Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa 18/6/2017 dành cho người đau yếu
VietCatholic Network
03:54 17/06/2017
Bài đọc 1: Đnl 8,2-3.14b-16a
Thiên Chúa đã ban cho anh em thức ăn mà anh em cũng như cha ông anh em chưa từng biết.
Bài trích sách Đệ nhị luật.
Khi ấy, ông Mô-sê nói với dân Ít-ra-en rằng: “Anh em phải nhớ lại tất cả con đường mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã dẫn anh em đi suốt bốn mươi năm nay trong sa mạc, để bắt anh em phải cùng cực; như vậy Người thử thách anh em cho biết lòng dạ anh em, xem anh em có giữ các mệnh lệnh của Người hay không. Người đã bắt anh em phải cùng cực, phải đói, rồi đã cho anh em ăn man-na là của ăn anh em chưa từng biết và cha ông anh em cũng chưa từng biết, ngõ hầu làm cho anh em nhận biết rằng người ta sống không chỉ bằng cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng Đức Chúa phán ra… Anh em đừng quên Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, Đấng đã đưa anh em ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ. Người đã dẫn anh em đi trong sa mạc mênh mông khủng khiếp, đầy rắn lửa và bọ cạp, trong miền đất khô cằn không giọt nước. Người đã khiến nước từ tảng đá cứng nhất chảy ra cho anh em uống. Trong sa mạc, Người đã cho anh em ăn man-na, thức ăn mà cha ông anh em chưa từng biết.
Đó là lời Chúa.
Đáp ca: Tv 147,12-13.14-15.19-20
Giê-ru-sa-lem hỡi, nào tôn vinh Chúa !
Giê-ru-sa-lem hỡi, nào tôn vinh Chúa!
Này Xi-on, hãy ca ngợi Thiên Chúa của ngươi!
Then cửa nhà ngươi, Chúa làm cho thêm chắc,
con cái trong thành, Người giáng phúc thi ân. Đ.
Cõi biên cương, Người thiết lập hoà bình,
và cho ngươi no đầy lúa mì tinh hảo.
Người tống đạt lệnh truyền xuống đất,
lời phán ra hoả tốc chạy đi. Đ.
Chúa bày tỏ lời Người cho nhà Gia-cóp,
chiếu chỉ luật điều cho Ít-ra-en.
Chúa không đối xử với dân nào như vậy,
không cho họ biết những điều luật của Người. Đ.
Bài đọc 2: 1 Cr 10,16-17
Chỉ có một tấm Bánh, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữa Cô-rin-tô.
Thưa anh em, khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Ki-tô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng Ga 6,51
Allêluia. Allêluia. Chúa nói: Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Allêluia.
Tin Mừng Ga 6,51-58
Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”
Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” Đức Giê-su nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.” Đó là lời Chúa.
Thiên Chúa đã ban cho anh em thức ăn mà anh em cũng như cha ông anh em chưa từng biết.
Bài trích sách Đệ nhị luật.
Khi ấy, ông Mô-sê nói với dân Ít-ra-en rằng: “Anh em phải nhớ lại tất cả con đường mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã dẫn anh em đi suốt bốn mươi năm nay trong sa mạc, để bắt anh em phải cùng cực; như vậy Người thử thách anh em cho biết lòng dạ anh em, xem anh em có giữ các mệnh lệnh của Người hay không. Người đã bắt anh em phải cùng cực, phải đói, rồi đã cho anh em ăn man-na là của ăn anh em chưa từng biết và cha ông anh em cũng chưa từng biết, ngõ hầu làm cho anh em nhận biết rằng người ta sống không chỉ bằng cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng Đức Chúa phán ra… Anh em đừng quên Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, Đấng đã đưa anh em ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ. Người đã dẫn anh em đi trong sa mạc mênh mông khủng khiếp, đầy rắn lửa và bọ cạp, trong miền đất khô cằn không giọt nước. Người đã khiến nước từ tảng đá cứng nhất chảy ra cho anh em uống. Trong sa mạc, Người đã cho anh em ăn man-na, thức ăn mà cha ông anh em chưa từng biết.
Đó là lời Chúa.
Đáp ca: Tv 147,12-13.14-15.19-20
Giê-ru-sa-lem hỡi, nào tôn vinh Chúa !
Giê-ru-sa-lem hỡi, nào tôn vinh Chúa!
Này Xi-on, hãy ca ngợi Thiên Chúa của ngươi!
Then cửa nhà ngươi, Chúa làm cho thêm chắc,
con cái trong thành, Người giáng phúc thi ân. Đ.
Cõi biên cương, Người thiết lập hoà bình,
và cho ngươi no đầy lúa mì tinh hảo.
Người tống đạt lệnh truyền xuống đất,
lời phán ra hoả tốc chạy đi. Đ.
Chúa bày tỏ lời Người cho nhà Gia-cóp,
chiếu chỉ luật điều cho Ít-ra-en.
Chúa không đối xử với dân nào như vậy,
không cho họ biết những điều luật của Người. Đ.
Bài đọc 2: 1 Cr 10,16-17
Chỉ có một tấm Bánh, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữa Cô-rin-tô.
Thưa anh em, khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Ki-tô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng Ga 6,51
Allêluia. Allêluia. Chúa nói: Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Allêluia.
Tin Mừng Ga 6,51-58
Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”
Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” Đức Giê-su nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.” Đó là lời Chúa.
Lễ Mình Máu Thánh Chúa: Có những điều lạ mà rất thường. Có những điều rất thường mà lại lạ
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:28 17/06/2017
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA.
Có những điều lạ mà rất thường. Có những điều rất thường mà lại lạ
1. Có những điều lạ mà rất thường
Palestine là vùng đất hiện vẫn còn rất đông người gia nhập Hồi giáo sinh sống. Một hôm nọ có một giáo sĩ lãnh tụ một cộng đoàn Hồi giáo, mời một linh mục Công Giáo công khai tranh luận trước sự hiện diện của tín hữu hai bên về bí tích Thánh Thể.
Ông thầy hỏi : “Làm sao mà một miếng bánh lại có thể trở thành thịt Đức Kitô được ?" Vị linh mục trả lời: "Được chứ sao lại không được. Tôi xin chứng minh cho thầy biết bằng một thí dụ đơn sơ này, nếu thầy ăn bánh, thầy có thể biến miếng bánh ấy thành thịt của thầy, có thật thế không nào? Chớ tại sao Chúa lại không khiến tấm bánh nhỏ thành thịt của Đức Kitô được?
Vị Thầy đó lại hỏi tiếp: “Mà làm sao Đức Giêsu to lớn như thế lại có thể ở trong miếng bánh nhỏ xíu thế kia ?" Linh mục trả lời: "Thầy hãy nhìn trời, nhìn núi non và làng mạc thành thị xem. Bầu trời mênh mông bát ngát, núi non cao lớn hùng vĩ, thành thị và làng mạc rộng rãi bao la có phải thế không? Thế mà con mắt nhỏ xíu của thầy có thể chứa được tất cả. Nếu con mắt của Thầy làm được chuyện đó thì làm sao Thiên Chúa lại không thể cho miếng bánh nhỏ xíu chứa đựng được Chúa Kitô ".
Vị thầy không chịu thua lại hỏi thêm: Tại sao có thể cử hành nhiều thánh lễ cùng một lần tại nhiều nơi trên thế giới, mà mỗi thánh lễ lại có Mình và Máu Đấng Thiên Chúa của quý vị được?" Vị linh mục đáp: “Đối với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được". Rồi như để chứng minh cho câu trả lời này một cách cụ thể hơn, vị linh mục lấy một tấm gương ném xuống nền đá khiến nó bể tan thành rất nhiều mảnh nhỏ. Tiếp đến, cha giơ tay chỉ cho thầy đang trố mắt ngạc nhiên, và nói: “Trước đây trong tấm gương này, thầy trông thấy gương mặt mình có phải không nào? Và bây giờ Thầy cũng trông thấy gương mặt mình trong nhiều mảnh kiềng nhỏ, có phải vậy không? Thế thì tại sao Thiên Chúa lại không thể hiện diện tại nhiều nơi trong cùng một lúc được? "
Cuộc tranh luận giữa vị linh mục và thầy Hồi giáo trên đây, có thể giúp chúng ta hiểu một phần nào mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa mà Giáo Hội cử hành mỗi ngày trong bí tích Thánh thể, và đặc biệt trong lễ mừng kính Mình Máu Thánh Chúa. Thức ăn thức uống thông thường trở nên thịt máu con người.
Quả thật lạ nhưng đâu có lạ gì, khi ta ăn bánh, dẫu là bánh bao bánh ít, bánh bèo, bánh xèo bánh ú, hay sang trọng hơn, và phù hợp hơn : bánh mì, bánh bột mì, thì bánh đó biến thành thịt, thành máu. Bánh thành thịt. Nói hơi khó nghe, cỏ còn biến thành thịt được cơ mà. Con bò ăn cỏ, cỏ khô, biến thành thịt, thịt bò bit tếch thơm phức. Việc đó không lạ sao, vậy mà ta đâu có thấy lạ, trong khi Chúa Giê-su cầm lấy bánh nói: này là Thịt Thầy, thì nhiều kẻ thấy lạ, chói tai, tin không nổi.
Bởi thế, có những chuyện lạ mà ta thấy thường, nhưng cũng có những chuyện thường mà ta nghe lạ.
2. Có những điều rất thường mà sao nghe lạ
Câu nói sau đây nghe rất thường mà lại rất lạ, vì chúng ta ít làm, không quen làm hoặc không làm bao giờ, cho nên nó lạ. Một linh mục kể về quãng thơ ấu của mình như sau :
“Hôm nay, tôi bỗng chợt nhớ đến một kinh nghiệm sống trong gia đình và thường được lặp đi lặp lại mãi trong thời gian tôi 5,7 tuổi. Cứ mỗi lần mẹ tôi làm bánh hay cha tôi tát các mương đìa quanh nhà bắt cá thì tôi thèm thuồng ngồi bên nồi bánh vừa chín, hoặc tiếc nuối những con tôm con cá. Thèm thuồng vì rổ bánh chín mà mình muốn ăn nhưng mẹ tôi lại cứ lấy đi phân chia, bảo tôi đem cho người này người nọ, hoặc hối tiếc những con tôm, con cá mà mẹ tôi bắt đem cho các gia đình hàng xóm, những người cần đến. Mỗi lần bảo tôi mang đi cho người khác thì tôi không muốn cho đi, bấy giờ mẹ tôi lại bảo : “Con ạ, mình giữ lại ăn thì hết, mà cho người ta ăn thì còn mãi”. Cái mình ăn sẽ hết, cái người ta ăn thì còn. Tôi không bao giờ quên lời nói đơn sơ này đi kèm với chính hành động chia bánh, chia cá cho những người xung quanh.
Thánh Thể là tấm bánh bẻ ra, để chia sẻ. Trong phép lạ bánh hoá nhiều, Chúa nói : Anh em hãy cho họ ăn.
Không cần phải làm phép lạ cả thể đâu, nhưng cứ chia sẻ, đem cho nhà này, nhà kia ăn đi, là ta đã “cử hành thánh thể,” là tuân hành lệnh Chúa: Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy. “Việc này” tức là việc chia sẻ.
Lát nữa đây chúng ta sẽ được ăn thịt Chúa. Một người ngoại giáo đã hỏi một người Công Giáo như sau:
-Có phải các bạn ăn Chúa Kitô không? -Phải
-Vậy tại sao các bạn không nên giống như Chúa ?- Không trả lời.
Khi đi ngang qua trại heo. Người Công Giáo hỏi người ngoại kia: -Có bao giờ chị ăn thịt heo chưa? -Nhiều lần rồi
-Thế sao chị chưa biến đổi thành heo?
Câu chuyện đối đáp cứng cỏi, cho vui, chứ thực ra, heo làm gì có sức mạnh biến ta thành lợn. Nhưng Chúa có sức mạnh đó, biến người ăn thành của ăn, tức là biến ta thành Chúa, miễn là ta cũng muốn nữa.
Câu hỏi của người ngoại “bạn ăn thịt Chúa sao bạn không nên giống Chúa” rất đáng cho ta quan tâm xét mình. Và ta có thể sửa câu nói của Chúa mà không sợ sai ý Chúa : chữa câu “hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” thành “hãy làm việc này (cho ăn cho uống, dự lễ rước lễ, thờ phượng) để trở nên giống Thầy.”
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Có những điều lạ mà rất thường. Có những điều rất thường mà lại lạ
1. Có những điều lạ mà rất thường
Palestine là vùng đất hiện vẫn còn rất đông người gia nhập Hồi giáo sinh sống. Một hôm nọ có một giáo sĩ lãnh tụ một cộng đoàn Hồi giáo, mời một linh mục Công Giáo công khai tranh luận trước sự hiện diện của tín hữu hai bên về bí tích Thánh Thể.
Ông thầy hỏi : “Làm sao mà một miếng bánh lại có thể trở thành thịt Đức Kitô được ?" Vị linh mục trả lời: "Được chứ sao lại không được. Tôi xin chứng minh cho thầy biết bằng một thí dụ đơn sơ này, nếu thầy ăn bánh, thầy có thể biến miếng bánh ấy thành thịt của thầy, có thật thế không nào? Chớ tại sao Chúa lại không khiến tấm bánh nhỏ thành thịt của Đức Kitô được?
Vị Thầy đó lại hỏi tiếp: “Mà làm sao Đức Giêsu to lớn như thế lại có thể ở trong miếng bánh nhỏ xíu thế kia ?" Linh mục trả lời: "Thầy hãy nhìn trời, nhìn núi non và làng mạc thành thị xem. Bầu trời mênh mông bát ngát, núi non cao lớn hùng vĩ, thành thị và làng mạc rộng rãi bao la có phải thế không? Thế mà con mắt nhỏ xíu của thầy có thể chứa được tất cả. Nếu con mắt của Thầy làm được chuyện đó thì làm sao Thiên Chúa lại không thể cho miếng bánh nhỏ xíu chứa đựng được Chúa Kitô ".
Vị thầy không chịu thua lại hỏi thêm: Tại sao có thể cử hành nhiều thánh lễ cùng một lần tại nhiều nơi trên thế giới, mà mỗi thánh lễ lại có Mình và Máu Đấng Thiên Chúa của quý vị được?" Vị linh mục đáp: “Đối với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được". Rồi như để chứng minh cho câu trả lời này một cách cụ thể hơn, vị linh mục lấy một tấm gương ném xuống nền đá khiến nó bể tan thành rất nhiều mảnh nhỏ. Tiếp đến, cha giơ tay chỉ cho thầy đang trố mắt ngạc nhiên, và nói: “Trước đây trong tấm gương này, thầy trông thấy gương mặt mình có phải không nào? Và bây giờ Thầy cũng trông thấy gương mặt mình trong nhiều mảnh kiềng nhỏ, có phải vậy không? Thế thì tại sao Thiên Chúa lại không thể hiện diện tại nhiều nơi trong cùng một lúc được? "
Cuộc tranh luận giữa vị linh mục và thầy Hồi giáo trên đây, có thể giúp chúng ta hiểu một phần nào mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa mà Giáo Hội cử hành mỗi ngày trong bí tích Thánh thể, và đặc biệt trong lễ mừng kính Mình Máu Thánh Chúa. Thức ăn thức uống thông thường trở nên thịt máu con người.
Quả thật lạ nhưng đâu có lạ gì, khi ta ăn bánh, dẫu là bánh bao bánh ít, bánh bèo, bánh xèo bánh ú, hay sang trọng hơn, và phù hợp hơn : bánh mì, bánh bột mì, thì bánh đó biến thành thịt, thành máu. Bánh thành thịt. Nói hơi khó nghe, cỏ còn biến thành thịt được cơ mà. Con bò ăn cỏ, cỏ khô, biến thành thịt, thịt bò bit tếch thơm phức. Việc đó không lạ sao, vậy mà ta đâu có thấy lạ, trong khi Chúa Giê-su cầm lấy bánh nói: này là Thịt Thầy, thì nhiều kẻ thấy lạ, chói tai, tin không nổi.
Bởi thế, có những chuyện lạ mà ta thấy thường, nhưng cũng có những chuyện thường mà ta nghe lạ.
2. Có những điều rất thường mà sao nghe lạ
Câu nói sau đây nghe rất thường mà lại rất lạ, vì chúng ta ít làm, không quen làm hoặc không làm bao giờ, cho nên nó lạ. Một linh mục kể về quãng thơ ấu của mình như sau :
“Hôm nay, tôi bỗng chợt nhớ đến một kinh nghiệm sống trong gia đình và thường được lặp đi lặp lại mãi trong thời gian tôi 5,7 tuổi. Cứ mỗi lần mẹ tôi làm bánh hay cha tôi tát các mương đìa quanh nhà bắt cá thì tôi thèm thuồng ngồi bên nồi bánh vừa chín, hoặc tiếc nuối những con tôm con cá. Thèm thuồng vì rổ bánh chín mà mình muốn ăn nhưng mẹ tôi lại cứ lấy đi phân chia, bảo tôi đem cho người này người nọ, hoặc hối tiếc những con tôm, con cá mà mẹ tôi bắt đem cho các gia đình hàng xóm, những người cần đến. Mỗi lần bảo tôi mang đi cho người khác thì tôi không muốn cho đi, bấy giờ mẹ tôi lại bảo : “Con ạ, mình giữ lại ăn thì hết, mà cho người ta ăn thì còn mãi”. Cái mình ăn sẽ hết, cái người ta ăn thì còn. Tôi không bao giờ quên lời nói đơn sơ này đi kèm với chính hành động chia bánh, chia cá cho những người xung quanh.
Thánh Thể là tấm bánh bẻ ra, để chia sẻ. Trong phép lạ bánh hoá nhiều, Chúa nói : Anh em hãy cho họ ăn.
Không cần phải làm phép lạ cả thể đâu, nhưng cứ chia sẻ, đem cho nhà này, nhà kia ăn đi, là ta đã “cử hành thánh thể,” là tuân hành lệnh Chúa: Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy. “Việc này” tức là việc chia sẻ.
Lát nữa đây chúng ta sẽ được ăn thịt Chúa. Một người ngoại giáo đã hỏi một người Công Giáo như sau:
-Có phải các bạn ăn Chúa Kitô không? -Phải
-Vậy tại sao các bạn không nên giống như Chúa ?- Không trả lời.
Khi đi ngang qua trại heo. Người Công Giáo hỏi người ngoại kia: -Có bao giờ chị ăn thịt heo chưa? -Nhiều lần rồi
-Thế sao chị chưa biến đổi thành heo?
Câu chuyện đối đáp cứng cỏi, cho vui, chứ thực ra, heo làm gì có sức mạnh biến ta thành lợn. Nhưng Chúa có sức mạnh đó, biến người ăn thành của ăn, tức là biến ta thành Chúa, miễn là ta cũng muốn nữa.
Câu hỏi của người ngoại “bạn ăn thịt Chúa sao bạn không nên giống Chúa” rất đáng cho ta quan tâm xét mình. Và ta có thể sửa câu nói của Chúa mà không sợ sai ý Chúa : chữa câu “hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” thành “hãy làm việc này (cho ăn cho uống, dự lễ rước lễ, thờ phượng) để trở nên giống Thầy.”
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TV Thời sự Giáo hội và Thế giới hôm nay ngày 14 6 2017
VietCatholic Network
07:46 17/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1. Tiếp kiến chung với ĐTC ngày Chúa Nhật 16 tháng Sáu.
2. Công bố Sứ Điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới người nghèo.
3. ĐTC sẽ kỷ luật mạnh đối với các linh mục một giáo phận bên Nigeria nếu không tuân phục giám mục của mình.
4. Vị tử đạo Lituania đầu tiên dưới thời Sô viết được phong chân phước.
5. Đức Cha Charles Thompson được bổ nhiệm làm TGM Indianapolis.
6. Một triết gia ủng hộ phá thai tham gia học viện phò sinh ở Vatican.
7. Một giáo xứ mới tại Mông cổ khai sinh từ 3 tín hữu.
8. Diễn biến quan trọng: Quân Kurd tiến vào thành phố Raqqa.
9. Bầu cử quốc hội Pháp: Cơn bão Macron.
10. Chính quyền Algeria ủi sập nhà thờ Công Giáo để xây đền thờ Hồi Giáo.
11. Tuyên bó của các LM Giáo Phận Vinh về tình hình tại giáo xứ Song Ngọc.
12. TGP Paris vinh danh Đức ông Giuse Mai đức Vinh.
13. Giới thiệu Thánh Ca: Con tin Chúa ơi.
Đức Hồng Y Sarah nói các linh mục khinh thường những người đồng tính khi không kêu gọi họ sống khiết tịnh
Đặng Tự Do
05:01 17/06/2017
Mô tả đức khiết tịnh như “một nhân đức mà tất cả các môn đệ đều phải vươn tới”, Đức Hồng Y lập luận rằng các giáo sĩ đang làm mất đi sự viên mãn của Tin Mừng nơi những người đồng tính khi từ chối không kêu gọi họ sống khiết tịnh.
Trong lời tựa viết cho cuốn sách “Why I Don’t Call Myself Gay” nghĩa là “Tại sao tôi không nhận mình là đồng tính” của Daniel Mattson, Đức Hồng Y viết: “Lờ đi những lời nói cứng rắn của Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài thì không phải là bác ái đâu. Thật vậy, đó là một hành động phương hại đối với Chúa và đối với những ai đã được tạo nên theo hình ảnh Ngài và được cứu chuộc bởi Máu Chúa.”
Đức Hồng Y cảnh báo rằng nhiều người đang vỗ ngực tự hào mình là người có lòng xót thương khi cổ vũ những tháo thứ về luân lý. Ngài viết:
“Chúng ta không thể từ bi hay thương xót hơn Chúa Giêsu, là Đấng đã nói với người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình hai thông điệp quan trọng như nhau, đó là ‘Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!’”(Ga 8:11).”
Đức Hồng Y nói ngài rất xúc động trước những chứng tá của những người Công Giáo đồng tính tại một hội nghị tại Đại học Giáo Hoàng Thánh Tôma ở Rôma hai ngày trước khi khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình.
“Tôi nhận ra rằng bốn linh hồn này đã chịu đựng như thế nào, đôi khi vì các tình huống ngoài tầm kiểm soát của họ, nhưng đôi khi vì chính những lựa chọn của họ.”
“Tôi đã cảm nhận được nỗi cô đơn, đau đớn, và bất hạnh mà họ phải chịu đựng do kết quả của việc theo đuổi một cuộc sống trái với căn tính đích thật của con cái Thiên Chúa”
“Chỉ khi họ sống theo lời dạy của Chúa Kitô, họ mới có thể tìm được sự bình an và niềm vui mà họ đã tìm kiếm”.
Đức Hồng Y kêu gọi các giám mục và linh mục đọc cuốn sách của Mattson để các ngài có thể “làm sâu sắc hơn xác tín của các ngài rằng sự khôn ngoan của Giáo Hội trong khía cạnh khó khăn và nhạy cảm này thực sự đã diễn đạt một tình yêu thương chân thành”.
Đức Hồng Y kết luận rằng:
“Chỉ có Giáo Hội mới có câu trả lời cho những câu hỏi sâu sắc nhất của loài người và nhu cầu sâu xa nhất về tình yêu và tình bạn”.
Đức Tổng Giám Mục Konrad Krajewski nhường căn hộ của mình cho một gia đình tị nạn từ Syria
Đặng Tự Do
05:25 17/06/2017
Vị Tổng Giám Mục Ba Lan, năm nay 53 tuổi, được thụ phong linh mục vào năm 1988, và năm 1999 được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Chưởng Nghi coi sóc các lễ nghi Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng. Năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng và được tấn phong Tổng Giám Mục ngày 17 tháng Chín, 2013. Chức trách của ngài là điều phối các hoạt động bác ái của Đức Giáo Hoàng.
Giải thích với tờ La Repubblica về quyết định nhường căn hộ của ngài cho một cặp vợ chồng người Syria và đứa con nhỏ của họ, ngài nói việc ngài làm “không có gì đặc biệt”
Ngài nói:
“Tôi không có một gia đình; tôi là một linh mục đơn sơ. Nhường căn hộ của tôi cho họ không phải là một mất mát chi.”
Đức Tổng Giám mục Krajewski tạm thời ngủ ngay trong văn phòng nơi ngài làm việc trên tầng cao nhất của cùng tòa nhà.
Hình ảnh lễ Mình Máu Thánh Chúa trên thế giới
Đặng Tự Do
05:57 17/06/2017
Lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành trong các Giáo Hội Công Giáo Rôma, Anh Giáo, Giáo Hội Luther, Giáo Hội Công Giáo Cổ, và là ngày nghỉ lễ chính thức tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong Phụng Vụ Công Giáo, ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một trong 5 lễ trọng trong năm mà một giám mục giáo phận không được rời khỏi giáo phận của mình, ngoại trừ những lý do khẩn cấp.
Theo truyền thống, người Công Giáo tham gia vào một cuộc rước qua các đường phố của một khu phố dân cư gần giáo xứ của họ, vừa đi, vừa cầu nguyện và hát. Sau đám rước, họ trở về nhà thờ và chầu Thánh thể.
Ở nhiều nước trên thế giới, lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành vào ngày Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác vì hoàn cảnh cụ thể, lễ Mình Máu Thánh Chúa được dời vào Chúa Nhật kế tiếp.
Dưới đây là một vài hình ảnh ngày lễ này trên thế giới.
Theo truyền thống, người Công Giáo tham gia vào một cuộc rước qua các đường phố của một khu phố dân cư gần giáo xứ của họ, vừa đi, vừa cầu nguyện và hát. Sau đám rước, họ trở về nhà thờ và chầu Thánh thể.
Ở nhiều nước trên thế giới, lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành vào ngày Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác vì hoàn cảnh cụ thể, lễ Mình Máu Thánh Chúa được dời vào Chúa Nhật kế tiếp.
Dưới đây là một vài hình ảnh ngày lễ này trên thế giới.
Liên Hiệp Quốc than thở thương vong của thường dân vô tội tại Raqqa lên cao đến mức chóng mặt
Đặng Tự Do
08:58 17/06/2017
Trong tuần đầu tiên của chiến dịch giải phóng Raqqa bắt đầu từ hôm 6 tháng Sáu đến hôm 13 tháng Sáu, Hoa Kỳ đã thực hiện 187 cuộc không kích vào thành phố này. Không quân Mỹ bị cáo buộc dùng cả phốt-pho trắng (White phosphorus) trong các cuộc không kích.
Chủ tâm của Hoa Kỳ là muốn thiết lập một chính quyền mới tại Raqqa do người Kurd lãnh đạo nhằm tiến đến việc chia cắt nước Syria. Do đó, chiến lược của Hoa Kỳ là tốc chiến tốc thắng tại Raqqa trước khi quân Syria có khả năng quay trở lại thành phố này. Liên quân đã cảnh cáo quân đội của tổng thống Bashar al-Assad là phải dừng quân cách Raqqa từ 55 đến 75km nếu không muốn bị tấn công.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm 15 tháng Sáu tại Beirut, ông Paulo Sergio Pinheiro, cao ủy trưởng Cao ủy điều tra tội ác chiến tranh của Liên Hiệp Quốc nói:
“Cần phải quy trách nhiệm cho hàng loạt các sự kiện kinh hoàng mà các đồng nghiệp của tôi và chính tôi đã thu thập hồ sơ. Diệt chủng, các tội ác chống nhân loại, các tội ác chiến tranh, những vi phạm trắng trợn về luật nhân quyền và sự vi phạm vẫn đang tiếp diễn đối với luận nhân đạo quốc tế. Sự xem thường các chuẩn mực thế giới và các khái niệm nhân đạo căn bản không thể cứ tiếp tục diễn ra mà không bị lên án.”
“Chúng tôi lưu ý đặc biệt sự gia tăng mãnh liệt các vụ không kích nhằm dọn đường cho các lực lượng Dân Chủ Syria gọi tắt là SDF tiến vào Raqqa, không chỉ gây ra sự thiệt hại chóng mặt về nhân mạng của thường dân vô tội nhưng còn khiến cho 160,000 người phải vội vã bỏ nhà cửa di tản và trở thành những người di dời trong nội địa”
Hội đồng Giám mục Ba Lan khẳng định: Tông huấn Amoris Laetitia không cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ
Đặng Tự Do
16:33 17/06/2017
Cha Pawel Rytel-Andrianik, phát ngôn viên các giám mục nói những người Công Giáo nào sống trong tình trạng hôn nhân không hợp lệ nên được hướng dẫn để “ăn năn thật sự và hòa giải bí tích” cùng với người phối ngẫu và con cái của họ sinh ra trong kết hiệp này.
Các Giám Mục Ba Lan lưu ý rằng tông huấn Amoris Laetitia phải được đọc trong dòng liên tục các giáo huấn Giáo Hội, đặc biệt là lời mời gọi của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong tông huấn Familiaris Consortio, trong đó nhắc lại một cách mạnh mẽ rằng các cặp vợ chồng ly dị và tái hôn không được Rước Lễ.
Cha Pawel Rytel-Andrianik nhấn mạnh rằng là tông huấn Amoris Laetitia không thể được diễn dịch trái ngược với tông huấn Familiaris Consortio và các giáo huấn truyền thống của Giáo Hội về hôn nhân và bí tích Thánh Thể.
Ngài nói thêm rằng các giám mục Ba Lan kêu gọi “một cách tiếp cận mới để bao gồm những người ly dị và tái hôn vào đời sống của Giáo Hội, dưới ánh sáng của tông huấn Amoris Laetitia và tông huấn Familiaris Consortio”
Cha Rytel-Andrianik cũng thông báo rằng các Giám Mục nước này sắp cho xuất bản những hướng dẫn mục vụ chi tiết hơn về việc áp dụng tông huấn Amoris Laetitia.
Thủ tướng Angela Merkel nói Đức Giáo Hoàng khích lệ bà bảo vệ Hiệp Ước về Thay Đổi Khí Hậu Paris
Đặng Tự Do
16:57 17/06/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho thủ tướng một buổi tiếp kiến riêng kéo dài 40 phút hôm thứ Bảy 17 tháng Sáu tại Điện Tông Tòa. Trong cuộc gặp gỡ hai vị đã tập trung vào cuộc họp thượng đỉnh G-20 sẽ được tổ chức tại Hamburg vào trong hai ngày 7 và 8 tháng Bẩy tới.
Thông cáo báo chí của Tòa Thánh cho biết hai vị tập trung vào sự cần thiết là cộng đồng quốc tế đoàn kết với nhau chống lại nghèo đói, chủ nghĩa khủng bố và biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Merkel nói với các phóng viên rằng bà đã thông báo cho Đức Giáo Hoàng về chương trình nghị sự của Đức trong cuộc họp G-20, trong đó “giả định của nước Đức là chúng ta đang sống một thế giới muốn làm việc đa phương với nhau, một thế giới trong đó chúng ta không muốn xây những bức tường chia cách nhưng muốn lật nhào các bức tường đang gây chia rẽ chúng ta.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã liên tục kêu gọi các quốc gia xây dựng các nhịp cầu chứ không phải là các bức tường.
Bà Merkel nói Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt khích lệ bà đấu tranh cho các hiệp ước quốc tế, trong đó có hiệp ước khí hậu Paris 2015, nhằm kiềm chế lượng khí thải đang hâm nóng dần trái đất.
Buổi tiếp kiến đã được bắt đầu với lời chia buồn của Đức Thánh Cha về cái chết của cựu Thủ tướng Helmut Kohl. Đức Thánh Cha Phanxicô nói ông Kohl là một “chính khách lớn và đầy thuyết phục của châu Âu”, là người đã làm việc không mệt mỏi cho sự hiệp nhất của quê hương ông và lục địa châu Âu.
Đức Thánh Cha nói ngài cầu nguyện xin Chúa ban cho ông Kohl “ân sủng sự sống đời đời và niềm vui ở trên trời”.
Chủ tịch Đảng Dân Chủ Tự Do Anh từ chức vì chủ trương của đảng không phù hợp với đức tin Kitô
Đặng Tự Do
18:56 17/06/2017
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư 14 tháng Sáu, ông Tim Farron nói:
“Là một nhà lãnh đạo chính trị, đặc biệt là của đảng tự do cấp tiến vào năm 2017, và đồng thời sống như một Kitô hữu dấn thân, tuân giữ một cách trung thực những lời dạy của Kinh Thánh là không thể được”
Ông Farron, một tín hữu Tin Lành, được bầu làm chủ tịch Đảng Dân Chủ Tự Do Anh vào năm 2015, nói thêm rằng “chúng ta đang lừa dối chính mình nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một xã hội khoan dung, tự do.”
Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, đã nhiều lần ông Farron bị tấn công bởi các đối thủ chính trị của mình, nhưng đôi khi bởi chính các thành viên trong đảng của ông vì trong ông Farron luôn khẳng định một cách dứt khoát rằng ông tin rằng những hành vi đồng tính luyến ái và phá thai là những hành vi tội lỗi.
Khi được hỏi về quyết định từ chức của ông Farron, Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám Mục Westminster và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh nói: “Tôi thông cảm với ông Farron trước quyết định này. Tôi chắc chắn rằng ông ta đã phải qua nhiều đau khổ trong công việc của mình.” Tuy nhiên, Đức Hồng Y bày tỏ âu lo rằng nếu các tín hữu Kitô rút lui khỏi chính trường, nghị viện Anh không còn các tín hữu Kitô nữa, tình hình có thể còn bi đát hơn.
Tính hiện đại và truyền thống ở Mỹ, Âu Châu và Nga
Vũ Văn An
20:08 17/06/2017
Rod Dreher, biên tập viên kỳ cựu của tạp chí The American Conservative và là tác giả cuốn The Benedict Option vừa xuất bản hồi tháng Ba vừa qua, gần đây có qua Trento, miền Bắc nước Ý, để tham dự một hội nghị bàn về vai trò của Truyền Thống trong đời sống Mỹ, Âu Châu và Nga. Hội nghị này có sự tham dự của các nhà khoa bảng đến từ ba vùng vừa nói, do đó, nhiều cái hiểu khác nhau về truyền thống đã được trình bầy ở đấy. Nhân cơ hội này, Rod Dreher có viết một bài tựa là Tradition and Traditions (Truyền Thống và Các Truyền Thống) đăng trên tạp chí The American Conservative ngày 15 tháng Sáu, 2017. Sau đây là nhận định của ông.
Ngay từ đầu, tôi nhận thấy nhiều người trong chúng tôi có cảm thức những người khác có những ý nghĩ không thực tiễn về những điều kiện thực sự đang có tại xứ sở quê hương chúng tôi. Thí dụ, người Nga rất năng nổ muốn phản bác quan điểm của những người duy truyền thống Mỹ (như tôi) thường coi Nga như nước bảo vệ các giá trị luân lý và tôn giáo truyền thống của Kitô Giáo. Một số người Nga hiện diện ở đó là các tín hữu tôn giáo, nhiều người khác không phải vậy, nhưng xem ra tất cả đều đồng ý một cách tổng quát rằng ở Nga, thực ra ít có cuộc phục hưng tôn giáo nào như những người Hoa Kỳ có thiện cảm vốn nghĩ.
Một người Nga cho rằng điều đang tái sinh tại Nga không phải là truyền thống Kitô Giáo mà là truyền thống Xô Viết được rửa tội đôi chút. Theo ông này, sự chấn thương của chế độ cộng sản toàn trị đã tiêu diệt các truyền thống Chính Thống Giáo của Nga. Chỉ những giáo sĩ nào chịu hợp tác với Bọn Xô Viết mới sống còn mà thôi.
Nhiều người Nga khác không đồng ý như thế. Tuy nhiên, đối với tôi điều xem ra có ích là xét xem trong bối cảnh Mỹ của chúng ta điều chúng ta gọi là “các giá trị truyền thống” đã thực sự là truyền thống đến đâu. Đúng thật là trong nhiều hoàn cảnh, chúng ta đang mặc cho nhiều lập trường chính trị hay văn hóa chính trị khác nhau chiếc áo thẩm quyền truyền thống. Việc này có tính sai lạc. “Truyền thống” có thể là một ý niệm hữu dụng dùng để đẩy một nghị trình chính trị qua chỗ xuông xẻ. Một số người Nga nói tới việc điều đang được tô vẽ như là một cuộc phục hung tôn giáo thực sự chỉ là một cuộc phục hưng chủ nghĩa duy quốc gia, có mùi tôn giáo.
Chúng ta có thể luận giải về ý nghĩa của “truyền thống” tại Nga và tại một số xã hội Âu Châu, nhưng không ai bác bỏ sự kiện: các truyền thống có thật. Khi đáp xe lửa hướng lên phía bắc, xuyên qua dẫy Núi Alps của Ý, của Áo, và của vùng Bavaria (Đức), tôi rất ngưỡng phục tuổi tác của khung cảnh kiến trúc hai bên. Hãy nhìn ngôi nhà thờ trung cổ trên ngọn đồi kia. Có ai cầu nguyện trong đó nữa không? Có thể không, nhưng ký ức văn hóa thì khó mà tránh được. Truyền thống mang nhiều hình thức đặc thù: nghệ thuật, kiến trúc, xã hội, và v.v…, khi nó diễn biến tại các xứ Âu Châu.
Ở Mỹ, không như thế. “Truyền thống” nghĩa là chi tại một xứ sở và một xã hội nơi truyền thống là phản lại những gì truyền thống? Mỹ là một quốc gia của Phong Trào Ánh Sáng, một đất nước phản truyền thống một cách có ý thức và khẳng định. Năng động tính của chúng ta trong tư cách người Mỹ phát sinh phần lớn từ xu hướng phản truyền thống của chúng ta, trong đó, có cá nhân chủ nghĩa.
Theo tôi, điều trên giải thích các khó hiểu mà một số tham dự viên không phải người Mỹ gặp phải trong việc nắm được sự kiện này: tình thế đang thay đổi nhanh chóng và triệt để xiết bao tại Hiệp Chúng Quốc. Mặc dù tất cả chúng tôi đều phát xuất từ các quốc gia và xã hội đang trong thời kỳ chuyển tiếp, Âu Châu và Nga vẫn có các truyền thống ổn định hơn, không nhất thiết là các truyền thống tôn giáo. Tôi có thể sai ở điểm này, nhưng tôi trực giác thấy điều này liên hệ tới lý do tại sao phong trào La Manif Pour Tous nhằm duy trì các hình thức và đặc ân của hôn nhân và gia đình truyền thống đã xuất hiện ở Pháp chứ không ở Hoa Kỳ, mặc dù ở Hoa Kỳ, mức độ sùng đạo cao hơn.
Một tham dự viên Âu Châu từng đọc Blog này cho hay: khó mà tin rằng sự việc ở Hoa Kỳ lại thảm hại như Blog này thường mô tả. Một số người Hoa Kỳ (không phải tôi) quả quyết sự việc quả có thảm hại, nhất là trong học thuật. Những người này đặc biệt trưng dẫn việc các cuộc tranh luận về phái tính và dục tính đáng lý phải là một phần thông thường của diễn trình giáo dục thì hiện nay đã bị cấm, và cái giá về nghề nghiệp và bản thân nếu vi phạm các cấm kị mới lạ và nghiêm khắc này. Làm thế nào bạn có thể bênh vực bất cứ thứ truyền thống nào đi ngược lại các qui phạm mới lạ này khi việc bất đồng với chúng có thể có nghĩa nhẹ nhất cũng là phát vãng về xã hội và nghề nghiệp, mà tệ nhất có thể là tự sát về nghề nghiệp?
Hơn nữa, lối suy nghĩ mới lạ và bất khoan dung một cách cứng ngắc này đang thực dân hóa tâm trí thế hệ trẻ Hoa Kỳ. Một giáo sư nói rằng các sinh viên của ông không thể hiểu được việc tại sao một con người lịch thiệp nào đó lại có thể bất đồng với họ về các vấn đề LGBT (đồng tính). Đây không hẳn là việc họ cho rằng người duy truyền thống về luân lý và tôn giáo sai lầm. Mà là việc: quan điểm xưa cũ hoàn toàn bất khả niệm. Bởi thế, quan điểm này hoặc xấu xa hoặc điên rồ về luân lý hoặc cả hai. Trong cuộc đàm đạo riêng, tôi có kể lại câu truyện về một nhà thần học tôi quen biết không dám liều mình dạy tại đại học Công Giáo của ông điều được Giáo Hội Công Giáo tuyên bố là sự thật luân lý về dục tính, dù chỉ như một đề tài để thảo luận lớp. Ông sợ các sinh viên của ông sẽ phản đối, cho rằng ông tạo ra một “không gian bất an toàn” trong lớp học, sẽ phản đối với ban quản trị đại học, và ông sẽ bị khiển trách, thậm chí sa thải.
Ý nghĩ một giáo sư đến việc thảo luận những chuyện như hôn nhân, gia đình, và tự do tôn giáo cũng không dám khi chúng đụng đến các vấn đề LGBT (đồng tính) ngoại trừ phải tuyệt đối đi theo đường hướng suy nghĩ phò LGBT là một ý nghĩ thật khó hiểu đối với một số người không phải là người Hoa Kỳ.
Một trong số các người Nga tỏ ý thất vọng vì các vấn đề gây tranh cãi nhất liên quan đến tôn giáo và truyền thống lại dây dưa với chuyện đồng tính luyến ái. Ông tin rằng Kitô Giáo không có chi liên quan tới đồng tính luyến ái cả, và các Kitô hữu nào cứ nhấn mạnh rằng nó có liên quan đang làm một con số không trở thành quan trọng. Đây là quan điểm thiểu số trong phái đoàn Nga, dù một số trong những người có thiện cảm với truyền thống Chính Thống Giáo nhiều hơn cho rằng việc thù nghịch mạnh mẽ đới với các vấn đề LGBT ở Nga liên quan tới thiên kiến nhiều hơn là với suy tư thần học. Điều này họ có lý để phàn nàn, và chắc chắn họ tỏ ý ghê tởm đối với các tàn ác và lạm dụng mà các tên ác ôn thường trút lên những người đồng tính Nga.
Mặt khác, ở Hoa Kỳ, sự việc đã đi quá xa theo hướng đối nghịch, và vì cùng một lý do (thiên kiến và thù ghét vô tâm đối với Người Khác), đến nỗi dễ cho những người Mỹ duy truyền thống chúng tôi hiểu được lý do tại sao người Nga lại có một lòng thù nghịch đến thế đối với ý nghĩ mở rộng các quyền của người đồng tính. Và cũng dễ hiểu lý do tại sao người Nga học được bài học từ điển hình của chúng ta rằng mở rộng lòng khoan dung đối với các vấn đề LGBT chỉ mở cửa cho lòng bất khoan dung triệt để một khi các nhà tranh đấu LGBT và các người ủng hộ họ phỗng được tay trên.
Vấn đề Hồi Giáo cũng được nêu lên. Luật lệ hiện đại, ở cả Âu Châu lẫn Hoa Kỳ, đều dựa vào không phải tôn giáo mà là ý niệm thế tục về quyền lợi. Quả thực, chủ nghĩa cấp tiến thế tục phát xuất từ Kitô Giáo, nhưng đã có một lập trường trung lập hơn đối với các tôn giáo đặc thù. Các xứ Âu Châu xử lý ra sao với các tín hữu Hồi Giáo đang sống giữa họ? Các tín hữu Kitô Giáo tại các xứ Âu Châu nay rất có thể là thiểu số, nhưng không ai nghĩ rằng họ quấy phá nền hòa bình dân sự. Điều này thì hiển nhiên không đúng đối với người Hồi Giáo. Vâng, đã đành không phải mọi người Hồi Giáo, và v.v… Nhưng không một ai nghiêm túc ở Âu Châu hiện nay lại tin rằng họ không có vấn đề gì rất ư, vâng rất ư là khó hiểu trong tầm tay của họ. Ngoài ra, làm thế nào bạn có thể tôn trọng ý muốn hợp pháp của người Hồi Giáo Âu Châu được sống theo các truyền thống riêng của họ? Bạn sẽ vạch đường ranh ở chỗ nào?
Hiển nhiên, chúng ta gần như không có vấn đề này tại Hoa Kỳ, một phần nhờ sự kiện: chúng ta đồng hóa di dân tốt hơn nhiều và phần khác, chúng ta không có khối dân Hồi Giáo quá lớn. Tôi cảm thấy trong chính tôi, ít nhất, một cuộc vật lộn khi cố gắng đi vào đầu óc người Âu Châu liên quan đến Hồi Giáo trong nền văn minh của họ. Là một người Mỹ mạnh mẽ tin vào tự do tôn giáo, phản xạ đầu tiên của tôi là luôn chiều theo biểu thức tôn giáo tối đa nhất. Ấy thế nhưng lý tưởng này vẫn không thể làm lu mờ sự kiện này là người Âu Châu đang đối diện với một nan đề hết sức nguy hiểm và phức tạp. Một câu hỏi được đặt ra: một dân tộc mà các truyền thống tôn giáo đang giảm dần tầm quan trọng sẽ xử sự ra sao khi bị thách thức bởi một lớp người thiểu số nhưng lòng sùng mộ đối với truyền thống tôn giáo lại rất mạnh?
Có lúc, hội nghị đề cập tới sự kiện thật khó có thể thiết lập và duy trì một modus vivendi (cách chung sống hòa bình với nhau) trong một xã hội đa nguyên. Một diễn giả cho rằng nếu một bên nắm giữ quá nhiều quyền lực, thì không thể làm được điều vừa nói. Ông cho rằng Hoa Kỳ chưa ở thế đó. Tôi không đồng ý, cho rằng chúng ta đã đạt tới thế đó rồi qua việc chạm trán giữa quyền LGBT và quyền tự do tôn giáo. Các phần tử ưu tú thế tục, chính giới, kinh doanh, truyền thông, giải trí, một là đi theo phe cấp tiến, hai là, trong trường hợp các chính trị gia bảo thủ và khá nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, đã quyết định tránh không lớn tiếng vì sợ bị coi là cuồng tín, những người này đang làm nghiêng cán cân. Điều mà nhiều đồng bạn bảo thủ về văn hóa và tôn giáo của tôi không nắm được là trong một giai đoạn ngắn ngủi, cán cân của người dân cũng sẽ nghiêng về phía phò LGBT, vì các quan điểm truyền thống hiện chỉ còn tập trung một cách bất cân xứng nơi những người Hoa Kỳ cao niên.
Và lúc ấy điều gì sẽ xẩy ra? Một trong các vấn đề tôi nhìn thấy trong lập trường của Giáo Sư Robert George của Đại Học Princeton (xin xem cuốn video ngắn thuật lại cuộc đàm đạo về Benedict Option với George và Thượng Nghị Sĩ Ben Sasse) là: lập trường rào-cản-chiến-tranh-văn-hóa mà ông vốn tiếp nhận là một lập trường bất cập một cách triệt để. Tôi đồng ý với ông rằng chúng ta phải đấu tranh quyết liệt bao nhiêu có thể! Nhưng các quyền tự do của chúng ta mang ích lợi gì cho chúng ta nếu chúng ta đánh mất chính các nền văn hóa nội bộ của chúng ta? Benedict Option (Giải Pháp Thánh Bênêđictô = rút lui khỏi thế gian để chuẩn bị trở lại thế gian, chú thích của người dịch) không phải là một giải pháp hoặc/hoặc (either/or) mà là một giải pháp cả/lẫn (both/and), nhưng nhấn mạnh nhiều hơn tới việc đào tạo văn hóa, chứ không đấu tranh luật lệ và chính trị. Dù sao, sau này, tôi cũng sẽ viết nhiều hơn về cuộc đàm đạo giữa George và Sasse.
Một đề tài khác: một giáo sư nêu lên điều ông gọi là “lỗi lầm Hasidic”, được ông định nghĩa là tin rằng truyền thống Do Thái Giáo chân chính đòi phải ăn mặc giống như các người ở shtetl (thị trấn nhỏ đa số dân là Do Thái ở Trung và Đông Âu trước Nạn Diệt Chủng, ghi chú của người dịch) thuộc thế kỷ 18. Chắc chắn ông có lý phần nào. Đàng khác, điều cũng đúng là các lý tưởng phải được cụ thể hóa một cách trông thấy, qua nghệ thuật, kiến trúc, phong tục, thực hành, và cả áo quần nữa. Bí quyết là xác định xem điều gì trong số này là quan yếu để giữ cho truyền thống được sống động, và điều gì không. Và điều này đem chúng ta trở lại điểm mà một số người Nga đã đưa ra ở đầu hội nghị: đó là điều tạo ra truyền thống chân chính là chất liệu cho một cuộc tranh luận thực sự và có hậu quả. Một giáo sư luật người Mỹ nhận xét rằng ở Hoa Kỳ, các người cấp tiến đang cố gắng tái định nghĩa tự do tôn giáo như quyền “tự do thờ phượng” bị nhiều giới hạn hơn, và coi việc này nhất quán với truyền thống Hoa Kỳ, mặc dù chắc chắn không phải vậy.
Sau đó, trong lúc cuốc bộ dọc phố xá Trento, vừa đi vừa nói chuyện, một người Mỹ tham dự hội nghị cho biết: ông rất ngỡ ngàng trước việc các vấn đề của người Nga khác các vấn đề của chúng ta xiết bao, nhưng cũng hết sức tương tự. Cả hai phía chúng tôi đều nói tới vai trò của Nhà Nước liên quan tới đời sống các tín hữu tôn giáo, ở Nga, thì nhà nước đặt bàn chân lớn của họ lên mọi chuyện, một phần qua việc bầu chọn thành viên chính trị, còn ở Hoa Kỳ, thì Nhà Nước xấn xổ với việc hạn chế tự do tôn giáo. Đối với tôi, cái yếu của truyền thống tôn giáo ở cả hai quốc gia trong tư cách phản công tính hiện đại là lý do giải thích cuộc khủng hoảng chung.
Ngay từ đầu, tôi nhận thấy nhiều người trong chúng tôi có cảm thức những người khác có những ý nghĩ không thực tiễn về những điều kiện thực sự đang có tại xứ sở quê hương chúng tôi. Thí dụ, người Nga rất năng nổ muốn phản bác quan điểm của những người duy truyền thống Mỹ (như tôi) thường coi Nga như nước bảo vệ các giá trị luân lý và tôn giáo truyền thống của Kitô Giáo. Một số người Nga hiện diện ở đó là các tín hữu tôn giáo, nhiều người khác không phải vậy, nhưng xem ra tất cả đều đồng ý một cách tổng quát rằng ở Nga, thực ra ít có cuộc phục hưng tôn giáo nào như những người Hoa Kỳ có thiện cảm vốn nghĩ.
Một người Nga cho rằng điều đang tái sinh tại Nga không phải là truyền thống Kitô Giáo mà là truyền thống Xô Viết được rửa tội đôi chút. Theo ông này, sự chấn thương của chế độ cộng sản toàn trị đã tiêu diệt các truyền thống Chính Thống Giáo của Nga. Chỉ những giáo sĩ nào chịu hợp tác với Bọn Xô Viết mới sống còn mà thôi.
Nhiều người Nga khác không đồng ý như thế. Tuy nhiên, đối với tôi điều xem ra có ích là xét xem trong bối cảnh Mỹ của chúng ta điều chúng ta gọi là “các giá trị truyền thống” đã thực sự là truyền thống đến đâu. Đúng thật là trong nhiều hoàn cảnh, chúng ta đang mặc cho nhiều lập trường chính trị hay văn hóa chính trị khác nhau chiếc áo thẩm quyền truyền thống. Việc này có tính sai lạc. “Truyền thống” có thể là một ý niệm hữu dụng dùng để đẩy một nghị trình chính trị qua chỗ xuông xẻ. Một số người Nga nói tới việc điều đang được tô vẽ như là một cuộc phục hung tôn giáo thực sự chỉ là một cuộc phục hưng chủ nghĩa duy quốc gia, có mùi tôn giáo.
Chúng ta có thể luận giải về ý nghĩa của “truyền thống” tại Nga và tại một số xã hội Âu Châu, nhưng không ai bác bỏ sự kiện: các truyền thống có thật. Khi đáp xe lửa hướng lên phía bắc, xuyên qua dẫy Núi Alps của Ý, của Áo, và của vùng Bavaria (Đức), tôi rất ngưỡng phục tuổi tác của khung cảnh kiến trúc hai bên. Hãy nhìn ngôi nhà thờ trung cổ trên ngọn đồi kia. Có ai cầu nguyện trong đó nữa không? Có thể không, nhưng ký ức văn hóa thì khó mà tránh được. Truyền thống mang nhiều hình thức đặc thù: nghệ thuật, kiến trúc, xã hội, và v.v…, khi nó diễn biến tại các xứ Âu Châu.
Ở Mỹ, không như thế. “Truyền thống” nghĩa là chi tại một xứ sở và một xã hội nơi truyền thống là phản lại những gì truyền thống? Mỹ là một quốc gia của Phong Trào Ánh Sáng, một đất nước phản truyền thống một cách có ý thức và khẳng định. Năng động tính của chúng ta trong tư cách người Mỹ phát sinh phần lớn từ xu hướng phản truyền thống của chúng ta, trong đó, có cá nhân chủ nghĩa.
Theo tôi, điều trên giải thích các khó hiểu mà một số tham dự viên không phải người Mỹ gặp phải trong việc nắm được sự kiện này: tình thế đang thay đổi nhanh chóng và triệt để xiết bao tại Hiệp Chúng Quốc. Mặc dù tất cả chúng tôi đều phát xuất từ các quốc gia và xã hội đang trong thời kỳ chuyển tiếp, Âu Châu và Nga vẫn có các truyền thống ổn định hơn, không nhất thiết là các truyền thống tôn giáo. Tôi có thể sai ở điểm này, nhưng tôi trực giác thấy điều này liên hệ tới lý do tại sao phong trào La Manif Pour Tous nhằm duy trì các hình thức và đặc ân của hôn nhân và gia đình truyền thống đã xuất hiện ở Pháp chứ không ở Hoa Kỳ, mặc dù ở Hoa Kỳ, mức độ sùng đạo cao hơn.
Một tham dự viên Âu Châu từng đọc Blog này cho hay: khó mà tin rằng sự việc ở Hoa Kỳ lại thảm hại như Blog này thường mô tả. Một số người Hoa Kỳ (không phải tôi) quả quyết sự việc quả có thảm hại, nhất là trong học thuật. Những người này đặc biệt trưng dẫn việc các cuộc tranh luận về phái tính và dục tính đáng lý phải là một phần thông thường của diễn trình giáo dục thì hiện nay đã bị cấm, và cái giá về nghề nghiệp và bản thân nếu vi phạm các cấm kị mới lạ và nghiêm khắc này. Làm thế nào bạn có thể bênh vực bất cứ thứ truyền thống nào đi ngược lại các qui phạm mới lạ này khi việc bất đồng với chúng có thể có nghĩa nhẹ nhất cũng là phát vãng về xã hội và nghề nghiệp, mà tệ nhất có thể là tự sát về nghề nghiệp?
Hơn nữa, lối suy nghĩ mới lạ và bất khoan dung một cách cứng ngắc này đang thực dân hóa tâm trí thế hệ trẻ Hoa Kỳ. Một giáo sư nói rằng các sinh viên của ông không thể hiểu được việc tại sao một con người lịch thiệp nào đó lại có thể bất đồng với họ về các vấn đề LGBT (đồng tính). Đây không hẳn là việc họ cho rằng người duy truyền thống về luân lý và tôn giáo sai lầm. Mà là việc: quan điểm xưa cũ hoàn toàn bất khả niệm. Bởi thế, quan điểm này hoặc xấu xa hoặc điên rồ về luân lý hoặc cả hai. Trong cuộc đàm đạo riêng, tôi có kể lại câu truyện về một nhà thần học tôi quen biết không dám liều mình dạy tại đại học Công Giáo của ông điều được Giáo Hội Công Giáo tuyên bố là sự thật luân lý về dục tính, dù chỉ như một đề tài để thảo luận lớp. Ông sợ các sinh viên của ông sẽ phản đối, cho rằng ông tạo ra một “không gian bất an toàn” trong lớp học, sẽ phản đối với ban quản trị đại học, và ông sẽ bị khiển trách, thậm chí sa thải.
Ý nghĩ một giáo sư đến việc thảo luận những chuyện như hôn nhân, gia đình, và tự do tôn giáo cũng không dám khi chúng đụng đến các vấn đề LGBT (đồng tính) ngoại trừ phải tuyệt đối đi theo đường hướng suy nghĩ phò LGBT là một ý nghĩ thật khó hiểu đối với một số người không phải là người Hoa Kỳ.
Một trong số các người Nga tỏ ý thất vọng vì các vấn đề gây tranh cãi nhất liên quan đến tôn giáo và truyền thống lại dây dưa với chuyện đồng tính luyến ái. Ông tin rằng Kitô Giáo không có chi liên quan tới đồng tính luyến ái cả, và các Kitô hữu nào cứ nhấn mạnh rằng nó có liên quan đang làm một con số không trở thành quan trọng. Đây là quan điểm thiểu số trong phái đoàn Nga, dù một số trong những người có thiện cảm với truyền thống Chính Thống Giáo nhiều hơn cho rằng việc thù nghịch mạnh mẽ đới với các vấn đề LGBT ở Nga liên quan tới thiên kiến nhiều hơn là với suy tư thần học. Điều này họ có lý để phàn nàn, và chắc chắn họ tỏ ý ghê tởm đối với các tàn ác và lạm dụng mà các tên ác ôn thường trút lên những người đồng tính Nga.
Mặt khác, ở Hoa Kỳ, sự việc đã đi quá xa theo hướng đối nghịch, và vì cùng một lý do (thiên kiến và thù ghét vô tâm đối với Người Khác), đến nỗi dễ cho những người Mỹ duy truyền thống chúng tôi hiểu được lý do tại sao người Nga lại có một lòng thù nghịch đến thế đối với ý nghĩ mở rộng các quyền của người đồng tính. Và cũng dễ hiểu lý do tại sao người Nga học được bài học từ điển hình của chúng ta rằng mở rộng lòng khoan dung đối với các vấn đề LGBT chỉ mở cửa cho lòng bất khoan dung triệt để một khi các nhà tranh đấu LGBT và các người ủng hộ họ phỗng được tay trên.
Vấn đề Hồi Giáo cũng được nêu lên. Luật lệ hiện đại, ở cả Âu Châu lẫn Hoa Kỳ, đều dựa vào không phải tôn giáo mà là ý niệm thế tục về quyền lợi. Quả thực, chủ nghĩa cấp tiến thế tục phát xuất từ Kitô Giáo, nhưng đã có một lập trường trung lập hơn đối với các tôn giáo đặc thù. Các xứ Âu Châu xử lý ra sao với các tín hữu Hồi Giáo đang sống giữa họ? Các tín hữu Kitô Giáo tại các xứ Âu Châu nay rất có thể là thiểu số, nhưng không ai nghĩ rằng họ quấy phá nền hòa bình dân sự. Điều này thì hiển nhiên không đúng đối với người Hồi Giáo. Vâng, đã đành không phải mọi người Hồi Giáo, và v.v… Nhưng không một ai nghiêm túc ở Âu Châu hiện nay lại tin rằng họ không có vấn đề gì rất ư, vâng rất ư là khó hiểu trong tầm tay của họ. Ngoài ra, làm thế nào bạn có thể tôn trọng ý muốn hợp pháp của người Hồi Giáo Âu Châu được sống theo các truyền thống riêng của họ? Bạn sẽ vạch đường ranh ở chỗ nào?
Hiển nhiên, chúng ta gần như không có vấn đề này tại Hoa Kỳ, một phần nhờ sự kiện: chúng ta đồng hóa di dân tốt hơn nhiều và phần khác, chúng ta không có khối dân Hồi Giáo quá lớn. Tôi cảm thấy trong chính tôi, ít nhất, một cuộc vật lộn khi cố gắng đi vào đầu óc người Âu Châu liên quan đến Hồi Giáo trong nền văn minh của họ. Là một người Mỹ mạnh mẽ tin vào tự do tôn giáo, phản xạ đầu tiên của tôi là luôn chiều theo biểu thức tôn giáo tối đa nhất. Ấy thế nhưng lý tưởng này vẫn không thể làm lu mờ sự kiện này là người Âu Châu đang đối diện với một nan đề hết sức nguy hiểm và phức tạp. Một câu hỏi được đặt ra: một dân tộc mà các truyền thống tôn giáo đang giảm dần tầm quan trọng sẽ xử sự ra sao khi bị thách thức bởi một lớp người thiểu số nhưng lòng sùng mộ đối với truyền thống tôn giáo lại rất mạnh?
Có lúc, hội nghị đề cập tới sự kiện thật khó có thể thiết lập và duy trì một modus vivendi (cách chung sống hòa bình với nhau) trong một xã hội đa nguyên. Một diễn giả cho rằng nếu một bên nắm giữ quá nhiều quyền lực, thì không thể làm được điều vừa nói. Ông cho rằng Hoa Kỳ chưa ở thế đó. Tôi không đồng ý, cho rằng chúng ta đã đạt tới thế đó rồi qua việc chạm trán giữa quyền LGBT và quyền tự do tôn giáo. Các phần tử ưu tú thế tục, chính giới, kinh doanh, truyền thông, giải trí, một là đi theo phe cấp tiến, hai là, trong trường hợp các chính trị gia bảo thủ và khá nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, đã quyết định tránh không lớn tiếng vì sợ bị coi là cuồng tín, những người này đang làm nghiêng cán cân. Điều mà nhiều đồng bạn bảo thủ về văn hóa và tôn giáo của tôi không nắm được là trong một giai đoạn ngắn ngủi, cán cân của người dân cũng sẽ nghiêng về phía phò LGBT, vì các quan điểm truyền thống hiện chỉ còn tập trung một cách bất cân xứng nơi những người Hoa Kỳ cao niên.
Và lúc ấy điều gì sẽ xẩy ra? Một trong các vấn đề tôi nhìn thấy trong lập trường của Giáo Sư Robert George của Đại Học Princeton (xin xem cuốn video ngắn thuật lại cuộc đàm đạo về Benedict Option với George và Thượng Nghị Sĩ Ben Sasse) là: lập trường rào-cản-chiến-tranh-văn-hóa mà ông vốn tiếp nhận là một lập trường bất cập một cách triệt để. Tôi đồng ý với ông rằng chúng ta phải đấu tranh quyết liệt bao nhiêu có thể! Nhưng các quyền tự do của chúng ta mang ích lợi gì cho chúng ta nếu chúng ta đánh mất chính các nền văn hóa nội bộ của chúng ta? Benedict Option (Giải Pháp Thánh Bênêđictô = rút lui khỏi thế gian để chuẩn bị trở lại thế gian, chú thích của người dịch) không phải là một giải pháp hoặc/hoặc (either/or) mà là một giải pháp cả/lẫn (both/and), nhưng nhấn mạnh nhiều hơn tới việc đào tạo văn hóa, chứ không đấu tranh luật lệ và chính trị. Dù sao, sau này, tôi cũng sẽ viết nhiều hơn về cuộc đàm đạo giữa George và Sasse.
Một đề tài khác: một giáo sư nêu lên điều ông gọi là “lỗi lầm Hasidic”, được ông định nghĩa là tin rằng truyền thống Do Thái Giáo chân chính đòi phải ăn mặc giống như các người ở shtetl (thị trấn nhỏ đa số dân là Do Thái ở Trung và Đông Âu trước Nạn Diệt Chủng, ghi chú của người dịch) thuộc thế kỷ 18. Chắc chắn ông có lý phần nào. Đàng khác, điều cũng đúng là các lý tưởng phải được cụ thể hóa một cách trông thấy, qua nghệ thuật, kiến trúc, phong tục, thực hành, và cả áo quần nữa. Bí quyết là xác định xem điều gì trong số này là quan yếu để giữ cho truyền thống được sống động, và điều gì không. Và điều này đem chúng ta trở lại điểm mà một số người Nga đã đưa ra ở đầu hội nghị: đó là điều tạo ra truyền thống chân chính là chất liệu cho một cuộc tranh luận thực sự và có hậu quả. Một giáo sư luật người Mỹ nhận xét rằng ở Hoa Kỳ, các người cấp tiến đang cố gắng tái định nghĩa tự do tôn giáo như quyền “tự do thờ phượng” bị nhiều giới hạn hơn, và coi việc này nhất quán với truyền thống Hoa Kỳ, mặc dù chắc chắn không phải vậy.
Sau đó, trong lúc cuốc bộ dọc phố xá Trento, vừa đi vừa nói chuyện, một người Mỹ tham dự hội nghị cho biết: ông rất ngỡ ngàng trước việc các vấn đề của người Nga khác các vấn đề của chúng ta xiết bao, nhưng cũng hết sức tương tự. Cả hai phía chúng tôi đều nói tới vai trò của Nhà Nước liên quan tới đời sống các tín hữu tôn giáo, ở Nga, thì nhà nước đặt bàn chân lớn của họ lên mọi chuyện, một phần qua việc bầu chọn thành viên chính trị, còn ở Hoa Kỳ, thì Nhà Nước xấn xổ với việc hạn chế tự do tôn giáo. Đối với tôi, cái yếu của truyền thống tôn giáo ở cả hai quốc gia trong tư cách phản công tính hiện đại là lý do giải thích cuộc khủng hoảng chung.
Đức Thánh Cha gởi điện chia buồn với các nạn nhân vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại Luân Đôn
Đặng Tự Do
20:43 17/06/2017
Lúc 0:50 sáng thứ Năm 15 tháng Sáu, một trận hoả hoạn đã xảy ra từ lầu 4 và cháy ngược lên đến lầu 24. Hàng trăm lính cứu hỏa và 45 xe chữa cháy đã tham gia vào nỗ lực khống chế ngọn lửa. Tuy nhiên, phải mất 24 tiếng đồng hồ mới dập tắt được ngọn lửa. Vì trận hỏa hoạn diễn ra trong đêm khi mọi người đang say ngủ nên thiệt hại về nhân mạng rất nặng nề. 30 người được khẳng định đã chết. 58 người khác được ghi nhận là mất tích nhưng có nhiều khả năng là đã chết trong trận hỏa hoạn. 74 người bị thương được đưa vào bệnh viện trong đó 17 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Thị trưởng Luân Đôn, là Sadiq Khan, đã chỉ trích các hướng dẫn của sở cứu hỏa là “điên rồ”, khi yêu cầu mọi người ở lại căn hộ của họ cho đến khi được giải cứu bởi lính cứu hỏa. Lời khuyên này tỏ ra nguy hiểm vì đã gây tử vong cho những ai nghe theo, vì nó dựa trên giả định rằng lính cứu hỏa có thể khống chế được ngọn lửa.
Cô Gloria Trevisan, người Ý, 27 tuổi, là một trong số những nạn nhân của lời khuyên này. Khi trận hỏa hoạn xảy ra, cô gọi điện về Ý báo cho gia đình biết và trấn an họ. Cô đã ở lại trong căn hộ của mình ở tầng thứ 23 để chờ lính cứu hỏa đến cứu. Lúc 3h sáng, biết tình hình đã trở nên tuyệt vọng. Cô gọi lại cho gia đình:
“Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Con đã muốn giúp mẹ, cảm ơn mẹ vì tất cả những gì mẹ đã làm cho con. Con sắp lên thiên đàng, từ đó con sẽ giúp mẹ”.
Hôm thứ Bẩy 17 tháng Sáu, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô gởi điện văn chia buồn đến Đức Hồng Y Vincent Nichols. Toàn văn bức điện như sau:
Kính gởi: Đức Hồng Y Vincent Nichols
Tổng Giám Mục Westminster
Đức Thánh Cha Phanxicô hết sức đau buồn khi được biết về trận hỏa hoạn kinh hoàng ở Luân Đôn và những thương vong bi thảm. Ngài phó thác linh hồn những người đã chết cho lòng thương xót từ ái của Chúa và gửi lời chia buồn chân thành đến gia đình của họ. Với lòng biết ơn đối với các nỗ lực dũng cảm của các nhân viên cứu cấp và tất cả những ai đang dấn thân trợ giúp những người đã mất nhà cửa, ngài cầu xin Chúa ban sức mạnh và bình an cho cộng đồng địa phương.
Đức Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Tin Giáo Hội Việt Nam
Huynh đệ đoàn Phan Sinh Melbourne mừng bổn mạng: Thánh Antôn Padua
Trần Văn Minh
04:17 17/06/2017
Melbourne, vào lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy, 17/6/2017. Tại Nguyện đường Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Thánh lễ mừng kính Thánh Antôn Padua là bổn mạng Huynh Đệ Đoàn Phan Sinh tại thế Tổng Giaso Phận Melbourne đã được cử hành trọng thể.
Hình
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Tuyên uý quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế và được Đoàn Thánh Tâm Ca phụng vụ phần Thánh ca thật sốt mến.
Trước giờ lễ, các đoàn viên Huynh đệ đoàn Phan Sinh đã mặc áo dòng mầu xám tề tựu cùng ngồi bên nhau đọc kinh hướng lên bàn thờ Thánh Anton để cầu nguyện chung.
Trong phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân đã nói về Thánh Antôn, tóm tắt đại ý: trong Giáo Hội có hai vị Thánh cùng tên Anton. Và Thánh Anton mừng kính hôm nay là vị Thánh Anton Padua một vị Thánh trẻ, con nhà giầu có, học giỏi với nhiều bằng cấp, nhưng lại muốn dấn thân mình trong đời tu trì, muốn đi truyền gíao tại những vùng xa xôi bên các nước nghèo khó tận Phi Châu, nhưng ý nguyện không thành vì ý Thiên Chúa muốn Thánh nhân làm công việc khác cho Ngài. Và nhờ vào lòng đạo đức, tính khiêm nhường và nhất là lòng sùng kính Thánh Thể Chúa nên Thánh nhân đã làm được biết bao điều kỳ diệu. Nhờ vào các nhân đức và đời sống đạo nhiệt thành làm sáng danh Chúa và phục vụ Giáo Hội, nên sau khi Ngài qua đời được một năm. Giáo Hội đã tôn vinh Ngài lên bậc hiển Thánh.
Thánh Anton cũng là vị Thánh được mệnh danh là Đấng hay làm phép lạ. Những Ngày lễ Thánh Antôn tại các đền thờ Ngài luôn luôn được nhiều người về dâng lễ và cầu nguyên. Trong lời chia sẻ, khi Thánh nhân đón nhận thiên chức linh mục, vị giám mục đã nói thánh nhân hãy làm những gì con tin. Và Thánh nhân đã yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể qua cuốn phúc âm, Ngài luôn ôm ấp cuốn phúc âm để như được ẵm Chúa Giêsu, vì những lẽ đó mà hình ảnh Thánh nhân luôn có trên tay cuốn phúc âm và Chúa Giêsu trên tay Ngài.
Thánh lễ kết thúc. Chị Thanh đại diên huynh đệ đoàn đã lên cám ơn Linh mục chủ tế, cộng đoàn, ca đoàn và mọi người hiện diện, chị cũng mời gọi mọi người ai yêu mến đời sống khó nghèo, gia nhập huynh đệ đoàn để cùng sinh hoạt. Sau đó mọi người được mời xuống hội trường trung tâm để dùng bữa trưa với nhiều món ăn quê hương.
Hình
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Tuyên uý quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế và được Đoàn Thánh Tâm Ca phụng vụ phần Thánh ca thật sốt mến.
Trước giờ lễ, các đoàn viên Huynh đệ đoàn Phan Sinh đã mặc áo dòng mầu xám tề tựu cùng ngồi bên nhau đọc kinh hướng lên bàn thờ Thánh Anton để cầu nguyện chung.
Trong phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân đã nói về Thánh Antôn, tóm tắt đại ý: trong Giáo Hội có hai vị Thánh cùng tên Anton. Và Thánh Anton mừng kính hôm nay là vị Thánh Anton Padua một vị Thánh trẻ, con nhà giầu có, học giỏi với nhiều bằng cấp, nhưng lại muốn dấn thân mình trong đời tu trì, muốn đi truyền gíao tại những vùng xa xôi bên các nước nghèo khó tận Phi Châu, nhưng ý nguyện không thành vì ý Thiên Chúa muốn Thánh nhân làm công việc khác cho Ngài. Và nhờ vào lòng đạo đức, tính khiêm nhường và nhất là lòng sùng kính Thánh Thể Chúa nên Thánh nhân đã làm được biết bao điều kỳ diệu. Nhờ vào các nhân đức và đời sống đạo nhiệt thành làm sáng danh Chúa và phục vụ Giáo Hội, nên sau khi Ngài qua đời được một năm. Giáo Hội đã tôn vinh Ngài lên bậc hiển Thánh.
Thánh Anton cũng là vị Thánh được mệnh danh là Đấng hay làm phép lạ. Những Ngày lễ Thánh Antôn tại các đền thờ Ngài luôn luôn được nhiều người về dâng lễ và cầu nguyên. Trong lời chia sẻ, khi Thánh nhân đón nhận thiên chức linh mục, vị giám mục đã nói thánh nhân hãy làm những gì con tin. Và Thánh nhân đã yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể qua cuốn phúc âm, Ngài luôn ôm ấp cuốn phúc âm để như được ẵm Chúa Giêsu, vì những lẽ đó mà hình ảnh Thánh nhân luôn có trên tay cuốn phúc âm và Chúa Giêsu trên tay Ngài.
Thánh lễ kết thúc. Chị Thanh đại diên huynh đệ đoàn đã lên cám ơn Linh mục chủ tế, cộng đoàn, ca đoàn và mọi người hiện diện, chị cũng mời gọi mọi người ai yêu mến đời sống khó nghèo, gia nhập huynh đệ đoàn để cùng sinh hoạt. Sau đó mọi người được mời xuống hội trường trung tâm để dùng bữa trưa với nhiều món ăn quê hương.
Thánh lễ đặt viên đá xây dựng Nhà thờ Giáo xứ Buôn Hằng – Giáo phận Ban Mê Thuột
Vũ Đình Bình
09:15 17/06/2017
Thánh lễ đặt viên đá xây dựng Nhà thờ Giáo xứ Buôn Hằng – Giáo phận Ban Mê Thuột
Mùa hè đỏ lửa 1972, chiến sự xảy ra ác liệt tại Đăk Tô, Tân Cảnh tỉnh Kon Tum gây bao đau thương tang tóc. Người dân nơi đây đành gạt nước mắt tất tả rời bỏ quê hương, buôn làng chạy sang Ban Mê Thuột tìm đường sống. Các tín hữu thuộc Giáo xứ Kon Hring, Kon Kơla, Đăk Cho, Đăk Mot được Hội Thừa Sai Paris gồm các Cha Gabriel, Cha Christian Léonie, Cha Léo Dujon, Cha Paul Becheland, Cha Michel Arnoux, và Cha Irênê Nguyễn Bình Tĩnh người Việt Nam đưa về trại Đam San (km12 bây giờ) để lánh nạn. Chiến sự ngày càng gia tăng, năm 1973, Cha cố Christian Léonie và Cha Irênê Nguyễn Bình Tĩnh lại đưa mọi người về Buôn Hằng và Buôn Cư Păm mong có ngày an cư lạc nghiệp.
Xem Hình
Tại đây, đầu năm 1974, cha Christian Léonie đã có ý định xây dựng nhà thờ Buôn Hằng nhưng do tình hình đất nước còn nhiễu nhương nên Cha không thực hiện được. Ngài chỉ định làm 5 nhà nguyện ở 5 giáo điểm gồm: Đăk Kơla, Kon Tây, Kon Moong, Kon Wang và Kon Hring nhằm nuôi dưỡng đức tin qua việc họp nhau đọc kinh cầu nguyện, dạy giáo lý, tập hát thánh ca.
Trước năm 1975, tuy chưa có nhà thờ nhưng ngày Chúa Nhật, lễ trọng, Cha vẫn dâng Thánh lễ tại các nhà nguyện. Sau năm 1975, cha Christian Léonie phải rời khỏi Việt Nam. Từ đó, các tín hữu bơ vơ như đoàn chiên không người chăn dắt, đời sống đức tin hoàn toàn bế tắc. Năm 1999, Buôn Hằng trực thuộc Giáo xứ Thuận Hiếu do Cha Giuse Nguyễn Văn Nghĩa coi sóc. Năm 2003, Cha cho xây dựng nhà nguyện rộng khoảng 400m2. Ngày 21.10.2007, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Giám quản Tông Toà Giáo Phận Ban Mê Thuột thành lập Giáo xứ Buôn Hằng và bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn Hùng Tiến làm quản xứ tiên khởi. Từ đó, đời sống đạo đi vào nề nếp và ổn định. Giáo xứ Buôn Hằng hiện nay có thêm 3 Giáo họ: Giáo họ Ea Uy người Xê Đăng, Giáo họ Yang Kang người Ê Đê, Giáo họ Hoà Thành người Kinh, gồm 1.592 gia đình, khoảng 11.000 tín hữu.
Nhận thấy ngôi nhà tiền chế 400m2 quá nhỏ hẹp, không còn phù hợp, nên Giám Mục Giáo Phận đã cho phép xây dựng nhà thờ mới trên khuôn viên cũ thuộc địa bàn xã Ea Yêng, huyện Krông Păc, tỉnh Ðăk Lăk.
Cũng vào một ngày hè oi ả nhưng tràn đầy niềm vui, vào lúc 9 giờ sáng nay, 16.6.2017, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đã về dâng Thánh lễ tạ ơn và chủ sự nghi thức đặt viên đá góc. Đồng tế với ngài, có Đức Ông Đa Minh; Cha Quản lý TGM; Cha Giám đốc TTMV; Quý Cha Quản hạt; Quý Cha Quản xứ, Phó xứ Giáo xứ Buôn Hằng và Quý Cha trong Giáo phận Banmêthuột,… Rất đông tín hữu về tham dự, đông nhất là các em thiếu nhi dân tộc Xê Đăng và Ê Đê. Đặc biệt, có sự hiện diện của Quý tu sĩ nam nữ, Quý vị đại diện chính quyền các cấp, Quý vị ân nhân, thân nhân xa gần,…
Trước khi kết lễ, ông Chủ tịch HĐGX ngỏ lời cảm tạ tri ân Đức Giám Mục, Đức Ông Đa Minh, quý Cha đồng tế, Quý tu sĩ nam nữ, Quý Cấp Chính quyền, Quý ân nhân, Quý khách và cộng đoàn đã hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn, chia sẻ niềm vui với Giáo xứ trong ngày đặt viên đá xây dựng Nhà thờ. Giáo xứ Buôn Hằng là một giáo xứ nghèo, đa số là người dân tộc Sê Đăng, nên kinh phí xây dựng phần lớn đều phải trông chờ vào tấm lòng hảo tâm của Quý ân nhân xa gần. Ước mong sao, một ngày gần đây, ngôi thánh đường khang trang sẽ sớm hoàn thành; đó chính là ngôi thánh đường của Niềm Vui – Sẻ Chia – Hiệp Nhất; để những người tín hữu có chỗ họp nhau cầu nguyện, học hỏi Lời Chúa, lãnh nhận các bí tích, chia sẻ tình yêu thương cho nhau và cao rao tán tụng Thiên Chúa.
Mùa hè đỏ lửa 1972, chiến sự xảy ra ác liệt tại Đăk Tô, Tân Cảnh tỉnh Kon Tum gây bao đau thương tang tóc. Người dân nơi đây đành gạt nước mắt tất tả rời bỏ quê hương, buôn làng chạy sang Ban Mê Thuột tìm đường sống. Các tín hữu thuộc Giáo xứ Kon Hring, Kon Kơla, Đăk Cho, Đăk Mot được Hội Thừa Sai Paris gồm các Cha Gabriel, Cha Christian Léonie, Cha Léo Dujon, Cha Paul Becheland, Cha Michel Arnoux, và Cha Irênê Nguyễn Bình Tĩnh người Việt Nam đưa về trại Đam San (km12 bây giờ) để lánh nạn. Chiến sự ngày càng gia tăng, năm 1973, Cha cố Christian Léonie và Cha Irênê Nguyễn Bình Tĩnh lại đưa mọi người về Buôn Hằng và Buôn Cư Păm mong có ngày an cư lạc nghiệp.
Xem Hình
Tại đây, đầu năm 1974, cha Christian Léonie đã có ý định xây dựng nhà thờ Buôn Hằng nhưng do tình hình đất nước còn nhiễu nhương nên Cha không thực hiện được. Ngài chỉ định làm 5 nhà nguyện ở 5 giáo điểm gồm: Đăk Kơla, Kon Tây, Kon Moong, Kon Wang và Kon Hring nhằm nuôi dưỡng đức tin qua việc họp nhau đọc kinh cầu nguyện, dạy giáo lý, tập hát thánh ca.
Trước năm 1975, tuy chưa có nhà thờ nhưng ngày Chúa Nhật, lễ trọng, Cha vẫn dâng Thánh lễ tại các nhà nguyện. Sau năm 1975, cha Christian Léonie phải rời khỏi Việt Nam. Từ đó, các tín hữu bơ vơ như đoàn chiên không người chăn dắt, đời sống đức tin hoàn toàn bế tắc. Năm 1999, Buôn Hằng trực thuộc Giáo xứ Thuận Hiếu do Cha Giuse Nguyễn Văn Nghĩa coi sóc. Năm 2003, Cha cho xây dựng nhà nguyện rộng khoảng 400m2. Ngày 21.10.2007, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Giám quản Tông Toà Giáo Phận Ban Mê Thuột thành lập Giáo xứ Buôn Hằng và bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn Hùng Tiến làm quản xứ tiên khởi. Từ đó, đời sống đạo đi vào nề nếp và ổn định. Giáo xứ Buôn Hằng hiện nay có thêm 3 Giáo họ: Giáo họ Ea Uy người Xê Đăng, Giáo họ Yang Kang người Ê Đê, Giáo họ Hoà Thành người Kinh, gồm 1.592 gia đình, khoảng 11.000 tín hữu.
Nhận thấy ngôi nhà tiền chế 400m2 quá nhỏ hẹp, không còn phù hợp, nên Giám Mục Giáo Phận đã cho phép xây dựng nhà thờ mới trên khuôn viên cũ thuộc địa bàn xã Ea Yêng, huyện Krông Păc, tỉnh Ðăk Lăk.
Cũng vào một ngày hè oi ả nhưng tràn đầy niềm vui, vào lúc 9 giờ sáng nay, 16.6.2017, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đã về dâng Thánh lễ tạ ơn và chủ sự nghi thức đặt viên đá góc. Đồng tế với ngài, có Đức Ông Đa Minh; Cha Quản lý TGM; Cha Giám đốc TTMV; Quý Cha Quản hạt; Quý Cha Quản xứ, Phó xứ Giáo xứ Buôn Hằng và Quý Cha trong Giáo phận Banmêthuột,… Rất đông tín hữu về tham dự, đông nhất là các em thiếu nhi dân tộc Xê Đăng và Ê Đê. Đặc biệt, có sự hiện diện của Quý tu sĩ nam nữ, Quý vị đại diện chính quyền các cấp, Quý vị ân nhân, thân nhân xa gần,…
Trước khi kết lễ, ông Chủ tịch HĐGX ngỏ lời cảm tạ tri ân Đức Giám Mục, Đức Ông Đa Minh, quý Cha đồng tế, Quý tu sĩ nam nữ, Quý Cấp Chính quyền, Quý ân nhân, Quý khách và cộng đoàn đã hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn, chia sẻ niềm vui với Giáo xứ trong ngày đặt viên đá xây dựng Nhà thờ. Giáo xứ Buôn Hằng là một giáo xứ nghèo, đa số là người dân tộc Sê Đăng, nên kinh phí xây dựng phần lớn đều phải trông chờ vào tấm lòng hảo tâm của Quý ân nhân xa gần. Ước mong sao, một ngày gần đây, ngôi thánh đường khang trang sẽ sớm hoàn thành; đó chính là ngôi thánh đường của Niềm Vui – Sẻ Chia – Hiệp Nhất; để những người tín hữu có chỗ họp nhau cầu nguyện, học hỏi Lời Chúa, lãnh nhận các bí tích, chia sẻ tình yêu thương cho nhau và cao rao tán tụng Thiên Chúa.
Đại Hội Gia Đình - Giáo Phận Cần Thơ
Tiểu Hổ
09:35 17/06/2017
Đại Hội Gia Đình - Giáo Phận Cần Thơ
Trung tâm hành hương Tắc Sậy vào sáng ngày 15-6-2017 náo nhiệt từ rất sớm đón chào các gia đình đến từ 51 giáo xứ của ba giáo hạt Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Lồng nhân ngày họp mặt các gia đình.
Xem Hình
Gia đình là nền tảng của xã hội và Công Giáo là nền tảng của Giáo Hội hay còn gọi là Giáo Hội tại gia. Để xây dựng Giáo Hội vững bền ban mục vụ gia đình giáo phận quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần cho các gia đình bằng rất nhiều những hoạt mà tiêu biểu nhất là đời sống đức tin của mỗi gia đình.
Sau lời khai mạc của cha trưởng ban mục vụ gia đình Cha Huỳnh Ngọc Điệp là vào ngay đề tài 1: “Nhìn lên Chúa, bước đi trong đức tin”. Người đảm trách là Sr. Maria Hồng Quế.OP đến từ dòng nữ Đa Minh.
Với nhiệt huyết sức trẻ Sr. đã thu hút mọi người vào phần “trình diễn khá hấp dẫn” để rồi đúc kết đọng lại trong lòng các cha, các mẹ trong gia đình rằng dù mọi vui buồn khó khăn cuộc đời hãy biết ngước nhìn lên chúa, cầu nguyện liên lỉ với chúa, trong gia đình hãy biết nói lời cảm ơn tạ ơn vì biết bao hồng ơn chúa thương ban. Mỗi sớm mai thức giấc còn hít thở, còn được sống hãy sống tích cực khơi gợi mọi điều tích cực bằng những lời khen, động viên khích lệ nhau, hãy để chúa Thánh Thần hiện diện sống động giữa gia đình để Ngài luôn thổi những làn hơi mát mẻ ấm áp để rồi mỗi thành viên trong gia đình biết mở lòng mình ra mà đón nhận cả hạnh phúc và đau khổ như ơn ban.
Sr. cũng đưa ra các tình huống rất đời thường mời gọi các cha, mẹ chia sẻ kinh nghiệm cũng như cảm nghiệm của chính đời sống gia đình họ. Qua việc các cha, mẹ hăng say tự giác, lên chờ đến lượt chia sẻ không bỏ trống phút giây nào nói lên nhu cầu được họp mặt, được chia sẻ, đóng góp để xây dựng thăng tiến gia đình Công Giáo.
Tuy các gia trưởng hiền mẫu đa phần thuộc diện U 50 trở lên nhưng sau mỗi giờ khóa vẫn tham gia các vũ điệu rất hăng say. Đề tài thứ 2 do Thầy Luca Minh Tâm với kinh nghiệm gia đình và giảng dạy thầy đã giúp đề tài “ Phương pháp giáo dục con thời hiện đại”
Ngắn gọn và xúc tích với những câu hỏi đặt ra “ Hạnh phúc tìm ở đâu?” và câu trả lời “ ở đây” “ Lúc này” một băng reo nho nhỏ để rồi Thầy dẫn mọi người tìm kiếm câu trả lời đích thực cho mỗi người hạnh phục nó gần gũi trong tầm tay, nó ở đây trong mỗi con người chúng ta, hiện tại cái gia đình mà chúng ta đang sống chứ không phải tương lai mà cũng không phải quá khứ. Với những mẫu chuyện dễ hiểu Thầy truyền tải đến mọi người thông điệp Thiên Chúa là cùng đích mà mỗi gia đình Ki-tô hữu có để bám vào và sống với nhau bằng ngôn ngữ tình yêu, tìm ra ưu điểm của nhau hay tìm ra ưu điểm của mình để sống đời sống gia đình tích cực.
Sau giờ giải lao cơm trưa là giờ đố vui có thưởng các bố mẹ rất nhiệt tình tham gia và tỏ ra khá hiểu biết những tông huấn về gia đình. Phần câu đố vui được liên kết vào với giờ cầu nguyện với Chúa Thánh Thần do Sr. Maria Xuân Hương phụ trách và phút hồi tâm do sour Hồng Quế đã làm lắng đọng tâm tình của một ngày học hỏi giao lưu đánh động tâm hồn các cha, mẹ mang họ đến gần nơi cực thánh hơn để chuẩn bị cho thánh lễ tâm điểm yêu thương như quy kết mọi người lại với nhau trong tình hiệp nhất.
Bài giảng lễ do Cha Pet. Trần Văn Thơ. OP như sắc kẹo lại một ngày mà mọi người chia sẻ cho nhau về gia đình về những khó khăn cũng như học hỏi về gia đình. Rất nhiệt tình, rất hay, rất chuyên nghiệp nhưng thử hỏi khi lăn xả trở về gia đình phải đương đầu với đời sống cơm áo gạo tiền còn ai nhớ gì ngày hôm nay, hay mọi thứ đời thường sẽ xoáy lên và cuốn trôi hết. Cha đã mời gọi mọi người hãy nhìn vào gia thánh Thánh gia, hãy bám víu vào gia đình thánh tâm như cái phao vẫn nổi bồng bềnh đầy nguồn sức mạnh thiêng liêng đủ lôi kéo đủ nhấc bỗng các gia đình vững trọn niềm tin để dìu nhau về đến bến an vui.
Một ngày vui được khép lại bằng lời nhắn nhủ tâm tình của Cha Trưởng ban MVGĐ. Sự khắc khoải nơi các chủ chiên luôn luôn muốn nền tảng Giáo Hội được vững chắc nghĩa là mỗi gia đình phải là viên đá tảng thể hiện bằng chính đời sống đức tin.
Tiểu Hổ.
Trung tâm hành hương Tắc Sậy vào sáng ngày 15-6-2017 náo nhiệt từ rất sớm đón chào các gia đình đến từ 51 giáo xứ của ba giáo hạt Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Lồng nhân ngày họp mặt các gia đình.
Xem Hình
Gia đình là nền tảng của xã hội và Công Giáo là nền tảng của Giáo Hội hay còn gọi là Giáo Hội tại gia. Để xây dựng Giáo Hội vững bền ban mục vụ gia đình giáo phận quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần cho các gia đình bằng rất nhiều những hoạt mà tiêu biểu nhất là đời sống đức tin của mỗi gia đình.
Sau lời khai mạc của cha trưởng ban mục vụ gia đình Cha Huỳnh Ngọc Điệp là vào ngay đề tài 1: “Nhìn lên Chúa, bước đi trong đức tin”. Người đảm trách là Sr. Maria Hồng Quế.OP đến từ dòng nữ Đa Minh.
Với nhiệt huyết sức trẻ Sr. đã thu hút mọi người vào phần “trình diễn khá hấp dẫn” để rồi đúc kết đọng lại trong lòng các cha, các mẹ trong gia đình rằng dù mọi vui buồn khó khăn cuộc đời hãy biết ngước nhìn lên chúa, cầu nguyện liên lỉ với chúa, trong gia đình hãy biết nói lời cảm ơn tạ ơn vì biết bao hồng ơn chúa thương ban. Mỗi sớm mai thức giấc còn hít thở, còn được sống hãy sống tích cực khơi gợi mọi điều tích cực bằng những lời khen, động viên khích lệ nhau, hãy để chúa Thánh Thần hiện diện sống động giữa gia đình để Ngài luôn thổi những làn hơi mát mẻ ấm áp để rồi mỗi thành viên trong gia đình biết mở lòng mình ra mà đón nhận cả hạnh phúc và đau khổ như ơn ban.
Sr. cũng đưa ra các tình huống rất đời thường mời gọi các cha, mẹ chia sẻ kinh nghiệm cũng như cảm nghiệm của chính đời sống gia đình họ. Qua việc các cha, mẹ hăng say tự giác, lên chờ đến lượt chia sẻ không bỏ trống phút giây nào nói lên nhu cầu được họp mặt, được chia sẻ, đóng góp để xây dựng thăng tiến gia đình Công Giáo.
Tuy các gia trưởng hiền mẫu đa phần thuộc diện U 50 trở lên nhưng sau mỗi giờ khóa vẫn tham gia các vũ điệu rất hăng say. Đề tài thứ 2 do Thầy Luca Minh Tâm với kinh nghiệm gia đình và giảng dạy thầy đã giúp đề tài “ Phương pháp giáo dục con thời hiện đại”
Ngắn gọn và xúc tích với những câu hỏi đặt ra “ Hạnh phúc tìm ở đâu?” và câu trả lời “ ở đây” “ Lúc này” một băng reo nho nhỏ để rồi Thầy dẫn mọi người tìm kiếm câu trả lời đích thực cho mỗi người hạnh phục nó gần gũi trong tầm tay, nó ở đây trong mỗi con người chúng ta, hiện tại cái gia đình mà chúng ta đang sống chứ không phải tương lai mà cũng không phải quá khứ. Với những mẫu chuyện dễ hiểu Thầy truyền tải đến mọi người thông điệp Thiên Chúa là cùng đích mà mỗi gia đình Ki-tô hữu có để bám vào và sống với nhau bằng ngôn ngữ tình yêu, tìm ra ưu điểm của nhau hay tìm ra ưu điểm của mình để sống đời sống gia đình tích cực.
Sau giờ giải lao cơm trưa là giờ đố vui có thưởng các bố mẹ rất nhiệt tình tham gia và tỏ ra khá hiểu biết những tông huấn về gia đình. Phần câu đố vui được liên kết vào với giờ cầu nguyện với Chúa Thánh Thần do Sr. Maria Xuân Hương phụ trách và phút hồi tâm do sour Hồng Quế đã làm lắng đọng tâm tình của một ngày học hỏi giao lưu đánh động tâm hồn các cha, mẹ mang họ đến gần nơi cực thánh hơn để chuẩn bị cho thánh lễ tâm điểm yêu thương như quy kết mọi người lại với nhau trong tình hiệp nhất.
Bài giảng lễ do Cha Pet. Trần Văn Thơ. OP như sắc kẹo lại một ngày mà mọi người chia sẻ cho nhau về gia đình về những khó khăn cũng như học hỏi về gia đình. Rất nhiệt tình, rất hay, rất chuyên nghiệp nhưng thử hỏi khi lăn xả trở về gia đình phải đương đầu với đời sống cơm áo gạo tiền còn ai nhớ gì ngày hôm nay, hay mọi thứ đời thường sẽ xoáy lên và cuốn trôi hết. Cha đã mời gọi mọi người hãy nhìn vào gia thánh Thánh gia, hãy bám víu vào gia đình thánh tâm như cái phao vẫn nổi bồng bềnh đầy nguồn sức mạnh thiêng liêng đủ lôi kéo đủ nhấc bỗng các gia đình vững trọn niềm tin để dìu nhau về đến bến an vui.
Một ngày vui được khép lại bằng lời nhắn nhủ tâm tình của Cha Trưởng ban MVGĐ. Sự khắc khoải nơi các chủ chiên luôn luôn muốn nền tảng Giáo Hội được vững chắc nghĩa là mỗi gia đình phải là viên đá tảng thể hiện bằng chính đời sống đức tin.
Tiểu Hổ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồ chí Minh và Lê chiêu Thống.
Bảo Giang
18:16 17/06/2017
Hồ chí Minh và Lê chiêu Thống.
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh,
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn…”( Nguyễn Trãi)
Đây có phải là những câu chuyện của Việt Nam hôm nay không?
Tôi cho rằng, rồi đây lịch sử Việt Nam sẽ công khai tên tuổi những kẻ bán nước cầu vinh cho mọi người dân được biết, đồng thời, cũng sẽ minh định vị trí thấp cao của những cái tên Hồ chí Minh, Lê chiêu Thống và Trần ích Tắc trong danh sách này... Rồi ở đó, Lịch sử cũng sẽ xác minh được lý lịch thực sự của Hồ chí Minh là Tàu hay Việt. Và lẽ dĩ nhiên, những kẻ theo theo Hồ như Phạm văn Đồng, Lê Duẩn, Võ nguyên Giáp, hoặc giả Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Lê khả Phiêu hay Nguyễn phú Trọng và những thừa tự bán nước buôn dân của chúng cũng không thể tránh được trách nhiệm đối với dân tộc và đất nước Việt Nam trong những cái chết và cuộc mở đường cho Tàu cộng xuôi Nam.
Đây dĩ nhiên là chuyện đường dài, chẳng phải của riêng ai, nhưng là của mọi người, của đất nước. Lớp đi trước đưa ra những sự kiện để ngưòi đi sau có được sự đánh gía chuẩn xác. Theo đó, trong phạm vi nhỏ bé của bài viết này, tôi chỉ xin được ghi lại đôi chút “công lao” của hai cái tên cốt cán mà việc làm của họ có những đường nét giống nhau và đã tạo nên nghiệp chướng, lẫn đau thương, uất nghẹn cho nhà Việt Nam hôm nay là Hồ chí Minh và Lê chiêu Thống mà thôi.
I. Lê chiêu Thống.
Theo sử liệu còn ghi lại, Lê chiêu Thống tên thật là Lê Duy Khiêm. (1763-1795). Khi lên ngôi lại đổi là Lê Duy Kỳ, là vị hoàng đế thứ 16 và cuối cùng của nhà Lê trung hưng, Y giữ ngôi vị từ cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 tới đầu tháng 1 năm 1789. Lê chiêu Thống đã sang cầu viện nhà Mãn Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng lấy lại ngai vàng. Đây là hành vi "bán nước", "cõng rắn cắn gà nhà", nếu như không muốn nói là phản nghịch với tiền nhân và tổ quốc. Bởi vì chính các ngài đã lấy máu xương của mình để xua đuổi quân hung nô ra khỏi biên cương trước đây. Nay Lê chiêu Thống lại đích thân mời quân cướp nước vào nhà minh để tranh quyền.
Khi quân Mãn Thanh tràn sang, nhà Tây Sơn không đón đánh, trái lại, bỏ trống Thăng Long để lui về giữ Tam Điệp. Tháng 10 năm Mậu Thân (1788), quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy đưa Lê chiêu Thống về lại Thăng Long. Nhà Thanh phong cho Chiêu Thống làm An Nam quốc vương. Kể từ đây, Chiêu Thống tin tưởng, trông cậy hoàn toàn vào nhà Thanh. Việc nước của nhà “vua” lúc đó chỉ là luận công những người hộ giá và trị tội những người theo Tây Sơn. Phần lãnh đạo trong ngoài đều nằm trong tay Tôn sĩ Nghị.
Kết cục: vào tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789), Vua Quang Trung kéo quân ra Bắc Hà, chỉ một trận quét sạch 29 vạn quân Thanh. Lê chiêu Thống lại khăn gói theo bại quân nhà Thanh chạy sang Tàu. Từ đây, Chiêu Thống tiếp tục xin nhà Thanh cho quân cứu viện. Nhà Thanh, phần sợ Quang Trung, nên chỉ hứa hão với Lê chiêu Thống mà không dám ra quân nữa.
II. Hồ chí Minh
1. Phần lý lịch:
Hồ Chí Minh (1890- 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh quán tại làng Sen, Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, là một trong những ngưòi thành lập đảng cộng sản Việt Nam. Hồ chí Minh có gốc là người Việt Nam. Tuy nhiên lý lịch của Y từ sau 1933 trở nên mờ ám và có nhiều nguồn tin cho rằng Y là Hồ tập Chương cũng gọi là Hồ Quang người Hẹ, thế vai? Nguyễn Sinh Cung là con của phó bảng Nguyễn sinh Sắc (1862-1929). Nguyễn sinh Sắc được bổ làm quan, nhưng vì đánh chết người trong lúc say rượu nên bị biếm. Sau khi bị biếm chức, Nguyễn sinh Sắc vào nam và sống lang thang bằng nghề bốc thuốc nam!
Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ (Sung Man Chó), Nguyễn tất Thành cũng gọi là Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt. Tờ L’Humanite’ số ra ngày 9 tháng 6 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông, đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Theo đó, người có tên là Hồ chí Minh là chủ tịch đảng CS, chủ tịch nước CS/BV được cho là Nguyễn sinh Cung có tên là Hồ tập Chương, cũng gọi là Hồ Quang, người Tàu, gốc Hẹ?
2. Di sản và sự nghiệp.
Lề chiêu Thống hình như chẳng để lại mấy văn bản có ý nghĩa. Riêng HCM, dù chưa học hết lớp 6 ở trường Quốc Học Huế, nhưng theo những nhà sử học và biên khảo Việt cộng thì Y có 172 bút danh, bí danh, Y còn để lại khá nhiều sách vở và những bài báo và thư tín bằng nhiều thứ tiếng như Tàu, Việt, Pháp cả Nga ngữ nữa. Tuy nhiên, di cảo (bản viết tay) của những bài viết này là không có nhiều, duy bản thảo được gọì là “ di chúc” của Y thì còn nguyên nét chữ nguệch ngoạc với nhiều chổ tẩy xoá, hay gạch đi và viết lại.
Nhìn chung, bản thảo này hoàn toàn không có một chút dáng dấp, văn mạch, ý nghĩa nào so với những bài viết nghị luận, quan điểm hay tố cáo gian như dưới nhiều cái tên khác nhau, được cho là của Hồ viết trước đó.Theo các nhà chuyên sử của chế độ CS thì bản “di chúc” này là nền tảng còn lại để xây dựng chế độ. Người bình thường, không dị tật, có thể viết trong nửa buổi, nhưng người có trình độ như Hồ đã phải mất nhiều năm mới hoàn thành!
3. Rước Tàu về dày xéo quê hương Việt Nam.
Tuy rất khác nhau về danh phận, một bên là ông vua rồi mất ngôi vị, và một bên là đảng viên đảng cộng sản Tàu. Nhưng cả hai, Lê chiêu Thống và Hồ chí Minh đều là những người phải cậy nhờ vào thế lực của Tàu để xây dựng sự nghiệp. Tuy nhiên sự thành bại của họ lại dài ngắn khác nhau.
Theo sử liệu, Lê chiêu Thống, nhờ vào sự bao bọc của Tàu dưới trướng của Tôn sĩ Nghị đã có được một thời gian làm Vua. Tuy nhiên, ngay khi Vua Quang Trung thân chinh Bắc Hà, Lê chiêu Thống và đoàn tùy tùng đã phải cuốn gói chạy theo đoàn quân thất trận của Tôn sĩ Nghị sang Tàu để sống nhờ những ngày cuối đời.
Trong khi đó Hồ chí Minh nổi bật hơn. Y là đảng viên đảng cộng sản Trung quốc. Y có chủ trương “đánh đến người Việt Nam cuối cùng để dành đất trống cho Trung cộng tràn sang”! Đó là lý do trước khi xâm nhập Việt Nam, Hồ Chí Minh đã lập cam kết với Trung cộng bằng “lời hứa danh dự” với 2 viên tướng Tàu thay mặt cho Mao trạch Đông là Trần Canh và Vi Quốc Thanh vào năm 1926. Để rồi bốn năm sau, năm 1930, sau khi đứng ra thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hồ chí Minh đã khẳng định lại một lần nữa với Chu Ân Lai là: “Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa….”.
Như thế, nếu chuyện bán nưóc của Nguyễn văn Linh còn đời đời ở lại với sử sách Việt Nam bằng một lời than: “Tôi biết rằng đi theo TQ là mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất Đảng.” thì Hồ chí Minh lẽ nào thua Y? Bởi lẽ, trong Giao Ứớc có tên “Bản Ghi nhớ hợp tác Việt Trung” số hiệu (VT/GU- 0212) đã ký ngày 12/06/1953 tại Quảng Tây giữa Hồ và Mao như sau:
“Điều 1: Chính phủ Trung Quốc đồng ý viện trợ vũ khí theo yêu cầu chi viện của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra sẽ gửi các cố vấn, chuyên gia quân sự để giúp đỡ quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 2: Đảng Lao động do đồng chí Hồ Chí Minh lãnh đạo đồng ý sáp nhập đảng Lao Động Việt Nam là một bộ phận của đảng cộng sản Trung Quốc.
Điều 3: Hai bên thống nhất Việt Nam dân chủ cộng hòa là một bộ phận của cộng hòa nhân dân Trung Hoa…. ( Phụ lục đính kèm).
Ký tên: Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông “(Đặng chí Hùng, )
Như thế công nghiệp của Hồ chí Minh tạo nên ở Việt Nam là do toàn sức, toàn lực của Trung cộng góp vốn. Theo đó, Y và những kẻ theo Y có ký giao Hoàng Sa, Trường Sa, hay đường biên giới, hoặc gỉa, từng phần đất hay trọn vẹn cả gói cho Trung cộng cũng chẳng có gì lạ! Bởi lẽ:
Về quân số. Tổng số binh lính dưới tay Tôn sĩ Nghị được ghi là 29 vạn. Tuy nhiên, về quân số bộ đội Trung cộng nhập địa Việt Nam vào thời Hồ chí Minh và sau này không ai có thể biết rõ được là bao nhiêu. Chúng ta chỉ có một số liệu nhỏ nhoi theo văn bản của chính viên phụ tá Vi quốc Thanh sau này viết hồi ký cho Thanh đã nói đến như sau:
“Quy định mỗi Dã chiến đoàn nói trên, tuyển chọn điều động đủ số cán bộ làm cố vấn cho đại đoàn VN (bao gồm ba cấp đại đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn). Đoàn Dã chiến 3 phụ trách tuyển chọn điều động cố vấn và nhân viên công tác của Ban chỉ huy Đoàn cố vấn. Từ đây, Đảng uỷ và Thủ trưởng Đại học quân chính Hoa Đông thành lập Ban chỉ huy Đoàn cố vấn với Tổng đội trưởng Mai Gia Sinh... Chủ nhiệm Ban chính trị Tổng đội số 3 Lý Văn Nhất làm cố vấn chính trị Ban chỉ huy. Chính uỷ Tổng đội số 3 là Đặng Dật Phàm... Theo báo cáo lên Quân uỷ Trung ương, trong đó có 59 đoàn cán bộ cấp từ tiểu đoàn trở lên. Toán đầu có 281 người kể cả thư ký, nhân viên cơ yếu và cảnh vệ,
Trước đó, Trung ương đã cử Trần Canh làm đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trong ban cố vấn và lãnh đạo đảng CS/VN. Trần Canh dẫn đầu toàn thể cán bộ của một đại đoàn được Dã chiến quân số 2 tuyển chọn, điều động làm cố vấn đã lên đường từ Côn Minh sang Việt Nam từ trước... Trần Canh và Vi Quốc Thanh đã quen biết nhau từ lâu. Trong cuộc trường chinh hai vạn năm nghìn dặm, khi Trần Canh làm đoàn trưởng đoàn cán bộ Trung ương thì Vi Quốc Thanh là Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Trần Canh. (Hồi ký của Vi quốc Thanh). Theo đó thân phận của Hồ chí Minh không khá hơn Lê chiêu Thống trong giai đoạn này.
III. Sự khác biệt trên đường nương tựa vào Tàu để tiến thân:
Ngày 5/3/1953, Hồ Chí Minh nói với Vi Quốc Thanh trên đường trở về Việt Nam sau khi sang Liên Sô: “ Năm nay chúng tôi sẽ triển khai cải cách ruộng đất quy mô lớn ở căn cứ địa Việt Bắc, bởi vì “ Người ”( ám chỉ Stalin) đã đồng ý. ( Hồi ký Vi quốc Thanh). Điều này cho thấy:
1. Lê chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh với tư cách là một ông vua mất nước, nhưng không để lại văn bản bán nước cũng như không nhận lệnh phải giết người VN cho vui lòng quan thày.
2. Trong khi đó, Hồ chí Minh được Tàu trợ giúp vì Y là đảng viên đảng cộng sản Tàu. Theo đó Hồ phải làm báo cáo với Mao và Stalin về những công tác được giao phó. Từ đó, các văn bản còn để lại như sau:
a. Thư gởi Stalin.
Tưỏng cũng nên nhắc qua, Stalin là chủ tịch nhà nước Liên Sô, kẻ đã đẩy hàng chục triệu ngưòi Liên Sô vào chỗ chết vì từ “cách mạng” của Y. Ngày nay, sau năm 1989, hầu như tất cả các tượng đài của Y tại Liên sô, hay ở các nước cộng sản Đông Âu đã bị người dân đập bỏ. Phần nhà lãnh đạo Liên Sô sau này là TT và hiện nay là Thủ tướng Dmitry Medvedev đã đánh gía Stalin như sau”: “ Stalin là một kẻ độc tài đã phạm các tội ác chống lại nhân dân, chống lại nhân loại”. Phần đánh gía này đúng hay sai, cả thế giới đều đã rõ. Tuy nhiên, trong mắt Hồ chí Minh, Stalin lại là một ông chủ, một bậc thầy vĩ đại mà suốt đời Y muốn được làm tôi mọi và xin được bước đi theo chân Y:
“ Đồng chí Stalin kính mến,
Tôi xin gởi đến Ngài chương trình cải cách ruộng đất của đảng Lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của các đồng chí Lưu Shao Shi, Van Sha San. Kính đề nghị Ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gởi lời chào cộng sản (nghĩa là lời chào cùng giết người!)
Hồ chí Minh. 31/10/1952.”
Kết qủa của lá thư xin giết người Việt Nam, và cùng chung ý niệm “ lời chào cộng sản” của Hồ chí Minh là chỉ trong vòng hơn 3 năm sau, từ tháng 7-1953 đến 1956, có hơn 172,000 trưởng gia đình của Việt Nam bị Hồ chí Minh giết trong mùa đấu tố để đánh cướp toàn bộ tài sản, đất đai của họ. Và có đến khoảng 400,000 người khác bị đưa đi tập trung trong các trại gọi là cải tạo sau khi Hồ đã tước đoạt lấy toàn bộ tài sản của họ. Và theo những tin tức từ các nạn nhân hơn là sổ sách của nhà nước Việt cộng cho thấy, số những người sống sót và trở về sau hơn 10 hay 20 năm khổ sai chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay mà thôi.
b. Đỉnh cao sự nghiệp.
Từ xưa, trong lịch sử không phải là không có chuyện sau khi lên ngôi nhiều vua chúa đã giết hại công thần để bảo vệ ngôi báu của mình. Tuy nhiên, họ thường ném đá dấu tay, không có một ai giết người hỗ trợ tổ chức của mình bằng một văn bản không những chỉ là vô ơn bất nghĩa, nhưng còn là bất nhân, vô đạo như Hồ chí Minh. Tệ hơn thế, hành động giết người Việt Nam của Y không phải chỉ là việc bảo vệ quyền lực cho mình, nhưng là việc phải cúi đầu thi hành những yêu sách của cố vấn Tàu. Theo đó, tội ác này không chỉ là điều đáng ghê tởm. Nó còn đời đời là một xỉ nhục cho kẻ thực hiện, cũng như cho tổ chức của Y đã nhờ đó mà sống.
Để mục kích sự việc rõ ràng hơn, xin mời qúy độc gỉa đọc lại bài viết cơ bản làm nòng cốt cho mùa đấu tố. Bài viết gian trá đã thể hiện tất cả nỗi lòng của Hồ chí Minh trong “Địa chủ ác ghê,: … Mụ địa chủ Cát-hanh-Long (Nguyễn thị Năm) cùng hai đứa con (khi đó hai người con của bà mang cấp bậc Trung tá và Thiếu tá đang tại ngũ trong quân đội nhân dân) và mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân. - Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng….
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!...(trích đoạn)
(21-7-1953)
C.B. Hồ chí Minh.”
Dĩ nhiên, sự độc ác, man rợ của Hồ chí Minh không phải chỉ thể hiện trong một bản cáo trạng này. Nhưng nó còn được nhắc đến trong nhiều văn bản khác nữa. Trong “Tôi Bỏ Đảng”, cựu đảng viên cộng sản Hoàng hữu Quýnh, có kể lại lời Hồ chí Minh căn dặn cán bộ, đảng viên cộng sản giết người lạnh lùng như giết con gà, con vịt như sau “…Mỗi lần các chú giết được Tây hoặc Việt gian ( lính ngụy) thì phải viết giắt cài lên áo tội trạng… Nếu muốn cho xác người chìm xuống (có lẽ ý muốn nói là thủ tiêu) thì các chú phải mổ bụng và bổ đôi cái bao tử thì cái xác mới chìm xuống được…” Từ lời dạy đó, cho nên cách giết người dã man, lạnh lùng mang dấu ấn Hồ Chí Minh rất phổ biến trong cuộc cải cách ruộng đất. Đây chính là những nét ghê tởm mà HH Quýnh đã diễn tả về Hồ chí Minh sau khi đã chứng kiến cảnh giết ngưòi của Y: “Nghĩ đến đó tôi bỗng giật mình, sợ bác như sợ ma. Tôi không tin ở bác. Hình như bác có cái gì bí ẩn, giấu giếm. Vẻ mặt bác gian ác, con người bác nhiều thủ đoạn. Tôi lạnh toát mồ hôi” (trang 130)
Dĩ nhiên, bài viết “địa chủ ác ghê” sẽ đời đời còn lưu lại với tên tuổi của Hồ chí Minh. Bởi lẽ, sau khi viết nó được công bố như bản cáo trạng trong ngày khai mạc mùa đấu tố. Đã thế, chính Hồ chí Minh và Đặng xuân Khu, kẻ thì “bịt râu che mặt” kẻ thì “đeo kính râm” ( Đèn Cù, Trần Đĩnh) đã đích thân đến dự buổi đầu tố bà Nguyễn thị Năm. Điều này cho thấy chủ trương giết người Việt Nam của Y theo kế hoạch của Tàu còn tàn độc hơn sức người ta tưởng tượng ra. Nó thật đúng như lời Y xác quyết:
“Viết không hết tội (của Hồ), dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác (cộng sản), dù tát cạn nước bể! (Họa theo hai câu kết trong bài Địa chủ ác ghê của Hồ chí Minh).
IV. Về cội.
Lê chiêu Thống cuốn gói sang Tàu và chết ở đó. Xác Y, sau này theo di chiếu đã được đưa về Việt Nam vào đời Tự Đức?
Phần Hồ chí Minh thì chết trên giường ở Hà Nội nhưng lòng lại mơ ước được bỏ xác bên Tàu. Bằng chứng là Y đã xin một ca sỹ Tàu hát cho Y nghe bài hát Tàu mà Y yêu mến lần cuối trong lúc tay bắt chuồn chuồn. Trong khi đó, đứa con rơi của Y với Nông thị Xuân là Nguyễn tất Trung đang phủ phục bên giường, nhưng Y vẫn không ngó ngàng gì tới! Hồn Y đã về cội Tàu!
V. Bàn về chuyện “ khóc” sau khi giết ngườì của vua quan.
Nhiều người cho rằng, chuyện giết người của vua quan là thường. Riêng chuyện Hồ chí Minh “khóc” sau khi giết hơn 172000 người Việt Nam trong mùa đấu tố lại là chuyện lạ, bất thường! Việc này được ông Nguyễn Minh Cần, nguyên ủy viên trung ương, phó chủ tịch thành phố Hà Nội cho biết như sau: “Nhân đây, xin nói rõ: một vài người viết không đúng là cuộc mít tinh tổ chức tại sân vận động Hàng Đẫy ngày 29-10-56 và ông Hồ đã đến dự và khóc trước dân chúng”. Vì Hà Nội được giao cho việc tổ chức mít tinh nên tôi biết rõ. Hồi đó, chúng tôi được giải thích: ‘Bác đến không tiện’, nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra ‘chịu trận’ thay mình, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng.”.
Sau đó, ông Cần còn cho biết: “…ảnh ông Hồ khóc thì tôi không biết ông khóc và chụp ở đâu? Hoặc người ta đóng lại sau này mà tôi không rõ. Cũng như chuyện ông Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 mà sau này ta thấy phổ biến một bản ghi âm và ghi hình thì tôi biết rõ đó là ông đóng lại cho người ta quay phim và ghi âm, chứ hồi năm 1945 làm gì có chuyện vừa quay phim vừa ghi âm như thế được.”. Như thế mọi gỉa trá, láo lếu của Hồ chí Minh và của cộng sản đã bị chính lãnh đạo của VC vạch mặt.
VI. Cuộc chiến thắng và chuyện của những người cầm rổ. ( Kỳ sau).
Bảo Giang
17-6-2017.
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh,
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn…”( Nguyễn Trãi)
Đây có phải là những câu chuyện của Việt Nam hôm nay không?
Tôi cho rằng, rồi đây lịch sử Việt Nam sẽ công khai tên tuổi những kẻ bán nước cầu vinh cho mọi người dân được biết, đồng thời, cũng sẽ minh định vị trí thấp cao của những cái tên Hồ chí Minh, Lê chiêu Thống và Trần ích Tắc trong danh sách này... Rồi ở đó, Lịch sử cũng sẽ xác minh được lý lịch thực sự của Hồ chí Minh là Tàu hay Việt. Và lẽ dĩ nhiên, những kẻ theo theo Hồ như Phạm văn Đồng, Lê Duẩn, Võ nguyên Giáp, hoặc giả Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Lê khả Phiêu hay Nguyễn phú Trọng và những thừa tự bán nước buôn dân của chúng cũng không thể tránh được trách nhiệm đối với dân tộc và đất nước Việt Nam trong những cái chết và cuộc mở đường cho Tàu cộng xuôi Nam.
Đây dĩ nhiên là chuyện đường dài, chẳng phải của riêng ai, nhưng là của mọi người, của đất nước. Lớp đi trước đưa ra những sự kiện để ngưòi đi sau có được sự đánh gía chuẩn xác. Theo đó, trong phạm vi nhỏ bé của bài viết này, tôi chỉ xin được ghi lại đôi chút “công lao” của hai cái tên cốt cán mà việc làm của họ có những đường nét giống nhau và đã tạo nên nghiệp chướng, lẫn đau thương, uất nghẹn cho nhà Việt Nam hôm nay là Hồ chí Minh và Lê chiêu Thống mà thôi.
I. Lê chiêu Thống.
Theo sử liệu còn ghi lại, Lê chiêu Thống tên thật là Lê Duy Khiêm. (1763-1795). Khi lên ngôi lại đổi là Lê Duy Kỳ, là vị hoàng đế thứ 16 và cuối cùng của nhà Lê trung hưng, Y giữ ngôi vị từ cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 tới đầu tháng 1 năm 1789. Lê chiêu Thống đã sang cầu viện nhà Mãn Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng lấy lại ngai vàng. Đây là hành vi "bán nước", "cõng rắn cắn gà nhà", nếu như không muốn nói là phản nghịch với tiền nhân và tổ quốc. Bởi vì chính các ngài đã lấy máu xương của mình để xua đuổi quân hung nô ra khỏi biên cương trước đây. Nay Lê chiêu Thống lại đích thân mời quân cướp nước vào nhà minh để tranh quyền.
Khi quân Mãn Thanh tràn sang, nhà Tây Sơn không đón đánh, trái lại, bỏ trống Thăng Long để lui về giữ Tam Điệp. Tháng 10 năm Mậu Thân (1788), quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy đưa Lê chiêu Thống về lại Thăng Long. Nhà Thanh phong cho Chiêu Thống làm An Nam quốc vương. Kể từ đây, Chiêu Thống tin tưởng, trông cậy hoàn toàn vào nhà Thanh. Việc nước của nhà “vua” lúc đó chỉ là luận công những người hộ giá và trị tội những người theo Tây Sơn. Phần lãnh đạo trong ngoài đều nằm trong tay Tôn sĩ Nghị.
Kết cục: vào tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789), Vua Quang Trung kéo quân ra Bắc Hà, chỉ một trận quét sạch 29 vạn quân Thanh. Lê chiêu Thống lại khăn gói theo bại quân nhà Thanh chạy sang Tàu. Từ đây, Chiêu Thống tiếp tục xin nhà Thanh cho quân cứu viện. Nhà Thanh, phần sợ Quang Trung, nên chỉ hứa hão với Lê chiêu Thống mà không dám ra quân nữa.
II. Hồ chí Minh
1. Phần lý lịch:
Hồ Chí Minh (1890- 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh quán tại làng Sen, Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, là một trong những ngưòi thành lập đảng cộng sản Việt Nam. Hồ chí Minh có gốc là người Việt Nam. Tuy nhiên lý lịch của Y từ sau 1933 trở nên mờ ám và có nhiều nguồn tin cho rằng Y là Hồ tập Chương cũng gọi là Hồ Quang người Hẹ, thế vai? Nguyễn Sinh Cung là con của phó bảng Nguyễn sinh Sắc (1862-1929). Nguyễn sinh Sắc được bổ làm quan, nhưng vì đánh chết người trong lúc say rượu nên bị biếm. Sau khi bị biếm chức, Nguyễn sinh Sắc vào nam và sống lang thang bằng nghề bốc thuốc nam!
Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ (Sung Man Chó), Nguyễn tất Thành cũng gọi là Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt. Tờ L’Humanite’ số ra ngày 9 tháng 6 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông, đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Theo đó, người có tên là Hồ chí Minh là chủ tịch đảng CS, chủ tịch nước CS/BV được cho là Nguyễn sinh Cung có tên là Hồ tập Chương, cũng gọi là Hồ Quang, người Tàu, gốc Hẹ?
2. Di sản và sự nghiệp.
Lề chiêu Thống hình như chẳng để lại mấy văn bản có ý nghĩa. Riêng HCM, dù chưa học hết lớp 6 ở trường Quốc Học Huế, nhưng theo những nhà sử học và biên khảo Việt cộng thì Y có 172 bút danh, bí danh, Y còn để lại khá nhiều sách vở và những bài báo và thư tín bằng nhiều thứ tiếng như Tàu, Việt, Pháp cả Nga ngữ nữa. Tuy nhiên, di cảo (bản viết tay) của những bài viết này là không có nhiều, duy bản thảo được gọì là “ di chúc” của Y thì còn nguyên nét chữ nguệch ngoạc với nhiều chổ tẩy xoá, hay gạch đi và viết lại.
Nhìn chung, bản thảo này hoàn toàn không có một chút dáng dấp, văn mạch, ý nghĩa nào so với những bài viết nghị luận, quan điểm hay tố cáo gian như dưới nhiều cái tên khác nhau, được cho là của Hồ viết trước đó.Theo các nhà chuyên sử của chế độ CS thì bản “di chúc” này là nền tảng còn lại để xây dựng chế độ. Người bình thường, không dị tật, có thể viết trong nửa buổi, nhưng người có trình độ như Hồ đã phải mất nhiều năm mới hoàn thành!
3. Rước Tàu về dày xéo quê hương Việt Nam.
Tuy rất khác nhau về danh phận, một bên là ông vua rồi mất ngôi vị, và một bên là đảng viên đảng cộng sản Tàu. Nhưng cả hai, Lê chiêu Thống và Hồ chí Minh đều là những người phải cậy nhờ vào thế lực của Tàu để xây dựng sự nghiệp. Tuy nhiên sự thành bại của họ lại dài ngắn khác nhau.
Theo sử liệu, Lê chiêu Thống, nhờ vào sự bao bọc của Tàu dưới trướng của Tôn sĩ Nghị đã có được một thời gian làm Vua. Tuy nhiên, ngay khi Vua Quang Trung thân chinh Bắc Hà, Lê chiêu Thống và đoàn tùy tùng đã phải cuốn gói chạy theo đoàn quân thất trận của Tôn sĩ Nghị sang Tàu để sống nhờ những ngày cuối đời.
Trong khi đó Hồ chí Minh nổi bật hơn. Y là đảng viên đảng cộng sản Trung quốc. Y có chủ trương “đánh đến người Việt Nam cuối cùng để dành đất trống cho Trung cộng tràn sang”! Đó là lý do trước khi xâm nhập Việt Nam, Hồ Chí Minh đã lập cam kết với Trung cộng bằng “lời hứa danh dự” với 2 viên tướng Tàu thay mặt cho Mao trạch Đông là Trần Canh và Vi Quốc Thanh vào năm 1926. Để rồi bốn năm sau, năm 1930, sau khi đứng ra thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hồ chí Minh đã khẳng định lại một lần nữa với Chu Ân Lai là: “Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa….”.
Như thế, nếu chuyện bán nưóc của Nguyễn văn Linh còn đời đời ở lại với sử sách Việt Nam bằng một lời than: “Tôi biết rằng đi theo TQ là mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất Đảng.” thì Hồ chí Minh lẽ nào thua Y? Bởi lẽ, trong Giao Ứớc có tên “Bản Ghi nhớ hợp tác Việt Trung” số hiệu (VT/GU- 0212) đã ký ngày 12/06/1953 tại Quảng Tây giữa Hồ và Mao như sau:
“Điều 1: Chính phủ Trung Quốc đồng ý viện trợ vũ khí theo yêu cầu chi viện của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra sẽ gửi các cố vấn, chuyên gia quân sự để giúp đỡ quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 2: Đảng Lao động do đồng chí Hồ Chí Minh lãnh đạo đồng ý sáp nhập đảng Lao Động Việt Nam là một bộ phận của đảng cộng sản Trung Quốc.
Điều 3: Hai bên thống nhất Việt Nam dân chủ cộng hòa là một bộ phận của cộng hòa nhân dân Trung Hoa…. ( Phụ lục đính kèm).
Ký tên: Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông “(Đặng chí Hùng, )
Như thế công nghiệp của Hồ chí Minh tạo nên ở Việt Nam là do toàn sức, toàn lực của Trung cộng góp vốn. Theo đó, Y và những kẻ theo Y có ký giao Hoàng Sa, Trường Sa, hay đường biên giới, hoặc gỉa, từng phần đất hay trọn vẹn cả gói cho Trung cộng cũng chẳng có gì lạ! Bởi lẽ:
Về quân số. Tổng số binh lính dưới tay Tôn sĩ Nghị được ghi là 29 vạn. Tuy nhiên, về quân số bộ đội Trung cộng nhập địa Việt Nam vào thời Hồ chí Minh và sau này không ai có thể biết rõ được là bao nhiêu. Chúng ta chỉ có một số liệu nhỏ nhoi theo văn bản của chính viên phụ tá Vi quốc Thanh sau này viết hồi ký cho Thanh đã nói đến như sau:
“Quy định mỗi Dã chiến đoàn nói trên, tuyển chọn điều động đủ số cán bộ làm cố vấn cho đại đoàn VN (bao gồm ba cấp đại đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn). Đoàn Dã chiến 3 phụ trách tuyển chọn điều động cố vấn và nhân viên công tác của Ban chỉ huy Đoàn cố vấn. Từ đây, Đảng uỷ và Thủ trưởng Đại học quân chính Hoa Đông thành lập Ban chỉ huy Đoàn cố vấn với Tổng đội trưởng Mai Gia Sinh... Chủ nhiệm Ban chính trị Tổng đội số 3 Lý Văn Nhất làm cố vấn chính trị Ban chỉ huy. Chính uỷ Tổng đội số 3 là Đặng Dật Phàm... Theo báo cáo lên Quân uỷ Trung ương, trong đó có 59 đoàn cán bộ cấp từ tiểu đoàn trở lên. Toán đầu có 281 người kể cả thư ký, nhân viên cơ yếu và cảnh vệ,
Trước đó, Trung ương đã cử Trần Canh làm đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trong ban cố vấn và lãnh đạo đảng CS/VN. Trần Canh dẫn đầu toàn thể cán bộ của một đại đoàn được Dã chiến quân số 2 tuyển chọn, điều động làm cố vấn đã lên đường từ Côn Minh sang Việt Nam từ trước... Trần Canh và Vi Quốc Thanh đã quen biết nhau từ lâu. Trong cuộc trường chinh hai vạn năm nghìn dặm, khi Trần Canh làm đoàn trưởng đoàn cán bộ Trung ương thì Vi Quốc Thanh là Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Trần Canh. (Hồi ký của Vi quốc Thanh). Theo đó thân phận của Hồ chí Minh không khá hơn Lê chiêu Thống trong giai đoạn này.
III. Sự khác biệt trên đường nương tựa vào Tàu để tiến thân:
Ngày 5/3/1953, Hồ Chí Minh nói với Vi Quốc Thanh trên đường trở về Việt Nam sau khi sang Liên Sô: “ Năm nay chúng tôi sẽ triển khai cải cách ruộng đất quy mô lớn ở căn cứ địa Việt Bắc, bởi vì “ Người ”( ám chỉ Stalin) đã đồng ý. ( Hồi ký Vi quốc Thanh). Điều này cho thấy:
1. Lê chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh với tư cách là một ông vua mất nước, nhưng không để lại văn bản bán nước cũng như không nhận lệnh phải giết người VN cho vui lòng quan thày.
2. Trong khi đó, Hồ chí Minh được Tàu trợ giúp vì Y là đảng viên đảng cộng sản Tàu. Theo đó Hồ phải làm báo cáo với Mao và Stalin về những công tác được giao phó. Từ đó, các văn bản còn để lại như sau:
a. Thư gởi Stalin.
Tưỏng cũng nên nhắc qua, Stalin là chủ tịch nhà nước Liên Sô, kẻ đã đẩy hàng chục triệu ngưòi Liên Sô vào chỗ chết vì từ “cách mạng” của Y. Ngày nay, sau năm 1989, hầu như tất cả các tượng đài của Y tại Liên sô, hay ở các nước cộng sản Đông Âu đã bị người dân đập bỏ. Phần nhà lãnh đạo Liên Sô sau này là TT và hiện nay là Thủ tướng Dmitry Medvedev đã đánh gía Stalin như sau”: “ Stalin là một kẻ độc tài đã phạm các tội ác chống lại nhân dân, chống lại nhân loại”. Phần đánh gía này đúng hay sai, cả thế giới đều đã rõ. Tuy nhiên, trong mắt Hồ chí Minh, Stalin lại là một ông chủ, một bậc thầy vĩ đại mà suốt đời Y muốn được làm tôi mọi và xin được bước đi theo chân Y:
“ Đồng chí Stalin kính mến,
Tôi xin gởi đến Ngài chương trình cải cách ruộng đất của đảng Lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của các đồng chí Lưu Shao Shi, Van Sha San. Kính đề nghị Ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gởi lời chào cộng sản (nghĩa là lời chào cùng giết người!)
Hồ chí Minh. 31/10/1952.”
Kết qủa của lá thư xin giết người Việt Nam, và cùng chung ý niệm “ lời chào cộng sản” của Hồ chí Minh là chỉ trong vòng hơn 3 năm sau, từ tháng 7-1953 đến 1956, có hơn 172,000 trưởng gia đình của Việt Nam bị Hồ chí Minh giết trong mùa đấu tố để đánh cướp toàn bộ tài sản, đất đai của họ. Và có đến khoảng 400,000 người khác bị đưa đi tập trung trong các trại gọi là cải tạo sau khi Hồ đã tước đoạt lấy toàn bộ tài sản của họ. Và theo những tin tức từ các nạn nhân hơn là sổ sách của nhà nước Việt cộng cho thấy, số những người sống sót và trở về sau hơn 10 hay 20 năm khổ sai chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay mà thôi.
b. Đỉnh cao sự nghiệp.
Từ xưa, trong lịch sử không phải là không có chuyện sau khi lên ngôi nhiều vua chúa đã giết hại công thần để bảo vệ ngôi báu của mình. Tuy nhiên, họ thường ném đá dấu tay, không có một ai giết người hỗ trợ tổ chức của mình bằng một văn bản không những chỉ là vô ơn bất nghĩa, nhưng còn là bất nhân, vô đạo như Hồ chí Minh. Tệ hơn thế, hành động giết người Việt Nam của Y không phải chỉ là việc bảo vệ quyền lực cho mình, nhưng là việc phải cúi đầu thi hành những yêu sách của cố vấn Tàu. Theo đó, tội ác này không chỉ là điều đáng ghê tởm. Nó còn đời đời là một xỉ nhục cho kẻ thực hiện, cũng như cho tổ chức của Y đã nhờ đó mà sống.
Để mục kích sự việc rõ ràng hơn, xin mời qúy độc gỉa đọc lại bài viết cơ bản làm nòng cốt cho mùa đấu tố. Bài viết gian trá đã thể hiện tất cả nỗi lòng của Hồ chí Minh trong “Địa chủ ác ghê,: … Mụ địa chủ Cát-hanh-Long (Nguyễn thị Năm) cùng hai đứa con (khi đó hai người con của bà mang cấp bậc Trung tá và Thiếu tá đang tại ngũ trong quân đội nhân dân) và mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân. - Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng….
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!...(trích đoạn)
(21-7-1953)
C.B. Hồ chí Minh.”
Dĩ nhiên, sự độc ác, man rợ của Hồ chí Minh không phải chỉ thể hiện trong một bản cáo trạng này. Nhưng nó còn được nhắc đến trong nhiều văn bản khác nữa. Trong “Tôi Bỏ Đảng”, cựu đảng viên cộng sản Hoàng hữu Quýnh, có kể lại lời Hồ chí Minh căn dặn cán bộ, đảng viên cộng sản giết người lạnh lùng như giết con gà, con vịt như sau “…Mỗi lần các chú giết được Tây hoặc Việt gian ( lính ngụy) thì phải viết giắt cài lên áo tội trạng… Nếu muốn cho xác người chìm xuống (có lẽ ý muốn nói là thủ tiêu) thì các chú phải mổ bụng và bổ đôi cái bao tử thì cái xác mới chìm xuống được…” Từ lời dạy đó, cho nên cách giết người dã man, lạnh lùng mang dấu ấn Hồ Chí Minh rất phổ biến trong cuộc cải cách ruộng đất. Đây chính là những nét ghê tởm mà HH Quýnh đã diễn tả về Hồ chí Minh sau khi đã chứng kiến cảnh giết ngưòi của Y: “Nghĩ đến đó tôi bỗng giật mình, sợ bác như sợ ma. Tôi không tin ở bác. Hình như bác có cái gì bí ẩn, giấu giếm. Vẻ mặt bác gian ác, con người bác nhiều thủ đoạn. Tôi lạnh toát mồ hôi” (trang 130)
Dĩ nhiên, bài viết “địa chủ ác ghê” sẽ đời đời còn lưu lại với tên tuổi của Hồ chí Minh. Bởi lẽ, sau khi viết nó được công bố như bản cáo trạng trong ngày khai mạc mùa đấu tố. Đã thế, chính Hồ chí Minh và Đặng xuân Khu, kẻ thì “bịt râu che mặt” kẻ thì “đeo kính râm” ( Đèn Cù, Trần Đĩnh) đã đích thân đến dự buổi đầu tố bà Nguyễn thị Năm. Điều này cho thấy chủ trương giết người Việt Nam của Y theo kế hoạch của Tàu còn tàn độc hơn sức người ta tưởng tượng ra. Nó thật đúng như lời Y xác quyết:
“Viết không hết tội (của Hồ), dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác (cộng sản), dù tát cạn nước bể! (Họa theo hai câu kết trong bài Địa chủ ác ghê của Hồ chí Minh).
IV. Về cội.
Lê chiêu Thống cuốn gói sang Tàu và chết ở đó. Xác Y, sau này theo di chiếu đã được đưa về Việt Nam vào đời Tự Đức?
Phần Hồ chí Minh thì chết trên giường ở Hà Nội nhưng lòng lại mơ ước được bỏ xác bên Tàu. Bằng chứng là Y đã xin một ca sỹ Tàu hát cho Y nghe bài hát Tàu mà Y yêu mến lần cuối trong lúc tay bắt chuồn chuồn. Trong khi đó, đứa con rơi của Y với Nông thị Xuân là Nguyễn tất Trung đang phủ phục bên giường, nhưng Y vẫn không ngó ngàng gì tới! Hồn Y đã về cội Tàu!
V. Bàn về chuyện “ khóc” sau khi giết ngườì của vua quan.
Nhiều người cho rằng, chuyện giết người của vua quan là thường. Riêng chuyện Hồ chí Minh “khóc” sau khi giết hơn 172000 người Việt Nam trong mùa đấu tố lại là chuyện lạ, bất thường! Việc này được ông Nguyễn Minh Cần, nguyên ủy viên trung ương, phó chủ tịch thành phố Hà Nội cho biết như sau: “Nhân đây, xin nói rõ: một vài người viết không đúng là cuộc mít tinh tổ chức tại sân vận động Hàng Đẫy ngày 29-10-56 và ông Hồ đã đến dự và khóc trước dân chúng”. Vì Hà Nội được giao cho việc tổ chức mít tinh nên tôi biết rõ. Hồi đó, chúng tôi được giải thích: ‘Bác đến không tiện’, nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra ‘chịu trận’ thay mình, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng.”.
Sau đó, ông Cần còn cho biết: “…ảnh ông Hồ khóc thì tôi không biết ông khóc và chụp ở đâu? Hoặc người ta đóng lại sau này mà tôi không rõ. Cũng như chuyện ông Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 mà sau này ta thấy phổ biến một bản ghi âm và ghi hình thì tôi biết rõ đó là ông đóng lại cho người ta quay phim và ghi âm, chứ hồi năm 1945 làm gì có chuyện vừa quay phim vừa ghi âm như thế được.”. Như thế mọi gỉa trá, láo lếu của Hồ chí Minh và của cộng sản đã bị chính lãnh đạo của VC vạch mặt.
VI. Cuộc chiến thắng và chuyện của những người cầm rổ. ( Kỳ sau).
Bảo Giang
17-6-2017.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 2)
Vũ Văn An
19:01 17/06/2017
Tại sao Giáo Hội lại quan trọng?
Đối với người Công Giáo, ngẫm nghĩ về số phận Giáo Hội của họ không phải là một thao tác đòi phải biện minh. Bất chấp họ có hòan toàn chấp nhận tuân theo nền thần học chính thức hay không, phần đông người Công Giáo, ngay trong xương thịt, đều cảm nhận điều này: Giáo Hội là nơi họ gặp gỡ Thiên Chúa, nơi niềm khát khao thần linh và siêu việt của họ được thỏa mãn. Nó là nhà thiêng liêng của họ, là gia đình của họ. Dù Đạo Công Giáo vốn dĩ là một tôn giáo truyền giáo, luôn tìm kiếm các tân tòng, nhưng, xét về nhiều cách, nó cũng là một tôn giáo truyền thống và của tổ tiên, theo nghĩa phần lớn các thành viên đều sinh trưởng trong đó. Ngay những người Công Giáo bỏ đạo đôi lúc cũng cảm nhận được sức lôi kéo của nó, một tâm tư từng được nắm bắt trong “Portrait of the Artist as a Young Man” của James Joyce, trong đó, nhân vật chính, Stephen Dedalus, tuyên bố với một người bạn rằng mình đã mất đức tin. Khi người bạn hỏi xem anh có ý định trở thành một người Thệ Phản hay không, thì Stephen trả lời: “tôi nói tôi mất đức tin, chứ đâu có nói tôi mất lòng tự trọng”.
Tuy nhiên, đối với người không phải là Công Giáo, rất có thể không hiển nhiên đến thế khi dùng thì giờ khai triển một hiểu biết nào đó về Đạo Công Giáo. Bởi thế, sau đây là ba lý do tại sao mọi người nên biết ít nhất một điều gì đó về Đạo Công Giáo.
1. Tôn giáo không biến mất
Dù người bất khả tri hay vô thần dấn thân nhất đi nữa cũng phải nhìn nhận rằng những tiên đoán chắc nịch mới được đưa ra gần đây về sự xuống dốc không thể nào tránh được của tôn giáo đã bị chứng minh là sai lầm một cách không ngờ. Thay vào đó, cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã chứng kiến một sự tái xuất hiện tôn giáo rất mạnh mẽ như là lực đẩy chính trong nhân bản sự vụ. Có lẽ chúng ta nên định thời biểu cho việc phục hồi tôn giáo này trong khoảng 12 tháng giữa các năm 1978 và 1979, khi Đức Gioan Phaolô II được bầu làm giáo hoàng của Giáo Hội Công Giáo, do đó đã khởi động cả một chuỗi domino, dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản, và khi Ayatollah Khomeini, như vũ bão, nắm quyền lực tại Itan, khởi động nhiều làn sóng phục hung Hồi Giáo khắp thế giới. Chúng ta cũng có lý khi thêm việc bầu Ronald Reagan làm tổng thống sau đó không lâu; ông chính là ứng cử viên tổng thống đầu tiên thời hiện đại minh nhiên coi các cử tri tôn giáo như yếu tố cốt lõi cho căn cứ chính trị của mình.
Đôi khi sức mạnh của xác tín tôn giáo có tính phá hoại, điển hình hiển nhiên nhất chính là cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9. Nhưng trong các dịp khác, xác tín này có tính gợi hứng, như cuộc tranh đấu bất bạo động của Dalai Lama chống đàn áp của Trung Quốc ở Tây Tạng. Dù sao, sự kiện thực nghiệm hết sức vững vàng vẫn là: đại đa số người trên địa cầu này có những niềm tin tôn giáo mạnh mẽ, và các niềm tin này, dù xấu hay tốt, đều ảnh hưởng tới cách người ta dấn thân vào thế giới. Năm 2003, David Brooks cho đăng một bài trên tờ Atlantic Monthly, nhận định rằng giai cấp ưu tú thế tục (như những người biên tập của tờ báo này) bị quên lãng là do sức mạnh của tôn giáo. Ông viết: “Cả một thác Niagara vĩ đại của lòng sùng mộ tôn giáo ập xuống quanh họ, trong lúc họ đứng trì độn và khô cằn trong chiếc hang nhỏ của óc hẹp hòi bản thân”.
Dưới góc độ trên, khảo sát các thực tại hiện nay và các viễn tượng tương lai của một cơ chế tôn giáo lớn nhất và được tổ chức tập quyền hơn hết trên trái đất này, ít nhất, cũng là điều bắt buộc đối với bất cứ ai muốn hiểu thế giới, hệt như họ muốn hiểu Liên Hiệp Quốc, hay Tòa Bạch Ốc, hoặc Microsoft.
2. Thông thạo văn hóa
Hơn 2,000 năm nay, Kitô Giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo Rôma nói riêng, vốn là một trong các cột trụ chính của nền văn minh Tây Phương. Không tài nào hiểu thấu nghệ thuật, âm nhạc, văn chương, hoặc lịch sử Tây Phương, nếu không ít nhất nắm được những điều căn bản của Đạo Công Giáo. Bạn sẽ thấy các dấu chân lớn nhỏ của nó khắp các nẻo đường khác nhau cho tới cả ngôn ngữ ta đang nói. Đây là một thí dụ rất thường thấy: khi các nhà ảo thuật nói “hocus pocus” lúc rút con thỏ từ chiếc nón ra, họ đã vô tình nhắc đến Thánh Lễ của người Công Giáo. Vì một số người cho rằng câu này là kiểu nói bồi của công thức Latinh: Hoc est corpus meum (Này là Mình Ta) được linh mục đọc khi “truyền phép”. Nói một cách có lịch sử hơn, khi một chính khách nói tới việc phát động “một thập tự chinh” (crusade) chống thuế khóa, kỳ thị chủng tộc, hay ma túy, thì họ quả đang nhắc đến các Thập Tự Chinh nguyên thủy thuộc các thế kỷ thứ mười và thứ mười một, khi các quân vương và hiệp sĩ Âu Châu, được Đức Giáo Hoàng hỗ trợ, đã khởi động một cuộc chiến tranh phương xa để lấy lại Đất Thánh từ tay người Hồi Giáo.
Trên một bình diện sâu hơn, sự thành thạo về Công Giáo là một đòi hỏi có tính căn bản đối với bất cứ cố gắng nào nhằm làm cho cảm thức về quá khứ và hiện tại của ta thành có nghĩa. Chẳng hạn, bạn sẽ không thể nào hiểu được ý niệm thời danh của Max Weber về “nền đạo đức Thệ Phản về việc làm” như lực đẩy chính đứng đàng sau chủ nghĩa tư bản, nếu không có một thông tin nguồn nào về cuộc tranh cãi nổi tiếng giữa người Công Giáo và người Thệ Phản về việc liệu đức tin hay việc làm là chìa khóa dẫn vào ơn cứu rỗi. Lấy một điển hình gần đây hơn, các giám mục Hoa Kỳ hiện nay được coi như một trong các bên quan trọng trong cuộc tranh luận toàn quốc về cải tổ chăm sóc y tế, vì đã khuôn định một phần vấn đề nêu ra theo ngôn ngữ tự do tôn giáo. Quả khó mà hiểu được tại sao các ngài lại bị ám ảnh như thế nếu không nắm được truyền thống không mấy đáng tự hào chống Công Giáo trong lịch sử Hiệp Chúng Quốc.
Tóm lại, dù bạn có chia sẻ các niềm tin của Công Giáo hay không, biết một điều gì đó về Giáo Hội là điều sine qua non (không thể thiếu) để hiểu thế giới văn hóa trong đó, chúng ta đang sống.
3. Ảnh hưởng chính trị
Trong những điều làm cho Đạo Công Giáo trở thành đặc trưng là: nó là tôn giáo duy nhất trên thế giới có ngoại giao đoàn riêng của mình. Tòa Thánh, một hạn từ để chỉ vị thế đứng đầu của Đức Giáo Hoàng như nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, đã được thừa nhận là một thực thể có chủ quyền theo luật quốc tế, và có liên hệ ngoại giao với đại đa số các quốc gia trên thế giới. Tính đến năm 2012, Tòa Thánh có liên hệ song phương với 179 quốc gia trong số 193 quốc gia được Liên Hiệp Quốc thừa nhận. Các nước bất đồng duy nhất bao gồm các quốc gia không có liên hệ với bất cứ ai như Bắc Hàn, và những quốc gia không nhìn nhận Vatican vì lý do tôn giáo hay ý thức hệ như Saudi Arabia, Trung Quốc và Việt Nam. Tòa Thánh cũng có tư cách quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc. Giáo Hội rất tự hào với thế đứng ngoại giao độc đáo của mình, coi mình như tiếng nói của lương tâm trong vụ việc của con người.
Điển hình hiển nhiên nhất của vốn liếng chính trị đang hoạt động này là vai trò do Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thủ diễn trong việc kết liễu chủ nghĩa Cộng Sản. Dù các sử gia vẫn còn tranh luận xem phải phân chia công trạng chính xác ra sao, liệu “quyền lực mềm” của Đức Gioan Phaolô II hay “quyền lực cứng” của Reagan và Thatcher giữ vai trò chính, nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng bức tranh sẽ rất khác nếu vị giáo hoàng người Ba Lan không gợi hứng và nâng đỡ phong trào Đoàn Kết tại quê hương sinh trưởng của ngài, nhờ thế đã phát động cuộc cách mạng tinh thần khắp đế quốc Xôviết cũ.
Đây không hề là một trường hợp riêng rẽ. Cuối thập niên 1970, các nhà ngoại giao của Vatican đã thương thảo một hiệp ước nhằm ngăn cản Chile và Argentina, cả hai nước cùng bị cai trị bởi độc tài quân phiệt, khỏi gây chiến để giành Các Đảo Beagle. Một phong trào Công Giáo có tên Cộng Đồng Sant’Egidio, với sự hỗ trợ âm thầm của Vatican, đã môi giới một kế hoạch hòa bình vào năm 1992 chấm dứt cuộc nội chiến lâu năm tại Mozambique. Đã đành, các can thiệp như thế này không thành công một cách đồng bộ. Thí dụ, cố Tổng Thống Pháp Francois Mitterand đổ lỗi cho Vatican đã khơi mào chiến tranh tại vùng Balkan đầu thập niên 1990 bằng cách thừa nhận quá sớm nền độc lập của Croatia và Slovenia, hai quốc gia chủ yếu theo Công Giáo, tách khỏi Yugoslavia cũ. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lãnh đạo phe đối lập tinh thần chống lại cuộc xâm lăng Iraq năm 2003 do Hoa Kỳ lãnh đạo, nhưng đã thất bại, không ngăn chặn được nó. Tuy nhiên, dù thất bại, Giáo Hội vẫn đã đóng một vai trò nào đó trong cuộc chiến này.
Ảnh hưởng của Giáo Hội tại Hoa Kỳ cũng không kém. Có gần 67 triệu người Công Giáo Hoa Kỳ, khoảng một phần tư tổng dân số nước này; điều này có nghĩa họ là khối cử tri quan trọng. Điều này đặc biệt đúng khi người Công Giáo phần lớn tập trung tại các tiểu bang “ngả nghiêng” (swing) như Ohio, Pensylvania, và Wisconsin. Đã đành, không hề có “lá phiếu Công Giáo” độc khối. Trong bất cứ cuộc bầu cử tổng thống nào, gần 45% người Công Giáo có chiều hướng bầu cho Dân Chủ, và cũng 45% người Công Giáo bầu cho Cộng Hoà. Ấy thế nhưng, vẫn còn một khối “ngả nghiêng” ở giữa, điều này diễn dịch thành một khối cử tri gồm 4 triệu thành viên. Trong các cuộc bầu cử gần đây, ứng cử viên tổng thống nào vận động được khối Công Giáo do dự này đều là người thắng cử. Cả George Bush năm 2004 và Barack Obama năm 2008 đều đã kéo được đa số phiếu Công Giáo [năm 2016, 54% người Công Giáo bầu cho ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa, Donald Trump].
Còn tiếp
Đối với người Công Giáo, ngẫm nghĩ về số phận Giáo Hội của họ không phải là một thao tác đòi phải biện minh. Bất chấp họ có hòan toàn chấp nhận tuân theo nền thần học chính thức hay không, phần đông người Công Giáo, ngay trong xương thịt, đều cảm nhận điều này: Giáo Hội là nơi họ gặp gỡ Thiên Chúa, nơi niềm khát khao thần linh và siêu việt của họ được thỏa mãn. Nó là nhà thiêng liêng của họ, là gia đình của họ. Dù Đạo Công Giáo vốn dĩ là một tôn giáo truyền giáo, luôn tìm kiếm các tân tòng, nhưng, xét về nhiều cách, nó cũng là một tôn giáo truyền thống và của tổ tiên, theo nghĩa phần lớn các thành viên đều sinh trưởng trong đó. Ngay những người Công Giáo bỏ đạo đôi lúc cũng cảm nhận được sức lôi kéo của nó, một tâm tư từng được nắm bắt trong “Portrait of the Artist as a Young Man” của James Joyce, trong đó, nhân vật chính, Stephen Dedalus, tuyên bố với một người bạn rằng mình đã mất đức tin. Khi người bạn hỏi xem anh có ý định trở thành một người Thệ Phản hay không, thì Stephen trả lời: “tôi nói tôi mất đức tin, chứ đâu có nói tôi mất lòng tự trọng”.
Tuy nhiên, đối với người không phải là Công Giáo, rất có thể không hiển nhiên đến thế khi dùng thì giờ khai triển một hiểu biết nào đó về Đạo Công Giáo. Bởi thế, sau đây là ba lý do tại sao mọi người nên biết ít nhất một điều gì đó về Đạo Công Giáo.
1. Tôn giáo không biến mất
Dù người bất khả tri hay vô thần dấn thân nhất đi nữa cũng phải nhìn nhận rằng những tiên đoán chắc nịch mới được đưa ra gần đây về sự xuống dốc không thể nào tránh được của tôn giáo đã bị chứng minh là sai lầm một cách không ngờ. Thay vào đó, cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã chứng kiến một sự tái xuất hiện tôn giáo rất mạnh mẽ như là lực đẩy chính trong nhân bản sự vụ. Có lẽ chúng ta nên định thời biểu cho việc phục hồi tôn giáo này trong khoảng 12 tháng giữa các năm 1978 và 1979, khi Đức Gioan Phaolô II được bầu làm giáo hoàng của Giáo Hội Công Giáo, do đó đã khởi động cả một chuỗi domino, dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản, và khi Ayatollah Khomeini, như vũ bão, nắm quyền lực tại Itan, khởi động nhiều làn sóng phục hung Hồi Giáo khắp thế giới. Chúng ta cũng có lý khi thêm việc bầu Ronald Reagan làm tổng thống sau đó không lâu; ông chính là ứng cử viên tổng thống đầu tiên thời hiện đại minh nhiên coi các cử tri tôn giáo như yếu tố cốt lõi cho căn cứ chính trị của mình.
Đôi khi sức mạnh của xác tín tôn giáo có tính phá hoại, điển hình hiển nhiên nhất chính là cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9. Nhưng trong các dịp khác, xác tín này có tính gợi hứng, như cuộc tranh đấu bất bạo động của Dalai Lama chống đàn áp của Trung Quốc ở Tây Tạng. Dù sao, sự kiện thực nghiệm hết sức vững vàng vẫn là: đại đa số người trên địa cầu này có những niềm tin tôn giáo mạnh mẽ, và các niềm tin này, dù xấu hay tốt, đều ảnh hưởng tới cách người ta dấn thân vào thế giới. Năm 2003, David Brooks cho đăng một bài trên tờ Atlantic Monthly, nhận định rằng giai cấp ưu tú thế tục (như những người biên tập của tờ báo này) bị quên lãng là do sức mạnh của tôn giáo. Ông viết: “Cả một thác Niagara vĩ đại của lòng sùng mộ tôn giáo ập xuống quanh họ, trong lúc họ đứng trì độn và khô cằn trong chiếc hang nhỏ của óc hẹp hòi bản thân”.
Dưới góc độ trên, khảo sát các thực tại hiện nay và các viễn tượng tương lai của một cơ chế tôn giáo lớn nhất và được tổ chức tập quyền hơn hết trên trái đất này, ít nhất, cũng là điều bắt buộc đối với bất cứ ai muốn hiểu thế giới, hệt như họ muốn hiểu Liên Hiệp Quốc, hay Tòa Bạch Ốc, hoặc Microsoft.
2. Thông thạo văn hóa
Hơn 2,000 năm nay, Kitô Giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo Rôma nói riêng, vốn là một trong các cột trụ chính của nền văn minh Tây Phương. Không tài nào hiểu thấu nghệ thuật, âm nhạc, văn chương, hoặc lịch sử Tây Phương, nếu không ít nhất nắm được những điều căn bản của Đạo Công Giáo. Bạn sẽ thấy các dấu chân lớn nhỏ của nó khắp các nẻo đường khác nhau cho tới cả ngôn ngữ ta đang nói. Đây là một thí dụ rất thường thấy: khi các nhà ảo thuật nói “hocus pocus” lúc rút con thỏ từ chiếc nón ra, họ đã vô tình nhắc đến Thánh Lễ của người Công Giáo. Vì một số người cho rằng câu này là kiểu nói bồi của công thức Latinh: Hoc est corpus meum (Này là Mình Ta) được linh mục đọc khi “truyền phép”. Nói một cách có lịch sử hơn, khi một chính khách nói tới việc phát động “một thập tự chinh” (crusade) chống thuế khóa, kỳ thị chủng tộc, hay ma túy, thì họ quả đang nhắc đến các Thập Tự Chinh nguyên thủy thuộc các thế kỷ thứ mười và thứ mười một, khi các quân vương và hiệp sĩ Âu Châu, được Đức Giáo Hoàng hỗ trợ, đã khởi động một cuộc chiến tranh phương xa để lấy lại Đất Thánh từ tay người Hồi Giáo.
Trên một bình diện sâu hơn, sự thành thạo về Công Giáo là một đòi hỏi có tính căn bản đối với bất cứ cố gắng nào nhằm làm cho cảm thức về quá khứ và hiện tại của ta thành có nghĩa. Chẳng hạn, bạn sẽ không thể nào hiểu được ý niệm thời danh của Max Weber về “nền đạo đức Thệ Phản về việc làm” như lực đẩy chính đứng đàng sau chủ nghĩa tư bản, nếu không có một thông tin nguồn nào về cuộc tranh cãi nổi tiếng giữa người Công Giáo và người Thệ Phản về việc liệu đức tin hay việc làm là chìa khóa dẫn vào ơn cứu rỗi. Lấy một điển hình gần đây hơn, các giám mục Hoa Kỳ hiện nay được coi như một trong các bên quan trọng trong cuộc tranh luận toàn quốc về cải tổ chăm sóc y tế, vì đã khuôn định một phần vấn đề nêu ra theo ngôn ngữ tự do tôn giáo. Quả khó mà hiểu được tại sao các ngài lại bị ám ảnh như thế nếu không nắm được truyền thống không mấy đáng tự hào chống Công Giáo trong lịch sử Hiệp Chúng Quốc.
Tóm lại, dù bạn có chia sẻ các niềm tin của Công Giáo hay không, biết một điều gì đó về Giáo Hội là điều sine qua non (không thể thiếu) để hiểu thế giới văn hóa trong đó, chúng ta đang sống.
3. Ảnh hưởng chính trị
Trong những điều làm cho Đạo Công Giáo trở thành đặc trưng là: nó là tôn giáo duy nhất trên thế giới có ngoại giao đoàn riêng của mình. Tòa Thánh, một hạn từ để chỉ vị thế đứng đầu của Đức Giáo Hoàng như nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, đã được thừa nhận là một thực thể có chủ quyền theo luật quốc tế, và có liên hệ ngoại giao với đại đa số các quốc gia trên thế giới. Tính đến năm 2012, Tòa Thánh có liên hệ song phương với 179 quốc gia trong số 193 quốc gia được Liên Hiệp Quốc thừa nhận. Các nước bất đồng duy nhất bao gồm các quốc gia không có liên hệ với bất cứ ai như Bắc Hàn, và những quốc gia không nhìn nhận Vatican vì lý do tôn giáo hay ý thức hệ như Saudi Arabia, Trung Quốc và Việt Nam. Tòa Thánh cũng có tư cách quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc. Giáo Hội rất tự hào với thế đứng ngoại giao độc đáo của mình, coi mình như tiếng nói của lương tâm trong vụ việc của con người.
Điển hình hiển nhiên nhất của vốn liếng chính trị đang hoạt động này là vai trò do Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thủ diễn trong việc kết liễu chủ nghĩa Cộng Sản. Dù các sử gia vẫn còn tranh luận xem phải phân chia công trạng chính xác ra sao, liệu “quyền lực mềm” của Đức Gioan Phaolô II hay “quyền lực cứng” của Reagan và Thatcher giữ vai trò chính, nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng bức tranh sẽ rất khác nếu vị giáo hoàng người Ba Lan không gợi hứng và nâng đỡ phong trào Đoàn Kết tại quê hương sinh trưởng của ngài, nhờ thế đã phát động cuộc cách mạng tinh thần khắp đế quốc Xôviết cũ.
Đây không hề là một trường hợp riêng rẽ. Cuối thập niên 1970, các nhà ngoại giao của Vatican đã thương thảo một hiệp ước nhằm ngăn cản Chile và Argentina, cả hai nước cùng bị cai trị bởi độc tài quân phiệt, khỏi gây chiến để giành Các Đảo Beagle. Một phong trào Công Giáo có tên Cộng Đồng Sant’Egidio, với sự hỗ trợ âm thầm của Vatican, đã môi giới một kế hoạch hòa bình vào năm 1992 chấm dứt cuộc nội chiến lâu năm tại Mozambique. Đã đành, các can thiệp như thế này không thành công một cách đồng bộ. Thí dụ, cố Tổng Thống Pháp Francois Mitterand đổ lỗi cho Vatican đã khơi mào chiến tranh tại vùng Balkan đầu thập niên 1990 bằng cách thừa nhận quá sớm nền độc lập của Croatia và Slovenia, hai quốc gia chủ yếu theo Công Giáo, tách khỏi Yugoslavia cũ. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lãnh đạo phe đối lập tinh thần chống lại cuộc xâm lăng Iraq năm 2003 do Hoa Kỳ lãnh đạo, nhưng đã thất bại, không ngăn chặn được nó. Tuy nhiên, dù thất bại, Giáo Hội vẫn đã đóng một vai trò nào đó trong cuộc chiến này.
Ảnh hưởng của Giáo Hội tại Hoa Kỳ cũng không kém. Có gần 67 triệu người Công Giáo Hoa Kỳ, khoảng một phần tư tổng dân số nước này; điều này có nghĩa họ là khối cử tri quan trọng. Điều này đặc biệt đúng khi người Công Giáo phần lớn tập trung tại các tiểu bang “ngả nghiêng” (swing) như Ohio, Pensylvania, và Wisconsin. Đã đành, không hề có “lá phiếu Công Giáo” độc khối. Trong bất cứ cuộc bầu cử tổng thống nào, gần 45% người Công Giáo có chiều hướng bầu cho Dân Chủ, và cũng 45% người Công Giáo bầu cho Cộng Hoà. Ấy thế nhưng, vẫn còn một khối “ngả nghiêng” ở giữa, điều này diễn dịch thành một khối cử tri gồm 4 triệu thành viên. Trong các cuộc bầu cử gần đây, ứng cử viên tổng thống nào vận động được khối Công Giáo do dự này đều là người thắng cử. Cả George Bush năm 2004 và Barack Obama năm 2008 đều đã kéo được đa số phiếu Công Giáo [năm 2016, 54% người Công Giáo bầu cho ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa, Donald Trump].
Còn tiếp
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 3)
Vũ Văn An
19:04 17/06/2017
Các huyền thoại và quan niệm sai lầm
Dù đồng ý cho rằng Giáo Hội quan trọng đi nữa, người ta vẫn có thể nghĩ rằng mình đã biết hết mọi chuyện cần biết để có thể nghĩ về Đạo Công Giáo một cách thông minh. Tuy nhiên, sự thực là các tranh luận công cộng về đạo Công Giáo thường bị dính cứng vào nhiều huyền thoại và quan niệm sai lầm dai dẳng; điều này có nghĩa: cuộc tranh luận về vai trò và ảnh hưởng của Giáo Hội đôi khi bị xây trên cát. Sau đây là bốn điển hình về các huyền thoại này, tất cả sẽ được vạch trần bằng nhiều cách trong cuốn sách này.
1. Huyền thoại độc khối
Trong câu truyện tại nơi công cộng, người ta thường nhắc đến “Giáo Hội” như một cơ thể với một hệ thần kinh trung ương chỉ có khả năng suy nghĩ một ý niệm một lần. Thí dụ, các tay cự phách và những người tự xưng là chuyên viên chỉ nhắc đến điều Giáo Hội nghĩ về hôn nhân đồng tính, hay cảnh nghèo, hoặc Mùa Xuân Ả Rập. Tuy nhiên, nhìn theo kiểu mô tả, không hề có một “Giáo Hội” theo nghĩa một thực thể với các chủ trương thống nhất được mọi người trong số 1tỷ 200 triệu tín đồ tuyệt đối ủng hộ.
Đã đành là có giáo huấn Công Giáo chính thức về một số vấn đề đức tin và luân lý có giới hạn, được hệ thống hóa trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Nhưng, ngay về mặt này, vẫn có nhiều thần học gia Công Giáo đáng kính nghi vấn một số tín lý chính thức, và ở bình diện quần chúng, người Công Giáo cũng có nhiều quan điểm rất khác nhau. Kiểm soát sinh đẻ có lẽ là điển hình cổ điển, như các bản thăm dò nhất quán cho thấy, ít nhất ở Tây Phương, đa số người Công Giáo không chia sẻ việc Giáo Hội chính thức lên án nó.
Xét một cách căn bản hơn, phần lớn các vấn đề thực tế của đời sống không thể trực tiếp giải quyết bằng cách nại tới Sách Giáo Lý, và điều này nằm trong kế sách. Các hoàn cảnh của đời thực luôn luôn thay đổi, và việc làm thế nào áp dụng các nguyên tắc cố định của đức tin và luân lý Công Giáo vào các khai triển mới thường là vấn đề của điều thuật ngữ Công Giáo gọi là “phán đoán khôn ngoan”. Thông thường, không hề có câu trả lời đơn nhất có thể phát biểu thành một điều phải tin.
Người Công Giáo có nhiều ý kiến rất khác nhau, như về công trạng của việc hoàn cầu hóa hay cách tốt nhất để đối đầu với tinh thần hiếu chiến của phong trào duy Hồi Giáo hay phải soạn thảo chính sách thuế khóa ra sao. Ngay ở cấp cao nhất của Giáo Hội, tức ở Vatican và gần 5,000 giám mục Công Giáo khắp thế giới, người ta cũng tìm thấy nhiều quan điểm khác nhau. Còn ở hàng ngũ giáo dân, người ta thấy đủ loại ý kiến khác nhau. Chúng ta sẽ đề cập tới các điển hình đa dạng này trong các chương kế tiếp, nhưng ở đây, chỉ cần nói rằng nếu phải tìm kiếm bất cứ viễn ảnh hay quan điểm nào, bạn đều thấy nó đâu đó trong cảnh vực Công Giáo.
2. Huyền thoại trung ương tập quyền
Về một vài phương diện, Giáo Hội Công Giáo là cơ chế tôn giáo được kết hợp theo chiều dọc hơn cả trên trái đất, nhưng trong nhiều phương diện quan trọng khác, Giáo Hội lỏng lẻo hơn là mô tả của những nhận định rập khuôn thông thường. Đã đành là có một hệ thống chỉ huy rõ rệt mà đỉnh cao là Đức Giáo Hoàng ở Rôma. Tuy nhiên, lý thuyết và thực hành không luôn là cùng một điều như nhau. Trên thực tế, Đạo Công Giáo hết sức uyển chuyển và tản quyền về phương diện đưa ra quyết định, và phải sống đức tin ra sao trong các hoàn cảnh cụ thể.
Có ba lý do tại sao:
*Ngoài các cơ cấu chiều dọc của Giáo Hội, còn có man vàn “các đạo Công Giáo chiều ngang”, trong đó, có các Giáo Hội Đông Phương, các dòng tu, hiệp hội và phong trào giáo dân, các giám hạt và lãnh hạt bản quyền tòng nhân, và các định chế như trường học, bệnh viện, và cơ quan bác ái. Những đơn vị này có những mối liên hệ khác nhau với cơ chế chính thức, và phần lớn được hưởng một mức độ tự quản nào đó, hoặc theo luật (de jure) hoặc trên thực tế (de facto). Chúng ta sẽ bàn đến loại “Giáo Hội ở bên ngoài Giáo Hội” này ở chương 3.
*Ở đỉnh của hệ thống này, tức Vatican, lực lượng lao động ít ỏi một cách đáng lưu ý. Có khoảng 2,200 nhân viên trong Giáo Triều, tức nền hành chánh trợ giúp Đức Giáo Hoàng trong việc quản trị toàn bộ Giáo Hội hoàn cầu. Tính ra một viên chức Vatican phải phục vụ 545,000 người Công Giáo; điều này làm nổi bật sự kiện căn bản sau đây: Vatican chỉ có thể quản trị một cách vi mô (micromanage) những trường hợp ngoại thường, đơn giản chỉ vì không đủ nhân viên. Học giả về quản trị, Peter Drucker, có lần đã liệt kê Giáo Hội Công Giáo như một trong ba tổ chức có hiệu năng nhất trên thế giới, song song với General Motors và quân đội Phổ, chính vì Tòa Thánh có khả năng quản trị một nghiệp vụ hoàn cầu với một “văn phòng” trung ương nhỏ nhoi.
*Một trong các chủ trương cốt lõi của Đạo Công Giáo là “tính phụ đới” (subsidiarity), nghĩa là: các thẩm quyền cao hơn chỉ nên can thiệp để hoàn thành những gì thẩm quyền thấp hơn không thể hoàn thành. Đôi khi người ta coi việc vi phạm chủ trương này vinh dự hơn là tuân giữ nó, nhưng nó đã vào tận tim óc người Công Giáo và có tác dụng như chiếc thắng hãm đà phương thức kiểm soát từ trên xuống dưới.
3. Huyền thoại xuống dốc
Nhiều người nghĩ rằng Giáo Hội đang trên đà xuống dốc. Bị rúng động bởi các tai tiếng tình dục, tranh đấu quyền lực đến gây sây sát, khó khăn tài chánh, và giao tế nhân sự thảm hại, hình như Giáo Hội này đang mất dần thành viên, phải gom các giáo xứ lại với nhau, đóng cửa các cơ sở và lao đao trong việc truyền thụ đức tin cho các thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, theo viễn ảnh hoàn cầu, nghĩ như trên là điều hết sức sai lầm. Hậu bán thế kỷ vừa qua được chứng kiến một thời kỳ phát triển truyền giáo lớn lao nhất trong suốt lịch sử 2,000 năm của Đạo Công Giáo, được tăng cường nhờ sự lớn mạnh hết sức nhanh chóng của Nam Bán Cầu. Xét toàn bộ, trong thế kỷ 20, con số người Công Giáo hoàn cầu đã từ 266 triệu năm 1900 tăng lên 1 tỷ mốt tín đồ năm 2000, và hiện nay là 1 tỷ 200 triệu người. Trong khi dân số hoàn cầu tăng 275 phần trăm trong khoảng thời gian này, thì tổng số người Công Giáo tăng 357 phần trăm; điều này có nghĩa: việc đang xẩy ra không phải chỉ là gia tăng dân số mà còn là sự thành công của truyền giáo. Tuy không xẩy ra ở khắp mọi nơi, vì có những mất mát lớn lao ở Âu Châu và Bắc Mỹ, và ở một vài nơi tại Mỹ Châu La Tinh, nhưng tỷ lệ gia tăng này vẫn là một bức tranh lớn có tính hoàn cầu.
Đã đành, con số thống kê mà thôi không giải quyết được các cuộc tranh luận về các quyết định mà Giáo Hội đang phải đối phó. Thí dụ, con số 22 triệu người cựu Công Giáo ở Mỹ không nhất thiết đại diện cho “cuộc bỏ phiếu bằng chân” chống lại khuynh hướng bảo thủ của các nhà lãnh đạo Giáo Hội trong một phần tư cuối cùng của thế kỷ vừa qua, nhất là khi bạn thấy một nhóm lớn đào ngũ qua Thệ Phản Tin Lành chỉ vì họ thấy Giáo Hội Công Giáo không bảo thủ đủ. Cả việc lớn mạnh đầy ấn tượng của Đạo Công Giáo ở Nam Bán Cầu cũng không nhất thiết có nghĩa là họ ủng hộ chính sách hiện thời của Vatican, vì nói cho ngay, Vatican không có điều gì đáng kể trong việc này.
Nói cách khác, bạn không thể thẳng thừng rút được bất cứ kết luận nào từ các dữ kiện dân số về ai đúng ai sai trong các tranh luận hiện nay về Công Giáo.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, điều chắc chắn là bất cứ ai nghĩ rằng đây là thời xuống dốc của Công Giáo thì họ cần phải quan sát nhiều hơn.
4.Huyền thoại Giáo Hội áp bức
Trong số các quan niệm sai lầm phổ biến về Đạo Công Giáo, và về Kitô Giáo nói chung, ý niệm cho rằng Giáo Hội là định chế chuyên áp bức có lẽ là quan niệm độc hại hơn cả. Bị ám ảnh bởi các hình ảnh có tính lịch sử về Các Thập Tự Chinh và Tòa Án Dị Giáo, và cả các ấn tượng hiện thời về sự giầu có và quyền lực của các nhà lãnh đạo và các định chế Giáo Hội, quả là chuyện rất khó cho các quan sát viên Tây Phương có thể hiểu được sự kiện này: tại rất nhiều địa điểm nóng trên thế giới, các Kitô hữu ngày nay đang càng ngày càng là những người bị áp bức không người chống đỡ chứ không phải là những người áp chế ngạo mạn.
Đây là thực tế rất rõ: Ở đầu thế kỷ 21, chúng ta đang mục kích sự xuất hiện của một thế hệ các vị tử đạo Kitô Giáo mới. Về phương diện thống kê, các Kitô hữu là nhóm tôn giáo bị bách hại hơn hết trên quả địa cầu này. Theo Hội Nhân Quyền có trụ sở ở Frankfurt, 80 phần trăm mọi hành vi kỳ thị tôn giáo trên thế giới ngày nay đã trực tiếp nhắm vào các Kitô hữu. Trung Tâm Pew ước lượng rằng các Kitô hữu chịu bách hại tại 133 quốc gia, nghĩa là 2 phần 3 mọi quốc gia trên thế giới.
Ngoài bức tranh trên ra, cơ quan cứu trợ Công Giáo Trợ Giúp Giáo Hội Túng Thiếu ước lượng rằng hàng năm, có tới 150,000 Kitô hữu chết vì đức tin, từ Trung Đông, qua Đông Nam Á tới vùng Phi Châu Hạ Sahara và một phần của Châu Mỹ La Tinh. Điều này có nghĩa: mọi giờ và mọi ngày, gần 17 Kitô hữu bị giết ở đâu đó trên thế giới, hoặc vì sự thù hận đối với đức tin, hoặc vì sự thù hận đối với các việc bác ái và công lý mà đức tin của họ buộc họ phải làm. Có lẽ điển hình rõ rệt hơn cả là Iraq. Trước năm 1991, năm có cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh lần đầu tiên, nước này có hơn 2 triệu Kitô hữu, còn ngày nay, ước lượng lạc quan nhất cũng chỉ là giữa 250,000 và 400,000 người ở lại.
Một lần nữa, sự kiện các Kitô hữu bị áp bức đông đảo không có nghĩa là Giáo Hội Công Giáo tự động xứng đáng được thiện cảm, và chắc chắn không làm cho Giáo Hội đúng trong mọi chủ trương về các vấn đề thiêng liêng, luân lý, và chính trị. Tuy nhiên, nó có nghĩa: suy nghĩ rõ ràng về vận mệnh Công Giáo trong thế kỷ 21, người ta sẽ loại bỏ được một số hình ảnh tiêu cực của quá khứ.
Về cuốn sách này
Cuốn sách này được thiết kế như một cuốn hướng dẫn "mua sắm mọi món tại một chỗ", bao gồm đủ các cơ cấu căn bản, các giáo huấn, các thực hành, các căng thẳng nội bộ, và các viễn ảnh tương lai của Giáo Hội Công Giáo. Dù cố gắng bàn tới các điểm căn bản, cuốn sách này tập chú vào hiện tại và tương lai của Đạo Công Giáo, hơn là vào quá khứ của nó. Nó được viết cho cả những người hết lòng chia sẻ thế giới quan của Giáo Hội lẫn những người cực lực bác bỏ thế giới quan này. Cách tiếp cận của nó chủ yếu có tính mô tả, dựa vào hơn hai thập niên kinh nghiệm làm nhà báo, chuyên tường trình về Vatican, về Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, và Giáo Hội Công Giáo tại một số nơi khác trên thế giới.
Tác giả đã tường thuật cho các cơ sở báo chí Công Giáo và các cơ quan lớn của truyền thông thế tục, và cả trong hai trường hợp, công việc của tác giả là tường thuật đúng sự kiện, rồi để người đọc tự rút ra các kết luận của họ. Mục đích của tác giả không phải là làm cho bất cứ ai trở lại với bất cứ điều gì, mà chỉ là để họ hiểu biết tốt hơn.Thành thử, đây là một cái nhìn tổng quan về Giáo Hội Công Giáo. Tác giả không hề cố gắng dấu diếm các vấn đề thực sự mà Giáo Hội Công Giáo đang phải đối diện nhưng đồng thời không hề nhấn mạnh rằng những vấn đề này là tất cả câu truyện, vì ngoài chúng ra còn có rất nhiều sự sống, sinh khí và “tin mừng” nữa. Tác giả hy vọng cuốn sách này tôn trọng các người Công Giáo trung thành, nhưng cũng muốn bắt tay những người không phải là Công Giáo đang đi tìm một cuộc giáo dục chứ không phải một bài giảng.
Còn tiếp
Dù đồng ý cho rằng Giáo Hội quan trọng đi nữa, người ta vẫn có thể nghĩ rằng mình đã biết hết mọi chuyện cần biết để có thể nghĩ về Đạo Công Giáo một cách thông minh. Tuy nhiên, sự thực là các tranh luận công cộng về đạo Công Giáo thường bị dính cứng vào nhiều huyền thoại và quan niệm sai lầm dai dẳng; điều này có nghĩa: cuộc tranh luận về vai trò và ảnh hưởng của Giáo Hội đôi khi bị xây trên cát. Sau đây là bốn điển hình về các huyền thoại này, tất cả sẽ được vạch trần bằng nhiều cách trong cuốn sách này.
1. Huyền thoại độc khối
Trong câu truyện tại nơi công cộng, người ta thường nhắc đến “Giáo Hội” như một cơ thể với một hệ thần kinh trung ương chỉ có khả năng suy nghĩ một ý niệm một lần. Thí dụ, các tay cự phách và những người tự xưng là chuyên viên chỉ nhắc đến điều Giáo Hội nghĩ về hôn nhân đồng tính, hay cảnh nghèo, hoặc Mùa Xuân Ả Rập. Tuy nhiên, nhìn theo kiểu mô tả, không hề có một “Giáo Hội” theo nghĩa một thực thể với các chủ trương thống nhất được mọi người trong số 1tỷ 200 triệu tín đồ tuyệt đối ủng hộ.
Đã đành là có giáo huấn Công Giáo chính thức về một số vấn đề đức tin và luân lý có giới hạn, được hệ thống hóa trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Nhưng, ngay về mặt này, vẫn có nhiều thần học gia Công Giáo đáng kính nghi vấn một số tín lý chính thức, và ở bình diện quần chúng, người Công Giáo cũng có nhiều quan điểm rất khác nhau. Kiểm soát sinh đẻ có lẽ là điển hình cổ điển, như các bản thăm dò nhất quán cho thấy, ít nhất ở Tây Phương, đa số người Công Giáo không chia sẻ việc Giáo Hội chính thức lên án nó.
Xét một cách căn bản hơn, phần lớn các vấn đề thực tế của đời sống không thể trực tiếp giải quyết bằng cách nại tới Sách Giáo Lý, và điều này nằm trong kế sách. Các hoàn cảnh của đời thực luôn luôn thay đổi, và việc làm thế nào áp dụng các nguyên tắc cố định của đức tin và luân lý Công Giáo vào các khai triển mới thường là vấn đề của điều thuật ngữ Công Giáo gọi là “phán đoán khôn ngoan”. Thông thường, không hề có câu trả lời đơn nhất có thể phát biểu thành một điều phải tin.
Người Công Giáo có nhiều ý kiến rất khác nhau, như về công trạng của việc hoàn cầu hóa hay cách tốt nhất để đối đầu với tinh thần hiếu chiến của phong trào duy Hồi Giáo hay phải soạn thảo chính sách thuế khóa ra sao. Ngay ở cấp cao nhất của Giáo Hội, tức ở Vatican và gần 5,000 giám mục Công Giáo khắp thế giới, người ta cũng tìm thấy nhiều quan điểm khác nhau. Còn ở hàng ngũ giáo dân, người ta thấy đủ loại ý kiến khác nhau. Chúng ta sẽ đề cập tới các điển hình đa dạng này trong các chương kế tiếp, nhưng ở đây, chỉ cần nói rằng nếu phải tìm kiếm bất cứ viễn ảnh hay quan điểm nào, bạn đều thấy nó đâu đó trong cảnh vực Công Giáo.
2. Huyền thoại trung ương tập quyền
Về một vài phương diện, Giáo Hội Công Giáo là cơ chế tôn giáo được kết hợp theo chiều dọc hơn cả trên trái đất, nhưng trong nhiều phương diện quan trọng khác, Giáo Hội lỏng lẻo hơn là mô tả của những nhận định rập khuôn thông thường. Đã đành là có một hệ thống chỉ huy rõ rệt mà đỉnh cao là Đức Giáo Hoàng ở Rôma. Tuy nhiên, lý thuyết và thực hành không luôn là cùng một điều như nhau. Trên thực tế, Đạo Công Giáo hết sức uyển chuyển và tản quyền về phương diện đưa ra quyết định, và phải sống đức tin ra sao trong các hoàn cảnh cụ thể.
Có ba lý do tại sao:
*Ngoài các cơ cấu chiều dọc của Giáo Hội, còn có man vàn “các đạo Công Giáo chiều ngang”, trong đó, có các Giáo Hội Đông Phương, các dòng tu, hiệp hội và phong trào giáo dân, các giám hạt và lãnh hạt bản quyền tòng nhân, và các định chế như trường học, bệnh viện, và cơ quan bác ái. Những đơn vị này có những mối liên hệ khác nhau với cơ chế chính thức, và phần lớn được hưởng một mức độ tự quản nào đó, hoặc theo luật (de jure) hoặc trên thực tế (de facto). Chúng ta sẽ bàn đến loại “Giáo Hội ở bên ngoài Giáo Hội” này ở chương 3.
*Ở đỉnh của hệ thống này, tức Vatican, lực lượng lao động ít ỏi một cách đáng lưu ý. Có khoảng 2,200 nhân viên trong Giáo Triều, tức nền hành chánh trợ giúp Đức Giáo Hoàng trong việc quản trị toàn bộ Giáo Hội hoàn cầu. Tính ra một viên chức Vatican phải phục vụ 545,000 người Công Giáo; điều này làm nổi bật sự kiện căn bản sau đây: Vatican chỉ có thể quản trị một cách vi mô (micromanage) những trường hợp ngoại thường, đơn giản chỉ vì không đủ nhân viên. Học giả về quản trị, Peter Drucker, có lần đã liệt kê Giáo Hội Công Giáo như một trong ba tổ chức có hiệu năng nhất trên thế giới, song song với General Motors và quân đội Phổ, chính vì Tòa Thánh có khả năng quản trị một nghiệp vụ hoàn cầu với một “văn phòng” trung ương nhỏ nhoi.
*Một trong các chủ trương cốt lõi của Đạo Công Giáo là “tính phụ đới” (subsidiarity), nghĩa là: các thẩm quyền cao hơn chỉ nên can thiệp để hoàn thành những gì thẩm quyền thấp hơn không thể hoàn thành. Đôi khi người ta coi việc vi phạm chủ trương này vinh dự hơn là tuân giữ nó, nhưng nó đã vào tận tim óc người Công Giáo và có tác dụng như chiếc thắng hãm đà phương thức kiểm soát từ trên xuống dưới.
3. Huyền thoại xuống dốc
Nhiều người nghĩ rằng Giáo Hội đang trên đà xuống dốc. Bị rúng động bởi các tai tiếng tình dục, tranh đấu quyền lực đến gây sây sát, khó khăn tài chánh, và giao tế nhân sự thảm hại, hình như Giáo Hội này đang mất dần thành viên, phải gom các giáo xứ lại với nhau, đóng cửa các cơ sở và lao đao trong việc truyền thụ đức tin cho các thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, theo viễn ảnh hoàn cầu, nghĩ như trên là điều hết sức sai lầm. Hậu bán thế kỷ vừa qua được chứng kiến một thời kỳ phát triển truyền giáo lớn lao nhất trong suốt lịch sử 2,000 năm của Đạo Công Giáo, được tăng cường nhờ sự lớn mạnh hết sức nhanh chóng của Nam Bán Cầu. Xét toàn bộ, trong thế kỷ 20, con số người Công Giáo hoàn cầu đã từ 266 triệu năm 1900 tăng lên 1 tỷ mốt tín đồ năm 2000, và hiện nay là 1 tỷ 200 triệu người. Trong khi dân số hoàn cầu tăng 275 phần trăm trong khoảng thời gian này, thì tổng số người Công Giáo tăng 357 phần trăm; điều này có nghĩa: việc đang xẩy ra không phải chỉ là gia tăng dân số mà còn là sự thành công của truyền giáo. Tuy không xẩy ra ở khắp mọi nơi, vì có những mất mát lớn lao ở Âu Châu và Bắc Mỹ, và ở một vài nơi tại Mỹ Châu La Tinh, nhưng tỷ lệ gia tăng này vẫn là một bức tranh lớn có tính hoàn cầu.
Đã đành, con số thống kê mà thôi không giải quyết được các cuộc tranh luận về các quyết định mà Giáo Hội đang phải đối phó. Thí dụ, con số 22 triệu người cựu Công Giáo ở Mỹ không nhất thiết đại diện cho “cuộc bỏ phiếu bằng chân” chống lại khuynh hướng bảo thủ của các nhà lãnh đạo Giáo Hội trong một phần tư cuối cùng của thế kỷ vừa qua, nhất là khi bạn thấy một nhóm lớn đào ngũ qua Thệ Phản Tin Lành chỉ vì họ thấy Giáo Hội Công Giáo không bảo thủ đủ. Cả việc lớn mạnh đầy ấn tượng của Đạo Công Giáo ở Nam Bán Cầu cũng không nhất thiết có nghĩa là họ ủng hộ chính sách hiện thời của Vatican, vì nói cho ngay, Vatican không có điều gì đáng kể trong việc này.
Nói cách khác, bạn không thể thẳng thừng rút được bất cứ kết luận nào từ các dữ kiện dân số về ai đúng ai sai trong các tranh luận hiện nay về Công Giáo.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, điều chắc chắn là bất cứ ai nghĩ rằng đây là thời xuống dốc của Công Giáo thì họ cần phải quan sát nhiều hơn.
4.Huyền thoại Giáo Hội áp bức
Trong số các quan niệm sai lầm phổ biến về Đạo Công Giáo, và về Kitô Giáo nói chung, ý niệm cho rằng Giáo Hội là định chế chuyên áp bức có lẽ là quan niệm độc hại hơn cả. Bị ám ảnh bởi các hình ảnh có tính lịch sử về Các Thập Tự Chinh và Tòa Án Dị Giáo, và cả các ấn tượng hiện thời về sự giầu có và quyền lực của các nhà lãnh đạo và các định chế Giáo Hội, quả là chuyện rất khó cho các quan sát viên Tây Phương có thể hiểu được sự kiện này: tại rất nhiều địa điểm nóng trên thế giới, các Kitô hữu ngày nay đang càng ngày càng là những người bị áp bức không người chống đỡ chứ không phải là những người áp chế ngạo mạn.
Đây là thực tế rất rõ: Ở đầu thế kỷ 21, chúng ta đang mục kích sự xuất hiện của một thế hệ các vị tử đạo Kitô Giáo mới. Về phương diện thống kê, các Kitô hữu là nhóm tôn giáo bị bách hại hơn hết trên quả địa cầu này. Theo Hội Nhân Quyền có trụ sở ở Frankfurt, 80 phần trăm mọi hành vi kỳ thị tôn giáo trên thế giới ngày nay đã trực tiếp nhắm vào các Kitô hữu. Trung Tâm Pew ước lượng rằng các Kitô hữu chịu bách hại tại 133 quốc gia, nghĩa là 2 phần 3 mọi quốc gia trên thế giới.
Ngoài bức tranh trên ra, cơ quan cứu trợ Công Giáo Trợ Giúp Giáo Hội Túng Thiếu ước lượng rằng hàng năm, có tới 150,000 Kitô hữu chết vì đức tin, từ Trung Đông, qua Đông Nam Á tới vùng Phi Châu Hạ Sahara và một phần của Châu Mỹ La Tinh. Điều này có nghĩa: mọi giờ và mọi ngày, gần 17 Kitô hữu bị giết ở đâu đó trên thế giới, hoặc vì sự thù hận đối với đức tin, hoặc vì sự thù hận đối với các việc bác ái và công lý mà đức tin của họ buộc họ phải làm. Có lẽ điển hình rõ rệt hơn cả là Iraq. Trước năm 1991, năm có cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh lần đầu tiên, nước này có hơn 2 triệu Kitô hữu, còn ngày nay, ước lượng lạc quan nhất cũng chỉ là giữa 250,000 và 400,000 người ở lại.
Một lần nữa, sự kiện các Kitô hữu bị áp bức đông đảo không có nghĩa là Giáo Hội Công Giáo tự động xứng đáng được thiện cảm, và chắc chắn không làm cho Giáo Hội đúng trong mọi chủ trương về các vấn đề thiêng liêng, luân lý, và chính trị. Tuy nhiên, nó có nghĩa: suy nghĩ rõ ràng về vận mệnh Công Giáo trong thế kỷ 21, người ta sẽ loại bỏ được một số hình ảnh tiêu cực của quá khứ.
Về cuốn sách này
Cuốn sách này được thiết kế như một cuốn hướng dẫn "mua sắm mọi món tại một chỗ", bao gồm đủ các cơ cấu căn bản, các giáo huấn, các thực hành, các căng thẳng nội bộ, và các viễn ảnh tương lai của Giáo Hội Công Giáo. Dù cố gắng bàn tới các điểm căn bản, cuốn sách này tập chú vào hiện tại và tương lai của Đạo Công Giáo, hơn là vào quá khứ của nó. Nó được viết cho cả những người hết lòng chia sẻ thế giới quan của Giáo Hội lẫn những người cực lực bác bỏ thế giới quan này. Cách tiếp cận của nó chủ yếu có tính mô tả, dựa vào hơn hai thập niên kinh nghiệm làm nhà báo, chuyên tường trình về Vatican, về Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, và Giáo Hội Công Giáo tại một số nơi khác trên thế giới.
Tác giả đã tường thuật cho các cơ sở báo chí Công Giáo và các cơ quan lớn của truyền thông thế tục, và cả trong hai trường hợp, công việc của tác giả là tường thuật đúng sự kiện, rồi để người đọc tự rút ra các kết luận của họ. Mục đích của tác giả không phải là làm cho bất cứ ai trở lại với bất cứ điều gì, mà chỉ là để họ hiểu biết tốt hơn.Thành thử, đây là một cái nhìn tổng quan về Giáo Hội Công Giáo. Tác giả không hề cố gắng dấu diếm các vấn đề thực sự mà Giáo Hội Công Giáo đang phải đối diện nhưng đồng thời không hề nhấn mạnh rằng những vấn đề này là tất cả câu truyện, vì ngoài chúng ra còn có rất nhiều sự sống, sinh khí và “tin mừng” nữa. Tác giả hy vọng cuốn sách này tôn trọng các người Công Giáo trung thành, nhưng cũng muốn bắt tay những người không phải là Công Giáo đang đi tìm một cuộc giáo dục chứ không phải một bài giảng.
Còn tiếp
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 5)
Vũ Văn An
19:06 17/06/2017
Thế nào là một dòng tu?
Dòng tu là một nhóm người nam hoặc người nữ tận hiến đời mình cho một quan tâm tôn giáo nào đó, chuyên lo cầu nguyện và thờ phượng (như các dòng kín của các đan sĩ nam nữ) hoặc làm việc “tông đồ” như giáo dục, chăm sóc y tế, hay chăm sóc người nghèo. Thông thường, một dòng tu được thành lập quanh một vị sáng lập có nhiều đặc sủng, như Thánh Bênêđíctô ở thế kỷ thứ 6, Thánh Đaminh ở thế kỷ 12 và 13, Thánh Phanxicô gần cùng thời, Thánh Inhaxiô thành Loyola ở thế kỷ 16, hay Thánh Elizabeth Ann Seton ở Hoa Kỳ ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 20. Lần lượt, các ngôi sao sáng này đã lập ra Dòng Bênêđíctô, Dòng Đaminh, Dòng Phanxicô, Dòng Tên, và Dòng Nữ Tu Bác Ái. Khi các dòng này phát triển, đôi khi chúng được phân ngành. Như Dòng Phanxicô chẳng hạn, hiện có tới ba ngành lớn: Anh Em Hèn Mọn, Capuchins (Cải Cách) và Viện Tu (Conventuals) cùng với một số dòng nhỏ, phong trào và nhóm liên hệ.
Ngày nay, có khoảng vài ngàn dòng tu trong Giáo Hội Công Giáo, bao gồm các linh mục, phó tế, và sư huynh thuộc các dòng nam, và các nữ tu thuộc các dòng nữ. Một số dòng là những mạng lưới hoàn cầu vĩ đại, như Dòng Phanxicô và Dòng Tên, còn các dòng khác là những nhóm nhỏ bén rễ vào một giáo phận hay một vùng đặc thù. Dù các cộng đồng tu sĩ cố gắng làm việc hòa hợp với giới lãnh đạo Giáo Hội. họ cũng vẫn hưởng được điều Giáo Hội gọi là “sự tự lập đích thực về lối sống”. Các thành viên và các định chế của họ đặt dưới quyền tài phán của các bề trên nhà dòng, chứ không phải của giám mục địa phương. Trên thực tế, các dòng tu đôi khi hành xử như “Bộ Nghiên Cứu và Phát Triển” của Giáo Hội Công Giáo, khai phá các phương thức mục vụ mới hoặc thử nghiệm các ý tưởng thần học mới mẻ. Với thời gian, một số trong các phát kiến này đi vào chính dòng Công Giáo, trong khi một số vẫn nằm ở bên lề hoặc bị chính thức bác bỏ.
Giáo Hội Công Giáo phải chăng có bộ luật và hệ thống tòa án riêng?
Đúng thế. Một trong những điều Giáo Hội thừa hưởng từ Đế Quốc Rôma là lòng say mê luật lệ. Luật Giáo Hội được Đức Giáo Hoàng cẩn thận thu thập, hệ thống hóa và ban hành, và được hỗ trợ bởi một hệ thống tòa án, thẩm phán, và tòa thượng thẩm. Về căn bản, việc tuân thủ có tính tự nguyện, vì Giáo Hội không có quyền cảnh sát ngoại trừ bên trong Thị Quốc Vatican rộng 108 mẫu Anh. Ấy thế nhưng, nếu người ta muốn làm thành viên của Giáo Hội Công Giáo, một phần cái giá phải trả là tuân thủ luật lệ này của Giáo Hội.
Các nhà phê bình đôi lúc nghi ngờ luật lệ này vì họ tự hỏi không biết phải làm sao mới hoà giải được tính nghiêm khắc cứng ngắc của nó với câu nói thời danh của Chúa Kitô: “Ngày Sabát được tạo ra cho con người, chứ con người không được tạo ra cho ngày Sabát”. Một số người coi luật lệ này phần lớn là để hàng giáo phẩm mở rộng sự kiểm soát của họ. Tuy nhiên, những người ái mộ thì cho rằng nếu đã giảng dạy công lý, thì Giáo Hội phải thực hiện điều mình giảng dạy. Theo họ, bộ luật là phương cách để Giáo Hội làm điều mình nói.
Bộ Giáo Luật được tổ chức thành bẩy quyển và 1,752 “điều luật” (canons). Nó không phải là nguồn duy nhất của luật Giáo Hội, vì bất cứ lúc nào Đức Giáo Hoàng cũng có thể thêm hay duyệt lại các luật lệ này bằng các tự sắc (motu proprio) nghĩa là “bởi chính các thúc đẩy của ngài”. Đức Giáo Hoàng cũng có thể chấp thuận một luật lệ chỉ có tính trói buộc đối với một vùng nào đó, như ngài từng làm vào năm 2002 đối với Hoa Kỳ giữa lúc có cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Ấy thế nhưng, bộ giáo luật vẫn là xương sống của hệ thống. Nó là một khai triển tương đối mới có đây, vì bộ sưu tập đầy đủ đầu tiên các luật lệ của Giáo Hội được ban hành năm 1917 và được duyệt lại năm 1983, sau Công Đồng Chung Vatican II. Năm 1991, một Bộ Giáo Luật tóm lược đã được ban hành cho các Giáo Hội Đông Phương.
Bẩy quyển của Bộ Giáo Luật là:
*Quyển một: Các quy tắc tổng quát (bao trùm các chủ đề như các chức vụ trong Giáo Hội được phân phối và hủy bỏ như thế nào).
*Quyển hai: Dân Chúa (giáo dân và giáo sĩ, phẩm trật, và các dòng tu).
*Quyển ba: Chức năng giáo huấn của Giáo Hội.
*Quyển bốn: Chức năng thánh hóa của Giáo Hội (chủ yếu tập chú vào 7 bí tích).
*Quyển năm: Tài sản của Giáo Hội.
*Quyển sáu: Chế tài trong Giáo Hội.
*Quyển bẩy: Tố tụng.
Người Công Giáo bình thường ít khi nghĩ tới bộ giáo luật, ngoại trừ lúc đụng tới hôn nhân. Luật Giáo Hội ấn định các điều kiện để người Công Giáo có thể ban cấp “tuyên bố vô hiệu” (annulment), nghĩa là một tuyên bố hợp luật rằng cuộc hôn nhân chưa bao giờ hiện hữu.
Giáo huấn Công Giáo cho rằng hôn nhân kéo dài suốt đời, nhưng cũng ấn định các đòi hỏi đối với một hôn nhân thành sự (valid) (như phải có sự ưng thuận tự do). Nếu tòa án Giáo Hội thấy một đòi hỏi hay nhiều đòi hỏi hơn không hội đủ, thì cuộc hôn nhân có thể bị tuyên bố vô hiệu. Các viên chức Giáo Hội coi điều này hợp công lý, dù các nhà phê bình chế nhạo cho rằng đây chỉ là hình thức ly dị của Công Giáo mà thôi. Khoảng nửa án vô hiệu hàng năm trên thế giới được ban cho người Công Giáo Hoa Kỳ.
Gần đây, Bộ Giáo Luật cũng đã được người ta chú ý vì số lượng rất nhiều các vụ tai tiếng về lạm dụng tình dục. Các thủ tục để trừng phạt các nhân viên phạm các tội loại này đã được phác họa trong bộ luật (phần lớn ở quyển bẩy, về tố tụng hình sự). Các nhà phê bình cho rằng bộ luật là một phần của vấn đề, theo nghĩa, nó áp đặt sự bí mật và ngăn cản các viên chức phúc trình các tội tình dục cho cảnh sát và các công tố viên. Những người bênh vực thì cho rằng bộ luật không làm như vậy; họ cho rằng nếu các giám mục và các bề trên chịu tuân theo các qui định, thì cuộc khủng hoảng đã không hề xẩy ra.
Theo giáo luật, những hình phạt nào được áp dụng?
Một loạt rất nhiều chế tài có thể được áp dụng, như ngưng chức hoặc tạm thời bị cấm nói hay viết về một chủ đề nào đó. Tuy nhiên, hai hình phạt đáng sợ nhất, nói chung, là buộc phải hoàn tục (laicization, thông thường gọi là lột áo chức) đối với một giáo sĩ, và tuyệt thông đối với mọi người.
Dù thần học Công Giáo chủ trương rằng được thụ phong linh mục là một việc suốt đời và không thể nào đảo ngược được, nhưng một linh mục có thể trở lại bậc sống giáo dân theo nghĩa vĩnh viễn không được quyền hành động như một linh mục, cả nơi công cộng lẫn trong đời sống tư, và bị coi gần như một giáo dân theo giáo luật. Hoàn tục có nghĩa như thế, một hình phạt ít khi được sử dụng nhưng đã trở nên thường hơn nhân có những tai tiếng về lạm dụng tình dục. Điều đáng lưu ý là: một linh mục hoàn tục không tự động thoát khỏi lời khấn độc thân; ít nhất về phương diện kỹ thuật, ngài giả thiết phải đệ đơn lên Tòa Thánh xin được kết hôn. Hoàn tục không luôn luôn là một hình phạt, vì có khi chính linh mục muốn rời chức linh mục nên đã tự ý nộp đơn xin hoàn tục. Tuy nhiên, khi bị áp đặt do kết quả một thủ tục luập pháp, thì nó được coi là hình phạt nặng nề nhất, gần như một án tử hình theo giáo luật.
“Tuyệt thông” nghĩa chiều tự chỉ việc không còn được hiệp thông, tức trục xuất một ai đó ra khỏi cộng đoàn tôn giáo, nghĩa là loại họ ra khỏi Giáo Hội. Trong Đạo Công Giáo, có hai loại tuyệt thông, tự động hay tiền kết (latae sententiae) và minh nhiên tuyên phán bằng một sắc lệnh. Trong giáo luật, tuyệt thông tự động dành cho các tội phạm bị coi là đặc biệt ghê gớm như tham gia việc phá thai, vi phạm ấn tòa giải tội và phạm đến Mình Thánh Chúa. Trong các trường hợp này, giáo luật hiểu tuyệt thông như thuốc chữa bệnh, nhằm động viên người phạm tội thay đổi tac phong của họ. Tuyệt thông có thể được tháo gỡ, một việc thường bao gồm việc người bị tuyệt thông phải xưng tội, sau đó họ mới được cấp một tuyên bố chính thức.
Hãy nói về các nhân viên. Giáo sĩ là ai?
Trong lối nói của Công Giáo, giáo sĩ chỉ một người được nhận vào bí tích truyền chức thánh. Đạo Công Giáo nhìn nhận 3 bậc giáo sĩ: giám mục, linh mục và phó tế. Như mọi người đã biết, vì Giáo Hội dạy rằng Chúa Kitô chỉ kêu gọi đàn ông theo Người trong vai trò chuyên biệt này, nên việc phong chức chỉ độc quyền dành cho đàn ông mà thôi.
Đã từ lâu, được thụ phong làm phó tế là một trạm trên đường trở thành linh mục, và trong một số trường hợp quả đúng như thế. Tuy nhiên, năm mươi năm trước đây, Giáo Hội đã làm sống lại chức phó tế vĩnh viễn qua đó, các ứng viên nam được thụ phong làm phó tế suốt đời. Các phó tế vĩnh viễn được phép lập gia đình và thường phải được huấn luyện 4 hay 5 năm trước khi được thụ phong. Các phó tế được làm một số, chứ không phải mọi điều các linh mục làm. Họ có thể đọc Phúc Âm và giảng trong Thánh Lễ, có thể làm phép rửa, chủ tọa phép cưới, và các đám tang. Tuy nhiên, họ không được cử hành Thánh Lễ, giải tội hay cử hành bí tích xức dầu bệnh nhân.
Linh mục được thụ phong để cử hành mọi bí tích của Giáo Hội, đặc biệt nhất là hy tế Thánh Lễ. Nói chung, các linh mục phải có văn bằng 4 năm đại học rồi học thần học và các môn học khác của Giáo Hội trong từ 4 tới 5 năm, thông thường nhất là ở một định chế gọi là chủng viện. Trong Giáo Hội Latinh, các linh mục đòi phải độc thân, nghĩa là không cưới vợ, mặc dù có ngoại lệ dành cho các cựu mục sư của các Giáo Hội Thệ Phản trở lại Công Giáo (và đã cưới vợ trước khi trở lại), và sau đó được thụ phong làm linh mục. Trong các Giáo Hội Đông Phương, các linh mục coi xứ thường có vợ, trong khi các đan sĩ thì buộc phải độc thân. Tính tới năm 2010, có 412,000 linh mục Công Giáo trên thế giới, trong đó, 40,262 vị thuộc Giáo Hội Hoa Kỳ.
Nói chung, các linh mục một là thuộc về một giáo phận hai là thuộc một dòng tu, như Dòng Phanxicô, Dòng Đaminh hay Dòng Tên. Tuy nhiên, các linh mục thuộc một giáo phận không luôn luôn làm việc trong giáo phận. Đôi khi các giám mục để các ngài tham gia hoạt động truyền giáo, hoặc nhận một công việc tại hội đồng giám mục hay tại Vatican hay giảng dạy bên ngoài giáo phận. Tuy thế, mọi linh mục đều phải dưới quyền hoặc một giám mục hoặc một bề trên nhà dòng.
Đâu là điểm khác nhau giữa một linh mục và một giám mục?
Giám mục là một giáo sĩ được mời gọi vào vai trò lãnh đạo, với ba trách vụ giảng dạy, cai quản và thánh hóa (nghĩa là làm cho người khác nên thánh) những người dưới sự săn sóc của mình. Trong tiếng Hy Lạp, vai trò lãnh đạo này được gọi là episcopos nghĩa là giám sát... Chỉ có giám mục mới được cử hành bí tích Truyền Chức Thánh. Cùng với nhau, mọi giám mục trên thế giới tạo nên giám mục đoàn, với trọn thẩm quyền trên Giáo Hội trong hiệp thông với người đứng đầu là Đức Giáo Hoàng. Giáo huấn Công Giáo coi các giám mục như người kế nhiệm 12 tông đồ nguyên thủy. Tính đến năm 2011, có trên 5,000 giám mục khắp thế giới.
Về phương diện thần học, mọi giám mục đều bằng nhau, nhưng một số vị bằng nhau hơn các vị khác. Trên đỉnh của chuỗi thẩm quyền này, dĩ nhiên, là Đức Giáo Hoàng. Sau là các vị Hồng Y, nhóm tuyển chọn được Đức Giáo Hoàng cử nhiệm làm các cố vấn thân cận nhất của ngài. Hồng Y đoàn có độc quyền bầu vị giáo hoàng kế tiếp, trong một biến cố gọi là cơ mật viện. Vào một thời điểm nhất định, có khoảng 200 Hồng Y, dù các vị dưới 80 tuổi mới có quyền bỏ phiếu trong một cơ mật viện, và hiện có con số tuyệt đỉnh không chính thức là 120 vị này. Quen miệng, người Công Giáo nói đến việc Đức Giáo Hoàng ban “mũ đỏ” khi ngài cử nhiệm các tân Hồng Y, vì mầu đỏ là mầu truyền thống của các vị, tượng trưng cho việc các ngài sẵn sàng bảo vệ đức tin “đến mức đổ máu đào”. Cũng có một số vị thượng phụ Công Giáo, tức các giám mục tại một giáo phận quan trọng mà theo truyền thống vốn là điểm tập chú của một vùng, một truyền thống, hay một Giáo Hội đặc thù. Một số Giáo Hội Đông Phương được cầm đầu bởi các thượng phụ, và một số nhỏ các giáo phận của Giáo Hội Latinh cũng có giám mục là thượng phụ, như Venice ở Ý hay Lisbon ở Bồ Đào Nha, vì tầm quan trọng lịch sử của các nơi này.
Nói chung, một tổng giám mục đứng đầu một giáo phận “giáo đô” (metropolitan) của tỉnh, thi hành vai trò lãnh đạo đối với các giám mục khác của các giáo phận “phụ thuộc” (suffragan). Trong các giáo phận lớn, giám mục hay tổng giám mục có thể được sự trợ giúp của một hay nhiều giám mục phụ tá; những vị này nói chung thi hành thẩm quyền nhân danh vị giám mục hay tổng giám mục của giáo phận tại một lãnh thổ hay vùng phụ thuộc nhất định. Một giám mục phó có thẩm quyền gần như thẩm quyền của vị giám mục chính, và có quyền kế nhiệm khi vị giám mục chính qua đời hay từ chức.
Không phải mọi giám mục hay tổng giám mục nhất thiết phải quản trị một giáo phận. Thí dụ, Đức Giáo Hoàng có hơn một trăm đại sứ, gọi là sứ thần (nuncios), tại nhiều nước trên thế giới; các vị này, theo truyền thống, thường mang hàng tổng giám mục. Trong trường hợp này, vị giám mục được chỉ cho một “hiệu tòa” (titular see), nghĩa là một giáo phận nay không còn nữa.
Nữ tu là ai?
Dù phụ nữ không thể thụ phong linh mục hay phó tế, một số cảm thấy được kêu gọi hiến đời mình hoàn toàn để Thiên Chúa chọn mình trở thành các thành viên của các hội dòng, cũng khấn giữ 3 lời khấn như nam giới, tức khó nghèo, thanh tịnh và vâng lời. Thường họ sống chung trong các cộng đoàn, dành thì giờ để cầu nguyện và thực hiện các hành vi bác ái và phục vụ. Các phụ nữ này được người bình dân gọi là các “nữ tu” hay “bà dòng”.
Trong các thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội, các nữ tu phần lớn sống trong các tu viện cửa kín then cài, gọi là “nhà kín” (cloister) và sống một cuộc sống hoàn toàn dành cho việc cầu nguyện và thờ phượng. Tuy nhiên, sau đó, kiểu các dòng nữ đã được dị biệt hóa, và nhiều nữ tu đảm nhiệm các vai trò lãnh đạo để thi hành sứ mệnh của Giáo Hội đối với thế giới bên ngoài, như xây trường học, bệnh viện, và các trung tâm phục vụ xã hội. Dù phần lớn người Công Giáo coi các nữ tu thuộc về một bậc sống đặc biệt, nhưng nói về phương diện kỹ thuật, họ được coi là người giáo dân theo luật Giáo Hội vì không phải là thành phần của hàng giáo sĩ. Khắp thế giới hiện nay, có gần 730,000 nữ tu trong Giáo Hội Công Giáo, trong đó hơn 57,000 hoạt động tại Hoa Kỳ.
Đồng thời, trong Giáo Hội Công Giáo, cũng có những người đàn ông cảm thấy mình không được kêu gọi làm linh mục, nên đã gia nhập một dòng tu và cũng khấn ba lời khấn để hiến đời mình để phục vụ. Họ được gọi là các “tu huynh” hay “thầy dòng”. Khắp thế giới, hiện có khoảng 54,000 tu huynh, với gần 4,600 tại Hoa Kỳ.
Giáo dân là ai?
Căn bản, họ là mọi người trừ các giáo sĩ. Hạn từ này phát xuất từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “người dân”, và cách dễ nhất để định nghĩa hàng ngũ giáo dân trong Giáo Hội Công Giáo là nói họ không phải là ai. Bất cứ ai không lãnh nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh, và do đó không phải một giáo sĩ, tự động là thành viên của hàng ngũ giáo dân. Định nghĩa như thế, thì hàng ngũ giáo dân chiếm tới 99.95 phần trăm tổng dân số của Giáo Hội Công Giáo, thành thử người ta hết sức ngạc nhiên khi thần học và linh đạo Công Giáo quá chú ý tới hàng ngũ giáo sĩ. Trong nhiều thế kỷ, các nhà phê bình thỉnh thoảng gợi ý rằng Giáo Hội có một quan niệm phần lớn thụ động về vai trò giáo dân; điều này được người bình dân chua cay cho rằng hàng ngũ giáo dân đơn giản chỉ có ba việc là “dâng cúng tiền, cầu nguyện, và vâng phục”. Có lẽ câu nói dí dỏm nổi tiếng nhất về giáo dân là của Đức Hồng Y John Henry Newman, một tân tòng thế kỷ 19 từ Anh Giáo trở lại. Có lần có người hỏi ngài về hàng ngũ giáo dân, ngài trả lời: “dạ, có lẽ ta sẽ ngu xuẩn xiết bao nếu không có họ!”
Từ Công Đồng Vatican II đến nay, đã có sự thúc đẩy mạnh mẽ phải nói tới vai trò giáo dân một cách tích cực, không phải chỉ là những gì còn dư lại phía sau hàng giáo sĩ. Người ta đã viết nhiều về bí tích Rửa Tội, và việc bí tích này vừa trang bị vừa ủy thác cho mọi chi thể của Giáo Hội thi hành thừa tác vụ ra sao. Nhiều nhà thần học khác nhấn mạnh rằng sứ mệnh nền tảng của Giáo Hội là cứu chuộc thế giới dưới ánh sáng của Chúa Kitô, nghĩa là: sứ điệp của Tin Mừng phải vươn tới mọi lãnh vực đa dạng của sinh hoạt thế tục: luật pháp, chính trị, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chuyên chở, xây cất, và vân vân. Các nhà thần học này chủ trương rằng Tin Mừng một là được hàng ngũ giáo dân có hiểu biết và có động lực đưa vào các lãnh vực này hai là sẽ không có gì xẩy ra cả.
Ngày nay, người Công Giáo trên thế giới đang ở những đâu?
Dù Kitô Giáo phát sinh từ Trung Đông, nhưng qua các thế kỷ sau, Châu Âu và, sau đó, Bắc Mỹ, đã trở thành các trung tâm của nền văn minh Kitô Giáo. Trong thế kỷ 20, việc đồng hóa chặt chẽ giữa Kitô Giáo và Tây Phương này bắt đầu tan biến. Đến cuối thế kỷ ấy, 65.5 phần trăm dân số Công Giáo hiện hữu tại Châu Phi, Châu Á, và Châu Mỹ La Tinh. Về phương diện địa dư, thế kỷ 20 thực sự đã làm đạo Công Giáo lộn ngược đầu.
Năm 2012, có 1 tỷ 200 triệu người Công Giáo Rôma khắp thế giới, trong đó, 350 triệu người ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Đa số áp đảo, tức 721 triệu người, ở Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi và Châu Á. Gần phân nửa người Công Giáo, tức hơn 400 triệu, hiện đang sống tại Châu Mỹ La Tinh. Dự phóng tới năm 2025, chỉ có 1 trong 5 người Công Giáo trên thế giới sẽ là người Caucasia không thuộc gốc Tây Ban Nha, và tới năm 2050, ba phần tư dân số Công Giáo sẽ sống ở Nam Bán Cầu. Đây sẽ là sự biến đổi dân số nhanh nhất, và sâu rộng nhất trong lịch sử 2,000 năm của Đạo Công Giáo Rôma.
Sau đây là 10 nước Công Giáo dẫn đầu trên thế giới về số dân:
1. Ba Tây: 149 triệu
2. Mễ Tây Cơ: 92 triệu
3. Hiệp Chúng Quốc: 67 triệu
4. Phi Luật Tân: 65 triệu
5. Ý: 56 triệu
6. Pháp: 46 triệu
7. Colombia: 38 triệu
8. Tây Ban Nha: 38 triệu
9. Ba Lan: 37 triệu
10. Á Căn Đình: 34 triệu.
Dựa vào các dự phóng của Phân Bộ Dân Số Liên HIệp Quốc, sau đây là bảng liệt kê dự phóng cho năm 2050:
1. Ba Tây: 215 triệu
2. Mễ Tây Cơ: 132 triệu
3. Phi Luật Tân: 105 triệu
4. Hiệp Chúng Quốc: 99 triệu
5. Cộng Hòa Dân Chủ Congo: 97 triệu
6. Uganda: 56 triệu
7. Pháp: 49 triệu
8. Ý: 49 triệu
9. Nigeria: 47 triệu
10. Á Căn Đình: 46.1 triệu
Hàng giáo sĩ có được phân bổ như trên không?
Yếu tố dân số mới nói trên không thực sự phản ảnh trong hàng ngũ giáo sĩ. Trong số 412,000 linh mục trên thế giới, 2 phần 3 hiện đang sống ở Bắc bán cầu. Mẫu mực này hiện đang trở nên rõ rệt hơn nữa vì các giáo phận Châu Âu và Bắc Mỹ đang “nhập cảng” khá nhiều linh mục. Tại Hiệp Chúng Quốc, 1 trong 6 linh mục sinh ở ngoại quốc, và 300 tân linh mục quốc tế được thêm vào mỗi năm. Thế nhưng, thực tế là các nơi khác trên thế giới đang thiếu linh mục một cách trầm trọng. Tại Hiệp Chúng Quốc và Châu Âu, có 1 linh mục cho mỗi 1,300 người Công Giáo. Tại Châu Phi, tỷ số ấy là 1 trên 4,786; tại Châu Mỹ La Tinh, là 1 trên 7,081; và tại Đông Nam Á, là 1 trên 5,322. Chẳng cần tới các ông quản trị viên hệ thống mới tính ra, trong Giáo Hội, hiện đang có một sự bất cân xứng trầm trọng giữa nhân viên và thị trường.
Trong hàng ngũ cao cấp nhất cũng thế. Tính đến tháng Sáu năm 2012, có 121 vị Hồng Y có quyền bỏ phiếu bầu vị Giáo Hoàng kế tiếp. Trong số ấy, 66 vị người Châu Âu (31 vị là người Ý), và 14 vị người Hoa Kỳ và Gia Nã Đại. Mặc dù theo luật lệ hay truyền thống Giáo Hội, chưa bao giờ có việc sự phân bổ về lãnh đạo phải phản ảnh dân số một cách chính xác, nhưng người ta cho rằng càng ngày càng có áp lực đòi phải điều chỉnh lại sự bất cân bằng này.
Còn tiếp
Dòng tu là một nhóm người nam hoặc người nữ tận hiến đời mình cho một quan tâm tôn giáo nào đó, chuyên lo cầu nguyện và thờ phượng (như các dòng kín của các đan sĩ nam nữ) hoặc làm việc “tông đồ” như giáo dục, chăm sóc y tế, hay chăm sóc người nghèo. Thông thường, một dòng tu được thành lập quanh một vị sáng lập có nhiều đặc sủng, như Thánh Bênêđíctô ở thế kỷ thứ 6, Thánh Đaminh ở thế kỷ 12 và 13, Thánh Phanxicô gần cùng thời, Thánh Inhaxiô thành Loyola ở thế kỷ 16, hay Thánh Elizabeth Ann Seton ở Hoa Kỳ ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 20. Lần lượt, các ngôi sao sáng này đã lập ra Dòng Bênêđíctô, Dòng Đaminh, Dòng Phanxicô, Dòng Tên, và Dòng Nữ Tu Bác Ái. Khi các dòng này phát triển, đôi khi chúng được phân ngành. Như Dòng Phanxicô chẳng hạn, hiện có tới ba ngành lớn: Anh Em Hèn Mọn, Capuchins (Cải Cách) và Viện Tu (Conventuals) cùng với một số dòng nhỏ, phong trào và nhóm liên hệ.
Ngày nay, có khoảng vài ngàn dòng tu trong Giáo Hội Công Giáo, bao gồm các linh mục, phó tế, và sư huynh thuộc các dòng nam, và các nữ tu thuộc các dòng nữ. Một số dòng là những mạng lưới hoàn cầu vĩ đại, như Dòng Phanxicô và Dòng Tên, còn các dòng khác là những nhóm nhỏ bén rễ vào một giáo phận hay một vùng đặc thù. Dù các cộng đồng tu sĩ cố gắng làm việc hòa hợp với giới lãnh đạo Giáo Hội. họ cũng vẫn hưởng được điều Giáo Hội gọi là “sự tự lập đích thực về lối sống”. Các thành viên và các định chế của họ đặt dưới quyền tài phán của các bề trên nhà dòng, chứ không phải của giám mục địa phương. Trên thực tế, các dòng tu đôi khi hành xử như “Bộ Nghiên Cứu và Phát Triển” của Giáo Hội Công Giáo, khai phá các phương thức mục vụ mới hoặc thử nghiệm các ý tưởng thần học mới mẻ. Với thời gian, một số trong các phát kiến này đi vào chính dòng Công Giáo, trong khi một số vẫn nằm ở bên lề hoặc bị chính thức bác bỏ.
Giáo Hội Công Giáo phải chăng có bộ luật và hệ thống tòa án riêng?
Đúng thế. Một trong những điều Giáo Hội thừa hưởng từ Đế Quốc Rôma là lòng say mê luật lệ. Luật Giáo Hội được Đức Giáo Hoàng cẩn thận thu thập, hệ thống hóa và ban hành, và được hỗ trợ bởi một hệ thống tòa án, thẩm phán, và tòa thượng thẩm. Về căn bản, việc tuân thủ có tính tự nguyện, vì Giáo Hội không có quyền cảnh sát ngoại trừ bên trong Thị Quốc Vatican rộng 108 mẫu Anh. Ấy thế nhưng, nếu người ta muốn làm thành viên của Giáo Hội Công Giáo, một phần cái giá phải trả là tuân thủ luật lệ này của Giáo Hội.
Các nhà phê bình đôi lúc nghi ngờ luật lệ này vì họ tự hỏi không biết phải làm sao mới hoà giải được tính nghiêm khắc cứng ngắc của nó với câu nói thời danh của Chúa Kitô: “Ngày Sabát được tạo ra cho con người, chứ con người không được tạo ra cho ngày Sabát”. Một số người coi luật lệ này phần lớn là để hàng giáo phẩm mở rộng sự kiểm soát của họ. Tuy nhiên, những người ái mộ thì cho rằng nếu đã giảng dạy công lý, thì Giáo Hội phải thực hiện điều mình giảng dạy. Theo họ, bộ luật là phương cách để Giáo Hội làm điều mình nói.
Bộ Giáo Luật được tổ chức thành bẩy quyển và 1,752 “điều luật” (canons). Nó không phải là nguồn duy nhất của luật Giáo Hội, vì bất cứ lúc nào Đức Giáo Hoàng cũng có thể thêm hay duyệt lại các luật lệ này bằng các tự sắc (motu proprio) nghĩa là “bởi chính các thúc đẩy của ngài”. Đức Giáo Hoàng cũng có thể chấp thuận một luật lệ chỉ có tính trói buộc đối với một vùng nào đó, như ngài từng làm vào năm 2002 đối với Hoa Kỳ giữa lúc có cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Ấy thế nhưng, bộ giáo luật vẫn là xương sống của hệ thống. Nó là một khai triển tương đối mới có đây, vì bộ sưu tập đầy đủ đầu tiên các luật lệ của Giáo Hội được ban hành năm 1917 và được duyệt lại năm 1983, sau Công Đồng Chung Vatican II. Năm 1991, một Bộ Giáo Luật tóm lược đã được ban hành cho các Giáo Hội Đông Phương.
Bẩy quyển của Bộ Giáo Luật là:
*Quyển một: Các quy tắc tổng quát (bao trùm các chủ đề như các chức vụ trong Giáo Hội được phân phối và hủy bỏ như thế nào).
*Quyển hai: Dân Chúa (giáo dân và giáo sĩ, phẩm trật, và các dòng tu).
*Quyển ba: Chức năng giáo huấn của Giáo Hội.
*Quyển bốn: Chức năng thánh hóa của Giáo Hội (chủ yếu tập chú vào 7 bí tích).
*Quyển năm: Tài sản của Giáo Hội.
*Quyển sáu: Chế tài trong Giáo Hội.
*Quyển bẩy: Tố tụng.
Người Công Giáo bình thường ít khi nghĩ tới bộ giáo luật, ngoại trừ lúc đụng tới hôn nhân. Luật Giáo Hội ấn định các điều kiện để người Công Giáo có thể ban cấp “tuyên bố vô hiệu” (annulment), nghĩa là một tuyên bố hợp luật rằng cuộc hôn nhân chưa bao giờ hiện hữu.
Giáo huấn Công Giáo cho rằng hôn nhân kéo dài suốt đời, nhưng cũng ấn định các đòi hỏi đối với một hôn nhân thành sự (valid) (như phải có sự ưng thuận tự do). Nếu tòa án Giáo Hội thấy một đòi hỏi hay nhiều đòi hỏi hơn không hội đủ, thì cuộc hôn nhân có thể bị tuyên bố vô hiệu. Các viên chức Giáo Hội coi điều này hợp công lý, dù các nhà phê bình chế nhạo cho rằng đây chỉ là hình thức ly dị của Công Giáo mà thôi. Khoảng nửa án vô hiệu hàng năm trên thế giới được ban cho người Công Giáo Hoa Kỳ.
Gần đây, Bộ Giáo Luật cũng đã được người ta chú ý vì số lượng rất nhiều các vụ tai tiếng về lạm dụng tình dục. Các thủ tục để trừng phạt các nhân viên phạm các tội loại này đã được phác họa trong bộ luật (phần lớn ở quyển bẩy, về tố tụng hình sự). Các nhà phê bình cho rằng bộ luật là một phần của vấn đề, theo nghĩa, nó áp đặt sự bí mật và ngăn cản các viên chức phúc trình các tội tình dục cho cảnh sát và các công tố viên. Những người bênh vực thì cho rằng bộ luật không làm như vậy; họ cho rằng nếu các giám mục và các bề trên chịu tuân theo các qui định, thì cuộc khủng hoảng đã không hề xẩy ra.
Theo giáo luật, những hình phạt nào được áp dụng?
Một loạt rất nhiều chế tài có thể được áp dụng, như ngưng chức hoặc tạm thời bị cấm nói hay viết về một chủ đề nào đó. Tuy nhiên, hai hình phạt đáng sợ nhất, nói chung, là buộc phải hoàn tục (laicization, thông thường gọi là lột áo chức) đối với một giáo sĩ, và tuyệt thông đối với mọi người.
Dù thần học Công Giáo chủ trương rằng được thụ phong linh mục là một việc suốt đời và không thể nào đảo ngược được, nhưng một linh mục có thể trở lại bậc sống giáo dân theo nghĩa vĩnh viễn không được quyền hành động như một linh mục, cả nơi công cộng lẫn trong đời sống tư, và bị coi gần như một giáo dân theo giáo luật. Hoàn tục có nghĩa như thế, một hình phạt ít khi được sử dụng nhưng đã trở nên thường hơn nhân có những tai tiếng về lạm dụng tình dục. Điều đáng lưu ý là: một linh mục hoàn tục không tự động thoát khỏi lời khấn độc thân; ít nhất về phương diện kỹ thuật, ngài giả thiết phải đệ đơn lên Tòa Thánh xin được kết hôn. Hoàn tục không luôn luôn là một hình phạt, vì có khi chính linh mục muốn rời chức linh mục nên đã tự ý nộp đơn xin hoàn tục. Tuy nhiên, khi bị áp đặt do kết quả một thủ tục luập pháp, thì nó được coi là hình phạt nặng nề nhất, gần như một án tử hình theo giáo luật.
“Tuyệt thông” nghĩa chiều tự chỉ việc không còn được hiệp thông, tức trục xuất một ai đó ra khỏi cộng đoàn tôn giáo, nghĩa là loại họ ra khỏi Giáo Hội. Trong Đạo Công Giáo, có hai loại tuyệt thông, tự động hay tiền kết (latae sententiae) và minh nhiên tuyên phán bằng một sắc lệnh. Trong giáo luật, tuyệt thông tự động dành cho các tội phạm bị coi là đặc biệt ghê gớm như tham gia việc phá thai, vi phạm ấn tòa giải tội và phạm đến Mình Thánh Chúa. Trong các trường hợp này, giáo luật hiểu tuyệt thông như thuốc chữa bệnh, nhằm động viên người phạm tội thay đổi tac phong của họ. Tuyệt thông có thể được tháo gỡ, một việc thường bao gồm việc người bị tuyệt thông phải xưng tội, sau đó họ mới được cấp một tuyên bố chính thức.
Hãy nói về các nhân viên. Giáo sĩ là ai?
Trong lối nói của Công Giáo, giáo sĩ chỉ một người được nhận vào bí tích truyền chức thánh. Đạo Công Giáo nhìn nhận 3 bậc giáo sĩ: giám mục, linh mục và phó tế. Như mọi người đã biết, vì Giáo Hội dạy rằng Chúa Kitô chỉ kêu gọi đàn ông theo Người trong vai trò chuyên biệt này, nên việc phong chức chỉ độc quyền dành cho đàn ông mà thôi.
Đã từ lâu, được thụ phong làm phó tế là một trạm trên đường trở thành linh mục, và trong một số trường hợp quả đúng như thế. Tuy nhiên, năm mươi năm trước đây, Giáo Hội đã làm sống lại chức phó tế vĩnh viễn qua đó, các ứng viên nam được thụ phong làm phó tế suốt đời. Các phó tế vĩnh viễn được phép lập gia đình và thường phải được huấn luyện 4 hay 5 năm trước khi được thụ phong. Các phó tế được làm một số, chứ không phải mọi điều các linh mục làm. Họ có thể đọc Phúc Âm và giảng trong Thánh Lễ, có thể làm phép rửa, chủ tọa phép cưới, và các đám tang. Tuy nhiên, họ không được cử hành Thánh Lễ, giải tội hay cử hành bí tích xức dầu bệnh nhân.
Linh mục được thụ phong để cử hành mọi bí tích của Giáo Hội, đặc biệt nhất là hy tế Thánh Lễ. Nói chung, các linh mục phải có văn bằng 4 năm đại học rồi học thần học và các môn học khác của Giáo Hội trong từ 4 tới 5 năm, thông thường nhất là ở một định chế gọi là chủng viện. Trong Giáo Hội Latinh, các linh mục đòi phải độc thân, nghĩa là không cưới vợ, mặc dù có ngoại lệ dành cho các cựu mục sư của các Giáo Hội Thệ Phản trở lại Công Giáo (và đã cưới vợ trước khi trở lại), và sau đó được thụ phong làm linh mục. Trong các Giáo Hội Đông Phương, các linh mục coi xứ thường có vợ, trong khi các đan sĩ thì buộc phải độc thân. Tính tới năm 2010, có 412,000 linh mục Công Giáo trên thế giới, trong đó, 40,262 vị thuộc Giáo Hội Hoa Kỳ.
Nói chung, các linh mục một là thuộc về một giáo phận hai là thuộc một dòng tu, như Dòng Phanxicô, Dòng Đaminh hay Dòng Tên. Tuy nhiên, các linh mục thuộc một giáo phận không luôn luôn làm việc trong giáo phận. Đôi khi các giám mục để các ngài tham gia hoạt động truyền giáo, hoặc nhận một công việc tại hội đồng giám mục hay tại Vatican hay giảng dạy bên ngoài giáo phận. Tuy thế, mọi linh mục đều phải dưới quyền hoặc một giám mục hoặc một bề trên nhà dòng.
Đâu là điểm khác nhau giữa một linh mục và một giám mục?
Giám mục là một giáo sĩ được mời gọi vào vai trò lãnh đạo, với ba trách vụ giảng dạy, cai quản và thánh hóa (nghĩa là làm cho người khác nên thánh) những người dưới sự săn sóc của mình. Trong tiếng Hy Lạp, vai trò lãnh đạo này được gọi là episcopos nghĩa là giám sát... Chỉ có giám mục mới được cử hành bí tích Truyền Chức Thánh. Cùng với nhau, mọi giám mục trên thế giới tạo nên giám mục đoàn, với trọn thẩm quyền trên Giáo Hội trong hiệp thông với người đứng đầu là Đức Giáo Hoàng. Giáo huấn Công Giáo coi các giám mục như người kế nhiệm 12 tông đồ nguyên thủy. Tính đến năm 2011, có trên 5,000 giám mục khắp thế giới.
Về phương diện thần học, mọi giám mục đều bằng nhau, nhưng một số vị bằng nhau hơn các vị khác. Trên đỉnh của chuỗi thẩm quyền này, dĩ nhiên, là Đức Giáo Hoàng. Sau là các vị Hồng Y, nhóm tuyển chọn được Đức Giáo Hoàng cử nhiệm làm các cố vấn thân cận nhất của ngài. Hồng Y đoàn có độc quyền bầu vị giáo hoàng kế tiếp, trong một biến cố gọi là cơ mật viện. Vào một thời điểm nhất định, có khoảng 200 Hồng Y, dù các vị dưới 80 tuổi mới có quyền bỏ phiếu trong một cơ mật viện, và hiện có con số tuyệt đỉnh không chính thức là 120 vị này. Quen miệng, người Công Giáo nói đến việc Đức Giáo Hoàng ban “mũ đỏ” khi ngài cử nhiệm các tân Hồng Y, vì mầu đỏ là mầu truyền thống của các vị, tượng trưng cho việc các ngài sẵn sàng bảo vệ đức tin “đến mức đổ máu đào”. Cũng có một số vị thượng phụ Công Giáo, tức các giám mục tại một giáo phận quan trọng mà theo truyền thống vốn là điểm tập chú của một vùng, một truyền thống, hay một Giáo Hội đặc thù. Một số Giáo Hội Đông Phương được cầm đầu bởi các thượng phụ, và một số nhỏ các giáo phận của Giáo Hội Latinh cũng có giám mục là thượng phụ, như Venice ở Ý hay Lisbon ở Bồ Đào Nha, vì tầm quan trọng lịch sử của các nơi này.
Nói chung, một tổng giám mục đứng đầu một giáo phận “giáo đô” (metropolitan) của tỉnh, thi hành vai trò lãnh đạo đối với các giám mục khác của các giáo phận “phụ thuộc” (suffragan). Trong các giáo phận lớn, giám mục hay tổng giám mục có thể được sự trợ giúp của một hay nhiều giám mục phụ tá; những vị này nói chung thi hành thẩm quyền nhân danh vị giám mục hay tổng giám mục của giáo phận tại một lãnh thổ hay vùng phụ thuộc nhất định. Một giám mục phó có thẩm quyền gần như thẩm quyền của vị giám mục chính, và có quyền kế nhiệm khi vị giám mục chính qua đời hay từ chức.
Không phải mọi giám mục hay tổng giám mục nhất thiết phải quản trị một giáo phận. Thí dụ, Đức Giáo Hoàng có hơn một trăm đại sứ, gọi là sứ thần (nuncios), tại nhiều nước trên thế giới; các vị này, theo truyền thống, thường mang hàng tổng giám mục. Trong trường hợp này, vị giám mục được chỉ cho một “hiệu tòa” (titular see), nghĩa là một giáo phận nay không còn nữa.
Nữ tu là ai?
Dù phụ nữ không thể thụ phong linh mục hay phó tế, một số cảm thấy được kêu gọi hiến đời mình hoàn toàn để Thiên Chúa chọn mình trở thành các thành viên của các hội dòng, cũng khấn giữ 3 lời khấn như nam giới, tức khó nghèo, thanh tịnh và vâng lời. Thường họ sống chung trong các cộng đoàn, dành thì giờ để cầu nguyện và thực hiện các hành vi bác ái và phục vụ. Các phụ nữ này được người bình dân gọi là các “nữ tu” hay “bà dòng”.
Trong các thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội, các nữ tu phần lớn sống trong các tu viện cửa kín then cài, gọi là “nhà kín” (cloister) và sống một cuộc sống hoàn toàn dành cho việc cầu nguyện và thờ phượng. Tuy nhiên, sau đó, kiểu các dòng nữ đã được dị biệt hóa, và nhiều nữ tu đảm nhiệm các vai trò lãnh đạo để thi hành sứ mệnh của Giáo Hội đối với thế giới bên ngoài, như xây trường học, bệnh viện, và các trung tâm phục vụ xã hội. Dù phần lớn người Công Giáo coi các nữ tu thuộc về một bậc sống đặc biệt, nhưng nói về phương diện kỹ thuật, họ được coi là người giáo dân theo luật Giáo Hội vì không phải là thành phần của hàng giáo sĩ. Khắp thế giới hiện nay, có gần 730,000 nữ tu trong Giáo Hội Công Giáo, trong đó hơn 57,000 hoạt động tại Hoa Kỳ.
Đồng thời, trong Giáo Hội Công Giáo, cũng có những người đàn ông cảm thấy mình không được kêu gọi làm linh mục, nên đã gia nhập một dòng tu và cũng khấn ba lời khấn để hiến đời mình để phục vụ. Họ được gọi là các “tu huynh” hay “thầy dòng”. Khắp thế giới, hiện có khoảng 54,000 tu huynh, với gần 4,600 tại Hoa Kỳ.
Giáo dân là ai?
Căn bản, họ là mọi người trừ các giáo sĩ. Hạn từ này phát xuất từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “người dân”, và cách dễ nhất để định nghĩa hàng ngũ giáo dân trong Giáo Hội Công Giáo là nói họ không phải là ai. Bất cứ ai không lãnh nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh, và do đó không phải một giáo sĩ, tự động là thành viên của hàng ngũ giáo dân. Định nghĩa như thế, thì hàng ngũ giáo dân chiếm tới 99.95 phần trăm tổng dân số của Giáo Hội Công Giáo, thành thử người ta hết sức ngạc nhiên khi thần học và linh đạo Công Giáo quá chú ý tới hàng ngũ giáo sĩ. Trong nhiều thế kỷ, các nhà phê bình thỉnh thoảng gợi ý rằng Giáo Hội có một quan niệm phần lớn thụ động về vai trò giáo dân; điều này được người bình dân chua cay cho rằng hàng ngũ giáo dân đơn giản chỉ có ba việc là “dâng cúng tiền, cầu nguyện, và vâng phục”. Có lẽ câu nói dí dỏm nổi tiếng nhất về giáo dân là của Đức Hồng Y John Henry Newman, một tân tòng thế kỷ 19 từ Anh Giáo trở lại. Có lần có người hỏi ngài về hàng ngũ giáo dân, ngài trả lời: “dạ, có lẽ ta sẽ ngu xuẩn xiết bao nếu không có họ!”
Từ Công Đồng Vatican II đến nay, đã có sự thúc đẩy mạnh mẽ phải nói tới vai trò giáo dân một cách tích cực, không phải chỉ là những gì còn dư lại phía sau hàng giáo sĩ. Người ta đã viết nhiều về bí tích Rửa Tội, và việc bí tích này vừa trang bị vừa ủy thác cho mọi chi thể của Giáo Hội thi hành thừa tác vụ ra sao. Nhiều nhà thần học khác nhấn mạnh rằng sứ mệnh nền tảng của Giáo Hội là cứu chuộc thế giới dưới ánh sáng của Chúa Kitô, nghĩa là: sứ điệp của Tin Mừng phải vươn tới mọi lãnh vực đa dạng của sinh hoạt thế tục: luật pháp, chính trị, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chuyên chở, xây cất, và vân vân. Các nhà thần học này chủ trương rằng Tin Mừng một là được hàng ngũ giáo dân có hiểu biết và có động lực đưa vào các lãnh vực này hai là sẽ không có gì xẩy ra cả.
Ngày nay, người Công Giáo trên thế giới đang ở những đâu?
Dù Kitô Giáo phát sinh từ Trung Đông, nhưng qua các thế kỷ sau, Châu Âu và, sau đó, Bắc Mỹ, đã trở thành các trung tâm của nền văn minh Kitô Giáo. Trong thế kỷ 20, việc đồng hóa chặt chẽ giữa Kitô Giáo và Tây Phương này bắt đầu tan biến. Đến cuối thế kỷ ấy, 65.5 phần trăm dân số Công Giáo hiện hữu tại Châu Phi, Châu Á, và Châu Mỹ La Tinh. Về phương diện địa dư, thế kỷ 20 thực sự đã làm đạo Công Giáo lộn ngược đầu.
Năm 2012, có 1 tỷ 200 triệu người Công Giáo Rôma khắp thế giới, trong đó, 350 triệu người ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Đa số áp đảo, tức 721 triệu người, ở Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi và Châu Á. Gần phân nửa người Công Giáo, tức hơn 400 triệu, hiện đang sống tại Châu Mỹ La Tinh. Dự phóng tới năm 2025, chỉ có 1 trong 5 người Công Giáo trên thế giới sẽ là người Caucasia không thuộc gốc Tây Ban Nha, và tới năm 2050, ba phần tư dân số Công Giáo sẽ sống ở Nam Bán Cầu. Đây sẽ là sự biến đổi dân số nhanh nhất, và sâu rộng nhất trong lịch sử 2,000 năm của Đạo Công Giáo Rôma.
Sau đây là 10 nước Công Giáo dẫn đầu trên thế giới về số dân:
1. Ba Tây: 149 triệu
2. Mễ Tây Cơ: 92 triệu
3. Hiệp Chúng Quốc: 67 triệu
4. Phi Luật Tân: 65 triệu
5. Ý: 56 triệu
6. Pháp: 46 triệu
7. Colombia: 38 triệu
8. Tây Ban Nha: 38 triệu
9. Ba Lan: 37 triệu
10. Á Căn Đình: 34 triệu.
Dựa vào các dự phóng của Phân Bộ Dân Số Liên HIệp Quốc, sau đây là bảng liệt kê dự phóng cho năm 2050:
1. Ba Tây: 215 triệu
2. Mễ Tây Cơ: 132 triệu
3. Phi Luật Tân: 105 triệu
4. Hiệp Chúng Quốc: 99 triệu
5. Cộng Hòa Dân Chủ Congo: 97 triệu
6. Uganda: 56 triệu
7. Pháp: 49 triệu
8. Ý: 49 triệu
9. Nigeria: 47 triệu
10. Á Căn Đình: 46.1 triệu
Hàng giáo sĩ có được phân bổ như trên không?
Yếu tố dân số mới nói trên không thực sự phản ảnh trong hàng ngũ giáo sĩ. Trong số 412,000 linh mục trên thế giới, 2 phần 3 hiện đang sống ở Bắc bán cầu. Mẫu mực này hiện đang trở nên rõ rệt hơn nữa vì các giáo phận Châu Âu và Bắc Mỹ đang “nhập cảng” khá nhiều linh mục. Tại Hiệp Chúng Quốc, 1 trong 6 linh mục sinh ở ngoại quốc, và 300 tân linh mục quốc tế được thêm vào mỗi năm. Thế nhưng, thực tế là các nơi khác trên thế giới đang thiếu linh mục một cách trầm trọng. Tại Hiệp Chúng Quốc và Châu Âu, có 1 linh mục cho mỗi 1,300 người Công Giáo. Tại Châu Phi, tỷ số ấy là 1 trên 4,786; tại Châu Mỹ La Tinh, là 1 trên 7,081; và tại Đông Nam Á, là 1 trên 5,322. Chẳng cần tới các ông quản trị viên hệ thống mới tính ra, trong Giáo Hội, hiện đang có một sự bất cân xứng trầm trọng giữa nhân viên và thị trường.
Trong hàng ngũ cao cấp nhất cũng thế. Tính đến tháng Sáu năm 2012, có 121 vị Hồng Y có quyền bỏ phiếu bầu vị Giáo Hoàng kế tiếp. Trong số ấy, 66 vị người Châu Âu (31 vị là người Ý), và 14 vị người Hoa Kỳ và Gia Nã Đại. Mặc dù theo luật lệ hay truyền thống Giáo Hội, chưa bao giờ có việc sự phân bổ về lãnh đạo phải phản ảnh dân số một cách chính xác, nhưng người ta cho rằng càng ngày càng có áp lực đòi phải điều chỉnh lại sự bất cân bằng này.
Còn tiếp
Lạy Chúa là Chúa cả trời đất
LM Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:02 17/06/2017
Lạy Chúa là Chúa cả trời đất …
Trong mỗi Thánh Lễ Misa tấm bánh và chén rượu nho là của lễ dâng lên Thiên Chúa với lời kinh nguyện.
Dâng cao tấm bánh lên linh mục cùng với toàn thể dân Chúa đọc „Lạy Chúa, là chúa cả trời đất, chúc tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con bánh này là hoa mầu của ruộng đất và công lao của con người…“
Rồi nâng cao chén rượu nho và đọc: „ Lạy Chúa là chúa cả trời đất, chúc tụng Chúa đã ban cho chúng con rượu này là sản phẩm từ cây nho và công lao của con người…“
Đâu là ý nghĩa của tấm bánh và chén rượu nho trong thánh lễ Misa?
Trong Kinh Lạy Cha chúng ta đọc với tâm tình cầu xin, như chính Chúa Giêsu dạy:“ Xin cho Cha ban chúng con lương thực hằng ngày“ . Con người chúng ta cần cơm bánh là lương thực căn bản hằng ngày cho đời sống.
Con người bên xã hội văn hóa Tây phương dùng bánh mì, khoai tây làm lương thực căn bản cho đời sống. Còn bên xã hội văn hóa Á Châu, hay Phi Châu dùng lúa gạo làm lương thực căn bản.
Tuy hai thứ loại có khác nhau, nhưng chúng là lương thực căn bản cần thiết cho sự sống con người.
Bánh mì, hay lúa gạo trước khi trở thành tấm bánh, thành cơm gạo trên bàn ăn, đã phải trải qua một con đường dài thành hình. Và sự cộng tác làm việc của chính con người không thể thiếu trong qúa trình này.
Trước hết người nông dân sửa soạn ruộng đất cày xới rồi gieo hạt lúa giống xuống đồng ruộng… Khi cây lúa đã mọc lên, đến ngày trổ hạt chín mùi. Con người phải cắt gặt hái, xay đập phân loại thành hạt đem về cất trong kho. Sau đó họ đem những hạt lúa đó xay thành gạo, thành bột. Và sau cùng nhào lộn với nước thiên nhiên nướng thành tấm bánh mì, nấu thành cơm.
Qúa trình thành hình này đòi hỏi nhiều khâu lao động làm việc của con người và thời gian. Một người không thể làm được hết tất cả. Để có lúa gạo, tấm bánh cho bữa ăn, con người cần những khâu lao động làm việc sản xuất của nhau. Họ lệ thuộc vào nhau.
Tấm bánh, lúa gạo là hoa trái mọc lên từ đất, mang mùi hương vị của đất, cùng ẩn chứa những cố gắng hy sinh mồ hôi việc làm của con người.
Không ai là con người tạo làm nên lúa gạo. Cây lúa phát triển mọc lên trong thiên nhiên từ dưới đất vươn lên trời cao. Chả thế mà dân gian có tâm niệm: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa!
Con người tiếp nhận lương thực là món qùa tặng của Đấng Tạo Họa ban cho.
Vì thế, chúng ta đem tấm bánh lương thực đời sống dâng lên Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, nói lên tâm tình tạ ơn, làm của lễ.
Và chính Chúa Giêsu đã nói: „ Thầy là bánh sự sống“ ( Ga 6,48). Chúng ta có thể nói được rằng Giêsu là „ một con người như tấm bánh „. Ngài đã từ trời cao xuống trần gian làm người dâng hiến chính đời sống mình cho con người ơn cứu độ khỏi án phạt vì tội lỗi cho linh hồn con người. Sự hy sinh dấn thân của Chúa Giêsu mang lại sự sống ơn cứu độ phần rỗi linh hồn cho con người.
Sự chết trên thập gía của Chúa Giêsu mang lại ơn tha thứ sự giao hòa của Thiên Chúa cho con người.
Trong gia đình, người cha, người mẹ dấn thân hy sinh làm việc kiếm cơm bánh cho con cái có được đời sống no đủ, là hình ảnh „ lương thực tấm bánh cơm gạo „ mang đến sự sống niềm vui hạnh phúc cho nhau.
Đó là mầu nhiệm ẩn chứa nơi „tấm bánh, cơm gạo „ lương thực căn bản của đời sống con người, là món qùa tặng của Thiên Chúa cho con người, cùng là của lễ con người muốn đem dâng lên Thiên Chúa.
Con người mang chén rượu nho là lễ vật thứ hai làm của lễ tạ ơn Thiên Chúa trong thánh lễ Misa.
Cũng như lúa gạo, cơm bánh, chén rượu nho cũng phải trải qua một qúa trình dài cùng công sức lao động của con người cộng tác vào để trở thành rượu uống cho con người.
Rượu không là lương thực hằng ngày như bánh, như cơm gạo. Rượu là nước uống khi có tiệc mừng dịp đặc biệt khác thường để mang đến niềm vui cho đời sống. Qua chén rượu con người cởi mở hơn và như thế mang lại bầu khí cho cuộc gặp gỡ mừng vui trở nên nhẹ nhàng thông thoáng dễ dàng.
Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly đã chia sẻ với các môn đệ chén rượu nho.Qua đó Ngài muốn nói với các Môn đệ mình: Thầy mang theo thân phận đời sống của anh em cùng với thân phận đời Thầy, trên con đường trải vượt qua sự chết và sự sống lại.!
Trong bữa tiệc ly Chúa Giêsu cầm chén rượu và nói: „ Đây là chén rượu giao ước mới trong máu của Thầy. ( 1 cor 11, 25).
Thời cựu ước xa xưa, máu của con vật hiến tế được Thầy cả thượng phẩm dùng làm lễ vật giao hòa xin ơn tha thứ tội lỗ cho dân chúng với Thiên Chúa.
Bên núi thánh Sinai, ông Mô-sê lấy máu con vật hiến tế rảy lên dân và nói: "Đây là máu giao ước ĐỨC CHÚA đã lập với anh em, dựa trên những lời này.“ ( Xh 24, 8).
Chúa Giêsu đã hy sinh chịu chết đổ máu ra để thiết lập gia ước mới. Ngài tự hiến dâng sự sống đời mình để con người được giao hòa với Thiên Chúa, và con người được thoát khỏi sự chết phần linh hồn.
Trong thánh kễ Misa bánh và rượu được dùng làm của lễ dâng tiến Thiên Chúa, nói lên chiều kích bánh sự sống , thân thể Mình Chúa biến đổi chúng ta thành con người mới, con người biết hy sinh cho nhau.
Chén rượu , máu Chúa Kitô đổ ra, thành chén cứu độ, chén chúc phúc lành. Chúa Giêsu qua sự chết đổ máu ra cùng chia sẻ thân phận con người. Con người cùng được đi con đường của Ngài kinh qua sự chết. Nhưng qua sự chết Chúa Giêsu đã sống lại và dẫn đưa con người đến sự sống vĩnh hằng bên Thiên Chúa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong mỗi Thánh Lễ Misa tấm bánh và chén rượu nho là của lễ dâng lên Thiên Chúa với lời kinh nguyện.
Dâng cao tấm bánh lên linh mục cùng với toàn thể dân Chúa đọc „Lạy Chúa, là chúa cả trời đất, chúc tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con bánh này là hoa mầu của ruộng đất và công lao của con người…“
Rồi nâng cao chén rượu nho và đọc: „ Lạy Chúa là chúa cả trời đất, chúc tụng Chúa đã ban cho chúng con rượu này là sản phẩm từ cây nho và công lao của con người…“
Đâu là ý nghĩa của tấm bánh và chén rượu nho trong thánh lễ Misa?
Trong Kinh Lạy Cha chúng ta đọc với tâm tình cầu xin, như chính Chúa Giêsu dạy:“ Xin cho Cha ban chúng con lương thực hằng ngày“ . Con người chúng ta cần cơm bánh là lương thực căn bản hằng ngày cho đời sống.
Con người bên xã hội văn hóa Tây phương dùng bánh mì, khoai tây làm lương thực căn bản cho đời sống. Còn bên xã hội văn hóa Á Châu, hay Phi Châu dùng lúa gạo làm lương thực căn bản.
Tuy hai thứ loại có khác nhau, nhưng chúng là lương thực căn bản cần thiết cho sự sống con người.
Bánh mì, hay lúa gạo trước khi trở thành tấm bánh, thành cơm gạo trên bàn ăn, đã phải trải qua một con đường dài thành hình. Và sự cộng tác làm việc của chính con người không thể thiếu trong qúa trình này.
Trước hết người nông dân sửa soạn ruộng đất cày xới rồi gieo hạt lúa giống xuống đồng ruộng… Khi cây lúa đã mọc lên, đến ngày trổ hạt chín mùi. Con người phải cắt gặt hái, xay đập phân loại thành hạt đem về cất trong kho. Sau đó họ đem những hạt lúa đó xay thành gạo, thành bột. Và sau cùng nhào lộn với nước thiên nhiên nướng thành tấm bánh mì, nấu thành cơm.
Qúa trình thành hình này đòi hỏi nhiều khâu lao động làm việc của con người và thời gian. Một người không thể làm được hết tất cả. Để có lúa gạo, tấm bánh cho bữa ăn, con người cần những khâu lao động làm việc sản xuất của nhau. Họ lệ thuộc vào nhau.
Tấm bánh, lúa gạo là hoa trái mọc lên từ đất, mang mùi hương vị của đất, cùng ẩn chứa những cố gắng hy sinh mồ hôi việc làm của con người.
Không ai là con người tạo làm nên lúa gạo. Cây lúa phát triển mọc lên trong thiên nhiên từ dưới đất vươn lên trời cao. Chả thế mà dân gian có tâm niệm: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa!
Con người tiếp nhận lương thực là món qùa tặng của Đấng Tạo Họa ban cho.
Vì thế, chúng ta đem tấm bánh lương thực đời sống dâng lên Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, nói lên tâm tình tạ ơn, làm của lễ.
Và chính Chúa Giêsu đã nói: „ Thầy là bánh sự sống“ ( Ga 6,48). Chúng ta có thể nói được rằng Giêsu là „ một con người như tấm bánh „. Ngài đã từ trời cao xuống trần gian làm người dâng hiến chính đời sống mình cho con người ơn cứu độ khỏi án phạt vì tội lỗi cho linh hồn con người. Sự hy sinh dấn thân của Chúa Giêsu mang lại sự sống ơn cứu độ phần rỗi linh hồn cho con người.
Sự chết trên thập gía của Chúa Giêsu mang lại ơn tha thứ sự giao hòa của Thiên Chúa cho con người.
Trong gia đình, người cha, người mẹ dấn thân hy sinh làm việc kiếm cơm bánh cho con cái có được đời sống no đủ, là hình ảnh „ lương thực tấm bánh cơm gạo „ mang đến sự sống niềm vui hạnh phúc cho nhau.
Đó là mầu nhiệm ẩn chứa nơi „tấm bánh, cơm gạo „ lương thực căn bản của đời sống con người, là món qùa tặng của Thiên Chúa cho con người, cùng là của lễ con người muốn đem dâng lên Thiên Chúa.
Con người mang chén rượu nho là lễ vật thứ hai làm của lễ tạ ơn Thiên Chúa trong thánh lễ Misa.
Cũng như lúa gạo, cơm bánh, chén rượu nho cũng phải trải qua một qúa trình dài cùng công sức lao động của con người cộng tác vào để trở thành rượu uống cho con người.
Rượu không là lương thực hằng ngày như bánh, như cơm gạo. Rượu là nước uống khi có tiệc mừng dịp đặc biệt khác thường để mang đến niềm vui cho đời sống. Qua chén rượu con người cởi mở hơn và như thế mang lại bầu khí cho cuộc gặp gỡ mừng vui trở nên nhẹ nhàng thông thoáng dễ dàng.
Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly đã chia sẻ với các môn đệ chén rượu nho.Qua đó Ngài muốn nói với các Môn đệ mình: Thầy mang theo thân phận đời sống của anh em cùng với thân phận đời Thầy, trên con đường trải vượt qua sự chết và sự sống lại.!
Trong bữa tiệc ly Chúa Giêsu cầm chén rượu và nói: „ Đây là chén rượu giao ước mới trong máu của Thầy. ( 1 cor 11, 25).
Thời cựu ước xa xưa, máu của con vật hiến tế được Thầy cả thượng phẩm dùng làm lễ vật giao hòa xin ơn tha thứ tội lỗ cho dân chúng với Thiên Chúa.
Bên núi thánh Sinai, ông Mô-sê lấy máu con vật hiến tế rảy lên dân và nói: "Đây là máu giao ước ĐỨC CHÚA đã lập với anh em, dựa trên những lời này.“ ( Xh 24, 8).
Chúa Giêsu đã hy sinh chịu chết đổ máu ra để thiết lập gia ước mới. Ngài tự hiến dâng sự sống đời mình để con người được giao hòa với Thiên Chúa, và con người được thoát khỏi sự chết phần linh hồn.
Trong thánh kễ Misa bánh và rượu được dùng làm của lễ dâng tiến Thiên Chúa, nói lên chiều kích bánh sự sống , thân thể Mình Chúa biến đổi chúng ta thành con người mới, con người biết hy sinh cho nhau.
Chén rượu , máu Chúa Kitô đổ ra, thành chén cứu độ, chén chúc phúc lành. Chúa Giêsu qua sự chết đổ máu ra cùng chia sẻ thân phận con người. Con người cùng được đi con đường của Ngài kinh qua sự chết. Nhưng qua sự chết Chúa Giêsu đã sống lại và dẫn đưa con người đến sự sống vĩnh hằng bên Thiên Chúa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thông Báo
Cáo phó: LM Đaminh Phạm Mạnh Niệm, CSsR, từ trần tại Saigòn
VP Dòng Chúa Cứu Thế VN
09:15 17/06/2017
Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam,
và gia đình huyết tộc trân trọng báo tin
Cha Đaminh Phạm Mạnh Niệm
Sinh ngày: 07.11.1969 tại Hà lan, Buôn hồ, Đăk lăk.
Khấn Lần đầu: 01.08.1996, Khấn Trọn đời: 04.11.2002
Thụ phong Linh mục: 24.11.2005
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 5 giờ 30 sáng Thứ Bảy, ngày 17 tháng 06 năm 2017,
tại Nhà Hưu Dưỡng Tỉnh Dòng, sau 48 năm làm con Chúa trên dương thế,
21 năm sống lời khấn Dòng và 12 năm thi hành sứ vụ linh mục.
– Nghi thức tẩn liệm và Thánh lễ cử hành lúc 15h30 Thứ Bảy, ngày 17.06.2017 tại Tu viện DCCT Sài Gòn.
– Nghi thức di quan cử hành vào Chúa Nhật, ngày 18.06.2017 từ Tu Viện DCCT Sài Gòn về Tu Viện DCCT Pleiku
Tiểu sử Cha Đaminh Phạm Mạnh Niệm, C.Ss.R.
Sinh ngày 07 tháng 11 năm 1969 tại Hà lan, Buôn hồ, Đăk lăk.
Từ năm 1977 đến năm 1981: học tiểu học tại trường Thống nhất, Đăk lăk.
Từ tháng 7.1981 đến tháng 6.1982: Học tại trường Đại hải II, Phụng hiện, Cần thơ.
Từ tháng 9.1982 đến tháng 8.1986: Học trung học cơ sở tại trường Thống nhất, Đăk lăk.
Từ tháng 9.1986 đến tháng 6.1989: Học trung học phổ thông tại trường Krông buk, Đăk lăk.
Từ tháng 6.1989 đến tháng 2.1992: Sống với gia đình tại Đăk lăk.
Ngày 28 tháng 2 năm 1992: Gia nhập sinh viên Dự tập Dòng Chúa Cứu Thế tại Bảo lộc.
Từ tháng 2.1992 đến tháng 2.1994: Sinh hoạt Dự tập Dòng Chúa Cứu Thế tại Bảo lộc.
Từ tháng 2.1994 đến tháng 7.1995: Sinh hoạt Dự tập Dòng Chúa Cứu Thế tại Nha trang.
Từ tháng 7.1995 đến tháng 7.1996: Nhà tập tại Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn
Ngày 01.08.1996: Tuyên khấn lầu đầu tại Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn.
Từ năm 1996 đến 2003: Sinh viên Học viên Dòng Chúa Cứu Thế.
Ngày 04.11.2002: Tuyên khấn trọn đời tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn.
Ngày 25.06.2003: Lãnh sứ vụ Phó tế.
Từ năm 2003 đến năm 2005: Thực tập mục vụ tại vùng truyền giáo Tây nguyên, thuộc Nhà Pleiku.
Ngày 24.11.2005: Lãnh sứ vụ Linh mục.
Từ năm 2005 đến 2017: Mục vụ vùng truyền giáo Tây nguyên, thuộc Nhà Pleiku.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ Hằng Cứu Giúp, các Thánh trong Dòng,
cùng với lời nguyện cầu của cộng đoàn Dân Chúa,
nguyện xin Thiên Chúa ban cho cha Đaminh sớm hưởng vinh quang Nước Trời.
VP Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.