Ngày 26-06-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bánh ban từ trời
LM. Phêrô Hồng Phúc
01:37 26/06/2011
BÁNH BAN TỪ TRỜI

Khi Đức Giê su tuyên bố: “Ta là bánh hằng sống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Vì bánh Ta sẽ ban chính là thịt ta, để cho thế gian được sống”(Ga 6,51). Những người Do Thái đã tranh luận một lý lẽ rất đanh thép: “Ông này làm sao có thể lấy thịt mình để cho chúng ta ăn được” (Ga 6,52). Bởi vì những lý lẽ họ nói là nghĩa đen, theo từng mặt chữ, không thể cắt nghĩa cách khác. Chúa Giê su nói: “Thịt Ta là thật của ăn, máu Ta thật là của uống”. “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống”. Người Do Thái đã hiểu rất đúng từng nghĩa chữ mà họ đã tranh luận. Chỉ có điều, cuộc tranh luận đó dẫn họ tới lời kết không có hậu “Lời này chướng tai quá, ai mà nghe được” (Ga 6,60). Và họ đã bỏ đi. Còn đức tin của chúng ta nhìn nhận Chúa là bánh hằng sống từ trời xuống và chúng ta tin nhận rằng, chính Mình và Máu Chúa là chén cứu độ như thánh Phao lô đã khuyên nhủ: “Chén cứu độ là thông phần Mình và Máu Chúa Kitô”(1Cor 10,16).

Ơn cứu độ là trung điểm mà toàn thể giao ước cũ, tức là cả ngàn ngàn năm của Cựu Ước hướng về thì giờ đây được kết tinh trong Mình và Máu Chúa Kitô. Khi chúng ta không đón nhận Mình và Máu Chúa là không đón nhận ơn cứu độ. Nói một cách khác, nếu Máu Chúa không đổ ra thì không có ơn cứu độ cho chúng ta. Vì vậy, ăn thịt và uống máu Chúa không chỉ là để chúng ta hiểu về một của ăn, của uống. Như những người Do Thái đã đến tìm phép lạ nơi Chúa. Chúa cho năm ngàn người đàn ông, chưa kể phụ nữ và trẻ nhỏ được ăn bánh no nê mà tất cả chỉ từ năm chiếc bánh với hai con cá, Chúa đã làm cho hóa ra nhiều. Đến nỗi, sau khi ăn no còn thu được mười hai thúng đầy. Những người Do Thái đi tìm bánh đó. Những người Do Thái quá khích lại còn ngược về Cựu Ước tranh luận với Chúa Giêsu: “Ông làm được gì cho chúng tôi? Cha ông chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc. Ông làm được gì cho chúng tôi?”(x. Ga 6, 30-31). Chúa Giê su không nói một cách tuần tự, nhưng trong ý nghĩa giải thích và khẳng định của Chúa, chúng ta nhận ra điều này: Cha ông các ngươi ăn manna và đã chết. Bây giờ đến lượt các ngươi đi tìm bánh mà Ta đã cho các ngươi ăn no nê, cả thứ bánh đó các ngươi ăn cũng chết !. Chúa Giê su muốn dạy cho người Do Thái và nhất là cho chúng ta hôm nay một bài học tiệm tiến, rằng chúng ta hãy nhìn xuyên qua những hình bóng đó để đến với bánh đích thực là chính Mình và Máu Chúa Kitô. Niềm hy vọng về ơn cứu độ, hôm nay được hiện thực trong chính bí tích Thánh Thể. Và ở nơi đây, chúng ta mới nhận ra rằng: những gì mà nuôi xác thịt thì cũng sẽ trở về với bụi đất. Vì vậy khi ăn manna để nuôi dân Chúa trong rừng vắng, ăn bánh hóa nhiều do phép lạ Chúa làm để khỏi chết đói trong hoang địa, rồi nuôi cho thân xác này được khỏe được sống nhưng cội nguồn của nó là bụi đất, nó vẫn trở về với bụi đất. Ngược lại, chúng ta tìm thấy ý nghĩa trong sách Sáng Thế Thiên Chúa tạo dựng thân xác con người từ bùn đất nhưng Chúa lại thổi hơi và ban sự sống cho con người, vì vậy, con người được sống bởi sức sống của chính Thiên Chúa đã phú cho. Vậy điều gì khiến cho con người hướng về trời để sống bằng sự sống của Thiên Chúa. Đó chính là bí tích Thánh Thể hôm nay.

Khi người ta biết chạy đến với bí tích Thánh Thể để ăn bánh bởi trời thì đó không phải là nuôi dưỡng thân xác này mà đó là nuôi sự sống đến từ Thiên Chúa. Sự sống Thần Khí mà Thiên Chúa trao ban. Do vậy, có ăn thịt và uống máu Chúa mới đạt ơn cứu độ, mới có sự sống đích thật. Bởi vì bánh từ trời xuống thì mới nuôi được sự sống bởi trời. Người ta cứ thích bánh ở đời này, do đó người ta nuôi được thân xác này và nuôi được cát bụi này. Trong Kinh Lạy Cha, Chúa dạy chúng ta “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”. Thánh Augustino khuyên chúng ta hãy hiểu ơn đầu tiên là được ơn rước lễ hàng ngày. Vì đó là lương thần nuôi dưỡng chúng ta sống sự sống linh hồn. Nhưng đại đa số chúng ta chỉ nghĩ đến lương thực hàng ngày, bánh ăn hàng ngày, tiền bạc hàng ngày. Tất cả những điều đó Chúa cũng sẽ ban, đó là sự sống của chúng ta lớn lên mỗi ngày, nhưng sự sống ấy sẽ trở về với cội nguồn của nó là bùn đất, nếu người ta không được ăn thịt và uống máu Chúa, người ta không lớn lên bằng sức sống thần linh trong linh hồn thì sẽ không tồn tại. Thân xác bụi đất lấy gì cho con người trở về với xuất xứ từ trời đây? Do vậy, nếu chúng ta được ơn rước Mình Máu Chúa hằng ngày, chúng ta được đến với Chúa Giêsu Thánh Thể trong tâm tình sốt sắng thờ kình và yêu mến Chúa. Hãy tin rằng, chính đó là thần lương đưa chúng ta về sự sống, nơi đó là trời cao.

Trong Tin Mừng theo thánh Mathêu, viên sĩ quan đại đội trưởng thưa với Chúa Giê su: “Lạy Thày, tôi chẳng dám Thầy đến dưới mái nhà tôi. Nhưng chỉ xin Thầy phán một lời, thì đầy tớ tôi sẽ được khỏi”(x. Mt 8, 5-13). Chúa Giê su đã khen đức tin của viên đại đội trưởng này, và đúng giờ đó đầy tớ của ông được khỏi. Ngày nay, Giáo Hội muốn mượn lời của viên sĩ quan đó để lặp lại cho mỗi người Ki tô hữu chúng ta, mỗi khi chúng ta được nghe lời Giáo Hội nhắc lại lời giới thiệu của Gioan Tẩy Giả: “Đây là Chiên Thiên Chúa”(Ga 1,36). Phúc cho ai được tới dự tiệc Chiên Thiên Chúa thì chúng ta đáp lại lời đó: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà linh hồn con. Nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh”. Như vậy, chính Đức Giê su Ki tô là Đấng đến ban ơn cứu độ cho chúng ta. Chúng ta hiểu thêm, khi được rước Chúa ngự vào nhà linh hồn, không những chúng ta được sống mà được sống dồi dào như chính lời Chúa đã hứa. Tức là chúng ta được khỏi mọi tật bệnh thiêng liêng trong linh hồn, như lời kinh rất xưa đã nói: “Khi có thể chịu được để những kẻ ấy hàng ngày, nhờ Mình Thánh Chúa giúp sức, thì được chừa mọi tội thường phạm mọi ngày”. Cho nên, Mình Máu Thánh Chúa ban sự sống, mà là sự sống dồi dào, cho linh hồn của chúng ta được mạnh sức, cho chúng ta được sống bằng sự sống bởi trời. Cho chúng ta được kết hợp sâu xa hơn với sự sống của chính Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng đã trao ban sự sống cho chúng ta.
Hiểu về bí tích Thánh Thể, chúng ta không bao giờ hiểu, vì đó là mầu nhiệm cực trọng. Nhưng cảm nhận tình yêu của Chúa trong bí tích Thánh Thể thì quá rõ ràng. Chính ở đây là mầu nhiệm đức tin. Bởi vậy, bao giờ truyền phép bí tích Mình Máu Chúa xong, chủ lễ lớn tiếng tuyên bố: “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Một mầu nhiệm đức tin mà con người không thể hiểu thấu nhưng con người lại cảm nghiệm một cách đầy đủ và sung mãn. Chỉ có mầu nhiệm đức tin, mầu nhiệm tình yêu, mầu nhiệm của sự sống ấy mới cho chúng ta hiểu được lời Chúa hứa: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,17). Như thế chúng ta mới hiểu được lời khiêm tốn chúng ta đọc lên là “Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh”. Bởi lẽ, Chúa chính là sự sống. Cho nên, ai đến với bí tích Thánh Thể, thì đây không phải chỉ là một lễ nghi, một sự tôn thờ, mà quan trọng hơn, đây là mối tương quan hữu cơ về sự sống, sự sống Thần Linh, sự sống của ơn cứu độ. Do đó, chúng ta đừng quì gối theo lễ nghi một cách khô khan, chúng ta đừng rước lễ theo thói quen. Chúng ta đừng đến với bí tích Thánh Thể theo lề luật dạy chúng ta như là rước lễ trong mùa Phục Sinh. Chúng ta đến với bí tích Thánh Thể như con đến với cha:
“Như nai rừng khát mong tìm Chúa
Hồn con khát mong tìm Chúa, Chúa Trời ơi.” (Tv 42, 1)

Chúng ta đến với bí tích Thánh Thể là để được Chúa nâng đỡ: “Những ai gồng gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Chúa sẽ cho cảm nghiệm “Ách Chúa êm ái, gánh Chúa nhẹ nhàng”; để “những người đói sẽ không bao giờ phải đói, và ai khát sẽ không bao giờ khát nữa”. Và nhất là khi chúng ta đến với bí tích Thánh Thể, để được ơn cứu độ đời đời.

Lạy Chúa Giê su Thánh Thể,
Chúa vẫn ngự nơi đây,
yêu thương và kiên nhẫn,
chìm sâu và mạnh mẽ.
Chúa mời gọi chúng con ăn thịt và uống máu Chúa
để chính chúng con được sự sống đời đời.
Sao có tình yêu thẳm sâu đến thế?
Sao có lời mời gọi khiêm nhường đến thế?
Sao có của lễ hiến thân trọn vẹn đến thế?
Tai chúng con điếc nên không nghe được.
Mắt chúng con mù nên không nhìn thấy.
Ngày hôm nay,
Bí tích Thánh Thể kêu gọi chúng con đến với suối nguồn của tình yêu:
Để chúng con hiểu những gì mà chúng con đã vô tình và quay lưng lại với Chúa.
Để chúng con nhận được những gì
mà tay chúng con đã nắm lại và không chịu mở ra.
Để chúng con nhận được những gì
mà mắt chúng con vì mù nên không trông thấy.
và lưỡi chúng con được ca rao những gì mà chúng con đã câm nín
vì đã có quá nhiều những sự thế tục xâm chiếm lòng chúng con.
Xin Mình Máu Chúa ban ơn cứu độ đời đời,
tình yêu và hạnh phúc cho mỗi người,
cho gia đình và cộng đoàn giáo hội địa phương của chúng con. Amen.

LM. Phêrô Hồng Phúc
 
Thiên Chúa khiêm hạ
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:02 26/06/2011
CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 11, 25 – 30

Khiêm hạ là đức tính tối cần để thành công trong cuộc đời. Người tài giỏi mấy mà tự kiêu, tự mãn vẫn không được người khác tôn trọng. Đứng trước sự linh thiêng đặc biệt trước các vị thần, vị thánh, con người nhất nhất phải khiêm tốn cúi đầu. Đạo Công Giáo do Chúa thiết lập lại mang một sắc thái khác lạ bởi vì Con Thiên Chúa đã tự hạ mình mang kiếp người phàm để sống cùng, sống với, sống cho con người, nói một cách thiêng liêng, Con Thiên Chúa hạ mình trước dân của Ngài.

Cuộc lữ hành trần thế tiến về Quê trời, người Kitô hữu phải phấn đấu, hy sinh, từ bỏ, phải vất vả truân chuyên vượt qua biết bao gian nao thử thách để bảo toàn đức tin. Chúa Giêsu hiểu rõ những vất vả nặng nề của người Kitô hữu, Ngài đã động viên, khích lệ, kêu gọi :” Tất cả những ai đang vất vả nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng “ ( Mt 11, 28 ).

Vâng, Chúa Giêsu mời gọi tất cả những ai đang phải lao đao vất vả, những kẻ hèn mọn, những người không nhà không cửa, những kẻ thấp cổ bé họng, những kẻ neo đơn, cơ nhỡ, những người vất vưởng khắp nơi, hãy đến với Ngài để Ngài an ủi, chở che, nâng đỡ và cho nghỉ ngơi lại sức. Hãy đến với Ngài tất cả những ai tội lỗi, chán nản, u buồn, Ngài sẽ xoa dịu vỗ về, an ủi và Ngài sẽ ban cho họ sự an bình.

Chúa Giêsu còn thiết tha mời gọi con người :” Anh em hãy mang lấy ách của tôi…Vì ách của tôi êm ái, và gánh của tôi nhẹ nhàng ( Mt 11, 29-30 ). Ở đây chúng ta phải hiểu “ ách “ là một cái cây bằng gỗ nặng, nó được thiết kế, đóng để đặt lên cổ của đôi bò, để giữ chúng lại và để chúng kéo xe. Trong cuộc đời 30 năm ở Nagiarét có lẽ Chúa Giêsu đã thấy thánh Giuse và nhiều người dân làng đã đóng những cái ách như thế để ghìm bò và giữ bò để chúng kéo xe. Qua cái ách bò, Chúa Giêsu đã muốn dạy cho nhân loại biết rằng tôn giáo do Ngài thiết lập sẽ không phải là thứ tôn giáo đè cỏ đè đầu nhân dân. Do đó, Chúa Giêsu đã nói :” Ách của tôi thì êm ái và gánh của tôi thì nhẹ nhàng “.

Chúa Giêsu đã minh chứng sự khiêm hạ của Ngài như chúng ta đọc thư thánh Phaolô gửi tín hữu Philip chương 2, và đặc biệt khi Chúa rửa chân cho các môn đệ trong Nhà Tiệc Ly và cái chết của Ngài trên thập giá để đem lại ơn cứu độ cho nhân loại, cho con người. Sự khiêm hạ của Chúa chúng ta không bao giờ nghĩ tới được bởi vì nếu Chúa không mặc khải sự khiêm hạ của người qua những hành động cụ thể thì không bao giờ chúng ta hiểu được Ngài. Ngài đã tự hạ qua tình yêu vô biên, tình yêu hoàn toàn vô vị lợi của Ngài :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ) hoặc “ Khi nào Ta bị đưa lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta “.

Thánh lễ tái diễn lại việc Chúa Giêsu khi xưa trên thập giá. Nên, mỗi khi chúng ta lên rước Chúa, Linh mục sẽ giới thiệu với chúng ta Mình và Máu Thánh của Chúa, làm của nuôi thần linh nuôi sống con người chúng ta.. Chúng ta đến với Chúa Giêsu vì Người hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. Chúng ta đến với Chúa, Chúa sẽ bổ dưỡng và ban cho chúng ta thanh thản bình an, đúng như lời Ngài đã nói :” ách của tôi thì êm ái và gánh của tôi thì nhẹ nhàng “.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn học nơi Chúa sự khiêm hạ của Chúa. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao Chúa lại nói :” Ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng “ ?
2.Ách là gì ?
3.Gánh là gì ?
4.Chúa nói hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng nghĩa là làm sao ?
5.Đoạn Kinh Thánh nào nói lên sự khiêm hạ của Chúa Giêsu ?
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:22 26/06/2011
NÓI CHUYỆN PHIẾM
N2T

Nhiều người tụ họp nhau lại đàm luận chuyện trời xa trời gần, ai nấy đều có ý riêng của mình, giằng co không ai nghe ai. Một người nông phu trong thôn giải thích:
- “Trời và đất cách nhau khoảng ba, bốn trăm cây số mà thôi, từ đất lên đến trời nếu đi bộ thì bốn ngày là tới nơi, đi nhanh thì ba ngày là tới, đi về sáu bảy ngày là dư sức. Tại sao các ông cứ cãi cọ tranh nhau như thế hử ?”
Mọi người đều hỏi anh ta căn cứ vào đâu mà nói như thế ? Người ấy trả lời:
- “Ái dà, lẽ nào các ông không nhìn thấy dân gian đưa ông táo về trời sao ? Ngày hăm ba tháng chạp thì tiễn ông ta lên thiên đình, đến ba mươi tháng chạp thì nghinh đón ông ta trở về, từ ngày hăm ba đến ngày ba mươi không phải là bảy ngày sáng sủa sao, nếu tính ngày đi ngày về thì độ dài khoảng ba bốn trăm cây số mà thôi, có gì là xa chứ ?”
Mọi người nghe xong không hẹn mà cười lớn lên, nói với người trong thôn ấy:
- “Anh nói có chút lý lẽ đấy, đúng là có thể “nói trời” rồi đấy, ha ha ha”.

Suy tư:
Khi một ai đó nói chuyện khoác lác khoa trương thì người ta nói họ “nói trời nói đất”. Nói trời nói đất là nói chuyện không có thật, không căn cứ vào đâu, khoe khoang quá đáng…
Khoác lác nhất là ma quỷ, khi cám dỗ con người ta thì nó nói trời nói đất: nói không có Trời, mà nếu có thì Trời không trừng phạt ai đâu, vì Trời rất nhân lành; nói đất thì nó nói Trời dựng nên mọi sự cho ta hưởng dùng, cứ hưởng thụ ăn chơi cho thỏa, vì sống mà không hưởng thụ thì uổng cả cuộc đời.v.v…
Khoác lác thứ nhì là những đệ tử của ma quỷ, họ là những người kiêu căng hợm hỉnh, coi mình là cái rốn của vũ trụ, là cái cốt lõi của anh chị em trong cộng đoàn, là tự nhận mình là người giỏi hơn mọi người…
Thiên Chúa nói rằng: trời với đất cách xa nhau như thế nào, thì ý nghĩ của Ngài và con người cách xa nhau như thế, tức là trời và đất thì cách xa nhau rất xa. Nhưng đối với người Ki-tô hữu khiêm tốn thì trời và đất tuy xa nhưng lại rất gần, vì Chúa Giê-su đã nói: ai yêu mến lời của Ngài và thực hành lời Ngài, thì Ngài sẽ ở trong người ấy và người ấy ở trong Ngài.
Đó không phải là trời quá gần với đất hay sao ?
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:24 26/06/2011
N2T

13. Sự chết như là một liều thuốc, chứ không phải là hình phạt.

(Thánh Ambrosius)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bangladesh: Lãnh đạo tôn giáo nghi ngờ về số liệu khảo sát mức nghèo khổ
Phạm Kim An
09:01 26/06/2011
Bangladesh: Lãnh đạo tôn giáo nghi ngờ về số liệu khảo sát mức nghèo khổ

Một báo cáo mới nói khoảng 130 triệu người sống trên mức nghèo khổ

Dhaka – Kết quả một cuộc khảo sát thu nhập quốc gia đã gây ra nhiều phản ứng lẫn lộn của các vị lãnh đạo tôn giáo và quan chức chính phủ, khi các vị nói rằng trong khi tiến bộ đã được thực hiện, nhiều việc cần phải làm để cải thiện điều kiện sống của người dân nữa.

Báo cáo mang tên “Khảo sát thu nhập và chi tiêu hộ gia đình năm 2010” (Household Income and Expenditure Survey 2010), được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới (WB) và được thực hiện bởi Cục Thống kê Bangladesh (BBS), cho thấy rằng nạn nghèo đói giảm xuống còn 31,5%, so với 40% của năm 2005.

Báo cáo cũng cho biết khoảng 130 triệu người sống trên mức nghèo khổ,.

Ngày 22-6, Shajahan Ali Molla, Tổng giám đốc của Cục thống kê Bangladesh, nói với các nhà báo trong lễ công bố báo cáo, rằng các cuộc điều tra thăm dò được tiến hành trong 12.240 hộ gia đình trên khắp 64 quận, huyện.

Ông nói: “Đói nghèo đã giảm, nhưng thu nhập trung bình và chi phí trung bình cũng giảm". Ông nói thêm rằng tầng lớp trung lưu thấp có tăng trưởng thu nhập lớn hơn so với các tầng lớp trung lưu khác.

Kinh tế gia Wahiduddin Mahmud nói rằng báo cáo đã được tiến hành trong thời ba chính phủ khác nhau và vượt qua mọi tranh cãi về thiên vị.

Ông nói thêm, các kết quả là ấn tượng hơn, trong ánh sáng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong các năm gần đây.

Tuy nhiên, Đức Giám mục Gervas Rozario, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Bangladesh, cho biết rằng các kết quả khảo sát có thể không phản ánh chính xác các điều kiện thực tế.

Ngài phát biểu: “Nếu thực sự nạn nghèo đói đã giảm bớt được 8,5%, đây là một con số tốt, nhưng tôi nghi ngờ về mức chính xác trong thực tế".

Ông Francis Atul Sarker, Giám đốc phát triển của cơ quan Caritas Bangladesh thuộc Hội đồng Giám mục nước này, nói sự phát triển lớn hơn của đất nước sẽ có tác động lớn hơn đến xóa đói giảm nghèo.

Ông phát biểu: “Nếu đảng cầm quyền và phe đối lập có thể hợp tác trong phát triển đất nước, tôi nghĩ rằng trong năm năm tiếp theo, sự nghèo đói sẽ giảm tới 16%”.

Khoảng 17,6% dân chúng sống dưới mức nghèo khổ, với 21% ở các đô thị và 31,5% ở nông thôn.

Thu nhập hàng tháng trung bình của hộ gia đình là 10.641 taka (146 USD), chưa kể các khoản chuyển tiền thanh toán từ các thành viên gia đình ở nước ngoài, theo số liệu từ cuộc khảo sát trên. Với khoản chuyển tiền thanh toán từ nước ngoài, thu nhập bình quân sẽ lên đến 19.387 taka. (UCA News 24-6-2011)

Phạm Kim An
 
Roma sẽ xem xét trường hợp phép lạ của “Linh mục chuỗi Mân côi”
Nguyễn Trọng Đa
09:28 26/06/2011
Roma sẽ xem xét phép lạ khả hữu của “Linh mục chuỗi Mân côi”

Albany, NY (Mỹ) - Một sự chữa bệnh kỳ diệu được gán cho nhà tiên phong truyền thông Công giáo, linh mục Patrick Peyton, Dòng Thánh Giá (CSC), có thể đẩy mạnh tiến trình phong Chân phước cho "Linh mục chuỗi Mân Côi", nổi tiếng với phương châm của mình "Gia đình cầu nguyện chung, gia đình sẽ sống hiệp nhất”.

Một tòa án có trụ sở tại Giáo Phận Albany, Mỹ, đã điều tra phép lạ khả hữu này và sẽ chuyển đạt kết quả của mình đến Tòa thánh ngày 28-6.

Theo linh mục John Phalen, Dòng Thánh giá (CSC), chủ tịch của Công tác tông đồ Gia đình Thánh giá, các chi tiết của phép lạ khả hữu không thể được chia sẻ vào thời điểm này. Tuy nhiên, cha cho biết phép lạ khả hữu ấy liên quan một người đàn ông độ tuổi 60, được nhập viện với "tính mạng bị đe dọa, suy đa bộ phận thân thể”.

Cha Phalen nói: “Gia đình ông đã cầu nguyện với linh mục Peyton, và họ cảm thấy mạnh mẽ rằng ông đã được chữa lành qua lời cầu bầu của linh mục. Cộng đồng y tế đã cung cấp thông tin để hỗ trợ niềm tin này".

Theo cô Susan Wallace, giám đốc quan hệ đối ngoại của Công tác tông đồ Gia đình Thánh giá, gia đình của người đàn ông này sống ở khu vực Albany, và "rất biết" vị linh mục địa phương nổi tiếng.

Cô nói với CNA ngày 23-6: “Chúng tôi rất yêu mến cha Peyton. Mỗi ngày có nhiều người nói với tôi ‘Ồ, Ngài là một vị thánh, Ngài không cần các thủ tục giấy tờ đâu’".

"Nhưng điều quan trọng là chúng tôi cần phải hướng về trước. Khi nào có sự tiến bộ, chúng tôi sẽ mừng vui. Chúng tôi rất là hài lòng. Chúng tôi phấn khích tiến về phía trước, và đáp ứng các vụ việc quan trọng".

Đức Giám mục Howard J. Hubbard, giáo phận Albany, và Tiến sĩ Andrea Ambrosi, cáo thỉnh viên của việc xin phong Chân phước cho cha Peyton, yêu cầu tòa án xem xét kỹ lưỡng tất cả các khía cạnh của phép lạ khả hữu. Các phát hiện của tòa án sẽ được chuyển đạt về Thánh bộ Phong Thánh ở Roma.

Đức Giám Mục Hubbard sẽ cử hành phụng vụ kết thúc cuộc điều tra của tòa án tại nhà thờ thành Vinh sơn Phaolô ở Albany, vào trưa ngày 28-6.

Linh mục Phalen cho biết rằng Công tác tông đồ Gia đình Thánh giá, do linh mục Peyton thành lập, thường xuyên nghe nhiều người trên thế giới nói là họ tin được chữa lành bệnh nhờ lời cầu bầu của cha Peyton.

Cha Phalen giải thích: “Nhiều người khác chỉ đơn giản chia sẻ các câu chuyện về sự thánh thiện của cha. Trong khi họ đã có thể coi cha là một vị thánh, chúng tôi đều vui mừng nhận thấy sự tiến bộ trong tiến trình phong Chân phước cho cha”.

Cô Wallace cho biết rằng toàn bộ sứ vụ của cha Peyton đã bắt nguồn từ Chuỗi Mân côi Gia đình, được đọc trong gia đình lớn lên của cha.

Cô nói: “Cha biết cách thức mạnh mẽ của chuỗi Mân côi làm nên gia đình”. Cô nhận thấy phương châm của cha về cầu nguyện gia đình "vẫn còn thích hợp và có sức mạnh”.

Cô nói thêm: "Có một nhu cầu rất lớn cho các gia đình đến với nhau và cầu nguyện với nhau".

Linh mục Peyton di cư từ Ireland đến Mỹ năm 1928 ở tuổi 19. Được truyền chức linh mục năm 1941, cha thành lập việc tông đồ Chuỗi Mân côi Gia đình ở Albany, New York vào năm sau. Cha đã tiến hành cuộc thập tự chinh Mân Côi trong 40 quốc gia và đã thu hút 28 triệu người tham dự.

Năm 1947, cha đã thành lập Công ty Nhà hát gia đình (Family Theater Productions), vốn đã sản xuất khoảng 600 chương trình phát thanh và truyền hình, với hàng trăm diễn viên và nhân vật nổi tiếng tham dự. Hơn 10.000 lượt của các chương trình này đã được phát sóng.

Linh mục Peyton qua đời năm 1992, và được tuyên bố là Tôi tớ Chúa năm 2001.

Công tác tông đồ Gia đình Thánh giá điều hành một trang web về cha Peyton và vụ xin phong Chân phước cho Ngài, ở địa chỉ http://www.fatherpeyton.org. (CNA 25-6-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thánh Thể, trung tâm của đời sống Giáo hội
LM Lưu Minh Gian
09:19 26/06/2011
Với các du khách đến Roma, Quảng Trường Thánh Phêrô là điểm hẹn vào mỗi sáng Chúa nhật, để mọi người có dịp gặp gỡ và đọc kinh Truyền Tin chung với Đức Thánh Cha. Cuộc gặp gỡ mỗi tuần một lần thường chỉ vỏn vẹn trong khoảng mười lăm phút, nhưng bầu khí của cuộc gặp gỡ thì không kém phần tưng bừng nô nức, và nội dung của cuộc gặp gỡ thì luôn chân tình và sâu lắng. Sáng Chúa nhật 26.06, dịp Lễ Kính Mình và Máu Thánh Chúa, trước đông đảo khách hành hương, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ và nhắn gởi tới mọi người một sứ điệp quan trọng: Thánh Thể là trung tâm của đời sống Giáo hội. Trong bài diễn văn trước giờ kinh, Ngài nói:
Anh chị em thân mến,

Hôm nay chúng ta mừng lễ Corpus Domini, Lễ Kính Mình và Máu Chúa, là Bích Tích mà Đức Giêsu đã lập ra trong bữa Tiệc Ly, là kho tàng quý giá nhất của Giáo Hội. Bích Tích Thánh Thể là trung tâm điểm trao ban sức sống cho toàn bộ thân thể mầu nhiệm là Giáo hội, một thực thể mang tính cộng đồng xã hội dựa trên mối liên kết thiêng liêng mà cụ thể với Đức Kitô. Như thánh tông đồ Phaolô đã khẳng định: “Bởi vì chỉ có một Tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Tấm Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể”(1 Cr 10, 17). Không có Bích Tích Thánh Thể thì đã không có Giáo hội. Chính Bí Tích Thánh Thể làm cho một cộng đồng nhân loại trở nên một mầu nhiệm của sự hiệp thông, có khả năng mang Thiên Chúa đến cho thế giới và mang thế giới trở về với Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần, Đấng biến bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Đức Kitô, cũng biến đổi tất cả những ai đón nhận Thánh Thể với niềm tin trở thành một chi thể trong Thân Thể của Đức Kitô. Như thế, Giáo Hội quả thật là Bí Tích của sự hiệp nhất giữa con người và Thiên Chúa cũng như giữa con người với con người.

Càng lúc chúng ta như càng bị dìm vào sâu trong khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân, là khuynh hướng của xã hội phương Tây, và đang có chiều hướng lan rộng ra khắp mọi nơi trên thế giới. Trước thực trạng này, Bí Tích Thánh Thể chính là một loại thuốc giải độc cho tâm trí và con tim của những người tín hữu, để không ngừng gieo vào họ lý tưởng sống của tình hiệp thông, của sự phục vụ và chia sẻ, là lý tưởng sống của Tin Mừng. Các Kitô hữu đầu tiên tại Giêrusalem là một dấu chỉ rõ ràng của lối sống mới này, bởi vì họ đã sống tình huynh đệ và đã đặt tất cả tài sản của họ để làm của chung, để không có ai phải lâm vào cảnh nghèo khổ. (x. Cv 2, 42-47). Từ đâu mà có được điều này? Từ Bí Tích Thánh Thể, nghĩa là từ Đức Kitô Phục Sinh, Đấng thực sự hiện diện giữa các môn đệ của Người và vẫn tiếp tục thực hiện công trình của Người với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Với những thế hệ tiếp nối nhau, trải dài suốt bao thế kỷ, Giáo hội mặc dù có những giới hạn và yếu đuối của con người, nhưng vẫn không ngừng là một sức mạnh hiệp thông giữa lòng thế giới. Chúng ta hãy đặc biệt nghĩ đến những thời điểm khó khăn và thử thách, chẳng hạn như ở các quốc gia dưới quyền thống trị của những thể chế độc tài, quả là ý nghĩa biết bao việc có thể gặp mặt nhau trong Thánh Lễ mỗi Chúa nhật! Như các Thánh Tử Đạo của vùng Abitene của Tunisi đã nói: “Sine Dominico non possumus”, nghĩa là: không có Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật thì chúng ta không thể sống!

Chúng ta kêu cầu Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà vị Tiền nhiệm của tôi, Chân Phước Gioan Phaolo II đã gọi là “Người Nữ Thánh Thể” (Ecclesia de Eucharistia 53-58). Dưới mái trường của Mẹ, cuộc sống của chúng ta cũng trở nên một “Thánh Thể” trọn vẹn, mở ra với Thiên Chúa và với người khác, có khả năng biến đổi điều xấu thành những điều tốt với sức mạnh của tình yêu, của sự hiệp nhất của tình hiệp thông và huynh đệ.

Kết thúc buổi đọc kinh, Đức Thánh Cha gởi lời chào đến các du khách hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Ngài nhắc nhớ mọi người về ý nghĩa của ngày lễ, kêu gọi mọi người hãy vui mừng vì quà tặng lớn lao mà Thiên Chúa ban cho con người, chính là Đức Giêsu, Bánh Hằng Sống, Đấng đã trao ban chính mình để cho con người được sống. Ngài cũng mời gọi mọi người hãy mở rộng tâm hồn mình để đến với mọi người và cùng nhau bước đi trên nẻo đường sự sống.
 
Top Stories
WikiLeaks: Cuban cardinal pushed to close critical magazine
McClatchydc.com
09:11 26/06/2011
MIAMI — A Vatican expert on Cuba told U.S. diplomats in 2007 that Cuban Cardinal Jaime Ortega had pushed to shutter a highly regarded Roman Catholic magazine that often criticized the communist system, according to a State Department cable made available by WikiLeaks.

Cuba's government had wanted to close Vitral magazine for years but feared a backlash and so "must be happy because the Church did its dirty work for it," the expert noted. The publication wasn't closed, but its editor resigned in a huff and its content was toned down.

Ortega's spokesman denied in an email that the church had bowed to government pressures and said that although the Cuban government had complained about Vitral and other church publications, "the complaints never turned into requests for closures."

"It's not important if the fact is real or not, it's simply repeated even though there's no firsthand source that confirms it in public," spokesman Orlando Marquez wrote. "It is good to ask who benefits from this."

The cable sent to the State Department by the U.S. Embassy to the Vatican also mentioned previously unconfirmed reports that Vatican officials at times had thought that Ortega, who also serves as the archbishop of Havana, was too friendly with Cuban ruler Raul Castro.

"Vatican officials have hinted in the past that Ortega has become too cozy with Castro," noted the cable, dated May 14, 2007, and classified as "secret." It was one of more than 250,000 State Department documents that WikiLeaks provided to McClatchy.

Ortega recently has won wide praise for his unprecedented talks with Castro, which helped win the release of about 115 political prisoners over the past year. But some critics have claimed for years that he'd failed to take a strong stance against human rights abuses. All but a dozen of the jailed dissidents were taken directly from prison to airplanes that flew them to Spain, in what critics have called a forced exile.

Vitral, founded in 1994 by the Diocese of Pinar del Rio in westernmost Cuba, was considered to be the best church publication on the island. Its name, which means stained-glass window, referred to the rainbow of opinions it published.

The magazine reported in April 2007 that "because of a lack of resources, the editorial board ... will no longer be able to guarantee publication." Director Dagoberto Valdes and most of his staff resigned. The magazine all but halted its criticisms of the government and started publishing every three months instead of two.

The announcement sparked speculation at the time that after Pinar del Rio Monsignor Jose Siro Gonzalez, who backed Valdes, had retired in late 2006, his successor, Jorge Enrique Serpa Perez, had bowed to pressures to shut down the publication.

One month later, Kirsten Madison, then-deputy assistant secretary of state for Western Hemispheric affairs, went to the Vatican and met with two monsignors who dealt with Cuba issues to ask their help with Vitral and discuss the island's human rights situation, according to the cable.

One official who was new to his post repeated the version that Vitral was closed for financial reasons, but the other was more experienced and "offered a goldmine of information on the church in Cuba." McClatchy isn't publishing the names because the cable asked that they be protected.

The more experienced official "said that the government had been trying to close Vitral for years, but was afraid of the potential backlash. When the local bishop (Siro) retired, Cardinal Ortega pressured new Bishop Serpa to shut it down, apparently motivated by some animosity towards the leadership of the magazine,'' the dispatch added.

The cable didn't detail how the official had obtained that information. Valdes, who lives in Pinar del Rio, chuckled when the dispatch was read to him but declined to comment. He now runs an independent online magazine titled Convivencia ("Fellowship").

"What I do know is that it (Vitral) did bother the government," he said. An agricultural engineer, Valdes was demoted to a menial job in a state tobacco enterprise in 1996 when he refused to stop working for the magazine.

In the emailed statement, Marquez, the communications director for the Havana archbishopric, said Cuban bishops long had received complaints about several church publications.

"Some of these publications dedicate more attention to the social environment in which we live," Marquez wrote, adding that he knew of complaints about Vitral before and after 2007 as well as the magazine that he edits, Palabra Nueva ("New Word").

"Despite all the occasional complaints, which are not new, the bishops have always defended the church publications before the authorities," he added.

Marquez noted that although the church respects the authority of each bishop within his diocese, there was "only one occasion some years ago in which Cardinal Ortega spoke directly with Dagoberto Valdes about Vitral."

Complaints about Vitral reached the Vatican's Embassy in Havana, he noted, "and from that very (office) they asked Cardinal Ortega to visit Dagoberto and talk to him about the complaints, but there was never any talk of closing the publication."

(Tamayo reports for El Nuevo Herald in Miami.)

Read more: http://www.mcclatchydc.com/2011/06/26/116468/wikileaks-cuban-cardinal-pushed.html#ixzz1QOYdU6ae
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phái đoàn TGM Thanh Hoá đến thăm giáo hạt Sông Mã
BBT Thanh Hoá
07:27 26/06/2011
Tiếp nối hành trình đến thăm và chia sẻ tới các địa điểm tổ chức Men Phục Sinh (MPS) trong từng giáo hạt, Phái đoàn TGM đã có chuyến đi đến thăm MPS giáo hạt Sông Mã, hiện đang tổ chức tại giáo xứ Kẻ Bền (xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) vào ngày 24/06/2011. Thành phần của Phái đoàn có sự hiện diện của Cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, cha chủ tịch Ủy ban ơn gọi Giuse Vũ Thanh Long, cha chủ tịch Ủy ban Giáo lý Phaolô Ngân Nguyễn Ngọc Ngân, cha chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc Vinh Sơn Vũ Tấn Chí, đại diện các Sơ dòng MTG, các thầy trong BĐH chiến dịch MPS 2011, đại diện giáo dân và quý khách đến tham dự.

Xem hình ảnh

Những cơn mưa lớn từ tối qua đã kéo dài đến sáng ngày hôm nay. Xuất phát từ TGM Thanh Hóa lúc 8h00, Phái đoàn dừng chân tại nhà thờ giáo xứ Kẻ Bền lúc 9h00 đúng như dự kiến. Những tưởng rằng những cơn mưa lớn sẽ làm khó con người, thế nhưng từ trước cổng, sự có mặt của Cha chính xứ, Ban Giảng huấn và các bạn học viên đã làm cho bầu khí ấm lại. Đón phái đoàn bằng những nụ cười mang đậm chất Sông Mã, dưới những cơn mưa nặng hạt phả đều nhịp nhịp trên nền đất, thật sự đã xóa tan rất nhiều những câu hỏi: “mưa thế này có làm được gì hay không?”. Trrong sự thân ái, hữu tình, MPS đã thực sự dậy hương nơi mảnh đất này.

Nhân tính không bằng trời tính, quả thật là như vậy. Sự chuẩn bị hết sức kỹ càng và chăm chỉ trong suốt những ngày qua của Ban giảng huấn và các học viên của giáo hạt Sông Mã không được diễn ra như mong đợi vì yếu tố thời tiết. Mưa mỗi lúc một lớn, vì thế, được sự cho phép của Cha Tổng đại diện và Phái đoàn, “phương pháp hàng đội” và vũ khúc ca đã được tạm hoãn và sẽ sớm được trình diễn trong một ngày gần nhất. Tuy nhiên, MPS giáo hạt Sông Mã đã hết sức xuất sắc trong việc tổ chức công tác chào mừng trong khán phòng, bù lại sự trông đợi của tất cả những ai tham dự. Điệu múa “Chiều lên bản Thượng” đã thực sự làm nức lòng mọi người với sự tinh tế, uyển chuyển và đẹp mắt của các diến viên chính là các học viên trong khóa học. Hình ảnh một giáo hạt miền núi xa xôi được tái hiện khá sinh động, với những nét đẹp riêng vốn có của trời đất và con người. Điều đặc biệt hơn nữa, sự tập huấn và rèn luyện hết sức kỹ càng của Ban giảng huấn đã được biểu hiện thành kết quả là sự nghiêm túc của các học viên, những tràng vỗ tay đều, rõ nhịp, những câu khầu hiệu hô vang, đều đặn, những động tác hết sức cứng cỏi và nghiêm túc...và nhất là sự chú ý cao độ của các học viên.

Thay mặt cho Ban giảng huấn, Thầy trưởng nhóm đã có những lời phát biểu và báo cáo về tình hình học tập và giảng dạy tại giáo hạt Sông Mã với những thuận lợi và khó khăn. Được sự giúp đỡ của Cha chính xứ và bà con giáo dân, MPS 2011 giáo hạt Sông Mã đã đạt được nhiều những kết quả tốt. Qua giờ lên lớp mâũ của hai bạn giáo lý viên, những kết quả ấy đã được minh chứng một cách hùng hồn và sống động.

Thay mặt cho Phái đoàn, cha Vinh Sơn Vũ Tấn Chí – chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc giáo phận cũng đã có đôi lời chia sẻ với MPS giáo hạt Sông Mã. Cha nhấn mạnh về tầm quan trọng của chính các bạn học viên về sự tồn tại và phát triển của MPS. Cha nhắn nhủ các bạn học viên về sự tiếp nối những kết quả của MPS bằng các hoạt động cụ thể khi trở về giáo xứ, để chính mỗi người sẽ trở thành hạt men đích thực của giáo phận Thanh Hóa này. Sau Cha chủ tịch UBTN, Anh Lâm, đại diên giáo dân đi cùng phái đoàn cũng đã có đôi lời chia sẻ dành các học viên.

Một lần nữa, cha Tổng đại diện cũng đã có những tâm tình đến với MPS giáo hạt Sông Mã. Ngài bày tỏ niềm vui vì những kết quả MPS đã đạt được, đặt biệt là tại địa điểm này. Sau cùng, Cha Tổng đại diện đã trao đến Ban giảng huấn và các bạn học sinh món quà nhỏ của Phái đoàn.

Buổi gặp gỡ chia sẻ của Phái đoàn TGM đến với MPS giáo hạt Sông Mã đã kết thúc vào 10h30 cùng ngày, cùng khép lại hành trình viếng thăm của Phái đoàn đến với các địa điểm MPS trong toàn giáo phận Thanh Hóa. Những thành quả của chiến dịch MPS 2011 đã được ghi nhận bằng những cố gắng và hành động thiết thực. Hy vọng MPS 2011, những hạt men sẽ làm nên một tương lai mới cho Giáo phận Thanh Hóa thân yêu.
 
Diễn từ của ĐTGM Denis Hart trong Lễ Tấn Phong Giám Mục Cho Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long
VietCatholic Network
03:24 26/06/2011
Transcript

Archbishop Denis Hart:

Dear Brothers and Sisters,

We have come from near and far to share in the ordination of Bishop Vincent Long as a successor of the apostles chosen by Christ. The laying on of hands confers the sacrament of orders in its fullness so that the work of our saviour lives and grows in our time. The reasons the reading speak of the choice of bishop Vincent, chosen in love, with God’s word in his mouth to build and plant God’s holy people, nourish and strengthen them by his word. From his birth 49 and half years ago, in Gia Kiem, Vietnam, the love of Jesus Christ has always filled Bishop Vincent with hope. The spirit of Christ accompanied him as he entered the minor seminary, faced its closure and escaped to Australia.

He then joined the Conventional Franciscan where he was ordained and has served with great distinction as a pastor and assistant to the general minister. He has lived the love of our lord in the spirit of St Francis of Assisi, in obedience, chastity, without anything of his own serving God and his church in humility, simplicity and with gladness at heart. A similar openness to God and to the church has characterised Bishop Vincent’s call to be a bishop to call the people of God. And he has been supported by his brothers in the Conventional order in their readiness to give one of their numbers to meet the needs of this great archdiocese.

In welcoming Bishop Vincent among us, I assure him of the love and support of the bishops, priests and people of Melbourne and of the Church. Every bishop is part of the apostolic college, who in communion with, and under the successor of Peter, teach, sanctify and govern the people of God. Bishop Vincent, in your great service of the church universal and in particular the church of Melbourne, you will bring an outlook and a compassionate heart, entering you into communion with men and women of our time for whom you are to be the witness and the servant of hope. In imitation Christ, the good shepherd, you’ll face the anxieties and expectations of today’s world by announcing a word of truth and love and by fostering activity that goes right to the heart of humanity and also to its needs. By being united to Christ and faithful to his gospel, and in openness to this world, you are to be the harbinger of hope. I know that here in Melbourne, as a teacher of the faith, as a sanctifier and leader in worship, in accordance with the authentic tradition of the church, and as one who governs and unites God’s people in love, you will find henceforward your true vocation.

Like the great saint, john the Baptist, whose feast we begin to celebrate today, you are chosen as he was. You love Jesus Christ, as he did. You will be filled with the Holy Spirit and will bring back many to the lord, their God, preparing for the lord a people fit for him. With particular Franciscan generosity, as a father and brother, I know that you will love those who God places in your care: the priests and deacons who share with you the ministry of Christ, the poor, infirm, strangers and the homeless. I know that St Peter says in his first letter, the people of the archdiocese will find in you a man of Christ, filled with living hope through his resurrection. My dear brother as we move to your ordination, our hope rests in you and in the certainty of the unbinding presence of Christ, lord of history, Father of the age to come, who through the Holy Spirit gives life to the church, and supports our weakness with his strength.

My brother, are you resolved by the grace of the Holy Spirit to discharge to the end of your life the office of the apostles entrusted to us, which we now pass on to you by the laying on of hands?

Archbishop Denis Hart: Are you resolved to be faithful and constant in proclaiming the Gospel of Christ?

Archbishop Denis Hart: Are you resolved to maintain the deposit of faith, entire and incorrupt, as handed down by the apostles and professed by the Church everywhere and at all times?

Archbishop Denis Hart: Are you resolved to build up the Church as the body of Christ and to remain united to it within the order of bishops under the authority of the successor of the apostle Peter?

Archbishop Denis Hart: Are you resolved to be faithful in your obedience to the successor of the apostle Peter?

Archbishop Denis Hart: Are you resolved as a devoted father to sustain the people of God and to guide them on the way of salvation in cooperation with the priests and deacons who share your ministry?

Archbishop Denis Hart: Are you resolved to show kindness and compassion in the name of the Lord to the poor and to strangers and to all who are in need?

Archbishop Denis Hart: Are you resolved as a good shepherd to seek out the sheep who stray and to gather them into the fold of the Lord?

Archbishop Denis Hart: Are you resolved to pray for the people of God without ceasing, and to carry out the duties of one who has the fullness of the priesthood so as to afford no grounds for reproach?

Archbishop Denis Hart: May God who has begun the good work in you bring it to fulfillment.

Anh chị em thân mến,

Chúng ta từ khắp nơi xa gần quy tụ về đây để tham dự thánh lễ tấn phong giám mục cho Đức Cha Vinh Sơn Long, là người kế vị các thánh tông đồ người đã được Đức Kitô tuyển chọn.

Nghi thức đặt tay lên đầu trao ban bí tích truyền chức giám mục, một phẩm chức chứa đựng đầy ân sủng- qua đó công trình của Đấng Cứu Thế tiếp tục sống động và không ngừng tăng trưởng trong thời đại của chúng ta.

Những lý do Đức Cha Vinh Sơn được chọn lựa đã được nêu lên trong bài đọc, đó là: bằng Lời Chúa phát ra từ cửa miệng ngài, ngài sẽ xây dựng và vun đắp cho dân thánh Chúa, nuôi dưỡng và củng cố họ qua lời ngài.

Từ khi chào đời 49 năm rưỡi trước đây, tại Gia Kiệm, Đồng Nai, Việt Nam, tình yêu của Thiên Chúa đã luôn tràn đầy hy vọng nơi Đức Cha Vinh Sơn. Thần Khí Đức Kitô đã đồng hành với Ngài khi Ngài bước chân vào tiểu chủng viện, khi phải đối diện với việc nhà dòng bị đóng cửa, và khi ngài vượt biên sang Úc Châu.

Sau đó, khi Ngài gia nhập vào dòng Phan xi cô Viện tu nơi ngài được lãnh tác vụ linh mục, và phục vụ trong vai trò mục tử, một trợ tá cho bề trên giám miền một cách xuất sắc. Ngài đã thể hiện tình yêu của Thiên Chúa trong tinh thần thánh Phan xi co thành Asissi, bằng thái độ vâng phục, khiết tịnh, không giữ một thứ gì cho riêng mình khi phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội bằng sự khiêm tốn, giản dị và với niềm vui từ tận cùng con tim của Ngài.

Sự thẳng thắn đơn sơ dành cho Chúa và cho Giáo Hội như thế của Đức Cha Vinh Sơn là nét đặc thù nhất trong việc ngài đón nhận lời mời gọi trở nên giám mục hầu chăm sóc đoàn chiên Chúa.

Và Ngài đã được sự ủng hộ của các anh em trong Dòng trong sự sẵn lòng cho đi một thành viên của mình hầu có thể đáp ứng những nhu cầu của giáo phận rộng lớn này.

Chào mừng Đức Cha Vinh Sơn vào hàng ngũ các Giám Mục, tôi đoan chắc với ngài là ngài sẽ nhận được sự yêu thương và ủng hộ của các Đức Giám Mục, anh em linh mục và tất cả anh chị em trong Tổng giáo phận Melbourne này và cả của Giáo Hội nữa.

Mỗi giám mục là một phần tử của tông đồ đoàn, là những người hiệp thông và vâng phục đấng kế vị thánh Phê rô, những người dạy dỗ, thánh hóa và chăn dắt dân Chúa.

Đức Cha Vinh Sơn, với thành tích phục vụ xuất sắc của ngài cho Giáo Hội phổ quát và đặc biệt cho Giáo Hội tại Melbourne này, ngài sẽ mang lại viễn kiến và một tấm lòng từ ái mục tử /khi đặt mình trong tình hiệp thông... với mọi người nam nữ trong thời đại hiện nay là những người Đức Cha sẽ trở nên chứng nhân và niềm hy vọng cho họ.

Khi bắt chước Chúa Kitô, vị mục tử nhân lành, Đức Cha sẽ phải đối diện với những mối âu lo và những mong đợi của thế giới hôm nay khi loan báo lời của sự thật và tình yêu, khi thể hiện qua hành động có tác động thẳng vào lương tâm nhân loại và cả những nhu cầu của con người.

Qua sự kết hiệp với Chúa Kitô và sự trung tín với Tin Mừng của Ngài, qua sự cởi mở lòng mình với thế giới, Đức Cha trở nên 1 người tiên báo cho niềm hy vọng.

Tôi biết chắc nơi đây, tại Melbourne này, với vai trò một thầy dạy về đức tin, một người thánh hiến và lãnh đạo trong việc thờ phượng, theo đúng với truyền thống đích thực của Giáo Hội, và với tư cách một người chăn dắt và hiệp nhất dân Chúa trong tình yêu, từ nay Đức Cha sẽ thấy nhận ra ơn gọi thực sự của mình.

Như vị đại thánh Gioan Baotixita, mà chúng ta đang cử hành lễ mừng kính hôm nay, Đức Cha đã được chọn cũng cùng một cách như thánh Gioan Baotixita đã được chọn. Đức Cha yêu mến Chúa Giê su, Thánh nhân cũng vậy. Đức Cha sẽ được đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần và sẽ mang nhiều người trở về với Thiên Chúa, chuẩn bị cho Thiên Chúa một dân tộc xứng hợp với ngài.

Với một tinh thần quảng đại đặc biệt của anh em dòng Phanxicô, như một người cha, một người anh, tôi biết Đức Cha sẽ yêu thương những người mà Thiên Chúa đặt dưới sự chăm sóc của ngài gồm các linh mục và phó tế, những người sẽ chia sẻ với Đức Cha trong tác vụ của Đức Kitô, những người nghèo, người yếu đuối, những khách lạ và những người không nhà cửa.

Tôi nhớ đến lời thánh Phêrô đã nói trong thư thứ nhất của Ngài, rằng: những người trong tổng giáo phận này sẽ nhận thấy nơi Đức Cha con người của Đức Kitô, người đầy tràn niềm hy vọng vào mầu nhiệm phục sinh.

Hiền đệ thân mến, khi tiến hành việc tấn phong này, chúng tôi đặt hy vọng vào Đức Cha cũng như vào niềm xác tín nơi sự hiện diện không ngừng của Đức Kitô, Thiên Chúa của lịch sử, Cha của các thế hệ sẽ đến, Đấng mà qua Thánh Thần đem lại sức sống cho Giáo Hội, nâng đỡ sự yếu đuối của chúng ta bằng sức mạnh của Ngài.

Với hồng ân của Chúa Thánh Thần Hiền đệ có quyết tâm theo đuổi đến cùng sứ vụ tông đồ đã được ủy thác cho chúng tôi mà giờ đây chúng tôi truyền lại cho đệ qua việc đặt tay không?

ĐTGM Denis Hart: Hiền đệ có quyết tâm trung tín và bền chí trong việc công bố Tin Mừng của Chúa Kitô không?

ĐTGM Denis Hart: Hiền đệ có quyết tâm gìn giữ kho tàng đức tin, nguyên vẹn không một chút sai lạc, như đã được truyền lại từ các thánh Tông Đồ và được tuyên xưng bởi Giáo Hội tại mọi nơi và mọi lúc không?

ĐTGM Denis Hart: Hiền đệ có quyết tâm xây dựng Giáo Hội như thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô và gìn giữ sự hiệp nhất trong phẩm trật các Giám Mục và dưới quyền của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô không?

ĐTGM Denis Hart: Hiền đệ có quyết tâm trung tín trong niềm tuân phục với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô không?

ĐTGM Denis Hart: Hiền đệ có quyết tâm trở nên một người cha tận tụy nuôi dưỡng dân Chúa và hướng dẫn họ trên con đường cứu độ trong sự cộng tác với các linh mục và phó tế là những người thông phần tác vụ với hiền đệ không?

ĐTGM Denis Hart: Hiền đệ có quyết tâm thể hiện lòng từ ái và lân tuất nhân danh Thiên Chúa với những người nghèo, những khách lạ, và những ai đang cần đến không?

ĐTGM Denis Hart: Hiền đệ có quyết tâm trở nên một mục tử nhân lành tìm kiếm những con chiên lạc và đem họ về trong vòng tay Thiên Chúa không?

ĐTGM Denis Hart: Hiền đệ có quyết tâm cầu nguyện không ngừng nghỉ cho dân Chúa và thực thi các bổn phận của người viên mãn trong chức linh mục đến mức không thể thoái lui.

ĐTGM Denis Hart: Xin Thiên Chúa Đấng đã khởi đầu kỳ công của ngài nơi hiền đệ mang mọi sự đến mức viên mãn
 
Caritas Hải Phòng cứu trợ nạn nhân mưa lốc kéo
Nguyễn Liên
07:10 26/06/2011
HẢI PHÒNG - Chiều ngày 23/6/2011, một cơn lốc xoáy kéo dài hơn 10 phút kèm theo mưa lớn quét qua khu vực hai xã An Lư và Trung Hà (Huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, có 2 người bị chết (trong đó có một phụ nữ đang mang thai) 79 trường hợp bị thương, 12 lớp học bị tốc mái, 16 ngôi nhà dân bị sập hoàn toàn, 1.009 ngôi nhà bị tốc mái, nhiều cây cối, cột điện bị gãy đổ ngổn ngang, ước tính thiệt hại là trên năm mươi tỷ đồng.

Xem hình ảnh

Xã An Lư và Trung Hà là vùng không có người Công giáo. Sau khi nhận được thông tin trên, Đức Cha Giuse Giáo Phận Hải Phòng cùng với các Linh Mục và giáo dân giáo phận Hải Phòng đã hiệp thông cầu nguyện cho các gia đình bị thiệt hại do cơn lốc gây ra, đồng thời Ngài cũng giao cho Cha giám đốc Caritas giáo phận tìm cách hỗ trợ kịp thời cho người dân bị thiệt hại do cơn lốc gây lên.

Ngày 25.06.2011 một phái Đoàn gồm có; Cha Giuse Dương Hữu Tình thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, thừa lệnh Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến phó chủ Tịch Ủy Ban Bác Ái Xã Hội trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cùng với Cha giám đốc Caritas Hải Phòng, nhân viên và tình nguyện viên Caritas đã tới thăm hỏi và tặng quà cho các gia đình bị thiệt hại với số tiền là 150 triệu đồng, trong đó quỹ bác ái của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam giúp 100 triệu đồng, Tòa giám mục và Caritas giáo phận Hải Phòng giúp 50 triệu đồng, Số tiền đó được chia cho các gia đình có người bị thiệt mạng, các gia đình bị sập nhà hoàn toàn và bị tốc mái.

Với những hỗ trợ ban đầu của một số tổ chức, hội đoàn chỉ là phần nào giải quyết cho những giải pháp ban đầu trong việc ổn định sinh hoạt tạm thời cho người dân nơi đây.

Hy vọng sẽ có nhiều tổ chức, đoàn thể, cá nhân mở rộng tấm lòng sẻ chiavới những người dân bị thiệt hại do thiên tai gây lên thể hiện tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, để có thể xoa dịu được phần nào những mất mát của người dân, giúp họ sớm ổn định cuộc sống.

Nguyện xin Thiên Chúa nâng đỡ và ủi an cho những anh chị em đang gặp thử thách, để họ sớm vượt qua những khó khăn ổn định cuộc sống.
 
Thiếu Nhi Thánh thể giáo xứ Dĩ An tuyên hứa và mừng Lễ Quan Thầy
Giuse Hoàng Thiên Quốc
07:17 26/06/2011
Xuân Lộc – Chúa Nhật ngày 26-6-2011 Lễ Kính Mình Máu Chúa, Hôm nay trời nắng đẹp, trong xanh và hiền hòa, như mang niềm vui hòa cùng các em thiếu nhi trong tâm tình của ngày lễ quan thầy, đồng thời là ngày tuyên hứa vào đời của thiếu nhi giáo xứ Dĩ An, Giáo hạt Biên Hòa, Giáo phận Xuân lộc.

Xem hình ảnh

Mặc dù, là một trong những giáo xứ vùng ven của Giáo phận, nơi giao thoa giữa các vùng văn hóa của các tỉnh ( Đồng Nai, Bình Dương, TP-Hồ Chí Minh). Giáo xứ luôn được sự quan tâm và lời cầu nguyện đặc biệt của vị Chủ chăn Giáo phận Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, các Cha quản hạt và các Cha phụ trách.

Đúng 7h30 Thánh lễ được bắt đầu với bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Cha Phêrô Hà Hương Giang Đặc trách linh hướng Thiếu nhi Thánh Thể Giáo xứ có đôi lời chúc mừng các em sẽ được tuyên hứa trong ngày hôm nay, và cùng cộng đoàn chuẩn bị tâm hồn để bắt đầu Thánh lễ.

Trong bải giảng Cha Phêrô nhắn nhủ đến các em sắp tuyên hứa vào đời: “ Trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa hôm nay, các con hãy trở nên tâm bánh Chúa Kitô, bẻ ra, dấn thân vào cuộc đời, mở lòng mình ra cho mọi người. Để những người chưa nhận biết Chúa có thể nhìn thấy chúng con mà đến cùng Chúa. Các con nhìn lên nhà tạm nơi có Mính Thánh Chúa, các con thấy có một ngọn đèn dầu nhỏ, ngọn đèn ấy muốn nói lên ở đó có sự hiện diện của Chúa, lan tỏa tình yêu thương Chúa khắp mọi nơi, các con hãy sống và trở thành ngọn đèn dầu để nói về Chúa cho mọi người” Ngài nhấn mạnh về tinh thần truyền giáo cho cộng đoàn hiện diện “dù đi đâu chúng ta đừng bao giờ quên mình là người công giáo, đừng vì những bon chen, những lợi lộc mà sống xa Chúa, sống ngược lại với những gì Chúa dạy”.

Tiếp đến là nghi thức tuyên hứa của 16 em chuẩn bị lên huynh trưởng, dưới sự giới thiệu của chị Đặc trách thiếu nhi Giáo xứ. Các em đã cùng cộng đoàn tuyên xưng Đức tin và tuyên hứa trở thành chứng tá Chúa Kitô, trở nên những chiến sĩ Chúa Kitô giữa cuộc đời và cho mọi người. Không khí thật đầm ấm thân thương, đày tràn tình hiệp nhất. Cha Đặc trách đón nhận lời tuyên hứa cùng trao tặng cho các hứa sinh sách lời chúa và những lời chúc tốt đẹp nhất. Công đoàn như hòa cùng với các em thiếu nhi trong ngày hôm này bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt.

Thánh lễ được tiếp tục với phần phụng vụ Thánh thể thiêng liêng và sốt mến.

Thánh lễ kết thúc trong tình hiệp thông thân ái, cả cộng đoàn cùng hòa chung với ca đoàn lời ca:” Hồng Ân Chúa bao la, tuôn đổ xuống chan hòa, tuy tay con nhỏ bé bao nhiêu cũng không vừa…….” thật vậy tình yêu Thiên Chúa luôn tuôn đổ dạt dào, lời hát như một lời nhắn nhủ của cộng đoàn cho các hứa sinh ngày hôm nay: chúc các em luôn được tràn ngập hồng ân ấy, để tiếp tục bước tiếp trên con đường tương lai phía trước một cách vững vàng, trở nên nhân chứng giữa lòng người và trong cuộc đời.
 
Giáo xứ Hà Thạch GP Hưng Hóa mừng Lễ Mình Máu Thánh Chúa
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
08:53 26/06/2011
HƯNG HÓA - Ngày 26-6-2011, Chúa nhật kính trọng thể Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu, giáo xứ Hà Thạch tổ chức cung nghinh Thánh Thể từ Trung tâm Mục vụ Giáo phận về nhà xứ. Có khoảng gần 3 ngàn người tham dự cuộc rước. Đây là hình thức cung nghinh Thánh Thể ra bên ngoài cách trọng thể nhất trong năm. Với giáo xứ Hà Thạch, rước Thánh Thể ra ngoài khuôn viên nhà thờ như thế này ngoài việc tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể còn là một cách truyền giáo rất tốt.

Theo chương trình của giáo xứ, 5g30 cha xứ Antôn Cao Trung Trực đặt Mình Thánh Chúa tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ. Tất cả 6 giáo họ trong giáo xứ tập trung nơi đây để chầu Thánh Thể trước khi cung nghinh ra bên ngoài. Hội dòng Ba Đaminh đảm nhận giờ chầu này. Giáo xứ đã làm 2 Nhà tạm: một tại sân Trung tâm Mục vụ, một tại Đền thánh Phêrô Vũ Văn Truật (vị thánh quê hương), để mọi người có cơ hội chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể cách tỏ tường hơn.

Đúng 6g00, cuộc cung nghinh Thánh Thể được bắt đầu. Xếp đầu là Thánh giá nến cao, rồi tiếp tục đến các hội đoàn. Hội đoàn nào có cờ riêng của hội đoàn mình. Đáng chú ý nhất là đội trống và đội kèn đồng. Đội trống có hàng trăm người ăn mặc đồng phục; vừa đi vừa đánh trống theo nhịp và vừa múa rất nhịp nhàng như muốn nói với mọi người rằng “sức mạnh từ Thánh Thể là vô biên”. Đội kèn có khoảng 50 người vừa đi vừa ca ngợi bí tích Thánh Thể bằng những bài thánh ca quen thuộc. Chính nhờ tiếng trống và tiếng kèn mà làm cho buổi rước thêm phần long trọng và sốt sáng.

Đoàn rước đi thành hàng ngay ngắn và trật tự. Đoạn đường từ Trung tâm Mục vụ về tới nhà xứ khoảng 500 m dọc theo bờ đê Sông Hồng. Sông Hồng mùa này nhiều nước. Khi dòng người vừa đi vừa hát trên đê thì những cơn sóng nhỏ vỗ vào bờ cũng như muốn tôn thờ Chúa Giêsu đang ngự trong bí tích Thánh Thể.

Câu nói của người xưa nói “mưu sự tại nhân thành sự tại thiên” vẫn luôn đúng. Vì trong những ngày này, ảnh hưởng của cơn bão số 2, toàn miền Bắc đang có mưa rất to và nhiều nơi còn có lũ quét. Tại vùng đất Phú Thọ cũng vậy, mấy hôm trước, mưa rất lớn, nhưng từ cha xứ, Hội đồng Mục vụ giáo xứ đến người dân đều tin tưởng rằng việc của Chúa thì Ngài khắc liệu. Mọi người đã cầu nguyện nhiều với Chúa qua sự bầu cử của Thánh Truật. Đúng như vậy, gần sáng trời quang, mây tạnh và không mưa nữa.

Thánh lễ kính Mình Thánh Chúa được bắt đầu ngay sau khi kết thúc cuộc rước cung nghinh Thánh Thể. Đây là cao điểm trong ngày Chúa nhận này. Vì tại Trung tâm đang có khóa học tiếng H’Mông nên cha xứ đã mời các cha tham dự khóa học đến dâng lễ. Cha Phêrô Phan Thanh Bình, quản xứ Sapa, hân hạnh chủ tế Thánh lễ. Cùng đồng tế với ngài có cha Antôn Cao Trung Trực, quản xứ Hà Thạch; cha giáo Giacôbê Nguyễn Văn Thơm, OMI; cha Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ giáo xứ Lào Cai; cha Giuse Cấn Xuân Bằng, phó xứ Nghĩa Lộ.

Hà Thạch là một xứ lớn và và cổ kính của Giáo phận Hưng Hóa. Giáo xứ được thành lập năm 1800 và có gần 6 ngàn giáo dân. Đời sống đạo đức của giáo dân rất tốt. Nơi đây có Trung tâm Mục vụ nên các khóa đạo tạo của Giáo phận thường được tổ chức.

Giảng trong Thánh lễ, cha Giacôbê Nguyễn Văn Thơm đã nhấn mạnh đến vai trò của bí tích Thánh Thể trong đời sống Giáo Hội và trong mỗi người kitô hữu. Cha nói: “Bí tích Thánh Thể là bí tình yêu. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian bằng việc ban Chúa Giêsu cho nhân loại. Đến lượt mình, Chúa Giêsu đã ban chính mình làm của ăn và máu mình làm của uống cho nhân loại”. Cha còn ví Thánh lễ như là một bữa tiệc gồm 2 phần: tiệc Lời Chúa và tiệc Thánh Thể. Ai muốn tham dự đầy đủ bữa tiệc đó cần phải tham dự cách tích cực cả 2 phần. Nếu chỉ tham dự vào một trong hai phần đó thôi thì chúng ta chưa thể nếm được hết sự tinh túy và ngọt ngào của tình yêu Thiên Chúa.

Cuộc rước và Thánh lễ kính trọng thể Mình Máu Thánh Chúa Giêsu kết thúc vào lúc 8g30. Nhiều giáo dân rất phấn khởi nói: “Cám ơn Chúa vì Chúa đã thương giáo xứ Hà Thạch. Thời tiết đã ủng hộ Hà Thạch như thế này mới biết rằng Chúa nghe lời cầu nguyện của con cái Người. Rồi mọi người thấy lát nữa trời lại mưa cho mà xem”. Quả thật, vào khoảng 9g00 trời lại tiếp tục mưa. Trận mưa ơn phúc!

Ước gì mọi giáo dân giáo xứ Hà Thạch đều nhìn nhận những gì đã xảy ra trong những ngày qua nơi giáo xứ như một sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa tình yêu.
 
Caritas Bắc Ninh với đoàn bác sĩ thiện nguyện tổ chức khám và chữa bệnh miễn phí
Caritas Bắc Ninh
08:58 26/06/2011
Bắc Ninh, ngày 24 và 25/06/2011, tại Trung Tâm Mục Vụ giáo phân Bắc Ninh, BBAXH- Caritas Bắc Ninh kết hợp với đoàn bác sĩ Thiện nguyện đến từ Hoa Kỳ, tổ chức khám và chữa bệnh miễn phí lần II cho các bệnh nhân mọi thành phần thuộc tỉnh Bắc giang, Bắc Ninh. Đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Các Bác sĩ đến khám chữa bệnh lần này gồm anh Phạm Tiến, trưởng đoàn, 6 Bác sĩ người Mỹ, một số tình nguyện phiên dịch cho các bác sĩ ngoại quốc. Ngoài các bác sĩ ngoại quốc và hải ngoại còn có thêm một một bác sĩ nhãn khoa đến từ Thừa Thiên Huế cùng nhóm y bác sĩ của phòng khám SARA Đạo Ngạn thuộc Tu Hội Đức Mẹ Hiệp Nhất Bắc Ninh cùng cộng tác.

Xem hình ảnh

Mặc dù, Trời mưa ròng rã do ảnh hưởng của cơn bão số 2, nhưng ngay từ sáng sớm ngày 24 đã có từng đoàn người kéo đến trung tâm Mục Vụ, tòa Giám mục Bắc Ninh xếp hàng ghi danh để được khám chữa bệnh. Tuy đã là ngày làm việc thứ 10 của đoàn tại Việt Nam, nhưng trong suốt hai ngày khám và chữa bệnh, các bác sĩ đã làm việc hết sức tích cực vì người nghèo. Số lượt người đến khám bệnh lần này gồm 200 người khám sức khỏe tổng quát. 90 lượt người khám chữa mắt và 102 người khám, chữa răng.

Toàn bộ các bệnh nhân đến khám bệnh đều được khám và phát thuốc, phát kính miễn phí. Đay là món quà nhỏ dành cho bệnh nhân, nhưng cũng nói lên tình yêu thương, liên đới, sẻ chia của những anh chị em Việt Nam hải ngoại và ngoại quốc đối với anh chị em tại quê hương còn nhiều khó khăn.

Khép lại hai ngày làm việc tại Bắc Ninh, cũng là kết thúc chuyến công tác thiện nguyện của nhóm tại Việt Nam.

Trước khi rời Bắc Ninh, đoàn còn ghé thăm và tặng quà cho các bệnh nhân phong tại trại phong quả cảm Bắc Ninh. Cuộc gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ để các thành viên trong đoàn và anh chi em bệnh nhân phong chia sẻ, cảm thông và hát tặng nhau những bài hát quan họ thắm đượm tình người, tình yêu quê hương và nhân loại.

Đoàn rời Bắc ninh lúc 2 giờ chiều này 25 tháng 06 trong sự lưu luyến của người đi cũng như người ở lại, tuy đã nhiều ngày làm việc vất vả, nhưng trên gương mặt các thành viên trong đoàn ai cũng biểu lộ niềm vui, hạnh phúc từ thâm sâu của những người biết cho đi. Chắc hẳn mọi người trong đoàn đều được thấm nhuần lời kinh Hòa Bình của thánh Phanxico “ Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh”.

Thay mặt cho giáo phận và các bệnh nhân, Cha giám đốc Caritas Bắc Ninh đã nói lên lời cám ơn chân thành tới từng thành viên trong đoàn và các ân nhân đã đóng góp cho công tác thiện nguyện của nhóm tại Bắc Ninh. Cha cũng ngỏ lời mời đoàn cũng như những người có lòng hảo tâm tiếp tục đóng góp, chia sẻ để mọi người, đặc biết là những người nghèo có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
 
CGVN TGP Melbourne hân hoan tham dự lễ tạ ơn cuả Tân GM Vincent Nguyễn Văn Long
FX. Trần Văn Minh
17:16 26/06/2011
Melbourne, vào lúc 15 giờ 00 Ngày 26 Tháng 6 Năm 2011. Tại Nhà thờ Thánh Giuse Vùng Spingvale, Melbourne. Nơi mà trước đây, Đức tân Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, đã có thời gian phục vụ trong cương vị linh mục chánh xứ 7 năm trời. Một Thánh lễ tạ ơn đã được Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Giuse, TGP Melbourne tổ chức thật trọng thể.

Xem hình ảnh

Quý linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân từ khắp nơi trong tổng giáo phận, đã về tham dự thật đông và thật sớm. Cả một vùng rộng lớn với những chỗ đậu xe đã không còn chỗ. Ngôi Thánh đường Thánh Giuse hôm nay rực rỡ hơn với cờ bay phất phới và băng rôn treo trước khuân viên nhà thờ với nội dung để chào đón vị linh mục cựu chánh xứ trở về trong cương vị mới, một tân giám mục.

Trước đó chừng 3 tuần lễ, các ca đoàn trong các cộng đoàn được mời tham dự tập hát chung trong liên ca đoàn, và sẽ hát phụng vụ đặc biệt trong hai buổi lễ cũng đặc biệt để mừng vị tân giám mục Việt Nam đầu tiên trên đất nước Úc Đại lợi. Với những cố gắng Liên ca đoàn bao gồm Ca đoàn Thánh Giuse, Hoan Thiện, Cung chiều và Martino với hơn một trăm ca viên đã cống hiến cho cộng đoàn những bản Thánh ca thật du dương, điêu luyện và tràn đầy ý nghiã, góp cho các buổi lễ thật long trọng.

Buổi lễ bắt đầu, chúng tôi nhận thấy đoàn linh mục đồng tế, với phẩm phục màu trắng cùng Đức cha Vinh Sơn tiến lên bàn thánh đồng tế Thánh lễ Chuá nhật Mình Máu Chuá. Giưã tiếng hát và mọi người đứng dậy chào đón đoàn đồng tế. Ngôi nhà thờ nhỏ đã không còn chỗ, người ta đã ngồi luôn ở các lối đi và tràn ra tận bên ngoài sân nhà thờ.

Trong phần chia sẻ. Đức Tân Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long đã dùng lời kinh thánh để nói vể trường hợp đặc biệt cuả Ngài: “Các tiên tri không được đón tiếp ở chính quê hương mình.” Nhưng bưã nay, Ngài là một trường hợp đặc biệt, khi trở lại giáo xứ đã được đón tiếp trọng thể. Vì theo Ngài nói: Ngài khi đến Úc đã được mang về ở trong Hostel vùng Spingvale, đi học ở Spingvale, gia nhập Dòng Phanxicô ở Spingvale và thụ phong linh mục cũng tại nhà thờ Thánh Giuse vùng Spingvale. Nên Spingvale cũng là quê hương cuả Ngài, hôm nay, trong cương vị giám mục, ngài trở về đây để cùng với mọi người hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn để cảm tạ hồng ân Thiên Chuá vào Chuá nhật Mình Máu Chuá.

Trước khi kết lễ, ông Châu Xuân Hùng, đại diện cộng đoàn lên chào mừng Đức tân Giám mục Vinh Sơn. Ông đã dí dỏm kể lại những chuyện từ khi được tin Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức cha Long, đã có nhiều người đến khoe: người thì ở cùng trại tị nạn, người là bạn học từ nhỏ hay rộng hơn nhận đức cha là người cùng giáo phận ở Bắc. Nhưng hôm nay, toàn thể cộng đoàn có quyền hãnh diện và khoe rằng Đức cha Vinh Sơn là người xuất thân từ Cộng đoàn Thánh Giuse Spingvale, mọi người vui mừng và vỗ tay thật lớn.

Sau Thánh lễ, một tiệc mừng do Cộng đoàn Thánh Giuse tổ chức. Trong tình thân ái cha con. Đức Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long đã âu yếm và vui vẻ đứng để mọi người có thể đến cùng Ngài chụp hình kỷ niệm.

Trên các bàn bày biện thức ăn đầy ắp và được ban ẩm thực liên tục tiếp thêm. Quý vị trong ban tiếp tân đã thật nhiệt tình và hiếu khách, đưa điã tận tay cho khách và mời ăn uống. Trên sân khấu thêm phần văn nghệ với phần mở đầu là cha chánh xứ Thánh Giuse và tiếp tục cho đến khuya, trong khi Đức tân Giám mục vẫn vui vẻ đón tiếp khách đến xin chụp hình.

Vì đường xa, chúng tôi phải ra về khi đồng hồ đã nhích qua hơn 5 giờ 30 phút tối. Nhưng tiệc mừng chắc chắn là còn kéo dài, thật dài để cho niềm vui được chan hoà trong niềm cảm mến những hồng ân Chuá ban cho cộng đoàn.
 
Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc Bế giảng năm học 2010-2011
Hồng Hương
11:24 26/06/2011
XUÂN LỘC - Sáng Chúa Nhật 26.6.2011, Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, trong niềm vui Tạ ơn, Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc tổ chức Lễ Bế Giảng năm học 2011- 2011 và trao bằng tốt nghiệp cho 51 chủng sinh khóa IX đã hoàn tất chương trình đào tạo tại ĐCV.

Xem hình ảnh

Hiện diện chung chia niềm vui trong ngày Bế giảng có Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục Xuân Lộc, Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại Diện GP Xuân Lộc, Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, Bề Trên ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc, Cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung, Giám đốc CV Thánh Nicôla Phan Thiết, Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Chủng sinh GP Bà Rịa, Quý Cha trong Ban Giám Đốc và Quý Cha giáo ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc, Chủng viện Thánh Nicôla Phan Thiết, CV Simon Hòa Gp Đà Lạt. Quý Cha xứ, quý Cha Nghĩa phụ, quý Tu sĩ nam nữ và Phụ Huynh của các chủng sinh khóa IX. Cùng với sự hiện diện của 315 Đại chủng sinh và hơn 50 chủng sinh lớp dự tu đang tu học tại đây.

Mở đầu lễ Bế giảng, Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, thay mặt Ban Giám đốc báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc trong năm học 2010 – 2011.

Kế tiếp là nghi thức phát bằng mãn khóa cho 51 chủng sinh khóa IX (Khóa IX là tên giữ lại của lớp chuyển từ ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn về Xuân Lộc). Đây cũng là lớp học chính quy ra trường đầu tiên của ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc. Cha Giám học Giuse Đỗ Viết Đại xướng tên từng người và quý thầy tiến lên nhận Bằng Tốt Nghiệp từ tay Đức Cha Đa Minh. Trong dịp này, có 10 thầy GP Phan Thiết, 17 thầy GP Xuân Lộc, 16 thầy GP Bà Rịa và 8 thầy GP Đà Lạt được nhận bằng.

Sau nghi thức phát bằng, một Chủng sinh đại diện các thầy nhận bằng Tốt Nghiệp hôm nay dâng lời tri ân và chào chúc đến Đức Cha, Quý Cha Giám đốc, Quý Cha Giáo và anh em chủng sinh còn đang tiếp tục chương trình học.

Cộng đoàn sau đó được nghe lời huấn từ của Đức Giám Mục GP Xuân Lộc.

Kết thúc chương trình Bế giảng, Cha Bề trên ĐCV dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, Thánh Giuse Bổn mạng và Mẹ Maria đã ban nhiều ơn lành và gìn giữ từng thành viên trong ĐCV trong một năm qua. Đây là dịp để Ban Giám đốc và tất cả anh em chủng sinh nhìn lại những thành quả đã đạt được trong năm qua và phấn đấu hơn cho năm học 2011-2012 sắp đến. Cha đặc biệt cám ơn sự quan tâm ưu ái của Quý Đức Cha Gp Xuân Lộc, Cha Quản lý TGM Xuân Lộc, Quý Cha trong Ban giám đốc, Quý Cha giáo đã tận tình với Đại chủng viện trong suốt một năm qua bằng tất cả lòng nhiệt thành của những nhà đào tạo. Đặc biệt ngài gửi lời cám ơn đến tất cả quý ân nhân thân nhân đã quan tâm ưu ái góp công góp của và lời cầu nguyện để chung phần vào việc đào tạo chủng sinh tại ĐCV. Cuối cùng, ngài tuyên bố kết thúc Năm học 2010-2011.

Sau ít phút giải lao, cộng đoàn sốt sắng hiệp dâng Thánh Lễ Mừng Kính Mình và Máu Thánh Chúa trong ý nguyện Tạ ơn.

Trong bài giảng, từ Tin mừng Ga 6, 51-58, Đức Cha Đa Minh đã nêu lên ý nghĩa và tầm quan trọng của Bí tích Thánh Thể trong đời sống của Giáo hội và từng người Tín hữu. Nhắn nhủ với các chủng sinh, cách riêng 51 thầy ra trường, sắp về nghỉ hè và đi thực tập mục vụ tại các giáo xứ, Ngài nói mỗi người phải là gương sáng cho bổn đạo trong việc sống đạo đức và dấn thân phục vụ. Bởi chỉ với đời sống cầu nguyện sâu sắc và kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể, người linh mục mới có thể thu hút được bổn đạo đến với nhà thờ, đến với Chúa và canh tân đời sống của mình.

Sau lễ Bế Giảng, mọi người cùng chia vui với ĐCV trong bữa cơm thân mật. Đây cũng là dịp các Phụ Huynh được thăm các nơi trong ĐCV để biết thêm sinh hoạt của con cái mình.

ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc hiện là nơi đào tạo chủng sinh chính thức cho 4 giáo phận: Xuân Lộc, Bà Rịa, Đà Lạt và Phan Thiết. Ngoài ra, một số Gp miền Bắc cũng gởi chủng sinh vào học như Thanh Hóa, Phát Diệm .v.v. Kết thúc năm học 2010 - 2011, các chủng sinh trở về giáo phận của mình để nghỉ hè và làm các công tác mục vụ theo chương trình riêng của Giáo phận.

Phát biểu cảm tưởng của mình sau Thánh Lễ Tạ ơn, Ông cố của thầy G.V. Dương Nguyên Kha, GP Phan Thiết nhận bằng tốt nghiệp dịp này, chia sẻ hai điều ông nghiệm ra khi tham dự Lễ Bế Giảng hôm nay: Một là ngày ra trường đối với quý thầy không chỉ là ngày vui mà còn mang nhiều ưu tư. Bởi khi bước vào giai đoạn tiếp theo trong sứ mạng mới đòi hỏi mỗi thầy một sự dấn thân triệt để hơn để làm chứng cho Chúa Kitô bằng chính đời sống cụ thể giữa đời chứ không chỉ còn trên lý thuyết. Và thứ hai, khi dự lễ trong nhà thờ ĐCV không có đồng hồ cho ông nhận ra rằng “thời gian là của Chúa”, vì vậy không một phút một giây nào người Kitô hữu, nhất là chủng sinh lại không tiếp tục học hiểu về Chúa để cầu nguyện và sống loan báo Tin Mừng giữa thế giới hôm nay.
 
Sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể tại CĐ Fresno
Margarita Nguyễn Phương Lan
17:15 26/06/2011
FRESNO - Hôm nay Chúa Nhật 26 tháng 6, năm 2011 Lễ Mình và Máu Chúa Kitô Bổn Mạng Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Hòa Kỳ. Các em Thiếu Nhi Thánh Thể Đoàn Thánh Linh Fresno đến với ngôi nhà của Chúa hôm nay khác hẳn so với những lần trước, các em đến với trọn cả một tâm tình của mỗi người con để tạ ơn Chúa đã gìn giữ và hướng dẫn Phòng Trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Hòa Kỳ và cách riêng Đoàn Thánh Linh tại Fresno.

Xem hình ảnh

Hôm này củng là ngày Trường Văn Hóa La Vang và Đoàn Thiếu Nhi cũng mừng lể bế giảng niên học năm 2010-2011. Cảm tạ Chúa vì một năm trôi qua với bao nhiêu ơn lành Chúa đã ban và đồng thời cũng tri ân đến tất cả những ai đã cầu nguyện và đóng góp vào công việc giáo dục Giới Trẻ Việt Nam tại Hải Ngoại.

Và cuối cùng có một số các em trong Cộng Đoàn được rước lễ lần đầu. Xin chúc mừng đến các em và toàn thể gia đình.
 
Vòng quanh truyền thông Úc về vị giám mục người Việt đầu tiên của Melbourne
Vũ Văn An
22:53 26/06/2011
Trong một bản tin ngắn ngày 25 tháng 6, 2011 của Suheil Damouny, Đài SBS của Úc với hình tân giám mục Vincent Long tay cầm “gậy vàng” tay kia cầm chiếc mũ của đội AFL Swan Sydney, với hàng tít: Giám Mục Vincent Long thú nhận ông là người ái mộ Đội Swan dù sống ở Melbourne. Vượt thoát Việt Nam trên chiếc thuyền gỗ, Ông Vincent Long, năm nay 49 tuổi, tới Úc năm 1980 và vừa được tấn phong giám mục thứ nhất của Úc sinh tại Việt Nam. Người cựu tị nạn này mô tả việc thụ phong của mình như một biến đổi sâu sắc trong đời.

Tổng Giám Mục Denis Hart của Melbourne cử hành buổi lễ dài 80 phút, được hơn 4,000 người chứng kiến. Họ đến từ khắp nước Úc và cả từ ngoại quốc nữa. Trong số ấy, nhiều người thuộc cộng đồng Việt Nam nơi ông từng làm chánh xứ hơn một thập niên.

(Đức Cha) Long cám ơn giáo hội và quê hương chấp nhận ông. Ông nói với cộng đoàn: “Tôi, một người cựu tị nạn, đang đứng trước quí vị như một chứng tích cho tâm thức công bằng (fair-go) từng lên khuôn thước cho đất nước vĩ đại của chúng ta”.

Trước đó, ngày 24 tháng 6, Đài ABC chạy hàng tít: “Cựu tị nạn người Việt trở thành giám mục Công Giáo”. Đây là bản tin của Liz Hobday với hình tân giám mục đang phát biểu sau khi thụ phong và dòng phụ đề: “Vincent Long Văn Nguyễn nói ông hãnh diện là người Úc”.

Giám mục Công Giáo đầu tiên của Úc sinh tại Việt Nam vừa được thụ phong tại Melbourne. Vincent Long Văn Nguyễn sống 8 ngày trên một con thuyền dài 17 thước với gần 150 người khác, khi ông trốn thoát khỏi Việt Nam do Cộng Sản cai trị.

30 năm sau, người tị nạn 49 tuổi này trở thành giám mục người Việt đầu tiên tại Úc. Ông được thụ phong tại Nhà Thờ Chánh Tòa St Patrick của Melbourne. Giám mục Long từng làm cha xứ tại Springvale thuộc Melbourne, và Kellyville thuộc Sydney. Sau lễ thụ phong, giám mục Long nói ông tự hào là người Úc. Đài này cũng trích dẫn câu nói trên đây của tân giám mục.

Hãng thông tấn Công Giáo Cathnews, ngày 22 tháng 6, đăng hình tân giám mục lúc còn là linh mục với cổ cồn La Mã ngoài mặc áo ấm, tươi cười với ống máy ảnh và hàng tít: “Việc tấn phong vị giám mục đầu tiên của Úc sinh tại Á Châu”.

Theo thông cáo báo chí của Tòa Tổng Giám Mục Melbourne, vị giám mục đầu tiên của Úc sinh tại Á Châu sẽ được thụ phong tối nay tại Nhà Thờ Chánh Tòa St Patrick ở East Melbourne. Việc tấn phong của Đức Cha Vincent Long, Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu, được coi là sẽ có hàng nghìn người tham dự, trong đó có cộng đồng Việt Nam sở tại. Lễ này sẽ được trực tiếp truyền hình trên mạng www.cam.org.au.

Giám mục tân cử Long được 18 tuổi khi trốn chạy chế độ cộng sản vào năm 1980. Ngài trốn thoát trên một chiếc thuyền dài 17 thước với 147 người khác. Sau 8 ngày đêm hãi hùng, ngài và 147 người khác kia đã vào được Mã Lai yên ổn.

Giám mục tân cử cho hay ơn gọi làm linh mục của ngài đã trở nên kiên vững ngay tại trại tị nạn ở Springvale, một khu ngoại ô của Melbourne, nơi ngài sống đầu tiên khi tới Úc. Ở Việt Nam, ngài từng sống tuổi thơ của mình trong cảnh nghèo và chiến tranh, nhiều đêm co ro trong hầm trú bom với anh chị em và cha mẹ.
Năm 1983, giám mục tân cử Long trở thành tu sĩ của Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu và theo học để làm linh mục ngay tại Melbourne. Nghi thức tấn phong ngài sẽ bắt đầu lúc 7 giờ 30. Chủ phong sẽ là Đức TGM Denis Hart với Đức HY George Pell và Đức TGM Giuseppe Lazzarotto, Khâm Sứ Tòa Thánh tại Úc, làm phụ phong. Mười chín vị TGM và GM khác cùng hàng trăm linh mục sẽ đồng tế.

Thông cáo báo chí ngày 22 tháng 6 của Tổng Giáo Phận Melbourne cũng gọi Đức Cha Long là “Giám mục Úc đầu tiên sinh tại Á Châu” và coi đây là một lễ tấn phong lịch sử và nhắc tới “cộng đồng Việt Nam đầy hãnh diện”. Thông cáo cho hay: khi chuẩn bị cho lễ tấn phong, giám mục tân cử Long đã tới kính viếng mộ “của một trong những vị thánh vĩ đại nhất của Giáo Hội” là Thánh Phanxicô Assisi, ở Ý.

Thông cáo cũng nhắc đến sự có mặt của vị tổng quyền, Cha Marco Tasca, của Dòng Anh em Hèn Mọn Viện Tu đến từ Rôma cũng như các thân nhân cận kề của tân giám mục đến từ Úc, Hoà Lan và Việt Nam. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của nhiều thành viên Quốc Hội Liên Bang và Tiểu Bang.

Đầu tháng 6 sau khi được tin về việc bổ nhiệm cha Vincent Long làm giám mục phụ tá Melbourne, Tờ The Age cho chạy hàng tít: “Từ Người Tầm Trú thành Tân Giám Mục Công Giáo”, có lẽ để nhắc mọi người nhớ đến số phận những người tầm trú đang được dư luận Úc đầy chia rẽ bàn cãi sôi nổi. Bản tin này của Barney Zwart với hình Cha Long đang đứng nghiêm chỉnh trong một thánh đường với cổ cồn La Mã ngoài mặc áo ấm và hàng phụ đề: “Người Việt tị nạn Vincent Long Văn Nguyễn vừa được cử làm giám mục Công Giáo tại Tổng Giáo Phận Melbourne”.

The Age thuật lại cuộc hải trình đầy kinh hãi kéo dài 8 ngày của người tịn nạn vốn nghĩ là mình khó lòng sống thoát này. Mới hôm qua đây, ông kể lại “chúng tôi tùy thuộc vào lòng thương xót của thời tiết. Lương thực của chúng tôi cạn vào ngày thứ hai do số người nhẩy bừa lên thuyền vào phút chót”. Tuy nhiên, khác với phân nửa số người tuyệt vọng trốn chạy chính phủ Cộng Sản trong hai thập niên 1970 và 1980 và đã chết vì những con thuyền không đáng đi biển, thời tiết xấu hay hải tặc, mọi người trên thuyền của Long đã tới được Mã Lai.

16 tháng sống tại trại tị nạn cũng khó khăn không kém nhưng nó đã định ra nẻo đường đời cho người thanh niên 18 tuổi này. Nẻo đường phục vụ ấy sẽ được công chúng nhìn nhận vào tháng này khi ông được tấn phong làm giám mục Công Giáo Á Châu đầu tiên của Úc. Nhưng ông không coi đó chỉ như một nhìn nhận dành cho bản thân ông mà là dành cho sự đóng góp to lớn của người Công Giáo Việt Nam đối với Giáo Hội.

Giải thích sự hiện diện “quá tương xứng” của người Việt trong các chủng viện Úc, tân giám mục Văn Nguyễn cho hay: “vì những gian khổ của họ, vì kinh nghiệm của họ, họ vốn có một lối sống đức tin Công Giáo rất đặc biệt. Lối sống ấy không phải chỉ là đi lễ Chúa Nhật. Bất cứ họ ở đâu, ở đấy cũng có một sinh khí và một năng động tính khác với một giáo xứ Công Giáo gốc Ănglô”. Cha mẹ ông cũng là thuyền nhân từng ra khơi năm 1954 khi hàng triệu người Việt chạy vào Miền Nam trốn chế độ Cộng Sản. Hôm qua, dù cả hai không biết nói tiếng Anh, nhưng niềm hãnh diện của họ thì như rờ mó được. Họ ăn vận bảnh bao nhất để chụp hình trước bàn thờ gia đình cùng với người con trai.

Lúc còn ở Việt Nam, cha của giám mục Văn Nguyễn là một nông dân và người khéo tay (handyman). “Tuổi thơ của tôi diễn ra trong cảnh nghèo và chiến tranh. Tôi còn nhớ như in nhiều đêm cha mẹ tôi phải lùa chúng tôi vào hầm trú ẩn mà nhà nào ở Việt Nam cũng phải có”. Rồi người Cộng Sản thắng cuộc. Họ tàn ác, nhất là đối với người Công Giáo. Long vào chủng viện gần Sài Gòn lúc 14 tuổi, nhưng Cộng Sản giải tán chủng viện này. “Lúc ấy tôi chỉ chờ bị gọi đi lính vì chúng tôi đang có hai cuộc chiến, người Trung Hoa ở phía bắc và người Khmer Đỏ ở phía nam”.

Hai người anh trốn thoát một năm trước tới Hòa Lan. Đâu có gia đình nào dám trốn một lượt. “Nếu bạn mất là mất tất cả, đâu có đường trở lui. Các gia đình đành gửi thanh niên đi trước, sau đó, nếu có khả năng, mới gửi các đứa con khác, cuối cùng là cha mẹ”. Ông tự học tiếng Anh tại trại tị nạn, rồi giúp người khác học. Chính việc giúp người khác này đã củng cố ý nguyện hiến thân làm linh mục của ông.

Từ Mã Lai, ông được gửi tới Springvale, tại đây, vì cảm phục việc làm của các tu sĩ Phanxicô, ông đã trở thành một trong số họ. Ông sống 4 năm tại một giáo xứ ở Sydney, rồi làm cha xứ 7 năm tại Springvale trước khi cầm đầu Dòng của cả Úc vào năm 2005, rồi phụ tá bề trên cả vùng Á Châu và Úc năm 2008. Ông sẽ là một trong 4 vị giám mục của Melbourne, phụ trách vùng phía Tây nhiều di dân sinh sống. “Tôi không rõ giáo dân cũng như giáo sĩ sẽ chấp nhận tôi ra sao, nhưng tôi là tôi, và tôi muốn bắn một phát ngoạn mục nhất để xem nó dẫn tôi tới đâu”.

Bản tin trên cũng đã được tờ Canberra Times đăng lại cùng ngày với tự đề “Đường Hy Vọng, từ thuyền nhân thành giám mục”. Thiển nghĩ đây là một tựa đề ý nghĩa. Người viết “Đường Hy Vọng” từng leo lên hàng Tổng Giám Mục, rồi Hồng Y của Giáo Hội, lãnh trọng trách lèo lái một cơ quan giáo triều ngang hàng thánh bộ là Hội Đồng Giáo Hoàng Về Công Lý và Hoà Bình. Ước mong người thuyền nhân Vincent Văn Long Nguyễn cũng đi cùng một đường mầu nhiệm và quan phòng như người cùng họ Nguyễn kia. Dù gì, cũng cầu chúc người cựu thuyền nhân, người cựu tị nạn Cộng Sản này, con đường thánh thiện chói ngời của người cùng một tên họ.





 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hải Đăng
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:41 26/06/2011
HẢI ĐĂNG
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Mời bạn nhỏ về đây
Xem ngọn đèn trên núi
Chẳng bạn nào nhấc nổi
Vì nó là…hải đăng.
(Trích thơ của Nguyễn Duy Quế)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền