Phụng Vụ - Mục Vụ
Khéo phân định
Lm. Minh Anh
05:16 23/06/2021
KHÉO PHÂN ĐỊNH
“Hãy coi chừng các tiên tri giả!”.
“Tất cả những gì lấp lánh không phải là vàng!”; người Anh biết đến ngạn ngữ này từ thế kỷ 12. Đến thế kỷ 17, họ còn được nghe, “Bạn không thể đánh giá một cuốn sách chỉ qua bìa của nó!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, hai câu ngạn ngữ trên đây phản ánh những gì Chúa Giêsu đã nói trước đó ở thế kỷ thứ nhất trong Tin Mừng hôm nay, “Hãy coi chừng các tiên tri giả. Họ mặc lốt chiên đến cùng các con, nhưng bên trong, họ là sói dữ hay cắn xé!”. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta biết ‘khéo phân định’ trong các lãnh vực; vì lẽ thường, lòng người thật khác lòng trời!
Lòng trời thì như thế, nhưng lòng người lại không như vậy! Hôm nay, Chúa Giêsu cảnh báo, “Hãy coi chừng các tiên tri giả!”. Như thế, điều quan trọng trước hết, là phải biết một thực tế rất đơn giản là, “tiên tri giả” vẫn đang tồn tại; “tiên tri giả” có thể được hiểu là bất kỳ ai chủ động đánh lừa người khác dưới sự giả trang của những điều tốt đang được thực hiện. Một số người có thể làm điều này cách vô tình, nhưng thông thường, kẻ có chủ ý sẽ hành động như sói đội lốt chiên vì mục đích vụ lợi, ích kỷ. Nhiều người có thể bị mê hoặc bởi những ‘lời ngon ngọt’ hoặc những ‘lời dễ nghe’, khiến họ dễ làm theo những gì người nói muốn thuyết phục; thế nhưng, đây chỉ là phỉnh gạt và tạo hiểu lầm. Kẻ ác luôn luôn lừa dối và thường chứng tỏ những việc làm của mình là tốt. Chẳng hạn, những người chủ trương phá thai thường hô hào “quyền được lựa chọn” hoặc “giúp điều hoà” hay những mỹ từ khác; thế nhưng, cái chết có chủ ý của bất kỳ em bé chưa chào đời nào, rõ ràng vẫn là “hoa quả xấu” từ một lòng dạ xấu xa. Thậm chí có nhiều cái được gọi là “nhóm nhân đạo” hoặc “các nhà từ thiện” giàu có, họ cho rằng công việc của họ là “hoa trái tốt”, khi đó là ‘bất cứ điều gì’ ngoại trừ điều lành. Vậy, phải làm sao để ‘khéo phân định’ đâu là thật, đâu là giả?
Chúa Giêsu cho chúng ta một nguyên tắc cũng là chìa khoá để ‘khéo phân định’, đó là nhìn vào kết quả của những gì ai đó đã nói hoặc đã làm, “Hãy xem quả thì các con sẽ biết được chúng!”. Chắc chắn, khi một điều gì đó là tốt lành và phù hợp với ý muốn Thiên Chúa, thì hoa trái sẽ tốt, đó là ‘hoa trái’ của Thánh Thần; nhưng khi nó lừa dối hoặc gây hiểu lầm, được che đậy trong ‘dáng vẻ tốt lành’ bề ngoài, thì kết quả cuối cùng, trái sinh ra, nhiều nhất cũng chỉ là những trái chua. Thánh Phaolô đã liệt kê cụ thể các ‘hoa trái’ của Thánh Thần trong thư Galata; đó là “Tình yêu, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân từ, lương thiện, trung tín, hiền hoà và tự chủ”; nghịch với những hoa trái đó, là ‘chia rẽ, ghen ghét, bất an, kiêu căng, ác tâm, bất trung, giận dữ và bốc đồng’.
Anh Chị em,
Để ‘khéo phân định’ ý muốn thực sự của Thiên Chúa trong các hành động cũng như quyết định của mình hay của người, chúng ta cố nhìn xa hơn sự lựa chọn trước mắt cho đến những ảnh hưởng mà về sau, lựa chọn này sẽ gây ra trong quá trình thực hiện. Nếu hoa trái tốt lành là kết quả của những lựa chọn nhất định, hãy biết, đây là dấu cho thấy điều đó đến từ Thiên Chúa; hoặc nếu thấy những tác động là tiêu cực, sinh ra trái xấu, đó là dấu cho thấy quyết định hoặc hành động của người hay của mình đã không đến từ Thiên Chúa, nó đang nghịch lại ý muốn của Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin ban cho con ân sủng cần thiết để ‘khéo phân định’ thánh ý Chúa trong cuộc đời con. Cho con biết tìm kiếm hoa trái tốt lành với cả tấm lòng và làm tất cả những gì có thể để có được nó; như thế, con sẽ không chỉ cứu được linh hồn con, mà còn giúp nuôi dưỡng anh em con bằng những hoa trái tốt tươi của thiên đàng”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hãy coi chừng các tiên tri giả!”.
“Tất cả những gì lấp lánh không phải là vàng!”; người Anh biết đến ngạn ngữ này từ thế kỷ 12. Đến thế kỷ 17, họ còn được nghe, “Bạn không thể đánh giá một cuốn sách chỉ qua bìa của nó!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, hai câu ngạn ngữ trên đây phản ánh những gì Chúa Giêsu đã nói trước đó ở thế kỷ thứ nhất trong Tin Mừng hôm nay, “Hãy coi chừng các tiên tri giả. Họ mặc lốt chiên đến cùng các con, nhưng bên trong, họ là sói dữ hay cắn xé!”. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta biết ‘khéo phân định’ trong các lãnh vực; vì lẽ thường, lòng người thật khác lòng trời!
Bài đọc Sáng Thế cho thấy sự chân thật và tín trung của lòng trời; Thiên Chúa, một khi đã hứa, Ngài luôn luôn giữ lời. Abraham được Thiên Chúa chọn gọi, Ngài hứa cho ông một “Đất Mới” và một ‘Dòng Dõi Mới’; ấy thế, khi tuổi đà xế bóng, Abraham vẫn chưa có lấy một mụn con. Ông thưa cùng Thiên Chúa, “Chúa không cho con sinh con; đây, con của người giúp việc sẽ là kẻ nối nghiệp con”. Chúa bảo, “Không!”, Ngài nói, “Chính đứa con ngươi sinh ra, sẽ là kẻ nối nghiệp ngươi!”. Và bằng một cử chỉ không thể lãng mạn hơn, vào một đêm kia, Ngài đem Abraham ra ngoài và bảo, “Ngươi hãy ngước mắt lên trời, và nếu có thể được, hãy đếm các ngôi sao!”. Rồi Ngài nói, “Miêu duệ của ngươi sẽ đông đảo như thế!”. Sau đó, Ngài lập giao ước với Abraham; và Ngài đã giữ lời; con cháu của Abraham, trong đó có chúng ta, cả các thế hệ trước và sau chúng ta, sẽ vô số vô ngần; đúng như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tiết lộ, “Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi!”.
Lòng trời thì như thế, nhưng lòng người lại không như vậy! Hôm nay, Chúa Giêsu cảnh báo, “Hãy coi chừng các tiên tri giả!”. Như thế, điều quan trọng trước hết, là phải biết một thực tế rất đơn giản là, “tiên tri giả” vẫn đang tồn tại; “tiên tri giả” có thể được hiểu là bất kỳ ai chủ động đánh lừa người khác dưới sự giả trang của những điều tốt đang được thực hiện. Một số người có thể làm điều này cách vô tình, nhưng thông thường, kẻ có chủ ý sẽ hành động như sói đội lốt chiên vì mục đích vụ lợi, ích kỷ. Nhiều người có thể bị mê hoặc bởi những ‘lời ngon ngọt’ hoặc những ‘lời dễ nghe’, khiến họ dễ làm theo những gì người nói muốn thuyết phục; thế nhưng, đây chỉ là phỉnh gạt và tạo hiểu lầm. Kẻ ác luôn luôn lừa dối và thường chứng tỏ những việc làm của mình là tốt. Chẳng hạn, những người chủ trương phá thai thường hô hào “quyền được lựa chọn” hoặc “giúp điều hoà” hay những mỹ từ khác; thế nhưng, cái chết có chủ ý của bất kỳ em bé chưa chào đời nào, rõ ràng vẫn là “hoa quả xấu” từ một lòng dạ xấu xa. Thậm chí có nhiều cái được gọi là “nhóm nhân đạo” hoặc “các nhà từ thiện” giàu có, họ cho rằng công việc của họ là “hoa trái tốt”, khi đó là ‘bất cứ điều gì’ ngoại trừ điều lành. Vậy, phải làm sao để ‘khéo phân định’ đâu là thật, đâu là giả?
Chúa Giêsu cho chúng ta một nguyên tắc cũng là chìa khoá để ‘khéo phân định’, đó là nhìn vào kết quả của những gì ai đó đã nói hoặc đã làm, “Hãy xem quả thì các con sẽ biết được chúng!”. Chắc chắn, khi một điều gì đó là tốt lành và phù hợp với ý muốn Thiên Chúa, thì hoa trái sẽ tốt, đó là ‘hoa trái’ của Thánh Thần; nhưng khi nó lừa dối hoặc gây hiểu lầm, được che đậy trong ‘dáng vẻ tốt lành’ bề ngoài, thì kết quả cuối cùng, trái sinh ra, nhiều nhất cũng chỉ là những trái chua. Thánh Phaolô đã liệt kê cụ thể các ‘hoa trái’ của Thánh Thần trong thư Galata; đó là “Tình yêu, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân từ, lương thiện, trung tín, hiền hoà và tự chủ”; nghịch với những hoa trái đó, là ‘chia rẽ, ghen ghét, bất an, kiêu căng, ác tâm, bất trung, giận dữ và bốc đồng’.
Anh Chị em,
Để ‘khéo phân định’ ý muốn thực sự của Thiên Chúa trong các hành động cũng như quyết định của mình hay của người, chúng ta cố nhìn xa hơn sự lựa chọn trước mắt cho đến những ảnh hưởng mà về sau, lựa chọn này sẽ gây ra trong quá trình thực hiện. Nếu hoa trái tốt lành là kết quả của những lựa chọn nhất định, hãy biết, đây là dấu cho thấy điều đó đến từ Thiên Chúa; hoặc nếu thấy những tác động là tiêu cực, sinh ra trái xấu, đó là dấu cho thấy quyết định hoặc hành động của người hay của mình đã không đến từ Thiên Chúa, nó đang nghịch lại ý muốn của Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin ban cho con ân sủng cần thiết để ‘khéo phân định’ thánh ý Chúa trong cuộc đời con. Cho con biết tìm kiếm hoa trái tốt lành với cả tấm lòng và làm tất cả những gì có thể để có được nó; như thế, con sẽ không chỉ cứu được linh hồn con, mà còn giúp nuôi dưỡng anh em con bằng những hoa trái tốt tươi của thiên đàng”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chu toàn sứ vụ tiền hô cho Chúa
Lm. Đan Vinh
05:20 23/06/2021
SINH NHẬT THÁNH GIO-AN TẨY GIẢ (24/06)
Is 49,1-6; Cv 13,22-26; Lc 1,57-66.80
CHU TOÀN SƯ VỤ TIỀN HÔ CHO CHÚA
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 1,57-66.80:
(57) Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai. (58) Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà. (59) Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. (60) Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không, phải đặt tên cháu là Gio-an. (61) Họ bảo bà: “Trong họ hàng của bà, chẳng có ai có tên như vậy cả”. (62) Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. (63) Ong xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an”. Ai nấy đều rất bỡ ngỡ. (64) Ngay lúc ấy, miệng lưỡi của ông lại mở ra. Ong nói được và chúc tụng Thiên Chúa. (65) Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. (66) Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi sẽ ra thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em. (80) Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay tập trung vào mặc khải diệu kỳ của cái tên Gio-an trong nghi lễ cắt bì và đặt tên cho con trẻ. Bà con láng giềng tụ tập trong ngày này đã được chứng kiến sự lạ lùng ấy. Rồi việc ông Da-ca-ri-a được khỏi bệnh câm khiến mọi người có mặt đều bở ngỡ và đặt dấu hỏi về sứ mệnh của con trẻ sau này. Sau đó Gio-an đã vào sống trong hoang địa cho đến khi thi hành sứ mệnh tiền hô giúp dân Do thái nhận biết Đấng Thiên Sai là Đức Giê-su Na-da-rét.
3. CHÚ THÍCH:
-C 57-59: +Láng giềng và thân thích đều chia vui với bà: Bài tường thuật tập trung vào việc mặc khải diệu kỳ của tên Gio-an và biến cố cắt bì đặt tên. Bà con láng giềng tụ tập lại trong sự chia sẻ niềm vui với đôi vợ chồng già. Nhờ đó tiếng đồn về sự cố lạ lùng nơi con trẻ lại càng lan rộng. +Khi con trẻ được tám ngày: Tám ngày là thời gian Luật định để làm phép cắt bì (x St 17,12; Lv 12,3; Pl 3,5). +Và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em: Người ta thường lấy tên ông nội hay một người trong họ hàng mà đặt cho cháu. Ở đây người ta lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho con.
-C 62-63: +Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an”: Hai ông bà đã thống nhất chọn tên Gio-an cho con, đúng như sứ thần đã truyền cho Gia-ca-ri-a khi truyền tin cho ông trong Đền thờ (x Lc 1,13). +Ai nấy đều rất bỡ ngỡ: Phải chăng sự thống nhất ý kiến của hai ông bà về việc đặt tên khác thường cũng là một dấu lạ khiến mọi người ngạc nhiên.
-C 65-66: +Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ: Trong Kinh Thánh, chữ “tâm” hay “lòng”chỉ nơi phát xuất ra tư tưởng, tình cảm, hòai niệm, quyết định và ước muốn của con người giống như Đức Ma-ri-a “suy đi nghĩ lại trong lòng” (x Lc 2,19). Ở đây để tâm nghĩa là ra sức tìm hiểu ý nghĩa của lời sấm hay sự việc xảy ra. +Có bàn tay Chúa phù hộ em: Kiểu nói “bàn tay Chúa” mô phỏng Cựu ước, cho thấy Thiên Chúa bảo vệ những ai tin cậy vào Người, mà Gio-an là một trong số đó (x Tv 80,18; 139,5).
4. CÂU HỎI:
1) Gio-an Tẩy Giả có liên hệ họ hàng thế nào với Đức Giê-su?
2) Tại sao láng giềng bà con lại phải đến nhà thăm khi bà Ê-li-sa-bét sinh con?
3) Phép cắt bì là gì? Được cử hành thế nào?
4) Tại sao hai ông bà Gia-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét lại thống nhất lấy tên Gio-an mà đặt cho con?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Đức Ki-tô phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CUỘC ĐỜI VỊ TIỀN HÔ CỦA ĐẤNG CỨU THẾ
Gio-an là vị tiền hô của Chúa Giê-su (x.Mt 3,3), là con của ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét. Cả hai ông bà thuộc dòng tộc tư tế. Bà Ê-li-sa-bét là chị họ của Đức Ma-ri-a, nên Gio-an là anh bà con của Đức Giê-su. Cha mẹ của Gio-an cư ngụ tại miền núi xứ Giu-đê (x.Lc 1,39). Từ nhỏ, Gio-an đã vào trong sa mạc sống tu hành nhiệm nhặt. Đến năm thừ 15 thời hoàng đế Ti-bê-ri-ô, Gio-an bắt đầu xuất hiện tại vùng ven sông Gio-đan miền Giu-đê rao giảng và làm phép rửa sám hối (x.Lc 3,1). Phép rửa do ông thực hiện là một nghi thức tỏ lòng thống hối kèm theo việc xưng thú tội lỗi (x. Mt 3,6). Gio-an cũng công nhận Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai khi giới thiệu Người là “chiên Thiên Chúa” với hai môn đệ của mình (x. Ga 1,35). Có lần Đức Giê-su xác nhận Gio-an là Ngôn sứ Ê-li-a, là người lớn nhất thời Cựu ước, có sứ mệnh đi trước dọn đường cho Người (x. Mt 11,9-19; Lc 7,24-30). Cuộc đời của Gio-an kết thúc với cái chết bị chém đầu trong nhà ngục, do ông đã can đảm ngăn cản vua Hê-rô-đê không được lấy chị dâu làm vợ, nên ông bị tống ngục, cuối cùng ông còn bị bà Hê-rô-đi-a đó giết hại (x.Lc 9,7-9).
2) TRÁNH TRÈO CAO ĐỂ KHỎI TÉ ĐAU:
Tác giả La-phông-ten đã viết nhiều câu chuyện ngụ ngôn, trong đó có câu chuyện về con ếch và con bò để dạy chúng ta bài học là đừng quá tự cao như sau:
Ngày kia có một con ếch thấy một con bò to lớn vĩ đại nên rất ngưỡng mộ và mong sao cho mình cũng được trở nên vĩ đại như vậy. Từ tư tưởng biến thành hành động, con ếch liền xuống ao để uống nước cho bụng phình to ra sao cho bằng con bò kia. Cứ thế, cứ thế, nó uống mãi uống hoài mà vẫn không sao to được bằng con bò. Nó lại cố uống thêm… cho đến khi một tiếng “Bốp” nổ vang lên và con ếch đã bị chết banh xác.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy tự thẳm sâu trong cõi lòng, hầu như ai cũng muốn được người khác nể phục ca tụng. Ai cũng muốn tự nâng mình lên chứ không thích hạ mình xuống. Nhưng chúng ta ý thức giá trị của đức khiêm tốn và tập luyện nhân đức ấy, để việc tông đồ chúng ta làm được đẹp lòng Chúa và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.
3) GIẢI THOÁT KHỎI CÁI BÓNG CỦA MÌNH:
Có một anh khờ nọ muốn được giải thoát khỏi cái bóng của mình... Nhưng càng trốn chạy bao nhiêu thì cái bóng đó lại càng đeo đuổi phía sau không dứt ra được. Anh lăn lộn trên đất, nhảy xuống sông… nhung dù đi đâu, làm gì, thì cái bóng của anh vẫn luôn ở phía sau.
Một cụ già khôn ngoan nghe biết chuyện đã cố vấn cho anh khờ như sau: "Để thoát khỏi cái bóng của mình, anh chỉ cần đến núp dưới bóng của một cây lớn là được". Anh khờ nghe lời đến núp dưới một cây lớn và từ ngày đó đã không còn bị cái bóng theo đuổi phía sau nữa.
Chỉ khi biết khiêm tốn nép mình dưới bóng cây Thập giá Chúa Giê-su, chúng ta mới có thể thoát được cái bóng của các thói hư, chạy theo hư danh, khoái lạc, lợi lộc… trong cuộc sống.
Hôm nay Hội Thánh mừng kính trọng thể ngày sinh của một con người đã từng đến nép mình dưới cây Thập giá Chúa Giê-su. Con người ấy chính là Gio-an Tẩy Giả, vị tiền hô của Đấng Cứu Thế. Ông đã luôn khiêm hạ nép mình dưới bóng Chúa Giê-su và hiến cả cuộc đời phụng sự Người như ông đã nói với các môn đệ: “Chính anh em làm chứng cho thầy là thầy đã nói: Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người. Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng, thì vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng. Đó là niềm vui của thầy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn. Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi: (Ga 3,28-30).
3. SUY NIỆM:
1) So sánh giữa thánh Gio-an Tẩy Giả và vua Hê-rô-đê:
Đây là hai khuôn mặt hoàn toàn đối lập nhau: Gio-an là người có chí khí mạnh mẽ đang khi Hê-rô-đê lại yếu đuối nhu nhược. Gio-an có lối sống khắc khổ giản dị, đang khi Hê-rô-đê lại sống xa hoa hưởng thụ. Hê-rô-đê đã tống giam Gio-an vì dám lên tiếng tố cáo tội loạn luân của ông với bà chị dâu. Thật ra vua Hê-rô-đê cũng kính trọng Gio-an và coi ông là một nhà tiên tri. Nhưng nhà vua là người nhu nhược thiếu ý chí, dễ bị đam mê dục vọng khuất phục. Do áp lực của bà Hê-rô-đi-a-đê, nên Hê-rô-đê đã sai quân lính đến bắt Gio-an tống ngục. Rồi trong một bữa tiệc, do hài lòng về điệu múa của Sa-lô-mê là con gái của bà kia, nên nhà vua đã cao hứng hứa ban cho cô ta bất cứ điều gì cô xin. Đứa con gái do mẹ xúi đã xin vua cho cái đầu của Gio-an Tẩy Giả, Vua Hê-rô-đê dù không muốn, nhưng phải giữ lời hứa nên đã sai lính vào ngục chém đầu Gio-an.
Vua Hê-rô-đê tiêu biểu cho những người để cho thú tính trong bản thân lấn lướt. Mặc dù lý trí và lương tâm luôn kêu gọi vươn lên, nhưng tiếng nói ấy vẫn không đủ sức kéo họ ra khỏi vũng bùn tội lỗi, vì đã quen chạy theo lạc thú thấp hèn. Còn thánh Gio-an Tẩy Giả là một người sống có lý tưởng, luôn ý thức chu toàn trách nhiệm, chống lại sức lôi kéo của bản năng.
2) Đức Giê-su đã đề cao con người và sứ mệnh của Gio-an Tẩy Giả: Người nói: “Đây còn hơn ngôn sứ nữa! Chính ông là người Thiên Chúa đã nói tới trong Kinh Thánh rằng: "Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến" (Lc 7,24-27). Gio-an chính là vị ngôn sứ, được Thiên Chúa sai đến trước để dọn đường cho Đấng Thiên Sai. Với sứ mệnh đó, Gio-an đã trở nên một nhân vật lớn nhất trong lịch sử cứu độ như Đức Giê-su đã khen ngợi: “Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả…” (Mt 11,11).
3) Cần chu toàn sứ mệnh chiếu tỏa ánh sáng tin yêu trước mặt người đời:
Ngày sinh của Gio-an Tẩy giả mời gọi chúng ta nhớ lại ngày chúng ta được ơn tái sinh làm con Thiên Chúa. Nhờ bí tích rửa tội, chúng ta đã trở thành ngôn sứ của Chúa Ki-tô và cần chu toàn sứ mệnh làm chứng cho Người. Ngọn nến Hội Thánh trao cho chúng ta khi chịu phép rửa tội tượng trưng cho đức ái phải giãi sáng trước mặt người đời. Dù sống trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng hãy làm các việc tốt, để người đời khi nhìn thấy các việc lành chúng ta làm sẽ ngợi khen Cha chúng ta trên trời (x. Mt 5,16).
4) Làm gì cụ thể để dọn đường giúp tha nhân đón nhận ơn cứu độ của Chúa?
+ Khiêm hạ trong cách ăn nói như: Nói năng nhỏ nhẹ, tôn trọng tha nhân, năng khen các ưu điểm để khích lệ hơn là phê phán chỉ trích nhằm hạ giá những ai hơn mình. Tránh thói tự cao nhưng luôn làm mọi việc để tôn vinh Thiên Chúa như thánh Gio-an đã làm cho Đức Giê-su: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,28.30).
+ Khó nghèo: Tránh thói đua đòi thích mua sắm quần áo giày dép xe cộ mới, nhưng luôn sống đơn sơ khó nghèo trong cách ăn ở noi gương thánh Gio-an: “Mặc áo bằng lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và uống mật ong rừng” (x Mc 1,6-8).
+ Vâng phục: Sẵn sàng bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa, noi gương thánh Gio-an đã vâng lời làm phép rửa cho Đức Giê-su tại sông Gio-đan (x Mt 3,13-15).
+ Trung tín: Luôn chu tòan sứ vụ tiền hô, giúp người đời nhận biết Đức Giê-su, noi gương thánh Gio-an đã giới thiệu và khích lệ hai môn đồ ưu tú bỏ mình để theo làm môn đệ Đức Giê-su (x Ga 1,35-37).
+ Trung thực: Trung thực để nhìn nhận khuyết điểm của mình và tu sửa, như Gio-an đã tự nhận là tiếng người hô trong hoang địa: ”Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi” như lời ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm. Gio-an thừa nhận phép rửa của ông chỉ giúp người ta sám hối, còn Đấng đến sau quyền thế hơn ông, mà ông không đáng xách dép cho Người. Đấng ấy sẽ “làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa” (Mt 3,11; Ga 1,20-27).
+ Can đảm: Luôn can đảm làm chứng cho Chúa noi gương thánh Gio-an đã mạnh dạn can ngăn vua Hê-rô-đê không được lấy chị dâu làm vợ mình (x Mt 14,3-4; Lc 3,7-9). Dù vì thế mà ngài đã bị vua Hê-rô-đê hãm hại.
4. THẢO LUẬN: Hôm nay mỗi người cần làm gì để mình lu mờ đi hầu Chúa được người đời nhận biết tin yêu, noi gương thánh Gio-an?
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con hôm nay biết làm chứng cho Chúa bằng những việc làm cụ thể: không khoe khoang thành tích ưu điểm của mình, sống đơn giản điều độ trong cách ăn mặc, tránh chè chén say sưa, can đảm bênh vực những người thấp cổ bé miệng, chấp nhận bị thua thiệt vì danh Chúa… Xin cho chúng con trở thành những người tiền hô, những đầy tớ trung tín hầu giúp người đời nhận biết và tin yêu Chúa noi gương thánh Gio-an.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Is 49,1-6; Cv 13,22-26; Lc 1,57-66.80
CHU TOÀN SƯ VỤ TIỀN HÔ CHO CHÚA
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 1,57-66.80:
(57) Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai. (58) Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà. (59) Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. (60) Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không, phải đặt tên cháu là Gio-an. (61) Họ bảo bà: “Trong họ hàng của bà, chẳng có ai có tên như vậy cả”. (62) Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. (63) Ong xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an”. Ai nấy đều rất bỡ ngỡ. (64) Ngay lúc ấy, miệng lưỡi của ông lại mở ra. Ong nói được và chúc tụng Thiên Chúa. (65) Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. (66) Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi sẽ ra thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em. (80) Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay tập trung vào mặc khải diệu kỳ của cái tên Gio-an trong nghi lễ cắt bì và đặt tên cho con trẻ. Bà con láng giềng tụ tập trong ngày này đã được chứng kiến sự lạ lùng ấy. Rồi việc ông Da-ca-ri-a được khỏi bệnh câm khiến mọi người có mặt đều bở ngỡ và đặt dấu hỏi về sứ mệnh của con trẻ sau này. Sau đó Gio-an đã vào sống trong hoang địa cho đến khi thi hành sứ mệnh tiền hô giúp dân Do thái nhận biết Đấng Thiên Sai là Đức Giê-su Na-da-rét.
3. CHÚ THÍCH:
-C 57-59: +Láng giềng và thân thích đều chia vui với bà: Bài tường thuật tập trung vào việc mặc khải diệu kỳ của tên Gio-an và biến cố cắt bì đặt tên. Bà con láng giềng tụ tập lại trong sự chia sẻ niềm vui với đôi vợ chồng già. Nhờ đó tiếng đồn về sự cố lạ lùng nơi con trẻ lại càng lan rộng. +Khi con trẻ được tám ngày: Tám ngày là thời gian Luật định để làm phép cắt bì (x St 17,12; Lv 12,3; Pl 3,5). +Và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em: Người ta thường lấy tên ông nội hay một người trong họ hàng mà đặt cho cháu. Ở đây người ta lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho con.
-C 62-63: +Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an”: Hai ông bà đã thống nhất chọn tên Gio-an cho con, đúng như sứ thần đã truyền cho Gia-ca-ri-a khi truyền tin cho ông trong Đền thờ (x Lc 1,13). +Ai nấy đều rất bỡ ngỡ: Phải chăng sự thống nhất ý kiến của hai ông bà về việc đặt tên khác thường cũng là một dấu lạ khiến mọi người ngạc nhiên.
-C 65-66: +Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ: Trong Kinh Thánh, chữ “tâm” hay “lòng”chỉ nơi phát xuất ra tư tưởng, tình cảm, hòai niệm, quyết định và ước muốn của con người giống như Đức Ma-ri-a “suy đi nghĩ lại trong lòng” (x Lc 2,19). Ở đây để tâm nghĩa là ra sức tìm hiểu ý nghĩa của lời sấm hay sự việc xảy ra. +Có bàn tay Chúa phù hộ em: Kiểu nói “bàn tay Chúa” mô phỏng Cựu ước, cho thấy Thiên Chúa bảo vệ những ai tin cậy vào Người, mà Gio-an là một trong số đó (x Tv 80,18; 139,5).
4. CÂU HỎI:
1) Gio-an Tẩy Giả có liên hệ họ hàng thế nào với Đức Giê-su?
2) Tại sao láng giềng bà con lại phải đến nhà thăm khi bà Ê-li-sa-bét sinh con?
3) Phép cắt bì là gì? Được cử hành thế nào?
4) Tại sao hai ông bà Gia-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét lại thống nhất lấy tên Gio-an mà đặt cho con?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Đức Ki-tô phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CUỘC ĐỜI VỊ TIỀN HÔ CỦA ĐẤNG CỨU THẾ
Gio-an là vị tiền hô của Chúa Giê-su (x.Mt 3,3), là con của ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét. Cả hai ông bà thuộc dòng tộc tư tế. Bà Ê-li-sa-bét là chị họ của Đức Ma-ri-a, nên Gio-an là anh bà con của Đức Giê-su. Cha mẹ của Gio-an cư ngụ tại miền núi xứ Giu-đê (x.Lc 1,39). Từ nhỏ, Gio-an đã vào trong sa mạc sống tu hành nhiệm nhặt. Đến năm thừ 15 thời hoàng đế Ti-bê-ri-ô, Gio-an bắt đầu xuất hiện tại vùng ven sông Gio-đan miền Giu-đê rao giảng và làm phép rửa sám hối (x.Lc 3,1). Phép rửa do ông thực hiện là một nghi thức tỏ lòng thống hối kèm theo việc xưng thú tội lỗi (x. Mt 3,6). Gio-an cũng công nhận Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai khi giới thiệu Người là “chiên Thiên Chúa” với hai môn đệ của mình (x. Ga 1,35). Có lần Đức Giê-su xác nhận Gio-an là Ngôn sứ Ê-li-a, là người lớn nhất thời Cựu ước, có sứ mệnh đi trước dọn đường cho Người (x. Mt 11,9-19; Lc 7,24-30). Cuộc đời của Gio-an kết thúc với cái chết bị chém đầu trong nhà ngục, do ông đã can đảm ngăn cản vua Hê-rô-đê không được lấy chị dâu làm vợ, nên ông bị tống ngục, cuối cùng ông còn bị bà Hê-rô-đi-a đó giết hại (x.Lc 9,7-9).
2) TRÁNH TRÈO CAO ĐỂ KHỎI TÉ ĐAU:
Tác giả La-phông-ten đã viết nhiều câu chuyện ngụ ngôn, trong đó có câu chuyện về con ếch và con bò để dạy chúng ta bài học là đừng quá tự cao như sau:
Ngày kia có một con ếch thấy một con bò to lớn vĩ đại nên rất ngưỡng mộ và mong sao cho mình cũng được trở nên vĩ đại như vậy. Từ tư tưởng biến thành hành động, con ếch liền xuống ao để uống nước cho bụng phình to ra sao cho bằng con bò kia. Cứ thế, cứ thế, nó uống mãi uống hoài mà vẫn không sao to được bằng con bò. Nó lại cố uống thêm… cho đến khi một tiếng “Bốp” nổ vang lên và con ếch đã bị chết banh xác.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy tự thẳm sâu trong cõi lòng, hầu như ai cũng muốn được người khác nể phục ca tụng. Ai cũng muốn tự nâng mình lên chứ không thích hạ mình xuống. Nhưng chúng ta ý thức giá trị của đức khiêm tốn và tập luyện nhân đức ấy, để việc tông đồ chúng ta làm được đẹp lòng Chúa và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.
3) GIẢI THOÁT KHỎI CÁI BÓNG CỦA MÌNH:
Có một anh khờ nọ muốn được giải thoát khỏi cái bóng của mình... Nhưng càng trốn chạy bao nhiêu thì cái bóng đó lại càng đeo đuổi phía sau không dứt ra được. Anh lăn lộn trên đất, nhảy xuống sông… nhung dù đi đâu, làm gì, thì cái bóng của anh vẫn luôn ở phía sau.
Một cụ già khôn ngoan nghe biết chuyện đã cố vấn cho anh khờ như sau: "Để thoát khỏi cái bóng của mình, anh chỉ cần đến núp dưới bóng của một cây lớn là được". Anh khờ nghe lời đến núp dưới một cây lớn và từ ngày đó đã không còn bị cái bóng theo đuổi phía sau nữa.
Chỉ khi biết khiêm tốn nép mình dưới bóng cây Thập giá Chúa Giê-su, chúng ta mới có thể thoát được cái bóng của các thói hư, chạy theo hư danh, khoái lạc, lợi lộc… trong cuộc sống.
Hôm nay Hội Thánh mừng kính trọng thể ngày sinh của một con người đã từng đến nép mình dưới cây Thập giá Chúa Giê-su. Con người ấy chính là Gio-an Tẩy Giả, vị tiền hô của Đấng Cứu Thế. Ông đã luôn khiêm hạ nép mình dưới bóng Chúa Giê-su và hiến cả cuộc đời phụng sự Người như ông đã nói với các môn đệ: “Chính anh em làm chứng cho thầy là thầy đã nói: Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người. Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng, thì vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng. Đó là niềm vui của thầy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn. Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi: (Ga 3,28-30).
3. SUY NIỆM:
1) So sánh giữa thánh Gio-an Tẩy Giả và vua Hê-rô-đê:
Đây là hai khuôn mặt hoàn toàn đối lập nhau: Gio-an là người có chí khí mạnh mẽ đang khi Hê-rô-đê lại yếu đuối nhu nhược. Gio-an có lối sống khắc khổ giản dị, đang khi Hê-rô-đê lại sống xa hoa hưởng thụ. Hê-rô-đê đã tống giam Gio-an vì dám lên tiếng tố cáo tội loạn luân của ông với bà chị dâu. Thật ra vua Hê-rô-đê cũng kính trọng Gio-an và coi ông là một nhà tiên tri. Nhưng nhà vua là người nhu nhược thiếu ý chí, dễ bị đam mê dục vọng khuất phục. Do áp lực của bà Hê-rô-đi-a-đê, nên Hê-rô-đê đã sai quân lính đến bắt Gio-an tống ngục. Rồi trong một bữa tiệc, do hài lòng về điệu múa của Sa-lô-mê là con gái của bà kia, nên nhà vua đã cao hứng hứa ban cho cô ta bất cứ điều gì cô xin. Đứa con gái do mẹ xúi đã xin vua cho cái đầu của Gio-an Tẩy Giả, Vua Hê-rô-đê dù không muốn, nhưng phải giữ lời hứa nên đã sai lính vào ngục chém đầu Gio-an.
Vua Hê-rô-đê tiêu biểu cho những người để cho thú tính trong bản thân lấn lướt. Mặc dù lý trí và lương tâm luôn kêu gọi vươn lên, nhưng tiếng nói ấy vẫn không đủ sức kéo họ ra khỏi vũng bùn tội lỗi, vì đã quen chạy theo lạc thú thấp hèn. Còn thánh Gio-an Tẩy Giả là một người sống có lý tưởng, luôn ý thức chu toàn trách nhiệm, chống lại sức lôi kéo của bản năng.
2) Đức Giê-su đã đề cao con người và sứ mệnh của Gio-an Tẩy Giả: Người nói: “Đây còn hơn ngôn sứ nữa! Chính ông là người Thiên Chúa đã nói tới trong Kinh Thánh rằng: "Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến" (Lc 7,24-27). Gio-an chính là vị ngôn sứ, được Thiên Chúa sai đến trước để dọn đường cho Đấng Thiên Sai. Với sứ mệnh đó, Gio-an đã trở nên một nhân vật lớn nhất trong lịch sử cứu độ như Đức Giê-su đã khen ngợi: “Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả…” (Mt 11,11).
3) Cần chu toàn sứ mệnh chiếu tỏa ánh sáng tin yêu trước mặt người đời:
Ngày sinh của Gio-an Tẩy giả mời gọi chúng ta nhớ lại ngày chúng ta được ơn tái sinh làm con Thiên Chúa. Nhờ bí tích rửa tội, chúng ta đã trở thành ngôn sứ của Chúa Ki-tô và cần chu toàn sứ mệnh làm chứng cho Người. Ngọn nến Hội Thánh trao cho chúng ta khi chịu phép rửa tội tượng trưng cho đức ái phải giãi sáng trước mặt người đời. Dù sống trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng hãy làm các việc tốt, để người đời khi nhìn thấy các việc lành chúng ta làm sẽ ngợi khen Cha chúng ta trên trời (x. Mt 5,16).
4) Làm gì cụ thể để dọn đường giúp tha nhân đón nhận ơn cứu độ của Chúa?
+ Khiêm hạ trong cách ăn nói như: Nói năng nhỏ nhẹ, tôn trọng tha nhân, năng khen các ưu điểm để khích lệ hơn là phê phán chỉ trích nhằm hạ giá những ai hơn mình. Tránh thói tự cao nhưng luôn làm mọi việc để tôn vinh Thiên Chúa như thánh Gio-an đã làm cho Đức Giê-su: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,28.30).
+ Khó nghèo: Tránh thói đua đòi thích mua sắm quần áo giày dép xe cộ mới, nhưng luôn sống đơn sơ khó nghèo trong cách ăn ở noi gương thánh Gio-an: “Mặc áo bằng lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và uống mật ong rừng” (x Mc 1,6-8).
+ Vâng phục: Sẵn sàng bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa, noi gương thánh Gio-an đã vâng lời làm phép rửa cho Đức Giê-su tại sông Gio-đan (x Mt 3,13-15).
+ Trung tín: Luôn chu tòan sứ vụ tiền hô, giúp người đời nhận biết Đức Giê-su, noi gương thánh Gio-an đã giới thiệu và khích lệ hai môn đồ ưu tú bỏ mình để theo làm môn đệ Đức Giê-su (x Ga 1,35-37).
+ Trung thực: Trung thực để nhìn nhận khuyết điểm của mình và tu sửa, như Gio-an đã tự nhận là tiếng người hô trong hoang địa: ”Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi” như lời ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm. Gio-an thừa nhận phép rửa của ông chỉ giúp người ta sám hối, còn Đấng đến sau quyền thế hơn ông, mà ông không đáng xách dép cho Người. Đấng ấy sẽ “làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa” (Mt 3,11; Ga 1,20-27).
+ Can đảm: Luôn can đảm làm chứng cho Chúa noi gương thánh Gio-an đã mạnh dạn can ngăn vua Hê-rô-đê không được lấy chị dâu làm vợ mình (x Mt 14,3-4; Lc 3,7-9). Dù vì thế mà ngài đã bị vua Hê-rô-đê hãm hại.
4. THẢO LUẬN: Hôm nay mỗi người cần làm gì để mình lu mờ đi hầu Chúa được người đời nhận biết tin yêu, noi gương thánh Gio-an?
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con hôm nay biết làm chứng cho Chúa bằng những việc làm cụ thể: không khoe khoang thành tích ưu điểm của mình, sống đơn giản điều độ trong cách ăn mặc, tránh chè chén say sưa, can đảm bênh vực những người thấp cổ bé miệng, chấp nhận bị thua thiệt vì danh Chúa… Xin cho chúng con trở thành những người tiền hô, những đầy tớ trung tín hầu giúp người đời nhận biết và tin yêu Chúa noi gương thánh Gio-an.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Tín thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa
Lm. Đan Vinh
05:27 23/06/2021
CHÚA NHẬT 13 TN B
Kn 1,13-15;2,23-24; 2 Cr 8,7-9.13-15; Mc 5,21-43.
TÍN THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Mc 5,21-43
(21) Đức Giê-su xuống thuyền, lại trở sang bờ bên kia. Một đám rất đông tụ lại quanh Người. Lúc đó, Người đang ở trên bờ Biển Hồ. (22) Có một ông trưởng hội đường tên là Gia-ia đi tới. Vừa thấy Đức Giê-su, ông ta sụp xuống dưới chân Người, (23) và khẩn khoản nài xin: “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống”. (24) Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người. (25) Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm, (26) bao phen khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc đã nhiều đến tán gia bại sản, mà vẫn tiền mất tật mang, lại còn thêm nặng là khác. (27) Được nghe đồn về Đức Giê-su, bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người, (28) vì bà tự nhủ: “Tôi mà sờ vào được áo Người thôi, là sẽ được cứu”.(29) Tức khắc, máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. (30) Ngay lúc đó, Đức Giê-su cảm thấy có một năng lực tự nơi mình phát ra. Người liền quay lại giữa đám đông mà hỏi: “Ai đã sờ vào áo Tôi?”. (31) Các môn đệ thưa: “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: “Ai đã sờ vào Tôi?”. (32) Đức Giê-su ngó quanh để nhìn người phụ nữ làm điều đó. (33) Bà này sợ phát run lên, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người. (34) Người nói với bà ta: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh” (35) Đức Giê-su còn đang nói, thì có mấy người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo: “Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa?” (36) Nhưng Đức Giê-su nghe được câu nói đó, liền bảo ông trưởng hội đường: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. (37) Rồi Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phê-rô, ông Gia-cô-bê và em ông là ông Gio-an. (38) Các Ngài đến nhà ông trưởng hội đường, Đức Giê-su thấy người ta khóc lóc, kêu la ầm ĩ. (39) Người bước vào nhà và bảo họ: “Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy!”. (40) Họ chế nhạo Người. Nhưng Người bắt họ ra ngoài, rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người, vào nơi nó đang nằm. (41) Người cầm lấy tay nó và nói: “Ta-li-tha kum”, nghĩa là: “Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi !”. (42) Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười hai tuổi. Và lập tức người ta kinh ngạc sững sờ. (43) Đức Giê-su nghiêm cấm họ không được để một ai biết việc ấy, và bảo họ cho con bé ăn.
2.Ý CHÍNH:
Ông trưởng hội đường tên Gia-ia có đứa con gái đau nặng sắp chết đặt trọn niềm tin vào Đức Giê-su nên đã được Người cho sống lại. Trong lúc đi đường, một phụ nữ bị bệnh băng huyết cũng nhờ tin vào tình thương và quyền năng của Đức Giê-su nên cũng được lành bệnh. Điều này cho thấy: Đức Giê-su đến để giải thoát loài người khỏi hậu quả của tội lỗi là bệnh tật và sự chết. Tuy nhiên, để được hưởng ơn cứu độ ấy, người ta phải đặt trọn niềm tin vào Người.
3.CHÚ THÍCH:
-C 21-24: + Bờ Biển Hồ: Biển Hồ nói đây có nhiều tên: là Biển Hồ Ga-li-lê hay Ti-bê-ri-a (x. Ga 6,1) hay Ghen-nê-xa-rét (x. Lc 5,1). Đây là Biển Hồ có hình bầu dục dài 21 km, rộng 12 km. Tại Biển Hồ này Đức Giê-su đã làm nhiều phép lạ như: dẹp yên sóng gió (x. Mc 4,35-41), mẻ cá lạ lùng (x. Lc 5,4-7), đi trên mặt biển (x. Ga 6,16-21). Cũng tại vùng Biển Hồ này, Đức Giê-su đã chữa lành các bệnh nhân (x. Mt 14,14.35-36). Hai lần nhân bánh ra nhiều (x. Mt 14,15-21; 15,32-39).+ Viên trưởng hội đường: Là người phụ trách việc phụng tự trong hội đường Do Thái. Khi đi giảng đạo, Đức Giê-su thường đến các hội đường Do Thái vào ngày Sa-bát để rao giảng Tin Mừng và chữa bệnh (x. Mt 4,23; Lc 4,31-37.44). + Ông ta sụp xuống dưới chân Người và khẩn khoản nài xin: Thái độ sụp xuống dưới chân Đức Giê-su và nài xin Người cho thấy đức tin mạnh mẽ của ông. + “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống”: Đặt tay là khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa người đặt tay và vật hay người được đặt tay. Cử chỉ đặt tay trên bệnh nhân ám chỉ các phép bí tích do Đức Giê-su lập ra sau này để ban ơn cứu độ cho các tín hữu.
-C 25-28: + Bà kia bị băng huyết đã mười hai năm: Bệnh băng huyết là một loại bệnh phụ khoa, làm cho người phụ nữ bị ra ô uế theo Luật. Bệnh nhân bị bệnh này không được đụng chạm tới ai để tránh cho họ khỏi trở nên ô uế (x. Lv 15,25-27). + Bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người, vì bà tự nhủ: “Tôi mà sờ vào được áo Người thôi, là sẽ được cứu”: Chính nhờ tin vào quyền năng và tình thương của Đức Giê-su, mà bà này đã vượt qua đám đông để tới gần Đức Giê-su và bà còn dám vượt qua Lề Luật để đưa tay ra chạm vào áo của Người.
-C 29-31: + Bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh: Chạm đến áo Đức Giê-su cho thấy cử chỉ bên ngoài thân xác cũng có giá trị làm phát sinh đức tin trong tâm hồn. Nhờ đức tin mà bệnh nhân được khỏi bệnh. + “Ai đã sờ vào áo Tôi?”: Đức Giê-su muốn cho người phụ nữ ý thức rằng: chị ta được khỏi bệnh do quyền năng phát xuất từ Người và do ý định của Người chủ động thực hiện. Câu hỏi của Chúa còn có mục đích cho các môn đệ và đám đông dân chúng biết rõ về phép lạ đó, để họ tin Người thực là Đấng Thiên Sai.
-C 32-34: + Bà này sợ đến phát run, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình: Bà sợ vì việc làm của bà đã vi phạm Luật Mô-sê tưởng là chỉ mình bà biết, nhưng đã bị Đức Giê-su phát hiện. + Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người: Đức tin của người đàn bà này lúc đầu chỉ là sự mê tín dị đoan. Nhưng giờ đây được Đức Giê-su quan tâm sửa dạy, đã trở thành đức tin đúng đắn vững mạnh, thúc bách bà thêm can đảm đến phủ phục và thú nhận sự thật với Người. + “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh”: Đức Giê-su cho thấy chính Người đã chữa lành cho người đàn bà vì bà đã tin tưởng cậy trông vào Người, chứ không phải cái áo Người mặc chữa lành bệnh cho bà.
-C 35-37: + “Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa?: Qua câu này, người nhà ông trưởng hội đường không tin Đức Giê-su có thể phục sinh kẻ chết. Câu này cũng là dịp thử thách đức tin của ông Gia-ia. + “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”: Sự im lặng của Gia-ia khi nghe báo tin con gái ông đã chết, cho thấy ông vẫn kiên trì với đức tin. Vì thế, Đức Giê-su đã khích lệ ông : “Chỉ cần tin thôi” hay “Cứ vững tin là được”. Qua câu này, Đức Giê-su muốn cho Gia-ia đừng để đức tin bị chao đảo, như có lần Người đã nói : “Cái gì cũng có thể, đối với người có lòng tin” (Mc 9,23). + Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phê-rô, ông Gia-cô-bê và em ông này là ông Gio-an: Ba ông này luôn theo sát Đức Giê-su trong các biến cố quan trọng (x. Mc 5,37; 9,2; 14,33). Dù muốn giữ bí mật đối với đám đông, nhưng Đức Giê-su cũng cho ba môn đệ thân tín đi theo để sau này họ kể lại cho hậu thế biết (x. Ga 19,35). Sở dĩ phải ba ông, vì theo Luật Mô-sê thì lời chứng của ba người mới có giá trị (x. Đnl 19,15; Mt 18,16).
-C 38-40: + “Sao lại náo động và khóc lóc như vậy?”: Những người khóc lóc kêu la nói đây là những người khóc mướn. Họ được tang gia nhờ cậy để khóc than to tiếng mỗi khi có khách đến viếng người chết. + Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy !: Trong Thánh Kinh, sự chết được diễn tả bằng nhiều kiểu nói : “Một số đã an nghỉ” (x. 1 Cr 15,6); “Về những ai đã an giấc ngàn thu” (x. 1 Tx 4,13); “an giấc trong Đức Giê-su” (x. 1 Tx 4,14). Khi nghe biết La-da-rô chết, Đức Giê-su cũng nói : “La-da-rô bạn của chúng ta đang yên giấc” (Ga 11,11). Ở đây, khi khẳng định cô bé chưa chết, mà chỉ đang ngủ đó thôi, là Đức Giê-su báo trước việc Người sắp cho em sống lại, được thức dậy sau một giấc ngủ. + Họ chế nhạo Người, nhưng Người bắt họ ra ngoài: Sự kiện này cho thấy : Những người không tin và chế nhạo thì không đáng được chứng kiến phép lạ như có lần Người đã nói : “Không nên lấy của thánh mà ném cho chó. Cũng không nên vất ngọc trai trước mặt con heo !”.+ Rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người, vào nơi nó đang nằm: Chỉ có 5 người là cha mẹ cô bé, và ba môn đệ là Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là những kẻ có thiện chí và đức tin nên được Người cho chứng kiến phép lạ để gia tăng đức tin. Vì “ai có sẽ được cho thêm để nên dư dật !”.
-C 41-43: + “Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi !”: Cũng như khi sáng tạo trời đất, Thiên Chúa chỉ cần phán một lời là mọi sự xuất hiện (x. St 1,3.6.9.11.14), ở đây Đức Giê-su cũng chỉ ra lệnh là em bé kia lập tức sống lại. Điều này chứng tỏ Đức Giê-su làm chủ trên cả người sống lẫn kẻ chết (x. Mt 28,18). + Đức Giê-su nghiêm cấm họ không được để một ai biết việc ấy: Khi cấm các môn đệ không được nói ra phép lạ này là để tránh sự bồng bột quá khích của dân Do Thái bấy giờ đang có quan niệm ái quốc cực đoan về Đấng Thiên Sai. Phải chờ đến ngày Đức Giê-su từ cõi chết sống lại, ba môn đệ này mới thuật lại phép lạ mà các ông đã chứng kiến.
4.CÂU HỎI:
1) Biển Hồ nói đây là biển gì? Đức Giê-su đã làm các phép lạ nào trên Biển Hồ và trong khu vực này?
2) Trong thời gian giảng đạo, Đức Giê-su thường làm gì tại các hội đường Do thái?
3) Lòng tin của ông trưởng hội đường vào Đức Giê-su biểu lộ qua thái độ nào?
4) Cử chỉ đặt tay của Đức Giê-su nói lên điều gì?
5) Vì sao người đàn bà này lại bị Luật Mô-sê cấm đụng chạm tới người khác?
6) Lý do nào khiến bà ta dám vượt qua điều Luật cấm để đến gần chạm vào áo Đức Giê-su?
7) Tại sao Đức Giê-su lại hỏi đám đông : ”Ai đã sờ vào áo Tôi?”
8) Tại sao người đàn bà bị bệnh lại sợ khi nghe Đức Giê-su hỏi đám đông?
9)Tại sao Đức Giê-su lại đòi người đàn bà phải công khai thú nhận mình đã được khỏi bệnh?
10) Đức Giê-su nói câu nào để xác định chính Người chứ không phải áo Người đang mặc đã chữa bệnh cho người đàn bà?
11) Đức Giê-su đã nói gì với ông Gia-ia để khích lệ ông vững tin?
12) Ba môn đệ nào được chứng kiến phép lạ Đức Giê-su phuc sinh cô bé? Ba ông này còn được đi theo Chúa trong những trường hợp nào khác nữa?
13) Trong Thánh Kinh có những câu nào diễn tả sự chết như một giấc ngủ?
14) Tại nhà Gia-ia, tại sao Đức Giê-su không cho những kẻ cười nhạo Người ở lại? Những ai được chứng kiến phép lạ Người làm?
15) Đức Giê-su đã làm gì để phục sinh cô bé? 16) Tại sao Đức Giê-su cấm môn đệ nói ra phép lạ này?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Người nói với bà ta : “Lòng tin của con đã cứu con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh” (Mc 5,34).
2. CÂU CHUYỆN:
1) NHỜ VÂNG PHỤC ÁP-RA-HAM TRỞ THÀNH CHA CỦA CÁC TÍN HỮU:
Ông Áp-ram khi đã già yếu đã gặp được Đức Chúa và được Ngài chọn làm tổ phụ của một dòng giống tin vào Đức Chúa đông như sao trời cát biển. Ngài cũng đổi tên ông từ Áp-ram trở thành Áp-ra-ham, nghĩa là “Cha của những kẻ có lòng tin”. Tổ phụ Áp-ra-ham đã nêu gương tin cậy vâng phục Đức Chúa. Mãi đến năm 90 tuổi Áp-ra-ham mới được Chúa ban cho một đứa con trai đặt tên là I-sa-ác. Nhưng năm I-sa-ác được 12 tuổi, Đức Chúa một lần nữa đã thử thách đức tin của ông bằng việc ra lệnh cho ông đem đứa con trai duy nhất đi sát tế dâng cho Đức Chúa trên núi. Dù khó chấp nhận điều này, nhưng Áp-ra-ham vẫn tín thác cậy trông và tuyệt đối vâng lời Đức Chúa. Ông đã cùng con trai đi leo lên núi cao và lập một bàn thờ để giết con làm lễ vật tiến dâng cho Đức Chúa, theo như phong tục của chư dân thời bấy giờ. Thấy rõ đức tin tuyệt đối của Áp-ra-ham, Đức Chúa đã sai một thiên thần đến ngăn tay ông lại và thay vì dâng con trai, ông được Chúa cho thế bằng một con cừu đực bị mắc sừng trong bụi cây. Rồi sau đó Đức Chúa đã tái xác nhận những điều Ngài hứa với ông trước đó. Cuối cùng Áp-ra-ham đã thực sự trở thành tổ phụ của một dân tộc tin vào Đức Chúa đông như sao trời cát biển (St 22,1-18).
2. CHÚA DẮT DÌU TA VƯỢT QUA MỌI GIAN NGUY TRONG CUỘC ĐỜI:
Một hôm lúc chiều tà trên bãi biển ẩm ướt, một thanh niên đang đi bách bộ với Chúa Giê-su, hai Thầy trò vừa đi vừa đàm đạo với nhau. Trên mặt cát ướt đều in lại bốn dấu bàn chân của hai thầy trò. Khi đi ngược lại, chàng thanh niên rất ngạc nhiên khi thấy trên mặt cát lúc thì có 4 dấu chân của hai thầy trò, nhưng có lúc lại chỉ thấy còn hai dấu chân. Chàng ta nghĩ đó là hai dấu chân của mình nên hỏi Chúa: “Lạy Thầy, khi nãy Thầy ở đâu để con phải đi một mình như thế?” Chúa Giê-su liền trả lời: “Con hãy nhìn kỹ lại xem hai dấu chân đó là của ai?” Sau khi quan sát kỹ, chàng ta công nhận là hai dấu chân của Chúa. Nhưng chàng lại tiếp tục hỏi: “Vậy lạy Chúa, con đang ở đâu trong lúc Chúa đi một mình như thế?”. Đức Giê-su liền âu yếm trả lời anh rằng: “Hỡi con, trong những lúc con bị lo âu phiền não, con không thể tự bước đi được. Đó là lúc Thầy phải bồng ẵm con trên đôi tay của Thầy đó !”.
3) TÍN THÁC ĐÒI SỰ CỘNG TÁC CỦA TA VỚI ƠN CHÚA:
Một cơn lụt khủng khiếp đã tràn ngập cả một vùng rộng lớn. Một bà bị kẹt ở trong nhà. Khi đang đứng ở cửa sổ nhà bếp trông ra ngoài, bà thấy có một chiếc ca-nô tiến đến.
Người tài công nói với bà:
- “Bà leo lên đây kẻo nước lụt còn dâng cao hơn nữa đấy”.
- “Không, cám ơn ông,” bà trả lời. “Tôi tin tưởng vào Chúa, Người sẽ cứu tôi.”
Người tài công lắc đầu bỏ đi. Ngày hôm sau, nước dâng lên đến lầu hai. Khi đứng ở cửa sổ lầu hai nhìn ra biển nước, một chiếc tầu to hơn xuất hiện. Người lái tầu bảo:
- “Bà leo lên tầu đi vì đây là chuyến đi cuối cùng lên vùng đất cao đó”.
- “Không, cám ơn ông,” bà trả lời. “Tôi tin tưởng vào Chúa, Người sẽ cứu tôi.”
Người lái tầu lắc đầu bỏ đi. Ngày sau nữa, nước đã dâng lên đến mái nhà. Khi ngồi trên nóc nhà, bà trông thấy một chiếc trực thăng xuất hiện trên trời. Phi công dùng máy phóng thanh nói với bà:
- “Tôi sẽ thả thang giây xuống. Bà leo lên giây cho chúng tôi cứu bà”.
- “Không, cám ơn ông,” bà trả lời. “Tôi tin tưởng vào Chúa, Người sẽ cứu tôi.” Phi công lắc đầu bay đi chỗ khác.
Ngày hôm sau nước ngập cả căn nhà, và bà đã bị chết chìm. Khi đến của thiên đường, bà nói với Thánh Phêrô, “Trước khi tôi vào thiên đàng, tôi phải làm đơn khiếu nại. Tôi tin tưởng là Chúa sẽ cứu tôi, thế mà Người lại bỏ rơi khiến tôi bị chết chìm!”
Thánh Phêrô nhìn bà với ánh mắt thương hại và nói: “Tôi không biết Chúa có thể làm gì hơn cho bà đây: Để cứu bà, Người đã lần lượt gửi đến cho bà một chiếc ca-nô, rồi một chiếc tầu và cuối cùng là một chiếc trực thăng nữa?”
Người đàn bà trong câu chuyện trên đã quên rằng Thiên Chúa thường ban ơn cứu giúp chúng ta qua tha nhân và các phương tiện thông thường. Chúng ta không thể chỉ biết khoanh tay cầu xin Chúa ban ơn theo ý mình, mà trước hết hãy biết sử dụng các phương thế do Chúa gửi tới nữa.
Thánh I-nha-xi-ô cũng dạy: “Cầu nguyện như thể mọi thứ đều lệ thuộc vào Chúa, nhưng làm việc như thể mọi sự đều lệ thuộc vào ta”.
4) ĐỨC TIN MẠNH CỦA NGƯỜI NÀY SẼ CỦNG CỐ ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI YẾU:
Khi quân đội Nga tiến vào thủ đô Budapest nước Hungary để trấn áp một cuộc bạo động, một viên sĩ quan trẻ hung hăng tìm đến nhà vị linh mục. Bước vào phòng, sau khi đóng xập cửa lại, anh ta chỉ lên cây thánh giá treo trên tường và nói với vị linh mục:
- Này, ông có biết không, cái đó là một sự dối trá, mê hoặc dân nghèo để bọn người giàu kìm hãm họ trong sự ngu dốt. Bây giờ ở đây chỉ có ông và tôi, Vậy ông hãy thú nhận là ông không hề tin vào ông Giê-su chết trên thập giá kia là Con Thiên Chúa.
Vị linh mục điềm tĩnh trả lời:
- Tôi thật sự vững tin như thế !
Viên sĩ quan liền rút súng ra và bảo:
- Ông đừng có đùa với tôi! Nếu ông không khẳng định đó là sự dốt trá, tôi sẽ giết ông ngay!
Vị linh mục đứng thẳng người, nhìn sâu vào đôi mắt anh ta và dõng dạc trả lời:
- Tôi không thể nói khác được. Đức Giê-su thật sự là Con Thiên Chúa!
Thật bất ngờ, nghe đến đây, viên sĩ quan liền buông tay ra để rơi khẩu súng xuống nền nhà, chạy lại ôm chầm lấy vị linh mục vừa khóc vừa nói :
- Xin lỗi cha, con chỉ muốn thử xem cha có tin thực sự không! Đúng thế, con cũng đã âm thầm tin Chúa nhiều năm qua giống như cha ! Giờ đây, con đã khám phá ra rằng: Vẫn có ít nhất một người đã dám chết vì đức tin của mình, chính cha đã củng cố đức tin yếu kém của con!
3. THẢO LUẬN :
Một tín hữu gặp gian nan thử thách lại chỉ biết xin khấn, mà không cố gắng phấn đấu làm hết sức để vượt qua, thì có đức tin mạnh không? Đó có phải là thái độ tin thác vào lòng Chúa thương xót của Chúa không? Tại sao?
4. SUY NIỆM :
1) Tầm quan trọng của Đức Tin để nhận được ơn chữa lành:
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay ghi lại hai phép lạ nói lên tầm quan trọng của Đức tin nếu chúng ta muốn được ơn Chúa cứu độ:
- Phép lạ thứ nhất là người đàn bà bị bệnh loạn huyết đã mười hai năm. Nhờ có đức tin mạnh vào tình thương và quyền năng của Đức Giê-su, nên cuối cùng bà đã được Người chữa cho lành bệnh loạn huyết.
- Phép lạ thứ hai là một bé gái mới chết đang nằm trên giường. Đức Giê-su đã được cha đứa bé là ông trưởng hội đường Gia-ia mời đến nhà để cứu chữa cho đứa con gái của ông sắp bị chết. Dù đứa bé đã chết, nhưng nhờ vững tin vào lời Đức Giê-su: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. Ông trưởng hội đường đã không nản lòng bỏ cuộc và tiếp tục đưa Người đến nhà. Cuối cùng nhờ vững tin vào tình thương và quyền năng của Đức Giê-su mà bé gái con ông đã được Người truyền cho sống lại: “Ta-li-tha kum”: “Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi!” (Mc 5,41).
Trong cả hai phép lạ này, đức tin của người phụ nữ bị bệnh loạn huyết và đức tin của viên trưởng hội đường Gia-ia là điều tối cần để nhận được ơn cứu độ của Đức Giê-su.
2) Đức tin chân thành của người phụ nữ bị loạn huyết:
Loạn huyết là một chứng bệnh nhơ uế. Người Do thái không những coi đó là bệnh nhơ uế về mặt thể lý mà còn coi bệnh này là một thứ gây ô uế về phạm vi luân lý nữa. Cho nên Luật Mô-sê cấm những kẻ mắc bệnh này đụng chạm tới người khác. Vì bệnh nhân mắc bệnh này chạm tới ai thì người ấy liền trở nên ô uế. Người phụ nữ bị bệnh loạn huyết trong Tin Mừng hôm nay không dám kêu xin Đức Giê-su chữa bệnh cho mình, vì bà sợ nếu để người khác biết bà mắc chứng bệnh nhơ uế này thì bà sẽ lập tức bị xua đuổi khỏi đám đông. Bà định tâm sẽ giữ im lặng tiến gần đến bên Chúa để chỉ cần sờ vào áo của Người thôi là bà sẽ được khỏi bệnh. Quả thật, bà đã được Chúa chữa cho khỏi bệnh. Nhưng Người muốn bà phải can đảm tuyên xưng đức tin để làm chứng cho Người. Bấy giờ Người liền quay lại giữa đám đông mà hỏi: “Ai đã sờ vào áo Tôi?”. Các môn đệ thưa: “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: “Ai đã sờ vào Tôi?”. Đức Giê-su ngó quanh để nhìn người phụ nữ làm điều đó. Bà này sợ phát run lên, vì biết điều gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người. Người liền nói với bà ta: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi bệnh” (Mc 5,30-34).
3) Đức tin kiên vững của ông Gia-ia:
Ông là trưởng của một hội đường Do thái. Ông tin vào quyền năng và tình thương của Đức Giê-su nên khi có đứa con gái bị bệnh nặng gần chết, ông đã đến kêu xin Đức Giê-su mau đến nhà chữa bệnh cho con ông. Trong lúc cùng đi với Đức Giê-su về nhà, thì ông Gia-ia đã nghe tin con gái ông đã chết! Nhưng Gia-ia đã không nản lòng bỏ cuộc. Ông đã được nghe lời Đức Giê-su động viên: "Đừng sợ, cứ tin". Ông đã tin vào lời Chúa, và cuối cùng con gái ông tuy đã chết, nhưng đã được trỗi dậy sau lời truyền phán của Đức Giê-su: “Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi !” (Mc 5,41). Chính nhờ ông Gia-ia biết vững tin vào vào quyền năng và tình thương của Đức Giê-su, mà đứa con gái của ông đã nhận được ơn Chúa cứu độ.
4) Sống đức tin trong cuộc sống hôm nay:
- “Thưa Ngài. Xin cứu chúng con, kẻo chúng con chết mất!” (Mt 8,25):
Đức tin là một nhân đức quan trọng nhất giúp chúng ta đặt trọn niềm tín thác cậy trông vào tình thương quan phòng và quyền năng vô biên của Chúa Giê-su. Mỗi khi gặp những điều khó khăn trái ý, hay khi đối diện với những vấn đề vượt quá sức tự nhiên của mình. Như các môn đệ Chúa xưa, chúng ta hãy chạy đến kêu cầu Chúa đang ngủ yên trong tâm hồn chúng ta. Hãy thưa với Chúa Giê-su: “Lạy Chúa. Xin cứu chúng con, kẻo chúng con chết mất!” (Mt 8,25). Chúa có thể cũng sẽ quở trách đức tin yếu kém của chúng ta: “Sao nhát thế? Làm sao anh em vẫn chưa có lòng tin?” (Mc 4,40). Nhưng đồng thời Người sẽ cũng sẽ thương ra tay thực hiện những điều lạ lùng để cứu thoát chúng ta. “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37).
- “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi” (Mc 5,36):
Có nhiều người khi gặp phải những tình huống khó khăn mà cầu xin Chúa không được như ý nên thường ngã lòng cậy trông, không còn cầu xin gì nữa. Khi gặp phải tình huống ấy, chúng ta hãy nghe lời Đức Giê-su trấn an ông Gia-ia: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. Nếu điều chúng ta xin thực sự hữu ích cho phần rỗi đời đời của chúng ta, thì chắc chắn Chúa sẽ ban ơn theo ý chúng ta xin, như lời Chúa Giê-su đã nói về tình thương của Thiên Chúa: “Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Mt 7,11).
- “Đừng theo ý con một xin vâng ý Cha” (Mt 26,39):
Khi tin vào Đức Giê-su, là chúng ta hãy noi gương Người để bỏ cái tôi ích kỷ tự mãn của mình, để đi con đường hẹp, chấp nhận vác tập giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa. Khi chúng ta cầu nguyện, đừng cầu theo ý riêng mình, nhưng hãy cầu xin theo thánh ý Chúa Cha noi gương Chúa Giê-su: “Đừng theo ý con, một xin vâng ý Cha”. Chúng ta cũng hãy năng cầu nguyện theo kinh Lạy Cha. Hãy cầu xin cho ta nên khí cụ bình an của Chúa như lời Kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người…”.
- Phải sẵn sàng cộng tác với ơn Chúa:
Trong các phép lạ của Chúa, chúng ta thấy luôn có sự cộng tác của con người. Chẳng hạn: Trong tiệc cưới Cana, Chúa Giê-su chỉ làm phép lạ khi người ta đã "múc nước đổ đầy các chum" (Ga 2,7); Trong phép lạ về nhân bánh ra nhiều, Chúa chỉ làm cho bánh hóa nhiều khi có “5 chiếc bánh và 2 con cá" (Mc 6,35-43); Khi chữa mắt cho người mù, Người chỉ thoa bùn vào mắt anh, còn chính anh mù phải đi rửa ở hồ Silôê mới được sáng mắt (Ga 9,1-40); Trong cuộc sống đời thường, Chúa luôn muốn cho chúng ta sử dụng hết các khả năng của chúng ta, và Chúa chỉ can thiệp khi cần mà thôi như câu ngạn ngữ: “Hãy thắp lên một ngọn đèn, con hơn ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”.- “Hãy làm hết sức mình đi rồi Trời sẽ trợ giúp”.
- Tất cả đều là hồng ân:
Sau khi kết thúc công việc, chúng ta phải tạ ơn Chúa khi được thành công, và nếu chẳng may bị thất bại, chúng ta cũng vẫn tạ ơn Chúa. Vì với cái nhìn đức tin thì : “Chúa có thể rút từ sự dữ ra sự lành” và “Mọi sự đều là hồng ân”. Tất cả những gì xảy đến cho ta đều là hồng ân của Chúa ban và đều mang lại ích lợi cho phần rỗi đời đời của ta.
5.LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Nhiều lần con đã đến nhà thờ cầu nguyện và tham dự thánh lễ. Tai con đã bao lần được nghe Lời Chúa dạy, bàn tay và môi miệng con đã nhiều lần được chạm đến Mình Máu Chúa, thế mà sao con vẫn chưa loại trừ được các đam mê tội lỗi. Xin gia tăng lòng tin cậy mến và sự quyết tâm xa lánh dịp tội cho con, nhờ đó con hy vọng sẽ được Chúa ban ơn chữa lành như người phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Kn 1,13-15;2,23-24; 2 Cr 8,7-9.13-15; Mc 5,21-43.
TÍN THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Mc 5,21-43
(21) Đức Giê-su xuống thuyền, lại trở sang bờ bên kia. Một đám rất đông tụ lại quanh Người. Lúc đó, Người đang ở trên bờ Biển Hồ. (22) Có một ông trưởng hội đường tên là Gia-ia đi tới. Vừa thấy Đức Giê-su, ông ta sụp xuống dưới chân Người, (23) và khẩn khoản nài xin: “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống”. (24) Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người. (25) Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm, (26) bao phen khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc đã nhiều đến tán gia bại sản, mà vẫn tiền mất tật mang, lại còn thêm nặng là khác. (27) Được nghe đồn về Đức Giê-su, bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người, (28) vì bà tự nhủ: “Tôi mà sờ vào được áo Người thôi, là sẽ được cứu”.(29) Tức khắc, máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. (30) Ngay lúc đó, Đức Giê-su cảm thấy có một năng lực tự nơi mình phát ra. Người liền quay lại giữa đám đông mà hỏi: “Ai đã sờ vào áo Tôi?”. (31) Các môn đệ thưa: “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: “Ai đã sờ vào Tôi?”. (32) Đức Giê-su ngó quanh để nhìn người phụ nữ làm điều đó. (33) Bà này sợ phát run lên, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người. (34) Người nói với bà ta: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh” (35) Đức Giê-su còn đang nói, thì có mấy người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo: “Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa?” (36) Nhưng Đức Giê-su nghe được câu nói đó, liền bảo ông trưởng hội đường: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. (37) Rồi Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phê-rô, ông Gia-cô-bê và em ông là ông Gio-an. (38) Các Ngài đến nhà ông trưởng hội đường, Đức Giê-su thấy người ta khóc lóc, kêu la ầm ĩ. (39) Người bước vào nhà và bảo họ: “Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy!”. (40) Họ chế nhạo Người. Nhưng Người bắt họ ra ngoài, rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người, vào nơi nó đang nằm. (41) Người cầm lấy tay nó và nói: “Ta-li-tha kum”, nghĩa là: “Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi !”. (42) Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười hai tuổi. Và lập tức người ta kinh ngạc sững sờ. (43) Đức Giê-su nghiêm cấm họ không được để một ai biết việc ấy, và bảo họ cho con bé ăn.
2.Ý CHÍNH:
Ông trưởng hội đường tên Gia-ia có đứa con gái đau nặng sắp chết đặt trọn niềm tin vào Đức Giê-su nên đã được Người cho sống lại. Trong lúc đi đường, một phụ nữ bị bệnh băng huyết cũng nhờ tin vào tình thương và quyền năng của Đức Giê-su nên cũng được lành bệnh. Điều này cho thấy: Đức Giê-su đến để giải thoát loài người khỏi hậu quả của tội lỗi là bệnh tật và sự chết. Tuy nhiên, để được hưởng ơn cứu độ ấy, người ta phải đặt trọn niềm tin vào Người.
3.CHÚ THÍCH:
-C 21-24: + Bờ Biển Hồ: Biển Hồ nói đây có nhiều tên: là Biển Hồ Ga-li-lê hay Ti-bê-ri-a (x. Ga 6,1) hay Ghen-nê-xa-rét (x. Lc 5,1). Đây là Biển Hồ có hình bầu dục dài 21 km, rộng 12 km. Tại Biển Hồ này Đức Giê-su đã làm nhiều phép lạ như: dẹp yên sóng gió (x. Mc 4,35-41), mẻ cá lạ lùng (x. Lc 5,4-7), đi trên mặt biển (x. Ga 6,16-21). Cũng tại vùng Biển Hồ này, Đức Giê-su đã chữa lành các bệnh nhân (x. Mt 14,14.35-36). Hai lần nhân bánh ra nhiều (x. Mt 14,15-21; 15,32-39).+ Viên trưởng hội đường: Là người phụ trách việc phụng tự trong hội đường Do Thái. Khi đi giảng đạo, Đức Giê-su thường đến các hội đường Do Thái vào ngày Sa-bát để rao giảng Tin Mừng và chữa bệnh (x. Mt 4,23; Lc 4,31-37.44). + Ông ta sụp xuống dưới chân Người và khẩn khoản nài xin: Thái độ sụp xuống dưới chân Đức Giê-su và nài xin Người cho thấy đức tin mạnh mẽ của ông. + “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống”: Đặt tay là khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa người đặt tay và vật hay người được đặt tay. Cử chỉ đặt tay trên bệnh nhân ám chỉ các phép bí tích do Đức Giê-su lập ra sau này để ban ơn cứu độ cho các tín hữu.
-C 25-28: + Bà kia bị băng huyết đã mười hai năm: Bệnh băng huyết là một loại bệnh phụ khoa, làm cho người phụ nữ bị ra ô uế theo Luật. Bệnh nhân bị bệnh này không được đụng chạm tới ai để tránh cho họ khỏi trở nên ô uế (x. Lv 15,25-27). + Bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người, vì bà tự nhủ: “Tôi mà sờ vào được áo Người thôi, là sẽ được cứu”: Chính nhờ tin vào quyền năng và tình thương của Đức Giê-su, mà bà này đã vượt qua đám đông để tới gần Đức Giê-su và bà còn dám vượt qua Lề Luật để đưa tay ra chạm vào áo của Người.
-C 29-31: + Bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh: Chạm đến áo Đức Giê-su cho thấy cử chỉ bên ngoài thân xác cũng có giá trị làm phát sinh đức tin trong tâm hồn. Nhờ đức tin mà bệnh nhân được khỏi bệnh. + “Ai đã sờ vào áo Tôi?”: Đức Giê-su muốn cho người phụ nữ ý thức rằng: chị ta được khỏi bệnh do quyền năng phát xuất từ Người và do ý định của Người chủ động thực hiện. Câu hỏi của Chúa còn có mục đích cho các môn đệ và đám đông dân chúng biết rõ về phép lạ đó, để họ tin Người thực là Đấng Thiên Sai.
-C 32-34: + Bà này sợ đến phát run, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình: Bà sợ vì việc làm của bà đã vi phạm Luật Mô-sê tưởng là chỉ mình bà biết, nhưng đã bị Đức Giê-su phát hiện. + Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người: Đức tin của người đàn bà này lúc đầu chỉ là sự mê tín dị đoan. Nhưng giờ đây được Đức Giê-su quan tâm sửa dạy, đã trở thành đức tin đúng đắn vững mạnh, thúc bách bà thêm can đảm đến phủ phục và thú nhận sự thật với Người. + “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh”: Đức Giê-su cho thấy chính Người đã chữa lành cho người đàn bà vì bà đã tin tưởng cậy trông vào Người, chứ không phải cái áo Người mặc chữa lành bệnh cho bà.
-C 35-37: + “Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa?: Qua câu này, người nhà ông trưởng hội đường không tin Đức Giê-su có thể phục sinh kẻ chết. Câu này cũng là dịp thử thách đức tin của ông Gia-ia. + “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”: Sự im lặng của Gia-ia khi nghe báo tin con gái ông đã chết, cho thấy ông vẫn kiên trì với đức tin. Vì thế, Đức Giê-su đã khích lệ ông : “Chỉ cần tin thôi” hay “Cứ vững tin là được”. Qua câu này, Đức Giê-su muốn cho Gia-ia đừng để đức tin bị chao đảo, như có lần Người đã nói : “Cái gì cũng có thể, đối với người có lòng tin” (Mc 9,23). + Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phê-rô, ông Gia-cô-bê và em ông này là ông Gio-an: Ba ông này luôn theo sát Đức Giê-su trong các biến cố quan trọng (x. Mc 5,37; 9,2; 14,33). Dù muốn giữ bí mật đối với đám đông, nhưng Đức Giê-su cũng cho ba môn đệ thân tín đi theo để sau này họ kể lại cho hậu thế biết (x. Ga 19,35). Sở dĩ phải ba ông, vì theo Luật Mô-sê thì lời chứng của ba người mới có giá trị (x. Đnl 19,15; Mt 18,16).
-C 38-40: + “Sao lại náo động và khóc lóc như vậy?”: Những người khóc lóc kêu la nói đây là những người khóc mướn. Họ được tang gia nhờ cậy để khóc than to tiếng mỗi khi có khách đến viếng người chết. + Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy !: Trong Thánh Kinh, sự chết được diễn tả bằng nhiều kiểu nói : “Một số đã an nghỉ” (x. 1 Cr 15,6); “Về những ai đã an giấc ngàn thu” (x. 1 Tx 4,13); “an giấc trong Đức Giê-su” (x. 1 Tx 4,14). Khi nghe biết La-da-rô chết, Đức Giê-su cũng nói : “La-da-rô bạn của chúng ta đang yên giấc” (Ga 11,11). Ở đây, khi khẳng định cô bé chưa chết, mà chỉ đang ngủ đó thôi, là Đức Giê-su báo trước việc Người sắp cho em sống lại, được thức dậy sau một giấc ngủ. + Họ chế nhạo Người, nhưng Người bắt họ ra ngoài: Sự kiện này cho thấy : Những người không tin và chế nhạo thì không đáng được chứng kiến phép lạ như có lần Người đã nói : “Không nên lấy của thánh mà ném cho chó. Cũng không nên vất ngọc trai trước mặt con heo !”.+ Rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người, vào nơi nó đang nằm: Chỉ có 5 người là cha mẹ cô bé, và ba môn đệ là Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là những kẻ có thiện chí và đức tin nên được Người cho chứng kiến phép lạ để gia tăng đức tin. Vì “ai có sẽ được cho thêm để nên dư dật !”.
-C 41-43: + “Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi !”: Cũng như khi sáng tạo trời đất, Thiên Chúa chỉ cần phán một lời là mọi sự xuất hiện (x. St 1,3.6.9.11.14), ở đây Đức Giê-su cũng chỉ ra lệnh là em bé kia lập tức sống lại. Điều này chứng tỏ Đức Giê-su làm chủ trên cả người sống lẫn kẻ chết (x. Mt 28,18). + Đức Giê-su nghiêm cấm họ không được để một ai biết việc ấy: Khi cấm các môn đệ không được nói ra phép lạ này là để tránh sự bồng bột quá khích của dân Do Thái bấy giờ đang có quan niệm ái quốc cực đoan về Đấng Thiên Sai. Phải chờ đến ngày Đức Giê-su từ cõi chết sống lại, ba môn đệ này mới thuật lại phép lạ mà các ông đã chứng kiến.
4.CÂU HỎI:
1) Biển Hồ nói đây là biển gì? Đức Giê-su đã làm các phép lạ nào trên Biển Hồ và trong khu vực này?
2) Trong thời gian giảng đạo, Đức Giê-su thường làm gì tại các hội đường Do thái?
3) Lòng tin của ông trưởng hội đường vào Đức Giê-su biểu lộ qua thái độ nào?
4) Cử chỉ đặt tay của Đức Giê-su nói lên điều gì?
5) Vì sao người đàn bà này lại bị Luật Mô-sê cấm đụng chạm tới người khác?
6) Lý do nào khiến bà ta dám vượt qua điều Luật cấm để đến gần chạm vào áo Đức Giê-su?
7) Tại sao Đức Giê-su lại hỏi đám đông : ”Ai đã sờ vào áo Tôi?”
8) Tại sao người đàn bà bị bệnh lại sợ khi nghe Đức Giê-su hỏi đám đông?
9)Tại sao Đức Giê-su lại đòi người đàn bà phải công khai thú nhận mình đã được khỏi bệnh?
10) Đức Giê-su nói câu nào để xác định chính Người chứ không phải áo Người đang mặc đã chữa bệnh cho người đàn bà?
11) Đức Giê-su đã nói gì với ông Gia-ia để khích lệ ông vững tin?
12) Ba môn đệ nào được chứng kiến phép lạ Đức Giê-su phuc sinh cô bé? Ba ông này còn được đi theo Chúa trong những trường hợp nào khác nữa?
13) Trong Thánh Kinh có những câu nào diễn tả sự chết như một giấc ngủ?
14) Tại nhà Gia-ia, tại sao Đức Giê-su không cho những kẻ cười nhạo Người ở lại? Những ai được chứng kiến phép lạ Người làm?
15) Đức Giê-su đã làm gì để phục sinh cô bé? 16) Tại sao Đức Giê-su cấm môn đệ nói ra phép lạ này?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Người nói với bà ta : “Lòng tin của con đã cứu con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh” (Mc 5,34).
2. CÂU CHUYỆN:
1) NHỜ VÂNG PHỤC ÁP-RA-HAM TRỞ THÀNH CHA CỦA CÁC TÍN HỮU:
Ông Áp-ram khi đã già yếu đã gặp được Đức Chúa và được Ngài chọn làm tổ phụ của một dòng giống tin vào Đức Chúa đông như sao trời cát biển. Ngài cũng đổi tên ông từ Áp-ram trở thành Áp-ra-ham, nghĩa là “Cha của những kẻ có lòng tin”. Tổ phụ Áp-ra-ham đã nêu gương tin cậy vâng phục Đức Chúa. Mãi đến năm 90 tuổi Áp-ra-ham mới được Chúa ban cho một đứa con trai đặt tên là I-sa-ác. Nhưng năm I-sa-ác được 12 tuổi, Đức Chúa một lần nữa đã thử thách đức tin của ông bằng việc ra lệnh cho ông đem đứa con trai duy nhất đi sát tế dâng cho Đức Chúa trên núi. Dù khó chấp nhận điều này, nhưng Áp-ra-ham vẫn tín thác cậy trông và tuyệt đối vâng lời Đức Chúa. Ông đã cùng con trai đi leo lên núi cao và lập một bàn thờ để giết con làm lễ vật tiến dâng cho Đức Chúa, theo như phong tục của chư dân thời bấy giờ. Thấy rõ đức tin tuyệt đối của Áp-ra-ham, Đức Chúa đã sai một thiên thần đến ngăn tay ông lại và thay vì dâng con trai, ông được Chúa cho thế bằng một con cừu đực bị mắc sừng trong bụi cây. Rồi sau đó Đức Chúa đã tái xác nhận những điều Ngài hứa với ông trước đó. Cuối cùng Áp-ra-ham đã thực sự trở thành tổ phụ của một dân tộc tin vào Đức Chúa đông như sao trời cát biển (St 22,1-18).
2. CHÚA DẮT DÌU TA VƯỢT QUA MỌI GIAN NGUY TRONG CUỘC ĐỜI:
Một hôm lúc chiều tà trên bãi biển ẩm ướt, một thanh niên đang đi bách bộ với Chúa Giê-su, hai Thầy trò vừa đi vừa đàm đạo với nhau. Trên mặt cát ướt đều in lại bốn dấu bàn chân của hai thầy trò. Khi đi ngược lại, chàng thanh niên rất ngạc nhiên khi thấy trên mặt cát lúc thì có 4 dấu chân của hai thầy trò, nhưng có lúc lại chỉ thấy còn hai dấu chân. Chàng ta nghĩ đó là hai dấu chân của mình nên hỏi Chúa: “Lạy Thầy, khi nãy Thầy ở đâu để con phải đi một mình như thế?” Chúa Giê-su liền trả lời: “Con hãy nhìn kỹ lại xem hai dấu chân đó là của ai?” Sau khi quan sát kỹ, chàng ta công nhận là hai dấu chân của Chúa. Nhưng chàng lại tiếp tục hỏi: “Vậy lạy Chúa, con đang ở đâu trong lúc Chúa đi một mình như thế?”. Đức Giê-su liền âu yếm trả lời anh rằng: “Hỡi con, trong những lúc con bị lo âu phiền não, con không thể tự bước đi được. Đó là lúc Thầy phải bồng ẵm con trên đôi tay của Thầy đó !”.
3) TÍN THÁC ĐÒI SỰ CỘNG TÁC CỦA TA VỚI ƠN CHÚA:
Một cơn lụt khủng khiếp đã tràn ngập cả một vùng rộng lớn. Một bà bị kẹt ở trong nhà. Khi đang đứng ở cửa sổ nhà bếp trông ra ngoài, bà thấy có một chiếc ca-nô tiến đến.
Người tài công nói với bà:
- “Bà leo lên đây kẻo nước lụt còn dâng cao hơn nữa đấy”.
- “Không, cám ơn ông,” bà trả lời. “Tôi tin tưởng vào Chúa, Người sẽ cứu tôi.”
Người tài công lắc đầu bỏ đi. Ngày hôm sau, nước dâng lên đến lầu hai. Khi đứng ở cửa sổ lầu hai nhìn ra biển nước, một chiếc tầu to hơn xuất hiện. Người lái tầu bảo:
- “Bà leo lên tầu đi vì đây là chuyến đi cuối cùng lên vùng đất cao đó”.
- “Không, cám ơn ông,” bà trả lời. “Tôi tin tưởng vào Chúa, Người sẽ cứu tôi.”
Người lái tầu lắc đầu bỏ đi. Ngày sau nữa, nước đã dâng lên đến mái nhà. Khi ngồi trên nóc nhà, bà trông thấy một chiếc trực thăng xuất hiện trên trời. Phi công dùng máy phóng thanh nói với bà:
- “Tôi sẽ thả thang giây xuống. Bà leo lên giây cho chúng tôi cứu bà”.
- “Không, cám ơn ông,” bà trả lời. “Tôi tin tưởng vào Chúa, Người sẽ cứu tôi.” Phi công lắc đầu bay đi chỗ khác.
Ngày hôm sau nước ngập cả căn nhà, và bà đã bị chết chìm. Khi đến của thiên đường, bà nói với Thánh Phêrô, “Trước khi tôi vào thiên đàng, tôi phải làm đơn khiếu nại. Tôi tin tưởng là Chúa sẽ cứu tôi, thế mà Người lại bỏ rơi khiến tôi bị chết chìm!”
Thánh Phêrô nhìn bà với ánh mắt thương hại và nói: “Tôi không biết Chúa có thể làm gì hơn cho bà đây: Để cứu bà, Người đã lần lượt gửi đến cho bà một chiếc ca-nô, rồi một chiếc tầu và cuối cùng là một chiếc trực thăng nữa?”
Người đàn bà trong câu chuyện trên đã quên rằng Thiên Chúa thường ban ơn cứu giúp chúng ta qua tha nhân và các phương tiện thông thường. Chúng ta không thể chỉ biết khoanh tay cầu xin Chúa ban ơn theo ý mình, mà trước hết hãy biết sử dụng các phương thế do Chúa gửi tới nữa.
Thánh I-nha-xi-ô cũng dạy: “Cầu nguyện như thể mọi thứ đều lệ thuộc vào Chúa, nhưng làm việc như thể mọi sự đều lệ thuộc vào ta”.
4) ĐỨC TIN MẠNH CỦA NGƯỜI NÀY SẼ CỦNG CỐ ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI YẾU:
Khi quân đội Nga tiến vào thủ đô Budapest nước Hungary để trấn áp một cuộc bạo động, một viên sĩ quan trẻ hung hăng tìm đến nhà vị linh mục. Bước vào phòng, sau khi đóng xập cửa lại, anh ta chỉ lên cây thánh giá treo trên tường và nói với vị linh mục:
- Này, ông có biết không, cái đó là một sự dối trá, mê hoặc dân nghèo để bọn người giàu kìm hãm họ trong sự ngu dốt. Bây giờ ở đây chỉ có ông và tôi, Vậy ông hãy thú nhận là ông không hề tin vào ông Giê-su chết trên thập giá kia là Con Thiên Chúa.
Vị linh mục điềm tĩnh trả lời:
- Tôi thật sự vững tin như thế !
Viên sĩ quan liền rút súng ra và bảo:
- Ông đừng có đùa với tôi! Nếu ông không khẳng định đó là sự dốt trá, tôi sẽ giết ông ngay!
Vị linh mục đứng thẳng người, nhìn sâu vào đôi mắt anh ta và dõng dạc trả lời:
- Tôi không thể nói khác được. Đức Giê-su thật sự là Con Thiên Chúa!
Thật bất ngờ, nghe đến đây, viên sĩ quan liền buông tay ra để rơi khẩu súng xuống nền nhà, chạy lại ôm chầm lấy vị linh mục vừa khóc vừa nói :
- Xin lỗi cha, con chỉ muốn thử xem cha có tin thực sự không! Đúng thế, con cũng đã âm thầm tin Chúa nhiều năm qua giống như cha ! Giờ đây, con đã khám phá ra rằng: Vẫn có ít nhất một người đã dám chết vì đức tin của mình, chính cha đã củng cố đức tin yếu kém của con!
3. THẢO LUẬN :
Một tín hữu gặp gian nan thử thách lại chỉ biết xin khấn, mà không cố gắng phấn đấu làm hết sức để vượt qua, thì có đức tin mạnh không? Đó có phải là thái độ tin thác vào lòng Chúa thương xót của Chúa không? Tại sao?
4. SUY NIỆM :
1) Tầm quan trọng của Đức Tin để nhận được ơn chữa lành:
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay ghi lại hai phép lạ nói lên tầm quan trọng của Đức tin nếu chúng ta muốn được ơn Chúa cứu độ:
- Phép lạ thứ nhất là người đàn bà bị bệnh loạn huyết đã mười hai năm. Nhờ có đức tin mạnh vào tình thương và quyền năng của Đức Giê-su, nên cuối cùng bà đã được Người chữa cho lành bệnh loạn huyết.
- Phép lạ thứ hai là một bé gái mới chết đang nằm trên giường. Đức Giê-su đã được cha đứa bé là ông trưởng hội đường Gia-ia mời đến nhà để cứu chữa cho đứa con gái của ông sắp bị chết. Dù đứa bé đã chết, nhưng nhờ vững tin vào lời Đức Giê-su: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. Ông trưởng hội đường đã không nản lòng bỏ cuộc và tiếp tục đưa Người đến nhà. Cuối cùng nhờ vững tin vào tình thương và quyền năng của Đức Giê-su mà bé gái con ông đã được Người truyền cho sống lại: “Ta-li-tha kum”: “Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi!” (Mc 5,41).
Trong cả hai phép lạ này, đức tin của người phụ nữ bị bệnh loạn huyết và đức tin của viên trưởng hội đường Gia-ia là điều tối cần để nhận được ơn cứu độ của Đức Giê-su.
2) Đức tin chân thành của người phụ nữ bị loạn huyết:
Loạn huyết là một chứng bệnh nhơ uế. Người Do thái không những coi đó là bệnh nhơ uế về mặt thể lý mà còn coi bệnh này là một thứ gây ô uế về phạm vi luân lý nữa. Cho nên Luật Mô-sê cấm những kẻ mắc bệnh này đụng chạm tới người khác. Vì bệnh nhân mắc bệnh này chạm tới ai thì người ấy liền trở nên ô uế. Người phụ nữ bị bệnh loạn huyết trong Tin Mừng hôm nay không dám kêu xin Đức Giê-su chữa bệnh cho mình, vì bà sợ nếu để người khác biết bà mắc chứng bệnh nhơ uế này thì bà sẽ lập tức bị xua đuổi khỏi đám đông. Bà định tâm sẽ giữ im lặng tiến gần đến bên Chúa để chỉ cần sờ vào áo của Người thôi là bà sẽ được khỏi bệnh. Quả thật, bà đã được Chúa chữa cho khỏi bệnh. Nhưng Người muốn bà phải can đảm tuyên xưng đức tin để làm chứng cho Người. Bấy giờ Người liền quay lại giữa đám đông mà hỏi: “Ai đã sờ vào áo Tôi?”. Các môn đệ thưa: “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: “Ai đã sờ vào Tôi?”. Đức Giê-su ngó quanh để nhìn người phụ nữ làm điều đó. Bà này sợ phát run lên, vì biết điều gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người. Người liền nói với bà ta: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi bệnh” (Mc 5,30-34).
3) Đức tin kiên vững của ông Gia-ia:
Ông là trưởng của một hội đường Do thái. Ông tin vào quyền năng và tình thương của Đức Giê-su nên khi có đứa con gái bị bệnh nặng gần chết, ông đã đến kêu xin Đức Giê-su mau đến nhà chữa bệnh cho con ông. Trong lúc cùng đi với Đức Giê-su về nhà, thì ông Gia-ia đã nghe tin con gái ông đã chết! Nhưng Gia-ia đã không nản lòng bỏ cuộc. Ông đã được nghe lời Đức Giê-su động viên: "Đừng sợ, cứ tin". Ông đã tin vào lời Chúa, và cuối cùng con gái ông tuy đã chết, nhưng đã được trỗi dậy sau lời truyền phán của Đức Giê-su: “Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi !” (Mc 5,41). Chính nhờ ông Gia-ia biết vững tin vào vào quyền năng và tình thương của Đức Giê-su, mà đứa con gái của ông đã nhận được ơn Chúa cứu độ.
4) Sống đức tin trong cuộc sống hôm nay:
- “Thưa Ngài. Xin cứu chúng con, kẻo chúng con chết mất!” (Mt 8,25):
Đức tin là một nhân đức quan trọng nhất giúp chúng ta đặt trọn niềm tín thác cậy trông vào tình thương quan phòng và quyền năng vô biên của Chúa Giê-su. Mỗi khi gặp những điều khó khăn trái ý, hay khi đối diện với những vấn đề vượt quá sức tự nhiên của mình. Như các môn đệ Chúa xưa, chúng ta hãy chạy đến kêu cầu Chúa đang ngủ yên trong tâm hồn chúng ta. Hãy thưa với Chúa Giê-su: “Lạy Chúa. Xin cứu chúng con, kẻo chúng con chết mất!” (Mt 8,25). Chúa có thể cũng sẽ quở trách đức tin yếu kém của chúng ta: “Sao nhát thế? Làm sao anh em vẫn chưa có lòng tin?” (Mc 4,40). Nhưng đồng thời Người sẽ cũng sẽ thương ra tay thực hiện những điều lạ lùng để cứu thoát chúng ta. “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37).
- “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi” (Mc 5,36):
Có nhiều người khi gặp phải những tình huống khó khăn mà cầu xin Chúa không được như ý nên thường ngã lòng cậy trông, không còn cầu xin gì nữa. Khi gặp phải tình huống ấy, chúng ta hãy nghe lời Đức Giê-su trấn an ông Gia-ia: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. Nếu điều chúng ta xin thực sự hữu ích cho phần rỗi đời đời của chúng ta, thì chắc chắn Chúa sẽ ban ơn theo ý chúng ta xin, như lời Chúa Giê-su đã nói về tình thương của Thiên Chúa: “Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Mt 7,11).
- “Đừng theo ý con một xin vâng ý Cha” (Mt 26,39):
Khi tin vào Đức Giê-su, là chúng ta hãy noi gương Người để bỏ cái tôi ích kỷ tự mãn của mình, để đi con đường hẹp, chấp nhận vác tập giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa. Khi chúng ta cầu nguyện, đừng cầu theo ý riêng mình, nhưng hãy cầu xin theo thánh ý Chúa Cha noi gương Chúa Giê-su: “Đừng theo ý con, một xin vâng ý Cha”. Chúng ta cũng hãy năng cầu nguyện theo kinh Lạy Cha. Hãy cầu xin cho ta nên khí cụ bình an của Chúa như lời Kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người…”.
- Phải sẵn sàng cộng tác với ơn Chúa:
Trong các phép lạ của Chúa, chúng ta thấy luôn có sự cộng tác của con người. Chẳng hạn: Trong tiệc cưới Cana, Chúa Giê-su chỉ làm phép lạ khi người ta đã "múc nước đổ đầy các chum" (Ga 2,7); Trong phép lạ về nhân bánh ra nhiều, Chúa chỉ làm cho bánh hóa nhiều khi có “5 chiếc bánh và 2 con cá" (Mc 6,35-43); Khi chữa mắt cho người mù, Người chỉ thoa bùn vào mắt anh, còn chính anh mù phải đi rửa ở hồ Silôê mới được sáng mắt (Ga 9,1-40); Trong cuộc sống đời thường, Chúa luôn muốn cho chúng ta sử dụng hết các khả năng của chúng ta, và Chúa chỉ can thiệp khi cần mà thôi như câu ngạn ngữ: “Hãy thắp lên một ngọn đèn, con hơn ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”.- “Hãy làm hết sức mình đi rồi Trời sẽ trợ giúp”.
- Tất cả đều là hồng ân:
Sau khi kết thúc công việc, chúng ta phải tạ ơn Chúa khi được thành công, và nếu chẳng may bị thất bại, chúng ta cũng vẫn tạ ơn Chúa. Vì với cái nhìn đức tin thì : “Chúa có thể rút từ sự dữ ra sự lành” và “Mọi sự đều là hồng ân”. Tất cả những gì xảy đến cho ta đều là hồng ân của Chúa ban và đều mang lại ích lợi cho phần rỗi đời đời của ta.
5.LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Nhiều lần con đã đến nhà thờ cầu nguyện và tham dự thánh lễ. Tai con đã bao lần được nghe Lời Chúa dạy, bàn tay và môi miệng con đã nhiều lần được chạm đến Mình Máu Chúa, thế mà sao con vẫn chưa loại trừ được các đam mê tội lỗi. Xin gia tăng lòng tin cậy mến và sự quyết tâm xa lánh dịp tội cho con, nhờ đó con hy vọng sẽ được Chúa ban ơn chữa lành như người phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Chia sẻ ngày lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Lm. Phaolô Phạm Trọng Phương
07:58 23/06/2021
SINH RA – HIỆN HỮU – THỰC THI SỨ MẠNG
Chia sẻ ngày lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Hôm nay toàn thể Giáo hội mừng trọng thể lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả, một sinh nhật đem lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Vì muốn có người làm chứng và giới thiệu Chúa Giê-su cho dân Do thái nói riêng và cho nhân loại nói chung, Thiên Chúa đã chọn gọi Gioan từ trong lòng mẹ để Gioan trở nên chứng nhân cho Chúa. Như vậy, để trở nên chứng nhân thì phải được sinh ra, sinh ra thì phải hiện hữu, hiện hữu thì phải thực thi sứ mạng, Thánh Gioan Tẩy Giả là người hội đủ những sự kiện đó.
Ngay nơi Bài đọc 1, tác giả Isaia (49, 1-6) nói đến bài ca tôi trung như muốn nói đến con người Gioan Tẩy Giả sau này. “Đức Chúa đã gọi tôi khi tôi còn trong lòng mẹ,…Người đã cất nhắc đến tên tôi.” Quả thật, Chúa có chương trình, hoạch định mà con người tự sức không thể hiểu thấu. Ngài muốn chọn ai để thực thi sứ mạng làm chứng cho Ngài ở trần gian thì Ngài sẽ chọn từ trong thai mẫu. Như vậy, Thiên Chúa đã nhào nặn nên chúng ta, nghĩa là Ngài là Thợ Gốm nặn nên chúng ta là những cục đất sét để trở nên dụng cụ có ích như Ngài muốn. Ngài muốn chúng ta là những tôi trung của Ngài; Ngài muốn chúng ta là những phương tiện quy tụ mọi người về với Ngài; Ngài muốn chúng ta là ánh sáng muôn dân để chiếu sáng, để lan tỏa, để đem ơn cứu độ của Chúa đến tận cùng trái đất. Chính Gioan Tẩy Giả được sinh ra là vì mục đích đó.
Qua bài Tin mừng, chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa là Cha giàu lòng xót thương ngang qua Đức Giê-su Ki-tô. Ngài đến để cho chiên được sống và sống dồi dào. Ngài yêu tất cả mọi người, nhất là những ai đang gặp khó khăn, thử thách. Chính Thánh Gioan đã được sinh ra trong hoàn cảnh đó. Bố mẹ Ngài đã mang tiếng là hiếm muộn, son sẻ, nhưng Thiên Chúa có những cách làm của Ngài mà con người chưa nhận chân được, nên Ngài đã cho bà Isave có thai, tức là Gioan Tẩy Giả để từ nay “Hài Nhi Hỡi Con sẽ mang tước hiệu, là ngôn sứ của Đấng Tối Cao, Con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người. Bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ, là tha cho họ hết mọi tội khiên; Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vâng Đồng từ chốn cao vời viếng thăm ta,…”(Lc 1, 76-79tt)
Quả thật, tên Gioan nghĩa là Thiên Chúa thi ân. Tên đi với người, tên đi với sứ vụ, sứ mạng. Chính Thiên Chúa đã chọn, gọi, và sai Gioan Tẩy Giả ra đi. Ngài là ngôn sứ. Ngôn sứ là người nói Lời của Chúa/ là người giới thiệu Chúa cho người khác, chứ không phải giới thiệu về mình. Từ nay, Gioan sẽ là chứng nhân, là người trung gian để giúp người ta biết về Chúa Giê-su ngang qua cách sống và lời giảng của ông. Ông sinh ra là để hiện hữu. Hiện hữu là để trao ban và làm chứng. Hiện hữu có ích, có đích. Hiện hữu mang lại nguồn ơn cứu độ. Hiện hữu để gặp gỡ và nối kết tình Chúa, tình người. Hiện hữu của Gioan Tẩy giả nơi gia đình Gia-ca-ri-a và làng Nazaret là niềm vui, là sự bình và mở ra. Tin mừng trình thuật: “Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. Nhưng bà mẹ lên tiếng nói : “Không được ! Phải đặt tên cháu là Gio-an.” Họ bảo bà : “Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả.” Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em là gì. Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết : “Tên cháu là Gio-an.” Ai nấy đều bỡ ngỡ. Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa. Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi : “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em.” (Lc 1, 59-66)
Thật vậy, Gioan, ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện để thực thi sứ mạng là dọn đường để Chúa đến, là giới thiệu Chúa cho muôn người. Ngang qua thái độ và lối sống của một con người khiêm tốn:“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”(Ga 3,30). Nơi khác, Gioan đã thú nhận rằng: “Tôi không xứng đáng cúi xuống, cởi quai dép cho Ngài”. (Ga 1, 27). Gioan không màng tới danh dự và uy quyền cho mình, nhưng trong mọi sự luôn hướng tới Đức Giê-su, Đấng cứu độ duy nhất ngang qua việc giới thiệu Chúa Giê-su cho các môn đệ của mình: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1, 29). Hơn nữa, Gioan sống đơn sơ, dân dã và chất phác tại hoang địa với việc ăn uống cũng như ăn mặc bình dân dẫu là con nhà giàu có. Lối sống đặc biệt này đã tạo nên một Gioan của Tin mừng: Tin mừng của người nghèo, Tin mừng của sự thanh thoát, Tin mừng của niềm vui và yêu thương. Đặc biệt, vì được sinh ra là để hiện hữu. Hiện hữu để làm chứng nên Gioan đã rất can đảm trong cung cách sống của mình. Từ lời giảng dạy, lời mời gọi và nhất là bằng chính cái chết của mình, Gioan đã mạnh mẽ làm chứng cho Chúa và cho sự thật. Vì Chúa, vì chân lý, vì ơn cứu độ cho mình và cho tha nhân, Gioan đã không sợ hãi bắt bớ, thậm chí ngay cả cái chết. Hình ảnh này cũng là hình ảnh của Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể. Vì yêu thương nhân loại tội lỗi, Ngài đã tự nguyện chịu đánh đòn, chịu chết và sống lại hiển vinh.
Về phần chúng ta, những người đã được sinh ra làm người, làm con Chúa qua bí tích Rửa tội. Chúng ta cũng được mời gọi ý thức về sự sinh ra, hiện hữu của chính mình. Quả thật, mỗi chúng ta đều phải mang sứ mệnh quan trọng cho việc loan báo Tin mừng. Vì như Gioan Tẩy giả, sự sinh ra và có mặt trên trần gian này của chúng ta không nằm ngoài ý muốn của Thiên Chúa. Ngài đã đặt để nơi mỗi chúng ta trách nhiệm, bổn phận, cái sứ mạng để làm chứng, để giới thiệu Chúa cho anh chị em đồng loại trong bậc sống của mình. Vì thế, không ai được phép tự cho mình nằm ngoài sứ mạng cao quý đó. Nhưng trong từng giây phút của cuộc đời ngang qua lời nói và hành vi cử chỉ, chúng ta trở nên dấu chỉ loan báo Tin mừng yêu thương, tin Mừng cứu độ cho mọi người ở khắp mọi nơi.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Chia sẻ ngày lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Hôm nay toàn thể Giáo hội mừng trọng thể lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả, một sinh nhật đem lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Vì muốn có người làm chứng và giới thiệu Chúa Giê-su cho dân Do thái nói riêng và cho nhân loại nói chung, Thiên Chúa đã chọn gọi Gioan từ trong lòng mẹ để Gioan trở nên chứng nhân cho Chúa. Như vậy, để trở nên chứng nhân thì phải được sinh ra, sinh ra thì phải hiện hữu, hiện hữu thì phải thực thi sứ mạng, Thánh Gioan Tẩy Giả là người hội đủ những sự kiện đó.
Ngay nơi Bài đọc 1, tác giả Isaia (49, 1-6) nói đến bài ca tôi trung như muốn nói đến con người Gioan Tẩy Giả sau này. “Đức Chúa đã gọi tôi khi tôi còn trong lòng mẹ,…Người đã cất nhắc đến tên tôi.” Quả thật, Chúa có chương trình, hoạch định mà con người tự sức không thể hiểu thấu. Ngài muốn chọn ai để thực thi sứ mạng làm chứng cho Ngài ở trần gian thì Ngài sẽ chọn từ trong thai mẫu. Như vậy, Thiên Chúa đã nhào nặn nên chúng ta, nghĩa là Ngài là Thợ Gốm nặn nên chúng ta là những cục đất sét để trở nên dụng cụ có ích như Ngài muốn. Ngài muốn chúng ta là những tôi trung của Ngài; Ngài muốn chúng ta là những phương tiện quy tụ mọi người về với Ngài; Ngài muốn chúng ta là ánh sáng muôn dân để chiếu sáng, để lan tỏa, để đem ơn cứu độ của Chúa đến tận cùng trái đất. Chính Gioan Tẩy Giả được sinh ra là vì mục đích đó.
Qua bài Tin mừng, chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa là Cha giàu lòng xót thương ngang qua Đức Giê-su Ki-tô. Ngài đến để cho chiên được sống và sống dồi dào. Ngài yêu tất cả mọi người, nhất là những ai đang gặp khó khăn, thử thách. Chính Thánh Gioan đã được sinh ra trong hoàn cảnh đó. Bố mẹ Ngài đã mang tiếng là hiếm muộn, son sẻ, nhưng Thiên Chúa có những cách làm của Ngài mà con người chưa nhận chân được, nên Ngài đã cho bà Isave có thai, tức là Gioan Tẩy Giả để từ nay “Hài Nhi Hỡi Con sẽ mang tước hiệu, là ngôn sứ của Đấng Tối Cao, Con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người. Bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ, là tha cho họ hết mọi tội khiên; Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vâng Đồng từ chốn cao vời viếng thăm ta,…”(Lc 1, 76-79tt)
Quả thật, tên Gioan nghĩa là Thiên Chúa thi ân. Tên đi với người, tên đi với sứ vụ, sứ mạng. Chính Thiên Chúa đã chọn, gọi, và sai Gioan Tẩy Giả ra đi. Ngài là ngôn sứ. Ngôn sứ là người nói Lời của Chúa/ là người giới thiệu Chúa cho người khác, chứ không phải giới thiệu về mình. Từ nay, Gioan sẽ là chứng nhân, là người trung gian để giúp người ta biết về Chúa Giê-su ngang qua cách sống và lời giảng của ông. Ông sinh ra là để hiện hữu. Hiện hữu là để trao ban và làm chứng. Hiện hữu có ích, có đích. Hiện hữu mang lại nguồn ơn cứu độ. Hiện hữu để gặp gỡ và nối kết tình Chúa, tình người. Hiện hữu của Gioan Tẩy giả nơi gia đình Gia-ca-ri-a và làng Nazaret là niềm vui, là sự bình và mở ra. Tin mừng trình thuật: “Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. Nhưng bà mẹ lên tiếng nói : “Không được ! Phải đặt tên cháu là Gio-an.” Họ bảo bà : “Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả.” Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em là gì. Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết : “Tên cháu là Gio-an.” Ai nấy đều bỡ ngỡ. Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa. Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi : “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em.” (Lc 1, 59-66)
Thật vậy, Gioan, ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện để thực thi sứ mạng là dọn đường để Chúa đến, là giới thiệu Chúa cho muôn người. Ngang qua thái độ và lối sống của một con người khiêm tốn:“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”(Ga 3,30). Nơi khác, Gioan đã thú nhận rằng: “Tôi không xứng đáng cúi xuống, cởi quai dép cho Ngài”. (Ga 1, 27). Gioan không màng tới danh dự và uy quyền cho mình, nhưng trong mọi sự luôn hướng tới Đức Giê-su, Đấng cứu độ duy nhất ngang qua việc giới thiệu Chúa Giê-su cho các môn đệ của mình: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1, 29). Hơn nữa, Gioan sống đơn sơ, dân dã và chất phác tại hoang địa với việc ăn uống cũng như ăn mặc bình dân dẫu là con nhà giàu có. Lối sống đặc biệt này đã tạo nên một Gioan của Tin mừng: Tin mừng của người nghèo, Tin mừng của sự thanh thoát, Tin mừng của niềm vui và yêu thương. Đặc biệt, vì được sinh ra là để hiện hữu. Hiện hữu để làm chứng nên Gioan đã rất can đảm trong cung cách sống của mình. Từ lời giảng dạy, lời mời gọi và nhất là bằng chính cái chết của mình, Gioan đã mạnh mẽ làm chứng cho Chúa và cho sự thật. Vì Chúa, vì chân lý, vì ơn cứu độ cho mình và cho tha nhân, Gioan đã không sợ hãi bắt bớ, thậm chí ngay cả cái chết. Hình ảnh này cũng là hình ảnh của Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể. Vì yêu thương nhân loại tội lỗi, Ngài đã tự nguyện chịu đánh đòn, chịu chết và sống lại hiển vinh.
Về phần chúng ta, những người đã được sinh ra làm người, làm con Chúa qua bí tích Rửa tội. Chúng ta cũng được mời gọi ý thức về sự sinh ra, hiện hữu của chính mình. Quả thật, mỗi chúng ta đều phải mang sứ mệnh quan trọng cho việc loan báo Tin mừng. Vì như Gioan Tẩy giả, sự sinh ra và có mặt trên trần gian này của chúng ta không nằm ngoài ý muốn của Thiên Chúa. Ngài đã đặt để nơi mỗi chúng ta trách nhiệm, bổn phận, cái sứ mạng để làm chứng, để giới thiệu Chúa cho anh chị em đồng loại trong bậc sống của mình. Vì thế, không ai được phép tự cho mình nằm ngoài sứ mạng cao quý đó. Nhưng trong từng giây phút của cuộc đời ngang qua lời nói và hành vi cử chỉ, chúng ta trở nên dấu chỉ loan báo Tin mừng yêu thương, tin Mừng cứu độ cho mọi người ở khắp mọi nơi.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Chúa là Sự Sống
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:00 23/06/2021
Chúa là Sự Sống
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XIII Thường niên - B
(Mc 5, 21 – 43)
Sống vui, sống mãi và sống hạnh phúc, nhất là chiến thắng cái chết, không chỉ trong tư tưởng, nhưng là một khát vọng của con người ở mọi nơi mọi thời. Sự sống lại của Chúa Giêsu khẳng định, khát vọng ấy thực sự có thể, vì cái chết không phải là một phần cấu trúc sáng tạo, về nguyên lý là không thể đảo ngược, Chúa là Sự Sống: “Thiên Chúa không tạo dựng sự chết, chẳng vui mừng khi người sống phải chết…” (Kn 1, 13).
Bởi ác quỉ ghen tương, nên tử thần đột nhập vào thế gian (x. Kn 1, 13-15), nhưng Thiên Chúa “sẽ không thí bỏ mạng tôi cho âm phủ” (Tv 16, 10). Lời Thánh Vịnh trên được Chúa Giêsu là đầu và là trưởng tử hoàn tất khi sống lại từ trong cõi chết. Sự chết dẫn Người xuống mồ, nhưng không tiêu tan. Người đã chiến thắng sự chết. Chỉ có Lời quyền năng Thiên Chúa Tình Yêu mới đủ mạnh để phá đổ những rào cản của sự chết.
«Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại» là lời tuyên xưng vào sự hiện hữu thực sự của Thiên Chúa, cho phép chúng ta hát vang lời Alleluia ở giữa một thế giới, bóng tối tử thần đang đe dọa chúng ta.
Đoạn Tin Mừng thánh Marcô hôm nay như một dạng “phóng sự” được thánh Phêrô trực tiếp chứng kiến những sự kiện, chúng ta cần đọc với cái nhìn đơn giản mới thấy được sự phong phú của nó.
Chúa Giêsu đến và đặt tay lên đứa bé
Điều mà Giairô mong đợi nơi Chúa Giêsu là “đến đặt tay lên em bé để nó được khỏi và được sống” (Mc 5, 23). Thái độ của Giairô thật là ấn tượng. Đường đường là trưởng hội đường Do Thái, vậy mà ông “sụp lạy và van xin” Chúa Giêsu (Mc 5, 22), ông quên đi nhân cách, địa vị của mình trước đám đông nhiều người biết ông, ông tiên phong tin cậy vào Chúa Giêsu. Tất nhiên, vì cô gái diệu, ông làm tất cả.
Chúng ta cũng thế, trong lúc ốm đau bệnh tật, vô phương cứu chữa, hy vọng tiêu tan, thì lời kêu cầu vang lên tới Chúa thật tha thiết. Lời van xin của người cha: “Xin Ngài đến… để nó được khỏi và được sống!“. Chúa Giêsu không nói một lời nào, lời trấn an Giairô cũng không. Đôi lúc Chúa vẫn im lặng đối với lời van xin của chúng ta, khi nhận lời chúng ta cầu nguyện. Chúa đồng hành và ở với chúng ta, ngay cả khi chưa nhận lời chúng ta.
Ai chạm đến Ta?
Một câu hỏi cất lên giữa đám đông khiến các môn đệ sửng sốt: “Thầy coi đám đông chen lấn Thầy tứ phía, vầy mà Thầy con hỏi: Ai chạm đến Ta?” (Mc 5, 31) Thì ra “có một người đàn bà bị bệnh” (Mc 5, 25) đã đi lẫn vào trong đám đông đến sau Người. Có thể bà sợ đến với Chúa trước nhiều người. Sợ họ biết việc mình làm. “Mười hai năm trời sống với bệnh xuất huyết” (Mc 5, 25), nghe nói về Chúa Giêsu, Đấng đã chữa lành những bệnh hoạn tật nguyền trong dân, cơ hội tuyệt vời đã đến, bà quyết định chạm tới áo Chúa.
Phản ứng của Chúa Giêsu không làm bà ngạc nhiên và xấu hổ. Không ai đụng đến áo Chúa mà Chúa không biết. Trước mặt Chúa, chúng ta không phải là người vô danh, mất hút giữa đám đông. Chúa thấy chúng ta kêu cầu, cả lúc chúng ta không thể hiện công khai. Chúa biết tất cả vì Người là Đấng toàn tri, là sức mạnh của Thiên Chúa, là Sự Sống. Người đàn bà đã nhận lại được sự sống qua việc chữa lành nhờ đụng chạm tới áo Chúa Giêsu (x. Mc 5, 33). Bởi trong chính cuộc đối thoại với người đàn bà nhút nhát đang tuyệt vọng này, từ việc chữa lành thể xác Chúa ban cho bà ơn cứu độ, bình an và sức khỏe xác hồn.
Dù đến với Chúa thế nào đi chăng nữa, lời thánh Phaolô nhắn nhủ chúng ta : “Bạn có biết sự hào phóng, ân hạn, nhưng không của các món quà của Chúa Giêsu Kitô” (2Cr 8, 9).
Họ liền chế diễu Người
Những “người nhà” Giairô là những người tốt. Với sự thận trọng, họ sẽ gặp người cha và báo cho ông biết về cái chết của con gái ông: “Con gái ông chết rồi, còn phiền Thầy làm chi nữa?” (Mc 5, 35). Nói thế, không phải họ thiếu lòng tin, nhưng là họ không thể tưởng tượng được một tình huống đã chết rồi có thể sống lại được.
Thoáng nghe lời họ nói, Chúa Giêsu bảo: “Con bé không chết đâu, nó đang ngủ đó” (Mc 5, 39). Họ thấy nực cười, vì chính lúc Giairô vắng nhà thì con gái ông trút hơn thở lần cuối. Chúa mời gọi ông Giairô: “Ông đừng sợ, hãy cứ tin” (Mc 5, 36) Giairô đã tin vào quyền năng chữa bệnh của Chúa. Ông được mời đi xa hơn sự tin tưởng là sống niềm tin vào Chúa.
Chúa Giêsu muốn chúng ta có một niềm tin sắt đá, một đức tin chuyển núi rời non, vượt trên sự chết. Kẻ có tội không bao giờ chết trước mặt Thiên Chúa. Người ấy có thể sống lại nhờ ân sủng Thiên Chúa trao ban, vì Chúa là Sự Sống. “Thiên Chúa không vui mừng khi người sống phải chết” (Kn 1, 13).
Hãy cho em bé ăn
Giairô và vợ ông, cùng với ba tông đồ được Chúa mang theo. Chúa Giêsu không cầu xin Chúa Cha, không ban một lời chúc lành nào, vì Chúa là Sự Sống. Người có thể trả lại sự sống cho em bé một cách dễ dàng khi cầm tay nó. Người vẫn cầm tay chúng ta mà chúng ta không biết.
Những người chứng kiến không được chuẩn bị để đánh giá một cử chỉ như vậy có nghĩa gì. Còn quá sớm để giải thích cho họ ý nghĩa đầy đủ về sự sống lại của em bé. Nếu Đức Giêsu giữ bí mật, khác hẳn với việc Chúa chữa người đàn bà chạm vào Chúa, Người đã mang theo ba nhân chứng là những chứng nhân từ núi Chúa biến hình cho đến khi Chúa chịu Khổ Nạn và Phục Sinh. Im lặng là cần thiết, vì sự sống lại như thế được coi là dấu chỉ rõ ràng thời thiên sai.
Chúa Giêsu bảo họ: “Hãy cho em bé ăn” (Mc 5, 43). Vì em mà Chúa Giêsu đến. “Ăn” là cử chỉ Chúa Giêsu báo trước sự phục sinh của Chúa, vào buổi chiều tối Chúa Phục sinh, Chúa hỏi các môn đệ: “các con có gì để ăn?” không phải là để ăn cho thể xác, nhưng là để họ có niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô.
Giờ đây, Tiệc Thánh chúng ta cử hành là dấu chỉ của niềm vui được chia sẻ trong đức tin trước Thiên Chúa hằng sống, với sự sống viên mãn tràn đầy chứng thực rằng sự sống mạnh hơn cái chết. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XIII Thường niên - B
(Mc 5, 21 – 43)
Sống vui, sống mãi và sống hạnh phúc, nhất là chiến thắng cái chết, không chỉ trong tư tưởng, nhưng là một khát vọng của con người ở mọi nơi mọi thời. Sự sống lại của Chúa Giêsu khẳng định, khát vọng ấy thực sự có thể, vì cái chết không phải là một phần cấu trúc sáng tạo, về nguyên lý là không thể đảo ngược, Chúa là Sự Sống: “Thiên Chúa không tạo dựng sự chết, chẳng vui mừng khi người sống phải chết…” (Kn 1, 13).
Bởi ác quỉ ghen tương, nên tử thần đột nhập vào thế gian (x. Kn 1, 13-15), nhưng Thiên Chúa “sẽ không thí bỏ mạng tôi cho âm phủ” (Tv 16, 10). Lời Thánh Vịnh trên được Chúa Giêsu là đầu và là trưởng tử hoàn tất khi sống lại từ trong cõi chết. Sự chết dẫn Người xuống mồ, nhưng không tiêu tan. Người đã chiến thắng sự chết. Chỉ có Lời quyền năng Thiên Chúa Tình Yêu mới đủ mạnh để phá đổ những rào cản của sự chết.
«Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại» là lời tuyên xưng vào sự hiện hữu thực sự của Thiên Chúa, cho phép chúng ta hát vang lời Alleluia ở giữa một thế giới, bóng tối tử thần đang đe dọa chúng ta.
Đoạn Tin Mừng thánh Marcô hôm nay như một dạng “phóng sự” được thánh Phêrô trực tiếp chứng kiến những sự kiện, chúng ta cần đọc với cái nhìn đơn giản mới thấy được sự phong phú của nó.
Chúa Giêsu đến và đặt tay lên đứa bé
Điều mà Giairô mong đợi nơi Chúa Giêsu là “đến đặt tay lên em bé để nó được khỏi và được sống” (Mc 5, 23). Thái độ của Giairô thật là ấn tượng. Đường đường là trưởng hội đường Do Thái, vậy mà ông “sụp lạy và van xin” Chúa Giêsu (Mc 5, 22), ông quên đi nhân cách, địa vị của mình trước đám đông nhiều người biết ông, ông tiên phong tin cậy vào Chúa Giêsu. Tất nhiên, vì cô gái diệu, ông làm tất cả.
Chúng ta cũng thế, trong lúc ốm đau bệnh tật, vô phương cứu chữa, hy vọng tiêu tan, thì lời kêu cầu vang lên tới Chúa thật tha thiết. Lời van xin của người cha: “Xin Ngài đến… để nó được khỏi và được sống!“. Chúa Giêsu không nói một lời nào, lời trấn an Giairô cũng không. Đôi lúc Chúa vẫn im lặng đối với lời van xin của chúng ta, khi nhận lời chúng ta cầu nguyện. Chúa đồng hành và ở với chúng ta, ngay cả khi chưa nhận lời chúng ta.
Ai chạm đến Ta?
Một câu hỏi cất lên giữa đám đông khiến các môn đệ sửng sốt: “Thầy coi đám đông chen lấn Thầy tứ phía, vầy mà Thầy con hỏi: Ai chạm đến Ta?” (Mc 5, 31) Thì ra “có một người đàn bà bị bệnh” (Mc 5, 25) đã đi lẫn vào trong đám đông đến sau Người. Có thể bà sợ đến với Chúa trước nhiều người. Sợ họ biết việc mình làm. “Mười hai năm trời sống với bệnh xuất huyết” (Mc 5, 25), nghe nói về Chúa Giêsu, Đấng đã chữa lành những bệnh hoạn tật nguyền trong dân, cơ hội tuyệt vời đã đến, bà quyết định chạm tới áo Chúa.
Phản ứng của Chúa Giêsu không làm bà ngạc nhiên và xấu hổ. Không ai đụng đến áo Chúa mà Chúa không biết. Trước mặt Chúa, chúng ta không phải là người vô danh, mất hút giữa đám đông. Chúa thấy chúng ta kêu cầu, cả lúc chúng ta không thể hiện công khai. Chúa biết tất cả vì Người là Đấng toàn tri, là sức mạnh của Thiên Chúa, là Sự Sống. Người đàn bà đã nhận lại được sự sống qua việc chữa lành nhờ đụng chạm tới áo Chúa Giêsu (x. Mc 5, 33). Bởi trong chính cuộc đối thoại với người đàn bà nhút nhát đang tuyệt vọng này, từ việc chữa lành thể xác Chúa ban cho bà ơn cứu độ, bình an và sức khỏe xác hồn.
Dù đến với Chúa thế nào đi chăng nữa, lời thánh Phaolô nhắn nhủ chúng ta : “Bạn có biết sự hào phóng, ân hạn, nhưng không của các món quà của Chúa Giêsu Kitô” (2Cr 8, 9).
Họ liền chế diễu Người
Những “người nhà” Giairô là những người tốt. Với sự thận trọng, họ sẽ gặp người cha và báo cho ông biết về cái chết của con gái ông: “Con gái ông chết rồi, còn phiền Thầy làm chi nữa?” (Mc 5, 35). Nói thế, không phải họ thiếu lòng tin, nhưng là họ không thể tưởng tượng được một tình huống đã chết rồi có thể sống lại được.
Thoáng nghe lời họ nói, Chúa Giêsu bảo: “Con bé không chết đâu, nó đang ngủ đó” (Mc 5, 39). Họ thấy nực cười, vì chính lúc Giairô vắng nhà thì con gái ông trút hơn thở lần cuối. Chúa mời gọi ông Giairô: “Ông đừng sợ, hãy cứ tin” (Mc 5, 36) Giairô đã tin vào quyền năng chữa bệnh của Chúa. Ông được mời đi xa hơn sự tin tưởng là sống niềm tin vào Chúa.
Chúa Giêsu muốn chúng ta có một niềm tin sắt đá, một đức tin chuyển núi rời non, vượt trên sự chết. Kẻ có tội không bao giờ chết trước mặt Thiên Chúa. Người ấy có thể sống lại nhờ ân sủng Thiên Chúa trao ban, vì Chúa là Sự Sống. “Thiên Chúa không vui mừng khi người sống phải chết” (Kn 1, 13).
Hãy cho em bé ăn
Giairô và vợ ông, cùng với ba tông đồ được Chúa mang theo. Chúa Giêsu không cầu xin Chúa Cha, không ban một lời chúc lành nào, vì Chúa là Sự Sống. Người có thể trả lại sự sống cho em bé một cách dễ dàng khi cầm tay nó. Người vẫn cầm tay chúng ta mà chúng ta không biết.
Những người chứng kiến không được chuẩn bị để đánh giá một cử chỉ như vậy có nghĩa gì. Còn quá sớm để giải thích cho họ ý nghĩa đầy đủ về sự sống lại của em bé. Nếu Đức Giêsu giữ bí mật, khác hẳn với việc Chúa chữa người đàn bà chạm vào Chúa, Người đã mang theo ba nhân chứng là những chứng nhân từ núi Chúa biến hình cho đến khi Chúa chịu Khổ Nạn và Phục Sinh. Im lặng là cần thiết, vì sự sống lại như thế được coi là dấu chỉ rõ ràng thời thiên sai.
Chúa Giêsu bảo họ: “Hãy cho em bé ăn” (Mc 5, 43). Vì em mà Chúa Giêsu đến. “Ăn” là cử chỉ Chúa Giêsu báo trước sự phục sinh của Chúa, vào buổi chiều tối Chúa Phục sinh, Chúa hỏi các môn đệ: “các con có gì để ăn?” không phải là để ăn cho thể xác, nhưng là để họ có niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô.
Giờ đây, Tiệc Thánh chúng ta cử hành là dấu chỉ của niềm vui được chia sẻ trong đức tin trước Thiên Chúa hằng sống, với sự sống viên mãn tràn đầy chứng thực rằng sự sống mạnh hơn cái chết. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:18 23/06/2021
14. Một chiếc thuyền không có bánh lái thì nhất định lênh đênh trên mặt nước không ổn định; con người làm biếng là bởi vì chí hướng không dứt khoác, nên bị từ cám dỗ này đến cám dỗ khác.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:32 23/06/2021
81. TAM THẬP NHI LẬP
Thầy giáo đưa ra một đề bài là: “tam thập nhi lập” để cho hai học sinh tự giải đề.
Một học sinh viết:
- “Hai cái tuổi mười lăm, mặc dù có ghế dựa nhưng không dám ngồi.”
Học sinh khác viết:
- “Tuổi tác đã qua một nữa hoa giáp (1), chỉ là hai bắp vế chân còn đứng được mà thôi.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 81:
“Tam thập nhi lập” là ba mươi tuổi mới lập thân, đề bài đơn sơ mà dễ hiểu, nhưng hai học sinh giải thích lung tung làm cho người khác không hiểu là gì.
Trong cuộc sống, đôi lúc, chỉ một lời nói hay một câu hỏi của người này người nọ, mà có rất nhiều người giải thích khác nhau.
Thánh Kinh là lời của Thiên Chúa nói với nhân loại, là bày tỏ tình yêu của Ngài cho con người qua mọi thời đại, nhưng có người vì không hiểu mà giải thích tầm bậy, có người hiểu nhưng để pha trò nên giải thích sai lạc, có người kiêu ngạo nên giải thích theo ý mình.v.v…cho nên đôi lúc làm cho Lời Chúa bị xuyên tạc và có người vì không thích người Kitô hữu nên lấy đó làm cớ để nhạo báng Thiên Chúa và Giáo Hội.
Có nhiều người học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh nhưng không tin, mà nếu người đọc Thánh Kinh nhưng không tin thì giống như uống cà phê mà không hút thuốc lá, nó nhạt nhẽo vô vị sao sao ấy…
(1) Hoa giáp là sáu mươi tuổi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thầy giáo đưa ra một đề bài là: “tam thập nhi lập” để cho hai học sinh tự giải đề.
Một học sinh viết:
- “Hai cái tuổi mười lăm, mặc dù có ghế dựa nhưng không dám ngồi.”
Học sinh khác viết:
- “Tuổi tác đã qua một nữa hoa giáp (1), chỉ là hai bắp vế chân còn đứng được mà thôi.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 81:
“Tam thập nhi lập” là ba mươi tuổi mới lập thân, đề bài đơn sơ mà dễ hiểu, nhưng hai học sinh giải thích lung tung làm cho người khác không hiểu là gì.
Trong cuộc sống, đôi lúc, chỉ một lời nói hay một câu hỏi của người này người nọ, mà có rất nhiều người giải thích khác nhau.
Thánh Kinh là lời của Thiên Chúa nói với nhân loại, là bày tỏ tình yêu của Ngài cho con người qua mọi thời đại, nhưng có người vì không hiểu mà giải thích tầm bậy, có người hiểu nhưng để pha trò nên giải thích sai lạc, có người kiêu ngạo nên giải thích theo ý mình.v.v…cho nên đôi lúc làm cho Lời Chúa bị xuyên tạc và có người vì không thích người Kitô hữu nên lấy đó làm cớ để nhạo báng Thiên Chúa và Giáo Hội.
Có nhiều người học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh nhưng không tin, mà nếu người đọc Thánh Kinh nhưng không tin thì giống như uống cà phê mà không hút thuốc lá, nó nhạt nhẽo vô vị sao sao ấy…
(1) Hoa giáp là sáu mươi tuổi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trái tim Chúa tôi
Phạm Minh-Tâm
18:10 23/06/2021
Trái tim Chúa tôi
Phạm Minh-Tâm
Thuở nhỏ, vừa nhỏ tuổi vừa nhỏ trí khôn, chưa biết nghĩ suy gì xa-xôi, lại càng không hiểu chữ và nghĩa thế nào, mà cứ người lớn bảo sao nghe vậy. Nhất là cung-cách theo đạo của tôi không ngoài các thói quen học nơi người lớn, mà các người lớn thì lại nhất mực theo cha, tức là cha xứ. Thành ra, các việc đọc kinh xem lễ chẳng hạn, cứ như thế mà “tập dữ tính thành”… Riết rồi vốn liếng tâm-linh của tôi cũng chỉ theo kiểu cầm chừng và hạn-hẹp như số đông, có sao nên vậy, nếu không muốn nói là chỉ trong giới-hạn một số biểu-lộ mà chưa hẳn là cảm-nhận thiêng-liêng. Hoặc chính-xác nhất phải nói là èo-uột.
Chẳng hạn, thời-gian tháng Sáu hàng năm là thời-gian Hội-thánh dành riêng để kính Thánh-tâm Chúa, tôi đã nghêu-ngao suốt các giờ lễ ở nhà thờ xứ, giờ kinh tối ở nhà, hát theo bàn dân thiên-hạ những bài hát về Trái Tim Chúa Giê-su, không cần biết đó là lời ca-tụng hay ý-nguyện-cầu…và hiểu biết rất lơ-tơ-mơ về tên gọi trái tim của Chúa là Thánh-tâm.
Lại nữa, hình như các ông các bà trong xứ đạo ở quê tôi ngày xa-xưa ấy, do đâu thì không biết, mà khi đã có được bài hát nào thì hát đến thuộc rồi cứ thế mà hát hoài theo quán-tính, không chọn lựa và cũng không đổi thay; ngay cả không cần nắm bắt cặn-kẽ ý nghĩa lời mình đang hát ra sao. Cho nên tôi đã thuộc nằm lỏng hai bài hát khác nhau. Rồi mỗi ngày mỗi nghĩ mới hiểu thêm, thì ra nhà thờ làng tôi vào thời-gian những năm 1950-1954 ấy, chọn hát bài của nhạc-sĩ Hoài Đức cũng là có “chủ đề” vì câu điệp-khúc cần phải xin… Giờ này đoàn con dâng lên lời nguyện xin tha thiết. Thánh Tâm Giêsu là Vua đất Việt muôn đời…Và cuối mỗi phiên-khúc có lời năn-nỉ thành-khẩn…Chúa ơi! Hãy ban xuống cho Việt Nam thanh bình. Còn bài hát ở nhà cùng ca đều mỗi tối là của nhạc-sĩ Huyền Linh …Thánh-tâm Chúa Giê-su, nguồn nhân ái vô ngần. Xin hãy thương giúp đoàn con một lòng mê say một Chúa. Thánh-tâm Chúa Giê-su tràn lan tình tha thứ. Xin thương những người đã trót vô tình xúc phạm đến Thánh-tâm Cha…Toàn ý đoạn này mãi đến giờ xem ra cũng vẫn đầy tràn tâm-ý tốt lành của một tín-hữu của mọi thời, mọi nơi; nhất là câu cuối Xin thương những người đã trót vô tình xúc phạm đến Thánh-tâm Cha…Song cái câu …Lạy Trái Tim Chúa Giêsu, là vua cai trị mọi loài. Xin Trái Tim Chúa làm vua, cai trị lòng con suốt đời…cứ được hát thêm ba lần trước khi chấm dứt buổi đọc kinh tối thì thành-thật mà nói, cho đến giờ tôi vẫn không nắm bắt được gì cả ngoài cảm-nghĩ cứ chỉ lo “ca” Chúa kiểu này trách gì cung-cách theo đạo Chúa nơi số đông tín-hữu Việt-Nam cũng chênh-vênh mơ-hồ như ngai vua cai trị của trái tim Chúa vậy.
Thành vậy mà, tôi cứ tưởng với cách bày-tỏ lòng mộ-mến được lập đi lập lại như vậy từ tấm bé thì đúng ra phải như kiểu nói “càng thêm tuổi càng thêm nhân-đức” mới đúng. Song biết bao năm qua đi mà tôi vẫn cứ ngu-ngơ khi muốn cố gắng hình-dung trái tim Chúa ra sao, nhất là càng hát càng thấy “siêu-siêu”. Càng thấy như danh không chính nên chẳng thấm-nhuần cụ-thể mà ngôn thì cũng không mấy thuận tai nên hát rồi cũng như không vì đầu óc cứ bị lùng-bùng với các nghĩa ngồ-ngộ, mà chẳng hiểu khi Chúa nghe chúng ta hát khen như thế thì Người có biết việc phải làm hay không nữa?
Có thể mọi tín-hữu đều nhớ, đều thuộc lịch Phụng-vụ rằng khoảng thời-gian Tháng Sáu mỗi năm là tháng Hội-thánh hướng vào tâm-tình tôn-kính Trái Tim Chúa. Song nếu một tín-hữu nào được hỏi ý nghĩa theo từng câu hát thuộc lòng trên kia thì thật chẳng mấy ai hiểu ra được điều gì để trả lời suông-sẻ như lòng Chúa mong đợi thế-gian nhận biết Người. Và không chừng, chính Chúa cũng “bó tay” không biết đám dân này đang nói gì và muốn gì về mình khi tâng-bốc mình rồi cột buộc cho mình trách-nhiệm… Thánh Tâm Giêsu là Vua đất Việt muôn đời, là vua cai-trị mọi loài… làm vua cai trị lòng con suốt đời …
Hát xong là xong cuộc sống đạo, là đã thực-hiện việc hành-đạo. Là yên-tâm đủng-đỉnh ra khỏi nhà thờ với vài ba khái-niệm mơ-hồ về hình ảnh chập-chờn hư-hư thực-thực của người có trái tim lạ-lùng kia.
Không. Chúa của tôi không là ảo-giác, không là cái bóng bên đường tôi đi. Chúa của tôi đã từng là một người bằng xương bằng thịt, sống giữa xã-hội loài người trong dáng-dấp giản-dị, bình-dân và vui-vẻ. Cho dù mang sứ-mệnh cứu-rỗi đến trần-gian, nhưng lại không lúc nào cũng làm ra vẻ “một người chính-trực siêu-phàm” trước đám dân sống đời bình-thường và thực-tế quanh mình.
Trên lộ-trình đến với muôn dân để rao giảng tin mừng cứu-rỗi, Chúa Giê-su đã cho tôi thấy rõ Người gắn-bó mật thiết với Thiên Chúa Cha và bằng tấm lòng quảng-đại bao dung hết mọi người trong từng thân-phận yếu hèn, tội-tỗi và đầy bất-toàn mà Người đang sống cùng, chứ không đem các quy-ước và giáo-điều ra để phân rẽ con người theo cách định-loại của các kinh-sư và Pha-ri-siêu.
Trong trái tim Chúa Giê-su không có mức độ cao thấp về địa-vị, học-thức hay lằn ranh phân-biệt về chính-kiến, lập-trường và quan-điểm. Tình-cảm Người trao ra ngang bằng như đồng lương ông chủ vườn nho trả cho thợ; cho dù ở giờ thứ ba, thứ chín hay giờ thứ mười một vì Người đặt nặng tương-quan giữa con người với nhau trong tình yêu mến hơn là cân, đo, đong, đếm…hơn thiệt như con người chúng ta ứng-xử với nhau.
Nếu nói trái tim là nơi vừa chất chứa vừa phát-xuất đủ loại tình-cảm hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục của một con người thỉ chỉ đúng với thế-gian sự thường. Với Đức Ki-tô thì khác, trái tim Người chỉ có yêu-thương làm nền tảng cho mọi tương-quan giữa Người với tha-nhân. Và đúng ra, mỗi khi hát dứt câu thì mỗi người nên thắc-mắc…ai là những người đã xúc phạm đến Thánh-tâm Cha…
Lời hát trên làm tôi nghĩ về các môn-đệ của Chúa trước, nhóm người cũng có thể là niềm tin tiên-khởi của thế-gian; mà còn hơn thế nữa, là những người duy-trì “đức tin tông-truyền”. Và bây giờ là những người kế-vị.
Người thế-gian thường tỏ vẻ đoán-xét nặng với Phê-rô và Giu-đa; đã đưa hai ông ra làm “biểu tượng” cho hai tội như người ta thường ví-von hay gán-ghép cho nhau, rằng “chối như Phê-rô chối Chúa” và “bán Chúa nhanh và gọn như Giu-đa”. Song chắc-chắn một điều là Đức Ki-tô thương cả hai ông môn-đệ này như nhau, dù cả hai ông đều phạm lỗi với Người. Một ông vì tham mà bán Thầy; tiền cầm chưa nóng tay thì đã run sợ vì biết rằng phản Thầy là tội lớn nên đem tiền đi trả lại rồi tự-tử. Hoá ra, trong tương-quan với Chúa, Giu-đa chỉ có lòng sợ mà không có tình yêu, cho nên ông thiếu niềm tin hoặc không cảm-nghiệm được lòng yêu thương của Chúa, nên đã tự đi ra ngoài trái tim của Người, tìm một chỗ tự huỷ-diệt. Còn ông Phê-rô, tôi tin chắc-chắn là ông thật sự yêu Chúa rất nhiều, nhiều hơn bất cứ ai, nên cho dù có vì nhát đảm hay yếu đuối đã liên-tiếp chối Chúa ba lần nhưng tình-cảm của ông với Chúa vẫn còn. Thành vậy, ông không thể bỏ Thầy, xa Thầy mà cứ lẽo-đẽo lẫn trong đoàn người đồng-hành cùng Chúa lên đồi Calvary. Và rõ-ràng là Chúa cũng vẫn yêu mến ông, chấp-nhận người môn-đệ yếu đuối và nhát gan này vì đó là bản-chất của con người ông Phê-rô như Chúa Cha dựng nên. Cuối cùng, chỉ cần Chúa quay lại nhìn là ông Phê-rô nhận ra ngay được tình yêu của Chúa. Để rồi trở thành người đứng đầu Hội-thánh, một Hội-thánh mang sứ-mạng yêu thương và phục-vụ.
Tuy nhiên, tôi nghĩ, khi nhìn Giu-đa đưa người đến bắt hay nghe rõ Phê-rô mở miệng chối ba lần thì Chúa không buồn và thấm-thía bằng khoảng thời gian thầy trò vừa cùng nhau đến Vườn Cây Dầu. Kinh Thánh thuật lại Chúa sầu não đến độ xuất mồ hôi máu. Vậy mà các môn-đệ đều yên-ổn ngủ say, không có một chút gì gọi là hiểu Thầy, chia sẻ hoàn-cảnh của Thầy, nói gì đến tâm-linh tương-thông. Khi Chúa nói “Anh em không thể cùng thức với Thầy một giờ hay sao” thì tôi không nghĩ đó là lời trách móc, mà là lời than tuyệt-vọng trong cô-đơn. Vậy thì ai đáng tội hơn ai.
Từ đó mà suy cho đến ngày nay, cho đến cách riêng trong cộng-đồng dân Chúa Việt-Nam đang hiện-hữu này, biết ai là người đã trót vô tình xúc phạm đến Thánh-tâm Cha? Phải chăng là tôi, là anh, là chị, là cha và con, là hết thảy chúng ta?
Tóm lại, tình yêu Chúa dành cho tôi, cho anh, cho mọi người là chất sống trong tim Chúa chia sẻ đồng đều cho chúng ta. Nó cũng giống như những nén bạc làm phần vốn Người cho mỗi ngưòi đem đi vào đời. Thành ra, khi đã đón nhận những nén bạc yêu thương này thì cũng là đã nhận trách-nhiệm phải cho chúng được sinh lời nơi trái tim từng người để san-sẻ cho nhau. Song lời cách nào và lời bao nhiêu thì chỉ có sự cảm-nghiệm từ chốn nội-tâm sâu-sắc về thiên-ý quan-phòng nơi mỗi tâm-hồn mới định được thôi. Thêm vào đó là tình yêu chân-thành phát xuất từ một trái-tim mở rộng, mà nếu không theo được như Trái Tim Chúa đã không ngừng nhỏ những giọt máu yêu thương thì cũng đừng co-cụm lại trong các định-kiến của mình về người, để rồi vô-cảm với nhau, điểm mặt chỉ tên nhau là bè này, phái nọ, nhóm kia…
Đó chính là chúng ta đã cố ý xúc-phạm đến Trái Tim Chúa tôi.
Phạm Minh-Tâm
Thuở nhỏ, vừa nhỏ tuổi vừa nhỏ trí khôn, chưa biết nghĩ suy gì xa-xôi, lại càng không hiểu chữ và nghĩa thế nào, mà cứ người lớn bảo sao nghe vậy. Nhất là cung-cách theo đạo của tôi không ngoài các thói quen học nơi người lớn, mà các người lớn thì lại nhất mực theo cha, tức là cha xứ. Thành ra, các việc đọc kinh xem lễ chẳng hạn, cứ như thế mà “tập dữ tính thành”… Riết rồi vốn liếng tâm-linh của tôi cũng chỉ theo kiểu cầm chừng và hạn-hẹp như số đông, có sao nên vậy, nếu không muốn nói là chỉ trong giới-hạn một số biểu-lộ mà chưa hẳn là cảm-nhận thiêng-liêng. Hoặc chính-xác nhất phải nói là èo-uột.
Chẳng hạn, thời-gian tháng Sáu hàng năm là thời-gian Hội-thánh dành riêng để kính Thánh-tâm Chúa, tôi đã nghêu-ngao suốt các giờ lễ ở nhà thờ xứ, giờ kinh tối ở nhà, hát theo bàn dân thiên-hạ những bài hát về Trái Tim Chúa Giê-su, không cần biết đó là lời ca-tụng hay ý-nguyện-cầu…và hiểu biết rất lơ-tơ-mơ về tên gọi trái tim của Chúa là Thánh-tâm.
Lại nữa, hình như các ông các bà trong xứ đạo ở quê tôi ngày xa-xưa ấy, do đâu thì không biết, mà khi đã có được bài hát nào thì hát đến thuộc rồi cứ thế mà hát hoài theo quán-tính, không chọn lựa và cũng không đổi thay; ngay cả không cần nắm bắt cặn-kẽ ý nghĩa lời mình đang hát ra sao. Cho nên tôi đã thuộc nằm lỏng hai bài hát khác nhau. Rồi mỗi ngày mỗi nghĩ mới hiểu thêm, thì ra nhà thờ làng tôi vào thời-gian những năm 1950-1954 ấy, chọn hát bài của nhạc-sĩ Hoài Đức cũng là có “chủ đề” vì câu điệp-khúc cần phải xin… Giờ này đoàn con dâng lên lời nguyện xin tha thiết. Thánh Tâm Giêsu là Vua đất Việt muôn đời…Và cuối mỗi phiên-khúc có lời năn-nỉ thành-khẩn…Chúa ơi! Hãy ban xuống cho Việt Nam thanh bình. Còn bài hát ở nhà cùng ca đều mỗi tối là của nhạc-sĩ Huyền Linh …Thánh-tâm Chúa Giê-su, nguồn nhân ái vô ngần. Xin hãy thương giúp đoàn con một lòng mê say một Chúa. Thánh-tâm Chúa Giê-su tràn lan tình tha thứ. Xin thương những người đã trót vô tình xúc phạm đến Thánh-tâm Cha…Toàn ý đoạn này mãi đến giờ xem ra cũng vẫn đầy tràn tâm-ý tốt lành của một tín-hữu của mọi thời, mọi nơi; nhất là câu cuối Xin thương những người đã trót vô tình xúc phạm đến Thánh-tâm Cha…Song cái câu …Lạy Trái Tim Chúa Giêsu, là vua cai trị mọi loài. Xin Trái Tim Chúa làm vua, cai trị lòng con suốt đời…cứ được hát thêm ba lần trước khi chấm dứt buổi đọc kinh tối thì thành-thật mà nói, cho đến giờ tôi vẫn không nắm bắt được gì cả ngoài cảm-nghĩ cứ chỉ lo “ca” Chúa kiểu này trách gì cung-cách theo đạo Chúa nơi số đông tín-hữu Việt-Nam cũng chênh-vênh mơ-hồ như ngai vua cai trị của trái tim Chúa vậy.
Thành vậy mà, tôi cứ tưởng với cách bày-tỏ lòng mộ-mến được lập đi lập lại như vậy từ tấm bé thì đúng ra phải như kiểu nói “càng thêm tuổi càng thêm nhân-đức” mới đúng. Song biết bao năm qua đi mà tôi vẫn cứ ngu-ngơ khi muốn cố gắng hình-dung trái tim Chúa ra sao, nhất là càng hát càng thấy “siêu-siêu”. Càng thấy như danh không chính nên chẳng thấm-nhuần cụ-thể mà ngôn thì cũng không mấy thuận tai nên hát rồi cũng như không vì đầu óc cứ bị lùng-bùng với các nghĩa ngồ-ngộ, mà chẳng hiểu khi Chúa nghe chúng ta hát khen như thế thì Người có biết việc phải làm hay không nữa?
Có thể mọi tín-hữu đều nhớ, đều thuộc lịch Phụng-vụ rằng khoảng thời-gian Tháng Sáu mỗi năm là tháng Hội-thánh hướng vào tâm-tình tôn-kính Trái Tim Chúa. Song nếu một tín-hữu nào được hỏi ý nghĩa theo từng câu hát thuộc lòng trên kia thì thật chẳng mấy ai hiểu ra được điều gì để trả lời suông-sẻ như lòng Chúa mong đợi thế-gian nhận biết Người. Và không chừng, chính Chúa cũng “bó tay” không biết đám dân này đang nói gì và muốn gì về mình khi tâng-bốc mình rồi cột buộc cho mình trách-nhiệm… Thánh Tâm Giêsu là Vua đất Việt muôn đời, là vua cai-trị mọi loài… làm vua cai trị lòng con suốt đời …
Hát xong là xong cuộc sống đạo, là đã thực-hiện việc hành-đạo. Là yên-tâm đủng-đỉnh ra khỏi nhà thờ với vài ba khái-niệm mơ-hồ về hình ảnh chập-chờn hư-hư thực-thực của người có trái tim lạ-lùng kia.
Không. Chúa của tôi không là ảo-giác, không là cái bóng bên đường tôi đi. Chúa của tôi đã từng là một người bằng xương bằng thịt, sống giữa xã-hội loài người trong dáng-dấp giản-dị, bình-dân và vui-vẻ. Cho dù mang sứ-mệnh cứu-rỗi đến trần-gian, nhưng lại không lúc nào cũng làm ra vẻ “một người chính-trực siêu-phàm” trước đám dân sống đời bình-thường và thực-tế quanh mình.
Trên lộ-trình đến với muôn dân để rao giảng tin mừng cứu-rỗi, Chúa Giê-su đã cho tôi thấy rõ Người gắn-bó mật thiết với Thiên Chúa Cha và bằng tấm lòng quảng-đại bao dung hết mọi người trong từng thân-phận yếu hèn, tội-tỗi và đầy bất-toàn mà Người đang sống cùng, chứ không đem các quy-ước và giáo-điều ra để phân rẽ con người theo cách định-loại của các kinh-sư và Pha-ri-siêu.
Trong trái tim Chúa Giê-su không có mức độ cao thấp về địa-vị, học-thức hay lằn ranh phân-biệt về chính-kiến, lập-trường và quan-điểm. Tình-cảm Người trao ra ngang bằng như đồng lương ông chủ vườn nho trả cho thợ; cho dù ở giờ thứ ba, thứ chín hay giờ thứ mười một vì Người đặt nặng tương-quan giữa con người với nhau trong tình yêu mến hơn là cân, đo, đong, đếm…hơn thiệt như con người chúng ta ứng-xử với nhau.
Nếu nói trái tim là nơi vừa chất chứa vừa phát-xuất đủ loại tình-cảm hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục của một con người thỉ chỉ đúng với thế-gian sự thường. Với Đức Ki-tô thì khác, trái tim Người chỉ có yêu-thương làm nền tảng cho mọi tương-quan giữa Người với tha-nhân. Và đúng ra, mỗi khi hát dứt câu thì mỗi người nên thắc-mắc…ai là những người đã xúc phạm đến Thánh-tâm Cha…
Lời hát trên làm tôi nghĩ về các môn-đệ của Chúa trước, nhóm người cũng có thể là niềm tin tiên-khởi của thế-gian; mà còn hơn thế nữa, là những người duy-trì “đức tin tông-truyền”. Và bây giờ là những người kế-vị.
Người thế-gian thường tỏ vẻ đoán-xét nặng với Phê-rô và Giu-đa; đã đưa hai ông ra làm “biểu tượng” cho hai tội như người ta thường ví-von hay gán-ghép cho nhau, rằng “chối như Phê-rô chối Chúa” và “bán Chúa nhanh và gọn như Giu-đa”. Song chắc-chắn một điều là Đức Ki-tô thương cả hai ông môn-đệ này như nhau, dù cả hai ông đều phạm lỗi với Người. Một ông vì tham mà bán Thầy; tiền cầm chưa nóng tay thì đã run sợ vì biết rằng phản Thầy là tội lớn nên đem tiền đi trả lại rồi tự-tử. Hoá ra, trong tương-quan với Chúa, Giu-đa chỉ có lòng sợ mà không có tình yêu, cho nên ông thiếu niềm tin hoặc không cảm-nghiệm được lòng yêu thương của Chúa, nên đã tự đi ra ngoài trái tim của Người, tìm một chỗ tự huỷ-diệt. Còn ông Phê-rô, tôi tin chắc-chắn là ông thật sự yêu Chúa rất nhiều, nhiều hơn bất cứ ai, nên cho dù có vì nhát đảm hay yếu đuối đã liên-tiếp chối Chúa ba lần nhưng tình-cảm của ông với Chúa vẫn còn. Thành vậy, ông không thể bỏ Thầy, xa Thầy mà cứ lẽo-đẽo lẫn trong đoàn người đồng-hành cùng Chúa lên đồi Calvary. Và rõ-ràng là Chúa cũng vẫn yêu mến ông, chấp-nhận người môn-đệ yếu đuối và nhát gan này vì đó là bản-chất của con người ông Phê-rô như Chúa Cha dựng nên. Cuối cùng, chỉ cần Chúa quay lại nhìn là ông Phê-rô nhận ra ngay được tình yêu của Chúa. Để rồi trở thành người đứng đầu Hội-thánh, một Hội-thánh mang sứ-mạng yêu thương và phục-vụ.
Tuy nhiên, tôi nghĩ, khi nhìn Giu-đa đưa người đến bắt hay nghe rõ Phê-rô mở miệng chối ba lần thì Chúa không buồn và thấm-thía bằng khoảng thời gian thầy trò vừa cùng nhau đến Vườn Cây Dầu. Kinh Thánh thuật lại Chúa sầu não đến độ xuất mồ hôi máu. Vậy mà các môn-đệ đều yên-ổn ngủ say, không có một chút gì gọi là hiểu Thầy, chia sẻ hoàn-cảnh của Thầy, nói gì đến tâm-linh tương-thông. Khi Chúa nói “Anh em không thể cùng thức với Thầy một giờ hay sao” thì tôi không nghĩ đó là lời trách móc, mà là lời than tuyệt-vọng trong cô-đơn. Vậy thì ai đáng tội hơn ai.
Từ đó mà suy cho đến ngày nay, cho đến cách riêng trong cộng-đồng dân Chúa Việt-Nam đang hiện-hữu này, biết ai là người đã trót vô tình xúc phạm đến Thánh-tâm Cha? Phải chăng là tôi, là anh, là chị, là cha và con, là hết thảy chúng ta?
Tóm lại, tình yêu Chúa dành cho tôi, cho anh, cho mọi người là chất sống trong tim Chúa chia sẻ đồng đều cho chúng ta. Nó cũng giống như những nén bạc làm phần vốn Người cho mỗi ngưòi đem đi vào đời. Thành ra, khi đã đón nhận những nén bạc yêu thương này thì cũng là đã nhận trách-nhiệm phải cho chúng được sinh lời nơi trái tim từng người để san-sẻ cho nhau. Song lời cách nào và lời bao nhiêu thì chỉ có sự cảm-nghiệm từ chốn nội-tâm sâu-sắc về thiên-ý quan-phòng nơi mỗi tâm-hồn mới định được thôi. Thêm vào đó là tình yêu chân-thành phát xuất từ một trái-tim mở rộng, mà nếu không theo được như Trái Tim Chúa đã không ngừng nhỏ những giọt máu yêu thương thì cũng đừng co-cụm lại trong các định-kiến của mình về người, để rồi vô-cảm với nhau, điểm mặt chỉ tên nhau là bè này, phái nọ, nhóm kia…
Đó chính là chúng ta đã cố ý xúc-phạm đến Trái Tim Chúa tôi.
Chúa Nhật XIII Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
22:22 23/06/2021
CHÚA NHẬT XIII TN (B)
Khôn ngoan 1: 13-15,2:23-24; Tv 29; 2 Côrintô 8: 7-9, 13-15; Máccô 5: 21-43
Cũng như ông Lazarô, đứa bé gái mà Chúa Giêsu chữa sống lại sẽ phải chết. Ai biết được lý do vì sao cô bé đó chết lần thứ hai. Có thể cô ta chết lúc sinh chăng? Hay là chết vì mắc phải căn bệnh đang phổ biến trong xã hội thời đó? Cô ta có thể sống đủ lâu để có con, và có cháu nội ngoại. Có thể khi cô ta nằm hấp hối trên giường, những người trong gia đình họp nhau xung quanh để nhìn cô trút hơi thở cuối cùng. Cô ta chết khi nào. Và một lần nữa sẽ có những nghi lễ truyền thống. Gia đình sẻ thuê người thổi sáo và nhóm người khóc cho cô. Hàng xóm có thể nghe tiếng thổi sáo và người than khóc là con gái ông Gia-ia lại chết một lần nữa.
Biết đâu, một số người lớn tuổi trong số họ có thể nhớ lại khi cô ta chết lúc 12 tuổi. Họ có thể kể cho những người còn trẻ là làm sao cha cô ta, một quan chức cấp cao trong hội đường, đã bỏ qua những thành kiến kỳ thị về việc rao giảng của Chúa Giêsu đi tìm Ngài, để xin Chúa Giêsu, kể cả việc phải quỳ xuống trước mặt Chúa Giêsu để cầu xin sự sống cho con gái ông. Bệnh tật và sự chết đụng đến chúng ta có một mãnh lực làm xé toan lớp vỏ bọc của lòng tự trọng, và vị thế xả hội nơi mổi người chúng ta. Nó chạm vào chúng ta ở nơi chúng ta dễ bị tổn thương nhất, và nó tước bỏ những ảo tưởng nơi mỗi người trong chúng ta và nhắc chúng ta rằng, mặc dù chúng ta có quan trọng đến đâu trong mắt người khác, chúng ta vẫn là phàm nhân - có nhiều giới hạn và tạm thời ở trên trái đất này. Và bởi thể, con gái ông Gia-ia đã chết một lần nữa và Chúa Giêsu không có đó để giúp gia đình đang đau buồn. Chúa Giêsu làm phép lạ chữa con gái ông Gia-ia chỉ một lần thôi, một cử chỉ chứng tỏ uy quyền của Ngài.
Cộng đoàn tín hữu ghi nhớ câu chuyện này và truyền lại cho chúng ta, Họ chỉ nghĩ đó như là một phép lạ mà thôi, và khi nhìn vào phép lạ đó, họ nghĩ là Chúa Giêsu làm cho đứa bé gái sống lại hơn là Ngài đã ban sự sống cho nó. Thật ra họ trông thấy yếu tố quan trọng trong câu chuyện có liên quan đến chúng ta, khi đời sống chúng ta thường bị rúng động bởi cái chết của những người thân yêu, nhất là sau khi 600,000 người trên đất nước chúng ta đã chết và hàng triệu người khác đã chết trên thế giới vì đại dịch COVID. Ngoài ra, chúng ta sẽ phải đối mặt với cái chết của chính mình vào một ngày nào đó. Những gì Chúa Giêsu đã làm cho cô bé con ông Gia-ia có ý nghĩa cho chúng ta ngày nay không?
Tổ tiên của chúng ta trong cùng đức tin đã tin như thế. Bạn có thể nghĩ như vậy qua cách họ kể lại câu chuyện. Họ gợi ý đến việc như: họ nói đến hy vọng về sự sống lại trong cách họ kể chuyện. Thí dụ như: họ nói ông Gia-ia xin cho con gái ông ta được "sống lại" và được "khỏe mạnh". Cả 2 từ đó có ý nghĩa đặc biệt. Trong Giáo hội tiên khởi, lời rao giảng dùng hai từ ngử đó nói về sự "cứu rổi" và sự "sống đời đời". Tổ tiên cùng đức tin của chúng ta tin rằng khi Chúa Giêsu làm phép lạ này, Ngài cho thấy Ngài đang ban ơn cứu rổi và sự sống đời đời cho người đã chết.
Tôi nghe thấy tiếng vọng lại từ bài Phúc âm hôm nay với câu chuyện ông Gia-ia và đứa con gái ông đang bị bệnh nặng trong một cuộc nói chuyện với một người mẹ cách đây vài năm về trước. Bà ta nói với tôi là đứa con trai của bà ta một trong những vũ công trong các bữa tiệc sinh nhật nhẹ là uống cà phê và ăn bánh ngọt. Chắc bạn còn nhớ trong các bữa tiệc nhẹ của những thanh thiếu niên đã phổ biến rộng trong gới trẻ hiện nay, họ nhảy múa suốt đêm trong các nhà kho. Họ nhảy múa và rồi việc này xãy qua việc khác, lẽ cố nhiên hiện trạng này thường xảy ra trước khi có lệnh cấm tụ tập trong lúc có cơn đại dịch COVID. Họ đã dùng thuốc LẮC để giúp họ tìm cảm hứng, hăng say với tiếng nhạc và bước nhảy. Bà ta xin tôi cầu nguyện. Tiếng vọng này nói lại những ý nghĩ của nhiều phụ huynh đã xin cầu nguyện cho các con cái họ đang gặp khó khăn. Bà ta cũng nói đến các chuyên gia tư vấn về ma tuý, để biết cách tiếp cận và nói chuyện với con trai mình và nhờ anh ta giúp đở. Vang vọng lại lời trong bài Phúc âm, lời cầu nguyện của bà ta xin cho con trai bà ta có thể sống "mạnh khỏe". Bà ta muốn giúp, không chỉ giúp cho con trai bà thoát khỏi ma tuý mà còn để cho anh ấy tìm hiểu sâu sắc về ỹ nghĩa của đời sống của mình. Bà hy vọng người con trai của bà có đức tin vào Chúa Giêsu và có cảm nghiệm được tình yêu của bà và cộng đoàn. Cũng như ông Gia-ia, bà ta muốn xin Chúa Giêsu đưa tay giúp đở, thức tỉnh con trai bà, để qua lời cầu của bà, Chúa Giêsu có thể tiếp cận và chạm vào con trai bà, kéo cho nó ra khỏi “giấc ngủ” mà nó đang chìm đắm; hồi tỉnh lại và "sống" (Tôi tự hỏi, đó có phải là một cách cầu nguyện cho một người thân yêu của chúng ta. Hãy tưởng tượng nắm lấy tay Chúa Giêsu và yên lặng đưa Ngài đến bên cạnh người thân mà chúng ta quan tâm đang khó khăn này. Không cần phải nói lời nào cả. Hãy để Chúa Giêsu trông thấy và hãy tin tưởng là Ngài sẽ biết phải làm gì để “nâng họ dậy”)
Có một hiện tượng tâm linh được mô tả ở đông phương gọi là "bừng tỉnh". Nó có thể xãy ra như thế này: Trong lúc chúng ta đang trãi qua cuộc sống đầy bận rộn, mọi lúc mọi nơi, từ việc này sang việc khác. Chúng ta đang xem truyền hình vào buổi tối khuya, rồi đi chợp mắt một chút, rồi lại bắt đầu bận rộn của ngày tiếp theo. Cơn đại dịch chỉ làm cho những việc này trở nên quá bận, bị giam cầm trong nhà hằng tháng chỉ thêm vào khối lượng công việc chứ không giảm bớt đi việc làm và trách nhiệm nặng. Chúng ta hầu như không có thì giờ để nhìn thấy sự sống hằng ngày hơn là lo cho sự sống nội tâm chúng ta.
Rồi có thể có sự kiện nào đó xãy ra trong công việc thường ngày làm gián đoạn thói quen xấu và làm cho chúng ta "bừng tỉnh". Có nhiều dịp có thể giúp chúng ta nghĩ đến việc nội tâm trong đời sống của chúng ta, để biết điều gì đã làm sai và cần thay đổi, hay có người quen thuộc vừa bị chết hay bị ốm nặng, hay hoặc sức khoẻ của chúng ta bị suy giảm đi do bị lão hoá, hay việc chúng ta phải ly hôn vì đời sống gia đình bị lơ là từ lâu v.v... Cho đến khi những sự kiện này xãy ra, chúng ta chưa được "bừng tỉnh". Chúng ta rà soát những nơi khác, xem những việc chúng ta nghĩ đến và đã làm cho đời sống chúng ta "thích thú", "hăng hái", có "ý nghĩa" hay "quan trọng". Nhưng có điều gì đó xãy ra với chúng ta. và bây giờ chúng ta mới biết là chúng ta đang trong giấc mộng. Điều gì đã xãy ra cho người con gái ông Gia-ia cũng có thể xãy ra cho chúng ta, và chúng ta vừa tỉnh giấc sau giấc ngủ say ngay cả cái chết. Thật là một ơn huệ! Có ai đã đưa tay ra ân cần giúp chúng ta tỉnh thức. Sự sống lại xảy ra đã tỏ ra là một hồi chuông cảnh tỉnh. Chúng ta được "cứu rổi" và được trông thấy rõ ràng hơn hoàn cảnh của chúng ta. Ai là Đấng đã ban cho chúng ta sự sống?
Một cách khác mà chúng ta đã được nâng dậy: Câu chuyện đứa bé gái đã chết, người trong tang quyến đang than khóc như tỏ cho mọi người rỏ bé gái đã chết. Nhưng khi Chúa Giêsu nói đến tình trạng của cô ta, Chúa Giêsu gọi là "giấc ngủ", điều này khiến cho những người trong gia đình lúc đó buồn cười. Thánh Máccô cho chúng ta thấy những gì cộng đoàn tín hữu tuyên xưng về Chúa Giêsu. Sự chết giống như một giấc ngủ đối với Ngài. Và điều gì Ngài làm cho con gái ông Gia-ia, Ngài sẽ lay chúng ta tỉnh dậy ra khỏi “giấc ngủ”. Với đức tin là Chúa Giêsu có quyền năng để làm điều này, mỗi người trong chúng ta có thể đối mặt với cái chết của chính mình với can đảm mà Chúa Giêsu cho chúng ta thấy.
Chúa Giêsu bảo là bé gái cần thực phẩm để ăn. Điều gì có thể là một bằng chứng mạnh hơn và thuyết phục hơn để chứng tỏ rõ ràng là việc cô bé đã trở lại với cuộc sống? Việc cô bé ăn uống không chỉ là dấu chỉ là cô bé được phục hồi mọi chức năng của cơ thể. Trong văn hóa này, ăn uống với gia đình là một cách tỏ ra là có sức sống. Bạn có sống không chỉ với tư cách là một cá nhân, nhưng là một thành phần của một cộng đoàn. Cô bé được có đồ ăn bởi gia đình, và bởi thế cô ta đã hoàn toàn mạnh lại. Ai biết được cô ta đau ốm bao lâu và không ngồi vào bàn ăn với gia đình. Bây giờ cô ta đang ngồi vào bàn ăn với các người thân thương xung quanh cô ta. Linh mục giảng có thể nêu ra sự tương đương về đời sống tín hữu với bí tích Thánh Thể. Sau khi chúng ta đã "ngủ" trong Thiên Chúa hay đã chết vì tội lỗi, thì Chúa Kitô hằng sống "bừng tỉnh" chúng ta qua việc tha thứ tội lỗi cho chúng ta, và mời gọi chúng ta lại bàn ăn, và chúng ta được trở lại là thành phần sống động trong gia đình tín hữu. Chúng ta có thể một lần nữa ngồi vào bàn ăn với gia đình, Mình và Máu Thánh là sự Sống của Chúa Kitô.
Một lời nói về người phụ nữ chận Chúa Giêsu lại khi Ngài đi đến nhà ông Gia-ia. Người phụ nữ đó là người có việc làm. Còn gì khác, trong một xã hội nghèo đó, bà ta không có thể tìm đến nhiều thầy thuốc. Và bây giờ bà ta là người có bệnh băng huyết. Bà có thể bị coi là người ô uế theo đạo Do Thái. Bà ta không được phép vào thờ phượng trong Đền Thờ và phải tránh xa cộng đoàn để không làm ô uế cho những người khác. Thật là một câu chuyện nực cười. Có lẻ trước kia bà ta cũng quen biết với ông Gia-ia một giới chức trong hội đường, thậm chí là người có cùng mối quan hệ xã hội với ông ta và bây giờ bà ta không được phép vào hội đường nữa. Dù vậy nhu cầu và khả năng tự giải quyết những tình huốn tuyệt vọng của con người đã đưa họ đến với nhau. Và bây giờ bà ta và ông Gia-ia cùng họp nhất với nhau vì nhu cầu và đức tin vào Chúa Giêsu. Cả hai cùng ở trong cộng đoàn giống như chúng ta, trong thánh lễ này. Được hợp nhất bởi nhu cầu và đức tin trong Chúa Giêsu. Những khác biệt bề ngoài của chúng ta được bỏ qua một bên khi chúng ta cùng nhau tìm đến Ngài qua lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể. Chúa Giêsu đến với chúng ta, cầm tay chúng ta và đưa chúng ta lên.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
13th SUNDAY (B) June 27, 2021
Wisdom 1: 13-15; 2: 23-24; 2 Corinthians 8: 7, 9, 13-15; Mark 5: 21-43
by Jude Siciliano, OP
Like Lazarus, the young girl Jesus raised from death died again. Who knows the cause of her second death. Did she die in childbirth? Was she felled by one of the common deadly diseases that afflicted people of that time? She may have lived long enough to have children, even grandchildren. Perhaps, as she lay dying, they gathered around her deathbed and watched as she breathed her last. When she did die, once again there would be the customary rituals. They would have hired flute players and a professional group of mourners. Neighbors would have heard the sounds and known that Jairus’ daughter had died – again.
Who knows, some of the older among them might recall how she had died when she was only 12. They would tell their young how her father, an important synagogue official, had put aside all the usual official prejudices against the preacher Jesus and gone to him, even falling down before him, to beg for the life of his daughter. Sickness and death have a way of shearing through the veneer of our self-importance and social standings. They touch us at our most vulnerable place, strip us of our illusions and remind us that, no matter how important we are in others’ eyes, we are still human – limited and temporary here on earth. And so, Jairus’ daughter dies again and Jesus is no longer around to help the grieving family. Did he perform that gracious miracle for Jairus’ daughter just once, a marvelous, but once-only gesture of his power?
The Christian community that saved this story and passed it on to us didn’t believe so. They saw more than a resuscitation in what Jesus did for the young girl. It is clear they saw important elements in the story that would relevant for us, whose lives are all-too-often shattered by the death of loved ones – especially after 600,000 have died in our country and millions elsewhere have succumbed to the COVID pandemic. In addition, we too must face our own deaths someday. Can what Jesus did for the girl have meaning for us today?
Our ancestors in faith believed so, you can tell by how they tell the story. They make hints: for example, they evoke hope in the resurrection in their telling. For example, Jairus asks that his daughter be made "well" and "live." Both words have special meaning. In the early church’s preaching they were used to indicate "salvation" and "eternal life." Our ancestors in faith believed that in performing this miracle, Jesus shows he is offering salvation and eternal life to the dead.
I hear echoes of today’s gospel story of Jairus and his critically ill daughter in a conversation I had some years back. A troubled mother chattered with me at a birthday party over coffee and cake. Her son was part of the Wave dance movement – you may remember how popular these events were among young partygoers. He would go out to huge dances in warehouses and spend entire nights there dancing – obviously this was before the pandemic restrictions. She knew that at such gatherings the drug Ecstasy was used to heighten the sights and sounds experienced by the dancers. She asked for prayers. It echoes what so many other parents have asked for their children in trouble. She had also been speaking to drug counselors so that she would know how to approach her son and get him help. Echoing the gospel, her prayers were that her son would get "well and live." She wanted to help, not just to get him off drugs, but that he might find deeper meaning in his life. She hoped he would have the faith she had in Jesus and experience the love and support she had in her faith community. Like Jairus, she wanted to take Jesus’ hand and lead him to the bedside of her son. She hoped that through her, Jesus might reach out and touch her son, raise him from the "sleep" that he was in so that he might arise and "live." (I wonder if that isn’t a way of praying for someone we love: imagine taking the hand of Jesus and silently leading him to the side of the one we are concerned about. No words necessary. Let him see and trust he will know what must be done to "raise them up.")
There is a spiritual phenomenon described in the East called "waking up." It may happen like this. We go through our busy lives running from one activity to another. We sedate ourselves in front of television late into the evening, grab some sleep and then start another rushed and too-busy day. The pandemic has only intensified these activities, being locked in for months has added, not reduced, our workload and responsibilities. We have barely had time to see to the basics of daily life, much less tend to our inner life.
Eventually something may interrupt this deadening routine and "wake us up." The possibilities are many: maybe we have a moment of dazzling insight about our lives, what is wrong and needs to be changed; perhaps someone close to us dies, or gets very sick; or our energies falter due to aging; we may go though a divorce because of a marriage long neglected, etc. Up until these events happen we are not yet "awake." We were looking elsewhere, at what we thought made our lives "interesting," "exciting," "relevant," or "important." But something happens to us and we see now that we have been sleepwalking. What happened to Jairus’ daughter can happen for us, we too wake from a dulling, even deadly sleep. It is a gift! Someone has reached out a gracious hand and raised us up. Resurrection has happened here, in this life, for us. The crisis we experienced has proved to be a wake-up call. We are "saved" and enabled to see more clearly our current situation and Who it is that is offering us life.
Another way in which we are raised up: It seems obvious from the story that the girl has died, the mourners are announcing it clearly by their wailing. But when Jesus refers to her condition, he calls it "sleep," which earns him the onlookers’ ridicule. Mark is noting for us what the Christian community professes about Jesus. Death is as sleep to him and what he does for the girl he will do for us, awake us from "sleep." With faith that he has the power to do this, each of us can face our own death with the courage Jesus raises in us.
Jesus instructs that the girl be given something to eat. What could be a stronger, more convincing proof that the girl has returned to life? Her eating is not just a sign she has her bodily functions back. In this culture, eating in the midst of the family was a strong sense of belonging and having life. You had life, not just as an individual, but as part of a community. The girl is given food by her family, and so she has been restored to full life. Who knows how long she had been sick and away from the family table. Now she is back to that table, surrounded by those who love her. The preacher may want to draw the parallel between the Christian and the Eucharistic table. When we have been "asleep" to God, or "dead" because of sin, the living Christ "wakes us up" by forgiving our sins and inviting us to eat at the table. We are then restored as a living member of the family of believers. We can again come to the table for the family meal, the body and blood, the very life of Christ.
A word about the woman who interrupts Jesus’ journey to Jairus’ home. She seems to have been a person of means. How else, in such a poor society, could she have afforded "many doctors?" Now, as a hemorrhaging person, she would be considered ritually unclean. She would not be allowed to worship in the Temple and would be required to stay apart from the community so as not to contaminate others. How ironic, she who in her past, might have known the synagogue official Jairus, even been in the same social circle with him, now would not be allowed to worship in his synagogue. Yet, need and their human incapacity to address their desperate situation by themselves, have brought them together. Now, united by their need, and their faith in Jesus, both are in the same community. Like us at this worship – united by need and faith in Jesus, our superficial differences are put aside as together we reach out for him. But his reach is longer – through Word and Sacrament he reaches out, takes us by the hand and raises us up.
Khôn ngoan 1: 13-15,2:23-24; Tv 29; 2 Côrintô 8: 7-9, 13-15; Máccô 5: 21-43
Cũng như ông Lazarô, đứa bé gái mà Chúa Giêsu chữa sống lại sẽ phải chết. Ai biết được lý do vì sao cô bé đó chết lần thứ hai. Có thể cô ta chết lúc sinh chăng? Hay là chết vì mắc phải căn bệnh đang phổ biến trong xã hội thời đó? Cô ta có thể sống đủ lâu để có con, và có cháu nội ngoại. Có thể khi cô ta nằm hấp hối trên giường, những người trong gia đình họp nhau xung quanh để nhìn cô trút hơi thở cuối cùng. Cô ta chết khi nào. Và một lần nữa sẽ có những nghi lễ truyền thống. Gia đình sẻ thuê người thổi sáo và nhóm người khóc cho cô. Hàng xóm có thể nghe tiếng thổi sáo và người than khóc là con gái ông Gia-ia lại chết một lần nữa.
Biết đâu, một số người lớn tuổi trong số họ có thể nhớ lại khi cô ta chết lúc 12 tuổi. Họ có thể kể cho những người còn trẻ là làm sao cha cô ta, một quan chức cấp cao trong hội đường, đã bỏ qua những thành kiến kỳ thị về việc rao giảng của Chúa Giêsu đi tìm Ngài, để xin Chúa Giêsu, kể cả việc phải quỳ xuống trước mặt Chúa Giêsu để cầu xin sự sống cho con gái ông. Bệnh tật và sự chết đụng đến chúng ta có một mãnh lực làm xé toan lớp vỏ bọc của lòng tự trọng, và vị thế xả hội nơi mổi người chúng ta. Nó chạm vào chúng ta ở nơi chúng ta dễ bị tổn thương nhất, và nó tước bỏ những ảo tưởng nơi mỗi người trong chúng ta và nhắc chúng ta rằng, mặc dù chúng ta có quan trọng đến đâu trong mắt người khác, chúng ta vẫn là phàm nhân - có nhiều giới hạn và tạm thời ở trên trái đất này. Và bởi thể, con gái ông Gia-ia đã chết một lần nữa và Chúa Giêsu không có đó để giúp gia đình đang đau buồn. Chúa Giêsu làm phép lạ chữa con gái ông Gia-ia chỉ một lần thôi, một cử chỉ chứng tỏ uy quyền của Ngài.
Cộng đoàn tín hữu ghi nhớ câu chuyện này và truyền lại cho chúng ta, Họ chỉ nghĩ đó như là một phép lạ mà thôi, và khi nhìn vào phép lạ đó, họ nghĩ là Chúa Giêsu làm cho đứa bé gái sống lại hơn là Ngài đã ban sự sống cho nó. Thật ra họ trông thấy yếu tố quan trọng trong câu chuyện có liên quan đến chúng ta, khi đời sống chúng ta thường bị rúng động bởi cái chết của những người thân yêu, nhất là sau khi 600,000 người trên đất nước chúng ta đã chết và hàng triệu người khác đã chết trên thế giới vì đại dịch COVID. Ngoài ra, chúng ta sẽ phải đối mặt với cái chết của chính mình vào một ngày nào đó. Những gì Chúa Giêsu đã làm cho cô bé con ông Gia-ia có ý nghĩa cho chúng ta ngày nay không?
Tổ tiên của chúng ta trong cùng đức tin đã tin như thế. Bạn có thể nghĩ như vậy qua cách họ kể lại câu chuyện. Họ gợi ý đến việc như: họ nói đến hy vọng về sự sống lại trong cách họ kể chuyện. Thí dụ như: họ nói ông Gia-ia xin cho con gái ông ta được "sống lại" và được "khỏe mạnh". Cả 2 từ đó có ý nghĩa đặc biệt. Trong Giáo hội tiên khởi, lời rao giảng dùng hai từ ngử đó nói về sự "cứu rổi" và sự "sống đời đời". Tổ tiên cùng đức tin của chúng ta tin rằng khi Chúa Giêsu làm phép lạ này, Ngài cho thấy Ngài đang ban ơn cứu rổi và sự sống đời đời cho người đã chết.
Tôi nghe thấy tiếng vọng lại từ bài Phúc âm hôm nay với câu chuyện ông Gia-ia và đứa con gái ông đang bị bệnh nặng trong một cuộc nói chuyện với một người mẹ cách đây vài năm về trước. Bà ta nói với tôi là đứa con trai của bà ta một trong những vũ công trong các bữa tiệc sinh nhật nhẹ là uống cà phê và ăn bánh ngọt. Chắc bạn còn nhớ trong các bữa tiệc nhẹ của những thanh thiếu niên đã phổ biến rộng trong gới trẻ hiện nay, họ nhảy múa suốt đêm trong các nhà kho. Họ nhảy múa và rồi việc này xãy qua việc khác, lẽ cố nhiên hiện trạng này thường xảy ra trước khi có lệnh cấm tụ tập trong lúc có cơn đại dịch COVID. Họ đã dùng thuốc LẮC để giúp họ tìm cảm hứng, hăng say với tiếng nhạc và bước nhảy. Bà ta xin tôi cầu nguyện. Tiếng vọng này nói lại những ý nghĩ của nhiều phụ huynh đã xin cầu nguyện cho các con cái họ đang gặp khó khăn. Bà ta cũng nói đến các chuyên gia tư vấn về ma tuý, để biết cách tiếp cận và nói chuyện với con trai mình và nhờ anh ta giúp đở. Vang vọng lại lời trong bài Phúc âm, lời cầu nguyện của bà ta xin cho con trai bà ta có thể sống "mạnh khỏe". Bà ta muốn giúp, không chỉ giúp cho con trai bà thoát khỏi ma tuý mà còn để cho anh ấy tìm hiểu sâu sắc về ỹ nghĩa của đời sống của mình. Bà hy vọng người con trai của bà có đức tin vào Chúa Giêsu và có cảm nghiệm được tình yêu của bà và cộng đoàn. Cũng như ông Gia-ia, bà ta muốn xin Chúa Giêsu đưa tay giúp đở, thức tỉnh con trai bà, để qua lời cầu của bà, Chúa Giêsu có thể tiếp cận và chạm vào con trai bà, kéo cho nó ra khỏi “giấc ngủ” mà nó đang chìm đắm; hồi tỉnh lại và "sống" (Tôi tự hỏi, đó có phải là một cách cầu nguyện cho một người thân yêu của chúng ta. Hãy tưởng tượng nắm lấy tay Chúa Giêsu và yên lặng đưa Ngài đến bên cạnh người thân mà chúng ta quan tâm đang khó khăn này. Không cần phải nói lời nào cả. Hãy để Chúa Giêsu trông thấy và hãy tin tưởng là Ngài sẽ biết phải làm gì để “nâng họ dậy”)
Có một hiện tượng tâm linh được mô tả ở đông phương gọi là "bừng tỉnh". Nó có thể xãy ra như thế này: Trong lúc chúng ta đang trãi qua cuộc sống đầy bận rộn, mọi lúc mọi nơi, từ việc này sang việc khác. Chúng ta đang xem truyền hình vào buổi tối khuya, rồi đi chợp mắt một chút, rồi lại bắt đầu bận rộn của ngày tiếp theo. Cơn đại dịch chỉ làm cho những việc này trở nên quá bận, bị giam cầm trong nhà hằng tháng chỉ thêm vào khối lượng công việc chứ không giảm bớt đi việc làm và trách nhiệm nặng. Chúng ta hầu như không có thì giờ để nhìn thấy sự sống hằng ngày hơn là lo cho sự sống nội tâm chúng ta.
Rồi có thể có sự kiện nào đó xãy ra trong công việc thường ngày làm gián đoạn thói quen xấu và làm cho chúng ta "bừng tỉnh". Có nhiều dịp có thể giúp chúng ta nghĩ đến việc nội tâm trong đời sống của chúng ta, để biết điều gì đã làm sai và cần thay đổi, hay có người quen thuộc vừa bị chết hay bị ốm nặng, hay hoặc sức khoẻ của chúng ta bị suy giảm đi do bị lão hoá, hay việc chúng ta phải ly hôn vì đời sống gia đình bị lơ là từ lâu v.v... Cho đến khi những sự kiện này xãy ra, chúng ta chưa được "bừng tỉnh". Chúng ta rà soát những nơi khác, xem những việc chúng ta nghĩ đến và đã làm cho đời sống chúng ta "thích thú", "hăng hái", có "ý nghĩa" hay "quan trọng". Nhưng có điều gì đó xãy ra với chúng ta. và bây giờ chúng ta mới biết là chúng ta đang trong giấc mộng. Điều gì đã xãy ra cho người con gái ông Gia-ia cũng có thể xãy ra cho chúng ta, và chúng ta vừa tỉnh giấc sau giấc ngủ say ngay cả cái chết. Thật là một ơn huệ! Có ai đã đưa tay ra ân cần giúp chúng ta tỉnh thức. Sự sống lại xảy ra đã tỏ ra là một hồi chuông cảnh tỉnh. Chúng ta được "cứu rổi" và được trông thấy rõ ràng hơn hoàn cảnh của chúng ta. Ai là Đấng đã ban cho chúng ta sự sống?
Một cách khác mà chúng ta đã được nâng dậy: Câu chuyện đứa bé gái đã chết, người trong tang quyến đang than khóc như tỏ cho mọi người rỏ bé gái đã chết. Nhưng khi Chúa Giêsu nói đến tình trạng của cô ta, Chúa Giêsu gọi là "giấc ngủ", điều này khiến cho những người trong gia đình lúc đó buồn cười. Thánh Máccô cho chúng ta thấy những gì cộng đoàn tín hữu tuyên xưng về Chúa Giêsu. Sự chết giống như một giấc ngủ đối với Ngài. Và điều gì Ngài làm cho con gái ông Gia-ia, Ngài sẽ lay chúng ta tỉnh dậy ra khỏi “giấc ngủ”. Với đức tin là Chúa Giêsu có quyền năng để làm điều này, mỗi người trong chúng ta có thể đối mặt với cái chết của chính mình với can đảm mà Chúa Giêsu cho chúng ta thấy.
Chúa Giêsu bảo là bé gái cần thực phẩm để ăn. Điều gì có thể là một bằng chứng mạnh hơn và thuyết phục hơn để chứng tỏ rõ ràng là việc cô bé đã trở lại với cuộc sống? Việc cô bé ăn uống không chỉ là dấu chỉ là cô bé được phục hồi mọi chức năng của cơ thể. Trong văn hóa này, ăn uống với gia đình là một cách tỏ ra là có sức sống. Bạn có sống không chỉ với tư cách là một cá nhân, nhưng là một thành phần của một cộng đoàn. Cô bé được có đồ ăn bởi gia đình, và bởi thế cô ta đã hoàn toàn mạnh lại. Ai biết được cô ta đau ốm bao lâu và không ngồi vào bàn ăn với gia đình. Bây giờ cô ta đang ngồi vào bàn ăn với các người thân thương xung quanh cô ta. Linh mục giảng có thể nêu ra sự tương đương về đời sống tín hữu với bí tích Thánh Thể. Sau khi chúng ta đã "ngủ" trong Thiên Chúa hay đã chết vì tội lỗi, thì Chúa Kitô hằng sống "bừng tỉnh" chúng ta qua việc tha thứ tội lỗi cho chúng ta, và mời gọi chúng ta lại bàn ăn, và chúng ta được trở lại là thành phần sống động trong gia đình tín hữu. Chúng ta có thể một lần nữa ngồi vào bàn ăn với gia đình, Mình và Máu Thánh là sự Sống của Chúa Kitô.
Một lời nói về người phụ nữ chận Chúa Giêsu lại khi Ngài đi đến nhà ông Gia-ia. Người phụ nữ đó là người có việc làm. Còn gì khác, trong một xã hội nghèo đó, bà ta không có thể tìm đến nhiều thầy thuốc. Và bây giờ bà ta là người có bệnh băng huyết. Bà có thể bị coi là người ô uế theo đạo Do Thái. Bà ta không được phép vào thờ phượng trong Đền Thờ và phải tránh xa cộng đoàn để không làm ô uế cho những người khác. Thật là một câu chuyện nực cười. Có lẻ trước kia bà ta cũng quen biết với ông Gia-ia một giới chức trong hội đường, thậm chí là người có cùng mối quan hệ xã hội với ông ta và bây giờ bà ta không được phép vào hội đường nữa. Dù vậy nhu cầu và khả năng tự giải quyết những tình huốn tuyệt vọng của con người đã đưa họ đến với nhau. Và bây giờ bà ta và ông Gia-ia cùng họp nhất với nhau vì nhu cầu và đức tin vào Chúa Giêsu. Cả hai cùng ở trong cộng đoàn giống như chúng ta, trong thánh lễ này. Được hợp nhất bởi nhu cầu và đức tin trong Chúa Giêsu. Những khác biệt bề ngoài của chúng ta được bỏ qua một bên khi chúng ta cùng nhau tìm đến Ngài qua lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể. Chúa Giêsu đến với chúng ta, cầm tay chúng ta và đưa chúng ta lên.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
13th SUNDAY (B) June 27, 2021
Wisdom 1: 13-15; 2: 23-24; 2 Corinthians 8: 7, 9, 13-15; Mark 5: 21-43
by Jude Siciliano, OP
Like Lazarus, the young girl Jesus raised from death died again. Who knows the cause of her second death. Did she die in childbirth? Was she felled by one of the common deadly diseases that afflicted people of that time? She may have lived long enough to have children, even grandchildren. Perhaps, as she lay dying, they gathered around her deathbed and watched as she breathed her last. When she did die, once again there would be the customary rituals. They would have hired flute players and a professional group of mourners. Neighbors would have heard the sounds and known that Jairus’ daughter had died – again.
Who knows, some of the older among them might recall how she had died when she was only 12. They would tell their young how her father, an important synagogue official, had put aside all the usual official prejudices against the preacher Jesus and gone to him, even falling down before him, to beg for the life of his daughter. Sickness and death have a way of shearing through the veneer of our self-importance and social standings. They touch us at our most vulnerable place, strip us of our illusions and remind us that, no matter how important we are in others’ eyes, we are still human – limited and temporary here on earth. And so, Jairus’ daughter dies again and Jesus is no longer around to help the grieving family. Did he perform that gracious miracle for Jairus’ daughter just once, a marvelous, but once-only gesture of his power?
The Christian community that saved this story and passed it on to us didn’t believe so. They saw more than a resuscitation in what Jesus did for the young girl. It is clear they saw important elements in the story that would relevant for us, whose lives are all-too-often shattered by the death of loved ones – especially after 600,000 have died in our country and millions elsewhere have succumbed to the COVID pandemic. In addition, we too must face our own deaths someday. Can what Jesus did for the girl have meaning for us today?
Our ancestors in faith believed so, you can tell by how they tell the story. They make hints: for example, they evoke hope in the resurrection in their telling. For example, Jairus asks that his daughter be made "well" and "live." Both words have special meaning. In the early church’s preaching they were used to indicate "salvation" and "eternal life." Our ancestors in faith believed that in performing this miracle, Jesus shows he is offering salvation and eternal life to the dead.
I hear echoes of today’s gospel story of Jairus and his critically ill daughter in a conversation I had some years back. A troubled mother chattered with me at a birthday party over coffee and cake. Her son was part of the Wave dance movement – you may remember how popular these events were among young partygoers. He would go out to huge dances in warehouses and spend entire nights there dancing – obviously this was before the pandemic restrictions. She knew that at such gatherings the drug Ecstasy was used to heighten the sights and sounds experienced by the dancers. She asked for prayers. It echoes what so many other parents have asked for their children in trouble. She had also been speaking to drug counselors so that she would know how to approach her son and get him help. Echoing the gospel, her prayers were that her son would get "well and live." She wanted to help, not just to get him off drugs, but that he might find deeper meaning in his life. She hoped he would have the faith she had in Jesus and experience the love and support she had in her faith community. Like Jairus, she wanted to take Jesus’ hand and lead him to the bedside of her son. She hoped that through her, Jesus might reach out and touch her son, raise him from the "sleep" that he was in so that he might arise and "live." (I wonder if that isn’t a way of praying for someone we love: imagine taking the hand of Jesus and silently leading him to the side of the one we are concerned about. No words necessary. Let him see and trust he will know what must be done to "raise them up.")
There is a spiritual phenomenon described in the East called "waking up." It may happen like this. We go through our busy lives running from one activity to another. We sedate ourselves in front of television late into the evening, grab some sleep and then start another rushed and too-busy day. The pandemic has only intensified these activities, being locked in for months has added, not reduced, our workload and responsibilities. We have barely had time to see to the basics of daily life, much less tend to our inner life.
Eventually something may interrupt this deadening routine and "wake us up." The possibilities are many: maybe we have a moment of dazzling insight about our lives, what is wrong and needs to be changed; perhaps someone close to us dies, or gets very sick; or our energies falter due to aging; we may go though a divorce because of a marriage long neglected, etc. Up until these events happen we are not yet "awake." We were looking elsewhere, at what we thought made our lives "interesting," "exciting," "relevant," or "important." But something happens to us and we see now that we have been sleepwalking. What happened to Jairus’ daughter can happen for us, we too wake from a dulling, even deadly sleep. It is a gift! Someone has reached out a gracious hand and raised us up. Resurrection has happened here, in this life, for us. The crisis we experienced has proved to be a wake-up call. We are "saved" and enabled to see more clearly our current situation and Who it is that is offering us life.
Another way in which we are raised up: It seems obvious from the story that the girl has died, the mourners are announcing it clearly by their wailing. But when Jesus refers to her condition, he calls it "sleep," which earns him the onlookers’ ridicule. Mark is noting for us what the Christian community professes about Jesus. Death is as sleep to him and what he does for the girl he will do for us, awake us from "sleep." With faith that he has the power to do this, each of us can face our own death with the courage Jesus raises in us.
Jesus instructs that the girl be given something to eat. What could be a stronger, more convincing proof that the girl has returned to life? Her eating is not just a sign she has her bodily functions back. In this culture, eating in the midst of the family was a strong sense of belonging and having life. You had life, not just as an individual, but as part of a community. The girl is given food by her family, and so she has been restored to full life. Who knows how long she had been sick and away from the family table. Now she is back to that table, surrounded by those who love her. The preacher may want to draw the parallel between the Christian and the Eucharistic table. When we have been "asleep" to God, or "dead" because of sin, the living Christ "wakes us up" by forgiving our sins and inviting us to eat at the table. We are then restored as a living member of the family of believers. We can again come to the table for the family meal, the body and blood, the very life of Christ.
A word about the woman who interrupts Jesus’ journey to Jairus’ home. She seems to have been a person of means. How else, in such a poor society, could she have afforded "many doctors?" Now, as a hemorrhaging person, she would be considered ritually unclean. She would not be allowed to worship in the Temple and would be required to stay apart from the community so as not to contaminate others. How ironic, she who in her past, might have known the synagogue official Jairus, even been in the same social circle with him, now would not be allowed to worship in his synagogue. Yet, need and their human incapacity to address their desperate situation by themselves, have brought them together. Now, united by their need, and their faith in Jesus, both are in the same community. Like us at this worship – united by need and faith in Jesus, our superficial differences are put aside as together we reach out for him. But his reach is longer – through Word and Sacrament he reaches out, takes us by the hand and raises us up.
Tay Chúa nắn nên
Lm. Minh Anh
22:35 23/06/2021
TAY CHÚA NẮN NÊN
“Con trẻ này rồi sẽ nên thế nào? Vì quả thực, bàn tay Chúa đã ở với nó!”.
Nhà thơ Robert Frost thật tâm lý khi nói, “Một nhà ngoại giao giỏi là một người đàn ông luôn nhớ ngày sinh nhật của một phụ nữ, nhưng không bao giờ nhớ tuổi của cô ấy!”. Không thể ‘galant’ hơn!
Kính thưa Anh Chị em,
Hôm nay, dẫu không phải là những nhà ngoại giao, nhưng chúng ta vẫn nhớ đến sinh nhật của Gioan Tẩy Giả, vị thánh tiền hô của Con Thiên Chúa. Thánh sử Luca viết, “Hết thảy những ai nghe biết, đều để bụng nghĩ rằng, con trẻ này rồi sẽ nên thế nào? Vì quả thực, bàn tay Chúa đã ở với nó!”. Nói rằng “bàn tay Chúa đã ở” với Gioan, khác nào nói, ‘tay Chúa nắn nên’ Gioan.
Isaia cũng chia sẻ một trải nghiệm ‘mang tính tiên tri’ tương tự qua bài đọc thứ nhất hôm nay, “Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, đã nhớ đến tôi khi tôi còn ở trong bụng mẹ”. Được tạo thành đã lạ lùng và được sai đi còn lạ lùng hơn, “Này đây, Ta làm cho con nên ánh sáng các dân tộc, để con trở nên ơn cứu độ Ta ban cho đến tận cùng trái đất!”. Ánh sáng cho các dân tộc chính là Chúa Kitô, thánh Phaolô trong bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay cũng xác nhận điều đó, “Thiên Chúa ban cho Israel Đức Giêsu làm Đấng Cứu Độ, Đấng mà Gioan đã tiên báo”. Trước huyền nhiệm của việc tạo thành và sai đi này, Thánh Vịnh đáp ca hôm nay cũng trào tràn tâm tình chúc khen, “Con ca ngợi Chúa, vì con được tạo thành cách lạ lùng!”.
Cuộc đời ban đầu của Gioan không được ghi lại nhiều ngoài những gì Luca cho biết, “Cậu bé càng lớn lên, thì tinh thần càng vững mạnh; cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Israel”. Rõ ràng, Gioan không chỉ được thánh hoá trong lòng mẹ nhưng cả trong thời thơ ấu và trưởng thành, đã kết hợp sâu xa với Thiên Chúa trong cái mênh mang của hoang địa và được tràn đầy Thánh Thần.
Hôm nay, chúng ta mừng sinh nhật của Gioan, kết thúc những tháng ngày Zacharia, cha của Gioan bị buộc phải lặng thinh sau cuộc dâng hương bí ẩn của ông trong đền thờ; ngày cắt bì cho Gioan cũng là ngày Zacharia được tháo cởi để đặt cho Gioan một cái tên rất bất thường theo chỉ thị của Tổng lãnh Thiên thần, người đã hiện ra với ông bên hương án; đồng thời, cũng là lúc ông mở miệng tán tụng Thiên Chúa với bài Benedictus bất hủ. Vì thế, sẽ không bất ngờ khi những người có mặt ở nhà Zacharia hôm ấy bị cuốn vào những ẩn khuất cũng như những hy vọng chung quanh đứa bé lạ lùng này, mà với họ, “không biết đứa trẻ này rồi sẽ nên thế nào!”. Và Gioan cũng đã không làm họ thất vọng; chính Chúa Giêsu, một ngày kia sẽ nói về Gioan rằng, “Tôi nói cho các ông hay, trong tất cả con cái người nữ sinh ra, không ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả!”.
Anh Chị em,
Dẫu có thể không hưởng đặc ân được thánh hoá khi còn trong dạ mẹ, hoặc được mặc khải của Tổng lãnh Thiên thần trước khi sinh ra, nhưng mỗi người chúng ta vẫn đã được ‘tay Chúa nắn nên’, và được tay Ngài dẫn dắt mỗi ngày và mọi ngày. Được thánh hoá nhờ Bí tích Rửa Tội, được đầy tràn Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức và được thường xuyên nuôi dưỡng bằng Thánh Thể và Lời Chúa, chúng ta không thua kém Gioan là bao. Như Gioan, Thiên Chúa muốn chúng ta trong mọi đấng bậc, cũng có một “tinh thần vững mạnh” để có thể hoàn thành ý muốn duy nhất của Ngài được ban cho mỗi người cách độc đáo khác nhau. Như Gioan, chúng ta cũng thuộc trọn về Chúa, vâng phục tuyệt đối và ra sức thi hành sứ vụ của mình trong tư cách một người được sai đi. Gioan đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh đặc thù của mình; cả chúng ta, cũng hãy làm như thế!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết kinh ngạc trước những công việc Chúa làm trên con và trên anh chị em con; vì lẽ, ‘tay Chúa nắn nên’ chúng con. Xin đừng để con hoài phí ân sủng Thánh Thần và tình yêu Chúa đã biệt đãi con đêm ngày, bốn mùa xuân hạ thu đông”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Con trẻ này rồi sẽ nên thế nào? Vì quả thực, bàn tay Chúa đã ở với nó!”.
Nhà thơ Robert Frost thật tâm lý khi nói, “Một nhà ngoại giao giỏi là một người đàn ông luôn nhớ ngày sinh nhật của một phụ nữ, nhưng không bao giờ nhớ tuổi của cô ấy!”. Không thể ‘galant’ hơn!
Kính thưa Anh Chị em,
Hôm nay, dẫu không phải là những nhà ngoại giao, nhưng chúng ta vẫn nhớ đến sinh nhật của Gioan Tẩy Giả, vị thánh tiền hô của Con Thiên Chúa. Thánh sử Luca viết, “Hết thảy những ai nghe biết, đều để bụng nghĩ rằng, con trẻ này rồi sẽ nên thế nào? Vì quả thực, bàn tay Chúa đã ở với nó!”. Nói rằng “bàn tay Chúa đã ở” với Gioan, khác nào nói, ‘tay Chúa nắn nên’ Gioan.
Sự chào đời của một em bé là cách thức Thiên Chúa nói với thế giới rằng, “Nó sẽ tiếp tục!”, vì ‘tay Chúa nắn nên’ nó; sự chào đời của một em bé còn phản ánh một khía cạnh của vẻ đẹp, và sự huyền nhiệm vô hạn của Thiên Chúa với những phóng chiếu của Ngài trên hình hài bé nhỏ đó. Cha mẹ của em bé có thể coi đó như một nhầm lẫn hoặc một sai sót, nhưng với Thiên Chúa thì không! Một đôi vợ chồng son sẻ mong mỏi nó; nhưng Thiên Chúa lại khát khao nó! Chúng ta tin như thế với bất cứ một sinh linh nào, phương chi với việc chào đời của một vị tiền hô trong Nhiệm Cục Cứu Thế. Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên khi thánh Tôma Aquinô đã đi xa hơn, “Gioan đã được thánh hoá từ trong lòng mẹ”; Luca viết, “Và ngay khi còn trong lòng mẹ, em đã đầy Thánh Thần”. Đầy Thánh Thần, Gioan nhảy lên vui sướng trong thai mẫu lúc mẹ Gioan hôn chào người em họ, Maria, Trinh Nữ Đầy Ơn Phước. Quả thế, chính bàn tay Chúa đã ở trên Gioan, làm cho Gioan trở nên thánh thiện và dẫn dắt Gioan đến việc chu toàn tốt đẹp thánh ý Ngài.
Isaia cũng chia sẻ một trải nghiệm ‘mang tính tiên tri’ tương tự qua bài đọc thứ nhất hôm nay, “Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, đã nhớ đến tôi khi tôi còn ở trong bụng mẹ”. Được tạo thành đã lạ lùng và được sai đi còn lạ lùng hơn, “Này đây, Ta làm cho con nên ánh sáng các dân tộc, để con trở nên ơn cứu độ Ta ban cho đến tận cùng trái đất!”. Ánh sáng cho các dân tộc chính là Chúa Kitô, thánh Phaolô trong bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay cũng xác nhận điều đó, “Thiên Chúa ban cho Israel Đức Giêsu làm Đấng Cứu Độ, Đấng mà Gioan đã tiên báo”. Trước huyền nhiệm của việc tạo thành và sai đi này, Thánh Vịnh đáp ca hôm nay cũng trào tràn tâm tình chúc khen, “Con ca ngợi Chúa, vì con được tạo thành cách lạ lùng!”.
Cuộc đời ban đầu của Gioan không được ghi lại nhiều ngoài những gì Luca cho biết, “Cậu bé càng lớn lên, thì tinh thần càng vững mạnh; cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Israel”. Rõ ràng, Gioan không chỉ được thánh hoá trong lòng mẹ nhưng cả trong thời thơ ấu và trưởng thành, đã kết hợp sâu xa với Thiên Chúa trong cái mênh mang của hoang địa và được tràn đầy Thánh Thần.
Hôm nay, chúng ta mừng sinh nhật của Gioan, kết thúc những tháng ngày Zacharia, cha của Gioan bị buộc phải lặng thinh sau cuộc dâng hương bí ẩn của ông trong đền thờ; ngày cắt bì cho Gioan cũng là ngày Zacharia được tháo cởi để đặt cho Gioan một cái tên rất bất thường theo chỉ thị của Tổng lãnh Thiên thần, người đã hiện ra với ông bên hương án; đồng thời, cũng là lúc ông mở miệng tán tụng Thiên Chúa với bài Benedictus bất hủ. Vì thế, sẽ không bất ngờ khi những người có mặt ở nhà Zacharia hôm ấy bị cuốn vào những ẩn khuất cũng như những hy vọng chung quanh đứa bé lạ lùng này, mà với họ, “không biết đứa trẻ này rồi sẽ nên thế nào!”. Và Gioan cũng đã không làm họ thất vọng; chính Chúa Giêsu, một ngày kia sẽ nói về Gioan rằng, “Tôi nói cho các ông hay, trong tất cả con cái người nữ sinh ra, không ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả!”.
Anh Chị em,
Dẫu có thể không hưởng đặc ân được thánh hoá khi còn trong dạ mẹ, hoặc được mặc khải của Tổng lãnh Thiên thần trước khi sinh ra, nhưng mỗi người chúng ta vẫn đã được ‘tay Chúa nắn nên’, và được tay Ngài dẫn dắt mỗi ngày và mọi ngày. Được thánh hoá nhờ Bí tích Rửa Tội, được đầy tràn Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức và được thường xuyên nuôi dưỡng bằng Thánh Thể và Lời Chúa, chúng ta không thua kém Gioan là bao. Như Gioan, Thiên Chúa muốn chúng ta trong mọi đấng bậc, cũng có một “tinh thần vững mạnh” để có thể hoàn thành ý muốn duy nhất của Ngài được ban cho mỗi người cách độc đáo khác nhau. Như Gioan, chúng ta cũng thuộc trọn về Chúa, vâng phục tuyệt đối và ra sức thi hành sứ vụ của mình trong tư cách một người được sai đi. Gioan đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh đặc thù của mình; cả chúng ta, cũng hãy làm như thế!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết kinh ngạc trước những công việc Chúa làm trên con và trên anh chị em con; vì lẽ, ‘tay Chúa nắn nên’ chúng con. Xin đừng để con hoài phí ân sủng Thánh Thần và tình yêu Chúa đã biệt đãi con đêm ngày, bốn mùa xuân hạ thu đông”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mừng Vui
Lm Vũđình Tường
22:50 23/06/2021
Kitô hữu có nhiều lí do chính đáng để mừng vui. Hai chương đầu sách Khôn Ngoan cho biết Thiên Chúa không tạo dựng sự chết và cũng không vui mừng khi con người phải chết. Thiên Chúa tạo dựng con người sống an vui, hạnh phúc suốt đời trong nhà Chúa. Thiên Chúa dựng nên con người phỏng theo 'hình ảnh và giống như Người'. 'Hình ảnh và giống như' chính là tình yêu Chúa và tình yêu Chúa toàn thiện, toàn mỹ, không bao giờ thay đổi, hay hư nát. Chọn yêu mến Thiên Chúa chính là chọn sự sống đời đời, sống hoan lạc trong nhà Chúa. Chọn sống tinh thần 'Mến Chúa, yêu tha nhân' như chính Đức Kitô dậy là chọn sống đời sống đức hạnh. Chọn như thế chính là chọn niềm vui vĩnh cửu. Chọn sống theo í riêng, hay theo sở thích xã hội, là chọn sống đời sống độc lập với Thiên Chúa. Ngoài Chúa ra không gì tồn tại, không gì vĩnh cửu. Mọi sự đều qua đi. Chỉ trong Chúa mọi sự mới tồn tại muôn đời bởi tình yêu Chúa, ban phát, và cầm giữ sự sống.
Nguồn hoan lạc thứ hai đến từ lời Thánh Vịnh kêu gọi Kitô hữu ca tụng tình yêu Chúa. Tình yêu Chúa dẫn Kitô hữu đến sự sống trường sinh.
'Khúc ai ca, Chúa đổi thành vũ điệu, cởi áo sô, mặc cho con lễ phục huy hoàng'. Tv 28:12.
Trước khi lãnh nhận bí tích hoà giải, tâm hồn Kitô hữu lo lắng, bồn chồn sợ hãi khi nhận biết điều gian ác, lời độc hại, mình đã thực hiện. Sau khi lãnh nhận bí tích hoà giải, tâm hồn người đó trở nên an lành, trong sáng, mừng vui vì Chúa không tuyên án phạt, nhưng lại yêu thương, tha thứ. Bước ra khỏi toà cáo giải, chân thấp, chân cao, mừng vui như nai nhảy mừng. Con tim rộn niềm vui, môi miệng hoan ca, ca tụng Thánh Danh Chúa. Vui mừng đến chảy nước mắt. Khóc trong trường hợp này không liên quan gì đến đau khổ, xót thương, nhưng giọt nước mắt chan hoà tình yêu, lòng mến, hoan ca. Tv.96 và 100.
Nguồn hoan lạc thứ ba đến từ thư thứ hai thánh Phaolô gởi tín hữu thành Corintô 2 Cor. 8:9,13-15. Thánh nhân xác quyết Đức Kitô, Đấng giầu sang tột bực, tự nhận cái nghèo hèn của Kitô hữu để ban cho Kitô hữu sự giầu sang của Đức Chúa. Chết chưa phải là hết. Chết chính là lúc người đó tự biết họ thực sự sống đời sống cao trọng hay nghèo hèn. Nghèo hèn theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là chết không mang theo thứ gì kiếm được khi còn tại thế, ngay cả không khí thở cũng không có để mang theo, nói chi đến của cải vật chất. Nghĩa thứ hai nghèo tình người, bởi khi còn sống đã sống đời sống không tình cảm, không biết tỏ lòng xót thương, thiếu rộng lượng, nghèo tha thứ. Chết cũng là lúc nhận biết dã sống cuộc sống cao trọng, giầu sang bởi người đó đã không sống cho chính mình mà sống cho tha nhân, sống cho Thiên Chúa, làm Rạng Sáng Danh Chúa. Sống theo tinh thần đó thánh nhân nói chúng ta trở nên giầu có. Không phải tự sức mình có thể làm giầu trước mặt Thiên Chúa, mà chính là do Đức Kitô ban cho nhưng ai làm Sáng Danh Chúa. Câu thứ hai trong Kinh Lậy Cha, Đức Kitô dậy môn đệ; 'Xin cho Danh Cha cả sáng'. Giầu sang nhờ Danh Chúa.
Bài Phúc Âm Đức Kitô ban sự sống cho hai người phụ nữ, một trẻ, một già, cách nhau 12 tuổi. Không thấy nhắc đến tên của hai người phụ nữ đó, nhưng biết rõ một người là con gái của đội trưởng Jairus, mười hai tuổi bệnh liệt. Đức Kitô chưa đến nơi thì có tin báo con bé đã chết. Đức Kitô truyền cho con bé sống lại để tỏ cho mọi người biết, Đức Kitô là Chúa của sự sống. Người phụ nữ bệnh 12 năm, bà còn đi đứng, nhưng niềm vui cuộc sống trong bà đã chết. Bà không còn hy vọng gì nơi thầy thuốc. Thầy thuốc khắp xứ bó tay, không chữa khỏi, bệnh còn nặng hơn. Bà âm thầm mong sờ vào gấu áo Đức Kitô với hy vọng khỏi bệnh. Bà được toại nguyện như lòng mong ước. Đức Kitô thắc mắc, ai sờ gấu áo Ngài. Môn đệ tự nhủ: 'Có mà trời biết'. Bệnh nhân biết không thể dấu được, liền đến quì gối trước mặt Đức Kitô thú nhận, chính bà đã làm điều đó, và bệnh lâu năm của bà được lành. Điều này cho biết Đức Kitô là Chúa của sự sống. Môn đệ Đức Kitô đâu biết các ông đang tin theo 'Chúa Đất Trời'.
Ban sự sống cho hai người phụ nữ, Đức Kitô mặc khải cho biết Ngài là Chúa của sự sống, và là Chúa của sự sống lại, cho những ai đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô. Là môn đệ Đức Kitô, chúng ta luôn bảo vệ sự sống, quí mến sự sống, tôn trọng sự sống vì sự sống ta, và của tha nhân chính là quà Chúa ban. Xúc phạm đến sự sống là xúc phạm đến món quà Chúa trao ban.
TiengChuong.org
Dancing
Christians have good reasons for dancing. The first two chapters of the Book of Wisdom say that God neither invented death, nor took pleasure in death. God created us to live forever. God made us after God's image and likeness, and that is God's nature, and God's nature is eternal love. When we choose God, we choose life and eternal life. We choose to live a life of Christian virtues, and the Christian virtues last forever. Choosing God gives us the joy to dance. When we chose to live independently from God, we chose a life without God. Nothing exists outside God.
The second reason for joy to dance comes from the psalm, which praises God, for God has rescued us from the power of death.
'The Lord has changed my mourning into dancing' Ps 29:12.
Before the sacrament, penitents mourn for their weakness. After the sacrament, they dance to give thanks to God for God's mercy and love. They feel like dancing after mourning, because the Lord has pardoned their sin. God has given them another chance to return to God. They dance to God with joy in their hearts. They give thanks to His Holy Name. Mourning in this sense is not associated with sadness and darkness, but joy and happiness. 'Cry out to God with joy ps.100' is what the psalm calls us to do.
The third reason for joy to dance comes from St Paul. The saint told us, Jesus became one of us, lived in a poor state, to transform, and make us rich in Him. Only in death, we truly know how poor/ rich we are. In death we are stripped bare of everything we have. We have nothing, not even a breath of air to breathe. At the same time, we know how rich we are because Jesus' disciples are endowed with God's grace and love. Our richness in God is not in the worldly things we possess, but God's Holy Name is our treasure.
The theme of dancing flows through the Gospel, through Jesus' public ministry. Jesus healed two daughters of Israel. In each of the healings, Jesus revealed a different kind of God's power. The two daughters: the younger one was a twelve year old, and the older one was a senior who had been ill for years. Their names were unknown, but one was known as Jairus, the synagogue official's daughter. She was declared dead by Jairus' servants. Jesus brought her back to life. Giving her life back, Jesus let people know that He is the God of life. The anonymous woman was alive, but considered dead in a sense, for her long illness took away the joy of her life. She had been ill for twelve years, and had spent all her savings for medication. Her condition was not better, but getting worse. She lost hope in humanity. Quietly she touched Jesus' garment hem, and her hope was fulfilled. This mysterious healing confirmed, Jesus had the power over sickness. Knowing that she was no longer able to conceal her 'secret- touching His garment' She knelt in front of Him, in public, confessing that she was the one who quietly touched His garment. Her long- term illness was instantly and completely cured.
Giving life to these daughters, Jesus let people know that He is the God of life, and through Him, eternal life is given for those who have faith in Him.
Life and eternal life are in God's hand. We, Jesus' disciples must uphold, respect and cherish God's gift.
Nguồn hoan lạc thứ hai đến từ lời Thánh Vịnh kêu gọi Kitô hữu ca tụng tình yêu Chúa. Tình yêu Chúa dẫn Kitô hữu đến sự sống trường sinh.
'Khúc ai ca, Chúa đổi thành vũ điệu, cởi áo sô, mặc cho con lễ phục huy hoàng'. Tv 28:12.
Trước khi lãnh nhận bí tích hoà giải, tâm hồn Kitô hữu lo lắng, bồn chồn sợ hãi khi nhận biết điều gian ác, lời độc hại, mình đã thực hiện. Sau khi lãnh nhận bí tích hoà giải, tâm hồn người đó trở nên an lành, trong sáng, mừng vui vì Chúa không tuyên án phạt, nhưng lại yêu thương, tha thứ. Bước ra khỏi toà cáo giải, chân thấp, chân cao, mừng vui như nai nhảy mừng. Con tim rộn niềm vui, môi miệng hoan ca, ca tụng Thánh Danh Chúa. Vui mừng đến chảy nước mắt. Khóc trong trường hợp này không liên quan gì đến đau khổ, xót thương, nhưng giọt nước mắt chan hoà tình yêu, lòng mến, hoan ca. Tv.96 và 100.
Nguồn hoan lạc thứ ba đến từ thư thứ hai thánh Phaolô gởi tín hữu thành Corintô 2 Cor. 8:9,13-15. Thánh nhân xác quyết Đức Kitô, Đấng giầu sang tột bực, tự nhận cái nghèo hèn của Kitô hữu để ban cho Kitô hữu sự giầu sang của Đức Chúa. Chết chưa phải là hết. Chết chính là lúc người đó tự biết họ thực sự sống đời sống cao trọng hay nghèo hèn. Nghèo hèn theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là chết không mang theo thứ gì kiếm được khi còn tại thế, ngay cả không khí thở cũng không có để mang theo, nói chi đến của cải vật chất. Nghĩa thứ hai nghèo tình người, bởi khi còn sống đã sống đời sống không tình cảm, không biết tỏ lòng xót thương, thiếu rộng lượng, nghèo tha thứ. Chết cũng là lúc nhận biết dã sống cuộc sống cao trọng, giầu sang bởi người đó đã không sống cho chính mình mà sống cho tha nhân, sống cho Thiên Chúa, làm Rạng Sáng Danh Chúa. Sống theo tinh thần đó thánh nhân nói chúng ta trở nên giầu có. Không phải tự sức mình có thể làm giầu trước mặt Thiên Chúa, mà chính là do Đức Kitô ban cho nhưng ai làm Sáng Danh Chúa. Câu thứ hai trong Kinh Lậy Cha, Đức Kitô dậy môn đệ; 'Xin cho Danh Cha cả sáng'. Giầu sang nhờ Danh Chúa.
Bài Phúc Âm Đức Kitô ban sự sống cho hai người phụ nữ, một trẻ, một già, cách nhau 12 tuổi. Không thấy nhắc đến tên của hai người phụ nữ đó, nhưng biết rõ một người là con gái của đội trưởng Jairus, mười hai tuổi bệnh liệt. Đức Kitô chưa đến nơi thì có tin báo con bé đã chết. Đức Kitô truyền cho con bé sống lại để tỏ cho mọi người biết, Đức Kitô là Chúa của sự sống. Người phụ nữ bệnh 12 năm, bà còn đi đứng, nhưng niềm vui cuộc sống trong bà đã chết. Bà không còn hy vọng gì nơi thầy thuốc. Thầy thuốc khắp xứ bó tay, không chữa khỏi, bệnh còn nặng hơn. Bà âm thầm mong sờ vào gấu áo Đức Kitô với hy vọng khỏi bệnh. Bà được toại nguyện như lòng mong ước. Đức Kitô thắc mắc, ai sờ gấu áo Ngài. Môn đệ tự nhủ: 'Có mà trời biết'. Bệnh nhân biết không thể dấu được, liền đến quì gối trước mặt Đức Kitô thú nhận, chính bà đã làm điều đó, và bệnh lâu năm của bà được lành. Điều này cho biết Đức Kitô là Chúa của sự sống. Môn đệ Đức Kitô đâu biết các ông đang tin theo 'Chúa Đất Trời'.
Ban sự sống cho hai người phụ nữ, Đức Kitô mặc khải cho biết Ngài là Chúa của sự sống, và là Chúa của sự sống lại, cho những ai đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô. Là môn đệ Đức Kitô, chúng ta luôn bảo vệ sự sống, quí mến sự sống, tôn trọng sự sống vì sự sống ta, và của tha nhân chính là quà Chúa ban. Xúc phạm đến sự sống là xúc phạm đến món quà Chúa trao ban.
TiengChuong.org
Dancing
Christians have good reasons for dancing. The first two chapters of the Book of Wisdom say that God neither invented death, nor took pleasure in death. God created us to live forever. God made us after God's image and likeness, and that is God's nature, and God's nature is eternal love. When we choose God, we choose life and eternal life. We choose to live a life of Christian virtues, and the Christian virtues last forever. Choosing God gives us the joy to dance. When we chose to live independently from God, we chose a life without God. Nothing exists outside God.
The second reason for joy to dance comes from the psalm, which praises God, for God has rescued us from the power of death.
'The Lord has changed my mourning into dancing' Ps 29:12.
Before the sacrament, penitents mourn for their weakness. After the sacrament, they dance to give thanks to God for God's mercy and love. They feel like dancing after mourning, because the Lord has pardoned their sin. God has given them another chance to return to God. They dance to God with joy in their hearts. They give thanks to His Holy Name. Mourning in this sense is not associated with sadness and darkness, but joy and happiness. 'Cry out to God with joy ps.100' is what the psalm calls us to do.
The third reason for joy to dance comes from St Paul. The saint told us, Jesus became one of us, lived in a poor state, to transform, and make us rich in Him. Only in death, we truly know how poor/ rich we are. In death we are stripped bare of everything we have. We have nothing, not even a breath of air to breathe. At the same time, we know how rich we are because Jesus' disciples are endowed with God's grace and love. Our richness in God is not in the worldly things we possess, but God's Holy Name is our treasure.
The theme of dancing flows through the Gospel, through Jesus' public ministry. Jesus healed two daughters of Israel. In each of the healings, Jesus revealed a different kind of God's power. The two daughters: the younger one was a twelve year old, and the older one was a senior who had been ill for years. Their names were unknown, but one was known as Jairus, the synagogue official's daughter. She was declared dead by Jairus' servants. Jesus brought her back to life. Giving her life back, Jesus let people know that He is the God of life. The anonymous woman was alive, but considered dead in a sense, for her long illness took away the joy of her life. She had been ill for twelve years, and had spent all her savings for medication. Her condition was not better, but getting worse. She lost hope in humanity. Quietly she touched Jesus' garment hem, and her hope was fulfilled. This mysterious healing confirmed, Jesus had the power over sickness. Knowing that she was no longer able to conceal her 'secret- touching His garment' She knelt in front of Him, in public, confessing that she was the one who quietly touched His garment. Her long- term illness was instantly and completely cured.
Giving life to these daughters, Jesus let people know that He is the God of life, and through Him, eternal life is given for those who have faith in Him.
Life and eternal life are in God's hand. We, Jesus' disciples must uphold, respect and cherish God's gift.
Ngày 25/6: Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch. Linh mục Đỗ Tuấn Anh, CSsr
Giáo Hội Năm Châu
23:32 23/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 5g chiều ngày 24-June-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Mt 8, 1-4
“Nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi Chúa Giêsu ở trên núi xuống, đám đông dân chúng theo Người. Có một người cùi đến lạy Người mà thưa rằng: “Lạy Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch”. Chúa Giêsu giơ tay ra chạm đến anh ta và phán: “Ta muốn. Anh hãy lành bệnh”. Tức thì anh ta liền lành khỏi bệnh phong cùi. Chúa Giêsu phán bảo anh ta: “Hãy ý tứ, đừng nói với ai. Hãy đi trình diện với tư tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng cho họ biết”.
Đó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giám Mục Hoa Kỳ đẩy mạnh án tuyên thánh cho 2 vị có các nhân đức anh hùng
Đặng Tự Do
05:15 23/06/2021
Với một sự đồng thuận tuyệt đối, các giám mục Hoa Kỳ đã cho phép hai giáo phận mở cuộc điều tra tuyên thánh ở cấp giáo phận cho trường hợp của một linh mục và một thầy.
Hai vị đang được cứu xét là Cha Joseph Verbis Lafleur của Giáo phận Lafayette, Louisiana, một tuyên úy quân đội đã chết trong Thế chiến thứ hai; và thầy Leonard LaRue, một thuyền trưởng hải quân, người sau này trở thành một tu sĩ Biển Đức lấy tên là Thầy Marinus. Hai vị được tôn kính vì các nhân đức anh hùng thể hiện trong Thế chiến thứ Hai và Chiến tranh Triều Tiên.
Án tuyên thánh cho các vị đã được trình bày vào ngày 17 tháng 6, tức là ngày thứ hai trong cuộc họp khoáng đại mùa xuân từ 16 đến 18 tháng 6 của các giám mục Hoa Kỳ, được tổ chức trực tuyến.
Sử dụng tính năng thăm dò ý kiến trên Zoom, mỗi nguyên nhân đều nhận được sự chấp thuận 100% từ các giám mục. Đức Ông Jeffrey Burrill, tổng thư ký Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ cho biết như trên. Thực ra, chỉ cần quá bán là đủ để có thể bắt đầu tiến trình điều tra ở cấp giáo phận.
Cha Joseph Verbis Lafleur, một tuyên úy trong Thế chiến thứ Hai, là người đã hy sinh mạng sống của mình khi cứu những người khác trên một con tàu chở tù của Nhật Bản. Ngài bị quân Nhật bắt làm tù binh. Ngày 7 tháng 9 năm 1944, khi ngài cùng khoảng 750 bạn tù đang ở trên một con tàu của hải quân Nhật giữa biển Ấn Độ Dương, một tàu ngầm Hoa Kỳ đã phóng ngư lôi vào con tàu Nhật Bản này. Ngài đã thiệt mạng trong vụ tấn công này.
Trong số 750 tù binh được nhồi nhét trên thuyền, chỉ có 80 người vào bờ an toàn. Cha Lafleur từ chối di tản để có cơ hội sống sót, thay vào đó, ngài giúp những người đàn ông khác lên các thuyền con chèo vào bờ.
Cha Lafleur được thụ phong linh mục năm 1938 và gia nhập Lực lượng Không quân năm 1941, khoảng sáu tháng trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu. Đơn vị của ngài trú đóng ở Sân bay Clark cách Manila 90km. Một ngày sau khi quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng, họ ném bom Clark, nơi vị linh mục trẻ chăm sóc những người bị thương và thiệt mạng. Được lệnh di tản bằng tàu, Cha Lafleur và những người sống sót sau cuộc tấn công khác lại bị quân Nhật bắt làm tù binh.
Trong thời gian là tù binh chiến tranh, Cha Lafleur phục vụ với tư cách là tuyên úy của các bạn tù, giúp phân phối lại thực phẩm và quần áo khan hiếm cho những người cần thiết nhất.
Mẹ của vị linh mục cho biết bà đã linh tính biết ngài đã chết ngay cả trước khi nhận được thông báo chính thức, vì cây thông mà bà đã trồng vào năm 1927 sau chuyến thăm chủng viện đầu tiên của bà để gặp gỡ con trai mình đã chết cùng ngày con tàu Nhật Bản gặp nạn.
Đức Cha Douglas Deshotel, Giám mục giáo phận Lafayette, Louisiana, trong một thông điệp được ghi âm trước, cho biết nhân đức anh hùng của Cha Lafleur đã khiến ngài giành được các huy chương cao quý của Hoa Kỳ.
Thầy LaRue đã chỉ huy tàu Merchant Marine Meredith Victory vào năm 1950 để giải cứu 14,005 người tị nạn Triều Tiên đang chạy trốn cuộc tấn công dữ dội của quân đội Trung Quốc. Ước tính hiện có 1 triệu con cháu của những người Hàn Quốc được Thầy LaRue cứu, bao gồm cả Tổng thống Văn Tại Dần của Nam Hàn hiện nay.
Con tàu đã thực hiện hành trình 450 dặm một cách an toàn qua vùng nước đầy mìn ở Biển Nhật Bản trước khi đến Đảo Geoje, nơi các hành khách xuống tàu, trong đó có 5 trẻ em sinh ra ngay trong chuyến hành trình.
Chuyến hành trình cứu người vượt biển thành công. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến bao nhiêu những khổ đau của nhân sinh, anh LaRue rời thuyền Merchant Marine, gia nhập dòng các Tu sĩ Biển Đức ở Newton, New Jersey, và lấy tên là Thầy Marinus vào năm 1954. Thầy rung chuông mỗi sáng để đánh thức các tu sĩ cầu nguyện, và làm những công việc ít được ca tụng hơn, như rửa chén, quét nhà và làm việc trong cửa hàng quà tặng của tu viện.
Năm 2000, tu viện gần như phải đóng cửa vì thiếu các tu sĩ. Khi hay tin này, Tu viện Waegwan ở Hàn Quốc đồng ý gửi bảy linh mục đến New Jersey. Một trong số các vị này là Cha Antonio Kang, là một trong những người tị nạn được LaRue cứu. Ngày 12 tháng 10, 2000, hồ sơ của các linh mục này được chấp thuận. Thầy Marinus qua đời hai ngày sau đó.
Đức Cha Elias Lorenzo Giám Mục Phụ Tá của Newark, New Jersey, một tu sĩ dòng Biển Đức, cho biết hôm 17 tháng 6 rằng ngài đã có mặt tại đám tang của Thầy Marinus. “Người Hàn Quốc từ khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ, cũng như từ Hàn Quốc, đã đến để vinh danh Thầy ấy và bày tỏ lòng biết ơn đối với công việc anh hùng của Thầy trong chuyến hành trình cứu người vượt biển.”
Trong một thông điệp được ghi âm trước, Đức Cha Kevin E. Sweeney của Paterson, New Jersey, cho biết người tiền nhiệm của ngài, là vị Giám mục đã nghỉ hưu Arthur J. Serratelli đã hành động nhanh chóng để Thầy Marinus được tuyên Chân Phước.
Ngài hy vọng Thầy Marinus sẽ là “người thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên được phong chân phước”. Đức Cha Sweeney nói, nguyên nhân tuyên thánh của ngài “sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người đi biển và hành nghề hàng hải theo đuổi một cuộc sống thánh thiện”.
Source:Crux
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Dẫn nhập vào Thư gửi tín hữu Galát
Vũ Văn An
15:48 23/06/2021
Theo tin Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung ngày 23 tháng 6 tại Sân San Damaso, Đức Phanxicô đã khởi đầu loạt bài giáo lý mới của ngài, sau chu kỳ giáo lý về cầu nguyện. Hôm nay, ngài bắt đầu dẫn đưa người nghe vào thư Galát của Thánh Phaolô. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Sau cuộc hành trình dài dành cho việc cầu nguyện, hôm nay chúng ta bắt đầu một chu kỳ giáo lý mới. Tôi hy vọng rằng với hành trình cầu nguyện này, chúng ta đã thành công trong việc cầu nguyện tốt hơn một chút, cầu nguyện nhiều hơn một chút. Hôm nay, tôi muốn suy gẫm về một số chủ đề do Thánh tông đồ Phaolô đề ra trong Thư gửi tín hữu Galát. Đó là một Thư rất quan trọng, thậm chí tôi dám nói, mang tính quyết định, không chỉ để hiểu rõ hơn về vị Tông đồ, mà trên hết là để xem xét một số chủ đề được ngài đề cập một cách sâu sắc, cho thấy vẻ đẹp của Tin Mừng. Trong Thư này, thánh Phaolô đưa ra nhiều tham chiếu về tiểu sử cho phép chúng ta hiểu việc trở lại của ngài và quyết định đặt cuộc đời ngài để phụng sự Chúa Giêsu Kitô. Ngài cũng bàn đến một số chủ đề rất quan trọng đối với đức tin, như tự do, ân sủng và lối sống Kitô hữu, những chủ đề này rất có tính thời sự vì chúng đề cập đến nhiều khía cạnh của đời sống Giáo hội ngày nay. Bức thư này rất thời sự. Dường như nó được viết cho thời đại của chúng ta.
Đặc điểm đầu tiên xuất hiện từ Thư này là công việc truyền giảng tin mừng vĩ đại được Thánh Tông đồ thực hiện; ngài đã đến thăm các cộng đồng ở Galát ít nhất hai lần trong các cuộc hành trình truyền giáo của ngài. Thánh Phaolô ngỏ lời với các Kitô hữu của lãnh thổ đó. Chúng ta không biết chính xác ngài đề cập đến khu vực địa lý nào, cũng như không thể nói chắc chắn về ngày ngài viết Thư này. Chúng ta biết rằng người Galát là một dân tộc Celt cổ đại, sau nhiều thăng trầm, họ đã định cư ở khu vực rộng lớn Anatolia, nơi có thủ đô là thành phố Ancyra, ngày nay là Ankara, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ. Thánh Phaolô chỉ kể lại rằng, vì bệnh tật, ngài buộc phải ở lại vùng đó (x. Gl 4:13). Thánh Luca, trong Tông đồ Công vụ, thay vào đó, tìm thấy một động lực thiêng liêng hơn. Ngài nói rằng “Các ông đi qua miền Phyghia và Galát, vì Thánh Thần ngăn cản không cho các ông rao giảng lời Chúa ở Axia” (16: 6).
Hai sự kiện không mâu thuẫn với nhau: đúng hơn, chúng cho thấy con đường rao giảng Tin Mừng không phải lúc nào cũng tùy thuộc vào ý muốn và kế hoạch của chúng ta, nhưng đòi hỏi sự sẵn lòng để cho mình được định hình và đi theo những con đường khác không lường trước được. Trong số anh chị em, có gia đình đã chào hỏi tôi: họ nói rằng họ phải học tiếng Latvia, và tôi không biết ngôn ngữ ấy là gì, vì họ sẽ đi truyền giáo ở vùng đất đó. Ngày nay, Chúa Thánh Thần tiếp tục đưa nhiều nhà truyền giáo rời quê hương và đến một đất nước khác để thực hiện sứ mệnh của họ. Tuy nhiên, điều chúng ta thấy là trong công việc truyền giảng Tin Mừng không mệt mỏi của mình, Thánh Tông đồ đã thành công trong việc thành lập một số cộng đồng nhỏ rải rác khắp vùng Galát. Thánh Phaolô, khi đến một thành phố, một vùng nào đó, đã không xây dựng một nhà thờ lớn ngay lập tức, không. Ngài tạo ra các cộng đồng nhỏ vốn là chất men của nền văn hóa Kitô giáo ngày nay của chúng ta. Ngài bắt đầu bằng cách tạo ra các cộng đồng nhỏ. Và những cộng đồng nhỏ này lớn lên, chúng lớn mạnh và tiến triển. Ngày nay, phương pháp mục vụ này cũng được sử dụng trong mọi vùng truyền giáo. Tôi nhận được một lá thư vào tuần trước, từ một nhà truyền giáo ở Papua New Guinea; ngài nói với tôi rằng ngài đang rao giảng Tin Mừng trong rừng, cho những người thậm chí không biết Chúa Giêsu Kitô là ai. Quả là đẹp đẽ! Người ta bắt đầu bằng cách hình thành các cộng đồng nhỏ. Ngay cả ngày nay, phương pháp rao truyền tin mừng này vẫn là phương pháp rao truyền tin mừng đầu tiên.
Điều chúng ta cần lưu ý là mối quan tâm mục vụ của Thánh Phaolô, tất cả đều bừng lửa. Sau khi thành lập các Giáo hội này, ngài nhận thức được mối nguy lớn đối với sự phát triển đức tin của họ - mục tử giống như một người cha hay một người mẹ ngay lập tức nhận thức được những nguy hiểm đối với con cái họ. Chúng phát triển, và những nguy hiểm tự xuất hiện. Như ai đó đã nói, "Những con kền kền đến gây tàn phá trong cộng đồng". Thật vậy, một số Kitô hữu xuất thân từ đạo Do Thái đã xâm nhập vào các Giáo Hội này, và bắt đầu gieo rắc những lý thuyết trái ngược với lời dạy của Thánh Tông đồ, thậm chí còn bôi nhọ ngài. Họ bắt đầu với giáo lý - "Không với điều này, có với điều kia", và sau đó họ phỉ báng Thánh Tông đồ. Đó là phương pháp thông thường: phá hoại thẩm quyền của Thánh Tông đồ. Như chúng ta có thể thấy, đôi khi tự cho mình là người sở hữu duy nhất sự thật, sự trong sáng và nhằm mục đích coi thường công việc của người khác, ngay cả với những lời vu khống là một thói quen cổ xưa. Những người chống đối Thánh Phaolô cho rằng ngay cả dân ngoại cũng phải chịu phép cắt bì và sống theo các quy định của Luật Môsê. Họ quay trở lại với những tuân ngiữ trước đây, những tuân giữ đã được Tin Mừng thay thế. Do đó, người Galát phải từ bỏ bản sắc văn hóa của mình để qui phục các chuẩn mực, quy định và phong tục đặc trưng của người Do Thái. Không những thế, những người chống đối còn lập luận rằng Thánh Phaolô không phải là tông đồ thực sự và do đó không có thẩm quyền để rao giảng Tin Mừng. Chúng ta hãy nghĩ xem cách họ hành động tại một số cộng đồng hoặc giáo phận Kitô giáo, trước tiên, họ bắt đầu bằng những câu chuyện, và sau đó họ kết thúc bằng cách làm mất uy tín của linh mục hoặc giám mục. Đó chính là con đường của kẻ ác, của những kẻ chia rẽ, không biết xây dựng. Và trong Thư gửi tín hữu Galát, chúng ta thấy rõ diễn trình này.
Người Galát thấy mình đang ở trong một tình huống khủng hoảng. Họ đã phải làm gì? Lắng nghe và làm theo những gì Thánh Phaolô đã rao giảng cho họ, hay lắng nghe những người mới rao giảng đã buộc tội ngài? Ta dễ dàng hình dung được trạng thái bất an đang tràn ngập trong lòng họ. Đối với họ, được biết Chúa Giêsu và tin vào công cuộc cứu rỗi được thực hiện bởi cái chết và sự phục sinh của Người, thực sự là khởi đầu của một cuộc sống mới, một cuộc sống tự do. Họ đã dấn thân vào một con đường cho phép họ được tự do, bất chấp sự kiện là lịch sử của họ đan xen với nhiều hình thức nô lệ bạo lực, đặc biệt là đã từng khiến họ phải phục tùng hoàng đế Rôma. Do đó, đối diện với những lời chỉ trích từ những người rao giảng mới, họ cảm thấy lạc lõng và không biết phải cư xử ra sao: “Nhưng ai đúng? Ông Phaolô này, hay những người này bây giờ đến dạy những điều khác? Tôi nên lắng nghe ai đây?” Nói tóm lại, có rất nhiều điều đang bị đe dọa!
Tình trạng trên không xa lạ gì với kinh nghiệm của nhiều Kitô hữu ngày nay. Thật vậy, ngày nay cũng không thiếu những người rao giảng, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông mới, có thể làm xáo trộn các cộng đồng. Họ tự trình bày họ chủ yếu không như những người đến để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa, Đấng yêu thương con người nơi Chúa Giêsu, chịu Đóng đinh và Phục sinh, nhưng để khẳng định, với tư cách là “những người duy trì chân lý” đích thực - họ tự gọi họ như thế - cách tốt nhất để trở thành Kitô hữu. Và họ khẳng định mạnh mẽ rằng Kitô giáo đích thực là đạo được họ theo, thường được đồng nhất với một số hình thức nào đó của quá khứ, và giải pháp cho những khủng hoảng ngày nay là quay trở lại để không đánh mất tính chân chính của đức tin. Ngày nay, cũng như lúc ấy, luôn có cơn cám dỗ muốn khép mình vào một số điều chắc chắn có được từ truyền thống quá khứ. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể nhận ra những người này? Thí dụ, một trong những dấu vết của lối tiến hành này là tính thiếu linh hoạt. Đối diện với việc rao giảng Tin Mừng giúp chúng ta được tự do, giúp chúng ta vui vẻ, những người này cứng ngắc. Luôn cứng ngắc: bạn phải làm thế này, bạn phải làm thế kia… Tính không linh hoạt là đặc trưng của những người này. Làm theo lời dạy của Thánh tông đồ Phaolô trong Thư gửi tín hữu Galát sẽ giúp chúng ta hiểu được con đường phải đi. Con đường được Thánh Tông đồ chỉ ra là con đường giải phóng và luôn luôn mới của Chúa Giêsu, chịu Đóng đinh và Phục sinh; đó là con đường công bố, đạt được nhờ sự khiêm nhường và tình huynh đệ - những người rao giảng mới không biết khiêm nhường là gì, tình huynh đệ là gì. Đó là con đường của sự tin cậy nhu mì và vâng lời - những người rao giảng mới không biết nhu mì hay vâng lời. Và cách thức nhu mì và vâng lời này dẫn đến sự tin chắc rằng Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo hội mọi thời đại. Cuối cùng, đức tin vào Chúa Thánh Thần hiện diện trong Giáo hội đem chúng ta lên phía trước và sẽ cứu chúng ta.
Người Nhện trình bầy với Đức Giáo Hoàng Phanxicô về những trẻ em ốm đau tật nguyền
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
18:33 23/06/2021
"Các siêu anh hùng thực sự là những đứa trẻ ốm yếu"
Roma (23 tháng 6 năm 2021) - "Người nhện", bí danh Mattia Villardita, 28 tuổi, đã tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần vào thứ Tư tuần này, ngày 23 tháng 6 năm 2021, tại dinh thự Damasus của Vatican, và anh đã chào thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi kết thúc buổi tiếp kiến chung cùng với một nhóm bệnh nhân và nhiều bác sĩ. Ký giả Giampaolo Mattei của tờ báo L’Osservatore Romano đã có thể gặp anh ấy và tường thuật như sau :
« Siêu anh hùng » hiện đang làm việc trong một công ty cảng ở Vado Ligure nhưng anh lại dành thời gian rảnh rỗi của mình cho những đứa trẻ bị bệnh trong bệnh viện. Bởi vì khi còn nhỏ, bản thân anh cũng thường xuyên phải nhập viện.
Mattia-Spiderman giải thích như sau: “Các siêu anh hùng thực sự là những đứa trẻ chịu đau đớn và gia đình của các em, đang phải chiến đấu với rất nhiều hy vọng:“ Tôi cải trang thành « Người nhện » để làm trò hề cho những đứa trẻ nhỏ trong bệnh viện: Tôi làm điều đó vì tôi cũng mắc bệnh bẩm sinh, và trong 19 năm, tôi đã không ngừng phải ra vào bệnh viện Gaslini ở thành phố Genoa, và khi tôi ở đó trong bệnh viện, một thân một mình trơ trọi trên giường bệnh, tôi đã ước mơ được nhìn Người nhện bước vào qua cửa sổ phòng ngủ của tôi… ”
Anh ấy kể thêm: “Tôi đeo chiếc mặt nạ này lần đầu tiên 4 năm trước, vào dịp Giáng sinh: Tôi đã phải giao một chiếc máy tính cho San Paolo di Imperia và tôi đã phát minh ra một trò gì đó có thể giải trí cho những đứa trẻ cũng cảm nghiệm được những gì tôi đã từng sống. "
Đây cũng là lý do Mattia-Spiderman lập ra hiệp hội "Supereroincorsia": "một nhóm thanh niên tham gia tình nguyện, cải trang thành " anh hùng " để mang lại những giây phút giải khuây vui tươi cho các dịch vụ nhi khoa".
Người nhện cũng thực hiện nhiều chiến công trong thời gian bị giãn cách thời đại dịch qua video: “Tôi đã thực hiện hơn 1.400 cuộc gọi điện video mà không thể đến gặp trực tiếp. "
Mattia Villardita theo sát lũ trẻ, liên lạc thường xuyên với cha mẹ chúng, ngay cả khi chúng trở về nhà: “Chúng tôi tổ chức những bữa tiệc bất ngờ hoặc đơn giản nhất là giao tặng pizza tại nhà. "
Năm ngoái, Tổng thống Ý Sergio Mattarella đã trao tặng anh Huân chương Cộng hòa vì lòng vị tha và những sáng kiến sáng tạo mà anh đã thực hiện giúp giảm bớt đau khổ cho những bệnh nhân nhỏ tuổi nhất trong bệnh viện. "
Công tác tiếp theo là các dịch vụ nhi khoa của Bệnh viện Agostino Gemelli ở Roma, thể theo sáng kiến của Cơ quan an ninh Vatican, và với sự cộng tác của ban nhạc cảnh sát Ý.
Cũng tại bệnh viện đó, Mattia-Spiderman gặp những người bệnh nhân bị đau cơ xơ hóa - "căn bệnh đau mãn tính" - ảnh hưởng đến 2 triệu người ở Ý - và những người chăm sóc sức khỏe và mục vụ cho các bệnh nhân này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích một nhóm bệnh nhân và bác sĩ từ bệnh viện Rôma, có mặt tại buổi tiếp kiến, cùng với linh mục Carlo Abbate, người đặc trách “ mục vụ sức khỏe của giáo phận Rôma nhằm hỗ trợ và cổ võ công tác này »
Source:Zenit
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhạc Vào Đời của Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế nửa cuối thập niên 1960 tại Đàlạt : Nhóm Alléluia
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:16 23/06/2021
Nhạc Vào Đời của Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế nửa cuối thập niên 1960 tại Đàlạt : Nhóm Alléluia
Phải nói rằng từ năm 1963 đến năm 1965, một biến cố quan trọng nhất và vĩ đại nhất đã xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội vào thế kỷ 20 : Công Đồng Vaticanô II đã diễn ra. Biến cố này mở ra một khung trời mới, một thay đổi mới, rộng và sâu sắc trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo và gây ảnh hưởng rất lớn trên lịch sử nhân loại toàn cầu. Đồng thời với biến cố Vaticanô này và sau biến cố Công đồng Vaticanô II hơn một thập kỷ, Giáo Hội đã có một luồng sinh khí mới, thay đổi nhiều, đều và rộng khắp nơi trong lịch sử Giáo Hội. Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam là một thành phần nhỏ bé của Giáo Hội Việt Nam, lại thêm nhiều lý do riêng lẻ của sự phát triển của toàn Dòng trên thế giới và tại đất nước Việt Nam thân yêu, Học Viện Dòng Chúa cứu Thế Đàlạt nửa cuối thập niên 1960, cũng có những biến cố đặc biệt.
Những thay đổi, tiến triển và cải tổ trong tổ chức, trong suy nghĩ, tư tưởng của mọi người, của Ban Giám đốc và Các Đấng Bề Trên đã thổi một luồng sinh khí mạnh nơi toàn Dòng và nơi từng thành viên của Học Viện. Từng thành viên nhà Dòng và Học Viện, bén nhạy sâu xa với lời mời gọi của Chúa Giêsu trong Tin Mừng, trong Giáo lý của Ngài, ý thức sự thay đổi do Chúa Thánh Thần, các thầy được trang bị bằng những luồng thần học chân chính, nhưng đi theo Công Đồng, được vun đắp bằng một nền triết học vững chắc, văn chương hiện đại, háo hức đi tìm những sáng kiến mới, tốt đẹp, phù hợp với luồng gió Chúa Thánh Thần thổi tới do Công đồng Vaticanô II mang lại, để hân hoan dấn thân tận hiến cho Chúa Kitô và bước theo Chúa Kitô trên vạn nẻo đường truyền giáo như lời truyền của Chúa phục sinh : “ Các con hãy tới với muôn dân,làm cho họ trở nên môn đệ của Thầy…” ( Mt 28,18-19).
Học viện Dòng Chúa Cứu Thế luôn đi theo đường của Chúa Cứu Thế, theo lý tưởng thánh Anphong, vị sáng lập Dòng, được Chúa Thánh Thần tiếp sức qua Công Đồng Vaticanô II. Nên, vào những năm cuối thập niên 1960, tại Học Viện Đàlạt, được Các Bề Trên và Ban Giám Đốc khuyến khích, Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế Đàlạt ý thức việc nhập thế của Chúa Giêsu, Đấng duy nhất mang ơn cứu độ, Đấng hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn là một và vào đời để loan tin vui, Tin Mừng của Chúa bằng nhiều phương cách mới mẻ, đã thúc giục, khơi lên bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ là sống hồn nhiên, hăng say và thoải mái, đã như làm tràn lên sự hăng say đổi mới của luồng gió Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ tuần xưa, phát động sôi nổi những phong trào trẻ trung, mới mẻ mà đặc biệt là hát những bài ca vào đời : “đem Chúa vào đời để giới thiệu cho mọi người,nhất là cho giới trẻ”. Và như thế :
1. Nhóm Alléluia vào đời thuộc Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế ra đời trong hoàn cảnh nửa thập niên 1960.
2. Tất cả những bài ca vào đời đều do các thầy Học Viện lúc đó sáng tác với nguồn cảm hứng từ Kinh Thánh, Thánh vịnh và cảm hứng từ một số bản nhạc vào đời của nhóm Alléluia Dòng Chúa Cứu Thế Canada.
3. Nhóm ca vào đời được kết tụ do một số Thầy Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế có giọng hát tốt, biết nhạc và biết chơi nhạc, trong số đó phải kể những gương mặt sáng còn lại trong Dòng và đã trở thành các linh mục : Cha Phêrô Nguyễn Thành Tâm, Cha Giuse Trần Sĩ Tín, Cha Phêrô Nguyễn Đức Mầu (biệt hiệu Hoàng Đức), cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, Cha Giuse Tiến Lộc, cha Stanislas Lê vĩnh Thủy (chơi trống) và nhiều thầy đã ra đời như Vũ Nhuận, Vinh, Tuấn vv…
4. Nhóm Alléluia vào đời gây được ảnh hưởng rất lớn trong thời kỳ đó, thành công lớn, nhưng cũng chịu nhiều thành kiến.
5. Những bản ca vào đời của nhóm Alléluia hiện nay không còn được các bạn trẻ hát rầm rộ như những năm cuối thập niên 1960, kéo dài đến gần năm 1975, nhưng một số bài thỉnh thoảng vẫn còn được các ca đoàn hát và cũng còn khá hấp dẫn, gây ấn tượng không ít, chẳng hạn như bài : Ca Vào Đời, Trên Đường Emmaus, Alléluia Hát Lên Người Ơi ! vv…
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
(viết theo tài liệu Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam)
Phải nói rằng từ năm 1963 đến năm 1965, một biến cố quan trọng nhất và vĩ đại nhất đã xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội vào thế kỷ 20 : Công Đồng Vaticanô II đã diễn ra. Biến cố này mở ra một khung trời mới, một thay đổi mới, rộng và sâu sắc trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo và gây ảnh hưởng rất lớn trên lịch sử nhân loại toàn cầu. Đồng thời với biến cố Vaticanô này và sau biến cố Công đồng Vaticanô II hơn một thập kỷ, Giáo Hội đã có một luồng sinh khí mới, thay đổi nhiều, đều và rộng khắp nơi trong lịch sử Giáo Hội. Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam là một thành phần nhỏ bé của Giáo Hội Việt Nam, lại thêm nhiều lý do riêng lẻ của sự phát triển của toàn Dòng trên thế giới và tại đất nước Việt Nam thân yêu, Học Viện Dòng Chúa cứu Thế Đàlạt nửa cuối thập niên 1960, cũng có những biến cố đặc biệt.
Những thay đổi, tiến triển và cải tổ trong tổ chức, trong suy nghĩ, tư tưởng của mọi người, của Ban Giám đốc và Các Đấng Bề Trên đã thổi một luồng sinh khí mạnh nơi toàn Dòng và nơi từng thành viên của Học Viện. Từng thành viên nhà Dòng và Học Viện, bén nhạy sâu xa với lời mời gọi của Chúa Giêsu trong Tin Mừng, trong Giáo lý của Ngài, ý thức sự thay đổi do Chúa Thánh Thần, các thầy được trang bị bằng những luồng thần học chân chính, nhưng đi theo Công Đồng, được vun đắp bằng một nền triết học vững chắc, văn chương hiện đại, háo hức đi tìm những sáng kiến mới, tốt đẹp, phù hợp với luồng gió Chúa Thánh Thần thổi tới do Công đồng Vaticanô II mang lại, để hân hoan dấn thân tận hiến cho Chúa Kitô và bước theo Chúa Kitô trên vạn nẻo đường truyền giáo như lời truyền của Chúa phục sinh : “ Các con hãy tới với muôn dân,làm cho họ trở nên môn đệ của Thầy…” ( Mt 28,18-19).
Học viện Dòng Chúa Cứu Thế luôn đi theo đường của Chúa Cứu Thế, theo lý tưởng thánh Anphong, vị sáng lập Dòng, được Chúa Thánh Thần tiếp sức qua Công Đồng Vaticanô II. Nên, vào những năm cuối thập niên 1960, tại Học Viện Đàlạt, được Các Bề Trên và Ban Giám Đốc khuyến khích, Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế Đàlạt ý thức việc nhập thế của Chúa Giêsu, Đấng duy nhất mang ơn cứu độ, Đấng hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn là một và vào đời để loan tin vui, Tin Mừng của Chúa bằng nhiều phương cách mới mẻ, đã thúc giục, khơi lên bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ là sống hồn nhiên, hăng say và thoải mái, đã như làm tràn lên sự hăng say đổi mới của luồng gió Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ tuần xưa, phát động sôi nổi những phong trào trẻ trung, mới mẻ mà đặc biệt là hát những bài ca vào đời : “đem Chúa vào đời để giới thiệu cho mọi người,nhất là cho giới trẻ”. Và như thế :
1. Nhóm Alléluia vào đời thuộc Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế ra đời trong hoàn cảnh nửa thập niên 1960.
2. Tất cả những bài ca vào đời đều do các thầy Học Viện lúc đó sáng tác với nguồn cảm hứng từ Kinh Thánh, Thánh vịnh và cảm hứng từ một số bản nhạc vào đời của nhóm Alléluia Dòng Chúa Cứu Thế Canada.
3. Nhóm ca vào đời được kết tụ do một số Thầy Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế có giọng hát tốt, biết nhạc và biết chơi nhạc, trong số đó phải kể những gương mặt sáng còn lại trong Dòng và đã trở thành các linh mục : Cha Phêrô Nguyễn Thành Tâm, Cha Giuse Trần Sĩ Tín, Cha Phêrô Nguyễn Đức Mầu (biệt hiệu Hoàng Đức), cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, Cha Giuse Tiến Lộc, cha Stanislas Lê vĩnh Thủy (chơi trống) và nhiều thầy đã ra đời như Vũ Nhuận, Vinh, Tuấn vv…
4. Nhóm Alléluia vào đời gây được ảnh hưởng rất lớn trong thời kỳ đó, thành công lớn, nhưng cũng chịu nhiều thành kiến.
5. Những bản ca vào đời của nhóm Alléluia hiện nay không còn được các bạn trẻ hát rầm rộ như những năm cuối thập niên 1960, kéo dài đến gần năm 1975, nhưng một số bài thỉnh thoảng vẫn còn được các ca đoàn hát và cũng còn khá hấp dẫn, gây ấn tượng không ít, chẳng hạn như bài : Ca Vào Đời, Trên Đường Emmaus, Alléluia Hát Lên Người Ơi ! vv…
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
(viết theo tài liệu Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam)
VietCatholic TV
Li kì: Người Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đầu tiên được tuyên Chân Phước là đại ân nhân của người Nam Hàn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:14 23/06/2021
1. Các Giám Mục Hoa Kỳ đẩy mạnh án tuyên thánh cho 2 vị có các nhân đức anh hùng
Với một sự đồng thuận tuyệt đối, các giám mục Hoa Kỳ đã cho phép hai giáo phận mở cuộc điều tra tuyên thánh ở cấp giáo phận cho trường hợp của một linh mục và một thầy.
Hai vị đang được cứu xét là Cha Joseph Verbis Lafleur của Giáo phận Lafayette, Louisiana, một tuyên úy quân đội đã chết trong Thế chiến thứ hai; và thầy Leonard LaRue, một thuyền trưởng hải quân, người sau này trở thành một tu sĩ Biển Đức lấy tên là Thầy Marinus. Hai vị được tôn kính vì các nhân đức anh hùng thể hiện trong Thế chiến thứ Hai và Chiến tranh Triều Tiên.
Án tuyên thánh cho các vị đã được trình bày vào ngày 17 tháng 6, tức là ngày thứ hai trong cuộc họp khoáng đại mùa xuân từ 16 đến 18 tháng 6 của các giám mục Hoa Kỳ, được tổ chức trực tuyến.
Sử dụng tính năng thăm dò ý kiến trên Zoom, mỗi nguyên nhân đều nhận được sự chấp thuận 100% từ các giám mục. Đức Ông Jeffrey Burrill, tổng thư ký Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ cho biết như trên. Thực ra, chỉ cần quá bán là đủ để có thể bắt đầu tiến trình điều tra ở cấp giáo phận.
Cha Joseph Verbis Lafleur, một tuyên úy trong Thế chiến thứ Hai, là người đã hy sinh mạng sống của mình khi cứu những người khác trên một con tàu chở tù của Nhật Bản. Ngài bị quân Nhật bắt làm tù binh. Ngày 7 tháng 9 năm 1944, khi ngài cùng khoảng 750 bạn tù đang ở trên một con tàu của hải quân Nhật giữa biển Ấn Độ Dương, một tàu ngầm Hoa Kỳ đã phóng ngư lôi vào con tàu Nhật Bản này. Ngài đã thiệt mạng trong vụ tấn công này.
Trong số 750 tù binh được nhồi nhét trên thuyền, chỉ có 80 người vào bờ an toàn. Cha Lafleur từ chối di tản để có cơ hội sống sót, thay vào đó, ngài giúp những người đàn ông khác lên các thuyền con chèo vào bờ.
Cha Lafleur được thụ phong linh mục năm 1938 và gia nhập Lực lượng Không quân năm 1941, khoảng sáu tháng trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu. Đơn vị của ngài trú đóng ở Sân bay Clark cách Manila 90km. Một ngày sau khi quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng, họ ném bom Clark, nơi vị linh mục trẻ chăm sóc những người bị thương và thiệt mạng. Được lệnh di tản bằng tàu, Cha Lafleur và những người sống sót sau cuộc tấn công khác lại bị quân Nhật bắt làm tù binh.
Trong thời gian là tù binh chiến tranh, Cha Lafleur phục vụ với tư cách là tuyên úy của các bạn tù, giúp phân phối lại thực phẩm và quần áo khan hiếm cho những người cần thiết nhất.
Mẹ của vị linh mục cho biết bà đã linh tính biết ngài đã chết ngay cả trước khi nhận được thông báo chính thức, vì cây thông mà bà đã trồng vào năm 1927 sau chuyến thăm chủng viện đầu tiên của bà để gặp gỡ con trai mình đã chết cùng ngày con tàu Nhật Bản gặp nạn.
Đức Cha Douglas Deshotel, Giám mục giáo phận Lafayette, Louisiana, trong một thông điệp được ghi âm trước, cho biết nhân đức anh hùng của Cha Lafleur đã khiến ngài giành được các huy chương cao quý của Hoa Kỳ.
Thầy LaRue đã chỉ huy tàu Merchant Marine Meredith Victory vào năm 1950 để giải cứu 14,005 người tị nạn Triều Tiên đang chạy trốn cuộc tấn công dữ dội của quân đội Trung Quốc. Ước tính hiện có 1 triệu con cháu của những người Hàn Quốc được Thầy LaRue cứu, bao gồm cả Tổng thống Văn Tại Dần của Nam Hàn hiện nay.
Con tàu đã thực hiện hành trình 450 dặm một cách an toàn qua vùng nước đầy mìn ở Biển Nhật Bản trước khi đến Đảo Geoje, nơi các hành khách xuống tàu, trong đó có 5 trẻ em sinh ra ngay trong chuyến hành trình.
Chuyến hành trình cứu người vượt biển thành công. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến bao nhiêu những khổ đau của nhân sinh, anh LaRue rời thuyền Merchant Marine, gia nhập dòng các Tu sĩ Biển Đức ở Newton, New Jersey, và lấy tên là Thầy Marinus vào năm 1954. Thầy rung chuông mỗi sáng để đánh thức các tu sĩ cầu nguyện, và làm những công việc ít được ca tụng hơn, như rửa chén, quét nhà và làm việc trong cửa hàng quà tặng của tu viện.
Năm 2000, tu viện gần như phải đóng cửa vì thiếu các tu sĩ. Khi hay tin này, Tu viện Waegwan ở Hàn Quốc đồng ý gửi bảy linh mục đến New Jersey. Một trong số các vị này là Cha Antonio Kang, là một trong những người tị nạn được LaRue cứu. Ngày 12 tháng 10, 2000, hồ sơ của các linh mục này được chấp thuận. Thầy Marinus qua đời hai ngày sau đó.
Đức Cha Elias Lorenzo Giám Mục Phụ Tá của Newark, New Jersey, một tu sĩ dòng Biển Đức, cho biết hôm 17 tháng 6 rằng ngài đã có mặt tại đám tang của Thầy Marinus. “Người Hàn Quốc từ khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ, cũng như từ Hàn Quốc, đã đến để vinh danh Thầy ấy và bày tỏ lòng biết ơn đối với công việc anh hùng của Thầy trong chuyến hành trình cứu người vượt biển.”
Trong một thông điệp được ghi âm trước, Đức Cha Kevin E. Sweeney của Paterson, New Jersey, cho biết người tiền nhiệm của ngài, là vị Giám mục đã nghỉ hưu Arthur J. Serratelli đã hành động nhanh chóng để Thầy Marinus được tuyên Chân Phước.
Ngài hy vọng Thầy Marinus sẽ là “người thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên được phong chân phước”. Đức Cha Sweeney nói, nguyên nhân tuyên thánh của ngài “sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người đi biển và hành nghề hàng hải theo đuổi một cuộc sống thánh thiện”.
Source:Crux
2. Giáo Hội có thêm 11 Chân Phước
Trong cuộc tiếp kiến hôm thứ Bẩy 19 tháng 6 dành cho Đức Hồng Y Marcello Semeraro, tổng trưởng Bộ Tuyên thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận một phép lạ nhờ lời cầu bầu của Bậc Đáng Kính Johann Philipp Jeningen, một linh mục Dòng Tên sống ở thế kỷ 17 quê quán ở Bavaria, bên Đức. Việc công nhận này mở đường cho việc phong Chân Phước cho ngài.
Cha Jeningen được biết đến với sự thánh thiện, cuộc sống khổ hạnh và những nỗ lực truyền giáo. Ngài mơ ước được cử đi truyền giáo tại Ấn Độ theo bước chân của vị Thánh anh hùng Phanxicô Xaviê, nhưng ngài lại được kêu gọi để lập một đền thờ Đức Mẹ ở Ellwangen trong vùng lân cận. Ngôi thánh đường này được gọi là Đền thánh Đức Mẹ Schönenberg, nơi thu hút rất nhiều khách hành hương.
Mười nữ tu tử đạo trong thời kỳ Liên Sô chiếm đóng Ba Lan cũng được tuyên phong Chân Phước trong dịp này.
Nữ tu Paschalis Jahn và 9 bạn tử đạo là các Nữ tu của Dòng Thánh Elizabeth đã bị các Hồng quân Liên Sô giết vào năm 1945 khi họ phục vụ những người bệnh tật và dễ bị tổn thương. Một trong những sơ tử đạo, Sơ Rosaria Elfrieda Schilling, đã bị khoảng 30 binh sĩ Hồng quân hãm hiếp trước khi bị bắn.
Như thế, Giáo Hội vừa có thêm 11 vị sắp được tuyên phong Chân Phước.
Trong cuộc tiếp kiến hôm thứ Bẩy 19 tháng 6 dành Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã tuyên bố nâng chính trị gia người Pháp Robert Schuman lên hàng Bậc Đáng Kính. Ông được biết đến như “cha đẻ” của Liên minh Âu Châu.
“Tôi tớ Chúa Schuman đã cống hiến cuộc đời mình để phục vụ lợi ích chung, tìm kiếm hòa bình và hòa giải với Đức để tạo ra một cộng đồng các quốc gia Âu Châu,” Cha Bernard Ardura, một linh mục trong Hội Đồng Giám Mục Pháp phụ trách các đề xuất tuyên thánh nói với AFP.
Cha Ardura nhận xét thêm rằng: Những nỗ lực của Schuman là “công việc của một Kitô Hữu, đó là làm một tấm gương”, ngay cả khi chính khách này “vẫn rất kín đáo về đời tư và đức tin của mình”.
Robert Schuman sinh ra tại Luxembourg năm 1886. Nguyên quán ở Lorraine, là vùng lãnh thổ tranh chấp của Pháp mất vào tay người Đức trong Chiến tranh Pháp-Phổ. Sau khi lãnh thổ Lorraine trở về với Pháp, Schuman phục vụ với tư cách là một trong những Thành viên Quốc hội của khu vực, theo truyền thống chính trị của Đảng Dân chủ Kitô Giáo.
Theo tiểu sử của ông trên trang web của Trung tâm Âu Châu, tại một thời điểm trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông bị Gestapo bắt và bị giam giữ bí mật.
Ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Pháp khi tuyên bố thành lập Cộng đồng Thép và Than Âu Châu vào ngày 9 tháng 5 năm 1950. Động thái này được coi là bước đầu tiên hướng tới việc thành lập Liên minh Âu Châu.
Schuman cũng là một nhà đàm phán quan trọng cho Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Cộng đồng Than và Thép Âu Châu. Ông từng là Chủ tịch đầu tiên của Nghị viện Âu Châu và được mệnh danh là “Cha đẻ của Âu Châu” khi rời nhiệm sở.
Schuman qua đời tại Giáo phận Matz năm 1963. Án tuyên thánh của ông đã bắt đầu ở đó từ hơn 30 năm trước.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đánh giá cao Robert Schuman trong một lá thư ký ngày 22 tháng 10, khuyến khích người Âu Châu “khám phá lại con đường của tình huynh đệ đã truyền cảm hứng và hướng dẫn những người sáng lập Âu Châu hiện đại, bắt đầu chính xác với Robert Schuman”.
Thánh Gioan Phaolô II cũng ca ngợi Schuman vào năm 2003 vì đã dành cả cuộc đời chính trị của mình “để phục vụ các giá trị cơ bản của tự do và đoàn kết, được hiểu đầy đủ dưới ánh sáng của Tin Mừng”.
Đức Thánh Cha cũng đã nâng lên Bậc Đáng Kính Tôi tớ Chúa Cha Severino Fabriani sinh năm 1792 và qua đời năm 1857. Ngài là người sáng lập Dòng Các Nữ Tử Quan Phòng cho người khiếm thính ở Ý.
Án tuyên thánh của ba nữ tu khác cũng được nâng lên một bậc theo các sắc lệnh mới. Đức Giáo Hoàng đã công nhận các nhân đức anh hùng của Aniela Róża Godecka sinh năm 1861 và qua đời năm 1937, là người đã thành lập Dòng các nữ tu bé nhỏ của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ ở Ba Lan; Nữ tu người Ý Orsola Donati sinh năm 1849 và qua đời năm 1935 thuộc Dòng Các Nữ Tu Hài Đồng của Đức Mẹ Sầu Bi; và Nữ tu Maria Stella của Chúa Giêsu sinh năm 1899 và qua đời năm 1982 của Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Tây Ban Nha.
Source:Catholic News Agency
Giờ chót: Lốc xoáy tàn phá kinh hoàng Montreal. Tình trạng các ngôi nhà thờ trong vùng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:18 23/06/2021
1. Lốc xoáy tàn phá kinh hoàng Montreal. Tình trạng các ngôi nhà thờ
Đức Tổng Giám Mục Christian Lépine của tổng giáo phận Montreal vừa lên tiếng chia buồn với thân nhân một người đã chết trong một cơn lốc xoáy kinh hoàng càn qua các vùng ngoại ô của Montreal. Đây là lần đầu tiên vùng này gặp phải một cơn lốc xoáy như thế.
Cảnh tượng kinh hoàng đã diễn ra tại những vùng ngoại ô Montreal vào hôm thứ Ba 22 tháng 6 sau khi một cơn lốc xoáy chết người xé nát khu vực một ngày trước đó.
Một người đàn ông đã thiệt mạng trong cơn bão và gần 50 ngôi nhà bị phá hủy.
Một cư dân của Mascouche, ngay bên ngoài Montreal, cho biết anh ta chưa bao giờ nhìn thấy một cơn lốc xoáy trong khu vực lân cận.
“Tôi chưa từng thấy điều đó ở vùng này trước đây. Tôi đã thấy bão. Chúng tôi đã bị đóng băng trong mùa đông, nhưng chưa bao giờ có một cơn lốc xoáy như thế này”.
Các cư dân ló đầu ra khỏi nhà vào sáng thứ Ba khi nghe tiếng cưa máy, khi các công nhân thành phố dọn dẹp các mảnh vỡ.
Cục khí tượng Canada cho biết lốc xoáy kinh hoàng này quét qua một vùng rộng đến 2 dặm, tức là 3.2km với vận tốc lên đến 140 dặm, tức là 225km một giờ.
Truyền thông địa phương đưa tin một người đàn ông 59 tuổi đã chết sau khi trú ẩn trong nhà kho sau đó cơn lốc hất tung nhà kho này lên và ném mạnh xuống xuống.
Thủ hiến bang Quebec François Legault đã tuyên bố sẽ giúp thành phố xây dựng lại với sự hỗ trợ tài chính.
Hai ngôi nhà thờ Công Giáo trong vùng là Paroisse Notre-Dame du Très-Saint-Rosaire, tức là Nhà thờ Rất Thánh Mân Côi, và Paroisse Saint-Henri, tức là nhà thờ Thánh Henri, được tường trình là không bị hề hấn gì.
Source:Reuters
2. Brazil lùng bắt một tay sát thủ liên hoàn
Trong thời gian qua Hội Đồng Giám Mục Brazil liên tục cảnh giác về tình trạng trị an tại quốc gia này. Câu chuyện tên sát thủ liên hoàn Lazaro Barbosa là một ví dụ điển hình.
Các nhà chức trách Brazil đã tìm kiếm xung quanh thị trấn yên tĩnh Cocalzinho de Goias hôm thứ Ba trong một cuộc truy lùng tên Lazaro Barbosa, là kẻ bị tình nghi giết chết bốn người, làm ba người bị thương và bắt hơn mười người làm con tin ở khu vực Brasilia rộng lớn trong những tuần gần đây.
Thị trấn đã bị bao trùm bởi nỗi sợ hãi trong nhiều ngày. Nhiều cư dân là những người sở hữu các trang trại, đã phải chạy trốn khỏi khu vực.
Theo cảnh sát, Barbosa đã đi qua một số trang trại trong vùng, bắt con tin, bắn người và phóng hỏa xe cộ.
Cuộc truy lùng đã kéo dài hơn một tuần với việc tìm kiếm tập trung vào khu vực nơi anh ta được nhìn thấy lần cuối.
Theo truyền thông địa phương, 270 sĩ quan cảnh sát dân sự và quân sự Liên bang và địa phương, năm con chó đánh hơi, máy bay trực thăng và các nguồn lực khác đang được sử dụng trong cuộc tìm kiếm.
Source:Reuters
Quá đẹp: Hàng trăm ngàn người hành hương đền thánh Đức Mẹ Şumuleu Ciuc nổi danh nhất Rumani
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:14 23/06/2021
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh những người hành hương Rumani và Hung Gia Lợi đổ xô đến một linh địa Đức Mẹ rất đặc biệt đã nuôi dưỡng đức tin của cả hai dân tộc Rumani và Hung Gia Lợi trong suốt những thời kỳ đen tối nhất của lịch sử, nhất là dưới thời cộng sản.
Cả hai dân tộc Rumani và Hung Gia Lợi đều nhận đây là linh địa Đức Mẹ của mình. Người Rumani gọi là linh địa Đức Mẹ Şumuleu Ciuc, trong khi người Hung Gia Lợi gọi là Csíksomlyó.
Linh địa này nằm ở phía chính Bắc cách thủ đô Bucarest của Rumani 280km. Biên giới gần nhất của Hung Gia Lợi cách đó 200km về phía Tây.
Từ khi Kitô Giáo được đón nhận chính thức tại Hung Gia Lợi, vùng này là một vùng toàn tòng Công Giáo. Đến nay, dân số Công Giáo vẫn là đa số trong vùng với 76.8% dân số.
Năm 1567, vua Hung Gia Lợi John Đệ Nhị Sigismund Zápolya /si-gít-mund giá-pô-gia/ kéo quân chinh phạt vùng này để buộc họ chuyển sang đạo Tin lành. Một trận chiến ác liệt đã diễn ra trên một cánh đồng quý vị và anh chị em đang thấy đây.
Quân số của nhà vua đông gấp 20 lần người Công Giáo trong vùng. Tuy nhiên, vào ngày thứ Bẩy trước Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, đại quân của nhà vua bị đánh bại không còn manh giáp. Quân binh của nhà vua sợ hãi đến mức không còn dám quay lại tấn công lần thứ hai để trả thù.
Các tín hữu cho rằng Đức Mẹ đã cứu họ trong cơn thử thách kinh hoàng này. Do đó, họ đã dựng nên một nhà thờ kính Đức Mẹ tại cánh đồng này.
Sau khi nhà thờ xây dựng xong, từ năm 1569 cho đến nay là liên tục 452 năm, cứ vào ngày thứ Bẩy trước Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là hàng chục ngàn có khi hàng trăm ngàn người đổ xô hành hương về đây, ngay cả trong thời kỳ cộng sản. Tượng Đức Mẹ được sùng kính trong nhà thờ này được truyền tụng là làm nhiều phép lạ từ đó cho đến nay.
Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch coronavirus, các cuộc hành hương được tổ chức hàng tuần trong suốt tháng Sáu để anh chị em giáo dân không tập trung quá đông. Biện pháp này xem lại rất thành công. Cho đến nay, đền thánh Đức Mẹ Şumuleu Ciuc báo cáo đã có hơn 600,000 người hành hương từ Rumani, Hung Gia Lợi và các quốc gia khác.
Trong thời cộng sản, bọn cầm quyền Rumani đã giết hại đến hơn 2 triệu người, tức là hơn 15% dân số, để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong chuyến tông du vào cuối tháng Năm, 2019, Đức Thánh Cha đã tuyên phong Chân Phước cho một vị Hồng Y và 6 Đức Giám Mục đã hiên ngang làm chứng cho đức tin đến độ đổ máu để làm chứng cho Đức Kitô và Giáo Hội của Người.
Như thế, tại sao cộng sản lại để mặc cho những đoàn hành hương đến vùng này trong suốt thời gian cai trị của chúng?
Với con mắt đức tin chúng ta tin nơi ơn quan phòng của Chúa và Đức Mẹ. Còn các nhà nghiên cứu thì cho rằng hoàn cảnh lịch sử đã khiến cho việc hành hương như thế có thể thực hiện được ngay cả trong những thời khắc đen tối nhất của lịch sử.
Năm 1920, Şumuleu Ciuc, giống như phần còn lại của Transylvania, được chính thức chuyển giao từ Hung Gia Lợi sang Rumani bằng Hiệp ước Trianon /tri-á-nần/. Đến năm 1940, khu vực này lại được trả về cho Hung Gia Lợi qua Hiệp ước Belvedere /beo-vê-đê-ria/. Sau Thế chiến II, cộng sản Liên Sô lại ép Hung Gia Lợi nhường cho Rumani và trở thành một phần của Rumani vào năm 1947.
Lãnh thổ này, với đa số dân là người Hung Gia Lợi, đã luôn là một lãnh thổ tranh chấp giữa hai nước. Vì thế, cộng sản Rumani không dám làm mạnh tay với người Hung Gia Lợi trong vùng. Thật thế, từ năm 1952 đến 1960, cộng sản Rumani chấp nhận một quy chế tự trị cho vùng này và gọi là tỉnh tự trị Mureş-Hungary /múy-rê hâng-gân/ cho đến khi cộng sản Rumani cảm thấy đủ mạnh để bãi bỏ quy chế này vào năm 1968.
Có hai biến cố có thể giúp giải thích tại sao cộng sản không dám làm khó dễ những cuộc hành hương thường niên này.
Tháng Hai, 1968, một cán binh cộng sản dùng lưỡi lê đâm vào tượng Đức Mẹ ở đền thánh Şumuleu Ciuc để phá tượng này. Anh ta bị chết đứng tại chỗ.
Ngày 30 tháng Năm 1968, tức là hai ngày trước cuộc hành hương thường niên của các tín hữu, Nicolae Ceaușescu cho công binh đặt bom ngay bên dưới bệ tượng Đức Mẹ. Quả bom làm sập tan tành nhà thờ kính Đức Mẹ. Cho nên, những hình ảnh chúng ta đang thấy đây chỉ là một nhà thờ dã chiến, trống trước, trống sau chứ không phải là ngôi nhà thờ nguyên thủy ban đầu. Hai ngày sau, ngày thứ Bẩy 1 tháng Sáu, 1968, khi các tín hữu hành hương đến nơi họ đau buồn thấy ngôi nhà thờ đã bị bom sập tan tành. Tuy nhiên, thật lạ lùng, khi đào bới trong đống đổ nát, họ thấy tượng Đức Mẹ vẫn còn y nguyên.
Các tín hữu đã long trọng rước tượng Đức Mẹ về nhà thờ của các cha dòng Phanxicô ở gần đó. Từ đó, cộng sản thôi không dám làm khó dễ cuộc hành hương truyền thống này.
Ngôi nhà thờ của các cha dòng Phanxicô như hiện nay được bắt đầu xây dựng vào năm 1802 và quá trình xây dựng kéo dài 72 năm. Nhà thờ có hai tòa tháp cao 12 mét, nơi lưu giữ những bức tranh tuyệt đẹp của các họa sĩ người Ý và Hung Gia Lợi, và bức tượng điêu khắc bằng gỗ của Đức Trinh Nữ Maria, thường được gọi là tượng Đức Mẹ khóc. Đặc biệt, tại ngôi nhà thờ này có những chiếc chuông nặng đến 1,133 kg.
Người Nhện xuất hiện trong buổi triều yết chung với Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:27 23/06/2021
Mattia Villardita, một người Ý 28 tuổi đã hóa trang thành Người Nhện, tham dự buổi triều yết chung tại Vatican, hôm thứ Tư 23 tháng 6.
Những người tham dự buổi tiếp kiến hàng tuần của Đức Thánh Cha Phanxicô vào thứ Tư và những người theo dõi qua buổi phát trực tiếp, đã rất ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông mặc trang phục bó sát màu đỏ và xanh được trang trí bằng một mạng nhện màu bạc đang ngồi giữa đám đông.
Người đàn ông mặc trang phục là Mattia Villardita, 28 tuổi, người Ý, thường hóa trang thành nhân vật trong truyện tranh để thăm trẻ em bị bệnh tại các bệnh viện trên khắp đất nước.
Anh nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA: “Tôi cố gắng giảm bớt phần nào sự đau khổ của các bệnh nhân trong bệnh viện.
Villardita đã có mặt tại buổi tiếp kiến chung ngày 23 tháng 6, được tổ chức bên trong Sân San Damaso, để gặp Đức Thánh Cha Phanxicô và trao cho ngài chiếc mặt nạ Người Nhện rất đặc biệt của mình.
“Tôi là người Công Giáo và tôi rất vui vì trải nghiệm này,” Villardita nói sau đó, và lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã biết anh là ai và “sứ mệnh” của anh là gì.
“Ngài bảo tôi hãy chụp rất nhiều ảnh selfie với các trẻ em ở quảng trường”.
Năm ngoái, Villardita đã được tặng Huân chương của Cộng hòa Ý, một vinh dự được tổng thống Ý đích thân tặng cho anh ta vì những hành động của anh như một “anh hùng hàng ngày”.
Anh nói với CNA rằng anh có một công việc hàng ngày, nhưng anh sử dụng thời gian rảnh của mình để ăn mặc và đi thăm các bệnh viện.
Và tại sao lại là Người Nhện?
“Đó là nhân vật yêu thích của tôi từ khi tôi còn nhỏ,” anh giải thích.
“Tất cả điều này bắt nguồn từ một câu chuyện cá nhân,” anh nói. “Tôi đã là một bệnh nhân trong 19 năm tại Bệnh viện Nhi khoa Gaslini ở Genoa, bởi vì tôi sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh.”
Khi còn nhỏ, Villardita đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật và dành nhiều tháng để hồi phục trong phòng bệnh.
“Và kinh nghiệm đó đã giúp tôi giúp đỡ những bệnh nhân này và gia đình của họ”
Hai năm trước, Villardita đã khởi động dự án của mình có tên là “Siêu anh hùng trong các nhà thương”. Một số bạn bè của anh cũng tình nguyện tham gia với anh, và cũng hóa trang thành các nhân vật nổi tiếng.
Đợt bùng phát COVID-19 năm ngoái không làm anh ta chậm lại. Khi nước Ý rơi vào tình trạng cấm vận nghiêm ngặt, anh đã tạo ra một dịch vụ gọi điện thoại video để trẻ em vẫn có thể gặp và nói chuyện với siêu anh hùng yêu thích của chúng.
Anh đã thực hiện hơn 1,400 cuộc gọi video trước khi đích thân trở lại thăm các bệnh viện vào tháng 12.
Khi bắt tay với Đức Thánh Cha Phanxicô, Người Nhện đã kể với Đức Thánh Cha về nỗi khổ của những đứa trẻ và gia đình của chúng mà anh ấy nhìn thấy hàng ngày.
Được bắt tay Đức Thánh Cha là một khoảnh khắc “thực sự, thực sự rất xúc động,” anh nói.
Source:Catholic News Agency
Sydney - Lần đầu tiên trong lịch sử, hai anh em được chịu chức linh mục cùng một ngày.
Giáo Hội Năm Châu
23:39 23/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 6g chiều ngày 24-June-2021 theo giờ Việt Nam
1. Tổ chức từ thiện của Tòa Thánh tiếp sức các quốc gia bị ảnh hưởng Covid
Văn phòng tổ chức từ thiện của Đức Thánh Cha đã gửi một số máy trợ thở và các thiết bị y tế đến cho 9 quốc gia, nhằm thể hiện sự hỗ trợ của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với các quốc gia đang phải vật lộn với đại dịch.
(Tin Vatican)
Với hơn 178 triệu ca nhiễm và hơn 3,8 triệu ca tử vong, tính cho đến nay, Covid-19 vẫn tiếp tục lộng hành tại nhiều quốc gia, làm xáo trộn cuộc sống và kinh tế khắp nơi trên thế giới, đặc biệt những quốc gia nghèo trong suốt năm qua.
Trong khi chiến dịch tiêm chủng ở các nước giàu đang tiến hành ráo riết, thì khủng hoảng y tế vẫn tiếp tục tàn phá dân số ở nhiều khu vực nghèo trên thế giới.
Và một lần nữa trái tim của Đức Thánh Cha Phanxicô quặn đau hướng về những người đang hấp hối trên thế giới.
Sự quan tâm và chăm sóc của Đức Thánh Cha
Văn phòng các tổ chức từ thiện của Tòa Thánh đã mua một số máy trợ thở và gửi đến một số quốc gia tối cần vào hôm thứ Năm (17/6/2021), cùng với một số dụng cụ y tế khác, theo công bố của Đức Hồng Y Konrad Krajewski, người lo các việc bác ái từ thiện của Đức Thánh Cha.
Máy trợ thở và dụng cụ y tế đã được gửi qua ngành ngoại giao đến các Sứ thần Tòa thánh của 9 quốc gia.
Các Sứ thần Tòa thánh khi nhận được sẽ gửi đến các trung tâm, bệnh viện tùy theo nhu cầu của các Giáo hội địa phương.
Các quốc gia cần thiết
Dưới đây là các quốc gia được giúp đỡ và số lượng máy trợ thở được gửi đến: Brazil 6 cái, Colombia 5, Argentina 5, Ấn Độ 6, Chile 4, Nam Phi 4, Bolivia 3, Syria 3 và Papua New Guinea 2.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyên góp cho các quỹ từ thiện và cung cấp thiết bị y tế cho nhiều nơi trên khắp thế giới, chẳng hạn như cho Colombia vào tháng Tư và Brazil vào tháng Tám.
Hiện tại, thảm họa Covid-19 đang hoàng hành tệ hại nhất tại Brazil và Ấn Độ, đã làm thiệt hại mạng sống của hơn 879.000 người trong số 3,8 triệu ca tử vong trên khắp thế giới.
Hoa Kỳ vẫn là quốc gia đứng đầu danh sách các nước với hơn 34 triệu ca nhiễm và hơn 616.000 ca tử vong.
2. Sydney - Lần đầu tiên trong lịch sử, hai anh em được chịu chức linh mục cùng một ngày.
Hai anh em Daniel và Stephen Drum được Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher Sydney truyền chức Linh mục ngày 29 tháng 5 tại Nhà thờ Chính tòa Đức Maria, trước sự chứng kiến của hơn 700 người, trong đó có 90 người là thân nhân của hai tân linh mục.
Gia đình Drum có hai anh em làm linh mục và cô em gái Rosie là nữ tu nên bạn bè thường gọi là “Chúa Ba Ngôi”.
Hai anh đều là thành viên của Huynh đoàn Truyền giáo Verbum Dei, một Hội dòng chuyên chăm về Lời Chúa và rao giảng lời Chúa.
Stephen là một kỹ sư và Daniel là một nhà khoa học, dù họ có những công việc tốt và nhiều tiền, nhưng mơ ước cuối cùng của họ lại là chức linh mục.
Hai tân linh mục Daniel và Stephen đều đồng thuận rằng được thụ phong cùng một ngày là một niềm hạnh phúc...
Cha Stephen còn cho hay: “Niềm vui của cả hai chúng tôi là niềm vui chung của mọi người, không chỉ của Hội Dòng Verbum Dei mà còn của bạn bè, gia đình và giáo xứ và giáo phận Sydney.
“Hội Dòng Verbum Dei là một Tu Hội quốc tế, nên niềm vui cũng vượt quá không thờ gian..."
ĐTGM Fisher cho biết Thánh lễ truyền chức này là “một trong những khoảnh khắc đáng nhớ của cuộc đời Tổng giám mục Sydney của tôi, khi phong chức linh mục cho hai chàng trai trẻ.”
Bà cố của hai tân linh mục là bà Nola Drum, một người mẹ có 9 người con, bà luôn cầu nguyện cho các linh mục tu sĩ… Là một giáo lý viên trong suốt 30 năm, bà cho biết tất cả các con của bà đã luôn đặt Chúa Giêsu làm trung tâm cuộc sống và bà cảm tạ Chúa Thánh Thần đã ban cho gia đình bà thật sốt sắng.
Bà cho biết bà không đối xử với những người con tu trì khác với sáu đứa con khác! nhưng bà cảm tạ Chúa vì có ba người con đã hiến dâng cuộc đời để phục vụ Chúa.
Bà thường thân thưa với Chúa: “Con sẵn sàng hiến dâng bất cứ người con nào nếu Chúa muốn chọn chúng!”
Bà chia sẻ với tư cách là cha là mẹ, bà và ông John, chồng bà “vui mừng vì không chỉ Dan và Steve mà cả Rosie đã đáp lại lời kêu gọi của Chúa bước vào đời sống thánh hiến...”
Nguồn: https://cruxnow.com/church-in-oceania/2021/06/australian-brothers-ordination-completes-hat-trick-of-religious-vocations/
3. Ủy ban Caritas kêu gọi nhóm G7 hãy xóa nợ của các nước nghèo
Nhóm G7 đại diện cho 7 quốc gia giàu có trên thế giới đang có cuộc họp thượng đỉnh kéo dài 3 ngày tại một tỉnh nhỏ Carbis Bay ở Cornwall, Vương quốc Anh để bàn về sự phục hồi thế giới sau cơn đại dịch.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Mọi người đề đồng ý: Không thể “xây dựng tốt hơn” nếu các khoản nợ của các nước nghèo không được xóa bỏ và giúp đầu tư để phục hồi, chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu.
Các nước: Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ, bảy nước họp lại thành G7, là các nước có nền dân chủ giầu mạnh nhất thế giới, liên kết các đồng minh thân cận và các đối tác thương mại lớn đang nắm giữ khoảng một nửa kinh tế toàn cầu. Liên minh châu Âu, Australia, Nam Phi, Hàn Quốc và Ấn Độ được mời dự thính.
Các nhà lãnh đạo G7 trông đợi sự phục hồi sau cơn đại dịch, hứa hẹn sẽ học hỏi những sai lầm trong quá khứ.
Vấn đề nợ của châu Phi
Ông Aloysius John, giám đốc Caritas thế giới cho hay qua Hội Caritas thế giớ ông được biết có khoảng 200 quốc gia trên toàn thế giới đang mắc nợ các nước phát triển. Ví dụ, Zambia sử dụng 45% ngân sách hàng năm của quốc gia để trả nợ khổng lồ của mình, thì làm sao "còn tiền đâu mà phát triển đất nước?" Ông tiếp: "Và làm thế nào họ có thể ứng đáp Covid nếu không có nguồn tài chánh, thì y tế quốc gia làm sao dám mơ có vắc xin ngoại trừ trông chờ vào lòng bố thí của các nước giầu?"
Quỹ Vốn Đặc Biệt (SRD) cho miền nam toàn cầu
Chỉ riêng các nước châu Phi dự kiến sẽ trả 23,4 tỷ USD tiền nợ cho các nước chủ nợ năm 2021 - cao hơn gấp ba lần chi phí mua vắc xin cho toàn châu lục thì làm sao họ có tiền mà lo chống đại dịch cho dân chúng?
Cho nên nhóm G7 cần xem xét cuộc khủng hoảng khí hậu một cách nghiêm túc hơn và tìm cách giúp cho các quốc gia khác được tham gia vào các công cuộc gìn giữ và chăm sóc cho ngôi nhà chung của thế giới.