi bắt đầu cuộc nổi dậy, Surovikin là một trong những vị tướng đầu tiên phát hành một đoạn video, trong đó có hình ảnh ông ta đang cầm một khẩu tiểu liên, yêu cầu lực lượng Wagner đầu hàng. Ông cũng là chỉ huy của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga, là lực lượng đã mất một số máy bay trong sự việc khiến 13 phi công thiệt mạng và 4 người trong phi hành đoàn thiệt mạng.
Tờ New York Times đưa tin các quan chức Mỹ cũng cho biết có dấu hiệu cho thấy các tướng lĩnh Nga khác cũng có thể đã ủng hộ Prigozhin.
Surovikin, được truyền thông Nga đặt biệt danh là “Tướng quân Armageddon” hay “Tướng quân ngày tận thế”, đã được giao phụ trách tổng thể các hoạt động của Ukraine vào tháng 10. Nhưng vào Tháng Giêng, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã bổ nhiệm tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov giám sát chiến dịch, và Surovikin phải chịu làm phó cho Valery Gerasimo.
Prigozhin yêu cầu loại bỏ Shoigu khi bắt đầu cuộc binh biến của ông ta, mà ông ta gọi là “cuộc tuần hành vì công lý”.
Tin tức cho rằng Surovikin đã biết trước cuộc binh biến của trùm Wagner Yevgeny Prigozhin lan nhanh như cháy rừng ở Nga. Các bloggers quân sự Nga cho rằng Valery Gerasimov và Sergei Shoigu với sự trợ giúp của tờ New York Times đang tung ra chiêu độc này để phản ứng trước ý định của Putin.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu được cho là sẽ bị thay thế bởi Alexei Dyumin và Tổng Tham Mưu Trưởng Valery Gerasimov sẽ bị thay thế bởi tướng đầu trọc Sergei Surovikin.
2. Quân Ukraine thắng lớn tại thành phố Bakhmut nhưng chưa tiến vào trung tâm thành phố
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 28 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân Ukraine chưa có ý định tấn công vào thành phố Bakhmut mặc dù đã tiêu diệt gần hết các lực lượng Nga xung quanh thành phố này.
“Chúng tôi không vội. Thành công của một cuộc tổng phản công không nhất thiết phải đo lường bằng các lãnh thổ tái chiếm. Chúng tôi muốn tiêu diệt sinh lực địch, trước khi tái chiếm lãnh thổ.”
Cô cho biết trong 24 giờ qua đã có 30 cuộc giao tranh trên 3 mặt trận là thành phố Bakhmut của khu vực Donetsk và hai thành phố Melitopol, Berdiansk thuộc khu vực Zaporizhzhia.
Gần thành phố Melitopol, các binh sĩ trinh sát thuộc tiểu đoàn 74 trinh sát biệt lập Lực lượng Vũ trang Ukraine đã phát hiện và cho nổ tung một trạm tác chiến điện tử của Nga tại một trong những khu vực tiền tuyến.
Cô giải thích ý nghĩa của thắng lợi này như sau:
“Các trạm tác chiến điện tử như vậy được thiết kế để phát hiện các phương tiện bay không người lái, truyền tín hiệu báo động đến các hệ thống điều khiển phòng không và điều hướng các máy bay không người lái bay lên ngăn chặn. Thiết bị tác chiến điện tử của kẻ thù đã bị máy bay không người lái kamikaze phá hủy, tạo điều kiện cho các máy bay không người lái của quân ta tác xạ vào các vị trí của quân xâm lược”.
Trong khi đó, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết các dịch vụ khẩn cấp tại thành phố Kramatorsk xác nhận số người chết đã tăng lên 10 người và cho biết thêm nạn nhân mới nhất là một cậu bé, và hai thiếu nữ 14 tuổi.
Cô cho biết 7 người đã được giải cứu và đưa ra con số người bị thương là 56, thấp hơn một chút so với con số 60 do tổng công tố cung cấp.
Reuters đã nói chuyện với một người có mặt tại hiện trường, Valentyna, một phụ nữ 64 tuổi từ chối cho biết họ của mình. Cô ấy nói rằng cô ấy đã chạy đến đó “sau vụ nổ vì tôi đã thuê một quán cà phê ở đây. Mọi thứ đã bị thổi bay. Không một mảnh kính, cửa sổ hay cửa ra vào nào còn sót lại. Tất cả những gì tôi thấy là sự hủy diệt, sợ hãi và kinh hoàng. Đây mà là thế kỷ 21 hay sao.”
Bất kể các bằng chứng tại hiện trường, Điện Cẩm Linh hôm thứ Tư vẫn khăng khăng cho rằng Nga chỉ tấn công các mục tiêu quân sự, chứ không phải mục tiêu dân sự, khi được hỏi về vụ tấn công bằng hỏa tiễn vào một nhà hàng đông đúc ở thành phố Kramatorsk, miền đông Ukraine vào tối thứ Ba, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng.
“Liên bang Nga không tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự. Các cuộc tấn công được thực hiện trên các đối tượng được kết nối với cơ sở hạ tầng quân sự theo cách này hay cách khác.”
Ông Peskov cũng cho biết Điện Cẩm Linh kiên quyết bác bỏ một báo cáo của Liên Hiệp Quốc cáo buộc rằng Nga đã vi phạm quyền trẻ em ở Ukraine.
Báo cáo, được công bố hôm thứ Ba, cáo buộc Nga giam giữ hơn 800 dân thường, một số là trẻ em, kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào tháng Hai năm ngoái. Peskov nói rằng các lực lượng Nga đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ trẻ em bằng cách di tản chúng khỏi các khu vực xung đột.
Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết trong 24 giờ qua, 930 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 13 xe thiết giáp, 6 hệ thống pháo, một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, một hệ thống phòng không, và 2 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 28 Tháng Sáu, 227,100 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.036 xe tăng, 7.847 xe thiết giáp, 4.089 hệ thống pháo, 627 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 387 hệ thống tác chiến phòng không, 314 máy bay, 308 trực thăng, 3.499 máy bay không người lái, 1.261 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.774 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 563 đơn vị thiết bị đặc biệt.
3. Thế tiến thoái lưỡng nan mới của Putin đối với Prigozhin
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's New Prigozhin Dilemma”, nghĩa là “Thế tiến thoái lưỡng nan mới của Putin đối với Prigozhin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Tổng thống Vladimir Putin đang nỗ lực tái khẳng định quyền kiểm soát sau cuộc binh biến nửa vời của Tập đoàn Wagner, nhưng có khả năng ông đã quyết định rằng ông không thể trực tiếp loại bỏ người đứng đầu Yevgeny Prigozhin vào lúc này, theo một tổ chức tư vấn của Mỹ.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, đã đánh giá phản ứng của tổng thống Nga đối với cuộc nổi dậy ngày 24 tháng 6 trong phân tích mới nhất về xung đột Ukraine, được công bố hôm thứ Ba.
Một vụ án hình sự chống lại Prigozhin vì tội nổi loạn vũ trang đã chính thức bị hủy bỏ vào ngày 27 tháng 6. Putin cũng công khai thừa nhận điều mà ông đã luôn phủ nhận trong nhiều năm - rằng Điện Cẩm Linh tài trợ và cung cấp đầy đủ cho “công ty quân sự tư nhân” do ông trùm Prigozhin từng là đồng minh lâu năm điều hành.
Cho đến tháng 9 năm 2022, Điện Cẩm Linh tuyên bố không biết gì về tổ chức này. Lính đánh thuê là bất hợp pháp theo luật pháp Nga và các công ty an ninh quân sự tư nhân không được phép cung cấp dịch vụ bên ngoài đất nước.
Sự thay đổi của tổng thống diễn ra sau khi Prigozhin tuyên bố một “cuộc tuần hành vì công lý” của các chiến binh chống lại giới lãnh đạo quân sự của Nga. Cuộc tuần hành diễn ra sau một mối thù công khai kéo dài nhiều tháng về việc giải quyết chiến tranh, cũng như việc Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu yêu cầu Prigozhin ký một hợp đồng trước ngày 1 tháng 7, có hiệu lực sẽ đặt các chiến binh của ông dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng Nga.
Quân đội Wagner đã hủy bỏ cuộc hành quân đến thủ đô sau khi Điện Cẩm Linh cho biết một thỏa thuận đã được nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian để tránh “đổ máu”. Điện Cẩm Linh cho biết Prigozhin sẽ rời Belarus và các cáo buộc hình sự đối với ông sẽ được bãi bỏ.
Giờ đây, Putin đang cố gắng thể hiện Prigozhin “là kẻ tham nhũng và dối trá nhằm hủy hoại danh tiếng của ông ta trong các binh sĩ Wagner và trong xã hội Nga,” theo ISW.
Hôm thứ Ba, tổng thống ngụ ý rằng Prigozhin đã nói dối về việc Tập đoàn Wagner độc lập với Điện Cẩm Linh và việc thiếu bồi thường của nhà nước cho nhân viên của tập đoàn.
Putin không nhắc đích danh đồng minh cũ của mình, chỉ mô tả ông ta là “chủ sở hữu của công ty Concord”, nhưng cho biết ông đã nhận được 80 tỷ rúp (khoảng 936 triệu Mỹ Kim) trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023 để “giao và phục vụ thức ăn cho quân đội Nga”. Putin cũng nói thêm rằng Điện Cẩm Linh sẽ điều tra xem liệu công ty có ăn cắp bất cứ thứ gì trong quá trình làm việc cho Điện Cẩm Linh hay không”.
ISW cho biết các bình luận của tổng thống có thể là “sự chuẩn bị để biện minh cho việc Điện Cẩm Linh tịch thu tài sản của Prigozhin thông qua các cáo buộc tham nhũng”.
ISW nói thêm: “Putin đang cố tách Prigozhin khỏi công ty quân sự tư nhân Wagner và đang cố tình tước bỏ danh hiệu nhà tài chính Wagner của Prigozhin để làm suy yếu vai trò của ông ấy trong Wagner.”
Điều này có thể nhằm “thiết lập các điều kiện thông tin” để cho phép Điện Cẩm Linh cáo buộc Prigozhin tham nhũng hoặc âm mưu với Ukraine hoặc phương Tây. ISW cho biết điều đó cũng sẽ “làm các nhân viên của Wagner xa lánh Prigozhin, những người mà Điện Cẩm Linh đang tìm cách giữ lại để chiến đấu ở Ukraine như một phần của quân đội chính quy của Nga”.
“Prigozhin đã xây dựng thương hiệu cá nhân của mình bằng cách chỉ trích bộ chỉ huy quân đội Nga và các quan chức tham nhũng và quan hệ với các nước phương Tây, và Putin có thể đang cố gắng phá vỡ lời kêu gọi dân túy của Prigozhin bằng cách buộc tội ông ta về những tội lỗi tương tự.”
Đồng thời, Putin có thể đã quyết định rằng ông ta không thể loại bỏ Prigozhin mà không phong ông ta làm “liệt sĩ” vì ông ta vẫn giữ được một số ủng hộ trong xã hội Nga và các lực lượng chính quy.
ISW cho biết: “Điện Cẩm Linh sẽ cần bảo đảm rằng các nhóm này sẽ vỡ mộng với Prigozhin để tước đi sự ủng hộ phổ biến của ông ấy ở Nga một cách hiệu quả”.
“ Điện Cẩm Linh có thể sẽ tiếp tục tấn công tính cách của Prigozhin để phá vỡ sự ủng hộ phổ biến của Prigozhin, ngăn cản nhân viên của Wagner theo ông ta đến Belarus và phá hủy quyền lực tài chính của ông ta.”
Lukashenko cho biết hôm thứ Ba rằng Prigozhin đã đến Belarus.
Boris Bondarev, một cựu quan chức ngoại giao Nga đã từ chức để phản đối cuộc chiến của Mạc Tư Khoa ở Ukraine đã nói với Newsweek rằng ông tin rằng âm mưu nổi loạn của Prigozhin cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Putin.
Bondarev nói rằng giới tinh hoa Nga đang ngày càng thất vọng với tổng thống khi chiến tranh kéo dài, và bầu không khí này cuối cùng sẽ dẫn đến một sự đồng thuận rằng Putin phải bị lật đổ, Bondarev nói.
“Cuộc chiến này đã diễn ra được một năm rưỡi rồi, vì vậy nó diễn ra khá chậm… một quá trình suy thoái và tình hình đang thay đổi,” ông nói.
“Dần dần, sự thất vọng, tức giận và cáu kỉnh trong giới thượng lưu ngày càng tăng, nhưng tôi nghĩ, vụ Prigozhin này đã tạo động lực rất lớn cho việc này và mọi người bắt đầu hiểu và nhận ra một cách rõ ràng hơn rằng tình hình là rất sai lầm, rất tồi tệ, không khá chút nào, hết hy vọng.”
Ông nói thêm: “Vì vậy, tình hình cuối cùng sẽ dẫn đến sự hiểu biết tuyệt vời rằng Putin phải ra đi. Trong tương lai, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều hơn nữa—có thể chưa phải là các cuộc nổi loạn, nhưng chắc chắn là có sự gia tăng các cuộc nói chuyện sau lưng Putin.”
4. Ngoại trưởng Ukraine về cuộc nổi dậy của Wagner: “Chỉ là vấn đề thời gian” trước khi ai đó lại thách thức Putin
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói với CNN rằng mặc dù Ukraine không có bất kỳ thông tin tình báo cụ thể nào liên quan đến nỗ lực nổi dậy của thủ lĩnh Wagner Yevgeny Prigozhin vào cuối tuần qua, nhưng không thể tránh khỏi việc ai đó sẽ thách thức Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Đối với chúng tôi, điều khá rõ ràng là việc ai đó ở Nga dám thách thức Putin chỉ là vấn đề thời gian. Bởi vì chúng tôi đã thấy quyền lực của ông ấy đang bị thu hẹp như thế nào, và nước Nga đang bước vào giai đoạn hỗn loạn rất khó khăn như thế nào. Vì vậy, Prigozhin chỉ là người đầu tiên dám làm, nhưng tôi không nghi ngờ gì rằng những người khác sẽ làm theo cách này hay cách khác,” Kuleba nói.
Kuleba cũng cho biết thanh kiếm hạt nhân của Putin là vũ khí cuối cùng trong kho vũ khí của ông ta.
“Thành thật mà nói, tôi tin rằng nỗi sợ vũ khí hạt nhân là lập luận cuối cùng mà Putin đưa ra trong cuốn sách của mình.... Ông ta đã cạn kiệt tất cả các lý lẽ khác”.
“Rõ ràng là quân đội của ông ta không có khả năng đạt được các mục đích chiến lược ở Ukraine. Anh ta nhận ra rằng sức mạnh của anh ta đã bị phá vỡ. Và thế là chỉ còn một lý lẽ cuối cùng trong túi anh ta.... Tôi nghĩ đó chẳng qua là một trò chơi sợ hãi, bởi vì Putin quá nhát,” Kuleba nói.
Ông nói thêm: “Phương Tây sẽ mắc sai lầm lớn nếu quyết định chơi trò sợ hãi hạt nhân với Putin.”
Ngoại trưởng cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, nói rằng “nguy cơ là có thật” chừng nào quân đội Nga còn nắm giữ cơ sở này.
“Tất nhiên, họ không muốn bị quy trách nhiệm gây ra một thảm họa hạt nhân khác. Vì vậy, tôi nghĩ rằng họ đang vật lộn để tìm cách thực hiện nó như một hoạt động cờ giả hoặc như một thứ gì đó khác mà không thể quy trách nhiệm trực tiếp cho họ”.
Tuần trước, Điện Cẩm Linh đã bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy rằng Nga đang “xem xét” một “cuộc tấn công khủng bố” tại nhà máy ở miền nam Ukraine bị tạm chiếm.
5. Tổng thống Lithuania và tổng thống Ba Lan gặp gỡ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại Kyiv
Tổng thống Lithuania, Gitanas Nausėda, đã gặp tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, tại Kyiv vào cuối ngày thứ Tư 28 Tháng Sáu để thảo luận về NATO khi Ukraine tìm cách gia nhập liên minh, trước hội nghị thượng đỉnh sắp tới vào tháng 7 tại Vilnius.
Reuters lưu ý rằng các thành viên NATO sắp đồng ý các bước tăng cường quan hệ với Ukraine vào thời điểm đó, nhưng vẫn chưa giải quyết được những khác biệt về cách giải quyết mong muốn trở thành thành viên của Ukraine.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cũng đang ở Kyiv để hội đàm với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Theo thông báo của Phủ Tổng Thống Ukraine, hai vị đã thảo luận về “tình hình hiện tại ở tiền tuyến, bao gồm cả mối đe dọa về một cuộc tấn công của Nga vào nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye.” Họ nói thêm rằng “việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 cũng sẽ được thảo luận”.
6. Lukashenko nói rằng ông ta đã nói với Prigozhin rằng lực lượng Wagner sẽ bị “nghiền nát như một con bọ” nếu hành quân đến Mạc Tư Khoa
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết ông đã cảnh báo thủ lĩnh Wagner Yevgeny Prigozhin rằng lực lượng Wagner sẽ bị tiêu diệt nếu họ tiếp tục hành quân đến thủ đô Nga.
“Nửa chừng bạn sẽ bị nghiền nát như một con bọ,” Lukashenko cho biết ông ta đã nói như trên với Prigozhin trong một cuộc gọi vào thứ Bảy.
Lukashenko cho biết Prigozhin đã nói với ông ta: “'Chúng tôi muốn công lý! Họ muốn bóp cổ chúng tôi! Chúng tôi sẽ đi Mạc Tư Khoa!'“
“Trong một thời gian dài, tôi đã cố gắng thuyết phục anh ta. Và cuối cùng tôi nói, 'Bạn biết đấy, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn. Nhưng đừng xúc phạm tôi. Lữ đoàn của chúng tôi đã sẵn sàng để chuyển đến Mạc Tư Khoa', ông nói.
Lukashenko cho biết ông đã nói với Prigozhin rằng “tình hình này không chỉ liên quan đến Nga. Tình trạng hỗn loạn này sẽ lan rộng khắp nước Nga, và hậu quả của điều này là rất lớn, chúng tôi là người tiếp theo.”
Lukashenko phủ nhận việc xây dựng trại cho lực lượng Wagner: Ông cho biết Belarus hiện không xây dựng trại trên lãnh thổ của mình cho lực lượng lính đánh thuê Wagner, sau cuộc nổi dậy hôm thứ Bảy.
“Chúng tôi chưa xây dựng bất kỳ trại nào. Nhưng nếu họ muốn, chúng tôi sẽ đáp ứng cho họ. Làm ơn dựng lều đi. Nhưng hiện tại họ đang ở Luhansk trong các trại của họ”
Ông cho biết Wagner đã được cung cấp một số vùng đất bỏ hoang bên trong Belarus nếu họ cần.
7. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã bàn về hậu quả của việc các cây cầu đường bộ Chonhar giữa Bán đảo Crimea và Kherson bị quân Ukraine dùng hỏa tiễn Storm Shadow làm hư hại. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy
Sáng sớm ngày 22 tháng 6 năm 2023, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã tấn công các cây cầu đường bộ Chonhar giữa Bán đảo Crimea và tỉnh Kherson bị Nga chiếm đóng.
Những cây cầu này phục vụ một trong hai tuyến hậu cần đường bộ chính giữa Crimea và Kherson.
Tuyến đường qua cầu Chonhar là tuyến đường trực tiếp nhất từ trung tâm hậu cần Crimea của Nga tại Dzhankoi và khu vực Zaporizhzhia, nơi Nga hiện đang phòng thủ trước một cuộc tấn công lớn của Ukraine.
Việc tạm thời đóng cửa tuyến đường khiến các đoàn xe hậu cần quan trọng của Nga mất thêm ít nhất 50% thời gian để đến mặt trận thông qua các tuyến đường thay thế.
Các báo cáo chỉ ra rằng các nhà chức trách Nga gần như chắc chắn đã xây dựng một cầu phao thay thế cầu vượt trong vòng 24 giờ sau cuộc tấn công; rất có khả năng cầu vượt này dùng chỉ giới hạn cho giao thông quân sự. Tốc độ xây dựng một cầu vượt thay thế cho thấy tuyến đường này quan trọng như thế nào đối với các nỗ lực quân sự của Nga ở khu vực Ukraine bị tạm chiếm.
8. Hỏa tiễn Nga tấn công khu vực miền trung Poltava của Ukraine
Poltava bị trúng hỏa tiễn X-22 của Nga hôm thứ Ba, đúng một năm sau một cuộc tấn công ở khu vực miền trung Ukraine khiến hơn 20 người thiệt mạng.
Theo chính quyền quân sự khu vực, không có thương vong nào được ghi nhận hôm nay khi một khu nhà bị bắn phá.
Vào ngày 28 tháng 6 năm 2022, một cuộc không kích của Nga đã tàn phá một trung tâm mua sắm nhộn nhịp ở Kremenchuk ở Poltava, khiến tòa nhà bốc cháy, giết chết nhiều người và làm bị thương hàng chục người khác.
Thị trưởng của Kremenchuk, Vitalii Maletskyi, phản ứng trước những điểm tương đồng giữa hai vụ tấn công.
“Cùng một chiếc máy bay Tu-22m3 đã cất cánh từ cùng một sân bay Shaykovka và phóng cùng một hỏa tiễn X-22. Đây là những hỏa tiễn có tầm bắn chính xác lên tới hơn 600 mét nên có thể đánh bất cứ đâu. Bản thân việc sử dụng chúng là một tội ác chiến tranh của người Nga,” ông nói.
Mykhailo Podolyak, cố vấn của người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết trên Twitter rằng cuộc tấn công cũng xảy ra cùng một thời điểm với cuộc tấn công năm ngoái.
9. Ngoại trưởng Ukraine nói về cuộc nổi dậy thất bại của Wagner: “Prigozhin bỏ cuộc quá nhanh.”
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết cuộc nổi dậy ở Nga do thủ lĩnh Wagner Yevgeny Prigozhin lãnh đạo sẽ làm tổn hại đến tinh thần quân đội Nga nếu nó kéo dài hơn.
“Nếu cuộc binh biến này kéo dài thêm 48 giờ nữa, tôi khá chắc chắn rằng chúng ta sẽ cảm thấy tác động làm mất tinh thần đối với các lực lượng Nga đang chiến đấu ở phía nam và phía đông Ukraine. Thật không may, Prigozhin đã bỏ cuộc quá nhanh. Vì vậy, không có thời gian để tác động làm mất tinh thần này xâm nhập vào các chiến hào của Nga.”
Nỗ lực nổi dậy của Prigozhin đã gây ra một ngày cuối tuần hỗn loạn cho giới lãnh đạo Nga khi lực lượng lính đánh thuê của anh ta dường như đe dọa Mạc Tư Khoa. Ông chủ của Wagner cho biết anh ta đã ngừng cuộc tấn công vào thứ Bảy để ngăn chặn sự đổ máu của người Nga và cuộc nổi dậy là một cuộc biểu tình - không phải là một nỗ lực nhằm lật đổ chính phủ. Ông cho biết Bộ Quốc phòng Nga đã lên kế hoạch cho Wagner “chấm dứt tồn tại” từ ngày 1/7.
10. Putin nói Wagner được tài trợ bởi ngân sách nhà nước và bộ quốc phòng
Trong khi phát biểu trước các sĩ quan an ninh tham gia chiến đấu với âm mưu nổi dậy của Wagner vào cuối tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nhà nước và Bộ Quốc phòng Nga “đã tài trợ đầy đủ” cho công ty quân sự tư nhân.
Putin cho biết nhà nước đã trả cho Wagner khoảng 86 tỷ rúp hay khoảng 1 tỷ Mỹ Kim cho “các khoản thanh toán bảo trì và khuyến khích” chỉ riêng từ tháng 5 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023.
Ông cũng tuyên bố công ty Concord, tập đoàn lớn mạnh do Yevgeny Prigozhin đứng đầu, cũng đã nhận được 80 tỷ rúp, tức là khoảng 938 triệu Mỹ Kim, từ ngân sách nhà nước.
Putin nói “chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề đó,” khi nói về việc hàng tỷ rúp đã được chi cho Wagner.
“Nhưng tôi hy vọng rằng thông qua công việc của mình, không ai lấy đi bất cứ thứ gì,” ông nói. Hiện chưa rõ liệu Putin có ám chỉ đến một cuộc điều tra về việc quỹ nhà nước đã đi đâu hay không.
“Đối với nhóm Wagner này, các bạn biết đấy, chúng tôi luôn đối xử hết sức tôn trọng với các chiến binh và chỉ huy của nhóm này. Bởi vì họ thực sự đã thể hiện lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng. Những người lính và sĩ quan của quân đội Nga và tình nguyện viên của chúng tôi đã làm việc trong điều kiện chiến đấu với những cống hiến không kém, họ cũng thể hiện chủ nghĩa anh hùng và sự hy sinh quên mình. Ông nói: “ Những người phục vụ và làm việc trong công ty Wagner này đều được cả nước tôn trọng.
Ngồi sau bàn làm việc tại Điện Cẩm Linh, Putin cũng nói rằng ông muốn bày tỏ “lòng biết ơn” của mình đối với các nhân viên an ninh.
Ông nói: “Thật không may, bạn phải làm việc trong những điều kiện rất khó khăn” trong cuộc nổi loạn.
11. Hà Lan và Đan Mạch đã đặt hàng 14 xe tăng Leopard 2 để giao cho Ukraine vào năm 2024
Hà Lan và Đan Mạch đã đặt hàng 14 xe tăng Leopard 2 để giao cho Ukraine, theo thông cáo báo chí từ nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall của Đức.
“Chúng tôi đang nói về 14 xe tăng Leopard 2A4 đã qua sử dụng được đại tu, không phải xe mới,” phát ngôn nhân của Rheinmetall Oliver Hoffmann nói với CNN hôm thứ Ba.
Xe tăng chiến đấu đầu tiên dự kiến sẽ được chuyển giao cho Ukraine vào Tháng Giêng năm 2024, các đợt giao hàng còn lại sẽ diễn ra trong năm 2024.
Sau khi Đức chuyển giao 20 xe chiến đấu bộ binh Marder vào tháng 3, lô thứ hai gồm 20 chiếc Marder sẽ được chuyển giao vào mùa hè năm 2023, theo Rheinmetall.
Rheinmetall cho biết thêm, cả hai đợt giao hàng sẽ được bổ sung thêm 26 xe tải quân sự hoàn toàn mới và hai hệ thống phòng không Skynex vào cuối năm 2023.
Đức đã phê duyệt việc giao hàng theo đạo luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí của nước này.
12. Putin nói không có thường dân nào thiệt mạng trong cuộc nổi dậy thất bại ở Wagner
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết không có thương vong dân sự nào trong cuộc tiến công của Wagner về phía Mạc Tư Khoa hôm thứ Bảy, khi ông phát biểu trước các lực lượng an ninh tham gia chống lại cuộc binh biến của nhóm bán quân sự.
Nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh ca ngợi các đơn vị thực thi pháp luật vì đã bảo vệ “tính mạng, an ninh và tự do của công dân chúng tôi” và cảm ơn họ vì “nghĩa vụ quân sự”.
Hôm thứ Hai, Putin cũng đã xác nhận cái chết của 17 phi công và phi hành đoàn quân đội Nga trong các cuộc đụng độ cuối tuần chống lại Wagner.
13. Điện Cẩm Linh từ chối cung cấp thông tin chi tiết về thỏa thuận Wagner và nói rằng họ không biết về nơi ở của Prigozhin
Điện Cẩm Linh hôm thứ Ba đã không cung cấp thêm thông tin chi tiết về thỏa thuận đạt được với Yevgeny Prigozhin, sau khi ông chủ Wagner rút lực lượng của mình khỏi một cuộc hành quân vào Mạc Tư Khoa trong một cuộc nổi dậy vũ trang thất bại vào cuối tuần qua.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết các thỏa thuận đã đạt được nhằm tránh “trường hợp xấu nhất” nhưng không cho biết thêm những gì đã được thỏa thuận, trong đó có sự tham gia của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, một đồng minh chủ chốt của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Chúng ta đang nói về một sự kiện khá buồn và rất phi thường. Rất nhiều công việc đã được thực hiện bởi một số người. Tôi nhắc lại một lần nữa, ý chí của tổng thống đã được thể hiện là ngăn chặn sự phát triển của các sự kiện theo kịch bản xấu nhất”, ông Peskov nói.
“Có những lời hứa nhất định từ tổng thống, những bảo đảm nhất định từ tổng thống.”
Peskov nói thêm rằng anh ta không biết về nơi ở hiện tại của Prigozhin, người đã không được nhìn thấy trước công chúng kể từ các sự kiện cuối tuần.
“Tôi không có bất kỳ thông tin nào liên quan đến vấn đề đó và tôi không thể cung cấp bất kỳ chi tiết nào,” Peskov nói với các phóng viên khi được hỏi liệu Điện Cẩm Linh có bất kỳ thông tin nào về nơi ở của người đứng đầu Wagner hay không.
Peskov cũng từ chối bình luận về những nhận xét trước đó của Lukashenko.
Trước đó vào thứ Ba, Cơ quan An ninh Liên bang Nga cho biết họ đã hủy bỏ vụ kiện chống lại phiến quân Wagner.
14. Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với 4 công ty và một cá nhân có liên quan đến Tập đoàn Wagner
Bộ Tài chính Hoa Kỳ hôm thứ Ba đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với bốn công ty liên quan đến “giao dịch vàng” và một người mà họ cho là đã thực hiện “giao dịch vũ khí” có liên quan đến Tập đoàn Wagner.
Thông báo về các biện pháp trừng phạt được đưa ra vài ngày sau cuộc binh biến ngắn ngủi do người đứng đầu nhóm lính đánh thuê, Yevegny Prigozhin, lãnh đạo.
Các biện pháp trừng phạt này tấn công vào các công ty ở Nga, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Cộng hòa Trung Phi, là các công ty “đã tham gia vào các giao dịch vàng bất hợp pháp để tài trợ cho Tập đoàn Wagner nhằm duy trì và mở rộng lực lượng vũ trang của họ, bao gồm cả ở Ukraine và Phi Châu”.
Cá nhân bị tấn công, Andrey Nikolayevich Ivanov, là một giám đốc điều hành người Nga trong Tập đoàn Wagner, người đã “làm việc chặt chẽ với tổ chức Chính trị Phi Châu của Prigozhin và các quan chức cấp cao của chính phủ Mali về các thỏa thuận vũ khí, mối quan tâm khai thác và các hoạt động khác của Tập đoàn Wagner ở Mali,” theo đến một tuyên bố của Bộ Tài chính.
“Tập đoàn Wagner tài trợ cho các hoạt động tàn bạo của mình một phần bằng cách khai thác tài nguyên thiên nhiên ở các quốc gia như Cộng hòa Trung Phi và Mali. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tấn công vào các nguồn doanh thu của Tập đoàn Wagner để làm giảm sự bành trướng và bạo lực của họ ở Phi Châu, Ukraine và bất kỳ nơi nào khác,” Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách chống Khủng bố và Tình báo Tài chính Brian Nelson cho biết trong một tuyên bố.
Công Giáo Campuchia tôn vinh các vị tử đạo dưới thời Khmer Đỏ. Từ vô thần chuyển sang Công Giáo
VietCatholic Media
17:40 28/06/2023
1. Người Công Giáo Campuchia tôn vinh các vị tử đạo bị Khmer Đỏ sát hại
Hơn 3.000 người Công Giáo bao gồm giám mục, linh mục và giáo dân ở Campuchia đã tham gia Thánh lễ tưởng niệm các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân đã tử đạo dưới chế độ Pol Pot trong thập niên 70.
Sự kiện được tổ chức tại huyện Tang Kork, tỉnh Kampong Thom, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 100 km vào ngày 17 tháng 6, như Catholic Cambodia đưa tin.
Trong buổi lễ, các vị tử đạo đã được tuyên xưng là “những người cha” của cộng đồng Công Giáo ngày nay ở Campuchia.
“Chứng từ của các vị tử đạo hướng dẫn chúng ta trên con đường” Đức Giám Mục Olivier Schmitthaeusler, Giám quản Tông tòa Phnom Penh và là một nhà truyền giáo Hội Thừa Sai Paris, nói.
Các Giám Mục Enrique Figaredo Alvargonzález, Giám quản tông tòa Battambang, Pierre Suon Hangly, Giám quản tông tòa Kompong-Cham, các linh mục, nữ tu và giáo dân đã tham dự Thánh lễ tưởng nhớ “Các vị tử đạo Campuchia”.
Vào năm 2015, Giáo hội Campuchia đã mở giai đoạn cấp giáo phận của quá trình phong chân phước cho Đức Cha Joseph Chhmar Salas và 34 vị tử đạo khác đã bị giết trong thời kỳ Khmer Đỏ.
Đức Cha Salas và các vị tử đạo khác đã bị giết trong khoảng thời gian 1970 đến 1977 trong cuộc đàn áp Giáo Hội Công Giáo bởi lực lượng Khmer Đỏ của Pol Pot.
Cha Paul Roeung Chatsirey, thỉnh nguyện viên án phong chân phước và giám đốc Truyền Giáo của Hội Thừa Sai Paris tại Lào và Campuchia, đã chỉ ra rằng một số cộng tác viên đã giúp “thu thập lời khai, bằng chứng và biên soạn các tài liệu để trình lên Tòa thánh”.
Các hoạt động tôn giáo đã bị đình chỉ dưới chế độ đàn áp của Pol Pot. Chế độ này bị cáo buộc đã sát hại khoảng hai triệu người Campuchia từ năm 1975 đến năm 1979 vì chế độ này muốn tiêu diệt tất cả những người mà họ coi là những kẻ phản bội và phản cách mạng.
Khmer Đỏ đã sát hại giáo dân, giáo lý viên và các nhà truyền giáo, bao gồm cả các thành viên của Hội Thừa Sai Paris người Campuchia, Việt Nam và Pháp.
Trong bài phát biểu trước cuộc họp mặt, Đức Cha Schmitthaeusler chỉ ra rằng tình hình đã được cải thiện rất nhiều kể từ khi chấm dứt các hành động tàn bạo của Khmer Đỏ.
Đức Cha Schmitthaeusler nói: “Tình hình ngày nay rất khác, nhà thờ còn mới, có khoảng 23.000 tín hữu và một số hội thánh rất trẻ, hầu hết được thành lập bởi những người mới chấp nhận đức tin Kitô.”
“Chúa đồng hành với chúng ta, và chúng ta luôn nhìn về tương lai đầy hy vọng,” vị Giám Mục nói thêm.
Sự kiện này cũng bao gồm việc trưng bày các hiện vật từ thời Đức Giám Mục Salas được người Công Giáo Campuchia cất giữ an toàn.
Cây thánh giá trước ngực mà Đức Cha Salas đeo và chiếc giường cũi mà ngài sử dụng đã được trưng bày trong sự kiện được tổ chức tại địa điểm mà Đức Cha Salas đã trải qua những ngày cuối cùng của mình.
Thánh giá Giám Mục trước ngực được trao cho Đức Cha Salas vào ngày 14 tháng 4 năm 1975, chỉ ba ngày trước khi Pol Pot tung ra cuộc khủng bố Khmer Đỏ ở Campuchia. Nó đã được truyền lại cho Đức Cha Schmitthaeusler.
Prich Chun, 52 tuổi, nói rằng ông rất vui khi được tham dự sự kiện kỷ niệm lần đầu tiên.
“Đây là lần đầu tiên tôi tham dự một buổi lễ tưởng niệm ở đây, và tôi cảm ơn Chúa vì khoảng thời gian quý báu này,” Chun nói.
Source:UCANews
2. Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan
Các thành viên quốc hội bỏ phiếu cho phép phá thai là “phạm tội trọng và do đó không thể rước lễ”, Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết như trên.
Nhận xét của ngài được đưa ra sau khi tất cả các đảng đối lập chính của Ba Lan – hầu hết trong số họ có các nhà lãnh đạo là người Công Giáo thực hành đạo – đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc chấm dứt lệnh cấm phá thai gần như hoàn toàn hiện nay, được hỗ trợ bởi Giáo Hội.
Đức Cha Stanisław Gądecki, tổng giám mục Poznań và chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, cho biết: “Mạng sống con người là thiêng liêng và bất khả xâm phạm trong mọi khía cạnh và tình trạng”.
Tuy nhiên, “ngày nay quyền được sống thường bị đe dọa bởi lợi ích tài chính”, Đức Cha Gądecki cảnh báo.
“Một đạo luật vi phạm quyền sống tự nhiên của trẻ em là bất công. Bất kỳ nghị sĩ nào bỏ phiếu chống lại sự sống đều phạm tội trọng và do đó không thể rước lễ.”
Vào năm 2020, Tòa án Hiến pháp của Ba Lan đã đưa ra phán quyết thắt chặt luật phá thai của nước này, vốn đã là một trong những luật nghiêm khắc nhất ở Âu Châu. Nó cấm chấm dứt hợp pháp việc phá thai do chẩn đoán dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở thai nhi, trước đây chiếm 98% các ca phá thai hợp pháp ở Ba Lan.
Bây giờ phá thai chỉ được phép trong hai trường hợp: khi cái thai đe dọa sức khỏe hoặc tính mạng của người mẹ, hoặc khi nó là kết quả của một hành vi phạm tội như hiếp dâm hoặc loạn luân.
Giáo Hội ủng hộ mạnh mẽ việc thắt chặt luật pháp và đã là mục tiêu cho các cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp. Đảng Luật pháp và Công lý bảo thủ, đang cầm quyền, có quan hệ chặt chẽ với Giáo Hội, cũng hoan nghênh phán quyết.
Tuy nhiên, tất cả các đảng đối lập ngoại trừ Liên minh cực hữu đã bày tỏ sự phản đối đối với lệnh cấm phá thai gần như hoàn toàn.
Donald Tusk, lãnh đạo của Nền tảng công dân trung dung, là đảng đối lập lớn nhất, đã kêu gọi cho phép phá thai theo yêu cầu cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Ông cũng đã yêu cầu tất cả các đảng viên phải ủng hộ quan điểm đó.
Władysław Kosiniak-Kamysz và Szymon Hołownia, các nhà lãnh đạo của liên minh Con đường thứ ba trung hữu, đã không đi xa đến thế nhưng vẫn ủng hộ việc quay trở lại luật phá thai từ trước phán quyết của Tòa án Hiến pháp. Tuy nhiên, họ muốn vấn đề được quyết định bằng một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc.
Tusk, Kosiniak-Kamysz và Hołownia đều là những người Công Giáo thực hành đạo, cũng như nhiều nghị sĩ từ các đảng của họ. Hołownia đã từng được đào tạo để trở thành một linh mục nhưng cuối cùng đã từ bỏ ơn gọi đó và bước vào nghề báo, trước khi trở thành một chính trị gia.
Vào năm 2020, khi Hołownia đang ứng cử trong cuộc bầu cử tổng thống, một linh mục ở Warsaw đã từ chối không cho anh ta rước lễ. Vị linh mục nói rằng “lương tâm của tôi không cho phép tôi làm như vậy vì quan điểm mà bạn đang rao giảng”.
Source:notesfrompoland.com
3. Từ người vô thần chuyển sang Công Giáo: 'Chúa ghi khắc trong tim tôi một hình ảnh của Ngài '
Kristin Turner là một người nồng nhiệt ủng hộ phá thai, và hoàn toàn không tin vào Chúa. Cô ấy thậm chí đã từng phát biểu tại các sự kiện về chủ đề “Tại sao phá thai lại tốt cho xã hội”.
Nhưng giờ đây, cô gái hoạt động 21 tuổi này là một người ủng hộ nhiệt thành cho sự sống, và gần đây đã tuyên bố ý định gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
“Có một lỗ hổng trong trái tim tôi,” cô ấy viết trên Twitter vào ngày 29 tháng 5. “Tôi đã cố gắng lấp đầy nó bằng mọi thứ dưới ánh mặt trời. Nhưng điều đó là không thể. Tôi cần Ngài nhiều như Ngài cần tôi.”
Turner cho biết cô đã đi đến quyết định của mình thông qua “rất nhiều điều nhỏ nhặt”, nhưng sự tham gia của cô vào hoạt động ủng hộ sự sống đóng một vai trò quan trọng.
Sau khi bị một giáo viên trung học lạm dụng và nghĩ rằng mình đã có thai do sự lạm dụng đó, cô đã nghiên cứu sâu hơn về việc phá thai.
Sau đó, Turner nói, cô ấy “phải xem xét lại” quan điểm ủng hộ phá thai của mình.
Turner nói với Prudence Robertson trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên “EWTN Pro-Life Weekly”, cô nói: “Tôi nhận ra hành động bạo lực này đối với tôi song song với hành động bạo lực đối với một đứa trẻ chưa sinh ra không được coi là con người hoàn toàn và cơ thể của chúng không được tôn trọng, do đó có thể bị xâm phạm một cách thô bạo.”
“Và khi điều đó xảy ra,” Turner nói, “tôi biết mình phải làm gì đó.”
Tuy nhiên, cô ấy nói, đầu tiên “với tư cách là một nhà nữ quyền… và là một người tiến bộ và vẫn đang tiến bộ, tôi đã từng nghĩ rằng không có chỗ cho mình trong phong trào phò sự sống.”
Cuối cùng, sau những suy tư cô ấy quyết định lên tiếng vì sự sống, đầu tiên là thành lập một nhóm ủng hộ sự sống trong khuôn viên trường đại học của mình, sau đó thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình, Take Feminism Back. Theo hồ sơ LinkedIn của mình, nhóm “tồn tại để hỗ trợ những người đang mang thai và nuôi dạy con cái gặp khó khăn. Chúng tôi cũng làm việc để thúc đẩy sự thay đổi xã hội tiến bộ bao gồm tất cả mọi người từ trong bụng mẹ cho đến khi chết.”
Kể từ năm 2021, Turner làm giám đốc truyền thông cho Cuộc nổi dậy chống phá thai, một tổ chức có sứ mệnh “là đạt được công bằng chính trị xã hội cho trẻ sơ sinh bằng cách huy động các nhà hoạt động chống phá thai hành động trực tiếp và phản đối việc phá thai tự chọn thông qua một chiến dịch thăng tiến.
Các thành viên đã biểu tình trước các trung tâm phá thai và tuần hành trước Tòa án Tối cao. Turner và người sáng lập PAAU, Terrisa Bukovinac, thậm chí còn bị giam giữ trong 4 ngày vào tháng 11 năm 2022 sau một sự kiện “giải cứu” tại một trung tâm dành cho phụ nữ ở Virginia.
Tổ chức này cũng đã phát hiện ra hoạt động bất hợp pháp tiềm ẩn của một người phá thai ở Washington, DC vào năm ngoái sau khi phát hiện ra thi thể của 115 trẻ sơ sinh bên ngoài một phòng khám phá thai.
Chính nhờ công việc ủng hộ sự sống của mình mà Turner cảm thấy bị thu hút bởi Giáo Hội Công Giáo.
Cô ấy nói: “Thực sự là nhờ công việc đó và việc nhìn thấy một hành động hy sinh có thể mang lại kết quả như thế nào và một hành động hy sinh có thể biến đổi như thế nào mà đã thu hút tôi đến với Giáo hội, và chỉ cần nhìn thấy sự hy sinh của Chúa Giêsu và những gì Ngài sẵn lòng làm để nhân đạo hóa, để giúp cứu lấy cuộc sống của chúng ta.”
Turner cũng trích dẫn số lượng người Công Giáo tham gia vào phong trào ủng hộ sự sống đã nói chuyện với cô ấy về Giáo hội.
Cô nói với Robertson: “Có nhiều thứ đã đưa tôi đến đây, nhưng điều quan trọng nhất là tôi thấy được sự cần thiết phải hy sinh cho những đứa trẻ chưa chào đời này.”
Source:Catholic News Agency
Thánh Ca
Hãy đến hỡi bạn tình ta.
Giáo Hội Năm Châu
02:04 28/06/2023