Ngày 27-06-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa là Sự Sống : Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XIII – B
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
17:36 27/06/2018
Sống vui, sống mãi và sống hạnh phúc, nhất là chiến thắng cái chết, không chỉ trong tư tưởng, nhưng là một khát vọng của con người ở mọi nơi mọi thời. Sự sống lại của Chúa Giêsu khẳng định, khát vọng ấy thực sự có thể, vì cái chết không phải là một phần cấu trúc sáng tạo, về nguyên lý là không thể đảo ngược, Chúa là Sự Sống : "Thiên Chúa không tạo dựng sự chết, chẳng vui mừng khi người sống phải chết…" (Kn 1,13).

Bởi ác quỉ ghen tương nên tử thần đột nhập vào thế gian (x. Kn 1, 13-15), nhưng Thiên Chúa "sẽ không thí bỏ mạng tôi cho âm phủ" (Tv 16,10). Lời Thánh Vịnh trên được Chúa Giêsu là Đầu và là Trưởng Tử hoàn tất khi sống lại từ trong cõi chết. Sự chết dẫn Người xuống mồ, nhưng không tiêu tan. Người đã chiến thắng sự chết. Chỉ có Lời quyền năng của Thiên Chúa Tình Yêu mới đủ mạnh để phá đổ những rào cản của sự chết.

"Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại" là lời tuyên xưng vào sự hiện hữu thực sự của Thiên Chúa, cho phép chúng ta hát vang lời Alleluia ở giữa một thế giới, bóng tối tử thần đang đe dọa chúng ta.

Đoạn Tin Mừng thánh Marcô hôm nay như một dạng "phóng sự" được thánh Phêrô trực tiếp chứng kiến những sự kiện, chúng ta cần đọc với cái nhìn đơn giản mới thấy được sự phong phú của nó.

Chúa Giêsu đến và đặt tay lên đứa bé

Điều mà Giairô mong đợi nơi Chúa Giêsu là "đến đặt tay lên em bé để nó được khỏi và được sống" (Mc 5, 23). Thái độ của Giairô thật là ấn tượng. Đường đường là trưởng hội đường Do Thái, vậy mà ông "sụp lạy và van xin" Chúa Giêsu (Mc 5, 22), ông quên đi nhân cách, địa vị của mình trước đám đông nhiều người biết ông, ông tiên phong tin cậy vào Chúa Giêsu. Tất nhiên, vì cô gái diệu, ông làm tất cả.

Chúng ta cũng thế, trong lúc ốm đau bệnh tật, vô phương cứu chữa, hy vọng tiêu tan, thì lời kêu cầu vang lên tới Chúa thật tha thiết. Lời van xin của người cha : "Xin Ngài đến…để nó được khỏi và được sống !" Chúa Giêsu không nói một lời nào, lời trấn an Giairô cũng không. Đôi lúc Chúa vẫn im lặng đối với lời van xin của chúng ta, khi nhận lời chúng ta cầu nguyện. Chúa đồng hành và ở với chúng ta, ngay cả khi chưa nhận lời chúng ta.

Ai chạm đến Ta ?

Một câu hỏi cất lên giữa đám đông khiến các môn đệ sửng sốt : "Thầy coi đám đông chen lấn Thầy tứ phía, vầy mà Thầy con hỏi : Ai chạm đến Ta ?" (Mc 5, 31) Thì ra "có một người đàn bà bị bệnh" (Mc 5, 25) đã đi lẫn vào trong đám đông đến sau Người. Có thể bà sợ đến với Chúa trước nhiều người. Sợ họ biết việc mình làm. "Mười hai năm trời sống với bệnh xuất huyết" (Mc 5, 25), nghe nói về Chúa Giêsu, Đấng đã chữa lành những bệnh hoạn tật nguyền trong dân, cơ hội tuyệt vời đã đến, bà quyết định chạm tới áo Chúa.

Phản ứng của Chúa Giêsu không làm bà ngạc nhiên và xấu hổ. Không ai đụng đến áo Chúa mà Chúa không biết. Trước mặt Chúa, chúng ta không phải là người vô danh, mất hút giữa đám đông. Chúa thấy chúng ta kêu cầu, cả lúc chúng ta không thể hiện công khai. Chúa biết tất cả vì Người là Đấng toàn tri, là sức mạnh của Thiên Chúa, là Sự Sống. Người đàn bà đã nhận lại được sự sống qua việc chữa lành nhờ đụng chạm tới áo Chúa Giêsu (x. Mc 5, 33). Bởi trong chính cuộc đối thoại với người đàn bà nhút nhát đang tuyệt vọng này, từ việc chữa lành thể xác Chúa ban cho bà ơn cứu độ, bình an và sức khỏe xác hồn.

Dù đến với Chúa thế nào đi chăng nữa, lời thánh Phaolô nhắn nhủ chúng ta : "Bạn có biết sự hào phóng, ân hạn, nhưng không của các món quà của Chúa Giêsu Kitô" (2Cr 8, 9).

Họ liền chế diễu Người

Những "người nhà" Giairô là những người tốt. Với sự thận trọng, họ sẽ gặp người cha và báo cho ông biết về cái chết của con gái ông : "Con gái ông chết rồi, còn phiền Thầy làm chi nữa ?" (Mc 5, 35). Nói thế, không phải họ thiếu lòng tin, nhưng là họ không thể tưởng tượng được một tình huống đã chết rồi có thể sống lại được.

Thoáng nghe lời họ nói, Chúa Giêsu bảo : "Con bé không chết đâu, nó đang ngủ đó" (Mc 5, 39). Họ thấy nực cười, vì chính lúc Giairô vắng nhà thì con gái ông trút hơn thở lần cuối. Chúa mời gọi ông Giairô : "Ông đừng sợ, hãy cứ tin" (Mc 5, 36) Giairô đã tin vào quyền năng chữa bệnh của Chúa. Ông được mời đi xa hơn sự tin tưởng là sống niềm tin vào Chúa.

Chúa Giêsu muốn chúng ta có một niềm tin sắt đá, một đức tin chuyển núi rời non, vượt trên sự chết. Kẻ có tội không bao giờ chết trước mặt Thiên Chúa. Người ấy có thể sống lại nhờ ân sủng Thiên Chúa trao ban, vì Chúa là Sự Sống. "Thiên Chúa không vui mừng khi người sống phải chết" (Kn 1,13).

Hãy cho em bé ăn

Giairô và vợ ông, cùng với ba tông đồ được Chúa mang theo. Chúa Giêsu không cầu xin Chúa Cha, không ban một lời chúc lành nào, vì Chúa là Sự Sống. Người có thể trả lại sự sống cho em bé một cách dễ dàng khi cầm tay nó. Người vẫn cầm tay chúng ta mà chúng ta không biết.

Những người chứng kiến không được chuẩn bị để đánh giá một cử chỉ như vậy có nghĩa gì. Còn quá sớm để giải thích cho họ ý nghĩa đầy đủ về sự sống lại của em bé. Nếu Đức Giêsu giữ bí mật, khác hẳn với việc Chúa chữa người đàn bà chạm vào Chúa, Người đã mang theo ba nhân chứng là những chứng nhân từ núi Chúa biến hình cho đến khi Chúa chịu Khổ Nạn và Phục Sinh. Im lặng là cần thiết, vì sự sống lại như thế được coi là dấu chỉ rõ ràng thời thiên sai.

Chúa Giêsu bảo họ : "Hãy cho em bé ăn" (Mc 5, 43). Vì em mà Chúa Giêsu đến. "Ăn" là cử chỉ Chúa Giêsu báo trước sự phục sinh của Chúa, vào buổi chiều tối Chúa Phục sinh, Chúa hỏi các môn đệ : " các con có gì để ăn ?" không phải là để ăn cho thể xác, nhưng là để họ có niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô.

Giờ đây, Tiệc Thánh chúng ta cử hành là dấu chỉ của niềm vui được chia sẻ trong đức tin trước Thiên Chúa hằng sống, với sự sống viên mãn tràn đầy chứng thực rằng sự sống mạnh hơn cái chết. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên bố của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về quyết định thay đổi cơ cấu Hồng Y đoàn của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
06:55 27/06/2018
Các vị Hồng Y trong Hồng Y đoàn được chia thành 3 đẳng: Phó tế, Linh mục và Giám Mục. Năm 1586, Đức Thánh Cha Sixtô thứ 5 giới hạn số Hồng Y đẳng Giám Mục là 6 vị.

Sáu vị Hồng Y đẳng Giám Mục hiện nay là các Đức Hồng Y Angelo Sodano, Giovanni Battista Re, Roger Etchegaray, Francis Arinze, Tarcisio Bertone và José Saraiva Martins

Đức Thánh Cha đã quyết định nâng số các Hồng Y đẳng Giám Mục lên thành 10 vị.

Sau đây là tuyên bố của Đức Hồng Y tân cử Angelo Becciu Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh


Đức Thánh Cha luôn có cái nhìn từ ái huynh đệ đối với Hồng Y đoàn. Thật vậy, các vị Hồng Y cung cấp một sự hỗ trợ đặc biệt cho sứ mạng kế nhiệm Thánh Phêrô, mang lại những đóng góp quý báu về kinh nghiệm và sự phục vụ của các ngài cho các Giáo Hội khắp thế giới và làm phong phú thêm mối liên hệ hiệp thông với Giáo Hội Rôma.

Trong những thập kỷ gần đây đã có một sự mở rộng đáng kể Hồng Y Đoàn. Tuy nhiên, trong khi các thành viên thuộc đẳng Linh mục và đẳng Phó tế đã tăng lên đáng kể, số lượng những vị thuộc đẳng Giám mục đã giữ nguyên không thay đổi theo thời gian. Do đó, nhìn thấy sự cần thiết phải mở rộng thành phần hiện tại của đẳng Giám mục, Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi triều yết với Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vào ngày 12 tháng Sáu, 2018, đã quyết định bỏ qua các khoản giáo luật 350 triệt 1- 2; và 352 triệt 2-3, để thêm vào đẳng Giám mục, và xem là tương đương với tất cả các Hồng Y có hiệu tòa lân cận với Rôma, các Hồng Y sau đây:

Đức Hồng Y Pietro Parolin, nhà thờ hiệu tòa Hai Thánh Simone và Giuda Taddeo tại Torre Angela, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh;

Đức Hồng Y Leonardo Sandri, nhà thờ hiệu tòa Hai Thánh Biagio và Carlo tại Catinari, Tổng trưởng Bộ Các Giáo Hội Đông phương;

Đức Hồng Y Marc Ouellet, nhà thờ hiệu tòa Santa Maria tại Traspontina, Tổng trưởng Bộ Giám mục;

Đức Hồng Y Fernando Filoni, hiệu tòa Nostra Signora di Coromoto e San Giovanni di Dio, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

Bản tuyên bố này sẽ được công bố trên tờ Quan Sát Viên Rôma, và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 28 tháng 6 năm 2018, và sau đó được in lại trong Acta Apostolicae Sedis.

Vatican ngày 26 tháng Sáu, 2018

+ Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu
Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh



Source: Holy See Press Office RESCRIPTUM EX AUDIENTIA SS.MI: Rescriptum of the Holy Father Francis by which he has decided to co-opt into the Order of Bishops, equating them in all respects with the Cardinals holding the title of a suburbicarian Church, Cardinals Parolin, Sandri, Ouellet and Filoni, 26.06.2018
 
ĐGH Phanxicô: Để theo luật của Chúa, hãy bắt đầu với lòng biết ơn.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:12 27/06/2018
(EWTN News/CNA) Hôm thứ Tư, trong cuộc tiếp kiến chung, ĐGH Phanxicô đã nói rằng vâng theo giới răn của Thiên Chúa cần bắt nguồn từ sự liên hệ cá nhân với Chúa Cha và từ lòng biết ơn vì những sự tốt lành mà Thiên Chúa đã làm trong cuộc đời mình.

Tiếp tục bài chia sẻ hàng tuần về Mười Điều Răn, ĐGH nói rằng “Đời sống người tín hữu là tất cả lòng biết ơn đối với một người Cha quảng đại. Lòng nhớ ơn là một đặc tính của một con tim được Thánh Thần viếng thăm, để vâng theo Chúa, trước hết chúng ta phải nhớ tới những ân huệ của Ngài.

ĐGH trích lời của Thánh Basil,“Ai không để cho những ân huệ ấy rơi vào quên lãng, thì hướng tới nhân đức tốt lành và mọi công việc của sự công bằng”.

Trong buổi tiếp kiến chung cuối cùng trước kỳ nghỉ hai tháng mùa hè của ngài, ĐGH Phanxicô mời gọi mọi tín hữu hãy thực tập một bài tập nhỏ, tự hỏi mình trong thinh lặng của trái tim, “Thiên Chúa đã làm cho tôi bao nhiêu? Bao nhiêu điều tốt đẹp Thiên Chúa đã làm cho tôi?”

Người tín hữu phải thực tập việc nhớ lại “Cha Trên Trời của chúng ta rộng rãi biết bao!” ĐGH phê bình những người tín hữu chỉ chú tâm vào “bổn phận” trong khi họ chằng có một liên hệ cá nhân nào với Thiên Chúa, “Cha của chúng ta.”

Nhắc về Sách Xuất Hành khi người Do Thái được mang qua Biển Đỏ trước khi tới Núi Sinai, nơi đó ông Mose đã nhận được Mười Điều Răn, ĐGH nói “Việc hình thành người Kitô hữu không dựa vào ý chí, nhưng vào sự chấp nhận ơn cứu rỗi, vào việc để cho mình được yêu thương: Trước là Biển Dỏ, sau là Núi Sinai.”

ĐGH nói rằng “Đặt luật lệ trước sự liên hệ, tương quan với Chúa không giúp cho hành trình đức tin. Làm sao người tín hữu có thể dạy dỗ giới trẻ để họ có ước muốn trở thành kitô hữu và sống một đời sống Kitô nếu luôn bắt đầu với các “bổn phận, cam kết, kiên trì chứ không phải … sự giải thoát?

ĐGH chỉ ra Lời Chúa khi Chúa ban cho Mose giới răn thứ nhất “Ta là Thiên Chúa, Thiên Chúa của con.” Những lời này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự tương quan với Thiên Chúa, không phải là một người xa lạ, nhưng “là Chúa của con.”

Điều này có thể soi sáng tòan bộ về Mười Điều Răn của đạo Công Giáo bởi vì nó cũng giống như Lời của Chúa Giêsu trong Phúa Âm Thánh Gioan “Như Cha đã yêu Thày, Thày cũng yêu anh em.”

Lý do mà công việc tốt đẹp của một tín hữu bị thất bại hay không có ảnh hưởng là bởi thay vì bắt đầu từ tình yêu của Cha, hay từ lòng biết ơn, người ấy lại bắt đầu từ chính mình.

Trước khi bắt đầu cuộc tiếp kiến chung, ĐGH đã thăm thính đường Gíao Hoàng Phaolo VI, nơi đây những người bệnh và khuyết tật được ngồi theo dõi cuộc tiếp kiến qua truyền hình để tránh cái nắng và nóng của mùa hè.

Trong lúc dừng chân, ĐGH Phanxicô đã chào thăm phái đoàn đến từ Thế Vận Hội đặc biệt và những khách hành hương từ một tổ chức gọi là “Deaf Catholic Youth Initiative of the Americas” (tạm dịch: Sáng kiến Giới Trẻ Điếc Hoa Kỳ). Ngài chúc họ chuyến thăm viếng có kết quả tốt đẹp tại Roma và họ sẽ “lớn lên trong tình yêu của Đức Kitô và cho nhau.”

Ngài nói rằng “Thiên Chúa dành một nơi đặc biệt trong trái tim của Chúa cho những người khuyết tật và cha, người kế vị Thánh Phêrô cũng thế! Cha hy vọng thời gian các con ở Roma sẽ đem lại cho các con sự phong phú tinh thần và tăng cường chứng nhân yêu thương của các con đối với Thiên Chúa và tất cả con cái của Chúa.”


Source: EWTN News To follow God's law, begin with gratitude, Pope Francis says
 
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa Thánh tổ chức cuộc Hội nghị chuyên đề về tự do tôn giáo
Thanh Quảng sdb
22:08 27/06/2018
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa Thánh tổ chức cuộc Hội nghị chuyên đề về tự do tôn giáo



Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa Thánh đã nhóm họp một Hội nghị chuyên đề về tự do tôn giáo với tựa đề: “Bảo vệ Tự do Tôn giáo Quốc tế: Hợp tác và Hành động” tại Đại học Thánh Giá Giáo hoàng (Pontifical Holy Cross) tại Vatican.

Tự do tôn giáo và cách quốc tế đảm bảo là chủ đề của một ngày Hội nghị được tổ chức vào ngày 25/6 vừa qua. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa Thánh đã tổ chức đại hội này tại Đại học Holy Cross với sự hỗ trợ của ủy ban cứu trợ của Tòa Thánh và cộng đoàn Thánh Egidio.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh là bà Callista Gingrich đã cam kết sự hỗ trợ và đảm bảo của Hoa kỳ đối với việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo ở mọi nơi trên thế giới này.

Những người sống sót trong các chiến dịch diệt chủng tại Iraq và các nhà hoạt động nhân quyền Salwa Khalaf Rasho và Ziear Khan đã có những bài tường trình về các hoạt động của phong trào bảo vệ các nạn nhân. Đức Tổng Giám Mục Akasheh của Hội đồng Giáo hoàng về Liên tôn cùng Giáo sư Marco Impagliazzo, Chủ tịch của Cộng đoàn Thánh Egidio là những chủ tọa danh dự trong những buổi hội thoại và thảo luận này nhằm đề ra những hành động lâu dài cho tương lai. Một hội đồng khác về các nhóm thiểu số tôn giáo ở Trung Đông do Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Chủ tịch của ủy ban Tòa thánh về Giáo hội phương Đông và ông Mark Riedemann thuộc ủy ban cứu trợ cho những nhu cầu của các Giáo hội nghèo... điều hợp.

Những tham dự viên tại Vatican

Đức Hồng Y Sandri đã nêu lên vấn đề quan trọng của việc “tự lượng giá về những bảo đảm cho các quyền bất khả xâm phạm của con người thực sự được phát huy qua mọi cơ chế và hệ thống xã hội và chính trị ngày nay. Mặt khác, trong nhiều lãnh vực khác, chúng ta các xã hội Âu Mỹ hay có những nguy cơ lỗi phạm (mặc dù được thúc đẩy bởi ý định tốt) khi can dự vào những tranh chấp ở Trung Đông trong những thập niên qua với mô hình dân chủ cho những vùng đất đó '.

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Chủ tịch Quốc vụ khanh của Tòa Thánh đã đề ra những kết luận cho Hội nghị chuyên đề “Giữa nhiều tình huống và trước nhiều thách đố về tự do tôn giáo và lương tâm con người, Giáo Hội Công Giáo khuyến khích mọi người thiện tâm hãy tiếp tục nâng cao nhận thức cho phép các thành phần của mọi cộng đồng tôn giáo khác nhau được hưởng tự do tôn giáo một cách đầy đủ và quyền tự do công khai được tuyên xưng đức tin của họ ở mọi nơi trên thế giới ”.

Các Kitô hữu ở Trung Đông

Bà Patricia Ynestroza của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Vatican đã thảo luận với ông Mark Riedemann về sự trợ giúp của Giáo hội trong các nhu cầu hỗ trợ các Kitô hữu thiểu số ở Trung Đông được quyền xây cất nhà thờ và các trường sở giáo dục. Bà nói sự hiện diện của các Kitô hữu là nhu cầu tối cần thiết cho nền hòa bình tại Trung Đông. Vì các Kitô hữu chưa bao giờ công khai chống lại bất kỳ người hàng xóm Hồi giáo nào của họ, họ cố gắng thương thảo để chung sống hoài hòa cùng nhau.

Vai trò của nước Mỹ trước việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo

Bà Victoria Alvarado, Cố vấn cấp cao của Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho các thông tín viên Vatican hay về nội dung của cuộc Hội nghị chuyên đề này. Bà ấy cũng cho hay tự do tôn giáo là một "ưu tiên an ninh quốc gia" của Hoa Kỳ và nó được coi là "một quyền căn bản đầu tiên" của Hiến pháp Hoa Kỳ cho các chính quyền hiện tại cũng như quá khứ. Bảo vệ quyền này và tranh đấu cho mọi dân tộc thiểu số tôn giáo khác có được quyền này là một biểu hiện ưu tiên. "Làm thế nào chúng ta có thể cùng làm việc với các nhóm thiểu số liên tôn qua việc khích lệ đối thoại hầu thúc đẩy sự tự do tôn giáo" là trọng tâm của hội nghị chuyên đề này.
 
Danh sách 30 vị Tổng Giám Mục được trao dây Pallium vào ngày 29/06/2018
Đặng Tự Do
23:25 27/06/2018
Ngày 29 tháng 6 hàng năm, nhân lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, Đức Thánh Cha sẽ trao dây Pallium cho các tân Tổng Giám Mục được tấn phong trong vòng một năm.

Dây Pallium là một dây làm bằng lông chiên màu trắng, bề ngang chừng 5 centimét, có 6 hình thánh giá kết bằng tơ màu đen, được đeo ở cổ, có 2 giải ngắn một ở phía trước ngực và một ở phía sau lưng. Dây này biểu tượng quyền của vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh và tượng trưng tình hiệp thông với Đấng kế vị thánh Phêrô.

Theo thông báo của văn phòng nghi lễ Phủ Giáo Hoàng hôm 27 tháng 6, các vị được trao dây Pallium năm nay gồm có:

1. Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes Tổng Giám Mục México (Mễ Tây Cơ)
2. Đức Cha Gian Franco Saba Tổng Giám Mục Sassari (Italia)
3. Đức Cha Leopoldo González González Tổng Giám Mục Acapulco (Mễ Tây Cơ)
4. Đức Cha Carlos Alfonso Azpiroz Costa, O.P. Tổng Giám Mục Bahía Blanca (Á Căn Đình)
5. Đức Cha Angelo Spina Tổng Giám Mục Ancona-Osimo (Italia)
6. Đức Cha Carlos Alberto Sánchez Tổng Giám Mục Tucumán (Á Căn Đình)
7. Đức Cha Rocco Pennacchio Tổng Giám Mục Fermo (Italia)
8. Đức Cha Grzegorz Ryś Tổng Giám Mục Łodź (Ba Lan)
9. Đức Cha Michele Seccia Tổng Giám Mục Lecce (Italia)
10. Đức Cha Max Leroy Mésidor Tổng Giám Mục Port-Au-Prince (Haïti)
11. Đức Cha Charles Jason Gordon Tổng Giám Mục Port Of Spain (Trinidad E Tobago)
12. Đức Cha Tarcisio Isao Kikuchi, S.V.D. Tổng Giám Mục Tokyo (Nhật Bản)
13. Đức Cha Pablo Emiro Salas Anteliz Tổng Giám Mục Barranquilla (Colombia)
14. Đức Cha Michel Aupetit Tổng Giám Mục Paris (Pháp)
15. Đức Cha Isaac Amani Massawe Tổng Giám Mục Arusha (Tanzania)
16. Đức Cha Alick Banda Tổng Giám Mục Lusaka (Zambia)
17. Đức Cha Pedro Vázquez Villalobos Tổng Giám Mục Antequera, Oaxaca (Mễ Tây Cơ)
18. Đức Cha Jose Romeo Orquejo Lazo Tổng Giám Mục Jaro (Phi Luật Tân)
19. Đức Cha Peter Machado Tổng Giám Mục Bangalore (India)
20. Đức Cha Gervais Banshimiyubusa Tổng Giám Mục Bujumbura (Burundi)
21. Đức Cha Sergio Alfredo Fenoy Tổng Giám Mục Santa Fe De La Vera Cruz (Á Căn Đình)
22. Đức Cha Airton José Dos Santos Tổng Giám Mục Mariana (Ba Tây)
23. Đức Cha Gabriel Charles Palmer-Buckle Tổng Giám Mục Cape Coast (Ghana)
24. Đức Cha Luis José Rueda Aparicio Tổng Giám Mục Popayán (Colombia)
25. Đức Cha Marcelo Daniel Colombo Tổng Giám Mục Mendoza (Á Căn Đình)
26. Đức Cha Jesús González De Zárate Salas Tổng Giám Mục Cumaná (Venezuela)
27. Đức Cha José Luis Azuaje Ayala Tổng Giám Mục Maracaibo (Venezuela)
28. Đức Cha Víctor Manuel Fernández Tổng Giám Mục La Plata (Á Căn Đình)
29. Đức Cha Felix Toppo, S.I. Tổng Giám Mục Ranchi (India)
30. Đức Cha Francisco José Villas-Boas Senra De Faria Coelho Tổng Giám Mục Évora (Bồ Đào Nha)


 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khai Giảng Lớp Hè Tại Giáo Xứ Bình Khánh, Long Khánh.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
21:47 27/06/2018
Sáng thứ Hai 25/06/2018 tại giáo xứ Bình Khánh, Long Khánh tổ chức khai giảng lớp hè cho các em trong giáo xứ cũng như các em trong toàn xã Bình Lộc.

Phượng nở, ve kêu báo hiệu hè về! Tuy nhiên, đối với vùng Bình Lộc này, có lẽ những chùm chôm chôm chi chít gai, tựa những chú nhím con với bộ lông gai đỏ rực mới là dấu hiệu của những ngày hè đến.

Hè là lúc các em học sinh tạm gác qua một bên việc học hành của mình ở nhà trường để bắt đầu những công việc phụ giúp gia đình. Phần lớn các em nơi đây đều bận rộn với vô vàn công việc để đỡ đần cha mẹ vào những ngày nghỉ hè.

Xem Hình

“Long Khánh Lớn có Bình Lộc nhỏ,
Bình Lộc nhỏ có những khu vườn to,
Ở vườn to có các em nhỏ,
Các em nhỏ có sức mạnh to”.

(Câu hát vui của các em thiếu nhi)

Là vùng đất thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn trái thơm ngon, công việc chủ yếu của các em là phụ giúp ở những vườn cây trái. Ngoài việc nương rẫy, học sinh ở Bình Khánh còn làm thêm ở những quán cơm ngoài ấp, hay có em lại đi bán vé số kiếm cho mình ít đồng tiền chuẩn bị cho năm học mới.

Biết được hoàn cảnh của các gia đình nơi đây, và với đức ái mục tử nồng nàn, cha xứ Phê-rô Phan Khắc Giữa đã không quản ngại những khó khăn và trở ngại để tạo một sân chơi vô cùng bổ ích cho các em sinh sống nơi đây, qua việc Cha đã mở lớp học hè tại giáo xứ Bình Khánh cho các em học sinh Công Giáo cũng như lương dân.

Thấp thoáng, đã bước sang năm thứ năm của hoạt động giáo dục này.
Tuy chương trình mỗi hè chỉ diễn ra trong một tháng nhưng lại chứa đựng đầy tâm tình và nhiệt huyết của Cha Phê-rô, cũng như các Thầy đến từ Đại Chủng viện, các giáo viên đến từ một số trường, các bạn sinh viên cùng các em tu sinh.

Mở đầu buổi lễ khai giảng là tiết mục nhảy hết sức sôi động và không kém phần dễ thương của các em học sinh. Góp phần cho chương trình văn nghệ là tiết mục múa cử điệu rất đáng yêu của các anh chị giáo lý viên và các em tu sinh. Tiếp đó là những lời nhắn nhủ của cha xứ gửi đến toàn thể các đại diện ban ngành trong giáo xứ, các thầy cô giáo cũng như tất cả các em học sinh. Kế tiếp là những dặn dò, các em học sinh nhận giáo viên ở các khối, trao vở cho các em. Cuối cùng là tiếng trống khai mừng chương trình học hè đầy phấn khởi.

Trong dịp này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với chị Tường Vân, là phụ huynh em Vân Anh đang theo học lớp 5.
Chị cho biết, chị đưa bé đến đây học được 3 mùa hè rồi, chị rất mừng và an tâm khi gửi con mình đến đây để được vui chơi cũng như học hè do cha xứ tổ chức, và chị nhận thấy qua lớp hè sẽ giúp cho các em trở nên năng động hơn, đồng thời cũng chuẩn bị kiến thức tốt hơn để cho các em tự tin bước vào năm học mới.

Chúng tôi cũng được trò chuyện với Tu sinh Phạm Công Danh, trong vai trò là một giáo viên theo dạy các em, anh cho biết, đây là lần đầu tiên anh được đến giúp các em tại đây học hè, và anh vui cười nói, đối với em, trước hết, việc truyền giáo bằng cách đưa giáo dục đến với các em là rất tốt, tuy giáo xứ nhỏ, nhưng Cha xứ tổ chức rất bài bản và trang bị đầy đủ mọi thiết bị hỗ trợ tốt cho việc dạy và học diễn ra tốt đẹp, em nhận thấy rất hay.

Xin chúc mừng lớp hè 2018 của giáo xứ Bình Khánh, xin cảm ơn quý vị ân nhân gần xa, quý thầy cô giáo, chúc các em có những ngày học hè vui tươi bổ ích.

Giuse Khổng Hữu Nguồn
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đặc Khu Bán Nước Hại Dân
Phạm Trần
21:50 27/06/2018
Làn sóng chống Dự luật Đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc của hàng chục ngàn người ở nhiều nơi Việt Nam trong hai ngày 10 và 11 tháng 06 năm 2018 đã lôi ra ánh sáng âm mưu của đảng Cộng sản Việt Nam muốn cong lưng bắc cầu cho Trung Cộng leo xuống Đông Nam Á và ra Biển Đông để thực hiện chiến lược “Một vành đai, Một con đường” (hay “Nhất đới, Nhất độ”).

NỐI GIÁO CHO GIẶC

Trươc hết hãy nói về âm mưu của Dự án Vân Đồn (Tỉnh Qủang Ninh), đã bị Tác giả Hoàng Dũng phát giác và phổ biến trên Internet và báo điện tử Bauxite Việt Nam từ ngày 20/06/2018, chứng minh đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã cam tâm làm nô lệ cho Tầu Bắc Kinh.

Chuyện này bị lộ tại Cuộc hội thảo ngày 18 tháng 01 năm 2018 tại Trung tâm hội nghị quốc gia (Hà Nội) của Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu và Học viện Chính sách và Phát triển (tên tiếng Anh: Academy of Policy and Development) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Hoàng Dũng, một tài liệu được trình bày tại Workshop 4: Đặc khu Kinh tế - Hành chính Vân Đồn – Thành phố bền vững và các cơ hội đầu tư (Van Don – Special Administrative and Economic Zone: Sustainable City and Investement Opportunities), đã công khai xác nhận điều từ lâu bị đảng CSVN che đậy, đó là: ”vị trí chiến lược” của Đặc khu Kinh tế- Hành chính Vân Đồn là “hành lang nối Việt Nam và ASEAN với Trung Quốc, một nút quan trọng trong đề án Một vành đai, một con đường của Trung Quốc”. (Strategic location: corridor linkage between Vietnam & ASEAN to China, an important node on the project One Belt, one road of China)

Như thế mà Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã cố tình lu loa chối biến với báo chí tại hành lang Quốc hội ngày 06/06/2018 rằng :”Trong dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc… Chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc….Mọi người đang hình dung tiêu cực. Mọi người đang đẩy thành vấn đề sợ Trung Quốc, nhưng ta bình đẳng không phân biệt, không một ai có thể vào đây làm việc gì khi đất nước ta đang có chủ quyền, ta phải bình tĩnh, xem xét và lắng nghe.”

Đúng là không có chữ nào gọi là “Trung Quốc” trong dự luật. Nhưng còn cái việc Dự luật cho phép người Tầu được “miễn thị thực” nhập cảnh vào Đặc khu Vân Đồn thì có yếu tố “Trung Quốc” có hay không ?

Hãy đọc Điều 54 viết:”Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì làm thủ tục thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”

Xếp của ông Dũng là Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cũng tát nước theo mưa khi phân bua Dự luật Đặc khu với cử tri Hà Nội ngày 17/06/2018:”Trong đó có điểm là thời gian cho thuê đất 99 năm, nhưng có phải là bàn giao cho nước A nước B nào đó, cho người ta vào đây để mà tự do đâu. Pháp luật hiện hành quy định là 70 năm, đặc khu ban đầu dự tính là không quá 99 năm nhưng còn bao nhiêu quy trình, khi Thủ tướng phê duyệt thì mới được làm.

Bây giờ lại cứ kích chuyện này lên, nói là cho Trung Quốc thuê đất 99 năm thì mất nước, kích động để biểu tình. Rõ ràng là sự thật đã bị xuyên tạc. Cố kích động để chống đối, phá hoại…bản chất sâu xa là các đối tượng đã xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của nhân dân để âm mưu việc xấu, trong đó có bàn tay của những phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài….Phải tỉnh táo lên án, phê phán, đập tan âm mưu phá hoại.”

Nói như hai ông Trọng và Dũng thì ai đã cho phép nói công khai tại cuộc hội thảo ngày 18 tháng 01 năm 2018 tại Trung tâm hội nghị quốc gia (Hà Nội) rằng Vân Đồn là “một nút quan trọng trong đề án Một vành đai, một con đường của Trung Quốc” ? Nếu những người viết câu này không nằm trong đảng và đã được bật đèn xanh thì có cho ăn vàng cũng không ai dám hé môi.

Hay đây lại là sản phẩm của loài “ong trong tay áo” bay ra, hay “nằm vùng” mà ông Trọng không biết , hoặc ông biết mà cứ “tự nhiên như người Hà Nội” lờ đi rồi đổ vạ cho “thế lực thù địch” đã bịa đặt chống đảng, chống nhân dân và làm phương hại đến quan hệ Việt-Trung “vừa là đồng chí, vừa là anh em” ?

VỊ TRÍ VÂN ĐỒN

Cũng cần nhắc lại Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh) là cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tầu bè Trung Hoa đi xuống Việt Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông Bắc của Việt Nam từ thời các Vua chúa Việt. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam, căn cứ Tầu ngầm của Trung Hoa, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét).

Từ Vân Đồn, nơi có sân bay mới hoàn thành dài nhất Việt Nam (theo Sohanews, 13/06/2018) sẽ nối kết với các thành phố ven biển Đông Á của Trung Cộng, trong đó có Thượng Hải và đảo Hải Nam. Máy bay cất cánh từ sân bay quốc tế Vân Đồn cũng sẽ dễ dàng và mau chóng tới các nước trong khối ASEAN (Hiện hội các nước Đông Nam Á) trong vùng Biển Đông gồm Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Nam Dương, Brunei và Phi Luật Tân.

Ngoài ra, Nhật Bản, Nam-Bắc Hàn và Nga cũng nằm trong tầm với của sân bay Vân Đồn.

Ngoài hàng không, Vân Đồn cũng có dự án sẽ xây dựng hải cảng cấp Quốc tế để các tầu quân sự, thương mại và du lịch tới lui. Huyện đảo Vân Đồn còn có vịnh Hạ Long, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

Với những lợi điểm kinh tế, giao thông, du lịch và chiến lược quốc phòng quan trọng này, hèn chi mà Trung Cộng không tìm mọi mánh lới để lùa Việt Nam chui vào cái bẫy Con dường Tơ Lụa trên đất liền và trên biển, hay Một vành đai, Một Con đường, có tên Trung Hoa là “Nhất đới, Nhất độ” của họ.

ÔNG TRỌNG- HÀNH LANG VÀ VÀNH ĐAI

Ngoài những điều đã biết về Vân Đồn nằm trong mắt xích của Trung Cộng, một Tài liệu khác, cuốn sách “Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội; Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) xuất bản năm 2012 còn lộ ra chủ trương của đảng CSVN bắc cầu cho Trung Cộng mau thỏa mãn giấc mơ bành trướng xuống Việt Nam.

Nội dung cuốn sách, do GS.TS. Đỗ Tiến Sâm và GS. Kurihara Hirohide (đồng chủ biên), được Nguyễn Thu Hà giới thiệu là kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới” , diễn ra ngày 18 tháng 01 năm 2018 tại Trung tâm hội nghị quốc gia (Hà Nội), do Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa các nước Á – Phi (Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Nhật Bản) đồng tổ chức.

Tài liệu đi kèm bài giới thiệu sách đã viết:”Hợp tác phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc bao gồm (1)“hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng”, (2)“hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng”, và (3)“vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ” đã được lãnh đạo cao cấp hai nước thỏa thuận xây dựng.”

Điều quan trọng là Quốc hội, mang tiếng là đại diện của dân mà không được Bộ Chính trị cho thảo luận chủ trương hợp tác kinh tế quan trọng này. Giống hệt như Dự án Bauxite Tây nguyên đang thua lỗ nghiêm trọng và Formosa Hà Tĩnh đã gây ra thảm trạng môi trường biển miền Trung năm 2016 cũng không hề được trình ra Quốc hội thảo luận.

Vậy mà, thương hại và nhục nhã thay, cái Quốc hội đảng cử dân bầu này lại không dám ho hoe thì có còn xứng đáng là đại diện của dân nữa không ?

Tài liệu phổ biến rộng trên Internet, có nhiều hơi hám Trung Quốc, viết tiếp:” Đúng vào dịp kỷ niệm 67 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tới thăm Trung Quốc (12-15/01/2017) theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi tiếp tục giữ vị trí này trong nhiệm kỳ mới, cũng là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc ngay trong những ngày đầu năm mới. Chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng đối với việc đưa sự hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực chính trị và kinh tế đi vào chiều sâu, giúp thúc đẩy sự hợp tác kết nối giữa “Một hành lang, một con đường” và “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”, tăng cường cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam.”

Đáng chú ý là trong dịp này, theo bài viết, thì ông Trọng còn nói hệt như giọng lưỡi của Tập Cận Bình, lãnh tụ Trung Cộng :”Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết Việt Nam kiên trì phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” để thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Trung Việt, đây là sự lựa chọn chiến lược, chính sách ngoại giao lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam.”

Bấy lâu nay, cứ tưởng chuyện 16 vàng-4 tốt chỉ là ý đồ đầu môi chót lưỡi gian dối phát ra từ miệng lãnh đạo Tầu, nào ngờ ông Trọng, Tổng Bí thư đảng cũng hồ hởi và phấn khởi hân hoan thì còn gì là thể diện quốc gia nữa ?

Bài viết nói thêm rằng:”Kể từ khi tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai nối liền biên giới Trung – Việt thông xe đầu tháng 9/2014, Việt Nam đã bắt đầu tăng tốc độ xây dựng kết nối mạng lưới đường bộ và đường sắt giữa hai nước. Cho đến nay tuyến đường cao tốc tỉnh Bắc Giang tới tỉnh Lạng Sơn tiếp giáp với Quảng Tây (Trung Quốc) đã chính thức khởi công. Việt Nam vẫn đang nghiên cứu tính khả thi của dự án đường sắt cao tốc kết nối Hà Nội – Lào cai – Hải Phòng và đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.”

Như vậy xem ra chuyện tưởng như đùa “hai nước là một, một nước là hai” giữa Việt Nam và Trung Cộng đã thành hình qua chủ trương “ Một vành đai, Một con đường” (Trung Cộng) và “Hai hành lang, một vành đai” (Việt Nam).

NÓI RA KHÓ NUỐT VÀO

Căn cứ vào những chuyện giấu diếm đã bị bại lộ thì đây là những bằng chứng cụ thể:

1.-Trong Thông cáo chung nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 10 đến 12 tháng 11 năm 2017 và tham dự Hội nghị APEC của Chủ tịch nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình ở Đà Nẵng, phía Việt Nam cam kết:”Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ việc triển khai sáng kiến "Vành đai và Con đường" nhằm thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, liên kết kinh tế giữa các nước và kết nối khu vực, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới; sẵn sàng cùng Trung Quốc thực hiện tốt văn kiện hợp tác về kết nối "hai hành lang, một vành đai" và "Vành đai và Con đường" đã ký kết, sớm xác định các lĩnh vực ưu tiên, phương hướng trọng điểm và dự án hợp tác cụ thể, phù hợp với lợi ích, khả năng và điều kiện của mỗi nước, thúc đẩy kết nối về chính sách, hạ tầng, thương mại, vốn và con người, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.”

2.-Trong chuyến thăm Trung Hoa từ ngày 12 – 15/1/2017 của ông Nguyễn Phú Trọng, hai bên tuyên bố:” Khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”; luôn nhìn nhận và phát triển quan hệ song phương từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài; luôn nắm chắc phương hướng lớn của tình hữu nghị Việt – Trung.”

(Đoạn này xác nhận tài liệu đã phát tán rộng rãi lời tuyên bố “16 vàng-4 tốt” của ông Trọng trên Internet.)

Hai bên còn đồng ý:”Tăng cường hơn nữa hợp tác thực chất về kinh tế thương mại. Làm tốt quy hoạch chiến lược tổng thể trong hợp tác song phương. Tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, bao gồm kết nối khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến"Một vành đai, một con đường”. Tăng cường trao đổi về hợp tác năng lực sản xuất giữa hai nước, triển khai thực hiện có hiệu quả “Bản ghi nhớ về danh mục các dự án hợp tác năng lực sản xuất giữa Bộ Công thương Việt Nam với Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc”.

Và:”Tích cực bàn bạc thống nhất để sớm ký kết “Phương án tổng thể xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên Thực hiện tốt dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; khẩn trương thúc đẩy hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, thực hiện hiệu quả quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.”

Đây là các tuyến đường sắt phần lớn do Trung Hoa tài trợ và thực hiện hầu giúp xuất nhập khẩu hang hóa cho Trung Hoa qua cảng Hải Phòng.

3.- Trong chuyến thăm Việt Nam từ 5 đến 6/11 (2015) , Tập Cận Bình phát biểu tại Quốc hội Việt Nam:”Trung Quốc đánh giá rất cao sự kết nối, phát triển chiến lược giữa hai quốc gia, đồng ý tăng cường hợp tác đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, cung ứng năng lượng trong phạm vi bộ khung “ một con đường, một vành đai”, “ hai hành lang, một vùng kinh tế” nhằm tạo động lực thúc đẩy mới cho quá trình hợp tác đối tác quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.”

4.-Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2013.

Trong tuyên bố chung có đoạn viết:”Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế…; thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển.”

Sau cùng cũng nên đọc một đoạn trong Thông cáo chung, nhân chuyến thăm Trung Cộng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 10 đến 15/09/2016.

Sau các cuộc thảo luận với Thủ tướng Trung Hoa Lý Khắc Cường thì hai bên đồng ý:”Thúc đẩy hợp tác đầu tư và kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước. Phát huy vai trò Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng, tích cực nghiên cứu và thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối trong khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” và “một vành đai, một con đường”; khẩn trương lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; ủng hộ doanh nghiệp hai bên đẩy nhanh giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong các dự án hợp tác liên quan giữa hai bên; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các dự án phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.”

Như vậy thì sao mà nhân dân không căm phẫn, trí thức không bất bình và nhiều lão thành cách mạng, cựu đảng viên có tâm huyết không căm giận những kẻ đang lăm le rước voi về dày mồ ?

Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có giỏi thì trả lời đi. -/-

Phạm Trần

(06/018)
 
Văn Hóa
Liên Mạng và Các Thánh Cùng Thông Công
Vũ Văn An
17:47 27/06/2018
Người ta đã nói nhiều về giá trị của kỹ thuật liên mạng đối với việc truyền giảng Tin Mừng, nhưng chưa ai liên kết kỹ thuật tuyệt vời này với mầu nhiệm các thánh cùng thông công. Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá của Los Angeles, có lẽ là người đầu tiên làm việc này. Lời ngài:

Mới đây, khi đang làm việc tại chiếc máy vi tính của tôi tại Santa Barbara, tôi gặp phải một vấn đề làm tôi điên đảo phải kêu cứu Brandon Vogt, người không những là một giám đốc tuyệt vời lo về nội dung của Word On Fire, mà còn là một kỹ sư được huấn luyện và là một tay lành nghề về kỹ thuật. Sau khi nói hoài mà tôi vẫn không giải quyết được vấn đề, Brandon bảo, “thưa đức cha, con phải chiếm màn ảnh của Đức Cha mất thôi”. Và thế là anh ta bấm một số nút điều khiển nào đó ở Atlanta, nơi anh ta đang tham dự một hội nghị, và rồi di chuyển con thỏ của tôi quanh màn hình, nhắp vào các bố trí đúng, và giải quyết xong vấn đề.



Dù tôi đã từng thấy anh ta làm việc này trước đây, một lần nữa, tôi vẫn rất có ấn tượng đối với thao tác từ xa này. Thú thực là mình hoàn toàn không có một chút chuyên môn nào về khoa học, tôi hỏi: “này Brandon, điều này được thực hiện qua đường điện thoại hay từ ngoại tầng không gian?” Tôi tin chắc là anh ta phải nín cười, nhưng anh ta kiên nhẫn giải thích rằng khi ta gửi các dữ kiện qua Liên Mạng, chúng được biến thành các làn sóng điện từ (electromagnetic) vô hình; các làn sóng này sau đó được chuyển qua nhiều dặm đường cáp, đường điện thoại, và đôi khi cả vệ tinh nữa. Anh ta bảo: điều đáng lưu ý là các đường cáp và vệ tinh này xử lý các tín liệu phát xuất từ hàng tỷ máy vi tính, điện thoại, và các dụng cụ khác cùng một lúc.

Ngay lúc ấy, Brandon nói thêm: “đức cha thấy đó, con thường nghĩ nó cũng tương tự như việc hiệp thông của các thánh”. Tôi bảo: “anh phải nói rõ điều này cho tôi hiểu”. Anh ta trả lời: “đúng, hình như người ta lúc nào cũng ngạc nhiên khi thấy các thánh ở trên trời có thể nghe và trả lời hàng triệu lời cầu nguyện mà nào có toàn năng gì cho cam! Thực ra, một điều tương tự cũng đang xẩy ra hoài hoài với kỹ thuật học của ta. Mỗi giây ta gửi và nhận một số lượng dữ kiện không tài nào đếm được qua đường cáp và vệ tinh, chúng vẫn có thể xử lý được. Số lượng tương đối nhỏ nhoi các lời chuyển cầu của ta hàng ngày chẳng thấm thía gì so với số lượng dữ kiện vừa nói”.

Tôi bật lên bảo anh ta: “chà, hay quá, há điều này không tạo ra một cột báo thú vị đó sao!” Và thế là do gợi ý của Brandon, sau đây là một suy niệm nhỏ về việc cầu nguyện và việc hiệp thông các thánh.



Một trong các hình thức cầu nguyện của Công Giáo là khẩn cầu các vị ở trên thiên đàng. Chẳng hạn, mỗi lần chúng ta đọc Kính Mừng Maria, chúng ta tin tưởng rằng Đức Mẹ, Nữ Vương Thiên Đàng, sẽ nghe lời cầu nguyện này và giao tiếp với ta. Mỗi lần ta kêu cầu một trong các vị thánh, ta đều xác tín rằng vị thánh này tiếp nhận điều ta xin và có thể đáp trả lời cầu xin của ta bằng lời chỉ dẫn hay gợi hứng. Thực thế, ta tin rằng lời cầu nguyện của ta có thể thúc giục các thánh hành động có lợi cho ta, thực hiện các thay đổi thực sự trên thế giới. Tôi hiểu, đối với phần lớn người thời nay, điều này xem ra phản trực giác. Những lúc “duy thực tại”, ta cảm thấy người chết đã ra đi hẳn, các ngài không tài nào còn nghe thấy chúng ta. Mà nếu các ngài còn hiện hữu đi nữa, thì cũng ở nơi quá xa xăm diệu vợi. Làm thế nào Đức Mẹ có thể “nghe” thấy các Kinh Kính Mừng dâng lên ngài hàng ngày từ khắp mọi nơi trên mặt địa cầu? Phải chăng đây chỉ là những ý nghĩ viển vông, một thứ tin tưởng vô nghĩa thời tiền khoa học?

Nhưng ta hãy nhớ ý nghĩ thông sáng của Brandon. Một bộ máy do ta sáng chế có khả năng cùng một lúc tiếp nhận và chuyền đi số lượng man vàn các tín liệu tới lui man vàn địa điểm khác nhau. Do đó, một trí khôn ở tầng thực tại cao hơn, trong một hệ thống có chiều kích khác về phẩm chất, hẳn phải tiếp nhận và chuyền đi dữ liệu thấu đáo hơn và mạnh mẽ hơn biết dường nào? Giáo Hội tin rằng những người đang ở trên Thiên Đàng tham dự một cách thâm hậu hơn vào trí khôn không cùng của Thiên Chúa, một trí khôn bao trùm mọi không gian và mọi thời gian. Bởi thế, liệu một vị thánh có thể tiếp nhận và chuyền đi một số lượng tín liệu hết sức lớn lao hay không? Tại sao không? Nhưng liệu một vị thánh có thể gây một hảnh hưởng có tính nguyên nhân lên chiều kích thể lý hay không? Liệu các ngài có thực sự làm một điều gì đó cho chúng ta hay không? Ta đừng nghĩ linh thể (spiritual) đơn giản chỉ là một thể “khác” với vật thể (material), như thể hai thể này không tương tác gì với nhau. Đúng hơn, linh thể chứa vật thể theo nghĩa nó tồn hữu (subsist) ở một bình diện hiện hữu cao hơn, trọn vẹn hơn về phương diện hữu thể. Đại biểu cho một đồng thuận thời trung cổ, Thánh Tôma Aquinô cho rằng linh hồn ở trong thân xác “không phải bị thân xác chứa đựng nhưng chứa đựng thân xác”. Không phải là “bóng ma trong một cỗ máy” như nhiều triết gia hiện đại nghĩ, Thánh Tôma nghĩ rằng linh hồn bao hàm (inclusive) thân xác. Nó có thể chuyển dịch vật thể vì nó lớn hơn vật thể. Và do đó, các thánh, từ trời cao, vẫn có thể gây ảnh hưởng, gây tác dụng, và lên khuôn thế giới vật thể.



Có lẽ, có thể bàn tới điểm so sánh cuối cùng. Các vệ tinh vốn tạo điều kiện rất nhiều cho thế giới truyền thông của chúng ta hoàn toàn nằm ngoài tầm nhìn của chúng ta. Theo nghĩa thông thường của từ ngữ, ta quả không tương tác với chúng như ta tương tác với những con người khác và đồ vật khác. Thế nhưng, từ chỗ chúng hoạt động ở tận trời cao đâu đó, chúng tác động đến ta và trợ giúp ta một cách hết sức lớn lao. Trong một kinh tiền tụng lễ các thánh của Sách Lễ Rôma, ta đọc thấy: “Từ chỗ các ngài trên thiên đàng, các ngài (các thánh) vẫn hướng dẫn chúng con”. Chúng ta không xử sự với các công dân Nước Trời như xử sự với các công dân mặt đất, thế nhưng các ngài vẫn lắng nghe ta, nói với ta, và không ngừng ảnh hưởng tới ta.

Đức Cha Barron kết luận: thành thử lần tới, khi bạn nhận chỉ dẫn từ chiếc GPS của bạn hay gọi một cú gọi trên iPhone của bạn, hãy nghĩ tới hiệp thông các thánh.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Ban Mai
Thérésa Nguyễn
07:51 27/06/2018
NẮNG BAN MAI
Ảnh của Thérésa Nguyễn
An nhiên thiền ý tìm đâu?
-Nhìn tia nắng sớm đậu đầu lá non.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 28/06/2018: Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Thụy Sĩ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:19 27/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Quyết định thay đổi cơ cấu Hồng Y đoàn của Đức Thánh Cha Phanxicô

Kính thưa quý vị và anh chị em

Các vị Hồng Y trong Hồng Y đoàn được chia thành 3 đẳng: Phó tế, Linh mục và Giám Mục. Năm 1586, Đức Thánh Cha Sixtô thứ 5 giới hạn số Hồng Y đẳng Giám Mục là 6 vị.

Sáu vị Hồng Y đẳng Giám Mục hiện nay là các Đức Hồng Y Angelo Sodano, Giovanni Battista Re, Roger Etchegaray, Francis Arinze, Tarcisio Bertone và José Saraiva Martins

Đức Thánh Cha đã quyết định nâng số các Hồng Y đẳng Giám Mục lên thành 10 vị.

Sau đây là tuyên bố của Đức Hồng Y tân cử Angelo Becciu Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh

Đức Thánh Cha luôn có cái nhìn từ ái huynh đệ đối với Hồng Y đoàn. Thật vậy, các vị Hồng Y cung cấp một sự hỗ trợ đặc biệt cho sứ mạng kế nhiệm Thánh Phêrô, mang lại những đóng góp quý báu về kinh nghiệm và sự phục vụ của các ngài cho các Giáo Hội khắp thế giới và làm phong phú thêm mối liên hệ hiệp thông với Giáo Hội Rôma.

Trong những thập kỷ gần đây đã có một sự mở rộng đáng kể Hồng Y Đoàn. Tuy nhiên, trong khi các thành viên thuộc đẳng Linh mục và đẳng Phó tế đã tăng lên đáng kể, số lượng những vị thuộc đẳng Giám mục đã giữ nguyên không thay đổi theo thời gian. Do đó, nhìn thấy sự cần thiết phải mở rộng thành phần hiện tại của đẳng Giám mục, Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi triều yết với Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh vào ngày 12 tháng Sáu, 2018, đã quyết định bỏ qua các khoản giáo luật 350 triệt 1- 2; và 352 triệt 2-3, để thêm vào đẳng Giám mục, và xem là tương đương với tất cả các Hồng Y có hiệu tòa lân cận với Rôma, các Hồng Y sau đây:

Đức Hồng Y Pietro Parolin, nhà thờ hiệu tòa Hai Thánh Simone và Giuda Taddeo tại Torre Angela, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh;

Đức Hồng Y Leonardo Sandri, nhà thờ hiệu tòa Hai Thánh Biagio và Carlo tại Catinari, Tổng trưởng Bộ Các Giáo Hội Đông phương;

Đức Hồng Y Marc Ouellet, nhà thờ hiệu tòa Santa Maria tại Traspontina, Tổng trưởng Bộ Giám mục;

Đức Hồng Y Fernando Filoni, hiệu tòa Nostra Signora di Coromoto e San Giovanni di Dio, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

Bản tuyên bố này sẽ được công bố trên tờ Quan Sát Viên Rôma, và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 28 tháng 6 năm 2018, và sau đó được in lại trong Acta Apostolicae Sedis.

Vatican ngày 26 tháng Sáu, 2018

Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu

Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh

2. Đức Thánh Cha Phanxicô xác định lại chức danh cơ quan Truyền Thông Tòa Thánh

Ngày 29 tháng Sáu, 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập Quốc Vụ Viện Truyền Thông có thẩm quyền trên tất cả các cơ quan truyền thông của Tòa Thánh và quốc gia thành Vatican, bao gồm Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Dịch vụ Internet Vatican, Đài phát thanh Vatican, Trung tâm truyền hình Vatican, Báo Quan Sát Viên Rôma, Nhà in Vatican, Dịch vụ chụp ảnh, và Nhà xuất bản Vatican.

Vào thời điểm đó, Vụ Truyền Thông Tòa Thánh là một trong 3 Quốc Vụ Viện của Tòa Thánh là Phủ Quốc Vụ Khanh, Vụ Kinh Tế và Vụ Truyền Thông.

Tờ Quan Sát Viên Rôma hôm thứ Bẩy 23 tháng Sáu cho biết: theo đề nghị của Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn, Đức Thánh Cha đã xác định lại chức danh cơ quan Truyền Thông Tòa Thánh. Từ nay, cơ quan này gọi là Bộ Thông Tin Tòa Thánh.

Trong tuyên bố trên trên tờ Quan Sát Viên Rôma, Đức Hồng Y Tân Cử Angelo Becciu, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cho biết quyết định này đã được thực hiện trong một buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha và có hiệu lực từ ngày thứ Bảy 23 tháng Sáu.

3. Tòa án Vatican xử cựu nhân viên ngoại giao tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Washington DC 5 năm tù

Tòa án Vatican hôm thứ Bảy 23 tháng 6 đã kết án một cựu nhân viên ngoại giao Tòa Thánh, với bản án 5 năm tù vì “sở hữu và phân phối nội dung khiêu dâm trẻ em với tình tiết gia trọng về số lượng”. Đây là phiên tòa đầu tiên thuộc loại này trong quốc gia thành Vatican.

Đức Ông Carlo Alberto Capella, từng là một nhân viên ngoại giao tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Washington, Hoa Kỳ, thừa nhận đã xem những hình ảnh trong thời gian ông gọi là giai đoạn “yếu đuối” và khủng hoảng nội tâm.

Sau một phiên tòa kéo dài hai ngày, Chánh án Giuseppe Dalla Torre đã tuyên đọc bản án theo đó vị linh mục 50 tuổi này bị phạt năm năm tù và phải đóng số tiền phạt là 5,000 euro.

Sau khi tòa tuyên án, Carlo Alberto Capella bị đưa đi giam giữ tại doanh trại hiến binh Vatican, nơi ông bị giam giữ kể từ khi bị bắt vào ngày 7 tháng Tư vừa qua.

Công tố viên Vatican đã đề nghị mức án nặng hơn là 5 năm và 9 tháng tù giam và mức phạt tiền lên đến 10,000 euro, xét vì số lượng tài liệu khiêu dâm trẻ em được phân tán đi là quá lớn.

Phiên tòa của Capella là việc thực thi lần đầu tiên một luật của quốc gia thành Vatican được công bố vào năm 2013 theo đó tội sở hữu và phân phối các nội dung khiêu dâm trẻ em sẽ bị trừng phạt tới 5 năm tù và số tiền phạt lên đến 50,000 Euro.

Vị linh mục bị cáo nói rằng ông nhận ra rằng hành động dâm ô của mình là “không đúng”, và xin lỗi vì nỗi đau đã gây ra cho gia đình, giáo phận của ông và Tòa Thánh vì “sự yếu đuối” và “mỏng giòn” của mình.

4. Tuyên bố của Đức Hồng Y Daniel DiNardo Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Giáo Hội tại Hoa Kỳ đang gặp một thử thách rất nghiêm trọng. Chúng tôi loan tin này với nỗi buồn và lời mọi chúng ta cùng cầu nguyện cho Giáo Hội tại quốc gia này trong những giờ phút thật khó khăn.

Chiều thứ Tư 20 tháng Sáu, 2018, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của Galveston-Houston, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đã ra tuyên bố sau đây theo sau thông báo về tình trạng của Hồng Y Theodore McCarrick.

“Là giáo sĩ trong Giáo Hội của Thiên Chúa, chúng tôi đã long trọng tuyên hứa phải bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi mọi tổn hại. Lời hứa thiêng liêng này được áp dụng cho tất cả các thừa tác viên trong Giáo Hội, bất kể vị thế cao trọng hay thời gian phục vụ lâu dài của người ấy. Sáng nay là một nhắc nhở đau thương rằng phải có sự cảnh giác liên tục chúng ta mới có thể giữ được lời hứa ấy. Những lời cầu nguyện của tôi xin được tháp tùng với những ai đã phải trải qua những chấn thương của lạm dụng tình dục. Cầu xin cho họ có thể tìm thấy sự chữa lành trong tình yêu dư dật của Chúa Kitô.

Hiến chương bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên vạch ra một quy trình giải quyết các tố cáo, buộc chúng tôi phải chịu trách nhiệm đối với cam kết bảo vệ và chữa lành của mình.

Tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Hồng Y Dolan, là người đã thực thi với sự minh bạch, và lòng trắc ẩn đối với các nạn nhân, và một ý thức công lý chân thật. Cùng với ngài, tôi bày tỏ nỗi buồn sâu xa, và thay mặt cho Giáo Hội, tôi xin lỗi tất cả những ai đã bị gây hại bởi một trong các thừa tác viên của Giáo Hội.”

Trong tuyên bố được đưa ra vài giờ trước đó, Đức Hồng Y Theodore McCarrick, Tổng Giám mục về hưu của Washington, DC, đã thông báo rằng ngài đã bị buộc tội lạm dụng tình dục và đã chấp nhận quyết định của Tòa Thánh cấm ngài thực hiện bất kỳ thừa tác vụ công khai nào.

Đức Hồng Y McCarrick, hiện nay 87 tuổi, tiết lộ rằng lời tố cáo chống lại ngài liên quan đến “cáo buộc lạm dụng tình dục một thiếu niên gần 50 năm về trước.”

Vào thời điểm đó, ngài là một linh mục của tổng giáo phận New York. Vì thế, trách nhiệm làm rõ sự thật đặt trên vai Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York.

5. Nghi thức chào đón Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Geneva

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Lúc 8 giờ 30 sáng thứ Năm 21 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã ra phi trường Fiumicino của Rôma để đáp máy bay sang Geneva. Chuyến tông du thứ 23 của Đức Thánh Cha bên ngoài Italia là chuyến tông du ngắn nhất, chỉ có một ngày và là chuyến bay quốc tế ngắn nhất của ngài từ khi lên ngôi Giáo Hoàng. Máy bay của Đức Thánh Cha đã hạ cánh xuống Geneva lúc 10:10 sáng giờ địa phương.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là quanh cảnh đón tiếp Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Geneva.

Ra đón Đức Thánh Cha tại phi trường, chúng tôi nhận thấy có tổng thống Thụy Sĩ Alain Berset, Đức Tổng Giám Mục Thomas Edward Gullickson, người Mỹ, sứ thần Tòa Thánh tại Thụy Sĩ, Đức Cha Charles Morerod của giáo phận Lausanne-Geneva-Fribourg.

Tổng thống Thụy Sĩ đã đón Đức Thánh Cha tại chân thang máy bay. Ông giới thiệu với Đức Thánh Cha các thành viên trong chính phủ.

Đức Thánh Cha và tổng thống đang dự lễ chào quốc kỳ Vatican và Thụy Sĩ.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sau các nghi thức đón tiếp, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên xe cùng với Đức Tổng Giám Mục sứ thần Tòa Thánh đến phòng khánh tiết sân bay nơi ngài sẽ có cuộc hội kiến với tổng thống Alain Berset.

6. Cuộc tiếp kiến riêng giữa Đức Thánh Cha và tổng thống Alain Berset

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là quang cảnh cuộc tiếp kiến riêng giữa Đức Thánh Cha và tổng thống Alain Berset tại phòng khánh tiết sân bay Geneva. Trong khi đó Đức Hồng Y Pietro Parolin là Quốc vụ khanh Tòa Thánh và các chức sắc cao cấp khác của Tòa Thánh gặp gỡ và trao đổi với ngoại trưởng Liên bang Thụy Sĩ và các thành viên chính phủ.

Trong thế kỷ vừa qua, Thụy Sĩ đã từng 4 lần có các cuộc viếng thăm của các vị Giáo Hoàng,

Đức Phaolô Đệ Lục đã thăm Thụy Sĩ ngày 10/06/1969

Đức Gioan Phaolô II đã thăm Thụy Sĩ 4 lần, 3 lần trong thập niên 1980 và lần cuối vào năm 2004.

Thụy Sĩ, tên chính thức Liên bang Thụy Sĩ, là một nước cộng hòa liên bang tại châu Âu. Quốc gia này gồm có 26 bang, và thành phố Bern là nơi đặt trụ sở chính quyền liên bang.

Thụy Sĩ thuộc Tây-Trung Âu, có biên giới với Ý về phía nam, với Pháp về phía tây, với Đức về phía bắc, và với Áo và Liechtenstein về phía đông. Tổng diện tích 41.285 km².

Trong tổng số 8.2 triệu dân, Thụy Sĩ có khoảng 3 triệu tín hữu Công Giáo chiếm 38.6% dân số, sinh hoạt trong 6 giáo phận và 2 miền trực thuộc 2 dòng tu.

Thụy Sĩ có bốn ngôn ngữ chính thức, xếp theo thứ tự nhiều người dùng nhất là tiếng Đức tiếng Pháp tại miền tây; và tiếng Ý tại miền nam. Bên cạnh đó còn có tiếng Romansh được dùng tại bang Graubünden thuộc miền đông nam.

7. Buổi cầu nguyện đại kết tại Hội Đồng đại kết các Giáo Hội Kitô

Lúc 11:15, Đức Thánh Cha đã đến trụ sở của Hội Đồng đại kết các Giáo Hội Kitô.

Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 3 đến thăm Hội Đồng này sau chân phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vào ngày 10 tháng 06 năm 1969; và Thánh Gioan Phaolô 2 ngày 12 tháng 6 năm 1982.

Đức Phanxicô được mời đến thăm tổ chức này nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, một tổ chức đại kết rộng lớn nhất trong phong trào đại kết hiện nay, qui tụ 348 Giáo Hội Kitô thành viên gồm Chính Thống, Tin Lành, Anh giáo cùng nhiều cộng đoàn Giáo Hội độc lập khác, với tổng cộng 500 triệu tín hữu.

Tại đây Đức Thánh Cha được Tổng thư ký Hội đồng đại kết là Mục sư Olav Fykste Tveit, thuộc Giáo Hội Tin Lành Luther Na Uy, cùng với các chức sắc của Hội đồng, nồng nhiệt tiếp đón, trong đó có Nữ Mục Sư Agnes Abuom, thuộc Anh giáo, người Kenya, Điều hợp viên Hội đồng, và Đức Tổng Giám Mục Chính thống Gennadios. Các vị tháp tùng Đức Thánh Cha tiến vào nhà nguyện của Hội đồng Đại kết, nơi có khoảng 230 người, trong đó hơn 100 là thành viên Ủy ban trung ương của Hội đồng này, và các nhân viên chờ đợi sẵn để tham dự buổi cầu nguyện với Đức Thánh Cha.

Sau lời dẫn nhập và kinh nguyện thống hối, có phần cầu nguyện xin ơn hòa giải và hiệp nhất, trước khi mọi người lắng nghe đoạn Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Galát đoạn 5.

8. Bài Suy Niệm của Đức Thánh Cha Phanxicô

Lên tiếng trong dịp này Đức Thánh Cha đã diễn giải lời mời gọi của thánh Phaolô Tông Đồ trong bài đọc trích từ thư gửi tín hữu Galát: “Hãy tiến bước theo Thần Khí” (Gl 5,16.25), ngài nhấn mạnh rằng sau bao nhiêu năm dấn thân đại kết, trong năm kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Đồng đại kết này, chúng ta hãy cầu xin Thánh Linh củng cố bước đường của chúng ta. Khựng lại trước những khác biệt còn tồn đọng, đó là điều quá dễ dàng; quá nhiều khi ta bị chặn lại ngay từ lúc mới khởi hành, vì bị suy nhược do thái độ bi quan. Ước gì những cách biệt không phải là cái cớ để tự bào chữa, và ngay bây giờ chúng ta có thể tiến bước theo Thần Khí: cầu nguyện, loan báo tin Mừng, cùng nhau phục vụ, đó là điều có thể và làm đẹp lòng Chúa! Cùng nhau tiến bước, cầu nguyện, làm việc chung với nhau, đó là con đường tốt nhất của chúng ta.

Buổi cầu nguyện đại kết được tiếp nối với kinh tuyên xưng đức tin, các lời nguyện phổ quát, Kinh Lạy Cha, và lời nguyện cho các tín hữu Kitô được hiệp nhất.

Trước khi từ giã vào lúc quá 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha còn tặng cho nhà nguyện của Hội Đồng Đại kết pho tượng bằng đồng diễn tả Chúa Giêsu chịu đóng đanh do nhà đúc tượng Alberto Ghinzani ở Pavia, miền bắc Italia, sáng tác năm 1990.

9. Diễn từ của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Đồng đại kết các Giáo Hội Kitô

Lúc 3:45 chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha đã trở lại trụ sở của Hội Đồng đại kết các Giáo Hội Kitô để có cuộc gặp gỡ với phái đoàn các giáo hội thành viên trong Hội Đồng đại kết các Giáo Hội Kitô.

Lan Vy xin lưu ý với quý vị và anh chị em, Giáo Hội Công Giáo không phải là một thành viên trong Hội Đồng đại kết các Giáo Hội Kitô nhưng tham dự với tư cách quan sát viên.

Trong diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Tôi rất vui được gặp các bạn và tôi cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt của các bạn. Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng biết ơn của tôi với Mục sư Tổng thư ký, Tiến sĩ Olav Fykse Tveit, và Điều Phối Viên, Tiến sĩ Agnes Abuom vì những lời tốt đẹp và lời mời của các vị nhân dịp kỷ niệm bảy mươi năm thành lập Hội Đồng đại kết các Giáo Hội Kitô.

Trong Kinh Thánh, bẩy mươi năm tiêu biểu cho một khoảng thời gian đáng kể, một dấu hiệu của ân sủng Thiên Chúa. Nhưng bẩy mươi cũng là một con số nhắc nhở chúng ta về hai đoạn quan trọng trong Tin Mừng. Trong đoạn thứ nhất, Chúa yêu cầu chúng ta tha thứ cho nhau không chỉ bảy lần mà là bảy mươi lần bảy (Mt 18:22). Con số đó, tất nhiên, không được đưa ra như một giới hạn, nhưng mở ra một chân trời rộng lớn; nó không định lượng công lý nhưng được dùng như thước đo cho một lòng bác ái có khả năng tha thứ vô hạn. Sau nhiều thế kỷ xung đột, lòng bác ái đó giờ đây cho phép chúng ta đến với nhau như anh chị em, trong hòa bình và với lòng biết ơn Chúa Cha chúng ta.

Nếu chúng ta có thể ngồi đây ngày hôm nay với nhau, thì cũng nhờ tất cả những người đã đi trước chúng ta biết chọn con đường tha thứ và không từ bỏ bất cứ nỗ lực nào để đáp lại thánh ý của Chúa để “tất cả có thể nên một” (xem Jn 17:21). Trong tình yêu chân thành đối với Chúa Giêsu, họ không cho phép mình bị kẹt trong những bất đồng, nhưng thay vào đó dám nhìn một cách dũng cảm vào tương lai, tin tưởng nơi sự hiệp nhất và phá vỡ những rào cản của nghi ngờ và sợ hãi. Thánh Grêgôriô thành Nyssa, một người cha trong đức tin thời xa xưa, trong bài giảng về Diễm Tình Ca, đã nhận xét chí lý rằng: “Khi tình yêu đã loại bỏ hoàn toàn nỗi sợ hãi, và nỗi sợ hãi đã được biến thành tình yêu, thì sự hiệp nhất mà Chúa Cứu Thế mang đến cho chúng ta sẽ được thực hiện viên mãn”. Chúng ta là những người thừa kế đức tin, đức cậy, và đức mến của tất cả những người, bởi quyền năng bất bạo động của Tin Mừng, đã tìm thấy can đảm để thay đổi tiến trình lịch sử, một lịch sử đã dẫn chúng ta đến sự nghi ngờ và không tin tưởng lẫn nhau, và do đó góp phần vào vòng xoắn trôn ốc những phân mảnh liên tục. Nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng truyền cảm hứng và hướng dẫn hành trình đại kết, chiều hướng đã thay đổi và một con đường cả cũ lẫn mới đã được mở rộng không thể đảo ngược lại: đó là con đường của một sự hiệp thông hòa giải nhằm thể hiện tình huynh đệ mà ngay cả lúc này đây đã đoàn kết các tín hữu.

Số bảy nhắc nhở chúng ta về một đoạn Tin Mừng khác. Nó nhắc đến những môn đệ mà Chúa Giêsu, khi thi hành sứ vụ công khai của Ngài, đã sai các ông đi truyền giáo (xem Lc 10: 1), và là những vị được kính nhớ đặc biệt trong một số Giáo hội Kitô Đông phương. Số lượng các môn đệ đó phản ánh số lượng các dân tộc trên thế giới được tìm thấy trên các trang đầu tiên của Kinh Thánh (xem Sáng thế Ký 10). Điều này gợi ý cho chúng ta điều gì, nếu không phải là sứ vụ truyền giáo được hướng đến tất cả các quốc gia và rằng mọi môn đệ, để xứng đáng với danh nghĩa này, phải trở thành một tông đồ, một người truyền giáo. Hội Đồng đại kết các Giáo Hội Kitô được sinh ra để phục vụ cho phong trào đại kết, mà chính phong trào này bắt nguồn từ những lời hiệu triệu truyền giáo mạnh mẽ: vì làm sao các Kitô hữu có thể công bố Tin Mừng nếu chính họ lại chia rẽ với nhau? Mối quan tâm bức xúc này vẫn hướng dẫn hành trình của chúng ta và được căn cứ nơi lời cầu nguyện của Chúa để tất cả có thể nên một, “ngõ hầu thế giới có thể tin” (Ga 17:21).

Anh chị em thân mến, cho phép tôi không chỉ cảm ơn sự dấn thân của các bạn đối với sự hiệp nhất, mà còn được bày tỏ một mối ưu tư. Nó xuất phát từ một ấn tượng theo đó chủ nghĩa đại kết và việc truyền giáo không còn gắn bó chặt chẽ với nhau như lúc đầu. Tuy nhiên, nhiệm vụ truyền giáo được ủy thác cho chúng ta, vượt xa việc thiết lập các dịch vụ và thúc đẩy sự phát triển con người, không thể bỏ qua nội dung hay làm trống rỗng nội dung của nó. Sứ vụ rao giảng Tin Mừng quyết định căn tính của chúng ta. Việc rao giảng Tin Mừng đến tận cùng trái đất là một phần của chính chúng ta như các tín hữu Kitô. Tất nhiên, cách thức mà nhiệm vụ này được thực hiện sẽ thay đổi theo thời gian và địa điểm. Khi đối mặt với cám dỗ kinh niên muốn giản lược Tin Mừng thành những cách suy nghĩ trần thế, chúng ta phải liên tục nhắc nhở chính mình rằng Giáo Hội của Chúa Kitô phát triển là nhờ lôi cuốn được người ta.

Nhưng điều gì tạo nên sức lôi cuốn này? Chắc chắn không phải là những ý tưởng, chiến lược hay các chương trình của chúng ta. Niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô không phải là thành quả của một sự đồng thuận, cũng như Dân Thiên Chúa không thể bị giản lược thành một tổ chức phi chính phủ. Không, sức lôi cuốn bao gồm hoàn toàn trong món quà tuyệt vời khiến cho Thánh Phaolô rất ngạc nhiên: “Vấn đề là được biết chính Đức Kitô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người” (Phil 3:10). Niềm tự hào duy nhất của chúng ta là “được biết vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên gương mặt Đức Kitô.” (2 Côrintô 4: 6), nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống. Đây là kho báu mà chúng ta, mặc dù chỉ là các bình sành trần thế (xem câu 7), phải mang đến cho thế giới của chúng ta, một thế giới đáng yêu nhưng đầy rẫy những chông gai. Chúng ta sẽ không trung thành với nhiệm vụ được giao phó cho chúng ta, nếu chúng ta giản lược kho báu này thành một chủ nghĩa nhân văn thuần túy, hợp thời trang của thời điểm này. Chúng ta cũng không phải là những người bảo vệ chí cốt cho Tin Mừng nếu chúng ta chỉ cố gắng gìn giữ bằng cách chôn dấu đi vì sợ thế giới này và những thách thức của nó (xem Mt 25:25).

Điều thực sự cần thiết là một cách thế vươn ra mới trong việc truyền giảng Tin Mừng. Chúng ta được mời gọi trở thành một dân tộc trải nghiệm và chia sẻ niềm vui của Tin Mừng, ca ngợi Chúa và chăm sóc anh chị em chúng ta với trái tim cháy bỏng ao ước mở ra những chân trời mới của chân, thiện, mỹ không tưởng tượng được với những người chưa được đón nhận hồng ân được biết Chúa Giêsu. Tôi tin rằng một sự gia tăng năng động truyền giáo sẽ dẫn chúng ta đến sự hiệp nhất lớn hơn. Cũng giống như trong những ngày đầu, khi việc rao giảng đã đánh dấu mùa xuân của Giáo Hội, việc truyền giáo ngày nay sẽ đánh dấu sự nở hoa của một mùa xuân đại kết mới. Như trong những ngày đó, chúng ta hãy tụ tập lại với nhau trong tình đồng môn chung quanh Thầy chí thánh, với một chút xấu hổ về những nghi ngại liên tục của chúng ta, và cùng với Phêrô, chúng ta hãy thân thưa với Ngài: “Lạy Chúa, chúng con còn biết theo ai? Chúa có lời ban sự sống đời đời.” (Ga 6:68)

Anh chị em thân mến, tôi muốn đích thân tham dự các lễ kỷ niệm này của Hội đồng Giáo Hội Thế giới, ít nhất là để tái khẳng định cam kết của Giáo Hội Công Giáo với ý hướng của phong trào đại kết và khuyến khích sự hợp tác giữa các giáo hội thành viên với nhau và với các đối tác đại kết của chúng ta. Về vấn đề này, tôi muốn phản ánh một chút về chủ đề được chọn cho ngày này: Tiến bước, cầu nguyện và làm việc cùng nhau.

Tiến bước. Đúng thế, nhưng đi đâu? Từ tất cả những gì đã được nói ở trên, tôi muốn đề xuất một phong trào gồm 2 mặt: hướng nội và hướng ngoại. Hướng nội, để di chuyển liên tục đến trung tâm, để thừa nhận rằng chúng ta là cành ghép tháp nhập vào một cây nho là Chúa Giêsu (xem Ga 15: 1-8). Chúng ta sẽ không sinh hoa trái trừ khi chúng ta giúp đỡ nhau để duy trì sự hiệp nhất với Ngài. Hướng ngoại để hướng tới nhiều vùng ngoại vi hiện sinh của thế giới ngày nay, để tham gia cùng nhau trong việc mang ân sủng chữa lành của Tin Mừng đến cho những anh chị em đau khổ của chúng ta. Chúng ta có thể tự hỏi liệu chúng ta đang đi trong sự thật hay chỉ đơn giản bằng những lời nói đầu môi chót lưỡi, liệu chúng ta có giới thiệu các anh chị em của chúng ta với Chúa vì mối quan tâm thực sự dành cho họ, hay là họ bị loại bỏ khỏi những quan tâm thực sự của chúng ta. Chúng ta cũng có thể tự hỏi bản thân mình, liệu chúng ta tiếp tục đi theo những bước chân của chính mình, hay đang cất bước lên đường với xác tín mang Chúa đến với thế giới của chúng ta.

Cầu nguyện. Cả trong những lời cầu nguyện, giống như khi tiến bước, chúng ta không thể tiến về phía trước bởi chính mình bởi vì ân sủng của Thiên Chúa không được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân nhưng lan tỏa một cách hài hòa giữa các tín hữu là những người yêu mến nhau. Khi đọc kinh “Lạy Cha”, chúng ta cảm thấy một tiếng vang trong chúng ta rằng chúng ta không chỉ là con cái của Thiên Chúa, nhưng cũng là những anh chị em với nhau. Cầu nguyện là dưỡng khí của phong trào đại kết. Không cầu nguyện, sự hiệp thông trở nên ngột ngạt và không đem lại tiến bộ, bởi vì chúng ta ngăn cản gió của Thánh Linh đang thúc đẩy chúng ta tiến lên. Chúng ta hãy tự hỏi: Chúng ta cầu nguyện cho nhau như thế nào? Chúa cầu nguyện để chúng ta nên một: chúng ta bắt chước Ngài như thế nào trong vấn đề này?

Làm việc cùng nhau. Ở đây tôi muốn khẳng định lại rằng Giáo Hội Công Giáo thừa nhận tầm quan trọng đặc biệt của công việc được thực hiện bởi Ủy ban Đức tin và Phẩm trật và mong muốn tiếp tục đóng góp cho công việc đó thông qua sự tham gia của các nhà thần học có trình độ cao. Hành trình tìm kiếm một viễn tượng chung của Ủy ban Đức tin và Phẩm trật, cùng với việc nghiên cứu những vấn nạn luân lý và đạo đức, chạm đến các lĩnh vực quan yếu đối với tương lai của phong trào đại kết. Tôi cũng muốn đề cập đến sự hiện diện tích cực của Giáo Hội trong Ủy Ban Truyền Giáo Thế Giới; sự hợp tác với Văn phòng Đối thoại và Hợp tác Liên tôn, gần đây nhất về chủ đề tầm quan trọng của giáo dục vì hòa bình; và sự chuẩn bị chung các bản văn cho Tuần cầu nguyện hiệp nhất Kitô giáo. Những hình thức này và nhiều hình thức làm việc cùng nhau là những yếu tố cơ bản trong một sự hợp tác tốt đẹp được thử thách qua dòng thời gian. Tôi cũng coi trọng vai trò thiết yếu của Viện Đại kết Bossey trong việc đào tạo các nhà lãnh đạo mục vụ và học thuật trong tương lai cho nhiều Giáo hội và hệ phái Kitô trên toàn thế giới. Giáo Hội Công Giáo từ lâu đã tham gia vào dự án giáo dục này thông qua sự hiện diện của một giáo sư Công Giáo tại các phân khoa đại học, và mỗi năm tôi đều có niềm vui chào mừng nhóm sinh viên đến thăm Rome. Tôi cũng đề cập đến, như một dấu chỉ tốt của “tinh thần đại kết đồng đoàn” là sự tham gia ngày càng đông đảo trong Ngày Cầu Nguyện cho Sự Chăm Sóc Sáng Tạo.

Tôi cũng lưu ý rằng công việc của các cộng đồng Kitô hữu của chúng ta được định nghĩa đúng đắn bởi từ diakonia (tác vụ). Đó là cách chúng ta theo Thầy chí thánh là Đấng đến “không phải là để được phục vụ nhưng để phục vụ” (Mc 10:45). Các gam màu rộng lớn của các dịch vụ được cung cấp bởi các giáo hội thành viên của Hội Đồng đại kết các Giáo Hội Kitô tìm thấy biểu hiện đặc trưng trong cuộc hành hương của Công lý và Hòa bình. Tính khả tín của Tin Mừng được thử thách qua cách thế các Kitô hữu đáp lại tiếng kêu của tất cả những người, ở mọi nơi trên thế giới, đang bị đối xử bất công từ một sự lây lan đáng lo ngại của não trạng loại trừ, mà khi tạo ra tình cảnh nghèo đói, nó đang nuôi dưỡng các xung đột. Càng dễ bị tổn thương người dân càng dễ bị thiệt thòi, thiếu lương thực, việc làm và một tương lai, trong khi số người giàu thì ít đi, và những kẻ giàu thì giàu sụ. Chúng ta hãy để mình bị thách thức để có lòng bác ái trước những tiếng kêu của những người đau khổ: “chương trình của Kitô hữu là một trái tim không mù loà” (Benedict XVI, Deus Caritas Est, 31). Chúng ta hãy xem những gì chúng ta có thể làm cụ thể, thay vì tỏ ra nản lòng hơn vì những gì chúng ta không thể làm được. Chúng ta cũng hãy tìm đến nhiều anh chị em của chúng ta ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông, là những người phải đau khổ chỉ vì họ là những Kitô hữu. Chúng ta hãy đến gần họ. Xin cho chúng ta đừng bao giờ quên rằng hành trình đại kết của chúng ta được đi trước và được đồng hành bởi một phong trào đại kết đã được hiện thực hóa, là phong trào đại kết bằng máu, là điều thúc giục chúng ta tiến lên phía trước.

Chúng ta hãy khuyến khích lẫn nhau để vượt qua cám dỗ muốn hoàn thiện một số mô hình văn hóa nhất định và bị cuốn hút trong các lợi ích phe phái. Chúng ta hãy giúp những người nam nữ thiện chí quan tâm nhiều hơn đến các sự kiện và tình huống có ảnh hưởng đến một phần lớn nhân loại nhưng hiếm khi được đưa lên trang nhất các tờ báo. Chúng ta không thể nhìn theo cách khác. Thật là một vấn nạn nghiêm trọng khi các Kitô hữu tỏ ra thờ ơ với những người đang quẫn bách. Thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi một số người tin rằng những phúc lành họ nhận được là dấu chỉ rõ ràng sự ưu ái Chúa dành riêng cho họ, chứ không phải là một lời hiệu triệu kêu gọi trách nhiệm của họ đối với gia đình nhân loại và đối với việc bảo vệ thiên nhiên. Chúa, Đấng là người Samaritan nhân lành của nhân loại (x Lc 10: 29-37), sẽ chất vấn chúng ta về tình yêu thương dành cho những người hàng xóm của chúng ta, và cho mỗi người hàng xóm của chúng ta (xem Mt 25: 31-46). Vì vậy, chúng ta hãy tự hỏi: Chúng ta có thể làm gì cùng nhau? Nếu một hình thức phục vụ cụ thể là có thể được, tại sao lại không lên kế hoạch và mang ra thực hiện với nhau, và do đó bắt đầu trải nghiệm một tình huynh đệ mạnh mẽ hơn trong việc thực thi cùng nhau các cử chỉ bác ái cụ thể?

Anh chị em thân mến,

Tôi xin gửi lời cảm ơn thân mật đến các bạn. Chúng ta hãy giúp đỡ lẫn nhau bước đi, cầu nguyện và làm việc cùng nhau, để với sự giúp đỡ của Chúa, sự hiệp nhất có thể phát triển và thế giới có thể tin. Cảm ơn các bạn.

10. Thánh lễ dành cho cộng đoàn Công Giáo Thụy Sĩ

Lúc 5 giờ rưỡi chiều ngày thứ Năm 21 tháng 6, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho cộng đoàn Công Giáo tại khu triển lãm Palexpo gần phi trường Geneva. Khu vực này thường được dùng để triển lãm các loại xe hơi.

Thánh lễ tại Palexpo được kể là thánh lễ giáo hoàng đầu tiên được tổ chức tại nước này kể từ sau chuyến viếng thăm vào năm 2004 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Các bài đọc và lời nguyện đã được cử hành bằng tiếng Pháp và La tinh; và đây là lần đầu tiên Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ bằng tiếng Pháp.

11. Người Công Giáo Việt Nam tại Thụy Sĩ

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Tham dự trong thánh lễ tại Palexpo, có khá đông anh chị em tín hữu Công Giáo Việt Nam. Nhân đây, Thảo Ly xin được trình bày vài nét về sự hình thành cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Thụy Sĩ.

Sau năm 1975, Thụy Sĩ đón nhận một số rất giới hạn người tị nạn Việt Nam. Cho đến khi chính quyền Thụy Sĩ bắt đầu nhận người tị nạn Việt Nam, tại đây chỉ có gần 1,000 người Việt. Họ là những sinh viên du học các trường đại học nói tiếng Pháp, cùng với khoảng 20 tu sĩ, chủng sinh, linh mục đang tu học ở phân khoa Thần học tại Fribourg.

Sau sự kiện người Malaysia cho kéo thuyền nhân trở ra biển, ngược đãi những người xin tạm dung từ 1977-1978, Thụy Sĩ mở rộng tiêu chuẩn chấp nhận người nhập cư Việt Nam. Có khoảng 8,000 di dân Việt Nam được nhập cư vào Thụy Sĩ, trong đó có từ 2.500-3.000 tín hữu Công Giáo. Các di dân đều được phân tán cư ngụ trong các bang khác nhau. (Năm 2000 có khoảng 4,200 người Việt Công Giáo tại Thụy Sĩ).

Hiện nay ước chừng có 15,000 người Việt tại Thụy Sĩ

12. Bài giảng của Đức Thánh Cha

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã phân tích bài Phúc Âm trong ngày trong đó Chúa dạy các môn đệ ngài cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha.

Ba từ mà Đức Thánh Cha muốn làm nổi bật là “Cha, lương thực và sự tha thứ”. Ngài nhấn mạnh rằng ba từ này đưa chúng ta đến tận trung tâm của đức tin.

Cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha đã cám ơn Đức Cha Morerod và giáo phận Lausanne-Geneva-Fribourg. Ngài nói:

Tôi hết lòng cảm ơn Đức Cha Morerod và cộng đồng giáo phận Lausanne-Geneva-Fribourg. Tôi cảm ơn các bạn về sự chào đón, sự chuẩn bị và những lời cầu nguyện của các bạn. Xin các bạn vui lòng tiếp tục cầu nguyện cho tôi. Tôi cũng sẽ cầu nguyện cho các bạn, xin Chúa đồng hành cùng bạn trong mọi bước đi, đặc biệt là trên hành trình đại kết. Tôi cũng chào mừng với lòng biết ơn các giám mục Thụy Sĩ và tất cả các giám mục khác hiện diện nơi đây, cũng như các tín hữu đến từ nhiều miền khác nhau của Thụy Sĩ và Pháp, và từ các nước khác nữa.

Tôi cũng chào đón các công dân của thành phố đáng yêu này, nơi đúng sáu trăm năm trước Đức Giáo Hoàng Martin Đệ Ngũ đã lưu trú nơi đây; thành phố này cũng là trụ sở của các tổ chức quốc tế quan trọng, bao gồm Tổ chức Lao động Quốc tế, hiện đang kỷ niệm 100 năm thành lập.

Tôi rất biết ơn Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ vì lời mời thân thiện, sự giúp đỡ và hợp tác không ngừng nghỉ của các vị. Cảm ơn quý vị!

Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Hẹn gặp lại!

13. Giã từ Thụy Sĩ

Lúc 8h tối, Đức Thánh Cha ra phi trường Geneva để đáp máy bay về lại Rôma.

Trên chuyến bay dài 1 tiếng 40 phút từ Geneva về Roma, Ðức Thánh Cha đã có cuộc họp báo và trả lời một số câu hỏi của các ký giả cùng đi trên chuyến bay. Ðức Thánh Cha cho biết “Hôm nay là một ngày khá mệt đối với tôi, nhưng tôi hài lòng, vì nhiều điều chúng ta đã làm, cầu nguyện, đối thoại trong bữa ăn trưa, thật là điều rất đẹp, rồi cuộc gặp gỡ đại kết, và thánh lễ, tất cả làm cho tôi rất hài lòng”

Trả lời câu hỏi của một ký giả, Ðức Thánh Cha nhận xét rằng đây là một ngày có những cuộc gặp gỡ khác nhau, danh từ đúng để chỉ ngày này là “gặp gỡ”. Khi một người gặp người khác, cuộc gặp gỡ này đánh động tâm hồn và làm hài lòng.. Ðó là những cuộc gặp gỡ rất tích cực, rất đẹp. Bắt đầu bằng cuộc đối thoại với tổng thống Thụy Sĩ, đây không phải là một cuộc đối thoại xã giao, nhưng sâu sắc, về những đề tài quan trọng của thế giới, và với một sự thông minh làm cho tôi ngạc nhiên. Rồi những cuộc gặp gỡ các như quí vị đã thấy. Ðiều mà quí vị không thấy là cuộc gặp gỡ trong bữa ăn trưa (ở học viện Bossey), cuộc gặp gỡ sâu xa đề cập đến nhiều vấn đề, đề tài được nói đến nhiều là giới trẻ, vì tất cả các hệ phái Kitô đều quan tâm về giới trẻ. Và Tiền thượng Hội Đồng Giám Mục ở Roma hồi tháng 3 năm nay đã thu hút nhiều chú ý, có 315 người trẻ, cả những người trẻ không tín ngưỡng.. Ðiều này có lẽ đã khơi sự chú ý đặc biệt. Tóm lại đó là một cuộc gặp gỡ nhân bản, không phải là xã giao, hình thức”.

14. Vấn đề cho người Tin Lành rước lễ

Trả lời câu hỏi về việc Hội Ðồng Giám Mục Ðức soạn chỉ nam về việc cho các tín hữu Tin Lành rước lễ Công Giáo nhưng Ðức Tổng Giám Mục Ladaria Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin đã viết một thư cho các Giám Mục Ðức như hãm lại khẩn cấp. Trong cuộc gặp gỡ của các Giám Mục Ðức ngày 3 tháng 5 năm 2018, các vị ấy được yêu cầu tìm một giải pháp đồng thuận. Vậy tại sao cần có sự can thiệp của Vatican về vấn đề này?

Ðức Thánh Cha đáp:

“Ðây không phải là một điều mới mẻ, vì trong bộ giáo luật có dự trù điều mà các Giám Mục Ðức đã nói, việc cho tín hữu Kitô khác được rước lễ Công Giáo trong những trường hợp đặc biệt, liên quan đến vấn đề hôn phối hỗn hợp giữa một người Công Giáo và một Kitô hữu khác. Bộ giáo luật nói rằng Giám Mục giáo phận phải lo về vấn đề này. Các Giám Mục Ðức, vì thấy không rõ ràng, một số Linh Mục hành động không hợp với Giám Mục, nên các Giám Mục Ðức muốn nghiên cứu vấn đề này, và đã cho thực hiện cuộc nghiên cứu ấy, tôi không muốn nói là thái quá, và cuộc nghiên cứu dài hơn 1 năm, kỹ lưỡng.

Đức Thánh Cha nói thêm

Cuộc nghiên cứu có tính chất thu hẹp: điều mà các Giám Mục muốn là nói rõ điều ấy vốn có trong bộ giáo luật. Tôi đã đọc dự thảo chỉ nam ấy, đó là điều thu hẹp chứ không phải là mở cho tất cả mọi người. Các Giám Mục muốn thực hiện điều đó cho Giáo Hội địa phương ở Ðức. Ðiều không đúng đối với Hội Ðồng Giám Mục Ðức, đó là Giáo luật không trù định điều đó, bộ giáo luật không nói Hội Ðồng Giám Mục có quyền làm điều ấy, vì một điều được một Hội Ðồng Giám Mục phê chuẩn thì trở thành điều hoàn vũ ngay. Ðó là điều khó khăn, chứ không phải là nội dung. Các Giám Mục đã gửi văn bản, rồi có hai ba cuộc gặp gỡ, Ðức Tổng Giám Mục Ladaria đã gửi một thư với phép của tôi, chứ Ðức Tổng Giám Mục không tự ý làm. Tôi nói là đồng ý, nhưng tốt hơn đên nói rằng văn kiện của Hội Ðồng Giám Mục Ðức chưa chín mùi, và cần phải được nghiên cứu hơn nữa. Rối đã có một cuộc họp khác và sau cùng sẽ nghiên cứu sự việc. Tôi tin rằng đó sẽ là một văn kiện hướng dẫn, vì mỗi Giám Mục giáo phận có thể điều hành điều mà bộ giáo luật đã cho phép. Không có sự hãm lại. Khi tôi trả lời trong cuộc viếng thăm nhà thờ Tin Lành Luther ở Roma câu hỏi về vấn đề này, tôi đã trả lời theo tinh thna của bộ giáo luật, điều mà ngày nay họ đang tìm kiếm. Có lẽ đó không phải là một thông tin đúng. Bộ giáo luật cho phép Giáo phận chứ không cho Hội Ðồng Giám Mục. Nhưng Hội Ðồng Giám Mục có thể nghiên cứu và đưa ra những đường hướng chỉ dẫn.

Về vấn đề di dân và tị nạn, Ðức Thánh Cha cho biết ngài đã nói nhiều về vấn đề này và ngài trả lời rằng mỗi người phải hành động vấn đề tiếp nhận ngừơi tị nạn theo nhân đức riêng của chính quyền nghĩa là với sự thận trọng. Mỗi nước phải tiếp nhận theo khả năng của mình, nhận những người mình có thể hội nhập. Italia và Hy Lạp đã rất quảng đại trong việc đón tiếp. Có vấn đề là nạn buôn ngừơi di dân. Tôi đã thấy hình ảnh những kẻ buôn người ở Libia. Có một trường hợp mà tôi biết, những nhà tù của những kẻ buôn người thật là kinh khủng giống như các trại tập trung thời thế chiến thứ hai trong đó có những vụ cắt chặt thi thể và tra tấn. Thế giới quan tâm làm sao để những ngừơi di dân khỏi rơi vào tay những kẻ buôn người. Tôi biết các chính phủ nói về điều đó và muốn duyệt lại hiệp định Dublin. Tại Tây Ban Nha quí vị đã thấy trường hợp tàu Aquarius chở người di dân cập bến Valencia.

Tất cả vấn đề ở đây là sự xáo trộn, vấn đề đói ở Phi châu người ta có thể giải quyết. Bao nhiêu chính phủ Âu Châu đang nghĩ đến việc đầu tư tại các nước ấy..

Ðức Thánh Cha nói thêm rằng:

Trong trí tưởng tượng tập thể có một tư tưởng xấu: đó là cần phải khai thác Phi châu. Họ vẫn luôn là những người nô lệ. Cần phải thay đổi kế hoạch ấy. Cả tại Hoa Kỳ cũng có vấn đề di trú. Mỹ châu la tinh dân chúng bỏ đồng quê tới các thành phố lớn, nhưng cũng có cuộc di cư ra nước ngoài, tới những người có công ăn việc làm, và về điểm này tôi đồng thuận với điều mà các nước ấy nói..

Một ký giả khác hỏi Ðức Thánh Cha xem Giáo Hội Công Giáo có hiệp với các Giáo Hội khác gọi là Giáo Hội hòa bình để loại bỏ ý tưởng về cuộc chiến tranh chính đáng hay không?

Ðức Thánh Cha nhận xét: “Bạn đã đặt ngón tay vào đúng vết thương. Hôm nay, trong bữa ăn trưa ở Học viện đại kết Bossey, một mục sư nói với tôi: “Có lẽ nhân quyền đầu tiên phải là quyền được hy vọng” và chúng tôi đã nói về cuộc khủng hoảng các nhân quyền ngày nay. Cuộc khủng hoảng này ta thấy rõ khi nói về điểm này, nhưng bao nhiêu là nhóm, và một số nước không đồng ý, không có sự xác tín như cách đây 20 năm, và đây là điều trầm trọng vì chúng ta phải xem các nguyên nhân. Ngày nay các quyền con người là tương đối, kể cả quyền được hòa bình, cũng là tương đối trong một cuộc khủng hoảng về các nhân quyền. Tôi nghĩ rằng tất cả các Giáo Hội có tinh thần hòa bình phải cùng nhau làm việc và như chúng tôi đã nói trong các diễn văn ngày hôm nay, tôi cũng như các vị khác. Hòa bình là một đòi hỏi vì có nguy cơ chiến tranh.

“Có người nói: thế chiến thứ ba này nếu xảy ra, thì người ta không biết nó sẽ diễn ra với khí giới nào, và nếu có thế chiến thứ tư thì ngừơi ta đã chiến đấu với nhau bằng gậy, vì nhân loại đã bị hủy diệt rồi. Khi người ta nghĩ đến tiền bạc mà họ chi dụng cho các võ khí, thì hòa bình, tình huynh đệ, tất cả các xung đột không được giải quyết như kiểu Cain, nhưng bằng thương thuyết, đối thoại và trung gian. Chúng ta ở trong khủng hoảng về thương thuyết, khủng hoảng về hy vọng, các quyền con ngừơi và khủng hoảng về hòa bình. Và phải chăng có những tôn giáo ủng hộ chiến tranh? Thật là khó hiểu điều này, nhưng chắc chắn là có những nhóm nhỏ, cực đoan, đang tìm kiếm chiến tranh, cả các tín hữu Công Giáo chúng ta cũng có vài người, đây là điều quan trọng cần để ý.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 28/6/2018: AsiaNews: Cuộc phản đối của Cha Nguyễn Duy Tân “là hình ảnh đẹp của một mục tử dũng cảm chăm sóc cho đàn chiên của mình”
VietCatholic Network
22:33 27/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 27 tháng 6.

2- Đức Thánh Cha kêu gọi bênh vực sự sống chưa sinh ra và mạng sống người nghèo.

3- Đức Thánh Cha gặp các Giám Mục Hong Kong và Macao.

4- Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

5- Đức Giáo Hoàng lên án chính sách di trú của Tổng Thống Donald Trump.

6- Tôn giáo ngày càng bị cấm cách trên thế giới.

7- Tín hữu Trung quốc viếng đền các thánh tử đạo để cầu cho sự hiệp nhất.

8- Các Giám mục Phi Luật Tân khuyên các Linh mục không nên mang vũ khí để tự vệ.

9- Cha Nguyễn Duy Tân là tấm gương mục tử can đảm bênh vực đàn chiên và công lý.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Nguyện Cầu Mẹ Việt Nam.

https://youtu.be/9qm6DhDbuOw

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
 
Thánh Ca
Nguyện Cầu Mẹ Việt Nam, Sáng tác: Lm. Văn Chi, Trình bày: Ca sĩ Anh Dũng
VietCatholic Network
05:03 27/06/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


NGUYỆN CẦU MẸ VIỆT NAM

Tác giả: Lm. Văn Chi

Trình bày: Ca sĩ Anh Dũng

Con nguyện cầu, lạy Đức Mẹ Việt Nam.

Dâng lên Mẹ, cộng đoàn con thương mến.

Mẹ luôn đỡ nâng dắt dìu đoàn con,

Yêu thương kết hiệp tình yêu mến nồng nàn.

Dâng về Mẹ Việt Nam,

Đây Quê Hương của con.

Dâng về Mẹ Việt Nam,

Cộng đoàn con mến thương.

Dâng về Mẹ Việt Nam,

Đây gia đình yêu thương.

Dâng về Mẹ Việt Nam,

Xứ đạo con hiến dâng.

Dâng lên Mẹ, lạy Đức Mẹ Việt Nam,

Đây gia đình, dâng về niềm phó thác.

Mẹ ban phúc ân chan hòa yêu thương.

Luôn trong thuận hòa niềm tin mến ân tình.

Dâng về Mẹ Việt Nam,

Đây Quê Hương của con.

Dâng về Mẹ Việt Nam,

Cộng đoàn con mến thương.

Dâng về Mẹ Việt Nam,

Đây gia đình yêu thương.

Dâng về Mẹ Việt Nam,

Xứ đạo con hiến dâng.

Con dâng Mẹ lạy Đức Mẹ Việt Nam

Đây cộng đoàn tâm tình xin dâng hiến.

Mẹ ban xuống muôn an bình yêu thương.

Tin yêu với Mẹ cùng vui bước lên đường.

Dâng về Mẹ Việt Nam,

Đây Quê Hương của con.

Dâng về Mẹ Việt Nam,

Cộng đoàn con mến thương.

Dâng về Mẹ Việt Nam,

Đây gia đình yêu thương.

Dâng về Mẹ Việt Nam,

Xứ đạo con hiến dâng.