Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:02 20/06/2017
64. NHÀ SƯ CỨU HỔ
Có một nhà sư ở trên núi Thương Lương.
Một ngày nọ vào buổi tối có nước lũ đổ ập tới, nhà sư dùng thuyền cứu sống rất nhiều người.
Ngày hôm sau trời vừa sáng, trong dòng nước trôi lại một con dã thú, toàn thân nó chìm trong sóng nước, chỉ có cái đầu nổi lên mặt nước liên tục nhìn bên trái bên phải giống như là cầu cứu với người.
Nhà sư nói:
- “Nó cũng là sinh linh, mau cứu nó lên bờ !” thế là bơi thuyền lại và đưa cây sào ra và kéo nó lên thuyền, thì ra nó là một con hổ.
Lúc vừa mới lên thuyền nó còn mệt nên chỉ ngồi liếm lông, đợi đến khi lên bờ nó bèn đưa con mắt lớn mà nhìn nhà sư, tiếp theo là nhảy lên vồ lấy nhà sư và vật ông ta xuống đất.
May mắn là có các phu thuyền chống nhanh lại tiếp cứu, nhà sư mới không bị nó cắn chết, nhưng lại bị thương rất nặng.
(Úc Ly tử)
Suy tư 64:
Người xưa nói “cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán”, nhưng con hổ được nhà sư cứu này lại “chơi” không đẹp, quay lại sát hại người đã cứu sống mình.
Con hổ này có thể là người thân mà chúng ta giúp đỡ khi hoạn nạn, nhưng vì lòng dạ ghét ghen nên quay lại hại chúng ta; con hổ này cũng có lẽ là người đồng sự của mình vì ganh tức mà quay lại “chơi” chúng ta; con hổ này có thể là giáo dân của chúng ta, vì tức khí ông cha sở nên “chơi ổng” cho bỏ ghét.v.v...
Tất cả loại hổ trên đều là con cái của con hổ cái là ma quỷ mà ra, tên của nó là ganh ghét và kiêu căng.
Ganh ghét thì không còn thấy sự tốt đẹp nơi tha nhân, cho nên tìm cách hại người, và khi đã kiêu ngạo thì không nhìn thấy ai cả ngoại trừ mình, cho nên luôn kêu ca và oán trời trách người.
Đức Chúa Giê-su đã cứu chuộc tôi, cho tôi được làm bạn thân thiết của Ngài, và chính Ngài đã trở nên lương thực hằng sống để nuôi sống linh hồn tôi , rồi lại ban những ơn cần thiết cho tôi nơi các bí tích, nhưng trong cuộc sống tôi đã trả ơn Ngài chưa, hay là quay lại đóng đinh Ngài vào thập giá lần thứ hai bằng những tội lỗi xấu xa của mình trong cuộc sống hằng ngày ?!
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một nhà sư ở trên núi Thương Lương.
Một ngày nọ vào buổi tối có nước lũ đổ ập tới, nhà sư dùng thuyền cứu sống rất nhiều người.
Ngày hôm sau trời vừa sáng, trong dòng nước trôi lại một con dã thú, toàn thân nó chìm trong sóng nước, chỉ có cái đầu nổi lên mặt nước liên tục nhìn bên trái bên phải giống như là cầu cứu với người.
Nhà sư nói:
- “Nó cũng là sinh linh, mau cứu nó lên bờ !” thế là bơi thuyền lại và đưa cây sào ra và kéo nó lên thuyền, thì ra nó là một con hổ.
Lúc vừa mới lên thuyền nó còn mệt nên chỉ ngồi liếm lông, đợi đến khi lên bờ nó bèn đưa con mắt lớn mà nhìn nhà sư, tiếp theo là nhảy lên vồ lấy nhà sư và vật ông ta xuống đất.
May mắn là có các phu thuyền chống nhanh lại tiếp cứu, nhà sư mới không bị nó cắn chết, nhưng lại bị thương rất nặng.
(Úc Ly tử)
Suy tư 64:
Người xưa nói “cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán”, nhưng con hổ được nhà sư cứu này lại “chơi” không đẹp, quay lại sát hại người đã cứu sống mình.
Con hổ này có thể là người thân mà chúng ta giúp đỡ khi hoạn nạn, nhưng vì lòng dạ ghét ghen nên quay lại hại chúng ta; con hổ này cũng có lẽ là người đồng sự của mình vì ganh tức mà quay lại “chơi” chúng ta; con hổ này có thể là giáo dân của chúng ta, vì tức khí ông cha sở nên “chơi ổng” cho bỏ ghét.v.v...
Tất cả loại hổ trên đều là con cái của con hổ cái là ma quỷ mà ra, tên của nó là ganh ghét và kiêu căng.
Ganh ghét thì không còn thấy sự tốt đẹp nơi tha nhân, cho nên tìm cách hại người, và khi đã kiêu ngạo thì không nhìn thấy ai cả ngoại trừ mình, cho nên luôn kêu ca và oán trời trách người.
Đức Chúa Giê-su đã cứu chuộc tôi, cho tôi được làm bạn thân thiết của Ngài, và chính Ngài đã trở nên lương thực hằng sống để nuôi sống linh hồn tôi , rồi lại ban những ơn cần thiết cho tôi nơi các bí tích, nhưng trong cuộc sống tôi đã trả ơn Ngài chưa, hay là quay lại đóng đinh Ngài vào thập giá lần thứ hai bằng những tội lỗi xấu xa của mình trong cuộc sống hằng ngày ?!
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:05 20/06/2017
36. Trong ba loại phương pháp là giảng đạo, ngợi khen và cầu nguyện, thì việc cầu nguyện là cao siêu nhất.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
''Đừng Sợ''
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
07:01 20/06/2017
Chúa Nhật 12 A
"Đừng Sợ"
Trên đời này có rất nhiều cái sợ: sợ đau khổ, sợ thử thách, sợ bệnh hoạn, sợ thiếu thốn và nhất là sợ chết.Xem ra, nỗi sợ hãi luôn ám ảnh con người và con người dù muốn dù không vẫn bị bủa vây bởi trăm ngàn mối hiểm nguy. Thấy rõ điều đó, nên khi dạy dỗ cho các môn đệ, Chúa Giêsu cho thấy con đường theo Chúa là gian khổ,là vất vả, nhưng vượt thắng khó khăn thử thách thì mới đạt được vinh quang. "Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mà theo ". Con đường theo Chúa là con đường chông gai, thử thách, khó khăn. Lướt thắng những nghịch cảnh, những khó khăn thử thách, con người mới tới được vinh quang nhờ niềm tin và hy vọng “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế ( Ga 14, 18 ). Trong đoạn Tin mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu nhấn mạnh với các môn đệ ba điểm.
- Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy.
- Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
- Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh .hồn. Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.
Lời căn dặn “Đừng sợ” của Chúa Giêsu đã trở thành sức mạnh cho Giáo Hội. Hai mươi thế kỷ sau, Thánh Gioan Phaolô II, trong ngày đầu tiên lãnh đạo Giáo Hội đã lập lại lời Thầy Chí Thánh: “Đừng sợ! Hãy mở rộng cửa đón Chúa Kitô”. Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, Đức Gioan Phaolô II không ngừng lặp lại với cả Giáo Hội và cả thế giới rằng “Đừng sợ!”.
Sống trong thời nhiễu nhương, có nhiều biến động tại Ba Lan và Đông Âu; cuộc đời nếm trải bao nhiêu thăng trầm dâu bể để có thể sống, học hành, rồi làm chủng sinh, linh mục, giám mục, Hồng Y và giáo hoàng; Đức Gioan Phaolô II trải nghiệm qua những thách thức của nghịch cảnh, của khổ đau. Lập lại lời Chúa Giêsu, Ngài muốn nói lên tinh thần bất khuất, hiên ngang để trung thành với giáo lý Chúa Kitô, bảo vệ kỷ cương của Giáo Hội.
Đức Bênêđictô XVI tiếp nối đường hướng Đức Gioan Phaolô II, trong ngày lên ngôi giáo hoàng, ngài đã thắp lên lời hy vọng: “Hãy tiến lên phía trước”. Lý do để “tiến lên” là bởi có Chúa ở cùng. Nếu một phần tư thế kỷ trước là “Đừng sợ”, thì một phần tư thế kỷ sau lại là: “Hãy tiến lên phía trước, Thiên Chúa sẽ giúp đỡ chúng ta. Mẹ Chí Thánh của Người ở ngay bên cạnh chúng ta…”.
Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 13-3-2013, Ngài đã là cho nhiều người phải ngạc nhiên vì những hành động và các lời phát biểu của Ngài như là vị cha chung hiền lành và khiêm nhường. Nhiều lần ngài cũng dùng kiểu nói “đừng sợ”. “Rao giảng Tin Mừng là đích thân làm chứng về tình yêu Thiên Chúa, là vượt thắng sự ích kỷ của chúng ta, là phục vụ bằng cách cúi mình xuống rửa chân cho anh em chúng ta như Chúa Giêsu đã làm…Các con hãy ra đi, không sợ hãi, để phục vụ. Khi sống theo 3 điều này, các con sẽ cảm nghiệm được rằng người rao giảng Tin Mừng thì cũng được trở nên Tin Mừng. Ai thông truyền niềm vui đức tin, thì cũng nhận được niềm vui…Mang Tin Mừng là mang sức mạnh của Thiên Chúa để nhổ bỏ và phá hủy sự ác và bạo lực; để phá tan và đạp đổ những hàng rào ích kỷ, không bao dung và oán thù. Để kiến tạo một thế giới mới, Chúa Giêsu Kitô hy vọng nơi các bạn!..Đức tin hay đức cậy hoặc đức mến dĩ nhiên phải lấy Chúa Kitô làm trung tâm. Điều này đồng nghĩa với giáo huấn “Hãy mặc lấy Đức Kitô”, đặt niềm tin nơi Người, chứ không ở nơi ta, hay nơi của cải, tiền bạc, quyền lực.”
Nội dung lời phát biểu của các nhà lãnh đạo lớn của Giáo Hội chính là lời của đức tin và là lời của hy vọng.
Tin yêu và hy vọng sẽ lướt thắng mọi sợ hãi. Chúa Giêsu đưa ra một số lý do để khuyên “đừng sợ”.
1. Phải sợ Thiên Chúa hơn sợ người ta
"Đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục"; "Ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy".
Người hèn nhát là người sợ khổ, sợ chết đến nỗi không dám làm theo đòi hỏi của lương tâm, luôn tránh những tệ hại nhỏ cho cá nhân mình để bắt cả xã hội hay tập thể phải gánh chịu những tệ hại lớn lao vì mình. Người nhát gan vẫn có thể không hèn, mà người bạo dạn đôi khi lại rất hèn.
Đức tin giúp con người nhận ra rằng: tệ hại lớn nhất trên đời là những gì làm thiệt hại cho linh hồn mình, cho sự sống vĩnh cửu của mình đời sau. Vì thế, người có đức tin có thể chấp nhận dễ dàng những tệ hại chóng qua ở đời này hầu đạt được những lợi ích lâu dài cho đời sống vĩnh cửu mai hậu. Trong chiều hướng này, Chúa Giêsu khuyên : “Anh em đừng sợ những kẻ giết được thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục” (Mt 10,28). Bị giết chết thân xác là một trong những điều đáng sợ nhất ở đời này, nhưng với cái nhìn sâu xa của đức tin thì bị “tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục” còn đáng sợ hơn bội phần. Vì thế, thà bị giết thân xác mà cứu được linh hồn mình thì vẫn có lợi hơn. Nhưng than ôi, biết bao người lại sẵn sàng chấp nhận bị “tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục” để tránh khỏi cái khổ cực hay cái chết thể xác, hoặc để thân xác được hưởng những vui sướng chóng qua ở đời này. Trước mặt thế gian, họ được coi là khôn ngoan, nhưng trước mặt Thiên Chúa, họ là những kẻ dại ngờ nhất.
2. Phải tin vào phẩm giá cao quý của mình và tình thương quan phòng của Thiên Chúa.
Con người - nhất là người Kitô hữu - là "con cái Thiên Chúa" (Mt 5,15; Rm 8,14.16; Gl 3,26; 4,6), được dựng nên "giống như Ngài" (St 1,26), "theo hình ảnh của Ngài" (1,26.27), được "thông phần bản tính Thiên Chúa" (1Pr 1,4), được Thiên Chúa yêu thương (Ga 3,16; 1Ga 3,1). Như vậy, con người có một phẩm giá hết sức cao quí. Cao quí đến nỗi Thiên Chúa đã phải sai Con Một mình xuống thế chịu chết cho con người (Rm 5,6-8; 1Cr 15,3). "Hai con chim sẻ chỉ bán được một đồng", thế mà "không một con nào rơi xuống đất ngoài thánh ý Thiên Chúa". Là con cái Thiên Chúa, được thông phần bản tính Ngài, con người quí giá hơn chim sẻ hàng tỷ lần: "anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ", đến nỗi "tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi"!
Tình yêu giải phóng con người khỏi sợ hãi. Thánh Gioan viết: “Tình yêu không biết đến sợ hãi, trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo” (1Ga 4,18). Tình yêu giúp chúng ta vượt thắng sợ hãi, để không còn sợ hãi nữa. Tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân có thắng vượt được sợ hãi mới chứng tỏ là tình yêu chân thực. Thắng vượt được nỗi sợ càng lớn bao nhiêu thì tình yêu của chúng ta càng chứng tỏ được là lớn lao bấy nhiêu. Tình yêu càng tăng thì sợ hãi càng giảm.
Chính nhờ tình yêu và lòng nhiệt thành với Thiên Chúa và tha nhân mà biết bao người dám chấp nhận tất cả cho sứ vụ loan báo Tin Mừng. Thiên Chúa luôn quan phòng và chở che. Chúa Giêsu nói: loài chim sẻ chẳng đáng giá bao nhiêu thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Thiên Chúa, huống chi chúng ta là những con người quý giá hơn chim sẻ vô cùng. Con người quý giá trước mặt Thiên Chúa đến nỗi Ngài đã hy sinh Con của Ngài để chúng ta “ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16); và “Đức Kitô đã chết vì chúng ta ngay khi chúng ta còn là những kẻ tội lỗi” (Rm 5,8; x. 1Cr 15,3). Vì thế, không có gì xảy ra cho chúng ta mà không do ý muốn yêu thương của Ngài. Do đó, ta đừng sợ khi tình yêu đòi hỏi ta phải dấn thân, khi lòng nhiệt thành tông đồ thúc đẩy ta phải mạnh dạn rao giảng, khi tình yêu đối với người nghèo khổ thúc giục ta phải tranh đấu, lên tiếng cho công lý, chống lại áp bức bất công.
3. Tin yêu và hy vọng
Trước nguy hiểm và thử thách, ai mà không sợ hãi. Chỉ có tin yêu và hy vọng mới giúp chúng ta thắng vượt sợ hãi và chấp nhận nguy hiểm: “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5,11-12). Gian truân vẫn có thể xảy ra nhưng niềm hy vọng sẽ giúp chúng ta trung thành với Thiên Chúa: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 10,22); “Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ sống với Ngài; nếu ta cùng đau khổ với Ngài, ta sẽ thống trị với Ngài” (2Tm 2,11-12; x Rm 6,8; 8,17); “những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8,18). (NCK).
Nhờ tin yêu và hy vọng nên không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa, được thể hiện nơi Đức Kitô, dù cho đó là “gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?… là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác” (Rm 8, 35-39).Chính tình yêu Thiên Chúa cuốn hút con tim và làm cho người môn đệ “tuyên bố Thầy trước mặt thiên hạ”, sống tương quan thiết thân với Người trong mọi nơi mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh.
"Đừng Sợ"
Trên đời này có rất nhiều cái sợ: sợ đau khổ, sợ thử thách, sợ bệnh hoạn, sợ thiếu thốn và nhất là sợ chết.Xem ra, nỗi sợ hãi luôn ám ảnh con người và con người dù muốn dù không vẫn bị bủa vây bởi trăm ngàn mối hiểm nguy. Thấy rõ điều đó, nên khi dạy dỗ cho các môn đệ, Chúa Giêsu cho thấy con đường theo Chúa là gian khổ,là vất vả, nhưng vượt thắng khó khăn thử thách thì mới đạt được vinh quang. "Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mà theo ". Con đường theo Chúa là con đường chông gai, thử thách, khó khăn. Lướt thắng những nghịch cảnh, những khó khăn thử thách, con người mới tới được vinh quang nhờ niềm tin và hy vọng “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế ( Ga 14, 18 ). Trong đoạn Tin mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu nhấn mạnh với các môn đệ ba điểm.
- Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy.
- Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
- Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh .hồn. Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.
Lời căn dặn “Đừng sợ” của Chúa Giêsu đã trở thành sức mạnh cho Giáo Hội. Hai mươi thế kỷ sau, Thánh Gioan Phaolô II, trong ngày đầu tiên lãnh đạo Giáo Hội đã lập lại lời Thầy Chí Thánh: “Đừng sợ! Hãy mở rộng cửa đón Chúa Kitô”. Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, Đức Gioan Phaolô II không ngừng lặp lại với cả Giáo Hội và cả thế giới rằng “Đừng sợ!”.
Sống trong thời nhiễu nhương, có nhiều biến động tại Ba Lan và Đông Âu; cuộc đời nếm trải bao nhiêu thăng trầm dâu bể để có thể sống, học hành, rồi làm chủng sinh, linh mục, giám mục, Hồng Y và giáo hoàng; Đức Gioan Phaolô II trải nghiệm qua những thách thức của nghịch cảnh, của khổ đau. Lập lại lời Chúa Giêsu, Ngài muốn nói lên tinh thần bất khuất, hiên ngang để trung thành với giáo lý Chúa Kitô, bảo vệ kỷ cương của Giáo Hội.
Đức Bênêđictô XVI tiếp nối đường hướng Đức Gioan Phaolô II, trong ngày lên ngôi giáo hoàng, ngài đã thắp lên lời hy vọng: “Hãy tiến lên phía trước”. Lý do để “tiến lên” là bởi có Chúa ở cùng. Nếu một phần tư thế kỷ trước là “Đừng sợ”, thì một phần tư thế kỷ sau lại là: “Hãy tiến lên phía trước, Thiên Chúa sẽ giúp đỡ chúng ta. Mẹ Chí Thánh của Người ở ngay bên cạnh chúng ta…”.
Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 13-3-2013, Ngài đã là cho nhiều người phải ngạc nhiên vì những hành động và các lời phát biểu của Ngài như là vị cha chung hiền lành và khiêm nhường. Nhiều lần ngài cũng dùng kiểu nói “đừng sợ”. “Rao giảng Tin Mừng là đích thân làm chứng về tình yêu Thiên Chúa, là vượt thắng sự ích kỷ của chúng ta, là phục vụ bằng cách cúi mình xuống rửa chân cho anh em chúng ta như Chúa Giêsu đã làm…Các con hãy ra đi, không sợ hãi, để phục vụ. Khi sống theo 3 điều này, các con sẽ cảm nghiệm được rằng người rao giảng Tin Mừng thì cũng được trở nên Tin Mừng. Ai thông truyền niềm vui đức tin, thì cũng nhận được niềm vui…Mang Tin Mừng là mang sức mạnh của Thiên Chúa để nhổ bỏ và phá hủy sự ác và bạo lực; để phá tan và đạp đổ những hàng rào ích kỷ, không bao dung và oán thù. Để kiến tạo một thế giới mới, Chúa Giêsu Kitô hy vọng nơi các bạn!..Đức tin hay đức cậy hoặc đức mến dĩ nhiên phải lấy Chúa Kitô làm trung tâm. Điều này đồng nghĩa với giáo huấn “Hãy mặc lấy Đức Kitô”, đặt niềm tin nơi Người, chứ không ở nơi ta, hay nơi của cải, tiền bạc, quyền lực.”
Nội dung lời phát biểu của các nhà lãnh đạo lớn của Giáo Hội chính là lời của đức tin và là lời của hy vọng.
Tin yêu và hy vọng sẽ lướt thắng mọi sợ hãi. Chúa Giêsu đưa ra một số lý do để khuyên “đừng sợ”.
1. Phải sợ Thiên Chúa hơn sợ người ta
"Đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục"; "Ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy".
Người hèn nhát là người sợ khổ, sợ chết đến nỗi không dám làm theo đòi hỏi của lương tâm, luôn tránh những tệ hại nhỏ cho cá nhân mình để bắt cả xã hội hay tập thể phải gánh chịu những tệ hại lớn lao vì mình. Người nhát gan vẫn có thể không hèn, mà người bạo dạn đôi khi lại rất hèn.
Đức tin giúp con người nhận ra rằng: tệ hại lớn nhất trên đời là những gì làm thiệt hại cho linh hồn mình, cho sự sống vĩnh cửu của mình đời sau. Vì thế, người có đức tin có thể chấp nhận dễ dàng những tệ hại chóng qua ở đời này hầu đạt được những lợi ích lâu dài cho đời sống vĩnh cửu mai hậu. Trong chiều hướng này, Chúa Giêsu khuyên : “Anh em đừng sợ những kẻ giết được thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục” (Mt 10,28). Bị giết chết thân xác là một trong những điều đáng sợ nhất ở đời này, nhưng với cái nhìn sâu xa của đức tin thì bị “tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục” còn đáng sợ hơn bội phần. Vì thế, thà bị giết thân xác mà cứu được linh hồn mình thì vẫn có lợi hơn. Nhưng than ôi, biết bao người lại sẵn sàng chấp nhận bị “tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục” để tránh khỏi cái khổ cực hay cái chết thể xác, hoặc để thân xác được hưởng những vui sướng chóng qua ở đời này. Trước mặt thế gian, họ được coi là khôn ngoan, nhưng trước mặt Thiên Chúa, họ là những kẻ dại ngờ nhất.
2. Phải tin vào phẩm giá cao quý của mình và tình thương quan phòng của Thiên Chúa.
Con người - nhất là người Kitô hữu - là "con cái Thiên Chúa" (Mt 5,15; Rm 8,14.16; Gl 3,26; 4,6), được dựng nên "giống như Ngài" (St 1,26), "theo hình ảnh của Ngài" (1,26.27), được "thông phần bản tính Thiên Chúa" (1Pr 1,4), được Thiên Chúa yêu thương (Ga 3,16; 1Ga 3,1). Như vậy, con người có một phẩm giá hết sức cao quí. Cao quí đến nỗi Thiên Chúa đã phải sai Con Một mình xuống thế chịu chết cho con người (Rm 5,6-8; 1Cr 15,3). "Hai con chim sẻ chỉ bán được một đồng", thế mà "không một con nào rơi xuống đất ngoài thánh ý Thiên Chúa". Là con cái Thiên Chúa, được thông phần bản tính Ngài, con người quí giá hơn chim sẻ hàng tỷ lần: "anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ", đến nỗi "tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi"!
Tình yêu giải phóng con người khỏi sợ hãi. Thánh Gioan viết: “Tình yêu không biết đến sợ hãi, trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo” (1Ga 4,18). Tình yêu giúp chúng ta vượt thắng sợ hãi, để không còn sợ hãi nữa. Tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân có thắng vượt được sợ hãi mới chứng tỏ là tình yêu chân thực. Thắng vượt được nỗi sợ càng lớn bao nhiêu thì tình yêu của chúng ta càng chứng tỏ được là lớn lao bấy nhiêu. Tình yêu càng tăng thì sợ hãi càng giảm.
Chính nhờ tình yêu và lòng nhiệt thành với Thiên Chúa và tha nhân mà biết bao người dám chấp nhận tất cả cho sứ vụ loan báo Tin Mừng. Thiên Chúa luôn quan phòng và chở che. Chúa Giêsu nói: loài chim sẻ chẳng đáng giá bao nhiêu thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Thiên Chúa, huống chi chúng ta là những con người quý giá hơn chim sẻ vô cùng. Con người quý giá trước mặt Thiên Chúa đến nỗi Ngài đã hy sinh Con của Ngài để chúng ta “ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16); và “Đức Kitô đã chết vì chúng ta ngay khi chúng ta còn là những kẻ tội lỗi” (Rm 5,8; x. 1Cr 15,3). Vì thế, không có gì xảy ra cho chúng ta mà không do ý muốn yêu thương của Ngài. Do đó, ta đừng sợ khi tình yêu đòi hỏi ta phải dấn thân, khi lòng nhiệt thành tông đồ thúc đẩy ta phải mạnh dạn rao giảng, khi tình yêu đối với người nghèo khổ thúc giục ta phải tranh đấu, lên tiếng cho công lý, chống lại áp bức bất công.
3. Tin yêu và hy vọng
Trước nguy hiểm và thử thách, ai mà không sợ hãi. Chỉ có tin yêu và hy vọng mới giúp chúng ta thắng vượt sợ hãi và chấp nhận nguy hiểm: “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5,11-12). Gian truân vẫn có thể xảy ra nhưng niềm hy vọng sẽ giúp chúng ta trung thành với Thiên Chúa: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 10,22); “Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ sống với Ngài; nếu ta cùng đau khổ với Ngài, ta sẽ thống trị với Ngài” (2Tm 2,11-12; x Rm 6,8; 8,17); “những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8,18). (NCK).
Nhờ tin yêu và hy vọng nên không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa, được thể hiện nơi Đức Kitô, dù cho đó là “gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?… là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác” (Rm 8, 35-39).Chính tình yêu Thiên Chúa cuốn hút con tim và làm cho người môn đệ “tuyên bố Thầy trước mặt thiên hạ”, sống tương quan thiết thân với Người trong mọi nơi mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh.
Suy Niệm Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
08:37 20/06/2017
Suy Niệm Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu – Năm A
Một câu chuyện tình có thật đã được dựng thành phim và được chiếu trên đài truyền hình Pháp năm 1996, câu chuyện có nội dung như sau:
Có một chàng trai tên là Antôn người Phi châu, mồ côi mẹ, sống với cha trên đất Pháp. Không giấy tờ cũng chẳng có việc làm, nơi ở chỉ là một góc tối trên căn gác chật hẹp. Điều trớ trêu là Antôn lại yêu Valery, một cô gái người pháp thuộc gia đình giàu có, nặng óc kỳ thị. Tình yêu của hai người rất bấp bênh vì màu da chủng tộc. Nhiều lần cha mẹ của Valery đã đến nói rõ với cha của Antôn rằng, họ không bao giờ để cho con gái của họ sống chung với người da đen.
Đau khổ và tuyệt vọng, hai người đành quyết định đi tìm khung trời riêng cho chính họ. Thế là cô gái lấy cắp tiền của cha mẹ và lên đường đi xa, nhưng họ đã bị cảnh sát bắt ngay trong chính đêm họ muốn trốn đi. Quá xúc động bởi nhiều biến cố dồn dập, Valery bị nhồi máu cơ tim phải vào bệnh viện. Gia đình cô lợi dụng cơ hội này để cắt đứt mối liên lạc giữa hai người, và để ngăn ngừa hậu hoạ, cha mẹ Valery đã báo cho cảnh sát biết về tình trạng cư trú bất hợp pháp của hai cha con Antôn, nhưng cảnh sát đã không bắt được Antôn, vì hôm ấy chàng trai thất tình còn mãi lang thang ngoài đường phố. Nhiều tuần lễ sau, các bác sĩ cho biết Valery phải được thay tim mới có hy vọng sống còn. Tình cờ biết được tin này, Antôn đã ghé thăm người yêu đang đau nặng.
Trở về căn nhà của anh, vắng bóng cha chàng trai đau khổ khóc suốt đêm cho đến khi cảnh sát ập đến để bắt chàng, họ thấy chàng mê man bất tỉnh, thay vì đưa chàng vào nhà tù, họ đã chở chàng đến bệnh viện và chỉ vài tiếng sau Antôn tắt thở, trong túi áo của chàng người ta chỉ tìm thấy vỏn vẹn một tờ di chúc với dòng chữ: “Xin được trao tặng trái tim này cho Valery, người yêu của tôi” và Valery đã được cứu sống nhờ trái tim của người tình da đen bất hạnh và đau khổ ấy (nguồn: Internet).
Tình yêu của Antôn dành cho Valery trong câu chuyện trên đây phần nào phản ánh tình yêu của Đức Giêsu đối với nhân loại. Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ trọng thể Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thánh Tâm Chúa Giêsu là nguồn mạch của tình yêu. Tình yêu của Ngài được khởi đi từ việc vâng lời Đức Chúa Cha để sinh xuống làm người, sống cuộc đời ẩn dật đơn hèn ở Nazareth trong suốt 30 năm. Sau thời gian sống ẩn dật đó, Ngài bắt đầu ra đi thi thố tình yêu của mình cho nhân loại. Ngài rao truyền giáo huấn tình yêu của Ngài cho mọi người không phân biệt màu da chủng tộc. Ngài gặp gỡ hết mọi hạng người trong xã hội. Ai gặp được Ngài cũng được biến đổi, được chữa lành hay lãnh nhận một điều gì đó. Ngài hóa bánh ra nhiều cho dân chúng đang đói được ăn no nê. Ngài chữa lành người đàn bà bị bệnh loạn huyết đã 12 năm. Ngài chữa lành người bất toại. Ngài chữa lành cho người bị câm, bị điếc, bị mù, bị què quặt...Người gặp gỡ và biến đổi những người tội lỗi như Lê-vi, Gia-kêu, Maria Madalena... Ngài tha thứ cho ông Phê-rô, kẻ trộm lành, ông Saolô...Vì yêu nhân loại nên Ngài đã lập các Bí tích, nhất là Bí tích Truyền chức và Bí tích Thánh Thể để ở lại cùng nhân loại mọi ngày cho đến tận thế. Đúng như lời Thánh Gioan nói: “Ngài yêu thương họ cho đến cùng” (x. Ga 13,1), và chóp đỉnh của tình yêu đó là cái chết trên thập giá.
Khi cảm nghiệm được tình yêu của Thánh Tâm Đức Giêsu đối với nhân loại như thế, mỗi chúng ta được mời gọi đến với Ngài, nhất là những lúc gánh gồng của cuộc sống đè nặng, để múc lấy sức mạnh nơi suối nguồn yêu thương: “Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30). Đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi trở nên chứng nhân tình yêu của Thánh Tâm Chúa trong thế giới hôm nay. Trong bài đọc II, Thánh Gioan Tông đồ đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,7-8). Chính Đức Giêsu cũng đã dạy: Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (x.Ga 15, 12). Để yêu thương, chúng ta hãy lấy lòng nhân từ biến đổi những người tội lỗi giúp họ trở về nẻo chính đường ngay. Để yêu thương chúng ta hãy tha thứ, làm ơn và cầu nguyện cho kẻ làm hại chúng ta. Để yêu thương, chúng ta hãy đóng góp phần mình để cứu chữa, hoặc làm giảm bớt những cơn đau của những người bệnh tật. Để yêu thương, chúng ta hãy sẵn sàng săn sóc và đóng góp công, của để cứu chữa những người gặp nạn như người Samaritanô nhân hậu.
Trong thực tế cuộc sống hôm nay, vẫn còn rất nhiều người sống thiếu yêu thương. Hằng ngày, chúng ta chứng kiến biết bao cảnh bạo lực xảy ra trong gia đình, nơi học đường, ngoài xã hội. Từ cảnh học sinh đánh nhau trước sự chứng kiến của bạn bè, thầy cô, đến cảnh vợ chồng “hạ cẳng tay, thượng cẳng chân” trước sự khóc lóc kêu la của con cái. Rồi, những cảnh bạo lực xảy ra nơi đường xá, chợ búa, thậm chí tại các cơ quan công quyền. Gần đây, theo dõi báo chí chúng ta biết, nhiều nạn nhân chết một cách đầy bí ẩn tại các trụ sở công an.
Bên cạnh đó, biết bao cảnh đời bất hạnh diễn ra hằng ngày trước mắt chúng ta: nghèo đói, bệnh tật, áp bức, tù tội, các nạn nhân của thảm họa môi trường, của bão lụt do thiên tai và nhân tai... Có thể người ta vẫn biết, vẫn thấy, vẫn nghe tiếng kêu gào đau đớn của họ. Nhưng người ta cứ làm ngơ, hoặc vì người ta bất lực, hoặc vì người ta sống vô cảm sợ liên lụy đến sự an toàn của bản thân. Như thế, người ta đang tiếp tay cho kẻ xấu, cấu kết và đồng lòng với họ như lời vua Napoleon I đã nói: “Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không chỉ vì tội ác của những kẻ xấu, mà còn là vì sự im lặng của những người tốt”. Vì vô cảm nên người ta vẫn chứng kiến cảnh đánh nhau nhưng không can ngăn. Vì vô cảm nên người ta vẫn thấy cảnh đói nghèo, bệnh tật nhưng không cứu giúp. Đó là hành động đi ngược lại với tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Xét mình lại, có lẽ nhiều lần chúng ta cũng đã trở thành những con người vô cảm như thế. Vì vậy, chúng ta hãy xin Thánh Tâm Chúa thứ tha và xin Ngài ban cho chúng ta một quả tim mới, một quả tim biết yêu thương, biết thổn thức, biết rung động, biết đập với nhịp đập của Thánh Tâm Chúa.
Hôm nay cũng là ngày xin ơn thánh hóa các linh mục: Linh mục là hiện thân của Đức Kitô, là Alter Christus (Đức Kitô thứ hai hay Đức Kitô khác). Nên Linh mục phải có lòng thương xót như Đức Giêsu. Lòng thương xót đó được thể hiện qua việc rao giảng, qua việc cử hành các Bí tích nhất là Bí tích Giao Hòa. Lòng thương xót đó còn được thể hiện qua việc thăm viếng mục vụ, quan tâm đến những người nghèo khổ về vật chất cũng như tinh thần. Linh mục phải như chủ chiên đi tìm con chiên lạc, như người đàn bà tìm kiếm đồng tiền bị đánh mất, như người cha chờ đợi đứa con đi hoang trở về. Nhưng vì linh mục cũng là một con người với những yếu đuối, lầm lỗi và thiếu xót. Để thực hiện được vai trò “Kitô thứ hai”, và trở nên mục tử nhân lành, bản thân linh mục cần phải cố gắng không ngừng, đồng thời cần lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa. Cần sự cố gắng của bản thân để linh mục hoàn thiện mình, cần lời cầu nguyện của giáo dân để Chúa thánh hóa linh mục. Ước mong rằng, tất cả các linh mục trong Giáo Hội thực sự trở nên những linh mục như lòng Chúa mong muốn.
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Một câu chuyện tình có thật đã được dựng thành phim và được chiếu trên đài truyền hình Pháp năm 1996, câu chuyện có nội dung như sau:
Có một chàng trai tên là Antôn người Phi châu, mồ côi mẹ, sống với cha trên đất Pháp. Không giấy tờ cũng chẳng có việc làm, nơi ở chỉ là một góc tối trên căn gác chật hẹp. Điều trớ trêu là Antôn lại yêu Valery, một cô gái người pháp thuộc gia đình giàu có, nặng óc kỳ thị. Tình yêu của hai người rất bấp bênh vì màu da chủng tộc. Nhiều lần cha mẹ của Valery đã đến nói rõ với cha của Antôn rằng, họ không bao giờ để cho con gái của họ sống chung với người da đen.
Đau khổ và tuyệt vọng, hai người đành quyết định đi tìm khung trời riêng cho chính họ. Thế là cô gái lấy cắp tiền của cha mẹ và lên đường đi xa, nhưng họ đã bị cảnh sát bắt ngay trong chính đêm họ muốn trốn đi. Quá xúc động bởi nhiều biến cố dồn dập, Valery bị nhồi máu cơ tim phải vào bệnh viện. Gia đình cô lợi dụng cơ hội này để cắt đứt mối liên lạc giữa hai người, và để ngăn ngừa hậu hoạ, cha mẹ Valery đã báo cho cảnh sát biết về tình trạng cư trú bất hợp pháp của hai cha con Antôn, nhưng cảnh sát đã không bắt được Antôn, vì hôm ấy chàng trai thất tình còn mãi lang thang ngoài đường phố. Nhiều tuần lễ sau, các bác sĩ cho biết Valery phải được thay tim mới có hy vọng sống còn. Tình cờ biết được tin này, Antôn đã ghé thăm người yêu đang đau nặng.
Trở về căn nhà của anh, vắng bóng cha chàng trai đau khổ khóc suốt đêm cho đến khi cảnh sát ập đến để bắt chàng, họ thấy chàng mê man bất tỉnh, thay vì đưa chàng vào nhà tù, họ đã chở chàng đến bệnh viện và chỉ vài tiếng sau Antôn tắt thở, trong túi áo của chàng người ta chỉ tìm thấy vỏn vẹn một tờ di chúc với dòng chữ: “Xin được trao tặng trái tim này cho Valery, người yêu của tôi” và Valery đã được cứu sống nhờ trái tim của người tình da đen bất hạnh và đau khổ ấy (nguồn: Internet).
Tình yêu của Antôn dành cho Valery trong câu chuyện trên đây phần nào phản ánh tình yêu của Đức Giêsu đối với nhân loại. Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ trọng thể Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thánh Tâm Chúa Giêsu là nguồn mạch của tình yêu. Tình yêu của Ngài được khởi đi từ việc vâng lời Đức Chúa Cha để sinh xuống làm người, sống cuộc đời ẩn dật đơn hèn ở Nazareth trong suốt 30 năm. Sau thời gian sống ẩn dật đó, Ngài bắt đầu ra đi thi thố tình yêu của mình cho nhân loại. Ngài rao truyền giáo huấn tình yêu của Ngài cho mọi người không phân biệt màu da chủng tộc. Ngài gặp gỡ hết mọi hạng người trong xã hội. Ai gặp được Ngài cũng được biến đổi, được chữa lành hay lãnh nhận một điều gì đó. Ngài hóa bánh ra nhiều cho dân chúng đang đói được ăn no nê. Ngài chữa lành người đàn bà bị bệnh loạn huyết đã 12 năm. Ngài chữa lành người bất toại. Ngài chữa lành cho người bị câm, bị điếc, bị mù, bị què quặt...Người gặp gỡ và biến đổi những người tội lỗi như Lê-vi, Gia-kêu, Maria Madalena... Ngài tha thứ cho ông Phê-rô, kẻ trộm lành, ông Saolô...Vì yêu nhân loại nên Ngài đã lập các Bí tích, nhất là Bí tích Truyền chức và Bí tích Thánh Thể để ở lại cùng nhân loại mọi ngày cho đến tận thế. Đúng như lời Thánh Gioan nói: “Ngài yêu thương họ cho đến cùng” (x. Ga 13,1), và chóp đỉnh của tình yêu đó là cái chết trên thập giá.
Khi cảm nghiệm được tình yêu của Thánh Tâm Đức Giêsu đối với nhân loại như thế, mỗi chúng ta được mời gọi đến với Ngài, nhất là những lúc gánh gồng của cuộc sống đè nặng, để múc lấy sức mạnh nơi suối nguồn yêu thương: “Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30). Đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi trở nên chứng nhân tình yêu của Thánh Tâm Chúa trong thế giới hôm nay. Trong bài đọc II, Thánh Gioan Tông đồ đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,7-8). Chính Đức Giêsu cũng đã dạy: Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (x.Ga 15, 12). Để yêu thương, chúng ta hãy lấy lòng nhân từ biến đổi những người tội lỗi giúp họ trở về nẻo chính đường ngay. Để yêu thương chúng ta hãy tha thứ, làm ơn và cầu nguyện cho kẻ làm hại chúng ta. Để yêu thương, chúng ta hãy đóng góp phần mình để cứu chữa, hoặc làm giảm bớt những cơn đau của những người bệnh tật. Để yêu thương, chúng ta hãy sẵn sàng săn sóc và đóng góp công, của để cứu chữa những người gặp nạn như người Samaritanô nhân hậu.
Trong thực tế cuộc sống hôm nay, vẫn còn rất nhiều người sống thiếu yêu thương. Hằng ngày, chúng ta chứng kiến biết bao cảnh bạo lực xảy ra trong gia đình, nơi học đường, ngoài xã hội. Từ cảnh học sinh đánh nhau trước sự chứng kiến của bạn bè, thầy cô, đến cảnh vợ chồng “hạ cẳng tay, thượng cẳng chân” trước sự khóc lóc kêu la của con cái. Rồi, những cảnh bạo lực xảy ra nơi đường xá, chợ búa, thậm chí tại các cơ quan công quyền. Gần đây, theo dõi báo chí chúng ta biết, nhiều nạn nhân chết một cách đầy bí ẩn tại các trụ sở công an.
Bên cạnh đó, biết bao cảnh đời bất hạnh diễn ra hằng ngày trước mắt chúng ta: nghèo đói, bệnh tật, áp bức, tù tội, các nạn nhân của thảm họa môi trường, của bão lụt do thiên tai và nhân tai... Có thể người ta vẫn biết, vẫn thấy, vẫn nghe tiếng kêu gào đau đớn của họ. Nhưng người ta cứ làm ngơ, hoặc vì người ta bất lực, hoặc vì người ta sống vô cảm sợ liên lụy đến sự an toàn của bản thân. Như thế, người ta đang tiếp tay cho kẻ xấu, cấu kết và đồng lòng với họ như lời vua Napoleon I đã nói: “Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không chỉ vì tội ác của những kẻ xấu, mà còn là vì sự im lặng của những người tốt”. Vì vô cảm nên người ta vẫn chứng kiến cảnh đánh nhau nhưng không can ngăn. Vì vô cảm nên người ta vẫn thấy cảnh đói nghèo, bệnh tật nhưng không cứu giúp. Đó là hành động đi ngược lại với tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Xét mình lại, có lẽ nhiều lần chúng ta cũng đã trở thành những con người vô cảm như thế. Vì vậy, chúng ta hãy xin Thánh Tâm Chúa thứ tha và xin Ngài ban cho chúng ta một quả tim mới, một quả tim biết yêu thương, biết thổn thức, biết rung động, biết đập với nhịp đập của Thánh Tâm Chúa.
Hôm nay cũng là ngày xin ơn thánh hóa các linh mục: Linh mục là hiện thân của Đức Kitô, là Alter Christus (Đức Kitô thứ hai hay Đức Kitô khác). Nên Linh mục phải có lòng thương xót như Đức Giêsu. Lòng thương xót đó được thể hiện qua việc rao giảng, qua việc cử hành các Bí tích nhất là Bí tích Giao Hòa. Lòng thương xót đó còn được thể hiện qua việc thăm viếng mục vụ, quan tâm đến những người nghèo khổ về vật chất cũng như tinh thần. Linh mục phải như chủ chiên đi tìm con chiên lạc, như người đàn bà tìm kiếm đồng tiền bị đánh mất, như người cha chờ đợi đứa con đi hoang trở về. Nhưng vì linh mục cũng là một con người với những yếu đuối, lầm lỗi và thiếu xót. Để thực hiện được vai trò “Kitô thứ hai”, và trở nên mục tử nhân lành, bản thân linh mục cần phải cố gắng không ngừng, đồng thời cần lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa. Cần sự cố gắng của bản thân để linh mục hoàn thiện mình, cần lời cầu nguyện của giáo dân để Chúa thánh hóa linh mục. Ước mong rằng, tất cả các linh mục trong Giáo Hội thực sự trở nên những linh mục như lòng Chúa mong muốn.
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Don Mazzolari, linh mục của Lòng Thương Xót
Bùi Hữu Thư
20:21 20/06/2017
Ngày 20/6/2017: Vatican. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố: “Don Mazzolari là một cha xứ có xác tín rằng ‘định mệnh của thế gian được chín mùi trong vòng tay của Lòng Thương Xót Chúa.’. Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng cha Mazzolari được mệnh danh là “Cha Xứ của Nước Ý.” Ngài cũng suy niệm về một Giáo Hội lên đường: “Muốn bước đi trước hết phải rời khỏi nhà và rời khỏi nhà thờ, nếu Dân Chúa không còn đến nhà thờ nữa.”
Sáng hôm nay thứ ba 20 tháng Sáu, 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng trực thăng đi hành hương viếng các ngôi mộ của cha don Primo Mazzolari tại Bozzolo, trong miền Mantoue, và một cha don Lorenzo Milani tại Barbiana, trong miền Florence.
Khi đáp xuống sân vận động Bozzolo, Đức Thánh Cha đã được Đức Cha giáo phận Crémone, là Đức Giám Mục Antonio Napolioni, và ông Thị Trưởng đón tiếp. Sau đó ngài đã dùng xe hơi đến Giáo Xứ Thánh Phêrô. Nơi đây ngài được cha xứ và cha phó chào đón. Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trước ngôi mộ của cha don Primo Mazzolari. Sau đó ngài đã đọc diễn từ tiếp theo lời chào mừng của Đức Giám Mục Antonio Napolioni.
Nhắc đến một bài viết của cha Mazzolari về việc cha đề nghị “một sự duyệt xét lương tâm về các phương pháp mục vụ” tại giáo xứ. Đức Thánh Cha đã đã nhắc đến chủ nghĩa bị Người Tôi Tớ Thiên Chúa Mazzlari lên án: “các chủ thuyết bỏ mặc cho dân tự quyết, hiếu động và tinh thần (laisser-faire, l’activisme et le spiritualisme) tại một giáo xứ.
Đức Thánh Cha cũng nói về “sự đáng tin của những lời rao giảng” phải đi qua “sự giản dị và nghèo túng” của Giáo Hội. Một lần nữa Đức Thánh Cha lập lại lời của cha don Mazzolari: “Nếu chúng ta muốn đem được những người nghèo trở về Nhà Chúa, thì những người nghèo này phải tìm thấy được tại nơi đó bầu không khí của Người Nghèo”, nghĩa là bầu khí của Chúa Giêsu K
Sáng hôm nay thứ ba 20 tháng Sáu, 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng trực thăng đi hành hương viếng các ngôi mộ của cha don Primo Mazzolari tại Bozzolo, trong miền Mantoue, và một cha don Lorenzo Milani tại Barbiana, trong miền Florence.
Khi đáp xuống sân vận động Bozzolo, Đức Thánh Cha đã được Đức Cha giáo phận Crémone, là Đức Giám Mục Antonio Napolioni, và ông Thị Trưởng đón tiếp. Sau đó ngài đã dùng xe hơi đến Giáo Xứ Thánh Phêrô. Nơi đây ngài được cha xứ và cha phó chào đón. Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trước ngôi mộ của cha don Primo Mazzolari. Sau đó ngài đã đọc diễn từ tiếp theo lời chào mừng của Đức Giám Mục Antonio Napolioni.
Nhắc đến một bài viết của cha Mazzolari về việc cha đề nghị “một sự duyệt xét lương tâm về các phương pháp mục vụ” tại giáo xứ. Đức Thánh Cha đã đã nhắc đến chủ nghĩa bị Người Tôi Tớ Thiên Chúa Mazzlari lên án: “các chủ thuyết bỏ mặc cho dân tự quyết, hiếu động và tinh thần (laisser-faire, l’activisme et le spiritualisme) tại một giáo xứ.
Đức Thánh Cha cũng nói về “sự đáng tin của những lời rao giảng” phải đi qua “sự giản dị và nghèo túng” của Giáo Hội. Một lần nữa Đức Thánh Cha lập lại lời của cha don Mazzolari: “Nếu chúng ta muốn đem được những người nghèo trở về Nhà Chúa, thì những người nghèo này phải tìm thấy được tại nơi đó bầu không khí của Người Nghèo”, nghĩa là bầu khí của Chúa Giêsu K
Diễn Văn Của Đức Phanxicô khi viếng mộ Don Mazzolari ngày 20 tháng 6 năm 2017
Vũ Văn An
23:29 20/06/2017
Anh chị em thân mến, xin chúc anh chị em một buổi sáng tốt!
Người ta khuyên tôi nên rút ngắn bài diễn văn này một chút, vì nó hơi dài. Tôi đã cố gắng làm thế, nhưng không thành công. Nhiều điều xuất hiện trong đầu tôi quá, đây đó… Nhưng (tôi biết) anh chị em có dư kiên nhẫn! Vì tôi không muốn bỏ lỡ mọi điều tôi muốn nói về Don Primo Mazzolari.
Tôi là khách hành hương tới đây, tới Bozzolo này rồi tới Barbiana, bước theo chân hai cha xứ từng để lại những dấu vết sáng ngời, dù có hơi “bất tiện”, trong việc các ngài phục vụ Chúa và dân của Người. Tôi đã nói nhiều lần rằng các cha xứ chính là sức mạnh của Giáo Hội tại Ý, và hôm nay tôi xin nhắc lại điều ấy. Khi là khuôn mặt của một hàng giáo sĩ không giáo sĩ trị, như vị này, các ngài quả đã đem lại sức sống cho một “huấn quyền cha xứ” đích thực, một huấn quyền tốt đẹp cho mọi người. Don Primo Mazzolari được gọi là “Cha Xứ của Ý”; và Thánh Gioan XXIII từng chào mừng ngài với danh hiệu “chiếc kèn của Chúa Thánh Thần ở thung lũng hạ Po”. Tôi tin rằng nhân cách linh mục của Don Primo không phải là một luật trừ riêng biệt, mà là hoa trái rự rỡ của cộng đồng anh chị em, mặc dù ngài không luôn được thấu hiểu và đánh giá cao. Như Chân Phúc Phaolô VI từng nói: “Cha bước đi bằng một bước quá dài, và đôi khi ta không theo kịp cha! Thành thử, cha đau khổ và chúng ta cũng đau khổ. Đó là số phận của các tiên tri” (Chào đón các khách hành hương từ Bozzolo và Cicognara, 1 tháng Năm, 1970). Việc đào tạo nên ngài là kết quả của truyền thống Kitô Giáo phong phú của Thung Lũng Po, Lombardy, Cremona. Trong các năm tháng tuổi trẻ, ngài được gây ấn tượng bởi khuôn mặt của Đức Giám Mục vĩ đại Geremia Bonomelli, người chủ đạo của học thuyết xã hội Công Giáo và là người tiên phong của việc chăm sóc mục vụ cho di dân.
Tôi không cần phải kể lại cho anh chị em hay phân tích việc làm của Don Primo. Tôi cám ơn những ai đã tận tụy với việc này trong nhiều năm qua. Tôi thích được suy niệm với anh chị em, nhất là với các anh em linh mục của tôi, những người ở đây cũng như những người ở khắp nước Ý: đây là “cha xứ của Ý mà, về tính hợp thời trong sứ điệp của ngài, một sứ điệp tôi xin đặt trước tấm phông gồm ba cảnh tượng vốn tràn ngập mắt và tim ngài mỗi ngày: con sông, căn nhà nông trại và đồng bằng.
1) Con sông là hình ảnh tuyệt vời, vốn thuộc trải nghiệm của tôi và của cả anh chị em nữa. Don Primo thi hành thừa tác vụ của ngài dọc theo những con sông, biểu tượng của tính ưu việt và sức mạnh của ơn Thánh Chúa tuôn đổ không ngừng xuống thế gian. Lời nói của ngài, được giảng hay được viết ra, rút tỉa được sự sáng sủa về suy tư và sức thuyết phục từ nguồn Lời của Thiên Chúa hằng sống trong Tin Mừng, được suy niệm và cầu nguyện, được tái khám phá nơi Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh và nơi con người, được cử hành trong các cử chỉ bí tích không bao giờ bị rút gọn vào nghi thức đơn thuần mà thôi. Don Mazzolari, cha xứ tại Cicognara và Bozzolo, không tách mình ra khỏi con sông sự sống, ra khỏi nỗi đau khổ của dân ngài, những người nặn khuôn ngài trở thành một mục tử khôn khéo và đòi hỏi, nhất là đòi hỏi chính mình. Dọc theo con sông này, ngài học cách biết tiếp nhận hồng phúc sự thật và yêu thương hàng ngày, biết làm cho mình trở thành người mang chúng một cách mạnh mẽ và đại lượng. Giảng cho các chủng sinh ở Cremona, ngài quả quyết: “làm ‘một người nhắc lại’ là sức mạnh của chúng ta. […] Tuy nhiên, giữa một người nhắc lại vô hồn, một cái loa phóng thanh, và một người nhắc lại sống động, có cả một khác biệt lớn lao! Linh mục là một người nhắc lại, nhưng việc nhắc lại của ngài không được vô hồn, thụ động, không có tình thân ái. Cùng với sự thật được tôi nhắc lại, phải có, tôi phải đưa ra một điều gì đó của riêng tôi để chứng tỏ rằng tôi tin điều mình nói; nó phải được làm một cách khiến người anh em nghe thấy lời mời mà tiếp nhận sự thật” (1). Lời tiên tri của ngài được thể hiện trong việc yêu thời đại của ngài, nối kết ngài với cuộc sống của những người ngài gặp, nắm lấy mọi cơ hội để loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa. Don Mazzolari không phải là người hối tiếc Giáo Hội trong quá khứ, nhưng cố gắng thay đổi Giáo Hội và thế giới bằng một tình yêu say mê và một lòng tận tụy vô điều kiện. Trong tác phẩm “Giáo Xứ” của ngài, ngài đề xuất một suy nghĩ về các phương pháp làm việc tông đồ; ngài xác tín rằng các bất cập của giáo xứ vào thời ngài là do thiếu việc nhập thể. Có 3 con đường không dẫn ta theo hướng Tin Mừng:
- Con đường “để mặc” ("letting go"). Đây là con đường của người đứng ở cửa sổ nhìn ra ngoài không để tay mình bị dơ, nghĩa là kẻ bàng quan thụ động đối với đời sống. Người này bằng lòng với việc chỉ trích, với việc “mô tả một cách ranh mãnh cay đắng và đầy dục vọng các sai lầm” (2) của thế giới bao quanh. Thái độ này làm lương tâm im bặt, nhưng không có bất cứ liên hệ nào với Kitô Giáo vì nó dẫn chúng ta rút lại những gì đã hứa, bằng một tinh thần phê phán, đôi khi chua cay. Ở đấy rõ ràng có sự thiếu khả năng đi tiên phong, hay phương thức xây dựng cách giải quyết các vấn đề.
- Phương pháp sai lầm thứ hai là “đấu tranh ly gián” (“separatist activism”). Chúng ta cam kết tạo ra các định chế Công Giáo (ngân hàng, hợp tác xã, câu lạc bộ, nghiệp đoàn, trường học…). Nhờ thế, đức tin trở nên có hoạt động hơn, nhưng, Cha Mazzolari cảnh cáo, việc này có thể tạo nên một cộng đoàn Công Giáo ưu tú. Nó nghiêng về quyền lợi và các khách hàng có nhãn hiệu Công Giáo. Và, một cách vô tình, nhiều rào cản được dựng lên, làm trở ngại cho tính khẩn trương của đức tin, và nguy cơ cứ thế trở nên không tài nào vượt qua được. Người ta lúc ấy có khuynh hướng khẳng nhận điều gây chia rẽ hơn là điều chúng ta có chung. Đây là một phương pháp không hề tạo điều kiện dễ dàng cho việc phúc âm hóa, mà đúng hơn, đóng cửa rút cầu và tạo ra ngờ vực, bất tín.
- Sai lầm thứ ba là “duy siêu nhiên hạ nhân phẩm” (“dehumanizing supernaturalism”). Phương thức này núp mình trong tôn giáo để trốn tránh các khó khăn và thất vọng gặp phải. Chúng ta xa lìa thế gian, vốn là lãnh vực để làm việc tông đồ đích thực, để lo việc sùng kính. Đây là cơn cám dỗ của chủ nghĩa duy linh (spiritualism). Một thứ hoạt động tông đồ cà nhắc được phát sinh, không một chút yêu thương nào cả. “Những người xa cách không thể lưu tâm tới lối cầu nguyện không trở thành bác ái, với một cuộc rước kiệu không biết giúp người ta mang các cây thập giá hàng ngày” (3). Bi kịch hệ ở khoảng phân cách này giữa đức tin và đời sống, giữa chiêm niệm và hành động.
2) Căn nhà nông trại. Thời của Don Primo, “gia đình của các gia đình” sống với nhau tại vùng quê mầu mỡ này, vì chịu nhiều khốn khổ và bất công, nên đang chờ một thay đổi sẽ dẫn họ tới việc tản cư tới các đô thị. Căn nhà nông trại, căn nhà, cho chúng ta một ý tưởng về Giáo Hội được Don Mazzolari hướng dẫn. Ngài cũng nghĩ đến một Giáo Hội đi ra ngoài khi suy niệm về các linh mục bằng những lời này: “Để bước đi, chúng ta phải ra khỏi nhà và Giáo Hội, nếu Dân Chúa không còn ở đấy nữa; và chăm sóc cũng như lo lắng các nhu cầu, dù không thiêng liêng, nhưng là các nhu cầu nhân bản và, dù các nhu cầu này có thể khiến con người ra sa lạc, nhưng chúng cũng có thể cứu vớt họ. Người Kitô hữu nào tự tách mình khỏi con người, và cách nói năng của chúng ta thì không thể nào hiểu được nếu ta không trước nhất dẫn họ vào con đường này, một con đường dường như dẫn đi rất xa nhưng lại an toàn nhất. […]Để làm được nhiều, ta phải yêu thật nhiều” (4). Đó là điều vị mục tử của anh chị em đã nói. Giáo xứ là nơi mọi người cảm thấy mình được mong chờ, một “tổ ấm không hề biết đến sự vắng mặt”. Don Mazzolari là một mục tử tin rằng “số phận thế giới chín mùi ở ngoại biên”, và ngài biến nhân tính của mình thành một dụng cụ của lòng Chúa thương xót, theo cung cách của người cha trong dụ ngôn Tin Mừng, vốn được mô tả rất hay trong cuốn “Cuộc Mạo Hiểm Đẹp Đẽ Nhất”. Ngài được gọi rất đúng là “vị mục tử của người xa cách” vì ngài luôn yêu thương và đi tìm người khác, và ngài thận trọng, không định ra bất cứ phương pháp lý thuyết nào có giá trị cho mọi người và mọi thời về việc làm tông đồ, nhưng thay vào đó, ngài đề xuất việc biện phân như cách giải thích tinh thần mỗi người. Quan điểm đầy thương xót và hợp Tin Mừng về nhân tính này dẫn ngài tới chỗ coi phương thức cần phải tiệm tiến là phương thức có giá trị: linh mục không phải là người đòi sự hoàn hảo, nhưng là người giúp mọi người hiến tặng điều tốt nhất của họ. “Ta hãy bằng lòng với những gì dân chúng của ta có thể cho. Ta hãy có lương tri!Ta không nên đặt gánh quá nặng lên vai những người tội nghiệp” (5). Tôi muốn nhắc lại điều này, và nhắc lại nó cho mọi linh mục của Ý và của cả thế giới nữa: Ta hãy có lương tri! Ta không nên đặt gánh quá nặng lên vai những người tội nghiệp. Và mặc dù, vì sự cởi mở này, ngài bị buộc phải vâng lời, nhưng ngài vẫn đứng vững trên đôi chân, như một người trưởng thành, như một con người, và cùng một lúc, qùy gối xuống, hôn tay Đức Giám Mục của ngài, người mà ngài không lúc nào ngưng yêu thương.
3) Hoạt cảnh thứ ba: họat cảnh thứ nhất là con sông, hoạt cảnh thứ hai là căn nhà nông trại, hoạt cảnh thứ ba là hoạt cảnh đồng bằng vĩ đại của anh chị em. Những người hoan nghinh Bài Giảng Trên Núi không hề sợ vượt qua đồng bằng đang trải ra mênh mông trước mắt, không bến không bờ, vì họ vừa là nhà du hành vừa là chứng nhân. Chúa Giêsu luôn chuẩn bị các môn đệ của Người để làm việc này; Người dẫn họ vào đám đông, giữa người nghèo, mạc khải cho họ rằng cao điểm sẽ đạt được ở đồng bằng nơi lòng thương xót của Thiên Chúa nhập thể (xem Bài Giảng ngỏ cùng Mật Nghị Hội, 19 tháng 11, 2016). Đức ái mục vụ của Don Primo mở ra nhiều chân trời trong các tình thế phức tạp ngài gặp phải: chiến tranh, chủ nghĩa tòan trị, các đụng độ huynh đệ tương tàn, những khó khăn của nền dân chủ đang thai nghén, cảnh khốn cùng của dân ngài. Anh chị em và các linh mục thân mến, tôi khuyến khích anh chị em hãy lắng nghe thế giới, lắng nghe những người đang sống và làm việc trong đó, tiếp nhận mọi vấn nạn có ý nghĩa và tạo hy vọng, không sợ phải băng qua sa mạc và các vùng tối tăm. Nhờ cách này, chúng ta mới trở nên một Giáo Hội nghèo cho và với người nghèo, Giáo Hội của Chúa Giêsu. Cuộc hiện sinh của người nghèo được Don Priomo định nghĩa là “cuộc hiện sinh lờ đờ”, và Giáo Hội cần hồi tâm, biết nhìn nhận đời sống của họ để yêu thương họ như họ hiện là: “Người nghèo muốn được yêu thương như người nghèo, nghĩa là, không tính toán cảnh nghèo của họ, không yêu sách hay quyền đòi nợ, kể cả việc không biến họ thành công dân nước trời, càng không cải đạo họ” (6). Ngài không cải đạo vì cải đạo không phải là Kitô Giáo. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nói với chúng ta rằng Giáo Hội, Kitô Giáo, không lớn mạnh nhờ chủ nghĩa cải đạo, nhưng nhờ lôi cuốn, nghĩa là, nhờ chứng từ. Đó là điều Don Primo Mazzolari vốn làm: ngài làm chứng. Người Tôi Tớ của Chúa sống nghèo nhưng không phải là một “linh mục nghèo (tồi)”. Trong chúc ngôn thiêng liêng của mình, ngài viết “Quanh bàn thờ của tôi, và quanh nhà cũng như việc làm của tôi, không bao giờ có âm thanh làm tiền. Số ít lọt vào tay tôi […] rơi vào chỗ nó giả thiết phải rơi. Nếu tôi có bất cứ ân hận nào về vấn đề này, thì chắc liên hệ tới người nghèo và công việc giáo xứ mà tôi vốn giúp khá nhiều”. Ngài suy niệm sâu xa về sự khác nhau về phong cách giữa Thiên Chúa và con người: “Phong cách của con người: có nhiều, nhưng họ làm ít. Phong cách của Thiên Chúa: không có gì cả, nhưng Người làm nên mọi sự” (7). Vì thế, tính đáng tin cậy của việc công bố phải vuợt qua tính đơn sơ và cái nghèo của Giáo Hội: “Nếu chúng ta muốn đem người nghèo trở lại mái ấm của họ, họ cần tìm thấy không khí của người nghèo”, nghĩa là, tìm thấy Chúa Giêsu Kitô. Trong cuốn sách của ngài, tựa là “Đàng Thánh Giá của Người Nghèo”, Cha Primo nhắc ta nhớ rằng đức ái là chuyện linh đạo và cách nhìn. “Những người ít có đức ái, thấy ít người nghèo; những người có nhiều đức ái thấy nhiều người nghèo; những người không có đức ái, không thấy người nghèo nào” (8). Và ngài viết thêm: “Ai biết người nghèo, là biết anh em mình: ai thấy anh em mình là thấy Chúa Kitô, ai thấy Chúa Kitô là thấy đời sống và bài thơ đích thực của nó, vì đức ái là bài thơ thiên quốc đem xuống cõi trần” (9).
Các bạn thân mến, tôi cám ơn các bạn đã đón tiếp tôi hôm nay, tại giáo xứ của Don Primo. Với các bạn và các giám mục của các bạn, tôi xin ngỏ lời này: hãy tự hào vì đã có được “những linh mục như thế”, và cũng đừng mệt mỏi trở nên “các linh mục và Kitô hữu như thế”, dù cho việc này đòi phải đấu tranh với chính bản thân, gọi đích danh các cơn cám dỗ đang lừa dối chúng ta, để chúng ta được lòng nhân ái của Thiên Chúa chữa lành. Nếu các bạn thừa nhận rằng các bạn chưa thu thập được bài học của Don Primo, thì hôm nay đây, tôi mời các bạn hãy qúi trọng nó. Chúa, Đấng luôn linh hứng trong Mẹ Thánh Giáo Hội các mục tử và tiên tri biết tuân theo trái im của Người, sẽ giúp chúng ta hôm nay đừng làm ngơ các vị này. Vì các vị đã thấy xa, và việc bước chân theo các vị sẽ cứu ta khỏi đau khổ và nhục nhã. Nhiều lần tôi đã nói rằng mục tử phải có khả năng đứng trước dân của mình để chỉ đường cho họ như dấu hiệu gần gũi, hoặc đứng đàng sau họ để khuyến khích những ai tụt lại phía sau (xem Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 31). Còn Don Primo thì viết: “Tôi thấy người ta trượt chân rơi xuống đường dốc hiểm nghèo nào, tôi đều dơ lưng chống đỡ phía sau; khi cần phải leo dốc, tôi đều dẫn đầu. Nhiều người không hiểu rằng cũng một đức ái đã thúc đầy người ta cách này hay cách kia, và không ai có thể làm điều này tốt hơn một linh mục” (10).
Với tinh thần hiệp thông huynh đệ này, với các bạn và mọi linh mục của Giáo Hội tại Ý, với những cha xứ tốt lành, tôi muốn kết thúc bằng lời kinh của Don Primo, một mục tử yêu Chúa Giêsu và ước muốn của Người thấy mọi người được cứu rỗi. Don Primo vốn cầu nguyện như sau:
"Chúa đã đến cho mọi người:
Cho những người tin
Cho những người nói rằng họ không tin.
Tất cả họ,
Đôi khi những người này hơn những người kia,
Họ làm việc, đau khổ, hy vọng
Cho thế giới diễn tiến tốt đẹp hơn.
Ôi, lạy Chúa Kitô, Chúa sinh ra “ở ngoài nhà”
Và Chúa chết “ở ngoài kinh thành”,
Để trở thành một cách hiển thị hơn
Những ngã tư và điểm hẹn.
Không ai bị loại khỏi ơn cứu rỗi, lạy Chúa,
Vì không ai bị loại khỏi tình yêu của Ngài
Một tình yêu không xúc phạm hay thu mình
Khỏi chống đối hay bác bỏ”.
Giờ đây, tôi ban phép lành của tôi cho các bạn. Chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ trước, Ngài là mẹ ta: không có Mẹ ta, ta không tiến bước được. [Kính Mừng Maria]
________________________________________________________________________________________________________
Chú thích:
1 P. Mazzolari, Preti così, 125-126.
2 Id., Lettera sulla parrocchia, 51.
3 Ibid., 54.
4 P. Mazzolari, Coscienza sociale del clero, ICAS, Milano, 1947, 32.
5 Id., Preti così, 118-119.
6 Id., La via crucis del povero, 63.
7 Id., La parrocchia, 84.
8 Id., La via crucis del povero, 32.
9 Ibid. 33.
10 Id., Scritti politici, 195.
Người ta khuyên tôi nên rút ngắn bài diễn văn này một chút, vì nó hơi dài. Tôi đã cố gắng làm thế, nhưng không thành công. Nhiều điều xuất hiện trong đầu tôi quá, đây đó… Nhưng (tôi biết) anh chị em có dư kiên nhẫn! Vì tôi không muốn bỏ lỡ mọi điều tôi muốn nói về Don Primo Mazzolari.
Tôi là khách hành hương tới đây, tới Bozzolo này rồi tới Barbiana, bước theo chân hai cha xứ từng để lại những dấu vết sáng ngời, dù có hơi “bất tiện”, trong việc các ngài phục vụ Chúa và dân của Người. Tôi đã nói nhiều lần rằng các cha xứ chính là sức mạnh của Giáo Hội tại Ý, và hôm nay tôi xin nhắc lại điều ấy. Khi là khuôn mặt của một hàng giáo sĩ không giáo sĩ trị, như vị này, các ngài quả đã đem lại sức sống cho một “huấn quyền cha xứ” đích thực, một huấn quyền tốt đẹp cho mọi người. Don Primo Mazzolari được gọi là “Cha Xứ của Ý”; và Thánh Gioan XXIII từng chào mừng ngài với danh hiệu “chiếc kèn của Chúa Thánh Thần ở thung lũng hạ Po”. Tôi tin rằng nhân cách linh mục của Don Primo không phải là một luật trừ riêng biệt, mà là hoa trái rự rỡ của cộng đồng anh chị em, mặc dù ngài không luôn được thấu hiểu và đánh giá cao. Như Chân Phúc Phaolô VI từng nói: “Cha bước đi bằng một bước quá dài, và đôi khi ta không theo kịp cha! Thành thử, cha đau khổ và chúng ta cũng đau khổ. Đó là số phận của các tiên tri” (Chào đón các khách hành hương từ Bozzolo và Cicognara, 1 tháng Năm, 1970). Việc đào tạo nên ngài là kết quả của truyền thống Kitô Giáo phong phú của Thung Lũng Po, Lombardy, Cremona. Trong các năm tháng tuổi trẻ, ngài được gây ấn tượng bởi khuôn mặt của Đức Giám Mục vĩ đại Geremia Bonomelli, người chủ đạo của học thuyết xã hội Công Giáo và là người tiên phong của việc chăm sóc mục vụ cho di dân.
Tôi không cần phải kể lại cho anh chị em hay phân tích việc làm của Don Primo. Tôi cám ơn những ai đã tận tụy với việc này trong nhiều năm qua. Tôi thích được suy niệm với anh chị em, nhất là với các anh em linh mục của tôi, những người ở đây cũng như những người ở khắp nước Ý: đây là “cha xứ của Ý mà, về tính hợp thời trong sứ điệp của ngài, một sứ điệp tôi xin đặt trước tấm phông gồm ba cảnh tượng vốn tràn ngập mắt và tim ngài mỗi ngày: con sông, căn nhà nông trại và đồng bằng.
1) Con sông là hình ảnh tuyệt vời, vốn thuộc trải nghiệm của tôi và của cả anh chị em nữa. Don Primo thi hành thừa tác vụ của ngài dọc theo những con sông, biểu tượng của tính ưu việt và sức mạnh của ơn Thánh Chúa tuôn đổ không ngừng xuống thế gian. Lời nói của ngài, được giảng hay được viết ra, rút tỉa được sự sáng sủa về suy tư và sức thuyết phục từ nguồn Lời của Thiên Chúa hằng sống trong Tin Mừng, được suy niệm và cầu nguyện, được tái khám phá nơi Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh và nơi con người, được cử hành trong các cử chỉ bí tích không bao giờ bị rút gọn vào nghi thức đơn thuần mà thôi. Don Mazzolari, cha xứ tại Cicognara và Bozzolo, không tách mình ra khỏi con sông sự sống, ra khỏi nỗi đau khổ của dân ngài, những người nặn khuôn ngài trở thành một mục tử khôn khéo và đòi hỏi, nhất là đòi hỏi chính mình. Dọc theo con sông này, ngài học cách biết tiếp nhận hồng phúc sự thật và yêu thương hàng ngày, biết làm cho mình trở thành người mang chúng một cách mạnh mẽ và đại lượng. Giảng cho các chủng sinh ở Cremona, ngài quả quyết: “làm ‘một người nhắc lại’ là sức mạnh của chúng ta. […] Tuy nhiên, giữa một người nhắc lại vô hồn, một cái loa phóng thanh, và một người nhắc lại sống động, có cả một khác biệt lớn lao! Linh mục là một người nhắc lại, nhưng việc nhắc lại của ngài không được vô hồn, thụ động, không có tình thân ái. Cùng với sự thật được tôi nhắc lại, phải có, tôi phải đưa ra một điều gì đó của riêng tôi để chứng tỏ rằng tôi tin điều mình nói; nó phải được làm một cách khiến người anh em nghe thấy lời mời mà tiếp nhận sự thật” (1). Lời tiên tri của ngài được thể hiện trong việc yêu thời đại của ngài, nối kết ngài với cuộc sống của những người ngài gặp, nắm lấy mọi cơ hội để loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa. Don Mazzolari không phải là người hối tiếc Giáo Hội trong quá khứ, nhưng cố gắng thay đổi Giáo Hội và thế giới bằng một tình yêu say mê và một lòng tận tụy vô điều kiện. Trong tác phẩm “Giáo Xứ” của ngài, ngài đề xuất một suy nghĩ về các phương pháp làm việc tông đồ; ngài xác tín rằng các bất cập của giáo xứ vào thời ngài là do thiếu việc nhập thể. Có 3 con đường không dẫn ta theo hướng Tin Mừng:
- Con đường “để mặc” ("letting go"). Đây là con đường của người đứng ở cửa sổ nhìn ra ngoài không để tay mình bị dơ, nghĩa là kẻ bàng quan thụ động đối với đời sống. Người này bằng lòng với việc chỉ trích, với việc “mô tả một cách ranh mãnh cay đắng và đầy dục vọng các sai lầm” (2) của thế giới bao quanh. Thái độ này làm lương tâm im bặt, nhưng không có bất cứ liên hệ nào với Kitô Giáo vì nó dẫn chúng ta rút lại những gì đã hứa, bằng một tinh thần phê phán, đôi khi chua cay. Ở đấy rõ ràng có sự thiếu khả năng đi tiên phong, hay phương thức xây dựng cách giải quyết các vấn đề.
- Phương pháp sai lầm thứ hai là “đấu tranh ly gián” (“separatist activism”). Chúng ta cam kết tạo ra các định chế Công Giáo (ngân hàng, hợp tác xã, câu lạc bộ, nghiệp đoàn, trường học…). Nhờ thế, đức tin trở nên có hoạt động hơn, nhưng, Cha Mazzolari cảnh cáo, việc này có thể tạo nên một cộng đoàn Công Giáo ưu tú. Nó nghiêng về quyền lợi và các khách hàng có nhãn hiệu Công Giáo. Và, một cách vô tình, nhiều rào cản được dựng lên, làm trở ngại cho tính khẩn trương của đức tin, và nguy cơ cứ thế trở nên không tài nào vượt qua được. Người ta lúc ấy có khuynh hướng khẳng nhận điều gây chia rẽ hơn là điều chúng ta có chung. Đây là một phương pháp không hề tạo điều kiện dễ dàng cho việc phúc âm hóa, mà đúng hơn, đóng cửa rút cầu và tạo ra ngờ vực, bất tín.
- Sai lầm thứ ba là “duy siêu nhiên hạ nhân phẩm” (“dehumanizing supernaturalism”). Phương thức này núp mình trong tôn giáo để trốn tránh các khó khăn và thất vọng gặp phải. Chúng ta xa lìa thế gian, vốn là lãnh vực để làm việc tông đồ đích thực, để lo việc sùng kính. Đây là cơn cám dỗ của chủ nghĩa duy linh (spiritualism). Một thứ hoạt động tông đồ cà nhắc được phát sinh, không một chút yêu thương nào cả. “Những người xa cách không thể lưu tâm tới lối cầu nguyện không trở thành bác ái, với một cuộc rước kiệu không biết giúp người ta mang các cây thập giá hàng ngày” (3). Bi kịch hệ ở khoảng phân cách này giữa đức tin và đời sống, giữa chiêm niệm và hành động.
2) Căn nhà nông trại. Thời của Don Primo, “gia đình của các gia đình” sống với nhau tại vùng quê mầu mỡ này, vì chịu nhiều khốn khổ và bất công, nên đang chờ một thay đổi sẽ dẫn họ tới việc tản cư tới các đô thị. Căn nhà nông trại, căn nhà, cho chúng ta một ý tưởng về Giáo Hội được Don Mazzolari hướng dẫn. Ngài cũng nghĩ đến một Giáo Hội đi ra ngoài khi suy niệm về các linh mục bằng những lời này: “Để bước đi, chúng ta phải ra khỏi nhà và Giáo Hội, nếu Dân Chúa không còn ở đấy nữa; và chăm sóc cũng như lo lắng các nhu cầu, dù không thiêng liêng, nhưng là các nhu cầu nhân bản và, dù các nhu cầu này có thể khiến con người ra sa lạc, nhưng chúng cũng có thể cứu vớt họ. Người Kitô hữu nào tự tách mình khỏi con người, và cách nói năng của chúng ta thì không thể nào hiểu được nếu ta không trước nhất dẫn họ vào con đường này, một con đường dường như dẫn đi rất xa nhưng lại an toàn nhất. […]Để làm được nhiều, ta phải yêu thật nhiều” (4). Đó là điều vị mục tử của anh chị em đã nói. Giáo xứ là nơi mọi người cảm thấy mình được mong chờ, một “tổ ấm không hề biết đến sự vắng mặt”. Don Mazzolari là một mục tử tin rằng “số phận thế giới chín mùi ở ngoại biên”, và ngài biến nhân tính của mình thành một dụng cụ của lòng Chúa thương xót, theo cung cách của người cha trong dụ ngôn Tin Mừng, vốn được mô tả rất hay trong cuốn “Cuộc Mạo Hiểm Đẹp Đẽ Nhất”. Ngài được gọi rất đúng là “vị mục tử của người xa cách” vì ngài luôn yêu thương và đi tìm người khác, và ngài thận trọng, không định ra bất cứ phương pháp lý thuyết nào có giá trị cho mọi người và mọi thời về việc làm tông đồ, nhưng thay vào đó, ngài đề xuất việc biện phân như cách giải thích tinh thần mỗi người. Quan điểm đầy thương xót và hợp Tin Mừng về nhân tính này dẫn ngài tới chỗ coi phương thức cần phải tiệm tiến là phương thức có giá trị: linh mục không phải là người đòi sự hoàn hảo, nhưng là người giúp mọi người hiến tặng điều tốt nhất của họ. “Ta hãy bằng lòng với những gì dân chúng của ta có thể cho. Ta hãy có lương tri!Ta không nên đặt gánh quá nặng lên vai những người tội nghiệp” (5). Tôi muốn nhắc lại điều này, và nhắc lại nó cho mọi linh mục của Ý và của cả thế giới nữa: Ta hãy có lương tri! Ta không nên đặt gánh quá nặng lên vai những người tội nghiệp. Và mặc dù, vì sự cởi mở này, ngài bị buộc phải vâng lời, nhưng ngài vẫn đứng vững trên đôi chân, như một người trưởng thành, như một con người, và cùng một lúc, qùy gối xuống, hôn tay Đức Giám Mục của ngài, người mà ngài không lúc nào ngưng yêu thương.
3) Hoạt cảnh thứ ba: họat cảnh thứ nhất là con sông, hoạt cảnh thứ hai là căn nhà nông trại, hoạt cảnh thứ ba là hoạt cảnh đồng bằng vĩ đại của anh chị em. Những người hoan nghinh Bài Giảng Trên Núi không hề sợ vượt qua đồng bằng đang trải ra mênh mông trước mắt, không bến không bờ, vì họ vừa là nhà du hành vừa là chứng nhân. Chúa Giêsu luôn chuẩn bị các môn đệ của Người để làm việc này; Người dẫn họ vào đám đông, giữa người nghèo, mạc khải cho họ rằng cao điểm sẽ đạt được ở đồng bằng nơi lòng thương xót của Thiên Chúa nhập thể (xem Bài Giảng ngỏ cùng Mật Nghị Hội, 19 tháng 11, 2016). Đức ái mục vụ của Don Primo mở ra nhiều chân trời trong các tình thế phức tạp ngài gặp phải: chiến tranh, chủ nghĩa tòan trị, các đụng độ huynh đệ tương tàn, những khó khăn của nền dân chủ đang thai nghén, cảnh khốn cùng của dân ngài. Anh chị em và các linh mục thân mến, tôi khuyến khích anh chị em hãy lắng nghe thế giới, lắng nghe những người đang sống và làm việc trong đó, tiếp nhận mọi vấn nạn có ý nghĩa và tạo hy vọng, không sợ phải băng qua sa mạc và các vùng tối tăm. Nhờ cách này, chúng ta mới trở nên một Giáo Hội nghèo cho và với người nghèo, Giáo Hội của Chúa Giêsu. Cuộc hiện sinh của người nghèo được Don Priomo định nghĩa là “cuộc hiện sinh lờ đờ”, và Giáo Hội cần hồi tâm, biết nhìn nhận đời sống của họ để yêu thương họ như họ hiện là: “Người nghèo muốn được yêu thương như người nghèo, nghĩa là, không tính toán cảnh nghèo của họ, không yêu sách hay quyền đòi nợ, kể cả việc không biến họ thành công dân nước trời, càng không cải đạo họ” (6). Ngài không cải đạo vì cải đạo không phải là Kitô Giáo. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nói với chúng ta rằng Giáo Hội, Kitô Giáo, không lớn mạnh nhờ chủ nghĩa cải đạo, nhưng nhờ lôi cuốn, nghĩa là, nhờ chứng từ. Đó là điều Don Primo Mazzolari vốn làm: ngài làm chứng. Người Tôi Tớ của Chúa sống nghèo nhưng không phải là một “linh mục nghèo (tồi)”. Trong chúc ngôn thiêng liêng của mình, ngài viết “Quanh bàn thờ của tôi, và quanh nhà cũng như việc làm của tôi, không bao giờ có âm thanh làm tiền. Số ít lọt vào tay tôi […] rơi vào chỗ nó giả thiết phải rơi. Nếu tôi có bất cứ ân hận nào về vấn đề này, thì chắc liên hệ tới người nghèo và công việc giáo xứ mà tôi vốn giúp khá nhiều”. Ngài suy niệm sâu xa về sự khác nhau về phong cách giữa Thiên Chúa và con người: “Phong cách của con người: có nhiều, nhưng họ làm ít. Phong cách của Thiên Chúa: không có gì cả, nhưng Người làm nên mọi sự” (7). Vì thế, tính đáng tin cậy của việc công bố phải vuợt qua tính đơn sơ và cái nghèo của Giáo Hội: “Nếu chúng ta muốn đem người nghèo trở lại mái ấm của họ, họ cần tìm thấy không khí của người nghèo”, nghĩa là, tìm thấy Chúa Giêsu Kitô. Trong cuốn sách của ngài, tựa là “Đàng Thánh Giá của Người Nghèo”, Cha Primo nhắc ta nhớ rằng đức ái là chuyện linh đạo và cách nhìn. “Những người ít có đức ái, thấy ít người nghèo; những người có nhiều đức ái thấy nhiều người nghèo; những người không có đức ái, không thấy người nghèo nào” (8). Và ngài viết thêm: “Ai biết người nghèo, là biết anh em mình: ai thấy anh em mình là thấy Chúa Kitô, ai thấy Chúa Kitô là thấy đời sống và bài thơ đích thực của nó, vì đức ái là bài thơ thiên quốc đem xuống cõi trần” (9).
Các bạn thân mến, tôi cám ơn các bạn đã đón tiếp tôi hôm nay, tại giáo xứ của Don Primo. Với các bạn và các giám mục của các bạn, tôi xin ngỏ lời này: hãy tự hào vì đã có được “những linh mục như thế”, và cũng đừng mệt mỏi trở nên “các linh mục và Kitô hữu như thế”, dù cho việc này đòi phải đấu tranh với chính bản thân, gọi đích danh các cơn cám dỗ đang lừa dối chúng ta, để chúng ta được lòng nhân ái của Thiên Chúa chữa lành. Nếu các bạn thừa nhận rằng các bạn chưa thu thập được bài học của Don Primo, thì hôm nay đây, tôi mời các bạn hãy qúi trọng nó. Chúa, Đấng luôn linh hứng trong Mẹ Thánh Giáo Hội các mục tử và tiên tri biết tuân theo trái im của Người, sẽ giúp chúng ta hôm nay đừng làm ngơ các vị này. Vì các vị đã thấy xa, và việc bước chân theo các vị sẽ cứu ta khỏi đau khổ và nhục nhã. Nhiều lần tôi đã nói rằng mục tử phải có khả năng đứng trước dân của mình để chỉ đường cho họ như dấu hiệu gần gũi, hoặc đứng đàng sau họ để khuyến khích những ai tụt lại phía sau (xem Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 31). Còn Don Primo thì viết: “Tôi thấy người ta trượt chân rơi xuống đường dốc hiểm nghèo nào, tôi đều dơ lưng chống đỡ phía sau; khi cần phải leo dốc, tôi đều dẫn đầu. Nhiều người không hiểu rằng cũng một đức ái đã thúc đầy người ta cách này hay cách kia, và không ai có thể làm điều này tốt hơn một linh mục” (10).
Với tinh thần hiệp thông huynh đệ này, với các bạn và mọi linh mục của Giáo Hội tại Ý, với những cha xứ tốt lành, tôi muốn kết thúc bằng lời kinh của Don Primo, một mục tử yêu Chúa Giêsu và ước muốn của Người thấy mọi người được cứu rỗi. Don Primo vốn cầu nguyện như sau:
"Chúa đã đến cho mọi người:
Cho những người tin
Cho những người nói rằng họ không tin.
Tất cả họ,
Đôi khi những người này hơn những người kia,
Họ làm việc, đau khổ, hy vọng
Cho thế giới diễn tiến tốt đẹp hơn.
Ôi, lạy Chúa Kitô, Chúa sinh ra “ở ngoài nhà”
Và Chúa chết “ở ngoài kinh thành”,
Để trở thành một cách hiển thị hơn
Những ngã tư và điểm hẹn.
Không ai bị loại khỏi ơn cứu rỗi, lạy Chúa,
Vì không ai bị loại khỏi tình yêu của Ngài
Một tình yêu không xúc phạm hay thu mình
Khỏi chống đối hay bác bỏ”.
Giờ đây, tôi ban phép lành của tôi cho các bạn. Chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ trước, Ngài là mẹ ta: không có Mẹ ta, ta không tiến bước được. [Kính Mừng Maria]
________________________________________________________________________________________________________
Chú thích:
1 P. Mazzolari, Preti così, 125-126.
2 Id., Lettera sulla parrocchia, 51.
3 Ibid., 54.
4 P. Mazzolari, Coscienza sociale del clero, ICAS, Milano, 1947, 32.
5 Id., Preti così, 118-119.
6 Id., La via crucis del povero, 63.
7 Id., La parrocchia, 84.
8 Id., La via crucis del povero, 32.
9 Ibid. 33.
10 Id., Scritti politici, 195.
Đức Hồng Y Vincent Nichols lên án vụ tấn công tại Finsbury Park, Luân Đôn
Đặng Tự Do
23:41 20/06/2017
Đức Hồng Y Nichols của Westminster dâng lời cầu nguyện và bày tỏ sự cảm thông của ngài với các thành viên của cộng đồng Hồi giáo sau vụ tấn công ở Finsbury Park, trong đó một người đàn ông lái một chiếc xe vận tải tông vào một đám đông gần một nhà thờ Hồi giáo.
“Cùng với người dân trên khắp đất nước này, tôi âu lo trước cuộc tấn công có chủ ý vào những người vừa kết thúc buổi cầu kinh khuya, sau một ngày ăn chay, tại nhà thờ Hồi giáo ở Finsbury Park”
Đức Hồng Y cảnh báo rằng “Bạo lực phát sinh bạo lực. Hận thù nuôi dưỡng hận thù. Mỗi người chúng ta cần phải khước từ hận thù và bạo lực trong ngôn từ và hành động của chúng ta.”
Lúc 0:15 phút sáng thứ Hai 19 tháng Sáu năm 2017, một chiếc xe tải đã tông vào những người đi bộ ở Finsbury Park, Luân Đôn, làm bị thương ít nhất mười người. Biến cố này xảy ra gần nhà Phúc lợi Hồi giáo, cách Nhà thờ Hồi giáo Finsbury Park, 90m.
Một nhóm tín hữu Hồi giáo vừa thực hiện buổi cầu kinh Tarawih, được tổ chức hàng đêm trong tháng Ramadan, khi ra khỏi đền thờ, họ tình cờ gặp một người đàn ông nằm gục ở một trạm xe buýt. Khi đang giúp đỡ người này họ đã bị một chiếc xe tải lao vào, khiến mười người bị thương. Người đàn ông nêu trên đã chết tại hiện trường.
“Cùng với người dân trên khắp đất nước này, tôi âu lo trước cuộc tấn công có chủ ý vào những người vừa kết thúc buổi cầu kinh khuya, sau một ngày ăn chay, tại nhà thờ Hồi giáo ở Finsbury Park”
Đức Hồng Y cảnh báo rằng “Bạo lực phát sinh bạo lực. Hận thù nuôi dưỡng hận thù. Mỗi người chúng ta cần phải khước từ hận thù và bạo lực trong ngôn từ và hành động của chúng ta.”
Lúc 0:15 phút sáng thứ Hai 19 tháng Sáu năm 2017, một chiếc xe tải đã tông vào những người đi bộ ở Finsbury Park, Luân Đôn, làm bị thương ít nhất mười người. Biến cố này xảy ra gần nhà Phúc lợi Hồi giáo, cách Nhà thờ Hồi giáo Finsbury Park, 90m.
Một nhóm tín hữu Hồi giáo vừa thực hiện buổi cầu kinh Tarawih, được tổ chức hàng đêm trong tháng Ramadan, khi ra khỏi đền thờ, họ tình cờ gặp một người đàn ông nằm gục ở một trạm xe buýt. Khi đang giúp đỡ người này họ đã bị một chiếc xe tải lao vào, khiến mười người bị thương. Người đàn ông nêu trên đã chết tại hiện trường.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Vĩnh Long : Khánh Thành Nhà Thờ Cù Lao Lá
Người Giồng Trôm
08:14 20/06/2017
Giáo Phận Vĩnh Long : Khánh Thành Nhà Thờ Cù Lao Lá
Niềm vui, niềm ước mơ tưởng chừng quá khó và không bao giờ có nhưng hôm nay lại trở thành hiện thực với họ đạo Cù Lao Lá (còn gọi là họ Tân Mỹ) - Giáo Phận Vĩnh Long.
Được biết những năm chinh chiến, họ đạo Cù Lao Lá có nhà thờ để thờ phượng Chúa nhưng rồi trong một trận chiến năm 1961 ngôi thánh thường của họ đạo bị đánh sập và đến nay không còn dấu vết. Dù không có nhà thờ nhưng lòng đạo của bà con vẫn còn rất lớn để rồi giáo hữu tìm đến nhà thờ Rạch Gừa và Tân Xuân hay nhà thờ đâu đó lân cận để giữ đạo.
Xem Hình
Những năm gần đây, khi cha cố Phaolô Trương Tấn Lực (19.4.1947 - 24.12.2015) phụ trách họ Ba Châu thấy thương tình cảnh của Tân Mỹ không có nhà thờ nên Cha tìm cách này cách nọ để xây nhà thờ. Đang khi đó, có ông Hai Đởm (Phạm Văn Đởm) hứa cho nhà thờ một mảnh đất nhưng đất đó nằm trong diện còn tranh chấp nên giấy tờ không hoàn tất. Thế là mơ ước ngôi nhà thờ Tân Mỹ lại không thành.
Sau đó, ông Phêrô Huỳnh Văn Bi bàn bạc với con cái và ông đã để lại cho nhà thờ mảnh đất mà hiện tại ngôi thánh đường Cù Lao Lá được cất. Cha Mười (Cha Cố Lực) đã tìm cách để mua thêm để đất nhà thờ Cù Lao Lá đến nay được ba công hai.
Từ năm 2013, Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật được cử hành tại nhà ông Bi. Bà con giáo dân dự Lễ đông đảo và sốt sắng. Mọi người cầu nguyện để họ đạo sớm có ngôi nhà thờ để thờ phượng Chúa.
Sau nhiều năm nỗ lực xin giấy phép xây dựng thì đến tháng 6 năm 2014 nhà thờ Cù Lao Lá có giấy phép xây dựng. Cha Mười khởi công xây dựng được 6 tháng thì Ngài qua đời (24.12.2015). Thế là công trình xây dựng nhà thờ đành phải dừng lại vì sự mất mát quá lớn của họ đạo là mất đi người Cha chung quản nhiệm.
Mãi đến đầu tháng 8 năm 2016, Cha Phaolô Lê Thanh Dũng được Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai bổ nhiệm về Ba Châu thì Tân Mỹ bắt đầu khởi sự. Với sự nhiệt huyết và với cả tấm lòng, đến nay trong vòng 38 tuần thì ngôi nhà thờ Cù Lao Lá được hoàn thành và được Đức Giám Mục Giáo Phận đến cử hành Thánh Lễ tạ ơn và khánh thành ngôi nhà thờ nhỏ bé thân thương.
Từ nhiều ngày trước và đặc biệt nguyên ngày hôm qua 19.6, cộng đoàn họ đạo Tân Mỹ đã thu xếp, chuẩn bị tất cả mọi sự cho ngày hôm nay 20.6.2017 - ngày khánh thành nhà thờ họ đạo. Đặc biệt có sự hiện diện của nhóm Hiệp Thông - họ đạo Ba Châu phụ giúp dựng lều, rạp cũng như những công việc nặng nhọc. Cùng với những người vất vả nặng nhọc thì quý sơ họ Ba Châu và La Mã lân cận đã đến với Củ Lao Lá để lo việc chưng bông, trang trí cho Cù Lao Lá được đẹp hơn.
Trao đổi với Cha Thanh Dũng, Ngài nói có đội làm bong bóng đến để trang trí thêm cho họ đạo, phần tiếp đón có Huynh Trưởng thân quen với Cha Dũng về đây để phụ ngày vui lớn.
Và rồi sáng hôm nay, bầu khí tưng bừng đã đến với Cù Lao Lá - Tân Mỹ. Những họ đạo thân quen như Ba Châu, Cái Bông, Tân Xuân đã về chia vui với Cù Lao Lá. Có những người vì yêu thương đã đến với Cù Lao Lá từ những vùng khá xa như Sài Gòn.
9 g 30, một hồi kèn hoành tráng nổi lên báo hiệu sự hiện diện của Đức Giám Mục Giáo Phận Phêrô Huỳnh Văn Hai. Trước xe đưa Đức Cha Phêrô đến là đoàn môtô dẫn đường cho xe vào.
Đến nhà thờ mới, Đức Giám Mục đã cùng cầu nguyện với Cha Quản Hạt Đaminh Bùi Văn Đằng và Cha Sở Ba Châu cũng là Cha Quản Nhiệm Cù Lao Lá Phaolô Lê Thanh Dũng.
Nhiều người quý mến Đức Cha đã chặng đường Đức Cha lại để thăm hỏi. Nhiều tấm hình lưu niệm khi lại khoảnh khắc đáng yêu với vị Cha chung của Giáo Phận.
10 giờ 00, Thánh Lễ tạ ơn khánh thành nhà thờ Cù Lao Lá được bắt đầu. Chủ tế Thánh Lễ tạ ơn hôm nay là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai - Giám mục Giáo phận Vĩnh Long. Cùng đồng tế với Đức Cha Phêrô có quý Cha Quản Hạt, quý Cha Bề Trên và rất đông quý cha đến từ các họ đạo trong giáo phận, cách riêng hạt Bến Tre.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô làm phép chuông và mở cửa Thánh Đường.
Sau khi vào Thánh Đường, Đức Cha dâng lời cầu nguyện làm phép Thánh Đường cũng như rảy nước thánh quanh Thánh Đường mới.
Trong bài chia sẻ Đức Cha nhấn mạnh đến Đền Thờ của mỗi tâm hồn và Ngài nhắc nhở cộng đoàn hãy xây dựng chính ngôi Đền Thờ tâm hồn của mỗi người. Đức Cha dựa trên đoạn Tin Mừng theo Thánh Gioan khi Chúa vào Đền Thờ đuổi những người buôn bán trong Đền Thờ để nhắn nhở với cộng đoàn dân Chúa.
Đức Cha cũng nhắc nhớ công ơn to lớn của vị tiền nhiệm là Cha Cố Phaolô Trương Tấn Lực cũng như Cha Phaolô đương nhiệm.
Sau bài giảng, nghi thức làm phép Bàn Thờ được cử hành.
Trước khi ban phép Lành cuối Lễ, Cha Phaolô Lê Thanh Dũng ngỏ chút tâm tình cảm ơn Đức Cha Phêrô, quý Cha và quý tu sĩ nam nữ. Cha Phaolô nhắc nhớ đến công lao to lớn của Cha Cố Lực. Cha Phaolô cũng không quên cảm ơn các họ đạo gần xa, đặc biệt quý vị ân nhân đã thương giúp Nhà Thờ Cù Lao Lá này.
Và sau lời của Cha Phaolô, Vị Chủ Chăn thân yêu của Giáo Phận gởi đến cộng đoàn 2 ý : Một là gìn giữ ngôi thánh đường vật chất và hai là giữ gìn ngôi Thánh Đường trong tâm hồn. Nghĩa là mỗi người hãy siêng năng đến Nhà Thờ dọc kinh cầu nguyện, xem Lễ, tham dự các Bí Tích để mang lại lợi ích thiêng liêng cho tâm hồn.
Thánh Lễ tạ ơn khép lại lúc 11 g 30 phút, nhiều người đã ghi lại những khoảnh khắc kỷ niệm với ngôi Thánh Đường còn mới nguyên mùi sơn và gỗ mới.
Sau Lễ, bữa cơm thân tình được dọn ra. Tất cả mọi người cùng nhau chia sẻ bữa cơm thân mật nhân ngày làm phép Thánh Đường Cù Lao Lá thân yêu.
Tất cả là hồng ân ! Ông Bi – Hội Đồng Giáo Xứ cũng như nhiều ông khác nữa nói với chúng tôi rằng nằm mơ cũng không nghĩ ra có ngôi nhà thờ Tân Mỹ như hôm nay. 3 năm tròn, cộng đoàn đã dâng Lễ tại mái nhà thân thương của ông. Nay được dâng Lễ tại ngôi thánh đường nhỏ bé khang trang và ấm cúng. Mấy ông bạn nói đùa rằng giờ ông mãn nguyện và ra đi được rồi vì ông đã tận mắt thấy ngôi Thánh Đường mới !
Xin Chúa trả công bội hậu cho những ai bằng cách này hay cách khác đã góp phần xây dựng nên ngôi Thánh Đường Cù Lao Lá này. Giáo dân Tân Mỹ cũng như cộng đoàn xa gần không thể nào quên ơn của cha Cố Phaolô Trương Tấn Lực được và chắc chắn không quên công khó của Cha Phaolô Lê Thanh Dũng.
Xin phó thác ngôi Thánh Đường mới Cù Lao Lá cũng như bổn đạo Tân Mỹ trong tay Chúa. Xin Chúa thương ban ơn để họ đạo ngày càng phát triển, hiệp nhất và yêu thương để làm sáng danh Chúa giữa cuộc đời.
Niềm vui, niềm ước mơ tưởng chừng quá khó và không bao giờ có nhưng hôm nay lại trở thành hiện thực với họ đạo Cù Lao Lá (còn gọi là họ Tân Mỹ) - Giáo Phận Vĩnh Long.
Được biết những năm chinh chiến, họ đạo Cù Lao Lá có nhà thờ để thờ phượng Chúa nhưng rồi trong một trận chiến năm 1961 ngôi thánh thường của họ đạo bị đánh sập và đến nay không còn dấu vết. Dù không có nhà thờ nhưng lòng đạo của bà con vẫn còn rất lớn để rồi giáo hữu tìm đến nhà thờ Rạch Gừa và Tân Xuân hay nhà thờ đâu đó lân cận để giữ đạo.
Xem Hình
Những năm gần đây, khi cha cố Phaolô Trương Tấn Lực (19.4.1947 - 24.12.2015) phụ trách họ Ba Châu thấy thương tình cảnh của Tân Mỹ không có nhà thờ nên Cha tìm cách này cách nọ để xây nhà thờ. Đang khi đó, có ông Hai Đởm (Phạm Văn Đởm) hứa cho nhà thờ một mảnh đất nhưng đất đó nằm trong diện còn tranh chấp nên giấy tờ không hoàn tất. Thế là mơ ước ngôi nhà thờ Tân Mỹ lại không thành.
Sau đó, ông Phêrô Huỳnh Văn Bi bàn bạc với con cái và ông đã để lại cho nhà thờ mảnh đất mà hiện tại ngôi thánh đường Cù Lao Lá được cất. Cha Mười (Cha Cố Lực) đã tìm cách để mua thêm để đất nhà thờ Cù Lao Lá đến nay được ba công hai.
Từ năm 2013, Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật được cử hành tại nhà ông Bi. Bà con giáo dân dự Lễ đông đảo và sốt sắng. Mọi người cầu nguyện để họ đạo sớm có ngôi nhà thờ để thờ phượng Chúa.
Sau nhiều năm nỗ lực xin giấy phép xây dựng thì đến tháng 6 năm 2014 nhà thờ Cù Lao Lá có giấy phép xây dựng. Cha Mười khởi công xây dựng được 6 tháng thì Ngài qua đời (24.12.2015). Thế là công trình xây dựng nhà thờ đành phải dừng lại vì sự mất mát quá lớn của họ đạo là mất đi người Cha chung quản nhiệm.
Mãi đến đầu tháng 8 năm 2016, Cha Phaolô Lê Thanh Dũng được Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai bổ nhiệm về Ba Châu thì Tân Mỹ bắt đầu khởi sự. Với sự nhiệt huyết và với cả tấm lòng, đến nay trong vòng 38 tuần thì ngôi nhà thờ Cù Lao Lá được hoàn thành và được Đức Giám Mục Giáo Phận đến cử hành Thánh Lễ tạ ơn và khánh thành ngôi nhà thờ nhỏ bé thân thương.
Từ nhiều ngày trước và đặc biệt nguyên ngày hôm qua 19.6, cộng đoàn họ đạo Tân Mỹ đã thu xếp, chuẩn bị tất cả mọi sự cho ngày hôm nay 20.6.2017 - ngày khánh thành nhà thờ họ đạo. Đặc biệt có sự hiện diện của nhóm Hiệp Thông - họ đạo Ba Châu phụ giúp dựng lều, rạp cũng như những công việc nặng nhọc. Cùng với những người vất vả nặng nhọc thì quý sơ họ Ba Châu và La Mã lân cận đã đến với Củ Lao Lá để lo việc chưng bông, trang trí cho Cù Lao Lá được đẹp hơn.
Trao đổi với Cha Thanh Dũng, Ngài nói có đội làm bong bóng đến để trang trí thêm cho họ đạo, phần tiếp đón có Huynh Trưởng thân quen với Cha Dũng về đây để phụ ngày vui lớn.
Và rồi sáng hôm nay, bầu khí tưng bừng đã đến với Cù Lao Lá - Tân Mỹ. Những họ đạo thân quen như Ba Châu, Cái Bông, Tân Xuân đã về chia vui với Cù Lao Lá. Có những người vì yêu thương đã đến với Cù Lao Lá từ những vùng khá xa như Sài Gòn.
9 g 30, một hồi kèn hoành tráng nổi lên báo hiệu sự hiện diện của Đức Giám Mục Giáo Phận Phêrô Huỳnh Văn Hai. Trước xe đưa Đức Cha Phêrô đến là đoàn môtô dẫn đường cho xe vào.
Đến nhà thờ mới, Đức Giám Mục đã cùng cầu nguyện với Cha Quản Hạt Đaminh Bùi Văn Đằng và Cha Sở Ba Châu cũng là Cha Quản Nhiệm Cù Lao Lá Phaolô Lê Thanh Dũng.
Nhiều người quý mến Đức Cha đã chặng đường Đức Cha lại để thăm hỏi. Nhiều tấm hình lưu niệm khi lại khoảnh khắc đáng yêu với vị Cha chung của Giáo Phận.
10 giờ 00, Thánh Lễ tạ ơn khánh thành nhà thờ Cù Lao Lá được bắt đầu. Chủ tế Thánh Lễ tạ ơn hôm nay là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai - Giám mục Giáo phận Vĩnh Long. Cùng đồng tế với Đức Cha Phêrô có quý Cha Quản Hạt, quý Cha Bề Trên và rất đông quý cha đến từ các họ đạo trong giáo phận, cách riêng hạt Bến Tre.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô làm phép chuông và mở cửa Thánh Đường.
Sau khi vào Thánh Đường, Đức Cha dâng lời cầu nguyện làm phép Thánh Đường cũng như rảy nước thánh quanh Thánh Đường mới.
Trong bài chia sẻ Đức Cha nhấn mạnh đến Đền Thờ của mỗi tâm hồn và Ngài nhắc nhở cộng đoàn hãy xây dựng chính ngôi Đền Thờ tâm hồn của mỗi người. Đức Cha dựa trên đoạn Tin Mừng theo Thánh Gioan khi Chúa vào Đền Thờ đuổi những người buôn bán trong Đền Thờ để nhắn nhở với cộng đoàn dân Chúa.
Đức Cha cũng nhắc nhớ công ơn to lớn của vị tiền nhiệm là Cha Cố Phaolô Trương Tấn Lực cũng như Cha Phaolô đương nhiệm.
Sau bài giảng, nghi thức làm phép Bàn Thờ được cử hành.
Trước khi ban phép Lành cuối Lễ, Cha Phaolô Lê Thanh Dũng ngỏ chút tâm tình cảm ơn Đức Cha Phêrô, quý Cha và quý tu sĩ nam nữ. Cha Phaolô nhắc nhớ đến công lao to lớn của Cha Cố Lực. Cha Phaolô cũng không quên cảm ơn các họ đạo gần xa, đặc biệt quý vị ân nhân đã thương giúp Nhà Thờ Cù Lao Lá này.
Và sau lời của Cha Phaolô, Vị Chủ Chăn thân yêu của Giáo Phận gởi đến cộng đoàn 2 ý : Một là gìn giữ ngôi thánh đường vật chất và hai là giữ gìn ngôi Thánh Đường trong tâm hồn. Nghĩa là mỗi người hãy siêng năng đến Nhà Thờ dọc kinh cầu nguyện, xem Lễ, tham dự các Bí Tích để mang lại lợi ích thiêng liêng cho tâm hồn.
Thánh Lễ tạ ơn khép lại lúc 11 g 30 phút, nhiều người đã ghi lại những khoảnh khắc kỷ niệm với ngôi Thánh Đường còn mới nguyên mùi sơn và gỗ mới.
Sau Lễ, bữa cơm thân tình được dọn ra. Tất cả mọi người cùng nhau chia sẻ bữa cơm thân mật nhân ngày làm phép Thánh Đường Cù Lao Lá thân yêu.
Tất cả là hồng ân ! Ông Bi – Hội Đồng Giáo Xứ cũng như nhiều ông khác nữa nói với chúng tôi rằng nằm mơ cũng không nghĩ ra có ngôi nhà thờ Tân Mỹ như hôm nay. 3 năm tròn, cộng đoàn đã dâng Lễ tại mái nhà thân thương của ông. Nay được dâng Lễ tại ngôi thánh đường nhỏ bé khang trang và ấm cúng. Mấy ông bạn nói đùa rằng giờ ông mãn nguyện và ra đi được rồi vì ông đã tận mắt thấy ngôi Thánh Đường mới !
Xin Chúa trả công bội hậu cho những ai bằng cách này hay cách khác đã góp phần xây dựng nên ngôi Thánh Đường Cù Lao Lá này. Giáo dân Tân Mỹ cũng như cộng đoàn xa gần không thể nào quên ơn của cha Cố Phaolô Trương Tấn Lực được và chắc chắn không quên công khó của Cha Phaolô Lê Thanh Dũng.
Xin phó thác ngôi Thánh Đường mới Cù Lao Lá cũng như bổn đạo Tân Mỹ trong tay Chúa. Xin Chúa thương ban ơn để họ đạo ngày càng phát triển, hiệp nhất và yêu thương để làm sáng danh Chúa giữa cuộc đời.
GX. Tống Viết Bường Sàigòn: Bổn mạng ca đoàn Lúa Miến
Nguyễn Vĩnh Thân
09:22 20/06/2017
GX. Tống Viết Bường: Bổn mạng ca đoàn Lúa Miến
“Ai ăn Bánh này thì sẽ được sống đời đời” (Ga 6,59)
Trên đây là lời mở đầu bài giảng trong ngày lễ mừng trọng thể Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Cách riêng với giáo xứ Thánh Tống Viết Bường, hôm nay còn là ngày mừng bổn mạng của Ca đoàn Lúa Miến, được cha sở Giuse Tạ Huy Hoàng cử hành cách long trọng vào lúc 17g00 ngày 18/6/2017.
Xem Hình
Hiệp dâng trong thánh lễ, ngoài các thành viên trong ca đoàn, còn có sự hiện diện của các nữ tu Dòng Phaolô (SPC), thân nhân ca đoàn, quí chức trong hội đồng, hội đoàn cùng đông đảo cộng đoàn tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho ca đoàn.
Trong phần giảng lễ, cha Giuse mở đầu qua lời Tin Mừng Ga 6,59: “ai ăn Bánh này thì sẽ được sống đời đời”. Đồng thời ngài cũng nêu lên trong sách Giáo lý Công Giáo (số 1407) Giáo Hội dạy: “Bí tích Thánh Thể (BTTT) là trung tâm và cao điểm của đời sống Hội Thánh. Trong BT TT Đức Kitô liên kết Hội thánh và mọi chi thể của người vào hy lễ chúc tụng và tạ ơn …”. Qua đó, ngài đã diễn giảng với cộng đoàn: “Lễ Mình và Máu thánh Chúa Kitô cho chúng ta thêm một cơ hội để suy gẫm về bánh rượu, sau khi truyền phép đã trở nên Mình Máu Thánh Chúa, là phương dược, là trung tâm điểm để chúng ta được nối kết với nhau trở thành một trong Chúa Kitô, cho dù chúng ta vốn dĩ khác nhau, không dễ đón nhận nhau. Mỗi khi chúng ta nhận vào, là dẫn vào mình sự sống của Đức Kitô. Sự sống ấy nay dương thế vốn hữu hạn, nhưng cũng khai mào sự sống vĩnh cửu nơi Thiên Chúa “ai ăn Bánh này thì sẽ được sự sống đời đời”
Nhân ngày ca đoàn Lúa Miến mừng lễ bổn mạng, cha sở Giuse cũng đã có lời khen tặng các anh chị, đã hy sinh những công khó của mình. Từ nhiều năm qua, chuyên trách phục vụ thánh lễ các buổi sáng trong tuần, tuy vất vả nhưng lại là vinh dự, bởi vì Chúa vẫn là trung tâm điểm, là điểm cao nhất để chúng ta dâng ngày mới với mọi hoạt động trong ngày vào sự quan phòng của Chúa.Ca đoàn luôn được thăng tiến theo thời gian, là gương sáng về nhiều phương diện. Có được điều này chính là nhờ sự kết hiệp hằng ngày với Đức Kitô qua bí tích Thánh Thể mà các anh chị lãnh nhận.
Để khép lại bài giảng, cha Giuse đã dùng những vần thơ do chính ngài dệt nên, để nói lên ý nghĩa của ngày lễ
Lễ kính Đức Vua chết vì dân
Thánh thiện vô ngần cực chí thánh
Quan phòng điều lành cho thế nhân
Thày dạy nghĩa ân tình thương xót
Của ngon thức ngọt bánh rượu tuyền
Ca khúc hương quyện trong ngây ngất
Đoàn hát bần bật sắc trong hồn
Lúa đồng theo chốn tàng thiên quốc
Miến như phương thuốc dược thảo thần
Thánh lễ tiếp nối với phần phụng vụ Thánh Thể. Các lễ vật được các anh chị trong ca đoàn cung tiến, qua cha chủ tế tiến dâng lên Thiên Chúa, nói lên lòng tôn kính của cả cộng đoàn dân Chúa.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha sở thay mặt cộng đoàn chúc mừng ca đoàn trong ngày lễ mừng bổn mạng, cũng như ghi nhận những công khó của các anh chị trong việc cố gắng tập luyện để giúp cộng đoàn tham dự thánh lễ cách sốt sắng hơn.
Thánh lễ được kết thúc lúc 18g15’ cùng ngày. Sau thánh lễ, ca đoàn đã chụp hình lưu niệm chung với cha sở trong ngày mừng bổn mạng lần đầu tiên cách long trọng sau gần 10 hình thành ca đoàn.
Đôi nét về ca đoàn Lúa Miến
- Hình thành và phát triển:
Được sự giới thiệu của Soeur Mari Phi (ca trưởng đương nhiệm) giới thiệu chị Lucia Nguyễn Thị Đoan Trang, người đã gắn bó với ca đoàn từ lúc ban sơ đến nay. Được hỏi về ca đoàn, chị khiêm tốn trả lời: “tất cả đều là hồng ân cả anh ạ. Thiên Chúa hoàn toàn làm được những gì Ngài muốn, dù đó là việc khó khăn”. Chị kể lại: “ cách nay gần 10 năm, thánh lễ sáng không có ca đoàn hát lễ (vì đặc thù bà con đa phần là dân trí thức, nên ít khi dậy sớm). Việc hát lễ là do một số bà con tham dự thánh lễ có lòng nhiệt thành gộp lại từ 4 đến 5 người để hát. Sau một thời gian, cha sở nhận thấy cần phải có người hướng dẫn để mọi người hát lễ tốt hơn nên giao cho thầy Khâm (thầy đang giúp việc mục vụ cho giáo xứ) hướng dẫn cho nhóm này. Theo dòng thời gian cứ dần trôi, với sự động viên của cha xứ và các thành viên với nhau nên đã duy trì được đến hôm nay, dù trải qua nhiều ca trưởng (do các thầy, Soeur luôn được nhà Dòng điều phối, thay đổi). Gần một năm trở lại đây, dưới sự hướng dẫn của Soeur Mari Phi (SPC), với sự năng nổ, đầy nhiệt huyết Soeur đã mời gọi một số người có thiện chí phục vu tham gia ca đoàn; lên kế hoạch bồi dưỡng cho các ca viên (phân loại từng nhóm theo khả năng mỗi người) để hướng dẫn cho phù hợp. Nhờ đó, nay ca đoàn đã phát triển vững mạnh cả về chất và lượng. Số ca viên tham gia ổn định đã lên tới trên 30 thành viên. Ca đoàn đến nay đã đủ khả năng hát tốt ba bè khi cần hát hợp xướng.
- Phục vụ thánh lễ:
Ca đoàn phụ trách các thánh lễ sáng trong tuần, từ thứ ba đến thứ bảy. Ngoài ra ca đoàn còn phụ trách lễ an táng.
“Ai ăn Bánh này thì sẽ được sống đời đời” (Ga 6,59)
Trên đây là lời mở đầu bài giảng trong ngày lễ mừng trọng thể Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Cách riêng với giáo xứ Thánh Tống Viết Bường, hôm nay còn là ngày mừng bổn mạng của Ca đoàn Lúa Miến, được cha sở Giuse Tạ Huy Hoàng cử hành cách long trọng vào lúc 17g00 ngày 18/6/2017.
Xem Hình
Hiệp dâng trong thánh lễ, ngoài các thành viên trong ca đoàn, còn có sự hiện diện của các nữ tu Dòng Phaolô (SPC), thân nhân ca đoàn, quí chức trong hội đồng, hội đoàn cùng đông đảo cộng đoàn tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho ca đoàn.
Trong phần giảng lễ, cha Giuse mở đầu qua lời Tin Mừng Ga 6,59: “ai ăn Bánh này thì sẽ được sống đời đời”. Đồng thời ngài cũng nêu lên trong sách Giáo lý Công Giáo (số 1407) Giáo Hội dạy: “Bí tích Thánh Thể (BTTT) là trung tâm và cao điểm của đời sống Hội Thánh. Trong BT TT Đức Kitô liên kết Hội thánh và mọi chi thể của người vào hy lễ chúc tụng và tạ ơn …”. Qua đó, ngài đã diễn giảng với cộng đoàn: “Lễ Mình và Máu thánh Chúa Kitô cho chúng ta thêm một cơ hội để suy gẫm về bánh rượu, sau khi truyền phép đã trở nên Mình Máu Thánh Chúa, là phương dược, là trung tâm điểm để chúng ta được nối kết với nhau trở thành một trong Chúa Kitô, cho dù chúng ta vốn dĩ khác nhau, không dễ đón nhận nhau. Mỗi khi chúng ta nhận vào, là dẫn vào mình sự sống của Đức Kitô. Sự sống ấy nay dương thế vốn hữu hạn, nhưng cũng khai mào sự sống vĩnh cửu nơi Thiên Chúa “ai ăn Bánh này thì sẽ được sự sống đời đời”
Nhân ngày ca đoàn Lúa Miến mừng lễ bổn mạng, cha sở Giuse cũng đã có lời khen tặng các anh chị, đã hy sinh những công khó của mình. Từ nhiều năm qua, chuyên trách phục vụ thánh lễ các buổi sáng trong tuần, tuy vất vả nhưng lại là vinh dự, bởi vì Chúa vẫn là trung tâm điểm, là điểm cao nhất để chúng ta dâng ngày mới với mọi hoạt động trong ngày vào sự quan phòng của Chúa.Ca đoàn luôn được thăng tiến theo thời gian, là gương sáng về nhiều phương diện. Có được điều này chính là nhờ sự kết hiệp hằng ngày với Đức Kitô qua bí tích Thánh Thể mà các anh chị lãnh nhận.
Để khép lại bài giảng, cha Giuse đã dùng những vần thơ do chính ngài dệt nên, để nói lên ý nghĩa của ngày lễ
Lễ kính Đức Vua chết vì dân
Thánh thiện vô ngần cực chí thánh
Quan phòng điều lành cho thế nhân
Thày dạy nghĩa ân tình thương xót
Của ngon thức ngọt bánh rượu tuyền
Ca khúc hương quyện trong ngây ngất
Đoàn hát bần bật sắc trong hồn
Lúa đồng theo chốn tàng thiên quốc
Miến như phương thuốc dược thảo thần
Thánh lễ tiếp nối với phần phụng vụ Thánh Thể. Các lễ vật được các anh chị trong ca đoàn cung tiến, qua cha chủ tế tiến dâng lên Thiên Chúa, nói lên lòng tôn kính của cả cộng đoàn dân Chúa.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha sở thay mặt cộng đoàn chúc mừng ca đoàn trong ngày lễ mừng bổn mạng, cũng như ghi nhận những công khó của các anh chị trong việc cố gắng tập luyện để giúp cộng đoàn tham dự thánh lễ cách sốt sắng hơn.
Thánh lễ được kết thúc lúc 18g15’ cùng ngày. Sau thánh lễ, ca đoàn đã chụp hình lưu niệm chung với cha sở trong ngày mừng bổn mạng lần đầu tiên cách long trọng sau gần 10 hình thành ca đoàn.
Đôi nét về ca đoàn Lúa Miến
- Hình thành và phát triển:
Được sự giới thiệu của Soeur Mari Phi (ca trưởng đương nhiệm) giới thiệu chị Lucia Nguyễn Thị Đoan Trang, người đã gắn bó với ca đoàn từ lúc ban sơ đến nay. Được hỏi về ca đoàn, chị khiêm tốn trả lời: “tất cả đều là hồng ân cả anh ạ. Thiên Chúa hoàn toàn làm được những gì Ngài muốn, dù đó là việc khó khăn”. Chị kể lại: “ cách nay gần 10 năm, thánh lễ sáng không có ca đoàn hát lễ (vì đặc thù bà con đa phần là dân trí thức, nên ít khi dậy sớm). Việc hát lễ là do một số bà con tham dự thánh lễ có lòng nhiệt thành gộp lại từ 4 đến 5 người để hát. Sau một thời gian, cha sở nhận thấy cần phải có người hướng dẫn để mọi người hát lễ tốt hơn nên giao cho thầy Khâm (thầy đang giúp việc mục vụ cho giáo xứ) hướng dẫn cho nhóm này. Theo dòng thời gian cứ dần trôi, với sự động viên của cha xứ và các thành viên với nhau nên đã duy trì được đến hôm nay, dù trải qua nhiều ca trưởng (do các thầy, Soeur luôn được nhà Dòng điều phối, thay đổi). Gần một năm trở lại đây, dưới sự hướng dẫn của Soeur Mari Phi (SPC), với sự năng nổ, đầy nhiệt huyết Soeur đã mời gọi một số người có thiện chí phục vu tham gia ca đoàn; lên kế hoạch bồi dưỡng cho các ca viên (phân loại từng nhóm theo khả năng mỗi người) để hướng dẫn cho phù hợp. Nhờ đó, nay ca đoàn đã phát triển vững mạnh cả về chất và lượng. Số ca viên tham gia ổn định đã lên tới trên 30 thành viên. Ca đoàn đến nay đã đủ khả năng hát tốt ba bè khi cần hát hợp xướng.
- Phục vụ thánh lễ:
Ca đoàn phụ trách các thánh lễ sáng trong tuần, từ thứ ba đến thứ bảy. Ngoài ra ca đoàn còn phụ trách lễ an táng.
Phó Tế Vĩnh Viễn được gọi để Phục vụ
Pt Nguyễn Hòa Phú
11:49 20/06/2017
“Chuyện kể lại rằng, cũng như các phó tế trong giai đoạn tiên khởi của Giáo Hội, Phó tế Lôrenxô được giao phó trách nhiệm quản lý tài sản của Giáo Hội và trợ giúp người nghèo. Ngày nay chúng ta gọi là hoạt động xã hội của Giáo Hội.
Hoạt động bác ái quá rầm rộ này không mấy chốc đến tai viên thị trưởng Roma. Ông cho rằng, Giáo Hội phải có rất nhiều kho tàng. Thế là Lôrenxô đã bị điệu đến để cung khai về tất cả tài sản của Giáo Hội. Vị phó tế khôn ngoan này đã xin hoãn lại một thời gian để xếp đặt mọi sự và lập danh sách của cải của Giáo Hội. Trong suốt ba ngày, ngài cho triệu tập những người tàn tật, đui mù, góa bụa, cô nhi... và cho họ xếp hàng đứng trước dinh viên thị trưởng. Rồi ngài dõng dạc tuyên bố: "Ðây là tất cả tài sản của Giáo Hội".
Viên thị trưởng đã cho lời tuyên bố này là một thách thức ngạo mạn. Ông truyền lệnh cho thiêu sống Lôrenxô trên một chiếc giường sắt được nung đỏ. Các lý hình thay phiên nhau để quay trở thân xác của thánh nhân như một con thú.” (Lẽ sống)
Phó Tế Vĩnh Viễn là ai?
Lịch sử Giáo Hội Công Giáo cho chúng ta biết Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là thời điểm khai sinh Giáo Hội, theo tường thuật của Công vụ Tông đồ, các tín hữu sơ khai sống thành những cộng đòan duới sự hướng dẫn của các Tông Đồ. Họ thương yêu và đùm bọc nhau như anh chị em ruột thịt, làm việc chung, ăn uống chung và tham gia phụng vụ chung nơi các gia đình. Các sinh họat cộng đòan ngày càng phát triển và lớn mạnh, vì vậy các Tông đồ đã giao phó việc phục vụ cộng đòan cho 7 anh em đuợc tuyển chọn. Đó là: Ông Tê-pha-nô, Phi-líp-phê, Pơ-rô-khơ-rô, Ni-ca-no, Ti-môn, Pác-mê-na và ông Ni-cô-la (Cv 6, 3-6). Những nguời này được cộng đòan xác tín có năng lực phục vụ, hạnh kiểm tốt và khôn ngoan; “Bảy người tiên khởi” gọi là “Diakonos” (Phó Tế) có nghĩa là “Người Phụ Giúp hay Người Phục Vụ“ theo nguyên ngữ Hy-lạp.
Đức Giáo Hòang Phanxicô trả lời
Trong cuộc gặp gỡ các Linh mục, Phó tế và Nữ tu - những người được thánh hiến - ngày 25/3/2017 tại Nhà Thờ Chánh Tòa Milanô, một Phó tế Vĩnh viễn đã nêu hỏi:
Thưa Đức Thánh Cha, chúng con, Phó tế Vĩnh viễn, được gọi là "nửa linh mục" hay "nửa giáo dân”, kính xin Đức Thánh Cha soi sáng !
Đức Giáo Hòang đã trả lời vắn tắt và đại ý như sau:
Các Phó tế Vĩnh viễn là "Bí tích phục vụ Thiên Chúa và anh em" và các thầy nhắc nhở cho Dân Thiên Chúa tầm vóc cốt yếu của Bí tích Rửa Tội chính là để phục vụ. Phó tế là "người canh giữ phục vụ trong Giáo Hội" và đó là một ơn gọi "gia đình."
Điểm độc đáo được Đức Giáo Hòang minh định trong câu trả lời nhân dịp này là ngài đã nêu rõ căn tính riêng biệt của phó tế: Phó tế như là "Bí tích của sự phục vụ Thiên Chúa và anh em." (Zenit 25/3/2017)
Căn tính của Phó tế
Lời minh xác của Đức Giáo Hòang Phanxicô đưa chúng ta về ý niệm căn tính đặc biệt với đức bác ái hay đặc tính căn cốt của phó tế, đó là:
-Phục vụ Lời Chúa
-Phục vụ bàn thờ
-Phục vụ người nghèo
Về phương diện “phục vụ người nghèo”, theo lời thầy Chú Tịch, quý thầy Phó tế trong Cộng đồng đã và đang thực hiện các chương trình bác ái và phục vụ tha nhân với tinh thần hăng hái và tích cực.
Phục Vụ bác ái của Cộng đồng Phó tế Việt Nam - Hoa Kỳ
Cũng theo lời Ban Tổ Chức Đại Hội Phó tế VII, người nghèo hiện nay vẫn là đối tượng chính, là trọng tâm trong các họat động phục vụ, yểm trợ và bác ái của Cộng đồng Phó tế Việt Nam.
Thời gian qua, chứng từ trong các lãnh vực cứu trợ và bác ái của quý Phó tế chính là sự cụ thể hóa căn tính và minh chứng đức tin sống động của quý thầy và mặc dù chưa đuợc nhiều người biết đến, nhưng vẫn được âm thầm thực hiện không mệt mỏi tại Giáo xứ, Cộng Đòan tại Hoa Kỳ. Trong các công việc nên kể đến: dạy giáo lý; thăm viếng và đưa của ăn đàng cho kẻ ốm đau bệnh tật tại tư gia, nhà dưỡng lão hay bệnh viện; tuyên úy trại tù; sinh họat phong trào, đòan thề, ban ngành …đều có sự hiện diện, tham gia và dấn thân của quý phó tế.
Ngòai ra, chuơng trình phục vụ bác ái ngọai biên nơi vùng sâu vùng xa tại quê hương Việt nam yêu dấu vẫn tiến triển đều đặn. Trong nhiều năm qua, quý phó tế đã và đang âm thầm tổ chức và thực hiện các chương trình phục vụ với các dự án về y khoa khám bệnh, khám răng, phát thuốc, căn nhà tình thương, phân phát thực phẩm, cấp học bổng và tặng quà cho học sinh và gia đình nghèo.
Những hình ảnh đính kèm như chứng từ khiêm tốn mà quý Phó tế đã biến đức tin có việc làm thành hiện thực. Mong rằng dịp đại hội sắp đến quý phó tế và quý phu nhân sẽ phổ biến, cập nhật và tường trình thêm những thành quả của công việc phân phát tình bác ái đã hòan thành.
Đại Hội Phó tế Việt Nam kỳ VII tại California sẽ được tổ chức tại: Saint Jeanne De Lestonnac. 16791 East Main Street, Tustin, California 92870; từ ngày 13 tới 16 tháng 7 năm 2017. Đây là dịp để anh em Phó tế và gia đình tái ngộ hàn huyên. Chắc chắn cuộc họp mặt lần này sẽ thật đông đủ và là dịp “câu vui đổi lấy câu buồn” để anh chị em vui hưởng những giây phút chuyện trò thoải mái, chia sẻ những kinh nghiệm vui buồn trong đời phục vụ và nhất là cùng đồng hành và giúp nhau thăng tiến trong tình hiệp thông và yêu thương.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Ân xá gồm những gì, và điều kiện nào để hưởng ân xá?
Nguyễn Trọng Đa
08:17 20/06/2017
Giải đáp phụng vụ: Ân xá gồm những gì, và điều kiện nào để hưởng ân xá?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi Một linh mục, mà con xem trực tuyến, đã nói rằng ai đọc Kinh Thánh trong ít nhất 30 phút, thì hưởng một đại xá. Và con đoán rằng điều này phải đi kèm với việc xưng tội, Rước Lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Gần đây con đã gặp một tài liệu mang tựa đề "The Enchiridion of Indulgences” (Sách Tóm Lược Các Ân Xá). Con đã tìm thấy thí dụ sau về việc hưởng đại xá: "cung kính đọc Kinh Thánh ít nhất nửa giờ" (số 50). Nhưng tài liệu này cũng nói như sau: "24. §1. Một đại xá chỉ có thể có một lần trong một ngày. §2. Nhưng người ta có thể có đại xá trong giờ chết, ngay cả khi đã có một đại xá trong cùng ngày ấy rồi”. Con không hiểu. Liệu người ta phải xưng tội hàng ngày để được hưởng đại xá hàng ngày sao? Và một lẩn đọc nhanh tài liệu này cũng làm cho con rưng rưng nước mắt, khi tài liệu nói rằng ngưởi ta hưởng tiểu xá khi làm dấu Thánh giá. Xin cha bình luận về tài liệu này để giải quyết sự nhầm lẫn lộn xộn của con. - T. B., Courtenay, British Columbia, Canada.
Đáp: Số 1471 trong Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo giải thích: "Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người Ki-tô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Ðức Kitô và các thánh"
Số 1479 nói thêm: "Vì những tín hữu đã qua đời đang chịu thanh luyện cũng là thành phần của cộng đoàn Dân Thánh, một trong những cách chúng ta có thể giúp họ là nhờ các ân xá để họ được tha các hình phạt tạm thời trong luyện ngục” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Giáo lý Tổng Giáo phận Sài Gòn).
Tài liệu này nhắc nhở các tín hữu rằng để hưởng được đại xá thì cần phải tuân giữ "các điều kiện thông thường":
1.Xưng tội bí tích, thường là trong vòng 20 ngày trước hoặc sau khi hưởng ân xá. Một lần xưng tội bí tích là đủ cho nhiều ân xá.
2. Rước lễ. Không giống như việc xưng tội, ngươi ta chỉ có thể hưởng một ân xá cho một lần Rước lễ. Mặc dù việc Rước Lễ này có thể được thực hiện nhiều ngày trước hoặc sau khi hưởng ân xá, tốt hơn là điều kiện này nên được hoàn thành trong cùng một ngày. Vì vậy, những người xưng tội thường xuyên và Thánh Lễ hàng ngày có thể hưởng một đại xá thực tế mỗi ngày.
3. Cầu nguyện theo ý của Đức Giáo Hoàng. Cũng giống như việc Rước Lễ, việc cầu nguyện theo ý của Đức Giáo Hoàng phải được đọc để hưởng mỗi đại xá. Mặc dù không có các kinh được qui định, điều kiện cầu theo ý Giáo Hoàng được thỏa mãn, bằng cách đọc một Kinh Lạy Cha và một Kinh Kính Mừng.
4. Cần giục lòng ăn năn, chê ghét, dốc lòng chừa mọi hình thức của tội. Việc giữ tâm hồn hoàn toàn không dính bén với bất cứ hình thức tội lỗi nào là điều kiện khó nhất, như thể việc dính bén với tội nhẹ cũng loại trừ cơ hội có thể lĩnh ân xá. Tuy nhiên, hãy lưu ý là điều kiện này không phải là tình trạng thoát khỏi tất cả mọi tội nhẹ, mà là tình trạng dính bén với tội lỗi; tức là không có tội nào mà linh hồn lại không muốn từ bỏ. Một sự dính bén là một rối loạn khách quan, một sự từ chối để sửa đổi một tình huống, và người liên quan nhận thức về nó. Do đó đừng nhầm lẫn với sự yếu đuối của con người bình thường, hoặc sự việc rằng nhiều người, có lẽ hầu hết chúng ta, có xu hướng lặp lại các lỗi phạm tương tự nhiều lần trước khi thắng vượt chúng. Nếu đúng như vậy, chắc chắn sẽ gần như không thể có được bất cứ ân xá nào.
Một vấn đề khác liên quan đến sự cần thiết cho một ý định đón nhận ân xá, trước khi thực hành. Số 20.2 của Sách Tóm Lược Các Ân Xá nói rằng người ta phải có, ít nhất, một ý định chung trước khi hưởng ân xá. Nếu, trong suốt cả ngày, người ta thực hiện nhiều việc liên quan đến hưởng tiếu xá, chỉ cần thiết lập một ý định chung là đủ.
Dưới đây là một số việc làm hưởng đại xá, mà đa số người Công Giáo có thể làm.
1. Viếng Chúa, Chầu Thánh Thể ít nhất nửa giờ.
2. Thờ lạy và tôn kính Thánh Giá, vào Thứ Sáu Tuần Thánh.
3. Cấm phòng ba ngày trọn.
4. Người Rước lễ lần đầu và những người giúp cho việc Rước lễ ấy.
5. Lần hạt chuỗi Mân Côi, ít nhất năm chục, trong một nhà thờ hoặc nhà nguyện, hoặc trong gia đình, một cộng đoàn tu sĩ, hoặc một hiệp hội đạo đức. Các điều kiện là rằng năm chục hạt được đọc đủ mà không bị gián đoạn; việc suy niệm năm sự phải được thêm vào việc lần hạt; và khi đọc chung, năm sự phải được công bố theo phong tục địa phương được chấp thuận.
6. Cử hành hoặc dự lễ trong lễ đầu tay trọng thể của một linh mục, hay trong Thánh lể mừng 25 năm, 50 năm hay 60 năm truyền chức của một linh mục. Linh mục tuyên hứa lại trung thành với ơn gọi tu trì.
7. Viếng một nhà thờ hoặc bàn thờ vào ngày được làm phép thánh hiến, và đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính.
8. Nhắc lại lởi hứa rửa tội trong Lễ Vọng Phục Sinh, hoặc trong ngày kỷ niệm được rửa tội.
9. Đọc Kinh Thánh như đọc sách thiêng liêng với lòng cung kính Lời Chúa ít nhất nửa giờ.
10. Kính cẩn đi Đàng Thánh Giá. Điều này phải được thực hiện tại các chặng đàng được dựng cách hợp pháp, vốn đòi hỏi phải có 14 cây thánh giá với các tượng hoặc ảnh khác nhau được thêm vào.
Đi Đàng Thánh Giá thường có 14 đoạn sách thánh cần đọc, và có thể thêm các lời nguyện đọc lớn tiếng.
Tuy nhiên, để thực hiện việc đạo đức này, thật là đủ để suy gẫm về cuộc Thương Khó và cái chết của của Chúa, không cần phải xem xét đặc biệt về từng chặng. Do đó, người ta cũng có thể suy niệm các giai đoạn của cuộc Thương Khó, vốn là khác với 14 chặng đàng truyền thống.
Cũng cần phải di chuyển từ chặng này đến chặng khác, mặc dù nếu trong một buổi cử hành công cộng, toàn bộ cộng đoàn không thể di chuyển dễ dàng, chỉ cần người hướng dẫn cuộc đi Đàng Thánh Giá di chuyển từ chặng này đến chặng khác là đủ.
Nếu ai đó bị cản trở một cách hợp pháp để đi Đàng Thánh Giá, người ấy có thể hưởng đại xá qua việc đọc sách Thánh và suy niệm về cuộc Thương Khó và cái chết của Chúa trong khoảng 15 phút.
11. Sốt sắng lành Lãnh phép lành Đức Giáo Hoàng, và phép lành ban cho thành Rôma và Thế giới (urbi et orbi), vào ngày lễ Phục sinh và Lễ Giáng sinh, và lãnh phép lành thông qua truyền trực tiếp từ truyền thanh, truyền hình hoặc Internet.
Vị Giám mục địa phương cũng có thể ban phép lành Tòa Thánh ba lần trong mỗi năm, vào các ngày do các vị chọn, vào cuối một Thánh lễ trọng thể đặc biệt.
12. Mỗi Thứ Sáu của Mùa Chay, đại xá được ban cho ai sốt sắng đọc kinh "Xin Thương Con, Lạy Chúa Giêsu Nhân Ái Dịu Hiền" sau khi Rước Lễ, trước trước Ảnh tượng Chúa Tử nạn. Lời nguyện này thuộc trong số các kinh được nêu ra trong Sách Lễ cho việc cám ơn sau Rước lễ.
13. "Tín hữu đang lâm cơn nguy tử, không thể được một vị linh mục ban các phép bí tích và ban Phép Lành Tòa Thánh với ơn đại xá, Mẹ Thánh Giáo Hội cũng ban một ơn đại xá trong giờ lâm chung nếu họ hội đủ điều kiện xứng hợp, và trong đời từng có thói quen đọc một số kinh nguyện. Việc sử dụng một tượng chuộc tội hay một cây Thánh Giá để được ân xá này là điều đáng khen ngợi.
“Nếu có thói quen đọc một số kinh nguyện trong đời của mình thì trong những trường hợp nguy tử này đã đáp ứng ba điều kiện thông thường cần phải có để được lãnh nhận một ơn đại xá.
“Tín hữu có thể lãnh ơn đại xá trong giây phút lâm chung, cho dù họ đã được một ơn đại xá khác trong cùng một ngày” (Sách Tóm Lược Các Ân Xá)
Ngoài những ơn đại xá ra, người Công Giáo quá biết rằng hầu hết các kinh nguyện quen thuộc của họ, các hy sinh hãm mình của họ, và việc họ quen phục vụ tha nhân, từ cử chỉ làm dấu Thánh Giá đến Kinh Kính Mừng, đều được hưởng các ơn tiểu xá, vốn làm tăng thêm công nghiệp của họ trước nhan thánh Thiên Chúa, và cho họ được dịp thực hành việc bác ái vô vị lợi khi cầu nguyện cho lợi ích các linh hồn trong luyện ngục.
Đối với nhiều cơ hội để hưởng tiểu xá, Sách Tóm Lược Các Ân Xá chứa một sưu tập các kinh nguyện và sự thực hành, vốn bao gồm nhiều thực hành phổ biến của các người Công Giáo đạo đức.(Zenit.org 20-6-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi Một linh mục, mà con xem trực tuyến, đã nói rằng ai đọc Kinh Thánh trong ít nhất 30 phút, thì hưởng một đại xá. Và con đoán rằng điều này phải đi kèm với việc xưng tội, Rước Lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Gần đây con đã gặp một tài liệu mang tựa đề "The Enchiridion of Indulgences” (Sách Tóm Lược Các Ân Xá). Con đã tìm thấy thí dụ sau về việc hưởng đại xá: "cung kính đọc Kinh Thánh ít nhất nửa giờ" (số 50). Nhưng tài liệu này cũng nói như sau: "24. §1. Một đại xá chỉ có thể có một lần trong một ngày. §2. Nhưng người ta có thể có đại xá trong giờ chết, ngay cả khi đã có một đại xá trong cùng ngày ấy rồi”. Con không hiểu. Liệu người ta phải xưng tội hàng ngày để được hưởng đại xá hàng ngày sao? Và một lẩn đọc nhanh tài liệu này cũng làm cho con rưng rưng nước mắt, khi tài liệu nói rằng ngưởi ta hưởng tiểu xá khi làm dấu Thánh giá. Xin cha bình luận về tài liệu này để giải quyết sự nhầm lẫn lộn xộn của con. - T. B., Courtenay, British Columbia, Canada.
Đáp: Số 1471 trong Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo giải thích: "Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người Ki-tô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Ðức Kitô và các thánh"
Số 1479 nói thêm: "Vì những tín hữu đã qua đời đang chịu thanh luyện cũng là thành phần của cộng đoàn Dân Thánh, một trong những cách chúng ta có thể giúp họ là nhờ các ân xá để họ được tha các hình phạt tạm thời trong luyện ngục” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Giáo lý Tổng Giáo phận Sài Gòn).
Tài liệu này nhắc nhở các tín hữu rằng để hưởng được đại xá thì cần phải tuân giữ "các điều kiện thông thường":
1.Xưng tội bí tích, thường là trong vòng 20 ngày trước hoặc sau khi hưởng ân xá. Một lần xưng tội bí tích là đủ cho nhiều ân xá.
2. Rước lễ. Không giống như việc xưng tội, ngươi ta chỉ có thể hưởng một ân xá cho một lần Rước lễ. Mặc dù việc Rước Lễ này có thể được thực hiện nhiều ngày trước hoặc sau khi hưởng ân xá, tốt hơn là điều kiện này nên được hoàn thành trong cùng một ngày. Vì vậy, những người xưng tội thường xuyên và Thánh Lễ hàng ngày có thể hưởng một đại xá thực tế mỗi ngày.
3. Cầu nguyện theo ý của Đức Giáo Hoàng. Cũng giống như việc Rước Lễ, việc cầu nguyện theo ý của Đức Giáo Hoàng phải được đọc để hưởng mỗi đại xá. Mặc dù không có các kinh được qui định, điều kiện cầu theo ý Giáo Hoàng được thỏa mãn, bằng cách đọc một Kinh Lạy Cha và một Kinh Kính Mừng.
4. Cần giục lòng ăn năn, chê ghét, dốc lòng chừa mọi hình thức của tội. Việc giữ tâm hồn hoàn toàn không dính bén với bất cứ hình thức tội lỗi nào là điều kiện khó nhất, như thể việc dính bén với tội nhẹ cũng loại trừ cơ hội có thể lĩnh ân xá. Tuy nhiên, hãy lưu ý là điều kiện này không phải là tình trạng thoát khỏi tất cả mọi tội nhẹ, mà là tình trạng dính bén với tội lỗi; tức là không có tội nào mà linh hồn lại không muốn từ bỏ. Một sự dính bén là một rối loạn khách quan, một sự từ chối để sửa đổi một tình huống, và người liên quan nhận thức về nó. Do đó đừng nhầm lẫn với sự yếu đuối của con người bình thường, hoặc sự việc rằng nhiều người, có lẽ hầu hết chúng ta, có xu hướng lặp lại các lỗi phạm tương tự nhiều lần trước khi thắng vượt chúng. Nếu đúng như vậy, chắc chắn sẽ gần như không thể có được bất cứ ân xá nào.
Một vấn đề khác liên quan đến sự cần thiết cho một ý định đón nhận ân xá, trước khi thực hành. Số 20.2 của Sách Tóm Lược Các Ân Xá nói rằng người ta phải có, ít nhất, một ý định chung trước khi hưởng ân xá. Nếu, trong suốt cả ngày, người ta thực hiện nhiều việc liên quan đến hưởng tiếu xá, chỉ cần thiết lập một ý định chung là đủ.
Dưới đây là một số việc làm hưởng đại xá, mà đa số người Công Giáo có thể làm.
1. Viếng Chúa, Chầu Thánh Thể ít nhất nửa giờ.
2. Thờ lạy và tôn kính Thánh Giá, vào Thứ Sáu Tuần Thánh.
3. Cấm phòng ba ngày trọn.
4. Người Rước lễ lần đầu và những người giúp cho việc Rước lễ ấy.
5. Lần hạt chuỗi Mân Côi, ít nhất năm chục, trong một nhà thờ hoặc nhà nguyện, hoặc trong gia đình, một cộng đoàn tu sĩ, hoặc một hiệp hội đạo đức. Các điều kiện là rằng năm chục hạt được đọc đủ mà không bị gián đoạn; việc suy niệm năm sự phải được thêm vào việc lần hạt; và khi đọc chung, năm sự phải được công bố theo phong tục địa phương được chấp thuận.
6. Cử hành hoặc dự lễ trong lễ đầu tay trọng thể của một linh mục, hay trong Thánh lể mừng 25 năm, 50 năm hay 60 năm truyền chức của một linh mục. Linh mục tuyên hứa lại trung thành với ơn gọi tu trì.
7. Viếng một nhà thờ hoặc bàn thờ vào ngày được làm phép thánh hiến, và đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính.
8. Nhắc lại lởi hứa rửa tội trong Lễ Vọng Phục Sinh, hoặc trong ngày kỷ niệm được rửa tội.
9. Đọc Kinh Thánh như đọc sách thiêng liêng với lòng cung kính Lời Chúa ít nhất nửa giờ.
10. Kính cẩn đi Đàng Thánh Giá. Điều này phải được thực hiện tại các chặng đàng được dựng cách hợp pháp, vốn đòi hỏi phải có 14 cây thánh giá với các tượng hoặc ảnh khác nhau được thêm vào.
Đi Đàng Thánh Giá thường có 14 đoạn sách thánh cần đọc, và có thể thêm các lời nguyện đọc lớn tiếng.
Tuy nhiên, để thực hiện việc đạo đức này, thật là đủ để suy gẫm về cuộc Thương Khó và cái chết của của Chúa, không cần phải xem xét đặc biệt về từng chặng. Do đó, người ta cũng có thể suy niệm các giai đoạn của cuộc Thương Khó, vốn là khác với 14 chặng đàng truyền thống.
Cũng cần phải di chuyển từ chặng này đến chặng khác, mặc dù nếu trong một buổi cử hành công cộng, toàn bộ cộng đoàn không thể di chuyển dễ dàng, chỉ cần người hướng dẫn cuộc đi Đàng Thánh Giá di chuyển từ chặng này đến chặng khác là đủ.
Nếu ai đó bị cản trở một cách hợp pháp để đi Đàng Thánh Giá, người ấy có thể hưởng đại xá qua việc đọc sách Thánh và suy niệm về cuộc Thương Khó và cái chết của Chúa trong khoảng 15 phút.
11. Sốt sắng lành Lãnh phép lành Đức Giáo Hoàng, và phép lành ban cho thành Rôma và Thế giới (urbi et orbi), vào ngày lễ Phục sinh và Lễ Giáng sinh, và lãnh phép lành thông qua truyền trực tiếp từ truyền thanh, truyền hình hoặc Internet.
Vị Giám mục địa phương cũng có thể ban phép lành Tòa Thánh ba lần trong mỗi năm, vào các ngày do các vị chọn, vào cuối một Thánh lễ trọng thể đặc biệt.
12. Mỗi Thứ Sáu của Mùa Chay, đại xá được ban cho ai sốt sắng đọc kinh "Xin Thương Con, Lạy Chúa Giêsu Nhân Ái Dịu Hiền" sau khi Rước Lễ, trước trước Ảnh tượng Chúa Tử nạn. Lời nguyện này thuộc trong số các kinh được nêu ra trong Sách Lễ cho việc cám ơn sau Rước lễ.
13. "Tín hữu đang lâm cơn nguy tử, không thể được một vị linh mục ban các phép bí tích và ban Phép Lành Tòa Thánh với ơn đại xá, Mẹ Thánh Giáo Hội cũng ban một ơn đại xá trong giờ lâm chung nếu họ hội đủ điều kiện xứng hợp, và trong đời từng có thói quen đọc một số kinh nguyện. Việc sử dụng một tượng chuộc tội hay một cây Thánh Giá để được ân xá này là điều đáng khen ngợi.
“Nếu có thói quen đọc một số kinh nguyện trong đời của mình thì trong những trường hợp nguy tử này đã đáp ứng ba điều kiện thông thường cần phải có để được lãnh nhận một ơn đại xá.
“Tín hữu có thể lãnh ơn đại xá trong giây phút lâm chung, cho dù họ đã được một ơn đại xá khác trong cùng một ngày” (Sách Tóm Lược Các Ân Xá)
Ngoài những ơn đại xá ra, người Công Giáo quá biết rằng hầu hết các kinh nguyện quen thuộc của họ, các hy sinh hãm mình của họ, và việc họ quen phục vụ tha nhân, từ cử chỉ làm dấu Thánh Giá đến Kinh Kính Mừng, đều được hưởng các ơn tiểu xá, vốn làm tăng thêm công nghiệp của họ trước nhan thánh Thiên Chúa, và cho họ được dịp thực hành việc bác ái vô vị lợi khi cầu nguyện cho lợi ích các linh hồn trong luyện ngục.
Đối với nhiều cơ hội để hưởng tiểu xá, Sách Tóm Lược Các Ân Xá chứa một sưu tập các kinh nguyện và sự thực hành, vốn bao gồm nhiều thực hành phổ biến của các người Công Giáo đạo đức.(Zenit.org 20-6-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ao Sen Nắng Hạ
Mỹ Lê
18:21 20/06/2017
Ảnh của Mỹ Lê
Mùa sen nở rộ ngàn hoa
Hồn thơ nắng mộng chan hòa dáng thơ
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)
Thánh Ca
Thập Gía Tình Yêu - Tác giả: Thiên Ân - Trình bày: Thùy Loan
Minh Trung
01:59 20/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây