Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai, chớ liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi còn quay lại cắn xé anh em.
“Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó.
“Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.”
Đó là lời Chúa
6. Đối với lòng nhân từ của Thiên Chúa thì không được tuyệt vọng.
(Thánh Dominicus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Rắn thích vươn vai, nhưng hắn ta ở trong cái hang rất hẹp, nhất định phải uốn cong thân mới có thể ngủ. Vươn thẳng người thì thân mình nhất định vươn ra ngoài hang, lại còn sợ làm kinh động người ta, nên rắn ta tìm một cái hang khác có thể vươn vai, nhưng tìm kiếm rất lâu mà cũng không có.
Một hôm, tìm được vòi voi, vì cái vòi voi rất sâu và dài nên rắn rất vui, bèn dùng nó làm hang để an thân, nó vươn vai trong cái vòi voi, con voi đột nhiên cảm thấy ngứa mũi bèn hách xì một cái thật lớn, hất tung con rắn văng xa ra ngoài hơn mười trượng, ngã xuống đau lưng ê ẩm cả mình nhúc nhích không được.
Các con rắn khác đi qua, sau khi biết được sự tình thì cười nói:
- “Anh tham lam vui vẻ quá độ, cho nên mới có chuyện ngã đau ngoài ý muốn vậy”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 14:
Cái gì quá độ thì cũng đều không tốt, ngay cả sự vui vẻ quá độ, vui vẻ thái quá cũng sẽ làm cho con người ta dễ dàng quên mất đi thân phận của mình, và do đó dễ dàng đi đến phạm tội.
Vui vẻ là cái mà ai cũng muốn cũng tìm, nhưng vui vẻ do con người mang lại thì không được lâu, bởi vì tính khí con người như thời tiết nay nắng mai mưa, sáng nóng chiều lạnh; vui vẻ do con người mang đến là để lấp đi cái buồn bả thực tại của cõi đời ô trọc mà thôi, cho nên cái vui vẻ của con người sẽ chóng qua mau: có người vui vẻ quá độ quên mất đường về nhà vì say xỉn, có người vui vẻ quá độ ăn nói mất đi tư cách của mình, có người vui vẻ quá độ nên có những cử chỉ sàm sỡ với đàn bà con gái, vân vân và vân vân.
Con rắn ham vui vẻ quá độ nên bị hất té đau ê ẩm suýt mất mạng, nhưng người Ki-tô hữu ham vui quá độ thì sẽ mất linh hồn.
Coi chừng đấy, ma quỷ khoái nhất những nơi vui vẻ quá độ, bởi vì ở đó nó “thu hoạch” được nhiều linh hồn hơn bất cứ chỗ nào. Ai hiểu thì hiểu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
YÊU NHƯ CHÚA YÊU, YÊU NHƯ CON CÁI THIÊN CHÚA
“Điều các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Bạn sẽ từ giã cuộc đời với tư cách là con cái Ngài!”. Để được vậy, xem ra, chúng ta còn phải đi xa hơn những gì Lời Chúa hôm nay gợi ý, “Điều các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế!”; nói cách khác, ‘Hãy yêu, để được yêu lại!’. Rõ ràng, đó mới chỉ là cấp độ tự nhiên, cấp độ con người; nó còn phải đạt đến một cấp độ cao hơn, cấp độ Giêsu, cấp độ Thiên Chúa, ‘Yêu như Chúa yêu, yêu như con cái Thiên Chúa!’.
Bạn sẽ “làm gì” để người khác sẽ “làm gì” đó với bạn? Thành thật mà nói, tôi muốn người khác làm nhiều điều cho tôi; tôi muốn được tôn trọng, được đối xử công bằng... nhưng ở một mức độ sâu xa hơn, tôi muốn được yêu, được hiểu, được biết đến và được chăm sóc. Trong thâm sâu, ai trong chúng ta cũng nhận ra nỗi khát khao tự nhiên này, được Chúa và người khác yêu; khát khao chính đáng này phát xuất từ trái tim, vì tự bản chất, tôi được tạo dựng cho tình yêu! Tuy nhiên, Lời Chúa còn cho thấy sự cần thiết của một điều ngược lại, chúng ta còn phải cho đi những gì chúng ta mong nhận được; đã có ‘khát khao nhận’, ắt cũng cần ‘khát khao trao!’. Nói cách khác, cần nuôi dưỡng cho mình một khao khát ‘biết yêu’ ở mức độ khao khát ‘được yêu’ cho chính mình. Tắt một lời, ‘Hãy yêu, để được yêu!’, dù ở đây, mới chỉ là cấp độ cơ sở.
Thật thú vị, ‘Hãy yêu!’, không chỉ áp dụng cho con người, nhưng xem ra cũng có thể áp dụng cho Thiên Chúa. Bài đọc Các Vua cho biết, nhận lá thư đe doạ của vua Assyria, vua Giuđa, đem bức thư lên đền thờ, trải nó trước mặt Chúa; và trong tin yêu, ông trình bày lên Chúa, “Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin cứu chúng con!”. Chúa đã yêu thương nhận lời, Ngài đã cứu vua, “Ngài củng cố thành đô đến muôn thuở muôn đời”, như Thánh Vịnh đáp ca tiên báo!
‘Hãy yêu!’, dẫu ở cấp độ nền tảng, nhưng xem ra cũng thật khó! Xu hướng ích kỷ của chúng ta là đòi hỏi, mong đợi từ người khác, đang khi lại ‘giữ cho mình’ một tiêu chuẩn thấp hơn nhiều so với những gì cho đi! Điều quan trọng là ‘Hãy yêu’ trước! Khi xem đây là nghĩa vụ đầu tiên và cố gắng thực hiện nó, chúng ta sẽ khám phá ra rằng, chúng ta sẽ hài lòng khi cho đi, hơn là khi nhận lại; nghĩa là, chúng ta sẽ “làm cho người ta”, bất kể những gì họ “làm cho mình”, vẫn là điều chúng ta thực sự thấy thoả mãn. Và như thế, chúng ta bắt đầu nên giống Chúa Giêsu!
Anh Chị em,
“Điều các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế!”; hoặc, ‘Hãy yêu, để được yêu!’, dù được xem như khuôn vàng thước ngọc; nhưng thực ra, nó chỉ nói lên rằng, nếu sống tốt, bạn sẽ được đối xử tốt. Hãy nhìn lên thập giá! Chúa Giêsu đã nêu gương khi Ngài sống tình yêu ở một chiều kích cao hơn, siêu phàm hơn. Ngài yêu cho đến chết; không phải yêu những kẻ yêu mình, Ngài yêu cả những kẻ thù, những kẻ đóng đinh Ngài. Ngài yêu đến nỗi bất chấp quy tắc vàng của con người, Ngài không ‘yêu để được yêu’ lại. Ngài yêu không tính toán, không cần đền đáp và cũng không cần ăn mày tình yêu của ai. Lý do, Ngài là Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là Tình yêu. Vì thế, ai yêu như Chúa yêu, người ấy sống đúng với tư cách con cái Thiên Chúa, người ấy được Thiên Chúa yêu thương. Như vậy, Tin Mừng hôm nay còn mời gọi chúng ta đi xa hơn, “Yêu như Chúa yêu, yêu như con cái Thiên Chúa!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con rũ bỏ mọi tầm thường trong đời sống, hầu con có thể đạt đến một cấp độ ‘yêu như Chúa yêu, yêu như con cái Thiên Chúa!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Số ca nạo phá thai ở Mỹ tăng gần 70.000 ca trong vòng 3 năm qua, theo số liệu do một tổ chức nghiên cứu tình trạng phá thai tổng hợp. Sự gia tăng này đảo ngược sự sụt giảm trong 30 năm.
Theo một báo cáo mới được Viện Guttmacher công bố vào hôm thứ Tư, có tổng cộng 930.160 trẻ sơ sinh bị phá thai - tăng 8% so với 862.320 ca phá thai vào năm 2017.
“Sự mất mát của từng đứa trẻ này là khôn lường,” Lila Rose, người đứng đầu nhóm ủng hộ sự sống Live Action, đã tweet để đáp lại báo cáo.
Ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44, tỷ lệ nạo phá thai tăng 7%, từ 13,5 ca phá thai trên 1.000 phụ nữ năm 2017 lên 14,4 ca trên 1.000 phụ nữ vào năm 2020. Tỷ lệ nạo phá thai - số ca phá thai trên 100 ca - tăng 12%, từ 18,4% năm 2017 lên 20,6% năm 2020.
Điều này có nghĩa là, vào năm 2020, khoảng 1/5 số trẻ chưa sinh đã bị phá thai (con số này không bao gồm các ca sẩy thai).
Viện Guttmacher, từng được liên kết với Planned Parenthood, thu thập dữ liệu về việc phá thai bằng cách liên hệ với mọi nhà cung cấp dịch vụ phá thai được biết đến ở Hoa Kỳ mỗi ba năm một lần. Nó đã hoàn thành báo cáo gần đây nhất vào tháng 5, với dữ liệu đại diện cho 1.687 cơ sở cung cấp dịch vụ phá thai vào năm 2019 hoặc 2020.
Trong số những người được liên hệ, 52% cơ sở trả lời Viện Guttmacher. Dữ liệu của bộ y tế tiểu bang cũng được Viện Guttmacher tham khảo để xác định số ca phá thai được cung cấp ở 17% cơ sở. Tổng số này sau đó được ước tính cho 31% còn lại. Con số này không tính đến các ca phá thai xảy ra bên ngoài cơ sở y tế chính thức.
Báo cáo mới cho thấy số ca nạo phá thai gia tăng ở cả 4 khu vực của đất nước từ năm 2017 đến năm 2020: Tây, Trung Tây, Nam và Đông Bắc.
Báo cáo được đưa ra khi Tòa án Tối cao chuẩn bị đưa ra quyết định trong vụ án được mong đợi rất cao là vụ Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson. Một vụ rò rỉ cho thấy rằng các thẩm phán có thể lật lại vụ án Roe kiện Wade, là vụ án năm 1973 đã đến việc hợp pháp hóa phá thai trên toàn quốc. Nếu điều đó xảy ra, luật phá thai có thể sẽ tùy thuộc vào từng bang.
Source:Catholic News Agency
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi hôm thứ Năm một lần nữa kêu gọi đức tin Công Giáo của mình trong khi khẳng định lập trường ủng hộ phá thai, nhưng bà vẫn im lặng trước các cuộc tấn công nhắm vào các nhà thờ Công Giáo và các trung tâm trợ giúp mang thai.
“Tôi là một người theo Công Giáo và tôi tin tưởng vào quyền tự quyết định của mọi phụ nữ,” bà Nancy, đảng viên Đảng Dân chủ từ California cho biết trong cuộc họp báo hàng tuần của bà tại Capitol Hill.
Giáo Hội Công Giáo coi phá thai là hủy hoại con người và là một tội ác nghiêm trọng.
Tại cuộc họp báo này, Pelosi từ chối cho biết liệu cô có đồng ý với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Phanxicô rằng “phá thai là giết người hay không.”
“Điều tôi đồng ý là bất cứ điều gì tôi tin, đồng ý với các giáo hoàng, không nhất thiết là chính sách công nên có ở Hoa Kỳ khi mọi người tự đánh giá, tôn trọng trách nhiệm của bản thân và hướng đến nhu cầu của gia đình họ,” bà trả lời.
Bình luận của Pelosi được đưa ra sau khi bà được hỏi, trong số những điều khác, về tuyên bố của Đảng Cộng hòa rằng Đảng Dân chủ đã giữ im lặng về các cuộc tấn công gần đây của các nhà hoạt động ủng hộ phá thai nhắm vào các nhà thờ và trung tâm trợ giúp mang thai khi Tòa án tối cao chuẩn bị quyết định một vụ án có thể lật ngược Roe v Wade, tổ chức hợp pháp hóa việc phá thai vào năm 1973.
Để đối phó với các cuộc tấn công, một số thượng nghị sĩ và dân biểu của Đảng Cộng hòa đã kêu gọi Bộ Tư pháp hành động. Hơn 100 thành viên Hạ viện Hoa Kỳ đã hỗ trợ một cuộc điều tra về “những hành vi khủng bố trong quốc gia này” trong một bức thư ngày 15 tháng 6 gửi cho Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland. Mười sáu thượng nghị sĩ đã gửi một lá thư ngày 7 tháng 6 cho Garland. Thượng nghị sĩ Josh Hawley của Missouri đã gửi một bức thư ngày 14 tháng 6 và Thượng nghị sĩ Marco Rubio của Florida đã gửi một bức thư ngày 15 tháng 6 cho Garland. SBA Pro-Life America và CatholicVote, cùng với các tổ chức chính trị và ủng hộ khác, cũng gửi cho Garland một lá thư yêu cầu hành động.
Tòa Bạch Ốc lên án bạo lực ủng hộ phá thai sau các mối đe dọa mới từ một nhóm có tên là Jane's Revenge.
Trong phản hồi của mình, Pelosi không nói gì về các cuộc tấn công.
“Phụ nữ có quyền lựa chọn, sống đúng với trách nhiệm của mình,” Pelosi bắt đầu. “Điều đó phụ thuộc vào cô ấy, bác sĩ của cô ấy, gia đình cô ấy, chồng cô ấy, người quan trọng của cô ấy, và Chúa của cô ấy.”
Pelosi cũng lưu ý rằng “các quốc gia rất Công Giáo” như Ái Nhĩ Lan, Ý và Mễ Tây Cơ đã có các sáng kiến lập pháp “để mở rộng quyền lựa chọn của phụ nữ.”
Trong những năm qua, Pelosi đã nhiều lần bảo vệ việc phá thai trong khi viện dẫn đức tin Công Giáo của mình. Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone thông báo vào ngày 20 tháng 5 rằng Pelosi không còn được Rước lễ trong Tổng giáo phận San Francisco. Một số tổng giám mục và giám mục khác cũng đưa ra các chỉ thị tương tự.
Source:Catholic News Agency
FBI đang yêu cầu sự giúp đỡ của công chúng khi điều tra các cuộc tấn công vào các trung tâm trợ giúp mang thai và các nhà thờ.
Văn phòng Báo chí Quốc gia FBI cho biết trong một tuyên bố chia sẻ với CNA hôm thứ Sáu: “FBI đang điều tra một loạt các cuộc tấn công và đe dọa nhắm vào các trung tâm hỗ trợ thai nghén và các tổ chức dựa trên tín ngưỡng trên toàn quốc. FBI xem xét tất cả các mối đe dọa một cách nghiêm túc và chúng tôi tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác thực thi pháp luật của mình và sẽ luôn cảnh giác để bảo vệ cộng đồng của chúng ta.”
FBI xác nhận với CNA rằng các tổ chức dựa trên đức tin đó bao gồm các nhà thờ Công Giáo.
Tờ Washington Times lần đầu tiên đưa tin về cuộc điều tra này trong bối cảnh ngày càng nhiều vụ tấn công nhắm vào các nhà thờ và trung tâm trợ giúp mang thai khi Tòa án Tối cao chuẩn bị quyết định một vụ án có thể lật ngược vụ án Roe kiện Wade, vốn hợp pháp hóa việc phá thai vào năm 1973.
“Chúng tôi muốn nhắc nhở các thành viên của công chúng rằng nếu họ quan sát thấy bất kỳ điều gì đáng ngờ hoặc có thông tin về các mối đe dọa tiềm ẩn xin báo cáo cho cơ quan thực thi pháp luật ngay lập tức, hãy gọi cho văn phòng FBI địa phương của họ hoặc gửi các chi tiết tới tips.fbi.gov,” Văn phòng Báo chí Quốc gia FBI nói với CNA.
Để đối phó với các cuộc tấn công, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa và các thành viên Quốc hội đã kêu gọi Bộ Tư pháp và Tổng chưởng lý Merrick Garland điều tra. Một số tổ chức ủng hộ cuộc sống, tôn giáo và chính trị cũng đã gửi cho Garland một lá thư yêu cầu hành động.
Tòa Bạch Ốc lên án bạo lực ủng hộ phá thai sau các mối đe dọa mới từ một nhóm có tên là Jane's Revenge. Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi của California, một đảng viên Đảng Dân chủ xác định là Công Giáo, đã giữ im lặng khi được hỏi về các cuộc tấn công ngày càng gia tăng trong cuộc họp báo hàng tuần của bà hôm thứ Năm.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các tín hữu rằng Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ X dự kiến diễn ra tại Rôma trong tuần này.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Hôm Chủ nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở những khách hành hương rằng Đại Hội Gia đình Thế giới lần thứ X sẽ diễn ra tại Rome vào thứ Tư, ngày 22 tháng Sáu. Chữ viết tắt WMOF là chữ viết tắt của World Meeting of Family (Đại Hội Gia Đình), do Thánh Giáo hoàng John Paul II thiết lập vào năm 1994.
Đại hội được tổ chức bởi Thánh bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống, chủ đề của Đại hội năm nay là “Tình yêu gia đình: Ơn gọi và con đường dẫn đến sự thánh thiện”.
Thay cho một Đại hội quy tụ toàn thế giới năm nay, Thánh bộ quyết định sự kiện này sẽ được cử hành trong tất cả các giáo phận với các giám mục địa phương, để đạt được trải nghiệm địa phương trước việc đào tạo, cầu nguyện và hiệp thông.
Tuy nhiên, các phái đoàn từ khắp nơi trên thế giới sẽ qui tụ về Rome từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 6 tại Hội trường thánh Phaolô VI tại Vatican, họ đại diện cho các gia đình Công Giáo trên toàn thế giới.
Để phù hợp với truyền thống, chương trình bao gồm một Đại hội Mục vụ Thần học quốc tế bắt đầu và kết thúc, với sự hiện diện của Đức Thánh Cha trong một buổi canh thức và Lễ hội Gia đình bằng một Thánh lễ trọng thể để kết thúc.
Lời cảm ơn của ĐTC
Phát biểu sau buổi đọc kinh Truyền tin hôm Chúa nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng Đại hội sẽ diễn ra tại Rôma, đồng thời trên toàn thế giới.
Ngài cám ơn các giám mục, linh mục chính xứ và những người làm công tác mục vụ gia đình, đã triệu tập các gia đình qui tụ lại để suy tư, cử hành lễ hội.
“Trên hết, cha cám ơn các cặp vợ chồng và các gia đình, những người sẽ làm chứng cho tình yêu gia đình như một ơn gọi và con đường nên thánh. Chúc đại hội thành công vui vẻ!”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận yêu cầu của một giám mục Công Giáo Bỉ xin đừng tấn phong ngài làm Hồng Y tại một công nghị tấn phong Hồng Y vào tháng Tám tới đây.
Đức Cha Lucas Van Looy, giám mục hiệu tòa 80 tuổi của giáo phận Ghent, được dự kiến sẽ nhận chiếc mũ đỏ cùng với 20 vị khác ở Rôma vào ngày 27 tháng 8.
Một tuyên bố ngày 16 tháng 6 từ hội đồng giám mục Bỉ cho biết: “Thông báo về việc tấn phong Hồng Y cho Đức Cha Lucas Van Looy, giám mục hiệu tòa, đã tạo ra nhiều phản ứng tích cực, nhưng cũng có những lời chỉ trích rằng trong tư cách là Giám mục của Ghent từ năm 2004 đến 2020, ngài không phải lúc nào cũng phản ứng đủ mạnh mẽ trước những lạm dụng của hàng giáo sĩ.”
“Để tránh cho các nạn nhân của những vụ lạm dụng như vậy bị tổn thương một lần nữa do việc ngài được tấn phong Hồng Y, Đức Cha Van Looy đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng đừng tấn phong ngài. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đồng ý yêu cầu của Đức Cha Van Looy.”
“Đức Hồng Y De Kesel và các giám mục Bỉ đánh giá cao quyết định của Đức Cha Van Looy. Các ngài nhắc lại cam kết tiếp tục đấu tranh chống lại mọi hình thức lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo, trong đó lợi ích của các nạn nhân và gia đình họ luôn được đặt lên hàng đầu”.
Đức Cha Lucas Van Looy sinh tại Tielen, Bỉ, vào ngày 28 tháng 9 năm 1941. Ngài gia nhập Dòng Salêdiêng của Don Bosco năm 1961. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 12 tháng 9 năm 1970.
Trong suốt những năm của thập niên 1970, ngài đã từng là một nhà truyền giáo ở Hàn Quốc. Trong những năm 1980 và 90, ngài giữ các vị trí lãnh đạo trong Dòng Salêdiêng.
Năm 2003, ở tuổi 62, ngài được bổ nhiệm làm giám mục Ghent, Tây Bắc nước Bỉ. Ngài được tấn phong giám mục vào ngày 1 tháng 2 năm 2004.
Đức Cha Van Looy đã phát biểu trước một ủy ban quốc hội Bỉ về lạm dụng tình dục vào năm 2010. Theo một báo cáo đương thời, ngài đã xin lỗi những người bị lạm dụng tình dục.
Ngài nói: “Là một con người, một tín hữu, một linh mục và một giám mục, tôi vô cùng xấu hổ.”
Một báo cáo khác nói rằng các thành viên ủy ban đã rất ngạc nhiên khi ngài nói với họ rằng ngài đã không chuyển sáu bức thư liên quan đến lạm dụng trong giáo phận của mình cho các nhà chức trách. Ngài giải thích rằng tình hình “bớt bức xúc hơn” vì các linh mục liên quan đã nghỉ hưu.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đích thân bổ nhiệm Đức Cha Van Looy làm đại biểu cho Thượng hội đồng gia đình năm 2015.
Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận đơn từ chức giám mục giáo phận Ghent vào ngày 27 tháng 11 năm 2019, khi Đức Cha Van Looy 78 tuổi, ba năm sau tuổi nghỉ hưu bình thường của các giám mục giáo phận.
Ngày 29 tháng 5, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thông báo rằng ngài có ý định thăng Đức Cha Van Looy lên hàng Hồng Y.
Source:Catholic News Agency
Chính phủ Anh đã thông báo rằng họ đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Nga.
Văn phòng Đối ngoại, Khối thịnh vượng chung và Phát triển cho biết trong một tuyên bố ngày 16 tháng 6 rằng Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn nước Nga đang bị “trừng phạt vì đã ủng hộ và cổ vũ cho cuộc chiến của Putin ở Ukraine.”
Thông báo được đưa ra sau khi các nước thành viên Liên minh Âu Châu không nhất trí được về việc liệu Thượng phụ Kirill có nên phải đối mặt với các lệnh trừng phạt hay không sau khi tên của ông được Ủy ban Âu Châu, cơ quan hành pháp của Liên Hiệp Âu Châu, đề xuất. Hung Gia Lợi được cho là đã phản đối việc đưa ông ta vào.
Quyết định của Vương quốc Anh đã được Andrii Yurash, đại sứ Ukraine tại Tòa thánh hoan nghênh.
Viết trên Twitter, ông nói rằng Giáo Hội Chính thống Nga và các nhà lãnh đạo của nó đã phải trả giá “giống như Putin vì đã giết hàng nghìn người và phá hủy Ukraine.”
Tuy nhiên, bước đi này đã bị Vladimir Legoida, người đứng đầu Ủy ban Đối Ngoại của Giáo Hội Chính thống Nga, lên án.
Trong một tuyên bố trên trang web chính thức của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, ông nói rằng “những nỗ lực nhằm đe dọa người đứng đầu Giáo Hội Nga hoặc buộc ông từ bỏ quan điểm của mình là vô nghĩa, vô lý và vô ích”.
Ông nhận xét: “Gia đình của Giáo chủ đã trải qua những năm tháng ngược đãi vô thần, và bản thân ông lớn lên và hình thành dưới áp lực to lớn đối với đức tin, là điều mà ông luôn chống lại một cách danh dự”.
Legoida nói thêm: “Giáo Hội - đặc biệt là bây giờ - là cầu nối cuối cùng, là phương tiện liên lạc, mà họ đang cố gắng phá hủy vì một lý do nào đó. Những lực lượng chính trị đã làm leo thang xung đột và xa rời hòa bình là mục tiêu quan trọng của họ”.
Nhiều công dân Nga có ảnh hưởng đã được thêm vào danh sách trừng phạt của Vương quốc Anh kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Các biện pháp trừng phạt bao gồm việc đóng băng tài sản và cấm du lịch đến Vương quốc Anh.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss cho biết: “Hôm nay chúng tôi đang tấn công vào những kẻ kích động và thủ phạm cuộc chiến của Putin, những người đã mang lại đau khổ không thể kể xiết cho Ukraine, bao gồm cả việc ép buộc chuyển giao và nhận trẻ em”.
“Chúng tôi sẽ không mệt mỏi trong việc bảo vệ tự do và dân chủ, và tiếp tục gây áp lực lên Putin, cho đến khi Ukraine thành công.”
Source:Catholic News Agency
Lập trường của Đức Phanxicô về chiến tranh Ukraine dù hết sức rõ ràng về ý niệm xâm luợc, nhưng không hẳn rõ ràng về ý niệm nguyên lai. Để hiểu rõ ràng hơn và đầy đủ hơn về lập trường toàn diện của ngài, Linh Mục Antonio Spadaro Dòng Tên, chủ nhiệm tạp chí Civiltà Cattolica, mà có người cho là tiếng nói bán chính thức, nếu không phải của Tòa Thánh thì ít nhất cũng của riêng Đức Phanxicô, ngày 13 tháng 6, 2022 có bài viết với tựa đề trên. Chúng tôi xin chuyển ngữ trọn bài báo này:
Khi Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên nói về Giáo hội như một “bệnh viện dã chiến sau một trận chiến”, [1] ngài đã nghĩ đến điều mà ngài gọi là “một cuộc chiến tranh thế giới từng mảnh”. Trong thông điệp Urbi et Orbi vào Lễ Phục sinh năm 2022, ngài đã liệt kê một vài “mảnh” sau: Ukraine, Giêrusalem, Lebanon, Syria, Iraq, Libya, Yemen, Myanmar, Afghanistan, Sahel, Ethiopia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Phi. Trước đây ngài cũng đã làm như vậy, nhưng bản đồ dự tính sẽ luôn không đầy đủ.
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga do đó là mảnh ghép bi thảm mới nhất của trò chơi ghép mảnh đẫm máu. Những người nghèo là những người phải trả giá, như mọi khi. Sau khi đọc kinh Sai Thiên Thần ngày 27 tháng 2 năm 2022, Đức Giáo Hoàng nói: “Những kẻ gây ra chiến tranh đã quên mất nhân loại. Họ không bắt đầu từ người dân; họ không nhìn vào đời sống cụ thể của người dân, mà đặt lợi ích đảng phái và quyền lực lên trước mọi sự”. Vì vậy, “họ tự tách mình ra khỏi những người dân bình thường, những người muốn hòa bình và là nạn nhân thực sự trong mọi cuộc xung đột. Họ phải trả giá cho những kẻ tham chiến trong chính làn da của họ. Tôi nghĩ đến những người già, đến những người đang tìm kiếm nơi nương tựa vào thời điểm này, những bà mẹ chạy trốn cùng con cái của họ…”
Chúng ta thấy cuộc chiến dưới dạng những hình ảnh của nó, những câu chuyện được kể bởi rất nhiều nhà báo, như chính Đức Phanxicô đã nói, ở đó “để bảo đảm thông tin” và “đặt mạng sống của họ vào rủi ro”, cho phép chúng ta “đến gần với bi kịch của dân số đó.”
Trong bài suy tư này, chúng ta sẽ thấy, giữa ánh sáng và bóng tối, một số bức tranh trong một loại phòng trưng bày phạm thánh, tức cuộc chiến này: các mảnh ghép của một trò chơi ghép mảnh trong đó các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo tương tác với nhau.
Bức tranh đầu tiên: đế quốc và chiến tranh
Vladimir Putin đã nại tới lịch sử, trong suốt vũng lầy của cuộc xâm lược mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là tàn bạo, vô nghĩa và man rợ. Một cuộc chiến vô nghĩa bởi vì, ít nhất là bề ngoài, nó không có chiến lược. Nếu Nga "thắng", thì nó có thể thua ngay ngày hôm sau, vì thấy mình phải quản trị một "hậu quả" gây bối rối, đó là sự chiếm đóng không ai chấp nhận đối với một vùng đất rộng lớn và đông dân cư. Điều này đã xảy ra với Pháp và sự can dự của nước này vào cuộc chiến tranh Algeria từ năm 1954 đến năm 1962, và sau đó nữa. Chúng ta đang nói về một cuộc xung đột mà những người khởi xướng nó, ngay từ đầu, dường như đã không tính đến sự kháng cự anh dũng của những kẻ bị tấn công, được hỗ trợ bởi sự huy động của nhiều quốc gia, với một khó khăn khách quan trên thực địa. Đây là một cuộc chiến được một số nhà phân tích dự đoán, thấy trước, và do đó, có lẽ, có thể tránh được.
Không còn nghi ngờ gì nữa về sự vĩ đại của nền văn hóa và linh đạo Nga. Cơn cám dỗ “cấm vận” các tác phẩm của các tác giả, họa sĩ và nhà soạn nhạc vĩ đại của Nga, vốn mạnh mẽ nhưng cũng thật thiển cận. Chẳng khác nào không đọc Goethe hay Hölderlin vì Hitler, một lệnh cấm vận về trí tuệ. Mặt khác, sự vĩ đại về chính trị của Nga đã suy giảm vào năm 1991 với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Điều này khiến giới lãnh đạo Nga định hình một câu chuyện mới, đó là “thế giới Nga”, thống nhất tất cả các nước Rus như một phần của một thực tế chính trị duy nhất: Nga, Belarus và Ukraine. Tổng thống Putin, trong bài phát biểu trước quốc gia Nga vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, đã nói rõ điều này: “Ukraine không chỉ là một quốc gia láng giềng đối với chúng ta. Nó là một phần không thể tách rời của lịch sử của chính chúng ta, văn hóa của chính chúng ta, không gian tinh thần của chính chúng ta”. Khi chính trị nói dưới chiêu bài linh đạo, nó sẽ tạo ra những mạch chập nguy hiểm.
Trình thuật đế quốc đã được nuôi dưỡng rất hay, chẳng hạn, bởi một nhà tư tưởng như Alexandr Dugin, được mệnh danh là nhà ý thức hệ của Tổng thống Putin, người vào ngày 19 tháng 3 trên Facebook - bị cấm ở Nga - đã quyết định viết bằng tiếng Anh và do đó với thế giới: “Nước Nga ở Ukraine sẽ khôi phục trật tự, công lý, thịnh vượng và các tiêu chuẩn đứng đắn của cuộc sống”. Tại sao? Đây là câu trả lời của ông ta: “Nga là quốc gia Slavic duy nhất có thể trở thành một đế quốc thế giới, tức là một cường quốc có chủ quyền tuyệt đối. Xây dựng đế quốc thế giới là nhiệm vụ của chúng tôi; chúng tôi biết làm thế nào để làm điều đó. Đó là lý do tại sao chúng tôi là Rome”. Mục tiêu có tính cách khải huyền: lật đổ “quyền toàn năng của Con Điếm Babylon (Harlot of Babylon). Chúng tôi không bao giờ có thể từ bỏ các khuôn mẫu của lịch sử thánh thiêng,” Dugin kết luận, gán đặc tính thánh thiêng cho việc xây dựng đế quốc Nga. Ông hình dung ra một Đế quốc La Mã Thần thánh mới với âm sắc đạo đức, có khả năng định hình một thế giới quan xung đột với thời hiện đại và thời kỳ của Phong trào Ánh sáng. Do đó, có mối liên hệ với một số chủ nghĩa bảo thủ nhất định ở Hoa Kỳ, một chủ nghĩa chưa bao giờ che giấu thiện cảm của họ đối với Tổng thống Putin và Chính thống giáo Nga. Do đó, đây chính là nước Nga đối mặt với vực thẳm chiến tranh.
Thế mà, Tổng Giám Mục Hilarion của Volokolamsk, chủ tịch [2] của Ban Đối ngoại của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, trong một buổi phát thanh ngày 29 tháng 1 trên kênh Russia 24, đã bày tỏ lo ngại về những gì đang xảy ra. Sau khi nhắc lại rằng “ở Mỹ, ở Ukraine và ở Nga, có những chính trị gia tin rằng chiến tranh là quyết định đúng đắn trong tình huống này”, ngài liệt kê những lý do tại sao ngài nói rằng ngài “tin tưởng sâu sắc rằng chiến tranh không phải là một phương pháp để giải quyết vấn đề [3] Trong một buổi phát thanh khác, ngài nhắc đến Rasputin, người đã cảnh báo Sa hoàng rằng “nếu Nga tham chiến, nó sẽ đe dọa cả đất nước với những hậu quả thảm khốc,” không chỉ dẫn đến mất mát một phần lãnh thổ Nga, mà còn chính “Nga” nữa [4]. Phải thừa nhận những lời mạnh mẽ, và ít được biết đến.
Tuy nhiên, không nên quên rằng nước Nga trước cách mạng biết rất rõ cách mô tả các cuộc chiến của nó chống lại các tư tưởng và phong trào tự do của Trung Âu bằng những lời trang trọng, hoành tráng và phổ quát. Nước Nga thời hậu cách mạng cũng có thể làm như vậy, theo các nguyên tắc của Đảng Cộng sản, với sự áp dụng phổ quát của chúng. Tuy nhiên, ngày nay, không có học thuyết triết học nào thực sự thuyết phục và “huyền bí”, có khả năng hỗ trợ sứ mệnh phổ quát của chủ nghĩa dân tộc Nga. Nỗi sợ hãi về sự dịch chuyển trí thức và ý thức hệ của các “mảnh ghép” của đế quốc - “thế giới Nga” - sang phương Tây và các giá trị của nó, một phong trào được coi là không thể chấp nhận được, vẫn còn tồn tại. Cuộc nổi dậy của người Ukraine tại Quảng trường Maidan vào tháng 2 năm 2014 được người Nga hiểu là một phần của phong trào này. Kho dự trữ thực sự duy nhất của hình ảnh bá quyền văn hóa và chính trị đầy mong muốn Nga vẫn là truyền thống linh đạo Chính thống giáo vĩ đại, mà từ đó tầm nhìn đế quốc đã rút được huyết mạch của nó.
Bức tranh thứ hai: ngai vàng và bàn thờ
Đó là ngày 18 tháng 3, khi Tổng thống Putin xuất hiện tại sân vận động Luzhniki ở Mạc Tư Khoa với tràng pháo tay lớn và một bài phát biểu ngắn gọn. Điều này liên hệ đến một sự thay đổi cách tiếp cận từ hình ảnh băng giá và xa cách mà ông ta vốn phóng chiếu trong cuộc xung đột này, đến mức đặt khoảng cách 7 mét giữa ông ta và một số người đối thoại quốc tế của ông ta.
Ngày 18 tháng 3 năm 2022, là kỷ niệm tám năm ngày sáp nhập Crimea, nhưng trước hết là sinh nhật của Fyodor Fyodorovich Ushakov, một nhân vật lịch sử và được coi là đô đốc bất khả chiến bại của thời đại Nga hoàng, được Giáo Hội Chính thống Nga tôn phong là một vị thánh vào năm 2001. Ý nghĩa biểu tượng rất rõ ràng: cuộc chiến hiện tại sẽ được đặt dưới sự bảo vệ của một vị thánh chiến binh, người, trong số những điều khác, vào năm 2005 đã được tuyên bố là vị thánh bảo trợ các máy bay ném bom hạt nhân. Vì vậy, tâm trí quay trở lại năm 2007, khi Putin, trong một cuộc họp báo, nói: “Cả đức tin truyền thống của Liên bang Nga và lá chắn hạt nhân của Nga là hai thứ củng cố vị thế nhà nước của Nga và tạo ra các điều kiện cần thiết để bảo đảm an ninh đối nội và đối ngoại của đất nước.” [5] Do đó đức tin Kitô giáo và bom hạt nhân dường như có mối liên hệ bi thảm trong việc phục vụ nhà nước và “an ninh” của nó.
Vào đầu tháng 3, Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa đã nói về cuộc xâm lược này là “một cuộc đấu tranh không có ý nghĩa vật chất mà là siêu hình.” [6] Do đó, ngài phóng chiếu cuộc tấn công quân sự chính trị lên thành kịch bản của một cuộc đấu tranh khải huyền, một cuộc đụng độ cuối cùng giữa những người tốt và kẻ ác. Do đó, thần thánh có nguy cơ trở thành hình phóng chiếu lý tưởng của quyền lực cấu thành. Quốc gia là “dân riêng”, và đức tin tự lập mình thành người chống lại những kẻ không thuộc về nó, tức là “kẻ thù” và những kẻ bất đồng chính kiến. Lời kêu gọi quân sự về ngày tận thế này luôn biện minh cho sức mạnh mà một vị thần mong muốn. Thí dụ, nó là điển hình của chủ nghĩa thánh chiến Hồi giáo [jihadism], nhưng cũng là các hình thức của chủ nghĩa tối thượng tân Thập tự chinh gần đây được thấy ở Hoa Kỳ. [7]
Trong một bài phát biểu sau đó, Đức Thượng phụ phủ nhận sự xâm lược của Nga ở Ukraine: “Chúng tôi không muốn đánh nhau với bất cứ ai. Nga chưa bao giờ tấn công bất cứ ai. Thật là ngạc nhiên khi một đất nước rộng lớn và hùng mạnh chưa từng tấn công ai; nó chỉ bảo vệ biên giới của nó.” [8]
Mặt khác, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, tại vị từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 5 năm 2019, không xa rời mô hình chính trị-thần học này khi ông đưa ra khẩu hiệu “Quân đội, ngôn ngữ và đức tin”. Vào tháng 12 năm 2018, vào ngày bầu Đức Epiphanius làm tân giáo chủ của Giáo Hội Chính thống Ukraine Tự trị, chiếc ghế "hoàng gia" bên cạnh bàn thờ trong nhà thờ Thánh Sophia đã được dành cho Poroshenko. Bộ máy tôn giáo của sự ý thức dân tộc đã bắt đầu. Bốn ngày sau, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo đã chúc mừng người Ukraine, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo của họ “không có ảnh hưởng từ bên ngoài”.
Bức tranh thứ ba: pietas và potestas (lòng đạo và quyền lực)
Trong bối cảnh này, Đức Giáo Hoàng đã chọn thực hiện một cử chỉ khiêm tốn và rõ ràng mang tính tiên tri, để bác bỏ luận lý học sai lầm này. Ngài đã thánh hiến nước Nga và Ukraine cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria. Cử chỉ của ngài giữ tính liên tục với cử chỉ của Đức Piô XII vào năm 1942, trong Thế chiến thứ hai.
Để hiểu được cử chỉ dâng hiến khiêm nhường này, sẽ rất hữu ích nếu lùi lại thời gian khi Đức Phanxicô, trong một cách thức truyền giáo đầy khiêu khích, vào năm 2014, đã gọi những kẻ khủng bố Hồi giáo, bằng một cách diễn đạt vừa nặng cả việc lên án lẫn lòng trắc ẩn, là “những kẻ tội phạm đáng thương.” Kẻ thù - thậm chí kẻ khủng bố! - vẫn là “một đứa con hoang đàng,” và không bao giờ là hiện thân của ma quỷ. Ngài cũng đưa ra lời khẳng định thực sự độc đáo nhờ đó ngăn chặn kẻ gây hấn bất chính là một “quyền”, nhưng phải được phát biểu như một “quyền của kẻ gây hấn,” vốn là một quyền nghịch lý “phải được ngăn chặn để không gây tổn hại.” [9] Thực thế, tình yêu đặc trưng của Kitô hữu không phải chỉ đối với “người hàng xóm”, mà còn đối với cả “kẻ thù” nữa.
Khi chúng ta tiến tới chỗ nhìn một người thực hiện một hành động khủng khiếp, dưới ánh sáng của một số hình thức pietas (*) nào đó, thì sức mạnh mật thiết của Tin Mừng Chúa Kitô chiến thắng một cách gây xôn xao dư luận: tình yêu đối với kẻ thù. Không có điều này, Tin Mừng sẽ có nguy cơ trở thành một bài diễn văn xây dựng, chắc chắn không phải là một bài diễn văn cách mạng.
Đây là thông điệp của Hội đồng Giám mục Ukraine, khi bắt đầu cuộc xung đột - theo kiểu Tin Mừng gây xôn xao dư luận - cầu nguyện cho các nhà cầm quyền Ukraine và tất cả những người bảo vệ tổ quốc, nhưng cũng “cho những người khởi sự chiến tranh và mù quáng vì gây hấn. Chúng ta hãy bảo vệ trái tim của chúng ta khỏi sự căm ghét và tức giận đối với kẻ thù của chúng ta. Chúa Kitô chỉ dẫn rõ ràng phải cầu nguyện cho họ và chúc lành cho họ.” [10] Thông điệp này dường như đã thất lạc sau ba tháng chiến tranh, một cuộc chiến tranh chúng ta không thể tưởng tượng nổi.
Đó là lý do tại sao ngỏ lời với Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa, người mà ngài đã nói chuyện như là anh em trong một hội nghị truyền hình ngày 16 tháng 3, Đức Phanxicô nói rằng “Giáo hội không nên dùng ngôn ngữ của chính trị, mà là ngôn ngữ của Chúa Giêsu,” [11] là ngôn ngữ của hòa giải, hòa bình và tình yêu.
Vâng, của tình yêu. Chính Putin tại sân vận động Luzhniki ở Mạc Tư Khoa đã nói những lời này: "Không ai có tình yêu lớn hơn điều này: hy sinh cuộc đời của mình vì bạn bè của mình." Đó là những lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Gioan (15:13) ở đây được sử dụng để biện minh cho một cuộc xâm lược và hận thù. Tuy nhiên, quan niệm bộ lạc về tôn giáo và tình bạn đi ngược lại Tin Mừng, vốn dựa trên việc “yêu kẻ thù của mình” (Mt 5:43). Những lời hoa mỹ về quyền lực và bạo lực trong bối cảnh tôn giáo là phạm thượng vì nó nại tới Thiên Chúa để làm hoen ố danh tính của Người, đó là tình yêu.
Chúng ta cũng đã thấy rằng Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã không từ bỏ từ ngữ hoa mỹ tôn giáo, khi trích dẫn lời Thánh Gioan Phaolô II ở Warsaw: "Đừng sợ!" Nhưng ông đã quên phần thứ hai của lời kêu gọi đó: "Hãy mở, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô!" Những lời hùng biện có nguy cơ làm chập điện Chúa Kitô, tự do và NATO không phải là Kitô giáo. Diễn ngôn tôn giáo không bao giờ được biến thành diễn ngôn chính trị. Sự leo thang truyền thông được tôn giáo thúc đẩy hệ ở việc sử dụng các thuật ngữ thần học để biện minh cho quyền lực và xung đột. Thay vào đó, Đức Phanxicô nói “thật đáng buồn biết bao, khi người ta và các dân tộc tự hào là Kitô giáo coi người khác là kẻ thù và nghĩ đến việc gây chiến với nhau!”. Thánh thiêng không bao giờ là chỗ dựa của quyền lực. Quyền lực không bao giờ là chỗ dựa của thánh thiêng.
Đức Giáo Hoàng luôn chống lại sự lôi cuốn trong việc biến Kitô giáo trở thành một bảo đảm chính trị, bất kể điều đó có thể là gì. Ngài đã cứu Kitô giáo khỏi cơn cám dỗ muốn mãi là người thừa kế của Đế quốc La Mã hoặc của Byzantium. Cơn cám dỗ với những đặc điểm dân tộc chủ nghĩa nhằm phóng chiếu những đế quốc đó thành bất cứ liên minh quân sự nào của kẻ tốt chống lại kẻ xấu đôi khi có vẻ như không thể cưỡng lại được. Phải luôn phân biệt rạch ròi về potestas [quyền lực] chính trị và auctoritas [thẩm quyền] tôn giáo: nghĩa là sức mạnh phổ quát của Công Giáo. Chiếc áo dòng trắng của Đức Giáo Hoàng đưa Kitô giáo trở về với Chúa Kitô, Đấng trước mặt những người muốn bảo vệ Người bằng thanh gươm đã hét lên hai lần "Đủ rồi!". Đức Phanxicô thậm chí không còn mặc màu đỏ, màu hoàng gia và biểu thức của imitatio imperii [bắt chước đế quốc] của giám mục Rôma.
Bức tranh thứ tư: chủ nghĩa đại kết và chủ nghĩa dân tộc
Thảm kịch Ukraine vì thế cũng là một thảm kịch của Kitô giáo. Vì lý do này, cần phải giữ cho cánh cửa đối thoại đại kết rộng mở, để có thể tác động đến tương lai chính trị của một nền hòa giải giữa hai dân tộc, vốn xa xôi đồng thời cần thiết.
Đức Phanxicô và Kirill đã gặp nhau lần đầu tiên vào ngày 12 tháng 2 năm 2016, tại phòng chờ sân bay ở Havana, Cuba. Đó là một cuộc gặp lịch sử, một cuộc gặp đầu tiên đích thực. [12] Ngay lúc đó, lời lẽ cũng đã được trao đổi về cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Một cuộc gặp thứ hai sẽ là điều mong muốn, sớm hay muộn, nhưng khi có điều kiện làm nó khả hữu.
Chúng ta nên nhớ rằng kể từ năm 2019, có hai Giáo hội Chính thống quan trọng ở Ukraine không hiệp thông với nhau: một Giáo hội bao gồm những người đồng nhất với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa và một Giáo hội mà tính độc lập [autocephaly] với tòa riêng của nó ở Kyiv được Thượng phụ Constantinople công nhận vào năm 2019. Autocephaly có nghĩa là quyền tự quản lý một cách độc lập. Giáo Hội độc lập không công nhận bất cứ thẩm quyền quản trị giáo hội nào bên trên vị trưởng giáo đô, tức Đức Epiphanius của nó. Với quyền độc lập, một sự chia rẽ trong giáo hội tương tự như sự chia rẽ trong chính trị, một cách nào đó, đã được tạo ra, bởi vì đối với Giáo hội Nga, người ta không thể quan niệm được việc mất liên hệ với lãnh thổ Ukraine, nơi mà từ đó nó vốn bắt nguồn. Do đó, sự hiệp thông với Constantinople bị đứt đoạn, và từ đó với Giáo hội do Epiphanius lãnh đạo.
Giáo Hội kia, vẫn hiệp thông với Mạc Tư Khoa, được điều hành bởi Trưởng Giáo đô [Metropolitan] Onofrius. Tuy nhiên, Thượng hội đồng của Giáo hội này đã tuyên bố hoàn toàn độc lập và tự chủ khỏi Mạc Tư Khoa vào ngày 27 tháng 5, nhưng vẫn không tham gia Giáo Hội độc lập. Lập trường của Epiphanius đối với cuộc chiến là rất nghiêm khắc: “Sự lên án, lời nguyền rủa và sự trừng phạt không xót thương của Đấng toàn năng đang chờ giáng xuống những kẻ sát nhân vì họ yêu cái ác và bóng tối” (20 tháng 3 năm 2022). [13] Trưởng Giáo đô, người hợp nhất với Tòa Mạc Tư Khoa, Onofrius, đã kêu gọi hòa giải nội bộ: "Vì lợi ích của quân đội và nhân dân của chúng ta, tôi yêu cầu các hiền huynh quên đi những cãi vã và hiểu lầm lẫn nhau và đoàn kết bằng tình yêu dành cho Thiên Chúa và Đất nước của chúng ta." Onofrius rõ ràng ủng hộ và tiếp tục ủng hộ chủ quyền nhà nước và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, và vào ngày 24 tháng 2, ngài cũng kêu gọi Tổng thống Putin dừng “chiến tranh huynh đệ tương tàn”. Ngài lặp lại: “Vladimir Vladimirovich, hãy làm mọi cách để chấm dứt chiến tranh trên đất Ukraine!”. Ngài nói, các dân tộc Ukraine và Nga, “đã xuất hiện từ giếng rửa tội của Sông Dnepr, và cuộc chiến tranh giữa các dân tộc này là sự lặp lại tội lỗi của Cain, kẻ đã giết chết em trai mình vì ghen tị.” [14]
Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp-Ukraine, do Đại Tổng Giám Mục Sviatoslav lãnh đạo, đã công bố một lời kêu gọi chân thành vào ngày 24 tháng 2: “Vào thời điểm lịch sử này, tiếng nói của lương tâm chúng ta kêu gọi tất cả chúng ta đoàn kết để bảo vệ nhà nước Ukraine tự do, công đồng và độc lập!” [15]
Trong Chính thống giáo Nga, một dấu hiệu quan trọng cần được ghi nhận: một nhóm khoảng 300 linh mục và phó tế đã đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ tới tất cả những người mà tùy họ mới có sự kết thúc cuộc chiến huynh đệ tương tàn ở Ukraine; lời kêu gọi này yêu cầu hòa giải và chấm dứt xung đột ngay lập tức. Nhưng căng thẳng cũng đã lên đến mức một số người Ukraine có liên kết với Mạc Tư Khoa - trong số đó có Trưởng Giáo đô Sumy và Akhtyrka - đã quyết định ngừng nêu tên Thượng phụ Kirill trong các buổi phụng vụ. Một số giáo chủ của các Giáo hội độc lập cũng đã lên án chiến tranh, bao gồm Gioan của Antioch, Theophilus của Giêrusalem, Porphyry của Serbia và Neophytus của Bulgaria, những vị được biết là khá gần gũi với Mạc Tư Khoa. Hội đồng Đại kết của các Giáo hội đã viết một lá thư cho Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa, yêu cầu ngài lên tiếng để chiến tranh được chấm dứt.
Như chúng ta đã hiểu, một mặt của chủ nghĩa dân tộc là mặt tôn giáo. Ngay cả việc trục xuất Giáo hội Chính thống Nga khỏi Hội đồng Đại kết của các Giáo hội cũng đã được đề nghị. [16] Điều đó sẽ không làm gì khác hơn là bóp nghẹt Giáo hội đó nhiều hơn nữa dưới động lực giả mạo của quyền lực chính trị.
Vấn đề thực sự là, nếu các Giáo hội từ bỏ đối thoại hiệp thông - dù yếu ớt và không mấy liên quan - thì họ sẽ đầu hàng chủ nghĩa dân tộc, thể hiện lập trường phản chiếu lập trường của các chính phủ khác nhau (có thể theo kiểu cao hơn và tinh thần hơn). [17] Đó sẽ là một sự quay trở lại với chủ nghĩa thực dân, vốn đòi hỏi các Giáo hội phải tìm lại biên giới của họ qua các chia rẽ tuyên tín của họ. Nó sẽ là cái chết của phong trào đại kết.
Lập trường chung thực sự phải là lập trường của Tin Mừng, nhân chứng chung của Kitô giáo, làm việc cho hòa bình, công lý và hòa giải. Mong muốn Đức Phanxicô đến thăm Kyiv cũng là điều tốt đẹp, nhưng chuyến thăm sẽ chỉ có ý nghĩa nếu sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng có thể trở thành cơ hội để hòa giải - như đã xảy ra ở Bangui, một kết quả mà ngài cũng mong muốn đối với Juba, Nam Sudan – chứ không để nghi ngờ và chia rẽ.
Bức tranh thứ năm: Đường Thánh giá
Nhiều phản bác đã dấy lên đối với ý tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc để một phụ nữ Ukraine và một phụ nữ Nga vác thánh giá tại Trạm thứ 13 Đường Thánh Giá ở Colosseum. Cùng với nhau. Đại sứ Ukraine tại Tòa thánh cho biết trong một tweet rằng phái bộ ngoại giao của ông "hiểu và chia sẻ mối quan tâm chung ở Ukraine và nhiều cộng đồng khác."
Làm thế nào cử chỉ này có thể bị coi là "tai tiếng?" Kẻ xâm lược và người bị xâm lược đều được Đức Phanxicô kết hợp trong cùng một lời cầu nguyện, giống như đã xảy ra với việc dâng hiến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Nga và Ukraine. Ngài sử dụng ngôn ngữ của Chúa Giêsu. Ngôn ngữ này là gì? “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ mình, hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; vì Người làm cho mặt trời mọc trên kẻ dữ và người lành, làm mưa cho người công chính và kẻ gian ác” (Mt 5: 44-45). Đức Phanxicô hành động theo tinh thần Tin Mừng, đó là tinh thần hòa giải, thậm chí chống lại mọi hy vọng hữu hình trong cuộc chiến tranh xâm lược này. Ngài quả quyết, trong một tweet, “Chúa không phân chia chúng ta thành tốt và xấu, thành bạn và thù. Đối với Người, tất cả chúng ta đều là những đứa con yêu dấu”. Như thế, tất cả đều là anh em. Tất cả đều là các con trai con gái. Do đó, tiếng kêu "Dừng lại!" được ngỏ cùng tất cả các bên.
Hai phụ nữ, Albina và Irina, vác thánh giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh. Họ không nói một lời nào. Thậm chí không có một lời cầu xin tha thứ hay bất cứ điều gì tương tự. Không một lời nào. Họ ở dưới cây thánh giá khi vác nó. Cùng nhau một cách gây xôn xao. Dấu hiệu của họ là dấu hiệu tiên tri trong khi bóng tối từng dầy đặc và vẫn còn dầy đặc. Việc họ ở bên nhau, những người con gái của Thiên Chúa và chị em trong cuộc chiến khiến họ trở thành kẻ thù của nhau, là lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa xin Người ban cho chúng ta ân sủng hòa giải. Sự hiện diện của họ cùng nhau là một lời cầu nguyện để cầu xin, không phải cầu xin để được một không tưởng đẻ non, nhưng để được một ân sủng mà theo Đức Giáo Hoàng, chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho. Lời tiên tri chen giữa trái tim và bóng tối của lịch sử, khiến nó nổ bùng từ bên trong như một cuộc phục sinh. Một thế giới trong đó chỉ có thể có bạn hoặc thù trước thập giá, chứ không phải anh chị em, sẽ chỉ tiết lộ sự bất liên quan của Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kytô, đưa chúng ta trở lại mô hình thần học cổ xưa về công lý không đi đôi với lòng thương xót.
Đàng Thánh giá là một nghi thức dựng lại và tưởng nhớ hành trình đau khổ của Chúa Giêsu trên đường đến nơi bị đóng đinh. Trong nghi thức này, nỗi đau khổ trong những vết thương và lần ngã xuống đất của Chúa Kitô được diễn tả, nội tâm hóa, chi tiết hóa, nhận làm của mình. Gợi lên việc hòa giải trong bóng tối đau khổ cứu được sự vô tội của các dân tộc, của “những con người bình thường, chỉ mong muốn hòa bình”.
Dấu hiệu ấy bị nhiều người ở Ukraine hiểu lầm. Trong cuộc phỏng vấn với Bruno Vespa, đích thân Tổng thống Zelensky cho biết: “Chúng tôi rất biết ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô và chúng tôi tin tưởng ngài, nhưng chúng tôi không thể chấp nhận hình ảnh hai người đi bên nhau mang theo lá cờ của Nga và Ukraine, vì đối với chúng tôi, lá cờ Nga đồng nghĩa với sự chiếm đóng; đó là lá cờ mà nhân danh nó, họ đang giết chúng tôi." Tất nhiên, điều này không bao giờ xảy ra; hai phụ nữ cầm thánh giá trần trụi, không cầm hai lá cờ.
Đức Phanxicô, bằng cách đặt với nhau dưới cây thánh giá, hai người phụ nữ đã chung tay khi chạm vào cây thánh giá đẫm máu, đã hoàn thành nhiệm vụ của ngài như một mục tử “Công Giáo”, tức có tính hoàn vũ. Bằng cách này, trong thời điểm khó khăn này, ngài đã cứu được tính Công Giáo của đức tin của ngài và của Giáo hội của ngài. Ngài cứu nó khỏi vũng lầy của chủ nghĩa duy dân tộc và khỏi các liên minh giữa ngai vàng và bàn thờ hoặc giữa các nghị viện và Giáo hội. Thật là khủng khiếp và tai tiếng. Nhưng việc này là để rao giảng Tin Mừng của Chúa Kitô.
Bức tranh thứ sáu: Giáo hoàng và chính sách ngoại giao
Chiến tranh càng tàn khốc, thì sông nước mắt và máu càng chảy, con đường hòa giải có thể sẽ càng quanh co. Chúng ta không bao giờ tưởng tượng rằng chúng ta sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh giữa lòng châu Âu.
Tòa thánh đã làm phần việc của mình từ lâu. Hãy nhớ lại rằng Đức Giáo Hoàng đã ba lần gặp Tổng thống Nga Putin (2013, 2015 và 2019), một lần với Tổng thống Ukraine Poroshenko (2015) và một lần với người kế nhiệm, Tổng thống Zelensky (2020), người mà sau đó ngài đã nói chuyện qua điện thoại hai lần trong cuộc xung đột. Vào năm 2015, Đức Phanxicô đã nói chuyện với Putin về tình hình liên quan đến Ukraine; ngài nói rằng “cần phải tham gia vào một nỗ lực chân thành và lớn lao để đạt được hòa bình.” Họ “nhất trí về tầm quan trọng của việc thiết lập lại bầu không khí đối thoại và tất cả các bên nên cam kết thực hiện các thỏa thuận Minsk.” Vào năm 2020, các cuộc đàm phán với Zelensky đã được dành riêng - một thông cáo chung từ thời điểm hiện tại - “để tìm kiếm hòa bình trong bối cảnh cuộc xung đột, kể từ năm 2014, vẫn đang gây tác dụng cho Ukraine”. Về phương diện này, hy vọng chung là “tất cả các bên liên quan thể hiện sự nhạy cảm tối đa đối với nhu cầu của người dân, những nạn nhân đầu tiên của bạo lực, cũng như cam kết và nhất quán trong đối thoại.”
Nay, chúng ta biết rằng khi nhận được vũ khí, Ukraine đang chuẩn bị đối với cuộc tấn công của Nga. Thay vào đó, tại sao con đường đối thoại đã không được theo đuổi một cách kiên quyết hơn, và các cuộc đàm phán hữu hiệu được kết thúc để tránh rơi vào vực thẳm chiến tranh, trong bối cảnh mọi căng thẳng đã được biết rõ? Đức Giáo Hoàng tiếp tục nói trong cuộc xung đột: "Hãy để các cuộc đàm phán được nhắm tới thực sự và cương quyết, và các hành lang nhân đạo được duy trì hữu hiệu và an toàn."
Đức Phanxicô không cố gắng diệt trừ điều ác, vì ngài biết điều đó không thể làm được. Nó sẽ chỉ tự hiển hiện ở nơi khác, dưới những hình thức khác. Nó luôn luôn hành xử như thế. Thay vào đó, ngài tìm cách trung lập nó. Chính vì lý do đó, dưới khuôn mạo ngoại giao, ngài nhận trách nhiệm đối với những lập trường rủi ro và dễ bị hiểu lầm, đến mức thấy mình đơn độc như tiếng kêu trong sa mạc. Giống như Thánh Gioan Phaolô II vào thời điểm xảy ra các cuộc chiến tranh vùng Vịnh.
Ngoại giao của Vatican nhìn vào thời điểm hiện tại, nhưng cũng hướng tới tương lai gần. Theo nghĩa này, nó rõ ràng trong các kết án của nó, nhưng với ý định dệt và may, chứ không cắt. Không ai nên nghi ngờ về sự rõ ràng của việc lên án kẻ xâm lược. Trong số các thuật ngữ được Đức Phanxicô sử dụng là “hành động gây hấn có vũ trang không thể chấp nhận được”, “xâm lược bạo lực chống lại Ukraine”, “cuộc chiến tranh ghê tởm”, “cuộc thảm sát vô nghĩa”, “cuộc xâm lược Ukraine”, “sự man rợ” và “hành động phạm thánh”. Tuy nhiên, các vị giáo hoàng không tấn công các nhà lãnh đạo tôn giáo hoặc chính trị. Đức Phanxicô, giống như những vị tiền nhiệm của ngài, kêu gọi giải quyết xung đột và lên án các hành động và lựa chọn chính trị hoặc chiến lược xấu xa. Điều này tạo ra nhận thức sai lầm về “chủ nghĩa trung lập” về phía Đức Giáo Hoàng, người biết rằng bạo lực sinh ra bạo lực và chiến thắng phát sinh thất bại và hòa bình không ổn định và mong manh. Chính cuộc hòa bình của Versailles đã tạo ra con quái vật Đức Quốc xã. Và đã bao nhiêu lần Đức Phanxicô từng tố cáo hòa bình kiểu Yalta?
Cách tiếp cận của Đức Giáo Hoàng dựa trên sự chắc chắn này là đế quốc sự thiện không được ban cho thế giới này. Do đó cần phải đối thoại với tất cả mọi người, thực sự là tất cả mọi người. Thí dụ, chúng ta hãy nhớ lại rằng Đức Phanxicô đã làm như vậy ngay cả với Tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu quân đội Myanmar, chịu trách nhiệm về các chiến dịch chống lại người Rohingya thân yêu của ngài. Do đó, quyền lực thế gian hoàn toàn bị phi thánh thiêng. Và cũng chính vì lý do đó mà không ai là hiện thân của ma quỷ cả.
Nguyên tắc của Đức Piô XI vẫn còn nguyên giá trị: “Khi đặt vấn đề cứu một số linh hồn, ngăn ngừa những tổn thương lớn hơn cho các linh hồn, chúng ta cảm thấy can đảm để đương đầu với ma quỷ” (Diễn văn tại Đại học Mondragone, ngày 14 tháng 5 năm 1929).
Mặt khác, “một vị giáo hoàng không thể làm cho những người đang gây chiến tranh hiểu mình, thì làm sao ngài khác với Tổng thư ký Liên hiệp quốc được?” [18]
Sự kiện Đức Giáo Hoàng, trong một cử chỉ hoàn toàn chưa từng có, đến thăm đại sứ Nga tại Tòa thánh trong nỗ lực ngăn chặn chiến tranh, là một phần của chính sách ngoại giao này. Cũng có sự kiện này là ngài đã cử hai vị Hồng Y - Czerny và Krajewski - đến Ukraine và Đức Tổng Giám Mục Gallagher, Bộ trưởng Liên hệ với các Quốc gia. Ngài cũng kêu gọi tổ chức một ngày cầu nguyện và ăn chay vì hòa bình ở Ukraine vào Thứ Tư Lễ Tro, ngày 2 tháng 3, như ngài đã làm cho Syria vào ngày 7 tháng 9 năm 2013. Đức Giáo Hoàng cũng muốn đặc biệt đọc kinh Mân Côi vì hòa bình vào ngày 31 tháng Năm.
Nói chung, Đức Phanxicô, giống như những vị tiền nhiệm của mình, luôn làm việc cho sự hòa giải và ổn định kéo dài theo thời gian: ngài đồng hành với các tiến trình để có một không gian cho sự hòa giải, điều mà hiện tại, thật không may, dường như ngày càng xa vời, ít nhất là đối với thế hệ hiện nay. Đây là lý do tại sao Đức Giáo Hoàng nói rõ ràng rằng đây không phải là một “hoạt động quân sự” - như Putin muốn gọi nó - mà là một “cuộc chiến” thực sự, một “cuộc xâm lược vũ trang không thể chấp nhận được”.
Bức tranh thứ bảy: thống trị và đàm phán
Chúng ta có kế hoạch nào để mang lại hòa bình, chung sống và an ninh tập thể ở châu Âu và thế giới? Chúng ta có ý thức đầy đủ các hậu quả mà chiến tranh có thể gây ra trên các khu vực rộng lớn của Châu Phi và Châu Á không? Vì khan hiếm ngũ cốc, trong đó Ukraine và Nga là các nhà xuất khẩu chính hoàn cầu, và các vấn đề lương thực nghiêm trọng do đó mà ra đối với hàng triệu người, các hậu quả về áp lực di cư có thể dự kiến được. Còn những hậu quả có thể xảy ra của việc thiếu hụt năng lượng thì sao? Tất cả các yếu tố đều có ở đó để “làm lung lay nhiều chế độ chính trị trên khắp thế giới. Thật khó để tưởng tượng rằng điều này sẽ củng cố các nền dân chủ.” [19]
Đức Phanxicô rất triệt để trong cách tiếp cận chính trị quốc tế, như ngài đã nói trong một buổi tiếp kiến, trong đó ngài lên án việc leo thang quân sự và chạy đua vũ khí: “Thế giới tiếp tục được điều hành như một 'bàn cờ tướng', nơi người ta nghiên cứu các động thái để mở rộng sự thống trị làm tổn hại đến người khác.” [20] Quan điểm của ngài về chiến tranh dựa trên“ các đế quốc mới ”, như ngài đã tuyên bố trong cuộc họp báo khi trở về sau chuyến tông du Malta, cũng rõ ràng không kém.
Vậy thì, có gì để hy vọng? Đức Tổng Giám Mục Gallagher, Bộ trưởng Liên hệ với các Quốc gia, người đã thực hiện chuyến đi, từ ngày 18 đến 20 tháng 5, tới Ukraine, [21] đã nhắc lại “tầm quan trọng của đối thoại để tái lập hòa bình.” Trong một cuộc phỏng vấn, ngài thừa nhận rằng "vết thương rất sâu" và việc hòa giải sẽ mất nhiều thời gian. Nhưng “phải đối mặt với một cuộc chiến vẫn tiếp diễn, cuối cùng thì phải có ngoại giao mới giải quyết được mọi việc; các bên xung đột phải đến bàn thương thảo”. Do đó, chúng ta phải “làm mới lại cam kết này, để giải quyết xung đột qua đối thoại ngoại giao và chính trị”.
Thông điệp chính mà Thủ tướng Ý, Mario Draghi, truyền đạt trong chuyến công du tới Nhà Trắng rất đáng lưu ý về mặt này. Khi bắt đầu bài phát biểu trước cuộc gặp mặt trực tiếp với nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, ông nhấn mạnh rằng cuộc chiến ở Ukraine đã khiến mối liên hệ của Hoa Kỳ với toàn châu Âu trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng ông cũng nói rằng “ở Ý và châu Âu, ngay bây giờ, mọi người đang hỏi làm thế nào để mang lại hòa bình cho Ukraine”; ông nhấn mạnh rằng “mọi người muốn cuộc thảm sát này, cuộc tàn sát này kết thúc”.
Draghi đề cập tới vấn đề chính là làm thế nào để xây dựng lại sự cân bằng và ổn định trong hệ thống liên hệ quốc tế. Trong chủ nghĩa hiện thực bất toàn của cuộc sống các quốc gia, đây là ý nghĩa của hòa bình. Để có được việc khôi phục lại sự cân bằng đó, cần phải bắt tay vào con đường đàm phán trong khuôn khổ quốc tế. Putin phải đối mặt với các hậu quả của việc phá vỡ hệ thống cán cân được xây dựng sau khi Liên Xô sụp đổ.
Tuy nhiên, người ta không nên mong Nga như một quốc gia bị sỉ nhục. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, khi kết thúc cuộc họp của Hội nghị về Tương lai Châu Âu tổ chức tại Strasbourg, đã tuyên bố rằng khi hòa bình trở lại trên đất Châu Âu, chúng ta sẽ phải xây dựng các cân bằng an ninh mới và “chúng ta sẽ cùng nhau không bao giờ chiều theo cơn cám dỗ gây sỉ nhục hoặc tinh thần trả thù." Macron nhớ lại những gì đã xảy ra với Hiệp ước Versailles, được ký kết sau Thế chiến thứ nhất, "được đánh dấu bằng sự sỉ nhục của nước Đức." Vì vậy, hòa bình sẽ phải được xây dựng "với Ukraine và Nga xung quanh bàn [thương thảo].” [22]
Lịch sử Thế Chiến thứ hai cho thấy không thể xây dựng một trật tự quốc tế với một cường quốc bị sỉ nhục tìm cách trả thù. Thay vào đó, người ta phải mong muốn một nước Nga [23] hòa nhập vào một viễn kiến châu Âu trải dài từ Đại Tây Dương đến Urals, viễn kiến mà Thánh Gioan Phaolô II từng mơ ước.
________________________________________
(*) Pietas có nhiều nghĩa “bổn phận”, “lòng đạo” “tác phong tôn giáo”, “lòng trung thành” hay “lòng hiếu thảo”. Có người cho rằng người có lòng pietas “thi hành mọi nhiệm vụ của mình với thần minh và anh em đồng loại một cách trọn vẹn và trong mọi khía cạnh”. Có người cho rằng “Một người Rôma có pietas không bỏ các nhiệm vụ tôn giáo của mình lại cửa đền thờ, nhưng đem chúng theo với mình đi khắp nơi, theo ý muốn của các thần minh, vào cả các thương vụ và cuộc sống hàng ngày của họ”.
Nguyên văn: DOI: La Civiltà Cattolica, En. Ed. Vol. 6, no.6 art. 12, 0622: 10.32009/22072446.0622.12
[1]. Cf. A. Spadaro, “Intervista a Papa Francesco”, in Civ. Catt. 2013 III 449-477.
[2]. Ghi chú của bản tiếng Anh: Nhận xét của Cha Spadaro đưa ra trước khi Hilarion bị thay thế trong vai trò này.
[3]. www.patriarchia.ru/db/text/5892566.html
[4]. http://interfax-religion.ru/?act=news&div=78780
[5]. http://en.kremlin.ru/events/president/transcripts/24026
[6]. www.patriarchia.ru/db/text/5906442.html
[7]. Cf. A. Spadaro, “Evangelical Fundamentalism and Catholic Fundamentalism. A surprising ecumenism”, in Civ. Catt. English Edition, July 2017, www.laciviltacattolica.com/evangelical-fundamentalism-and-catholic-integralism-in-the-usa-a-surprising-ecumenism/
[8]. www.patriarchia.ru/db/text/5922848.html
[9]. Kiểu nói này được Đức Phanxicô sử dụng khi gặp các người tỵ nạn và khuyết tật tại Nhà thờ Công Giáo Latinh ở Bethany ngày 24 tháng 5, 2014. Xem A. Spadaro, “La diplomazia di Francesco. La misericordia come processo politico”, in Civ. Catt. 2016 I 209-226; Id., “Francesco. Sfida all’apocalisse”, in Limes, No. 6, 2018.
[10]. http://kmc.media/2022/02/24/yepyskopat-ukrayiny-vidnovimo-nashe-prysvyachennya-sercyu-bogorodyci.html
[11].www.vaticannews.va/it/papa/news/2022-03/papa-videochiamata-patriarca-kirill-guerra-ucraina-pace.html
[12]. Xem “Il primo incontro tra il Vescovo di Roma e il Patriarca di Mosca”, in Civ. Catt. 2016 I 417-425.
[13]. Các phát biểu của Đức Epiphanius có thể tìm thấy tại www.pomisna.info/uk
[14]. Các phát biểu của Đức Onofrius có thể tìm thấy tại https://news.church.ua
[15]. Các phát biểu của Đức Sviatoslav có thể tìm thấy tại http://news.ugcc.ua
[16]. Xem www.churchtimes.co.uk/articles/2022/8-april/news/world/rowan-williams-adds-his-voice-to-calls-for-the-wcc-to-eject-russian-orthodox-church
[17]. Xem. A. Melloni, “Le Chiese e la guerra: perché con il conflitto in Ucraina va in frantumi anche l’ecumenismo”, in la Repubblica, April 27, 2022.
[18]. L. Manconi, “Perché papa Francesco non deve andare a Kiev”, in La Stampa, April 21, 2022.
[19]. M. Magatti, “Disarmare Putin si può”, in Avvenire, April 12, 2022.
[20]. Francis, Diễn văn với các tham dự viên cuộc gặp mặt do Trung Tâ Phụ Nữ Ý bảo trợ, 24 tháng Ba, 2022.
[21]. Ngài thăm Lviv, Kyiv và nhiều nơi khác, như Bucha, Irpin, Vorzel. Thời gian ở đó của ngài đầy những cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo, đại diện các định chế, bao gồm cả bộ trưởng ngoại gao Dmytro Kuleba, người và đại diện khuyết tật.
[22]. https://presidence-francaise.consilium.europa.eu/fr/actualites/discours-du-president-de-la-republique-a-l-occasion-de-la-conference-sur-l-avenir-de-l-europe
[23]. Một viễn kiến, có lẽ, dường như đã xuất hiện trong bài diễn văn Putin đọc tại Bundestag năm 2001, khi ông ta mơ “một mái nhà trong đó người Âu Châu không còn chia rẽ thành Đông hay Tây, Bắc hay Nam” mặc dù ông biết các chia rẽ này vẫn tồn tại, “vì chúng ta chưa bao giờ hoàn toàn tự giải thoát mình khỏi các tiên mẫu của Chiến tranh Lạnh” Xem ww.bundestag.de/parlament/geschichte/gastredner/putin/putin-196934/. Ngày nay, chúng ta không biết nên đọc nó một cách chua cay hay tiếc nuối. Tuy nhiên, hy vọng vẫn còn đó và vẫn tiếp diễn, bất chấp mọi điều, như một dấu chỉ hướng tới tương lai gần.
Đức Hồng Y Charles Bo, của tổng giáo phận Yangon và cũng là chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, vừa lên án vụ lục soát và đốt một nhà thờ Công Giáo ở một ngôi làng ở miền đông Miến Điện.
Nhà thờ Công Giáo Thánh Matthêu ở Dawnyaykhu thuộc thị trấn Phruso thuộc bang Karenni đã bị thiêu rụi bởi ngọn lửa, theo đoạn video được đăng tải bởi Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Karenni, gọi tắt là KNDF, một nhóm nổi dậy địa phương chiến đấu với lực lượng quân đội nắm chính quyền sau cuộc đảo chính vào tháng 2 năm 2021.
“Vào ngày 14 tháng 6, quân đội đã thiêu rụi hơn 4 ngôi nhà ở làng Dawnyaykhu. Vào ngày 15 tháng 6, quân đội đã đốt phá Nhà thờ Công Giáo trong làng mà không rõ lý do vào khoảng 3 giờ chiều”, một quan chức KNDF cho biết.
Ngôi làng đã chứng kiến các cuộc giao tranh ác liệt từ ngày 10 đến 15 tháng 6 giữa quân đội chính phủ và phiến quân KNDF.
Đoạn video của KNDF có mục đích cho thấy các binh sĩ chính phủ tiếp cận tòa nhà thờ màu trắng khi khói và lửa bốc ra từ các cửa sổ. Tiếng súng có thể được nghe thấy. Đoạn phim cho thấy các đám cháy bùng phát ở các vị trí khác nhau bên trong tòa nhà.
Một nguồn tin tiết lộ với CNA, cả làng và các thành viên hay lãnh đạo của nhà thờ đều không tham gia vào bất kỳ cuộc giao tranh nào ở địa phương. Những người lính được cho là đã được lệnh đốt phá nhà thờ sau khi chiếm đóng tòa nhà và cướp bóc các vật dụng có giá trị bao gồm lương thực thu được cho người nghèo địa phương.
KNDP, một trong 11 nhóm vũ trang dân tộc hiện đang chống lại chính quyền, đã từ chối ký thỏa thuận ngừng bắn trên toàn quốc.
Nhà thờ Thánh Matthêu là một trong 38 giáo xứ thuộc Giáo phận Loikaw ở miền đông Miến Điện. UCA News đưa tin, khoảng 16 giáo xứ trong giáo phận đã phải bỏ hoang vì giao tranh gia tăng trong khu vực. Theo báo cáo, ít nhất 9 nhà thờ trong giáo phận đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc pháo kích và không kích của quân đội chính phủ.
Khoảng 1.900 người đã chết và 1 triệu người khác phải di dời dưới sự kiểm soát đàn áp của quân đội đối với đất nước, Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva hôm thứ Ba.
Bà cho biết thêm hàng nghìn người đã bị bắt và ước tính có khoảng 14 triệu người đang cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp.
Người dân Miến Điện vẫn “bị mắc kẹt trong vòng xoáy đói nghèo và di dời, vi phạm và lạm dụng nhân quyền,” Bachelet nói.
Bà nói: “Những gì chúng ta đang chứng kiến ngày nay là việc sử dụng một cách có hệ thống và rộng rãi các chiến thuật chống lại dân thường, trong đó có những cơ sở hợp lý để tin rằng việc thực hiện các tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh.
Source:Catholic News Agency
Theo truyền thống, ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô này được cử hành sau lễ Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi. Đây là một trong 4 ngày lễ trọng của Năm Phụng vụ. Trong ngày lễ này, Giáo Hội mời gọi các tín hữu bày tỏ niềm xác tín vào sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô ngự trong Bí tích Thánh Thể bằng việc tham dự Thánh lễ kính Mình Máu Chúa và tham dự cuộc rước, làm giờ chầu thật sốt sáng cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Xem Hình
Tại giáo xứ Tụy Hiền, sau Thánh lễ đã tổ chức cuộc rước Thánh Thể chung quanh nhà thờ, trước đường làng và dừng lại ở 2 trạm làm giờ thanh chầu 15 phút để tôn vinh và thờ kính mầu nhiệm thánh cao cả này, đồng thời loan truyền công khai rằng: Hy tế của Chúa Kitô là cho ơn cứu độ của toàn thế giới.
BTTGx. Tụy Hiền
Tukwila. Cao nguyên tình xanh vào những ngày đầu hạ khá mát dịu. Hôm nay Chúa Nhật 19 tháng 6, tháng kính Thánh Tâm Chúa, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm giáo xứ CTTĐVN mừng kính trọng thể lễ kính Thánh Tâm Chúa, Bổn Mạng của Đoàn vào lúc 9 giờ 30 sáng.
Xem Hình
Trước 9 giờ 30 đông đảo Đoàn Viên Liên Minh Thánh Tâm đã tập trung cùng với Cờ Đoàn để chuẩn bị dâng Thánh Lễ. Đúng 9 giờ 30, Ca Đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn với Cờ Hiệu của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm cùng với Quý Linh Mục tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca Đoàn. Thánh Lễ được cử hành đồng tế do cha chánh xứ Đào Xuân Thành tuyên uý Đoàn chủ tế cùng đồng tế có cha Trần Ngọc Khôi đến từ TGP Huế hiện đang du học tại Mỹ.
Mở đầu Thánh Lễ, cha chủ tế ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện: hôm nay cùng với giáo hội mừng lễ kính Máu và Máu Thánh Chúa Kitô một ngày lễ trọng và đặc biệt Đoàn Liên Minh Thánh Tâm mừng lễ Thánh Tâm Chúa, Bổn Mạng của phong tào Liên Minh Thánh Tâm chúc mừng đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong ngày mừng Bổn Mạng. Dâng Thánh Lễ hôm nay có cha Trần Ngọc Khôi thuộc TGP Huế, ngài đang du học tại Iowa, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau (tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu).
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ Chúa Nhật lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.
Tin mừng hôm nay thánh Lu-ca giới thiệu câu chuyện vào một buổi chiều có rất đông đảo dân chúng tụ họp nghe ngài giảng dạy và vào chiều tối chính Chúa Giêsu đã dùng năm cái bánh và hai con cá mà cho hàng ngàn người hiện diện được ăn no nê với đoạn sau: “Khi ấy, Đức Giê-su nói với đám đông về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được chữa.
Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng.” Đức Giê-su bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn.” Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này.” Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một.” Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống. Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông. Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.”
Cha chủ tế phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng ngài nhắc lại hình ảnh các em rước lễ lần đầu vào chiều thứ bảy, ngài nói: Hôm qua thứ bảy giáo xứ chúng ta có 66 em được rước lễ lần đầu. Các em đã trải qua thời gian học giáo lý 2 năm, trong buổi lễ các em mặc y phục rất đẹp, các em gái, mặc áo đầm, các em trai mặc vest chỉnh tề có thắt cà vạt. Nhiều em phát biểu, mình đi đâu cũng ăn mặc chỉnh tề huống là hôm nay được đón nhận Chúa vào lòng, nên phải mặc áo quần đẹp. Khi được hỏi về ý nghĩ sau khi được rước lễ hôm nay, có em nói có Chúa cùng đồng hành, có em nói có ơn Chúa trong cuộc sống…. Đề cập đến Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, ngài nói: Hôm nay cùng với Đoàn Liên Minh Thánh Tâm mừng kính Thánh Tâm Chúa. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm là một Đoàn Thể quan trọng trong giáo xứ, gồm những gia trưởng, những trụ cột của từng gia đình. Đoàn chủ trương cỗ vũ việc Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa, noi gương lòng Thuơng Xót của Thánh Tâm để sống vị tha, quảng đại và nhiệt thành trong nhiều công tác của giáo xứ. Nguyện xin Thánh Tâm Chúa luôn nâng đỡ các thành viên trong Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và xin Thánh Tâm cho Đoàn luôn được thăng tiến.
Thánh Lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể.
Sau lời nguyện kết lễ, nhân ngày mừng lễ Hiền Phụ hôm nay tại Hoa Kỳ, anh chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ đại diện giáo xứ có lời cám ơn cha chánh xứ và chúc mừng quý cha cùng toàn thể những người cha trong mọi gia đình có được niềm vui trong ngày Hiền Phụ và luôn được an mạnh hồn xác…. Sau lời chúc mừng 2 đại điện tiến lên dâng quà tặng cho quý cha nhân ngày Hiền Phụ.
Tiếp đến, Cha chủ tế chúc mừng cho tất cả Đoàn Viên Liên Minh Thánh Tâm hiện diện trong Thánh Lễ, ngài nói: “Chúc mừng các thành viên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong ngày mừng Bổn Mạng, xin Thánh Tâm Chúa luôn nâng đỡ và hướng dẫn cho Đoàn luôn được thăng tiến, ngài nhấn mạnh Đoàn Liên Minh Thánh Tâm là Đoàn Thể quan trọng trong giáo xứ. Xin mời gọi quý anh gia nhập đoàn để cộng tác vào việc cỗ vũ phong trào Tôn Vương Thánh Tâm Chúa trong gia đình.” Sau lời chúc mừng cha đồng tế đã cùng với cha chủ tế chúc lành cho toàn thể anh em Đoàn Viên với tiếng hát chúc mừngvới tràng pháo tay dài.
Kế đến cha chủ tế chúc mừng những người cha trong ngày hiền phụ với nghi thức chúc lành với tiếng hát chúc mừng ngày hiền phụ vang dội. Cuối cùng là chúc mừng nhiều vị trong ngày kỷ niệm hôn phối hiện diện trong thánh lễ.
Thánh lễ kết thúc lúc 10 giờ 40 với phép lành cuối lễ, mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Trên đây là lời chia sẻ của linh mục (Lm) Gioakim Lê Hậu Hán – chánh xứ Vĩnh Hòa – khi ngài chủ tế dâng Thánh lễ Mình Máu Chúa Kitô – diễn ra lúc 7g sáng Chúa nhật ngày 19-6-2022.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, 52 em thiếu nhi (27 nữ và 25 nam) với nến sáng cầm trên tay rước Lm chủ tế từ dưới hội trường tiến vào trong ngôi thánh đường hòa trong bài hát “Lên đền thánh”.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Lm Gioakim đã tóm tắt bài Tin Mừng (Lc 9, 11b-17) và diễn giảng về Bánh Hằng Sống – Bánh từ trời xuống, Bánh sẽ đem lại cho chúng ta sự sống đời đời. Bánh đó chính là Thịt và Máu Chúa Kitô, ai ăn Bánh này, sẽ đem lại sự sống muôn đời. Quả thật, khi yêu thương thì người ta sẽ có những suy nghĩ và việc làm tốt đẹp nhất để đem lại cho nhau. Thật vậy, “Thiên Chúa là Tình yêu” chỉ vì tình yêu mà Thiên Chúa đã ban tặng Con Một của Ngài xuống thế gian làm giá chuộc cho muôn người, và phục hồi nhân phẩm của con người cùng muôn loài vạn vật trở lại tình trạng nguyên thủy như lúc thuở ban đầu.
Lm Gioakim quảng diễn tiếp: “Hôm nay, lần đầu tiên các con được rước Mình Máu Chúa Kitô vào trong tâm hồn, để từ đây các con hãy ý thức và siêng năng hơn trong việc tham dự Thánh lễ và rước lễ, đồng thời, các con cũng phải biết yêu mến tha nhân như chính bản thân của mình”. Bên cạnh đó, các con cũng phải trở nên những người con ngoan trong gia đình, trong giáo xứ, cũng như nơi các con học tập, và trở thành những chứng nhân của Đức Kitô giữa lòng đời hôm nay.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Lm chủ tế cùng các em thiếu nhi Chầu Mình Thánh Chúa.
Sau khi lãnh nhận phép lành Thánh Thể, vị phụ huynh đại diện đã có lời cảm ơn Lm chánh xứ, các anh chị huynh trưởng GLV, các vị phụ huynh đã hy sinh cầu nguyện và lo cho các em có được ngày vui trọng đại này. Bó hoa tươi đã được một em thiếu nhi dâng lên Lm Gioakim với tâm tình cảm mến và biết ơn.
Đáp lời, Lm chánh xứ thay mặt cộng đoàn có lời cảm ơn và chúc mừng các em và gia đình các em, cách riêng, đối với các anh chị huynh trưởng GLV đã hy sinh thời gian truyền đạt kiến thức giáo lý để các em có được ngày vui hôm nay.
Thánh lễ khép lại lúc 8g20. Sau đó, Lm Gioakim cùng các em chụp chung tấm hình lưu niệm ngay trước thềm Cung thánh. Trước khi ra về, các anh chị huynh trưởng GLV trao cho mỗi em rước lễ lần đầu một hộp bánh.
Năm 1264, Đức Giáo Hoàng Ubanô đã công bố Tự Sắc chọn ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi làm ngày kính Mình Thánh Chúa hay còn được gọi là Corpus Christi. Tập quán trên đã được tuân giữ từ thế kỷ 13 cho đến những thập niên gần đây. Sau Công đồng Vaticanô II, một vài sửa đổi đã được thực thi, trong đó lễ Corpus Christi có thể được dời vào ngày Chúa Nhật sau Lễ Chúa Ba Ngôi theo nhu cầu của địa phương.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là ngày nghỉ lễ chính thức tại 22 quốc gia và một số tiểu bang tại Đức và Tây Ban Nha. Ở các quốc gia này, lễ Corpus Christi được mừng vào đúng ngày chính lễ, tức là thứ Năm 16 tháng Sáu trong năm nay. Tại các quốc gia này, Chúa Nhật 19 tháng 6 là Chúa Nhật thứ 12 Mùa Quanh Năm. Trong khi đó, tại các quốc gia khác, trong đó có Ý, Việt Nam, Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ, Chúa Nhật 19 tháng 6 là Lễ Mình Máu Thánh Chúa.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi ấy, Đức Giêsu nói với đám đông về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được chữa.
Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giêsu thưa Người rằng: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng.” Đức Giêsu bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn.”
Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này.”
Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một.”
Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống. Bấy giờ Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông. Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.
Ngày hôm nay ở Ý và các nước khác, Lễ Trọng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô được cử hành. Được thiết lập trong Bữa Tiệc Ly, Bí tích Thánh Thể giống như đích đến của một cuộc hành trình mà Chúa Giêsu đã định hình trước đó qua một số dấu chỉ, trên hết là phép lạ hóa bánh ra nhiều được thuật lại trong Tin Mừng Phụng vụ hôm nay (x. Lc. 9: 11b-17). Chúa Giêsu chăm sóc đám đông dân chúng đông đảo đã đi theo Ngài để nghe lời Ngài và được giải thoát khỏi nhiều vấn nạn khác nhau. Tin Mừng cho biết: Ngài làm phép năm chiếc bánh và hai con cá, bẻ ra, đưa cho các môn đệ phân phát, và “tất cả đều ăn no nê” (Lc. 9:17). Trong Bí tích Thánh Thể, mọi người có thể cảm nghiệm được sự quan tâm yêu thương và cụ thể này của Chúa. Những ai đón nhận Mình và Máu Chúa Kitô với đức tin không chỉ được ăn, mà còn được no nê. Ăn và no: đây là hai nhu cầu cơ bản được thỏa mãn trong Bí tích Thánh Thể.
Ăn. Thánh Luca viết: “Tất cả đều đã ăn”. Khi chiều tà, các môn đệ xin Chúa Giêsu giải tán đám đông để họ đi tìm thức ăn. Nhưng Thầy lại muốn ban cho họ điều đó – Ngài cũng muốn nuôi những người đã nghe lời Ngài. Phép lạ năm chiếc bánh và hai con cá không xảy ra một cách ngoạn mục, như trong tiệc cưới Cana, mà gần như bí mật, số bánh được nhân lên khi truyền từ tay này sang tay khác. Và khi đám đông dùng bữa, họ nhận ra rằng Chúa Giêsu đang lo liệu mọi thứ. Đây là Chúa hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Ngài kêu gọi chúng ta trở thành công dân của Nước Trời, nhưng đồng thời ngài cũng tính đến hành trình mà chúng ta phải đối mặt ở đây trên trái đất này. Nếu tôi hầu như chẳng có chút bánh nào trong bao, thì Ngài biết và chính Ngài lo liệu.
Đôi khi có nguy cơ giam giữ Thánh Thể trong một chiều kích mơ hồ, xa xăm, có thể sáng sủa và thơm ngát hương, nhưng lại xa xôi với cuộc sống thường ngày. Trên thực tế, Chúa coi trọng mọi nhu cầu của chúng ta, bắt đầu từ điều cơ bản nhất. Và Ngài muốn nêu gương cho các môn đệ rằng: “Các ngươi hãy cho họ ăn” (câu 13), cho những người đã nghe lời Ngài trong ngày. Chúng ta có thể đánh giá việc tôn thờ Thánh Thể của mình khi chúng ta chăm sóc người lân cận như Chúa Giêsu làm. Có tình cảnh đói ăn xung quanh chúng ta, nhưng cũng có sự đồng hành; có sự khao khát những ủi an, tình bạn, những lời khôi hài tốt đẹp; có khao khát được chú ý, có khao khát được đón nhận Tin Mừng. Chúng ta tìm thấy điều này trong Bánh Thánh Thể - đó là sự chú ý của Chúa Kitô đến nhu cầu của chúng ta và lời mời gọi làm điều tương tự đối với những người bên cạnh chúng ta. Chúng ta cần ăn và cho người khác ăn.
Tuy nhiên, ngoài việc ăn uống, chúng ta không thể quên được sự hài lòng. Đám đông hài lòng vì lượng thức ăn dồi dào và cũng vì vui mừng và ngạc nhiên khi nhận được thức ăn từ Chúa Giêsu! Chúng ta chắc chắn cần phải nuôi dưỡng bản thân mình, nhưng chúng ta cũng cần phải hài lòng, khi biết rằng sự nuôi dưỡng được ban cho chúng ta từ tình yêu. Trong Mình và Máu Chúa Kitô, chúng ta tìm thấy sự hiện diện của Người, sự sống của Người được ban cho mỗi người chúng ta. Ngài không chỉ giúp chúng ta tiến về phía trước, mà còn ban cho chúng ta chính mình Người - Chúa Giêsu tự biến mình thành người bạn đồng hành của chúng ta, Ngài tham gia vào công việc của chúng ta, Ngài thăm viếng chúng ta khi chúng ta cô đơn, trả lại cho chúng ta cảm giác nhiệt thành. Chúa mang đến cho chúng ta ý nghĩa trong cuộc sống, giữa những điều khuất tất, những nghi ngờ của chúng ta; những ý nghĩa này mà Chúa ban cho chúng ta làm chúng ta thỏa mãn. Điều này cho chúng ta biết “nhiều hơn nữa” điều mà mọi người đang tìm kiếm - cụ thể là sự hiện diện của Chúa! Vì sự hiện diện ấm áp của Ngài, cuộc sống của chúng ta thay đổi. Nếu không có Người, mọi thứ sẽ thực sự trở nên xám xịt. Tôn thờ Mình và Máu Chúa Kitô, chúng ta hãy hết lòng cầu xin Người: “Lạy Chúa, xin ban cho con tấm bánh hằng ngày đó để tiến bước, lạy Chúa, xin cho con thỏa lòng với sự hiện diện của Chúa!”
Xin Đức Trinh Nữ Maria dạy chúng ta biết tôn thờ Chúa Giêsu, sống trong Bí tích Thánh Thể và chia sẻ Người với anh chị em chúng ta.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị và các bạn thân mến!
Hôm qua, tại Seville, một số tu sĩ của dòng Đa Minh đã được tuyên chân phước: Ángel Marina Álvarez và mười chín bạn đồng hành tử đạo; Juan Aguilar Donis và bốn bạn đồng hành thuộc Dòng các nhà thuyết giáo; Isabel Sánchez Romero, một nữ tu lớn tuổi của Dòng Thánh Đa Minh; và Fructuoso Pérez Marquez, giáo dân dòng ba Đa Minh. Tất cả họ đều bị giết vì lòng thù hận đức tin trong cuộc bách hại tôn giáo diễn ra ở Tây Ban Nha trong bối cảnh cuộc nội chiến của thế kỷ trước. Chứng tá của họ về sự gắn bó với Chúa Kitô và sự tha thứ cho những kẻ giết họ chỉ cho chúng ta thấy con đường nên thánh và khuyến khích chúng ta biến cuộc sống của mình trở thành của lễ tình yêu đối với Thiên Chúa và anh chị em chúng ta. Chúng ta hãy hoan nghênh các Chân Phước mới!
Một lần nữa từ Miến Điện lại vang lên tiếng kêu đau đớn của rất nhiều người dân thiếu sự trợ giúp nhân đạo cơ bản và những người buộc phải rời bỏ ngôi nhà bị cháy rụi và chạy trốn bạo lực. Tôi tham gia lời kêu gọi của các giám mục trên mảnh đất thân yêu đó, rằng cộng đồng quốc tế đừng quên người dân Miến Điện, rằng phẩm giá con người và quyền sống phải được tôn trọng, cũng như những nơi thờ tự, bệnh viện và trường học. Và tôi chúc phúc cho cộng đồng người Miến Điện ở Ý, có đại diện ở đây ngày hôm nay.
Thứ Tư tới, ngày 22 tháng 6, Cuộc Họp Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ 10 sẽ bắt đầu; nó sẽ diễn ra ở Rôma và đồng thời trên toàn thế giới. Tôi cảm ơn các giám mục, linh mục quản xứ và những người làm công tác mục vụ gia đình, những người đã kêu gọi các gia đình đến với những giây phút suy tư, cử hành và lễ hội. Trên hết, tôi cám ơn các cặp vợ chồng và các gia đình, những người sẽ làm chứng cho tình yêu gia đình như một ơn gọi và con đường nên thánh. Chúc một buổi gặp mặt vui vẻ!
Và bây giờ tôi xin chào tất cả các bạn, những người Rôma và những người hành hương đến từ nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là các học sinh của Trường Thuyết Giáo Luân Đôn. Tôi chào các học viên trong khóa học đầu tiên về chăm sóc mục vụ chào đón và chăm sóc cuộc sống mới; các tín hữu từ Gragnano và hiệp hội những người đi xe đạp “Pedale Sestese” của Sesto San Giovanni. Và chúng ta đừng quên những đau khổ của người dân Ukraine trong thời điểm này, một dân tộc đang phải chịu đựng. Tôi muốn tất cả anh chị em luôn ghi nhớ một câu hỏi: hôm nay tôi đang làm gì cho người dân Ukraine? Tôi có cầu nguyện không? Tôi đang làm gì đó? Tôi có đang cố gắng hiểu tình hình ở đó không? Hôm nay tôi đang làm gì cho người dân Ukraine? Mỗi người trong số anh chị em, hãy tự trả lời trong trái tim của mình.
Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật nhiều may mắn và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
1. Vladimir Putin bị giáng đòn nặng khi kho đạn của Nga bị quân đội Ukraine phá hủy
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine Ukraine vừa xác nhận tin tức về vụ kho đạn của Nga bị nổ tung ở vùng Kherson
Cuộc tấn công diễn ra vào đêm trước khi Boris Johnson có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv, nơi ông gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và đề nghị giúp huấn luyện tới 10.000 quân cứ sau 120 ngày.
Một kho đạn của Nga đã bị lực lượng Ukraine phá hủy sẽ là một đòn giáng khác đối với Vladimir Putin.
Các bức ảnh cho thấy khói đen bốc lên bầu trời sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào tiền đồn ở Kherson bị chiếm đóng, tờ Express đưa tin.
Ảnh chụp từ các thiết bị theo dõi vũ khí đã được công bố vào thứ Năm và tuyên bố cho thấy thiệt hại nặng nề do cuộc tấn công ở thành phố Nova Kakhovka ở miền nam Ukraine.
Một bức ảnh khác cho thấy phần còn lại của một hỏa tiễn đã phát nổ với một chiếc xe tải bị lật ở phía sau. Ba xe tải tiếp liệu của Nga được cho là đã bị trúng đạn trong vụ tấn công, cùng với một xe bọc thép phụ trợ.
Xác nhận cuộc tấn công với Ukraine 24, một kênh truyền hình toàn quốc, Serhiy Khlan, cố vấn của người đứng đầu Cơ quan quản lý nhà nước vùng Kherson, cho biết: “Lực lượng vũ trang của chúng tôi đã đánh vào kho đạn và trung tâm sửa chữa thiết bị quân sự, nơi Nova Kakhovka ở một trong những khu công nghiệp, rất đúng giờ và có mục đích. Nó nổ từ trưa cho đến chiều tối ngày hôm sau”.
Vụ nổ cũng khiến cây cối bị gãy đổ cũng như phá hủy một chiếc xe tải chở hàng được đánh dấu bằng ký hiệu 'Z' ngày nay đã được nhiều người biết đến.
Kherson, một khu vực ven biển nơi lục địa Ukraine tiếp giáp với Crimea, hiện đang bị chiếm đóng và kiểm soát bởi các lực lượng Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần tuyên bố rằng ông sẽ tái lập chủ quyền hoàn toàn của Ukraine và ám chỉ mong muốn trở lại biên giới trước năm 2014 của quốc gia này.
Những thất bại quân sự của Nga trong cuộc xâm lược có thể khiến quân đội Ukraine có rất nhiều cơ hội thực hiện một cuộc giải phóng hoàn toàn
Thủ tướng Boris Johnson đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Sáu. Trong cuộc gặp gỡ ông đưa ra một chương trình đào tạo lớn để hỗ trợ quân đội Ukraine, với khả năng huấn luyện tới 10.000 binh sĩ cứ mỗi 120 ngày.
Ông Johnson nói: “Chuyến thăm của tôi hôm nay, giữa cuộc chiến khốc liệt này, là để gửi một thông điệp rõ ràng và đơn giản đến người dân Ukraine: Vương quốc Anh ở bên các bạn, và chúng tôi sẽ ở bên các bạn cho đến khi các bạn giành được chiến thắng cuối cùng.”
“Khi những người lính Ukraine bắn hỏa tiễn của Vương quốc Anh để bảo vệ chủ quyền của quốc gia các bạn, họ cũng làm như vậy để bảo vệ những quyền tự do mà chúng tôi cho là đương nhiên.”
“Đó là lý do tại sao tôi đã đề nghị với Tổng thống Zelenskiyy một chương trình huấn luyện quân sự mới quan trọng có thể thay đổi phương trình của cuộc chiến này – khai thác tối đa hỏa lực hùng hậu nhất, và quyết tâm chiến thắng của người Ukraine”.
“Hai tháng kể từ chuyến thăm cuối cùng của tôi, sự gan dạ, quyết tâm và kiên cường của người Ukraine đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và tôi biết rằng quyết tâm không thể phá vỡ sẽ tồn tại lâu hơn những tham vọng viễn vông của Tổng thống Putin”.
Ông Zelenskiy nhận xét: “Nhiều ngày diễn ra cuộc chiến này đã chứng minh rằng sự ủng hộ của Vương quốc Anh đối với Ukraine là vững chắc và kiên quyết.
“Rất vui khi gặp lại người bạn tuyệt vời của đất nước chúng ta, Boris Johnson ở Kyiv.”
2. Thị trưởng Melitopol cho biết Nga bỏ chạy tán loạn, các lực lượng Ukraine tiến hơn 10 km về phía thành phố
Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hơn 10 km hôm Chúa Nhật về phía thành phố Melitopol tạm thời bị chiếm đóng. Thị trưởng Melitopol, Ivan Fedorov cho biết như trên.
“Các Lực lượng vũ trang anh hùng của chúng ta đã tiến xa đáng kể và hiện đang ở biên giới Kherson, trong bối cảnh quân Nga đang mất tinh thần bỏ chạy tán loạn. Tôi tin tưởng, trong tương lai gần, quân đội ta sẽ giải phóng Kherson. Tình hình tương tự đang diễn ra theo hướng của Melitopol. Lực lượng vũ trang của chúng tôi đã tiến hơn 10 km từ Zaporizhzhia về phía Melitopol,” Fedorov nói.
Ông kêu gọi cư dân địa phương tin tưởng vào Lực lượng vũ trang Ukraine và chiến thắng của Ukraine. Xin nhắc lại rằng quân đội Nga đã chiếm thành phố Melitopol vào cuối tháng 2 năm 2022.
3. Ukraine chọc quê Nga, dự định trưng bày xe tăng của Putin bị phá hủy ở nhiều nước Âu Châu
Ukraine đang có kế hoạch trưng bày các thiết bị quân sự của Nga bị phá hủy ở Warsaw, Berlin, Lisbon và các thành phố khác ở Âu Châu.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết điều này trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Ba Lan Polsat News
Theo Bộ trưởng, việc loại bỏ Putin khỏi quyền lực ở Nga sẽ không kết thúc cuộc chiến ở Ukraine, vì không chỉ có mỗi một người ở Nga “ghét Ukraine”. Ông nói rằng toàn bộ Điện Cẩm Linh đang theo đuổi chính sách đế quốc, và các tướng lĩnh Nga muốn nhìn thấy xe tăng của họ lăn bánh trên các thành phố ở Âu Châu.
“Và chúng tôi sẽ giúp bảo đảm rằng xe tăng Nga có mặt ở Âu Châu, nhưng chỉ là phế liệu. Chúng tôi dự định tổ chức triển lãm các thiết bị Nga bị phá hủy. Chúng tôi sẽ bắt đầu với Warsaw, sau đó là Berlin, Paris, Madrid và cuối cùng là Lisbon,” Ông Reznikov nói.
Khi được hỏi về việc trao đổi tù nhân chiến tranh, Reznikov lưu ý rằng có khả năng sẽ có các cuộc trao đổi tù binh trong những ngày tới. Theo ông, người Nga hiện vẫn còn đang tuân thủ một số điều khoản trong công ước về đối xử nhân đạo với các tù nhân chiến tranh, nhưng không biết liệu điều này có tiếp tục hay không.
Reznikov nhấn mạnh rằng Ukraine đang đàm phán về việc trả tự do cho quân trú phòng ở nhà máy thép Azovstal, Mariupol.
4. Hãng hàng không Nhật Bản liêm chính, hành động rất liêm chính, thay đổi logo trùng với biểu tượng xâm lược của Nga
Khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine sắp tới mốc 4 tháng, một hãng hàng không Nhật Bản đã công bố kế hoạch tốn hàng chục triệu để thay đổi logo trong bối cảnh lo ngại rằng giao diện hiện tại của hãng có thể gây ra hiểu lầm rằng họ ủng hộ cuộc xâm lược của Nga.
Zipair có trụ sở tại Tokyo - một công ty con Japan Airlines - được nhiều người ca ngợi vì sự phục vụ và giá cả phải chăng, đã thông báo rằng họ đã loại bỏ chữ “Z” khỏi các cánh đuôi của mình kể từ ngày 18 tháng 6, và thay thế chúng bằng một mẫu sọc hình học.
Việc thiết kế lại đã được trình bày trong một cuộc họp báo công bố đường bay mới của hãng hàng không từ Tokyo đến San Jose, California.
Shingo Nishida, chủ tịch của Zipair cho biết logo hiện có của hãng, đã được sử dụng từ năm 2018.
Nga đã sử dụng “Z” để tượng trưng cho một chiến thắng giả định trong cuộc xâm lược của mình. Chữ Z đã được đánh dấu trên hầu hết các xe quân sự của Nga, đặc biệt là xe tăng, và những người ủng hộ Điện Cẩm Linh đã sử dụng nó để công khai bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
“Tôi nghĩ một số người có thể cảm thấy như vậy khi họ nhìn thấy nó mà không cần bất kỳ lời giải thích nào,” Nishida nói.
Phát ngôn nhân của Zippair nói với CNN: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đã nhận được một số ý kiến của khách hàng về cảm nhận của họ đối với thiết kế đuôi máy bay hiện tại. Là một công ty vận tải công cộng, chúng tôi biết rằng cái chữ này chẳng may đã được hiển thị trên nhiều kênh truyền thông trên phạm vi toàn cầu và cách thiết kế của chúng tôi, tuy là có trước chiến tranh Ukraine, có thể được cảm nhận theo hướng tiêu cực.”
“Mặc dù khách hàng thừa nhận và hiểu rằng logo của chúng tôi được tạo ra vào năm 2018, trước cuộc chiến hiện nay, nhưng họ đã chia sẻ mối quan tâm của mình như một cách để thể hiện sự ủng hộ đối với hãng hàng không chúng tôi”.
“Chủ tịch của chúng tôi rất quan tâm đến cảm xúc của khách hàng và trực tiếp đọc các nhận xét chung của khách hàng như một phần thói quen của ông ấy”.
Đuôi các máy bay Zipair đã được nhìn thấy phần đuôi được phủ tạm bằng đề can từ ngày 18 tháng 6. Sau đó máy bay sẽ dần dần được sơn lại, bắt đầu từ tháng 12 năm 2022 cho đến khi hoàn thành vào mùa xuân năm 2023.
Đường bay thẳng mới của Zipair từ Tokyo đến San Jose, California, sẽ bắt đầu vào tháng 12.
5. Úc gửi bốn thiết giáp M113 đầu tiên đến Ukraine
Bốn thiết giáp M113 AS4 đầu tiên được chính phủ Úc Đại Lợi bàn giao cho Ukraine đã rời Căn cứ Amberley của Bộ Tư Lệnh Không Quân Úc Đại Lợi.
Được xếp vào một chiếc máy bay Antonov AN-124 của Ukraine, bốn chiếc này là chiếc đầu tiên trong số 14 chiếc M113 AS4 do Úc Đại Lợi cung cấp.
Gói hỗ trợ quân sự của chính phủ Úc Đại Lợi bao gồm hỗ trợ trị giá hơn 285 triệu Úc Kim bao gồm Xe cơ động được bảo vệ Bushmaster, trọng pháo M777; đạn dược, hệ thống máy bay không người lái và một loạt thiết bị cá nhân.
Thủ tướng, Anthony Albanese cho biết chuyến hàng hỗ trợ quân sự mới nhất đáp ứng yêu cầu trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine về các phương tiện bổ sung và thể hiện cam kết bền vững của Úc Đại Lợi đối với người dân Ukraine.
Thiết giáp M113 AS4 là một phương tiện chiến đấu bọc thép được thiết kế để vận chuyển binh lính bộ binh trên chiến trường.
6. Oleh Kutsyn, chỉ huy Tiểu đoàn Karpatska Sich, bị giết ở mặt trận phía đông
“Oleh Kutsyn, một trong những chỉ huy kiệt xuất nhất, đã bị giết ở mặt trận phía đông. Ông là người sáng lập và lãnh đạo lâu năm của Quân Đoàn Tự Do, chỉ huy Tiểu đoàn 49 súng trường biệt lập của Lực lượng vũ trang Ukraine. Ông được biết đến như một chiến binh thực thụ, được tôn trọng như một người chỉ huy và một người đàn ông tốt với đức tính bất khuất,” Thị trưởng Ivano-Frankivsk, của Ruslan Martsinkiv cho biết như trên và bày tỏ sự chia buồn với gia đình người đã khuất.
Oleh Kutsyn là một nhân vật chính trị và quân sự nổi bật người Ukraine, người đứng đầu Quân đoàn Tự do, thành viên hội đồng chính trị của Liên minh Toàn Ukraine “Svoboda”. Ông đã hai lần được bầu làm thành viên của Hội đồng thành phố Tiachiv.
Khi bắt đầu chiến sự ở miền đông Ukraine, Kutsyn đã tổ chức một nhóm tình nguyện thu thập và chuyển viện trợ cho các quân nhân Ukraine phục vụ tại quận Slovyansk của vùng Donetsk. Đầu mùa hè năm 2014, các tình nguyện viên quyết định gia nhập Vệ binh Quốc gia.
7. Scholz: G7 sẽ hỗ trợ Ukraine đến thắng lợi cuối cùng
Ukraine có thể mong đợi nhận được sự hỗ trợ cần thiết “chừng nào còn cần thiết”. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết điều này trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn dpa của Đức.
Theo Scholz, ông muốn sử dụng cuộc họp vào tuần tới với các nhà lãnh đạo G7 tại làng Elmau, Bavaria để thảo luận về triển vọng dài hạn của Ukraine.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine đến thắng lợi cuối cùng. Chúng tôi muốn bảo đảm rằng các tính toán của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không thành công. Putin rõ ràng hy vọng rằng mọi thứ sẽ ổn thỏa một khi ông đã chinh phục đủ đất và cộng đồng quốc tế sẽ trở lại mọi chuyện như bình thường. Đó là một ảo tưởng”.
Theo Scholz, ông và những vị nguyên thủ quốc gia từ Pháp, Ý và Rumani đã thảo luận thêm về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine - cụ thể là đạn dược và pháo - với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trong chuyến thăm của họ tới Kyiv vào ngày 16/6.
Bốn nhà lãnh đạo cũng ủng hộ nỗ lực của Ukraine để trở thành thành viên của Liên minh Âu Châu, lập trường Scholz cho biết ông hy vọng tất cả các nước trong khối sẽ ủng hộ tại cuộc họp ở Brussels vào tuần tới.
1. Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp nhận yêu cầu của giám mục Bỉ không được phong làm Hồng Y
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận yêu cầu của một giám mục Công Giáo Bỉ xin đừng tấn phong ngài làm Hồng Y tại một công nghị tấn phong Hồng Y vào tháng Tám tới đây.
Đức Cha Lucas Van Looy, giám mục hiệu tòa 80 tuổi của giáo phận Ghent, được dự kiến sẽ nhận chiếc mũ đỏ cùng với 20 vị khác ở Rôma vào ngày 27 tháng 8.
Một tuyên bố ngày 16 tháng 6 từ hội đồng giám mục Bỉ cho biết: “Thông báo về việc tấn phong Hồng Y cho Đức Cha Lucas Van Looy, giám mục hiệu tòa, đã tạo ra nhiều phản ứng tích cực, nhưng cũng có những lời chỉ trích rằng trong tư cách là Giám mục của Ghent từ năm 2004 đến 2020, ngài không phải lúc nào cũng phản ứng đủ mạnh mẽ trước những lạm dụng của hàng giáo sĩ.”
“Để tránh cho các nạn nhân của những vụ lạm dụng như vậy bị tổn thương một lần nữa do việc ngài được tấn phong Hồng Y, Đức Cha Van Looy đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng đừng tấn phong ngài. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đồng ý yêu cầu của Đức Cha Van Looy.”
“Đức Hồng Y De Kesel và các giám mục Bỉ đánh giá cao quyết định của Đức Cha Van Looy. Các ngài nhắc lại cam kết tiếp tục đấu tranh chống lại mọi hình thức lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo, trong đó lợi ích của các nạn nhân và gia đình họ luôn được đặt lên hàng đầu”.
Đức Cha Lucas Van Looy sinh tại Tielen, Bỉ, vào ngày 28 tháng 9 năm 1941. Ngài gia nhập Dòng Salêdiêng của Don Bosco năm 1961. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 12 tháng 9 năm 1970.
Trong suốt những năm của thập niên 1970, ngài đã từng là một nhà truyền giáo ở Hàn Quốc. Trong những năm 1980 và 90, ngài giữ các vị trí lãnh đạo trong Dòng Salêdiêng.
Năm 2003, ở tuổi 62, ngài được bổ nhiệm làm giám mục Ghent, Tây Bắc nước Bỉ. Ngài được tấn phong giám mục vào ngày 1 tháng 2 năm 2004.
Đức Cha Van Looy đã phát biểu trước một ủy ban quốc hội Bỉ về lạm dụng tình dục vào năm 2010. Theo một báo cáo đương thời, ngài đã xin lỗi những người bị lạm dụng tình dục.
Ngài nói: “Là một con người, một tín hữu, một linh mục và một giám mục, tôi vô cùng xấu hổ.”
Một báo cáo khác nói rằng các thành viên ủy ban đã rất ngạc nhiên khi ngài nói với họ rằng ngài đã không chuyển sáu bức thư liên quan đến lạm dụng trong giáo phận của mình cho các nhà chức trách. Ngài giải thích rằng tình hình “bớt bức xúc hơn” vì các linh mục liên quan đã nghỉ hưu.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đích thân bổ nhiệm Đức Cha Van Looy làm đại biểu cho Thượng hội đồng gia đình năm 2015.
Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận đơn từ chức giám mục giáo phận Ghent vào ngày 27 tháng 11 năm 2019, khi Đức Cha Van Looy 78 tuổi, ba năm sau tuổi nghỉ hưu bình thường của các giám mục giáo phận.
Ngày 29 tháng 5, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thông báo rằng ngài có ý định thăng Đức Cha Van Looy lên hàng Hồng Y.
Source:Catholic News Agency
2. Chính phủ Anh trừng phạt Thượng Phụ Kirill, Giáo chủ Giáo Hội Chính thống giáo Nga
Chính phủ Anh đã thông báo rằng họ đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Nga.
Văn phòng Đối ngoại, Khối thịnh vượng chung và Phát triển cho biết trong một tuyên bố ngày 16 tháng 6 rằng Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn nước Nga đang bị “trừng phạt vì đã ủng hộ và cổ vũ cho cuộc chiến của Putin ở Ukraine.”
Thông báo được đưa ra sau khi các nước thành viên Liên minh Âu Châu không nhất trí được về việc liệu Thượng phụ Kirill có nên phải đối mặt với các lệnh trừng phạt hay không sau khi tên của ông được Ủy ban Âu Châu, cơ quan hành pháp của Liên Hiệp Âu Châu, đề xuất. Hung Gia Lợi được cho là đã phản đối việc đưa ông ta vào.
Quyết định của Vương quốc Anh đã được Andrii Yurash, đại sứ Ukraine tại Tòa thánh hoan nghênh.
Viết trên Twitter, ông nói rằng Giáo Hội Chính thống Nga và các nhà lãnh đạo của nó đã phải trả giá “giống như Putin vì đã giết hàng nghìn người và phá hủy Ukraine.”
Tuy nhiên, bước đi này đã bị Vladimir Legoida, người đứng đầu Ủy ban Đối Ngoại của Giáo Hội Chính thống Nga, lên án.
Trong một tuyên bố trên trang web chính thức của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, ông nói rằng “những nỗ lực nhằm đe dọa người đứng đầu Giáo Hội Nga hoặc buộc ông từ bỏ quan điểm của mình là vô nghĩa, vô lý và vô ích”.
Ông nhận xét: “Gia đình của Giáo chủ đã trải qua những năm tháng ngược đãi vô thần, và bản thân ông lớn lên và hình thành dưới áp lực to lớn đối với đức tin, là điều mà ông luôn chống lại một cách danh dự”.
Legoida nói thêm: “Giáo Hội - đặc biệt là bây giờ - là cầu nối cuối cùng, là phương tiện liên lạc, mà họ đang cố gắng phá hủy vì một lý do nào đó. Những lực lượng chính trị đã làm leo thang xung đột và xa rời hòa bình là mục tiêu quan trọng của họ”.
Nhiều công dân Nga có ảnh hưởng đã được thêm vào danh sách trừng phạt của Vương quốc Anh kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Các biện pháp trừng phạt bao gồm việc đóng băng tài sản và cấm du lịch đến Vương quốc Anh.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss cho biết: “Hôm nay chúng tôi đang tấn công vào những kẻ kích động và thủ phạm cuộc chiến của Putin, những người đã mang lại đau khổ không thể kể xiết cho Ukraine, bao gồm cả việc ép buộc chuyển giao và nhận trẻ em”.
“Chúng tôi sẽ không mệt mỏi trong việc bảo vệ tự do và dân chủ, và tiếp tục gây áp lực lên Putin, cho đến khi Ukraine thành công.”
Source:Catholic News Agency
3. Quân đội Miến Điện phóng hỏa nhà thờ Công Giáo
Đức Hồng Y Charles Bo, của tổng giáo phận Yangon và cũng là chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, vừa lên án vụ lục soát và đốt một nhà thờ Công Giáo ở một ngôi làng ở miền đông Miến Điện.
Nhà thờ Công Giáo Thánh Matthêu ở Dawnyaykhu thuộc thị trấn Phruso thuộc bang Karenni đã bị thiêu rụi bởi ngọn lửa, theo đoạn video được đăng tải bởi Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Karenni, gọi tắt là KNDF, một nhóm nổi dậy địa phương chiến đấu với lực lượng quân đội nắm chính quyền sau cuộc đảo chính vào tháng 2 năm 2021.
“Vào ngày 14 tháng 6, quân đội đã thiêu rụi hơn 4 ngôi nhà ở làng Dawnyaykhu. Vào ngày 15 tháng 6, quân đội đã đốt phá Nhà thờ Công Giáo trong làng mà không rõ lý do vào khoảng 3 giờ chiều”, một quan chức KNDF cho biết.
Ngôi làng đã chứng kiến các cuộc giao tranh ác liệt từ ngày 10 đến 15 tháng 6 giữa quân đội chính phủ và phiến quân KNDF.
Đoạn video của KNDF có mục đích cho thấy các binh sĩ chính phủ tiếp cận tòa nhà thờ màu trắng khi khói và lửa bốc ra từ các cửa sổ. Tiếng súng có thể được nghe thấy. Đoạn phim cho thấy các đám cháy bùng phát ở các vị trí khác nhau bên trong tòa nhà.
Một nguồn tin tiết lộ với CNA, cả làng và các thành viên hay lãnh đạo của nhà thờ đều không tham gia vào bất kỳ cuộc giao tranh nào ở địa phương. Những người lính được cho là đã được lệnh đốt phá nhà thờ sau khi chiếm đóng tòa nhà và cướp bóc các vật dụng có giá trị bao gồm lương thực thu được cho người nghèo địa phương.
KNDP, một trong 11 nhóm vũ trang dân tộc hiện đang chống lại chính quyền, đã từ chối ký thỏa thuận ngừng bắn trên toàn quốc.
Nhà thờ Thánh Matthêu là một trong 38 giáo xứ thuộc Giáo phận Loikaw ở miền đông Miến Điện. UCA News đưa tin, khoảng 16 giáo xứ trong giáo phận đã phải bỏ hoang vì giao tranh gia tăng trong khu vực. Theo báo cáo, ít nhất 9 nhà thờ trong giáo phận đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc pháo kích và không kích của quân đội chính phủ.
Khoảng 1.900 người đã chết và 1 triệu người khác phải di dời dưới sự kiểm soát đàn áp của quân đội đối với đất nước, Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva hôm thứ Ba.
Bà cho biết thêm hàng nghìn người đã bị bắt và ước tính có khoảng 14 triệu người đang cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp.
Người dân Miến Điện vẫn “bị mắc kẹt trong vòng xoáy đói nghèo và di dời, vi phạm và lạm dụng nhân quyền,” Bachelet nói.
Bà nói: “Những gì chúng ta đang chứng kiến ngày nay là việc sử dụng một cách có hệ thống và rộng rãi các chiến thuật chống lại dân thường, trong đó có những cơ sở hợp lý để tin rằng việc thực hiện các tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh.
Source:Catholic News Agency
1. Đại Tá Nhảy Dù và Trung Tá Không Quân Nga tử trận
Hôm thứ Hai, 20 tháng Sáu, các phương tiện truyền thông Nga đã nhìn nhận cái chết của một Đại Tá Nhảy Dù và một Trung Tá Không Quân Nga, nâng số sĩ quan cấp tá đã tử trận trên chiến trường Ukraine lên đến 55 người.
Trung Tá Không Quân Nga Sergey Gundorov, 51 tuổi, là người được khá nhiều Anh Dũng Bội Tinh đã bị loại khỏi vòng chiến gần Volnovakha ở Donbas, khiến ông trở thành sĩ quan cấp tá thứ 55 bị quân Ukraine loại khỏi vòng chiến, kể từ khi cuộc chiến bắt đầu.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine đã đưa ra một đoạn phim rất kinh hoàng cho thấy cái chết của Trung Tá Sergey Gundorov diễn ra như thế nào. Chiếc trực thăng Mi-35 của anh ta bay rất thấp, để tấn công vào các binh sĩ Ukraine, khiến họ phải nằm rạp xuống đất tránh đạn. Tuy nhiên, khi chiếc trực thăng vừa bay qua, một binh sĩ Ukraine đã dũng cảm đứng dậy bắn theo một hỏa tiễn đất đối không di động.
Chiếc trực thăng của Sergey Gundorov bị trúng hỏa tiễn nhưng vẫn cố bay được một đoạn trước khi lao qua một dải rừng hẹp và rơi trên một cánh đồng, đắm chìm trong một quả cầu lửa khổng lồ.
Một chiếc trực thăng thứ hai của Nga bắn pháo sáng để kêu gọi quân bộ binh Nga tiếp cứu trước khi chuồn thẳng một mạch.
Quân Ukraine đã rút lui khỏi hiện trường, và hoàn toàn không hay biết người họ vừa bắn chết là ai.
Những dòng tưởng nhớ Trung Tá Sergey Gundorov và phân ưu cùng gia đình, trên Telegram của người Nga, xác nhận anh ta là người phi công đã tử trận cùng với chiếc trực thăng Mi-35.
Người Nga viết: “Tưởng nhớ mãi mãi về người anh hùng đã ra đi trong chuyến bay cuối cùng của anh”.
“Các phi công không chết, họ bay lên bầu trời... Những người đàn ông tốt nhất đang rời bỏ chúng ta.”
Anh ta chết sau khi hoàn thành xuất sắc một “nhiệm vụ chiến đấu”.
Gundorov trước đó đã giành được ba huân chương Anh Dũng Bội Tinh.
Trong số những lời chia buồn gửi đến viên Trung Tá, là một người cha có hai đứa con, cũng có một dòng ngắn ngủi từ đứa con trai Ilya của anh với những từ đơn giản này: “Bố yêu của con.”
Cuối tuần qua, các phương tiện truyền thông Nga cũng đề cập đến cái chết của Đại tá Nhảy Dù Sergei Krasnikov, 56 tuổi, là người đã tình nguyện tái gia nhập lực lượng để tham chiến tại Ukraine. Đại tá Sergei Krasnikov, tử trận trong một cuộc phục kích khi đang làm nhiệm vụ trinh sát vào đêm 14 tháng 6. Anh ta là một người hành động nổi tiếng đã nhảy dù xuống Bắc Cực.
Theo các nguồn tin, anh ta là một lính dù được đào tạo, đã chuyển đổi nghề nghiệp từ hệ thống tư pháp hình sự sang phục vụ trong quân đội Nga.
Krasikov trước đây đã từng là huấn luyện viên trưởng của đội nhảy dù quốc gia Nga.
Trong một trận chiến ở làng Ternove, vùng Kharkiv, anh đã bỏ mạng. Anh từng là thành viên trong một Ủy ban Điều tra của Nga, được coi là đối tác của FBI.
2. Yermak đánh giá khả năng các lực lượng Belarus tham gia cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine
Khả năng quân đội Belarus tham gia quy mô lớn vào cuộc chiến mà Nga đang tiến hành chống lại Ukraine là không cao do tâm trạng của người dân Belarus và tổn thất nặng nề của quân Nga.
Người đứng đầu Văn phòng Tổng thống, Andriy Yermak, đã đưa ra lập trường trên trong một cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông Ukraine.
“Chắc chắn, Belarus đã tham gia vào cuộc xâm lược - những hỏa tiễn đầu tiên được phóng từ lãnh thổ của họ, quân đội Nga tấn công từ đó. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng người dân Belarus không ủng hộ ý tưởng tham gia vào cuộc chiến chống Ukraine. Tất nhiên, họ đã cung cấp lãnh thổ của mình cho quân đội Nga. Nhưng xác suất quân đội Belarus ồ ạt tham chiến là không cao, chính xác là do tâm trạng của người dân Belarus và tổn thất nặng nề của quân Nga”, Andriy Yermak nói.
Cho đến nay có tới 7 tiểu đoàn Belarus đã được bố trí ở biên giới Belarus-Ukraine ở các vùng Brest và Gomel. Các nỗ lực chính tập trung vào việc thực hiện các nhiệm vụ do thám, củng cố các vị trí và bảo vệ biên giới quốc gia. Mối đe dọa về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và không kích từ lãnh thổ của Cộng hòa Belarus vẫn còn nguyên.
3. Một chiến thắng của Nga trong tay Vladimir Putin sẽ là một 'thảm họa' cho nhân loại
Hôm thứ Sáu 17 tháng 6, Thủ tướng Boris Johnson đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv và cho biết điều quan trọng là Anh tiếp tục thể hiện nước này đang ủng hộ Ukraine, đồng thời cảnh báo nguy cơ của hội chứng “mệt mỏi với Ukraine” đang bùng phát trong thế giới phương Tây.
Boris Johnson nói với các phóng viên: “Người Nga đang tiến từng chút một và điều quan trọng là chúng ta phải thể hiện những gì chúng ta biết là đúng, đó là Ukraine có thể thắng và sẽ thắng.”
“Khi sự mệt mỏi về Ukraine đang diễn ra, điều rất quan trọng là phải chứng tỏ rằng chúng tôi sẽ đồng hành cùng họ trong chặng đường dài và chúng ta đang mang lại cho họ khả năng phục hồi chiến lược mà họ cần.”
Ông nói thêm sẽ là một “thảm họa” nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể chiếm được các thành phố ở phía nam Ukraine và Donbas.
Tưởng cũng nên nhắc lại: hôm thứ Sáu, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã hủy chuyến thăm dự kiến tới hội nghị thượng đỉnh ở Doncaster vào phút chót, nơi ông dự kiến sẽ có bài phát biểu trước các nghị sĩ Đảng Bảo thủ và các ủy viên hội đồng địa phương từ miền bắc nước Anh.
Thay vào đó, Ông Boris Johnson đã có mặt tại Kyiv. Đây là chuyến đi thứ hai của Johnson tới Ukraine kể từ đầu cuộc chiến. Chuyến đi diễn ra sau chuyến thăm của các nhà lãnh đạo hàng đầu Liên Hiệp Âu Châu Emmanuel Macron, Olaf Scholz và Mario Draghi trong tuần này.
Boris Johnson đã đề nghị khởi động một chiến dịch huấn luyện lớn cho các lực lượng Ukraine, với khả năng huấn luyện lên đến 10.000 binh sĩ trong thời gian 120 ngày.
Tại Kyiv, Thủ tướng Boris Johnson nói:
Chuyến thăm của tôi hôm nay, giữa cuộc chiến khốc liệt này, là để gửi một thông điệp rõ ràng và đơn giản đến người dân Ukraine: Vương quốc Anh ở bên các bạn, và chúng tôi sẽ ở bên các bạn cho đến khi các bạn giành được chiến thắng cuối cùng.
Ông nói thêm, chương trình huấn luyện quân sự mới “có thể thay đổi phương trình của cuộc chiến này - khai thác tối đa hỏa lực hùng hậu nhất, và quyết tâm chiến thắng của người Ukraine”.
Tin tức được đưa ra trong bối cảnh Putin được cho là 'trông không được tốt' theo một chuyên gia vì ông được nhìn thấy đang nắm chặt bàn quá cứng - tĩnh mạch của ông bắt đầu phồng lên.
Suy đoán xung quanh tình trạng của bạo chúa đã trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi trong một thời gian - với những tuyên bố rằng ông ta mắc bệnh Parkinson.
4. Các nhà lãnh đạo phương Tây nói rằng cần tiếp tục hỗ trợ Ukraine
Khi cuộc chiến của Nga ở Ukraine ngày càng bùng phát, các nhà lãnh đạo phương Tây đã tuyên bố rõ ràng rằng Ukraine và phần còn lại của thế giới, phải gồng mình trong một chặng đường dài.
Trong các bình luận riêng biệt được công bố hôm Chúa Nhật, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Anh Boris Johnson nhắc lại rằng các chính phủ phương Tây phải tiếp tục hỗ trợ Ukraine để ngăn chặn sự xâm lược trong tương lai của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Stoltenberg nói với tờ Bild am Sonntag của Đức rằng không ai biết cuộc xung đột sẽ kéo dài bao lâu nhưng “chúng ta cần chuẩn bị cho thực tế là nó có thể mất nhiều năm”.
“Chúng ta không được ngừng hỗ trợ Ukraine. Ngay cả khi chi phí cao, không chỉ vì hỗ trợ quân sự, mà còn vì giá năng lượng và lương thực tăng “.
Johnson, viết trên tờ Sunday Times sau chuyến thăm thứ hai tới Kyiv hôm thứ Sáu, nói rằng các đồng minh phương Tây phải “rèn luyện sức khỏe cho một cuộc chiến lâu dài, khi Putin sử dụng một chiến dịch tiêu hao, cố gắng hạ gục Ukraine bằng sự tàn bạo tuyệt đối”.
Cả hai người đều nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn sự xâm lược của Nga trong tương lai.
Stoltenberg nói: “Nếu Putin có thể tiếp tục thành công như đã từng thành công sau cuộc chiến tranh Georgia năm 2008 và việc chiếm đóng Crimea năm 2014, thì chúng ta sẽ phải trả một cái giá đắt hơn nhiều”.
Johnson hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Tổng thống Putin được tự do giữ tất cả các khu vực của Ukraine hiện do lực lượng Nga kiểm soát. “Điều gì sẽ xảy ra nếu không ai sẵn sàng nhấc ngón tay khi ông ta sáp nhập lãnh thổ bị chinh phục này và những người dân sợ hãi của nó vào một nước Nga vĩ đại hơn? Điều này có mang lại hòa bình không?”
Thủ tướng Anh nói thêm rằng thông qua sự hỗ trợ lâu dài vững chắc cho Ukraine, “chúng ta và các đồng minh của chúng ta sẽ bảo vệ an ninh của chính mình cũng như Ukraine và bảo vệ thế giới khỏi những giấc mơ chết người của Putin và những người có thể tìm cách sao chép những giấc mơ tàn bạo ấy.”
Johnson viết: “Thời gian là yếu tố sống còn. Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào việc liệu Ukraine có thể tăng cường khả năng phòng thủ đất của mình nhanh hơn so với việc Nga có thể tái tạo năng lực tấn công hay không. Nhiệm vụ của chúng ta là tranh thủ thời gian ở phía bên Ukraine”.
5. Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu khẳng định Nga đã phạm tội ác chiến tranh trong vấn đề xuất khẩu lương thực của Ukraine
Đại diện cấp cao của Liên minh Âu Châu về Chính sách Đối ngoại và An ninh, hay vắn tắt là Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell đã trao đổi với báo giới trong cuộc họp của Hội đồng Đối ngoại tại tòa nhà Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu ở Luxembourg ngày 20/6.
Ông Josep Borrell đã gọi việc Nga phong tỏa xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine là một “tội ác chiến tranh thực sự”, đồng thời nói thêm rằng các lệnh trừng phạt của khối đối với Nga không hề góp phần vào cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, như các luận điệu tuyên truyền của Nga.
Phát biểu với các nhà báo trên đường tới cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu tại Luxembourg vào hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu cho biết “không phải các lệnh trừng phạt của Âu Châu” đang “tạo ra cuộc khủng hoảng này”.
Liên Hiệp Quốc cho biết cuộc chiến của Nga ở Ukraine có thể đẩy tới 49 triệu người vào tình trạng đói kém hoặc giống như nạn đói vì tác động tàn phá của nó đối với nguồn cung và giá lương thực toàn cầu. Các quốc gia đang tranh giành để tìm cách giải quyết vấn đề phong tỏa và Điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ về Truyền thông Chiến lược John Kirby đã nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin “hoàn toàn đã vũ khí hóa lương thực” bằng cách chặn xuất khẩu ngũ cốc ra khỏi Ukraine”.
Phát biểu của ông Borrell được đưa ra sau khi ông Putin nói rằng các hành động của Nga ở Ukraine không phải là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và cáo buộc Hoa Kỳ đã đẩy giá lương thực lên trong bài phát biểu của ông trước Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg hôm thứ Sáu.
Ông nói: “Nạn đói ở các nước nghèo nhất sẽ là lương tâm của chính quyền Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu”.
Borrell phản đối những tuyên bố này vào hôm thứ Hai, nói rằng “vấn đề xuất phát từ việc Nga phong tỏa ngũ cốc Ukraine.” Borrell cho biết, các quốc gia muốn mua lương thực và phân bón của Nga vẫn được tự do làm như thế và nhắc lại rằng các biện pháp trừng phạt của khối không nhắm vào thực phẩm hoặc phân bón.
Người ta không thể tưởng tượng rằng hàng triệu tấn lúa mì vẫn bị chặn lại ở Ukraine trong khi ở phần còn lại của thế giới, người dân đang phải chịu đói. Đây là một tội ác chiến tranh thực sự,” Ông Borrell nói.
Ông nói thêm rằng ông không thấy cuộc khủng hoảng lương thực có thể kéo dài “lâu hơn nữa”, và bày tỏ hy vọng rằng Liên Hiệp Quốc sẽ sớm “đạt được thỏa thuận” với Nga để bỏ lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
6. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho rằng Nga đang đánh dứ ở Kharkiv để cứu nguy cho Kherson
Các quan chức Ukraine cho biết, các lực lượng Nga đã tăng cường pháo kích vào các khu vực ở ngoại ô thành phố Kharkiv của Ukraine, nhưng bộ binh Nga đã không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào trong việc phá vỡ các tuyến phòng thủ.
Theo Oleg Sinegubov, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự khu vực Kharkiv và văn phòng tổng thống Ukraine, các cuộc pháo kích đã tăng cường trong 24 giờ qua, “đặc biệt là ở các vùng cực bắc”.
Không có trường hợp tử vong nào được báo cáo nhưng một số người đã bị thương, Sinegubov nói thêm.
Sinegubov nói: “Trên giới tuyến ở khu vực Kharkiv, quân Nga chủ yếu tập trung vào việc phòng thủ. Quân trú phòng chúng tôi giữ vững vị trí của mình một cách chắc chắn.”
Một nhóm của CNN ở thành phố Kharkiv đã nghe thấy một số vụ nổ vào đêm Chúa Nhật và sáng thứ Hai nhưng lưu ý rằng mức độ hoạt động chỉ tăng nhẹ.
Khi cuộc chiến giành quyền kiểm soát thành phố phía đông bắc leo thang, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã cáo buộc Nga về tội ác chiến tranh ở Kharkiv.
Trong một báo cáo dài 40 trang được công bố vào tuần trước, nhóm nhân quyền đã ghi nhận việc sử dụng bom chùm và các phương tiện pháo kích bừa bãi khác.
Báo cáo được đưa ra vài ngày sau khi hai tình nguyện viên Mỹ chiến đấu cho Ukraine đã mất tích vào ngày 9/6 trong một trận chiến ở phía bắc Kharkiv.
Công dân Hoa Kỳ Alexander John-Robert Drueke, 39 tuổi đến từ Tuscaloosa, Alabama và Andy Huỳnh Ngọc Tài, 27 tuổi đến từ Hartselle, Alabama, đã được kênh RT của Nga phỏng vấn tại một trung tâm thực tập ở nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk hôm Thứ sáu sau khi bị bắt vào tuần trước, theo một báo cáo được RT công bố.
Các video clip ngắn xuất hiện trên các kênh ủng hộ Nga và phương tiện truyền thông xã hội cho thấy hai người đàn ông bị giam giữ tại một địa điểm không xác định. Vào thời điểm đó, không rõ ai đang giam giữ họ.
Riêng biệt, một video dài hơn 50 phút đã được chỉnh sửa và đã được đưa ra vào hôm thứ Bảy trong đó Drueke và Tài đang được phỏng vấn bởi HelmCast, một kênh YouTube theo chủ nghĩa dân tộc Serbia thân Nga.
1. Số ca nạo phá thai ở Mỹ tăng gần 70.000 ca trong ba năm, đảo ngược sự suy giảm trong dài hạn
Số ca nạo phá thai ở Mỹ tăng gần 70.000 ca trong vòng 3 năm qua, theo số liệu do một tổ chức nghiên cứu tình trạng phá thai tổng hợp. Sự gia tăng này đảo ngược sự sụt giảm trong 30 năm.
Theo một báo cáo mới được Viện Guttmacher công bố vào hôm thứ Tư, có tổng cộng 930.160 trẻ sơ sinh bị phá thai - tăng 8% so với 862.320 ca phá thai vào năm 2017.
“Sự mất mát của từng đứa trẻ này là khôn lường,” Lila Rose, người đứng đầu nhóm ủng hộ sự sống Live Action, đã tweet để đáp lại báo cáo.
Ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44, tỷ lệ nạo phá thai tăng 7%, từ 13,5 ca phá thai trên 1.000 phụ nữ năm 2017 lên 14,4 ca trên 1.000 phụ nữ vào năm 2020. Tỷ lệ nạo phá thai - số ca phá thai trên 100 ca - tăng 12%, từ 18,4% năm 2017 lên 20,6% năm 2020.
Điều này có nghĩa là, vào năm 2020, khoảng 1/5 số trẻ chưa sinh đã bị phá thai (con số này không bao gồm các ca sẩy thai).
Viện Guttmacher, từng được liên kết với Planned Parenthood, thu thập dữ liệu về việc phá thai bằng cách liên hệ với mọi nhà cung cấp dịch vụ phá thai được biết đến ở Hoa Kỳ mỗi ba năm một lần. Nó đã hoàn thành báo cáo gần đây nhất vào tháng 5, với dữ liệu đại diện cho 1.687 cơ sở cung cấp dịch vụ phá thai vào năm 2019 hoặc 2020.
Trong số những người được liên hệ, 52% cơ sở trả lời Viện Guttmacher. Dữ liệu của bộ y tế tiểu bang cũng được Viện Guttmacher tham khảo để xác định số ca phá thai được cung cấp ở 17% cơ sở. Tổng số này sau đó được ước tính cho 31% còn lại. Con số này không tính đến các ca phá thai xảy ra bên ngoài cơ sở y tế chính thức.
Báo cáo mới cho thấy số ca nạo phá thai gia tăng ở cả 4 khu vực của đất nước từ năm 2017 đến năm 2020: Tây, Trung Tây, Nam và Đông Bắc.
Báo cáo được đưa ra khi Tòa án Tối cao chuẩn bị đưa ra quyết định trong vụ án được mong đợi rất cao là vụ Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson. Một vụ rò rỉ cho thấy rằng các thẩm phán có thể lật lại vụ án Roe kiện Wade, là vụ án năm 1973 đã đến việc hợp pháp hóa phá thai trên toàn quốc. Nếu điều đó xảy ra, luật phá thai có thể sẽ tùy thuộc vào từng bang.
Source:Catholic News Agency
2. Pelosi tuyên bố 'Tôi rất Công Giáo và tôi ủng hộ việc phá thai'
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi hôm thứ Năm một lần nữa kêu gọi đức tin Công Giáo của mình trong khi khẳng định lập trường ủng hộ phá thai, nhưng bà vẫn im lặng trước các cuộc tấn công nhắm vào các nhà thờ Công Giáo và các trung tâm trợ giúp mang thai.
“Tôi là một người theo Công Giáo và tôi tin tưởng vào quyền tự quyết định của mọi phụ nữ,” bà Nancy, đảng viên Đảng Dân chủ từ California cho biết trong cuộc họp báo hàng tuần của bà tại Capitol Hill.
Giáo Hội Công Giáo coi phá thai là hủy hoại con người và là một tội ác nghiêm trọng.
Tại cuộc họp báo này, Pelosi từ chối cho biết liệu cô có đồng ý với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Phanxicô rằng “phá thai là giết người hay không.”
“Điều tôi đồng ý là bất cứ điều gì tôi tin, đồng ý với các giáo hoàng, không nhất thiết là chính sách công nên có ở Hoa Kỳ khi mọi người tự đánh giá, tôn trọng trách nhiệm của bản thân và hướng đến nhu cầu của gia đình họ,” bà trả lời.
Bình luận của Pelosi được đưa ra sau khi bà được hỏi, trong số những điều khác, về tuyên bố của Đảng Cộng hòa rằng Đảng Dân chủ đã giữ im lặng về các cuộc tấn công gần đây của các nhà hoạt động ủng hộ phá thai nhắm vào các nhà thờ và trung tâm trợ giúp mang thai khi Tòa án tối cao chuẩn bị quyết định một vụ án có thể lật ngược Roe v Wade, tổ chức hợp pháp hóa việc phá thai vào năm 1973.
Để đối phó với các cuộc tấn công, một số thượng nghị sĩ và dân biểu của Đảng Cộng hòa đã kêu gọi Bộ Tư pháp hành động. Hơn 100 thành viên Hạ viện Hoa Kỳ đã hỗ trợ một cuộc điều tra về “những hành vi khủng bố trong quốc gia này” trong một bức thư ngày 15 tháng 6 gửi cho Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland. Mười sáu thượng nghị sĩ đã gửi một lá thư ngày 7 tháng 6 cho Garland. Thượng nghị sĩ Josh Hawley của Missouri đã gửi một bức thư ngày 14 tháng 6 và Thượng nghị sĩ Marco Rubio của Florida đã gửi một bức thư ngày 15 tháng 6 cho Garland. SBA Pro-Life America và CatholicVote, cùng với các tổ chức chính trị và ủng hộ khác, cũng gửi cho Garland một lá thư yêu cầu hành động.
Tòa Bạch Ốc lên án bạo lực ủng hộ phá thai sau các mối đe dọa mới từ một nhóm có tên là Jane's Revenge.
Trong phản hồi của mình, Pelosi không nói gì về các cuộc tấn công.
“Phụ nữ có quyền lựa chọn, sống đúng với trách nhiệm của mình,” Pelosi bắt đầu. “Điều đó phụ thuộc vào cô ấy, bác sĩ của cô ấy, gia đình cô ấy, chồng cô ấy, người quan trọng của cô ấy, và Chúa của cô ấy.”
Pelosi cũng lưu ý rằng “các quốc gia rất Công Giáo” như Ái Nhĩ Lan, Ý và Mễ Tây Cơ đã có các sáng kiến lập pháp “để mở rộng quyền lựa chọn của phụ nữ.”
Trong những năm qua, Pelosi đã nhiều lần bảo vệ việc phá thai trong khi viện dẫn đức tin Công Giáo của mình. Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone thông báo vào ngày 20 tháng 5 rằng Pelosi không còn được Rước lễ trong Tổng giáo phận San Francisco. Một số tổng giám mục và giám mục khác cũng đưa ra các chỉ thị tương tự.
Source:Catholic News Agency
3. FBI điều tra các cuộc tấn công vào nhà thờ Công Giáo, trung tâm trợ giúp mang thai
FBI đang yêu cầu sự giúp đỡ của công chúng khi điều tra các cuộc tấn công vào các trung tâm trợ giúp mang thai và các nhà thờ.
Văn phòng Báo chí Quốc gia FBI cho biết trong một tuyên bố chia sẻ với CNA hôm thứ Sáu: “FBI đang điều tra một loạt các cuộc tấn công và đe dọa nhắm vào các trung tâm hỗ trợ thai nghén và các tổ chức dựa trên tín ngưỡng trên toàn quốc. FBI xem xét tất cả các mối đe dọa một cách nghiêm túc và chúng tôi tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác thực thi pháp luật của mình và sẽ luôn cảnh giác để bảo vệ cộng đồng của chúng ta.”
FBI xác nhận với CNA rằng các tổ chức dựa trên đức tin đó bao gồm các nhà thờ Công Giáo.
Tờ Washington Times lần đầu tiên đưa tin về cuộc điều tra này trong bối cảnh ngày càng nhiều vụ tấn công nhắm vào các nhà thờ và trung tâm trợ giúp mang thai khi Tòa án Tối cao chuẩn bị quyết định một vụ án có thể lật ngược vụ án Roe kiện Wade, vốn hợp pháp hóa việc phá thai vào năm 1973.
“Chúng tôi muốn nhắc nhở các thành viên của công chúng rằng nếu họ quan sát thấy bất kỳ điều gì đáng ngờ hoặc có thông tin về các mối đe dọa tiềm ẩn xin báo cáo cho cơ quan thực thi pháp luật ngay lập tức, hãy gọi cho văn phòng FBI địa phương của họ hoặc gửi các chi tiết tới tips.fbi.gov,” Văn phòng Báo chí Quốc gia FBI nói với CNA.
Để đối phó với các cuộc tấn công, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa và các thành viên Quốc hội đã kêu gọi Bộ Tư pháp và Tổng chưởng lý Merrick Garland điều tra. Một số tổ chức ủng hộ cuộc sống, tôn giáo và chính trị cũng đã gửi cho Garland một lá thư yêu cầu hành động.
Tòa Bạch Ốc lên án bạo lực ủng hộ phá thai sau các mối đe dọa mới từ một nhóm có tên là Jane's Revenge. Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi của California, một đảng viên Đảng Dân chủ xác định là Công Giáo, đã giữ im lặng khi được hỏi về các cuộc tấn công ngày càng gia tăng trong cuộc họp báo hàng tuần của bà hôm thứ Năm.
Source:Catholic News Agency