Ngày 21-06-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Canh tân ơn gọi ngôn sứ trong thinh lặng
Lm Jude Siciliano, OP
05:58 21/06/2012
CHÚA NHẬT LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ

Isaia 49: 1-6; Thánh vịnh 139; Cv 13: 22-26; Luca 1: 57-66,80

Quả thật không có gì khó hiểu khi bài trích sách Isaia được chọn đọc trong ngày lễ hôm nay để minh họa cho bài Tin mừng. Việc mô tả ơn gọi của Isaia có thể nói về Gioan Tẩy Giả - cũng như bất kỳ ngôn sứ nào được Thiên Chúa chọn gọi. Ông cũng đang nói về chúng ta trong khi chúng ta được mời gọi đứng lên bảo vệ cho chân lý, hay nói lời an ủi cho những ai đau buồn.

Qua bí tích thánh tẩy, chúng ta được xức dầu để trở nên tư tế, ngôn sứ và vương đế. Ngày lễ hôm nay nhắc chúng ta về ơn gọi trở thành ngôn sứ trong Phép Rửa. Như Isaia nói: “Đức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi”. Trong khi lãnh nhận Phép Rửa, mỗi chúng ta được mời gọi trở thành ngôn sứ; có thể không phải kiểu cong khai như Isaia hay Gioan Tẩy Giả, nhưng vẫn là ngôn sứ. Chúng ta có thể học từ cách “mô tả chi tiết công việc” trong tự truyện của ngôn sứ Isaia và trong chính vần thơ đó.

Bài đọc hôm nay là một trong bốn bài về “Người tôi trung (42,1-4; 49,1-6; 50,4-9 và 52,13-53:12). Vị ngôn sứ nhận ra rằng mình được kêu gọi “từ trong dạ mẫu thân”. Khung cảnh của cuộc lời kêu gọi, hay ơn gọi, thì quan trọng vì giống như các ngôn sứ, không phải lúc nào ông cũng hành động vừa lòng người khác. Ông còn phải trở nên như “lưỡi gươm sắc bén” và vì thế lời ông gây lên sự chống đối. Các ngôn sứ được kêu gọi từ giữa dân của mình – họ không phải là ngoại kiều. Để nói lời phê phán chính tình trạng của cộng đoàn chắc chắn sẽ gây lên không chỉ sự chống đối của chính dân mình mà còn nghi ngờ chính mình. Làm thế nào mà ngôn sứ không thấy hoài nghi khi mà chính những người thân chống đối và quay lưng lại với họ?

Những người theo Đức Giêsu cũng xem Người như một ngôn sứ như Isaia. Người nói những lời an ủi và chữa lành với những ai đau khổ và phê phán giới cầm quyền chính trị và nhất là giới lãnh đạo tôn giáo. Sứ vụ ngôn sứ của Người, cũng giống như các ngôn sứ đi trước, gặp phải sự chống đối và chịu đau khổ bởi chính những bàn tay của giới lãnh đạo tôn giáo. Các môn đệ đón nhận Đức Giêsu và lời mời gọi của Người, vác nhận thập giá và theo Người, cũng sẽ nhận sự đối xử chẳng khác gì từ phía những thế lực lãnh đạo.

Gioan Tẩy Giả là người đi trước Đức Kitô. Vai trò ngôn sứ của ông không êm ả như Isaia, nhưng theo kiểu cháy bỏng của Êlisa. Kiểu nói thông dụng này dễ dẫn đến kết cục thảm thương của vị ngôn sứ, nhưng không phải trước khi nhắm đến vị kế nhiệm là Đức Giêsu. Sau khi sự việc xảy ra với Gioan, Đức Giêsu trở thành tâm điểm của sự chú ý; một ngôn sứ vừa nhẹ nhàng như Isaia vừa thách thức những nhà lãnh đạo tôn giáo bướng bỉnh chai lì. Nhưng cũng chẳng bao lâu sau, chính Đức Giêsu cũng gặp kết cục thảm thương của người ngôn sứ. Giờ chúng ta chú ý đến nội dung bài Tin mừng nói về Gioan Tẩy Giả.

Thời gian gần đây, Anh quốc đã dành ra cả hai năm trời để chuẩn bị cho lễ bạc kỷ niệm của nữ hoàng Êlizabeth. Ngay cả những người Mỹ, dù đã dẹp chế độ quân chủ cả hàng thế kỷ, cũng bật tivi vào sáng sớm ngày Chúa Nhật để theo dõi cảnh 1000 chiếc tàu, bè, thuyền buồm và cả canô tràn ngập dòng Sông Thêm để mừng Nữ Hoàng của họ. Đó là thời gian hạnh phúc của dân Anh và chúng ta cần chia sẻ với họ từ nửa kia thế giới.

Và đây là các thức của Sách Thánh. Sinh nhật của Gioan Tẩy Giả khai mạc một biến cố hết sức quan trọng trong lịch sử và một thời đại mới. Gioan sẽ loan báo việc Đức Giêsu ngự đến và Đức Giêsu sẽ công bố sự hiển trị của Nước Thiên Chúa. Để chuẩn bị cho biến cố làm thay đổi thế giới, Thiên Chúa chắc chắn có thể tiến hành một lễ hội huy hoàng gấp bội lễ kỷ niệm xa hoa của Nữ Hoàng Êlizabeth. Nhưng Thiên Chúa đã không làm như thế.

Thay vì thế, bánh xe của sự thay đổi quan trọng này bắt đầu chuyển động khi một cặp vợ chồng lớn tuổi ở vùng quê hẻo lánh mang thai. Câu chuyện cứu độ của chúng ta không bắt đầu với vẻ tráng lệ, pháo hoa hay thanh la não bạt, nhưng với một phụ nữ lớn tuổi sinh con, và dân chúng trong ngôi làng nhỏ vây quanh để chúc mừng và tạ ơn hồng ân của Thiên Chúa. Những con người nhỏ bé này không có quyền uy nhưng họ lại được thấy được công trình do tay Chúa thực hiện.

Việc đặt tên cho đức trẻ là một biến cố quan trọng, nhất là giữa nhóm dân tộc thiểu số hay trong một làng nhỏ. Từ câu chuyện này chúng ta có thể biết người ta muốn gì: tên của đứa trẻ phải phản ánh truyền thống của gia đình và địa vị tư tế của Dacaria. Dân chúng sẵn sàng làm theo truyền thống và ngi thức của họ. Họ muốn đứa trẻ mang tên của Dacaria.

Nhưng Êlizabeth nhất định đòi đặt tên cho trẻ là Gioan (nghĩa là Thiên Chúa đoái thương), cái tên mà Thiên Thần đã nói cho Dacaria trong Đền Thờ. Khi xóm giềng phản đối và khẳng định điều họ mong muốn – đứa trẻ phải được đặt theo tên cha – thì Dacaria lấy bảng và viết: “Không. Tên cháu là Gioan”. Ai có trách nhiệm ở đây? Chính cha mẹ là người đặt tên cho con mình – thì họ phải có trách nhiệm. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa tràn ngập khung cảnh này – từ đầu cho đến cuối bài Tin mừng. Thiên Chúa lãnh trách nhiệm và Người có kế hoạch riêng – một kế hoạch rất hoàn hảo.

Khi Thiên Thần báo tin bà Êlizabeth thụ thai và tên Gioan được nói cho Dacaria trong Đền Thờ, ông hoài nghi. Dù gì thì ông và vợ cũng đã già cả. Do đó, Thiên Thần khiến cho ông bị câm vì tội hoài nghi (1:13). Tại lễ cắt bì và đặt tên, Dacaria viết lên tấm bảng dòng chữ “Tên cháu là Gioan”. Tức thì miệng lưỡi ông được mở ra và ông nói được. Sự im lặng của ông được phá tan và ông cùng với Êlizabeth sau những ngày tháng mang thai trong im lặng, nói đến tin mừng về những gì Thiên Chúa đang thực hiện. Nhưng lời tung hô của Dacaria “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israel” (1,67-79) không được đọc trong đoạn văn hôm nay. Tại sao chúng ta không hiệp với lời ca tụng cua Dacaria (truyền thống gọi là “Thánh ca chúc tụng”) để ca ngợi những kỳ công Thiên Chúa thực hiện trong cuộc đời chúng ta – đặc biệt là những mong ước bị gián đoạn bởi những điều không mong muốn và trong khung cảnh mới chúng ta nhận ra ý định tốt lành Thiên Chúa dành cho ta? Nhớ rằng, tên của Gioan nghĩa là “Thiên Chúa đoái thương”

Sự im lặng như một phần đời mà Dacaria và Êlizabeth sống trước lúc sinh Gioan là thế nào?Còn sự im lặng được tiên báo trong đoạn kết bài Tin mừng hôm nay là gì? Luca cho chúng ta biết khi đứa trẻ lớn lên, “Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Israel”. Hoang địa theo truyền thống là nơi dành cho các ngôn sứ vào cầu nguyện, thực hành khổ hạnh và trên hết là để chờ đợi chỉ dụ của Thiên Chúa. Sau này, Luca còn cho chúng ta biết, “có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Dacaria, là ông Gioan, trong hoang địa” (3,2). Gioan sẽ phá tan sự im lặng và khởi đầu sứ vụ của mình, công bố phép rửa để sám hối hầu chuẩn bị cho Đấng được Chúa xức dầu, là Đức Kitô (3,3).

Sau thinh lặng là lời nói sinh nhiều hoa trái. Một người giữ thinh lặng là để bày tỏ sự lệ thuộc vào Thiên Chúa. Sự thinh lặng của người có lòng tin là một sự thinh lặng tràn đầy hy vọng, một sự chờ mong lời của Đức Chúa –thời điểm Đức Chúa phán và hành động. Có những lúc trong cuộc sống chúng ta muốn làm ngay việc nào đó. Nhưng cũng có những lúc chúng ta cần tạm ngưng, (“Đừng làm gì, chì cần đứng đó!”) và giữ thinh lặng, với đôi tai và tâm hồn mở rộng để đợi chờ một lời.

Thinh lặng là một mặt hàng quý hiếm trong thế giới chúng ta. Dù đang làm việc, đi lại hay ngồi một mình, người ta cũng gắn tai phone – hay cái gì tương tự thế. Hãy lấy phone ra khỏi lỗ tai, tắt tivi, rađiô trên xe ôtô, đừng lướt web; tìm cách nào đó để giữ thinh lặng một chút mỗi ngày. Cố đọc vài đoạn Sách thánh (bài đọc Chúa Nhật tới chẳng hạn); và rồi yên lặng một chút. Hãy tạo ra một khoảnh khắc sa mạc dù quý vị đang ở bất kỳ nơi đâu.

Hôm nay chúng ta mừng kính vị ngôn sứ, Gioan Tẩy Giả, mà cha mẹ của ông phá tan sự thinh lặng để tung hô “Đức Chúa đoái thương”. Sau này khi lớn lên, Gioan ra khỏi sa mạc, phá tan sự im lặng của ông và loan tin “Đấng đang đến thì cao trọng hơn tôi”. Trong thinh lặng, ông học được vai trò của vị ngôn sứ là gì. Trong thinh lặng chúng ta cũng học biết và canh tân ơn gọi ngôn sứ của chúng ta.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


NATIVITY OF JOHN THE BAPTIST
Isaiah 49: 1-6; Psalm 139; Acts 13: 22-26; Luke 1: 57-66,80

It’s easy to see why the Isaiah reading was chosen for today’s feast and as a complement to today’s gospel. In describing his own calling Isaiah could be speaking for John the Baptist – and any prophet called by God. He could also be speaking for each of us when the moment comes in our lives and we are called to take a stand for what is right, or speak a word of comfort to someone afflicted.

Through our baptism we are anointed to be priest, prophet and royalty. Today’s feast reminds us of our baptismal vocation as prophets. As Isaiah says, "The Lord called me from birth, from my mother’s womb [God] gave me my name." At Baptism each of us was called to be a prophet; perhaps not as public as Isaiah or John the Baptist, but prophet nevertheless. We can learn the "job description" of a prophet from Isaiah’s autobiographical and poetic self description.
Today’s selection is one of Isaiah’s four "Servant Songs" (42:1-4; 49:1-6; 50:4-9 and 52:13-53:12). The prophet realizes he was called "from my mother’ s womb." The sense of call, or vocation, was important because, like the other prophets, he would not always be acting to console others. He would also have to be a "sharp-edged sword" and so his words would stir opposition. Prophets are called from among their own people – they are not outsiders. To speak a word of critique to the status quo in one’s own community would inevitably cause, not only resistance by one’s own people, but also self-doubt. How could doubt not be part of the prophet’s life when even those closest to him/her resist and turn against them?

Jesus’ followers saw him as an Isaiah-like prophet. He spoke words of consolation and healing to the afflicted and critique to those with political and, especially, religious authority. His prophetic mission, like that of the prophets who preceded him, met resistance and he suffered at the hands of those in charge of the religious institution. Disciples who responded to Jesus and accepted his invitation to pick up his cross and follow him, could expect no less treatment from those who controlled the reins of power.

John the Baptist was the forerunner of Christ. His role as prophet wasn’t in the line of the gentle Isaiah, but in the style and with the fire, of Elijah. This very popular voice would suffer a prophet’s violent end, but not before pointing to his successor, Jesus. After he does that, Jesus will be the center of attention; a prophet both with Isaiah’s gentle compassion and Elijah’s challenge to obstinate religious leaders. But it will not be long before Jesus himself will meet a prophet’s violent end. Now we turn our attention to the gospel’s focus on John the Baptist.

Recently the English spent two years preparing for the silver anniversary of Queen Elizabeth. Even we Americans, who threw off the rule of a monarch centuries ago, turned to our televisions early on a Sunday morning to watch a flotilla of 1000 ships, barges, yachts and even canoes (!) float up the Thames River to celebrate their Queen. A good time was had by all in England – and we got to share in it "across the pond."

Now here’s the Bible’s way. With the birth of John the Baptist God is inaugurating the most momentous event in history and a new age. John will announce Jesus’ coming and Jesus will proclaim the arrival of the Kingdom of God. In preparing for this series of world-changing events, God could certainly throw a celebration that would have exceeded Queen Elizabeth’s anniversary. But that’s not God’s way.

Instead, the wheels of momentous change begin to turn when an elderly couple in a remote village become pregnant. The story of our salvation doesn’t begin with pomp, fireworks and fanfare, but with an older woman giving birth and small-town folk gathered to celebrate and acknowledge God’s "great mercy." These insignificant people don’t have might on their side, but they do see God’s hand at work.

The naming of a child, especially among ethnic groups and in a small town or village, is an important event. We can tell from the story what was expected: the baby’s name would reflect the family’s tradition and Zechariah’s priestly status. The people are ready to proceed with their traditional and expected ritual. They expect the child to have Zechariah’s name.

But Elizabeth insists he be named John (meaning "God is gracious"), the name the angel announced to his father Zechariah in the Temple. When the neighbors object and state what was expected – he should be named after his father – Zechariah takes a writing tablet and writes, "No. He will be called John." Who is in charge here anyway!? Parents were supposed to choose the name of their child – they were supposed to be in charge. But God’s presence fills the scene – from the beginning to the end of the gospel. God is in charge and God’s got a plan — a very good plan!

When the angel announced Elizabeth’s pregnancy and John’s name to Zechariah in the Temple, he expressed doubt. After all he and his wife were elderly. That’s when the angel put a seal of silence on Zechariah for his doubting (1:13 ff). At the circumcision and naming ceremony Zechariah writes, "John is his name" on the tablet. Immediately his mouth was opened and his tongue freed. His silence was broken and he joins Elizabeth, after the silence of her months of pregnancy and speaks the good news of what God is doing. Zechariah’s subsequent words of praise, "Bless the Lord the God of Israel" (1:67-79), have been cut out of today’s passage. Why not go to Zechariah’s prayer (traditionally called "The Benedictus") and join him in praise for what God has done in our lives – especially when what we expected was interrupted by the unexpected and in the new, we discovered God’s gracious will for us? Remember John’s name means, "God is gracious!"

What about that silence that was part of Elizabeth and Zechariah’s lives before John’s birth? What about the anticipated silence that’s implied in the closing details of today’s gospel? Luke tells us when the child grew up, "… he was in the desert until the day of his manifestation to Israel." The desert is the traditional place for prophets to go for prayer, ascetical practices and, most of all, to wait in silence for a word of direction from God. Later, Luke tells us, "The word of God was spoken to John, son of Zechariah, in the desert" (3:2). John will break his silence and begin his ministry, proclaiming a baptism of repentance in preparation for God’s anointed one, the Christ (3:3).

After silence comes fruitful speech. A person keeps silence to acknowledge dependence on God. The silence of a believer is a hope-filled silence, a waiting on the Lord to speak – and when God speaks, God acts. There are times in our lives when we need to do something immediately. But there are other times we need to pause, ("Don’t just do something, stand there!") and keep a silence, with ears and hearts open for a word.

Silence is a rare commodity in our world. Even when people are working, walking or sitting alone, they are "plugged in" – in one way or another. Take the earplugs out, turn off the car radio and television, don’t go on-line; find a way to keep at least a few moments of silence each day. Try reading a few verses of Scripture (next Sunday’s readings?); then keep a silence for a little while. Make a little desert setting wherever you are.

Today we celebrate a prophet, John the Baptist, whose parents broke their silence to announce "God is gracious." Later, when the adult John emerged from the desert, he broke his silence to announce, "One greater than I is coming." In the silence he learned what his prophetic role would be. In the silence we learn and are renewed in our prophetic calling too.

 
Gioan Tẩy Giả: một ơn gọi, một huyền nhiệm
Anmai, CSsR
17:35 21/06/2012
Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả

Mỗi người chúng ta có mặt trên cuộc đời này, xét về nghiên cứu y khoa thì khi nam nữ gần nhau và có điều kiện thì sẽ thụ thai. Và, 9 tháng 10 ngày sẽ sinh ra em bé ! Đó là điều dĩ nhiên. Cũng như cha mẹ chúng ta, gần nhau và vào ngày có khả năng thụ thai thì sẽ thụ thai và sinh ra chúng ta.

Vấn đề thụ thai này, khoa học nghiên cứu là như vậy nhưng đâu phải muốn thụ thai là thụ thai và đâu phải lần nào gần nhau là có thai.

Thật là khó lý giải ngay cả về khoa học. Và vì thế, sự hiện diện của mỗi một người xét về góc độ tâm linh, xét về góc độ niềm tin của con người thì quả thật mỗi một con người là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm vì lẽ thật sự thì không ai có thể biết được lúc nào mình sẽ thụ thai dù sinh hoạt vợ chồng vẫn bình thường. Sự hiện diện của mỗi người chúng ta, đứng trước niềm tin của Thiên Chúa thì quả thật đó là một ơn gọi, một huyền nhiệm ơn gọi và một ơn ban.

Ơn gọi, huyền nhiệm về cuộc đời của mỗi một người vẫn diễn ra, vẫn xảy ra mỗi ngày trong dòng chảy của lịch sử cứu độ.
Bình thường, có lẽ ít ai nhận ra sự hiện diện của mình là huyền nhiệm, sự hiện diện của mình trong cuộc đời này là ơn gọi.
Quá nhiều huyền nhiệm, quá nhiều ơn gọi được Thiên Chúa gọi, Thiên Chúa chọn trong cõi nhân sinh này.

Thử một chút nhìn lại cuộc đời của ngôn sứ Giêrêmia

Giêrêmia là vị ngôn sứ được xem là chịu đau khổ nhất, ông sống cả cuộc đời trong sự cô đơn, bị ghét bỏ, bị bách hại của những người xung quanh vào thời đó. Ta có thể thấy ông chỉ có một việc duy nhất là đi tuyên sấm và rao giảng về lời mà Đức Chúa phán cho ông. Vậy tại sao ông lại phải làm những việc đó để rồi ông phải chịu đau khổ ? Tại sao ông phải tuyên sấm về những việc không may để rồi ông bị bắt bớ hành hạ ? Để rồi khi ông chịu không nổi nữa thì ông đã phải dày vò mình ? Có lẽ ông sẽ nói rằng : Chính Chúa “đã quyến rũ “tôi. Nếu chúng ta đọc những lời tâm sự của ông ở chương 20,7-18 ta sẽ thấy đây là một lời tâm sự thật tuyệt vời nhưng cũng mang một cảm giác tuyệt vọng bởi lẽ diễn tả được tâm trạng của Giêrêmia - một con người đã cảm nhận được Chúa đã mạnh tay với ông như thế nào.

Thiên Chúa đã kêu gọi ông làm ngôn sứ và để rồi từ một con người nhút nhát, thích sống đơn sơ âm thầm bỗng chốc phải trở thành người nói Lời Chúa nhưng những lời ấy lại gây sự khó chịu cho dân vì toàn tiên báo những tai họa. Trong nỗi đau khổ vì bị mọi người lên án ông như muốn tố cáo lại Thiên Chúa, vì chính Chúa đã “quyến rũ” đã “mạnh hơn” và “đã thắng” để giờ đây ông phải nói những điều này dù trước đó ông đã từ chối làm ngôn sứ.

Ông đau đớn vì không biết trước mình sẽ phải chịu nhiều đau khổ đến như vậy. Nỗi đau ấy dằn xé trở nên cuộc đấu tranh trong con người ông tuy nhiên nó cũng cho ta thấy được ‘sự chi phối của ức Chúa trên ngôn sứ ‘.

“Lạy Đức Chúa, Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ. Ngài mạnh hơn và Ngài đã thắng.” (Gr 20, 7a)

Thử một chút nhìn lại cuộc đời của Hôsê : Được mời gọi làm ngôn sứ của Chúa nhưng cuộc đời của Hôsê quá bi đát. Ngôn sứ Hôsê có một cuộc hôn nhân nhiều trắc trở : Vợ ông là một gái điếm được ông yêu thương cưới về. Nhưng như ngựa quen đường cũ, nàng vẫn tiếp tục ngoại tình. Dù vậy Hôsê vẫn yêu thương và kiên trì dùng tình yêu mà sửa đổi vợ. Cuối cùng nàng đã hoán cải.

Ngày hôm nay, chúng ta cùng với Giáo Hội mừng sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả. Mừng sinh nhật ai đó là nhìn lại dấu ấn ngày người đó có mặt trong cõi đời này. Trong năm Phụng Vụ, chỉ có 3 người được mừng sinh nhật đó chính là Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Gioan Tẩy Giả. Xét về mặt con người thì Gioan Tẩy Giả quả là một nhân vật tiêu biểu, một nhân vật đặc biệt trong dòng chảy lịch sử cứu độ.

Cha mẹ của Gioan Tẩy Giả, như chúng ta đã biết : già rồi ! Già rồi thì còn làm ăn gì được nữa nhưng Thiên Chúa lại làm cái điều lạ lùng cho hai ông bàm cho gia đình và cho mọi người thấy. Bà lại có thai trong lúc tuổi già. Với biến cố ấy, Gioan bỗng dưng câm khi đang tế lễ trong đền thờ. Việc lạ lùng của Gioan Tẩy Giả đã được đánh dấu ngay từ lúc cha mẹ của Gioan đặt tên cho ông. Thường dân Do Thái tên của người cha, tên của họ hàng nội phải được đặt tên cho đứa bé mới sinh ra. Ở đây, cái huyền diệu, linh thánh đã xảy ra ngay lúc cắt bì cho con trẻ.Lúc cắt bì cũng là lúc đặt tên cho đứa bé. Mọi người cứ tưởng lấy tên cha Giacaria đặt tên cho bé, nhưng bà Êlisabét lên tiếng:” Không, phải đặt tên cháu là Gioan“ (Lc 1, 60). Đây là cái tên do chính Thiên thần đã báo trước cho Giacaria biết ông và vợ ông sẽ sinh được một cháu trai dù hai ông bà đã luống tuổi, cao niên không thể nào sinh con nếu không có bàn tay Thiên Chúa can thiệp…

Và rồi, chúng ta cũng biết được phần nào cuộc đời của Gioan Tẩy Giả qua sách Thánh. Ngài đã sống trọn vẹn ơn gọi của Ngài, sống trọn vẹn cuộc đời của Ngài.

Chúng ta còn nhớ lời của Ngài ở dòng sông Giođan : "Tôi là người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi" (Ga 1,23). Và hết sức đặc biệt : "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người" (Mc 1,7).

Phải nói rằng quan niệm sống của Gioan Tẩy Giả hết sức dễ thương. Hoàn thành sứ mạng ngôn sứ của mình trong tâm tình khiêm tốn.

Ngày hôm nay, sinh nhật thánh Gioan Tẩy giả là cơ hội để chúng ta nhìn lại ơn gọi, nhìn lại huyền nhiệm của chúng ta trong cuộc đời này.

Chúng ta được Thiên Chúa mời gọi sinh ra trong cuộc đời này với mỗi người một ơn gọi, mỗi người một huyền nhiệm. Chúng ta, có thể là kỹ sư, bác sĩ, giáo viên ... có thể là người công nhân quét rác ... nhưng trước mặt Chúa chúng ta có một chỗ đứng, một vị trí, một ơn gọi.

Sáng sáng, thức khá sớm, nhìn mấy cụ quét rác, ghi ơn các cụ đó đó. Nếu như không có các cụ đó quét rác, dọn vệ sinh thì nhà dòng bẩn lắm. Ngoài đường cũng thế thôi, nếu như không có những công nhân vệ sinh thì chắc đường phố bẩn thỉu lắm. Nếu ai cũng làm bác sĩ thì ai sẽ làm công nhân, ai cũng làm kỹ sư hết thì ai sẽ là người thợ điện, thợ làm ống nước cung cấp điện nước cho ta.

Có lẽ vì cuộc đời quá ồn ào, quá náo động để chúng ta không nhận ra sự hiện diện của chúng ta trong cõi đời này.

Thi thoảng, con có nghe bài hái con luôn tin rằng. Lời bài hát như thế này : Con luôn tin rằng, tình Ngài thương con không bờ không bến. Con luôn tin rằng, Ngài chọn tên con khi chưa có sao trời. Mặt trời Mặt trăng theo con ngày ngày, nẻo đường con đi thiên nhiên dịu vời. Ngài phủ vây con với khí trời mát trong

Và này con đến Chúa ơi, xin quyết theo Ngài. Dẫu có cô đơn, dẫu chút lo âu con luôn vui bước. Một điệu nguyện ước Chúa ơi, ân thánh Chúa trời. Dẫn lối con đi, dẫn bước trung trinh, nơi thánh điện Ngài.

Chúa thương Chúa chọn mỗi người chúng ta sống trong cõi đời này, cùng cộng tác với Ngài trong khả năng mà Thiên Chúa mời gọi.

Nhìn lại lịch sử cứu độ, những người được Thiên Chúa chọn không giống như cách nhìn, cách nghĩ của thế gian :

Thiên Chúa cần một người cha cho dân của mình.
Người chọn một cụ già. Thế là Abraham đứng lên…
Thiên Chúa cần một người phát ngôn.
Người chọn một anh chàng vừa nhút nhát vừa có tật nói ngọng.
Thế là Môisê đứng lên…
Thiên Chúa cần một thủ lãnh để hướng dẫn dân mình.
Người chọn một cậu thanh niên nhỏ nhất, yếu nhất trong nhà.
Thế là Đavít đứng lên…
Thiên Chúa cần một tảng đá làm nền cho ngôi nhà Giáo Hội.
Người chọn một anh chối đạo.
Thế là Phêrô đứng lên.
Thiên Chúa cần một gương mặt để diễn tả tình yêu cho nhân loại.
Đó là Maria Mađalêna.
Thiên Chúa cần một chứng nhân để hô lên sứ điệp của Người.
Người chọn một kẻ chuyên bắt đạo.
Đó là Phaolô gốc thành Tác-xô.
Thiên Chúa cần một ai đó để quy tụ dân và đi đến với những người khác.

Người đã chọn bạn.
Dù bạn run sợ, lẽ nào bạn không đứng lên?

Thiên Chúa, chắc có lẽ cũng không mời gọi chúng ta phải đào non lấp biển đâu. Thiên Chúa mời gọi chúng ta minh chứng, thể hiện tình yêu của Ngài giữa cõi đời này.

30 tuổi, 40 tuổi, 70 tuổi ... Lẽ nào chúng tak hông nhận được tình thương của Thiên Chúa trên cuộc đời chúng ta sao ?

Vậy thì chúng ta hãy hoàn thành sứ mạng ơn gọi của chúng ta là diễn tả tình yêu Thiên Chúa ngay trong chính gia đình chúng ta, trong khu xóm chúng ta, trong công sở chúng ta và trong họ đạo của chúng ta đang sống.

Nếu như mỗi người, mỗi thành viên trong gia đình, xứ đạo diễn tả tình yêu của mình thì quả thật hạnh phúc sẽ tràn đầy trong gia đình, trong họ đạo của chúng ta.
 
Sinh Nhật Gioan Tẩy Giả và Ơn Gọi kỳ diệu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:07 21/06/2012
LỄ SINH NHẬT GIOAN TẨY GIẢ - CN12TN-B

Trong năm phụng vụ chỉ có 3 lễ mừng sinh nhật. Đó là Giáng Sinh của Đức Giêsu ( 25.12). Sinh nhật của Đức Maria ( 8.9) và Sinh nhật của Gioan Tẩy Giả ( 24.6) .

Cuộc đời và sứ mạng của Gioan gắn liền với cuộc đời và sứ mạng của Chúa Giêsu nên Giáo hội có lý do để sắp đặt việc mừng Sinh nhật của Vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế trở thành một Lễ Trọng trong niên lịch phụng vụ.

Gioan được sinh ra kỳ diệu và ơn gọi cũng kỳ diệu trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

1 .Sinh nhật kỳ diệu

Thánh Luca đã nói tới ngày sinh với những dấu hiệu kỳ diệu của Gioan “ Nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời” ( Lc 1,14).

a. Dacaria bị câm :

Thân phụ của Gioan bị câm vì nghi ngờ lời Truyền tin của Sứ Thần đang khi ông đang dâng hương trong đền thờ theo phiên của mình ( Lc 1,5- 23)

b. Khỏi Tội Nguyên tổ

Bà Isave có thai được 6 tháng, Đức Maria đã đến viếng thăm ,vừa nghe lời của Đức Maria chào thì thai nhi Gioan đã nhảy mừng trong dạ mẹ ( Lc 1,41) và được đầy tràn Thánh Thần ( Lc 1,15).Hồng An này được Giáo hội hiểu là Gioan đã khỏi tội nguyên tổ, một ân huệ cao cả mà ngoại trừ Đức Maria cả nhân loại không ai có được .

c. Son sẻ mà có con

Hai ông bà Dacaria và Isave là người công chính trước mặt Thiên Chúa ,nhưng họ lại không con,vì Bà Isave là người hiếm hoi ,cả hai đều đã cao niên ( Lc 1,6- 7).

Vậy mà Bà đã sinh con “ Bà sinh hạ một con trai,nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy,láng giềng và thân thích đều chia vui với bà” (Lc 1,57 – 58). Trong Cưụ ước cũng có những bà mẹ sinh con kỳ diệu như vậy. Bà Sara mẹ Isaac ( St 11,30;21,1- 7). Bà Rebecca mẹ của Esau và Giacop ( St 25,21- 26). Bà Rakhel mẹ của Giuse ( St 29,21; 30,22- 24). Bà Anna mẹ của Samuel ( 1Sm 1,2- 20).

d. Tên Gioan và hết câm

Gioan sinh được tám ngày, chịu cắt bì và đặt tên là Dacaria nhưng bà mẹ lên tiếng: “Không, phải đặt tên cháu là Gioan”. Một tên gọi thật lạ lùng khiến mọi người kinh ngạc vì trong họ hàng của bà không có ai tên đó cả.Khi Dacaria viết tên Gioan trên tấm bảng, thì miệng lưỡi ông được mở ra,ông hết câm và nói lại được như trước kia ( Lc 1,59- 65).

Mọi biến cố đều kỳ diệu từ khi cưu mang cho đến lúc sinh ra của Gioan vì “ Quả thật,có bàn tay Chúa phù hộ em” ( Lc 1,66).

Sinh nhật Gioan kỳ diệu cũng đúng thôi vì Gioan sẽ lãnh nhận một ơn gọi kỳ diệu là làm Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế.

2 . Ơn Gọi kỳ diệu

a Ngôn sứ Isaia loan báo

“ Có tiếng hô từ nơi hoang địa: hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa,sửa lối cho thẳng để Ngài đi.Mọi thung lũng phải lấp cho đầy,mọi núi đồi phải bạt cho thấp,khúc quanh co phải uốn cho ngay,đường lồi lõm phải san cho phẳng.Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. ( Is 40,3- 5; Mc 1,3; Lc 3,4-6; Mt 3,3). Isaia đã giới thiệu về Gioan như một vị Tiền Hô dọn đường cho Đấng Thiên Sai đến.

b. Ngôn sứ Malakia tiên báo

“ Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt con,người sẽ dọn đường cho con đến để làm lòng cha ông quay về với con cháu” (Ml 3,1- 24 ;Mt 1,10; Lc 1,17;7,27).Lời Ngôn sứ Malakia nhắc nhở cho người đương thời và hậu thế về ơn gọi của Gioan như vị sứ giả dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến .

c. Sứ Thần Truyền Tin xác nhận

Sứ Thần của Chúa hiện ra với Dacaria,đứng bên phải hương án,xác nhận với ông rằng người con trai của ông sắp chào đời là Gioan Tẩy Giả “ Sẽ đi trước mặt Chúa và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa”( Lc 1,17).

e. Thân phụ Dacaria

Dưới tác động của Thánh Thần,Dacaria đã hát lên bài ca chúc tụng”Benedictus” về ơn gọi của người con trai mình: “Hài Nhi hỡi,con sẽ đi trước mặt Chúa,mở lối cho Người,bảo cho dân Chúa biết,Người sẽ cứu độ và tha thứ cho họ hết mọi tội khiên” ( Lc 1,76- 77).

f. Gioan khẳng định

Trong một cuộc tranh luận giữa các môn đệ của Gioan và một người Do thái về việc thanh tẩy,tại Enon,gần Salem thuộc miền Giuđê,chính Gioan đã xác nhận ơn gọi của mình : “Chính anh em làm chứng cho Thầy là Thầy đã nói : “Tôi đây không phải là Đấng Kitô mà là kẻ được sai đi trước mặt Ngài” (Ga 3,28).

Gioan sinh ra thật kỳ diệu, hai ông bà Giacaria quá đỗi vui mừng hạnh phúc. Bao ước mơ xưa nay thành hiện thực. Con trai sẽ là người nối dõi tông đường lo cho tuổi gìa của cha mẹ. Con trai sẽ là người nối nghiệp cha làm tư tế. Nhưng mọi dự tính như đều biến thành mây khói khi Gioan nghe theo tiếng gọi từ trời cao đi làm nhiệm vụ Ngôn sứ. Một nhiệm vụ rất nguy hiểm. Gioan vào hoang địa sống một mình với Thiên Chúa để chuẩn bị cho sứ vụ.

Qua sinh nhật và ơn gọi kỳ diệu của Gioan,Thiên Chúa đã đặt Gioan làm gạch nối giữa Cựu ước và Tân ước với sứ vụ đặc biệt đó là Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế.

Là một ngôn sứ trong một đất nước đang thời nhiễu nhương, bị đế quốc Roma cai trị hà khắc, nhiều phe nhóm trong dân nổi loạn,dân chúng lầm than, Gioan cũng mang nặng những ưu tư những trăn trở yêu nước thương dân. Qua mọi thời, những Ngôn sứ chân chính luôn thao thức với vận mạng Dân tộc. Vị vua Hêrôđê, một hôn quân bạo chúa, sống loạn luân, lấy vợ của anh mình là Hêrôđiađê. Lương tâm ngôn sứ đã thúc đẩy Gioan lên tiếng can ngăn và tố cáo những hành vi sai trái của nhà vua, kêu gọi vua trở về nẻo chính đường ngay.Vì thế Gioan đã bị vua chém đầu từ trong ngục. Đụng chạm đến những hôn quân bạo chúa thì chỉ chuốc lấy họa vào thân. Thế nhưng, lương tâm ngay chính, Gioan đã khẳng khái nói lên những lời cần phải nói cho dù phải trả gía bằng chính mạng sống mình. Sứ mạng Ngôn sứ thời nào cũng phải trả giá khi dám nói sự thật, khi dám đấu tranh cho công lý và dân chủ.

Trước mặt người đời, Gioan là kẻ thất bại. Sứ mạng của ông không hoàn thành,bị những kẻ gian ác ghen ghét hãm hại, cuối cùng chịu chết chém trong tù.Thế nhưng Đức Giêsu đã nói về ông: “Trong các con cái người nữ sinh ra,chưa từng một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy giả” (Lc 7,28). Như vậy điều quan trọng trước mặt Thiên Chúa chẳng phải là danh giá hay thành tích mà là thái độ sống.Thái độ sống của Gioan là bất khuất trước bạo lực, dám nói sự thật bảo vệ công lý, cho dù sự thật đó dẫn đến tù đày và cái chết.

Sứ mạng ngôn sứ thời nào cũng thế. Đức Giêsu, vị ngôn sứ làm chứng cho sự thật cũng bị bắt bớ, bị hành hạ và bị đóng đinh thập giá. Các Thánh Tử Đạo cũng đã làm chứng cho sự thật, tiếp nối con đường Thầy mình đã đi,cũng gánh lấy tù tội và cái chết. Bởi lẽ “Nếu thế gian đã ghét Thầy,thì thế gian sẽ ghét các con vì các con sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian” ( Ga 15,18 - 19 ).

Được sinh ra và lớn lên trong bàn tay phù hộ của Thiên Chúa.Gioan đã sống vai trò ngôn sứ dọn đường cho Chúa Cứu Thế và đã chết vì chân lý.

Người Kitô hữu chúng ta không cần phải làm được những chuyện kỳ vĩ như Gioan hay như các Thánh Tử Đạo, nhưng với tư cách ngôn sứ chúng ta có thể làm chứng cho chân lý,cho công lý, cho tình yêu. Với tư cách là Tẩy Giả,chúng ta có thể góp một chút bột giặt tình yêu tha thứ để làm sạch tấm chăn môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi những thứ bụi bẩn rác rưới ích kỷ, vụ lợi, hưởng thụ sa đoa, ghen ghét hận thù, dối trá lọc lừa. Và như thế chính là góp phần mở đường dọn lối cho Chúa đến.

Cuộc đời Gioan Tẩy Giả luôn mãi là tấm gương cho chúng ta. Không chỉ rao giảng bằng lời nói mà bằng cả cụôc sống. Chúng ta được mời gọi sống lý tưởng của Gioan : Chúa phải lớn lên,còn tôi phải lu mờ đi.
 
Gioan Tẩy Giả: sứ vụ dọn đường cho Chúa
Lm Đan Vinh
22:15 21/06/2012
SỨ VỤ DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA (Is 49,1-6; Cv 13,22-26; Lc 1,57-66.80)

I. HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG: Lc 1,57-66.80:

(57) Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai. (58) Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà. (59) Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. (60) Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không, phải đặt tên cháu là Gio-an. (61) Họ bảo bà: “Trong họ hàng của bà, chẳng có ai có tên như vậy cả”. (62) Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. (63) Ong xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an”. Ai nấy đều rất bỡ ngỡ. (64) Ngay lúc ấy, miệng lưỡi của ông lại mở ra. Ong nói được và chúc tụng Thiên Chúa. (65) Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. (66) Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi sẽ ra thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em. (80) Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en.

2.Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay tập trung vào mặc khải diệu kỳ của cái tên Gio-an khi làm lễ cắt bì và đặt tên cho con trẻ. Bà con láng giềng tụ tập trong ngày này đã được chứng kiến sự lạ lùng ấy. Rồi việc ông Da-ca-ri-a được khỏi bệnh câm khiến cho mọi người có mặt đều bở ngỡ và đặt dấu hỏi về sứ mệnh của con trẻ sau này. Sau đó Gio-an đã vào sống trong hoang địa cho đến khi thi hành sứ mệnh tiền hô giúp dân Do thái nhận biết Đấng Cứu Thế là Đức Giêsu thành Na-da-rét.

3.CHÚ THÍCH:

-C 57-59: +Láng giềng và thân thích đều chia vui với bà:Bài tường thuật tập trung vào việc mặc khải diệu kỳ của tên Gioan và biến cố cắt bì đặt tên. Bà con láng giềng tụ tập lại trong sự chia sẻ niềm vui với đôi vợ chồng già. Nhờ đó tiếng đồn sự lạ về con trẻ lại càng lan rộng. +Khi con trẻ được tám ngày: Tám ngày là thời gian Luật định để làm phép cắt bì (x St 17,12; Lv 12,3; Pl 3,5). +Và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em: Người ta ít khi lấy tên cha mà thường lấy tên ông nội mà đặt cho cháu. Ở đây người ta lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho con, có thể do ông Da-ca-ri-a đã cao niên.

-C 62-63: +Ong xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an”: Dù hai ông bà đã đã không hội ý trước đặt tên cho con là gì, vì ông vừa bị câm và bị điếc trước đó. Nhưng hai ông bà lại thống nhất cùng chọn tên Gio-an mà đặt cho con, như sứ thần đã truyền cho Gia-ca-ri-a khi truyền tin cho ông trong Đền thờ (x Lc 1,13). +Ai nấy đều rất bỡ ngỡ: Phải chăng sự thống nhất ý kiến về việc đặt tên cho con cái tên không quen thuộc của hai ông bà chính là một dấu lạ khiến mọi người ngạc nhiên.

-C 65-66: +Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ: Trong Kinh Thánh, chữ “tâm” hay “lòng”chỉ nơi phát xuất ra tư tưởng, tình cảm, hòai niệm, quyết định và ước muốn của con người Giống như Đức Maria “suy đi nghĩ lại trong lòng” (x Lc 2,19), nghĩa là để tâm tìm hiểu ý nghĩa của lời sấm hay sự việc xảy ra. +Có bàn tay Chúa phù hộ em: Kiểu nói “bàn tay Chúa” mô phỏng Cựu ước, cho thấy Thiên Chúa bảo vệ những ai tin cậy vào Người, mà Gioan là một trong số những người đó (x Tv 80,18; 139,5).

4.CÂU HỎI: 1)Gio-an Tẩy Giả liên hệ họ hàng thế nào với Đức Giêsu? 2)Tại sao láng giềng bà con lại phải đến nhà thăm hỏi chia vui khi nghe tin bà Ê-li-sa-bét sinh con? 3)Phép cắt bì là gì? Được cử hành thế nào? 4)Tại sao hai ông bà Gia-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét lại thống nhất ý kiến đặt tên cho con trai là Gio-an?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1.LỜI CHÚA: “Đức Kitô phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).

2.CÂU CHUYỆN: CUỘC ĐỜI VỊ TIỀN HÔ CỦA ĐẤNG CỨU THẾ

Gioan là vị tiền hô của Chúa Giêsu (x.Mt 3,3), là con của ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét. Cả hai ông bà thuộc dòng tộc tư tế. Bà Ê-li-sa-bét là chị họ của Đức Maria, nên Gioan là anh bà con của Đức Giêsu. Cha mẹ của Gioan cư ngụ tại miền núi xứ Giu-đê (x.Lc 1,39). Từ nhỏ, Gioan đã vào trong sa mạc sống đời tu hành nhiệm nhặt. Đến năm thừ 15 thời hoàng đế Ti-bê-riô, Gioan bắt đầu xuất hiện tại vùng ven sông Gio-đan miền Giu-đê rao giảng và làm phép rửa sám hối (x.Lc 3,1). Phép rửa của ông là nghi thức thống hối kèm theo sự xưng thú tội lỗi (x. Mt 3,6). Gioan công nhận Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai khi giới thiệu Người là “chiên Thiên Chúa” với hai môn đệ (Ga 1,35). Có lần Đức Giêsu gọi Gioan là Ngôn sứ Ê-li-a khác, là người lớn nhất thời Cựu ước, là sứ giả đi trước dọn đường cho Người (x Mt 11,9-19; Lc 7,24-30).

Cuộc đời của Gioan kết thúc với cái chết bị chém đầu trong nhà ngục, do ông đã đảm lên tiếng ngăn cản vua Hê-rô-đê không được lấy chị dâu là Hê-rô-đi-a-đê làm vợ,. nên bị Hêrôđê bắt giam và cuối cùng đã bị bà này thù ghét hãm hại (x.Lc 9,7-9).

3.SUY NIỆM: CHU TÒAN SỨ VỤ TIỀN HÔ NOI GƯƠNG THÁNH GIO-AN:

1)Đức Giêsu đã nói về sứ vụ của Gioan Tẩy Giả như sau: “Đây còn hơn ngôn sứ nữa! Chính ông là người Thiên Chúa đã nói tới trong Kinh Thánh rằng: "Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến" (Lc 7,24-27). Như vậy, Gioan chính là vị ngôn sứ, được Thiên Chúa sai đến trước để dọn đường cho Đấng Thiên Sai Với sứ vụ đó, thánh Gioan đã trở nên một nhân vật lớn nhất trong lịch sử cứu độ như Đức Giêsu đã khẳng định: “Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả…” (Mt 11,11).

2)Mỗi tín hữu chúng ta hôm nay cần học tập những gì nơi thánh Gio-an ?

+Gương khiêm tốn: Khiêm hạ trong cách ăn nói như: Nói năng nhỏ nhẹ, tôn trọng tha nhân, năng khen các ưu điểm để khích lệ hơn là phê phán chỉ trích những ai hơn mình. Tránh tự cao nhưng luôn làm mọi việc để tôn vinh Thiên Chúa như thánh Gio-an làm với Đức Giêsu: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,28.30)

+Gương khó nghèo: Tránh đua đòi mua sắm quần này áo nọ, nhưng luôn sống đơn sơ khó nghèo trong cách ăn ở noi gương thánh Gio-an: “mặc áo bằng lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và uống mật ong rừng” (x Mc 1,6-8).

+Gương vâng phục: Luôn bỏ ý riêng để vâng phục ý Chúa, noi gương thánh Gio-an xưa đã vâng lời Đức Giêsu khi làm phép rửa cho Người tại sông Gio-đan (x Mt 3,13-15).

+Gương trung tín: Luôn chu tòan sứ vụ tiền hô giúp người đời tin nhận Đức Giêsu, noi gương thánh Gio-an xưa đã giới thiệu và khích lệ hai môn đồ ưu tú bỏ mình để theo làm môn đệ Đức Giêsu (x Ga 1,35-37).

+Gương trung thực: Luôn trung thực nhìn nhận khuyết điểm của mình và tu sửa, noi gương thánh Gio-an xưa đã tự nhận mình chỉ là tiếng người hô trong hoang địa: ”Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi” như lời ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm. Gio-an thừa nhận phép rửa của ông chỉ giúp người ta sám hối, còn Đấng đến sau ông lại quyền thế hơn ông, mà ông không đáng xách dép cho Người. Đấng ấy sẽ “làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa” (Mt 3,11; Ga 1,20-27).

+Can đảm: Luôn can đảm làm chứng cho Chúa noi gương thánh Gio-an đã can đảm lên tiếng can ngăn vua Hê-rô-đê không được lấy chị dâu là bà Hê-rô-đi-a làm vợ mình (x Mt 14,3-4; Lc 3,7-9). Cũng vì thế mà ngài đã bị vua Hê-rô-đê giết hại.

4.THẢO LUẬN: 1)Thánh Gioan Tẩy Giả đã nêu gương sống thế nào để chu tòan sứ vụ tiền hô của Đức Giêsu? 2)Mỗi người chúng ta hôm nay cần phải làm gì cụ thể để sống khiêm hạ noi gương thánh Gio-an?

5.LỜI CẦU:

LẠY CHÚA GIÊSU. Xin cho chúng con hôm nay biết noi gương thánh Gio-an làm chứng cho Chúa bằng các việc làm cụ thể: không khoe khoang thành tích ưu điểm của mình, sống đơn giản điều độ trong cách ăn mặc, tránh chè chén say sưa, can đảm bệnh vực những người thân yếu thế cô, sẵn sàng chấp nhận thua thiệt vì danh Chúa. Xin cho chúng con trở thành những người tiền hô hầu giúp người đời nhận biết và tin yêu Chúa noi gương thánh Gio-an.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nigeria: Tòa Thánh lên án các cuộc tấn công “có hệ thống” - “cuộc chiến tranh diệt chủng”
lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
04:20 21/06/2012
Nigeria: Tòa Thánh lên án các cuộc tấn công “có hệ thống” - “cuộc chiến tranh diệt chủng”

Roma, ngày 18.06.2013 – Tòa Thánh lên án các cuộc tấn công “có hệ thống” nhắm chống lại các Kitô hữu vào Chúa Nhật 17.6 tại Nigeria là “tội ác khủng khiếp không thể nào chấp nhận được”. Nước Italia cũng phản đối chống lại “cuộc chiến tranh diệt chủng này”

Những cuộc tấn công xẩy ra vào Cháa Nhật 17.6 nhắm tấn công các tín hữu tại 5 thánh đường trong bang Kaduna, miền bắc Nigeria, đã gây cho 45 người bị tử thương và hàng trăm người bị thương cả phía các tín hữu Kitô hoặc các tín đồ Hồi giáo bị tử thương trong các cuộc tấn công trả đũa…Từ tháng giêng năm 2012 đến nay, người ta ước lượng đã có chừng 600 nạn nhân thuộc các giáo hội Kitô đã bị giết hại do nhóm Hồi giáo Boko Haram.

Cha Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh đã nghiêm khắc lên án các cuộc tấn công “có hệ thống” nhắm vào các nơi thờ phượng: các cuộc tấn công này thật là “tội ác ghê ghớm không thể nào chấp nhận được”. Ngài cũng lên tiếng than phiền về “một sách lược hận thù mù quáng” và kêu gọi các cường quốc phải ra tay can thiệp để tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố…Ngài nhấn mạnh rằng: nếu bạo lực cứ tiếp tục diễn ra và ngày càng lan rộng sẽ có nguy cơ khích động các cuộc tấn công trả đũa, khiến cho tình hình thêm căng thẳng, không những gây thiệt hại cho các Kitô hữu mà còn cho đa số quần chúng đang khao khát chung sống.



Trong nhật báo La Republica của Italia số ra ngày 18.6, ông Andrea Riccardi bộ trưởng bộ hiệp tác quốc tế cũng lên án ““cuộc chiến tranh diệt chủng” nhắm vào các Kitô hữu ở Nigéria.

Phát ngôn viên của nhóm Hồi Giáo quá khích Boko Haram đã nhìn nhận chính họ chủ mưu và thực hiện các cuộc tấn công trên đây như sau: “Quốc gia Nigeria và các Kitô hữu là kẻ thù của chúng tôi và chúng tôi quyết tung ra các cuộc tấn công chống quốc gia này và các cơ quan an ninh của họ cũng như chống các giáo hội cho tới khi nào chúng tôi đạt được mục đích là thiết lập một quốc gia Hồi giáo thay thế vào quốc gia dân sự.”

Nước Nigeria là quốc gia đông dân nhất châu Phi với hơn 160 triệu dân: miền bắc đa số theo đạo Hồi và miền nam đa số theo Kitô giáo. Đàng khác, về phương diện kinh tế, miền nam cũng phồn thịnh và giầu có hơn vì có dầu hoả.
 
ĐTC cổ võ các bạn trẻ yêu mến Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:18 21/06/2012
ROMA, (Zenit.org) – Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mờigọi các bạn trẻ « yêu mến trường học của Thánh Tâm Chúa Giêsu ».

Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư, ngài đã đềcập đến tháng Sáu, « Tháng Thánh Tâm », đồng thời ngỏ lời với các bạntrẻ, bệnh nhân và các đôi vợ chồng mới thành hôn.

« ThángSáu nhắc nhở chúng ta lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu : hỡi các bạntrẻ, hãy học cách yêu mến trường học nơi Trái Tim Thiên tính này ».

« Cácbệnh nhân thân mến, Đức Thánh Cha tiếp lời, hãy kết hiệp trái tim của anh chịem với trái tim của Con Một Thiên Chúa, và hỡi các đôi vợ chồng trẻ, hãy kínmúc nơi nguồn suối tình yêu vào lúc các con mới bắt đầu xây dựng cuộc sốngchung ».

Tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu có nguồn gốc từ mộtsố đoạn khác nhau trong Kinh Thánh : Mt 11, 28-31 đề cập lời của Chúa Giêsu nóivề Trái Tim của Người « Hãy học hỏi cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêmnhường trong lòng ».

Thánh Gioan cũng nhắc đến Trái Tim Chúa Giêsu mà ởđó người môn đệ được Ngài yêu mến đã tựa đầu mình trong bữa Tiệc Ly (Ga 13,23). Và ở đoạn khác có nói đến Trái Tim Chúa Giêsu sau khi chết bị đâm thâutrên Thánh Giá (Ga 19, 34). Rồi khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra với các TôngĐồ và nói với thánh Thomas « hãy xỏ tay vào cạnh sườn » (Ga 20,24-29).

Lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu được linh hứngnơi các khoa tu đức học huyền bí như tại Italia với thánh nữ Catarina thànhSiêna. Tuy nhiên việc thúc đẩy tình yêu Thánh Tâm Chúa Giêsu được chính thức vươnlên sau những mạc khải của Người cho thánh nữ Magarita Maria Alacoque tạiParay-le-Monial từ năm 1675.

Các Đức Giáo Hoàng cũng đã cổ võ cho lòng sùngkính Thánh Tâm Chúa Giêsu, như Đức Giáo Hoàng Piô XII với tông thư « HaurietisAquas » đề ngày 15 tháng Năm 1956. Bản thân Chân phước Gioan Phaolô II đãđích thân hành hương tại Paray-le-Monial vào tháng Mười năm 1986.

Nhất là ngài đã nói Trái Tim Chúa Giêsu đã hứaban hạnh phúc cho nhân loại : « Chỉ qua màu nhiệm Trái Tim bị thươngtổn của Đức Kitô khơi lên nguồn hạnh phúc đích thực và bền vững mà con người cóthể thấy được nơi ấy sự bí ẩn ».
 
Việt Nam: Phong Trào Hướng Đạo yêu cầu được chính phủ công nhận
Bùi Hữu Thư
18:29 21/06/2012
Thư gửi chính quyền và đảng Cộng Sản

ROME, Thứ tư 20 tháng 6, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Phong trào Hướng Dạo yêu cầu được chính phủ Việt Nam công nhận chính thức, theo hãng thông tấn "Giáo Hội Á Châu" (Eglises d’Asie: EDA), cơ quan của Hội Thừa Sai Ba Lê (l’agence des Missions étrangères de Paris.)

Hãng thông tấn EDA tuyên bố: "Khoảng vài trăm thành viên của Hội Hướng Đạo Việt Nam, một số đã từng sinh hoạt với phong trào ngay từ năm 1945 mới gửi một lá thư cho các giới chức cao cấp của Quốc Hội, chính phủ và Đảng Cộng Sản Việt Nam."

Hãng thông tấn giải thích: "Họ đòi hỏi là việc thực hành sinh hoạt hướng đạo, là phương thức giáo dục thanh thiếu nhiên chính thức phải từ nay được công nhận. Ông Đặng Văn Việt, người điều hợp phong trào hướng đạo hiện nay tại Việt Nam, đã giải thích các lý do của việc khởi xướng này cho một phóng viên của Đài Truyền Thanh Á Châu Tự Do và đã đem lại nhiều thông tin đáng chú ý liên quan đến tình hình hiện tại của phong trào giới trẻ này tại Việt Nam."

Hãng thông tấn này xác định: "Theo ông Việt, sau 1945, vì tình trạng chiến tranh, các sinh hoạt của phong trào bị gián đoạn tại Bắc Việt. Năm 1975, vào cuối cuộc chiến, tại miền Nam Việt Nam, phong trào hướng đạo tiếp tục hoạt động bất thường, dưới danh nghĩa không chính thức, hầu như là ẩn dấu. Trong những năm qua, việc phát triển phong trào được xúc tiến nhưng không mạnh mẽ như xưa. Tuy nhiên, các gới chức miền Nam không phản đối."

"Tình hình hoàn toàn khác hẳn tại miền Bắc và một phần của miền Trung (Huế, Quảng Bình) nơi phong trào không có một dấu hiệu nào là hiện diện. Người điều khiển nhận xét rằng, cho tới nay, không có một bản văn chính thức nào ngăn cấm hay giải tán phong trào hướng đạo. Phong trào giới trẻ độc nhất được công nhận chính thức và hỗ trợ là phong trào Thanh Niên Cộng Sản, các phong trào khác đều bị chính quyền nghi kỵ"
 
Công bố chương trình cử hành Năm Đức Tin tại Roma
Lm. Trần Đức Anh OP
22:37 21/06/2012
VATICAN. Sáng 21-6-2012, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đã mở cuộc họp báo để giới thiệu lịch trình cử hành Năm Đức Tin tại Roma, từ ngày 11-10 năm nay đến 24-11 năm tới, 2013.

Đức TGM Fisichella đã liệt kê 21 sinh hoạt do ĐTC chủ sự trong Năm Đức Tin, trong đó có lễ khai mạc, lễ bế mạc, lễ tôn phong 6 hiển thánh tử đạo và hiển tu vào chúa nhật 21-10 năm nay, ngày 25-1 năm tới cùng tuyên xưng đức tin với các anh em Kitô khác; ngày 2-2 lễ tuyên xưng đức tin của giới thánh hiến; Chúa nhật lễ lá 24-3, ngày Quốc tế giới trẻ; Chúa nhật 28-4, ĐTC sẽ chủ sự lễ ban phép thêm sức cho một số bạn trẻ; chúa nhật 5-5 cử hành đức tin trong truyền thống đạo đức bình dân; áp lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống 18-5, được dành cho tất cả các phong trào cũ và mới của Giáo Hội, hành hương tại Mộ Thánh Phêrô;

Chúa nhật 16-6 được dành cho chứng tá Tin Mừng sự sống; Chúa nhật 7-7, kết thúc cuộc hành hương tại Roma của các chủng sinh, tập sinh nam nữ và những người đang ở trong hành trình ơn gọi; từ ngày 23 đến 28-7-2013 là Ngày Quốc Tế giới trẻ với sự hiện diện của ĐTC tại Rio de Janeiro, Brazil; ngày 29-9 được dành cho các giáo lý viên, đây cũng là dịp kỷ niệm 20 năm công bố sách giáo lý chung của hội Thánh Công Giáo.

Đức TGM Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng cũng giới thiệu cổng thông tin trên Internet với địa chỉ: www.annusfidei.va, qua đó, độc giả có thể biết chương trình các buổi lễ do ĐTC chủ sự trong Năm Đức Tin, các biến cố quan trọng của các HĐGM, các giáo phận, phong trào và hội đoàn. Mạng này bắt đầu với tiếng Ý và Anh, sau đó sẽ thêm các thứ tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Ba Lan.

Ngoài ra cũng có huy hiệu và thánh ca Năm Đức Tin. Huy hiệu Năm Đức Tin sẽ được trưng trong các sinh hoạt của Năm này có hình con thuyền, tượng trưng Giáo Hội, đang ở trên các đợt sóng. Thân cây lớn ở giữa là Thánh Giá có cánh buồn được kéo lên trên đó, có ghi chữ viết tắt IHS: Chúa Kitô Đấng Cứu Nhân. Cánh buồm có hình tròn mặt trời, gợi lại Thánh Thể.

Đầu tháng 9 tới đây sẽ có những tài liệu mục vụ giúp sống Năm Đức Tin dành cho các giáo xứ. (SD 21-6-2012)
 
Chiến dịch 2 tuần cho Tự Do Tôn Giáo ở Hoa Kỳ đã bắt đầu trên tòan quốc.
Trần Mạnh Trác
23:42 21/06/2012
Lấy tên là "Fortnight for Freedom," (14 ngày cho Tự Do), các giám mục CG Hoa kỳ đã phát động một chiến dịch tòan quốc qua nhiều lễ kính các thánh tử đạo.

Một số nhóm độc lập như CatholicVote.org và Women Speak For Themselves cũng tham gia các nỗ lực quảng cáo trên truyền hình, video, Facebook và xin chữ ký kiến nghị.

Chiến dịch sẽ bao gồm nhiều cuộc biểu tình chống lại các luật lệ và chính sách của một số Tiểu Bang, nhưng mục tiêu trước mắt vẫn là Sắc Lênh Y Tế của Tổng thống Barack Obama công bố vào tháng Giêng đòi hỏi hầu hết những người sử dụng lao động phải cung cấp bảo hiểm kiểm soát sinh đẻ.

Trả lời cho những chỉ trích rằng chiến dịch này có mưu đồ đảng phái để tấn công Obama trong một năm bầu cử, Các nhà lãnh đạo giáo hội nhấn mạnh rằng họ không có chương trình nghị sự đảng phái và đổ lỗi cho các quan chức liên bang đã phê chuẩn các quy tắc trùng hợp với thời gian đó.

"Chỉ trong vài năm qua, chúng tôi đã liên tục gặp phải những chính sách chống lại niềm tin tôn giáo ở đất nước này," theo bài viết của Đức Hồng y Timothy Dolan, chủ tịch HĐGMCGHK, trong một cuốn sách điện tử phát hành cho chiến dịch. Ngài đưa ra nhiều ví dụ như là quyết định chấp thuận cho nghiên cứu tế bào phôi thai gốc, hợp thức hóa nhiều phương pháp tra tấn tù nhân và hỗ trợ cho hôn nhân đồng tính.

"Chúng ta có thể cảm thấy rằng Sự Thật và Căn Bản Đạo Đức đã bị mất,những hành vi xâm phạm tự do tôn giáo thì tràn lan và có một sự suy thóai về nhận thức về Thiên Chúa và về Con Người."

Chiến dịch "Fortnight for Freedom" bắt đầu đêm thứ năm với một Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Shrine of the Assumption, cử hành bởi Đức Tổng Giám mục William Lori của Baltimore, là vị chủ tịch của Ủy Ban Đặc Nhiệm vể Tự Do Tông Giáo của HĐGMHK.

Giáo Phận Pensacola-Tallahassee, Florida, cử hành Thánh Lễ và chiếu lại bộ phim "A Man for All Seasons", về thánh Thomas More, vị tử đạo thế kỷ 16.

Hội Đống các Giam Mục Kansas, sẽ tổ chức biểu tình cho Tự Do Tôn Giáo ngày 29 tháng 6 cuộc trước Dinh Thống Đốc ở Topeka.

Tổng Giáo Phận Detroit sẽ dâng Thánh Lễ và nhiều buổi thuyết giảng do các chuyên gia tự do tôn giáo bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.

Tổng Giáo Phận Denver đã yêu cầu người Công giáo ăn chay vào hai ngày thứ Sáu trong chiến dịch.

Trong suốt 14 ngày sắp tới, kể từ ngày hôm nay 21 tháng 6, tức là ngày 'áp lễ' của hai thánh tử đạo John Fisher và Thomas More, cho đến ngày lễ Độc lập Hoa Kỳ 04 tháng 7, sẽ là những ngày dành riêng cho "Hai Tuần cho Tự Do Tôn Giáo." Niên Lịch phụng vụ sẽ tưởng nhớ tới nhiều vị đại thánh đã trung thành chết cho đạo thánh Chúa trải qua nhiều cuộc bách hại bởi những quyền lực chính trị của thế gian - danh sách bao gồm các Thánh John Fisher, Thánh Thomas More, Thánh Gioan tẩy Giả, Các Thánh Phêrô và Phao Lô, và các Thánh Tử Đạo tiên khởi tại Roma.

Đỉnh điểm là Ngày lễ Độc lập, giai đoạn đặc biệt này sẽ được dành để cầu nguyện, nghiên cứu, dạy giáo lý, và những họat động công khai. Giáo Hội Hoa Kỳ sẽ nhấn mạnh đến hai di sản về Tự Do, của Kitô Giáo và của Hoa Kỳ.

Các giáo phận và giáo xứ khắp nước đã có kế hoạch hỗ trợ cho một chiến dịch tòan quốc nhằm rao giảng và làm chứng cho tự do tôn giáo.

Những người muốn dùng điện thọai để liên lạc bằng Text co thể gọi số 377377 (Text Freedom to 377377)

Internet xin truy cập www.Fortnight4Freedom.org

Về Chương trình của các giáo phận tòan quốc, xin truy cập http://www.usccb.org/issues-and-action/religious-liberty/fortnight-for-freedom/fortnight-freedom-diocesan-activities.cfm

Về chương trình của các giáo phận có đông dân Việt Nam, xin truy cập các website sau:

Diocese of Arlington, VA: http://www.arlingtondiocese.org/religiousliberty/

Archdiocese of Atlanta, GA: http://www.usccb.org/issues-and-action/religious-liberty/fortnight-for-freedom/upload/standup4religiousfreedomrally-atl-june22-1.pdf

Diocese of Austin,TX:http://www.austindiocese.org/dept/prolife/fortnightforfreedom.php

Archdiocese of Baltimore,MD:http://www.archbalt.org/fortnightforfreedom/

Diocese of Baton Rouge,LA:http://www.diobr.org/index.php?option=com_content&view=article&id=164:fortnight-for-freedom&catid=18:frontpage

Archdiocese of Chicago, IL:http://www.archchicago.org/

Diocese of Corpus Christi, TX:http://www.usccb.org/issues-and-action/religious-liberty/fortnight-for-freedom/upload/CorpusChristiFFF-2.pdf

Diocese of Dallas, TX:http://www.dallascatholicadvocacy.org/

Archdiocese of Denver, CO:http://www.archden.org/index.cfm/ID/8324

Diocese of Fort Worth, TX:http://www.fwdioc.org/Pages/default.aspx

Archdiocese of Galveston-Houston, TX:http://www.archgh.org/conscience-protection/

Archdiocese of Los Angeles, CA:http://www.la-archdiocese.org/archbishop/f4f/Pages/default.aspx

Archdiocese of New York, NY:http://www.archny.org/news-events/freedom/

Archdiocese of Oklahoma City, OK:http://www.fortnightforfreedomokc.com/

Diocese of Orlando, FL:http://www.orlandodiocese.org/en/component/k2/item/9162-religious-freedom-at-risk

Archdiocese of Philadelphia, PA:http://archphila.org/HHS/hhs.htm

Archdiocese of Portland, OR:http://www.archdpdx.org/

Archdiocese of San Antonio, TX:http://www.archsa.org/FreedomOfReligion/default.aspx

Archdiocese of San Francisco, CA:http://sfarchdiocese.org/

Diocese of San Jose, CA:http://www.dsj.org/news-events/news-and-events-posts/fortnight-for-freedom

Archdiocese of Seattle, WA:http://www.usccb.org/issues-and-action/religious-liberty/fortnight-for-freedom/upload/Archdiocese-of-Seattle-Flyer.pdf

Archdiocese of St. Louis, MO:http://stlouisreview.com/article/2012-05-15/archdiocese-launches

Archdiocese of St. Paul & Minneapolis, MN:http://www.archspm.org/news-events/events-detail.php?intResourceID=5760

Archdiocese of Washington D.C:http://www.sacredproperty.org/
 
Top Stories
Year of Faith, ''rediscover the contents of the faith professed, celebrated, lived and prayed''
AsiaNews
09:50 21/06/2012
Solemn opening on October 11, with a Mass concelebrated by the Synod Fathers, the presidents of episcopal conferences and living Council fathers. Days devoted to religious, seminarians, catechists, youth, fraternities, movements, Marian associations and the canonization of martyrs and confessors of the faith, Eucharistic adoration in all the churches of the world simultaneously, conferences, cultural events, an exhibition dedicated to St. Peter, are planned.

Vatican City (AsiaNews) - Practically a holy year, with days devoted to religious, seminarians, catechists, youth, fraternities, movements, Marian associations and the canonization of martyrs and confessors of the faith, Eucharistic adoration in all the churches of world simultaneously, conferences, cultural events, an exhibition dedicated to St. Peter, a concert and a website (www.annusfidei.va.). Still more, including texts, a hymn and logo (at left). It will be the Year of Faith, devoted, as Benedict XVI wrote in Porta fidei, to "rediscovering the contents of the faith professed, celebrated, lived and prayed, and reflecting on the very act by which one believes, is a commitment that every believer must make his own."

The purpose and events of the Year were presented today at the Vatican by Msgr. Rino Fisichella, president of the Pontifical Council for Promoting the New Evangelization and Msgr. Graham Bell, under-secretary of the same dicastery.

An event that will open on October 11, the fiftieth anniversary of the beginning of Vatican II, with a Mass concelebrated by all the Synod Fathers, the Presidents of Episcopal Conferences of the world and by the Council Fathers who are still alive.

"The Year of the faith", explained Msgr. Fisichella, "first, aims to support the faith of many believers who, in the midst of daily fatigues, do not cease to entrust their lives, with conviction and courage, to the Lord Jesus. Their valuable testimony, which doesn't make news before men, but is precious in the sight of the Most High, is what enables the Church to present itself in today's world, as it did in the past, with the force of the faith and the enthusiasm of the simple. This Year, however, fits within a broader context marked by a general crisis that also is affecting the faith. Subjected for decades to the raids of a secularism that in the name of individual autonomy demanded independence from every revealed authority, and which made its own program that of "living in the world as if God did not exist," our contemporary age has often found itself not knowing how to place itself. The crisis of faith is a dramatic expression of an anthropological crisis that has left man to himself; for this reason today he finds himself confused, lonely, at the mercy of forces unknown to him, and without a goal towards which to direct his life. It is necessary to be able to go beyond the spiritual poverty in which so many of our contemporaries find themselves, men and women who no longer feel the absence of God from their lives, as an absence that should be remedied. The Year of Faith, then, will be a path that the Christian community offers to many who live with a longing for God and desire to meet him again. It is therefore necessary for believers to feel a responsibility to provide the companionship of faith, to become close with those who ask the reason for our belief."

This is the calendar of events, presented today, which are only those of a universal character that will see the presence of the Pope.

* The solemn opening of the Year of the Faith will take place in St. Peter's Square on Thursday, October 11, the fiftieth anniversary of the beginning of Vatican II. There will be a solemn Mass concelebrated by all the Synod Fathers, the Presidents of Episcopal Conferences of the world and by the Council Fathers who are still alive who can make it for the event.

* The first event of the Year, Sunday, October 21, will be the canonization of six martyrs and confessors of the faith. The sign speaks for itself. In the wake of what is written in Porta fidei: "By faith, over the centuries, men and women of all ages, whose name is written in the Book of Life, have confessed the beauty of following the Lord Jesus where they were called to give testimony of their being Christians"(PF 13). There will be canonized: Jacques Barthieu, Jesuit priest and missionary martyr in Madagascar (1896); Peter Calungsod, lay catechist, martyr in the Philippines (1672); Giovanni Battista Piamarta, priest and witness of the faith in the education of the youth (1913), Mother Marianne (Barbara Cope) witness of faith in the leper colony of Molokai (1918), Mary of Mount Carmel, religious in Spain (1911), Catherine Tekakwitha, secular Indian converted to Catholicism (1680), and Anna Schäffer, secular Bavarian witness to the love of Christ from her bed of suffering (1925). We will have the opportunity, therefore, to reflect and pray about these witnesses who with the heroism of their lives are placed by the Church as examples of living faith.

* On January 25, 2013, the traditional ecumenical celebration in the basilica of St. Paul Outside the Walls will have a more solemn ecumenical character and we will pray together so that by the common profession of the creed the Christians who have received the same baptism may not forget the way of unity as the visible sign to offer the world.

* Saturday, Feb. 2, the celebration for all people who have dedicated their lives to the Lord through a religious profession will gather in St. Peter's Basilica for a common prayer to witness that the faith also requires concrete signs aimed at keeping alive the hope in the Lord who comes.

* Palm Sunday, March 24, will be, as always, dedicated to young people who are preparing for World Youth Day.

* Sunday, April 28th will be dedicated to all young boys and girls who have received the sacrament of Confirmation. The Holy Father will give Confirmation to a small group of young people as a testimony of the public profession of faith in confirmation of that made in baptism.

* Sunday, May 5 will be dedicated to the celebration of faith that finds its initial expression in popular piety and that over the course of the centuries has been passed on as a peculiar form of faith of the people through the life of the Confraternities.

* The Pentecost Vigil, on May 18, will be dedicated to all the movements, old and new, with the pilgrimage to the Tomb of Peter, a witness of the faith who on the day of Pentecost opened the doors of the house to go into the squares and streets to announce the resurrection of Christ. In St. Peter's square we will ask the Lord to send his Spirit once more in abundance to renew the miracles, as in the early days of the early Church.

* On the feast of Corpus Domini, Sunday, June 2, we will have a Solemn Eucharistic Adoration that will held simultaneously throughout the world. In the cathedral of each diocese and in every church, it will be possible, at the same hour, to experience the silence of contemplation as a witness to the faith that contemplates the mystery of God alive and present among us with his Body and his Blood.

* Sunday, June 16th will be dedicated to the testimony of the Gospel of life that has always seen the Church as a promoter of human life and defender of the dignity of the person from the first moment until his or her last natural moment.

* Sunday, July 7 will see the conclusion of the pilgrimage to St. Peter that seminarians, novices, and those in vocational paths will undertake to make public the joy of their choice to follow the Lord in the service of his Church.

* From July 23 to 28, World Youth Day in Rio de Janeiro will be as always the culmination of a journey that will see young people from around the world in a joyful meeting to tell everyone of the importance of faith.

* September 29 will be dedicated in particular to Catechists, to make clear the importance of catechesis in the growth of faith and the intelligent and systematic understanding of the faith in relation to personal life and community growth. It will be an opportunity to recall the twentieth anniversary of the publication of the Catechism of the Catholic Church.

* Sunday, October 13 will see the presence of all the Marian realities to show how the Virgin Mary, Mother of God, is an icon of the faith of every believer, who in their obedient reliance on the will of the Father can accomplish true marvels.

* On Sunday, November 24, finally, there will be celebrated the final day of the Year of Faith.

The Calendar of the Year, concluded Msgr. Fisichella, "is much broader than these great events. Several dicasteries have already planned initiatives that are published in the calendar. Depending on their fields of competence, the dicasteries will celebrate the fiftieth anniversary of Vatican II with special conferences and cultural events. A particular catechetical path, for example, will be proposed in the catacombs by the Pontifical Council for Culture. From the website you can follow the initiatives that day after day will come to the attention of the secretary general also from the different ecclesial realities."

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Year-of-Faith,-rediscover-the-contents-of-the-faith-professed,-celebrated,-lived-and-prayed-25091.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng vấn nhạc sĩ Ngọc Linh
Sr. Minh Du
04:17 21/06/2012
1.Kính chào nhạc sĩ Ngọc Linh. Xin nhạc sĩ tự giới thiệu một chút về mình cho quí độc giả Vietcatholic?

Ngọc Linh năm nay đã quá năm mươi ( Sinh tháng 10 năm 1958 tại Thủ Đức), lập gia đình muộn có 3 cháu nhỏ, đang ở giáo xứ Tam Hà.

2. Ns. Viết nhạc từ năm nào và nguồn cảm hứng nào đã làm nên một Ngọc Linh hôm nay?

Khi phụ trách tập hát cho ca đoàn giới trẻ Tam Hà được thành lập vào năm 1977, vì nhu cầu bài hát trong thánh lễ, Ngọc Linh lần đầu tiên đặt bút viết bài BƯỚC TRONG TIN YÊU ( Lời bài hát :Con không xin bạc vàng làm hoen ố đôi tay ), Sau đó là bài TRỞ VỀ CON ĐƯỜNG CHÍNH(1977),NGUYỆN DÂNG LÊN CHÚA (1979) ĐI VỀ NHÀ CHÚA (1980),TỰA TRẦM HƯƠNG (!984)…

Làm nghệ thuật giàu cảm súc, sống với trái tim, Chữ T-I-M tách rời là Tin, Iêu, Mến, Để thành công trên bước đường sự nghiệp sáng tác Thánh ca đầu tiên phải có lòng tin yêu mến Chúa, thứ hai là phải sống với niềm khát khao cống hiến, thứ ba là phải kiên trì bền bỉ đeo đuổi tới cùng, cộng với một vốn kiến thức âm nhạc, văn chương nhất định, với nguồn cảm hứng dạt dào và với ơn Chúa giúp mới tạo ra những tác phẩm độc sáng.

Khi làm ca trưởng, từ nhu cầu thiếu bài nên cần viết để đáp ứng, được ca đoàn đón nhận một cách trân trọng quí mến, và thế là có hứng viết tiếp, cứ thế tích lũy thành số lượng tác phẩm theo thời gian.Cuộc sống phần lớn gắn bó với ca đoàn và dành nhiều thời gian viết nhạc cho ca đoàn hát, sau này khi dạy cho các nhà dòng vì nhu cầu bài hát cho lễ khấn, Ngọc Linh cảm nghiệm đời tu mà viết thay cho các chị em trong dòng.

3.Được biết NS đi dạy rất nhiều dòng tu về nhạc lý, xướng âm, ca trưởng Khởi nghiệp đi dạy của NS từ khi nào và NS đã cộng tác với bao nhiêu nhà dòng cả thảy?

Đánh giá sự đóng góp cho nền thánh nhạc đối với một nhạc sĩ có 4 công trình chính là: Viết sách, sáng tác, biểu diễn và dạy học.

Năm 1987 Ngọc Linh có người em tu dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Tam Hà, Chị bề trên đã mời Ngọc Linh tới dạy và cuộc đời khởi nghiệp dạy học từ đây. Năm 1991 dạy dòng Đức bà Truyền Giáo Thủ Đức, 1992 dạy dòng Đa Minh Bình Thọ Thủ Đức, 1993 dạy dòng Đa Minh Mông Triệu và từ đó đã dạy nhiều năm cho dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức, Mến Thánh Giá Khiết Tâm,Biển Đức Thiên Phước, BĐ Nữ, Dòng Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân Huế, dòng Đa Minh Thánh Liêm, Tu viện Lời Chúa Bình Dương, Tu hội Hiệp Nhất Bắc Ninh, Đa minh Rosa Xuân Hiệp,Tu hội Tận Hiến Cao Thái. Mến Thánh Giá Gò vấp-Gx Đa Minh, Dòng Biển Đức Thiên Bình (Long Thành )…

Hiện nay đang dạy cho dòng Đức Bà Truyền Giáo, Đức Mẹ Bình Thọ, Mến Thánh Giá Xuân Lộc, dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, Đa Minh miền Mông Triệu, Dòng Biển Đức Thiên Phước, , dòng Đa minh Bùi Chu, dòng Mẹ Nhân Ai, Dòng Đồng Công, dòng Đa Minh Tam Hiệp, dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục, tu hội Thừa Sai Bác Ai, tu hội Thừa Sai Bát Phúc, Tu hội Tận Hiến Hàng Xanh, Tu hội Bác Ái Xã Hội….

Ngoài ra cũng đang dạy cho Lớp Thánh nhạc Xuân Lộc. Học viện Trung tâm Mục Vụ –Saigon. Dạy những khóa nhạc hè các giáo phận Nha Trang, Bà Rịa Vũng Tàu, Thanh Hoá, Đức Mẹ Bùi Chu –Nam Định…từ năm 1998 đến nay.

4.Trong những năm đi dạy chắc chắn Ngọc Linh có những đệ tử sáng giá, xin Ngọc Linh chia sẻ về những học trò này ?

Ngọc Linh quan niệm học trò thành đạt thì thầy mới thành công, đến lớp mà chán nản thà thôi đừng dạy. Học trò Ngọc Linh đa số là các Sơ, các Thầy, Đã 30 năm đi dạy cũng không biết có bao nhiêu lớp học trò tốt nghiệp.( Câu nói vui của các học trò là học thầy Ngọc Linh chẳng có ngày ra trường). Nhưng các học trò đi giúp xứ điều khiển ca đoàn cũng rất thành công. Hiện nay có nhiều học trò giữ những chức vụ quan trọng trong Đan viện, nhà dòng, như Viện Trưởng, Bề Trên Giám Tỉnh, Dì Nhất, Dì Giáo,..và các chức vụ trong Ban thánh nhạcGP.

5.NS đã có bao nhiêu bài TC cả thảy Bao nhiêu tập nhạc được in và bao nhiêu CD được ra đời?

Ngọc Linh đã có 5 đầu sách được xuất bản:

-Tuyển tập CA KHÚC THÁNH CA gồm có 293 ca khúc (Góp nhặt từ năm 1977). Sách in 2009

- Biên soạn :Học nhạc-Xướng âm thực hành. Sách in 2008

-Tuyển tập HỢP XƯỚNG THÁNH CA gồm có 175 bài. Sách in 2009 (Kỷ niệm 30 viết thánh ca)

-Đai tác phẩm GIÁO TRƯỜNG CA THƯƠNG KHÓ gồm có 20 chương hợp xướng.(Thơ Xuân Ly Băng, Âm nhạc Ngọc Linh ). Sách in 2011

-THÁNH CA HỢP XƯỚNG gồm có 75 bài. Sách in 2012.(Kỷ niệm 35 năm viết thánh ca)

- Và trên 100 ca khúc bản thảo sẽ xuất bản trong tương lai.

Phát hành CD có :

Chúa đã yêu con. Trên Đỉnh Yêu Thương, Tình Ca Muôn Thuở, Mẹ Đầy Ơn Phúc, Tất Cả Là Hồng Ân, Bốn Mùa Yêu Thương, Giáng Sinh An Bình 1 và 2, Hương Kinh Quan Họ, Thiên Trường Ca Lavang, Chúa Sai Tôi Đi.

6. Gần 40 năm nhìn lại đã có một Ngọc Linh khác. Theo NS sự khác biệt đó phát xuất từ đâu?

Nếu không viết thánh ca thì cũng có rất nhiều người viết. Nhưng nếu đóng góp một chút khả năng mà Chúa ban cho thì vườn hoa thánh nhạc thêm phần rực rỡ. Từ đó cố gắng đeo đuổi nghệ thuật, chính hoạt động Thánh nhạc đã giúp cho Ngọc Linh có nhiều trải nghiệm, nhiều vốn sống. Gần 40 năm viết nhạc giúp cho ngòi bút thêm chắc chắn hơn. Gần 40 năm điều khiển ca đoàn giúp cho Ngọc Linh có tay nhịp điêu luyện và sắc bén, Gần 30 dạy chỉ huy cho các nhà dòng giúp cho tay nhịp Ngọc Linh giàu chất sáng tạo, phong phú. Và nếu có cám ơn xin cám ơn Lm Kim Long một trong những người thầy Ngọc Linh được học nhiều nhất về cả cái tài lẫn cái đức.Cám ơn các ca đoàn (Ngọc Linh có tập hát và điều khiển khoảng trên 100 ca đoàn ) và các nhà dòng là nơi mảnh đất mầu mỡ đã ươm trồng cho một Ngọc Linh hôm nay có được một lượng tác phẩm, đồng thời giúp cho Ngọc Linh phát triển sở học cũng như nhân cách sống.

7. Là nhạc sĩ thì đời sống rất đạm bạc, hơn nữa là nhạc sĩ thánh ca thì còn đạm bạc hơn nữa kìa vì không thể bán những bài thánh ca được, mong người ta hát cho thì phúc lắm rồi.Xin nhạc sĩ chia sẻ với quí độc giả một chút về cuộc sống hằng ngày.

Làm ca trưởng mà trả lương bổng thì không còn là làm việc đạo đức nữa. Sáng tác được nhiều bài thì in thành sách, sách tặng nhiều, sách bán không bao nhiêu.Ra đĩa CD thì bị sao chép, khó bán. Nên Ngọc Linh chủ yếu sống nhờ dạy học. Ban ngày nghiên cứu và sáng tác, chiều tối đi dạy học và tập hát ca đoàn, đã mấy chục năm nay cứ đều đặn và bình lặng như thế.

8. Ước ao của Ngọc Linh là gì cho nền Thánh nhạc Việt Nam ?

-Mong muốn được viết nhiều tác phẩm có giá trị đóng góp cho vườn hoa Thánh Nhạc Việt Nam.

-Đào tạo ca trưởng, nhạc công, ca viên học tập có trình độ,có bài bản chính qui để thể hiện tác phẩm cho tốt.

Ghi chú:

Nếu quí độc giả can biết thêm những tin tức của NS xin mời vào trang web : www.nsngoclinh.com

Kể lể về các nhà dòng nếu lòng thòng quá thì Sơ rút vắn lại thành con số cũng được.

 
Vài suy nghĩ gởi các Tân Linh Mục: Người được Chúa sai đi
+GM GB Bùi Tuần
09:52 21/06/2012
1. Những ngày tháng hiện nay, tại Hội Thánh Việt Nam, một sự kiện đang được đề cao và đang được phổ biến. Đó là số linh mục tăng thêm khá nhiều.

Trước sự kiện này, tôi nhớ tới lời Chúa Giêsu nói với các tông đồ: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21).

Xưa chính Chúa Giêsu nói lời sai đi. Còn nay, lời sai đi của Chúa Giêsu được gởi tới các tân linh mục qua các vị đại diện của Hội Thánh tại mỗi địa phương.

Tin vào lời sai đi đó là việc của mỗi người. Nhiều người không tin. Nhiều người hoài nghi. Nhiều người dửng dưng. Nhiều người tin, nhưng với mức độ khác nhau.

Tiếng nói của Bề trên trong đạo trong việc sai đi không áp đặt được niềm tin. Những thái độ khác nhau của quần chúng trong xã hội trước lời sai đi đó càng ngày càng phức tạp. Nhiều phức tạp cũng do chính nội bộ chúng ta.

Ở đây, tôi xin nêu lên một số phức tạp.

2. Hiện nay lời sai đi thường được đề cao bằng một thánh lễ phong chức. Thánh lễ này vẫn còn được thực hiện một cách sốt sắng ở một số nơi. Nhưng chiều hướng biến thánh lễ phong chức thành một thứ biểu diễn đang lan dần. Khi có những diễn biến làm thất vọng những tâm hồn khao khát gặp Chúa và cõi thiêng liêng, thì một thánh lễ bị tục hoá sẽ khó làm cho người ta tin lời sai đi của Chúa trong thánh lễ đó.

Hơn nữa, hiện nay, nhiều nơi các lễ tạ ơn sau lễ phong chức được tổ chức với nhiều hình thức quá đáng, dễ bị hiểu lầm như một cuộc ăn mừng nặng về danh lợi.

3. Hiện nay, lời sai đi cũng thường được đề cao bằng những lời ca tiếng hát chúc tụng linh mục. Thí dụ ngài là nhân chứng Nước Trời, là đèn sáng soi khắp trần gian, là người có xác hồn trắng tinh, là người có trái tim nồng cháy, là người có đôi chân đẹp rảo khắp nẻo đường, để loan báo Tin Mừng, là Chúa Kitô khác. Những lời ca tụng như vậy có thể sẽ làm cho nhiều vị linh mục hết sức xấu hổ. Các ngài nhớ tới lời Chúa phán xưa: “Chúng đã được thưởng công rồi” (Mt 6,2.5.16). Nhất là các ngài nhớ tới lời Chúa phán xưa: “Ta không biết các ngươi là ai” (Mt 25,12).

Thái độ của quần chúng hiện nay trước những lời ca tụng đó, nếu là dửng dưng, thì còn đỡ ngại. Rất tiếc là có một sự phản tác dụng trong nhiều trường hợp.

4. Hiện nay, các linh mục được nhiều người nhìn với nhiều cái nhìn nâng lên, nhưng lại không mấy thiện cảm. Thí dụ ngài trở thành người của một giai cấp đặc quyền đặc lợi, từ nay một mình nắm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong họ đạo. Ngài từ nay thuộc loại người được các thế lực ngoại bang quan tâm chiếu cố. Ngài từ nay trở thành chủ chăn, được đoàn chiên tùng phục. Những cái nhìn như có thể gây khó cho các tân linh mục. Cái khó đó dễ trở thành nguy hiểm gây hại cho các ngài.

5. Thực sự những ác thần của hoả ngục đang hết sức nhiệt tình giúp cho các linh mục được nhiều thành công bề ngoài, để biến chất các ngài.

Và thực sự đang có nhiều dư luận làm cho dung mạo người linh mục được sai đi tại Việt Nam hôm nay có thể bị xấu đi, không gây được niềm tin nơi quần chúng. Tuy nhiên, vẫn có những dấu chỉ cho thấy hy vọng đang thực sự phát triển trong lớp các tân linh mục.

Nhiều dấu chỉ của hy vọng đang xuất hiện rõ nét. Ở đây, tôi chỉ xin nêu một số dấu chỉ đó.

6. Một dấu chỉ đáng coi là chắc chắn mang hy vọng nhất, đó là các tân linh mục nhận ra điều này: Mình được sai đi. Bài sai được viết ra, có chữ ký của Bề trên, để làm chứng. Nhưng, để làm chứng là mình được chính Chúa sai đi, thì không căn cứ vào bài sai, mà phải căn cứ vào chính lối sống của mình. Lối sống của người được Chúa sai đi là bước theo Chúa. Chúa bước đi trên con đường yêu thương, thì mình cũng phải bước theo bước của Ngài. Bước yêu thương của Chúa có dấu ấn khiêm nhường, khó nghèo và hy sinh. Bước đi của mình cũng phải vậy.

7. Một dấu chỉ nữa rất đáng coi là mang nhiều hy vọng, đó là các tân linh mục nhận ra sự thực này: Tình hình hiện nay đang bị đe doạ bởi nhiều nguy cơ. Nguy cơ lớn nhất chính là sự suy thoái về đạo đức. Nguy cơ này sẽ chỉ giải quyết được bằng ơn cứu độ của Chúa Giêsu trên thánh giá. Để cộng tác vào công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu, linh mục sẽ coi những đau khổ của thánh giá là một danh dự lớn của đời mình.

8. Một dấu chỉ nữa cũng rất đáng coi là mang nhiều hy vọng, đó là các tân linh mục nhận ra chính bản thân mình rất yếu đuối. Nên các ngài luôn cậy tin vào Chúa. Đồng thời, các ngài luôn thông cảm với những người yếu đuối. Cùng với họ, các ngài luôn chạy đến tìm nương tựa nơi lòng thương xót Chúa.

9. Ba dấu chỉ trên đây đang làm cho các tân linh mục biết sống khiêm nhường.

Khiêm nhường nói đây sẽ đi đôi với sự khó nghèo. Một cuộc sống khiêm nhường và khó nghèo, bước theo con đường yêu thương của Chúa Giêsu, đó chính là bài sai, mà người linh mục giới thiệu mình với đồng bào Việt Nam hôm nay.

Đồng bào Việt Nam hôm nay đợi chờ ở các tân linh mục những giá trị đạo đức và một luồng gió thánh thiện.

Họ khao khát gặp được Chúa Cứu Thế qua chính những người được Hội Thánh sai đi.

Họ rất mong đời sống họ được đổi mới sâu rộng bởi một Đấng Thiêng Liêng giàu lòng thương xót, qua những người nhận mình là người được Chúa sai đến với họ và gần gũi họ.

Họ mong chờ được yêu thương, nhất là khi họ lâm cảnh lầm than khốn khổ không nơi nương tựa.

Với những tâm tình trên đây, tôi xin cầu chúc các tân linh mục thân yêu đang được sai đi biết luôn sẵn sàng được Chúa đào tạo thêm, cũng như sẽ không ngại được Chúa thanh luyện bằng những thử thách thường xuyên và bất ngờ.

Phần thưởng dành cho các người được Chúa sai sẽ không phải là những thành công, mà là chính Chúa: “Chúa là gia nghiệp đời con”.

Long Xuyên, ngày 18 tháng 6 năm 2012.
 
Việt Nam: Phong trào Hướng Đạo gửi thư xin nhà nước chính thức nhìn nhận
lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
10:18 21/06/2012
Việt Nam: Phong trào Hướng Đạo gửi thư xin nhà nước chính thức nhìn nhận

Văn thư gửi chính quyền và đảng cộng sản Việt Nam.

Roma, thứ tư ngày 20.06.2012 (Zenit.org) – Bản tin “Các Giáo Hội Á Châu“ (Eglises d’Asie, EDA), của hãng thông tin Hội Thừa Sai Ba Lê (Missions étrangères de Paris, MEP) loan tin phong trào Hướng Đạo gửi thư xin nhà nước chính thức nhìn nhận.

Bản tin “Các Giáo Hội Á Châu“ có nội dung như sau: “Một vài cựu hội viên phong trào Hướng Đạo Việt Nam, trong số đó có các hội viên đã tham gia phong trào từ năm 1945, vừa gửi một văn thư tới các cấp lãnh đạo cao cấp của quốc hội và của đảng cộng sản Việt Nam”.

Bản tin tường thuật tiếp: “Họ làm đơn thỉnh cầu rằng sinh hoạt Hướng Đạo, vốn là một phương pháp giáo dục giới trẻ đúng đắn, nên mong được nhà cầm quyền chính thức nhìn nhận từ đây. Ông Đặng Văn Việt, trưởng lãnh đạo hiện nay của phong trào Hướng Đạo ở Việt Nam đã giải thích những lý do của sáng kiến này cho một phóng viên của đài phát thanh Á Châu Tự Do (Radio Free Asie) (1) và đã cho biết thêm nhiều tin tức đáng chú ý liên quan đến tình hình hiện nay của phong trào giới trẻ ở Việt Nam”.

Bản tin tường thuật tiếp : “Theo vị trưởng Hướng Đạo này, sau năm 1945, vì tình hình chiến tranh, những hoạt động của phong trào đã chấm dứt ở miền bắc Việt nam. Nhưng ở miền nam Việt Nam, khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, đoàn Hướng Đạo vẫn tiếp tục hoạt động một cách rời rạc và thưa thớt dưới hình thức chui, không được thừa nhận, … Trong vòng mấy năm qua, phong trào tiếp tục phát triển nhưng không được mạnh mẽ như trước đây. Tuy nhiên, các cấp nhà cầm quyền miền Nam nhắm mắt làm ngơ không ngăn cấm”.

EDA ghi nhận thêm: “Tình hình ở miền bắc Việt nam và một phần miền trung (Huế, Quảng Bình) lại hoàn toàn khác, vì phong trào không còn tồn tại và hoạt động được. Tuy nhiên, cựu trưởng Hướng Đạo cũng ghi nhận rằng, cho tới nay, vẫn không có một văn bản nào chính thức ký lệnh cấm hoặc giải tán phong trào Hướng Đạo. Phong trào tuổi trẻ duy nhất, lễ tất nhiên, được nhà nước công nhận và hỗ trợ là phong trào tuổi trẻ cộng sản, tất cả các phong trào khác đều bị nhà cầm quyền ngờ vực cách này cách khác”.

Muốn biết thêm chi tiết xin vào trang:

http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/le-scoutisme-sollicite-une-reconnaissance-officielle-de-l2019etat-vietnamien

(1) Đài RFA, chương trình tiếng Việt phát ngày 19.06.2012

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/call-for-state-recognition-of-vietnamese-boyscout-n-girl-guide-06192012145117.html
 
Caritas Hải Phòng tổ chức tập huấn và phòng chống HIV/AID
Liên Nguyễn
22:12 21/06/2012
HẢI PHÒNG - Trong hai ngày 18 và 19 tháng 06 năm 2012 vừa qua, Caritas giáo phận Hải Phòng đã kết hợp với tổ chức NAV và Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hải Phòng, tổ chức khóa tập huấn “giới và lồng ghép giới trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS” cho 40 cộng tác viên làm việc với người có H tại cộng đồng.

Khai mạc khóa tập huấn Cha giám đốc Caritas Hải Phòng Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện đã chia sẻ, “khi tạo dựng lên vũ trụ Thiên Chúa đã tạo nên người nam và người nữ, như xác định rõ vai trò của hai giới để bổ túc cho nhau. Vì thế, dù là nam hay nữ không quan trọng mà quan trọng chúng ta sống đúng với vai trò và bổn phận của mình, phục vụ những người anh em nghèo khổ kém may mắn xunh quanh chúng ta để làm sáng danh Chúa và Giáo Hội”. Ngài cũng mong muốn mỗi người cộng tác viên hiểu rõ về vấn đề giới và bình đẳng giới để có thể tư vấn giúp cho nhiều người tại cộng đồng hiểu về giới và bình đẳng giới, đồng thời giúp hiểu được những vị trí và vai trò mà Chúa đã đặt nơi mỗi người chúng ta, phải luôn tôn trọng quyền ấy, dù là nam hay nữ, đều có quyền bình đẳng như nhau trước mặt Thiên Chúa. Nếu mỗi người tình nguyện hiểu được những vấn đề đó sẽ giúp cho tình trạng bạo hành gia đình và lây nhiễm HIV tại cộng đồng mình phục vụ được giảm dần.

Tiếp đến, Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Phương phó chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hải Phòng, đã giúp cho học viên hiểu được các khái niệm có liên quan về giới và giới tính, phân tích nhu cầu và lợi ích khi hiểu về giới, luật bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành luật bình đẳng giới, bạo lực gia đình và luật phòng chống bạo lực gia đình cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành luật phòng chống bạo lực gia đình.

Với sự hăng say học tập, trao đổi và thảo luận của các học viên đã làm cho lớp học trở lên sôi động và hiệu quả, các học viên đã hiểu rõ các khái niệm cũng như các văn bản hướng dẫn có liên quan đến vấn đề giới và giới tính.

Kết thúc khóa học, giảng viên đã giúp cho học viên hiểu về khái niệm lồng ghép giới và xây dựng được kế hoạch lồng ghép giới trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại địa phương.

Đây cũng là một trong những hoạt động mà Caritas Giáo phận Hải Phòng đang thực hiện trên một số địa bàn có tình trạng lây nhiễm HIV cao.

Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS của Caritas Hải Phòng, giúp tình trạng lây nhiễm HIV giảm xuống và những người nhiễm HIV luôn được cảm thông và chia sẻ.
 
Phong chức Linh mục tại Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca
Thới Hoa
22:18 21/06/2012
NHA TRANG - Thứ năm Ngày 21 tháng 6 năm 2012, vào lúc 09 giờ sáng, tại Nguyện Đường Đan Viện Xi Tô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca - Giáo phận Nha Trang, Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Giáo Phận, đã long trọng cử hành Thánh lễ trao thừa tác vụ Linh mục cho 2 đan sĩ Phó tế của Đan Viện.

Một buổi sáng đẹp trời, khuôn viên Đan viện đã trở nên nhộn nhịp hơn mọi ngày. quí Cha và quí tu sĩ nam nữ, Quí ân nhân, thân nhân, đã tụ họp về đây hòa cùng niềm vui trong ngày trọng đại của Đan Viện, ngày chan chứa hồng ân khi Đức Giám mục đặt tay phong chức Linh mục cho hai đan sĩ:

Maria Giu-se Tuân NGUYỄN ĐÌNH GIÁP và Maria Phao-Lô HOÀNG VĂN DƯƠNG

“Thiên Chúa là nguồn yêu thương và bình an sẽ ở cùng anh em” (2Cr 13, 11), Đây là câu lời Chúa được hai tiến chức chọn làm hành trang và lẽ sống.

Hai đan sĩ tiến có hành trình đời tu và ơn gọi dâng hiến từ rất sớm tính đến nay gần 20 năm dâng hiến và ở khác địa phận nhưng qui tụ về đây để sống đời đan tu.Vì thế, ngày lễ truyền chức Linh mục hôm nay, nơi Đan Viện này đã quy tụ đông đảo mọi thành phần Dân Chúa từ khắp nơi trong và ngoài Giáo phận.

Nghi thức Phong chức được bắt đầu với phần xướng danh và thẩm vấn. Tiếp đến, Ðức Giám Mục chủ phong chia sẻ với các tiến chức về thừa tác vụ sắp lãnh nhận và mời gọi các tiến chức hãy chu toàn cách cẩn thận và trung thành.

Nghi thức Phong chức được tiếp nối với Kinh cầu Các Thánh. Ý thức được thân phận yếu đuối và mỏng giòn nơi con người nên Giáo hội đã tha thiết nguyện xin sự trợ lực, giúp sức của Các Thánh trên trời xuống nơi các tiến chức. Nhờ đó, các tiến chức có thể chu toàn cách nhiệt tâm và trọn vẹn sứ vụ được trao phó.

Trong phần chính của nghi thức Phong Chức Linh mục, Tiến chức được Ðức Giám mục chủ phong và các linh mục đặt tay như dấu hiệu nhận một người anh em vào Linh mục đoàn. Ðức Giám Mục đọc Lời nguyện phong chức, "xin Cha toàn năng đổi mới Thần Trí thánh hóa trong lòng tân chức, cho thầy biết chu toàn chức vụ Nhị Phẩm nhận được từ nơi Cha và cho thầy biết cải thiện phong hóa thế gian bằng gương sáng đời sống của mình". ...

Sau Lời nguyện Phong chức, các tiến chức đã trở nên những Linh Mục của Chúa Kitô và Giáo Hội. Hai tân linh mục giờ đây được mặc phẩm phục tế lễ cách trang trọng. Nghi thức mặc phẩm phục diễn ra thật cảm động và ý nghĩa. Các tân linh mục thay giây các phép chéo bằng giây thẳng và mặc áo lễ do chính thân mẫu đưa lên.

Trong phần diễn nghĩa của Bí tích Truyền Chức Thánh, các tân Linh mục được xức dầu thánh hiến bàn tay và nhận lấy bánh rượu là lễ vật của dân thánh mà dâng lên Thiên Chúa.

Kết thúc nghi thức phong chức là cử chỉ trao chúc bình an của Ðức Giám mục cho tân Linh mục. Tất cả linh mục hiện diện đã cũng trao bình an và chúc mừng các tân chức linh mục vừa thụ phong.

Thánh lễ được tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể mà các Tân chức được tham dự lần đầu tiên trong tư cách một "người phục vụ" đúng với sứ mạng vừa được lãnh nhận.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cha bề trên thay mặt Hai Cha Tân Chức cảm ơn hai thân mẫu trong niềm xúc động,.. tiếp đến bày tỏ lòng tri ân tới Đức Cha Giuse của Giáo phận, quý cha, quý nam nữ tu sỹ và toàn thể Cộng đoàn hiện diện, quý ân nhân- thân nhân, đã không ngừng nâng đỡ, cầu nguyện và khích lệ trong hành trình ơn gọi.

Thánh lễ kết thúc với phép lành của Đức cha chủ sự.

Tiếp sau hai Tân Linh Mục ban Phép Lành đầu tay sau khi qui gối trước bàn thờ nhận phép lành từ Đức Cha Giuse.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một tầm nhìn đại kết về vai trò của Đức Maria trong kế hoạch Thiên Chúa và trong hiệp thông các thánh (14)
Vũ Văn An
19:27 21/06/2012
Chương bốn: Hướng tới việc hồi tâm của các giáo hội

Việc cùng nhau duyệt lại lịch sử của chúng ta cho thấy: sự chia rẽ giữa chúng ta đã xuất hiện vào lúc Đức Maria bị cô lập đối với cả Chúa Kitô lẫn hiệp thông các thánh, và lúc lòng sùng kính ngài mặc lấy những hình thức thái quá. Về phía Công Giáo lúc ấy, “thánh mẫu học” bị tách rời một cách bất chính đáng khỏi Kitô học và giáo hội học. Chính vì thế, quyết định của Công Đồng Vatican II trong việc biến bản văn về Đức Maria thành một phần của Hiến Chế về Giáo Hội là một hành động có tầm quan trọng cao đối với sự hoà giải đại kết. Nền giáo hội học này giúp đưa Đức Maria trở thành thành phần của Dân Chúa một lần nữa. Phía Thệ Phản cho rằng việc tuyên xưng Chúa Kitô đòi phải nói một điều gì đó về Đức Maria, và phải nói điều này nhân danh chính sự nhập thể.

Các đề nghị được Nhóm Dombes đưa ra ở đây cho các giáo hội liên hệ nhằm đem họ lại gần nhau hơn qua việc cùng đặt Đức Maria vào đúng vị trí vốn thuộc về ngài trong đức tin Kitô Giáo, dĩ nhiên đây là vị trí trọn vẹn của ngài và là vị trí thích đáng.

I. Sự hồi tâm của Công Giáo

1. Hồi tâm trong thái độ

Người Công Giáo không thể không ý thức được sự phê phán hết sức nghiêm nghị, từng được các thần học gia Thệ Phản trong phong trào đại kết nêu ra về vị trí của Đức Maria trong Giáo Hội. Một thần học gia Thệ Phản, J. Moltmann, từng viết rằng: “Sự cách biệt giữa giáo huấn của giáo hội và Tân Ước không ở đâu lớn bằng trong thánh mẫu học” (1). Và trong một bài về Đức Maria trong bộ Bách Khoa về Phong Trào Thệ Phản (Encyclopédie du protestantisme) gần đây, A. Birmelé đã viết như sau: “Các tín điều của Rôma khiến người ta nêu lên vấn đề chỉ nên tham chiếu một mình Thánh Kinh, một mình Chúa Kitô, và một mình ơn thánh mà thôi. Sở dĩ người ta phải nhắc lại xác tín ấy, là do việc phát triển của lòng sùng kính bình dân và của việc trăm hoa đua nở các cuộc hành hương thánh mẫu” (2). Nói chung, tâm trí Thệ Phản vẫn tiếp tục xa lạ với lòng sùng kính của người Công Giáo dành cho Đức Maria. Cho dù không thể đòi hỏi việc mọi mẫn cảm linh đạo phải có cùng một biểu thức như nhau, nhưng quan điểm của người Thệ Phản buộc người Công Giáo phải biện minh và nghiên cứu sâu sắc hơn các thực hành của họ.

Sự thực lịch sử là con người Đức Maria đóng một vai trò chủ yếu trong tôn giáo đại chúng do việc phúc âm hóa của Kitô Giáo mang lại. Vai trò này có ba chiều kích:

- Sự gần gũi: ngài là người mẹ hết lòng chăm sóc mọi đứa con của mình;
- Bảo vệ bản sắc văn hóa: ngài được mừng kính như là người chiếm hữu các đặc điểm của mỗi dân tộc;
- Che chở và chữa lành: ngài được coi là người giải thoát con người khỏi mọi áp bức và bệnh tật.

Sự biện phân của thần học và mục vụ cần phải thận trọng, đừng coi thường đức tin của người khiêm hạ, cho dù việc phúc âm hóa đức tin ấy luôn nhằm loại bỏ khuôn mạo mẫu thần khỏi lòng sùng kính Đức Maria và giúp các tín hữu đừng nghĩ rằng liên hệ xúc cảm đối với Đức Maria chứa đựng trọn bộ Kitô Giáo và trọn bộ giáo hội. Cũng thế, phải thật thận trọng khi nại tới cảm thức đức tin tín hữu (sensus fidelium), vì điều được coi như thế rất có thể chỉ phát sinh từ cảm xúc tôn giáo hơn là từ đức tin Kitô Giáo.

Về chủ đề “Đức Maria và hiệp thông các thánh”, ta phải chú ý tới “truyền thống đại kết” đang trong diễn trình hình thành. Tại các đại hội do Hàn Lâm Viện Quốc Tế Giáo Hoàng về Thánh Mẫu tổ chức từ sau Công Đồng, chiều kích đại kết luôn luôn hiện hữu (3). Một điểm nữa cần được nhấn mạnh là: tuy hiếm, nhưng vẫn có những cuộc đối thoại về Đức Maria giữa người Công Giáo và người Luthêrô tại Hoa Kỳ (4). Ta cũng ghi nhận nhiều cuộc đối thoại song phương, như cuộc đối thoại giữa người Công Giáo và người Chính Thống Giáo...

Các nhà thần học Công Giáo dĩ nhiên có trách nhiệm lớn đối với cung cách giải thích vai trò của Đức Maria trong đức tin Công Giáo. Điều hết sức ước ao là họ bỏ đi bất cứ thứ thánh mẫu học nào được hiểu như một khoa biệt lập trong thần học và thay vào đó, nên hoàn toàn tập chú vào con người của Đức Maria và quay trở lại với nền “thần học chân chính về Đức Maria”, một nền thần học được sáp nhập vào “mầu nhiệm Chúa Kitô và giáo hội”. Sau Công Đồng Vatican II, dù đa số các nhà thần học đã chịu tiếp nhận phương thức thứ hai vừa nói, nhưng nhiều sách vở vẫn được ấn hành với nội dung khó chấp nhận được về phương diện khách quan. Xin đơn cử một thí dụ: mặc dù được phép nghiên cứu thêm mối liên kết giữa Đức Maria và Chúa Thánh Thần, nhưng ta không thể thiết lập một mối tương quan giữa ngài và Chúa Thánh Thần và so sánh nó với sự kết hợp giữa nhân tính và thiên tính nơi Chúa Giêsu (5). Để chứng tỏ cùng một sự thay đổi về phương thức như thế, nhiều tập san thánh mẫu hiện nay cũng nên cố gắng tự thanh tẩy mình trong việc trình bày giáo huấn của họ về Đức Maria và lòng sùng kính ngài.

2. Cuộc hồi tâm về tín lý: “Cộng tác” hay sự đáp ứng tích cực của Đức Maria

Nhận định đầu tiên của Nhóm Dombes về vấn đề này là: “Đối với chúng tôi, xem ra sự minh xác tín lý do hai phía cùng đưa ra về chủ đề “sự công tác” của Đức Maria đã đưa lại một kết quả thoả đáng trong việc nói lên đức tin chung, dù sự minh xác ấy không giải quyết trọn vẹn vấn đề trong các áp dụng khác nhau của nó”.

a. Hai tín điều mới đây của Công Giáo

Trong lãnh vực tín lý, việc công bố tín điều Vô Nhiễm Thai và tín điều Mông Triệu là vấn đề chỉ liên quan đến Giáo Hội Công Giáo, là định chế đã đưa ra hai tín điều ấy. Vì giáo hội này tự coi mình bị trói buộc bởi chính lời tuyên bố của mình về nguyên tắc “phẩm trật các chân lý”, nên người ta phải nhìn nhận rằng hai tín điều này không thể trở thành bắt buộc đối với các Kitô hữu khác, vì chúng vốn không phải là thành phần của tuyên xưng đức tin chung vào lúc phân rẽ (6).

Nói cho ngay, việc khẳng định nguyên tắc “phẩm trật các chân lý” tại Công Đồng Vatican II đã làm người ta không thể duy trì một số chủ trương trước đó một cách cứng đơ được (7). Dĩ nhiên, đức tin luôn là một bao lâu nó đáp ứng lại thẩm quyền của Thiên Chúa như Người đã tự mặc khải. Nhưng, có những chủ trương chủ yếu đến nỗi được gắn liền với chính tuyên tín, dù khi chuyển giao, chúng chịu nhiều ảnh hưởng của lịch sử và con người. Các chủ trương khác phải phụ thuộc các chủ trương này. Các phát biểu đức tin tạo nên một toàn bộ phức tạp trong đó quả có một phẩm trật và người ta có thể nhận ra trong đó nhiều khai triển thực sự.

Giáo Hội Công Giáo ngày nay không thể coi người Chính Thống và người Thệ Phản như những người Công Giáo chống lại việc công bố các tín điều này, nên cần phải đưa ra những lời cảnh cáo nghiêm khắc (8). Trái lại, đối với các anh chị em Kitô hữu này, giáo hội ấy nên vun xới cùng một thái độ khôn ngoan và bác ái mà suốt trong 19 thế kỷ qua họ vốn biểu lộ đối với các cuộc tranh biện thần học về chủ đề này. Điều vốn không phải là vấn đề đức tin mà chỉ là ý kiến thần học trong giáo hội suốt 19 thế kỷ qua không thể bị coi là nguyên nhân gây chia rẽ trong thế kỷ 20. Ta đừng quên rằng các bậc thầy vĩ đại về linh đạo như Thánh Bernađô và Thánh Tôma Aquinô vẫn giữ trọn được thế giá của các vị trong Giáo Hội Công Giáo và luôn được coi là các chứng tá của đức tin trọn vẹn ngay cả sau định nghĩa năm 1854, dù các vị lên tiếng chống đối Vô Nhiễm Thai. Và ta đừng quên rằng năm 1661, trong đoản sắc Sollicitudo, Đức Giáo Hoàng Alexăng VIII cấm các phe phái ủng hộ và chống đối Vô Nhiễm Thai không được tấn công và tuyệt thông lẫn nhau. Há thái độ đó không nên là thái độ của người Công Giáo ngày nay đối với người Chính Thống và Thệ Phản hay sao? Nếu sự hiệp thông trọn vẹn được tái lập giữa các giáo hội, thì ta cần một cuộc đối thoại mới về chủ đề này.

Theo Nhóm Dombes, điều khôn ngoan nhất là nhất trí với nhau rằng: “Giáo Hội Công Giáo sẽ không đòi phải chấp nhận hai tín điều này làm điều kiện cho việc hiệp thông trọn vẹn giữa các giáo hội. Giáo hội này chỉ nên yêu cầu các đối tác mình muốn tái lập sự hiệp thông tôn trọng nội dung của các tín điều này và đừng phê phán chúng là trái với Tin Mừng hay trái với đức tin, trái lại phải coi chúng như các kết luận tự do và chính đáng phát sinh từ suy tư có ý thức của Công Giáo về đức tin và sự gắn bó nội tại của đức tin này”.

Một điển hình gần đây về các tuyên tín Kitô học, được Đức Giáo Hoàng và các thượng phụ của các giáo hội cổ xưa vốn từ lâu được gọi dưới tên “không phải là Canxêđoan” ký nhận, cho thấy: các phát biểu có thẩm quyền nhất do các công đồng đề xướng có thể phát sinh ra sự nhất trí chân thực về đức tin miễn là người ta chịu đi quá bên kia ngôn ngữ lỗi thời vốn là chủ đề của nhiều tranh cãi vô bổ (9). Một lần nữa, vì mục tiêu phục hồi sự hợp nhất, ta nên có khả năng thực hiện được cùng một việc ấy với các quyết định của đức giáo hoàng về Vô Nhiễm Thai và Mông Triệu.

Để chuẩn bị cho một hòa giải như thế, há Giáo Hội Công Giáo lại không nên chú ý tới các dè dặt của các giáo hội và các tín phái Kitô Giáo khác và cố gắng đưa ra một nền giáo lý biết chú trọng hơn tới các chứng tá của Thánh Kinh hay sao? Phải sử dụng nền giáo lý này như một huấn giáo về đức tin đối với lòng sùng kính bình dân (10).

b. Sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria

Liệu ta có thể nại cùng một nguyên tắc “phẩm trật các chân lý” cho sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria không? Có thể lắm, chỉ cần ta xem sét sự đồng trinh này trong tương quan của nó với “nền tảng đức tin Kitô Giáo” và với một sự chứng thực rõ ràng và chắc chắn nơi Thánh Kinh. Đức tin của các anh chị em Thệ Phản vào thần tính của Chúa Giêsu Kitô “Đấng được tượng thai bởi Chúa Thánh Thần và được Đức Nữ Trinh Maria sinh ra” luôn là điểm cốt chính. Tuy thế, ở đây ta đang sử lý với niềm xác tín của giáo hội sơ khai, một xác tín vốn được phát biểu trong mọi nền phụng vụ của giáo hội này; tất cả các nền phụng vụ ấy đều dành cho Đức Maria tước hiệu “đồng trinh mãi mãi”, một tước hiệu được nhất tề chấp nhận bởi mọi giáo hội địa phương trước khi có cuộc ly khai trong thế kỷ 16, và chính các nhà Cải Cách nguyên thủy cũng chấp nhận (11). Truyền thống này, vì thế, ngăn ta không được đơn giản áp dụng cùng các nguyên tắc như đã được dùng để giải quyết hai tín điều Công Giáo mới đây.

Thành thử câu hỏi nêu ra là: nên hay không nên để sự kiện nhiều người Thệ Phản không chấp nhận sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria tiếp tục là trở ngại để ta không trở thành chi thể của cùng một giáo hội rửa tội và thánh thể hay không. Dù Nhóm Dombes rất muốn nói không, nhưng họ cho rằng cần phải có một cuộc đối thoại liên phái sâu sắc và toàn diện hơn về chủ đề này.

3. Cuộc hồi tâm về lòng sùng kính thánh mẫu

Trong phạm vi này, người Công Giáo khó hồi tâm là do sự kiện này: giáo huấn chính thức đáng lý ra nên tránh các thái quá của lòng sùng kính thánh mẫu, nhưng thực tế, họ đã không làm như thế. Công Đồng Vatican II trình bày lòng sùng kính này như là hoa trái của đức tin, chứ không ngược lại: “Các tín hữu hãy nhớ rằng… lòng sùng kính đích thực không hệ ở cảm tình vô bổ và mau qua, cũng không hệ ở một tâm tính dễ tin phù phiếm, mà phát xuất từ đức tin chân thực, qua đó, ta được hướng dẫn tới chỗ biết nhìn nhận sự trổi vượt của Mẹ Thiên Chúa, và được đánh động hướng tới một tình yêu con thảo với mẹ chúng ta và bắt chước các nhân đức của ngài” (Lumen Gentium 67).

a. Các hướng dẫn cần được tiếp nhận

Ít năm sau Công Đồng, trong một tông huấn, Đức Phaolô VI quyết định suy tư sâu xa hơn về vị trí của Đức Maria trong lòng sùng kính công cộng của giáo hội và trong lòng sùng kính tư riêng của các tín hữu (12). Trong bối cảnh vạch ra một đường hướng hồi tâm cho người Công Giáo này, ngài thúc giục họ hãy biện phân hơn nữa trong việc thực hành lòng sùng kính thánh mẫu.

Yếu tố Kitô học trong lòng sùng kính thánh mẫu phải giữ vị trí trước nhất: “Chỉ có … một Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và nhân loại, là Chúa Giêsu Kitô, Đấng làm người” (1Tm 2:5). “Nơi Trinh Nữ Maria, mọi sự đều liên quan với Chúa Giêsu và tùy thuộc Người” (số 24). Mối tương quan của Đức Maria với ngôi vị và công việc của Chúa Thánh Thần làm nổi bật chiều kích giáo hội cần phải có trong lòng sùng kính Đức Maria, vì Đức Trinh Nữ là người đầu tiên được cứu chuộc, là Kitô hữu trước nhất. Mối liên kết của Đức Maria với Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Thần, và vị trí của ngài trong Giáo Hội, do đó, được đặt ngay bên trong nhiệm cục cứu chuộc.

Sau đây là 4 chiều kích cần phải có, theo Đức Phaolô VI, đối với lòng sùng kính Đức Maria:

- Chiều kích Thánh Kinh: Lòng sùng kính Đức Maria phải tập chú vào các chủ đề căn bản của sứ điệp Kitô Giáo;
- Chiều kích phụng vụ: Các thực hành sùng kính phải hoà hợp với phụng vụ trong khi không được lẫn lộn với nó;
- Chiều kích đại kết: Lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa phải có “khía cạnh đại kết… được tỏ rõ trong việc người Công Giáo mong muốn rằng tuy không hề sao lãng đặc tính chuyên biệt của lòng sùng kính này, nhưng cần phải thận trọng hết sức để tránh bất cứ thái quá nào khiến các anh em Kitô hữu khác hiểu sai về tín lý đích thực của Giáo Hội Công Giáo. Cũng thế, Giáo Hội mong ước rằng bất cứ sự biểu lộ lòng sùng kính nào đi ngược lại thực hành đúng đắn của Công Giáo cũng cần được loại bỏ” (Số 32);
- Chiều kích nhân học: Đức Maria là mẫu mực không chỉ trong cách sống mà ngày nay đã lỗi thời của ngài, nhưng còn trong đức tin can trường của ngài và trong đức mến hết sức tích cực của ngài: “Đức Maria thành Nadarét, tuy hoàn toàn tuân phục thánh ý Thiên Chúa, nhưng không hề là một người đàn bà tùng phục một cách nhát đảm hay có lòng đạo đức khiến người khác khó chịu; ngược lại, ngài là người đàn bà không do dự tuyên xưng rằng Thiên Chúa xác minh cho người khiêm nhường và bị áp bức, và loại bỏ người quyền thế khỏi các địa vị ưu tuyển của họ (xem Lc 1:51-53)” (số 37).

b. Lời cầu nguyện

Việc đọc kinh Truyền Tin và mân côi nên tuân theo các qui định sau đây:

Kinh Truyền Tin (13) có giá trị ở kết cấu đơn giản, tính chất Thánh Kinh, nguồn gốc lịch sử vốn liên kết với lời kêu gọi duy trì hòa bình của nó, nhịp điệu gần như phụng vụ của nó, và tính cởi mở của nó giúp ta bước vào mầu nhiệm vượt qua.

Kinh mân côi hay chuỗi mân côi là hình thức ca ngợi và kêu cầu theo lối lặp đi lặp lại (litanic) tập chú vào việc nhập thể đầy tính cứu chuộc của Chúa Kitô. Đây là cách suy niệm cuộc đời Chúa Cứu Thế (14). Trước đây, có 150 kinh Kính Mừng, giống như con số 150 Thánh Vịnh vậy. Nhưng con số ấy đã được tăng lên 200 từ đời Đức Gioan Phaolô II. Kinh này có nguồn gốc từ phụng vụ, nên cần trở về với nguồn gốc ấy. Tuy nhiên, có một “khác biệt về bản thể” (số 48) giữa phụng vụ và việc đọc kinh mân côi.

c. Các cuộc hiện ra

Ta phải nói gì về các cuộc Đức Maria hiện ra, như tại Lộ Đức và Fatima? Điều đáng lưu ý là tông huấn của Đức Phaolô VI không hề nói một lời nào về các cuộc hiện ra này. Các nhà tâm lý vốn mô tả chúng như các cảm nghiệm cá thể, không bệnh lý, được con mắt đức tin giải thích như các cảm nghiệm về một sự hiện diện. Giáo Hội Công Giáo coi chúng như “các mạc khải tư” (15), không thể so sánh với mạc khải trong Thánh Kinh. Chúng không phải là thành phần của đức tin; nghĩa là, mỗi người Công Giáo được tự do thẩm định chúng cho riêng mình.

Thái độ chính thức của Giáo Hội Công Giáo đối với chúng là thái độ hết sức thận trọng. Thánh Gioan Thánh Giá yêu cầu ta “chống lại” các mặc khải đặc biệt, coi chúng như những cám dỗ nguy hiểm (16). Trong thế kỷ 18, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XIV đã ấn định một đường hướng hành động mà các vị kế nhiệm ngài chưa hề đi trệch ra ngoài: “Việc Giáo Hội chuẩn nhận một cuộc mạc khải đặc biệt, sau khi điều tra kỹ lưỡng, chỉ có nghĩa là cho phép công bố cuộc mạc khải này để giáo huấn và xây dựng tín hữu. Người ta có quyền không đồng thuận với… cuộc mặc khải ấy, dù nó được Giáo Hội chuẩn nhận… miễn là họ làm thế vì những lý do tốt, không có bất cứ tinh thần khinh mạn nào” (17).

Huấn quyền giáo hội chỉ chuẩn nhận rất ít việc thờ phượng tại các nơi hiện ra ấy, sau một thời gian dài điều tra về tính trong sáng của các hiện tượng này. Giáo Hội đưa ra hai tiêu chuẩn để biện phân chúng: sứ điệp của chúng phải phù hợp với sứ điệp của Thánh Kinh và với đức tin của Giáo Hội; trong các dịp hành hương tại đó, phải có các hoa trái thiêng liêng giúp người ta hồi tâm.

Mục đích của các cuộc hiện ra không phải là đặt cơ sở cho đức tin mà chỉ để phục vụ đức tin. Chúng không thêm được gì cho mạc khải duy nhất, nhưng có thể là một nhắc nhớ khiêm nhường đối với mạc khải duy nhất này. Chúng là những dấu chỉ khả giác trong đó, Thiên Chúa tự tỏ mình ra tùy theo khả năng những người tiếp nhận các dấu chỉ này. Có thể ví chúng như một thứ ảnh tượng mà theo thần học Phương Đông, chính là việc “đối tượng hóa thực sự, do Chúa Thánh Thần linh hứng… phát sinh ra và chính là phương tiện của một hiện diện” (18). Chúng thuộc lãnh vực đặc sủng, nghĩa là, các ơn lành Chúa ban cho một chi thể của nhiệm thể để mưu ích cho toàn thể nhiệm thể. Giống mọi đặc sủng khác, ta không nên tìm kiếm chúng, nhưng tiếp nhận chúng với lòng cảm tạ, biện phân và khôn ngoan.

Tuy nhiên, lòng sùng kính bộc phát của tín hữu thường hay đi quá sự khôn ngoan nói trên và đôi khi dẫn tới những tò mò không lành mạnh liên quan tới các địa điểm hiện ra mới đây nhất và nhiều biểu hiện khác thường xẩy ra tại các nơi ấy; như thể đức tin của họ cần một củng cố không thể không có. Cần phải đưa ra một diễn trình huấn giáo có tính mục vụ, như một vài địa điểm hành hương vốn đã áp dụng. Mục đích việc huấn giáo này là hướng dẫn người hành hương hướng tới một sự hồi tâm chân chính, giúp họ từ bỏ thái độ dễ tin để thành thực tin vào sứ điệp của Chúa Kitô.

d. Giảng thuyết và dạy giáo lý

Nhìn nhận các thái quá và lệch lạc của thời quá khứ gần đây chưa đủ. Ta cũng cần loại bỏ các lạm dụng về ngôn ngữ trong các trình bày thần học và mục vụ nữa. Thí dụ, trong các thánh ca về Đức Maria, điều đáng ước mong là các công thức “thổi phồng” (19) dùng để gán cho ngài điều thực sự chỉ thuộc thẩm quyền Thiên Chúa, như tha thứ chẳng hạn, nên được sửa lại. Há việc tạc tượng lại không nên được hạn chế ở chỗ chỉ mô tả Đức Trinh Nữ cùng với Con của ngài hay sao? Một số thực hành của địa phương cần được nghiêm chỉnh phê phán, thậm chí loại bỏ hẳn.

Việc giảng thuyết cũng thế, có nhiều điều khẩn trương không nên coi nhẹ. Việc này không nên tìm cách cường điệu hóa lòng sùng kính Đức Maria. Lòng sùng kính này phải luôn trung thành với nguyên tắc sau đây của Thánh Irênê: một cái hiểu thích đáng về Chúa Kitô nhất thiết sẽ đem Đức Maria vào bức chân dung. Nếu sự hồi tưởng (evocation) có trở thành sự kêu cầu (invocation), như trên thực tế đã xẩy ra, thì sự kêu cầu này không bao giờ được đi ra ngoài qui luật của đức tin (regula fidei). Như chỉ có một đức tin khiến cho việc rửa tội trở thành cần thiết thế nào, thì cũng chỉ có một Chúa mới đòi có thái độ sùng kính đối với mẹ của Người như thế.

Ghi chú
(1) Mary in the Churches, H. Kung và J. Moltmann chủ biên (Concilium 168; New York, 1983) xii.
(2) Encyclopédie du protestantisme (Paris: Cerf et Genève: Labor et Fides, 1995) 950.
(3) Xem Tuyên Ngôn Đại Kết Malta trong Unité des chrétiens, số 69 (Tháng 1, 1988) 18.
(4) Xem tài liệu đã tích dẫn nhiều lần: The One Mediator, and the Saints, and Mary. Lutherans and Catholics in Dialogue VIII.
(5) Nghĩa là, không thể chủ trương có một sự “thông truyền bản vị” (hypostatic communication) của Chúa Thánh Thần cho Đức Maria như L. Boff từng chủ trương trong cuốn Trinité et société (Paris: Cerf, 1990) 247.
(6) Đức Bênêđíctô XVI, lúc còn là Hồng Y Ratzinger nhiều lần áp dụng chính nguyên tắc này vào cuộc đối thoại với Phương Đông về quyền tối thượng của đức giáo hoàng: “Khi nói tới học thuyết tối thượng, Rôma không cần phải hỏi Phương Đông ngoài những điều đã được công bố và thực hành trong thiên niên kỷ thứ nhất” (Les principes de la théologie catholique[Paris: Téqui, 1985] 222). Ngài cho biết tiếp: do đó, một đồng thuận có thể đạt tới, trên căn bản hỗ tương nhìn nhận quan điểm liên hệ của nhau là “chính đáng và chính thống”
(7) Thí dụ, há đoạn sau đây của thông điệp Mortalium animos công bố năm 1928 không đúng hay sao? “Trong các vấn đề thuộc đức tin, người ta không được phép phân biệt một bên là các điều căn bản và bên kia là những điều được mệnh danh là không căn bản, như thể những điều đầu phải được mọi người tin, còn những điều sau thì tín hữu có tin hay không là tùy ở họ… Bởi thế, tất cả những ai thực sự thuộc về Chúa Kitô đều tin tín điều Vô Nhiễm Thai bằng cùng một đức tin như họ tin mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi” (Bản tiếng Anh của R.A. McGowan trong Sixteen Encyclicals of His Holiness Pius XI (1926-37) (Washington, D.C.: National Catholic Welfare Conference, không niên hiệu) 13.
(8) Xem tuyên bố của Đức GH Piô IX trong lời công bố tín điều Vô Nhiễm Thai năm 1854: “Bởi thế, nếu bất cứ ai dám nghĩ, xin Chúa đừng để họ nghĩ như thế, khác với điều được ta xác định, thì họ nên biết rõ rằng họ bị chính phán xét của họ lên án, họ đánh đắm đức tin của mình và tách mình ra khỏi sự hợp nhất của Giáo Hội” (DS 2804; ND 2804). Những tuyên bố như thế không thể ngỏ với các Kitô hữu Chính Thống hay Thệ Phản.
(9) Xem Nhóm Dombes, Pour la conversion des Églises (Paris: Centurion, 1991) số 59 và chu thích 1 (tr.41).
(10) Lòng sùng kính bình dân thường lẫn lộn việc tượng thai đồng trinh Chúa Giêsu và sự Vô Nhiễm Thai của Đức Maria.
(11) Xem Chương 1, phần về Cải Cách Thệ Phản Và Đức Maria (quan điểm Luther).
(12) Đức GH Phaolô VI, Tông Huấn Marialis Cultus về Lòng Sùng Kính Trinh Nữ Diễm Phúc Maria (2 tháng 2, 1974).
(13) Lời kinh như sau:
Đức Chúa Trời sai thánh thiên thần truyền tin cho Rất Thánh Đức Bà Maria.
Đáp: Và Rất Thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần.
Kính mừng Maria….

Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời.
Đáp: Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền.
Kính mừng Maria…

Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người.
Đáp: Và ở cùng chúng con.
Kính mừng Maria…

Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con.
Đáp: Đáng chịu lấy những sự Chúa Giêsu đã hứa.

Lời nguyện: Lạy Chúa chúng con, xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con, là kẻ đã nhờ lời Thánh Thiên Thần truyền, mà biết thật Chúa Kitô đã xuống thế làm người, thì xin vì công ơn Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại được đến nơi vinh hiển, cũng vì công nghiệp Chúa Kitô là Chúa chúng con.
Đáp: Amen.

(14) Kinh Mân Côi gồm 5 chục kinh, mỗi chục gồm 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh. Vừa đọc mỗi chục, người ta vừa suy niệm một trong các mầu nhiệm của Chúa Kitô. Các mầu nhiệm này được gom thành 4 loại: các mầu nhiệm vui (truyền tin, thăm viếng, sinh nhật, dâng Con vào Đền Thờ, tìm thấy Chúa Giêsu trong đền thờ); các mầu nhiệm sáng (chịu phép rửa, phép lạ Cana, công bố Nước Trời, biến hình, lập Thánh Thể); các mầu nhiệm buồn (thương) (hấp hối, bị đánh, đội mão gai, vác thập giá, chịu đóng đinh); các mầu nhiệm vui (sống lại, lên trời, Chúa Thánh Thần hiện xuông, Đức Maria lên trời, Đức Maria được thưởng)
(15) Xem Vatican II, Dei Verbum 4.
(16) Thánh Gioan Thánh Giá, Ascent of Mount Carmel II, 20: “Sau khi đã ban cho ta Con của Người, vốn là Lời của Người, Người không còn lời nào khác để ban cho ta nữa. Người đã nói hết mọi sự, một lần cho tất cả, trong chính một Lời này; như thế, Người đâu còn gì để nói với ta nữa… Điều chỉ nói một phần với các tiên tri, Người đã nói trọn vẹn trong Con của Người bằng cách ban cho ta trọn Con của Người. Đó chính là lý do tại sao lúc này đây, bất cứ ai muốn chất vấn Người hay muốn có một thị kiến hay mạc khải không những điên rồ mà còn xúc phạm đến Chúa nữa vì đã không chịu chăm nhìn vào một mình Chúa Kitô mà thôi, không cần tìm điều gì khác hay điều gì mới lạ ở nơi khác nữa” (trích trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh, vol.I, tr.212).
(17) Đức GH Bênêđíctô XIV, De servorum Dei beatificatione II, 32, 11.
(18) B. Bobrinskoy, trong tuyền tập Vraies et fausses apparitions dans l’Église (Paris: Lethielleux-Bellarmin, 1976) 109.
(19) Há Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã chẳng phản đối rằng: “Ta không được nói (về Đức Maria) những điều không chắc có thật (improbable) hoặc ta không biết… Một bài giảng muốn làm tôi vui và sinh ích cho tôi, thì phải cho tôi thấy đời sống đích thực của ngài, chứ không phải một đời sống giả tưởng; và tôi chắc chắn rằng đời sống đích thực của ngài hết sứ đơn giản. Các vị giảng thuyết trình bày ngài như đấng chót vót không ai tới gần được; các vị ấy nên nói về ngài như người dễ bắt chước, làm nổi bật các nhân đức của ngài, cho ta hay ngài sống bằng đức tin như chính chúng ta, và chứng minh điều đó bằng tin mừng, trong đó, ta đọc thấy ‘các ngài không hiểu điều Người nói với các ngài’… Ta thực sự biết rằng Trinh Nữ rất thánh là Nữ Vương trời và đất, nhưng ngài là mẹ hơn là nữ vương, và ta không nên nói rằng vì các đặc ân của mình, ngài che mất hết vinh quang của các thánh, như thể mặt trời mọc làm các ngôi sao phải biến đi. Lạy Chúa quí yêu! Con quả nói điều kỳ dị thay!” (J’entre dans la vie. Derniers entretiens [Paris: Cerf/Desclée De Brouwer, 1973) 140-41.
 
Văn Hóa
Euro 2012: Anh - Ukrania (Bi hài)
Thanh-Sơn
08:35 21/06/2012
Bi hài tái diễn mãi thế thôi
Trái bóng lăn vô khỏi mức rồi
Đứng đó trọng tài nhìn qúa mức
Dương lên mắt ếch ngó làn vôi
Vô tình chẳng thấy hay mắt kém
Cố ý không nhìn bởi cái tôi
Thiên vị hay là sai có chắc?
Bàn cân lúc hỏng nó ra tồi!

Chơi hay hơn, nhưng thủng lưới khôi hài, ghi bàn không được công nhận.

Nước chủ nhà Ukraine chia tay EURO 2012 trong những giọt nước mắt tức tưởi.

Ukraine tấn công phủ đầu, tạo được nhiều cơ hội rõ rệt hơn so với người Anh, dù thiếu vắng biểu tượng Shevchenko trong đội nhà.. Dường như cơn ác mộng phải làm khán giả ngay trên sân nhà khiến Ukraine trở nên đáng sợ hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, Ukraine đã tấn công được khá nhiều uy hiếp khung thành Joe Hart của bên Đội Tuyển Anh, nhưng trong tổng cộng 9 cú sút tung về phía khung thành đối phương, chỉ có vỏn vẹn 1 pha đi trúng đích, và nó cũng chẳng hạ nổi Hart. Ở sân khấu bên kia, dù kép chính Rooney đã trở lại, nhưng Tam Sư suýt chút nữa không có nổi một điểm trúng đích nào trong 45 phút đầu tiên.

Có phài Người Anh thận trọng ư?

Cũng không hẳn, bởi cái cách hàng thủ của họ để khung thành Joe Hart bị uy hiếp thường xuyên, cho thấy không chắc chắn cho lắm. Chỉ có một cách giải thích: Hàng công của Roy Hodgson vẫn cùn như thường lệ.

Nhưng giống hệt như sự ngờ nghệch của anh bạn hàng xóm Nga, trong thời điểm người ta hi vọng Ukraine làm nên điều kỳ diệu gì đó, thì họ lại tự bắn vào chân mình vô cùng khôi hài. Phút 48, cú lật bóng từ từ của Gerrard bên cánh phải bỗng dưng lại tuột khỏi đôi tay của thủ thành Pyatov Ukraine một cách khó hiểu, tạo cơ hội để Rooney khều vào lưới chấm dứt chuỗi dài 673 phút tịt ngòi trong màu áo ĐTQG bằng một bàn thắng không thể dễ hơn.

Một số fan Ukraine rưng rưng nước mắt sau bàn thua ngớ ngẩn và oan nghiệt ấy. Tất cả dường như đều nghĩ rằng, EURO đã kết thúc với người Ukraine.

Và đúng là Giải EURO đã kết thúc với UKraine thật oan nghiệt vô cùng, khi ngay cả cú sút đã đi qua vạch vôi cả vài chục cm của Devic phút 63 cũng không được trọng tài công nhận. Đây là một vết đen khó tin của trọng tài Kassai.

"Trọng tài sau gôn để làm gì?

Nhằm hạn chế những tranh cãi trong các trận đấu, UEFA đã tăng cường thêm hai trọng tài đứng sau gôn để hỗ trợ trọng tài chính xác định các đường banh diễn ra trước cầu môn. Nhưng các trợ lý trọng tài này đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình tại Donbass Arena tối nay. Tâm điểm chính là bàn thắng của Ukraine ở phút 63. banh đã đi toàn bộ qua vạch vôi nhưng không được trọng tài công nhận. Ngoài ra còn một lần trung vệ John Terry cầu thủ Anh để bóng chạm tay trong vòng cấm ở cuối trận nhưng Ukraine cũng không được hưởng phạt đền.

Như vậy nước chủ nhà có quyền than vãn trọng tài đã góp phần khiến Ukraine sớm phải dừng cuộc chơi."

Đau, rất đau, nhưng Ukraine buộc phải chấp nhận quy luật của cuộc chơi dường như quá tầm với họ.
 
Euro 2012: Thụy Điển - Pháp: 2-0
Thanh-Sơn
08:36 21/06/2012
THIẾN GÀ

Thụy Điển hôm nay dám thiến gà
Viking kiếm sắc cắt banh da
Oai phong mất hết oai phong rống
Gà trống đau lòng gà trống la
Bị lỗ hai banh đau qúa cỡ
Dành về một bóng cũng không tha
Hôm nay bị thế... còn cố gáy
Gặp mặt lần sau... biết tay ta!

Cuộc chạm trán giữa Pháp và Thụy Điển;

Người hâm mộ vẫn được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của Ibra. Biết rằng dù có thắng Đội Tuyển Thụy Điển vẫn không thể vào được vòng Tứ Kết, nhưng trước khi ra về cũng phải thiến con gà trống Pháp cho đời biết tay Viking cướp biển nổi danh Bắc Âu thời trước này. Tất nhiên, người Pháp vẫn cần một chiến thắng để chiếm ngôi đầu bảng D và tránh Tây Ban Nha ở tứ kết. Thế nhưng đã phải nhận thất bại trước một Thụy Điển chỉ còn đá vì danh dự. Và người thực hiện nhát kiếm kết thiến Bầy Gà Trống chính là Ibrahimovic.

Ở trận đấu thủ tục với ĐT Pháp lần này, Ibra lại bất ngờ tỏa sáng giúp Thụy Điển có chiến thắng danh dự trước khi rời Ba Lan & Ukraine.

Trong khi đang mải mê lên bóng, Pháp đã phải nhận trái đắng từ một đợt phản công, khi Larsson tạt bóng từ cánh phải để Ibrahimovic ngả bàn đèn một cú đẹp tuyệt vời vô lê đưa bóng vào góc lưới Rất nghệ thuật đúng kiểu một võ sĩ Taekwondo đã giúp Thụy Điển bất ngờ vượt lên dẫn trước. Và đây cũng chính là bước ngoặt của trận đấu vì sau sau bàn thua ấy, Đội Tuyển Pháp càng trở nên nôn nóng. Để rồi sau đó, họ suýt phải nhận thêm bàn thua khi Wilhelmsson tung cú dứt điểm cận thành sau một đường chuyền nhạy cảm của chính Ibra.

Cuối cùng, Larsson cũng nhân đôi được cách biệt cho Thụy Điển khi trận đấu đi vào những phút cuối. Thế nhưng người mở ra chiến thắng cho đội bóng Bắc Âu phải là Ibra. Và rốt cuộc, câu thần chú “Ibracadabra” cũng đã hiệu nghiệm, dù có hơi muộn màng.
 
Euro 2012: Thụy Điển - Pháp: 2-0
Thanh-Sơn
08:43 21/06/2012
THIẾN GÀ

Thụy Điển hôm nay dám thiến gà
Viking kiếm sắc cắt banh da
Oai phong mất hết oai phong rống
Gà trống đau lòng gà trống la
Bị lỗ hai banh đau qúa cỡ
Dành về một bóng cũng không tha
Hôm nay bị thế... còn cố gáy
Gặp mặt lần sau... biết tay ta!

Cuộc chạm trán giữa Pháp và Thụy Điển;

Người hâm mộ vẫn được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của Ibra. Biết rằng dù có thắng Đội Tuyển Thụy Điển vẫn không thể vào được vòng Tứ Kết, nhưng trước khi ra về cũng phải thiến con gà trống Pháp cho đời biết tay Viking cướp biển nổi danh Bắc Âu thời trước này. Tất nhiên, người Pháp vẫn cần một chiến thắng để chiếm ngôi đầu bảng D và tránh Tây Ban Nha ở tứ kết. Thế nhưng đã phải nhận thất bại trước một Thụy Điển chỉ còn đá vì danh dự. Và người thực hiện nhát kiếm kết thiến Bầy Gà Trống chính là Ibrahimovic.

Ở trận đấu thủ tục với ĐT Pháp lần này, Ibra lại bất ngờ tỏa sáng giúp Thụy Điển có chiến thắng danh dự trước khi rời Ba Lan & Ukraine.

Trong khi đang mải mê lên bóng, Pháp đã phải nhận trái đắng từ một đợt phản công, khi Larsson tạt bóng từ cánh phải để Ibrahimovic ngả bàn đèn một cú đẹp tuyệt vời vô lê đưa bóng vào góc lưới Rất nghệ thuật đúng kiểu một võ sĩ Taekwondo đã giúp Thụy Điển bất ngờ vượt lên dẫn trước. Và đây cũng chính là bước ngoặt của trận đấu vì sau sau bàn thua ấy, Đội Tuyển Pháp càng trở nên nôn nóng. Để rồi sau đó, họ suýt phải nhận thêm bàn thua khi Wilhelmsson tung cú dứt điểm cận thành sau một đường chuyền nhạy cảm của chính Ibra.

Cuối cùng, Larsson cũng nhân đôi được cách biệt cho Thụy Điển khi trận đấu đi vào những phút cuối. Thế nhưng người mở ra chiến thắng cho đội bóng Bắc Âu phải là Ibra. Và rốt cuộc, câu thần chú “Ibracadabra” cũng đã hiệu nghiệm, dù có hơi muộn màng.
 
Trung Thành với Phaolô hay Apôlô?
Giuse Thẩm Nguyễn
22:25 21/06/2012
Trung Thành với Phaolô hay Apôlô?

Tinh thần phe nhóm đã có từ thời các cộng đoàn đầu tiên, nên trong thư gởi tín hữu Côrintô (1: 10-17), Thánh Phaolô đã lên án chuyện bè phái giữa các tín hữu, mỗi nhóm tự nhận trung thành với một đối tượng "Tôi thuộc về ông Phao-lô, tôi thuộc về ông A-pô-lô, tôi thuộc về ông Kê-pha, tôi thuộc về Đức Ki-tô." Thiên Chúa không bị chia năm sẻ bẩy như thế .Chính Chúa là nguồn mạch sự sống, Chúa là Đấng đã chịu đóng đinh vào khổ giá vì chúng ta. Chúa là Đấng duy nhất người tín hữu phải trung thành và làm đẹp lòng Ngài, còn bất cứ ai cũng chỉ là phụ thuộc.

Trong Phúc Âm của Thánh Máccô (Mc 10, 35-41) chúng ta bắt gặp hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến xin với Chúa "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang." Việc này làm các môn đệ khác tức giận và gây ra mối bất hòa dù rằng Chúa đang ở với các ông. Thánh Phêrô cũng gặp khó khăn với các tông đồ khác khi quyết định rửa tội cho những người ngoại đầu tiên,(Cv 10:44-11:18) và có những lúc Giáo Hội đã bị các thế lực trần gian làm cho tan tác. Đã có thời kỳ (867-1049) Giáo Hội có tới ba vị Giáo Hoàng, những vị này trở thành những công cụ của các phe phái chính trị, chống đối lẫn nhau, ai cũng cho là mình là người có thẩm quyền kế vị, còn những kẻ khác là tà đạo. Xem thế thì biết con người rất khó hiệp nhất là ngần nào ?

Trong bất cứ cộng đoàn, đoàn thể nào cũng có rất nhiều khác biệt, không phải vì có những người tốt, kẻ xấu, cũng chẳng phải có lúa xen lẫn với cỏ lùng, những sự khác biệt ấy là vì Chúa dựng nên chúng ta mỗi người một cách rất đặc biệt, cho nên nỗ lực hiệp nhất với nhau là trách nhiệm của mọi người. Nếu ai cũng biết gọt dũa những góc cạnh nơi con người mình, biết lăn tròn với cái vòng tròn của hội đoàn mình thì sự hiệp nhất là việc có thể thực hiện được Tôi tin rằng bằng thành tâm muốn xây dựng tinh liên đới hiệp nhất và với ơn Chúa mọi người sẽ có thể cùng nắm tay nhau chung xây Giáo Hội Chúa giữa trần gian.

Thật ra sự khác biệt và những bất đồng là một ân sủng Chúa ban để tôi nhận ra nét độc đáo nơi mỗi người, để tôi biết cái ưu cái khuyết của mình và để tôi biết sống một cách hài hòa với những người khác. Tuy nhiên, những bất đồng ấy có thể dẫn tới sự chia rẽ nếu tôi không đề cao cảnh giác. Một chút bực bội, một chút buồn lòng, một chút gắng nhịn cứ âm ĩ ẩn hiện trong lòng và một phút nào đó khi tôi không làm chủ được mình, lúc đó tôi sẽ là nguyên nhân gây chia rẽ và cứ như vô tình có người thuộc phe này, có người thuộc nhóm khác. Có lẽ Chúa sẽ buồn lắm khi tôi đến cùng anh em với thái độ ơ hờ, với con mắt ái ngại, với nụ cười gượng ép do những bất đồng gây ra chẳng phải tại ai mà cũng chẳng phải tại tôi !

Nhớ lại thời kỳ sơ khai của Giáo Hội, hình như cũng không có sự đồng thuận giữa các môn đệ về nhiều vấn đề như việc cắt bì, ăn đồ cúng, làm phép rửa cho dân ngoại...(cv 11, 1-18 ; 15, 1-19) Đó là những vấn đề dễ tạo ra sự chia rẽ, nhưng các thánh tông đồ đã lấy việc phục vụ Chúa làm chính và tìm cách hòa hợp, cùng nhau nhìn về một hướng trong yêu thương . Các Ngài đã làm gương cho chúng ta về việc bất đồng nhưng không bất hòa. Các Ngài đã đặt Chúa là trung tâm điểm của mọi khác biệt.

Nếu mọi người đến với nhau với mục đích duy nhất là làm đẹp lòng Chúa, là phục vụ Chúa qua anh chị em, và không còn ý đồ nào khác thì những bất đồng, ngay cả bất hòa cũng vẫn luôn có cách để giải quyết. Tình yêu Chúa sẽ lấp đầy những thiếu xót bất toàn nơi chúng ta. Tất cả mọi người, mọi sự việc đều là phụ thuộc duy chỉ một mình Chúa là Đấng chúng ta tôn thờ, chúng ta trung thành và chúng ta luôn muốn làm đẹp lòng Ngài theo như lời Thánh Phaolô “dù còn ở trong thân xác, hoặc đã lìa bỏ thân xác, chúng tôi chỉ có một tham vọng là làm đẹp lòng Chúa”. (c. 9).

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Tím
Phạm Tuấn Anh
21:11 21/06/2012
HOA TÍM
Ảnh của Phạm Tuấn Anh, Toronto, Canada
Mực tím giấy xanh anh nắn nót
Bài thơ hoa tím thuở ban đầu…
(Trích thơ của Trường Phong)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 14-21/6/2012
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:54 21/06/2012
1. Sáng 19 tháng 6, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, người Croatia, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, đã mở cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh để giới thiệu Tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới kỳ thứ 13 sẽ tiến hành tại Rôma từ ngày 7 đến 28 tháng 10 năm nay về đề tài “Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin”.

Tài liệu làm việc dài khoảng 80 trang, được ấn hành bằng các thứ tiếng La Tinh, Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ba Lan. Văn kiện này sẽ được dùng làm căn bản cho các cuộc thảo luận tại công nghị các Giám Mục thế giới.

Hiện diện tại cuộc họp báo còn có Đức Ông Fortunato Frezza, Phó Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục.

Tài liệu Làm việc được soạn thảo dựa trên các bản trả lời từ các nơi trên thế giới gửi về, theo 71 câu hỏi gợi ý trình bày trong Tài liệu Đề cương được công bố hồi tháng 2 năm ngoái.

Đức Tổng Giám Mục Eterovic người Croatian nói: “Dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 là chủ tịch của Thượng Hội Đồng Giám Mục, đại diện của hàng Giám Mục toàn thế giới sẽ suy tư về việc thông truyền đức tin Kitô trong một bầu không khí cầu nguyện, đối thoại và hiệp thông huynh đệ. Đây là một trong những thách đố lớn của Giáo Hội, được đào sâu trong bối cảnh tái truyền giảng Tin Mừng. Vì thế hai khía cạnh của đề tài Thượng Hội Đồng Giám Mục có liên hệ mật thiết với nhau và bổ túc cho nhau. Mục đích việc tái truyền giảng Tin Mừng là thông truyền đức tin Kitô. Nghĩa vụ cấp thiết thông truyền cho các thế hệ trẻ Tin Mừng của Chúa Kitô - không làm gián đoạn tiến trình thông truyền đức tin - được diễn ra trong lãnh vực tái truyền giảng Tin Mừng”.

Suy tư của Thượng Hội Đồng Giám Mục được phong phú hơn nữa nhờ liên hệ với Năm Đức Tin sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm nay theo quyết định của Đức Thánh Cha qua Tông thư dưới đạng Tự Sắc “Porte fidei” tức là “Cánh cửa đức tin”, nhân dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2 và kỷ niệm 20 năm công bố sách giáo lý của Hội Thánh Công Giáo.

2. Đại Hội Thánh Thể Quốc tế tại Dublin

Chiều Chúa Nhật 17 tháng 6, Đức Thánh Cha đã gửi sứ điệp Video cho các tham dự viên Đại Hội Thánh Thể quốc tế lần thứ 50 và loan báo Đại hội lần thứ 51 sẽ tiến hành tại thành phố Cebu, Philippines vào năm 2012.

Đại hội Thánh thể quốc tế lần thứ 50 đã kết thúc sau một tuần lễ tiến hành với chủ đề “Thánh Thể: hiệp thông với Chúa Kitô và giữa chúng ta với nhau”. Thánh Lễ bế mạc lúc 4 giờ chiều do Đức Hồng Y Marc Ouellet, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha và là Tổng trưởng Bộ Giám Mục chủ sự, cùng với đông đảo các Hồng Y, Giám Mục và linh mục đến từ hơn 120 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, trước sự hiện diện của 80 ngàn tín hữu Ai Len và nước ngoài.

Cuối thánh lễ, sứ điệp Video của Đức Thánh Cha đã được công bố cho các tham dự viên:

Đại Hội Thánh Thể Quốc tế đã kết thúc với một Thánh Lễ Chúa Nhật tại Dublin, nơi một tin nhắn video từ Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã được truyền. Trong số những thứ khác, Đức Giáo Hoàng đề cập đến sức mạnh của Thánh Thể, kỷ niệm 50 năm Công đồng Vatican II và tai tiếng lạm dụng tình dục của Ireland.

Trong video, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, nhận định:

“Lòng biết ơn và niềm vui vì lịch sử tin yêu lớn lao dường nào ấy vậy mà gần đây đã bị giao động một cách kinh khủng vì những tội do các linh mục và những người thánh hiến đã phạm đối với những người đã được ủy thác cho họ chăm sóc. Thay vì chỉ cho các em con đường dẫn về Chúa Kitô, về Thiên Chúa, thay vì làm chứng về lòng từ nhân của Chúa, thì họ lại lạm dụng các em và làm thương tổn uy tín sứ điệp của Giáo Hội. Làm sao chúng ta có thể giải thích sự kiện những người đã thường xuyên lãnh nhận Mình Thánh Chúa và xưng thú các tội lỗi của mình trong bí tích thống hối mà lại xúc phạm dường ấy? Đó thực là một mầu nhiệm. Nhưng hiển nhiên là đạo Kitô của họ không còn được nuôi dưỡng bằng cuộc gặp gỡ hân hoan với Chúa Giêsu Kitô: nhưng chỉ là một tập quán mà thôi.”

3. Những diễn mới trong vụ Vatileaks

Trong cuộc họp báo hôm 18 tháng 6, Cha Lombardi cũng cho biết tính đến ngày 16 tháng 6, Ủy ban 3 Hồng y điều tra về những vụ thất thoát tài liệu đã nghe 23 người, gồm cả các cấp trên lẫn nhân viên, giáo sĩ cũng như giáo dân tại Tòa Thánh, và cả những người không phải là nhân viên tại Vatican. Trong số những người đó, cố nhiên có ông Paolo Gabriele, người quản gia của Phủ Giáo Hoàng . Bình quân, mỗi tuần Ủy ban nghe từ 4 đến 5 người.

Cha Lombardi mạnh mẽ bác bỏ tin của báo La Stampa, xuất bản tại Torino, cho rằng trong các cuộc hỏi cung hồi tuần trước, ông Gabriele đã tiết lộ tên của những người đồng phạm và những người sai ông lấy cắp tài liệu từ dinh Tông Tòa. Cha Lombardi nói: “Đó thực là chuyện bịa đặt, với những giả thuyết vô căn cứ”.

Cha Lombardi tái kêu gọi giới báo chí hãy theo những sự kiện có thực của cuộc điều tra đang tiến hành và hiện giờ người ta chưa thể xác định bao giờ cuộc điều tra này sẽ chấm dứt. Thẩm phán điều tra chưa chấp nhận đơn của các luật sư xin cho ông Gabriele được quản thúc tại gia.

Mặt khác, trong cuộc phỏng vấn dành cho tuần báo Công Giáo Famiglia Cristiana ở Roma, Đức Hồng Y Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhận xét rằng trong vụ Vatileaks, một số ký giả đã theo gương tiểu thuyết gia Dan Brown (tác giả cuốn tiểu thuyết “Bộ mật mã da Vinci” (Code da Vinci), tưởng tượng ra những chuyện hoang đường và huyền thoại.” Tất cả là giả tạo và sự thật là có một ý chí muốn chia rẽ đến từ ma quỉ. Sự đoàn kết chung quanh Đức Thánh Cha là điều căn bản, mang lại sức mạnh cho công việc của Giáo Hội”.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Bertone cũng khẳng định rằng không có vị Hồng y nào dính líu trong vụ này. Được hỏi về lời quả quyết này, cha Lombardi nói: “Dĩ nhiên là Đức Hồng Y Quốc vụ khanh, giống như Đức Giáo Hoàng đã làm là tái khẳng định sự tín nhiệm nơi các cộng sự viên thân cận nhất của Ngài. .. Tôi thấy trong cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Bertone, điều quan trọng ngài nhắm đến là đào sâu quan hệ giữa tự do báo chí, tự do ngôn luận, và việc bảo vệ đời sống riêng tư của mỗi người. Nhiều khi người ta có cảm tưởng các thứ tự do ngôn luận và báo chí là quyền tự do tấn công, gây tổn thương cho người khác”.

4. Tòa Thánh lên án các cuộc tấn công chống lại các Kitô hữu ở Nigeria

Trong cuộc họp hôm 18 tháng 6, phát ngôn viên của Vatican, Cha Federico Lombardi, được lên tiếng chống lại các cuộc tấn công của các nhà thờ Công Giáo ở Nigeria. Một ngày trước đó, hôm Chúa Nhật 17 tháng 6, năm nhà thờ đã bị đánh bom ở bốn thành phố.

Cha Lombardi nhận định rằng các cuộc tấn công là "kinh hoàng và không thể chấp nhận được" Ngài lên tiếng kêu gọi đoàn kết các nỗ lực để "loại bỏ chủ nghĩa khủng bố” tại Nigeria.

Các cuộc tấn công đã xảy ra tại phía bắc của Kaduna, làm hàng chục người dân bị thương. Hiện vẫn chưa rõ có trường hợp tử vong nào hay không. Mặc dù chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm cho các cuộc tấn công, các quan sát viên tin rằng những vụ này do nhóm Hồi Giáo cực đoan Boko Haram gây ra.

Sau những vụ nổ hôm Chúa Nhật, lệnh giới nghiêm 24 giờ đã được áp đặt trong tiểu bang Kaduna.

5. Buổi đọc kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 17 tháng 6

20 ngàn tín hữu đã tụ tập tại Quảng trường thánh Phêrô để tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha dưới bầu trời nắng gắt. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa 2 dụ ngôn trong bài Tin Mừng Chúa Nhật 11 thường niên năm B, để khích lệ các tín hữu tin tưởng và hy vọng giữa những khó khăn, vất vả và cơ cực.

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, Đức Thánh Cha nhắc nhở mọi người rằng hôm thứ Tư 20 tháng 6, là Ngày Thế Giới về người tị nạn, do Liên Hiệp Quốc đề xướng.

“Tôi muốn lưu ý cộng đồng thế giới về những hoàn cảnh của bao nhiêu người, nhất là các gia đình, buộc lòng phải rời bỏ quê hương, vì bị đe dọa trước các cuộc xung đột võ trang và những hình thức bạo lực trầm trọng khác.”

Tòa Thánh cầu nguyện và liên tục quan tâm tới các anh chị em ấy, đồng thời cầu mong rằng các quyền của người tị nạn luôn được tôn trọng và họ sớm có thể đoàn tụ với những người thân yêu.

Đức Giáo Hoàng cũng nói về dụ ngôn hạt cải và làm thế nào nó tượng trưng cho Vương quốc của Thiên Chúa. Cả hai dụ ngôn trong bài Tin Mừng Chúa Nhật 11 thường niên đều dùng hình ảnh hạt cải, được coi là nhỏ nhất trong mọi thứ hạt. Dù nhỏ như vậy, nhưng nó đầy sức sống, từ đó nảy sinh một mầm có thể chui ra khỏi đất, mọc lên dưới ánh sáng mặt trời và tăng trưởng đến độ trở thành một “cây lớn hơn mọi cây khác trong vườn” (Xc Mc 4,32). Cũng vậy Nước Thiên Chúa bao gồm những người thanh bần trong tâm hồn, những người không tín thác nơi sức riêng của mình, nhưng nơi sức mạnh của tình yêu Chúa, những người không đáng kể trước mặt thế gian; nhưng chính qua họ mà sức mạnh của Chúa Kitô được biểu dương và biến đổi những gì có vẻ không phải quan trọng.

Đức Thánh Cha không quên nhắc đến lễ phong chân phước vào chiều Chúa Nhật 17 tháng 6 và nói rằng: “Tôi vui mừng nhắc nhớ rằng chiều hôm nay, tại thành Nepi, trong giáo phận Civita Castellana, sẽ có lễ phong chân phước cho Cecilia Eusepi, qua đời lúc mới được 18 tuổi. Thiếu nữ này đã mong ước trở thành một nữ tu thừa sai, nhưng buộc lòng phải rời bỏ tu viện vì bệnh tật, sống với niềm tin không lay chuyển, chứng tỏ một khả năng hy sinh lớn lao để cứu vớt các linh hồn. Trong những ngày cuối đời, trong sự kết hiệp sâu xa với Chúa Kitô chịu đóng đanh, Cecilia thường lập lại: “Thật là đẹp dường nào khi hiến thân cho Chúa Giêsu, là Đấng đã tận hiến vì chúng ta”.

6. Đức Thánh Cha tiếp tân đại sứ Tây Ban Nha

Sáng thứ Hai 18 tháng 6, Đức Thánh Cha đã tiếp tân đại sứ Tây Ban Nha cạnh Tòa Thánh là ông Eduardo Gutiérrez là người thay thế cho cựu nữ đại sứ Maria Jesús Figa, là người phụ nữ đầu tiên của Tây Ban Nha được bổ nhiệm làm đại sứ cạnh Tòa Thánh.

Năm ngoái, bà Maria Jesús Figa đã trình quốc thư lên Đức Thánh Cha chỉ vài ngày trước lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II và đi cùng với Hoàng tử Tây Ban Nha đến dự buổi lễ này.

Thời gian bà làm đại sứ tuy ngắn ngủi nhưng đầy các biến cố trong đó nổi bật là chuyến viếng thăm Tây Ban Nha của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 nhân dịp Ngày Giới trẻ Thế giới tại Madrid với sự tham dự của gần 2.000.000 bạn trẻ.

Tân đại sứ Eduardo Gutiérrez, năm nay 54 tuổi tốt nghiệp Luật Khoa và đã phục vụ như là một nhà ngoại giao từ năm 1985 tại các nước Sudan, Uruguay và Mexico.

Gần đây, ông là cố vấn của Đảng Bình Dân Tây Ban Nha về chính trị quốc tế.

Trong suốt bảy năm triều Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, Tây Ban Nha đã thay bốn đại sứ Tây Ban Nha là Jorge Dezcallar, Francisco Vázquez, Maria Jesus Figa và bây giờ là Eduardo Gutiérrez.

Đại sứ quán Tây Ban Nha cạnh Tòa Thánh là cơ quan đại diện ngoại giao thường trực lâu đời nhất trên thế giới. Tòa đại sứ đã bắt đầu mở cửa từ năm 1480 với ông Gonzalo de Beteta là đại sứ đầu tiên.

7. Ca đoàn tổng hợp Australia mang âm nhạc Úc đến châu Âu

Nhóm thanh niên này là một phần của ca đoàn tổng hợp trẻ Australia đang đi du lịch khắp châu Âu trong một chuyến lưu diễn.

Tại Rôma, họ đã thực hiện tại trung tâm văn hóa của nhà trọ Domus Australia vừa mới được Đức Thánh Cha khánh thành. Julie McKenna người điều hành ca đoàn tổng hợp trẻ Australia, người đã liên tục làm việc với giới trẻ trong 35 năm qua cho biết từ khi dàn hợp xướng trẻ Australia được thành lập, các chuyến lưu diễn nghệ thuật của Úc sang Âu Châu đã gia tăng mạnh mẽ.

Julie McKenna nói:

"Chúng tôi đã lưu diễn thường xuyên trong 24 năm qua, với các tour du lịch đến các miền khác nhau của châu Âu và châu Mỹ."

Giảng viên âm nhạc của nhóm là George Ellis nhận xét chuyến đi đã cho phép giới trẻ nhìn thấy quê hương của một số nhà soạn nhạc lừng danh nhất trên thế giới.

Ông cho biết:

"Chúng tôi bắt đầu ở London và sau đó đến Áo, nơi sinh, hay ít nhất là nơi hoạt động của các nhà soạn nhạc như Schubert, Beethoven và Brahms. Vèo một cái cuối cùng chúng tôi đã đến Rôma sau khi thực hiện một show ở Florence. Thật là một chuyến đi tuyệt vời và hoàn tất chuyến đi ở Rôma thì thật là một giấc mơ đẹp đã trở thành sự thật. "

Giới trẻ tham gia trong ca đoàn tổng hợp các giáo phận là những trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 18. Họ đến từ mọi giáo phận của Úc

8. Tại sao người dân Rôma kính thánh Rita với hoa hồng và bánh mì

Nhà thờ Thánh Biển Đức tại Rôma trong khu phố nổi tiếng Trastevere /Tras-ti-vê-rê/. Điều thú vị là cộng đoàn này có lòng sùng kính đặc biệt đối với thánh Rita vì nhờ vị thánh này mà nhà thờ của họ đã được mở lại.

Cha Francois Bandet, cha sở của giáo xứ cho biết:

“Nhà thờ của chúng tôi được biết đến như là nhà thờ Thánh Rita ở Trastevere, bởi vì vào năm 1938, lời cầu nguyện của một phụ nữ đã được nhậm lời qua một phép lạ do lời cầu bầu của Thánh Rita. Lòng sùng kính vị thánh này đã trở nên rất mạnh mẽ trong khu vực Trastevere đến mức nhà đã bị đóng cửa, nhưng nhờ phép lạ xảy ra nơi người phụ nữ này mà nhà thờ của chúng tôi đã được mở lại để tôn kính thánh Rita. "

Người đàn bà được cha Francois Bandet nhắc đến tên là Elvira Ranaldi. Cháu của bà Elvira Ranaldi là bà Maria Cristina Parmiani cho biết:

"Bà tôi là Elvira Ranaldi, đã không xin một điều cụ thể nào. Nhưng một ngày kia, tại một cửa hàng, bà ngửi thấy một mùi hương mạnh mẽ hay mùi hoa hồng. Sau đó, vào ban đêm, trong một giấc mơ, một nữ tu đã nói với bà nơi cần phải giải phẩu. Các bác sĩ trước đó không thể tìm thấy rối loạn nào nơi bà tôi. Vâng, sau cuộc giải phẩu đó, bà tôi đã được chữa khỏi. Bà tôi muốn làm một cái gì đó cho Thánh Rita vì vậy bà đã xin cho nhà thờ được mở cửa trở lại. "

Từ 74 năm nay, vào ngày 22 tháng Năm hàng năm, tại nhà thờ có một buổi lễ đặc biệt kính thánh Rita.

Chỉ trong một vài giờ, khoảng 3.000 người hành hương đã đến nhà thờ mang theo một bông hồng và một mẩu bánh mì.

Cha Francois Bandet, cho biết:

"Hoa hồng là một biểu tượng của Thánh Rita và bánh mì, đại diện cho tình yêu và lòng quảng đại của Thiên Chúa với chúng ta. "

Năm nay, người ta đếm được gần 4.000 hoa hồng và khoảng 66 kg bánh mì đã được mang đến nhà thờ.

9. Chủ tịch Đại hội đồng LHQ trao tặng Đức Thánh Cha món quà tượng trưng cho hòa bình

Hôm 15 tháng 6, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã gặp gỡ với ông Nassir Abdulaziz Al-Nasser, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ông đã đảm nhận vị trí này vào năm 2011 như là vị chủ tịch thứ 66 của tổ chức này.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã trao cho ông chủ tịch một bản sao con dấu Vatican và ông Al-Nasser trao tặng cho Đức Thánh Cha một bia khắc chữ 'hòa bình' được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đó là một món quà tượng trưng vì vị chủ tịch của Liên Hợp Quốc đã đặt vấn đề hòa giải để giải quyết các tranh chấp trên thế giới như là nhiệm vụ chính của ông.

Tháp tùng ông chủ tịch trong cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha còn có phu nhân, con trai của ông và đoàn tùy tùng của Liên Hiệp Quốc.

10. Tiến bộ trong các cuộc đàm phán giữa Tòa Thánh và Israel

Tòa Thánh và Nhà nước Israel đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào năm 1993 qua Hiệp Định Căn Bản. Tuy nhiên, từ năm 1999, Tòa Thánh và Israel vẫn đang trong tiến trình đàm phán về các vấn đề xung quanh tình trạng pháp lý của Giáo Hội ở Israel và các giáo xứ Công Giáo trên lãnh thổ Israel.

Raymond Cohen, Giáo sư tại Đại Học Hebrew ở Giê-ru-sa-lem cho biết:

"Các cuộc đàm phán đề cập đến các quyền và đặc quyền của Tòa Thánh, và của Giáo Hội tại Israel, như đã được thiết lập trong thế kỷ 19 bởi Đế quốc Ottoman."

Ông Amnon Ramon của Học Viện Do Thái Học Jerusalem Institute for Israel Studies tại Giê-ru-sa-lem cho biết

"Cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến các loại thuế, tình trạng, quyền tài phán của các Giáo Hội, vì thế đây là một vấn đề là rất cấp bách."

Những chủ đề này đang được thảo luận trong một diễn đàn tổ chức bởi Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá.

Các cuộc đàm phán về tình trạng pháp lý của Giáo Hội đã bắt đầu trở lại vào năm 1999. Nhưng trong nhiều năm, có rất ít tiến bộ. Raymond Cohen cho biết, một phần là do bạo lực diễn ra thường xuyên tại nước này.

Raymond Cohen nói:

"Chính quyền tại Giê-ru-sa-lem có rất nhiều điều phải bận tâm. Nổ bom trên xe buýt. Tôi thích đi thăm một ngôi chợ, nhưng nó đã bị đánh bom đến chín lần, vì vậy chúng tôi không thể chú tâm vào các cuộc đàm phán, nhưng kể từ năm 2006, các cuộc đàm phán đã đạt được những tiến bộ rất tốt. "

Cộng đồng Kitô hữu chỉ chiếm một thiểu số nhỏ ở Israel. Một số người dự đoán chỉ có khoảng 170.000 người Công giáo Ả Rập trong nước. Tuy nhiên, Cohen cho biết tổng số người Công giáo thực sự cao hơn nhiều. Có lẽ khoảng 300.000 và 400.000, vì có nhiều di dân Kitô giáo.

Ông Raymond Cohen cho biết thêm:

"Có hàng trăm hàng ngàn công nhân nhập cư từ Philippines và Ấn Độ và cũng có cả những người Công Giáo là người Do Thái, là những người thường ít được biết đến."

Mặc dù các cuộc đàm phán này đã diễn ra ì ạch trong 13 năm, nhiều quan sát viên tin rằng các cuộc đàm phán đang đi dần đến chung cuộc do tình hình tại Do Thái đã ổn định hơn. Một cuộc họp chính thức giữa hai quốc gia sẽ được tổ chức vào tháng 12 năm 2012 tại Israel.

11. Đức Hồng Y Henri Schwery của Thụy Sĩ qua tuổi 80, số cử tri hồng y giảm xuống còn 121

Hôm 15 tháng 6 Đức Hồng Y Henri Schwery của Thụy Sĩ đã qua tuổi 80, nghĩa là ngài sẽ không còn quyền bỏ phiếu bầu Giáo Hoàng.

Đức Hồng Y Schwery được thụ phong linh mục ngày 07 tháng Bảy năm 1957 ở tuổi 25. Ngài đã được tấn phong Hồng Y vào năm 1991 bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sau đó, ngài tham gia trong mật nghị bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào tháng Tư năm 2005. Bây giờ Thụy Sĩ chỉ có một Hồng Y có quyền bầu cử là Đức Hồng Y Kurt Koch, người đã được tấn phong Hồng Y trong năm 2010.

12. Tiến trình hiệp thông của Nhóm Lefebvre

Trong cuộc họp báo hôm 14 tháng 6, cha Federico Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết nhà lãnh đạo của Huynh Đoàn Thánh Piô X là Giám Mục Bernard Fellay đã có cuộc họp kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ vào ngày 13 tháng 6 tại Vatican với những giới chức của Bộ Giáo Lý Và Đức Tin.

Trong cuộc họp này, Bộ Giáo Lý Và Đức Tin đã thông báo cho Huynh Đoàn Thánh Piô X biết Đức Thánh Cha sẵn sàng ban cấp quy chế một giáo hạt tòng nhân cho tổ chức này nếu họ chấp nhận các tiền đề đạo lý đã được trao cho họ hồi tháng Chín năm ngoái và quy về hiệp thông với Rôma.

Cha Federico Lombardi nói:

"Trong cuộc họp này, họ đã được trao cho một tài liệu đính kèm với đề nghị ban cấp quy chế một giáo hạt tòng nhân cho họ như là cách thích hợp nhất để nhìn nhận tình trạng giáo luật của Huynh Đoàn."

Quyết định cuối cùng liệu có hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo giờ đây phụ thuộc vào Giám mục Fellay. Cha Federico Lombardi cho biết thêm là Giám mục Fellay nói rằng ông sẽ đưa ra câu trả lời trong một "thời gian hợp lý".

Cha Federico Lombardi nói thêm là:

"Huynh Đoàn sẽ có tổng tu nghị trong tuần đầu tiên của tháng Bảy. Đó sẽ là một cơ hội cho các nhà lãnh đạo của Huynh Đoàn suy tư về vấn đề này."

Giáo hạt tòng nhân là một thể chế rất linh hoạt của Giáo hội Công giáo tương tự như một giáo phận. Nhưng không giống như một giáo phận, giáo hạt tòng nhân không bị ràng buộc trên phương diện địa lý.

13. Đức Giáo Hoàng gặp Tổng Giám đốc tổ chức Lương Nông Quốc Tế để thảo luận về cuộc chiến chống nạn đói trên thế giới

Hôm 14 tháng 6, Đức Giáo Hoàng đã tiếp kiến ông Jose Graziano da Silva Tổng Giám đốc Lương Nông Quốc Tế gọi tắt là FAO, để thảo luận về cuộc chiến chống nạn đói trên thế giới

Trong cuộc họp ngắn, Da Silva đã nói về việc tăng cường quan hệ giữa Tòa Thánh và FAO, để cùng nhau, họ có thể chiến đấu chống lại nạn đói trên thế giới.

Trong cuộc tiếp kiến, ông Da Silva đã lên tiếng ca ngợi sự dấn thân sâu sắc Giáo Hội trong cuộc chiến chống lại nghèo đói trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi.

Hai vị cũng đề cập đến Hội nghị sắp tới Liên Hiệp Quốc về Phát triển bền vững, sẽ được tổ chức từ ngày 20 đến 22 tháng 6 tại Rio, Brazil. Cả hai vị đã chia sẻ hy vọng chung rằng các cộng đồng nông thôn lại một lần nữa sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất và phân phối hàng hóa.

Vị Giám đốc đã đến thăm Đức Giáo Hoàng cùng với hai nhân viên của mình. Các trụ sở chính FAO đều được đặt tại Rome. Ông Tổng giám đốc đã nhận vai trò mới của mình vào ngày 01 tháng 1 năm nay. Nhiệm kỳ 3 năm của ông sẽ kết thúc vào tháng Bảy năm 2015.