Ngày 19-06-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bánh Sự Sống Tháng 6.2008 - Tiếp Theo - Tôi Ban Cho Chúng Sự Sống Đời Đời
Phó tế GB Nguyễn Văn Định
03:21 19/06/2008
Bánh Sự Sống # 44:

TÔI BAN CHO CHÚNG SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI

(Gioan 10:28)

Một xế chiều nọ vào năm 1998, tôi đứng ở dưới xuồng phà rẽ sóng nước từ New York City, băng ngay Hudson River tới new Jersey. Khi những kiến trúc cao ngất của Manhattan khuất dần khỏi tầm nhìn, tâm trí tôi bỗng nhớ lại một bài thơ:

“Mọi thứ này sẽ rồi sẽ tiêu tan theo từng viên đá; nhưng Nước Ngài cùng với ngôi Ngài thì vẫn y nguyên.”

Vài năm sau cuộc tấn công khủng bố tàn phá Trung tâm Thương mại Thế giới, đã để lại một khoảng trống không đẹp in lên hình dáng nền trồi cao vút đó. Mọi thứ trên đời chung quanh chúng ta đều phải suy tàn. Hoa đẹp cũng úa tàn rồi héo đi. Ngay cả cây tùng cap chót vót của California, dày dạn sống còn qua nhiều thế kỷ đằng đẵng. cũng dần dần bị xói mòn bởi răng gặm nhấm của thời gian.

Mới đây nhất, các trận động đất tại Trung Quốc, tại Nhật bản, bão tố lụt lội tại Miến điện, tại các tỉnh miền trung tây Hoa kỳ, đã lấy đi hàng trăm ngàn sinh mạng, nhà cửa cầu cống, bỗng chốc đổ nát tan tành. Đúng như Lời Kinh Thánh nói: “Chỉ mình Thiên Chúa là Đấng trường sinh bất tử, ngự trong ánh sáng siêu phàm. Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy… (1Tm 6:16)

Còn thân thể bạn và tôi thì từng ngày già cỗi và mất dần sinh lực của những thánh năm tuổi trẻ. Sự thật đơn giản phải đối diện là chẳng có trường cửu, chỉ có Thiên Chúa là Đấng vĩnh cửu.

Với Đức tin trong Chúa Giêsu Kitô, qua Thánh Thần của Ngài, bạn và tôi có thể nhân được sự sống không bao giờ cùng. Ngài hứa ban cho bạn và tôi: “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong, và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. (Gioan 10, 28)

Phó tế: GB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:15 19/06/2008
CON BÚP BÊ ĐẤT SÉT

N2T


Có một lão gia rất biết nặn hình người bằng đất sét, mỗi hình đất sét được nặn ra thì cái nào cũng sinh động như sống, rất linh động.

Một hôm, lão gia lại nặn hình một con búp bê bằng đất sét, cặp mắt rất sáng giống như hồ nước trong suốt, trên đầu tóc đen sì khảm một đóa hoa thạch lựu đỏ.

Lão gia rất thích con búp bê đất sét, ông đem nó đặt trên bệ cửa sổ, để nó tận tình tắm gội ánh nắng của mặt trời. Gió nhẹ thổi đến, vuốt nhẹ trên mặt của búp bê đất sét, nó cảm thấy rất sảng khoái, nói: “Hóa ra cuộc sống của nhân gian thật là tốt đẹp.”

Ban tối, bên kia chân trời vang lại tiếng sấm chớp, một lúc sau thì mưa rơi xuống rất lớn, búp bê bằng đất sét rất sợ hãi, nó muốn nhảy nhanh xuống khung cửa sổ tìm chỗ núp mưa, nhưng lúc ấy, đột nhiên nó nghe một âm thanh rất yếu ớt: “Cứu tôi với, ai đến cứu tôi với !”

Búp bê đất sét tìm theo tiếng kêu, té ra là một con ong mật, nó đang liều mạng giãy giụa trong cơn mưa lớn, trên đôi cánh dính đầy bùn, làm cách gì cũng không thể bay lên được. “Thật tội nghiệp con ong mật !” Búp bê đất sét không nghĩ ngợi nhiều, lập tức chụp lấy cọng dây leo bên cạnh men theo xuống đất.

Búp bê đất sét đội mưa chạy đến bên ong mật, ôm nó vào lòng thật chặt và chạy dưới khung cửa sổ. Mưa rơi càng lúc càng lớn, nước mưa tạt vào thân búp bê đất sét, từ từ thấm vào.

Đáng thương hại cho búp bê đất sét, nó cảm thấy thân thể càng lúc càng mềm, càng lúc càng không có sức lực. Nhưng nó nhìn thấy con ong mật mà nó đang ôm trong lòng run rẩy răng đánh cầm cập, dùng hết sức lực cuối cùng nó chụp cọng dây leo và trèo lên.

Con ong mật đã được cứu, búp bê đất sét rất vui vẻ nhưng nó quá mệt và ngồi trên bục cửa sổ mà ngủ. Dần dần thân thể nó biến thành một cục đất sét mềm.

Trời đã sáng, ánh mặt trời chiếu trên mình con ong mật rất ấm áp dễ chịu. Con ong mật mở lớn hai con mắt, run rẩy trên cục đất sét và bay lên không, nó muốn đi tìm búp bê đất sét để tự mình nói hai tiếng cám ơn, nhưng tìm khắp nơi mà không thấy bóng hình của búp bê đất sét đâu cả.

Con ong mật rất buồn nên khóc lớn tiếng, tiếng khóc làm kinh động lão gia. Lão gia sau khi biết được sự tình thì nói: “Không sao cả, ta sẽ trả lại cho ngươi một búp bê đất sét đẹp hơn,” nói xong thì dùng cục đất sét ấy làm lại con búp bê đất sét khác.

Không bao lâu, một con búp bê đất sét đã làm xong, nó so với con búp bê trước thì đẹp hơn, trên đầu lại còn trang điểm một vòng hoa thạch lựu. Con ong mật rất phấn khởi bay quanh vòng hoa, ánh mặt trời chiếu xuống trên búp bê đất sét, không những làm cho nó bên ngoài đẹp đẽ, mà còn có đầy đủ một quả tim rất đẹp.

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Búp bê đất sét đem ánh sáng và sự ấm áp chuyền qua giúp đỡ cho những người có nhu cầu, đó chính là một loại yêu thương thần thánh, và cũng là một sự dâng hiến mà không lời nói nào có thể diễn tả được.

Cục đất sét được lão gia nặn thành con búp bê rất đẹp, nhưng đẹp hơn nữa chính là nó có một quả tim biết yêu thương tha nhân, dám hy sinh mạng sống của mình để cứu con ong mật.

Các em thân mến, loài người chúng ta được Thiên Chúa tạo dựng nên bởi bùn đất, nhưng cao quý lắm, vì chúng ta được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa, và có một quả tim biết yêu thương, do đó, chúng ta không thể thua con búp bê bằng đất sét được, chúng ta cần phải –mỗi ngày- luôn hoàn thiện quả tim của mình bằng những hành động bác ái yêu thương và phục vụ tha nhân, bởi vì Thiên Chúa là Cha của chúng ta và tất cả mọi người đều là anh chị em với nhau trong Chúa Giê-su Ki-tô, đó chính là điều mà làm cho chúng ta –con người được tạo dựng bằng bùn đất- càng trở nên cao quý và tốt đẹp hơn trong tất cả loài thụ tạo.

Các em thực hành:

- Luôn nhớ mình được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa.

- Luôn sống xứng đáng là con cái của Thiên Chúa.

- Biết hy sinh cho người có nhu cầu cần mình giúp đỡ.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:16 19/06/2008
N2T


24. Mặc dù chúng ta nhìn chúng ta không có một thiếu sót gì, nhưng lúc nào đó trong lúc suy niệm, Thiên Chúa sẽ mở con mắt thiêng liêng của chúng ta, thì chúng ta sẽ thấy mình tội lỗi đầy mình.

(Thánh nữ Teresa of Avila)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Giới Trẻ Thế Giới và giới trẻ Úc
Vũ Văn An
07:26 19/06/2008
Linh đạo của giới trẻ Úc lứa tuổi 13-29

Trong hai bài trước đây, chúng tôi đã trình bầy đôi nét về cuộc nghiên cứu kéo dài ba năm của các tác giả Michael Mason, Andrew Singleton & Ruth Webber về cuộc sống tâm linh của giới trẻ Úc. Cuộc nghiên cứu này diễn tiến thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài một năm. Bài dưới đây là phúc trình diễn tiến về giai đoạn một, là giai đoạn nhằm phỏng vấn một số người để lấy căn bản soạn thảo các câu hỏi cho cuộc thăm dò toàn quốc.

Dẫn nhập: Giai đoạn một của dự án

Tinh Thần Thế Hệ Y là một dự án dự định diễn tiến trong ba năm, từ tháng Bẩy năm 2003 tới tháng Bẩy năm 2006. Hai trong ba giai đoạn ấy dành cho các cuộc phỏng vấn có chiều sâu (chừng 70 cuộc mỗi năm cho năm thứ nhất và năm thứ ba) và một cuộc điều tra toàn quốc trong năm thứ hai nhằm thiết lập ra các bảng chuẩn dân số liên quan đến các khám phá do hai cuộc phỏng vấn kia đem lại.

Sau khi hoàn tất cuộc nghiên cứu thăm dò, giai đoạn thứ nhất của dự án chính bắt đầu vào tháng Bẩy năm 2003 và việc thu thập các dữ kiện cùng các bản ghi chép đã hoàn tất. Nhiệm vụ của giai đoạn này là tiến hành các cuộc phỏng vấn có chiều sâu khoảng 60 đến 70 người trẻ. Bản phúc trình này trình bày các chi tiết liên quan đến các cuộc phỏng vấn của giai đoạn thứ nhất, cái khung phân tích như nó đang diễn tiến, và các khám phá sơ khởi do các cuộc phỏng vấn này đem lại, được trình bày dưới hình thức các trường hợp điển hình (case studies). Gần cuối phúc trình này, các soạn giả có liệt kê nhiều ấn phẩm, nhiều bài trình bày cũng như các khảo luận khác dựa trên dự án này.

Mẫu phỏng vấn

Mục đích của giai đoạn đầu là tìm hiểu chi tiết các nền linh đạo khác nhau tìm thấy nơi lứa tuổi này. Cũng như trong các cuộc nghiên cứu định chất khác, các tác giả không nhằm cung cấp chân dung nhóm người được phỏng vấn hay mô tả các trường hợp tiêu biểu, mà chỉ thăm dò có chiều sâu một số trường hợp đã chọn trước để trình bày một số nền linh đạo và các biến thái của chúng.

Mẫu nhắm tới: Các tác giả nhằm phỏng vấn giới trẻ thuộc đủ thành phần, gồm các học sinh trường tư cũng như trường công, các sinh viên đại học, người đang đi làm, người đang thất nghiệp và người thuộc các bối cảnh xã hội kinh tế cao lẫn thấp. Họ cũng nhắm phỏng vấn số lượng đều nhau giữa nam và nữ, giữa thành thị và thôn quê. Việc lên mẫu như thế có tính chiến thuật: cần phải phỏng vấn một số đáng kể các đối tượng trong một nhóm để có thể tìm ra loại linh đạo làm đại biểu cho lớp hay nhóm người ấy.

Mẫu đạt được: Trong dự án chính, tổng số 64 cuộc phỏng vấn đã được tiến hành với những người trẻ thuộc lứa tuổi từ 13 tới 29. Gần một nửa là nam và một nửa là nữ.

Nhóm tuổi 13-14; Số người: 12; Phần trăm: 19
Nhóm tuổi 15-19; Số người: 43; Phần trăm: 67
Nhóm tuổi 20-24; Số người 4; Phần trăm: 6
Nhóm tuổi 25-29; Số người 5; Phần trăm 8
Tổng cộng 64 người; phần trăm: 100


Các người được phỏng vấn thuộc nhiều tổ chức khác nhau. Quá nửa thuộc các trường (4 trường tham gia dự án, 2 Công giáo, 2 Thệ phản). Một phần tư những người được phỏng vấn có tham dự một chương trình kéo dài một tuần lễ nhằm khai triển ý thức và kỹ năng công dân cho người trẻ. Số còn lại của mẫu được chọn từ các cao đẳng cộng đồng, chương trình ‘làm việc để lãnh trợ cấp’ (work for the dole), một Văn Phòng Giáo Dục Công Giáo địa phương và một Trường Thánh Kinh.

Các người được phỏng vấn thuộc đủ các tiểu bang và lãnh thổ Úc trừ Lãnh Thổ Thủ Đô. 38% sống tại Victoria, 25% sống tại Nam Úc và 20% sống tại New South Wales. 69% sống tại thành thị, 31% sống tại nông thôn. 61% sinh tại Úc có cả hai cha mẹ sinh tại Úc. 28% là người Úc thế hệ thứ hai: 14% những người này có cha mẹ xuất thân từ các nước nói tiếng Anh (Anh, Tân Tây Lan), 14% có cha mẹ đến từ các nước không nói tiếng Anh (Ba Lan, Hòa Lan, Ý, Hy Lạp, Li Băng, Syria, Mauritius, Mã Lai, Phi Luật Tân, Papua New Guinea và Ba Tây). Số 11% còn lại sinh ở nước ngoài; 8% số người này sinh tại các nước không nói tiếng Anh.

Các cuộc phỏng vấn kéo dài từ 30 phút tới 1 giờ. Nhưng một cách đo định lượng tốt hơn dựa vào số chữ ước lượng do người được phỏng vấn nói ra. Con số này thay đổi từ 620 chữ tới 10,500 chữ. Đúng như dự đoán, người càng nhỏ tuổi càng không ăn nói lưu loát, chỉ trừ một số rất ít ngoại lệ. Bản ghi lại các buổi phỏng vấn dài có khi đầy cả 15 trang giấy đánh máy 1 dòng.

Việc phỏng vấn bắt đầu vào tháng Mười Một năm 2003. Việc phân tích các cuộc phỏng vấn này đã bắt đầu được tiến hành ngay khi nhận được những bản ghi chép đầu tiên vào tháng Hai năm 2004 và vẫn tiếp diễn đang khi soạn thảo các câu hỏi cho cuộc điều tra toàn quốc, là cuộc điều tra sẽ diễn ra ở giai đoạn hai, trong năm thứ hai, của dự án.

Khung phân tích

Trong phần này, các tác giả phác hoạ các phương thức qua đó họ tiếp cận việc phân tích các dữ kiện do giai đoạn một của dự án đem lại. Mục tiêu nghiên cứu của dự án nhằm đẩy mạnh việc hiểu biết ‘tinh thần của Thế Hệ Y’. Nó nhằm ba tiêu điểm đã công bố sau đây:

1. Linh đạo: thăm dò các kinh nghiệm tôn giáo và tâm linh khác nhau nơi giới trẻ Úc tuổi từ 13 đến 29; tìm hiểu các phiên bản tôn giáo và linh đạo từng lên khuôn và phản ảnh kinh nghiệm kia; tìm hiểu các cách người trẻ tự định nghĩa về chính họ và giải thích đời họ; tìm hiểu các thành tố của các tôn giáo và hình thức linh đạo ấy: các trình thuật chính, các thế giới quan, các phức thể giá trị, các nghi lễ và thực hành khác, cơ cấu và sinh hoạt cộng đoàn;

2. Các ảnh hưởng trên linh đạo: thăm dò các tài nguyên văn hóa khác nhau được dùng xây dựng ra nền linh đạo, gồm cả âm nhạc, phim ảnh và truyền thông đại chúng; thăm dò mức độ trong đó môi trường văn hóa hiện đại có khuynh hướng lên khuôn cho việc giải thích chuyện đời người như một hành trình cô độc nhiều hơn là một hành trình cộng đoàn; thăm dò các mẫu thông đạt văn hóa của linh đạo; thăm dò các mẫu xã hội của việc đến với và phân phối hết sức dị biệt các hình thức linh đạo;

3. Hậu quả của linh đạo: tìm hiểu mối liên hợp giữa các phong thái linh đạo đặc thù và việc duy trì các giá trị và thái độ đặc thù đối với bản thân, tha nhân và xã hội; thăm dò các mối liên kết giữa nền linh đạo của người ta và nền đạo đức xã hội, óc sáng tạo văn hóa, các thái độ lịch lãm và thân thiện (civility & sociability), ý thức và tham gia xã hội và chính trị, tác phong chống hay phò xã hội, các hoạt động có tính công dân.

Các mục tiêu trên lên khuôn cho chiến thuật phân tích đối với các cuộc phỏng vấn: các tác giả chú tâm trước nhất tới chính linh đạo, rồi mới tới những điều xem ra là nguồn gốc của nó, và các ảnh hưởng từng góp phần lên khuôn cho nó, và thứ ba tới các hậu quả xã hội của nó – khai triển các phạm trù phân tích chi tiết hơn bên trong cấu trúc rộng lớn đó. Các tác giả dùng các hạn từ ‘nguồn gốc’, ‘ảnh hưởng’ và ‘hậu quả’ theo nghĩa rộng; từ những dữ kiện này, người ta không thể chứng tỏ được rằng một số ảnh hưởng nào đó thực sự đã tạo ra việc khai triển một loại linh đạo đặc thù, theo nghĩa hẹp, cũng không thể chứng tỏ được rằng linh đạo nào đó của người ta tạo nên các thái độ và tác phong xã hội; ở giai đoạn này, các tác giả đành chỉ đi tìm những nối kết khả trợ, một mặt, giữa các ảnh hưởng xã hội văn hóa và linh đạo, và mặt khác giữa linh đạo của một người và các thái độ và hành động xã hội của người ấy.

Cấu trúc được các tác giả khai triển để thực hiện mỗi một mục tiêu nêu trên được mô tả chi tiết như sau:

(1) Linh đạo

Linh đạo theo nghĩa ở đây được hiểu và mô tả theo các hạn từ của cái khung phân tích (1), là cái khung một phần được dẫn khởi từ lý thuyết, nhưng đã được lên khuôn một cách mạnh mẽ nhờ các cố gắng liên tục nhằm nắm bắt một cách đầy đủ ý nghĩa nội dung phong phú của chính các cuộc phỏng vấn. Theo các tác giả, linh đạo gồm ba thành tố: thế giới quan, triết lý sống (ethos) và các thực hành.

Thế giới quan

Truyện đời của người này có hình dáng ra sao? (Liệu một câu truyện với hình thức nhất định nào đó đã xuất hiện chưa?). Các đối tượng này nhìn mình và phóng chiếu mình ra sao trong tương quan với thế giới của họ? Họ dựa vào các niềm tin và ý tưởng nào để giải thích các kinh nghiệm của họ? Đôi khi, có những thành tố vừa tế vi vừa gây ảnh hưởng hơn là các ý tưởng đã lên công thức rõ ràng; nên các tác giả cũng đặt câu hỏi: con người này đang nói tới các kinh nghiệm có ý nghĩa nào? Các kinh nghiệm này rất có thể đem lại nhiều hình thức khác nhau thuộc nhận thức cảm nghiệm, mà người ta thường mô tả bằng các từ ngữ như ‘cảm nhận’ (sensings), trực giác, tâm tư, tâm trạng, động cơ thúc đẩy, lôi kéo, vấn nạn v.v… hơn là các suy nghĩ thuần lý rõ ràng.

- Việc phát biểu thế giới quan: các tác giả còn đặt các câu hỏi như: linh đạo của người cung cấp tín liệu được đặt tên ra sao, có minh nhiên, được phát biểu, được đề cập rõ ràng, được biết đến, được sở hữu, được hiểu rõ, được nhìn nhận và được suy nghĩ ra sao?

- Sự gắn bó rõ ràng của thế giới quan: các truyện kể, các niềm tin và ý tưởng hiện có có nhất quán với nhau không, hay có những đứt đoạn rõ rệt trong đó? Mẫu cấu trúc nào trong đó có thể liên kết được các điểm của nội dung? Mức độ phức tạp nào đã được giải bàn tới? Tính hàm hồ đã được xử lý ra sao? Có điểm bất tương hợp nào đã bị buộc phải ‘chặt chân cho vừa’ (Procrustean fit) hay không? Liệu có khuynh hướng cứ bắt người ta phải là một với ‘hệ thống’ ( tự tạo ra hay vay mượn của người khác, bất kể được minh nhiên nhìn nhận hay không) không? Đâu là điểm mềm dẻo, và đâu là điểm cứng ngắc? Điều gì xem ra ổn định và nhất định hơn, và điều gì vẫn còn đang biến đổi? (2)

Triết lý sống (ethos)

Theo các tác giả, linh đạo đầu hết, không chỉ bao gồm các trình thuật hay niềm tin hay ý tưởng. Những điều ấy rất có thể tùy thuộc nhiều ở triết lý sống, được nhà nhân loại học Clifford Geertz (1973, tr.127) định nghĩa một cách dễ nhớ là ‘tinh sắc [tone], đặc điểm và phẩm chất cuộc đời; là phong thái và bầu khí [mood] luân lý cũng như thẩm mỹ của nó’. Triết lý sống cũng bao hàm các giá trị (tức các nguyên tắc phổ quát hay tổng quát hơn để đánh giá), các thái độ (tức các khuynh hướng đặc thù thuộc cảm giới hướng tới những đối tượng hay ý tưởng đặc thù, nhất là hướng tới bản thân, tha nhân và xã hội chung quanh) và các thiên hướng [dispositions] (tức các thói quen sẵn sàng hành động theo một cách thế đặc thù nào đó). Quan niệm của Geertz khiến các tác giả ý thức được các thành tố tuy tế vi nhưng hết sức mạnh mẽ tức cái tinh sắc cảm giới (feeling-tone) hết sức quen thuộc của đời người; cũng như các yếu tố thuộc phong thái [style] và bầu khí hay tính khí [mood] vốn thoát thân từ thẩm mỹ, v àsau hêế là các giá trị và tiêu chuẩn luân lý.

Các thực hành

Linh đạo được phát biểu thành hành động ra sao? Nó lên khuôn cho cách con người hành động thường xuyên như thế nào?

Như các tác giả từng nhấn mạnh trong các phúc trình trước đây, họ tin rằng ta không nên quá đặt nặng những điều chỉ có trong ý niệm mà một người nào đó chỉ hời hợt ‘vui chơi’ với, chứ thực ra không những không hiểu rõ mà còn không liên hệ nó với một thực hành đặc thù nào và do đó, không gây bất cứ một tác động nào đối với cuộc sống họ. Thí dụ, một người nào đó có thể nói họ tin có tái sinh (reincarnation), nhưng họ biết điều ấy có nghĩa là người ta có thể sinh lại một lần nữa trên quả địa cầu này sau khi đã chết, và kiến thức này không hề tác động gì hết đối với các hành động và thực hành của họ. Trong định nghĩa của các tác giả, niềm tin có tái sinh không hẳn là phần quan trọng trong linh đạo của một người. Ý kiến đơn thuần về tôn giáo và linh đạo cũng thế. Bởi vậy, các cuộc phỏng vấn trong dự án này để ý tìm hiểu chi tiết các thực hành của người trẻ: nghi lễ và không nghi lễ, tập thể và tư riêng; đọc, suy nghĩ, suy niệm, cầu nguyện, âm nhạc, khiêu vũ, kịch nghệ.

Các tác giả thấy rằng việc xây dựng nên một số các ‘loại’ linh đạo (3) có thể tổng hợp được cả ba chiều kích: thế giới quan, triết lý sống và các thực hành, là điều hữu ích:

Linh đạo truyền thống: đặt cơ sở trên truyền thống một tôn giáo hoàn cầu (Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo);

Linh đạo Tân Đại (New Age): Một cái khung chung chỉ một hoặc hai phương thức tôn giáo hay linh đạo Tân Đại như: tân ngoại giáo, thờ nữ thần, Đạo Phù Thủy (Wicca), đồng bóng hay gọi hồn (channelling), chữa bệnh bằng Linh Khí (Reiki), xem quả cầu thủy tinh); hay các niềm tin và thực hành có tính huyền hoặc hay huyền bí (19) như: thông linh học (spiritualism), tin ma quái, mê tín, chiêm tinh học); hay các yếu tố xuất thân từ các thực hành tôn giáo Đông Phương hay tôn giáo bí truyền nhưng nay đã tách rời khỏi các truyền thống xưa kia chúng vốn thuộc về (Yoya, Tai Chi, Thiền Giãn [Transcendental Meditation]);

* Chiết trung (Eclectic): tổng hợp hầm bà làng đủ mọi thể tài từ các nguồn tản mạn hết sức khác nhau, đôi khi cả các yếu tố lấy từ các tôn giáo truyền thống. Một số tác giả coi đây là thứ linh đạo “hậu truyền thống”;

* Thế tục (secular): các phương cách làm cho đời có ý nghĩa mà không cần tới các truyền thống tôn giáo; đôi khi đi tìm một căn bản khác trong khoa học, triết học hay lý thuyết kinh tế; thường thực tiễn và vô lý thuyết một cách trổi vượt;

* Linh đạo tự khai triển bản ngã: phần lớn chú tâm quanh vấn đề tự lập bản thân, tự phát triển, tự thể hiện con người mình;

* Linh đạo phôi thai [embryonic] (chưa thành hình, chưa phát triển, còn trứng nước, đang dò dẫm, đang xuất hiện, chưa rõ rệt, đang phtá sinh): phần lớn tiềm ẩn và chưa phản ảnh, vì đương sự mới ở giai đoạn đầu của tuổi thiếu niên, hay vì thiếu giáo dục, do môi trường xã hội hay gia đình, hay bị bạo hành, hoặc các yếu tố khác ngăn cản việc phát triển.

Ghi chú:

(1) Trong các phúc trình trước đây, và trong các khảo luận sắp được công bố, các tác giả có trình bày một hình thức xưa hơn của khung phân tích dành cho chính linh đạo, bề ngoài rất khác với cái khung dùng ở đây. Họ giải thích vắn tắt như sau: họ coi cấu trúc ở đây có tính tiến bộ nhiều hơn là cấu trúc trước. Nó thành hình sau nhiều suy nghĩ đắn đo và nghiên cứu sâu rộng thêm về phương pháp phân tích linh đạo, cũng như sau nhiều cuộc thảo luận lâu dài giữa họ với nhau và giữa họ với các đồng nghiệp khác, và nhất là sau khi đã nắm được các dữ kiện thực tế từ các trường hợp điển hình, nhờ thế họ thấy rõ điều gì có giá trị khi được phân tích, điều gì giúp họ đi sâu hơn vào ý nghĩa và tầm quan trọng của các trình thuật do các người được phỏng vấn cung cấp. Mười chiều kích cũ của họ vẫn hiện diện trong cấu trúc mới, nhưng không còn là những tiêu đề biệt lập nữa nhưng đã được tích nhập một cách chặt chẽ với nhau hơn dưới các tiêu đề Thế giới quan ‘triết lý sống’ (Ethos) và Thực hành. Chiều kích ‘tương quan với tôn giáo’ trước đây đã được sửa đổi để tạo nền cho cho phần nghiên cứu ‘các loại linh đạo’.

Có lẽ sự thay đổi lớn nhất, một thay đổi sẽ được ghi nhận xẩy ra trong câu định nghĩa của các tác giả về linh đạo mà giờ đây đã được nới rộng để bao gồm cả các thế giới quan thế tục dù chúng rẫy bỏ các quan niệm ‘thần linh’, ‘tâm linh’ và ngay cả ‘linh đạo’. Việc này ít khó khăn là phải biện minh

cho cuộc thăm dò của họ về các quan điểm duy thế tục, tuy quan trọng nơi giới trẻ Úc nhưng được họ coi là phụ thuộc hay thoái hóa của những người không có linh đạo.

Cũng thế, các tác giả cũng coi là linh đạo các quan điểm xem ra có vẻ chỉ chú mục vào bản thân hay không phản ảnh (unreflective). Vì quan niệm về một con người hoàn toàn tự đóng kín hay không phản ảnh xem ra chỉ là một cực đoan hoàn toàn có tính lý thuyết hay chỉ là ngoại lệ. Người ta có thể quan niệm ra nó, nhưng khó mà gặp nó trong thực tế. Nhưng còn câu định nghĩa nòng cốt trước đây của họ rằng linh đạo ‘là lối sống có ý thức với một qui chiếu siêu việt’ thì sao? Các tác giả vẫn chưa bỏ quy chiếu siêu việt ra khỏi câu định nghĩa này, vì linh đạo vẫn được quan niệm là quy chiếu vào một trật tự thực tại vượt quá cá nhân. Tuy nhiên họ chưa tìm được cách phát biểu yếu tố siêu việt đó một cách hoàn toàn thoả đáng.

(2) Việc chú tâm tới tính gắn bó rõ ràng này không hề hàm nghĩa các tác giả có bất cứ ưu tiên nào đối với tính nhất quán hay bất cứ phán đoán tiêu cực nào đối với các điểm bất nhất. Các điểm bất nhất thực ra lại hết sức đáng chú ý; chúng có thể cho thấy một bước chuyển tiếp nào đó đang xẩy ra; hay một lòng trung thành nào đó đối với ‘sự thật thuộc cảm nghiệm’, luôn ở thế căng thẳng đối với việc hệ thống hóa vội vàng hay không thích hợp. Phần lớn những người được phỏng vấn đều là thiếu niên, nghĩa là đang phát triển dưới muôn hình muôn dạng; nên các điểm bất nhất là điều đương nhiên, và cũng có thể là dấu hiệu của việc phát triển bản thân; tính nhất quán vừa có thể biểu lộ tính trưởng thành hay cứng ngắc và khó thay đổi mà cũng có thể biểu lộ ảnh hưởng của một khuôn mẫu văn hóa cực mạnh. Các tác giả không muốn đánh giá tiêu cực cả hai khía cạnh ấy.

(3) Có rất nhiều bài viết, mà một số có tính phê phán cao, bàn đến ý niệm nguyên khởi của Weber về ‘loại lý tưởng’ (ideal type). Các tác giả không có ý định thăm dò hay tranh cãi các vấn đề ấy ở đây. Họ thấy chỉ cần nói rằng một loại lý tưởng nào đó phải là một thứ ‘hình thức ròng’ (pure form), chủ đích không nhằm trình bày chi tiết bất cứ thực tại duy nghiệm nào, nhưng là một tổng hợp các đặc điểm được coi như một thứ tốc ký để thông đạt. Căn cứ vào các duyệt xét của hai nhà hiện tượng luận Husserl và Schutz, ‘loại’ (type) được miêu tả như một thứ tiền tệ căn bản của ngôn từ, và là mảnh vật liệu xây dựng từ đó ta dựng được ‘các cơ cấu ăn có với nhau’ (structures of relevance) nhờ thế ta ‘quản trị’ cuộc sống của mình trong thế giới sinh hoạt hàng ngày. Thí dụ, khi tôi bỏ một lá thư vào thùng thư, tôi giả thiết bức thư đó sẽ được một công nhân vô danh thuộc loại ‘công nhân bưu điện’ đến thu lại từ cái hộp thư này, sau đó được những công nhân khác cùng loại phân soạn, và cuối cùng được một người khác thuộc loại ‘bưu viên’ (postman) trao đến tay người nhận. Không có diễn trình ‘lên loại’ (typification) này, cuộc sống hàng ngày của ta không thể nào ‘quản trị’ được (Schutz & Luckmann 1973).

(còn tiếp)
 
Đức Thánh Cha gởi lời chào đến Đại Hội Thánh Thể
Anthony Lê
14:53 19/06/2008
Đức Thánh Cha gởi lời chào đến Đại Hội Thánh Thể

VATICAN CITY (Zenit.org).- Vào lúc kết thúc buổi tiếp kiến chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào chiều thứ Tư hôm qua, Đức Thánh Cha chia sẽ vài lời với các tham dự viên của Đại Hội Thánh Thể Thế Giới, hiện đang diễn ra tại thành phố Quebec, Canada cho đến hết ngày Chủ Nhật tuần này.

Chủ đề của Đại Hội Thánh Thể Thế Giới năm nay chính là: "Phép Thánh Thể: hồng ân của Thiên Chúa cho đời sống cả thế giới" (The Eucharist: gift of God for the life of the world).

Đức Thánh Cha nói:

"Cha hiện diện trong tinh thần với tất cả các con ở kỳ đại hội long trọng nhất này của Giáo Hội, và Cha tin rằng thời gian này sẽ là khoảng thời gian phong phú để cầu nguyện và chiêm niệm về mầu nhiệm của Bí Tích Thánh Thể, cho tất cả các cộng đoàn Kitô hữu ở Canada và cho cả Giáo Hội hoàn vũ. Nguyện cho đại hội này cũng sẽ là một giây phút thuận tiện để qua đó tái khẳng định lại đức tin của Giáo Hội nơi sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể."

Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 kết thúc buổi chia sẽ của Ngài bằng cách bày tỏ về niềm hy vọng rằng đại hội:

"sẽ làm hồi sinh nơi những người có niềm tin - không chỉ ở Canada mà thôi mà còn tại các quốc gia khác nữa trên thế giới - một sự nhận thức về giá trị tâm linh và tính rao giảng Phúc Âm vốn đã bị mất đi trong căn tính của họ."
 
Đức Bênêđictô XVI: Con người và cuộc sống
LM. Anphong Trần Đức Phương
16:47 19/06/2008
ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI: CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG.

(Phỏng theo Marta Largo, “BENEDICT, AS SEEN UP CLOSE” trong Zenith News Agency, ngày 23/5/2008).

Một lòng yêu mến Chúa

Theo Đức Hồng Y José Saraiva Martins, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, vị Hồng Y đã từng cộng tác rất gần gũi với Đức Bênêđíctô, thì nếu chúng ta muốn hiểu được nhân vật “Joseph Ratzinger” như một người thường và như một vị Giáo Hoàng, thì “chúng ta phải để ý đến lòng yêu mến Chúa của Ngài”.

Hôm Thứ Ba ngày 20/5/2008, trong khi tham dự cuộc ra mắt cuốn sách “BENEDICTUS” do Giuseppe de Carli viết, Đức Hồng Y Martins nói: Chìa khóa để hiểu được con người và sứ vụ của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI là chính Tình Yêu Chúa; điều đó dễ nhận thấy trong Tông Thư đầu tiên “Thiên Chúa là Tình Yêu” (Deus Caritas Est, God is Love) của Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên Đức Hồng y Martins cũng nói rõ thêm là “Tình Yêu” không phải là một “trạng thái tĩnh”, nhưng là một động lực, một sức mạnh triển nở không ngừng. Thật vậy, Tình Yêu luôn đem lại những nghị lực mới. Tình Yêu đặt ra những “Vấn đề” lớn, và từ đó nảy sinh ra Triết Học và Thần Học.

Vị Giáo Hoàng của quần chúng

Cũng theo Đức Hồng y Martins: “cuốn ‘Benedictus’ đã thu thập được những tài liệu nói lên sự hiện diện đang triển nở của Đức Giáo Hoàng trên sân khấu quốc tế của Thiên Niên Kỷ III. Cuốn sách cũng cho thấy làm thế nào, từng bước một, Đức Giáo Hoàng, một cách thận trọng, đang đi sâu vào tâm hồn của quần chúng. Rồi Đức Hồng y Martins nói thêm: “ Ngoài trình độ trí thức sáng ngời của Ngài, Đức Thánh Cha đang trở nên Vị Giáo Hoàng của quần chúng. Quần chúng càng ngày càng nhận ra được những lời nhắn nhủ của Ngài, ngay cả khi những lời đó khó chấp nhận, vì đòi hỏi phải dấn thân”.

Vị Hồng Y nói tiếp: “Đức Giáo Hoàng luôn hành động như một người Cha, một người Cha quyết tâm không để cho con cái của mình chìm vào trạng thái tầm thường. Cũng chính tình yêu của một người Cha đã thúc đẩy Ngài chiến đấu không ngừng để chống lại sự thống trị của Lý Thuyết Tương Đối hiện đang lan tràn trong xã hội của chúng ta.”

Đức Hồng y Martins còn quả quyết: “Vai trò của Đức Giáo Hoàng trên trường quốc tế không phải chỉ là một sự ‘có mặt’ mà thôi, nhưng là một ‘thực tại’. Ngay cả trước khi Ngài ngỏ lời, sự xuất hiện của Ngài đã là một sự ‘mời gọi’ mọi người hãy biết sống yêu thương và tìm kiếm chân lý. Tuy nhiên, sự ‘hiện diện’ của Ngài trong Giáo hội và trên thế giới không bao giờ là một sự ‘lấn chiếm’. Giọng nói của Ngài không mang một chút gì là ‘kiêu hãnh’, nhưng Ngài vừa thận trọng vừa khiêm tốn, vừa thân tình. Đó là cách mở rộng tâm hồn nhiều người để họ dể dàng đón nhận những lời mời gọi của Ngài”.

Tôn trọng truyền thống.

Riêng Đức Hồng Y Andrea Condero Lanza di Montezemolo, Tổng Quản Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành, thì nói: « Nhớ lại, khi mới được bầu chọn lên Ngôi Giáo Hoàng được hai ngày, chính Đức Giáo Hoàng đã gọi điện thoại bảo tôi giúp Ngài phác họa bộ phẩm phục Giáo Triều làm sao cho đúng mẫu mực truyền thống (Đức Hồng Y Lanza rất thành thạo về các kiểu phẩm phục của Giáo triều). Ngay khi đó tôi nhận ra rằng Đức Giáo Hoàng có đức tính truyền thống; một con người có tinh thần đơn sơ, nhân bản, thành thực, giàu cảm hứng, nhưng cũng rất thận trọng. Đó là do tính quả quyết và chín chắn trong suy tư của Ngài.”

Còn Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato, Tổng Thơ ký Thánh Bộ Tín Lý và Đức Tin, là một trong những người cộng tác thân cận nhất với Đức Giáo Hoàng khi Ngài còn là Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ này, đã phát biểu: « Đức Giáo Hoàng vẫn sống theo cung cách y như Ngài còn là Hồng Y. Điều mà quý vị thấy nơi Đức Giáo Hoàng bây giờ cũng y như quý vị thấy trước đây khi Ngài còn là Hồng Y Bộ Trưởng Thánh Bộ Tín Lý và Đức Tin: Cùng một con người trí thức, có đầu óc minh mẫn; cùng một tấm lòng nhiệt thành bảo vệ Tín Lý Đức Tin; cùng một con người đơn giản trong giao tiếp; và cũng vẫn là một con người thành thật và khiêm tốn.

Nụ cười truyền cảm.

Rồi Đức Tổng Giám Mục Amato vừa mở các trang sách của cuốn “Benedictus” vừa nói: “Người ta thấy nơi Đức Giáo Hoàng bốn đức tính trổi vượt: Tươi vui, nhanh trí, quảng tâm, và có nụ cười truyền cảm! Hơn nữa Ngài còn là con người thích đối thoại. Trí óc Ngài rất già dặn qua các năm tháng dài dạy tại các Đại Học, và cũng rất sắc bén qua nhiều cuộc tiếp xúc với các Đức Giám Mục khắp nơi trên thế giới về gặp gở Ngài ở Vatican khi Ngài còn là Bộ Trưởng Bộ Tín Lý. Đúng Ngài là một con người thích đối thoại với dáng vẻ không lạnh nhạt hay lơ là, nhưng luôn niềm nở, thân thiện. Ngài cũng là một nhà trí thức có tấm lòng.

Sức mạnh truyền đạt của Ngài xuất phát từ chỗ lới nói của Ngài luôn hợp tình, hợp lý; dù khi Ngài nói về Chúa Kitô, hay khi Ngài trình bày về các chân lý Đức Tin, cũng như khi Ngài phê phán những não trạng quá nệ cổ.

Vì Đức tin và Lý trí là đôi cánh đưa chúng ta bay tới Chân Lý, cho nên rõ ràng là Chân lý, Tình yêu Chân lý và sự đề cao Chân lý là những sợi chỉ đan kết đem lại một sự ‘liên tục’ nơi con người Ratzinger, trước đây là Bộ Trưởng Thánh Bộ Đức Tin và bây giờ là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô!”.
 
Một ngày làm việc của đức Bênêđictô XVI
LM. Anphong Trần Đức Phương
16:50 19/06/2008
MỘT NGÀY LÀM VIỆC CỦA ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI.

(Phỏng theo Isabelle de Gaulmyn, “A day in the life of the Pope” trong Catholic Digest April 2008).

5:30 sáng: Khi công trường Thánh Phêrô còn đang yên tĩnh trong bầu khí buổi sáng sớm của thành Rôma và chờ đợi những đoàn du khách sẽ lần lượt kéo đến, trên tầng thứ ba của tòa nhà nơi Đức Gáo Hoàng cư ngụ và làm việc, người ta thấy ánh sáng đèn bắt đầu chiếu lên; đó là lúc Đức Giáo Hoàng thức dậy và bắt đầu một ngày mới với những giờ phút cầu nguyện và tĩnh tâm sáng.

7:00 sáng: Đức Giáo Hoàng dâng Thánh Lễ tại nhà nguyện riêng cùng với sự hiện diện của hai Đức Ông Goerg Gaenswein và Alfred Zuereb (hai vị Thư Ký của Đức Giáo Hoàng) và bốn người giúp việc. Thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì thường có thêm một số khách được vào cùng dâng lễ.

8:30 sáng: Đức Giáo Hoàng làm việc tại Văn phòng riêng. Nếu trời tốt, cửa sổ nhìn ra công trường Thánh Phêrô sẽ mở (chính từ cửa sổ này, vào mỗi trưa Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng nguyện kinh Truyền Tin cùng với các khách hành hương tụ tập tại công trường Thánh Phêrô phía dưới). Một trong hai Đức Ông Thư ký sẽ đem đến cho Đức Giáo Hoàng tập các văn kiện, bản tóm lược các tin tức quan trọng trên thế giới, chương trình làm việc trong ngày, những người Ngài sẽ gặp và những đề tài chính sẽ đề cập đến.

11:00 Trưa: Đức Giáo Hoàng xuống phòng tiếp tân ở tầng hai để tiếp các vị thủ lãnh các quốc gia, các vị Giám Mục, các nhân vật quan trọng… đã được sắp xếp theo chương trình. Sau đó Ngài tiếp các khách đến viếng thăm tại thư viện riêng.

1:30 Trưa: Đức Giáo Hoàng dùng bữa trưa đơn giản tại phòng ăn ở tầng ba với các viên chức hoặc đôi khi có khách được mời. Sau đó Đức Giáo Hoàng thường chơi Piano, đặc biệt những bản của Mozart, rồi đi dạo một chút trước khi nghỉ trưa.

3:30 Chiều: Đức Giáo Hoàng lại làm việc tại văn phòng để duyệt lại các văn kiện và các bài diển văn.

Vào Mùa Đông từ 4:00 đến 4:45 chiều (vào mùa Hè từ 6:45 đến 7:30) Ngài ra vườn để đi dạo với hai vị thư ký.

6:00 Chiều: Ngài gặp gỡ tại văn phòng riêng, các vị cố vấn thân cận, như các Đức Hồng Y, các Giám Mục Tổng Trưởng, Tổng Thư Ký các Bộ tại Tòa Thánh.

7:30 Tối: Đức Giáo Hoàng ăn bữa tối, xem tin tức trên truyền hình. Sau đó Ngài vào Nhà Nguyện để cầu nguyện trong yên lặng ban đêm.

Khi chuông Đại Thánh Đường Thánh Phêrô điểm 11:00 giờ đêm, đèn phòng ngủ của Đức Giáo Hoàng tắt và Ngài bắt đầu nghỉ đêm.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hiện tượng bất thường xuất hiện trên bầu trời La Vang
LM Nguyễn Vinh Gioang
12:33 19/06/2008
Hiện tượng bất thường xuất hiện trên bầu trời La Vang

Ngày 13/06/2008 Phái đoàn cao cấp của Toà Thánh do Đức ông Pietro Parolin, Thứ trưởng ngoại giao, dẫn đầu đến hành hương và dâng thánh lễ tại Thánh địa La Vang. Như một sự may mắn tình cờ, khi Đức ông Pietro Parolin đang giảng lễ, khi ngài nhắc lại lời Đức Mẹ đã hứa năm 1798 với các tiền nhân ở La Vang: “Mẹ đã nhận lời chúng con kêu xin và từ đây về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ ở chốn này, Mẹ sẽ nhậm lời ban ơn theo ý nguyện’’.Đức ông khẳng định Đức Mẹ đang ban ơn cho chúng ta, cụ thể có gió mát giữa bầu trời nắng oi bức khi chúng ta đang dâng Thánh lễ. Bỗng dưng, một vòng tròn hào quang xuất hiện lưng chừng trên không trung, theo thứ tự màu đỏ, vàng, trắng. Từ giữa hào quang sáng chói có một dải mây trắng như tuyết, như dải áo choàng Đức Mẹ, nhẹ nhàng phất phơ trước gió, khiến mọi người nhốn nháo hướng nhìn lên trời, để chiêm ngắm hiện tượng lạ. Lúc này chừng 9 giờ 35 phút sáng thứ sáu 13.6.2008, Đức ông Parolin phải ngưng giảng lễ chừng 5 phút, để ngắm xem hiện tượng lạ. Hiện tượng này xẩy ra trên 3 cây đa ở Linh Đài Đức Mẹ La Vang. Sự kiện này đang đem lại tin vui cho giáo hội Việt Nam. Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo

NHỮNG ĐIỀU TÔI ĐÃ THẤY

Được tin Phái đoàn Toà Thánh sẽ hành hương và dâng Thánh Lễ tại Thánh Địa La vang, từ Hà Nội tôi quyết định lên đường tham dự sự kiện quan trọng này. Thời tiết khu vực La Vang rất oi bức, may mắn chiều 12.6 có trận mưa lớn, nên hôm sau 13.6 thời tiết dịu mát hơn nhiều, tuy trời vẫn nắng chói trang, nhưng bù lại là luôn có những cơn gió nhẹ nên cũng bớt đi rất nhiều cái oi bức của vùng đất Quảng Trị - La Vang. Cuộc Hành Hương của Phái Đoàn Toà Thánh đúng như những gì chúng ta đọc thấy ở bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Giáo. Phần tôi là người trực tiếp chứng kiến hiện tượng này, tôi muốn bổ xung thêm một điều, trước khi có hiện tượng hào quang xung quanh mặt trời, La Vang chỉ có gió nhè nhẹ thoáng mát thôi, nhưng sau “hiện tượng lạ” cho tới khi kết thúc cuộc hành hương là những cơn gió lớn, thổi mạnh và rất mát. Sau khi tiễn phái đoàn, 11giờ chúng tôi vào nhà khách ăn cơm. Khoảng quá 12 giờ trưa định trở về Huế ngay, nhưng khi ra ngoài trời, thấy nắng, nóng, oi bức quá, trời lại không có tí gió nào, nên đành nghỉ lại La Vang đến gần 4 giờ chiều mới dám trở về Huế. Đó là sự thật, còn tin như thế nào, là tuỳ mỗi người. (PVLý Hànội)

Còn vấn đề đất của Trung tâm La Vang “...Trước đây, La Vang đã có hơn 23 hecta. Nhưng từ 1975, La Vang chỉ được sử dụng gần một phần ba, khoảng hơn 6 hecta. Ngày 14 tháng 1 năm 2007, Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế đã có văn thư gởi cho Chính Quyền Trung Ương đề nghị giải quyết đất của Trung tâm La Vang để Giáo Hội Việt Nam có thể đáp ứng tốt hơn, những nhu cầu mới. Ngày 10 tháng 8 năm 2008, trong một buổi họp giữa phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Huế và Chính Quyền Tỉnh Quảng Trị, Ông Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính nói lên quyết tâm của Chính Quyền muốn giải quyết dứt điểm vấn đề đất La Vang và hứa sẽ trao lại gần toàn bộ đất La Vang, khoảng 21 hecta, cho Giáo Hội Việt Nam, trừ hơn 2 hecta sau con suối. Trên phần đất sau con suối nầy, Chính Quyền và Trung Tâm La Vang cam kết sẽ không xây dựng bất cứ cơ sở nào hết, chỉ trồng cây làm khu sinh thái, và khi cần thiết, La Vang có thể tạm thời sử dụng mặt bằng. Cho đến hôm nay (13.6.2008), vẫn còn là một cam kết trên nguyên tắc và bằng miệng. Cần phải chờ đợi hoàn tất thủ tục đo đạc, cắm mốc và giải toả mặt bằng trước khi có một văn bản chính thức và hợp pháp. Hiện nay việc làm thủ tục đang được tiến hành, hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết trước ngày khai mạc Đại Hội Hành Hương 13 -15 tháng 8 sắp tới.

Đền Thánh La Vang đã được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII nâng lên bậc Tiểu Vương Cung Thánh Đường do Tông thư Magno Nos ngày 22 tháng 08 năm 1961. Đền Thánh nầy đã bị phá huỷ hoàn toàn trong cuộc chiến 1972. Ngày mồng 01 tháng 05 năm 1980, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã thiết lập Thánh Địa La Vang làm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc, lặp lại quyết định ngày 13 tháng 04 năm 1961 trước đây của Hộị Đồng Giám Mục (Miền Nam) Việt Nam...”
 
Hà nội phó chiều mưa
Lãng Tử
12:58 19/06/2008
HÀ NỘI - Khoảng 17 h 45, tôi từ Đại học Khoa học về nhà thờ Thái Hà, ở phố Nguyễn Lương Bằng, thì trời bắt đầu mưa lớn. Đến ngã tư Chùa Bộc- Thái Hà thì đường đã kẹt. Xe lớn bé quay ngược lại. Tôi cũng quay. Chạy ra hướng Trường Chinh, kẹt nốt.

Tôi vòng ra con đường nhỏ ven sông Tô Lịch rồi theo đường Nguyễn Ngọc Nại rồi giẽ trái để đến ngã tư Trường Chinh-Tôn Thất Tùng. Nhưng mới tới gần ngã tư thì nước dâng cao quá và chảy mạnh quá khiến tôi bị ngã và xe chết máy. Nhìn ra thì hầu hết các xe khác cũng đang bị dắt bộ. Nhiều người dựng xe bên hè phố đứng nhìn dòng nước chảy cuồn cuộc trong mưa.

Tôi đẩy xe lên vỉa hè nơi tôi đoán là nước bớt sâu. Đúng thế, nước chỉ mấp mẽ ống khói xe. Tôi hý hoáy đạp một hồi xe lại nổ. Tới được ngã tư thấy bên phải đi ra hướng Vọng có vẻ đi được tôi giẽ theo lối đó. Tới gần ngã tư Vọng thì thấy cũng là một bể nước mênh mông và xe các loại nằm la liệt giữa đường. Tôi nhẫn nại giữ ga tiến tý một lách trên luồn vỉa hè chỗ bớt sâu để đi qua ngã tư này.

Tới được đường Giải Phóng, tôi giẽ trái lên cầu vượt ngã tư Vọng về đường Kim Liên mới. Tại ngã tư Đại Cồ Việt xe kẹt kinh khủng. Mấy thanh niên đứng trên tầng lầu của quán cà phê cứ chiếu máy xuống bấm lia lịa. Giẽ trái đi hết đường Kim Liên, thì thấy dòng xe từ Ô Chợ Dừa đi Chùa Bộc-Thái Hà đang gần như nằm im bất động. Thế là đủ biết số phận phố Nguyễn Lương Bằng, một điểm ngập nước có tiếng trong thành phố từ xưa. Tức thì tôi theo Đê La Thành sang đường Hoàng Cầu, về nhà thờ Thái Hà từ ngõ sau theo Đường Trần Quang Diệu.

Về đến nhà thờ, thì lễ gần xong. Chỉ có vài người dự lễ. Mưa đã ngớt. Tôi nhìn đồng hồ, đoạn đường khoảng 3 km, từ Đại học Khoa học đến Nhà thờ Thái Hà, bình thường tôi đi khoảng 6 đến 8 phút, hôm nay đi hết 1 h 30 phút. Lúc này tôi muốn xem con phố trườc nhà mình ra sau. Thật đúng như dự đoán, cả con phố thành một dòng sông, nước chảy cuồn cuộn, sóng bạc đầu vỗ đánh liên hồi vào các cửa tiệm, mỗi khi có các xe tải lớn đi qua. Các con ngõ 117 và 65 tịnh không có một bóng người dám qua lại. Có hai chỗ có nhân viên cứu hộ đứng giúp các nạn nhân qua chỗ nguy hiểm. (Xin xem hình phố thành sông sóng vỗ ầm ầm). Giờ này gần 22 h vẫn còn có nhiều người đang đứng ở bên “phố sông” đợi nước rút mới ra về.

Mưa chưa lớn và chưa lâu. Tại vì đâu mà ngập lụt ghê thế? Chỉ tại các công quy hoạch và xây dựng làm ăn tắc trách, cẩu thả, giả dối. Thành phố bé tý mà mấy ông chức năng quản lý còn không nổi, không biết từ ngày 1 tháng 8 này thành phố mở rộng ra hết tỉnh Hà Tây, một phần Hòa Bình và Vĩnh Phúc nữa thì còn kẹt và còn ngập đến như thế nào?
 
Tin Đáng Chú Ý
Áp lực nhân quyền trước chuyến thăm
BBC
12:38 19/06/2008
Áp lực nhân quyền trước chuyến thăm

Các chủ đề nhân quyền và dân chủ lại được bàn tới trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Hoa Kỳ ngày 24/6.

Một cuộc họp báo với sự tham gia của nhóm làm việc về Việt Nam (Vietnam Caucus) và một số nhân vật đấu tranh gốc Việt sẽ diễn ra tại Hạ viện Mỹ vào sáng thứ Năm 19/6.

Cuộc họp này sẽ có nội dung tập trung bàn về tình hình nhân quyền và dân chủ Việt Nam.

Bà Nguyễn Thể Bình, một thành viên trong ban tổ chức, cho BBC biết: “Đây là cơ hội cho cộng đồng Việt Kiều và chính giới Hoa Kỳ quan tâm tới nhân quyền Việt Nam lên tiếng với Tổng thống Bush, để ông đề cập với Thủ tướng Dũng”.

“Tổng thống Bush là người quan tâm tới vấn đề nhân quyền trên thế giới, nên hy vọng ông sẽ nêu lên ý nguyện của các Việt Kiều ở Mỹ trước thực trạng ở Việt Nam”.

Ông Bush đã từng có các cuộc gặp tham vấn các nhân vật vận động người Mỹ gốc Việt về tình hình Việt Nam, như trước chuyến thăm hồi năm ngoái của chủ tịch Nguyễn Minh Triết.

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ thăm Hoa Kỳ từ ngày 24 đến 26/6.

Một thông cáo của chính phủ Mỹ ra hôm 16/6 cho biết Tổng thống Bush sẽ tiếp ông Dũng ngày 24/6 tại Nhà Trắng.

Theo đó, ông Bush sẽ nhân cơ hội này để 'nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền, quyền tự do ngôn luận, tôn giáo và hội họp'.

Hy vọng trả tự do?

Trong khi đó, có nguồn tin cho hay chính phủ Việt Nam có thể sẽ đưa ra động thái nhân nhượng ngay trước chuyến đi tuần tới của thủ tướng Dũng, thí dụ như trả tự do cho một số nhà hoạt động đang bị giam giữ.

Bà Trần Thị Lệ, mẹ của luật sư bất đồng chính kiến Lê Thị Công Nhân, nói với BBC rằng bà hy vọng con gái mình sẽ được thả nhân dịp này.

Cuối tháng Năm, khi tới Hà Nội để dự đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ David Kramer đã nêu quan ngại về các nhân vật bất đồng chính kiến như Lê Thị Công Nhân hay Nguyễn Văn Đài.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Hưởng được báo Việt Nam trích lời nói rằng “nếu những người này chấp hành các quy định của trại giam tốt, có thái độ phục thiện thì sẽ được xem xét giảm án”.

Bà Trần Thị Lệ nói: “Trước khi có vị lãnh đạo cao cấp của Việt Nam sang Hoa Kỳ, thường có những đòi hỏi nhân quyền từ Mỹ và thường có một số tù chính trị được thả”.

“Công Nhân đã thụ án tù hơn 1/3 thời gian, tức là đủ thời gian được ân xá theo luật định”.

Tuy nhiên, bà cho biết chưa nhận được bất cứ thông báo chính thức nào.

Trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết tới Mỹ tháng Sáu năm ngoái, Hà Nội đã trả tự do cho nhà báo Nguyễn Vũ Bình và luật sư Lê Quốc Quân.
 
Văn Hóa
Cần phải đọc những Cuốn Sách Thật Hay và Có Ý Nghĩa Nhất nào vào Mùa Hè 2008 này?
Anthony Lê
11:17 19/06/2008
Cần phải đọc những Cuốn Sách Thật Hay và Có Ý Nghĩa Nhất nào vào Mùa Hè 2008 này?

Vào thứ Sáu - ngày 20 tháng 6 năm 2008 tới - Hoa Kỳ chính thức bắt đầu bước vào Mùa Hè - một mùa hè rực nóng với những cơn bão lớn đang chờ đợi đổ về. Mùa Hè cũng là thời gian nghĩ ngơi đối với các em học sinh tuổi trung học, tiểu học, vân vân... dẫu rằng các em đã giã từ trường lớp từ hối cuối Tháng 5/2008 rồi.

Làm thế nào để có được một Mùa Hè, tuy nóng nực, nhưng lại có ý nghĩa nhất để đào luyện và khởi sắc khối óc và tri thức của chúng ta? Các bậc làm cha-mẹ nên khuyến khích gì cho các con trẻ chúng ta trong việc hướng dẫn chúng biết dành thời gian để đọc qua các loại sách báo có ý nghĩa nhất về cả tri thức, tâm linh Kitô Giáo và chiều sâu của Đức Tin - để chúng biết can trường và mạnh mẽ chống chọi lại những cạm bẫy phũ phàng của dòng đời? của các loại ý thức hệ, của chủ nghĩa "cái tôi" íck kỷ, của mọi thứ lạc giáo đang bủa vây chúng ta trong nền văn hóa sự chết thời nay?

Với những cuốn sách đáng đọc nhất trong suốt Mùa Hè năm nay mà người viết tôi sẽ trình bày ra, sau khi thực chất đã đọc và gẩm suy qua, hy vọng Quý Vị độc giả sẽ có cùng cảm tưởng như người viết là tự nhận thấy rằng mình vẫn còn khát khao rất nhiều về của ăn tâm linh lẫn thinh thần mà mình đã xem nhẹ đi với những gánh nặng và chi phối khác của cuộc sống lam lũ thường nhật!

Và sau một số sách có phần Study Guide (Hướng Dẫn Nghiên Cứu) để Quý Vị và các em có thể tham gia vào các Câu Lạc Bộ Sách (Book Club) để cùng thảo luận thêm nơi các Giáo Xứ của Quý Vị!

Jesus of Nazareth
Cuốn Sách 1: Jesus of Nazareth (Chúa Giêsu Thành Nazarét) của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16

Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 cho biết: "Cuốn sách này.... chính là cuộc tìm kiếm của cá nhân Ngài 'về gương mặt của Thiên Chúa'." Đây cũng là cuốn sách đầu tiên mà Ngài cho ra mắt kể từ lúc bắt đầu triều đại Giáo Hoàng của Ngài.

Chúa Giêsu là ai?

Theo cuốn sách và cuốn phim man rợ có nhan đề "the Da Vinci Code," thì Chúa Giêsu chỉ thuần túy là một con người, vốn thông điệp nguyên thủy của Ngài đã bị làm cho méo mó bởi những người đi theo Ngài.

Thật ra, không phải như vậy. Qua lời giải thích hết sức cặn kẽ và thấu tình đạt lý, Đức Thánh Cha đã trình bày về Chúa Giêsu một cách hết sức sống động và chân thật hơn bao giờ hết. Ngài tóm tắt về đạo Kitô Giáo trong suốt hơn 2,000 năm qua, để từ đó giúp cho chúng ta nhìn thấy được con người và công trình đích thực của Chúa Giêsu Kitô. Những người Kitô Giáo thời sơ khai không có hiểu sai về Chúa Giêsu, mà trái lại, sự hiểu biết của họ về Chúa Giêsu lại chính là một trong những chứng cớ về lịch sử xác thực và có ý nghĩa nhất, trong tất cả mọi cách biện giải cũng như lý luận của con người thuộc vào thời đại ngày nay.

"Các con nghĩ họ sẽ nói Ta là ai?" Chúa Giêsu đã hỏi các môn đệ của Ngài như vậy. Câu trả lời cho câu hỏi đó rất là có ý nghĩa và quan trọng trogn thời đại vô thần ngày nay cũng giống thể như nó được hỏi lần đầu tiên cách đây hơn 2,000 năm. Chúa Giêsu Kitô vẫn là nhân vật chủ chốt trong lịch sử của con người.

Trong cuốn sách chính thức đầu tiên được Ngài viết ra trong tư cách là một Vị Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha đề cập đến rất nhiều câu trả lời khác nhau về câu hỏi có liên quan đến căn tính của Chúa Giêsu. Ngài trình bày cho chúng ta thấy được "qua từng trình tự một của thần học" về Chúa Kitô của các Sách Phúc Âm, Chúa Giêsu của đức tin mà Giáo Hội xác tín, để từ đó cho thấy hình ảnh trọn vẹn của một Chúa Giêsu Kitô nguyên thủy và đích thật nhất của lịch sử. Ngài trình bày về Chúa Giêsu giống thể như Chúa Giêsu là Đấng mà tất cả mỗi cá nhân chúng ta đều biết một cách hết sức riêng tư, là Đấng hiểu biết tất cả và luôn yêu thương chúng ta tất cả, và sau cùng là Đấng đã tự hy sinh chính Mình để cứu rỗi ch1ung ta.

Chúa Giêsu Thành Nazarét tiếp tục hoán cải rất nhiều độc giả trong mối quan hệ giữa Kitô Giáo và các tôn giáo khác. Đức Thánh Cha cũng khẳng định về sự thật được tìm thấy nơi các tôn giáo khác về Chúa Giêsu, và Ngài cũng tỏ bày ra một sự xác tín Kitô Giáo đích thực rằng: Chúa Giêsu, Đấng của Ngôi Lời nhập thể, chính là khởi nguồn và cùng đích của tất cả mọi Sự Thật tìm ẩn bên trong, và là Đấng có tình yêu vô biên trãi rộng cho cả nhân loại trên thế giới.

Coincidentally
Cuốn Sách 2: Coincidentally (Sự Trùng Khớp Ngẫu Nhiên) của Linh Mục George Rutler

Từ The Da Vinci CodeRoswell cho đến kim tự tháp nằm trên mặt sau của mỗi tờ dollar (tiền tệ Mỹ), tất cả chúng ta đều bị cuốn hút bởi những bí mật, những loại mật mã, và những sự trùng khớp ngẫu nhiên. Linh Mục George Rutler - phát ngôn viên trên đài truyền hình Công Giáo nổi tiếng EWTN, cũng là người thường xuyên xuất hiện trong tờ tạp chí "Crisis" (Khủng Hoảng), và là cây viết rất hóm hỉnh đưa chúng ta vào những suy niệm của ngài, đầy sự ngạc nhiên, trước những liên kết hết sức trùng hợp và ngẫu nhiên vốn gắn kết mật thiết với những vùng bao la rộng lớn của cả thế giới.

Những chủ đề bao gồm toàn bộ đời sống con người, từ Luois Farrakhan và Edgar Allen Poe tới Benjamin Franklin và xu hướng của các nhà y khoa gốc Tô Cách Lan - những người chiếm được các giải thưởng Nobel về Y Học. Mỗi phần nhận xét dài 4 trang được phụ họa bởi dòng nghệ thuật hòng tạo cho độc giả có được cái cảm giác thật trọn vẹn về tính nghiên cứu xưa cổ qua ngôn ngữ của người yêu thương lẫn ích kỷ vốn hầu hết đều tồn tại nơi tất cả chúng ta.

St. Francis of Assisi
Cuốn Sách 3: St. Francis of Assisi (Thánh Phanxicô Thành Assisi) của G.K. Chesterton

Thánh Phanxicô thành Assisi, vốn chỉ sau Đức Maria thành Nazarét mà thôi, chính là một vị Thánh vĩ đại nhất trong trình lịch Kitô Giáo, và là một trong những người có sức ảnh hưởng lớn nhất trong toàn thể lịch sử nhân loại. Với sự nổi danh hoàn vũ đó, phần tiểu sử của Vị Thánh, vốn được G.K. Chesterton viết ra, được xem như là một sự cảm kích cao đẹp nhất dành cho cuộc đời của một Vị Thánh - người hiểu thấu vấn đề một cách tỏ tường nhất.

Đối với Chesterton, Thánh Phanxicô chính là nhân vật của một sự nghịch lý vĩ đại, là một người đàn ông vốn yêu mến những người phụ nữ, nhưng lại thề nguyện tự giữ lấy sự trung trinh; là một người họa sĩ vốn yêu thích những niềm vui của thế giới tự nhiên như ít có người đã yêu những điều tự nhiên đến như vậy, thế nhưng lại tự mình nguyện thề đến sự nghèo khó ở cấp độ khắc khổ nhất, bằng cách tự rủ bỏ hết tất cả xiêm y ngay giữa công cộng để cho tất cả mọi người có thể thấy rằng ngài đã rủ bỏ hết tất cả những gì thuộc về trần thế; và là một chàng hề đứng bằng đầu của mình để nhìn thấy thế giới đúng hơn.

Chesterton trình bày cho chúng ta một Thánh Phanxicô trong thế giới của ngài - thế giới rất nhiều màu sắc của Thời Đại Trung Cao Cổ, một thế giới với nhiều cảnh phô trương rỗng tuếch và hư cấu hơn là chúng ta đã từng thấy trước kia hay kể từ dạo đó.

Đây Thánh Phanxicô - một người cố gắng kết thúc đi những Cuộc Viễn Chinh bằng cách nói chuyện với những Người Du Mục, và là người điều đình với hoàng đế thay mặt cho các đàn chim.

Đây Thánh Phanxicô - một người đã gợi hứng nên một cuộc cách mạng trong nghệ thuật vốn đã bắt đầu với Giotto, và một cuộc cách mạng trong văn chương vốn khởi đầu với Dante.

Đây Thánh Phanxicô - một người đã cầu nguyện và nhảy múa với những người đã từ bỏ ngoại giáo, người đã nói chuyện với các con thú vật, và cũng là người đã sáng chế ra creche.

Time for God
Cuốn Sách 4: Time for God (Thời Gian dành cho Thiên Chúa) của Jacques Philippe

Có phải bạn quá bận rộn đến nổi không có thời gian để cầu nguyện? Thế nếu bạn thật sự có thể có được thời gian và trở nên hiệu quả hơn bằng việc cầu nguyện thì sao? Bạn có cầu nguyện nhiều hơn không?

Chúng ta thường quên bẳng đi bí quyết thật sự để có được thời gian và trở nên có hiệu quả chính là "trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho" (Máthêu 6:33). Nếu chúng ta dành thời gian cho Thiên Chúa qua lờic ầu nguyện, thì Ngài sẽ nhân đôi khoảng thời gian đó và làm cho nó được trở nên có ích trong tất cả mọi lãnh vực của đời sống chúng ta. Thế nhưng, có bao giờ các bạn cảm thấy không chắc cho lắm về cách nên cầu nguyện như thế nào không? Thế nào là lời cầu nguyện và ai sẽ là người đón nhận lời cầu nguyện đó? Và ở đâu, khi nào, và chúng ta nên cầu nguyện như thế nào?

Những câu hỏi trên chính là lời giải đáp trong cuốn sách mới nhất của Philippe có nhan đề "Thời Gian dành cho Thiên Chúa" do nhà sách Scepter xuất bản. Sách được viết ra theo kiểu hiện đại và đơn giản, qua đó tác giả dùng kinh nghiệm của mình trong tư cách là một vị linh hướng để soi sáng cho chúng ta biết thêm về những nguyên lý nền tảng của việc cầu nguyện thật sự, và mô tả ra một số lỗi lầm thường thấy, cũng như việc nhận thức sai lầm vốn dễ dàng dẫn chúng ta xa lánh việc cầu nguyện.

Đây là cuốn sách cần phải đọc qua, nhất là đối với những ai muốn sử dụng tốt hơn thời gian của mình với Thiên Chúa.

Study Guide:

1. “Mental prayer is not a technique but a grace” - discuss this statement that Fr. Philippe makes at the beginning of the book.

2. When you think about the concept of “prayer” what crosses your mind? Is prayer more diverse than you have imagined?

3. What ideas does Fr. Philippe give you for preparing to pray? How is this different from what you have (or have not) been doing?

4. Discuss “perseverance” and it's importance to a life of prayer.

5. “The problem of not enough time” - How dos Fr. Philippe address this? How has this changed your perceptions?

6. “Total self-giving to God.” What does this mean for Christian life and how does it impact your life of prayer?

7. Reflect on moments in your life when you devote more time to prayer to those when your prayer is infrequent.

8. Fr. Philippe discusses the “primacy of God's action” and the “primacy of love”. How does this affect your understanding of your role and God's role in your prayer life?

9. “Time, place and physical attitudes” are important in your prayer life according to Fr. Philippe. Why?

10. What are the “mental conditions” for prayer? Why are they important?

11. How is your concept of prayer and the use of “time” in your life changed by the wisdom of Fr. Philippe's book?

The Diary of a Country Priest
Cuốn Sách 5: The Diary of a Country Priest (Nhật Ký của một vị Linh Mục Nơi Miền Quê) của George Bernanos

Đây là một dạng tiểu thuyết Công Giáo cổ điển: đơn giản, đẹp, buồn và hứng khởi.

Một vị Linh Mục Công Giáo trẻ tuổi đầy lý tưởng tại một ngôi làng hẻo lánh ở Pháp Quốc vẫn ngày đêm viết nhật ký mô tả về sự chịu đựng không có gì là anh hùng cho lắm và những mâu thuẩn vặt trong giáo xứ của Cha. Điều này trông có vẽ giống như nhạt nhẽo đối với một cuốn tiểu thuyết, thế nhưng với "Nhật Ký của một vị Linh Mục Nơi Miền Quê" của George Bernanos, thì nó vẫn còn là một trong những hình thức gợi hứng sống động nhất ở thế kỷ thứ 20 về một đời sống thánh thiện.

Lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1937, Nhật Ký của Bernanos mô tả về cảm nghiệm thất bại của một người có đầy đức tin. Trong nhật ký của mình, vị Linh Mục viết lại hết những cảm tưởng thấp kém và nổi buồn mà ngài không thể diễn tả được cho các giáo dân của ngài. Và khi cận kề cái chết vì bệnh ung thư, tính thánh thiện của vị Linh Mục vẫn chưa mấy rõ ràng lắm đối với ngài, thế nhưng nó lại trở thành một điều không thể nào chối cãi được đối với các độc giả.

"Thật là dễ dàng khi tự ghét chính bản thân mình!" Ơn huệ thật sự thường hay bị lãng quên. Thế nhưng, nếu sự tự hào có thể tan biến đi nơi chúng ta, thì ơn huệ cao cả nhất sẽ là việc tự yêu mến chính mình trong tất cả mọi sự giản đơn nhất.

Study Guide:

1. As a young man, what is the country priest's attitude toward youth?

2. What does he resolve to do about the future?

3. The country priest says he is looking at death in what way? What does he mean by this?

4. What does he say would happen if pride were to die within us?

5. Why does the author not give the priest, who narrates the novel, a name? What significance does this have?

6. What lessons about accepting and loving oneself can be drawn from the book? Discuss the relationship between the priest and his parishioners.

7. Why do you think people find it difficult to deal with areas of their lives they do not like? Does ridicule from others play a part?

8. Consider the Cure de Torcy's story about the nun who cleaned the church nonstop. The story is actually an allegory about life. In the story what does the role of “filth” play? What about the nun and the church?

9. Consider the difficulties the priest has in deciding whether or not his journal keeping is a good idea. Why is this decision so difficult for him?

10. Consider Dr. Delebende's death. Do you think the cause of the death was accident or suicide? Why?

11. The country priest's last words to his friend are “Grace is everywhere.” What is their meaning and significance? What about in our own lives?

The Way of the Pilgrim
Cuốn Sách 6: The Way of the Pilgrim (Con Đường của Người Đi Hành Hương) của Spiritual Classic From Russia (Linh Đạo Cổ Điển từ Nga Sô)

Hãy cầu nguyện không ngừng, đó là lời thúc giục của Thánh Phaolô. Thế nhưng bằng cách nào?

Hãy cùng bước vào cuộc hành hương qua con đường ngoằn ngoèo, vui vẽ để được khai sáng thêm về mặt tâm linh. Nối gót người hành hương bí ẩn này của thế kỷ thứ 19 khi ông ta dẫn chúng ta đến những vùng thảo nguyên của mẹ ông ở Nga Sô để đi tìm câu trả lời cho một câu hỏi hấp dẫn nhất đó là: Làm thế nào để liên lũy cầu nguyện? Cuối cùng rồi, chúng ta sẽ chia sẽ trong niềm vui sướng nhất cuả ông khi việc kiếm tìm bổng dưng bắt gặp được kho báu vô giá nhất, chính là: "Chúa Giêsu - Đấng Thường Hay Cầu Nguyện" được truyền lại từ các thế hệ những người tin đích thực nhất mà chúng ta không hề biết.

"Con Đường của Người Đi Hành Hương" (và Cuộc Hành Hương Tiếp Tục - vốn cũng được đính kèm thêm trong cuốn sách này) chính là một cuốn sách chuyên về tâm linh xưa cổ để giúp chúng ta biết cảm nghiệm đúng đắn hơn những gì chúng ta có được. Với những thay đổi gần đây tại Nga Sô, đã tiết lộ cho thấy có rất nhiều truyền thống tôn giáo vĩ đai của vùng đất đó. Và công trình này, mới mẽ được truyền lại cho thời đại của chúng ta, chính là một trong những điển hình cao quý nhật của thứ đức tin vốn đã phải trải qua rất nhiều thế kỷ. Những lời cầu nguyện rất hay vốn tồn tại từ thời Kitô Giáo xưa cổ nay trở nên sống động hẳn lên trong trái tim rạo rực của chúng ta.

Study Guide:

1. Do you see this book as a historical or autobiographical account? Was it really a memoir or a kind of novel/parable?

2. Through the book, the Pilgrim is compared to Jesus. Why and How?

3. What is prayer? What is the goal of prayer? How does the prayer tradition described in the book differ from Western practices?

4. How does the book tell us to pray? What do you think of these methods? Regarding the Jesus Prayer, read Luke 18: 9-14 and discuss.

5. Why is the Jesus Prayer to be said so many times? According to the book, what is the power of the prayer?

6. The book has become one of the great spiritual classics in the last century. Why? Why do so many Christians find so much in it?

7. The Pilgrim says at one point that the Jesus Prayer is in a sense a summary of the whole Bible. What does he mean by this?

8. This book comes out of the Church in the Slavic East. What do you learn about the Church in the East in this book? How important is formal liturgy to the Church in the East?

9. Why do people go on pilgrimage? Just why does our Pilgrim wander?

10. Does the Devil feature in this book? Do the Pilgrim and his circle believe in the power of the Devil?

11. How is the Bible used as an aid to meditation and contemplative prayer in the book?

Brideshead Revisited
Cuốn Sách 7: Brideshead Revisited (Trở Lại Vấn Đề có liên quan tới Đầu Của Cô Dâu) của Evelyn Waugh

Evelyn Waugh kể về câu chuyện của gia đình Marchmain. Thuộc vào dòng dõi quý tộc, đẹp đẽ và hào nhoáng, những người thuộc dòng họ Marchmain đúng thực là một biểu tượng của Anh Quốc và việc Bà từ chối trong cuốn tiểu thuyết này về tầng lớp cao cấp của những năm 1920s và sự từ bỏ về trách nhiệm của tầng lớn này trong những năm của 1930s.

Từ Bộ Sách Bách Khoa về Văn Chương của Merriam Webster: thì cuốn tiểu thuyết có tính chất trào phúng này của Evelyn Waugh chính là cuốn tiểu thuyết được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1945. Theo Bà Waugh, một người chuyển sang Đạo Công Giáo, thì cuốn tiểu thuyết này có ý định trình bay ra "tác động về ơn huệ của Thiên Chúa" qua những công việc của một nhóm người cụ thể.

Điều này được tiết lộ thông qua câu chuyện kể về một gia đình Công Giáo Marchmain rất giàu có, qua lời kể của Charles Ryder, một người bạn của gia đình. Mặc cho việc trông có vẽ kỳ dị, hay sự thoái thác tuyệt đối, về Giáo Hội của rất nhiều thành viên khác nhau trong gia đình, cụ thể là Ngài Marchmain, con gái của Ông ta là Julia, và con trai là Sebastian, vào cuối cuốn tiểu thuyết, từng người này đã thể hiện ra một vào dấu chỉ cho thấy sự chấp nhận về đức tin của họ.

The Hobbit
Cuốn Sách 8: The Hobbit (Người Tưởng Tượng) của J.R.R. Tolkien

Thì đây chính là sự khởi đầu về thiên sử thi kỳ lạ nhất trong thời đại của chúng ta!

Bilbo Baggins chính là một người tưởng tượng - người muốn ở riêng một mình trong sự yên lặng tiện nghi của riêng mình Thế nhưng mụ phù thủy Gandalf lại đến cùng với một băng toàn là những người lùn vô gia cư.

Chẳng bao lâu Bilbo bị lôi kéo vào cuộc truy lùng của họ, đối diện với những loài quái vật tội lỗi, những con sói hoang dã, những con nhện khổng lồ, và những mối nguy hiểm đáng sợ nhất.

Cuối cùng, chính Bilbo - một người cô đơn và chẳng có ai trợ giúp cả - phải diện đối với con rồng vĩ đại có tên là Smaug, kẻ là chúa tể gây ra sự sợ hãi cho toàn cả vùng miền quê....

Study Guide:

1. What does the word Hobbit make you think of? When you finish the book, ask yourself this question once again. Define “adventure.”

2. Why is it important that Gandalf is not present when the expedition meets the trolls in Chapter Two?

3. What are the terms of Bilbo's contract in Chapter Three? How does Gandalf rescue Bilbo and the dwarves?

4. What does Tolkien tell us about Goblins? Why does he not describe their physical appearance?

5. How are Bilbo and Gollum alike? What skills does Bilbo show in dealing with Gollum?

6. Why doesn't Bilbo tell the dwarves about his ring? Do you consider this lying? Discuss Beorn's character. Is he virtuous? Vicious?

7. Why is it necessary that Gandalf leave the expedition in Chapter Seven? What are the unattractive features of Mirkwood?

8. Describe the characteristics of dragons (Chapter 11). What is the dragon-spell? Explain the names that Bilbo gives himself when speaking to Smaug.

9. Just as the moment in the tunnel (p. 205) is Bilbo's bravest, giving up the Arkenstone is his noblest. Why does he do it? Why does he return to the Mountain?

10. What does Bilbo gain from his adventure? What is the difference in the way his home is dear to him at the end of the story?

Home At Last
Cuốn Sách 9: Home At Last (Cuối Cùng Cũng Về Đến Nhà) của Rosalind Moss

Hãy hâm nóng lại đức tin của bạn bằng việc đọc qua những mẩu chuyện tuy ngắn nhưng rất cảm động và sâu sa của nhiều người, từ nhiều đức tin và xuất xứ đa dạng khác nhau - những người đã tìm thấy được đường đến với Giáo Hội Công Giáo.

Một tuyển tập mới từ xuất từ trang Web Catholic Answers (Những Câu Giải Đáp Công Giáo) về 11 trường hợp điển hình và thú vị nhất về việc hoán chuyển đức tin. Những người đóng góp trong cuốn sách này chính là những người trước kia theo: Do Thái Giáo, Anh Giáo, Tin Lành, Lutheran, Baptist, Pentecostal (Trào Lưu Chính Thống), thuyết bất khả tri, vô thần - và nay họ là những người Công Giáo.

Thú thật mà nói đây chính là một trong những tuyển tập hay nhất về những câu chuyện có liên quan đến việc chuyển đổi tôn giáo từ trước cho đến nay!

Love in the Little Things
Cuốn Sách 10: Love in the Little Things (Tình Yêu qua những Thứ Nhỏ Nhặt) của Mike Aquilina

Tác giả Công Giáo của cuốn sách bán chạy nhất Mike Aquilina chia sẽ về những câu chuyện thú vị có liên quan đến đời sống gia đình - tràn ngập tình yêu và nụ cười.

Trong Phần Giới Thiệu của cuốn sách, tác giả viết rằng: "Thiên Chúa cuối xuống để nâng gia đình của chúng ta lên, để biến chúng thành những tiền đồn trong thiên đường của Ngài cho dẫu gío lạnh vào mùa Đông có thổi mạnh đến đâu đi chăng nữa."

Thiên đường ư? Đời sống gia đình ư? Thật thế sao? Vâng - đúng thế, và người đọc sẽ được cười thỏa thuê. Nếu điều đó trông có vẽ không phải là gia đình của bạn, thế nhưng bạn hy vọng nó là thế, hay nếu bạn đang tìm kiếm về một cuốn sách để nâng đở đời sống tâm linh của bạn lên, thì cuốn sách "Tình Yêu qua những Thứ Nhỏ Nhặt" chính là dành cho bạn.

Mike Aquilina lưu ý rằng: tình yêu bao gồm sự hy sinh khi Ông lồng vào những câu chuyện vui từ chính gia đình riêng của Ông, thì điều rõ ràng nhất chính là khi các bà mẹ, các ông bố, và các đứa con hạnh phúc hơn khi họ biết hy sinh cuộc sống của họ cho người khác. "Tình Yêu qua những Thứ Nhỏ Nhặt" hướng độc giả tới một cuộc sống gia đình trọn vẹn hơn.

The Last Gentleman
Cuốn Sách 11: The Last Gentleman (Vị Quân Tử Cuối Cùng) của Walker Percy

Một tiểu thuyết thật hay khác đến từ một trong những nhà văn Công Giáo vĩ đại nhất chuyên viết về tiểu thuyết của thế kỷ thứ 20.

Will Barrett là một người đi lang thang 25 tuổi đến từ miền Nam hiện đang sống tại Thành Phố New York, tách rời khỏi cội nguồn của mình và chẳng có kế hoạch gì cả cho tương lai, mãi cho đến khi mua được một kính thiên văn, và kể từ đó cuộc sống và tính lãng mạn của anh đã hoàn toàn đổi thay mãi mãi.





Mass Confusion
Cuốn Sách 12: Mass Confusion (Bối Rối trong Thánh Lễ) của Jimmy Akin

Những gì Đúng và Sai, Nên hay Không Nên trong phụng vụ Công Giáo thời nay.... cuốn sách này sẽ giúp cho bạn dẹp bỏ được những bối rối hay thắc mắc về phụng vụ!

Không có người Công Giáo nào nên cứ mãi thờ ơ trước việc khủng hoảng trong phụng vụ Công Giáo. Ngay cả các vị Linh Mục cũng thường hoang mang bởi những thông tin trái ngược đưa ra bởi những người tự cho họ là những "chuyên gia" về phụng vụ.

Cuốn sách này sẽ giải thích và dẫn dắt bạn đọc qua từng sự hiểu lầm một bằng cách: giúp cho các Linh Mục và giáo dân cách đối phó với "dễ dãi trong phụng vụ;" giải thích về đâu là những điều mà Giáo Hội Công Giáo cho phép và không cho phép; gạn lọc và thâu thập được những câu trả lời từ rất nhiều văn kiện có liên quan đến phụng vụ; cung cấp thông tin theo kiểu rõ ràng và dễ hiểu hơn; giúp làm chấm dứt đi "những kiểu phóng tác" cá nhân vào luật lệ có liên quan đến phụng vụ trong Giáo Hội; và quyền của bạn để có được một Thánh Lễ cử hành theo đúng như những gì mà Giáo Hội đã qui định.

We Look for a Kingdom
Cuốn Sách 13: We Look for a Kingdom (Chúng Ta Tìm Kiếm một Vương Quốc) của Carl Sommer

Carl Sommer trình bày ra cách thực dụng để học biết về đức tin và đời sống của những người Kitô thời sơ khai trong hai thế kỷ đầu tiên sau Chúa Kitô. Bằng việc dùng đến những văn kiện bằng chứng và các thâu thập về khảo cổ học, Sommers tái dựng lại đời sống của những người Kitô Giáo thời sơ khai theo một trình tự nhằm "giới thiệu ra những kho báu về đạo Kitô Giáo thời sở khởi" đến cho rất nhiều độc giả thời nay.

Bằng việc nghiên cứu cách mà những người Kitô Giáo đầu tiên đã tin tưởng và sống, chúng ta có thể học được rất nhiều bài học quý giá về những gì chúng ta cần tránh và những gì chúng ta cần vươn tới trong cuộc sống thời nay.

Thế giới La Mã có rất nhiều khía cạnh phần nào giống với những yếu tố trong đời sống hiện đại. Mục đích của Sommer là giúp cho độc giả học biết được cách để làm thế nào hoán chuyển nền văn hóa tân tiến cùng với sức mạnh của Phúc Âm, như đã từng hiện thực được trước đây trong nhiều thế kỷ của những người Kitô Giáo thời ban sơ.

Thì đây chính là những cuốn sách rất hay, rất có ý nghĩa mà chúng ta và các em cần phải đọc qua trong suốt Mùa Hè nóng nực 2008 này!

Have a Happy and Holy Summer Readings!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bạch Hồ Điệp
Nguyễn Ngọc Danh
14:23 19/06/2008

Bạch Hồ Điệp



Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh

Bóng chiều nhẹ lẫn vào đêm

Âm ba tiếng dế cửa đền gọi trăng

Bánh thời gian vừa chuyển lăn

Từ trong huyền nhiệm cành lan hiện hình

Ngọc Danh

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chiêm Ngưỡng - Contemplation
Lm. Trần Cao Tường
14:27 19/06/2008

CHIỄM NGƯỠNG - Contemplation



Ảnh của Cao Tường (chụp nghệ phẩm của Trần Hà, tại Nhà Truyền Thống Văn Hóa-Đức Tin, Sài gòn.)

Con hỡi Trời ở đâu?...

Biển hân hoan dạo nhạc, hoa cúi đầu hôn yêu.

Bởi lẽ mới sinh ra Trời đã ở trong con và cánh tay mẹ đất dịu hiền con ạ. (Tagore, Tặng Vật #49)

Where is Heaven?...

The sea is beating its drums in joy, the flowers are a-tiptoe to kiss you. For the Heaven is born in you, in the arms of the mother-dust.

(Tagore, Lover's Gift #49)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền